Skip to main content

Thẻ: Social Commerce

Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024

Vào năm mới 2024 này, những người làm marketing tập trung nhiều hơn vào công nghệ dường như có thể tạo ra nhiều lợi thế hơn cả. Năng lực ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp theo đó cũng sẽ là môt thách thức lớn. Cùng theo dõi các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) trong năm 2024 trong bài viết này.

Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024
Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024

Với sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ cùng với đó là sự thay đổi về hành vi sử dụng với các nền tảng mạng xã hội mới nổi, hoạt động marketing đã thay đổi chóng mặt trong những năm gần đây. Thay vì phải đầu tư rất nhiều kinh phí cho các chiến lược marketing hoàn tránh, một vài chiến dịch ngân sách thấp nhưng đầy tính sáng tạo cũng có thể thúc đẩy đáng kể sự hiện diện của thương hiệu và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Nhận định chung về các xu hướng Marketing trong năm 2024

Nhìn lại lịch sử, nhờ vào sự phát triển của các nền tảng mới vốn được hỗ trợ bởi yếu tố công nghệ, cách một doanh nghiệp tìm kiếm và tiếp cận khách hàng đã không ngừng thay đổi trong những năm lại đây.

Nếu như trước đây, doanh nghiệp thường tập trung vào các kênh marketing truyền thống như TV, radio hay thậm chí là báo in để tiếp cận khách hàng và bán hàng. Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) ngày nay trở thành sự lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhờ vào sự thúc đẩy của làn sóng AI (trí tuệ nhân tạo) vào năm 2023, năm mới 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này để tối ưu hoá cách tiếp cận khách hàng, tương tác với họ và hơn thế nữa.

Từ cá nhân hoá các hoạt động marketing, tận dụng mạnh hơn các nền tảng mạng xã hội, đến các chiến lược marketing có mục đích, đều là những xu hướng sẽ được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Dưới đây là Top các chiến lược Marketing có thể thúc đẩy Sales trong năm 2024.

1. Chiến lược Marketing cá nhân hóa.

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, đã qua rồi cái thời khi mà cả gia đình cùng quây quần trước chiếc TV để xem một chương trình nào đó và hiển nhiên là sẽ “trải nghiệm” luôn các nội dung quảng cáo được phát trong chương trình. Trong nhiều năm trở lại đây, các marketer đang tập trung nhiều hơn vào chiến lược nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn là sử dụng một cách tiếp cận rộng rãi.

Nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI, vào năm 2024, các thương hiệu hàng đầu sẽ tiếp tục tiến thêm một bước nữa trong cách tiếp cận cá nhân hoá tới khách hàng của họ dựa trên những thông tin mà thương hiệu có được.

Dù cho thương hiệu sử dụng công cụ nào hay chiến lược cụ thể ra sao, mục tiêu của việc cá nhân hoá là làm cho nội dung trở nên phù hợp hơn với từng khách hàng hay nhóm khách hàng cụ thể.

2. Những trải nghiệm và nội dung tương tác.

Tiếp đó, xu hướng truyền thông marketing tương tác cũng đang được đẩy mạnh. Để tận dụng lợi thế của phương thức marketing này, người làm marketing có thể sử dụng các yếu tố như các cuộc thăm dò ý kiến hay trò chơi để tạo ra những kết nối mạnh mẽ hơn với Facebook

Trong khi các hình ảnh về sản phẩm hay video đơn giản có thể không còn đủ để khiến cho thương hiệu trở nên nổi bật. Thương hiệu có thể sử dụng các công nghệ mới nổi như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ theo cách sáng tạo và khác biệt hơn.

3. Tận dụng mạng xã hội nhưng theo cách sáng tạo và khác biệt hơn.

Mạng xã hội hay làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok hiển nhiên không còn là một phương thức mới đối với hầu hết các Digital Marketer.

Marketing và quảng cáo trên mạng xã hội từ lâu đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Nhờ vào sự thuận tiện của các nền tảng mạng xã hội, lượng người dùng lớn, có thể tiếp cận dù với một khoản ngân sách nhỏ và hiệu quả tức thời, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn coi mạng xã hội là trọng tâm của các chiến lược của họ.

Tuy nhiên, việc tận dụng mạng xã hội có thể sẽ chứng kiến nhiều cách khác hơn. Trong khi nội dung video ngắn, social commerce hay kể chuyện thương hiệu (Storytelling) vẫn sẽ được sử dụng như là phương thức để thúc đẩy tương tác và doanh số bán hàng, cách thể hiện nó theo hướng ưu tiên tính sáng tạo sẽ là chìa khoá.

4. Tiếp cận công nghệ mới.

Như đã đề cập, năm 2023 chính là tiền đề của năm 2024. Vào năm 2023, khi các chatbot AI như ChatGPT đang tạo ra một cuộc cách mạng về cách doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ để giao tiếp với khách hàng. Vào năm 2024 mới này, việc sử dụng AI để nghiên cứu thị trường, xây dựng nội dung, cải thiện trải nghiệm (cá nhân hoá) với người dùng…không còn là xu hướng mà là hoạt động bắt buộc.

Về mặt giao tiếp, các chatbot được hỗ trợ bởi AI sẽ cho phép doanh nghiệp tương tác cá nhân hoá và liên tục với khách hàng, điều này có thể thúc đẩy đáng kể khả năng được khám phá và bán hàng của doanh nghiệp. Tìm kiếm bằng giọng nói và các công nghệ điều khiển bằng giọng nói khác cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp (lớn) vào năm 2024.

5. Xây dựng cộng đồng và nội dung do người dùng tạo ra.

Sự phát triển không ngừng của công nghệ và mạng xã hội đã và đang tạo ra một nhu cầu khác đó là những cộng đồng nhỏ, nơi các nhóm khách hàng có thể giao tiếp với thương hiệu theo cách là một con người thực sự (thay vì chỉ là khách hàng hay người hàng).

Cũng bởi chính điều này, nhu cầu về các nội dung do những người tiêu dùng hay người có ảnh hưởng tạo ra (UGC) ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Người tiêu dùng dường như ngày càng có ít sự tin tưởng hơn về các tuyên bố một chiều từ thương hiệu, hay vào đó, họ lắng nghe nhiều hơn từ những người từng sử dụng sản phẩm hoặc những cá nhân có sức ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của họ (KOL, người có ảnh hưởng…).

6. Tính bền vững và Marketing dựa trên mục đích.

Người tiêu dùng ngày nay mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu mà họ yêu thích. Họ không muốn các thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận hay bán hàng đến họ.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn các doanh nghiệp có mục đích lớn hơn, chẳng hạn như các cam kết về môi trường hoặc xã hội (CSR) hay tính bền vững (Sustainability).

Để có thể có được lòng tin của người tiêu dùng và bán được nhiều hàng hơn, các thương hiệu giờ đây cần làm nổi bật cách hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến các yếu tố về môi trường, xã hội và cộng đồng. Khi người tiêu dùng ngày càng trở thành những người tiêu dùng có ý thức, chiến lược này sẽ càng trở nên quan trọng hơn.

7. Tích hợp đa kênh.

Một chiến lược Marketing khác có thể giúp tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp trong năm 2024 đó là ứng dụng chiến lược tích hợp đa kênh.

Mặc dù các thương hiệu có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận các đối tượng khác nhau, thông điệp Marketing phải phù hợp với các điểm tiếp xúc đó. Vì khách hàng có thể sẽ nhìn thấy nội dung của thương hiệu ở những nơi khác nhau, tính nhất quán trong thông điệp sẽ là chìa khoá để kết nối với khách hàng theo cách liền mạch và có ý nghĩa.

Tóm lại, năm 2024 dường như sẽ trở nên hứa hẹn hơn với các thương hiệu sẵn sàng ứng dụng và tận dụng yếu tố công nghệ vào chiến lược marketing của mình. Từ các nội dung tương tác, kể chuyện thương hiệu, tối đa hoá sự sáng tạo trên mạng xã hội, coi trọng nội dung do người dùng tạo ra, đến việc hướng tới các mục đích lớn hơn cho cộng đồng sẽ là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết

Theo dữ liệu báo cáo mới đây từ Insider Intelligence và eMarketer, để có thể thành công hơn trên TikTok trong năm 2024, dưới đây là các chiến lược Marketing và Thương mại mà thương hiệu cần biết và triển khai.

5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết
5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết

Thương mại xã hội (Social Commerce) và mua sắm trực tiếp (livestream shopping) đang đóng một vai trò lớn trên TikTok khi nền tảng bắt đầu tập trung vào hoạt động thương mại trong ứng dụng.

Mặc dù những người có ảnh hưởng (Influencer) vẫn có nhiều tác động đến các quyết định mua hàng của người tiêu dùng, để thành công trên TikTok, người làm marketing không chỉ cần coi trọng yếu tố khám phá và thử nghiệm, mà còn phải đặt nội dung làm trọng tâm của mọi chiến lược.

Dưới đây là 5 chiến lược Marketing và Thương mại trên TikTok trong 2024 mà Marketers nên biết.

1. Phát huy góc độ khám phá (và thử nghiệm).

Số lượng người tiêu dùng ở các thị trường như Mỹ bắt đầu mua sắm trực tuyến nhiều hơn trên TikTok tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng người tiêu dùng tìm kiếm trên Amazon, Walmart hoặc trên các công cụ tìm kiếm như Bing hay Google.

Tuy nhiên, với các nhóm người tiêu dùng trẻ như Gen Z, điều này cũng có phần khác.

Với lợi thế kết hợp cả yếu hợp yếu tố giải trí và mạng xã hội vào mua sắm, cùng với đó là các thuật toán luôn thúc đẩy các nội dung mới, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Gen Z coi đây là nơi mua sắm yêu thích của họ.

2. Tập trung vào thương mại xã hội (Gen Y và Gen Z).

Gần 20% người mua hàng kỹ thuật số ở độ tuổi 18 đến 34 đã mua hàng qua TikTok trong vòng tháng 6 năm 2023 (theo một cuộc khảo sát của Bizrate Insights.

Ngược lại, các thế hệ lớn tuổi hơn (Gen X, Gen Y…) có nhiều khả năng mua hàng hơn thông qua Facebook, YouTube, Google và Instagram. Một trong những chìa khóa thành công của các hoạt động thương mại xã hội trên TikTok là các xu hướng không ngừng thay đổi trên nền tảng.

Để giúp những người bán hàng (TikTok Seller) và Marketer có thể luôn cập nhật mọi thứ, các sản phẩm đang bán chạy nhất trên TikTok đều được TikTok cập nhật ngay trên TikTok Shop.

3. Tận dụng tối đa các thuật toán.

Trong khi Instagram vẫn lớn hơn nhiều so với TikTok cả ở khía cạnh lượng người dùng lẫn doanh số (vào năm 2023, doanh thu từ Influencer Marketing của Instagram là 1,96 tỷ USD, còn TikTok chỉ khoảng 989,6 triệu USD), theo các báo cáo với người tiêu dùng Gen Z tại Mỹ, TikTok là nền tảng tốt nhất để sử dụng khi nói đến việc quảng bá một sản phẩm thông qua người có ảnh hưởng (Influencer).

Điều khiến TikTok trở nên hấp dẫn đối với các thương hiệu, người có ảnh hưởng và cả người dùng đó chính là thuật toán. Thuật toán của TikTok khác với hầu hết các nền tảng như Facebook, Instagram, hay Twitter khi coi “lan truyền” và “xu hướng” là yếu tố cốt lõi.

4. Hãy thử phát trực tiếp.

Sau YouTube, TikTok là nền tảng mà người dùng Internet ở Mỹ có nhiều khả năng xem một chương trình phát trực tiếp do người sáng tạo hoặc người có ảnh hưởng phát nhất. Trong khi thương mại phát trực tiếp chưa trở thành xu hướng chủ đạo ở Mỹ, các gã khổng lồ từ Amazon đến Poshmark đều đang thử nghiệm định dạng này.

Các thương hiệu đang muốn bán hàng bằng cách phát trực tiếp nên cân nhắc thử với TikTok. Cũng giống với YouTube, những người có ảnh hưởng trên TikTok đóng một vai trò quan trọng đến các quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Và với tính năng mua sắm trực tiếp được tích hợp sẵn trong TikTok Shop, TikTok đang hướng tới mục tiêu này khi cho phép cả người bán và người sáng tạo bán hàng trực tiếp từ các sự kiện phát trực tiếp của họ.

5. Tập trung vào nội dung.

Người dùng TikTok đang dành khoảng 54 phút mỗi ngày trên TikTok, chỉ kém hơn so với Netflix hay Hulu.

Người làm marketing trên TikTok cần hiểu lý do tại sao người dùng dành rất nhiều thời gian trên nền tảng này, từ giải trí đến cảm hứng mua hàng hay cả những mẹo vặt hàng ngày trong cuộc sống. Với TikTok, nội dung có thương hiệu cần phải hấp dẫn, mang tính xác thực và phù hợp với xu hướng chung của nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

[Download Report] Tại sao người tiêu dùng ngần ngại khi mua hàng qua mạng xã hội

Theo báo cáo mới đây của Influencer Marketing Factory, có nhiều lý do khác nhau khiến người dùng còn khá ngần ngại thì mua hàng trong ứng dụng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram.

Về tổng thể, đa phần mọi người vẫn khá ngần ngại khi mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội (Social Commerce) khi họ chưa thực sự tin tưởng các giao dịch trong luồng, nhiều người khác cảm thấy có rất nhiều lừa đảo diễn ra trên các nền tảng.

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay thương mại xã hội là một tập hợp con của thương mại điện tử (eCommerce) bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.

Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ.

Thành công của các chiến dịch thương mại xã hội được đo lường bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của thương hiệu.

Một số điểm đáng chú ý từ khảo sát.

  • Hơn 62% người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce).
  • Gần 50% lựa chọn cả mua sắm online và offline.
  • Hơn 33% người tiêu dùng vẫn thích mua sắm trong cửa hàng (in-store shopping).
  • Chỉ 22% người tiêu dùng chọn mua sắm trên mạng xã hội thay vì trên các nền tảng thương mại điện tử.
  • Không biết rõ danh tính người bán và không tin tưởng mạng xã hội là các lý do lớn nhất khiến người tiêu dùng ngần ngại khi mua hàng qua mạng xã hội.
  • Trung bình mỗi người dùng chi tiêu khoảng 50-100 USD trong năm 2022 trên các nền tảng mạng xã hội.

Cách người tiêu dùng nhìn nhận về các chiến dịch Influencer Marketing và Social Media Marketing.

Khi được hỏi đâu là điều mà họ quan tâm và xem xét nhiều nhất trước khi quyết định mua hàng qua các nền tảng mạng xã hội, có đến hơn 40% người tiêu dùng cho rằng đánh giá của các người tiêu dùng khác (review) là rất quan trọng.

Có đến hơn 50% người dùng cho rằng họ sẽ mua ít nhất là một thứ gì đó trong các lễ hội mua sắm trong 2023 này.

Bạn cũng có thể tải xuống báo cáo chi tiết tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị trường ngách và cuộc chiến với thương mại điện tử truyền thống

Theo báo cáo của Nextrans, trong năm 2022, ngoài vị thế vững chắc của bốn ông lớn trong ngành (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), hệ sinh thái thương mại điện tử (eCommerce) của Việt Nam cũng chứng kiến sự xuất hiện của những startup đánh vào thị trường ngách và sự nổi lên của các nền tảng mạng xã hội thực hiện vai trò thương mại điện tử.

Thị trường ngách và cuộc chiến với thương mại điện tử truyền thống
Thị trường ngách và cuộc chiến với thương mại điện tử truyền thống

Vị thế vững chắc của thương mại điện tử truyền thống.

Theo Nextrans, với chiến lược không ngừng thay đổi để thích ứng của những ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử truyền thống, và sự gia nhập thị trường ngách của các doanh nghiệp mới, hệ sinh thái thương mại điện tử B2C của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2022-2030.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp lâu đời tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong hệ sinh thái thương mại điện tử truyền thống. Năm 2022, Shopee là trang thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam với khoảng 84,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Về các thương vụ huy động vốn, tốc độ huy động vốn của ngành thương mại điện tử đã chậm lại do 2 trong số 4 công ty chính – Shopee và Lazada đã được hỗ trợ bởi các “đại gia” trong khu vực và tiến gần hơn đến giai đoạn trưởng thành.

Trong năm 2022, hai thương vụ tâm điểm được công khai trên công chúng là Concung và Onpoint Ecommerce, với số vốn đầu tư lần lượt là 90 triệu USD và 50 triệu USD.

Trong khi đó, năm 2022, hai công ty chủ chốt về thương mại điện tử trong nước là Tiki và Sendo cũng nhận được hai thương vụ đầu tư lớn nhưng chưa công khai.

Hai công ty này đã liên tục huy động vốn trong những năm gần đây với mục đích tìm kiếm các khoản dự phòng tiềm năng, củng cố tăng trưởng và chiếm thị phần lớn hơn, nhằm thực hiện kế hoạch IPO về sau này.

Tuy nhiên, tất cả những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử truyền thống đều phải đối mặt với tình trạng mất vốn lớn và không có lãi trong một thời gian dài, do phải đốt tiền mặt để phát triển bằng mọi giá.

Trước tình trạng thua lỗ, Tiki và Sendo phải huy động vốn liên tục để có được sự hậu thuẫn tốt hơn, trong khi những ông lớn được hậu thuẫn và chịu ít áp lực hơn như Shopee chưa có động thái gì đáng chú ý, chỉ tăng phí hoa hồng cho người bán nội địa.

B2C là một thị trường cạnh tranh khốc liệt với đầy những ông lớn, do đó, các doanh nghiệp trẻ sẽ phải chịu rất nhiều thách thức khi muốn bước chân vào thị trường.

Theo Nextrans, sẽ khôn ngoan hơn nếu các doanh nghiệp mới nhắm mục tiêu vào các thị trường ngách, thay vì phải đối đầu với những ông lớn có tiềm lực tài chính hùng mạnh trong thời điểm này.

Sự trỗi dậy của thương mại điện tử thông qua mạng xã hội (Social Commerce).

Mặc dù hoạt động giao dịch thông qua những kênh thương mại điện tử truyền thống vẫn chiếm ưu thế, các nền tảng mạng xã hội cũng đang cho thấy nhiều dấu hiệu tăng tốc.

Các cửa hàng trực tuyến sử dụng nền tảng mạng xã hội để kinh doanh đã có chỗ đứng vững vàng sau đại dịch COVID-19, số lượng người dùng Internet lớn, sự bùng nổ của những người ảnh hưởng (KOL, Influencer) là những yếu tố chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên những nền tảng này.

Trong năm 2022, TikTok – nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới đã ra mắt tính năng TikTok Shop tại Việt Nam để thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua hình thức livestream (phát trực tiếp).

TikTok Shop cũng cho phép người dùng giao dịch ngay bên trong ứng dụng thay vì phải nhấp vào các đường link dẫn ra bên ngoài. Về mặt kỹ thuật, điều đó đồng nghĩa với việc các thị trường như Shopee và Lazada sẽ bị mất doanh thu.

Tại Việt Nam, GMV (tổng giá trị hàng hóa được bán tới một thị trường nhất định ở trong một khoảng thời gian nhất định) của TikTok Shop Seller đã gần bằng Lazada vào năm 2022, khiến TikTok Shop trở thành một trong ba nhân tố chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Ngoài TikTok Shop, các nền tảng thương mại điện tử xã hội của Việt Nam như Selly và Mio App đang nhắm mục tiêu vào các thị trường ngách và có nhiều tiềm năng phát triển.

Sự manh nha của xu hướng thương mại nhanh.

Thương mại nhanh (Quick Commerce – mô hình trong đó toàn bộ quá trình mua và hoàn tất giao hàng chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, thường là dưới 1h) là một xu hướng thương mại điện tử mới.

Mặc dù những ông lớn trong mảng thương mại điện tử truyền thống như Shopee và Tiki đã áp dụng mô hình trong một vài năm qua, tuy nhiên đây vẫn là phân khúc còn dư địa cho các công ty mới thành lập.

Startup Rino (một công ty khởi nghiệp thương mại nhanh, tập trung vào giao hàng tạp hóa) đã nhận được khoản đầu tư trị giá 3 triệu đô la vào đầu năm 2022.

Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp này đã ngừng hoạt động sau gần một năm. Theo đánh giá của Nextrans, điều này cho thấy cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đủ hoàn thiện để hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới.

Để thành công, các công ty khởi nghiệp đành phải thích nghi với thị trường. Bất chấp thất bại, startup này vẫn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển năng động của lĩnh vực thương mại điện tử hiện đại và sự gia tăng của các phân khúc mới đầy triển vọng.

Bên cạnh sự sôi động của thị trường B2C, mảng thương mại điện tử B2B tiếp tục bùng nổ và thu hút nhiều nhà đầu tư. Xu hướng này đã được đẩy nhanh bởi đại dịch, khiến thương mại kỹ thuật số trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà phân phối và những thương hiệu có hy vọng phát triển.

Các công ty khởi nghiệp thương mại điện tử B2B chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các giải pháp số hóa dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).

Những startup nổi bật đã gọi vốn thành công trong năm nay là Onpoint Ecommerce, Kilo, So ban hang, với tổng giá trị các thương vụ lên tới 52,5 triệu USD. Những thương vụ này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình đầu tư và phát triển cho các nền tảng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Hường Hoàng

The Leader

Salesforce hợp tác với TikTok nhằm thúc đẩy Social Commerce

Nền tảng điện toán đám mây Salesforce sẽ hợp tác với TikTok nhằm mục tiêu thúc đẩy các hoạt động thương mại xã hội (Social Commerce) trên nền tảng.

apple-tiktok

Trong quan hệ đối tác mới, Salesforce sẽ giúp những người bán sử dụng Salesforce Commerce Cloud để tương tác với người dùng TikTok một cách dễ dàng hơn đồng thời giúp sản phẩm của họ có thể được khám phá tốt hơn trên nền tảng.

Commerce Cloud hiện đã tích hợp với các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram.

Bà Melissa Yang, Trưởng bộ phận quan hệ đối tác hệ sinh thái tại TikTok cho biết:

“TikTok là ngôi nhà của một loại trải nghiệm thương mại mới, nơi mà các yếu tố như cộng đồng, giải trí và thương mại sẽ được kết hợp với nhau, tạo ra các cơ hội riêng biệt để tương tác với người tiêu dùng và thúc đẩy kết quả”.

Một số lợi ích đặc biệt có được sau hợp tác:

  • Người bán trên Commerce Cloud sẽ dễ dàng xuất bản sản phẩm của họ trên TikTok bằng cách sử dụng các giải pháp quảng cáo tập trung vào danh mục chỉ với một cú nhấp chuột thiết lập đơn giản.
  • Sử dụng TikTok Pixel để phân tích và tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.
  • Sử dụng kiểu đối sánh nâng cao để tối ưu khả năng xây dựng tệp đối tượng với mục tiêu là tiếp thị lại.
  • Người bán sẽ có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo TikTok như một kênh bán hàng trong Commerce Cloud.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Nhiều Startup Việt Nam gọi được vốn đầu tư triệu USD

Số lượng các startup tại Việt Nam nhận được vốn đầu tư hàng triệu USD đang tăng lên nhanh chóng. Năm 2021, tổng giá trị các thương vụ đầu tư vượt 1,5 tỷ USD.

Dòng tiền đổ vào Startup Việt có thể đạt kỉ lục 1 tỷ USD

Quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã bước sang năm thứ 7 kể từ thời điểm Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được Thủ tướng ban hành.

Tính đến nay, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu trong khi hệ sinh thái khởi nghiệp xếp hạng 59 trên 100 quốc gia.

Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Indonesia. Bên cạnh đó, hệ sinh thái tại 2 đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội cũng bứt phá lần lượt 46 và 5 bậc.

Năm 2021, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng 13% so với năm 2019 và 73% so với năm 2015 – một năm trước khi Đề án 844 ra đời.

Tổng vốn huy động đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2021.

Để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế thúc đẩy dòng vốn đầu tư, chuyển đổi tư duy từ quản lý sang hỗ trợ.

Trên thực tế, suốt 7 năm qua, số lượng quỹ/nhà đầu tư tại Việt Nam bùng nổ mạnh và đạt 217 đơn vị trong năm 2021, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021, Việt Nam ghi nhận hơn 90 thương vụ đầu tư với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị đầu tư vào ngành tài chính và thương mại điện tử vượt 650 triệu USD.

Đầu tháng 3/2022, SoBanHang – ứng dụng quản lý dành cho các tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ, lẻ bán hàng qua mạng – tiếp tục huy động vốn đầu tư thành công và nhận được 2,5 triệu USD từ FEBE Ventures, Class 5, Trihill Capital…

Sau vòng gọi vốn hạt giống trị giá 1,5 triệu USD năm ngoái, SoBanHang được rót tổng cộng 4 triệu USD chỉ sau 8 tháng ra mắt.

Tuy hoạt động chưa đầy một năm, SoBanHang đã thu hút hơn 170.000 chủ cửa hàng và đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng, doanh nghiệp viễn thông và sàn thương mại điện tử.

Tương tự, Mio, nền tảng thương mại xã hội (Social Commerce), đã huy động được 8 triệu USD trong vòng gọi vốn series A.

Kể từ vòng hạt giống từ tháng 5/2021 đến nay, Mio đã huy động được tổng cộng 9,1 triệu USD tiền đầu tư từ các quỹ như Jungle Ventures, Patamar Capital…

Ngân hàng số Timo đầu năm nay cũng huy động được 20 triệu USD trong vòng gọi vốn dẫn dắt bởi Square Peg.

Startup y tế bùng nổ sau dịch Covid-19.

Ngoài 2 ngành dẫn đầu là thương mại điện tử (eCommerce) và tài chính, mảng y tế cũng thu hút dòng tiền đầu tư lớn, hơn 132 triệu USD.

Trước đại dịch Covid-19, các startup y tế có điều kiện bứt phá mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm không nhỏ từ các quỹ, tổ chức đầu tư, từ đó phản ánh khả năng giải quyết vấn đề bất cập của startup.

“Chính trong những cái ‘nguy’, chúng ta có cơ hội để khởi nghiệp, để đưa ra những sản phẩm thích nghi với điều kiện bình thường mới ở Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Social Commerce (Thương mại xã hội) là gì? Tất cả những gì cần biết về Social Commerce

Khi thương mại điện tử (eCommerce) tiếp tục phát triển bùng nổ trong những năm gần đây và không ngừng thay đổi, social commerce hay thương mại xã hội là một trong những từ khoá hay mô hình được quan tâm nhiều nhất. Vậy social commerce là gì và nó có những đặc điểm ra sao.

social commerce là gì
Social Commerce là gì? Tìm hiểu về nền kinh tế thương mại xã hội

Social Commerce là khái niệm mô tả tất cả các hoạt động thương mại liên quan đến việc mua sắm hàng hoá thông qua các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như Facebook, TikTok hay Instagram.

Những nội dung được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Social Commerce là gì?
  • eCommerce là gì?
  • Những thông tin ngắn bạn cần hiểu về thuật ngữ Social Commerce.
  • Một số chiến thuật Marketing thường được sử dụng trên Social Commerce là gì?
  • Nguồn gốc hình thành của khái niệm Social Commerce.
  • Những vai trò chính của Social Commerce là gì?
  • Bối cảnh mới của thương mại xã hội.
  • Social Commerce có mối quan hệ gì với Digital Marketing.
  • Các mô hình Social Commerce hay thương mại xã hội chính là gì?
  • Một số nền tảng phổ biến hoạt động theo mô hình Social Commerce.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay thương mại xã hội là một tập hợp con của thương mại điện tử (eCommerce) bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.

Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ.

Thành công của các chiến dịch thương mại xã hội được đo lường bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của thương hiệu.

eCommerce là gì?

eCommerce hay thương mại điện tử là tất cả những gì liên quan đến việc mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường trực tuyến hoặc thông qua internet.

Các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Amazon, Alibaba hay cả Tiki và Shopee ở thị trường Việt Nam.

Trái ngược với thương mại điện tử là thương mại truyền thống (traditional commerce), khái niệm đề cập đến các hoạt động mua bán hay kinh doanh mà không cần đến internet.

Chợ, siêu thị, các cửa hàng tạp hoá (nhỏ lẻ) là những hình thức tiêu biểu của mô hình thương mại truyền thống.

Những thông tin ngắn bạn cần hiểu về thuật ngữ Social Commerce.

  • Social Commerce hay thương mại xã hội quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng lưới các website hoặc ứng dụng (app) trực tuyến.
  • Số lượt retweet, lượt thích và lượt chia sẻ, nhấp chuột, hay bình luận là những thước đo thành công của các chiến dịch thương mại xã hội (bên cạnh doanh số bán hàng).
  • Thương mại xã hội cũng tìm cách thu hút người dùng mua sắm trực tuyến bằng cách đưa ra những sự hỗ trợ và các lời khuyên từ chuyên gia (expert, influencer, KOLs…).

Một số chiến thuật Marketing thường được sử dụng trên Social Commerce là gì?

  • Mời người dùng bình chọn (vote) về kiểu dáng hoặc lựa chọn sản phẩm.
  • Cung cấp các tùy chọn cá nhân hoá cho người mua (màu, cỡ, thiết kế…).
  • Áp dụng các đồ hoạ sáng tạo để thu hút lượt nhấp chuột của người xem.
  • Sử dụng video để hiển thị cách sản phẩm đang được sử dụng và thể hiện sản phẩm từ nhiều góc nhìn khác nhau.
  • Sử dụng các nội dung và lời kêu gọi hành động (CTA) nhằm khuyến khích người dùng tương tác (like, bình luận, chia sẻ hoặc thậm chí là sáng tạo lại nội dung).
  • Sử dụng hình ảnh của KOL, những người có ảnh hưởng (Influencer) để gia tăng mức độ tin cậy của người mua.
  • Sử dụng các nội dung được liên kết trực tiếp đến các giỏ hàng hoặc phần thanh toán.
  • Liên tục chạy các chương trình khuyến mãi (hoặc minigame) để thúc đẩy doanh số.

Một trong những điểm tiêu biểu và góp phần thúc đẩy khả năng phát triển của Social Commerce hay thương mại xã hội đó là trên các nền tảng này, người dùng có thể “thoải mái” thảo luận về các trải nghiệm mua sắm của bản thân.

Nguồn gốc hình thành của khái niệm Social Commerce.

Social Commerce hay thương mại xã hội là thuật ngữ được giới thiệu lần đầu bởi Yahoo! vào tháng 11 năm 2005 trong đó mô tả nó là một tập hợp các công cụ mua sắm cộng tác trực tuyến như các danh sách lựa chọn được chia sẻ, xếp hạng của người dùng và các nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Khái niệm thương mại xã hội được phát triển bởi David Beisel và Steve Rubel để biểu thị các nội dung quảng cáo do người dùng tạo ra trên các trang web thương mại điện tử.

Trước khi ra các quyết định mua hàng trực tuyến, những gì người dùng (mới) cần làm là tham khảo các nội dung từ những người đã mua sắm và trải nghiệm trước đó, chính vì lý do này, Social Commerce rất được người tiêu dùng tin tưởng.

Những vai trò chính của Social Commerce là gì?

Bằng cách áp dụng các chiến lược thương mại xã hội, doanh nghiệp có thể có được những lợi ích sau đây:

Thứ nhất, thương mại xã hội giúp các doanh nghiệp hay thương hiệu gắn kết khách hàng của họ với thương hiệu theo các hành vi xã hội tương ứng của khách hàng.

Thứ hai, nó cung cấp một động lực để khách hàng tiếp tục quay trở lại các nền tảng của thương hiệu sau đó.

Thứ ba, nó cung cấp cho khách hàng một nền tảng để họ có thể nói về thương hiệu.

Thứ tư, nó cung cấp tất cả những thông tin mà khách hàng cần để nghiên cứu, so sánh và cuối cùng chọn thương hiệu của bạn thay vì là từ đối thủ cạnh tranh.

Bối cảnh mới của thương mại xã hội.

Ngày nay, phạm vi của khái niệm thương mại xã hội đã được mở rộng để bao gồm các công cụ và nội dung truyền thông xã hội được sử dụng trong bối cảnh của thương mại điện tử.

Các công cụ này có thể là các xếp hạng và đánh giá của khách hàng, những đề xuất và giới thiệu của người dùng, các công cụ mua sắm xã hội (chia sẻ hành động mua sắm trực tuyến), các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến, tối ưu hóa các phương tiện truyền thông mạng xã hội, ứng dụng xã hội và quảng cáo xã hội (social advertising).

Các ứng dụng công nghệ như VR (thực tế ảo) hay AR (thực tế tăng cưởng) cũng đang được tích hợp nhanh với thương mại xã hội, cho phép người mua sắm trực quan hóa các trải nghiệm mua sắm của họ.

Liên quan đến thuật ngữ Social Commerce, nhiều chuyên gia cũng đang tìm cách tách biệt nó với Social Shopping, vì thương mại xã hội không chỉ là mua sắm mà còn là trải nghiệm, chia sẻ hay thảo luận, nó lớn hơn nhiều so với những gì Social Commerce bao hàm.

Social Commerce có mối quan hệ gì với Digital Marketing.

Social Commerce là gì
Social Commerce là gì? Tìm hiểu về nền kinh tế thương mại xã hội

Có thể coi Social Commerce hay thương mại xã hội là một phạm vi hay kênh của digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) kết hợp với sự tăng trưởng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội và mua sắm trực tuyến.

Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các trải nghiệm trực tuyến, những chia sẻ mua sắm từ những người dùng tương tự hay khi mạng xã hội trở thành kênh giao tiếp chính của họ, khái niệm thương mại xã hội sẽ ngày càng bùng nổ và trở thành kênh mua sắm chính.

Những mô hình chính của Social Commerce hay thương mại xã hội là gì?

Chủ yếu dựa trên các yếu tố về công nghệ, thuật ngữ thương mại xã hội được phân thành 2 nhóm chính là thương mại xã hội trên trang hoặc cũng có thể gọi là thương mại xã hội tại chỗ (onsite social commerce) và thương mại xã hội ngoài trang (offsite social commerce).

Onsite Social Commerce.

Thương mại xã hội trên trang đề cập đến việc các nhà bán lẻ sử dụng các hoạt động như chia sẻ xã hội (người dùng có thể chia sẻ nội dung, đánh giá…trực tiếp từ website hay ứng dụng của doanh nghiệp) và các chức năng xã hội mua sắm khác trên nền tảng.

Offsite Social Commerce.

Thương mại xã hội ngoài trang bao gồm các hoạt động diễn ra bên ngoài website hay ứng dụng của nhà bán lẻ.

Chúng có thể bao gồm phần cửa hàng trên Facebook, đăng các sản phẩm hoặc dịch vụ lên các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay TikTok, v.v.

Tuy nhiên, nhiều thương hiệu lớn dường như đang dần từ bỏ cách tiếp cận này. Một nghiên cứu mới đây của W3B cho thấy chỉ dưới 5% trong số gần 3 tỷ người dùng Facebook đã từng mua hàng qua mạng xã hội.

Một số nền tảng phổ biến hoạt động theo mô hình Social Commerce.

  • Etsy: Nền tảng thương mại điện tử tập trung vào các mặt hàng thủ công hoặc cổ điển, cũng như các mặt hàng độc đáo khác.
  • Fancy.com: Một nền tảng cho phép người dùng tương tác mua sắm thông qua việc chia sẻ và nguồn cấp dữ liệu bằng hình ảnh.
  • Groupon: Nền tảng cung cấp các chương trình khuyến mãi hay quà tặng trong ngày.
  • Pinterest: Ứng dụng cung cấp các công cụ khám phá, thu thập, chia sẻ và lưu trữ các hình ảnh trực quan.

Xem thêm:

Kết luận.

Nếu doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn quan tâm đến thương mại điện tử nói chung và thương mại xã hội nói riêng nhưng chưa hiểu thuật ngữ Social Commerce là gì, bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin tương đối toàn diện về chủ đề này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thúc đẩy doanh số thương mại điện tử bằng Social Commerce

Cùng tìm hiểu cách thương mại xã hội (social commerce) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng của các nền tảng hay doanh nghiệp thương mại điện tử.

thương mại điện tử Social Commerce
Cre: Forbes

Sáng tạo nội dung chất lượng, phân tích số liệu SEO, tận dụng từ khóa liên quan thu hút truy cập… giúp doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tăng trưởng doanh thu hiệu quả.

Hình thức mua sắm trực tuyến lên ngôi và dần thay thế kênh bán lẻ truyền thống nhờ những lợi thế về mặt công nghệ.

Theo DP World, dự kiến đến năm 2023 ngành thương mại điện tử (eCommerce) nói chung chiếm hơn 22% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu. Đây là tín hiệu tích cực các doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số sớm.

Song để duy trì lợi thế cạnh tranh, mỗi đơn vị cần tận dụng các công cụ hiện hữu đúng thời điểm, phù hợp mô hình vận hành.

Một trong số đó là tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) nhằm tăng mật độ hiển thị trên các trang mạng xã hội. SEO sẽ góp phần tăng lượt truy cập và tỷ lệ mua hàng thành công, thu hút thêm khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, doanh nghiệp bán lẻ có thể mất đi doanh số bán hàng tiềm năng, theo Tom Welbourne, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Good Marketer.

Theo đó, Tom đã đưa ra một số gợi ý giúp doanh nghiệp thương mại điện tử lẫn các thương hiệu sở hữu website bán hàng trực tuyến thúc đẩy doanh số hiệu quả bằng thương mại điện tử xã hội (social commerce).

Chú trọng chất lượng nội dung sản phẩm.

Theo Tom Welbourne, nội dung là một trong những yếu tố quyết định chiến dịch thương mại xã hội thành công hay không.

Mạng internet hiện nay tràn ngập thông tin và quảng cáo của các doanh nghiệp bán lẻ cả truyền thống lẫn trực tuyến.

Để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đảm bảo website hoặc ứng dụng của họ phủ sóng bởi loạt nội dung chất lượng cao.

Nội dung ngoài mới mẻ, sớm cập nhật xu hướng còn cần được phân bố hợp lý mới giúp tăng hiệu quả quảng bá.

Theo đó, ngoài trang web chính thức, thương hiệu, các nền tảng thương mại điện tử có thể tận dụng thêm những kênh đăng tải thông tin khác trên mạng xã hội, tích cực chia sẻ nội dung để tăng độ phủ sóng, chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Chăm chút giao diện website, ứng dụng.

Ngày càng nhiều người dùng thiết bị di động lướt internet.

Theo số liệu từ Hootsuite, tính đến tháng 1/2022, có đến 5,31 tỷ người, tương đương 67,1% dân số thế giới sử dụng điện thoại di độn. Trong đó, 192 triệu người lần đầu sử dụng mạng internet, nâng tổng số người dùng trên toàn cầu lên 4,95 tỷ.

Một báo cáo khác là State of Mobile 2022 của App Annie cũng cho thấy người dùng di động thông thường hiện dành trung bình 4 giờ 48 phút mỗi ngày để giải trí, làm việc, liên lạc và những mục đích khác.

Đại dịch đã góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều người lên mạng internet. Và thiết bị di động nhỏ gọn được họ ưa chuộng hơn các loại laptop hay máy tính bàn.

Theo đó, ngoài việc đảm bảo website thương mại điện tử có giao diện thân thiện, dễ dùng, hút mắt, doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng ứng dụng, tối ưu hóa các công cụ trên thiết bị di động.

Việc cải tiến các tính năng, tăng trải nghiệm mua sắm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mong muốn, tăng tỷ lệ đơn hàng thành công.

Tập trung SEO trong khu vực lân cận.

Tuy mua sắm trực tuyến hiện thịnh hành bất kể người mua, người bán ở đâu, song nhiều người dùng vẫn nói rằng họ sẽ ưu tiên mua hàng những shop nội thành, lân cận để nhận hàng sớm, việc đổi trả cũng dễ dàng hơn nhiều.

Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thực phẩm tươi sống, nông sản, hoặc sản phẩm có hạn sử dụng ngắn ngày càng cần chú trọng SEO lân cận.

Vị Giám đốc Good Marketer cho rằng tối ưu SEO địa phương có thể giúp chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đánh trúng tâm lý mua hàng nhanh, gần, dễ đổi trả.

“SEO địa phương thường bao gồm các bước như: thêm thương hiệu, gian hàng của bạn vào mục Google My Business – Doanh nghiệp của tôi; tạo các bài đăng trên blog hoặc mạng xã hội địa phương; tối ưu website bán hàng và ứng dụng bằng các từ khóa có liên quan đến tỉnh, thành, khu vực của bạn hoặc lân cận”, Tom Welbourne liệt kê.

Theo dõi kết quả.

SEO là khoản đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử cần theo dõi sát sao kết quả và các số liệu để đánh giá mức độ hiệu quả triển khai.

Điều đó giúp thiết lập mục tiêu chuẩn xác, đưa ra giải pháp kịp thời và nắm bắt đúng thời điểm cần thay đổi chiến lược.

Mặt khác, theo dõi SEO của đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng không kém khi có thể giúp doanh nghiệp sớm có chiến lược “đánh phủ đầu” kịp thời, giữ vững lợi thế cạnh tranh.

Đội ngũ SEO tận tâm.

SEO là lĩnh vực phức tạp và không ngừng biến động. Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp triển khai SEO thành công, hiệu quả là có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm và tận tâm.

Tom Welbourne khuyên nếu không đủ điều kiện xây dựng đội ngũ SEO riêng, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc kết nối với các agency chuyên về lĩnh vực này để tối ưu tính năng và hoạt động hiệu quả hơn.

Sử dụng mạng xã hội để quảng bá.

Mạng xã hội ngày nay không còn dành cho cá nhân mà cả các tập thể, tổ chức và doanh nghiệp cũng có thể tận dụng, biến nó thành công cụ thúc đẩy doanh số hiệu quả.

Ngoài giúp tiếp cận thêm nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi, nhóm ngành, giới tính, các nền tảng mạng xã hội còn thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi phút.

Nếu sử dụng đúng cách, công ty bán lẻ lẫn thương mại điện tử có thể thúc đẩy lượt truy cập vào ứng dụng, website của họ.

Mỗi nền tảng có điểm mạnh và yếu riêng. Tùy nhu cầu, đối tượng và ngành hàng, mỗi doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược social commerce và lựa chọn nền tảng sao cho phù hợp.

Tại Việt Nam, hiện các sàn thương mại điện tử liên tục sử dụng Facebook, Instagram, YouTube, đặc biệt là TikTok, để quảng bá cho các chiến dịch ưu đãi, lễ hội mua sắm của mình.

Sáng tạo nội dung chất lượng.

Một trong những khía cạnh quan trọng của SEO là nội dung chất lượng sẽ giúp cải thiện xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Nội dung gốc phải có liên quan và hữu ích với đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.

Hơn bao giờ hết doanh nghiệp rất cần các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong đội ngũ Marketing của mình.

Theo Tom, nội dung chất lượng là một trong những cách cải thiện khả năng hiển thị website, ứng dụng hiệu quả, giúp tăng traffic nhanh chóng.

Ngoài ra để cải thiện SEO hiệu quả, việc lựa chọn các từ khóa phù hợp, nêu bật điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của nền tảng cũng giúp thu hút khách hàng tiềm năng.

Với những gợi ý từ Giám đốc Good Marketer, doanh nghiệp bán lẻ và các nền tảng thương mại điện tử có thể bắt đầu thực hiện SEO song song với social commerce để gia tăng hiệu suất, doanh số hiệu quả hơn trong tương lai.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Thái Nghiên (Theo The Drum)

Social eCommerce: Cách người dùng mạng xã hội nhìn nhận về thương mại điện tử

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (eCommerce) song song với đó là xu hướng tiêu dùng mới của người dùng mạng xã hội, thương hiệu hiện có nhiều cách hơn để thúc đẩy hoạt động bán hàng.

người dùng mạng xã hội nhìn nhận về thương mại điện tử

Khi doanh số thương mại điện tử liên tục tăng trưởng trong những năm qua, các nền tảng truyền thông mạng xã hội (social media platforms) cũng đã dần thay đổi để thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới.

Từ việc cập nhật các công cụ mua sắm khi phát trực tiếp (livestream shopping) đến việc mua sắm trong ứng dụng (in-app purchase), người dùng mạng xã hội hiện có nhiều cách hơn để tiến hành mua sắm mà không cần đến các nền tảng thứ ba.

Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là, liệu người tiêu dùng có thực sự quan tâm đến việc mua những thứ được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của họ? Và liệu việc tích hợp thương mại điện tử với mạng xã hội (social commerce) có thực sự mang lại giá trị tăng thêm cho các nền tảng?

Để có thể làm rõ câu trả lời cho các câu hỏi này, các đội nhóm đến từ Bazaarvoice và Influenster Community đã tiến hành kháo sát ý kiến đóng góp từ hơn 14.000 người tiêu dùng về suy nghĩ của họ liên quan đến hoạt động mua sắm trong ứng dụng.

Dưới đây là một số thông tin chính từ nghiên cứu.

Cách người dùng mạng xã hội sử dụng ứng dụng để mua sắm.

Thông qua khảo sát, có đến 76% người tiêu dùng cho biết hành vi mua sắm của họ bị ảnh hưởng bởi các nền tảng mạng xã hội.

  • 65% cho biết họ sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm cảm hứng mua sắm.
  • 61% cho biết họ có xu hướng mua sắm khi xem thông tin từ Bảng tin và Câu chuyện.
  • 60% cho biết họ mua sắm khi được những người có ảnh hưởng (influencer) khuyên sử dụng hoặc chia sẻ nội dung.
  • 60% mua sắm từ những thương hiệu họ theo dõi.
  • 55% mua sắm khi được bạn bè và gia đình giới thiệu.
  • 42% sử dụng mang xã hội để thu thập thông tin về sản phẩm, thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Và đây là cách các nền tảng mạng mạng xã hội chính ảnh hưởng đến họ.

Tiếp đó, các danh mục sản phẩm khác nhau cũng được mua sắm theo những cách khác nhau.

Phân bổ mua sắm trong ứng dụng hoặc tại cửa hàng từ các danh mục sản phẩm khác nhau.

Truyền tải những gì người mua sắm muốn trên mạng xã hội.

Để có thể khai thác sức mạnh của các nền tảng mạng xã hội, các thương hiệu hay nhà bán lẻ nên tận dụng tiếp thị truyền miệng từ mỗi người dùng trên nền tảng, bên cạnh đó hãy liên tục thử nghiệm và học hỏi để tìm hiểu xem đâu là những trải nghiệm mua sắm mà họ yêu thích nhất.

Trong khi các nền tảng liên tục thay đổi và hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, ‘thử nghiệm liên tục’ được cho là chiến lược ưu tiên hàng đầu mà các thương hiệu cần thích nghi và phát triển.

Bạn cũng có thể xem chi tiết báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử Việt bứt phá năm 2022

Social commerce, sáng tạo nội dung, đa dạng phương thức thanh toán, cá nhân hóa… là những xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn sẽ lên ngôi trong năm 2022.

thương mại điện tử 2022
Cre: iStock

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á khi chỉ trong nửa đầu năm 2021, cả nước có đến 74% người dân sử dụng internet hàng ngày cùng hơn 8 triệu người dùng thương mại điện tử mới, theo dữ liệu Google.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả khi hoạt động mua sắm truyền thống đã trở lại trong thời bình thường mới, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục bứt phá với các xu hướng mới. Giới chuyên gia nhận định đây sẽ là những yếu tố trọng yếu góp phần định hình thị trường ngành này trong năm 2022.

Song song đó, theo báo cáo toàn cảnh thương mại điện tử và xu hướng thị trường với chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021:

Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19″ của Lazada Việt Nam, các ngành hàng bùng nổ doanh số nhờ sự chuyển dịch thói quen tiêu dùng trong năm qua cũng được dự đoán sẽ tiếp tục thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của các thương hiệu, nhà bán hàng.

Social commerce – tận dụng mạng xã hội thành kênh thương mại tiềm năng.

Một trong những xu hướng bùng nổ từ cuối 2021 đến đầu 2022 là hình thức kết hợp giữa thương mại điện tử với mạng xã hội.

Việc tận dụng các nền tảng lớn với lượng người dùng truy cập “khủng” mỗi ngày như Facebook, Instagram, Twitter, hay gần đây nhất là TikTok, giúp nhà bán hàng, thương hiệu tăng sự gắn kết với khách hàng.

Theo khảo sát của Remarkable Commerce, hơn 90% người dùng mạng xã hội truy cập các nền tảng yêu thích của họ bằng thiết bị di động. Trong đó có đến 54% sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm và mua sắm.

Thông qua các hoạt động bình luận, livestream, mua sắm đánh giá sản phẩm trực tiếp trên bài đăng mạng xã hội kèm hình ảnh trực quan sinh động, người dùng dễ dàng tìm được món hàng chất lượng ưng ý.

Ngược lại, phía nhà bán hàng và thương hiệu có cơ hội tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng tệp khách hàng, tăng độ phổ biến. Từ đó, các chương trình, chiến dịch ưu đãi cũng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, việc tận dụng tốt các công nghệ hiện đại và thu hút người dùng như hình ảnh 3D, video 360 độ, trí thông minh nhân tạo AI hay tính năng livestream trên mạng xã hội… có thể giúp nhà bán hàng và thương hiệu khiến giao diện mua sắm thân thiện, gần gũi hơn với người dùng.

“Sân chơi” của những nhà sáng tạo nội dung (content creator).

Theo một báo cáo của Nielsen, có đến 63% người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua sắm trực tuyến trong bình thường mới, ngay cả khi các hoạt động bán hàng truyền thống trở lại như cũ.

Nhiều người dùng cho biết họ duy trì thói quen mua hàng online vì ưu điểm tiện lợi, tiết kiệm thời gian, ưu đãi sâu và diễn ra dày đặc quanh năm.

Các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí – shoppertainment cũng ngày càng đa dạng, giúp người tiêu dùng có thể vừa mua sắm, vừa giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc ngay tại nhà.

Không chỉ các nhà bán hàng nhỏ lẻ, những thương hiệu lớn trong nước lẫn quốc tế cũng dần nắm bắt thị hiếu này. Trong đó, hoạt động livestream giới thiệu sản phẩm, chia sẻ trải nghiệm tiêu dùng trong năm qua đã giúp nhiều nhãn hàng đạt kỷ lục doanh số.

Chỉ riêng trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to” triển khai từ ngày 5-14/1/2022, Lazada ghi nhận số lượng người dùng sẵn sàng chi tiêu trên livestream tăng 2,5 lần. Số lượng đơn hàng bán ra trên kênh LazLive cũng tăng gấp 4 lần.

Lượt xem livestream tăng hơn gấp 4 lần cho thấy người dùng rất hào hứng với các nội dung giải trí trong Hội Xuân Online như Gala Tết, Lô Tô Sale, Chém Giá… Đồng thời, LazLive cũng ghi nhận doanh số bán ra tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Các số liệu trên phần nào cho thấy người tiêu dùng ngày càng tận hưởng các nội dung giải trí trên thương mại điện tử và các buổi phát sóng trực tiếp (livestream).

Chuỗi nội dung tự sáng tạo của livestreamer, nhà bán hàng và thương hiệu cũng trở thành trợ thủ đắc lực của kênh kinh doanh trên thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, ngoài các buổi livestream, người dùng có thể chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm qua các dạng bài đánh giá, video ngắn, “đập hộp” (unboxing), hướng dẫn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới trên trang cá nhân của mình… Điều này trở thành hình thức tiếp thị mới mẻ, không chỉ giúp thúc đẩy doanh số và kích cầu mua sắm, mà còn hỗ trợ người dùng đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn trong chi tiêu.

Cá nhân hóa để mang lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Trong các xu hướng thương mại điện tử dự đoán lên ngôi năm nay, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng được xem là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp ngành này lẫn nhà bán hàng, đối tác thương hiệu tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Báo cáo của Remarkable Commerce cho thấy có đến 80% người dùng ưu tiên mua sắm sản phẩm từ những thương hiệu, sàn thương mại điện tử có yếu tố cá nhân hóa và ưu đãi hấp dẫn. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng trên các nền tảng mua hàng trực tuyến ưu tiên cá nhân hóa trải nghiệm người dùng cũng tăng đến 20%.

Theo báo cáo toàn cảnh thương mại điện tử và xu hướng thị trường 2022 của Lazada Việt Nam, mục đích của việc cá nhân hóa chính là để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Với sự cho phép từ khách hàng, các thông tin liên quan đến trải nghiệm mua sắm đa kênh được tổng hợp và đóng vai trò nòng cốt, giúp nền tảng thương mại điện tử và các nhà bán hàng cải thiện hành trình mua sắm của người dùng.

Việc ứng dụng công nghệ AI cũng góp phần giúp hành trình này hoàn thiện hơn khi hỗ trợ thu thập và xử lý thông tin, cho ra những kết quả gần sát nhất với thói quen tiêu dùng và sở thích của mỗi người dùng.

Qua các kết quả thu thập được, nền tảng thương mại điện tử có thể thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó thiết kế những trải nghiệm riêng phù hợp nhu cầu, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công.

Ngoài ra, việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cũng giúp các sàn nắm bắt được thói quen chi tiêu.

Việc đa dạng hóa phương thức thanh toán bao gồm chi trả qua ví điện tử, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng hay bằng tiền mặt khi nhận hàng (Cash on Delivery – COD) cũng bắt nguồn từ các yếu tố cá nhân này, đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng.

Ngành hàng thiết bị điện tử, tiêu dùng nhanh lên ngôi.

Dịch bệnh không chỉ thay đổi thói quen tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến doanh số của các ngành hàng hiện hữu trên sàn thương mại điện tử.

Trong làn sóng Covid-19 thứ tư năm 2021, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ. Sự bùng nổ này không chỉ nằm ở lượng đơn hàng, doanh số bán ra mà còn thể hiện qua số nhà bán hàng mới lên sàn.

Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam đều cho thấy số lượng nhà bán hàng mới quý II/2021 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Con số này vẫn tăng hơn 1,5 lần trong quý III/2021 và duy trì tăng trưởng đến hết năm.

Nhiều thương hiệu thực phẩm, đồ uống, nhà hàng thuộc lĩnh vực F&B cũng hưởng ứng xu hướng chuyển đổi số, tham gia kinh doanh trên Lazada trong năm vừa qua.

Ngoài các đối tác quen thuộc như Nestlé, Vinamilk… những nhãn hàng mới như Star Kombucha cũng liên tục xô đổ kỷ lục doanh số, đơn hàng.

Xu hướng chuyển dịch kinh doanh trên thương mại điện tử đã dẫn đến mức tăng trưởng cao nhất về số lượng người bán của ngành hàng này năm qua.

Ngoài ra, các ngành hàng thời trang, nhà cửa & đời sống và điện tử… cũng cho thấy sức hút với lượng nhà bán hàng và doanh số ấn tượng.

Nổi bật trong số thương hiệu đạt doanh số “khủng” trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to” vừa qua trên Lazada có thương hiệu Cô Cự, do anh Lê Đức Duy sáng lập.

Anh Duy cho biết, trong chiến dịch Tết vừa qua, thương hiệu Cô Cự đã tham gia các chương trình “Deal đồng giá Lộc Phát 68k, đại phát 88k”, Freeship Max… với kết quả tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Nhờ đó, doanh số lẫn lượng đơn bán ra tăng gấp ba lần.

Mặt khác, gian hàng Inuka Store của anh Phạm Minh Hoàng cũng ghi nhận tăng gấp đôi doanh số trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to”. Anh cho biết tốc độ tăng trưởng gian hàng mỗi tháng ở mức 20-30%. Vào những đợt chiến dịch lớn, con số này có thể gấp 3-4 lần ngày thường.

Qua các số liệu ghi nhận bởi Lazada Việt Nam trong năm 2021, ngành thương mại điện tử 2022 hứa hẹn bùng nổ với loạt xu hướng mới.

Đại diện Lazada cho biết nền tảng sẽ tiếp tục hỗ trợ các thương hiệu và nhà bán hàng đối tác chinh phục những thách thức mới, đồng thời từng bước tối ưu trải nghiệm của người dùng thông qua các chiến dịch ưu đãi và lễ hội mua sắm.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyen | (Theo VnExpress)

Quy mô thị trường eCommerce Việt Nam đạt 39 tỉ USD vào năm 2025

Tổng quy mô thị trường thương mại điện tử (eCommerce) Việt Nam đạt 13 tỉ USD năm 2021 và dự kiến tăng gấp ba lần, lên 39 tỉ USD vào năm 2025, theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2021 do Lazada Việt Nam vừa thực hiện.

Quy mô thị trường eCommerce Việt Nam đạt 39 tỉ USD vào năm 2025

Theo đó, quy mô thị trường eCommerce tại Việt Nam ghi nhận tăng trưởng ổn định 5 năm qua. Từ 5 tỉ USD năm 2016 đã tăng gấp đôi vào năm 2019 và tiếp tục tăng thêm 18% trong năm 2020.

Báo cáo trích dẫn ý kiến nhóm nghiên cứu Statista đánh giá ngành eCommerce Việt Nam, năm 2025 quy mô thị trường sẽ tăng gấp ba lần của năm 2021, đạt đến 39 tỉ USD.

“Thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế số nói chung là điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2021 khi tổng giá trị giao dịch (GMV) của ngành eCommerce tăng từ 8 tỉ USD năm 2020 lên 13 tỉ USD”, báo cáo cho biết.

Con số nói trên đưa nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng ấn tượng 31% so với cùng kỳ 2020 và đạt tổng GMV 21 tỉ USD.

Nhóm thực hiện báo cáo cho rằng ngành eCommerce đã thành công khi vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19, tiếp tục phát triển mạnh trong bối cảnh “bình thường mới”, thậm chí tăng trưởng ấn tượng hơn so với thời điểm trước đại dịch.

Động lực tăng trưởng của ngành năm qua tới sự thay đổi hành vi tiêu dùng và gia tăng số người dùng mới. Cụ thể, chỉ trong nửa đầu 2021, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% đến từ các khu vực ngoài thành thị.

Tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% cuối năm 2021, trong khi mua sắm qua thiết bị di động từ 55% tăng lên 69%.

Báo cáo ghi nhận 58% người tiêu dùng Việt cho biết sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên eCommerce vì tiện lợi; 53% thừa nhận mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống.

Họ cũng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn với số người dành ra dưới 1 triệu đồng mua sắm trực tuyến đã giảm đáng kể (từ 26% năm 2019 xuống còn 16% năm 2020), trong khi mức chi tiêu từ 1 đến trên 5 triệu đồng tăng cao.

Số doanh nghiệp mới tham gia vào mảng eCommerce hai năm qua cũng tăng từ 17% năm 2019 lên 22% năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng thông qua các nền tảng e-commerce từ 19% cũng tăng tới gần 30%.

Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam cho thấy số lượng nhà bán hàng trong quý 2.2021 đã tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục tăng 1,5 lần trong quý 3.

Nền tảng này thống kê số lượng nhà bán hàng mới tham gia Lazada Việt Nam tăng khoảng 30% mỗi tháng kể từ tháng 10.2021.

Báo cáo nhắc tới 5 xu hướng đáng chú ý trong ngành eCommerce năm 2022. Đó là sự lên ngôi của social commerce – các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), shopper entertainment (mua sắm kết hợp giải trí).

Xu hướng tiếp theo là nội dung từ người dùng sẽ có sức nặng hơn, ví dụ các bài đánh giá hay chia sẻ trải nghiệm sau mua hàng.

Mua sắm đa kênh, đa dạng hóa phương thức thanh toán, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là ba xu hướng được cho là quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử năm nay, theo báo cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Forbes

10 xu hướng trên TikTok bạn nên biết cho chiến lược Social Media 2021

Bạn đang tìm cách cải thiện hoạt động marketing truyền thông mạng xã hội của mình vào năm 2021? Bạn muốn biết TikTok có thể phù hợp với chiến lược số của bạn như thế nào? Những xu hướng sau đây là lời đáp cho bạn.

  • Các thương hiệu và người có ảnh hưởng (Influencers) đang sử dụng TikTok ngày càng nhiều.

Việc ngày càng nhiều thương hiệu và người có ảnh hưởng chuyển sang sử dụng TikTok khiến nền tảng này càng trở nên HOT hơn đối với người làm marketing trong 2021.

  • Xu hướng TikTok: Sẽ tập trung vào thương mại xã hội – Social Commerce

Thương mại xã hội sẽ trở nên bùng nổ hơn trên TikTok, cũng là đối tác của Shopify.

  • Thử thách về Hashtag được gắn thương hiệu – Branded Hashtag Challenges

Là một trong những phương thức rất hiệu quả trong việc phát triển độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), Những thử thách sử dụng hashtag có gắn thương hiệu vẫn là xu hướng chính trên nền tảng video ngắn này.

  • Sẽ có nhiều quảng cáo video hơn trên TikTok

Khi video Marketing là xu hướng đồng thời TikTok cũng ra mắt nền tảng TikTok for Businesschúng ta sẽ kỳ vọng nhìn thấy nhiều quảng cáo video hơn trong 2021.

  • Xu hướng TikTok 2021: #Memes

Hashtag #Memes được sử dụng trong 2020 vẫn sẽ là xu hướng trong 2021.

(*) “meme” là một biểu tượng về mặt văn hóa hoặc một ý tưởng nào đó được lan truyền trên mạng Internet.

  • UGC – User-Generated Content vẫn tiếp là xu hướng

Nhờ vào việc sử dụng một cách dễ dàng nhiều công cụ hay hiệu ứng có sẵn, TikTok là một trong những nền tảng phổ biến để người dùng tự tạo ra những video mang sắc màu riêng cho mình.

  • Thêm nhiều người nổi tiếng tham gia vào xu hướng TikTok

Sẽ có nhiều người nổi tiếng (Celebrities/Influencer) hơn tham gia và tưởng tác với giới trẻ qua TikTok.

  • Quảng cáo âm nhạc trên TikTok

Sẽ có nhiều nghệ sỹ và nhạc sỹ hơn hợp tác và tham gia TikTok

  • Xu hướng TikTok: Xu hướng ‘TV kiểu mới’

TikTok tạo cho người dùng cảm giác giống như họ đang xem tivi hay các chương trình phát trực tiếp (liveshow), đây vẫn tiếp tục là xu hướng nổi bật trong 2021.

  • Tạo cho thương hiệu của bạn một bản sắc riêng

Tạo ra những nội dung độc quyền, xác thực và chân thực sẽ là những yếu tố để giúp thương hiệu của bạn thành công hơn trong 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips