Skip to main content

Thẻ: Người sáng tạo

YouTube thử nghiệm loại bỏ tính năng đếm số lượng ‘Dislike’ với Video

YouTube đang triển khai một thử nghiệm mới sẽ loại bỏ số lượt ‘Dislike’ với video của một số người sáng tạo, thử nghiệm này như một phần của những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm tác động của các hành vi tiêu cực trên nền tảng.

Theo ghi nhận từ YouTube, thử nghiệm mới nhằm giải quyết những lo ngại xung quanh các chiến dịch ‘Dislike’ (không thích, ghen ghét…) có mục tiêu xấu và tác động của các chỉ số tiêu cực đó đến sức khỏe người dùng trực tuyến.

Nhà sáng tạo nôi dung (Content Creator) vẫn có thể xem đầy đủ số lượt ‘thích’ và ‘không thích’ của họ trong YouTube Studio, đồng thời người xem vẫn có thể thích và không thích video như bình thường và những lượt bình chọn đó sẽ vẫn được tính vào xếp hạng video trong ứng dụng.

Nhưng việc loại bỏ việc hiển thị số lượng cụ thể có thể giúp loại bỏ một số kỳ thị tiêu cực nhất định, điều này có thể giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ nội dung của họ trên nền tảng.

Bản cập nhật mới này tương tự như thử nghiệm mới đây của Instagram với việc loại bỏ số lượt thích công khai, hiện tính năng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và thu thập phản hồi từ phía người dùng.

Bản cập nhật này sẽ rất có lợi cho các nền tảng trực tuyến chẳng hạn như YouTube – khi không có sự cạnh tranh về số lượt ‘thích’ hoặc sự tiêu cực về lượt ‘không thích’, điều đó có thể giúp loại bỏ một số áp lực từ việc đăng bài, giảm bớt căng thẳng tiềm ẩn từ đó giúp mọi người (đặc biệt là nhà sáng tạo) cảm thấy tự do hơn trong việc chia sẻ nội dung.

Trở lại năm 2018, CEO Twitter, Ông Jack Dorsey lưu ý rằng ông muốn biến số người theo dõi và số lượt thích trở thành một yếu tố ít quan trọng hơn trong ứng dụng của mình, thậm chí ông còn cho rằng số lượng người theo dõi cơ bản là ‘vô nghĩa’ và gây hại về tổng thể.

Theo Dorsey:

CEO Twitter | Jack Dorsey

“Nếu tôi phải bắt đầu lại việc xây dựng ứng dụng, tôi sẽ không nhấn mạnh nhiều đến số lượng ‘người theo dõi’. Tôi sẽ không nhấn mạnh số lượng ‘thích’ nhiều đến như vậy. Nó không thực sự đẩy những gì chúng tôi tin rằng hiện tại nên trở thành điều quan trọng nhất, lành mạnh nhất giữa các cuộc trò chuyện trên nền tảng.”

Trên YouTube, lượt thích và lượt không thích thực sự phục vụ một mục đích cụ thể hơn trong việc xác định mức độ phổ biến của video đó và do đó, phạm vi tiếp cận của video, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.

Bằng cách làm nổi bật các yếu tố tiêu cực thông qua việc đếm số lượng ‘Dislike’ hay ‘Không thích’, bạn đang tạo ra sự cạnh tranh xung quanh những yếu tố đó và chuyển mục tiêu trọng tâm của những tương tác trên mạng xã hội theo hướng tiêu cực hơn.

Nếu việc giảm bớt sự ảnh hưởng hoặc loại bỏ các phướng án tiêu cực như vậy có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trở nên tốt và lành mạnh hơn, thì việc giảm bớt sự hiện diện của chúng cũng là điều rất hợp lý mà các nền tảng nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

24% là mức thuế mà YouTube tính cho người sáng tạo trên nền tảng

Dự kiến vào tháng 6 năm 2021, YouTube sẽ bắt đầu khấu trừ thuế từ các khoản thanh toán của người sáng tạo bên ngoài lãnh thổ Mỹ.

Một trong những thông tin đáng lo ngại cho những người sáng tạo trên YouTube ở Ấn Độ và bên ngoài Mỹ đó là gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Google cho biết rằng họ sẽ bắt đầu khấu trừ thuế từ các khoản thanh toán của người sáng tạo vào tháng 6 năm 2021 đối với những người sáng tạo bên ngoài lãnh thổ Mỹ.

Theo đó, thu nhập từ người xem ở Mỹ thông qua lượt xem quảng cáo, YouTube Premium, Super Chat, thành viên của kênh… sẽ phải chịu thuế.

Google cho biết họ sẽ sớm cập nhật các điều khoản dịch vụ dành cho những người sáng tạo bên ngoài Mỹ, nơi thu nhập của bạn từ YouTube sẽ được coi là tiền bản quyền theo quan điểm thuế của Mỹ.

Google cho biết trong một email gửi tới người sáng tạo:

“Trong vài tuần tới, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn gửi thông tin thuế của mình trong AdSense để xác định số thuế chính xác cần khấu trừ, nếu có.

Nếu thông tin thuế của bạn không được cung cấp trước ngày 31 tháng 5 năm 2021, Google có thể sẽ khấu trừ tới 24% tổng thu nhập của bạn trên toàn thế giới.”

Chương trình Google AdSense cho phép một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn để hiển thị các quảng cáo Google có liên quan trên các trang kết quả của bạn.

Động thái này cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của cộng đồng những người sáng tạo trên YouTube (YouTuber) ở Ấn Độ và các quốc gia khác. Theo một dữ liệu mới nhất, hiện có hơn 1700 kênh YouTube ở Ấn Độ với hơn 1 triệu người đăng ký.

Cộng đồng người sáng tạo bắt buộc phải làm gì bây giờ?

Người khổng lồ phát trực tuyến YouTube đã yêu cầu người sáng tạo gửi thông tin thuế của họ cho AdSense để xem số tiền khấu trừ thuế chính xác.

Để giải thích thêm, YouTube đã đưa ra một ví dụ rằng nếu một người sáng tạo ở Ấn Độ kiếm được 1.000 USD doanh thu từ YouTube trong một tháng. Trong tổng doanh thu 1000 USD, kênh của họ đã tạo ra 100 USD từ người xem ở Mỹ.

Sau đó, đây là các tình huống khấu trừ có thể xảy ra:

  • Người sáng tạo không gửi thông tin thuế: Khoản khấu trừ cuối cùng là 240 USD, tức là tương đương 24% tổng thu nhập. Điều này có nghĩa là cho đến khi Google có thông tin thuế hoàn chỉnh của bạn, Google sẽ khấu trừ tối đa 24% tổng thu nhập của bạn trên toàn thế giới – không chỉ thu nhập tại Mỹ của bạn.
  • Người sáng tạo gửi thông tin thuế: Khoản khấu trừ thuế cuối cùng là 15 USD. Điều này là do Ấn Độ và Mỹ có mối quan hệ hiệp ước thuế giúp giảm thuế suất xuống còn 15% thu nhập từ người xem ở Mỹ.
  • Người sáng tạo gửi thông tin thuế nhưng không đủ điều kiện tham gia hiệp định thuế: Đối với những người sáng tạo thuộc nhóm đối tượng này, khoản khấu trừ thuế cuối cùng sẽ là 30 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo CNBC

TikTok Seller: Cách đăng ký và tối ưu bán hàng 2024

TikTok đã công bố ra mắt TikTok Seller (TikTok Shop Seller Center) nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên nền tảng. Hãy cùng tìm hiểu TikTok Seller là gì, cách đăng ký tài khoản, đăng nhập, tối ưu bán hàng và hơn thế nữa.

TikTok Seller
TikTok ra mắt cổng TikTok Seller (TikTok Shop Seller) nhằm phát triển thương mại điện tử

Như dự kiến, TikTok đang nỗ lực nhanh chóng để cung cấp nhiều tùy chọn kiếm tiền hơn cho các nhà sáng tạo với các công cụ eCommerce (thương mại điện tử) và bán hàng trong luồng mới mà người dùng sẽ có thể kết hợp vào tài khoản, video và luồng trực tiếp của họ.

Sau mối quan hệ đối tác với Shopify và những giới thiệu gần đây về các tùy chọn thương mại điện tử cho các nhà quảng cáo, TikTok Seller là một cổng thông tin bán hàng mới mà mạng xã hội TikTok giới thiệu đến các nhà bán hàng và người sáng tạo toàn cầu.

TikTok Seller hay TikTok Shop Seller là gì?

TikTok Seller là cổng thông tin dành cho người bán hàng trên nền tảng TikTok, với nền tảng này, người dùng có thể tiến hành mua sắm trong ứng dụng (in-app shopping) mà không cần phải rời khỏi nền tảng TikTok.

Hiện TikTok đang hướng tới mục tiêu giúp các nhà bán lẻ trong ngành thương mại điện tử quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của họ để người dùng có thể mua sắm trực tiếp.

Khi có ngày càng nhiều thương hiệu sử dụng người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch marketing của họ, các hoạt động bán hàng trên TikTok Shop Seller sẽ ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn.

TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).

TikTok Shop Seller Center là Trung tâm hỗ trợ người bán của TikTok. Hiện trung tâm này chỉ khả dụng tại khoảng 10 thị trường khác nhau như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Vương Quốc Anh hay Mỹ.

TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).
TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).

Như bạn có thể thấy ở đây, TikTok mô tả nền tảng giáo dục TikTok Shop Seller Center mới này như sau:

TikTok Seller là một trung tâm đào tạo giúp bạn kinh doanh trên TikTok. Với TikTok Seller, chúng tôi cung cấp đầy đủ các bài học về các công cụ, chính sách dành cho người bán và các bản cập nhật mới nhất cho cửa hàng (TikTok Shop). Hãy bắt đầu tìm hiểu nó và bán hàng được nhiều hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo trên TikTok (TikTok Ads) để thúc đẩy hiệu suất của các hoat động bán hàng trên nền tảng TikTok Seller.”

Người dùng cuối cùng sẽ có thể đăng ký chương trình này để bán sản phẩm trên TikTok theo nhiều cách khác nhau.

“Nếu bạn chọn bán hàng qua trang cá nhân của mình, thì bạn có thể hiển thị sản phẩm thông qua phát trực tiếp (livestreaming) hoặc video ngắn, với các sản phẩm được nhúng vào nội dung của bạn.

Khi khách hàng xem nội dung của bạn, họ có thể được chuyển hướng đến trang chi tiết sản phẩm tương ứng bằng cách nhấp vào liên kết trên sản phẩm ”.

TikTok cũng lưu ý rằng những người đăng ký chương trình sẽ có thể giới thiệu sản phẩm của họ trên tab thứ hai trên trang hồ sơ của họ.

Ngoài ra, chương trình cũng có một yếu tố liên kết, điều này sẽ cho phép các thương hiệu đăng ký để những người sáng tạo HOT trên TikTok quảng bá dịch vụ của họ trên nền tảng.

“Nếu bạn chọn bán hàng thông qua đơn vị liên kết (Affiliate Marketing), bạn có thể tải sản phẩm của mình lên TikTok Shop Seller Center, xây dựng chính sách khuyến mãi và cộng tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok để quảng bá sản phẩm của bạn.”

Điều đó cũng liên quan đến nền tảng người sáng tạo (Creator Marketplace) của TikTok, nơi cung cấp danh sách những người có ảnh hưởng trên nền tảng mà các thương hiệu có thể hợp tác để quảng cáo.

Thương mại điện tử là con đường quan trọng cho sự phát triển tiếp theo của TikTok, khi nền tảng này đang nỗ lực để xây dựng một hệ thống sinh thái đảm bảo những nhà sáng tạo nội dung (content creator) có thể kiếm tiền từ những nỗ lực của mình trên nền tảng của họ.

Công ty mẹ của TikTok là ByteDance cũng đã chuyển sang hoạt động thương mại điện tử với phiên bản tiếng Trung của TikTok, được gọi là ‘Douyin’, hiện tạo ra phần lớn doanh thu từ mua sắm trong luồng (in-stream Shopping).

Trung tâm người bán TikTok Shop Seller
Trung tâm người bán TikTok Shop Seller

Với những điều này, không có gì ngạc nhiên khi thấy TikTok đang tăng tốc đẩy mạnh lĩnh vực thương mại điện tử khi nó đang ở giai đoạn tăng trưởng mới.

Nền tảng này được cho là đã thu hút được một tỷ người dùng và đang ở giai đoạn phát triển quan trọng.

Nếu nó có thể triển khai thành công các công cụ tạo doanh thu cho người sáng tạo, nó có cơ hội tốt để trở thành một thách thức lớn đối với các mạng xã hội khác trong dài hạn, thiết lập sự bền vững cho sự phát triển trong tương lai.

Tất nhiên, điều đó cũng phụ thuộc vào các động thái quy định và các hạn chế có thể có, với một số câu hỏi vẫn xoay quanh tương lai của ứng dụng tại Mỹ.

Cơ quan quản lý của Ông Biden đã chỉ ra rằng họ sẽ không theo đuổi nỗ lực của chính phủ trước đó để bán bớt TikTok cho tập đoàn Oracle hay Walmart, nhưng họ cũng lưu ý rằng họ có thể sẽ bán toàn bộ nền tảng cho Mỹ.

TikTok có thể vẫn phải đối mặt với những lo ngại đó, nhưng xét về cấu trúc kinh doanh, nó cũng cần triển khai các công cụ thương mại điện tử để tối đa hóa tiềm năng của mình.

Nền tảng mới này giống như một bước quan trọng khác của TikTok nói chung.

Đăng ký sử dụng tài khoản TikTok và bắt đầu bán hàng trên ứng dụng.

Để bán sản phẩm trên TikTok Seller, trước tiên bạn cần đăng ký tài khoản TikTok, bạn cũng có thể tìm hiểu sâu về mạng xã hội TikTok tại đây: mạng xã hội TikTok

Sau khi đăng ký TikTok thành công, bạn có thể đăng nhập hay tham gia TikTok Shop Seller thông qua ‘Trung tâm người bán’ Seller Center. Bạn hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Trước tiên, hãy đăng ký với tư cách là người bán TikTok Shop Seller tại https://seller-vn.tiktok.com/account/welcome và nhập thông tin cơ bản của bạn như nơi ở, số điện thoại, địa chỉ email của bạn và hơn thế nữa. Xin lưu ý rằng tất cả các trường phải được hoàn thành.
  • Tiếp theo, nhập thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn như tên cửa hàng, nơi đặt trụ sở, địa chỉ kho hàng, v.v.
  • Hoàn thành hoặc cung cấp các tài liệu được yêu cầu (chẳng hạn như thông tin đăng ký kinh doanh hoặc thông tin cá nhân của bạn). TikTok Shop có quyền xác minh thông tin đã được gửi.”
  • Bắt đầu bán hàng trên TikTok Seller.

Hiện người dùng tại Việt Nam đã có thể đăng ký TikTok Seller.

Một vài mẹo để bán hàng thành công trên TikTok Seller.

Để bán hàng thành công trên TikTok Seller, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Tạo nội dung hấp dẫn: Hãy xây dựng các video quảng cáo sáng tạo, thú vị và thu hút sự chú ý của người xem. Video nên thể hiện được tính năng và lợi ích của sản phẩm, đồng thời cũng cần đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng.
  • Tương tác với khách hàng thường xuyên: Luôn cập nhật và trả lời nhanh chóng các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt, hoặc gửi những lời cảm ơn đến khách hàng đã từng mua sản phẩm.
  • Sử dụng hashtag: Sử dụng các hashtag phù hợp với sản phẩm hay bài đăng để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của thương hiệu trên TikTok. Nên sử dụng các hashtag phổ biến hoặc các từ khóa liên quan đến sản phẩm để tăng khả năng tìm thấy của sản phẩm.
  • Sử dụng TikTok Ads: Sử dụng quảng cáo trên TikTok để tiếp cận với đối tượng khách hàng rộng hơn. TikTok Ads có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như quảng cáo địa phương, quảng cáo động, quảng cáo liên kết, v.v. Bạn có thể tùy chọn loại quảng cáo phù hợp với sản phẩm của mình.
  • Tối ưu hóa trang sản phẩm: Bảo đảm trang sản phẩm của bạn được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm hình ảnh chất lượng cao, mô tả sản phẩm chi tiết và giá cả phù hợp.
  • Thực hiện đúng các chính sách bán hàng: Luôn đảm bảo tuân thủ các chính sách bán hàng của TikTok Seller, bao gồm các chính sách về chất lượng sản phẩm, đổi trả và hoàn tiền, giao hàng và thanh toán, v.v.

Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Seller hay TikTok Shop Seller Center.

  • TikTok Merchant là gì trên TikTok Shop Seller.

TikTok Merchant có nghĩa là Người bán (Nhà buôn), cũng tương tự trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Merchant chính là những người đưa các sản phẩm và dịch vụ lên nền tảng và sau đó tiến hành bán hàng.

  • TikTok Shop Seller University là gì?

TikTok Shop University là trung tâm đào tạo trực tuyến của TikTok giúp người bán kinh doanh hiệu quả hơn trên TikTok.

TikTok Shop University cung cấp một loạt các bài học về các công cụ, chính sách dành cho người bán cũng như các bản cập nhật mới nhất cho phần Cửa hàng (Shop).

  • Đăng nhập TikTok Seller như thế nào?

Bạn có thể đăng nhập ngay sau khi đăng ký với tư cách là người bán tại https://seller-vn.tiktok.com/account/welcome.

  • TikTok Seller APK là gì?

APK là ứng dụng trung gian cho phép những người bán hàng trên nền tảng TikTok kết nối với trung tâm bán hàng thông qua thiết bị di động (Android). Bằng cách tải xuống ứng dụng và đăng ký tài khoản, người dùng có thể bắt đầu bán hàng trên TikTok.

  • Người bán có nên bán hàng trên TikTok hay không?

Với hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, TikTok hiển nhiên là một nền tảng vô cùng tìm năng cho không những các doanh nghiệp mà còn với các nhà sáng tạo nội dung muốn bán hàng tự do, tuy nhiên vốn được xem là mạng xã hội của Gen Z khi có đến hơn 60% người dùng TikTok dưới 25 tuổi, người bán cũng cần phân tích xem liệu đó có phải là tệp khách hàng mục tiêu của mình hay không hay mục tiêu của mình là gì khi gia nhập nền tảng.

Kết luận.

Trong bối cảnh kinh doanh mới khi mua sắm qua các nền tảng mạng xã hội sẽ là tương lai của các hoạt động mua sắm, dù với tư cách là người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc tiếp cận các nền tảng bán hàng mới là yêu cầu mang tính bắt buộc.

Bằng cách tiếp cận nhanh TikTok Seller hay TikTok Shop Seller, doanh nghiệp đang tự mở ra cho mình những cơ hội mới để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cập nhật YouTube: Xem các kênh khác mà khách hàng của bạn xem

Bản cập nhật cho YouTube Analytics cho phép người sáng tạo xem những kênh khác mà khán giả của họ cũng đã xem.

YouTube đang cấp cho người sáng tạo quyền truy cập vào dữ liệu mới cho phép họ xem những kênh nào khác mà khán giả của họ xem thường xuyên.

Bạn có thể tìm thấy dữ liệu này trong phần phân tích của YouTube Studio trên máy tính để bàn (chưa hỗ trợ cho thiết bị di động).

Người sáng tạo sẽ thấy một thẻ mới hiển thị các kênh khác được khán giả của họ theo dõi trong 28 ngày qua.

Mặc dù dữ liệu đó có thể là nguồn thông tin có giá trị về chi tiết của khán giả, nhưng dữ liệu đó cũng không vẽ nên một bức tranh đối tượng mục tiêu hoàn chỉnh.

Các video mà khán giả đã xem trong suốt tuần qua có thể bao gồm video thịnh hành, video cũ, video từ các kênh không còn tồn tại và các loại video ngẫu nhiên khác không phản ánh sở thích thực sự của khán giả.

Mặt khác, những kênh mà khán giả đó đã theo dõi nhất quán trong suốt 28 ngày qua có thể sẽ đại diện hơn cho những gì khán giả muốn xem khi họ truy cập YouTube.

Đây là nội dung mà khán giả đang tích cực tìm kiếm và quay lại trong suốt 28 ngày.

Dưới đây là một số mẹo về cách bạn có thể sử dụng dữ liệu về các kênh khác mà khán giả của bạn đã xem để hỗ trợ trong việc nỗ lực tạo nội dung của bạn.

Cách sử dụng dữ liệu phân tích.

Người sáng tạo có thể làm gì với dữ liệu mới này trong YouTube Studio?

Một cách để sử dụng nó là làm báo cáo xác định sở thích của đối tượng mục tiêu thay đổi như thế nào theo thời gian.

Do báo cáo về các kênh đã xem trong 28 ngày qua nên phân đoạn dữ liệu này sẽ được cập nhật liên tục.

Ngoài việc lưu ý các kênh và loại nội dung mà đối tượng mục tiêu đang xem, hãy chú ý đến các kiểu hoặc định dạng video có thể phổ biến.

Ví dụ: định dạng video ngắn Shorts mới của YouTube được theo dõi như nội dung video thông thường. Người sáng tạo có thể thấy các kênh khác mà khán giả của họ xem đang sử dụng định dạng này theo những cách độc đáo.

Điều quan trọng khác bạn nên hiểu là các kênh khác không có nghĩa là đối thủ cạnh tranh. Nếu khán giả thường xuyên xem nhiều kênh về cùng một chủ đề, thì mọi người sẽ có cơ hội được hưởng lợi thông qua việc cộng tác.

Hãy nghĩ về các kênh khác mà khán giả xem như một danh sách các đối tác cộng tác tiềm năng của bạn.

Người sáng tạo có thể tiếp cận với các kênh khác này và hợp tác trong các dự án có thể phát triển lượng khán giả của nhau.

Với dữ liệu chứng minh rằng họ có chung một lượng khán giả, người sáng tạo có cơ hội hoàn hảo để tiếp cận các kênh mà trước đây họ có thể không có lý do để tiếp cận.

Hãy tìm tập dữ liệu mới này khi bạn đăng nhập vào YouTube Studio trên máy tính để bàn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok bổ sung tính năng mới nhằm hướng đến giai đoạn tiếp theo của ứng dụng

Khi TikTok xem xét giai đoạn phát triển tiếp theo, việc cung cấp các tùy chọn để người sáng tạo kiếm tiền từ các clip TikTok của họ là chìa khóa để tối đa hóa thành công của nó.

Nếu người sáng tạo không thể kiếm tiền trên TikTok, họ sẽ tìm cách kiếm tiền từ khán giả của họ trên các nền tảng khác.

Và trong trường hợp của TikTok, quy trình đó sẽ liên quan đến nhiều việc cung cấp các tùy chọn liên kết trực tiếp để cho phép người sáng tạo và doanh nghiệp thúc đẩy lưu lượng truy cập và bán hàng trực tiếp từ ứng dụng.

Bản cập nhật ứng dụng mới nhất gần đây cũng đã hướng theo xu hướng này.

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh được chia sẻ bởi chuyên gia truyền thông mạng xã hội Matt Navarra, TikTok đã bắt đầu triển khai một tích hợp mới với ứng dụng Whisk, cho phép người tạo video về món ăn đăng liên kết đến các công thức có liên quan, điều được phủ lên video clip qua nút CTA (nút kêu gọi hành động) ‘Xem công thức đầy đủ’.

Điều này mang lại nhiều cơ hội hơn cho những người sáng tạo món ăn để tăng lưu lượng truy cập vào tài khoản Whisk của họ và xây dựng đối tượng mục tiêu của họ, đồng thời nó cũng sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập cho Whisk.

Tuy nhiên đây chỉ mới là bước khởi đầu, khi TikTok chỉ có liên kết trực tiếp với Whisk, nó có thể sớm tạo điều kiện cho nhiều tùy chọn liên kết hơn, với các ứng dụng khác hoặc các URL khác, cung cấp cho người dùng nhiều cách hơn để thúc đẩy các cơ hội kinh doanh của họ trực tiếp từ video.

Đây không phải là lần đầu tiên TikTok cho phép thêm các liên kết ra bên ngoài từ video.

Trở lại vào tháng 10 năm 2019, TikTok đã thêm tùy chọn để người dùng đưa các liên kết từ Wikipedia vào clip của họ, thêm nhiều thông tin theo ngữ cảnh hơn, đồng thời thử nghiệm mở rộng thêm chức năng đó để bao gồm các liên kết đến Yelp và TripAdvisor vào tháng 3 năm ngoái.

TikTok cũng đã thử liên kết trực tiếp đến các cửa hàng bên ngoài để thúc đẩy lưu lượng truy cập thương mại điện tử.

TikTok gần đây đã thông báo cho các nhà quảng cáo về các tích hợp thương mại điện tử sắp tới của ứng dụng, bao gồm các công cụ sẽ tạo điều kiện liên kết sản phẩm, với việc người sáng tạo tự động kiếm được hoa hồng cho bất kỳ doanh số bán hàng nào.

TikTok cũng đã tổ chức tích hợp mua sắm khi phát trực tiếp với Walmart vào tháng 12.

Về cơ bản, TikTok cần mở rộng nền tảng của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này nhằm mang lại lợi ích trực tiếp hơn cho người sáng tạo và doanh nghiệp, đồng thời xây dựng hệ sinh thái kinh doanh mở trong ứng dụng.

Do đó, bạn có thể mong đợi sẽ thấy nhiều liên kết và công cụ sẽ đến với các video TikTok của bạn hơn, cung cấp nhiều tùy chọn hơn và nhiều cách hơn để các thương hiệu thúc đẩy lưu lượng truy cập từ những nỗ lực của họ.

Tích hợp Whisk mới chỉ là một trong nhiều tính năng sẽ đến với TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

CEO YouTube: 2021 sẽ là năm của những ‘người sáng tạo’ trên nền tảng (P2)

Nền tảng video phổ biến nhất thế giới có gì đặc biệt dành cho người sáng tạo? Giám đốc điều hành YouTube, Bà Susan Wojcicki đã chia sẻ các ưu tiên của ứng dụng cho năm 2021.

Trong bài viết được xuất bản trên Blog chính thức của YouTube vào ngày 26/1 vừa qua, CEO YouTube, Bà Susan Wojcicki đã chia sẻ rất nhiều thông tin và cái nhìn sâu sắc cho người sáng tạo cũng như người xem trên YouTube.

Một số chủ đề quan trọng, bao gồm:

  • Phát triển nền kinh tế người sáng tạo.
  • Sống đúng với trách nhiệm của doanh nghiệp.
  • Giúp mọi người học các kỹ năng mới.
  • Xây dựng cho tương lai của YouTube.
  • Bối cảnh của những luật lệ.

Là CEO của YouTube từ năm 2014, Bà Wojcicki cũng đã chia sẻ một số số liệu thống kê mới về YouTube thường được tổ chức kín cho đến khi các sự kiện đình đám như Brandcast hoặc VidCon được tổ chức.

Dưới đây là những điểm cần rút ra từ bản cập nhật cho 2021 của Wojcicki.

Bằng cách nào YouTube hỗ trợ mọi người học những kỹ năng mới.

Theo một nghiên cứu gần đây của Ipsos mà Bà Wojcicki trích dẫn, 77% người dùng YouTube nói rằng họ đã sử dụng nền tảng này vào năm 2020 để học một kỹ năng mới.

Bà cũng đề cập rằng các video có từ “người mới bắt đầu” trong tiêu đề đã nhận được hơn một tỷ lượt xem kể từ khi bắt đầu bị ‘đóng cửa’ vào giữa tháng Ba.

Bà cũng đã nhấn mạnh những người sáng tạo đã tìm ra cách giúp cộng đồng đối mặt với những thách thức của đại dịch.

Ví dụ: Crash Course và Đại học Bang Arizona (ASU) đã tạo ra một chuỗi có tên Study Hall tập trung vào các chủ đề học thuật quan trọng và chia chúng thành các định dạng khác nhau để dễ theo dõi.

Ngoài ra, Eddie Woo đã phát triển các video để giúp giáo viên học cách bắt đầu mọi thứ trên YouTube.

Và Mayuko, một Kỹ sư phần mềm, người đã đổi công việc ở Thung lũng Silicon cho một kênh YouTube, cũng đã giúp mọi người tư vấn về công nghệ và nghề nghiệp.

Một ví dụ về cách YouTube có thể thay đổi cuộc sống là câu chuyện của Josh Carroll. Cựu binh quân đội đang làm công việc dọn vệ sinh khi anh học toán nâng cao trên YouTube, dẫn đến sự nghiệp thứ hai của anh với tư cách là một nhà vật lý.

Xây dựng tương lai của YouTube.

CEO của YouTube cũng chỉ ra một số lĩnh vực mà người sáng tạo có thể mong đợi những khả năng mới trong tương lai gần của mình. Điều này bao gồm:

1. Tập trung vào điện thoại di động.

YouTube hiện đang thử nghiệm phiên bản thử nghiệm YouTube Shorts. Đến nay, các video trong trình phát Shorts mới đã nhận được 3,5 tỷ lượt xem hàng ngày.

2. Thương mại.

Bà Wojcicki đã trích dẫn một cuộc khảo sát của Talk Shoppe cho biết rằng gần đây 70% người tiêu dùng đã mua hàng sau khi nhìn thấy thương hiệu trên YouTube.

Bà vui mừng khi thấy việc mua sắm được tích hợp vào trải nghiệm YouTube và tiết lộ rằng YouTube hiện đang thử nghiệm một chương trình beta mới với những người sáng tạo làm đẹp và điện tử.

Bối cảnh của những quy tắc.

Cuối cùng, Bà Wojcicki nói: “Có một lĩnh vực khác sẽ là trọng tâm đáng kể vào năm 2021 – đó là những quy tắc hay luật lệ.

Chúng tôi đã được hưởng lợi từ mối quan hệ đối tác với các chính phủ về các vấn đề quan trọng, như ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực và phối hợp để xử lý các hoạt động gây ảnh hưởng trên nền tảng của chúng tôi.

Năm ngoái, những mối quan hệ đối tác này vô cùng hữu ích khi chúng tôi đã làm việc cùng nhau để cung cấp cho mọi người thông tin chính xác trong đại dịch. ”

Bà nói thêm, “Liên minh Châu Âu (EU) gần đây đã giới thiệu ‘Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số’ (DSA) có thể có ý nghĩa lớn đối với các phát ngôn trực tuyến.

Chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn khi quá trình này diễn ra và chúng tôi cũng đang làm việc với các chính phủ như Vương quốc Anh khi họ cho rằng luật pháp sẽ cố gắng để xử lý những nội dung có hại trên các nền tảng.”

Và Bà kết luận: “Năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động thay mặt cho những người sáng tạo và hợp tác chặt chẽ với các chính phủ để đảm bảo các nhà hoạch định chính sách hiểu được tác động tiềm tàng mà quyết định của họ có thể có đối với tất cả các bạn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

CEO YouTube: 2021 sẽ là năm của những ‘người sáng tạo’ trên nền tảng (P1)

Nền tảng video phổ biến nhất thế giới có gì đặc biệt dành cho người sáng tạo? Giám đốc điều hành YouTube, Bà Susan Wojcicki đã chia sẻ các ưu tiên của ứng dụng cho năm 2021.

Trong bài viết được xuất bản trên Blog chính thức của YouTube vào ngày 26/1 vừa qua, CEO YouTube, Bà Susan Wojcicki đã chia sẻ rất nhiều thông tin và cái nhìn sâu sắc cho người sáng tạo cũng như người xem trên YouTube.

Một số chủ đề quan trọng, bao gồm:

  • Phát triển nền kinh tế người sáng tạo.
  • Sống đúng với trách nhiệm của doanh nghiệp.
  • Giúp mọi người học các kỹ năng mới.
  • Xây dựng cho tương lai của YouTube.
  • Bối cảnh của những luật lệ.

Là CEO của YouTube từ năm 2014, Bà Wojcicki cũng đã chia sẻ một số số liệu thống kê mới về YouTube thường được tổ chức kín cho đến khi các sự kiện đình đám như Brandcast hoặc VidCon được tổ chức.

Ví dụ: trong quý 1 năm 2020, Bà chia sẻ rằng thời gian xem trên YouTube đã tăng 25% trên toàn thế giới và đây sẽ là năm của những trò chơi trên YouTube. Người xem tiêu thụ hơn 100 tỷ giờ nội dung trò chơi chỉ trong năm ngoái.

Bà Wojcicki cũng tiết lộ rằng tổng số luồng phát trực tiếp (live streams) hàng ngày đã tăng 45% trong nửa đầu năm và hơn nửa triệu kênh đã phát trực tiếp lần đầu tiên vào năm 2020.

Dưới đây là những điểm cần rút ra từ bản cập nhật cho 2021 của Wojcicki.

YouTube đang phát triển nền kinh tế người sáng tạo như thế nàoCreator Economy.

Trong tuyên bố của mình, Bà Wojcicki tiết lộ rằng số lượng kênh mới tham gia ‘Chương trình Đối tác YouTube’ (YPP) vào năm 2020 đã tăng hơn gấp đôi so với năm trước.

Bà trích dẫn một báo cáo của Oxford Economics cho thấy “Hệ sinh thái sáng tạo của YouTube đã đóng góp khoảng 16 tỷ USD vào GDP của Mỹ vào năm 2019, hỗ trợ tương đương với 345.000 việc làm toàn thời gian”.

Bà Wojcicki cũng đã tiết lộ rằng trong 03 năm qua, YouTube đã trả hơn 300 tỷ USD cho người sáng tạo.

Những điểm nổi bật mà YouTube tập trung trong 2021.

Giám đốc điều hành của YouTube đã vạch ra 03 phạm vi chính mà nền tảng này sẽ hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung và nghệ sĩ trong năm tới:

1. Tính minh bạch.

Mặc dù YouTube có các chính sách để bảo vệ các thành viên trong cộng đồng khỏi bị lạm dụng, Bà Wojcicki lưu ý rằng bà nhận thấy rằng người sáng tạo đã gặp khó khăn trong việc cập nhật các nguyên tắc mới đang thay đổi.

Trong năm tới, họ sẽ cố gắng hỗ trợ hệ sinh thái người sáng tạo trên quy mô lớn với tính minh bạch cao hơn.

2. Các nguồn doanh thu bổ sung.

Lượt đăng ký Music và Premium đã tăng lên và tính đến quý 3 năm 2020, YouTube có hơn 30 triệu thành viên có trả phí.

Ưu tiên tiếp tục của YouTube là tìm những cách mới để các nhà sáng tạo và nghệ sĩ kiếm tiền từ nội dung của họ được nhiều hơn.

3. Hỗ trợ để tất cả những người sáng tạo để họ có thể thành công trên nền tảng.

Bà Wojcicki lưu ý rằng YouTube đã lắng nghe mối quan tâm từ nhiều cộng đồng khác nhau và đặc biệt là những người dùng YouTube da màu về các vấn đề ảnh hưởng đến việc họ thích nền tảng này.

Vào năm 2021, YouTube sẽ bắt đầu yêu cầu những người sáng tạo ở Mỹ cung cấp thông tin nhân khẩu học như chủng tộc, dân tộc và khuynh hướng tình dục trên cơ sở tình nguyện để hỗ trợ xác định các lỗ hổng trong hệ thống của mình.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Instagram ra mắt nền tảng ‘Professional Dashboard’ cho người sáng tạo và doanh nghiệp

Instagram đã thông báo về việc ra mắt ‘Professional Dashboard’ tạm hiểu là ‘Bảng điều khiển chuyên nghiệp’ mới.

Về cơ bản đây là một nền tảng tổng quan cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất cũng như quyền truy cập vào các công cụ liên quan để giúp các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên Instagram tối đa hóa và kiếm tiền từ sự hiện diện trên nền tảng của họ.

Theo giải thích của Instagram:

“Là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi nhằm mang đến cho người sáng tạo và doanh nghiệp những công cụ họ cần, chúng tôi đang ra mắt Bảng điều khiển chuyên nghiệp, một điểm đến trung tâm để theo dõi hiệu suất, truy cập và khám phá các công cụ chuyên nghiệp cũng như khám phá thông tin giáo dục do Instagram quản lý.”

Bảng điều khiển chuyên nghiệp mới cung cấp thông tin chi tiết về 03 yếu tố chính:

  • Theo dõi hiệu suất của bạn: nêu bật các xu hướng chính và ghi chú dữ liệu dựa trên hiệu suất tài khoản của bạn, bao gồm các lời nhắc so sánh dựa trên thống kê hiệu suất trong quá khứ. Bạn cũng có thể khai thác toàn bộ phần thông tin chi tiết của mình từ đây.
  • Phát triển doanh nghiệp của bạn: cung cấp quyền truy cập nhanh vào các công cụ khác nhau để giúp bạn quản lý tài khoản của mình hiệu quả hơn, bao gồm ‘Huy hiệu’, ‘Nội dung có thương hiệu’ và khuyến mãi IGTV. Bạn cũng có thể kiểm tra tính đủ điều kiện kiếm tiền của tài khoản của mình tại đây.
  • Cập nhật thông tin: cung cấp các liên kết đến các tài nguyên giáo dục mới nhất của Instagram, “bao gồm các mẹo, thủ thuật, hướng dẫn và nguồn cảm hứng”.

Để rõ ràng, tất cả các tính năng này đã có sẵn ở dạng khác so với trước đây – Bảng điều khiển chuyên nghiệp chỉ tập hợp tất cả chúng lại với nhau thành một danh sách gắn kết hơn và dễ tiếp cận hơn.

Do đó, đây không phải là một bổ sung quan trọng, nhưng nó có thể giúp bạn dễ dàng hơn một chút trong việc cập nhật các yếu tố khác nhau và đảm bảo bạn luôn cập nhật tất cả các tùy chọn kiếm tiền và cập nhật tính năng của mình.

Ý tưởng là bằng cách giúp theo dõi hiệu suất dễ dàng hơn một chút và cập nhật các tính năng mới nhất, Instagram sẽ có thể thúc đẩy nhiều người dùng hoạt động tích cực hơn và tương tác với các bản cập nhật mới nhất.

‘Bảng điều khiển chuyên nghiệp’ này hiện có sẵn cho tất cả các tài khoản doanh nghiệp và người sáng tạo trên Instagram.

Instagram cũng lưu ý rằng họ cũng đã có kế hoạch xây dựng các tính năng mới của nền tảng theo thời gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok ra mắt nền tảng giáo dục hỗ trợ mới dành cho Creators

TikTok đã ra mắt nền tảng Creator Portal mới để cung cấp thêm hướng dẫn và mẹo giúp người sáng tạo tối đa hóa sự hiện diện trong ứng dụng của họ.

Theo giải thích của TikTok:

“Với các công cụ, phân tích, hiệu ứng và ý tưởng sáng tạo khác nhau để giữ cân bằng trên các tài khoản TikTok, việc lập chiến lược tạo nội dung có thể khó khăn.

Đó là lý do tại sao chúng tôi rất vui mừng ra mắt TikTok Creator Portal, một trung tâm trực tuyến trên TikTok.com chứa đầy các tài nguyên giáo dục để người sáng tạo tìm hiểu về những kiến thức cơ bản khi bắt đầu sử dụng TikTok.

Nền tảng cũng giúp bạn kết nối với đối tượng mục tiêu và trau dồi các phương pháp hay nhất để đưa video của bạn lên cấp độ tiếp theo.”

TikTok Creator Portal được phân tách thành 06 yếu tố chính:

Khi bạn nhấp vào từng phần sẽ cung cấp một loạt mẹo và hướng dẫn, bao gồm cả tổng quan về video, để giúp người sáng tạo với từng thành phần cụ thể.

Có rất nhiều mẹo và ghi chú hữu ích ở đây, ngay cả khi bạn không có ý định trở thành ngôi sao TikTok, thì nền tảng vẫn có thể cung cấp một số hướng dẫn bổ sung để giúp cải thiện video của bạn.

Điều đó có thể mang lại lợi ích cụ thể cho các thương hiệu đang tìm cách thiết lập sự hiện diện hiệu quả trong ứng dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi tài khoản TikTok @creatorportal chính thức để được hướng dẫn và hỗ trợ thêm, cũng như cập nhật về các bài học mới nhất trên cổng thông tin trực tuyến này.

Đó là một chương trình hữu ích, chắc chắn sẽ có lợi cho nhiều người dùng TikTok, những người hiện đang khao khát trở thành những người có ảnh hưởng trên nền tảng.

Và với việc TikTok dự kiến sẽ đạt 1,2 tỷ người dùng vào năm 2021, thì sức hấp dẫn của ứng dụng video ngắn này lại còn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Bạn có thể truy cập ngay cổng thông tin trực tuyến này tại: Creator Portal

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips