Skip to main content

Thẻ: Grab

Nhiều kỳ lân công nghệ đã bắt đầu báo lãi sau hàng chục năm đốt tiền chịu lỗ để lấy thị phần

Quý I vừa qua là thời điểm các báo cáo kết quả kinh doanh cả năm 2023 được công bố và sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp công nghệ đã “lộ diện”.

Điểm đáng chú ý là một số công ty “kỳ lân” lớn của khu vực – cách gọi doanh nghiệp công nghệ được định giá từ 1 tỷ USD trở lên – đã bắt đầu báo lãi, sau hàng chục năm đốt tiền chịu lỗ để lấy thị phần.

Không hẹn mà gặp, thời điểm quý I vừa qua, cả hai công ty kỳ lân công nghệ là Grab và công ty mẹ của Gojek đều đã công bố quý kinh doanh đầu tiên có lãi. Điều này diễn ra trong thời điểm niềm tin của nhà đầu tư mạo hiểm suy giảm. Số lượng các công ty công nghệ đạt được mức định giá từ 1 tỷ USD trở lên ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Kết quả kinh doanh quý IV năm 2023 của Grab và tập đoàn mẹ Gojek ghi nhận mức lợi nhuận hàng triệu USD, giúp hai ông lớn gọi xe công nghệ thu hẹp những khoản lỗ đang khiến nhà đầu tư sốt ruột.

Nguyên nhân chung là các biện pháp cắt giảm chi phí từ nhân sự, vận hành cho đến khuyến mãi đã phát huy tác dụng. Tập đoàn mẹ Gojek cho biết, năm 2023 đã giảm chi phí cho khuyến mãi, tiếp thị hơn 30% so với năm 2022.

Ông Jianggan Li – Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Momentum Works nhận định: “Việc các nền tảng kiểm soát chi phí đã làm loại bỏ những nhu cầu phụ thuộc vào khuyến mãi của người dùng. Nhưng bên cạnh đó cũng giúp các doanh nghiệp công nghệ hiểu rõ hơn về nhu cầu của từng phân khúc người dùng.

Đối tượng người dùng nào chấp nhận trả chi phí cao để được giao hàng nhanh. Đối tượng nào chấp nhận chờ lâu hơn chút nhưng với mức giá rẻ hơn. Từ đó giúp toàn bộ thị trường phát triển bền vững hơn”.

Ngành công nghệ vẫn đang gặp nhiều thách thức khi theo báo cáo của CB Insights, lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu trong năm 2023 giảm hơn 40% theo năm, ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

Do đó, giới chuyên gia cho rằng, các giải pháp cắt giảm chi phí sẽ tiếp tục được áp dụng, kể cả sa thải nhân sự. Tuy nhiên từ dữ liệu trên nền tảng giáo dục trực tuyến của mình, đại diện công ty kỳ lân Upgrad cho biết, việc sa thải cần được ngành công nghệ tính toán thận trọng hơn.

Bà Myleeta Agawilliams – Tổng Giám đốc upGrad International đưa ra ý kiến: “Thay vì phải sa thải cả một nhóm nhân sự, các công ty công nghệ có thể chọn lọc kĩ càng hơn để đảm bảo rằng việc kinh doanh vẫn sẽ ổn nếu không có các nhân sự đó. Tôi nghĩ rằng vài đợt sa thải nhân sự gần đây trong ngành công nghệ đã không xem xét thấu đáo điều này.

Do đó, họ phải xây dựng lại và mất thời gian, tiền bạc. Đó là lý do vì sao tăng trưởng một cách cẩn thận sẽ tốt hơn tăng trưởng nhanh rồi phải đi lùi”.

Giới quan sát lưu ý đã từng có một số kỳ lân công nghệ như Uber, Meituan đạt lợi nhuận nhưng sau đó, kết quả kinh doanh vẫn trồi sụt, không ổn định. Do đó, còn quá sớm để khẳng định ngành công nghệ đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VTV Digital

Đây là mảng mới mà Grab đang tham vọng chinh phục (sau tín hiệu tăng trưởng tích cực)

Nhờ tăng trưởng mạnh trong mảng di chuyển và giao hàng, khoản lỗ của Grab đang thu hẹp. Trong khi đó, công ty tích cực tiến vào mảng dịch vụ tài chính với ngân hàng số tại Singapore và Malaysia.

Grab Holdings Limited (Nasdaq: GRAB) công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý IV/2023 và cả năm.

Ông Anthony Tan, CEO kiêm Đồng sáng lập Grab cho biết 2023 là một năm bản lề. Công ty đã tạo ra 1 tỷ USD doanh thu cho các đối tác (nhà hàng, tài xế).

Trong khi đó tổng giá trị hàng hoá (GMV) vượt mức trước COVID-19, tăng trưởng GMV trong mảng giao hàng và di chuyển tăng tốc trở lại đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận EBITDA điều chỉnh. Đây là quý thứ 8 liên tiếp Grab ghi nhận sự cải thiện EBITDA.

Cụ thể, trong quý IV/2023, doanh thu Grab tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái lên 653 triệu USD, nhờ tăng trưởng ở tất cả các phân khúc và giảm chi phí khuyến mãi.

Tổng khối lượng giao dịch (GMV) tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ mảng di chuyển và giao hàng. Chi phí khuyến mãi giảm từ 8,2% xuống 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong quý, lãi ròng Grab đạt 11 triệu USD, so với lỗ 391 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Lãi EBITDA điều chỉnh của toàn tập đoàn đạt 35 triệu USD, so với âm 111 triệu USD cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận EBITDA điều chỉnh đạt 0,6%, tăng so với âm 2,2% cùng kỳ năm ngoái.

Chi phí quản lý khu vực trong quý giảm từ 223 triệu USD xuống 193 triệu USD.

Luỹ kế cả năm, doanh thu Grab tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái đạt gần 2,36 tỷ USD, vượt qua dự báo là 2,31-2,33 tỷ USD.

Sự tăng trưởng này đến từ tất cả các phân khúc, việc tối ưu hóa chi phí khuyến mãi và thay đổi mô hình kinh doanh cho một số dịch vụ giao hàng ở một thị trường.

Tổng GMV cả năm tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 21 tỷ USD, nhờ sự tăng trưởng của mảng di chuyển và giao hàng. GMV theo yêu cầu (On-Demand) tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 16 tỷ USD.

Trong năm vừa qua, công ty lỗ 485 triệu USD, giảm 72% so với năm trước. Điều này chủ yếu nhờ vào việc cải thiện lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của toàn tập đoàn, giảm lỗ do biến động giá trị đầu tư và giảm chi phí lãi vay.

Trong cả năm, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của toàn tập đoàn vẫn âm 22 triệu USD, nhưng đã cải thiện đáng kể so với mức âm 793 triệu USD của năm 2022, và đạt đúng mục tiêu đề ra là âm từ 25 đến 20 triệu USD.

Tình hình tiền mặt từ hoạt động kinh doanh cũng được cải thiện. Năm 2023, công ty thu được 86 triệu USD tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, trong khi năm 2022 lại phải chi ra 798 triệu USD. Cải thiện này chủ yếu do lỗ trước thuế giảm và tiền gửi của khách hàng trong mảng ngân hàng số tăng lên.

Tuy nhiên, dòng tiền tự do điều chỉnh (Adjusted Free Cash Flow) vẫn âm 234 triệu USD trong năm 2023, so với mức âm 825 triệu USD của năm 2022. Dù vậy, con số này giảm mạnh nhờ dòng tiền hoạt động kinh doanh được cải thiện.

Giao hàng

Quý IV, doanh thu mảng giao hàng tăng 80% so với cùng kỳ lên 321 triệu USD. Tăng trưởng chủ yếu nhờ giảm chi phí khuyến mãi, tăng tổng khối lượng giao dịch (GMV), và thay đổi mô hình kinh doanh của một số dịch vụ giao hàng.

Tổng khối lượng giao dịch (GMV) mảng giao hàng tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,6 tỷ USD trong quý nhờ tăng chi tiêu trung bình trên người dùng và tăng số lượng đơn hàng. Cả năm, GMV mảng giao hàng tăng 4% so với năm 2022.

Grab tiếp tục thúc đẩy người dùng tăng khả năng chi trả cho dịch vụ giao hàng và khuyến khích sử dụng “Saver deliveries” – dịch vụ giao hàng giá rẻ hơn nhưng thời gian lâu hơn.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) điều chỉnh của mảng giao hàng tăng từ 2% trong quý IV/2022 lên 3,6% trong cùng kỳ năm 2023. Cả năm, lợi nhuận EBITDA điều chỉnh mảng giao hàng đạt 313 triệu USD, cải thiện so với mức âm 35 triệu USD năm 2022.

Di chuyển

Quý IV, doanh thu mảng di chuyển của Grab tăng mạnh 26% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng tổng cộng 36% trong cả năm. Tăng trưởng chủ yếu nhờ nỗ lực cải thiện số lượng tài xế, đáp ứng nhu cầu tăng cao về dịch vụ gọi xe du lịch và nhu cầu nội địa.

GMV mảng di chuyển tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2023, và tăng 32% trong cả năm 2023. Tăng trưởng đến từ số lượng đơn hàng và tần suất đặt xe trung bình tăng.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) điều chỉnh của mảng di chuyển là 12,3% trong quý IV và 12,5% trong cả năm.

Công ty tiếp tục tối ưu hoá số lượng tài xế hiện có và nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng nhu cầu tăng cao.

Số lượng tài xế hoạt động hàng tháng tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thu nhập trung bình trên mỗi giờ của tài xế tăng 14%.

Dịch vụ tài chính

Doanh thu mảng dịch vụ tài chính tăng gấp đôi lên 56 triệu USD trong quý IV, so với 28 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Cả năm, doanh thu mảng này tăng 159%. Tăng trưởng nhờ khả năng kiếm tiền tốt hơn từ dịch vụ thanh toán, đóng góp lớn hơn từ dịch vụ cho vay và giảm chi phí khuyến mãi.

Tuy vậy, GMV mảng dịch vụ tài chính giảm 14% so với cùng kỳ trong quý IV và giảm 11% trong cả năm. Grab cho biết điều này phù hợp với mục tiêu thúc đẩy giao dịch trong hệ sinh thái.

Trong quý, EBITDA điều chỉnh tăng 13% so với cùng kỳ năm và tăng 29% trong cả năm. Grab đã giảm chi phí hoạt động tại GrabFin để đạt hiệu quả cao hơn.

Chi phí vốn (Cost of Funds), một chi phí biến động hỗ trợ nền tảng thanh toán, tăng so với cùng kỳ năm ngoái do khối lượng giao dịch tăng.

Chi phí vốn lần lượt chiếm 26% và 29% chi phí mảng dịch vụ tài chính trong quý IV và cả năm 2023. Tỷ suất lợi nhuận EBITDA điều chỉnh giảm so với cùng kỳ quý trước xuống âm 81 triệu USD, chủ yếu do ra mắt ngân hàng số GXBank tại Malaysia, trong khi chi phí của GrabFin vẫn ổn định mặc dù chi phí vốn tăng do giao dịch theo yêu cầu tăng.

Tổng số tiền cho các đối tác trong hệ sinh thái vay tiếp tục tăng. Cả năm 2023, tổng số tiền cho vay tăng 57% so với cùng kỳ, đạt 1,5 tỷ USD. Tính đến ngày 31/12/2023, tổng dư nợ cho vay đạt 326 triệu USD.

Tính đến ngày 31/12/2023, tiền gửi của khách hàng tại GXS Bank và GXBank (ngân hàng số tại Singapore và Malaysia) đạt 374 triệu USD.

Trước đó, tháng 11/2023, GXBank là Digibank đầu tiên ra mắt tại Malaysia. Trong hai tuần sau khi ra mắt, hơn 100.000 người gửi tiền đã mở tài khoản tại GXBank, trong đó 79% là người dùng Grab hiện tại.

Grab sẽ mua lại tối đa 500 triệu USD cổ phiếu quỹ

Hội đồng quản trị Grab đã phê duyệt chương trình mua lại cổ phiếu quỹ, trong đó Grab có thể mua lại tối đa 500 triệu USD cổ phiếu phổ thông loại A đang lưu hành.

Grab sẽ trả toàn bộ khoản vay tín dụng dài hạn B đang nợ, giúp tiết kiệm chi phí lãi vay. Khoản vay này được giải ngân vào tháng 1/2021, với thời hạn 5 năm và số tiền gốc là 2 tỷ USD.

Tính đến ngày 31/12/2023, số tiền gốc và lãi tích lũy còn nợ theo khoản vay là 497 triệu USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Grab và ShopeeFood thống lĩnh thị trường giao đồ ăn, beFood liệu có làm nên chuyện

Tháng 8/2023, ông Niklas Ostberg, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Delivery Hero – công ty mẹ của Baemin đánh giá tích cực về triển vọng tại thị trường châu Á, nhưng ngoại trừ Việt Nam, nơi ông cho rằng hoạt động kinh doanh trong mảng giao đồ ăn “không bao giờ có lãi”.

Đây dường như là lời cảnh báo sớm cho số phận của Baemin tại Việt Nam. 3 tháng sau, ứng dụng giao đồ ăn nổi tiếng đến từ Hàn Quốc thông báo chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam từ ngày 8/12/2023. Lý do được đưa ra là “tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như sự canh tranh khốc liệt của thị trường nước sở tại”.

Miếng bánh không dễ nuốt

Theo báo cáo mới đây của Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa (GMV) trên các nền tảng giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2023 đạt 1,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á với mức tăng 27%, trong khi các thị trường khác chỉ tăng trưởng một con số. Dữ liệu được tổng hợp từ 4 nền tảng Grab, ShopeeFood, Baemin và Gojek.

Mặc dù số liệu chứng minh thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam là “miếng bánh béo bở”, cùng với thực tế là việc đặt đồ ăn online dần trở thành một phần cuộc sống của đông đảo cư dân các đô thị lớn, sự ra đi của Baemin dường như là lời nhắc nhở với những đối thủ còn trụ lại rằng “miếng bánh” này không hề dễ nuốt.

Dữ liệu của Momentum Works cho thấy trong năm 2023, Baemin chiếm 5% tổng GMV trên thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam. Ngay cả khi Baemin đã thu hẹp hoạt động đáng kể trước khi rút lui hẳn, tỷ lệ này vẫn cao hơn con số 3% của Gojek – nền tảng đến từ Indonesia cung cấp tính năng giao đồ ăn GoFood.

Theo CEO Jianggan Li của Momentum Works, Goto – công ty mẹ của Gojek – nên thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam bởi việc cạnh tranh là không khả thi trong ngắn hạn và trung hạn, khi tình hình kinh doanh chung của Goto ngày càng lỗ. Năm 2022, Goto ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 2,7 tỷ USD, cao gấp hơn 3 lần so với doanh thu của công ty.

Tương tự góc nhìn của ông Niklas Ostberg, ông Phạm Chinh, chuyên gia nghiên cứu thị trường bán lẻ cho biết, trong lĩnh vực giao đồ ăn tại Việt Nam chưa công ty nào có lợi nhuận.

Họ kêu gọi đầu tư và dùng tiền đó để duy trì hoạt động. Chi phí luôn lớn hơn doanh thu nên không biết khi nào có lời. Ai chịu đựng giỏi hơn và tồn tại sau cùng sẽ trở thành người chiến thắng“, ông chia sẻ quan điểm với báo Người lao động.

Grab và ShopeeFood thống lĩnh thị trường, beFood liệu có làm nên chuyện?

Cũng theo dữ liệu của Momentum Works, thị trường giao đồ ăn Việt Nam đang là cuộc đua “song mã” giữa Grab và ShopeeFood, với tỷ trọng GMV lần lượt là 47% và 45%.

Xét trên toàn Đông Nam Á, Grab – kỳ lân công nghệ đến từ Singapore – cũng duy trì vị thế dẫn đầu trong năm 2023. Trong khi đó, ShopeeFood tăng trưởng GMV tới 67% tại khu vực, mặc dù Shopee đang tập trung cho cuộc chiến thương mại điện tử, khiến nền tảng này trở thành đối thủ đáng gờm nhất của Grab tại Việt Nam.

Nhìn vào các nền tảng đang dẫn đầu thị trường, bà Vion Yau – Trưởng Bộ phận Phân tích Momentum Works chỉ ra rằng, đây đều là những cái tên đã hiện diện trên thị trường suốt nhiều năm, hiểu đặc tính của thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, họ cung cấp các dịch vụ bổ trợ đa dạng như taxi – xe ôm công nghệ hay thương mại điện tử, tạo ra nhiều lợi thế so với các nền tảng chỉ tập trung vào một mảng giao đồ ăn“, chuyên gia này phân tích, đồng thời cho thấy một “tử huyệt” của Baemin khiến ứng dụng này phải dừng chân ở Việt Nam.

Xem xét những yếu tố trên, có một cái tên chưa được đưa vào báo cáo của Momentum Works nhưng dường như khá tiềm năng: ứng dụng Be thuộc sở hữu của Be Group – một doanh nghiệp Việt.

Tính đến tháng 12/2023, Be có khoảng 300.000 tài xế trực tuyến làm việc trên nền tảng, phục vụ hơn 15 dịch vụ khác nhau tới tập khách hơn 9 triệu người ở 40 tỉnh thành. Mỗi tháng, Be đang xử lý hơn 20 triệu giao dịch với tỷ lệ người dùng sử dụng nhiều hơn 2 dịch vụ chiếm hơn 50%.

Theo số liệu do Be Group công bố, họ đang nắm giữ 35% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Tuy nhiên, mảng giao đồ ăn lại là một câu chuyện khác. Hồi năm 2019, Be Group từng phải hoãn kế hoạch ra mắt beFood sau 6 tháng nghiên cứu và chuẩn bị, nhằm dồn lực cho “cuộc chiến gọi xe”. Tới tháng 4/2022, tính năng beFood mới được triển khai.

Đây được cho là bước đi khôn ngoan của Be Group, khi trước đó thị trường giao đồ ăn đã xuất hiện những cái tên “sớm nở tối tàn” như Lala hay Vietnammm (sau này bán mình cho Baemin). Bên cạnh việc đã xây dựng được nền tảng khách hàng rộng lớn hơn so với thời điểm 2019, Be Group còn vừa được củng cố tiềm lực tài chính khi nhận khoản đầu tư 739 tỷ đồng từ VPBank Securities ngay tháng 1 đầu năm 2024.

Mặc dù vậy, tương tự các nền tảng cung cấp dịch vụ gọi đồ ăn khác, Be sẽ phải đối mặt với thách thức từ việc người tiêu dùng tiếp tục siết chặt chi tiêu vì kinh tế khó khăn, chỉ đặt đồ khi có khuyến mại – đẩy các doanh nghiệp vào cuộc chiến “đốt tiền” để thu hút khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Grab và GoTo (công ty mẹ của Gojek) đang đàm phán để sáp nhập

Hai siêu ứng dụng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á, Grab Holdings và GoTo Group – công ty mẹ của Gojek, đã tái khởi động đàm phán về thoả thuận sáp nhập, theo Bloomberg dẫn các nguồn tin thân cận. Động thái này được cho là một thương vụ tiềm năng nhằm ngăn chặn những khoản lỗ kéo dài của cả hai công ty do sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường.

Cả hai công ty đều là những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực giao đồ ăn tại khu vực Đông Nam Á với hơn 650 triệu dân. Grab và GoTo đang trong giai đoạn thảo luận sơ bộ về nhiều kịch bản khác nhau.

Một lựa chọn tiềm năng là Grab sẽ mua lại GoTo bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai, theo một trong những nguồn tin cho biết. GoTo được cho là khá cởi mở với thương vụ này sau khi ông Patrick Walujo đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành công ty vào năm ngoái.

Các cuộc thảo luận đã diễn ra và cổ đông lớn của cả hai công ty đều ủng hộ thỏa thuận. Họ đang thúc đẩy các cuộc đàm phán. Tuy vậy, hai công ty sẽ không sáp nhập hoàn toàn và các thoả thuận có thể dẫn đến việc chia tách thị trường. Theo đó, Grab kiểm soát Singapore và một số thị trường khác, trong khi GoTo vẫn duy trì quyền kiểm soát tại Indonesia.

Giá trị thương vụ vẫn là một trở ngại chính vì cổ phiếu của GoTo đã giảm khoảng 30% trong 12 tháng qua. Ngoài ra, các rào cản khác cũng liên quan đến cấu trúc sở hữu và quản trị.

Một đại diện của GoTo cho biết “không có cuộc thảo luận như vậy đang diễn ra”, trong khi đại diện của Grab từ chối bình luận.

Mỗi công ty có hàng chục triệu người dùng gọi xe và việc sáp nhập có thể giúp họ tăng giá và tìm thấy sự tương đồng ở các thị trường lớn như Indonesia, nơi sự cạnh tranh khiến giá cả ở mức thấp. Cái bắt tay giữa hai bên cũng có thể giúp thực thể sau thoả thuận trở nên mạnh mẽ hơn trong các dịch vụ có lợi nhuận cao như thanh toán kỹ thuật số và ngân hàng.

Theo Bloomberg, nếu diễn ra thỏa thuận giữa hai công ty internet có giá trị nhất Đông Nam Á với tổng trị giá gần 20 tỷ USD, thì họ sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý.

Rõ ràng, đây là hai công ty này nắm giữa vị trí số 1 và 2 ở các quốc gia như Indonesia và Singapore, và việc sáp nhập có thể mang lại cho họ vị thế thống lĩnh tại một số thị trường.

Uber đã rời khỏi Đông Nam Á vào năm 2018 để đổi lấy cổ phần trong Grab. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn vẫn chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể đến vị thế độc quyền của Grab và GoTo ở các thị trường hàng đầu của họ.

Theo các nguồn tin, hai công ty đang cân nhắc các giải pháp cho những lo ngại đó. Cả Grab lẫn GoTo coi sự kết hợp này là một bước tiến lớn hướng tới lợi nhuận, khi cổ phiếu của họ đang giảm mạnh trong bối cảnh thua lỗ gia tăng. Giá cổ phiếu của mỗi công ty đã giảm khoảng 70% kể từ khi niêm yết lần đầu vài năm trước.

Sự cạnh tranh giữa Grab và GoTo đã khiến giá cả ở các quốc gia như Indonesia ở mức rất thấp. Ở thị trường lớn nhất Đông Nam Á, nơi cơ quan quản lý cũng tích cực đảm bảo giá cả phải chăng, một chuyến xe máy có thể có giá dưới 1 USD và một chuyến xe hơi không cao hơn nhiều. Điều đó khiến các công ty gọi xe phải tìm cách mở rộng sang các dịch vụ như giao hàng và thanh toán kỹ thuật số.

Grab và GoTo đã từng xem xét một vụ sáp nhập tiềm năng trước đó trong những năm gần đây. Lần này, các cuộc thảo luận được khởi động lại sau khi GoTo từ bỏ quyền kiểm soát đơn vị thương mại điện tử Tokopedia cho TikTok của ByteDance hồi tháng 12 năm ngoái. Động thái này được cho là khiến Grab và GoTo trở thành một cặp đôi tiềm năng mạnh hơn.

Một thách thức trong các cuộc đàm phán trước đây là vấn đề kiểm soát. Giám đốc điều hành Grab, Anthony Tan, người nắm giữ khoảng 60% quyền biểu quyết tại công ty của mình, đã ủng hộ việc lãnh đạo bất kỳ thực thể sáp nhập nào.

Trong khi đó, ông Patrick Walujo, người lên nắm quyền vào tháng 6, đã đưa GoTo đạt được lợi nhuận trên cơ sở điều chỉnh trong quý IV – điều được xem là một bước tiến trong việc chứng minh cho các nhà đầu tư rằng công ty có tiềm năng lợi nhuận dài hạn.

Grab và GoTo đã tổ chức các cuộc đàm phán không thành công trong quá khứ, sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực gọi xe, giao đồ ăn và công nghệ tài chính. Cách đây vài năm, bộ đôi này đã đạt được tiến triển đáng kể về một thỏa thuận, nhưng các cuộc đàm phán đã suy giảm khi họ mâu thuẫn về cách quản lý thị trường Indonesia.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: 2 món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood năm 2023

Trong “Báo cáo về xu hướng đặt món ăn và đi chợ online năm 2023” mà Grab mới công bố, Bún đậu mắm tôm và Cà phê muối là món ăn và đồ uống được đặt nhiều nhất qua dịch vụ GrabFood.

Year in Review: 2 món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood năm 2023
Year in Review: 2 món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood năm 2023

Báo cáo của Grab đã chỉ ra những thay đổi trong xu hướng đặt món ăn và đồ uống tại Việt Nam trong năm 2023 so với năm 2022.

Cụ thể, theo thống kê của Grab, Bún đậu mắm tôm và Cà phê muối là 2 trong số 10 mặt hàng được đặt nhiều nhất trên GrabFood, trở thành món ăn và đồ uống “quốc dân”. Tiếp theo trong danh sách là Sữa tươi trân châu đường đen, Trà trái cây và Bún thịt nướng. Có thể thấy sữa tươi trân châu đường đen vẫn là thứ đồ uống yêu thích từ năm này qua năm khác của giới trẻ.

Các món ăn tiếp theo được đặt nhiều nhất là Cơm rang, Sinh tố bơ, Cơm sườn, Burger tôm và Bún chả. Thống kê này cho thấy sự khác biệt so với năm 2022 khi đứng đầu trong danh sách là Trà sữa, Cơm sườn, Gà rán, Bánh mì, Cà phê Việt Nam.

Đối với những món ăn được tìm kiếm nhiều nhất trên GrabFood, 2 từ khoá hàng đầu là Trà sữa và Cơm tấm. Tiếp theo là Bánh mì, Cơm gà và Pizza. Đây cũng là những món ăn và đồ uống được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2022, chỉ thay đổi về thứ tự (số lượng tìm kiếm) trên bảng xếp hạng.

Cũng theo Grab, 91% số người được hỏi nói rằng họ đang sử dụng ứng dụng Grab để biết thêm các nhà hàng và cửa hàng mới mà họ chưa từng thử qua trước đây. Các ứng dụng giao đồ ăn là cách phổ biến nhất để người dùng khám phá các hàng quán mới, vượt qua cả các blog ẩm thực, sự giới thiệu từ gia đình, bạn bè, hay các nền tảng mạng xã hội.

Người dùng đang có xu hướng kết hợp giữa trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến khi thưởng thức đồ ăn. Hơn 90% người dùng cho biết họ thường đọc các đánh giá trực tuyến, hơn 60% người dùng đã mua voucher trả trước qua các kênh trực tuyến, và hơn 70% đã đặt món trực tuyến ngay khi đang ngồi tại nhà hàng. Hơn 90% người dùng ưa chuộng các thương hiệu ẩm thực, nhà hàng đem lại trải nghiệm tích hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Thời điểm người dùng GrabFood đặt đồ ăn phổ biến nhất là vào bữa trưa, nhưng các đơn hàng trong khoảng thời gian từ 15h đến 18h – thời điểm mà 93% người dùng cảm thấy đói – lại có giá trị đơn hàng cao nhất.

Đặt đơn nhóm là tính năng mà người dùng văn phòng thường sử dụng để đặt bữa ăn trưa. Tính năng này cho phép nhiều người cùng đặt chung một đơn hàng và chia đều phí giao hàng. Số lượng đơn đặt theo nhóm đã tăng gấp 4 lần trong năm 2023 so với một năm trước đó.

Một thống kê đáng chú ý nữa trong báo cáo của Grab là người dùng có xu hướng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu thân thiện với môi trường. 47% người Việt chia sẻ rằng họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các thương hiệu chú trọng yếu tố bền vững, trong khi 93% người dùng có xu hướng ủng hộ thương hiệu có các hoạt động đảm bảo tính bền vững.

3 lý do phổ biến nhất khiến người Việt thử đặt hàng tại nhà hàng mới hoặc gọi món mới trong thực đơn là: có thể tận hưởng các ưu đãi có sẵn; khách hàng chấm điểm tích cực về nhà hàng; nhà hàng có thực đơn đa dạng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: Grab chia sẻ các hành vi tiêu dùng của người Việt Nam năm 2023

Năm 2023 sắp đi qua, cũng là lúc Grab tung ra một bản “Báo cáo xu hướng thực phẩm và hàng tạp hóa năm 2023” tại thị trường Việt Nam. Báo cáo đã “tiết lộ” khá rõ hành vi tiêu dùng của người Việt Nam.

Grab chia sẻ các hành vi tiêu dùng của người Việt Nam năm 2023
Grab chia sẻ các hành vi tiêu dùng của người Việt Nam năm 2023

Theo đó, “Báo cáo xu hướng thực phẩm và hàng tạp hóa năm 2023” của Grab là một bản báo cáo khá hoàn chỉnh, trong đó nêu chi tiết về việc người dùng Việt Nam ăn gì, mua gì và ở đâu. Bên cạnh đó là các xu hướng đặt món ăn và đi chợ online năm 2023 cũng như việc đề cao vai trò của các ứng dụng giao hàng, thanh toán trong cuộc sống của người Việt Nam.

Theo Grab, báo cáo này được tổng hợp từ các nguồn bao gồm nghiên cứu thị trường sơ cấp từ 6 quốc gia Đông Nam Á, phỏng vấn chuyên gia và các nguồn tin trong ngành, phân tích xu hướng truyền thông và cuối cùng là những dữ liệu từ nền tảng Grab.

Báo cáo cho thấy đã có những thay đổi đáng kể trong cách người dùng tại Việt Nam sử dụng ứng dụng giao hàng như Grab. Ngày càng nhiều người dùng Việt Nam thích sử dụng ứng dụng Grab để khám phá và trải nghiệm các nhà hàng và cửa hàng mới.

Ứng dụng giao hàng ngày nay đã trở thành công cụ khám phá quan trọng, nó trở thành nguồn thông tin hàng đầu khi người dùng muốn khám phá nhà hàng và cửa hàng mới. Theo Grab, cứ 2 người dùng sẽ có 1 người dùng tại Việt Nam sử dụng ứng dụng Grab khi chưa biết rõ muốn mua hàng ở đâu.

Một tiết lộ của Grab cho thấy, người tiêu dùng thường xuyên sử dụng ứng dụng giao hàng của Grab được thống kê ở độ tuổi từ 18 – 24 với nghề nghiệp hầu hết là nhân viên văn phòng, độc thân và có sở thích dùng các món ăn như khoai tây chiên, Burger tôm hay là Trà sen vàng.

Trong khi những người dùng ở độ tuổi 25 – 34, cũng là nhân viên văn phòng nhưng đã có gia đình thường xuyên sử dụng dịch vụ giao hàng với các món ưa chuộng là bia và sữa.

Ngoài ra, các đơn hàng theo nhóm tăng gấp 4 lần trong năm 2023. Số lượt sử dụng tính năng đặt đơn theo nhóm đã tăng cao khi người dùng cũng chi nhiều gấp 2 lần với các đơn hàng theo nhóm. Đây thường là các đơn hàng vào bữa trưa và được giao tới các văn phòng.

Báo cáo của Grab cũng nêu rõ, các nhà hàng có được những đánh giá và nhận xét tích cực, sẽ bán hàng hiệu quả hơn. Theo Grab, lý do phổ biến nhất khiến người tiêu dùng Việt thử đặt hàng tại nhà hàng mới hoặc gọi món mới trong thực đơn thường nhằm mục đích có thể tận hưởng các ưu đãi có sẵn và tìm kiếm những nhà hàng có đánh giá và nhận xét tích cực từ khách hàng.

Trong quá trình này, các nền tảng kỹ thuật số là một phần thiết yếu trong hành trình mua hàng (Customer Journey). Khi đặt hàng đồ ăn, người dùng sử dụng điện thoại di động xuyên suốt cả quá trình – từ khám phá cho tới mua hàng (trực tuyến hay tại nhà hàng) và cả thanh toán. Một thống kê cho thấy, có đến 9 trên 10 người chia sẻ rằng họ ưa chuộng các thương hiệu đem đến trải nghiệm liền mạch từ trực tuyến đến tại nhà hàng.

Một tiết lộ khá thú vị từ Grab, “Bún đậu mắm tôm” chính là một “lựa chọn quốc dân” trong năm 2023. Và bên cạnh đó, không thể không kể đến một “ngôi sao” mới của năm qua là “Cà phê muối”. Ngoài ra, bia vẫn là món giữ được vị trí bán chạy số 1 trên GrabMart.

Trên thực tế, nhu cầu đặt hàng trên các nền tảng giao hàng tại Việt Nam đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Không dừng lại ở đó, giao hàng hiện nay tiếp tục trở thành một dịch vụ thiết yếu và là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người Việt, nhờ vào chi phí hợp lý và mang đến nhiều tiện ích.

Rõ ràng, trong cuộc sống bận rộn ngày nay, những ứng dụng như Grab có vẻ như đang dần thay đổi các hành vi và thói quen của người tiêu dùng Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Grab lần đầu tiên công bố hòa vốn sau hơn một thập kỉ

Grab đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023 với doanh thu tăng 61% đạt 615 triệu USD, chậm lại so với mức tăng ba con số trong những năm qua, do khách hàng trong khu vực hạn chế chi tiêu để đối phó với lạm phát và lãi suất tăng cao.

Grab lần đầu công bố hòa vốn sau một thập kỉ
Grab lần đầu công bố hòa vốn sau một thập kỉ

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu lũy kế của Grab đạt 1,7 tỉ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ chi phí, công ty này báo lỗ 496 triệu USD sau 9 tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước bão lỗ hơn 1,3 tỉ USD.

Đáng chú ý, chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) của Grab lần đầu ở mức dương, đạt 29 triệu USD trong quý 3/2023, sau hơn 10 năm thành lập.

Tính trong 9 tháng, EBITDA của Grab vẫn âm 57 triệu USD. Khoản lỗ này đã được thu hẹp đáng kể từ mức 682 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2022.

Trang Bloomberg nhận định, dù EBITDA không thể so với lãi ròng, nhưng đã là một bước tiến lớn của Grab trong việc cố gắng chứng tỏ cho nhà đầu tư thấy doanh nghiệp có thể kiếm tiền, chứ không chỉ đốt tiền.

Dù Grab dẫn đầu thị phần gọi xe và giao đồ ăn ở Đông Nam Á nhưng thương hiệu này vẫn chưa có lợi nhuận khi còn phải đốt tiền cạnh tranh cùng các đối thủ như Goto ở Indonesia.

Ông Anthony Tan – Nhà sáng lập Grab cho biết: “Chúng tôi có thể khẳng định rõ ràng rằng, đây có thể coi như cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển của Grab. Chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào kích thích tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cũng như thực hiện tốt sứ mệnh của chúng tôi”.

Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, Giám đốc tài chính của Grab – ông Peter Oey nói đến việc công ty đang phấn đấu có dòng tiền dương như những mục tiêu tài chính cần hướng tới tiếp theo, dự kiến sẽ là thời điểm cuối năm 2024.

Theo phân tích của Nikkei, việc Grab hòa vốn lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ là kết quả trực tiếp từ việc doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí hiệu quả cũng như tạm thời hoãn việc tuyển dụng mới.

Vào tháng 6/2023, Grab công bố cắt giảm khoảng hơn 1.000 việc làm tức tương đương khoảng 11% tổng nhân sự, đây là đợt sa thải mạnh tay nhất tính từ đại dịch Covid-19.

Từ thời điểm đó đến nay, Grab đã giảm bớt quy mô các chương trình khuyến mại dành cho người dùng và tài xế mới, thay vào đó, tập trung nhiều hơn vào đối tượng khách hàng truyền thống.

Tổng số tiền Grab dùng để hỗ trợ cho khách hàng ước tính khoảng 216 triệu USD trong quý 3/2023, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, tổng số tiền hỗ trợ cho đối tác giảm 17% xuống còn 165 triệu USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022

Việc Baemin thu hẹp hoạt động gần đây đồng nghĩa thị trường gọi xe công nghệ sắp tới sẽ có những biến động đáng kể, và không loại trừ khả năng các hãng gọi xe sẽ chia lại thị phần, bao gồm những nền tảng năng nổ như Gojek và Xanh SM.

Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022
Tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1.1 tỷ USD trong năm 2022

Cuối tháng 9/2023, Baemin Việt Nam đã dừng hoạt động tại một số địa phương như Hội An, Thái Nguyên, Bắc Ninh. Trong khi năm ngoái, hãng giao đồ ăn Hàn Quốc có mặt tại 21 tỉnh thành, thì nay đã thu hẹp đáng kể.

Dù chưa đưa ra tuyên bố chính thức đóng cửa toàn bộ, hay bán mình, nhưng nguồn tin của TheLEADER cho biết, Baemin Việt Nam có thể cắt giảm tới hơn 50% nhân sự trong giai đoạn này.

Nguồn cơn của động thái trên đến từ việc từng xuất hiện thông tin phía Grab đã hỏi mua lại Baemin Việt Nam vào năm ngoái. Tuy nhiên, đến nay thương vụ vẫn chưa diễn ra. Khi được hỏi về thông tin trên, phía Baemin Việt Nam từ chối đưa ra bình luận.

Trong một email gửi tới nhân viên Baemin Việt Nam, CEO tạm quyền là bà Cao Thị Ngọc Loan cho biết khả năng thu hẹp hoạt động tại Việt Nam, bởi thị trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam.

Việc Baemin thu hẹp hoạt động đồng nghĩa thị trường gọi xe công nghệ sắp tới sẽ có những biến động đáng kể và không loại trừ khả năng các hãng gọi xe sẽ chia lại thị phần.

Công ty mẹ của Baemin là Delivery Hero – “gã khổng lồ” ngành dịch vụ giao đồ ăn của Đức, đã thu hẹp quy mô hoạt động ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nhằm tinh gọn và linh hoạt bộ máy.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Statista, thị trường ứng dụng giao đồ ăn thực sự là một “sân chơi” màu mỡ, khi tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn ở Việt Nam đã đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2022.

Về thị phần, Baemin nắm giữ 12% thị phần (Market Share) giao đồ ăn vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Baemin bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam từ giữa năm 2019 sau khi hoàn tất thâu tóm ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm. Đến nay, bên cạnh lĩnh vực giao đồ ăn, Baemin còn cung cấp một số dịch vụ khác như đi chợ hộ, cửa hàng bách hóa trực tuyến, bán mỹ phẩm.

Sau khi Baemin Việt Nam thu hẹp hoạt động, cả Grab và ứng dụng gọi xe Be đều đang “án binh bất động”. Trong khi đó, Gojek và tay chơi mới là Xanh SM tỏ ra năng nổ hơn.

Trung tuần tháng 11, Gojek đã mở rộng hoạt động tại tỉnh Bình Dương (thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một) và Đồng Nai (thành phố Biên Hòa), được đánh giá là các tỉnh lân cận TP. HCM và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh.

Các dịch vụ mà Gojek mang tới cho người tiêu dùng bao gồm: dịch vụ vận chuyển (gọi xe hai bánh GoRide và xe bốn bánh GoCar), giao đồ ăn (GoFood), và giao hàng (GoSend).

Ông Sumit Rathor – Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam cho biết: “Việc Gojek mở rộng hoạt động đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược kinh doanh dài hạn, cũng như thể hiện cam kết phục vụ người dùng trên toàn quốc của chúng tôi tại Việt Nam”.

Theo ông Sumit Rathor, việc Gojek mở rộng chủ yếu đến từ những chiến lược kinh doanh dài hạn, cùng với sự tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng.

Gojek mở rộng hoạt động sau khi thực hiện thành công một số dự án vào năm nay, bao gồm thí điểm sử dụng xe máy điện phục vụ các nhu cầu đi lại, giao hàng, giao đồ ăn của người dùng tại TP. HCM thông qua hợp tác với các công ty xe máy điện, đưa tính năng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood lên nền tảng MoMo.

Gojek hiện đang kết nối người dùng tại Việt Nam với hệ sinh thái các đối tác cung cấp dịch vụ, bao gồm khoảng 200.000 đối tác tài xế.

Trong khi đó, CEO GSM – ông Nguyễn Văn Thanh tin rằng, xe máy điện sẽ thay đổi thị trường gọi xe với các dịch vụ từ xe ôm, giao hàng, cho thuê, taxi.

Chủ quản của nền tảng Xanh SM gần đây đã mở rộng tại thị trường TP. HCM, đồng thời hướng tới mục tiêu phủ sóng tại 6 tỉnh, thành phố và mở rộng quy mô lên đến 90.000 xe máy điện ngay trong năm 2023.

Theo ông Thanh, lợi thế của Xanh SM là phát triển hệ sinh thái dịch vụ xe điện từ đầu, thay vì dịch chuyển từ xe xăng sang xe điện như các ứng dụng lớn trên thế giới như Grab, Uber, Gojek, Kakao Mobility, Didi hay Ola.

Theo ông Thanh, Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về tỉ lệ sở hữu xe máy, với ước tính hơn 42 triệu chiếc. Và cứ mỗi năm thị trường Việt Nam lại tiêu thụ thêm 3 triệu xe, chủ yếu là xe máy xăng.

Do đó, nếu đưa vào vận hành xe máy điện, người dùng cũng như tài xế sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành, đồng thời hạn chế được việc xả thải ra môi trường.

Thực tế, trong khoảng 4 năm trở lại đây, thị trường gọi xe Việt Nam không có nhiều biến động về mặt thị phần – nhất là khi nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu luôn là: Grab, Be, Gojek. Tân binh góp mặt gần nhất là Baemin.

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020, Grab là ứng dụng chiếm thị phần số một – lên tới 74,6%, với với việc hoàn tất 62,5 triệu cuốc xe. Ứng dụng Be nắm giữ vị thế số 2 với thị phần 12,4%, còn Gojek là 12,3%.

Sau đó khoảng một năm, chênh lệch thị phần giữa Grab Việt Nam và các ứng dụng khác dần được thu hẹp. Khảo sát của Q&Me công bố vào tháng 6/2021 cho thấy, Grab chỉ còn chiếm khoảng 60% thị phần gọi xe, Gojek chiếm 19%, và ứng dụng Be là 18%.

Do đó, để thay đổi “cuộc chơi” – hay chiếm lĩnh thị phần gọi xe vốn đã được phân chia sẵn chắc chắn sẽ là thách thức với một tân binh như Xanh SM.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab

Mỗi biến động thăng trầm của Grab đều ảnh hưởng trực tiếp đến “đối thủ” cũ phía bên kia bán cầu là Uber, nay đang là cổ đông lớn nắm giữ gần 14% cổ phần Grab.

Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab
Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab

2022 là năm không mấy thành công của Grab khi giá cổ phiếu công ty đã sụt giảm gần 55% khi kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng, dù thua lỗ đã được thu hẹp.

Ở bên kia bán cầu, “đối thủ” cũ của Grab là Uber, ứng dụng đã nhường thị trường Đông Nam Á cho Grab, cũng ghi nhận khoản lỗ 2,1 tỷ USD cho việc nắm giữ cổ phiếu Grab. Khoản lỗ này được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh của Uber với cái tên Khoản lỗ chưa thực hiện (Unrealized Loss).

2022 cũng là năm thua lỗ kỷ lục của Uber (trên 9 tỷ USD) với đóng góp không nhỏ từ Grab.

Trước đó, năm 2021, khi Grab lên sàn chứng khoán vào cuối năm, Uber đã ghi nhận khoản lãi tương tự 1,6 tỷ USD từ khoản đầu tư vào Grab. Năm 2021, Uber chỉ lỗ chưa đến 500 triệu USD.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2021, Grab đạt mức giá 7,13 USD/cổ phiếu – thấp hơn mức giá chào sàn cách đó hơn một tháng (11 USD/cổ phiếu). Tuy nhiên, “giá vốn” khoản đầu tư của Uber vào Grab được ghi nhận chỉ có 5,54 USD/cổ phiếu. Khoản lãi khổng lồ của Uber qua Grab có được nhờ sự chênh lệch giá này.

Một khi Uber chưa thoái vốn khỏi Grab, thì các khoản lỗ/lãi từ khoản đầu tư này đều là… chưa thực hiện (Unrealized Gain/Loss).

Kết quả kinh doanh của Uber phụ thuộc rất lớn vào biến động cổ phiếu Grab, cho dù công ty này không thực sự mua vào hay bán ra cổ phiếu.

Từ đối thủ đến “đồng minh”.

Cùng là các startup được Softbank đầu tư, Uber và Grab sớm trở thành đối thủ cạnh tranh khi chia nhau thị trường gọi xe Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Năm 2018, hai bên chính thức “đình chiến” khi Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á, nhường sân chơi cho ứng dụng gọi xe lớn nhất trong khu vực bấy giờ là Grab. Đổi lại, Uber được sở hữu hơn 23% cổ phần của Grab. Tính đến cuối năm 2022, Uber vẫn là cổ đông lớn của Grab, nắm giữ 13,9% cổ phần. Đây cũng là khoản đầu tư mang đến nhiều thăng trầm cho Uber.

Từ chỗ là đối thủ, sau khi nhường thị trường cho Grab, Uber có lẽ là đối tác luôn trông chờ vào sự phát triển của Grab – đúng hơn là sự thăng hoa của cổ phiếu Grab.

Grab vừa chính thức hòa vốn trong quý III/2023 – đúng như kế hoạch mà lãnh đạo công ty này tuyên bố hồi tháng Tám. Kết quả này, cùng với mức tăng gần 9% của cổ phiếu Grab trong 9 tháng đầu năm, đã giúp Uber ghi nhận khoản lãi 171 triệu USD từ Grab và chính thức lãi 493 triệu USD trước thuế.

Nắm giữ gần 14% cổ phần của Grab (tính đến cuối năm 2022), thực tế quyền biểu quyết của Uber tại Grab chỉ là 5,9% (do hơn 63% cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của Grab do lãnh đạo công ty nắm giữ). Nói cách khác, Uber gần như không tham gia vào những quyết định điều hành kinh doanh của Grab, mà chỉ được hưởng lợi, hoặc chịu thiệt hại từ những quyết định đó, thông qua biến động giá cổ phiếu Grab.

Nếu không thoái vốn, cứ mỗi thăng trầm của cổ phiếu Grab, Uber cũng sẽ chịu tác động trực tiếp như vậy. Với số lượng cổ phiếu nắm giữ gần 536 triệu đơn vị, sự ảnh hưởng này là không nhỏ, có thể lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD.

Uber vẫn chưa thể thoái vốn khỏi Grab để cắt đứt sự phụ thuộc này, một khi giá cổ phiếu Grab đang thấp hơn “giá vốn” 5,54 USD mà công ty đã bỏ ra.

Grab không phải là đối tác duy nhất.

Grab không phải là đối tác duy nhất mà Uber nhường thị trường, bán lại mảng kinh doanh, đổi lại bằng việc sở hữu cổ phần.

2 năm trước khi rút khỏi Đông Nam Á, vào năm 2016, Uber đã rút khỏi thị trường Trung Quốc, nhường sân chơi cho ứng dụng gọi xe Didi cũng với thỏa thuận tương tự. Tính đến cuối năm 2022, Uber vẫn nắm giữ 11,8% cổ phần Didi, tương đương gần 144 triệu cổ phiếu – theo báo cáo tài chính năm 2022 của Didi.

Năm 2022, Uber gánh khoản lỗ 1 tỷ USD từ khoản đầu tư vào Didi. Trước đó, Uber thậm chí còn ghi nhận khoản lỗ tới 3 tỷ USD từ khoản đầu tư này.

Với khoản đầu tư vào startup Aurona, chuyên vận hành xe tự lái (xe tải và các phương tiện vận chuyển khác), lợi nhuận của Uber lại liên tục trồi sụt.

Năm 2020, Uber bán mảng xe tự lái cho Aurona, đổi lại nắm giữ 26% cổ phần của startup công nghệ này. Năm 2021, Uber ghi nhận khoản lãi 1,6 tỷ USD và khoản lỗ tới 3 tỷ USD vào năm 2022 cho khoản đầu tư này. 9 tháng đầu năm 2023, Uber ghi nhận 327 triệu USD lợi nhuận từ Aurona.

Những khoản đầu tư như vậy đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của Uber trong những năm gần đây. Trong khi việc thoái vốn, chấm dứt ảnh hưởng trong khi thị trường các ứng dụng gọi xe, startup công nghệ chưa vận hành ổn định, là điều không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Thư | Markettimes

Bị các ứng dụng thu phí quá cao, nhiều đơn vị F&B chọn cách “nghỉ chơi”

Với một đơn hàng, ứng dụng (app) của các hãng công nghệ lấy được cả tiền chia sẻ doanh thu từ các đơn vị F&B (những quán ăn và quán cafe) lẫn tiền chiết khấu từ vận đơn của shipper. Làn sóng rời bỏ hoặc bớt phụ thuộc vào app đang diễn ra.

Bị các ứng dụng thu phí quá cao, nhiều đơn vị F&B chọn cách "nghỉ chơi"
Bị các ứng dụng thu phí quá cao, nhiều đơn vị F&B chọn cách “nghỉ chơi”

Ông Ngô Văn Hà (quận Bình Thạnh, TP.HCM), kinh doanh hệ thống 10 cửa hàng, cho biết đã đề nghị giảm chiết khấu xuống 12 – 15%, bù lại sẽ tăng quảng cáo.

Tuy nhiên, nhiều app không chấp nhận, vẫn thu đủ 20 – 25%. “Đàm phán tốt, doanh nghiệp có thể được giảm mức chiết khấu. Tuy nhiên, những trường hợp được giảm không nhiều”, ông Hà than.

Cuộc vui ngắn ngủi vì app thu đậm.

Cho rằng app “ăn dày” và ít chia sẻ, nhiều cửa hàng, quán ăn chọn chia tay hoặc giảm làm ăn với app.

Vận hành hơn 20 chi nhánh quán đồ ăn xứ Quảng, anh Nguyễn Đỉnh (quận Tân Bình) từng kỳ vọng doanh số bùng nổ khi bán hàng online qua app và trực tiếp tại quán. Ban đầu, cứ một quán ăn ít nhất anh đăng ký 3-4 app giao đồ ăn như Baemin, GrabFood, GoFood, ShoppeFood…

Chiết khấu trên đơn hàng của các ứng dụng khác nhau tùy vị trí, quán ăn và thời gian hợp tác, trung bình là 25 – 27,5%. Phí này những năm trước chỉ ở mức khoảng 15 – 20%, sau đó tăng dần.

“Ban đầu có nhiều khách đặt khi app tăng khuyến mãi, sau đó từng bước đưa chủ quán vào thế phải khuyến mãi mạnh hơn mới có khách.

Mình phải chi tiền quảng cáo, ưu đãi 20 – 30% mới xuất hiện nổi bật trên gian hàng online của app. Càng phụ thuộc app, chi tiền khuyến mãi quá nhiều, doanh thu cao nhưng lợi nhuận giảm”, anh Đỉnh nói và cho biết đã gỡ bỏ gian hàng trên một số ứng dụng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22-10, ông Trần Văn Trường, giám đốc Công ty hải sản Hoàng Gia, cho biết là đơn vị lâu năm và đơn hàng có giá trị lớn nên đã đàm phán để có được mức chiết khấu từ 5 – 10%. Tuy nhiên, gần đây nhiều app đòi tăng lên 15 – 20%, thậm chí 25%, nên đơn vị phải giảm giao hàng qua app.

“Kinh doanh khó khăn, lượng đơn hàng giảm 20 – 30% so với lúc tốt mọi năm, giờ lại “nuôi” thêm app với chiết khấu cao nữa thì thật sự khó sống”, ông Trường nói.

Ngoài việc lấy tiền chia sẻ doanh thu trên đơn hàng từ các quán ăn, dịch vụ giao hàng của hãng công nghệ còn “ăn” thêm chiết khấu trên đơn của shipper.

Theo đó, tương tự quán ăn, shipper cũng có mức chiết khấu với app từ 20 – 25%. Chẳng hạn, với một đơn hàng vận chuyển giá 16.000 đồng tài xế mất 1/4 số tiền cho hãng, chỉ giữ lại 12.000 đồng, chưa kể chi phí đổ xăng đang đắt đỏ.

Tự đầu tư để kéo khách về.

Dù khẳng định app là làn gió mới, việc “chơi” với ứng dụng giúp đơn vị dễ quảng bá thương hiệu, đỡ các chi phí tại chỗ như mặt bằng, phục vụ… nhưng ông Trường cho biết với xu hướng chiết khấu ngày càng tăng, đơn vị phải tự cứu mình.

Theo ông Trường, với 13 cửa hàng và đang dự tính mở thêm, mỗi ngày hệ thống có đến hàng trăm đơn hàng, việc chia 10 – 15% cho các app là số tiền lớn.

“Tôi đang chủ động xây dựng kênh bán hàng riêng, ưu đãi cho khách như miễn phí vận chuyển khi đặt hàng trực tiếp”, ông Trường nói.

Ông Hà Bình Kha, chủ nhà hàng Hai Châu (quận Gò Vấp), cũng cho hay đang tìm cách kéo khách về bằng cách tăng giá 10% nếu đặt qua app, giảm giá bán khi mua tại cửa hàng, miễn phí giao hàng…

Nhiều quán ăn, nhà hàng đang tìm cách “giải phóng” mình khỏi các app. Thay vì trả 25% chiết khấu, họ dùng số tiền này để quảng bá, khuyến mãi tại chỗ…

Đủ kiểu thu phí, app vẫn lỗ?

Với một đơn hàng, app công nghệ thu lời từ nhiều bên nhưng nhiều ứng dụng công nghệ vẫn kêu khó, gặp lỗ.

Mới nhất là ứng dụng đến từ Hàn Quốc Baemin, sau hơn ba năm hoạt động tại Việt Nam đến nay phải thu hẹp quy mô, thậm chí tính rời thị trường. Loship thì đối diện phản ứng của nhiều chủ quán ăn, cửa hàng vì giam tiền hàng, hoàn trả chậm…

Theo các app, áp lực to lớn cho thị trường giao thức ăn tới từ nhà đầu tư, trong khi khách hàng lại quen được khuyến mãi.

“Việc “vung tiền” chiếm thị trường, cạnh tranh với đối thủ khiến các ứng dụng giao hàng lâm vào thế khó.

Dân thắt lưng buộc bụng, các app cũng phải cắt giảm khuyến mãi do khó khăn, ngay bản thân doanh nghiệp vẫn lỗ” – đại diện một đơn vị giao hàng lý giải và cho biết tại các thị trường phát triển như Mỹ hay Hàn Quốc, hiện nhiều ứng dụng dẫn đầu cũng lỗ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một app giao thức ăn cho hay phải liên tục “bơm tiền” đầu tư công nghệ và vận hành hệ thống. Nhưng sau thời gian kỳ vọng bùng nổ, thực tế sức mua giảm mạnh, doanh thu sụt giảm rất mạnh từ đầu năm nay.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, tổng giám đốc Công ty Liên kết thương mại toàn cầu, nhận định khi chiếm được thị phần, doanh nghiệp công nghệ luôn tìm cách thu tiền, nhất là với các nhà hàng, quán ăn bị lệ thuộc vào app.

Theo các chuyên gia, hiện giá xăng dầu, vật giá tăng cao là áp lực cho cả app, tài xế và khách hàng. Tuy nhiên, các app cần san sẻ, cân đối lợi nhuận ở mức vừa phải để hỗ trợ tài xế và khách hàng, chuẩn bị cho hành trình lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Báo Tuổi Trẻ

Grab: Không thể giữ chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi

“Bất kỳ nền tảng công nghệ nào cũng có thể đưa ra mức giá dịch vụ thật rẻ để thu hút người dùng. Nhưng cuối cùng, nếu nền tảng không mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn và thu nhập cao hơn cho tài xế, thì tài xế sẽ không ở lại” – ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam nhấn mạnh khi trao đổi với truyền thông mới đây.

Grab: Không thể giữ chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi
Grab: Không thể giữ chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi

Then chốt để mở khóa việc sử dụng Grab.

Thích nghi với bối cảnh kinh tế khó khăn và việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, từ đầu năm đến nay, Grab đã có những thay đổi lớn về chiến lược giá.

Ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam nói: “Chúng tôi nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để duy trì sự phù hợp với người tiêu dùng. Trong bối cảnh khó khăn, họ vẫn chi tiêu, nhưng họ cân nhắc kỹ hơn về cách chi tiêu”.

Cụ thể, mới đây, nền tảng này đã giới thiệu tính năng mới, giúp người dùng Grab tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng khi đặt đơn hàng GrabFood có thể lựa chọn hình thức giao hàng phù hợp với nhu cầu.

Với lựa chọn giao hàng nhanh, đơn hàng sẽ được xử lý nhanh chóng để sớm đến tay người dùng, trong khi ở lựa chọn giao hàng ưu tiên, đơn hàng sẽ được ưu tiên xử lý để người dùng có thể nhận được đồ ăn nhanh nhất có thể. Và lựa chọn giao hàng tiết kiệm sẽ giúp người dùng giảm chi phí, nếu họ sẵn sàng chờ đợi.

Không chỉ với GrabFood, trước đó, người dùng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam cũng đã được hưởng mức giá rẻ hơn so với trước vào một số khung giờ nhất định trong ngày, khi nền tảng này giới thiệu dịch vụ GrabBike Economy và GrabCar Economy.

CEO Grab Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh trong buổi trao đổi với truyền thông mới đây: “Con đường phía trước vẫn còn khá dài.

Chúng tôi nghĩ rằng hiện tại, với bối cảnh kinh tế đang phát triển và những thách thức đặt ra, điều quan trọng hơn đối với chúng tôi là tập trung mang đến những dịch vụ có mức giá tiết kiệm, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều tập người dùng khác nhau”.

Chiến lược giá này được cho biết nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động của Grab, đến cả những người dùng mới ở Hà Nội và TP. HCM và đặc biệt là đến các tỉnh thành mới.

Grab đã ở thị trường Việt Nam 9 năm, đủ lâu để biết rằng không thể thu hút, hay níu chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi, mà sự phù hợp về mặt giá cả về lâu dài mới là quan trọng. Yếu tố giá ở còn quan trọng hơn nhiều đối với người dùng ở các tỉnh thành khác, ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

“Chiến lược này cũng là then chốt để mở khóa việc sử dụng Grab ở các tỉnh thành khác về lâu dài. Việc mở rộng ra bên ngoài hai thành phố trọng điểm là điều bắt buộc đối với chúng tôi” – đại diện Grab Việt Nam khẳng định.

Điểm cân bằng giữa tài xế và người dùng.

Mặt khác, CEO này cũng tự tin rằng, chiến lược “affordability” (giá phải chăng) mà Grab Việt Nam đang thực hiện mang lại nhiều lựa chọn hơn về các loại dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu của những người dùng khác nhau.

“Chúng tôi cung cấp nhiều tùy chọn dễ tiếp cận hơn cho đa dạng người dùng, từ những người giàu có đang tìm kiếm dịch vụ cao cấp cho đến cả sinh viên những người có nỗi lo chi tiêu lớn hơn – những người mà sự tiện lợi vẫn là một thứ hơi xa xỉ.

Tôi nghĩ rằng các khoản đầu tư mà chúng tôi đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình trong nhiều năm qua sẽ tạo ra hiệu quả mạng lưới” – lãnh đạo Grab Việt Nam nói.

Vị này cho rằng, cách tốt nhất để đưa ra mức giá phải chăng là có công nghệ phù hợp để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tài xế trên nền tảng, tối đa hóa từng phút hoạt động đối tác tài xế trên nền tảng Grab và từ đó tăng thu nhập.

“Nói một cách khái quát hơn, tôi cho rằng, bất kỳ người chơi nào muốn có tính cạnh tranh cao trong thị trường này cần phải tìm cách vận hành hiệu quả hơn” – ông Alejandro Osorio nhận định. “Chúng tôi đã chứng kiến ​​nhiều người chơi đến, nỗ lực và thất bại.

Cần rất nhiều thời gian và nỗ lực đổi mới công nghệ một cách bền vững, với trọng tâm là cân bằng giữa người lái xe và người tiêu dùng, để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tồn tại trên thị trường”.

Grab, hay bất kỳ nền tảng nào khác, cũng có thể giảm giá dịch vụ để hút người dùng. Nhưng cuối cùng, nếu nền tảng không mang lại hiệu quả tốt hơn và năng suất tốt hơn, thì tài xế, và các đối tác kinh doanh sẽ không ở lại.

Từ quý 1 đến quý 3/2023, Grab chứng kiến mức thu nhập trung bình hàng tháng của các đối tác tài xế tăng 5%.

Mấu chốt để tồn tại, và phát triển, theo CEO Grab Việt Nam, là tìm ra điểm cân bằng, với công nghệ phù hợp được đặt lên hàng đầu để có thể vừa thúc đẩy nhu cầu, vừa tăng thu nhập cho tài xế.

Khi nói đến xu hướng mới là xe điện (EV), đại diện Grab tại Việt Nam cho biết, nền tảng này không coi EV là một đối thủ cạnh tranh. Có những đối thủ bước vào thị trường, đang sử dụng xe điện, nhưng nền tảng này tỏ rõ thái độ ủng hộ hợp tác với xe điện.

“Chúng tôi nghĩ rằng quy mô hoạt động rộng khắp cả nước, mạng lưới đối tài xế sâu rộng và sự thấu hiểu thị trường sẽ thực sự mang đến cơ hội tuyệt vời cho các đối tác xe điện đang muốn triển khai và phát triển hệ sinh thái của riêng họ với Grab là đối tác chính” – CEO Grab Việt Nam cho biết thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Nhã Mi | Markettimes

Bloomberg: Tương lai của Grab sẽ ra sao sau khi mất đến 16 năm để hòa vốn

Grab đốt đến 480 USD trên mỗi khách hàng để mở rộng thị phần, trong khi người dùng chỉ tiêu trung bình 29 USD/năm trên ứng dụng này, nghĩa là sẽ phải mất hơn 16 năm để hãng thu hồi vốn.

“Hôm nay, chúng ta đã trở thành tâm điểm của Đông Nam Á”, nhà sáng lập Anthony Tan tự hào nói với quan khách ở một buổi tiệc tại khách sạn Shangri-La tại Singapore khi Grab mới được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq.

Hãng tin Bloomberg cho hay khoảng khắc Anthony Tan và người đồng sáng lập Tan Hooi Ling rung chuông mở cửa giao dịch tại sàn Nasdaq vào ngày 12/2/2021 là một giờ khắc lịch sử với Grab. Ban giám đốc vui mừng trong tiếng nhạc “Chúng ta là nhà vô địch” (We Are the Champions).

Thế nhưng tiệc vui chẳng dài khi cổ phiếu Grab lao dốc 21% ngay trong phiên đầu giao dịch. Kể từ đó đến nay, dù giá cổ phiếu có hồi lại thời gian gần đây thì vẫn giảm gần 70% so với mức giá khởi điểm khi lên sàn.

Ngay lập tức, giới đầu tư bắt đầu hoài nghi về tương lai của Grab cũng như Masayoshi Son-người hậu thuẫn đằng sau startup đình đám này.

Thậm chí, sự rung lắc của Gran còn khiến giấc mơ trở thành “Thung lũng Silicon tại Đông Nam Á” của Singapore trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Mất 16 năm để đạt điểm hoà vốn.

Chuyên gia phân tích Eric Wen của hãng Blue Lotus Capital Advisors đã tìm hiểu kỹ về Grab và thấy những con số bị thổi phồng một cách phi lý.

Theo Wen, hãng Grab chỉ có chưa đến 25 triệu người dùng mỗi tháng tại thời điểm năm 2020, tức chỉ bằng 7% lượng người dùng của siêu ứng dụng Meituan tại Trung Quốc.

Thêm nữa, lượng khách trung lưu và thu nhập bình quân đầu người ở Đông Nam Á cũng thấp hơn so với Trung Quốc, khiến những hứa hẹn thái quá của startup này trở nên đáng ngờ nếu so sánh với nền kinh tế lớn nhất Châu Á.

Trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán, Grab đã gọi vốn được 12 tỷ USD và theo tính toán, hãng đã đốt 480 USD bình quân trên mỗi khách hàng để mở rộng thị phần nhưng người dùng lại chỉ tiêu trung bình 29 USD/năm trên ứng dụng này, nghĩa là sẽ phải mất hơn 16 năm để đạt điểm hoà vốn (Break even point).

Chỉ 6 tuần sau khi Grab niêm yết trên sàn chứng khoán, báo cáo của Wen được công bố với lời khuyến nghị nhà đầu tư bán ra. Ngay lập tức cổ phiếu của hãng mất một nửa giá trị so với lúc ra mắt xuống chỉ còn 6 USD/cổ.

Theo Wen, con số này có thể xuống đến mức 3 USD/cổ và đúng như dự đoán, chỉ 2 tháng sau đó giá cổ phiếu của Grab rơi xuống ngưỡng này.

Giáo sư Mak Yuen Teen của trường đại học quốc gia Singapore nhận định bài học của Grab cho thấy nhà đầu tư quá tin vào những lời hứa và bảng thành tích “phông nền” của nhà sáng lập Tan mà không chịu nhìn kỹ hiệu quả mô hình kinh doanh.

Cho đến tận hiện tại, rất nhiều vấn đề của Grab bị đem ra mổ xẻ, ví dụ như việc nhà sáng lập Tan nắm giữ 63% quyền biểu quyết nhưng lại chỉ có 3% cổ phần thường, một điều khá bất hợp lý.

Ngoài ra vào năm 2018, việc bổ nhiệm mẹ của Tan vào quan quản trị cũng khiến nhiều người nghi vấn về tính hiệu quả trong hoạt động quản lý của Grab.

Những lo lắng của các nhà đầu tư là có cơ sở khi Uber đã báo cáo có lợi nhuận hoạt động trong quý II/2023 nhưng tính đến cuối năm 2022, Grab vẫn lỗ lũy kế đến 16 tỷ USD.

Một số chuyên gia nhận định Uber dù thất thế ở vài thị trường nhưng startup này vẫn có sân nhà tại Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới.

Trái lại Grab bị giới hạn ở Singapore, thị trường chỉ có 5,9 triệu dân. Mặc dù hãng cố gắng mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á khác nhưng cũng rất khó để thu lời nhanh chóng như ở Mỹ.

Thêm nữa, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp tại các nước trong khu vực cũng là cản trở gia tăng chi phí hoạt động cho Grab.

Giấc mơ thành ác mộng?

Nhà sáng lập Tan gây dựng nên Grab Holding vào năm 2012 khi làn sóng các doanh nghiệp gọi xe bùng nổ trước thành công của Uber.

Đặc biệt hơn, startup này có sự tham gia từ Masayoshi Son, vị tỷ phú của Softbank từng nổi tiếng với thương vụ đầu tư cho Alibaba và Jack Ma.

Chính Masayoshi Son là người đã từng đầu tư cho Uber và giờ đây là Grab, một startup địa phương dám đứng lên thách thức cho ngành dịch vụ gọi xe ở Đông Nam Á.

Ngoài Softbank, hàng loạt cái tên sáng giá cũng xuất hiện trong danh sách đầu tư cho Grab như BlackRock, Fidelity, Morgan Stanley và Temasek-quỹ đầu tư quốc doanh của Singapore, qua đó cho thấy tham vọng trở thành “quốc gia khởi nghiệp” từ nền kinh tế này.

Hãng tin Bloomberg cho hay chưa bao giờ những startup lỗ vốn như Grab lại được giới đầu tư săn lùng như vậy kể từ cuộc bùng nổ Internet thập niên 1990. Trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán, Grab đã được định giá đến 40 tỷ USD, gần ngang bằng các tập đoàn lớn như American Airlines, Delta Air hay Uniyed Airlines.

Ngay cả nhà sáng lập Tan lúc đó mới 39 tuổi cũng nhanh chóng được kỳ vọng trở thành vị tỷ phú mới ở Đông Nam Á.

Thế nhưng với đà giảm giá liên tục từ khi niêm yết đến nay, giấc mơ của Grab nói riêng và Singapore nói chung đang dần chuyển xấu.

Với Singapore, nền kinh tế giàu có này đã trở thành một trong những trung tâm giao thương, dịch vụ tài chính lớn của khu vực lẫn thế giới.

Tuy nhiên với những thách thức mới, Singapore đang nhắm đến trở thành quốc gia khởi nghiệp khi chuyển hướng sang công nghệ, kỳ vọng trở thành “Thung lũng Silicon mới” tại Đông Nam Á.

Năm 2011, bộ phận khởi nghiệp của trường đại học quốc gia Singapore đã kết hợp cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm và một cơ quan truyền thông của chính phủ để thành lập nên “Vườn ươm công nghệ” (Tech Incubator) mang tên “Block 71”.

Tại đây, hơn 1.100 startup đã được bơm tiền nuôi dưỡng, qua đó bành trướng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh trên khắp Châu Á và Mỹ.

Cũng chính nơi đây là tâm điểm cho tham vọng “Thung lũng Silicon mới” khi ngày càng nhiều công ty nổi tiếng như Canon, Fujitsu bắt đầu xuất hiện.

Địa điểm này cũng có mặt 3 startup đình đám nhất Singapore là Razer, Grab và Sea.

Trong khi Rzaer nổi tiếng là nhà phát triển game như Free Fire thì Sea lại sở hữu trang thương mại điện tử Shopee.

Bản thân Sea đã từng là cổ phiếu nóng nhất thế giới khi tăng giá gấp 24 lần tính từ lúc niêm yết năm 2017 cho đến mức đỉnh tháng 10/2021, đạt tổng giá trị vốn hóa thị trường hơn 200 tỷ USD.

Thế nhưng giờ đây cả 3 niềm hy vọng của Singapore đều đang gặp khó khăn. Cổ phiếu của Sea đã giảm gần 90% so với mức đỉnh, buộc hãng phải sa thải hàng nghìn nhân viên để cắt giảm chi phí.

Tương tự, Razer do gặp khó khi niêm yết trên sàn đã quyết định chuyển mình thành hãng tư nhân khép kín trong mắt nhà đầu tư.

“Khát vọng bùng nổ công nghệ của Singapore dựa quá nhiều vào những lời hứa hẹn hơn là hiệu quả hoạt động thực tế”, giám đốc Devadas Krishanadas của Future Moves Group nhận định khi nói rằng các startup nên làm việc hiệu quả hơn là chỉ đốt tiền của nhà đầu tư.

Tất nhiên, cả 3 niềm hy vọng của Singapore vẫn đang cố gắng hoạt động và câu chuyện của họ vẫn đang bị mổ xẻ.

Cả Tan của Grab và các giám đốc điều hành từ 3 startup trên đều bày tỏ sự tin tưởng vào tương lai của công ty mình bất chấp khó khăn trên thị trường.

Dẫu vậy, diễn biến giá cổ phiếu cho thấy cái nhìn của nhà đầu tư không lạc quan như vậy.

Khởi nguyên của màu áo xanh.

Nhà sáng lập Tan của Grab lớn lên tại Malaysia và bắt đầu khởi nghiệp tại một nhà kho từ 11 năm trước.

Vị doanh nhân này đã thành lập nên MyTeksi ở thủ đô Kualar Lumpur-Malaysia, chuyên kết nối các taxi thông qua ứng dụng trên smartphone.

Bản thân Tan là một người con trong gia đình có truyền thống khởi nghiệp.

Ông nội của Tan là nhà đồng sáng lập Tan Chong Motor vào năm 1957, chuyên lắp ráp và bán xe Nissan tại Malaysia, qua đó trở nên giàu có. Cha của Tan cũng là chủ tịch của một hãng đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

Với gia thế “con nhà nòi” cùng tấm bằng thạc sĩ của Harvard University, chẳng có gì khó hiểu khi chỉ 2 năm sau ngày khởi nghiệp, Tan đã có được cuộc hẹn với Masayoshi Son.

Tại thời điểm đó, Son đang rất nổi tiếng nhờ thương vụ đầu tư thành công vào Alibaba của Jack Ma.

Cuộc gặp với Son đã giúp Tan nhận được cam kết đầu tư 250 triệu USD từ SoftBank.

Năm 2014, startup của Tan chuyển đến Singapore và sau đó chính thức đổi tên thành Grab để chuẩn bị bành trướng ra toàn khu vực. Đến tháng 3/2018, Grab mua lại Uber Technologies chi nhánh Đông Nam Á và biến Uber Eats thành GrabFood.

Đây được coi là một trong những chiến thắng quan trọng cho Tan và Grab trong tiến trình bành trướng ở Đông Nam Á.

Năm 2019, hình ảnh của Tan xuất hiện trong bản báo cáo của SoftBank, cùng hàng loạt những tên tuổi đình đám khác như Adam Neumann của WeWork hay Dara Khrowshani của Uber.

Đích thân Masayoshi Son đã cam kết đầu tư 3 tỷ USD cho Grab và Tan bắt đầu khởi động kế hoạch xây dựng một siêu ứng dụng bao gồm dịch vụ gọi xe, tài chính và nhiều thứ khác tương tự như Wechat tại Trung Quốc.

Năm 2020, hãng mở trụ sở thứ 2 ở thủ đô Jakarta-Indonesia. Đây cũng là năm bùng nổ của Grab khi hãng sắp niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq.

Ngoài ra, đại dịch khiến nhu cầu gọi đồ ăn về nhiều hơn cũng trở thành động lực cho tăng trưởng.

Thế nhưng, cuộc phiêu lưu của Grab bắt đầu nhận được các nghi vấn khi hãng đốt quá nhiều tiền của nhà đầu tư và còn lâu thì mới hồi được vốn.

Cơ hội vẫn còn.

Theo Bloomberg, hiện Grab đã giảm đầu tư cho tham vọng xây dựng siêu ứng dụng của mình để cắt giảm chi phí, mặc dù hãng vẫn cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Về tổng thể, tiềm năng của startup này vẫn còn khi có đến 35 triệu người dùng hàng tháng, hoạt động ở 8 quốc gia với hơn 500 thành phố.

Doanh thu năm 2022 của Grab đạt 1,4 tỷ USD cùng tổng mức vốn hóa đạt hơn 13 tỷ USD.

Thương hiệu màu xanh của Grab cũng được nhận diện phổ biến tại Đông Nam Á và giá cổ phiếu của hãng đã tăng 11% trong tháng 8/2023 nhờ cắt giảm được thua lỗ trong quý II.

Với đà tăng trưởng doanh thu và khả năng cắt giảm thua lỗ trong 6 quý liên tiếp, nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự hồi sinh của Grab.

Tương tự, Singapore vẫn chưa từ bỏ giấc mơ “Thung lũng Silicon” khi cho biết ngành công nghệ đã đóng góp đến 77 tỷ USD, tương đương 17,3% GDP cho nền kinh tế.

Hiện quốc gia này đang tập trung đầu tư phát triển mảng xe hơi và điện thoại khi hút vốn được 16,5 tỷ USD, mức cao kỷ lục, trong năm ngoái vào mảng bán dẫn.

“Quy mô thị trường không phải yếu tố giới hạn được chúng tôi khi các startup được xây dựng với tầm nhìn bành trướng ra toàn cầu”, trợ lý giám đốc điều hành Emily Liew của Enterprise Singapore, một tổ chức của chính phủ chuyên hỗ trợ khởi nghiệp, cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Bizlive

Uber muốn hợp tác với các công ty Taxi truyền thống

Nếu như từng được coi là đối thủ “không đội trời chung” thì hiện tại câu chuyện đã khác, gã khổng lồ gọi xe công nghệ Uber đang hợp tác với các công ty Taxi truyền thống nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh.

Uber muốn hợp tác với các công ty Taxi truyền thống
Uber muốn hợp tác với các công ty Taxi truyền thống

Cách đây khoảng 12 năm khi Uber lần đầu tiên ra mắt dịch vụ gọi xe (công nghệ), công ty này được coi là đối thủ “không đội trời chung” với các hãng taxi truyền thống. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, câu chuyện có lẽ là đang thay đổi.

Mới đây, Uber công bố một mối quan hệ hợp tác mới với Los Angeles Yellow Cab và 5 đơn vị taxi khác ở Nam California, Mỹ.

Theo thỏa thuận này, các tài xế taxi (truyền thống) sẽ có quyền truy cập vào các chuyến xe được Uber giới thiệu ở các quận Los Angeles, Orange và San Diego.

Điều này có nghĩa là những người sử dụng ứng dụng Uber có thể được tài xế taxi đón. Giá vẫn được cung cấp trước và người dùng cũng sẽ có tùy chọn từ chối việc được đón bằng taxi.

Mối quan hệ đối tác mở rộng mới được thực hiện trong bối cảnh sau một khoảng thời gian Uber thử nghiệm và được chứng minh là thành công.

Nếu như các ứng dụng như Uber đã từng thực hiện sứ mệnh đột phá hay phá vỡ ngành công nghiệp taxi truyền thống (Disruption) thì chiến lược mới của Uber có thể sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Tuy nhiên, theo như phát ngôn của Uber, rõ ràng, họ cần tích hợp để tiếp tục tồn tại và phát triển:

“Tham vọng của chúng tôi là mở rộng công nghệ của mình tới tất cả mọi người và cung cấp các chuyến đi Uber cho tất cả tài xế taxi.”

Số liệu thực tế cho thấy các tài xế taxi sử dụng ứng dụng Uber có thể kiếm được doanh thu cao hơn 23,8% so với những tài xế không sử dụng Uber.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

GXS Bank: Ngân hàng số liên doanh giữa Grab và Singtel được cấp phép

Một trong những ứng viên thành công là liên doanh do GXS Bank Pte Ltd. và Kuok Brothers Sdn Bhd. GXS Bank là liên doanh ngân hàng số giữa Grab và Singapore Telecommunications (Singtel) dẫn đầu.

GXS Bank: Ngân hàng số liên doanh giữa Grab và Singapore Telecommunications (Singtel)
GXS Bank: Ngân hàng số liên doanh giữa Grab và Singapore Telecommunications (Singtel)

Các ngân hàng kỹ thuật số ở Đông Nam Á là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong ngành dịch vụ tài chính. Trong ba năm qua, nhiều ngân hàng kỹ thuật số đã xuất hiện trong khu vực, cung cấp cho khách hàng phương thức giao dịch đơn giản và sáng tạo hơn.

Trong lĩnh vực ngân hàng truyền thống trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Á, tỷ lệ những người không có tài khoản ngân hàng và không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng khá cao. Điều này đặc biệt phổ biến ở các thị trường đang phát triển, trong khi ở các thị trường trưởng thành hơn, các ngân hàng thương mại thường thiếu khả năng cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số được cá nhân hóa và hợp lý cho khách hàng, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng.

Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm phần lớn các doanh nghiệp trong khu vực, phải đối mặt với nhiều rào cản trong hành trình ngân hàng của mình. Chúng bao gồm quy trình thiết lập tài khoản chậm và tốn nhiều giấy tờ, thủ tục đăng ký khoản vay rút ra với nhu cầu về tài liệu rộng rãi cũng như việc xem xét tài khoản hàng năm nặng nề.

MỘT SỐ NGÂN HÀNG SỐ NỔI BẬT TẠI ĐÔNG NAM Á

Tại Singapore, các ngân hàng kỹ thuật số tiếp tục thu hút được ​​khách hàng mới đăng ký sản phẩm và dịch vụ của họ, mặc dù một số người lo ngại về tính ổn định và bảo mật của ngân hàng kỹ thuật số.

Trên thực tế, Trust Bank của Singapore, được thành lập cách đây một năm, hiện là ngân hàng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất thế giới tính theo thị phần. Trust Bank có hơn 600.000 khách hàng, chiếm khoảng 12% thị trường có địa chỉ ở Singapore.

Ngân hàng gần đây đã kỷ niệm năm đầu tiên hoạt động và ghi nhận những cột mốc quan trọng, bao gồm việc người dùng chi hơn 1,6 tỷ đô la Singapore cho thẻ Trust của họ. Các xu hướng tiết kiệm và sử dụng khác của khách hàng bao gồm việc người dùng tiết kiệm hơn 16 triệu đô la Singapore thông qua Phiếu giảm giá Fairprice.

Ngân hàng cũng ghi nhận hơn 2,1 triệu giao dịch ở nước ngoài, với tổng số tiền tiết kiệm hơn 6 triệu đô la Singapore so với các thẻ tính phí ngoại hối.

Tại Indonesia, Ngân hàng Allo có trụ sở tại Jakarta tuyên bố phục vụ hơn sáu triệu khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số bao gồm thanh toán và “mua trước, thanh toán sau”. Allo Bank, cũng là nền tảng ngân hàng kỹ thuật số lớn nhất Indonesia, gần đây đã công bố hợp tác với Tencent Cloud để thúc đẩy các giải pháp ngân hàng kỹ thuật số của mình.

NGÂN HÀNG KỸ THUẬT SỐ ĐẦU TIÊN Ở MALAYSIA

Tại Malaysia, ngân hàng trung ương Bank Negara (BNM) đã trao 5 giấy phép ngân hàng kỹ thuật số cho những công ty nộp đơn thành công vào tháng 4 năm 2022. Trong số 5 giấy phép nộp đơn thành công, có tới 3 giấy phép cung cấp cho công ty nội địa Malaysia.

Những công ty đăng ký thành công sẽ trải qua một giai đoạn sẵn sàng hoạt động và được BNM xác nhận thông qua một cuộc kiểm tra trước khi họ có thể bắt đầu hoạt động. Quá trình này dự kiến ​​sẽ mất từ ​​12 đến 24 tháng, với thời hạn được ấn định vào tháng 4 năm 2024.

Một trong những ứng viên thành công là liên doanh do GXS Bank Pte Ltd. và Kuok Brothers Sdn Bhd. GXS Bank là liên doanh ngân hàng số giữa Grab và Singapore Telecommunications (Singtel) dẫn đầu.

Ngân hàng kỹ thuật số do Grab dẫn đầu, có tên GX Bank Berhad (GXBank) đã có thể hoàn thành thành công việc và sẵn sàng hoạt động trước thời hạn.

Như vậy, GXBank chính thức là ngân hàng số đầu tiên của Malaysia nhận được sự chấp thuận bắt đầu hoạt động từ Bộ trưởng Bộ Tài chính và BNM. GXBank đã hoàn tất thành công quá trình đánh giá mức độ sẵn sàng hoạt động và được phê duyệt để bắt đầu hoạt động từ ngày 1/9/2023.

Ngân hàng kỹ thuật số có hơn 95% nhân viên người Malaysia làm việc trong cả lĩnh vực công nghệ và tài chính sẽ được lãnh đạo bởi Pei Si Lai. Ông cho biết: “Tại GXBank, chúng tôi được thúc đẩy bởi mục đích và niềm đam mê chung là mang lại sự chuyển đổi tích cực cho nền tài chính”.

“Tận dụng tiềm năng của Grab về công nghệ đổi mới và hòa nhập kinh tế, chúng tôi hy vọng sẽ xác định lại ngành ngân hàng và định hình lại bối cảnh tài chính của Malaysia.

Sự hợp tác của chúng tôi với các đối tác liên danh như Kuok Group và các công ty khác trong ngành sẽ cho phép chúng tôi hợp tác chặt chẽ, tận dụng hệ sinh thái tương ứng của mình để nuôi dưỡng một Malaysia kiên cường và toàn diện về tài chính, nơi không ai bị bỏ lại phía sau”, Pei Si nói thêm.

Đồng tình với sự nhiệt tình của Pei Si, Datuk Zaiton Mohd Hassan, thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng, cho biết hội đồng quản trị rất vui mừng được trở thành một phần trong hành trình của GXBank nhằm thúc đẩy sự thay đổi thực sự và tái tạo lại lĩnh vực tài chính của Malaysia.

“Chúng tôi đang đi đầu trong bối cảnh công nghệ tài chính đang phát triển nhanh chóng trong khu vực. Với sức mạnh tập thể của tất cả các đối tác và ngân hàng kỹ thuật số của chúng tôi ở Singapore và Indonesia, GXBank sẵn sàng cung cấp quyền truy cập công bằng vào trải nghiệm ngân hàng đổi mới và chuyển đổi.

Chúng tôi hy vọng điều này sẽ giúp nhiều người Malaysia độc lập về tài chính hơn, tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình họ và đất nước” Datuk Zaiton nói.

Ngân hàng kỹ thuật số dự kiến ​​sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ bằng cách thử nghiệm beta ứng dụng của mình với nhân viên cũng như nhân viên của Grab và Kuok Group.

Ngân hàng có kế hoạch triển khai dần dần các dịch vụ cho nhiều nhóm người dùng hơn trong tương lai để có thể liên tục nhận được phản hồi và cải tiến trải nghiệm người dùng trước khi ra mắt rộng rãi hơn.

Tận dụng công nghệ và đổi mới, GXBank hy vọng sẽ phục vụ nhu cầu của các cá nhân chưa được phục vụ đầy đủ, cũng như các doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa (MSME).

Ngoài ra, ngân hàng kỹ thuật số duy nhất của Malaysia sẽ hỗ trợ nhu cầu của khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm ứng dụng ngân hàng và hỗ trợ khách hàng 24/7 qua nhiều nền tảng.

Bốn ngân hàng kỹ thuật số thành công còn lại ở Malaysia cũng đang thử nghiệm mạnh mẽ các dịch vụ của mình và có thể ra mắt ngay khi nhận được sự chấp thuận từ BNM.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tham vọng “Siêu ứng dụng” đối mặt với nhiều thách thức

Grab và GoTo là những công ty khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á trước khi niêm yết cổ phiếu, lấy cảm hứng từ WeChat của Tencent, siêu ứng dụng Trung Quốc phổ biến nhất thế giới, với hơn một tỷ người dùng.

Thu hẹp tham vọng.

Grab, có trụ sở tại Singapore và GoTo của Indonesia đã dành phần lớn thời gian trong thập niên qua để tích hợp các dịch vụ tiêu dùng từ gọi xe đến giao đồ ăn vào một ứng dụng duy nhất hay còn gọi là siêu ứng dụng. Giới đầu tư toàn cầu đã hào hứng bơm tiền hai công ty này khi đặt cược vào triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của siêu ứng dụng.

Hai công ty này kỳ vọng, nhờ lực lượng người dùng trẻ và am hiểu công nghệ ở Đông Nam Á cũng như nhu cầu giao dịch trên không gian trực tuyến trỗi dậy từ đại dịch Covid-19, Grab và GoTo có thể tái tạo thành công của các siêu ứng dụng ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong 12 tháng qua, Grab, có cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq ở Mỹ và GoTo, niêm yết tại Jakarta buộc phải giảm tham vọng siêu ứng dụng thông qua động thái sa thải hàng ngàn việc làm và giảm hoạt động của các đơn vị kinh doanh không cốt lõi. Giá cổ phiếu của hai công ty này đang ở mức thấp hơn 60% so với giá lúc mới niêm yết.

Các nhà phân tích cho biết, kỷ nguyên huy động vốn giá rẻ đã chấm dứt khi lãi suất liên tục tăng trên toàn cầu, buộc các công ty công nghệ dựa vào tốc độ “đốt tiền” để mở rộng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng phải dừng lại và kiểm tra xem liệu mô hình kinh doanh của họ có mang lại lợi nhuận và bền vững hay không.

“Covid-19 đã mang lại cho GoTo và Grab sự tăng trưởng phi thường. Các công ty này vẫn duy trì mô hình siêu ứng dụng nhưng đã phải cắt giảm quy mô đáng kể. Họ không thể vung tiền chi tiêu quá tay như trước đây mà cần kiếm được lợi nhuận”, Angus Mackintosh, người sáng lập CrossASEAN Research nói.

Grab và GoTo là những công ty khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á trước khi niêm yết cổ phiếu, lấy cảm hứng từ WeChat của Tencent, siêu ứng dụng Trung Quốc phổ biến nhất thế giới, với hơn một tỷ người dùng.

Với WeChat, người dùng có thể nhắn tin, thanh toán trực tuyến, mua sắm thương mại điện tử, hội họp video, chơi game điện tử, chia sẻ ảnh và thực hiện một loạt chức năng khác.

Thành công của WeChat đã tạo ra một cuộc cách mạng siêu ứng dụng trong khu vực từ Hàn Quốc đến Indonesia, nơi người tiêu dùng trực tuyến đột nhiên có thể tiếp cận các dịch vụ mà trước đây không thể có, bao gồm cả dịch vụ tín dụng vi mô.

SoftBank, KKR, Temasek, Warburg Pincus, Microsoft, Google và Tencent nằm trong số những nhà đầu tư lớn đã rót tiền hỗ trợ GoTo và Grab.

Các kỳ vọng lên đến đỉnh điểm trong thương vụ niêm yết cổ phiếu bom tấn của Grab thông qua vụ sáp nhập kỷ có giá trị kỷ lục giá 40 tỉ đô la với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt ở New York hồi năm 2021.

Hãng gọi xe Gojek và tập đoàn thương mại điện tử Tokopedia ở Indonesia cũng sáp nhập để về chung một mái nhà với tên gọi GoTo. Năm, 2022, GoTo niêm yết ở Jakarta với mức định giá 32 tỉ đô la.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Giờ đây, mô hình siêu ứng dụng, vốn dựa vào nỗ lực thu hút khách hàng bằng các ưu đãi tốn kém như giao hàng miễn phí, giảm giá và quà tặng để chiếm lĩnh thị trường từ Thái Lan đến Philippines, đang phải đối mặt với sự điều chỉnh khắc nghiệt.

Ngoài việc sa thải 11% lực lượng lao động, tương đương hơn 1.000 người, vào tháng trước, Grab cũng cắt giảm hoạt động kinh doanh của dịch vụ nhà bếp đám mây (GrabKitchen), giảm trợ cấp trong các lĩnh vực như giao đồ ăn và dành ít thời gian hơn cho tham vọng mở rộng sang các mảng kinh doanh khác như sự giải trí.

Người sáng lập Grab, Anthony Tan, cho biết quyết định cắt giảm việc làm không phải là “con đường tắt” để tìm kiếm lợi nhuận. Công ty đang trên đà hòa vốn vào cuối năm nay. Tuy nhiên, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều và số lượng giao dịch của khách hàng cũng đi xuống.

Grab báo cáo khoản lỗ 244 triệu đô la trong ba tháng đầu năm 2023, giảm 43% so với mức lỗ của cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) trên ứng dụng Grab chỉ tăng trưởng 3%, so với mức 24% cho cả năm 2022.

GoTo cũng báo cáo khoản lỗ thu hẹp trong quí đầu tiên của năm nay, với mức lỗ ròng 3,9 nghìn tỷ rupiah (260 triệu đô la). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của tập đoàn công nghệ này cũng chậm lại, với GMV (Gross Merchandise Volume) trong quí đầu tiên chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, lên 149 nghìn tỉ rupiah.

Con số đó giảm mạnh với mức tăng trưởng 33% cho cả năm 2022 và mức tăng trưởng 18% hàng năm trong quí cuối cùng của năm ngoái.

GoTo cũng đã thực hiện một số đợt cắt giảm việc làm và loại bỏ một số mảng kinh doanh dịch vụ theo yêu cầu như GoClean (dọn dẹp nhà cửa) và GoMassage (gọi nhân viên mát xa đến tận nhà).

Tháng trước, GoTo bổ nhiệm Patrick Walujo, một doanh nhân và nhà đầu tư nổi tiếng ở Indonesia vào chức vụ CEO. Một số nhà đầu tư cho rằng đây là động thái báo hiệu GoTo có thể đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc.

Shane Chesson, đối tác sáng lập của Openspace, một nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư sớm vào Gojek, cho biết mô hình siêu ứng dụng vẫn “có ý nghĩa” trong việc nắm bắt hoạt động hàng ngày của khách hàng.

“Grab và GoTo đã tập trung vào những thứ thiết yếu và loại bỏ những dịch vụ phù phiếm”, Chesson nói.

Đối mặt sự cạnh tranh của TikTok và Shopee.

Một lãnh đạo giấu tên của Grab, cho biết dù các hoạt động kinh doanh đã được sắp xếp hợp lý hơn nhưng công ty vẫn tin rằng, có thể cung cấp nhiều dịch vụ và có lợi nhuận tương tự như Uber, ứng dụng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn và di chuyển. Uber, công ty có trụ sở tại San Francisco, là cũng là nhà đầu tư của Grab, báo cáo thu nhập cao kỷ lục trong quí 1.

Những chuyên gia khác vẫn hoài nghi về việc liệu các siêu ứng dụng ở Đông Nam Á có thể mang lại lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư hay không. Trong khi GoTo và Grab tuyên bố có cơ hội rất lớn vì mức độ thâm nhập thị trường vẫn còn thấp ở Đông Nam Á, nhiều đối thủ cạnh tranh đang xuất hiện.

Các đối thủ Trung Quốc giàu tiềm lực tài chính như TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance đã lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử trong 12 tháng qua.

Tập đoàn Sea, công ty mẹ của Shopee và được Tencent của Trung Quốc hậu thuẫn, cũng là một đối thủ cạnh tranh đang phát triển nhanh khác với nhiều hoạt động kinh doanh.

Shopee đã lấn sân sang lĩnh vực giao đồ ăn và cũng đang cạnh tranh gay gắt trong các dịch vụ tài chính, một lĩnh vực mà Grab và GoTo đặt kỳ vọng lớn cho tăng trưởng trong tương lai. Một số nhà đầu tư cho rằng GoTo và Grab có thể bị dàn trải nguồn lực do tham qua quá nhiều lĩnh vực kinh doanh.

“Các công ty này vẫn cung cấp nhiều dịch vụ hơn trên một ứng dụng so với Uber và đối mặt rất nhiều sự cạnh tranh. Tôi không nghĩ rằng mô hình siêu ứng dụng đã đủ trưởng thành để tạo ra một tương lai bền vững.

Rốt cục, bạn phải lựa chọn giữa tăng trưởng hoặc lợi nhuận. Bạn không thể có được cả hai”, một nhà đầu tư toàn cầu, người đã quyết định không đầu tư vào Gojek vào năm 2019 nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Grab sa thải 1000 nhân viên, đợt sa thải lớn nhất kể từ khi có đại dịch

Theo thông tin mới đây từ CNBC, hãng xe công nghệ có trụ sở tại Singapore Grab đã sa thải 1000 nhân viên, đây được xem là đợt sa thải có quy mô lớn nhất kể từ khi diễn ra đại dịch.

Grab sa thải 1000 nhân viên, đợt sa thải lớn nhất kể từ khi có đại dịch
Grab sa thải 1000 nhân viên, đợt sa thải lớn nhất kể từ khi có đại dịch

Trong một email gửi cho nhân viên, CEO Anthony Tan cho biết việc sa thải nhân viên là một “quyết định đau đớn nhưng cần thiết” mà Grab phải làm để có thể tiếp tục duy trì tính cạnh tranh trong tương lai.

CEO này cho biết: “Mục tiêu chính của hoạt động này là để tổ chức lại doanh nghiệp một cách có chiến lược, để Grab có thể di chuyển nhanh hơn, làm việc thông minh hơn và cân bằng lại các nguồn lực trong danh mục đầu tư trong dài hạn.”

Việc cắt giảm nhân viên không phải là “con đường tắt để dẫn đến lợi nhuận” mà là con đường sẽ giúp Grab nhanh chóng thích nghi với môi trường kinh doanh mới, với sự phát triển nhanh chóng của AI (trí tuệ nhân tạo).

Grab sa thải nhân viên trong bối cảnh không ít các doanh nghiệp lớn khác như Amazon hay Meta cũng sa thải hàng loạt, khi các doanh nghiệp này tuyển dụng ào ạt trong giai đoạn trước và trong đại dịch, tuy nhiên khi nền kinh tế bắt đầu chững lại (sau đại dịch và suy thoái kinh tế), hàng loạt nhân viên sau đó đã bị sa thải vì tình trạng dư thừa nhân sự.

Ở môt khía cạnh khác, GoTo của Indonesia, công ty mẹ của Gojek (đối thủ của Grab) cũng từng thông báo sa thải 600 nhân viên để tăng lợi nhuận, trong khi Sea có trụ sở tại Singapore (công ty mẹ của Shopee) cũng đã cắt giảm hơn 7.000 việc làm trong suốt 6 tháng cuối năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Grab Việt Nam chưa từng đóng thuế doanh nghiệp kể từ khi thành lập

Với khoản lỗ lũy kế lên tới 4.036 tỷ đồng, Công ty TNHH Grab chưa phải nộp bất kì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào kể từ khi thành lập tại Việt Nam kể từ năm 2014.

Grab Việt Nam chưa từng đóng thuế doanh nghiệp kể từ khi thành lập
Grab Việt Nam chưa từng đóng thuế doanh nghiệp kể từ khi thành lập

Tại họp báo thường kỳ quý 2/2023 tổ chức ngày 16/6, ông Vũ Chí Hùng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã chỉ đạo rà soát, đánh giá về nghĩa vụ nộp thuế của Công ty TNHH Grab.

Chỉ đạo này diễn ra sau khi có dư luận trái chiều về thông tin Công ty TNHH Grab – đơn vị vận hành Grab Việt Nam đến nay vẫn chưa phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Vũ Chí Hùng khẳng định, Bộ Tài chính và ngành thuế luôn quan tâm công tác chống chuyển giá để ngăn thất thu thuế. Theo Luật Quản lý thuế, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức tự khai tự nộp.

Cụ thể, theo số liệu mà Báo Đầu tư Chứng khoán có được, Công ty TNHH Grab ghi nhận doanh thu 6.384 tỷ đồng trong năm 2022, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Lợi nhuận đạt 330 tỷ đồng so với mức lỗ hơn 300 tỷ đồng trong năm trước đó.

Tính đến ngày 31/12/2022, lỗ lũy kế của Grab Việt Nam ghi nhận 4.036 tỷ đồng. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nào có lãi thì được kết chuyển lỗ từ các năm trước sang, trong thời hạn tối đa 5 năm.

Như vậy, kể từ khi thành lập tại Việt Nam từ năm 2014, Công ty TNHH Grab chưa phải nộp bất kì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Trong 5 năm gần nhất (2018 – 2022), Grab lỗ vào các năm 2018 (lỗ 884 tỷ đồng), năm 2019 (lỗ 1.696 tỷ đồng), năm 2021 (lỗ 300 tỷ đồng). Duy nhất hai năm là 2020 và 2022 là có lãi.

Các khoản thuế mà Grab Việt Nam kê khai trừ thuế giá trị gia tăng, thì chủ yếu là các khoản thuế nộp hộ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế trả hộ tài xế…

Trước đó, vào năm 2017, đại diện Bộ Tài chính từng xác nhận Grab đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Theo kết luận thanh tra số 1075/KT-CT của Cục thuế TP. HCM ngày 15/9/2017, chế độ lưu trữ sổ sách tại công ty này đảm bảo, phù hợp với quy định pháp luật và quy tắc thực hành kế toán Việt Nam.

Giải trình với đại diện Viện KSND TP. HCM trong vụ kiện với Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), cựu CEO Grab Việt Nam là ông Jerry Lim cho biết, do Grab liên tục báo lỗ trong nhiều năm nên chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuyết minh về các khoản lỗ này, phần nhiều là chi phí bán hàng của Công ty TNHH Grab bị đội lên cao (bao gồm chi phí quảng cáo, khuyến mãi…) để giữ chân khách hàng cũ, thu hút người dùng mới.

Ngoài ra, hàng năm Grab Việt Nam còn chuyển hàng trăm tỷ đồng phí bản quyền, phí quản lý… cho hai công ty liên quan là GrabTaxi Holdings Pte Ltd (trụ sở ở Singapore) và Grab Inc (trụ sở ở Đảo Cayman, Anh).

Năm ngoái, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) từng đề nghị Grab làm rõ việc thu phụ phí “nắng nóng” gây bức xúc trong dư luận.

Grab Việt Nam đã có giải trình về việc phụ thu thời tiết, cho biết việc phụ thu được triển khai từ ngày 06/07/2022, nhưng chỉ sau một ngày đã phải tạm dừng.

Việc tạm dừng theo giải thích từ Grab, là do hệ thống ứng dụng không tự động hạch toán, cũng như không tách, phân chia doanh thu để 100% nguồn thu (sau thuế) từ phụ phí này cho đối tác tài xế.

Về việc chậm trễ giải trình với cơ quan chức năng, theo Grab Việt Nam, là để hãng này có đủ thời gian khắc phục cũng như hoàn thành hệ thống dữ liệu đồng bộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Grab Việt Nam: Lỗ ngàn tỷ nhưng vẫn chuyển nhiều tỷ tiền bản quyền ra nước ngoài

Doanh nghiệp do người Việt nắm 51% cổ phần song lại được các “công ty liên quan” ở nước ngoài liên tục cho vay hàng nghìn tỷ đồng không lãi suất; càng mở rộng quy mô càng thua lỗ nhưng vẫn chuyển hàng trăm tỷ đồng phí bản quyền, phí quản lý ra nước ngoài cho các “công ty liên quan”… là những vấn đề đáng chú ý tại Grab Việt Nam.

Grab Việt Nam: Lỗ hàng ngàn tỷ nhưng vẫn chuyển nhiều tỷ tiền bản quyền ra nước ngoài
Grab Việt Nam: Lỗ hàng ngàn tỷ nhưng vẫn chuyển nhiều tỷ tiền bản quyền ra nước ngoài

Grab Việt Nam – Càng mở rộng, càng thua lỗ.

Trong số báo ra ngày 22/5/2023, Báo Đầu tư Chứng khoán đăng tải bài viết “Đằng sau khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng của Grab Việt Nam”, phản ánh câu chuyện kinh doanh của Công ty TNHH Grab (gọi tắt là Grab, Grab Việt Nam), công ty liên quan của “ông lớn” công nghệ GrabTaxi Holdings Pte Ltd (trụ sở chính ở Singapore).

Theo đó, từ một công ty có doanh thu 1,5 tỷ đồng vào năm 2014, đến năm 2022, Grab đã có quy mô 6.384 tỷ đồng doanh thu, đồng thời thống lĩnh thị trường xe công nghệ tại Việt Nam, với trên 70% thị phần gọi xe đến từ hơn 30 triệu khách hàng, chưa kể các mảng giao đồ ăn nhanh, giao hàng, đi chợ hộ…

Trong khi không ngừng mở rộng quy mô, thống lĩnh thị trường, “ông lớn” xe công nghệ này ngày càng thua lỗ. Tại thời điểm cuối năm 2022, Grab có khoản lỗ luỹ kế hơn 4.036 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 4.016 tỷ đồng, gấp hơn 200 lần vốn điều lệ.

Vì sao Grab Việt Nam thua lỗ và vì sao lỗ lớn nhưng vẫn mở rộng được?

Lần theo dấu dòng tiền của Công ty TNHH Grab thì thấy rằng, tuy vốn góp chủ sở hữu chỉ 20 tỷ đồng, song Công ty vẫn có nguồn vốn “khủng” để hoạt động – chủ yếu đến từ các khoản cho vay không lãi suất của Công ty GrabTaxi Holdings Pte Ltd (trụ sở ở Singapore) và Grab Inc (trụ sở tại Cayman Island, nước Anh). Báo cáo tài chính các năm của Grab thể hiện hai công ty này là “công ty liên quan”.

Nếu như cuối năm 2018, tổng giá trị khoản vay là 2.705 tỷ đồng thì sang năm 2019, con số tăng lên 5.711 tỷ đồng, năm 2020 là 5.189 tỷ đồng, năm 2021 là 4.278 tỷ đồng và cuối năm 2022 là 4.388 tỷ đồng.

Với nguồn vốn dồi dào, lại không phải trả lãi suất, Grab Việt Nam tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, thúc đẩy bán hàng nên doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn đã khiến “ông lớn” xe công nghệ liên tục thua lỗ. Giai đoạn 2018 – 2022, chi phí này lần lượt là 1.816 tỷ đồng, 3.145 tỷ đồng, 2.280 tỷ đồng, 2.339 tỷ đồng và 3.722 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, một số tiền khá lớn gọi là “phí quản lý”, “phí bản quyền”, “phải trả khác” được Grab Việt Nam trả cho GrabTaxi Holdings Pte. Ltd và Grab Inc, lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đơn cử, năm 2019, phí bản quyền phải trả là 25 tỷ đồng; năm 2021, phí bản quyền là 67,58 tỷ đồng, ngoài ra còn có phí quản lý 314,4 tỷ đồng và phải trả khác 37 tỷ đồng…

Báo cáo tài chính của Grab Việt Nam cho thấy, hiện Công ty chỉ nộp một số khoản thuế gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài, thuế trả hộ tài xế.

Theo đà tăng trưởng “thần tốc” của Grab, các khoản thuế này tăng nhanh qua các năm: Năm 2017 là 198 tỷ đồng, năm 2019 là 814 tỷ đồng, năm 2021 là 1.035 tỷ đồng… Về bản chất, đây là những khoản thuế có tính chất thu hộ do Grab thu từ khách hàng, tài xế, nhân viên, nhà thầu rồi nộp cho cơ quan thuế Việt Nam.

Grab Việt Nam chưa nộp khoản thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% do quy định, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nào có lãi thì được kết chuyển lỗ từ các năm trước sang, trong thời hạn tối đa 5 năm.

Vì thế, trong suốt 9 năm hoạt động tại Việt Nam (thành lập tháng 2/2014), chỉ có 2 năm Grab có lãi là năm 2020 (lãi 243,4 tỷ đồng) và năm 2022 (lãi 329 tỷ đồng).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong 5 năm gần đây (2018 – 2022) cho thấy, doanh nghiệp không phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.

Công ty liên quan “ưu ái” bất ngờ.

Grab Việt Nam có hoạt động đáng chú ý. Thứ nhất, ông Nguyễn Tuấn Anh, trước đây là Chủ tịch Hội đồng thành viên (sau này chuyển nhượng vốn cho bà Lý Thụy Bích Huyền) góp vốn 10,2 tỷ đồng, đủ để nắm tỷ lệ sở hữu 51%, sau đó cả hai người này đều vay lại Công ty TNHH Grab đúng số tiền đã góp vốn đó.

Đây là hai cá nhân còn khá trẻ, bà Bích Huyền chỉ là lãnh đạo cấp thấp của Grab Việt Nam (Trưởng phòng Kinh doanh).

Cơ sở nào để GrabTaxi Holdings Pte. Ltd và Grab Inc cho vay vài nghìn tỷ đồng không lãi suất để vận hành một công ty càng kinh doanh càng lỗ?

Thứ hai, thường xuyên thua lỗ nhưng Grab Việt Nam vẫn chuyển hàng trăm tỷ đồng phí bản quyền, phí quản lý, phải trả khác ra nước ngoài cho GrabTaxi Holdings Pte. Ltd và Grab Inc.

Bình luận về việc này, luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Grab Việt Nam không phải công ty đại chúng nên không có nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính hàng năm.

Grab cũng không thuộc đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ban đầu là công ty 100% sở hữu của người Việt, sau đó nhà đầu tư nội chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm dưới 51% cổ phần) nên không phải xin giấy phép đầu tư, không thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán hàng năm. Đây là lý do khó kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp này”.

Còn theo một chuyên gia kiểm toán, việc Grab Việt Nam chuyển hàng trăm tỷ đồng về cho công ty mẹ hoặc công ty liên quan trong khi thua lỗ nặng nề là một dấu hiệu đáng chú ý.

Việc chuyển một số tiền lớn ra khỏi công ty liên quan đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, nên cần làm rõ những khoản đó có hợp lý, hợp lệ không?

Cơ quan thuế có ý kiến gì khi thanh kiểm tra công ty này không? Chuyện doanh nghiệp chuyển vay ngoại hối về và chuyển tiền ra ngoài, ngân hàng quản lý thế nào?”, vị chuyên gia nêu vấn đề.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tan Hooi Ling: Người đồng sáng lập Grab thôi vai trò điều hành

Bà Tan Hooi Ling sẽ chuyển sang vai trò cố vấn cho Grab sau khi rời vị trí điều hành tại công ty vào cuối năm nay.

Người đồng sáng lập Grab thôi vai trò điều hành
Người đồng sáng lập Grab thôi vai trò điều hành

Theo tuyên bố mới nhất, bà Tan Hooi Ling – người đồng sáng lập Grab – sẽ thôi giữ vai trò điều hành công ty, bao gồm chức vụ giám đốc, vào cuối năm nay. Thay vào đó, bà Tan sẽ chuyển sang vai trò cố vấn cho Grab trong tương lai.

Bà Tan cùng CEO Anthony Tan cùng sáng lập Grab vào năm 2012. Vị lãnh đạo này từng có thời gian ngắn rời công ty và gia nhập lại vào năm 2015.

Tan Hooi Ling từng giữ vị trí Giám đốc vận hành (COO) trước khi bổ nhiệm lại cho ông Alex Hungate vào tháng 1/2022.

Bà đang quản lý bộ phận công nghệ của Grab và cố vấn trực tiếp cho Giám đốc công nghệ tập đoàn Suthen Thomas và Giám đốc sản phẩm Philipp Kandal. Bà cũng là thành viên HĐQT công ty kể từ thời điểm Grab IPO vào tháng 12/2021.

“Những người hiểu rõ về tôi đều biết rằng tôi là một người thích phiêu lưu và có nhiều đam mê cá nhân khác song đã gác lại để xây dựng Grab cùng với Anthony.

Với những vị trí lãnh đạo mạnh mẽ hiện có, tôi tin rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để truyền lại trách nhiệm cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo và theo đuổi những đam mê khác”, bà Tan tuyên bố.

Ủy ban đề cử của HĐQT sẽ xem xét các ứng cử viên tiềm năng để bổ sung vào vị trí trống vào cuối năm nay. Grab sẽ có thông báo tiếp theo khi những thay đổi về HĐQT có hiệu lực.

Trước khi làm việc toàn thời gian cho Grab vào năm 2015, bà Tan đã quản lý các dự án vận hành và chiến lược tại Salesforce có trụ sở chính ở San Francisco.

Trước Salesforce, vị này từng là cố vấn tại McKinsey & Company, cố vấn cho các tập đoàn toàn cầu ở Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Australia về chiến lược và hoạt động của công ty. Bà cũng ngồi trong HĐQT của Wise (trước đây là TransferWise).

Tan Hooi Ling có bằng Cử nhân kỹ thuật (Cơ khí) của Đại học Bath và bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường Kinh doanh Harvard.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Grab Việt Nam báo lỗ luỹ kế hơn 4.000 tỷ đồng sau 9 năm

Tham gia thị trường được 9 năm, chiếm lĩnh vị thế hàng đầu trong lĩnh vực xe công nghệ, nhưng Grab Việt Nam đang báo lỗ luỹ kế hơn 4.000 tỷ đồng.

Grab Việt Nam báo lỗ luỹ kế hơn 4000 tỷ đồng
Grab Việt Nam báo lỗ luỹ kế hơn 4000 tỷ đồng

Do liên tục báo lỗ trong nhiều năm nên Grab, vốn đang sở hữu hơn 30 triệu khách hàng và thị phần lớn nhất Việt Nam chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (với mức tối thiểu theo quy định hiện nay là 20% thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp).

Vốn 20 tỷ đồng, lỗ lũy kế tới 4.036 tỷ.

Theo báo cáo tài chính năm 2022, được lập ngày 27/3/2023, của Công ty TNHH Grab (gọi tắt là Grab, Grab Việt Nam), trong kỳ, Công ty ghi nhận hơn 6.384 tỷ đồng doanh thu, tăng gần gấp đôi so với mức 3.346 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2021.

Nhờ giá vốn hàng bán tăng chậm hơn, với mức tăng 60%, lãi gộp của Công ty trong năm qua tăng 113%, đạt 4.151 tỷ đồng.

Trong năm, Công ty tăng gấp đôi chi phí bán hàng (bao gồm chi phí quảng cáo, khuyến mãi…), từ 1.926 tỷ đồng lên 2.905 tỷ đồng cũng như tăng gấp đôi chi phí quản lý, từ 413 tỷ đồng lên 817 tỷ đồng. Kết quả, lãi thuần của Công ty đạt hơn 330 tỷ đồng.

Không phải chịu lãi vay, cũng không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, Grab thu về 329 tỷ đồng lợi nhuận. Nhờ khoản lãi này, lỗ lũy kế của Công ty tại ngày 31/12/2022 giảm về 4.036 tỷ đồng. Với quy mô vốn điều lệ 20 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn âm 4.016 tỷ đồng.

Tình trạng thua lỗ của Grab diễn ra triền miên từ khi hãng xe công nghệ có nguồn gốc từ Singapore này đặt chân đến Việt Nam, mặc dù doanh thu tăng mạnh và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng cải thiện qua các năm.

Theo tài liệu mà phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán có được, năm đầu tiên vào Việt Nam (tháng 2/2014), Grab ghi nhận doanh thu 1,5 tỷ đồng; đến năm 2023, con số này đã là 6.384 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 lần. Qua 9 năm hoạt động, số lỗ cộng dồn của Công ty cao gấp 78 lần so với năm đầu tiên.

Còn nhớ, tại phiên tòa xét xử vụ hãng taxi truyền thống Vinasun (của Công ty Ánh Dương) kiện Grab cạnh tranh không lành mạnh và đòi bồi thường thiệt hại hơn 41 tỷ đồng diễn ra tại TP.HCM vào tháng 10/2018, khi Viện Kiểm sát chất vấn Grab về tình trạng thua lỗ khó hiểu sau gần 4 năm vào Việt Nam (trong khi liên tục mở rộng quy mô), ông Jerry Lim, CEO Grab nói rằng, việc thua lỗ hoàn toàn nằm trong suy đoán của Grab khi quyết định vào môi trường đầu tư mới, rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được cải thiện dần.

Thời điểm đó (số liệu cuối năm 2017), Grab đã “ôm” lỗ luỹ kế 1.726 tỷ đồng. Nhưng cho đến giờ, tình hình không được cải thiện như ông Jerry Lim nói. Trái lại, lỗ luỹ kế của Công ty đã tăng gấp 2,6 lần, trong khi quy mô doanh số tăng gấp 9 lần.

Khi phóng viên trao đổi với một số tài xế và đối tác của Grab, những người này nói rằng, họ không nắm được tình hình tài chính của Công ty, nhưng với những gì họ quan sát thì rất khó hiểu khi Công ty thua lỗ.

“Chỉ riêng hoạt động giao đồ ăn nhanh (Grab Food), Grab đang thu tiền của ba bên: khách hàng, tài xế và chủ cơ sở bán đồ ăn. Trong đó, nhiều chủ hàng ăn cho biết họ còn phải khuyến mãi cho Grab bên ngoài hợp đồng. Tỷ lệ lợi nhuận thu về của Grab là rất lớn, trong bối cảnh tỷ lệ giảm giá cho khách hàng không còn cao như trước”, một tài xế Grab chia sẻ.

Dấu hỏi về nghĩa vụ nộp thuế.

Cũng tại phiên toà nói trên, một trong những cáo buộc của Vinasun đối với Grab là “trốn thuế”. Phía Vinasun cho biết, số lượng xe taxi của Vinasun chỉ bằng 1/6 – 1/8 số xe của Grab nhưng tổng thuế đóng năm 2017 là 271 tỷ đồng. Còn theo thông tin Grab công bố tại tòa chiều ngày 19/10/2018, năm 2017, Grab chỉ đóng 198 tỷ đồng tiền thuế.

Giải trình vấn đề này với Viện Kiểm sát, CEO Grab Việt Nam – ông Jerry Lim khẳng định: “Khoản thuế mà chúng tôi ước tính sẽ đóng góp cho Chính phủ Việt Nam năm 2018 sẽ gấp 3 lần so với năm 2017”.

Tuy nhiên, tại báo cáo tài chính năm 2022 của Grab Việt Nam, số thuế và các khoản phải nộp trong năm chỉ là 251 tỷ đồng, không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do liên tục báo lỗ trong nhiều năm nên “ông lớn” xe công nghệ đang sở hữu 30 triệu khách hàng này chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (với mức tối thiểu theo quy định hiện nay là 20% thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp).

Trở lại với Grab, hãng xe công nghệ này được thành lập tại Việt Nam vào tháng 2/2014 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH GrabTaxi, sau đổi tên thành Công ty TNHH Grab. Vốn điều lệ của Công ty không thay đổi từ đó đến nay, với 20 tỷ đồng.

Thành viên góp vốn ban đầu bao gồm: ông Nguyễn Tuấn Anh góp 6,8 tỷ đồng (34%), ông Nguyễn Phú Sinh góp 6,6 tỷ đồng (33%) và ông Trần Anh Đức góp 6,6 tỷ đồng (33%). Đến tháng 3/2016, thành viên góp vốn có sự thay đổi: ông Nguyễn Tuấn Anh góp 9,9 tỷ đồng (49,5%) và Công ty Grab Inc (xuất xứ từ Cayman Island) góp 10,1 tỷ đồng (50,5%).

Đến tháng 4/2016, Grab Inc giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 49% và ông Nguyễn Tuấn Anh tăng lên 51%. Vào tháng 3/2020, bà Lý Thụy Bích Huyền thay thế ông Nguyễn Tuấn Anh sở hữu 51% vốn điều lệ của Grab Việt Nam.

Như vậy, Grab Việt Nam ban đầu là doanh nghiệp 100% vốn trong nước, sau đó, nhà đầu tư nước ngoài là Grab Inc trở thành thành viên góp vốn, với tỷ lệ sở hữu ban đầu là 50,5%, sau đó giảm xuống 49%.

Các công bố chính thức của Grab Việt Nam không thể hiện rõ vai trò thực sự của ông Nguyễn Tuấn Anh. Các khoản mục trong báo cáo tài chính của Grab Việt Nam cho thấy, ông Nguyễn Tuấn Anh chỉ đóng vai trò “nhà đầu tư”.

Theo đó, ông này đã vay ngắn hạn từ Grab Việt Nam số tiền 10,2 tỷ đồng (đúng bằng số vốn góp), sau đó dùng chính số vốn góp vào Công ty thế chấp cho khoản vay.

Khi ông Tuấn Anh rút khỏi Grab Việt Nam, việc chuyển nhượng phần vốn góp này không được công bố. Người thay thế ông nắm 51% cổ phần của Công ty là bà Lý Thụy Bích Huyền cũng đem toàn bộ phần vốn góp này thế chấp tại Công ty TNHH GPay Network Việt Nam – công ty con của Grab Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo ghi nhận của MarketingTrips, doanh thu của Grab chủ yếu đến từ một số nguồn như: xe công nghệ (mảng kinh doanh chính), giao đồ ăn, quảng cáo trên hệ sinh thái của Grab (GrabAds), giao hàng (GrabExpress) và quà tặng doanh nghiệp (GrabGifts).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Grab tham vọng với thị trường cho vay thông qua GXS Bank

Thông qua GXS Bank – ứng dụng ngân hàng số có 60% cổ phần của Grab, người tiêu dùng giờ đây có thể vay nhanh số tiền từ 3,5 triệu đồng và không phải chịu phí trả nợ trước hạn.

Grab tham vọng với thị trường cho vay thông qua GXS Bank
Grab tham vọng với thị trường cho vay thông qua GXS Bank

Khu vực Đông Nam Á được xem là thị trường tiềm năng với lĩnh vực tài chính tiêu dùng, khi có tới 70% dân số chưa được tiếp cận với ngân hàng, nhất là các đối tượng công nhân, hay các lao động tự do chủ yếu dùng tiền mặt.

Để giải quyết nhu cầu vay tiêu dùng của phần lớn người lao động, ngân hàng số GXS Bank tại Singapore đã bắt đầu đưa vào tính năng cho vay tức thời, theo Nikkei Asia.

Đáng chú ý, GXS Bank là liên doanh được thành lập vào năm 2020 giữa Grab Holdings và Singapore Telecommunications (Singtel) với giấy phép ngân hàng số. Trong đó, Grab sẽ nắm 60% cổ phần liên doanh này.

Theo mô tả của Nikkei Asia, chỉ với một vài thao tác trên GXS Bank, người tiêu dùng có thể vay nhanh số tiền từ 150 USD (tương đương 3,5 triệu đồng) với thời hạn ngắn nhất là 2 tháng, và không phải chịu phí trả nợ trước hạn.

Không giống như các khoản vay ngân hàng thông thường, lãi suất được tính hàng ngày và chỉ được tính trên số dư nợ chưa thanh toán vào một ngày nhất định.

Ban đầu, Grab kì vọng GXS Bank sẽ phục vụ nhu cầu tài chính cho người dùng và tài xế trong hệ sinh thái của hãng. Giờ đây, có vẻ như các dịch vụ này đang được ngày càng mở rộng, nhằm đáp ứng thị trường tài chính tiêu dùng tiềm năng.

Tham vọng của Grab sẽ ngày càng lớn, khi công ty liên tiếp nhận được các giấy phép thành lập ngân hàng số tại nhiều quốc gia trong khu vực.

Tại Indonesia, Grab dự định thành lập ngân số thông qua việc bắt tay với Bank Fama International – được kiểm soát bởi Emtek Group của Indonesia.

Tại Malaysia, Grab đã giành được giấy phép triển khai dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số từ Bank Negara Malaysia vào tháng 4/2022 và đang đàm phán để mua phần lớn cổ phần của ngân hàng Malaysia AMMB Holdings (AmBank).

Tại Việt Nam, mặc dù Grab chưa có ý định thành lập ngân hàng số, nhưng các hoạt động hỗ trợ, cho vay tiêu dùng đã được công ty này triển khai từ lâu.

Các gói vay chủ yếu được áp dụng với đối tượng là tài xế Grab nhằm hỗ trợ mua điện thoại, hoặc ứng trước tiền cho các đối tác nhà hàng mà không cần chứng minh thu nhập.

Với các khoản vay này, Grab đứng ở vai trò trung gian, kết nối người vay với ngân hàng. Mỗi khoản vay tối đa lên tới 200 triệu đồng, cùng lãi suất từ 0,89%/tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Grab đặt mục tiêu có lãi vào cuối năm 2023

Grab, nhà cung cấp dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn Đông Nam Á, mới đây đã rút ngắn mục tiêu đạt lợi nhuận sau khi tích cực cắt giảm chi phí.

Grab đặt mục tiêu có lãi vào cuối năm 2023
Grab đặt mục tiêu có lãi vào cuối năm 2023

Cụ thể, công ty kỳ vọng sẽ đạt thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) sau điều chỉnh dương vào quý IV năm nay, thay vì 6 tháng cuối năm 2024 như dự kiến trước đó.

Giá cổ phiếu Grab đã lao dốc mạnh trong gần 5 tháng trở lại đây và tiếp tục giảm hơn 8% trong ngày 23/2 sau khi công bố kế hoạch điều chỉnh trên.

Grab cho biết EBITDA sau điều chỉnh trong quý IV năm ngoái đã giảm xuống còn âm 111 triệu USD. Con số này thấp hơn nhiều so với mức âm 147 triệu USD mà các nhà phân tích ước tính. Doanh thu công ty đã tăng gấp 4 lần lên 502 triệu USD, vượt xa dự đoán.

Kết quả này thậm chí vượt xa ước tính của công ty. Tháng 11 năm ngoái, Grab đã sửa đổi hướng dẫn EBITDA nửa cuối năm 2022 thành âm 315 triệu USD, tương đương lỗ 154 triệu USD trong quý IV.

Grab là một trong số những startup Đông Nam Á đang thay đổi chiến lược, tập trung vào lợi nhuận thay vì tăng trưởng. Tuần trước, đối thủ của Grab, GoTo Group, cũng rút ngắn mục tiêu có lãi thêm một năm.

Trong khi đó, Sea Limited đã tiến hành cắt giảm nhân sự, đóng cửa sàn thương mại tại một số thị trường như Ấn Độ, châu Âu và Mỹ Latinh nhằm thắt chặt dòng tiền.

Tới thời điểm này, Grab chưa có động thái sa thải nhân viên hàng loạt, dù cổ phiếu của hãng đã giảm mạnh so với giá chào sàn hơn một năm trước.

Công ty đang nỗ lực thuyết phục các nhà đầu tư về triển vọng thu nhập trong dài hạn, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và người dùng tại thị trường Đông Nam Á có xu hướng thắt chặt chi tiêu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo NDH

Grab đóng băng mảng tuyển dụng, không tăng lương và cắt giảm chi tiêu

Theo biên bản nội bộ mà Reuters có được, CEO Grab Anthony Tan thông báo với nhân viên về các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, bao gồm đóng băng tuyển dụng ở hầu hết vị trí, không tăng lương đối với các lãnh đạo cấp cao và cắt giảm 20% ngân sách đi lại cùng các chi phí khác.

Grab đóng băng mảng tuyển dụng, không tăng lương và cắt giảm chi tiêu
Grab đóng băng mảng tuyển dụng, không tăng lương và cắt giảm chi tiêu

Người phát ngôn Grab xác nhận các thông tin của Reuters.

Dù đang cố gắng thu hẹp các khoản lỗ bằng cách đóng một số bộ phận kinh doanh không hiệu quả trong năm nay, động thái mới nhất của Grab cho thấy những gì họ sẽ phải đối mặt trong năm 2023. Grab – một tên tuổi lớn trong thị trường gọi xe Đông Nam Á – tuyển dụng khoảng 8.800 nhân sự tính đến cuối năm ngoái.

Tháng trước, Grab nâng dự báo doanh thu năm 2022, báo cáo khoản lỗ hoạt động thấp hơn. Bộ phận giao hàng và giao đồ ăn hòa vốn sớm hơn 3 quý so với dự đoán.

Grab và các đối thủ như GoTo – công ty mẹ Gojek – được hưởng lợi từ các dịch vụ giao đồ ăn trong suốt đại dịch Covid-19, song tăng trưởng dần chậm lại và mảng gọi xe truyền thống chưa phục hồi được như trước dịch. Các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng do chi phí tăng cao và tăng trưởng chậm tại các thị trường quan trọng.

Tháng 11, GoTo thông báo cắt giảm 1.300 người, tương đương 12% nhân sự, gia nhập làn sóng sa thải trên toàn cầu. Sàn thương mại điện tử Shopee cũng cho nhân viên tại một số nước nghỉ việc, đóng cửa các hoạt động ở nước ngoài do công ty mẹ Sea vật lộn với các khoản lỗ.

Giá cổ phiếu Grab đã giảm một nửa trong năm nay, còn GoTo giảm 75% trong đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ tồi tệ, giữa nỗi lo lắng của các nhà đầu tư về khả năng sinh lời và tăng trưởng.

Vào tháng 9, Giám đốc Điều hành Grab Alex Hungate chia sẻ với Reuters về việc sẽ không có sa thải quy mô lớn. Thay vào đó, Grab sẽ tuyển dụng có chọn lọc, đồng thời kiềm chế tham vọng fintech.

“Không một quyết định nào là dễ dàng, nhưng chúng sẽ giúp chúng ta tinh gọn hơn khi tăng tốc nhanh hơn trên con đường tăng trưởng lợi nhuận, bền vững”, ông Tan nói. Ông cũng nhắc nhở “hơn lúc nào hết”, nhân viên Grab cần “áp dụng tư duy tiết kiệm và thận trọng khi chuẩn bị cho năm 2023”.

(Theo Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Ứng dụng gọi xe Grab chuyển hướng tập trung sang mảng ngân hàng số

Sau GXS Bank – ngân hàng số được thành lập với sự hợp tác của Singtel, tại Singapore, Grab tham vọng đặt chân tới cả Malaysia và Indonesia trong lĩnh vực mới mẻ này.

Ứng dụng gọi xe Grab chuyển hướng tập trung sang mảng ngân hàng số
Ứng dụng gọi xe Grab chuyển hướng tập trung sang mảng ngân hàng số

Grab đặt mục tiêu triển khai dịch vụ ngân hàng số tại Malaysia và Indonesia vào năm tới, theo Tech in Asia. Thông báo này được đưa ra sau sự kiện ra mắt của GXS Bank – ngân hàng số được thành lập với sự hợp tác của Singtel, tại Singapore vào tháng trước.

Theo đó, Bank Fama International sẽ đóng vai trò là nền tảng cho ngân hàng số mà Grab dự định thành lập tại Indonesia. Grab sẽ xây dựng dịch vụ ngân hàng số thông qua sự hợp tác của Singtel và Emtek Group.

Grab và Singtel trước đó đã đầu tư 70 triệu USD vào Bank Fama, mỗi bên nhận 16,26% cổ phần của ngân hàng này. Ngoài ra, tập đoàn Emtek Group của Indonesia cũng kiểm soát 62,8% cổ phần của Bank Fama.

Trong khi đó tại Malaysia, GXS Bank – liên doanh giữa Grab và Singtel – đã giành được giấy phép triển khai dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số từ Bank Negara Malaysia vào tháng 4.

Liên doanh sẽ sở hữu 55,5% cổ phần của ngân hàng kỹ thuật số được đề xuất, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, Grab cũng được cho là đang đàm phán để mua phần lớn cổ phần của ngân hàng Malaysia AMMB Holdings (AmBank). Tuy nhiên, phía siêu ứng dụng hiện chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.

Với GXS Bank trước đó, liên doanh Grab – Singtel là một trong hai nhóm, cùng với Sea, có được giấy phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ vào năm 2020, cho phép nhận tiền gửi và phục vụ cả khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp. Giấy phép yêu cầu 1,5 tỷ SGD (1,1 tỷ USD) vốn, cũng như sự kiểm soát của địa phương.

Singapore cùng với Anh và Hong Kong hiện là những khu vực đang mở cửa cho các dịch vụ tài chính chỉ sử dụng kỹ thuật số, nổi lên như một trung tâm khu vực về công nghệ tài chính và quản lý tài sản.

Grab hy vọng sẽ thu được lợi nhuận bằng cách cung cấp một bộ dịch vụ trên nền tảng của mình tại nước sở tại, nơi những người sử dụng Grab để gọi xe hoặc đặt đồ ăn giờ đây cũng có thể truy cập các dịch vụ ngân hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Doanh thu quý 2 năm 2022 của Grab tăng đến 79%

Doanh thu của siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á Grab đã tăng 79% so với cùng kỳ năm trước lên mức 321 triệu USD trong quý 2 năm 2022.

Doanh thu quý 2 của Grab tăng đến 79%
Doanh thu quý 2 của Grab tăng đến 79%. Photo credit: 123rf

Grab ghi nhận sự tăng trưởng là do công ty này đã tối ưu hóa chi phí cố định, đóng cửa các ngành kinh doanh không có lãi và cắt giảm các ưu đãi. Khoản lỗ ròng của Grab trong quý 2 là 572 triệu USD, giảm 29% so với một năm trước đó.

Trong phân khúc di động (Mobility Segment), Grab đã đóng cửa các hoạt động hỗ trợ GrabWheels (mảng dịch vụ cho phép người dùng truy cập vào các thiết bị di chuyển cá nhân, chẳng hạn như xe tay ga, trong ứng dụng Grab) ở Singapore và Malaysia trong khi hợp nhất GrabWheels với hoạt động cho thuê xe hơi tại Indonesia.

Trong mảng giao hàng (Delivery), Grab đã đóng cửa các hoạt động cửa hàng phục vụ buổi tối tại Singapore, Việt Nam và Philippines, đồng thời chọn cách mở rộng quy mô mảng giao hàng thông qua mô hình bán hàng của bên thứ ba (third-party marketplace), với Jaya Grocer tại Malaysia.

Grab cho biết họ đang “tái tập trung và hợp lý hóa” các hoạt động dịch vụ tài chính của mình. Chẳng hạn như sắp xếp lại một vài bộ phận chức năng, giảm nhân sự và cắt giảm một số khoản chi phí khác.

Tính đến thời điểm hiện tại, GMV của Grab đã tăng 30% so với một năm trước đó, với lượng người dùng giao dịch hàng tháng (MTU – monthly transacting users) tăng 12%.

Mức chi tiêu trung bình trên mỗi người dùng (ASPU) của Grab được tính bằng công thức lấy GMV chia cho MTU, con số này đã tăng 16% lên mức 155 USD.

Doanh thu của mảng di động tăng 37% và GMV tăng 51%. Đối với mảng dịch vụ tài chính, doanh thu tăng 94%, GMV tăng 38%. Trong khi đó, doanh thu ngành dọc của mảng giao hàng tăng 199%, đồng thời GMV tăng 19%.

CEO Grab cho biết:

“Hướng về tương lai phía trước, chúng tôi đang tập trung vào việc thúc đẩy tất cả những gì có thể để có được lợi nhuận.”

“Grab sẽ tăng gấp đôi khả năng đổi mới sản phẩm để tăng mức độ tương tác của người dùng với ứng dụng và giảm chi phí, trong khi vẫn tập trung vào việc phát triển những ‘giao dịch chất lượng cao’ trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Grab Việt Nam: Doanh thu 2021 đạt hơn 3.346 tỷ đồng vẫn báo lỗ nặng

Trong 4 năm gần nhất, chỉ năm 2020 là Grab Việt Nam báo có lãi, còn lại công ty này đều thua lỗ từ vài trăm tỷ cho tới vài nghìn tỷ đồng mỗi năm. Năm 2021 Grab báo lỗ nặng.

doanh thu grab 2021
Grab Việt Nam: Doanh thu 2021 đạt hơn 3.346 tỷ đồng vẫn báo lỗ nặng

Gia nhập thị trường từ năm 2014, mảng kinh doanh đầu tiên Grab phát triển tại Việt Nam là hoạt động kết nối người dùng và tài xế taxi.

Sau khoảng 8 năm hiện diện, hiện Grab đã phát triển hàng loạt mảng kinh doanh từ kết nối taxi, xe máy, giao hàng, đi chợ hộ, ví điện tử, siêu thị…

Tuy nhiên, đi cùng với việc mở rộng các mảng kinh doanh, Grab cũng liên tục ghi nhận những khoản lỗ lớn qua từng năm tại thị trường Việt Nam.

Lỗ lũy kế hơn 4.300 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính gần nhất, Grab Việt Nam ghi nhận gần 3.346 tỷ đồng doanh thu thuần năm 2021, tương đương mức thu gần 9,2 tỷ đồng mỗi ngày.

Trong đó, 99,8% là doanh thu đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ kết nối. Tuy nhiên, so với năm 2020, mức doanh thu kể trên đã giảm hơn 11%.

Đi cùng đà giảm doanh thu là mức giảm của lợi nhuận gộp khi Grab thu về 1.951 tỷ đồng năm 2021, giảm gần 20%.

Như vậy, trong năm 2021, biên lãi gộp của công ty này đạt khoảng 58,3%, thấp hơn mức 64,5% của năm 2020. Dù vậy, đây vẫn là biên lãi gộp đáng mơ ước của bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Trong bối cảnh doanh thu và lãi gộp sụt giảm, chi phí bán hàng của Grab năm vừa qua lại tăng tới 25%, tiêu tốn của doanh nghiệp hơn 1.926 tỷ đồng.

Thực tế, trong hoạt động kinh doanh của Grab Việt Nam, chi phí bán hàng thường xuyên là khoản chi phí lớn nhất mà công ty phải chi ra hàng năm, vượt trên cả giá vốn hàng bán.

Nguyên nhân chính khiến chi phí này luôn ở mức cao vì Grab thường xuyên phải đưa ra các khuyến mãi cho khách hàng, kết quả là chi phí khuyến mãi hàng năm của công ty này đều đạt hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí quảng cáo cũng được Grab tính vào chi phí bán hàng hàng năm.

Với chi phí bán hàng tăng mạnh cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp, Grab Việt Nam đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng năm vừa qua.

Thực tế, năm 2021 cũng không phải năm duy nhất Grab kinh doanh thua lỗ, trong 4 năm gần nhất (2018-2021), duy nhất năm 2020 công ty này có lãi dương tại thị trường Việt Nam.

Trong đó, 2020 cũng là năm ghi nhận kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất từ doanh thu tới chi phí của Grab.

Trong đó, doanh nghiệp này ghi nhận 3.762 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11% so với năm liền trước, biên lãi gộp công ty ghi nhận được cũng đạt mức tối đa 64,5%, trong khi năm 2019 chỉ đạt 39,8%.

Bên cạnh đó, nhờ việc tiết giảm hàng trăm tỷ đồng chi phí khuyến mãi mà Grab đã thu về khoản lãi dương 243 tỷ đồng năm 2020. Trong khi đó, năm 2019 công ty này lỗ ròng 1.697 tỷ và mức lỗ năm 2018 cũng là 885 tỷ đồng.

Sống nhờ tiền đi vay.

Với khoản lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng năm gần nhất, lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của Grab Việt Nam đã tăng lên gần 4.366 tỷ đồng đến cuối năm 2021.

Trong khi đó, vốn góp của chủ sở hữu công ty chỉ là 20 tỷ đồng. Điều này dẫn tới chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của Grab đang âm gần 4.346 tỷ đồng.

Dù vậy, tổng tài sản cân đối với nguồn vốn của công ty đến cuối năm 2021 vẫn ở mức 1.350 tỷ đồng, thấp hơn 46,5% so với cuối năm 2020.

Nguyên nhân khiến Grab Việt Nam với vốn điều lệ 20 tỷ đồng lại đang gánh khoản lỗ lũy kế hơn 4.346 tỷ nhưng tổng tài sản vẫn đạt trên 1.350 tỷ đồng là nhờ khoản vay và nợ thuê tài chính lên tới 4.279 tỷ đồng.

Các khoản vay này đều do những doanh nghiệp liên quan Grab Việt Nam cung cấp. Trong đó, GrabTaxi Holdings Pte Ltd là một trong những chủ nợ lớn nhất của Grab Việt Nam hiện nay với khoản cho vay 3.374 tỷ đồng đến cuối năm 2021.

Khoản vay này có năm đáo hạn kéo dài từ 2021 đến 2024. Bên cạnh đó, Grab Inc. (trụ sở Singapore) cũng là chủ nợ cho doanh nghiệp tại Việt Nam vay hơn 905 tỷ đồng, đáo hạn là 2023.

Theo thông tin từ Grab, các khoản vay này đều được cấp bằng tiền USD và quy đổi ra Đồng Việt Nam trên báo cáo tài chính, lãi suất 0%/năm và không có tài sản đảm bảo.

Trong những năm trước đó, GrabTaxi Holdings Pte Ltd và Grab Inc. cũng đóng vai trò là chủ nợ chính cung ứng vốn cho Grab duy trì hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Theo đó, đến cuối năm 2020, hai doanh nghiệp này cho Grab Việt Nam vay tổng cộng gần 5.200 tỷ, số dư vào cuối năm 2019 cũng là hơn 5.700 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính của Grab Việt Nam, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, công ty hiện có 2 cổ đông bao gồm Grab Inc. nắm 49%, tương đương 9,8 tỷ đồng vốn góp và bà Lý Thụy Bích Huyền (sinh năm 1981) nắm 51%, tương đương 10,2 tỷ đồng. Trong đó, bà Bích Huyền cũng chính là Giám đốc điều hành của Grab Việt Nam.

Tuy nhiên, thông qua các điều khoản ràng buộc, Grab Inc. thực tế vẫn kiểm soát 100% vốn Grab Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips  

Grab báo lỗ hàng tỷ USD vì “đốt tiền” cho ưu đãi

Tính riêng năm 2021, các khoản chi tiêu dành cho ưu đãi phục vụ tài xế đối tác và người dùng đều vượt quá doanh thu ghi nhận của Grab.

Mashable SEA

Theo công ty nghiên cứu Euromonitor, dựa trên tổng giá trị hàng hóa (GMV), Grab đang là siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á với 3 mảng kinh doanh cốt lõi gồm giao hàng, di chuyển và dịch vụ tài chính. Hiện hãng có mặt tại 480 thành phố thuộc 8 quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam.

Trong năm 2021, mảng di chuyển của Grab tiếp tục áp đảo các đối thủ nhờ sở hữu 71% thị phần. Hãng cũng chiếm 51% thị phần lĩnh vực giao đồ ăn và 21% ở lĩnh vực ví điện tử.

Grab sở hữu lợi thế lớn nhờ nguồn lực tài chính khổng lồ bất chấp sự cạnh tranh gay gắt cũng như xu hướng đa dạng hóa của thị trường. Tuy nhiên, sau 10 năm ra đời, hoạt động kinh doanh của hãng vẫn chìm trong thua lỗ.

Chỉ 1 trong 3 mảng kinh doanh có lãi.

Theo báo cáo tài chính chưa qua kiểm toán của năm 2021, GMV của Grab vượt 16 tỷ USD, tăng 29% so với con số 12,4 tỷ USD ghi nhận vào năm trước đó. Doanh nghiệp này thu về khoảng 675 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2020.

Grab chi hơn 1 tỷ USD cho hoạt động ưu đãi, khuyến mãi tới khách hàng và 717 triệu USD cho đối tác tài xế. Con số này tăng lần lượt 73% và 15% so với năm trước.

Gộp cùng các chi phí tài chính khác, ứng dụng lỗ ròng khoảng 3,5 tỷ USD, cao hơn 30% so với năm 2020. Trong ba mảng kinh doanh chính, chỉ có lĩnh vực di chuyển của Grab phát sinh lợi nhuận.

Trước sự ảnh hưởng của đại dịch, GMV phân khúc này đạt 2,8 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu cả năm tăng 4% lên 456 triệu USD trong khi EBITDA đã điều chỉnh (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) đạt 345 triệu USD, biên lợi nhuận trên GMV cải thiện khoảng 12,4%.

Mặt khác, EBITDA của lĩnh vực giao hàng và dịch vụ tài chính thiệt hại lần lượt 130 triệu USD và 349 triệu USD.

Trên thị trường chứng khoán, những số liệu thiếu thuyết phục cũng khiến cổ phiếu của Grab giảm sâu. Kể từ cuối năm 2021, thời điểm ứng dụng niêm yết trên sàn Nasdaq thông qua thỏa thuận sáp nhập SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt, IPO), cổ phiếu đã giảm xuống còn 2,5 USD/đơn vị, bốc hơi khoảng 81% giá trị.

So với mức định giá gần 40 tỷ USD trước khi niêm yết, vốn hóa của Grab nay thu hẹp còn 9,5 tỷ USD.

Đặt mục tiêu hòa vốn mảng giao hàng.

Bước sang năm mới, kết quả kinh doanh của hãng cải thiện rõ rệt nhờ sự phục hồi nhu cầu sau đại dịch. Dẫu vậy, Grab vẫn tiếp tục bội chi, tập trung vào các chương trình ưu đãi cho khách hàng và đối tác tài xế nhằm kích thích tiêu dùng.

Hãng chi tới 560 triệu USD cho hoạt động ưu đãi, khuyến mãi dù doanh thu ghi nhận ở mức 228 triệu USD. Quý I, ứng dụng chứng kiến khoản lỗ ròng 435 triệu USD.

Tương tự năm 2021, di chuyển là lĩnh vực duy nhất đem lại lợi nhuận, EBITDA đã điều chỉnh trong quý đạt 82 triệu USD. Mặt khác, mảng giao hàng và dịch vụ tài chính của Grab vẫn báo số âm.

Vào giữa tháng 5, Grab tuyên bố bắt đầu cắt giảm các ưu đãi dành cho tài xế đối tác trong nửa cuối năm nếu lực lượng này duy trì được sự ổn định. Theo CEO Anthony Tan, công ty sẽ tập trung đáp ứng các mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng bền vững.

Thông qua cái gọi là “quản lý chi phí có kỷ luật”, ứng dụng đặt mục tiêu hòa vốn mảng giao hàng dựa trên cơ sở EBITDA đã điều chỉnh vào cuối năm 2023.

Doanh thu của Grab có liên kết chặt chẽ với các ưu đãi dành cho tài xế, đối tác bán hàng lẫn người dùng. Trên thực tế, hãng vẫn mạnh tay chi tiền để tạo thói quen sử dụng cho người dùng, thu hút khách hàng mới và chiếm thị phần.

Ngoài ra, tình trạng giá cả nhiên liệu leo thang buộc hãng phải điều chỉnh giá cước lẫn ưu đãi của tài xế để giữ chân lao động.

Trong năm 2022, hãng kỳ vọng tăng GMV thêm 30-35%. Doanh thu dự kiến dao động 1,2-1,3 tỷ USD, tức gấp 2 lần năm ngoái.

Lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, Grab đang là đối thủ của hàng loạt ứng dụng như Gojek, be, ShopeeFood, Baemin, Ahamove… Song, đây vẫn là hãng gọi xe công nghệ thành công nhất tính đến nay.

Theo số liệu của Q&Me công bố tháng 6/2021, ứng dụng này sở hữu khoảng 200.000 tài xế cùng 60% thị phần ở mảng xe 2 bánh, 66% ở mảng xe 4 bánh, bỏ xa hai đối thủ chính là Gojek và be.

Doanh nghiệp lần đầu xuất hiện tại thị trường trong nước vào năm 2014 với pháp nhân là Công ty TNHH GrabTaxi (tiền thân của Công ty TNHH Grab). Tháng 10/2014, hãng chính thức triển khai dịch vụ GrabBike và bắt đầu chiêu mộ tài xế xe 2 bánh.

Tổng tài sản, nguồn vốn của GrabTaxi thời điểm mới xuất hiện chỉ khoảng 4,4 tỷ đồng. Trong năm 2014, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 1,5 tỷ đồng nhưng lỗ sau thuế gần 52 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc được Bộ Giao thông Vận tải cấp phép thí điểm hoạt động tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng vào năm 2015 đã giúp quy mô của Grab mở rộng, nâng doanh số các năm 2015, 2016, 2017 đạt lần lượt 32 tỷ đồng188 tỷ đồng và 759 tỷ đồng.

Đến năm 2018, ứng dụng hoàn tất thương vụ thâu tóm đối thủ là Uber ở thị trường Đông Nam Á. Đây cũng là thời điểm doanh thu của Grab bùng nổ mạnh mẽ, đạt 2.194 tỷ đồng và 3.382 tỷ đồng vào năm sau đó.

Trái ngược với doanh thu, lợi nhuận của hãng giảm liên tục theo từng năm, đạt lần lượt –442 tỷ đồng (2015), –445 tỷ đồng (2016), –789 tỷ đồng (2017), –885 tỷ đồng (2018) và –1.670 tỷ đồng (2019). Lỗ lũy kế tính đến năm 2019 khoảng 4.300 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Grab cho khách đi máy bay đặt xe trên toàn cầu

Dù hoạt động chủ yếu tại 8 thị trường Đông Nam Á, từ nay Grab cho phép người dùng đặt xe tại sân bay trên toàn thế giới.  

Ngành du lịch bắt đầu phục hồi cũng là lúc Grab bổ sung một số tính năng mới. Grab hiện chủ yếu hoạt động ở 8 nước Đông Nam Á, song từ nay có thể đặt xe tại sân bay ở nhiều quốc gia khác.

Làm được như vậy là do startup SmartRyde đã bắt tay với Splyt, công ty mà Grab đầu tư.

SmartRyde cung cấp dịch vụ di chuyển tại hơn 700 sân bay ở 150 quốc gia thông qua quan hệ với các công ty taxi truyền thống. Hành khách đi máy bay thường đặt xe trên các website du lịch.

Trong khi đó, năm 2019, Grab đầu tư vào Splyt. Splyt sẽ tích hợp dịch vụ của SmartRyde vào trong ứng dụng Grab, cho phép Grab hoạt động được cả tại những nước mà Grab không có tài xế.

Dịch vụ ra mắt trong bối cảnh du lịch quốc tế đang dần khôi phục nhờ các biện pháp hạn chế Covid-19 được nới lỏng.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, lượng khách quốc tế tăng 182% lên khoảng 117 triệu từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay so với cùng kỳ năm 2021.

Giải thích về việc đầu tư vào Splyt, Grab cho biết ngành công nghiệp gọi xe vẫn tương đối rời rạc trên toàn cầu. Hành khách quốc tế phải tải cả ứng dụng gọi xe địa phương hoặc gọi taxi trực tiếp khi hạ cánh.

Khi Splyt tiếp tục hợp tác với nhiều bên hơn, hành khách có thể truy cập Grab mà không cần tải ứng dụng nào khác.

Đây là một nỗ lực của Grab nhằm tăng tốc quan hệ với các đối tác nước ngoài. Từ ngày 8/7, Grab cho phép người dùng tại Singapore, Malaysia và Phillipines đặt xe tại hơn 20 tỉnh của Nhật Bản thông qua ứng dụng gọi xe taxi Go của Mobility Technologies.

Đặt trước xe tại sân bay dự kiến sẽ tăng khi biên giới mở cửa nhiều hơn. Hãng nghiên cứu thị trường Future Market Insights dự đoán những dịch vụ này mỗi năm tăng trưởng 23,6% từ năm 2021 đến 2031.

Giá trị thị trường dự kiến đạt 52,42 tỷ USD vào năm 2031 nhờ vào trí tuệ nhân tạo và thanh toán kỹ thuật số.

Du Lam (Theo Nikkei)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo ICT News

Giám đốc điều hành Grab Việt Nam từ nhiệm

Bà Nguyễn Thái Hải Vân sẽ rời vị trí giám đốc điều hành của Grab tại Việt Nam vào cuối tháng 4.

Giám đốc điều hành Grab Việt Nam từ nhiệm
Bà Nguyễn Thái Hải Vân sẽ rời Grab vào cuối tháng 4. Ảnh: Grab.

Grab hiện chưa thông tin về người sẽ thay thế bà Vân ở vị trí Giám đốc điều hành Grab Việt Nam. Bà Nguyễn Thái Hải Vân gia nhập Grab Việt Nam từ ngày 1/11/2019, sau 17 năm làm việc tại Unilever Việt Nam.

Bà chính thức đảm nhận vị trí giám đốc điều hành Grab Việt Nam từ 1/2/2020 thay người tiền nhiệm Jerry Lim.

Bà Vân có kinh nghiệm dày dạn trong việc hoạch định chiến lược thương mại và điều phối hoạt động kinh doanh tiếp thị của hàng loạt ngành hàng của Unilever Việt Nam và Unilever khu vực Đông Nam Á. Bà Hải Vân cũng đang là Đồng chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (Vietnam Mobile Marketing Association).

Bà nắm vị trí cao nhất tại Grab Việt Nam trong suốt giai đoạn đại dịch Covid-19 xuất hiện và tác động tiêu cực tới toàn nền kinh tế cũng như những mảng dịch vụ cốt lõi mà Grab đang kinh doanh tại Việt Nam.

Gần nhất, Grab ghi nhận kết quả kinh doanh quý IV/2021 với khoản lỗ ròng lên tới 1,055 tỷ USD. Đây là kết quả kinh doanh quý đầu tiên kể từ thời điểm doanh nghiệp này niêm yết trên sàn Nasdaq vào tháng 12/2021 thông qua một thương vụ sáp nhập SPAC.

Sau khi công bố báo cáo, cổ phiếu của Grab giảm 37%. Tổng cộng đã có 115 triệu cổ phiếu được giao dịch trong phiên, gấp hơn 4 lần mức trung bình trong tháng.

Bloomberg cho biết giá trị của Grab đã bốc hơi 22 tỷ USD kể từ vụ sáp nhập SPAC. Giá cổ phiếu của công ty kể từ khi ra mắt đã giảm 63%, nằm trong danh sách hoạt động kém nhất của chỉ số Nasdaq.

Grab hiện là công ty có hoạt động kém nhất trong Chỉ số De-SPAC hôm 3/3 khi rổ các công ty mua lại với mục đích đặc biệt giảm 5,4% xuống mức thấp kỷ lục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Grab mua lại chuỗi cửa hàng tạp hoá của Malaysia nhằm thúc đẩy mua sắm trực tuyến

Grab Holdings đã đồng ý mua lại chuỗi siêu thị Jaya Grocer của Malaysia khi nhu cầu giao hàng trực tuyến của các mặt hàng tạp hoá tăng cao tại Đông Nam Á.

Grab mua lại chuỗi cửa hàng tạp hoá của Malaysia nhằm thúc đẩy mua sắm trực tuyến
Source: ORE HUIYING/BLOOMBERG

Theo thông tin được gửi lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ, công ty gọi xe và giao hàng có trụ sở tại Singapore này sẽ mua tất cả cổ phiếu phổ thông và 75% cổ phiếu ưu đãi của Jaya Grocer với số tiền không được tiết lộ. Theo báo cáo của tờ Edge, thương vụ này có thể có trị giá tới 1,8 tỷ ringgit (tương đương khoảng 425 triệu USD).

Tính đến thời điểm hiện tại, Grab đang được định giá với mức 40 tỷ USD, trong khi giá cổ phiếu đã giảm đến 48% kể từ khi ra mắt thị trường vào ngày 2 tháng 12 vừa qua. Hiện cổ phiếu của Grab đang giao dịch ở mức 6,79 USD trên sàn Nasdaq (giá thời điểm ra mắt khoảng 13 USD).

Với Jaya Grocer, sau khi mua lại thương hiệu này, nó sẽ giúp GrabMart – dịch vụ giao hàng tạp hóa của Grab – phát triển mạnh hơn nữa trên khắp Malaysia, hiện Grab đang vận hành khoảng 40 cửa hàng tại khu vực Thung lũng Klang (Klang Valley) bao gồm thủ phủ Kuala Lumpur và Selangor.

Để tuân thủ các quy định của chính phủ Malaysia, Grab cho biết một nửa số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại Jaya Grocer sẽ thuộc về một nhà đầu tư địa phương. Thương vụ được dự kiến sẽ hoàn tất vào quý đầu tiên của năm 2022.

Liên quan đến dịch vụ giao hàng tạp hoá (grocery deliveries), Grab bắt đầu từ năm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế của khu vực khiến doanh thu mảng gọi xe trên toàn Đông Nam Á sụt giảm nhanh chóng.

Tuy nhiên, bất chấp sự sa sút trong mảng gọi xe, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của tập đoàn đã tăng 32% lên mức kỷ lục 4 tỷ USD trong quý 3 nhờ sự tăng vọt tới 63% trong mảng giao thực phẩm (đạt 2.3 tỷ USD).

Theo Euromonitor International, giao hàng tạp hóa trực tuyến (Online grocery deliveries) là một trong những phân khúc thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến là 24% trong vài năm tới, đạt mức gần 12 tỷ USD vào năm 2025.

Vào tháng 11 vừa qua, GrabMart đã ký kết hợp tác với một loạt các chuỗi siêu thị và tạp hóa trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và cả Việt Nam.

Được thành lập vào năm 2012 bởi Anthony Tan và Tan Hooi Ling với tư cách là một ứng dụng đặt taxi, Grab kể từ đó đã nhanh chóng phát triển và trở thành một siêu ứng dụng với nhiều dịch vụ kỹ thuật số khác nhau.

Hiện Grab phục vụ khách hàng tại hơn 400 thành phố trên khắp Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh |

Grab chính thức IPO lên sàn chứng khoán Nasdaq Mỹ với giá trị 40 tỷ USD

Grab lên sàn tại Mỹ bằng “cửa sau” sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập trị giá 40 tỉ USD với Altimeter Growth, một công ty SPAC hồi tháng 4-2021.

Grab chính thức IPO lên sàn chứng khoán Nasdaq Mỹ với giá trị 40 tỷ USD
Source: CNN

Nền tảng khởi nghiệp đa ứng dụng Grab đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ bằng lễ rung chuông đầu tiên của Nasdaq được tổ chức tại Đông Nam Á diễn ra tối 2-12.

Grab Holdings Limited (mã Nasdaq: GRAB) (“Grab”) đã khởi động sự kiện niêm yết lớn nhất tại Mỹ của một công ty Đông Nam Á bằng một sự kiện rung chuông ở Singapore, do Nasdaq và các giám đốc điều hành của Grab tổ chức.

Ông Anthony Tan và bà Tan Hooi Ling, hai nhà đồng sáng lập Grab, cũng có mặt tại lễ này.

Grab lên sàn tại Mỹ bằng “cửa sau” sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập trị giá 40 tỉ USD với Altimeter Growth, một công ty SPAC hồi tháng 4-2021.

“Đây là giao dịch niêm yết tại Mỹ lớn nhất trong lịch sử được thực hiện bởi một công ty Đông Nam Á, và tôi có thể hiểu vì sao Grab đã phát triển thành một thương hiệu quen thuộc với mọi gia đình và trở thành siêu ứng dụng số 1 trong khu vực” – ông Bob McCooey, chủ tịch Nasdaq khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nói tại lễ rung chuông của Grab tối 2-12.

Theo Reuters, giá cổ phiếu của Grab tăng 21%, đạt mức giá 13,06 USD chỉ vài phút sau khi niêm yết, nhưng sau đó đã lao dốc 23% còn 8,51 USD vào lúc đầu giờ sáng 3-12, theo giờ Việt Nam.

Grab phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong bối cảnh nền tảng này cũng như nhiều ứng dụng đa dịch vụ khác đã gặp không ít khó khăn với sự lây lan của biến thể của COVID-19 trong thời gian qua ở nhiều thị trường, hãng buộc phải cắt giảm dự báo doanh thu nhiều lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Điểm sáng khởi nghiệp Đông Nam Á gọi tên Việt Nam

6 lĩnh vực sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thực phẩm và vận tải.

Source: Vietnam Briefing

Quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures công bố báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á trong một thập kỷ qua và đưa ra những dự đoán cho 10 năm tới.

Theo báo cáo, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tăng cường việc rót vốn vào các startup giai đoạn đầu của Việt Nam trong năm 2022 và số lượng các thương vụ sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới.

Cụ thể, Golden Gate Ventures dự đoán rằng nguồn tài trợ cho lĩnh vực giải trí và truyền thông sẽ tăng lên đáng kể trong vòng 10 năm tới. Năm ngoái, lĩnh vực này đã ghi nhận được tài trợ khoảng 100 triệu USD.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá trong báo cáo rằng con số này có thể sẽ tăng lên khi các công ty khởi nghiệp về giải trí và truyền thông tập trung vào nội dung châu Á đang thu hút được sự theo dõi toàn cầu.

Báo cáo cũng chỉ ra một số xu hướng đã xuất hiện ở Đông Nam Á trong vài năm qua đó là một thế hệ doanh nhân mới đã xuất hiện kể từ năm 2015.

Thế hệ này được thúc đẩy thông qua các vòng gọi vốn khổng lồ của các công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh như Grab và Gojek.

Bên cạnh đó, nhiều cựu nhân viên cấp cao của các công ty vốn đã có sự tăng trưởng cao, cũng tiếp tục thành lập doanh nghiệp của riêng họ và bắt đầu một chuỗi khởi nghiệp mới. Báo cáo cho biết, loạt quỹ VC cũng đã xuất hiện trong vòng 10 năm qua.

Năm 2020, đã có khoảng 60 quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực Đông Nam Á, so với số lượng 7 quỹ vào năm 2010. Các quỹ như vậy đang ngày càng dẫn đầu các vòng tài trợ, đặc biệt là ở giai đoạn hạt giống và Series A.

Bên cạnh đó, có thể thấy được tiềm năng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực khởi nghiệp cũng như kỳ vọng của các chuyện gia phân tích trong quỹ VC Golden Gate Ventures. Điều này đã đang và sẽ củng cố vị thế ngày càng tăng của Việt Nam.

Báo cáo chỉ ra, Việt Nam là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 ở Đông Nam Á vào năm 2022. Dự đoán này dựa trên cơ sở về việc sẽ có thêm nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực cam kết rót vốn đầu tư giai đoạn đầu vào các startup tại đây.

Trong đó, vào năm 2022, số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn vào Đông Nam Á sẽ nỗ lực tập trung nhiều hơn vào các khoản đầu tư giai đoạn đầu tại Việt Nam và sẽ tiếp tục có xu hướng tăng trong 10 năm tới. Các chuyên gia Golden Gate Ventures cho biết, số lượng các vòng gọi vốn ở Việt Nam dự kiến trong năm 2030 sẽ là 778.

Báo cáo cũng đề cập ​​đến 6 lĩnh vực sẽ có xu hướng phát triển ở Việt Nam bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thực phẩm và cả vận tải.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cuộc chiến ‘mua trước – trả sau’ của các siêu ứng dụng Đông Nam Á

Các siêu ứng dụng Đông Nam Á như Grab, Gojek cung cấp dịch vụ “mua trước, trả sau” cho những đối tượng chưa được ngân hàng phục vụ.

Tiềm năng của dịch vụ “mua trước, trả sau”.

Tài chính là vấn đề đau đầu của Gege Lin nhiều năm. Là gia sư tại một startup giáo dục tại Jarkatar (Indonesia), cô thường đi xe ôm đến nhà học sinh trên toàn thành phố.

Đôi khi, cô mở ứng dụng gọi xe để rồi phát hiện không còn đủ tiền mặt trả cho chuyến đi, phải nhờ tới phụ huynh học sinh “chi viện”. Lin muốn mở thẻ tín dụng song không đủ điều kiện của ngân hàng.

Đây chính là lúc Lin chuyển sang PayLater, dịch vụ do Gojek cung cấp. Đúng như tên gọi “trả sau”, PayLater cho phép người dùng chi một số món tiền nhỏ mà không phải thông qua ngân hàng, quy trình đăng ký cũng đơn giản. “Những gì tôi phải làm là chụp ảnh selfie và gửi ảnh thẻ căn cước. Sau đó, tôi có thể sử dụng ngay”.

Hiện tại, Lin không chỉ dùng PayLater để di chuyển mà còn mua sắm hàng hóa thiết yếu hàng ngày như thẻ điện thoại và trang trải cho các chi phí khác như phí bảo hiểm mỗi lần bố vào viện. Cô cho biết dịch vụ giúp quản lý chi tiêu hàng tháng và hỗ trợ cô giữa những đợt lĩnh lương.

PayLater là một trong các dịch vụ tài chính đi đầu trong quá trình chuyển đổi thành siêu ứng dụng của GoJek.

Đối thủ Grab và Shopee cũng đã ra mắt dịch vụ tương tự, xem đây là viên gạch nền quan trọng để chuyển đổi từ công ty thương mại điện tử, giao hàng, gọi xe sang ngân hàng số.

Theo nhà phân tích Dewi Rengganis đến từ hãng Frost & Sullivan, nhiều công ty thanh toán di động tại Indonesia và châu Á – Thái Bình Dương muốn sử dụng nền tảng của mình để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số toàn diện.

Trong những năm qua, các ông lớn công nghệ khu vực như Grab, Gojek và Shopee cạnh tranh với nhau để kiểm soát “ví tiền” của người dùng khi chi tiêu trực tuyến tăng vọt nhờ thu nhập và khả năng tiếp cận Internet di động tăng. Năm nay, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử Đông Nam Á ước đạt 80 tỷ USD.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại đây tạo ra làn sóng đầu tư mạo hiểm vào các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, ngay cả trước khi dịch Covid-19 định hình lại cách mua sắm của cả thế giới. Dịch bệnh chỉ giúp tăng tốc lĩnh vực mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt vốn đã phát triển nhanh chóng.

Theo báo cáo của Worldpay, các dịch vụ “mua trước, trả sau” sẽ là một trong những hình thức thanh toán trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong vòng 5 năm tới.

Tại Indonesia, cho vay trực tuyến (bao gồm “mua trước, trả sau” và cho vay cá nhân) tăng trưởng 20% trong năm 2020, với lượng tiền xuất ra hơn 5 tỷ USD. Nửa đầu năm 2021, con số này đã vượt 5,6 tỷ USD.

Bên cạnh những người chơi lớn, một số công ty nhỏ hơn như Atome, Hoolah, Oriente cũng hoạt động khắp các ngõ ngách Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số cho khách hàng, nhà bán lẻ và dịch vụ giao đồ ăn.

Trả lời trang Rest of World, CEO Hoolah Stuart Thornton cho biết dịch vụ của mình được chấp nhận tại hơn 2.800 điểm, tăng từ 1.500 điểm cuối năm 2020. Giá trị giao dịch trung bình của Hoolah năm 2020 là 300 USD.

Trong suốt mùa dịch, mọi người quan tâm hơn tới giá và tầm quan trọng của luồng tiền cá nhân. Với dịch vụ “mua trước, trả sau”, họ quản lý được ngân sách hàng tháng khi chỉ phải trả tiền cho 1/3 hàng hóa mà họ cần.

PayLater nằm trong nền tảng GoPay. Nhờ hợp tác với tổ chức tài chính địa phương Bank Jago, người dùng còn mở được tài khoản ngân hàng truyền thống trong ứng dụng.

Với PayLater, họ có thể hoãn thanh toán cho mọi thứ, từ hàng tạp hóa, vé máy bay đến mua sắm trong Google Play.

Cần sớm có khung pháp lý.

Theo Rest of World, có hai lý do chính khiến các hãng công nghệ tập trung vào “mua trước, trả sau”. Thứ nhất, dữ liệu mà họ có được về tình hình tài chính của khách hàng so với ngân hàng truyền thống sâu hơn và nhiều thông tin hơn.

Ngân hàng thường chỉ xem xét các khoản mua sắm và thu nhập lớn, trong khi công ty dịch vụ tài chính và thanh toán di động lại nhặt nhạnh dữ liệu nhỏ lẻ, giúp họ xây dựng bức tranh chi tiết về tín dụng của khách hàng.

Đó là mô hình mà Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent tiên phong.

Theo nhà phân tích Rengganis, Alipay có hàng trăm điểm dữ liệu để nghiên cứu hành vi và chi tiêu của người dùng. Họ cũng có nền tảng thanh toán riêng, từ đó sở hữu vô số nguồn thông tin về một người.

Thứ hai, sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ giúp các nền tảng tiếp cận nền tảng khách hàng khổng lồ cho các dịch vụ mà ngân hàng truyền thống khó với tới.

Với nhiều người dùng Đông Nam Á, “mua trước, trả sau” có thể là lần đầu tiên họ sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số và tín dụng để mua sắm thứ gì đó.

Báo cáo năm 2019 của KPMG ước tính 73% người dân Đông Nam Á chưa có tài khoản ngân hàng tại các tổ chức tài chính chính thống, ít nhất 18% chưa được tiếp cận thẻ tín dụng.

Những nền tảng thanh toán xuất phát từ các dịch vụ khác, chẳng hạn Gojek và Grab, đều thu hút được sự quan tâm lớn.

GoPay là phương thức thanh toán chính của hơn 2 triệu tài xế và 900.000 người bán hàng trên Gojek. Với lượng lớn người dùng sử dụng dịch vụ để trả tiền taxi, vận chuyển, nền tảng có lợi thế khi đã được khách hàng quen thuộc.

Theo ông Budi Gandasoebrata, Giám đốc quản lý GoPay, một trong các lợi thế khác biệt của GoPay là nằm trong hệ sinh thái Gojek.

Quy trình sử dụng GoPay cũng hoàn toàn liền mạch. Khách hàng không cần đăng ký dịch vụ mà nó tự động hiển thị ở quá trình thanh toán.

Dù vậy, giới quan sát và nhà quản lý lo ngại các chiến dịch tiếp thị mạnh tay của doanh nghiệp có thể đẩy hàng triệu người vào cảnh chi tiêu vượt ngân sách.

Chẳng hạn, Ita, một nhà thiết kế đồ họa, sử dụng PayLater khoảng 1 năm trước khi tình hình tài chính vượt kiểm soát. Cô có thể đặt đồ ăn bằng PayLater hàng ngày và nó gấp đôi ngân sách hàng tháng của mình.

Cô còn dùng nó để trả tiền điện, điện thoại. Những ngày này, cô hạn chế dùng PayLater và thường trả hóa đơn bằng chuyển khoản ngân hàng.

CEO Thorton của Hoolah cho biết công ty của ông ưu tiên hướng dẫn khách hàng về tài chính để tránh chi tiêu quá mức. Hoolah sử dụng thuật toán độc quyền để xác định một người có đủ điều kiện sử dụng dịch vụ hay không.

Công ty dự định triển khai dịch vụ tại Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam cuối năm nay. Trong khi đó, GoPay lại dựa vào lịch sử giao dịch của khách hàng để xác định tính hợp lệ.

Đối với một số hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á, “mua trước, trả sau” là cánh cổng dẫn đến tín dụng cho những người khó tiếp cận, củng cố vị trí của họ trong “ví tiền” của người dùng.

Chuyên gia phân tích Rengganis cho rằng chính phủ các nước cần phát triển khung chính sách để quản lý những dịch vụ tài chính mới nổi này do nhiều nền tảng sẽ sớm trở thành ngân hàng kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Grab: Từ tiền thưởng 10.000 USD tới định giá 40 tỷ USD

Hai đồng sáng lập Grab đã biến giải thưởng 10.000 USD khi còn đi học thành một ‘siêu ứng dụng’ trị giá 40 tỷ USD.

Khoảng 15 năm trước, Hooi Ling Tan là chuyên gia phân tích của hãng tư vấn McKinsey.

Cô luôn sợ bắt taxi tại Kuala Lumpur sau mỗi đêm làm việc muộn nhưng không có nhiều lựa chọn. Thủ đô của Malaysia nổi tiếng với một trong các hệ thống taxi tệ nhất thế giới.

Nếu tự lái xe, cô cũng không có cảm giác an toàn vì e ngại có thể ngủ gật trên vô lăng.

Vì vậy, cô tự tạo ra một hệ thống theo dõi GPS thủ công với mẹ của mình.

Đó chính là mỗi khi lên xe, cô sẽ nhắn tin về cho mẹ, nêu thông tin chi tiết về biển số, tên tài xế, giấy phép hoạt động của taxi. Khi đến một tòa nhà nào đó, cô cũng nhắn về để mẹ biết cô sắp về đến nơi hay chưa.

“Mỗi đêm, bà ấy đều ngủ trên ghế bành chờ tôi trở về”, đồng sáng lập Grab chia sẻ trên Bloomberg TV.

Grab, startup gọi xe mà Hooi Ling cùng thành lập với Anthony Tan, sẽ được định giá gần 40 tỷ USD sau thương vụ SPAC lớn nhất lịch sử.

Công ty vừa công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu thông qua sáp nhập với Altimeter Growth của Altimeter Capital. Theo thỏa thuận, Grab sẽ nhận được 4 tỷ USD đầu tư tư nhân vào vốn công cộng (PIPE).

Các nhà đầu tư PIPE bao gồm BlackRock, Fidelity, T. Rowe Price Group và Morgan Stanley. Ngoài ra, startup cũng có thêm 4,5 tỷ USD tiền mặt để đầu tư vào tăng trưởng người dùng và dịch vụ tương lai.

Sau khi lên sàn chứng khoán, Grab tiếp tục tập trung vào Đông Nam Á thay vì mở rộng tại Mỹ vì Hooi Ling tin rằng họ mới chỉ chạm tới bề nổi của thị trường này.

10.000 USD đầu tiên.

Công ty từng được ví như “Uber của Đông Nam Á” này ra đời gần thập kỷ trước dưới dạng nền tảng gọi xe. Tuy nhiên, nó nhanh chóng chuyển thành một “siêu ứng dụng”, cung cấp nhiều dịch vụ trên một nền tảng duy nhất.

Hooi Ling Tan và Anthony Tan gặp nhau lần đầu tại trường Harvard. Hooi Ling sinh trưởng trong gia đình trung lưu điển hình.

Bố của cô là kỹ sư dân sự, mẹ là người môi giới chứng khoán. Trong khi đó, Anthony lại là cậu ấm của một trong các gia đình giàu có nhất Malaysia. Anh là con trai CEO Tan Chong Motor, nhà phân phối xe hơi hàng đầu trong nước.

Cả hai ngồi cạnh nhau trong lớp học “Kinh doanh tại đáy Kim tự tháp”. Họ viết kế hoạch kinh doanh cho ứng dụng di động kết nối tài xế taxi với hành khách tại Malaysia như một phần của lớp học.

Sau đó, kế hoạch được nộp cho cuộc thi của trường và giành giải Nhì cùng tiền thưởng 10.000 USD. Nguyên nhân họ không giật giải Nhất, theo Hooi Ling, là giám khảo nhận thấy Malaysia là thị trường quá nhỏ.

Họ cầm số tiền này cùng một khoản đầu tư ban đầu từ mẹ của Anthony để chính thức ra mắt MyTeksi tháng 6/2012.

Tương tự hầu hết các câu chuyện khởi nghiệp khác, Anthony mô tả công ty của mình khởi đầu chậm chạp.

Để có khách hàng, anh mang theo chiếc bàn gấp đến trạm xăng địa phương mỗi buổi sớm và mời tài xế taxi “nasi lemak” (món ăn sáng của người Malaysia) để xin sự chú ý.

Tới cuộc gặp bí mật với CEO Uber.

6 năm sau, startup non trẻ quyết định đàm phán mua lại tài sản của Uber tại Đông Nam Á. Uber từng cố cạnh tranh với Grab tại 8 thị trường trong khu vực, bao gồm Singapore, Thái Lan và Indonesia. Công ty Mỹ đã đổ vào đây 700 triệu USD.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, Anthony Tan tả lại cuộc gặp bí mật tại San Francisco với tân CEO Uber Dara Khosrowshahi.

Ông cho biết: “Chúng tôi không gặp nhau ở văn phòng và tránh truyền thông. Chỉ có ông ấy và tôi trong một phòng riêng và bắt đầu gây dựng lòng tin theo cách ấy”.

Suốt cuộc đàm phá, Khosrowshahi đặt câu hỏi: “Nhìn này, tiếp tục trận chiến đường phố hết từ thành phố này sang thành phố khác có nghĩa lý gì không”?

Đến tháng 3/2018, thương vụ giữa hai bên hoàn tất. Uber rút khỏi Đông Nam Á với 27,5% cổ phần trong Grab và Khosrowshahi tham gia Ban giám đốc. Cả hai đều cho rằng đây là kết cục tốt nhất. Hiện tại, Uber nắm khoảng 16% cổ phần Grab.

Vài năm gần đây, Grab chuyển mình thành siêu ứng dụng trong khu vực, dịch vụ của họ trải rộng từ gọi xe đến giao đồ ăn, giao hàng, thanh toán điện tử, dịch vụ tài chính tại 428 thành phố ở 8 quốc gia.

Jixun Foo, đối tác quản lý của GGV Capital – đơn vị dẫn đầu vòng gọi vốn Series B 15 triệu USD của Grab năm 2014, nhận định Grab nằm trong số ít doanh nghiệp có thể vượt qua sự đa dạng của nhiều nước, học hỏi từ nhu cầu khách hàng tại nhiều khu vực khác nhau để tạo ra một siêu ứng dụng tiện lợi.

Grab có sự hậu thuẫn của nhiều cái tên quyền lực như SoftBank, Toyota, Tiger Global Management. Lần gần nhất, Grab được định giá khoảng 16 tỷ USD sau khi huy động tổng cộng hơn 10 tỷ USD từ nhà đầu tư.

Ngoài phá kỷ lục sáp nhập SPAC, Grab dự kiến còn là công ty Đông Nam Á IPO lớn nhất trên đất Mỹ. Như một phần trong thỏa thuận, Altimeter sẽ quyên góp 10% cổ phiếu cho quỹ GrabForFood mới ra đời, cung cấp hỗ trợ tài chính và giáo dục cho cộng đồng yếu thế trong khu vực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Công ty mẹ Shopee báo lỗ 422 triệu USD

Trong quý đầu 2021, Sea – công ty đại chúng giá trị nhất Đông Nam Á – báo cáo khoản lỗ ròng 422 triệu USD, tăng so với một năm trước đó.  

Công ty mẹ Shopee báo lỗ 422 triệu USD

Quý I/2020, Sea lỗ ròng 281 triệu USD. Nguyên nhân lỗ tăng là do công ty tiếp tục chi mạnh cho tiếp thị nhằm nắm bắt nhu cầu ngày một tăng giữa dịch bệnh.

Báo cáo được Sea công bố chỉ một ngày sau khi Gojek và Tokopedia thông báo sáp nhập để lên sàn cuối năm nay.

Một người chơi khác trong khu vực là Grab cũng đặt mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ thông qua sáp nhập SPAC.

Vì vậy, kết quả kinh doanh của Sea được “săm soi” vì nó sẽ tiết lộ môi trường cạnh tranh tại Đông Nam Á.

Theo báo cáo tài chính của Sea, doanh thu trong quý đầu năm nay đạt 1,76 tỷ USD, tăng từ 714 triệu USD một năm trước đó nhờ nhu cầu dịch vụ thương mại điện tử tăng.

Doanh thu thương mại điện tử tăng vọt 250% lên 922 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, còn doanh thu game trực tuyến tăng 111% lên 781 triệu USD, doanh thu mảng tài chính điện tử tăng gần 400% lên 51 triệu USD.

Mức tăng doanh thu thương mại điện tử chủ yếu nhờ vào tăng trưởng về quy mô của các chợ điện tử và mỗi luồng doanh thu khác, chẳng hạn phí trên mỗi giao dịch, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo.

Chủ tịch kiêm CEO Sea Forrest Li tin rằng, tỉ lệ tiếp cận thương mại điện tử tại tất cả thị trường đang hoạt động vẫn còn thấp, bất chấp công cuộc chuyển đổi số từ đầu mùa dịch. Do đó, công ty đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng lớn hơn.

Tăng trưởng nhanh trong thương mại điện tử và dịch vụ tài chính số đồng nghĩa Sea đã chi nhiều hơn cho tiếp thị. Tổng chi phí hoạt động của công ty tăng gấp đôi, lên 993 triệu USD trong quý.

Các mảng kinh doanh hiện nay của Sea bao gồm game online, thương mại điện tử, giao đồ ăn, thanh toán điện tử. Khi mở rộng hoạt động, Sea cạnh tranh với nhiều kỳ lân Đông Nam Á hơn.

Chẳng hạn, tại Indonesia, Shopee của Sea và Tokopedia là hai nền tảng thương mại điện tử lớn nhất. Sea cũng mới ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Indonesia, thách thức Gojek và Grab.

Tại Singapore, cả Sea và Grab dự kiến ra ngân hàng số vào năm sau.

Với việc Grab chuẩn bị niêm yết vào tháng 9 và Gojek sáp nhập Tokopedia thành GoTo, nhiều nhà đầu tư nhận định thị trường Mỹ sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với nền kinh tế số Đông Nam Á tương đối non trẻ.

Dịch Covid-19 kéo dài thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi số trong khu vực.

Theo Giám đốc Doanh nghiệp Yanjun Wang của Sea, Sea đang ở vị trí tốt nhất để tái nắm bắt cơ hội xây dựng hệ sinh thái lớn nhất Đông Nam Á.

Các nhà đầu tư đặt kỳ vọng cao đối với các hãng công nghệ tại đây và sẽ theo dõi kỹ lưỡng kết quả kinh doanh của họ khi cạnh tranh nóng lên.

Năm 2020, Sea và Grab đều báo lỗ lớn, tương ứng 1,6 tỷ USD và 2,7 tỷ USD. Số liệu của Sea cho thấy còn phải thêm một thời gian nữa trước khi công ty có lãi.

Một trong những lợi thế của Sea so với đối thủ là mảng game online đã có lãi 431 triệu USD trong quý đầu năm.

Không như Grab và Gojek vẫn tập trung vào thị trường Đông Nam Á, Sea đã đặt chân đến Mỹ La-tinh, ra mắt sàn thương mại điện tử tại Brazil và Mexico để tìm kiếm tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Ứng dụng giao đồ ăn và OTT phổ biến nhờ đại dịch

Theo báo cáo “Ứng dụng di động 2021” của Appota phát hành, người Việt đang có xu hướng tải và sử dụng nhiều ứng dụng di động hơn sau đại dịch. Trong đó, sôi động nhất là các ứng dụng giao đồ ăn và OTT với tốc độ tăng trưởng chóng mặt.

Ứng dụng giao đồ ăn và OTT phổ biến nhờ đại dịch

Ứng dụng giao đồ ăn trở thành khái niệm quen thuộc.

Trước khi đại dịch bùng phát, dịch vụ giao đồ ăn qua ứng dụng thứ 3 là một khái niệm chưa phổ biến với người Việt.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi trong năm 2020 lượng người sử dụng dịch vụ này thường xuyên đã đạt đến 80% trong khi năm 2016 chỉ có 20% lượng người sử dụng theo như khảo sát.

Điều đặc biệt đó là sự xuất hiện dày đặc của các ứng dụng đặt đồ ăn trên smartphone đã khiến cách sử dụng dịch vụ này có sự thay đổi.

Cụ thể, trong khảo sát năm 2020 của QandMe, tỷ lệ đặt đồ ăn qua bên ứng dụng thứ 3 đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%.

Hình thức gọi điện trực tiếp để đặt hàng đã không còn phổ biến khi sụt giảm từ 71% xuống còn 23%.

Thị trường giao đồ ăn cũng trở nên sôi động với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn như: Now.vn, LoShip, BaeMin…đến cả 2 ông lớn mảng đặt xe trực tuyến như Grab, Go-jek năm 2020 cũng mở rộng mảng dịch vụ sang giao nhận đồ ăn với tiện ích GrabFood và Go-Food.

Chính vì quy mô thị trường tại Việt Nam rất bé nên lĩnh vực giao thức ăn nhanh được xem là một thị trường “nóng” nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất, nhiều khuyến mãi nhất và nhiều thực đơn phong phú nhất ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị phần này.

OTT “xu hướng mới” không thể tránh khỏi.

OTT là viết tắt của Over The Top, đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tận dụng không gian rộng lớn Internet nhằm cung cấp cho người dùng các nội dung như hình ảnh, âm thanh, tin nhắn, gọi điện.

Hiện nay, xem phim và các nội dung VOD đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến trong thời kì dịch bệnh.

Tại Việt Nam, OTT đã phát triển nhanh chóng và trở thành 1 xu hướng mới trong giai đoạn giãn cách xã hội, theo đó tỷ lệ xem OTT trên smartphone chiếm tới 67%, 86% người dùng sẵn sàng xem quảng cáo để đổi lại các nội dung miễn phí, 35% tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo mua hàng trên các nền tảng OTT tại Việt Nam.

Nhờ sự phổ biến và nở rộ trong năm 2020, các ứng dụng OTT ngày càng thu hút thêm người dùng mới, với phần lớn tập người dùng đang ưa chuộng các nền tảng OTT miễn phí nhưng có chứa quảng cáo khiến đây dần trở thành một kênh quảng cáo đầy tiềm năng cho các nhà phát triển thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Gojek được ‘bơm’ thêm 300 triệu USD

Nhà mạng Telkomsel thông báo đầu tư 300 triệu USD vào Gojek, công ty tư nhân lớn nhất Indonesia.  

Gojek được ‘bơm’ thêm 300 triệu USD

Gojek nhận khoản đầu tư mới trong bối cảnh “siêu ứng dụng” chuẩn bị cho vụ sáp nhập lịch sử với sàn thương mại điện tử đồng hương Tokopedia.

Cả hai đang bước vào giai đoạn cuối cùng của thương vụ và đã thông báo cho nhân viên về thay đổi sắp tới. Dự kiến, muộn nhất vào cuối tháng 6, vụ sáp nhập sẽ hoàn tất, theo nguồn tin của Nikkei.

Đây sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất từng xảy ra giữa các startup Indonesia, tạo ra một gã khổng lồ bao trùm mọi thứ, từ gọi xe, giao đồ ăn đến thanh toán điện tử, thương mại điện tử.

Phân khúc giao đồ ăn và thương mại điện tử ghi nhận tăng trưởng thần tốc trong thời gian Covid-19 do mọi người có xu hướng ở nhà nhiều hơn.

300 triệu USD nằm trong thỏa thuận của Telkomsel với Gojek khi nhà mạng đầu tư 150 triệu USD vào ứng dụng hồi tháng 11/2020.

Thỏa thuận bao gồm tùy chọn “bơm” thêm tiền trong tương lai. Telkomsel là liên doanh giữa Telkom Indonesia và SingTel.

Sau khoản đầu tư ban đầu của Telkomsel, hai công ty bắt đầu tích hợp dịch vụ của nhau, trong đó có đưa dịch vụ trả tiền của nhà mạng lên ứng dụng Gojek cho người bán để gửi tin nhắn quảng cáo đến người dùng khác.

Số tiền 300 triệu USD mới sẽ củng cố quan hệ giữa hai bên, giúp tận dụng tài nguyên công nghệ để mang lại lợi ích của nền kinh tế số tới người dùng, đối tác và doanh nghiệp nhỏ trong nước.

Gojek và Tokopedia lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) sau khi sáp nhập với mục tiêu nâng định giá lên gần 40 tỷ USD, tương đương đối thủ Grab.

Hai kỳ lân công nghệ Indonesia cũng đang cạnh tranh gay gắt với Sea, công ty mẹ Shopee, vốn đang mở rộng thị phần nhanh chóng thông qua các chương trình khuyến mãi bạo tay.

Ngoài Telkomsel, Gojek còn được Facebook, KKR và Astra International hậu thuẫn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

 

Lazada lấn sân sang dịch vụ gọi xe công nghệ

Vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada tại Singapore cho thấy ông lớn TMĐT này đang cố gắng mở rộng các hoạt động ra ngoài dịch vụ cốt lõi của mình, nhằm hướng tới một siêu ứng dụng như Grab và Gojek.

Lazada được biết đến là một trong những nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á, thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba hiện diện tại 6 quốc gia trong khu vực gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

Dự kiến đến năm 2030, Lazada đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu khách hàng vào năm 2030.

Để thực hiện mục tiêu này, Lazada đang cung cấp nhiều dịch vụ tích hợp như: thương mại, hậu cần, thanh toán và gần đây là tính năng đặt vé máy bay tại các thị trường là Singapore và Philippines.

Theo những thông báo mới nhất, Lazada đang tham vọng lấn sân dịch vụ gọi xe công nghệ thông qua việc hợp tác cùng dịch vụ gọi xe là CDG Taxi thuộc công ty vận tải Singapore ComfortDelGro áp dụng tại thị trường Singapore.

Vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada tại Singapore cho thấy ông lớn TMĐT này đang cố gắng mở rộng các hoạt động ra ngoài dịch vụ cốt lõi của mình, nhằm hướng tới một siêu ứng dụng như Grab và Gojek.

Về ComfortDelGro, vào tháng 1/2021, ComfortDelGro đã bổ sung thêm 25 xe ô tô cho thuê và tiến hành đợt thử nghiệm kéo dài 1 tháng đối với dịch vụ gọi xe của mình, đối đầu với hai gã khổng lồ Đông Nam Á là Grab và Gojek.

ComfortDelGro cho biết có mạng lưới toàn cầu với hơn 40.000 xe. ComfortDelGro hoạt động ở 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam cùng các thị trường khác như Singapore, Malaysia, Úc, Trung Quốc, Vương quốc Anh và Ireland.

Đây không phải là lần đầu tiên giữa Lazada và ComfortDelGro. Trước đó, vào tháng 4/2020, ComfortDelGro đã làm việc với RedMart – một dịch vụ trên Lazada để giúp giao hàng tạp hóa ở Singapore trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Thực tế, không phải tất cả các dịch vụ trên Lazada đều khả thi ở mọi thị trường hãng hoạt động.

Chẳng hạn, người dùng Lazada ở Indonesia và Philippines có thể thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại – các dịch vụ cũng được Grab và Gojek cung cấp – thì tính năng gọi taxi trên ứng dụng Lazada không khả dụng bên ngoài Singapore.

Trong khi đó ở Việt Nam, vào cuối năm 2020, Lazada cũng đã hợp tác với Grab để tích hợp các dịch vụ của cả hai công ty trên các nền tảng địa phương tương ứng của họ.

Sự hợp tác này cho phép người dùng Việt Nam truy cập dịch vụ giao bữa ăn theo yêu cầu GrabFood từ trang chủ của ứng dụng và trang web của Lazada. Nền tảng của Lazada cũng có thể được truy cập thông qua các liên kết được nhúng trên Grab.

Được biết, việc hợp tác này góp phần củng cố chiến lược đặt người tiêu dùng ở vị trí trọng tâm của hai công ty, giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thanh toán điện tử thuận lợi và thông minh hơn tại thị trường Việt Nam, qua đó đóng góp tích cực vào nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Grab có thể IPO với định giá 40 tỷ USD

Grab gần đây đã công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu thông qua sáp nhập với Altimeter Growth của Altimeter Capital.

15 năm trước, Hooi Ling Tan là chuyên gia phân tích của hãng tư vấn McKinsey. Bà luôn sợ bắt taxi tại Kuala Lumpur sau mỗi đêm làm việc muộn nhưng không có nhiều lựa chọn. Thủ đô của Malaysia nổi tiếng với một trong các hệ thống taxi tệ nhất thế giới.

Nếu tự lái xe, bà cũng không có cảm giác an toàn vì e ngại có thể ngủ gật trên vô lăng. Vì vậy, bà tự tạo ra một hệ thống theo dõi GPS thủ công với mẹ của mình.

Đó chính là mỗi khi lên xe, bà sẽ nhắn tin về cho mẹ, nêu thông tin chi tiết về biển số, tên tài xế, giấy phép hoạt động của taxi. Khi đến một tòa nhà nào đó, bà cũng nhắn về để mẹ biết cô sắp về đến nơi hay chưa.

“Mỗi đêm, mẹ đều ngủ trên ghế bành chờ tôi trở về”, đồng sáng lập Grab chia sẻ. Sau này, Grab – startup gọi xe mà Hooi Ling Tan cùng sáng lập cùng Anthony Tan sẽ IPO với định giá gần 40 tỷ USD.

Tuy nhiên, kế hoạch IPO của Grab không hề được trải hoa hồng, dù được coi là một startup mang tính toàn cầu. Không như các doanh nghiệp tại Mỹ hay Trung Quốc, các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á như Grab bị cho là vẫn đang thiếu những lựa chọn phù hợp để gọi vốn.

Trong bối cảnh đó, SPAC với những ưu điểm của mình được dự báo sẽ là một xu hướng mới của các doanh nghiệp.

Cụ thể, Grab đã công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu thông qua sáp nhập với Altimeter Growth của Altimeter Capital.

Theo thỏa thuận, Grab sẽ nhận được 4 tỷ USD đầu tư tư nhân vào vốn công cộng (PIPE). Các nhà đầu tư PIPE bao gồm: BlackRock, Fidelity, T. Rowe Price Group và Morgan Stanley. Ngoài ra, startup cũng có thêm 4,5 tỷ USD tiền mặt để đầu tư vào tăng trưởng người dùng và dịch vụ tương lai.

Sau khi lên sàn chứng khoán, Grab sẽ tiếp tục tập trung vào Đông Nam Á thay vì mở rộng tại Mỹ vì Hooi Ling Tan tin rằng họ mới chỉ chạm tới bề nổi của thị trường này.

SPAC là viết tắt của cụm Special Purpose Acquisition Company, tạm dịch là công ty thâu tóm, sáp nhập với mục đích đặc biệt.

SPAC là một công ty rỗng, không có hoạt động thương mại, được thành lập để niêm yết trên sàn chứng khoán và huy động một lượng tiền mặt lớn từ một nhóm nhà đầu tư. Sau đó, SPAC sẽ dùng số tiền này để mua một startup có tiềm năng và đưa doanh nghiệp này lên sàn.

Được thành lập vào năm 2012, Grab Holdings Inc có trụ sở tại Singapore là một trong số những công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất Đông Nam Á, hoạt động tại 8 quốc gia và 398 thành phố trên thế giới.

Theo hãng PitchBook, Grab được định giá khoảng 15 tỷ USD sau vòng gọi vốn gần đây nhất vào tháng 10/2019.

Công ty này đang mở rộng dịch vụ từ gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn cho tới dịch vụ tài chính, và đang đẩy mạnh sang lĩnh vực bảo hiểm và cho vay tại khu vực gồm 650 triệu dân này.

Các thương vụ SPAC lớn gần đây khác phải kể đến như thương vụ sáp nhập trị giá 16 tỷ USD giữa UMW Holdings Corp với một SPAC do tỷ phú Alec Gores hậu thuẫn, và thỏa thuận trị giá 24 tỷ USD mà nhà sản xuất xe điện hạng sang Lucid Motors đã ký với SPAC do nhà tài phiệt Michael Klein điều hành.

Vụ IPO của Grab sẽ mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư quốc tế thâm nhập vào một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới. Điều này cũng mở ra một chương mới cho nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực.

Dấu mốc này cũng có thể giúp các “kỳ lân” khác (các start up được định giá từ 1 tỷ USD) của khu vực tiếp bước, giữa bối cảnh Đông Nam Á đang thách thức sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với các công ty kỹ thuật số ngày càng được công nhận rộng rãi.

Theo nghiên cứu của Google, Temasek Holdings và Bain & Co., tổng giá trị thương mại của nền kinh tế Internet khu vực này dự kiến sẽ tăng lên 300 tỷ USD vào năm 2025, gấp ba lần so với mức tương ứng năm 2020. Nhưng cho đến nay, hầu hết các nhà đầu tư đều thiếu cách tiếp cận thị trường này.

Trước Grab, vụ IPO đáng chú ý duy nhất của một công ty công nghệ Đông Nam Á là SEA, công ty thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến có trụ sở tại Singapore và được niêm yết tại thị trường chứng khoán New York.

Giá cổ phiếu của SEA đã tăng gần gấp 5 lần trong năm 2020, cho thấy sự ham muốn rất lớn của các nhà đầu tư đối với các công ty công nghệ đang phát triển ở Đông Nam Á và phản ánh sự khan hiếm các khoản đầu tư thay thế.

Tại Indonesia, đối thủ của Grab là Gojek và gã khổng lồ thương mại điện tử Tokopedia đang thảo luận về việc sáp nhập và khả năng niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ và Indonesia.

Công ty dịch vụ du lịch trực tuyến của Indonesia là Traveloka cũng đang xem xét việc thực hiện IPO thông qua việc sáp nhập với SPAC giống Grab.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Chuyển động mới ở thị trường gọi xe Việt Nam

Cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020 về thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6%.

Ứng dụng Be xếp thứ 2 với thị phần 12,4%, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.

Nếu gom chung thị phần của 3 hãng gọi xe công nghệ hàng đầu, thì 3 ứng dụng này chiếm hơn 99% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, cơ hội cho các ứng dụng gọi xe mới có được thị phần, cũng như “chen chân” được vào top 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam là rất thấp.

Từ những cựu binh như FastGo, hay những tên tuổi mới như viApp, GV Taxi dù có nhiều sự hẫu thuẫn cũng khó lòng tạo ra được sự khác biệt trên thị trường gọi xe công nghệ.

Mặt khác, việc thứ hạng 3 ứng dụng gọi xe Việt Nam đã sớm được an bài có thể xem là chỉ báo cho thấy, đây không còn là mảng thị trường giàu sức cạnh tranh.

Thay vào đó, cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Chẳng hạn như Grab Việt Nam gần đây cho biết sẽ đẩy mạnh thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phát triển kinh doanh trên nền tảng online.

Những giải pháp này bao gồm chương trình Hội Chủ Shop VIP GrabExpress với mục tiêu hỗ trợ các chủ shop là đối tác của GrabExpress và công cụ Quản lý Quảng cáo trên ứng dụng GrabMerchant dành cho đối tác cửa hàng, quán ăn GrabFood.

Hai sáng kiến này sẽ giúp các SME tăng mức độ hiển thị trên nền tảng online, thu hút thêm khách hàng để từ đó tăng thêm cơ hội doanh thu.

Hay như Grab Financial Group trực thuộc Grab cũng công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.

Mục tiêu của Grab Financial là hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận những dịch vụ tài chính khắp Đông Nam Á với chi phí hợp lý, thuận tiện và minh bạch hơn.

Trong khi đó với Be Group, sau hai năm gia nhập thị trường hiện đang sở hữu hơn 10 triệu khách hàng. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải – công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake.

Ngân hàng số Cake có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như một ngân hàng truyền thống: mở tài khoản, chuyển – nhận tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ ghi nợ (Mastercard).

Bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group cho biết, Cake được phát triển và hoàn thiện bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt của beFinancial và chính là bước đi quan trọng tiếp theo của công ty trong việc nâng cấp hệ sinh thái của ứng dụng Be trên con đường phấn đấu trở thành nền tảng số mở hàng đầu Việt Nam.

Điểm đặc biệt của ngân hàng số Cake là định danh khách hàng điện tử (e.KYC); giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử và chữ ký số; việc mở tài khoản trực tuyến nhanh chóng chỉ trong 2 phút mà không cần phải đến quầy giao dịch.

Công ty TNHH beFinancial (beFinancial) trực thuộc Be Group – sẽ tham gia vận hành Cake trên cơ sở thỏa thuận Hợp tác chiến lược dài hạn giữa VPBank và Be Group.

Gojek Việt Nam gần đây hoàn thành việc triển khai GoBiz – nền tảng quản lý đơn hàng dành cho các đối nhà hàng giúp tối ưu hoá quy trình giao đồ ăn trực tuyến, từ đó các đối tác nhà hàng tăng trưởng kinh doanh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Hơn 80% các nhà hàng, quán ăn trên Gojek đang sử dụng GoBiz hàng ngày, giúp rút ngắn thời gian “từ nhà hàng tới khách hàng” lên tới 50% và lượng đơn hàng hoàn thành có thể tăng tới 300%.

Thông qua GoBiz, người phụ trách nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, dễ dàng chấp nhận hoặc thông báo hết hàng ngay khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng.

GoBiz cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hàng theo dõi doanh thu theo ngày, theo giờ, quản lý hiệu suất đơn hàng để có những điều chỉnh kịp thời về nguồn hàng và nhân sự nhằm nâng cao doanh số. Các nhà hàng cũng dễ dàng theo dõi sổ sách và đối soát doanh thu khi cần thiết.

Cũng liên quan tới lĩnh vực gọi xe, là hoạt động giao đồ ăn, Loship – startup giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ tại Việt Nam đã bắt tay cùng Igloo, Công ty công nghệ bảo hiểm (insurtech) có trụ sở tại Singapore.

Sự kiện này cho phép Loship cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro giao hàng không thành công cho 70.000 tài xế, để các tài xế này có thể dễ dàng hoàn thành công việc của họ.

Ngoài giao đồ ăn, bán bảo hiểm, Loship triển khai nhiều dịch vụ cộng hưởng như: giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều hoạt động theo yêu cầu khác.

Thế mạnh của Loship là vận dụng sự am hiểu “tính bản địa” vào sản phẩm, dịch vụ, cũng như các khâu quảng cáo, marketing tới khách hàng.

Công ty tập trụng vào các những thị trường tỉnh bên ngoài các đô thị loại 1 như Hà Nội và TP. HCM – nơi mà các ứng dụng đa quốc gia khó có thể vươn tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

  • 1
  • 2