Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram vừa ra mắt hình đại diện kỹ thuật số (Digital Avatars) mới, bao gồm nhiều hiệu ứng, hình dáng cơ thể đại diện hay các tuỳ chọn quần áo mới, cập nhật hướng tới mục tiêu giúp người dùng cảm thấy hòa hợp hơn với phiên bản kỹ thuật số của chính mình.
Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, Meta đang thêm nhiều loại hình dạng cơ thể hơn cho hình ảnh đại diện, đồng thời, nền tảng này cũng hợp tác với nhãn hàng thời trang Puma cho một số tuỳ chọn quần áo mới.
“Chúng tôi đang tiếp tục làm cho các hình ảnh đại diện (Avatar) của bạn trông đẹp hơn theo những cách tinh tế hơn, những chi tiết này sẽ giúp bạn có nhiều cách hơn để thể hiện cá tính của mình.
Chúng tôi đang khiến cho đôi mắt của bạn trở nên lấp lánh hơn, mái tóc bồng bềnh hơn và làm cho quần áo trông chân thực hơn. Bạn sẽ thấy những thay đổi này rõ hơn khi sử dụng hình đại diện của mình bên ngoài thế giới thực tế ảo (VR).”
Trong khi Metaverse vẫn là một mục tiêu “không rõ ràng” của Meta, thậm chí là công ty này còn cắt giảm nhiều nhân sự thuộc mảng này vào năm 2022 và đầu năm 2023, cập nhật mới cho thấy rằng tham vọng về một thế giới ảo của Meta vẫn chưa hề dừng lại.
Giờ đây, người dùng có thể sử dụng hình đại diện của Meta trên Facebook, Instagram, Messenger và WhatsApp, thông qua nhãn dán, hình nền, hình ảnh tài khoản, v.v.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hàng giả bùng nổ trên mạng xã hội vì đánh đúng tâm lý muốn mua đồ hiệu với “giá hời” của nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi.
Vào năm 2012, một chiếc túi nắp gập cổ điển của Chanel có giá 4.400 USD. Bây giờ, giá đã tăng lên 10.200 USD.
Trong một video trên TikTok, tài khoản Amanda Rennick giới một bản sao hay “dupe” của chiếc túi với giá 55 USD. Sản phẩm được mua qua một trang web thương mại điện tử (ecommerce) xuyên biên giới của Trung Quốc, có cả biên lai và một chiếc túi đựng như hàng thật.
Trong số hơn 22.000 người từ 15-24 tuổi mà Văn phòng Sở hữu trí tuệ EU khảo sát vào năm 2022, 37% cho biết họ đã mua ít nhất một sản phẩm giả trong vòng 12 tháng. Tỷ lệ này chỉ là 14% vào năm 2019.
Quần áo, phụ kiện và giày dép giả là các mặt hàng phổ biến nhất. Động cơ chính đằng sau những giao dịch mua này là “đơn giản là không quan tâm liệu sản phẩm có phải là hàng giả hay không”.
Hàng giả chắc chắn đã trở nên dễ chấp nhận hơn đối với những người mua sắm trẻ tuổi trong bối cảnh hàng hiệu đắt đỏ và khó khăn tài chính gia tăng.
“Ngày nay, mọi người mua sắm trẻ tuổi đều có một ít đồ giả trong tủ quần áo của họ và cảm thấy thoải mái với việc này”, Bella Hales, nhà nghiên cứu công ty quảng cáo The Fifth, cho biết.
Hàng giả được coi như chiến thắng của người tiêu dùng.
Trên TikTok, nơi mua bán hàng giả bùng nổ, thái độ của người tiêu dùng không chỉ là chấp nhận. Nhiều người cho rằng trả đủ tiền cho hàng hiệu mới là sai lầm thực sự, trong khi hàng giả có chất lượng tương đương và chi phí chỉ bằng một phần nhỏ.
“Tôi rất vui vì họ hàng giả ngày càng tốt, vì những thương hiệu nổi tiếng đã giảm chất lượng xuống lòng đất trong khi giá tăng lên trời”, một người dùng viết.
“Thương hiệu designer từng đồng nghĩa với chất lượng, nhưng giờ đây các công ty cắt giảm nhiều chi phí đến mức một chiếc túi đắt tiền vẫn có lỗi đường chỉ hoặc khuyết điểm”, một người khác viết.
Lo ngại về chi phí sinh hoạt và lạm phát cao hơn là 2 động lực chính đằng sau xu hướng hàng giả, theo Chris Beer, nhà phân tích công ty nghiên cứu thị trường GWI.
“Mọi người đang chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn. Người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, vẫn quan tâm đến việc đạt được địa vị qua các vật phẩm, nhưng tìm cách đạt được một cách tiết kiệm hơn”, Beer nói.
Trong một cuộc khảo sát năm 2023 của GWI, với hơn 2.000 người trả lời thuộc thế hệ Z ở 12 quốc gia, 20% cho biết lạm phátđã có tác động đáng kể đến tài chính của họ.
Beer mô tả việc mua hàng giả qua TikTok là một cách “flexing tiết kiệm”, phô trương các sản phẩm hoặc phong cách sống trông đắt tiền hơn so với giá thực.
Hashtag #bougieonabudget, bao gồm các video đưa ra lời khuyên về cách tiêu dùng tiết kiệm trong ngành hàng thời trang, làm đẹp và ẩm thực, có 554 triệu lượt xem. Đối với nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi, mua hàng giả không phải điều cấm kỵ, mà là một thành tích trên mạng xã hội.
“Tìm được món hời được coi là một chiến thắng và là điều đáng để cảm thấy tự hào và chia sẻ trên mạng xã hội”, Hales nói.
Mối nguy cho nhà sáng tạo nội dung.
Trên TikTok, #dupes đã đạt 2,1 tỷ lượt xem. #Reps, cũng mang ý nghĩa tương tự, có 1,9 tỷ. Các video thường có các đánh giá chi tiết về hàng giả nơi mua. Ngoài ra, trên TikTok còn có các hướng dẫn từng bước về “cách tìm những món hàng giả tốt nhất” và “làm thế nào để không bao giờ bị hải quan bắt giữ”.
“Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi không cho phép nội dung tạo điều kiện cho việc bán hàng giả. Chúng tôi rất coi trọng việc bảo vệ tài sản trí tuệ và những nhà sáng tạo nội dung bị phát hiện bán sản phẩm giả trên nền tảng của chúng tôi có thể bị xóa tài khoản”, người phát ngôn của TikTok đã viết qua email với Financial Times.
Dù lý do đằng sau việc dính líu đến hàng giả là gì thì việc quảng bá và chia sẻ thông tin liên quan đến những sản phẩm này đều có rủi ro, đặc biệt nếu những mặt hàng này bao gồm tên thương hiệu và biểu trưng.
Nick White, luật sư công ty luật Charles Russell Speechlys, cho biết việc sử dụng các tên thương hiệu như Hermès hoặc Louis Vuitton trong video truyền thông xã hội cũng có thể bị coi là vi phạm nếu có yếu tố thương mại liên quan, chẳng hạn như đường dẫn liên kết bán hàng.
Luật sư này tin rằng những người sáng tạo nội dung TikTok đang đánh giá thấp những rủi ro mà họ đang gặp phải. “Thật khó để bắt được các công ty sản xuất hàng giả, đặc biệt là những công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Các thương hiệu có thể cảm thấy rằng họ có nhiều khả năng thành công hơn nếu nhắm vào những người sáng tạo nội dung“, White nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Elon Musk tiếp quản Twitter nửa năm trước với mục tiêu giúp mạng xã hội “tốt hơn bao giờ hết”, nhưng nền tảng hiện đối mặt tương lai bất ổn.
Ngày 28/10/2022, Elon Musk tới trụ sở Twitter ở San Francisco, bắt đầu hành trình biến nền tảng thành “quảng trường của tự do ngôn luận”, nơi có tính minh bạch cao hơn, ít bot hơn, cùng hoạt động kinh doanh mạnh mẽ.
Nổi tiếng nhờ nỗ lực đổi mới trong việc phóng tên lửa lên vũ trụ và chế tạo ôtô điện, tỷ phú Mỹ đã dành nửa năm qua để điều hành một lĩnh vực hoàn toàn mới: mạng xã hội.
Ông thực hiện hàng loạt thay đổi gây tranh cãi, như thải gần 80% trong số 7.800 nhân viên, chỉ giữ lại 1.500 nhân viên, tăng giá dịch vụ tích xanh Twitter Blue, hủy bỏ nhiều thỏa thuận trước đó với đối tác, không trả tiền thuê trụ sở.
“Nếu ông ấy không làm gì ngoài việc cắt giảm chi phí, có lẽ Twitter giờ đã ổn”, Leslie Miley, cựu giám đốc kỹ thuật của Twitter và hiện làm việc tại quỹ Obama Foundation, nói.
Miley cho rằng Twitter có thể chịu chung số phận như MySpace – mạng xã hội từng rất nổi tiếng nhưng giờ không mấy ai dùng. “Sẽ mất nhiều thời gian, nhưng tôi nghĩ Twitter đang trên đà trở thành nơi không còn phù hợp với mọi người. Nếu không mang lại giá trị gì cho người dùng, Twitter rất khó thu hút người mới cũng như giữ chân người cũ”, Miley cho hay.
“Quảng trường kỹ thuật số” bị phá vỡ.
Trong nhiều năm, Twitter khác biệt với các nền tảng xã hội khác nhờ khả năng chia sẻ tin tức thời gian thực và đáng tin cậy từ các tài khoản chính trị gia, người nổi tiếng hoặc các tên tuổi có sức ảnh hưởng lớn trong từng lĩnh vực. Đây cũng là nơi được báo chí, doanh nghiệp và người dùng thu thập thông tin.
Nhiều động thái gần đây của Musk có nguy cơ làm suy yếu thế mạnh đó của nền tảng. Tuần trước, ông bắt đầu xóa tích xanh từng được cấp trước đó nhằm ép các chủ tài khoản trả phí 8 USD mỗi tháng. Vấn đề lập tức gây rối loạn, được CNN đánh giá “còn tệ hơn so với những gì người dùng đã biết đến thời gian qua dưới thời CEO Elon Musk”.
Đầu tháng này, tỷ phú Mỹ viết trên Twitter rằng “không nên có tiêu chuẩn khác cho những người nổi tiếng” trên mạng xã hội. Tuy nhiên, việc bất cứ ai cũng có thể mua tích xanh khiến việc mạo danh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
“Bạn có thể tạo tài khoản giả người nổi tiếng, sau đó trả 8 USD để biến nó thành một nguồn đáng tin cậy. Chính sách mới cũng giúp nội dung đăng trên tài khoản có tích xanh lan truyền nhanh hơn. Thật sự nguy hiểm”, Filippo Menczer, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Indiana, nhận xét.
Theo ông, cách làm này cuối cùng sẽ biến mạng xã hội Twitter thành nơi ít tự do ngôn luận, đầy rẫy tin giả, mất đi tính trung thực đã tạo nên thương hiệu và nhiều thứ khác. Đây là điều trái ngược với mục tiêu của Musk về quảng trường tự do khi bỏ ra 44 tỷ USD để mua mạng xã hội.
“Twitter chưa bao giờ hoàn hảo, có rất nhiều vấn đề trước đó, nhưng vẫn là nơi chia sẻ thông tin quan trọng. Thẳng thắn mà nói, Musk đang hủy hoại nó một cách có hệ thống”, Vivian Schiller, cựu chủ tịch phụ trách tin tức toàn cầu của Twitter, đánh giá về sáu tháng Musk tiếp quản Twitter.
Nguồn thu nhập chính rời bỏ Twitter.
Bất kỳ mạng xã hội nào cũng phải hoạt động dựa trên khả năng giữ chân và thu hút người dùng. Tuy nhiên, một số tài khoản của người nổi tiếng và tổ chức cho biết có kế hoạch từ bỏ Twitter vì sự ngẫu hứng và thất thường của Musk.
Đến nay, hàng loạt cơ quan truyền thông đã rời Twitter, như NPR, BBC và CBC sau khi tài khoản của họ bị dán nhãn “phương tiện truyền thông do chính phủ tài trợ” vì sợ bị hiểu lầm.
“Hầu hết mọi thứ Musk hứa làm cho Twitter, ông ấy đều có thể làm sai theo bất kỳ cách nào đó”, Miley nhận xét. “Nếu nói rằng nó không gây thiệt hại cho người dùng và tổ chức phụ thuộc vào nền tảng, điều đó thật buồn cười”.
Sự hỗn loạn khiến các nhà quảng cáo – nguồn thu nhập chính, chiếm 90% doanh thu Twitter trước đó – cũng dừng hợp tác. Lý do họ đưa ra là lo ngại về ngôn từ kích động gia tăng trên nền tảng, cũng như tương lai bất ổn của nền tảng.
Theo số liệu của Sensor Tower, chỉ 43% trong số 1.000 nhà quảng cáo hàng đầu trên Twitter còn ở lại, tính từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 4 năm nay.
Dù vậy, Musk vẫn cho rằng ông đã cứu mạng xã hội khỏi phá sản, đồng thời công ty bắt đầu hòa vốn sau khi ông tiếp quản.
Danh tiếng của Elon Musk.
Musk đã tạo dựng danh tiếng khi thúc đẩy làn sóng sử dụng ôtô điện với Tesla, hay tiên phong chinh phục vũ trụ ở mảng tư nhân với SpaceX. Dù vậy, theo các chuyên gia, việc điều hành Twitter khiến mọi người có cái nhìn mới về tỷ phú Mỹ.
“Ông ấy có lẽ đang thử một mô hình kinh doanh khác với Twitter”, Luigi Zingales, giáo sư tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago, nhận xét. “Theo tôi, ông ấy cảm thấy việc kinh doanh dựa trên dữ liệu người dùng cho quảng cáo đang bị lạm dụng”.
Thực tế, cách làm mới đang được một số đối thủ học hỏi. Chẳng hạn Meta, công ty đứng sau mạng xã hội Facebook, cũng chuẩn bị áp dụng thu phí tích xanh trên nền tảng.
William Klepper, giáo sư của Columbia Business School, cho rằng giới đầu tư sẽ phải ngồi lại để phân tích các hành động của Musk kỹ hơn trước khi đầu tư vào các công ty do ông điều hành. “Danh tiếng của Musk đã giảm sút đáng kể với Twitter.
Và một khi đánh mất nó, rất khó để phục hồi”, Klepper nói. “Đó sẽ là cơ hội tốt để Musk suy nghĩ lại xem liệu mình có thực sự có tài lãnh đạo hay không”.
Tháng 12 năm ngoái, Musk nói sẽ từ chức CEO Twitter sau một khảo sát trên nền tảng, nhưng ông cho rằng sẽ khó tìm được người đủ dũng cảm để điều hành mạng xã hội này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft vừa công bố báo cáo doanh thu quý 1 năm 2023, trong đó doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng 3.4%, doanh thu của LinkedIn tăng 7.6%.
Theo đó, mặc dù mảng kinh doanh quảng cáo của Microsoft cũng tăng trưởng, tuy nhiên ở một con số khá khiêm tốn trong quý đầu tiên của năm 2023.
Doanh thu từ quảng cáo và tìm kiếm tăng 3,4% lên hơn 3 tỷ USD, bao gồm cả chi phí mua lại lưu lượng truy cập (web traffic) mà Microsoft phải trả cho các nhà xuất bản.
Theo báo cáo, phần doanh thu tăng lên của Microsoft là do khối lượng tìm kiếm từ các sản phẩm của Microsoft (ví dụ như Bing AI) tăng lên, đồng thời, thương vụ mua lại Xandr, một nền tảng mua bán quảng cáo (ads buying platform), cũng góp một phần doanh thu cho Microsoft.
Doanh thu của mạng xã hội LinkedIn tăng 7,6%. Microsoft cho biết sự gia tăng này là nhờ các sản phẩm Giải pháp Nhân tài (Talent Solutions) của mình. Lượng phiên truy cập vào mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới cũng tăng 15%.
Tốc độ tăng trưởng chậm của Microsoft cũng cho thấy nhu cầu quảng cáo (Advertising) đang có phần chững lại, đó cũng là lý do tại sao Microsoft lại liên tục thúc đẩy công cụ tìm kiếm Bing (Bing AI) cũng như các sản phẩm AI khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công ty mẹ của Facebook, Meta, đang phát triển một mạng xã hội mới tương tự như Twitter tuy nhiên là mạng xã hội phi tập trung theo kiểu của Mastodon.
Mạng xã hội mới của Meta được báo cáo có tên là: P92 (Project 92), sẽ được tích hợp với Instagram và người dùng sẽ có thể đăng nhập bằng cách sử dụng tài khoản Instagram.
CEO của Instagram, Adam Mosseri, sẽ là người dẫn dắt chính cho mạng xã hội này.
P92 về cơ bản là mạng xã hội tập trung vào văn bản (text-based social network) tương tự như Twitter, tuy nhiên lại vận hành theo kiểu phi tập trung như mạng xã hội Mastodon.
Người phát ngôn của Meta cho biết:
“Chúng tôi đang khám phá một mạng xã hội phi tập trung (decentralized social network) độc lập trong đó tập trung vào các nội dung là văn bản.
Chúng tôi tin rằng vẫn có nhiều cơ hội cho những không gian mạng xã hội kiểu này, nơi những nhà sáng tạo hay các nhân vật của công chúng có thể chia sẻ thông tin một cách nhanh nhất.”
Về mặt lý thuyết, mạng xã hội Instagram Threads mới của Meta sẽ cạnh tranh trực tiếp với Twitter cũng như hàng loạt các sản phẩm thay thế Twitter khác đã xuất hiện trên thị trường như Mastodon hay Bluesky của nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey.
P92 theo đó được xem “là một phần mới của tương lai mới của Meta.”
Và trong khi P92 là một mạng xã hội phi tập trung, sử dụng các giao thức phi tập trung (decentralized protocols) như ActivityPub (tương tự Mastodon), Meta đang kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội với làn sóng công nghệ Web3.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Reels, một tính năng tương tự TikTok, đã phát huy giá trị của mình khi góp phần giúp Meta có được tăng trưởng doanh thu trong quý I năm nay.
Theo The Wall Street Journal, Meta, công ty mẹ của Facebook, đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng lần đầu tiên sau 3 quý suy giảm liên tiếp. Kết quả này đạt được nhờ việc các doanh nghiệp chi nhiều tiền hơn cho quảng cáo và chính sách cắt giảm chi phí của công ty đã đem lại hiệu quả.
Không chỉ vậy, Mark Zuckerberg, CEO của Meta, còn cho biết sự tăng trưởng của Reels, một tính năng chia sẻ video ngắn tương tự TikTok, đã đóng góp một phần không nhỏ trong doanh thu của công ty.
Theo người đứng đầu Meta, tính năng này đang được sử dụng nhiều hơn và thị phần mà công ty giành được trong thị trường video ngắn cũng ngày càng mở rộng.
“Khi Reels ra mắt vào năm ngoái, việc kinh doanh của công ty đã không tốt như dự kiến. Tuy nhiên, hiện mọi thứ đã được cải thiện rõ rệt”, ông Mark Zuckerberg cho biết.
Doanh thu của Meta đạt 28,6 tỷ USD trong quý I, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 12% sau khi kết quả kinh doanh được công bố. Công ty dự kiến doanh thu quý II có thể lên tới 32 tỷ USD.
Công ty cho biết tỷ suất lợi nhuận hoạt động có thể cao hơn 4 điểm phần trăm nếu họ không phải thanh toán các chi phí liên quan đến những đợt sa thải nhân sự hàng loạt trong thời gian qua.
Meta sắp tới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức. Bên cạnh đó, những quy định khắt khe liên quan đến quyền riêng tư cũng đang tạo áp lực đối với thị trường quảng cáo kỹ thuật số.
Ngoài ra, Meta cũng phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gắt gao từ TikTok, ứng dụng có 150 triệu người dùng hàng tháng ở Mỹ.
Mark Zuckerberg cho biết công ty đang tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này được kỳ vọng sẽ tác động đến mọi ứng dụng và dịch vụ của Meta trong tương lai.
AI cũng có thể giúp nhà quảng cáo hay người làm marketing dễ dàng tạo quảng cáo hơn đối với những dịch vụ của Meta. Thêm vào đó, công nghệ này còn hỗ trợ chatbot của các doanh nghiệp trên Messenger và WhatsApp, đồng thời giúp người dùng metaverse (vũ trụ ảo) dễ dàng tạo hình đại diện hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá các xu hướng marketing cho ứng dụng di động (Mobile App) được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong 2023 và hơn thế nữa
Dựa trên những cải tiến mới về quyền riêng tư dữ liệu đối với Privacy Sandbox của Google, dữ liệu tập trung sẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối với những người làm marketing và lối tiếp cận theo mô hình Marketing Mix sẽ lại được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch quảng cáo trong 2023.
Trong 2023, việc chứng minh ROI của chi phí quảng cáo đối với người làm marketing cũng sẽ trở nên quan trọng hơn. Ngoài ra, các xu hướng dưới đây cũng là những bí quyết cho nhà phát triển và người làm marketing ứng dụng nhằm đạt được nhiều thành công hơn khi làm marketing cho ứng dụng.
1. Tối đa hóa hiệu quả marketing thông qua dữ liệu tập trung sẽ là một việc cần phải làm.
Khi mà người làm marketing buộc phải tìm cách phân bổ ngân sách marketing một cách chiến lược hơn nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động thì việc quyết định một cách chính xác và nhanh chóng về hạng mục cần phân bổ và cách phân bổ chi phí quảng cáo sao cho hiệu quả nhất sẽ là điểm mấu chốt trong việc thành bại.
Kế hoạch hành động trong năm 2023 của những đơn vị đầu ngành có thể sẽ ưu tiên cách tiếp cận thống nhất và tập trung cho mảng phân tích và báo cáo dữ liệu.
Lợi ích nhận được sẽ tăng gấp đôi. Năng suất và hiệu quả hoạt động tăng lên chính là lợi ích thứ nhất, nhờ có sẵn dữ liệu từ tất cả các kênh và nguồn trên cùng một nền tảng. Thứ hai, chiến lược kinh tế quy mô là một hướng đi tốt, giúp công ty giảm các khoản chi trong dài hạn.
2. Các thương hiệu lớn sẽ xây dựng mạng lưới quảng cáo riêng.
Những thương hiệu lớn như Spotify, Walmart, và Uber hiện đã nhận thức rõ giá trị của mô hình kiếm tiền từ dữ liệu chính ngạch. Trong năm 2023, các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn sẽ phát triển mạng lưới quảng cáo của riêng mình.
Mặc dù dữ liệu tổng hợp là lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai, những người làm marketing và các nhà quảng cáo vẫn sẽ trung thành với phương thức đo lường và kiếm tiền từ người dùng có chất lượng cao nhất của họ.
Trước đây, những gã khổng lồ của mạng xã hội là nhà cung cấp chính về dịch vụ quảng cáo nhờ có cơ sở người dùng toàn cầu; tuy nhiên, những thương hiệu mới hiện nắm trong tay số lượng lớn người dùng cũng đang nhập cuộc.
Khi thấy được cơ hội kinh doanh khổng lồ từ việc bán quảng cáo, các thương hiệu mới đang chuyển sang mô hình tạo mạng lưới quảng cáo của riêng mình.
Các thương hiệu có đông đảo người dùng đi kèm với tỷ lệ opt-in tốt sẽ có khả năng thành công, tạo sân chơi công bằng cho cuộc chơi vốn chịu sự áp đảo từ những ông lớn của mạng xã hội.
3. Các chiến lược CTV sẽ chú trọng tới đối tượng người xem của thị trường ngách.
Công nghệ streaming có thể tùy chỉnh (white-label) đang ngày càng phổ biến và dễ sử dụng. Song song với việc video theo yêu cầu có quảng cáo (AVOD) và truyền hình streaming miễn phí có hỗ trợ quảng cáo (FAST) đang ngày càng phổ biến, các dịch vụ streaming ngách dành cho những đối tượng người xem cụ thể sẽ có sự bùng nổ.
Từ đó, những người làm marketing sẽ chạy quảng cáo tùy chỉnh với khả năng nhắm mục tiêu cực kỳ chính xác, giúp ROI tăng mạnh thông qua quá trình chuyển đổi.
Mặc dù phạm vi tiếp cận người dùng của những dịch vụ streaming ngách này không được như của linear TV và dịch vụ đăng ký video theo yêu cầu (SVOD) chủ đạo, nhưng chúng mang lại các tùy chọn nhắm mục tiêu rất khác biệt trên cơ sở nhân khẩu học và mẫu hành vi. Do đó, các nhà quảng cáo có thể phát triển các chiến dịch tùy chỉnh để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trên toàn bộ phễu bán hàng (Sales Funnel) và thúc đẩy quá trình chuyển đổi.
Với khả năng đo lường toàn diện, người làm marketing có được lợi thế hơn bao giờ hết trong việc khai thác sức mạnh của CTV cũng như sự phát triển của hoạt động quảng cáo hiệu quả trong lĩnh vực này.
4. Dự báo thông qua mô hình truyền thông hỗn hợp sẽ trở lại.
Năm nay, các công ty sẽ chú trọng vào hoạt động dự báo và hoạch định ngân sách chiến lược nhiều hơn bao giờ hết. Người làm marketing hiện nay đã quá chú trọng vào những con số lịch sử như tăng trưởng người dùng, chi phí quảng cáo, và lợi tức trên chi phí quảng cáo (ROAS) mà lại ít đầu tư vào chiến lược và hoạch định trước.
Do nhiều biến động không ngừng trong những năm đại dịch, cùng với tình hình kinh tế bất ổn gần đây, bên cạnh cách thức phân bổ theo hướng dữ liệu, việc dự báo thông qua mô hình Marketing Mix (MMM) sẽ trở lại với vai trò là cách xác định tác động của các chiến thuật marketing đối với mục tiêu kinh doanh. MMM là cách hữu hiệu để đo lường tác động của các kênh truyền thông phi truyền thống, chẳng hạn như truyền hình kết nối, podcast và quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời.
5. Chứng minh ROI của các chiến dịch marketing sẽ là yếu tố tối quan trọng.
Đo lường sẽ quyết định lợi nhuận. Do những thách thức trong ngành và về mặt kinh tế mới đây, việc đo lường các chiến dịch marketing và khả năng chứng minh ROI sẽ có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh trong năm mới.
eMarketer dự đoán rằng quảng cáo trên thiết bị di động sẽ chiếm 76% chi phí quảng cáo kỹ thuật số trên toàn cầu vào năm 2024.
Do đó, người làm marketing di động sẽ được hưởng tiềm năng vô cùng lớn về khía cạnh tiếp cận người dùng mới.
Quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình kỹ thuật số đã diễn ra trong thập kỷ vừa qua bắt nguồn từ khả năng đo lường của mô hình này, và chúng tôi dự đoán sẽ xuất hiện một xu hướng chuyển đổi tương tự sang thiết bị di động.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá một vài chiến thuật Personalized Marketing đơn giản có thể giúp tăng Sales và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc tìm kiếm các giải pháp hay những cách thức hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) và giữ chân khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Personalized Marketing hay Marketing được cá nhân hoá là một trong số đó.
Personalized Marketing là gì?
Personalized Marketing có thể được hiểu là Marketing được cá nhân hoá hoặc Tiếp thị cá nhân hoá, là một phương thức tiếp cận Marketing theo hướng cá nhân hoá giúp tăng mức độ tương tác với khách hàng thông qua việc sử dụng đúng thông điệp vào đúng thời điểm cho đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Personalized Marketing hiệu quả vì đơn giản là nó khiến cho khách hàng cảm thấy những gì mà thương hiệu chia sẻ là “dành riêng cho họ”, giúp họ giải quyết các vấn đề cá nhân.
Một số chiến thuật sử dụng Personalized Marketing để tăng Sales và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau, các thị trường khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số cách mà bạn có thể tận dụng Personalized Marketing để tăng Sales và giữ chân khách hàng.
Cá nhân hóa email với dữ liệu khách hàng.
Cá nhân hóa email với tập dữ liệu có sẵn của khách hàng từ lâu đã trở thành một cách hiệu quả để tăng tỷ lệ mở email hay thậm chí là tăng tỷ lệ email được đưa vào inbox (hộp thư đến). Việc sử dụng các thông tin khách hàng trong email có thể giúp tạo ra các ưu đãi phù hợp, dành riêng cho cá nhân, thứ có thể giúp khách hàng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu.
Bạn có nhiều cách khác nhau để cá nhân hoá email ví dụ như cá nhân hoá theo tên khách hàng, cá nhân hoá theo các nhóm sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng từng mua, hay cá nhân hoá theo các khu vực nơi khách hàng sinh sống.
Sử dụng các quảng cáo được nhắm mục tiêu để tiếp cận đúng đối tượng.
Với các khoản ngân sách thường là bị giới hạn, một yêu đặt ra với nhiều nhà quảng cáo là làm thế nào để có thể hiển thị quảng cáo tới đúng nhóm khách hàng mục tiêu, những người sẵn sàng mua các sản phẩm của doanh nghiệp.
Các quảng cáo được nhắm mục tiêu (Targeted Ads) là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Những mẫu quảng cáo được nhắm mục tiêu có thể được tùy chỉnh để tập trung vào các đặc điểm riêng lẻ của khách hàng, chẳng hạn như vị trí, nhân khẩu học hay sở thích. Điều này giúp thu hẹp đối tượng mục tiêu tiềm năng của doanh nghiệp, hạn chế việc hiển thị quảng cáo với những nhóm khách hàng ít nhu cầu và hơn thế nữa.
Vì được nhắm mục tiêu, vì bạn cũng hiểu là bạn đang muốn tiếp cận ai, nó cũng có thể giúp bạn xác định thông điệp nào là phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Quảng cáo được nhắm mục tiêu cũng là một cách để tiết kiệm chi phí quảng cáo khi nhà quảng cáo hạn chế tiếp cận những khách hàng không tiềm năng.
Xây dựng nội dung dựa trên sở thích của người dùng.
Dù doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, bán sản phẩm gì hay đối tượng mục tiêu là ai, có một thứ sẽ không bao giờ thay đổi đó là thứ mà khách hàng nhìn thấy chỉ là nội dung (Content).
Trong khi nội dung là thứ có khả năng quyết định sự liên quan hay mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu, việc chủ động xây dựng các nội dung phù hợp với sở thích của người dùng là một giải pháp hiệu quả.
Nhà quảng cáo hay người làm marketing cần nỗ lực không ngừng để tìm hiểu xem loại nội dung nào là phù hợp với tập khách hàng của mình, hay nội dung nên được trình bày ra sao — một số cuộc nghiên cứu thị trường có thể giúp giải mã điều này.
Sau khi hiểu rõ loại nội dung nào có khả năng thu hút người dùng của mình, hãy tập trung vào việc tạo ra nhiều phần nội dung từ tổng quan đến chi tiết với các vấn đề liên quan, đừng quên khái niệm Unique Selling Point khi xây dựng nội dung.
Bạn cũng cần nhớ rằng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC) như các cuộc thăm dò ý kiến, khảo sát, gamification hay câu đố cũng có thể giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả khi khách hàng được chia sẻ quan điểm cá nhân của họ.
Tận dụng yếu tố tự động hóa để gửi các thông điệp có liên quan.
Các tin nhắn hay nội dung được gửi tự động là một cách hữu hiệu để duy trì mối quan hệ và tương tác với khách hàng (và cả những người theo dõi thương hiệu). Tự động hóa quy trình này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn cho phép bạn tiếp cận khách hàng theo cách tức thời nhất.
Nhiều doanh nghiệp ngày nay đang tìm kiếm các cơ hội mới bằng cách tận dụng công nghệ tự động hóa để xác định sở thích và thói quen mua hàng của khách hàng, điều này cho phép doanh nghiệp chủ động gửi các thông điệp được cá nhân hóa nhiều hơn.
Sử dụng phương pháp thử nghiệm phân tách (A/B Testing) để thúc đẩy tương tác với khách hàng.
Để có được vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên tương tác với khách hàng của họ, tương tác ở đây không mang ý nghĩa là doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng mà là khách hàng phải chủ động tương tác lại.
Thử nghiệm phân tách hay còn được gọi là A/B Testing là một phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
A/B Testing liên quan đến việc tạo ra hai hoặc nhiều biến (tham số) khác nhau liên quan đến các tài sản quảng cáo như nội dung, đối tượng nhắm mục tiêu hay nơi quảng cáo sẽ được hiển thị.
Sau đó, từ các kết quả có được, nhà quảng cáo hay người làm marketing có thể kiểm tra xem tham số nào đang mang lại hiệu suất tốt hơn, ví dụ Landing Page A có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn Landing Page B chẳng hạn.
Thử nghiệm A/B cũng giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp không bỏ lỡ các cơ hội tương tác quan trọng từ những dữ liệu mà họ có thể sử dụng để đưa ra quyết định về cách họ nên tiếp cận khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hãy cân nhắc sử dụng ma trận Eisenhower nếu bạn có quá nhiều việc phải làm, mỗi đầu việc tiêu tốn thời gian hơn dự kiến, hay những công việc có thể khiến bạn rơi vào trạng thái lo lắng quá mức.
Ma trận Eisenhower là công cụ quản lý của Tổng thống Eisenhower.
“Ma trận Eisenhower”, còn gọi là “hộp ma trận quản lý thời gian E” hay “ma trận khẩn cấp”, là một trong nhiều công cụ đơn giản nhưng hiệu quả hỗ trợ quản lý và nâng cao năng suất làm việc cho cá nhân lẫn tổ chức.
Công cụ này được đặt tên theo tác giả của nó – Tổng thống Mỹ thứ 34 Dwight D. Eisenhower (1890-1969), người đã dẫn dắt nước Mỹ trong hai nhiệm kỳ liên tiếp, từ năm 1953-1961.
Sinh thời, Eisenhower sở hữu năng lực tuyệt vời trong việc duy trì năng suất làm việc, không chỉ trong vài tuần, vài tháng mà nhiều chục năm.
Với đặc thù phải liên tiếp đưa ra hàng loạt quyết định về việc tập trung vào nhiệm vụ nào trong số rất nhiều đầu việc mỗi ngày, Eisenhower đã xây dựng công cụ quản trị nổi tiếng thế giới, cho phép ưu tiên sắp xếp mức độ khẩn cấp và tầm quan trọng của mỗi nhiệm vụ.
Nhiều ứng dụng hỗ trợ quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiện đại cũng được thiết kế dựa trên “ma trận Eisenhower”, như Focus Matrix – Task Manager, Tasks cho người dùng iOS hay Ike Todo list cho Android.
4 phân vùng cho 4 loại công việc có trong ma trận Eisenhower.
Cốt lõi của “ma trận Eisenhower” có thể được tóm tắt bằng câu nói từ một bài phát biểu của Eisenhower năm 1954: “Tôi có hai loại vấn đề, là khẩn cấp và quan trọng. Việc cấp bách thường không quan trọng, còn việc quan trọng thường không bao giờ cấp bách”.
Theo đó, tất cả công việc sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chí “cấp bách” và “quan trọng”. Nếu kết hợp hai tiêu chí này để vẽ thành một đồ thị sử dụng hệ trục X:Y, sẽ có 4 phân vùng được thiết lập, tương ứng với mức độ ưu tiên riêng.
Cụ thể, công việc được chia theo “ma trận Eisenhower”: 1. Việc quan trọng, cấp bách: ưu tiên làm ngay. 2. Việc quan trọng, không cấp bách: lên lịch xử lý. 3. Việc không quan trọng, cấp bách: nhờ, bàn giao. 4. Việc không quan trọng, không cấp bách: bỏ qua.
Có thể thấy, vai trò lớn nhất của ma trận này là giúp người sử dụng sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên và loại bỏ điều không cần thiết để tập trung vào những điều quan trọng nhất. Do đó, nó có thể được ứng dụng trong quản lý công trình, quản lý thời gian cá nhân, nhân sự và quản lý tiến độ sản xuất… Và “ma trận Eisenhower” có thể được sử dụng cho cả kế hoạch lớn (tuần) lẫn kế hoạch nhỏ hơn (ngày).
Các bước thực hiện và một số lưu ý.
Để sử dụng “ma trận Eisenhower”, trước tiên hãy liệt kê công việc cần làm, mỗi ngày hoặc mỗi tuần mà không cần sắp xếp theo bất kỳ trật tự nào. Tiếp theo, hãy vẽ ma trận và đưa công việc từ danh sách này vào những phân vùng tương ứng.
Với những công việc quan trọng, cấp bách, hãy thực hiện ngay lập tức. Có thể đánh dấu những công việc này hoặc làm chúng nổi bật hơn để thu hút sự chú ý hoặc tăng mức độ thôi thúc thực hiện ngay lập tức. Dù vậy, trước khi sắp xếp công việc vào nhóm này, cần phân biệt giữa sự “cấp bách” và “quan trọng”.
Có thể khái quát sự khác biệt giữa hai yếu tố trên như sau: công việc quan trọng là tạo ra kết quả dẫn dắt người thực hiện đến mục tiêu.
Trong khi đó, công việc cấp bách là thu hút sự tập trung của người thực hiện vì có thể phải xử lý hậu quả nếu không đối phó nhanh chóng. Do đó, xác định việc quan trọng phải tiến hành trước khi sử dụng “ma trận Eisenhower” để việc phân tách công việc thuộc phân vùng 1 và 3 được dễ dàng.
Tiếp theo, hãy đưa công việc quan trọng, không cấp bách vào phân vùng tương ứng. Đây là nhóm công việc cần được lên kế hoạch thực hiện cụ thể và là phân vùng 2 cần sắp xếp sau việc quan trọng, cấp bách.
Bước kế tiếp, hãy chọn các công việc không quan trọng, cấp bách và giao hoặc nhờ người khác thực hiện giúp. Cuối cùng, hết thảy đầu việc còn lại sẽ thuộc phân vùng không quan trọng, không cấp bách. Trong nhóm này, nếu không có thời gian và cảm thấy áp lực vì hạn hoàn thành, hãy gạch bỏ chúng.
Cần biết rằng, rất khó để người sử dụng “ma trận Eisenhower” loại bỏ những công việc lãng phí thời gian hay phân định giữa tiêu chí “quan trọng” và “khẩn cấp” nếu bản thân cũng không chắc chắn đang muốn làm việc gì.
Do đó, khi sử dụng công cụ này, hãy trả lời một số câu hỏi: Tôi đang làm việc vì điều gì? Các giá trị định hình cuộc đời tôi là gì? Dành thời gian cho việc này có xứng đáng? Công việc này có giúp tôi đạt được các mục tiêu cần thiết không?
Không có cách nào làm một việc nhanh bằng việc… không làm gì cả. Dù vậy, đây không phải lời biện minh, nhưng nên được xem là động lực thúc đẩy việc ra quyết định và loại bỏ bất kỳ điều gì không thực sự quan trọng.
Sẽ thật dễ dàng để duy trì sự bận rộn và tự nhủ rằng, “tôi chỉ cần làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn một chút” hơn là quyết định buông bỏ. Tim Ferriss – tác giả quyển sách Tuần làm việc 4 giờ từng nói: “Sự bận bịu là một hình thức của lười biếng: lười biếng trong suy nghĩ và hành động bừa bãi”.
Với “ma trận Eisenhower”, người dùng buộc phải suy nghĩ xem công việc có thực sự quan trọng và cấp bách hay không, qua đó giúp rèn luyện thói quen bỏ những công việc gây lãng phí thời gian, thay vì lặp lại chúng trong vô thức.
Dù vậy, cần lưu ý rằng, khi một công việc mới được bổ sung vào danh sách, nó có thể sẽ thay đổi mức độ quan trọng của cả những việc khác và buộc phải suy nghĩ lại.
Do đó, lý tưởng nhất, công cụ của Eisenhower nên được sử dụng vào thời điểm lên kế hoạch cho ngày mới, tuần mới hoặc tháng mới, chứ không nên được sử dụng để phân loại công việc ngay lúc nó xuất hiện.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, người đứng đầu các vấn đề toàn cầu của Meta Platforms Inc. (Công ty mẹ của Facebook), Nick Clegg, đã chia sẻ một số góc nhìn về TikTok và cách công ty mẹ của TikTok sử dụng dữ liệu.
Theo đó, xuất hiện trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, Ông Nick Clegg, hiện là Head of Global Affairs của Meta cho biết: “TikTok, một ứng dụng rất thành công thuộc một doanh nghiệp của Trung Quốc, có thể hoạt động ở Mỹ, nhưng các công ty như Meta của chúng tôi thì lại không thể vận hành các nền tảng mạng xã hội tại Trung Quốc.”
“Bên cạnh những vấn đề liên quan đến sự thiếu bình đẳng, một vấn đề khác nằm ở giá trị: Giá trị nào là nền tảng của các công nghệ mới?”
TikTok là mạng xã hội thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance Ltd., tuy nhiên nền tảng này cho biết họ không phải là doanh nghiệp Trung Quốc.
Mặc dù ứng dụng này cũng không có sẵn ở Trung Quốc, những lo ngại về quyền sở hữu của nó hay liệu chính phủ Trung Quốc có sử dụng nó để thu thập dữ liệu hay không thì vẫn là một câu hỏi lớn.
Tại Mỹ, TikTok hiện có hơn 150 triệu người dùng mỗi tháng (MAU), và hiện đang phải đối mặt với việc bị cấm do liên quan đến các vấn đề về bảo mật dữ liệu.
Nick Clegg nói tiếp: “Có một sự khác biệt khá sâu sắc về giá trị trong cách Trung Quốc nhìn nhận về công nghệ và quyền riêng tư cá nhân, bao gồm cả việc quốc gia này sẵn sàng phong tỏa nhiều ứng dụng và dịch vụ đến từ nước ngoài.”
Liên quan đến các cuộc thảo luận về các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), Nick Clegg nói: “Các nhà chức trách Trung Quốc đã gấp rút đưa ra nhiều quan điểm về cách thức phát triển hệ thống AI.”
“Chúng ta cần đảm bảo rằng những công nghệ mới như AI phải dựa trên các giá trị dân chủ chứ không phải tất cả các giá trị chuyên quyền, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng những công nghệ mới và rất mạnh này sẽ được các nhà độc tài trên khắp thế giới sử dụng cho mục đích riêng của họ — và tôi nghĩ chúng ta cần phải làm điều gì đó khác.”
Ấn Độ đã cấm TikTok trong biên giới của mình.
Theo Sensor Tower, người dùng TikTok dành thời gian cho ứng dụng này nhiều hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác, trung bình, người dùng TikTok sử dụng 95 phút mỗi ngày trong khi với Instagram và Facebook chỉ lần lượt là 51 và 49 phút.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay đang đi vào giai đoạn bão hoà, ngoài một số thương hiệu quen thuộc như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar, Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé, thì cũng xuất hiện một số “tay chơi” mới.
Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu, do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Những năm gần đây, cơn sốt trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng theo Momentum Works.
Còn theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017.
Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).
Khảo sát gần đây được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me tại Việt Nam cho thấy, các chuỗi trà sữa dường như đang “hụt hơi” về số lượng so với các chuỗi F&B khác như: Highlands Coffee, Trung Nguyên, The Coffee House…
Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu. Lý giải cho thực tế này, công ty nghiên cứu có trụ sở tại Singapore cho rằng, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao (60%-70%), nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Đặc biệt, giai đoạn 2020 – 2021, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hầu hết các thương hiệu trà sữa đều giảm tốc mở cửa hàng mới, hoặc buộc phải thu hẹp hệ thống cửa hàng trên cả nước.
Sau quá trình thanh lọc, thị trường trà sữa Việt Namhiện nay do một số thương hiệu phổ thông như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar và cao cấp gồm Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé chi phối.
Điển hình như thương hiệu ToCoToCo sau khi đã có mặt trên khắp 56 tỉnh thành với gần 500 cửa hàng, trong đó có gần 400 cửa hàng nhượng quyền đã phát triển chậm lại.
Khoảng trống này ngay lập tức được lấp đầy bởi một thương hiệu mới là Mixue. Tính đến tháng 3/2022, Mixue có 21.619 cửa hàng trên toàn thế giới. Riêng Việt Nam đã có khoảng 600 cửa hàng Mixue, trải khắp 43 tỉnh thành.
Mixue gia nhập thị trường Việt Nam từ cuối năm 2018, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà thông qua mô hình nhượng quyền.
Theo tìm hiểu, tổng chi phí đầu tư một cửa hàng Mixue có thể lên tới 700-800 triệu đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ phải trả các loại phí khác như phí nhượng quyền, bảo lãnh hợp đồng, quản lý, đào tạo, nguyên liệu đợt đầu, thẩm định.
Trong khi với Gong Cha thì tổng mức đầu tư một cửa hàng ước tính 3-5 tỷ đồng. Các thương hiệu phổ biến khác như Ding Tea có phí nhượng quyền trên dưới 400 triệu đồng, TocoToco là 160-300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực.
Một số thương hiệu khác miễn phí nhượng quyền, nhưng đẩy cao các chi phí chuyển giao công nghệ, quản lý cho chủ đầu tư
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mới đây, gã khổng lồ về bán lẻ đồ thể thao đã ra mắt chương trình “Voices of a Re:Generation” (Tiếng nói của thế hệ mới) — một sáng kiến nhằm phát triển cách thương hiệu điều hướng tới hành trình bền vững.
Dự án sẽ bắt đầu với việc Puma hợp tác và nhường ghế cho bốn “tiếng nói” của thế hệ Gen Z – những người có ảnh hưởng trong các chiến dịch bảo vệ môi trường từ khắp châu Âu và Hoa Kỳ, trong thời gian dài một năm.
Mối quan hệ hợp tác với bốn “đại sứ bền vững” sẽ khám phá những cách khả thi để thực hiện các chiến lược kinh doanh và phát triển tính bền vững của Puma, đồng thời sử dụng nền tảng của chương trình để truyền đạt những nỗ lực của Puma một cách minh bạch và xác thực.
Theo Vogue Business, bốn người tiêu dùng Gen Z được chọn bao gồm: nhà tái chế 23 tuổi Andrew Burgess, nhà làm phim tài liệu 29 tuổi Alice Aedy – cũng là đồng sáng lập công ty truyền thông định hướng tác động Earthrise Studio, vlogger sống bền vững 29 tuổi Luke Jaque-Rodney, và nghệ sĩ thị giác 32-tuổi Jade Roche.
Mỗi người trong số họ đại diện cho một trong những thị trường bán lẻ chính của Puma: Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Mặc dù ba trong số bốn người không phải là Gen Z về mặt tuổi tác, Puma cho biết tất cả họ đều có lượng khán giả trung thành nằm trong độ tuổi 18 – 24.
Voices of a Re:Generation được xây dựng dựa trên cam kết của thương hiệu nhằm đảm bảo các sáng kiến bền vững của Puma phù hợp với mọi người, đặc biệt là thế hệ tiếp theo. Sáng kiến này được thúc đẩy một phần nhờ phản hồi của nhân viên — độ tuổi trung bình của nhân viên Puma là 32 — và một phần nhờ cuộc khảo sát mà thương hiệu tiến hành.
Kết quả cho thấy 71% thanh niên cảm thấy tiếng nói của họ không được lắng nghe khi nói đến môi trường và muốn thấy các thương hiệu đưa ra nhiều cam kết hơn (49%), truyền đạt mục tiêu của họ tốt hơn (40%) và minh bạch hơn (34%).
Trong suốt năm 2023, bốn người trẻ có ảnh hưởng sẽ gặp Giám đốc nguồn cung ứng của Puma, Anne-Laure Descours và nhóm Phát triển bền vững của Puma để hợp tác và trình bày quan điểm trung thực của họ.
“Chúng tôi luôn ghi lại sự tiến bộ của mình trong các hoạt động bền vững; tuy nhiên, có một thực tế là thông tin chúng tôi chia sẻ không phải lúc nào cũng dễ dàng được thế hệ tiếp theo hiểu được”, bà Descours nói.
“Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi và chúng tôi cam kết làm cho tính bền vững trở nên dễ tiếp cận và minh bạch hơn đối với mọi người, mọi lứa tuổi”.
Voices of a Re:Generation chỉ là một bước tiến trong nhiều năm nỗ lực kinh doanh bền vững của PUMA.
Theo bảng xếp hạng mới nhất của trang web Business of Fashion, Puma được đánh giá là thương hiệu bền vững nhất trong ngành này trong năm 2022.
Trong nỗ lực thực thi chiến lược bền vững “Forever Better,” hồi đầu năm nay, Puma thông báo trong giai đoạn 2017-2021, hãng đã giảm được tới 88% lượng khí phát thải trong hoạt động chung và 12% trong chuỗi cung ứng, trong khi vẫn đạt tăng trưởng doanh thu mạnh trong thời gian này.
Để đạt được kết quả này, PUMA cho biết đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo, chuyển đổi toàn bộ ôtô của công ty từ chạy bằng xăng sang điện, tăng cường sử dụng vật liệu bền vững và tăng năng suất của các nhà máy.
Puma cũng được đưa vào bảng xếp hạng 100 công ty bền vững nhất toàn cầu của tổ chức Corporate Knights, duy trì xếp hạng ba A với MSCI và vị trí hàng đầu với ISS; hai cơ quan xếp hạng bền vững hàng đầu.
Còn theo tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của S&P năm 2022, Puma lần đầu tiên vượt trội so với tất cả các thương hiệu thể thao khác kể từ năm 2010.
Bất chấp sự thay đổi trong ban lãnh đạo gần đây – Giám đốc điều hành Bjørn Gulden chuyển sang làm việc cho đối thủ Adidas, Puma khẳng định rằng Voices of a Re:Generation là sự tiếp nối chiến lược dài hạn của thương hiệu, bởi môi trường là một vấn đề quan trọng đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi.
Nghiên cứu của Puma trùng khớp với cuộc khảo sát gần đây của Piper Sandler, cho thấy môi trường là mối quan tâm hàng đầu phổ biến nhất trong số các vấn đề được xếp hạng của tuổi teen, chiếm 19%, tiếp theo là tình trạng bình đẳng chủng tộc với 9%.
Cùng một báo cáo cũng cho thấy sức mua của tuổi teen đang tăng lên, với chi tiêu tự báo cáo tăng 2% so với năm trước, lên đến 2.419 đô la.
Khi sức mua của nhóm này tăng lên, thương hiệu cần phải làm việc để thu hút họ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi nhiều thương hiệu đã cố gắng trở nên bền vững hơn, những nỗ lực này không phải lúc nào cũng được các nhà tiêu dùng trẻ tuổi đón nhận tốt.
Các cáo buộc “tẩy xanh” hoặc giả vờ quan tâm đến môi trường để kiếm lợi nhuận có thể làm chết chương trình thậm chí là khi nó được thiết kế với ý định tốt đẹp.
Do đó, các chuyên gia cho biết hầu hết các thương hiệu đều né tránh các sáng kiến minh bạch do có thể gây ra rủi ro về uy tín.
Thành công của Puma sẽ phụ thuộc vào khả năng của 4 nhân vật có ảnh hưởng trong việc thúc đẩy sự thay đổi lâu dài hay không. Javed Siddiqui, giáo sư tại Trường Kinh doanh Alliance Manchester, người chuyên về quản trị doanh nghiệp, cho biết ônglạc quan về sáng kiến này. “Có thể có rất nhiều câu hỏi mà Puma chưa thể trả lời, nhưng sự sẵn sàng đối mặt với người tiêu dùng của họ là điều đáng hoan nghênh”.
Hiện các nhà hoạch định chính sách của Châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang nỗ lực để thắt chặt các tiêu chuẩn và thúc đẩy thay đổi hệ thống bền vững trong sản xuất thời trang.
Điều này bao gồm Tuyên bố Xanh gần đây của EU, trong đó đưa ra nhiều hướng dẫn hơn về truyền thông hướng tới người tiêu dùng về tính bền vững và Luật Chống lãng phí và Kinh tế tuần hoàn của Pháp, thúc đẩy các thương hiệu đưa thông tin truy xuất nguồn gốc chi tiết hơn trên nhãn sản phẩm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Có vẻ như, trong bối cảnh chi tiêu giới hạn, chi phí tăng cao và thị trường bão hòa, những thương hiệu xa xỉ độc quyền cũng như các thương hiệu thời trang nhanh giá rẻ vẫn sống khỏe. Vậy ai sẽ là người “chịu thiệt”.
Với việc khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn, người ta vốn cho rằng ngành công nghiệp xa xỉ sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều vấn đề đang đè nặng lên nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, doanh thu của Tập đoàn Kering đã tăng 15% lên 20 tỷ USD vào năm 2022; của LVMH là 23%, lên 79 tỷ USD; thậm chí Prada Group tăng 21%, lên 4,2 tỷ USD; và Chanel tăng 22,9%, lên 15,6 tỷ USD.
Ngành hàng thời trang nhanh cũng đang tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận của Zara đã tăng lên 23 tỷ USD mặc dù giá sản phẩm tăng.
Điều tương tự cũng xảy ra với H&M, với báo cáo doanh thu hơn 19 tỷ USD, mặc dù tăng trưởng đã chậm hơn nhiều so với các năm trước. Các thương hiệu “thời trang siêu nhanh” như Shein, Temu và Primark cũng đang “khỏe mạnh” hơn bao giờ hết.
Theo Reuters, nếu các thương hiệu ở trên đỉnh và dưới đáy của tháp thời trang đều đang phát triển mạnh, thì chính các thương hiệu tầm trung hiện phải gánh chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
Levi Strauss & Co vừa qua đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lợi nhuận trong năm nay, vì họ sẽ phải đưa ra các chương trình khuyến mãi cao hơn so với dự đoán trước đó đồng thời phải vật lộn với chi phí cao hơn.
Công ty ước tính kết quả hàng quý nhưng vẫn duy trì dự báo doanh thu và lợi nhuận hàng năm, cho biết tỷ suất lợi nhuận gộp cả năm sẽ giảm khoảng 50 điểm cơ bản so với mức 57,5% một năm trước đó. Levi trước đây đã dự kiến tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng từ 20 đến 30 điểm cơ bản.
Ngay cả khi các sản phẩm của mình tăng giá nhiều lần, Levi vẫn không thể bảo vệ lợi nhuận của mình trước chi phí vận chuyển, nhân công và bông leo thang, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài.
Lượng hàng tồn kho tăng cao cũng buộc Levi phải theo chân các công ty cùng ngành trong việc tăng cường giảm giá và khuyến mại để đẩy sản phẩm ra khỏi kho, khiến biên lợi nhuận càng giảm. Tỷ suất lợi nhuận gộp đã điều chỉnh trong quý đầu tiên giảm 360 điểm cơ bản xuống 55,8%.
Giám đốc Tài chính và Tăng trưởng Harmit Singh cho biết: “Các hành động có chủ ý mà chúng tôi đã thực hiện để giảm lượng hàng tồn kho ở Mỹ, cùng với khuyến mại nhiều hơn, dẫn đến áp lực lớn hơn dự kiến đối với tỷ suất lợi nhuận gộp”.
Mặc dù có nhiều chương trình khuyến mại hơn, Levi vẫn phải vật lộn để thu hút những người mua sắm quan tâm đến chi phí, đặc biệt là cảm thấy khó khăn đối với các nhãn hiệu Signature và Denizen của mình.
Giám đốc điều hành Chip Bergh cho biết: “Người tiêu dùng bình dân đang đưa ra những lựa chọn khó khăn, hoặc mua đồ giảm giá hoặc không mua denim”.
Sự suy giảm về doanh thu này cũng ảnh hưởng đến các công ty như Gap Inc., Kohl’s, Abercrombie & Fitch, Nordstrom và Macy’s, và các nhà bán lẻ như Zalando và SSENSE… Thương hiệu Vans dự kiến sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn trong năm nay.
Guess cũng đã phải duy trì “một cách tiếp cận thận trọng” cho dự báo tài chính của mình, đặc biệt là khi xét đến mức tăng trưởng kém cỏi trong năm qua mà CEO của hãng cho là do “sự gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng, tình trạng thiếu thốn các sản phẩm sáng tạo và chi phí tăng chóng mặt”.
Gap Inc. gần đây đã công bố báo cáo quý 4/2022, cho thấy công ty đang bị suy giảm thị phần. Tính đến cuối quý 4/2022, doanh thu ròng 4,24 tỷ USD đã giảm 6% so với năm trước trong khi doanh thu tương đương giảm 5% so với năm trước.
Doanh số bán lẻ (Retail Sales) cũng giảm 3% và doanh số bán hàng trực tuyến thậm chí còn giảm 10%. Doanh số bán hàng trực tuyến hiện chiếm 41% tổng doanh số bán hàng tại Gap.
Bob Martin, chủ tịch điều hành kiêm giám đốc điều hành tạm thời của Gap Inc. cho biết trong một tuyên bố:
“Để bước vào năm tài chính 2023 với vị thế cạnh tranh hơn, chúng tôi đã hành động nhanh chóng và hiệu quả để giải phóng hàng tồn kho dư thừa, cải thiện cân bằng phân loại, đặc biệt là tại Old Navy và để tối ưu hóa một cách có ý nghĩa cấu trúc chi phí của chúng tôi, dẫn đến khoản tiết kiệm hàng năm là 550 triệu đô la được xác định cho đến nay”.
Bất chấp sự hợp tác liên tục với những tên tuổi nổi tiếng bao gồm Dapper Dan và The Brooklyn Circus , Gap vẫn đang chịu tổn thất lớn trên tất cả các bộ phận.
Trong quý 4, Old Navy cũng công bố doanh thu thuần giảm 6% xuống còn 2,2 triệu USD. Đối với doanh thu thuần trong quý 4 của Banana Republic, nhãn hiệu này đạt 578 triệu USD, giảm 6% so với năm trước.
Athleta cũng chứng kiến sự sụt giảm xuống còn 436 triệu USD. Hiện tại, công ty đang dự đoán doanh thu thuần trong năm tài chính 2023 sẽ đạt mức từ thấp đến trung bình một chữ số. Đối với toàn bộ Gap Inc. vào năm 2022, công ty đã báo cáo doanh thu 15,6 tỷ USD, so với doanh thu 16,7 tỷ USD vào năm 2021 và lỗ ròng 202 triệu USD.
Trong khi đó, theo Vogue Business, các cửa hàng bán lẻ đa thương hiệu độc lập đang gặp khó khăn ở Anh, với trung bình 47 cửa hàng đóng cửa mỗi ngày trong năm qua.
Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là sẽ có thêm một cuộc đại tu lớn về cách họ vận hành kho hàng tồn kho, sau các vấn đề về chuỗi cung ứng xảy ra vào năm ngoái.
Kho hàng giờ đây chứa đầy hàng hóa chất đống, rất khó di chuyển, tạo ra một phản ứng dây chuyền của các đơn đặt hàng bị hủy bỏ, giảm giá, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm, gây tác động ngược trở lại trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có những thị trường ổn định mà ngành thời trang cần quan tâm. Tại Trung Quốc, khả năng phục hồi kinh tế trong năm nay là 5,4% theo dự báo của Morgan Stanley. Trung Đông cũng không kém cạnh với thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí.
Theo số liệu của McKinsey State, thị trường ngành hàng xa xỉ của các nước khối GCC có trị giá 10 triệu USD trong năm 2021, tăng 23% so với trước dịch và dự kiến sẽ tăng lên đến 11 triệu USD trong năm nay.
Ngoài ra, thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang phục hồi và phát triển tích cực nhờ các chính sách mở cửa nhằm thúc đẩy du lịch lẫn kinh tế, được dự báo sẽ tăng 14% so với năm ngoái.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội hẹn hò Tinder thêm tuỳ chọn video tự quay (video selfies) để xác minh hình ảnh, mục tiêu chính là để xác định chủ tài khoản là người thật.
Theo đó, mạng xã hội hẹn hò Tinder đang cập nhật một cách thức mới để người dùng có thể sử dụng để xác minh tài khoản của họ.
Người dùng Tinder sẽ được yêu cầu tự quay video để xác minh, các tài khoản sau khi được xác minh sẽ được cấp một dấu tick màu xanh tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác.
Hệ thống xác minh của Tinder cũng sẽ kiểm tra kỹ video tự quay với ảnh hồ sơ. Mục đích chính là để đề phòng những tài khoản giả mạo.
Để thực hiện xác minh, người dùng chỉ cần tự quay video của chính mình trong ứng dụng bằng camera trước của điện thoại thông minh, Tinder sau đó sẽ sử dụng dữ liệu này để đối chiếu và xác minh.
Theo Tinder, với những tài khoản đã được cấp dấu xác minh trước đó, hệ thống cũng sẽ gửi yêu cầu lại trong những tuần tới và để tiếp tục được giữ dấu kiểm, tài khoản buộc phải cập nhật xác minh bằng video tự quay.
Trong khi tình trạng lừa đảo vẫn là một vấn nạn trên các nền tảng mạng xã hội, tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Tinder, và việc cập nhật cách xác minh là một phương thức để hạn chế điều này. Cũng theo Tinder, việc xác minh này là hoàn toàn miễn phí.
Vào năm 2022, doanh thu của Tinder là 1.79 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2021.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu báo cáo mới đây, gã khổng lồ nghe nhạc trực tuyến Spotify đã vượt mức 500 triệu người dùng. Con số này của Apple Music chỉ là hơn 100 triệu.
Cụ thể, Spotify hiện có 515 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tăng 5% so với quý trước và tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên Spotify tuyên bố có lượng người dùng vượt quá mức nửa tỷ người, với 210 triệu người dùng đăng ký có trả phí premium subscribers (chiếm 40%) và 317 triệu người đăng ký gói có hỗ trợ quảng cáo.
Những người dùng đăng ký có trả phí của Spotify chiếm 46% tổng số người dùng trong quý 1 năm 2019, giảm xuống 45% trong quý 1 năm 2020, 44% trong quý 1 năm 2021 và 43% trong quý 1 năm ngoái, trước khi giảm xuống chỉ còn mức khoảng 40% như hiện tại.
Số liệu của Spotify cho thấy mặc dù doanh thu từ quảng cáo của nền tảng chỉ tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thực tế con số này đã giảm 27% so với quý trước, với tổng doanh thu giảm 4%.
Dù vậy, Spotify nhấn mạnh rằng MAU của ứng dụng đã tăng tổng cộng 26 triệu người dùng so với mức dự kiến là 15 triệu, đây là mức tăng trưởng hàng quý lớn thứ hai trong lịch sử hình thành của nền tảng.
Trong khi chứng kiến tốc độ tăng trưởng tích cực, Spotify vẫn đang gồng lỗ, khoản lỗ hoạt động được dự báo là 129 triệu euro (~ 142 triệu USD) trong quý 2 năm 2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây từ CNBC, nhiều sản phẩm được bán hàng trên sàn thương mại điện tử (e-commerce) lớn nhất thế giới Amazon được viết bằng AI (trí tuệ nhân tạo)
Các chatbot trí tuệ nhân tạo như ChatGPT hay Google Bard đang ngày càng trở nên phổ biến, từ việc được sử dụng như là một công cụ hữu ích để viết email, sơ yếu lý lịch (CV) và thậm chí là tiểu thuyết.
Giờ đây, công nghệ này đã được sử dụng để viết các đánh giá (review) cho các sản phẩm được bán trên Amazon.
Như ví dụ được chụp từ Amazon ở trên, các đánh giá được viết bởi AI sẽ được bắt đầu bằng cụm từ “As an AI language…” (Là một mô hình ngôn ngữ…), một đoạn mà các chatbot như ChatGPT vẫn thường đưa ra trước các câu trả lời với ý định nhắc người dùng nó chỉ là một chatbot có lập trình và được đào tạo trước đó.
Amazon cho biết nền tảng này nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng đánh giá, bao gồm cả việc “viết đánh giá để nhận được các ưu đãi”. Amazon sẽ đình chỉ hoặc cấm người dùng khỏi nền tảng nếu vi phạm các chính sách này.
Người phát ngôn của Amazon cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi muốn khách hàng của Amazon yên tâm mua sắm khi biết rằng các đánh giá mà họ thấy trên nền tản là xác thực và đáng tin cậy.”
Các đánh giá giả mạo từ lâu đã là một vấn nạn đối với Amazon và nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến khác, khi các nền tảng bắt đầu sử dụng AI để kiểm duyệt nội dung thay vì là kiểm duyệt thủ công bằng con người.
Sự gia tăng của ChatGPT, Bard AI và các chatbot AI khác có thể giúp những kẻ xấu tạo ra các đánh giá gian lận một cách dễ dàng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Về kế hoạch năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất dự kiến của Masan sẽ đạt mức từ 90.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 18% và 31% so với mức 76.189 tỷ đồng vào năm 2022. Lợi nhuận sau thuế dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng và 5.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng từ 4% đến 30% so với mức 3.852 tỷ đồng vào năm 2022.
Ngày 24/4, tại TPHCM, Công ty CP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) và hai công ty con Masan Consumer, Masan MEATLife đồng tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 với chủ đề “Consumer of Things – Kết nối vạn nhu cầu”.
Đại hội đã mang đến cho các cổ đông, đối tác và khách hàng của Masan cái nhìn tổng quan về hệ sinh thái độc đáo Tiêu dùng – Bán lẻ – Công nghệ của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu gia tăng hiệu suất chuỗi giá trị tiêu dùng và phục vụ các nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng Việt Nam một cách toàn diện hơn.
Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chia sẻ: “Năm 2022, Masan đã thay đổi tư duy cả về những điều chúng tôi đang làm và cách định vị chính mình. Đó là trở thành một công ty dịch vụ, trải nghiệm và thấu hiểu người tiêu dùng”.
Còn ông Danny Lê, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan cho biết, Masan sẽ phát triển nền tảng đa kênh, cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, từ đó, đáp ứng vạn nhu cầu của khách hàng.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan chỉ ra mô hình tăng trưởng của Masan gắn liền với việc hợp nhất mạng lưới và người tiêu dùng offline, số hóa và “trực tuyến hóa” người tiêu dùng tại các điểm chạm offline. Từ đó giúp mở rộng danh mục sản phẩm & dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng.
Động cơ tăng trưởng chiến lược của Masan dựa trên ba trụ cột chính: Tăng trưởng mạng lưới, tăng trưởng hội viên và tăng trưởng thị phần chi tiêu.
Ba trụ cột này được củng cố bởi dịch vụ hậu cần xuyên suốt trên toàn quốc để giao hàng hóa cho người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi một cách kịp thời, tiết kiệm chi phí nhất. Trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ là nền tảng giúp vận hành mạng lưới thương mại thông minh hơn, và tự động hơn với quy mô ngày càng lớn.
Năm 2022, Masan đạt nhiều cột mốc quan trọng. Cụ thể, về mạng lưới, tập trung phát triển cửa hàng bán lẻ hiện đại (Modern Retail), mở gần 2 cửa hàng mỗi ngày, giúp tăng thị phần mạng lưới siêu thị mini & CVS (cửa hàng tiện lợi) của Masan từ 40% vào năm 2021 lên gần 50% vào năm 2022.
Masan cũng đồng thời phát triển mô hình bán lẻ hiện đại mang tính đột phá, cửa hàng WIN, để củng cố mạng lưới và mở rộng quy mô giỏ hàng. Khái niệm trung tâm mua sắm mini này đã mở rộng giỏ hàng tiêu dùng từ 25% lên 68% với tạp hóa, F&B, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính,…
Chương trình hội viên WIN cho phép Masan thiết lập kết nối trực tiếp với các thành viên của mình dù họ có ở cửa hàng hay không. Bên cạnh đó, các chi phí thu hút khách hàng thấp hơn nhiều so với các nền tảng khác trên thị trường.
Đây chính là bản chất của mô hình online to offline của Masan – số hóa để phục vụ người tiêu dùng tại các điểm offline với chi phí thu hút khách hàng thấp hơn và không tốn thêm chi phí khuyến mãi thông thường.
Lộ trình tăng trưởng của Masan trong giai đoạn 2023 – 2025 vẫn được giữ vững với việc tiếp tục tập trung vào ba động lực tăng trưởng cốt lõi của công ty.
Theo đó, với kế hoạch tăng trưởng mạng lưới, Masan đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần bán lẻ hiện đại MT & hợp tác với bán lẻ truyền thống GT để phục vụ 30 – 50 triệu hội viên WIN.
Tăng quy mô hội viên WIN ở cả offline và online lên 30-50 triệu; tận dụng mạng lưới online to offline, Masan đặt mục tiêu có 10 triệu thành viên vào năm 2023 và 30 triệu thành viên vào năm 2025. Masan cũng đặt mục tiêu cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho 5 triệu người tiêu dùng chưa được phục vụ đầy đủ trong vài năm tới.
Tại đại hội, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Masan Consumer, cho biết, tầm nhìn của Masan Consumer sẽ đưa 3 thương hiệu ra thế giới: Chin-su, Omachi và Vinacafe. Đến năm 2027, hoạt động kinh doanh thị trường toàn cầu sẽ đóng góp 15% tổng doanh thu của Masan Consumer Holdings.
Tổng Giám đốc của WinCommerce Nguyễn Thị Phương đưa ra lộ trình mở mạng lưới cửa hàng tạp hóa của WinCommerce: Để giành được thị phần cả ở thành thị và nông thôn, WinCommerce đã phát triển mô hình cửa hàng đa dạng để phục vụ các phân khúc người tiêu dùng từ trung thượng lưu đến đại chúng, từ thành thị đến nông thôn, và từ nhu cầu mua sắm hàng ngày đến các dịp họp mặt gia đình.
Trải nghiệm của khách hàng sẽ là điểm khác biệt chính của WinCommerce, công ty đang hợp tác với chuyên gia thiết kế cửa hàng Malherbe có trụ sở tại Paris để cải tiến hình ảnh của các siêu thị, minimart.
Ngoài ra, WinCommerce cũng đã đơn giản hóa, số hóa và tự động hóa hệ thống hoạt động để chuẩn bị cho việc mở rộng mạng lưới lên đến 10.000 cửa hàng.
Về kế hoạch năm 2023, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất đạt từ 90.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 18% và 31% so với mức 76.189 tỷ đồng vào năm 2022. Lợi nhuận sau thuế dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng và 5.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng từ 4% đến 30% so với mức 3.852 tỷ đồng vào năm 2022.
Kịch bản không thuận lợi, trong đó các điều kiện vĩ mô khó khăn hơn dự kiến và tâm lý thắt chặt tiêu dùng vẫn tồn tại, dự kiến lợi nhuận các mảng hàng đầu sẽ tăng từ 10% đến 15%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua Case Study của gã khổng lồ đặt phòng trực tuyến Airbnb, người làm Marketing sẽ có thêm góc nhìn về việc nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing.
Thông qua báo cáo doanh thu mới đây, gã khồng lồ đặt phòng trực tuyến Airbnb đã công bố mức lợi nhuận quý thứ 4 tốt nhất từ trước đến nay, sau 2 năm cắt giảm chi tiêu marketing tổng thể, đồng thời chuyển ngân sách từ các hoạt động Performance Marketing sang Brand Marketing, tức tập trung xây dựng thương hiệu.
Theo đó, thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) đạt 506 triệu USD (417 triệu bảng Anh) trong 3 tháng cuối cùng của năm tài chính, tăng từ mức 333 triệu USD (274 triệu bảng Anh) một năm trước đó.
Lợi nhuận tăng trong khi doanh thu cũng tăng 24% lên 1,9 tỷ USD (1,6 tỷ bảng Anh), doanh thu quý thứ tư cao nhất của Airbnb từ trước đến nay.
Trong cả năm, EBITDA điều chỉnh đạt mức 2,9 tỷ USD (2,4 tỷ bảng Anh), tăng từ 1,6 tỷ USD (1,3 tỷ bảng Anh) vào năm 2021, doanh thu tăng 40% lên 8,4 tỷ USD (6,9 tỷ bảng Anh). Tỷ suất lợi nhuận ròng của Airbnb đạt mức 23% và thu nhập ròng (net income) là 1,9 tỷ USD (1,6 tỷ bảng Anh).
Khi doanh thu tăng lên, ngân sách chi tiêu cho các hoạt động markeing (tiếp thị) và bán hàng của Airbnb cũng tăng theo. Chi tiêu trong năm đã tăng 27,8% lên 1,5 tỷ USD (1,25 tỷ bảng Anh), bao gồm mức tăng 19,7% cho chi tiêu trong quý 4, lên 490 triệu USD (337 triệu bảng Anh). Đặc biệt, phần lớn ngân sách marketing được sử dụng cho các hoạt động Brand Marketing, tức tập trung vào việc xây dựng thương hiệu.
Kể từ đầu năm 2021, sau những ảnh hưởng của Covid-19, Airbnb đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách marketing tổng thể, đồng thời chuyển các khoản đầu tư từ Performance Marketing và SEO sang thương hiệu (Brand) và PR.
CEO của Airbnb, ông Brian Chesky cho biết vai trò ưu tiên hàng đầu của Marketing tại Airbnb là “Giáo dục khách hàng” chứ không phải là “Chuyển đổi hay tìm kiếm khách hàng trực tiếp”.
Các chiến dịch Marketing theo đó tập trung theo hướng làm thương hiệu hơn là bán hàng.
Ngoài ra, PR là một phần quan trọng khác của Airbnb. Về tổng thể, có hàng trăm ngàn bài báo đã được viết về Airbnb vào năm 2022 và gần 90% lưu lượng truy cập của nền tảng vẫn là trực tiếp (Direct Traffic).
Giám đốc tài chính (CFO) của Airbnb, ông Dave Stephenson nói thêm rằng “sự thay đổi chiến lược trong chi tiêu Marketing đã được chứng minh bằng hiệu suất kinh doanh vô cùng hiệu quả từ năm 2020 đến năm 2022.”
Nói về chiến lược định hướng trong tương lai, Airbnb đã xác định 3 ưu tiên chiến lược hàng đầu bao gồm: đưa dịch vụ cho thuê trở thành sản phẩm chính, hoàn thiện các dịch vụ cốt lõi và xây dựng nền tảng cho các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai.
Theo CEO Chesky, điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đầu tư vào Marketing để nâng cao nhận thức về thương hiệu, giáo dục khách hàng về các dịch vụ và ưu đãi mới của Airbnb, và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Storytelling là chiến lược hiệu quả để thương hiệu kết nối với khách hàng mục tiêu, cùng MarketingTrips khám phá lý do tại sao Storytelling lại vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.
Với tư cách là những người làm marketing, bạn hiểu rằng một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu đó không phải là doanh số bán hàng hay đối thủ mà là thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, liệu việc thấu hiểu đó có thực sự mang lại giá trị hay không nếu bạn không hiểu về chính doanh nghiệp, về chính các câu chuyện liên quan đến thương hiệu.
Về bản chất, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ 2 chiều, điều này có nghĩa là, bạn cần phải thấu hiểu cả khách hàng lẫn chính doanh nghiệp mới có thể tạo ra những mối quan hệ thực sự có ý nghĩa.
Mọi thứ cũng chưa dừng lại ở đó, giả sử bạn hiểu về doanh nghiệp của mình, về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, bạn cũng hiểu các nỗi đau mà khách hàng của mình đang gặp phải, tuy nhiên, kết quả sẽ là gì nếu bạn không thể truyền tải các thông điệp của thương hiệu tới khách hàng theo cách phù hợp, cách mà ở đó khách hàng có thể nhớ về thương hiệu, tương tác lại với thương hiệu, cân nhắc mua hàng khi có nhu cầu và hơn thế nữa trong tương lai.
Storytelling hay nghệ thuật kể chuyện thương hiệu là một trong số những chiến lược hiệu quả có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này.
Storytelling là gì?
Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.
Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.
Tại sao Storytelling lại vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.
Dù bạn là người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn đều cần hiểu rằng việc xác định đối tượng mục tiêu, nỗi đau và mong muốn của họ là nền tảng để xây dựng nên các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Một khi hiểu về khách hàng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về con đường xây dựng thương hiệu mà bạn phải thực hiện.
Storytelling hay Nghệ thuật kể chuyện không chỉ là xu hướng làm marketing của năm 2023 mà còn là điều kiện cần để tăng trưởng, như cách các thương hiệu lớn vẫn làm.
Storytelling không chỉ giúp truyền tải các thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả, nó còn giúp thiết lập nên cái gọi là bản sắc thương hiệu (Brand Identity), thứ có thể khiến khách hàng nhớ về thương hiệu theo những cách có ý nghĩa nhất.
Dưới đây là những lý do chính có thể khiến bạn bắt đầu xây dựng Storytelling ngay từ bây giờ.
Storytelling giúp xây dựng kết nối với khách hàng.
Kể một câu chuyện hấp dẫn có thể là cách làm hiệu quả để tạo ra các kết nối cảm xúc với khách hàng. Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, những khó khăn và thành công của cả cá nhân và doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể xây dựng lòng tin và sự đồng cảm với công chúng của mình, điều này có thể dẫn đến nhiều mối quan hệ bền chặt hơn và lòng trung thành của khách hàng cũng sẽ cao hơn.
Storytelling giúp truyền đạt hiệu quả một thông điệp.
Một câu chuyện được kể hay có thể là một cách hiệu quả để truyền đạt một thông điệp hoặc ý tưởng nào đó. Bằng cách sử dụng các chiến thuật như ẩn dụ hay các kỹ thuật kể chuyện khác, thương hiệu có thể truyền đạt các khái niệm phức tạp theo những cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất.
Storytelling khiến thương hiệu trở nên đáng nhớ.
So với các bài viết hay các đoạn văn bản khô khan, những câu chuyện hiển nhiên sẽ có sức hút hơn và dễ nhớ hơn. Bằng cách tạo ra một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng đến các nhóm khách hàng, doanh nghiệp có thể làm cho thương hiệu trở nên nổi bật hơn trong một thị trường đông đúc và chật hẹp. Một câu chuyện đáng nhớ có thể giúp khách hàng nhớ về thương hiệu rất lâu sau khi tương tác.
Storytelling giúp thương hiệu khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Một câu chuyện hay cũng có thể giúp phân biệt một thương hiệu với số còn lại trên cùng một thị trường. Bằng cách chia sẻ những giá trị và quan điểm riêng biệt (USP), thương hiệu có thể định vị thương hiệu theo cách khác biệt và hấp dẫn nhất đối với các phân khúc thị trường tương ứng.
Hãy nghĩ về Nike hay Starbucks, có một sự thật là thứ khiến bạn nhớ nhất về họ hay thứ khiến họ khác biệt không phải là những đôi dày bền hay cafe thơm ngon, đúng vậy không?
Storytelling giúp thiết lập doanh nghiệp như là “nhà lãnh đạo tư tưởng ngành”.
Với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, khách hàng không thể nhớ hết tất cả các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực đó, điều này có nghĩa là, bạn phải là Top of Mind trong tâm trí của khách hàng khi nói về các sản phẩm và dịch vụ trong ngành.
Một trong những cách để làm điều này đó là trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng ngành. Nhà lãnh đạo tư tưởng ngành có nghĩa là, trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể nào đó, tiếng nói của doanh nghiệp luôn có sức ảnh hưởng lớn đến các công chúng liên quan.
Bạn nghĩ về MarketingTrips khi nói đến các trang tin về marketing chẳng hạn.
Bằng cách cung cấp những thông tin và lời khuyên có giá trị (và riêng biệt), doanh ngiệp có thể xây dựng uy tín và thu hút một lượng khách hàng trung thành.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau vài ngày gỡ bỏ toàn bộ dấu tick xanh trên các tài khoản vì lý do không trả phí, đến nay Twitter lại âm thầm đảo ngược quyết định trên, trả lại tick xanh cho các tài khoản có trên 1 triệu followers.
Theo Rolling Stone, Twitter đã âm thầm trả lại dấu tick xanh cho các tài khoản có hơn 1 triệu người theo dõi. Một trong số họ là diễn viên Ian McKellen nổi tiếng với các bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn và X-Men. McKellen đã thông báo trên Twitter rằng ông đã không trả phí để lấy lại dấu xác minh đó.
Một vài người nổi tiếng, các nhà báo và ít nhất là một trường đại học nổi tiếng cũng có thông báo về việc họ đã được gắn lại tick xanh dù không đồng ý với mức phí mà CEO Elon Musk đưa ra. Viện Công nghệ Massachusetts thông báo sau khi thấy dấu tick xanh hiện trở lại: “Chúng tôi đã không đăng ký Twitter Blue”.
Tài khoản của cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez (đã mất năm 2013), đầu bếp Anthony Bourdain (mất năm 2018) và ca sĩ Chester Bennington (qua đời năm 2017) đều đã hiện lại dấu tick xanh.
Nhiều người dùng mạng xã hội này suy đoán Twitter đã khôi phục dấu tick xanh cho các tài khoản có hơn 1 triệu người theo dõi, dù vậy một số tài khoản không có đủ số lượng này vẫn nhận được.
Đầu tháng này, Twitter đã âm thầm gắn nhãn lên tài khoản của các hãng truyền thông như NPR, BBC và PBS là “liên kết với nhà nước” hoặc “do chính phủ tài trợ”.
Hiện các nhãn đó cũng đã bị xóa đi. NPR.com thông tin ông Musk đã đưa ra quyết định này vì gợi ý của Walter Isaacson, nhà báo nổi tiếng và là người viết tiểu sử chính thức của Giám đốc điều hành Apple Steve Jobs. Isaacson được cho là đang viết một cuốn tiểu sử tương tự về Musk.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Yonhap, Samsung Electronics nhiều khả năng sẽ ghi nhận lỗ nặng trong quý II khi thị trường công nghệ toàn cầu diễn biến ảm đạm.
Cụ thể, theo phân tích của Hi Investment & Securities, Samsung Electronics có thể lỗ tới 1,28 nghìn tỷ won (khoảng 961 triệu USD) riêng trong quý II.
Cùng quan điểm này, SK Securities dự đoán khoản lỗ của Samsung Electronics trong quý II có thể lên tới 600 tỷ won. Con số mà Samsung Securities dự đoán nằm ở mức 279 tỷ won.
Nếu những dự đoán này trở thành sự thật, đây sẽ là quý đầu tiên Samsung Electronics báo lỗ kể từ quý IV/2008 khi doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận gộp ở mức âm 940 tỷ won.
Giới phân tích nhận định bộ phận Giải pháp thiết bị của Samsung Electronics, phụ trách mảng kinh doanh chip, có khả năng chịu khoản lỗ 4.000 tỷ Won. Tuy nhiên tăng trưởng của bộ phận Di động với sự ra mắt Galaxy S23 mới đã giúp công ty vẫn có lợi nhuận mỏng trong quý đầu tiên.
Với ước tính thu nhập ảm đạm trong quý trước đó, các chuyên gia dự đoán kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp sẽ tồi tệ hơn nữa khi hiệu ứng từ việc ra mắt Galaxy suy giảm, trong khi nhu cầu chip toàn cầu vẫn ảm đạm.
“Kết quả kinh doanh quý đầu tiên đã được hỗ trợ bởi mảng điện thoại thông minh khi bù đắp phần lớn khoản lỗ về chip và lợi nhuận không đáng kể từ màn hình, thiết bị điện tử hay linh kiện điện tử”, Hwang Min-seong, chuyên gia tại Samsung Securities, cho biết.
“Hiệu ứng của những chiếc smartphone mới sẽ nhạt đi trong quý II và chúng tôi không loại trừ khả năng Samsung Electronics sẽ lỗ lớn”, vị này nói thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giá trị thị trường của LVMH đã vượt mức 500 tỷ USD. LVMH là doanh nghiệp đứng sau hàng loạt thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton hay Dior. LVMH cũng là doanh nghiệp châu Âu đầu tiên có giá trị thị trường (Market Value) vượt mức 500 tỷ USD.
Theo đó, LVMH, Công ty mẹ của Louis Vuitton, Dior, Moët & Chandon, Hennessy cũng như các thương hiệu khác bao gồm các cửa hàng Givenchy, Bulgari và Sephora, đã báo cáo doanh thu bán hàng quý đầu tiên tăng 17%, cao hơn gấp đôi so với kỳ vọng của các nhà phân tích trước đó.
Giá cổ phiếu của LVMH đạt mức cao kỷ lục và chạm đỉnh vào ngày 24/4. Tính từ đầu năm 2023, giá cổ phiếu của LVMH đã tăng 32,8%.
Theo số liệu từ báo cáo, doanh thu của LVMH là 79,2 tỷ euro (87,1 tỷ USD) vào năm 2022, với mức lợi nhuận từ các hoạt động định kỳ là 21,1 tỷ euro (23 tỷ USD), con số cao kỷ lục 2 năm liên tiếp tính từ 2021.
Công ty có trụ sở tại Paris, Pháp này cho biết doanh nghiệp này được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại sau Covid-19 của Trung Quốc, khi người tiêu dùng bắt đầu du lịch và chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp.
Hy vọng về sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc cũng đã thúc đẩy giá cổ phiếu của các tập đoàn chuyên bán các mặt hàng xa xỉ khác như Richemont, Kering và Burberry.
Giám đốc điều hành của LVMH, ông Bernard Arnault hiện cũng là người giàu nhất thế giới, theo chỉ số tỷ phú theo thời gian thực của Forbes, với khối tài sản hơn 200 tỷ USD.
Vào năm 2021, LVMH đã hoàn tất việc mua lại công ty trang sức Tiffany & Co của Mỹ với giá 15,8 tỷ USD.
LVMH là doanh nghiệp châu Âu đầu tiên có giá trị thị trường (Market Value) vượt mức 500 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông tin trên là nhận định được Anphabe – một trong những đơn vị trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm đưa ra, khi thực hiện khảo sát với gần 60.000 người đi làm, tại hơn 500 công ty, trong năm 2022.
Bên cạnh sự nỗ lực giải toả tâm lý của mỗi nhân sự, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đúng mức đến tinh thần của người lao động, ổn định nguồn nhân lực, khi áp lực công việc được xem là ngày càng lớn hiện nay.
Quá tải là trạng thái mà một người phụ nữ vẫn còn ám ảnh khi nhắc đến thời gian làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Suốt gần 1 năm trước khi nghỉ việc, chị luôn cảm thấy mệt mỏi vì dành quá nhiều thời gian cho công việc.
“Trong gần 1 năm, mình thường xuyên đối mặt với chỉ số KPI và deadline. Mình cứ miệt mài cố gắng. Một áp lực nữa là mình phải hi sinh thời gian, không biết có bao nhiêu cuối tuần, nghỉ lễ, thời gian cho gia đình… mình đã đốt vào trong công việc. Mình quá stress”, nhân viên công sở chia sẻ.
Đi làm, áp lực là điều khó tránh và mỗi người lao động lại có những áp lực của riêng mình.
Đáng nói, theo khảo sát của Anphabe, có tới 42% người đi làm đang trong trạng thái mệt mỏi với tần suất stress từ thường xuyên đến rất thường xuyên.
Các nguyên nhân được thống kê gồm các yếu tố liên quan đến tài chính, gia đình; tính chất công việc; môi trường, điều kiện làm việc; quan hệ công sở… Thực tế này có thể thúc đẩy xu hướng “nghỉ việc trong im lặng” ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tại Công ty Cổ phần Green HN, để ổn định từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, năm nay, nhiều giải pháp chăm lo về tài chính, hay sức khoẻ thể chất, tinh thần người lao động cũng được triển khai nhiều hơn. Toàn bộ khu vực tầng 1 đang được sửa lại để tạo nhiều không gian thư giãn cho nhân viên.
Tuy nhiên, hiện chỉ có 15% trong 500 doanh nghiệp tham gia khảo sát chọn an sinh cho nhân viên là chiến lược quan trọng nhất. Theo nhận định của chuyên gia lao động, con số này vẫn ở mức thấp.
Với sự thay đổi của cơ chế thị trường như hiện nay, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị nhân lực hơn nữa – một trong những yếu tố quyết định sự phát triển về dài hạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhà bán lẻ trực tuyến lẫn tại cửa hàng Bed Bath & Beyond có trụ sở tại Mỹ, vốn được mệnh danh là “cửa hàng có mọi thứ trong nhà của bạn” được thành lập từ năm 1971, đã nộp đơn xin phá sản.
Theo thông báo từ chính website của nhà bán lẻ, Bed Bath & Beyond viết: “Cảm ơn tất cả các khách hàng trung thành của chúng tôi. Chúng tôi đã phải đưa ra một quyết định khó khăn đó là bắt đầu thu hẹp hoạt động của mình.”
Tất cả các cửa hàng Bed Bath & Beyond và buybuy BABY vẫn sẽ vẫn mở cửa phục vụ cho đến khi có thông báo mới.
Bed Bath & Beyond là một trong số những công ty bán lẻ lâu đời có trụ sở tại Mỹ, được thành lập từ năm 1971 và hiện có khoảng 14.000 nhân viên tại các văn phòng ở một số quốc gia như Mỹ, Canada, hay Mexico.
Công ty này cho biết hiện họ sẽ tìm cách bán một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Nếu có thể tìm được người mua, Bed Bath & Beyond sẽ tạm dừng việc đóng cửa hàng. Nhưng nếu mọi thứ không thuận lợi, Bed Bath & Beyond có thể sẽ bị thanh lý hoàn toàn và ngừng kinh doanh.
Trước khi lâm vào trình trạng khó khăn như hiện tại, Bed Bath & Beyond từng là viên ngọc quý, là đế chế trong ngành hàng bán lẻ, với nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Vốn được mệnh danh là “cửa hàng bán mọi thứ trong nhà của bạn”, Bed Bath & Beyond bán tất cả các sản phẩm gia dụng từ xoong nồi, khăn tắm đến giường ngủ. Các phiếu giảm giá của Bed Bath & Beyond đã trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng tại Mỹ.
Trong hồ sơ phá sản, Bed Bath & Beyond cho biết nhà bán lẻ này hiện có khoản nợ 5,2 tỷ USD và tài sản ở mức 4,4 tỷ USD.
Kỷ nguyên của các siêu thị.
Được thành lập vào năm 1971 bởi Warren Eisenberg và Leonard Feinstein, với tên gọi ban đầu là Bed ‘n Bath, nhà bán lẻ này tập trung bán các sản phẩm giường ngủ có thiết kế, một xu hướng mới vào thời điểm đó. Khác với các cửa hàng bách hóa hay siêu thị khác, Bed ‘n Bath không dựa vào các sự kiện giảm giá để thu hút khách hàng.
Công ty đổi tên thành Bed Bath & Beyond vào năm 1987 với định hướng mới là sẽ bán nhiều danh mục sản phẩm hơn. Bed Bath & Beyond trở nên phổ biến vào những năm 1992 với 38 cửa hàng và doanh thu khoảng 200 triệu USD.
Đến năm 2000, số lượng cửa hàng đã tăng vọt lên con số 241 và doanh thu hàng năm đạt mức 1,1 tỷ USD, tức tăng hơn 500% so với năm 1992. Cửa hàng Bed Bath & Beyond thứ 1.000 được khai trương vào năm 2009, khi chuỗi đạt doanh thu hàng năm là 7,8 tỷ USD.
Không giống như nhiều nhà bán lẻ khác, Bed Bath & Beyond đầu tư rất ít ngân sách cho hoạt động quảng cáo, thay vào đó dựa vào các phiếu giảm giá được phát định kỳ trên các tờ báo tuần để thu hút khách hàng.
Làn sóng mua sắm trực tuyến.
Mặc dù là đế chế tỷ đô, nhưng khi các cửa hàng truyền thống bắt đầu nhường chỗ cho thương mại điện tử (e-commerce), Bed Bath & Beyond đã gặp phải khó khăn lớn khi chậm chân trong cuộc đua chuyển đổi số.
Nhà sáng lập của nhà bán lẻ này cho biết: “Chúng tôi đã bỏ lỡ con thuyền trên internet.”
Mua sắm trực tuyến theo đó cũng làm giảm sức hấp dẫn đối với các phiếu giảm giá vốn được người tiêu dùng rất yêu thích từ Bed Bath & Beyond, người tiêu dùng có thể tìm thấy nhiều lựa chọn thay thế rẻ hơn trên Amazon hoặc các nền tảng thương mại điện tử khác.
Tuy nhiên, không chỉ Amazon và mua sắm trực tuyến đã đánh chìm Bed Bath & Beyond.
Những cái tên như Walmart (WMT), Target (TGT) và Costco (COST) cũng đã phát triển không ngừng trong nhiều năm qua và đã giành lấy tập khách hàng của Bed Bath & Beyond với mức giá tốt hơn và nhiều chủng loại sản phẩm hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo phản ánh từ một số nhà quảng cáo trên Facebook, chi phí quảng cáo trên các tài khoản của họ tăng đột biến.
Nhiều tài khoản quảng cáo có giá CPM tăng từ 200% – 500% so với ngày trước đó, trong khi tất cả các chỉ số hiệu suất quảng cáo dường như đều bị ảnh hưởng. Các nhà quảng cáo khác cũng cho biết là các nhóm quảng cáo của họ tự động chi tiêu vượt quá ngân sách đã được thiết lập trước đó.
Theo báo cáo, Meta đã khắc phục sự cố và tất cả các hệ thống quảng cáo hiện đã hoạt động bình thường trở lại. Meta cũng cho biết là sẽ liên lạc trực tiếp với những tài khoản quảng cáo đã bị ảnh hưởng để khắc phục.
Kể từ sau cập nhật iOS14 của Apple, khi nhiều người dùng chọn không bị theo dõi dữ liệu, Meta liên tục điều chỉnh quy trình phân phối quảng cáo dựa trên công nghệ máy học và thuật toán phân phối quảng cáo, đây có thể là lý do khiến quảng cáo được hiển thị không phù hợp.
Theo gợi ý của Facebook, các nhà quảng cáo nên kiểm tra lại tài khoản của mình để xem liệu có bất cứ thứ gì bất ổn hay không và có thể liên hệ hỗ trợ từ Facebook nếu cần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới đây, Twitter cho biết tất cả các nhà quảng cáo phải đăng ký và thanh toán phí cho tick xanh mới có thể chạy quảng cáo trên nền tảng.
Trong một email gửi đến tất cả các nhà quảng cáo Twitter, Twitter cho biết tất cả các nhà quảng cáo phải đăng ký và thanh toán tick xanh (Blue Check) mới có thể tiếp tục chạy quảng cáo trên mạng xã hội Twitter.
Điều này hiện có nghĩa là các thương hiệu sẽ phải trả cho Twitter 8 USD mỗi tháng cho một tick xanh thông thường hoặc 1.000 USD mỗi tháng cho tick vàng (được áp dụng cho các tổ chức lớn).
Sau khi thanh toán, hiển nhiên ngoài việc nhà quảng cáo được phép chạy quảng cáo trên Twitter, tài khoản Twitter của doanh nghiệp cũng sẽ được cấp tick xanh.
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một cách để CEO Elon Musk thúc đẩy thêm doanh thu cho Twitter, nền tảng vốn kinh doanh không mấy hiệu quả.
Theo một báo cáo gần đây nhất từ nền tảng phân tích ứng dụng Sensor Tower, 50 nhà quảng cáo hàng đầu trên Twitter đã chi tổng cộng 102 triệu USD vào tháng 2 và tháng 3 năm 2022, trước khi Elon Musk tiếp quản mạng xã hội này.
Cũng theo số liệu, 50 nhà quảng cáo chi tiêu lớn nhất chỉ mang lại khoảng 13,5% tổng doanh thu quảng cáo của Twitter, điều đó có nghĩa là phần lớn các doanh nghiệp chạy quảng cáo trên Twitter là các doanh nghiệp nhỏ, đây có thể sẽ là rào cản khi Twitter buộc họ phải thanh toán thêm chi phí cho tick xanh.
Doanh thu quảng cáo của mạng xã hội Twitter sụt giảm đến 50% tính từ giữa năm 2022 đến nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa công bố những cải tiến mới cho Search Ads 360 đồng thời khuyến khích các nhà quảng cáo chuyển đổi sang nền tảng mới trước tháng 4 năm 2024.
Theo công bố mới, Google đã nâng cấp nhiều tính năng mới cho Search Ads 360 hướng tới mục tiêu thân thiện hơn với người dùng, đồng thời có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc đo lường và tối ưu quảng cáo trên nhiều kênh.
Google khuyến khích các nhà quảng cáo nên sớm nâng cấp sang phiên bản mới. Các nhà quảng cáo sẽ có thể trải nghiệm Search Ads 360 mới trước khi phiên bản cũ ngừng hoạt động vào tháng 4 năm 2024.
Google Search Ads 360 là gì?
Search Ads 360 là một phần của nền tảng có trả phí Google Marketing Platform, được thiết kế với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo quản lý các chiến dịch tìm kiếm trên nhiều kênh ở cấp độ doanh nghiệp. Nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng Search Ads 360 để triển khai và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo.
Các tính năng mới của Search Ads 360 là gì?
Nền tảng mới sẽ cung cấp nhiều tính năng mới cho Google Ads, Microsoft Advertising, Yahoo! Nhật Bản và Baidu.
Hỗ trợ Google Ads trong Search Ads 360 mới: Cung cấp các định dạng văn bản, hình ảnh, hiển thị, video và quảng cáo ứng dụng (app promotion).
Cài đặt các chiến dịch Quảng cáo của Microsoft (Microsoft Advertising) cho phép nhà quảng cáo kiểm soát chi tiêu, nhắm mục tiêu (Targeting) theo vị trí và tối ưu hóa chiến dịch.
Mẫu (Templates) quảng cáo mới: Là trình tạo chiến dịch tự động dành cho các chiến dịch quảng cáo động (dynamic ads), có thể giúp nhà quảng cáo tận dụng các khoảng không quảng cáo (Ad Inventory) theo từng thời kỳ.
Search Ads 360 Performance Center: có thể sử dụng để tối ưu hoá việc lập kế hoạch, lập ngân sách và báo cáo.
Với cập nhật mới, Google kỳ vọng sẽ có thể cải thiện trải nghiệm của các nhà quảng cáo, giúp nhà quảng cáo đạt được kết quả tốt hơn thông qua việc quản lý chiến dịch tìm kiếm trên nhiều kênh (cross-channel).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa công bố cập nhật cho Bard, với khả năng hỗ trợ viết code và sửa lỗi (debug), tính năng mới sẽ là trợ thủ đắc lực cho các nhà phát triển (developer).
Theo thông tin từ Google, bắt đầu từ ngày 21/4, Bard có thể hỗ trợ các nhiệm vụ liên quan đến lập trình và phát triển phần mềm, bao gồm cả việc viết code, gỡ lỗi (debugging) và giải thích các thông tin về code.
Tính năng mới hiện khả dụng với hơn 20 ngôn ngữ lập trình bao gồm C++, Go, Java, Javascript, Python và Typescript. Bard cũng có thể hỗ trợ viết mã các chức năng cho Google Sheets.
Ngoài khả năng viết code, Google Bard có thể giúp giải thích chi tiết cho các đoạn mã đã viết. Điều này đặc biệt hữu ích cho các lập trình viên mới hoặc những ai muốn tìm hiểu cụ thể về code.
Google Bard cũng có thể giúp gỡ lỗi cho code, kể cả những đoạn code mà Bard đã viết. Nếu Bard đưa cho người dùng một thông báo hoặc đoạn code lỗi hay không hoạt động như ý muốn, người dùng chỉ cần thông báo ngược lại với Bard, Bard theo đó sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục.
Theo Google, Bard hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và do đó không thể tránh khỏi những thứ sai lệch, tuy nhiên, nó vẫn là một trợ thủ đắc lực cho người dùng.
“Với các khả năng viết code mới của Google Bard, chúng tôi rất vui mừng khi áp dụng AI tổng quát để tăng tốc khả năng phát triển phần mềm, truyền cảm hứng đổi mới và giúp mọi người giải quyết các thách thức kỹ thuật vốn phức tạp.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khởi đầu năm 2023, doanh thu thuần của Thế Giới Di Động sụt giảm 26% trong quý 1 trước bối cảnh sức mua điện thoại và điện máy ngày càng suy yếu, đồng thời công ty tiếp tục không công bố kết quả lợi nhuận.
Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2023 với doanh thu thuần đạt 26.990 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ và mới hoàn thành 20% chỉ tiêu doanh thu năm 2023.
Với vai trò dẫn dắt doanh thu Thế Giới Di Động, chuỗi thegioididong.con và Điện Máy Xanh ghi nhận doanh thu lũy kế 3 tháng đầu năm 2023 giảm 34% so với cùng kỳ 2022.
Trong đó, doanh thu hầu hết sản phẩm điện thoại và điện máy giảm từ 25% đến 35%, ngoại trừ máy tính bảng, máy tính xách tay giảm mạnh hơn từ 40% đến 50%.
Do các sản phẩm ICT chiếm trọng lớn trong doanh số từ kinh doanh online của Thế giới Di động và Điện Máy Xanh, nên doanh thu online cũng sụt giảm 40% so với cùng kỳ.
Đối với chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu 3 tháng đầu năm tăng 5% mặc dù chuỗi đã giảm 20% số điểm bán so với quý 1/2022.
Theo từng ngành hàng, mảng thực phẩm tươi sống là động lực chính của chuỗi Bách hóa Xanh, tăng 40% so với cùng kỳ.
Doanh thu FMCG tương đương cùng kỳ trong khi đóng góp từ sản phẩm gia dụng giảm so với quý 1/2022 do Bách Hoá Xanh đã tối ưu lại danh mục sản phẩm, bỏ không kinh doanh một số mặt hàng gia dụng sau tái cấu trúc.
Trong đó, riêng kênh online tăng trưởng 19%. Công ty cho biết doanh thu bình quân 3 tháng đạt hơn 1,3 tỷ đồng/cửa hàng và dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện trong tháng 4.
Với kết quả tích cực của 5 cửa hàng điện máy EraBlue đầu tiên (4,5-5 tỷ đồng/cửa hàng/tháng, duy trì ổn định từ tháng 12/2022 đến nay), ban lãnh đạo Thế Giới Di Động tin tưởng triển vọng của chuỗi Erablue tại Indonesia là rất lớn.
Công ty đã sẵn sàng để cùng với các đối tác kinh doanh của mình xây dựng thêm và mở rộng mô hình kinh doanh trong năm 2023 này. Erablue đặt mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bán lẻ điện tử tiêu dùng tại Indonesia bằng cách xây dựng 500 cửa hàng trong vòng 5 năm tới.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Thế Giới Di Động thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 4.200 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện trong năm 2022
Kế hoạch kinh doanh khiêm tốn này dựa trên đánh giá tình hình thực tế giai đoạn hiện tại và giả định sức mua có thể phục hồi tích cực từ quý 3/2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu mới đây từ CNN, mức thu nhập của CEO Google Sundar Pichai năm 2022 là 226 triệu USD so với mức chỉ 6.3 triệu USD của năm 2021.
Theo một báo cáo từ Alphabet Inc, công ty mẹ của Google, thu nhập của CEO Google Sundar Pichai đạt mức 226 triệu USD trong 2022, khoản thu nhập bao gồm tiền lương và các khoản từ cổ phiếu.
Cũng theo số liệu này, mức lương của Sundar Pichai cũng nằm trong danh sách những nhà lãnh đạo doanh nghiệp được trả cao nhất thế giới.
Báo cáo của Alphabet cũng tiết lộ rằng Prabhakar Raghavan, hiện là phó chủ tịch cấp cao về tri thức và thông tin của Google, và Philipp Schindler, giám đốc kinh doanh của Google, cả hai nhà lãnh đạo này đã kiếm được khoảng 37 triệu USD vào năm 2022. Giám đốc tài chính (CFO) của Google, Ruth Porat, đã nhận được 24,5 triệu USD tiền phúc lợi.
Vào năm 2022, tổng số tiền bồi thường trung bình cho nhân viên của Alphabet là 279.802 USD. Khoản bồi thường của CEO Pichai cao gấp 808 lần nhân viên.
Vào tháng 1, Google đã cắt giảm khoảng 12.000 nhân sự và tiếp sau đó là một số đợt cắt giảm nhân sự khác, cùng với nhiều hoạt động được đưa ra với mục tiêu cắt giảm chi phí.
Trong một bản ghi nhớ gửi cho nhân viên, Google cho biết doanh nghiệp này sẽ sửa đổi các lợi ích và đặc quyền của nhân viên để trở nên phù hợp hơn với “cách thức hoạt động mới của Google”. .
“Trong hai năm qua, chúng ta đã chứng kiến những giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Để phù hợp hơn với sự tăng trưởng đó, chúng tôi cần những chính sách mới.”
Vào năm 2022, doanh thu của Google đạt mức gần 280 tỷ USD, trong đó hơn 80% doanh thu là đến từ quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa công bố báo cáo mới, nêu bật tương lai của ngành bán lẻ (Retail) sẽ được định hình bởi 5 xu hướng chính.
Trong những năm vừa qua, nếu có một điều gì đó đáng nhớ nhất đã dạy cho các nhà bán lẻ, thì đó chính là cách duy trì khả năng phục hồi trong một môi trường kinh tế đầy biến động, trong thế giới VUCA.
Trong khi mọi thứ vẫn còn ở phía trước, sứ mệnh của Google là giúp các nhà bán lẻ và thương hiệu vượt qua những thời điểm bất ổn. Dưới đây là các xu hướng mua sắm chính sẽ định hình ngành bán lẻ trong năm 2023 và những năm tới.
Mua sắm đã trở thành một trải nghiệm đa chiều.
Người tiêu dùng ngày nay liên tục di chuyển trên các nền tảng kỹ thuật số, vật lý, ảo và cả mạng xã hội trong suốt quá trình tìm kiếm sản phẩm, nghiên cứu và mua hàng.
Hành vi mua sắm đa kênh (Omni Channel) này sẽ tiếp tục phát triển khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ tìm kiếm một sản phẩm cụ thể trên một kênh cụ thể trong một khoảng thời gian xác định, sang trải nghiệm đa kênh, đa chiều.
Mọi người sẽ không ngừng khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới trong khi vẫn “lướt” xem nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, khi xem video phát trực tuyến (streaming) và khi chơi trò chơi điện tử (Game).
Điều này có nghĩa là, tương lai của ngành bán lẻ sẽ liên quan ít hơn đến việc nghiên cứu xem mọi người đang chọn kênh nào để tương tác, thay vào đó, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến mức độ gần gũi với người tiêu dùng, những nơi họ đang dành thời gian, những nơi diễn ra nhu cầu, khám phá, lựa chọn và tiêu dùng.
Những người mua sắm trẻ tuổi có khả năng mua sắm nhiều hơn từ 2 đến 3 lần thông qua các phương tiện truyền thông mới nổi.
Trong thế giới bán lẻ mới, ranh giới giữa cái gọi là thương mại (Commerce) và Nội dung (Content) sẽ ngày càng trở nên mờ nhạt hơn.
Các trải nghiệm được hỗ trợ bởi thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), cùng với các video có thể mua được, sẽ trở nên có ưu thế hơn hơn khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với những trải nghiệm mua sắm có hỗ trợ công nghệ (tech-enabled shopping) tăng lên.
Những người mua sắm trẻ tuổi hiện là những người có khả năng chấp nhận xu hướng này cao nhất: Họ có khả năng mua sắm trên các phương tiện truyền thông mới nổi như mạng xã hội hay phát trực tiếp cao hơn gấp 2 đến 3 lần.
Để có thể truyền tải đúng thông điệp tới đúng khách hàng. Những người làm marketing nên dựa nhiều hơn vào AI (Trí tuệ nhân tạo) để duy trì sự nhanh nhẹn và thích ứng nhanh chóng với những thay đổi liên tục trong điểm tiếp xúc kênh (Touchpoints).
Các giải pháp như Performance Max Campaigns được hỗ trợ bởi AI của Google có thể cung cấp các giải pháp giúp nhà quảng cáo tối đa hóa hiệu suất trên tất cả các kênh của Google.
Khi lòng trung thành với thương hiệu ngày càng trở nên mờ nhạt, mối quan hệ đối tác lại trở nên có giá trị.
Lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) sẽ ngày càng trở nên ít có giá trị hơn khi người mua sắm dần hình thành ý thức lựa chọn các doanh nghiệp và sản phẩm phù hợp hơn với các giá trị và nhu cầu cá nhân của họ.
Theo một số liệu nghiên cứu, kỳ vọng của người tiêu dùng xung quanh việc cá nhân hóa đang tăng lên, với 73% người mua sắm mong đợi các thương hiệu hiểu được nhu cầu và kỳ vọng riêng của họ.
Các nhà bán lẻ và thương hiệu nếu muốn có tỷ lệ giữ chân khách hàng tốt hơn nên đổi mới cách họ tương tác với khách hàng thông qua mối quan hệ đối tác và cộng tác.
Theo Allied Market Research, thị trường trực tuyến sẽ chiếm 45% đến 50% chi tiêu trực tuyến vào năm 2025.
Con số này nhấn mạnh lý do tại sao các nhà bán lẻ cần tìm kiếm các đối tác phù hợp có thể giúp họ tạo ra sự khác biệt và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt hơn trong tương lai.
Gen Z là động lực mua sắm mới.
Gen Z hiện chiếm gần 30% tổng dân số toàn cầu và được dự báo rằng nhóm người tiêu dùng này sẽ chiếm khoảng 27% lực lượng lao động vào năm 2025.
Gen Z là thế hệ đầu tiên được nuôi dạy hoàn toàn trong thế giới kỹ thuật số (Digital Natives), dành nhiều thời gian trực tuyến hơn bất kỳ thế hệ nào khác như Gen X và Gen Y.
Các nhà bán lẻ cần thu hút các thói quen và sở thích cụ thể của Gen Z, chẳng hạn như cách họ tìm kiếm thông tin đầu vào từ các nguồn hay kênh trực tuyến đáng tin cậy.
Có đến 46% người tiêu dùng toàn cầu đã mua các sản phẩm trực tuyến thông qua thương mại phát trực tiếp (livestream commerce), nơi những người có ảnh hưởng (Influencer) vẫn thường tổ chức các buổi phát trực tiếp (live-streaming).
Thế hệ Z cho biết 42% chi tiêu của họ vẫn diễn ra thông qua các cửa hàng vật lý, so với Thế hệ Y (millennials) là khoảng 38%.
Để có thể tối đa hoá trải nghiệm mua sắm và doanh số, các nhà bán lẻ sẽ cần phải tạo ra những trải nghiệm mua sắm đa kênh và liền mạch hơn, từ việc tận dụng yếu tố kỹ thuật số tại cửa hàng để nâng cao trải nghiệm, đến các trải nghiệm mua sắm kiểu mới trên các nền tảng kỹ thuật số.
Người tiêu dùng có ý thức muốn nhận nhiều giá trị hơn và ít rủi ro hơn.
Sau nhiều năm bất ổn về kinh tế, sau những sự kiện như lạm phát hay suy thoái, người mua sắm đã trở nên có ý thức hơn về giá trị.
Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của Google đã chỉ ra rằng việc truyền tải những lợi ích của việc mua sắm chẳng hạn như giao hàng nhanh và đổi trả miễn phí, có thể có sức ảnh hưởng gần giống như việc giảm giá sản phẩm.
Kỳ vọng của người tiêu dùng cao hơn cũng đi kèm với sự xem xét kỹ lưỡng hơn đối với dữ liệu cá nhân. Theo Kantar’s Global Monitor, 79% người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ đang lo ngại về chính sách bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư trên internet, và 72% tin rằng họ rất hoặc phần nào gặp rủi ro từ những doanh nghiệp lạm dụng dữ liệu cá nhân của họ.
Một yêu cầu đặt ra cho các thương hiệu hay marketer đó là, hãy tìm cách để thể hiện sự đảm bảo và minh bạch về cách họ thu thập dữ liệu hay cách dữ liệu của người tiêu dùng được sử dụng.
Khi sự bất ổn tục diễn ra trong một môi trường bán lẻ đầy biến động, các nhà bán lẻ và thương hiệu cần luôn linh hoạt và sẵn sàng cho tương lai bằng cách thích ứng với các trải nghiệm mua sắm đa chiều, hình thành mối quan hệ đối tác với người tiêu dùng, nỗ lực để thu hút người mua sắm Gen Z và cung cấp cho họ nhiều hơn giá trị (ít rủi ro hơn).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong năm 2022, Shopee đã giúp người dùng tiết kiệm tổng cộng 1,7 tỉ USD khi mua sắm hàng hóa và nhu yếu phẩm trên nền tảng, đồng thời hỗ trợ các người bán hàng từ 200 địa phương trên khắp khu vực bắt đầu hành trình kinh doanh trực tuyến.
Theo báo cáo “Shopee Đồng hành: Kiến tạo khả năng phục hồi bằng công nghệ”, người mua hàng tại khu vực Đông Nam Á đã tiết kiệm được 1,7 tỉ USD cho hàng hóa và nhu yếu phẩm thông qua các chiến dịch mua sắm hằng tháng do Shopee phối hợp tổ chức cùng người bán hàng và các thương hiệu.
Tỷ lệ doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp cận thương mại điện tử (e-commerce) gia tăng, trong đó có 85% người dùng mới đến từ các khu vực ngoài thủ đô và thành phố lớn.
Shopee cũng đã hỗ trợ các người bán hàng từ 200 địa phương trên khắp khu vực bắt đầu hành trình kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh đó, các chương trình vì cộng đồng do Shopee và đối tác tổ chức trong suốt năm 2022 đã thu hút 600.000 người tham gia, minh chứng cho nỗ lực mở rộng quy mô hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Terence Pang, Giám đốc điều hành Shopee, cho biết: “Trong năm 2022, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ nhiều cộng đồng người dùng vượt qua khó khăn.
Với cam kết hỗ trợ người mua và người bán hàng, chúng tôi đã giúp người dùng tiết kiệm nhiều hơn khi chi tiêu cho các nhu cầu hằng ngày, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, chẳng hạn như kết nối và tăng cường tương tác với những khách hàng sẵn có trong hệ sinh thái của Shopee.
Chúng tôi rất vui vì các doanh nghiệp đã luôn tin tưởng Shopee, đồng thời sẽ tập trung vào việc hỗ trợ cộng đồng tăng cường khả năng thích ứng trong năm tới”.
Tại Việt Nam, Shopee liên tục hợp tác với các thương hiệu và người bán hàng nhằm mang đến cho người dùng nhiều ưu đãi, giúp họ tiết kiệm hơn khi chi tiêu. Xuyên suốt chuỗi chiến dịch mua sắm từ 9.9, 11.11 đến 12.12 trong năm 2022, người dùng đã tiết kiệm đến 350 tỉ đồng khi mua sắm tại Shopee.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số tại khu vực Đông Nam Á tương ứng với số lượng người dùng ứng dụng công nghệ vào đời sống ngày một tăng.
Ngoài việc tiết kiệm chi phí và cải thiện khả năng phục hồi kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhiều người dùng đã thực hiện giao dịch mua sắm trực tuyến đầu tiên của họ trên Shopee trong năm 2022.
Theo thống kê, đã có hàng triệu người dùng thực hiện giao dịch ShopeePay đầu tiên trong năm 2022. Ngoài ra, tại Việt Nam, ShopeePay tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý để tăng cường khả năng tiếp cận thanh toán kỹ thuật số.
Thông qua việc góp mặt tại các sự kiện trong ngành như “Ngày hội không tiền mặt” tại Hà Nội, ShopeePay đã tiếp cận hơn 2.000 người tham dự và cung cấp hướng dẫn về cách thiết lập ví điện tử, liên kết tài khoản ngân hàng và truy cập nhiều dịch vụ kỹ thuật số khác bao gồm ShopeeFood.
Ngoài ra, Shopee thường xuyên cung cấp các chương trình đào tạo hỗ trợ người bán hàng thông qua Học viện Shopee – Shopee Uni, chương trình Thuyền trưởng Shopee – Shopee Captain.
Thông qua các chương trình này, người bán hàng có thể nhận được nhiều nguồn hỗ trợ từ cộng đồng để có thể dễ dàng bắt đầu, phát triển và kinh doanh thành công trên nền tảng trực tuyến với Shopee.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khảo sát hơn 1.300 quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp tại nhiều quốc gia của ResumeBuilder cho thấy, 74% quản lý nói khó làm việc cùng Gen Z hơn các thế hệ khác.
Những lý do khiến các nhà quản lý thất vọng đối với các nhân viên Gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) là họ thiếu kỹ năng công nghệ (39%), thiếu động lực và nỗ lực làm việc (37%). Các yếu tố còn lại bao gồm kỹ năng giao tiếp nghèo nàn (36%), dễ nổi nóng (35%).
Akpan Ukeme, Giám đốc nhân sự hãng chuyển phát toàn cầu SGK Global, chia sẻ sự mệt mỏi khi phải tương tác với nhân viên Gen Z vì họ “thiếu kỷ luật, thích chống đối”. Họ cũng cho rằng mình tài giỏi hơn, thông minh hơn, có năng lực hơn sếp và không ngại “nói thẳng vào mặt bạn”.
Không chỉ có vậy, 65% người tham gia khảo sát thừa nhận đuổi việc nhân viên Gen Z nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác. 12% sa thải trong chưa đầy một tuần nhận việc, 27% trong một tháng.
Cố vấn sự nghiệp của công ty tuyển dụng nhân sự toàn cầu ResumeBuilder, Stacie Haller, cho rằng Gen Z cần phải hiểu được mình cần kỹ năng nào để thành công. Tuy nhiên, trách nhiệm không chỉ đặt lên vai của thế hệ này.
Theo Haller, trường học cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho sinh viên, trong khi lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần học cách làm việc cùng Gen Z. “Định kiến với nhóm lao động trẻ là không thể chấp nhận được”, Haller nói.
Sự mất kết nối giữa Gen Z và môi trường làm việc xuất phát một phần từ dịch Covid-19. Theo nghiên cứu năm 2021 của tổ chức APNORC, 46% Gen Z chia sẻ dịch bệnh làm việc theo đuổi các mục tiêu học tập, sự nghiệp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, mọi thứ chuyển sang môi trường mạng nên họ không có cơ hội trải nghiệm trực tiếp tại văn phòng.
Thực tế, đã có những nghiên cứu về nỗi khổ của Gen Z khi đi làm. Tiến sĩ Katherine Chia đến từ công ty tuyển dụng tài năng Cangrade đặt câu hỏi “Bạn có hạnh phúc tại nơi làm việc không” cho hơn 600 người lao động thuộc mọi lứa tuổi.
Cô cũng yêu cầu mọi người đánh giá trải nghiệm làm việc hiện tại và trả lời các câu khác như “nơi làm việc quan tâm đến tôi”, hay “tôi tự hào về công việc đang làm”.
Chia và cộng sự phân tích hành vi của các thế hệ khác nhau và đưa vào nghiên cứu “Happiness at Work in 2023“.
Theo đó, Gen Z dường như ít hài lòng nhất và là thế hệ không hạnh phúc nhất trong công việc. Ngoài ra, nhân viên thuộc độ tuổi này ưu tiên học hỏi và cơ hội phát triển. Họ sẵn sàng từ bỏ công việc nếu không hạnh phúc với nơi làm việc.
Nghiên cứu Mental Health Million Project cũng chỉ ra sức khỏe tinh thần của Gen Z thấp đến mức đáng báo động.
Adam Garfield, Giám đốc Marketing tại hãng chuyên các sản phẩm về tóc Hairbro, đánh giá Gen Z “vô cùng sáng tạo và dễ thích ứng”, “không ngại thách thức cái cũ và đưa ra ý tưởng mới”.
Tuy nhiên, những lao động trẻ này phải vật lộn với các kỹ năng giao tiếp cơ bản. Ông khuyên Gen Z phát triển kỹ năng này để tạo ra quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp, khách hàng.
Đây cũng là lời khuyên của Jennifer Stapleton, quản lý tại hãng phần mềm tiếp thị và mạng xã hội SocialRise. Nếu muốn cải thiện sự hiện diện tại văn phòng, Gen Z nên tập trung vào xây dựng kỹ năng giao tiếp, cởi mở với các ý kiến phản hồi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sản phẩm trà sữa Lotus Sky phổ biến trên các chuyến bay của Vietnam Airlines được bán với giá 49.000 đồng mang về doanh thu vượt kế hoạch cho NCS.
Công ty CP Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với nhiều con số tích cực. Trong đó, doanh thu đạt 149 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt hơn 28 tỷ đồng, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, biên lãi gộp cải thiện mạnh từ 5% quý I/2022 lên đến 19% trong quý I năm nay.
Kết quả sau khi trừ đi các khoản chi phí, NCS đạt lợi nhuận sau thuế quý I đạt hơn 10,5 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 6 tỉ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 3 năm qua, kể từ quý II/2019. Mức lãi của 3 tháng đầu năm nay cũng cao gấp đôi so với con số 5,2 tỷ đồng của cả năm 2022.
Đáng chú ý, năm qua doanh thu mảng bán trà sữa của NCS đã tăng 12 tỷ đồng so với kế hoạch. Sản phẩm trà sữa Lotus Sky phổ biến trên các chuyến bay của Vietnam Airlines được bán với giá 49.000 đồng.
Tổng doanh thu bán trên máy bay, cấp cho Công ty TNHH MTV Suất Ăn Hàng Không Việt Nam (VACS) và Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO) lên tới 21,9 tỷ đồng. Nếu tính riêng bán trà sữa trên máy bay, doanh thu đem về là 13,9 tỷ đồng.
Ngoài trà sữa, NCS còn thắng lớn với một số sản phẩm như Giò Tết, bánh Trung thu… Năm vừa qua, sản phẩm bánh Trung thu đạt doanh thu 13,4 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán cho Vietnam Airlines là 4,7 tỷ đồng.
NCS hiện còn duy trì bán cơm văn phòng cho bệnh viện Việt Pháp, cung cấp bánh cho các đại lý, trường Vinschool doanh thu đạt 14,9 tỷ đồng.
Tại thị trường trong nước, NCS là một trong những doanh nghiệp lớn nhất kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp suất ăn trên máy bay. Với việc cung cấp trung bình 22.000 suất ăn/ngày cho các chuyến bay trong nước và quốc tế từ sân bay Nội Bài, công ty này đều đặn thu về hàng chục tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến ngành hàng không, NCS là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc số chuyến bay và hành khách bay giảm sút,
Trong giai đoạn hoạt động hàng không bị gián đoạn, NCS đã phải chuyển hướng đi bán bánh trung thu, bán cơm văn phòng cho các đoàn tiếp viên, nhân sự trong ngành dịch vụ hàng không.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một sự kiện mới đây về AI (Trí tuệ nhân tạo), CEO TikTok Shou Zi Chew cho biết nền tảng này đang đẩy mạnh việc ứng dụng AI trong quá trình kiểm duyệt nội dung (Content Moderation).
Theo đó, CEO TikTok, Shou Zi Chew cho biết TikTok đang lên kế hoạch xây dựng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm mục tiêu phục vụ cho quá trình kiểm duyệt nội dung.
Ông cho biết, TikTok hiện đang sử dụng “hàng chục nghìn” nhân viên để kiểm duyệt nội dung của người dùng, bên cạnh việc sử dụng AI. Tuy nhiên, các công nghệ như AI sẽ trở nên chính xác hơn, cụ thể hơn và xử lý ở quy mô lớn hơn.
Cách thức hoạt động của thuật toán TikTok.
Tại sự kiện TED2023 mới đây, CEO TikTok cũng giải thích những điều cơ bản nhất về thuật toán của TikTok, một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của mạng xã hội với gần 1.5 tỷ người dùng này.
Ông nói:
“Thuật toán của TikTok sẽ tìm hiểu những gì người dùng quan tâm dựa trên những gì họ đã thích và tương tác trong quá khứ và sau đó, thuật toán sẽ tìm kiếm những người khác có sở thích tương tự để đề xuất những nội dung tương tự, TikTok coi đó là dấu hiệu chính.”
Thuật toán này không giống như của Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram.
TikTok luôn có ý định đề xuất các bài đăng dựa trên những gì người dùng có thể thích hơn là những gì họ từng biết, trong khi các mạng xã hội khác như Facebook lại dựa trên các kết nối và mối quan hệ (thân quen).
Liên quan đến thuật toán của TikTok, nhiều người dùng đang tỏ ra không hài lòng với Instagram khi thuật toán của mạng xã hội này ngày càng ưu tiên video hơn là hình ảnh, vốn là thế mạnh của Instagram.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Twitter đã bắt đầu gỡ tick xanh khỏi những tài khoản chưa đăng ký dịch vụ, đáng chú ý là trong số đó có rất nhiều học giả và người nổi tiếng.
Theo CNN, dấu tick xanh đã biến mất khỏi các tài khoản của những người nổi tiếng trên Twitter như Kim Kardashian, Beyonce, tỉ phú Bill Gates, Giáo hoàng Francis, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và cả của nhà sáng lập Twitter là Jack Dorsey.
Kể cả tài khoản chính thức của một số cơ quan chính phủ như Dịch vụ Di trú và Nhập tịch và văn phòng Hải quan và Biên phòng của tiểu bang Mỹ cũng đã bị gỡ tick xanh.
Các tài khoản này cũng không được thay thế ngay lập tức bằng dấu tick màu xám vốn được thông báo là sử dụng riêng cho chính phủ.
Trước đó, Elon Musk đã trả lời một tweet trích dẫn nội dung của The Verge nói cầu thủ bóng rổ Lebron James đã không trả tiền cho dấu tick xanh của Twitter nhưng vẫn không bị xoá. CEO này cho biết Lebron James đang tiến hành thanh toán.
Sự thay đổi đột ngột này có thể tạo ra nguy cơ mạo danh người dùng nổi tiếng và gây nhầm lẫn về tính xác thực của thông tin trên mạng xã hội Twitter.
Một cơ quan chính phủ đã đăng dòng tweet có nội dung “Mặc dù chúng tôi đã mất dấu kiểm, nhưng đây là tài khoản Twitter chính thức. Hãy cẩn thận với các tài khoản mạo danh”. Một số người nổi tiếng đã bắt đầu tweet rằng họ dự định rời khỏi nền tảng này.
Twitter trước đó cho biết nền tảng sẽ gỡ dần các dấu tick xanh đã được cấp theo hệ thống xác minh cũ của mình – hệ thống này nhấn mạnh việc bảo vệ những người dùng nổi tiếng trước nguy cơ bị mạo danh – vào ngày 1.4.
Để được xác minh, CEO Twitter cho biết, người dùng sẽ phải trả tiền 8 USD mỗi tháng để tham gia dịch vụ đăng ký Twitter Blue của nền tảng.
Twitter cũng đã gỡ dấu tick xanh của The New York Times, tờ báo mà Elon Musk nhiều lần chỉ trích.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh mới, các doanh nghiệp không thể tiếp cận marketing theo cách thức cũ, thay vào đó cần ứng dụng đến marketing hiện đại (Modern Marketing). Marketing hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển theo cách hợp tác trên diện rộng.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, marketing được kỳ vọng là sẽ làm được nhiều hơn với chi phí thấp hơn. Dưới góc nhìn của các CEO, các CMO (Giám đốc Marketing) cần có khả năng chứng minh được giá trị tính bằng tiền với các khoản chi tiêu của họ.
Các CMO cần đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy làn sóng tăng trưởng của doanh nghiệp. Và mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa tăng trưởng và hiệu quả, chúng hiếm khi tách rời hay loại trừ lẫn nhau.
Để có thể đạt được mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải tạo ra nhiều các kết nối có ý nghĩa và được cá nhân hóa trên các điểm tiếp xúc giữa khách hàng với thương hiệu, trong đó coi dữ liệu về khách hàng là nền tảng.
Doanh nghiệp cũng từ đây áp dụng các mô hình marketing lấy dữ liệu và khách hàng làm trọng tâm của mọi quyết định, đó cũng là những gì mà Modern Marketing hay còn được gọi là Marketing hiện đại hướng tới.
Tuy nhiên, vì để áp dụng được mô hình làm marketing này, các marketer cần được trang bị các kỹ năng và năng lực mà đôi khi ngay thậm chí các CMO cũng không thể xử lý.
Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các năng lực chính mà những người làm marketing hiện đại hay các Modern Marketer cần hiểu và rèn luyện.
Modern Marketing là gì?
Modern Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là Marketing hiện đại hoặc Tiếp thị hiện đại.
Modern Marketing là một phương thức Marketing trong đó đề cập đến khả năng khai thác toàn bộ năng lực của doanh nghiệp để cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và từ đó thúc đẩy tăng trưởng.
Khi nghĩ về Modern Marketing, tất cả chúng ta có thể nghĩ về một chiến dịch kỹ thuật số thông minh (Smart Digital Campaign), một ứng dụng sáng tạo hoặc một số công việc sáng tạo được truyền cảm hứng và chia sẻ trên nhiều kênh.
Mô hình kỹ năng T-shaped trong Modern Marketing.
Về bản chất, marketing sẽ không thể tạo ra các kết nối sâu và có ý nghĩa nếu không có một sự liền mạch hay phối hợp giữa nhiều bộ phận chức năng khác nhau. Ví dụ: không thể áp dụng yếu tố cá nhân hóa và đo lường mức độ hiệu quả chỉ trong một kênh (riêng lẻ).
Marketing cần phải được đo lường và đánh giá trên nhiều điểm tiếp xúc khác nhau giữa khách hàng với thương hiệu (Brand Touchpoint), từ các kênh có trả phí (Paid Media) đến các kênh tự nhiên do thương hiệu sở hữu (Owned và Earned Media).
Sự hợp tác giữa các chức năng và việc sử dụng hiệu quả các dữ liệu và công cụ có sẵn đòi hỏi những người làm marketing phải thấu hiểu toàn bộ các chức năng Marketing.
Về bản chất, các cơ hội liên quan đến Modern Marketing hay Marketing hiện đại cũng là một thách thức về kỹ năng và năng lực của các Marketer.
Trong khi phần lớn các marketer đều có một chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể, nó lại trở thành một rào cản trong thế giới Marketing hiện đại.
Marketer giờ đây phải là một T-shaped Marketer, người có thể hiểu và thậm chí là có khả năng ứng dụng nhiều khía cạnh khác nhau của marketing như: Customer centric Marketing, Full-funnel Marketing, Agile Marketing, Marketing Technology (Martech) và hơn thế nữa.
6 năng lực cốt lõi của Modern Marketing (Marketing hiện đại).
Để có thể có nhiều cơ hội thành công với Modern Marketing, dưới đây là chi tiết từng năng lực và kỹ năng và các marketer cần trang bị.
Lấy khách hàng làm trung tâm (Customer Centricity).
Một khả năng hiểu biết sâu sắc, dựa trên dữ liệu về nhu cầu và hành vi của khách hàng ở cấp độ phân khúc vi mô (micro segment) sẽ quyết định sự thành công cho mọi chiến dịch và quyết định Marketing.
Marketing toàn phễu (Full-funnel marketing).
Marketer cần phải xây dựng và đo lường hiệu quả marketing trên toàn kênh (full funnel).
Các chiến dịch marketing cần được nhắm mục tiêu từ giai đoạn nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), cân nhắc (Brand Consideration) đến mua hàng (Buying). Các chiến dịch này không tách biệt nhau, mà hợp tác và bổ sung cho nhau.
Mô hình vận hành nhanh nhạy (Agile operating model).
Nếu bạn từng tìm hiểu về khái niệm Agile Marketing, thì vận hành theo mô hình này được hiểu là cách thức phối hợp một cách nhanh chóng giữa nhiều bộ trong marketing và doanh nghiệp.
Các bài học được rút ra đến từ nhiều bộ phận khác nhau, linh hoạt trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định trong toàn bộ marketing.
Kiến thức đa kênh (Multi Channel).
Các kiến thức mở rộng về nền tảng, ứng dụng và kênh là một phần quan trọng của quá trình lập kế hoạch, cung cấp đầu vào cho các thông điệp thương hiệu, đối tượng mục tiêu và lựa chọn sản phẩm ngay từ đầu.
Đo lường (Measurement).
Quá trình thử nghiệm và đo lường cần được liên tục diễn ra trong và trên mọi chiến dịch và kênh bán hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến thuật tối ưu kịp thời cũng như sẽ góp phần tác động lâu dài đến nhận thức về thương hiệu, tăng cường lượng tương tác và củng cố giá trị trọn đời của khách hàng (CLV).
Dữ liệu khách hàng và công nghệ Marketing (Customer Data và Martech).
Các chức năng thiết yếu của marketing như phân tích dữ liệu, ra quyết định, thiết kế, phân phối và đo lường phải được tự động hóa bằng một kho công nghệ liên tục đổi mới để thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh.
Bằng cách sử dụng những năng lực hay kỹ năng này, những người làm marketing sẽ có thể phát triển nhiều hơn nữa, với kiến thức chuyên môn sâu, và rộng hơn. Mục tiêu của các marketer không phải là biến các nhà khoa học dữ liệu (data scientists) mà là thành các Brand Marketer.
Để có thể kết nối các điểm (connecting the dots) lại với nhau trong thế giới kỹ thuật số, doanh nghiệp cần những bộ năng lực công nghệ mới, các dữ liệu cần được hợp nhất trên tất cả các kênh, thứ có thể hỗ trợ việc nhắm mục tiêu khách hàng (Targeting) hoặc cá nhân hóa hành trình của khách hàng (Customer Journey).
Các Marketer hiện đại cũng cần chuyển tư duy phân khúc thị trường từ phân khúc dựa trên sản phẩm thành phân khúc dựa trên khách hàng (customer-based segmentation), và mô hình vận hành marketing kiểu mới sẽ là tập hợp tất cả các chức năng marketing lại với nhau và cùng hướng tới một mục tiêu duy nhất.
khi các Brand Marketer, các chuyên gia thương mại điện tử, chuyên gia phân tích và cả chuyên gia bán hàng cùng nhau tương tác, và sử dụng những công cụ phân tích và đo lường dữ liệu chung, kết quả là, doanh thu không ngừng gia tăng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube vừa cập nhật chính sách mới, cấm các nội dung kêu gọi hay thể hiện “hành vi bắt chước”, đặc biệt là các video liên quan đến ăn uống.
Theo thông báo trực tiếp từ YouTube, nền tảng video lớn nhất thế giới này đang cập nhật các chính sách nội dung mới nhằm mục tiêu là hạn chế và cấm các nội dung không phù hợp trên nền tảng.
Các video liên quan đến cách ăn uống không phù hợp (rối loạn ăn uống) trước đây từng bị hạn chế thì giờ đây sẽ bị cấm.
YouTube cũng sẽ cấm các nội dung có thể khiến người xem có nguy cơ bắt chước một số hành vi nhất định, chẳng hạn như bắt nạt (quấy rối) dựa trên vấn đề cân nặng.
YouTube cũng thông báo rằng các video tập trung vào việc phục hồi chứng rối loạn ăn uống hoặc các tư liệu, khoa học… liên quan cũng có thể bị giới hạn độ tuổi người xem.
Ví dụ: YouTube có thể giới hạn độ tuổi người xem đối với những video mà nhà sáng tạo nội dung đang nói về hành vi ăn uống rối loạn mà họ đã từng mắc phải trong khi chia sẻ hành trình phục hồi của mình.
YouTube tin rằng sự thay đổi này sẽ cho phép YouTube tiếp cận nhiều đối tượng hơn nữa với các nội dung quan trọng liên quan đến sức khoẻ tinh thần.
Chính sách nội dung của YouTube được đưa ra trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng từ các cơ quan có thẩm quyền do tác động tiêu cực của nó đến người dùng trẻ tuổi.
Các tính năng mới được công bố sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 18/4 và sẽ dần được áp dụng rộng hơn trong những tuần tới. YouTube cho biết nền tảng sẽ nỗ lực không ngừng để trở thành một nơi an toàn cho người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhà quảng cáo Google sẽ sớm có thể sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) tổng quát để xây dựng nội dung quảng cáo.
Theo Financial Times, các nhà quảng cáo của Google sẽ sớm có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo của công ty để xây dựng nội dung và tạo các chiến dịch quảng cáo. Thông báo của Google được công bố sau khi cách đây không lâu, đối thủ Facebook cũng đã cho biết là nền tảng quảng này sẽ sớm cho phép nhà quảng cáo xây dựng quảng cáo bằng AI.
Dựa trên công nghệ lõi của chatbot AI Google Bard, Google sẽ khiến cho quá trình tạo và tối ưu quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, cũng tương tự như cách nhà quảng cáo đang sử dụng kiểu chiến dịch thông minh (tối đa hoá hiệu suất) Performance Max.
Theo thông tin được tiết lộ, Google đã cho các nhà quảng cáo xem một báo cáo có tiêu đề là “Quảng cáo do AI hỗ trợ năm 2023” (AI-powered Ads 2023), nói rõ công nghệ của Google có thể xây dựng các mẫu quảng cáo dựa trên hình ảnh, video và văn bản (text) do các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp cung cấp.
Google cũng chia sẻ rằng công nghệ AI của mình có khả năng nhắm mục tiêu đối tượng hiệu quả, thứ có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hoá mục tiêu bán hàng cũng như các mục tiêu khác.
Tuy nhiên, trước những lo ngại liên quan đến tính an toàn và đạo đức của AI, nhiều chuyên gia cho rằng nếu không được kiểm soát, các AI như của Google sẽ là công cụ để lan truyền những nội dung sai lệch khi nó được sử dụng để tối ưu hóa để chuyển đổi khách hàng mới mà không cần quan tâm đến sự thật.
Google cam kết rằng nền tảng này sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn các thông tin sai lệch khi bắt đầu ra mắt giải pháp quảng cáo được hỗ trợ bởi AI trong những tháng tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhà sản xuất thiết bị mạng không dây và cố định Nokia báo cáo lợi nhuận quý I thấp hơn dự kiến, do tình hình kinh tế đang bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu của khách hàng.
Công ty có trụ sở tại Espoo, Phần Lan báo cáo lợi nhuận ròng là 375 triệu USD trong 3 tháng đầu năm, giảm 18% so với hơn 450 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận có thể chia cho cổ đông là hơn 360 triệu USD, giảm so với gần 450 triệu USD cùng kỳ. Dù vậy, doanh thu của Nokia tăng 10% lên hơn 6,3 tỷ USD.
Nokia là một trong những nhà cung cấp thiết bị hạ tầng 5G chính trên thế giới. Cạnh tranh với công ty Phần Lan trong ngành công nghệ băng thông rộng mới nhất là Ericsson của Thụy Điển, Huawei của Trung Quốc và Samsung của Hàn Quốc.
Đề cập đến việc tăng doanh số bán hàng, Pekka Lundmark, Giám đốc điều hành Nokia, cho biết quý đầu năm 2023 là “một khởi đầu vững chắc” cho Nokia.
Tuy nhiên Lundmark lưu ý hãng bắt đầu thấy một số dấu hiệu về môi trường kinh tế ảnh hưởng đến chi tiêu của khách hàng.
“Do nhu cầu liên tục đầu tư vào 5G và cáp quang, chúng tôi coi đây chủ yếu là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, công ty sẽ duy trì kỷ luật về chi phí để đảm bảo vượt qua giai đoạn này”, CEO của Nokia cho biết trong một tuyên bố.
Sau quý đầu năm không đạt kỳ vọng, Nokia cho biết vẫn đang trên đà đạt được một năm tăng trưởng nữa vào năm 2023, với lợi nhuận trong nửa cuối năm sẽ cao hơn nửa đầu năm.
Cuối năm ngoái, khi công bố doanh thu năm tăng 12%, hãng này cũng đưa ra kỳ vọng tương tự nhờ tăng trưởng hạ tầng 5G ở Bắc Mỹ và Ấn Độ.
Kỳ vọng của Nokia là 5G, giống như 4G, sẽ có một đỉnh điểm nhất định khi các doanh nghiệp viễn thông tăng đầu tư để phủ sóng nhanh nhất có thể. “Sau đó sẽ là giai đoạn chững lại, trở thành một công việc kinh doanh ổn định và dần dần cải thiện tỷ suất lợi nhuận”, Lundmark dự đoán.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer