Trong khi nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm người quản lý (manager) và nhà lãnh đạo (leader), hai vai trò này vốn dĩ có sứ mệnh rất khác nhau.
Harald (không phải tên thật của nhân vật) là một nhà lãnh đạo tiềm năng với 15 năm kinh nghiệm tại một công ty chuyên về hóa chất hàng đầu tại châu Âu.
Ông bắt đầu với vai trò trợ lý giám đốc các sản phẩm (assistant product manager) liên quan đến nhựa và sau đó được chuyển đến Hồng Kông để thiết lập trung tâm kinh doanh mới ở Châu Á.
Khi doanh số bán hàng ở khu vực này tăng vọt, ông được thăng chức lên vị trí giám đốc bán hàng (sales manager). Và 3 năm sau đó, ông trở lại châu Âu với tư cách là giám đốc marketing và bán hàng phụ trách thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Dưới ông là 80 chuyên gia (professionals/specialist) khác nhau.
Con đường sự nghiệp sau đó của ông lại tiếp tục thăng hoa khi ông được thăng chức lên vị trí Phó chủ tịch phụ trách marketing và bán hàng (VP of Marketing & Sales) của bộ phận polyethylene, chịu trách nhiệm cho một số dòng sản phẩm, dịch vụ liên quan và quản lý đội ngũ với gần 200 nhân viên.
Không dừng lại ở đó, sự nghiệp của ông dường như chạm đến đỉnh điểm khi ông được bổ nhiệm phụ trách toàn bộ các hoạt động kinh doanh của một đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp (tương tự công ty con) với khoảng 3000 nhân viên trên toàn cầu.
Ý tưởng của đợt bổ nhiệm lần này là cho ông cơ hội để có thể vượt ra khỏi những phạm vi công việc đơn thuần của ông bấy lâu nay, tức là marketing và bán hàng.
Với cương vị mới, ông sẽ quản lý nhiều khía cạnh hơn trong doanh nghiệp, làm việc với những đội ngũ giàu kinh nghiệm hơn và đặc biệt là ông có thể phát triển khả năng lãnh đạo của mình nhiều hơn.
Mọi thứ đến đây dường như khá ổn thoả và thuận lợi, đặc biệt là khi ông là người vốn rất thành công với vai trò của mình trong quá khứ, tuy nhiên sau đó câu chuyện đã trở nên phức tạp hơn những gì mọi người có thể nghĩ.
Cũng giống như nhiều người khác, đảm nhận vai trò mới này có nghĩa là ông sẽ phải chuyển từ việc quản lý một bộ phận chức năng sang lãnh đạo một doanh nghiệp và đương nhiên là sẽ chịu trách nhiệm lớn hơn về P&L (lãi và lỗ) của doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của giáo sư Michael D. Watkins, tại trường kinh doanh IMD, quá trình chuyển đổi này thực sự là một chặng đường rất khó khăn của hầu hết các nhà lãnh đạo.
Để chuyển đổi thành công, các giám đốc điều hành hay người quản lý phải điều hướng một loạt các thay đổi phức tạp trong kỹ năng và trọng tâm lãnh đạo của họ.
Họ phải học cách chuyển từ chuyên gia (specialist) sang người đa năng (generalist), từ nhà phân tích thành nhà tích hợp, từ nhà chiến thuật thành nhà chiến lược, từ một người xây dựng đơn thuần thành một kiến trúc sư, từ người giải quyết vấn đề thành người thiết lập các vấn đề, từ một chiến binh thành nhà ngoại giao và cuối cùng là từ việc một thành viên hỗ trợ thành nhà lãnh đạo.
Cũng giống như phần lớn những người khác, Harald đã phải đối mặt với các thách thức này trong suốt quá trình chuyển đổi.
Thách thức trước mắt của Harald là chuyển từ việc quản lý một chức năng đơn lẻ sang giám sát toàn bộ các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong vài tháng đầu tiên, sự thay đổi này khiến ông cảm thấy mất phương hướng và thiếu tự tin vào khả năng ra quyết định của mình.
Và cũng từ vấn đề này ông đã rơi vào một cái bẫy mà nhiều người khác vẫn thường gặp – kiểm soát quá mức với những thứ mà ông hiểu rõ và thiếu kiểm soát với những thứ mà ông chưa thực sự hiểu.
Trong một cuộc nói chuyện với vị Phó chủ tịch phụ trách nhân sự, người này nói với ông rằng: “Bạn đang làm Claire (người phụ trách vị trí marketing và bán hàng) phát điên, bạn không nên kiểm soát quá chặt như thế, Claire cần một chút không gian…”
Thông thường, với những người đang trong giai đoạn chuyển đổi, họ thường có xu hướng chọn các khu vực thoải mái (quản lý chặt các công việc chức năng mà họ từng thành thạo trong quá khứ), nên cơ bản hành động của Harald cũng không mấy là khó hiểu.
Thực tế cho thấy rằng, việc chuyển sang vị trí lãnh đạo doanh nghiệp luôn đòi hỏi các giám đốc điều hành hay các chuyên gia phải nhanh chóng trở thành những người có hiểu biết đủ rộng về tất cả các chức năng khác nhau trong doanh nghiệp của họ.
“Đủ” ở đây có thể hiểu là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có khả năng (1) đưa ra các quyết định có lợi cho doanh nghiệp nói chung và (2) đánh giá năng lực của các nhân tài trong đội nhóm của họ (ngay cả khi các nhân tài đó không thuộc phạm vi chuyên môn của nhà lãnh đạo).
Để làm được điều này, họ cần phải nhận ra rằng các chức năng kinh doanh khác nhau là những nền ‘văn hóa con’ riêng biệt, mỗi nền văn hóa con này đều có những mô hình và ngôn ngữ tinh thần riêng.
Các nhà lãnh đạo hiệu quả phải học cách hiểu các cách hoạt động khác nhau của các bộ phận như tài chính, tiếp thị, vận hành, nhân sự, R&D…cũng như sử dụng nhiều công cụ phân tích và dự báo khác nhau.
Họ phải có khả năng nói các kiểu ngôn ngữ khác nhau của các bộ phận chức năng khác nhau. Và quan trọng nhất, các nhà lãnh đạo phải biết đặt các câu hỏi và thước đo phù hợp để đánh giá và tuyển dụng các người quản lý hay chuyên gia khác nhau.
Xuất phát từ những lý do này, bằng cách đầu tư trực tiếp vào việc tạo ra các kế hoạch đánh giá được tiêu chuẩn hóa cho từng chức năng khác nhau (OKR, KPI…), các doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mới có thể chuyển đổi tốt hơn và nhanh chóng thích nghi hơn với vai trò của họ.
Ở một khía cạnh khác, nếu doanh nghiệp hiện không được trang bị tất cả các hệ thống quản lý cần thiết, bằng cách xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp ở các chức năng khác và tìm cách học hỏi từ họ, các nhà lãnh đạo mới chuyển đổi từ những người quản lý cũng có thêm nhiều cơ hội để thành công hơn.
Hết phần 1!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Quỹ đầu tư tư nhân châu Á Quadria Capital vừa đầu tư 90 triệu USD vào thương hiệu mẹ và bé Con Cưng.
Quadria Capital sáng nay (18/1), cho biết sẽ cùng Con Cưng sử dụng nguồn vốn mới mở rộng quy mô và mạng lưới cửa hàng tại thị trường Việt Nam, đặt mục tiêu khai trương 2.000 siêu thị mẹ và bé vào năm 2025.
Đồng thời, khoản đầu tư cũng được dùng vào hạng mục phát triển ứng dụng chuyên cung cấp sản phẩm và dịch vụ cá nhân hóa “tất cả trong một” (all-in-one), dựa trên nhu cầu khách hàng.
Ông Ewan Davis, Giám đốc điều hành Quadria Capital nhận định đại dịch cho thấy sự quan trọng của sức khỏe. Người dùng toàn cầu ngày càng chú trọng điều này khi ra quyết định tiêu dùng, bên cạnh giá và chất lượng sản phẩm.
Điều này góp phần thôi thúc quỹ tiếp tục “chắp cánh” cho các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe, giúp họ mở rộng quy mô.
“Với hợp tác mới, chúng tôi sẽ giúp đưa chuỗi cửa hàng bán lẻ mẹ và bé này thâm nhập sâu hơn vào phân khúc thị trường chăm sóc sức khỏe, cũng như phát triển các sản phẩm và dịch vụ tập trung vào mẹ và bé tốt hơn trong tương lai”, ông Ewan Davis nói thêm.
Ngoài tạo điều kiện cho Con Cưng tận dụng mạng lưới công ty trong danh mục đầu tư, bao gồm cả Bệnh viện FV, Quadria Capital còn chiêu mộ chuyên gia thị trường bán lẻ Việt Nam, ông Robert Willett tham gia hội đồng quản trị Con Cưng, giúp hệ thống phát triển quản trị.
Về phía Con Cưng, Chủ tịch doanh nghiệp, ông Minh Nguyễn, cho biết việc hợp tác giúp hiện thực hóa nhanh chóng tầm nhìn và định hướng phát triển của doanh nghiệp khi có thể đồng hành cùng các mạng lưới công ty chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng hàng đầu của Quadria.
“Chúng tôi mong muốn trở thành điểm đến ‘tất cả trong một’ của các bà mẹ Việt. Nơi mà họ có thể tìm mua tất cả thứ họ cần để chăm sóc các bé, kiến tạo môi trường phát triển thuận lợi, an toàn. Để đáp ứng tối đa nhu cầu nhóm đối tượng này, mở rộng kênh bán lẻ offline lẫn online là tất yếu”, ông Minh Nguyễn chia sẻ.
Ngoài ra, ông Lưu Anh Tiến, Giám đốc điều hành kiêm Đồng sáng lập Con Cưng tiết lộ thêm doanh nghiệp đặt mục tiêu mỗi tháng khai trương một khu phức hợp Super Center mới. Đây sẽ là nơi tổng hợp toàn bộ sản phẩm, dịch vụ họ cung cấp. Mục tiêu đến 2025 đạt 200-300 Super Center toàn quốc.
Khoản đầu tư vào Con Cưng cũng là hạng mục mới nhất trong chuỗi kế hoạch đổ vốn vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tiêu dùng của Quadria Capital tại châu Á.
Năm 2021, quỹ đã đầu tư vào Encube Ethicals, nhà sản xuất thuốc bôi Ấn Độ; Nobel Hygiene, nhà sản xuất sản phẩm vệ sinh cá nhân Ấn Độ; PT Medikaloka Hermina Tbk (Hermina), một trong những tập đoàn bệnh viện tư nhân Indonesia.
Thành lập năm 2011, Con Cưng là một trong những thương hiệu mẹ và bé quen thuộc tại Việt Nam với hơn 600 cửa hàng, trải dài khắp 45 tỉnh, thành.
Công ty bán lẻ hơn 2.000 mặt hàng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phát triển của mẹ và bé bao gồm sữa bột, tã giấy, thực phẩm dinh dưỡng, vitamin, đồ dùng và sản phẩm thời trang trẻ em.
Quadria Capital là quỹ đầu tư tư nhân châu Á thành lập vào năm 2012 với trên 2,5 tỷ USD, tập trung vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang lớn mạnh nhanh chóng ở một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới ở Nam Á và Đông Nam Á.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu thương hiệu đang coi content marketing là chiến lược ưu tiên hàng đầu, việc nắm bắt các kiểu truyền tải nội dung đến khách hàng là điều hết sức cần thiết.
Top 12 kiểu nội dung các thương hiệu có thể tham khảo sử dụng.
Blog post: Cập nhật nội dung thường xuyên trên website của thương hiệu.
Podcast: Truyền tải nội dung bằng âm thanh (audio) thông qua các nền tảng như Spotify hay YouTube.
Infographics: Nội dung được thể hiện dưới dạng đồ hoạ.
eBooks: Thương hiệu biên soạn nội dung thành các tệp thông tin điện tử mà người dùng có thể đọc trực tuyến hoặc tải về.
Interactive Charts: Các biểu đồ dữ liệu có thể tương tác được.
Visualised Data: Nội dung được thể hiện bằng cách mô hình hoá dữ liệu.
Guides: Các nội dung hướng dẫn, có thể là sử dụng sản phẩm hay các mẹo khác.
Whitepapers: Hay còn được gọi là sách trắng, những nội dung trên sách trắng là các bản báo cáo phân tích nhằm mục tiêu giúp người đọc hiểu về một vấn đề gì đó, giải quyết hay có thể ra quyết định dựa trên các thông tin đó.
Case Study: Phân tích các tình huống cụ thể liên quan đến một vấn đề cụ thể. Chẳng hạn như phân tích case study về thành công của một ứng dụng nào đó.
Video: Truyền tải nội dung dưới dạng video (dài hoặc ngắn).
Slide hoặc checklist: Cung cấp những nội dung ngắn gọn và tổng hợp bằng cách chỉ đưa ra các thông tin hữu ích và đại diện nhất.
Một số chỉ số liên quan đến chuyển đổi và khách hàng tiềm năng (Leads).
Các doanh nghiệp (đặc biệt là B2B) có thể có thêm được khoảng 68% Leads nếu sử dụng kiểu blog post trên website.
Content marketing hay tiếp thị nội dung giúp tạo ra lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn gấp 3 lần so với các quảng cáo tìm kiếm có trả phí.
70% khách hàng nói rằng họ muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu thông qua các bài viết dài hơn là các quảng cáo.
47% khách hàng xem ít nhất từ 3-5 mẫu nội dung (cả tự nhiên lẫn có trả phí) trước khi ra quyết định mua hàng.
60% khách hàng cho rằng họ cảm thấy tự tin hơn để kết nối sau khi đọc các bài đăng trên website của thương hiệu.
71% khách hàng B2B nói rằng họ thích đọc các nội dung trên website (blog) trong suốt hành trình ra quyết định của họ.
Cách tối ưu hoá nội dung của thương hiệu.
Các website có chuyên mục blog có thể được ghi nhận dữ liệu (index) nhiều hơn đến 434% so với các website không có.
Các bài viết có độ dài từ 1.100 đến 1.300 từ có khả năng xếp hạng tốt nhất.
Các website có nhiều bài đăng hơn có thể có được nhiều traffic và backlink hơn.
Phân phối nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.
91% người làm marketing trong lĩnh vực B2B xem LinkedIn là nền tảng quan trọng hàng đầu trong việc phân phối nội dung.
Những nội dung mang tính tương tác (engaging content) là top 3 các lý do tại sao người dùng quyết định tương tác với thương hiệu.
63% các thương hiệu cho rằng việc đăng tải thường xuyên trên các nền tảng mạng xã hội (social media) có thể giúp hoạt động marketing của họ trở nên hiệu quả hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi các nhà tuyển dụng thường quá tập trung vào các kỹ năng như giao tiếp, sự thông minh hay tâm lý của ứng viên thì yếu tố năng lực (capacity) lại chưa được khai thác đúng mức.
Khi thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp phải đấu tranh để giành lấy các nhân tài, việc tìm kiếm các ứng viên có đủ năng lực đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nhiều doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng sử dụng đa dạng các loại phương pháp phân tích như kiểm tra tâm lý, trí thông minh hay kỹ năng làm việc nhóm để xem liệu một ứng viên nào đó có phải là người có hiệu suất cao hay không, có phù hợp với đội nhóm hay không.
Tuy nhiên có một kỹ năng mà các doanh nghiệp thường bỏ qua hoặc không quan tâm đúng mức đó là yếu tố khả năng hay năng lực thực sự.
Theo nhiều định nghĩa khác nhau, năng lực (capacity) là khả năng một người nào đó có thể đảm nhận khối lượng công việc và thực hiện chúng một cách hiệu quả mà không bị stress.
Họ vốn là những người sẽ hoàn thành nhiều việc hơn trong một ngày so với ba người khác cộng lại. Nếu doanh nghiệp đang ở trong những tình trạng “căng thẳng” (hoặc là các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ), cần sự thay đổi và tăng trưởng thì họ chính là những người được sinh ra để làm việc đó.
Trong khi năng lực rõ ràng là thứ mà hầu như mọi doanh nghiệp đều cần, quá trình tuyển dụng hay phỏng vấn thường rất khó để xác định được chính xác điều này.
Một khó khăn khác cho phía các doanh nghiệp là những người không có năng lực thường nghĩ rằng họ đang làm việc rất chăm chỉ, nhưng thực chất kết quả đầu ra của họ hầu như không có bất cứ tác động tích cực nào đến doanh nghiệp cả.
Dưới đây là một số đặc điểm thể hiện năng lực của ứng viên mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.
Thông minh nhanh.
Khi nói đến trí thông minh (intelligence), có một sự khác biệt rõ rệt giữa cái gọi là người thông minh mang tính sách vở và một người nào đó được gọi thông minh nhanh hay người có khả năng thích ứng nhanh nhạy với các vấn đề thực tế.
Mặc dù theo truyền thống, người thông minh hay người giỏi thường được gắn liền với khả năng có được điểm số cao trên các bảng điểm (giỏi sách vở), trong thực tế kinh doanh thì câu chuyện này lại hoàn toàn khác.
Người giỏi sách vở không có nghĩa họ là người có năng lực thực tế tại các doanh nghiệp (mặc dù họ có nhiều lợi thế hơn), và ngược lại, người có điểm số thấp không đồng nghĩa với việc họ không có năng lực.
Những người có trí thông minh nhanh có thể giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điểm số không đo được khả năng này.
Sức chịu đựng với áp lực.
Không quá khó để bắt gặp những người mặc dù thông minh nhưng họ lại dễ dàng bỏ cuộc hay đầu hàng trước những áp lực thường nhật.
Ngược lại với một số người khác, họ thậm chí còn trở nên có năng lượng hơn và phát triển tốt hơn trước những áp lực. Trên thực tế, những người này có thể làm việc tốt hơn khi đối mặt với những deadline cụ thể.
Để có thể hiểu việc một ai đó có khả năng chịu đựng được áp lực hay không, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên mô tả một vài tình huống áp lực của họ trong công việc và cách họ xử lý chúng.
Một người có năng lực thường nói rằng họ ít khi cảm thấy quá căng thẳng, chỉ là họ đang tìm cách giải quyết vấn đề.
Những người làm việc bền bỉ.
Có những người có xu hướng làm việc nhiều hơn những người khác và phát triển bản thân mạnh hơn nhờ điều đó. Đây thường là những người chăm chú hơn, cặm cụi hơn hay thậm chí là về trễ hơn những người khác (về trễ không có nghĩa là năng suất).
Bên cạnh đó nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng những người này ít khi theo đuổi mục tiêu cân bằng giữa công việc và cuộc sống (họ có phần ưu tiên công việc hơn mặc dù vẫn quan tâm đến bản thân và cuộc sống cá nhân).
Yêu những gì họ làm.
Một bí mật khác của những người có năng lực hay năng suất cao đó là họ yêu thích những gì họ đang làm. Mặc dù các số liệu thống kê cho thấy có đến khoảng 80% người lao động không thực sự gắn bó với công việc hay doanh nghiệp nơi họ công tác, 20% nhân sự còn lại thường yêu những gì họ đang làm.
Nhà tuyển dụng nên nhìn xa và rộng hơn ra ngoài bản CV của ứng viên.
Một trong những thách thức lớn của các nhà điều hành doanh nghiệp (CEO) hay các nhà tuyển dụng là tuyển được càng nhiều người có năng lực hay năng suất cao thì càng tốt.
Điều này đòi hỏi họ cần phải nhìn ra xa hơn những gì được thể hiện trong bản sơ yếu lý lịch (CV) của ứng viên.
Việc ai đó có điểm số cao hay thành tích trong quá khứ không thể cho bạn biết bất cứ điều gì về năng lực thực sự của họ.
Thay vào đó, điều bạn cần làm là soạn thảo kỹ các câu hỏi phỏng vấn giúp bạn tìm thấy được những người có nhiều khả năng mang lại hiệu quả nhất tại doanh nghiệp của bạn hay trong tương lai gần.
Thông thường, năng lực thực sự không nằm ở cách một ai đó thể hiện bản thân họ trong CV hay thậm chí là qua những gì họ nói. Do đó, mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp là cần kết hợp nhiều kỹ thuật khai thác thực tế để tự trả lời câu hỏi liệu ứng viên đó có năng lực hay mang lại nhiều giá trị thực cho doanh nghiệp của mình hay không.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Forbes thống kê ra những gương mặt nổi tiếng trên nền tảng TikTok có thu nhập cao nhất thế giới năm 2021, dẫn đầu là hai chị em nhà D’Amelio.
Những người nổi tiếng có thu nhập cao nhất trên nền tảng TikTok, với tổng cộng thu nhập 55,5 triệu USD trong năm 2021, tăng 200% từ năm 2020.
Thu nhập của họ đến từ phim ảnh, chương trình truyền hình, dòng thời trang đến biểu diễn tại trung tâm Madison Square Garden.
Trong hơn một năm qua, thu nhập của những ngôi sao lớn nhất TikTok tăng lên, với phần lớn từ nỗ lực trong việc đưa danh tiếng vượt xa nền tảng đã biến họ thành người nổi tiếng.
Trường hợp này đúng với hai chị em dẫn đầu trong danh sách Tiktoker có thu nhập cao nhất, Charli và Dixie D’Amelio. Nếu so sánh với chị em nhà Kardashian, hai người này cũng có riêng một series truyền hình trên Hulu, The D’Amelio Show.
Series truyền hình phát sóng vào tháng 9.2021 và được làm mới cho mùa thứ hai sau đó nhiều tháng. Vào tháng 12.2021, Dixie đã biểu diễn tại Madison Square Garden và 9 địa điểm khác cho chuỗi hòa nhạc Jingle Ball cùng với Ed Sheeran và ban nhạc Jonas Brothers.
Cùng nhau, hai chị em nhà D’Amelio có thương hiệu thời trang ăn khách, Social Tourist từ hợp tác với Hollister, bán trang phục tại xấp xỉ 500 cửa hàng của công ty bán lẻ này. Qua đó giúp họ nâng thu nhập cộng gộp từ dưới 7 triệu USD vào năm 2020, lên 27,5 triệu USD.
Trong khi đó, Addison Rae đã thủ vai chính trong bộ phim của Netflix, He’s All That và ký hợp đồng cho nhiều dự án phim mới với nền tảng trực tuyến này.
Josh Richard cũng góp mặt trong một bộ phim của Netflix, Under the Stadium Lights và thành lập công ty sản xuất riêng, CrossCheck Studios từ liên doanh với công ty sản xuất trang phục của nam diễn viên Mark Wahlberg.
Trong năm 2021, những ngôi sao có thu nhập cao nhất TikTok đã thu về tổng cộng 55,5 triệu USD, tăng 200% từ lần gần nhất được Forbes thống kê vào năm 2020.
Trong khi hướng sự tập trung ra bên ngoài TikTok, họ vẫn kiếm 30-50% số tiền từ tài trợ nội dung, nơi những công ty chi trả để sản phẩm được đăng quảng cáo trên tài khoản của ngôi sao mạng xã hội.
Khi TikTok vươn mình với hơn 1 tỉ người dùng toàn cầu, doanh nghiệp như Amazon, Louis Vuitton và McDonald đã chi tiền cho những quảng cáo này.
Mặc dù phần lớn có thu nhập trung bình từ 100.000 đến 250.000 USD, nhưng ngôi sao trên TikTok có thể nhận 500.000 USD cho một bài đăng, cao gấp đôi mức tiền từ danh sách trước đó vào năm 2020.
Vì ở cùng một độ tuổi, nên các TikToker hiểu rõ nhóm khán giả mà những quảng cáo này hướng đến. Toàn bộ những cái tên giữ vị trí đầu đều dưới 25 tuổi.
Một điều phổ biến khác về TikTok là ngôi sao và tiền bạc có thể đến rồi đi nhanh chóng, như ba “tân binh” trong danh sách này. Đó là Bella Poarch, Avani Gregg và Kris Collins.
Không ai có danh tiếng và thu nhập hơn Charli trên TikTok. Cô có lượt theo dõi lớn nhất TikTok (113 triệu lượt đăng ký) và tăng thêm nguồn thu. Cô có thu nhập cơ bản từ tài trợ quảng cáo của Invisalign, Morphe Cosmetics và hợp đồng mới với Dunkin’ Donuts, có thêm khoản tiền đáng kể.
Vào đầu năm 2021, Hollister ra mắt thương hiệu hợp tác với Charli và người chị Dixie, Social Tourist (Có vẻ như thiếu niên thích những thứ này. Fran Horowitz, CEO của công ty mẹ Hollister nhận định Social Tourist có đóng góp quan trọng giúp doanh thu tăng gần 10% đến hết tháng 9.2021).
Bên cạnh series truyền hình trên Hulu, Charli và Dixie cũng ra mắt chương trình ngắn dài 10 tập trên Snap vào tháng 11.2021. Trong đó, cả hai đã thách đấu nhau về nướng bánh, board game và tiếp tục tận hưởng những khoảnh khắc còn bình dị hơn trước máy quay.
Dixie có thể là chị cả, nhưng danh tiếng và thu nhập, gồm thỏa thuận với Hollister, Hulu và Snap vẫn xếp sau người em nổi tiếng Charli (Dixie có 57 triệu lượt theo dõi, còn Charli là 133 triệu lượt).
Với khoảng cách đó, Dixie đã tìm hướng phát triển sự nghiệp như ca sĩ nhạc pop, nỗ lực trong việc đi ngược lại hình tượng “cô nàng ngây thơ và quyến rũ” đã thúc đẩy cỗ máy marketing D’Amelio.
Vào năm 2021, cô ra mắt hai ca khúc Psycho với nữ rapper Rubi Rose góp giọng và xếp thứ 25 trong bảng xếp hạng Billboard Mỹ và F-kBoy, lấy từ thuật ngữ của Gen Z ám chỉ về chàng trai đào hoa.
Vào dịp lễ giáng sinh, Dixie tham gia series hòa nhạc Jingle Ball diễn ra tại Dallas, Boston và Chicago. Từ ngôi nhà, Dixie không chỉ cho người hâm mộ thấy cuộc sống của gia đình cô, mà còn là câu chuyện tình yêu.
Trên trang Twitter là những cử chỉ thân mật với bạn trai Noah Beck, một ngôi sao nổi tiếng trên TikTok và có vẻ như muốn trở thành đối tác tài trợ khác.
3. Addison Rae Thu nhập: 8,5 triệu USD Lượt theo dõi: 86 triệu lượt
Trong năm 2021, sự kiện lớn nhất của Addison Rae là khoảng thời gian tại Netflix với vai chính trong bộ phim He’All That.
Rae vào vai nữ sinh trung học nổi tiếng trên mạng xã hội và chọn một anh chàng mọt sách để chuẩn bị cho buổi dạ hội (Đây là bản làm lại từ She’s All That, một bộ phim của nam diễn viên Freddie Prinze Jr. với nội dung rời rạc như video trên TikTok).
Sau khi ra mắt vào tháng 8.2021, He’s All That đã nhanh chóng giữ “ngôi vị” số 1 Netflix tại 78 quốc gia. Vào tháng 9.2021, Netflix thông báo về thỏa thuận mới với Addison Rae cho thêm nhiều bộ phim nhưng chưa hé lộ bất kỳ chi tiết nào khác.
Bên cạnh Hollywood, Rae có hợp đồng tài trợ “béo bở” với American Eagle, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Hollister, công ty đang hậu thuẫn cho chị em D’Amelio.
Rae sở hữu thương hiệu Item Beauty Line từ hợp tác với startup trang điểm, Madeby Collective, bán mascara Lash Snack và những sản phẩm khác tại cửa hàng như Sephora.
Chỉ mới hơn một năm, danh tiếng của Bella Poarch đã tăng chóng mặt và biến cô trở thành ngôi sao có lượng người theo dõi cao thứ ba TikTok (87 triệu lượt đăng ký cho tài khoản của Poarch).
Vào tháng 8.2020, cô khởi đầu từ việc đăng đoạn video hát nhép bài hát “M to B” của một nam rapper người Anh, trở thành video có nhiều lượt xem nhất TikTok năm 2020.
Sinh ra tại Philippines sau đó lớn lên ở Taxes, Bella Poarch từ nhỏ đã yêu thích biểu diễn và ca hát, nhưng gia đình lại không muốn cô theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật. Vì vậy sau khi tốt nghiệp trung học, Poarch đã nhập ngũ tại Hải quân Hoa Kỳ với vị trí thợ cơ khí máy bay trực thăng.
Người thân của Bella Poarch không còn phải lo lắng. Cô được những nhà tài trợ yêu thích và đã quảng cáo cho Google, Prada và Tinder trong một năm vừa qua.
Vào tháng 5.2021, Poarch ra mắt ca khúc đầu tay “Build a Bitch”, xếp ở vị trí 56 trên bảng xếp hạng nhạc pop của Billboard. Đây là tín hiệu cho những gì cô mong muốn cho giai đoạn tiếp theo với vai trò nghệ sĩ âm nhạc.
Các thương hiệu thoải mái với phong cách ngờ nghệch đem lại nguồn thu cho Josh Richards trong TikTok, khi anh nhận được hợp đồng tài trợ từ Amazon, CashApp và những công ty khác.
Tính hài hước của anh là một yếu tố hoàn hảo cho podcast Bastool Sports, BFFs mà Richards đồng dẫn chương trình với nhà sáng lập Barstool, Dave Portnoy (Nội dung của chương trình trước là NFT, số phát hành về bộ đồ bơi của tạp chí Sports Illustrated và Leonardo DeCaprio).
Josh Richard đã đưa phong cách tiệc tùng vào lĩnh vực thương mại quảng cáo của anh. Đó là nước tăng lực Ani đang được bán tại chuỗi cửa hàng lớn như Walmart và công ty đầu tư vốn mạo hiểm, Animal Capital do anh đồng sáng lập.
Công ty đầu tư vốn mạo hiểm của Richard đã huy động 15 triệu USD và sử dụng toàn bộ vào PearPop, ứng dụng nơi những KOL có thể cộng tác với Colossal, một phòng nghiên cứu kỹ thuật di truyền có mục tiêu hồi sinh voi ma mút.
Như Bella Poarch, Kris Collins là ví dụ khác về cách một người nào đó có thể nhanh chóng trở nên nổi tiếng và kiếm tiền từ TikTok, Trước thời điểm đại dịch COVID-19, Collins là một thợ cắt tóc tại Vancouver.
Khi COVID-19 đã khiến cho việc đi làm trở nên khó khăn, cô đã tải TikTok với phần lớn từ lời gợi ý của em trai. Kể từ đó, hai người đã cùng nhau tạo ra những video hài kịch ngắn.
Collins vào vai một nhóm nhân vật định kỳ, rất nhiều trong số đó dựa trên các thành viên trong gia đình bao gồm cả người mẹ của cô.
Qua đó, giúp Collins có 41 triệu lượt theo dõi trên TikTok, phần lớn vào năm 2021. Những video hài hước thường ngày cũng thể hiện tốt trên YouTube, nơi cô có 4,5 triệu lượt đăng ký (Đây là một thông kê đáng ghi nhận, khi những nội dung thường thấy trên TikTok gồm hát nhép, nhảy múa lại không thành công trên YouTube, nơi đề cao video thời lượng dài hơn với nội dung chuyên sâu hơn một chút).
Tính hài hước của Collins là sự thân thiện dành cho mọi người, thu hút với những thương hiệu như Hershey, Lionsgate và Pantene, đem lại cho cô hợp đồng tài trợ.
Vào mùa hè 2019, Gregg trở thành ngôi sao TikTok với cái tên Clown Girl, đăng các video hướng dẫn trang điểm. Rất nhiều trong số đó là Gregg trang điểm đầy màu sắc theo phong cách Harley Quinn, với cặp kính áp tròng màu trắng và những ngôi sao có hai màu đỏ-xanh trên khuôn mặt.
Cùng năm đó, Avani Gregg đã từ bỏ công việc nhân viên cứu hộ, chuyển từ vùng đồng quê Indiana đến Los Angeles.
Tại California, cô là một trong những thành viên đầu tiên của Hype House, hội nhóm của những KOL được thành lập vào tháng 12.2019, đánh dấu khởi đầu cho sự bùng nổ của TikTok trong văn hóa đại chúng.
Gần đây, Gregg có vai diễn từ nửa sau của Chicken Girls, một chương trình truyền hình chiếu mạng với nhân vật là đội trưởng đội cổ vũ. Cô còn thủ vai chính trong chương trình của chính mình trên Snap.
Sức hút từ Avani Gregg và những ngôi sao trẻ tuổi khác của TikTok chưa dừng lại ở đó. Nhà xuất bản danh tiếng, Simon & Schuster đã được Gregg ủy quyền phát hành cuốn tự truyện ra mắt vào cuối tháng 2.2022, với tựa sách My Life So Far.
Phương pháp tính
Forbes đã điểm qua những ngôi sao có thu nhập cao nhất với xuất phát điểm từ TikTok. Danh sách này bỏ qua những người nổi tiếng đang hoạt động trên ứng dụng, như Will Smith và Jason DeRulo. Từ đó, Forbes ước tính số tiền các TikToker thu về từ ngày 1.1.2021 đến hết ngày 31.12.2021.
Lần này khác so với danh sách đầu tiên vào năm 2020, khi thống kê thu nhập từ tháng 7.2019 đến tháng 7.2020. Một điểm khác biệt nữa là bảng xếp hạng đầu tiên thống kê nhanh những cái tên Forbes cho rằng có mức thu nhập một triệu USD từ TikTok trong vòng 12 tháng.
Với số lượng tài trợ tăng cao, việc kiếm được một triệu USD không phải là điều khó khăn với bất kỳ ai. Đó là lý do top 5 trong danh sách mới yêu cầu thu nhập tối thiểu 4,75 triệu USD, lớn hơn nhiều so với danh sách đầu tiên của Forbes.
Biên dịch: Minh Tuấn
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sự đồng cảm có liên quan gì đến những trải nghiệm của khách hàng và thương hiệu có thể đưa nó vào chiến lược marketing như thế nào.
Bà Natalie Petouhoff, một chuyên gia về trải nghiệm khách hàng từng nói: “Bạn có hai tài sản mà nếu thiếu nó bạn không thể có một doanh nghiệp, đó là nhân viên và khách hàng.”
Mặc dù họ là những tài sản quý giá, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng coi trọng và có cách đầu tư đúng mức.
Bà Petouhoff cho rằng sự đồng cảmlà chìa khóa để giải quyết các thách thức về trải nghiệm khách hàng (CX) và trải nghiệm của nhân viên (EX) trong doanh nghiệp.
Quay trở lại lịch sử.
Trải qua nhiều giai đoạn kinh tế khác nhau, nhiều cuộc cách mạng công nghiệp khác nhau, mục tiêu của doanh nghiệp cũng liên tục thay đổi, từ tập trung vào sản phẩm, tập trung vào nhân viên đến tập trung vào khách hàng.
Trong khi mọi người đang ngày càng nói nhiều hơn về CX (và cả EX), thì lời hứa vẫn chỉ là các lời hứa, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tạo ra những tác động đáng kể đến cả nhân viên lẫn khách hàng của họ thông qua các trải nghiệm trọn vẹn.
Hầu hết các doanh nghiệp hay thương hiệu đều lấy quan điểm kinh doanh là trọng tâm (business-centric) khi xây dựng các trải nghiệm, cho dù đó là cho khách hàng hay nhân viên của họ. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ (thường là hàng hóa – Commodity), hơn là những trải nghiệm tuyệt vời.
Ý nghĩa thực sự của sự đồng cảm.
Để có thể hiểu được khái niệm hay tư duy về trải nghiệm đồng cảm, trước tiên, bản thân doanh nghiệp hay người làm marketing cần phải hiểu về sự đồng cảm.
Đừng nhầm lẫn đồng cảm (empathy) với cảm thông (sympathy). Trong khi cảm thông là việc bạn cảm thấy tiếc nuối cho sự bất hạnh hay không may mắn của người khác.
Đồng cảm chỉ xảy ra khi bạn thực sự đặt mình vào hoàn cảnh của người đối diện để sau đó hoà nhập cùng cung bậc cảm xúc của chính họ.
Bạn có thể dễ dàng thông cảm hay cảm thông với một ai đó nhưng rất khó để thực sự đồng cảm (Tôi rất tiếc vì những gì bạn đang trải qua – Tôi không thể tưởng tượng được bạn đã trải qua nó như thế nào – Tôi không thể nào cảm nhận hay hiểu được).
Bạn chỉ có thể có được sự đồng cảm khi bạn thực sự suy nghĩ hay hành động theo góc nhìn hay quan điểm của người khác thay vì từ chính bạn.
Đối với một doanh nghiệp hay từ góc nhìn kinh doanh, đồng cảm có nghĩa là tất cả yếu tố như con người, quy trình, chiến lược, khả năng lãnh đạo hay công nghệ đều cần phù hợp với quan điểm của khách hàng và nhân viên thay vì chỉ là doanh nghiệp.
Sẵn sàng gia nhập vào nền kinh tế dựa trên sự đồng cảm.
Một trong những chiến lược khôn ngoan mà các thương hiệu cần phải thích ứng đó là chuyển trọng tâm của họ từ cắt giảm chi phí sang tăng doanh thu.
Mặc dù cả hai con đường đều hướng đến mục tiêu là tăng lợi nhuận, tuy nhiên, trong khi con đường thứ nhất làm hao mòn sự kỳ vọng của khách hàng và thậm chí là của nhân viên, con đường thứ hai dường như trọn vẹn hơn.
Một trong những mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể tham khảo để vừa tăng doanh thu vừa cải thiện các trải nghiệm của khách hàng đó là mô hình Flywheel.
Các giai đoạn của mô hình này gắn liền với các chiến lược như Lắng nghe, Hiểu và Dự báo, Hành động và Học hỏi không ngừng.
Đầu vào (input) là việc lắng nghe có nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư vào các hoạt động kinh doanh dựa trên sự đồng cảm – giá trị của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên sự đồng cảm, văn hóa dựa trên sự đồng cảm, lãnh đạo dựa trên sự đồng cảm và công nghệ dựa trên sự đồng cảm.
Dựa trên các yếu tố đầu vào đó, ở đầu ra (output), doanh nghiệp cũng cần đưa ra các chiến lược hành động dựa trên sự đồng cảm.
Một thành phần quan trọng khác của quá trình xây dựng các trải nghiệm khách hàng dựa trên sự đồng cảm là ý thức cộng đồng, thứ mà mọi thương hiệu B2C đều nên quan tâm và xây dựng.
Ở thế giới ngày nay, khi khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh ý thức tiêu dùng, sức ảnh hưởng của thương hiệu đến cộng đồng cũng là yếu tố quyết định việc liệu khách hàng có muốn mua hàng và kết nối với doanh nghiệp hay không.
Đại dịch là bối cảnh thuận lợi cho sự đồng cảm.
Trong vô số các thứ mà đại dịch đã làm thay đổi, sự cần thiết của khả năng đồng cảm là một trong số đó. Khách hàng tin rằng, khi thương hiệu có thể hiểu được những cảm xúc của họ, chia sẻ với họ thì giữa họ với thương hiệu cũng có thể hình thành một mối quan hệ sâu sắc nào đó.
Khi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm hay thương hiệu, họ không đơn giản là tìm kiếm các giải pháp có thể giải quyết các vấn đề cá nhân của họ, họ tìm kiếm sự đồng cảm hay tính liên quan giữa sản phẩm và hệ giá trị riêng của chính họ.
Sự đồng cảm – cho dù đó là giữa các mối quan hệ bạn bè, hay giữa khách hàng với doanh nghiệp – nó giúp tạo ra niềm tin và sự trung thành, đây là những yếu tố cốt lõi để bắt đầu một mối quan hệ lâu dài và bền vững.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giai đoạn cuối năm, việc công ty phải hoàn tất, việc gia đình cần chỉn chu, nhiều người rơi vào trạng thái không biết bắt đầu từ đâu hoặc làm nhiều việc cùng lúc, dẫn đến kết quả không như mong đợi. David Allen – chuyên gia hàng đầu thế giới về thúc đẩy năng suất cá nhân và tổ chức giới thiệu phương pháp Getting Things Done (GTD).
Cụ thể, để áp dụng phương pháp này, bạn có thể thực hiện theo ba bước sau:
1. Nắm bắt (Capture).
Lý do lớn nhất khiến bạn cảm thấy bản thân luôn bận rộn là vì bạn chưa ý thức các việc mình phải làm. Vì vậy, hãy lấy một quyển sổ, một tờ giấy hay mở một trang Word để ghi lại tất cả những việc đang khiến bạn chú ý trong thời điểm hiện tại.
Đó có thể là những điều bạn cần phải làm, những điều bạn muốn làm, những điều có thể xảy ra và bạn phải giải quyết… Viết ra tất cả những điều đang đè nặng trong tâm trí, bạn dễ dàng quản lý công việc, giảm trạng thái stress.
2. Làm rõ và sắp xếp (Clarify and Organize).
Sau khi liệt kê tất cả đầu việc, bạn sẽ ngồi lại và xử lý từng ý một với câu hỏi: “Liệu việc này có làm được hay không?”.
Nếu câu trả lời là có, bạn nên hành động theo hai cách, hoặc là làm ngay hoặc có thể giao lại cho người khác thì nên mạnh dạn giao, tránh trường hợp ôm nhiều việc cùng lúc. Nếu câu trả lời là không, bạn hãy đưa nó vào một danh sách khác và không bận tâm đến nữa.
Chi tiết hơn, bạn có thể sắp xếp các việc phải làm theo ba nhóm sau:
Thứ nhất, danh sách các việc có thể làm một lần như trả lời email, tin nhắn, dọn dẹp bàn làm việc…
Thứ hai, danh sách các việc làm theo lộ trình, phải thực hiện nhiều bước mới hoàn thành như thu thập số liệu làm báo cáo quý, chuẩn bị bài thuyết trình giới thiệu dự án…
Thứ ba, danh sách các việc liên quan đến thời gian, ngày tháng và địa điểm cụ thể như 10 giờ ngày 10/1/2022 họp tổng kết cuối năm toàn công ty…
3. Xem lại và thực thi (Reflect and Engage).
Bước quan trọng của phương pháp GTD là xem lại và đánh giá các mục, các việc đã sắp xếp. Bởi các công việc có được thực hiện hiệu quả theo kế hoạch hay không phụ thuộc phần nhiều và bối cảnh, địa điểm, thời gian và mức năng lượng theo từng thời điểm trong ngày.
Lúc này, bạn cần lưu ý thêm về mức độ ưu tiên, nên thực hiện những điều cấp bách ngay với thời gian và năng lượng đang có.
Cuối cùng, khi đã viết ra tất cả, sắp xếp hệ thống và cân nhắc rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào giải quyết từng việc một cách tự tin nhất.
Hy vọng rằng, với “Getting Things Done”, công việc những ngày cuối năm của bạn sẽ nhẹ nhàng và luôn đạt hiệu suất cao .
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những CIO hàng đầu nước Mỹ cho rằng một vài lĩnh vực cần được chú ý nhiều hơn trong năm 2022, gồm công nghệ làm hài lòng khách hàng, thúc đẩy năng suất của nhân sự và phòng thủ trước tấn công mạng.
Mỗi năm, danh sách những việc cần làm của những nhà lãnh đạo công nghệ lại dài thêm, khi phần mềm ngày càng quan trọng cho thành công của doanh nghiệp.
Những CIO (giám đốc công nghệ thông tin) hàng đầu nước Mỹ cho rằng một vài lĩnh vực cần được chú ý nhiều hơn trong năm 2022, gồm công nghệ làm hài lòng khách hàng, thúc đẩy năng suất của nhân sự và phòng thủ trước tấn công mạng.
Trong bối cảnh biến thể omicron làm trì hoãn kế hoạch đưa người lao động trở lại văn phòng, hỗ trợ làm việc từ xa và hydrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) sẽ là một trong những ưu tiên quan trọng nhất của CIO trong năm 2022.
“Chúng tôi có ý tưởng cấp độ cao về cách mô hình hydrid sẽ như thế nào. Tuy vậy vẫn còn nhiều điều cần khắc phục,” CIO toàn cầu của Verizon, Shankar Arumugavelu, cho biết.
Tại các cửa hàng vật lý, Verizon dự tính phát triển công nghệ không chạm, cho phép nhân viên phục vụ khách hàng an toàn thông qua kết hợp ứng dụng điện thoại, khả năng duy trì khoảng cách và thiết bị cầm tay.
Arumugavelu cho biết ông và những người đồng cấp sẽ sử dụng sự hiểu biết sâu từ những lĩnh vực này và những công nghệ khác để tiếp tục cải thiện cách phục vụ khách hàng của Verizon.
Nhiều CIO khác sẽ tập trung vào tìm hướng đi về kỹ thuật số mới nhằm nâng cao sản phẩm và dịch vụ. Với một vài người, điều này đồng nghĩa đi sâu hơn vào metaverse và công nghệ như VR, AR.
Công nghệ ảo với tiềm năng thực.
Suji Chandrasekaran, CIO và giám đốc kỹ thuật số (CDO) của CommonSpirit, nơi vận hành 120 bệnh viện và hơn 1.000 trung tâm chăm sóc sức khỏe tại 21 tiểu bang của nước Mỹ, nhìn nhận đang có quá nhiều sự chú ý vào metaverse, nhưng ông cũng hào hứng về triển vọng tạo ra các ứng dụng nhiều ý nghĩa khi sử dụng VR và AR.
“Trong giai đoạn đầu của bất kỳ công nghệ mới nào, cách duy nhất để hiện thực hóa công nghệ đó là những ứng dụng cơ bản,” Chandresekaran cho biết.
Đội ngũ của ông đang tìm cách sử dụng VR hỗ trợ cho đào tạo và cấp chứng chỉ y tế, với mục tiêu tạo ra nguyên mẫu trong vòng vài tháng.
Chandrasekaran cũng tập trung vào kết hợp công nghệ và dữ liệu để cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Trong rất nhiều dự án, vào năm 2022, CommonSpirit chuẩn bị hợp tác với những công ty khác để tạo ra thiết bị đeo tay có cảm biến như máy đo nhịp tim, với hiệu quả tốt hơn so với những thiết bị hiện nay, nhưng không quá phức tạp để phải có phê chuẩn pháp lý.
“Có nhiều điều kỳ diệu được tạo ra từ sự giao thoa giữa thiết bị theo cấp độ y tế và cấp độ tiêu dùng. Đây là lĩnh vực chúng tôi đang đầu tư,” Chandrasekaran cho biết.
Tìm ra những cách thông minh hơn trong việc sử dụng dữ liệu được tạo ra từ thiết bị và tương tác trực tuyến sẽ là ưu tiên hàng đầu khác của CIO trong năm 2022.
Trong email bình luận gửi đến Forbes, CIO toàn cầu của JPMorgan, Lori Beer, nhận định, 2022 sẽ là năm đội ngũ của bà tiếp tục tập trung vào quản lý dữ liệu, tính riêng tư và nền tảng theo quy mô doanh nghiệp.
Beer cho biết thêm một trong những mục tiêu quan trọng là hỗ trợ ngân hàng sử dụng sự hiểu biết đưa ra từ thông tin được thu thập để tạo ra sản phẩm cá nhân hóa hơn cho khách hàng.
Với những CIO sử dụng dữ liệu để tiến hành thử nghiệm với ứng dụng AI, 2022 gần như sẽ là năm ghi nhận sự bùng nổ từ sử dụng mô hình thuật toán trong kinh doanh.
“Chúng ta đang có bước tiến vượt xa chuyện thí điểm và chứng minh khái niệm,” Arumugavelu cho biết. Công nghiệp hóa AI ở công ty ông sẽ giúp các kỹ sư phỏng đoán tốt hơn khi nào cần bảo trì thiết bị và cho phép các nhà lập trình phát triển các chương trình ngày càng an toàn hơn.
Ron Guerrier, CIO toàn cầu của HP đồng tình với nhận định trên. Tương tự như những nhà lãnh đạo công nghệ khác, ông đã thực hiện chiến lược sử dụng hệ thống tự động hóa vận hành bằng AI và linh hoạt phát triển kỹ năng nhằm cải thiện phần mềm nội bộ của HP.
Yếu tố quan trọng cho cuộc cách mạng này liên quan đến nâng cao kỹ năng cho nhân lực IT của HP, một dự án theo Guerrier đã bắt đầu vào năm 2021 và sẽ được đẩy nhanh trong năm 2022.
Duy trì nguồn nhân sự vào thời điểm diễn ra sự thay đổi nhân sự trong các doanh nghiệp do cuộc đại khủng hoảng lao động hiện nay sẽ là ưu tiên cho toàn bộ CIO đã trò chuyện với Forbes trong năm 2022.
Vì vậy, tìm ra thêm những cách thúc đẩy tính đa dạng trong lực lượng lao động công nghệ trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết khi công nghiệp hóa AI.
Tại HP, Guerrier cho biết có kế hoạch hướng đến mục tiêu đa sắc tộc trong đội ngũ IT tại Mỹ để phù hợp với tính đa dạng sắc tộc quốc gia.
Guerrier đưa ra một vấn đề mà chắc chắn trở thành ưu tiên hàng đầu của các CIO trong năm 2022, đó là người lao động thường xuyên di chuyển hơn giữa nhà và văn phòng sẽ bị tấn công mạng nhiều hơn, khi COVID-19 tiếp tục làm gián đoạn kế hoạch quay trở lại làm việc.
Trong năm 2022, nguy cơ trong chuỗi cung ứng công nghệ sẽ càng bị giám sát nhiều hơn vào năm 2022, sau những sự cố về an ninh như xâm nhập vào SolarWinds và gần đây là khủng hoảng của Log4j.
Theo nhà lãnh đạo công nghệ Vipin Gupta, Toyota Financial Services, công ty con của Toyota, nơi vừa soán “ngôi vị” hãng xe có doanh thu cao nhất nước Mỹ từ General Motors, đánh giá nguy cơ trong chuỗi cung ứng điện toán đám mây là ưu tiên hàng đầu.
Là công ty tài chính cho xe hơi lớn nhất nước Mỹ, Toyota Financial Services phụ thuộc rất lớn vào dịch vụ đám mây từ bên thứ ba.
Do vậy, trong năm 2022, công ty sẽ dành ra nhiều thời gian hơn để xác định nơi rủi ro tập trung vào bên trong toàn bộ hệ sinh thái.
“Hiện nay, chúng tôi đang lo lắng về nguồn cung của chuỗi cung ứng và nơi cung ứng,” Gupta, người đã góp phần lớn vào dự án quan trọng để giúp cho công ty xây dựng kinh doanh, như đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cho những công ty khác.
Công ty con về tài chính của Toyota đã giao dịch với hãng xe Mazda và gần đây nhất là ký hợp đồng với công ty mẹ của Bass Pro Shops và Cabela để cung cấp nguồn vốn mua tàu, xe địa hình và những sản phẩm khác.
Vươn lên dẫn đầu từ công nghệ.
Vai trò của Gupta ngày càng mở rộng cùng với sự mở rộng của Toyota, nghĩa là ông sẽ có thêm những ưu tiên hàng đầu hơn nữa trong năm 2022.
Sau khi giữ chức vụ CIO từ tháng 7.2018, ông đã đảm nhiệm vai trò giám đốc Sáng tạo và giám đốc Kỹ thuật số vào ngày 1.1.
Qua đó, quyền hạn của ông mở rộng hơn, gồm phụ trách những hoạt động như chiến lược hợp tác và lập kế hoạch, đưa ra các khoản đầu tư mới và quản lý một vài mảng kinh doanh trong công ty.
Trong năm 2022, ban tuyển dụng nhà quản lý dự đoán có thêm CIO và CTO (giám đốc công nghệ) sẽ có nhiều trọng trách hơn, có thể dần đi vào lộ trình đảm nhận vai trò CEO trong tương lai. Đó là như cái cách mà CTO của Twitter, Parag Agrawal đã thăng chức lên vị trí cấp cao sau khi Jack Dorsey từ chức vào cuối tháng 11.2021.
“Những nhà lãnh đạo công nghệ đang trở nên rất tốt trong việc thúc đẩy thay đổi. Họ dần trở thành những nhà lãnh đạo cho toàn bộ doanh nghiệp, thay vì chỉ theo một vai trò,” Craig Stephenson từ công ty dịch vụ nhân sự cao cấp Korn Ferry cho biết.
Biên dịch: Minh Tuấn
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
D2C làm thay đổi cách thương hiệu và người bán tiếp cận người tiêu dùng ngay cả trước khi có đại dịch, điều này dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022, theo CEO Edgemesh.
Ông Jacob Lovelesss hiện là Giám đốc điều hành Edgedmesh, chuyên cung cấp giải pháp tăng tốc website toàn cầu cho biết, sự phát triển của D2C (cung cấp dịch vụ, sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng) đã thay đổi cách người dùng tương tác với các thương hiệu truyền thống.
Họ bắt đầu mua sắm những thứ như dao cạo râu, quần áo, nội thất, thực phẩm tươi sống… trên nền tảng trực tuyến, những thứ trước đây thường được mua trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng. Ngay cả trước khi đại dịch xuất hiện, thương hiệu và doanh nghiệp D2C đã được đánh giá là những người nhạy bén với chuyển đổi số.
Giờ đây, các nhà bán lẻ truyền thống và thương hiệu cũng nối bước doanh nghiệp D2C, dùng chính bài học đó tăng lợi thế cạnh tranh trên nền tảng thương mại điện tử.
Duy trì tăng trưởng nhờ nền tảng kinh doanh trực tuyến.
Nhiều nhà bán lẻ truyền thống hiện đăng bán sản phẩm online, cung cấp trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu mua sắm các mặt hàng họ sản xuất và nhập khẩu. Đây là cách họ chọn để thu hút và giữ chân khách hàng trong thời gian qua.
Đơn cử có Nike với động thái rút lui khỏi các chuỗi trung tâm thương mại, trả mặt bằng cửa hàng để tập trung đầu tư cho các cửa hàng online trên thương mại điện tử.
Đại diện thương hiệu này từng tuyên bố bán online hiệu quả hơn trong thời dịch. Theo đó, trong Quý I/2020, doanh số trên thương mại điện tử của hãng tăng đến 82% so với cùng kỳ.
Nhờ nền tảng trực tuyến, nhiều thương hiệu đã thành công duy trì mức tăng trưởng bất kể đại dịch. Hoặc dù không cải thiện doanh số, họ cũng tránh được giai đoạn suy thoái vừa qua của kinh tế toàn cầu.
Theo CEO Edgemesh, không ít doanh nghiệp bán lẻ truyền thống nhận thấy tiềm năng này và chọn cách làm theo để tăng khả năng cạnh tranh.
Song song với cửa hàng truyền thống, họ mở thêm kênh bán online trên các nền tảng thương mại điện tử, tận dụng tệp khách hàng sẵn có của các sàn này, thu hút khách mới, đồng thời giữ chân khách hàng cũ với những ưu đãi hấp dẫn.
Cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận danh mục khách hàng.
Đại dịch đã kìm hãm sự phát triển của nhiều thương hiệu. Song cũng chính Covid-19 khiến nhu cầu về các sản phẩm thể thao, chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng nhanh… tăng mạnh trong thời gian mọi người ưu tiên làm việc, giải trí tại nhà.
Dựa trên các yếu tố này, ông Jacob Loveless đã dự đoán rằng đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp kỹ thuật số phát triển và mở rộng danh mục khách hàng.
Vị CEO nhận định một trong những nhu cầu cấp thiết với các nhà bán lẻ khi Covid-19 bùng phát là tìm kiếm một nền tảng thương mại điện tử phù hợp và hiệu quả. Trùng hợp đó lại là yếu tố lợi thế mà những doanh nghiệp sớm chuyển đổi số sở hữu.
Trong khi các đối thủ khác đang chật vật lên sàn, họ lại thư thả tìm kiếm nguồn khách hàng mới hoặc tập trung cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tiếp.
Gần hai năm sau khi dịch bệnh xuất hiện, người tiêu dùng toàn cầu ngày càng ít mua hàng tại các cửa hàng truyền thống. Họ dần quen với việc mua sắm trên các thiết bị công nghệ.
Doanh số thương mại điện tử ghi nhận tại Mỹ trong Quý III/2021 tiếp tục tăng đến 45,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó phần nào chứng minh hoạt động chuyển đổi số diễn ra càng sớm sẽ càng tạo thêm lợi thế cho thương hiệu lẫn các nhà bán hàng nhỏ lẻ.
Giá thành không còn là yếu tố cạnh tranh hàng đầu.
Trước đây, một số thương hiệu, nhà bán lẻ xem mức giá ưu đãi và lợi nhuận thấp là yếu tố cạnh tranh lớn trên thị trường, giúp họ thu hút thêm nhiều khách hàng nhờ mức giá rẻ.
Tuy nhiên, với ông Jacob Loveless, suy nghĩ đó hiện nay đã quá lỗi thời, nhất là sau khi Covid-19 xuất hiện.
Cùng với các chương trình giảm giá, ưu đãi sâu, quà tặng đi kèm giá trị, nguồn gốc cùng chất lượng sản phẩm và chính sách hoàn trả đồng loạt trở thành yếu tố cạnh tranh.
Một nghiên cứu của Forrester cho thấy người dùng ở Pháp, Anh và Mỹ thích các nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp dịch vụ đổi trả hàng miễn phí.
Dịch vụ hoàn tiền khi chất lượng sản phẩm không như ý cũng được đặc biệt yêu thích. Forrester dự đoán các nhà bán lẻ và thương hiệu “tập trung vào khách hàng” sẽ đầu tư vào các chính sách này để cải thiện lợi nhuận.
Từ các vấn đề về chuỗi cung ứng đến kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng, thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt trong năm tới.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp ngành này chứng minh lợi ích to lớn mà họ có thể đem lại cho các doanh nghiệp bán lẻ và nhà bán hàng.
Trong đó, không chỉ riêng doanh nghiệp thương mại điện tử, thương hiệu hưởng lợi mà cả người dùng cũng có trải nghiệm mua sắm ngày một tối ưu, toàn diện hơn.
Thái Nghiên (Theo Forbes)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với những tác động từ phía đại dịch đã làm thay đổi cơ bản hành vi của đa số người tiêu dùng, các tầng lớp C-suite cần làm gì để phản ứng lại bối cảnh mới.
Tất cả chúng ta đang sống trong giai đoạn bình minh của một thực tế mới đang được thúc đẩy bởi những thay đổi nghề nghiệp và cá nhân.
Đại dịch đã làm chuyển đổi gần như mọi khía cạnh của cuộc sống, từ cách mọi người tìm kiếm các sản phẩm đến cách mọi người sinh sống và làm việc.
Đó không phải là một điều bình thường (new normal) mới – đó là một thực tế hoàn toàn mới (new reality) trong một thế giới mới.
Những thay đổi đáng kể trong hành vi của người mua sắm.
Đại dịch không chỉ làm thay đổi yếu tố nội tại của các tổ chức – nó cũng tác động khá nhiều đến cách mọi người mua hàng. Những người mua hiện đại đang trở nên tự chủ hơn, độc lập hơn và ảnh hưởng nhiều hơn bởi các công nghệ kỹ thuật số.
Theo nghiên cứu của Vistage, có đến 78% CEO cho rằng Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của khách hàng dựa trên 04 yếu tố chính:
Chuyển sang mua hàng kỹ thuật số: Người mua đang tiến hành mua sắm trực tuyến và tự nghiên cứu nhiều hơn trước khi ra quyết định mua hàng.
Bán hàng ảo thay thế bán hàng trực tiếp: Những nhân viên hay hoạt động bán hàng ảo đang ngày càng thay thế các tương tác mặt đối mặt truyền thống; khách hàng có thể quan tâm đến việc thiết lập một cuộc trò chuyện qua video hơn là gặp mặt trực tiếp.
Chu kỳ bán hàng (sales cycle) chậm hơn: Sau giai đoạn hoảng sợ do đại dịch, khách hàng trở nên thận trọng và cân nhắc nhiều hơn trước các quyết định chi tiêu, họ ít chấp nhận rủi ro hơn và do đó chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp sẽ trở nên chậm hơn.
Các động lực từ thị trường: Tất cả mọi thứ từ các vấn đề về chuỗi cung ứng hay lạm phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Chuỗi cung ứng và lạm phát có thể luân chuyển và thay đổi theo thời gian, nhưng cách người mua thu thập, tìm kiếm và sử dụng thông tin để mua hàng thì đã thay đổi mãi mãi.
Để có thể đối phó lại những thay đổi này từ phía khách hàng và thị trường, chuyển đổi doanh nghiệp không còn chỉ là câu chuyện của những người làm marketing nói chung, các giám đốc điều hành (CEO) sẽ phải thay đổi và thích nghi với những tư duy mới.
Hình dung lại các chiến lược marketing và bán hàng của doanh nghiệp.
Mọi bước tiếp cận với khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ đều phải được tiến hành một cách nhất quán và liền mạch, cho dù đó là trền các nền tảng kỹ thuật số hay tương tác trực tiếp ở cấp độ con người.
Môi trường ảo: Khi người mua sắm đã không thể gặp gỡ trực tiếp nhân viên bán hàng trong suốt đại dịch, họ đã dần trở nên quen thuộc với điều này. Mặc dù bán hàng trực tiếp (face-to-face selling) vẫn sẽ sớm quay trở lại, nhưng nó sẽ không bao giờ trở lại như lúc trước đại dịch. Các trải nghiệm mua hàng kỹ thuật số hay thông qua môi trường ảo đã tăng lên gấp 10 lần trong thời gian qua.
Website: Người mua hiện đại ngày nay có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì họ muốn chỉ thông qua vài bước đơn giản. Họ có nhiều thông tin hơn, được trao quyền nhiều hơn để mua sắm mà không cần sự can thiệp hay hỗ trợ của nhân viên bán hàng hay thương hiệu. Trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số không chỉ còn xoay quanh các giỏ hàng; thương hiệu phải vun đắp và duy trì mối quan hệ bền vững hơn với khách hàng ở quy mô lớn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tập trung vào việc cung cấp những trải nghiệm ảo hấp dẫn hơn. Trong khi vô số thông tin trên các nền tảng trực tuyến có thể khiến khách hàng choáng ngợp hay thậm chí là không tin tưởng, website chính thức của thương hiệu nên là trung tâm của các trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm. Phát triển và tối ưu website phải là lĩnh vực trọng tâm chính của các CEO khi nói đến việc tương tác với khách hàng.
Các điểm tiếp xúc với khách hàng: Truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội (social media) nên là ưu tiên tiếp theo trong chiến lược digital marketing đối với các CEO. Khi khách hàng ngày càng tương tác nhiều hơn với các nền tảng mạng xã hội, ở lại đó lâu hơn hay thậm chí là mua hàng (social commerce) nhiều hơn, việc bao gồm các kênh như Facebook hay TikTok vài chiến lược tổng thể là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Điều quan trọng các thương hiệu cần lưu ý là, dù cho các thông điệp được truyền tải ở đâu trên bao nhiêu điểm tiếp xúc khác nhau thì nó vẫn cần nhất quan về giá trị và cảm nhận thương hiệu.
Dịch vụ khách hàng: Bộ phận bán hàng và marketing cần kết nối chặt chẽ với nhau hơn khi nói đến việc hỗ trợ khách hàng. Dịch vụ khách hàng nên đóng vai trò là chuyên gia về sản phẩm và đại sứ của thương hiệu – những nhân viên dịch vụ khách hàng cần phải có khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn so với các thông tin sẵn có trên Google.
Các nhà lãnh đạo hay CEOs có thể rút ra được điều gì.
Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp càng nhanh chóng nắm bắt và thích ứng với những sự thay đổi sẽ càng có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những ai vẫn đang cố gắng tối ưu lại các mô hình cũ trước đây của họ.
Các giám đốc điều hành giờ đây phải thích nghi được với các tư duy tiếp thị kỹ thuật số, các yếu tố công nghệ, suy nghĩ lại các chiến lược marketing của doanh nghiệp, tập trung vào các trải nghiệm kỹ thuật số và nhiều thứ khác.
Những khách hàng hiện đại muốn được trao quyền nhiều hơn để họ có thể tự tìm kiếm được thông tin, tự giáo dục chính mình và tự mua hàng.
Những CEO có thể giải quyết được những mong muốn này của khách hàng, tái đầu tư các chiến lược bán hàng và marketing của họ sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong một tương lai đầy bất ổn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngày 15/1, WinCommerce (thuộc Tập đoàn Masan) công bố chuyển đổi thương hiệu hệ thống bán lẻ VinMart thành WinMart sau hơn 2 năm mua lại từ Vingroup.
Theo ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Công ty WinCommerce, lộ trình chuyển đổi thương hiệu thành WinMart (đối với siêu thị) và WinMart+ (đối với siêu thị mini) sẽ được hoàn tất trong quý I năm nay.
Chiến lược chuyển đổi này lần đầu tiên được ông Trương Công Thắng thông báo tại đại hội thường niên của Masan Consumers ngày 1/4/2021. Theo đó, không chỉ bảng hiệu bên ngoài mà nhiều yếu tố bên trong như danh mục hàng hóa, chất lượng dịch vụ, chính sách giá cũng được thay đổi.
Lễ công bố chuyển đổi thương hiệu ngày 15/1 cũng diễn ra song song với buổi khai trương siêu thị WinMart đầu tiên tại TP Vinh (Nghệ An), tích hợp cửa hàng trà – cà phê Phúc Long và mạng di động Reddi.
Thực tế, sau khi mua lại WinCommerce, Tập đoàn Masan đã tái cấu trúc hệ thống bán lẻ này theo mô hình mini-mall, với hệ sinh thái tích hợp WinMart+, Techcombank, kiosk Phúc Long, dược phẩm Phano và mạng di động Reddi.
Đến nay, chuỗi WinMart và WinMart+ có gần 3.000 điểm bán tại 60 tỉnh, thành, và là hệ thống bán lẻ có độ phủ lớn nhất cả nước. Trong đó, hồi cuối tháng 12, doanh nghiệp mở 2 cửa hàng WinMart+ nhượng quyền đầu tiên tại Hà Nội và Bắc Giang.
Mục tiêu đến năm 2025, chuỗi sở hữu 20.000 cửa hàng nhượng quyền, 10.000 cửa hàng tự sở hữu, phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng.
Sau 7 quý về tay Masan, quý III/2021 là quý đầu tiên WinCommerce có lãi với lợi nhuận sau thuế đạt 137 tỷ đồng. Trước đó, doanh nghiệp có 4 quý liên tiếp đạt EBITDA dương.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Không giống như các nền tảng video khác, vốn nhấn mạnh vào việc ‘tắt âm thanh’ (sound off) để tối đa hóa cơ hội lượt xem, TikTok luôn nhấn mạnh rằng âm thanh là một trong những chìa khoá để marketing thành công trên nền tảng.
Để có thể giúp người làm marketing và thương hiệu hiểu rõ hơn về điều này, TikTok vừa chia sẻ một loat các thông tin mới nhằm mục tiêu cung cấp thêm bối cảnh về cách thức và lý do tại sao các thương hiệu cần coi âm thanh là một phần quan trọng trong nỗ lực xây dựng thương hiệu tổng thể của họ.
Bạn có thể xem toàn bộ nội dung ở đây, tuy nhiên bên dưới là tóm tắt những điểm chính yếu bạn có thể tham khảo.
Trước hết, TikTok lưu ý rằng 9/10 người dùng trên nền tảng xem âm thanh là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với trải nghiệm TikTok của họ.
Đối với các thương hiệu cụ thể, TikTok cho biết sự liên tưởng và ghi nhớ thương hiệu có thể tăng hơn 8 lần nếu quảng cáo sử dụng các âm thanh thương hiệu đặc biệt, con số này cao hơn nhiều so với các yếu tố khác như logo hay slogan.
TikTok nói thêm, âm thanh (audio) có thể thúc đẩy sự tương tác của thương hiệu (brand engagement), trong khi âm nhạc (music) cũng đóng một vai trò quan trọng khác trong các phản ứng của người dùng.
Nếu các thương hiệu muốn giành chiến thắng trên TikTok, cách tốt nhất để bắt đầu đó là “đắm mình” vào các nội dung được đăng tải trên nền tảng, cảm nhận được cách mọi người tương tác với ứng dụng, để từ đó có chiến lược phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Theo cách tiếp cận này, TikTok gợi ý 03 câu hỏi chính cho các marketer:
Thương hiệu của bạn có âm thanh riêng không? và nó là gì?
Thương hiệu của bạn có đang tận dụng âm thanh một cách hợp lý về mặt chiến lược không?
Làm cách nào để thương hiệu của bạn có thể tạo ra những tiếng vang lớn trên TikTok?
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể nghiên cứu và phát triển phương pháp tiếp cận theo hướng âm thanh cho thương hiệu của mình.
Xu hướng (Trends) là cách âm thanh đang được lan truyền trên khắp TikTok. Một số âm thanh được xây dựng rất đơn giản bằng các thiết bị như điện thoại di động, trong khi một số người dùng hay thương hiệu khác thực hiện một cách chuyên nghiệp trong các phòng thu. Nhiệm vụ của những người làm marketing là khám phá xem điều gì đang được quan tâm nhiều nhất trên nền tảng.
Âm nhạc có thể thiết lập tâm trạng và nhịp điệu của người dùng. Bạn có thể tạo ra các âm thanh hoàn toàn mới, thúc đẩy các quảng cáo âm thanh có thương hiệu hoặc xin cấp quyền sử dụng (license) với các âm thanh đang thịnh hành. Nguồn lực này là vô tận.
Cách sử dụng nội dung theo kiểu tường thuật cho phép người dùng theo dõi diễn biến của các video có liên quan.
Thêm phụ đề cho video cũng là một yếu tố quan trọng khác trong các nội dung của TikTok – video của bạn vẫn có thể được hiểu ngay cả khi nó không được nghe thấy.
Âm thanh có khả năng thúc đẩy hay gây ảnh hưởng đến các hành động trong video. Khi bạn đăng video có âm thanh gốc, người dùng sẽ có thể sử dụng chính âm thanh đó cho các video sáng tạo của riêng họ.
Nếu thương hiệu của bạn đang làm marketing trên TikTok hay thúc đẩy các chiến lược Brand Marketing khác, những nội dung ở trên có thể khá hữu ích cho cách tiếp cận của riêng mình.
Quảng cáo cá nhân hoá (Personalized Ads) hay cá nhân hoá trải nghiệm người dùng là một trong những thuật ngữ được quan tâm nhiều nhất đối với những người làm marketing. Tuy nhiên, nó có thực sự hiệu quả?
Một số công ty công nghệ lớn (Big Tech) xây dựng các nền tảng quảng cáo với mục tiêu là giúp các doanh nghiệp tiếp thị bản thân doanh nghiệp và các sản phẩm của họ trực tuyến.
Với Meta for Business (trước đây là Facebook for Business), các nhà quảng cáo hay người làm marketing có “đủ” thông tin để có thể từng bước khởi chạy các chiến dịch cho riêng họ.
Think with Google hay Twitter for Business cũng không là ngoại lệ, cơ bản các nền tảng này cung cấp các hướng dẫn từng bước để triển khai, đo lường và theo dõi mức độ hiệu quả các chiến dịch quảng cáo.
Những nội dung này hiển nhiên vô cùng “hấp dẫn” đối với các marketers nói chung. Bên cạnh các thông tin liên quan đến các công cụ quảng cáo, nhà quảng cáo còn nhận được vô số các lời khuyên “hữu ích” để cách tiếp cận chiến dịch của họ mang lại hiệu quả nhất.
Cuối cùng, mục tiêu chủ yếu của các nền tảng quảng cáo là khiến cho các nhà quảng cáo tập trung nhiều hơn vào việc cá nhân hoá và hiển nhiên họ muốn thương hiệu có thể chi tiêu nhiều nhất có thể.
Quảng cáo cá nhân hoá – Câu chuyện không hề đơn giản như khái niệm vốn có.
Khi nói đến việc cá nhân hoá quảng cáo, Facebook có lẽ là nền tảng được nhắc đến nhiều nhất. Để có thể khiến doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn, hàng loạt các câu chuyện đầy cảm hứng đã được kể. Từ các câu chuyện doanh nghiệp đã thành công như thế nào với quảng cáo Facebook đến những hiệu quả khác biệt thông qua chiến thuật cá nhân hoá.
Ở đâu đó trên chính nền tảng Facebook hay các nền tảng quảng cáo khác, sẽ không khó để bạn có thể bắt gặp các nội dung quảng cáo kiểu như:
“Thương hiệu A, một nhà sản xuất…hàng đầu thế giới, đã tìm thấy tới hơn 80% khách hàng của họ thông qua các nền tảng của Facebook, hay một công ty B nào đó đã “tăng tới 50% doanh số bán hàng thông qua các ứng dụng và dịch vụ của Facebook”.
Những nội dung này hiển nhiên nghe vô cùng hấp dẫn, nhưng có một câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp hay thương hiệu có thực sự hưởng lợi nhiều như vậy từ các hoạt động quảng cáo mà đặc biệt là quảng cáo cá nhân hoá đến từng phân khúc khách hàng rất nhỏ (hoặc thậm chí là đến từng người)?
Theo nghiên cứu của các giáo sư marketing đến từ trường kinh doanh ESADE thuộc Đại học Ramon Llull và trường quản trị Rotterdam thuộc Đại học Erasmus, khi cung cấp các thông tin đến doanh nghiệp, các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay Twitter thường không trung thực với các kết luận về tác động của quảng cáo đến thương hiệu.
Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề, hãy xem xét đến ví dụ thực tế từ một công ty hàng tiêu dùng đến từ châu Âu trong nhiều năm liền đã định vị thương hiệu của mình dựa trên sự bền vững (sustainability).
Công ty này muốn khám phá xem liệu giữa một quảng cáo tập trung vào tính bền vững và một quảng cáo khác tập trung vào sự thuận tiện, cách tiếp cận nào sẽ hiệu quả hơn.
Thông qua chiến thuật chạy thử nghiệm phân tách quảng cáo (A/B Testing) và sau đó so sánh mức độ lợi nhuận có được dựa trên chi tiêu quảng cáo (ROAS). Kết quả nhận được cho thấy lợi nhuận cao hơn nhiều đối với quảng cáo tập trung vào tính bền vững.
Tuy nhiên, vấn đề chính rút ra ở đây không phải là các thương hiệu (khác) cần tập trung nhiều hơn vào tính bền vững trong nội dung quảng cáo, nó liên quan nhiều hơn đến câu chuyện thử nghiệm quảng cáo.
Các thử nghiệm về các tiêu đề hay nội dung (ad copy) khác nhau, thứ mà Facebook gọi là A/B Testing thực chất không phải thử nghiệm phân tách theo đúng nghĩa. Đây là một hiểu nhầm rất lớn ngay cả với những người làm marketing có kinh nghiệm.
Dưới đây mà một số sự thật liên quan đến câu chuyện thử nghiệm quảng cáo.
1) Có thể Facebook chia một lượng lớn đối tượng mục tiêu thành hai nhóm – nhưng không phải tất cả mọi người trong các nhóm đều sẽ nhận được lượt hiển thị. Có nghĩa là, nhiều người trong thực tế sẽ không có cơ hội được nhìn thấy quảng cáo.
2) Facebook bắt đầu chọn đối tượng từ mỗi nhóm và cung cấp những nội dung khác nhau tùy thuộc vào nhóm mà một người được chọn làm mẫu. Ví dụ: một người được chọn từ Nhóm 1 sẽ nhận được quảng cáo màu xanh và người được chọn khác từ Nhóm 2 sẽ nhận được quảng cáo màu đỏ.
3) Facebook sau đó sử dụng các thuật toán máy học để tinh chỉnh chiến lược lựa chọn của mình. Giả sử rằng những người trẻ tuổi có nhiều khả năng nhấp vào các quảng cáo màu đỏ hơn, vì vậy sau đó hệ thống sẽ bắt đầu tự động phân phối quảng cáo này nhiều hơn cho những người trẻ tuổi.
Vấn đề ở đây là gì? Thuật toán máy học mà Facebook sử dụng để tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo đang thực sự làm mất đi giá trị của cái gọi là thử nghiệm phân tách.
Các thử nghiệm A/B được xây dựng dựa trên ý tưởng phân bổ ngẫu nhiên (ở bước số 1 và số 2 nói trên). Nhưng đến bước số 3 thì nó có còn ngẫu nhiên không?
Và đây chính là vấn đề. Nếu bạn so sánh những người ở Nhóm 1 với những người ở Nhóm 2, bạn sẽ không thể đưa ra kết luận về tác động “nguyên nhân và kết quả” vì đơn giản là những người nhận được quảng cáo từ Nhóm 1 vốn khác với những người ở Nhóm 2 trên rất nhiều khía cạnh khác nhau.
Quay lại ví dụ ở trên, những người từ Nhóm 2 sẽ được phân phối các quảng cáo màu đỏ, và họ được mặc định là trẻ hơn so với những người nhận được quảng cáo màu xanh ở Nhóm 1. Dù thử này là gì, như bạn có thể thấy, nó không phải là “thử nghiệm phân tách”.
Nền tảng quảng cáo của Google cũng tương tự.
Theo góc nhìn của Google, các chỉ số giống như ROI sẽ ảnh hưởng bởi những mối quan hệ nguyên nhân kết quả nào đó, trong khi trên thực tế, chúng chịu sự tác động kết hợp.
Hãy thử tưởng tượng rằng một doanh nghiệp nào đó đang muốn tìm hiểu xem liệu một chiến dịch quảng cáo có mang lại hiệu quả trong việc tăng doanh số bán hàng hay không.
Trả lời câu hỏi này, Google gợi ý rằng, các nhà quảng cáo cần kết hợp giữa yếu tố công nghệ cơ bản và thuật toán đơn giản.
Đầu tiên, bạn thiết lập mã theo dõi chuyển đổi (conversion tracking) cho website của mình bởi điều này cho phép bạn có thể theo dõi liệu những khách hàng đã nhấp vào quảng cáo có tiếp tục mua hàng sau đó hay không.
Tiếp theo, bạn tính tổng doanh thu có được từ những khách hàng này và chia cho (hoặc trừ đi) chi phí quảng cáo của mình.
Theo khái niệm của Google thì khi này bạn có được chỉ số ROI, đây là “chỉ số đo lường quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ vì nó cho thấy tác động thực sự của Google Ads đối với doanh nghiệp hay thương hiệu”.
Tuy nhiên, trên thưc tế thì không như bạn nghĩ. Giả định đó của Google còn thiếu sót rất nhiều vì nó thiếu đi các điểm so sánh (point of comparison).
Để thực sự biết liệu quảng cáo có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn hay không, bạn cần biết doanh thu của mình sẽ như thế nào nếu không có quảng cáo và nhiều điểm so sánh khác (ngoài các nền tảng quảng cáo).
Sự nhầm lẫn về khái niệm gọi là “nguyên nhân và kết quả”.
Các doanh nghiệp có thể trả lời hai kiểu câu hỏi sau đây bằng cách sử dụng dữ liệu: Họ có thể trả lời các câu hỏi mang tính dự đoán (chẳng hạn như “Khách hàng này sẽ mua sản phẩm của mình chứ?”) Và các câu hỏi suy luận theo kiểu nguyên nhân và kết quả (kiểu như “Quảng cáo này có khiến khách hàng ra quyết định mua hàng hay không?”).
Những câu hỏi này vốn rất khác nhau nhưng hay dễ bị nhầm lẫn. Để trả lời các câu hỏi suy luận nguyên nhân kết quả, bạn cần thực hiện các phép so sánh ngược tới thực tế (chẳng hạn như “Liệu khách hàng này có mua hàng hay không nếu họ không xem quảng cáo, hay không xem quảng cáo ở nền tảng A nào đó”).
Các “thuật toán thông minh” hay các công cụ kỹ thuật được tạo ra bởi các nền tảng quảng cáo lớn thường đưa ra các phép so sánh giữa quả táo với quả cam để hỗ trợ cho các suy luận mang tính nguyên nhân kết quả. Và đây là một sai lầm.
Đối với các thương hiệu, họ nên nhận thức rõ sự khác biệt giữa dự đoán và suy luận nhân quả cũng như tầm quan trọng của việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.
Nhắm mục tiêu tới những người có khả năng mua hàng bằng quảng cáo là một vấn đề hay thuật toán dự đoán thuần túy. Nó không dựa trên các suy luận mang tính nguyên nhân kết quả trong thực tế. Và do đó việc thuyết phục ai đó mua hàng theo cách này sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Các nền tảng quảng cáo rõ ràng là cung cấp nhiều cách hơn để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, tuy nhiên các doanh nghiệp (đặc biệt là vừa và nhỏ) cần nên lưu ý rằng các nền tảng quảng cáo luôn theo đuổi lợi ích riêng của họ khi cung cấp thông tin và công cụ hỗ trợ, và nhiều khi nó khiến cho doanh nghiệp có những góc nhìn thiếu chính xác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các chuyên gia cho rằng YouTube vẫn chưa có biện pháp kiểm soát vấn nạn này.
Một liên minh gồm 80 tổ chức chuyên kiểm chứng tin giả vừa đưa tuyên bố chung, khẳng định YouTube là nguồn chính phát tán tin giả trên mạng.
Trong lá thư gửi đến Susan Wojcicki, CEO của YouTube, liên minh này cho rằng những gì mạng xã hội này đang làm để giải quyết tin giả là chưa đủ.
“Những biện pháp YouTube đưa ra để giải quyết vấn nạn này vẫn chưa đủ. Mạng xã hội đang để mặc cho những kẻ bất lương trục lợi cá nhân bằng cách thao túng, định hướng người xem”, Guardian trích thư của Mạng lưới kiểm chứng tin giả quốc tế.
Phản hồi thông tin này, YouTube khẳng định đã thực hiện gắt gao các nguyên tắc về nội dung bản quyền, phòng, chống tin giả, thậm chí là những tin tức đang nằm giữa ranh giới thật và giả và gỡ các video mang tính bạo lực, độc hại.
“Bằng chứng là những thông tin thất thiệt chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng số lượt xem YouTube, trong khi đó những nội dung bạo lực chỉ còn 0,21%.
Chúng tôi luôn nỗ lực và hứa hẹn sẽ tiếp tục mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn tin giả lan truyền”, bà Elena Hernandez, đại diện YouTube, nhấn mạnh.
Mạng lưới gồm 80 tổ chức chuyên xác minh thông tin bao gồm bộ phận kiểm tin của Washington Post, Full Fact, Spain’s Maldita – tổ chức chuyên xác minh thông tin và India Today – một nhánh của TV Today Network.
Họ cũng đưa ra những giải pháp cho nền tảng chia sẻ video này. Cụ thể, YouTube phải cam kết thực hiện nghiên cứu về những thông tin sai lệch đang được lan truyền trên nền tảng, đồng thời dán nhãn cảnh báo cho người xem.
Mặt khác, mạng lưới cho rằng YouTube cần phát triển thuật toán để ngưng phát tán những nguồn tin này và thực hiện nhiều biện pháp hơn để ngăn chặn tin giả trong video đến từ các quốc gia khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau chính thức hơn một năm ra mắt trang tin điện tử chuyên các nội dung về Marketing, Digital Marketing, Brand, SEO, Social Media, Content Marketing và nhiều mảng khác, MarketingTrips đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các độc giả trong và ngoài nước (hơn 1 triệu người đã truy cập website). Chương trình mang tính dẫn dắt lần này là một bước đi tiếp theo trong hệ giá trị của MarketingTrips.
Theo đó, trong đợt ra mắt lần này, MarketingTrips giới thiệu 2 chương trình chủ yếu chia sẻ và đào tạo về Marketing đặc biệt Digital Marketing bao gồm: DMG và DM – From Thinking to Execution 01.
1. Về chương trình Digital Marketing Generalist (DMG).
Giới thiệu.
Xuất phát từ góc nhìn mong muốn xây dựng nên những “người đa năng” (Generalist) thay vì các chuyên gia (Specialist) chỉ với một số ít các kỹ thuật cụ thể, chương trình DMG được thiết kế bởi MarketingTrips nhằm mục tiêu giúp học viên phát triển rộng và xa hơn trong ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng trước bối cảnh kinh tế mới.
Mục tiêu.
Học viên có đa dạng kiến thức và kỹ năng để gia nhập ngay hoặc phát triển xa hơn trong nghề.
Có thể hiểu và tiếp cận các vấn đề trong ngành ở góc nhìn rộng hơn (Mindset & Emotional).
Chuyển hoá về tư duy, cảm xúc làm Marketing, Digital Marketing từ người hướng dẫn vốn đã trải nghiệm đa dạng các công việc khác nhau tại doanh nghiệp.
Thời gian học.
Từ 19h – 21h tối thứ 3, 5, 7 hoặc tối thứ 3, 5, và sáng chủ nhật từ 9h-11h. 2h/mỗi buổi.
Các khoá học sẽ được khai giảng liên tục và có thông báo cụ thể theo từng khoá.
Những bạn học khác ngành và mong muốn chuyển sang Marketing hay Digital Marketing.
Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing và quản trị kinh doanh.
Những bạn đã hoặc đang đi làm các công việc liên quan đến quảng cáo, Content, Marketing hay Digital Marketing (không phân biệt các cấp độ/level vị trí đang đảm nhận tại doanh nghiệp miễn là thấy nội dung chương trình phù hợp hoặc muốn tương tác sâu hơn với người hướng dẫn).
Các bạn làm nghề kinh doanh tự do (hoặc chủ doanh nghiệp) mong muốn hiểu và thực thi Marketing, Digital Marketing theo cách tiếp cận rộng và đa dạng nhất.
Người hướng dẫn.
Người hướng dẫn trực tiếp và duy nhất của chương trình này là Bạn Ngọc Trà Nguyễn (Founder & Admin của MarketingTrips). Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề cùng quan điểm và cách tiếp cận nghề theo hướng Generalist (hiểu vấn đề từ bản chất, tiếp cận và làm nhiều thứ khác nhau), mong muốn của Admin là hướng dẫn và góp phần xây dựng nên nhiều Generalist khác.
Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Kinh tế TP.HCM.
Từng đảm nhận vị trí Brand Manager, Marketing Manager tại AnDongPharma.
Từng đảm nhận vị trí Marketing Manager (Digital focused) tại VCCorp.
Từng đảm nhận vị trí Digital & Consumer Insight Manager tại Taco Vietnam (thương hiệu trà sữa ToCoToCo, Lẩu JiangHu và một số thương hiệu khác).
Từng đảm nhận vị trí Head of Marketing tại Hoa Thien Phu Pharma (thương hiệu Sắc Ngọc Khang, Hoa Thiên…).
Một số điểm cần lưu ý.
Để bảm đảo tính hiệu quả và tương tác, mỗi lớp sẽ có từ 5 đến không quá 10 học viên.
Người hướng dẫn sẽ liên hệ phỏng vấn và xếp lớp (với những học viên tương tự nhất) sau khi học viên đăng ký form.
Chương trình được tổ chức qua Google Meet (sẽ tổ chức lớp offline nếu tình hình dịch Covid-19 tích cực hơn).
Các học viên sau khi tham gia sẽ gia nhập các Group riêng theo từng lớp để được hỗ trợ trong suốt và sau chương trình (người hướng dẫn sẽ tư vấn thông qua các case thực tế của học viên tại doanh nghiệp).
Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 15 buổi và mỗi buổi diễn ra trong 2 tiếng (chương trình có thể kéo dài hơn nếu học viên hỏi và tương tác nhiều).
Nội dung tổng quan của chương trình.
Cấu trúc bộ phận Digital Marketing trong cấu trúc kinh doanh của tổ chức.
5.1 Thấu hiểu một số thuật ngữ/cách thức hoạt động liên quan đến quảng cáo hiển thị (Display Ads), quảng cáo tự động (Programmatic Ad) và quảng cáo hiển thị tự nhiên (Native Ad).
5.2 Quảng cáo hiển thị.
5.3 Quảng cáo tự động.
5.4 Quảng cáo hiển thị tự nhiên.
5.5 Một số quan điểm sai lầm và lưu ý khi lựa chọn các nền tảng cáo hiển thị (Admicro, Adtima, Eclick).
5.6 Các chỉ số đo lường hiệu quả chính.
6. Quảng cáo Google (GDN & Google Adwords).
6.1 Tổng quan về công cụ tìm kiếm.
6.2 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến Google Ads.
6.3 Cách thức hoạt động của GDN và Google Adwords.
6.4 Các bước thiết lập tài khoản và cấu trúc chiến dịch Google Ads.
6.5 Chi tiết từng bước trong quy trình triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Ads (Search).
7. Quảng cáo Facebook (Facebook Ads).
7.1 Tổng quan về cơ chế hiển thị nội dung (EdgeRank) và Facebook Ads.
7.2 Thấu hiểu các thuật ngữ liên quan.
7.3 Từng bước thiết lập tài khoản kinh doanh (BM – Busines Manager) và cấu trúc tài khoản quảng cáo.
7.4 Chiến lược xây dựng các tệp đối tượng tiềm năng phục vụ cho hoạt động re-marketing và tối ưu chuyển đổi.
7.5 Các bước để thiết lập một chiến dịch quảng cáo toàn diện và hiệu quả.
* Lưu ý: Vì mỗi lớp chỉ có tối đa 10 bạn, nên những bạn xếp lớp trước sẽ tham gia trước. Học viên có thể chuyển khoản trước hoặc sau khi phỏng vấn xếp lớp.
2. Về chương trình DM – From Thinking to Execution 01.
Giới thiệu.
Xuất phát từ mong muốn giúp các bạn trẻ đang trong giai đoạn đầu tiếp cận với Digital Marketing có được tư duy và kỹ năng triển khai hoạt động này một cách đúng đắn, chuẩn xác ngay từ đầu, chương trình “DM – From Thinking to Execution 01” đã được thiết kế bởi MarketingTrips với mục tiêu giúp học viên hoàn thiện tư duy nền tảng chắc chắn về Digital Marketing, nắm chắc cách thức triển khai hoạt động Digital từ tổng quan đến chi tiết nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó giúp các bạn trẻ nhanh chóng đạt được những cột mốc phát triển trong sự nghiệp.
Mục tiêu.
Học viên có đủ kiến thức để gia nhập ngay, đồng thời xây dựng khả năng tự học Digital Marketing chủ động, mạnh mẽ để có những bước tiến xa hơn trong nghề.
Thời gian học.
Từ 19h – 21h tối thứ 4 và thứ 6 (Hoặc tối thứ 5 và tối thứ 7).
Thời lượng 2h/ buổi.
Các khoá học sẽ được khai giảng liên tục và có thông báo cụ thể theo từng khoá.
* Thời gian cụ thể sẽ được điều chỉnh theo lịch đăng ký của học viên.
Các học viên phù hợp với chương trình.
Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing, kinh tế, quản trị kinh doanh có mong muốn theo đuổi ngành Digital Marketing.
Những bạn đã đi làm, hiện đang làm việc trong các mảng khác như Content Marketing, Brand Marketing, có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về Digital Marketing để mở rộng kỹ năng chuyên môn trong ngành.
Những bạn đã đi làm trong ngành quảng cáo nói riêng và Digital Marketing nói chung, chưa có nhiều kinh nghiệm, làm chưa hiệu quả, cần được hiểu và làm chuyên sâu hơn.
Người hướng dẫn.
Bạn Đàm Xuân Thành – Co-Founder & Editor của MarketingTrips.
Người hướng dẫn trực tiếp và duy nhất của chương trình này là bạn Đàm Xuân Thành. Với hơn 4 năm kinh nghiệm trong ngành Digital Marketing, cùng những trải nghiệm làm việc tại nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau, bạn Thành mong muốn giúp các bạn trẻ mới ra trường, mới tiếp cận với Digital Marketing có thể đi đúng hướng ngay từ đầu, tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành các chuyên gia xuất sắc của doanh nghiệp mà bạn đang làm việc, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu trên môi trường số.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân – NEU.
Từng đảm nhận vị trí Digital Marketing Manager tại Công ty cổ phần giáo dục ILIAT toàn cầu.
Từng đảm nhận vị trí Performance-Based Ads Specialist tại VCCorp.
Từng đảm nhận vị trí Marcom Strategy Growth Planner tại Công ty TNHH Tư vấn & Truyền thông 5S – 5S Media.
Một số điểm cần lưu ý.
Để đảm bảo tính hiệu quả và tương tác, mỗi lớp sẽ có từ 5 đến không quá 10 học viên.
Người hướng dẫn sẽ liên hệ phỏng vấn và xếp lớp (với những học viên tương tự nhất) sau khi học viên đăng ký form.
Chương trình được tổ chức qua Google Meet hoặc Zoom. (sẽ tổ chức lớp offline nếu tình hình dịch Covid-19 tích cực hơn).
Các học viên sau khi tham gia sẽ gia nhập các Group riêng theo từng lớp để được hỗ trợ trong suốt và sau chương trình (người hướng dẫn sẽ tư vấn thông qua các case thực tế của học viên tại doanh nghiệp).
Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 15 buổi và mỗi buổi diễn ra trong 2 tiếng (chương trình có thể kéo dài hơn nếu học viên hỏi và tương tác nhiều).
Nội dung tổng quan của chương trình.
Khái niệm nền tảng trong Digital Marketing.
Tư duy: Khách hàng là trung tâm.
Tư duy phân khúc khách hàng và phân tích đặc điểm của khách hàng trên môi trường Digital.
Digital Marketing Funnel là gì? Tìm hiểu về các phễu chuyển đổi quan trọng trong Digital Marketing.
Tìm hiểu về các kênh quan trọng trong Digital.
Thực hành: Thao tác cài đặt, vận hành trên các kênh Digital.
Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp.
Bonus: Tâm lý học trong Digital Marketing.
Bonus: Phân tích một số case study làm Digital Marketing trong các lĩnh vực cụ thể (E-commerce, Giáo dục, Công nghệ,…).
Bonus: Phân tích, đánh giá case của học viên.
Nội dung chi tiết.
1. Khái niệm nền tảng trong Digital Marketing.
1.1 Digital Marketing chiếm vị thế như thế nào trong bức tranh tổng về Marketing?
1.2.Digital Marketing trong bức tranh lớn về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Tư duy khách hàng là trung tâm.
2.1 Điều gì khiến khách hàng hành động?
2.2 Những cảm xúc chủ đạo trên môi trường số.
2.3 Nhận thức quyết định hành vi.
3. Phân khúc khách hàng và phân tích đặc điểm của khách hàng trên Digital.
3.1 Phân khúc khách hàng mục tiêu.
3.2 Phân tích khách hàng trên môi trường số.
3.3 Hành trình khách hàng trong Marketing.
4. Digital Marketing Funnel là gì? Tìm hiểu về các phễu chuyển đổi quan trọng trong Digital Marketing.
4.1 Phễu Sản phẩm.
4.2 Phễu Traffic.
4.3 Phễu Khách hàng.
5. Tìm hiểu về các kênh quan trọng trong Digital.
5.1 Paid Media.
5.2 Owned Media.
5.3 Earned Media.
6. Thực hành: Thao tác cài đặt, vận hành trên các kênh Digital.
6.1 Thực hành với kênh Facebook.
6.2 Thực hành với kênh Google.
6.3 Thực hành với Website.
7. Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp
7.1 Tìm hiểu mô hình 3Cs, 4Cs.
7.2 Đề xuất chiến lược Digital Marketing.
7.3 Đề xuất hoạt động Digital Marketing.
7.4 Đo lường hoạt động Digital Marketing.
7.5 Tối ưu hoạt động Digital Marketing.
8. Bonus: Tâm lý học trong Digital Marketing.
9. Bonus: Phân tích một số case study làm Digital Marketing trong các lĩnh vực cụ thể (E-commerce, Giáo dục, Công nghệ…).
10. Bonus: Phân tích, đánh giá case của học viên.
Kết thúc chương trình.
Học phí của chương trình: 6.5 triệu (VNĐ).
Thông tin chuyển khoản:
Tên người nhận: Nguyễn Ngọc Trà
Ngân hàng: Vietcombank, CN Đông Sài Gòn
Số tài khoản: 0371 000 444 392
Nội dung chuyển khoản: DM – From Thinking to Execution 01 – [Tên người chuyển]
* Lưu ý: Vì mỗi lớp chỉ có tối đa 10 bạn, nên những bạn xếp lớp trước sẽ tham gia trước. Học viên có thể chuyển khoản trước hoặc sau khi phỏng vấn xếp lớp.
Mọi thắc mắc hay ý kiến đóng góp cho MarketingTrips, bạn có thể liên hệ qua:
Phone: 0976.577.458
Email: help@marketingtrips.com hoặc marketingtrips.dmg@gmail.com
Cảm ơn tất cả các bạn. Hy vọng sẽ sớm gặp lại các bạn tại chương trình nhé!
Theo ghi nhận số liệu từ thị trường Mỹ của Adobe, người tiêu dùng Mỹ đã chi tiêu khoảng 204.5 tỷ USD trên các nền tảng mua sắm trực tuyến trong tháng 11 và 12.
Theo số liệu này, tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Mỹ đạt 8.6%.
Dưới đây là một số ghi nhận chính rất đáng tham khảo cho những người làm kinh doanh và marketing nói chung.
Tháng 11 và 12 giáp Tết là thời điểm ghi nhận mức chi tiêu cao nhất.
Các hoạt động chi tiêu thương mại điện tử của người tiêu dùng chủ yếu phát sinh vào thời điểm giáp Tết, tức tháng 11 và tháng 12.
Ví dụ: trong những tuần trước tháng 11, mức chi tiêu đã tăng con số khổng lồ 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khoảng thời gian diễn ra sự kiện “Cyber Week” (tuần lễ mua sắm trên mạng), chi tiêu đã giảm 1,4% so với năm trước. Doanh số bán hàng đã tăng trở lại trong những tuần sau ngày 30 tháng 11, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứt gãy chuỗi cung ứng không phải là vấn đề lớn.
Mặc dù chuỗi cung ứng liên tục đứt gãy trong suốt thời gian xảy ra đại dịch, các hoạt động mua sắm dường như không mấy chịu ảnh hưởng. Điều này được thể hiện qua việc số tiền chi tiêu cho thương mại điện tử vẫn tăng kỷ lục.
Theo nghiên cứu của Adobe, mức mua sắm năm 2021 cao hơn 253% so với năm 2019 và cũng cao hơn 10% so với năm ngoái.
Giảm giá ít hơn.
Người mua sắm trực tuyến vẫn sẵn sàng mua hàng mặc dù mức giảm giá có phần giảm hơn so với các năm trước đó. Ví dụ, trong ngành hàng điện tử, mức giá chỉ giảm khoảng 8%, so với mức giảm trung bình 21% vào năm 2020. Ngành hàng máy tính được giảm giá 10% vào năm 2021 so với mức giảm 22% vào năm 2020.
Hình thức mua trước trả sau (BNPL) tăng trưởng mạnh.
Hình thức BNPL đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
Doanh thu từ BNPL đã tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái và số lượng đơn đặt hàng tăng 10%. Trung bình, người mua sắm chi 224 USD cho mỗi đơn đặt hàng, với khoảng 3 mặt hàng trong giỏ hàng của họ.
Người làm Marketing cần chú ý điều gì trước các xu hướng này.
Trong khi thương mại điện tử vẫn sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, những người làm marketing cần nhanh chóng thích nghi và tận dụng các cơ hội kinh doanh có được.
Về thời điểm triển khai các chiến dịch, các marketers hay thương hiệu nên triển khai sớm hơn, tốt nhất là vào vài tuần trước các ngày hội hay lễ mua sắm.
Bên cạnh đó việc triển khai các chiến dịch đa kênh (omni-channel), tích hợp BNPL hay các hình thức giao hàng thuận tiện hơn là những chiến thuật khác các doanh nghiệp cần lưu ý.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Metaverse được nhiều hãng công nghệ nhắc đến tại triển lãm điện tử CES 2022 dù con đường kinh doanh với khái niệm này còn mơ hồ.
Trong buổi họp báo cách đây ít ngày, LG đã liệt kê các startup liên quan đến metaverse thuộc dự án ươm mầm của công ty Hàn Quốc.
Trong danh sách này có iQ3, công ty xây dựng các chương trình đào tạo trong môi trường thực tế ảo và IM3, mục tiêu tạo ra trải nghiệm du lịch trong metaverse.
Hyundai, hãng xe hơi Hàn Quốc còn giới thiệu khái niệm metamobility, kết hợp metaverse và di động với mục tiêu thâm nhập lĩnh vực mới.
Năm 2021, Hyundai đã mua lại hãng sản xuất robot Boston Dynamics từ nhà mạng SoftBank. Tại Las Vegas (Mỹ), hãng xe Hàn Quốc lấy chú chó robot Spot để mô tả một “tương lai metaverse”, nơi robot đóng vai trò liên kết thế giới thực và ảo.
Ví dụ, một chiếc xe robot có thể trở thành phương tiện di chuyển cá nhân, cung cấp ứng dụng văn phòng hoặc giải trí để người dùng tương tác với bạn bè trong thế giới ảo khi đang di chuyển trong thế giới thực.
Theo Nikkei, sẽ mất nhiều năm để Hyundai hiện thực hóa metamobility. Tại gian hàng của Hyundai ở CES 2022, sự tương tác giữa người và robot vẫn phụ thuộc vào màn hình.
Trong khi đó, Panasonic gia nhập metaverse ở mảng phần cứng. Công ty Nhật Bản giới thiệu kính thực tế ảo MeganeX với trọng lượng 28 g, nhẹ hơn nhiều so với các loại kính phổ biến như Oculus Quest 2 của Facebook (503 g).
“Panasonic cần thị trường mới, khách hàng mới và sản phẩm mới… Chúng tôi tin metaverse có tiềm năng kinh doanh lớn, mọi người sẽ dành nhiều thời gian cho chúng”, Takuma Iwasa, CEO Shiftall, công ty con của Panasonic, chuyên sản xuất và phát triển thiết bị VR chia sẻ. MeganeX dự kiến lên kệ tại Mỹ vào cuối năm nay.
2021 là năm khái niệm metaverse (thế giới ảo) nổi lên nhờ các hãng công nghệ lớn. Trong khi Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh hướng đi mới, Microsoft và nhiều công ty khác cũng bày tỏ quan tâm đến metaverse, cho rằng đây là tương lai của Internet.
Trong cuốn tiểu thuyết về khoa học viễn tưởng Snow Crash năm 1992, tác giả Neal Stephenson mô tả metaverse là thế giới ảo, nơi con người tương tác với nhau dưới dạng kỹ thuật số. Tuy nhiên, chưa thể đưa ra khái niệm rõ nhất về metaverse khi mỗi hãng công nghệ có cách mô tả, giải thích khác nhau.
Tuy nhiều công ty đang tìm kiếm định nghĩa chuẩn xác cho metaverse, hầu hết thừa nhận khái niệm này có tiềm năng khai thác kinh doanh rất lớn.
“Tôi không nghĩ metaverse nên được định nghĩa vào lúc này. Nó vẫn đang phát triển”, Sokwoo Rhee, lãnh đạo LG Nova, công ty con về sáng tạo, đổi mới của LG tại Thung lũng Silicon chia sẻ.
Dù chưa hình dung cách kết hợp metaverse vào hoạt động kinh doanh của LG, Rhee bày tỏ hy vọng metaverse sẽ định hình con đường tăng trưởng của LG trong tương lai.
Khi nhiều công ty gia nhập metaverse, Edo Segal, CEO Touchcast, startup cung cấp không gian tổ chức sự kiện trong metaverse, cho rằng không phải công ty nào cũng sẽ thành công. Tuy nhiên, quan trọng là doanh nghiệp phải thử nghiệm sớm để đi trước đối thủ, tương tự việc một công ty thành lập website vào những năm 1990.
“Bạn có thể chờ đợi, nhưng trong lúc đợi sẽ có kẻ khác đến trước và ăn miếng bánh kinh doanh ấy”, Segal nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từ tính bền vững, trí tuệ nhân tạo đến tính xác thực và kinh doanh với mục đích hay sự mệnh rõ ràng, có nhiều xu hướng kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm mới 2022.
Không chỉ là chịu ảnh hưởng từ cuộc đại dịch kéo dài mấy năm qua, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới như biến đổi khí hậu và cả sự dịch chuyển về kinh tế dựa trên các công nghệ mới.
Để có thể nhanh chóng thích nghi với những điều này, các doanh nghiệp giờ đây ngoài việc luôn phải chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng kinh doanh cốt lõi như đội ngũ nhân sự hay yếu tố công nghệ, cập nhật và bắt kịp các xu hướng kinh doanh mới cũng là xu thế tất yếu.
Dưới đây là một số xu hướng kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2022 và những năm tới mà doanh nghiệp có thể tham khảo và học hỏi.
Xu hướng 1: Tính bền vững và khả năng phục hồi.
Trong năm mới 2022, mọi tổ chức đều phải tìm cách loại bỏ hoặc giảm bớt các gánh nặng từ các hoạt động kinh doanh đến môi trường. Triệu tiêu hoá carbon trong chuỗi cung ứng là chiến lược thông minh mà doanh nghiệp có thể bắt đầu.
Các doanh nghiệp có tư duy hướng về tương lai đang tìm đủ mọi cách để cải thiện tính bền vững trong tất cả các hoạt động kinh doanh của họ.
Bên cạnh đó, tính bền vững cũng cần gắn liền với khả năng phục hồi, vì doanh nghiệp có khả năng phục hồi có nghĩa là họ có thể thích ứng và tồn tại lâu dài hơn với thị trường.
Bất kỳ doanh nghiệp nào bỏ qua tính bền vững hay phớt lờ yếu tố môi trường sẽ không thể kinh doanh hiệu quả trong thời đại tiêu dùng có ý thức (conscious consumption) này.
Xu hướng 2: Sự cân bằng giữa nhân sự là con người và robot thông minh.
Ngày nay, chúng ta ngày càng có nhiều robot thông minh và hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ mà trước đây con người thực hiện.
Điều này đặt ra cho các nhà tuyển dụng một số câu hỏi chính: làm thế nào để doanh nghiệp có thể tìm thấy sự cân bằng giữa các máy móc thông minh và trí thông minh của con người? Những phần nào nên được trao cho máy móc? và phần nào thuộc về con người?
Trong bối cảnh kinh doanh mới, tự động hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi ngành, vì vậy điều cơ bản là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chuẩn bị từ bây giờ cho tổ chức và con người của họ – công nghệ thay đổi thì vai trò của các công việc cũng sẽ thay đổi theo.
Xu hướng 3: Sự dịch chuyển của các nhóm nhân tài và trải nghiệm của nhân viên tại nơi làm việc.
Cách chúng ta làm việc đang thay đổi nhanh chóng, ngày càng có nhiều người trẻ hơn tham gia vào lực lượng lao động, nhiều lao động hợp đồng và làm việc từ xa nhiều hơn.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng việc làm toàn thời gian (full-time employment) truyền thống sẽ chỉ là dĩ vãng khi các tổ chức dần chuyển sang tuyển người trên cơ sở làm việc theo hợp đồng và ưu tiên làm việc từ xa.
Xu hướng 4: Các tổ chức sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn (agile) và ít thứ bậc hơn.
Theo truyền thống, cấu trúc tổ chức của các doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều thứ bậc khác nhau, từ trên cao xuống dưới thấp theo thứ tự từ lãnh đạo đến nhân viên.
Tuy nhiên điều này sẽ trở nên nhạt nhoà hơn trong thế giới mới khi mà mọi thứ đang thay đổi rất nhanh chóng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải sớm nhận ra điều này, cơ cấu lại tổ chức đội nhóm của họ sao cho thuận tiện nhất có thể, nhanh nhẹn hơn với mọi sự biến đổi từ các yếu tố môi trường.
Đây cũng là lý do tại sao cả Elon Musk của Tesla và Steve Jobs của Apple lại chọn “No Silo” làm kim chỉ nam cho cấu trúc kinh doanh của họ.
Xu hướng 5: Tính xác thực.
Người tiêu dùng ngày nay đang tìm kiếm những kết nối có ý nghĩa hơn và sâu sắc hơn với các thương hiệu họ lựa chọn. Nhu cầu kết nối này đã làm cho tính xác thực như là một chất kết dính mới giữa cả hai phía.
Tính xác thực giúp thúc đẩy mối liên hệ giữa các con người với nhau, họ muốn nhìn thấy các thương hiệu (và cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp) thể hiện những phẩm chất quan trọng của con người như sự trung thực, đáng tin cậy, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, sự khiêm tốn và thậm chí có thể là một chút dễ bị tổn thương và sợ hãi.
Người tiêu dùng trong thế giới mới muốn doanh nghiệp làm nhiều thứ hơn cho cộng đồng và con người hơn chỉ là tập trung vào yếu tố lợi nhuận.
Liên quan đến tính xác thực, kinh doanh có mục đích giúp đảm bảo tổ chức của bạn tồn tại để phục vụ cho một mục đích có ý nghĩa (cao cả) nào đó thay vì là kiếm thêm lợi nhuận.
Mục đích kinh doanh xác định lý do tại sao một tổ chức tồn tại và phát triển, do đó, điều quan trọng là các thương hiệu cần phải truyền tải những thông điệp hay lời hứa về sự nỗ lực của mình cho một điều gì đó tốt đẹp hơn.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hầu hết mọi thứ đều có thể đạt được bằng cách thuê ngoài (outsourcing). Thế giới kinh doanh toàn cầu chưa bao giờ tích hợp và hội nhập sâu đến như vậy.
Trong tương lai, các tổ chức sẽ ngày càng khó thành công hơn nếu không có mối quan hệ đối tác (partnership, co-branding…) thực sự chặt chẽ với các tổ chức khác.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là doanh nghiệp hay thương hiệu cần tích hợp chuỗi cung ứng nhiều hơn, tích hợp dữ liệu nhiều hơn và thậm chí là chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức liên quan với nhau để gia tăng sức mạnh cộng hưởng.
Xu hướng 8: Các hình thức gây quỹ mới.
Cách thức mà các doanh nghiệp có thể huy động tài chính cũng đang thay đổi. Các nền tảng và cơ chế mới đã xuất hiện để giúp kết nối nhiều hơn và sâu hơn giữa các doanh nghiệp với nhà đầu tư.
Doanh nghiệp hãy nghĩ đến việc huy động vốn từ cộng đồng, ra mắt những đợt phát hành đầu tiên (ICO), hay các hình thức mua bán sáp nhập (M&A) khác.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) hay Blockchain, doanh nghiệp hiện có nhiều cơ hội hơn mới để mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Backlinks như: Backlink là gì, tại sao backlink lại quan trọng trong SEO, cách tạo backlink như thế nào, backlink hoạt động ra sao và hơn thế nữa.
Khi nói đến các hoạt động SEO, phát triển thứ hạng của các từ khoá mục tiêu hay tối ưu website (app) trên công cụ tìm kiếm, backlink là một trong những chủ để chính các SEOer cần tìm hiểu, vậy thực chất backlink là gì và tại sao Backlink ảnh hưởng rất lớn đến SEO.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:
Tầm quan trọng của Backlink hay Vai trò của Backlinks trong SEO là gì?
Điều gì tạo nên một Backlink tốt (và xấu).
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa Link và Backlink là gì?
Tìm hiểu về khái niệm Inbound Link và Outbound Link trong Backlink.
Backlink được phân loại như thế nào hay những kiểu Backlinks chính hiện có là gì?
Các công cụ phổ biến được sử dụng để đo lường và kiểm tra Backlink là gì?
Cách đánh giá Backlinks.
Những mặt trái khi các công cụ tìm kiếm coi Backlink là một yếu tố quan trọng để đánh giá xếp hạng.
Cách xây dựng Backlink (chất lượng).
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Backlink là gì?
Backlink hay Backlinks trong tiếng Việt có nghĩa là liên kết ngược, khái niệm đề cập đến các liên kết (Link) được trỏ từ một trang (webpage) tới các trang hay website khác nhau.
Backlink được coi là một trong số các chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ phổ biến của một website nhất định.
Các công việc như xây dựng, đo lường, quản lý và phân tích hiệu suất của các backlink là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tức là SEO.
Để tăng lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) và được các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo chú ý đến, người làm SEO tiến hành tối ưu SEO trên trang (On-page SEO) và ngoài trang (Off-page SEO).
Trong khi tối ưu hóa trên trang là quá trình tối ưu hướng tới mục tiêu giúp công cụ tìm kiếm (và người dùng) hiểu về nội dung của website.
Tối ưu hóa ngoài trang là con đường chứng minh cho các công cụ tìm kiếm thấy rằng nội dung của website mang lại giá trị cho các bên thứ ba (các website khác).
Backlink là một phần quan trọng của công việc tối ưu hoá ngoài trang.
Backlink là gì trong SEO.
Như đã phân tích ở trên, trong ngành SEO hay các hoạt động làm SEO nói chung, xây dựng và tối ưu backlink là một trong những công việc quan trọng nhất.
Khi nhắc đến khái niệm backlink trong SEO, mặc dù sẽ có rất nhiều thứ cần phân tích và cũng cần được hiểu đúng (sẽ được đề cập trong các phần bên dưới), backlink thường được hiểu là quá trình xây dựng các liên kết (links) từ các website khác tới website của mình.
Những cụm từ mà bạn thường thấy như “đi backlink” hay “tạo backlink” chính là các thuật ngữ thể hiện cho điều này.
Tìm hiểu về khái niệm Inbound Link và Outbound Link trong Backlink (và SEO).
Khi tìm hiểu về backlink hay SEO, bạn có thể gặp phải những thuật ngữ như inbound link, outbound link, internal link hay external link, vậy nó là gì?
Inbound Link: Inbound Link hay còn được gọi là In-coming Link, là các liên kết (Link) từ các website khác trỏ đến website của bạn. Inbound Link chính là Backlink.
Outbound Link: Là các liên kết từ website của bạn trỏ ra ngoài, tức đến các website khác (website sẽ nhận được backlink).
Internal Link: Là các liên kết nội bộ, tức các liên kết đó trỏ về các trang (webpage) khác trong cùng một website (domain).
External Link: Là các liên kết trỏ ra bên ngoài và đến các website khác (domain khác). External Link còn được gọi là Outbound Link (như đã đề cập ở trên).
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa Link và Backlink là gì?
Với tư cách là những marketer hay SEOer chuyên nghiệp, trước khi nói đến việc bạn sẽ thực thi công việc như thế nào và mang lại hiệu suất ra sao, điều quan trọng là bạn cần phân biệt hay hiểu được bản chất của các thuật ngữ khác nhau.
Điểm mấu chốt ở đây không phải là về chuyện “câu từ” mà là hiểu các nhiệm vụ đằng sau các thuật ngữ được nêu ra.
Trong khi Link hay Liên kết đề cập đến tất cả các liên kết nói chung, dù là giữa các trang khác nhau trên cùng một website hay với các trang của các website khác.
Backlink, ngược lại như đã phân tích ở trên chỉ bao gồm các liên kết được trỏ từ các website khác đến website của bạn. Backlink chỉ có giá trị (nhiều) cho bên nhận link.
Điều gì tạo nên một Backlink tốt (và xấu).
Khi biết được backlink là gì, bạn hiểu rằng backlink là thứ vô cùng quan trọng với bất kỳ website nào, tuy nhiên, không phải backlink nào cũng có giá trị như nhau.
Điều này có nghĩa là khi tiến hành xây dựng backlink, điều quan trọng không phải là bạn cứ thoải mái “kiếm” các liên kết về cho website của mình, tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau, backlink mang những giá trị khác nhau, tức sẽ có backlink tốt và backlink xấu.
Dưới đây là những yếu tố chính giúp bạn nhận diện chất lượng của các backlink:
Tính có liên quan (Relevance).
Trong khi backlink là quan trọng, các công cụ tìm kiếm như Google đặt nhiều giá trị hơn vào các backlinks có liên quan vì mọi người có nhiều khả năng nhấp vào chúng hơn.
Điều này có nghĩa là gì? Nếu website của bạn thuộc ngành marketing, và bạn có 2 backlinks, một là từ một website về thời trang và hai là từ một website về kinh doanh, backlink từ website về kinh doanh sẽ có giá trị cao hơn.
Ý tưởng này cũng diễn ra ở cấp độ tên miền (domain).
Các độc giả của MarketingTrips.com sẽ có nhiều khả năng hơn khi nhấp vào liên kết đến ContentMarketing.com (tên miền ví dụ) hơn là Fashion.com (tên miền ví dụ).
Tính có thẩm quyền hay Quyền hạn (Authority).
Các backlink từ các website (webpage) mạnh thường có khả năng chuyển giao nhiều “quyền hạn” hơn so với các liên kết từ các trang yếu hơn.
Quyền hạn cấp Trang hay còn được gọi là PA (Page-level Authority), là thứ thực sự có thể giúp thúc đẩy các lưu lượng truy cập tự nhiên (organic search traffic) cho website.
Tuy nhiên, có một điều khác mà bạn cần lưu ý đó là, không phải các Trang mạnh là các Trang có thể chuyển giao (hay cho) nhiều quyền hạn hơn.
Theo tuyên bố của Google, Quyền hạn hay Authority được chia đều cho tất cả các liên kết ra bên ngoài (Outbound Link) trên một Trang (webpage) cụ thể.
Vì vậy, nếu website của bạn có các backlink từ hai Trang và trong đó có một Trang có nhiều liên kết ra bên ngoài hơn trang kia, trong điều kiện tất cả các chỉ số khác là như nhau, backlink từ Trang có ít liên kết ra ngoài hơn sẽ “cho đi” nhiều quyền hạn hơn.
Ngoài ra, các liên kết nội bộ (Internal Links) cũng góp phần xây dựng nên PA.
Lưu lượng truy cập (Traffic).
Backlink từ các webpage hay website có lưu lượng truy cập cao thường sẽ giúp cho website của bạn, với tư cách là bên nhận backlink, có nhiều lưu lượng truy cập giới thiệu (Referral Traffic) hơn so với các backlink từ các Trang có lưu lượng truy cập thấp hơn.
Điều này là quá hiển nhiên.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu các backlink từ các Trang có lưu lượng truy cập cao hơn sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng (Ranking) nhiều hơn so với các liên kết từ các Trang có lưu lượng truy cập thấp hơn hay không?
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng, có một mối tương quan nhỏ nhưng khá rõ ràng giữa thứ hạng và backlink từ các Trang có lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên.
Backlink từ các Trang có traffic cao hơn sẽ giúp mang lại nhiều dấu hiệu tích cực hơn và bên cạnh đó, số lượng backlink từ các website (domain) khác nhau và có PA cao cũng góp phần giá trị không nhỏ tới điều này.
Vị trí đặt backlink.
Bởi vì mọi người (người đọc) có nhiều khả năng nhấp vào các liên kết được đặt ở nơi dễ nhìn thấy và nổi bật hơn, các backlink được đặt ở các vị trí khác nhau cũng mang lại các giá trị khác nhau.
Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này, bên dưới là nhận định có được từ các phân tích từ công cụ tìm kiếm Google:
“Nếu một liên kết (links) nằm trong vùng nội dung chính của một trang (webpage), sử dụng phông chữ và màu sắc có thể làm cho nó nổi bật, và sử dụng văn bản (text) có thể khiến người khác nhấp vào nhiều hơn, nó mang lại nhiều giá trị hơn, tức giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm cao hơn.
Mặt khác, vì một lý do nào đó, các liên kết được đặt ở những nơi khó thấy hơn hay có các dấu hiệu khiến chúng ít hấp dẫn hơn, nó mang lại ít giá trị hơn, tức các backlink này không giúp cải thiện thứ hạng của các website nhận backlink.”
Followed (Do Followed) và No Followed Backlinks.
Mặc dù cũng là các backlink, tuỳ vào việc nó là Followed hay No Followed Backlinks mà những gì nó mang đến là khác nhau.
Trong khi Followed Backlink mang lại các giá trị thực sự, No Followed Backlink thường không ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của các Trang được liên kết.
Nếu bạn là người đang đi xây dựng backlink, tốt nhất bạn nên ưu tiên nhận các Followed hay Do Followed Backlink. Tuy nhiên, No Followed Backlink cũng có giá trị mặc dù ít hơn.
Văn bản neo (Anchor Text).
Anchor Text là khái niệm đề cập đến các từ hay cụm từ có thể nhấp được chẳng hạn như MarketingTrips và tạo thành một liên kết (Link hoặc Backlink).
Theo thông tin từ Google, Anchor Text ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng hay giá trị của các backlink.
“Google sử dụng một số kỹ thuật để cải thiện chất lượng tìm kiếm bao gồm xếp hạng trang (page rank), văn bản liên kết (Anchor Text) và nội dung các vùng lân cận.”
Trong khi Anchor Text cũng quan trọng nhưng nó không quan trọng bằng những chỉ số khác đã được phân tích ở trên.
Số lượng Backlink.
Trước tiên, hãy kiểm tra xem số lượng các liên kết hiện đang trỏ về website và đến từng trang riêng lẻ (webpage) trên website.
Về cơ bản, bạn càng có nhiều liên kết thì càng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra xem liệu có các trang cụ thể nào đó rất quan trọng trên website của mình cần có thêm nhiều liên kết mới hay không. Ngoài ra, nếu các liên kết trỏ về website của bạn có chất lượng thấp hay bị đánh giá là spam, bạn cần phải xem xét lại.
Đa dạng hoá các tên miền (domain).
Sẽ là một ý tưởng tồi nếu bạn chỉ sử dụng một số ít các tên miền cụ thể để xây dựng các liên kết ngược tới website của mình. Khi bạn càng đa dạng hoá các nhóm tên miền khác nhau, bạn càng có nhiều lợi thế xếp hạng và kinh doanh hơn.
Các chỉ số báo hiệu Spam.
Các liên kết spam luôn là một vấn đề lớn đối với các chiến dịch SEO. Cho dù bạn có cố ý tạo ra các liên kết đó hay không, chỉ cần một liên kết nào đó có vẻ không tự nhiên, chất lượng thấp hoặc spam – một vài hình phạt sẽ có thể được áp dụng cho website của bạn.
Các mô hình liên kết.
Số lượng các backlink của bạn đang không ngừng tăng lên, nhưng nó phát triển nhanh đến mức nào và liệu có phải bạn đang nhận được quá nhiều liên kết từ cùng một website hay không.
Nhiều liên kết là cần thiết nhưng bạn cần tránh việc lặp lại các liên kết từ cùng một website, tốt nhất, ít nhất mỗi tuần một lần bạn cần kiểm tra tất cả các chỉ số nói trên để tránh phạm phải những sai lầm không mong muốn.
Để các hoat động SEO trở nên hiệu quả hơn, ngoài việc liên tục cải thiện cả số lượng lẫn chất lượng của các backlink, bạn cũng cần chú trọng đến chất lượng của nội dung, trải nghiệm của người dùng trên trang hay thân thiện với các thiết bị di động.
Tầm quan trọng của Backlink hay Vai trò của Backlinks trong SEO và Marketing là gì?
Về cơ bản, các thuật toán xếp hạng từ khoá hay website của các công cụ tìm kiếm như Google vốn rất phức tạp và không ai có thể hiểu hết cách nó tính toán.
Tuy nhiên có một số chỉ số quan trọng nhất mà bạn có thể kiểm tra được, chẳng hạn như việc chúng ưu tiên cho các website có tên miền lâu năm uy tín hay mức độ tín nhiệm cao.
Một trang (webpage) hay website có mức độ tín nhiệm hay tính có thẩm quyền càng cao thì nó sẽ càng được ưu tiên xếp hạng so với các website khác.
Để một website được đánh giá là có thẩm quyền cao, backlink hay các liên kết ngược từ các website uy tín khác là dấu hiệu quan trọng nhất.
Các liên kết này đóng vai trò như một phiếu bầu cho mức độ tin tưởng rằng một website cụ thể nào đó là có giá trị cho độc giả của họ.
Nếu Website của bạn càng kiếm được nhiều liên kết ngược và các liên kết ngược đó càng mạnh (từ các website uy tín hơn) thì bạn càng có nhiều cơ hội được xếp hạng cao hơn.
Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là, nếu các công cụ tìm kiếm phát hiện bạn đang thao túng thứ hạng của mình bằng cách xây dựng các liên kết ngược không tự nhiên hoặc spam, bạn có nguy cơ phải đối mặt với các hình phạt đáng kể.
Ở góc độ Marketing, backlink có thể giúp thương hiệu hay website của bạn được khám phá nhiều hơn trên các công cụ và nền tảng trực tuyến, điều cuối cùng sẽ giúp website có được nhiều lưu lượng truy cập (tự nhiên) hơn và từ đó có nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Backlink được phân loại như thế nào.
Như đã phân tích ở trên, không phải các backlink đều có giá trị như nhau, tuỳ vào từng kiểu backlink khác nhau, chúng tác động đến website theo những cách khác nhau.
Dưới đây là một số kiểu backlink trong SEO bạn có thể tham khảo.
No Follow Links.
Bạn cứ hình dung thế này, các liên kết hay backlink đóng vai trò giống như các phiếu bầu cho các nguồn hay tài nguyên (website) đáng tin cậy, nhưng nếu bạn không muốn “ủng hộ” cho một website nào đó nhưng vẫn cần liên kết đến nó thì sao?
Các liên kết nofollow sử dụng thuộc tính rel = “nofollow” để thông báo cho Google và các công cụ tìm kiếm khác biết rằng chúng không nên sử dụng liên kết đó để xếp hạng tìm kiếm cho các Trang (PageRank).
Một backlink kiểu nofollow sẽ có định dạng như này:
<a href="https://www.domain.com/" rel="nofollow">this is a nofollow link</a>
Vì các No Follow Backlink không chuyển giao quyền hạn hay giá trị từ một Trang đến các Trang khác, chúng về cơ bản là không giúp bạn cải thiện thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Follow Links.
Ngược lại với No Follow Links, các Follow Links lại có khả năng giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của các Trang nhận backlink khi nó thông báo cho các thông cụ tìm kiếm biết rằng nó tin tưởng nơi đến và sẵn sàng chuyển giao quyền hạn trang (PA) cho website đó.
Một follow backlink sẽ có định dạng như thế này:
<a href="https://www.domain.com/">this is a follow link</a>
Sponsored hoặc Paid Links.
Trong quá trình xây dựng backlink, bạn có thể trả tiền cho một đơn vị liên kết hoặc một người có ảnh hưởng (Influencer) nào đó để quảng cáo một phần nội dung của bạn hoặc là để đăng một đánh giá về một sản phẩm.
Nếu các liên kết đó được trả bằng tiền, thì thuộc tính rel = “Sponsored” sẽ được thêm vào để thông báo cho Google.
Thuộc tính rel = “Sponsored” giúp website của bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các liên kết kiểu này. Vì vậy, nếu bạn đang hợp tác với một đơn vị liên kết (affiliate) nào đó, bạn nên sử dụng thuộc tính này cho các backlink của mình.
Một sponsored backlink sẽ có định dạng kiểu như thế này:
<a href="https://www.example.com/" rel="sponsored">this is a sponsored link</a>
UGC Backlink.
UGC backlink là từ viết tắt của User-generated Content Backlink, là những backlink do người dùng tạo ra. Các liên kết UGC đến từ các lượt thích của các diễn đàn hoặc các bình luận trên blog.
Thuộc tính này thông báo cho Google biết rằng liên kết đã được đặt bởi một người dùng chứ không phải là quản trị viên web.
Một UGC backlink sẽ có định dạng như bên dưới:
<a href="https://www.example.com/" rel="ugc">this is a UGC link</a>
Backlink có tính thẩm quyền cao.
Như đã phân tích ở trên, thứ mà bạn cần từ các backlink là nó có chất lượng hay có nhiều quyền hạn (tính có thẩm quyền).
Bằng cách sử dụng các công cụ phân tích backlink (sẽ được đề cập ở các phần nội dung tiếp theo trong bài), bạn hoàn toàn có thể có được những chỉ số đánh giá này.
Dưới đây là một số yếu tố có thể giúp bạn xác định xem bạn có đang nhận được các backlink chất lượng hay có tính thầm quyền cao hay không:
Số lượng tên miền giới thiệu (referring domains) cao.
Vị trí của backlink trên trang (càng nằm ở trên cao càng tốt).
Liệu chúng có phải là backlink theo ngữ cảnh hay không. (các backlink được bao quanh bởi những nội dung liên quan đến trang).
Backlink có chứa văn bản liên kết (Anchor Text) có liên quan.
Backlink độc hại.
Backlink độc hại là các liên kết có thể gây hại cho khả năng xếp hạng của website hoặc tác động tiêu cực đến bất kỳ thứ hạng nào mà một website đã có. Các backlink độc hại cũng thường được gọi là backlink xấu hoặc backlink không tự nhiên.
Các backlink độc hại thường đến từ các website chất lượng thấp hoặc có dấu hiệu gian lận, những website tiềm ẩn vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google và chỉ tồn tại với mục tiêu là thao túng thứ hạng của công cụ tìm kiếm.
Đây có thể là các backlink có trả phí nhưng không được đánh dấu bằng thuộc tính nofollow hoặc được tài trợ (như đã đề cập ở trên), những backlink từ các website chất lượng thấp hoặc nhiều các backlink sử dụng Anchor Text với văn bản đối sánh chính xác.
Editorially Backlink.
Là các backlink mà bạn không yêu cầu. Thay vào đó, một website sẽ tự nhiên liên kết đến bạn như là một nguồn nội dung mà họ đã sử dụng lại
Google đánh giá cao các backlink này vì chúng là dấu hiệu cho thấy một website nào đó là có nội dung chất lượng và không hề có ý định thao túng kết quả tìm kiếm.
Các công cụ phổ biến được sử dụng để đo lường và kiểm tra Backlink là gì?
Khi nói đến việc kiểm tra backlinks, bạn có 2 cách để thực hiện, cách thứ nhất là kiểm tra backlink của chính mình dành cho chủ sở hữu các website và cách thứ hai là kiểm tra backlink của các website hay webpage khác.
Kiểm tra backlink dành cho chủ sở hữu website.
Nếu bạn đang là chủ sở hữu website hay là quản trị viên của website đó, bạn có thể sử dụng Google Search Console để kiểm tra hay đo lường backlink của mình.
Vào khi đăng nhập vào giao diện chính, bạn chọn Links (như hình bên dưới) để xem chi tiết báo cáo.
Kiểm tra backlink của các website hay webpage khác thông qua công cụ của bên thứ ba.
Hiện nay, có khá nhiều công cụ của bên thứ ba (có trả phí) cho phép người làm SEO hay xây dựng backlink kiểm tra và đo lường backlink từ các website hay webpage cụ thể.
Các backlink hay liên kết ngược hoạt động khá đơn giản.
Bạn cứ hình dung thế này, giữa con người với con người sẽ tồn tại các cách thức giao tiếp nào đó, dù là qua lời nói hay cử chỉ.
Các website cũng hoạt động theo cách tương tự, các backlink chính là một cách thể hiện việc các website đang trò chuyện với nhau.
Khi một website nào đó trỏ backlink về website của bạn, điều này có nghĩa là website đó đang trò chuyện với website của bạn.
Vì các công cụ tìm kiếm tin rằng, khi một webiste nào đó được nhiều website khác biết đến và trò chuyện với họ, website đó là đáng tin cậy. (cũng như việc bạn là người có ảnh hưởng và được nhiều người khác biết đến).
Những mặt trái khi các công cụ tìm kiếm coi Backlink là một yếu tố quan trọng để đánh giá xếp hạng.
Theo những cập nhật mới đây về xu hướng ưu tiên của thuật toán tìm kiếm của Google, giá trị của các backlink đối với việc xếp hạng tìm kiếm tổng thể dường như sẽ thay đổi, cụ thể, backlink sẽ có ít tác động hơn và thay vào đó là tập trung vào chất lượng nội dung và trải nghiệm của người dùng đối với các website nhất định.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điều này vẫn chưa thực sự diễn ra, tức các công cụ tìm kiếm như Google vẫn coi backlinks là một dấu hiệu quan trọng trong thuật toán xếp hạng, và cũng từ đây, nhiều mặt trái đã nảy sinh.
Nếu bạn thử tìm kiếm với vài từ khoá đơn giản như “mua backlink” hay “trao đổi backlink” hoặc các cụm từ tương tự, bạn dẽ dàng bắt gặp vô số các website cung cấp dịch vụ này.
Trong khi như đã phân tích ở trên, backlink đóng vai trò là dấu hiệu thông báo với các bộ máy tìm kiếm rằng một webiste hay webpage nào đó là “có quyền hạn”, tức có giá trị với người dùng hay các backlink được xây dựng một các tự nhiên, điều này trong thực tế lại không diễn ra đúng như vậy.
Bằng cách mua bán hay trao đổi backlink (vi phạm chính sách của Google), nhiều website đang tìm cách gian lận hay thao túng thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Rõ ràng điều này không có giá trị cho người dùng và đi ngược lại với chính sách của các công cụ tìm kiếm, nhưng vì một lý do nào đó, nhiều website vẫn cố tình thực hiện hành vi này. Kết quả là, “thứ hạng cao không đồng nghĩa với nội dung hay website có giá trị”.
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về Backlink trong SEO.
Backlink hay Backlinks trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, backlink có thể được hiểu là các liên kết ngược, tức là một liên kết (link) từ một nơi nào đó được trỏ ngược về một nơi khác.
Contextual Backlink là gì?
Là các backlink được bao quanh bởi các nội dung có liên quan đến Trang (bài viết). Các công cụ tìm kiếm sử dụng dấu hiệu này để kiểm tra xem liệu backlink có đang bị lạm dụng hay không?
Backlink tốt là gì?
Như đã phân tích ở trên, backlink tốt là backlink nhận được từ các website không vi phạm chính sách của các công cụ tìm kiếm (như Google), các website có traffic hợp lệ cao, có PA cao và hơn thế nữa.
Backlink xấu là gì?
Ngược lại với các backlink tốt, các backlink xấu đến từ các website vi phạm chính sách nội dung của công cụ tìm kiếm, các website được sinh ra với mục tiêu gian lận, các website sử dụng các thủ thuật để đánh lừa công cụ tìm kiếm và thao túng trang kết quả tìm kiếm (SERPs ) và một số lý do khác.
Unique Backlink là gì?
Là backlink từ các website duy nhất (domain). Ví dụ việc bạn có 2 backlinks từ một domain abc.com duy nhất thì Unique Backlink vẫn là 1, và 2 backlinks từ hai domain khác nhau (ví dụ abc.com và def.com) thì Unique Backlink là 2.
Backlink Facebook là gì?
Đơn giản đó là các backlink bạn nhận được từ mạng xã hội Facebook. Khi bạn chia sẻ một liên kết (link) nào đó lên Facebook và có người nhấp vào đó rồi đến website của bạn.
YouTube Backlink là gì?
YouTube Backlink là các liên kết trỏ về website của bạn từ nền tảng YouTube và có thể là liên kết kiểu dofollow hoặc nofollow. YouTube Backlink có thể được tạo ra trên hồ sơ người dùng, từ các liên kết tùy chỉnh, đoạn mô tả video hay ở phần bình luận (Comments).
Backlink Checker là gì?
Là các công cụ được sử dụng để kiểm tra và đo lường backlink. Google Search Console, Ahrefs, Moz hay Semrush là những cái tên phổ biến bạn nên biết.
Dịch vụ backlink là gì?
Khái niệm đề cập đến các cá nhân hay tổ chức cung cấp, mua bán hay trao đổi backlink. Về bản chất, đây là một hình thức spam hay gian lận trong SEO, đi ngược lại với chính sách của các công cụ tìm kiếm.
Kết luận.
Dù bạn có đang làm việc trong lĩnh vực SEO hay không hay bạn là một Marketer hoặc đơn giản là bạn muốn tìm hiểu về các chủ đề trong SEO, backlink nên là một trong số đó. Bằng cách hiểu bản chất thực sự của backlink là gì, nó đóng vai trò ra sao trong SEO, như thế nào là backlinks tốt và hơn thế nữa, bạn đang chuẩn bị cho mình những tư duy căn bản nhất để có thể bắt đầu các công việc liên quan đến ngành SEO.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thay vì xây dựng riêng cho mình một phiên bản, Apple lựa chọn trở thành chiếc cầu nối cho các Metaverse khác nhau.
Metaverse (vũ trụ ảo) đang là từ khóa thịnh hành khi Facebook, Microsoft, Baidu và nhiều công ty công nghệ khác đã đưa ra các giải pháp. Dù vậy, theo Bloomberg, từ metaverse sẽ không bao giờ xuất hiện trong các tài liệu của Apple.
“Ngay khi Apple công bố dòng sản phẩm kính thực tế ảo AR/VR của mình, tôi đã nghĩ ngay đến metaverse.
Tuy nhiên tôi đã được chia sẻ gần như trực tiếp rằng ý tưởng về một thế giới ảo, nơi mọi người có thể tham gia dưới định dạng 3D như các phiên bản của Facebook, không được nhắc đến tại Apple”, Mark Gurman, phóng viên của Bloomberg chia sẻ.
Theo Gurman, lý do là Apple không muốn tạo ra một thế giới mà người dùng đắm chìm vào đó, quên đi thực tại.
Thiết bị kính thực tế ảo tăng cường (AR) mà Táo khuyết đang phát triển được nhắm đến sử dụng trong những khoảng thời gian ngắn, cho các công việc như chơi game, giao tiếp với người khác.
“Kính thực tế ảo này là ưu tiên số một của Apple bởi nó có thể đeo cả ngày mà không ảnh hưởng gì đến thực tại của người sử dụng”, Gurman mô tả.
Dù không phát triển theo hướng metaverse, các nền tảng vũ trụ ảo vẫn mang lại tiền cho Apple, bởi nếu muốn thu được lợi nhuận lớn phải tìm cách để đặt chân lên hệ sinh thái của Táo khuyết.
Apple không cần phải xây dựng metaverse cho riêng mình, họ chỉ cần trở thành nền tảng cho các vũ trụ ảo đang tồn tại song song và hưởng lợi từ việc đó.
Vụ kiện tranh chấp quyền lợi giữa Epic Games và Apple trong việc thanh toán thông qua cổng Apple Pay đã thể hiện điều trên.
Khi các trò chơi metaverse như Fortnite trở nên thông dụng trên App Store, Apple sẽ cung cấp một tiêu chuẩn để các công ty metaverse tập trung phát triển theo.
Apple cơ bản đã trở thành chiếc cầu nối, vì thế xây dựng riêng một metaverse là điều tốn kém. Có thể công ty này sẽ điều chỉnh App Store cho phù hợp với xu thế mới, nơi người dùng có thể tải về phiên bản metaverse mà họ thích.
Apple không cần phải tạo nên thế giới nơi người chơi lại không có chân.
Ngoài ra, các vấn đề quấy rối tình dục và phân biệt chủng tộc đang xuất hiện trên metaverse dù chúng chỉ mới ở dạng sơ khai.
Để duy trì hình ảnh tốt với công chúng và giới đầu tư, Apple sẽ không tập trung nguồn lực vào metaverse, nơi vấn đề kiểm duyệt nội dung hay quy tắc đối xử vẫn chưa tồn tại.
Mặc dù dòng sản phẩm Apple Glasses sẽ được bán ra trong tương lai gần, chúng ta không phải lo về một vũ trụ ảo nữa xuất hiện trong vài năm tới. Facebook, Baidu, Microsoft và các công ty game đã làm thay Apple điều đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc phân bổ không hiệu quả ngân sách marketing có thể dẫn đến việc nhắm mục tiêu không chính xác, mất doanh thu, giảm năng suất và thậm chí là mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tại thị trường Mỹ, marketing kém hiệu quả và sự hiện diện yếu trên các nền tảng trực tuyến là một trong sáu lý do hàng đầu khiến 75% doanh nghiệp mới phải chấp nhận thất bại trong dài hạn.
Trong khi đó, trong một cuộc khảo sát với 1.000 marketer trên toàn thế giới do Rakuten Marketing thực hiện, những người được hỏi ước tính rằng họ đã lãng phí trung bình khoảng 26% ngân sách marketing cho những quyết định sai lầm về kênh (channels) và chiến lược.
Theo số liệu từ một báo cáo khác liên quan đến ngân sách marketing của Gartner, chi phí marketing tính theo phần trăm doanh thu đã giảm đi gần một nửa vào năm 2021, từ mức 11% xuống chỉ còn 6,4% (khảo sát tại Mỹ và Châu Âu).
Để có thể nâng cao hiệu quả của các hoạt động marketing, dưới đây là một số cách đơn giản mà doanh nghiệp hay người làm marketing có thể thực hiện.
1. Dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu lý do tại sao khách hàng thích và mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong khi các yếu tố công nghệ và nền tảng quảng cáo đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là Google và Facebook, không ít các chủ doanh nghiệp hay thậm chí là người làm marketing lầm tưởng rằng họ có thể dễ dàng tung ra một sản phẩm và nhanh chóng trở nên thành công. Tuy nhiên, sự thật lại có phần rất khác.
Marketing vốn vừa là một môn khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng về đời sống, tâm lý, hành vi và nhu cầu của khách hàng, vừa là nghệ thuật truyền tải thông điệp và thuyết phục họ, và hiển nhiên, nền tảng không phải là vấn đề chính yếu.
Trước khi khởi chạy bất cứ chiến dịch quảng cáo hay marketing nào, điều quan trọng là thương hiệu phải gia nhập và tương tác đủ sâu với đời sống của đối tượng mục tiêu hay khách hàng của họ.
Bên cạnh các số liệu có được từ các chương trình thử nghiệm quảng cáo (A/B Testing), thương hiệu cũng có thể có được số liệu trực tiếp từ chính khách hàng của mình.
Việc bạn cần làm là chọn một loạt các khách hàng từ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, đặt câu hỏi cho họ và sau đó tìm hiểu xem điều gì đã khiến họ ra các quyết định mua hàng, kể cả với thương hiệu của bạn hay từ đối thủ.
Ý tưởng của cách làm này đó là thông thường mỗi khách hàng, đặc biệt là từ các phân khúc khác nhau, họ mua hàng vì các mục đích khác nhau.
Ví dụ, thông qua việc mua một chiếc iPhone: Người mua đến từ phân khúc đầu tiên có thể là để chứng minh sự “có điều kiện” của họ. Người thứ hai có thể đơn giản là chỉ để chụp những tấm ảnh chất lượng cao, trong khi người thứ ba thì mua iPhone vì họ yêu logo của Apple chẳng hạn.
Mặc dù cùng là một sản phẩm giống nhau, đến từ cùng một thường hiệu, nhưng rõ ràng mục đích mua và sử dụng chúng lại rất khác nhau. Trong ngành Marketing, chúng ta có khái niệm Insights, chính là việc tìm hiểu những mong muốn hay suy nghĩ “ít khi được nói ra” trực tiếp của khách hàng.
2. Xác định cán cân chi phí chuyển đổi.
Bạn đã bao giờ lo lắng việc tung ra một sản phẩm mới vì bạn nghĩ rằng giá của nó quá cao so với thị trường hay chưa? Hoặc ngược lại, có bao giờ bạn cảm thấy không thoải mái khi phải bán “đứa con tinh thần” của mình với giá quá thấp hay khách hàng chưa chấp nhận mức giá cao hơn?
Một trong những cách đơn giản để kiểm tra mức độ chấp nhận của thị trường đó là: Thử nghiệm đề xuất (proposition testing).
Trước tiên, hãy nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xem khách hàng của mình đang tìm kiếm điều gì và đối thủ cạnh tranh hiện có đang cung cấp sản phẩm gì và với chi phí bao nhiêu. Số liệu có được sẽ cho bạn những nhận định chính xác về nơi mình có thể bắt đầu.
Sau đó, hãy tự hỏi xem bạn hay thương hiệu của mình đang mong muốn đạt được điều gì.
Ví dụ, sau khi tung ra một sản phẩm mới, một số thương hiệu chọn cách đặt giá thấp để xây dựng thị phần. Những đối thủ khác thì chọn cách tăng giá để thu hút những khách hàng có khả năng chi trả cho những sản phẩm cao cấp hơn.
Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn, chi phí để có được một khách hàng hay giá bán cho mỗi sản phẩm có thể khác nhau.
3. Tối ưu hóa hiệu suất bán hàng.
Quy trình bán hàng nhanh chóng và dịch vụ tốt từ lâu đã được chứng minh là một cách hiệu quả để tăng lòng trung thành của khách hàng.
Nếu thương hiệu mất quá nhiều thời gian chuẩn bị trước khi gọi điện cho một khách hàng tiềm năng hay phải để khách hàng đợi quá lâu kể từ khi họ đăng ký tư vấn, đối thủ đang chờ sẵn khách hàng của bạn.
• Xuất sắc: Khách hàng nhận được cuộc gọi lại của nhân viên bán hàng trong vòng năm đến 15 phút sau khi đăng ký.
• Có thể chấp nhận được: Khách hàng nhận được cuộc gọi trong vòng 15 đến 30 phút.
• Báo động: Một cuộc gọi lại được thực hiện trong vòng 30 đến 60 phút.
• Xấu: Liên hệ lại khách hàng sau hơn 1 giờ đăng ký.
Về cơ bản, thời gian chờ của khách hàng tỉ lệ thuận với khả năng rời bỏ thương hiệu. Để có thể giảm thiếu tối đa thời gian chờ của khách hàng, thương hiệu có thể sử dụng các công cụ chăm sóc khách hàng tự động hoặc sử dụng các hệ thống CRM để chủ động luân chuyển khách hàng trong trường hợp một nhân viên nào đó đang bận.
Bên cạnh đó để bảo bảo rằng các nhân viên bán hàng đang thực hiện đúng quy trình tư vấn và các cuôc tư vấn đạt chất lượng, thương hiệu có thể thường xuyên kiểm tra và chấm điểm nhân viên thông qua lịch sử cuộc gọi ghi nhận được.
Nếu một nhân viên bán hàng nào đó không thể tư vấn thành công cho khách hàng, bạn có thể luân chuyển khách hàng đó sang một nhân viên có hiệu suất tư vấn tốt hơn trong cuộc gọi bán hàng kế tiếp.
Bất kể bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, quy mô doanh nghiệp ra sao, ngân sách marketing nhiều hay ít, việc tối ưu ngân sách chi tiêu luôn là điều cần thiết.
Từ việc ra quyết định dựa trên nghiên cứu, thử nghiệm và học hỏi liên tục hay tối ưu hoá quy trình bán hàng, mọi thứ cần trở thành nét văn hoá trong doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Game, du lịch, thời trang, thể thao và y tế được các chuyên gia tin rằng sẽ có nhiều thay đổi nhờ vào metaverse.
Các đại gia công nghệ như Facebook, Baidu vừa công bố những hình ảnh đầu tiên của vũ trụ ảo (metaverse) do họ sản xuất.
Theo như thông tin được 2 công ty chia sẻ, metaverse khi hoàn thiện giúp cho người dùng có thể tham quan bất cứ đâu. Tất cả chỉ với chiếc kính thực tế ảo. Baidu còn hứa hẹn giúp người dùng trải nghiệm mà không cần đến kính VR.
“Đến năm 2030, phần đông dân số trên thế giới sẽ tham gia vào metaverse. Sự giao thoa giữa công nghệ sinh học, nhận dạng cảm xúc và dữ liệu lớn giúp các công ty tạo ra nhiều phiên bản metaverse phù hợp với cá tính mỗi người”, bà Melanie Subin, giám đốc Viện Dự đoán New York chia sẻ.
Ông Patrick Cozzi, Giám đốc công ty đồ họa 3D Cesium tin rằng kính VR, AR sẽ thông dụng như điện thoại thông minh bây giờ.
Kính thực tế ảo như Oculus sẽ trở thành một món quà thời thượng vào các dịp lễ. Dần dần mọi người sẽ sử dụng 2 thiết bị trên để gặp gỡ bạn bè, mua sắm hay du lịch trực tuyến mỗi ngày.
Những thành tựu metaverse đang có.
Game là lĩnh vực đang gặt hái nhiều kết quả nhờ vào vũ trụ ảo metaverse. Trò chơi Fortnite đã mời ca sĩ Ariana Grande tham gia biểu diễn dạng concert trong game. Doanh thu từ việc bán các vật phẩm gắn với sự kiện này đạt mốc 20 triệu USD.
Các cơ quan chính phủ cũng chạy theo xu hướng. Tháng 9/2021, thành phố Seoul là nơi đầu tiên tuyên bố sẽ phát triển metaverse cho các hoạt động tại đây.
Chính quyền thủ đô Hàn Quốc cho biết họ tập trung phát triển “hệ sinh thái vụ trụ ảo hỗ trợ việc kinh doanh, du lịch, giáo dục và một số dịch vụ dân sự khác”.
Cơ quan này cho biết nền tảng không gian ảo hỗ trợ người dùng tham quan các địa điểm nổi tiếng tại Seoul sẽ ra mắt vào đầu năm 2023.
Tham gia các hoạt động trong metaverse giúp cơ thể được vận động và nâng cao sức khỏe của người chơi. “Vũ trụ ảo đem lại nhiều lợi ích thực tế
. Nhờ vào kính VR và ứng dụng leo núi The Climb, tôi đã làm quen với cảm giác chinh phục đỉnh cao. Trải nghiệm qua metaverse rất sát với cảm giác thực”, Catherine Allen, giám đốc công ty tư vấn Limina Immersive chia sẻ.
Cuộc đua trong lĩnh vực thời trang số đang ghi nhận các tay chơi lớn như Gucci, Balenciaga, Dior. Các trang phục ngoài đời thực được số hóa và bán cho các game thủ muốn nâng cấp hình ảnh nhân vật của mình. Nike cũng tham gia bằng việc mua lại công ty giày ảo RTFKT, đơn vị có doanh thu 3 triệu USD nhờ bán 600 đôi giày số trong game.
Hermès, đại gia thời trang của Pháp cũng tấn công metaverse. Ngày 17/12, họ cho ra mắt MetaBirkin NFT với thiết kế giống với phiên bản ngoài đời thực của dòng sản phẩm này. Với nguồn cung chỉ 100 bản, mức giá Token của chiếc túi ảo này chạm mốc 54.000 USD.
Đất ảo trở thành cơn sốt trong thời gian qua. Decentraland bỗng nhiên là tâm điểm của giới đầu tư bất động sản khi nhiều tổ chức đổ tiền vào với mục tiêu sở hữu các mảnh đất tại đây. Công ty Tokens.com lập kỷ lục với việc mua khu đất ở trung tâm quận thời trang của Decentraland với giá 2,4 triệu USD.
“Thay vì xây dựng một vũ trụ cho riêng mình, tại sao chúng ta không đến các metaverse, mua đất và sau đó đem cho thuê?”, Andrew Kiguel, CEO của Tokens.com chia sẻ với New York Times.
Giới y học cũng có nhiều lợi thế khi ứng dụng sớm công nghệ này. Các bác sĩ nội trú tại đại học y khoa UCon đang sử dụng kính VR Oculus để tập luyện cho các ca phẫu thuật xương khớp và làm quen với những lỗi sai thường gặp trước khi trực tiếp tham gia các ca mổ.
“Kính VR giống như giấy hướng dẫn đặt trước mặt”, bác sĩ Timothy Witham, giám đốc khoa thần kinh bệnh viện John Hopkins chia sẻ.
Quân đội một số quốc gia cũng đã áp dụng kính VR trong việc điều trị các căn bệnh tâm thần, di chứng xảy ra do chiến tranh hoặc các vấn đề tâm lý.
Các thách thức metaverse cần giải quyết.
Thử thách lớn nhất mà metaverse sẽ gặp phải chính là việc kết nối cả 5 giác quan vào các trải nghiệm trong vũ trụ ảo. “ Kính VR/AR hiện tại chỉ hỗ trợ nghe, nhìn và nói chuyện.
Rất ít các thiết bị trên thị trường có thể giả lập mùi hương và cảm giác thực”, Hyo Kang, giáo sư ngành nghệ thuật tại đại học Florida chia sẻ.
Tình trạng quấy rối tình dục trên metaverse cũng là chủ đề gây đau đầu. Một nữ nhân viên kiểm thử phần mềm của Facebook chia sẻ với The Verge rằng cô đã bị một nhóm người chơi khác trên nền tảng Horizon của Facebook quấy rối. “Thậm chí một số người tỏ ra ủng hộ cho hành động trên, tôi cảm thấy mình bị cô lập”, nữ nhân viên thổ lộ.
Vipp Jaswal, CEO tổ chức tư vấn tương tác IIA cho rằng lạm dụng, quấy rối sẽ trở nên phổ biến. “Thế giới metaverse không có các tổ chức duy trì trật tự, tôi nghĩ chúng ta nên sớm đặt ra quy định để tránh tình trạng bắt nạt trên mạng như trong quá khứ”, ông Jaswal chia sẻ.
Di chuyển xung quanh nhà khi đang trải nghiệm metaverse có thể đụng phải các vật dụng trong nhà. Ngoài ra, việc sử dụng kính VR quá lâu sẽ khiến cơ thể bị mất cảm giác. “Tôi không cảm nhận được tay của mình trong vài giờ”, Catherine Allen, giám đốc công ty tư vấn Limina Immerse chia sẻ sau nhiều giờ liên tục tham gia vào vũ trụ ảo.
Đa nền tảng.
Các đại gia công nghệ như Microsoft, Amazon, Facebook có thể sẽ ra mắt phiên bản metaverse của mình cùng một thời điểm.
Tuy nhiên các sản phẩm này mang tính riêng lẻ và độc lập. Nếu người dùng đang trao đổi với bạn bè của mình ở vũ trụ Horizon Worlds của Facebook nhưng cần gặp người thân trên Microsoft, họ cần thoát khỏi Horizon và đăng nhập vào Microsoft.
Metaverse thực sự xuất hiện khi các nền tảng kết nối lại. “Chúng ta trông chờ vào một vũ trụ với nhiều vũ trụ khác nhau.
Một bộ tiêu chí cần được đặt ra để các công ty công nghệ xây dựng nền tảng của mình dựa trên tiêu chuẩn đấy”, Yesha Sivan, giáo sư về metaverse và biên tập viên tại Tạp chí Nghiên cứu Thế giới ảo nhận định.
Metaverse sẽ đến đúng như các công ty công nghệ đã đặt ra. Tuy nhiên, những tính năng và vấn đề mà vũ trụ ảo vấp phải ở hiện tại có thể vẫn tồn tại khi metaverse hoàn thiện.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong những năm tới, thương mại điện tử vẫn sẽ là đòn bẫy chính cho các doanh nghiêp. Việc nắm bắt các xu hướng mới có thể giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tăng trưởng hơn.
10 xu hướng thương mại điện tử bạn có thể tham khảo trong năm mới 2022 bao gồm:
Những người mua hàng 1 lần (One-Time Buyers) vẫn tiếp tục là thách thức lớn của doanh nghiệp.
Bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển lớn hơn.
Sự phát triển của các bao bì được tuỳ chỉnh (Customized Packaging).
Sự tăng lên của hoạt động mua sắm qua thiết bị di động.
Cá nhân hoá đa kênh.
Quy trình thanh toán sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mua sắm thông qua giọng nói (Voice Shopping) sẽ phát triển nhiều hơn.
Xu hướng “tiêu thụ xanh” được ưu tiên hơn.
Các nền tảng mạng xã hội (social media) sẽ là nơi khách hàng mua sắm trực tuyến.
Thương mại điện tử (eCommerce) sẽ ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) nhiều hơn.
Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về các xu hướng.
Những người mua hàng 1 lần (One-Time Buyers) vẫn tiếp tục là thách thức lớn của doanh nghiệp.
Dưới sức ép của đại dịch, nhiều người đã buộc phải chuyển sang thương mại điện tử để mua sắm những thứ cần thiết cho nhu cầu của họ. Trong khi đây là một cơ hội bán hàng lớn cho các thương hiệu, cũng có không ít các thách thức đi kèm.
Một trong số các thách thức đó là nhiều khách hàng chỉ mua hàng một lần và rời bỏ sang các thương hiệu cho lần mua hàng kế tiếp. Điều này không chỉ làm cho chi phí để có một khách hàng mới (CAC) tăng cao mà doanh thu dài hạn có được của thương hiệu cũng trở nên khiêm tốn hơn.
Để có thể giảm bớt các áp lực này, thương hiệu cần có nhiều chiến lược hơn với những nhóm khách hàng đó, thu hút và nuôi dưỡng họ cho những chặng đường dài hơn.
Bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển lớn hơn.
Không chỉ bị ảnh hưởng từ đại dịch, bởi những lý do khác như sự tiện lợi, tiếp kiệm thời gian đi lại hay có nhiều sự lựa chọn tức thời hơn, thương mại điện tử đã liên tục phát triển trong những năm gần đây.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các website của thương hiệu cũng ngày được đầu tư nhiều hơn, thân thiện hơn và trải nghiệm tốt hơn.
Không chỉ các mặt hàng như thời trang, làm đẹp hay điện tử mà thậm chí là các mặt hàng tạp hoá hiện cũng đang tăng trưởng mạnh trên các kênh thương mại điện tử.
Sự phát triển của các bao bì được tuỳ chỉnh (Customized Packaging).
Với tư cách là khách hàng, bạn có nhận thấy rằng bạn có xu hướng đánh đồng chất lượng của bao bì với chất lượng bên trong không? Nếu bao bì được thiết kế càng bắt mắt thì khách hàng càng có xu hướng mua sắm nhiều hơn.
Khách hàng luôn tỏ ra hào hứng với những sản phẩm được đóng gói theo những cách riêng biệt, do đó việc tuỳ chỉnh bao bì theo nhu cầu riêng của khách hàng có thể là một cơ hội để bán được nhiều hàng hơn. Đừng quên, những thông tin như “được tái chế” hay “thân thiện với môi trường” có thể là những lý do khiến khách hàng ra quyết định nhanh hơn.
Sự tăng lên của hoạt động mua sắm qua thiết bị di động.
Ưu tiên mua sắm qua các thiết bị di động mà một xu hướng khác của thương mại điện tử. Doanh số bán hàng đến từ thương mại di động tăng 15% tính đến cuối năm 2021.
Theo các dự báo khác nhau, con số này có thể chiếm đến 73% toàn bộ doanh số của ngành thương mại điện tử nói chung.
Cá nhân hoá đa kênh.
Cá nhân hoá tương tác với các đối tượng mục tiêu từ lâu đã là môt phần quan trọng của tương tác trực tuyến. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cách khác để cá nhân hoá hơn chỉ là với các tương tác.
Các thương hiệu nên sớm tích hợp yếu tố cá nhân hoá với bán hàng đa kênh, thay vì khách hàng được cá nhân hoá tương tác trên một kênh, giờ đây họ được tương tác trên nhiều kênh khác nhau nhưng vẫn được cá nhân hoá.
Kết quả của quá trình tích hợp này sẽ là nâng cao sự trung thành, và mua sắm lặp lại từ khách hàng.
Quy trình thanh toán sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Với thương mại điện tửnói chung, quy trình thành toán vẫn luôn là một điểm tiếp xúc quan trọng trong suốt hành trình mua sắm của khách hàng.
Nhiều khách hàng đã tiến hành hoạt động mua sắm cho đến bước thanh toán, quy trình thanh toán phức tạp hoặc thiếu hụt các tuỳ chọn là lý do chính khiến nhiều đơn hàng hiện vẫn đang ở tình trạng chờ trên giỏ đơn hàng (shopping cart abandonment).
Mua sắm thông qua giọng nói (Voice Shopping) sẽ phát triển nhiều hơn.
Các hoạt động mua sắm thông qua giọng nói được kỳ vọng là tăng trưởng thêm 55% vào năm 2022. Khộng giống với các hoạt động mua sắm thông thường, với mua sắm thông qua giọng nói, vì khách hàng sẽ mô tả đặc điểm của các sản phẩm họ muốn mua, việc cung cấp đầy đủ các thông tin theo góc nhìn của khách hàng là điều các thương hiệu cần quan tâm.
Xu hướng “tiêu thụ xanh” được ưu tiên hơn.
Các vấn đề về môi trường vẫn sẽ là chủ đề được nhiều người dùng quan tâm trong những năm tới. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm bền vững, thân thiên với môi trường và sức khoẻ của họ.
Các nền tảng mạng xã hội (social media) sẽ là nơi khách hàng mua sắm trực tuyến.
Các nền tảng mạng xã hội sẽ phát triển theo cách mà nó chưa từng đại diện trong quá khứ, nó không còn chỉ là kênh để mọi người kết nối với nhau, hay các thương hiệu tiếp cận các nhóm đối tượng mục tiêu của mình, nó còn là nơi mọi người tìm kiếm và mua sắm trong ứng dụng các sản phẩm mà họ mong muốn.
Các nền tảng như Facebook hay TikTok đã nhanh chóng thích nghi với xu hướng này trong những năm gần đây và xu hướng này sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới.
Thương mại điện tử (eCommerce) sẽ ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) nhiều hơn.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp hiện đang ứng dụng nhiều hơn các công nghê trí tuệ nhân tạo vào quy trình kinh doanh và bán hàng của họ, bao gồm cả thương mại điện tử.
Lợi ích lớn nhất khi áp dụng AI là làm cho quá trình mua sắm và tương tác với khách hàng trở nên thân thiện hơn, nhanh hơn và từ đó khách hàng dễ dàng để mua sắm được những món đồ mà họ ưa thích hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Công cụ mới này từ Google Ads dành cho các nhà phát triển tích hợp vào backendscủa họ từ đó giúp nhà quảng cáo gắn cờ và xóa các quảng cáo vi phạm chính sách trên tất cả các tài khoản hiện có của mình.
Google chính thức ra mắt công cụ kiểm tra quảng cáo bị từ chối trên Google Ads để gắn cờ và có thể xóa các quảng cáo vi phạm chính sách trên các tài khoản của bạn.
Để tích hợp tính năng mới này, bạn cần có kỹ năng về Python, API BigQuery, API Google Ads và OAuth 2.0 (hãy nhờ sự trợ giúp của các bạn Tech, Dev…).
Theo Google:
“Công cụ kiểm tra quảng cáo bị từ chối mới cho phép các nhà quảng cáo xem xét tất cả các quảng cáo bị từ chối trên tài khoản Google Ads của họ ở quy mô lớn. Tức là thay vì phải vào từng tài khoản riêng lẻ để kiểm tra, nhà quảng cáo chỉ cần duy nhất một nơi để xử lý.”
Chế độ xem này cho phép các nhà quảng cáo chủ động kiểm tra tài khoản của họ, phân tích tổng thể các quảng cáo bị từ chối để từ đó giảm thiểu tối đa các quảng cáo có khả năng vi phạm hay tái vi phạm.
Nhà quảng cáo có thể khởi chạy công cụ ở 2 chế độ Python:
Chế độ kiểm tra (Audit Mode) – Có thể xuất ra các quảng cáo bị từ chối trên các tài khoản quảng cáo khác nhau và tìm cách xử lý.
Chế độ Xóa (Remove Mode) – Có thể xóa các quảng cáo hiện đang bị từ chối và ghi lại
Bạn có thể xem chi tiết cách triển khai công cụ mới này trên Github.
Với công cụ mới, nếu bạn đang phải quản lý nhiều tài khoản hoặc nhiều quảng cáo, bạn có thể kiểm tra và xử lý các quảng cáo bị từ chối trong Google Ads một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.
Google cho biết: “các nhà quảng cáo hoạt động trên quy mô lớn cần một giải pháp để xem xét toàn diện các quảng cáo vi phạm chính sách trên tất cả các tài khoản của họ để họ có thể đảm bảo luôn tuân thủ Chính sách quảng cáo của Google.
Vì lý do vi phạm nhiều lần sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tài khoản, Google khuyến khích các nhà quảng cáo nên hạn chế vi phạm hoặc xử lý các quảng cáo vi phạm nhanh nhất có thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thay vì tập trung nhiều hơn vào tư duy để chuyển đổi doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo hiện đang đầu tư quá mức vào việc thay đổi chính sách.
Trong bối cảnh khi nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng khiến các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi và thích nghi. Một câu hỏi được không ít các nhà lãnh đạo đặt ra là “Tại sao việc chuyển đổi doanh nghiệp lại khó khăn đến thế?”.
Bên cạnh những lý do cố hữu như nỗi sợ hãi với những cái mới hay việc các nhà lãnh đạo thường quan tâm nhiều hơn đến các chính sách của doanh nghiệp thì một lý do khác cũng đang là rào cản của sự thay đổi: nhà lãnh đạo ít tập trung vào việc thay đổi tư duy.
Các nhà lãnh đạo hiển nhiên có thể thay đổi quy trình, chính sách, hay các yếu tố bên ngoài khác, nhưng cho đến khi họ thay đổi tư duy và cảm xúc của chính họ, thay đổi các điểm mù và nỗi sợ hãi bên trong nội bộ của doanh nghiệp, mọi sự chuyển đổi đều trở nên vô cùng khó khăn.
Loại chuyển đổi này nên bắt đầu từ chính bản thân các nhà lãnh đạo vì tính cách hay tư duy của họ thường là yếu tố chính hình thành nên khái niệm văn hoá của doanh nghiệp.
Theo một nghiên cứu của BCG, 85% các doanh nghiệp đã phải thực hiện chuyển đổi trong suốt thập kỷ qua. Và một nghiên cứu khác tương tự cũng chỉ ra rằng gần 75% những sự chuyển đổi đó không làm cải thiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dù là trong ngắn hạn hay dài hạn.
Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao quá trình chuyển đổi này lại khó khăn đến thế khi chỉ một phần nhỏ doanh nghiệp có thể tạo ra những tác động tích cực đến hiệu suất kinh doanh của họ sau chuyển đổi.
Theo cách giải thích thông thường, những lý do được đưa ra là: nỗi sợ hãi và bất an vô hình của chính các nhà lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp. Thêm vào đó là sự lo lắng khi phải đối mặt với sự thay đổi trong tương lai.
Tuy nhiên, một sự thật là hầu hết các tổ chức đang quan tâm quá nhiều đến chiến lược và quá trình thực hiện thay vì là những gì mà chính các nhà lãnh đạo và nhân viên của họ đang suy nghĩ và cảm nhận trước yêu cầu về sự chuyển đổi.
Sự phản kháng hay làm qua loa là điều khó có thể tránh khỏi, và đây là nguyên nhân khiến cho chiến lược chuyển đổi trở nên dần bị lệch hướng.
Thông thường, các hoạt động chuyển đổi về kinh doanh (business transformations) được xây dựng dựa trên các yếu tố như: cấu trúc kinh doanh mới, các chính sách mới, quy trình mới, cơ sở vật chất và công nghệ mới.
Một số doanh nghiệp khác cũng tập trung vào các hành vi – xác định các phương pháp thực hành mới, đào tạo các kỹ năng mới hoặc yêu cầu nhân viên đạt được những năng lực mới.
Tuy nhiên, điều mà hầu hết các tổ chức thường bỏ qua hay xem thường đó là sự thay đổi nội bộ – tức là những gì mà mọi người (bao gồm cả nhà lãnh đạo) nghĩ và cảm nhận – đây mới là chất xúc tác chính để đưa các chiến lược vào thực tiễn và đảm bảo nó thành công.
Bản chất của sự chuyển đổi một doanh nghiệp không phải là về việc thay đổi quy trình, thay đổi chính sách hay cập nhật các công nghệ mới, thay vào đó nó phụ thuộc mạnh mẽ vào suy nghĩ, tư duy hay cảm nhận của hầu hết các cá nhân – bắt đầu từ các nhà lãnh đạo cấp cao nhất hay những người có ảnh hưởng nhất trong tổ chức.
Theo nhiều phân tích khác nhau, có rất ít các nhà lãnh đạo đã dành đủ thời gian để quan sát và tìm hiểu động cơ chuyển đổi của chính họ, những thách thức họ có thể gặp phải hoặc cần vượt ra khỏi vùng thoải mái về mặt trí tuệ và cảm xúc của họ.
Kết quả của quá trình này chính là thứ mà các nhà tâm lý học (Lisa Lahey và Robert Kegan) gọi là “miễn nhiễm với sự thay đổi”.
Doanh nghiệp chỉ có thể chuyển đổi khi chính bản thân nhân viên, đặc biệt là các nhà lãnh đạo thay đổi tư duy và yếu tố cảm xúc của chính họ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghỉ ngơi và sự đổi mới là điều cần thiết để duy trì hiệu suất cao trong một doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các thành viên trong doanh nghiệp đều tỏ ra rất khó khăn khi phải thay đổi các hành vi của chính họ. Họ đánh đồng rằng làm việc liên tục và nhiều giờ liền mới là những dấu hiệu của hiệu suất cao, của sự thành công.
Việc dành ít thời gian làm việc hơn, tư duy nhiều hơn, sáng tạo và đổi mới nhiều hơn khiến họ cảm thấy mọi thứ dường như đang rất tệ hại, tức họ đang thụt lùi.
Mọi người mang tâm lý lo lắng rằng nếu họ dành thời gian để nghỉ ngơi và suy nghĩ, họ sẽ không hoàn thành công việc của mình và trên hết, họ sợ thất bại. Sau tất cả những điều này, họ dần quên đi khái niệm tư duy và đổi mới trong chính bản thân họ.
Để có thể làm rõ hơn vấn đề, các nhà nghiên cứu đã làm việc với các nhà lãnh đạo cấp cao của một công ty hàng tiêu dùng lớn gần đây đã bị đánh bật bởi các đối thủ cạnh tranh trực tuyến “nhỏ và nhanh nhạy” khác.
Doanh nghiệp này cơ bản đã nhận thức được vấn đề và bắt đầu xây dựng môt chiến lược kỹ thuật số toàn diện cho doanh nghiệp của mình để sẵn sàng chuyển đổi.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu xem xét đến yếu tố tư duy của các thành viên trong các đội nhóm cụ thể, họ phát hiện ra rằng các nhân viên này “làm nhiều hơn là nghĩ”.
Họ làm đơn giản chỉ là vì đó là những công việc phải làm và họ cũng nhận thức rằng, khối lượng công việc luôn là ưu tiên hàng đầu.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích cách các nhân viên và cả các nhà lãnh đạo sử dụng thời gian theo thứ tự ưu tiên của họ và cũng phát hiện ra rằng đa số nhân viên đều coi các công việc là quan trọng như nhau. Với họ, hoàn thành công việc là ưu tiên số 1.
Thay vì sử dụng khả năng tư duy phản biện để đánh giá các khả năng mới, mọi người thường có xu hướng hợp lý hoá các phương án hiện có và “tư duy đơn giản” trước các vấn đề mới ngay cả khi nó quan trọng.
Tất cả các nghiên cứu được thực hiện giải thích tại sao sự chuyển đổi hiệu quả nhất bắt đầu từ những gì đang diễn ra bên trong chính tư duy và suy nghĩ của mỗi người – đặc biệt là từ những nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong tổ chức.
Khi cá nhà lãnh đạo bắt đầu thay đổi cách họ tư duy và cảm nhận về một thứ gì đó, họ có nhiều khả năng mô hình hóa chúng thành các hành vi mới và giao tiếp với người khác một cách chân thực và thuyết phục hơn.
Cuối cùng, sự chuyển đổi bên trong mỗi cá nhân đòi hỏi sự can đảm chấp nhận những cái mới, những rủi ro có thể xảy ra, hay vượt ra khỏi những vùng thoải mái vốn có.
Một chiến lược tuyệt vời vẫn là nền tảng của mọi sự chuyển đổi, nhưng việc chuyển đổi có thành công hay không lại bắt nguồn từ chính cách tư duy và cảm nhận của mọi người về những gì đang làm và hướng tới.
Mọi thứ phải được xây dựng thành văn hoá, văn hoá chủ động vượt qua các rào cản, văn hoá đổi mới và văn hoá hướng tới kết quả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhà chiến lược, nhà tương lai học người Mỹ Scott Steinberg đã đưa ra 5 kỹ năng đáng học nhất cho năm 2022 đối với cả người lớn lẫn trẻ em.
Giải quyết vấn đề.
Trong tương lai, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp con người phát triển tư duy phản biện, sáng tạo trong công việc, đồng thời có thêm các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khác.
Kỹ năng này không chỉ giúp con người đưa ra giải pháp mà còn phân tích đa chiều cho cùng một vấn đề. Scott Steinberg nhận định trong thị trường thay đổi nhanh chóng, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề.
Lập kế hoạch chiến lược.
Các nhà tương lai học không dự đoán tương lai. Họ xác định xu hướng trong xã hội, thị trường và xem xét tác động của xu hướng đó.
Họ sử dụng tình huống “điều gì sẽ xảy ra nếu…” để giả định các chiến lược khác nhau, kết quả của chúng, từ đó, đưa ra lời khuyên nên theo chiến lược nào, đồng thời có kế hoạch dự phòng cho biến cố.
Scott Steinberg cho rằng, năm 2022, mọi người cũng nên học kỹ năng này để vạch ra hướng đi cho mình, có kế hoạch B để bảo vệ bản thân trong tương lai nhiều bấp bênh.
Đưa ra quyết định.
Scott Steinberg nhận định năm 2022 đòi hỏi con người phải đưa ra quyết định nhanh chóng, kể cả khi không có đủ thông tin và thời gian để lập kế hoạch như trước đại dịch Covid-19.
Theo ông, 99% khả năng lãnh đạo nằm ở việc sẵn sàng tiếp tục đưa ra quyết định. Do đó, mọi người cần học kỹ năng phán đoán tình huống, tin tưởng vào bản năng của mình để quyết định.
Lắng nghe.
Nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company chỉ ra các công ty có đội ngũ lãnh đạo đa dạng văn hóa, sắc tộc có lợi nhuận cao hơn 33% so với mặt bằng chung. Những người thành công biết cách thu hút, tiếp nhận nguồn tài năng, kỹ năng, quan điểm đa dạng. Điều này đòi hỏi khả năng lắng nghe người khác.
Làm tốt công tác hậu cần.
Cuộc sống ngày càng bận rộn. Trong tương lai, mọi người đều phải gánh vác nhiều hơn, từ việc học online, làm việc từ xa với lịch trình bận rộn đến sắp xếp hoạt động sau giờ học cho con cái. Vì thế, Scott Steinberg khuyên mọi người học cách làm tốt công tác hậu cần, biết ưu tiên thời gian vào việc gì, sử dụng tài nguyên vào đâu để mang lại hiệu quả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang tìm kiếm những ý tưởng hay các xu hướng Marketing sẽ phát triển mạnh trong năm mới 2022, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Trong quá khứ, marketing là việc đưa tên tuổi của bạn ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, vào những năm gần đây và 2022, nó sẽ là về việc tạo ra một thương hiệuhiệu quả, cách kể chuyện hấp dẫn và đo lường sự thành công của các câu chuyện đó.
Các chiến thuật marketing hiệu quả trong quá khứ xoay quanh việc sử dụng các nền tảng phù hợp để quảng bá, tạo quảng cáo nhắm mục tiêu đến các đối tượng hoặc nhân khẩu học cụ thể thông qua các từ khóa hay hashtags trên các nền tảng mạng xã hội với các chiến dịch nhắm mục tiêu lại (re-targeting).
Marketing vào năm 2022 sẽ đòi hỏi các chủ doanh nghiệp hay người làm marketing cần sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, đầu tư vào thương hiệu của họ, chăm chú lắng nghe nhiều hơn khi tương tác với khách hàng trực tuyến hay khi đối mặt với những thất bại trong quá trình cạnh tranh.
Chiến lược marketing hiệu quả đòi hỏi cả tư duy dài hạn lẫn các chiến thắng nhanh chóng trong ngắn hạn, đó là lý do tại sao cách kể chuyện (storytelling) hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự thành công của các thương hiệu.
Dưới đây là chi tiết một số xu hướng mà các marketer hay thương hiệu có thể tham khảo cho chiến lược marketing của mình trong 2022.
Video marketing sẽ trở nên quan trọng hơn đối với sự thành công của bất cứ kế hoạch marketing nào.
Video marketing hay tiếp thị qua video là là tương lai của marketing.
Theo số liệu từ Google, YouTube tiếp cận nhiều người từ 18-34 và 18-49 tuổi hơn bất kỳ mạng truyền hình cáp nào khác ở Mỹ.
Facebook thì báo cáo rằng các bài đăng video nhận được mức độ tương tác cao hơn đến 6 lần so với các bài đăng bằng hình ảnh (Image) hoặc liên kết (link) trong khi Twitter đã chứng kiến số lượt xem video tăng hơn 160% trên nền tảng.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các marketers?
Về cơ bản, nếu bạn không kết hợp video vào chiến lược của mình, bạn đang bỏ lỡ đi những cơ hội lớn để kết nối với đối tượng mục tiêu và xây dựng lòng tin với họ.
Video là chìa khóa để tạo ra những mối quan hệ sâu hơn với khách hàng vì nó có thể giúp truyền tải được tốt nhất giọng điệu của thương hiệu (brand voice), tạo dựng sự uy tín và lòng trung thành với khách hàng.
Khi chúng ta dần bước vào năm 2022, những người làm marketing nên mong đợi rằng sẽ có những sự phân mảnh và “ồn ào” đáng kể trên thị trường, điều này khiến việc để các thông điệp quảng cáo trở nên nổi bật và khác biệt hơn sẽ càng khó khăn hơn.
Content marketing là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ chiến lược kỹ thuật số nào. Nội dung chính là vật liệu chính để kết nối với khách hàng, thu hút họ và xây dựng lòng tin của họ với thương hiệu.
Ngược lại với những nội dung tốt, những nội dung xấu hay không phù hợp có thể là thảm họa cho doanh nghiệp. Nó sẽ làm xấu đi hình ảnh thương hiệu và tình cảm của khách hàng đối với các thương hiệu hay sản phẩm đó.
Hãy thử hình dung xem khách hàng của bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu thương hiệu truyền tải những nội dung kém chất lượng hay không được đầu tư, họ có thể mất hoàn toàn niềm tin vào doanh nghiệp, thờ ơ với thương hiệu và hiển nhiên, tìm kiếm các sản phẩm thay thế là điều họ sẽ sớm hành động.
Để có thể trở nên thành công hơn trong 2022 và những năm tới, thuật kể chuyện có thể giúp xây dựng thương hiệu trở thành thứ mà người tiêu dùng muốn tương tác ở mọi cấp độ.
Các đội nhóm marketing sẽ tập trung nhiều hơn vào số liệu và phân tích dữ liệu.
Khi công nghệ ngày càng phát triển và dữ liệu dần trở thành ‘đơn vị tiền tệ’ của doanh nghiệp, việc phân tích các số liệu marketing sẽ ngày càng quan trọng hơn.
Trong những năm tới, các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào ROI của các hoạt động marketing, và do đó việc chứng minh được giá trị của marketing đối với sự phát triển về mặt khách hàng và doanh số là điều không thể tránh khỏi.
Nếu bạn muốn biết sâu hơn về insights của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình, việc phân tích dữ liệu (data analytics) sẽ là chiến lược ưu tiên hàng đầu.
Thông qua các con số cụ thể từ nhiều công cụ phân tích khác nhau, những người làm marketing cần đi sâu hơn vào việc phân tích các nhóm đối tượng mục tiêu của họ, họ là ai và thực sự điều gì đang khiến họ quan tâm đến một sản phẩm và quyết định mua hàng.
Nội dung trên các nền tảng mạng xã hội sẽ trở nên quan trọng hơn đối với marketing.
Kể từ lúc xuất hiện, các nền tảng mạng xã hội “lâu đời” như Facebook, Instagram hay thậm chí là với các nền tảng mới như TikTok, mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng.
Từ thuật toán hoạt động, cách hiển thị nội dung trên nguồn cấp dữ liệu (news feed) đến cách mọi người tương tác với nội dung, mọi thứ đang trở nên “ngắn và nhanh” hơn.
Khi ngày càng nhiều thương hiệu tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ trên các nền tảng mạng xã hội, sự khác biệt lớn nhất nằm ở cách họ kể những câu chuyện với đối tượng mục tiêu.
Những câu chuyện ngắn, chân thực và được tạo ra bởi người dùng (UGC) được xem là cách tốt nhất để truyền tải thành công các thông điệp của thương hiệu.
Các hoạt động marketing sẽ nói ít hơn về sản phẩm và nhiều hơn về nhu cầu của khách hàng.
Tương lai của marketing sẽ tập trung vào nhu cầu của khách hàng hay lợi ích (hữu hình lẫn vô hình) của các sản phẩm đối với họ chứ không phải là về sản phẩm hay bán hàng.
Dữ liệu lớn (big data) và Internet có thể giúp bạn tạo ra những trải nghiệm được cá nhân hóa nhiều hơn dựa trên những gì mà khách hàng đã tương tác với thương hiệu.
Thông qua những tương tác gần gũi hơn với khách hàng, thương hiệu có nhiều cách hơn để không chỉ hiểu sâu hơn về nhu cầu của họ mà còn giúp họ trở nên trung thành hơn với thương hiệu.
Để có thể khiến chiến lược marketing của mình trở nên hiệu quả hơn, thay vì bạn cố gắng bán hàng bằng mọi giá, hãy kết nối sâu hơn và tập trung nhiều hơn vào nhu cầu và mong muốn (thầm kín) của đối tượng mục tiêu.
Ví dụ: thay vì tập trung vào các thông điệp khuyến khích mua sản phẩm, hãy tập trung nhiều hơn vào các tính năng hay lợi ích (về mặt tinh thần lẫn thể chất) mà khách hàng đang tìm kiếm.
Bộ phận marketing sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn với nhóm phát triển nền tảng để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Hợp tác chặt chẽ hơn với nhóm phát triển nền tảng (web, app…) có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả phần thiết kế lẫn quảng cáo.
Các nhóm phát triển này thường quá tập trung vào việc thiết kế các giao diện theo quan điểm của riêng họ mà quên đi mức độ hiệu quả mà nó có thể mang lại thông qua các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Một mối quan hệ tốt giữa một bên là tập trung vào nghiên cứu và thiết kế UX và một bên tập trung vào chiến lược thông điệp – có thể giúp bạn tiếp thị sản phẩm một cách hiệu quả hơn nhiều.
Trong khi đối với các công cụ tìm kiếm và quảng cáo, trải nghiệm người dùng luôn là ưu tiên xếp hạng hàng đầu, các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp các trải nghiệm một cách liền mạch và hiệu quả cho khách hàng.
Marketing sẽ liên quan nhiều hơn đến khía cạnh “giáo dục” (định hướng) và lãnh đạo thay vì chỉ là các nhà quảng cáo.
Nếu như trước đây, marketers đóng vai trò như những người tiếp thị và bán sản phẩm, giờ đây họ cần đóng nhiều vai trò khác quan trọng hơn.
Họ cần giáo dục, hướng dẫn và kết nối sâu hơn ở cấp độ con người với người tiêu dùng thay vì cố gắng thúc đẩy họ mua một thứ gì đó từ thương hiệu.
Khi các vai trò này tiếp tục phát triển, họ cũng cần thay đổi cách họ nhìn nhận về mọi thứ. Nó không còn chỉ là về việc quảng bá sản phẩm; bán sản phẩm và thu tiền về, nó sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều theo thời gian.
Những người làm marketing cần bắt đầu suy nghĩ như những nhà giáo dục học, tâm lý học, kết nối mà họ cần xây dựng với khách hàng không phải về chuyện mua-bán, nó nên là về giữa người cần giải pháp với người hỗ trợ cung cấp giải pháp tối ưu nhất.
Nó không chỉ là về việc cần bán một sản phẩm thông qua việc giảm giá hay khuyến mãi, khách hàng cần được cung cấp nhiều lý do hơn về việc tại sao họ phải mua sản phẩm, mà phải là sản phẩm do một thương hiệu nào đó cung cấp.
Để có thể trở nên thành công hơn, các thương hiệu hay marketers nên chủ động xây dựng và kể những câu chuyện giúp đối tượng mục tiêu của mình tự rút ra những đánh giá của riêng họ (có lợi cho thương hiệu) thay vì nói cho họ biết họ CẦN PHẢI làm gì.
Đừng bao giờ quyết định giùm khách hàng của mình!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Metaverse, nhà thông minh, ôtô điện là những công nghệ được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2022.
Những năm qua xu hướng công nghệ có dấu hiệu lặp lại bởi lĩnh vực này cần thời gian dài để hoàn thiện. Điều này tiếp tục được áp dụng cho 2022 khi các công nghệ có thể bùng nổ trong năm tới là những điều từng được nhắc đến trước đây.
Một ví dụ cụ thể là thực tế ảo, công nghệ liên quan đến một thiết bị chụp đầu, từng chỉ để chơi game 3D. Chính VR sẽ là trung tâm của metaverse mà Facebook giới thiệu năm qua. Tương tự, công nghệ sức khỏe, nhà thông minh hay ôtô điện đã xuất hiện được vài năm.
Chào mừng đến với metaverse.
New York Times cho rằng các kỹ sư công nghệ đã mơ về kỷ nguyên thế giới ảo đóng vai trò quan trọng hơn trong cuộc sống thực nhiều năm qua.
Về lý thuyết, khi người dùng dành nhiều thời gian với bạn bè, đồng nghiệp trong thế giới ảo, họ cũng sẽ chi tiêu nhiều hơn cho vật phẩm kỹ thuật số.
“Chúng ta đang sống trong thế giới mà mỗi người gửi hình ảnh của mình lên mạng xã hội vài lần mỗi ngày. Ở giai đoạn tiếp theo, hình ảnh đó sẽ được mô phỏng ở thế giới ảo. Khách hàng có thể thể hiện bản thân thông qua hình đại diện”, Matthew Ball, nhà đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực metaverse cho biết.
Điều này nghe như đến từ một bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, ông Ball cho rằng sau 2 năm đại dịch, hàng loạt yếu tố đã kết hợp với nhau, khiến metaverse trở nên thực tế hơn.
Trong năm qua, nhiều người chi tiền để mua vật phẩm ảo NFT. Thậm chí rapper Eminem và nhiều người nổi tiếng khác bỏ hàng trăm nghìn USD để mua một chiếc du thuyền không có thật.
Nhiều tin đồn cho thấy những gã khổng lồ công nghệ cũng sẽ sớm tham gia vào cuộc đua này. New York Times cho biết Apple sắp ra mắt kính thực tế ảo của riêng mình.
Google hay Microsoft đã phát triển ở lĩnh vực này nhiều năm, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ.
Tuy nhiên, metaverse vẫn có thể trở thành trào lưu nhất thời, nếu sản phẩm không đủ tốt và người dùng chưa chi tiền.
Nhà thông minh.
Trong những năm qua, các sản phẩm nhà thông minh như điều hòa kết nối Internet, khóa cửa tự động, máy hút bụi robot đạt được những bước tiến lớn. Những thiết bị này có giá tốt hơn và hoạt động ổn định với trợ lý ảo như Alexa của Amazon hay Google Assistant, Siri.
Tuy nhiên, sản phẩm nhà thông minh vẫn trong tình trạng “hỗn loạn”. Tính tương thích của nhiều thiết bị ở mức thấp. Ví dụ, một số khóa cửa chỉ hoạt động với điện thoại iPhone, không hỗ trợ Android.
Tính tương thích kém là vấn đề kéo dài. Các thiết bị nhà thông minh sẽ thực sự hoàn thiện khi các sản phẩm có thể “nói chuyện” với nhau. Giống như cách máy giặt nói với máy sấy rằng quần áo đã sẵn sàng để làm khô.
Gần đây, các hệ thống nhà thông minh lớn nhất gồm Apple, Samsung, Google, Amazon lên kế hoạch cập nhật các thiết bị theo chuẩn Matter.
Đây là tiêu chuẩn được đưa ra để sản phẩm smarthome tương thích tốt hơn. Dự kiến sẽ có hơn 100 thiết bị hỗ trợ chuẩn này trong 2022.
“Tất cả chúng ta đều nói chung một ngôn ngữ được xây dựng trên các công nghệ đã được xác nhận”, bà Samantha Osborn, Giám đốc Tiếp thị của SmartThings, công ty smarthome thuộc sở hữu Samsung cho biết.
Điều này đồng nghĩa với việc khi chọn mua một thiết bị nhà thông minh vào cuối 2022, hãy tìm sản phẩm có nhãn Matter.
Thiết bị hỗ trợ sức khỏe.
Các thiết bị thể dục như Apple Watch hay Fitbit giúp theo dõi chuyển động, nhịp tim dần trở nên phổ biến. Trong năm nay, những nhà sản xuất đang thử nghiệm các sản phẩm đeo được có kích thước bé hơn, thu thập được nhiều dữ liệu sức khỏe khách hàng.
Oura, một thương hiệu thiết bị sức khỏe mới đây đã trình làng mẫu vòng được tích hợp các cảm biến theo dõi nhiệt độ cơ thể và dự đoán chính xác chu kỳ kinh nguyệt.
Tại CES 2022, Movano, một startup sức khỏe khác đã giới thiệu mẫu vòng có thể thông báo các bệnh mạn tính tiềm ẩn của người đeo.
Tuy nhiên, những công nghệ mới này phải đối mặt với nhiều nghi ngại. Các chuyên gia y tế đã cảnh báo về những mối nguy tiềm ẩn của lĩnh vực này từ trước. Nếu không có điều kiện thích hợp, dữ liệu từ thiết bị có thể khiến chẩn đoán sai bệnh và gây lầm tưởng.
Xe điện.
Tổng thống Mỹ Joe Biden từng đưa ra mục tiêu một nửa xe hơi bán ra tại nước này vào 2030 là xe chạy điện. Đáp lại, các nhà sản xuất otô lớn đang đổ bộ nhiều dòng xe điện tại sự kiện CES năm nay.
Ngày 5/1, Ford công bố kế hoạch tăng cường sản xuất mẫu xe bán tải chạy điện F-150 Lighting. Cuối tuần này, General Motors sẽ trình làng phiên bản dùng pin của mẫu bán tải Chevrolet Silverado.
“Giữa những quảng cáo quá mức gần đây, người mua xe điện vẫn sẽ bị thu hút bởi Tesla trong năm nay. Bởi vì chúng ta chưa thấy sự hiện diện rộng rãi của các trạm sạc, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Tesla chiếm ưu thế vì đã triển khai trạm sạc trong nhiều năm”, bà Carolina Milanesi, nhà phân tích công nghệ tại Creative Strategies nói với The New York Times.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Kết quả khảo sát trên 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của Sapo cho thấy, làn sóng Covid19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh năm 2021, đặc biệt trong ngành dịch vụ ăn uống – lưu trú – nghỉ dưỡng.
Chuyển đổi số, bán hàng đa kênh trở thành phương án được nhiều nhà bán hàng sử dụng nhất. Song song với đó, sự chuyển dịch hình thức thanh toán và phương thức vận chuyển trở thành điểm nhấn trong ngành bán lẻ.
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2021 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bán lẻ và Dịch vụ là ngành chịu nhiều ảnh hưởng xấu nhất trong năm, đặc biệt trong Quý III 2021, GDP toàn ngành tăng trưởng âm 28,1%.
Kết quả khảo sát trên 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của Sapo cho thấy, tác động lớn của dịch bệnh và giãn cách xã hội đã gây ra không ít khó khăn cho các nhà bán lẻ.
75,2% nhà bán hàng cho biết cho biết doanh thu của họ không tăng trưởng so với năm 2020, trong đó có tới 37,1% nhà bán hàng bị giảm sút doanh thu trên 30%.
Tỷ lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu chỉ chiếm 23,9%, thấp hơn so với năm 2020 (30,7%) và năm 2019 (61%).
Chỉ 7% nhà bán hàng cho biết họ không gặp ảnh hưởng hoặc có sự tăng trưởng kinh doanh ngay trong mùa dịch (chủ yếu thuộc nhóm ngành: Tạp hóa – siêu thị mini, Thực phẩm; Chăm sóc sức khỏe, Đồ Mẹ & Bé; Mỹ phẩm)
Giãn cách xã hội trên toàn quốc và dịch bệnh kéo dài đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao vận. Khó khăn lớn nhất về vận chuyển chủ shop gặp phải trong mùa giãn cách xã hội là Tình trạng không giao được hàng đến một số khu vực (39,4%) và Tỷ lệ hoàn hủy cao (20,7%).
Nhân viên giao hàng mắc Covid-19 hoặc rời thành phố về quê ồ ạt,… khiến cho nhân lực ngành vận chuyển thiếu hụt, cũng trở thành trở ngại lớn đối với ngành bán lẻ.
Tương tự như năm 2020, Ngành dịch vụ ăn uống (F&B) có sự suy giảm lớn nhất; 79,8% chủ nhà hàng, quán ăn, quán cafe cho biết họ không chỉ gặp tình trạng sụt giảm doanh thu, cắt giảm nhân viên mà nhiều nhà hàng phải đóng cửa, đóng chi nhánh, tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.
Mặt khác, nhóm nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử và các kênh trực tuyến vẫn dẫn đầu các nhóm ngành có sự tăng trưởng doanh thu ngay trong mùa giãn cách xã hội (chiếm 11,2%).
Tuy tỷ trọng giảm sút so với năm 2020 (15%) nhưng sự duy trì vị thế dẫn đầu của bán hàng trực tuyến trong hai năm vừa qua cũng chứng tỏ ưu thế của hình thức kinh doanh này trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.
Chuyển đổi số và mô hình bán hàng đa kênh là chìa khóa quan trọng đưa nhà bán hàng bước qua những biến động của thị trường.
Chuyển đổi số trở thành phương án thích nghi với bình thường mới.
So với năm 2019 và 2020, giải pháp được các nhà bán lẻ 2021 ưu tiên lựa chọn là đẩy mạnh việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử (eCommerce) và nền tảng trực tuyến.
Biện pháp ứng phó với giãn cách xã hội phổ biến nhất năm 2021 chính là chuyển đổi kinh doanh từ offline lên online (chiếm 72,8%) – tăng 9% so với năm 2020 (63,8%).
Tỷ lệ nhà bán hàng chỉ chú trọng kinh doanh offline, không kinh doanh online cũng giảm từ 36,2% (năm 2020) xuống 20,9% (năm 2021).
Sau 2 năm chống chọi với Covid-19, các nhà bán hàng đã rút ra những bài học kinh nghiệm và biện pháp ứng phó hiệu quả trong ngành bán lẻ.
Trong đó, biện pháp ứng phó với tình huống tương tự giãn cách xã hội được các nhà bán hàng ưu tiên lựa chọn là Áp dụng quy trình vận hành mới, tương ứng với trạng thái phòng chống Covid (chiếm 29,7%) và Triển khai kênh bán hàng thay thế, bán hàng đa kênh (Omni Channel) (chiếm 27,2%).
Tính từ đầu tháng 10 năm 2021, Nghị quyết 128 cho phép chuyển từ chiến lược “Zero Covid-19” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã tạo tiền đề để các địa phương mở cửa trở lại, tình hình kinh doanh của các nhà bán hàng có sự khởi sắc. 46,7% chủ cửa hàng đã có sự tăng trưởng doanh thu trở lại.
Các biện pháp khác được các chủ nhà hàng, chủ shop, chủ doanh nghiệp bán lẻ áp dụng nhằm đối phó với dịch bệnh và giãn cách xã hội bao gồm:
Cắt giảm chi phí cửa hàng và mặt bằng; Chuyển đổi mặt hàng cung ứng để phù hợp với tình hình thực tế, Phát triển hoặc kinh doanh dòng sản phẩm mới; Phân bổ nguồn vốn để đầu tư sang lĩnh vực khác (ngoài bán lẻ và dịch vụ ăn uống); Lập kế hoạch dự phòng ngân sách.
Sự chuyển dịch hình thức thanh toán và vận chuyển thích nghi với giãn cách xã hội.
Quá trình chuyển đổi kinh tế số và giãn cách xã hội đã tạo bối cảnh thuận lợi cho các hình thức giao dịch không tiền mặt tăng trưởng.
Theo khảo sát của Sapo, chuyển khoản đã vượt lên trên Tiền mặt trở thành phương thức thanh toán được chấp nhận phổ biến nhất tại các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng, quán ăn, quán cafe (chiếm 36,5%).
Đồng thời, sự phát triển đa dạng, cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều thương hiệu và chương trình khuyến mãi hấp dẫn của các ví điện tử đã đưa hình thức này lên Top 3 loại hình thanh toán được chấp nhận nhiều nhất.
Chuyển khoản cũng được các nhà bán hàng chấm điểm cao nhất về mức độ dễ dàng sử dụng và đối soát (2,6/3 điểm). Bên cạnh đó, nhà bán hàng cảm nhận được sự an toàn, tránh nguy cơ bị nhiễm dịch bệnh khi sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt.
Hình thức cổng thanh toán (tích hợp trên website) và thẻ tín dụng online không được ưa chuộng, chủ yếu do thời gian đối soát kéo dài và khó theo dõi dòng tiền.
Nhìn chung, 89,3% nhà bán hàng đánh giá rất tích cực về các hình thức thanh toán không tiền mặt, coi đó là xu hướng của hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, 10,4% chủ cửa hàng gặp khó khăn trong đối soát, chi phí duy trì cao và cho rằng thanh toán không tiền mặt là không cần thiết.
Dự đoán trong thời gian tới, rất nhiều công cụ thanh toán không tiền mặt mới sẽ ra mắt thị trường, tạo nên sự đa dạng, linh hoạt và giảm thiểu khó khăn của nhà bán hàng khi ứng dụng trong bán lẻ.
Về vận chuyển, vì gặp nhiều khó khăn trong năm 2021 và gây hậu quả trực tiếp đến tình hình kinh doanh, đây sẽ là mối quan tâm hàng đầu của nhà bán hàng để tối ưu chi phí, tăng tỷ lệ đơn hàng thành công và hoàn thiện quy trình vận hành.
Đặc biệt khi xu hướng làm việc tại nhà và mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng sau đại dịch. 51,13% nhà bán hàng lựa chọn phương án linh hoạt giữa các đơn vị vận chuyển hoặc tự giao hàng để hạn chế khó khăn.
Tuy nhiên, 22,3% nhà bán cho biết họ vẫn loay hoay, chưa có cách khắc phục hiệu quả và chờ đợi hỗ trợ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ giao vận.
Dù được tận dụng trong mùa dịch và giãn cách xã hội nhưng hình thức tự vận chuyển và dùng nhân viên giao hàng của cửa hàng lại không được các nhà bán hàng chấm điểm cao về mức độ tiện lợi. Các đơn vị chuyển phát nhanh lớn vẫn được ưu tiên sử dụng nhất (2,1/ 3 điểm).
Lý do được các nhà bán hàng đưa ra là các đơn vị này đáp ứng được ba yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn hình thức vận chuyển: Thời gian giao hàng; Chất lượng giao nhận và Giá cả. Top 3 tiêu chí này không thay đổi theo thời gian (tương ứng với năm 2020 và năm 2019).
Lạc quan một cách thận trọng.
Từ cuối năm 2021, nhờ độ phủ vaccine Covid-19 và các chính sách kích cầu kinh tế, Việt Nam dần kiểm soát dịch bệnh và thích ứng với trạng thái bình thường mới.
Nhu cầu tiêu dùng một lần nữa trở thành động lực cho tăng trưởng; Bán lẻ và Dịch vụ sẽ là hai ngành đón đầu xu hướng chi tiêu hậu giãn cách, hứa hẹn một triển vọng tươi sáng hơn trong năm 2022.
Kết thúc năm 2021, có 46,7% nhà bán hàng tin tưởng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi; 14,5% nhà bán hàng kỳ vọng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm tới.
Bước sang năm 2022, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi số, đa dạng kênh bán hàng, đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống.
Những doanh nghiệp đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến hiệu quả, tiếp cận linh hoạt với thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa kênh.
Thực tiễn chứng minh, những doanh nghiệp, cửa hàng chuyển đổi số sáng tạo, nhanh chóng đã thích ứng và phát triển trong hai năm đại dịch vừa qua.
Xu hướng thứ hai là chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch.
Trong khi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm không thiết yếu bị ảnh hưởng nặng nề trong Quý III năm 2021, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng và hàng thiết yếu ít chịu ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội hơn.
Tiếp tục trong năm 2022, xu hướng hiện đại hóa kênh bán hàng truyền thống, thay đổi mô hình mua nhanh bán gọn sẽ sớm đi vào thực tiễn.
Xu hướng thứ ba là chiến lược bán lẻ đặt khách hàng cá nhân lên hàng đầu. Khi công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm bán lẻ hiện đại, giãn cách xã hội và dịch bệnh làm cho khoảng cách của người mua và người bán xa nhau hơn, sức mạnh của sự kết nối giữa con người với nhau sẽ phát huy tác dụng.
Các nhà bán lẻ tối ưu hóa trải nghiệm để giữ chân khách hàng và áp dụng nhiều chỉ số đánh giá quá trình bán hàng sẽ có được lợi thế tốt hơn để chiếm lĩnh thị trường.
Tuy nhiên, vẫn có 9,4% nhà bán hàng bi quan về tình hình kinh doanh năm 2022. Những tác động xấu của dịch bệnh và giãn cách xã hội vẫn tiếp tục ảnh hưởng cục bộ đến nhiều khu vực, trong đó ngành bán lẻ và ngành dịch vụ, ăn uống vẫn đang gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Đặc biệt, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron có thể làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế. Bản thân các cửa hàng bán lẻ và dịch vụ ăn uống đã nỗ lực thích ứng thời gian qua sẽ cần tiếp tục phát huy các biện pháp sáng tạo thời gian tới.
Trong đó, họ cần chú trọng đến nguồn nhân lực, dòng tiền và khách hàng; gia tăng sức đề kháng từ công tác phân tích, dự báo và quản trị rủi ro.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những chiến lược quảng cáo hiển thị được nhắm mục tiêu tự động có lập trình (Programmatic Advertising) được chứng minh là có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng. Vậy Programmatic Advertising là gì, tại sao nó quan trọng với thương hiệu và hơn thế nữa, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Nhận thức về kỹ thuật số, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing, đang dần trở nên quan trọng hơn trong những năm gần đây và với quảng cáo hiển thị có lập trình (programmatic ads), thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình hiệu quả hơn nhiều.
Vốn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ, hành vi của người tiêu dùng cũng như các chiến lược marketing cũng thay đổi tương ứng.
Một trong những chiến lược đó là khả năng thích ứng với công nghệ quảng cáo hiển thị tự động hay còn được gọi là Programmatic Advertising (Programmatic Ads).
Programmatic Advertising là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Programmatic Advertising là công nghệ quảng cáo cho phép việc mua bán không gian quảng cáo (inventory) giữa các bên (advertiser, agency và publisher, ad network…) một cách tự động.
Theo báo cáo Triển vọng truyền thông và giải trí toàn cầu (GEMO) của PwC, hiện có hơn 50% ngân sách quảng cáo được chi tiêu cho các nền tảng kỹ thuật số và dự đoán con số này sẽ tăng lên mức khoảng 54,4% vào năm 2022 (năm 2018 là 47,7%).
Việc chi tiêu quảng cáo luôn chịu sự ảnh hưởng bởi sự chú ý của các nhóm đối tượng mục tiêu.
Tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) đã luôn thay đổi và những gì đang tỏ ra hiệu quả ngày hôm nay có thể sớm trở nên lỗi thời trong thời gian ngắn.
Để có thể nhận biết chính xác về những nơi mà người dùng đang ở và quan tâm nhiều nhất, người làm marketing nói chung không có cách nào khác ngoài việc liên tục quan sát và theo dõi các xu hướng mới hay những gì đang diễn ra trên thị trường.
Theo dữ liệu gần đây của Statista, gần một nửa số người trả lời trong cuộc khảo sát nói rằng trung bình họ dành từ 5 đến 6 giờ trên điện thoại mỗi ngày và đa số thời gian là dành cho các ứng dụng (app) hơn là các trình duyệt (browsers).
Một báo cáo khác cho thấy mỗi người tiêu dùng trung bình có hơn 30 ứng dụng trên thiết bị di động của họ, nhưng lại dành đến 97% thời gian cho 10 ứng dụng họ ưa thích nhất – các ứng dụng được ưa thích nhất là mạng xã hội, game, tin tức, âm nhạc, v.v.
Xu hướng này cũng một phần giải thích lý do tại sao có đến hơn 2/3 ngân sách quảng cáo có lập trình hiện đang được chi tiêu cho thiết bị di động so với máy tính để bàn.
Các chiến thuật có thể áp dụng để giúp chiến lược quảng cáo hiển thị có lập trình (Programmatic Advertising) hiệu quả hơn.
Về mặt tổng thể, các nền tảng quảng cáo hiển thị có lập trình (hệ thống Facebook Ads là một trong số đó) cho phép các nhà tiếp thị chủ động tiếp cận với khách hàng tiềm năng trên nhiều môi trường khác nhau trên Internet (khác với quảng cáo tìm kiếm là thương hiệu chỉ có thể hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm một thứ gì đó).
Dưới đây là một số chiến thuật nhỏ thương hiệu có thể áp dụng.
Nhắm mục tiêu theo nội dung: Hệ thống quảng cáo hiển thị có lập trình có khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng dựa trên những nội dung mà họ quan tâm, các ứng dụng và các website tương tự mà họ đã truy cập hay tương tác trước đó.
(Nếu mọi người cùng truy cập vào một website, họ có thể nhận được những thông tin hay nội dung giống nhau và bị ảnh hưởng theo những cách tương tự nhau).
Những người làm marketing cần hiểu rằng nếu mọi người có cùng quan điểm, họ thường bị thuyết phục bởi những điều giống nhau từ các thương hiệu tương tự nhau.
Nhắm mục tiêu theo vị trí: Nhắm mục tiêu theo vị trí thường tỏ ra hiệu quả hơn với các doanh nghiệp truyền thống vì mục tiêu của họ chỉ là những người sinh sống trong một phạm vi bán kính địa lý nhất định.
Tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng thương hiệu cũng như khả năng phân phối, họ có thể chọn cách chỉ nhắm mục tiêu đến các khu vực cụ thể hoặc mở rộng trên phạm vi lớn hơn.
Ví dụ nếu thương hiệu quan sát và thấy rằng các khách hàng đến từ Miền Trung không hoặc rất ít tạo ra chuyển đổi, họ có thể không nhắm mục tiêu tiếp cận khu vực đó.
Nhắm mục tiêu theo sở thích: Thay vì nhắm mục tiêu theo những thứ bên ngoài, nhà quảng cáo cũng có thể tiếp cận khách hàng theo những cách “gẫn gũi” hơn.
Hãy tìm hiểu xem đối tượng mục tiêu của bạn thích các sản phẩm nào ngoài sản phẩm của bạn (đối thủ), họ thường làm gì (bao gồm cả yếu tố giải trí) trên các nền tảng trực tuyến hay họ có những sở thích gì khác ngoài việc mua sắm các sản phẩm tương tự.
Ví dụ, một thương hiệu đồ uống không nhất thiết phải nhắm mục tiêu đến những người thích các thương hiệu đồ uống khác, thay vào đó họ có thể tập trung vào những người quan tâm đến lối sống, ẩm thực, giải trí hay thể thao chẳng hạn.
Nhắm mục tiêu theo sở thích được cho là một trong những chiến thuật quảng cáo có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao nhất.
Nhắm mục tiêu lại: Nếu việc liên tục nhắm mục tiêu đến những khách hàng mới có thể tốn kém hơn, kỹ thuật nhắm mục tiêu lại (re targeting, re-marketing) tập trung vào những người đã truy cập vào các nền tảng (fanpage, website, ứng dụng…) của thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định (được chọn).
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, việc nhắm mục tiêu lại những người từng truy cập hay quan tâm đến thương hiệu có khả năng mang lại chuyển đổi cao hơn với chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, các thương hiệu cần lưu ý là, trong khi nhắm mục tiêu lại có thể hiệu quả hơn về mặt chi phí và chuyển đổi, việc tập trung vào một lượng ít (đối tượng cũ) khách hàng tiềm năng có thể làm hạn chế khả năng tăng trưởng và mở rộng của thương hiệu.
Một điểm khác cũng quan trọng không kém là không ít những người làm marketing không thực hiện chiến lược đa dạng hoá các kênh truyền thông trong những giai đoạn đầu của quá trình thử nghiệm và tối ưu kênh, dẫn đến việc họ thường phụ thuộc vào một hoặc một số ít kênh nhất định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo dữ liệu từ Hiệp hội công nghệ người tiêu dùng (CTA) Mỹ, người dùng Mỹ đang tiêu thụ lượng video trên các nền tảng mạng xã hội nhiều không kém so với TV truyền thống.
Theo báo cáo của Variety, được nghiên cứu dựa trên phản hồi từ hơn 2.000 người dùng khác nhau, nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content) trên các nền tảng mạng xã hội hiện chiếm khoảng 39% số giờ được tiêu thụ tại Mỹ, so với mức 61% đối với các phương tiện truyền thống (traditional media).
Như bạn có thể thấy qua thống kê ở trên, mức tiêu thụ TV truyền thống chiếm 18% tổng thời gian tiêu thụ của người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông, so với mức 16% đối với những nội dung trực tuyến do người dùng tạo ra.
Và về cơ bản, những người dùng trẻ tuổi vẫn tỏ ra thích thú hơn với các nền tảng phát video trực tuyến hơn là TV truyền thống.
Theo giải thích từ Variety:
“Những tầng lớp thanh thiếu niên (Teens) từ 13-17 tuổi dành khoảng 56% thời gian cho các nội dung do người dùng tạo ra so với mức chỉ 22% ở những người tiêu dùng lớn tuổi hơn, từ 55 tuổi trở lên.”
Mặc dù dữ liệu cho thấy rằng mức độ tiêu thụ nội dung trên các nền tảng video do người dùng tạo ra đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Điều quan trọng các thương hiệu cần lưu ý đó là các kênh truyền hình truyền thống và lượng xem video trên các nền tảng phải đăng ký trả phí (subscription-based video) hiện tại vẫn dang chiếm thị phần lớn nhất về thời lượng tiêu thụ.
Tuy nhiên bên cạnh việc giới trẻ tỏ ra hào hứng hơn với các nền tảng video do người dùng cá nhân tạo ra, việc kiểm soát và chọn lọc nội dung vẫn là một vấn đề lớn.
Người dùng trẻ tuổi có xu hướng lựa chọn xem từ những người sáng tạo mà họ tìm thấy và đăng ký theo dõi, đây là xu hướng chính mà các thương hiệu cần lưu ý.
Nghiên cứu của CTA cũng cho thấy khoảng 20 triệu nhà sáng tạo ở Mỹ đang kiếm tiền từ nội dung trực tuyến của họ với thu nhập trung bình là 768 USD mỗi tháng.
“Trong số doanh thu mà nhà sáng tạo kiếm được, 28% là từ đóng góp của người hâm mộ (Fans); 27% là từ đăng ký nội dung (từ nền tảng); và một số nguồn khác.”
Trong khi bản thân các nền tảng luôn nỗ lực để mang về nhiều nguồn thu nhập hơn cho các nhà sáng tạo trên nền tảng để giữ chân họ, lượng sản phẩm được bán và nội dung được trả phí vẫn là những công cụ kiếm tiền nhiều nhất.
Lời khuyên cho các thương hiệu hay những người làm marketing là, nếu muốn tối đa hóa mức độ hiệu quả của các thông điệp thương hiệu của mình vào năm 2022, họ nên tìm cách đa dạng hóa và tận dụng UGC để tiếp cận và kết nối sâu hơn với đối tượng mục tiêu.
Quảng cáo truyền hình sẽ vẫn có thể đảm bảo mức độ nhận thức về thương hiệu nhiều hơn so với các kênh khác, tuy nhiên tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng mục tiêu, thương hiệu nên lựa chọn hoặc kết hợp các nền tảng khác nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngành hàng điện tử, trong đó sản phẩm giải trí số như TV dự kiến bứt phá doanh thu nhờ nhu cầu giải trí tăng cao, nhất là Tết Nguyên đán tới.
Chia sẻ tại tọa đàm “Bắt nhịp xu hướng giải trí số tại nhà năm 2022”, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh của Lazada Việt Nam, cho biết, nhu cầu mua sắm các mặt hàng điện tử, đặc biệt là sản phẩm giải trí số như TV, tiếp tục gia tăng dịp cuối năm.
Lý do là người tiêu dùng có tâm lý mua sắm thoải mái hơn và giải trí tại nhà vẫn là hình thức được đón nhận khi số ca Covid-19 cả nước không ngừng tăng.
Đồng tình với ý kiến này, ông Ngô Mạnh Cường, Tổng giám đốc FPT Online khẳng định, cuối năm là thời điểm “vàng” cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng điện tử cũng như các nền tảng thương mại điện tử.
Xu hướng giải trí số tại nhà.
Xu hướng home entertainment (giải trí tại nhà) lên ngôi, tạo ra làn sóng cũng như mô hình trải nghiệm mới, kết hợp giữa thưởng thức và mua sắm.
Theo thống kê của Google, trong năm 2021, người Việt đạt tỷ lệ xem YouTube trên TV nhiều nhất châu Á. Thời gian xem YouTube của người Việt trên TV cũng nhiều hơn 90% so với xem trên máy tính và thiết bị di động.
Ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết, năm 2021, ngành hàng điện tử, trong đó các sản phẩm giải trí số như TV là một trong những ngành hàng dẫn đầu về doanh thu, dù trong thời điểm làn sóng Covid-19 thứ 4 hay những tháng gần đây trong mùa lễ hội mua sắm cuối năm trên Lazada.
Cụ thể, trong lễ hội mua sắm 9/9, ngành hàng điện tử dẫn đầu với doanh thu tăng gấp 3 lần, các sản phẩm như máy tính được lựa chọn nhiều với doanh thu tăng gấp 7 lần. Đây là thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất ở TP HCM, các sản phẩm như máy tính, TV, loa vẫn được tiêu thụ mạnh, phục vụ nhu cầu học tập, làm việc và giải trí tại nhà.
Trong lễ hội mua sắm 12/12, ngành hàng điện tử ghi nhận doanh thu tăng gấp 5 lần so với ngày thường. Trong đó, coocaa TV – đối tác của Lazada luôn nằm trong top các thương hiệu TV có doanh thu cao trên sàn.
Nhu cầu sử dụng các phương tiện giải trí tại nhà tăng cao, mở ra tiềm năng để các dịch vụ giải trí số phát triển mạnh mẽ ngay cả khi kết thúc giãn cách. Các nhà sáng tạo nội dung, theo ông Ngô Mạnh Cường, cần tạo ra nhiều chương trình hấp dẫn hơn, phù hợp với trải nghiệm khi thao tác online, kết nối họ với đơn vị cung cấp.
TV trở thành trung tâm giải trí trong ngôi nhà.
Ông Lê Minh Trường – Giám đốc kinh doanh coocaa Việt Nam cho rằng, TV không còn là công cụ giải trí đơn thuần, mà trở thành phương tiện để người dùng tương tác với cộng đồng trong bối cảnh giãn cách cũng như sau này.
“TV thông minh đã trở thành trung tâm giải trí và thư giãn tại nhà của rất nhiều hộ gia đình Việt Nam. TV được nâng cấp ngày càng thông minh hơn và đón đầu nhu cầu giải trí trực tuyến của người tiêu dùng.
Chỉ với một chiếc TV, mỗi người có thể xem các kênh truyền hình khác nhau từ quốc tế đến trong nước; xem phim, nghe nhạc… học trực tuyến, mở ứng dụng karaoke”, ông Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ thêm.
Đại diện FPT Online thì khẳng định, TV thông minh như một người bạn, tham gia vào các hoạt động giải trí cùng mọi thành viên trong gia đình. Trong giai đoạn giãn cách, thiết bị này còn là nơi kết nối mỗi người với cộng đồng và thế giới bên ngoài.
Theo đó, con người không chỉ xem tin tức, nghe nhạc, xem phim qua TV mà còn có thể theo dõi các bài tập thể dục qua màn hình TV và thực hiện theo; học nấu ăn, đọc báo điện tử qua TV…
Cơ hội tăng tốc của ngành hàng điện tử.
Chia sẻ về cơ hội của ngành hàng điện tử dịp cận Tết, các chuyên gia tại tọa đàm cho biết, nhu cầu mua sắm các thiết bị điện tử của người dùng rất lớn. Theo đại diện Lazada Việt Nam, trước Tết Nguyên đán, người dân có xu hướng làm mới ngôi nhà sạch sẽ, khang trang, ấm cúng.
Thông thường, TV được đặt ở trung tâm phòng khách và là một trong những điểm nhấn. Do vậy, một chiếc TV cần đảm bảo tính thẩm mỹ, tất nhiên, chất lượng cũng cần ưu tiên với các tính năng thông minh, bộ nhớ tốt, chạy ứng dụng mượt mà.
Theo ông Lê Minh Trường, ngoài tính năng sản phẩm, lợi thế giúp thương hiệu chinh phục người dùng là liên tục cập nhật kiểu dáng với màn hình tràn viền thế hệ thứ 4, tỷ lệ khung hình gần 99%; hệ điều hành android 11; chính sách giá cả cạnh tranh…
Là một trong những đối tác có doanh thu dẫn đầu ngành điện tử trên Lazada, coocaa cũng kỳ vọng nhiều vào sự bứt phá doanh thu trong mùa mua sắm cuối năm.
Cụ thể, trong chương trình “Tết mới, sale to” trên Lazada diễn ra từ nay đến hết 15/1; coocaa mang đến cho khách hàng nhiều sản phẩm TV bán chạy có mức giảm lên đến 50%++, tặng kèm thêm gói quà tặng với loạt ứng dụng giải trí hấp dẫn để phục vụ nhu cầu giải trí tăng cao của người tiêu dùng… cũng như loạt các voucher giảm giá với giá trị cao cùng vận chuyển miễn phí toàn quốc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo báo cáo mới đây từ hãng đầu tư Grayscale, số lượng người dùng tham gia các nền tảng metaverse (vũ trụ ảo) hiện đã tăng gấp hơn 10 lần so với thời điểm đầu năm 2020 – một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng tăng trưởng bùng nổ của lĩnh vực này.
Sức hút của vũ trụ ảo được thể hiện ngay từ các thiết bị thực tế ảo VR và AR – dụng cụ cho phép người dùng giao tiếp trong metaverse.
Số liệu từ hãng tư vấn IDC cho thấy, khoảng 2,2 triệu thiết bị đã được xuất xưởng trên toàn cầu trong quý II/2021 – tăng vọt 126,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng người dùng thiết bị thực tế ảo tại Mỹ cũng đã cán mốc khoảng 28,3 triệu người, và có thể đạt tới con số 32,7 triệu trong 2 năm nữa.
Meta – tên gọi mới của Facebook – với thương hiệu Oculus tiếp tục là cái tên thống trị thị trường này. Ông lớn này hiện chiếm khoảng 75% thị phần, chủ yếu nhờ vào doanh số đi lên của sản phẩm Oculus Quest 2.
Ứng dụng Oculus cũng lên dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng trên kho App Store của Apple dịp Giáng sinh – tín hiệu cho thấy các dòng thiết bị của Oculus đã được tiêu thụ nhiều trong mùa mua sắm cuối năm qua.
Không chỉ mảng phần cứng, mà các nền tảng metaverse hiện nay cũng đang ăn nên làm ra, đặc biệt là nhờ cơn sốt tìm mua bất động sản kỹ thuật số.
Theo trang dữ liệu Dapp, 4 nền tảng vũ trụ ảo lớn nhất hiện nay gồm The Sandbox, Decentraland, CryptoVoxels và Somnium Space đã bán được tới hơn 100 triệu USD giá trị các lô đất ảo chỉ trong vòng một tuần.
Kỷ lục thế giới về giá trị của một mảnh đất trên không gian số đã vừa được thiết lập với mức giá 4,3 triệu USD, do công ty Republic Realm thâu tóm trên vũ trụ ảo The Sandbox.
Tham vọng không kém là nền tảng tiền số Tokens.com khi bỏ ra 2,4 triệu USD cho một lô đất “đắc địa” trên khu phố thời trang của Decentraland, với kế hoạch tạo ra những chuỗi cửa hàng ảo cho các thương hiệu xa xỉ, giống như Đại lộ 5 của New York ngoài đời.
CEO Tokens.com Andrew Kiguel bình luận: “Đó sẽ là một không gian thu hút quảng cáo và các sự kiện. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ tiềm năng thương mại của lô đất này”.
Hàng loạt hãng công nghệ tiến tới Metaverse trong năm 2022.
Tiếp đà hưng phấn từ thị trường năm 2021, Business Insider bình luận, 2022 sẽ là năm mà mỗi tên tuổi công nghệ vào cuộc, kiến tạo một không gian vũ trụ ảo riêng theo tầm nhìn của mình.
Tiêu biểu nhất chính là đi cùng động thái đổi tên, CEO Mark Zuckerberg của Meta cũng cam kết một khoản đầu tư 10 tỷ USD đưa tập đoàn “lên đời” vũ trụ ảo trong những năm tới.
Trong khi đó, gã khổng lồ phần mềm Microsoft cũng bắt đầu đặt chân vào metaverse, nhưng vẫn gắn chủ yếu với đối tượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống của hãng.
Hồi tháng 11 vừa qua, Microsoft đã công bố nền tảng mang tên Mesh như một phần tích hợp bên trong ứng dụng làm việc trực tuyến Teams.
Mesh dự kiến có thể trình làng trong nửa đầu năm nay với tính năng tạo hình đại diện avatar, tạo phòng họp ảo cho các nhân viên cũng như chia sẻ các tệp văn bản sử dụng Microsoft Office.
Một sản phẩm metaverse khác mang tên Dynamics 365 Connected Spaces, cũng đã được hãng giới thiệu, cho phép người dùng di chuyển và tương tác trong các không gian bán lẻ và nhà máy.
Không chỉ các ông lớn, mà những nhà phát hành trò chơi điện tử cũng được kỳ vọng sẽ có bước đột phá với metaverse, sau khi chứng kiến thành công từ Fortnite và Roblox: xuất phát điểm là một game chiến đấu nhiều người chơi (Fortnite) và nền tảng cho phép người dùng tự thiết kế trò chơi (Roblox), hai cái tên này hiện đã “tiến hóa” thành các “sân chơi ảo” đa tính năng, như tham dự các buổi hòa nhạc ảo, mở các cuộc triển lãm trong bảo tàng ảo, hay các công viên giải trí chủ đề ảo chỉ phục vụ giao lưu mà không phải trường đấu.
Tiếp bước những cái tên này, Niantic, đơn vị đứng sau trò chơi đình đám Pokemon Go đang xây dựng một kế hoạch metaverse chủ yếu dựa rên công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), cho phép “trộn lẫn” thế giới ảo và thế giới thực.
Thay vì phải bỏ tiền mua các thiết bị kính VR, tầm nhìn mới khác biệt này này cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia metaverse ngay trên chính smartphone của mình.
Một ông lớn hàng đầu về game là Tencent của Trung Quốc, hồi tháng 9 đã đăng ký bản quyền cho hai nhãn hiệu Timi Metaverse và Kings Metaverse.
Dù chưa công bố kế hoạch cụ thể, nhưng điều này cho thấy Tencent muốn tích hợp metaverse vào hệ sinh thái rộng lớn gồm trò chơi, văn phòng ảo và thanh toán di động của hãng. Theo một số chuyên gia, Tencent cũng có thể tận dụng lợi thế là quan hệ đối tác chiến lược với cả Roblox lẫn Epic Games – tác giả của Fortnite.
Ngoài Tencent, nhiều doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc khác cũng đã có những bước đi đầu tiên “tấn công” vào metaverse. Như hãng trò chơi NetEase đã mua cổ phần nền tảng metaverse mang tên IMVU. ByteDance cũng đầu tư vào Reworld – một tên tuổi nội địa nhỏ cạnh tranh với Roblox.
Tuy nhiên, rào cản lớn cho giới công nghệ Trung Quốc lại có thể đến từ chính giới chức nước này, sau khi nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đưa ra lời cảnh báo các nhà đầu tư “giữ bình tĩnh” với metaverse và tránh đi theo “các quảng cáo bị thổi phồng”.
“Mỏ vàng” từ nền kinh tế metaverse.
Không phải ngẫu nhiên mà Bloomberg đưa ra dự báo giá trị của toàn ngành metaverse có thể chạm ngưỡng 800 tỷ USD vào năm 2024.
Các doanh nghiệp đều nhìn nhận, đây là một cơ hội kinh doanh sinh lợi đáng kể khi mà người dùng đang hiện diện nhiều hơn trên các nền tảng số, đặc biệt từ đại dịch.
Trao đổi trên show về tài chính Mad Money của CNBC, CEO hãng chip Nvidia Jensen Huang nhận định, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí, nếu đưa được một số công việc lên metaverse.
Là tên tuổi số 1 về chip đồ họa và trí tuệ nhân tạo AI, Nvidia cũng được chờ đợi sẽ hưởng lợi lớn nhờ nhu cầu tăng lên của doanh nghiệp và người dùng với metaverse.
Sau cơn sốt đất ảo của năm qua, mảng vật phẩm số (lô đất, đồ thời trang, thú cưng…) trong metaverse được kỳ vọng sẽ cất cánh, đặc biệt dưới dạng mã token độc nhất vô nhị (NFT). Xu thế này đang càng sôi động hơn với những thương hiệu tên tuổi.
Nike mới đây thâu tóm RTFKT, một đơn vị chuyên thiết kế giày ảo, nhằm đưa các sản phẩm mang thương hiệu của mình lên các metaverse dưới dạng NFT.
Thương hiệu Ralph Lauren cũng kết hợp với Roblox để tung ra phiên bản NFT giới hạn các món đồ được tạo ra bởi nhà thiết kế huyền thoại này.
Những cơ hội kinh doanh này cũng là cơ sở để các đơn vị metaverse trở thành “hàng nóng” được giới đầu tư quan tâm.
The Sandbox – nền tảng metaverse do hãng Animoca Brands phát triẻn, vừa qua đã nhận được tới 93 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, dẫn đầu bởi ông lớn SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son.
Một đơn vị metaverse và NFT tại Anh do đội ngũ người Việt phát triển mang tên VerseHub, dù mới ở giai đoạn dự án, cũng đã được một nhóm nhà đầu tư thiên thần rót vốn tới 1 triệu USD.
Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (MS) của Mỹ đánh giá rằng, metaverse sẽ là xu hướng đầu tư lớn tiếp theo của lĩnh vực công nghệ, dù mới chỉ ở giai đoạn rất sơ khai.
“Luồng tin tức xung quanh khái niệm metaverse đã tăng cao. Không thể phủ nhận là các công ty và nhà phân tích quan tâm đến vũ trụ ảo metaverse nhiều hơn bất kỳ chủ đề nào khác ở hiện tại” – các chuyên gia của MS bình luận trong báo cáo của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để có thể liên kết tốt hơn với các mục tiêu chính của chiến dịch quảng cáo, Facebook vừa thông báo cập nhật quy trình thiết lập chiến dịch mới 2022.
Facebook cho biết họ đang thực hiện một số thay đổi lớn đối với danh sách các mục tiêu quảng cáo (ad objective) của mình trong Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) để đơn giản hóa và hợp lý hóa quá trình thiết lập chiến dịch.
Theo giải thích của Meta:
“Để có thể hướng dẫn các nhà quảng cáo một cách hiệu quả về cách thiết lập chiến dịch, chúng tôi đang thiết kế lại trải nghiệm lựa chọn mục tiêu khi tạo một chiến dịch mới trong Trình quản lý quảng cáo.
Chúng tôi đang chuyển sang mô hình trải nghiệm quảng cáo dựa trên kết quả đầu ra (ODAX), nơi các nhà quảng cáo có thể lựa chọn kết quả kinh doanh đầu ra mong muốn của họ (ví dụ: Xây dựng nhận thức thương hiệu, Lưu lượng truy cập (Traffic), Tương tác, Khách hàng tiềm năng…) và giao diện thiết lập chiến dịch mới sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn họ cách để đạt được các mục tiêu đó.”
Như hình ảnh bạn có thể thấy ở bên dưới, giao diện mới sẽ bổ sung thêm các phần thông tin bổ sung (ODAX) để giúp nhà quảng cáo thiết lập chiến dịch một cách hiệu quả hơn.
Cũng như hình ảnh ở trên, thay vì hiện tại bạn có thể chọn đến 11 mục tiêu quảng cáo khác nhau cho chiến dịch của mình, cập nhật mới sẽ chỉ còn 6 mục tiêu. Các danh mục cũ như ‘Nhận biết’, ‘Cân nhắc’ hay ‘Chuyển đổi’ cũng sẽ được loại bỏ.
Các mục tiêu mới của chiến dịch quảng cáo sẽ thay đổi như sau:
Facebook cho biết cập nhật mới sẽ chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng chiến dịch ‘Chuyển đổi’, ‘Tin nhắn’ và ‘Lượt xem video’.
Các cập nhật mới trong Facebook Ads sẽ sớm được áp dụng cho các nhà quảng cáo trong 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Instagram cho biết sẽ thêm nhiều kiểu hiển thị nội dung (feeds) trong ứng dụng mobile, bao gồm cả nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian.
Instagram hiện đang thêm 2 nguồn cấp dữ liệu (new feeds) mới vào ứng dụng đồng thời cập nhật nguồn cấp dữ liệu trang chủ (home feed) hiện có với nhiều nội dung hơn từ các tài khoản hay người dùng mà người dùng chưa chọn theo dõi.
Để cân bằng với những nội dung hiển thị mới mà người dùng không chọn xem, Instagram sẽ đưa trở lại nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian (chronological feed) chỉ chứa nội dung từ các tài khoản mà họ đã chọn theo dõi.
Một nguồn cấp dữ liệu khác mà Instagram cũng đang ra mắt đó là cho phép bạn quản lý các tài khoản mà bạn muốn xem nội dung, cách này tương tự như trên Twitter.
Theo Instagram, các cập nhật mới sẽ cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trải nghiệm của họ trên nền tảng.
Trong giai đoạn thử nghiệm (một số tài khoản sẽ được sử dụng sớm), ứng dụng Instagram sẽ chứa 3 kiểu nguồn cấp dữ liệu chính:
Trang chủ (Home): Đây chính là trải nghiệm Instagram cơ bản mà bạn đang được sử dụng, nội dung chủ yếu được xếp hạng theo thuật toán dựa trên mức độ quan tâm của bạn đối với các bài đăng hay tài khoản cụ thể. Theo cập nhật mới thì trang chủ sẽ hiển thị hiều hơn các nội dung từ những tài khoản mà bạn không chọn theo dõi.
Mục yêu thích (Favorites): Nguồn cấp dữ liệu này chứa những nội dung từ các tài khoản mà bạn muốn đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ thứ gì từ họ. Bạn có thể chọn tài khoản nào được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu này, giống như Twitter.
Đang theo dõi (Following): Đây là danh sách nội dung được hiển thị theo thứ tự thời gian của các bài đăng chỉ từ các tài khoản bạn theo dõi.
Theo CEO của Instagram, ông tin rằng việc cung cấp cho mọi người cách tùy chỉnh nguồn cấp dữ liệu Instagram của họ có thể giúp tạo ra những trải nghiệm tích cực hơn.
“… ở phần ‘Đang theo dõi’ – chỉ hiển thị danh sách các bài đăng theo thứ tự thời gian từ các tài khoản mà người dùng theo dõi, vì ‘Trang chủ’ sẽ ngày càng có nhiều đề xuất nội dung mới hơn từ những người mới.”
Tuỳ từng nhu cầu trải nghiệm, người dùng có thể chọn các nguồn cấp dữ liệu phù hợp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
2022 có thể là năm cất cánh của metaverse, khi Apple, Google, Microsoft và Meta chuẩn bị tung ra loạt sản phẩm khai thác vũ trụ ảo này.
Các công ty Big Tech đang đánh cược rằng những sản phẩm giúp người dùng bước vào metaverse sẽ mở ra thị trường mới lớn nhất trong lĩnh vực phần mềm kể từ khi Apple cho ra mắt iPhone năm 2007.
Nếu vũ trụ ảo bùng nổ, nhiều khả năng những người sử dụng smartphone hiện nay sẽ sở hữu kính thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR) chỉ sau vài năm nữa.
Hàng loạt công ty đang đổ lượng lớn tiền cho nghiên cứu phát triển các nguyên mẫu thử nghiệm, cũng như công nghệ nền tảng để chuẩn bị cho cuộc đấu trong metaverse.
CEO Meta Mark Zuckerberg cho biết công ty chi nhiều tiền cho VR và AR đến mức lợi nhuận sụt giảm 10 tỷ USD trong năm 2021.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ước tính 1.350 tỷ USD sẽ được đổ vào công nghệ VR, AR và vũ trụ ảo vài năm tới. Nhiều công ty dự kiến công bố các dự án metaverse đầy tham vọng ngay trong năm nay.
Facebook đang tập trung hoàn toàn cho công nghệ metaverse. Việc đổi tên công ty thành Meta cuối năm 2021 phản ánh tham vọng dẫn đầu của họ. Meta cũng có lợi thế lớn so với các đối thủ Big Tech, khi các sản phẩm VR của hãng chiếm 75% thị phần trong năm 2021.
Trong dịp Giáng sinh vừa qua, ứng dụng phổ biến nhất trên App Store tại Mỹ là phần mềm Oculus dùng trên kính Quest 2, dấu hiệu cho thấy nhiều người được tặng thiết bị VR trong kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Meta chưa công bố doanh số kính Quest, nhưng nhà sản xuất chip Qualcomm ước tính công ty này đã bán được ít nhất 10 triệu thiết bị tính tới tháng 11/2021. Con số này còn thua kém so với smartphone, nhưng rất đáng kể với một lĩnh vực mới như VR.
Meta dự kiến tung ra một thiết bị VR khác năm nay, nằm trong dự án Cambria. Thiết bị này được tối ưu hóa cho “thực tế hỗn hợp”, trong đó dùng camera bên ngoài để ghi hình và hiển thị thế giới thực trong kính. Nó cũng được trang bị hệ thống theo dõi chuyển động khuôn mặt và mắt, tăng tính phản hồi với mệnh lệnh của người sử dụng.
Nỗ lực xâm nhập thị trường từ sớm cũng giúp Meta xác định những phần mềm người dùng muốn cài vào thiết bị. Công ty đã khởi động nền tảng xã hội mang tên Horizon Worlds, cho phép người dùng tham gia các buổi diễn hài và phim ảnh trong thế giới ảo của Facebook.
Apple chưa từng xác nhận phát triển kính VR, nhưng được cho là đã thử nhiều cách tiếp cận công nghệ này trong những năm qua.
Các dòng iPhone mới nhất đều tích hợp cảm biến Lidar, cho phép đo khoảng cách đến từng vật thể, yếu tố quan trọng với những ứng dụng dựa trên vị trí người dùng.
iPhone và iPad mới cũng kèm phần mềm ARkit, giúp các nhà phát triển tạo ứng dụng tận dụng cảm biến của iPhone để lập bản đồ không gian chi tiết.
Đây là những công nghệ nền tảng để Apple xây dựng dòng sản phẩm hoàn toàn mới – mẫu kính cao cấp kết hợp giữa thực tế hỗn hợp và AR, được dự đoán trình làng cuối năm nay.
Khác với Meta, Apple không bao giờ nói trước về sản phẩm phần cứng cho tới khi chúng sẵn sàng được công bố. Nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường sẽ trải qua biến động lớn khi Apple giới thiệu kính AR, giống như khi iPhone và Apple Watch xuất hiện.
Dù vậy, nhà sản xuất iPhone không gọi đó là sản phẩm metaverse. “Tôi sẽ tránh xa những thuật ngữ thời thượng. Chúng tôi sẽ chỉ gọi đó là thực tế tăng cường”, CEO Apple Tim Cook nói hồi tháng 9 năm ngoái.
Google chính là hãng khởi động cơn sốt kính thực tế ảo ở Thung lũng Silicon khi cho ra mắt Google Glass năm 2013. Sản phẩm không nhận được đón nhận nhiệt tình, nhưng hãng dịch vụ tìm kiếm Mỹ không bỏ cuộc. Họ vẫn bán phiên bản Glass dành cho doanh nghiệp, trong khi người dùng bình thường khó tiếp cận được thiết bị.
Đang có những dấu hiệu cho thấy Google muốn đầu tư nghiêm túc vào AR một lần nữa, dù hãng chưa khoe nhiều về công nghệ hay sản phẩm như đối thủ.
Năm 2020, Google mua lại North, startup chuyên phát triển kính AR cỡ nhẹ. Google cũng đang có một nhóm tập trung vào xây dựng hệ điều hành cho AR, đồng thời liên tục tuyển dụng nhân lực để phát triển “thiết bị AR tiên tiến”.
Đây là tập đoàn Big Tech đầu tiên công bố bộ kính AR đầy đủ tính năng mang tên HoloLens từ năm 2016. Dù vậy, sản phẩm hiện vẫn chưa thể trở thành thiết bị thuận tiện để người dùng đeo hàng ngày.
Thay vào đó, hãng hướng đến doanh nghiệp – nhóm khách hàng không ngại chi 3.500 USD cho một bộ kính và muốn đánh giá liệu công nghệ này có thể tăng năng suất lao động hay không.
Khách hàng nổi bật nhất của HoloLens là quân đội Mỹ, với đơn hàng 22 tỷ USD để sản xuất 120.000 kính HoloLens được ký hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, lục quân Mỹ sau đó thông báo hoãn đợt thử nghiệm thực tế của HoloLens sang năm nay. Dù thỏa thuận có tiếp tục bị đình trệ hay không, nó vẫn là dấu hiệu quan trọng với thị trường thiết bị AR.
Microsoft cũng đầu tư mạnh vào các dịch vụ đám mây nhằm kết nối những thế giới ảo và dự kiến công bố trong năm nay.
Điệp Anh (theo CNBC)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
AI của TikTok được đánh giá hiểu người dùng còn hơn chính họ và được ví như nhà tiên tri kỹ thuật số có thể dẫn dắt bất kỳ ai.
Giới chuyên gia nhận định, hiện gần như không thuật toán AI nào toàn diện hơn mạng xã hội video ngắn TikTok. Nó có thể giúp người dùng giải toả tổn thương thời thơ ấu, thậm chí khám phá giới tính thật.
Trong khi Facebook yêu cầu người dùng xây dựng cả một trang hồ sơ và cung cấp thông tin cá nhân để làm được điều đó, TikTok chỉ cần thuật toán.
“TikTok như thể đọc tâm hồn bạn. Nó giống kiểu tiên tri kỹ thuật số thần thánh khó có thể gọi tên chính xác. Thuật toán này có thể khám phá từng lớp tâm trí của bạn, có những thứ bạn thậm chí chưa từng biết đến”, Mashable viết.
Thành công của TikTok nằm ở thuật toán đề xuất nội dung For You, giúp luôn đổi mới trang chủ để người dùng không thấy nhàm chán.
Hầu hết người dùng bị cuốn vào các video hướng dẫn làm vườn, nấu ăn nhưng cũng có không ít người đắm chìm trong những video liên quan đến hội chứng tự kỷ hoặc các vấn đề về thần kinh.
Chẳng hạn, từ khóa #mentalhealth (sức khoẻ tâm thần) thu hút được gần 21 tỷ lượt xem trên nền tảng này. Thông tin nghe có vẻ không mấy nghiêm trọng cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ra rất nhiều nội dung giả tâm thần đang được lưu hành trên nền tảng.
Tạp chí Wired dẫn lời giáo sư tâm lý học Inna Kanevsky: “Người dùng có vẻ được thuật toán TikTok chẩn đoán về hội chứng tâm lý.
Đó là điều đáng lo ngại về cách AI có thể thay đổi cuộc sống con người. Thuật toán không chỉ dừng lại ở việc dự đoán mà còn tiến xa hơn đến việc tạo các ma trận thông tin bao quanh người dùng”.
AI của Amazon hay Netflix cũng được thiết kế để đoán người dùng muốn xem gì tiếp theo, từ đó gợi ý nội dung phù hợp. Tuy nhiên, TikTok lại hoạt động như thể nó sẽ định nghĩa cho người dùng biết họ là ai.
Các dự đoán về người dùng của TikTok là kết quả của một loạt các bước lặp đi lặp lại. Theo tìm hiểu của Wall Street Journal, khi ai đó lập tài khoản mới, thuật toán sẽ nhắm mục tiêu và hiển thị cho họ hàng loạt video phổ biến được thiết kế để kiểm tra phản ứng với các loại nội dung khác nhau, từ điệu nhảy đang được lan truyền đến video sửa chữa nhà cửa.
Chỉ trong khoảng hai giờ đồng hồ, thuật toán có thể phác hoạ được chân dung của người dùng trên nền tảng cùng những mối quan tâm của họ.
John Bargh, giáo sư tâm lý học và khoa học nhận thức tại Đại học Yale, cho biết phép toán này là một sự bắt chước kỳ lạ của việc học thống kê.
Nó khiến tâm trí con người tiếp thu kiến thức mới một cách vô thức chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận các mô hình của thế giới xung quanh.
Đáng lo ngại hơn, TikTok thậm chí còn biết cả những bí mật thầm kín nhất mà người dùng còn chưa khám phá ra.
“Các thuật toán biết tôi là người song tính trước khi tôi hoàn toàn sống thật với giới tính của mình”, một người có tên Joho nói với Mashable. Người này cho rằng quyết định sống thật với giới tính của mình bị tác động bởi thuật toán trên TikTok.
Nhưng động cơ cuối cùng của AI không phải là phân tích tâm lý người dùng. TikTok muốn thông qua các dữ kiện đó để kiếm tiền. Johannes Eichstaedt, nhà khoa học tại Viện Stanford, cho biết thuật toán “đang cố gắng làm cho bạn thấy mình đặc biệt so với người dùng khác và nó sẽ kiếm tiền từ đó”.
Theo ông, AI của TikTok nguy hiểm đến mức người dùng nền tảng này chỉ như đang tham gia vào một canh bạc. Nếu may mắn, nó sẽ gợi ý cho họ những nội dung thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Nếu không, nó có thể dẫn dắt ai đó vào một thế giới mới dưới danh nghĩa “khám phá bản thân”.
Đó có thể là những định kiến, mong muốn thầm kín và xu hướng tâm lý. Tuy nhiên, để thực sự biết bản thân là ai, con người cần lắng nghe chính mình và trải qua nhiều lớp lang cảm xúc, quy ước xã hội chứ không phải dựa vào những những dẫn dắt trên mạng xã hội.
Thuật toán TikTok hoạt động cụ thể ra sao vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, năm 2020, mạng xã hội này tiết lộ công cụ gợi ý nội dung của họ được phát triển dựa trên ba yếu tố:
tương tác của người dùng trên ứng dụng, các yếu tố trong video mà người dùng xem (như âm thanh, hashtag) và bối cảnh liên quan tới người dùng (như họ có xu hướng chọn ngôn ngữ gì, ở nước nào, loại thiết bị đang sử dụng).
“Trên những ứng dụng khác, nhiều người có thể xem một số video nổi bật giống nhau, nhưng dữ liệu do For You đề xuất với mỗi người là duy nhất và phù hợp với riêng cá nhân đó”, TikTok giải thích trên blog.
Nhờ cơ chế hiển thị video cá nhân hóa “gây nghiện”, TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2021 trên cả hai kho ứng dụng App Store và Google Play theo thống kê của Sensor Tower. Tính đến tháng 7/2021, TikTok cũng đã được tải xuống hơn ba tỷ lần – cột mốc mà chỉ Facebook đạt được trước đó.
Dữ liệu của Cloudflare cũng cho thấy mạng xã hội video ngắn này đã vượt qua Google và Facebook trở thành tên miền có lượng truy cập cao nhất năm qua, dù năm 2020 chỉ đứng vị trí thứ 7.
Mỹ Quyên (theo Wired)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) tiếp tục tăng trưởng ngay cả với ngành hàng B2B.
Tính bảo mật và quyền riêng tư là thách thức lớn của ngành quảng cáo.
Các Marketers cần trở nên có chiến lược hơn.
LinkedIn tăng trưởng mạnh mẽ.
SEO sẽ chuyển sang hướng tích hợp nhiều hơn.
Trải nghiệm là “tiền tệ xã hội” (social currency) mới.
Các công việc liên quan đến Digital tăng mạnh.
Facebook vẫn tiếp tục mắc kẹt.
Các website sẽ nhanh hơn.
Thuật toán có thể điều hướng mọi thứ.
Ít hơn là nhiều hơn.
Những xu hướng Digital Marketing 2022 cho các Marketers.
Metaverse phát triển rộng hơn là xu hướng Digital Marketing đầu tiên.
Vào năm 2021 khi Facebook chính thức đổi tên thành Meta và quyết tâm theo đuổi vũ trụ ảo metaverse, một làn sóng gồm nhiều tên tuổi lớn khác như Nike hay Micorsoft cũng bắt đầu gia nhập cuộc chơi. Các công nghệ mới như VR hay AR được xem là tương lai của các trải nghiệm web.
Lời khuyên cho những người làm marketing là hãy bắt đầu quan tâm và nhận diện các cơ hội mới cho doanh nghiêp của mình với metaverse cũng như các công nghệ đi kèm khác.
Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencers Marketing) tiếp tục tăng trưởng ngay cả với ngành hàng B2B.
Thị trường tiếp thị người có ảnh hưởng (KOL, Influencer, Celebrity)ước tính có giá trị khoảng 13.8 tỷ USD vào năm 2021 và vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm mới 2022.
Các chiến dịch marketing sử dụng người có ảnh hưởng sẽ hiệu quả hơn nếu bản thân họ gắn kết với sản phẩm nhiều hơn. Ngoài việc được áp dụng rộng rãi với B2C, các thương hiệu B2B như SAP, Adobe hay PwC cũng đang thích ứng nhanh với chiến lược này.
Lời khuyên cho các digital marketer là nên tiếp tục tìm kiếm và hợp tác với các người có ảnh hưởng để kết nối sâu hơn với đối tượng mục tiêu cho dù là B2C hay B2B.
Tính bảo mật và quyền riêng tư là thách thức lớn của ngành quảng cáo.
Các quảng cáo kỹ thuật số hiện đại đang chủ yếu sử dụng dữ liệu để tối ưu hiệu suất một cách tự động, tuy nhiên các chính sách mới về quyền riêng tư như iOS 14 của Apple sẽ là một rào cản lớn. Thế giới mới sẽ sử dụng ít cookies theo dõi hơn và ưu tiên người dùng nhiều hơn.
Lời khuyên cho những người làm marketing nói chung là tập trung nhiều hơn vào dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) và hỏi người dùng về cách họ muốn dữ liệu của họ được thu thập và sử dụng.
Các Marketers cần trở nên có chiến lược hơn và thích ứng nhanh hơn với các xu hướng Digital Marketing mới trong 2022.
Khi các công nghệ mới như tự động hoá, trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ máy học (machine learning) tiếp tục phát triển mạnh hơn, những digital marketers cần thích ứng tốt hơn với các kỹ năng mới như sáng tạo hay phát triển nội dung.
Việc trở nên có chiến lược hơn, hiểu được bối cảnh lớn hơn của kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng tương tự.
Lời khuyên cho các marketers là cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng hơn, đa dạng hơn về mặt tư duy hơn là chỉ tập trung vào một số ít kỹ thuật riêng biệt.
LinkedIn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng nhiều hơn đến tiếp thị kỹ thuật số.
Lượng tương tác và người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên LinkedIn vẫn tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, để áp ứng lại nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và doanh nghiệp trên nền tảng, LInkedIn cũng đang không ngừng cập nhật các tính năng mới, đăng bài dài hơn, sales navigator là những ví dụ tiêu biểu.
Lời khuyên đơn giản cho những người làm marketing là nhanh chóng thích ứng với các nền tảng mới hoặc đang tăng trưởng mạnh.
Dựa theo các xu hướng Digital Marketing mới, SEO sẽ chuyển sang hướng tích hợp nhiều hơn vào năm 2022.
Các thuât toán tìm kiếm đang ngày càng trở nên thông minh hơn và có khả năng nhận diện tốt hơn về mặt ngữ cảnh tìm kiếm (contextual), do đó những người làm SEO hay marketer cần tập trung ít hơn vào các thủ thuật (gian lận) và nhiều hơn vào trải nghiệm của người dùng.
Trải nghiệm là “tiền tệ xã hội” (social currency) mới.
Các doanh nghiệp vẫn đang tỏ ra rất hào hứng với các nền tảng mạng xã hội và thu hút sự quan tâm lớn của đối tượng mục tiêu thông qua tiếp thị truyền miệng (WOM), khi bối cảnh quảng cáo trở nên “ồn ào và hoảng loạn” hơn, các kênh tiếp thị truyền miệng và những nơi khách hàng đang nói về thương hiệu (earned media) sẽ trở nên quan trọng hơn.
Các công việc liên quan đến Digital tăng mạnh.
Theo công bố của LinkedIn cũng như McKinsey, các kỹ năng kỹ thuật số sẽ tăng trưởng mạnh vào các năm tới khi công nghệ tiếp tục chuyển mình sang các giai đoạn tiếp theo (Web3, Metaverse).
Lời khuyên cho các marketer là không ngừng cập nhật các kỹ năng và năng lực mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
Facebook vẫn tiếp tục mắc kẹt.
Mặc dù hiện là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 3 tỷ người dùng, Facebook vẫn không thoát ra được những rắc rối liên quan đến thuật toán và nội dung sai lệch. Hay mới đây theo số liệu của Yahoo Finance, Facebook được coi là công ty tệ nhất của năm.
Thuật toán có thể điều hướng mọi thứ.
Tất cả các nền tảng từ tìm kiếm đến mạng xã hội hay các nền tảng quảng cáo hiển thị khác, thuật toán đang dẫn dắt mọi thứ.
Thuật toán sẽ là yếu tố quyết định các trải nghiệm của người dùng, do đó lời khuyên cho các marketers là cần cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất bằng những nội dung liên quan nhất.
Ít hơn là nhiều hơn cũng là xu hướng digital marketing bạn cần tham khảo trong 2022.
Sự phát triển bùng nổ của các hoạt động digital marketing đồng nghĩa với việc có không ít các thương hiệu hay doanh nghiệp tập trung quá dàn trải vào nhiều kênh khác nhau.
Lời khuyên khá hữu ích là nên tập trung vào một số kênh mạng lại giá trị cao nhất trước khi quyết định có nên mở rộng thêm các kênh khác hay không.
Kết luận.
Bằng cách nhanh chóng học hỏi và thử nghiệm các xu hướng Digital Marketing2022 được đề cập ở trên, các thương hiệu có thể nhanh chóng giành lấy các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.
Sau một thời gian chạy thử nghiệm, thương hiệu gà rán KFC chính thức đưa món thịt gà có nguồn gốc từ thực vật vào menu.
Sau thời gian khoảng 2 năm hợp tác với Beyond Meat để thử nghiệm các sản phẩm gà rán được làm từ thực vật tại một số nhà hàng trên hệ thống, KFC (Kentucky Fried Chicken) chính thức cho biết họ sẽ ra mắt dòng sản phẩm Beyond Fried Chicken tại hầu hết các cửa hàng của mình tại Mỹ.
Bắt đầu từ ngày 3/1, các địa điểm KFC trên khắp nước Mỹ sẽ bán các loại thịt thay thế có nguồn gốc từ thực vật trong một khoảng thời gian giới hạn với một số nguồn cung nhất định.
Ông Kevin Hochman, Chủ tịch của KFC tại Mỹ cho biết:
“Nhiệm vụ thật đơn giản – làm ra món Gà rán Kentucky nổi tiếng thế giới từ thực vật.”
KFC lần đầu tiên thử nghiệm Beyond Fried Chicken vào tháng 8 năm 2019 tại một nhà hàng ở Atlanta. Và buổi ra mắt cũng thành công rực rở khi tất cả các sản phẩm đã được bán hết trong vòng chưa đầy năm giờ.
KFC và Beyond Meat sau đó đã mở rộng hoạt động thử nghiệm sang các địa điểm khác ở Nashville và Charlotte vào năm 2020, trước khi áp dụng tại một số nhà hàng ở nam California, Mỹ.
Nói về xu hướng ứng dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, nhiều thương hiệu lớn trong ngành F&B đã tích cực theo đuổi điều này trong những năm gần đây.
Beyond Meat cũng bán bánh mì kẹp thịt và xúc xích làm từ thực vật, và là một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành, cũng như Impossible Foods, chuyên bán bánh mì kẹp thịt.
Tại KFC, Khách hàng có thể kết hợp Beyond Fried Chicken với bất kỳ loại nước chấm KFC nào mà họ thích, bao gồm BBQ mật ong, mù tạt mật ong hay sốt KFC.
Ông Ethan Brown, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Beyond Meat cho biết trong một thông cáo báo chí:
“Chúng tôi tự hào khi hợp tác với KFC để cung cấp một sản phẩm không chỉ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời khi thưởng thức cho người tiêu dùng, mà còn cung cấp các lợi ích bổ sung khác từ loại thịt có nguồn gốc thực vật.
Chúng tôi thực sự vui mừng khi làm điều này.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để giải quyết tình trạng độc quyền nền tảng, CEO Epic Games kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho mọi hệ điều hành.
Tim Sweeney, CEO Epic Games tiếp tục chỉ trích Apple và Google do các chính sách độc quyền trên iOS và Android. Để giải quyết vấn đề này, ông kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho tất cả hệ điều hành.
“Những gì thế giới cần bây giờ là cửa hàng duy nhất hoạt động với mọi nền tảng. Hiện tại, quyền sở hữu phần mềm bị phân mảnh với iOS App Store, Google Play Store, các kho ứng dụng trên Xbox, PlayStation, Nintendo Switch, sau đó đến Microsoft Store và Mac App Store”, Sweeney chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
Ngày 16/11, Sweeney có mặt ở Seoul (Hàn Quốc) để tham dự Hội nghị Toàn cầu về Cân bằng Hệ sinh thái Ứng dụng Di động. Tại đây, ông đã công khai phản đối chính sách độc quyền trên kho ứng dụng của iOS và Android.
“Apple đẩy hàng tỷ người dùng vào một kho ứng dụng và quy trình thanh toán. Apple đang tuân theo các chính sách của nước ngoài liên quan đến quyền riêng tư người dùng, tuy nhiên lại phớt lờ đạo luật do Hàn Quốc thông qua”, Sweeney cho biết.
Vào tháng 8, Hàn Quốc là nước đầu tiên thông qua luật cấm độc quyền thanh toán trên di động. Theo quy định mới, các công ty như Apple, Google phải mở cửa cho hệ thống thanh toán bên thứ ba thay vì buộc nhà phát triển sử dụng quy trình thanh toán độc quyền.
Google cũng bị CEO Epic Games chỉ trích do cắt phí các giao dịch không do công ty xử lý. Dan Jackson, phát ngôn viên Google cho biết chiết khấu trên Play Store không chỉ để xử lý giao dịch.
“Đó là cách chúng tôi cung cấp Android và Google Play miễn phí, đầu tư vào kênh phân phối, phát triển dịch vụ bảo mật cho lập trình viên, người dùng tại Hàn Quốc và trên thế giới”, Jackson khẳng định.
Tại Hàn Quốc, Sweeney bày tỏ quan điểm ủng hộ đất nước châu Á trong cuộc chiến chống lại hành vi độc quyền. “Tôi rất tự hào khi cùng các bạn đứng lên chống lại điều này. Tôi tự hào khi đứng cùng các bạn và nói rằng tôi là người Hàn Quốc”, CEO Epic Games cho biết.
Epic Games đã đệ đơn kiện Apple, Google vào năm 2020 sau khi Fortnite bị gỡ khỏi App Store và Play Store do áp dụng hệ thống thanh toán riêng, cập nhật mà không qua kiểm duyệt. Hãng game này chỉ trích chiết khấu 30% mà Apple, Google áp dụng cho nhà phát triển là quá cao.
Apple và Google nói rằng mức chiết khấu giúp tăng cường bảo mật cho người dùng và lập trình viên. Dù vậy, Sweeney vẫn chỉ trích sự độc quyền về hệ thống thanh toán trong các nền tảng.
“Có một thị trường cho các cửa hàng, thị trường cho thanh toán và nhiều thị trường liên quan. Điều quan trọng là quy định chống độc quyền không cho phép kẻ thống trị một thị trường sử dụng quyền lực để áp đặt lên các thị trường không liên quan”, Sweeney cho biết
Trong hồ sơ được nộp gần đây, Epic Games cáo buộc Google còn thành lập “Lực lượng đặc nhiệm Fortnite” từ năm 2018 khi Fortnite cho phép tải game từ Samsung Galaxy Store hoặc website mà không thông qua Google Play.
Epic Games cho rằng đội ngũ này họp hàng ngày, thậm chí gửi thông tin về lỗi trong game cho giới báo chí sau 9 ngày phát hiện, trong khi quy định phải là 90 ngày.
Phúc Thịnh | Theo Bloomberg.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link