Skip to main content

Thẻ: mua sắm trực tuyến

Nielsen: 78% người mua hàng trên các nền tảng số tại Việt Nam là nhân viên văn phòng

Theo báo cáo mới đây của Nielsen, có đến 78% người mua hàng trên các nền tảng số tại Việt Nam là nhân viên văn phòng và trong đó đa số là nữ.

Tại sự kiện thương mại điện tử do TikTok tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, bà Lê Minh Trang, đại diện công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, đánh giá nền kinh tế số có thể coi là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam.

Trong số này, thương mại điện tử (eCommerce) là một trong những mảng lớn nhất. Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2023 của Bộ Công Thương, từ 2018 đến 2023, tăng trưởng của quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử liên tục ở mức hai con số, từ 16% đến 25%, trong đó năm 2023 có thể đạt quy mô 20,5 tỷ USD.

Để làm rõ hơn chân dung người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam, Nielsen năm 2023 cũng đã khảo sát người tiêu dùng tại bốn thành phố lớn gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng. Kết quả cho thấy, người mua hàng online đa phần là người trẻ, tuổi trung bình 31, trong đó 58% là nữ, 83% có trình độ đại học trở lên.

Về nghề nghiệp, 78% người mua hàng trực tuyến là nhân viên văn phòng, trong khi chỉ 12% là lao động  tự do, 6% là sinh viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn người mua hàng online đã kết hôn, với tỷ lên 71%, và 68% có thu nhập hộ gia đình trên 15 triệu đồng.

Một xu hướng lớn cũng được Nielsen chỉ ra là Shoppertainment, tức giải trí kết hợp mua sắm, điển hình là phát trực tiếp (livestream) trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Hình thức này nở rộ thời gian qua, thu hút người dùng bởi khả năng dễ tương tác với bên bán, xem sản phẩm chi tiết và có nhiều phiên mang tính giải trí cao. 64% người được hỏi nói đã mua hàng “vô thức” khi xem livestream.

Tại sự kiện, đại diện TikTok đánh giá xu hướng mua sắm kết hợp giải trí, cùng video ngắn có tác động đến hành vi mua hàng của người dùng. Theo thống kê của đơn vị này đến hết tháng 11/2023, có hơn 2,8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam đang hoạt động trên nền tảng.

Dc dù sự tiện lợi khi mua sắm cùng sự phong phú của sản phẩm là yếu tố chính thúc đẩy mua hàng trực tuyến, người dùng trong nước cũng có nhiều lo ngại, đặc biệt về chất lượng sản phẩm.

84% người được khảo sát lo ngại chất lượng hàng hóa cũng như việc không thể kiểm tra sản phẩm, trong khi 68% lo ngại yếu tố về giao hàng như chi phí cao, thời gian kéo dài. 59% cho biết họ không tin tưởng người bán hàng trực tuyến hoặc từng có trải nghiệm không tốt.

Ngành hàng công nghệ là một trong những ngành có mức giảm lớn nhất, do người dùng hiện có thể dễ dàng ra cửa hàng để trải nghiệm thực tế và xem kỹ hơn sản phẩm trước khi mua.

Xem thêm:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnExpress

TikTok chính thức ra mắt tính năng thương mại điện tử tại Mỹ

Sau một thời gian thử nghiệm, TikTok hiện đã chính thức ra mắt tính năng mua sắm trực tuyến tại thị trường Mỹ.

TikTok chính thức ra mắt tính năng thương mại điện tử tại Mỹ
TikTok chính thức ra mắt tính năng thương mại điện tử tại Mỹ

Theo một bài đăng trên blog, TikTok thông báo đã chính thức triển khai hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) của mình tại Mỹ sau nhiều tháng thử nghiệm.

Động thái của công ty mẹ ByteDance được cho là muốn tận dụng sự phổ biến của ứng dụng mạng xã hội video ngắn TikTok để thúc đẩy doanh số thương mại xã hội (Social Commerce) tại Mỹ.

Với tính năng mới, người dùng Mỹ hiện có thể tiến hành mua sắm trực tuyến thông qua một loạt tính năng trong ứng dụng mạng xã hội TikTok, các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shein hay Temu giờ đây đều là đối thủ của TikTok.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường lớn của TikTok với hơn 150 triệu người dùng, bằng cách cho phép các nhà sáng tạo nội dung, thương hiệu hay người bán (TikTok Seller) xây dựng những nội dung kèm các liên kết có thể mua sắm được, TikTok có thể thúc đẩy người dùng mua sắm trực tiếp trong khi họ đang trải nghiệm nguồn cấp dữ liệu trong ứng dụng của mình.

Các tính năng mới trên TikTok tại Mỹ sẽ bao gồm tab cửa hàng, nơi các doanh nghiệp có thể trưng bày sản phẩm của mình, các giải pháp khác như kho vận và thanh toán sẽ do chính TikTok cung cấp.

Thị trường trực tuyến của TikTok hiện đã có mặt ở các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Singapore và Vương quốc Anh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Người Việt vẫn thích mua hàng nội địa hơn hàng xuyên biên giới

Đây là nhận định từ khảo sát mới công bố về hành vi tiêu dùng trực tuyến của người dùng khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, của Lazada và Milieu Insight.

Người Việt nam thích mua hàng nội địa
Getty Images

Theo khảo sát, phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á (73%) đã xem mua sắm trực tuyến là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ, trong khi so với 2 năm trước, con số này chỉ đạt mức gần 60%.

Bên cạnh đó 67% người tiêu dùng cho rằng các lễ hội mua sắm lớn trong năm có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hành vi mua sắm của họ.

Tại Việt Nam, 81% người được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần đạt mức 59%.

Đặc biệt, 85% cho biết rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

66% người tiêu dùng luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Trong khi đó, 34% còn lại sẵn sàng mua các mặt hàng bất kể có giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất.

Người tiêu dùng ở Việt Nam đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa khi 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn hàng Việt.

Trên toàn khu vực, khảo sát cho thấy giá cả cạnh tranh (45%) và chi phí giao hàng hợp lý (45%) là 2 tiêu chí hàng đầu được người tiêu dùng cân nhắc khi mua sắm trực tuyến, các tiêu chí tiếp sau là sự dễ dàng trong tìm kiếm sản phẩm (43%) và tiện lợi (43%).

Trong khu vực, Singapore (55%), Thái Lan (48%) và Philippines (49%) là 3 quốc gia hàng đầu xem tiêu chí giao hàng tận nơi là yếu tố ưu tiên khi mua sắm trực tuyến.

Bên cạnh đó, “sản phẩm chính hãng” là yếu tố quan trọng để mua sắm trực tuyến ở Singapore (54%) và Việt Nam (53%), trong khi “sự đa dạng trong phương thức thanh toán” là lý do hàng đầu để khách hàng ở Indonesia (54%) chốt đơn trên các nền tảng số.

Tại các thị trường như Singapore (53%) và Malaysia (45%), tiêu chí “an toàn trong thanh toán” cũng là một tiêu chí nhận được đông đảo sự quan tâm từ người tiêu dùng.

Các thị trường có tỷ lệ sử dụng thiết bị di động cao đang dẫn đầu khu vực trong thanh toán qua ví điện tử, cụ thể Malaysia dẫn đầu với 63%, tiếp theo là Indonesia (55%) và Philippines (54%).

Phần lớn các thị trường đã tích cực hưởng ứng hoạt động mua sắm xuyên biên giới với 79% người được hỏi ở Singapore không thể hiện sự phân biệt giữa các thương hiệu nội địa hay quốc tế, tiếp theo là 58% ở Thái Lan và 56% ở Malaysia.

Mặc dù vậy, người tiêu dùng ở Việt Nam, Indonesia và Philippines vẫn dành phần lớn sự ưu tiên cho các thương hiệu trong nước, cứ 1 trong 2 người (52%) ở Việt Nam được hỏi cho biết họ thích mua hàng nội địa, tiếp theo là Philippines (41%) và Indonesia (36%).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn (Theo Zing)

Khó khăn dồn dập với công ty mẹ của Shopee

Vốn hóa của Sea Limited đã giảm gần 150 tỷ USD trong nửa năm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ khó khăn của mảng game tại Ấn Độ.

Khó khăn dồn dập với công ty mẹ của Shopee

Sea Limited từng là một trong những tập đoàn tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, giá trị thị trường của công ty mất tới gần 150 tỷ USD so với mức đỉnh vào tháng 10/2021. Cổ phiếu Sea tiếp tục mất giá mạnh trong tuần qua, sau thông tin tiêu cực ở báo cáo kinh doanh được công bố đầu tháng 3.

Nhà đầu tư tỏ ra lo lắng khi công ty dự báo doanh thu mảng trò chơi điện tử chỉ đạt 2,9-3,1 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Sea Limited công bố kỳ vọng doanh thu sụt giảm.

Trước đó, trong dự báo năm 2021, công ty cho rằng doanh thu từ mảng game có thể đạt 4,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, Sea Limited cho biết họ hy vọng tăng trưởng doanh thu trong mảng thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng mạnh khi mở rộng sang khu vực Mỹ Latinh. Điều này có thể giúp công ty giảm tình trạng bán tháo sau khi đã mất tới 75% giá trị thị trường.

Mảng chủ chốt gặp nhiều khó khăn.

Trong cuộc họp công bố tình hình kinh doanh, Giám đốc Sea Limited Yanjun Wang cho biết công ty đang phải tìm cách đối phó với hành động bất ngờ của chính phủ ở Ấn Độ khi cấm tựa game Free Fire, trò chơi quan trọng của Sea.

Chính quyền Ấn Độ cho rằng các ứng dụng của Sea Limited đang thu thập dữ liệu của người dân và có dính líu tới Trung Quốc.

Trong 2 năm qua, Ấn Độ đã cấm hàng trăm ứng dụng của Trung Quốc vì lý do tương tự. Tuy nhiên, việc mở rộng chính sách này sang Sea Limited khiến ban lãnh đạo và các nhà đầu tư cảm thấy khá lo lắng.

Sea Limited được thành lập bởi Forrest Li, một người Trung Quốc nhưng hiện mang quốc tịch Singapore.

Cổ đông lớn nhất của công ty này là Tencent Holdings, gã khổng lồ truyền thông của Trung Quốc. Do đó, việc Ấn Độ tỏ ra dè chừng trước Sea Limited cũng được dự báo từ trước.

Theo công cụ theo dõi App Annie, Free Fire là trò chơi di động có doanh thu cao nhất ở Ấn Độ trong quý III/2021.

Không chỉ vậy, ông Oshadhi Kumarasiri, nhà phân tích tại Lightstream ReSearch cũng cho biết lệnh cấm Free Fire không chỉ hạn chế hoạt động kinh doanh mảng giải trí của Sea, mà còn có thể gây tác động lớn đến nền tảng thương mại điện tử Shopee.

“Ấn Độ được coi là một trong những thị trường tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho cả mảng thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến của Sea Limited bên ngoài Đông Nam Á.

Với lệnh cấm Free Fire, các nhà chức trách tại Ấn Độ có thể sớm đưa nền tảng Shopee vào danh sách đen và làm chậm sự phát triển của công ty này”, Angus Mackintosh, nhà sáng lập công ty phân tích CrossASeaN cho biết.

Hi vọng vào Shopee.

Công ty có trụ sở tại Singapore kỳ vọng doanh số mảng thương mại điện tử, nguồn doanh thu chính của họ, sẽ tăng từ 8,9 tỷ USD lên 9,1 tỷ USD trong năm nay.

Trước đó, Sea Limited đã thu về 5,1 tỷ USD trong năm 2021 nhờ thương mại điện tử, chủ yếu đến từ sự bùng nổ của Shopee và làn sóng mua sắm trực tuyến tăng cao.

Sea Limited đang cố gắng củng cố thành công ban đầu của mình tại Brazil. Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ gã khổng lồ thương mại điện tử MercadoLibre tại khu vực Mỹ Latinh.

Trong khi đó, mảng thương mại điện tử tại châu Âu lại không mấy khả quan khi Sea Limited thông báo sẽ rút lui khỏi Pháp.

Trước đó, công ty cho biết châu Âu là một thị trường rất lớn và mong muốn có thể chiếm lĩnh thị phần tại đây. Tuy nhiên, sau thất bại tại châu Âu, Sea Limited cho biết Shopee sẽ chỉ tập trung vào Đông Nam Á, Đài Loan và Brazil.

“Sau khi thử nghiệm sơ bộ và ngắn hạn, chúng tôi đã quyết định dừng cung cấp dịch vụ Shopee ở Pháp. Công ty tiếp tục áp dụng cách tiếp cận cởi mở và có kỷ luật để khám phá các thị trường mới”, đại diện của Sea Limited cho biết.

Nhà phân tích Sachin Mittal của Ngân hàng DBS cho biết việc rút tiền ra khỏi một thị trường mờ mịt thực chất là một dấu hiệu tốt. “Nó phản ánh một cách tiếp cận kỷ luật hơn khi tập trung vào lợi nhuận”, ông Mittal nhận định.

Trong khi đó, Phó giáo sư Lawrence Loh từ Trường Đại học Kinh doanh (thuộc Đại học Quốc gia Singapore) cho biết việc rời khỏi thị trường Pháp sẽ không tạo ra tác động đủ lớn đến Sea Limited.

“Trong khi vấn đề Free Fire ở Ấn Độ vẫn chưa thể giải quyết, Sea Limited về cơ bản vẫn là một công ty mạnh. Công ty có thế mạnh cốt lõi về sản phẩm, công nghệ, nguồn nhân lực, và đặc biệt là khả năng lãnh đạo”, Phó giáo sư Loh nói.

Doanh số bán hàng năm 2021 của Shopee tăng hơn 2 lần, khi người dân tăng cường mua sắm trực tuyến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

UGC có thể thúc đẩy niềm tin và lòng trung thành cho các thương hiệu thương mại điện tử

Thói quen mua sắm của mọi người đã thay đổi đáng kể kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhiều thương hiệu phải nhanh chóng xác định những cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và biến họ thành người mua trên các nền tảng thương mại điện tử.

Tuy nhiên liệu những tác động của năm 2020 có ảnh hưởng vĩnh viễn đến cách mọi người khám phá, mua sắm và tương tác với thế giới bên ngoài không?

Và những thay đổi này trong xu hướng tiêu dùng sẽ có những tác động gì đối với mùa lễ sắp tới và nhiều hơn thế nữa?

Một báo cáo dữ liệu mới từ Stackla cung cấp những thông tin chi tiết về những câu hỏi này và tiết lộ rằng không chỉ có sự gia tăng trong mua sắm trực tuyến mà còn khiến người tiêu dùng ngày nay muốn các thương hiệu cung cấp cho họ những trải nghiệm mua sắm chân thực hơn, được cá nhân hóa nhiều hơn.

Cuộc khảo sát với hơn 2.000 người tiêu dùng cho thấy 83% người dùng tin rằng các nhà bán lẻ cần cung cấp những trải nghiệm mua sắm chân thực hơn và 70% nói rằng điều quan trọng là các thương hiệu phải cung cấp cho họ những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Dưới đây là một số phát hiện chính.

UGC (Nội dung cho người dùng tạo ra) cung cấp những tìm kiếm về tính chân thực và cá nhân hoá cho người dùng.

Mặc dù ngày nay số ngân sách mà các thương hiệu phân bổ cho các khoản về hình ảnh và influencer marketing tương đối cao, chỉ có 19% người tiêu dùng thấy nội dung do thương hiệu tạo ra là xác thực và chỉ 10% nói rằng nội dung của những người có ảnh hưởng có sức ảnh hưởng và được xem là chân thực đối với họ.

UGC có thể thúc đẩy niềm tin và lòng trung thành cho các thương hiệu thương mại điện tử

Phần lớn những người được hỏi cho biết rằng nội dung do người dùng tạo ra (UGC: user-generated content) có thể mang lại sự chân thực cao nhất, với gần 80% nói rằng UGC tác động mạnh mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của họ.

Điều này khiến UGC có tác động mạnh hơn 8,7 lần so với những nội dung của người có ảnh hưởng và 6,6 lần so với nội dung có thương hiệu (branded content).

Và theo những người mua sắm trực tuyến, đại dịch toàn cầu đã làm mạnh hơn sức ảnh hưởng của UGC. Trên thực tế, 56% người tiêu dùng cho biết họ bị ảnh hưởng bởi các hình ảnh và video trên mạng xã hội khi mua sắm trực tuyến so với trước đại dịch.

Với mua sắm trực tuyến, mọi người không thể nhìn thấy, chạm hoặc thử thực tế các mặt hàng mà họ đang cân nhắc.

Họ muốn biết một chiếc áo khoác họ định mua phù hợp với những người có dáng người tương tự như thế nào, màu son đó trông như thế nào đối với những người có màu da giống họ hoặc một chiếc ghế dài trong phòng khách có thể phù hợp với nhà của họ ra sao.

UGC cung cấp cho mọi người những cái nhìn của bên thứ ba một cách đơn giản và đáng tin cậy về những yếu tố chưa được biết đến này, từ đó các sản phẩm được đưa vào cuộc sống của họ theo những cách thực tế và phù hợp hơn.

Khi được hỏi, 72% người tiêu dùng cho biết những hình ảnh và video thực tế của khách hàng là những nội dung mà họ muốn xem nhất trên các trang thương mại điện tử.

Hơn nữa, 80% cho biết họ sẽ có nhiều khả năng mua sản phẩm từ các cửa hàng trực tuyến hơn nếu website của họ có hình ảnh và video từ các khách hàng thực (đã sử dụng).

UGC quan trọng như thế nào đối với người mua sắm trực tuyến ngày nay?

64% Gen Z và 60% thế hệ Millennials (Gen Y) cho biết rằng họ đã rời khỏi các cửa hàng thương mại điện tử mà không mua hàng vì website không bao gồm những hình ảnh hoặc bài đánh giá (review) của khách hàng.

Thông điệp từ người tiêu dùng đã rất rõ ràng: sự hiện diện hoặc thiếu UGC có thể tạo ra hoặc phá vỡ các thương hiệu, đặc biệt là khi những mùa mua sắm đang kề cận.

Người tiêu dùng muốn đóng một vai trò chủ động trong việc tạo ra những thương hiệu họ yêu thích.

Nội dung do người dùng tạo ra luôn đủ sự phong phú để mở rộng quy mô trên nhiều hoạt động marketing và luôn cung cấp cho các thương hiệu những nguồn nội dung mới nhất.

Ngoài ra, việc sử dụng nội dung của khách hàng để marketing cho người khác còn là một chiến lược tuyệt vời để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Hầu hết mọi người không chỉ sẵn sàng cho phép các thương hiệu sử dụng ảnh của họ để sử dụng trong các nỗ lực marketing của thương hiệu, mà người tiêu dùng ngày nay còn thực sự mong muốn đóng vai trò là người sáng tạo nội dung (content creator) cho các thương hiệu mà họ yêu thích.

Hơn 60% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ trung thành hơn và có khả năng mua hàng nhiều hơn từ một thương hiệu đã mời họ tham gia vào cộng đồng của thương hiệu để tích cực giúp họ tạo ra nhiều UGC hơn.

Nói tóm lại, những thương hiệu đặt UGC làm trọng tâm của các trải nghiệm mua sắm trực tuyến sẽ có thể gặt hái được nhiều thành công và sự ủng hộ hơn từ khách hàng của họ.

Các thương hiệu nếu muốn đi trước đối thủ cần phải bắt đầu sử dụng UGC một cách chiến lược để tạo ra những trải nghiệm thương mại đích thực mà người mua sắm ngày nay đang khao khát. Điều có thể thúc đẩy cả doanh số bán hàng lẫn sự tin tưởng, đồng thời hình thành các kết nối có ý nghĩa hơn với khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Google: 4 cách đại dịch đã làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Nếu bạn giống tôi, một số hành vi của chúng ta trước đại dịch giờ đây đã bị loại bỏ hoặc thay đổi, từ cách chúng ta làm việc, giao tiếp đến cả cách chúng ta tập thể dục hàng ngày.

Google: 4 cách đại dịch đã làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Tuy nhiên, có một thứ không chỉ không bị loại bỏ mà còn ngày càng tăng lên đó là các hoạt động mua sắm trực tuyến, cho dù đó là mua hàng tạp hóa hay các dụng cụ luyện tập.

Đối với nhiều doanh nghiệp, thật khó để có thể biết hành vi mua sắm nào của người tiêu dùng là thoáng qua và hành vi nào sẽ tiếp tục ở lại.

Để giúp các nhà bán lẻ hiểu thêm về điều này, Google đã kiểm tra các dữ liệu tìm kiếm trên nền tảng để đưa ra những xu hướng trong hành vi của người tiêu dùng.

Và dưới đây là 4 xu hướng chính mà tất cả các nhà tiếp thị bán lẻ nên tham khảo.

1. Cảm hứng kỹ thuật số là yếu tố xuyên suốt cuộc hành trình.

Mua sắm trực tuyến không còn là một cách thuận tiện hơn để nhận hàng đến tận nơi. Đó cũng còn là nơi người mua sắm khám phá các sản phẩm và tìm các cảm hứng mới.

Khi người mua sắm đang trên hành trình tới các cửa hàng ảo (virtual store), họ hy vọng sẽ bị phấn khích bởi những gì họ nhìn thấy và họ đang tìm kiếm hoặc bất chợt tìm được những nguồn cảm hứng mới.

Google đã nhận ra điều này trên nền tảng của mình, nơi 70% người tiêu dùng đã mua hàng từ một thương hiệu sau khi xem video trên YouTube.

2. Giá trị của người mua sắm quyết định yếu tố chi tiêu.

Ngày càng có nhiều người mua sắm hơn đặt tiền của họ vào đúng giá trị của chính họ – cho dù đó là tính bền vững, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội hay bình đẳng chủng tộc.

Không có gì ngạc nhiên khi sở thích tìm kiếm dành cho từ khoá “các thương hiệu có đạo đức” (ethical brands) và “mua sắm trực tuyến có đạo đức” (ethical online shopping) đã tăng lần lượt là 300% và 600% năm so với cùng kỳ vào năm 2020, theo Google.

Ngoài ra, số lượng tìm kiếm toàn cầu tìm kiếm cho từ khoá “cửa hàng do người da màu sở hữu” (black owned shops) đã tăng lên 9X lần hàng năm (YoY).

3. Người tiêu dùng đặt niềm tin vào sự tiện lợi hơn bao giờ hết.

Khi rất nhiều địa điểm bán lẻ bị đóng cửa hoặc hoạt động trong điều kiện bị hạn chế, việc nhận hàng ở lề đường và giao hàng trong ngày đã trở thành yếu tố chủ lực đối với nhiều người tiêu dùng.

Các tìm kiếm toàn cầu cho “dọc theo tuyến đường của tôi” (along my route) đã tăng +1000% và “đón ở lề đường” (curbside pickup) đã tăng +3000% so với năm trước.

Sự thuận tiện đã trở thành một yếu tố khác biệt chính đối với các nhà bán lẻ có khả năng xoay chuyển nhanh chóng.

Người tiêu dùng đã quen với việc có các lựa chọn mua sắm và có khả năng sẽ tiếp tục tin tưởng vào chúng ngay cả khi các hành vi trước đại dịch quay trở lại.

4. Yếu tố không thể dự báo trước đang thúc đẩy nhu cầu năng động.

Một điều chắc chắn chúng ta có thể dự báo được đó là không thể dự báo những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Khi các chính phủ trên toàn cầu thích ứng dần với những thay đổi và nỗ lực để mở cửa trở lại một cách an toàn, những gì người mua sắm cần sẽ là thích ứng với nó.

Google đã nhận thấy điều này trong thời gian ‘đóng cửa’, khi mọi người khám phá lại những sở thích cũ và áp dụng theo những thói quen mới.

Ví dụ: qua từng năm, lượt tìm kiếm “bộ dụng cụ làm nến” (candle making kits) đã tăng 300%, lượt tìm kiếm “máy sưởi ngoài trời” tăng 600% khi mọi người chuyển sang ăn uống ngoài trời.

Thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng và hành vi của người tiêu dùng cũng xảy ra tương tự, với tư cách là những người làm marketing, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhanh hơn, hiểu khách hàng hơn để có thể cung cấp những sự hỗ trợ kịp thời.

Với những Insights nói trên, hy vọng bạn sẽ tìm ra được những cách mới để thay đổi và tối ưu chiến lược sắp tới của mình !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Tái định hình hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng

Chuyển đổi số, sự lên ngôi của video dạng ngắn và nhu cầu giải trí gia tăng của người tiêu dùng là 3 yếu tố sẽ tái định hình hành vi mua sắm trong năm 2021.

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều đợt mua sắm lớn, TikTok dự đoán Shoppertainment (tạm dịch: mua sắm kết hợp giải trí) sẽ là xu hướng nửa cuối năm 2021.

Trong báo cáo tổng hợp các yếu tố quan trọng tác động đến hành vi tiêu dùng mùa mua sắm, TikTok cũng nhấn mạnh video dạng ngắn sẽ trở thành công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tương tác với khách hàng.

Tại Việt Nam, mùa mua sắm được coi là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, diễn ra vào các dịp cụ thể như 9.9, 10.10, 11.11, 12.12 hay mùa lễ hội cuối năm.

Những dữ liệu và dự đoán xu hướng thị trường trong nghiên cứu của TikTok và các đối tác sẽ giúp thương hiệu bắt đầu lập kế hoạch chiến lược marketing và bán hàng, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng và tạo được dấu ấn thương hiệu trong dịp Mega Sales sắp tới.

Video dạng ngắn giúp đẩy nhanh quá trình mua hàng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như TikTok, video dạng ngắn đã và đang trở thành kênh truyền thông nổi bật nhất để tạo dựng niềm tin và tác động đến hành vi mua sắm của người dùng.

Theo nghiên cứu của Neilsen, 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản.

Nhờ quá trình chuyển đổi số và sự ưa chuộng của người tiêu dùng, video dạng ngắn đang là định dạng được nhiều thương hiệu lựa chọn để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Người tiêu dùng sẵn sàng khám phá thương hiệu mới và đưa ra quyết định mùa hàng ngoài kế hoạch.

Hành vi mua sắm của người dùng đã có sự thay đổi rõ rệt. Họ mua hàng trực tuyến nhiều hơn vì sự tiện lợi và sản phẩm đa dạng.

Thương hiệu nhỏ và mới nên tận dụng những ngày hội mua sắm lớn để đẩy mạnh tiếp thị bởi đây là thời điểm người dùng sẵn sàng khám phá và trải nghiệm nhãn hàng mới.

Dựa trên khảo sát năm 2021 của TikTok được thực hiện vào tháng 3 năm 2021 với hơn 1.800 người dùng Đông Nam Á, 82% cho biết đã mua sản phẩm từ nhãn hàng họ ít khi sử dụng trong các đợt mua sắm lớn.

Đáng chú ý hơn, 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua hàng nằm ngoài kế hoạch. Dữ liệu của TikTok cũng cho thấy trong các đợt Mùa Siêu Mua Sắm, người dùng mua sắm nhiều hơn ở tất cả các danh mục hàng hoá.

Điều này chứng minh Mùa Siêu Mua Sắm chính là cơ hội tốt để thương hiệu tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là khi 67% người dùng cảm thấy vui vẻ hoặc hào hứng khi tham gia ngày hội mua sắm.

Mua sắm kết hợp giải trí: người dùng kỳ vọng nhiều hơn vào trải nghiệm mua sắm thú vị.

Bên cạnh sự chuyển dịch nhanh chóng sang thương mại điện tử, xu hướng Shoppertainment cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Dưới tác động của Covid-19, người dùng hạn chế di chuyển và phải trì hoãn nhiều kế hoạch.

Vì vậy, với nhiều người, mua sắm đã trở thành hoạt động giải trí tại nhà. Theo kết quả khảo sát của TikTok, cứ 3 người thì có 1 người nói rằng họ muốn mua sắm và việc mua sắm khiến họ cảm thấy vui vẻ.

Theo nghiên cứu khoa học tiếp thị Tính chân thực của các nền tảng trên toàn cầu được thực hiện bởi Nielsen vào tháng 4 năm 2021, 91% người dùng nhận thấy nội dung trên TikTok độc đáo và khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.

Bên cạnh đó, TikTok cũng nhanh chóng trở thành công cụ khám phá ưa chuộng của người dùng. Nội dung trên nền tảng kích thích họ khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới một cách tự nhiên, thậm chí đưa ra các quyết định mua hàng không được lên kế hoạch từ trước.

Một nửa người dùng TikTok thừa nhận họ đã khám phá sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng, và 89% đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok. Đây cũng là con số cao nhất trong tất cả các nền tảng mạng xã hội hiện có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: 3 khoản đầu tư mà thương hiệu cần làm để đột phá trong ngành bán lẻ

Các thương hiệu và doanh nghiệp đang phải đối mặt với cái được gọi là “Cuộc di cư vĩ đại trong ngành bán lẻ” – một làn sóng người mua sắm chuyển sang trực tuyến trong thời kỳ đại dịch.

Vào năm 2020, Đông Nam Á có 40 triệu người dùng Internet mới, có nghĩa là hơn 70% dân số hiện đang trực tuyến. Những người mua sắm mới đã tạo ra hơn 1/3 doanh số thương mại trực tuyến của năm 2020.

Trong số này, cứ 10 người thì có 8 người nói rằng họ có ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Xu hướng này cũng đúng trên toàn cầu khi chỉ 23% khách hàng nói rằng họ sẽ quay lại chi tiêu tại cửa hàng sau đại dịch.

Người tiêu dùng cũng đã nâng cao kỳ vọng của họ hơn khi mua sắm. Giờ đây, họ mong đợi các thương hiệu hiểu được sở thích mua sắm của họ, cung cấp những trải nghiệm được cá nhân hóa, mang đến hành trình mua hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Mặc dù sự gián đoạn (disruption) không phải là điều gì mới trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng tốc độ và cường độ thay đổi trong năm qua là chưa từng có trước đây.

Để bắt kịp với “Cuộc di cư vĩ đại trong ngành bán lẻ”, chuyển sang kỹ thuật số, đầu tư nhanh chóng và có chiến lược là điều rất quan trọng.

Dưới đây là 03 khoản đầu tư mà các thương hiệu có thể thực hiện để kết nối với những người mua sắm trực tuyến và thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai.

1. Đầu tư vào thương hiệu của bạn.

Khi lệnh ‘đóng cửa’ được ban hành, hơn 75% người dân ở các quốc gia được khảo sát trên toàn cầu đã khám phá các thương hiệu mới thông qua môi trường trực tuyến.

30% người mua sắm trực tuyến đã mua một thương hiệu mới, điều này cho thấy họ đã sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm mới mà họ chưa từng dùng trước đó.

Để nổi bật hơn trong bối cảnh bán lẻ ngày càng cạnh tranh như hiện nay, các thương hiệu cần phải xây dựng những mối liên hệ chặt chẽ hơn đồng thời luôn cung cấp cho mọi người lý do để họ muốn tương tác với thương hiệu.

Thể hiện các giá trị thương hiệu (brand value) của bạn là một cách để làm điều đó. Người tiêu dùng thể hiện sự sẵn sàng tăng chi tiêu của họ lên tới 31% cho các sản phẩm và thương hiệu thể hiện rõ các giá trị phù hợp với giá trị của họ.

Đầu tư vào xây dựng thương hiệu cũng mang lại hiệu quả lâu dài. Mặc dù các hoạt động kích hoạt bán hàng có thể thúc đẩy doanh thu tức thì hơn, nhưng nó thường tồn tại trong thời gian ngắn hạn.

Các doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng nhận thức thương hiệu cũng có khả năng phục hồi tốt hơn. Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động xây dựng thương hiệu đã phục hồi nhanh hơn 9 lần so với những doanh nghiệp khác.

2. Đầu tư vào ứng dụng di động và website bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC).

Mặc dù các nền tảng hoặc thị trường trực tuyến có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bán hàng của bạn, nhưng việc đầu tư vào các website bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng và ứng dụng di động của thương hiệu cũng sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Theo Google, có đến 72% người tiêu dùng thích tương tác với thương hiệu thông qua ứng dụng và 55% người tiêu dùng thích tương tác trực tiếp thông qua website của thương hiệu.

Sự kết nối trực tiếp với các thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm và cho phép các thương hiệu mang đến những trải nghiệm đầu tiên tốt hơn.

Bạn có thể xây dựng danh tiếng, uy tín và lòng tin với khách hàng bằng cách thực hiện những việc như bản địa hóa các kênh của mình bằng các ngôn ngữ phù hợp và xuất bản các bài viết đánh giá (review) xác thực của người tiêu dùng.

Các website DTC (hoặc D2C) có thể giúp bạn cung cấp các so sánh sản phẩm một cách rõ ràng, các chương trình hậu mãi, cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng như chương trình khách hàng thân thiết, bảo hành và các khuyến mãi được cá nhân hóa tốt hơn.

Tất nhiên, ứng dụng di động theo mô hình DTC đóng một vai trò quan trọng không kém trong hành trình mua sắm.

80% mọi người đã cài đặt ít nhất một ứng dụng bán lẻ và 72% trong số họ thích tương tác với các thương hiệu thông qua ứng dụng của họ.

3. Đầu tư vào dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất.

Các thương hiệu có thể phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng của họ thông qua vô số dữ liệu của bên thứ nhất (dữ liệu do thương hiệu sở hữu) thu thập được từ các giao dịch tại cửa hàng thực, lượt truy cập vào các website của thương hiệu và tương tác trên các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook hay YouTube.

Dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất (first party data) cũng cung cấp những hiểu biết chính xác nhất về những người dùng mà bạn đang bán hàng và cách tốt nhất để cá nhân hóa trải nghiệm người mua sắm.

Điều này đòi hỏi các thương hiệu phải đầu tư nhiều hơn vào việc phân tích trên các website và ứng dụng (app) của mình để khai thác các thông tin chi tiết (insight) từ đó giúp thương hiệu mang lại những trải nghiệm trực tuyến tốt hơn cho người tiêu dùng.

Trong khi 87% thương hiệu thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) coi dữ liệu của bên thứ nhất là rất quan trọng đối với những nỗ lực marketing của họ, thì hơn 1/2 cho rằng họ đang sử dụng dữ liệu đó dưới mức trung bình hoặc trung bình.

Theo một nghiên cứu, khoảng 70% người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin với các thương hiệu bán lẻ nếu điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ có trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Theo Google, các thương hiệu sử dụng dữ liệu này để điều chỉnh trải nghiệm mua sắm trực tuyến đã tăng thêm trung bình 11% doanh thu và tiết kiệm chi phí hơn 18%.

Tại Google, các nghiên cứu nội bộ khác cũng cho thấy rằng các nhà bán lẻ sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất đã đạt được mức doanh thu trung bình gấp 1,5 lần so với những đơn vị không sử dụng.

Phát triển mạnh mẽ hơn trong “Cuộc di cư vĩ đại trong ngành bán lẻ”.

Đối mặt với những ‘cuộc di cư’ chưa từng có, các thương hiệu cần phải thích ứng nhanh hơn trong một cuộc chơi dài hơn, việc thay đổi hành vi và thói quen của người tiêu dùng sẽ là yếu tố lõi để các thương hiệu cần theo đuổi.

Và bây giờ là lúc để bạn cần đầu tư nhiều hơn vào thương hiệu, website theo mô hình D2C, ứng dụng dành cho thiết bị di động (mobile app) và hiểu khách hàng của bạn thông qua dữ liệu của bên thứ nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Long Trần | MarketingTrips 

Thích ứng công nghệ số: Doanh nghiệp tạo doanh thu “ngược dòng”

Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã tăng 25% và tiếp tục tăng trong tương lai, có thể là kim chỉ nam cho chiến lược tái cấu trúc của các nhà bán lẻ, theo khảo sát của Nielsen.

Thích ứng công nghệ số: Doanh nghiệp tạo doanh thu "ngược dòng"

Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp (DN) đủ “dũng cảm” và nguồn lực để thích ứng với công nghệ số, các kênh bán hàng trực tuyến và thương mại đối thoại.

Lên mạng mua sắm ngày càng tăng.

Thời đại công nghệ số ra đời, nếu DN đưa ra được những hướng giải quyết, thay đổi sẽ giúp biến thách thức thành cơ hội, từ đó DN sẽ không ngừng phát triển và vươn xa mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia công nghệ, hiện nay việc chuyển đổi số của DN rất thuận lợi vì có nhiều công nghệ tốt, hạ tầng tốt, nhân lực tốt.

Tuy nhiên, công nghệ, công cụ, ngôn ngữ lập trình, nhân sự là giống nhau nhưng quyết định giải pháp chuyển đổi số thành công thuộc về các chủ DN.

Chuyển đổi số phải đáp ứng từng nhu cầu kinh doanh, quản lý của DN cụ thể. Từ đó, trang bị các gói công nghệ, cách thức áp dụng công nghệ phù hợp.

“Xu hướng mua sắm trực tuyến trong dịch Covid-19 đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh online. Mua sắm online hiện đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm lên tới hai con số”, bà Lê Minh Trang – Đại diện Công ty Nielsen Việt Nam cho biết.

Chỉ riêng thương mại điện tử (TMĐT) trên di động, dự kiến năm 2021 doanh thu sẽ đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD, theo Savills.

Cũng theo báo cáo từ Adsota, thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

41% tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng TMĐT tại Việt Nam và có tới 91% quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch.

Thói quen và hành vi người tiêu dùng thay đổi cũng là dịp để DN phải thích nghi với việc mua bán trao đổi hàng hóa theo kiểu mới, nhất là phải nhanh chóng thấu hiểu và tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng bằng các ứng dụng số.

Vấn đề là biết vận dụng.

Một luật chơi trong sân chơi chuyển đổi số sẽ là “cá nhanh nuốt cá chậm” chứ không còn phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ.

Nghĩa là ngay cả các DN “cá mập”, nếu không chịu thích ứng với sân chơi thì vẫn có thể có ngày chấm dứt, hoặc trở nên èo uột, nhường lại sân chơi cho lớp “đàn em” biết nhận dạng nhanh, thích nghi nhanh với xã hội số 4.0.

Để bước vào sân chơi thành công, các chuyên gia cho rằng, DN cần phải biết rõ mình muốn gì, cần gì, kỳ vọng trong tương lai như thế nào.

Một thực tế khiến nhiều DN chưa “dũng cảm” chuyển đổi số vì cho rằng chưa có nhiều tiền và nội lực còn yếu. Thật ra, công cụ để DN tham gia sân chơi thế giới số rất nhiều.

Ngoài việc ứng dụng các phần mềm để giải quyết các bài toán kinh doanh và vận hành DN thì việc sử dụng thương mại hội thoại (là thương mại điện tử trên nền tảng di động, tích hợp khả năng giao tiếp giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng tin nhắn như Facebook Messenger, WhatsApp…), vốn đang bùng nổ trong khu vực cũng là cách giúp một số DN bán lẻ duy trì tốc độ tăng trưởng lạc quan.

Áp dụng công nghệ số vào kinh doanh thông qua hợp tác với Facebook Messenger, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) là một điển hình cho cú lội “ngược dòng” về doanh thu khi dịch Covid-19 khiến thị trường trang sức sụt giảm.

Ông Phan Quốc Kiệt – Giám đốc Bán hàng đa kênh của PNJ cho biết, sau khi chạy chiến dịch quảng cáo click-to-Messenger, PNJ đã tiếp cận được nhiều khách hàng và từ đó thôi thúc họ chuyển từ cân nhắc mua sản phẩm sang hành động.

Nhờ ứng dụng thương mại hội thoại, PNJ tăng doanh số bán hàng, từ tháng 9 đến tháng 10/2020, thu về lợi nhuận gấp 138 lần so với số tiền chi cho quảng cáo (tính cả doanh số bán hàng trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng).

Tỷ lệ chuyển đổi từ Messenger thành giao dịch thành công là 10% và có tới 17.000 cuộc hội thoại được tạo ra trong suốt chiến dịch.

Năm 2020, doanh thu bán lẻ của PNJ lại lội ngược dòng tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tính riêng trong quý I/2021, doanh số bán hàng trực tuyến của công ty đã tăng hơn 400% so với cùng kỳ.

Và kênh online đã hỗ trợ đắc lực cho đà tăng trưởng của PNJ, giúp tiếp tục đẩy nhanh các mục tiêu dài hạn bao gồm mở rộng chuỗi bán lẻ, đầu tư vào dây chuyền sản xuất và chuyển đổi số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

4 xu hướng chính trong ngành bán lẻ năm 2021

Các hành vi tiêu dùng mới sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp trong năm 2021.

Cuộc khủng hoảng về sức khoẻ toàn cầu hiện nay về cơ bản đã làm thay đổi thế giới bán lẻ. Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đang phải vật lộn để theo kịp những thay đổi mạnh mẽ này trong hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Theo Opportunity Insights, chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng trở lại hơn 90% mức trước đại dịch ở Mỹ, nhưng nó đang được hướng đến các lĩnh vực khác nhau.

Các khoản chi cho nhà hàng, khách sạn và phương tiện đi lại đang giảm trong khi hàng tạp hóa và giải trí gia đình tăng cao.

Người tiêu dùng đang hành xử các cách khác nhau và các nhà bán lẻ đang chạy đua để thích ứng thông qua các cuộc chuyển đổi số và bằng cách đa dạng hóa đối tác của họ để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

04 xu hướng sau đây đã xuất hiện và rất quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong lĩnh vực bán lẻ từ ngay bây giờ.

1. Giảm không gian vật lý và tăng chủng loại sản phẩm.

Trong năm qua, sự hiện diện vật lý hay cửa hàng thực của các cửa hàng bán lẻ đã biến đổi thành những hình thức, quy mô và trải nghiệm mới.

Nhiều cửa hàng hơn đã trở thành những trung tâm phân phối trọn gói, đầu tư vào các cửa hàng vật lý lớn hơn đã giảm và thay vào đó các nhà bán lẻ tập trung hơn vào các sản phẩm thích hợp và các nhà cung cấp địa phương nhằm rút ngắn chuỗi cung ứng của họ.

Nhiều nhà bán lẻ đang tìm kiếm các đối tác mới để tăng chủng loại sản phẩm hoặc đáp ứng nhu cầu do đại dịch gây ra, chẳng hạn như khẩu trang hay các mặt hàng khác mà người tiêu dùng hiện nay không thể thiếu.

Các nhà sản xuất và nhà cung cấp muốn hợp tác thành công với các nhà bán lẻ nên biết các yêu cầu của nhà bán lẻ về thông tin sản phẩm chi tiết và chính xác.

Dữ liệu này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo có đúng sản phẩm vào đúng thời điểm người tiêu dùng cần.

Gần 70% người tiêu dùng cho biết thiếu thông tin sản phẩm là lý do hàng đầu khiến họ từ bỏ sản phẩm, theo nghiên cứu từ Salsify.

2. Rất cần thiết để có được Customer Insight.

Tình trạng bán lẻ thay đổi hiện nay cũng là cơ hội cho các công ty khởi nghiệp công nghệ hỗ trợ tiếp cận insights và phân tích về người mua hàng.

Có một cảm giác cấp bách hơn để hiểu và dự đoán các tương tác của người tiêu dùng với sản phẩm. Mọi tương tác trực tiếp, vì có thể có ít hơn nên cần phải được tính và phục vụ mục đích thu hút người tiêu dùng lâu dài.

Các công ty khởi nghiệp như Adrich, chuyên cung cấp phân tích sử dụng sản phẩm theo thời gian thực, đang giúp các nhà bán lẻ và thương hiệu tăng cường mối quan hệ với người tiêu dùng.

Các nhà bán lẻ nên biết khi nào và như thế nào người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm khác nhau, điều này có thể giúp lập kế hoạch hàng tồn kho, bán hàng và khuyến mãi bản địa hóa.

3. Những cách mới để thử sản phẩm.

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) có thể hỗ trợ trải nghiệm “thử trước khi mua”, trải nghiệm này sẽ trở nên phổ biến hơn.

Hiện tại, người tiêu dùng ít thích tiếp xúc với mọi người và các sản phẩm mà người khác có thể đã chạm vào.

Mặc dù không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều người tiêu dùng sẽ quay trở lại các cửa hàng khi các quy trình chăm sóc sức khỏe được giãn ra, nhưng cũng sẽ có sự gia tăng lâu dài trong mua sắm trực tuyến.

Một cuộc khảo sát của Salesforce vào tháng 5 cho thấy rằng đa số người tiêu dùng ở các mức thu nhập mong đợi mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong tương lai, bao gồm 71% những người có thu nhập cao. Đây là cơ hội lớn để các thương hiệu có thể thúc đẩy hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử (eCommerce).

AR đã có dấu hiệu phát triển trước đại dịch và nó cung cấp giải pháp cho những thách thức của ngành bán lẻ hiện nay.

Theo khảo sát của Nielsen năm 2019, khoảng một nửa số người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng AR để đánh giá sản phẩm.

Do hậu quả của đại dịch, các thương hiệu đồ trang sức, thời trang thiết kế và giày dép đang cung cấp các thử nghiệm ảo mới hoặc nhận thấy sự phát triển trong các ứng dụng hiện có giúp khách hàng mua sắm tại nhà hoặc an toàn hơn tại cửa hàng.

Để trải nghiệm sản phẩm ảo mang lại kết quả thành công cho các nhà bán lẻ, thông tin sản phẩm phải được chuẩn hóa để đảm bảo thông tin lưu chuyển thông suốt giữa thế giới thực và kỹ thuật số.

Không chỉ các nhà bán lẻ sẽ mất thời gian và nguồn lực để tìm kiếm thông tin trong giai đoạn thiết lập, lòng tin của người tiêu dùng sẽ bị phá vỡ nếu các thuộc tính sản phẩm chính bị thiếu hoặc không có sẵn khi họ thử nghiệm các dịch vụ công nghệ mới.

Các doanh nhân có thể mong đợi nhu cầu tiếp tục về các giải pháp giải quyết những thách thức về dữ liệu này và giúp các nhà bán lẻ tạo ra trải nghiệm sản phẩm kỹ thuật số cho những khách hàng không thể lấy mẫu sản phẩm thực.

4. Tăng trưởng bền vững và minh bạch.

Theo Accenture, người mua sắm trên khắp thế giới cảm thấy được kết nối với nhau nhiều hơn nhờ trải nghiệm được chia sẻ của đại dịch, đồng thời đã có sự gia tăng trong tiêu dùng có ý thức và mong muốn mua hàng tại địa phương nhiều hơn.

Nhiều nhà bán lẻ đang đưa ra các sáng kiến ​​bền vững và có cái nhìn khác về tác động môi trường của chuỗi cung ứng của họ.

Vào tháng 5, Walmart đã công bố quan hệ đối tác với công ty quần áo tái chế ThredUP, công ty này kết hợp mối quan tâm của Walmart về tính bền vững với nhu cầu giải quyết ngân sách thắt chặt giữa những người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch suy thoái.

Cùng với sự quan tâm đến việc tái sử dụng ngày càng tăng, nhiều người tiêu dùng muốn tìm hiểu nguồn gốc của sản phẩm và cách chúng được tạo ra.

Loại minh bạch này đòi hỏi các thương hiệu, nhà bán lẻ và thị trường trực tuyến phải điều chỉnh các yêu cầu của họ để nhận dạng sản phẩm duy nhất.

Ví dụ: lấy mã vạch và số nhận dạng xác thực nên được coi là một phần thiết yếu của việc ra mắt sản phẩm đối với các thương hiệu nhỏ để có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Mở khoá tiêu dùng trực tuyến trong thời bình thường mới

Áp dụng công nghệ số là “át chủ bài” đối với doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 bùng phát cùng với yêu cầu về cách ly xã hội đã khiến cho các giao dịch theo hình thức gặp mặt hay mua hàng trực tiếp tại cửa hàng bị gián đoạn. Trong khi đó, nhu cầu tích trữ lương thực của người dân lại gia tăng.

Nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn Tân Long đã áp dụng dịch vụ số, đặt hàng và thanh toán qua các kênh trực tuyến.

Thông qua các ứng dụng, doanh nghiệp có thể hỗ trợ đặt hàng, giao tiếp với khách hàng cũng như các nhà phân phối mà vẫn luôn đảm bảo an toàn. Từ đó, hình thành thói quen sử dụng ứng dụng thường xuyên cho khách hàng.

“Trong thách thức luôn có cơ hội. Nếu như trước đây, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khó có cơ hội tăng trưởng nhanh thì bây giờ chúng tôi đã làm được điều này. Trong mùa dịch, ứng dụng đặt hàng của công ty đã cháy hàng.

Chúng tôi xem chuyển đổi số là chiến lược của doanh nghiệp, định hướng bán lẻ ứng dụng thanh toán qua mạng”, ông Nguyễn Chánh Trung – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết.

Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến năm 2020 ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục về tốc độ tăng trưởng ngành hàng hoá tiêu dùng nhanh. S

ố liệu từ Nielsen cho thấy, quý I/2014, sau quá trình xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, tốc độ tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam ở mức -3%. Trong khi đó, con số của quý II/2020 là -13,7%, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, bà Đặng Thuý Hà, Giám đốc Nielsen miền Bắc cho rằng tình hình không quá bi quan vì con số ở quý III/2020 đã lên mức -7,2% và đang có xu hướng tăng lên. Trên thế giới, Việt Nam vẫn là một điểm sáng khi dự báo tăng trưởng GDP 3,1% trong khi các quốc gia khác có tốc độ tăng trưởng âm và âm rất sâu.

Trong đó, chất xúc tác cho điểm sáng này, theo bà Hà, phải kể đến việc hàng hoá tiêu dùng nhanh được bán nhiều hơn ở các kênh hiện đại. Đến tháng 9/2020, có hơn 8.000 điểm bán lẻ hiện đại, việc bán hàng trực tuyến được các doanh nghiệp đẩy mạnh.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Nielsen được xây dựng dựa trên ba yếu tố gồm kỳ vọng về công ăn việc làm trong thời gian tới, khả năng tài chính và mức độ chi tiêu, cho thấy người Việt Nam vẫn khá lạc quan và nhờ đó sẽ tiếp tục chi tiêu.

Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam tuy giảm nhưng vẫn ở ngưỡng cao (117 điểm) vào quý II/2020, đứng thứ hai sau Ấn Độ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo bà Hà, có ba xu hướng tiêu dùng diễn ra trong bối cảnh bình thường mới.

Thứ nhất

người tiêu dùng điều chỉnh thói quen ăn uống tại nhà nhiều hơn, khiến cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ phải đưa ra các giải pháp giao hàng. 62% người tiêu dùng Việt tham gia một khảo sát hồi tháng 3/2020 của Nielsen cho biết sẽ ăn ở nhà nhiều hơn hậu Covid.

Thứ hai

lợi ích sức khoẻ là mối quan tâm hàng đầu của 49% người tham gia khảo sát của Nielsen. Đây là cơ hội cho nhà sản xuất và nhà bán lẻ để thay đổi danh mục sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Thứ ba

người tiêu dùng chuyển sang phân khúc cao cấp cho các mặt hàng về sức khoẻ, trong khi đó tìm đến dòng sản phẩm tiết kiệm cho các mặt hàng không thiết yếu.

Covid-19 cũng mở ra cơ hội cho thương mại điện tử khi người dân chọn mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Trên thực tế, ngành thương mại điện tử đã tăng nhanh trong vài năm gần đây và được dự báo sẽ tăng mạnh hơn với cú huých Covid-19

Năm 2019, tổng doanh thu ngành thương mại điện tử đạt 12 triệu USD với tốc độ tăng trưởng đạt 38%. Các nền tảng không ngừng được phát triển.

Khi được hỏi, 63% người tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn và 64% cho biết sẽ gọi đồ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hậu Covid. Gần 40% người được hỏi cho biết việc sử dụng ngân hàng trực tuyến/ví điện tử diễn ra thường xuyên hơn so với trước đây.

Tuy nhiên cần lưu ý, người tiêu dùng vẫn còn quan ngại đến vấn đề chất lượng, 30% người tham gia khảo sát cho biết từng mua phải sản phẩm không giống quảng cáo trên website hoặc chất lượng kém.

Vẫn còn nhiều khách hàng thiếu niềm tin với quảng cáo trên mạng, quan ngại về phí giao hàng cũng như thời gian và chất lượng giao hàng khi mua sắm trực tuyến.

Ngay đầu tháng 12/2020 đã liên tục xảy ra các trường hợp người tiêu dùng bỏ ra hơn 30 triệu đồng để đặt mua iphone 12 Pro Max nhưng lại nhận được một cục gạch hay hộp tô màu. Trước đó, trong các ngày hội mua sắm trực tuyến, chẳng lạ lẫm gì khi người tiêu dùng đặt hàng qua mạng và thứ nhận về chỉ là một hòn đá nằm trong chiếc hộp.

Mặc dù doanh nghiệp đã khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp này nhưng rõ ràng cho thấy một lỗ hổng rất lớn khiến người tiêu dùng sẽ e dè hơn rất nhiều khi quyết định mua hàng trực tuyến.

Thương mại điện tử sẽ tác động rất lớn đến hành vi của người mua hàng. Tốc độ giao hàng và chất lượng sản phẩm sẽ là một trong những chìa khoá quan trọng để làm gia tăng sự hài lòng cho khách hàng và giúp doanh nghiệp chiếm được trái tim khách hàng.

“Đây là cơ hội cho doanh nghiệp để phát triển thêm kênh thương mại điện tử. Cần cân nhắc tốc độ giao hàng, mang lại tiện lợi cho người tiêu dùng trong cuộc sống mới”, bà Hà nói.

Nghiên cứu trong ngành ngân hàng của Nielsen cho thấy ví điện tử sử dụng trên điện thoại đã được dùng nhiều ở các nước phát triển, trong đó, con số ở Hong Kong là 51%, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 76% trong khi con số ở Việt Nam chỉ khoảng 19% và được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

Ở Việt Nam có một số ví được dùng thông dụng là Momo, Moca, ZaloPay. Tham gia ví điện tử không chỉ có ngân hàng mà các ngành khác như bán lẻ, viễn thông. Các phương thức thanh toán trực tuyến được dự báo sẽ phát triển và được đón nhận.

“Liệu đối tượng mua hàng trực tuyến và sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến chỉ có người trẻ hay còn có thể có cơ hội cho các đối tượng khác.

Thông tin từ McKinsey cho thấy, việc tiếp cận các kênh trực tuyến và kỹ thuật số của những người ở độ tuổi từ 51 trở lên không khác gì giới trẻ. Có lẽ cần các nghiên cứu sâu để xem ai dùng kênh trực tuyến và hành vi của họ như thế nào”, bà Hà đặt vấn đề.

Để mở khoá tiềm năng của kênh trực tuyến đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh, bà Hà nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng gồm: người mua, kênh mua và cách mua sắm.

Thứ nhất, cần xác định rõ người tiêu dùng trực tuyến là ai, thái độ mua hàng và lý do mua hàng của họ.

Theo bà Hà, 55% người tiêu dùng online ở độ tuổi 18-29, 63% là phụ nữ, 65% là nhân viên văn phòng. 22% có thu nhập từ 7-15 triệu đồng/tháng và 70% có thu nhập từ 15-150 triệu đồng mỗi tháng.

Những người có thu nhập từ 7 triệu đồng trở lên đã mua sắm trực tuyến với tần suất trung bình khoảng hai lần mỗi tháng, chủ yếu là dân công sở.

Thứ hai, cần xác định nền tảng phổ biến nhất cũng như so sáng nhược điểm và hạn chế của các nền tảng. Bà Hà cho biết, bán lẻ điện tử (e-retailer) vẫn là những lựa chọn hàng đầu với chỉ số nhận diện và mua sắm đều cao. Ngược lại, thị trường trực tuyến (online marketplace) cần cải thiện hiệu năng khi chỉ số nhận diện cao nhưng tỉ lệ mua sắm thấp.

Thứ ba, cần nghiên cứu hành trình mua hàng để cải thiện trải nghiệm và tăng trưởng doanh thu bởi lẽ chưa bao giờ mà hành trình mua sắm lại phức tạp như bây giờ.

Theo bà Hà, trước khi mua hàng, người tiêu dùng Việt, đặc biệt là người Bắc thường phải kiểm tra kỹ thông tin.

Do đó, doanh nghiệp không nên để xảy ra tình trạng nói sai về sản phẩm/dịch vụ trong khâu này, vì có nhiều kênh để khách hàng có thể tìm hiểu và đánh giá. Số liệu cho thấy 56% người tiêu dùng đọc đánh giá trước khi quyết định mua hàng.

Khuyến mãi cũng là yếu tố quan trọng khi so sánh giá là con đường mua sắm rất phức tạp của khách hàng. Họ thường đến cửa hàng xem sản phẩm nào tốt nhưng luôn tìm kiếm trên mạng để tìm nơi có mức giá tốt.

Sau khi mua sắm, họ cũng chia sẻ và tương tác nhiều trên các trang mạng, trực tiếp nói với ngời khác nhiều hơn. Theo bà Hà, nếu trước đây một khách hàng không hài lòng thường sẽ nói với 10 người, nhưng với thời đại này, một người không hài lòng sẽ nói với 6.000 người trên mạng xã hội.

“Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội khác nhau nhưng dù sao đi chăng nữa, cần lấy khách hàng làm trọng tâm, thực sự hiểu họ là ai, nhu cầu và kỳ vọng của họ là gì, cách mua sắm như thế nào và liệu có thể phục vụ khách hàng tốt hơn hay không”, bà Hà nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo The Leader