Đơn vị sở hữu Lazada mời David Beckham làm đại sứ thương hiệu, quyết giành thị phần đã mất từ tay đối thủ. Công ty cũng chi mạnh cho các hoạt động marketing như quảng cáo trên TV, quảng cáo ngoài trời, báo in…
Theo thông tin từ Nikkei Asia, một đơn vị thuộc tập đoàn Alibaba của Trung Quốc cho biết vào đầu tuần này rằng họ đã bổ nhiệm cựu siêu sao bóng đá David Beckham làm đại sứ thương hiệu toàn cầu đầu tiên, trong bối cảnh tập đoàn này muốn đẩy nhanh việc mở rộng ra nước ngoài.
Động thái cho thấy cuộc chiến giữa các công ty thương mại điện tử Trung Quốc để giành lấy những thị trường béo bở ở nước ngoài trong bối cảnh tăng trưởng chậm và cạnh tranh khốc liệt trong nước. Một số đối thủ, chẳng hạn như Temu và Shein, đã tạo được tiếng vang ở Mỹ và châu Âu với các sản phẩm giá rẻ và chiến lược marketing rầm rộ.
Giám đốc thương mại khu vực châu Âu của AliExpress, Gary Topp, cho biết quan hệ hợp tác với Beckham, một “biểu tượng toàn cầu về thể thao và phong cách sống”, sẽ kéo dài tối đa một năm. Cầu thủ này sẽ xuất hiện trong chiến dịch quảng bá của AliExpress trong suốt Giải vô địch bóng đá châu Âu UEFA từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, giải đấu mà công ty này cũng đang tài trợ. Chiến dịch sẽ bao gồm quảng cáo trên TV, báo in và quảng cáo ngoài trời.
Việc AliExpress đặt cược vào Beckham diễn ra trong bối cảnh Temu đang chuyển trọng tâm từ Bắc Mỹ sang châu Âu và các thị trường mới khác, tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối với hoạt động kinh doanh của Alibaba ở nước ngoài. Được ra mắt vào năm 2010, AliExpress đã phải vật lộn để đạt được sức hút ở Mỹ nhưng hoạt động tương đối tốt hơn ở Nga, Brazil và một số quốc gia châu Âu.
Hồi tháng 1, sàn thương mại điện tử này cho biết rằng họ cũng sẽ đẩy mạnh các nỗ lực để thiết lập chỗ đứng vững chắc hơn ở Mỹ trong năm nay. Trong vài năm qua, Hàn Quốc và Trung Đông cũng nổi lên như những mục tiêu marketing.
AliExpress là một phần của tập đoàn Thương mại điện tử quốc tế Alibaba, bên cạnh các dịch vụ khác như Lazada tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Doanh thu của mảng này trong quý I đã tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái lên 27,4 tỷ nhân dân tệ (3,8 tỷ USD), chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của AliExpress. Doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử nội địa của họ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước lên 93,2 tỷ nhân dân tệ.
Cùng với việc tăng chi tiêu cho marketing, AliExpress đã bổ nhiệm nữ diễn viên Thang Duy làm đại sứ thương hiệu tại Hàn Quốc. Về mặt hoạt động, họ đã mở rộng dịch vụ Choice – dịch vụ giao hàng chọn lọc từ Trung Quốc trong 5 ngày – sang 11 thị trường, bao gồm Đức, Pháp, Ả Rập Saudi và Mỹ, với sự hỗ trợ logistics từ Cainiao, một đơn vị khác của Alibaba.
Mặc dù thời gian giao hàng vẫn còn lâu hơn so với một số dịch vụ mua sắm nội địa, nhưng giá cả trên AliExpress nhìn chung thường thấp hơn. Trí tuệ nhân tạo của Alibaba cũng hỗ trợ dịch thuật mô tả sản phẩm và tương tác giữa các thương gia Trung Quốc và người mua hàng.
Chiến dịch sử dụng David Beckham của AliExpress giống với chiến lược được áp dụng bởi Temu, dịch vụ mua sắm trực tuyến thuộc sở hữu của PDD Holdings, đối thủ của Alibaba. Ra mắt vào năm 2022, Temu đã chạy quảng cáo đắt đỏ trên Super Bowl trong hai năm qua với khẩu hiệu “mua sắm như tỷ phú”, thu hút người dùng đến ứng dụng của họ với vô số ưu đãi. Temu đã trở thành ứng dụng iPhone được tải xuống nhiều nhất trên toàn quốc.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành chiến trường cho các công ty Trung Quốc khi thị trường nội địa đã bão hòa. Ứng dụng video ngắn TikTok của ByteDance đã triển khai hoạt động thương mại điện tử, TikTok Shop, tại Mỹ vào năm ngoái. Shein, nhà bán lẻ quần áo trực tuyến nổi tiếng với những người mua sắm trẻ tuổi, được cho là đang tìm kiếm đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại London sau khi kế hoạch niêm yết tại Mỹ gặp phải trở ngại và sự phản đối từ các nhà lập pháp Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.
Cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty thương mại điện tử Trung Quốc cũng đang thu hút sự giám sát về quy định ở nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng thương mại leo thang. Vào tháng 3, Ủy ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra về AliExpress để xem liệu nền tảng này có tuân thủ các quy tắc về bán hàng giả, hàng bất hợp pháp hay không, cùng với các vấn đề khác.
Tuy nhiên, trong nước, chính phủ Trung Quốc lại có quan điểm khác. Một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc do Thủ tướng Lý Cường chủ trì tuần trước đã thảo luận về việc hỗ trợ ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, tuyên bố rằng lĩnh vực này có thể “góp phần xây dựng những lợi thế mới cho hợp tác kinh tế quốc tế”.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chủ tịch Cơ quan chống độc quyền Indonesia nhấn mạnh “Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lazada đã thực hiện các hành động phân biệt đối xử có khả năng cản trở tính cạnh tranh và gây hại cho khách hàng.”
Ngày 27/5, Cơ quan chống độc quyền (KPPU) của Indonesia cho biết họ đang điều tra các chi nhánh của hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Shoppee và Lazada tại nước này về khả năng vi phạm các quy tắc chống cạnh tranh.
Theo thông báo, KPPU đang theo dõi chặt chẽ PT Shoppe Internasional Indonesia và PT Ecart Webportal Indonesia, hai chi nhánh của Shopee và Lazada tại Indonesia.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch KPPU M. Fanhurullah Asa nhấn mạnh “Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lazada đã thực hiện các hành động phân biệt đối xử có khả năng cản trở tính cạnh tranh và gây hại cho khách hàng.”
Ông Fanhurullah Asa không tiết lộ chi tiết cũng như không nêu rõ các hành vi vi phạm của Shopee nhưng khẳng định hành vi vi phạm của hai công ty là “tương tự nhau.”
Nếu cơ quan chức năng chứng minh được các hành vi vi phạm, Lazada có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 50% lợi nhuận ròng hoặc 10% tổng doanh thu đạt được tại thị trường Indonesia trong thời gian vi phạm.
Trong khi đó, Chủ tịch KPPU cho biết thêm rằng cơ quan này sẽ bắt đầu phiên điều trần sơ bộ về vụ việc của Shopee vào ngày 28/5.
Shopee thuộc sở hữu của công ty công nghệ Đông Nam Á Sea Limited. Lazada là công ty con của Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc.
Hai công ty này được đánh giá đóng vai trò chủ chốt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong khu vực.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Alibaba vừa rót thêm 230 triệu USD cho Lazada. Tổng cộng từ 2016 đến nay Alibaba đã rót 7,7 tỷ USD vào sàn thương mại điện tử Lazada.
Tech In Asia dẫn dữ liệu từ Alternatives.pe, một nền tảng theo dõi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Singapore, cho biết Alibaba vừa rót thêm 230 triệu USD vào Lazada – sàn thương mại điện tử tập trung vào thị trường Đông Nam Á.
Thương mại điện tử quốc tế được lãnh đạo Alibaba đánh giá cao. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế tại Alibaba được thể hiện qua việc xếp nó vào một trong 6 bộ phận kinh doanh lớn sau cuộc tái cấu trúc lớn công bố hồi tháng 3 năm ngoái.
Alibaba đã đầu tư mạnh vào Lazada để thực hiện tham vọng của mình. Tính cả chi phí mua lại năm 2016, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã rót khoảng 7,7 tỷ USD vào Lazada. Trung bình mỗi năm Alibaba rót gần 1 tỷ USD cho Lazada.
Đây cũng là lần đầu tiên Alibaba rót vốn cho Lazada trong năm nay. Trước đó, vào năm 2023, Alibaba đã đầu tư hơn 1,8 tỷ USD vào sàn thương mại này.
Nguồn vốn mới được rót vào Lazada diễn ra trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang chuyển hướng sang các lựa chọn giá rẻ hơn để vượt qua đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, Lazada đã ra mắt dịch vụ Choice vào năm ngoái, một nền tảng cạnh tranh trực tiếp với Temu và Shein về các sản phẩm giá rẻ.
Alibaba cho biết nền tảng Choice đã giúp AliExpress – sàn thương mại điện tử toàn cầu của họ – ghi nhận mức tăng trưởng đơn hàng trên 60% trong quý IV năm ngoái so với quý liền trước. Xu hướng này tiếp tục duy trì trong quý I năm nay.
Trước đó trong năm, đồng sáng lập Jack Ma đã gửi thư cho nhân viên Alibaba, nói rằng công ty đang thực hiện các phương pháp chữa lành những “bệnh tật” của một tập đoàn lớn.Điều này diễn ra sau khi Alibaba bịi PDD Holdings – công ty mẹ của Pinduoduo, đánh bại trên thị trường chứng khoán.
Kể từ đó, Alibaba đã nỗ lực đơn giản hóa cấu trúc kinh doanh và tăng cường hiệu quả, chẳng hạn như tăng cường sự đồng bộ giữa mảng logistics Cainiao và hoạt động thương mại điện tử.
Về Lazada, trong những năm qua dù nhận được khoản tiền lớn từ Alibaba giúp công ty chịu lỗ trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, nhưng vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ nền tảng này vẫn chưa thể tìm ra công thức thành công.
Tới năm 2020, Lazada liên tục bị Shopee vượt mặt dù xuất phát điểm trước. Theo Momentum Works, Lazada có thị phần nhỏ hơn Shopee ở cả 6 nền kinh tế lớn Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines).
Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Shopee trên toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2022 là 47,9 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng GMV thương mại điện tử của khu vực (99,5 tỷ USD) và hơn gấp đôi GMV của Lazada (20,1 tỷ USD).
Thêm vào đó, Lazada còn phải đối mặt với thách thức từ các sàn thương mại điện tử nội địa, chẳng hạn như Bukalapak và Blibli ở Indonesia. Thách thức của Lazada còn đến từ thực tế thị trường Đông Nam Á vẫn còn nhiều dư địa, do đó có thể chứng kiến thêm nhiều người chơi mới gia nhập. Chẳng hạn Temu – nền tảng thương mại điện tử giá rẻ thuộc PDD Holdings, đã tiến vào khu vực từ quý III năm ngoái. Malaysia và Philippines là một trong những thị trường mục tiêu ban đầu mà Temu hướng đến.
Ngoài Lazada, công ty mẹ Alibaba còn sở hữu các nền tảng thương mại điện tử khác vốn có thể hoạt động được ở Đông Nam Á như AliExpress, Taobao và Tmall. Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch đưa 1688.com – nền tảng mua sắm trực tiếp từ nhà máy Alibaba, tham gia hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.
Như vậy có thể thấy, sự hiện diện của Alibaba tại Đông Nam Á không chỉ giới hạn ở Lazada. Và với việc đưa thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành một trong 6 trụ cột kinh doanh của tập đoàn, áp lực buộc Lazada phải tạo ra lợi nhuận để đảm bảo vị thế của mình với những đơn vị khác cùng hệ sinh thái. Nhìn từ góc độ này có thể thấy 2024 sẽ là một năm bản kề với Lazada.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử (ecommerce) quý 1/2024 của YouNet ECI – công ty phân tích & tư vấn phát triển kênh TMĐT, trong 3 tháng đầu tiên của năm 2024, 4 nền tảng Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki mang về tổng cộng 79.120 tỷ đồng GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa), tiêu thụ 768,44 triệu đơn vị sản phẩm.
Trong đó, Shopee tiếp tục dẫn đầu với GMV đạt 53.740 tỷ đồng, chiếm 67,9% thị phần. Nền tảng này đồng thời chiếm trên 50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng TMĐT.
Xếp thứ hai là TikTok Shop với 18.360 tỷ đồng, chiếm 23,2% thị phần GMV.
Đáng chú ý, so với quý trước, thị phần GMV của nền tảng TikTok Shop tăng 15,5%, “ngược dòng” thị trường bởi GMV trên các nền tảng TMĐT quý 1/2024 bị giảm 16% so với cao điểm quý 4/2023. Nguyên nhân là sức mua giảm trong 2 tuần Tết Nguyên đán. Nhờ vậy, TikTok Shop chiếm thêm 6,3 điểm thị phần, cắn vào “miếng bánh” của các nền tảng khác.
Hai sàn còn lại là Lazada và Tiki lần lượt mang về 6.030 tỷ đồng – chiếm 7,6% thị phần và 997,06 tỷ đồng – chiếm 1,3%. Như vậy trong quý 1 này, tổng giá trị giao dịch trên nền tảng TikTok Shop cao gấp 3 lần trên Lazada.
Trong bài phát biểu tại sự kiện TikTok Shop Summit 2024, ông Nguyễn Phương Lâm – Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường của YouNet ECI đã chia sẻ về động lực tăng trưởng của TikTok Shop tại Việt Nam.
“Shoppertainment (hình thức mua sắm kết hợp giải trí) là động lực chính giúp TMĐT Việt Nam giữ đà tăng trưởng tiến tới 2025. Theo dữ liệu của YouNet ECI, Thời trang và Làm đẹp là hai ngành hàng dẫn đầu xu hướng này. Tuy nhiên, không chỉ hai ngành hàng này mà cả những ngành hàng giá trị cao như Công nghệ, Gia dụng cũng đang tăng trưởng trên TikTok Shop nhanh hơn trên các nền tảng khác“, ông cho biết.
Do TikTok vốn là mạng xã hội chia sẻ video ngắn, TikTok Shop ngay lập tức thừa hưởng 49,9 triệu người dùng có sẵn trên nền tảng khi bước vào thị trường Việt Nam hồi tháng 4/2022.
Nhờ việc bắt tay với các Influencer (người có tầm ảnh hưởng) để sáng tạo ra những nội dung thu hút cùng các phiên livestream “triệu đô”, có thể nói TikTok Shop đã thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử.
Mới đây nhất vào hôm 12/4, ca sĩ/diễn viên Diệp Lâm Anh – người gần đây thu hút chú ý sau khi tham gia chương trình “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” – đã thực hiện một phiên live kéo dài tới 36 tiếng trên TikTok Shop, thu về hơn 35 tỷ đồng, tức là mỗi tiếng trôi qua đạt gần 1 tỷ đồng.
Hiện nay, buổi livestream đạt doanh thu cao nhất trên TikTok Việt Nam thuộc về vợ chồng Quyền Leo Daily (Lã Quốc Quyền và Nguyễn Lan Anh) với con số 75 tỷ đồng. Hai “chiến thần” nổi tiếng hàng đầu nền tảng là Phạm Thoại và Võ Hà Linh cũng đã sớm chinh phục mốc triệu đô.
Ngoài ra, Báo cáo YouNet ECI chỉ ra số lượng nhà bán có doanh thu trong quý 1/2024 (không tính nhà bán quốc tế) trên TikTok Shop đã cao hơn Lazada (121.000 nhà bán so với 115.000 nhà bán). Trong đó, từ tháng 12/2023 đến hết tháng 3/2024, trên TikTok Shop đã xuất hiện thêm hơn 13.000 nhà bán TikTok Shop Mall (chính hãng).
Sự đổ bộ của các nhà bán mà nổi bật là những nhà bán hàng chính hãng thương hiệu lên TikTok Shop là một động lực nữa cho tăng trưởng GMV của nền tảng này trong quý 1.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong nỗ lực chống lại sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành, Alibaba – công ty mẹ của Lazada, đã đưa ra thêm các chính sách ưu đãi, giảm phí cho nhà bán hàng trên nền tảng.
Theo giới truyền thông Trung Quốc, nền tảng thương mại điện tử chính của Alibaba Group – Taobao, đã quyết định tăng trợ cấp và giảm phí cho các nhà bán hàng.
Tờ South China Morning Post cho biết động thái này diễn ra trong bối cảnh ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ vị trí dẫn đầu của mình trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Alibaba đang tập trung lại các nguồn lực vào các hoạt động cốt lõi của mình để chống lại các đối thủ cạnh tranh như PDD Holdings, Kuaishou Technology và Douyin.
Douyin (phiên bản TikTok dành riêng cho thị trường Trung Quốc) đã ra mắt một ứng dụng mua sắm độc lập có tên là Douyin Mall, dành cho người dùng Android ở Trung Quốc.
Taobao cho biết họ sẽ cung cấp 10 tỷ nhân dân tệ (1,38 tỷ USD) tiền mặt để trợ cấp cho việc tạo nội dung, chẳng hạn như livestream và video ngắn, trên nền tảng này trong năm 2024.
Cheng Daofang, Tổng giám đốc đơn vị nội dung thương mại điện tử của Taobao và Tmall Group, cho biết Taobao sẽ triển khai một số sáng kiến thân thiện với nhà bán hàng bắt đầu từ tháng 4, trong đó có miễn phí dịch vụ hỗ trợ có tên “cố vấn kinh doanh”.
Hồi tháng 2, Alibaba tuyên bố họ sẽ tăng cường tập trung vào hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thương mại điện tử và điện toán đám mây. Thống báo này diễn ra sau đợt tái cấu trúc mạnh mẽ cách đây một năm.
Ngoài ra, Taobao sẽ hủy bỏ phí cho hai dịch vụ khác, gồm chatbot dịch vụ khách hàng trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho các nhà bán hàng có dưới 2.000 khách hàng/ngày và dịch vụ lưu trữ ảnh với dung lượng lên tới 30 gigabyte.
Dịch vụ “Cố vấn kinh doanh”, được ra mắt vào năm 2011, ban đầu là một công cụ dữ liệu cho các nền tảng thương mại điện tử doanh nghiệp của Alibaba. Nó bắt đầu được áp dụng cho Taobao vào năm 2013 và sau đó trở thành một công cụ thiết yếu cho các giới kinh doanh trên Taobao để vận hành các cửa hàng trực tuyến của họ.
Alibaba đã tích hợp các dịch vụ của thị trường bán buôn trực tuyến 1688 với Taobao, bắt đầu với ba cửa hàng trực tuyến dưới tên 1688. Đây là một trong những nỗ lực của công ty trong việc củng cố tài sản và thu hút người dùng mới.
Tăng trưởng trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Alibaba đã chậm lại trong các quý gần đây. Công ty báo cáo lợi nhuận thấp hơn dự kiến trong quý IV/2023. Hai nền tảng thương mại điện tử Taobao và Tmall Group chứng kiến doanh thu tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên kết quả này chậm hơn so với mức 5% của Alibaba Group.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vài tháng trước, dường như mọi thứ đang rộng đường với Lazada. Shopee – đối thủ cạnh tranh lớn nhất, đã hãm đà tăng trưởng để ổn định tình hình tài chính. TikTok Shop của TikTok mới nổi sau nhiều trục trặc ở Indonesia mới đây đã phải hợp tác với Tokopedia của GoTo Group. Số lượng đơn đặt hàng Lazada đang tăng trưởng trong khi khoản lỗ được thu hẹp dần qua từng quý.
Lazada – nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu Alibaba, dường như đã sẵn sàng cho một năm 2024 đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm mới, xuất hiện thông tin Lazada sa thải 30% nhân viên tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả những quản lý cấp cao.
Làm thế nào để giải thích cho động thái bất ngờ này? Thực tế, dù khó chấp nhận, nhưng có lẽ điều này đã diễn ra trong một thời gian dài.
Thành lập tại Singapore năm 2012, Lazada đã trải qua con đường tăng trưởng ngoạn mục bất chấp sự non trẻ của cả công ty và ngành công nghiệp thương mại điện tử thời điểm đó. Chưa đầy ba năm, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Lazada vượt trên 1,3 tỷ USD, trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Thành tích xuất sắc này đã thu hút sự chú ý của Alibaba. Vào năm 2016, ông lớn Trung Quốc đã mua lại cổ phần chi phối Lazada với giá 1 tỷ USD.
Alibaba đặt cược lớn vào Lazada với hy vọng về những gì có thể đạt được ở Đông Nam Á. Ban lãnh đạo tập đoàn của Jack Ma thường xuyên nhắc đến tiềm năng Lazada trong các báo cáo và cuộc gặp gỡ nhà đầu tư.
Tên của Lazada được xếp cạnh các doanh nghiệp thương mại điện tử quốc tế khác dưới sự quản lý của Alibaba, bao gồm Trendyol tại Thổ Nhĩ Kỳ hay Daraz ở khu vực Nam Á.
Thương mại điện tử quốc tế được lãnh đạo Alibaba đánh giá cao. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế tại Alibaba được thể hiện qua việc xếp nó vào một trong 6 bộ phận kinh doanh lớn sau cuộc tái cấu trúc lớn công bố hồi tháng 3 năm ngoái.
Alibaba đã đầu tư mạnh vào Lazada để thực hiện tham vọng của mình. Tính cả chi phí mua lại năm 2016, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã rót khoảng 7,47 tỷ USD vào Lazada, bao gồm cả khoản đầu tư 634 triệu USD gần đây vào tháng 12 năm ngoái.
Trung bình mỗi năm Alibaba rót gần 1 tỷ USD cho Lazada.
Dù nhận được khoản tiền lớn từ Alibaba giúp công ty chịu lỗ trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, nhưng vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ Lazada, khi nền tảng này vẫn chưa thể tìm ra công thức thành công.
Tới năm 2020, Lazada liên tục bị Shopee vượt mặt dù xuất phát điểm trước. Theo Momentum Works, Lazada có thị phần nhỏ hơn Shopee ở cả 6 nền kinh tế lớn Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines).
Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Shopee trên toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2022 là 47,9 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng GMV thương mại điện tử của khu vực (99,5 tỷ USD) và hơn gấp đôi GMV của Lazada (20,1 tỷ USD).
Thêm vào đó, Lazada còn phải đối mặt với thách thức từ các sàn thương mại điện tử nội địa, chẳng hạn như Bukalapak và Blibli ở Indonesia.
Không có gì lạ khi Alibaba, ít nhất đã vài lần, cảm thấy choáng ngợp trước sự cạnh tranh khốc liệt mà Lazada phải đối mặt.
Kể từ khi tập đoàn Trung Quốc nắm quyền kiểm soát, tình trạng luân chuyển lãnh đạo đã trở thành chuyện thường như cơm bữa tại Lazada, với nhiều lần vị trí CEO bị xáo trộn để tìm kiếm giải pháp mới.
Chẳng hạn năm 2022, công ty đã bổ nhiệm James Dong, cựu giám đốc phụ trách thị trường Thái Lan và Việt Nam, thay thế ông Chun Li làm CEO.
Trước đó năm 2020, CEO kiêm đồng sáng lập Lazada ông Pierre Poignant bị thay thế bởi ông Chun Li. Ông Poignant từng giữ chức COO Lazada kể từ khi thành lập trước khi kế nhiệm ông Lucy Peng làm CEO vào tháng 12/2018, khi ông Peng trở thành Chủ tịch.
Có rất ít số liệu chỉ ra việc thay đổi lãnh đạo mang lại lợi ích cho Lazada như thế nào. Nếu có, chúng sẽ cho cái nhìn đầy đủ hơn về việc tham gia của Alibaba vào vận hành Lazada phức tạp như thế nào.
Ngoại trừ ông Poignant, mọi cá nhân khác từng giữ vị trí CEO Lazada đều được Alibaba đề cử, nhằm thực hiện các mệnh lệnh của công ty mẹ. Điều này đi ngược lời hứa ban đầu của Alibaba rằng Lazada sẽ có thể duy trì một mức độ tự chủ nhất định sau khi mua lại.
Ngay cả trong thời gian ông Poignant còn giữ chức vụ Giám đốc điều hành, Giám đốc điều hành Daniel Zhang lúc bấy giờ của Alibaba, được cho là có quyền hạn cao hơn. Ông Zhang thường xuyên có những chuyến bay tới Đông Nam Á để đích thân giám sát hoạt động công ty.
Sự tham gia mật thiết của Alibaba vào Lazada là một trong những yếu tố chính dẫn đến chia rẽ văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp. Alibaba có xu hướng thẳng thắn hơn trong khi nhân viên cũ của Lazada có cách làm việc chuyên nghiệp, một số khác lại bảo thủ chậm thay đổi ở một số thị trường như Indonesia.
Sự chia rẽ này dẫn đến nội bộ hỗn loạn, khiến Lazada mất tập trung vào các cơ hội, đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát.
Nội tại rối ren trong khi bên ngoài Lazada lại phản ứng chậm chạp trước những động thái cạnh tranh từ đối thủ. Hiệu quả hoạt động giảm, năng lực cốt lõi bị đình trệ và tỷ lệ thâm hụt tăng lên tạo cơ hội cho đối thủ tận dụng thời cơ.
Alibaba muốn tham gia nhiều hơn vào Lazada bởi họ tin rằng họ có giải pháp phù hợp cho những thách thức mà nền tảng thương mại điện tử Đông Nam Á đang đối mặt. Tuy nhiên, nhìn lại, sự can thiệp của Alibaba trong thời gian qua đã phản tác dụng, tạo ra sự xao lãng và cản trở những bước tiến của Lazada, theo KrASIA.
Khi mọi chuyện cuối cùng cũng êm đẹp, Lazada quay trở lại thị trường và bàng hoàng khi nhận thấy không chỉ phải đối mặt với Shopee mà còn có các đối thủ khác như Tokopedia, TikTok Shop, Temu,… đang vươn lên đáng gờm.
Thách thức của Lazada còn đến từ thực tế thị trường Đông Nam Á vẫn còn nhiều dư địa, do đó có thể chứng kiến thêm nhiều người chơi mới gia nhập. Chẳng hạn Temu – nền tảng thương mại điện tử giá rẻ thuộc PDD Holdings, đã tiến vào khu vực từ quý III năm ngoái.
Malaysia và Philippines là một trong những thị trường mục tiêu ban đầu mà Temu hướng đến.
Ngoài Lazada, công ty mẹ Alibaba còn sở hữu các nền tảng thương mại điện tử khác vốn có thể hoạt động được ở Đông Nam Á như AliExpress, Taobao và Tmall.
Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch đưa 1688.com – nền tảng mua sắm trực tiếp từ nhà máy Alibaba, tham gia hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.
Như vậy có thể thấy, sự hiện diện của Alibaba tại Đông Nam Á không chỉ giới hạn ở Lazada. Và với việc đưa thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành một trong 6 trụ cột kinh doanh của tập đoàn, áp lực buộc Lazada phải tạo ra lợi nhuận để đảm bảo vị thế của mình với những đơn vị khác cùng hệ sinh thái.
Nhìn từ góc độ này có thể thấy 2024 sẽ là một năm bản kề với Lazada. Và cũng có thể hiểu được tại sao nền tảng này lại quyết định triển khai chiến lược tương tự Shopee.
Sau khi đốt tiền vào hỗ trợ chiến lược giá và quảng cáo rầm rộ, Shopee đã giành được thị phần nhưng lại rơi vào tình trạng thua lỗ. Công ty được bù lỗ từ hoạt động kinh doanh của Garena – mảng giải trí thuộc Sea.
Ngay cả người dẫn đầu thị trường như Shopee cũng không thể thay đổi được tình thế và cuối cùng buộc chọn cắt giảm chi phí và trợ giá, đặc biệt là cắt giảm nhân sự. Sau một loạt động thái kể trên, năm ngoái Shopee đã có quý lợi nhuận liên tiếp.
Với những tồn tại như hiện nay, không có lý do gì để Lazada không thử làm điều tương tự ngay bây giờ.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Liên tục bị đối thủ Shopee vượt mặt trên đường đua thương mại điện tử, Lazada đang tìm cách lấy lại hào quang của mình.
Những thay đổi tại Lazada
Lazada – nền tảng thương mại điện tử của Alibaba tại Đông Nam Á, gần đây trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi sa thải khoảng 30% nhân viên, bao gồm cả quản lý cấp cao.
Sau khi thông tin trên xuất hiện, tổ chức Công đoàn Singapore đã lên tiếng, bày tỏ “thất vọng sâu sắc” về quyết định của Lazada trong việc cắt giảm nhân sự.
Các phân tích trên báo chí khu vực đặt câu hỏi liệu động thái này có giúp mang lại bức tranh tài chính lành mạnh hơn trước thềm IPO tiềm năng của đơn vị thương mại điện tử toàn cầu Alibaba tại Mỹ, trong đó có Lazada.
Tuy nhiên, một khía cạnh mà phần lớn mọi phân tích đã bỏ qua là tương lai của Lazada sẽ thế nào sau đợt sa thải diện rộng này? Đến nay, gần như Lazada tiết lộ rất ít về các kế hoạch sắp tới của mình.
Đây là đợt sa thải diện rộng đầu tiên của Lazada kể từ khi nền tảng thương mại điện tử này được Alibaba mua lại vào năm 2016. Tờ LatePost ước tính có gần 20% trong số 10.000 nhân viên Lazada sẽ bị ảnh hưởng bởi động thái này.
Thậm chí tác động lan rộng ra ngoài khu vực Đông Nam Á, ảnh hưởng tới các nhân viên tại Trung Quốc đại lục.
Một cựu giám đốc điều hành nói với tờ Tech in Asia rằng những thay đổi trong bộ máy Lazada đã rục rịch bắt đầu từ tháng 8 năm ngoái, với một số lượng nhỏ nhân viên bị sa thải sau mỗi đợt tái cơ cấu.
Đợt cắt giảm nhân sự lớn lần này là kết quả việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu cao điểm vào giữa tháng 12 năm ngoái, nhằm đáp ứng sự thay đổi năng động của thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.
Động thái của Lazada được thúc đẩy nhằm củng cố các mảng kinh doanh cốt lõi của nền tảng. Chẳng hạn mảng sản phẩm người dùng và chiến lược người bán đã được tập trung về trụ sở chính ở Singapore. Đây là lĩnh vực được cho là sẽ cần phải thực hiện nhiều trách nhiệm hơn đối với các đối tác đến từ Trung Quốc trong tương lai.
Trong khi các bộ phận địa phương như kiểm soát rủi ro, quản trị nền tảng và pháp lý có thể bị dỡ bỏ.
Việc xáo trộn ở cấp lãnh đạo của Lazada cũng sắp diễn ra. Kaya Qin (thường gọi là Qin Xiao) là COO kiêm Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam, được bổ nhiệm thay thế đồng cấp Alan Chin tại Malaysia.
Ông Victor (hay tên gọi khác là Cai Xiao) đang làm COO Lazada Indonesia sẽ chuyển về Việt Nam thay thế vị trí ông Qin.
Ngoài ra, Lazada cũng bổ nhiệm một số vị trí cấp cao để giám sát các bộ phận quan trọng trên tất cả 6 thị trường Đông Nam Á. Wei Meng (còn gọi là Qian Cheng), từng làm việc tại Taobao, đã chuyển đến trụ sở chính của Lazada để giám sát bộ phận sản phẩm người dùng ở cả 6 thị trường.
Chen Xi (tên khác là Ji Yun), từng là Tổng giám đốc bộ phận hàng tiêu dùng nhanh tại Tmall, giờ đây đảm nhận trách nhiệm cung cấp và vận hành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Chen được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh, cung cấp sản phẩm và lập kế hoạch danh mục tại 6 thị trường.
Cảm nhận hơi nóng từ Shopee, TikTok Shop
Năm 2016, Alibaba chi 1 tỷ USD để mua lại Lazada. Thời điểm đó, Lazada là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Từ đó, ông lớn Trung Quốc đã nhiều lần rót thêm vốn vào Lazada, tổng cộng các khoản đầu tư trị giá tới 7,47 tỷ USD. Trong đó bao gồm khoản đầu tư 634 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái.
Lý do đằng sau việc Alibaba liên tục đầu tư vào Lazada rất đơn giản: Lazada là một phần trong danh sách các nền tảng thương mại điện tử quốc tế của Alibaba, tương tự như sàn Trendyol ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Daraz ở Nam Á.
Nhìn rộng hơn trong chiến lược kinh doanh của Alibaba, thương mại điện tử quốc tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh doanh của họ, là một trong 6 mảng kinh doanh chính sau đợt tái cơ cấu tập đoàn năm 2023.
Việc duy trì thị phần ở Đông Nam Á là thách thức đối với Lazada, đặc biệt với sự xuất hiện của các nền tảng cạnh tranh như Shopee, Tokopedia và gần đây là TikTok Shop hay Temu.
Bất chấp tiềm năng tăng trưởng, thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đã phát triển thành một ngành cạnh tranh khốc liệt, buộc những người chơi phải liên tục “đốt tiền” thông qua các khoản chiết khấu, trợ giá,…
Cạnh tranh gay gắt đến mức ngay cả những doanh nghiệp mới gia nhập như Temu cũng tỏ ra thận trọng.
Nhận ra bản chất cạnh tranh không bền vững dựa trên giá cả, những người chơi chính trên thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á trong thời gian gần đây đã dần dần giảm bớt các chương trình trợ giá.
Thay đổi này mở ra cơ hội cho mỗi nền tảng thiết lập chiến lược mới, củng cố bức tranh tài chính, cắt lỗ và hướng tới lợi nhuận. Nếu hiểu theo hướng này, những động thái của Lazada thời gian gần đây là một phản ứng phù hợp.
Tuy nhiên, Shopee đã thể hiện là nền tảng có phản ứng chủ động hơn Lazada. Shopee đã sớm tái cơ cấu từ năm 2022 và cho ra kết quả khi ba quý năm 2023 công ty đã có lãi. Là đối thủ chính của Lazada, những bước tiến của Shopee cũng có thể đã ảnh hưởng đến sự thay đổi chiến lược của Lazada thời gian gần đây.
Chiến lược tập trung hoá
Theo LatePost, đằng sau việc tái cơ cấu quy mô lớn của Lazada có thể là sự phân cấp lại quyền lực giữa trụ sở chính và các chi nhánh tại các thị trường.
Sau khi bị thâu tóm vào năm 2016, đồng sáng lập Alibaba Lucy Peng và CEO khi đó là Daniel Zhang thường xuyên bay tới khu vực để đích thân giám sát hoạt động của Lazada. Tuy nhiên, việc giám sát của họ cho thấy không hiệu quả khi để đối thủ Shopee liên tục vươn lên trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2019.
Điều này đã thúc đẩy Alibaba đánh giá lại cách tiếp cận của mình, dẫn đến việc Lazada thay đổi cách điều hành, lấy mỗi thị trường làm trung tâm, thành lập các bộ phận chuyên trách ở mỗi quốc gia hoạt động và hình thành cơ cấu kinh doanh khép kín.
Tuy nhiên vào năm 2022, khi Jiang Fan – cựu Chủ tịch Tmall và Taobao, đảm nhận mảng kinh doanh quốc tế của Alibaba, lại tiến hành cải cách một lần nữa. Tháng 6 cùng năm, James Dong – khi ấy là CEO Lazada tại Thái Lan và Việt Nam, được bổ nhiệm làm CEO Lazada.
Việc này nhằm mục đích nâng cao năng lực quản lý tại trụ sở chính ở Singapore. Chiến lược dẫn đến nhu cầu giảm số lượng nhân viên tại các thị trường trớc đây, và hợp nhất dưới một mái nhà tại trụ sở chính. Đây có thể là lý do chính đằng sau việc sa thải quy mô lớn gần đây.
Một nguồn tin giấu tên của Lazada tiết lộ ba lý do dẫn đến đợt điều chỉnh lần này.
Việc hợp nhất các bộ phận sản phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp vào trụ sở chính nhấn mạnh cải thiện trải nghiệm người dùng và người bán là trọng tâm của Lazada trong năm nay. Công ty tin rằng sự giám sát trực tiếp tại trụ sở chính sẽ nâng cao hiệu quả và các chiến lược trong tương lai, chẳng hạn như trợ giá và tăng trưởng người dùng.
Mặc dù trước đây Lazada theo đuổi mô hình kinh doanh khép kín tại mỗi quốc gia, nhưng nguồn lực hạn chế đã cản trở cạnh tranh hiệu quả trước các đối thủ. Lazada đang hướng tới giải quyết vấn đề này bằng cách củng cố nguồn lực tại trụ sở chính để hành động tập thể.
Thông qua việc hợp lý hóa nhiều tuyến báo cáo tại trụ sở chính, Lazada mong muốn đơn giản hóa quy trình ra quyết định và đưa ra quyết định hiệu quả hơn.
Ngoài ra, đợt điều chỉnh lần này cũng dẫn đến sự hợp nhất giữa các bộ phận thương mại tại Lazada và AliExpress – động thái mà ông Jiang đã ủng hộ từ khi tiếp quản mảng kinh doanh quốc tế của Alibaba.
Sự tích hợp này nhằm mục đích xác định rõ ràng hơn vai trò của Lazada và AliExpress, trong đó Lazada tập trung vào nội địa hóa chủ yếu ở Đông Nam Á còn AliExpress hướng đến các cơ hội xuyên biên giới tại các thị trường trọng điểm bên ngoài khu vực, như Tây Ban Nha, Pháp, Hàn Quốc, và Mỹ.
Bằng cách củng cố nguồn lực, tăng cường hội nhập và giảm cạnh tranh nội bộ, Alibaba đặt mục tiêu giúp Lazada cạnh tranh hiệu quả hơn trước các đối thủ như Shopee.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bên cạnh lượng hàng hóa sẵn có không đồng đều ở Đông Nam Á, logistics là một vấn đề lớn không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Thời điểm năm 2017, dịch vụ chuyển phát nhanh ở Đông Nam Á không chỉ đắt mà còn chậm. Người dùng thường phải mất 7 ngày mới nhận được hàng mua online. Hàng hoá mua từ nước ngoài có thể mất cả năm để vận chuyển.
Các chủ shop được hưởng lợi từ chính sách giao hàng này. Chẳng hạn một người bán xuyên biên giới Indonesia nhận được đơn hàng 6,26 USD, họ sẽ nhận được khoản hỗ trợ vận chuyển 3,48 USD.
Shopee đốt tiền vào các khoản trợ cấp này để đổi lấy lưu lượng truy cập lớn và doanh số bán hàng tăng nhanh – điều này trực tiếp thúc đẩy ngành chuyển phát nhanh nội địa.
Hai công ty chuyển phát nhanh lớn nhất Indonesia là JNW và J&T là những doanh nghiệp hưởng lợi chính. Một nhân viên của J&T ở Indonesia nói rằng mật độ các cửa hàng của J&T tại Jakarta đã tăng lên thành cứ 5 km có một điểm, vào năm 2018.
Để vận chuyển nhiều hàng hóa hơn tới Indonesia, quốc gia vốn sở hữu hơn 1.000 hòn đảo, J&T đã mua một số tàu chở hàng. Đến giữa năm 2018, hầu hết các sản phẩm mua trên Shopee đều được giao trong vòng 3 ngày, thậm chí một số giao trong vòng hai ngày.
Một lượng lớn nhân sự Lazada cũng đã chuyển sang làm việc cho Shopee. Một nhân viên Lazada nói rằng những tăng trưởng của Shopee trong năm 2018 về logistics và đầu tư có thể nhờ một phần những cựu nhân viên Lazada.
Theo báo cáo của iPrice, trong quý I/2019, số lượt tải xuống ứng dụng, số người dùng hàng tháng và tỷ lệ giữ chân khách hàng của Shopee đều vượt qua Lazada.
“Sao chúng tôi làm tốt thế?” Một giám đốc điều hành quản lý cấp trung của Shopee đặt vấn đề. “Thực ra, đối thủ cạnh tranh của chúng tôi quá giỏi mà thôi”.
Tháng 9/2018, ông Peng Lei rời vị trí CEO Lazada. Thay thế ông là đồng sáng lập người Pháp Pierre Poignant. Tuy nhiên, phía sau hậu trường, CEO Alibaba lúc bấy giờ là ông Zhang Yong mới thực sự là người nắm quyền cao nhất tại Lazada.
Sau khi ông Peng Lei từ chức, mỗi tháng CEO Alibaba thường có chuyến bay kéo dài 5 tiếng đồng hồ từ Hàng Châu (Trung Quốc) tới Singapore để họp trong hai ngày.
Một người trong ngành thương mại điện tử nói: “Thị trường vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và điều mà Lazada lúc đó cần là một ông chủ có tinh thần chiến binh”.
Trong các cuộc họp hàng tháng đó, các đơn vị ở 7 thị trường sẽ báo cáo trực tiếp cho ông Zhang. Mỗi thị trường sẽ có từ 30 đến 50 người tham dự, lấp kín một phòng họp. Ông Zhang sẽ đưa ra quyết định cho từng mục trong chương trình họp. Phong cách quản lý thực hành của ông Zhang đôi khi lại phản tác dụng.
Chẳng hạn, tháng 12/2018, Shopee đã mời Lisa của Blackpink biểu diễn tại Jakarta thu hút rất đông khán giả. Một năm sau, nền tảng thương mại điện tử Indonesia là Tokopedia cũng làm điều tương tự.
Lazada cũng muốn mời Blackpink nhưng những lãnh đạo tại trụ sở chính ở Hàng Châu (Trung Quốc) không thể hiểu được tại sao họ lại muốn mời một nhóm nhạc tương đối xa lạ đối với người Trung Quốc đến biểu diễn ở Đông Nam Á.
Một nhà đầu tư của Lazada nói rằng nhóm đã cuộc gặp với ông Zhang ở Singapore nhưng không thể trình bày ý tưởng mời Blackpink một cách rõ ràng và cuối cùng họ đành quay về sử dụng quảng cáo trên Facebook và Google.
Nhà đầu tư này cũng nói thêm rằng vì kiểu quảng cáo trả phí này ở Đông Nam Á rẻ hơn ở Trung Quốc, lợi nhuận sẽ cao, dẫn đến đánh giá KPI nội bộ trong Alibaba sẽ được chấm tốt hơn. Quảng cáo kỹ thuật số có chi phí thấp hơn vẫn có thể tạo ra lượng click lớn, ngay cả khi đây không phải là công cụ tiếp thị hiệu quả nhất.
“Họ chi một số tiền gấp mười lần cho các chiến thuật quảng cáo cũ, để rồi ít thành công hơn so với Shopee”, nhà đầu tư cho biết.
Mỗi tháng ông Zhang có mặt tại Đông Nam Á ít nhất hai ngày mỗi tháng, nhưng CEO Shopee lại có mặt mỗi ngày. Các nhân viên Alibaba làm việc ở Đông Nam Á trong các vị trí quản lý đã không thể giải quyết được xung đột văn hoá.
“Có một số nét văn hoá trong nội bộ Lazada. Chẳng hạn Alibaba thích thẳng thắn, văn hoá châu Âu và Singapore đề cao tính chuyên nghiệp còn văn hoá Đông Nam Á lại dè dặt hạn chế hơn, đặc biệt ở Indonesia”, một nhà đầu tư nói.
Người này cho biết văn hoá làm việc tại Alibaba rất mạnh mẽ, “dù muốn hòa nhập với văn hóa địa phương, nhưng lại không quen biết với ai, và dần sớm tự biến mình thành kẻ thù chung của tất cả các nhóm văn hóa khác”.
Chẳng hạn thời điểm ấy CEO Lazada Việt Nam là Zhang Yixing, người từng là trợ lý cho ông Daniel Zhang Yong.
Zhang Yixing tự triển khai hệ thống quản lý từ trên xuống ở Việt Nam, điều này mâu thuẫn với văn hóa địa phương là “lãnh đạo tập thể”. Nếu nhân viên Việt Nam thắc mắc về quyết định của mình, ông sẽ trả lời thẳng với họ rằng cách làm của ông ấy là những gì Tmall đã làm ở Trung Quốc.
Theo những người quen thuộc, Zhang Yixing từng chỉ thị mua giấy vệ sinh hàng trăm nghìn USD để làm quà khuyến mại. Nhưng giấy vệ sinh không phải là thứ cần thiết ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước Đông Nam Á, nơi người dân đã quen với vòi xịt. Cuối cùng, chỉ một phần nhỏ số hàng này được bán.
Mọi chuyện cuối cùng đã đi đến hồi kết vào nửa đầu năm 2019. Trong cuộc gặp giữa đơn vị ở Việt Nam và trụ sở chính tại Singapore. Cấp dưới người Việt Nam của Zhang Yixing đã lên tiếng phàn nàn về CEO. Sau đó, Zhang được chuyển trở lại Hàng Châu.
Xung đột văn hóa này đã trở thành vấn đề cấp bách đối với ban lãnh đạo cấp cao. Vào tháng 6/2018, Chủ tịch Lazada Peng Lei trong một bài phát biểu nội bộ đã nhắc nhở tất cả nhân viên của Alibaba rằng họ phải khiêm tốn vì còn nhiều điều phải học hỏi.
Peng Lei nói: “Mỗi quốc gia đều có văn hoá riêng của mình”. Sau khi trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị, Peng Lei liên tục nhấn mạnh rằng nhân viên của Alibaba phải “duy trì tinh thần khiêm tốn và phấn đấu không ngừng”.
Hệ thống đánh giá nội bộ của Alibaba không giải quyết được vấn đề gì. Alibaba đã giao cho các nhà quản lý mới tại Lazada các KPI cố định, yêu cầu họ phải đạt các KPI này trong vòng 18 tháng.
“Thời gian mà Alibaba dành cho những nhà quản lý này quá ngắn”, một cựu nhân viên của Huawei nói . Người này cũng cho biết Huawei thường cho nhân viên nhất hai năm để thích nghi với môi trường quốc tế mới.
Những nhân viên của Alibaba có kỹ năng hoặc kinh nghiệm đặc biệt có thể đạt được các KPI này, nhưng họ không duy trì được lâu.
“Tôi thực sự lạc quan về thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á, vì những người sẵn sàng ở lại đây lâu dài sẽ tự bắt đầu sự nghiệp riêng của họ, hoặc leo lên hàng ngũ quản lý nội bộ của Alibaba và sử dụng Lazada như bàn đạp”, một nhà đầu tư chia sẻ.
Với mức hao hụt nhân sự lớn ở các cấp, không lạ khi đội ngũ nhân viên Lazada vẫn chưa ổn định sau một thời gian dài. Kể từ 2018, Lazada đã thay thế ba trưởng bộ phận tại 4 quốc gia Đông Nam Á.
Việc luân chuyển thường xuyên không chỉ làm giảm khả năng thực hiện kế hoạch của Lazada mà còn ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Các thương nhân tại Malaysia nói rằng vì nhân sự Lazada thay đổi liên tục nên việc hình thành mối quan hệ làm việc với công ty là vô cùng khó khăn.
Đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử nhưng nghiêng về các đối thủ cạnh tranh của Alibaba. Sau khi vượt lên dẫn trước vào năm 2019, Shopee đã giới thiệu Shopee Mall, nơi các thương hiệu lớn, có uy tín có thể mở cửa hàng trực tuyến. Họ cũng đầu tư 192,9 triệu USD vào các hoạt động tiếp thị và quảng cáo, bao gồm phí để ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo làm đại diện thương hiệu.
Giữa năm 2019, Lazada chuyển sang chiến lược cắt lỗ.
Một số kênh quảng cáo cho biết, từ đó đến nay, Shopee chủ yếu mua quảng cáo CPI (chi phí cho mỗi lượt cài đặt – trả tiền cho kênh quảng cáo mỗi khi người dùng tải ứng dụng xuống), trong khi Lazada chủ yếu mua quảng cáo CPR (tính theo giá mỗi kết quả – chỉ trả tiền cho kênh quảng cáo một lần khi người dùng đã mua thứ gì đó bằng ứng dụng).
Điều này phản ánh chiến lược thị trường đang thay đổi của cả hai công ty, với việc Shopee vẫn đầu tư mạnh vào việc thu hút người dùng, trong khi Lazada tập trung vào kiểm soát chi phí.
Ông Zhang Yong không còn bay đến Singapore mỗi tháng nữa. Alibaba giao trách nhiệm cho những người am hiểu thị trường Đông Nam Á hơn như Li Chun, người đã làm việc cho Lazada hơn ba năm.
Li tốt nghiệp đại học Bắc Kinh, làm việc cho eBay tại Trung Quốc và sau đó làm việc tại trụ sở chính ở Mỹ, với tổng cộng 12 năm kinh nghiệm. Sau khi trở về Trung Quốc vào năm 2014, ông gia nhập Alibaba, giữ chức vụ CTO tại bộ phận B2B.
Hai năm sau, ông lại đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành Lazada Indonesia vào tháng 7/2019. Đây là thời điểm Lazada lâm vào khủng hoảng khi mọi chỉ số đều đi xuống thấp nhất.
Chiến lược lãnh đạo của Li đã mang về kết quả. Theo App Annie, từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, mặc dù Tokopedia và Shoppe vẫn là những ứng dụng phổ biến nhất ở Indonesia, nhưng số lượt tải xuống ứng dụng của Lazada vẫn đứng đầu bảng xếp hạng.
Đến tháng 6/2020, Li được thăng chức CEO Lazada.
Tuy nhiên, đà tăng trưởng của Lazada lại vấp phải một trở lực, đó là đại dịch. COVID-19 tạo cho các đối thủ cạnh tranh cơ hội để có được một lượng lớn khách hàng chịu chi. Đến quý III/2020, lượt truy cập hàng tháng vào Shopee gấp 4 lần lượt truy cập của Lazada ở Đông Nam Á và gấp 20 lần lượt truy cập của JD.com.
Các đợt lockdown trên khắp các thành phố Đông Nam Á cũng không ngăn được Shopee đầu tư vào các chiến dịch marketing quy mô lớn. Chẳng hạn, màn hình lớn nhất tại Trung tâm mua sắm Orchid Garden, trung tâm thành phố Jakarta tiếp tục hiển thị quảng cáo của Shopee một cách nổi bật, ngay cả khi có ít người đi qua hơn.
Lazada chậm chân hơn. Một nhân viên của nền tảng này tại Indonesia nói rằng sau khi đại dịch bùng phát ở Jakarta vào tháng 4/2020, Alibaba đã rút gần như toàn bộ nhân viên của mình.
Đến quý III/2020, lượt truy cập hàng tháng vào Shopee gấp gần 4 lần so với Lazada, với giá trị thị trường của công ty mẹ Sea Limited bằng 1/5 vốn hoá Alibaba.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tờ Techinasia mở đầu bài viết cho biết, nền tảng thương mại điện tử Lazada chào năm 2024 bằng việc cắt giảm nhân sự ở tất cả các quốc gia mà họ có mặt. Theo nguồn tin của Techinasia thì có khoảng 30% tổng số nhân viên đã bị sa thải, trong tổng số 8.000 đến 10.000 nhân sự.
Chiến lược tiếp theo của Lazada là gì?
Các nguồn tin của Tech in Asia biết ba điều sẽ xảy ra trước mắt. Đầu tiên là sự hợp nhất giữa LazMall và Marketplace của Lazada. LazMall là một nền tảng được tuyển chọn dành cho các thương hiệu đã được xác minh, trong khi Marketplace là nền tảng miễn phí cho tất cả mọi người.
Các nguồn tin giấu tên cho biết họ không thể nói chi tiết, chính xác kết quả cuối cùng sẽ như thế nào, nhưng việc bổ nhiệm Jason Chen làm giám đốc kinh doanh của tập đoàn vào tháng 8 năm ngoái là để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch này.
Thứ hai, một cuộc cải tổ lãnh đạo đang được thực hiện. Theo nguồn tin của Techinasia, Kaya Qin sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Lazada Malaysia để thay thế Alan Chin, người đã bị sa thải. Qin vốn là COO của tập đoàn và Giám đốc điều hành của chi nhánh tại Việt Nam.
Động thái thứ ba là tập trung hóa. Các nguồn tin nói thêm rằng Lazada sẽ giảm số lượng nhân viên tại mỗi thị trường và số nhân viên còn lại sẽ báo cáo trực tiếp cho văn phòng Singapore và “có trách nhiệm nhiều hơn với Trung Quốc”. Cấu trúc cuối cùng của Lazada vẫn chưa rõ vì các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra.
Tại sao Lazada lại thực hiện những động thái này?
Trên sân nhà, Alibaba nhanh chóng mất chỗ đứng trước đối thủ PDD Holdings, công ty đã vượt qua Alibaba về giá trị thị trường.
Ở nước ngoài, Lazada vẫn chưa chiếm được vị trí dẫn đầu thị trường ở Đông Nam Á mặc dù đã nhận được khoản đầu tư 7,4 tỷ USD từ Tập đoàn mẹ Alibaba. Với việc thị trường thương mại điện tử khu vực đạt mức bão hòa, động lực đó khó có thể thay đổi.
Những xu hướng này có thể đã buộc Alibaba phải cắt lỗ và từ bỏ nỗ lực kiếm lợi nhuận ở Đông Nam Á, bảo toàn nguồn lực để bảo vệ sân nhà của mình.
Các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm có thể nhằm mục đích đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh tốt hơn, trước thềm đợt IPO.
“Từ tháng 8 năm ngoái”
Được thành lập vào năm 2012 bởi Rocket Internet, Lazada có mặt tại 6 quốc gia gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.
Dù khởi đầu sớm nhưng Lazada đã bị Shopee vượt mặt với hàng loạt ưu đãi, giảm giá. Các nhà phân tích cũng dự đoán TikTok Shop sẽ gia tăng sự cạnh tranh sau khi gã khổng lồ truyền thông xã hội Trung Quốc mua lại cổ phần kiểm soát tại Tokopedia của Indonesia.
Các cựu giám đốc điều hành của Lazada đã nói với Techinasia rằng “kể từ tháng 8 năm ngoái”, công ty đã tiến hành tái cơ cấu, luân chuyển nhân viên đến các phòng ban khác nhau.
Trong mỗi đợt, một số ít người đã bị sa thải. Loh Wee Lee cũng thôi giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Lazada Singapore vào tháng 8/2023.
Sau đó xuất hiện một làn sóng cắt giảm lớn vào tháng 10/2023. The Edge Singapore đưa tin rằng Lazada Singapore đã hoạt động mà không có bộ phận truyền thông nội bộ kể từ năm ngoái.
Một số người cho biết, dấu hiệu rõ ràng nhất là việc Lazada chấm dứt các chứng từ đồng tài trợ hoặc trợ cấp cho khách hàng. Nguồn tin cho biết thêm, điều này khiến nhiều nhóm thị trường địa phương gặp khó khăn vì họ không thể đưa ra các ưu đãi để lôi kéo khách hàng mua sắm tại Lazada.
Đổi lãnh đạo liên tục
Đây không phải là lần đầu tiên Lazada trải qua những thay đổi về lãnh đạo sau khi được gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba mua lại vào năm 2016. Đồng sáng lập Lazada Maximilian Bittner đã từ chức vào năm 2018 để nhường chỗ cho tỷ phú Trung Quốc Lucy Peng, còn được gọi là Peng Lei. Bà cũng chính là một trong những người sáng lập Alibaba.
Peng giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Lazada trong 8 tháng và được kế nhiệm bởi người đồng sáng lập Lazada và cựu COO Pierre Poignant từ tháng 12/2018, trước khi Li Chun, cựu sếp tại PayPal và Alibaba tiếp quản vào tháng 6/2020. James Dong sau đó đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành tập đoàn vào tháng 6/2022.
Việc cắt giảm diễn ra trong bối cảnh có suy đoán rằng chi nhánh thương mại điện tử quốc tế của Alibaba, bao gồm cả Lazada, đang tìm cách niêm yết tại Mỹ trong năm nay. Kế hoạch này được đưa tin lần đầu tiên vào tháng 5/2023.
Hiện không rõ, kế hoạch kể trên có còn tồn tại hay không. Bản thân công ty mẹ Alibaba cũng đã trải qua thời kỳ khó khăn khi giá cổ phiếu của công ty này đã giảm 75% trong 3 năm qua.
Vào tháng 12/2023, PDD Holdings, công ty điều hành trang thương mại điện tử Temu, đã chính thức vượt Alibaba về vốn hóa thị trường.
Một nguồn tin thân cận với ban lãnh đạo của Alibaba gần đây đã nói với The Financial Times rằng việc PDD vượt qua Alibaba “là một lời cảnh tỉnh thực sự cho công ty”. Những người trong nội bộ công ty và các nhà phân tích nói thêm rằng Alibaba cho đến nay đã thất bại trong việc tích cực đối đầu các đối thủ mới.
Theo những người trong nội bộ Lazada mà Techinasia trò chuyện, những trở ngại kinh tế ở Đông Nam Á đã góp phần khiến mức chi tiêu của người tiêu dùng trên nền tảng này giảm đi.
Bản thân đối thủ Shopee cũng cắt giảm nhân sự từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023, ảnh hưởng đến 7.000 việc làm trên toàn thế giới.
Điều đó đã giúp Tập đoàn mẹ Sea Group tạm thời rơi vào tình trạng lãi trước khi báo lỗ vào quý 3 năm 2023 sau khi tích cực quay trở lại lĩnh vực thương mại điện tử. Shopee đã phải ngừng chương trình liên kết với người bán vào tháng 3 năm ngoái.
Tuy nhiên, các nhà phân tích công nghệ phụ trách các công ty thương mại điện tử trong khu vực cho Techinasia biết rằng việc củng cố tại Lazada có thể chỉ là tạm thời. Họ tin rằng Alibaba chỉ đang hạn chế thua lỗ để đưa ra bảng cân đối kế toán “đẹp” trước thềm IPO.
Sớm hay muộn, Lazada cũng sẽ quay trở lại cuộc đua. Trong khi đó nhân viên của Lazada vẫn đang trong tình trạng lấp lửng. Các nguồn tin cho biết một số người bị sa thải vẫn tiếp tục làm việc trong khi những người còn lại không chắc chắn về những gì diễn ra tiếp theo.
Chưa kể, theo Techinasia, hầu hết các C-Suite (lãnh đạo cấp cao nhất gồm những vị trí như giám đốc điều hành (CEO), giám đốc điều hành (COO), giám đốc tài chính (CFO) và giám đốc thông tin (CIO)) ở mỗi quốc gia đều đã ra đi. Ở một số nước, chẳng hạn như Malaysia, người lãnh đạo cao nhất đang là… giám đốc kinh doanh.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Shopee – nền tảng thương mại điện tử “cây nhà là vườn” của khu vực Đông Nam Á, đang dẫn đầu theo nhiều nghĩa. Thành lập vào năm 2015, Shopee thuộc công ty game Garena.
Đội ngũ sáng lập Shopee là những người trẻ từng du học và làm việc cho các tập đoàn đa quốc Ia. Tại quý IV/2020, doanh thu Shopee đạt 35,4 tỷ USD, gấp đôi năm 2019 và chiếm tới 57% khối lượng giao dịch toàn thị trường (Gross Merchandise Volume) thương mại điện tử Đông Nam Á.
Thời điểm ấy, vị thế của Lazada chưa được đảm bảo khi một gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến từ Trung Quốc cũng đang nhòm ngó thị trường này. Đó là Alibaba – công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc.
Đông Nam Á là thị trường nước ngoài đầu tiên và lớn nhất Alibaba đặt chân đến. Giám đốc điều hành khi ấy là Daniel Zhang Yong cùng đồng sáng lập Peng Lei hàng tháng thường bay đến Đông Nam Á để họp.
Năm 2016, khi Shopee mới chỉ đang là một startup, Alibaba đã mua lại Lazada – khi đó là công ty thương mại điện tử lớn nhất khu vực.
Ngày nay, Shopee chiếm thị phần lớn nhất khu vực. Công ty mẹ Sea Limited là công ty công nghệ lớn nhất khu vực, với giá thị trường gần 130 tỷ USD.
Một nhà đầu tư giấu tên nói rằng: “Alibaba đang trải qua những gì mà Amazon từng trải khi cố gắng xâm nhập thị trường Trung Quốc bằng cách mua lại Joyo. Dù hệ thống và nhân sự của Amazon tốt hơn Alibaba nhưng rốt cuộc vẫn thua Taobao. Tại thị trường Đông Nam Á, điều ngược lại đang diễn ra với Alibaba”.
Năm 2014, Alibaba niêm yết trên sàn New York một cách rầm rộ. Vào thời điểm đó, Jack Ma đầy cảm hứng tuyên bố rằng trong vòng một thập kỷ tới, nửa doanh thu sẽ đến từ thị trường nước ngoài.
Rất nhiều cựu nhân viên Alibaba tin rằng việc lựa chọn thị trường phù hợp để mở rộng là vấn đề đơn giản.
“Châu Mỹ và châu Âu vốn là sân nhà của Amazon và Alibaba gần như không có cơ hội thành công ở đó. Nga và Trung Đông giáp với Trung Quốc, nhưng tốc độ phát triển kinh tế chậm của họ không phải là lý tưởng. Ấn Độ là thị trường tiềm năng để đầu tư nhưng không thể làm được nếu không có sự hỗ trợ của các đối tác trong nước.
Châu Phi và Đông Nam Á là hai khu vực duy nhất còn lại. So với Đông Nam Á, khoảng cách của Châu Phi với Trung Quốc và nguồn nhân lực hạn chế là một vấn đề”, nhân viên Alibaba chia sẻ.
Do đó, lợi thế của Đông Nam Á rất rõ ràng. Khu vực này có dân số đông đúc với hơn 600 triệu người, một phần của khu vực kém phát triển nhưng nhìn chung lại đang phát triển với tốc độ chóng mặt, được thúc đẩy bởi các điều kiện chính trị xã hội tương đối ổn định và thuế quan ưu đãi trong ASEAN.
Đông Nam Á là nơi có một lượng lớn cộng đồng người Hoa hải ngoại.
Alibaba tiến vào Đông Nam Á thông qua Lazada – được thành lập tại Singapore vào năm 2012. Lazada mang trong mình DNA vườn ươm Rocket Internet của Đức, nơi nổi tiếng là một “nhà máy sao chép”, chuyên sao chép các mô hình kinh doanh từ Thung lũng Silicon và sau đó “áp dụng” chúng vào các quốc gia khác ở nước ngoài.
Đến năm 2015, GMV của Lazada đạt trên 1,3 tỷ USD, vượt qua đối thủ Tokopedia của Indonesia để trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu khu vực. Không lâu sau, vào tháng 4/2016, Alibaba mua 51% cổ phần Lazada, sau đó tiếp tục đầu tư 1 tỷ USD vào tháng 6/2017 để nâng tỷ lệ sở hữu lên 83%.
Thời gian đầu, Lazada tập trung chủ yếu vào thị trường Indonesia.
Các đường phố và ngõ hẻm của Jakarta tràn ngập quảng cáo. Indonesia được coi là thị trường hứa hẹn nhất ở Đông Nam Á. Chiến lược quảng cáo đã phát huy hiệu quả khi gieo vào đầu người tiêu dùng rằng thương mại điện tử dễ tiếp cận hơn họ nghĩ rất nhiều.
Một chuyên gia trong ngành thương mại điện tử nói: “Rocket Internet đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Lần đầu tiên trong lịch sử, có người đổ tiền vào lĩnh vực này”.
Giống như Alibaba và JD.com phát động lễ hội mua sắm 11/11 và 18/6 tại Trung Quốc, Lazada đã phát triển Harbolnas, sự kiện bán hàng riêng của mình vào ngày 12/12. Học theo kinh nghiệm từ thị trường Trung Quốc, họ bắt đầu tập trung vào điện tử tiêu dùng, quản lý nhu cầu lưu kho, giao hàng và thanh toán.
Khi hoạt động của Lazada được mở rộng, đội ngũ quản lý bắt đầu tỏ ra lúng túng trong khi nhu cầu thương mại điện tử ngày càng tăng. Theo một người trong nội bộ Lazada, khi tổ chức các hoạt động khuyến mại, tình trạng hết hàng bất ngờ và giao hàng chậm trễ trở nên phổ biến do kho hàng chưa được tích hợp tốt.
Việc về tay Alibaba được kỳ vọng là động lực thúc đẩy Lazada phát triển thông qua sự kết hợp giữa tài chính và chuyên môn.
Tên tuổi của Jack Ma – sáng lập Alibaba và được coi là doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc lúc bấy giờ, đã khiến Lazada chấp nhận khoản đầu tư từ Alibaba. Với mối hợp tác kinh doanh mới, Alibaba đã đóng cửa đơn vị kinh doanh xuyên biên giới AliExpress tại Indonesia.
Vào thời điểm đó, Shopee hầu như không được coi là mối đe dọa. Shopee lần đầu tiên ra mắt tại Đài Loan vào tháng 10/2015 và sau đó mở rộng sang Đông Nam Á qua Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Sau thương vụ mua lại, Alibaba hứa hẹn với Lazada rằng họ sẽ có thể duy trì hoạt động độc lập. Vậy nhưng những bất đồng và xung đột đã nhanh chóng nổ ra.
Một người trong nội bộ Lazada cho biết: “Chẳng hạn, vào năm 2017, Cainiao – nhà cung cấp dịch vụ giao hàng của Alibaba, muốn xây dựng nhà kho rộng 10.000 m2, nhưng Lazada muốn thử nghiệm một nhà kho rộng 5.000 m2 trước.
Năm đó, Alibaba cũng muốn đưa một số thương hiệu quốc tế lớn đến với Lazada nhưng nhân viên của Lazada cảm thấy những thương hiệu này quá đắt và sẽ không được người tiêu dùng địa phương đón nhận”.
Để đảm bảo các quyết định của mình sẽ được thực hiện, Alibaba chuyển đổi cơ cấu nội bộ của Lazada. Tháng 3/2018, ông Peng Lei, cựu Giám đốc điều hành Ant Financial, đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành Lazada. Đây là một phần điều khoản ràng buộc để Alibaba chấp nhận đầu tư 2 tỷ USD vào Lazada.
Sau khoản tài trợ khổng lồ, Lazada đã không hành động ngay lập tức để chống lại các đối thủ cạnh tranh mà thay vào đó là bắt đầu quá trình thanh lọc nội bộ.
Một nhà cung cấp quảng cáo nói rằng vì Lazada gần như là một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn Alibaba, nên việc quản lý tài khoản trên nhiều quốc gia phức tạp hơn và cho đến khi việc này có thể được giải quyết xong xuôi thì chuyện lập ngân sách và chi tiêu quảng cáo gần như sẽ tạm dừng.
Song song, những nhà bán hàng địa phương nhận thấy giao diện shop thay đổi chỉ sau một đêm. Một người bán hàng quen thuộc với các dịch vụ của Alibaba ở Trung Quốc cho biết hệ thống back-end mới của Lazada gần như là một bản sao Taobao.
Kế hoạch nâng cấp mà Alibaba dành cho Lazada có tên mã là Voyage (cuộc hành trình), biểu tượng cho con đường hướng tới các thị trường mới. Giám đốc công nghệ Alibaba, Zhang Jianfeng, đặt ra hai yêu cầu chính:
Thứ nhất, dự án tổng thể phải hoàn thành trước ngày 31/3 – ngày cuối cùng trong năm tài chính của Alibaba. Thứ hai, kế hoạch phải đạt được ngay lập tức.
Các chủ shop đồng ý rằng giao diện bán hàng trên Lazada cần được nâng cấp vì khó sử dụng nhưng sự thay đổi đột ngột này là điều họ không mong muốn. Gần như tất cả các tính năng sản phẩm và quản lý của Taobao như phiếu giảm giá, dịch vụ khách hàng và giao diện bán hàng,… đều được ra mắt ngay cùng một lúc, khiến người người dùng khó học cách sử dụng chúng.
Nhân viên Lazada ví von rằng việc áp hệ thống Alibaba vào nền tảng thị trường Đông Nam Á mà không tinh chỉnh giống như lắp động cơ Boeing 747 lên một chiếc xe cổ.
Bên cạnh những thay đổi kỹ thuật, hàng trăm nhân viên quản lý cấp trung của Alibaba đã được bổ nhiệm vào các vị trí khác nhau trong Lazada. Động thái này khiến các nhà quản lý người châu Âu ban đầu tại Lazada không khỏi lo lắng.
“Các sếp châu Âu rất kiêu ngạo và không quen trở thành cấp dưới cũng như phải báo cáo cho các nhà quản lý người Trung. Mặt khác, những nhân sự châu Âu biết rõ rằng đồng nghiệp Trung Quốc đến để thay thế họ. Vậy ai còn muốn làm việc ở Lazada nữa?”, một người trong nội bộ Lazada nói.
Các lãnh đạo người châu Âu như đồng sáng lập Charles Debonneuil và Giám đốc tiếp thị Tristan de Belloy đã sớm rời công ty. Nhiều người khác, bao gồm cả nhân viên ở cấp thấp hơn, cũng làm theo.
Mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng hơn bởi rào cản ngôn ngữ. Có hàng chục ngôn ngữ được sử dụng trên khắp Đông Nam Á. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính ở Singapore nhưng nhân viên Alibaba nhìn chung không thông thạo và thích sử dụng tiếng Trung để giao tiếp với nhau trong phạm vi nhỏ.
Một người khác trong nội bộ Lazada nói rằng khi Alibaba lựa chọn những ứng viên sẽ được chuyển sang Lazada, yếu tố đầu tiên họ tìm kiếm là lòng trung thành, trong khi điểm đánh giá thứ hai là hiệu quả kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.
Vì vậy, khả năng thông thạo tiếng Anh không phải là yêu cầu then chốt, mặc dù sau này những nhân viên trẻ hơn, thông thạo ngôn ngữ này hơn đã được cử sang làm việc.
Với ba đợt nâng cấp sản phẩm, điều chỉnh nhân sự, thanh lọc kế toán, hoạt động thực tế của Lazada đã bị đình trệ.
Một số đối tác của Lazada nói rằng họ cảm thấy công ty “gần như không làm gì” trong sáu tháng đầu tiên sau khi CEO Peng Lei đến. Một số chủ shop ở Malaysia cho biết Lazada thậm chí đã dừng một số chương trình khuyến mãi quan trọng trong thời gian này.
Cuối năm 2017, công ty mẹ của Shopee là Garena đổi tên thành Sea Limited và niêm yết trên sàn chứng khoán New York với giá trị 6,3 tỷ USD.
“Sau khi IPO, rất nhiều người đã bán cổ phiếu của mình. Họ không tin rằng nó có thể phát triển lớn hơn”, một nhà đầu tư Shopee chia sẻ.
Vào năm 2018, CEO Shopee Chris Feng đã nắm bắt cơ hội để phát động cuộc tấn công trước sự trì trệ của Lazada tại Đông Nam Á.
Hiện vốn hóa thị trường của Shopee đã vượt 120 tỷ USD. Nhân viên của Shopee cho biết 80% giá cổ phiếu của Sea Limited được hỗ trợ bởi tiềm năng tăng trưởng của nền tảng, trong khi 80% tiềm năng của Shopee được hỗ trợ bởi CEO Feng.
Chris Feng là người gốc Giang Tô (Trung Quốc). Ông nhận được học bổng của chính phủ Singapore vào năm 2000 khi còn là học sinh năm hai trung học. Sau đó, ông theo học tại Đại học Quốc gia Singapore chuyên ngành khoa học máy tính và học cao hơn tại Stanford.
Ông gia nhập McKinsey và sau đó chuyển sang Rocket Internet, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của Lazada.
Những người thân cận với Feng cho biết ông là người tiên phong rời bỏ Lazada để gia nhập Garena vào năm 2014 do không hài lòng với tình hình tại công ty cũ. Ông thành lập bộ phận trò chơi di động của Garena và sáng lập Shopee một năm sau đó.
Theo những người quen thuộc, ông rất được cấp dưới tôn trọng và được coi là một người “vô cùng thông minh và vô cùng tự tin”, “phản ứng nhanh chóng và có khả năng ghi nhớ tuyệt vời”.
Cứ hai tuần, Feng tổ chức các cuộc họp quy mô lớn với sự tham gia của hàng chục cá nhân và có thể bất ngờ nêu ra dữ liệu và thông tin được đề cập trong các cuộc họp trước đó một cách dễ dàng.
Vào các ngày trong tuần, Feng thường mặc áo phông có logo Shopee và chỉ mặc vest trang trọng trong những dịp quan trọng.
Ông vẫn sống trong một căn nhà công cộng giá phải chăng (HDB) do chính phủ Singapore điều hành. Một người bạn lâu năm nhận xét Feng không coi trọng tiền bạc mà “thực sự là người muốn làm nên chuyện lớn”.
Kinh nghiệm và mối quan hệ của Feng tại Lazada được đánh giá là rất quan trọng đối với sự phát triển của Shopee. Chẳng hạn, ông biết rõ về tình hình hỗn loạn bên trong Lazada vào năm 2018 và nắm lấy cơ hội để phát động một cuộc tấn công.
Giống như Lazada, Shopee bắt đầu bằng chiến lược quảng cáo rầm rộ trên khắp Đông Nam Á, với các biển quảng cáo dán tại các bến xe buýt và dọc các đường cao tốc. Họ có những đại diện thương hiệu tại nhiều nước, chẳng hạn như võ sĩ người Philippines Manny Pacquiao và ca sĩ người Malaysia Siti Nurhaliza.
Theo báo cáo từ iPrice, tháng 3/2018, chênh lệch giữa số lượt truy cập của Shopee và Lazada bắt đầu thu hẹp.
CEO Feng tập trung vào thị trường Indonesia. Một nhà đầu tư cho biết: “Khi nói về dân số và quy mô, riêng Indonesia đã chiếm hơn 40% Đông Nam Á. Có câu nói ai chiến thắng ở Indonesia cũng sẽ thành công trên khắp Đông Nam Á”.
Khoảng một nửa dân số 260 triệu người của Indonesia dưới 30 tuổi. Nước này có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng 230 USD. Các ngành công nghiệp nội địa của Indonesia kém phát triển và không thể cung cấp đủ hàng hóa chất lượng cao và giá rẻ cho thị trường trong nước.
Thông qua các kết nối tại Trung Quốc, Shopee đã thu hút được một lượng lớn người dùng Indonesia. Một người tiêu dùng cho biết những mặt hàng bán trên Shopee khá phong phú bao gồm mỹ phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày và đồ chơi nhỏ.
Cô cho biết thích mua mặt nạ thương hiệu Hàn Quốc bán trên Shopee với giá 0,069 USD, mặc dù cô biết rằng nó được sản xuất bởi một công ty Trung Quốc ở Quảng Châu.
“Tại Trung Quốc, nền tảng thương mại điện tử cho phép các nhà máy trực tiếp mở cửa hàng và bán hàng giá rẻ. Indonesia không có nhiều nhà máy, nhưng các nhà bán buôn Trung Quốc từ đại lục có thể mua và trữ lượng lớn hàng hóa”, một thương nhân Indonesia nói.
Hầu hết những thương nhân truyền thống này đều có kênh phân phối trực tiếp do đó việc đưa họ lên bán hàng trên thương mại điện tử không phải là điều dễ dàng.
Trước khi được Alibaba mua lại, Lazada đã cố gắng thuyết phục họ, nhưng vì công ty này không hoạt động trong giới kinh doanh Trung Quốc nên những nỗ lực đã không thành công.
Sau khi bị Alibaba tiếp quản, Lazada vẫn không quan tâm đến việc hình thành quan hệ đối tác với những nhà bán buôn này.
Nhiều người làm việc tại Lazada vào thời điểm đó cho biết trọng tâm của tập đoàn là xây dựng thương hiệu và mang lại những mặt hàng có thể nâng cao xu hướng tiêu dùng ở Đông Nam Á. Alibaba dành nguồn lực và thời gian của họ để giới thiệu nhiều thương hiệu quốc tế hơn và giúp Alibaba có thêm doanh số bán hàng ở nước ngoài vào Ngày Độc thân.
“Bản thân lãnh đạo người châu Âu tại Lazada đã không nắm được tình hình thực tế. Thế nhưng tôi cũng không ngờ nhân viên của Alibaba còn thiếu thực tế hơn nữa”, cựu nhân viên Lazada nói.
Trong khi đó, mỗi năm CEO Shopee dành khoảng 80% thời gian ở Indonesia. Ông thậm chí còn học ngôn ngữ địa phương. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông và cộng sự cuối cùng đã lôi kéo được các nhà bán buôn sử dụng nền tảng của Shopee và đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá giá rẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo nguồn tin từ Tờ The Edge Singapore, Lazada đang sa thải hàng loạt giám đốc cấp cao ở Đông Nam Á (ĐNA), bao gồm Giám đốc kinh doanh chi nhánh Singapore Brigitte Daubry cùng hàng loạt giám đốc Marketing ở các thị trường khác nhau.
Tại Malaysia, giám đốc điều hành cùng giám đốc logistic sẽ bị sa thải cùng với 1/5 nhân sự tại đây.
Trong khi đó giám đốc thương mại Luca Suino của hãng tư vấn Momentum Commerce, đồng thời là Cựu phó chủ tịch của Lazada cho đến tháng 2/2021, đã đăng bài mời gọi các nhân viên Lazada sắp bị thôi việc chia sẻ hồ sơ tuyển dụng nếu cần một cơ hội việc làm mới.
Tính đến 4h chiều ngày 5/1/2024, khoảng 47 nhân viên từ 5 thị trường của Lazada là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines đã điền thông tin hồ sơ vào bài đăng của ông Suino. Các vị trí của những cựu nhân viên này có cả từ quản lý nhóm cho đến Phó chủ tịch.
Tình hình tồi tệ đến mức Arun Kumar và Gerald Young, hai cựu nhân viên Lazada đã rời công ty vào năm 2022 và 2023 đã phải tạo một nhóm chát riêng trên WhatsApp để giúp đỡ lượng lớn lao động sẽ bị sa thải tới đây.
Vào ngày 4/1/2024, anh Kumar, vốn từng là giám đốc mảng nghiên cứu của Lazada đã kêu gọi các nhân viên trong diện sa thải hãy điền hồ sơ để có thể nhanh chóng tìm được công việc mới.
Không thể chấp nhận được
Tờ Tech In Asia cho hay Lazada đang có kế hoạch cắt giảm 30% nhân lực ở ĐNA. Trước đó tập đoàn này đã tuyển dụng đến 10.000 lao động mới ở 6 thị trường bao gồm Việt Nam, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Bởi vậy, việc Lazada cắt giảm mạnh nhân sự được cho là sẽ tạo nên cú sốc trên thị trường lao động.
Động thái này diễn ra ngay sau khi Lazada nhận thêm 634 triệu USD rót vốn từ công ty mẹ Alibaba, nâng tổng số tiền mà tập đoàn Trung Quốc bơm cho nền tảng này trong năm 2023 lên hơn 1,8 tỷ USD.
Phía Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) thậm chí đã đưa ra tuyên bố ngày 5/1/2024 rằng họ cảm thấy vô cùng thất vọng vì Lazada thực hiện cuộc cắt giảm nhân sự hàng loạt mà không thông báo trước hay tham khảo ý kiến từ công đoàn.
Hiện NTUC cho biết việc Lazada sa thải hàng loạt vô trách nhiệm như trên là không thế chấp nhận được và đã chuyển vấn đề lên Bộ nhân lực Singapore (MOM) để giải quyết.
“NTUC đứng về phía những người lao động bị ảnh hưởng. Chúng tôi vô cùng thất vọng trước động thái này của Lazada. Chúng tôi xin được nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp phải hợp tác với công đoàn để đảm bảo một quy trình công bằng, qua đó bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhất là ở Singapore”, phía NTUC cho hay.
Đồng thời, NTUC cũng khẳng định mặc dù sa thải lao động có thể là việc “không thể tránh khỏi” nhưng chúng chỉ nên dùng như một phương án cuối cùng. Phía NTUC kêu gọi các công ty nên sử dụng hết các biện pháp khác trước khi đưa ra quyết định này.
Ngoài ra, NTUC cũng đề nghị doanh nghiệp nên cân nhắc thời gian sa thải để tránh diễn ra trong khoảng thời gian sát Tết Nguyên Đán như hiện nay.
Tờ The Edge đã cố gắng liên hệ với Lazada để đưa ra bình luận nhưng không được vì chi nhánh Singapore của hãng này đã sa thải toàn bộ phòng truyền thông từ năm 2023.
Cựu CEO Loh Wee Lee của Lazada Singapore đã rời chức vào tháng 8/2023 và đợt cắt giảm của công ty tại thị trường này đã liên tục kéo dài đến tận ngày 5/1/2024.
Được thành lập từ năm 2012, Lazada là nền tảng thương mại điện tử xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã mua lại nền tảng này vào năm 2016 để mở rộng kinh doanh tại Đông Nam Á.
Bản thân Lazada được cho là đang gặp cạnh tranh gay gắt ở Đông Nam Á từ đối thủ Shopee. Trong khi đó việc TikTok Shop của TikTok hợp tác với Tokopedia với thương vụ 1,5 tỷ USD càng khiến Lazada đối mặt nhiều thách thức hơn.
“Ông chủ” Alibaba cũng lao đao
Tờ Tech in Asia cho hay ông chủ Alibaba của Lazada cũng đang gặp nhiều khó khăn khi phải điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh, đầu tư và rót vốn của mình trước bối cảnh các đối thủ như PDD và Tencent bành trướng nhanh chóng.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất, Alibaba đã tuyên bố tạm dừng việc tách rời mảng điện toán đám mây theo kế hoạch vì cho rằng thị trường này đang chịu ảnh hưởng vì các lệnh cấm công nghệ của Phương Tây.
Ở mảng thương mại điện tử (eCommerce), Alibaba đã mất vị trí công ty thương mại điện tử có giá trị nhất Trung Quốc vào tay công ty mới nổi PDD mới 8 năm tuổi. Đây là một bước ngoặt đối với ngành công nghiệp internet khi mà Alibaba của Jack Ma vốn đã thống trị trong hơn một thập kỷ.
PDD Holdings là công ty nổi tiếng với ứng dụng mua sắm đình đám Temu và là người tiên phong trong lĩnh vực mua bán hàng giá rẻ trong nước với ứng dụng Pinduoduo. Trong phiên giao dịch ngày thứ 5 tuần này, cổ phiếu công ty đã tăng 4% trong phiên giao dịch tại Mỹ, đạt giá trị thị trường gần 196 tỷ USD. Con số này vượt xa khoảng 190 tỷ USD của Alibaba vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ở New York.
Điều đáng nói là Alibaba từng là ứng cử viên sáng giá nhất của Trung Quốc để trở thành công ty nghìn tỷ USD. Giờ đây, cổ phiếu của họ đang giao dịch ở mức thấp nhất trong năm nay, chỉ bằng một phần nhỏ so với mức đỉnh điểm vào năm 2020.
Công ty đang phải đối mặt với những biến động cả bên trong lẫn bên ngoài, khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi yếu hơn dự đoán và PDD làm suy yếu hoạt động kinh doanh bán lẻ trực tuyến thống trị một thời của họ.
Trong khi PDD thành công rực rỡ ở thị trường nước ngoài với Temu thì Alibaba lại đang khá chậm chân. Dù tập đoàn này bắt đầu mở rộng ra nước ngoài bằng AliExpress và sau đó là các công ty con quốc tế như Lazada và Trendyol.
Tuy nhiên cho đến nay, mảng kinh doanh ở Trung Quốc vẫn là đơn vị đóng góp doanh thu lớn nhất bất chấp nhiều năm nỗ lực mở rộng ra quốc tế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong những ngày đầu năm 2024, ông lớn thương mại điện tử Đông Nam Á Lazada đã thông báo sẽ tiến hành cắt giảm hàng loạt nhân sự ở nhiều thị trường khác nhau.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Đông Nam Á – Lazada dự kiến sẽ sa thải tới 30% nhân sự ở nhiều thị trường khác nhau. Thông tin này được trang tin tức của Singapore là The Edge Singapore lần đầu tiên đưa tin vào ngày 3/1.
Trong khi đó, thông tin từ Tech in Asia cho rằng pháp nhân đang hoạt động tại Malaysia của Lazada là đơn vị tiếp theo có các nhân viên bị ảnh hưởng trong đợt cắt giảm lần này. Các nhân sự cấp cao của Lazada tại Malaysia đang tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác.
Mặc dù vẫn chưa rõ có bao nhiêu nhân viên đã bị sa thải nhưng đợt cắt giảm dự kiến sẽ kéo dài hết tuần, vào khoảng ngày 5/1 và sẽ ảnh hưởng đến nhân viên trên tất cả các thị trường của Lazada.
Các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm chăm sóc khách hàng, Marketing và thương mại. Hiện chưa rõ Lazada Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.
Bộ phần truyền thông của Lazada đã không trả lời các câu hỏi về vấn đề này.
Quyết định cắt giảm của ông lớn thương mại điện tử xuất phát sau hàng loạt biến động nhân sự tại Singapore. Hồi tháng 8/2023, ông Loh Wee-Lee đã thôi giữ chức CEO Lazada Singapore.
TờThe Edge Singapore đưa tin Lazada Singapore đã hoạt động mà không có bộ phận truyền thông nội bộ kể từ năm ngoái. Trong khi đó, tờ Straits Times cũng đưa tin đợt sa thải trước đó đã được tiến hành vào tháng 10.
Tính đến ngày 3/1, trang web của Lazada đã liệt kê 8 vị trí đang tuyển, trong đó có 5 vị trí ở Philippines và 3 vị trí ở Malaysia. Trong khi đó, trang LinkedIn của công ty liệt kê một vị trí đang tuyển dụng ở Thái Lan.
Được thành lập vào năm 2012, Lazada hiện diện tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba đã mua lại nền tảng thương mại điện tử này vào năm 2016 để mở rộng sang Đông Nam Á.
Lazada và công ty mẹ Alibaba Group đã chứng kiến hàng loạt thay đổi về lãnh đạo kể từ giữa năm 2022.
Vào tháng 6/2022, Giám đốc điều hành Lazada Li Chun được thay thế bởi James Dong, người đứng đầu bộ phận kinh doanh Alibaba tại Thái Lan và là cựu trợ lý kinh doanh của ông Daniel Zhang, cựu Giám đốc điều hành Alibaba.
Việc cắt giảm diễn ra trong bối cảnh có đồn đoán rằng Lazada đang tìm cách niêm yết tại Mỹ trong năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thương mại điện tử Việt Nam là một trong số ít các ngành nghề vẫn duy trì được đà tăng trưởng, sự sôi động trong bối cảnh nền kinh tế gặp thách thức. Cũng vì điều này mà đây tiếp tục là “miếng bánh” hấp dẫn, đồng thời là “chiến trường” khắc nghiệt của các tay chơi lớn, bao gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki,… Dù vậy, nhiều năm qua, Shopee đã chiếm lĩnh được thị phần áp đảo và duy trì vị trí dẫn đầu thị trường.
Báo cáo do công ty dữ liệu YouNet ECI cập nhật đến ngày 25/12 cho thấy, tháng 11/2023, 4 sàn thương mại điện tử mang về tổng cộng 31,195 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch (GMV) đến từ 405 nghìn nhà bán. Như vậy, doanh thu tháng 11 này tăng 9,3% so với tháng 10.
Trong đó, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 72,7% (tương đương 22,674 nghìn tỷ đồng). Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17,2% thị trường và Lazada với 9% thị trường.
Không chỉ vậy, Shopee đều đứng đầu về doanh thu trong tất cả các nhóm ngành hàng, bỏ xa các sàn đối thủ. Cụ thể, Shopee chiếm 64,4% thị phần GMV ngành thời trang & phụ kiện, 71,4% ngành hàng sắc đẹp, 81,2% thị phần GMV ngành hàng nhà cửa & đời sống, 80,9% đối với ngành hàng công nghệ,…
Từ đây, không bất ngờ khi nền tảng này đem lại nguồn doanh thu trung bình cho các gian hàng vượt trội hơn hẳn so với các sàn còn lại trên thị trường, đạt 112,68 triệu đồng vào tháng 11/2023. Đồng thời, Shopee trở thành “miền đất hứa” thu hút nhiều nhà bán hàng nhất, với 201.230 gian hàng có doanh thu, gấp đôi Lazada, TikTok Shop và gấp gần… 20 lần Tiki.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ấn tượng của TikTok Shop của TikTok cũng đang trở thành “mối nguy”, đe dọa vị trí độc tôn của Shopee. Chỉ mới chính thức ra mắt từ năm 2022 nhưng đã nhanh chóng vượt mặt Lazada về thị phần GMV, đồng thời có thị phần đáng kể ở một số ngành hàng.
Chỉ mất chưa đến 2 năm, theo số liệu tháng của YouNet ECI, TikTok Shop chiếm 20,1% thị phần GMV ngành hàng sắc đẹp, chiếm 30,9% ngành hàng thời trang & phụ kiến – tức bằng gần một nửa Shopee.
Thời gian gần đây, Shopee hay Lazada đều đang đẩy mạnh hình thức livestream bán hàng, tung nhiều khuyến mãi như một cách để cạnh tranh với TikTok Shop. Shopee cũng liên tục mới người nổi tiếng như MC Thanh Thanh Huyền,… đến tham gia các buổi livestream, cùng tung voucher hoặc bán hàng trên nền tảng.
Từ ngày 26/122, chính sách mới về chống hành vi gian lận của Shopee còn đối mặt với luồng ý kiến trái chiều từ nhiều nhà bán hàng. Shopee đã mạnh tay trừ hàng trục chiệu, thậm chí vài trăm triệu đồng trong tài khoản của các gian hàng mà sàn này cho là vi phạm. Tuy nhiên, một số nhà bán hàng đã cầm theo biển hiệu, tập trung tại văn phòng Shopee tại TP.HCM, yêu cầu trả lại tiền.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu về doanh thu, bỏ xa các đối thủ khác, theo báo cáo từ công ty dữ liệu YouNet ECI.
YouNet ECI trong công bố mới nhất cho biết, bốn sàn thương mại điện tử, bao gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki, ghi nhận hơn 31 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch (GMV) trong tháng 11, tăng hơn 9% so với tháng trước.
Trong đó, đáng chú ý, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với gần 73% (tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng).
Trong tất cả nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu, bỏ xa các sàn đối thủ khác.
Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17% thị trường và Lazada với 9% thị trường.
YouNet ECI trong công bố mới nhất cho biết, bốn sàn thương mại điện tử, bao gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki, ghi nhận hơn 31 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch hàng hoá (Gross Merchandise Value) trong tháng 11, tăng hơn 9% so với tháng trước.
Trong đó, đáng chú ý, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với gần 73% (tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng).
Trong tất cả nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu, bỏ xa các sàn đối thủ khác.
Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17% thị trường và Lazada với 9% thị trường.
Nhìn vào cụ thể từng nhóm ngành hàng, báo cáo của YouNet ECI chỉ ra rằng, Lazada và TikTok Shop đang đi theo hai hướng riêng và mỗi sàn chiếm thị phần (Market Share) cao hơn trong các nhóm ngành hàng khác nhau.
Cụ thể, TikTok Shop thể hiện rõ thế mạnh trong các nhóm ngành hàng dễ mua, dễ dùng.
Đơn cử với nhóm ngành hàng thời trang & phụ kiện, TikTok Shop hiện đã chiếm gần 1/3 thị phần. Đây cũng là nhóm ngành hàng bán chạy nhất trên nền tảng này trong tháng trước.
TikTok Shop cũng nằm trong top đầu thị trường về ngành hàng sắc đẹp, thực phẩm và đồ uống, sức khỏe.
Trong khi đó, Lazada lại cho thấy thế mạnh nằm ở những ngành hàng có giá trị sản phẩm cao.
Nền tảng này đã vượt trên TikTok Shop trong các nhóm ngành hàng công nghệ, điện gia dụng, thiết bị âm thanh.
Với khoảng 385 tỷ đồng, công nghệ là nhóm ngành hàng mang lại nhiều doanh thu nhất cho Lazada trong tháng trước.
Báo cáo còn chỉ ra rằng, TikTok Shop hiện đang đứng nhất nhất về giá trị trung bình trên mỗi sản phẩm, theo sau là Shopee và đứng đầu là Tiki. Điều này cho thấy nền tảng TikTok phù hợp nhiều hơn với kinh doanh các sản phẩm có mức giá mềm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Shopee hiện là sàn thương mại điện tử có tổng giá trị giao dịch (GMV) lớn nhất. Theo sau là TikTok Shop và Lazada.
Trong báo cáo mới đây của YouNet ECI ghi nhận tháng 11 với siêu sale ngày Độc thân 11/11, tổng giá trị giao dịch của bộ tứ sàn thương mại điện tử tại Việt Nam vượt 115.000 tỷ đồng/tháng. Con số này gấp 1,6 lần doanh thu toàn quý III.
Trong đó, sàn Shopee chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 78,3% (tương đương 90.420 tỷ đồng). Trong tất cả các nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu, bỏ xa các sàn đối thủ.
Theo sau Shopee là TikTok Shop với 11,1% thị trường và Lazada với 9,7% thị trường. Thị phần dường như chia đều cho hai nền tảng thương mại điện tử này, nhưng xét theo nhóm ngành có thể thấy Lazada và TikTok Shop của TikTok đang đi theo hai hướng riêng.
TikTok Shop thể hiện thế mạnh trong các nhóm ngành hàng dễ mua, dễ dùng. TikTok Shop chiếm gần 31% thị phần ngành hàng thời trang và phụ kiện, mang về 885 tỷ đồng.
Người tiêu dùng cũng tìm đến nền tảng này để mua sản phẩm thuộc ngành hàng sắc đẹp, thực phẩm và đồ uống, sức khoẻ.
Ngược lại, Lazada lại cho thấy thế mạnh nằm ở những ngành hàng có giá trị sản phẩm cao. Lazada vượt trên TikTok Shop trong các nhóm ngành hàng công nghệ (12,6%), điện gia dụng (10,8%), thiết bị âm thanh (19,2%).
Với 385 tỷ đồng, công nghệ là nhóm ngành hàng mang lại nhiều doanh thu nhất cho Lazada trong tháng 11.
Vì lý do đó, báo cáo chỉ ra TikTok Shop đang là sàn đứng thấp nhất về giá trị trung bình mỗi sản phẩm. Trung bình, một sản phẩm bán ra trên sàn TikTok Shop chỉ có giá khoảng 108.000 đồng, trong khi trên Shopee là 116.000 đồng và trên Lazada là 162.000 đồng.
TikTok Shop mới bắt đầu tham gia sân chơi từ tháng 2 năm ngoái, song đã tỏ ra là chú “ngựa ô” trong ngành thương mại điện tử. Hiện số nhà bán trên TikTok Shop là 150.000 người, vượt TiKi khoảng 21.000 người.
Theo Momentum Works, TikTok Shop được dự đoán sẽ chiếm 13,2% thị phần thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á trong năm nay.
TikTok Shop đặt mục tiêu tổng giá trị giao dịch hàng hóa đạt 15 tỷ USD trong năm nay, tăng rất nhiều so với con số 4,4 tỷ USD đạt được trong năm ngoái.
Nếu TikTok Shop đạt được mục tiêu đề ra, thị phần của sàn thương mại điện tử này trong khu vực sẽ xấp xỉ với với Tokopedia (Indonesia), là 13,9% và kém đôi chút so với Lazada, ước đạt 17,7% trong năm nay.
Nhà phân tích Weihan Chen tại Momentum Works tin rằng TikTok Shop có thể là một đối thủ nặng ký đối với các sàn thương mại điện tử khác trong khu vực.
Trong khi mới đây Lazada nhận thêm 634 triệu USD vốn đầu tư từ công ty mẹ Alibaba Group. Khoản tiền đã nâng tổng vốn đầu tư của Alibaba vào Lazada trong năm nay lên hơn 1,8 tỷ USD.
Khoản đầu tư giúp Lazada phả hơi nóng vào các đối thủ thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo được thực hiện dựa trên dữ liệu tổng giá trị giao dịch (GMV) do EcomHeat – nền tảng dữ liệu thương mại điện tử (eCommerce), thu thập, xử lý và phân tích từ 2,6 triệu gian hàng trực tuyến, bao phủ toàn bộ 4 sàn Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop.
EcomHeat áp dụng công nghệ A.I. để lọc bỏ các trường hợp “số ảo”, sản phẩm quà tặng, sản phẩm xếp sai ngành hàng để cho ra kết quả sát thực tế nhất.
Shopee độc chiếm ngôi đầu, Lazada và TikTok Shop kèn cựa
Báo cáo do công ty dữ liệu YouNet ECI công bố hé lộ: tháng 11/2023, 4 sàn thương mại điện tử mang về tổng cộng 115,45 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch (GMV) đến từ 1.087.678 nhà bán. Như vậy, doanh thu riêng tháng 11 này đã gấp 1,6 lần doanh thu các sàn trong cả quý 3 / 2023 gộp lại.
Trong đó, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 78,3% (tương đương 90,42 nghìn tỷ đồng). Trong tất cả các nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu, bỏ xa các sàn đối thủ.
Theo sau Shopee là TikTok Shop với 11,1% thị trường và Lazada với 9,7% thị trường.
Nhìn vào cụ thể từng nhóm ngành hàng, báo cáo của YouNet ECI chỉ ra Lazada và TikTok Shop của TikTok đang đi theo hai hướng riêng và mỗi sàn chiếm thị phần cao hơn trong các nhóm ngành hàng khác nhau.
Cụ thể, TikTok Shop thể hiện rõ thế mạnh trong các nhóm ngành hàng dễ mua, dễ dùng.
Ví dụ, với nhóm ngành hàng Thời trang & phụ kiện, TikTok Shop hiện đã chiếm 30,9% thị trường (Shopee chiếm 64,4%, Lazada chiếm chỉ 4,7%). Đây cũng là nhóm ngành hàng bán chạy nhất trên TikTok Shop trong tháng 11, mang về 885 tỷ đồng, chiếm 19,4% tổng GMV của sàn.
Tương tự, TikTok Shop đứng thứ hai thị trường cho các nhóm ngành hàng Sắc đẹp (chiếm 19,2%), Thực phẩm & đồ uống (chiếm 19,1%), Sức khỏe (chiếm 15,6%).
Ngược lại, Lazada lại cho thấy thế mạnh nằm ở những ngành hàng có giá trị sản phẩm cao. Cụ thể, Lazada vượt trên TikTok Shop trong các nhóm ngành hàng Công nghệ (Lazada chiếm 12,6%), Điện gia dụng (chiếm 10,8%), Thiết bị âm thanh (chiếm 19,2%). Với 385 tỷ đồng, Công nghệ là nhóm ngành hàng mang lại nhiều doanh thu nhất cho Lazada trong tháng 11.
Vì lý do đó, báo cáo chỉ ra TikTok Shop đang là sàn đứng thấp nhất về giá trị trung bình mỗi sản phẩm. Trung bình, một sản phẩm bán ra trên sàn TikTok Shop chỉ có giá khoảng 108 nghìn đồng (trên Shopee là 116 nghìn đồng, trên Lazada là 162 nghìn đồng). Sàn này vì thế hiện chỉ phù hợp để kinh doanh các sản phẩm có mức giá mềm, báo cáo kết luận.
Trái lại, Tiki dù đã hụt hơi trong cuộc đua thương mại điện tử nhưng lại là nền tảng có giá trị trung bình mỗi sản phẩm cao nhất, lên tới hơn 304 nghìn đồng/sản phẩm.
Tuy nhiên, do số lượng đơn hàng áp đảo, doanh thu trung bình của mỗi gian hàng trên TikTok đã vượt xa Lazada và Tiki, chỉ kém Shopee.
Bùng nổ doanh thu thời trang, sắc đẹp nhờ livestream
Tháng 11, Báo cáo của YouNet ECI ghi nhận Thời trang & phụ kiện là nhóm sản phẩm được mua nhiều nhất trên các sàn thương mại điện tử.
Nhóm ngành hàng này đạt tổng cộng 8.104 tỷ đồng GMV (Gross Merchandise Value) trong tháng 11, chiếm đến 7% thị trường thương mại điện tử và cao gần gấp đôi nhóm ngành hàng xếp thứ hai là Sắc đẹp (4.617 tỷ đồng GMV).
Các nhóm ngành hàng còn lại trong top 5 bán chạy nhất trên thương mại điện tử lần lượt là Nhà cửa & đời sống (3.750 tỷ đồng), Công nghệ (3.050 tỷ đồng), và Điện gia dụng (2.824 tỷ đồng).
Có thể thấy Thời trang & phụ kiện và Sắc đẹp đang hưởng lợi lớn từ hình thức bán hàng qua livestream nhờ sự tăng trưởng của TikTok Shop cùng những đầu tư mạnh dạn gần đây của Shopee cho Shopee Live.
Thực tế này cũng được thể hiện qua danh sách các gian hàng bán chạy nhất trên TikTok Shop. Theo số liệu của YouNet ECI, có đến 5 trong top 10 gian hàng bán chạy nhất trên TikTok Shop trong tháng là các gian hàng thời trang.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Tech Asia, Alibaba đã rót thêm 634 triệu USD vào Lazada, nâng tổng số tiền đầu tư vào công ty này trong năm nay lên hơn 1,8 tỷ USD.
Dữ liệu từ Alternatives.pe cho thấy gần đây, gã khổng lồ thương mại điện tử Đông Nam Á Lazada đã nhận thêm 634 triệu USD vốn đầu tư từ công ty mẹ Alibaba Group.
Đây đã là khoản tài trợ lớn thứ 3 mà Lazada nhận được từ công ty mẹ Alibaba trong năm nay, nâng tổng số tiền Alibaba rót vào công ty thương mại điện tử (e Commerce) trong năm nay lên tới 1,8 tỷ USD. Đáng chú ý, việc “bơm” thêm tiền cho Lazada được thực hiện chỉ 5 tháng sau lần rót vốn trước.
Khoản tài trợ mới của Alibaba được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn đang xem xét lại chiến lược cạnh tranh cả trong và ngoài nước trên “chiến trường” thương mại điện tử.
Theo đó, trong nước, vị thế người dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử của Alibaba đang lung lay và sắp rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh như Pinduoduo hay Tencent.
Trong đợt giảm giá ngày Lễ Độc thân (11/11) năm nay – Lế hội mua sắm do chính Alibaba khởi xướng, doanh số của Alibaba kém hơn nhiều so với đối thủ “sinh sau đẻ muộn” là Pinduoduo. Không chỉ vậy, Alibaba cũng mới bị Pinduoduo “vượt mặt” về giá trị thị trường.
Trong khi đó, mảng thương mại kỹ thuật số quốc tế của công ty dường như đang “ăn nên làm ra” hơn nhiều khi đạt mức tăng trưởng doanh thu 53% so với cùng kỳ năm trước trong quý II.
Mặc dù vậy, Lazada hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ở thị trường 650 triệu người tiêu dùng ở Đông Nam Á, trước là Shopee và nay là TikTok Shop.
Khoản tài trợ bổ sung cho Lazada cũng được được đưa ra sau khi TikTok công bố thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD để mua cổ phần kiểm soát Tokopedia, công ty dẫn đầu thị trường Indonesia, với kế hoạch mở rộng phạm vi tiếp cận mua sắm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi liên minh TikTok – Tokopedia hình thành ở Indonesia, công ty mẹ Alibaba đã có động thái rót thêm tiền cho Alibaba nhằm tăng sức nóng cho cuộc tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử Đông Nam Á.
Lazada, á quân thương mại điện tử tại Đông Nam Á, vừa nhận thêm 634 triệu USD vốn đầu tư từ công ty mẹ Alibaba Group, tờ Tech in Asia dẫn nguồn tin từ Alternatives.pe.
Khoản tiền vừa rót xuống đã nâng tổng vốn đầu tư của Alibaba vào Lazada trong năm nay lên hơn 1,8 tỷ USD.
Khoản đầu tư này được thực hiện trong bối cảnh Alibaba tiếp tục đánh giá và điều chỉnh chiến lược. Ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ như PDD Holdings và Tencent tại thị trường nội địa.
Trong báo cáo tài chính mới nhất, Alibaba thông báo rằng họ đã hoãn kế hoạch tách bộ phận kinh doanh đám mây Cloud Intelligence Group, vì các ràng buộc về thương mại đã làm chậm sự phát triển của đơn vị này.
Trong khi đó, phân khúc thương mại điện tử quốc tế bao gồm cả Lazada, đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 53% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II năm tài chính 2024. Alibaba cũng cho biết Lazada đang chuẩn bị huy động vốn.
Lazada đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng tại Đông Nam Á từ những đối thủ như Shopee hay TikTok Shop của TikTok.
Sáng 11/12, TikTok Shop đã công bố hợp tác với nền tảng thương mại điện tử của Indonesia là Tokopedia để hoạt động thương mại tạ quốc gia Đông Nam Á. Phía công ty Trung Quốc cho biết sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào liên doanh mới thành lập này.
Ông Florian Hoppe, người đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Vector (thuộc Bain&Company), từng nhận định rằng việc TikTok Shop vẫn hoạt động tại Indonesia, đã tạo ra trở ngại cho kế hoạch mở rộng của Lazada và Shopee ở đất nước đông dân nhất khu vực.
Kế hoạch tìm kiếm lợi nhuận của Shopee và Lazada sẽ bị cản trở bởi TikTok Shop đã thu hút khách hàng địa phương bằng chiến lược giá rẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong 9 tỷ USD giao dịch qua 5 sàn thương mại điện tử đa ngành lớn nhất Việt Nam năm 2022 thì tới 86% thuộc Shopee và Lazada. Cả hai đại gia này đều đang đầu tư cực kỳ mạnh tay cho logistics.
Ngành Thương mại điện tử (eCommerce) Việt Nam được đánh giá là mảnh đất màu mỡ nhiều tiềm năng. Với GMV năm 2022 đạt mốc 14 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, thị trường Thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, thậm chí ở mức cao hơn và lên đến 37% hàng năm, đưa GMV của ngành đạt con số 32 tỷ USD trong 3 năm tiếp theo.
Với tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn hẳn so với tăng trưởng GDP, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng Thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Trong suốt 1 thập kỷ, thị trường chứng kiến những nỗ lực “đốt tiền” vào khuyến mãi, giảm giá không ngừng nghỉ của nhiều nền tảng Thương mại điện tử.
Cuộc cạnh tranh gay gắt suốt nhiều năm đã góp phần mạnh mẽ giúp “educate” (giới thiệu, giáo dục) người dùng, thanh lọc nhiều “tay chơi”, cũng như thúc đẩy thị trường tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo thống kê, trong 9 tỷ USD giao dịch qua 5 sàn thương mại điện tử đa ngành lớn nhất Việt Nam năm 2022 thì tới 86% thuộc Shopee và Lazada. Trong đó Shopee chiếm 63% và Lazada chiếm 23%.
Ba sàn là Tiki, TikTok Shop và Sendo chia nhau 14% thị phần còn lại. Đây là số liệu được đưa ra trong báo cáo “Thương mại điện tử ở Đông Nam Á” của công ty tư vấn và quản lý đầu tư công nghệ Momentum Works (Singapore) giữa tháng 6/2023.
Tới thời điểm hiện tại, khi thị trường đã bước vào giai đoạn bùng nổ, người Việt trở nên quen thuộc với việc mua bán online, thì cách thức thu hút khách hàng dựa trên voucher, khuyến mãi sẽ không đảm bảo con đường phát triển có lãi và bền vững cho các nền tảng.
Thay vào đó, bài toán phát triển giờ đây đã xoay trục sang việc đầu tư cho đổi mới sáng tạo công nghệ và tối ưu hóa việc vận hành, đặc biệt là logistics.
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 do VCCI và Lazada phối hợp thực hiện cũng nhấn mạnh, hệ thống Logistics hiệu quả sẽ là chìa khóa cho các doanh nghiệp Thương mại điện tử, giúp kết nối đầu cuối trong toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng cũng như gia tăng trải nghiệm mua sắm.
Hiện chi phí Logistics tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao (chiếm 10-20% giá thành sản phẩm), trong khi con số này ở các nước tiên tiến chỉ khoảng 7-9%.
Cần thiết phải áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý nghiệp vụ trước – trong – sau giao hàng nhằm tăng hiệu suất, tối ưu chi phí cho toàn chuỗi, giảm phát thải ra môi trường.
Thống lĩnh thị phần (market share) tại Việt Nam và vẫn tiếp tục cạnh tranh lẫn nhau, cả hai ông lớn Shopee và Lazada đều đang đầu tư cực kỳ mạnh tay cho logistics.
Lazada – Xây kho phân loại hàng quy mô xử lý hơn 1 triệu bưu kiện/ngày.
Trong hơn một thập kỷ qua, Lazada đã có nhiều hoạt động đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng logistics hiện đại và bền vững.
Tại Việt Nam, Lazada Logistics sở hữu hệ thống trung tâm phân loại, kho bãi lưu trữ, xử lý hàng hóa và mạng lưới bưu cục rộng hơn 150.000 m2. Đến nay, nền tảng thuộc “gã khổng lồ” Alibaba đã xây dựng nhiều trung tâm chia chọn khác nhau tại TP.HCM và Hà Nội, cùng mạng lưới hàng trăm bưu cục trải khắp các tỉnh thành.
Mới đây nhất, đầu năm 2023, khi nền kinh tế toàn cầu chìm sâu trong “mùa đông” suy thoái hậu Covid, tại Việt Nam, Lazada đã chính thức đưa vào vận hành kho phân loại hàng hóa tại KCN Sóng Thần (Bình Dương), với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Trung tâm Logistics mới này có quy mô lớn tới 19.000m2, khả năng xử lý tới 1 triệu bưu kiện mỗi ngày và mức độ tự động hóa lên đến 99% nhờ hệ thống công nghệ hiện đại gồm trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning (học máy), giúp tối ưu hiệu suất và nguồn lực vận hành, qua đó đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao của người dùng.
Lazada Logistics Park Sóng Thần được trang bị hệ thống băng chuyền hiện đại 2 tầng với công suất xử lý 45.000 bưu kiện mỗi giờ.
Cơ sở hạ tầng logistics cùng hơn 3.000 nhân viên giao hàng đã giúp Lazada làm chủ quy trinh giao vận của mình, đồng thời kiểm soát chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, rút ngắn thời gian giao hàng.
Bên cạnh đó, Lazada còn dành một khoản đầu tư vào Lazada Logistics Park. Sàn Thương mại điện tử này đang triển khai chương trình giao hàng vào ngày hôm sau.
Nếu như trước đây, khi công đoạn chia chọn lâu hơn, hàng hóa sẽ phải nhận từ phía nhà giao hàng sớm hơn, vào 14-15h. Tuy nhiên với hệ thống mới tại Lazada Logistics Park, việc nhận hàng có thể diễn ra muộn hơn, vào 16-17h mà vẫn kịp đưa về kho chia chọn.
Theo ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc Logistics – Lazada Việt Nam, Trung tâm phân loại Lazada Logistics Park không chỉ là bước đột phá trong quá trình phát triển của Lazada Logistics, mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành logistics thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung.
Shopee – Lập trung tâm phân loại hàng xử lý 2,5 triệu đơn/ngày.
Cùng lúc đó, đối thủ “nặng ký” Shopee cũng đã có những động thái tương tự. Đầu tháng 9/2023, Shopee Express (SPX) đã khánh thành trung tâm phân loại hàng hóa tại Bắc Ninh, với khả năng xử lý tới 2,5 triệu đơn hàng/ngày, dự kiến sẽ đạt 5 triệu bưu kiện mỗi ngày ở giai đoạn 2. Khả năng phân loại tại đây đạt độ chính xác lên đến 99,97%. Theo tìm hiểu, đây là trung tâm phân loại lớn và hiện đại nhất của SPX tại khu vực Đông Nam Á.
Trung tâm mới của SPX nằm sát Quốc lộ 1A trên ranh giới giữa huyện Gia Lâm, Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chia chọn SPX sở hữu vị trí đặc biệt thuận lợi cho hoạt động logistics khi chỉ cách cửa ngõ thủ đô 16 km, cách Sân bay Nội Bài 55 km, cách cảng Hải Phòng và cửa khẩu Lạng Sơn chỉ hai tiếng di chuyển bằng đường bộ.
Việc đặt trung tâm phân loại hàng hóa của SPX tại đây có thể khai thác tối đa điểm mạnh của địa phương là nơi có số lượng kho bãi, dịch vụ vận chuyển thuộc top đầu cả nước cùng lợi thế về mặt địa lý nằm gần thành phố Hà Nội, cảng Hải Phòng và cơ sở hạ tầng sẵn có để tăng cường dịch vụ cũng như phát triển mạng lưới của mình.
Đối với một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao vận như SPX, nút giao chiến lược này có thể giúp hàng hoá dễ dàng lưu thông và phân phối, vận chuyển qua nhiều tuyến vận tải khác nhau trong khu vực nội địa hoặc xuyên biên giới thông qua đường bộ hay đường hàng không.
Quá trình xử lý hàng hóa và những công nghệ hiện đại đang được áp dụng tại SPX Bắc Ninh bao gồm: Hệ thống băng tải tự động chuyển hàng trực tiếp từ xe tải vào khu vực phân loại; Khu vực ma trận tự động đo kích thước 3 chiều và cân nặng của kiện hàng với camera 6 chiều; Khu vực chia chọn có độ chính xác lên đến 99.97% áp dụng công nghệ hiện đại; Hệ thống tiếp nhận tự động; Quy trình xuất hàng tự động hóa với hệ thống cảm biến tại cửa ra tránh tình trạng quá tải hoặc tràn máng… tạo ra một quy trình phân loại hàng hóa chính xác và nhanh chóng, bảo đảm hàng hóa được xử lý theo tiêu chuẩn hàng đầu với thời gian hành trình nhanh nhất.
Kết hợp với công nghệ tự động hoá hiện đại, trung tâm phân loại mới sẽ giúp SPX tăng hiệu suất hoạt động, đảm bảo hàng hoá được xử lý theo tiêu chuẩn hàng đầu với thời gian hành trình nhanh nhất, qua đó hỗ trợ người bán tối ưu hoá quy trình bán hàng và nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Bà Nguyễn Kim Anh – Giám đốc SPX, chia sẻ : “Việc khánh thành trung tâm phân loại hàng Bắc Ninh đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của SPX.
Trung tâm phân loại mới này ra đời nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của ngành Thương mại điện tử và nền kinh tế số đang tăng trưởng vượt bậc, đồng thời còn là cầu nối giúp sản phẩm từ các nhà bán hàng, doanh nghiệp và thương hiệu đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, an toàn, đáng tin cậy hơn”.
Shopee, Lazada gây áp lực giá lên các công ty chuyển phát trong logistics chặng cuối (last mile).
Việc các nền tảng thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada chú trọng phát triển các dịch vụ logistics nội bộ và thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác đã dẫn đến áp lực giá đối với các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, chuyển phát nhanh và bưu chính.
Cả Shopee và Lazada đều đang sở hữu hàng ngàn điểm gửi hàng (Drop-off Point) trên diện rộng thông qua việc liên kết với các đối tác, hàng trăm điểm nhận hàng (Collection Point) và hệ thống tủ khóa thông minh (Smart Locker), đảm bảo việc giao hàng thông suốt và nhanh chóng nhất đến hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
Trong báo cáo mới đây về thị trường Logistics chặng cuối (last mile) tại Đông Nam Á, ông Trường Bùi – Tổng Giám đốc Roland Berger Việt Nam – nhận định bước chuyển đổi của thị trường Logistics chặng cuối sẽ được dẫn dắt bởi sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử, tốc độ đô thị hóa và mức thu nhập tăng của người tiêu dùng. Những động lực này thúc đẩy nhu cầu cao hơn đối với các giải pháp giao hàng tận nơi.
Bên cạnh đó, thị trường giao nhận, chuyển phát nhanh và bưu chính ở Đông Nam Á có khả năng phải đối mặt với một cuộc chiến giá cả khốc liệt tương tự như những gì Trung Quốc đã trải qua trong những năm gần đây.
Tổng Giám đốc Roland Berger Việt Nam nhận định tương lai cho thị trường logistics chặng cuối (Last mile) ở Đông Nam Á sẽ mở rộng các ứng dụng tiến bộ như tủ khóa thông minh để giao nhận hàng, phân tích xu hướng để dự đoán nhu cầu và tăng cường các tuyến giao hàng, và cuối cùng là sự kết hợp của máy bay không người lái và phương tiện tự động trong giao hàng.
“Sự thay đổi về nhu cầu và động lực của thị trường đang khiến các công ty trong ngành phải suy nghĩ lại về các dịch vụ cung cấp – mở rộng hoạt động trong toàn bộ chuỗi giá trị là một xu hướng chung”, ông Trường Bùi cho biết.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, cả nước hiện có 75 trung tâm logistics tập trung tại 16/63 tỉnh, thành phố.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù chứng kiến mức tăng kỷ lục về tỷ lệ sử dụng trong quý 2/2023, TikTok Shop vẫn không phải nền tảng được ưa thích nhất của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam.
Decision Lab – đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam cùng Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (MMA) mới đây công bố báo cáo “Người tiêu dùng số – The Connected Consumer” quý 2/2023, trong đó cho thấy tình hình sử dụng các nền tảng thương mại điện tử (E-commerce) của người tiêu dùng Việt.
Một trong những điểm đáng chú ý là tỷ lệ sử dụng TikTok Shop quý 2/2023 đã tăng kỷ lục 16 điểm phần trăm so với quý 1/2023, lên 33%. Như vậy, lượng người mua sắm online tại Việt Nam thông qua TikTok Shop của TikTok chỉ còn kém vị trí thứ 3 là Facebook 1%.
Quý 2/2023 tiếp tục đánh dấu mạch tăng trưởng liên tục hàng quý về tỷ lệ sử dụng của TikTok Shop. Kể từ khi ra mắt tại Việt Nam vào quý 1/2022, tính đến quý 1/2023, tỷ lệ sử dụng nền tảng này đã tăng đều đặn khoảng 5 điểm phần trăm sau mỗi 3 tháng.
Bất chấp đà tiến “thần tốc” của TikTok Shop, Shopee vẫn bỏ xa các đối thủ trong cuộc đua thương mại điện tử. Tỷ lệ sử dụng nền tảng này đạt tới 81% trong quý 2/2023, tạo khoảng cách đáng kể so với vị trí thứ 2 là Lazada (58%). So với quý trước, tỷ lệ sử dụng Shopee tăng nhẹ, trong khi Lazada bị giảm.
Xét về mức độ yêu thích, Shopee cũng giữ vững “ngôi vương” với 56% đáp viên của Decision Lab và MMA lựa chọn đây là nền tảng họ sử dụng thường xuyên nhất khi mua sắm online, tăng 4% so với quý 1/2023. Lazada đạt tỷ lệ 20%, giảm 2% so với quý trước và Facebook đạt 7%, giảm 2%.
Như vậy, mặc dù tỷ lệ sử dụng tăng trưởng ấn tượng, TikTok Shop vẫn chỉ đứng thứ 4 trong danh sách nền tảng mua sắm online ưa thích của người tiêu dùng Việt.
Đề xuất tăng cường quản lý việc livestream trên mạng xã hội.
Thứ được coi là “vũ khí” giúp TikTok Shop ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng là hình thức bán hàng qua livestream, nhờ lợi thế xuất phát điểm là một nền tảng video. Theo khảo sát của nền tảng phân tích dữ liệu E-commerce Metric, 62% đáp viên tại Việt Nam cho biết mục đích xem livestream của họ là mua sắm, 38% dành 1-3 giờ mỗi tuần để xem livestream.
Đáng chú ý, có tới 18% nói rằng họ dành 3-5 giờ và 7% dành 5-7 giờ. Về thời gian trung bình xem livestream mỗi phiên, 34% đáp viên cho biết họ thường xem 15-30 phút, 27% xem 5-15 phút và 25% xem 30 phút-1 giờ.
Tuy nhiên, trong một hội thảo hôm 8/9, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã đề xuất bổ sung quy định quản lý đối với tính năng livestream, dựa trên ảnh hưởng của hình thức này tới xã hội.
Theo đó, Bộ đề xuất chỉ các mạng xã hội có Giấy phép mạng xã hội (đối với tổ chức, DN trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT (đối với tổ chức, DN nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ livestream. Các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.
Hiện GMV của TikTok Shop đang đứng vị trí thứ 2 sau Shopee, cao hơn Lazada và Tiki.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi TikTok Shop đã vượt qua Lazada, vươn lên trở thành sàn thương mại điện lớn thứ 2 tại Việt Nam trong quý 2/2023 với tốc độ tăng trưởng thần tốc, thì Tiki và Sendo đang tụt lại với doanh thu, cũng như thị phần èo uột.
Theo báo cáo của nền tảng dữ liệu Metric, doanh thu NMV – tổng giá trị các đơn hàng giao thành công qua hình thức thương mại điện tử (eCommerce) tại Việt Nam đã đạt khoảng 93.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng 46% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, sau khi quý 2/2023 kết thúc, TikTok Shop đã vượt qua Lazada và vươn lên thành sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Shopee. Theo Metric, thị phần doanh thu quý này của TikTok Shop và Lazada lần lượt là 20% và 16%, còn Shopee chiếm 63%.
Từ đầu năm tới nay, thị phần của Shopee tại Việt Nam gần như không thay đổi, đồng nghĩa với việc TikTok Shop đang lấy đi thị phần (Market Share) từ các sàn thương mại điện tử khác với một tốc độ tăng trưởng thần tốc.
Thời điểm mới ra mắt được 4 tháng, doanh thu TikTok Shop của TikTok đã tương đương với 80% doanh thu của Lazada trong quý 4/2022. Tới quý 1/2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu và nhanh chóng vượt qua Lazada trong quý 2 vừa rồi.
Trong khi đó, 2 sàn thương mại điện tử nội là Tiki và Sendo có doanh số khá khiêm tốn. Tiki đạt khoảng 1.600 tỷ đồng doanh thu, bán ra 5,8 triệu sản phẩm. Sendo đạt 112,3 tỷ đồng tổng doanh thu, bán ra hơn 500.000 sản phẩm.
Sự tụt lại của 2 sàn thương mại điện tử Việt Nam, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của TikTok Shop là minh chứng cho xu hướng mua sắm qua video trực tuyến, vốn đang là trào lưu bắt nguồn từ các mạng xã hội ở Trung Quốc.
Theo thống kê của Metric, mua sắm qua video trực tuyến đang là loại hình phổ biến nhất của hoạt động livestream tại Việt Nam, với 62% số người được khảo sát cho biết mục tiêu xem livestream của họ là mua sắm. Ngoài ra có 49% xem để giải trí.
Khi được hỏi về thời gian trung bình xem livestream mỗi tuần, 1-3 giờ là câu trả lời phổ biến nhất với 38% đáp viên lựa chọn. Tiếp đó, 33% cho biết họ dành dưới 1 giờ mỗi tuần để xem livestream. Đáng chú ý, có tới 18% nói rằng họ dành 3-5 giờ và 7% dành 5-7 giờ.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31%, chạm mốc 49 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ tiếp tục duy trì mức độ này trong khu vực Đông Nam Á ở giai đoạn 2025 – 2030 ở mức 19%.
Sự tăng trưởng ấn tượng và vững chắc của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm vừa qua có một phần không nhỏ đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử khi ngành này chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam.
Bộ Công Thương đánh giá, thương mại điện tử sẽ là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Mặc dù còn nhiều tiềm năng, nhưng theo các chuyên gia, thương mại điện tử Việt Nam đã bước qua giai đoạn tăng trưởng nóng.
Báo cáo công bố hồi tháng 12/2022 bởi công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey cho rằng, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đang ở ngưỡng cửa giai đoạn thứ hai (10 năm tiếp theo tính từ chu kỳ đầu tiên 2013-2023).
Dù 2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử, nhưng mọi thứ dường như không dễ dàng bởi các “cơn gió ngược” như: lãi suất tăng và áp lực lạm phát cao.
Hoàn cảnh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, bài toán cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến mô hình phát triển ưu tiên tính bền vững thay vì chỉ ganh đua những chỉ số ngắn hạn hay coi chiến lược giá rẻ là chìa khoá cạnh tranh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo mới đây của Metric cho thấy TikTok Shop đã vượt Lazada về thị phần doanh thu quý II/2023, trong bối cảnh 38% người tiêu dùng Việt dành 1-3 giờ mỗi tuần để xem livestream.
Nền tảng phân tích dữ liệu E-commerce Metric mới đây công bố “Báo cáo tổng quan thị trường các sàn thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2023 và dự báo quý III/2023”, cho thấy những kết quả khả quan.
Tổng giá trị của toàn bộ đơn hàng giao thành công (NMV) trên các sàn thương mại điện tử (eCommerce) đạt gần 93.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 46% so với doanh thu cùng kỳ năm 2022.
Một xu hướng nổi bật trên các sàn thương mại điện tử được Metric chỉ ra là shopping livestream, hay còn được gọi là mua sắm qua video trực tiếp, xuất phát từ mạng xã hội ở Trung Quốc.
Theo thống kê của Metric, shopping livestream là loại hình phổ biến nhất của hoạt động livestream tại Việt Nam, với 62% số người được khảo sát cho biết mục tiêu xem livestream của họ là mua sắm. Ngoài ra có 49% xem để giải trí.
Khi được hỏi về thời gian trung bình xem livestream mỗi tuần, 1-3 giờ là câu trả lời phổ biến nhất với 38% đáp viên lựa chọn. Tiếp đó, 33% cho biết họ dành dưới 1 giờ mỗi tuần để xem livestream. Đáng chú ý, có tới 18% nói rằng họ dành 3-5 giờ và 7% dành 5-7 giờ.
Về thời gian trung bình xem livestream mỗi phiên, 34% đáp viên cho biết họ thường xem 15-30 phút, 27% xem 5-15 phút và 25% xem 30 phút-1 giờ.
Để thể hiện rõ hơn lượng thời gian mà người tiêu dùng dành để xem livestream, Metric trích dẫn thống kê của Statista cho biết thời gian online trung bình của người Việt Nam là hơn 6 giờ mỗi ngày.
Theo báo cáo hồi đầu tháng 6 từ công ty Nghiên cứu thị trường Coresight Research, shopping livestream đã phát triển thần tốc thành thị trường trị giá 512 tỷ USD.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, doanh thu bán hàng livestream có thể dễ dàng đạt 50 tỷ USD trong năm 2023.
Nhắc tới bán hàng qua livestream, TikTok Shop của mạng xã hội TikTok có lẽ là cái tên đầu tiên được nhớ đến. Trước xu hướng mới, Shopee hay Lazada cũng đẩy mạnh hình thức livestream. Tuy nhiên, nhờ xuất phát điểm là một nền tảng chia sẻ video, TikTok Shop rõ ràng chiếm ưu thế.
Trong lúc lướt video để giải trí, người dùng sẽ bắt gặp các phiên livestream và có thể “cao hứng” bấm vào xem ngay lập tức. Đặc điểm này hoàn toàn khác với Shopee hay Lazada – ứng dụng mà người dùng thường chỉ vào khi có nhu cầu mua sắm.
Quý IV/2022, chỉ 4 tháng sau khi ra mắt thị trường Việt Nam, TikTok Shop đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada, đến quý I/2023 chỉ còn kém Lazada 3,5% thị phần doanh thu.
Sau quý II/2023, TikTok Shop chính thức vượt qua Lazada vươn lên là sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Shopee. Theo số liệu của Metric, thị phần doanh thu quý này của TikTok Shop và Lazada lần lượt là 20% và 16%. Shopee chiếm 63%.
Metric cho biết thị phần của Shopee từ đầu năm tới nay gần như không thay đổi, đồng nghĩa với việc TikTok Shop đang thực sự lấy đi thị phần (market share) từ các sàn thương mại điện tử còn lại.
Ngay từ đầu tháng 6, công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI cũng cho biết TikTok Shop đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ 2 thị trường, chỉ sau Shopee.
Theo YouNet ECI, lực lượng influencer (những người có tầm ảnh hưởng sở hữu trên 20.000 follower) đã góp phần làm nên một năm tăng trưởng nóng cho TikTok Shop. Họ chính là những người thực hiện các phiên livestream thu hút đông đảo người tiêu dùng.
Trong một báo cáo hồi quý I/2023, Decision Lab – đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam chỉ ra rằng mô hình Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) mà TikTok Shop theo đuổi đã trở thành xu thế không thể phủ nhận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo thương mại điện tử nửa đầu năm 2023 vừa được Metric công bố, doanh thu (NMV) của TikTok Shop chính thức vượt Lazada và trở thành sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Việt Nam.
Theo báo cáo thương mại điện tử (eCommerce) nửa đầu năm 2023 vừa được Metric công bố, doanh thu NMV (Net Merchandised Value/Tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công) toàn thị trường đạt khoảng 93.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, doanh thu NMV Quý 1 và Quý 2/2023 lần lượt ghi nhận 43.000 và 50.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, bảng xếp hạng thị phần doanh thu NMV sau nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa Lazada và TikTok Shop của TikTok. Theo Metric, ở Quý 4/2022, thời điểm TikTok Shop mới ra mắt được 4 tháng đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada.
Đến Quý 1/2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu và nhanh chóng vượt qua Lazada vào Quý 2.
Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ rằng ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần quy mô tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trên toàn cầu của TikTok Shop, lên mức 20 tỷ USD riêng trong năm 2023.
Điều này đồng nghĩa vơi việc TikTok Shop đã vươn lên là sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Shopee. Trong khi thị phần của Shopee từ đầu năm tới nay gần như không thay đổi, điều này có nghĩa là TikTok Shop đang thực sự lấy đi thị phần từ các sàn thương mại điện tử còn lại như Tiki và Sendo (thuộc FPT).
Cụ thể, Shopee ghi nhận tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công đạt 59.000 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2023, với 667 triệu sản phẩm được bán ra.
TikTok Shop đạt doanh thu 16.300 tỷ đồng – bằng 27% so với thành tích của Shopee, với 117 triệu sản phẩm bán ra. Trong khi đó, Lazada đạt 15.700 tỷ đồng doanh thu NMV với 117,5 triệu sản phẩm.
Trong khi đó, Tiki và Sendo vẫn chưa thể tạo được bất ngờ khi tiếp tục đuối sức trước các đối thủ, NMV lần lượt chỉ đạt 1.600 tỷ đồng và 112,3 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2023, thị trường thương mại điện tử vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các ngành hàng như nhà cửa – đời sống, làm đẹp, hay ngành bán lẻ như thời trang nữ, mẹ & bé, bách hóa. Các phân khúc giá được ưa chuộng nhất trên thương mại điện tử bao gồm 100.000 – 150.000 đồng, 150.000 – 200.000 đồng, 200.000₫ – 350.000 đồng.
Bên cạnh đó, Shopping livestreams hay Shoppertainment là loại hình phổ biến được các nền tảng thương mại điện tử chú trọng phát triển. Đây cũng là lợi thế của TikTok Shop khi xuất phát từ nền tảng giải trí video ngắn, sở hữu sẵn lượng người dùng khổng lồ.
Hầu hết người tiêu dùng dành tối đa 3 giờ hàng tuần để xem các buổi phát trực tiếp, hầu hết các phiên đều dưới 1 giờ.
Theo công ty Nghiên cứu thị trường Coresight Research, hình thức mua sắm qua livestream đã phát triển thần tốc thành thị trường có giá trị 512 tỷ đô la Mỹ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, doanh thu bán hàng livestreaming có thể dễ dàng đạt 50 tỷ USD trong năm 2023 này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây, Alibaba vừa rót thêm 845 triệu USD vào Lazada để đua với Shopee và TikTok Shop trong cuộc chiến dành thị phần thương mại điện tử.
Lazada được xem là ‘cánh tay nối dài’ của Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử ở thị trường Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Alibaba còn có khoản đầu tư đáng chú ý tại The CrownX – nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan.
Theo Bloomberg, Alibaba Group (Alibaba) đã rót thêm 845 triệu USD vào nền tảng thương mại điện từ Lazada. Hoạt động rót vốn được tiết lộ trong một hồ sơ nộp tại Singapore hôm 19/7. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã rót nhiều tỷ USD vào Lazada kể từ khi thâu tóm doanh nghiệp này vào năm 2016.
Năm ngoái, Alibaba dự tính sẽ huy động ít nhất 1 tỷ USD cho Lazada song các cuộc đàm phán với những nhà đầu tư tiềm năng được cho là đã rơi vào bế tắc. Alibaba sau đó tạm dừng việc gọi vốn và chia tách Lazada, thay vào đó, họ quyết định bơm thêm tiền vào nền tảng thương mại điện tử này.
Lazada là mảnh ghép quan trọng đối với Alibaba, sau khi tập đoàn do Jack Ma sáng lập chia tách thành 6 công ty nhằm tăng khả năng huy động vốn và thực hiện IPO. Theo đó, Alibaba sẽ chia nhỏ tập đoàn thành các công ty thành viên, phụ trách các mảng từ thương mại điện tử, truyền thông, tới điện toán đám mây.
Khoản đầu tư mới nhất của Alibaba vào Lazada diễn ra trong bối cảnh mảng kinh doanh bán lẻ (retail) của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ Shopee của Sea Limited và Amazon.com ở Đông Nam Á.
Sự hậu thuẫn về tài chính của Alibaba được xem là ‘lợi thế lớn’ cho Lazada so với các sàn thương mại điện tử khác trong khu vực.
Tờ Nikkei Asia từng dẫn lời CEO Lazada James Dong cho biết: “Sự khác biệt lớn nhất và cũng là rào cản gia nhập trong dài hạn [đối với các nền tảng thương mại điện tử] là công nghệ. Thứ nữa, tất nhiên, là nguồn vốn”.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2023 do Momentum Works công bố mới đây, tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) của các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) ở Đông Nam Á đã tăng 1,8 lần trong giai đoạn 2020 – 2022, ước đạt khoảng 100 tỷ USD.
Trong đó, Shopee và Lazada là 2 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở hầu hết các quốc gia, ngoại trừ Indonesia. Ở nhóm sau, TikTok Shop của mạng xã hội TikTok cũng cho thấy sự bứt phá đáng nể.
Tại Việt Nam, Lazada dường như đã tìm được đối tác phù hợp, thông qua khoản đầu tư 400 triệu USD của Alibaba và đối tác rót vào The CrownX – thành viên của Masan Group.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hơn một năm ra mắt thị trường Việt Nam, TikTok Shop đang tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trên chiến địa thương mại điện tử, tạo ra nhiều dấu ấn so với các đối thủ trong ngành. Đặc biệt là mô hình shoppertainment giúp hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tăng trưởng doanh số.
Tháng 4/2022, mạng xã hội video TikTok bắt đầu triển khai mảng thương mại điện tử (eCommerce) của mình tại Việt Nam với khoảng 50 triệu người dùng.
Khác với sàn thương mại điện tử truyền thống khi người mua tự tìm đến nếu họ có nhu mua sắm một thứ gì đó, TikTok chọn đầu tư vào mô hình kết hợp giữa nhu cầu giải trí và mua sắm bằng thuật ngữ “shoppertainment“.
Ông Shant Oknayan, Giám đốc Kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi của TikTok chia sẻ: “Ngày nay, nhờ vào sự phổ biến của tính sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến như TikTok, ngày càng có người tiêu dùng tham gia vào quá trình đánh giá các thương hiệu, sản phẩm”.
Theo đó, mô hình shoppertainment đánh vào tính giải trí, khả năng quyết định mua hàng bằng cảm xúc của người dùng thông qua các video ngắn được phát trên TikTok. Nói cách khác, sáng tạo nội dung đóng vai trò chính trong việc khiến người xem quyết định chọn mua sản phẩm.
Xu hướng chuyển dịch lên TikTok Shop.
Theo nghiên cứu do Toluna thực hiện tại Đông Nam Á, 81% người dùng TikTok quyết định thực hiện việc mua sắm trực tuyến trong mùa mua sắm năm 2023.
Tại khu vực Đông Nam Á, người dùng đang tìm kiếm những nội dung, video truyền cảm hứng và trải nghiệm mua sắm liền mạch trong mùa Mega Sales kéo dài từ tháng 9 đến cuối năm.
Tương tự, báo cáo của TikTok chỉ ra khả năng người dùng mua sản phẩm mà họ khám phá ngay trên nền tảng cao hơn gấp 1,5 lần so với các sàn thương mại điện tử thông thường.
Khả năng khám phá sản phẩm trên TikTok cũng cao hơn gấp 1,7 lần. Nhờ lợi thế này, TikTok được đánh giá là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Bán hàng nhờ livestream và KOL.
Theo dữ liệu từ YouNet Media, từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, tổng lượng influencer (người có sức ảnh hưởng, trên 20.000 người theo dõi) hoạt động trên nền tảng TikTok đã tăng đến 90,6%, nhảy vọt từ 40.644 lên 77.480 influencers.
Phía YouNet Media đánh giá nhờ lực lượng influencers hùng hậu mà chỉ sau 3 tháng, chiến dịch “7/7 Siêu Sale Livestream” của TikTok Shop đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Theo đó, tính riêng tháng 7/2022, có 53.697 người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội tăng gấp đôi so với tháng 6. Mô hình mua sắm thông qua livestream trên TikTok Shop tiếp tục gặt hái thành công trong 9 tháng tiếp theo.
TikTok Shop chỉ cần tổng cộng 10 tháng để vượt qua Sendo và Tiki để chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam theo bảng xếp hạng YMI của YouNet Media.
Đến tháng 3/2023, tổng lượng người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội đã đạt 321.587 người, nhiều gấp 4,7 lần so với lượng người thảo luận về sàn Tiki.
Lượng người quan tâm tăng vọt giúp TikTok Shop nhanh chóng thu hút một lượng lớn TikTok Seller gia nhập vào nền tảng. Dữ liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 5/2023, lưu lượng truy cập vào trang quản lý gian hàng trên website của TikTok Shop tăng 282%, đạt 4,2 triệu lượt truy cập/tháng (web traffic).
Như vậy, TikTok Shop hiện đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ hai thị trường, sau Shopee.
“Vừa thu hút người tiêu dùng, vừa tăng số lượng nhà sáng tạo nội dung trên sàn, kết quả doanh thu của TikTok Shop nhờ đó cũng đạt những bước nhảy ấn tượng.
Mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) trên nền tảng này đã tăng gấp 11 lần, cùng với đó thì số lượng đơn hàng tăng gấp 6 lần”, ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Bộ phận Market Insights của Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI, phân tích.
Báo cáo mới nhất của công ty tư vấn Momentum Works chỉ ra rằng, kể từ khi ra mắt vào năm 2021 cho tới nay, TikTok Shop đã tăng GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa) ở khu vực Đông Nam Á từ mốc 600 triệu USD năm 2021 lên 4,4 tỷ USD vào năm ngoái – tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các đối thủ như Shopee của Sea, Lazada của Alibaba và GoTo thuộc Tokopedia.
Hồi giữa tháng 6, CEO TikTok, ông Chou Zi Chew đã tiết lộ công ty này sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới. TikTok sẽ tiếp tục rót nguồn vốn khủng cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử, bán hàng liên kết.
“TikTok nhìn thấy cơ hội tăng trưởng tốt tại đây và chúng tôi quyết định sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới”, CEO TikTok tuyên bố.
Tại khu vực Đông Nam Á, TikTok hiện diện ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Khỏa sát mới nhất của TikTok cho biết, 79% doanh nghiệp nói rằng TikTok đã giúp họ chuyển đổi từ các kênh tiếp thị ngoại tuyến sang trực tuyến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dù đa dạng nhưng thị phần thương mại điện tử của Việt Nam phần lớn thuộc về “ông lớn” nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng nội địa như Tiki, Sendo chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Theo báo cáo thương mại điện tử 2023 do công ty nghiên cứu thị trường Momentum Works (Singapore) vừa công bố, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 4 trong số 9 nước khu vực Đông Nam Á, tương ứng quy mô 9 tỉ USD. Con số này vẫn còn khiêm tốn so với quốc gia đứng đầu là Indonesia với 51,9 tỉ USD.
Trong số các quốc gia ASEAN, Shopee đều là nền tảng dẫn đầu về tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV). Tổng GMV của Shopee tại thị trường Đông Nam Á đạt 47,9 tỉ USD, chiếm 48% trên toàn cầu. Lazada duy trì vị trí á quân ở hầu hết các thị trường (trừ Indonesia) với tổng GMV toàn khu vực đạt 20,1 tỉ USD.
Tại Việt Nam, giá trị giao dịch hàng hóa trên Shopee chiếm tới 63% tổng GMV toàn thị trường, đạt khoảng 5,67 tỉ USD (khoảng 113.245 tỉ đồng). Xếp sau là Lazada với thị phần tính theo GMV đạt khoảng 2,7 tỉ USD (khoảng 63.450 tỉ đồng), cách biệt lớn so với Shopee khi chỉ bằng gần một nửa.
Dù mới tham gia thị trường được hơn một năm, TikTok Shop đã bắt kịp Sendo, tiến sát tới thành tích của Tiki. Tổng GMV đạt khoảng 360 triệu USD. Không chỉ tại Việt Nam, TikTok Shop cũng đều lọt vào top 3 hoặc top 5 nền tảng thương mại điện tử có GMV cao nhất tại các thị trường khác trong khu vực.
Dù đa dạng nhưng thị phần thương mại điện tử của Việt Nam phần lớn thuộc về “ông lớn” nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng nội địa như Tiki, Sendo chiếm thị phần rất nhỏ, GMV lần lượt đạt khoảng 0,5 tỉ USD (6%) và 0,4 tỉ USD (4%).
Thương mại điện tử Việt Nam đang có nhiều lực đẩy hỗ trợ tăng trưởng như làn sóng chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ, kết nối internet phổ cập, thanh toán online, logistics, nguồn nhân lực… Ðặc biệt, Việt Nam đang có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số và thương mại điện tử.
Bên cạnh đà tăng trưởng và những mặt tích cực, thương mại còn phải đối mặt với những hệ lụy khi tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý.
Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ để thích nghi với tình hình mới tại thị trường Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sự trỗi dậy nhanh chóng của Temu đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi startup mới 1 năm tuổi này được thừa hưởng nhiều giá trị từ Pinduoduo thuộc PDD Holdings – tập đoàn đã niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, Mỹ.
Trong chưa đầy 4 tháng, từ 11/12/2022 đến 4/3/2023, một startup đến từ Trung Quốc là Temu đã thu hút 11,2 triệu người dùng hoạt động. Hiện Temu là ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất ở Mỹ, trên cả App Store và Google Play.
Tổng giá trị hàng hoá giao dịch (Gross Merchandise Volume) hàng tháng của Temu tăng mạnh từ 3 triệu USD vào tháng 9/2022 lên tới 192 triệu USD vào tháng 1/2023, theo YipitData.
Chỉ trong thời gian ngắn, Temu nổi lên như là đối thủ lớn của các sàn thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Lazada, Shein và cả TikTok Shop.
Theo Tech in Asia, nhà bán hàng xuyên biên giới trên Temu ước tính giá trị đơn hàng trung bình trên ứng dụng này rơi vào khoảng 30 USD, trong khi giá trị mặt hàng trung bình thấp hơn 5 USD.
Sự trỗi dậy nhanh chóng của Temu đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi startup mới 1 năm tuổi được thừa hưởng nhiều “chất xám” từ Pinduoduo – công ty cùng trực thuộc PDD Holdings – tập đoàn đã niêm yết trên sàn Nasdaq, Mỹ.
Điều khiến Temu gây ấn tượng chính là chiến lược giá rẻ đến kinh ngạc. Một bộ đồ bơi nữ được bán trên Temu chỉ có giá 6,5 USD, một cặp tai nghe không dây giá 8,5 USD hay một chiếc dao cạo lông mày được bán với giá 0,9 USD.
Ngoài các chiến lược giảm giá, Temu cũng có thể có lợi thế từ “mối quan hệ hiện có với các nhà sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc chưa mở rộng sang Mỹ”.
Mô hình mà Temu theo đuổi được gọi là mô hình ký gửi, đòi hỏi ít yêu cầu hơn về vốn lưu động hoặc rủi ro hàng tồn kho.
Chẳng hạn người bán hàng, hoặc nhà sản xuất chỉ cần đưa ra một mức giá, sau đó chuyển hàng đến kho của công ty. Temu sẽ xử lý mọi khâu còn lại và thu lời từ chênh lệch giá giữa giá thu được từ người dùng và giá mà nhà bán hàng công bố.
Để làm được điều này, startup Trung Quốc đã làm chủ được mô hình C2M (consumer-to-manufacturer), tức mô hình sản xuất hướng tới người tiêu dùng và loạt bỏ phí trung gian, “mang số lượng lớn đơn hàng trực tiếp đến các nhà sản xuất”.
Hiện cả Lazada và TikTok đã công bố mô hình ký gửi học theo Temu lần lượt trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua. Trong khi đó, Shopee được cho là cũng đang lên kế hoạch để ra mắt mô hình ký gửi của riêng mình.
Tất nhiên, việc ký gửi không phải là không có hạn chế. Vấn đề đầu tiên là các sàn thương mại điện tử cần phải đáp ứng được số lượng đơn hàng từ nhà sản xuất để có được mức giá tốt. Điều này khác với việc trước đây Lazada, hay Shopee chỉ là nơi bày bán.
Bên cạnh đó, nếu muốn hướng tới mô hình kí gửi, các sản thương mại điện tử cũng phải thực hiện nhiều khâu hơn, bao gồm marketing sản phẩm, chăm sóc khách hàng – vốn tiêu tốn nhiều nhân lực và yếu tố tài chính.
Trước đó, Shopee, Lazada từng muốn sao chép công thức kinh doanh của Shein nhưng đã không thành công. Lý do đến từ việc chuyển đổi sang mô hình không có lợi sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Thêm vào đó, dù mô hình ký gửi là hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhưng một khi các startup như Temu đạt được quy mô đơn hàng đủ lớn, thì các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ bị siết chặt, thậm chí là “ép” giá.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“Shopee đang ngày càng vượt mặt Lazada về độ nhận diện trên nền tảng số với Total Score bỏ xa Lazada đến 3 lần”, thông tin được đưa ra trong báo cáo Bảng xếp hạng Ngành Thương mại điện tử năm 2022, vừa được Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng (Reputa) công bố.
Báo cáo cho biết, với sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trong thói quen mua sắm trực tuyến sau đại dịch Covid, thương mại điện tử tiếp tục tiến bước vững chắc và duy trì được sự phát triển nhanh và bền vững.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.
Thống kê của Reputa, cho biết dẫn đầu bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử năm 2022 là Shopee, và nhấn mạnh Shopee đang ngày càng “vượt mặt” Lazada về độ nhận diện trên nền tảng số với Total Score bỏ xa Lazada đến 3 lần.
“Theo báo cáo Metric về ngành thương mại điện tử năm 2022, Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số (GMV) của 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ. Lazada đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26,5 nghìn tỷ”, báo cáo của Reputa nhấn mạnh.
Đáng chú ý trong bảng xếp hạng này là TikTok Shop. Tuy chỉ vừa ra mắt vào cuối tháng 4/2022, TikTok Shop đã vượt cả “anh lớn” Tiki, vươn lên top 3 bảng xếp hạng trong năm 2022 với Total Score đạt 13,56.
Tuy nhiên, Total Score của TikTok Shop và Tiki không có sự chênh lệch quá lớn, khoảng 2,5%. Cũng theo báo cáo của Metric, chỉ số GMV trong 1 tháng của TikTok Shop hiện tại đã tương đương 80% doanh thu cùng kỳ của Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki.
Đối với xếp hạng ngành giao thông vận tải, báo cáo của Reputa cho biết Grab là thương hiệu dẫn đầu bảng xếp hạng năm 2022 với Total Score đạt 11,41 – gấp 2 lần vị trí thứ 2 là Be.
Tuy nhiên, ở bảng xếp hạng ngành giao nhận thực phẩm và đồ uống, Grab chỉ xếp ở vị trí thứ 3 với Total Score đạt 3,25. Dẫn đầu ở bảng xếp hạng này là Shopee Food với Total Score đạt 8,14 – gấp 1.9 lần Be Food.
Có thể thấy, trong nhiều năm qua, ưu đãi giảm giá luôn là hoạt động chính của các sàn và cũng là yếu tố chính để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, ở bối cảnh hiện nay, thói quen mua sắm của người tiêu dùng ngày càng được phân hóa thành nhiều nhu cầu khác biệt nên việc tìm hiểu sâu hơn tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng là thật sự cần thiết.
Thống kê của Reputa cũng nhấn mạnh làm đẹp – sức khỏe là ngành hàng dẫn đầu về lượng thảo luận trong năm 2022. Ở hầu hết các khu vực và đặc biệt là 2 khu vực lớn là TP.HCM và Hà Nội, ngành “làm đẹp – sức khỏe” là ngành hàng dẫn đầu về lượng thảo luận trong năm 2022 với hơn 1.4 triệu thảo luận.
Cũng theo báo cáo của Metric về thị trường thương mại điện tử năm 2022, ngành hàng làm đẹp đạt doanh thu lớn nhất thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 với gần 22 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 16,3% tổng doanh thu thị trường thương mại điện tử.
Theo sau là ngành thời trang nữ, nhà cửa – đời sống. Đây là những ngành hàng thiết yếu có tốc độ tiêu dùng nhanh, nhu cầu phát sinh từ người tiêu dùng tại tất cả thời điểm trong năm và sự đa dạng hàng hóa cao.
Giới chuyên gia nhận định tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử (eCommerce) tại Việt Nam sẽ tăng nhanh trong năm 2023.
Với đà tăng trưởng 2 con số như hiện nay, đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD, thậm chí, Google còn dự báo, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khoản đầu tư này được xem là bước đầu tiên để Lazada tiến tới phát hành cổ phiếu ra công chúng, với kỳ vọng sàn thương mại điện tử này sẽ phục vụ cho khoảng 300 triệu người dùng.
Theo hồ sơ gửi Cơ quan Quản lý và Doanh nghiệp Kế toán Singapore (ACRA), Lazada tiếp tục được công ty mẹ Alibaba đầu tư thêm 352,9 triệu USD. Khoản đầu tư này được xem là bước đầu tiên để thành lập một công ty con mới (spinoff) và phát hành cổ phiếu lần đầu của Lazada.
Trước đó, Alibaba đã đầu tư tổng cộng 1,6 tỷ USD vào công ty thương mại điện tử tại này trong năm 2022. Tháng 5/2022, Lazada đã nhận được một khoản đầu tư trị giá 378,25 triệu USD. Tới tháng 8/2022, công ty tiếp tục nhận đầu tư trị giá 912,5 triệu USD khác. Tháng 12/2022, Alibaba tiếp tục rót thêm 342,5 triệu USD vào Lazada.
Giới chuyên gia cho biết, Alibaba có những kế hoạch đầy tham vọng tại thị trường Đông Nam Á với mục tiêu nâng tổng giá trị hàng hoá (GMV) lên 100 tỷ USD, đồng thời kỳ vọng sàn thương mại điện tử Lazada sẽ phục vụ 300 triệu người dùng.
Theo những thông tin được phía Alibaba chia sẻ về đợt tái cấu trúc quan trọng bậc nhất lịch sử công ty, Lazada sẽ trực thuộc Nhóm Kinh doanh Kỹ thuật số Toàn cầu (Global Digital Business Group), đơn vị bao gồm cả AliExpress, Trendyol và Daraz.
Các nhà đầu tư tin rằng, Lazada – đơn vị thương mại điện tử (eCommerce) hàng đầu ở Đông Nam Á của Alibaba sẽ có cơ hội lớn để phát triển sau kế hoạch tái cấu trúc này.
Chuyên gia phân tích Zerlina Zeng tại CreditSights nhận định, sau khi thay đổi, ban lãnh đạo của Lazada sẽ trở nên phi tập trung hơn và từ đó công ty sẽ linh hoạt hơn với các quyết định của mình.
“Chúng tôi kỳ vọng Alibaba sẽ tiếp tục tăng được tỷ lệ tiền tệ hoá và hiệu quả hoạt động, đồng thời thu hẹp khoản lỗ hoạt động của Lazada”, chuyên gia Zerlina Zeng nói thêm.
Đồng thời, bà Zeng cho biết, việc Lazada tiến hành IPO có thể thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để mở rộng quy mô.
Ở Việt Nam, Lazada với sự hẫu thuẫn của Alibaba từng có thời điểm được xem như người dẫn đầu thị trường và gần như không thể đánh bại. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi có sự gia nhập của Shopee, thuộc sở hữu của Sea Group.
Gần đây nhất, Alibaba đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2022, khi lần đầu ghi nhận quý tăng trưởng kể từ 2022. Doanh thu của tập đoàn tăng 2,1% lên 247,76 tỷ nhân dân tệ, vượt xa mức dự đoán 245,18 tỷ nhân dân tệ.
Hệ sinh thái của tỷ phú Jack Ma lãi ròng 46,82 tỷ nhân dân tệ, vượt xa ước tính 34,02 tỷ nhân dân tệ của Refinitiv và tăng 69% so với cùng kỳ năm trước đó.
Một phần nguyên nhân giúp lợi nhuận của Alibaba tăng trưởng là việc cắt giảm chi phí. Tập đoàn này từng chi tiêu mạnh tay để phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ trực tuyến và quốc tế của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây từ Tech in Asia, gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba đã đồng ý mua lại 1 tỷ USD cổ phần kiểm soát (controlling stake) từ Lazada của Rocket Internet.
Theo các nhà phân tích, mặc dù thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc có thể nói là phát triển nhất trên thế giới – nó còn lớn hơn các thị trường phương Tây như Mỹ hay Châu Âu, tuy nhiên, về cơ bản thị trường tại đây đã bão hoà và các gã khổng lồ không thể mở rộng thêm thị phần.
Đó là lý do tại sao đế chế Alibaba của tỷ phú Jack Ma đang chuyển trọng tâm thương mại điện tử sang Đông Nam Á.
Theo đó, Alibaba thông báo công ty này đã đồng ý mua lại 1 tỷ USD cổ phần kiểm soát của Lazada, nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) phổ biến thứ 2 tại Việt Nam sau Shopee. Lazada bán nhiều loại sản phẩm – từ quần áo đến đồ điện tử tiêu dùng – tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Trong một tuyên bố, Alibaba cho biết khoản đầu tư bao gồm 500 triệu USD giá trị vốn cổ phần mới phát hành của Lazada và một số cổ phần từ các nhà đầu tư hiện tại – với tổng trị giá 1 tỷ USD.
Nhà sáng lập Rocket Internet cho biết giao dịch này cũng định giá Lazada ở mức 1,5 tỷ USD. Theo một số nguồn tin, các nhà đầu tư của Lazada là Tesco (của Anh) và Kinnevik Investment cũng đang bán một số cổ phần của họ cho Alibaba.
Về mặt tổng thể, Đông Nam Á là một thị trường với tiềm năng to lớn khi tầng lớp trung lưu tại đây đang gia tăng đồng thời tốc độ tăng trưởng cao của điện thoại thông minh và internet cũng là các động lực để phát triển hoạt động mua sắm trực tuyến.
Max Bittner, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Lazada cho biết thêm: “Đông Nam Á là một thị trường tiêu dùng hấp dẫn dựa trên tỷ lệ sử dụng thiết bị di động, lượng người dùng đa dạng, trong khi bán lẻ vẫn còn khá mới mẻ”.
Thông cáo báo chí của Rocket chỉ ra rằng công ty này vẫn còn 8,8% cổ phần pha loãng trong Lazada sau thương vụ này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một số người bán tại Đông Nam Á cho biết, người dùng thích mua hàng trên Shopee hơn các sàn khác chỉ vì sàn thương mại điện tử này miễn phí vận chuyển.
Ngoài việc hàng hóa không có sẵn tại Đông Nam Á, logistics cũng là vấn đề lớn, không dễ giải quyết. Năm 2017, dịch vụ giao hàng nhanh tại đây không chỉ đắt mà còn chậm chạp.
Người dùng thường mất 7 ngày mới nhận được hàng đã đặt trên các sàn thương mại điện tử. Thậm chí, các đơn hàng nước ngoài có thể 1 năm mới đến tay người mua.
Shopee chấp nhận lỗ để có người dùng.
Giải pháp của Shopee vô cùng đơn giản và quyết liệt: chiến lược giá có hỗ trợ và miễn phí vận chuyển. Theo LatePost, một số người bán tại Đông Nam Á cho biết nhiều người dùng thích mua hàng trên Shopee hơn các sàn khác chỉ vì Shopee miễn phí vận chuyển.
Người bán cũng hưởng lợi từ trợ giá giao hàng. Chẳng hạn, khi một cửa hàng tại Indonesia nhận đơn hàng trên 90.000 IDR (hơn 142.000 đồng), họ sẽ được hỗ trợ khoảng 50.000 IDR (79.000 đồng) phí giao hàng.
Shopee đổ tiền vào vận chuyển để đổi lấy lượng truy cập và doanh số, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chuyển phát địa phương. Hai doanh nghiệp chuyển phát lớn nhất Indonesia, J&T và JNW, là hai người hưởng lợi lớn nhất.
Một nhân viên J&T tiết lộ số lượng bưu cục tăng đáng kể trong năm 2018. Để chuyển hàng đến Indonesia – quốc gia bao gồm hơn 1.000 đảo, J&T còn mua thêm vài tầu chở hàng.
Đến giữa năm 2018, hầu hết sản phẩm mua trên Shopee đều giao trong 3 ngày hoặc ngay ngày hôm sau. Chính khoản trợ giá này đã khiến Shopee lỗ ròng 961 triệu USD năm 2018.
Thực tế, Lazada cũng từng hỗ trợ phí vận chuyển song năm 2018, sau khi đội ngũ Alibaba can thiệp, Lazada dừng hoạt động này tại nhiều nước.
Tương tự, việc đổ tiền vào chiến dịch quảng bá, tiếp thị, thu hút nhà buôn, địa phương hóa nền tảng… đều là những phương thức Lazada thử qua trước khi có Shopee. Nhiều nhân sự quản lý của Lazada đã chuyển sang Shopee làm việc, góp phần vào các bước tiến của Shopee trong logistics.
Quý I/2019, số lượt tải ứng dụng, người dùng tích cực hàng tháng và tỷ lệ giữ chân người dùng của Shopee đều vượt Lazada, theo báo cáo của iPrice.
Nhận xét về thành tích này, một quản lý bậc trung tại Shopee cho rằng, đó là vì đối thủ đã trở thành “thanh gươm cùn”.
Xung đột văn hóa dai dẳng.
Tháng 9/2018, Peng Lei từ chức CEO Lazada chỉ sau 6 tháng và giữ chức Chủ tịch. Đồng sáng lập Lazada Frenchman Pierre Poignant là người thay thế, song, theo LatePost, người thực sự cầm trịch lại là Zhang Yong, đồng CEO Alibaba.
Theo nguồn tin, mỗi tháng Zhang thường ngồi chuyến bay 5 tiếng từ Hàng Châu tới Singapore để tham dự các cuộc họp trong 2 ngày.
Khi đó, thị trường vẫn còn non trẻ, Lazada cần một “chiến binh đường phố” thực sự để nắm quyền. Trong các cuộc họp tháng này, các bộ phận tại 7 nước sẽ báo cáo cho Zhang.
Với mỗi nước, từ 30 đến 50 người tham gia họp qua truyền hình và Zhang ra quyết định cho từng chương trình một. Tuy nhiên, đôi khi phong cách quản trị của Zhang lại phản tác dụng.
Chẳng hạn, Lisa của nhóm nhạc BlackPink là người Thái Lan. Ngày 12/12/2018, Shopee mời BlackPink đến trình diễn tại Jakarta, thu hút đám đông tham dự.
Năm tiếp theo, Tokopedia cũng làm như vậy. Lazada muốn mời BlackPink hợp tác nhưng đội ngũ tại trụ sở Hàng Châu không hiểu nổi vì sao Lazada lại muốn chi ngân sách lớn để mời một nhóm gần như vô danh tại Trung Quốc để biểu diễn tại Đông Nam Á.
Một nhà đầu tư Lazada tiết lộ bộ phận đã họp với Zhang tại Singapore nhưng không thể trình bày ý kiến rõ ràng.
Cuối cùng, họ dùng kinh phí để quảng cáo có trả phí trên Facebook và Google. Nhà đầu tư này cũng cho biết do quảng cáo có trả phí tại Đông Nam Á rẻ hơn Trung Quốc, tỉ lệ lợi nhuận sẽ cao hơn và được hệ thống đánh giá nội bộ của Alibaba xếp hạng tốt hơn.
Zhang có mặt tại Đông Nam Á ít nhất 2 ngày mỗi tháng, song người đồng cấp tại Shopee lại ngày ngày ở đây.
Nhân viên Alibaba trong các vị trí quản lý tại Lazada cũng không thể xử lý xung đột văn hóa một cách triệt để. Theo nhà đầu tư nói trên, “văn hóa của Alibaba quá mạnh. Họ muốn đồng hóa các nhóm địa phương nhưng lại không biết ai và sớm tự biến mình thành kẻ địch của các nhóm khác”.
Những xung đột văn hóa trở thành vấn đề hóc búa đối với tầng lớp quản lý cao cấp. Tháng 6/2018, trong một bài phát biểu, Peng Lei nhắc nhở tất cả nhân viên Alibaba cần phải khiêm tốn do họ còn nhiều thứ phải học hỏi. “Mỗi quốc gia có triết lý riêng”, bà nói.
Sau khi giữ chức Chủ tịch ban quản trị, bà một lần nữa nhấn mạnh nhân viên Alibaba phải “duy trì tinh thần khiêm tốn và nỗ lực không ngừng”.
Những nhân viên xuất sắc hoặc có kỹ năng đặc biệt tại Alibaba có thể đáp ứng KPI nhưng không ở lại lâu. Họ hoặc ra làm ăn riêng hoặc chỉ dùng Lazada làm bàn đạp để thăng tiến tại Alibaba. Vì vậy, không bất ngờ khi nhân sự Lazada không ổn định.
Từ năm 2018, công ty mất ít nhất 3 trưởng bộ phận tại 4 nước Đông Nam Á. Điều đó không chỉ làm giảm khả năng thực thi kế hoạch của bản thân Lazada, mà còn ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng. Những người bán hàng tại Malaysia nói rằng, vì đội ngũ của Lazada thay đổi thường xuyên, rất khó để hình thành quan hệ với họ.
Covid-19: Mặt trận mới.
Dịch bệnh thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng nhanh hơn nhưng lại có lợi cho các đối thủ của Alibaba. Năm 2019, Shopee giới thiệu Shopee Mall, nơi các thương hiệu lớn mở gian hàng trực tuyến. Công ty cũng đầu tư 192,9 triệu USD tiếp thị và quảng bá, bao gồm chi phí mời các ngôi sao như Cristiano Ronaldo làm đại sứ.
Đến giữa năm 2019, Lazada chuyển sang chiến lược giảm lỗ. Một số kênh quảng cáo chia sẻ, Shopee chủ yếu mua quảng cáo CPI, còn Lazada mua quảng cáo CPR, phản ánh chiến lược Marketing khác nhau của hai bên: Trong khi Shopee vẫn muốn thu hút người dùng, còn Lazada muốn kiểm soát chi phí.
Zhang Yong không còn bay đến Singapore mỗi tháng. Alibaba giao dần trách nhiệm cho những người khác, chẳng hạn Li Chun, người đã gắn bó với Lazada được 3 năm.
Li tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, làm cho eBay Trung Quốc và sau đó là eBay Mỹ, có 12 năm kinh nghiệm.
Sau khi quay lại quê hương năm 2014, anh gia nhập Alibaba, nhận chức vụ Giám đốc Công nghệ tại bộ phận B2B.
Tháng 6/2017, anh được bổ nhiệm làm đồng Chủ tịch bộ phận Khách hàng, chiến lược, sản phẩm và công nghệ Lazada. Những người thân quen với Li khen ngợi anh là quản lý tận tâm và chuyên nghiệp, khiêm tốn.
Hai năm sau, Li tiếp tục trở thành CEO Lazada Indonesia, đúng vào thời kỳ đen tối nhất của Lazada. Li dành một nửa thời gian tại Jakarta.
Lazada không còn áp đặt các điều kiện đối tác hạn chế với nhà cung ứng. Công ty cũng chủ động mời chào các thương gia để có được sự ủng hộ từ người bán và nền tảng giao hàng.
Phong cách lãnh đạo của Li đã cho quả ngọt. Từ tháng 6/2019 tới tháng 5/2020, dù Tokopedia và Shopee vẫn là hai ứng dụng phổ biến nhất tại Indonesia, số lượt tải mới Lazada lại đứng đầu chợ ứng dụng, theo App Annie. Tháng 6/2020, Li được bổ nhiệm làm CEO Lazada.
Dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn với Lazada. Đến quý III/2020, số lượt truy cập Shopee hàng tháng cao gấp 4 lần Lazada tại Đông Nam Á. Lệnh phong tỏa tại các thành phố không thể ngăn cản việc Shopee đầu tư vào các chiến dịch tiếp thị quy mô lớn.
Lazada phản ứng chậm hơn. Sau khi Covid-19 bùng phát tại Jakarta vào tháng 3 và tháng 4/2020, Alibaba được cho là đã rút hết nhân viên tại Indonesia, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên làm điều này.
Shopee hiện vẫn đang dẫn trước Lazada, trong khi Lazada dựa vào các sáng kiến kỹ thuật số và phát triển thương mại để thúc đẩy tăng trưởng trong năm nay. Shopee có thể duy trì lợi thế hay Lazada lật ngược thế cờ hay không, chỉ tương lai mới có câu trả lời.
Du Lam
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu như trước đây người ta thường so sánh cuộc đua giữa Shopee và Lazada như Grab và Gojek, thì hiện nay, vai trò và vị thế của 2 sàn thương mại điện tử đã rất khác xa nhau.
Nói với Nikkei, Lazada cho biết công ty này đang muốn lấy lại ngôi vị quán quân tại thị trường thương mại điện tử (eCommerce) Việt Nam, trong bối cảnh lĩnh vực này đang có những sự phân hóa rõ rệt.
Cụ thể, theo số liệu của iPrice Group trong quý 4/2021, lượng truy cập của Shopee đang lớn gấp 2 lần cả 3 đối thủ Tiki, Lazada và Sendo cộng lại.
Nếu như ượng truy cập Shopee đạt tới 89 triệu, tăng 14% so với quý 3/2021 và tăng 30% nếu so với quý 4/2020, thì Tiki và Lazada gần như đi ngang với, lượng truy cập lần lượt là 17,9 triệu đơn vị và 20,6 triệu đơn vị.
So với cùng kì năm 2020, cả 2 sàn thương mại điện tử này đều tăng trưởng âm, với Tiki là -20% còn với Lazada là -1%. Với Sendo, lượng truy cập trang này hiện chỉ còn 4,9 triệu, giảm 56% so với cùng kỳ năm trước.
Điều đáng nói là theo bảng xếp hạng của iPrice Group, Lazada cũng không giữ nổi vị thế sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Việt Nam như trước kia, thay vào đó là sự nhập cuộc của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trực thuộc MWG.
Theo số liệu mới nhất từ Similarweb thì riêng thegioididong.com đã có lượng traffic cao hơn so với Lazada, cụ thể thegioididong.com có hơn 50 triệu lượt truy cập hàng tháng trong khi Lazada chỉ khoảng hơn 15 triệu lượt.
Nếu như trước đây người ta thường so sánh cuộc đua giữa Shopee và Lazada như Grab và Gojek, thì hiện nay, vai trò và vị thế của 2 sàn thương mại điện tử đã khác xa.
Ở Việt Nam, Lazada với sự hẫu thuẫn của Alibaba từng có thời điểm được xem như người dẫn đầu thị trường và gần như không thể đánh bại. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi có sự gia nhập của Shopee, thuộc sở hữu của Sea Group.
Lazada cho biết, họ sẽ đầu tư mạnh vào logistics, thanh toán và mua sắm trên di động. Bên cạnh đó, phía Lazada cũng kêu gọi các siêu ứng dụng cùng “mở cửa” hợp tác để cung cấp tới người dùng dịch vụ, trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Đại diện của Lazada chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng hợp tác cùng nhau làm việc sẽ là hướng đi đúng đắn trong tương lai”.
Nhìn vào các bài học tại thị trường Trung Quốc, CEO Lazada Group – ông Chun Li cho biết, các siêu ứng dụng ngày nay đang đặt mục tiêu “giam” khách hàng vào một nền tảng duy nhất. Thay vào đó, ông Li mong muốn các công ty nên hợp tác để mang đến cho người dùng nhiều kênh tương tác cả trực tuyến lẫn trực tiếp.
Một hình thức khác có thể kể đến là việc các sàn thương mại điện tử luôn muốn độc chiếm người dùng thông qua các phương thức thanh toán ví điện tử độc quyền.
Thực tế, tại Việt Nam, Lazada cũng chưa có ví điện tử riêng, trong khi Shopee đã có Shopee Pay liên tục đưa ra các ưu đãi. Nhìn sang các siêu ứng dụng khác, Grab từ lâu đã bắt tay cùng Moca, còn Gojek mới đây cũng bắt tay cùng MoMo.
Gần đây, Alibaba đã thảo luận về việc huy động ít nhất 1 tỷ USD cho Lazada. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Bloomberg, hiện các cuộc đàm phán đều chưa thu về kết quả khi định giá của Lazada chưa đạt như kì vọng.
Nguồn tin thân cận với Alibaba cho biết, công ty này còn dự định về một đợt IPO tiềm năng cho Lazada với hy vọng thu về ít nhất 1 tỷ USD, nhưng sau đó rút lui bởi không đảm bảo được mức định giá như dự kiến của mình.
Hiện tại, dường như Alibaba sẽ loại bỏ kế hoạch huy động vốn vì họ không cần tiền và thị trường vẫn biến động, do định giá của các công ty công nghệ đang giảm dần, nhất là sau những màn IPO của Grab, Sea để lại nhiều bài học.
Tất nhiên, Alibaba vẫn có ý định tách Lazada thành một công ty riêng biệt, khi sự cạnh tranh ngày càng nóng lên với các đối thủ phát triển nhanh như Shopee của Sea và GoTo của Indonesia.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dường như “miếng bánh” thương mại điện tử sẽ không chia đều cho tất cả tay chơi, nhất là trong bối cảnh cuộc đua giành thị phần giữa các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam đang ngày một trở nên khốc liệt.
Tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 chỉ ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.
Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV – Gross Merchandise Value), đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.
Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.
Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.
Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.
Khảo sát nhanh cho thấy, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, “miếng bánh” thương mại điện tử sẽ không chia đều cho tất cả tay chơi, nhất là trong bối cảnh cuộc đua giành thị phần giữa các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam đang ngày một trở nên khốc liệt.
Theo thống kê của iPrice Group trong Q4/2021, Shopee hiện là đơn vị dẫn đầu về sự phổ biến với gần 89 triệu lượt truy cập. Trên các mạng xã hội như: Instagram, Facebook, YouTube, sự hiện diện của ông lớn TMĐT này là rất vượt trội.
Đáng chú ý, lượng truy cập của Shopee nhiều hơn gấp đôi con số mà các đối thủ trực tiếp như Tiki, Lazada và Sendo cộng lại.
Lazada hiện chỉ xếp thứ 4 với 20,6 triệu lượt truy cập, theo sau là vị trí thứ 5 của Tiki với 17,8 triệu lượt truy cập. Còn Sendo tụt xuống vị trí thứ 11 với gần 5 triệu lượt truy cập.
Dù cuộc đua thương mại điện tử chưa ngã ngũ, nhưng có thể thấy rõ sự đuối sức từ các tay chơi nội. Tiki hiện được cho là đang “khát vốn” khi xuất hiện nguồn tin cho rằng, công ty đang đàm phán với Shinbank Bank cho một đợt đầu tư mới trị giá khoảng 40 triệu USD.
Cuối năm ngoái, Tiki đã huy động thành công 258 triệu USD trong vòng đầu tư do AIA Insurance Inc dẫn dắt. Mục đích là nhằm mở rộng thị phần thương mại điện tử, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai.
Trước đó, để bổ sung dòng tiền, Tiki từng huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ, kỳ hạn 2 năm với lãi suất 13%/năm. Mức lãi suất chào bán trái phiếu của sàn thương mại điện tử Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trên thị trường hiện nay.
Còn về phía Sendo, từ nửa cuối năm 2020 đến nay, công ty chưa thông báo thêm bất kì vòng gọi vốn nào thành công. Từng có thông tin công ty đang huy động vòng gọi vốn series D. Hoạt động này diễn ra ngay sau khi tin đồn Sendo sáp nhập với Tiki thất bại.
Đổi lại, các thương hiệu bán lẻ như Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, FPT Shop hay CellphoneS đều có thứ hạng cao cho mình.
Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh lần lượt chiếm vị trí thứ 2 và 3 trên bảng xếp hạng với 59 triệu và 24 triệu lượt truy cập. FPT Shop và CellphoneS lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 với 9,3 và 8,7 triệu lượt truy cập.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.
Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).
GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).
Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.
Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.
Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.
1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.
Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).
Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.
Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).
(* PPP haySức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).
Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.
Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).
Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).
Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.
Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.
Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.
Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.
Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.
2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.
Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.
Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.
Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:
Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.
Các hộ gia đình nhỏ.
Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.
Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.
Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.
Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.
Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.
Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.
Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.
Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.
Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.
Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).
Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.
Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.
Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.
Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.
Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.
Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.
Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.
Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).
Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.
Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.
Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.
Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.
Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).
Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.
Hết phần 1!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Không giống dịp sale Lễ Độc thân 11/11, chương trình khuyến mãi cùng ưu đãi cho ngày Black Friday của các sàn TMĐT có phần kém rầm rộ hơn.
Lo ngại dịch bệnh còn phức tạp, Phương Linh – 24 tuổi, nhân viên văn phòng sống tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) – quyết định tránh xa các địa điểm tập trung đông người như siêu thị, trung tâm thương mại… Thay vào đó, để hòa vào không khí mua sắm dịp Black Friday, Linh chọn phương án săn sale trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
“Mua trên sàn TMĐT vừa tiện lại tiết kiệm thời gian. Ngoài chương trình giảm giá của gian hàng, nếu biết săn sale, mã khuyến mãi, tôi còn nhận được các ưu đãi khác như miễn phí cước vận chuyển, hoàn tiền vào ví…
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm. Một số mặt hàng sau khi về tay thường không đúng kiểu dáng, tính năng như mô tả”, Linh chia sẻ.
Kết thúc Lễ Độc thân 11/11, nhiều sàn TMĐT lớn tại Việt Nam tiếp tục bắt tay lên kế hoạch, chạy nước rút cho ngày hội mua sắm lớn nhất trên thế giới – Black Friday.
Nhiều khuyến mãi “cũ”.
Theo ghi nhận của Zing, các chương trình giảm giá, khuyến mãi cũng như hoạt động quảng bá dịp Black Friday trên hệ thống sàn TMĐT không rầm rộ, đa dạng như Lễ Độc thân vừa qua. Song, các sàn TMĐT vẫn duy trì những ưu đãi đặc trưng như giảm giá nhiều mặt hàng từ 20-50%, săn voucher giảm giá sản phẩm hay cước vận chuyển.
Đối với Tiki, sàn TMĐT này triển khai chương trình “Tiki Black Friday – Câu chuyện của mùa sale” kéo dài từ ngày 23-27/11 với cao điểm vào ngày 26/11.
Mỗi ngày, Tiki trải dài sự kiện khuyến mãi khắp các ngành hàng như làm đẹp, sức khỏe, mẹ và bé, thời trang với “Thứ 4 rạng rỡ – Đại Tiệc Làm Đẹp”; ngành hàng xe máy, điện tử, điện gia dụng, nhà cửa, sách với “Thứ 5 Tiện Nghi với Top Thương Hiệu”.
Riêng ngày 26/11, sàn tung ra chương trình Giảm 50% sản phẩm thương hiệu, Coupon giảm 1,1 triệu đồng, Deal sốc 0 đồng, Deal đồng giá 1.000-x1.000 đồng và Freeship mọi nơi không giới hạn.
Ngoài ra, nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt, khuyến khích thanh toán trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh, Tiki triển khai các ưu đãi như giảm giá từ 50.000-300.000 đồng khi sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng, ví điện tử đối tác. Bên cạnh đó, khách hàng có cơ hội hoàn tiền lên đến 3 triệu đồng khi mua iPhone 13 series.
Tương tự, đối thủ của Tiki là Shopee cũng triển khai các hoạt động khuyến mãi kéo dài từ ngày 26/11 đến 29/11 nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong dịp Black Friday và Cyber Monday.
Sàn vẫn mang đến những ưu đãi quen thuộc như giảm giá hàng hiệu đến 50%, hoàn xu Xtra đơn từ 0 đồng hay freeship Xtra đến 70.000 đồng. Như thường lệ, người dùng có thể nhận được nhiều voucher mua sắm nếu săn sale vào những khung giờ như 0h, 9h, 12h, 21h.
Ngoài ra, khách hàng của Shopee có thể tiếp tục tham gia các hoạt động quay số đón sinh nhật của sàn với tổng giá trị giải thưởng 12 tỷ xu hoặc cơ hội trúng tiền mặt, xe hơi.
Theo dữ liệu của iPrice, tính riêng trong quý III/2021, lưu lượng truy cập trên website Shopee đạt 77,8 triệu lượt, đứng đầu thị trường TMĐT. Dự kiến, con số này còn tăng cao hơn nữa khi sàn đẩy mạnh hoạt động kích cầu mua sắm cuối năm.
Đối với Lazada Việt Nam, ngoài kế hoạch tập trung sale hàng hiệu, sàn còn tung ra nhiều ưu đãi hoàn tiền lên đến 12% trên mỗi sản phẩm và quà tặng độc quyền trong các khung giờ đặc biệt như 0-2h ngày 26/11 và 20-24h ngày 29/11.
Song song, Lazada phân phối thêm số lượng có hạn voucher với các mức chiết khấu khác nhau như giảm 30.000 đồng cho đơn từ 400.000 đồng, giảm 70.000 đồng cho đơn từ 800.000 đồng hay giảm giảm 150.000 đồng cho đơn từ 1,5 triệu đồng.
Đẩy mạnh sale ngành hàng thiết yếu.
Về thói quen mua sắm cuối năm của người dân, đa số sàn TMĐT ghi nhận xu hướng gia tăng chi tiêu đối với các ngành hàng thiết yếu trong gia đình. Đây cũng là nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh mới chỉ hạ nhiệt.
“Sàn ghi nhận nhu cầu mua sắm đa dạng và tiếp tục gia tăng từ người dùng, từ các sản phẩm thương hiệu lớn đến mặt hàng thiết yếu hàng ngày.
Những ngành hàng được người dùng Việt quan tâm nhất hiện nay là nhà cửa và đời sống; sức khỏe và sắc đẹp; điện thoại và phụ kiện… Chúng tôi sẽ đẩy mạnh ưu đãi ngành hàng này trong ngày Black Friday và Cyber Monday”, đại diện Shopee thông báo.
Trao đổi với Zing, đại diện Tiki cho biết người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch thói quen thông thường sang nhóm sản phẩm thiết yếu, đồng thời thắt chặt chi tiêu hơn sau thời gian giãn cách.
Tuy nhiên, trước nhu cầu chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, Tiki vẫn ghi nhận một số tín hiệu tăng trưởng rõ rệt đối với ngành hàng thời trang, làm đẹp, mẹ và bé…
Mặt khác, việc người dân thường xuyên ở nhà khiến mức chi dùng cho những sản phẩm, dịch vụ tại nhà tăng cao. Ngoài xu hướng tích trữ số lượng lớn theo lốc, lô, size to, người dùng còn đẩy mạnh mua sắm các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử phục vụ công việc tại gia.
Đối với Lazada, ngoài các nhóm ngành thiết yếu như bách hóa, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, sàn còn thúc đẩy nhóm ngành thời trang, công nghệ để đáp ứng điều kiện quay trở lại cuộc sống “bình thường mới” của người dân.
Để nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ của đối tác, nhiều sàn TMĐT xây dựng chính sách mới, qua đó tạo điều kiện hoạt động cũng như tháo gỡ những khó khăn về chi phí vận hành cho chủ gian hàng.
Theo Tiki, sàn đang triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ như miễn phí phí hoa hồng cho người bán thuộc ngành hàng thời trang đến hết quý I/2022, miễn phí phí thanh toán, miễn phí 3 tháng sử dụng mô hình lưu kho của Tiki, đồng thời ưu đãi đến 50% cho 3 tháng kế tiếp.
Tận dụng lợi thế công nghệ, một số sàn TMĐT như Tiki, Shopee còn đẩy mạnh phát triển giải pháp kinh doanh số nhằm tối ưu quyền lợi của người bán.
Nhiều sạn khi săn sale.
Mặc dù vậy, việc săn sale trên các sàn TMĐT vẫn tồn tại một số bất cập. Trên thực tế, nhiều người dùng phản ánh tình trạng sale ảo, tức giá sản phẩm sau khi sale không mấy chênh lệch so với giá bán ngày thường.
Chưa hết, nhiều gian thương cố tình đẩy giá sản phẩm trước ngày sale, sau đó giảm xuống hòng đánh lừa người dùng, bán giá cao hơn hoặc tương tự ngày thường.
Ở trường hợp khác, một số người bán lồng ghép sản phẩm có giá trị thấp vào mặt hàng chủ đạo, tạo hiệu ứng “chim mồi” để thu hút tương tác của người dùng, khiến họ dễ nhầm lẫn giá thành.
Ví dụ, sản phẩm “Giày Sneaker Jordan 1 Milan” trên sàn Shopee có giá dao động từ 56.778-237.250 đồng. Tuy nhiên, sau khi bấm vào, người dùng mới nhận ra sản phẩm trị giá 56.778 đồng thực chất chỉ là một đôi tất.
“Tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến. Cảm giác rất thất vọng khi mua phải những sản phẩm sale ảo, dần dần nó sẽ trở thành ác cảm cho người tiêu dùng mỗi khi bước vào mùa sale. Các chiêu trò đánh lừa tâm lý là một trong những nguyên nhân triệt tiêu cảm xúc hứng khởi mỗi khi mua sắm”, Phương Linh cho biết.
Theo đại diện Tiki, tình trạng giá giảm ảo đang là vấn đề nhức nhối chung của các sàn TMĐT. Nhằm khắc phục tình trạng này, Tiki đã áp dụng hệ thống phát hiện tự động để kịp thời sàng lọc người bán đẩy giá cao bất thường hoặc có dấu hiệu tăng giá gốc của hàng hóa.
Sàn Shopee cũng đưa ra chính sách xử lý vi phạm đối với trường hợp giá bán tăng bất hợp lý trước khuyến mãi. Theo đó, người bán không được tăng giá gốc sản phẩm một cách bất hợp lý trước khi tham gia khuyến mãi.
Sàn sẽ căn cứ vào lịch sử thay đổi giá và giá mặt hàng trước và trong đợt khuyến mãi. Nếu bị phát hiện, Shopee sẽ xóa sản phẩm đăng bán và phạt điểm trong hệ thống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Covid-19 mở ra cơ hội phát triển kinh tế số, khiến chuyển đổi số thành bước ngoặt tất yếu của doanh nghiệp, theo Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam.
Trong diễn đàn “Bứt phá cùng chuyển đổi số”nằm trong khuôn khổ chương trình CTO Summit 2021, do VnExpress tổ chức và phát trực tuyến ngày 25/11, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam đã đưa ra những nhận định xoay quanh bước ngoặt chuyển đổi số của các doanh nghiệp công nghệ lẫn ngoài công nghệ.
Chuyển đổi số được xem như bước đệm quan trọng giúp doanh nghiệp bứt tốc trong thời đại 4.0. Cộng thêm lực đẩy từ làn sóng chuyển dịch từ offline lên online, ông Hoàng cho rằng chuyển đổi số giờ đây không còn là lựa chọn mà đã thành bước ngoặt tất yếu của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Bình thường mới – vận hội mới.
Trải qua hơn 4 tháng giãn cách xã hội, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn bình thường mới. Làn sóng Covid-19 thứ 4 vừa qua tại Việt Nam đã cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ của cả thói quen tiêu dùng lẫn nền tảng kinh doanh chính của các doanh nghiệp thương mại đa lĩnh vực.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô thương mại điện tử Việt Nam đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bùng phát.
Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người dân đã dần quen với các hoạt động mua sắm trên internet. Dù muốn hay không, nhiều người phải thừa nhận họ không biết làm gì ngoài lên mạng trong những ngày giãn cách xã hội.
Mặt khác, hình thức đi chợ, mua sắm hàng thiết yếu và tiêu dùng nhanh trực tuyến tưởng chừng bất khả thi nay lại được chào đón nhiệt tình.
Ông Nguyễn Huy Hoàng đã chỉ ra có đến 53% người dân Việt Nam cho rằng mua sắm hàng tạp hóa, thiết yếu trên mạng đã thành lối sống mới. Đây là sự thay đổi vượt bậc so với trước đại dịch.
Ngoài ra, tâm lý mua sắm “trả thù” cũng thúc đẩy người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu, không ngại “mở hầu bao” trong những đợt sale cuối năm. Doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội này để thúc đẩy doanh số, bù đắp lại quãng thời gian “đóng băng” trước đó.
Theo ông Hoàng, đây chính là dấu hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho nền kinh tế phục hồi và phát triển mạnh mẽ hậu suy thoái. Trong đó, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng tất yếu chứ không còn là lựa chọn nếu doanh nghiệp muốn tăng trưởng bứt phá.
Trên hành trình số, thương mại điện tử giữ vai trò là “cánh tay trợ lực”, giúp các doanh nghiệp đối tác “lên sóng” nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều bằng những chính sách và chiến lược số riêng biệt.
Tuy nhiên, vị giám đốc cũng chỉ ra rằng để bắt kịp làn sóng chuyển đổi số, không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức do trước nay họ chưa từng hoặc chưa quen với kinh doanh online.
“Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, hệ sinh thái thương mại điện tử với hậu thuẫn là nền tảng công nghệ vững chắc, sẽ là chìa khóa giúp tháo gỡ “nút thắt” này cho các doanh nghiệp”, ông Hoàng khẳng định.
Ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết, để sống sót qua đại dịch, nhiều thương hiệu và doanh nghiệp đã chọn cách “lên sàn” để duy trình kinh doanh.
Theo báo cáo Quý III/2021 của Lazada Việt Nam, số lượng thương hiệu và nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada tăng gấp 1,5 lần.
Trong đó có những thương hiệu lớn như Estée Lauder, Shiseido, Shu Uemura, Starbucks, Dyson, VinMart… Những thương hiệu F&B như Pizza 4P’s, Vua Cua, Paris Baguette… cũng tìm đến “lối thoát” trên thương mại điện tử trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, dừng mọi hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ.
Đáp lại nỗ lực “lên sàn” của doanh nghiệp, thương mại điện tử đã mang về cho đối tác lượng khách hàng tiềm năng với số lượng bùng nổ. Cũng trong quý III/2021, Lazada Việt Nam đã chứng kiến số lượng đơn hàng và lượng khách mua sắm trực tuyến tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhận xét về động thái của các doanh nghiệp Việt trên, ông Hoàng cho rằng sự phát triển của thương mại điện tử chính là yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ nhất với họ.
Doanh nghiệp có thể thoải mái tiếp cận nguồn khách hàng sẵn có của các sàn, nhận sự hỗ trợ tiếp thị qua các chương trình, sự kiện, lễ hội mua sắm; đồng thời kết nối vận chuyển hàng từ doanh nghiệp đến tận tay người dùng.
“Quá trình giao hàng kết hợp cùng thương mại điện tử như Lazada nhanh chóng và dễ dàng hơn bởi chúng tôi luôn không ngừng cải tiến về mặt công nghệ. Ứng dụng AI, tự động hóa quy trình và giúp thiết kế tuyến đường vận chuyển hợp lý nhất.
Đây là lợi thế to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp”, vị Giám đốc phát triển đối tác kinh doanh Lazada Việt Nam cho hay.
Xu thế vững bền trong tương lai.
Hành trình chuyển đối số của doanh nghiệp Việt ở thời điểm hiện tại tuy khả quan, tích cực và ngày càng sôi động, song vẫn còn nhiều trở ngại, thách thức và e dè.
Ông Hoàng dự đoán rằng trong 5 năm tới, dù chuyển đổi số đã ăn sâu trong các tổ chức, doanh nghiệp, không cần thúc đẩy hay nhắc nhiều như hiện nay, các sàn thương mại điện tử vẫn có thể lạc quan về sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo eConomy 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử Việt Nam vẫn sẽ duy trì phát triển vượt bậc với tiềm lực khai phóng mạnh mẽ. Mua sắm trực tuyến sẽ không chỉ là một sự lựa chọn, mà dần trở thành một phần của nếp sống của người dân Việt Nam.
Với các số liệu tích cực như 71% người sử dụng internet trong nước từng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần, hay có đến 99% người mua sắm trực tuyến mới sẽ tiếp tục mua sắm trong tương lai… Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lạc quan về một tương lai kỹ thuật số chiếm lĩnh thị trường và trở thành xu hướng tất yếu không của riêng bất cứ lĩnh vực nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu, khi chiếm hơn một nửa tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn đa ngành.
Shopee có lượng truy cập nhiều nhất ở cả ba thị trường.
Theo số liệu quý III/2021 từ iPrice và SimilarWeb, Shopee – thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore – là nền tảng thương mại điện tử đa ngành có thị phần về lượt truy cập cao nhất ở cả ba nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.
Cụ thể, tại Việt Nam, sau nhiều quý liên tiếp dẫn đầu, cho đến nay, Shopee vẫn là đối thủ khó vượt mặt khi chiếm 57% tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn thương mại điện tử đa ngành.
Lazada Việt Nam và Tiki lần lượt chiếm 16% và 13%. Các nền tảng khác chia đều 14% còn lại trong bảng xếp hạng.
Tại Malaysia, lượt truy cập website Shopee chiếm đến 71% tổng số lượt truy cập, theo sau đó Lazada Malaysia với 18% và PG Mall là 9%.
Trong khi đó, bản đồ thương mại điện tử Thái Lan về thị phần về lượt truy cập cho thấy sự phân chia giữa Shopee Thái Lan và Lazada Thái Lan, khi hai nền tảng này lần lượt chiếm là 57% và 35%. Theo sau đó là nền tảng Central Online chỉ với 2%.
Một xu hướng thú vị được thấy ở cả ba quốc gia là các trang thương mại điện tử nội địa đều lọt tốp 3 trang thương mại điện tử đa ngành hàng đầu của mỗi nước.
Tiki (Việt Nam), PGMall (Malaysia) và Central Online (Thái Lan) đã làm khá tốt trong việc tạo dựng thương hiệu tại các thị trường tương ứng.
Người dùng Việt tương tác thường xuyên fanpage thương mại điện tử.
iPrice nghiên cứu sự tham gia của người dùng vào các hoạt động truyền thông xã hội trên tốp ba trang Facebook thương mại điện tử đa ngành ở mỗi quốc gia từ Buzzsumo. Kết quả cho thấy người Việt tương tác thường xuyên cao hơn người Thái, nhưng ít hơn người Mã.
Cụ thể, Việt Nam chiếm 36% người dùng tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử. Dữ liệu cho thấy người dùng có xu hướng thả “like”, “love” và “haha” khi tương tác.
Malaysia có tỷ lệ tương tác cao nhất là 44% và thấp nhất là Thái Lan với chỉ 20%. Người Thái khi tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử thường có xu hướng “like”, “share” và “love”. Điều này khá tương đồng với hành vi tương tác của người Malaysia với xu hướng lần lượt là “like”, “share” và “comment”.
Một báo cáo của Napoleon Cat cho biết hơn 8)% dân số Việt Nam là người dùng Facebook tính đến tháng 10 năm 2021, cho thấy Facebook nắm giữ vai trò thiết yếu trong việc giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả tại Việt Nam.
Việt Nam – ngôi sao trên thị trường thương mại điện tử khu vực.
Theo dữ liệu từ iPrice Group, tổng lượt truy cập trung bình tốp 10 trang thương mại điện tử của Việt Nam đã gấp 2 lần Thái Lan, và gần 3 lần Malaysia trong quý III/2021.
Báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore), Google và công ty tư vấn quản lý Bain & Company công bố gần đây cho biết thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 13 tỷ USD trong năm 2021.
Ước tính, con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 32%, tiến tới mức 39 tỷ USD trong năm 2025. Quy mô này sẽ giúp Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia.
Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành một trong những “ngôi sao” trong thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á.
Bước vào kỷ nguyên hậu Covid-19, tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) đã trở thành một nếp sống mới và các nhà bán hàng kỹ thuật số ngày càng nhiều, đã tác động tích cực tới quy mô thị trường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chỉ một phần nhỏ các mặt hàng được tìm mua trên thương mại điện tử là hàng Việt Nam, và tỷ lệ này có dấu hiệu suy giảm theo thời gian.
iPrice Group mới đây đánh giá điều đáng lo ngại hiện nay là các doanh nghiệp trong nước vẫn đang rất loay hoay trong việc tận dụng kênh phân phối thương mại điện tử.
Nghiên cứu tốp các mặt hàng được tìm mua từ các sàn thương mại điện tử thông qua việc đếm số lượt tìm kiếm và click vào sản phẩm, iPrice phát hiện ra rằng các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trong năm 2020 và nửa đầu 2021.
Trong khi đó, có đến 83% số sản phẩm được quan tâm nhất trên các sàn thương mại điện tử là hàng ngoại nhập.
Điều đáng lo ngại hơn là tỷ lệ các sản phẩm Việt còn có dấu hiệu suy giảm từ năm ngoái sang năm nay.
Cụ thể, tỷ lệ hàng hóa mang thương hiệu Việt trong top 1200 sản phẩm bán chạy chỉ chiếm 20% trong thời điểm dịch năm 2020.
Khi so sánh giữa các sàn, thương hiệu Việt được tìm mua nhiều nhất trên sàn thương mại điện tử Sendo, với 25% trong số 300 sản phẩm phổ biến là hàng Việt Nam. Theo sau là Tiki (23%), Lazada Việt Nam (18%) và Shopee Việt Nam (13%).
Bước sang nửa đầu năm 2021, các mặt hàng thuộc thương hiệu trong nước chỉ còn chiếm 14% các sản phẩm được người tiêu dùng tìm mua, cho thấy sự suy giảm rõ so với năm trước. Dẫn đầu trong chỉ số này giữa các sàn năm 2021 tiếp tục là hai sàn nội địa Tiki (21%) và Sendo (16%).
Việc hai sàn nội Sendo và Tiki xếp cao nhất về lượng hàng Việt trong các sản phẩm bán chạy phần nào cho thấy tính phù hợp cao, và sự hỗ trợ tích cực của hai sàn này cho các doanh nghiệp Việt.
Tiki hiện là sàn duy nhất trong bốn sàn bắt buộc tất cả người bán phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Quy định này vô hình chung làm giảm một lượng nhà bán chuyên nhập hàng ngoại về bán lại, và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nội.
Trong khi đó, Sendo ghi dấu ấn trong năm 2021 với các chương trình Gian hàng Việt phối hợp cùng Bộ Công thương, và tích cực xúc tiến đưa nông sản các tỉnh trên cả nước lên sàn trong mùa dịch. Lãnh đạo Sendo gần đây cũng không giấu mong muốn biến sàn này thành địa chỉ kinh doanh trực tuyến của các thương hiệu Việt Nam.
Dẫu vậy, bên cạnh việc các sàn nội tạo điều kiện cho hàng Việt, để hàng Việt phổ biến hơn trên thương mại điện tử thì cần xuất phát từ chính bản thân nỗ lực của doanh nghiệp trong nước.
Hàng Việt ghi dấu ấn trong mảng bách hóa.
iPrice cho biết điều đáng mừng là hàng Việt bán chạy trong danh mục bách hóa trực tuyến (online) chiếm tỷ trọng cao trên hai sàn nội địa. Sendo có đến 81% sản phẩm thuộc nhà sản xuất trong nước và con số này ở sàn Tiki là 63%.
Theo báo cáo thương mại điện tử quý II/2021 từ iPrice và số liệu từ Google, lượt tìm kiếm từ khóa liên quan đến cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223%. Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7, so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố.
Điều này cho thấy nhu cầu mùa dịch của khách hàng tập trung chủ yếu cho ngành hàng này.
Mặt khác, báo cáo iPrice ghi nhận thêm các sản phẩm bán chạy trên hai sàn nội địa còn có nông sản, đặc sản chiếm 27% các sản phẩm bán chạy. Điều này cho thấy, những mặt hàng đặc sản và nông sản trên môi trường online cũng dần được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn.
Theo số liệu thu thập thực tế trên sàn Sendo cho ngành hàng nông sản đặc sản có nguồn gốc Việt Nam, số mặt hàng bán trên sàn Sendo tăng vọt 50% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, trong năm 2020, con số này cũng đã tăng 29% so với năm trước đó.
Sàn này cũng cho biết số lượng đơn hàng mua nông sản đặc sản có nguồn gốc Việt Nam trong năm 2021 cũng tăng đến 45% so với năm ngoái. Một số sự kiện nổi bật bao gồm xúc tiến thành công 100 tấn rau Hải Dương và 100 tấn vải thiều Bắc Giang trên sàn Sendo.
Rõ ràng, ảnh hưởng của dịch trong hai năm 2020 và 2021 đã vô tình tạo nên những điều kiện kích thích sự phát triển của ngành nông nghiệp trực tuyến về cả cung và cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành tốp đầu ở Việt Nam đã có sự thay đổi trong quý II, cho thấy cuộc chơi dường như đang bị lấn át bởi doanh nghiệp ngoại.
iPrice Group trong báo cáo mới nhất cho biết thứ hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành tại Việt Nam bắt đầu có sự chuyển dịch.
Sau nhiều quý liên tiếp bị các đối thủ qua mặt, Lazada Việt Nam vươn lên hạng 2 trong “cuộc đua tứ mã” về lượt truy cập website các sàn thương mại điện tử đa ngành.
Theo đó, lượt truy cập website trung bình của Lazada Việt Nam tăng 14% so với ba tháng đầu năm và nhận về 20,4 triệu lượt truy cập.
Shopee Việt Nam đánh dấu quý thứ 12 dẫn đầu về lượt truy cập website với 73 triệu lượt truy cập trong quý này, tăng 9,2 triệu lượt so với ba tháng đầu năm.
Trong khi đó, lượt truy cập trung bình vào website của hai sàn thương mại điện tử đa ngành nội địa Tiki và Sendo có sự giảm nhẹ, lần lượt đạt 17,2 và 7,9 triệu lượt.
iPrice nhận định như vậy, trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành tốp đầu ở quý II/2021 đã có sự thay đổi nhất định. Theo như xu hướng hiện tại, cuộc chơi lại dường như đang bị lấn át bởi các doanh nghiệp ngoại.
Báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company tại thị trường Đông Nam Á cho thấy rằng doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 12 tỷ USD.
Đồng thời, đưa ra dự báo con số này sẽ tăng 4,5 lần và đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, quy mô thị trường đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.
Điều đó cho thấy rằng thấy rằng thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có triển vọng tích cực và dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.
Tuy vậy, tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn và có khả năng cao sẽ còn liên tục tạo nên những thay đổi khác nữa trong tương lai.
Bùng nổ nhu cầu tìm kiếm cửa hàng thiết yếu online.
iPrice cho biết bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc và xuyên suốt từ đầu đại dịch.
Điều này lý giải phần nào nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bán sản phẩm thiết yếu online (trực tuyến) tăng mạnh trong những tháng giãn cách xã hội.
Cụ thể, lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223% trong quý II/2021.
Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố.
Cùng với đó, người dân dành sự quan tâm hơn đến thực phẩm tươi sống, thịt cá, đồ uống các loại, thực phẩm đóng gói và rau củ quả, khi mức tăng trưởng lần lượt là 99%, 51%, 30% và 11% so với quý I/2021.
Như vậy, hoạt động giãn cách xã hội có thể là một trong những cú hích làm bùng nổ nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bách hóa online, siêu thị online.
Trước nhu cầu này, dòng dịch chuyển lên online của các nhà bán lẻ mặt hàng thiết yếu có lẽ sẽ thêm phần gấp rút, iPrice nhận định.
Ở diễn biến khác, iPrice phát hiện rằng giá các mặt hàng tạp hóa ở Việt Nam lọt tốp rẻ nhất trong khu vực ASEAN sau khi so sánh giá của các mặt hàng tạp hóa ngoại tuyến phổ biến ở các nước Đông Nam Á từ Numbeo – một trong những cơ sở dữ liệu do người dùng đóng góp lớn nhất thế giới.
Đơn cử, Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng với chi phí mua sắm sản phẩm bách hóa thông dụng cao nhất là 2,5 triệu đồng (110 USD), theo sau là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines.
Các mặt hàng được chia theo danh mục và trọng lượng như thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, gạo); trứng, sữa, phô mai; thịt (gà, bò); trái cây và rau củ; nước lọc; rượu, bia và thuốc lá.
Nhìn chung, Việt Nam là quốc gia có chi phí mua các mặt hàng bách hóa rẻ thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Theo như người dùng Numbeo, khoản chi phí mua sắm các mặt hàng này tại Việt Nam chỉ khoảng 1,2 triệu đồng (54 USD).
Nếu không bao gồm sản phẩm rượu, bia và thuốc lá, chi phí ước tính chỉ rơi vào khoảng 942 nghìn đồng (41 USD).
Điều này cho thấy rằng trong thời kỳ Covid-19, mua các sản phẩm để phục vụ nhu cầu sống cơ bản hàng ngày tại Việt Nam vẫn còn “dễ thở” hơn so với các nước trong khu vực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việt Nam hiện dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về lượng người dùng dịch vụ kỹ thuật số mới với tỷ lệ 41% trên tổng số người sử dụng các dịch vụ tiêu dùng nói chung.
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng ở Đông Nam Á bắt đầu lựa chọn sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số như: thanh toán không tiền mặt, đi chợ qua các ứng dụng điện thoại, mua sắm thương mại điện tử,…
Theo Báo cáo Kinh Tế số Đông Nam Á (SEA) 2020 được Google, Temasek và Bain & Company công bố, cứ 3 người sẽ có 1 người dùng mới bởi tác động của dịch Covid-19 và 94% trong số đó cho biết có ý định tiếp tục những thói quen tiêu dùng này sau đại dịch.
Đáng chú ý, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về lượng người dùng dịch vụ kỹ thuật số mới với tỷ lệ 41% trên tổng số người sử dụng các dịch vụ tiêu dùng nói chung.
Sự phát triển của của thương mại số đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Trước đây, hoạt động mua hàng trực tuyến tại các nước trong khu vực thường không phổ biến bằng các thị trường lớn như Trung Quốc.
Tuy nhiên, Covid-19 đã tác động và tạo thế cân bằng, cộng hưởng cùng sự phát triển của công nghệ và nền tảng mới, những kỳ vọng và nhu cầu mới của người tiêu dùng từ đó được mở ra.
Không chỉ ở Việt Nam, các thương hiệu tại Đông Nam Á đều cần chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, khi sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi tiêu dùng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ các kênh thương mại.
Các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada hiện đang là động lực chính thúc đẩy sự thâm nhập của hoạt động thương mại trên các nền tảng số.
Đồng thời, họ cũng dẫn đầu với những xu hướng tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.
Tuy nhiên, trong tương lai, việc phụ thuộc quá mức vào những sàn thương mại điện tử có thể gây ra những áp lực về tài chính và khiến thương hiệu dần mất quyền tự chủ, đặc biệt là trong việc quản lý dữ liệu khách hàng.
Từ năm 2020, toàn khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong ngành thương mại kỹ thuật số cùng với sự lên ngôi của hàng loạt các dịch vụ mới.
Tỷ lệ người sử dụng internet, thanh toán kỹ thuật số và niềm tin của người tiêu dùng vào hoạt động thương mại trên các nền tảng số đều tăng mạnh.
Lĩnh vực kinh doanh trực tuyến cả khu vực được dự đoán sẽ tăng gấp ba lần và chạm mốc 309 tỷ USD tổng khối lượng hàng hóa (gross merchandise value) vào năm 2025.
Theo Ông Waheed Bidiwale, Phó Giám đốc toàn cầu của Verticurl, xu hướng thương mại trên các nền tảng số sẽ tăng tốc, từ các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống đến toàn bộ danh mục sản phẩm và dịch vụ.
“Các thương hiệu đang nghĩ rằng: ‘tôi không cần kinh doanh trực tuyến vì đang cung cấp những mặt hàng truyền thống hay thuộc những ngành hàng có quyết định mua sắm tùy hứng’, hay ‘không ai mua xe hơi online cả nên tôi không cần kinh doanh trực tuyến’ sẽ cần phải cân nhắc lại chiến lược của họ”, ông Bidiwale chia sẻ.
Báo cáo “Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh với chiến lược D2C” (Direct-to-consumer, tạm dịch “Trực tiếp đến người tiêu dùng”) của Ogilvy mới đây cho thấy, những lợi thế mà sàn thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp không mang giá trị bền vững vì trong tương lai, các chi phí cho hoạt động mua quảng cáo hay dịch vụ tăng lưu lượng truy cập website sẽ sớm phát sinh.
Nhiều sàn thương mại điện tử đã bắt đầu yêu cầu một phần phí nhất định trên mỗi giao dịch, và con số này có thể tăng tùy thuộc vào một số dịch vụ hay tính năng nhất định.
Tuy nhiên, với chiến lược D2C, khi các bên trung gian được loại bỏ và thương hiệu có được lợi thế về chi phí, khách hàng của họ sẽ có thể được tiết kiệm chi phí hơn trong mỗi giao dịch.
D2C đồng thời mang lại cho thương hiệu những lợi thế lâu dài bằng cách tập trung cung cấp những sáng kiến lấy khách hàng làm trọng tâm, vài củng cố vấn đề bảo mật dữ liệu và tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link