Skip to main content

Thẻ: content creator

YPP: YouTube sẽ buộc các nhà sáng tạo nội dung gắn nhãn những nội dung do AI tạo ra

Theo bản cập nhật chính sách mới nhất, YouTube yêu cầu những nhà sáng tạo nội dung gắn nhãn khi đăng tải video có AI tham gia sản xuất, nhằm tránh gây nhầm lẫn cho người xem.

Thuật toán YouTube 2023

Theo đó, nền tảng đang giới thiệu một công cụ mới trong Creator Studio. Công cụ này sẽ yêu cầu người sáng tạo (Content Creator) thể hiện những nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra, thứ mà người xem có thể hiểu nhầm với những nội dung do con người tạo ra.

Người dùng YouTube phải thông báo nếu trong video có chứa nội dung được tạo ra bởi AI. Cụ thể, các nhà sáng tạo sẽ được yêu cầu xác định thời điểm chứa nội dung do AI tạo ra trong video để gắn nhãn cảnh báo người xem. Những tài khoản không tuân theo quy định này sẽ không được tham gia Chương trình đối tác YouTube (YPP) và bị gỡ video.

YouTube sẽ thêm 2 loại nhãn. Loại đầu tiên hiển thị trên bảng mô tả để phân loại video có phải do AI tạo ra hay không. Loại thứ hai sẽ xuất hiện trong trình phát video khi nội dung đề cập đến chủ đề nhạy cảm như bầu cử, các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, YouTube chỉ yêu cầu nhà sáng tạo nội dung gắn nhãn nội dung trông giống như thật do AI tạo. Những nội dung ảo dễ nhận thấy, hoặc người dùng sử dụng AI để điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, tạo phụ đề… sẽ được YouTube bỏ qua.

Đây là bước đi đầu tiên của YouTube nhằm hạn chế việc lợi dụng AI để phát tán tin giả. Các chuyên gia lo ngại sự phát triển của các công cụ AI tạo sinh có thể khiến tin giả tràn ngập trên Internet và đe dọa đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay.

YouTube cũng có kế hoạch cho phép người dùng gửi yêu cầu xóa nội dung AI mô phỏng người thật, bao gồm việc sử dụng khuôn mặt hoặc giọng nói của họ. Tuy nhiên, nền tảng sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định xóa. Nếu nội dung mang tính châm biếm, hay liên quan đến quan chức nhà nước hoặc người nổi tiếng, YouTube sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn.

YouTube cho biết công ty sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể kèm theo các ví dụ khi quy định được áp dụng vào năm 2024. Công ty đang tập trung vào việc xây dựng đội ngũ và phát triển công nghệ có khả năng kiểm duyệt nội dung ở quy mô lớn, nhằm đảm bảo công cụ AI của YouTube tạo ra nội dung phù hợp.

Bản cập nhật YouTube mới nhất dự kiến ra mắt vào khoảng tháng 9.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta: Các xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024

Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của mình, Meta vừa đưa ra các xu hướng mua sắm và tiêu dùng mà bất kỳ ai thường xuyên tham gia thương mại điện tử nên lưu ý cho năm 2024.

Meta: Các xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024
Meta: Các xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024

Sự phát triển của thế hệ Gen Z sẽ tạo ra những xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024.

Gen Z (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2012) đang dần gia tăng sức ảnh hưởng khi họ bắt đầu có thu nhập, mở tài khoản ngân hàng và tham gia vào các hoạt động kinh doanh.

Hiện tại, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có hơn 500 triệu người thuộc thế hệ Gen Z. Ước tính đến năm 2025, nhóm này sẽ chiếm tới một phần tư dân số khu vực.

Báo cáo thường niên SYNC do Meta thực hiện cho thấy Gen Z sẽ là một phân khúc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á khi giới trẻ tại đây có lối sống gắn liền với công nghệ và các thiết bị số, với 82% người tham gia khảo sát cho biết họ đang tham gia vào các cộng đồng trực tuyến.

Nền kinh tế độc thân.

Báo cáo SYNC còn cho thấy xu hướng hộ gia đình ít thành viên hay một thành viên đang ngày càng trở nên phổ biến khi có tới 3 quốc gia Đông Nam Á nằm trong nhóm 10 quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu xu hướng chuyển đổi sang hình thức hộ gia đình độc thân.

Tại Việt Nam, hộ gia đình nhỏ và độc thân là các nhóm có mức độ tăng trưởng nhanh nhất với 1,1% tỉ lệ tăng trưởng kép hằng năm, từ năm 2023 đến 2030.

Xu hướng này thúc đẩy sự gia tăng của các sản phẩm dùng một lần, đồ điện gia dụng và sản phẩm thiết yếu cỡ nhỏ.

Ngoài ra, những người tiêu dùng độc thân thường có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử cá nhân và mạng xã hội, tham gia các cộng đồng trực tuyến và theo dõi các nhà sáng tạo nội dung.

Trí tuệ nhân tạo (AI).

Năm 2023 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của AI cũng như công nghệ Generative AI (AI tổng quát). Báo cáo cho thấy có tới 45% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử sau khi xem thông tin trên Facebook, Instagram và 20% người tiêu dùng mua hàng trực tiếp trên Facebook.

Kinh doanh hội thoại cũng được dự báo là xu hướng mua sắm và tiêu dùng đáng quan tâm trong năm 2024.

Càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tin nhắn để thực hiện các hoạt động thương mại. Nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) và Meta cho thấy cứ 3 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có ít nhất 1 người nhắn tin cho doanh nghiệp ít nhất 1 lần/tuần.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ sử dụng kinh doanh hội thoại cao nhất, khi có tới 73% người tham gia khảo sát sử dụng tính năng này để tương tác với các doanh nghiệp.

Theo ghi nhận từ các nhà quảng cáo, giải pháp kinh doanh hội thoại của Meta giúp giá trị đơn hàng tăng 22%, đem lại hiệu quả cao hơn so với các kênh truyền thống như tin nhắn SMS, email hay các ứng dụng khác.

Vào năm 2024, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển và người dùng có thể thực hiện nhiều hoạt động hơn thông qua tin nhắn – như đặt chỗ khi đi du lịch, đặt lịch hẹn, nhận hỗ trợ hay mua sắm.

Video ngắn sẽ tiếp tục lên ngôi.

Các hình thức video ngắn đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và đặc biệt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Báo cáo của Meta và Factworks cho thấy thế hệ Millennial (Gen Y) gắn kết với tính năng Reels, trong khi tỉ lệ những người thuộc thế hệ Gen Z theo dõi hoạt động của doanh nghiệp trên nền tảng số, gắn thẻ thương hiệu hoặc sản phẩm trong bài đăng, và mua sản phẩm sau khi xem video ngắn cao hơn.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ video ngắn cũng trở thành cách thể hiện sự quan tâm, với 84% người được khảo sát tại châu Á – Thái Bình Dương cho biết họ thường chia sẻ video ngắn với bạn bè hoặc gia đình.

Đồng thời, nội dung từ các nhà sáng tạo cũng ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng Việt Nam mua sắm. 67% người tham gia khảo sát cho biết họ tìm ra các thương hiệu và sản phẩm phù hợp từ các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên các nền tảng của Meta ít nhất hằng tuần, cao hơn khoảng 20% so với các nền tảng khác.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok ra mắt Creative Cards nhằm giúp nhà sáng tạo và thương hiệu thúc đẩy tương tác

Trong một động thái mới nhằm mục tiêu giúp các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thúc đẩy lượng tương tác trền nền tảng, TikTok vừa thông báo ra mắt Creative Cards mới.

Creative Cards
TikTok ra mắt Creative Cards nhằm giúp nhà sáng tạo thúc đẩy tương tác

Theo đó, mạng xã hội TikTok vừa thông báo ra mắt tuỳ chọn mới có tên là Creative Cards, tính năng hướng thẳng tới mục tiêu giúp các nhà sáng tạo nội dung và doanh nghiệp nhỏ thúc đẩy lượng tương tác với đối tượng mục tiêu trên nền tảng.

Creative Cards hay các thẻ sáng tạo này hoạt động dưới dạng các lời nhắc được hỗ trợ bởi dữ liệu, nhà sáng tạo có thể nhận được nhiều lời khuyên về cách xây dựng các bài đăng phù hợp với sở thích của khán giả của họ.

Creative Cards được chia thành 5 danh mục con bao gồm:

  • Community (Cộng đồng).
  • Edutainment (Giáo dục giải trí).
  • Creator tools (Công cụ sáng tạo).
  • Trends (Xu hướng).
  • Storytelling (Nghệ thuật kể chuyện).

TikTok Creative Cards hoạt động như thế nào?

Để có thể sử dụng tuỳ chọn mới này, các nhà sáng tạo nội dung phải đăng ký tại đây, sau khi đăng ký thánh công, nhà sáng tạo có thể sử dụng hàng trăm các thẻ sáng tạo khác nhau theo các danh mục như đã đề cập ở trên.

  • Cộng đồng: Hướng tới mục tiêu giúp người sáng tạo tích cực tương tác với khán giả của họ nhằm xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
  • Giáo dục giải trí: Danh mục này bao gồm các cách sáng tạo khác nhau để giới thiệu sản phẩm, chia sẻ bài học kinh nghiệm và giới thiệu các ưu đãi hiện có.
  • Công cụ dành cho người sáng tạo: Từ các khái niệm về nghệ thuật kể chuyện đến việc kết hợp âm nhạc với các chú thích (Captions), danh mục công cụ dành cho người sáng tạo sẽ tập trung khám phá nhiều cách khác nhau để nhà sáng tạo có thể tăng lượt xem và nâng cao khả năng được yêu thích.
  • Xu hướng: Những thẻ này được thiết kế để giúp nhà sáng tạo suy nghĩ về cách tham gia vào các nội dung meme (Meme Content) và hashtag thịnh hành.
  • Kể chuyện: Hạng mục cuối cùng này giúp khám phá những cách tiếp cận khác nhau mà nhà sáng tạo có thể áp dụng để kể các câu chuyện về hành trình kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu, những thách thức phải đối mặt và hơn thế nữa.

Theo phát ngôn của TikTok:

“Thẻ sáng tạo TikTok (TikTok Creative Cards) giúp bạn phát triển những cách mới để sáng tạo và xây dựng các khái niệm quảng cáo. Với rất nhiều ý tưởng khởi đầu đã có, bạn có thể dễ dàng giữ cho nội dung của mình luôn mới mẻ và tránh bị cũ kỹ, điều này có thể giúp bạn thu hút nhiều hơn sự chú ý của khách hàng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Adobe: Đây là cách Generative AI tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung

Trong một hội nghị mới đây về công nghệ (MAX conference), lãnh đạo của công cụ thiết kế Adobe đã bày tỏ quan điểm về cách Generative AI sẽ tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung mà cụ thể là với các nhà sáng tạo nội dung.

Adobe: Đây là cách Generative AI tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung
Adobe: Đây là cách Generative AI tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung

Trong bối cảnh khi Adobe không ngừng nỗ lực trong việc tích hợp AI tổng quát (Generative AI) tới các sản phẩm thiết kế và sáng tạo của mình, một lãnh đạo cấp cao của nền tảng đã chia sẻ rằng những công nghệ mới này sẽ không chỉ giúp các chuyên gia sáng tạo nội dung trở nên linh hoạt hơn mà còn giúp họ giải quyết tốt hơn những thách thức vốn có trong quá trình sáng tạo.

Ý tưởng là tận dụng AI để thực hiện các công việc cơ bản và theo đó các nhà sáng tạo sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những việc khác, quan trọng hơn.

“Nếu bạn từng phải mất rất nhiều thời gian để xử lý các công việc cơ bản như thay đổi tỷ lệ khung hình, giờ đây bạn có thể làm điều đó chỉ bằng một cú nhấp chuột.”

Adobe cũng đã công bố một số cải tiến AI tổng quát mới tại hội nghị MAX 2023, bao gồm các mô hình mới có trong Firefly, công cụ chỉnh sửa hình ảnh được hỗ trợ bởi AI tổng quát của Adobe, đồng thời bổ sung thêm các tính năng mới cho Lightroom, Illustrator và cả Adobe Express.

Gã khổng lồ phần mềm cũng đã giới thiệu khả năng tạo hình ảnh vector và các mẫu thiết kế từ những câu lệnh bằng văn bản (như cách người dùng tương tác với ChatGPT).

Các công cụ mới này được giới thiệu với mục đích cung cấp cho nhà sáng tạo nhiều công cụ hơn để thúc đẩy khả năng sáng tạo của họ.

Từ MAX đến Generative Fill đều là những cách Adobe khiến cho quá trình sáng tạo của nhà sáng tạo trở nên đơn giản và tối ưu hơn nhiều.

Nói về việc AI sẽ thay thế con người, đại diện Adobe cho rằng AI chỉ giúp các chuyên gia hay nhà sáng tạo tối ưu công việc của họ hơn là bị thay thế.

Ông nói rằng ở một quốc gia như Ấn Độ, nơi có khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi và sử dụng điện thoại thông minh làm phương tiện chính để tương tác với mọi người, chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng gia tăng và các thương hiệu không ngừng muốn có thêm nội dung từ nhà sáng tạo (Content Creator).

“Các thương hiệu không chỉ cần tương tác với những đối tượng này mà còn phải tạo ra sự khác biệt về thương hiệu. Tất cả những điều này về cơ bản là đang thúc đẩy nhiều nhu cầu hơn về hoạt động sản xuất và sáng tạo nội dung, tạo ra nhiều quảng cáo phù hợp với sở thích của người tiêu dùng hơn.”

Nói về cách tận dụng các công cụ sáng tạo, Adobe cho biết:

“Nếu bạn có một ý tưởng nhưng không biết bắt đầu từ đâu, bạn chỉ cần sử dụng các lời nhắc bằng văn bản. Thứ nhất, nó giúp bạn bắt đầu nhanh hơn. Thứ hai, nó cung cấp cho bạn nhiều biến thể để bạn có thể lặp lại quy trình một cách nhanh chóng hơn.”

Dù mới được công bố từ đầu năm, Firefly của Adobe đã được sử dụng để tạo ra hơn 3 tỷ hình ảnh. Adobe cũng đã công bố mô hình Firefly Image 2, một phiên bản cập nhật của công cụ chuyển văn bản thành hình ảnh. Mô hình mới được cho là sẽ tạo ra những hình ảnh chất lượng cao hơn và đúng với mô tả (từ phía người dùng) hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Meta thử nghiệm cách trả tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm cạnh tranh với TikTok

Meta, công ty mẹ của các nền tảng như Facebook, WhatsApp hay Instagram thông báo hiện đang thử nghiệm cách chia sẻ doanh thu mới cho các nhà sáng tạo dựa trên lượt xem tương tự như cách YouTube hay TikTok vẫn làm.

Meta thử nghiệm cách trả tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm cạnh tranh với TikTok
Meta thử nghiệm cách trả tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm cạnh tranh với TikTok

Theo đó, Meta Platforms Inc. đang cung cấp cho những nhà sáng tạo nội dung trên Facebook và Instagram một cách kiếm tiền dựa trên số lượng người xem video của họ (Views-Based), đây được xem là hành động nhằm cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng video khác như TikTok hay YouTube.

Trong một thông báo mới đây, Meta cho biết rằng nền tảng này hiện đang thử nghiệm mô hình thanh toán mới với ứng dụng video ngắn Reels. Cách chia sẻ doanh thu mới không chỉ dừng lại ở việc dựa trên doanh thu từ quảng cáo mà còn trực tiếp từ các lượt xem video.

Điều này cũng có nghĩa là Meta sẽ khuyến khích người sáng tạo đăng nhiều video nhiều hơn, trong đó ưu tiên các video giải trí vốn có được nhiều lượt xem hơn, đồng thời đây cũng là lý do khiến họ đầu tư nhiều hơn cho Reels.

Cũng theo báo cáo thu nhập của Meta, chỉ tính riêng trong quý 3 trong năm 2022, Meta đã tiêu tốn hơn 500 triệu USD cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

Và với chiến lược chia sẻ doanh thu mới, khi các nhà sáng tạo có thể mang về nhiều lượt xem hơn và chia sẻ dựa trên hiệu suất có được, bản thân Meta cũng có thể giảm bớt được các khoản chi này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok chia sẻ những lời khuyên mới về chiến lược nội dung

Theo TikTok, nhà quảng cáo hay người làm marketing nên sử dụng chiến lược nội dung kết hợp giữa quảng cáo và không quảng cáo để thúc đẩy hiệu suất trên nền tảng.

Những dữ liệu mới của TikTok cho thấy cách các thương hiệu có thể hưởng lợi từ việc thêm nhiều nội dung tự nhiên (organic content) hơn vào chiến lược marketing của họ thay vì chỉ dựa vào các nội dung quảng cáo.

Trong khi các digital marketer có thể sử dụng quảng cáo để thúc đẩy nhanh lượng tương tác với các video trên nền tảng, TikTok cho biết người dùng rất muốn thấy các thương hiệu xuất bản những nội dung tự nhiên.

Theo TikTok:

“Một chiến lược tương tác liên tục hiệu quả là chiến lược sử dụng kết hợp cả những nội dung tự nhiên lẫn có trả phí để tương tác với khách hàng, đồng thời tận dụng lợi thế của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để giúp các thương hiệu đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Cách tiếp cận tích hợp này cho phép các thương hiệu trở nên năng động hơn, gắn kết hơn và hoạt động tích cực hơn trên nền tảng, những thứ có thể giúp khách hàng yêu thích, ghi nhớ và trung thành hơn.”

Để có thể làm rõ hơn về chiến lược này, dưới đây là những số liệu mà TikTok đưa ra:

1. 79% người dùng thích các thương hiệu hiểu TikTok.

TikTok nhận thấy rằng 79% người dùng thích các thương hiệu có thể cho người dùng thấy rằng họ hiểu cách sử dụng TikTok.

Đăng kết hợp nhiều kiểu nội dung là một cách để chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng thương hiệu của bạn sử dụng TikTok để tương tác và kết nối thay vì chỉ quảng cáo.

2. Tăng gấp 2 lần ROAS.

TikTok cho biết việc kết hợp giữa các nội dung tự nhiên và có trả phí giúp tăng 2 lần ROAS (lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo) so với việc chỉ chạy quảng cáo.

Với các kiểu chiến dịch thử thách hashtag có thương hiệu (Branded Hashtag Challenges), TikTok cũng chứng kiến mức hiệu suất mang lại tương tự.

3. 1/3 người dùng TikTok bị ảnh hưởng bởi những nhà sáng tạo nội dung khác.

Ngoài việc chạy quảng cáo, có một cách khác để đưa thông điệp của thương hiệu đến với công chúng là hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung khác.

Cứ ba người dùng TikTok thì có một người nói rằng họ được truyền cảm hứng để mua một thứ gì đó do các nhà sáng tạo giới thiệu.

4. Nhận thức thương hiệu tăng 173%

Đăng kết hợp các kiểu nội dung cũng giúp các thương hiệu tăng mức độ nhận biết hay nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).

TikTok đã đo lường mức tăng 173% về mức độ nhận biết thương hiệu sau 2 lần tiếp xúc với nội dung (tự nhiên và có trả phí) của một thương hiệu trên nền tảng.

5. Tăng 20% về mức độ thân thuộc với thương hiệu (Brand Affinity).

Những nội dung tự nhiên được cho là dễ tiếp nhận hơn sau khi xem các quảng cáo có trả phí, điều này dẫn đến mức độ thân thuộc với thương hiệu tăng 20%.

6. Tăng 27% mức độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall).

Các nội dung tự nhiên có thể giúp tăng khả năng ghi nhớ hay hồi tưởng về thương hiệu lên tới 27% nếu chúng được xem trước khi xem quảng cáo.

7. Tăng 18% mức độ liên quan đến thương hiệu (Brand Relevance).

Các nội dung tự nhiên (Organic Content) sẽ trở nên có liên quan hơn đến người dùng sau khi họ đã xem các nội dung quảng cáo.

Dữ liệu của TikTok cho thấy mức tăng 18% đối với những người dùng nói rằng các nội dung tự nhiên của thương hiệu trở nên có liên quan hơn sau khi xem quảng cáo.

Về cơ bản, người dùng cũng dễ tiếp nhận quảng cáo hơn khi họ thấy một thương hiệu xuất bản cả những nội dung tự nhiên lẫn nội dung có trả phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài kỹ năng cơ bản của một Online Content Creator thành công

Từ khả năng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), nghiên cứu thị trường đến phân tích thương hiệu cơ bản, là những gì cần thiết để trở thành một Online Content Creator thành công.

Một vài kỹ năng cơ bản của một Online Content Creator thành công
Một vài kỹ năng cơ bản của một Online Content Creator thành công

Dù bạn là một marketer truyền thống hay một digital marketer, bạn đều có thể nhận thấy rằng mọi chiến lược Digital Marketing hiện tại đều được xây dựng trên cơ sở của nội dung (Content) mà chính xác là quá trình sản xuất nội dung — được định nghĩa là quá trình tiến hành nghiên cứu (thị trường, khách hàng, đối thủ…), đưa ra các ý tưởng chiến lược, biến những ý tưởng đó thành các tài sản cụ thể và sau đó quảng cáo chúng đến với khách hàng mục tiêu.

Tất cả những gì bạn thấy trên website, từ các mẫu quảng cáo hay trên mạng xã hội đều là những ví dụ cụ thể về nội dung kỹ thuật số (Digital Content), Content Marketing cũng giúp tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng cao hơn gấp 3 lần so với các phương thức marketing truyền thống khác trong khi chi phí lại thấp hơn.

Trong khi có không ít marketer cho rằng, việc sáng tạo và xây dựng nội dung bắt đầu từ khả năng sáng tạo của bản thân và hiển nhiên, “sáng tạo” theo cách mà các Content Creator cho là có giá trị nhất, sự thật là vì bạn đang làm nội dung cho người khác mà cụ thể ở đây là khách hàng mục tiêu, việc hiểu họ nghĩ gì và bắt đầu từ góc nhìn của họ là chìa khoá để thành công.

Nếu bạn có thể tuân theo các nguyên tắc dưới đây, khả năng sáng tạo nội dung của bạn sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn thông qua khả năng hiểu và giải quyết các vấn đề của chính họ.

Cùng MarketingTrips phám phá các kỹ năng cho Online Content Creator dưới đây:

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Trong thế giới Marketing ngày nay, tối ưu hoá nội dung cho các công cụ tìm kiếm là một trong những yêu cầu bắt buộc với hầu hết các Content Creator nói riêng và người làm marketing nói chung.

Trong khi khả năng viết vẫn là yếu tố cốt lõi nhất, việc tận dụng các nguyên tắc SEO căn bản cũng như các công cụ hỗ trợ sẽ giúp cho nội dung trở nên phù hợp hơn với công cụ tìm kiếm (và cả cho người tìm kiếm).

Khi nói đến việc xây dựng nội dung cho các công cụ tìm kiếm, nghiên cứu từ khoá là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Từ khoá không chỉ mang ý nghĩa với các công cụ tìm kiếm mà vì nó đại diện cho những mối băn khoăn của khách hàng, nó chính là kim chỉ nam cho những nhà sáng tạo nội dung.

Nghiên cứu.

Tuỳ vào từng bối cảnh khác nhau, quá trình sản xuất nội dung diễn ra theo những cách khác nhau và cần những yêu cầu đầu vào khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, một nội dung tốt tốt đòi hỏi phải chắt lọc một lượng lớn thông tin và dữ liệu và biến nó thành những thứ có giá trị cho người đọc.

Việc nghiên cứu kỹ lưỡng từ bối cảnh, xu hướng, đối thủ và khách hàng cho phép người làm nội dung trình bày và đưa ra quan điểm một cách nhạy bén và sát với thực tế hơn.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi môi trường kinh doanh và hành vi của khách hàng không ngừng thay đổi, việc nghiên cứu trước khi viết cũng đóng vai trò đảm bảo rằng bạn đang hiểu rõ những gì mà bạn đang cố truyền tải tới người dùng mục tiêu của mình.

Các nhà sáng tạo nội dung giỏi luôn tò mò và không ngừng tìm kiếm các chủ đề mới, những thứ mà đối tượng mục tiêu của họ có thể rất quan tâm (và đối thủ thì vẫn còn chưa kịp tìm thấy).

Tính nhất quán.

Cũng tương tự như việc xây dựng thương hiệu, “tính nhất quán” cũng là chìa khoá cho tất cả những nhà sáng tạo nội dung.

Bạn càng cung cấp nhiều tài liệu mới và có giá trị, website hay fanpage của bạn sẽ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Nội dung mới và tốt là chưa đủ, bạn phải cam kết rằng những thứ mà bạn cung cấp là thường xuyên.

Nói một cách dễ hiểu hơn, nội dung sẽ không mấy có giá trị nếu những gì mà bạn cung cấp cho khách hàng là dựa trên cảm hứng, thay vào đó, bạn cần có một bản kế hoạch sản xuất và xuất bản rõ ràng và nhất quán theo thời gian.

Thấu hiểu đối tượng mục tiêu.

Như đã phân tích ở trên, bạn đừng cố gắng phạm phải sai lầm thường thấy của các content marketer đó là viết dựa trên cảm hứng và quan điểm cá nhân.

Trong khi việc đưa một vài góc nhìn cá nhân vào nội dung cũng có thể khiến nó trở nên khác biệt hơn, nội dung truyền cảm hứng phải là nội dung xuất phát từ khả năng am hiểu người đối diện mà ở đây chính là khách hàng mục tiêu.

Từ các dữ liệu cơ bản như tuổi tác, sở thích, trình độ học vấn, địa điểm sinh sống, đến các yếu tố nâng cao hơn như tâm lý, động cơ mua hàng và hơn thế nữa, tất cả đều là những thông tin mà các nhà sáng tạo nội dung phải nắm trước khi tiến hành xây dựng nội dung.

Ngoài các yếu tố về giá trị của nội dung, bạn cũng cần tìm hiểu xem, khách hàng của bạn mong muốn bạn thể hiện nội dung đó như thế nào, đâu là cách khiến họ cảm thấy hứng thú nhất khi tương tác.

Phân tích thương hiệu.

Nằm trong bối cảnh marketing tổng thể, dù cho bạn viết nội dung gì và trình bày nó như thế nào, rõ ràng là nội dung của bạn không thể tách rời khỏi cái gọi là thương hiệu, thứ cuối cùng sẽ đóng vai trò “giải quyết nỗi đau” cho đối tượng mục tiêu.

Tính cách thương hiệu của bạn là gì, chiến lược thiết kế thương hiệu ra sao, điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu của bạn so với đối thủ là gì, tất cả những đặc điểm này đều nên được đưa vào chiến lược xây dựng nội dung tổng thể.

Nội dung của bạn chỉ có giá trị khi nó đồng bộ với mọi hình ảnh và giá trị của thương hiệu và giúp thương hiệu truyền tải được các thông điệp tới khách hàng.

Đừng quên để ý tới các phản hồi của khách hàng.

Một khi nội dung của bạn đã được truyền đi, hãy để ý xem khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng với các nội dung đó như thế nào.

Các phản hồi của khách hàng không chỉ mang ý nghĩa giúp bạn tối ưu nội dung mà nó còn có thể cho bạn biết đâu là những “khoảng trống” mà các sản phẩm và dịch vụ của bạn chưa thể đáp ứng kỳ vọng của họ.

Là một nhà sáng tạo nội dung, bạn phải hiểu rằng, công việc hay sứ mệnh của bạn không phải là viết lách mà là đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng (thông qua nội dung), và từ việc đáp ứng vượt các kỳ vọng, khách hàng sẽ ngày càng trung thành hơn với thương hiệu và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên mạng xã hội

Kể từ khi ra đời và phát triển mạnh mẽ, khái niệm nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, và để trở nên phù hợp hơn, họ buộc phải chạy theo các thuật toán.

Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội
Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội

Việc tìm ra các quy tắc hay thuật toán ẩn của các nền tảng truyền thông mạng xã hội vốn là một công việc vô cùng khó khăn — và đối với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), điều này còn trở nên cấp thiết hơn.

Ziggi Tyler, một nhà sáng tạo trên TikTok đã đăng một video nêu ra một vấn đề đáng lo ngại mà anh nhận thấy với TikTok Creator Marketplace, một công cụ được sử dụng để kết nối nhà sáng tạo với các thương hiệu trên TikTok.

Tyler cho biết anh không thể nhập các từ khoá như “Black Lives Matter” hay “support Black Excellence” vào hồ sơ của mình trên Marketplace. Tuy nhiên, với các cụm từ như “ưu ​​thế của người da trắng” và “hỗ trợ người da trắng” thì lại hợp lệ.

Nhiều nhà sáng tạo khác trên TikTok cũng đã báo cáo các vấn đề tương tự.

Về cơ bản, có hai cách để có thể hiểu tác động của việc kiểm duyệt nội dung và các thuật toán thực thi các quy tắc đó: là dựa vào những gì nền tảng nói và bằng cách hỏi chính các nhà sáng tạo đang hoạt động trên nền tảng.

Trong trường hợp của Tyler, TikTok đã xin lỗi và đổ lỗi cho một bộ lọc nội dung tự động đã được thiết lập sẵn trên nền tảng.

Bà Brooke Erin Duffy, phó giáo sư tại Đại học Cornell, đã hợp tác với nghiên cứu sinh Colten Meisner để phỏng vấn 30 nhà sáng tạo trên TikTok, Instagram, Twitch, YouTube và Twitter trong khoảng thời gian video của Tyler được lan truyền mạnh mẽ.

Các nhà nghiên cứu muốn biết cách những nhà sáng tạo, đặc biệt là những người thuộc các nhóm yếu thế, điều hướng các thuật toán và phương pháp kiểm duyệt nội dung (Content Moderation) của các nền tảng mà họ đang sử dụng.

Những gì được tìm thấy là: Nhà sáng tạo đầu tư rất nhiều công sức vào việc tìm hiểu các thuật toán, thứ sẽ quyết định hay định hình trải nghiệm và các mối quan hệ của họ trên các nền tảng này.

Vì nhiều nhà sáng tạo sử dụng nhiều nền tảng nên họ buộc phải tìm hiểu các quy tắc hay thuật toán ẩn của từng nền tảng.

Nhà sáng tạo phải điều chỉnh toàn bộ phương pháp tiếp cận của họ trong việc sản xuất và quảng cáo nội dung nhằm đáp ứng các thành kiến ​​của thuật toán và hệ thống kiểm duyệt nội dung trên nền tảng.

Dưới đây là chi tiết cuộc phỏng vấn được chia sẻ từ các nhà nghiên cứu.

Từ lâu, các nhà sáng tạo đã thảo luận về cách các thuật toán và hệ thống kiểm duyệt ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của họ trên các nền tảng đã khiến họ trở nên nổi tiếng. Vậy điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi thực hiện những cuộc phỏng vấn này?

Là người nghiên cứu, tôi hiểu rằng cuộc sống của các nhà sáng tạo gắn liền với các thuật toán, tuy nhiên cho đến khi thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sau, tôi mới có thể thực sự hiểu là thuật toán đã ảnh hưởng nhiều đến vậy.

Nhà sáng tạo dành rất nhiều nguồn lực để hiểu thuật toán và họ cũng hiểu rằng “thuật toán đó là khác nhau cho những người hay nhóm người khác nhau”.

Trong khi họ vẫn phải nỗ lực để phát triển trong không gian của nền kinh tế nhà sáng tạo, họ cảm thấy có nhiều vấn đề trong nền kinh tế này.

Nhà sáng tạo có thường nghĩ đến khả năng bị kiểm duyệt hoặc nội dung của họ không tiếp cận được khán giả do các thuật toán chặn không?

Tôi nghĩ về cơ bản, các thuật toán ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình các nhà sáng tạo xây dựng cấu trúc và quảng bá nội dung của họ. Các thuật toán này thay đổi theo ý thích; và gần như không có những cái nhìn sâu sắc (Insight) đến nội dung hay nhà sáng tạo.

Trong nhiều trường hợp, vì các nhà sáng tạo không thể liên hệ trực tiếp với các nền tảng, thứ mà họ có thể làm là “chấp nhận” và thay đổi.

Vì theo định nghĩa, đây là những thuật toán ẩn hay quy tắc ngầm, bạn đã xem xét khái niệm này như thế nào trong nghiên cứu của mình?

Một số người nói rằng họ đã bị cấm một cách vô cớ, và những người khác nói, “nội dung của tôi quá tệ khi không thể tiếp cận được.”

Bởi vì không có cách nào khác có thể thực sự chứng minh rằng một ai đó trên nền tảng bị cấm một cách vô cớ và cấm một cách chính đáng, suy đoán là thứ mà nhiều vẫn làm.

Tuy nhiên, cho dù các thuật toán ẩn có tồn tại hay không, thì việc mọi người hành động như thể họ bị trừng phạt thông qua những giới hạn về khả năng hiển thị của họ trên nền tảng là điều đang diễn ra.

Có bất kỳ cách nào có thể được thực hiện để giúp giải quyết vấn đề này không?

Các nền tảng liên tục quảng cáo các lợi ích của nền tảng của họ tới các nhà sáng tạo và cũng đề xuất rằng, nếu bạn đủ tài năng và có nội dung phù hợp, bạn có thể kết nối với khán giả và kiếm nhiều tiền.

Có thể nhà sáng tạo vẫn có thể kiếm được tiền hay thậm chí là nhiều tiền, họ không có nhiều tiếng nói trong chính sách kiểm duyệt nội dung của nền tảng và cách chúng đang được sử dụng một cách không công bằng.

Tính minh bạch vẫn còn là thứ nan giải với các nền tảng mạng xã hội, nhưng tôi nghĩ rằng người sáng tạo nên có nhiều đại diện hơn về các quyết định tác động cơ bản đến doanh nghiệp của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator

Mạng xã hội Instagram là nền tảng hàng đầu để thương hiệu xây dựng mối quan hệ với khách hàng, trong khi nhà sáng tạo nội dung có thể là cầu nối giúp thương hiệu đạt được các mục tiêu kinh doanh quan trọng của mình.

Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator
Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator

Hãy tìm hiểu cách cộng tác với nhà sáng tạo nội dung để gia tăng giá trị cho thương hiệu ở hiện tại và đặt nền móng vững chắc cho tương lai.

Chuẩn bị sẵn cho tương lai với nhà sáng tạo nội dung.

Cộng tác với nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là cách mang lại giá trị thương hiệu ngay hôm nay và đặt nền móng vững chắc cho mai sau.

  • Sáng tạo: Họ nắm bắt và vận dụng các công cụ cũng như công nghệ mới sẽ định hình văn hóa.
  • Kết nối: Họ là những nhà lãnh đạo cộng đồng nhanh nhạy và giàu lòng cảm thông.
  • Phát triển: Họ là những người tiên phong áp dụng các công cụ thương mại, xây dựng thương hiệu riêng và khai thác mọi cơ hội kiếm tiền mang lại kế sinh nhai bằng cách sống thật với chính mình.

Cách xây dựng các mối quan hệ đối tác thương hiệu bền chặt.

  • 01. Dành thời gian để tìm nhà sáng tạo nội dung phù hợp với thương hiệu của bạn.
  • 02. Kiểm tra từng chi tiết của kết quả chuyển giao cuối cùng.
  • 03. Thảo luận về cách sử dụng, thời điểm và vị trí đăng kết quả chuyển giao cuối cùng.
  • 04. Chia sẻ ý kiến đóng góp trong quá trình sáng tạo để bám sát mục tiêu.
  • 05. Tiếp tục cộng tác sau khi bạn ký kết hợp đồng phù hợp với cả hai bên.
  • 06. Dựa trên Thông tin chi tiết (Insight) để đánh giá mức độ thành công của những việc bạn làm.

Nhìn nhận theo cách khác về cơ hội Marketing thông qua nhà sáng tạo nội dung.

  • Từ Người sáng tạo nội dung đóng vai trò là kênh truyền thông Đến Người sáng tạo nội dung đóng vai trò là đối tác chiến lược, cộng tác viên nội dung và cầu nối đến các đối tượng duy nhất.
  • Từ Số người xem tự nhiên từ cộng đồng của chính người sáng tạo nội dung Đến Với quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu, nhà quảng cáo có thể biến bài viết của người sáng tạo thành quảng cáo, kết hợp tính xác thực của người sáng tạo với khả năng nhắm mục tiêu và tối ưu hóa mạnh mẽ của Meta để tiếp cận đúng đối tượng, bao gồm cả người theo dõi lẫn người không theo dõi người sáng tạo nội dung.
  • Từ Tỷ lệ tương tác đóng vai trò là một chỉ số KPI ưu tiên Đến Đo lường và tối ưu hóa các chỉ số KPI thúc đẩy hoạt động kinh doanh (số người tiếp cận, mức độ nhận biết thương hiệu, lượt chuyển đổi, v.v.).
  • Từ Nội dung tập trung quá nhiều vào người sáng tạo nội dung hoặc thương hiệu Đến Nội dung kết hợp giữa bản sắc và mục tiêu của thương hiệu với kiến thức chuyên môn và hình thức biểu đạt của người sáng tạo nội dung.

5 bước đơn giản để củng cố mối quan hệ với nhà sáng tạo nội dung.

  • 01. Xác định Điều chỉnh ngay từ đầu về định hướng kinh doanh cũng như kết quả mong muốn để thương hiệu và người sáng tạo nội dung hiểu rõ mục tiêu.
  • 02. Khám phá Xác định người sáng tạo nội dung hướng đến cùng giá trị thương hiệu với bạn và có thể mang lại tác động mong muốn.
  • 03. Cùng sáng tạo Mô tả những lưu ý về các hình thức tiếp cận trả phí và tự nhiên cho người sáng tạo nội dung. Duy trì sự cân bằng giữa quan điểm của người sáng tạo nội dung và mục tiêu của thương hiệu, đồng thời sẵn sàng đón nhận các hình thức tiếp cận có sẵn trên nền tảng như nội dung hài hước, nhãn dán và lớp phủ văn bản.
  • 04. Mở rộng quy mô Thêm nội dung truyền thông trả phí để tiếp cận nhiều người hơn.
  • 05. Đo lường Đo lường, đánh giá và vận dụng kiến thức cho các chiến dịch tiếp theo.

Tính minh bạch được mọi người xem trọng và mang lại kết quả khả quan.

Hãy sử dụng nhãn mối quan hệ tài trợ để công khai nội dung tự nhiên có thương hiệu. Để tiếp cận các cơ hội mở rộng quy mô, nhắm mục tiêu và tối ưu hóa, hãy biến chính nội dung đó thành quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu để có thể thúc đẩy +53% tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Nguồn: Bài phân tích tổng hợp Khoa học marketing năm 2022 về 15 thử nghiệm phân tách đối với nhà quảng cáo, trong đó nhà quảng cáo và Đối tác kinh doanh của Meta cùng tạo nội dung cho chiến dịch chứa nội dung có thương hiệu (Branded Content).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips

Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo

Các công nghệ mới như Web3 hay Metaverse sẽ đóng những vai trò thiết yếu trong nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) nói chung và nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy) nói riêng.

Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo
Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo

Cũng như với bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ mang tính bùng nổ nào, chẳng hạn như internet hay eCommerce ở những năm 90, sự phấn khích, sự nghi ngờ, nhiều suy đoán hay thậm chí là các nhầm lẫn là những từ khoá cảm xúc chính.

Đối với những công nghệ mới nổi như Web3 hay vũ trụ ảo Metaverse, dường như cũng không nằm ngoài các xu hướng này, công nghệ mới đến, bên cạnh nhiều tổ chức tỏ ra hoài nghi hay hờ hững, một số khác không ngừng nỗ lực để trở thành các “Game-Changer”, những người đi đầu thực sự.

Bên cạnh các khoản đầu tư khổng lồ vào các công nghệ mới, vô số các công ty khởi nghiệp đang tìm cách gia nhập trị trường đáng giá hàng ngàn tỷ đô, đối với những nhà sáng tạo (Content Creator), quy mô và tiềm năng của Web3 mới là những điều hấp dẫn nhất.

Web3 là gì?

Trước khi tìm hiểu về tiềm năng của Web3 đối với nền kinh tế nhà sáng tạo hay với các nhà sáng tạo, bạn nên có những thông tin cơ bản nhất về Web3.

Theo định nghĩa từ IDC, Web3 là “một tập hợp các giao thức và công nghệ mở, bao gồm cả blockchain, nền tảng công nghệ đóng vai trò hỗ trợ việc sử dụng và lưu trữ những giá trị, tri thức và dữ liệu phi tập trung (decentralized) đáng tin cậy.”

Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung thông thường, định nghĩa này nghe có vẻ hơi “mơ hồ” vì nó mang tính kỹ thuật.

Bạn hiểu đơn giản là, Web3 sẽ mang đến cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn, mọi thứ sẽ minh bạch hơn, bạn có quyền riêng tư cao hơn, có quyền bảo mật, quyền sở hữu và sự tin tưởng tốt hơn trên không gian internet.

Cũng theo định nghĩa từ IDC, Web3 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mối liên kết những “người tạo ra” và những “người tiêu thụ”.

Nó sẽ cho phép các tương tác và giao dịch (mua bán) được diễn ra một cách liền mạch hơn, minh bạch và tiết kiệm chi phí hơn, tất cả những điều này đều là những yêu cầu tất yếu của nền kinh tế nhà sáng tạo.

Vấn đề lớn với các nền tảng tập trung (centralized platforms).

Ở bối cảnh hiện tại, tất cả các hệ sinh thái mà những nhà sáng tạo đang sử dụng đều hoàn toàn là tập trung.

Trong khi đối với một số nhà sáng tạo, họ cũng có thể kiếm được nhiều tiền nhờ các nền tảng này, cuối cùng, chính các nền tảng đó mới là bên được hưởng lợi thực sự.

YouTube là một ví dụ.

Theo dữ liệu từ Statista, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh thu quảng cáo trên toàn thế giới của YouTube đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, bất chấp những thành công này từ phía nền tảng, nhiều nhà sáng tạo trên YouTube không thể “trang trải” cho cuộc sống của họ.

Theo một báo cáo tháng 8 năm 2022, 97,5% YouTubers không kiếm được 12.140 USD, mức được cho là chạm mức nghèo tại Mỹ.

Công bằng mà nói, YouTube không phải là nền tảng duy nhất đang hiện hữu những điều này. Với hầu hết các nền tảng khác, phần lớn nhà sáng tạo phải vật lộn để kiếm sống.

Dữ liệu của Linktree tiết lộ rằng trong số 200 triệu người tham gia vào nền kinh tế nhà sáng tạo, chỉ 12% những người làm việc này toàn thời gian kiếm được hơn 50.000 USD mỗi năm. Dữ liệu cũng cho thấy rằng 46% nhà sáng tạo toàn thời gian kiếm được ít hơn 1.000 USD mỗi năm.

Trong khi toàn bộ các nội dung được tải lên nền tảng là từ người dùng và nhà sáng tạo, tất cả dữ liệu, doanh thu hay quyền lợi đều thuộc về phía doanh nghiệp sở hữu nền tảng.

Ở mặt ngược lại, Web3 cắt bỏ gần như toàn bộ những thứ trung gian và cho phép nhà sáng tạo kết nối trực tiếp với khán giả của họ, những người hâm mộ họ và phần lớn doanh thu có được sẽ thuộc về chính họ.

Về bản chất, ý nghĩa thực sự đằng sau các hệ sinh thái tập trung hiện tại là “nhà sáng tạo cứ thế nỗ lực tạo ra nội dung (Content) và nền tảng sẽ có thêm nhiều doanh thu”.

Web3 được thiết lập để thay đổi động lực internet hiện tại bằng cách cho phép nhà sáng tạo trực tiếp kiếm tiền từ các sản phẩm của họ mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.

Thúc đẩy Web3 cho nhà sáng tạo.

Chìa khóa chính để tận dụng Web3 với tư cách là nhà sáng tạo đó là bạn nên bắt đầu bằng việc tìm ra các nền tảng phù hợp. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải kiểm soát hoàn toàn các nội dung của bạn và doanh thu bạn kiếm được.

Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung như Mastodon và Diaspora cho phép nhà sáng tạo có toàn quyền sở hữu nội dung và danh tính của họ, đồng thời họ có thể kiếm tiền thông qua người hâm mộ chứ không phải là chỉ từ nhà quảng cáo.

Một đặc điểm khác của các nền tảng mạng xã hội kiểu mới này là nhà sáng tạo có thể sở hữu và mua bán xuyên nền tảng thay vì chỉ trên một nền tảng duy nhất.

Chúng ta đang ở những giai đoạn đầu của Web3. Và cũng như mọi công nghệ mới khác, nếu không có sự thích nghi sớm của các nhà sáng tạo và người hâm mộ của họ, mọi thứ có thể sẽ trở nên chậm hơn (và ít hưởng lợi hơn).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo của YouTube Shorts sẽ đối đầu với TikTok

Thông qua một chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo được thông báo mới đây, Shorts của YouTube sẽ đối đầu trực diện với TikTok.

Chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo của YouTube Shorts sẽ đối đầu với TikTok
Chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo của YouTube Shorts sẽ đối đầu với TikTok

YouTube mới đây đã chia sẻ một cách mới để các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể kiếm tiền trên nền tảng Shorts, cụ thể, chính sách mới sẽ hướng tới mục tiêu làm cho các video dạng ngắn trở nên sinh lợi nhiều hơn.

Động thái này được cho là một dấu hiệu rõ ràng khác khi YouTube muốn đối đầu trực diện với TikTok, nền tảng video dạng ngắn của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc.

Theo thông báo từ YouTube, bắt đầu từ năm 2023, những nhà sáng tạo đủ điều kiện trên YouTube sẽ có thể giữ một phần lớn doanh thu quảng cáo hàng tháng đến từ Shorts.

Theo một thông tin khác, các nhà sáng tạo sẽ giữ 45% doanh thu quảng cáo của họ từ Shorts, tuy nhiên, một số nhà sáng tạo khác cho rằng con số này còn phụ thuộc vào số lượng xem (views) tổng thể của video và kênh.

Giám đốc sản phẩm của YouTube cho biết:

“Thành công của YouTube vốn được xây dựng dựa trên hình thức phát trực tiếp và video dài, tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn hỗ trợ nhà sáng tạo theo tất cả các cách họ sử dụng YouTube để truyền tải các nội dung của họ, bao gồm cả thế hệ nhà sáng tạo xem thiết bị di động là ưu tiên hàng đầu.”

Tương tự như Quỹ nhà sáng tạo của TikTok (TikTok Creator Fund), YouTube sẽ chia sẻ quyền lợi với các nhà sáng tạo thông qua YouTube Shorts Fund.

YouTube cho biết:

“Quỹ nhà sáng tạo không thể theo kịp sự tăng trưởng đáng kinh ngạc mà chúng ta đang thấy với video dạng ngắn.” YouTube theo đó lưu ý rằng hầu hết những nhà sáng tạo sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ mô hình chia sẻ doanh thu mới.

Phó Chủ tịch của YouTube khu vực châu Mỹ nói thêm rằng kế hoạch chia sẻ doanh thu của YouTube sẽ có thể “đảm bảo rằng khi nền tảng và cộng đồng phát triển, bạn sẽ tiếp tục phát triển cùng chúng tôi.”

Những thay đổi của YouTube không nằm ngoài mục tiêu cuối cùng là mang đến cho những người sản xuất video dạng ngắn nhiều cơ hội thành công hơn, như cách mà những nhà sáng tạo video dạng dài hiện đang có trên nền tảng.

Một nhà sáng tạo nội dung trên YouTube cho biết:

“Họ đang giúp những người sáng tạo hiện đang tạo ra nội dung ở nhiều định dạng khác nhau, họ đang loại bỏ các hạn chế và ủng hộ sự sáng tạo, bất kể hình thức đó diễn ra như thế nào. Và đây là một điều tốt với những người sáng tạo như tôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Creator Economy là gì? Tìm hiểu về khái niệm Creator Economy

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Creator Economy như Creator Economy là gì, những xu hướng chính của Creator Economy, Creator Economy đáng giá bao nhiêu và hơn thế nữa.

creator economy là gì
Creator Economy là gì? Tìm hiểu về khái niệm Creator Economy

Creator Economy là gì? Creator Economy có nghĩa là nền kinh tế nhà sáng tạo. Kể từ khi yếu tố công nghệ phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác nhau từ kinh doanh đến cuộc sống, đặc biệt khi các nền tảng mạng xã hội trở thành nơi không chỉ là để giải trí mà còn để mua sắm và hơn thế nữa, khái niệm Creator Economy ra đời và không ngừng phát triển.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Creator Economy là gì?
  • Những số liệu đáng tham khảo nhất về Creator Economy.
  • Creator Economy được phân loại như thế nào?
  • Influencer là gì?
  • KOL là gì?
  • Content Creator là gì?
  • Tìm hiểu tổng quan về Creator Economy.
  • Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
  • Lịch sử hình thành khái niệm Creator Economy.
  • Những nhóm đối tượng chính hiện đang thúc đẩy Creator Economy.
  • Những xu hướng Creator Economy chính trong năm 2022 là gì?
  • Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Creator Economy?

bên dưới là nội dung chi tiết:

Creator Economy là gì?

Creator Economy là khái niệm đề cập đến một nền kinh tế (Economy) nơi các nhà sáng tạo (Creator) thông qua sự hỗ trợ của các nền tảng hay phần mềm có thể kiếm tiền từ các sản phẩm sáng tạo của họ.

Các nền tảng hỗ trợ phổ biến nhất trong Creator Economy hiện nay đó là YouTube, Facebook, Instagram hay TikTok.

Ngoài thuật ngữ khá phổ biến là Economy (Nền kinh tế), theo từ điển Cambridge, Creator được định nghĩa là nhà sáng tạo, tác giả hay người xây dựng, những người có thể sản xuất hay tạo ra một thứ gì đó.

Theo cách định nghĩa của Adobe, Creator hay Nhà sáng tạo là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.

Tính đến năm 2022, Creator Economy có giá trị khoảng 100 tỷ USD với hơn 165 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu.

Những số liệu đáng tham khảo nhất về Creator Economy.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về Creator Economy, dưới đây là những gì bạn cần nắm:

  • Creator Economy được ước tính có giá trị là khoảng 104,2 tỷ USD. (Influencer Marketing Hub)
  • Định giá quy mô thị trường toàn cầu của Influencer Marketing (một phần của Creator Economy) là 13,8 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với năm 2019. (Statista)
  • Trong số hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn thế giới, số nhà sáng tạo nghiệp dư (chiếm 92%) và nhà sáng tạo chuyên nghiệp (chiếm 8%). (SignalFire)
  • Đa phần nhà sáng tạo là những người trẻ tuổi (63% thuộc Gen Z) và Nữ (48%). (GWI The Creator Economy Report 2022).
  • Các khoản đầu tư cho các công ty khởi nghiệp trong Creator Economy ước tính đã đạt khoảng 5 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2021. (The Information).
  • 41% Creator ở Mỹ sử dụng các trang web hoặc blog để kết nối với khán giả của họ ngoài mạng xã hội (Social Media). (eMarketer)
  • 15% người tiêu dùng đã đăng ký trở thành thành viên của nhà sáng tạo; cao hơn 8% kể từ đầu năm 2021. (GWI The Creator Economy Report 2022).
  • 78% người tiêu dùng đã khám phá sản phẩm mới khi xem video của các nhà sáng tạo. (Statista).
  • Gen Y chiếm khoảng 42% Creator Economy và Gen Z là 14%, (Theo Adobe).

Creator Economy được phân loại như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, Creator Economy là nền kinh tế được tạo ra từ những nhà sáng tạo (Creator) và khi mổ xẻ thuật ngữ này, chúng ta có thể phân loại các nhóm đối tượng chính khác nhau có trong Creator Economy.

Theo đó các nhóm đối tượng chính có thể là:

  • Influencer (Economy): Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm tương đối thấp trong toàn bộ khái niệm Creator, Influencer hay Người có ảnh hưởng là những người có “quyền lực” nhất trong Creator Economy. Influencer cũng có thể được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau như Micro Influencer, Macro Influencer và hơn thế nữa.
  • KOL (Economy): Nhóm nhà sáng tạo thứ 2 có trong Creator Economy là KOL (Key Opinion Leader), chính là những chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên nghiệp như kinh tế, chính trị, Y tế, Giải trí, Giáo dục và nhiều ngành nghề khác.
  • Content Creator (Economy): Content Creator hay Nhà sáng tạo nội dung là khái niệm đề cập đến tất cả những cá nhân làm các công việc về sản xuất, sáng tạo và xây dựng nội dung (Content) trên nhiều các nền tảng khác nhau, trong đó chủ yếu là trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).

Về mặt tổng thể, Creator Economy là một phần của bức tranh kinh tế lớn hơn đó là Nền kinh tế số hay Digital Economy.

Influencer là gì?

Influencer (trong tiếng Anh có nghĩa là người ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influenecer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.

Tuỳ theo từng mức độ ảnh hưởng hay lĩnh vực cụ thể mà các Influencer cũng được chia thành các nhóm hay có những tên gọi khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở các phần tiếp theo của bài viết này.

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.

Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.

Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.

Ngoài ra, như bản thân ý nghĩa của chính nó “Key Opinion Leader”, các KOL chính là những người có khả năng dẫn dắt các quan điểm hay lập trường riêng của chính họ.

Content Creator là gì?

Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Những gì mà những người này tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website doanh nghiệp, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks…

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Tìm hiểu tổng quan về Nền kinh tế và Creator Economy.

Cách đây khoảng một thế kỷ trước, chúng ta sống trong một nền kinh tế công nghiệp (Industrial Economy). Đó là thời đại của sản xuất, nơi mà hầu hết mọi người có thể kiếm được tiền thông qua các công việc chân tay trong các xí nghiệp và nhà máy.

Tuy nhiên, đến những năm 1950, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế tiêu dùng (Consumer Economy).

Đây là giai đoạn mà sau một quá trình Khủng hoảng Kinh tế (Economic Depression), mọi người đang tìm kiếm những cách mới để tiêu tiền của họ.

Mọi người bắt đầu kiếm thêm thu nhập bằng cách thực hiện các dịch vụ cho người khác. Thương mại từ đây trở nên toàn cầu hóa nhiều hơn, với việc mọi người muốn có “nhiều thứ” hơn từ khắp nơi trên toàn thế giới.

Trong thời đại của internet, chúng ta bước vào nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy), nơi công nghệ, tri thức và khả năng sáng tạo đóng vai trò then chốt.

Đây chính là tiền đề của Creator Economy vốn dựa trên internet, yếu tố công nghệ (các nền tảng) và khả năng sáng tạo (ra một thứ gì đó).

Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?

Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?

Như đã phân tích ở trên, Creator Economy được phát triển trong bối cảnh khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) phát triển mạnh mẽ.

Những nhà sáng tạo thành công là những nhà sáng tạo tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ nội dung và xây dựng cộng đồng của riêng họ.

Theo số liệu đến năm 2022, mỗi người dùng internet sử dụng 3h mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội, trong đó dành đến hơn 2h trên TikTok, gần 1h trên Facebook cùng nhiều nền tảng khác.

Khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube hay TikTok không chỉ là nơi để mọi người giải trí, tìm kiếm thông tin, mua sắm và tương tác với thương hiệu mà còn trở thành nơi để mọi người kết nối với các nhà sáng tạo yêu thích của họ, Creator Economy phát triển theo tỷ lệ thuận với sự phổ biến của các nền tảng này.

Những xu hướng Creator Economy chính trong năm 2022 là gì?

1. Những người có ảnh hưởng vi mô (Micro Influencer) sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

2. Nhiều nhà sáng tạo hơn sẽ gia nhập Creator Economy.

3. Cộng đồng sẽ mang lại sự ổn định cho nhà sáng tạo.

4. Các công cụ kiếm tiền sẽ đổi mới theo nhu cầu của nhà sáng tạo.

5. Thương mại điện tử (eCommerce) sẽ biến nhà sáng tạo thành thương hiệu.

6. Người xem sẽ yêu cầu nhiều hơn các nội dung đi kèm.

7. Các trải nghiệm bằng âm thanh (Audio, Podcast) sẽ tiếp tục phát triển.

8. Nhiều thương hiệu hơn sẽ lắng nghe nhà sáng tạo và những thứ họ chia sẻ.

9. Những nhà sáng tạo Gen Z sẽ tạo ra nhiều đột phá mới.

10. NFTs sẽ là một nguồn doanh thu bổ sung đáng kể của nhà sáng tạo khi Web3 và Metaverse tiếp tục phát triển và phổ biến hơn.

Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Creator Economy?

  • Creator Economy là ngành gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, Creator Economy không phải là một ngành mà là một nền kinh tế nơi các nhà sáng tạo (Creator) đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng chính.

Thông qua các cộng đồng rộng lớn chủ yếu nhờ vào các nền tảng mạng xã hội, nhà sáng tạo có nhiều cơ hội để chia sẻ và kiếm tiền từ các hoạt động sáng tạo (nội dung) của họ.

  • Creator bao gồm những ai?

Creator là khái niệm mang tính đại diện, đại diện cho tất cả những nhà sáng tạo, tác giả, người biên tập, những người tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo.

Nằm trong bối cảnh Creator Economy, Creator chủ yếu ám chỉ những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội với mục tiêu là kiếm tiền.

  • Creator Economy có giá trị bao nhiêu?

Tính đến năm 2022, Creator Economy có giá trị hơn 100 tỷ USD với khoảng hơn 150 triệu nhà sáng tạo đang hoạt động.

  • Kinh tế nhà sáng tạo là gì?

Là nền kinh tế được tạo ra từ các hoạt động sáng tạo của các nhà sáng tạo.

Kết luận.

Cho dù bạn đang có ý định trở thành một Creator trong Creator Economy đầy tiềm năng hay là một Marketer đang tìm cách kết nối và tận dụng Creator Economy để phát triển doanh nghiệp.

Việc hiểu bản chất của Creator Economy là gì cũng như những tác động của nó đến sự phát triển chung của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Giờ đây, bạn đã có thể bắt đầu hoạch định các chiến lược cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Creator Economy: Nền kinh tế nhà sáng tạo hiện được thống trị bởi Gen Y chứ không phải Gen Z

Tưởng chừng như Gen Z là thế hệ năng động và chế ngự nền kinh tế nhà sáng tạo trị giá hàng tỷ USD, Gen Y (Millennial) mới là thế hệ hiện đang thống trị.

Creator Economy: Nền kinh tế nhà sáng tạo hiện được thống trị bởi Gen Y chứ không phải Gen Z
Creator Economy: Nền kinh tế nhà sáng tạo hiện được thống trị bởi Gen Y chứ không phải Gen Z

Với sức ảnh hưởng của Gen Z trên TikTok, có thể bạn sẽ nghĩ rằng thế hệ này đang là lực lượng chính thúc đẩy nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy), sự thật là Gen Y hay còn được gọi là Millennial mới là thế hệ đang thống trị.

Theo một nghiên cứu mới đây “Creators in the Creative Economy” (Những nhà sáng tạo nội dung trong nền kinh tế sáng tạo) của Adobe, thông qua khảo sát thăm dò ý kiến ​​của hơn 4.500 nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên toàn cầu.

Kết quả cho thấy hiện có hơn 40% nhà sáng tạo là thế hệ millennials (Gen Y) và đa số trong đó là nam giới, với tỷ lệ 52%.

Độ tuổi trung bình của các nhà sáng tạo là 40 tuổi và Gen Z chỉ đại diện cho 14% tổng số nhà sáng tạo. (Khảo sát của Adobe chỉ thực hiện với người từ 16 tuổi trở lên).

Úc, Mỹ và Vương quốc Anh là những quốc gia có mức độ tập trung cao nhất của những nhà sáng tạo Gen Y, trong khi Pháp lại có ít hơn.

Những nhà sáng tạo nội dung Gen Z chủ yếu ở Braxin, Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh, và ít tập trung hơn ở Hàn Quốc và Úc.

Theo cách định nghĩa của Adobe, “Nhà sáng tạo” là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.

Mặc dù thế hệ millennials có thể được đại diện nhiều nhất, Gen Z cũng đang theo sát phía sau, mang lại nhiều giá trị phong phú cho lối sống của nhà sáng tạo.

Nhóm nhà sáng tạo nổi tiếng nhất là những người có ảnh hưởng (Influencer), tuy nhiên nhóm này chỉ chiếm khoảng 14% trong toàn bộ nền kinh tế nhà sáng tạo.

Một lần nữa, thế hệ millennials hay Gen Y lại dẫn đầu cuộc chơi với 30% nói rằng họ khao khát trở thành người có ảnh hưởng, so với 26% người được hỏi thuộc Gen Z.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những nhà sáng tạo hiện đang tập trung nhiều hơn vào các “ngành công nghiệp vốn được xem là hào nhoáng” như thời trang, âm nhạc, du lịch xa xỉ và hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, Adobe cũng dự báo là những nhóm người làm việc tự do (Freelancers) và các “doanh nhân đơn lập” (solo-preneurs) sẽ phát triển nhanh chóng và làm thay đổi nền kinh tế nhà sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn thông báo chương trình hỗ trợ nhà sáng tạo mới

Nhằm mục tiêu hỗ trợ nhiều hợn nữa cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng, LinkedIn vừa thông báo ra mắt chương trình mới.

Thông qua chương trình hỗ trợ mới, mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn sẽ cho phép những nhà sáng tạo nội dung LinkedIn được chọn tham gia vào một loạt các hoạt động nhằm mục tiêu giúp họ cải thiện kỹ năng trên LinkedIn đồng thời tối đa hóa sự hiện diện của họ trên nền tảng.

Chương trình theo đó sẽ kéo dài 6 tuần, nơi các nhà sáng tạo có thể tìm thấy nhiều công cụ và cách thức hơn để xây dựng cộng đồng và kết nối với các cơ hội mới trên LinkedIn.

Những người được chọn tham gia cũng sẽ nhận được một khoản tiền trị giá 12.000 USD.

Nói về những chương trình tương tự như này, LinkedIn đã lần đầu ra mắt vào tháng 9 năm ngoái, các nhà sáng tạo được chọn đã tham gia nhiều hoạt động kéo dài trong 10 tuần và nhận được một khoản tiền trị giá 15.000 USD.

Về bản chất, cũng tương tự các nền tảng như Facebook hay TikTok, LinkedIn coi trọng các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, những người đã không ngừng xây dựng và phát triển cộng đồng người dùng thông qua các kiến thức hay kỹ năng riêng của họ.

Trong khi LinkedIn chưa cung cấp các chương trình chia sẻ doanh thu trực tiếp với các nhà sáng tạo như các nền tảng mạng xã hôi khác, việc hỗ trợ bằng tiền trực tiếp được cho là cách thức thay thế phù hợp.

Hiện chương trình chỉ dành cho các nhà sáng tạo tại Mỹ và trên 18 tuổi, bạn có thể đăng ký chương trình tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thu nhập của Top các YouTuber vs TikToker 2021

Kể từ khi các nền tảng mạng xã hội trở thành tâm điểm kiếm tiền của nhiều bạn trẻ, một nghiên cứu mới đây tiết lộ mức thu nhập của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hàng đầu trên cả nền tảng YouTube và TikTok.

ĐVT: Triệu USD

Như bạn có thể thấy ở trên theo số liệu từ Statista, trong khi TikTok như là một “làn gió mới” trên không gian mạng xã hội, vấn đề lớn nhất của nền tảng này vẫn là năng lực kiếm tiền từ quảng cáo và chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo.

Trong khi các video ngắn dễ tiêu thụ hơn, được lan truyền nhanh hơn, các nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng này có thu nhập thấp hơn nhiều so với các nền tảng video dài hơn mà cụ thể ở đây là YouTube.

Theo số liệu khảo sát của MarketingTrips dựa trên mức doanh thu và người dùng của TikTok và Facebook hay thậm chí là Twitter, khả năng kiếm tiền từ quảng cáo của TikTok hiện đang ở mức rất thấp, thấp hơn ít nhất khoảng 6 lần so với Facebook.

Quay lại với các nền tảng video dạng ngắn, trong khi TikTok đang chiếm ưu thế so với các nền tảng khác như Instagram Reels hay YouTube Shorts, nhiều nhà sáng tạo tỏ ra không mấy hài lòng với mức thu nhập trên TikTok.

Mặc dù mọi thứ vẫn còn nằm ở phía trước, và về cơ bản mọi thứ đều có thể thay đổi, các nhà sáng tạo trên YouTube hiện vẫn có mức thu nhập cao hơn nhiều so với TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook ra mắt tuỳ chọn cộng tác với nhà sáng tạo mới

Nhằm mục tiêu hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng (Content Creator), Facebook vừa ra mắt tuỳ chọn cộng tác nhà sáng tạo mới.

Tuỳ chọn mới sẽ cho phép các nhà sáng tạo nội dung hợp tác với các nhà sáng tạo khác để có thể thúc đẩy khả năng tiếp cận của nội dung (Content) trên nền tảng.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ ở trên, tuỳ chọn cộng tác với nhà sáng tạo sẽ cho phép nhiều nhà sáng tạo hơn được liệt kê trên cùng một bài đăng Facebook, điều này vừa giúp cho các nội dung được tiếp cận nhiều hơn vừa giúp xây dựng thương hiệu cho từng nhà sáng tạo dựa trên nguyên tắc cộng hưởng giá trị.

Theo giải thích của Facebook:

“Với công cụ này, nhà sáng tạo có thể mời những nhà sáng tạo thứ khác cùng xuất bản một phần nội dung. Nếu nhà sáng tạo thứ hai chấp nhận, bài đăng sẽ được xuất bản trên cả hai trang của mỗi nhà sáng tạo.

Các nhà sáng tạo sẽ chia sẻ cùng một bản phân phối nội dung và có thể xem thông tin chi tiết được chia sẻ trên từng tài khoản chẳng hạn như phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác, trong Creator Studio.”

Về bản chất, tính năng mới này tương tự như tính năng gắn thẻ nội dung có thương hiệu (Branded Content) hiện đã có trên Facebook, khi các thương hiệu cùng gắn thẻ nội dung với các nhà sáng tạo hay những người có ảnh hưởng (Influencer) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tiếp cận và niềm tin với thương hiệu.

Facebook cho biết hiện tùy chọn này chỉ khả dụng cho các bài đăng video.

Theo quan điểm của MarketingTrips, mục tiêu của tuỳ chọn mới của Facebook có thể là giúp những nhà sáng tạo mới tăng cường khả năng tiếp cận và xây dựng thương hiệu khi được kết hợp với những nhà sáng tạo vốn đã thành công trước đó.

Tiếp nữa, khi Reels và video tiếp tục là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Meta, việc ra mắt các tính năng mới nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của video sẽ không chỉ dừng lại ở đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cuộc chiến thu hút nhà sáng tạo nội dung của các nền tảng

Tiền tip (boa) hay quà tặng, vật phẩm ảo từ người xem đang là một nguồn thu nhập ổn định của những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng livestream và mạng xã hội, so với việc chờ chia sẻ lợi nhuận từ quảng cáo như trước đây.

nhà sáng tạo nội dung
Cuộc chiến thu hút nhà sáng tạo nội dung của các mạng xã hội

Theo một bài viết trên mạng Medium, châu Á, nơi ước tính có khoảng 736 triệu người sử dụng các ứng dụng phát trực tiếp, chính là điểm nóng của loại hình này.

Ở Mỹ, số lượng người xem video phát trực tiếp năm 2019 đạt 126,7 triệu, theo trang thống kê Statista.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, con số này ước tính đã nhảy lên mức hơn 150 triệu người cuối năm 2020, dự kiến tăng đến khoảng 164,6 triệu người vào năm 2024.

Từ khi COVID-19 hoành hành ở Mỹ, Cherry Horne bắt đầu nghiện xem các buổi livestream trên Twitch, nền tảng chủ yếu dành cho game thủ và rồi có thói quen tip cho các streamer ở đó.

Sự phát triển của văn hóa livestream đã hình thành một cộng đồng ảo hội tụ những người dùng như Horne.

Ngoài việc trả tiền đăng ký hằng tháng để truy cập nội dung độc quyền, họ sẵn sàng trả thêm tiền tip sau khi tận hưởng thành quả lao động của những người sáng tạo nội dung đến từ nhiều nền tảng như Facebook, YouTube, TikTok, Twitch và Instagram.

Cơ chế chung của hình thức “tri ân bằng vật chất” này như sau: người xem/người hâm mộ dùng tiền thật đổi sang tiền số hoặc mua quà ảo (hoa hồng, bia, vật phẩm…) rồi tặng cho chủ livestream mà họ yêu thích.

Nhà sáng tạo nội dung sẽ tích lũy số tiền và tặng phẩm này rồi đổi lại thành tiền mặt để chi tiêu trong đời thực. Kênh trung gian, mức tích lũy để được “rút tiền”, tỉ lệ quy đổi… tùy vào từng nền tảng.

Hành động tặng quà ảo này cũng giống như việc bỏ tiền vào nón hoặc hộp đàn guitar của một nghệ sĩ đường phố nhằm thể hiện sự ủng hộ từ người hâm mộ và người xem.

Đổi lại, đôi khi người dùng mạng xã hội sẽ nhận được những lời cảm ơn đích danh hoặc sự quan tâm đặc biệt từ “thần tượng”, hoặc được nhắc đến tên ngay trong buổi livestream.

Horne nói với trang Vox, cô tặng tiền cho streamer như một cách tri ân những nỗ lực của họ, đặc biệt là để khuyến khích những người sáng tạo nội dung “chân ướt chân ráo” mới vào nghề. “Tôi nghĩ tiền boa, dù ít hay nhiều, đều rất quan trọng đối với tất cả người sáng tạo.

Tiền boa tạo ra những thay đổi cuộc sống khác biệt cho những người sáng tạo nhỏ. Số tiền boa 100 USD có thể chả đáng bao nhiêu đối với những người sáng tạo có hàng nghìn người hâm mộ, nhưng đối với những người ít nổi hơn, số tiền đó đủ để đi chợ cả một tuần” – cô nói. Bản thân Horne cũng là “nhà sáng tạo nội dung” trên nền tảng nội dung người lớn Onlyfans. Những lời này có lẽ cũng là tiếng lòng của cô.

Mặc dù đại dịch khiến thu nhập của mọi người trở nên bấp bênh hơn, loại hình hỗ trợ nội dung sáng tạo trực tuyến này vẫn tiếp tục nở rộ.

Theo Hugo Amsellem, nhà nghiên cứu và người sáng lập trang web về nền kinh tế sáng tạo Arm the Creators, đại dịch khiến nhiều người bị mắc kẹt ở nhà và ít chi tiêu cho việc đi chơi, tụ tập ăn uống.

Tiền tip, tặng phẩm ảo cho người sáng tạo, những người cũng được xem như bạn bè online của người dùng mạng xã hội, là một trong những cách để người hâm mộ giải phóng sức mua, Amsellem nhận định.

Vox nhận định, cả những nền tảng cũ và mới nổi dường như đều khuyến khích sự phát triển của loại hình tiền boa ảo và các phương pháp kiếm tiền thay thế, ngoài kênh chia sẻ lợi nhuận quảng cáo như trước đây.

Tháng 12 năm ngoái, Facebook phát động sự kiện “Lễ hội Ngôi sao” để thúc đẩy người dùng vung tiền boa cho những người sáng tạo nội dung qua tính năng Facebook Stars của mạng xã hội này.

Ngôi sao (star) về cơ bản là một loại tiền ảo mà người dùng Facebook có thể mua theo nhiều gói sản phẩm khác nhau, dùng để tặng cho người sáng tạo trong mỗi lần livestream.

Các nền tảng khác cũng có những tính năng “chạy” bằng những “đồng tiền” tương ứng, như: Points trên TikTok, Super Chats và Super Stickers trên YouTube, hay Bits trên Twitch.

Về phía người sáng tạo nội dung, Brooke Erin Duffy, giáo sư khoa truyền thông của Đại học Cornell (New York, Mỹ), cho biết sự phát triển của tiền ảo và các hình thức tự kiếm tiền thay thế khác là phương tiện để người sáng tạo nội dung “giành lại chút quyền lực từ tay các nền tảng”.

Duffy mới hoàn thành một nghiên cứu khảo sát những người sáng tạo và những người có ảnh hưởng trên TikTok, Instagram và YouTube; cô nhận thấy việc thu nhập không ổn định là mối lo của hầu hết những người được khảo sát.

“Đặc biệt trong trường hợp thuật toán thay đổi, nguồn thu nhập của họ có thể bị sụt giảm nghiêm trọng.

Nhưng với hệ thống tiền boa này, bất kể nền tảng có trả tiền cho người sáng tạo hay không, họ vẫn kết nối trực tiếp được với khán giả và đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình” – Duffy nói với Vox.

Mặc dù người sáng tạo không thể dựa hoàn toàn vào tiền boa hay quà ảo để kiếm sống, nhưng những khoản thu nhập nhỏ này có thể là nền móng giúp họ phát triển một nghề nghiệp toàn thời gian khác ngoài sáng tạo nội dung.

Đối với trường hợp của Sarah, một người sáng tạo nội dung trên Twitch dưới tên Sizzsarz, tiền boa ảo từng là nguồn thu nhập duy nhất của cô khi mới vào nghề hồi năm 2014.

Giờ đây, tiền do fan tặng chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của Sarah khi cô đã nổi tiếng hơn trước.

Cơ chế để người xem livestream bày tỏ ủng hộ vật chất với nhà sáng tạo nội dung cũng có những góc khuất.

Sau khi đánh giá hàng trăm buổi phát livestream trên TikTok gần đây, Forbes nhận thấy ở phần bình luận, luôn có không ít người xem thúc giục các cô gái trẻ thực hiện những hành vi tương tự hoạt động khiêu dâm trẻ em – như yêu cầu các bé gái hôn nhau, dang rộng chân hoặc nháy mắt trước máy ảnh – và treo thưởng bằng những món quà ảo của TikTok.

Nhiều người xem còn dùng nhiều từ ngữ tinh vi để che đậy những yêu cầu khiêu dâm, chẳng hạn: “kiểm tra trang phục” để ngắm toàn bộ cơ thể của một cô gái, “kiểm tra móng chân” để xem chân hay “có con nhện trên tường kìa” để cô gái xoay người lại và lộ phần thân dưới. Những “giao dịch” như vậy diễn ra nhan nhản trên TikTok – một nền tảng trực tuyến công khai mà người xem ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh đều có thể tiếp cận.

Leah Plunkett (Trường Luật Harvard) nhận xét: “Không gian này tương tự một câu lạc bộ thoát y chỉ toàn thiếu nữ 15 tuổi được trang bị phương tiện truyền thông.

Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp địa phương đưa một nhóm trẻ vị thành niên lên sân khấu trước một khán giả người lớn, mặt đối mặt, tích cực cho các em tiền để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà họ yêu cầu, kể cả những hành động không phù hợp với lứa tuổi. Đó là sự bóc lột tình dục. Nhưng đó chính xác là những gì TikTok đang làm ở đây”.

Trả lời Forbes về vấn đề này, người phát ngôn của TikTok khẳng định công ty có các chính sách và biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ sự an toàn và hạnh phúc của thanh thiếu niên, bao gồm việc đặt tài khoản dưới 16 tuổi ở chế độ riêng tư theo mặc định và hạn chế cho phép các em sử dụng tin nhắn trực tiếp.

“Nếu nhận thấy tài khoản không đáp ứng yêu cầu về tuổi tác, chúng tôi ngay lập tức khóa các tính năng không phù hợp” – vị này cho biết.

Công ty trả lời thêm qua email rằng họ cũng xóa nội dung liên quan đến tình dục và có chính sách không khoan nhượng đối với nội dung lạm dụng tình dục trẻ em.

Một số tài khoản tổ chức các buổi phát trực tiếp có nội dung khiêu dâm mà Forbes ghi nhận đã không còn hoạt động vài tuần sau đó.

Nền kinh tế cho tặng quà thần tượng livestream ở Trung Quốc cực kỳ sôi động, với đủ sắc thái và chiêu trò, đến mức cơ quan chức năng phải siết chặt quản lý để làm trong sạch môi trường mạng, nhất là đối với trẻ vị thành niên.

Năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát khiến thị trường livestream ở Trung Quốc cũng bùng nổ theo, doanh thu thị trường này đạt 1.288,1 tỉ tệ, tăng 4.700% so với năm 2017 (26,8 tỉ tệ).

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc có hơn 50.000 lượt livestream với 260 triệu lượt người xem mỗi ngày, theo số liệu từ Bộ Thương mại nước này do people.com.cn dẫn lại. Theo báo cáo năm 2021 của Công ty phân tích thị trường iMedia Research, số tài khoản livestream ở Trung Quốc đã lên đến 635 triệu.

Năm 2022 được dự báo quy mô thị trường livestream sẽ tăng lên 1.507,3 tỉ tệ, tạp chí Pháp Nhân (trực thuộc tờ Pháp Chế Nhật Báo) trích số liệu từ nghiên cứu của Viện nghiên cứu các ngành nghề thương mại Trung Quốc.

Cuộc chiến thu hút nhà sáng tạo nội dung của các nền tảng.

Dù là dưới hình thức nào, đa dạng hóa kênh kiếm tiền cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của các nền tảng mạng xã hội, trong cuộc chiến thu hút tài năng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội dung online tăng cao trong những năm đại dịch.

Theo Vox, khoảng 50 triệu người trên thế giới tự xem họ là nhà sáng tạo nội dung (content creator), thuật ngữ bao trùm những người làm video YouTube hay TikTok, chụp ảnh đăng Instagram, làm podcast, viết blog…

Bloomberg ước tính nền kinh tế sáng tạo trị giá 100 tỉ USD và tăng trưởng “bất chấp đại dịch”; chính trong đại dịch mà số người kiếm tiền từ các nội dung trực tuyến bùng nổ vì họ có nhiều thời gian hơn, hoặc bị thất nghiệp và phải tìm một nguồn sinh kế mới.

Những nhà sáng tạo nội dung, cả mới lẫn cũ, trở thành mục tiêu săn đón của các nền tảng mạng xã hội vốn không thể hoạt động nếu không có nội dung độc đáo, độc quyền do chính người dùng tạo ra.

3 tháng sau, mạng xã hội có cùng công ty mẹ Alphabet với Google tiếp tục loan báo sẽ dành 100 triệu USD để thưởng cho những người sáng tạo nội dung độc đáo cho Shorts, tính năng chia sẻ video ngắn YouTube dùng để cạnh tranh với TikTok.

Meta (công ty mẹ của Facebook) không kém cạnh khi công bố kế hoạch đầu tư hơn 1 tỉ USD trong năm 2022 cho các nhà sáng tạo nội dung trên Instagram Reels, cũng là nền tảng video ngắn cạnh tranh với TikTok của mạng xã hội này.

Đối thủ mà 2 gã khổng lồ Mỹ hướng tới – TikTok – thì lên kế hoạch dành 1 tỉ USD ngân sách để thu hút nhân tài chỉ riêng tại Mỹ trong năm tới.

Điểm sơ qua để thấy trong cuộc chiến thu hút nhà sáng tạo nội dung, các nền tảng chỉ có thể chi tiền, và ngày càng phải chi nhiều hơn.

“Chúng ta đang chứng kiến cuộc đua vũ trang khi mỗi nền tảng đều xem mình là đối thủ với tất cả các nền tảng còn lại trong chuyện thu hút người làm nội dung” – Li Jin, một chuyên gia của kinh tế sáng tạo (Creator Economy), nói với tạp chí Marie Claire.

Jin cho rằng nếu các nền tảng muốn duy trì thời lượng sử dụng và tăng lượng người dùng, họ chỉ còn cách tiếp tục đầu tư vào người làm nội dung.

Cách đầu tư được các nền tảng cùng lựa chọn là đa dạng hóa nguồn thu cho các nhà sáng tạo. Ngay trong tháng 5-2022, các tay chơi lớn cùng có hàng loạt nước đi mới.

Meta mở thêm chương trình thưởng cho người làm nội dung Reels và cuộc thi với giải thưởng lên tới 4.000 USD/tháng nếu họ đạt được một số tiêu chí, chẳng hạn có 5 video được xem ít nhất 100 lần thì được 20 USD, và cứ thế.

YouTube mở rộng tính năng Super Thanks cho tất cả nhà sáng tạo nội dung đã được “bật kiếm tiền”, thay vì áp dụng ngẫu nhiên cho một số tài khoản như trước đây. Super Thanks là tính năng để người dùng tip cho người làm video mà họ yêu thích với mức cố định, từ 2 – 50 USD.

TikTok công bố chương trình mới TikTok Pulse – cho phép hiện quảng cáo trong nhóm 4% video đứng đầu về lượt xem, và chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhà sáng tạo nội dung, người nổi tiếng, công ty truyền thông có ít nhất 100.000 người theo dõi.

TikTok Pulse sẽ ra mắt ở Mỹ trong tháng 6 trước khi mở rộng ra các thị trường khác vào mùa thu, đại diện công ty nói với The Verge.

Cho đến lúc này, mọi thứ có vẻ vẫn ổn cho tất cả các bên. YouTube có thể nói là có thắng lợi bước đầu với Shorts – canh bạc đầu tư vào video ngắn nhằm cạnh tranh với TikTok. Tính đến tháng 5-2022, Shorts đã đạt được trung bình 30 tỉ lượt xem mỗi ngày, gấp 4 lần năm ngoái.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng sản phẩm này để thực sự trở thành người dẫn đầu trong [lĩnh vực video ngắn]” – Kevin Ferguson, giám đốc phụ trách đối tác sáng tạo của Shorts, nói với tạp chí Fortune.

Ferguson cho biết rất tin tưởng vào tương lai này vì YouTube “ưu tiên nhu cầu và ý kiến phản hồi của các nhà sáng tạo nội dung”. Một trong những nhu cầu lớn nhất của người làm video chắc chắn là kiếm được tiền.

Shorts được YouTube ra mắt song song với “quỹ khen thưởng” 100 triệu USD đã nói ở trên. 40% những người đã nhận được tiền từ khoản này trước đó chưa hề kiếm được đồng nào từ YouTube.

“Điều này rất tuyệt vời vì nó có nghĩa chúng tôi đang trả tiền cho thế hệ những người sáng tạo nội dung kế tiếp trên YouTube” – Ferguson nói.

Trong tương lai đó, có thể sẽ có những người chuyên làm video ngắn để đăng trên Shorts, và chắc chắn YouTube sẽ có thêm thay đổi để đa dạng hóa kênh thu nhập cho các nhà sáng tạo nội dung này. “Ngay lúc này chưa có gì xảy ra, nhưng chúng tôi đang tìm cách tốt nhất để các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm tiền bền vững từ nền tảng này” – Ferguson nói.

Đại diện YouTube cho rằng “cuộc đua vũ trang” giữa các nền tảng với nhau là động lực tốt để phát triển, và định dạng video ngắn biết đâu sẽ còn phát triển hơn, thay vì gần như đồng nghĩa với “nội dung TikTok” như hiện nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Báo Tuổi Trẻ)

Instagram và Facebook ra mắt một số cách thức kiếm tiền mới cho Content Creator

Theo thông tin chính thức từ CEO Meta Mark Zuckerberg, Instagram và Facebook đang cho ra mắt một số cách thức kiếm tiền mới cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng.

Bên cạnh việc cung cấp các cách thức kiếm tiền mới, Meta cũng sẽ cập nhật nhiều tính năng mới với mục tiêu giúp các nhà sáng tạo xây dựng tài sản của họ trên Metaverse.

“Chúng tôi đang hướng tới một tương lai nơi có nhiều người hơn có thể làm những công việc sáng tạo mà họ yêu thích và chúng tôi cũng muốn các nền tảng như của chúng tôi sẽ đóng một vai trò nhất định trong việc biến điều đó thành hiện thực.”

Dưới đây là một số cập nhật chi tiết.

Nhà sáng tạo sẽ có nhiều thu nhập hơn.

Meta sẽ chỉ giữ lại các khoản chia sẻ doanh thu trên Facebook và Instagram cho đến năm 2024, bao gồm các sự kiện trực tuyến có trả phí, lượt đăng ký và huy hiệu.

Đăng ký có thể tương tác (Interoperable Subscriptions).

Meta cho phép các nhà sáng tạo cấp cho những người đăng ký có trả phí (paid subscriber) của họ trên các nền tảng khác quyền truy cập vào Nhóm Facebook chỉ dành cho những người đã đăng ký.

Ngôi sao trên Facebook (Facebook Stars).

Meta đang mở rộng phạm vi tiếp cận tới tất cả những Content Creator  đủ điều kiện để nhiều người hơn có thể bắt đầu kiếm tiền từ video của họ trên Reels, live video hoặc VOD.

Kiếm tiền từ Reels.

Meta sẽ sớm mở rộng chương trình mới có tên là Reels Play Bonus cho nhiều nhà sáng tạo hơn trên Facebook, cho phép họ đăng chéo Reels Instagram lên Facebook đồng thời cũng có thể kiếm tiền từ đó.

Nền tảng dành riêng cho nhà sáng tạo (Creator Marketplace).

Meta đang thử nghiệm tính năng mới trên Instagram, nơi nhà sáng tạo có thể được tìm kiếm, khám phá và trả phí cũng như nơi các thương hiệu có thể chia sẻ các cơ hội hợp tác mới với nhà sáng tạo.

Sưu tầm các tài sản kỹ thuật số.

Meta cũng đang mở rộng thử nghiệm của mình để nhiều nhà sáng tạo hơn trên khắp thế giới có thể hiển thị NFT của họ trên Instagram.

Meta cũng sẽ sớm đưa tính năng này lên Facebook và sẽ bắt đầu với một nhóm nhỏ nhà sáng tạo ở Mỹ, các NFT cũng sẽ sớm xuất hiện trong ‘Câu chuyện’ trên Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Xây dựng một chiến dịch Marketing hiệu quả với Content Creator qua 5 bước

Trong bối cảnh khi các nhóm đối tượng mục tiêu ngày càng tin tưởng những nội dung được chia sẻ từ các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mà họ theo dõi, một chiến dịch Marketing kết hợp với các Content Creator là chiến lược các thương hiệu nên thử nghiệm.

Xây dựng một chiến dịch Marketing hiệu quả với Content Creator qua 5 bước
Xây dựng một chiến dịch Marketing hiệu quả với Content Creator qua 5 bước

Tận dụng kiến thức chuyên môn của các Content Creator để cung cấp những nội dung chân thực và độc đáo từ đó có thể định hình nhận thức về thương hiệu thông qua các quan điểm và phong cách riêng của họ.

Đưa chiến dịch của bạn tiến xa hơn bằng cách quảng bá nội dung của nhà sáng tạo thông qua hình thức Quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu (BCA) và tiếp cận nhiều người hơn ngoài những người theo dõi của nhà sáng tạo nội dung.

Dưới đây là 5 bước mà Facebook khuyên bạn nên tham khảo khi xây dựng các chiến dịch Marketing có kết hợp với các nhà sáng tạo nội dung của mình.

Bước 1: Truyền cảm hứng cho người sáng tạo nội dung bằng một bản tóm tắt tuyệt vời có chứa các mục tiêu chiến dịch rõ ràng.

Một bản tóm tắt tuyệt vời nhằm mục đích xác định các mục tiêu thương hiệu và nêu trước những kết quả mong muốn.

Facebook khuyên các các thương hiệu nên cân nhắc đến các mục tiêu rõ ràng và đo lường tác động của sự cộng tác khi lập kế hoạch cho chiến dịch với nhà sáng tạo nội dung.

Bước 2: Khám phá người sáng tạo nội dung phù hợp để quảng bá câu chuyện của thương hiệu bạn.

Chọn một nhà sáng tạo nội dung có những đặc điểm tính cách tương tự với thương hiệu nếu bạn muốn tiếp tục phát triển những đặc điểm này.

Nếu không, hãy chọn người nào thể hiện những đặc điểm mà bạn muốn đại diện. Tìm kiếm kỹ năng kể chuyện và quan điểm gốc, thay vì số lượng người theo dõi.

Bước 3: Để tiếng nói độc đáo của người sáng tạo nội dung của bạn tỏa sáng.

Nhà sáng tạo nội dung sẽ bán các sản phẩm của thương hiệu một cách hiệu quả hơn nếu họ kể những câu chuyện sản phẩm của thương hiệu bằng tiếng nói của riêng họ.

Cùng sáng tạo với nhà sáng tạo nội dung để cân bằng giữa quan điểm của họ và mục tiêu của thương hiệu là chìa khoá chính cho các chiến dịch marketing thành công.

Những người sử dụng các nền tảng mạng xã hội thường có xu hướng là tìm kiếm các nguồn cảm hứng cho riêng họ, những nội dung gần gũi và chân thực từ đó sẽ có thể phù hợp hơn với mọi người.

Bước 4: Mang chiến dịch của bạn đến với đối tượng rộng hơn.

Sau khi nhà sáng tạo nội dung đã xây dựng lên các ý tưởng kết nối với cộng đồng và những người theo dõi họ, thương hiệu của bạn cần tiếp cận với nhiều người hơn thông qua các công cụ quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads).

Bước 5: Thúc đẩy các mục tiêu cụ thể với mục tiêu chiến dịch.

Khi đặt mục tiêu của các chiến dịch phù hợp với mục tiêu của mình, bạn sẽ có được những thông tin chi tiết hơn từ khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng, những dữ liệu này có thể được sử dụng để cung cấp thông tin đầu vào cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Instagram bắt đầu thử nghiệm NFTs cho một số Content Creator được chọn

Một số nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể đăng tài sản số NFTs lên trang cá nhân, tin nhắn hay Stories của Instagram từ tuần này.

Instagram NFTs
Instagram bắt đầu thử nghiệm NFTs cho một số Content Creator được chọn

“Chúng tôi đang xây dựng NFT, không chỉ trong phòng thí nghiệm thực tế ảo và metaverse, mà còn trên toàn bộ các ứng dụng của chúng tôi”, Zuckerberg viết trên Facebook.

“Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm các bộ sưu tập kỹ thuật số trên Instagram để người sáng tạo và nhà sưu tập có thể hiển thị NFT của họ”.

Người đứng đầu Meta hứa hẹn tính năng tương tự sẽ xuất hiện trên Facebook, Messenger và Whatsapp thời gian tới. Người dùng cũng có thể sử dụng thực tế ảo tăng cường để hiển thị NFT 3D trên Stories của Instagram.

Theo Zuckerberg, công nghệ Spark AR của hãng cho phép “đặt nghệ thuật kỹ thuật số trong không gian vật lý”.

Người đứng đầu Instagram Adam Mosseri cho biết người dùng có thể chia sẻ NFT mà họ đã tạo hoặc mua trên bảng tin (feed), tin nhắn hay Stories. Công ty sẽ bắt đầu thử nghiệm với một số tài khoản sử dụng tại Mỹ.

Mosseri cũng lưu ý về sự khác biệt giữa bản chất phi tập trung của Web3, NFT, blockchain và nền tảng tập trung như Instagram. “Một trong những lý do chúng tôi bắt đầu thử nghiệm với quy mô nhỏ là muốn đảm bảo có thể học hỏi từ cộng đồng”, ông nói.

Theo thông báo của Meta, người dùng không phải trả bất kỳ khoản phí nào liên quan đến việc đăng, chia sẻ NFT. Mosseri cũng hé lộ ý tưởng một nhóm nhỏ người dùng có thể kinh doanh, mua và bán trực tiếp NFT trên Instagram vào thời gian nhất định.

Trước đó, giới chuyên gia lo ngại NFT có thể cuốn các mạng xã hội truyền thống như Facebook, Twitter vào những rắc rối mới liên quan đến bản quyền và quyền kiểm soát dữ liệu. Theo Alan Woodward, giáo sư về an ninh mạng tại Đại học Surrey (Anh), thị trường NFT đang thiếu yếu tố dẫn dắt.

Do đó, khi đặt chân vào mảnh đất này, mạng xã hội sẽ trở thành bên chịu trách nhiệm chính. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi có vô số vụ tranh chấp bản quyền diễn ra gần đây.

Tuy nhiên, những người khác cho rằng việc Twitter và Meta chấp nhận rủi ro để gia nhập NFT cũng dễ hiểu, khi cả hai không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền từ công nghệ mới.

NFT (non-fungible token) là chứng nhận tài sản số dựa trên blockchain, được đánh giá minh bạch về tính chính danh và quyền sở hữu. Theo NonFungible, tổng giá trị NFT giao dịch trong năm 2021 đạt 17,6 tỷ USD, tăng 21.350% so với mức 82,5 triệu USD của năm 2020.

Theo từ điển Collins, trong năm 2021, tần suất sử dụng từ khóa NFT đã tăng 11.000% so với năm trước đó và trở thành từ nổi bật của năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok ra mắt TikTok Pulse nhằm chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo

Nhằm mục tiêu hỗ trợ chia sẻ doanh thu với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng, TikTok vừa ra mắt sản phẩm quảng cáo mới có tên là TikTok Pulse.

TikTok ra mắt sản phẩm quảng cáo cho nhà sáng tạo
TikTok ra mắt sản phẩm quảng cáo mới nhằm chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo

Theo đó, sản phẩm quảng cáo mới của TikTok sẽ cho phép nhà quảng cáo giới thiệu nội dung của thương hiệu của họ bên cạnh các video hay nhất trên TikTok.

Sản phẩm mới này có tên là TikTok Pulse, một giải pháp quảng cáo theo ngữ cảnh (contextual advertising) mới nhằm đảm bảo các quảng cáo của thương hiệu có thể được đặt cạnh khoảng 4% những video tốt nhất trên TikTok.

Đáng chú ý khác là, giải pháp này cũng sẽ là sản phẩm quảng cáo đầu tiên liên quan đến việc chia sẻ doanh thu với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

TikTok cho biết những nhà sáng tạo và nhà xuất bản (publishers) với ít nhất 100.000 người theo dõi trên TikTok sẽ đủ điều kiện tham gia chương trình chia sẻ doanh thu này trong giai đoạn đầu của chương trình TikTok Pulse.

Theo như TikTok trao đổi với TechCrunch, tỷ lệ chia sẻ doanh thu sẽ là 50/50 giữa TikTok với những nhà sáng tạo được chọn.

TikTok Pulse sẽ ra mắt cho các nhà quảng cáo tại Mỹ vào tháng 6 sắp tới và sau đó sẽ dần mở rộng ra các thị trường khác.

TikTok Pulse là gì?

Về bản chất, TikTok Pulse cũng tương tự như chương trình đối tác của YouTube (YPP), nơi mà các nền tảng có thể đảm bảo rằng các nhà quảng cáo có một môi trường an toàn hơn để hiển thị các nội dung về thương hiệu của họ, đồng thời các nhà sáng tạo nội dung cũng nhận được mức doanh thu tốt hơn.

TikTok cho biết chương trình Pulse TikTok mới của họ cũng sẽ tập trung vào việc đảm bảo nội dung của các nhà sáng tạo là phù hợp với các mẫu quảng cáo.

Thông qua TikTok Pulse, các thương hiệu có thể đặt quảng cáo của họ song song với 12 loại danh mục nội dung khác nhau, bao gồm làm đẹp, thời trang, vật nuôi, chơi game, TV & phim, xe hơi, thể thao và giải trí, v.v.

Nếu đủ điều kiện, các nhà quảng cáo TikTok sẽ được cấp quyền truy cập vào TikTok Pulse để tiến hành chạy quảng cáo, tuy nhiên TikTok cũng cho biết rằng, dung lượng quảng cáo (Ad Inventory) là có giới hạn (Premium) và được mua theo hình thức CPM cố định trong Trình quản lý quảng cáo của TikTok.

Các nhà quảng cáo có thể sử dụng Bộ lọc an toàn thương hiệu của TikTok, hoặc một nền tảng thứ 3 khác khi triển khai chương trình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok chia sẻ một vài mẹo tối ưu hoá nội dung trên nền tảng

TikTok vừa chia sẻ một số mẹo mà các thương hiệu hay người làm marketing có thể sử dụng để tối ưu hoá nội dung trên nền tảng.

tối ưu hoá nội dung tiktok
TikTok chia sẻ một vài mẹo tối ưu hoá nội dung trên nền tảng

Khi TikTok tiếp tục xem các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là mục tiêu phát triển, nền tảng này vừa cung cấp nhiều cách hơn để họ có thể gia tăng mức độ hiệu quả và tiếp tục ở lại với ứng dụng.

Theo giải thích của TikTok:

“Mặc dù có vô số cách để tạo ra một video TikTok tốt, việc tìm ra những điểm khác biệt hay tiếng nói độc đáo (USP) cho thương hiệu của bạn là điều cuối cùng sẽ khiến bạn trở nên khác biệt và phát triển mạnh hơn.”

Dưới đây là một số cách TikTok khuyên bạn nên sử dụng để có thể tối ưu hoá hiệu suất nội dung của mình.

  • Sử dụng video dọc: Các video theo định dạng dọc đứng hoạt động hiệu quả nhất.
  • Hãy xem xét và đánh giá trên phương diện tổng thể thay vì chỉ là các lượt Thích: TikTok nói rằng các nhà sáng tạo nội dung nên lưu ý đến các xu hướng phân tích khác, thay vì chỉ tập trung vào lượt thích hoặc bình luận.
  • Lần truy cập gần đây là một yếu tố quan trọng: Các đề xuất trong nguồn cấp dữ liệu ‘Dành cho bạn’ (For You) của TikTok thường lấy từ các video được đăng trong vòng 90 ngày qua, trong khi hầu hết các video mới tải lên đều đạt đến đỉnh tương tác ngay sau khi chúng được xuất bản. Do đó, việc thường xuyên tải lên các nội dung mới sẽ làm tăng thêm hiệu suất tổng thể cho kênh của bạn.
  • Đăng nhiều hơn sẽ không ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận: Điều này có nghĩa là gì, số lượng video bạn đăng không ảnh hưởng đến cách nội dung của bạn được đề xuất trong nguồn cấp dữ liệu về tổng thể. Vì vậy, mặc dù từng video có thể có phạm vi tiếp cận cao hơn, kênh của bạn sẽ không nhận được nhiều lượt hiển thị hơn khi bạn đăng bài thường xuyên hơn.
  • Giữ chân mọi người xem: Theo thuật toán của TikTok, thời gian xem cũng là yếu tố chính để TikTok đề xuất nội dung tới người dùng. Khi bạn giữ chân người xem nội dung của bạn lâu hơn, video của bạn sẽ có nhiều phạm vi tiếp cận hơn.

Ngoài ra, TikTok cũng lưu ý thêm về cách các marketer nên sử dụng thẻ hashtag.

Trong khi bạn nên cân nhắc thêm các thẻ hashtag (#) có liên quan vào video TikTok của mình, bạn cũng có thể nghiên cứu các thẻ phù hợp và phổ biến nhất bằng cách tìm kiếm trong ứng dụng.

Việc thêm các thẻ hashtag như #FYP, #ForYou hay #ForYouPage sẽ không giúp bạn nhận được nhiều lượt xem hơn.

Theo TikTok, các thẻ hashtag sẽ đóng vai trò tốt nhất khi nó được sử dụng để mô tả hay thêm các yếu tố ngữ cảnh (context) khác vào video.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Facebook công bố quỹ tài trợ mới dành cho các Content Creator

Nhằm mục tiêu chuẩn bị nguồn lực và tạo bước đệm phát triển cho Metaverse, Facebook vừa công bố quỹ hỗ trợ mới dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

Facebook công bố quỹ mới dành cho các Content Creator
Facebook công bố quỹ mới dành cho các Content Creator

Theo thông báo từ Meta, nhằm mục tiêu tạo tiền đề cho sự phát triển của Metaverse, Meta sẽ ra mắt hai quỹ hỗ trợ mới được thiết kế để giúp các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đóng góp nhiều hơn nữa vào thế giới kỹ thuật số của mình.

Đầu tiên là mở rộng quỹ tài trợ cho các nhà sáng tạo trong chương trình Horizon Worlds Creator Funding trị giá 10 triệu USD, chương trình này đã được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021.

Horizon Worlds được xem là thế giới ảo của Meta, nơi các nhà sáng tạo nội dung có thể xây dựng các trải nghiệm sống nhập vai của riêng họ. Và bây giờ, họ sẽ có thêm một phương thức khác để kiếm tiền từ đó.

Theo giải thích của Meta:

“Chúng tôi đang bắt đầu thử nghiệm một chương trình tài trợ mới dành cho các nhà sáng tạo trên Horizon Worlds ở Mỹ. Với chương trình mới, các nhà sáng tạo sẽ được trả tiền vào cuối tháng cho những nỗ lực của họ.”

Chương trình hỗ trợ thứ hai sẽ cho phép một số nhà sáng tạo bán các vật phẩm và hiệu ứng ảo (virtual items và effects) trong thế giới VR của họ.

Theo Meta, các mặt hàng kỹ thuật số là xu hướng lớn tiếp theo của thế giới internet trong đó NFT đóng vai trò như một “ánh sáng dẫn đường cho các hướng đi tiếp theo”.

Mặc dù NFT cũng nhận được nhiều ý kiến hay quan điểm nhìn nhận khác nhau, sự phát triển của thế giới VR (thực tế ảo) sẽ chứng kiến ​​một làn sóng hàng hóa kỹ thuật số mới.

Trên thực tế, hiện có không ít các nền tảng mà đặc biệt là các nền tảng về game đã bắt đầu ứng dụng các xu hướng hàng hoá mới này.

Đơn cử như việc Fortnite đang tạo ra hàng tỷ doanh thu thông qua cửa hàng trong trò chơi của họ, nơi mọi người có thể mua bán các vật phẩm ảo khác nhau.

Theo thông báo ban đầu từ Meta, hiện người dùng trưởng thành ở Mỹ và Canada đã có thể mua bán các mặt hàng trong Horizon Worlds.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu

Vào ngày 22.2 vừa qua, theo công bố từ nhà sáng lập Mark Zuckerberg, Facebook Reels chính thức được ra mắt trên toàn cầu.

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu
Facebook Reels được ra mắt trên toàn cầu.

Theo thông báo chính thức, Facebook Reels đã có mặt tại hơn 150 quốc gia nhằm mục tiêu giúp những nhà sáng tạo trên khắp thế giới phát triển cộng đồng của riêng họ.

Ngoài việc mở rộng sự hiện diện của nền tảng, Facebook cho biết họ đồng thời cũng ra mắt một loạt các công cụ kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo, nhiều công cụ sáng tạo và quảng cáo mới.

Định dạng nội dung đang phát triển nhanh nhất.

Hơn 1/2 thời gian người dùng ở lại trên Facebook và Instagram là để xem video và Reels là định dạng nội dung hiện đang phát triển nhanh nhất của Meta.

Theo Facebook: “Chúng tôi sẽ khiến Reels trở thành nơi tốt nhất để nhà sáng tạo khám phá, kết nối với khán giả và kiếm tiền. Chúng tôi cũng muốn làm cho mọi người có thể dễ dàng tìm thấy và chia sẻ những nội dung giải trí và có liên quan nhất”.

Thêm nhiều cách hơn để kiếm tiền từ Facebook Reels.

“Chúng tôi đang tạo ra nhiều cơ hội hơn để các nhà sáng tạo kiếm tiền từ những nội dung của họ trên nền tảng.

Thông qua chương trình Reels Play với khoản đầu tư đến 1 tỷ USD, chúng tôi sẽ chi trả cho những nhà sáng tạo đủ điều kiện lên tới 35.000 USD một tháng dựa trên lượt xem các câu chuyện đủ điều kiện của họ.

Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng chương trình đến nhiều quốc gia hơn để nhiều nhà sáng tạo hơn có thể nhận được các phần thưởng từ những câu chuyện mà cộng đồng của họ ưa thích.”

Facebook cho biết ngoài những công cụ kiếm tiền thông qua các quảng cáo trong luồng (in-stream ads) và ‘Ngôi sao’ (Stars), nền tảng này cũng đang xây dựng các tùy chọn kiếm tiền trực tiếp khác Reels thông qua việc chia sẻ doanh thu quảng cáo và các hoạt động ‘hỗ trợ’ từ phía người hâm mộ.

Hiện Facebook đang chạy các chương trình thử nghiệm với định dạng quảng cáo Overlay Ads (quảng cáo bao phủ video) trên Facebook cho tất cả các nhà sáng tạo tại Mỹ, Canada và Mexico trước khi áp dụng rộng rãi tới các quốc gia khác trên toàn cầu.

Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu

Theo Facebook: “Bất kỳ nhà sáng tạo nào ở Mỹ, Canada và Mexico tham gia chương trình quảng cáo trong luồng của chúng tôi đều đủ điều kiện để kiếm tiền từ video được chia sẻ công khai của họ.”

Vào khoảng giữa tháng 3 sắp tới, những thử nghiệm này sẽ được mở rộng cho tất cả những nhà sáng tạo ở gần như tất cả các quốc gia có sẵn quảng cáo trong luồng. Vê chương trình này, nhà sáng tạo có thể tham khảo thêm tại: Meta for Creators.

Ngoài ra Facebook cũng sẽ sớm thử nghiệm tính năng Stars (phần thưởng mà người hâm mộ có thể sử dụng để ‘ủng hộ’ nhà sáng tạo của họ) trên Reels.

Các tính năng chỉnh sửa và sáng tạo khác.

Ngoài các tính năng mà Facebook đã công bố cho Reels vào năm ngoái, những nhà sáng tạo trên khắp thế giới còn có thể sử dụng các tính năng mới như:

  • Phối lại: Tạo ra các reel mới từ các reel hiện có và được chia sẻ công khai trên Facebook.
  • Reels dài 60 giây: Người dùng có thể tạo các video dài tới 60 giây.
  • Bản nháp: Người dùng sẽ sớm có thể tạo một reel và chọn “Lưu dưới dạng bản nháp”.
  • Cắt video: Trong những tháng tới, Facebook dự định tung ra các công cụ cắt video để giúp những nhà sáng tạo có thể xuất bản video trực tiếp hoặc video dài.

Tạo và khám phá Reels ở nhiều nơi hơn.

Trong những tuần tới, Facebook sẽ tung ra các bản cập nhật sau để giúp việc tạo và khám phá Reels trở nên dễ dàng hơn:

  • Reels trong Stories: Người dùng có thể chia sẻ các Reels công khai lên Stories trên Facebook. Và cũng có thể tạo các reel mới từ các stories công khai hiện có.
  • Reels trong Facebook Watch: Người dùng sẽ có thể xem các reel trực tiếp trong tab Watch.
  • Đầu ‘Bảng tin’: Facebook sẽ thêm nhãn dán Reels mới ở đầu ‘Bảng tin’ để người dùng có thể dễ dàng tạo và xem các reel chỉ trong một vài cú nhấp chuột.
  • Các Reels được đề xuất trong ‘Bảng tin’: Ở một số quốc gia được chọn, Facebook bắt đầu đề xuất các Reels mà người dùng có thể thích trong ‘Bảng tin” từ cả những người mà họ chưa chọn theo dõi.
Facebook ra mắt Reels trên toàn cầu
Trải nghiệm Reels trực tiếp từ ‘Bảng tin’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Content Creator là gì? Kỹ năng cần có của Content Creator

Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức cơ bản xoay quanh thuật ngữ Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) như: Content Creator là gì? Học và làm gì để trở thành Content Creator giỏi? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

content creator là gì
Content Creator là gì?

Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung, khái niệm dùng để chỉ những người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (Content) cho thương hiệu. Là một phần của bức tranh nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) với hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn cầu, Content Creator nên là vị trí chiến lược trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Content Creator là gì?
  • Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một Content Creator thành công là gì?
  • Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh.
  • Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.
  • Các câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Creator là gì?

Content Creator còn được gọi là những Nhà sáng tạo nội dung hoặc Người sáng tạo nội dung.

Content Creator là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Những gì mà Content Creator tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks.

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các Content Creator đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Theo khảo sát của ContentMarketing Institute, 91% các chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp B2B sử dụng Content Marketing (tiếp thị nội dung) như một phần của chiến lược Marketing tổng thể của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả nội dung họ tạo ra đều là những nội dung hấp dẫn và có giá trị.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để trở thành một Content Creator giỏi, họ làm những công việc gì hay cần có những kỹ năng nào?

Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì
Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì

Nếu bạn đang muốn gia nhập ngành Content Marketing nói chung tuy nhiên bạn chưa biết bạn nên trang bị những kỹ năng gì, dưới đây là những kỹ năng chính mà một Content Creator nên có.

  • Đọc tin tức về ngành hàng ngày.
  • Viết nhiều và thường xuyên.
  • Học hỏi và nghiên cứu các đối tượng mục tiêu trong ngành.
  • Xây dựng giọng điệu hay cá tính riêng.
  • Học hỏi từ nội dung của người khác.
  • Thấu hiểu KPIs.
  • Xây dựng các mối quan hệ với bạn cùng ngành.
  • Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.
  • Đặt câu hỏi về mọi thứ.

1. Một Content Creator giỏi luôn đọc tin tức về ngành hàng ngày.

Để có thể trở thành một Content Creator giỏi, sản xuất ra những nội dung có thể gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn cần phải biết những gì đang diễn ra trong ngành nghề kinh doanh của mình.

Bạn không chỉ cần đọc và xem nhiều mà còn phải tích cực “săn lùng” những thứ liên quan đến xu hướng và bối cảnh kinh doanh của ngành.

Bạn có thể hiểu rằng suy nghĩ hay góc nhìn của đối tượng mục tiêu thường bị chi phối bởi các bối cảnh hiện thời trong ngành, có thể là từ đối thủ hoặc từ ngành nói chung.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thích uống Trà sữa chẳng hạn, thì xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất ra Trà trong ngành có thể ảnh hướng rất lớn đến nhu cầu và sự lựa chọn từ họ.

2. Viết nhiều và thường xuyên cũng là những gì các Content Creator nên làm.

Theo nhiều doanh nhân khác nhau, và có cả Jeff Bezos, việc viết lách thường xuyên không chỉ giúp người viết ngày càng viết tốt hơn mà còn có thể cải thiện tư duy và tính nhạy bén của họ trong việc.

Là một người chuyên về sản xuất nội dung, các Content Creator phải viết nhiều hơn mức bình thường, viết nhiều để cải thiện việc sai chính tả (typo), viết nhiều để bạn có thể biết cách sắp xếp ý một cách rõ ràng và viết nhiều cũng có thể giúp bản thân khám phá ra những gì mà mình chưa từng nhận ra trước đó.

Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là giữa một người viết ít và một người viết nhiều hay luyện tập hằng ngày, quan điểm của họ về “cái hay” trong bài viết rất khác nhau.

Trong khi đối với những người viết ít, vì họ có ít trải nghiệm hơn (về cả thành công lẫn thất bại), họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận hay đánh giá “cái hay” hơn, ngược lại đối với những người viết nhiều, đôi khi chỉ cần một điểm sai rất nhỏ họ cũng nhanh chóng nhận ra và họ sẽ muốn sửa cho bằng được.

3. Họ cũng liên tục học hỏi và nghiên cứu về các nhóm đối tượng mục tiêu.

Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của các Content Creator là gì, đó chính là phải làm hài lòng đối tượng mục tiêu (Target Audience) của họ – và việc hiểu được nhu cầu này thực sự là một rào cản lớn.

Nếu bạn nghiên cứu đối tượng của mình đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội sáng tạo hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được dưới những “ánh mắt mơ hồ” hay góc nhìn chủ quan của bản thân.

Một trong nhưng điểm then chốt quyết định mức độ thành công của các Content Creator đó là thấu hiểu khách hàng của họ. Hiểu vấn đề của khách hàng là gì, bạn có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Một số đặc điểm cơ bản bạn cần hiểu khách hàng như:

  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Giới tính của họ là gì?
  • Vị trí địa lý của họ ra sao?
  • Họ làm công việc gì?
  • Quan điểm sống của họ thế nào
  • Sở thích cá nhân của họ là gì?
  • Họ có xu hướng thích những nội dung nào?

Hiểu về Insight của khách hàng cũng là một con đường khác đóng góp cho sự thành công của các Content Creator.

4. Xây dựng những giọng điệu hay cá tính riêng cũng là kỹ năng quan trọng khác mà một Content Creator cần.

Bạn thử hình dung xem, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, nội dung được cung cấp từ vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau, bằng cách nào khách hàng có thể chú ý, tương tác và từ đó nhớ đến bạn.

Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng sự khác biệt thông qua những cá tính hay giọng điệu riêng biệt: phát triển một kênh nội dung mới, đa dạng hoá nội dung trên các kênh, chỉ tập trung làm tốt ở một kênh nhất định, định vị bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành, sử dụng phong cách viết khác biệ…và nhiều cách khác.

Các Content Creator cần hiểu rằng, những gì họ có thể mang đến cho khách hàng thông qua nội dung của họ, thứ mà không ai khác có thể làm được thì đó chính là giọng điệu cá nhân hay sự khác biệt.

5. Học hỏi từ nội dung của đối thủ.

Trên thực tế, bất kỳ ai trên internet đều có thể lấy nội dung của người khác và đăng lại, họ có thể sử dụng nguyên nội dung gốc hoặc cũng có thể thêm bớt một vài quan điểm cá nhân của họ vào để nội dung mang tính cá nhân cao hơn.

Những Content Creator thành công biết rằng chỉ mình họ là không đủ để có thể bao phủ hết tất cả những nội dung hay tin tức của ngành, họ không chỉ cần khách hàng tương tác với nội dung của họ mà họ cũng cần chia sẻ và tương tác với nội dung của người khác.

Ông Guy Kawasaki, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, từng nói: “Các Content Creator cần định vị mình là một chuyên gia và những gì họ cần làm là tương tác tích cực với cộng đồng của họ.”

Sáng tạo hay chia sẻ nội dung là chưa đủ. Việc tương tác với những nội dung mà bạn đã chia sẻ giờ đây sẽ khiến cho nội dung đó trở nên độc đáo và khác biệt hơn.

6. Thấu hiểu KPIs hay những gì thương hiệu cần.

Vào năm 2018, 61% chuyên gia về marketing nói rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là thách thức hàng đầu đối với họ.

Để nội dung của bạn được khám phá, trước tiên bạn cần tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và tối ưu hóa nội dung của bạn với KPIs đó.

Một số KPIs có thể là:

  • Lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội: Chính là số lượng người tiếp cận, lượt thích, bình luận, chia sẻ hay nhấp chuột từ các bài đăng.
  • Lưu lượng truy cập đến website (traffic): Chính là số lượng người sau khi xem nội dung của bạn sau đó nhấp chuột và đến website.
  • Lưu lượng tự nhiên (organic traffic): số lượng người dùng truy cập website từ các liên kết được hiển thị tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
  • Số lượt đăng ký, để lại thông tin, mua hàng…cũng là những KPIs bạn có thể theo dõi.
content creator là gì
Content Creator là gì? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

7. Content Creator tích cực xây dựng các mối quan hệ với bạn bè cùng ngành.

Những Content Creator giỏi biết rằng thành công của họ không chỉ nhờ vào niềm đam mê hay năng lực của bản thân mà còn nhờ vào những người đã dạy họ, những người đã truyền cảm hứng cho họ và chia sẻ với họ.

Bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và tương tác với những người trong ngành để thảo luận và cập nhật thêm những hiểu biết mới.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng số lượng kiến thức hay kinh nghiệm mà người khác chia sẻ với bạn thường tỉ lệ thuận với những gì mà bạn có thể có và sẵn sàng chia sẻ với họ.

Việc cập nhật nhiều kiến thức ngành không chỉ có lợi cho chính bản thân bạn, mà còn đóng vai trò “trao đổi giá trị” với người khác.

8. Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.

Nếu bạn là một newbie trong ngành sáng tạo nội dung, những kiến thức hiện có của bạn có thể đã là quá đủ đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với những Content Creator thành công, kiến thức chuyên môn không phải là tất cả.

Nếu bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ về bạn? Đừng chỉ đơn giản là kể lại những gì bạn biết – thay vào đó hãy giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng với họ.

Về bản chất, các đối tượng mục tiêu không cần nội dung của bạn hay những gì bạn nói, họ cần hiểu những thứ đó giúp ích cho họ như thế nào. Tức giải pháp bạn đang mang lại là gì.

Khách hàng luôn tìm kiếm thông tin để làm thoả mãn những nhu cầu liên tục thay đổi của họ. Cho dù những nhu cầu đó có thể chỉ đơn giản là tăng cường niềm tin của họ vào ngành của bạn, thì nhiệm vụ của bạn là phải quan sát và đáp ứng nhiều hơn.

9. Content Creator giỏi đặt câu hỏi về mọi thứ.

Bà Lorraine Twohill, trưởng bộ phận marketing của Google từng nói: “Các Content Creator cần phải tò mò để dự báo những gì khách hàng có thể thích hoặc xác định những vấn đề đáng giải quyết và sau đó đưa ra các giải pháp mới”.

Có rất nhiều áp lực đối với các Content Creator – và các Inbound Marketer về việc phải hiểu và giải thích được những gì đang xảy ra với khách hàng của họ, tại sao khách hàng lại có những hành vi mới nào đó, tại sao họ lại tức giận và phản ứng tiêu cực và vô số những điều bất ngờ khác.

Bằng cách tò mò và đặt câu hỏi với các vấn đề mới phát sinh, bạn luôn sẵn sàng tìm kiếm và truyền tải các giải pháp một cách kịp thời cho khách hàng.

Quá trình trở thành một Content Creator thành công sẽ bắt đầu từ những thói quen mà bạn đã xây dựng và rèn luyện, vì nó đảm bảo rằng bạn luôn tạo ra những thứ có giá trị cho đối tượng mục tiêu của mình.

Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?

Content Creator
Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?
  • Thích thử nghiệm: Thay vì sợ sai, những Content Creator này lại cảm thấy khá thoải mái khi gặp phải thất bại hay khó khăn, điều quan trọng họ cần không phải là họ sẽ mất gì mà là họ sẽ được gì sau mỗi lần mất đó.
  • Sáng tạo: Thay vì ngày qua ngày làm những công việc quá quen thuộc, những Content Creator này chọn cách làm mới mình, đó có thể là những định dạng nội dung mới, những bố cục thể hiện mới, những màu sắc mới hay bất cứ thứ gì họ chưa từng làm trước đó.
  • Thích yên tĩnh: Một trong những quan điểm thú vị khác là thường những người hướng nội (introvert) có khả năng sáng tạo rất cao. Và vì họ có khả năng thấu hiểu người đối diện tốt hơn, họ có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những gì khách hàng muốn đọc và muốn nghe.

Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về cuộc cách mạng của các Content Creator, tương lai thuộc về những Content Creator đa nền tảng (multi-platform content creator), điều này có nghĩa là gì?

Để có thể thành công hơn, các Creator cần hoạt động và chia sẻ nội dung hay Content trên nhiều nền tảng khác nhau, gồm nhiều định dạng nội dung khác nhau.

Một số nền tảng sáng tạo nội dung phổ biến bạn có thể tham khảo như:

  • Facebook
  • TikTok
  • Instagram
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Twitter
  • Và nhiều nền tảng khác.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

  • Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Content Creator có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung. Trong khi thuật ngữ này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, giải trí hay nghệ thuật, nó được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực truyền thông Marketing.

  • Content Creator làm những công việc chính là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng công việc, vị trí, hay tổ chức cụ thể, các Content Creator có thể làm những công việc khác nhau, tuy nhiên công việc chính của những người này vẫn là sáng tạo nội dung tức sản xuất ra những nội dung mới.

  • Web Content Creator là gì?

Là những Content Creator trên nền tảng web. Ví dụ bạn sáng tạo nội dung trên MarketingTrips.com sẽ khác với việc bạn sáng tạo nội dung trên TikTok hay Instagram.

  • Digital Content Creator là gì hay họ là ai?

Digital Content Creator là những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng hay môi trường kỹ thuật số (Digital) như mạng xã hội, web hay blog. Web Content Creator là 1 phần của Digital Content Creator.

  • Content Creator trên Facebook là gì?

Cũng tương tự như các Content Creator trên TikTok hay Instagram, Content Creator trên Facebook là những người làm những công việc liên quan đến sản xuất, sáng tạo và phân phối nội dung (Content). Thu nhập của những người này thường đến từ doanh thu trực tiếp từ các nền tảng (chia sẻ doanh thu) hoặc hợp tác với các nhãn hàng.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của MarketingTrips về câu hỏi Content Creator là gì? Học và làm gì để trở thành Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) giỏi? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

Một khi bạn có thể hiểu bản chất của khái niệm cũng như phân biệt được các vị trí liên quan, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được sức mạnh của Content nói chung, trở thành một nhà sáng tạo nội dung giỏi và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Instagram thêm công cụ mới để giúp nhà sáng tạo tối đa hoá nội dung có thương hiệu

Instagram đang thử nghiệm một số tùy chọn kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm mục tiêu tối đa hóa thu nhập tiềm năng của họ thông qua việc tối ưu những nội dung có thương hiệu.

Instagram thêm công cụ mới để giúp nhà sáng tạo tối đa hoá nội dung có thương hiệu

Đầu tiên, Instagram đang thử nghiệm thư mục nhắn tin ‘Partnerships’ mới trong phần nhắn tin trực tiếp của Instagram, đây sẽ là không gian dành riêng để theo dõi các hoạt động truyền thông và cơ hội của các nội dung được tài trợ.

Như bạn có thể thấy ở trên, ngoài các tab ‘primary’, ‘General’ và ‘Request’ hiện có của bạn, Instagram cũng đang thử nghiệm thêm phần ‘Partnership messages’ mới trong hộp thư đến, nơi các thông báo về các đối tác sẽ được hiển thị.

Những thông báo hay tin nhắn này sẽ được lọc thông qua nền tảng quản lý cộng tác thương hiệu của Facebook (Facebook BCM) hoặc thông qua tùy chọn tìm kiếm thương hiệu mới, tuỳ chọn sẽ tạo điều kiện để kết nối với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang theo dõi hồ sơ thương hiệu hoặc họ thông báo rằng hiện đã sẵn sàng để hợp tác với thương hiệu. (xem hình bên dưới).

Instagram cũng đang thử nghiệm một tùy chọn cửa hàng kỹ thuật số mới cho những nhà sáng tạo đang tham gia vào chương trình liên kết của nền tảng (affiliate program), tuỳ chọn cung cấp một cách khác để từng nhà sáng tạo quảng bá các sản phẩm được tài trợ của họ tới những người hâm mộ.

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên, nhà sáng tạo giờ đây về cơ bản có thể tạo cửa hàng để bán các sản phẩm của riêng họ, điều này vừa mang lại tiềm năng hiển thị nhiều hơn cho các thương hiệu vừa mang lại doanh thu tốt hơn cho chính nhà sáng tạo.

Tùy chọn này hiện đang được thử nghiệm với những nhà sáng tạo ở Mỹ đang tham gia chương trình liên kết của Instagram.

Và cuối cùng, Instagram cũng đang ra mắt quảng cáo nội dung có thương hiệu (branded content ads) mới trong Reels, một cách khác để kiếm tiền từ định dạng video ngắn.

Theo Instagram:

“Chúng tôi đã đưa những nội dung có thương hiệu vào Reels từ đầu năm nay và bây giờ chúng tôi đang giới thiệu quảng cáo nội dung có thương hiệu đến nó”.

Điều này sẽ mang lại cho các thương hiệu nhiều khả năng hơn để thúc đẩy sự cộng tác với những nhà sáng tạo thông qua Reels của họ. Đối chiếu với thành công của TikTok thì đây thực sự là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường sức hút trên nền tảng.

Về cơ bản, việc kiếm tiền từ các định dạng video ngắn vẫn còn là một thách thức lớn với các nền tảng khi các nhà quảng cáo không thể chèn quảng cáo ở đầu hoặc giữa hay cuối các video chỉ có độ dài tính bằng giây.

Điều này cũng giải thích tại sao các định dạng nội dung có thương hiệu sẽ là cách chính để các nền tảng cũng như nhà sáng tạo nội dung có thêm thu nhập.

Instagram cũng đang bổ sung khả năng thúc đẩy các bài đăng tự nhiên trên nguồn cấp dữ liệu và Stories trở thành bài quảng cáo với tùy chọn Boost for Branded Content mới.

Trên đây là những cập nhật quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kiếm tiền cho nhà sáng tạo của Instagram, điều mà nền tảng này đang coi như là một cách trọng yếu để phát triển ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Facebook và Instagram sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD cho nhà sáng tạo nội dung

Để cạnh tranh lại với TikTok, CEO Mark Zuckerberg dự định trả hơn 1 tỷ USD để thu hút những nhà sáng tạo nội dung đến với nền tảng.

MarK Zuckerberg, CEO của Facebook, vừa thông báo trên trang cá nhân rằng ông sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD để trả cho những nhà sáng tạo nội dung trên Facebook và Instagram.

Khoản đầu tư này nằm trong nỗ lực nhằm cạnh tranh với TikTok, ứng dụng video dạng ngắn của Trung Quốc đang khiến các mạng xã hội khác ‘lo sợ’.

Zuckerberg đã viết trên tường Facebook cá nhân của mình:

“Chúng tôi muốn xây dựng những nền tảng tốt nhất để hàng triệu nhà sáng tạo có thể kiếm thêm thu nhập, vì vậy, chúng tôi đang xây dựng các chương trình mới để đầu tư hơn 1 tỷ USD nhằm trao thưởng cho những nhà sáng tạo có nội dung tuyệt vời mà họ đã tạo ra trên Facebook và Instagram đến năm 2022.

Đầu tư vào nhà sáng tạo không phải là điều mới mẻ đối với chúng tôi, nhưng tôi rất vui khi được mở rộng công việc này theo thời gian. Tôi sẽ sớm có thêm thông tin chi tiết.”

Chiến lược sẽ là trả phí cho người dùng khi sử dụng “các tính năng cụ thể của Facebook và Instagram hoặc bằng cách đạt được các mốc nội dung quan trọng nhất định”, theo The New York Times trích dẫn.

Khi mới bắt đầu, sáng kiến này sẽ hoạt động thông qua lời mời từ Facebook đến các nhà sáng tạo. Vào cuối năm nay, họ sẽ tạo ra một cổng thông tin mới, nơi người tham gia có thể theo dõi thu nhập của họ trên cả hai mạng xã hội.

Chương trình mới này được xem là một phần của chiến lược duy trì tính cập nhật trước sự phát triển ‘thần tốc’ của TikTok. Nền tảng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được coi là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất mọi thời đại.

Đến nay, TikTok đã được cài đặt hơn ba tỷ lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook đang bổ sung công cụ mới trên Instagram nhằm giúp nhà sáng tạo kiếm thêm thu nhập

Facebook đang có kế hoạch bổ sung nhiều công cụ hơn để giúp nhà sáng tạo trên Instagram kiếm tiền từ những nỗ lực của họ, bao gồm cửa hàng dành cho nhà sáng tạo, quảng cáo nội dung có thương hiệu, và nền tảng người có ảnh hưởng cũng được cải thiện để kết nối tốt hơn giữa người dùng với thương hiệu.

Bản phác thảo mới đã được CEO Facebook, Mark Zuckerberg chia sẻ trong một cuộc trò chuyện trực tiếp với giám đốc Instagram, Adam Mosseri, trong đó họ đã thảo luận về nền kinh tế nhà sáng tạo đang phát triển bùng nổ và những nỗ lực của Facebook nhằm ‘chào đón’ nền kinh tế này, đặc biệt là đối với “Nhóm nhà sáng tạo trung lưu”.

Theo Zuckerberg, các cửa hàng nhà sáng tạo (Creator Shops) cũng sẽ tương tự như các cửa hàng Instagram và Facebook hiện có cho thương mại điện tử, nhưng sẽ mở cửa cho nhiều người dùng hơn, thay vì chỉ là những tài khoản doanh nghiệp.

Theo Zuckerberg:

“Chúng tôi thấy rất nhiều nhà sáng tạo cũng thiết lập cửa hàng và một phần của việc trở thành mô hình kinh doanh của nhà sáng tạo nội dung là bạn tạo ra nội những dung tuyệt vời và sau đó bạn có thể bán nội dung đó và vì vậy việc có cửa hàng cho những nhà sáng tạo sẽ thật là tuyệt vời”.

YouTube đã cung cấp các công cụ tương tự dành cho nhà sáng tạo, bao gồm một “kệ” sản phẩm để làm nổi bật hàng hóa có thương hiệu cho người xem video.

Instagram hiện có vẻ cũng đang đi theo hướng tương tự, cung cấp các công cụ quảng cáo mới để thêm nhiều cách hơn cho nhà sáng tạo trong việc thiết lập kết nối với khán giả và tạo ra nhiều thu nhập hơn từ những nỗ lực của họ.

Zuckerberg cũng lưu ý rằng họ đang tìm cách thiết lập một dịch vụ quảng cáo tích hợp mới, cho phép nhà sáng tạo được trả phí trực tiếp cho việc quảng cáo sản phẩm trong ứng dụng.

“Nhà sáng tạo nên nhận được một phần thu nhập từ doanh số bán những thứ mà họ đề xuất và chúng tôi nên xây dựng một thị trường liên kết để cho phép điều đó xảy ra.”

Hiện tại, hầu hết các giao dịch giữa thương hiệu với nhà sáng tạo đều xảy ra bên ngoài nền tảng và không có sự tham gia của Instagram hoặc Facebook, nhưng Facebook dường như đang tìm cách cải thiện điều đó bằng cách cung cấp một giải pháp mới, tích hợp sẵn để chia sẻ doanh thu, cung cấp một nguồn doanh thu khác và xây dựng nhiều niềm tin hơn cho nhà sáng tạo.

Và cuối cùng, Zuckerberg cũng lưu ý rằng Instagram đang nỗ lực không ngừng để cải thiện thị trường nội dung có thương hiệu nhằm tìm cách kết hợp các thương hiệu và nhà sáng tạo có liên quan để quảng cáo.

Như bạn có thể thấy ở trên, Brand Collabs Manager cung cấp một loạt dữ liệu phân tích kênh chuyên sâu và thông tin chi tiết về đối tượng để giúp các thương hiệu và nhà sáng tạo liên kết với nhau.

Theo Zuckerberg, hiện họ đang tìm cách cải thiện vấn đề này, đồng thời mở rộng công cụ này cho nhiều nhà sáng tạo trên Instagram hơn để một lần nữa mang đến nhiều cơ hội kiếm tiền hơn cho nhiều người dùng hơn.

Với việc TikTok tiếp tục tăng trưởng mạnh, cuộc đua giữa các đối thủ hiện đang diễn ra nhằm thiết lập quy trình tốt nhất để giúp nhà sáng tạo kiếm tiền từ công việc của họ, từ đó có thể thu hút những người sáng tạo hàng đầu và khán giả của họ đến với mỗi nền tảng.

Ví dụ, Snapchat hiện đang trực tiếp trả tới 1 triệu USD mỗi ngày cho các video clip ngắn hay nhất trong nguồn cấp dữ liệu, trong khi Twitter đang nghiên cứu một loạt các tùy chọn ‘Super Follow’ mới có thể giúp người dùng kiếm tiền sự hiện diện của họ.

LinkedIn cũng được cho là đang nỗ lực với các công cụ tạo doanh thu cho nhà sáng tạo, trong khi TikTok cũng đang phát triển các tùy chọn thương mại điện tử, bao gồm một quy trình cho phép người dùng “chia sẻ liên kết đến sản phẩm và tự động kiếm tiền hoa hồng trên bất kỳ doanh số bán hàng nào”.

Trận chiến này cuối cùng sẽ nghiêng về những người có nhiều nguồn lực hơn, có thể đó là YouTube và mạng xã hội Facebook.

Nhưng một sự thật là, thông qua việc cải thiện khả năng kiếm tiền của nhà sáng tạo, mỗi ứng dụng có thể duy trì tính cạnh tranh theo cách riêng của nó và giữ cho những ‘ngôi sao’ lớn nhất của nó không ‘lạc’ đến những ‘bầu trời’ khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips