Google Analytics là công cụ không còn xa lạ với hầu hết người làm marketing. Cơ quan chức năng Thụy Điển cho rằng công cụ này đã gián tiếp chuyển thông tin cá nhân người dùng sang Mỹ.
Thụy Điển cấm dùng Google Analytics
Ngày 3-7, Cơ quan bảo vệ quyền riêng tư (IMY) của Thụy Điển đã yêu cầu 4 công ty ngừng sử dụng Google Analytics, một công cụ đo lường và phân tích lưu lượng truy cập website (web traffic) nhưng gián tiếp chuyển thông tin cá nhân người dùng sang Mỹ.
Trước đó IMY đã tiến hành kiểm tra việc các công ty của Thụy Điển sử dụng Google Analytics, sau khi tổ chức bảo vệ dữ liệu NOYB của Áo gửi hàng chục đơn khiếu nại tới nhiều quốc gia châu Âu về vấn đề bảo mật của Google.
NOYB đã đánh giá rằng việc các công ty sử dụng Google Analytics để thống kê lượng truy cập đã dẫn tới hậu quả là các dữ liệu của châu Âu bị chuyển sang Mỹ, vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU).
Sau khi kiểm tra, IMY kết luận rằng dữ liệu 4 công ty sử dụng công cụ kể trên (gồm chuỗi siêu thị Coop, tờ báo Dagens Industri, Tập đoàn viễn thông Tele2 và trang thương mại trực tuyến CDON) gửi tới máy chủ của Google Analytics ở Mỹ là dữ liệu cá nhân, và 4 công ty này đã “không thực hiện các biện pháp an ninh kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người dùng đúng theo tiêu chuẩn trong EU”.
IMY tuyên phạt Tele2 và CDON lần lượt 12 triệu kronor (1,1 triệu USD) và 300.000 kronor, đồng thời cấm các công ty này sử dụng Google Analytics. Riêng Coop và báo Dagens Industri đã có các biện pháp bảo vệ dữ liệu được chuyển đi nên không bi phạt.
NOYB hoan nghênh phán quyết của IMY, khẳng định dù nhiều nước châu Âu khác như Áo, Pháp và Ý đã phát hiện công cụ này vi phạm luật GDPR, nhưng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên phạt tài chính đối với hành vi sử dụng Google Analytics.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google thông báo đã tích hợp Google Tag với Google Ads và Google Analytics và một số nền tảng quản trị nội dung (CMS) khác.
Google tích hợp Google Tag với Google Ads và Google Analytics
Google đang khiến việc triển khai các thẻ Google (Google Tag) trên toàn bộ website trở nên dễ dàng hơn bằng cách tích hợp với Google Ads và Google Analytics.
Google Tag là gì?
Google Tag hay Thẻ Google (gtag.js) là một thẻ (Tag) mà bạn có thể thêm vào website của mình để sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ của Google.
Thay vì phải quản lý nhiều thẻ cho các tài khoản hay sản phẩm khác nhau của Google, bạn có thể dùng Google Tag trên toàn bộ website của mình và kết nối thẻ này tới nhiều nơi khác nhau chẳng hạn như Google Ads hay Google Analytics.
Cài đặt Google Tag là điều cần thiết để các nhà quảng cáo có thể hiểu cách khách hàng tương tác với website và quảng cáo (đến website).
Tích hợp Google Tag với Google Ads & Analytics.
Các doanh nghiệp và nhà quảng cáo sẽ sớm có thể tìm thấy thông báo về việc được phép tích hợp trực tiếp Google Tag vào Google Ads và Google Analytics.
Sự khi được tích hợp, nhà quảng cáo hay nhà phát triển có thể hạn chế được việc phải thêm quá nhiều mã (code) cho từng sản phẩm của Google vào website.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS – Content Management Systems) hoặc trình tạo website phổ biến, giờ đây, họ cũng có thể cài đặt Google Tag mới trên website của mình mà không cần thực hiện các thay đổi thủ công với code web.
Bạn có thể xem thông báo chi tiết của Google tại đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi Google Analytics 4 (GA4) sẽ là tương lai của Google Analytics và thay thế bản Google Analytics phiên bản cũ (UA), Google vừa ra mắt chương trình học và cấp chứng chỉ miễn phí Google Analytics 4.
Google ra mắt chương trình cấp chứng chỉ Google Analytics 4
Theo thông báo mới đây từ Google, từ ngày 16/8, những người làm marketing nói chung đã có thể học và được cấp chứng chỉ Google Analytics 4 miễn phí từ Google.
Google Analytics 4 là gì?
Google Analytics 4 chính là phiên bản nâng cao của Google Analytics (UA) cũ, là công cụ đo lường hiệu suất website miễn phí được xây dựng bởi Google.
Chứng chỉ Google Analytics 4 của Google.
Theo Google, có được chứng nhận Google Analytics 4 là một cách để thể hiện khả năng sử dụng công cụ phân tích website và ứng dụng (app) của người học, điều này chứng minh rằng họ có khả năng sử dụng các thông tin chi tiết có giá trị của khách hàng (Customer Insights) để đưa ra các quyết định Marketing.
Những người dùng được cấp chứng chỉ sẽ thể hiện sự hiểu biết của họ về Google Analytics, bao gồm cách thiết lập (set up) và cấu trúc thuộc tính cũng như sử dụng các công cụ và tính năng báo cáo khác hiện có.
Bằng cách đạt được chứng nhận Google Analytics 4, Google công nhận khả năng của bạn trong việc:
Thiết lập thuộc tính Google Analytics 4 (Google Analytics 4 property) cho một trang web hoặc một ứng dụng cụ thể.
Thu thập dữ liệu bạn cần cho doanh nghiệp hay thương hiệu của mình, khả năng sử dụng các công cụ và tính năng báo cáo khác nhau.
Nhận biết các tính năng đo lường chính, những thứ có thể cho thấy hiệu quả của các nỗ lực tiếp thị trực tuyến (Digital Marketing).
Lưu ý: Một số khóa học chứa các liên kết đến các trang web, nơi có thể không có sẵn ngôn ngữ ưa thích của bạn hoặc yêu cầu bạn chọn ngôn ngữ riêng của mình.
Nghiên cứu các thuộc tính của Google Analytics 4.
Thông qua khoá học, bạn sẽ tìm hiểu về các thuộc tính của Google Analytics 4, bao gồm cách thiết lập và cấu trúc một thuộc tính cũng như cách sử dụng các công cụ và tính năng báo cáo khác nhau.
Sử dụng Google Analytics để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.
Đo lường hoạt động Marketing của bạn với Google Analytics.
Đào sâu các dữ liệu thu thập được từ Google Analytics.
Google vừa thông báo rằng hiện người dùng có thể liên kết Merchant Center tới Google Analytics 4 (GA4) để xem báo cáo chuyển đổi.
Google cho phép người dùng liên kết Merchant Center tới google analytics 4
Google Merchant Center là gì?
Google Merchant Center là một nền tảng kỹ thuật số, nơi các nhà bán lẻ trực tuyến có thể tải lên các dữ liệu sản phẩm nhằm mục tiêu sử dụng quảng cáo mua sắm của Google (Google Shopping Ads).
Google Merchant Center cũng đóng vai trò là nguồn thông tin cho danh sách các sản phẩm được liệt kê tự nhiên (không phải trả phí) trong thẻ Mua sắm trên trang tìm kiếm.
Google hiện cho phép bạn liên kết Google Merchant Center với Google Analytics 4.
Ngoài việc bạn có thể kết nối tới GA4, Google nói thêm rằng giờ đây bạn có thể xem các chuyển đổi của mình từ danh sách các sản phẩm được liệt kê miễn phí trên Google bằng cách kết nối Merchant Center với thuộc tính của Google Analytics.
Google cho biết:
“Bằng cách liên kết Merchant Center tới GA4, bạn có thể theo dõi hiệu suất bán hàng hay các chuyển đổi có được từ các sản phẩm đã được liệt kê trên Google (kể cả các sản phẩm được liệt kê miễn phí).”
Cách liên kết Google Merchant Center tới Google Analytics 4
Như bạn có thể thấy ở hình ảnh trên, từ trang quản trị của GA4, bạn có thể liên kết đến tài khoản Merchant Center của mình.
Nếu bạn đã có GA4, thì bạn có thể kết nối các thuộc tính hiện có với tài khoản Merchant Center của mình bằng cách truy cập vào trang cài đặt chuyển đổi.
Theo thông báo từ Google, nền tảng này sẽ loại bỏ sử dụng phiên bản tiêu chuẩn của Google Analytics tức Universal Analytics (UA) từ ngày 1 tháng 7 năm 2023.
Qua đó, theo thông báo trực tiếp từ Google, các thuộc tính trong Universal Analytics (bản tiêu chuẩn hiện có của Google Analytics) sẽ ngừng xử lý các số liệu mới từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 và các thuộc tính khác của Universal Analytics 360 (bản có trả phí của Google) sẽ ngừng xử lý các lần truy cập vào ngày 1 tháng 10 năm 2023.
Giao diện Google Analytics 4 (via Google)
Tại sao Google lại dừng sử dụng Google Analytics và thay thế bằng Google Analytics 4.
Ông Russell Ketchum, Giám đốc quản lý các sản phẩm tại Google cho biết:
“Universal Analytics được xây dựng cho một thế hệ đo lường trực tuyến gắn liền với các website từ máy tính để bàn, các phiên hoạt động độc lập (sessions) và tập trung theo dõi dữ liệu từ Cookies. Phương pháp đo lường này hiện đã lỗi thời.”
“Thay vào đó Google Analytics 4 (GA4) lại có thể hoạt động trên đa nền tảng (không chỉ là web), không dựa vào cookies và sử dụng các mô hình dữ liệu dựa trên sự kiện (event-based data model) để đo lường.
GA4 cũng không lưu trữ địa chỉ IP, điều này có thể giúp các thương hiệu luôn tuân thủ các quy định mới về quyền riêng tư dữ liệu của người dùng.”
Sơ lược về lịch sử Google Analytics 4.
GA4 được phát hành lần đầu vào tháng 10 năm 2020 với hứa hẹn cung cấp những dữ liệu mang tính dự báo cao hơn, tích hợp sâu hơn với Google Ads và khả năng đo lường trên nhiều thiết bị (web, app, mobile, desktop, tablet…).
Các Digital Marketer cần lưu ý điều gì khi Google Analytics bị xoá bỏ.
Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến digital marketing và đang sử dụng Google Analytics (UA) như một cách để đo lường và đánh giá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến thì đây là thời điểm để bạn bắt đầu làm quen với Google Analytics 4.
Vì dữ liệu chỉ sẽ được ghi nhận từ lúc được cài đặt (chèn code lên site) nên việc sớm cài đặt thì cơ bản sẽ càng có lợi cho bạn trong việc tổng hợp và phân tích dữ liệu.
Bạn có thể đọc tất cả bài viết liên quan đến GA4 tại đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu giúp cho những người làm tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) hiểu thêm về công cụ phân tích dữ liệu web mới của Google, Google Analytics 4, khoá học cung cấp những kiến thức căn bản nhất từ việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu đến cách sử dụng GA4 vào các mục tiêu phân tích dữ liệu cụ thể.
Khoá học được chia làm 9 phần bao gồm:
Phần 1: Phân biệt Google Analytics 4 (GA4) với Universal Analytics (bản tiêu chuẩn cũ của Google).
Theo thông báo từ Google, các thuộc tính của Google Analytics 4 sẽ được nâng cấp lên kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu trên nhiều kênh (cross-channel data-driven attribution) vào hoặc sau ngày 26 tháng 1 năm 2022.
Tính năng phân bổ trong các tài sản Google Analytics 4 bao gồm các tính năng phân bổ nâng cao (chẳng hạn như báo cáo Đường dẫn chuyển đổi được cải tiến) và các tính năng phân bổ mới (như tính năng lập mô hình phân bổ ở cấp tài sản), cung cấp thông tin chi tiết hơn và giúp bạn dễ dàng thao tác hơn bao giờ hết.
Thông tin tổng quan về tính năng lập mô hình phân bổ.
Khách hàng có thể tìm kiếm nhiều lần và nhấp vào nhiều quảng cáo của bạn trước khi mua hàng hoặc hoàn tất một hành động có giá trị khác trên trang web của bạn.
Thông thường, tất cả tín dụng chuyển đổi (phần ngân sách quảng cáo được tính cho các điểm tiếp xúc khác nhau trước khi chuyển đổi) đều được phân bổ cho quảng cáo cuối cùng mà khách hàng nhấp vào (last-click attribution).
Nhưng có phải chỉ mỗi quảng cáo đó làm cho khách hàng quyết định chuyển đổi hay không? Còn những quảng cáo khác mà họ đã nhấp vào trước đó thì sao?
Phân bổ (attribution) là hành động chỉ định tín dụng chuyển đổi cho các quảng cáo, lượt nhấp và yếu tố khác trong suốt đường dẫn hay hành trình mua hàng mà người dùng thực hiện để hoàn thành một lượt chuyển đổi.
Mô hình phân bổ có thể là một quy tắc, một bộ quy tắc hoặc thuật toán dựa trên dữ liệu giúp xác định cách chỉ định tín dụng chuyển đổi cho các điểm tiếp xúc trên lộ trình chuyển đổi.
Hiện tại, có 3 loại mô hình phân bổ trong Báo cáo phân bổ của các tài sản của Google Analytics 4: mô hình dựa trên quy tắc trên nhiều kênh, mô hình dựa trên quy tắc ưu tiên Google Ads và mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu.
Để tìm Báo cáo phân bổ, hãy nhấp vào Quảng cáo ở bên trái. Trong mục Phân bổ, hãy nhấp vào So sánh mô hình hoặc Lộ trình chuyển đổi.
Lưu ý:
Tất cả mô hình phân bổ đều không phân bổ tín dụng cho những lượt truy cập trực tiếp, trừ khi lộ trình chuyển đổi chỉ chứa (các) lượt truy cập trực tiếp.
Các mô hình phân bổ đã được ra mắt vào những ngày khác nhau (xem ở bên dưới). Điều này có nghĩa là nếu bạn chọn phạm vi ngày bao gồm khung thời gian trước “ngày bắt đầu” cho một mô hình, thì bạn sẽ thấy một phần dữ liệu.
Mô hình dựa trên quy tắc trên nhiều kênh: Ngày 14 tháng 6 năm 2021.
Mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu trên nhiều kênh: Ngày 1 tháng 11 năm 2021.
Mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu.
Mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu: Mô hình này phân bổ tín dụng chuyển đổi dựa trên dữ liệu cho từng sự kiện chuyển đổi.
Mô hình này khác với các mô hình khác vì nó dùng dữ liệu của tài khoản để tính toán mức đóng góp thực tế của mỗi lượt tương tác ở dạng lượt nhấp.
Mỗi nhà quảng cáo và mỗi sự kiện chuyển đổi sẽ có mô hình dựa trên dữ liệu riêng.
Cách hoạt động của mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu.
Tính năng Phân bổ sử dụng thuật toán máy học để đánh giá cả đường dẫn chuyển đổi và đường dẫn không chuyển đổi. Mô hình Theo hướng dữ liệu từ thuật toán này tìm hiểu cách các điểm tiếp xúc tác động đến kết quả chuyển đổi.
Mô hình này tích hợp các nhân tố như thời gian từ lượt chuyển đổi, loại thiết bị, số lượt tương tác với quảng cáo, thứ tự hiển thị quảng cáo và loại tài sản sáng tạo.
Nhờ sử dụng phương pháp phản chứng, mô hình này sẽ so sánh những gì đã xảy ra với những gì đáng lẽ có thể đã xảy ra để xác định những điểm tiếp xúc có nhiều khả năng dẫn đến lượt chuyển đổi nhất.
Mô hình này sẽ phân bổ tín dụng chuyển đổi cho những điểm tiếp xúc này dựa trên khả năng này.
Mô hình dựa trên quy tắc trên nhiều kênh.
Mô hình lượt nhấp cuối cùng trên nhiều kênh: Bỏ qua lưu lượng truy cập trực tiếp và phân bổ 100% giá trị chuyển đổi cho kênh cuối cùng mà khách hàng đã nhấp vào (hoặc cho lượt xem hết được thực hiện đối với YouTube) trước khi chuyển đổi.
Hãy xem các ví dụ bên dưới về cách mô hình này phân bổ giá trị chuyển đổi:
Ví dụ
Hiển thị > Xã hội > Tìm kiếm có trả tiền > Tìm kiếm không phải trả tiền → 100% cho Tìm kiếm không phải trả tiền
Hiển thị > Xã hội > Tìm kiếm có trả tiền > Email → 100% cho Email
Hiển thị > Xã hội > Tìm kiếm có trả tiền > Trực tiếp → 100% cho Tìm kiếm có trả tiền
Lưu ý: Đây là mô hình lượt nhấp cuối cùng duy nhất mà bạn có thể xuất sang Google Ads. Mô hình lượt nhấp cuối cùng ưu tiên Google Ads chỉ dùng cho mục đích báo cáo.
Mô hình lượt nhấp đầu tiên trên nhiều kênh: Phân bổ toàn bộ tín dụng chuyển đổi cho kênh đầu tiên mà khách hàng đã nhấp vào (hoặc đã xem đối với YouTube) trước khi chuyển đổi.
Mô hình tuyến tính trên nhiều kênh: Phân bổ đồng đều tín dụng chuyển đổi cho tất cả các kênh mà khách hàng đã nhấp vào (hoặc đã xem đối với YouTube) trước khi chuyển đổi.
Mô hình dựa trên vị trí trên nhiều kênh: Phân bổ 40% tín dụng cho lượt tương tác đầu tiên và lượt tương tác cuối cùng, rồi phân bổ đồng đều 20% tín dụng còn lại cho các lượt tương tác xảy ra ở giữa lộ trình chuyển đổi.
Mô hình giảm dựa trên thời gian trên nhiều kênh: Phân bổ mức tín dụng cao hơn cho những điểm tiếp xúc xảy ra gần với thời gian chuyển đổi hơn. Tín dụng chuyển đổi được phân bổ theo chu kỳ phân nửa 7 ngày. Nói cách khác, một lượt nhấp xảy ra trước thời điểm chuyển đổi 8 ngày nhận được tín dụng bằng một nửa so với lượt nhấp xảy ra trước thời điểm chuyển đổi 1 ngày.
Mô hình lượt nhấp cuối cùng ưu tiên Google Ads: Phân bổ 100% giá trị chuyển đổi cho kênh Google Ads cuối cùng mà khách hàng đã nhấp vào trước khi chuyển đổi.
Nếu không có lượt nhấp Google Ads nào trong đường dẫn (như trong ví dụ 6), mô hình phân bổ này sẽ trở về Mô hình lượt nhấp cuối cùng trên nhiều kênh.
Ví dụ
Hiển thị > Xã hội > Tìm kiếm có trả tiền > Tìm kiếm không phải trả tiền → 100% cho Tìm kiếm có trả tiền
Hiển thị > Mạng xã hội > Lượt chuyển đổi từ lượt xem được thực hiện (EVC) trên YouTube > Email → 100% cho YouTube
Hiển thị > Mạng xã hội > Email > Trực tiếp → 100% cho Email (trở về mô hình lượt nhấp không trực tiếp mới nhất)
Các chế độ cài đặt mô hình phân bổ trong phần Quản trị.
Hiện tại, những người dùng có Vai trò người chỉnh sửa đối với tài sản nàycó thể chọn một mô hình phân bổ và giai đoạn xem lại ở cấp tài sản để áp dụng cho một số báo cáo. Để truy cập vào phần cài đặt này, hãy chuyển đến mục Quản trị > Cài đặt mô hình phân bổ.
Lưu ý: Các chế độ cài đặt mô hình phân bổ trong phần Quản trị không ảnh hưởng đến các mô hình phân bổ đã chọn trong Báo cáo phân bổ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các khái niệm như phân tích kinh doanh là gì, các lợi ích của việc phân tích kinh doanh, những loại hình phân tích kinh doanh và hơn thế nữa.
Phân tích kinh doanh là gì? Lợi ích của phân tích kinh doanh
Biến dữ liệu thành doanh thu giờ đây không phải là điều chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Nhờ có các phần mềm và các công cụ phân tích kinh doanh dễ sử dụng, quá trình phân tích và xử lý dữ liệu hiện đang trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những lợi ích của việc phân tích kinh doanh là gì?
Có những loại hình phân tích kinh doanh nào?
Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Phân tích kinh doanh là gì?
Phân tích kinh doanh là quá trình xem xét và đánh giá khối tài sản dữ liệu mà một doanh nghiệp đã có được và tùy ý sử dụng, đồng thời tận dụng nó để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.
Phân tích kinh doanh không chỉ đơn thuần là xem xét các số liệu để hiểu được điều gì đã và đang diễn ra.
Các bản phân tích kinh doanh còn giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về lý do dẫn đến những sự việc đó và đề xuất các bước cần thực hiện tiếp theo.
Những lợi ích của việc phân tích kinh doanh là gì?
Chỉ trong vòng vài năm, hoạt động triển khai phân tích dữ liệu đã tăng vọt. Việc tiếp nhận dữ liệu lớn đã nhảy vọt từ 17% trong năm 2015 lên 59% trong năm 2018, một mức tăng đầy ấn tượng 42%.
Tuy nhiên, một khảo sát gần đây cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa tận dụng dữ liệu mà họ có toàn quyền sử dụng.
Có tới 60% đến 73% tổng số dữ liệu trong một doanh nghiệp chưa được dùng cho phân tích. Nếu nghĩ tới những lợi ích mà các doanh nghiệp nhỏ có thể đạt được, thì đây thực sự là một con số rất đáng ngạc nhiên.
Dưới đây là một vài lợi ích dễ nhận thấy nhất khi tiến hành phân tích kinh doanh.
Phân tích kinh doanh giúp bạn kiểm soát ngân sách tốt hơn.
Nếu giống như hầu hết các công ty nhỏ khác thì ngân sách bạn dành cho marketing sẽ rất hạn hẹp.
Việc sử dụng các bản phân tích kinh doanh sẽ giúp bạn tăng tối đa hoá hiệu quả sử dụng của từng khoản ngân sách bằng cách giúp bạn hiểu khách hàng rõ hơn, dự đoán được nhu cầu không ngừng thay đổi của họ, đạt được lợi thế cạnh tranh và đưa các ý tưởng cải tiến cũng như sản phẩm ra thị trường.
Phân tích kinh doanh giúp ra quyết định sáng suốt hơn.
Nếu bạn không biết cách phải làm sao để sử dụng ngân sách marketing một cách hiệu quả?
Hay những từ khóa nào có hiệu quả cao nhất? Còn việc dự đoán những sản phẩm bạn sẽ bán chạy nhất trong các mùa lễ hội thì sao?
Phân tích kinh doanh sử dụng dữ liệu để hình thành quyết định đồng thời cải thiện độ chính xác, hiệu quả hoạt động và thời gian phản hồi.
Phân tích kinh doanh giúp đánh giá thành tích so với các mục tiêu chung một cách hiệu quả.
Các bản phân tích kinh doanh mang đến cho bạn hình ảnh rõ nét hơn về các mục tiêu và mục đích. Bằng việc sử dụng tính năng trực quan hóa dữ liệu, các doanh nghiệp có thể theo dõi hiệu quả hoạt động hiện tại và trước đây của mình dựa trên các chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI, Benchmark), mục tiêu và mục đích.
Phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp luôn nắm bắt thông tin.
Các chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị có thể sử dụng dữ liệu phân tích để theo dõi xu hướng, hành vi của khách hàng và sự chuyển dịch thị trường.
Dữ liệu này sẽ cho phép bạn nắm rõ tình hình và thay đổi theo cơ chế động khi và trong trường hợp dữ liệu hỗ trợ cho biết đã đến thời điểm hợp lý.
Phân tích kinh doanh giúp xử lý vấn đề trong thời gian thực.
Ngày nay, các doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu ở tốc độ cực nhanh. Nhờ có phân tích kinh doanh, bạn có thể xác định mọi sự cố trong quy trình hoặc hiệu quả hoạt động gần như là ở thời gian thực, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên.
Có những loại hình phân tích kinh doanh nào?
Trong khi có nhiều cách tiếp cận phân tích kinh doanh khác nhau, dưới đây là các mô hình phân tích kinh doanh phổ biến nhất.
Phân tích kinh doanh mô tả.
Nghiên cứu kỹ dữ liệu của bạn và sử dụng KPI để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp mình. Ví dụ như thông tin trong thời gian thực về nhân khẩu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng.
Đó có thể là các con số hoặc số liệu tài chính. Có thể là các số liệu xã hội như số lượt thích, số lượng bình luận hay số người theo dõi mà bạn có trên Facebook.
Phân tích mô tả không cố gắng thiết lập các mối quan hệ nhân quả. Đó là những con số cứng nhắc, lạnh lùng nhưng thiết yếu.
Phân tích kinh doanh dự đoán.
Loại hình phân tích này tiến thêm một bước xa hơn. Nó cố gắng dự đoán các hành động trong tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử đang thịnh hành. Sau đây là một vài ví dụ:
Sử dụng thông tin có từ trước để dự đoán các loại sản phẩm mà khách hàng của bạn có thể quan tâm dựa trên số liệu gần đây, và khả năng họ sẽ mua tiếp.
Nếu bạn có ngân sách hạn hẹp cho chiến dịch marketing và không đủ khả năng đưa ra ưu đãi giảm giá cho tất cả mọi người, dựa trên phân tích mô tả, phân tích dự đoán có thể thông báo cho bạn về những khách hàng có nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn nhất.
Phân tích kinh doanh đề xuất.
Những gì mà loại hình phân tích kinh doanh này có thể mang lại cho doanh nghiệp đó là cho phép doanh nghiệp nhận thấy và đưa ra các hành động cho các tình huống cụ thể.
Trong khi phân tích mô tả cho biết điều gì đã xảy ra, và phân tích dự đoán cố gắng dự báo sự việc có thể xảy ra tiếp theo, phân tích đề xuất sử dụng thông tin đó để mang đến cho thương hiệu các giải pháp tiềm năng dựa trên những tình huống tương tự (Dữ liệu so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu về tính thời vụ, dữ liệu về việc ra mắt sản phẩm).
Ví dụ như hoạt động bán vé cho một chương trình lễ hội đang chậm trễ hơn so với cùng kỳ năm trước. Phân tích đề xuất có thể gợi ý cần phải hạ giá vé hoặc bổ sung thêm một buổi biểu diễn buổi chiều để ứng phó.
Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?
Những tài nguyên phân tích kinh doanh dễ sử dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ là gì?
Khi nói tới việc phân tích thế giới trực tuyến của bạn, cho dù đó là trang web hay sự hiện diện trên mạng xã hội, khó hãng nào có thể sánh kịp Google.
Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy chỉ chưa đầy 30% số doanh nghiệp nhỏ sử dụng tính năng phân tích trang web, theo dõi cuộc gọi hay mã phiếu giảm giá.
Khoảng 18% số doanh nghiệp nhỏ thừa nhận không hề theo dõi bất kỳ thông tin nào. Đó chính là nơi Google Analytics có thể phát huy tác dụng.
Bạn có thể đồng bộ hóa các tài khoản Google của mình (bao gồm cả AdSense) để nhận thông tin chi tiết về ROI đối với marketing, các chiến dịch quảng cáo và nhiều nội dung khác.
Tuyệt vời nhất là, bạn có thể dùng thử miễn phí phiên bản cơ bản, phiên bản này có thể đủ mạnh đối với doanh nghiệp nhỏ của bạn. Nếu cần thông tin phân tích chuyên sâu hơn, bạn có thể nâng cấp sau.
Phần mềm dễ sử dụng.
Với các công cụ trực quan hiện nay, phân tích kinh doanh chưa bao giờ tự nhiên đến vậy.
Ngày nay, có vô số ứng dụng có giá thành phù hợp — như Power BI — cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi dữ liệu thành hình ảnh trực quan, sau đó phân tích và chia sẻ chúng với đồng nghiệp trên bất kỳ thiết bị nào, mang đến cho bạn những thông tin chi tiết có một không hai.
Ngoài ra, các phần mềm như Visio cho phép bạn trình bày ý tưởng của mình theo cách thật sinh động với các biểu đồ dễ đọc được tạo từ các nguồn khác nhau, kể cả dữ liệu Excel hiện có của bạn.
Công cụ email và bảng tính tích hợp sẵn.
Rất có thể bạn sẽ có được một số tính năng thu thập dữ liệu cơ bản sẵn dùng. Nhiều bảng tính có sẵn các biểu đồ và đồ thị dễ đọc, sẽ giúp bạn hiểu (và trình bày) dữ liệu của mình rõ hơn, thông qua tính năng định dạng, đường xu hướng và bảng biểu, cùng các tính năng giúp tạo dự báo chỉ bằng một vài cú nhấp chuột.
Điều này cũng tương tự đối với email. Hãy tìm một bảng tính bằng công cụ quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) nhẹ cài sẵn, và bạn có thể dễ dàng quản lý dữ liệu khách hàng, bao gồm email, cuộc họp, cuộc gọi, ghi chú, nhiệm vụ, ưu đãi và hạn chót ở cùng một nơi.
Dữ liệu CRM có thể lưu giữ một kho tàng thông tin quý giá về khách hàng, doanh số và hoạt động marketing của doạnh nghiệp của bạn.
Mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng phân tích kinh doanh.
Cho dù cuối cùng bạn chọn công cụ nào, thì việc tìm hiểu sâu hơn về dữ liệu sẽ giúp bạn luôn kiểm soát tốt ngân sách của mình, theo kịp tiến độ và nắm bắt thông tin.
Kết luận.
Khi bối cảnh kinh tế ngày càng trở nên mơ hồ và khó dự đoán hơn (VUCA), nhu cầu của khách hàng theo đõ cũng biến đổi nhanh hơn, bằng cách thấu hiểu được vai trò của các hoạt động phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp có thể sửa đổi, thích ứng và thay đổi nhanh hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Analytics 360 mới giúp các doanh nghiệp lớn thấu hiểu khách hàng của họ với nhiều tùy chỉnh hơn, các công cụ có thể mở rộng và hỗ trợ ở cấp doanh nghiệp.
Google giới thiệu Google Analytics 360 mới
Mới đây nhất, Google thông báo đã cập nhật Google Analytics 4 với nhiều tính năng mới có thể đáp ứng được nhu cầu đo lường đang ngày càng phát triển của các nhà quảng cáo như: đo lường ROI tốt hơn từ các hoạt động marketing, kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu và công nghệ máy học mới.
Giờ đây, Google tiếp tục giới thiệu Google Analytics 360 mới, được xây dựng dựa trên nền tảng của các thuộc tính của Google Analytics 4 để giải quyết nhu cầu đo lường của các nhà quảng cáo và agency lớn với nhiều tùy chỉnh hơn, có thể mở rộng dễ dàng hơn và hỗ trợ ở cấp doanh nghiệp nhiều hơn.
Các công cụ được linh hoạt hơn để phù hợp với nhu cầu của các tổ chức.
Nếu bạn là một doanh nghiệp lớn, bạn có thể có nhiều đội nhóm khác nhau cần truy cập vào các thông tin chi tiết khác nhau tùy thuộc vào chức năng công việc, sản phẩm và thị trường của họ.
Giả sử các đội nhóm của bạn ở Mỹ, Canada và Mexico đang cần xem dữ liệu về 4 dòng sản phẩm của bạn để hiểu điều gì đang thúc đẩy doanh số bán hàng tại thị trường của họ.
Với Analytics 360 mới, khi này bạn có thể tạo 4 thuộc tính phụ theo dòng sản phẩm cho từng đội nhóm ở các quốc gia và tùy chỉnh cài đặt của họ sao cho phù hợp.
Bạn có thể liên kết từng thuộc tính sản phẩm với tài khoản Google Ads và Google Marketing Platform được sử dụng cho các chiến dịch đang chạy ở các quốc gia đó.
Bạn cũng có thể cài đặt cho các nhóm phân tích ở mỗi quốc gia có thể truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau trên tất cả các dòng sản phẩm hiện có trong thị trường của họ để họ có thể hiểu điều gì đang thúc đẩy doanh số bán hàng cho thương hiệu tại địa phương.
Bằng cách đó, họ sẽ có thể hiểu rõ hơn về những đối tượng mục tiêu đang quan tâm đến các sản phẩm của họ và chia sẻ những insights quan trọng đó với các đội nhóm ở các khu vực khác. Các thuộc tính phụ (sub-properties) và Roll-up properties sẽ chỉ có sẵn trong Analytics 360 và sẽ ra mắt trong những tháng tới.
Bạn cũng có thể tạo ra các vai trò người dùng của riêng mình trong Analytics 360 để kiểm soát quyền truy cập tính năng cho một số nhóm người dùng nhất định.
Ví dụ: bạn có thể tạo vai trò cho một đại lý để họ có thể hiểu chiến dịch nào đang thúc đẩy chuyển đổi trên website của bạn, nhưng không thể truy cập dữ liệu về doanh thu hoặc lưu lượng truy cập tự nhiên của bạn.
Bằng cách này, các đội nhóm và đối tác của bạn chỉ có thể truy cập vào những dữ liệu họ cần. Tính năng tuỳ chỉnh vai trò của người dùng và tập hợp báo cáo cho những người dùng được chỉ định sẽ ra mắt trong những tháng tới cho tất cả các tài khoản Analytics 360.
Các giải pháp có thể được mở rộng cho các doanh nghiệp đang phát triển.
Analytics 360 mới có thể mở rộng được quy mô khi bạn phát triển doanh nghiệp của mình và nhu cầu của bạn ngày càng trở nên khắt khe hơn. Nó có giới hạn cao hơn với tối đa đến 125 thuộc tính có thể tùy chỉnh, 400 kiểu đối tượng và 50 loại chuyển đổi khác nhau.
Nếu bạn muốn chạy các phân tích của riêng mình, Analytics 360 cho phép bạn truy xuất hàng tỷ sự kiện hàng ngày sang BigQuery. Bạn cũng có thể nhận được nhiều insights hơn bằng cách truy cập trực tiếp vào những kết quả chưa được lấy mẫu trong module khám phá của Analytics 360.
Google Analytics 360 hỗ trợ và báo cáo hiệu suất ở cấp doanh nghiệp.
Analytics 360 đi kèm với các thỏa thuận pháp lý dịch vụ (SLAs) trên nhiều chức năng của sản phẩm như thu thập, báo cáo, xử lý và phân bổ dữ liệu.
Khi có nhiều nhóm khác nhau cùng làm việc với Analytics 360, bạn muốn theo dõi chặt chẽ những thay đổi được thực hiện đối với từng cài đặt trong tài khoản của mình.
Analytics 360 mới có phần lịch sử thay đổi (Change History) tốt hơn để bạn có thể xem lại mọi chỉnh sửa trước đó, chẳng hạn như khi tài khoản Google Ads mới được liên kết với thuộc tính Analytics 360 hoặc một loại chuyển đổi mới được tạo ra.
Trong tương lai, Google cho biết họ đang có kế hoạch thêm các chức năng phân tích nâng cao hơn để giúp các nhà quảng cáo có được những cái nhìn rõ hơn về những gì đang được diễn ra trong tài khoản của họ.
Analytics 360 mới hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm mở cho tất cả các khách hàng hiện tại. Bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn này để nâng cấp thuộc tính Google Analytics 4 của bạn lên phiên bản thử nghiệm Analytics 360.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google chưa cho biết khi nào sẽ ngừng sử dụng Universal Analytics (UA), nhưng các cập nhật mới gần đây cho thấy rằng những người làm marketing nên chuẩn bị cho sự thay đổi.
Theo Google, những cập nhật mới lần này về tích hợp Search Console mới, phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution) và mô hình học máy mới nhằm mục tiêu lấp đầy khoảng trống đo lường trong Google Analytics 4 (GA4).
Google chưa cho biết khi nào các chủ sở hữu website sẽ phải chuyển từ Universal Analytics (UA) sang GA4, nhưng các tính năng mới cập nhật này và khuyến khích của Google trong việc nên sử dụng GA4 cho các website mới cho chúng ta thấy rằng Google đang chuẩn bị cho sự thay đổi và sẽ sớm thay thế UA bằng GA4.
Tiếp theo, Google cũng thông báo việc tích hợp mới trong Search Console. Tích hợp Search Console mới cho phép các nhà marketer xem các dữ liệu chẳng hạn như xếp hạng website của họ và các truy vấn đã dẫn đến việc nhấp chuột ngay từ trong GA4.
Tính năng phân bổ theo hướng dữ liệu cũng đã đến với GA4. Trong những tuần tới, phân bổ theo hướng dữ liệu sẽ có sẵn trong các báo cáo phân bổ.
Chuyển đổi được nhóm theo kênh khi sử dụng phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution). Ảnh: Google
Tính năng phân bổ theo hướng dữ liệu sẽ khả dụng ở cấp độ thuộc tính, do đó, người quản lý website sẽ có thể thấy doanh thu được phân bổ và chuyển đổi trong báo cáo chuyển đổi (Conversions report) và trong phần Khám phá (Explorations) của GA4.
Các mô hình máy học (Machine learning models) cũng được cập nhật để giải quyết các lỗ hổng đo lường của các nhà quảng cáo.
Theo đó, Google đang đưa hai khả năng xây dựng mô hình mới là mô hình chuyển đổi (conversion modeling) và mô hình hành vi (behavioral modeling) vào GA4, cập nhật này có thể giúp các nhà tiếp thị lấp đầy khoảng trống về mức độ hiểu biết của họ về hành vi của khách hàng khi không có cookies hoặc các chỉ số nhận dạng khách hàng khác.
Mô hình chuyển đổi hiện được sử dụng trong các báo cáo phân bổ, báo cáo chuyển đổi và mục khám phá để xác định nơi chuyển đổi đang được tạo ra và thúc đẩy nó trên các kênh phù hợp của Google.
Tại sao những người làm marketing đặc biệt là digital nên quan tâm.
Phân bổ theo hướng dữ liệu có thể cung cấp cho bạn một tổng quan chính xác hơn về vai trò của các kênh khác nhau trong việc hỗ trợ chuyển đổi.
Điều đó có thể cho phép bạn đưa ra các quyết định đầu tư tốt hơn ở những nơi đáng giá hơn, do đó, bạn sẽ có nhiều chuyển đổi hơn.
Việc tích hợp Search Console có thể giúp những người làm marketing dễ dàng truy cập dữ liệu từ trong GA4 mà không cần phải mở Search Console của họ.
Google cho biết:
“Các chuyển đổi được mô hình hóa (modeled conversions) cho phép Google cung cấp báo cáo một cách chính xác hơn, tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và cải thiện việc đặt giá thầu tự động hiệu quả hơn.”
Chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm các tính năng này và phân tích dữ liệu trước khi đưa ra quyết định dựa trên chúng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Analytics rất hữu ích nhưng không thể làm tất cả mọi thứ. Dưới đây là 5 điều mà GA không thể cho bạn biết và cách bạn có thể có được chúng.
Google Analytics (GA) là một công cụ miễn phí do Google cung cấp để theo dõi các hoạt động diễn ra trên website của bạn.
Sau khi GA được cài đặt trên một website, bạn có thể xem các thông tin như: số lượng khách truy cập, trang nào nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhất, người dùng xem trang của bạn bao lâu, tỉ lệ chuyển đổi như thế nào và nhiều hơn thế nữa.
Về cơ bản, Google Analytics là một trong những công cụ quan trọng nhất của người làm digital marketing nhằm mục tiêu đo lường hiệu suất của các chiến dịch, tuy nhiên, GA không được thiết kế để cho bạn biết về mọi thứ.
Dưới đây là những gì mà Google Analytics không thể cho bạn biết:
1. Dữ liệu lịch sử.
Dữ liệu lịch sử là những gì đã xảy ra trước khi cài đặt mã theo dõi (tracking code) Google Analytics vào các website của bạn.
Hãy coi mã theo dõi như một chiếc lưới đánh cá. Sau khi giăng lưới và kiểm tra, bạn có thể nhìn và xem có bao nhiêu con cá đã ‘sa lưới’.
Nhưng trước khi giăng lưới, rõ ràng là bạn không thể bắt được cá cũng như không thể biết được có bao nhiêu con đã bị bỏ lọt.
Đây là lý do tại sao Google khuyên bạn nên thiết lập Google Analytics ngay khi website của bạn được khởi chạy.
Google Analytics (bản tiêu chuẩn) không tự động thu thập những hành động mà người dùng thực hiện trên một website. Nó chỉ cho bạn biết họ xem bao nhiêu trang, xem bao lâu, họ đến từ đâu, xem những trang nào…
Trong những tình huống này, Google Analytics 4 (GA4) sẽ là một phương án bổ sung khác mà bạn có thể thêm vào.
GA4 tự động gắn thẻ một số hành động (sự kiện) nhất định trên website nhưng thiếu một số điểm tiếp xúc thực sự quan trọng đối với các chuyên gia SEO, chẳng hạn như hành động gửi biểu mẫu (submit a form).
Để có thể kiểm tra các sự kiện trong quá khứ, HockeyStack có thể là một công cụ bạn có thể tham khảo. Thời điểm bạn thiết lập HockeyStack, nó sẽ tự động bắt đầu thu thập tất cả dữ liệu về sự kiện mà không cần phải gắn thẻ sự kiện.
2. Lấy mẫu dữ liệu (data sampling).
Điều thứ hai Google Analytics không thể cho bạn biết trong một trường hợp khác mà bạn có thể bỏ lỡ thông tin về lưu lượng truy cập website của mình: đó là lấy mẫu dữ liệu.
Lấy mẫu dữ liệu có nghĩa là một phần nhỏ dữ liệu được phân tích để nhanh chóng xác định các mẫu và xu hướng chính.
Để dễ hình dung hơn, hãy tưởng tượng con bạn đổ 10.000 mảnh Lego xuống sàn. Vì một lý do nào đó, bạn tự hỏi có bao nhiêu mảnh Lego màu đỏ (tỷ lệ).
Bây giờ, bạn có thể dành hàng giờ đồng hồ để đếm hết tất cả đống lego màu đỏ mình cần – hoặc bạn có thể chọn một phần và chỉ đếm 1.000 mảnh.
Nếu có 200 Lego màu đỏ trong 1.000 mãnh đó (đây là tập hợp con’ (subset) của dữ liệu), thì sẽ hợp lý khi giả định rằng bạn sẽ có tổng 2.000 Lego màu đỏ.
Rõ ràng, việc lấy mẫu này sẽ làm cho quá trình phân tích dữ liệu nhanh hơn đáng kể.
Vậy bạn cần làm gì để có thể lấy mẫu dữ liệu?
Bước đầu tiên là kiểm tra liệu dữ liệu của bạn có thể lấy mẫu được hay không.
Nếu bạn đang sử dụng tài khoản Google Analytics bản tiêu chuẩn miễn phí, thì việc lấy mẫu dữ liệu có thể được bắt đầu với khoảng 500.000 phiên (sessions) trong bất cứ phạm vi thời gian nào mà bạn lựa chọn.
Khi việc lấy mẫu có hiệu lực, bạn sẽ thấy một tấm chắn màu vàng có dấu tick ở đầu báo cáo. Thông báo có nội dung “Báo cáo này dựa trên N% phiên” (như bên dưới hình).
Nếu bạn muốn ngăn việc lấy mẫu dữ liệu của mình, chỉ cần cập nhật lên GA4. Google Analytics 4 vẫn miễn phí và không có giới hạn số lần truy cập.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Google sẽ hạn chế việc bạn lấy mẫu dữ liệu để phân tích.
Chẳng hạn khi báo cáo chứa danh mục tuổi, giới tính hoặc sở thích, một ngưỡng mẫu dữ liệu có thể được áp dụng và một số dữ liệu có thể bị ẩn khỏi báo cáo.
Dấu kiểm màu xanh lá cây trong báo cáo mặc định của GA4 cho biết rằng đó là dữ liệu 100% không được lấy mẫu.
3. Bản đồ nhiệt (Heat Mapping).
Rõ ràng là Google Analytics không thể cung cấp toàn bộ bức tranh về dữ liệu bạn cần, và bản đồ nhiệt trên website là một sự thiếu hụt tiếp theo.
Bản đồ nhiệt là một kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu bằng cách sử dụng yếu tố màu sắc trong đó, màu sáng (đỏ) dùng để biểu thị các giá trị lớn hơn và màu lạnh (xanh da trời) để biểu thị các giá trị nhỏ hơn.
Nói một cách đơn giản, đó là một cách nhanh chóng và dễ dàng để bạn có thể xem cách khách hàng tương tác với các trang hoặc website của bạn, những gì họ nhấp vào – hoặc không nhấp vào.
Bản đồ nhiệt của một website có ba loại:
‘Bản đồ nhấp chuột’ hiển thị nơi người dùng nhấp hoặc không nhấp chuột.
‘Bản đồ cuộn màn hình’ cho biết người dùng cuộn bao xa (theo tỷ lệ phần trăm của tất cả người dùng).
‘Bản đồ rê chuột’ hiển thị vị trí và chuyển động của con trỏ chuột của người dùng.
Những người làm digital marketing sử dụng bản đồ nhiệt để hiểu hành vi của người dùng trên một website nhất định.
Những thông tin chi tiết này rất cần thiết khi bạn được giao nhiệm vụ tối ưu hóa bố cục trang (layout), cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) hoặc tăng chuyển đổi.
Mặc dù Google Analytics cũng có bản đồ nhiệt riêng, hay nói đúng hơn đó chỉ là một tiện ích mở rộng trên trình duyệt chrome (chrome extension) có tên là “Page Analytics”, tuy nhiên nó thực sự không phải là một công cụ tốt.
Ngoài tiện ích mở rộng này của Google, một số bản đồ nhiệt khác bạn có thể tham khảo như: Hotjar, Yandex hay Crazy Egg.
4. Theo dõi các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).
Hai điều cuối cùng trong danh sách này sẽ là về các tương tác và cuộc trò chuyện của người dùng ngoài website (off-site), điều thực sự rất cần thiết cho các chiến dịch marketing thành công.
Theo dõi các phương tiện truyền thông mạng xã hội là theo dõi thông tin liên quan đến doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn trên các nền tảng mạng xã hội: những thứ như đề cập thương hiệu (brand mentions), các thẻ hashtag có liên quan, bài viết được chia sẻ, các bài đăng, v.v.
Google Analytics có thể theo dõi các hành động và hành vi diễn ra trên website của bạn, chẳng hạn như người dùng đó được giới thiệu từ mạng xã hội nào, họ truy cập vào trang nào của bạn và liệu họ có kích hoạt các sự kiện gì hay không…
Tuy nhiên, GA không thể cho bạn biết về hoạt động của người dùng đó trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
Nếu bạn thấy hữu ích với các API (tích hợp dữ liệu), SharedCount sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và phân tích về những lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Với một tài khoản miễn phí, bạn có thể sử dụng tới 500 lệnh gọi API mỗi ngày.
5. Chất lượng khách hàng tiềm năng (Lead).
Chất lượng khách hàng tiềm năng là loại hành vi khó theo dõi nhất vì nó thường xảy ra ngoại tuyến (offline). Những thứ như các cuộc gọi bán hàng hay nội dung từ các biểu mẫu giúp kích hoạt chuyển đổi là điều cần thiết để xác định hiệu quả của các nỗ lực marketing.
Khi nói đến việc định lượng hay xác định chất lượng khách hàng tiềm năng, mặc dù số liệu này rất quan trọng, tuy nhiên đa số những người làm marketing nói chung đều đánh giá dựa vào ‘cảm giác’ hoặc số liệu tổng thể mà họ nhận được.
Đối với các tương tác ngoại tuyến như cuộc gọi bán hàng hay việc khách hàng đến cửa hàng, điều tốt nhất bạn có thể làm với tư cách là người làm marketing đó là tham gia sâu vào các cuộc gọi đó để hiểu đầy đủ về chân dung và tâm lý khách hàng.
Đối với việc khách hàng thực hiện gửi mẫu thông tin (Submit Form), có nhiều cách để xếp hạng hay đánh giá điểm bằng các trường tích hợp từ “Trình quản lý thẻ của Google” (Google Tag Manager).
Tuy nhiên cho đến khi bạn là một chuyên gia thực sự về Digital thì điều mới có thể khả thi vì nó tốn khá nhiều thời gian theo từng ngành cụ thể.
Có thể nói, Google Analytics (GA) là công cụ miễn phí quyền lực nhất cho những người làm marketing nói chung và người làm digital nói riêng. Nó cũng là nền tảng để xây dựng một bản kế hoạch Digital Marketing thành công.
Cuối cùng, bạn chỉ cần lưu ý rằng GA không được sinh ra để làm tất cả mọi thứ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tìm hiểu một vài thông tin chi tiết đơn giản nhưng rất hữu ích mà bạn có thể lấy từ Google Analytics để giúp xác định các cơ hội với chiến lược SEO tự nhiên.
Bạn có thể thu thập vô số insights về SEO từ việc phân tích Google Analytics.
Phân tích Analytics một cách nhất quán có thể giúp xác định không chỉ các vấn đề về hiệu suất mà còn là cả các cơ hội tối ưu hóa.
Sau đây là 6 SEO Insight rất hữu ích bạn có thể học từ Google Analytics từ đó giúp bạn có thể dễ dàng đánh giá và tối ưu chiến lược digital của mình.
4. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) có thể cung cấp cho bạn một số gợi ý tốt.
Tỷ lệ thoát của website là phần trăm số người truy cập website của bạn và sau đó rời đi sau khi chỉ xem duy nhất một trang.
Mặc dù nhiều trường hợp một tỷ lệ thoát cao có thể không nhất đồng nghĩa với một trải nghiệm người dùng kém, nhưng nó có thể cho thấy rằng khách truy cập của bạn không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm (hoặc nhiều thông tin hơn) trên website của bạn.
Giả sử bạn được xếp hạng cao cho từ khoá là một thuật ngữ rất dài (long-tail và niche keywords) nhưng khi một người truy cập vào website, nội dung không liên quan đến truy vấn đó và sau đó họ đã ‘thoát’ đi.
Hoặc cách khác, giả sử một người dùng truy cập vào một website và thời gian tải trang của trang đó khá chậm (load pages), nhưng vì người dùng này vốn không thích chờ đợi nên họ cũng sẽ ‘rời đi’ mà không tiếp tục chờ để xem nội dung trên website đó.
Những trường hợp như vậy thì tỉ lệ thoát cao lại đồng nghĩa với trải nghiệm người dùng kém và nội dung website không chất lượng.
Hiệu suất của tốc độ tải trang (pages speed), thiết kế và giao diện người dùng (UI/UX) kém cũng thường là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát cao.
Hiểu hiệu suất của từng trang riêng lẻ và chuyển đổi diễn ra trên mỗi trang đó cũng có thể giúp cung cấp một lượng lớn những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Hãy điều hướng đến Hành vi> Nội dung trang> Trang đích (Behavior > Site Content > Landing Page) và điều chỉnh khung thời gian để so sánh hàng quý hoặc hàng năm.
Theo dõi các xu hướng tiêu cực trên từng trang riêng lẻ. Nếu một trang cụ thể có sự sụt giảm đáng kể (về traffic lẫn chuyển đổi), rất có thể vấn đề chỉ xảy ra với một trang đó.
Tuy nhiên, nếu có sự sụt giảm âm trên một số trang, đó có thể là dấu hiệu cho thấy có một số vấn đề kỹ thuật khác cần được giải quyết.
6. Khoang vùng các trang (pages) có hiệu suất thấp.
Các trang không phải lúc nào cũng hoạt động tốt và có thể mất lưu lượng truy cập (traffic) hay khả năng hiển thị tự nhiên dần theo thời gian.
Bằng cách sử dụng Google Analytics, bạn cũng có thể kết hợp dữ liệu chuyển đổi với các số liệu này để xem trang nào có thể đặc biệt hưởng lợi từ việc cập nhật lại nội dung hoặc một vài loại cập nhật hay làm mới khác.
Bạn hãy điều hướng đến Acquisition > Search Console > Landing Pages, sau đó chọn một khoảng thời gian cụ thể để so sánh.
Bạn nên sử dụng khung thời gian tối thiểu 6 tháng để có đủ dữ liệu lịch sử để đánh giá.
Tiếp theo, sắp xếp bảng hiển thị theo số lần nhấp (clicks) và xác định trang bạn muốn đi sâu hơn để xem dữ liệu truy vấn tìm kiếm.
Giả sử một trang đang nhận được một lượng nhiều lần nhấp chuột nhưng có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) rất thấp. Điều này có thể cho thấy rằng đã đến lúc phải làm mới nó. Bạn có thể cập nhật nội dung, bổ sung design hay thiết kế một UI (giao diện người dùng) mới.
Việc sử dụng Google Analytics đúng cách có thể giúp bạn thúc đẩy những hiểu biết sâu sắc về marketing có giá trị, điều cũng có thể hỗ trợ xây dựng chiến lược SEO hiệu quả hơn.
Hết phần cuối !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tìm hiểu một vài thông tin chi tiết đơn giản nhưng rất hữu ích mà bạn có thể lấy từ Google Analytics để giúp xác định các cơ hội với chiến lược SEO tự nhiên.
6 ‘SEO Insights’ rất hữu ích bạn có thể học từ Google Analytics (P1)
Bạn có thể thu thập vô số insights về SEO từ việc phân tích Google Analytics.
Phân tích Analytics một cách nhất quán có thể giúp xác định không chỉ các vấn đề về hiệu suất mà còn là cả các cơ hội tối ưu hóa.
Sau đây là 6 SEO Insights rất hữu ích bạn có thể học từ Google Analytics từ đó giúp bạn có thể dễ dàng đánh giá và tối ưu chiến lược digital của mình.
1. Phân khúc tuỳ chỉnh.
Phân khúc tùy chỉnh bấy lâu đã là một tính năng chính của Google Analytics, nó cho phép bạn xem lưu lượng truy cập theo kênh, khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu (goals), dữ liệu nhân khẩu học và nhiều hơn thế nữa.
Các phân khúc tùy chỉnh có thể được tạo ra từ hầu hết mọi khía cạnh của dữ liệu người dùng, bao gồm thời gian trên trang, lượt truy cập vào các trang cụ thể, khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu, khách truy cập từ một vị trí cụ thể, v.v.
Việc sử dụng các phân khúc giúp bạn tìm hiểu thêm về người dùng trên website của mình và cách họ tương tác với nó.
Bạn có thể khám phá thông tin trong tab ‘Đối tượng’ của Google Analytics.
Nếu bạn điều hướng đến tab Đối tượng> Sở thích> Tổng quan, thì phần Tổng quan sẽ hiển thị ba phần báo cáo theo sở thích:
Trong ví dụ bên dưới, bạn sẽ thấy rằng gần 4% khách truy cập vào website là ‘Người mua sắm’ (Shoppers) và cũng gần 4% khách truy cập cũng làm việc hoặc quan tâm đến các dịch vụ marketing, quảng cáo cũng như dịch vụ doanh nghiệp.
Để tìm hiểu sâu hơn, bạn hãy điều hướng đến phần ‘Nhân khẩu học’ (Demographics ) trong tab Đối tượng để xem dữ liệu về Độ tuổi và Giới tính.
Phần lớn khách truy cập vào website này nằm trong độ tuổi 25-34 và thiên về nam giới.
Bây giờ, bằng cách sử dụng dữ liệu này, bạn có thể tạo ra một phân khúc tùy chỉnh.
Quay lại Đối tượng> Tổng quan để xem ‘Tất cả các phiên’ (All Sessions).
Bạn có thể tạo phân khúc mới bằng cách chọn thêm phân khúc (+Add Segment) để có thể theo dõi hành vi của người dùng trong phân khúc này, những người truy cập thường xuyên nhất so với những khách truy cập còn lại của website.
Bạn có thể đặt phạm vi ngày trong ít nhất 6 tháng đến một năm nếu có thể để có một tổng hợp dữ liệu tốt hơn.
2. Phân tích lưu lượng truy cập từ thiết bị di động.
Thay vì chỉ theo dõi lưu lượng truy cập trên thiết bị di động đến một website, điều quan trọng là bạn phải theo dõi mức độ tương tác của nhóm khách truy cập này.
Bạn có thể thực hiện một số hành động sau:
Xem số lượng chuyển đổi trên thiết bị di động ở cấp độ trang riêng lẻ. Bạn làm điều này bằng cách thêm một phân khúc cho thiết bị di động.
Theo dõi tỷ lệ thoát (bounce rate) trên thiết bị di động. Hãy chú ý đến các trang có tỷ lệ thoát cao trên thiết bị di động. Điều này có thể giúp bạn xem xét và tối ưu các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến các trang nhất định.
So sánh tỷ lệ thoát trên thiết bị di động và máy tính để bàn. Thực hiện điều này cho cùng một trang có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về sự khác biệt giữa trải nghiệm trên thiết bị di động và trải nghiệm trên máy tính để bàn.
Xem xét người dùng di động mới so với cũ. Làm điều này có thể giúp bạn cung cấp thêm thông tin về số lượng người dùng đang tìm thấy nội dung của bạn lần đầu tiên và những người đã từng truy cập hay đã là khách hàng mua hàng của bạn.
3. Tập trung xem xét phần tìm kiếm trên website.
Bạn có thêm thanh tìm kiếm trên website của mình không? Nếu có, bạn có thêm một cơ hội lớn để tìm hiểu về những gì khách truy cập đang tìm kiếm khi họ truy cập website của bạn.
Bạn không chỉ có thể hiểu rõ những gì họ đang tìm kiếm mà còn có thể biết hiện có bao nhiêu người đang tìm kiếm.
Ví dụ: nếu một tỷ lệ phần trăm đủ lớn lớn lưu lượng truy cập (traffic) của bạn đang sử dụng thanh tìm kiếm, rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy các thanh điều hướng chính có thể cần được cải thiện trên website của bạn để cung cấp cho người dùng rõ ràng hơn về những gì họ đang tìm kiếm.
Điều quan trọng nữa là kiểm tra xem thanh tìm kiếm đó có đang hoạt động hay không. Ví dụ: khi người dùng đang tìm kiếm một cụm từ thông qua thanh tìm kiếm, các kết quả được trả về có phù hợp hay cung cấp được những gì họ cần xem hay không?
Nếu không có kết quả phù hợp, người dùng có được hướng dẫn để di chuyển đến các phần khác của website không?
Cụm từ tìm kiếm thực tế mà người dùng đang nhập vào thanh tìm kiếm cũng có thể giúp cung cấp thông tin chi tiết về các ý tưởng nội dung.
Ví dụ: nếu người dùng thường xuyên tìm kiếm một cụm từ mà website của bạn không có nhiều nội dung về nó, điều đó có nghĩa là bạn nên thêm nhiều nội dung hơn nữa về chủ đề đó lên website của mình.
Hoặc, nếu người dùng đang tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, có lẽ điều đó cho thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó nên được làm nổi bật hơn trên trang chủ hoặc dễ dàng truy cập hơn khi ghé thăm website của bạn.
Hết phần 1 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.
5 mẹo phân tích dữ liệu từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội để tăng ROI?
Trong phần nội dung này, hãy cùng xem một số mẹo giúp bạn thu thập những thông tin sâu sắc nhất từ dữ liệu mạng xã hội của mình và sau đó, giúp tăng doanh thu của bạn.
1. Xác định KPIs chính trên tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội của bạn.
Đối với những người làm digital marketing có kinh nghiệm, điều này không cần phải bàn.
Bạn phải tìm ra các chỉ số hiệu suất cốt lõi (core performance) được chia sẻ trên tất cả các tài khoản mạng xã hội đang hoạt động của mình.
Điều này sẽ cho phép bạn so sánh hiệu suất của các chiến dịch marketing của mình giữa các nền tảng này.
Ví dụ: nếu bạn phân tích giữa Twitter và Instagram, bạn có thể dễ dàng phân biệt được nền tảng nào mà các bài đăng của bạn có hiệu quả tốt nhất về ‘lượt thích’ của người dùng.
Snapchat lại không có tính năng “thích” theo cách tương tự, vì vậy nó sẽ không nằm trong danh mục KPIs phổ biến cụ thể là ‘lượt thích’ này.
2. Thu thập dữ liệu và các chỉ số đặc biệt trên từng nền tảng.
Trái ngược hoàn toàn với quan điểm trước đây, các chỉ số cụ thể trên nền tảng là những chỉ số chỉ tồn tại trên một nền tảng truyền thông nhất định.
Điều này có thể là do sự khác biệt về các tính năng, bố cục và các hành động có sẵn của người dùng.
Ví dụ: Hành động trên trang (Actions on Page) là một ví dụ về các chỉ số dành riêng cho Facebook Analytics vì nó cho thấy nơi người dùng đang nhấp vào trang của bạn, bao gồm cả số lần nhấp vào website, số điện thoại và cả nút kêu gọi hành động (CTA).
Các chỉ số thông thường nên được sử dụng cùng với các chỉ số dành riêng cho từng nền tảng để từ đó bạn có cái nhìn tổng thể hơn về hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing) của mình.
MẸO: Để làm cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn thành công hơn, bạn nên sử dụng dữ liệu để phân khúc dữ liệu (khách hàng) và làm cho quá trình giao tiếp với khách hàng của bạn được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của họ, điều này sẽ dẫn đến việc cải thiện kênh bán hàng và ROI marketing của bạn cao hơn.
3. Sử dụng Google và Adobe Analytics để bổ sung cho quá trình phân tích dữ liệu của bạn.
Ngoài các công cụ vốn có trên các nền tảng mạng xã hội, Google Analytics là một công cụ rất hữu ích khi nói đến việc đối chiếu dữ liệu.
Là một công cụ nâng cao, bạn có thể tận dụng sức mạnh của nó để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, doanh số bán sản phẩm, thời lượng truy cập website, tải xuống tài nguyên và hơn thế nữa.
Bạn có thể kết nối các trang mạng xã hội của mình với nhau để có được những thông tin chi tiết giúp bạn tìm ra nền tảng nào đang mang về cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng và doanh thu nhất.
Và một khi bạn được trang bị dữ liệu đó, bạn có thể tối ưu hay đưa ra những hành động phù hợp hơn để tăng hiệu suất của mình.
Adobe Analytics cũng là một công cụ hữu ích cho những người muốn có được báo cáo chuyên sâu hơn. Nó không chỉ theo dõi những số liệu mà Google Analytics có sẵn mà còn có thêm nhiều số liệu nâng cao hơn, điều mà Google Analytics chưa làm được.
Adobe Analytics cũng tính các chuyển đổi (conversions) theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi của bạn phụ thuộc vào việc người dùng hoặc khách truy cập bấm xem video trên website của bạn và bạn có một người dùng truy cập xem 3 video trong một lượt truy cập trang.
Khi này, Google Analytics sẽ tính nó chỉ là 01 chuyển đổi, nhưng Adobe Analytics sẽ tính nó là 03. Đối với Adobe, điều quan trọng không chỉ là ‘hành động’, mà là số lần người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên trang của bạn.
4. Sử dụng dữ liệu để phân khúc đối tượng của bạn.
Đến lúc này, bạn đã nên có ý tưởng về cách thu thập những dữ liệu quan trọng từ nhiều tài khoản mạng xã hội của mình và thậm chí là kiểm tra cả chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một cách quan trọng để sử dụng dữ liệu đó: phân khúc đối tượng.
Như đã phân tích ở trên, những thông tin chi tiết bạn có được bằng cách sử dụng dữ liệu sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về nhân khẩu học, sở thích và danh tính của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Bạn có thể tách biệt những thông tin như giới tính, độ tuổi, vị trí, nghề nghiệp, xu hướng chính trị và tình trạng kinh tế, đồng thời sử dụng các điểm dữ liệu này để tạo những nội dung hoặc quảng cáo phù hợp với từng phân khúc.
Việc phân tích đối tượng cho phép bạn xác định chính xác những gì thu hút từng phân khúc đối tượng của bạn và từ đó bạn tạo ra những nội dung thu hút trực tiếp đến họ.
5. Tận dụng thông tin chi tiết về hành vi để phân phối nội dung hấp dẫn hơn.
Người dùng nữ của bạn có thích bình luận về những nội dung mang tính trực quan như infographics hoặc hình ảnh minh họa không?
Những người trẻ tuổi có thường dành thời gian để xem hết các video có thương hiệu của bạn không? Phụ đề của bạn có thúc đẩy tương tác không? Đây là một số câu hỏi được trả lời bằng thông tin chi tiết về hành vi dựa trên dữ liệu.
Các chỉ số như lượt truy cập trang, thời lượng xem video trung bình, số lần hiển thị, lượt thích tự nhiên và tổng phạm vi tiếp cận là rất quan trọng để tinh chỉnh chất lượng nội dung của bạn theo từng bài đăng.
Bằng cách hiểu cách người dùng tương tác với nội dung của bạn, bạn có thể xác định bất kỳ thiếu sót nào để cải thiện nó.
Ví dụ: nếu bài đăng hình ảnh trên Instagram của bạn có chú thích dài và chi tiết có mức độ tương tác thấp hơn bài đăng có chú thích ngắn gọn, thì điều đó có thể báo hiệu rằng đối tượng mục tiêu của bạn thích ngắn gọn và linh hoạt hơn là ‘những thứ dài lê thê’.
Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để phục vụ cho chiến lược nội dung nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của mình.
Có rất nhiều công cụ SEO trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để xây dựng bộ từ khoá phù hợp với sở thích nội dung của đối tượng của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bounce Rate hay tỷ lệ thoát trang của website có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm. Bây giờ là thời điểm để bạn tìm hiểu cách cải thiện nó.
3 cách để cải thiện ‘tỷ lệ thoát trang’ của website
Google Analytics cho phép bạn đo lường lưu lượng truy cập đến website của mình cũng như hiểu rõ hơn về hiệu suất tổng thể của nó. Một số liệu thống kê bạn không thể bỏ qua trong Google Analytics đó là tỷ lệ thoát của website của bạn.
Google Analytics đo lường tỷ lệ thoát trang của website theo hai cách:
Tỷ lệ thoát trung bình trên mỗi trang (webpage).
Tỷ lệ thoát trung bình của toàn bộ trang (website).
Dưới đây là những thông tin mà các Digital Marketer cần tìm hiểu thêm về tỷ lệ thoát và cách bạn có thể cải thiện tỷ lệ này trên website của mình.
Tỷ lệ thoát hay Bounce Rate được hiểu như thế nào.
Tỷ lệ thoát đề cập đến số lượng người dùng truy cập rời khỏi Trang (webpage) của bạn. Khi họ rời đi, họ đang quay trở lại SERPs (trang kết quả của công cụ tìm kiếm) hoặc website giới thiệu (referring) sau khi chỉ xem một Trang duy nhất trên website của bạn.
Có tỷ lệ thoát thấp là một điều tốt. Tỷ lệ thoát của bạn càng cao, thì xếp hạng của bạn càng xấu trên các công cụ tìm kiếm.
Suy cho cùng, nếu tỷ lệ thoát của bạn thấp, điều đó có nghĩa là mọi người đang thích thú, xem nhiều Trang hơn trên webiste của bạn và đối với cách hiểu trong thuật toán của các công cụ tìm kiếm thì nội dung của bạn đang rất phù hợp.
Sau đây là một số cách để bạn có thể cải thiện tỷ lệ thoát của website (Bounce Rate).
1. Tạo một website thân thiện với thiết bị di động.
Trung bình, có hơn 52% lưu lượng truy cập (traffic) internet đến từ thiết bị di động. Với Google, một trong những yếu tố xếp hạng cho website của bạn chính là mức độ thân thiện với thiết bị di động.
Nếu website của bạn không thân thiện với thiết bị di động, rất có thể mọi người sẽ rời khỏi website của bạn ngay sau khi truy cập. Do đó, bạn nên đảm bảo nó được tối ưu hóa đúng cách về các yếu tố như: giao diện, cỡ chữ, điều hướng…
2. Giảm tốc độ tải trang của website.
Tốc độ trải trang trên website bạn nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát của bạn.
Khi các Trang tải quá lâu, khách truy cập sẽ rời khỏi website ngay lập tức.
Bên cạnh các yếu tố như tối ưu mã code, giảm kích thước tệp hình ảnh, sử dụng bộ nhớ đệm…thì việc lựa chọn gói lưu trữ (Hosting hay Cloud) cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải trang của bạn .
Ban có thể sử dụng những công cụ như Google Page Speed Insights để đo lường tốc độ tải của website của mình. Công cụ này đồng thời cũng đưa ra các đề xuất về các bước bạn có thể thực hiện để cải thiện tốc độ này.
3. Xây dựng chiến lược liên kết nội bộ (Internal Link).
Sử dụng liên kết nội bộ sẽ cải thiện cơ hội mà người dùng truy cập vào website của bạn ở lại và xem lâu hơn. Thay vì họ chỉ xem duy nhất một Trang rồi thoát (tỷ lệ thoát tăng) bạn có thể điều hướng họ nhấp tiếp vào các liên kết (link) với nội dung liên quan.
Theo các công cụ tìm kiếm, các liên kết nội bộ có thể cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách làm cho website thân thiện hơn với người dùng.
Hãy đảm bảo các liên kết nội bộ bạn tạo ra có liên quan đến bài viết họ đang đọc hoặc liên quan đến truy vấn tìm kiếm ban đầu của họ. Thực hiện hiến lược liên kết nội bộ phù hợp, bạn còn có thể cải thiện hiệu suất SEO của mình.
Về lâu dài, việc giảm tỷ lệ thoát của website sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng website của bạn trong SERPs và giúp đảm bảo mọi người dùng luôn theo dõi và thực hiện những hành động mà bạn mong muốn sau truy cập.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google sẽ ngừng kết nối giữa Google Analytics và các kênh YouTube. Dữ liệu mới sẽ không còn được thu thập.
Google Analytics sẽ không còn thu thập dữ liệu mới từ các kênh YouTube sau khi ngừng kết nối giữa hai dịch vụ này.
Google Analytics đã ngừng thu thập dữ liệu từ các kênh YouTube vào ngày 1 tháng 2 năm 2021. Dữ liệu lịch sử sẽ vẫn có thể truy cập được nhưng dữ liệu mới sẽ không còn được theo dõi.
Khả năng thiết lập liên kết giữa Google Analytics và YouTube đã bị xóa vào tháng 11 năm ngoái. Các kênh có kết nối hiện tại với Google Analytics có thể xem dữ liệu mới cho đến đầu tháng này.
Google cũng đã có thông báo về những thay đổi này. Nếu bạn không nhận được thông báo ở đầu trang ‘Trợ giúp’ của YouTube, các thay đổi có thể đã bị bỏ lỡ hoàn toàn.
Những người sáng tạo trên YouTube luôn có quyền truy cập vào bộ dữ liệu phân tích đầy đủ hơn trong YouTube Studio.
Giờ đây, YouTube Analytics là nguồn tốt nhất để các nhà marketers truy cập thông tin cập nhật trên các kênh YouTube.
Đối với những người làm marketing chỉ dựa vào Google Analytics, điều này có nghĩa là bạn phải tự làm quen với một công cụ mới.
Nếu đó là trường hợp của bạn, hãy xem phần bên dưới để biết tổng quan ngắn gọn về YouTube Analytics.
A Brief Overview of YouTube Analytics
YouTube Analytics có thể được sử dụng để theo dõi hiệu suất của kênh và video của bạn với các chỉ số và báo cáo cập nhật.
YouTube tự động thu thập dữ liệu trên tất cả các kênh và video. Nó không giống như Google Analytics nơi chủ sở hữu website được yêu cầu cài đặt mã theo dõi.
Để truy cập dữ liệu này trong YouTube Analyitics, trước tiên, hãy đăng nhập vào YouTube Studio, sau đó chọn Analytics từ menu điều hướng bên trái.
Trong phần này, bạn sẽ thấy các tab khác nhau. Ngoài tab tổng quan, mỗi tab được điều chỉnh để giúp bạn xem dữ liệu có liên quan đến mục tiêu của mình.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về các tab khác nhau và dữ liệu có trong chúng:
Tổng quan: Hiển thị các chỉ số chính cho kênh của bạn như thời gian xem, lượt xem và người đăng ký. 4 báo cáo có trong tab này là các video hàng đầu, hoạt động trong thời gian thực, video mới nhất và hiệu suất điển hình.
Phạm vi tiếp cận: Cho biết phạm vi tiếp cận tổng thể của nội dung của bạn thông qua số lần hiển thị và nhấp chuột. Tab này bao gồm các báo cáo cho các loại nguồn lưu lượng, các nguồn bên ngoài hàng đầu, số lần hiển thị và cụm từ tìm kiếm.
Mức độ tương tác: Cho biết người xem của bạn đang xem gì, được thể hiện bằng tổng số phút xem. Tab này bao gồm các báo cáo cho các video và danh sách phát hàng đầu cũng như các thẻ và màn hình kết thúc hàng đầu.
Đối tượng: Cho biết ai đang xem video của bạn, được thể hiện bằng số lượng người xem duy nhất, số video đã xem trung bình trên mỗi người xem và mức tăng hoặc giảm người đăng ký. Tab này bao gồm các báo cáo về vị trí của đối tượng, nhân khẩu học và những kênh nào khác mà họ xem.
Doanh thu: Cho biết kênh kiếm được bao nhiêu tiền từ video kiếm tiền. Tab này chỉ dành cho những người sáng tạo trong ‘Chương trình Đối tác của YouTube – YPP’.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi môi trường làm việc toàn cầu.Những người khôn ngoan đã tận dụng những cơ hội đó để học các kỹ năng mới và đi trước trong việc phát triển nghề nghiệp của họ.
Có thể bạn thích phương tiện video hơn âm thanh.YouTube tiếp tục là một nền tảng tuyệt vời giúp bạn lắng nghe thông điệp của mình, cho dù bạn là cá nhân hay công ty.Học cách tạo nội dung video để bán hàng là một kỹ năng quan trọng cho năm 2021 và hơn thế nữa.
12. Financial Analysis
Đại dịch đã tàn phá tài chính của nhiều người.Hơn bao giờ hết, mọi người cần các chuyên gia tư vấn tài chính có năng lực để giúp họ quản lý và phát triển tài sản của mình.
13. Business Development
Đối với nhiều người, đại dịch trở thành cơ hội để đi học trở lại.Bạn có thể không có đủ tiền để lấy bằng MBA, nhưng bạn có thể tham gia khóa học ở các trường kinh doanh nào đó.Đó là điều tốt nhất có thể giúp bạn.
14. Real Estate Investment
Trong khi thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề khi bắt đầu đại dịch, thị trường bất động sản vẫn tương đối mạnh.Bất động sản luôn là một khoản đầu tư đáng giá, nhưng ngày nay thậm chí còn hơn thế nữa khi giá nhà đất tăng chóng mặt trên khắp cả nước.
15. Branding
Trong một thị trường quá bão hòa, điều quan trọng là phải đảm bảo thông điệp thương hiệu của bạn vượt qua khỏi mọi sự ồn ào ở ngoài kia.Điều đó có nghĩa là có một thương hiệu hiệu quả, gắn kết trên các nền tảng.
Bạn sẽ phải khám phá các bí quyết viết blog, copywriting, mạng xã hội và thiết kế sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn.
16. Public Speaking
Chứng sợ nói trước đám đông – chứng sợ bóng gió – ảnh hưởng đến gần 73% người dân trên toàn thế giới.Đó là một con số đáng kinh ngạc, vì vậy nếu bạn đếm mình trong số họ, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông của bạn.
17. Blockchain
Bitcoin đã tăng mạnh trong năm nay khi mọi người tìm kiếm các hình thức đầu tư thay thế sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ.Thời đại hiện đại tràn ngập công nghệ tài chính, bao gồm cả blockchain và tiền điện tử, có thể thay đổi cách bạn đầu tư.
18. Google Analytics
Google Analytics là một trong những công cụ tốt nhất hiện có để phân tích lưu lượng truy cập trang web của bạn.Nếu bạn không thể hiểu những gì đang xảy ra trên trang web của mình, bạn không thể cải thiện nó, đó là lý do tại sao việc học GA lại có giá trị như vậy.
19. Foreign Languages
Học một ngôn ngữ mới chắc chắn có thể giúp bạn điều hướng đến một đất nước xa lạ, nhưng nó cũng được chứng minh là giúp tăng kỹ năng ghi nhớ và nhận thức của bạn.
20. Amazon FBA
Năm 2020 là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu một cuộc chạy đua với chính mình.Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một công việc vào năm 2021, hãy cân nhắc kiếm thu nhập thụ động thông qua dropshipping.
Các công cụ như Fulfillment By Amazon (Amazon FBA) giúp bạn dễ dàng tạo nhãn hiệu riêng và bán sản phẩm trực tuyến mà không cần giữ bất kỳ hàng tồn kho nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong bài viết này, bạn sẽ được cung cấp các yếu tố khác biệt chiến lược của Google Analytics 4, một số bối cảnh lịch sử về sự phát triển của Google Analytics và phác thảo một số bước thực tế để áp dụng Google Analytics 4.
Tại sao lại là Google Analytics 4 (GA4)
Chỉ số ROI trọng yếu: GA4 được xây dựng trong công nghệ máy học và thuật toán của Google để mang lại cho bạn lợi ích của việc lập mô hình, chẳng hạn như xác định các phân khúc khách hàng có nhiều khả năng chuyển đổi nhất.
Đa nền tảng: GA4 được kiến trúc để cung cấp thông tin chi tiết được tích hợp trên cả web và ứng dụng dành cho thiết bị di động (app) để bạn có thể xem toàn diện hành trình của khách hàng (customer journey) trên các thiết bị.
Quyền riêng tư: GA4 an toàn về quyền riêng tư và được xây dựng để giải quyết nhu cầu của một tương lai không lưu trữ thông tin người dùng (cookieless).
Kỷ nguyên mới của Google Analytics
Google Analytics đã phát triển một chặng đường dài kể từ lần ra mắt phiên bản đầu tiên mang tên Urchin, ga.js, analytics.js và Firebase thành Google Analytics 4 như hiện nay – một nền tảng phức tạp được đúc kết từ các thành phần khác nhau của hệ sinh thái Google để đáp ứng nhu cầu của marketing hiện đại.
Universal Analytics mà chúng ta biết và yêu thích luôn tuyệt vời cho các website nhưng nó không được thiết kế để theo dõi người dùng trên cả ứng dụng và web dành cho thiết bị di động.
Về cơ bản, Universal Analytics được cấu trúc xung quanh “phiên” và khái niệm phiên không áp dụng cho các ứng dụng đo lường.
Cuối năm 2014 và song song với Universal Analytics, Google đã phát hành Firebase cho các ứng dụng di động. Firebase chỉ có sẵn cho các ứng dụng chứ không phải web, khiến các nhà làm marketing không có một khung thống nhất và tích hợp đầy đủ để đo lường cả ứng dụng app và web.
Google App + Web đã được thử nghiệm từ năm ngoái và ngày nay GA4 trở thành giải pháp phân tích thế hệ tiếp theo của Google.
Google Analytics 4 cung cấp khả năng thu thập và phân tích toàn diện trên các nền tảng, quyền truy cập vào công nghệ máy học, hiểu sâu hơn về cách khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn và nó sẽ hoạt động khi có hoặc không có cookie hoặc mã nhận dạng (sử dụng Google Signals).
Một sự phát triển khác là sự sẵn có của các tính năng “cao cấp” trước đây chỉ dành cho khách hàng Analytics 360, chẳng hạn như nguồn cấp dữ liệu BigQuery và nhập dữ liệu thời gian truy vấn, những tính năng này hiện có thể được truy cập thông qua các thuộc tính miễn phí của Google Analytics 4.
Sự ra mắt GA4 ảnh hưởng như thế nào đến bạn
Nếu bạn chạy một trang web, một ứng dụng hoặc cả hai, GA4 sẽ thay thế Universal Analytics. Mặc dù sự thay đổi này sẽ không xảy ra ngay lập tức – có thể là vào cuối năm sau – nhưng bạn cần phải cập nhật nó ngay từ bây giờ.
Theo dõi kép
Bước đầu tiên là thiết lập “Theo dõi kép” (dual tracking) có nghĩa là bạn có cả Universal và Google Analytics 4 sẽ chạy cùng một lúc.
Bạn sẽ muốn lưu trữ dữ liệu lịch sử. Việc chuyển đổi sang Google Analytics 4 không phải là một nâng cấp cho một thuộc tính hiện có mà hoàn toàn là một giản đồ dữ liệu mới.
Bạn sẽ cần tạo một tập dữ liệu mới – ít nhất là ban đầu – sẽ không có dữ liệu. Theo dõi kép sẽ cho phép bạn, song song, thu thập một số dữ liệu nền tảng để bạn có cơ sở khi muốn tùy chỉnh việc triển khai GA4 của mình.
Tính năng theo dõi kép cũng sẽ giúp người dùng điều chỉnh với giao diện báo cáo trong quá trình chuyển đổi chính thức của Google Analytics 4 và loại bỏ những điều bất ngờ như thiếu dữ liệu hoặc báo cáo.
Google đang đầu tư rất nhiều vào việc thêm các tính năng và chức năng mới cũng như việc theo dõi kép sẽ cho phép bạn tận dụng các tính năng khi chúng có sẵn.
Ngoài ra, nó còn miễn phí! Không có bất cứ khoản chi phí nào đươc tính khi khởi chạy trên trang web hoặc ứng dụng của bạn đồng thời khách hàng Analytics 360 sẽ không bị tính phí hai lần cho các lần truy cập Google Analytics 4.
Di chuyển đường dẫn
Google sẽ cung cấp hai con đường để di chuyển chính:
gtag.js – Các trang web đã cài đặt Universal Analytics thông qua đoạn mã nhúng gtag.js sẽ được cung cấp một cách để chạy thuộc tính Google Analytics 4 mà không cần phải triển khai mã bổ sung.
Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager) – Các trang web có sử dụng trình quản lý thẻ của Google sẽ cần phải thêm các thẻ GA4 bắt buộc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nói rằng Google Analytics 4 (GA4) sẽ thay đổi cách chúng ta làm Digital Marketing có vẻ giống như một tuyên bố hơi thái quá, nhưng đó là sự thật. Vậy Google Analytics 4 là gì và nó có gì mới? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Google Analytics 4 là gì? Tổng quan về Google Analytics 4 (GA4)
Nếu chúng ta xem xét thực tế là hơn 28 triệu website toàn cầu hiện đang chạy Google Analytics để đo lường, thì có vẻ như đó không còn là một tuyên bố thái quá hay xa vời nữa.
Ngoài ra, khi chúng ta đang chuyển đổi từ kỷ nguyên ‘marketing chính xác’ sang kỷ nguyên ‘marketing dự báo’ thì Google Analytics 4 còn đóng một vai trò trọng yếu hơn trong sự thay đổi mang tính lịch sử này.
Chúng ta hãy cùng nhớ lại một thập kỷ trước (hoặc lâu hơn), một nhóm người trong số chúng ta là những người đam mê phân tích đã tập trung vào việc đặt mã phân tích trên các trang web.
Nếu bạn đặt đoạn mã phân tích ở cuối các trang, trang sẽ tải nhanh hơn, nhưng việc thu thập dữ liệu của bạn có thể bị ảnh hưởng (ví dụ: khi người dùng điều hướng từ trang 1 đến trang 2 trước khi trang 2 được tải đầy đủ).
Mặt khác, nếu bạn đặt mã phân tích ở đầu trang, việc thu thập dữ liệu của bạn có thể được cải thiện, nhưng bạn có thể làm chậm thời gian tải trang, do đó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng cuối và thứ hạng của công cụ tìm kiếm.
Sau đó, Google đã giới thiệu mã ‘Theo dõi không đồng bộ’ (Asynchronous Tracking), cho phép các phần còn lại của website của bạn được tải trong khi trang vẫn tiếp tục truy xuất và thực thi thư viện theo dõi Google Analytics.
Một số website bắt đầu nhận thấy sự cải thiện ở mức hai con số phần trăm về độ chính xác của việc thu thập dữ liệu cũng như tốc độ tải trang.
Google Analytics 4 là gì?
Google Analytics 4 chính là phiên bản nâng cao của Google Analytics (UA) cũ, là công cụ đo lường hiệu suất website miễn phí được xây dựng bởi Google.
Google thông báo rằng nền tảng đang chuyển từ Universal Analytics sang Google Analytics 4 (GA4).
Khuyến nghị đối với CTO (Giám đốc Công nghệ), CMO (Giám đốc Marketing) và cộng đồng phân tích là không nên chuyển hoàn toàn từ bản ‘truyền thống’ sang Google Analytics 4 vào lúc này, mà nên chạy GA4 đồng thời cùng với Universal Analytics.
Google đã không công bố ngày kết thúc của phiên bản Universal Analytics, nhưng chúng ta biết rằng tại một số thời điểm nào đó trong tương lai, GA4 sẽ là mã tiêu chuẩn duy nhất.
Khi hầu hết mọi người nghĩ về ai sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay đổi này, các nhà làm marketing và nhà phân tích là một số người đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ đến!
Cả hai đều có ý nghĩa, và cả hai hoàn toàn sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những vai trò này không bị ảnh hưởng đơn lẻ.
Các CTO ngày nay, với sự giám sát công nghệ của họ, phải cập nhật các công nghệ mới nổi, thu thập dữ liệu, quyền riêng tư và quản trị dữ liệu, cũng như nâng cao kỹ năng của con người và cải tiến quy trình để tối đa hóa lợi nhuận khi áp dụng công nghệ mới.
Có nhiều ý nghĩa với việc chuyển sang GA4 và việc đánh giá dựa trên khối lượng câu hỏi tuyệt đối mà chúng tôi đã trả lời – cũng có rất nhiều sự nhầm lẫn. Chúng tôi đã chia nhỏ một số cân nhắc chiến lược GA4 chính để CTO có trên radar của họ vào năm 2021.
3 cân nhắc chiến lược Google Analytics 4 chính dành cho các giám đốc công nghệ (CTO).
Google Analytics 4 tập trung vào quyền riêng tư.
Giải quyết các vấn đề về bảo mật dữ liệu là ‘danh sách việc cần làm’ của mọi CTO cho năm 2021 trở đi.
Google Analytics 4 cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu phong phú và theo dõi hành vi người dùng trong khi vẫn duy trì tính ẩn danh.
Thông qua việc tận dụng nhiều không gian nhận dạng (Id người dùng từ người dùng đã đăng nhập, Tín hiệu Google hoặc ID thiết bị), Google Analytics 4 sẽ cho phép bạn tận dụng tốt hơn tính năng xác thực người dùng đối với trải nghiệm ứng dụng di động và web của tổ chức bạn cũng như biểu đồ nhận dạng rộng lớn của riêng Google.
Với nhiều không gian nhận dạng, các thương hiệu sẽ khai thác thông tin chi tiết tốt hơn về hành trình của người dùng.
Cách tiếp cận của Google Analytics 4 sẽ loại bỏ người dùng trùng lặp cho phép báo cáo và dữ liệu trên nhiều thiết bị và nền tảng mạnh mẽ hơn. Đến thời điểm này, Google có chín nền tảng, mỗi nền tảng có hơn một tỷ người dùng.
Nếu người dùng đăng nhập vào bất kỳ phiên nào trong số này thông qua web hoặc thiết bị di động và người dùng đó đồng ý chia sẻ thông tin (có nghĩa là người dùng chưa tắt Cá nhân hóa quảng cáo trong tài khoản Google của họ), Google có thể liên kết các phiên của người dùng đó lại với nhau trong website của tổ chức bạn và luồng dữ liệu ứng dụng gốc mà bạn không cần phải cung cấp ID của người dùng.
Đây thực sự là một lợi ích chỉ có Google mới có.
Do đó, Google có thể cung cấp thông tin chi tiết về người dùng và hành vi mà bạn không thể có được, ít nhất là không dễ dàng.
Bằng cách hợp nhất đo lường trên website và thiết bị di động, từ góc độ đối tượng và hành trình của người dùng, Google Analytics 4 cho phép các nhà marketer tạo một hành trình của người dùng từ dữ liệu được liên kết với cùng một danh tính và để tạo ra cái nhìn tổng thể hơn về tương tác của người dùng với thương hiệu của bạn.
Các khả năng ‘đám mây’ mới được cải tiến.
Một cải tiến lớn trong Google Analytics 4 là khái niệm phiên hay session (một nhóm tương tác của người dùng trong website) không còn “giới hạn” cách chúng ta báo cáo và lập mô hình dữ liệu.
Trong Google Analytics 4, bạn sẽ có ‘Thuộc tính người dùng’ (User Properties) có thể được tận dụng để xác định phân khúc người dùng của mình, sự kiện có thể theo dõi tương tác của người dùng với trang web / ứng dụng dành cho thiết bị di động (mobile app) và tham số có thể được sử dụng làm siêu dữ liệu để thêm màu sắc cho sự kiện / tương tác bạn đang theo dõi.
Thuộc tính người dùng trong Google Analytics 4.
Không chỉ vậy, Google Analytics 4 đi kèm với một cấu trúc dữ liệu mới. Dữ liệu phong phú này, ở định dạng thô, có thể dễ dàng xuất sang BigQuery (kho dữ liệu đám mây của Google có thể được truy vấn bằng cú pháp giống SQ).
Có một số tùy chọn phát trực tuyến, bao gồm cả xuất dữ liệu từ ngày hiện tại. Sự sẵn có kịp thời và khả năng truy cập dễ dàng của dữ liệu thô mở ra rất nhiều cơ hội phân tích nâng cao và mô hình hoá dữ liệu.
CTO nên lập kế hoạch trước và đảm bảo rằng dữ liệu thô Google Analytics 4 mới có sẵn này được điều chỉnh theo chính sách của tổ chức của bạn.
Ngoài ra, nhiều bên liên quan hơn có thể sẽ muốn tận dụng sự sẵn có của dữ liệu thô và các khả năng mô hình hóa hay insights này có thể sẽ cần sự hỗ trợ của CTO.
Thích ứng với mô hình dữ liệu hợp nhất.
Google Analytics 4 dựa chặt chẽ vào Google Analytics cho Firebase (thường được gọi là Firebase Analytics) và giờ đây các luồng dữ liệu web, Android và iOS đều được chuyển vào cùng một mô hình dữ liệu.
Mô hình dữ liệu được chia sẻ cho phép GA4 ghi lại và báo cáo các hoạt động tương tự theo cùng một cách trên các nền tảng.
Trong Google Universal Analytics, báo cáo trên nhiều thiết bị cho phép bạn báo cáo trên nhiều nền tảng nhưng không kết nối dữ liệu web và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Đối với người dùng đã xác thực, bạn có thể báo cáo hoạt động trang web trên máy tính để bàn, máy tính bảng cũng như điện thoại và hoạt động ứng dụng dành cho thiết bị di động trên máy tính bảng và điện thoại, nhưng bạn không thể kết hợp dữ liệu web và ứng dụng di động (app).
Mặt khác, Google Analytics 4 cho phép bạn báo cáo rõ ràng về những người dùng đã được xác thực trên web và người dùng di động, cho dù những người dùng đó được xác thực trực tiếp vào trang web và ứng dụng của bạn bằng ID CRM phụ hay được xác thực với Google.
Kết luận.
Khi Google chuyển từ Google Analytics (UA) sang Google Analytics 4 với mục tiêu hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp trong việc tối đa hoá hiệu suất kinh doanh, việc tìm hiểu các thông tin quan trọng của Google Analytics 4 là điều bắt buộc với hầu hết các Digital Marketer. Bằng cách hiểu Google Analytics 4 là gì, có những tính năng gì mới so với phiên bản cũ hay cách ứng dụng nó vào việc thu thập dữ liệu của doanh nghiệp, người làm marketing sẽ có nhiều cơ hội hơn để cải thiện và nâng cao hiệu quả của các chiến dịch và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo đó, Google Analytics 4 hay GA4 là bản cập nhật có rất nhiều điều mới mẻ so với các bản cập nhật trước đây.
Phần lớn cơ sở hạ tầng và logic của Google Analytics hiện tại dựa trên Urchin, một nền tảng phân tích mà Google mua lại vào năm 2005. “Điều đó có nghĩa là rất nhiều tổ chức đã đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên công nghệ đã có tuổi đời 15 năm, công nghệ được thiết kế từ thời mà web còn là một thứ gì đó khác biệt.
Bản cập nhật mới của Google là một “bước đi táo bạo” để cung cấp những cái nhìn thống nhất về hành vi của người dùng trên các thiết bị cũng như trải nghiệm của họ, đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của người dùng ở cấp độ chi tiết.
“Yếu tố chính ở đây là sự thống nhất. “Có những nền tảng phân tích chỉ dành cho thiết bị di động như AppsFlyer, nhưng khi bạn muốn thống nhất việc theo dõi đó trên các trang web thì có lẽ bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn”.
Trước đây, người dùng Google Analytics có thể triển khai Google Analytics “thông thường” trên ứng dụng dành cho thiết bị di động. Nhưng khi Firebase xuất hiện, người dùng đã phải thực hiện các giải pháp thay thế. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Khi bạn thực hiện phân tích người dùng rời rạc trên nhiều nền tảng khác nhau thì rõ ràng bạn cũng rất khó trong việc đồng bộ và phân tích tính logic của dữ liệu. Tuy nhiên, Google đã nhận ra vấn đề này và đã chuyển sang giải quyết tất cả những vấn đề này bằng một giải pháp và giải pháp đó chính là Google Analytics 4.
Ba khả năng tạo nên sự khác biệt của GA4
Google Analytics 4 (GA4) cung cấp tốt hơn hành vi của người dùng, đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của người dùng và cho phép bạn dành ít thời gian hơn để thu thập dữ liệu. GA4 tối đa hóa lợi ích của ba công nghệ mà Google đã phát triển trong vài năm qua:
Firebase Analytics: Tận dụng mô hình dữ liệu hướng sự kiện để mô tả tốt hơn hành vi, đo lường mức độ tương tác của người dùng và dữ liệu tổng hợp trên các trang web và ứng dụng di động.
Google Signals: Cho phép bạn sử dụng phần mềm nhận dạng của Google để nhận dạng những người dùng chưa đăng nhập.
Global site tag: Cho phép bạn bật các tính năng yêu cầu thay đổi mã cho trang web mà không cần sửa đổi thẻ.
Google Analytics 4 là một công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ hơn nhiều so với phiên bản kế thừa. “Các báo cáo ‘Trung tâm phân tích’ trước đây chỉ dành cho người dùng GA360 hiện được cung cấp miễn phí và chúng đã được cải tiến rất nhiều để bạn có thể dễ dàng khám phá dữ liệu, phân tích từng người dùng, tạo kênh chuyển đổi tùy chỉnh (custom conversion funnels), so sánh các phân khúc (segments) và tiến hành kiểm tra phân tích.”
Gắn thẻ tốt hơn, Đồng bộ hóa Di động / Web tốt hơn
Nhiều ‘sự cố’ Google Analytics trong quá khứ sẽ được cung cấp mới bằng các giải pháp tiềm năng do GA4 cung cấp:
Gắn thẻ – Tagging
Các phiên bản cũ của Google Analytics yêu cầu rất nhiều thẻ tùy chỉnh.
Google Analytics mới giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng thẻ ‘global site tag’ với một tính năng được gọi là Đo lường nâng cao. Điều này cho phép các nhà làm marketing theo dõi từ giao diện người dùng mà không cần bất kỳ cập nhật thẻ nào, bao gồm: cuộn màn hình, phát video và tải xuống tệp.”
Tổng hợp Di động / Web
Những ai cần trải nghiệm cả ứng dụng web và ứng dụng dành cho thiết bị di động (App) thường thấy các phiên bản cũ của Google Analytics bị thiếu hụt.
GA4 giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng Firebase Analytics. Điều này có nghĩa là tất cả dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng cùng một lược đồ (schema), bất kể nó đến từ một trang web hay ứng dụng di động.
Do đó, các thương hiệu tương tác với khách hàng trên nhiều điểm tiếp xúc cuối cùng có thể phân tích hành vi trên nhiều thiết bị và các marketer cũng có thể theo dõi hiệu suất chiến dịch cho những người dùng tương tác trên nhiều thiết bị.”
Sự phân chia – Bifurcation
GA4 mới cho phép người dùng truy cập dữ liệu thô của họ miễn phí với tích hợp BigQuery.
Điều này có nghĩa là nhóm phân tích có thể dễ dàng sử dụng GA4 chỉ để thu thập dữ liệu, trong khi nhóm khoa học dữ liệu có thể kết nối trực tiếp với dữ liệu thô bằng R hoặc Python và nhóm kinh doanh có thể tự do xây dựng báo cáo bằng Tableau, Domo, Datorama hoặc bất cứ công cụ nào do họ chọn.”
Chiến thắng lớn nhất đối với những người làm marketing có thể là giờ đây họ có thể phân tích người dùng trên các nền tảng để hiểu cách khách hàng tương tác với thương hiệu của họ thay vì chỉ trang web và / hoặc chỉ ứng dụng.
Google Analytics 4 cải tiến ở chỗ giờ đây các digital marketer có thể xem dữ liệu web và ứng dụng (App) cạnh nhau trong cùng một báo cáo.
Cập nhật lên GA4 như thế nào
Đăng nhập Google Analytics -> Chọn Admin -> Chọn Property -> chọn Upgrade to GA4
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung như Google Tag Manager là gì, ưu điểm nổi trội của Google Tag Manager, cách thiết lập Google Tag Manager và hơn thế nữa.
Google Tag Manager là gì – Hướng dẫn các bước với Google Tag Manager
Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager (GTM) là Trình quản lý thẻ (tag) của Google, đây là công cụ bắt buộc dành cho những người làm digital marketing chuyên nghiệp, đó là những gì họ cần để đơn giản hoá quá trình đo lường.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Vai trò của Google Tag Manager đối với Marketing là gì?
Ưu điểm nổi trội nhất của Google Tag Manager là gì?
Hướng dẫn cài đặt trình quản lý thẻ Google Tag Manager.
Cách thêm thẻ bằng Google Tag Manager.
Website của bạn nên có những loại thẻ (Tag) nào.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager là một trong những trường hợp hiếm hoi của bộ công cụ marketing có thể thực hiện chính xác những gì mà nó đang phân tích và đưa ra số liệu.
Nó là một hệ thống quản lý thẻ (tag) cho phép người dùng tải lên, cập nhật và sửa đổi mã theo dõi (tracking code) được triển khai trên các website của bạn mà không cần chỉnh sửa mã HTML trực tiếp trên website.
Đối với rất nhiều marketer hoặc chủ sở hữu website và thậm chí là đối với các nhà phát triển web, mã (code) và thẻ (tags) có thể là một quá trình khá phức tạp. Nhưng rất may là Google đã sớm nhận ra ‘nỗi đau’ này.
Google cung cấp Google Tag Manager cho phép người quản lý công cụ có thể thực hiện tất cả các hoạt động chỉnh sửa, cập nhật…thẻ và mã code trên cùng một công cụ tập trung thay vì bạn phải thực hiện hành động này riêng lẻ trên từng website, ứng dụng hay một bất cứ một nền tảng nào khác.
Điều này không chỉ giúp đơn giản hoá quá trình đối với những bạn ‘non-tech’ mà còn giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều đối với những người làm digital marketing nói chung.
Vai trò của Google Tag Manager đối với Marketing là gì?
Với Google Tag Manager bạn có thể theo dõi, đo lường, phân tích lưu lượng truy cập, đây là bộ công cụ hoàn hảo để ghi nhận những thành công về các hoạt động marketing của bạn trên nhiều nền tảng như website hoặc ứng dụng (app).
Google Tag Manager không chỉ đảm bảo việc các hoạt động marketing của bạn được tối ưu hóa để thành công nhất có thể mà còn giúp bạn tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể.
Sử dụng Google Tag Manager khiến quá trình triển khai các thẻ như Facebook Pixels và Google Analytics lên website của bạn một cách dễ dàng và tập trung hơn.
Ưu điểm nổi trội nhất của Google Tag Manager là gì?
Nếu bạn là một Digital Marketer chuyên nghiệp, bạn nên tìm hiểu và sử dụng sớm Google Tag Manager, dưới đây là những gì nó có thể mang lại.
Đơn giản hoá quá trình cài đặt: Nếu bạn là một người mới hoặc không thành thạo với các yếu tố kỹ thuật (code), việc thiết lập các thẻ hay mã code từ website hoặc các ứng dụng khác có thể rất khó khăn. Với Google Tag Manager, bạn chỉ cần vài thao tác đơn giản là hoàn thành.
Công cụ thiết lập “All in One”: Google Tag Manager quản lý các mã code theo dõi ở hầu hết các nền tảng quảng cáo khác nhau như Google, Facebook hay TikTok.
Giúp website tải nhanh hơn: Nếu việc cài đặt quá nhiều mã code vào website hay ứng dụng có thể làm chậm tốc độ tải nội dung của bạn, với Google Tag Manager, bạn chỉ cần sử dụng một code duy nhất.
Hướng dẫn cài đặt và thiết lập trình quản lý thẻ Google Tag Manager.
Để sử dụng Google Tag Manager, điều đầu tiên bạn cần làm đó là phải thêm nó vào website. Hành động này khá đơn giản và chỉ mất ‘vài chục giây’:
1. Bạn tạo một tài khoản Google Tag Manager tại: tagmanager.google.com
2. Sau khi tạo tài khoản của bạn, một container mới sẽ tự động được tạo.
* Container hay mã vùng chứa là một đoạn mã JavaScript nhỏ và không phải là đoạn mã JavaScript mà bạn dán vào các trang của mình.
Container cho phép Google Tag Manager kích hoạt các thẻ bằng cách chèn gtm.js vào trang (hoặc thông qua việc sử dụng iframe khi JavaScript không có sẵn).
3. Thực hiện theo các bước sau để sao chép và dán Container Snippet của Google Tag Manager vào đúng vị trí trên website của bạn.
Copy và dán đoạn mã đó vào thẻ <Head> trên website của bạn (quá trình này khá đơn giản nếu website của bạn đang sử dụng WordPress, còn nếu phực tạp hơn bạn có thể nhớ sự can thiệp của các bạn Tech). Đoạn mã sẽ có dạng như này.
Đoạn mã code của Google Tag Manager
Copy và dán đoạn mã như sau vào thẻ <body> trên website của bạn.
Khi bạn đã hoàn thành các bước trên, Google Tag Manager sẽ kích hoạt website của bạn. Lưu ý: Hãy thay mã GTM-XXXX thành mã của Google Tag Manager của bạn.
Cách thêm thẻ bằng Google Tag Manager.
Thẻ hay Tags là những đoạn mã giúp bạn tích hợp và triển khai các sản phẩm khác nhau – chủ yếu là đối với marketing – lên website của bạn.
Thẻ được sử dụng rộng rãi để đo lường và theo dõi hoạt động của người dùng, hiệu suất của các kênh digital, nội dung (Content) và chiến dịch kỹ thuật số của bạn.
Để cài đặt bất kỳ thẻ nào lên website của bạn, hãy làm theo các bước sau trên Google Tag Manager.
1. Đăng nhập vào tài khoản và chọn “New Tag”.
2. Chọn loại thẻ bạn muốn ở “Tag Type”.
Google Tag Manager là gì – Các loại thẻ (tag) hiện có.
3. Chọn loại thẻ theo dõi “Track Type” mong muốn của bạn.
Loại thẻ thường được chọn đầu tiên là “Page View” hay “Xem trang”.
Các tùy chọn thẻ khác thường liên quan với các chiến dịch cụ thể của bạn trên các kênh digital, mục tiêu và chuyển đổi bạn đã thiết lập trong Google Analytics cũng như trên các nền tảng mạng xã hội khác của bạn.
4. Tiếp theo, bạn sẽ cần phải chọn “Trigger” hay “Bộ kích hoạt” của bạn.
Một lần nữa, điều này phụ thuộc vào các mục tiêu mà bạn đã thiết lập trong Google Analytics. Trigger được hiểu đơn giản là nó sẽ kích hoạt thẻ (tag) của bạn hoạt động mỗi khi có sự kiện xảy ra.
Những sự kiện là những gì bạn muốn theo dõi chẳng hạn như: nhấp chuột, điền vào biểu mẫu, mua hàng…v.v.
Website của bạn nên có những loại thẻ nào.
Google Tag Manager có rất nhiều loại thẻ được hỗ trợ và điều quan trọng là bạn phải biết những thẻ nào bạn nên ưu tiên cho doanh nghiệp của mình.
Marketing hãy nên là nói về kết quả. Tất cả mọi thứ từ nội dung đến chiến lược của bạn nên được đo lường cụ thể bằng số liệu. Bằng cách này, bạn có thể tìm hiểu các kênh và phương pháp nào đáng giá nhất để bạn ‘theo đuổi’.
Dưới đây là các thẻ mà bạn có thể bắt đầu cho doanh nghiệp của mình:
Facebook PixelhayFacebook Conversion API – Đây là thẻ giúp bạn đo lường hiệu quả marketing trên Facebook của bạn. Nó theo dõi các hoạt động của những người dùng từ Facebook đến website của bạn. Bằng cách này, bạn có thể đo lường chuyển đổi và các mục tiêu kinh doanh khác dựa trên các mục tiêu marketing của bạn trên các mạng xã hội.
Quảng cáo Google – Theo dõi chuyển đổi và sử dụng tiếp thị lại (re-marketing) với sự trợ giúp của thẻ Quảng cáo Google (Google Ads Tag).
Google Analytics – Tích hợp với tài khoản Google Analytics của bạn để đảm bảo rằng tất cả dữ liệu marketing có liên quan với website của bạn được theo dõi đầy đủ.
Công cụ tối ưu của Google (Google Optimize) – Kiểm tra và chỉnh sửa website của bạn mà không cần có chuyên môn về Code.
Kết luận.
Với những người làm Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, đo lường hiệu suất của các chiến dịch là một trong những công việc quan trọng nhất, hy vọng sau khi hiểu Google Tag Manager là gì cũng như các nội dung có liên quan, bạn có thể dễ dàng thiết lập nó cho riêng mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thực hiện audit digital marketing cho website của bạn là cách tốt nhất để có một cái nhìn tổng quan rõ ràng nhất về hiệu suất hiện tại, giúp bạn ‘chẩn đoán’ bất kỳ vấn đề quan trọng nào mà website đang gặp phải.
Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website
Tuy nhiên, mục đích của digital marketing audit không chỉ là để thực hiện các nhiệm vụ này. Mà nó cũng nên tạo ra các đề xuất có thể hành động để có thể biến thành các chiến lược dựa trên dữ liệu cho các kênh digital khác nhau của bạn.
Những đề xuất này phải luôn luôn gắn liền với các mục tiêu kinh doanh cốt lõi và mục tiêu tăng trưởng của bạn.
Sau đây là 7 nội dung chính cho phép bạn hoàn thành một bản Digital Marketing Audit toàn diện và có thể hành động:
Các công cụ cần thiết để thực thi hoạt động kiểm tra
SEO kỹ thuật – Technical SEO
Nội dung – Content
SEO ngoài trang – Off-Page SEO
PPC – Pay Per Click
Theo dõi và báo cáo – Tracking and Reporting
Thực hiện kiểm tra hoạt động tiếp thị kỹ thuật số- Digital Marketing Audit
1. Công cụ để thực hiện digital marketing audit
Các nhà marketing cần đi sâu vào dữ liệu hiệu suất của website và cần có sự hiểu biết ssu sắc về cách các hiệu suất này được đo lường so với KPI của bạn. Có một số công cụ miễn phí có sẵn để giúp bạn thực hiện việc này một cách hiệu quả:
Google Analytics: Để biết thông tin chi tiết về cách website của bạn nhận được lưu lượng truy cập (traffic), cách khách hàng tương tác với nội dung của bạn và đây cũng là nơi bạn có để đo lường ROI (return on invest).
Google Search Console: Để theo dõi và khắc phục sự các sự cố của website cũng như việc theo dõi sự hiện diện tự nhiên của website trong các kết quả tìm kiếm của Google.
Google Keyword Planner: Để tiến hành nghiên cứu từ khóa, tìm hiểu nhu cầu tìm kiếm và tính toán các dự báo.
Ahrefs (bản dùng thử miễn phí 7 ngày): Để hiểu Khả năng hiển thị của website của bạn, nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng từ khóa và phân tích backlink.
Screaming Frog (có phiên bản miễn phí): Giúp thu thập dữ liệu các trang (webpages) trên website của bạn để chẩn đoán các vấn đề trên trang (onsite) liên quan đến SEO kỹ thuật và nội dung.
2. SEO kỹ thuật – Technical SEO
Bằng cách cải thiện nền tảng kỹ thuật của website của bạn theo đúng cách, bạn có thêm cơ hội được tìm thấy, thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng cao hơn bởi một công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google.
Kiểm tra SEO kỹ thuật của website chủ yếu nên tập trung vào khả năng thu thập dữ liệu và khả năng lập chỉ mục của các trang (web pages) trên website.
Thu thập dữ liệu trên website là một quá trình ‘tốn kém’ đối với Google, do đó, điều quan trọng là làm cho website của bạn dễ dàng và hiệu quả để thu thập dữ liệu nhanh nhất có thể. Điều này sẽ giúp nội dung của bạn được thu thập thường xuyên và giúp nội dung mới được phát hiện nhanh chóng hơn.
Duy trì việc kiểm soát các trang trên website của bạn có thể được lập chỉ mục cũng là phương án nên được quan tâm. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các trang (pages) bạn muốn người dùng truy cập đều có thể được lập chỉ mục.
Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn chỉ lập chỉ mục nội dung có giá trị cho người dùng và sẽ không gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm khi chọn trang nào để xếp hạng.
Những thứ như khả năng sử dụng trên thiết bị di động (mobile friendly) và thời gian tải trang đều được Google tính đến và cũng là các yếu tố xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Do đó, việc thực hiện các bước để cải thiện các khía cạnh của trải nghiệm người dùng sẽ được Google ưu tiên hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
Khi kiểm tra nội dung trên website của bạn, bạn nên xem xét hiệu suất của website một cách thật tỉ mỉ và sử dụng những hiểu biết (insights) này để tạo ra một chiến lược hành động phù hợp với các hoạt động khác của bộ phận Marketing.
Để đánh giá xem nội dung của bạn đang hoạt động như thế nào, có một số số liệu bạn nên xem xét. Thứ nhất, Website của bạn hiện tại đang xếp hạng như thế nào đối với các từ khóa mà bạn đang tập trung.
Từ khóa tập trung có thể là từ khóa có dung lượng (volume search) tìm kiếm cao, giá trị thương mại cao. Bạn có các trang nào không được lập chỉ mục không, hoặc có nội dung nào bị trùng lặp không?
Thứ hai, sử dụng Google Analytics để kiểm tra số lượng phiên (sessions) tự nhiên trên website và xem xét các trang nào đang chiếm phần lớn các phiên này.
Dữ liệu nhấp chuột và hiển thị từ Google Search Console cũng hữu ích cho việc này, vì bạn không những có thể hiểu rõ hơn ở cấp độ trang mà còn hiểu thêm các truy vấn tìm kiếm riêng lẻ.
Và thứ ba, đào sâu vào các chuyển đổi tự nhiên của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn khác nhau như thế nào giữa các chuyên mục con khác nhau trên website?
Về cơ bản, tất cả lưu lượng truy cập đều rất tốt cho website của bạn, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng lượng truy cập đó có thể dẫn đến ROI thực sự.
4. SEO ngoài trang – Off-Page SEO
Backlink (danh sách các liên kết từ các website khác đến website của bạn) là một yếu tố thiết yếu cho sự thành công của website của bạn.
Trong một thế giới nơi mỗi liên kết mới được tính như là một ‘phiếu bầu’ cho website của bạn, tuy nhiên không phải tất cả các ‘phiếu bầu’ này đều bằng nhau. Backlink từ những website hay thương hiệu tốt (tương tác nhiều) và tự nhiên sẽ được đánh giá cao hơn.
Điều này được thấy rõ kể từ khi Google phát hành bản cập nhật thuật toán Penguin nhằm mục tiêu ‘phá vỡ’ các chiến thuật xây dựng liên kết spam cũng như thao túng backlink.
Ahrefs là một công cụ tuyệt vời để nghiên cứu và phân tích backlink của bạn, Ahrefs cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan rõ ràng về các backlink của bạn, các tên miền giới thiệu (referral domain) và bảng xếp hạng tên miền.
Xếp hạng tên miền này là số liệu của bên thứ ba nhằm mục đích báo hiệu sức mạnh của backlink trên website theo thang điểm từ 0 đến 100.
5. PPC – Pay Per Click
Sau đây là một số khía cạnh chính mà bạn cần quan tâm:
Khả năng hiển thị (số lần hiển thị, chia sẻ hiển thị, tỉ lệ đầu trang…)
Khả năng sinh lời (CPC, CPA, ROAS, ROI)
Chất lượng quảng cáo (Click, CTR, điểm chất lượng)
Khi thực hiện kiểm tra tài khoản quảng cáo, tốt hơn hết là bạn nên xác định các khu vực chi tiêu không hiệu quả, cắt giảm ngân sách các khu vực này đồng thời tăng cường chi tiêu trong các khu vực có hiệu suất cao.
Lãng phí ở đây có thể được hiểu là CPC cao, chuyển đổi thấp, từ khoá không liên quan…
Bằng cách này, bạn sẽ thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh thu mà bạn cần, trong khi tối đa hóa lợi nhuận của bạn cho chi tiêu quảng cáo (ROAS) và từ đó lợi nhuận đầu tư tổng thể (ROI) của bạn cũng sẽ tăng lên.
Khi bạn đang kiểm tra các cơ hội PPC của mình, bạn cũng nên xem xét các từ khóa không hiệu quả theo góc nhìn của một SEOer. Quảng cáo trả phí PPC có thể hiệu quả trong thời gian ngắn trong khi công việc SEO được thực hiện để cải thiện các thứ hạng tự nhiên trong dài hạn.
6. Theo dõi và báo cáo
Theo dõi chính xác là yếu tố rất quan trọng để có thể hiểu được hiệu suất của hoạt động marketing trên tất cả các kênh, đồng thời theo dõi và kiểm tra cũng có thể cung cấp những insights quan trọng cho các điểm thành công và điểm thất bại của một chiến dịch cũng như ngành hàng bạn đang làm.
Bạn nên nhận thức được các chiến dịch digital marketing của bạn trên các kênh khác nhau đang tác động lẫn nhau như thế nào (funnels).
Hãy xem dữ liệu chuyển đổi được hỗ trợ trong Google Analytics (Chuyển đổi> phễu đa kênh> Chuyển đổi được hỗ trợ). Hiểu đường dẫn chuyển đổi (conversion path) của khách hàng của bạn là chìa khoá chính để hiểu mức độ tiềm năng của từng kênh riêng lẻ trong một bức tranh digital marketing toàn diện.
7. Thực hiện kiểm tra và sửa đổi Digital Marketing
Digital Marketing Audit chỉ tốt khi nó được đi kèm với một bản kế hoạch hành động hiệu quả. Giai đoạn này sẽ giúp bạn phác thảo các nhiệm vụ gắn liền với các kế hoạch chi tiết về những ảnh hưởng tiềm ẩn và nguồn lực cần thiết.
Bạn cũng có thể sử dụng đây như là nguồn tư liệu để làm việc với các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tăng cường vai trò của hoạt động digital marketing.
Khi bạn đã tập hợp được một lộ trình chiến lược của mình thông qua những dữ liệu hiệu suất và mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các thay đổi với mục tiêu mang lại những lợi ích từ các nguồn lực này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mỗi doanh nghiệp hiện nay đều có ít nhất một website cho thương hiệu hay sản phẩm của mình, nhưng để có thể theo dõi và quản lý tình trạng website, thì Google Analytics là một phần không thể thiếu. Cùng tìm hiểu cách sử dụng Google Analytics để đo lường lưu lượng truy cập web trong bài viết này.
Cách sử dụng Google Analytics để đo lường website (lưu lượng truy cập web)
Vai trò mà Google Analytics mang lại cho website là rất quan trọng. Nó giúp bạn biết được hiệu quả tổng thể của một website, nhờ đó có thể đo lường được hiệu quả của các chiến dịch đang thực hiện.
Công cụ Google Analytics (hay còn gọi là GA) là một công cụ miễn phí dùng để phân tích website, giúp bạn phân tích và theo dõi lưu lượng truy cập trang web của mình, được Google tạo ra vào tháng 11 năm 2005.
Để có thể đánh giá website có đạt được thành công hay không, ngoài việc bạn phải nắm rõ được các KPI quan trọng trong Google Analytics, thì bạn cần phải biết rõ được mục tiêu KPI trên trang web của mình. Hiện tại, điều gì bạn muốn đạt được nhất trên website?
Thông thường trên một trang web sẽ có 2 mục tiêu KPI chính:
Mục tiêu 1: Giúp bạn đạt được doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Sản phẩm trên trang web bán được thật nhiều
Số lượng hiển thị trên công cụ tìm kiếm
Số lần truy cập website càng nhiều càng tốt
Mục tiêu 2: Giúp bạn nắm được những dữ liệu của khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra những chiến dịch chăm sóc, khuyến mãi phù hợp
Số lượng tải xuống tài liệu PDF
Đăng ký nhận tư vấn, bản tin
Lượt xem blog, video sản phẩm
Khi bạn đã rõ được mục tiêu KPI mình muốn rồi, chúng ta bắt đầu nắm bắt rõ hơn về cách sử dụng Google Analytics qua 9 KPI quan trọng của GA.
9 KPI quan trọng cần cải thiện để tăng chuyển đổi
Đây là bản menu báo cáo của GA bao gồm 5 mục chính, thể hiện đầy đủ các KPI quan trọng của website:
Realtime (Thời gian thực)
Audience (Đối tượng)
Acquisition (Chuyển đổi)
Behavior (Hành vi)
Conversions (Chuyển đổi)
1. User trong “New vs Returning”
Mục này của Google Analytics sẽ giúp bạn xác định được chính xác tỷ lệ người dùng cũ quay lại và tỷ lệ người dùng mới truy cập vào website bạn (lưu lượng truy cập web).
*Để vào mục này: Audience (Đối tượng) –> Behaviour (hành vi) –> New vs Returning (Khách mới và khách cũ).
Nếu chỉ số người dùng cũ của bạn cao gần bằng 1/2 hoặc hơn với người dùng mới, điều đó chứng tỏ website bạn đang làm content marketing rất tốt.
Khi trang web của bạn có nhiều khách hàng cũ quay lại, điều đó chứng tỏ website đang có rất nhiều khách hàng trung thành.
Việc này giúp bạn có thể phát triển các chiến dịch thương hiệu dễ dàng hơn và được xếp hạng tốt trên SERPs (công cụ tìm kiếm) của Google.
Báo cáo New vs Returning trong Analytics.
Ngoài ra bạn có thể so sánh được hiệu quả giữa các nguồn của khách truy cập mới và cũ để biết được khách truy cập từ nguồn nào.
Bằng cách nhấp vào nút Secondary dimension (thứ nguyên phụ) và chọn Source (nguồn):
Các nguồn truy cập trong Google Analytics.
2. Sessions trong Frequency & Recency
*Để vào mục này: Audience –> Behaviour –> Frequency & Recency (Tần suất truy cập)
Phần này giúp bạn xác định rõ hơn khách hàng cũ đã quay lại website của bạn bao nhiêu lần bằng Count ofSession (số lượng phiên), và số lượng xem trang của từng phiên. Nhờ đó bạn biết được khách truy câcậpp nào là thường xuyên, khách nào mới 2 hay 3 lần…
Khi bạn biết số lần của khách cũ truy cập website, chúng ta có thể tập trung vào những chiến lược phù hợp với từng đối tượng đó.
Số lần xem trang cao hay thấp sẽ cho bạn biết được content của bạn có mang đến sự thú vị khi khách truy cập hay không.
Báo cáo Frequency & Recency trong GA.
3. Sessions Duration trong Engagement
*Để vào mục này: Audience –> Behaviour –> Engagement (Mức độ tương tác)
Đây là mục bạn sẽ biết được thời gian khách truy cập website của mình nhờ Session Duration (thời gian của phiên).
0 – 10 giây: Đây là nhóm khách hàng truy cập đầu tiên và thoát ra liền trong khoảng thời gian từ 10 giây trở xuống.
Nhờ biết được thời gian, bạn có thể chia ra được nhiều nhóm khách hàng khác nhau để có các chiến lược phù hợp hơn.
Qua đó bạn cũng biết được content trên các trang của web có đáp ứng đúng nhu cầu của khách truy cập mong muốn không, để có thể cải thiện cho tốt hơn.
Sessions Duration trong Engagement.
4. Bounce rate
Chỉ số Bounce Rate.
Chỉ số Bounce rate (tỷ lệ thoát) giúp bạn biết được tỷ lệ khách thoát khỏi trang web của bạn sau khi truy cập. Nếu như trang web của bạn đang thực hiện các chiến lược quảng cáo tìm kiếm trên google, nhưng chỉ số bounce rate cao, cho thấy được nội dung trên trang đích của bạn không phù hợp với khách hàng.
Những yếu tố có thể dẫn đến bounce rate cao bao gồm:
Tuy nhiên có những bài viết có số lượt truy cập cao và bounce rate cũng cao. Trong trường hợp này không phản ảnh được bài viết không tốt, mà bạn phải xem qua thời gian trung bình ở lại trên trang web.
Chúng ta chỉ có thể đánh giá được thành công khi xem tỷ lệ thoát của cả trang web. Nếu như trang web của bạn có tỷ lệ thoát cao nên phân tích sâu hơn và rõ hơn ở từng mục của trang web.
5. Organic SERPs
*Để vào mục này: Acquisition –> Overview (Tổng quan)
Trong phần này bạn có thể xem rõ được số lượng người dùng truy cập tự nhiên (Organic search) qua google tìm kiếm mà không phải trả tiền.
Để phát triển website lâu dài, bạn cần thực hiện các chiến lược content marketing và SEO thật tốt để có lượng tìm kiếm tự nhiên cao, phát triển thương hiệu, tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Tổng quan chuyển đổi trong GA.
6. All Campaigns
*Để vào mục này: Acquisition –> Campaigns –> All Campaigns (Tất cả chiến dịch)
Phần All Campaigns trong Acquisition (chuyển đổi), giúp bạn theo dõi tất cả các chiến dịch bạn đang thực hiện có tốt không.
Bạn nên theo dõi các chiến dịch, bằng cách thêm những tham số theo dõi vào các URL của bản tin, sau đó sẽ được xác định bởi Google Analytics.
Các kênh marketing trong GA.
Hoặc bạn có thể xem tổng lượt truy cập rõ ràng qua các nguồn hay phương tiện khác nhau: Acquisition –> All Traffic –> Source/medium (Nguồn/ phương tiện)
Tổng lượt truy cập qua các kênh.
7. Average Page Load Time
*Để vào mục này: Behavior –> Site Speed –> Overview
Trong phần này bạn có thể xem được Average Page Load Time (tốc độ tải trung bình) trang web hiện tại của mình.
Nếu như khách hàng phải chờ quá lâu để truy cập được trang web của bạn, rất có thể họ sẽ thoát ra ngay. Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến KPI, bounce rate trang web của bạn tăng lên; tốc độ tải cũng ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm Google.
Do đó bạn cần phải luôn tối ưu trang web của mình để có được tốc độ tải trang càng ngắn càng tốt, từ đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch của mình.
Báo cáo Tốc độ tải trên Google Analytics.
8. Average time on page
*Để vào mục này: Behavior –> Site Content –> All pages
Phần này giúp bạn biết được thời gian khách ở lại các trang có lâu không nhờ Average time on page (Thời gian trung bình trên trang), bạn có thể đánh giá được content các trang hiện tại của bạn thực hiện có đủ hấp dẫn, thú vị để thu hút đúng đối tượng khách hàng.
Bạn còn có thể biết được trang nào đang được khách quan tâm nhất, để có thể đưa các chuyển đổi phù hợp cho khách hàng.
Average time on page trong GA.
9. Coversions Rate
*Để vào mục này: Conversions –> Goals –> Overview
Bạn có thể xác định rõ Coversions rate (tỷ lệ chuyển đổi) mục tiêu cụ thể qua phần này. Ví dụ như:
Tải tài liệu
Mua sản phẩm
Đăng ký nhận bản tin, sự kiện, khóa học
Đăng ký tư vấn
Mỗi ví dụ là một chuyển đổi, tùy thuộc bạn muốn đặt mục tiêu cụ thể như thế nào.
Conversions Rate trong GA.
Kết luận
Qua 9 chỉ số KPI, bạn đã biết được làm thế nào để Google Analytics được hiệu quả cho website của bạn. Đừng bao giờ chỉ dựa vào mộtchỉ số, và chỉ số doanh số của cửa hàng online của bạn đang tăng lên không có nghĩa lợi nhuận cũng tăng theo.
Chi phí bạn bỏ ra cao, thậm chí có thể nhiều hơn doanh số, điều này làm cho lợi nhuận ít hơn; hoặc lỗ nếu bạn chỉ tập trung vào một chỉ số doanh thu.
Bạn nên xác định rõ mục tiêu phù hợp cho trang web để có thể đưa ra đúng mục tiêu KPI, từ đây việc theo dõi trên Google Analytics sẽ tốt hơn rất nhiều.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mọi chủ doanh nghiệp đều muốn có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và có nhiều chiến lược hơn để đạt được điều đó, như cải thiện nội dung, tối ưu hoá lời kêu gọi hành động (CTA) và hơn thế nữa.
Cách tăng tỉ lệ chuyển đổi bằng Google Analytics
Để đáp ứng được các yêu cầu này, dù cho cách làm của bạn là gì, đừng quên tài sản vô giá nhất mà bạn đang nắm giữ trong tay lúc bấy giờ – đó là dữ liệu (Data) từ Google Analytics.
Chính xác là dữ liệu Google Analytics. Không có dữ liệu, về cơ bản, như bạn đang chụp ảnh trong bóng tối và Google Analytics sẽ giúp bạn bật đèn lên.
Nó có thể tiết lộ hàng tá cơ hội chưa được khai thác để giúp bạn cải thiện chuyển đổi và thực sự hiểu cách mà người dùng của bạn tương tác với thương hiệu của bạn.
Thật không may, nhiều công ty lại không biết cách tận dụng tối đa công cụ này và không thực sự khai phá được tiềm năng của nó. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách cải thiện chuyển đổi bằng Google Analytics, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chính xác cách thực hiện.
Hãy đi sâu hơn vào các yếu tố trong tài khoản Google Analytics của bạn và học cách tận dụng chúng để có thể tạo ra được nhiều giá trị nhất.
Bước đầu tiên…
Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Google Analytics để tăng cường chuyển đổi, nhưng lại khá ít doanh nghiệp có thể đọc và hiểu khách hàng của họ thông qua các dữ liệu đó.
Nếu đây là bạn, hãy đọc tiếp. Nếu bạn đã thiết lập Google Analytics hay Google Analytics 4, hãy chuyển sang phần tiếp theo.
Có một số điều mà bạn nên biết khi bắt đầu với Google Analytics. Đầu tiên là có phiên bản miễn phí và có phiên bản cao cấp. Phiên bản cao cấp được thiết kế cho các doanh nghiệp cấp doanh nghiệp và có mức phí cố định là 150.000 USD mỗi năm.
Bạn có muốn sử dụng bản có phí chứ? Nếu không, phiên bản Google Analytics miễn phí cũng cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu và quá đủ để bạn bắt đầu. Tuy nhiên, nếu công ty của bạn lớn hơn, thì có thể đáng để chuyển sang bản có phí.
Bạn cũng nên lưu ý rằng khi bạn sử dụng Google Analytics, bạn không bắt buộc phải lưu trữ trang web của mình thông qua Google. Tuy nhiên, bạn sẽ được yêu cầu đặt mã theo dõi trên mỗi trang trên trang web của bạn mà bạn muốn theo dõi dữ liệu.
Chỉ sau vài ngày, bạn sẽ có dữ liệu có ý nghĩa mà bạn có thể bắt đầu sử dụng để thực hiện các chiến lược được đề cập trong bài viết này và bắt đầu tăng tỷ lệ chuyển đổi của mình.
Nếu bạn không rành về công nghệ và nếu bạn không muốn tự mình làm tất cả Google Analytics, bạn luôn có thể thuê ngoài nhiệm vụ này cho những người làm việc tự do chuyên về phần mềm. Chi phí cho phần này cũng “mềm” hơn bạn tưởng.
Hãy phân khúc lưu lượng truy cập trang web theo loại kênh truy cập.
Một trong những cách tốt nhất (và dễ nhất) để sử dụng Google Analytics để tăng chuyển đổi là xem xét các phân đoạn lưu lượng truy cập của bạn theo loại kênh.
Điều này có nghĩa là xem kết quả từ tất cả các kênh online khác nhau của bạn. Các kênh online mà bạn sẽ có thể xem dữ liệu bao gồm:
Organic Traffic – Nguồn từ tự nhiên, không trả phí
Social – Nguồn từ mạng xã hội
Refferal – Nguồn giới thiệu từ các website khác
Email – Nguồn từ email
Direct – Nguồn trực tiếp, nhập url website ở trình duyệt
Xem lưu lượng truy cập từ tất cả các kênh khác nhau của bạn cho phép bạn xem kênh nào hoạt động tốt và kênh nào không hoạt động.
Điều này cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc quan trọng về hiệu quả của các chiến lược Marketing của bạn. Để xem dữ liệu này, nhấp vào phần sau trong Google Analytics:
Sau khi bạn biết kênh nào trong số các kênh lưu lượng truy cập của mình hoạt động tốt nhất, bạn có thể tăng ngân sách vào các kênh đó.
Trong hình trên, kênh phổ biến nhất là Social – mạng xã hội, dựa trên số lượng chuyển đổi bạn có thể thấy trong cột Chuyển đổi.
Ưu tiên các kênh hoạt động hàng đầu của bạn có thể sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn bởi vì kênh này sẽ mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn cho các trang web của bạn cho mỗi đồng ngân sách tiếp thị mà bạn đã chi.
Khi bạn biết kênh nào đang hoạt động kém, bạn cũng nên nỗ lực cải thiện các kênh này. Điều này cũng có thể giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
Để tiếp tục tối ưu hóa các kênh hiệu suất cao nhất của bạn, nhấp vào kênh để tìm hiểu thêm.
Điều này đặc biệt quan trọng khi chạy các chiến dịch truyền thông xã hội có trả phí. Chọn vị trí quảng cáo chính xác giúp tiết kiệm ngân sách quảng cáo có giá trị.
Như bạn có thể thấy từ hình ảnh bên dưới, chạy các chiến dịch truyền thông xã hội có trả phí trên LinkedIn và các nguồn cấp dữ liệu Instagram thông thường không hoạt động tốt. Có tỷ lệ thoát cao cho cả hai và không có chuyển đổi.
Mặt khác, quảng cáo trên Facebook và Instagram Stories đang hoạt động tốt. Cả hai đều có tỷ lệ chuyển đổi tốt, tỷ lệ thoát thấp và chuyển đổi vững chắc.
Bạn nên dành một chút thời gian của mình để cải thiện các số liệu như tỷ lệ thoát và tỷ lệ chuyển đổi, điều này sẽ giúp hiệu suất tổng thể của trang web của bạn đáng kể.
Mẹo về cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ thoát:
Tăng tốc độ trên tất cả các thiết bị, đặc biệt là điện thoại di động. Bạn có thể kiểm tra tốc độ trang web của mình và nhận đề xuất miễn phí bằng cách sử dụng Google PageSpeed Insights.
Đảm bảo có các trang đáp ứng cho mọi loại thiết bị, sử dụng thử nghiệm Thân thiện với thiết bị di động.
Giữ thông tin quan trọng trên màn hình đầu tiên (bao gồm các nút CTA). Khi người dùng truy cập vào trang web của bạn, hãy chắc chắn rằng mọi thứ họ cần liên hệ với bạn đều ở ngay trước mặt họ.
Đừng áp đảo khách hàng của bạn với quá nhiều thông tin. Hãy đi thẳng vào vấn đề và chỉ cung cấp một CTA (Kêu gọi hành động) rõ ràng.
Đảm bảo hiệu suất của sản phẩm được kiểm tra thường xuyên.
Nếu bạn sẽ tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của mình, bạn cần biết sản phẩm nào đang bán tốt và sản phẩm nào không.
Bạn có thể sử dụng Google Analytics để xác định các sản phẩm bán chạy nhất của mình.
Bạn cũng có thể xác định người bán hàng hàng đầu của mình theo danh mục, theo nhãn hiệu, theo SKU (đơn vị kinh doanh) hoặc theo tên sản phẩm.
Nếu bạn đã thiết lập theo dõi thương mại điện tử trên trang web của mình, bạn có thể làm theo hướng dẫn này của Google để được trợ giúp.
Để kiểm tra hiệu suất sản phẩm bằng Google Analytics, hãy thực hiện các lệnh sau:
Chuyển đổi> Thương mại điện tử> Hiệu suất sản phẩm
Khi bạn có thể xem sản phẩm nào bán chạy nhất và hoạt động tốt nhất, bạn có thể điều chỉnh trang web của mình để sản phẩm tốt nhất được xem trước.
Đi vào phần cuối của trang web của bạn và thay đổi bố cục của cửa hàng trực tuyến để các sản phẩm này ở đầu trang.
Các cửa hàng trực tuyến có thể cung cấp giảm giá và khuyến mãi để thử và tăng thêm doanh số cho các mặt hàng có hiệu suất cao nhất, như trong ví dụ dưới đây.
Khi mọi người có thể thấy sản phẩm tốt nhất của bạn trước mà không phải tìm kiếm, chuyển đổi của bạn sẽ tăng lên. Khách hàng càng dễ dàng tìm thấy sản phẩm tốt nhất của bạn, thì tỷ lệ chuyển đổi càng tốt.
Bạn cũng có thể quảng bá các sản phẩm này thông qua quảng cáo hoặc các chiến dịch quảng cáo theo mùa đặc biệt.
Có thể giảm giá các sản phẩm này trong ngày Black Friday. Biết dữ liệu này có thể ảnh hưởng tích cực đến tất cả các chiến dịch tiếp thị của bạn.
Nghiên cứu kỹ nhân khẩu học khách hàng của bạn.
Hiểu nhân khẩu học đối tượng của bạn là rất quan trọng để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Điều này là do bạn sẽ nhận được ROI tốt nhất cho các nỗ lực Marketing của mình nếu bạn nhắm mục tiêu vào nhân khẩu học có nhiều khả năng mua sản phẩm của bạn nhất.
Bạn có thể tìm hiểu nhiều về đối tượng của mình thông qua Google Analytics, bao gồm độ tuổi trung bình, giới tính, họ đến từ quốc gia nào, v.v. Để hiểu rõ hơn về nhân khẩu học của khách hàng, hãy thực hiện các lệnh sau:
Đối tượng> Nhân khẩu học> Tổng quan
Khi bạn biết nhân khẩu học nào có khả năng mua sản phẩm của mình nhất, bạn có thể điều chỉnh tất cả các nỗ lực Marketing của mình để nhắm mục tiêu vào nhân khẩu học có lợi nhất. Bạn cũng có thể loại bỏ nhân khẩu học năng suất thấp khỏi chiến lược tiếp thị của mình.
Nhân khẩu học có ROI thấp là một sự lãng phí thời gian cho doanh nghiệp của bạn và bạn nên tránh chúng.
Vì vậy, ví dụ: nếu bạn thấy rằng ít hơn 1% lưu lượng truy cập của bạn là những người trên 65 tuổi, bạn nên tránh hoàn toàn nhân khẩu học này.
Nếu bạn thấy rằng 80% lưu lượng truy cập của bạn là những người trong độ tuổi từ 40 đến 50, thì bạn nên dành một phần lớn ngân sách tiếp thị của mình nhắm mục tiêu đến những người trong nhóm nhân khẩu học này.
Bạn có thể điều chỉnh nhân khẩu học mục tiêu cho tất cả các kênh Marketing của mình. Ví dụ: nếu bạn tìm ra nhân khẩu học tốt nhất của bạn ở độ tuổi từ 40 đến 50, bạn có thể xem xét xã hội được trả nhiều tiền hơn trên Facebook.
Nếu nhân khẩu học trẻ hơn, thì có lẽ nên tìm cách quảng cáo trên Instagram hoặc SnapChat, vì đây là những kênh xã hội mà những người trẻ tuổi thường xuyên lui tới nhất.
Khi phần lớn số ngân sách tiếp thị của bạn đang được chi tiêu nhắm mục tiêu đúng nhân khẩu học, bạn có nhiều khả năng tăng lưu lượng truy cập và doanh số của bạn.
Xác định các trang tải chậm.
Các trang trên trang web của bạn tải chậm có thể là một vấn đề lớn. Điều này làm thất vọng khách truy cập của bạn.
Khi họ cảm thấy thất vọng, họ rời khỏi trang của bạn và đi đến một trang web khác. Những người rời khỏi trang web của bạn mà không mua hàng rõ ràng là không tốt cho chuyển đổi.
Để khắc phục sự cố này, bạn có thể sử dụng Google Analytics để tìm bất kỳ trang nào đang tải chậm. Thực hiện các lệnh sau trong Google Analytics:
Hành vi> Tốc độ trang web> Thời gian trang
Khi bạn biết trang nào đang tải chậm, hãy tự sửa chúng hoặc bằng cách thuê một bạn phát triển web làm điều đó cho bạn.
Các cách hàng đầu để cải thiện tốc độ tải trang là tối ưu hóa bộ đệm (cahces), cắt bớt phân tích cú pháp JavaScript, loại bỏ các chuyển hướng và giảm thiểu kích thước hình ảnh (Image Sizes).
Trong hình trên, trong cột có nhãn Trung bình (Avg). Thời gian tải trang (giây) Bạn có thể thấy các trang web được liệt kê bên dưới với thời gian tải trung bình của chúng. Lý tưởng nhất là bạn muốn các trang web tải nhanh hơn ba giây.
Khi bạn đã khắc phục sự cố, rất có thể các chuyển đổi của bạn sẽ tăng đột biến. Điều này là do bạn sẽ có tỷ lệ thoát (Bounce Rate) tốt hơn, nghĩa là sẽ có ít khách truy cập rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ xem một trang.
Khi các trang tải nhanh, trải nghiệm người dùng sẽ tốt hơn đáng kể cho trang web của bạn. Nhiều người thực sự sẽ dành thời gian để duyệt trang web của bạn thay vì nhanh chóng rời khỏi và đi đến một đối thủ cạnh tranh.
Để nhận được các đề xuất đầy đủ về cách bạn có thể cải thiện tốc độ tải trang web của mình, hãy sử dụng thông tin chi tiết của Google PageSpeed.
Bạn chỉ cần nhập URL của bạn và bạn được trình bày với điểm tải trang và các đề xuất về những gì có thể được thực hiện để cải thiện.
Tốc độ tải trang của bạn được xếp hạng trong số 100 và hướng dẫn này cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu cách diễn giải kết quả PageSpeed của bạn.
Nghiên cứu kỹ phần báo cáo về sở thích của người dùng.
Google Analytics cung cấp báo cáo chi tiết về sở thích của khách hàng của bạn. Các báo cáo sở thích này có thể cho bạn biết khách hàng của bạn quan tâm đến điều gì.
Ví dụ: nó có thể cho bạn biết nếu khách hàng của bạn quan tâm đến bóng đá, chính trị, tin tức, xu hướng công nghệ, v.v.
Những hiểu biết này không chỉ có lợi vì chúng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng của mình mà còn có thể giúp bạn đưa ra những ý tưởng nội dung tiếp thị sẽ lôi kéo khách hàng của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các báo cáo sở thích để xác định các cơ hội bán chéo (Crosssales) và để trau dồi các cơ hội tiếp thị nhắm mục tiêu và nhắm mục tiêu lại của bạn.
Để kích hoạt báo cáo sở thích, hãy thực hiện các lệnh sau trong Google Analytics:
Quản trị viên> Thuộc tính> Cài đặt thuộc tính> Tính năng quảng cáo> Bật Báo cáo nhân khẩu học và sở thích
Trong hình ảnh trên, bạn có thể thấy các khu vực quan tâm lớn nhất cho trang web này.
Dữ liệu này đặc biệt hữu ích nếu bạn thực hiện quảng cáo trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội có trả phí (Facebook Ads) hoặc chiến dịch gửi mail trực tiếp. Bạn có thể đảm bảo bạn luôn tiếp cận đúng đối tượng.
Khi bạn bắt đầu sử dụng lợi ích của khách hàng để làm lợi thế của mình, bạn có thể làm cho công ty của bạn hấp dẫn hơn nhiều đối với khách hàng của bạn.
Điều này là do mọi người có xu hướng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp cộng hưởng với họ và họ thấy thú vị.
Vì vậy, nếu bạn đưa ra nội dung mà khách hàng của bạn tự nhiên thấy thú vị, họ sẽ bị lôi cuốn vào trang web của bạn. Càng nhiều khách hàng tìm đến trang web của bạn, tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ càng tốt.
Nếu bạn gặp sự cố khi tạo chuyển đổi trên trang web của mình, nếu trang web của bạn không có đủ lưu lượng truy cập hoặc nếu trang web của bạn gặp bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào khác, thì Google Analytics có thể giúp bạn xác định các vấn đề và cung cấp thông tin chuyên sâu về cách khắc phục.
Phân đoạn theo loại kênh, kiểm tra hiệu suất sản phẩm, nghiên cứu nhân khẩu học đối tượng của bạn, xác định các trang tải chậm và nghiên cứu báo cáo quan tâm đều có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về khách hàng, sở thích, hành vi của họ, ngoài việc giúp bạn tìm hiểu về phần nào của trang web của bạn đang hoạt động tốt và không.
Dù bất kể bạn học gì hãy học từ những nguyên lý cơ bản nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link