Skip to main content

Thẻ: Website

Phân biệt sự khác nhau giữa Website và Web Application

Trong khi Website và Web Application là 2 khái niệm khác nhau, có không ít người bao gồm cả các Digital Marketer lại hiểu nhầm nó.

Phân biệt sự khác nhau giữa Website và Web Application
Phân biệt sự khác nhau giữa Website và Web Application

Người dùng cuối thường sẽ không phân biệt được những điểm giống và khác nhau của Website và Web Application (Web App). Họ chỉ việc nhập URL và sử dụng kết quả tìm kiếm là được.

Nhưng với những người làm chuyên môn, bao gồm các Digital Marketer, vì bạn sử dụng các nền tảng này để giao tiếp với khách hàng, việc nắm bắt được sự khác nhau này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc.

Website là gì?

Website là một tập hợp các trang web có liên quan chứa hình ảnh, văn bản, âm thanh, video và hơn thế nữa. Nó có thể bao gồm một trang hoặc nhiều trang và nó cung cấp cả nội dung trực quan và văn bản. Có rất nhiều loại website khác nhau hiện tại trang web giáo dục, cộng đồng, tìm kiếm, viết blog,…

Một số website phổ biến như Wikipedia, Google hay Amazon.

Đặc điểm của một Website.

  • Thân thiện với người dùng
  • Có thể dễ dàng tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm
  • Hiển thị nội dung chất lượng
  • Có một bố cục dễ điều hướng

Khi nào bạn cần dùng đến website?

  • Bạn có thể cần một trang web để giới thiệu sản phẩm của mình
  • Trang web giúp bạn thiết lập sự hiện diện của thương hiệu
  • Giúp tạo ra bằng chứng xã hội để người khác có thể thấy những gì bạn đã và đang làm
  • Sử dụng nó để quảng cáo và nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình

Web Application (Web App) là gì?

Web Application là một phần của phần mềm có thể được truy cập bởi các trình duyệt ví dụ như Chrome hay Safari. Nói cách khác, Web Application là website có nhiều chức năng và các yếu tố mang tính tương tác.

Các Web Application có khả năng tùy biến cực cao và có thể thực hiện nhiều tác vụ và chức năng khác nhau. Chúng thường phức tạp hơn và khó xây dựng hơn, đồng thời chúng cần một đội ngũ phát triển phần mềm có kinh nghiệm để tạo ra chúng.

Một số Web Application phổ biến hiện nay như Twitter, Facebook, TikTok, Gmail, Adobe CC hay YouTube.

Đặc điểm của Web Application.

  • Đa nền tảng
  • Dễ dàng thử nghiệm với các bài kiểm tra tự động.
  • Được lưu trữ trên đám mây

Bạn sử dụng Web Application để làm gì?

  • Có thể sử dụng trên mọi nền tảng vì chúng hỗ trợ tất cả các trình duyệt hiện đại
  • Bạn không cần phê duyệt từ cửa hàng ứng dụng để có một web app
  • Người dùng có thể truy cập chúng bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ đâu
  • Có thể sử dụng trên cả thiết bị di động hoặc máy tính để bàn để truy cập dữ liệu
  • Dễ hiểu hơn vì sử dụng cùng một bộ mã trong toàn bộ ứng dụng

Sự khác biệt chính giữa Website và Web Application.

Sự tương tác của người dùng.

Website cung cấp nội dung văn bản và hình ảnh mà người dùng có thể xem và đọc, nhưng điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của trang web hay website.

Với Web Application, người dùng không chỉ xem nội dung trên trang mà còn thao tác dữ liệu. Người dùng có thể tương tác từng người một bằng cách điền vào biểu mẫu hoặc cung cấp dữ liệu cần thiết để tương tác với ứng dụng.

Vấn đề xác thực.

Xác thực không phải lúc nào cũng cần thiết cho các website dựa trên thông tin. Người dùng có thể được yêu cầu đăng ký nhận các bản cập nhật thường xuyên để truy cập các tùy chọn bổ sung, và thế là xong.

Các web app cần xác thực vì chúng cung cấp phạm vi tùy chọn và chức năng/tương tác rộng hơn nhiều so với một trang web. Điều này có nghĩa là bạn phải có tên người dùng và mật khẩu để truy cập vào tài khoản của mình.

Tasks và sự linh hoạt.

Một website sẽ chỉ hiển thị dữ liệu và thông tin được thu thập trên một trang cụ thể khi người dùng đã tìm kiếm.

Trong một web app, các chức năng cao hơn và phức tạp hơn so với các chức năng của một trang web.

Mục đích sáng tạo.

Một website chủ yếu bao gồm những nội dung tĩnh. Điều này có nghĩa là thông tin có thể truy cập công khai cho tất cả khách truy cập.

Web app được thiết kế để tương tác với người dùng cuối. Điều này có nghĩa là nếu không có thông tin đăng nhập bắt buộc, bạn có thể không truy cập được vào bất kỳ dữ liệu nào.

Deployment (Thực thi).

Khi xử lý một website, những thay đổi nhỏ không bao giờ yêu cầu biên dịch lại và triển khai đầy đủ. Bạn chỉ cần cập nhật mã HTML và mọi thứ sẽ được cập nhật.

Trong khi với web app, bạn cần phải biên dịch lại và triển khai lại ứng dụng bất cứ khi nào bạn thực hiện thay đổi.

Phát triển một website là một quá trình tương đối đơn giản. Nhưng việc tạo một web application đòi hỏi kiến ​​thức sâu hơn, nhiều kinh nghiệm hơn và lập kế hoạch nhiều hơn.

Do đó, nắm rõ sự khác biệt giữa chúng giúp bạn hiểu rõ mình cần làm gì và phát triển như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Traffic là gì? Khái niệm Website (App) Traffic trong Marketing

Khi nói đến các mục tiêu của hoạt động marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, thúc đẩy traffic cho website (và ứng dụng), hay thậm chí là cho các cửa hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu, vậy website traffic là gì và doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện chỉ số này.

web traffic là gì
Traffic là gì?

Nằm trong bức tranh lớn hơn đó là Marketing, Digital Marketing, và Kinh doanh, khái niệm Traffic thường được nhắc đến như là một mục tiêu “phải có”, tuy nhiên, có phải traffic nào cũng có giá trị hay liệu có phải chỉ cần tăng traffic là doanh nghiệp có thể có được nhiều khách hàng hơn. Mọi thắc mắc về “Traffic” sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • Traffic là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.
  • Traffic xấu là gì?
  • Traffic tốt là gì?
  • Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.
  • Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.
  • Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
  • Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
  • Một số chiến lược thương hiệu có thể áp dụng để thúc đẩy Traffic.
  • Mối quan hệ giữa Traffic và SEO là gì?
  • Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Traffic là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Traffic có một số ý nghĩa khác nhau trong đó có 2 nghĩa được sử dụng phổ biến nhất là số lượng hay mật độ các phương tiện đang tham gia giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không…) và nghĩa thứ 2 là liên quan đến lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào các website hay ứng dụng cụ thể.

Trong ngành Marketing, Traffic sẽ sử dụng theo nghĩa thứ 2, tức là khái niệm đề cập đến lượng người dùng truy cập vào các website, webpage, site hay ứng dụng (app) cụ thể.

Trong phạm vi bài này, khái niệm Traffic cũng sẽ được hiểu theo nghĩa là người dùng trên các nền tảng công nghệ sử dụng internet.

Web Traffic hay Site Traffic là gì?

Là những traffic từ các nền tảng web ví dụ marketingtrips.com, khái niệm đề cập đến tất cả những người dùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó.

App Traffic là gì?

Ngược lại với web hay website traffic chính là app traffic, là tất cả những người dùng truy cập vào một ứng dụng (mobile app) nào đó. Các ứng dụng chính là những thứ mà bạn đã tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng như App Store của Apple hay CH Play của Google.

Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.

  • Là số lượng người dùng truy cập vào các site, website, webpage hay các ứng dụng (app) cụ thể. Người truy cập được gọi là user hoặc visitor.
  • Khi nói đến Traffic, ngoài đối tượng chính là user hoặc visitor, một số thuật ngữ đi kèm khác là pageviews và sessions. Pageviews mô tả số lượng các Trang (bài viết) mà người dùng đã xem. Sessions có nghĩa là Phiên truy cập, khái niệm mô tả số lần mà một người dùng nào đó truy cập vào một nền tảng cụ thể.
  • Đối với hầu hết các nền tảng thương mại (Commercial Platforms) trên môi trường internet, traffic chính là tài sản. Từ các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee hay Lazada đến các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, traffic hay lượng người dùng truy cập là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp.
  • Ngoài yếu tố số lượng, giá trị của traffic hay người dùng còn được thể hiện qua lượng thời gian mà mỗi người dùng ở lại trên từng nền tảng khi họ truy cập (time on site), hoặc số lần mà họ truy cập trong ngày. Về bản chất, người truy cập ở lại càng lâu và truy càng nhiều lần thì các nền tảng càng được hưởng lợi.
  • Traffic thường sẽ không mang lại bất cứ giá trị gì nếu người dùng chỉ ở lại trên trang chỉ trong vòng vài giây, thậm chí là vài chục giây.

Traffic xấu là gì?

Như MarketingTrips đã đề cập qua ở trên, trong lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, traffic đóng vai trò vô cùng quan trọng và cũng là một trong số các KPIs (chỉ số đánh giá hiệu suất chính) được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.

Tuy nhiên, không phải traffic nào cũng tốt hay không phải cứ có càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng có thêm khách hàng. Tuỳ vào từng chất lượng của traffic mà những gì nó mang lại là khác nhau.

Traffic xấu có thể là các traffic gian lận, người làm marketing sử dụng các thủ thuật (clickbait) để khiến (đánh lừa) người dùng nhấp chuột (click) vào nội dung (chẳng hạn như một mẫu quảng cáo) và truy cập vào website hay ứng dụng của họ trong khi người dùng không hề có ý định truy cập vào các nền tảng đó.

Traffic xấu cũng có thể được hiểu là những traffic kém chất lượng, khi nhà quảng cáo, người làm SEO hay marketing cố tình thu hút những người dùng không liên quan (không phải khách hàng hay đối tượng mục tiêu) đến website.

Trong bối cảnh kinh doanh, khi các doanh nghiệp đầu cần những người dùng chất lượng, tức những người họ có thể chuyển đổi bán hàng, các traffic xấu hầu như vô giá trị.

Ở một bối cảnh khác, traffic xấu cũng thường gắn liền với những website hay nền tảng không có thương hiệu (được sinh ra với mục tiêu gian lận) hoặc được cung cấp bởi các đơn vị làm về dịch vụ “bán” traffic (SEO Agency, Digital Marketing Agency…) nhưng bằng cách gian lận.

Ví dụ, thay vì các đơn vị này cần nhắm mục tiêu đến các người dùng tiềm năng hay các từ khoá liên quan, vì nhiệm vụ của họ là cam kết tổng traffic (giả sử đây là KPIs) cho một website hay ứng dụng cụ thể, họ làm đủ mọi cách chỉ để có được đủ số lượng traffic.

Traffic tốt là gì?

Traffic tốt là gì?
Traffic tốt là gì?

Ngược lại với traffic xấu chính là traffic tốt, khi doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy những người dùng tiềm năng tới website hay ứng dụng của họ.

Ở khía cạnh quảng cáo hay làm Content Marketing, người xây dựng traffic cố gắng nhắm mục tiêu đến những người có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ, hoặc những người có ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của khách hàng.

Ở khía cạnh làm SEO, các SEOer sẽ chỉ tối ưu vào các từ khoá liên quan, với mục tiêu là chuyển đổi bán hàng từ những traffic có được.

Về bản chất tổng thể, một traffic hay người dùng được xem là tốt khi họ hiểu rõ những nội dung mà họ đang tương tác trước khi truy cập (chủ động) và nơi họ truy cập sau đó cũng có những thông tin hay thứ mà họ cần.

Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.

Trong khi traffic là khái niệm chung đề cập đến bất kỳ ai truy cập vào một nền tảng nào đó dù là website hay ứng dụng, nó cũng được phân loại thành các kiểu traffic khác nhau.

Vậy có những kiểu traffic chính là gì, dưới đây là một số loại bạn có thể tham khảo:

  • Paid Traffic (Traffic có trả phí).

Là khái niệm đề cập đến bất cứ traffic nào mà thương hiệu hay doanh nghiệp có được từ các hoạt động có trả phí. Từ các hoạt động quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) đến quảng cáo từ khoá trên công cụ tìm kiếm của Google (Google Ads), những traffic hay người dùng có được đều được gọi là Paid Traffic (traffic có trả phí).

  • Organic Traffic (Traffic tự nhiên).

Ngược lại với Paid Traffic chính là Organic Traffic, là tất cả những traffic hay người dùng truy cập mà doanh nghiệp có được nhưng không phải trả phí.

Từ các traffic có được thông qua các bài đăng tự nhiên trên mạng xã hội Facebook, đến các traffic từ hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hay những người dùng truy cập trực tiếp vào website đều được coi là Organic Traffic.

  • Search Traffic (Traffic tìm kiếm).

Là tất cả những traffic đến với ứng dụng (app) hay website thông qua công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google hay Yahoo), bao gồm cả những traffic từ quảng cáo tìm kiếm (Google Ads) lẫn traffic tự nhiên (SEO).

  • Direct Traffic (Traffic trực tiếp).

Là những người dùng chủ động truy cập trực tiếp vào website từ trình duyệt (Google Chrome), ví dụ như khi bạn gõ marketingtrips.com vào thanh trình duyệt và truy cập vào website, bạn sẽ được đếm trong phần Direct Traffic.

  • Referral Traffic (Traffic giới thiệu).

Referral Traffic là gì? là tất cả những traffic đến với website từ các website hay ứng dụng khác, trong một số trường hợp, traffic đến từ một số công cụ tìm kiếm cũng được xem là Referral Traffic.

  • Mobile Traffic.

Là những traffic hay người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động. Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, phần lớn các website ở trong các ngành hàng khác nhau, hơn 50% người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động.

Tượng tự theo nền tảng, chúng ta cũng có khái niệm Tablet Traffic hay PC Traffic.

  • iOS Traffic và Android Traffic.

Nếu người dùng truy cập vào website hay ứng dụng (app) từ các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS (của Apple) thì được gọi là iOS Traffic, và từ hệ điều hành Android thì gọi là Android Traffic, 2 khái niệm này thường được sử dụng để phân tích ứng dụng (App).

Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.

Mặc dù traffic là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm này, dưới đây là một số hiểu lầm thường thấy.

  • Mọi traffic đều tốt, càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng hưởng lợi: Như đã đề cập ở trên thì bạn thấy rằng không phải traffic nào cũng tốt và mang lại lợi ích cho doanh nghiêph (khách hàng), thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu bạn cố tình gian lận để có được traffic, website sẽ bị phạt (từ các nền tảng quảng cáo và công cụ tìm kiếm) và doanh nghiệp còn bị thiệt hại nhiều hơn. Có không ít nhà quảng cáo bị Google cấm quảng cáo vì cố tình thu hút khách hàng về các Trang có nội dung vi phạm. Hay các gian lận như Buff SEO cũng khiến website bị giảm thứ hạng hoặc có thể bị xoá khỏi công cụ tìm kiếm.
  • Bất cứ ai nhấp chuột và truy cập vào website hay ứng dụng đều được tính là một người dùng: Sự thật là, traffic chỉ bao gồm các lượt truy cập hợp lệ, khi bạn nhấp chuột để truy cập vào một website nhưng vì một lý do nào đó ví dụ như mất kết nối internet, web tải chậm khiến bạn không vào được Trang hay bạn chỉ truy cập được vài giây (khoảng dưới 3-5s), khi này traffic sẽ không được tính (bởi các công cụ đo lường).
  • Một website có traffic cao sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn: Trong khi số lượng người dùng truy cập vào một website cũng là một dấu hiệu xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, các traffic không hợp lệ, traffic xấu, hay thời gian người dùng ở lại thấp lại có tác dụng phụ, tức khiến các website có chất lượng thấp hơn.

Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Đến đây, bạn thấy rằng, dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, dù đó là thương mại điện tử, bán lẻ (retail) hay F&B, traffic đều đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số lợi ích chính mà traffic có thể mang lại.

Ngay cả khi bạn là thương hiệu mới hay thương hiệu đã có mặt lâu năm trên thị trường, bạn vẫn đều cần đến độ nhận biết (thường xuyên) về thương hiệu.

Traffic hay số lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của bạn chính là một minh chứng hữu hình nhất cho thấy liệu người dùng hay khách hàng tiềm năng có biết và quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead).

Nếu những traffic mà bạn đang nỗ lực xây dựng là traffic tốt, những người dùng này rất có tiềm năng để trở thành người sẽ mua hàng của bạn trong tương lai.

Với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, không có traffic đồng nghĩa với việc không có khách hàng tiềm năng hay không bán được hàng.

  • Gia tăng doanh số bán hàng.

Cuối cùng, mục tiêu còn lại của mọi doanh nghiệp khi xây dựng traffic đó chính là để bán hàng, một lần nữa, các traffic tốt sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn và bán được nhiều hàng hơn, từ đó doanh số bán hàng sẽ tăng lên.

Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Tron khi việc xây dựng traffic là điều rất cần thiết, nhiều marketer đã không thể thúc đẩy được chỉ số này vì nhiều lý do khác nhau, dưới đây là những gì bạn thường thấy.

  • Mức độ thân thiện của website với thiết bị đi động.

Khi bạn biết rằng phần lớn người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động bạn hiểu là chất lượng hay mức độ thân thiện của website đó với thiết bị di động sẽ tác động trực tiếp đến cách họ tương tác với website.

Một website dễ điều hướng, có tốc độ tải trang nhanh (dưới 5s), hay người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các nội dung họ cần chính là chìa khoá.

  • Trải nghiệm (UI, UX) của người dùng với website và ứng dụng (app).

Giả sử rằng, khi bạn thấy một mẫu quảng cáo nào đó có nội dung bạn thích và họ cũng bán các sản phẩm bạn cần, tuy nhiên sau khi truy cập, mọi trải nghiệm bạn có được trên nền tảng đều không thể chấp nhận được thì điều gì sẽ xảy ra, bạn có ở lại trên đó lâu không hay có sẵn sàng truy cập lại đó không?

  • Chất lượng nội dung có trên nền tảng.

Khi một người dùng truy cập vào website, mọi thứ mà họ tương tác đều xoay quanh thuật ngữ nội dung (Content), chất nội dung nội dung quyết định trực tiếp đến cách họ tương tác với nền tảng.

Rõ ràng là bạn không thể muốn truy cập vào một website có chất lượng nội dung kém, không cung cấp bất cứ nội dung hữu ích nào đến bạn, hay thậm chí là các định dạng nội dung không phù hợp với sở thích cá nhân của bạn.

  • Chất lượng của các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo.

Trong trường hợp bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí để thúc đẩy traffic cho website, khi nội dung có trên quảng cáo không phải là những thứ mà khách hàng cần hay bạn đang phân phối quảng cáo đến sai đối tượng, bạn cũng không có được traffic hay nói cách khác là bạn không thể khiến họ nhấp vào quảng cáo để truy cập vào nền tảng.

  • Chất lượng hay mức độ phù hợp của các từ khoá.

Ngược lại với cách làm trên, nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy traffic thông qua hoạt động SEO, tức tối ưu hoá thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs), từ khoá cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu bạn sử dụng các từ khoá có ít người tìm kiếm (Volume Search) hay các từ khoá đó không được nhập bởi những khách hàng tiềm năng của bạn, traffic khi này hoặc là rất ít hoặc là không mang lại giá trị.

Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).

Một khi bạn đã bắt đầu nhận thức rõ được giá trị của traffic hay là những gì mà nó có thể mang lại, bạn cũng cần theo dõi và đo lường thường xuyên chỉ số này.

Để có thể đo lường và đánh giá chất lượng của các traffic hay người dùng, dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:

  • Google Analytics: Là công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google và cũng là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường traffic.
  • Similarweb: Có thể nói là công cụ phổ biến thứ 2, Similarweb giúp bạn đo lường và phân tích nguồn traffic từ các nơi khác nhau, nó cũng cho phép bạn kiểm tra traffic của các đối thủ cạnh tranh.
  • Ngoài 2 công cụ nói trên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích SEO khác để hỗ trợ phân tích traffic như: Ahrefs, Moz, SEMrush, Keywordtool…

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.

  • Kéo traffic là gì?

Là khái niệm mô tả các hoạt động được thực hiện với mục tiêu là gia tăng hay thúc đẩy traffic, chính là những người dùng truy cập vào các website và ứng dụng.

  • Lượng traffic là gì?

Chính là số lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào một nền tảng nào đó.

  • Nguồn traffic hay Traffic Source là gì?

Trong các phần đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng traffic cũng được phân loại thành các kiểu khác nhau như Organic Traffic hay Direct Traffic, nó chính là các nguồn traffic, tức nơi mà sau đó người dùng đã truy cập vào website.

  • Traffic trong kinh doanh là gì?

Ngoài việc được sử dụng để mô tả những người dùng trên các nền tảng trực tuyến, khái niệm traffic còn được sử dụng để mô tả những người ghé thăm các cửa hàng (vật lý) nào đó với mục tiêu là xem sản phẩm và mua hàng.

Do đó, trong phạm vi kinh doanh nói chung, traffic miêu tả số lượng tất cả những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp.

  • Traffic Acquisition Cost là gì?

Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (Traffic Acquisition Cost) bao gồm các khoản thanh toán mà một doanh nghiệp cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet trả cho các công ty liên kết và trực tuyến khác; để các công ty này chuyển hướng lưu lượng truy cập của người dùng và doanh nghiệp đến website của nó.

  • Invalid Traffic là gì?

Là những traffic không hợp lệ, với các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá chất lượng của các website (kèm theo hình phạt với những website có nhiều traffic không hợp lệ, hay traffic gian lận).

  • Lượt traffic là gì?

Là từ đồng nghĩa với lượng traffic, đó chính là số lần người dùng truy cập một website nào đó, tuỳ vào từng tình huống, lượt traffic có thể là người dùng (user) hay số phiên truy cập (session).

Kết luận.

Với tư cách là những người làm digital marketing, như bạn có thể thấy, traffic (tốt) là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu mà các hoạt động marketing hướng tới.

Bằnh cách hiểu chính xác traffic là gì, hay cụ thể hơn traffic như thế nào là tốt hay chất lượng, bạn rõ ràng là có nhiều khả năng hơn để tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi bán hàng, thúc đẩy doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

Branding: Học được gì từ sự hiện diện kỹ thuật số của Tesla và Ford

Phong cách thiết kế website của Ford và Tesla chứa đựng những bài học cho người làm marketing về sức mạnh của sự hiện diện kỹ thuật số – Branding.

Branding: Học được gì từ sự hiện diện kỹ thuật số của Tesla và Ford

Theo dữ liệu từ Salesforce, từ các mặt hàng đơn giản như quần áo đến các sản phẩm công nghệ cao hay thậm chí là xe hơi, hơn 87% hành trình của người mua bắt đầu trực tuyến.

Cũng bởi lý do này, ngay cả các thương hiệu lớn trên toàn cầu vẫn không ngừng đầu tư vào sự hiện diện trực tuyến của họ (bên cạnh các khoản chi tiêu lớn khác cho kênh ATL như quảng cáo truyền hình, quảng cáo tạp chí hay bảng quảng cáo).

Tuy nhiên, trong khi các thương hiệu “mới nổi” tỏ ra nhanh nhạy hơn và sáng tạo hơn, các thương hiệu lâu đời hơn thể hiện sự quá chậm chạp trong việc nhận biết và tận dụng các cơ hội mới.

Lấy Ford là một ví dụ: Mặc dù từng là thương hiệu tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô, nhà sản xuất này vẫn tập trung quá mức vào các kênh ATL, và hầu như bỏ ngỏ khoảng không kỹ thuật số cho Tesla, một thương hiệu còn khá non trẻ trên thị trường.

Để có một cái nhìn tổng quan hơn về khả năng hiện diện trực tuyến của hai thương hiệu và cách họ hiểu đối tượng mục tiêu của mình, dưới đây là một số phân tích cụ thể.

Điểm nhanh về hành vi mua xe hơi của người dùng lúc bấy giờ.

Theo số liệu nghiên cứu năm 2020 từ DataReportal, “người Mỹ trung bình dành 7 giờ 11 phút để xem màn hình mỗi ngày”, cao hơn mức trung bình của toàn cầu (4-6 giờ).

Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch, khi hầu hết các cửa hàng (bao gồm cả các showroom ô tô) phải đóng cửa và hoạt động trực tuyến, khoảng thời gian được sử dụng trên các nền tảng trực tuyến còn tăng cao hơn nhiều.

Điều này có ý nghĩa gì với các thương hiệu xe hơi?

Internet rõ ràng là nơi người tiêu dùng bắt đầu quá trình khám phá các thương hiệu và hình thành những ‘thành kiến’ nhất định với các thương hiệu họ tìm thấy, (và cũng là nơi họ thực hiện các hành vi mua sắm ngay cả với các sản phẩm xa xỉ như xe hơi).

Trên thực tế, theo số liệu từ tờ The New York Times, thế hệ millennials (Gen Y) của Mỹ đã vượt qua thế hệ “cha anh” (baby boomers) của mình trong việc mua sắm xe hơi.

Trong khi đó, Gen Z đang nhanh chóng nổi lên như những người có ảnh hưởng quan trọng đến sở thích và quyết định mua hàng của các đồng nghiệp của họ.

Mặc dù thế hệ này chưa phải là phân khúc mục tiêu của các thương hiệu xe hơi nhưng rõ ràng vì họ là những “người bản địa kỹ thuật số”, các hành vi mua sắm sau này của họ sẽ được xây dựng ngay từ bây giờ, trên các nền tảng trực tuyến.

Nếu 2021 website của Ford vẫn là một phòng trưng bày, đội ngũ bán hàng của thương hiệu này có lẽ đã phải gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong thế giới trực tuyến, website được ví như là ‘cánh cửa đa năng’ của thương hiệu.

Tương tự như các phòng trưng bày (showroom) ngoại tuyến, website có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng tiềm năng về thương hiệu và khả năng họ tương tác với nó.

Theo số liệu nghiên cứu của Đại học Stanford, 75% người dùng đánh giá độ tin cậy của một thương hiệu thông qua thiết kế web (UX, UI…) của thương hiệu đó.

Website của Ford.

Lướt nhanh qua trang chủ (homepage): Sau một hình ảnh đại diện lớn của thương hiệu, các tầng nội dung được sắp xếp theo kiểu các lớp hay khối xếp sát vào nhau và được tách biệt nhau bởi những đường gạch, về bản chất, cách thiết kế này chỉ hướng được người dùng lướt nhanh và xem ảnh chứ không có nhiều động cơ để tương tác hay nhấp vào.

Về phần nội dung, Ford sử dụng CTA với tên gọi “Join the Electric Revolution” (tham gia cuộc cách mạng xe điện cùng chúng tôi), đọc qua thì CTA này có vẻ hấp dẫn nhưng thực chất không mang lại giá trị gì cho người dùng (không có bất cứ sự khác biệt nào).

Một CTA hay lời kêu gọi hành động hiệu quả là tiêu đề gợi lên được yếu tố cảm xúc của người đọc, phải càng cụ thể càng tốt (và hãy nhớ rằng chưa tới 20% người dùng mong muốn đọc một đoạn văn bản dài trên landing page).

Lướt đến phần menu có lẽ là phần khó chịu nhất, thay vì rê chuột và xem nội dung (con) trước khi nhấp chuột, Ford bắt người dùng phải nhấp vào mới có thể xem được nội dung.

Có lẽ Ford chưa hiểu rằng người dùng không muốn nhấp chuột quá nhiều lần khi tương tác với các mẫu nội dung trên trang.

So sánh với thiết kế của Tesla (hiện có thứ hạng cao hơn Ford).

Mặc dù là “tay chơi mới nổi” trên thị trường xe hơi, website của Tesla có phần hiện đại hơn “đàn anh” Ford của mình.

Các CTA rõ ràng và có mục tiêu điều hướng người dùng qua các hành động kế tiếp, điều này cho phép người dùng tiếp tục hành trình của mình một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi cũng cao hơn.

Ở phần trang đích (landing page) bán hàng, ngoài một loạt các hình ảnh và video trải nghiệm, cũng như các mô tả ngắn gọn về sản phẩm, tính năng trò chuyện là một cách hay ho khác để kết nối nhiều hơn với người tiêu dùng.

Thay vì chỉ thiết kế như một phòng trưng bày một chiều, Tesla xây dựng website của họ như một cửa hàng hai chiều, nơi người dùng có thể hỏi và trò chuyện với nhân viên bán hàng bất cứ khi nào họ muốn.

Khi kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng tăng, khoảng cách giữa thế giới thực tế ảo và vật lý không còn quá lớn, sự hiện diện kỹ thuật số của thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Không chỉ đối với các công ty khởi nghiệp mà ngay cả với các thương hiệu lớn, tất cả mọi vị thế đều có thể bị thay đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Sức mạnh của một website có nội dung tốt đối với thương hiệu

Nếu mục tiêu của thương hiệu là người dùng, khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa, một website tốt là điều kiện cần nên có.

Sức mạnh của một website có nội dung tốt

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, website là nền tảng trọng tâm của đa số các doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu mang lại chuyển đổi và doanh thu, website còn có trách nhiệm xây dựng nhận thức về thương hiệu và các mục tiêu kinh doanh lớn hơn.

Khi một khách hàng tiềm năng dừng lại trên website của thương hiệu để tìm kiếm các thông tin liên quan, hay có ý định mua một thứ gì đó, một cảm xúc tổng thể về website và chất lượng nội dung có trên đó là yếu tố quyết định.

Theo số liệu từ SWEOR, có đến 57% người dùng internet từ chối các quyết định mua hàng với một website có trải nghiệm kém. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ mất vài giây ban đầu để người dùng hình thành nhận thức và đánh giá về một doanh nghiệp nhất định.

Chất lượng một website ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định.

Trên một trang website bất kỳ, mọi thương hiệu đều muốn truyền tải các thông điệp của mình đến với người tiêu dùng tiềm năng. Ngoài việc thương hiệu cần thể hiện được sự khác biệt của họ, nội dung (content) cũng là yếu tố quyết định liệu khách truy cập có khả năng trở thành khách hàng và ủng hộ cho thương hiệu hay không.

Nội dung trên website phải đủ hấp dẫn để truyền tải một giọng điệu có thể nhận diện và một chân dung riêng biệt (unique persona). Bên cạnh đó, phong cách và ý tưởng trình bày nội dung cũng nên nhất quán trên tất cả các trang để giữ chân người dùng.

Cuối cùng, yếu tố địa phương hay cá nhân hoá cũng quan trọng không kém. Nếu bạn đang muốn nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng cụ thể nào đó, cách sử dụng từ tạo cảm giác thân quen với họ là điều bạn nên làm.

Một website đủ tốt có thể làm được gì.

Giữ chân đối tượng mục tiêu.

Với một website được thiết kế gọn gàng và nội dung tốt, bạn sẽ luôn tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng tiềm năng hay đối tượng mục tiêu của mình. Bất cứ khi nào người dùng cảm thấy tích cực, họ sẽ quay lại.

Tạo ra những ấn tượng tích cực về thương hiệu.

Những nội dung được viết và trình bày cẩu thả là nguyên nhân chính khiến khách hàng rời bỏ một website. Ngược lại, chưa biết sản phẩm hay dịch của bạn tốt đến đâu, kể từ khi họ truy cập website và có được những cảm xúc tích cực, họ có ấn tượng rất tốt về thương hiệu và sẵn sàng tìm hiểu thêm nhiều hơn sau đó.

Xây dựng và củng cố niềm tin trong lòng người tiêu dùng.

Nội dung của một website không phải lúc nào cũng được sử dụng trực tiếp cho mục tiêu bán hàng. Thay vào đó, nội dung phải kết hợp được giữa bán hàng và thông tin để có thể giữ chân người đọc được lâu hơn.

Để có thể gia tăng mức độ trải nghiệm và lòng tin của khách hàng, việc chia sẻ những trải nghiệm trước đó của các khách hàng khác là điều rất cần thiết. Người tiêu dùng có xu hướng tự tin ra quyết định hơn khi họ biết rằng họ “không phải là người đầu tiên dùng thử sản phẩm” của thương hiệu.

Ngoài ra, một website có nội dung tốt và được thiết kế chuyên nghiệp cũng mang lại cho thương hiệu của bạn một danh tiếng tốt. Danh tiếng này sẽ thúc đẩy những cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu.

Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu nội dung của thương hiệu đủ tốt để giữ khách hàng ở lại tìm hiểu lâu hơn, hiển nhiên, động cơ mua hàng của họ cũng có xu hướng cao hơn. Tuy nhiên, nội dung tốt thôi còn chưa đủ, nó cần kết hợp chặt chẽ với các lời kêu gọi hành động đủ mạnh.

  • CTA bằng văn bản mỏ neo (Anchor Text) có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 121%.
  • CTA với các từ khóa tìm kiếm đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 87%.

Nội dung tốt giúp thúc đẩy SEO.

Với các công cụ tìm kiếm như Google, trải nghiệm và thời gian ở lại trên trang (time on site) của người dùng là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website trên các trang tìm kiếm.

Việc lòng ghép các từ khoá liên quan đến các trang nội dung trên website là một yêu cầu khác để tối ưu nội dung với các công cụ tìm kiếm.

Nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu.

Về cơ bản, khó có thể xây dựng được lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) hay thậm chí là nhận biết về thương hiệu (Brand Awareness) nếu người dùng không tương tác thường xuyên với các nội dung của thương hiệu.

Khi người dùng có được những cảm xúc tích cực với những nội dung được cung cấp trên website, họ không chỉ có xu hướng hành động nhiều hơn mà còn giới thiệu nó đến với bạn bè và những kết nối của họ.

Marketers nên làm gì để tạo ra một website với nội dung tốt:

Để có được một website hấp dẫn người truy cập, bạn nên:

  • Luôn luôn nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh (đối thủ gần nhất).
  • Đổi mới và phát triển các ý tưởng mới cho cấu trúc nội dung.
  • Đừng viết lặp nội dung trừ khi bạn có các cập nhật mới.
  • Cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành nghề liên quan.
  • Luôn tự hỏi liệu khách hàng của mình có đang nhận được những cảm xúc tích cực khi truy cập website hay không.
  • Sửa và cập nhật giao diện nếu có thể.
  • Người tiêu dùng có xu hướng thích hơn với các số liệu thống kê.

Khi thế giới đang hướng tới một không gian số với ít cookies được theo dõi hơn bởi các nền tảng thứ ba, các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất như website của thương hiệu là tài sản quý giá nhất doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Amazon sẽ gỡ bỏ Alexa từ ngày 1/5/2022

Theo tờ The Verge đưa tin, dịch vụ xếp hạng website Alexa sẽ ngừng hoạt động từ ngày 1 tháng 5 năm 2022.

Amazon sẽ gỡ bỏ Alexa

Amazon sẽ sớm đóng cửa Alexa Internet, một dịch vụ cung cấp tính năng phân tích lưu lượng truy cập và đánh giá website đã hoạt động trong hơn hai thập kỷ.

Alexa được thành lập vào năm 1996 và được Amazon mua lại vào năm 1999, tức khoảng 15 năm trước khi gã khổng lồ thương mại điện tử này ra mắt công cụ trợ lý kỹ thuật số (digital assistant) với cùng tên gọi.

Alexa được biết đến rộng rãi qua tên gọi Alexa Rank, một công cụ xếp hạng các website phổ biến trên toàn cầu, với những thông tin (về mức độ phổ biến) thường xuyên được tham chiếu từ các nền tảng tin tức đại chúng như Wikipedia.

Trong một bài đăng, đội ngũ Alexa.com cho biết công ty đã ngừng cung cấp các đăng ký mới dịch vụ từ ngày 8 tháng 12 năm 2021 vừa qua và sẽ đóng cửa website này vào ngày 1 tháng 5 năm 2022 tới.

Alexa cho biết:

“25 năm trước, chúng tôi thành lập Alexa Internet. Và sau hai thập kỷ giúp bạn tìm kiếm, tiếp cận và chuyển đổi các đối tượng kỹ thuật số của mình, chúng tôi đã đưa ra quyết định hết sức khó khăn là ngừng sử dụng Alexa.com từ ngày 1 tháng 5 năm 2022.

Cảm ơn bạn đã coi chúng tôi là tài nguyên hỗ trợ nghiên cứu nội dung, phân tích yếu tố cạnh tranh, nghiên cứu từ khóa, và nhiều hơn nữa.”

Theo Alexa, người dùng có trả phí các dịch vụ của Alexa có thể xuất dữ liệu của họ và xóa tài khoản của họ trong những thời gian tới.

Ngoài Alexa, một số dịch vụ thay thế tương tự bạn có thể sử dụng là SimilarWeb, Tranco hay ComScore.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Trong vòng 10s sau khi vào website của thương hiệu người dùng muốn thấy gì

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng sự hiệu quả cho website của mình bằng cách cung cấp cho khách hàng những gì họ cần khi truy cập, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Trong vòng 10s sau khi truy cập website của thương hiệu người dùng muốn thấy gì

Để có thể cung cấp nhanh cho khách hàng những gì họ cần khi truy cập vào website (Traffic), thương hiệu cần trả lời các câu hỏi sau (được tham khảo từ Red Website Design).

  • Bạn đang bán cái gì?
  • Tại sao người truy cập nên quan tâm?
  • Chi phí khách hàng cần bỏ ra là như thế nào?
  • Điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ hay thương hiệu khác?
  • Website của bạn có dễ dàng điều hướng (thao tác) hay không?
  • Có bất kì ai khác đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?
  • Bằng cách nào khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu?
  • Khách hàng có dễ dàng tìm thấy cách để liên hệ với thương hiệu không?

Bạn đang bán cái gì?

Ở những giây đầu tiên sau khi truy cập, khách hàng muốn biết thực chất bạn đang bán cái gì, sản phẩm hay dịch vụ gì. Đừng để khách hàng hiểu nhầm về những gì bạn đang cung cấp.

Tại sao người truy cập nên quan tâm?

Sau khi hiểu cơ bản về bạn, người dùng bắt đầu đặt ngược lại câu hỏi tại sao họ phải cần quan tâm đến những gì thương hiệu cung cấp. Sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu có thể giúp cải thiện cuộc sống của họ như thế nào.

Nó có thể làm giảm đi các “nỗi đau” mà khách hàng đang phải đối mặt hay không hay những lợi ích mà khách hàng có được sau khi sử dụng chúng là gì.

Chi phí khách hàng cần bỏ ra là như thế nào?

Để có thể có được những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại, khách hàng phải chi trả bao nhiêu, nó có xứng đáng không.

Trong khi bạn không nhất thiết phải thể hiện giá ở trang chủ, tuy nhiên cần hiển thị cách để khách hàng có thể xem nó bất cứ lúc nào chỉ sau 1-2 lần nhấp chuột.

Một trong những mẹo nhỏ để “chi phí khách hàng bỏ ra sẽ thấp hơn” đó là nên hiển thị giá sau khi khách hàng đã trải nghiệm đủ những thông tin về lợi ích sau sử dụng.

Khách hàng thường kỳ vọng nhận được nhiều hơn so với những gì họ bỏ ra do đó các thương hiệu tốt nhất nên tìm cách “hạn chế kỳ vọng” của khách hàng và sau đó cung cấp vượt trội hơn so với những gì mà họ đã kỳ vọng.

Điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ hay thương hiệu khác?

Sau đại dịch, ngày càng có nhiều người dùng quan tâm đến “những yếu tố hậu trường” đằng sau các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang mua và sử dụng.

Họ muốn biết nhiều hơn về các câu chuyện của thương hiệu, lịch sử, giá trị, các mối quan hệ hay trách nhiệm với cộng đồng (social proof) của thương hiệu.

Cách tốt nhất để phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh khác đó là xây dựng những nhận diện hay bản sắc thương hiệu khác biệt, trong khi điều cần thiết là bạn cần phải giới thiệu về doanh nghiệp, bạn chỉ nên giới thiệu những khiến bạn trở nên đặc biệt nhất.

Website của bạn có dễ dàng điều hướng (thao tác) hay không?

Trong khi hầu hết (khoảng 80%) người dùng truy cập website của thương hiệu là từ thiết bị di động, việc tối ưu một giao diện đơn giản để khách hàng thể lướt, chọn xem thêm hay mua hàng chỉ trong vài lần nhấp chuột là những yếu tố cơ bản nhất thương hiệu cần đáp ứng.

Có bất kì ai khác đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?

Social Proof là thuật ngữ mà tất cả các marketer đều nên cần áp dụng cho website của họ, đặc biệt là các website có tính năng (trực tiếp hoặc gián tiếp) bán hàng.

Về mặt tâm lý, rất ít khách hàng muốn họ là người đầu tiên sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu vì họ cho rằng điều này không an toàn.

Trước khi ra quyết định mua hàng, họ cần biết sản phẩm đó đã được nhiều người (người càng tương tự như họ thì sức ảnh hưởng về mặt cảm xúc càng lớn) sử dụng hay chưa, nó có đáng tin không, an toàn không.

Bằng cách nào khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu?

Hiển thị đầy đủ các thông tin về sản phẩm hay cả những “người đã sử dụng” sản phẩm có thể vẫn chưa đủ mạnh để khiến khách hàng tin tưởng về một thương hiệu.

Hãy giả sử khách hàng đang truy cập một website mà họ chưa từng nghe nhắc đến hoặc thấy trước đây thì họ có đủ tin tưởng và tiếp tục các hành động mua hàng hay khộng?

Người làm marketing hoăc doanh nghiệp có thể làm giảm bớt sự nghi ngờ của khách hàng bằng các cách như chạy các chiến dịch thương hiệu trước đó, trên website hiển thị nhiều các chứng nhận, thông tin liên kết từ các bên thứ ba, các mối quan hệ đối tác với các thương hiệu khác (với các tên tuổi lớn…) và một số cách làm khác.

Khách hàng có dễ dàng tìm thấy cách để liên hệ với thương hiệu không?

Sau khi trải nghiệm hầu hết các thông tin cần thiết, trong trường hợp khách hàng cần liên hệ với thương hiệu thì trong khoảng tối đa 2 hành động, khách hàng có thể liên hệ được với thương hiệu không.

Đừng quên ngoài cách liên hệ “truyền thống” là qua email hay số điện thoại, khách hàng cũng có thể muốn liên hệ với thương hiệu bằng những cách nhanh hơn và tiện hơn như trò chuyện trực tiếp từ website (qua các ứng dụng chát) hay thông qua các tính năng trò chuyện trực tiếp của Facebook Messenger và Zalo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

3 cách để cải thiện ‘tỷ lệ thoát trang’ của website

Bounce Rate hay tỷ lệ thoát trang của website có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm. Bây giờ là thời điểm để bạn tìm hiểu cách cải thiện nó.

3 cách để cải thiện 'tỷ lệ thoát trang' của website
3 cách để cải thiện ‘tỷ lệ thoát trang’ của website

Google Analytics cho phép bạn đo lường lưu lượng truy cập đến website của mình cũng như hiểu rõ hơn về hiệu suất tổng thể của nó. Một số liệu thống kê bạn không thể bỏ qua trong Google Analytics đó là tỷ lệ thoát của website của bạn.

Google Analytics đo lường tỷ lệ thoát trang của website theo hai cách:

  1. Tỷ lệ thoát trung bình trên mỗi trang (webpage).
  2. Tỷ lệ thoát trung bình của toàn bộ trang (website).

Dưới đây là những thông tin mà các Digital Marketer cần tìm hiểu thêm về tỷ lệ thoát và cách bạn có thể cải thiện tỷ lệ này trên website của mình.

Tỷ lệ thoát hay Bounce Rate được hiểu như thế nào.

Tỷ lệ thoát đề cập đến số lượng người dùng truy cập rời khỏi Trang (webpage) của bạn. Khi họ rời đi, họ đang quay trở lại SERPs (trang kết quả của công cụ tìm kiếm) hoặc website giới thiệu (referring) sau khi chỉ xem một Trang duy nhất trên website của bạn.

Có tỷ lệ thoát thấp là một điều tốt. Tỷ lệ thoát của bạn càng cao, thì xếp hạng của bạn càng xấu trên các công cụ tìm kiếm.

Suy cho cùng, nếu tỷ lệ thoát của bạn thấp, điều đó có nghĩa là mọi người đang thích thú, xem nhiều Trang hơn trên webiste của bạn và đối với cách hiểu trong thuật toán của các công cụ tìm kiếm thì nội dung của bạn đang rất phù hợp.

Sau đây là một số cách để bạn có thể cải thiện tỷ lệ thoát của website (Bounce Rate).

1. Tạo một website thân thiện với thiết bị di động.

Trung bình, có hơn 52% lưu lượng truy cập (traffic) internet đến từ thiết bị di động. Với Google, một trong những yếu tố xếp hạng cho website của bạn chính là mức độ thân thiện với thiết bị di động.

Nếu website của bạn không thân thiện với thiết bị di động, rất có thể mọi người sẽ rời khỏi website của bạn ngay sau khi truy cập. Do đó, bạn nên đảm bảo nó được tối ưu hóa đúng cách về các yếu tố như: giao diện, cỡ chữ, điều hướng…

2. Giảm tốc độ tải trang của website.

Tốc độ trải trang trên website bạn nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát của bạn.

Khi các Trang tải quá lâu, khách truy cập sẽ rời khỏi website ngay lập tức.

Bên cạnh các yếu tố như tối ưu mã code, giảm kích thước tệp hình ảnh, sử dụng bộ nhớ đệm…thì việc lựa chọn gói lưu trữ (Hosting hay Cloud) cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải trang của bạn .

Ban có thể sử dụng những công cụ như Google Page Speed Insights để đo lường tốc độ tải của website của mình. Công cụ này đồng thời cũng đưa ra các đề xuất về các bước bạn có thể thực hiện để cải thiện tốc độ này.

3. Xây dựng chiến lược liên kết nội bộ (Internal Link).

Sử dụng liên kết nội bộ sẽ cải thiện cơ hội mà người dùng truy cập vào website của bạn ở lại và xem lâu hơn. Thay vì họ chỉ xem duy nhất một Trang rồi thoát (tỷ lệ thoát tăng) bạn có thể điều hướng họ nhấp tiếp vào các liên kết (link) với nội dung liên quan.

Theo các công cụ tìm kiếm, các liên kết nội bộ có thể cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách làm cho website thân thiện hơn với người dùng.

Hãy đảm bảo các liên kết nội bộ bạn tạo ra có liên quan đến bài viết họ đang đọc hoặc liên quan đến truy vấn tìm kiếm ban đầu của họ. Thực hiện hiến lược liên kết nội bộ phù hợp, bạn còn có thể cải thiện hiệu suất SEO của mình.

Về lâu dài, việc giảm tỷ lệ thoát của website sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng website của bạn trong SERPs và giúp đảm bảo mọi người dùng luôn theo dõi và thực hiện những hành động mà bạn mong muốn sau truy cập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google cập nhật giá trị lõi của website và trải nghiệm trang

Google giải thích: “sẽ tiếp tục ưu tiên các trang có nội dung tốt nhất về tổng thể, một số khía cạnh khác của trải nghiệm trang chỉ là tiêu chí phụ.”

Google đã cập nhật những câu hỏi thường gặp nhất xoay quanh những yếu tố giá trị cốt lõi của website (Core Web Vitals) cũng như cập nhật trải nghiệm trang.

Có gì mới ở bản cập nhật lần này.

Khá nhiều thứ liên quan đến việc xếp hạng website đã được Google chia sẻ.

Ông Malte Ubl, Kỹ sư phần mềm tại Google, cho biết: “Chúng tôi đã xuất bản bộ câu hỏi thường gặp về việc xếp hạng trải nghiệm trang của Google để trả lời các câu hỏi như: Dữ liệu Core Web Vitals đến từ đâu?

Điểm xếp hạng được tính như thế nào cho một URL được xuất bản gần nhất và chưa tạo ra dữ liệu trong 28 ngày? …và nhiều thứ khác nữa.”

“Vào tháng 12 năm ngoái, chúng tôi đã xuất bản một bộ câu hỏi thường gặp về Core Web Vitals & Trải nghiệm trang dựa trên những câu hỏi mà bạn muốn chúng tôi trả lời.

Chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực và nhiều người đã viết thư cho chúng tôi nói rằng họ thấy những câu trả lời đó rất hữu ích.

Lần này, chúng tôi tiếp tục quay đã trở lại với nhiều câu trả lời hơn cho các câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được trong thời gian đó.

Chúng tôi đã sắp xếp các câu hỏi trong bài đăng này thành ba phần: Chỉ số & Công cụ, Trải nghiệm trang (Page Experience) & Tìm kiếm và AMP. Chúng tôi hy vọng những điều này sẽ hữu ích với các bạn.”

Có điều gì đáng chú ý từ Google không.

Có thể nói cập nhật đáng chú ý nhất là cách Google sẽ xếp hạng và ưu tiên nội dung phù hợp nhất bất kể những phần còn lại của website có thể yếu hơn.

Google nói:

“Hệ thống của chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên các trang có thông tin tốt nhất về tổng thể, một số khía cạnh khác của trải nghiệm trang chỉ là tiêu chí phụ. Một trải nghiệm trang tốt không  thể thay thế việc có nội dung phù hợp và tuyệt vời nhất với người dùng.”

Tại sao chúng ta phải quan tâm đến cập nhật này.

Với bản cập nhật trải nghiệm trang của Google sẽ ra mắt vào tháng 5 sắp tới, tất cả chúng ta đều phải sẵn sàng để đảm bảo các website của mình luôn ‘xanh tốt’ với bản cập nhật này từ Google.

Chúng ta không chắc những yếu tố xếp hạng mới này sẽ lớn đến mức nào, nhưng ngay cả khi đây là một yếu tố xếp hạng nhỏ, thì việc thực hiện các thay đổi trải nghiệm người dùng đó đối với website của bạn có thể giúp làm cho người dùng cảm thấy hạnh phúc hơn từ đó có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi và hiệu suất của website cao hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất mà những người làm marketing nên tập trung ngay từ bây giờ:

Hỏi: Dữ liệu Core Web Vitals mà công cụ tìm kiếm tiếp nhận đến từ đâu?

Đáp: Dữ liệu này đến từ báo cáo trải nghiệm người dùng của Chrome, dựa trên số lượt truy cập và tương tác thực tế của người dùng với các website.

Nói rõ hơn, dữ liệu không được tính toán dựa trên các mô phỏng trong phòng thử nghiệm về tải trang hoặc dựa trên các lượt truy cập của một khách truy cập mà họ không phải con người, như Googlebot chẳng hạn.

Hỏi: Những dịch vụ của bên thứ 3 (3rd Party ) mà tôi đang sử dụng (chẳng hạn như nhúng code mạng xã hội, công cụ cá nhân hóa, hệ thống cho phép bình luận trên web, v.v.) có đang làm chậm website không?

Đáp: Các website có thể chọn sử dụng nhiều mã (code) và dịch vụ của bên thứ ba. Các chỉ số Core Web Vitals không tạo ra sự khác biệt nào trong những lựa chọn này mà chỉ xem xét tổng số trải nghiệm được quan sát của trang mà người dùng cuối nhìn thấy.

Hỏi: Cập nhật trải nghiệm trang là gì và nó quan trọng như thế nào so với các tín hiệu xếp hạng khác?

Đáp: Bản cập nhật trải nghiệm trang giới thiệu một tín hiệu mới mà các thuật toán tìm kiếm của chúng tôi sẽ sử dụng cùng với hàng trăm tín hiệu khác để xác định nội dung tốt nhất để hiển thị theo một truy vấn tìm kiếm cụ thể nào đó.

Hệ thống của chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên các trang có nội dung tốt nhất về tổng thể, ngay cả khi một số khía cạnh của trải nghiệm trang của website đó không được tốt. Trải nghiệm trang tốt không thay thế việc có nội dung phù hợp và có giá trị với người dùng.

Tóm lại, các nhà xuất bản (hay chủ website) không nên lo lắng là khi chúng tôi bắt đầu sử dụng công cụ trải nghiệm trang, thì website họ có thể bị ảnh hưởng đáng kể ngay lập tức.

Nếu họ vẫn đang nỗ lực cải tiến liên tục thì hầu như họ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều.

Hỏi: Core Web Vitals có phải là yếu tố xếp hạng khi sử dụng Google Tìm kiếm trên các trình duyệt không phải là Chrome không?

Đáp: Chính xác. Các tín hiệu xếp hạng trải nghiệm trang dựa trên Core Web Vitals được áp dụng trên toàn cầu trên tất cả các trình duyệt trên thiết bị di động chứ không chỉ là từ trình duyệt Chrome.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P1)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

1. Lead Velocity Rate (LVR).

Mục tiêu đầu tiên của bạn với tư cách là những người làm marketing hay nhà phát triển ứng dụng là liên tục tăng số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện của mình.

Lead Velocity Rate là tỷ lệ của tốc độ tăng trưởng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong một tháng so với tháng tham chiếu trước đó.

Khi được đo lường từ tháng này sang tháng khác, LVR có thể là một công cụ dự đoán mạnh mẽ về quỹ đạo kinh doanh, về cả doanh thu và lượng tăng trưởng người dùng.

Các chỉ số khác (ngay cả những chỉ số mà chúng ta sẽ thấy bên dưới) có xu hướng là các chỉ số tụt hậu ở chỗ chúng không đáng tin cậy trong việc dự đoán tăng trưởng kinh doanh.

Mặt khác, Lead Velocity Rate là một thước đo thời gian thực về hiệu suất bán hàng thực tế, đặc biệt khi nó được đo lường dựa trên các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

Nói chung, về cơ bản, nếu Lead Velocity Rate được sử dụng làm một trong những KPIs chính của tổ chức bán hàng của bạn và được áp dụng thường xuyên hàng tháng, thì đó là một chỉ báo mạnh mẽ về hiệu quả bán hàng của bạn cũng như sự tăng trưởng kinh doanh trong tương lai.

Cách tính LVR như thế nào?

Tính toán LVR đơn giản như tính toán phần trăm tăng trưởng:

LVR = (Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng này – Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước) ÷ Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước x 100

Từ đó, nếu bạn có 11 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng này và 10 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước, thì LVR hay tỷ lệ tốc độ tăng trưởng khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn là 10%.

2. Lead Conversion Rate.

Tương tự như LVR, số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện chuyển đổi thành khách hàng có trả tiền cũng rất quan trọng đối với khả năng phát triển của doanh nghiệp bạn.

Lead Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng là thước đo số lượng khách hàng tiềm năng được chuyển đổi thành khách hàng, thường là trong khoảng thời gian 30 ngày liên tục.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tốt hay xấu sẽ thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh của bạn. Ví dụ: một ứng dụng freemium có thể có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thấp hơn nhiều so với một ứng dụng có bản dùng thử miễn phí trong hai tuần.

Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc bạn đo lường nó một cách có chủ ý và nỗ lực để cải thiện số lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.

Bạn có thể cải thiện chỉ số này thông qua những trải nghiệm tương tác tốt hơn, nội dung định hướng hay giáo dục khách hàng tốt hơn…từ đó giúp khách hàng tiềm năng của mình tìm thấy và tận dụng những giá trị của ứng dụng của bạn tốt hơn.

Khi bạn có một số lượng khách hàng tiềm năng phù hợp, việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi có thể là một chặng đường dài thông qua việc bạn tối ưu hoá mọi trải nghiệm của khách hàng.

Cách tính LCR như thế nào?

Việc tính toán Lead Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng rất đơn giản miễn là bạn có khung thời gian phù hợp:

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng = (Số lượng khách hàng mới trong 30 ngày qua ÷ Số lượng khách hàng tiềm năng trong 30 ngày qua) x 100

Giả sử, nếu bạn có 12 khách hàng mới (Customer) trong 30 ngày qua và 100 khách hàng tiềm năng (Lead) trong 30 ngày qua, thì tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn sẽ là 12%.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Làm 4 điều này để website của bạn bán được nhiều hàng hơn

Website vốn được xem là ‘cửa ngõ’ của một doanh nghiệp. Với tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẵn có, Instagram và Facebook là những nền tảng quảng bá tuyệt vời.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát hay hạn chế đối với những gì bạn có thể đăng khi sử dụng các kênh này. Một tên miền riêng sẽ giúp bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung bạn muốn khách hàng xem và cách bạn muốn thương hiệu của mình được đại diện.

Các trang mạng xã hội cũng mất dần tính phổ biến trong những năm qua. Myspace là nền tảng phổ biến nhất từ ​​năm 2005 đến 2008 với hầu hết mọi người nổi tiếng trên diễn đàn.

Tuy nhiên, đến ngày hôm nay đích đến của Myspace chỉ là một mạng lưới trực tuyến, sự sụp đổ của nó chứng tỏ rằng bất kỳ nền tảng truyền thông mạng xã hội nào cũng có thể trở nên lỗi thời theo thời gian.

Mọi khách hàng đều cần những thông tin để hiểu rằng một doanh nghiệp XYZ nào đó là hợp pháp. Website của riêng bạn cung cấp một trong những đảm bảo tốt nhất cho điều này.

Dưới đây là một số hướng dẫn đã được kiểm nghiệm bạn có thể tham khảo.

1. Hãy chào đón.

Nếu bạn đang bán hàng ở một cửa hàng (physical store), bạn sẽ bỏ qua khách hàng khi họ bước lại và xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn chứ? Chắc là không rồi.

Thay vào đó, bạn sẽ chào đón họ một cách nồng nhiệt, hỏi họ về những gì họ đang tìm kiếm, hướng dẫn họ xem cửa hàng, v.v.

Với website, bạn cũng cần có một cách tiếp cận tương tự trong việc chào đón người dùng của mình. Điều đó có thể đạt được bằng cách bạn thiết kế một trang đích đảm bảo với khách truy cập rằng họ đã đến đúng nơi họ muốn đến.

2. Xây dựng niềm tin.

Niềm tin là một phần không thể thiếu trong mọi mối quan hệ. Vì vậy, một khi bạn đã chào đón nồng nhiệt người dùng của mình, đã đến lúc bạn phải xây dựng niềm tin ở họ.

Các công ty xây dựng niềm tin cho người dùng vào website của họ bằng cách cung cấp những lời chứng thực nào đó. Nó có thể là những câu tuyên ngôn, lời cam kết, giấy chứng nhận kinh doanh hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng thêm tin về thương hiệu.

Hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính đàm thoại và trung thực thay vì nghe có vẻ “bán hàng”.

Và bạn đừng bao giờ nói dối về bất cứ điều gì.

3. Tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Khách hàng cần được cung cấp thông tin khách quan về công ty của bạn cũng như các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi đưa ra thông tin, chúng đòi hỏi bạn phải có niềm tin sâu sắc vào sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng nhận thức của khách hàng và nhân viên của bạn vì thành công lâu dài là không thể nếu bạn không tin vào các giải pháp mà bạn đang bán.

4. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Hãy xây dựng một nơi để khách hàng của bạn có thể phản hồi sau khi mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích website để hiểu thêm về hành vi của người dùng trên website của mình.

Khách hàng của bạn xem những trang nội dung nào, ở lại bao lâu. Họ làm gì trước khi quyết định đến trang mua hàng.

Có một số lượng đáng kể người dùng đi trực tiếp từ trang “Sản phẩm” của bạn đến trang “Trợ giúp” không?

Tốt nhất bạn nên theo dõi thường xuyên những hành vi đó để có cách tối ưu hành trình trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm

Google sẽ không còn theo dõi người dùng sau khi thay thế cookies của bên thứ ba

Theo đó, Google sẽ không tìm cách thay thế để theo dõi người dùng sau khi loại bỏ cookies của bên thứ ba.

Google đảm bảo với người dùng rằng sẽ không thay thế cookies của bên thứ ba bằng một giải pháp thay thế để theo dõi hoạt động website của người dùng.

Từ năm ngoái, Google đã thông báo rằng họ có ý định ngừng hỗ trợ cookies của bên thứ ba trong trình duyệt web Chrome của mình với lý do cần giải quyết những lo ngại ngày càng tăng của người dùng về quyền riêng tư của họ.

Người dùng đồng loạt chia sẻ quan điểm rằng rủi ro khi thu thập dữ liệu thông qua cookies của bên thứ ba lớn hơn nhiều so với lợi ích mang lại:

“Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu PewTrên. Thực tế, có 72% người dùng cảm thấy rằng hầu như tất cả những gì họ làm trực tuyến đều đang được theo dõi bởi các nhà quảng cáo, công ty công nghệ hoặc các công ty khác và 81% nói rằng rủi ro tiềm ẩn mà họ phải đối mặt do thu thập dữ liệu là rất lớn.”

Một câu hỏi được đặt ra cho Google là liệu họ có phát triển các giải pháp theo dõi người dùng thay thế như những công ty khác trong ngành công nghệ quảng cáo đang làm hay không.

Và câu trả lời cho những lo ngại đó là KHÔNG. Khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, Google sẽ không xây dựng thêm các giải pháp để theo dõi người dùng khi họ duyệt web.

Trong khi các nhà cung cấp khác sẽ tiếp tục cung cấp công cụ nhận dạng người dùng để theo dõi quảng cáo, Google cam kết rằng họ sẽ bảo vệ quyền riêng tư thông qua APIs ngăn chặn việc theo dõi cá nhân.

Theo dõi hoạt động trên website của người dùng không còn cần thiết để đạt được kết quả với quảng cáo kỹ thuật số (digital marketing), Google cho biết:

“Mọi người không cần phải chấp nhận việc bị theo dõi trên website để có được những lợi ích của quảng cáo có liên quan. Và các nhà quảng cáo không cần phải theo dõi từng người tiêu dùng trên website để nhận được lợi ích về hiệu suất của quảng cáo kỹ thuật số.”

Thay thế việc nhận dạng cá nhân bằng công nghệ bảo vệ quyền riêng tư.

Vào tháng 1, Google đã công bố chi tiết về cơ chế thay thế cookies có tên FLoC sẽ được thử nghiệm với các nhà quảng cáo trong Google Ads vào quý tới.

Trong tương lai, Google cam kết hỗ trợ các mối quan hệ của bên thứ nhất trên các nền tảng quảng cáo của mình, trong đó các đối tác quảng cáo có thể kết nối trực tiếp với khách hàng của họ.

Google hứa hẹn sẽ duy trì một trang website mở, nơi mọi người có thể truy cập một loạt nội dung có hỗ trợ quảng cáo khi biết quyền riêng tư của họ không bị xâm phạm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

3 ‘bí kíp’ để vận hành một doanh nghiệp bán lẻ trên Instagram

Khi bán lẻ truyền thống phải vật lộn với một tương lai đầy bất ổn, các nền tảng truyền thông xã hội đã trở thành một ‘mặt tiền cửa hàng’ đầy sinh lời.

Khi Alexandra Puccini đính hôn vào năm 2017, cô không thể tìm thấy những món quà ưng ý cho phù dâu của mình nên đã tự làm.

Những phản hồi tích cực mà cô nhận được từ việc đăng những sáng tạo của mình trên Instagram đã khiến cô bắt đầu kinh doanh hộp quà sang trọng, ‘Polkadots and Posies’, vào năm 2018.

Trong hai năm đầu kinh doanh, Polkadots and Posies chỉ bán qua Instagram, đáp ứng các đơn đặt hàng bằng cách sử dụng trực tiếp tính năng nhắn tin của nền tảng.

Vào cuối năm 2019, Puccini đã ra mắt một website để hỗ trợ thêm thương mại điện tử và đổi tên thành Lavender and Pine. Nhưng ngay cả bây giờ, 85% giao dịch mua của công ty này đều bắt nguồn từ Instagram.

Câu chuyện của Puccini không có gì bất thường. Công ty nghiên cứu eMarketer phát hiện ra rằng vào năm 2020, 80,1 triệu người ở Mỹ đã thực hiện ít nhất một lần mua hàng thông qua nền tảng truyền thông xã hội.

Công ty nghiên cứu này dự đoán con số đó sẽ tăng lên 90,4 triệu trong năm 2021 và doanh số thương mại xã hội sẽ đạt mức 36 tỷ USD – tương đương 4,3% tổng doanh số của thương mại điện tử.

Instagram là một công cụ tạo ra doanh số bán hàng, giờ đây có thể hoạt động như một ‘mặt tiền cửa hàng’ cho các doanh nghiệp đang phát triển – đặc biệt là với tính năng ‘Cửa hàng’ mà Instagram đang phát triển.

Hãy tham khảo nhanh các bí kíp sau đây từ các Case Study đã thành công.

Sử dụng tin nhắn trực tiếp.

Puccini nói rằng trả lời tin nhắn trực tiếp đóng góp rất lớn vào thành công của mình. Cô tình cờ tìm thấy chiến lược này sau khi liên hệ với một tài khoản liên tục thích các bài đăng của cô.

Tài khoản thuộc về một người tổ chức đám cưới ở Connecticut, người đã trở thành khách hàng đầu tiên của cô và tiếp tục làm việc với cô cho đến ngày nay.

Puccini cho biết 17 trong tổng số 26 khách hàng mua hộp quà tùy chỉnh của cô đến trực tiếp từ các cuộc trò chuyện trên Instagram messenger.

Puccini xử lý việc tặng quà của những khách hàng tùy chỉnh này quanh năm và công việc kinh doanh lặp lại của họ chiếm 68% doanh thu của cô.

Nhà giáo dục tiếp thị trực tuyến và huấn luyện kinh doanh, Sue B. Zimmerman khuyên bạn nên sử dụng “trả lời nhanh” của Instagram để trả lời một lượng lớn tin nhắn.

Bạn vẫn cần trả lời trực tiếp từng tin nhắn, nhưng phím tắt này cho phép bạn trả lời bằng các câu trả lời được nhập sẵn cho các yêu cầu hay các câu hỏi phổ biến.

Cho đi sản phẩm của bạn.

Bronson Christensen và Indy Severe đã ra mắt công ty thời trang dạo phố của họ, Lonely Ghost, trên Instagram vào năm 2019.

Severe và Christensen nói rằng để ra mắt mới, hoặc thậm chí, chỉ để “thúc đẩy tâm trạng của người theo dõi”, họ đã tặng một số quần áo miễn phí.

Người theo dõi tham gia để giành chiến thắng bằng cách đăng lại ‘Câu chuyện’ hoặc bài đăng và / hoặc gắn thẻ thương hiệu.

Thường thì họ nhận được 10.000 lượt đăng lại, không chỉ tiếp cận khách hàng của họ mà còn tiếp cận những người theo dõi khách hàng của họ.

Zimmerman khẳng định sức mạnh của quà tặng, nói thêm rằng chúng tăng cường quảng cáo truyền miệng và thu hút nhiều thêm nhiều người chú ý hơn.

Đối với việc tạo cộng đồng, Zimmerman nói rằng các doanh nghiệp nên ghim các bình luận yêu thích của họ trên một bài đăng lên đầu phần bình luận để hướng các cuộc trò chuyện.

Đừng sử dụng tất cả các tính năng, chỉ lựa chọn các tính năng phù hợp.

Khi Privé Porter bắt đầu bán lại túi xách hàng hiệu trên Instagram vào năm 2013, công ty này đã kiếm được 4 triệu USD mỗi năm từ việc mua hàng trên Instagram.

Jeffrey Berk, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Privé Porter cho biết đó là trước khi nền tảng truyền thông xã hội cung cấp tính năng cửa hàng.

Vào tháng 12 năm 2020, thương hiệu này đã kiếm được 1,9 triệu USD trong một tháng từ các giao dịch mua sắm trên Instagram.

Berk cho biết Privé Porter không cần “các tính năng không liên quan” để tiếp cận những khách hàng đang tìm kiếm một chiếc túi xách sang trọng trên thị trường.

Thương hiệu không sử dụng Instagram marketplace hoặc đăng ‘Câu chuyện’ hoặc video. Nó thậm chí không đặt giá trên các sản phẩm của mình mà thay vào đó là khuyến khích người mua tiềm năng gửi tin nhắn trực tiếp, thay vì so sánh giữa các cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Muốn nhiều traffic đến website – Bạn nên xây dựng một ‘toà soạn’ (P2)

Một ‘tòa soạn báo’ của riêng bạn có thể bao gồm các chủ đề mà những người có ảnh hưởng, nhà đầu tư, người ra quyết định và những khách hàng quan trọng khác sẽ rất muốn quan tâm.

Kết hợp nhiều phương tiện truyền thông.

Các website tin tức có thể chủ yếu mang tính chất báo chí, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể thử nghiệm các cách mới để tiếp cận các đối tượng khác nhau. Ví dụ: hãy nghĩ đến việc kết hợp video và podcast vào website của bạn.

Podcast đã trở nên phổ biến trong những năm qua – số liệu thống kê cho thấy số lượng người nghe podcast ít nhất một lần một tuần đã tăng 17% từ năm 2018 đến năm 2019 – vì vậy điều quan trọng là ‘gặp gỡ’ khách hàng của bạn ở nơi họ xem nội dung của mình.

Tạo một chương trình podcast độc đáo hoặc chuỗi chương trình đang diễn ra cho phép bạn tiếp cận khách hàng thông qua nhiều nền tảng podcast và các cuộc phỏng vấn podcast này nhân bản hóa những câu chuyện có liên quan đến công ty của bạn.

Chúng có thể được nhúng vào các bài báo liên quan trên trang chủ của trang tin tức. Thấy nội dung này thu hút người xem hoặc người nghe như thế nào.

Hãy nhớ rằng nên ưu tiên chia sẻ thông tin chi tiết có giá trị, không phải bán hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty bạn.

Tuyển dụng đúng người để thực hiện mục tiêu.

Việc tạo một website tin tức từ đầu không thể xảy ra nếu không thực hiện việc tuyển đúng cách và đầu tư đáng kể.

Việc tuyển đúng đội nhóm cũng có nghĩa là thu hút được sự ủng hộ của những người ở cấp cao nhất để đầu tư vào việc tuyển dụng này cũng như tính toàn vẹn của chính website.

CMO và CEO của bạn phải có mặt trong hội đồng quản trị, cùng với các bên liên quan chính khác. Các giám đốc điều hành này cũng nên có mối quan hệ với các chuyên gia từ công ty và bên ngoài để có thể có được những buổi phỏng vấn.

Nếu các giám đốc điều hành của bạn ủng hộ website tin tức của bạn, bạn sẽ có những thứ cần thiết để giúp nó mở rộng quy mô hơn.

Đánh giá tiến độ liên tục.

Xây dựng website tin tức là một công việc lớn, nhưng việc thu hút khách truy cập (traffic) mới đến trang của bạn và nhân hóa thương hiệu của bạn là điều đáng làm.

Hãy coi đó là cách tiếp cận từ bò, đi bộ, rồi đến chạy. Một khi nền tảng xuất bản hoạt động rầm rộ, nội dung trôi chảy, chiến lược truyền thông có trả phí đang thu hút độc giả mới và tìm kiếm không phải trả phí đang tăng lên … đó là lúc website thực sự đang hoạt động.

Đồng thời, hãy đặt mục tiêu kéo dài số lượt xem trang, mức độ tương tác không phải trả phí và người đăng ký mới.

Một khi website thực sự chạy tốt, đó là lúc để thử nghiệm với các hình thức thử nghiệm A-B (A/b Testing), nhắm mục tiêu lại trên các website sở hữu và tài trợ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Muốn nhiều traffic đến website – Bạn nên xây dựng một ‘toà soạn’ (P1)

Một ‘tòa soạn báo’ của riêng bạn có thể bao gồm các chủ đề mà những người có ảnh hưởng, nhà đầu tư, người ra quyết định và những khách hàng quan trọng khác sẽ rất muốn quan tâm.

Các phương tiện truyền thông chính thống đã tiếp tục thu hẹp – trên thực tế, báo cáo gần đây của Pew Research cho thấy việc làm của các tòa soạn ở Hoa Kỳ đã giảm 23% từ năm 2008 đến năm 2019.

Một cách để vượt qua các rào cản đối với việc truyền thông tin ngày nay: tạo tòa soạn của riêng bạn ngay trên website của chính bạn và bao gồm các chủ đề mà những người có ảnh hưởng, nhà đầu tư, người ra quyết định và các đối tượng quan trọng khác quan tâm.

Bạn cũng có thể tạo một trang tin tức, nhưng việc xây dựng một trang này từ đầu đòi hỏi phải có chiến lược, cam kết và sự cộng tác liên tục.

Đối với bất kỳ ai quan tâm đến việc xây dựng traffic, đây là những gì bạn nên tham khảo:

Tạo dựng mục tiêu cụ thể và tầm nhìn bao quát.

Các nhà tiếp thị giỏi nhất đưa ra các mục tiêu rõ ràng và bám sát chúng; các nhà tiếp thị thiết lập mục tiêu thực sự có khả năng thành công cao hơn 376% so với nhóm còn lại.

Thiết lập các mục tiêu cho website tin tức của bạn cũng không phải là ngoại lệ – vì vậy hãy dành thời gian đặt ra các mục tiêu một cách rõ ràng.

Những mục tiêu này bao gồm:

  1. Thông báo cho người đọc và giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng về tốc độ đổi mới nhanh chóng của công nghệ.
  2. Tập trung vào tương lai thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia và giải thích của các nhà lãnh đạo tư tưởng về cách công nghệ dữ liệu đang thay đổi thế giới của chúng ta.
  3. Tiếp cận và thu hút đối tượng mục tiêu mới ngoài các nỗ lực tiếp thị theo nhu cầu và PR truyền thống.

Trước khi bạn bắt đầu một dự án như thế này, hãy liên hệ chặt chẽ với các bên liên quan chính về tầm nhìn để đảm bảo mọi người đều đang cùng hướng tới một mục tiêu về tác động và phạm vi tiếp cận tiềm năng của website.

Tập trung xây dựng nội dung dựa trên con người .

Thay vì tập trung vào các tiêu đề ‘bay nhảy’ và tin tức nóng hổi để thu hút sự chú ý, hãy lùi lại một bước và cân nhắc xem yếu tố câu chuyện nào sẽ thú vị nhất đối với đối tượng mục tiêu chính của bạn.

Để tạo ra những nội dung tập trung vào con người này, chúng ta cần thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu rộng với các chuyên gia, khách hàng, đối tác và các nhà lãnh đạo CNTT trong các ngành khác nhau để khám phá các góc độ và thông tin chi tiết về câu chuyện.

Chúng ta nên nói chuyện với những người hiểu rõ họ, những người có thể chia sẻ các quan điểm độc đáo về cách họ làm việc, tính cách của họ và những kinh nghiệm cụ thể.

Chúng ta biết được niềm đam mê của họ, những vấn đề chính và mục tiêu dài hạn của họ.

Những gì chúng ta thấy là bất chấp bối cảnh truyền thông ngày càng thu hẹp, mọi người vẫn thích đọc những câu chuyện hấp dẫn về sự giao thoa giữa con người và công nghệ.

Bằng cách tạo nội dung tập trung vào con người và không mang tính quảng cáo, bạn cũng tạo ra sự khác biệt với các bài viết trên blog của công ty hoặc tài liệu marketing nội bộ, thu hút nhiều người xem hơn đến website tin tức của bạn để đọc các câu chuyện đó.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Google cảnh báo việc sử dụng các đoạn giới thiệu ngắn trên website

Google thông báo rằng họ sẽ ngừng xếp hạng các đoạn giới thiệu chất lượng thấp trên website, tức là những nội dung chỉ giới thiệu chứ không đề cập trong bài.

Google đã xuất bản một bài đăng trên blog (và một video) với tuyên bố hướng dẫn nhằm hạn chế việc sử dụng định dạng ‘teaser’ trên website cho mục đích thu được lưu lượng truy cập lớn hơn.

Bài đăng và video lưu ý rằng ngày càng có nhiều bài viết sử dụng các ‘teaser’ hay các đoạn giới thiệu ngắn trên website chỉ để khuyến khích người dùng nhấp chuột và truy cập vào mà trong bài viết không hề được đề cập đến các nội dung đó.

Video chỉ ra:

“Bằng cách chỉ xây dựng các đoạn giới thiệu trên website như một cách để thu thập lưu lượng truy cập cao hơn từ người dùng, bạn đang đi ngược lại với chính sách của chúng tôi.”

Các đoạn giới thiệu gây trải nghiệm xấu cho người dùng.

Theo Google, việc sử dụng định dạng giới thiệu hay teasing trên website này mang lại trải nghiệm người dùng kém. Google cho biết họ đã nhận được phản hồi tiêu cực của người dùng về các đoạn giới thiệu trên website được sử dụng như những cánh cửa để dẫn đến nội dung khác, chẳng hạn như các bài viết hoặc video không liên quan đến đoạn giới thiệu.

Lý do người dùng không thích nó là vì phải nhấp thêm để xem nội dung họ muốn xem.

Có ý kiến cho rằng lý do các nhà xuất bản sử dụng nội dung giới thiệu là để kiếm tiền từ trang web của họ. Google trả lời rằng vì đoạn giới thiệu trên website có thể kiếm tiền nên không cần phải lừa người dùng truy cập website để hiển thị quảng cáo cho họ.

Google sẽ không xếp hạng cho các đoạn giới thiệu website kém chất lượng.

Google đã thông báo rằng chất lượng là một tín hiệu xếp hạng để biết các đoạn giới thiệu trên web sẽ hiển thị trong Google Tìm kiếm hay Khám phá.

Theo đó, Google sẽ cố gắng không hiển thị các đoạn giới thiệu trên các website chất lượng thấp.

Theo Google:

“Một tín hiệu xếp hạng quan trọng tại Google là chất lượng nội dung của bạn. Và khi một đoạn giới thiệu dài một hoặc hai trang cho bài đăng trên blog của bạn không kể một câu chuyện thỏa mãn cho người đọc, Google sẽ cố gắng hết sức để không hiển thị những điều này cho người dùng.”

Điều đó có nghĩa là bạn cần tránh xuất bản những đoạn giới thiệu trên website hứa hẹn với người dùng một nội dung cụ thể nhưng lại không cung cấp đúng như lời hứa và buộc người dùng phải nhấp vào website đầy đủ để hoàn thành hành trình nội dung của họ.

Google cho biết bạn có thể liên kết đến website chính từ một đoạn giới thiệu trên web miễn là đoạn giới thiệu đó mang lại nội dung mà người dùng mong đợi.

Nhưng Google cũng nhấn mạnh rằng các đoạn giới thiệu trên web nên được coi là nội dung độc lập, không phải là cánh cửa để thu hút khách truy cập vào website chính.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook cung cấp mẹo để tối đa hóa khách hàng tiềm năng thông qua các bài đăng và quảng cáo

Facebook đã chia sẻ một số mẹo mới về cách tối đa hóa việc tạo khách hàng tiềm năng thông qua các bài đăng và quảng cáo trên Facebook, từ đó tăng hiệu suất cho các nỗ lực marketing trên Facebook của bạn.

Các mẹo của Facebook bao gồm bốn yếu tố chính của việc tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả, nhằm giúp bạn hình thành chiến lược tốt hơn để kết nối với khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm đồng thời tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

04 điểm nên tập trung để tối đa hóa khách hàng tiềm năng bao gồm:

1. Sự rõ ràng

Facebook nói rằng các thương hiệu nên đảm bảo rằng khách hàng của họ hiểu họ đang đăng ký cái gì và tại sao họ nên làm như vậy ngay từ bước đầu tiên.

“Điều gì làm cho doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng để họ cho đi một địa chỉ email hay số điện thoại cá nhân?”

Bằng cách trực tiếp và truyền đạt rõ ràng đề xuất giá trị của mình, bạn có thể giúp đảm bảo đúng người đang cung cấp thông tin của họ để tiếp cận trong tương lai.

2. Thu hút khách hàng tiềm năng

Facebook nói rằng các thương hiệu nên áp dụng hiệu ứng tâm lý “cho trước khi hỏi” bằng cách cung cấp cho khách hàng một thứ gì đó để đổi lại thông tin của họ.

Đây có thể là một cái gì đó giống như một cuốn sách điện tử, mã giảm giá, bản dùng thử miễn phí, bản tin hoặc hội thảo trên web“.

Bằng cách cung cấp giá trị từ trước và truyền đạt giá trị đó trong nội dung quảng cáo của bạn, bạn có thể giúp thiết lập niềm tin và kết nối với đối tượng khách hàng của mình, điều này có thể dẫn đến những mối quan hệ thương hiệu tốt hơn trong tương lai.

3. Trang đích

Trang đích hay Landing Page của bạn là chìa khóa thành công và điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng khi bạn thu hút được mọi người nhấp qua vào bài đăng của mình, trang đích của bạn khớp với những gì bạn đã giải thích. Trang đích của bạn cũng nên được thiết kế để thu thập các thông tin chi tiết có liên quan.

Facebook nói rằng các thương hiệu nên thử nghiệm các trang đích khác nhau trên website của họ để xem trang nào có tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi cao nhất.

Facebook cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên cân nhắc thiết lập ‘Đối tượng tùy chỉnh trang web’ để nhắm mục tiêu lại những người đã nhấp qua nhưng chưa sẵn sàng để chuyển đổi.

4. ‘Chấm điểm’ khách hàng tiềm năng

Facebook cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên tạo ma trận tính điểm khách hàng tiềm năng để tùy chỉnh tốt hơn các nỗ lực tiếp cận và ưu tiên hơn vào khách hàng tiềm năng dựa trên mức độ tương tác của họ.

“Ví dụ: việc tải xuống một bản thông tin của bạn đáng giá hơn việc hủy đăng ký khỏi danh sách email của bạn.

Tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách liên hệ với các khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng chuyển đổi trước.”

Cách bạn thiết lập bảng chấm điểm khách hàng tiềm năng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lời đề nghị và mục tiêu của bạn, nhưng ý tưởng là bằng cách phân đoạn từng khách hàng tiềm năng, bạn có thể tập trung tốt hơn vào chiến lược tiếp cận của mình.

Đây là một số mẹo hay, có giá trị, sẽ giúp tinh chỉnh suy nghĩ của bạn về cách tiếp cận để tạo khách hàng tiềm năng và cách bạn có thể tối ưu hóa nội dung Facebook của mình để phù hợp hơn với các mục tiêu trọng tâm.

Tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả là chìa khóa để tối đa hóa các nỗ lực marketing trên Facebook của bạn và sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu theo đối tượng của Facebook để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bạn càng thu thập được nhiều thông tin chi tiết, bạn càng có thể trau dồi thêm kinh nghiệm từ đó bạn có thể tìm đúng đối tượng với mỗi chiến dịch, bằng cách tập trung trực tiếp vào các nhóm này hoặc sử dụng chúng cho ‘Đối tượng Lookalike’ để mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

PepsiCo: Marketing có chọn lọc hơn – Tập trung vào các hoạt động tạo ROI nhiều hơn

PepsiCo đã cắt giảm ngân sách marketing của mình trong cuộc khủng hoảng Covid-19, tuy nhiên họ tin rằng điều đó đã khiến nó ‘trở nên tốt hơn’ khi Marketing tập trung nhiều hơn vào các hoạt động có thể tạo ROI cao hơn.

PepsiCo cho biết cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến mình trở nên có chọn lọc hơn trong các loại quảng cáo và marketing, hạn chế các hoạt động tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) thấp hơn và tập trung vào những hoạt động có lợi nhuận cao hơn.

Sau kết quả kinh doanh quý hai của mình, Giám đốc điều hành của PepsiCo, Ông Ramon Laguarta cho biết: “Trong khi quảng cáo vẫn còn quan trọng đối với chiến lược của mình, PepsiCo đã phải điều chỉnh các hoạt động khi thói quen của người tiêu dùng thay đổi.

Điều đó có nghĩa là kiểm soát chi tiêu marketing khi các quốc gia đang ‘đóng cửa’ và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực – đặc biệt là đồ uống có ga đã giảm.

Tuy nhiên, ông tin rằng trong một số trường hợp, điều này đã giúp PepsiCo trở nên tốt hơn với marketing, bởi vì nó buộc công ty phải đơn giản hóa và phải lựa chọn nhiều hơn.

Ông cho biết thêm: “Đôi khi một cuộc khủng hoảng giúp [một công ty] được lựa chọn nhiều hơn và có sức ảnh hưởng hơn, để tạo ra động lực bên trong tốt hơn và tập trung hơn. Đó là những gì chúng tôi đang cố gắng làm”.

Rõ ràng, để lấy lại được sự thăng bằng của năm, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư khi chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và nhu cầu cho các sản phẩm của chúng tôi bắt đầu cao hơn.

Và một lần nữa, cố gắng không để mất sự tập trung vào tiêu chí ‘ít hơn và lớn hơn’ và cố gắng giảm thiểu các hoạt động có ​​ROI thấp hơn mà đôi khi chúng ta thường có trong một doanh nghiệp rất lớn.

Đại dịch cũng đã khiến PepsiCo xây dựng thêm năng lực nội bộ trong quảng cáo và marketing, điều mà họ cũng tin rằng đang tăng cường các hoạt động của mình.

“In-house marketing có một vài lợi ích nhất định. Một, nó cải thiện tốc độ của chúng tôi; và hai, nó đã được chứng minh là hiệu quả hơn theo thời gian.

Chúng tôi thực sự có thể nhận được cùng hoặc nhiều giá trị hơn với ít tiền hơn, đó rõ ràng là một kết quả tuyệt vời cho công ty”, Ông Hugh Johnston, CFO của PepsiCo cho biết.

Kết quả của PepsiCo trong quý thứ hai tốt hơn so với nhiều nhà phân tích đã dự báo. Công ty cho biết với nhiều nhân viên vẫn làm việc tại nhà, họ đã chứng kiến ​​sự gia tăng doanh số của các thương hiệu bao gồm Doritos và Tostitos, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng tự nhiên tại Frito-Lay (Công ty con của PepsiCo ở Mỹ) ở Bắc Mỹ tăng 6% mỗi năm (YoY).

Ít người đi lại hơn và nhiều người ăn sáng tại nhà hơn cũng khiến doanh số của công ty Quaker Oats (Công ty con của PepsiCo) tăng 23%.

Trên bình diện quốc tế, doanh số bán hàng tự nhiên giảm 5% mỗi năm trong đồ uống, nhưng tăng 2% trong đồ ăn nhẹ.

Điều đó có nghĩa là tổng doanh thu ròng của PepsiCo tính đến ngày 13 tháng 6 đã giảm 3% so với một năm trước xuống còn 15.9 tỷ USD, trong khi thu nhập ròng đạt 1.65 tỷ USD.

CEO Laguarta của PepsiCo luôn coi sự phát triển của thương mại điện tử trong đại dịch là một lĩnh vực trọng tâm của PepsiCo trong tương lai vì có vẻ như sẽ tăng thị phần chung của nó.

Vào tháng 5, PepsiCo đã mở hai website đầu tiên hoạt động theo mô hình D2C (direct-to-consumer) cho người tiêu dùng để đạt được những chỗ đứng nhất định trên thị trường thương mại điện tử.

Website đầu tiên là pantryshop.com, cho phép người tiêu dùng đặt hàng các gói thương hiệu thức ăn của PepsiCo bao gồm Quaker, Gatorade, Tropicana và Sunchips. Website thứ hai là Snacks.com, cho phép người mua hàng chọn từ hơn 100 sản phẩm của Frito-Lay như Lay, Cheetos và Ruffles.

Vị CEO của PepsiCo còn cho biết thêm: “Chúng tôi đầu tư mạnh mẽ để cố gắng trở thành người đầu tiên trong kênh thương mại điện tử.

Các khoản đầu tư mà chúng tôi đã thực hiện trong vài năm qua, đặc biệt là năm ngoái, đang giúp chúng tôi cả về tính khả dụng của dữ liệu lẫn sự nhanh nhẹn của cơ sở hạ tầng để cung cấp cho các kênh đó”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips