Skip to main content

Thẻ: Disney

Hàng loạt người dùng huỷ đăng ký các nền tảng dịch vụ streaming

Trong tháng 11/2023, trong tám dịch vụ streaming lớn tại Mỹ, bao gồm AppleTV+, Prime Video của Amazon, Max, Peacock, Paramount+, Netflix, Hulu và Disney+, tỷ lệ người dùng hủy đăng ký đã tăng lên 6,3%, cao hơn mức 5,1% cùng kỳ năm ngoái, theo công ty phân tích Antenna.

Trong hai năm qua, khoảng 25% tài khoản đăng ký trả phí tại Mỹ với tám dịch vụ streaming lớn nói trên đã hủy ít nhất ba dịch vụ trong số này. Tỷ lệ này ở thời điểm tháng 1/2021 còn chưa đến 10%, nhưng đã tăng dần đều trong khoảng thời gian sau đó, cùng thời điểm mà hầu hết các dịch vụ streaming đều tăng giá.

Một phân tích mới đây của tờ DailyMail.com chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ hiện phải mất 121,41 USD/tháng để mua các gói không quảng cáo của tám dịch vụ nói trên, cũng như dịch vụ đăng ký video kỹ thuật số trực tuyến BritBox.

Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều dịch vụ, các công ty đã tăng giá những gói dịch vụ streaming của mình thêm 43% trong năm qua để nâng cao khả năng sinh lời, từ đó gia tăng áp lực lên ngân sách của khách hàng.

Giá dịch vụ tăng là nguyên nhân chính khiến các nền tảng streaming ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ chân người dùng. Hiện phải mất hơn 120 USD để đăng ký chín dịch vụ streaming lớn ở Mỹ, trong khi chi phí này một năm trước chỉ hơn 100 USD.

Trước đây, đăng ký một loạt dịch vụ streaming được xem là phương án có hiệu quả về mặt chi phí hơn so với dịch vụ truyền hình cáp. Nhưng giờ đây việc bỏ hoàn toàn truyền hình cáp không còn là phương án tiết kiệm nữa.

Dù giá dịch vụ truyền hình cáp ở mỗi bang có sự khác nhau, nhưng chi phí dịch vụ truyền hình trung bình vào khoảng 83 USD/tháng, theo số liệu mới nhất từ trang CableTV.com.

Trong khi đó, tám trong chín dịch vụ streaming lớn tại Mỹ đã tăng giá trong năm ngoái. Chẳng hạn như Apple TV+ đã tăng giá gói không quảng cáo đến 43%, từ 6,99 USD lên 9,99 USD. Còn Disney+ tăng giá dịch vụ thêm 27% từ 10,99 USD lên 13,99 USD. Britbox, dịch vụ có các chương trình truyền hình của Anh, cũng tăng giá gói không quảng cáo thêm 1 USD lên 8,99 USD.

Bên cạnh việc kiểm soát việc chia sẽ mật khẩu, Netflix đã bỏ gói dịch vụ không quảng cáo cho thành viên mới với giá 9,99 USD/tháng, có nghĩa là giờ đây gói dịch vụ không quảng cáo rẻ nhất của Netflix có giá đến 15,49 USD/tháng. Nền tảng này cũng tăng giá gói không quảng cáo cao cấp từ 19,99 USD/tháng lên 22,99 USD/tháng.

Gói này cho phép người dùng thêm hai thành viên nữa từ các hộ gia đình khác.

Cuối năm ngoái, Amazon đã khiến người dùng không hài lòng với thông báo sẽ phát quảng cáo trên dịch vụ Prime Video từ ngày 29/1, và người dùng sẽ phải trả thêm 2,99 USD/tháng để tránh bị gián đoạn dịch vụ do quảng cáo.

Trước xu hướng người dùng bỏ đăng ký các dịch vụ streaming, các công ty trong lĩnh vực này đang thực hiện nhiều chiến thuật để thu hút người dùng mới và cả những khách hàng đã bỏ đăng ký, trong đó có phương án cung cấp các gói dịch vụ có quảng cáo với giá rẻ hơn, hay đưa ra các gói dịch vụ kết hợp.

Netflix, Max, Peacock, Paramount+, Disney+ và Hulu đều đang bán các gói dịch vụ có quảng cáo với giá thấp hơn. Trong đó, Peacock và Paramount+ có các gói rẻ nhất thị trường ở mức giá 5,99 USD/tháng. Đáng chú ý, với giá 6,99 USD/tháng, gói có quảng cáo của Netflix đã thu hút được 15 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu trong tháng 11 năm ngoái.

Trong khi đó, Disney+ và Hulu, cùng với ESPN+, đang cung cấp nhiều gói dịch vụ kết hợp khác nhau. Ví dụ như người dùng có thể mua gói Disney Bundle Duo Premium, bao gồm Disney+ không quảng cáo và Hulu không quảng cáo, với giá chỉ 19,99 USD/tháng, tức tiết kiệm được 11,99 USD so với khi mua riêng từng gói. Hay gói Disney Bundle Trio Premium, có giá 24,99 USD/tháng, bao gồm Disney+ không quảng cáo, Hulu không quảng cáo và ESPN+ có quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Disney tạm dừng quảng cáo trên X (Twitter) và Elon Musk đã gỡ Disney+ ra khỏi Tesla

Gần đây, một số người dùng nhận thấy ứng dụng Disney+ đã biến mất trong hệ thống giải trí Tesla Theatre trên xe Tesla. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Elon Musk và Giám đốc điều hành Disney Bob Iger.

Trước đó, Elon Musk đã chia sẻ nội dung mang tính bài Do Thái trên mạng xã hội X, dẫn đến làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng và nhiều đối tác lớn, trong đó có Disney. Disney sau đó đã đi đến quyết định tạm ngừng các hoạt động quảng cáo trên X. Mặc dù sau đó Elon Musk đã lên tiếng xin lỗi, nhưng mối quan hệ với Disney vẫn bị ảnh hưởng.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Elon Musk đã công khai chỉ trích Disney, cáo buộc công ty bị ảnh hưởng bởi “bệnh virus tư duy thức tỉnh” (woke mind virus) và thậm chí có phát ngôn thô tục nhắm tới Iger.

Gần đây nhất, theo nguồn tin từ Electrek, Tesla đã thông báo gỡ bỏ ứng dụng giải trí Disney+ khỏi Tesla Theatre nhưng không nêu rõ lý do cụ thể.

Ban đầu, thông tin cho rằng ứng dụng sẽ bị gỡ bỏ hoàn toàn trên tất cả xe Tesla. Tuy nhiên, sau đó Tesla đã điều chỉnh và chỉ gỡ bỏ Disney+ với những xe chưa từng sử dụng ứng dụng này trước đó.

Hiện tại, một số chủ xe Tesla cho biết họ không còn thấy ứng dụng Disney+ trong hệ thống, trong khi một số khác, có thể là những người đã dùng ứng dụng, vẫn thấy Disney+ khả dụng.

Việc gỡ bỏ Disney+ có thể là một động thái mang tính biểu tượng phản ứng của Elon Musk đối với Disney. Tuy nhiên, cũng có khả năng Tesla đang cân nhắc lại chiến lược hợp tác với các dịch vụ giải trí trực tuyến và sẽ đưa ra thông báo chính thức trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Disney sẽ sa thải 7000 nhân viên và cắt giảm 3 tỷ USD chi phí nội dung

Gã khổng lồ ngành truyền thông và giải trí Disney thông báo sẽ sa thải 7000 nhân viên và cắt giảm 5 tỷ USD chi phí hoạt động trong đó có 3 tỷ USD chi phí cho sản xuất nội dung.

CEO Disney – Bob Iger. Photo: Yahoo News

Giám đốc điều hành của Disney (DIS) Bob Iger tiết lộ rằng các dịch vụ phát trực tuyến (streaming) của công ty cũng sẽ được tăng giá nhiều hơn.

CEO của Disney cho biết:

“Những thay đổi về giá mà chúng tôi vừa triển khai đã chứng tỏ được sự thành công của nó và chúng tôi dự định sẽ tiếp tục tăng giá cao hơn cho các gói dịch vụ không hiển thị quảng cáo (ad-free) vào cuối năm nay.”

Disney hiện cung cấp các gói không có quảng cáo cho Hulu và Disney+.

CEO này cũng cho biết rằng công ty sẽ “tiếp tục tối ưu hóa chiến lược định giá để các khách hàng trung thành sẽ có nhiều quyền lợi hơn đồng thời cũng giúp giảm tỷ lệ rời bỏ (Churn Rate) trên nền tảng.

Doanh thu từ những người đăng ký gói không có quảng cáo cũng sẽ tăng lên và thúc đẩy tăng trưởng với lượng người dùng đăng ký gói có hỗ trợ quảng cáo.”

Theo ước tính của Wall Street, việc Disney+ tăng giá là nguyên nhân khiến cho lượng người dùng đăng ký (subscriber) sụt giảm mạnh, Disney mất 4 triệu người đăng ký với Disney+.

Mặc dù khoản lỗ hiện tại đang được thu hẹp dần, vào năm 2022, hoạt động phát trực tuyến của Disney báo cáo khoản lỗ 1.1 tỷ USD trong quý 1 và 1.5 tỷ USD trong quý 4.

Giá Disney+ hiện tại là 7,99 USD cho gói có quảng cáo và 10,99 đô la cho phiên bản không có quảng cáo.

Ở một khía cạnh khác, Disney sẽ cắt giảm khoảng 7.000 việc làm trong quý 2 năm 2023 trong nỗ lực cắt giảm khoản chi phí trị giá 5,5 tỷ USD, bao gồm 3 tỷ USD chi phí cho việc sản xuất nội dung.

Disney cho biết họ cũng có kế hoạch xóa một số nội dung nhất định khỏi các nền tảng phát trực tuyến của mình và sản xuất ít nội dung hơn.

Cổ phiếu của Disney tăng khiêm tốn 3,5% từ đầu năm đến nay, thấp hơn mức tăng 8% của S&P 500.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Vũ trụ ảo Metaverse của Disney tạm dừng phát triển

Chấm dứt phát triển vũ trụ ảo metaverse chỉ là một phần trong kế hoạch tinh giản bộ máy và sa thải hàng loạt của Disney.

Vũ trụ ảo Metaverse của Disney tạm dừng hoạt động
Vũ trụ ảo Metaverse của Disney tạm dừng hoạt động

Cùng với quyết định đóng cửa bộ phận metaverse, Disney sẽ sa thải luôn nhóm nhân sự khoảng 50 người đang làm việc tại đây như một phần trong kế hoạch tái cấu trúc toàn công ty, theo WSJ.

Chỉ mới một năm trước, cựu CEO Bob Chapek còn tuyển nhân sự kỳ cựu Mike White về để lãnh đạo bộ phận mới, đặt nhiệm vụ tìm hướng tương tác để kể những câu chuyện của Disney bằng cách sử dụng công nghệ mới (Next Generation Storytelling).

Với quyết định mới, toàn bộ nhân viên sẽ thất nghiệp, trừ Mike, nhưng chưa rõ vai trò tiếp theo của ông sẽ là gì tại công ty.

Không chỉ bộ phận metaverse, kế hoạch phát hành dịch vụ thuê bao tương tự Amazon Prime cũng được cho là “vào sọt rác”.

Dự án này từng được kỳ vọng tạo ra trải nghiệm người dùng đồng nhất cho Disney+, hoạt động bán lẻ và ứng dụng của công ty mà mọi người sử dụng để mua đồ ăn, hàng hóa tại các công viên Disney.

Ông Chapek từng tràn đầy hy vọng và lạc quan về tương lai của “Chuột Mickey” khi tiếp cận metaverse, tin rằng công ty sẽ xuất sắc trong việc “kết hợp trải nghiệm vật lý với kỹ thuật số”. Vị cựu CEO cũng gọi metaverse là “ranh giới kể chuyện tiếp theo”.

Nhưng việc đóng bộ phận này không đồng nghĩa Disney từ bỏ tham vọng đối với công nghệ vũ trụ ảo. Bob Iger – người thay Chapek giữ vị trí CEO công ty từ tháng 11.2022 vẫn thể hiện niềm tin vào tương lai của metaverse. Theo Engadget, không loại trừ khả năng ông Iger có kế hoạch khác mà chưa muốn công bố.

Thời gian gần đây, Disney liên tục chịu sức ép từ các nhà đầu tư mong muốn thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí.

Hãng từng tuyên bố sắp cắt giảm 7.000 việc làm, chia làm 3 giai đoạn và bắt đầu triển khai từ tuần này. Một đợt sa thải lớn có thể diễn ra vào tháng 4 và đợt tiếp theo sẽ trước khi bắt đầu mùa hè năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Disney: Metaverse và tương lai của Storytelling

Trong một chia sẻ mới đây, hãng giải trí Walt Disney đã chia sẻ những tầm nhìn mới của mình về vũ trụ ảo Metaverse, chuyển đổi số và tương lai của Storytelling, nghệ thuật kể chuyện thương hiệu.

Disney: Metaverse, chuyển đổi số và tương lai của Storytelling
Disney: Metaverse, chuyển đổi số và tương lai của Storytelling

The Walt Disney Company là một trong những thương hiệu giải trí nổi tiếng nhất thế giới và là thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với trẻ em, gắn liền với nhiều câu chuyện thương hiệu hấp dẫn và kỳ thú.

Vì lý do này, vũ trụ ảo Metaverse – một môi trường trải nghiệm trực tuyến và nhập vai, cùng với đó là vô số các tiềm năng mới có thể được sử dụng để kể chuyện – là sự phù hợp hoàn hảo cho chiến lược kinh doanh của Disney.

Để xây dựng hay tìm kiếm các cơ hội mới với Metaverse, điều kiện tiên quyết đầu tiên mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị đó là nhân sự hay yếu tố con người. Và Disney thông qua việc bổ nhiệm vị trí “Giám đốc điều hành Metaverse” mới, là ông Mike White, thương hiệu này đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng chiến lược Metaverse.

Chức danh của Mike còn có một cái tên đầy đủ khác là “Phó Chủ tịch phụ trách về trải nghiệm khách hàng và nghệ thuật kể chuyện kiểu mới”, công việc của ông sẽ tập trung vào việc tìm hiểu tiềm năng của công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và các công nghệ liên quan đến Metaverse khác.

Những gì mà những công nghệ này mang lại cho Disney cũng như các tập đoàn giải trí và truyền thông khác là “một loạt các công cụ hoàn toàn mới để xây dựng các trải nghiệm khách hàng kiểu mới”.

Về mặt tổng thể, vốn được xem là thương hiệu luôn hướng tới tương lai, Disney hiếm khi bỏ qua các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt trong một ngành công nghiệp được dự báo là có giá trị lên đến 13 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Metaverse và Nghệ thuật kể chuyện kiểu mới (Next-Generation Storytelling) của Disney.

Kể chuyện từ lâu đã là một trong những thứ “gia vị” chính giúp làm nên sự vĩ đại của Disney, và nó cũng sẽ là yếu tố cốt lõi kết nối chiến lược Metaverse của thương hiệu.

Khi mọi người nghĩ về những câu chuyện của Disney, họ thường nghĩ đến những trải nghiệm thụ động (passive experiences) trong các bộ phim hay từ những chương trình truyền hình của hãng.

Tuy nhiên, CEO Bob Chapek trong một tuyên bố đã thông báo rằng mọi thứ sẽ thay đổi:

“Chúng tôi nhận thấy rằng các trải nghiệm thụ động sẽ không còn đủ hấp dẫn nữa, nơi mà bạn chỉ có phát lại, cho dù đó là một sự kiện thể thao hay là một chương trình giải trí. Các trải nghiệm mới cần có khả năng tương tác cao hơn, hướng tới yếu tố nhập vai nhiều hơn.”

Disney thực sự tin tưởng vào tiềm năng của các công nghệ thực tế ảo (VR).

Blockchain và NFTs.

Nhiều người hâm mộ về ý tưởng của Metaverse tin rằng các công nghệ mới như blockchain và các công nghệ liên quan như mã thông báo không thể thay thế (NFTs) sẽ đóng một vai trò lớn trong thế giới kỹ thuật số.

Các công nghệ này cho phép thế giới ảo (và bất kỳ thứ gì ảo khác) được xây dựng với mức độ phi tập trung (decentralization) cao – quyền lực hay khả năng kiểm soát sẽ không nằm trong tay của bất cứ một cá nhân hay tổ chức riêng biệt nào.

Trong trường hợp của Disney, trong khi thương hiệu này cũng có thể sẽ muốn giữ quyền kiểm soát tập trung đối với các môi trường kỹ thuật số của riêng mình – ví dụ: nếu họ muốn xây dựng một công viên giải trí ảo.

NFTs lại có thể mang lại những tiềm năng mới trong việc tạo ra các bộ sưu tập kỹ thuật số riêng biệt (unique) và tài sản ảo phiên bản có giới hạn.

Công viên giải trí và thế giới ảo (Virtual Worlds).

CEO Disney cho biết: “Chúng tôi có thứ mà không ai khác có … đó là công viên của chúng tôi. Nếu Metaverse là sự pha trộn giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số trong cùng một môi trường, liệu ai có thể làm điều đó tốt hơn Disney?”

Trên thực tế, sự pha trộn này đã diễn ra tại Disney, khi du khách đến công viên Disney, khu nghỉ dưỡng, khách sạn hay tàu du lịch, họ đều đã có thể tận dụng các dây đeo cổ tay để khám phá nhiều tương tác giữa thế giới ảo và thế giới thực.

Disney cũng đã tạo ra một ứng dụng trợ lý ảo có tên là Genie, giúp du khách lên kế hoạch cho chuyến thăm quan của họ và xây dựng các hành trình cá nhân hóa, những thứ có thể giúp họ không bỏ lỡ những điểm thăm quan hấp dẫn nhất.

Disney và Metaverse.

Trong khi mọi kế hoạch hoạch xây dựng Metaverse của Disney chỉ mới ở gian đoạn bắt đầu, các thông tin mà gã khổng lồ ngành giải trí này tiết lộ dường như chứng minh rằng thương hiệu đã sẵn sàng cho một tương lai mới.

Thông qua các năng lực marketing và bán hàng vốn có, bên cạnh đó là sự thấu hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình, Disney luôn biết cách để làm hài lòng khách hàng, dù đó là những Gen Zers hay Baby Boomers.

Trong những năm gần đây, các thương vụ mua lại như Marvel và Lucasfilm đã trao cho Disney nhiều “quyền lực” hơn để có thể bắt đầu một chương kể chuyện mới, kể chuyện dựa trên công nghệ và trải nghiệm nhập vai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Salesforce gia nhập mảng phát trực tuyến với nội dung tập trung vào doanh nghiệp

Khi phát trực tuyến và nội dung số đang trở nên là một trong những xu hướng truyền thông chính, Salesforce Inc cũng vừa tuyên bố là sẽ gia nhập ngành.

Theo Reuters – Công ty phần mềm doanh nghiệp Salesforce Inc vừa cho biết họ sẽ tung ra một dịch vụ phát trực tuyến có tên là Salesforce +, cung cấp nội dung gốc tập trung vào các doanh nghiệp và chuyên gia.

Công ty này cho biết studio nội bộ của họ đã phát triển và sản xuất ra những nội dung cốt lõi cho dịch vụ phát trực tuyến, nó sẽ ra mắt tại sự kiện Dreamforce vào tháng 9 sắp tới.

Salesforce +, là một nền tảng dịch vụ truyền thông kinh doanh và nó không giống như các nền tảng phát trực tuyến khác của Walt Disney Co và Netflix cung cấp, nó sẽ bao gồm những trải nghiệm trực tiếp, loạt nội dung gốc và cả podcast.

Nội dung của Salesforce + bao gồm “Connections”, chương trình làm nổi bật những người làm marketing từ các công ty như IBM, Levi’s và GoFundMe, và “The Inflection Point” với sự góp mặt của các CEO từ các thương hiệu như Coca-Cola, PayPal và Ford Motor.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 bài học về xây dựng thương hiệu mà bạn có thể học hỏi được từ Disney

Chiến lược thương hiệu của Disney là điều mà mọi người làm marketing hay kinh doanh có thể học hỏi và áp dụng.

4 bí mật về thương hiệu mà bạn có thể học hỏi được từ Disney
4 bí mật về thương hiệu mà bạn có thể học hỏi được từ Disney

Cùng xem chia sẻ từ Ông Devan Leos. Người từng làm việc nhiều năm với bộ phận Marketing và PR của Disney. Và cũng từ đó ông đã học rất nhiều bài học quý giá về kinh doanh từ công ty này.

1. Nhận thức đầy đủ về độ nhận biết thương hiệu (brand awareness).

Mặc dù điều này nghe có vẻ lạ và đôi khi không được được đầu tư đúng mức ở các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn như Disney, nhưng sự thật lại không phải vậy.

Disney rất có ý thức về thương hiệu của mình. Disney luôn tìm đủ mọi cách để hiểu về những nhóm đối tượng mà họ đang muốn nhắm mục tiêu.

Đôi khi nhiều doanh nghiệp và thương hiệu ‘mờ nhạt’ trong các yếu tố marketing, không biết ai nên là khách hàng chính của mình, có cách nào để hiểu họ hơn. Và cũng chính từ những băn khoăn này, bạn cần tiến tới bước tiếp theo.

2. Xây dựng các chiến dịch PR và Marketing có thương hiệu một cách chuyên nghiệp.

Với những nhận thức đầy đủ về khái niệm độ nhận biết thương hiệu, bạn sẽ hiểu được những gì khách hàng có thể mong đợi ở bạn.

Nếu bạn tìm hiểu và theo dõi kỹ hơn, bạn sẽ thấy Disney liên tục làm việc với nhiều tổ chức từ thiện, các chương trình giáo dục hoặc những thứ tương tự, điều này được thực hiện là để gắn liền với định vị thương hiệu thân thiện với gia đình (family-friendly brand) mà công ty đã xây dựng.

Khi nói đến phim hoặc những chương trình của mình, Disney luôn tìm ra những cách thông minh để thu hút khán giả là gia đình bằng nội dung của nó.

Soul là một ví dụ xuất sắc, mặc dù bộ phim đề cập đến các chủ đề về cuộc sống và những thứ hiện sinh. Tuy nhiên, nó vẫn hướng đến hình ảnh thân thiện với gia đình với các nhóm đối tượng mục tiêu chính của Disney.

Nếu bạn đang cố gắng thiết lập một thương hiệu cho mọi lứa tuổi hoặc các lứa tuổi được nhắm mục tiêu, thì điều bắt buộc là bạn phải hiểu rất sâu khách hàng hay khán giả của mình, hiểu xem họ sẽ có mối quan hệ như thế nào đối với loại chiến lược PR hoặc Marketing mà bạn sử dụng.

3. Quản trị danh tiếng (reputation management) một cách rất khắt khe.

Danh tiếng của thương hiệu là nguồn lực sống của doanh nghiệp. Nếu thương hiệu của bạn bị mang tiếng xấu vì bất kỳ lý do gì, điều đó có thể đồng nghĩa với việc những chỉ số kinh doanh sẽ giảm mạnh, hoặc thậm chí tệ hơn là ‘sự ra đi’ của thương hiệu.

Đây cũng là lý do tại sao Disney luôn coi trọng việc quản trị danh tiếng của mình.

“Trong suốt thời gian làm việc với Disney, tôi đã chứng kiến mọi hoạt động nội bộ và mức độ chăm sóc khách hàng nghiêm túc đến mức đáng kinh ngạc được đưa vào tất cả các bộ phận của Disney. Với Disney, ‘luật thương hiệu’ cũng như ‘luật quân đội’, đều rất khắt khe.”

Đội ngũ của Disney liên tục theo dõi các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến hay bất kỳ nguồn thông tin nào liên quan đến thương hiệu của họ (email, nhận xét, thư từ.)

Họ luôn cố gắng để tìm ra những vấn đề mà mọi người có thể gặp phải trước khi mọi người có chúng.

Mọi nhân viên của Diney đều được sàng lọc và giám sát rất kỹ lưỡng. Mọi nhân sự đều được hướng dẫn nghiêm ngặt về sự hiện diện trực tuyến của họ.

Nếu bạn đang cố gắng để có một thương hiệu mạnh, bạn phải đảm bảo mọi thứ bạn làm, nó phải thực sự chuyên nghiệp và phù hợp với những gì thương hiệu của bạn đại diện.

Khi làm việc với những người khác, bạn phải nhận thức được rằng cách họ nhận thức và làm việc có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn như thế nào.

4. Xây dựng thương hiệu đa thị trường (Multi-market branding).

Disney là bậc thầy của việc có thương hiệu của mình ở khắp mọi nơi. Từ công viên giải trí, phim ảnh, chương trình truyền hình, đồ chơi, sách, âm nhạc, đến nhiều thứ khác.

Giả sử bạn điều hành một thương hiệu về thể hình. Tất cả những thứ thiết yếu về thể hình đều có ý nghĩa: những chai nước hay đồ tập gym, v.v.

Tuy nhiên, sáng tạo với những sản phẩm mà bạn có thể sử dụng hình ảnh thương hiệu của mình là chìa khóa quan trọng.

Sáng tạo với thương hiệu của bạn, tức là bạn tận dụng mọi thứ để xây dựng độ nhận biết thương hiệu của mình.

Đừng chỉ dán logo vào một loạt những thứ ngẫu nhiên. Thay vào đó, hãy tìm ra những thứ mà chúng có thể được khách hàng mục tiêu của thương hiệu sử dụng, tìm ra những thứ mới ngoài những thứ truyền thống mà thương hiệu của bạn đang có.

Disney đã giúp tôi hiểu rằng sự chi tiết đến tỉ mỉ là tất cả. Cho dù bạn đang bắt đầu hoặc hỗ trợ một thương hiệu, sức mạnh nằm ở các điều rất chi tiết.

Nhiều doanh nghiệp đã không biết hoặc không quan tâm đến những thứ chi tiết nhất liên quan đến thương hiệu của họ.

Với tư cách là người làm marketing hay người góp phần xây dựng thương hiệu, bạn hãy ngồi xuống và suy nghĩ về tất cả các khía cạnh của thương hiệu, những thứ mà bạn có thể cải thiện để xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn.

Hãy sáng tạo và đừng ngại đổi mới.

Thử và sai luôn được chứng minh là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để đạt được thành công, và việc vận dụng các nguyên tắc thương hiệu của bạn theo một thương hiệu quyền lực như Disney chắc chắn sẽ rất có ích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Học được gì từ chiến dịch marketing ra mắt Disney+ của The Walt Disney

Vào tuần trước, The Walt Disney đã chính thức ra mắt dịch vụ phát trực tuyến của mình có tên gọi là Disney+ tại Singapore.

Sự ra mắt này được kết hợp với một loạt các chiến dịch marketing đại chúng mà theo Disney nói là “chưa từng có về tầm cỡ, quy mô và phạm vi tiếp cận so với những gì Disney đã từng nỗ lực ở Singapore”.

Chiến dịch marketing cho thấy Disney đã sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, từ TV đến radio, OOH, trực tuyến, và thậm chí cả các địa điểm đếm ngược đến ngày ra mắt theo chủ đề để tối đa hóa khả năng hiển thị của mình.

Chiến dịch marketing của Disney+ thực sự đã có tác động lớn đến đối tượng mục tiêu.

Trong một nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn quản lý Pioneer Consulting Asia Pacific, khảo sát 194 người dân Singapore, cho thấy 78% đã biết về sự ra mắt của Disney+ và trong đó có khoảng 70% dự định đăng ký sử dụng dịch vụ phát trực tuyến ngay cả trước khi nó được tung ra.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nam giới nhận thức về chiến dịch nhiều hơn 86% so với nữ giới chỉ ở với mức 71%.

Chiến dịch marketing của Disney+ cũng có tác động lớn hơn đến giới trẻ khi nghiên cứu cho thấy là đối với những người trả lời dưới 25 tuổi, có 92% trong số họ biết đến sự ra mắt của Disney+.

Trong khi đó, chỉ 59% người được hỏi từ 25 tuổi trở lên biết đến chiến dịch. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hầu hết những người bày tỏ sự quan tâm đến nền tảng này là khán giả trẻ tuổi.

Mặc dù nhận thức của giới trẻ cao hơn, nhưng ý định đăng ký sử dụng Disney+ của những người lớn tuổi lại cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi từ 25 tuổi trở lên có ý định đăng ký dịch vụ, trong khi chỉ 63% số người dưới 25 tuổi bày tỏ sự quan tâm tương tự.

Độc quyền về nội dung là chìa khoá.

Lý do chính được tìm thấy khiến người Singapore đăng ký Disney+ là nội dung độc quyền của nó. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết nội dung độc quyền của Disney+ là lý do chính khiến họ đăng ký sử dụng dịch vụ.

Điều này xảy ra với phần lớn những người được hỏi, bất kể họ là người lớn đang đi làm hay người xem nhỏ tuổi. Tuy nhiên, đối với những khán giả nhỏ tuổi, một yếu tố thúc đẩy khác khiến họ đăng ký Disney+ là nội dung đa dạng và hấp dẫn.

Singapore được cho là thị trường đầu tiên trên toàn cầu mà Disney+ ra mắt với tất cả sáu thương hiệu nội dung: Disney, Pixar, Marvel, Star Wars, National Geographic và Star.

Hiện Disney+ có hơn 650 bộ phim và 15.000 tập nội dung của các thương hiệu khác nhau.

Nội dung đa dạng của Disney+ cũng là lý do thu hút khoảng 18% số người được hỏi. Một số lý do khác bao gồm: tính sẵn có của những nội dung bom tấn, nội dung hấp dẫn và thân thiện với gia đình.

Để đăng ký Disney+, bạn sẽ phải trả 11,98 USD Singapore mỗi tháng, tức tương đương với mức giá của đối thủ cạnh tranh Netflix.

Theo nghiên cứu của Pioneer Consulting Asia Pacific, trong số 73% người được hỏi hiện đang đăng ký sử dụng Netflix, 63% cho biết họ đang có ý định đăng ký Disney+.

Mặc dù hiện tại không có gì có thể chắc chắn những người này sẽ từ bỏ Netflix hay muốn duy trì hai tài khoản, nhưng chúng ta có thể thấy rằng việc Disney+ thâm nhập thị trường Singapore đã có tác động tích cực đến rất nhiều người Singapore.

Với sự ra mắt của Disney+ tại Singapore, Disney muốn định vị một cách chiến lược để hỗ trợ hiệu quả hơn cho chiến lược tăng trưởng cũng như gia tăng giá trị của cổ đông nhờ những thành công của Disney+.

Bên cạnh Singapore, Disney cũng mở rộng sang Indonesia bằng cách đưa Disney+ Hotstar của mình đến Indonesia.

Thông qua sự hợp tác với Telkomsel, một công ty viễn thông kỹ thuật số lớn nhất Indonesia, cả hai mong muốn cung cấp các gói đăng ký “hấp dẫn và giá cả phải chăng” cho khách hàng ở Indonesia.

Theo cấu trúc mới, Disney hiện tập trung vào việc phát triển và sản xuất nội dung gốc cho các dịch vụ phát trực tuyến cũng như các nền tảng kế thừa của công ty, trong khi các hoạt động phân phối và thương mại hóa sẽ được tập trung thành một nhóm phân phối giải trí và truyền thông toàn cầu duy nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Cùng nhìn lại các công ty và thương hiệu đã thống trị thế giới trong năm qua.

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020
Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Tạo ra giá trị thương hiệu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với một công ty.

Giá trị thương hiệu về cơ bản là giá trị cảm nhận về một công ty, sản phẩm hay dịch vụ trong mắt khách hàng.

Một công ty lớn có thể không nhất thiết phải có giá trị thương hiệu lớn. Năm 2020 đã tàn phá giá trị thương hiệu của nhiều công ty do đại dịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều chứng kiến sự sụt giảm giá trị thương hiệu của họ.

Một số công ty đã có thể khẳng định vị thế thống trị giá trị thương hiệu của mình bằng các chính sách thân thiện với khách hàng.

Nếu bạn muốn biết thêm về những thương hiệu này, hãy xem chi tiết dưới đây về 10 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới.

Danh sách này được dựa trên dữ liệu giá trị thương hiệu từ Visual Capitalist.

10. Disney (41 tỷ USD)

Đây là một công ty truyền thông và giải trí gia đình của Hoa Kỳ. Vào năm 2020, Disney đã phải chứng kiến sự sụt giảm 8% giá trị thương hiệu của mình.

Một số phân khúc kinh doanh của Disney là: Phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng và quốc tế (DTCI); Công viên giải trí, Trải nghiệm và Sản phẩm; Studio Entertainment và Media Networks.

Disney có vốn hóa thị trường là 358,53 tỷ USD và có trụ sở chính tại Burbank, CA, Mỹ.

9. McDonald’s (43 tỷ USD)

Đây là một công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Vào năm ngoái, McDonald’s bị sụt giảm 6% giá trị thương hiệu. McDonald’s chủ yếu kinh doanh và nhượng quyền mảng nhà hàng.

McDonald’s có giá trị vốn hóa thị trường là 159,01 tỷ USD và có trụ sở chính tại Oak Brook, Illinois, Mỹ.

8. Mercedes (49 tỷ USD)

Đây là một công ty trong lĩnh vực ô tô của Đức. Năm 2020, thương hiệu này chứng kiến mức giá trị thị trường của mình giảm 3%. Về mặt cảm nhận thương hiệu, Mercedes gắn liền với sự sang trọng và lịch lãm.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của thương hiệu này, tiếp theo là Mỹ.

7. Toyota (52 tỷ USD)

Đây là công ty ô tô duy nhất đến từ Nhật Bản, đồng thời cũng là công ty ô tô lớn thứ hai thế giới trong danh sách này. Toyota đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 8% vào năm 2020.

Hãng chủ yếu sản xuất và bán các loại xe có động cơ và phụ tùng. Toyota có giá trị vốn hóa thị trường là 173,3 tỷ USD và có trụ sở chính tại Toyota, Nhật Bản.

6. Coca-Cola (57 tỷ USD)

Đây là một công ty Thực phẩm & Đồ uống F&B của Mỹ. Vào năm 2020, Coca-Cola đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 10%. Coca-Cola sản xuất, tiếp thị và bán đồ uống không cồn, bao gồm các loại nước ngọt, nước lọc, đồ uống thể thao, nước trái cây và hơn thế nữa.

Công ty sở hữu một số thương hiệu toàn cầu nổi tiếng như: Coca-Cola, Diet Coke, Fanta, Sprite, Minute Maid, Georgia… Coca-Cola có giá trị vốn hóa thị trường là 218,15 tỷ USD và có trụ sở chính tại Atlanta, GA, Mỹ.

5. Samsung (62 tỷ USD)

Đây là công ty duy nhất nằm trong top 5 không thuộc Mỹ. Trong khi vào năm 2020 hầu hết các thương hiệu đều phải chứng kiến sự sụt giảm thì công ty công nghệ đến từ Hàn Quốc này đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 2%.

Samsung chủ yếu sản xuất, bán thiết bị điện tử và các thiết bị ngoại vi máy tính.

Công ty hoạt động thông qua 3 mảng chính: Giải pháp thiết bị, Công nghệ thông tin & truyền thông di động và Điện tử tiêu dùng. Samsung có giá trị vốn hóa thị trường là 278,7 tỷ USD và có trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc.

4. Google (165 tỷ USD)

Đó là một công ty công nghệ nổi tiếng khác của Mỹ. Vào năm 2020, Google đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm ở mức 1%.

Gã khổng lồ tìm kiếm này cung cấp một loạt các dịch vụ cho người dùng, doanh nghiệp cũng như các nhà quảng cáo.

Google chủ yếu tập trung vào mảng tìm kiếm, hệ điều hành, quảng cáo, nền tảng, các sản phẩm phần cứng và doanh nghiệp. Google có vốn hóa thị trường là 1,41 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Mountain View, CA, Mỹ.

3. Microsoft (166 tỷ USD)

Đây tiếp tục là một công ty công nghệ từ Mỹ, thương hiệu duy nhất đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 53% vào năm 2020. Microsoft phát triển và cung cấp phần mềm, dịch vụ, thiết bị và giải pháp.

Công ty chủ yếu hoạt động thông qua ba mảng kinh doanh chính: Đám mây thông minh, Hiệu suất & Quy trình kinh doanh và Máy tính cá nhân. Microsoft có vốn hóa thị trường là 1,77 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Redmond, WA, Mỹ.

2. Amazon (201 tỷ USD)

Đây là một công ty công nghệ siêu nổi tiếng khác của Mỹ. Amazon đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 60% vào năm ngoái.

Amazon có vốn hóa thị trường là 1,59 nghìn tỷ USD và là công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Amazon cấp các dịch vụ mạng (Amazon Web Services), dịch vụ phát trực tuyến cũng như các sản phẩm phần cứng.

Công ty được thành lập bởi Jeffrey P. Bezos vào tháng 7 năm 1994 và có trụ sở chính tại Seattle, WA, Mỹ.

1. Apple (323 tỷ USD)

Apple chắc chắn là cái tên phổ biến nhất trên thế giới. Vào năm 2020, Apple đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên mức 38%.

Apple thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh, máy tính để bàn, máy tính bảng, thiết bị đeo và phụ kiện.

Ngoài ra, công ty này còn cung cấp một số dịch vụ liên quan chẳng hạn như Apple Music, Apps và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020

Trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020 thì có hơn một nửa thương hiệu là các công ty công nghệ.

1. Apple

Giá trị thương hiệu: 241,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 17%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Apple)

2. Google 

Giá trị thương hiệu: 207,5 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 24%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

3. Microsoft

Giá trị thương hiệu: 162,9 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 30%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Getty Images)

4. Amazon

Giá trị thương hiệu: 135,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 40%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

5. Facebook

Giá trị thương hiệu: 70,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -21%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

6. Coca-Cola

Giá trị thương hiệu: 64,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 9%

Lĩnh vực: Đồ uống (Ảnh: Bloomberg)

7. Disney

Giá trị thương hiệu: 61,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 18%

Lĩnh vực: Giải trí (Ảnh: Getty Images)

8. Samsung

Giá trị thương hiệu: 50,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -5%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

9. Louis Vuitton

Giá trị thương hiệu: 47,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 20%

Lĩnh vực: Hàng hóa xa xỉ (Ảnh: Bloomberg)

10. McDonald’s

Giá trị thương hiệu: 46,1 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 5%

Lĩnh vực: Chuỗi nhà hàng (Ảnh: Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH