Skip to main content

Thẻ: Facebook Ads

Facebook giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới

Facebook vừa giới thiệu giải pháp quảng cáo mới, hướng nhắm mục tiêu quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư đồng thời cập nhật những tính năng nhắm mục tiêu tự động mới.

Facebook giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới
Facebook giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới

Kể từ khi bản cập nhật ATT mới của Apple có hiệu lực, Facebook là một trong những nền tảng quảng cáo bị ảnh hưởng nhiều nhất, chỉ riêng năm 2022, Facebook dự kiến mất khoảng 10 tỷ USD vì người dùng chọn không bị theo dõi dữ liệu trong ứng dụng.

Trong bối cảnh này, Facebook vừa thông báo ra mắt một loạt các giải pháp quảng cáo mới. Trước hết, Facebook đang cập nhật một số tính năng mới với bộ giải pháp Facebook Advantage.

Theo giải thích của Facebook:

“Chúng tôi đang triển khai nhóm đối tượng tùy chỉnh trong Advantage (Advantage custom audience), một sản phẩm tự động hóa nhắm mục tiêu mới giúp tối ưu hoá nhóm đối tượng tùy chỉnh của nhà quảng cáo để từ đó có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Nhóm đối tượng này tương tự nhóm đối tượng tương tự (Lookalike audience) trước đây, tính năng giúp nhà quảng cáo tìm kiếm những người tương tự những người đã từng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài việc Advantage cũng sẽ có các cấp độ lựa chọn 1%, 5% hoặc 10% tương tự như trong Lookalike audience, nền tảng sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo nhiều hơn cho mọi người có trong nhóm đối tượng tuỳ chình.”

Tiếp đó, Facebook cũng đang cập nhật mới cho quảng cáo Click to Messenger (gửi tin nhắn trực tiếp), trong đó ưu tiên phân phối quảng cáo đến những người có nhiều khả năng mua hàng hơn trong phần tin nhắn.

Facebook cho biết:

“Thông thường, chúng tôi sẽ hiển thị quảng cáo Click to Messenger cho những người có nhiều khả năng bắt đầu cuộc trò chuyện với doanh nghiệp trên cả WhatsApp, Messenger hoặc Instagram Direct.

Với bản cập nhật mới này, chúng tôi sẽ ưu tiên hiển thị quảng cáo tới những người dùng có khả năng tương tác sâu hơn và mua hàng nhiều hơn trong phần tin nhắn.”

Facebook cũng đang bổ sung một định dạng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới (Lead Generation), định dạng này sẽ đưa khách hàng đến với Messenger hoặc một biểu mẫu (Form), tùy thuộc vào định dạng mà khách hàng có nhiều khả năng tương tác nhất.

Ngoài ra, Facebook cũng đang thử nghiệm một số cải tiến mới với các giải pháp quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư (Privacy-Focused Ad Targeting), bao gồm cả sản phẩm hỗ trợ đo lường mới dựa trên quyền riêng tư, Private Lift Measurement.

Cuối cùng, với mục tiêu hỗ trợ các nhà quảng cáo trong kỹ nguyên kết nối kỹ thuật số mới, Facebook đang hợp tác với nền tảng giáo dục trực tuyến Coursera để ra mắt khoá học miễn phí mới mang tên “Metaverse là gì” (What’s the Metaverse).

Theo giải thích của Facebook:

“Khóa học miễn phí này sẽ giải thích cho bạn biết Metaverse thực sự là gì, những gì nó nên được hiểu trong bối cảnh hiện tại và ý nghĩa của nó đối với tương lai của công việc, giải trí, cuộc sống và hơn thế nữa.

Chúng tôi đang kết hợp với các đối tác như Coursera để cung cấp cho mọi người, doanh nghiệp, nhà sáng tạo và nhà phát triển những công cụ cần thiết nhất để có thể thành công hơn khi Metaverse chính thức hình thành.”

Bạn có thể đăng ký trước khoá học miễn phí này tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook Ads: Nhiều tài khoản quảng cáo Facebook Việt Nam bị chặn

Hàng loạt tài khoản quảng cáo Facebook (Facebook Ads) tại Việt Nam bị chặn trong đợt càn quét mới đây của Meta.

Facebook Ads: Nhiều tài khoản quảng cáo Facebook Việt Nam bị chặn
Facebook Ads: Nhiều tài khoản quảng cáo Facebook Việt Nam bị chặn

Trong khoảng một tuần trở lại đây, cộng đồng người cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo Facebook than thở tài khoản của họ bị mạng xã hội này khóa.

Các lời than vãn này xuất hiện liên tục, thậm chí một số chủ nhân các tài khoản này khẳng định họ “trong sạch” nhưng vẫn bị rơi vào tình trạng tài khoản bị chặn (hay khóa tài khoản).

Bên cạnh các cá nhân hoặc đơn vị cung cấp các dịch marketing trực tuyến hoặc marketing kỹ thuật nhỏ lẻ bị ảnh hưởng thì những agency có quy mô lớn cũng chịu tác động của đợt “quét” này của Facebook.

Theo đó, nếu ít thì bị một hai tài khoản nhưng nếu nhiều có thể bị chặn đến vài chục tài khoản chuyên chạy quảng cáo.

Việc chặn đột ngột các tài khoản chạy quảng cáo ảnh hưởng tiêu cực đến các đơn vị cung cấp dịch vụ, đối tác và ngay cả người dùng cuối. “Khách hàng của chúng tôi đang thực hiện chiến dịch truyền thông đa kênh.

Các kênh khác có báo cáo về kết quả rất tốt nhưng do tài khoản quảng cáo bên phía chúng tôi bị chặn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng”, anh H.V. – trưởng phòng quảng cáo trực tuyến của một agency cho hay.

Các đợt “quét” tài khoản quảng cáo Facebook không còn quá mới tại Việt Nam. Trong các năm trước đó thi thoảng mạng xã hội cũng có đợt tương tự. Đợt này, không có số liệu chính thức, số lượng than thở tài khoản bị chặn dường như nhiều hơn.

Anh V.P. – Giám đốc một agency digital marketing tại TP HCM – cho biết công ty của anh cũng bị chặn. “Lần này Facebook quét và ảnh hưởng lớn hơn các đợt trước”, anh V.P. nói nhưng vì yếu tố kinh doanh nên không tiện chia sẻ cụ thể số lượng tài khoản bị chặn. Anh chỉ cho biết là “rất nhiều”.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực digital marketing tại TP HCM, tài khoản quảng cáo thường chia thành hai loại là cá nhân và đứng tên doanh nghiệp.

Tài khoản này không giống tài khoản cá nhân bình thường, chức năng của nó chỉ dùng cho quảng cáo. Tài khoản cá nhân thường bị dính chặn trong các đợt quét hơn. Nhưng tài khoản doanh nghiệp không phải thoát được hoàn toàn.

Lý do chặn, được suy đoán, là do sử dụng tài khoản đăng phát các nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng Facebook, giá trị đạo đức địa phương, có yêu cầu từ nhà chức năng; tài khoản bị nghi ngờ về thanh toán hoặc thiếu nợ. Tuy nhiên, Facebook không thông báo cụ thể lý do tài khoản quảng cáo bị chặn.

Việc quét và chặn hàng loạt tài khoản như vậy được các chuyên gia trong lĩnh vực này ví von như là “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Nếu chủ tài khoản nào “tự tin rằng sạch sẽ, không vi phạm, không thiếu nợ thì có thể kháng cáo” – một chuyên gia cho chúng tôi biết.

Hiện công ty của V.P. đang thực hiện kháng cáo. “Nếu tài khoản hoàn toàn “sạch sẽ” thì khả năng được mở khóa sẽ rất cao”, vị giám đốc này nêu kinh nghiệm. “Sẽ không có thời gian chính xác khi nào Facebook sẽ mở lại tài khoản quảng cáo bị chặn”.

Trong xu hướng tiếp cận khách hàng đa kênh, một số agency đã tư vấn khách hàng sử dụng thêm các kênh truyền thông, mạng xã hội khác để giảm phụ thuộc vào Facebook.

Tuy nhiên, lượng người sử dụng mạng xã hội này tại Việt Nam vẫn chiếm ưu thế, bên cạnh Tik Tok.

“Để giảm thiểu rủi ro cũng đạt khả năng tiếp cận tốt hơn thì khách hàng nên cân nhắc ngân sách cho các kênh khác, không nên phụ thuộc 100% vào Facebook như hiện tại”, anh H.V. nói.

Facebook từng khởi kiện người Việt chạy quảng cáo trái phép.

Nhiều chuyên gia tin rẳng Việt Nam là “thị trường đặc biệt” đối với Facebook bởi có nhiều người vi phạm. Họ sử dụng các tài khoản không chính danh để chạy quảng cáo, đây là hành vi không đúng với quy định của mạng xã hội này. Thậm chí một số đối tượng còn lợi dụng chính sách của Facebook để trục lợi cá nhân.

Khoảng giữa tháng 6/2021, Facebook cho biết đã nộp hai đơn kiện chống lại các đối tượng vi phạm Chính sách và Điều khoản Quảng cáo. Bị đơn trong vụ kiện đầu tiên là một công ty tiếp thị California và các đại lý.

Vụ kiện thứ hai có bị đơn là một nhóm người sống tại Việt Nam, chuyên tấn công chiếm đoạt tài khoản để chạy quảng cáo trái phép.

Theo Giám đốc Thực thi và Kiện tụng Facebook Jessica Romero, 4 cá nhân sống tại Việt Nam – N.H.T, L.K, N.Q.B và P.H.D – sử dụng kỹ thuật “đánh cắp cookie” hay “đánh cắp session” để xâm phạm tài khoản các nhân viên của nhiều Agency quảng cáo, Marketing.

Sau đó, họ chạy quảng cáo trái phép. Blog Facebook khẳng định các nạn nhân bị lừa đảo, dẫn tới mất tài khoản sau khi cài đặt ứng dụng từ Google Play Store có tên “Ad Manager for Facebook”. Hiện ứng dụng đã bị Google gỡ bỏ.

Một khi tải về “Ad Manager for Facebook”, nạn nhân sẽ chia sẻ thông tin đăng nhập Facebook cùng các thông tin khác.

Thủ phạm sử dụng thông tin này để truy cập tài khoản rồi chạy quảng cáo. Trong một vài trường hợp là quảng bá lừa đảo trực tuyến.

Theo bà Romero, nhóm chạy hơn 36 triệu USD quảng cáo trái phép. Facebook đã hoàn tiền cho nạn nhân và giúp họ bảo mật tài khoản.

Facebook cho biết đang tìm cách vạch trần toàn bộ hành vi của 4 thủ phạm, buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm vì viết ứng dụng “Ad Manager for Facebook”, lừa mọi người cài đặt, xâm phạm tài khoản rồi dùng chúng để chạy quảng cáo trái phép.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook Ads đang thử nghiệm sản phẩm quảng cáo mới

Facebook đang phát triển sản phẩm quảng cáo mới trong Facebook Ads trước những ảnh hưởng của quyền riêng tư trong thời gian gần đây.

Theo thông tin từ BusinessInsider:

“Facebook đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển một sản phẩm quảng cáo mới không dựa vào bất kỳ thông tin cá nhân ẩn danh nào từ người dùng.

Với tên gọi là Basic Ads, sản phẩm quảng cáo mới sẽ nhắm đến các nhà quảng cáo thương hiệu đang cố gắng xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) và hình thành nhận thức về sản phẩm.

Facebook Basic Ads sẽ được đo lường bằng các số liệu cơ bản bao gồm mức độ tương tác và lượt xem video.”

Như đã phân tích ở trên, vì sản phẩm quảng cáo mới sẽ không tập trung vào việc nhắm mục tiêu thông qua dữ liệu hay bán hàng, mục đích chính của các nhà quảng cáo hay thương hiệu khi này là tiếp cận những người mới, những người có thể sẽ không bao giờ trở thành khách hàng (người mua) của thương hiệu.

Trọng tâm sẽ là xây dựng nhận thức chung về thương hiệu bằng cách tiếp cận một tệp khách hàng rộng hơn và không muốn nhắm mục tiêu đến bất kỳ đối tượng nào cụ thể.

Những ảnh hưởng lớn từ Apple.

Kể từ khi bản cập nhật ATT mới của Apple được áp dụng, Facebook cho biết công ty này sẽ mất khoảng 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong suốt năm 2022.

Như một phần của các phản ứng nhằm mục tiêu hạn chế các tổn thất do bản cập nhật này mang lại, sản phẩm quảng cáo mới của Facebook trong Facebook Ads sẽ giúp nền tảng này thu hút thêm nhiều nhà quảng cáo hơn tiếp tục sử dụng nền tảng để tiếp cận khách hàng mục tiêu, đặc biệt là khi mục tiêu của họ là xây dựng thương hiệu.

Facebook đang thử nghiệm Basic Ads tại châu Âu và Mỹ trước khi mở rộng sang các thị trường khác trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Shopee tích hợp Facebook Ads cho người bán ở Đông Nam Á

Shopee vừa thông báo đã tích hợp Facebook Ads vào Seller Center (trung tâm người bán của Shopee) cho thị trường các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Singapore, Taiwan, Thailand và Vietnam.

Mục tiêu chính của Shopee khi đưa Facebook Ads vào Seller Center là giúp người bán (Merchants) thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các cửa hàng chính thức của họ khi theo Shopee, có đến 95% người dùng của họ dựa vào Facebook và Instagram để khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới.

Shopee cũng nói thêm, việc quảng cáo trên Facebook cho phép cá nhân hóa quảng cáo lớn hơn dựa trên sở thích và hành vi của người dùng để từ đó thúc đẩy chuyển đổi đơn hàng và tối đa hóa mức tăng trưởng doanh số.

Trung tâm người bán của Shopee (Shopee Seller Center) là một nền tảng cho phép người bán quản lý các cửa hàng của họ, cung cấp quyền truy cập vào các công cụ marketing và dữ liệu để xây dựng danh mục sản phẩm, chạy chương trình khuyến mãi và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Tính năng Facebook Ads trên Shopee Seller Center hiện đã có sẵn cho những người bán được chọn ở các quốc gia đã đề cập ở trên trong giai đoạn thử nghiệm và sau đó sẽ tiếp tục mở rộng trong những tháng tiếp theo.

Bạn có thể xem chi tiết cách tích hợp Facebook Ads vào Seller Center trên Shopee tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook Ads là gì? Tìm hiểu chi tiết về Facebook Ads

Nếu bạn quan tâm đến ngành Advertising (Ads) nói chung hãy cùng tìm hiểu các nội dung như: Facebook Ads là gì, cách đăng ký tài khoản và chạy các chiến dịch Facebook Ads, các mục tiêu quảng cáo hiện có trong Facebook Ads là gì và hơn thế nữa.

facebook ads là gì
Facebook Ads là gì? Tìm hiểu về chi tiết Facebook Ads

Với doanh số gần 500 tỷ USD vào năm 2021 và được dự báo sẽ chạm mốc 600 tỷ USD vào năm 2022 (eMarketer), thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Facebook Ads đang chiếm giữ một thị phần tương đối lớn trong số này.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Facebook Ads?
  • Facebook Ads hoạt động như thế nào.
  • Những ai nên quảng cáo trên Facebook.
  • Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo (Ad Rank) của Facebook Ads là gì?
  • Advertising hay quảng cáo là gì?
  • Vai trò của Facebook Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
  • Cách đăng ký tài khoản Facebook Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
  • Các loại hình Facebook Ads hiện có là gì?
  • Thiết lập Facebook Pixel trong Facebook Ads.
  • Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của Facebook Ads là gì?
  • Một số tư duy cần thiết cho các Advertiser hay Digital Marketer trước khi bắt đầu khởi chạy Facebook Ads là gì?
  • Tổng hợp những mẹo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng với Facebook Ads.
  • Một số câu hỏi thường gặp với Facebook Ads là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Facebook Ads là gì?

Facebook Ads là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook, thuộc sở hữu của Meta Inc.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay TikTok, quảng cáo trên Facebook là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Điểm khác biệt thú vị của Facebook Ads so với Google Ads là trong khi với Google Ads, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với Facebook Ads, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).

Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn Facebook thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, Facebook sẽ tính phí.

Facebook Ads hoạt động như thế nào.

facebook ads là gì
Cách thức hoạt động của Facebook Ads là gì?

Về mặt tổng thể, Facebook Ads thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn đó là quảng cáo tự động (Programmatic Ads) và quảng cáo hiển thị (Display Ads) với định dạng quảng cáo chính là Native Ads (nội dung quảng cáo được hiển thị một cách tự nhiên xen lẫn với các nội dung tự nhiên).

Quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) là hai phương thức quảng cáo lớn nhất trong ngành quảng cáo trực tuyến hay kỹ thuật số nói chung, Facebook Ads hay các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội hầu hết là quảng cáo hiển thị.

Cách thức hoạt động của Facebook Ads tương đối đơn giản.

Khi nhà quảng cáo thiết lập xong các tài khoản quảng cáo cũng như thêm các phương thức thanh toán cần thiết, họ có thể bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo nhắm tới các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể hiện có trên Facebook.

Khi các chiến dịch quảng cáo đã được phê duyệt, các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo sẽ được hiển thị tới những đối tượng mà nhà quảng cáo đã nhắm mục tiêu trước đó (về mặt lý tưởng là đúng đối tượng) trên nền tảng Facebook, Instagram, Facebook Messenger hay mạng đối tượng (Audience Network) của Facebook.

Đến đây, một số bạn mới có thể thắc mắc rằng vì có rất nhiều nhà quảng cáo (cũng có thể là đối thủ) có thể cùng nhắm mục tiêu tới một (hoặc một nhóm) người dùng cụ thể, vậy Facebook Ads ra quyết định hiển thị quảng cáo dựa trên những yếu tố chính là gì?

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo như Google, bản chất các phiên đấu giá quảng cáo trên Facebook Ads hay cơ chế xếp hạng quảng cáo được thực hiện theo từng phiên cụ thể.

Facebook hay Google sẽ dựa trên các yếu tố tức thời tại từng phiên như số lượng nhà quảng cáo đang muốn tiếp cận đối tượng, chất lượng nội quảng cáo, mức độ liên quan của quảng cáo đến đối tượng hay giá thầu cho mỗi hành động đã được thiết lập trong các chiến dịch tương ứng để quyết định quảng cáo nào sẽ được hiển thị và với chi phí ra sao.

Những ai nên quảng cáo trên Facebook.

Theo thống kê của Statista, hiện có khoảng hơn 10 triệu nhà quảng cáo đang sử dụng Facebook Ads để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược cụ thể của từng doanh nghiệp mà bạn có thể quyết định là nên chạy quảng cáo trên Facebook hay không hay Facebook Ads mang lại những lợi ích gì, dưới đây là một số kiểu doanh nghiệp có thể dễ thành công hơn khi quảng cáo trên Facebook.

Những doanh nghiệp không cần phải bán hàng trực tiếp (ngay lập tức).

Nói một cách dễ hiểu, các doanh nghiệp thành công với Facebook Ads thường yêu cầu người dùng hay đối tượng mục tiêu đăng ký hoặc tương tác để được tư vấn chứ không phải là mua hàng ngay lập tức.

Khi môt người dùng nào đó nhấp vào quảng cáo và đến website của bạn, bạn cũng đừng kỳ vọng rằng là họ có thể mua hàng ngay.

Thay vào đó, hãy cố gắng thực hiện các chuyển đổi đơn giản như đăng ký sử dụng thử sản phẩm, đăng ký tư vấn hoặc một buổi gặp tư vấn trực tiếp chẳng hạn.

Vì khách hàng có thể lại tiếp tục tương tác với bạn hoặc thậm chí là mua hàng trong tương lai, hãy sử dụng các phương thức tiếp thị lại (re-marketing) để kết nối với họ.

Những doanh nghiệp với chu kỳ bán hàng (Sales Cycle) dài hoặc giá trị đơn hàng nhỏ.

Như đã phân tích ở trên, khi bạn đã có được những thông tin ban đầu của đối tượng mục tiêu (hoạt động khá hiệu quả với Facebook Ads), những gì bạn cần làm tiếp theo là đưa họ vào phễu bán hàng (Sales Funnel) hay chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp.

Bạn sẽ cần phải liên hệ tư vấn và hỗ trợ họ, tương tác lại với họ trên nhiều điểm chạm khác nhau, từ online đến offline với mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi họ thành khách hàng trong tương lai.

Những doanh nghiệp khác cũng tỏ ra khá thành công với Facebook Ads khi họ bán các sản phẩm hay dịh vụ với giá trị đơn hàng nhỏ.

Chẳng hạn như nếu bạn đang muốn bán một chiếc áo thun với giá chỉ 100k, mục tiêu của bạn hoàn toàn có thể xảy ra (thậm chí là trực tiếp) với Facebook Ads, nhưng nếu bạn đang muốn bán môt chiếc xe hơi với giá hàng tỷ đồng, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn hay phải kết hợp nhiều kênh hơn (Multi-channel, Omni-channel) để bán hàng.

Nói tóm lại, các doanh nghiệp B2C hay C2C sẽ hưởng lợi trực tiếp nhiều hơn so với các doanh nghiệp B2B trên nền tảng quảng cáo của Facebook.

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo (Ad Rank) của Facebook Ads là gì?

Cũng tương tự như thuật toán xếp hạng quảng cáo Google Ads, Facebook Ads cũng dựa vào một số dấu hiệu hay yếu tố khác nhau để ưu tiên hiển thị quảng cáo đồng thời tính phí cho các quảng cáo đó.

Khi có vô số các nhà quảng cáo cùng muốn hiển thị quảng cáo của họ đến cùng một đối tượng người dùng cụ thể, Facebook sử dụng thuật toán xếp hạng quảng cáo để đưa ra thứ tự ưu tiên hiển thị quảng cáo (hoặc thậm chí là không hiển thị một số quảng cáo không đủ điều kiện) kèm với mức chi phí tương ứng.

Hiện tại, Facebook Ads sẽ sử dụng các dấu hiệu dưới đây để xếp hạng quảng cáo.

  • Mức độ liên quan của nội dung quảng cáo với người dùng: Ví dụ nếu một người dùng A đã từng tương tác với thương hiệu B hoặc một thương hiệu C khác tương tự như B, các quảng cáo từ thương hiệu B (hoặc C) sẽ được ưu tiên hiển thị tới A nhiều hơn (so với thương hiệu D nào đó mà A chưa từng biết).
  • Mức độ phổ biến của nội dung: Về cơ bản, một nội dung càng được nhiều người tương tác sẽ càng được ưu tiên hiển thị tới cùng một nhóm đối tượng.
  • Giá thầu quảng cáo: Nếu các yếu tố nói trên là như nhau giữa các nhà quảng cáo, Facebook Ads sẽ dựa trên giá thầu (mức giá mà nhà quảng cáo đã thiết lập trong chiến dịch quảng cáo) để quyết định quảng cáo nào nên được ưu tiên hiển thị.

Advertising hay quảng cáo là gì?

quảng cáo facebook
quảng cáo là gì

Facebook Ads là một trong nhiều phương thức quảng cáo trực tuyến khác ,do đó, để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, bạn cũng cần hiểu quảng cáo (Ads) là gì.

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Theo Wikipedia, quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng.

Vai trò của Facebook Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác, Facebook Ads cung cấp một số giá trị nhất định cho nhà quảng cáo hay thương hiệu nói chung, dưới đây là những gì mà Facebook Ads có thể mang lại.

Facebook Ads giúp thương hiệu tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng (mới) lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

Với đặc tính quảng cáo của Facebook, nếu thương hiệu không vi phạm các chính sách quảng cáo và quảng cáo đã được duyệt, tốc độ hiển thị quảng cáo là rất nhanh.

Khác với các nền tảng quảng cáo tìm kiếm như Google (Google Search Ads), thương hiệu chỉ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách bị động, tức phải chờ đợi đến khi có ai đó tìm kiếm thì quảng cáo mới có cơ hội xuất hiện.

Với Facebook Ads thì hoàn toàn ngược lại, vì bản chất Facebook Ads là nền tảng quảng cáo hiển thị và tự động, nhà quảng cáo hay thương hiệu có thể chủ động tiếp cận (Reach) khách hàng ngay cả khi họ chưa biết đến thương hiệu trước đó.

Facebook Ads giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) một cách hiệu quả.

Vì có khả năng tiếp cận rộng và nhanh một tệp khách hàng hay người dùng mới, Facebook Ads cũng là một giải pháp giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Những gì mà các quảng cáo cần làm với Facebook Ads là xây dựng một hành trình khách hàng với nhiều các điểm chạm thương hiệu (Brand Touchpoints) khác nhau, chủ động tương tác với họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể, và sau đó dần dần đưa họ vào đường dẫn bán hàng (Sales Pipeline), bạn có thể tham khảo qua hình bên dưới.

facebook ads là gì
Mô hình kết hợp Sales Funnel với Sales Pipeline.

Facebook Ads giúp xây dựng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và doanh số bán hàng.

Với hầu hết các ngành hàng và kiểu doanh nghiệp, dù cho là B2C, C2C hay B2B, nếu mục tiêu của bạn không phải là bán hàng trực tiếp, Facebook Ads là một lựa chọn thông minh.

Như đã phân tích ở trên, vốn sở hữu thế mạnh là tiếp cận nhanh và rộng, cộng với khả năng nhắm mục tiêu tương đối chính xác, Facebook Ads có thể giúp thương hiệu truyền tải nhanh các thông điệp của mình đến với khách hàng tiềm năng, và khi các thông điệp đó chạm tới các nỗi đau hay nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể hành động ngay.

Một sai lầm mà các nhà quảng cáo trên Facebook thường hay mắc phải đó là muốn bán ngay và nhanh hay thậm chí là muốn bán hàng trực tiếp cho những người chưa từng biết hay tìm hiểu về thương hiệu trước đây.

Chiến lược khôn ngoan là hãy để khách hàng tương tác, hãy hỗ trợ họ đưa ra giải pháp và sau đó sử dụng các chiến thuật tiếp thị lại để thúc đẩy họ hành động.

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn nhiều và bán hàng tốt hơn nếu coi Facebook là nền tảng trung gian (để kết nối và hỗ trợ khách hàng) thay vì bán hàng.

Cách đăng ký tài khoản Facebook Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

Các bước đăng ký tài khoản và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook tương đối đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn truy cập https://www.facebook.com/business/ads hoặc https://business.facebook.com/ để đăng ký cho mình một tài khoản.
  • Bước 2: Sau khi tài khoản được tạo, bạn điền đầy đủ các thông tin cần thiết về doanh nghiệp hay Trang của mình.
  • Bước 3: Bạn thêm phương thức thanh toán.
  • Bước 4: Thiết lập các nội dung quảng cáo cũng như các tuỳ chọn mục tiêu cần thiết.
  • Bước 5: Xuất bản quảng cáo và chờ được duyệt.

Các loại hình Facebook Ads hiện có là gì?

Sau khi đã đăng ký cho mình các tài khoản quảng cáo (Ad Account) như đã nói ở trên, bạn có thể khám phá nhiều hình thức hay tuỳ chọn quảng cáo khác nhau trên trình quản lý quảng cáo của Facebook.

Như bạn có thể thấy ở trên, hiện Facebook Ads đang cung cấp nhiều kiểu chiến dịch hay mục tiêu quảng cáo khác nhau như: Awareness với mục tiêu là xây dựng độ nhận biết thương hiệu, là traffic nếu bạn muốn thúc đẩy nhiều người dùng truy cập website hay Sales nếu bán hàng là những gì bạn đang quan tâm.

Dưới đây là chi tiết từng loại hình quảng cáo hiện có trên Facebook Ads.

  • Awareness: Tăng khả năng mọi người biết và nhớ đến thương hiệu.
  • Traffic: Thúc đẩy người dùng truy cập các nền tảng của doanh nghiệp như website, ứng dụng hay các sự kiện trên Facebook.
  • Engagement: Bạn nên chọn tuỳ chọn này nếu mục tiêu của bạn là mong muốn có nhiều người hơn tương tác với bạn. Tương tác có thể là Like, Share, Comment…
  • Leads: Leads là tuỳ chọn quảng cáo khách hàng tiềm năng trên Facenook Ads, tính năng cho phép bạn gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu tư vấn hay sử dụng thử các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • App promotion: Thúc đẩy mọi người cài đặt ứng dụng (App) và sử dụng chúng.
  • Sales: Nếu những gì bạn cần với Facebook Ads là chuyển đổi bán hàng (App, Web), hay tương tác trực tiếp với khách hàng qua tin nhắn (Messenger), Sales là giải pháp cho bạn.

Tuỳ từng mục tiêu của từng thương hiệu ở từng giai đoạn, bạn có thể lựa chọn các kiểu chiến dịch khác nhau ở từng thời điểm hoặc cũng có thể kết hợp chúng đồng thời.

Bạn cần lưu ý là với từng tuỳ chọn mục tiêu quảng cáo khác nhau, các thông số cài đặt sau đó sẽ khác nhau, ví dụ bạn không thể chọn tuỳ chọn theo dõi sự kiện chuyển đổi bán hàng (Conversion Event) trên website với loại hình quảng cáo là Awareness hay Leads.

Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của Facebook Ads là gì?

Trong khi có rất nhiều các chỉ số mà nhà quảng cáo cần theo dõi để có thể đánh giá hay tối ưu các chiến dịch quảng cáo của họ, dưới đây là các chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Reach: Mức độ tiếp cận của quảng cáo tới người dùng (duy nhất).
  • Impressions: Mức độ hiển thị quảng cáo (mỗi người dùng có thể được hiển thị quảng cáo nhiều lần khác nhau).
  • CTR – Click Through Rate: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo.
  • CPC – Cost Per Click: Chi phí quảng cáo trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPM: Chi phí quảng cáo trên mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPL – Cost Per Lead: Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng.
  • CAC – Customer Accquisition Cost: Chi phí để có được một khách hàng mới.
  • CPS – Cost Per Sales: Chi phí cho mỗi đơn hàng.
  • ROAS – Return on Advertising Spend: Lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • Quality Ranking (chất lượng quảng cáo): Chất lượng được đo bằng phản hồi trên quảng cáo của bạn và trải nghiệm sau nhấp chuột. Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo cạnh tranh khác trên cùng một đối tượng mục tiêu.
  • Engagement Rate Ranking (xết hạng tỷ lệ tương tác với quảng cáo): Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo khác có cùng mục tiêu tối ưu cho cùng một đối tượng mục tiêu.
  • Conversion Rate Ranking (xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi): Là xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi dự kiến của quảng cáo của bạn. Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo khác có cùng mục tiêu tối ưu đang cạnh tranh với cùng một đối tượng.

Một số tư duy cần thiết cho các Advertiser hay Digital Marketer trước khi bắt đầu khởi chạy Facebook Ads là gì?

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều nhà quảng cáo hay mắc phải với Facebook Ads đó là họ coi quảng cáo nói chung và Facebook Ads nói riêng là công cụ (Tools) thay vì đáng lẽ ra họ nên sử dụng nó với tư duy của một marketer hoặc digital marketer.

Vậy những tư duy cần có khi sử dụng Facebook Ads là gì?

Coi Facebook Ads là một phần trong quá trình tương tác và bán hàng với khách hàng.

Bất kể bạn đang kinh doanh sản phẩm gì hay ngành hàng nào và đối tượng mục tiêu của bạn là ai, để có thể ra các quyết định mua hàng, thông thường khách hàng sẽ trải qua một số giai đoạn khác nhau như nhận biết, quan tâm, khao khát và mua hàng (AIDA).

Từ góc nhìn này, sẽ là một sai lầm lớn nếu bạn có ý định khởi chạy các chiến dịch quảng cáo chỉ với mục tiêu là bán hàng, thay vào đó, bạn nên đa dạng hoá các mục tiêu và thông điệp quảng cáo để khách hàng có đủ không gian và thời gian để cân nhắc bạn.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn đang bán các sản phẩm có giá trị cao (B2B chẳng hạn), bạn nên liệt kê các điểm chạm bạn cần tương tác với khách hàng và xác định Facebook Ads sẽ đóng vai trò chính là gì trong quá trình đó.

Coi Facebook Ads là một phần của Marketing.

Nếu bạn quan tâm đến marketing, bạn có thể đọc marketing là gì từ MarketingTrips để có thể có được những cái nhìn sâu sắc nhất về ngành marketing.

Bằng cách tiếp cận Facebook Ads từ tư duy của người làm marketing, bạn sẽ thấy rằng Facebook Ads hay quảng cáo nói chung chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ quá trình làm marketing hay thương hiệu của doanh nghiệp.

Thay vì coi Facebook Ads là công cụ quảng cáo, bạn nên đưa nó vào chiến lược marketing tổng thể của thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Nội dung vẫn nên là ưu tiên hàng đầu trên Facebook Ads.

Cứ giả sử rằng bạn có sản phẩm tốt, và bạn cũng có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả, tức bạn tiếp cận được những người đang có các nhu cầu liên quan, tuy nhiên rồi sau đó thì sao?

Có phải là thứ mà khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung không?

Bằng cách thấu hiểu content là gì cũng như các tư duy làm content marketing, bạn đang sử dụng Facebook Ads một cách thông minh và hướng đến khách hàng của mình.

Tổng hợp những mẹo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng với Facebook Ads.

Nếu bạn đang tiếp cận Facebook Ads với tư cách là một marketer chuyên nghiệp, bạn đang có nhiều cơ hội hơn để thành công, dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể ứng dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Đa dạng hoá cách nhắm mục tiêu.

Khi nói đến việc nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook, có thể nói Facebook là nền tảng đang cung cấp nhiều tuỳ chọn nhất.

Từ các tuỳ chọn nhắm mục tiêu đơn giản như nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, theo địa lý, theo sở thích đến các mục tiêu nâng cao như nhắm mục tiêu lại theo từng tệp khách hàng khác nhau hay kết hợp các tuỳ chọn nhắm mục tiêu khác nhau.

Vấn đề quan trọng ở đây không phải là chọn cách nhắm mục tiêu gì vì nó là tuỳ chọn có sẵn trên Facebook Ads, cái bạn cần có được đó là tư duy đa dạng hoá việc nhắm mục tiêu.

Ví dụ, thay vì bạn đang bán xe hơi và bạn chỉ nhắm mục tiêu đến nam giới, bạn cũng có thể nhắm mục tiêu tới nữ giới cùng nhiều tuỳ chọn khác.

Đa dạng hoá định dạng và mục tiêu quảng cáo.

Như đã phân tích tương đối cụ thể ở phần các hình thức hay mục tiêu quảng cáo, khi Facebook Ads tỏ ra hiệu quả với một số định dạng quảng cáo khác nhau hay hiệu quả hơn nếu nhà quảng cáo nhìn xa hơn đến hành trình mua hàng của khách hàng.

Những gì bạn cần làm bây giờ là chạy kết hợp nhiều định dạng hay mục tiêu quảng cáo quảng cáo khác nhau, theo dõi hiệu suất có được và sau đó tối ưu dần.

Cải thiện chiến lược giá thầu.

Cũng giống như các nền tảng quảng cáo khác, chiến lược giá thầu có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa một chiến dịch thất bại với chiến dịch có lợi nhuận.

Khi bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo của mình, Facebook sẽ đề xuất cho bạn một phạm vi giá thầu nhất định (thường là để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn đủ điều kiện hiển thị).

Ở giai đoạn đầu tiên, bạn có thể chọn một mức giá thầu thấp hơn và sau đó dựa trên CTR cũng như các chỉ số khác mà bạn có thể quyết định điều chỉnh mức giá thầu mới.

Nếu chiến dịch của bạn đang có phản hồi tốt hay thậm chí là chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng, bạn có thể chủ động tăng giá thầu để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn và mang về nhiều lợi nhuận hơn.

Theo dõi chi tiết từng chỉ số hiệu suất quảng cáo.

Sau một khoảng thời gian quảng cáo của bạn đã được chạy và bắt đầu có số liệu (thường là khoảng 1 tuần), nhiệm vụ của các nhà quảng cáo khi này là theo dõi chi tiết từng chỉ số.

Từ trình quản lý quảng cáo của Facebook, bạn có thể xem các chỉ số như, số lượt chuyển đổi, nền tảng chuyển đổi, chân dung người chuyển đổi…

Mẹo dành cho bạn là nên bóc tách hiệu suất thành các thông số nhỏ cụ thể để từ đó bạn có thể xác định chính xác cách mà “chuyển đổi” của bạn đang được thực hiện.

Một số câu hỏi thường gặp với Facebook Ads là gì?

  • Làm sao để quảng cáo thành công trên Facebook?

Như đã phân tích ở trên, để có thể đạt được thành công cao nhất với Facebook Ads, bạn nên tiếp cận nó với tư duy của một marketer hay digital marketer thay vì advertiser chỉ đánh giá mọi thứ dựa trên hiệu suất quảng cáo trực tiếp.

Bạn nên cài đặt và sử dụng Facebook Pixel để tối ưu hoá các hoạt động quảng cáo cũng như tạo mới các tệp khách hàng tiềm năng nhất.

  • Doanh nghiệp nên bắt đầu với Facebook Ads như thế nào?

Tuỳ vào từng ngành hàng hay mục tiêu của doanh nghiệp với Facebook Ads là gì, họ có thể tiếp cận hay sử dụng quảng cáo trên Facebook theo những cách khác nhau.

Có thể đó là khi doanh nghiệp muốn có thêm một điểm chạm với khách hàng trong phễu bán hàng, có thể là đó là khi doanh nghiệp mong muốn tương tác nhiều hơn với khách hàng, hay cũng có thể doanh nghiệp bắt đầu bằng cách coi Facebook Ads là nơi để bán hàng (trực tiếp).

  • Có nên nhắm mục tiêu rộng (mass) trên với Facebook Ads không?

Khi cả Facebook (Meta) hay các nền tảng quảng cáo khác như Google đang tiến tới tự động hoá quá trình tối ưu quảng cáo thông qua việc sử dụng công nghệ máy học (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), nhắm mục tiêu rộng cũng là một tuỳ chọn mà các nhà quảng cáo nên thử, hãy để các hệ thống quảng cáo tìm ra các điểm tối ưu cho mình.

  • Chạy Facebook Ads là gì?

Là hành động cài đặt và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Tuỳ vào từng nhu cầu và mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn các kiểu chiến dịch khác nhau.

Kết luận.

Khi quảng cáo trên Facebook hay Facebook Ads vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Digital Marketing tổng thể của doanh nghiệp, yêu cầu đầu tiên với các nhà quảng cáo hay Digital Marketer không phải là chạy hay tối ưu hoá quảng cáo mà là hiểu rõ bản chất của Facebook Ads là gì, cách thức nó vận hành và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta): Thiết lập và Cài đặt

Cũng như các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng khác như Google, LinkedIn hay TikTok, trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta) là nơi nhà quảng cáo có thể quản lý toàn bộ các tài sản quảng cáo của mình.

trình quản lý quảng cáo facebook
Trình quản lý quảng cáo Facebook

Đối với những nhà quảng cáo Facebook mới, trước khi tiến hành khởi chạy bất cứ chiến dịch quảng cáo nào, điều đầu tiên là bạn cần tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động và những tính năng hiện có trong trình quản lý quảng cáo Facebook.

Trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta) là gì?

Trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta) là nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy tất cả các chiến dịch quảng cáo trên tất cả các nền tảng của Meta như Facebook, Instagram, Messenger hay Audience Network.

Từ đây, các nhà quản lý quảng cáo có thể bắt đầu tạo quảng cáo, tuỳ chỉnh các tính năng liên quan và sau đó theo dõi hiệu suất quảng cáo sau khi chúng được khởi chạy.

Ngoài việc có thể truy cập trình quản lý quảng cáo này từ trình duyệt web, bạn cũng có thể tải xuống ứng dụng trình quản lý quảng cáo Facebook (Facebook Ads Manager app) dành cho điện thoại di động (iOS và Android).

Bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện thoại, bạn có thể tạo, chỉnh sửa và theo dõi hiệu suất quảng cáo ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.

Trình quản lý quảng cáo là gì?

Trình quản lý quảng cáo là nơi nhà quảng cáo có thể quản lý hầu hết các tài sản quảng cáo như chiến dịch (Campaigns), nhóm quảng cáo (Ad sets), quảng cáo (Ads) và hơn thế nữa.

Sau khi đăng ký tài khoản thành công, từ giao diện của trình quản lý quảng cáo, nhà quảng cáo thể tiến hành thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, phân bổ các nhóm quảng cáo và mẫu quảng cáo cho từng nhóm quảng cáo.

Trong hầu hết các trình quản lý quảng cáo phổ biến trên thế giới như Google, Facebook hay TikTok, phần chiếm nhiều thời gian nhất của các nhà quảng cáo hay marketer đó là phần nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Một số tính năng cơ bản của trình quản lý quảng cáo Facebook.

Trong khi có rất nhiều tính năng khác nhau hiện có trong trình quản lý quảng cáo, dưới đây là một số nhóm tính năng chính cho các nhà quảng cáo Facebook.

Tạo các quảng cáo mới.

Trình quản lý quảng cáo Facebook là công cụ tạo quảng cáo hợp nhất, dùng để tạo và đăng quảng cáo lên Facebook, Instagram, Messenger và Audience Network.

Quy trình tạo quảng cáo gồm 3 cấp độ riêng biệt:

  • Cấp độ chiến dịch: Là nơi chọn mục tiêu quảng cáo hoặc mục đích chung mà chiến dịch hướng tới.
  • Cấp độ nhóm quảng cáo: Là nơi xác định đối tượng muốn tiếp cận, chọn vị trí quảng cáo, quyết định ngân sách và thiết lập lịch chạy.
  • Cấp độ quảng cáo: Là nơi thiết kế quảng cáo. Bạn có thể chọn định dạng quảng cáo, tải ảnh và video lên, thêm văn bản, liên kết, v.v.

Cách tạo quảng cáo trong Trình quản lý quảng cáo của Facebook.

  • Tạo chiến dịch: Từ bảng chính trong Trình quản lý quảng cáo, chọn Tạo để mở cửa sổ Tạo chiến dịch. Trong cửa sổ này, hãy chọn những cài đặt cơ bản cho chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo mới. Bạn cũng có thể dựa trên chiến dịch, nhóm quảng cáo hoặc quảng cáo hiện có khi tạo mới.
  • Tinh chỉnh cài đặt: Chọn Tiếp tục để chuyển sang phần chỉnh sửa. Phần này sẽ mở trong chế độ xem mở rộng, nhưng bạn có thể chọn để thu nhỏ. Trong phần chỉnh sửa, hãy chọn mục tiêu chiến dịch, đối tượng, vị trí quảng cáo và định dạng quảng cáo.
  • Đăng hoặc lưu dưới dạng bản nháp: Khi bạn đã sẵn sàng, hãy chọn Đăng hoặc Đóng để lưu bản nháp.

Lưu ý: Với Trình quản lý quảng cáo, bạn còn sử dụng được tất cả các công cụ sáng tạo nâng cao của Facebook ở cùng một nơi, bao gồm công cụ sao chép quảng cáo và công cụ tải quảng cáo lên hàng loạt.

Chọn đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Facebook sẽ tự động hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng nhất sẽ thấy quảng cáo đó là phù hợp. Bạn có thể tiếp tục nhắm mục tiêu hoạt động phân phối quảng cáo bằng 3 công cụ chọn đối tượng.

  • Đối tượng mục tiêu cốt lõi: Bạn có thể chủ động xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, sở thích, vị trí địa lý, v.v.
  • Đối tượng tuỳ chỉnh: Tương tác lại với những người đã từng tương tác với doanh nghiệp hay thương hiệu cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến.
  • Đối tượng tương tự: Tiếp cận những người mới có sở thích giống với những khách hàng tốt nhất của bạn. Đối tượng tương tự là cách nhanh chóng và hiệu quả để kết nối với những người có khả năng phản hồi quảng cáo của bạn. Tất cả những gì bạn cần là tạo đối tượng nguồn gồm những người mà mình biết. Sau đó, quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận những người có chung đặc điểm và sở thích.

Thiết lập và quản lý ngân sách quảng cáo.

Ngân sách quảng cáo là số tiền bạn muốn chi tiêu vào việc hiển thị quảng cáo cho mọi người. Đây cũng là công cụ để kiểm soát chi phí.

Công cụ này giúp kiểm soát tổng chi tiêu cho một chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo, giống như cách chiến lược giá thầu giúp kiểm soát chi phí trên mỗi kết quả.

Từ trình quản lý quảng cáo của Facebook, bạn có thể đặt tổng ngân sách cho chiến dịch bằng cách tối ưu hóa ngân sách chiến dịch (CBO) hoặc đặt ngân sách riêng cho các nhóm quảng cáo.

Ngân sách chiến dịch và ngân sách nhóm quảng cáo.

Facebook hiện cung cấp một số cách khác nhau để bạn có thể chọn cách đặt ngân sách.

  • Ngân sách chiến dịch: Mọi ngân sách chiến dịch đều sử dụng tối ưu hóa ngân sách chiến dịch. Với tính năng này, bạn có thể đặt một khoản tổng ngân sách chiến dịch để liên tục phân phối cho nhóm quảng cáo có những cơ hội tốt nhất trong thời gian thực. Ngân sách chiến dịch giúp đơn giản hóa việc thiết lập chiến dịch và giảm số ngân sách mà bạn phải quản lý thủ công. Ngân sách chiến dịch mang lại nhiều kết quả nhất có thể cho chiến dịch với chi phí thấp nhất. Tính năng này hoạt động hiệu quả nhất khi bạn có thể linh hoạt trong việc chi tiêu ngân sách cho các nhóm quảng cáo.
  • Ngân sách nhóm quảng cáo: Bạn có thể chọn đặt ngân sách riêng cho nhóm quảng cáo nếu muốn kiểm soát việc phân phối của các nhóm quảng cáo cụ thể. Ngân sách nhóm quảng cáo có thể hữu ích khi bạn có sự kết hợp của cả mục tiêu tối ưu hóa và chiến lược đặt giá thầu hoặc có những khác biệt lớn về quy mô đối tượng giữa các nhóm quảng cáo.

Ngân sách hàng ngày và ngân sách trọn đời.

Đối với ngân sách chiến dịch cũng như ngân sách nhóm quảng cáo, bạn đều có thể chọn giữa việc áp dụng ngân sách cho mỗi ngày hoặc cho toàn bộ thời gian tồn tại của chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo.

  • Ngân sách hàng ngày: Số tiền trung bình bạn muốn chi tiêu cho nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch mỗi ngày. Ngân sách hàng ngày không phải là số tiền tối đa. Ngân sách hàng ngày phát huy hiệu quả khi bạn muốn chi tiêu số tiền gần bằng nhau mỗi ngày để đạt kết quả nhất quán hàng ngày cho chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo.
  • Ngân sách trọn đời: Tổng số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu trong toàn bộ thời gian chạy chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo. Ngân sách trọn đời là số tiền tối đa, không phải là mức trung bình. Ngân sách trọn đời có thể hữu ích khi bạn không muốn chi tiêu vượt quá số tiền cụ thể. Loại ngân sách này hoạt động hiệu quả nhất khi bạn có sự linh hoạt đối với số tiền mà bạn muốn chi tiêu mỗi ngày.

Từ trình quản lý quảng cáo Facebook bạn có thể chạy quảng cáo trên nhiều ứng dụng hay nền tảng.

Những nơi bạn có thể chạy quảng cáo được gọi là Vị trí quảng cáo. Tùy vào mục tiêu bạn chọn khi tạo chiến dịch, quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên Facebook, Instagram, Messenger và Audience Network.

Trình quản lý quảng cáo Facebook tập họp các vị trí quảng cáo thành nhóm theo cách mọi người trải nghiệm quảng cáo trên các nền tảng. Ví dụ: mọi người trải nghiệm quảng cáo của bạn trong Tin trên Facebook, Instagram và Messenger theo cách tương tự nhau.

Bạn nên chọn phần cài đặt Vị trí quảng cáo tự động trong Trình quản lý quảng cáo để hệ thống phân phối của chúng tôi có thể tận dụng tối đa ngân sách của bạn.

Lưu ý: Apple đã công bố các yêu cầu mới trong chính sách dành cho iOS 14, có thể ảnh hưởng đến vị trí hiển thị quảng cáo của bạn.

Dưới đây là những vị trí quảng cáo hiện có trên các nền tảng của Facebook:

Bảng tin.

  • Bảng tin Facebook: Quảng cáo xuất hiện trong Bảng tin trên máy tính khi mọi người truy cập trang web Facebook trên máy tính. Quảng cáo xuất hiện trong Bảng tin trên di động khi mọi người dùng ứng dụng Facebook trên thiết bị di động hoặc truy cập trang web Facebook qua trình duyệt di động.
  • Bảng tin Instagram: Quảng cáo xuất hiện tại bảng tin trên di động khi mọi người dùng ứng dụng Instagram trên thiết bị di động. Chỉ những người lướt xem ứng dụng Instagram mới nhìn thấy quảng cáo trên Bảng tin Instagram.
  • Facebook Marketplace: Quảng cáo xuất hiện trên trang chủ Marketplace hoặc khi ai đó lướt xem Marketplace trong ứng dụng Facebook.
  • Bảng tin video trên Facebook: Quảng cáo video xuất hiện giữa các video tự nhiên trong môi trường dành riêng cho video trên Facebook Watch và Bảng tin Facebook.
  • Cột bên phải trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện ở cột bên phải trên Facebook. Quảng cáo ở cột bên phải chỉ hiển thị với những người lướt xem Facebook trên máy tính.
  • Khám phá Instagram: Trong trải nghiệm lướt xem, quảng cáo sẽ xuất hiện khi ai đó nhấp vào ảnh hoặc video.
  • Cửa hàng trên Instagram: Quảng cáo của bạn xuất hiện khi mọi người lướt xem tab Cửa hàng trên Instagram.
  • Hộp thư Messenger: Quảng cáo xuất hiện trong tab Trang chủ của Messenger.

Câu chuyện (Stories).

  • Facebook Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Facebook.
  • Instagram Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Instagram.
  • Messenger Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Messenger.

Video trong luồng.

  • Video trong luồng trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện trong Video theo yêu cầu và một số nhóm chọn lọc video phát trực tiếp được phê duyệt của đối tác trên Facebook.
  • Video trong luồng trên Instagram: Quảng cáo của bạn xuất hiện trong nội dung video trên Instagram.
  • Instagram Reels: Quảng cáo của bạn xuất hiện trong tab Reels trên Instagram.

Tìm kiếm.

Kết quả tìm kiếm trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm phù hợp trên Facebook và Marketplace.

Tin nhắn.

Tin nhắn được tài trợ trong Messenger Quảng cáo xuất hiện dưới dạng tin nhắn đến những người mà bạn đang trò chuyện trong Messenger.

Quảng cáo trong bài viết.

Bài viết tức thì trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện trên Bài viết tức thì trong ứng dụng Facebook dành cho di động.

Quảng cáo trong ứng dụng.

  • Quảng cáo tự nhiên, quảng cáo biểu ngữ và quảng cáo chèn giữa trên Audience Network: Quảng cáo hiển thị trong các ứng dụng trên Audience Network.
  • Video kèm phần thưởng trên Audience Network: Quảng cáo xuất hiện dưới dạng video mà mọi người có thể xem để đổi lấy phần thưởng trong ứng dụng (như vật phẩm hoặc tiền trong ứng dụng).

Điều chỉnh hay chỉnh sửa chiến dịch trong trình quản lý quảng cáo Facebook.

Ở cấp độ quảng cáo, bạn có thể chỉnh sửa tên quảng cáo, danh tính và nội dung quảng cáo, chẳng hạn như tiêu đề, văn bản, hình ảnh và nút kêu gọi hành động.

Trước khi quảng cáo của bạn chạy trên Facebook hoặc Instagram, chúng tôi sẽ xét duyệt quảng cáo đó theo Chính sách quảng cáo của mình.

Quy trình xét duyệt này sẽ diễn ra tự động trước khi quảng cáo bắt đầu chạy và bạn có thể thấy trạng thái của quảng cáo trong cột Phân phối của Trình quản lý quảng cáo.

Cách bạn có thể chỉnh sửa quảng cáo trong trình quản lý quảng cáo Facebook:

  1. Đi đến Trình quản lý quảng cáo.
  2. Chọn Quảng cáo.
  3. Chọn ô bên cạnh những quảng cáo bạn muốn chỉnh sửa.
  4. Chọn Chỉnh sửa.
  5. Bảng điều khiển bên cạnh sẽ mở ra để bạn chỉnh sửa quảng cáo.
  6. Để đăng thay đổi, hãy chọn Đăng. Để lưu thay đổi và đăng sau, hãy nhấp vào Đóng.

Cải thiện hiệu quả bằng nội dung động.

Tính năng phân bổ nội dung động sử dụng nhiều thành phần của quảng cáo (chẳng hạn như hình ảnh, video, văn bản và nút kêu gọi hành động), rồi kết hợp các thành phần này theo những cách mới để cải thiện hiệu quả quảng cáo.

Với tính năng này, bạn có thể tự động tạo các phiên bản nội dung được cá nhân hóa cho từng người xem quảng cáo với kết quả mở rộng.

Tính năng phân bổ nội dung động là công cụ tối ưu hoá lý tưởng khi bạn không chắc chắn nội dung nào thu hút đối tượng khác nhau.

Lưu ý rằng vì bạn chỉ có thể xem hiệu quả tổng hợp của tất cả các phiên bản, bạn không nên sử dụng quảng cáo động để thay thế cho thử nghiệm phân tách (A/B Testing).

Xem thông tin chi tiết theo thời gian thực.

Trong Trình quản lý quảng cáo Facebook, bạn có thể xem thông tin chi tiết về hiệu quả của mỗi quảng cáo mình chạy trên nền tảng Facebook. Dữ liệu này bao gồm:

  • Số người nhìn thấy quảng cáo.
  • Số người nhấp vào quảng cáo.
  • Số tiền chi tiêu cho quảng cáo.

Từ trình quản lý quảng cáo, bạn có thể xem chi tiết về các hiệu suất quảng cáo của mình.

  • Hiệu quả: Biểu đồ Hiệu quả hiển thị số người nhấp vào quảng cáo, số người bạn tiếp cận được và tổng chi phí cho quảng cáo của bạn. Nếu cuộn qua biểu đồ đường, bạn sẽ nhìn thấy từng kết quả cho ngày đó được thể hiện trong biểu đồ. Nếu bạn muốn thay đổi kết quả xem trong biểu đồ, nhấp vào Tùy chỉnh và chọn những số liệu bạn muốn xem. Số liệu báo cáo trong Trình quản lý quảng cáo ít nhiều có độ trễ vì không có dữ liệu về hiệu quả ngay lập tức. Việc số liệu có độ trễ hoàn toàn bình thường.
  • Thông tin nhân khẩu học: Biểu đồ Thông tin nhân khẩu học hiển thị hiệu quả của quảng cáo đối với các độ tuổi và giới tính khác nhau. Bạn có thể cuộn qua từng phần của biểu đồ để xem từng kết quả cho mỗi nhóm tuổi.
  • Vị trí quảng cáo: Biểu đồ Vị trí quảng cáo hiển thị hiệu quả của quảng cáo trên nhiều vị trí quảng cáo khác nhau, chẳng hạn như Facebook hoặc Instagram. Tùy thuộc vào nơi quảng cáo đủ điều kiện hiển thị, bạn sẽ nhìn thấy nơi quảng cáo nhận được mức phân phối cao nhất. Bạn cũng có thể nhấp vào menu thả xuống để xem vị trí xuất hiện của quảng cáo trên thiết bị di động và máy tính.
  • Phân phối: Biểu đồ Phân phối hiển thị giá trị được dự đoán và phân phối cho Số người tiếp cận, Lượt hiển thị và Số tiền đã chi tiêu.

Một số lưu ý khi sử dụng trình quản lý quảng cáo Facebook.

trình quản lý quảng cáo facebook
Một số lưu ý khi sử dụng trình quản lý quảng cáo Facebook.
  • Cũng tương tự như các trình quản lý quảng cáo khác ngoài Facebook, nhà quảng cáo nên tạo các trình quản lý quảng cáo dành cho doanh nghiệp (Facebook Business Manager) ngay từ đầu. Sau đó, từ trình quản lý quảng cáo doanh nghiệp này bạn thiết lập các tài sản nhỏ hơn bao gồm các tài khoản quảng cáo khác nhau.
  • Vì Facebook ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp có thông tin kinh doanh rõ ràng, bạn nên điền đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, mã số thuế…từ trong trình quản lý quảng cáo doanh nghiệp.
  • Bạn nên thêm một số phương thức thanh toán khác nhau trong phần phương thức thanh toán, khi một phương thức nào đó có vấn đề Facebook sẽ tự động chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán (thẻ Visa chẳng hạn) tiếp theo. Điều này vừa không làm gián đoạn quảng cáo của bạn vừa giúp gia tăng mức độ tin cậy của tài khoản với Facebook.
  • Với các trình quản lý quảng cáo doanh nghiệp thông thường, bạn sẽ có tối đa 5 tài khoản quảng cáo (Ad Account) trong mỗi trình quản lý quảng cáo (BM). Số lượng tài khoản sẽ được mở rộng dần khi nhà quảng cáo sử dụng nhiều ngân sách hơn.
  • Cũng tương tự như tài khoản Google Analytics, số liệu chỉ được ghi nhận kể từ khi mã theo dõi (pixel) được thiết lập, bạn nên cài đặt Facebook Pixel và các mã theo dõi cần thiết ngay khi xây dựng Page. Bạn có thể sử dụng Google Tag Manager để thiết lập toàn bộ các mã theo dõi cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook (Meta) Advantage+: Kiểu chiến dịch quảng cáo mua sắm mới

Một số sản phẩm quảng cáo tự động của Facebook (Meta) sẽ được đổi tên, đồng thời chiến dịch quảng cáo mua sắm cũng sẽ được cập nhật mới (Facebook Advantage+ Shoppings). Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Facebook Advantage+: Kiểu chiến dịch quảng cáo mua sắm mới
Facebook Advantage+: Kiểu chiến dịch quảng cáo mua sắm mới

Theo thông báo từ Meta (Facebook), tất cả các sản phẩm quảng cáo tự động (automated ad) của Meta sẽ có một cái tên gọi chung là Meta Advantage hay Meta Advantage Suite.

5 trong số các sản phẩm quảng cáo hiện có của Meta sẽ nằm dưới tên gọi mới này đồng thời sẽ được kết hợp với sản phẩm mới thứ 6 là Shopping Campaigns (Chiến dịch mua sắm), sẽ được ra mắt cho tất cả các nhà quảng cáo vào cuối năm nay.

Facebook Advantage hay Meta Advantage Suite là gì?

Theo Meta, Meta Advantage sẽ bao gồm hai loại sản phẩm:

  • Advantage: Bao gồm những tính năng cho phép nhà quảng cáo tự động hóa một phần cụ thể của các chiến dịch thủ công.
  • Advantage+: Cho phép nhà quảng cáo tự động tất cả các phần của chiến dịch.

Meta cũng sẽ thay đổi tên gọi của một số công cụ mới.

  • Lookalike Expansion sẽ được đổi tên thành Advantage Lookalike. Công cụ giúp các nhà quảng cáo tiếp cận các tệp đối tượng rộng hơn so với các tệp Lookalike hiện có.
  • Detailed Targeting Expansion sẽ được đổi tên thành Advantage Detailed Targeting. Công cụ cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm thêm các đối tượng mới dựa trên những tùy chọn nhắm mục tiêu của họ (ví dụ: sở thích).
  • Automated App Ads sẽ được đổi thành Advantage+ App Campaigns. Công cụ sử dụng dữ liệu theo thời gian thực để điều chỉnh quảng cáo dựa trên đối tượng, vị trí và nội dung.
  • Automatic Placements sẽ được đổi thành Advantage+ Placements. Công cụ quyết định nơi quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên hệ sinh thái của Meta (ví dụ: Nguồn cấp dữ liệu của Facebook hay ‘Câu chuyện’ trên Instagram), với mục tiêu mang lại những kết quả tốt hơn.
  • Dynamic Experiences sẽ được đổi thành Advantage+ Creative. Công cụ cho phép nhà quảng cáo tạo ra nhiều biến thể mới của một mẫu quảng cáo.

Meta thông báo sẽ ra mắt phương thức quảng cáo mua sắm mới – Facebook Advantage+ Shopping.

Với tên gọi hiện tại là Automated Shopping Ads (quảng cáo mua sắm tự động), đang trong giai đoạn thử nghiệm, Meta cho biết sẽ sớm ra mắt phương thức quảng cáo mua sắm mới có tên là Advantage+ Shopping Campaigns thuộc hệ sinh thái Facebook Ads.

Mục tiêu của định dạng quảng cáo mới này là giúp các nhà quảng cáo thúc đẩy chuyển đổi bằng cách tự động hóa việc tối ưu hóa quảng cáo, nhắm mục tiêu, vị trí và ngân sách.

Theo như nhiều tuyên bố trước đây của Facebook, hệ thống quảng cáo của họ sẽ chuyển sang hướng tự động nhiều hơn, điều mà Google Ads cũng đang làm tương tự.

Meta cho biết mục tiêu cuối cùng của các cập nhật các sản phẩm quảng cáo của họ là tăng chuyển đổi, hạn chế tối ưu thủ công, tăng lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS), giảm chi phí quảng cáo và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài lý do khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại

Trong khi có rất nhiều lý do khiến một chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại, dưới đây là một số lý do chính bạn có thể tham khảo.

quảng cáo facebook thất bại

Khi nói đến các kênh quảng cáo có trả phí (Paid Media), quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) là một trong những nền tảng được ưu tiên hàng đầu.

Với gần 3 tỷ người dùng trên toàn cầu (khoảng hơn 60 triệu người dùng tại thị trường Việt Nam), khả năng nhắm mục tiêu tương đối chính xác cùng vô số các mục tiêu chuyển đổi khác nhau đáp ứng nhiều nhu cầu từ phía doanh nghiệp, Facebook đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đầu vào của người làm marketing.

Tuy nhiên, trong khi là nền tảng tiềm năng, quảng cáo trên Facebook không chỉ đơn giản là “chạy quảng cáo” và tiếp cận người dùng mục tiêu, ngược lại, những thất bại trong quá trình triển khai là điều hết sức bình thường.

Dưới đây là một số lý do cơ bản phổ biến khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại.

1. Không có kế hoạch thử nghiệm chiến dịch (Testing) rõ ràng.

Với những bạn trong ngành, ngay cả những bạn mới, việc khởi chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook hay bất cứ nền tảng quảng cáo nào khác là việc không quá khó khăn.

Kể từ khi được ra mắt, giao diện và cách tương tác với trình quản lý quảng cáo của Facebook đã được cập nhật tương đối nhiều. Thay vì để người dùng phải khó khăn tìm cách cài đặt, giao diện quảng cáo ngày càng trở nên trực quan và thân thiện hơn.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, trong khi người dùng hay nhà quảng cáo khá dễ dàng để tạo các chiến dịch, hiệu quả có được từ các chiến dịch đó là một chuyện hoàn toàn khác.

Với số lượng người dùng khổng lồ đi kèm với các hành vi và sở thích liên tục thay đổi, song song với đó là có vô số các sản phẩm tương tự cũng đang tìm cách tiếp cận người tiêu dùng, việc phân phối các sản phẩm đến đúng đối tượng mục tiêu cũng không thể đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể bán được hàng.

Nếu bạn nghĩ rằng, bạn chỉ cần khởi chạy một vài chiến dịch và phân phối quảng cáo đến những đối tượng phù hợp là bạn nắm chắc cơ hội thì thất bại là điều khó tránh khỏi.

Bởi vì không một nhà quảng cáo nào có thể chắc chắn biết được thứ mà khách hàng của họ thực sự cần, các chiến thuật thử nghiệm phân tách (A/B Testing) hoặc thử nghiệm đa biến là điều kiện tiên quyết.

Thông thường, khi nói đến việc thử nghiệm quảng cáo, một sai lầm thường thấy là nhiều nhà quảng cáo thử nghiệm theo những góc nhìn chủ quan của chính họ và cho rằng quảng cáo nào có hiệu suất tốt hơn thì quảng cáo đó là hiệu quả (cuối cùng), trong khi sự thật là quảng cáo hiệu quả đến từ những thử nghiệm có chủ đích theo các góc nhìn khác nhau từ phía khách hàng.

Để có thể đảm bảo các chiến dịch quảng cáo của bạn là hiệu quả và thành công, thất bại vài lần hay thậm chí nhiều hơn là điều khó tránh khỏi.

2. Thể hiện sai giá trị cũng là nguyên nhân khiến các chiến dịch quảng cáo thất bại.

Như đã phân tích ở trên, đừng bao giờ cho rằng mình hiểu được khách hàng trừ khi khách hàng phản hồi với bạn thông qua các số liệu cụ thể.

Để có thể hiểu được thứ mà khách hàng thực sự muốn và thích được tương tác, tất cả các nội dung quảng cáo từ hình ảnh, màu sắc, video, văn bản hay thậm chí là các lời kêu gọi hành động (CTA) đều cần được thử và tối ưu liên tục.

Có một thực tế là, không ít nhà quảng cáo hay người làm marketing tự đưa ra những giá trị và cho rằng đó là thứ mà khách hàng muốn có được, họ tập trung vào những gì họ nghĩ và muốn hơn là khách hàng của chính họ.

Bằng cách thử nghiệm và làm nổi bật nhiều giá trị khác nhau từ phía thương hiệu và đo lường phản ứng của người dùng hoặc thậm chí là thực hiện phỏng vấn trực tiếp các khách hàng hiện tại (hoặc tiềm năng), bạn có thể đảm bảo mình đang cung cấp những gì khách hàng cần.

3. Nhắm mục tiêu đến những nhóm đối tượng nhỏ.

Một nguyên nhân thường gặp khác khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook thất bại đó là nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quá chi tiết đến một nhóm đối tượng nhỏ.

Trong khi “nhắm mục tiêu chính xác” (Targeting) đến “đúng đối tượng khách hàng tiềm năng” là chiến thuật được nhiều nhà quảng cáo ưu tiên, đó lại chính là một trong những nguyên nhân khiến họ thất bại.

Bạn cần hiểu rằng, để một khách hàng nào đó ra quyết định mua hàng, họ thường phải trải qua một quá trình cân nhắc tương đối dài, từ giai đoạn nhận biết, quan tâm, cân nhắc rồi mới đến mua hàng dựa trên nhiều sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.

Bởi lý do này mà bạn không thể chỉ nhắm đến họ ở giai đoạn cuối cùng (một tệp khách hàng khá nhỏ) và hy vọng họ có thể được chuyển đổi, thay vào đó bạn cần tiếp cận họ từ những giai đoạn bắt đầu, tức những nhóm đối tượng rộng lớn hơn.

Điều này cũng đặc biệt đúng khi bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook, vì bạn cần tiếp cận một nhóm người dùng lớn hơn và bạn cũng cần hiểu sâu hơn về họ, nhắm mục tiêu hẹp hay chọn đối tượng quá nhỏ sẽ làm cho chiến dịch của bạn kém hiệu quả hơn.

4. Chỉ tập trung vào những kết quả trong ngắn hạn.

Đối với nhiều người mới, họ nghĩ rằng họ có thể bán được hàng ngay thông qua những chiến dịch phản hồi trực tiếp (chuyển đổi, nhắn tin…), hoặc họ phải bán được hàng sau một vài chiến dịch hoặc một khoảng thời gian ngắn.

Trong khi điều này có thể xảy ra đối với một số doanh nghiệp nhất định (đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử), đối với hầu hết các doanh nghiệp hay sản phẩm khác, mọi thứ không đơn giản như vậy.

Quay trở lại với hành vi của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội, họ đến với Facebook không phải là để mua hàng cũng càng không phải thấy quảng cáo là nhấp vào tìm hiểu và mua hàng, có đến 42% người dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để thu thập thông tin và hơn 60% sử dụng để lấy cảm hứng mua sắm.

Thay vì tập trung vào những kết quả trong ngắn hạn, các thương hiệu nên ưu tiên tiếp cận khách hàng và truyền cảm hứng “tìm hiểu thêm” đến họ, song song với đó là kết hợp các chiến dịch chuyển đổi bán hàng trong một khoảng thời gian dài hơn.

Cuối cùng, dù cho đó là quảng cáo trên Facebook hay các nền tảng quảng cáo khác, để có thể tránh được tối đa các thất bại, đừng bao giờ chỉ tập trung vào các số liệu có được, hãy tìm nhiều cách hơn để tương tác trực tiếp với khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook Ads: Các mục tiêu quảng cáo sẽ được thay đổi trong 2022

Để có thể liên kết tốt hơn với các mục tiêu chính của chiến dịch quảng cáo, Facebook vừa thông báo cập nhật quy trình thiết lập chiến dịch mới 2022.

mục tiêu quảng cáo facebook 2022

Facebook cho biết họ đang thực hiện một số thay đổi lớn đối với danh sách các mục tiêu quảng cáo (ad objective) của mình trong Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) để đơn giản hóa và hợp lý hóa quá trình thiết lập chiến dịch.

mục tiêu quảng cáo facebook 2022
Giao diện thiết lập mục tiêu chiến dịch hiện tại

Theo giải thích của Meta:

“Để có thể hướng dẫn các nhà quảng cáo một cách hiệu quả về cách thiết lập chiến dịch, chúng tôi đang thiết kế lại trải nghiệm lựa chọn mục tiêu khi tạo một chiến dịch mới trong Trình quản lý quảng cáo.

Chúng tôi đang chuyển sang mô hình trải nghiệm quảng cáo dựa trên kết quả đầu ra (ODAX), nơi các nhà quảng cáo có thể lựa chọn kết quả kinh doanh đầu ra mong muốn của họ (ví dụ: Xây dựng nhận thức thương hiệu, Lưu lượng truy cập (Traffic), Tương tác, Khách hàng tiềm năng…) và giao diện thiết lập chiến dịch mới sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn họ cách để đạt được các mục tiêu đó.”

Như hình ảnh bạn có thể thấy ở bên dưới, giao diện mới sẽ bổ sung thêm các phần thông tin bổ sung (ODAX) để giúp nhà quảng cáo thiết lập chiến dịch một cách hiệu quả hơn.

mục tiêu quảng cáo facebook 2022
Giao diện thiết lập chiến dịch quảng cáo mới

Cũng như hình ảnh ở trên, thay vì hiện tại bạn có thể chọn đến 11 mục tiêu quảng cáo khác nhau cho chiến dịch của mình, cập nhật mới sẽ chỉ còn 6 mục tiêu. Các danh mục cũ như ‘Nhận biết’, ‘Cân nhắc’ hay ‘Chuyển đổi’ cũng sẽ được loại bỏ.

Các mục tiêu mới của chiến dịch quảng cáo sẽ thay đổi như sau:

mục tiêu quảng cáo facebook 2022

Facebook cho biết cập nhật mới sẽ chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng chiến dịch ‘Chuyển đổi’, ‘Tin nhắn’ và ‘Lượt xem video’.

Các cập nhật mới trong Facebook Ads sẽ sớm được áp dụng cho các nhà quảng cáo trong 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nestlé: Tiếp cận chiến lược dữ liệu trong Digital Marketing

Bằng cách sử dụng Supermetrics để báo cáo dữ liệu digital marketing, Nestle đã cải thiện việc ra chiến lược và tiết kiệm 80% thời gian dành cho việc báo cáo.

nestle chiến lược digital marketing
Nestlé: Tiếp cận chiến lược dữ liệu trong Digital Marketing

Thời điểm trước khi ra quyết định chiến lược Digital Marketing mới của Nestle.

  • Trước khi sử dụng Supermetrics, các nhà quản lý thương hiệu (brand manager) của Nestlé chủ yếu dựa vào Agency để xem và phân tích dữ liệu.
  • Họ muốn tạo báo cáo Google Data Studio để trích xuất tất cả dữ liệu họ cần và tự động hóa việc báo cáo digital marketing của họ.
  • Supermetrics đã cho phép nhóm dữ liệu & phân tích toàn cầu của Nestlé ‘act local and think global’: Sau khi tất cả dữ liệu ở thời gian thực (real-time) cần thiết được đưa vào trang tổng quan, nhóm có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
  • Tập trung vào phân tích dữ liệu thay vì làm thủ công cho phép Nestlé tiếp cận dữ liệu nhanh hơn và đưa ra các quyết định kinh doanh có liên quan nhanh hơn.

Khi nhắc đến Nestlé, có lẽ mọi người đều biết đến thương hiệu toàn cầu hay công ty FMCG lớn nhất trên thế giới với nhiều danh mục sản phẩm này.

Từ bánh kẹo và đồ uống đến thức ăn trẻ em và chăm sóc thú cưng, Nestlé có các thương hiệu nổi tiếng như Maggi, Gerber, KitKat, Nescafe, Purina và nhiều thương hiệu khác.

Lyndsay Weir, Global Data and Analytics Manager, Nestlé

Bà Lyndsay Weir, Giám đốc Phân tích và Dữ liệu Toàn cầu của Nestlé, trước khi đảm nhận vị trí này ở Thụy Sĩ, Bà từng là Trưởng bộ phận Phân tích dữ liệu cho thị trường Vương quốc Anh của Nestlé.

Nền tảng chính của Bà Lyndsay là sự kết hợp của dữ liệu, tiếp thị thương hiệu (brand marketing), B2B và Marketing.

Thách thức về báo cáo dữ liệu của Nestlé.

Một phần lớn công việc của Lyndsay là giải quyết cách tổ chức thu thập dữ liệu và cách dữ liệu này được sử dụng để cá nhân hóa nội dung và làm cho nội dung đó phù hợp hơn với người tiêu dùng của Nestlé.

Và một phạm vi quan trọng là phân tích dữ liệu. Điều này bao gồm phân tích dữ liệu để có được thông tin có ý nghĩa có thể giúp đưa ra các quyết định và định hướng các hành động trong tương lai.

Nó bao gồm việc trả lời các câu hỏi như: “Dữ liệu đó thực sự đang làm gì?”, “Người tiêu dùng của chúng ta đang nói gì?”, “Hoạt động tiếp thị của chúng ta đang như thế nào?”

Để thành công trong cả ba bước đó, dữ liệu phải được thu thập và tích hợp vào một nơi duy nhất ở định dạng có thể sử dụng được.

Supermetrics hoàn toàn phù hợp với yêu cầu này: nó thu thập dữ liệu phong phú từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (có thể là nền tảng quảng cáo như Facebook Ads hoặc Google Ads) và chuyển dữ liệu này một cách liền mạch đến bất kỳ nơi nào mà các nhà tiếp thị muốn sử dụng ở một định dạng rất thân thiện với người sử dụng.

Lyndsay phát hiện ra Supermetrics khi bà vẫn đang làm việc tại Vương quốc Anh.

Thách thức lớn nhất vào thời điểm đó là các nhà quản lý thương hiệu của Nestlé thường nhận được những báo cáo không chính xác về hiệu quả hoạt động của các chiến dịch thương hiệu của họ.

Họ chủ yếu dựa vào các Agency để cung cấp cho họ những dữ liệu chính, điều này là chưa đủ tốt và hiệu quả.

Đây là thời điểm Lyndsay và nhóm của mình bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đó.

Bước một trong dự án của nhóm là làm cho dữ liệu được tự động hóa trong thời gian thực.

Ngoài ra, trọng tâm công việc của nhóm là phải trích xuất và kết hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau sang một nền tảng hợp nhất, dễ xem và dễ hiểu.

Nhóm đã quyết định tạo báo cáo thông qua Google Data Studio. Họ có thể lấy dữ liệu từ các nền tảng của Google, nhưng dữ liệu của các bên thứ ba khác thì vẫn bị thiếu.

Bà và nhóm của mình bắt đầu tìm kiếm các công cụ hoàn hảo khác có thể phá bỏ các rào cản mà họ đang gặp phải.

Giải pháp: Sử dụng Supermetrics thay cho Google Data Studio.

Lyndsay nói rằng: “Nhóm của tôi tại Nestlé cần đảm bảo rằng nhà cung cấp giải pháp phải nhận thức được tất cả các sự phức tạp và có thể cung cấp chính xác những gì mà chúng tôi đang tìm kiếm.

Supermetrics hóa ra là một giải pháp hoàn hảo cho nhiệm vụ này.

Supermetrics không chỉ có thể phản ứng nhanh chóng và tìm ra giải pháp phù hợp cho chúng tôi mà còn liên tục hỗ trợ nhóm của chúng tôi trong suốt dự án. Tôi nghĩ chúng tôi đã chọn đúng đối tác ”.

Supermetrics cho phép nhóm của Lyndsay ‘act local and think global’: Sau khi tất cả những dữ liệu ở thời gian thực đã được đưa vào trang tổng quan, nhóm có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định cho các chiến dịch của họ.

Vương quốc Anh là thị trường thí điểm cho dự án tự động hóa dữ liệu này.

Lúc đầu, nhóm bắt đầu với các trình kết nối của Supermetrics và xây dựng trang dữ liệu tổng quan cho từng thương hiệu của họ tại thị trường Vương quốc Anh.

Đo lường kết quả: Supermetrics cho phép nhóm của Nestle tiết kiệm 80% thời gian cho việc thiết lập báo cáo và chiến lược digital marketing.

Các tích hợp của Supermetrics cho phép Nestlé trực tiếp tìm nạp những dữ liệu cần thiết từ các bên thứ ba vào Google Data Studio một cách trực tiếp.

Nhóm có thể chỉ định các chỉ số chính xác mà họ muốn xem trong trang tổng quan của mình và có được cái nhìn tổng quan đầy đủ nhất về hiệu suất Marketing của họ chứ không chỉ là dữ liệu từ các nguồn của Google.

Sau khi trang tổng quan được xây dựng, nhóm có thể tập trung vào việc phân tích dữ liệu thay vì thực hiện nhiều công việc thủ công khác.

Điều này cho phép Nestlé tiếp cận việc kích hoạt dữ liệu nhanh hơn và đưa ra các quyết định kinh doanh có liên quan kịp thời hơn.

Lyndsay chia sẻ rằng bà chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng Supermetrics khi công ty thực hiện nhiều dự án marketing hơn trong tương lai.

“Các nhóm của chúng tôi trên toàn cầu đang tiến tới việc phân tích dữ liệu ở thời gian thực (real-time) và hữu hình hơn về hiệu suất của các chiến dịch truyền thông.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook thử nghiệm tuỳ chọn quảng cáo video mới

Facebook vừa công bố các tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo chủ đề mới cho quảng cáo trong luồng (in-stream ads), đồng thời thử nghiệm giai đoạn đầu tiên của quảng cáo trong Instagram Reels.

Facebook thử nghiệm tuỳ chọn quảng cáo video mới

Bổ sung mới đầu tiên là danh mục nhắm mục tiêu quảng cáo trong luồng (in-stream ad), sẽ được bổ sung nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu hơn cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.

Như bạn có thể thấy ở trên, các danh mục được chia thành các chủ đề nhỏ hơn nhằm hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn.

Theo giải thích của Facebook:

“Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học (machine learning), hơn 20 chủ đề video sẽ có sẵn khi bạn chọn vị trí quảng cáo là ‘Chỉ trong luồng’ và mục tiêu thương hiệu cho chiến dịch.

Điều này mang lại cho các nhà quảng cáo nhiều lựa chọn hơn về nội dung mà họ muốn quảng cáo của mình xuất hiện.”

Facebook hy vọng rằng tuỳ chọn này sẽ cung cấp khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo video chính xác hơn cho sản phẩm quảng cáo trong luồng của mình với hơn 2 tỷ người xem video đủ điều kiện trên nền tảng mỗi tháng.

Với Instagram, lần đầu tiên quảng cáo Reels sẽ được xuất hiện với mục tiêu mang đến cho các thương hiệu một cách khác để khai thác mức độ tiếp cận trên nền tảng video ngắn tương tự TikTok.

Như bạn có thể thấy ở đây, quảng cáo Reels sẽ tương tự với định dạng Reels tự nhiên nhưng có thêm thẻ ‘Được tài trợ’ để tạo sự minh bạch và nút CTA ‘Mua ngay’ ở dưới cùng.

Quảng cáo Reels sẽ được hiển thị giữa các video Reels tự nhiên và có thể dài tối đa 30 giây.

Quảng cáo Reels lần đầu tiên được thử nghiệm với các thương hiệu ở Ấn Độ, Brazil, Đức và Úc, với kế hoạch mở rộng tới các quốc gia khác trong những tháng tới.

Cuối cùng, Facebook cũng đang bổ sung thêm các quảng cáo nhãn dán (sticker ads) mới cho Facebook Stories.

Theo giải thích của Facebook:

“Trong những tuần tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm quảng cáo nhãn dán được tùy chỉnh cho ‘Câu chuyện’ trên Facebook với một số nhà quảng cáo và nhà sáng tạo được chọn.

Những quảng cáo này sẽ cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ với quảng cáo có hình nhãn dán (Stickers).

Các thương hiệu sẽ tạo nhãn dán theo yêu cầu riêng và nhà sáng tạo có thể chủ động đặt các quảng cáo nhãn dán này trong ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ.”

Về cơ bản, đây chỉ là một cách khác để nhà sáng tạo thể hiện mối quan hệ cộng tác với các thương hiệu, nhà sáng tạo có thể quảng bá thương hiệu nhiều hơn nữa bằng các quảng cáo có hình thức tự nhiên hơn trong nội dung ‘Câu chuyện’ của họ.

Các bản cập nhật mới đang được thử nghiệm với một loạt các thương hiệu từ tuần này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook cung cấp mẹo để tối đa hóa khách hàng tiềm năng thông qua các bài đăng và quảng cáo

Facebook đã chia sẻ một số mẹo mới về cách tối đa hóa việc tạo khách hàng tiềm năng thông qua các bài đăng và quảng cáo trên Facebook, từ đó tăng hiệu suất cho các nỗ lực marketing trên Facebook của bạn.

Các mẹo của Facebook bao gồm bốn yếu tố chính của việc tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả, nhằm giúp bạn hình thành chiến lược tốt hơn để kết nối với khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm đồng thời tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

04 điểm nên tập trung để tối đa hóa khách hàng tiềm năng bao gồm:

1. Sự rõ ràng

Facebook nói rằng các thương hiệu nên đảm bảo rằng khách hàng của họ hiểu họ đang đăng ký cái gì và tại sao họ nên làm như vậy ngay từ bước đầu tiên.

“Điều gì làm cho doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng để họ cho đi một địa chỉ email hay số điện thoại cá nhân?”

Bằng cách trực tiếp và truyền đạt rõ ràng đề xuất giá trị của mình, bạn có thể giúp đảm bảo đúng người đang cung cấp thông tin của họ để tiếp cận trong tương lai.

2. Thu hút khách hàng tiềm năng

Facebook nói rằng các thương hiệu nên áp dụng hiệu ứng tâm lý “cho trước khi hỏi” bằng cách cung cấp cho khách hàng một thứ gì đó để đổi lại thông tin của họ.

Đây có thể là một cái gì đó giống như một cuốn sách điện tử, mã giảm giá, bản dùng thử miễn phí, bản tin hoặc hội thảo trên web“.

Bằng cách cung cấp giá trị từ trước và truyền đạt giá trị đó trong nội dung quảng cáo của bạn, bạn có thể giúp thiết lập niềm tin và kết nối với đối tượng khách hàng của mình, điều này có thể dẫn đến những mối quan hệ thương hiệu tốt hơn trong tương lai.

3. Trang đích

Trang đích hay Landing Page của bạn là chìa khóa thành công và điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng khi bạn thu hút được mọi người nhấp qua vào bài đăng của mình, trang đích của bạn khớp với những gì bạn đã giải thích. Trang đích của bạn cũng nên được thiết kế để thu thập các thông tin chi tiết có liên quan.

Facebook nói rằng các thương hiệu nên thử nghiệm các trang đích khác nhau trên website của họ để xem trang nào có tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi cao nhất.

Facebook cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên cân nhắc thiết lập ‘Đối tượng tùy chỉnh trang web’ để nhắm mục tiêu lại những người đã nhấp qua nhưng chưa sẵn sàng để chuyển đổi.

4. ‘Chấm điểm’ khách hàng tiềm năng

Facebook cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên tạo ma trận tính điểm khách hàng tiềm năng để tùy chỉnh tốt hơn các nỗ lực tiếp cận và ưu tiên hơn vào khách hàng tiềm năng dựa trên mức độ tương tác của họ.

“Ví dụ: việc tải xuống một bản thông tin của bạn đáng giá hơn việc hủy đăng ký khỏi danh sách email của bạn.

Tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách liên hệ với các khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng chuyển đổi trước.”

Cách bạn thiết lập bảng chấm điểm khách hàng tiềm năng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lời đề nghị và mục tiêu của bạn, nhưng ý tưởng là bằng cách phân đoạn từng khách hàng tiềm năng, bạn có thể tập trung tốt hơn vào chiến lược tiếp cận của mình.

Đây là một số mẹo hay, có giá trị, sẽ giúp tinh chỉnh suy nghĩ của bạn về cách tiếp cận để tạo khách hàng tiềm năng và cách bạn có thể tối ưu hóa nội dung Facebook của mình để phù hợp hơn với các mục tiêu trọng tâm.

Tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả là chìa khóa để tối đa hóa các nỗ lực marketing trên Facebook của bạn và sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu theo đối tượng của Facebook để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bạn càng thu thập được nhiều thông tin chi tiết, bạn càng có thể trau dồi thêm kinh nghiệm từ đó bạn có thể tìm đúng đối tượng với mỗi chiến dịch, bằng cách tập trung trực tiếp vào các nhóm này hoặc sử dụng chúng cho ‘Đối tượng Lookalike’ để mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Eternal testing – Chìa khóa thành công của Quảng cáo Facebook (P1)

Theo đó, Eternal Testing hay Thử nghiệm vĩnh viễn là chìa khoá chiến lược thành công cho bất kì quảng cáo Facebook nào.

Mất bao lâu để khách hàng tiềm năng có thể điền vào form quảng cáo của bạn

Cụ thể, chờ bao lâu trước khi khách hàng tiềm năng phản hồi phụ thuộc vào một số điều:

  • Mức độ hấp dẫn với khách hàng tiềm năng và họ sẽ yêu cầu một cuộc gọi tư vấn bán hàng hay chỉ là một bản sử dụng demo?
  • Nếu họ yêu cầu nội dung, họ có phải đợi để nhận nó cho đến khi nhận được email từ bạn với nội dung xác nhận không?

Nếu câu trả lời cho một trong hai câu hỏi đó là có, thì điều đó cho thấy cảm giác cấp bách và khi ấy bạn nên liên hệ càng nhanh càng tốt.

Đối với một người nào đó yêu cầu một bản demo hoặc chỉ là một cuộc gọi, cơ hội tốt nhất bạn có để chuyển đổi họ thành khách hànghàng chính là vào thời điểm đó.

Bạn càng chờ đợi để theo dõi, họ càng có nhiều thời gian để lựa chọn hoặc thậm chí trở nên mất tập trung hoặc thay đổi ý định.

Nếu khách hàng tiềm năng là khách hàng đang ở bước đầu của phễu bán hàng (TOFU) và họ đang tiếp cận nội dung, bạn không nên cố gắng thúc đẩy bán hàng ngay lập tức, vì họ có thể sẽ không sẵn sàng cho loại cam kết đó.

Tuy nhiên, bạn nên tạo liên hệ đầu tiên ấn tượng để họ có khả năng nhớ lại thương hiệu, để họ có nhiều khả năng tương tác với nội dung tiếp theo của bạn hơn.

Bạn nên ‘thả’ những khách hàng này vào một chiến dịch nuôi dưỡng email để họ được tham gia một cách tự động cho đến khi hành vi của họ cho thấy rằng họ đã sẵn sàng để được tư vấn bán hàng.

“Đường cong học tập” của Facebook Ads là bao lâu? Nếu chúng ta thử nghiệm một điều gì đó, chúng ta nên để nó chạy trong bao lâu?

Đây là một câu hỏi khá khó trả lời khi phải trả lời bằng một khoảng thời gian chính xác nào đó. Đường cong học tập của Facebook Ads được xác định tốt hơn theo thời gian cần thiết để đạt được tối thiểu 50 sự kiện tối ưu hóa.

Mức sự kiện này có thể thay đổi từ tài khoản này sang tài khoản tiếp theo – thậm chí từ một nhóm quảng cáo này sang một quảng cáo tiếp theo trong cùng một tài khoản.

Với Facebook, nếu bạn ‘vẽ bài kiểm tra’ quá lâu, bạn có thể gây ra sự mệt mỏi nhất định với bộ máy tối ưu hoá, điều này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của bạn.

Khoảng thời gian trước khi bạn đạt đến sự ‘mệt mỏi’ về quảng cáo dường như thay đổi theo nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố này cũng thay đổi từ chiến dịch này sang chiến dịch tiếp theo.

Quy mô và tần suất đối tượng đóng một vai trò khá quan trọng ở đây. Vì vậy, một tập hợp quảng cáo có lượng người xem quá lớn và tần suất thấp thường sẽ gây ra sự mệt mỏi cho quảng cáo hơn so với tài khoản có lượng người xem nhỏ.

Nói như vậy, lý tưởng nhất là bạn nên thoát ra khỏi giai đoạn tìm hiểu (learning phase) càng sớm càng tốt, nghĩa là bạn phải đạt được ít nhất 50 sự kiện tối ưu hóa.

Mục tiêu phải là thoát khỏi giai đoạn tìm hiểu (lý tưởng là trong vòng một tuần) và cũng để thu thập đủ dữ liệu để bạn có thể đạt được ý nghĩa thống kê trong kết quả của mình.

Có rất nhiều công cụ tính ý nghĩa thống kê miễn phí cho phép bạn ước tính số ngày bạn cần có trong thử nghiệm của mình để đạt được ý nghĩa thống kê dựa trên kết quả hiện tại và số ngày thử nghiệm đã được chạy.

Tại sao quá trình tìm hiểu hay ‘học hỏi’ lại bị giới hạn với chiến dịch quảng cáo có ngân sách lớn hơn

Như đã phân tích, giai đoạn học hỏi của Facebook yêu cầu tối thiểu 50 sự kiện tối ưu hóa và bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đều có thể đưa nó trở lại chế độ học hỏi ban đầu.

Vì vậy, có một số điều có thể xảy ra ở đây:

  • Đối tượng có thể lớn hơn, nhưng có thể chưa đạt đến ngưỡng 50 sự kiện tối ưu hóa.
  • Từng mẫu quảng cáo đi vào và thoát ra khỏi giai đoạn tìm hiểu riêng lẻ, vì vậy, ngay cả khi chiến dịch đã đạt đến ngưỡng 50 sự kiện tối ưu hóa, có thể không phải tất cả các mẫu quảng cáo đều đạt được ngưỡng đó và một số vẫn có thể vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu.
  • Những thay đổi gần đây có thể đưa các phần của chiến dịch trở lại giai đoạn tìm hiểu ngay cả khi trước đó nó đã không còn ở chế độ tìm hiểu, chẳng hạn như bạn thêm quảng cáo mới, thay đổi ngân sách, thay đổi đặt giá thầu hoặc thay đổi việc nhắm mục tiêu.
  • Bạn có thể kiểm tra điều này bằng cách xem các thay đổi gần đây để xem có chỉnh sửa nào được thực hiện gần đây không. Tại thời điểm đó, 50 sự kiện tối ưu hóa khác sẽ cần phải xảy ra sau lần chỉnh sửa quan trọng gần đây nhất để thoát khỏi giai đoạn tìm hiểu một lần nữa.

Giai đoạn tìm hiểu ảnh hưởng như thế nào đến kịch bản thử nghiệm của bạn

Giai đoạn tìm hiểu chắc chắn có thể ảnh hưởng đến bạn. Cho đến khi bạn ra khỏi giai đoạn này, kết quả có thể rất khác nhau.

Tốt nhất bạn nên thoát khỏi giai đoạn tìm hiểu. Tuy nhiên, trên thực tế, một số bộ quảng cáo không bao giờ thoát khỏi chế độ này và trong những trường hợp đó, bạn phải cố gắng thu được kết quả có ý nghĩa thống kê ngay cả khi nó vẫn đang ở chế độ tìm hiểu.

Giai đoạn tìm hiểu không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của các ‘bài kiểm tra’ bạn chạy, mà cuối cùng nó cũng tác động đến hiệu suất lâu dài của nhóm quảng cáo và cả mẫu quảng cáo.

Để cải thiện hiệu suất, bạn nên cố gắng xác định các cách để thoát khỏi chế độ này, ngay cả khi điều đó có nghĩa là bạn cần tìm cách sáng tạo để mở rộng nhắm mục tiêu trong khi vẫn phù hợp với nhóm đối tượng của bạn.

Tối ưu hoá theo chiến dịch (CBO) có thực sự hiệu quả

Theo cùng một logic, bạn mong đợi CBO hoạt động tốt hơn so với can thiệp thủ công, phải không? Thật không may, điều này đã không thực sự đúng trong nhiều trường hợp.

Các chiến dịch sử dụng CBO thường không ưu tiên cho mục tiêu của chiến dịch và không chi tiêu hiệu quả nhất có thể so với cách đặt ngân sách cho nhóm quảng cáo.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook Ads: Không nhận được dự báo chuyển đổi – Bạn nên làm gì

Nếu hệ thống phân phối của Facebook dự đoán nhóm quảng cáo của bạn sẽ không nhận được chuyển đổi nào mà bạn đã tối ưu hóa, bạn có thể điều chỉnh trước khi nhóm quảng cáo bắt đầu chạy.

Nếu hệ thống phân phối của Facebook Ads dự báo rằng nhóm quảng cáo của bạn sẽ không nhận được bất kì chuyển đổi nào mà bạn đã tối ưu hóa. Bạn có thể kiểm tra các hành động sau đây.

Chuyển đổi bạn đang tối ưu hóa có xảy ra đủ thường xuyên không?

Khi tối ưu hóa chuyển đổi, bạn nên chọn một chuyển đổi xảy ra ít nhất khoảng 50 lần một lần. Hệ thống của chúng tôi cần số lượng đó để tìm hiểu.

Hệ thống của Facebook cần tìm hiểu để có thể phân phối quảng cáo của bạn cho đúng người vào thời điểm phù hợp, qua đó giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.

Quan trọng: Để đạt con số 50 lần, chuyển đổi phải xảy ra trong khoảng thời gian chuyển đổi bạn đã chọn. Ví dụ: nếu khoảng thời gian chuyển đổi cho chuyển đổi mua hàng của bạn là 1 ngày sau khi nhấp vào bài viết và ai đó nhấp vào quảng cáo rồi hoàn tất mua hàng ở thời điểm 3 ngày sau khi nhấp, thì chuyển đổi đó sẽ không được tính vào con số 50 này.

Nếu theo dự đoán, nhóm quảng cáo của bạn không nhận được chuyển đổi nào, thì có thể bạn đã không chọn tối ưu hóa cho một chuyển đổi xảy ra đủ thường xuyên. Để tìm ra chuyển đổi phù hợp, hãy xem dữ liệu trên Facebook Pixel của bạn.

Xem số lần từng sự kiện xảy ra mỗi tuần. Nếu thấy bất kỳ sự kiện pixel nào bị thiếu số lần chuyển đổi, thì trước tiên bạn nên tập trung vào việc thu hút lưu lượng truy cập trang web và xây dựng cơ sở khách hàng.

Sau đây là một số cách tạo nhóm quảng cáo mà bạn nên thử nếu Facebook dự đoán nhóm quảng cáo của bạn sẽ không nhận được chuyển đổi nào:

  • Tối ưu hóa chuyển đổi phổ biến hơn:

Giả sử bạn quan tâm nhất đến số lượt mua hàng thì việc tối ưu hóa ngay cho số lượt mua hàng có thể thật hấp dẫn. Tuy nhiên, số lượt mua hàng là loại chuyển đổi hiếm nhất.

Nếu hệ thống dự đoán bạn sẽ không nhận được chuyển đổi nào trong số các chuyển đổi đã chọn, hãy thử tối ưu hóa một chuyển đổi phổ biến hơn.

Ví dụ: thay vì tối ưu hóa số lượt mua hàng, hãy tối ưu hóa số lượt thêm vào giỏ hàng hoặc số lượt xem trang.

Cả hai sự kiện đều có nhiều khả năng dẫn đến mua hàng hơn việc ai đó tương tác với một bài viết trên Trang, nhưng có thể xảy ra đủ thường xuyên để Facebook có thể liên tục giúp bạn thu được kết quả đó. Giao dịch mua có thể không diễn ra.

  • Tối ưu hóa số lượt xem trang đích:

Sự kiện chuyển đổi này mang lại lưu lượng truy cập chất lượng cao hơn so với số lượt click vào liên kết vì lượt xem trang đích chỉ xảy ra khi trang (mà bạn muốn chuyển mọi người đến) tải.

(Nếu ai đó nhấp vào một liên kết, nhưng sau đó đóng lại trước khi trang tải, thì chúng tôi vẫn tính đó là một lượt click vào liên kết, chứ không phải là lượt xem trang đích.) Tuy nhiên, sự kiện này vẫn phổ biến hơn hầu hết các sự kiện chuyển đổi khác.

Bạn nên chọn sự kiện này nếu cần thu hút thêm lưu lượng truy cập vào trang web và xây dựng cơ sở khách hàng.

Nếu bạn đang thử tất cả các sự kiện này nhưng Facebook vẫn dự đoán bạn sẽ không nhận được chuyển đổi nào, thì vấn đề có thể nằm ở chỗ khác.

Chiến lược giá thầu, nội dung, nhắm mục tiêu và/hoặc ngân sách có thể đang làm cản trở bạn phải không?

Nếu bạn đã thử thay đổi chuyển đổi mà mình đang tối ưu hóa và vẫn bị dự đoán không nhận được chuyển đổi nào, thì có thể vấn đề nằm ở cách bạn kết hợp các yếu tố.

Bởi vậy, bạn có thể phải thử nghiệm nhiều cách kết hợp để điều chỉnh:

Nhắm mục tiêu

Nếu tùy chọn nhắm mục tiêu của bạn không đủ phù hợp hoặc quá hẹp, thì đó có thể là lý do khiến nhóm quảng cáo của bạn được dự đoán là sẽ không nhận được chuyển đổi nào.

Nhắm mục tiêu không đủ liên quan

Để cải thiện sự phù hợp của tùy chọn nhắm mục tiêu, hãy tự hỏi mình những câu như:

  • Khách hàng của tôi ở đâu? Nếu bạn là doanh nghiệp địa phương hoặc chỉ có thể giao hàng đến những nơi nhất định, đừng nhắm mục tiêu toàn bộ quốc gia. Hãy nhắm mục tiêu khu vực địa phương của bạn hoặc các khu vực bạn có thể giao hàng.
  • Khách hàng của tôi là ai? Hãy suy nghĩ về những đặc điểm cơ bản chung của khách hàng. Liệu họ già hơn hay trẻ hơn? Họ có thể thuộc giới tính cụ thể nào? Họ có thể sống đâu?
  • Khách hàng của tôi nói ngôn ngữ nào? Facebook không dịch nội dung quảng cáo của bạn sang ngôn ngữ khác, vì vậy hãy đảm bảo đối tượng bạn đang nhắm mục tiêu có thể đọc quảng cáo của bạn bằng cách sử dụng các lựa chọn nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ thích hợp.
  • Nếu tôi hiểu rõ hơn Facebook về một kiểu nhắm mục tiêu nhất định thì sao?

Điều này có thể rất khó xác định trong mọi trường hợp, nhưng khi bạn nghĩ rằng mình có thông tin mà chúng tôi không có, bạn nên cung cấp thông tin đó thông qua nhắm mục tiêu nhằm giúp Facebook tìm những người phù hợp nhất để hiển thị quảng cáo của bạn.

Nếu bạn không nghĩ rằng mình biết rõ hơn Facebook thì bạn không nên thêm thông tin đó vào tiêu chí nhắm mục tiêu của mình.

Lưu ý rằng hệ thống phân phối của Facebook đang cố gắng hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng mang lại cho bạn chuyển đổi đã chọn dù bạn nhắm mục tiêu rộng đến mức nào.

Do đó, các lựa chọn nhắm mục tiêu phức tạp quá mức gây hạn chế cho hệ thống phân phối của chúng tôi có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả.

  • Tôi có đang loại trừ đối tượng một cách chiến lược không? Việc thêm các tiêu chí nhắm mục tiêu bổ sung rất hữu ích, nhưng cũng đừng bỏ qua khả năng loại trừ. Khi làm như vậy, bạn sẽ giúp Facebook tìm kiếm những người phù hợp nhanh hơn.
  • Tôi có nên sử dụng ‘Thông tin chi tiết về đối tượng’ làm hướng dẫn không?

Nếu bạn thực sự không chắc nên nhắm mục tiêu ai nhưng cũng không muốn để hệ thống phân phối của Facebook quyết định vấn đề tối ưu hóa, hãy sử dụng ‘Thông tin chi tiết về đối tượng’.

Công cụ này sẽ hiển thị cho bạn thông tin phù hợp về đối tượng mục tiêu, giúp bạn tinh chỉnh tiêu chí nhắm mục tiêu cũng như nội dung của mình.

  • Tôi có đang nhắm mục tiêu quá hẹp không? Hãy cân nhắc sử dụng tùy chọn mở rộng nhắm mục tiêu để cải thiện hiệu quả ở mức chi phí trên mỗi kết quả thấp hơn đối với một số mục tiêu chiến dịch.

Và sử dụng các sản phẩm như:

  • Đối tượng tùy chỉnh từ trang web.

Nhắm mục tiêu những người đã truy cập và thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn có thể giúp tìm thấy những người có khả năng chuyển đổi.

Đây là một công cụ tuyệt vời vì bạn không cần liên tục tải lên các tệp mới – Facebook sẽ duy trì cập nhật cho đối tượng của bạn dựa trên những người truy cập trang web của bạn.

  • Đối tượng tương tự.

Nếu đã sử dụng Đối tượng tùy chỉnh trên nhóm quảng cáo, bạn có thể đã khiến đối tượng bị bão hòa (nghĩa là những người trong đối tượng đó không còn phản hồi quảng cáo của bạn nữa).

Để nhân rộng sự thành công, hãy xem xét sử dụng đối tượng đó làm nguồn cho đối tượng tương tự để tìm những người tương tự như trong đối tượng nguồn của bạn.

  • Nhắm mục tiêu chi tiết.

Nhắm mục tiêu mọi người dựa trên sở thích của họ (chứ không chỉ thông tin nhân khẩu học) thường mang lại hiệu quả cao hơn cho tối ưu hóa chuyển đổi.

Bạn cũng có thể nghĩ về những đặc điểm mà đối thủ cạnh tranh có thể nhắm mục tiêu và cũng sử dụng (để cạnh tranh) hoặc tránh sử dụng các đặc điểm đó (để tạo sự khác biệt cho chính mình). Bạn nên sử dụng kết hợp tùy chọn này với tùy chọn mở rộng nhắm mục tiêu.

Nhắm mục tiêu quá hẹp

Cách mở rộng đối tượng:

  • Đảm bảo bạn đang nhắm mục tiêu mọi vị trí mà sản phẩm/dịch vụ của mình có thể được giao/sử dụng.

Tận dụng khả năng của hệ thống nhắm mục tiêu của Facebook để giúp bạn tìm khu vực đông dân gần doanh nghiệp hoặc phân phối quảng cáo của bạn trên toàn thế giới hoặc trong khu vực.

Hành động này có thể mở rộng rất nhiều phạm vi tiếp cận của chiến dịch, mang lại hàng loạt kết quả mới (và có thể tốt hơn).

  • Hợp nhất các nhóm quảng cáo để bạn có đối tượng lớn hơn cho mỗi nhóm.

Chiến dịch có quá nhiều nhóm quảng cáo tương tự có thể dẫn đến chồng chéo đấu giá (nghĩa là các nhóm quảng cáo tham gia cùng một phiên đấu giá nên Facebook phải loại bỏ một nhóm) hoặc quá ít dữ liệu cho mỗi nhóm quảng cáo (dưới 50 sự kiện tối ưu hóa khuyến nghị mỗi tuần).

Nếu nhóm quảng cáo của bạn (theo dự đoán không nhận được chuyển đổi nào) sẽ được nhắm mục tiêu đối tượng tương tự với các nhóm quảng cáo khác của bạn hoặc được tối ưu hóa cho cùng một kết quả, hãy cân nhắc kết hợp các nhóm quảng cáo đó và ngân sách của chúng. Điều này có thể giúp thúc đẩy quá trình phân phối, qua đó có thêm chuyển đổi.

Hãy đảm bảo xem ‘Thông tin chi tiết về phân phối’ để tìm hiểu xem chồng chéo đấu giá có gây ra vấn đề về hiệu quả không hoặc kiểm tra xem đối tượng chồng chéo trước bao lâu bằng cách sử dụng công cụ chồng chéo đối tượng.

  • Loại bỏ các hạn chế nhắm mục tiêu không cần thiết.

Nếu bạn đã sử dụng tùy chọn Thu hẹp đối tượng hoặc Thu hẹp hơn nữa trong phần “Nhắm mục tiêu chi tiết” của công cụ tạo nhóm quảng cáo, hãy xem xét chuyển các sở thích đó đến phần “Bao gồm” thông thường.

Điều này nghĩa là mọi người sẽ chỉ phải đáp ứng một trong các tiêu chí của bạn chứ không phải tất cả, để được đưa vào đối tượng. Nếu bạn đang loại trừ bất cứ ai không cần thiết, hãy xóa cả hạn chế đó.

Nếu bạn đang sử dụng ‘Đối tượng tùy chỉnh’ hoặc ‘đối tượng tương tự’, Facebook khuyên bạn không nên sử dụng bất kỳ tùy chọn nhắm mục tiêu bổ sung nào lên đầu tiên. Tối thiểu, hãy thử mở rộng tùy chọn nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học nếu điều đó có ý nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Theo Facebook

Facebook cung cấp các ‘Tips’ để tăng hiệu suất quảng cáo thông qua ‘Ad Copy’

Sắp tới là mùa của giáng sinh và lễ Tết. Nếu bạn đang là một Marketer và đang tìm kiếm các ý tưởng hay bí kíp để gia tăng hiệu suất Marketing của mình thì giờ đây Facebook đã cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Và đối với nhiều người, điều đó sẽ liên quan đến quảng cáo trên Facebook và Instagram, nơi bạn có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận của mình và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Để giải quyết vấn đề này, Facebook đã chia sẻ một số mẹo viết nội dung quảng cáo (Ad Copy) và thậm chí là một số công thức bạn có thể sử dụng để tạo quảng cáo của mình.

1. Hãy xây dựng ‘tiếng nói’ cho thương hiệu của bạn

Facebook gợi ý rằng các nhà làm marketing nên tìm cách nhân cách hóa thương hiệu của họ và điều chỉnh tiếng nói thương hiệu hay tông giọng thương hiệu (Brand Voice) của họ để phù hợp với cả mục đích kinh doanh lẫn đối tượng khách hàng mục tiêu của họ.

Nhiều thương hiệu đã thành công trên mạng xã hội bằng cách áp dụng một cá tính cụ thể (specific persona) và Facebook gợi ý rằng điều này có thể là chìa khóa, cũng như đảm bảo tính nhất quán trong giọng điệu của thương hiệu.

2. Định vị sản phẩm của bạn

Facebook lưu ý rằng các yếu tố hình ảnh cũng rất quan trọng trên cả Facebook và Instagram và việc giới thiệu sản phẩm của bạn trước mặt khách hàng là một phần quan trọng của quá trình đó.

“Hãy đặt sản phẩm của bạn ở vị trí chính giữa để khách hàng mục tiêu biết bạn đang quảng cáo gì và tại sao. Bạn cũng có thể nêu thông điệp thương hiệu của mình để khách hàng bắt đầu kết hợp nó với sản phẩm của bạn”.

Facebook trước đây đã khuyên rằng việc đưa thông điệp thương hiệu của bạn vào trong những giây đầu tiên của quảng cáo video là chìa khóa để xây dựng mối liên kết hiệu quả.

3. Hãy nói bằng lời

Điều gì khiến sản phẩm của bạn trở nên độc đáo so với những sản phẩm khác và khách hàng của bạn sẽ nhận được những lợi ích gì?

Đây là những câu hỏi chính mà Facebook đề xuất các nhà quảng cáo nên trả lời trong nội dung quảng cáo của họ để nhấn mạnh thông điệp sản phẩm và thương hiệu chính của bạn, đồng thời tập trung vào các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định này.

4. Xây dựng bao bì có thương hiệu

Facebook cũng lưu ý rằng bao bì thương hiệu của bạn, bao gồm cả nhãn hiệu, rất quan trọng.

“Điều này có thể giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng và làm cho gói hàng của bạn trông giống như một món quà, đặc biệt là trong mùa lễ.

Những nét chấm phá được cá nhân hóa có thể khá đơn giản như việc thêm một ghi chú viết tay hoặc bất cứ thứ gì thể hiện cách bạn quan tâm đến khách hàng của mình.”

Những bổ sung nhỏ này, cùng với logo chuyên nghiệp và bảng màu đồng nhất, có thể tăng thêm mức độ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn và các chương trình khuyến mãi liên quan.

5. Chi tiêu có chiến lược

Facebook khuyên rằng các thương hiệu nên tìm cách xây dựng các nỗ lực để nâng cao nhận thức của khách hàng bằng cách sử dụng nhắm mục tiêu lại trong quảng cáo của mình, điều này sẽ giúp thúc đẩy những người đã từng thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu của bạn ra quyết định một cách tích cực hơn.

“Quảng cáo cho những người đã truy cập trang web, ứng dụng, cửa hàng hoặc Trang Facebook của bạn hoặc những người đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhắm mục tiêu lại những người đã quen thuộc với thương hiệu của bạn mang lại cho họ một cơ hội khác để xem xét sản phẩm của bạn”. Theo Facebook chia sẻ.

Thật vậy, nhắm mục tiêu lại có thể mang lại hiệu quả cao – một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách hàng có khả năng chuyển đổi cao hơn tới 70% khi được nhắm mục tiêu lại bằng quảng cáo hiển thị hình ảnh.

Ngoài những lưu ý này, Facebook cũng đã cung cấp một số ví dụ thực tế, với hình ảnh này cho thấy cách tạo một quảng cáo Facebook hiệu quả:

Và bảng mẹo quảng cáo chính này:

Có một số gợi ý và cân nhắc tốt thông qua bảng công thức này mặc dù hiệu suất quảng cáo cuối cùng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của / các chiến dịch của bạn, nhưng những mẹo này cung cấp một số lưu ý tốt để xem xét khi xây dựng phương pháp tiếp cận khách hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Facebook Ads bị ‘disable’ – Bạn không hề cô đơn

Khi Facebook phải ‘gồng mình’ để quản lý những căng thẳng và nhầm lẫn đang diễn ra xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ, có vẻ như có điều gì đó đã xảy ra trong hệ thống xử lý quảng cáo của họ, điều này đã gây ra không ít ‘nhức nhối’ đối với người làm Marketing trong thời gian gần đây.

Theo đó, vào chiều ngày hôm qua (giờ Mỹ), Facebook thừa nhận rằng một số lượng lớn các nhà quảng cáo đang gặp vấn đề với tài khoản của họ, chẳng hạn như bị từ chối quảng cáo, tài khoản quảng cáo bị hạn chế…

Điều này xảy ra sau một loạt các lời phàn nàn trên Twitter, khi các nhà quản lý mạng xã hội đang phải ‘đau đầu’ để giải quyết vấn đề.

Trên thực tế, theo một phân tích, các truy vấn tìm kiếm của Google cho ‘tài khoản quảng cáo Facebook bị vô hiệu hóa’ đã tăng 1050% chỉ trong vài giờ ngày hôm qua, điều này nhấn mạnh rằng phạm vi của vấn đề đang là rất lớn.

Vậy vấn đề thực sự là gì? Thực chất, trừ Facebook ra thì sẽ chẳng có ai khác có thể hiểu được nguyên nhân đằng sau các sự cố này, nhưng ngay sau khi vấn đề xảy ra, Facebook đã nói rằng họ sẽ giải quyết được vấn đề và các tồn đọng sẽ sớm được xóa bỏ.

Một nhà quản lý sản phẩm của Facebook cho biết.

Các ghi chú được liệt kê trên trang trạng thái hiện tại của Facebook đề cập đến ‘sự cố kỹ thuật’ đã được khôi phục, do đó, không có thông tin cụ thể về lỗi, nhưng hãy đảm bảo rằng mọi thứ sẽ ổn hơn trong thời gian tới khi cuộc bầu cử qua đi.

Phía Facebook không cung cấp thêm bất cứ thông tin chi tiết nào về nguyên nhân gây ra những sự bất ổn này với tài khoản quảng cáo, tuy nhiên như phân tích thì những người làm Marketing cũng sẽ hiểu được ít nhiều vấn đề đang xảy ra để có biện pháp phù hợp.

Vài bí kíp nhỏ cho Marketer qua sự cố này.

  • Tiếp cận đa kênh hơn ngay cả khi Facebook không gặp sự cố.
  • Làm tốt các kênh inbound marketing để giảm bớt sự phụ thuộc vào quảng cáo.
  • Content Marketing vẫn là yếu tố cốt lõi để tăng tương tác với khách hàng mục tiêu.
  • Digital hay Marketing KHÔNG CHỈ LÀ Facebook Ads.
  • Branding cần được quan tâm đúng mức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Facebook thông báo giới hạn số lượng quảng cáo mà một Trang có thể chạy đồng thời

Sau công bố giới hạn về số lượng quảng cáo mà một Trang doanh nghiệp có thể chạy vào bất kỳ thời điểm nào vào tháng 11 năm ngoái, Facebook hiện đã vạch ra chính xác cách thức áp dụng các quy định mới của mình.

Với bốn cấp độ danh mục nhà quảng cáo sẽ xác định số lượng quảng cáo mà mỗi trang có thể chạy đồng thời. Facebook cho biết, điều này sẽ giúp tối đa hóa hiệu suất quảng cáo.

Theo giải thích của Facebook:

“Khi một nhà quảng cáo chạy quá nhiều quảng cáo cùng một lúc, mỗi quảng cáo sẽ phân phối ít thường xuyên hơn. Điều này có nghĩa là ít quảng cáo thoát khỏi giai đoạn học hỏi (learning phase) hơn và nhiều ngân sách hơn được chi tiêu trước khi hệ thống phân phối có thể tối ưu hóa hiệu suất.”

‘Giai đoạn học hỏi’ trong ngữ cảnh này là giai đoạn trong đó hệ thống quảng cáo của Facebook đang ‘học’ cách tối đa hóa hiệu suất quảng cáo của bạn, dựa trên đối tượng quảng cáo của bạn được hiển thị, cách họ phản hồi và điều đó phù hợp với mục tiêu chiến dịch của bạn như thế nào.

“Trong giai đoạn học hỏi, hệ thống phân phối đang khám phá cách tốt nhất để phân phối bộ quảng cáo của bạn – do đó, hiệu suất kém ổn định hơn và giá mỗi hành động (CPA) thường kém hơn. Giai đoạn tìm hiểu xảy ra khi bạn tạo mới quảng cáo hoặc thực hiện một chỉnh sửa quan trọng nào đó trên quảng cáo”.

Về cơ bản, bạn cần chạy quảng cáo Facebook của mình trong một khoảng thời gian để thấy kết quả tối ưu – và khi các nhà quảng cáo chạy nhiều quảng cáo cùng một lúc, Facebook cho rằng nhiều chương trình khuyến mãi sẽ không bao giờ hiệu quả.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng bốn trong mười quảng cáo đang chạy không thoát khỏi giai đoạn tìm hiểu và nhiều quảng cáo trong số này đến từ các nhà quảng cáo chạy quá nhiều quảng cáo cùng một lúc. Vì lý do này, chúng tôi đang triển khai giới hạn số lượng quảng cáo trên mỗi Trang có thể chạy cùng một lúc.”

Dưới đây là bảng giới hạn số lượng quảng cáo trên Trang kèm điều kiện đi kèm:

Như bạn có thể thấy, ngay cả những nhà quảng cáo Facebook nhỏ nhất vẫn có thể chạy 250 quảng cáo cùng một lúc, con số này rất nhiều, đặc biệt là với ngưỡng chi tiêu.

Với các trang lớn hơn bạn có thể chạy số lượng lên đến 20,000 quảng cáo cùng một lúc. Vì vậy, phạm vi là khá rộng, mặc dù nó sẽ có một số tác động đến những người muốn chạy nhiều quảng cáo Facebook cho các ưu đãi mới nhất của họ.

Các giới hạn mới sẽ có hiệu lực từ tháng 2 năm 2021, với việc triển khai luân phiên cho các Trang kể từ thời điểm đó – vì vậy bạn vẫn có một thời gian để tinh chỉnh quảng cáo của mình để đáp ứng các ngưỡng trên.

Các nhà quảng cáo sẽ có thể biết khi nào giới hạn quảng cáo của họ có hiệu lực trong Trình quản lý quảng cáo.

Nếu Facebook có thể cung cấp các kết quả tốt hơn, theo cách thực tế, sẽ không có tác động lớn đến chi tiêu quảng cáo tổng thể, điều đó có lẽ tốt hơn cho Facebook và các đối tác, vì nó sẽ cho phép Facebook chứng minh ROI tốt hơn và khuyến khích đầu tư nhiều hơn nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook vẫn ‘án binh bất động’ bất chấp nạn tẩy chay quảng cáo và giá cổ phiếu xuống dốc

Giới quan sát cho rằng dù chịu nhiều sức ép từ làn sóng tẩy chay quảng cáo từ hơn 400 nhãn hiệu, điều này dường như sẽ không có tác động tài chính lớn đối với Facebook.

Quảng cáo của hơn 400 nhãn hiệu bao gồm Coca-Cola và Starbucks đã biến mất khỏi Facebook từ ngày 1/7, sau khi các bên đã thất bại trong việc đàm phán về chấm dứt “làn sóng” tẩy chay những phát ngôn thù địch trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Các nhóm hoạt động vì dân quyền tại Mỹ đã tranh thủ sự ủng hộ của các công ty đa quốc gia để tạo áp lực lên “người khổng lồ” truyền thông xã hội, yêu cầu Facebook tăng cường xử lý những phát ngôn thù địch và nội dung mang tính phân biệt chủng tộc trên trang mạng của họ.

Ba nguồn tin ẩn danh cho biết các quản lý cấp cao của Facebook bao gồm bà Carolyn Everson, Phó Chủ tịch bộ phận giải pháp kinh doanh toàn cầu, và ông Neil Potts, Giám đốc Chính sách công, đã tổ chức ít nhất hai cuộc họp với các nhà quảng cáo vào thứ Ba (30/6), trước thềm cuộc tẩy chay kéo dài một tháng.

Dự kiến, Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg cũng sẽ có một cuộc gặp với các bên tổ chức cuộc tẩy chay vào ngày 6 hoặc 7/7.

Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 30/6, các quản lý cấp cao nói trên không hề đưa ra bất cứ thông tin mới nào về cách họ sẽ giải quyết những nội dung thù địch.

Thay vào đó, họ chỉ viện dẫn lại các thông cáo báo chí gần đây của Facebook, làm các nhà quảng cáo thất vọng vì họ cho rằng các kế hoạch đó không đủ mạnh tay.

Giới quan sát cho rằng dù chịu nhiều sức ép, làn sóng tẩy chay dường như sẽ không có tác động tài chính lớn đối với Facebook.

Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Morningstar dựa trên dữ liệu của công ty về Digital Advertising, Pathmatics, 100 thương hiệu hàng đầu trên Facebook trong năm 2019 chỉ mang lại 6% tổng doanh thu quảng cáo hàng năm của nền tảng này.

Phía Facebook cũng cho biết trong năm ngoái, 100 nhà quảng cáo hàng đầu của họ chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu quảng cáo.

Tin tức về cuộc tẩy chay đã “thổi bay” 56 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của Facebook, với giá cổ phiếu của công ty này giảm 8% vào thứ Sáu tuần trước (26/6).

Nhưng sang phiên thứ Ba (30/6), cổ phiếu Facebook đã phục hồi với mức 3%. Tính từ đầu năm tới nay, giá của cổ phiếu của Facebook vẫn tăng hơn 8%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Facebook: Hơn 80% doanh số quảng cáo không đến từ những ‘ông lớn’ như Unilever hay Coca-Cola

Kể cả khi đối mặt với làn sóng tẩy chay quảng cáo lớn nhất lịch sử, Facebook vẫn có thể tránh thiệt hại nhờ lượng khách hàng quảng cáo khổng lồ và không phụ thuộc vào các nhãn hàng lớn.

Ngày càng nhiều thương hiệu tiêu dùng gia nhập danh sách rút quảng cáo trên Facebook để phản đối chính sách kiểm soát nội dung thù địch của mạng xã hội này. Chỉ riêng thứ Hai đã có thêm Adidas, HP và Ford. Trước đó, Unilever, The North Face, Coca Cola, Honda cũng đã tham gia chiến dịch này.

Việc này đã có ảnh hưởng đến cổ phiếu Facebook và sẽ buộc các lãnh đạo giải quyết phần nào vấn đề. Tuy nhiên, để tác động lên cỗ máy quảng cáo trực tuyến khổng lồ của hãng này, các doanh nghiệp cần nhiều hơn thế.

Năm ngoái, Facebook thu về 69,7 tỷ USD từ quảng cáo, chiếm 98% tổng doanh thu. Phần lớn số tiền này không đến từ các công ty như Starbucks hay Coca Cola, mà là từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dựa vào Facebook để thu hút khách hàng và gây dựng thương hiệu.

Đầu năm nay, Facebook cho biết họ có 8 triệu khách hàng quảng cáo. Top 100 chi mạnh tay nhất đóng góp 4,2 tỷ USD năm ngoái, theo hãng nghiên cứu Pathmatics, chiếm 6% doanh thu Facebook. Lần cuối cùng Facebook công khai số liệu này là tháng 4/2019, COO Sheryl Sandberg khi đó cho biết top 100 công ty đóng góp “chưa đầy 20%” tổng doanh thu quảng cáo.

“Facebook có lượng đối tác quảng cáo khổng lồ”, Nicole Perrin – nhà phân tích tại eMarketer nhận xét, “Mạng xã hội này chắc chắn phụ thuộc vào rất nhiều công ty nhỏ”.

Kể cả khi Facebook phải đối mặt với làn sóng tẩy chay quảng cáo lớn nhất lịch sử, số lượng khách hàng khổng lồ trên nền tảng này có thể giúp họ tránh thiệt hại tài chính lớn. Bên cạnh đó, câu hỏi còn bỏ ngỏ là liệu các thương hiệu có thể rời bỏ nền tảng quảng cáo này hay không.

Facebook đã đổ rất nhiều tiền cho trí tuệ nhân tạo và công nghệ thực tế ảo. Sự đột phá lớn nhất của họ không phải là kết nối bạn bè và gia đình, mà là định vị nền tảng này là công cụ thiết yếu cho các doanh nghiệp trong việc kết nối với người tiêu dùng chỉ bằng một cú click. Họ có thể đưa ra nhiều lựa chọn quảng cáo cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô.

Doanh thu quảng cáo của Facebook cũng tăng dần theo lượng người dùng. Năm 2009, họ thu về 761 triệu USD, theo eMarketer. Khi đó, Facebook có 350 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng.

Hiện tại, con số này là 2,6 tỷ người, chưa kể 1 tỷ người dùng trên Instagram – nền tảng họ đã mua năm 2012. Nền tảng quảng cáo của Facebook cho phép các doanh nghiệp chọn lọc được đối tượng họ muốn hướng tới theo độ tuổi, giới tính, địa điểm và các đặc tính khác, đồng thời theo dõi hiệu quả của quảng cáo theo thời gian thực.

Đây là một cuộc cách mạng, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ không có ngân sách lớn để quảng cáo trên TV. Nó cũng đưa Facebook lên vị trí độc quyền quảng cáo số cùng đối thủ Google. Hai công ty này hiện hút về hơn nửa doanh thu quảng cáo trực tuyến và gần 30% tổng chi cho quảng cáo trên truyền thông tại Mỹ.

Dù vậy, mối quan hệ giữa Facebook và đối tác vài năm gần đây khá căng thẳng. Một trong những cuộc tranh cãi lớn nhất là năm 2016, khi Facebook thừa nhận tính toán nhầm một vài chỉ số quảng cáo, như số lượt xem video hay lượt tiếp cận trang. Một giám đốc quảng cáo khi đó cho biết trên CNN: “Mọi người tin Facebook vì họ là bên duy nhất nắm toàn bộ dữ liệu”.

Năm 2018, Facebook bị chỉ trích vì cách quản lý thông tin riêng tư sau scandal Cambridge Analytica. Gần đây nhất là tháng 1, khi một số doanh nghiệp lớn kêu gọi Facebook và các hãng công nghệ làm nhiều hơn nữa để ngăn quảng cáo của họ xuất hiện cạnh nội dung xấu.

Tuy vậy, việc lên tiếng chỉ trích dễ hơn nhiều so với rời bỏ nền tảng này hoàn toàn. Các thương hiệu lớn có ngân sách khổng lồ có thể cân nhắc lựa chọn nền tảng quảng cáo khác, như Google, Amazon hay thậm chí TikTok, Snapchat. Tuy nhiên, hàng triệu doanh nghiệp nhỏ với ngân sách hạn chế thì rất khó.

“Tôi cho rằng khả năng các công ty nhỏ tham gia tẩy chay là không thể, vì họ là những người phụ thuộc nhất vào Facebook để tiếp cận được khách hàng”, Perrin nói.

Kể cả các thương hiệu đã tẩy chay cũng có thể không rời bỏ nền tảng này lâu. Rất nhiều công ty cho biết chỉ dừng quảng cáo trong tháng 7, đúng theo lời kêu gọi của các nhà tổ chức. Bên cạnh đó, không phải toàn bộ dừng quảng cáo trên cả hai nền tảng Facebook và Instagram.

Phần lớn có tài khoản với hàng triệu người theo dõi và có thể tiếp tục chia sẻ các bài viết thông thường. Một số công ty còn nói việc tẩy chay của họ chỉ áp dụng tại Mỹ.

Cuối cùng, nhiều công ty có thể buộc phải giảm quảng cáo vì đại dịch. “Bạn nên nhớ rằng việc này diễn ra giữa mùa dịch. Các công ty phải giảm quảng cáo trên mọi kênh, kể cả Facebook. Rất khó tách rời tác động của chiến dịch tẩy chay với đại dịch”, Perrin nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via VnExpress

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Một cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay với Facebook.

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Theo báo cáo mới nhất của Axios, Microsoft đã tạm dừng tất cả các quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Facebook và Instagram.

Gã khổng lồ phần mềm cho biết rằng chi tiêu quảng cáo đã bị cắt giảm vào tháng 5, các quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội là một phần trong số cắt giảm đó.

Tuy nhiên, Axios cho biết rằng Microsoft không tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Phong trào #StopHateForProfit đang được rất nhiều công ty lớn trên thế giới tham gia, mục đích là chấm dứt quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực cho CEO Mark Zuckerberg trong việc kiểm duyệt và loại bỏ nội dung độc hại.

Trong một bài đăng nội bộ, Giám đốc Marketing của Microsoft, Chris Capossela đã cho biết: “Dựa trên những vấn đề mà chúng tôi đã bàn bạc vào tháng 5, chúng tôi đã đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo truyền thông trên Facebook/Instagram tại Mỹ. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo trên Facebook/Instagram toàn cầu”. 

Mặc dù động cơ gần giống với các thương hiệu lớn như Coca-Cola, PepsiCo, Viber và Starbucks, Microsoft không chỉ trích Facebook mà có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Hiện tại, gã khổng lồ phần mềm đang thảo luận với các lãnh đạo của Facebook, nhằm đưa ra những biện pháp để hai bên có thể tiếp tục hợp tác.

Microsoft cũng cho biết rằng Facebook hiện đang có nhiều nội dung phản cảm, từ khủng bố cho đến kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc và khiêu dâm.

Facebook đang cảm thấy sức ép rất lớn. Mới đây, Facebook cho biết sẽ bắt đầu quá trình kiểm duyệt, bằng cách đánh dấu những bài viết đi ngược quy tắc cộng đồng của mình, ngay cả khi những bài viết đó đúng sự thật.

Trước đây, Facebook cũng không động chạm vào những bài viết của các nhân vật chính trị gia như tổng thống Donald Trump, trong khi Twitter thẳng tay xóa và đánh dấu những bài viết bạo lực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Phonearena/GenK

LinkedIn Ads: Cách chạy quảng cáo trên LinkedIn cho doanh nghiệp

Đối với hầu hết các ngành hàng, Quảng cáo trên LinkedIn hoạt động tốt nhất nếu bạn tập trung vào việc đưa mọi người vào ‘phễu’ chiến lược dài hạn của mình – Đừng cố gắng để bán hàng cho họ ngay từ những ‘cái nhìn’ đầu tiên.

LinkedIn Ads: Hướng dẫn chạy quảng cáo LinkedIn cho doanh nghiệp
LinkedIn Ads: Hướng dẫn chạy quảng cáo LinkedIn cho doanh nghiệp

Khi nói đến B2B Marketing, có rất nhiều lý do để bạn yêu thích LinkedIn hay LinkedIn Ads. Không có nền tảng truyền thông mạng xã hội nào khác hiện có thể thay thế được.

Không có nơi nào khác bạn có thể nhắm mục tiêu cụ thể đến những người ra quyết định quan trọng dựa trên quy mô kinh doanh, ngành công nghiệp của họ và tất cả các loại tiêu chí tiện dụng khác?

Trên LinkedIn, hơn 690 triệu chuyên gia đang ‘háo hức’ để chia sẻ tất cả các loại thông tin về bản thân. Họ đến với nền tảng này mong muốn tìm hiểu, học hỏi, chia sẻ và khám phá các cơ hội kinh doanh mới.

LinkedIn Ads là gì? Chạy quảng cáo LinkedIn là làm công việc gì?

LinkedIn Ads (Quảng cáo LinkedIn) là khái niệm đề cập đến việc các thương hiệu hay người làm marketing chạy quảng cáo trên mạng xã hội LinkedIn.

Với gần 1 tỷ người dùng toàn cầu, LinkedIn là nền tảng vô cùng tiềm năng để các doanh nghiệp tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy xây dựng nhận diện thương hiệu, và hơn thế nữa.

LinkedIn là một thế giới của B2B Marketing.

Vấn đề duy nhất là, quảng cáo cho những người ra quyết định (decisionmakers) trên LinkedIn không đơn giản như marketing cho người tiêu dùng trên Facebook.

Vì vậy, trong khi Quảng cáo LinkedIn có vẻ như là một giấc mơ đã trở thành hiện thực đối với các doanh nghiệp B2B thì đối với nhiều người, thật khó để biến tất cả tiềm năng đó thành hiện thực có lợi nhuận. Tất nhiên rồi …!

Trong những năm qua, chính bản thân nền tảng Quảng cáo LinkedIn đã khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với các B2B Marketer. Khá nhiều vấn đề xảy ra trên nền tảng khiến nền tảng không mấy gây được ‘tiếng vang’ đến những người làm quảng cáo nói riêng và người làm marketing nói chung.

Điều này khiến nhiều doanh nghiệp B2B gặp một chút hóc búa. Quảng cáo LinkedIn có phải là một khoản đầu tư tốt không? Hay họ nên tập trung nỗ lực của họ ở nơi khác?

Sau khi chạy hàng loạt chiến dịch Quảng cáo LinkedIn cho hàng chục doanh nghiệp, chúng tôi đã đưa ra một danh sách các câu hỏi mà bạn có thể sử dụng để giúp xác định xem Quảng cáo LinkedIn có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không. Hãy cùng xem nhé !

Doanh nghiệp của bạn đã tận dụng tốt hầu hết các kênh marketing khác chưa?

Theo kinh nghiệm của tôi, LinkedIn Ads là một công cụ marketing theo phễu dài hạn tuyệt vời. Người dùng LinkedIn truy cập vào nền tảng để học hỏi, không phải để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Kết quả là gì, sẽ không phải là một nơi lý tưởng để bạn bắt đầu với Marketing.

Khi bạn lần đầu tiên xây dựng kênh marketing của mình và tìm ra thông điệp của mình, đó có thể là một ‘đường cong học tập’ khá dốc. Điều này còn là sự thật với bất cứ nền tảng nào khác khi bạn mới bắt đầu xây dựng.

Nếu bạn bắt đầu với LinkedIn Ads, nó sẽ có giá khá cao. Trung bình, hầu hết các doanh nghiệp sẽ trả khoảng 5.74 USD cho mỗi lần nhấp chuột (CPC – Cost Per Click).

Trong ngành Marketing gọi đây là “high funnels – low intent” Click. Có nghĩa là bản thân người Click không có ý định “hành động’ ngay từ những bước đầu tiên và phễu bán hàng của bạn có thể kéo dài và có giá trị cao.

Lấy một tỷ lệ chuyển đổi trung bình ở các tài khoản, bạn có thể sẽ mong đợi trả khoảng 90 USD cho mỗi lần chuyển đổi, chuyển đổi này có thể là cho một lần tải xuống e-book hoặc một cái gì đó tương tự.

Để so sánh, hãy lấy một chuyển đổi có giá cao nhất trên nền tảng quảng cáo Facebook, là dịch vụ công nghệ – Technology Services, ở mức trung bình, nó có thể là 55.21 USD cho mỗi lần chuyển đổi. Cũng không hề rẻ một chút nào.

Bạn có thể thấy, nếu bạn chưa tối đa hóa kết quả của bạn trên Quảng cáo Google, Quảng cáo Facebook hoặc bất kỳ nền tảng có liên quan nào khác, LinkedIn có lẽ là một ‘miền đất hứa’ cho doanh nghiệp của mình.

Bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình và bạn đã có thiết lập các kênh chéo (cross-channels) mà bạn cần để tận dụng các lần nhấp chuột và chuyển, LinkedIn Ads là một “cross’ mà bạn nên nhắc để thêm vào.

Lợi nhuận của bạn có thể ‘gánh vác’ chi phí của Quảng cáo trên LinkedIn không?

Như các bạn thấy, quảng cáo trên LinkedIn có chi phí hay giá khá cao. Mặc dù nó có thể mang lại doanh số trực tiếp cho một số doanh nghiệp, nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp, quảng cáo LinkedIn hoạt động tốt nhất nếu bạn tập trung vào việc đưa mọi người vào phễu của bạn chứ không phải cố gắng bán cho họ ngay lập tức.

Tuy nhiên, nếu bạn trả 90 USD để đưa ai đó vào phễu của mình, bạn cần một khoản lợi nhuận kha khá để có thể ‘thanh toán’ các loại chi phí trả trước đó.

Suy cho cùng, không phải ai ra quyết định điền vào mẫu thông tin khách hàng tiềm năng (lead-form) của bạn đều sẽ trở thành khách hàng. Điều này đúng cho tất cả các kênh chứ không chỉ riêng cho LinkedIn.

Thật không may, nếu nó có giá 90 USD cho mỗi lần điền vào mẫu và chỉ 10% trong số đó trở thành khách hàng của bạn, bạn phải trả 900 USD cho mỗi khách hàng mới. Khi này bạn cần xem xét giá trị mà mỗi khách hàng đó tạo ra cho doanh nghiệp (CLV).

Đối với một số doanh nghiệp, đó sẽ là một cú ‘ích’ lớn để tăng doanh số. Nhưng đối với một số doanh nghiệp khác, nó có thể là mức ‘không thể chấp nhận’.

Rõ ràng, những con số này chỉ là ước tính giả thuyết. Chi phí của bạn sẽ cụ thể cho doanh nghiệp của bạn, những gì bạn đang bán và khách hàng mục tiêu của bạn là ai.

Điều quan trọng là hãy nhìn kỹ vào những gì bạn có thể chi tiêu để có được một khách hàng hoặc khách hàng mới. Nếu bạn có thể kiếm được ít hơn mức mà bạn phải chi trả thì cũng nên cân nhắc. Lưu ý bạn có thể áp dụng CLV (customer lifetime value) để tính toán cho doanh thu có thể mang về từ một khách hàng trong một khoảng thời gian nào đó.

Nếu bạn kiếm được hàng ngàn lợi nhuận từ đúng khách hàng và quảng cáo LinkedIn sẽ đưa bạn đến trước đối tượng lý tưởng của mình, đó có thể là một lựa chọn tuyệt vời để thử!

Cho đến khi bạn thực sự bắt đầu chạy quảng cáo, nó cũng có một chút giả thuyết, nhưng nếu chừng nào bạn còn gặp khó khăn trong việc hiểu cơ chế của quảng cáo LinkedIn thì chừng đó bạn khó có cơ hội chiến thắng nếu ứng dụng vào thực tế.

Bạn có một chiến lược content marketing tốt?

Nội dung là ngôn ngữ của LinkedIn. Như chúng ta đã bàn luận ở các nội dung trước, mọi người ‘không muốn’ đến LinkedIn để mua một thứ gì đó, họ đến đó để tìm hiểu, để học hỏi, để kết nối và thảo luận về các chủ đề mà họ quan tâm.

Để có kết quả tốt từ quảng cáo trên LinkedIn, bạn cần tôn trọng điều đó.

Trên LinkedIn, hầu hết các chiến dịch bán hàng trực tiếp đều là quá sớm. Thay vào đó, để có được kết quả tốt nhất thì bạn nên tập trung vào việc chia sẻ nội dung có giá trị cao.

Những bài đăng trên blog, video, podcast và cả những ‘gated content’ (Loại nội dung yêu cầu người dùng cung cấp một thông tin gì đó để tiếp tục tương tác với nội dung) là cách tốt nhất để thu hút khách hàng tiềm năng của bạn (potential customer).

Nếu bạn yêu cầu họ mua hàng, bạn cũng có thể sợ họ cảm thấy phiền và ‘đi mất’. Giải pháp khi này là hãy cung cấp cho họ những hiểu biết và đề xuất có giá trị về các cách sẽ giúp cải thiện công việc kinh doanh của họ. Và khi này bạn đã có thêm cơ hội để khiến họ nhấp chuột vào nội dung của bạn.

Tuy nhiên, để làm tất cả những điều đó, bạn phải có những hiểu biết và đề xuất có giá trị về cách cải thiện doanh nghiệp của họ để chia sẻ. Nếu bạn không có nội dung tốt, bạn sẽ khó có được kết quả tốt từ các chiến dịch quảng cáo trên LinkedIn của mình.

Ngoài một chiến lược nội dung tuyệt vời, bạn cũng nên có một chương trình email và chiến lược nuôi dưỡng khách hàng vững chắc trước khi bạn đầu tư vào quảng cáo LinkedIn. Sẽ rất lãng phí nếu bạn phải chi tận 90 USD cho một chuyển đổi để rồi sau đó bạn ‘lãng quên nó’. Hãy nhớ B2B không như B2C.

Dịch vụ hay sản phẩm quảng cáo LinkedIn có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không?

Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu sử dụng quảng cáo LinkedIn chưa? Có thể là có hoặc cũng có thể là không.

Nếu bạn vừa tìm ra và bắt đầu chiến lược digital marketing của mình, thì bây giờ có lẽ chưa phải là thời điểm tuyệt vời để đầu tư vào quảng cáo trên LinkedIn. Hẳn là bạn sẽ có rất nhiều điều cần làm, và với một kênh ‘khá tốn kém’ như LinkedIn thì bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư. Có thể bạn sẽ ưu tiên các kênh khác có hiệu suất nhanh hơn.

Ngay cả đối với các doanh nghiệp đã có chiến lược marketing rõ ràng thì quảng cáo trên LinkedIn vẫn có thể không hiệu quả với doanh nghiệp (cũng như các kênh khác ở giai đoạn thử nghiệm). Nếu bạn không có đủ lợi nhuận để có thể ‘gánh vác’ các chi phí marketing trên LinkedIn, thì có lẽ bạn nên đầu tư vào các kênh khác.

Nhưng, nếu bạn đã có được mức lợi nhuận và bạn có một chiến lược tiếp thị đa kênh, vững chắc được hỗ trợ bởi các chiến dịch tiếp thị email hiệu quả và nội dung tuyệt vời, Quảng cáo LinkedIn là một lựa chọn chắc chắn để xem xét. Ném Quảng cáo Bing vào hỗn hợp và mọi thứ thậm chí còn tốt hơn.

Tuy nhiên mọi thứ cũng chỉ là giả thuyết. Đã có rất nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh trên LinkedIn mà không cần phải thử hoặc xem xét các tiêu chí ở trên. Nhưng nếu bạn đã đọc qua bài viết này thì có lẽ bạn không có gì phải bỡ ngỡ nữa dù cho kết quả của bạn nhận được là gì.

Mặt khác, nếu bạn đọc qua bài viết này và suy nghĩ, thì bạn biết đấy, nếu công việc kinh doanh của bạn nghe có vẻ hoàn hảo đối với quảng cáo trên LinkedIn thì cũng đừng có ngần ngại gì mà không thử. Biết đâu, đó là một kênh có thể giúp doanh nghiệp của bạn ‘tăng tốc’ nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh thì sao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Làm Digital Marketing là làm gì, có phải chỉ là chạy quảng cáo không ?

Các nhà làm Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và tạo ra khách hàng tiềm năng (lead generation) thông qua tất cả các kênh Digital hay kỹ thuật số – cả miễn phí (free traffic) và trả phí (paid traffic).

lam-digital-la-lam-gi-marketingtrips

Các kênh này bao gồm: social media, website, application, SEO, SEM, email, display advertising hoặc các blog của công ty.

Người làm Digital Marketing thường tập trung vào các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) khác nhau cho mỗi kênh để họ có thể đo lường chính xác hiệu suất qua từng kênh. Ví dụ, một digital marketer chịu trách nhiệm về SEO, họ sẽ tập trung đo lường “lưu lượng truy cập không trả phí” của website của họ – dựa trên tổng số traffic hiện có của website.

Digital Marketing ngày nay đóng khá nhiều vai trò trong doanh nghiệp, thậm chí là vai trò chiến lược chính yếu của doanh nghiệp. Trong các công ty nhỏ, một digital marketer sẽ có thể là chuyên gia ‘đa chức năng’, khi họ cần phải có thể cần phải vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau trong quá trình làm việc

Trong các công ty lớn hơn, khi cơ cấu nhân sự trở nên “thoải mái” hơn thì sự phân chia theo chuyên môn sẽ trở nên rõ ràng hơn, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh digital của thương hiệu thay vì “ôm show” như ở các công ty nhỏ khác.

Sau đây là một vài ví dụ về các vị trí chuyên môn phổ biến về Digital trong doanh nghiệp hiện nay:

SEO Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là Organic Traffic (lưu lượng truy cập tự nhiên).

Nói đơn giản, các nhà quản lý SEO có vai trò giúp doanh nghiệp xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, người làm SEO có thể làm việc trực tiếp với người tạo nội dung (content marketer) để đảm bảo nội dung họ tạo ra hoạt động tốt trên Google – ngay cả khi công ty cũng đăng các nội dung này lên phương tiện truyền thông xã hội (social media).

Digital Content Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là time on page, tổng traffic, views, lượng người subscriber …

Những bạn làm tiếp thị nội dung hay content marketing là những người sáng tạo nội dung trên nền tảng digital. Họ thường xuyên theo dõi lịch viết blog hay website của công ty và đưa ra chiến lược nội dung bao gồm cả video. Những bạn này thường làm việc với những người trong các bộ phận khác thuộc Marketing như PR, SEO, SEM, Social Media…để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch được hỗ trợ với nội dung kịp thời.

Social Media Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là follows, impressions, shares, comment, like, click, reach…

Vai trò của người làm Marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội rất dễ suy ra từ tiêu đề, nhưng mạng xã hội nào họ quản lý và sử dụng cũng còn phụ thuộc vào ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Trên hết, những người làm truyền thông xã hội thiết lập lịch đăng bài cho nội dung bằng văn bản và hình ảnh của công ty. Những bạn này cũng thường xuyên làm viêc với các bạn content để sản xuất nội dung phù hợp cho các kênh.

Google Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là CPC (cost per click), CTR (click through rate), CPL (cost per lead), tổng paid traffic…

Nếu các bạn làm SEO chủ yếu mang về traffic tự nhiên không phải trả tiền (organic traffic) thì các bạn làm Google Ads – là một kênh paid media, tức có trả phí. Cả 2 kênh này đều có điểm chung là cùng thuộc SEM – Search Engine Marketing, tức là tối ưu công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google hoặc ở Việt Nam thì có thêm Cốc Cốc).

Tuỳ vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng hoặc SEO hoặc Google Ads hoặc sử dụng đồng thời cả hai.

Facebook Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là CPC, CPL, CTR, lượng comment, conversion, gửi tin nhắn…

Cũng là một kênh thuộc Social Network tương tự như Twitter, Instagram…tuy nhiên tại Việt Nam vì sự phổ biến mà riêng kênh Facebook có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng riêng vị trí Facebook Ads, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp sử dụng ngân sách lớn cho Facebook.

Performance Based Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là các chỉ số tập trung vào chuyển đổi như: cost per lead, cost per conversion, cost per booking, cost per sign up…

Những năm trở lại đây, rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và “đãi ngộ cao” với các bạn làm Performance, bởi tính chất của Performance là tập trung vào các hiệu suất thực hay nói cách khác là chuyển đổi hoặc cận chuyển đổi nên thường doanh nghiệp sẽ nhìn thấy chi phí đầu tư cho Performance là xác thực và “có giá trị”. Tuy nhiên nếu nhìn nhận ở bức tranh lớn hơn hoặc liên quan đến “scale up” thì chỉ dựa vào Performance có vẻ vẫn chưa thuyết phục cho lắm.

Thường vị trí này sẽ sử dụng kênh Paid Media để đạt được các mục tiêu hiệu suất được để ra bởi bộ phận Marketing. Tuỳ vào ngành hàng (B2B, B2C, D2C…), sản phẩm, thị trường…mà doanh nghiệp có thể tuỳ chọn các kênh digital để làm Performance.

Marketing Automation Coordinator: KPIs chính thường là Email open rate, campaign click-through rate, lead-generation (conversion) rate…tỉ lệ Lead, Click qua Chatbot…

Tự động hoá các hoạt động Marketing giúp chọn và quản lý phần mềm cho phép toàn bộ nhóm Marketing hiểu hành vi của khách hàng và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhiều hoạt động Marketing được mô tả ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động digital này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.

Digital Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là tổng KPIs của các kênh Digital cộng lại và liên quan mật thiết với mục tiêu của Business.

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp vẫn tách rõ các vị trí làm Digital theo từng kênh thì vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí này như là vị trí tổng hợp tức làm đa kênh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi lượng ngân sách Marketing và công việc còn ít thì đây sẽ là vị trí thường được chọn. Đối với các doanh nghiệp có lượng ngân sách lớn hơn họ cũng có thể sẽ sử dụng vị trí này tuy nhiên ở level Manager trở lên để quản lý các vị trí chuyên môn cụ thể theo các kênh Digital nói trên.

Khi doanh nghiệp sử dụng vị trí Digital thường sẽ được hiểu là bạn này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động digital của doanh nghiệp gồm paid media, own media, earned media, cả organic lẫn paid, quản lý toàn bộ các hoạt động Digital Ads, các digital platform (web, app, tools, CRM…).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips