Skip to main content

Thẻ: social network

Social Network là gì? Thấu hiểu khái niệm Social Networking

Cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới internet là Social Network (Mạng xã hội) như: Social Network là gì, Social Networking sites là gì, có những nền tảng Social Networking phổ biến nào trên thế giới và nhiều nội dung khác.

Social Network là gì
Social Network là gì? Thấu hiểu về khái niệm Social Networking

Trong thế giới internet ngày nay, thuật ngữ Social Network vốn đã rất quen thuộc với phần đông mọi người. Từ việc sử dụng Social Network để giải trí và tìm kiếm thông tin, để kết nối với bạn bè, đến các hoạt động mua sắm và hơn thế nữa. Vậy thực chất thì Social Network là gì và sử dụng Social Networking như thế nào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này:

  • Social Network là gì?
  • Social Network hoạt động như thế nào.
  • Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về Social Network là gì?
  • Lịch sử hình thành Social Network (s).
  • Social Network được phân loại như thế nào hay những kiểu Social Networkchính hiện có là gì?
  • Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian Social Network.
  • Vai trò của các nền tảng Social Network đối với xã hội con người nói chung là gì?
  • Các nền tảng Social Network phổ biến nhất trên thế giới.
  • Những yếu tố chính quyết định sự thành công của các nền tảng Social Networklà gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Social Network.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Network là gì?

Social Network (Social Networking) trong tiếng Việt có nghĩa là Mạng xã hội hoặc Mạng lưới xã hội.

Social Network hay Social Networks là khái niệm đề cập đến việc người dùng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platform) để kết nối với bạn bè, gia đình, thương hiệu và hơn thế nữa.

Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, Social Network có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để kết nối, để giải trí, để tìm kiếm thông tin, để kinh doanh, để xây dựng thương hiệu và nhiều mục đích khác.

Trong thế giới ngay nay, Social Network còn là công cụ của những người làm Marketing để tương tác với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay bán hàng.

Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là nền tảng Social Network lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng Social Network lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, LinkedIn, TikTok, Pinterest hay Twitter.

Tổng số lượng người dùng Social Network toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.

Social Networking sites là gì?

Social Networking Sites hay Social Networking Platforms là khái niệm đề cập đến các trang web (site) hoặc nền tảng (platform) mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.

Các địa chỉ như Facebook.com hay Instagram.com chính là các Social Networking Sites.

Social Network hoạt động như thế nào.

Đúng với bản chất tên gọi của nó, Social Network hoạt động dựa trên mô hình “mạng” (chính là Network hay Networking), tức nó được liên kết theo hình thức “mạng nhện”, mọi thứ được liên kết hay kết nối chặt chẽ với nhau.

Social Network liên quan đến việc xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc cũng có thể là giữa các tổ chức với nhau.

Bản chất đằng sau của các nền tảng Social Network và cũng là yếu tố quyết định liệu một Social Network nào đó có tồn tại được hay không đó là lượng người dùng sử dụng.

Vì là “mạng” nên nếu một nền tảng nào đó sau khi được ra mắt một thời gian nhất định mà có rất ít người dùng sử dụng, các nền tảng này hoặc là thúc đẩy thật nhanh (scale) lượng người dùng sử dụng nền tảng (Active) hoặc là chọn cách “rời bỏ cuộc chơi”.

Trợ thủ đắc lực cho các Social Network là nền tảng công nghệ, những công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data hay Machine Learning (ML) là yếu tố mang tính sống còn hay bắt buộc quyết định sự tồn tại của bất cứ Social Network nào.

Cuối cùng, hầu hết các nền tảng Social Network như Facebook, TikTok hay Instagram hoạt động dựa trên cơ chế lan truyền (Viral).

Nghĩa là, một khi một người dùng nào đó gia nhập vào các nền tảng Social Network, các công nghệ đằng sau các nền tảng này có nhiệm vụ đề xuất, hướng dẫn, thúc đẩy họ “hoạt động” nhiều hơn trên nền tảng, đề xuất bạn bè mới để họ có thể kết nối (Add, Connections) là một ví dụ điển hình cho điều này.

Mục tiêu cuối cùng là “mọi thứ cứ thế được lây lan và không ngừng mở rộng.”

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về Social Network là gì?

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về Social Network là gì?
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về Social Network là gì?
  • Social Network đề cập đến việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platforms/sites) dựa trên internet để có thể kết nối. Không có internet thì không có Social Network.
  • Theo số liệu từ Statista, Facebook, YouTube và Instagram là 3 nền tảng Social Network lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022.
  • Những người dùng bình thường sử dụng Social Network để kết nối với bạn bè, người thân, hay với các thương hiệu họ yêu thích.
  • Trong khi các nhà marketer sử dụng Social Network để xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng tiềm năng bán hàng và hơn thế nữa.
  • Tuỳ vào từng nhu cầu hay đối tượng khác nhau, các nền tảng Social Network sẽ được sử dụng theo những cách khác nhau.
  • Một nền tảng Social Network sẽ không tồn tại nếu nó chỉ có một số lượng ít người dùng.
  • Social Network có thể mang lại nhiều lợi ích hay cả những bất cập tuỳ thuộc vào cách các nền tảng được xây dựng và cách những người dùng sử dụng nó.

Lịch sử hình thành Social Networks.

Theo Wikipedia, dưới đây là sơ lược về lịch sử hình thành của khái niệm Social Network là những gì mà thuật ngữ này từng trải qua.

Vào cuối những năm 1890, Émile Durkheim và Ferdinand Tönnies là 2 người đầu tiên đã tiên đoán về ý tưởng của Social Network trong các lý thuyết và nghiên cứu của họ về các nhóm xã hội (social groups).

Tönnies lập luận rằng các nhóm xã hội này có thể tồn tại dưới dạng các mối quan hệ xã hội trực tiếp và cá nhân, liên kết các cá nhân muốn chia sẻ các giá trị và niềm tin với nhau, hoặc các liên kết xã hội (social links) và phi cá nhân.

Durkheim tiếp đó lại đưa ra một cách giải thích phi cá nhân về các dữ kiện xã hội, lập luận rằng các hiện tượng xã hội (social phenomena) nảy sinh khi các cá nhân tương tác với nhau tạo thành một thực tại không còn có thể được giải thích về mặt thuộc tính thông qua các chủ thể cá nhân riêng lẻ.

Những phát triển lớn nhất với Social Network được hình thành vào những năm 1930 bởi một số nhóm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học, nhân chủng học và toán học.

Về tâm lý học, vào những năm 1930, Jacob L. Moreno bắt đầu ghi chép và phân tích có hệ thống về các tương tác xã hội (social interaction) trong các nhóm nhỏ, đặc biệt là lớp học và đội nhóm làm việc.

Trong bối cảnh nhân học, nền tảng cho các lý thuyết về Social Network là công trình lý thuyết và dân tộc học của Bronislaw Malinowski, Alfred Radcliffe-Brown, và Claude Lévi-Strauss.

Về mặt xã hội học, công trình đầu tiên (được công bố vào những năm 1930) của Talcott Parsons đã tạo tiền đề cho việc áp dụng cách tiếp cận theo kiểu mối quan hệ để hiểu về cấu trúc xã hội (social structure).

Bắt đầu từ cuối những năm 1990, các phân tích Social Network do các nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và vật lý học như Duncan J. Watts, Albert-László Barabási, Peter Bearman, Nicholas A. Christakis, James H. Fowler, và những người khác thực hiện.

Mục tiêu chính là phát triển và áp dụng các mô hình cũng như phương pháp mới đối với những dữ liệu mới nổi có sẵn về Social Network trực tuyến (online social networks) và các “dấu vết kỹ thuật số” đầu tiên liên quan đến khái niệm mạng trực tiếp (face-to-face networks).

Social Network được phân loại như thế nào hay những kiểu Social Network chính hiện có là gì?

Trong phạm vi không gian Social Network, các nền tảng cũng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau bao gồm:

  • Social Network về video như YouTube và TikTok.
  • Social Network (đa năng) như Facebook.
  • Social Network hình ảnh như Instagram hay Pinterest.
  • Social Network theo hình thức đăng các nội dung ngắn (miniblog) như Twitter.
  • Social Network việc làm như LinkedIn.

Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian Social Network.

Kể từ lúc ra đời và phát triển đến hiện tại, Social Network cũng như các nền tảng (Socia Media Platforms) đi cùng với nó đã trải qua một chặng đường khá dài, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

  • Vào năm 1997, Social Network (social media site) đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là SixDegrees.com, nền tảng cho phép người dùng tạo hồ sơ, tạo kết nối, nhắn tin…với những người khác trong mạng lưới (networks).
  • Vào năm 2003, Social Network Myspace ra đời. Myspace là một trang Social Network cung cấp mạng lưới thông tin tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, viết blog, lập nhóm, tải hình ảnh lên hay lưu trữ nhạc. Nền tảng đạt hơn 25 triệu người dùng vào năm 2005.
  • Cũng vào năm 2003, tiền thân của Social Network lớn nhất thế giới ngày nay là Facebook chính thức ra đời với tên gọi FaceMash và sau đó đổi tên thành TheFacebook vào 2004. Social Network theo kiểu chuyên nghiệp LinkedIn cũng ra đời vào năm này.
  • Vào năm 2005, Social Network video YouTube thuộc Google (Alphabet) ra đời.
  • Vào năm 2006, Social Network Twitter ra đời. Mặc dù được khai sinh vào 2004, nhưng 2006 mới là năm chính thức Twitter công bố ra mắt.
  • Vào năm 2010, Social Network chia sẻ hình ảnh Instagram và Pinterest chính thức ra mắt.
  • Vào năm 2016, Social Network video ngắn đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là TikTok thuộc công ty mẹ ByteDance.

Vai trò của các nền tảng Social Network đối với xã hội con người nói chung là gì?

Vai trò của các nền tảng Social Network đối với xã hội con người nói chung là gì?
Vai trò của các nền tảng Social Network đối với xã hội con người nói chung là gì?

Đến đây, hẳn là bạn đã có được những góc nhìn tổng quan nhất về khái niệm Social Network, hiểu Social Network là gì và nó được hình thành như thế nào.

Dưới đây là một số vai trò hay lợi ích mà các nền tảng Social Network nói chung có thể mang lại cho xã hội nói chung và người dùng nói riêng.

  • Công cụ kết nối và giao tiếp tức thời.

Khi nói đến vai trò của các nền tảng Social Network như Facebook hay Instagram, khả năng giao tiếp tức thời (và cũng miễn phí) là lợi ích đầu tiên phải kể đến.

Bạn thử hình dung lại thời điểm trước khi các nền tảng Social Network ra đời, khi bạn phải liên hệ với nhau qua điện thoại và hiện tại, bạn hình dung ngay ra điều này.

Chỉ cần có kết nối internet, giờ đây bạn có thể trò chuyện cùng bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay bất cứ ai ở bất cứ lúc nào với Social Network, qua cả âm thanh lẫn video trực tiếp.

  • Social Network là công cụ đắc lực để tìm kiếm thông tin.

Nếu như trước đây, bạn có thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để tìm kiếm thông tin, bạn hoàn toàn có thể làm điều này trên các nền tảng Social Network. Facebook, YouTube hay TikTok là những nơi mà bạn có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn.

  • Social Network cũng là nơi bạn có thể tương tác với các thương hiệu hay những người có ảnh hưởng (Influencer) mà bạn thích. 

Ngoài việc được sử dụng để giao tiếp và kết nối cá nhân, Social Network cũng là nơi bạn có thể chọn để tương tác với các thương hiệu hay doanh nghiệp mà mình yêu thích. Với những người có ảnh hưởng cũng vậy, bạn hoàn toàn có thể theo dõi họ từ đây.

  • Social Network trong hoạt động kinh doanh và Marketing.

Cuối cùng, một trong những vai trò không thể thiếu của các nền tảng Social Network đó là được các doanh nghiệp hay người làm marketing sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và bán hàng.

Với hơn 5 tỷ người dùng (DAU) hoạt động toàn cầu tính đến năm 2022, Social Network thực sự mang đến cho các thương hiệu những cơ hội khổng lồ để bán hàng, kinh doanh và hơn thế nữa.

Các nền tảng Social Network phổ biến nhất trên thế giới.

Tính đến năm 2022, dưới đây là một số nền tảng Social Network phổ biến nhất toàn cầu.

  • Social Network Facebook – gần 3 tỷ người dùng.
  • Social Network chia sẻ video YouTube – hơn 2.5 tỷ người dùng.
  • Mạng giao tiếp xã hội WhatsApp – hơn 2 tỷ người dùng.
  • Social Network chia sẻ hình ảnh Instagram – gần 1.5 tỷ người dùng.
  • Social Network video ngắn TikTok – hơn 1 tỷ người dùng.
  • Social Network chuyên nghiệp LinkedIn – gần 800 triệu người dùng.
  • Social Network Snapchat – hơn 500 triệu người dùng.
  • Social Network chia sẻ hình ảnh Pinterest – gần 500 triệu người dùng.
  • Social Network theo kiểu miniblog Twitter – hơn 400 triệu người dùng.

Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng Social Network là gì?

Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng Social Network là gì?
Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng Social Network là gì?

Trong khi Social Network là “miếng bánh” mà hầu hết các công ty công nghệ đều “thèm khát” vì những những gì mà nó có thể mang lại, chỉ một số rất ít các doanh nghiệp dám theo đuổi con đường này.

Vậy lý do chính ở đây là gì? Câu trả lời là, để có thể xây dựng nên một nền tảng Social Network thành công, doanh nghiệp cần rất rất nhiều nguồn lực, dưới đây là một số yếu tố quyết định chính mà doanh nghiệp cần có.

  • Nguồn lực mạnh về tài chính và con người.

Bởi độ lớn về người dùng mà các nền tảng Social Network cần để tồn tại, hệ thống của họ phải có khả năng xử lý hàng trăm triệu hay hàng tỷ người dùng khác nhau (thậm chí là trong cùng một thời điểm), cũng tương tự nhưng lớn hơn rất nhiều lần so với các nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần rất nhiều tiền để xây dựng nền tảng công nghệ, tuyển dụng nhân tài và cả thu hút một lượng lớn người dùng mới.

  • Để Social Network có thể tồn tại được, nó cần phải có một lượng lớn người dùng.

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có rất nhiều vốn và cũng đã thu hút được rất nhiều nhân tài, tất cả những điều này sẽ không có ý nghĩa gì nếu nền tảng bạn xây dựng không thể thu hút và giữ chân được một lượng lớn (rất lớn) người dùng tham gia.

Như đã phân tích trong các phần ở trên, bởi bản chất vốn có của Social Network là tính có mạng lưới (networks), điều này có nghĩa là nó chỉ có ý nghĩa khi mỗi người tham gia dù là cá nhân hay doanh nghiệp, họ phải có thể xây dựng được một mạng lưới cho riêng họ.

Bạn cứ thử hình dung thế này, một Social Network A nào đó ra đời và bạn tò mò nên đã đăng ký dùng thử, sau đó bạn phát hiện ra rằng xung quanh bạn, từ bạn bè, đồng nghiệp hay cả các thương hiệu bạn yêu thích đều không có ở trên nền tảng đó, điều gì sẽ xảy ra?

Hiển nhiên là, bạn cũng sẽ dần “lãng quên” Social Network đó.

Ngược lại, nếu Social Network có thể thu hút được tất cả các bên này tham gia, như một vòng xoáy liên tục, “mạng” liên tục được xây dựng, kết nối và phát triển, “Social Network” dần dần hình thành.

Điều này cũng giải thích lý do tại sao một số Social Network tại Việt Nam như Lotus (VCCorp) hay Gapo (Gapo) dần biến mất khi nó chỉ có thể thu hút được một lượng nhỏ người dùng.

Mặc dù không có một con số cụ thể để quyết định một nền tảng Social Network có thể “trụ” được, nhưng ít nhất con số đó phải là hàng trăm triệu người dùng trở lên.

Gapo hay Lotus có khoảng dưới 10 triệu người dùng (chỉ bằng 1/10 dân số Việt Nam) nên việc các nền tảng này khó duy trì được cũng là điều dễ hiểu.

  • Nền tảng công nghệ (sản phẩm) cũng là điều kiện mang tính sống còn với các nền tảng Social Network.

Tới đây, bạn lại tiếp tục cứ giả sử rằng, doanh nghiệp của bạn có vốn khá mạnh, bên cạnh đó, vì các chương trình marketing đang tỏ ra rất hiệu quả, bạn lôi kéo rất nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) tham gia vào nền tảng nên từ đó bạn cũng có một lượng người dùng khá lớn (giả sử đủ để bạn có thể đi tiếp).

Khi tất cả mọi người dùng đã gia nhập, hiển nhiên, họ sẽ bắt đầu trải nghiệm, “lướt” và tương tác với những người khác (giả sử bạn bè của họ cũng đang có mặt trên nền tảng), với các thương hiệu mà họ yêu thích (giả sử các thương hiệu cũng đã nhanh chóng gia nhập), cũng như bắt đầu trải nghiệm những thứ nâng cao khác (chẳng hạn như tìm kiếm).

Như là điều tất yếu, sau một quá trình trải nghiệm, nếu các tính năng, giao diện, hay những thứ nâng cao như thuật toán không thể làm hài lòng được họ, họ sẽ chọn cách rời đi và tìm kiếm sang một nền tảng khác. Social Network có thể rơi vào thất bại.

Để có thể tiếp tục hình dung điều này một cách rõ hơn, bạn lại hình dung thế này, bạn gia nhập một Social Network nào đó nhưng nền tảng lại “không thể hiểu” bạn thích hay muốn gì, thậm chí bạn chủ động tìm kiếm cũng không thể thấy, liệu bạn có tiếp tục “lướt” nó.

Hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi lần mở ứng dụng, hàng loạt tin rác ập đến bạn, quảng cáo ngổn ngang không thể kiểm soát…bạn lại chọn cách rời đi.

Nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, một trong những điểm cốt lõi quyết định sự thành công của các nền tảng Social Network như Facebook hay TikTok là thuật toán, mà cụ thể đằng sau nó là AI (trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (công nghệ máy học), Big Data (dữ liệu lớn) và hơn thế nữa.

Không có thuật toán tốt (“chiều” người dùng) thì không có Social Network hay Social Networking.

Khi nói đến các thuật toán của Social Network, thuật toán của TikTok là một trong những thứ đáng tham khảo nhất, nó cũng là thứ giúp TikTok có hơn 1 tỷ người dùng nhanh nhất trong không gian các nền tảng Social Network.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Social Network.

  • Nền tảng Social Network là gì?

Là khái niệm đề cập đến các nền tảng (Platforms, sites) cụ thể, nơi mà người dùng có thể truy cập và tương tác với nhiều các mục đích khác nhau. Các nền tảng Social Network phổ biến có thể kể đến như Facebook hay Instagram.

  • Social Network trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Social Network hay Social Networks có nghĩa là Mạng xã hội, khái niệm đề cập đến cách thức tương tác xã hội (là social và networks) hơn là các nền tảng hay yếu tố công nghệ (là platforms hay technology).

  • Social Network được sử dụng để làm gì?

Như đã phân tích ở đầu bài, tuỳ vào từng đối tượng cụ thể, Social Network có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để giao tiếp, tìm kiếm thông tin hay bán hàng.

  • Sự khác biệt giữa khái niệm Social Network và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) là gì?

Trong khi vẫn thường được sử dụng với tên gọi chung là “Social Network” hay nền tảng Social Network, social network và social media là hai khái niệm khác nhau.

Social Network đề cập đến yếu tố môi trường (mạng lưới – network), tức cách mà người dùng tương tác với nhau, còn Social Media lại đề cập đến nền tảng hay phương tiện (về mặt công nghệ), là nơi cho phép các mạng lưới được hình hành và kết nối.

  • Phân tích Social Network là gì?

Là hoạt động tìm kiếm thông tin và thu thập dữ liệu để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, có thể là để kinh doanh, nghiên cứu hay vì bất cứ mục đích gì khác.

  • Text-based Social Network là gì?

Text-based Social Network là các nền tảng mạng xã hội tập trung vào nội dung văn bản. Twitter là một ví dụ về mạng xã hội theo hướng văn bản.

  • Decentralized Social Network là gì?

Decentralized Social Network là mạng xã hội phi tập trung, khác với các nền tảng mạng xã hội thông thường như Facebook hay TikTok, là các mạng xã hội tập trung, Decentralized Social Network là mạng xã hội do người dùng làm chủ, tất cả các dữ liệu, hay cách họ muốn xem nội dung trên nền tảng đều do họ quyết định.

  • Social Network sites là gì?

Là các trang web mạng xã hội ví dụ Facebook.com, TikTok.com hay Twitter.com.

Kết luận.

Dù với tư cách là người dùng sử dụng Social Network (hay còn được gọi là Mạng xã hội) với mục tiêu giao tiếp hay tìm kiếm thông tin, hay với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, sử dụng Social Network để tương tác với khách hàng tiềm năng, việc hiểu bản chất của các nền tảng Social Network là điều hết sức cần thiết.

Bằng cách hiểu social network là gì và tất cả những lợi ích mà nó có thể mang lại, bạn đang giúp chính bản thân mình có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp và trên nữa là phát triển doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter thêm thử nghiệm cải tiến mới với Photos & Video

Twitter đang thử nghiệm các cải tiến mới đối với trải nghiệm hình ảnh và video trên nền tảng: khi tải lên sẽ có độ phân giải cao hơn và tích hợp YouTube.

Mạng xã hội Twitter xác nhận rằng họ đang thử nghiệm các bản cập nhật vốn được yêu cầu từ lâu bao gồm việc các tweet sẽ có hình ảnh và tích hợp với YouTube để có trải nghiệm video tốt hơn trên nền tảng.

Với những thử nghiệm này, Twitter đang tìm cách giải quyết một số phàn nàn phổ biến nhất từ ​​người dùng của mình.

Khi đăng ảnh lên Twitter, người dùng bày tỏ sự không hài lòng với cách cắt ảnh trong dòng thời gian và mức độ nén ảnh khi tải lên.

Để giải quyết những vấn đề này, Twitter đang thử nghiệm các thay đổi đối với quy trình xuất bản ảnh, bao gồm tùy chọn tải lên hình ảnh chất lượng 4K.

Tính năng nén tệp của Twitter cũng là một chủ đề vốn nhận được nhiều phàn nàn đối với video được tải lên. Để giải quyết vấn đề đó, Twitter đang tìm cách để người dùng xem video chất lượng cao hơn thông qua việc tích hợp YouTube.

Dưới đây là thông tin thêm về các thử nghiệm đã được xác nhận, những thử nghiệm này đang trong quá trình triển khai rộng rãi hơn.

Hình ảnh lớn hơn trong dòng thời gian Twitter.

Twitter đang thử nghiệm một thay đổi đối với các tweet có hình ảnh, hình ảnh sẽ được hiển thị với kích thước đầy đủ trong dòng thời gian của người dùng thay vì bị cắt.

Với bản cập nhật này, những gì người dùng nhìn thấy trong trình soạn tweet sẽ cũng chính là nội dung được xuất bản. Không còn tình trạng hình ảnh bị cắt xén nào nữa, người dùng có thể nhấp vào hình để xem đầy đủ.

Cập nhật này hiện đang được thử nghiệm trong ứng dụng Twitter dành cho iOS và Android.

Tải lên hình ảnh có độ phân giải cao hơn.

Twitter đang thử nghiệm một bản cập nhật cho phép người dùng tweet hình ảnh ở độ phân giải 4K.

Thay đổi này giúp người dùng có thể tweet những bức ảnh có chất lượng cao mà vẫn giữ được chất lượng gốc ban đầu mà không bị nén.

Hiện tại, kích thước tệp tối đa để tải lên hình ảnh trên Twitter là 5MB. Một bức ảnh ở độ phân giải 4K có thể gấp nhiều lần kích thước đó.

Twitter không chỉ định giới hạn kích thước tệp mới sẽ là bao nhiêu, ngoại trừ việc nói tăng chất lượng hình ảnh “lên đến 4K”.

Tích hợp Video YouTube trong dòng thời gian Twitter.

So với các trang web khác, Twitter hiện cung cấp trải nghiệm không đạt tiêu chuẩn khi nói đến các tweet có chứa video và các tweet có liên kết YouTube.

Độ phân giải tối đa cho video trên Twitter là 720p. Nếu người dùng tải lên video ở 1080p hoặc 4K, video đó sẽ bị nén, dẫn đến chất lượng video kém đi đáng kể.

Twitter không tăng độ phân giải cho video như cách nền tảng đã làm với hình ảnh, nhưng đang cố gắng cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho video YouTube.

Với thử nghiệm này, khi người dùng tweet một liên kết đến video YouTube, nó sẽ có thể được phát trong dòng thời gian của Twitter.

Điều này hy vọng sẽ cho phép người dùng xem video ở độ phân giải cao hơn những gì Twitter thường cho phép.

Twitter hiện chỉ đang thử nghiệm các video YouTube nếu được nhúng trên thiết bị iOS.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Mẹo giúp bạn sáng tạo quảng cáo trên TikTok

Với định dạng video ngắn phong phú, quảng cáo trên TikTok đã trở thành một kênh trọng yếu để tiếp cận khán giả trẻ tuổi của bạn theo một cách mới và sáng tạo hơn.

Những đề xuất bên dưới được tổng hợp dựa trên hàng nghìn quảng cáo video thành công trên nền tảng TikTok mà bạn có thể tham khảo.

Truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn một cách rõ ràng.

Hãy để lại dấu ấn với khách hàng của bạn trong vài giây đầu tiên.

Mọi người có xu hướng ‘tiêu thụ’ nội dung video dạng ngắn nhanh hơn nhiều so với các định dạng quảng cáo video khác.

Vài giây đầu tiên trên quảng cáo TikTok của bạn rất quan trọng để thu hút và duy trì sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn hãy làm hấp dẫn họ ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Làm nổi bật nhanh về thương hiệu và duy trì nó.

Hãy duy trì khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Các quảng cáo có hiệu suất tốt nhất thường có xu hướng đưa các thông điệp chính lên đầu quảng cáo.

Đồng thời bạn cũng nên đặt logo hoặc các thành phần của thương hiệu của bạn ở phần đầu quảng cáo.

Tạo thông điệp rõ ràng và ngắn gọn.

Bạn nên sử dụng một câu truyện (storyline) thẳng thắn; đảm bảo rằng bạn cũng đưa ra một thông điệp ngắn gọn, hấp dẫn và đi thẳng vào vấn đề.

Kết thúc bằng một CTA mạnh mẽ.

Lời kêu gọi hành động (CTA) có tác dụng thúc đẩy người xem video thực hiện một hành động nào đó trên quảng cáo của bạn.

Nhấn mạnh hành động mà bạn muốn khách hàng của mình thực hiện, chẳng hạn như “Tải xuống ngay” hoặc “Tìm hiểu thêm”.

Làm cho quảng cáo của bạn được nổi bật.

Hãy tối ưu quảng cáo video của bạn bằng âm thanh / âm nhạc / giọng nói.

Âm thanh có thể giúp bạn tạo ra một sự khác biệt lớn, đặc biệt là trên TikTok.

Thông thường, các video có giọng nói hoặc âm nhạc phù hợp sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Bạn cũng có thể thêm lồng tiếng, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Thêm văn bản.

Văn bản có thể là phần bổ sung cho video của bạn, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Tận dụng stickers.

Stickers hay biểu tượng nhãn dán có thể là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý đến sản phẩm của bạn đồng thời chúng có thể khiến quảng cáo của bạn trở nên tự nhiên hơn.

Hãy sử dụng các tỷ lệ video khác nhau.

Bạn cần thiết kế video thân thiện với thiết bị di động. Thử nghiệm với các định dạng video dọc, vuông và ngang.

So với video ngang, video dọc cũng có thể truyền tải thông điệp sản phẩm của nhà quảng cáo đồng thời định dạng này lại phù hợp với định dạng video trên nguồn cấp tin tức tự nhiên (news feed) của TikTok.

Thử nghiệm với các độ dài khác nhau của video.

Thử nghiệm với các thời lượng video khác nhau để xem video nào phù hợp nhất với quảng cáo, thông điệp và đối tượng cụ thể của bạn.

Thử nghiệm với nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated content).

Người dùng thường thích những nội dung tự nhiên. Để trở nên phù hợp với TikTok và cũng như định dạng của nguồn cấp dữ liệu, bạn nên cố gắng để tạo ra các quảng cáo chỉ dành riêng cho TikTok mà không phải cắt ghép từ các nền tảng khác.

Quảng cáo với nội dụng do người dùng tạo ra (UGC) thường trở nên gần gũi và đầy cảm xúc hơn. Các tính năng như nói chuyện trước ống kính giúp tăng cường khả năng xem qua video của bạn tốt hơn đáng kể.

Cá nhân hóa video cho khách hàng của bạn.

Bạn cần hiểu đối tượng mục tiêu của mình, xem xét đến tính cách của người mua và cách bạn có thể tạo ra nội dung cho từng người trong số họ.

Thu hút cảm tình của khách hàng.

Hãy kể một câu chuyện – một câu chuyện có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Đảm bảo rằng bạn có một dòng cảm xúc được kết nối xuyên suốt giữa tất cả các loại quảng cáo video khác nhau của mình.

Liên tục thử nghiệm.

Không có công thức thành công duy nhất nào cho sự sáng tạo và cũng không có bất cứ một kích thước nào phù hợp hoàn toàn với nền tảng.

Bạn nên liên tục thử nghiệm và thử nghiệm với các quảng cáo của mình.

Mặc dù những mẹo trên đây đã được kiểm chứng là thành công đối với một số doanh nghiệp nhất định, tuy nhiên hãy luôn thử nghiệm và kiểm tra để biết liệu chúng có phù hợp với quảng cáo và đối tượng của bạn hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Trẻ em vẫn xem được TikTok mặc dù chính sách thì chỉ dành cho người từ 13 tuổi

TikTok giới hạn độ tuổi sử dụng là 13 nhưng không có biện pháp ngăn chặn người dưới độ tuổi này xem video.

Trong việc một “TikToker” đăng video bị đánh giá là “truyền bá mê tín dị đoan”, chủ kênh cho biết một trong những lý do khiến cô đăng video này lên TikTok là nền tảng này dành cho độ tuổi trên 13.

Trong điều khoản sử dụng, TikTok cũng ghi rõ: “Dịch vụ chỉ dành cho người từ đủ 13 tuổi trở lên”. Tuy nhiên, không cần phải chứng minh đủ 13 tuổi, người dùng vẫn có thể xem được các video đăng công khai trên nền tảng này.

Trang TikTok.com hiển thị toàn bộ nội dung công khai của người dùng trên toàn thế giới.

Người không có tài khoản sẽ bị hạn chế một số tính năng, như bấm nút Yêu thích, xem bình luận hay lưu video. Các tác vụ vẫn thực hiện được là tìm kiếm video, tìm kiếm người dùng, xem video, chia sẻ video.

Cơ chế này khiến TikTok bị đánh giá là “dễ” hơn cả Douyin – phiên bản TikTok được ByteDance phát triển riêng cho thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, khác với TikTok, người Trung Quốc buộc phải tải ứng dụng Douyin về để sử dụng, không thể truy cập thông qua trình duyệt web.

TikTok không gắn nhãn nội dung hạn chế trẻ em.

Trên một số nền tảng video lớn khác, như YouTube, khi tải video lên, người dùng sẽ được yêu cầu khai báo nội dung có dành cho trẻ em không.

Nếu có, hệ thống sẽ thiết lập giới hạn, để chỉ những người trên 18 tuổi mới có thể xem được. TikTok hiện chưa có tùy chọn này, mà chỉ dừng lại ở việc phân loại video công khai, riêng tư, hoặc chế độ bạn bè.

Một yếu tố khác khiến các chuyên gia lo ngại là việc khai gian tuổi của người dùng.

Dữ liệu nội bộ của TikTok từng được trang The New Yorks Times phát hiện cho thấy khoảng 1/3 trong số 49 triệu người dùng nền tảng này tại Mỹ dưới 14 tuổi, trong khi độ tuổi tối thiểu để dùng TikTok là 13.

“Mối lo ngại đến từ việc những người dưới 13 tuổi có thể nói dối để vượt qua giới hạn độ tuổi, trong khi nền tảng này lại không yêu cầu sự đồng ý từ người giám hộ”, trang này viết.

Thách thức về việc kiểm soát độ tuổi người xem là điều mà hầu hết nền tảng mạng xã hội, như TikTok, YouTube, đều gặp phải.

Theo chuyên gia công nghệ Phạm Hồng Phước, các mạng xã hội này phải liên tục cập nhật các chính sách và áp dụng cơ chế kiểm tra nội dung để đảm bảo sự an toàn cho nền tảng và cho người dùng.

Chẳng hạn, YouTube có chính sách dán nhãn video để kiểm soát chặt hơn các video cho trẻ em, đồng thời người dùng có quyền báo cáo video nguy hiểm để YouTube xử lý.

TikTok mới đây đã cập nhật thêm nhiều điều khoản bảo vệ người dùng nhỏ tuổi. Chẳng hạn, Family Pairing cho phép kết nối các tài khoản trong gia đình, để phụ huynh có thể quản lý việc sử dụng TikTok của trẻ em.

Các tài khoản TikTok từ 13 đến 15 tuổi sẽ được đặt mặc định ở chế độ riêng tư và tắt tính năng đề xuất, livestream cũng như nhận tin nhắn.

“Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên phó mặc việc kiểm soát cho nền tảng, hay tin tưởng vào những kênh mang danh thiếu nhi.

Thiếu nhi mỗi nước không giống nhau, người làm nội dung cho trẻ em cũng chẳng ai như ai. Vậy nên, phụ huynh cần phải để mắt, canh chừng trẻ khi giải trí trên các mạng xã hội”, chuyên gia Phạm Hồng Phước chia sẻ.

TikTok hiện là một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trên cả iOS và Android, ứng dụng này liên tục nằm trong top 5 được tải về nhiều nhất.

Nhiều nội dung guy hiểm cho trẻ em từng xuất hiện trên nền tảng này TikTok. Một bé gái 10 tuổi ở Palermo (Italia) từng quấn thắt lưng quanh cổ để thực hiện “Thử thách Bất tỉnh” trên TikTok, nhưng bị ngạt và chết não.

Italy phải yêu cầu mạng xã hội này chặn những người dùng chưa được xác minh độ tuổi. Ngoài ra, ByteDance chủ sở hữu của TikTok cũng từng bị phạt 5,7 triệu USD, vì vi phạm luật riêng tư của trẻ em tại Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

TikTok và tương lai đầy chông gai

Tham vọng đưa TikTok trở thành ứng dụng toàn cầu của Zhang Yiming tiếp tục gặp nhiều khó khăn dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Thoạt nhìn, phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của trang web ByteDance (công ty mẹ của TikTok) trông tương tự.

Cả hai đều đăng tải những hình ảnh lạc quan, vui vẻ của nhân viên văn phòng và một người cha rạng rỡ nhìn vào màn hình smartphone cùng con trai. Tuy nhiên, nếu kéo xuống cuối trang, sẽ có những khác biệt đáng kể.

Phiên bản tiếng Anh có phần hiển thị 5 thành viên hội đồng quản trị của ByteDance.

Bốn trong số đó là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, gồm: Susquehanna International Group (SIG), General Atlantic, Coatue Management và công ty liên doanh Sequoia Capital. Tiếp đó là sơ đồ tổ chức các pháp nhân nước ngoài quản lý hoạt động của TikTok ở thị trường Mỹ, Australia, Singapore và Anh.

Danh sách thành viên hội đồng quản trị và sơ đồ tổ chức này không xuất hiện trên trang web phiên bản tiếng Trung. Khác biệt này thể hiện những khó khăn ByteDance gặp phải trên con đường toàn cầu hóa.

Thoạt nhìn giao diện Web của ByteDance phiên bản tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng một số chi tiết cho thấy nhiều định hướng quan trọng. Ảnh: SCMP.

Cuộc đấu tranh của ByteDance với sự tồn tại của TikTok và Douyin sẽ là hình mẫu cho các công ty Trung Quốc muốn vươn ra thị trường quốc tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.

Trong khi ByteDance đặt trụ sở ở Trung Quốc, phần lớn doanh thu quảng cáo họ kiếm được lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, làm hài lòng cả hai là điều không hề dễ dàng.

Mặc dù nguy cơ TikTok bị “trục xuất” khỏi Mỹ đã lắng xuống sau khi Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng, ByteDance cũng tạm gác thương vụ bán TikTok tại Mỹ, kịch tính vẫn có thể kéo dài trong tương lai.

“Chính quyền Biden thích một giải pháp toàn thể về cách các công ty Trung Quốc hoạt động tại Mỹ cũng như những lo ngại về việc xử lý dữ liện người dùng”, Paul Triolo, nhà phân tích chính sách công nghệ tại công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group nói.

Triolo cho rằng có nhiều khía cạnh trong cuộc đàm phán hiện có giữa các bên. Biden muốn xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ sự chấp thuận nào.

Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch nào được chính phủ Mỹ đưa ra đều có thể được đón nhận rất khác ở quê nhà TikTok.

Năm ngoái, khi TikTok nỗ lực đạt được các thoả thuận trong thương vụ với Oracle và nhận được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Donald Trump, người Trung Quốc tức giận cho rằng, Zhang Yiming đã “quỳ gối” dưới áp lực của Mỹ.

Đáp lại cơn thịnh nộ của người dân, ByteDane hứa sẽ giữa quyền kiểm soát với hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Zhang Yiming cũng nói sẽ không chuyển giao thuật toán của TikTok sau khi Bắc Kinh bổ sung danh mục kiểm soát xuất khẩu công nghệ.

Trong khi thương vụ chưa đến hồi kết, ông Trump không đắc cử, TikTok vẫn tiếp tục tìm kiếm một thoả thuận, chuẩn bị cho tương lai khó khăn.

Trong thời gian tạm lắng, sự phổ biến của TikTok tại Mỹ đã tăng trở lại. Số lượt tải xuống tăng 33% vào tháng 12/2020, tăng 5,7 triệu lượt so với tháng trước đó. Các nhà quảng cáo cũng đã quay lại với ByteDance sau khi Biden thắng cử.

Ở châu Âu, TikTok cũng đã tăng gần gấp đôi quy mô nhân sự trong những tháng qua và thiết lập văn phòng mới ở London bên cạnh hai văn phòng trước đó.

Trái với những tín hiệu khả quan ở thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh của ByteDance ở Trung Quốc vẫn thấp hơn doanh thu ở các thị trường khác.

TikTok đang có những tháng ngày khá “yên ổn”, nhưng đó không phải tương lai lâu dài.

Chỉ vài ngày sau lễ nhậm chức, chính quyền Biden đã phát đi thông điệp về việc đối đầu Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. “Chính quyền Biden rõ ràng sẽ tập trung vào các rủi ro bảo mật do công nghệ đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Biden sẽ làm tốt hơn về chính sách với những vấn đề rủi ro đến từ ứng dụng nước ngoài”, Justin Sherman, thành viên của tổ chức Sáng kiến Cyber Statecraft của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.

Chuyên gia Dev Lewis của tổ chức nghiên cứu Digital Asia Hub cho rằng chừng nào mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc còn căng thẳng, ByteDance vẫn là mục tiêu bị nhắm tới.

“Dù TikTok có cố gắng tuân thủ bao nhiêu quy định và minh bạch dữ liệu đến mức nào, họ vẫn luôn bị gắn mác một công ty Trung Quốc”, Lewis nói.

Giấc mộng toàn cầu hoá của ByteDance còn trở thành cơn ác mộng khi TikTok chính thức bị Ấn Độ cấm vào tháng 6/2020.

ByteDance đã sa thải hàng trăm nhân viên và tìm cách bán các hoạt động của mình tại thị trường này.

TikTok đang bị kẹt vào nhiều vấn đề phức tạp trong một cuộc chơi không do mình làm chủ. Tham vọng của Yang Zhing khi chọn công ty bằng tiếng Anh thay vì tiếng Trung đang chông gai hơn những gì ông hình dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Cựu CEO Google: Mạng xã hội là chiếc loa cho kẻ ngốc

Thay vì quy trách nhiệm cho Google, cựu CEO công ty cho rằng giới chức Mỹ cần hành động quyết liệt hơn đối với các nền tảng mạng xã hội.

Vào ngày 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ trình đơn kiện Google lên Tòa án Liên bang Washington, cáo buộc công ty này lợi dụng vị thế của mình để gây thiệt hại cho các khách hàng cũng như đối thủ.

Ngay sau đó, Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành Google, đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này, đồng thời cho rằng giới chức Mỹ đã chọn nhầm “mục tiêu”.

“Chúng tôi không hề dự định biến mạng xã hội trở thành bộ khuếch đại cho những kẻ ngốc và điên rồ. Ngành công nghiệp này nên hợp tác với nhau một cách thông minh hơn để tạo ra các quy định”, ông Schmidt chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến do Wall Street Journal tổ chức hôm 21/10.

Cựu CEO cho biết sự có mặt thừa thãi của mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh nền tảng Internet trong tương lai.

Tuy đã rời khỏi hội đồng quản trị Alphabet (công ty mẹ của Google), Schmidt vẫn là một cổ đông lớn. Theo ông, các nền tảng mạng xã hội mới là nơi các nhà lập pháp Mỹ nên nhắm đến.

Theo BloombergYouTube và Google đã cố gắng hạn chế những nguồn thông tin sai lệch về dịch bệnh Covid-19 cũng như chính trị Mỹ trong nhiều năm qua. Hai mạng xã hội lớn trên thế giới là Facebook và Twitter cũng hứng chịu không ít chỉ trích khi để các thông điệp sai lệch lan truyền thời gian gần đây.

Cựu CEO công ty lập luận rằng sự thành công của Google đến từ sự lựa chọn của người dùng, chứ không phải do công ty chèn ép các hoạt động của đối thủ nhỏ hơn.

Quay lại năm 2006, Schmidt là người chủ trì thương vụ mua lại nền tảng YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Sau đó, ông nắm giữ cương vị CEO của Google cho đến năm 2011 và là chủ tịch điều hành của Alphabet cho đến năm 2018.

“Tôi sẽ cẩn thận khi nói về những vấn đề này. Đơn giản là tôi không đồng ý với những cáo buộc. Thị phần của Google không phải là 100%”, ông Schmidt nhận định khi được hỏi về vụ kiện mà Google đang phải đối mặt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

Google Maps: ‘Mạng xã hội kiểu mới’ bạn có biết chưa

Được coi là ứng dụng chỉ đường tốt nhất hiện nay, Google Maps trên thực tế còn tích hợp thêm rất nhiều tính năng rất thú vị theo kiểu ‘mạng xã hội’ mà không nhiều người biết đến.

Vào năm ngoái, Google đã thử nghiệm tính năng cho phép người dùng theo dõi (follow) các tài khoản Local Guide – hay còn gọi những hướng dẫn viên địa phương, chuyên chia sẻ các địa điểm ưa thích của họ trên ứng dụng Google Maps.

Khi bấm nút theo dõi những tài khoản này, người dùng có thể biết được những địa điểm hấp dẫn, thú vị chưa được khám phá, kèm theo những review, nhận xét chi tiết của các Local Guide về các địa điểm này.

Mới đây nhất, Google tiếp tục mở rộng chương trình Local Guide tới tất cả người dùng Google Maps, cho phép bất kỳ ai cũng có thể trở thành một hướng dẫn viên địa phương và thu hút người khác follow mình.

Nói cách khác, Google đang thực sự biến Google Maps trở thành một ‘mạng xã hội kiểu mới’, tập trung vào khía cạnh khám phá, du lịch và trải nghiệm.

Theo đó, kể từ ngày hôm nay, người dùng có thể tự đăng tải hình ảnh, review hay chia sẻ những địa điểm mình từng đi đến lên trên ứng dụng Google Maps trên smartphone.

Ngoài ra, thông qua tính năng Khám phá, mỗi người dùng cũng có thể follow người khác trên Googole Maps để xem những bài viết và thông tin họ chia sẻ.

Có thể thấy, mục profile trên Google Maps sau khi được cập nhật có phần giao diện khá tương đồng như Twitter hay Facebook, khi hiển thị nút Follow kèm theo số lượng Người theo dõi.

Nếu muốn đảm bảo quyền riêng tư, người dùng có thể tùy chỉnh profile sang chế độ giới hạn. Ở chế độ này, người dùng khác nếu muốn follow tài khoản của bạn phải được bạn chấp thuận.

Ngoài ra, Google Maps cũng cập nhật thêm tính năng lọc theo chủ đề trên profole, cho phép bạn theo dõi những chủ đề được đăng tải nhiều nhất bởi Local Guide.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Tham khảo Android Police/Tổ Quốc

Cổ phiếu Twitter ‘nhảy vọt’ khi công bố nền tảng đăng ký tiềm năng

Cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 11.5% sau phiên ngày 8.7. Công ty này cho biết họ đang chuẩn bị tung ra một nền tảng đăng ký mới dưới một mã code có tên Gryphon. Phía Twitter cũng chưa tiết lộ gì về nền tảng mới này, họ chỉ cho biết họ sẽ làm việc với các nhóm ‘Thanh toán – Payments’ và Twitter.com để hoàn thành dự án này.

Cổ phiếu của Twitter đã tăng hơn 11.5% trong phiên giao dịch chiều ngày 8.7 sau khi công ty này đăng tải một danh sách các công việc cho biết họ đang xây dựng một nền tảng đăng ký dưới tên mã code là Gryphon.

“Chúng tôi đang xây dựng một nền tảng đăng ký (subscription platform) mới, một nền tảng có thể được các đội nhóm khác sử dụng lại trong tương lai. Đây là lần đầu tiên với Twitter! Gryphon là một nhóm các kỹ sư web đang cộng tác chặt chẽ với nhóm Thanh toán (payments team) và nhóm Twitter.com”. Phía Twitter cho biết.

Động thái này có thể giúp đa dạng hóa doanh thu của Twitter bên cạnh doanh thu từ quảng cáo, hiện đang chiếm hơn 80%. Vào quý 4 năm 2019 – trước khi Covid-19 làm đóng cửa nhiều mảng lớn của nền kinh tế và các nhà quảng cáo bắt đầu hạn chế ngân sách chi tiêu – doanh thu quảng cáo của Twitter đã tăng 12% so với quý trước.

Giá cổ phiếu tăng cao cũng có thể được thúc đẩy bởi những bình luận từ Bộ trưởng Ngoại giao, Ông Mike Pompeo cho rằng chính phủ Mỹ đang xem xét việc cấm TikTok, trước đó đã bị cấm ở thị trường Ấn Độ.

Việc cấm TikTok có thể sẽ là cơ hội mới cho các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác như Snapchat và Facebook.

Cổ phiếu của Snapchat đã tăng gần 4.5% vào đầu ngày 8.7, trong khi đó giá cổ phiếu của Facebook cũng đang tăng lên đáng kể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

TikTok có thể mất 6 tỷ USD vì bị Ấn Độ cấm

Mạng xã hội video TikTok của Trung Quốc mất hàng trăm triệu người dùng và có thể tổn thất 6 tỷ USD sau khi bị Ấn Độ chặn.

Từng kỳ vọng là thị trường tăng trưởng hàng đầu sau Trung Quốc, đã được đầu tư một tỷ USD vào năm ngoái để mở các văn phòng đại diện và trung tâm dữ liệu, nhân sự cao cấp, nhưng Ấn Độ giờ trở thành cơn ác mộng đối với TikTok.

Forbes dự đoán mạng xã hội mới nổi này có thể tổn thất 6 tỷ USD và mất hàng trăm triệu người dùng vì lệnh cấm tại thị trường lớn thứ hai thế giới.

TikTok là một trong 59 ứng dụng vừa bị chặn tại Ấn Độ, sau xung đột chính trị tại biên giới hai nước thời gian qua. Chính phủ nước này cho rằng phần mềm có nguồn gốc liên quan tới Trung Quốc, nguy cơ gây tổn hại tới chủ quyền, an ninh.

Trong tháng 5, TikTok tại Ấn Độ từng được hơn 100 triệu lượt tải về, gấp đôi so với thị trường Mỹ. Nhưng giờ khi truy cập vào ứng dụng tại Ấn Độ, không còn có bất kỳ video nào hiển thị. Thậm chí, nhiều người dùng còn lên tiếng kêu gọi xoá ứng dụng.

Theo Reuter, CEO Kevin Mayer được cho đã gửi thư cầu cứu, phủ nhận không có bất cứ liên quan nào tới chính phủ Trung Quốc. “Tôi xác nhận chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu chúng tôi cung cấp dữ liệu người dùng TikTok Ấn Độ.

Nếu có đề nghị như vậy trong tương lai, chúng tôi cũng không thoả hiệp”, đại diện của TikTok giải thích.

Ông cũng cho biết trung tâm xử lý dữ liệu của thị trường Ấn Độ đang được đặt Singapore, không phải Trung Quốc. Tuy nhiên theo một thành viên trong chính phủ Ấn Độ tiết lộ, lệnh cấm đối với TikTok sẽ không sớm dỡ bỏ.

Trong khi đó, việc mạng xã hội tới từ Trung Quốc bị chặn là cơ hội để cho các dịch vụ đối thủ có cơ hội tăng trưởng. Roposo, một dịch vụ tương tự nhưng của Ấn Độ, đã có thêm 22 triệu người dùng chỉ sau 48 giờ.

TikTok là nền tảng mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất của công ty Trung Quốc là ByteDance. Ứng dụng hiện có hơn 800 triệu người dùng thường xuyên và cũng đang đứng đầu bảng về khả năng kiếm tiền, vượt qua Youtube trong tháng 4 với doanh thu khoảng 78 triệu USD. TikTok hiện được định giá trên 100 tỷ USD.

TikTok bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 4/2019. Theo thống kê củaWe are Social, TikTok xếp thứ sáu trong số những mạng xã hội được yêu thích tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: Tổng hợp

Instagram sẽ cho phép các nhà quảng cáo mới tạo quảng cáo mà không cần liên kết với Facebook Page

Theo báo cáo của AdWeek, Instagram hiện sẽ cho phép các nhà quảng cáo mới ở một số khu vực tạo các chiến dịch quảng cáo trên Instagram mà không cần phải liên kết với trang Facebook – Facebook Fanpage.

Hình: Getty Images

Theo Instagram:

“Bây giờ bạn có thể tạo quảng cáo Instagram mà không cần có sự hiện diện trên Facebook. Nếu bạn lần đầu tiên quảng cáo một bài đăng từ tài khoản doanh nghiệp Instagram của mình, bạn sẽ không cần phải kết nối với tài khoản quảng cáo Facebook hoặc Trang Facebook.”

Điều kiện quan trọng ở đây là ‘lần đầu tiên’ – hầu hết các nhà quảng cáo trên Instagram đã kết nối hồ sơ của họ với trình quản lý quảng cáo Facebook, như đã được yêu cầu thì những doanh nghiệp đó giờ đây sẽ không có tùy chọn để tắt liên kết hồ sơ Instagram của họ khỏi trang Facebook của mình, tuy nhiên là vẫn có khả năng chạy quảng cáo như bình thường.

Đối với các doanh nghiệp chỉ chọn chạy quảng cáo của họ trên Instagram rõ ràng sẽ không có khả năng quản lý liên kết như vậy thông qua tài khoản quảng cáo Facebook của họ. Thay vào đó, họ sẽ phải chạy chiến dịch quảng cáo của mình và theo dõi hiệu suất quảng cáo trực tiếp trên Instagram.

Để quảng cáo Instagram Post của bạn độc lập với Facebook, bạn sẽ cần phải:

  • Tới hồ sơ của bạn
  • Nhấn vào bài đăng bạn muốn quảng cáo
  • Bên dưới hình ảnh của bài đăng, chọn ‘Quảng cáo’ (promote)
  • Điền thông tin chi tiết về quảng cáo của bạn bằng cách đặt những thứ như ‘Điểm đến’ (Gửi đến khách hàng ở đâu), ‘Đối tượng’ (người bạn muốn tiếp cận), ‘Ngân sách’ (số tiền bạn muốn chi tiêu hàng ngày) và ‘Thời lượng’ (Bạn muốn quảng cáo của bạn chạy bao lâu). Nhấn ‘Tiếp theo’ khi bạn đã hoàn thành các chi tiết này.
  • Để hoàn thành quảng cáo của bạn, hãy nhấn ‘Tạo quảng cáo’ bên dưới phần ‘Đánh giá’
    Instagram lưu ý rằng tùy chọn này sẽ chỉ khả dụng cho các nhà quảng cáo Instagram mới ở Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở giai đoạn này.

Tại sao Facebook lại liên kết với tài khoản quảng cáo Instagram

Như AdWeek lưu ý, một số người đã suy đoán rằng những phản ứng dữ dội gần đây chống lại mạng xã hội về việc không giải quyết được những lo ngại xung quanh những ‘phát ngôn gây thù hận’ và đây cũng là lý do cho bản cập nhật mới này.

Tuần trước, một liên minh của các nhóm dân quyền ở Mỹ đã kêu gọi các nhà quảng cáo lớn tạm dừng chi tiêu quảng cáo Facebook của họ, để ‘nhắn gửi’ một thông điệp tới Facebook và những mạng xã hội khác rằng rằng việc thiếu hành động của họ trước các diễn biến xấu này là không thể chấp nhận được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via AdWeek

  • 1
  • 2