Skip to main content

Thẻ: Grab

Gojek bỏ Grab để sáp nhập cùng kỳ lân Tokopedia

Công ty sau sáp nhập sẽ trở thành một hãng Internet khổng lồ với giá trị hơn 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh của công ty này sẽ trải khắp từ gọi xe, thanh toán, mua sắm trực tuyến cho tới giao hàng.

Theo Bloomberg, siêu ứng dụng Gojek được cho là đang đàm sáp nhập với sàn thương mại điện tử hàng đầu Indonesia là Tokopedia. Pháp nhân hình thành sau sáp nhập có thể sẽ sớm thực hiện IPO tại Mỹ và Indonesia.

Hiện tại, hai startup giá trị nhất Indonesia đã kí những thỏa thuận chi tiết để thực hiện khâu thẩm định. Cả Gojek và Tokopedia đều tỏ ra thiện chí và mong muốn có thể hoàn thành nhanh chóng thương vụ trong vòng vài tháng tới.

Gojek và Tokopedia hiện được định giá lần lượt là khoảng 10,5 tỷ USD và 7,5 tỷ USD. Nguồn tin cho biết các nhà sáng lập của cả Gojek và Tokopedia đã là bạn của nhau kể từ khi thành lập công ty của mình hơn 10 năm trước.

Công ty sau sáp nhập sẽ trở thành một hãng Internet khổng lồ với giá trị hơn 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh của công ty này sẽ trải khắp từ gọi xe, thanh toán, mua sắm trực tuyến cho tới giao hàng – mô hình kết hợp giữa Uber, PayPal, Amazon và DoorDash phiên bản Indonesia.

Nguồn tin trên cho biết Gojek và Tokopedia đã bắt đầu thảo luận về việc sáp nhập từ năm 2018, nhưng các cuộc thảo luận này càng được đẩy nhanh sau khi đàm phán sáp nhập giữa Gojek và đối thủ Grab rơi vào bế tắc.

Ông Anthony Tan, CEO Grab, tiếp tục không đồng ý từ bỏ một số quyền kiểm soát sau khi Grab sáp nhập Gojek, bất chấp những áp lực từ ông Masayoshi Son của SoftBank.

Trước đó, Grab và Gojek đã đàm phán sáp nhập trong nhiều năm cạnh tranh gay gắt ở nhiều mảng như gọi xe, giao đồ ăn và công nghệ tài chính.

Đến thời điểm tháng 12 năm ngoái, Grab và Gojek được cho là đã đạt những bước tiến nhất định trong đàm phán song vẫn còn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là về việc vận hành kinh doanh ở Indonesia, thị trường quan trọng nhất khu vực.

Theo các chuyên gia, việc Gojek và Tokopedia sáp nhập sẽ giúp pháp nhân mới có vị trí thống lĩnh trên thị trường Indonesia, một trong những nền kinh tế Internet tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Sáp nhập Gojek và Tokopedia cũng có thể sẽ gặp ít vướng mắc về mặt quản lí hơn. Trước đó, nếu Grab và Gojek sáp nhập, pháp nhân sau sáp nhập có thể sẽ chịu nhiều áp lực về điều tra chống độc quyền.

Thương vụ Gojek và Tokopedia sáp nhập được kì vọng sẽ tạo ra một công ty thống trị Indonesia – một trong những nền kinh tế Internet tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Thương vụ IPO tại Mỹ của họ cũng sẽ mang đến cho giới đầu tư toàn cầu một lựa chọn thay thế cho Sea – có trụ sở tại Singapore và là công ty Internet duy nhất của Đông Nam Á đang niêm yết cổ phiếu tại Mỹ.

Năm ngoái, cổ phiếu Sea tăng giá gần 400% nhờ tăng trưởng mạnh trong mảng game di động và nền tảng mua sắm trực tuyến Shopee.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo TheLeader

Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.

Ảnh: Mashable SEA

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020, thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa rõ rệt. Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6% với với việc hoàn tất 62,5 triệu cuốc xe.

Ứng dụng Be tiếp tục nắm giữ vị thế số 2 với thị phần 12,4%, theo ABI Research. Tuy nhiên, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) cũng đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.

Một ứng dụng gọi xe Việt Nam khác là FastGo cũng chiếm 0,7% thị phần, giảm nhẹ so với 1% vào năm ngoái.

Tổng quan thị trường có tất cả 83,8 triệu cuốc xe công nghệ được hoàn tất tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, tương ứng 19,5% tổng số cuốc trong năm 2019.

Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.

Dù thị trường gọi xe Việt Nam được cho là đã đi qua giai đoạn tăng trưởng “nóng”, tuy nhiên vẫn xuất hiện những tay chơi mới.

Như công ty VISERVICE đã ra mắt ứng dụng di động cung cấp dịch vụ gọi xe mang tên viApp. Ứng dụng do các lập trình viên Việt Nam xây dựng, đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động chính thức.

Hay GV Taxi được GV ASIA đầu tư, trực tiếp xây dựng và vận hành bởi đội ngũ kỹ sư người Việt Nam với sự hậu thuẫn và hỗ trợ từ Google thông qua nền tảng Google Maps.

Bên cạnh đó, xuất hiện những tin đồn cho rằng Grab và Gojek đang thảo luận về cấu trúc và giá trị của thương vụ sáp nhập 2 bên, cũng như biện pháp để giảm bớt những lo ngại từ các nhà chức trách.

Grab đang cố thực hiện vòng huy động vốn mới. Được biết họ đang đàm phán với Alibaba về khoản đầu tư trị giá 3 tỷ USD.

Gojek thì đang mở rộng hoạt động kinh doanh thanh toán kỹ thuật số trong kỷ nguyên Covid. Ví điện tử GoPay của họ đã giúp 400.000 nhà buôn nhỏ ở Indonesia chấp nhận thanh toán kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo TheLeader

Gojek chi 160 triệu USD mua cổ phần ngân hàng Indonesia

Khoản đầu tư mới sẽ giúp Gojek có thể cung cấp các dịch vụ tài chính trên ứng dụng của mình tại Indonesia.

Ảnh: The Straits Times

Gojek vừa chi khoảng 160 triệu USD để mua thêm cổ phần tại ngân hàng Indonesia PT Bank Jago. Với 4,14% cổ phần đã có trước đó, hiện Gojek tăng tỷ lệ sở hữu tại Bank Jago lên 22,16%.

Bank Jago là một trong những nhà cho vay khách hàng cá nhân quy mô nhỏ tại Indonesia. Tính đến tháng 9, tổng tài sản của nhà băng này có trị giá khoảng 1.700 tỷ Rupiah (khoảng 120 triệu USD) – xếp thứ 45, trong khi ngân hàng tư nhân lớn nhất Indonesia có tổng tài sản 1 triệu tỷ Rupiah.

Động thái mới nhất này cho thấy tham vọng của Gojek trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Theo thông báo của Gojek, hãng sẽ cho người dùng mở tài khoản ngân hàng Jago, sau đó có thể quản lý tài chính thông qua chính ứng dụng này.

GoPay, nền tảng thanh toán của Gojek đã cố mở rộng các dịch vụ tài chính điện tử cho các đối tác nhà hàng, tài xế từ năm 2017.

Còn theo Nikkei, động thái này cũng có thể châm ngòi một trận chiến khác của Gojek với đối thủ Grab và Sea khi cả hai công ty này đã nhận giấy phép ngân hàng số tại Singapore mới đây.

Gojek luôn luôn khẳng định không có tham vọng trở thành một ngân hàng tự thân và sẽ bắt tay với các nhà băng khác. Doanh nghiệp này tin rằng, hợp tác là một con đường nhanh chóng hơn để mở rộng quy mô các dịch vụ ngân hàng số.

“Đây là bước khởi đầu cho một phương thức cung cấp dịch vụ tài chính mới cho người dùng Gojek. Sự hợp tác này cho phép chúng tôi phát triển quy trình mà qua đó có thể hợp làm việc cùng nhiều ngân hàng khác”, Andre Soelistyo, đồng CEO Gojek, phụ trách mảng thanh toán cho hay.

Theo ông, mục tiêu của Gojek là thúc đẩy nhiều hơn các mối quan hệ đối tác tương tự để biến Gojek thành một nguồn lực đáng tin cậy cho nhu cầu tài chính của mọi người.

Indonesia là quốc gia có tỷ lệ dân không có tài khoản ngân hàng lớn thứ tư thế giới. Hiện 52% người lớn, tương đương khoảng 95 triệu dân Indonesia chưa có một tài khoản ngân hàng. Khoảng 47 triệu người trưởng thành khác tiếp cận hạn chế với các dịch vụ tài chính, theo Gojek.

Kỳ lân công nghệ Indonesia đang hoạt động tại 5 quốc gia ở Đông Nam Á. Tính đến giữa năm nay, các ứng dụng của Gojek đã được tải 190 triệu lượt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Điều gì sẽ xảy ra nếu Grab và Gojek ‘về chung nhà’

Nếu sáp nhập thành công, Grab và Gojek có thể giảm đốt tiền đầu tư và tạo ra một tập đoàn khổng lồ. Nhưng các chuyên gia cảnh báo khách hàng sẽ chịu thiệt vì tình trạng độc quyền.

Bà Nanik Soelistiowati, 64 tuổi, chủ một gian hàng chuối chiên ở phía tây Jakarta (Indonesia), từng hưởng lợi từ cuộc chạy đua siêu ứng dụng của hai startup công nghệ Grab và Gojek.

Năm 2015, bà Soelistiowati đăng ký dịch vụ giao thức ăn của Gojek và chứng kiến doanh thu bán hàng tăng vọt. 2 năm sau, Grab mời chào bà với chi phí thấp hơn đối thủ Gojek đến 15%. Khi Grab đẩy mạnh giảm giá để thu hút người dùng, nhu cầu chuối chiên tăng vọt đến mức quán của bà Soelistiowati luôn trong tình trạng cháy hàng.

Nhưng giờ, hàng loạt thông tin về sự hợp nhất giữa Grab và Gojek liên tục xuất hiện khiến các đối tác như bà Soelistiowati và khách hàng hoang mang. Hôm 2/12, Bloomberg đưa tin thương vụ sáp nhập này có thể sớm hoàn tất sau khi 2 công ty đạt được những bước đàm phán quan trọng.

Nếu thành công, đây có thể là thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất là các quy định chống độc quyền của khu vực và lo ngại chi phí của khách hàng tăng cao sau khi hai startup kỳ lân (có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD) Đông Nam Á về chung một nhà.

01 – Cuộc đua đốt tiền

Thông tin Grab và Gojek sáp nhập đã được đồn đoán từ lâu. Câu hỏi đặt ra là hai công ty sáp nhập mọi hoạt động hay Grab chỉ mua lại mảng kinh doanh của Gojek ở Indonesia. Theo Fortune, tuy Grab chuyển trụ sở đến Singapore, CEO Grab Anthony Tan vẫn dành tới 70% thời gian tại Indonesia – sân nhà của Gojek.

Quốc gia Đông Nam Á có dân số đông thứ 4 thế giới, chiếm 1/3 tổng sản lượng kinh tế khu vực. Giới phân tích nhận định đây là thị trường quyết định thế “bá chủ” của khu vực. CEO Grab Anthony Tan muốn một thỏa thuận hẹp, nghĩa là Gojek trở thành công ty con của Grab tại Indonesia.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết Tan cũng muốn đảm bảo cổ phiếu của ông tại Grab không bị pha loãng sau thỏa thuận sáp nhập này.

Trong khi đó, phía cổ đông của Gojek muốn hai công ty hợp nhất mọi hoạt động ở khắp Đông Nam Á. CEO SoftBank Masayoshi Son – nhà đầu tư lớn nhất của Grab – cũng đồng quan điểm với các cổ đông Gojek.

Kể từ khi ra đời tại một nhà kho ở ngoại ô Kuala Lumpur (Malaysia) hồi năm 2012, Grab đã mở rộng hoạt động tới 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Hai nhà sáng lập Anthony Tan và Hooi Ling Tan không giấu tham vọng biến Grab thành một siêu ứng dụng đánh chiếm mọi lĩnh vực từ giao đồ ăn, thanh toán online, dịch vụ tài chính, thậm chí cả dịch vụ y tế. Hiện, Grab được định giá 14 tỷ USD.

Còn Gojek bắt đầu hoạt động từ năm 2010 với tư cách một trung tâm cuộc gọi với số nhân viên ít ỏi. Đến năm 2015, Gojek đã phát triển thành ứng dụng kiểu Uber và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia. Những tên tuổi lớn như Google, Tencent Holdings và Facebook đồng loạt rót tiền vào startup này.

Công ty hoạt động tại 5 quốc gia, được định giá 10 tỷ USD và đang trên đường trở thành siêu ứng dụng với Gojek, GoMart (mua sắm hàng thực phẩm), GoClean (lau dọn nhà cửa), GoGlam (làm tóc và trang điểm), GoMassage (mát-xa) và dịch vụ thanh toán GoPay.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mảng kinh doanh dịch vụ gọi xe cốt lõi của Grab và Gojek. Cùng với đó, tham vọng siêu ứng dụng đắt đỏ dẫn đến những khoản lỗ triền miền của Grab. Điều này khiến tỷ phú Son và các nhà đầu tư khác lo lắng, nhất là sau bê bối của startup chia sẻ văn phòng WeWork.

SoftBank tỏ ra quan ngại với việc Grab và Gojek đối đầu căng thẳng. Trong những năm qua, hai startup hàng đầu châu Á cạnh tranh dữ dội để giành thị phần khu vực.

Sau chuyến đi đến Indonesia hồi cuối năm ngoái, CEO SoftBank kêu gọi hai startup sớm đạt thỏa thuận sáp nhập. Việc sáp nhập có thể giúp hai bên giảm đốt tiền đầu tư và tạo ra một công ty dịch vụ Internet hùng mạnh hàng đầu khu vực.

02 – Tiết kiệm tiền

“Bất cứ thứ gì mà tầng lớp trung lưu của Indonesia muốn mua, chúng tôi đều đưa vào ứng dụng này”, nhà sáng lập Gojek Nadiem Makarim nhấn mạnh về tham vọng siêu ứng dụng hồi năm 2018.

Mô hình siêu ứng dụng đầu tiên thuộc về Alipay do Alibaba thành lập năm 2004 với nền tảng thương mại điện tử Taobao. Alipay dần trở thành hệ thống thanh toán di động hàng đầu Trung Quốc. Ví điện tử kết nối với các tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng, được sử dụng để trả hóa đơn, chuyển tiền cho bạn bè, đặt phòng khách sạn…

Đối với các hãng công nghệ Trung Quốc, siêu ứng dụng là mỏ vàng dữ liệu của hàng trăm triệu người dùng. Nhờ kho ứng dụng này, công ty có thể kiếm bộn tiền từ mối quan hệ với doanh nghiệp đối tác và hãng quảng cáo.

Gojek và Grab được xem là sao chép mô hình của Alipay và Wechat (được Tencent tung ra năm 2011). Gojek đã cân nhắc chi hàng triệu USD tiền đầu tư để mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực từ giao thực phẩm đến mát-xa. Một phần của chiến lược mở rộng là thâu tóm những công ty khởi nghiệp nhỏ và yếu hơn.

Gojek cũng đẩy mạnh mảng thanh toán điện tử. Theo Bloomberg, ví điện tử GoPay đã liên kết với hơn 400.000 hộ kinh doanh nhỏ ở Indonesia. GoPay cũng mở rộng hoạt động bên ngoài Indonesia. Ứng dụng cho phép khách hàng Thái Lan thanh toán tiền gọi xe và đặt đồ ăn trên ứng dụng Gojek.

Trong khi đó, đối thủ Grab cũng thâu tóm ít nhất 10 startup nhỏ hơn trong vòng 3 năm qua. Hồi tháng 10, lãnh đạo công ty tiết lộ Grab sẽ ưu tiên mở rộng các dịch vụ tài chính và dịch vụ thương mại cho đến hết năm 2020 và những năm sau đó.

Năm 2019, cả hai công ty đều không có lãi, riêng mảng gọi xe của Grab ở Singapore lỗ hơn 200 triệu USD. Grab và Gojek bị mắc kẹt trong trận chiến giảm giá và trợ cấp nhằm thu hút cả khách hàng và tài xế.

Dịch Covid-19 giáng thêm đòn vào hai hãng công nghệ Đông Nam Á. Hồi cuối tháng 6 năm nay, nhu cầu lao dốc vì dịch Covid-19, Grab sa thải 360 nhân viên, tương đương 5% tổng lực lượng lao động. Trước đó, Grab cũng xem xét lại chi tiêu và cắt giảm lương đối với ban lãnh đạo cấp cao.

Gojek cũng tuyên bố sa thải 9% lực lượng lao động và đóng cửa GoLife, dịch vụ làm sạch và mát-xa tại nhà, và GoFood Fesstival. Công ty cũng dừng GoGlam, dịch vụ đặt phòng làm đẹp và GoFix, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng hồi tháng 1.

Điều này đe dọa sinh kế của hàng nghìn người Indonesia. “Tôi bị sốc. Tôi nghĩ Gojek là một công ty lớn, chắc chắn họ sẽ tiếp tục mở rộng các loại dịch vụ”, bà Asri Sulastri, một người dọn dẹp từng làm việc cho GoClean, chia sẻ.

Trên thực tế, sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp ở Đông Nam Á vốn đã mất nhiệt lượng từ trước dịch Covid-19. Giới đầu tư trở nên cảnh giác hơn sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của WeWork sụp đổ, trong khi giá cổ phiếu Uber và Slack Technologies lao dốc sau IPO.

Theo dữ liệu của Deal Street Asia, vốn huy động tại khu vực startup Đông Nam Á chứng kiến mức sụt giảm 30% trong năm ngoái, đặc biệt là nửa cuối năm. Nhiều startup lớn, bao gồm Gojek, đã sẵn sàng chuyển đổi trước khi đại dịch diễn ra. Họ tập trung hướng tới lợi nhuận thay vì triết lý “tăng trưởng bằng mọi giá” như vài năm trước đây.

Trước đây, ông Son – cổ đông lớn nhất của Grab – tin rằng thị trường gọi xe chỉ có thế độc quyền, tức công ty có nhiều tiền nhất sẽ thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư Nhật Bản đã suy nghĩ lại sau sự cạnh tranh bền bỉ của Gojek tại Indonesia.

Theo giới chuyên gia, việc sáp nhập sẽ giúp 2 công ty tập trung nguồn lực để tăng tốc, hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận. Các nhà phân tích cho rằng liên danh của Grab, Gojek sẽ có giá trị lớn gấp nhiều lần tổng định giá của 2 công ty hiện tại.

“Mọi người bắt đầu nhận ra rằng thị trường vốn công khai đang trở nên hấp dẫn hơn với các công ty Internet trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng cần phải đạt đến một quy mô nhất định để IPO thành công. Tôi nghĩ đó là lý do những cuộc đàm phán, sáp nhập xuất hiện trong khu vực”, ông Rohit Sipahimalani, Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại Temasek, nhận định.

03 – Thế độc quyền

“Người thua thiệt duy nhất là người tiêu dùng”, Financial Times dẫn lời một chuyên gia phân tích giấu tên. “Một thương vụ sáp nhập sẽ tạo thế độc quyền và khiến phí dịch vụ đối với khách hàng trở nên đắt đỏ hơn nhiều”, người này nhấn mạnh.

Thông tin Grab và Gojek về chung nhà cũng làm dấy lên lo ngại rằng vụ sáp nhập sẽ triệt tiêu tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp, đẩy giá dịch vụ lên cao và chất lượng giảm.

Nếu sáp nhập thành công, Grab và Gojek dĩ nhiên sẽ giảm đốt tiền đầu tư. Nhưng điều này cũng có nghĩa là những đối tác như bà Nanik Soelistiowati, chủ gian hàng chuối chiên, và các khách hàng không còn được nhận những lời mời chào và ưu đãi hấp dẫn như trước.

Trên thực tế, giới chuyên gia nhận định các công ty công nghệ đều có xu hướng độc quyền. Một khi số lượng người sử dụng nền tảng ngày càng nhiều, nó càng trở nên hữu ích và dễ dàng thu hút người dùng mới.

Mới đây, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc đã công bố dự thảo quy tắc nhằm xác định những điểm cấu thành hành vi độc quyền. Dự thảo này bao gồm các quy định về giá cả, phương thức thanh toán và sử dụng dữ liệu nhắm vào người dùng.

Tại Singapore, việc Grab mua lại hoạt động Uber ở Đông Nam Á từng gây làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng tài xế.

Họ cho rằng sự sáp nhập này ảnh hưởng đến đời sống của họ, trong khi khách hàng phản đối tình trạng giá Grab ngày càng cao trong khi chất lượng dịch vụ kém. Chính quyền Singapore cũng phạt Grab và Uber 9,5 triệu USD vì cho rằng thỏa thuận giữa đôi bên triệt tiêu cạnh tranh và đẩy giá dịch vụ lên 15%.

Cơ quan quản lý Philippines cũng thông qua việc sáp nhập hồi tháng 8/2018, đi kèm với các điều kiện về giá cả và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, 2 tháng sau, cơ quan này đưa ra mức phạt gần 300.000 USD dành cho Grab và Uber vì không đáp ứng điều khoản.

Cơ quan quản lý Singapore còn yêu cầu Grab phải khôi phục chế độ giá như trước khi mua lại Uber. Điều đáng nói là động thái này từng mở ra cơ hội cho Gojek. Hãng này quyết đầu tư 500 triệu USD để mở rộng hoạt động tại Singapore và các thị trường khác. Giờ, khả năng Grab sáp nhập với Gojek có thể một lần nữa làm đảo lộn thị trường.

“Grab có ý đồ cướp cái tên siêu ứng dụng từ chúng tôi. Những năm đầu tiên họ sao chép mô hình của Uber, 3 năm tiếp theo chạy theo Gojek”, nhà sáng lập Gojek Makarim từng bày tỏ sự bức xúc trên Fortune.

Phản ứng lại, bộ đôi Tan của Grab tuyên bố: “Có một ý tưởng hay không đảm bảo thành công”. Những màn đối đáp qua lại cho thấy cuộc đối đầu của Grab và Gojek không chỉ ở trên thị trường, mà còn là “trận chiến” giữa Makarim và bộ đôi Tan. Cả ba là bạn học ở Trường Kinh doanh Havard và từng là bạn bè.

Giờ, trong bối cảnh dịch bệnh và sự bùng nổ khởi nghiệp tại Đông Nam Á giảm nhiệt, hai kỳ phùng địch thủ có thể sáp nhập để giảm lượng tiền bị đốt và tạo ra một trong những công ty Internet mạnh nhất khu vực.

“Đối với các nhà đầu tư, quyết định hợp nhất của Grab và Gojek có thể giúp họ được nắm giữ cổ phần của tập đoàn công nghệ khổng lồ, tại một khu vực có nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ với 8 quốc gia tăng trưởng cao”, nhà báo Shotaro Tani của Nikkei Asian Review bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Grab tăng giá cước dịch vụ – Gần chạm ngưỡng so với Taxi

Giá cước dịch vụ Grabcar sẽ điều chỉnh tăng lên từ 5/12, khi Nghị định 126 chính thức có hiệu lực. Theo tính toán, mức khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế cũng sẽ tăng lên cùng thời điểm.

Grab vừa công bố thay đổi chính sách thuế áp dụng cho toàn bộ đối tác tài xế của mình và tăng giá cước cơ bản của các dịch vụ GrabCar. Trước đó vài ngày, giá các dịch vụ GrabBike, GrabFood và giao hàng siêu tốc cũng điều chỉnh tăng.

Trong thông báo của mình tới các đối tác tài xế ngày 3/12, Grab cho biết, sẽ chính thức áp dụng chính sách thuế mới từ ngày 5/12/2020, thời điểm Nghị định 126 có hiệu lực dù cơ quan quản lý vẫn chưa ra Thông tư hướng dẫn.

Theo đó, Grab Việt Nam cho biết, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020. Theo quy định, chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho các nền tảng đặt xe và toàn bộ các đối tác tài xế công nghệ sẽ thay đổi.

Với quy định này, Grab sẽ tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10%) cho toàn bộ cuốc xe vận tải, trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho đối tác.

Doanh nghiệp này cho biết, tỷ lệ phân chia không thay đổi (ở mức 75% hoặc 80%). Mức thuế Thu nhập cá nhân cũng được giữ nguyên là 1,5%.

Grab cho biết, sẽ áp dụng chính sách này từ 11 giờ sáng ngày 5/12. Kể từ thời điểm này, thuế VAT 10% và thuế TNCN 1,5% sẽ được khấu trừ chung với phí sử dụng ứng dụng, trên mỗi chuyến xe.

Như vậy, dù phí sử dụng ứng dụng không thay đổi, nhưng mức khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế sẽ tăng lên lần lượt là 28,364% và 32,841%, với tùy từng đối tác.

Grab đồng thời sẽ tăng giá các dịch vụ GrabCar kể từ trưa ngày 5/12. Theo đó, giá cước tối thiểu của GrabCar tại Hà Nội sẽ tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2km đầu và tăng từ thêm 1.000 đồng (từ 8.500 đồng lên 9.500 đồng cho mỗi km tiếp theo).

Tương tự, GrabCar 7 chỗ tăng từ 30.000 đồng lên 32.000 đồng cho 2km đầu và từ 10.000 lên 11.000 đồng cho mỗi km tiếp theo.

Tại TP.HCM, giá cước tối thiểu của GrabCar cũng tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2km đầu và tăng từ thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo.

Lý giải việc tăng giá, doanh nghiệp này cho biết, “mong muốn đảm bảo thu nhập cho đối tác GrabCar sau khi NĐ 126 đi vào hiệu lực”.

Trước đó, vào đầu tháng 12,Grab Việt Nam cũng đã liên tục điều chỉnh tăng giá với các dịch vụ GrabBike, GrabBikePremium, GrabExpress và GrabFood.

Cụ thể, từ ngày 2/12, mức giá cho 2km đầu vẫn giữ nguyên 12.000 đồng, nhưng giá tính trên mỗi km tiếp theo tăng từ 3.500 đồng lên 4.000 đồng ở các địa phương như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội.

Mức tăng tại một số địa phương như TP.HCM, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cần Thơ… từ 3.400 đồng lên cùng mức 4.000 đồng và từ 300đ/phút (sau 2km đầu) lên 350 đồng/phút sau 2km đầu.

Đáng chú ý, dù không tăng phụ phí của các cuốc xe nhưng thời gian tính phụ phí cũng nới rộng ra, từ 11 giờ tối đến 6 giờ sáng, với mức thu 10.000 đồng cho các cuốc xe phát sinh.

Trước đó chỉ 1 ngày, Grab cũng đã điều chỉnh tăng cước với các dịch vụ GrabFood ở cả TP.HCM và Hà Nội.

Theo đó, giá cước của dịch vụ GrabFood tăng thêm 3000 đồng,từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/3km đầu và giữ nguyên mức giá 5.000 đồng cho mỗi km tiếp theo. Mức giá trên chưa bao gồm phí sử dụng ứng dụng và phí đơn hàng nhỏ mà Grab quy định thu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Grab và Gojek gần hoàn tất thủ tục sáp nhập

Nếu thành công, đây có thể là thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á từ trước đến nay.

Thông tin về một vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek đã được đồn đoán từ lâu. Theo Bloomberg, thương vụ này có thể sớm hoàn tất trong thời gian ngắn, khi 2 công ty đạt được những bước đàm phán quan trọng.

Trích lời nguồn tin giấu tên, Bloomberg cho hay Grab và Gojek đã vượt qua được những quan điểm khác biệt, thống nhất nhiều hạng mục đàm phán để có thể tiến tới sự đồng thuận. Những chi tiết cuối cùng của thương vụ vẫn đang được cân nhắc, với sự tham gia của các cổ đông lớn như SoftBank của tỷ phú Son Masayoshi.

Trao đổi với Zing, đại diện truyền thông của Grab cho biết các tin đồn này thiếu cơ sở. “Vì vậy, phía công ty từ chối bình luận về các tin đồn này”, đại diện Grab Việt Nam cho biết.

Nếu thành công, đây có thể là thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á.

Thông tin về một vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek đã được đồn đoán từ lâu. Theo Bloomberg, thương vụ này có thể sớm hoàn tất trong thời gian ngắn, khi 2 công ty đạt được những bước đàm phán quan trọng.

Trích lời nguồn tin giấu tên, Bloomberg cho hay Grab và Gojek đã vượt qua được những quan điểm khác biệt, thống nhất nhiều hạng mục đàm phán để có thể tiến tới sự đồng thuận. Những chi tiết cuối cùng của thương vụ vẫn đang được cân nhắc, với sự tham gia của các cổ đông lớn như SoftBank của tỷ phú Son Masayoshi.

Trao đổi với Zing, đại diện truyền thông của Grab cho biết các tin đồn này thiếu cơ sở. “Vì vậy, phía công ty từ chối bình luận về các tin đồn này”, đại diện Grab Việt Nam cho biết.

Một trong những kịch bản sau sáp nhập là nhà đồng sáng lập Grab Anthony Tan sẽ trở thành CEO của công ty mới, trong khi các lãnh đạo Gojek tiếp tục vận hành công ty dưới thương hiệu cũ tại Indonesia. Một kịch bản khác là cả 2 công ty sẽ vận hành độc lập trong một khoảng thời gian trước khi sáp nhập. Mục tiêu cuối cùng là kết hợp thành một công ty duy nhất và có thể IPO.

Theo nguồn tin của Bloomberg, bước ngoặt cũng có thể xảy ra khiến thương vụ không thành công. Một trong những trở ngại lớn nhất là những quy định về độc quyền tại các quốc gia trong khu vực.

Grab và Gojek đối đầu trực tiếp trong nhiều mảng kinh doanh tại Đông Nam Á. Khởi đầu từ dịch vụ gọi xe, giờ đây họ cạnh tranh cả ở mảng giao đồ ăn, thanh toán trực tuyến. Cả hai đều nhận được những khoản đầu tư lớn từ các “cá mập” để có thể đốt tiền, thu hút người dùng.

Grab hiện hoạt động tại 8 quốc gia trong khu vực, được định giá hơn 14 tỷ USD. Trong khi đó Gojek được định giá khoảng 10 tỷ USD, và đang hoạt động tại 5 quốc gia.

Tỷ phú Son Masayoshi từ lâu đã ngầm ủng hộ một vụ sáp nhập, sau khi ông thăm Indonesia vào tháng 1. Ban đầu, thỏa thuận dường như rất khó đạt được khi 2 công ty cạnh tranh nhau khốc liệt. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Sea, công ty Internet có trụ sở tại Singapore đã thúc đẩy quá trình đàm phán.

Nhiều sản phẩm của Sea như ví điện tử ShopeePay có thể đe dọa các tính năng tương đương của Grab hay Gojek. Công ty này IPO vào năm 2017, và giờ được định giá gần 88 tỷ USD.

“Mọi người bắt đầu nhận ra rằng thị trường vốn công khai đang trở nên hấp dẫn hơn với các công ty Internet trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng cần phải đạt đến một quy mô nhất định để IPO thành công.

Tôi nghĩ đó là lý do những cuộc đàm phán, sáp nhập xuất hiện trong khu vực”, Rohit Sipahimalani, Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại Temasek nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh

Một năm qua, thị trường gọi xe Việt Nam đón chào 2 tân binh nhưng “thế trận” dường như đã định đoạt và không nhiều thay đổi sau đó.

Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh
Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh

Hôm 8/10, thị trường gọi xe chào đón thêm một “tân binh” có tên viApp, thuộc sở hữu của Viservice, một công ty nội địa trụ sở tại quận 7, TP HCM. Bà Bùi Thị Hải Yến, Tổng giám đốc công ty cho hay, viApp đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động chính thức như các ứng dụng gọi xe công nghệ khác, sẽ hoạt động tại tất cả tỉnh thành, cung cấp dịch vụ gọi xe hai bánh và ôtô bao gồm cả taxi, xe hợp đồng, xe tải.

Là tên tuổi hoàn toàn mới, viApp tỏ ra khá tham vọng trong ngày ra mắt. Đội ngũ sáng lập đặt mục tiêu có 300.000 lượt tải trong 3 tháng đầu tiên. Thị phần mà viApp mong muốn là 20% với khách đặt xe qua ứng dụng và 50% với khách vẫy xe truyền thống.

Trước đó, vào cuối tháng 6, một ứng dụng gọi xe công nghệ nội địa khác cũng công bố “tham chiến” là GV Taxi, ứng dụng thuộc GV Asia. GV Taxi bắt đầu vận hành thử nghiệm từ tháng 7, đặt mục tiêu thu hút khoảng 8.000 đối tác tài xế và 60.000 chuyến đi mỗi ngày.

Như vậy, kể từ ngày Mygo chào sân tháng 7/2019, thị trường gọi xe đã đón nhận thêm hai tên tuổi mới (không tính một ứng dụng chủ yếu giao hàng có chở người tại tỉnh và một ứng dụng mô hình hoạt động không rõ ràng, tuyển tài xế dấu hiệu đa cấp). Các ứng dụng này đều được khẳng định là sản phẩm thuần Việt, do đội ngũ người Việt phát triển và vận hành.

‘Đại dương xanh’ nào cho tân binh?

Nhóm sáng lập viApp nói không đặt mục tiêu cạnh tranh với bất cứ ứng dụng gọi xe nào vì đây là sản phẩm của những người gắn bó với ngành công nghệ, hiểu về thị trường gọi xe nên triển khai nền tảng cho tài xế kiếm thêm thu nhập.

Nhưng chưa cần cạnh tranh, thị trường gọi xe có còn “cửa” cho những tên tuổi mới như họ? Nghiên cứu gần nhất về thị phần gọi xe được ABI Research phát hành năm ngoái cho biết Grab, be, GoViet (nay là Gojek) chiếm lần lượt 73%, 16% và 10% thị phần. Chỉ 1% thị phần dành cho các hãng còn lại.

Chưa có thống kê mới cập nhật đến nay nhưng cục diện hầu như không có thay đổi. Ngoài 3 ứng dụng này thì thị trường còn Fastgo, Tada, Vato, Mygo… nhưng độ phổ biến không nhiều, cả ở trên đường phố lẫn trên màn hình điện thoại người dùng. Trong khi FastGo từng bị đồn đoán về sự sáp nhập, Vato ngày càng vắng bóng và Aber thì “biến mất” không dấu vết.

Ra đời sau khi thị trường đã gần như định đoạt, những “tân binh” như viApp hay GV Taxi phải có một phân khúc khác, ít đối đầu trực diện nếu không muốn “tan biến” như Aber. Hai điểm khó nhất là làm sao thuyết phục được người dùng cài thêm ứng dụng gọi xe mới và tài chính đủ mạnh để tồn tại.

viApp chọn một chiến thuật không mới, đó là khuyến mại mạnh tay lúc ra mắt. Ứng dụng tung các cuốc xe đồng giá 1.000 đồng với xe máy và 10.000 đồng với ôtô cho chặng dưới 5 km. Đồng thời để thu hút thêm người dùng và tài xế, ứng dụng tặng 15.000 đồng cho mỗi người dùng giới thiệu người mới cài đặt và 100.000-200.000 đồng cho tài xế giới thiệu thêm tài xế mới.

Cách này có thể giúp viApp có một lượng người tải ứng dụng về. Còn ở đường dài, viApp chọn khách lắp đồng hồ điện tử trên xe 4 bánh để tài xế vừa bắt khách qua ứng dụng, vừa đón khách như taxi truyền thống.

Giải pháp đồng hồ này cũng giúp họ có dịch vụ đặt xe không có điểm đến và tính tiền cho khách bằng đồng hồ. Điều này đồng nghĩa, viApp muốn có phần ở cả gọi xe qua ứng dụng và taxi truyền thống. Việc đa dạng hóa kênh kiếm khách được xem là cách để ứng dụng này có thể giữ chân được tài xế.

Trong khi đó, GV Taxi tập trung 3 dịch vụ ban đầu là đặt trước chuyến đi xa, gọi xe máy và ôtô. Theo lộ trình đã công bố, công ty này sẽ tiếp tục ra mắt dịch vụ giao hàng, đồ ăn và taxi tải trong năm 2021. Nhìn chung, hướng đi của GV Taxi tương đối giống các đàn anh trước đó.

Với các “tân bình”, sức khai mở thị trường riêng cho mình còn tùy thuộc vào năng lực tài chính. Cho đến nay, cả GV Taxi và viApp đều chưa tiết lộ về tên tuổi nhà đầu tư. Riêng viApp khẳng định được hậu thuẫn bởi nhà đầu tư nội địa, từng rót vốn thành công vào một số startup.

‘Đất sống’ của những gương mặt cũ

Trong khi đó, các đàn anh đã bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận từ mảng gọi đồ ăn để bù lỗ cho mảng gọi xe.

Theo báo cáo của Google và Temasek, quy mô thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi năm. Đến 2025, sân chơi này có thể đạt giá trị 4 tỷ USD.

Miếng bánh đó, các gương mặt cũ đều đã “xí phần”. Grab có lượng dịch vụ hầu như phủ mọi mặt trận, từ gọi xe 4 bánh, 2 bánh, đến giao hàng, gọi đồ ăn hay các dịch vụ mới hơn như đi siêu thị hộ.

Gần đây, Grab còn nghĩ ra dịch vụ cho thuê xe máy kèm tài xế theo giờ để hành khách linh hoạt đi lại. Động thái này, được bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, lý giải là “chiến lược bản địa hoá” để tiếp tục tung ra các dịch vụ sát nhu cầu thực tế nhất của thị trường.

Gương mặt nội địa duy nhất trong top 3 là “be” có khá nhiều hoạt động mới từ đầu năm 2020, sau nửa cuối năm 2019 im hơi lặng tiếng. Cùng chạy đua đa dạng hóa dịch vụ, “be” cho phép thanh toán thêm SmartPay, MoMo, ra mắt beTaxi, đi chợ hộ, cung cấp gói thành viên và cho đối tác bán bảo hiểm trên nền tảng…

Số liệu đến tháng 9 cho biết, be đã được tải xuống trên hơn 8 triệu thiết bị di động, có hơn 100.000 tài xế, khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày và hoạt động ở 10 tỉnh thành. Thậm chí, trong một lần phát ngôn về khả năng Grab và Gojek sáp nhập, đại diện “be” tỏ ra khá sẵn sàng.

“Khi Grab mua Uber tại Việt Nam nhưng thị trường vẫn đủ lớn cho beGroup tham gia và phát triển ổn định thì chắc chắn sự sáp nhập của Grab và GoJek cũng sẽ không thể làm thay đổi quy luật cạnh tranh vốn có của thị trường”, bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO beGroup nói. Đại diện be cho biết không chủ trương “đốt tiền” mà chi tiêu hợp lý, và vẫn có kế hoạch mở rộng trong tương lai.

Trong khi đó, GoViet đổi thành Gojek từ đầu tháng 7 và có CEO mới. Ứng dụng này sở hữu khoảng 150.000 đối tác tài xế và đối tác 80.000 nhà hàng. CEO Gojek Việt Nam tiếp tục hứa sẽ có dịch vụ gọi xe 4 bánh và thanh toán không tiền mặt, nhưng không xác định thời gian cụ thể. Điều này khiến Gojek khó có cơ hội bứt phá trong tương lai gần.

Bù lại, Gojek vốn có công ty mẹ tiềm lực tốt và giá cước gọi xe 2 bánh thuộc hàng “phải chăng” nhất thị trường nên khả năng các ứng dụng còn lại chiếm vị trí của Gojek trong top 3 cũng khó diễn ra.

Một số ứng dụng khác thì “tồn tại” nhờ những thị trường ngách nhất định. Ví dụ, Tada chủ yếu phục vụ cộng đồng người Hàn Quốc ở TP HCM, hoạt động tại quận 7 và các quận trung tâm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Grab dự kiến huy động thêm 500 triệu USD từ Prudential và AIA Group

Grab, ứng dụng hàng đầu trong mảng gọi xe tại Đông Nam Á đang đàm phán với một nhóm các nhà đầu tư, bao gồm Prudential và AIA Group nhằm huy động khoảng 500 triệu USD cho mảng dịch vụ tài chính của mình.

Theo một báo cáo của Reuters.

Một nguồn tin cho biết, các công ty bảo hiểm có thể sẽ rót một nửa số tiền mục tiêu của Grab trong một vài vòng gọi vốn tới.

Các nguồn tin cho biết thêm, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore này đang tìm cách để đạt được các thỏa thuận sớm nhất trong tháng 10. Theo ước tính của họ, định giá (pre-money) của Grab Financial hiện ở mức khoảng 2 tỷ USD.

Tech in Asia đã nhiều lần cố gắng để liên hệ với phí Grab, nhưng công ty từ chối bình luận.

Nếu một thỏa thuận thành hiện thực, Grab Financial sẽ chuẩn bị cho việc mở rộng phạm vi kinh doanh trên quy mô lớn hơn.

Công ty fintech này gần đây cũng đã tung ra giải pháp đầu tư vi mô đầu tiên của mình. Được gọi là AutoInvest, nó cho phép người dùng Singapore đầu tư với mức thấp nhất là 1 đô Singapore cho mỗi giao dịch được thực hiện với các dịch vụ của Grab.

Công ty cho biết người dùng có thể kiếm được khoảng 1,8% lợi nhuận mỗi năm với tính năng này.

Grab đồng thời cũng đã công bố các sản phẩm khác như cho vay tiêu dùng và mở rộng dịch vụ mua hàng trả sau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo techinasia

Các nhà đầu tư đang thúc đẩy việc sáp nhập Grab – Gojek

Việc sáp nhập giữa Grab và Gojek đang tiến thêm một bước khi các nhà đầu tư chính thúc đẩy hoàn tất thương vụ trong thời gian sớm.

Theo DealStreetAsia, các cuộc đàm phán sáp nhập giữa hai gã khổng lồ dịch vụ gọi xe Đông Nam Á là Grab và Gojek trở thành mối quan tâm suốt vài tháng qua.

Ở giai đoạn đầu, thương vụ gặp phải một vài trở ngại nhất định mà lớn nhất chính là luật cạnh tranh và sự phản đối của các nhà chức trách. Trong thời gian qua, ban lãnh đạo Grab và Gojek thường xuyên gặp nhau nhưng chỉ thực sự tỏ ra nghiêm túc về việc đàm phán sáp nhập trong vài tháng gần đây.

Giờ đây, nhiều nguồn tin đến từ các giám đốc điều hành của hai công ty cho biết, SoftBank cũng như nhiều nhà đầu tư chính khác của hai công ty đang cảm thấy mất kiên nhẫn và tìm cách thúc đẩy một thỏa thuận diễn ra trong thời gian sớm.

Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa rõ khi thương vụ sáp nhập thành công, Grab hay Gojek sẽ là bên kiểm soát liên doanh này. Trong khi Gojek muốn một thỏa thuận sáp nhập 50-50 thì Grab muốn nắm một tỷ lệ cao hơn để có thể chi phối.

Được biết, Gojek là startup ra đời vào năm 2010 và thu hút được tổng cộng 3 tỉ USD tiền đầu tư trong 12 vòng. Công ty này đang thực hiện vòng gọi vốn Series F với mục tiêu huy động thêm 2,5 tỉ USD. Còn với Grab, công ty thu hút vốn đầu tư lên đến 9 tỉ USD sau 29 vòng gọi vốn. Vào năm 2018, họ cũng đã thâu tóm Uber tại khu vực Đông Nam Á.

Các nhà đầu tư lớn của hai bên bao gồm nhiều cái tên như SoftBank, Microsoft, Toyota, Honda (đối với Grab) và Google, Temasek, Mitsubishi, Samsung (đối với Gojek). Ngoài ra Visa là nhà đầu tư cho cả hai công ty. Hiện tại, mức định giá của Grab và Gojek vượt mốc 10 tỉ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Thanh Niên

Đại dịch Covid-19 và bài học lớn cho startup công nghệ lớn nhất Đông Nam Á

Trong những tuần đầu xuất hiện dịch coronavirus, CEO kiêm đồng sáng lập Anthony Tan của Grab đã lầm tưởng rằng dịch bệnh này chỉ là vấn đề cục bộ của Trung Quốc giống như dịch SARS năm 2003.

Khi Covid-19 bùng phát thành đại dịch khiến thị trường lao đao, CEO 38 tuổi của Grab đã phải tìm đến lời khuyên từ những nhà đầu tư lọc lõi của mình, bao gồm Chủ tịch Masayoshi Son của SoftBank và CEO Satya Nadella của Microsoft.

Những lời khuyên được đưa ra rất rõ ràng: Chẳng có ai biết được cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài hay nghiêm trọng tới đâu. Anthony Tan hiểu rằng ông sẽ phải đặt ra những giới hạn và đưa ra những quyết định dứt khoát, bất kể đó là những quyết định không được chào đón.

Tan mô tả: “Không còn gì phải bàn cãi nữa cả, chỉ có thực hiện thôi”.

Tháng 6 vừa qua, Grab đã phải cắt giảm khoảng 360 người lao động, tương đương gần 5% số nhân viên chính thức, sau khi đã cắt giảm hết các khoản chi tiêu tự do.

Tan tâm sự trong buổi phỏng vấn đầu tiên sau cuộc cắt giảm nhân sự: “Tôi nhớ rằng mình đã không thể ngừng rơi nước mắt. Tôi không bao giờ muốn trải qua việc này thêm một lần nào nữa”.

Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng đầu tiên đối với hệ sinh thái khởi nghiệp 10 tuổi của Đông Nam Á. Trong đó, Grab đã trở thành một cái tên quen thuộc và là doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất khu vực với giá trị đạt hơn 14 tỷ USD.

grab-vietnam-marketingtrips

Khi khu vực 650 triệu dân buộc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội vì dịch coronavirus, Grab đã phải đối mặt với nhu cầu giảm mạnh đối với mảng kết nối vận tải. Nhưng sau đó, gần 150 nghìn tài xế vận tải đối tác của công ty đã nhanh chóng trở thành các tài xế giao hàng tận nhà cho khách.

Tan cho biết ông đã chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai mà một phần người dùng của Grab sẽ làm việc tại nhà: “Giao đồ ăn đã trở thành thông lệ mới, mảng giao hàng tạp hóa và thanh toán điện tử đều đang phát triển rất nhanh, nên hành vi người tiêu dùng đã thay đổi vĩnh viễn bất kể có hay không có vắc-xin. Và rồi tất cả chúng ta đều được hưởng lợi”.

Cung cấp các dịch vụ tài chính

Tại Indonesia, thị trường lớn nhất của Grab, Grab đang cạnh tranh dữ dội với đối thủ Gojek, đang gia tăng gấp đôi hoạt động giao hàng. Mảng giao nhận thực phẩm mới 2 năm tuổi đang dần vượt qua mảng kết nối vận tải, vốn là mảng kinh doanh chủ chốt và lâu đời của công ty này.

Grab cũng phải sắp xếp lại các kế hoạch kinh doanh với các dịch vụ du lịch và lữ hành khi người tiêu dùng buộc phải ở nhà.

Thay vào đó, công ty này đang đẩy mạnh các dịch vụ tài chính của mình qua việc gia tăng các giao dịch thanh toán số và nâng số lượng doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm các khoản vốn vay lưu động. Các dịch vụ tài chính hiện tại của công ty bao gồm quản lý tài sản, bảo hiểm, và cho vay tài chính.

Trước khi đại dịch xuất hiện, Grab đang trong công cuộc chuyển mình thành một siêu ứng dụng hàng ngày. Biến cố dịch Covid-19 đã khiến công ty phải đẩy nhanh các kế hoạch, bao gồm việc giới thiệu thêm nhiều dịch vụ cho các tài xế và người bán trên nền tảng. Công ty cho biết vẫn đang chờ kết quả xin giấy phép hoạt động ngân hàng số tại Singapore.

Tan chia sẻ rằng, sự xuất hiện của đại dịch ban đầu buộc ông phải suy tính đến cuộc chiến sinh tồn của công ty trong ngắn hạn. Nhưng thời gian làm việc tại nhà trong vài tháng cùng với những lời tham vấn của các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã khiến ông phản tỉnh và suy nghĩ về những chiến lược lâu dài hơn.

Tan nói rằng việc điên cuồng và chi li trong cắt giảm ngân sách đang giúp Grab tiến nhanh hơn đến mục tiêu có lãi, mặc dù ông không đưa ra một khoảng thời gian cụ thể.

Khi nhận xét về tác động của đại dịch đối với Grab, Jixun Foo, giám đốc điều hành Quỹ GGV Capital và là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Grab, cho rằng tốc độ là điều tối quan trọng.

Ông nói thêm: “Khi thuận lợi thì người người nhà nhà đều cố gắng giành giật thị phần. Nhưng khi một cơn sóng thần xuất hiện, những công ty tốt nhất sẽ phản ứng nhanh nhất và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình một cách nhanh nhất”.

Grab hiện đang hoạt động tại 351 thành phố ở 8 quốc gia Đông Nam Á. Năm 2018, công ty này đã thu hút sự chú ý toàn cầu khi buộc Uber phải bán lại mảng kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á cho mình sau 5 năm cạnh tranh khốc liệt.

Đổi lại, Uber nắm giữ một lượng cổ phần tại Grab. Số liệu của Grab cho thấy ứng dụng này đã có tổng cộng 198 triệu lượt tải xuống và một mạng lưới hơn 9 triệu tài xế, người bán và các đại lý.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

CEO Gojek Việt Nam: Chúng tôi không chạy theo cuộc đua ‘đốt tiền’

GoViet chính thức bị “xóa sổ”.

Sáng ngày 5/8, nền tảng dịch vụ và thanh toán theo yêu cầu di động Gojek ra mắt ứng dụng Gojek tại Việt Nam. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, buổi họp báo giới thiệu được “kỳ lân” Indonesia tổ chức dưới hình thức online thông qua nền tảng Zoom.

Trước đó, vào đầu tháng 7, GoViet công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek trong chiến lược dài hạn nhằm tạo ra tác động tích cực lâu dài và thúc đẩy đổi mới cho khách hàng tại Việt Nam.

Theo Gojek, kể từ 6h hôm nay, khách hàng tại Việt Nam có thể truy cập các dịch vụ gọi xe (GoRide), giao hàng (GoSend) và đặt đồ ăn (GoFood) trên ứng dụng Gojek – tải xuống từ kho ứng dụng cho hệ điều hành iOS và Android. Ứng dụng Gojek có giao diện mới và được cải tiến nhiều tính năng nhằm nâng cao trải nghiệm và tăng cường tính bảo mật cho khách hàng.

Người dùng cũng có thể truy cập ứng dụng Gojek ở tất cả các quốc gia mà công ty này có hoạt động, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Singapore. Ứng dụng Gojek sẽ có mặt ở Thái Lan trong vài tuần tới.

Trang phục mới của các tài xế Gojek Việt Nam sẽ có màu xanh lá cây in logo của hãng – một hình khuyên bao quanh một dấu chấm tròn, mũ bảo hiểm và tay áo khoác màu đen. Trên ngực phải của áo có hình quốc kỳ Việt Nam.

Tại buổi họp báo ra mắt, ông Phùng Tuấn Đức – CEO Gojek Việt Nam khẳng định việc chuyển đổi từ ứng dụng GoViet sang Gojek không liên quan đến vấn đề dòng tiền.

Vị CEO mới được bổ nhiệm hồi tháng 7 cũng cho biết chiến lược của Gojek tại thị trường Việt Nam từ khi ra đời đến nay không thay đổi, luôn đi theo 2 hướng chính là phát triển dịch vụ đa dạng để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng và thông qua đó tạo thu nhập tốt hơn cho các đối tác.

Muốn xây dựng 3 siêu ứng dụng

Theo ông Đức, Gojek Indonesia đang cung cấp khoảng 20 dịch vụ, trong đó 3 mảng chính là di chuyển, giao nhận và thanh toán. Hiện Gojek Việt Nam đã triển khai mảng di chuyển và giao nhận, thanh toán sẽ là mảng thứ 3 công ty tập trung trong thời gian tới.

“Không tập trung vào một sản phẩm cũng quan trọng như việc quyết định mở rộng một sản phẩm nào đó. Tùy theo nhu cầu của thị trường Việt Nam chúng tôi sẽ dần mở rộng các dịch vụ khác”, ông Đức chia sẻ trước ý kiến cho rằng các dịch vụ của Gojek Việt Nam còn khá “nghèo nàn”.

Về mảng di chuyển, vị CEO trẻ cho rằng Gojek đã thành công với mảng gọi xe 2 bánh tại Việt Nam. Trong khi đó dù mảng gọi xe 4 bánh có nhu cầu lớn trên thị trường nhưng thời gian qua có nhiều quy định liên quan thay đổi.

“Để đưa sản phẩm này về Việt Nam, Gojek cần thay đổi thêm về cách thức vận hành để đáp ứng mọi tuân thủ mà Nhà nước đưa ra. Thời gian tới công ty sẽ làm việc với cơ quan quản lý để xem có hướng nào phù hợp”, CEO Gojek Việt Nam nói.

Ông Đức cũng cho biết công ty này mong muốn xây dựng 3 siêu ứng dụng tại Việt Nam lần lượt cho khách hàng; đối tác tài xế và đối tác nhà hàng.

Siêu ứng dụng không phải cuộc chơi “đốt tiền”

Người đứng đầu Gojek Việt Nam tin rằng siêu ứng dụng không phải cuộc chơi đốt tiền. Sử dụng tiền để phát triển thị phần là việc làm cần thiết trong từng giai đoạn và công ty nào cũng trải qua giai đoạn phát triển tương tự như vậy. Tuy nhiên, đến một mức độ, quy mô nào đó, chính sách này không thể giúp các công ty trụ lại được.

“Trong giai đoạn kinh tế thế giới bất ổn, khủng hoảng, bệnh dịch diễn ra, nhiều công ty công nghệ hoặc các công ty tăng trưởng nóng trên thế giới lao đao và không tìm được chỗ đứng cho mình. Họ cũng không thể tiếp tục dùng chính sách đốt tiền để đi thuê thị phần”, ông Đức nhận định.

“Chúng tôi quan điểm rằng nếu chúng tôi mang lại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng và tạo ra các giá trị cho các đối tác để họ trung thành với chúng tôi thì chính sách đó sẽ luôn luôn bền vững, bất kể hoàn cảnh nào”, CEO Gojek Việt Nam nói và khẳng định giá trị cốt lõi của hãng này là tập trung vào trải nghiệm chứ không phải chạy theo cuộc đua “đốt tiền” để thu hút khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Grab, Gojek và các startup tỷ đô chật vật ‘sống sót’ sau cuộc đua ‘đốt tiền’

Với Gojek, Grab và hàng loạt startup kỳ lân ở Đông Nam Á, việc tìm kiếm lợi nhuận giờ trở thành cuộc chiến sinh tồn trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu lao đao vì dịch Covid-19.

Theo Nikkei Asian Review, startup cho thuê xe Smove rất phổ biến ngay cả ở một đất nước đắt đỏ và nhiều luật lệ như Singapore. Chỉ cần quẹt thẻ, bất cứ ai cũng có thể lên một chiếc xe ngoài đường, khởi động và sử dụng với giá chỉ 4 USD/tiếng.

Khi những gã khổng lồ gọi xe như Uber Technologies và Grab mở rộng thần tốc ở Đông Nam Á, nhà sáng lập Tom Lokenvitz cố tìm cách ăn theo. Năm 2015, ông đạt được thỏa thuận cung cấp ôtô cho tài xế Uber. Thời điểm đó, Grab và Uber liên tục tung ra các chương trình giảm giá sâu và trợ cấp để giành thị phần trong khu vực.

Canh bạc của Lokenvitz đã thành công. Smove phát triển mạnh trong 6 tháng sau khi đạt được thỏa thuận với Uber. Số lượng xe tăng gấp 10 lần, nhân sự mở rộng 300%. Có lúc công ty trở thành doanh nghiệp lớn nhất ở loại hình kinh doanh này tại châu Á.

Nhưng sau đó, hoạt động kinh doanh của startup Singapore trật bánh. Uber tháo chạy khỏi thị trường Đông Nam Á, mối quan hệ đối tác sụp đổ. Smove buộc phải tái cấu trúc, đàm phán lại với các nhà cung cấp, đóng cửa văn phòng tại Australia và sa thải nhân viên ở Singapore.

Trọng thương vì dịch bệnh

Đến đầu năm 2020, Lokenvitz cho rằng đây là thời điểm có thể xoay chuyển tình thế. Họ bắt đầu tập trung mở rộng và chuyển sang các thị trường mới. “Vào 2 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã trở lại đúng hướng”, ông nói với Nikkei.

Nhưng khi số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến ở Singapore hồi tháng 5, việc di chuyển bị giới hạn, doanh thu của công ty lao dốc 85%. Smove buộc phải thanh lý tài sản, trong đó có tài sản trí tuệ của công ty mẹ.

“Chúng tôi bị thương từ trước dịch Covid-19, nhưng chúng tôi đã hồi phục. Nhưng với túi tiền ít ỏi, chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi không có thanh khoản dù được chính phủ hỗ trợ. Nhưng số tiền đó không đủ để vượt qua quãng thời gian phong tỏa”, Lokenvitz tuyệt vọng.

Smove chỉ là một trong số các công ty khởi nghiệp non trẻ bị “chảy máu tiền mặt” vì dịch bệnh ở Đông Nam Á. Nhiều năm qua, những startup này đã được hỗ trợ hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư, trong đó có quỹ Vision Fund của Tập đoàn SoftBank.

Giờ, các khe nứt trong mô hình kinh doanh bị phơi bày. Định giá lao dốc, vốn huy động giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, các startup kỳ lân (giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD) buộc phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu và đưa ra những quyết định khó khăn.

“Đây là một thời khắc rung chuyển. Nhiều nhà đầu tư đã không để tâm đến các chỉ số. Họ nhận định một ngành công nghiệp ‘nóng, có thể phát triển’ chỉ vì dễ kiếm tiền từ đó”, Nikkei Asia Review dẫn lời chuyên gia Chandra Firmanto tại Indogen Capital (Jakarta, Indonesia) nhận định.

Trong khi đó, các startup kỳ lân ở Indonesia bắt đầu đổ máu sau những thành công vang dội. Năm 2010, công ty nhỏ có tên Gojek bắt đầu hoạt động với tư cách một trung tâm cuộc gọi với số nhân viên ít ỏi. Đến năm 2015, Gojek đã phát triển thành ứng dụng kiểu Uber và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia.

Năm 2019, công ty vượt mức định giá 10 tỷ USD và đang trên đường trở thành siêu ứng dụng, cung cấp mọi thứ từ dịch vụ gọi xe, thanh toán kỹ thuật số đến dọn dẹp nhà cửa.

Vung tiền thâu tóm các công ty nhỏ

Gojek và các nhà sáng lập đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ngành thương mại năng động của Indonesia đến với ngành kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ. Những tên tuổi lớn như Google, Tencent Holdings và Facebook đồng loạt rót tiền vào startup này.

Năm 2019, nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia ước tính đạt 40 tỷ USD, tăng 500% so với hồi năm 2015. “Bất cứ thứ gì mà tầng lớp trung lưu của Indonesia muốn mua, chúng tôi đều đưa vào ứng dụng này”, nhà sáng lập Nadiem Makarim nhấn mạnh về tham vọng siêu ứng dụng hồi năm 2018.

Công ty đã xem xét chi hàng triệu USD tiền đầu tư để mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực từ giao thực phẩm đến massage. Một phần của chiến lược mở rộng là thâu tóm những công ty khởi nghiệp nhỏ và yếu hơn.

Không chỉ Gojek, đối thủ Grab cũng thâu tóm ít nhất 10 startup nhỏ hơn trong vòng 3 năm qua. Năm 2019, cả hai công ty đều không có lãi. Họ bị mắc kẹt vào trận chiến giảm giá và trợ cấp nhằm thu hút cả khách hàng và tài xế.

Nikkei Asian Review nhận định Gojek vẫn còn đất để phát triển. Các dịch vụ cốt lõi của Gojek đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của người Indonesia. Và họ vẫn muốn nhiều hơn nữa. Nhưng hồi cuối tháng 6, nhu cầu lao dốc vì dịch Covid-19, công ty tuyên bố sa thải 9% lực lượng lao động và đóng cửa GoLife, dịch vụ làm sạch và massage tại nhà, và GoFood Fesstival.

Công ty cũng dừng GoGlam, dịch vụ đặt phòng làm đẹp và GoFix, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng hồi tháng 1. Điều này đe dọa sinh kế của hàng nghìn người Indonesia. “Tôi bị sốc. Tôi nghĩ Gojek là một công ty lớn, chắc chắn họ sẽ tiếp tục mở rộng các loại dịch vụ”, bà Asri Sulastri, một người dọn dẹp từng làm việc cho GoClean, chia sẻ.

Đây cũng là tình hình chung của hàng loạt startup Đông Nam Á trong thời kỳ dịch bệnh. Các quốc gia vẫn đang đắn đo giữa việc mở cửa lại nền kinh tế hay tiếp tục giãn cách xã hội. Trong khi đó, người tiêu dùng Đông Nam Á đã cắt giảm chi tiêu.

Traveloka buộc phải sa thải khoảng 100 người, 10% nhân viên, hồi đầu tháng 4 khi ngành du lịch toàn cầu trọng thương vì dịch Covid-19. Grab của Singapore cũng đề nghị nhân viên tự giác nghỉ không lương hoặc giảm giờ làm việc hồi tháng 4. Trong tháng 6, công ty sa thải khoảng 360 nhân viên, tương đương 5% lực lượng lao động.

Không còn sự lựa chọn

“Tôi hiểu họ. Họ rất khổ sở vì điều đó. Nếu không cần thiết, họ sẽ không làm vậy. Tôi cho rằng họ không còn lựa chọn nào khác”, Chua Kee Lock, CEO Vertex Holdings, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Grab, chia sẻ.

Thiếu tiền, nhiều startup nhỏ hơn buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Stoqo Teknologi Indonesia, một nền tảng trực tuyến chuyên cung cấp nguyên liệu tươi cho các cửa hàng thực phẩm, đã ngừng hoạt động từ cuối tháng 4.

Một startup khách sạn giá rẻ khác cũng dừng hoạt động hồi cuối tháng 5 “sau sự sụt giảm đáng kể về doanh thu và số lượng lớn yêu cầu hoàn tiền từ phía người dùng”. Startup giao hoa BloomThis chứng kiến doanh thu sụt giảm 90%. Công ty buộc phải cắt giảm chi phí tiếp thị, xem xét giảm lương và tìm kiếm hỗ trợ từ các ngân hàng.

Sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp ở Đông Nam Á giờ mất đi nhiệt lượng. Giới đầu tư trở nên cảnh giác hơn sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của WeWork sụp đổ, trong khi giá cổ phiếu Uber và Slack Technologies lao dốc sau IPO.

Theo dữ liệu của Deal Street Asia, vốn huy động tại khu vực này chứng kiến mức sụt giảm 30% trong năm ngoái, đặc biệt là nửa cuối năm. Nhiều startup lớn, bao gồm Gojek, đã sẵn sàng chuyển đổi trước khi đại dịch diễn ra. Họ tập trung hướng tới lợi nhuận thay vì triết lý “tăng trưởng bằng mọi giá” như vài năm trước đây.

“Cuộc khủng hoảng vì Covid-19 cho thấy sự tăng trưởng là rất mong manh. Định giá công ty cần phải song hành với giá trị được tạo ra. Không sai nếu các công ty và nhà đầu tư muốn tìm kiếm tăng trưởng và định giá cao hơn, nhưng họ cũng cần phải tạo ra giá trị tương xứng”, ông Amit Anand, nhà sáng lập Jungle Ventures (Singapore), bình luận.

“Dịch Covid-19 đến vào một thời điểm cực kỳ tồi tệ đối với chúng tôi”, nhà sáng lập của một startup thương mại điện tử ở Indonesia than thở. Giờ, thay vì chạy đua tăng định giá, các công ty đang được điều chỉnh để duy trì tiền mặt càng lâu càng tốt. Họ cũng tranh giành để được đảm bảo cam kết từ nhà đầu tư đối với vốn mới.

Dịch Covid-19 khiến ngay cả những người chơi lớn nhất cũng phải thích nghi với “thực tại mới”. “Giống hầu hết công ty khác, các startup, đặc biệt ở Đông Nam Á, cần tập trung vào việc đề phòng trong ngắn hạn, nhất là khi họ không có nhiều tiền”, giáo sư Amit Joshi tại IMD Business School (Lausanne, Switzerland) nhận xét.

“Mục tiêu là vượt qua cơn bão này. Tuy nhiên, đối với những công ty có tiềm lực tài chính mạnh, đây là một cơ hội tuyệt vời để thâu tóm các công ty nhỏ hơn và củng cố vị thế”, ông nói thêm. Theo ông, các quỹ đầu tư cũng nên xem giai đoạn này là một giai đoạn để đầu tư vào những startup triển vọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Đội quân hàng nghìn shipper của Baemin cạnh tranh trực diện với Grab

Ứng dụng giao đồ ăn mới xuất hiện tại Hà Nội với sự hậu thuẫn của công ty mẹ ở châu Âu tuyên chiến trực diện với Grab.

Baemin – ứng dụng giao đồ ăn của kỳ lân Hàn Quốc là Woowa Brothers vừa tuyên bố mở rộng hoạt động kinh doanh ra Hà Nội 1 năm sau khi họ có mặt tại TP Hồ Chí Minh.

Công ty này tuyên bố rằng đội quân hàng nghìn người giao đồ của mình sẽ nhăm tới việc cạnh tranh trực diện với siêu ứng dụng Grab. Baemin cũng công bố về việc hình thành Baemin Kitchen cũng như Baemin Di Cho – một dịch vụ giao rau củ.

Delivery Hero – công ty của Đức đã mua Woowa Brothers vào năm 2019 với giá 4 tỷ USD để đẩy mạnh sự hiện diện ở Đông Nam Á. Thời điểm đó, Woowa cho biết việc bán mình của họ là chiến lược sinh tồn trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và cũng là thương vụ lớn nhất liên quan đến một công ty internet của Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, Woowa Brothers đã mua Vietnammm vào năm 2019. Trước đó, Vietnammm đã mua lại Foodpanda Việt Nam – công ty từng thuộc sở hữu của Rocket Internet.

Được thành lập năm 2012 với tư cách là một công ty giao thực phẩm, Woowa Brothers (woowa có nghĩa là thanh lịch trong tiếng Hàn) đã phát triển nhanh chóng và trở thành công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến hàng đầu Hàn Quốc, tiếp nhận hơn 30 triệu đơn hàng mỗi tháng và mở rộng sang kinh doanh CloudKitchen (mô hình tập trung các quán ăn ngon được khách hàng đặt nhiều vào cùng một địa điểm).

Nhà sáng lập và CEO Kim Bong-jin (43 tuổi) của Woowa Brothers hiện đứng đầu liên doanh mới thành lập với Delivery Hero có trụ sở tại Singapore để tham gia vào thị trường giao đồ ăn đang bùng nổ ở châu Á – nơi những người chơi trong khu vực như Grab hay Gojek đã có nền tảng khá vững vàng.

Đối với Delivery Hero (hiện trị giá gần 18,2 tỷ USD theo giá trị thị trường), việc mua Woowa giúp họ tăng cường sự hiện diện tại thị trường châu Á đang tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2018, công ty Đức đã bán một số mảng kinh doanh ở Đức cho Takeaway.com để đổi lấy tiền mặt và cổ phần.

Liệu cơn bão “xanh mint” có làm nên chuyện?

Để lôi kéo khách hàng và lái xe, Baemin liên tục tung ra những ưu đãi khác biệt như giảm 70.000 đồng cho đơn hàng từ 70.000 đồng trở lên; giảm 25%, 50% tùy theo số lần đặt hàng. Khách đặt đồ ăn qua ứng dụng Baemin tại Hà Nội đều hưởng ưu đãi lớn. Phí giao hàng hiện tại cố định 15.000 đồng, chỉ bằng 50% hầu hết các nền tảng khác.

Nếu muốn tăng trưởng thị phần, Baemin sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ lâu năm như: GrabFood, Loship, Now hay Go-Food. Những nền tảng này đều được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư nước ngoài, duy nhất Loship là startup nội địa.

Một số chuyên gia nhận định cách tiếp cận thị trường của Baemin khá truyền thống, khi đổ tiền vào khuyến mại và truyền thông quảng cáo. Những ứng dụng giao đồ ăn hoặc giao hàng vào Việt Nam theo cách này từng phải rút lui sau một thời gian ngắn.

Theo báo cáo của Euromonitor, trong năm nay thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 11% một năm. Tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung nhưng bù lại, Việt Nam thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành của loại hình dịch vụ này khá cao.

Khảo sát của GCOMM cũng cho thấy tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của người thành thị hiện khá cao, 99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần mỗi tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Grab cắt giảm 360 Grabbers vì Covid-19, CEO Anthony Tan gửi tâm thư: Chúng tôi nợ bạn một lời giải thích!a

Trước thách thức của nền kinh tế hậu Covid-19, CEO Grab Anthony Tan cho biết đã cắt giảm 360 nhân sự, tương đương dưới 5% đội ngũ Grab. Đồng thời, tạm dừng một số dự án không cốt lõi, chỉ tập trung vào các lĩnh vực di chuyển, giao nhận, thanh toán và tài chính.

“Từ thời điểm Grab bắt đầu điều chỉnh hoạt động kinh doanh để đối phó với đại dịch COVID-19, tôi đã hy vọng rằng mình sẽ không phải gửi đi một email như thế này”, ông Anthony Tan – CEO và Đồng sáng lập Grab – mở đầu thông điệp gửi đến các nhân viên sáng nay, 16/6.

“Hôm nay, với trái tim nặng trĩu, tôi phải chia sẻ với các bạn rằng Grab sẽ cắt giảm khoảng 360 Grabbers, tương đương dưới 5% đội ngũ nhân sự của Grab”.

Chúng ta đã rà soát tất cả chi phí, cắt giảm các nguồn chi không thiết yếu và thực hiện giảm lương của lãnh đạo cấp cao. Dù vậy, Grab cần có một bộ máy tinh gọn hơn

“Chúng tôi biết thông tin này sẽ làm các bạn hoang mang và lo lắng. Mong các bạn hiểu rằng chúng tôi không đi đến quyết định này một cách dễ dàng chút nào.

Chúng tôi đã nỗ lực làm mọi điều có thể để không phải đi đến giải pháp này, nhưng cuối cùng phải chấp nhận rằng quyết định cắt giảm nhân sự đầy khó khăn hôm nay là điều buộc phải làm vì hàng triệu người đang dựa vào nền tảng Grab để kiếm thêm cơ hội thu nhập mỗi ngày trong trạng thái bình thường mới”, ông Anthony cho biết.

Ông cũng gửi lời cảm ơn tới những nhân viên Grab bị cắt giảm nhân sự trong giai đoạn này, đồng thời cho biết sẽ có động thái để giúp họ nhanh chóng ổn định trong thời gian sớm nhất.

“Chúng tôi luôn tuyển dụng nhân sự với mục tiêu đưa Grabbers phát triển cùng Grab. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì những gì xảy ra hôm nay. Với những Grabbers bị ảnh hưởng, chúng tôi nợ bạn một lời giải thích”, ông Anthony nói.

“Kể từ tháng 02/2020, chúng ta đã thấy những tác động mạnh mẽ do dịch COVID-19 gây ra cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp khắp thế giới, trong đó bao gồm Grab. Cùng lúc đó, điều ngày càng rõ ràng hơn là dịch COVID-19 có thể sẽ dẫn đến suy thoái kéo dài, và chúng ta phải áp dụng chiến lược bảo toàn nguồn vốn phù hợp hơn để dự phòng cho giai đoạn phục hồi có thể kéo rất dài.

Vài tháng vừa qua, chúng ta đã rà soát tất cả chi phí, cắt giảm các nguồn chi không thiết yếu và thực hiện giảm lương của lãnh đạo cấp cao. Dù vậy, chúng ta nhận ra rằng Grab cần có một bộ máy tinh gọn hơn để đáp ứng được những thách thức của nền kinh tế hậu COVID-19”.

CEO Grab cho biết siêu ứng dụng này sẽ tạm dừng một số dự án không cốt lõi, củng cố các phòng ban nhằm hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời điều chỉnh quy mô của các team nhằm đáp ứng tốt hơn với nhu cầu kinh doanh và thích ứng tốt hơn với môi trường bên ngoài.

“Chúng ta cũng tăng gấp đôi trọng tâm vào mảng dịch vụ giao nhận và điều chuyển Grabbers để kịp thời đáp ứng nhu cầu giao nhận đang tăng lên nhanh chóng của người tiêu dùng. Chúng ta đã giữ được nhiều vị trí nhân sự nhờ giải pháp điều chuyển nguồn lực này, và việc điều chuyển này cũng đã giúp giới hạn số lượng nhân sự bị cắt giảm xuống còn dưới 5%”.

“Tôi bảo đảm với các bạn rằng sẽ không có thêm việc cắt giảm nhân sự nào nữa trong tập đoàn trong năm nay. Tôi cũng tự tin rằng một khi chúng ta thực thi theo các kế hoạch kinh doanh đã điều chỉnh để đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta sẽ không phải trải qua sự việc đau đớn như thế này một lần nữa trong những năm tới”, ông Anthony cho biết.

Cũng theo CEO Grab, siêu ứng dụng này sẽ tập trung vào những mảng dịch vụ cốt lõi là di chuyển, giao nhận, thanh toán và tài chính để giải quyết thách thức và nắm bắt cơ hội trong trạng thái bình thường mới. Đồng thời, mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ bằng cách đa dạng hóa những dịch vụ tiện ích cho đối tác cửa hàng.

“Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm nhân sự , bạn sẽ nhận được email trước 13h hôm nay, ngày 16/06/2020 theo giờ Singapore với hướng dẫn cụ thể cho những bước tiếp theo. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng bạn có thể trao đổi trực tiếp và riêng tư với cấp trên của bạn và đại diện Nhân sự, và sẽ sắp xếp những buổi trao đổi này càng sớm càng tốt, trong vòng 2 ngày tới.

Mong bạn thông cảm với chúng tôi trong thời gian chúng tôi thực hiện quy trình nhạy cảm này với sự tôn trọng cao nhất cho quyền riêng tư của bạn”.

“Nếu bạn không nhận được thông báo trước 13h hôm nay theo giờ Singapore, bạn không bị ảnh hưởng, và tôi rất mong bạn sẽ động viên tinh thần cho những Grabbers bị ảnh hưởng”, thư gửi nhân viên của ông Anthony nêu rõ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Grab công bố chương trình hỗ trợ SMEs tại Đông Nam Á sau Covid-19

Grab vừa công bố chương trình Hỗ trợ tăng trưởng cho doanh nghiệp nhỏ tại Đông Nam Á nhằm thích nghi sau Covid-19.

Grab công bố chương trình hỗ trợ SMEs tại Đông Nam Á sau Covid-19

Chương trình bao gồm các công cụ và sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp đang kinh doanh offline dễ dàng chuyển sang kinh doanh online, đồng thời giúp những đối tác đang hoạt động trên nền tảng Grab tăng mức hiển thị và có thể điều chỉnh hoạt động vận hành phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi số nhanh chóng. Ba nội dung chính của chương trình gồm:

GrabMerchant: một nền tảng tự phục vụ gồm tất cả-trong-một để các chủ doanh nghiệp có thể phát triển tập khách hàng trên nền tảng trực tuyến, tối ưu hóa vận hành, đồng thời kiểm soát chi phí.

Khám phá cửa hàng (Merchant Discovery): Từ giữa tháng 6/2020, người dùng Grab có thể nhìn thấy các cửa hàng gần họ thông qua widget Nearby Merchant (Cửa hàng gần bạn) trên ứng dụng Grab.

Ngoài ra, Grab sẽ dành 3,5 triệu USD giá trị quảng cáo hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ ở Đông Nam Á. Các quảng cáo này sẽ được đặt tại những vị trí nổi bật nhất trên ứng dụng Grab trong 5 tuần kể từ đầu tháng 7/2020. Grab sẽ chi trả các chi phí và nguồn lực cần thiết để sản xuất các tài liệu tiếp thị này.

Đại diện Grab cho biết, chương trình hỗ trợ tăng trưởng cho doanh nghiệp nhỏ khẳng định cam kết của Grab trong việc hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp nhỏ.

Ngoài ra, Grab cũng tiếp tục công bố quan hệ đối tác với chính phủ các nước Đông Nam Á để kết nối nông dân và các doanh nghiệp khác đang hoạt động tại khu vực nông thôn với nền kinh tế số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DTO

Grab đề nghị nhân viên nghỉ không lương để cắt giảm chi phí

Theo Bloomberg, hãng taxi công nghệ Grab đã bắt đầu đề nghị nhân viên tự nguyện nghỉ không lương hoặc giảm giờ làm để tránh phải sa thải nhân sự.

Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy những khó khăn mà startup giá trị nhất Đông Nam Á đang phải đối mặt. Hãng tin tài chính Bloomberg đưa tin Grab đã đưa ra lựa chọn làm việc linh hoạt cho nhân viên trong khu vực, bao gồm cả nghỉ không lương cho nơi nào dư thừa công suất. Grab hiện có 6.000 nhân viên và được định giá 14 tỷ USD.

Trả lời Bloomberg, Grab cho biết đang thực hiện các biện pháp chủ động để bảo toàn tài sản và quản lý nhân viên trước khi cân nhắc tới cắt giảm lao động. Hiện tại có nhiều bất ổn do tình hình dịch bệnh và Grab chưa rõ suy thoái kinh tế sẽ kéo dài bao lâu.

Tuần trước, CEO Grab Anthony Tan cảnh báo dịch bệnh đang gây thách thức nghiêm trọng, đòi hỏi các quyết định khó khăn trong cắt giảm chi phí và quản lý nguồn vốn.

Các dịch vụ theo yêu cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề vì kinh tế giảm tốc do cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Lyft, một hãng gọi xe của Mỹ, thông báo sa thải gần 1.000 nhân viên, tương đương 17% lực lượng lao động.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Grab được bình chọn là công ty công nghệ có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020

Grab vừa được ITviec.com, chuyên trang việc làm dành cho giới công nghệ, bình chọn là “Công ty công nghệ có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020″.  

grab-vietnam-marketingtrips

Bảng xếp hạng của ITviec.com dựa trên đánh giá, trải nghiệm khách quan, minh bạch của hơn 11.000 người đang làm việc tại các công ty công nghệ trên khắp Việt Nam, dựa trên các tiêu chí như chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc (bao gồm cả văn phòng, không gian làm việc), văn hóa công ty, mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với nhân viên, chế độ làm thêm ngoài giờ (OT), cùng một số yếu tố khác.

Năm nay, Grab vinh dự tiếp tục có mặt trong Top 15 và đã vươn lên vị trí số 1 từ vị trí số 4 của năm 2019, với điểm tổng quan là 4,8/5 với 97% khuyến nghị nên làm việc tại Grab.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc điều hành Grab Việt Nam chia sẻ Grab sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Việt Nam, đồng thời đầu tư vào các tài năng công nghệ để giải quyết những thách thức lớn nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, qua đó giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế kỹ thuật số”.

Năm 2017, Grab đã thành lập trung tâm R&D đặt tại TP.HCM nhằm thu hút và phát huy năng lực của các tài năng công nghệ trong nước, hướng đến tạo ra những trải nghiệm người dùng dành riêng cho khách hàng Việt Nam và gia tăng trải nghiệm cho người dùng khắp Đông Nam Á.

Grab hiện có khoảng 1.000 nhân viên đang làm việc tại Việt Nam, và cung cấp một hệ sinh thái siêu ứng dụng bao gồm các dịch vụ thiết yếu cho người dùng Việt Nam như di chuyển (GrabCar/GrabBike/GrabTaxi), giao nhận hàng hóa và thức ăn (GrabExpress/GrabFood/GrabKitchen), thanh toán không dùng tiền mặt (thông qua ví điện tử của đối tác Moca), đặt phòng khách sạn (liên kết với Agoda và Booking.com)

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

“Xe ôm công nghệ” vẫn ế ẩm những ngày sau dịch

Ngày đầu TP Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều tài xế taxi, xe ôm đã tranh thủ chạy xe từ sáng sớm để kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng do người dân vẫn hạn chế ra đường vì dịch bệnh nên nhiều tài xế chờ cả sáng vẫn không có được cuốc xe nào.

Ngày 23/4, TP Hà Nội đã thực hiện nới lỏng cách ly xã hội do dịch bệnh COVID-19. Sáng cùng ngày, nhiều người dân đã đổ ra đường đi làm và đến chợ mua sắm.

Tuy nhiên, tại các bến xe khách lớn trên địa bàn TP Hà Nội dù đã mở cửa nhưng vẫn vắng lặng, hầu hết các tuyến xe liên tỉnh đều chưa bán vé. Một vài tuyến xe buýt đã bắt đầu hoạt động trở lại nhưng lượng khách cũng rất ít.

Ghi nhận tại bến xe Giáp Bát vào sáng cùng ngày, hầu hết các tuyến xe khách tại đây đều chưa hoạt động trở lại, chỉ có một vài vị khách chờ đón xe buýt tại đây. Mặc dù vậy, nhiều tài xế xe ôm đã đến đây từ rất sớm để đón khách.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bằng, tài xế xe ôm công nghệ đón khách tại đây cho biết, hôm nay là buổi đầu tiên ông chạy xe đón khách kể từ khi thực hiện Chỉ thị cách ly xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Chính Phủ để phòng dịch.

“Kể từ khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp thì tôi cũng nghỉ ở nhà để cùng mọi người phòng dịch. Hôm nay là buổi đầu tiên chạy lại đi đón khách nhưng vắng người quá, mọi người vẫn hạn chế đi xe ôm vì lo sợ dịch COVID-19.

Nếu như bình thường đến gần trưa là tôi chạy được mấy cuốc xe rồi nhưng hôm nay mới được một cuốc, giờ không có khách thì cứ lang thang tìm được cuốc nào hay cuốc đó thôi”, ông Bằng chia sẻ.

Ghi nhận tại bến xe Mỹ Đình, lượng tài xế xe ôm công nghệ có phần đông đúc hơn. Tuy nhiên, khách hàng cũng chỉ có vài người đi xe buýt do các tuyến xe khách đều chưa hoạt động trở lại.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Quân Hải (38 tuổi), một tài xế xe ôm công nghệ tại đây cho biết, anh đã chờ từ sáng sớm đến trưa nhưng vẫn chưa đón được vị khách nào.

“Dù hôm nay là ngày đầu tiên thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội nhưng mọi người vẫn chưa đi lại tấp nập, không khác những ngày trước là mấy. Do khách hàng di chuyển bằng xe ôm chủ yếu là khách đi và đến từ các tỉnh nhưng xe khách chưa hoạt động nên không đón được ai cả”, anh Hải chia sẻ.

Không chỉ riêng anh Hải mà các tài xế khác cũng trong tình trạng không đón được khách.

Theo anh Hải, dù TP Hà Nội đã thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội nhưng bản thân anh vẫn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi đi làm để đảm bảo an toàn.

“Mình phải chủ động phòng dịch để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Thời điểm này mà chủ quan là nguy hiểm cho cả bản thân và xã hội nên chúng tôi cũng phải tự ý thức điều đó”, anh Hải tâm sự.

Không chỉ riêng anh Hải mà các tài xế khác cũng trong tình trạng không đón được khách.

Cũng đến bến xe Mỹ Đình từ sáng sớm để đón khách, anh Nguyễn Ngọc Long (40 tuổi) cho biết, bản thân cảm thấy khá hào hứng trong ngày đầu đi làm trở lại kể từ khi thực hiện Chỉ thị cách ly xã hội của Chính Phủ.

“Ngày đầu đi làm lại cũng khá hào hứng nhưng vắng khách quá. Sáng đến giờ đa số các tài xế xe ôm như tôi đều ế ẩm vắng khách nhưng vẫn cố đứng xem được chuyến nào thì được vì ở nhà mãi rồi, dịch bệnh sợ thì sợ thật nhưng cố gắng vì cơm áo gạo tiền”, anh Long tâm sự.

Không chỉ riêng tài xế xe ôm công nghệ mà các tài xế taxi cũng chung cảnh không đón được khách.

Ngoài xe ôm vắng khách, các tài xế taxi cũng trong tình trạng ế ẩm dù cố gắng tìm kiếm khách tại các bến xe. Theo anh Thắng, một tài xế taxi tại khu vực Mỹ Đình cho biết, trong ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội nên anh chủ động đi làm từ sớm nhưng không đón được khách nào.

“Giờ mọi người vẫn chưa muốn sử dụng các phương tiện công cộng vì lo sợ dịch bệnh. Hy vọng trong những ngày tới mọi thứ sẽ tiến triển thuận lợi hơn”, anh Thắng bày tỏ.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

 

Sếp Grab Việt Nam: Câu hỏi “khi nào chúng ta mới có thể quay lại cuộc sống như trước Covid-19” và Megatrend sau dịch

“Ngay cả khi Covid-19 qua đi, đến thời điểm nào có thể kết luận được rằng chúng ta quay lại sinh hoạt như trước khi biết đến Covid? Đây là câu hỏi chưa có trả lời. Sau khi không còn cách ly toàn xã hội và dần dần từng hoạt động quay trở lại, ví như học sinh có thể quay lại trường, liệu các con có thể sinh hoạt như trước kia? Giờ ngủ có còn nằm sát? Bữa trưa còn ngồi chen chúc cùng ăn?…”, bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam – đặt vấn đề.

Đêm 6/3, UBND TP Hà Nội họp khẩn khi phát hiện bệnh nhân số 17, đánh dấu làn sóng thứ 2 của cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam.

Hơn 2 tuần sau đó, Grab công bố triển khai thử nghiệm dịch vụ “đi siêu thị hộ” GrabMart tại TPHCM. 10 ngày kế tiếp, GrabMart được thử nghiệm tại Hà Nội – tốc độ mở rộng nhanh chưa từng có trong lịch sử hoạt động của siêu ứng dụng này.

“Trong lịch sử kinh doanh 6 năm ở Việt Nam và từ lúc thành lập của Grab ở các nước Đông Nam Á, chưa có biến cố nào lớn như Covid-19. Đây là một thử thách rất lớn không chỉ cho Grab mà cho tất cả doanh nghiệp, tìm cách làm thế nào tồn tại, phải tồn tại rồi sau đó mới nói đến chuyện phát triển và bền vững”, bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam – chia sẻ.

* Theo ghi nhận của Grab, xu hướng tiêu dùng của người Việt trên app Grab thay đổi thế nào so với trước khi có dịch? Từ góc nhìn của bà, khi dịch qua đi, xu hướng tiêu dùng nào sẽ ngừng, và xu hướng nào sẽ tiếp diễn?

Bà Nguyễn Thái Hải Vân: Xu hướng Grab nhìn ra rất chắc chắn là nhu cầu chuyển từ offline sang online. Vì sao? Ngay cả khi Covid-19 qua đi, đến thời điểm nào kết luận được chúng ta có thể quay lại sinh hoạt như trước khi biết đến Covid? Đây là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Sau khi nới lỏng cách ly xã hội và dần dần từng hoạt động xã hội được quay lại, ví như học sinh có thể quay lại trường vào nửa đầu tháng 5, liệu các con có thể sinh hoạt như trước kia? Giờ ngủ trưa có còn nằm sát? Bữa trưa còn ngồi chen chúc cùng ăn…

Khi cuộc sống quay trở lại, nhiều hoạt động vẫn phải duy trì mức độ hạn chế cũng như giãn cách xã hội nhất định. Tất cả điều này đều dẫn đến việc hạn chế tiếp xúc đám đông càng nhiều càng tốt. Đó là lý do nhu cầu từ offline sang online gần như chắc chắn. Grab nhận định đó là Megatrend khá rõ ràng. Nói chi tiết hơn về ngành hàng thì còn khá sớm, phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô và cách người tiêu dùng thay đổi hành vi sinh hoat tiêu dùng như thế nào.

Ví như với ngành du lịch, không biết bao giờ sẽ hoạt động quay trở lại. Khi du lịch không còn là một nguồn đóng góp chính vào GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) ở một số thành phố lớn, thì đi chung là những dịch vụ F&B trước nay tập trung phục vụ cho du lịch sẽ phải thay đổi. Dịch vụ lưu trú và vận tải cho du lịch cũng sẽ phải thay đổi theo.

* Đã 5 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 nào, câu chuyện “sống chung với dịch” đang được nhiều bên đặt ra. Grab sống chung với dịch như thế nào?

Sau khi thấy tình hình dịch lan ra ở các nước trên thế giới, đặc biệt theo dõi các nước đi trước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, chúng tôi đã có những nhận định từ rất sớm: Sẽ phải sống chung với những điều kiện rất mới, và trong thời gian không ngắn.

Điều quan trọng nhất Grab xác định được là khi môi trường kinh doanh cũng như điều kiện kinh doanh thay đổi một cách đột ngột như thế này, cách duy nhất để có thể vẫn được đón nhận, vẫn có thể tồn tại là phải đáp ứng được nhu cầu mới và thay đổi cực kỳ nhanh.

Lúc đó Grab đã nhận định rất sớm dịch chuyển từ offline sang online sẽ là một Megatrend được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Core Competency (tạm dịch: Năng lực cốt lõi) mà Grab từ những ngày đầu đặt ra tới bây giờ vẫn rất nhất quán – là đặt trọng tâm vào việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu nhất cho cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn vừa rồi, Grab chỉ nhìn lại vấn đề đó và xem xem bây giờ để tiếp tục có thể cung cấp những sản phẩm thiết yếu nhất hàng ngày trong điều kiện mọi người sống và sinh hoạt như bây giờ thì phải thay đổi cái gì?

Từ bài toán đó, chúng tôi đã phản ứng rất nhanh. Về mặt di chuyển chở người, những tính năng cũng như những can thiệp về an toàn như tài xế phải khai báo nhiệt độ, lắp màng ngăn trong xe… Trong giai đoạn vẫn đang cách ly xã hội, Grab cũng làm chặt với các bác tài để không những không quên đi mà còn biến những thói quen về sử dụng phương tiện vận tải phải hoàn toàn phù hợp với điều kiện an toàn mới để khi quay trở lại làm việc mọi người đã có tâm thế làm việc cũng như quy chuẩn làm việc phù hợp với việc dịch bệnh sẽ còn lâu dài.

Ngoài ra, các nhu cầu từ offline sang online, như mua hàng online, trong một thời gian ngắn như vậy, Grab ra được sản phẩm GrabMart cũng như GrabAssisstant, vừa ngắn về mặt phải thay đổi nền tảng công nghệ, vừa thuyết phục cũng như đào tạo lại cho toàn bộ các đối tác tài xế về nhu cầu mới này cũng là việc đầu tư rất đúng thời điểm, cũng như một cách thích ứng để toàn hệ thống Grab sống được với trend này một cách lâu dài hơn, ít cũng là 3 – 4 tháng hay 5 – 6 tháng.

Toàn bộ nỗ lực chúng tôi tập trung vào 2 chuyện: Tất cả phải an toàn hơn, phải đảm bảo được việc hạn chế tối thiểu tiếp xúc và đảm bảo nếu vận hành phải có giãn cách xã hội; và Đưa ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu mới.

* Khi Covid-19 qua đi, các tính năng Grab triển khai rất nhanh trong mùa dịch như GrabMart và GrabAssistant liệu còn duy trì?

GrabMart và GrabAssistant không chỉ phục vụ cho tình thế bất khả kháng hiện tại mà nằm trong Megatrend tôi đề cập trước đó – dịch chuyển từ offline sang online. Đây là xu hướng không thể tránh khỏi. Ở các nước phát triển, xu hướng này ngày càng mạnh. Giờ chẳng qua do Covid-19 xuất hiện nên đẩy nhanh tốc độ tiếp cận và chuyển đổi của người dùng.

Tôi cho rằng 2 dịch vụ này sẽ là những dịch vụ tiếp tục được đón nhận ngày càng nhiều hơn trong tương lai. Ngay từ lúc Grab thiết kế đã đặt mục tiêu Core Proposition (tạm dịch: Giá trị cốt lõi) của dịch vụ này – hoàn toàn không phụ thuộc vào Covid-19 – là làm sao trải nghiệm của người dùng đặt qua ứng dụng phải tốt hơn trải nghiệm họ tự đi đến cửa hàng và mua. Sản phẩm vẫn phải tươi, tốt như họ đến lựa hàng, và trong quá trình vận chuyển phải bảo quản như chúng ta mới lấy hàng từ cửa hàng.

Chúng ta ngồi ở nhà, đặt làm sao trong vòng 1 tiếng đồng hồ nguyên một chuyến shoping phải có mặt ở nhà. Tất cả tính năng ấy chúng tôi thiết kế ra cho dịch vụ này hoàn toàn không phải chỉ để đối phó với Covid-19, mà hướng đến mục tiêu làm sao Covid-19 là dịp để mọi người thay đổi thói quen và thử, và sau đó dịch vụ này được tiếp tục đón nhận rất nhiều trong tương lai.

* Bà có cho rằng Covid-19 là phép thử, và cũng là động lực để Grab đẩy nhanh thử nghiệm các dịch vụ mới?

Đây là dịp chúng tôi chứng minh được rằng chỉ có đổi mới sáng tạo, chỉ có áp dụng những biến đổi linh hoạt nhất của doanh nghiệp mới cho phép doanh nghiệp đó tiếp tục được hoạt động.

Tôi nghĩ Covid-19 với Grab là một phép thử, để thấy tốc độ thay đổi và sáng tạo của Grab nhanh đến như thế nào. Sự thay đổi cũng như đổi sáng tạo trong công nghệ luôn nằm trong máu Grab những đợt đầu. Không chờ covid, hàng ngày, hàng giờ những hoạt động đổi mới sáng tạo về công nghệ trong Grab vẫn đang diễn ra rất mạnh.

Rất rõ ràng Covid-19 là bài thử để bản thân Grab tự nhìn lại, chứng minh lâu nay mình hoạt động có nhanh nhẹn, có sáng tạo hay không. Sâu xa, tôi thấy khá yên tâm và tự hào về guồng máy của Grab ở mọi phòng ban và ở các nước.

* Với kinh nghiệm của bà và Grab, các doanh nghiệp cần những yếu tố nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Tôi nghĩ có 3 việc phải làm:

1- Phải hiểu rất rõ đối tượng chúng ta đang phục vụ hay lựa chọn phục vụ là ai? Pain point (vấn đề gặp phải) của họ là gì?

Nếu nhu cầu họ cần ở mình đã thay đổi thì mình có quyết định phục vụ thay đổi đó hay mình đi tìm nhu cầu mới để phục vụ? Đó là câu hỏi quan trọng nhất cho doanh nghiệp, và là bước khởi đầu.

2- Sau khi trả lời được câu hỏi trên, chúng ta mới bàn đến đổi mới và sáng tạo và tốc độ có thể thay đổi, tốc độ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

3- Làm sao trong giai đoạn này vẫn giữ vững được tinh thần của nhân viên. Nhân viên phải hiểu rõ được những khó khăn doanh nghiệp đang trải qua, nhưng cùng lúc đó, vẫn phải nhìn được làm sao để vượt qua chứ không phải nhìn sự thật để bi quan và bỏ cuộc.

Đặc biệt phải chú ý tới những Key Talents – những nhân sự nòng cốt – những người rất quan trọng trong toàn bộ guồng máy của mình.

* Hiện tại Grab Việt Nam đang làm việc từ xa. Phương thức làm việc này hiệu quả đến đâu và có gặp trở ngại nào cho bộ máy vận hành?

Hôm trước chúng tôi hỏi mọi người sẽ chào mừng thế nào khi hết dịch, mọi người nói rằng mong ước lớn nhất của các bạn lúc này là được quay trở lại văn phòng (cười). Chưa bao giờ chúng tôi có một trải nghiệm đặc biệt như vậy.

Về mặt vận hành của doanh nghiệp, từ những ngày rất sớm khi dịch mới xảy ra, chúng tôi làm công tác truyền thông nội bộ rất chặt về việc trọng tâm trong giai đoạn là gì, luôn luôn chữ AN TOÀN được đặt lên số 1 với toàn thể “Grabber”, đối tác hay người dùng.

Từ cách đây 2 tháng (thời điểm Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh số 17 – PV), Grab đã chia team thành team A, team B, các tầng lầu không được phép gặp nhau. Team A và B không được phép gặp nhau ngay cả đi làm trong văn phòng mà chỉ được gọi qua zoom. Ban đầu các bạn cũng nói không biết vì sao mình phải làm quá như vậy. Chỉ sau đó 2 – 3 tuần, khi tình hình biến chuyển, các bạn đều cảm thấy rất may vì mình thực hiện các biện pháp an toàn từ rất sớm. Cho đến giờ, mọi người đều an toàn.

Về khó khăn trong vận hành giai đoạn này, khi đề ra ra kế hoạch, ai cũng nghĩ “impossible” để vận hành một guồng máy cung cấp những dịch vụ thiết yếu nhất của cuộc sống mà chạy 24/7 như mảng vận tải, kinh doanh nhà hàng (cung cấp cho người dùng khả năng access 24/7 nếu có đối tác nhà hàng mở cửa và giao 24/7). Đường dây nóng hay bộ phận chăm sóc khách hàng cũng hoạt động 24/7 – bộ phận đó cần rất nhiều hệ thống công nghệ cao.

Cách đây 2 tháng, chúng tôi bàn đến lựa chọn nếu phải làm việc tại nhà như các doanh nghiệp ở Vũ Hán thì phải làm sao. Ban đầu ai cũng nói không thể, nhưng giờ trải qua rồi mới thấy, điều trên hết giúp mình qua được giai đoạn này và qua khá thành công là sự sáng tạo và linh động. Khi đặt ra tình huống đó, chúng tôi kêu gọi toàn bộ công ty phải tìm ra được lời giải, đồng bộ qua mọi phòng ban, mọi cấp bậc từ cấp cao nhất đến cấp tiền tuyến.

Tôi thấy tự hào và đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy sức sáng tạo của các bạn rất tuyệt vời. Cho đến bây giờ, vận hành của Grab chưa ngày nào bị ảnh hưởng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

CEO Grab: ‘Chúng tôi có đủ tiền để sống dù suy thoái có kéo dài tới 3 năm’

Không kêu khóc, CEO Grab mạnh miệng tuyên bố công ty đủ tiền để sống dù suy thoái có kéo dài tới 3 năm.

Gã khổng lồ gọi xe ở Đông Nam Á là Grab chứng kiến mảng kinh doanh vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, CEO Anthony Tan dự đoán rằng công ty của anh sẽ có đủ tiền để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

“Ở một vài quốc gia, tổng giá trị giao dịch hàng hóa và dịch vụ bán trên các nền tảng (chỉ số GMV) của chúng tôi đã giảm theo tỷ lệ 2 chữ số”, CEO Tan thừa nhận.

Tuy nhiên, anh giải thích rằng nhờ mô hình kinh doanh đa dạng – gồm cả mảng giao hàng hóa và thực phẩm đã giúp Grab giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Grab cũng đã ngay lập tức điều chỉnh sang một môi trường mới bằng việc mở rộng một vài phân khúc kinh doanh không liên quan tới vận tải để đáp ứng nhu cầu đang tăng và tìm mọi cách để đảm bảo các tài xế trên toàn bộ nền tảng vẫn có thu nhập.

Trên thực tế, việc nhu cầu tăng với dịch vụ vận chuyển không hoàn toàn bù đắp ảnh hưởng của mảng kinh doanh vận tải nhưng CEO Tan tỏ ra lạc quan vào tương lai.

“Nhìn về phía trước, tôi biết rằng vận tải là một dịch vụ đại chúng cần thiết vì vậy chúng tôi tin rằng nó sẽ phục hồi mạnh mẽ khi những lệnh phong tỏa được dỡ bỏ”.

Grab hiện hoạt động tại 339 thành phố ở 8 quốc gia châu Á gồm cả Singapore, Việt Nam, Indonesia.

Tất cả những quốc gia này đều đang thực thi các biện pháp giãn cách xã hội hoặc phong tỏa một phần để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Việc ngày càng nhiều người ở nhà hơn trong những tháng gần đây khiến nhu cầu đi lại giảm mạnh.

Trên toàn cầu, hơn 2 triệu người đã mắc Covid-19 và Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra dự đoán tương lai ảm đạm của nền kinh tế, có thể tồi tệ hơn cả thời kỳ Đại suy thoái.

Điều đó rõ ràng ảnh hưởng tới thu nhập của nhiều tài xế, nhất là những người không may bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy Grab đã đầu tư gần 40 triệu USD để hỗ trợ tài chính trên khắp khu vực và đưa ra những biện pháp hỗ trợ bổ sung ở những nơi như Singapore.

Khi được hỏi về tình hình tài chính tổng thể hiện tại của công ty, anh giải thích rằng hầu hết chi phí của Grab là biến số và nó sẽ giảm khi nhu cầu giảm.

“Nhờ những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh của công ty, chúng tôi may mắn có đủ thanh khoản để vượt qua khó khăn này dù là suy thoái có kéo dài 12 hay 36 tháng”, CEO Tan nhấn mạnh.

CEO Grab đang muốn nhắc tới những nhà đầu tư như Softbank, quỹ đầu tư nước ngoài Singapore là Temasek Holdings và Didi Chuxing. Đến nay công ty đã huy động được 9,9 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

“Nữ tướng” mới của Grab Việt Nam là ai ?

Bà Nguyễn Thái Hải Vân sẽ tập trung vào việc hoạch định chiến lược phát triển cho tất cả hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam.

Bà Hải Vân sẽ thay thế ông Jerry Lim – người sẽ trở lại Singapore đảm nhiệm vị trí Giám đốc Vùng quản lý bộ phận Trải nghiệm Khách hàng khu vực Đông Nam Á.

Tân CEO của Grab Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển tổng hòa của các dịch vụ đặt xe công nghệ, giao nhận hàng hóa, giao nhận thức ăn và hợp tác fintech trên nền tảng siêu ứng dụng của Grab, mang đến ngày càng nhiều lợi ích của nền kinh tế số đến với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp nhỏ khắp cả nước.

Sau 17 năm làm việc tại Unilever Việt Nam, bà Vân có kinh nghiệm trong hoạch định chiến lược thương mại và điều phối hoạt động kinh doanh tiếp thị của hàng loạt ngành hàng của Unilever Việt Nam và Unilever khu vực Đông Nam Á. Bà Hải Vân cũng đang là Đồng Chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam.

Trên cương vị mới, bà Vân sẽ đưa Grab Việt Nam tăng trưởng một cách bền vững, đồng thời tiếp tục mang đến những đóng góp tích cực cho xã hội. Với việc Grab vừa công bố đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới, bà Vân sẽ nắm bắt và khai phá những cơ hội mới trong các lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), công nghệ di động (mobility) và logistics, với mục tiêu mang đến thêm nhiều sáng tạo và giá trị thiết thực hơn cho người dùng và đối tác của Grab.

Bà Hải Vân cũng sẽ tiếp nối lộ trình thực hiện sứ mệnh Grab Vì cộng đồng tại Việt Nam nhằm ủng hộ tiến trình thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của Chính phủ, đồng thời đóng góp vào công cuộc thực hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 của đất nước.

Còn ông Jerry Lim sẽ dẫn dắt bộ phận trải nghiệm khách hàng của Grab tại 8 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, tiếp tục đặt trọng tâm nhiều hơn vào các chương trình tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động chăm sóc khách hàng của Grab.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo DNSG

  • 1
  • 2