Skip to main content

Thẻ: Sếp

Ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp (và các nghiên cứu đã chỉ ra lý do)

Không chỉ có Gen Z, ngày càng có nhiều người trẻ có xu hướng không muốn trở thành các nhà lãnh đạo hay làm Sếp. Các nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra nguyên nhân cho điều này.

người trẻ không muốn làm Sếp
Ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp (và các nghiên cứu đã chỉ ra lý do)

Ở khía cạnh người đi làm, việc không muốn trở thành Sếp hay thăng tiến trong công việc có thể xem là điều bình thường, ở khia cạnh nhà lãnh đạo doanh nghiệp thì đây lại là một rủi ro, rủi ro khi doanh nghiệp thiếu đi các vị trí quản lý.

Theo một khảo sát mới đây với hơn 1000 người đi làm và hiện đang không giữ vai trò quản lý, chỉ có 38% cho biết rằng họ mong muốn thăng tiến lên vị trí quản lý tại nơi làm việc hiện tại của họ.

Tại sao vai trò quản lý hay làm Sếp ngày càng kém hấp dẫn.

Trong quá khứ, chức danh hay vị trí quản lý, lãnh đạo hay thường được gọi tắt là Sếp thường gắn liền với sự uy tín, tôn trọng, thậm chí có thể là ngưỡng mộ. Một cơ hội lãnh đạo thường là khởi đầu của một con đường dẫn đến đỉnh cao. Tuy nhiên, động lực đó đã thay đổi khá nhiều trong nhiều thập kỷ.

Và có một số lý do chính cho điều này.

Thứ nhất, niềm tin vào sự lãnh đạo đã bị xói mòn đi nhiều. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Gallup, chỉ 21% nhân viên hoàn toàn đồng ý rằng họ tin tưởng vào ban lãnh đạo trong công ty của mình và con số này cũng đã giảm đi đáng kể kể từ sau đại dịch.

Tiếp đó, những “cá nhân có đóng góp cao” ngày càng có địa vị cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong cộng đồng công nghệ. Ví dụ, một nhà phát triển (developer) tài năng có thể dễ dàng thăng tiến trong công ty mà không cần có người quản lý hay họ phải quản lý con người.

Ngoài ra, mức lương và đặc quyền của người quản lý có thể không tương xứng khi so sánh với những vị trí cấp cao (Senior) khác, những vị trí này không cần phải quản lý hay đối diện với những rắc rối liên quan đến con người.

Cuối cùng, khi áp lực lên các nhà quản lý ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế bất ổn, nhu cầu trở thành Sếp theo đó cũng sẽ ngày càng giảm đi. Áp lực phải mang lại kết quả hay thúc đẩy lợi nhuận đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây cùng với đó là trách nhiệm giải trình ngày càng tăng từ các vị trí quản lý. Thậm chí đối với nhiều người, sự căng thẳng và cam kết về thời gian không đủ sức đánh đổi với các giá trị bổ sung khác.

Đối với người trẻ, khi nhu cầu về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được xem là quan trọng hơn cả, việc trở thành Sếp hay thăng tiến dường như không còn là ưu tiên.

Các nghiên cứu cho thấy, 40% cho biết lo lắng lớn nhất của họ khi trở thành người quản lý là căng thẳng, áp lực và thời gian gia tăng. Trong số những người này, 67% cho biết họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và gia đình, 64% cho biết muốn dành nhiều thời gian hơn cho thể chất và tinh thần. Ưu tiên trở thành giám đốc điều hành C-Suite chỉ là 4% và trở thành người quản lý con người chỉ là 9%.

Doanh nghiệp cần làm gì trong bối cảnh mới này, khi ngày càng có nhiều người trẻ không muốn làm Sếp.

Bước quan trọng đầu tiên để xoay chuyển tình thế đó là xác định lại ý nghĩa của một người quản lý (Manager).

Một mặt, cần định nghĩa lại vai trò và trách nhiệm của họ. Mặt khác, doanh nghiệp cần phải tìm ra những cách mới để thay đổi hoạt động quản trị. Khi McKinsey hỏi các nhà quản lý cấp trung của họ mong muốn điều gì hơn, câu trả lời hiển nhiên là tiền thưởng. Trong một thị trường cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đang đưa ra các khoản thưởng khi ký hợp đồng để thu hút nhân tài vào làm việc.

Theo một cuộc khảo sát năm 2021, 43% nhà quản lý tuyển dụng đề nghị nhiều thời gian nghỉ được trả lương hơn. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Các nhà quản lý cấp trung cũng cho biết họ muốn được khen thưởng bằng quyền tự chủ và trách nhiệm cao hơn.

Một bước quan trọng không kém khác đó là doanh nghiệp cần tăng cường việc áp dụng các công nghệ mới để khiến cho việc quản lý trở nên bớt áp lực hơn.

Có những công cụ có thể giúp thiết lập mục tiêu, lập bản đồ kỹ năng và giảm bớt gánh nặng cho việc đánh giá hiệu suất của nhân viên, đồng thời làm cho việc quản lý trở nên có ý nghĩa hơn.

Trong một thế giới có ít người quản lý hơn, doanh nghiệp cần có nhiều cách hơn để giảm căng thẳng và tiết kiệm thời gian cho mọi người.

Cuối cùng, theo nghiên cứu của Deloitte, 73% người quản lý nói rằng họ nên trở thành hình mẫu hạnh phúc cho nhân viên của mình, nhưng chỉ 35% nhân viên có thể thấy điều đó ở người quản lý của họ.

Sự trái ngược về góc nhìn giữa Sếp với nhân viên và ngược lại cũng đang là rào cản lớn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

3 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

Theo các số liệu nghiên cứu mới đây, trong khi tiền lương vẫn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc liệu nhân viên có rời bỏ doanh nghiệp hay không, đó không phải là lý do quan trọng nhất.

3 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp
3 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

Mặc dù chịu sự ảnh hưởng lớn của lạm phát và suy thoái toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách cắt giảm nhân sự và cũng chính điều này đã khiến cho cơ hội tìm việc làm mới cũng trở nên khó khăn hơn, với những người ở lại, doanh nghiệp cũng chịu phải áp lực tương ứng khi việc giữ được họ cũng rất khó khăn.

Trong khi mức lương vẫn đóng vai trò rất quan trọng với nhân viên, đó không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất quyết định việc liệu nhân viên có ở lại với doanh nghiệp hay không.

Dưới đây là 3 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.

1. Sếp tồi vẫn là lý do đầu tiên.

Lý do đầu tiên khiến một nhân viên rời đó doanh nghiệp đó mối quan hệ giữa họ với sếp (thường là quản lý trực tiếp). Một nghiên cứu cho thấy gần 1/2 số nhân viên được khảo sát đã nghỉ việc vì người quản lý tồi và gần 2/3 tin rằng người quản lý của họ thiếu khả năng đào tạo và hướng dẫn (hoặc là họ không có năng lực làm việc đó).

Dữ liệu từ Gallup cho thấy có đến 70% sự khác biệt trong mức độ gắn kết của đội nhóm đến từ chính người quản lý.

Trong số rất nhiều mối quan hệ mà nhân viên sẽ phát triển tại một doanh nghiệp, những mối quan hệ được hình thành với người quản lý của họ có tác động đáng kể đến trải nghiệm tổng thể của họ tại nơi làm việc, thậm chí còn hơn cả mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đồng cấp với nhau.

Nếu doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân viên giỏi, hãy bắt đầu từ việc đánh giá lại các vị trí quản lý, tìm hiểu xem nhân viên đang cảm thấy như thế nào với người quản lý của họ, và liệu các quản lý đó có đủ năng lực dẫn dắt đội nhóm hay không.

2. Thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Theo một nghiên cứu trên hơn 18.000 nhân viên từ hơn 150 công ty, việc thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp là lý do hàng đầu dẫn đến việc nghỉ việc. Trong khi tiền lương hay thu nhập vẫn rất quan trọng, nó không phải là yếu tố quan trọng nhất và duy nhất.

Bất bình đẳng là một lý do khác liên quan đến việc nhận được sự đào tạo và cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Ở một số thị trường như Mỹ, có đến hơn 50% nhân viên là Nữ cho rằng họ không nhận được các chương trình đạo tào và cơ hội thăng tiến như Nam giới.

3. Mức lương không tương xứng.

Mặc dù đứng trước suy thoái và “làn sóng từ chức vĩ đại”, nhiều nhân viên vẫn muốn doanh nghiệp cung cấp chọ họ các khoản lương thưởng tương xứng.

Một cuộc khảo sát của Đại học Phoenix với 5.000 nhân viên và 500 người sử dụng lao động trên khắp nước Mỹ cho thấy, cứ 3 người thì có 1 người sẽ từ bỏ công việc hiện tại mà không có kế hoạch dự phòng, nhưng 69% sẽ cân nhắc ở lại nếu các phúc lợi của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của họ.

Trong khi nhiều tổ chức đang đầu tư đáng kể để phát triển và thăng tiến cho nhân viên của họ, nghiên cứu cho thấy phần lớn người sử dụng lao động chưa quan tâm đến việc đảm bảo lương thưởng công bằng và an toàn tài chính cho nhân viên.

86% người sử dụng lao động cho rằng nhân viên của họ hài lòng với mức lương của họ, nhưng gần một nửa số nhân viên được khảo sát không hài lòng và 56% đang phải sống qua ngày với từng đồng lương ít ỏi.

Sự chênh lệch về lương và sự thiếu an toàn về tài chính là những yếu tố chính dẫn đến sự không hài lòng trong công việc.

Bản thân người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải tạo ra sự minh bạch cao hơn nữa về các vấn đề liên quan đến lương thưởng để họ có thể đồng hành được với lực lượng lao động của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một vài cách đơn giản để nghĩ giống Sếp và sớm trở thành Sếp

Nếu bạn cảm thấy sếp là kẻ thù không đội trời chung của mình tại nơi làm việc, hãy làm theo những gợi ý dưới đây và chứng kiến sự thay đổi.

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có

Với tư cách là những người ở chốn công sở, bạn hiểu rằng, mối quan hệ giữa Sếp và nhân viên từ lâu là một mối quan hệ không mấy tốt đẹp.

Trong khi, nhân viên thường phàn nàn về những người sếp của họ, hay thậm chí là cho rằng sếp của họ không đủ tư cách để làm sếp, một sự thật là, người làm sếp từng là nhân viên, còn nhân viên thì thường chưa từng làm sếp.

Trong khi mối quan hệ này sẽ không bao giờ mất đi, chìa khóa cho bạn là hãy thử suy nghĩ và thậm chí là hành động như một người sếp thực thụ, thay vì là một nhà phê bình hay một nạn nhân, bạn hãy thử coi mình là chuyên gia và nhà lãnh đạo trong tổ chức.

Và dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay.

1. Xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (Win-Win), bao gồm cả với sếp.

Với tư cách là một người sếp hay nhà lãnh đạo, bạn không thể là kẻ đơn độc, và cũng không thể là người hay phàn nàn. Bạn cần nỗ lực vì mục tiêu chung.

Bạn sẽ luôn được coi trọng hơn khi mọi người biết rằng bạn không làm việc vì lợi ích cá nhân. Kết quả của điều này chính là, những người xung quanh bạn sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong trường hợp bạn là nhà lãnh đạo trong tương lai.

Ở phía của người làm sếp, nếu họ cho rằng bạn chỉ chăm chăm lo lắng cho bản thân, vì lợi ích của bản thân, rõ ràng là họ không thể trao cho bạn sự tín nhiệm.

2. Chủ động tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người thông minh hơn bạn.

Với tư cách là những người làm sếp, bạn cần phải học hỏi nhiều hơn.

Trong khi bạn nên giúp đỡ những người khác ở cùng cấp hoặc thấp hơn, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hơn từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cao hơn.

Bạn cần hiểu rằng, ngay cả những người thông minh và thành công nhất, họ cũng luôn tìm kiếm cho mình những người cố vấn hoặc đồng hành.

Bill Gates và Warren Buffett là một ví dụ.

3. Luôn phấn đấu để trở thành người dẫn đầu (Leader), hơn là người theo sau (Follower).

Là sếp, bạn cần phải là người có thể truyền tải hay giao tiếp một cách rõ ràng với tất cả mọi người, cả trong và ngoài tổ chức, bạn cũng phải là người sẵn sàng hỗ trợ và huấn luyện nhân viên khi cần thiết với mục tiêu cuối cùng là hoàn thành sứ mệnh chung.

Nếu bạn có thể thể hiện được các vai trò trên, bạn sẽ được công nhận là một thành viên tuyệt vời trong nhóm và là người sếp lý tưởng trong tương lai.

4. Hãy cố gắng để hiểu những thách thức mà các nhà quản lý hay sếp phải đối mặt.

Vì những người làm sếp từng là nhân viên, để có thể hiểu được sếp, bạn cũng cần nhìn nhận các vấn đề dựa trên nhiều góc nhìn hay khía cạnh khác nhau.

Ví dụ, trong kinh doanh, chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà lãnh đạo là những người tạo ra tầm nhìn và định hướng chung, trong khi nhân viên hay các nhà quản lý có nhiệm vụ giúp hiện thực hoá các tầm nhìn đó.

5. Dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm.

Trách nhiệm giải trình hay dám nhận trách nhiệm về mình là một thói quen mà bạn phải áp dụng cho bản thân để trở nên hiệu quả và được người khác đánh giá cao hơn.

Khi chứng minh được điều này, bạn sẽ được công nhận là một nhà lãnh đạo thực thụ và các đồng nghiệp khác sẽ mong muốn tìm kiếm lời khuyên từ bạn. Bởi vì bạn là người dẫn dắt, bạn hiển nhiên là người cần chịu trách nhiệm cao nhất (trừ khi bạn là nhân viên).

6. Giải phóng bản thân cho các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao hơn và giúp đỡ người khác nhiều hơn.

Là sếp, bạn có vô số thứ phải lo, bạn không chỉ lo về công việc chuyên môn của một ai đó mà là của nhiều người khác nữa, và hiển nhiên, bạn cũng phải lo cho công việc của chính bản thân bạn.

Thay vì tập trung vào những chi tiết quá nhỏ, bạn hãy để nhân viên hoàn thành nó, từ đây, bạn có nhiều thời gian hơn để hoàn thành những thứ quan trọng hơn.

Bạn không phải là người làm nhiều việc, bạn là người tạo ra nhiều kết quả.

7. Chia sẻ thành công của bản thân và không ngừng ghi nhận những người xung quanh.

Với tư cách là người làm sếp, việc tận hưởng các khoảnh khắc thành công với nhân viên là điều nên làm, vì cả bạn và họ đều cần năng lượng và niềm vui trong công việc.

Bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm và thành công của bản thân, nhân viên hay những người đối diện cũng sẽ nỗ lực nhiều hơn hay thậm chí là tôn trọng bạn nhiều hơn vì những nỗ lực cá nhân.

Với tư cách là nhân viên, bạn muốn tưởng thưởng, bạn muốn sếp nhận ra năng lực và ghi nhận chính bạn, bạn cũng cần làm điều tương tự với những người đối diện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Các dấu hiệu cho thấy nhân viên được Sếp đánh giá cao

Nhiều người than phiền, cho rằng mình bị sếp ghét khi được giao việc khó, thường xuyên bị hỏi han, thậm chí mắng mỏ nhưng thực chất đó là dấu hiệu được sếp đánh giá cao.

Các dấu hiệu cho thấy nhân viên được Sếp đánh giá cao
Các dấu hiệu cho thấy nhân viên được Sếp đánh giá cao

Theo Nia Tipton, thạc sĩ ngành báo chí và quan hệ công chúng, ĐH Columbia Chicago (Mỹ), có những dấu hiệu một nhân viên được sếp đánh giá cao nhưng hay bị hiểu lầm.

Được ghi nhận sự cống hiến.

Thật tuyệt khi được sếp công nhận về điểm mạnh và thành tích. Điều đó có nghĩa họ chú ý đến những gì bạn đang làm, cùng với thời gian và công sức bạn bỏ ra cho công việc của mình. Nếu sếp khen ngợi bạn đã hoàn thành tốt công việc, điều đó có nghĩa là họ đánh giá cao việc có bạn là cộng sự. Đặc biệt, nếu họ khen bạn trước tập thể, điều đó cho thấy họ coi bạn là tài sản quý giá của công ty.

Bị giao nhiệm vụ khó.

Nếu sếp thường xuyên giao cho bạn những nhiệm vụ khó khăn hoặc yêu cầu đảm nhận những nhiệm vụ có thể đòi hỏi nhiều công sức, điều đó có nghĩa họ nghĩ bạn có thể làm được. Họ coi bạn là người sẵn sàng đương đầu với thử thách và có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn người khác.

Đặc biệt, nếu sếp chỉ đích danh bạn thực hiện những dự án quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với công ty, điều đó có nghĩa là sếp tin tưởng khả năng làm việc của bạn.

Thường xuyên được phản hồi.

Nếu sếp đưa ra bất kỳ phản hồi nào cho bạn, bao gồm cả những lời chỉ trích tích cực hoặc mang tính xây dựng, điều đó có nghĩa là họ đánh giá cao công việc của bạn.

Những phản hồi tích cực luôn tuyệt vời để lắng nghe, đặc biệt nếu bạn đã nỗ lực rất nhiều trong công việc của mình. Phản hồi mang tính xây dựng được đánh giá cao, vì điều đó có nghĩa là sếp của bạn quan tâm đến việc thấy bạn tiến bộ và muốn giúp đỡ để đảm bảo bạn có thể thành công.

Cho nhân viên quyền quyết định.

Nếu sếp cho phép bạn kiểm soát một số nhiệm vụ nhất định bạn làm trong ngày, điều đó có nghĩa họ đánh giá bạn là người đủ tin tưởng. Họ cho bạn quyền tự do sáng tạo hoặc làm điều bạn muốn thực hiện, tin tưởng vào khả năng phán đoán của bạn trước các nhiệm vụ quan trọng.

Trao cho bạn quyền tự do đưa ra quyết định cũng có thể có nghĩa là sếp muốn xem cách bạn xử lý nhiệm vụ với tư cách là người lãnh đạo.

Nếu sếp đang tìm bạn để lấy ý kiến về một số nhiệm vụ hoặc dự án nhất định, điều đó có nghĩa là họ tin tưởng ý kiến của bạn. Việc họ đưa bạn vào những cuộc thảo luận quan trọng có nghĩa là sếp coi bạn là một thành viên có giá trị trong nhóm và tin tưởng bạn sẽ bổ sung thông tin giá trị.

Muốn gặp trực tiếp.

Nếu sếp dành thời gian trong lịch trình bận rộn của họ để gặp bạn, đó thường là dấu hiệu tốt. Nó cho thấy rằng có một đường dây liên lạc mở giữa bạn và sếp và họ thực sự quan tâm đến việc nghe những gì bạn nói.

Không bị quản lý về thời gian.

Với các nhân viên thông thường, cấp trên có xu hướng giám sát, kiểm soát thời gian, hiệu suất và khiến bạn cảm thấy không đáng tin cậy. Tuy nhiên, khi cấp trên đánh giá cao bạn, họ không quản lý bạn một cách vi mô và hoàn toàn tin tưởng bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

Hỏi nhân viên những câu hỏi về cuộc sống cá nhân.

Một người sếp thực sự yêu quý bạn và đánh giá cao nỗ lực của bạn sẽ thỉnh thoảng dành thời gian để hỏi thăm về cuộc sống cá nhân của bạn. Một cách khéo léo, họ hỏi thăm về đời sống gia đình bạn, cố gắng đảm bảo rằng bạn hạnh phúc và cuộc sống ngoài công việc của bạn ổn thỏa.

Họ thậm chí sẵn lòng giúp đỡ bạn, nếu cảm nhận thấy khó khăn nơi bạn. Những gì họ làm chỉ đơn giản muốn đảm bảo rằng bạn cảm thấy có giá trị và được tôn trọng để bạn có xu hướng gắn bó hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Đây là những thứ mà nhân viên không muốn thấy từ Sếp của họ

Trong vai trò quản lý, người sếp không chỉ có nhiệm vụ đạt được kết quả kinh doanh mà còn phải quan tâm đến trạng thái tinh thần và sự phát triển của nhân viên. Tuy nhiên, không phải lúc nào người sếp cũng nhận ra rằng những hành động của mình có thể làm tổn thương đến nhân viên. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những điều mà người sếp nên tránh để không làm tổn thương nhân viên, từ đó xây dựng một môi trường làm việc tích cực và tạo động lực cho sự thành công của tất cả mọi người.

Đây là những thứ mà nhân viên không muốn thấy từ Sếp của họ
Đây là những thứ mà nhân viên không muốn thấy từ Sếp của họ

Định nghĩa về tổn thương nhân viên và tầm quan trọng của việc tránh làm tổn thương

Từ “tổn thương nhân viên” không chỉ đơn giản là những vết thương về mặt vật lý, mà còn bao gồm sự tổn thương về mặt tinh thần và cảm xúc của nhân viên.

Điều này có thể bao gồm sự bất công, thiếu động viên, sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc sự thiếu tôn trọng từ sếp. Những hậu quả tiềm ẩn của tổn thương nhân viên làm ảnh hưởng đến sự tự tin, tinh thần làm việc, động lực và sự cam kết của nhân viên đối với công việc và tổ chức.

Tầm quan trọng của việc tránh làm tổn thương nhân viên không thể bỏ qua. Khi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, đánh giá cao và được đặt trong môi trường tạo điều kiện tốt cho sự phát triển, họ có khả năng tập trung, đạt hiệu suất làm việc tốt nhất và đóng góp tích cực cho sự thành công của công ty.

Sự phát triển của nhân viên không chỉ là lợi ích cho bản thân họ mà còn là động lực cho sự phát triển và bền vững của tổ chức trong thời gian dài.

Các điều mà sếp nên tránh để không làm tổn thương nhân viên

Thiếu sự công bằng và đối xử không công bằng

Sự ưu ái và kỷ luật không công bằng: Một trong những thực tế đáng buồn là sự ưu ái và kỷ luật không công bằng vẫn tồn tại trong nhiều môi trường làm việc.

Ví dụ, khi sếp ưu ái một số nhân viên, thường xuyên cung cấp các cơ hội thú vị và những dự án quan trọng hơn, trong khi những người khác bị coi thường và chỉ được giao những nhiệm vụ đơn giản. Điều này gây ra sự bất công và mất lòng tin trong nhóm làm việc, ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất của nhân viên.

Sự thiên vị trong việc thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: Một tình huống khác là sự thiên vị trong việc thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Ví dụ, khi một nhân viên ưu tú và có tiềm năng phát triển không nhận được cơ hội để tiến lên vị trí cao hơn vì sếp ưu tiên đối xử thiên vị với nhân viên khác. Sự thiên vị này gây ra sự thất vọng, chán nản, làm mất đi động lực và sự cam kết của nhân viên trong công việc.

Thiếu giao tiếp hiệu quả và không lắng nghe

Thiếu sự giao tiếp rõ ràng và công khai: Một trong những khía cạnh quan trọng của vai trò sếp là giao tiếp. Tuy nhiên, khi sếp thiếu sự giao tiếp rõ ràng và công khai, nhân viên có thể bị bối rối và không hiểu rõ về mục tiêu, kỳ vọng và yêu cầu công việc. Ví dụ, nếu sếp không trình bày rõ ràng những mục tiêu và kế hoạch công việc, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc tự định hướng và đạt được kết quả mong muốn.

Thiếu sự lắng nghe và chia sẻ thông tin: Một người sếp xuất sắc không chỉ biết diễn đạt mà còn biết lắng nghe những ý kiến và thông tin từ nhân viên. Khi sếp thiếu sự lắng nghe, nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ qua và không được đánh giá đúng giá trị của mình. Ngoài ra, việc thiếu chia sẻ thông tin quan trọng với nhân viên cũng gây ra sự mất động lực và sự mơ hồ về mục tiêu công việc.

Thiếu sự động viên và phát triển nhân viên

Thiếu sự công nhận và động viên nhân viên: Một trong những yếu tố quan trọng để tạo động lực cho nhân viên là sự công nhận và động viên.

Khi sếp thiếu sự công nhận, nhân viên có thể cảm thấy không được đánh giá cao và không thấy giá trị của mình trong công việc. Ví dụ, nếu một nhân viên hoàn thành một dự án thành công mà không nhận được sự công nhận công khai từ sếp, điều này có thể làm mất đi động lực và lòng kiêu hãnh của nhân viên.

Thiếu sự đầu tư và phát triển năng lực cá nhân: Sự đầu tư và phát triển năng lực cá nhân là một yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển nhân viên cũng như cho tổ chức. Khi sếp không đầu tư vào việc phát triển kỹ năng và khả năng của nhân viên, họ có thể cảm thấy bị hạn chế và không có cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Ví dụ, nếu sếp không cung cấp khóa đào tạo, mentor hoặc cơ hội thúc đẩy sự phát triển cá nhân, nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ lại phía sau và không có động lực để nỗ lực hơn.

Hậu quả của việc làm tổn thương nhân viên

Hiệu suất làm việc giảm sút và tác động tiêu cực đến cả nhóm làm việc

Khi nhân viên bị tổn thương, hiệu suất làm việc của họ sẽ giảm đi đáng kể. Sự mất động lực, không hài lòng và thiếu tinh thần đồng đội có thể lan rộng và ảnh hưởng đến cả nhóm làm việc.

Khi một số nhân viên không hoạt động tối đa hoặc có tâm trạng tiêu cực, nhóm sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được kết quả tốt và thực hiện dự án một cách hiệu quả.

Sự mất lòng tin và tinh thần làm việc giảm của nhân viên

Tổn thương nhân viên gây ra sự mất lòng tin và làm suy giảm tinh thần làm việc của họ. Nhân viên có thể cảm thấy không được đánh giá cao, không được đồng hành hoặc không có giá trị trong công việc.

Điều này dẫn đến sự thiếu tự tin và sự không cam kết, ảnh hưởng đến sự sáng tạo và khả năng đóng góp của nhân viên trong tổ chức.

Sự ra đi của nhân viên giỏi và khó khăn trong tuyển dụng nhân viên mới

Tổn thương nhân viên có thể dẫn đến sự ra đi của nhân viên giỏi. Nhân viên giỏi không muốn làm việc trong một môi trường không công bằng, không động viên và không tôn trọng. Đồng thời, việc tuyển dụng nhân viên mới cũng gặp khó khăn khi sự tiếp cận trái ngược được biết đến.

Tổ chức sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân viên tài năng, dẫn đến sự mất mát về kiến thức và kinh nghiệm.

Hậu quả của việc làm tổn thương nhân viên là rất tiêu cực và ảnh hưởng đến cả nhân viên và tổ chức. Để đảm bảo sự thành công và bền vững, sếp cần nhận thức rõ ràng về những hậu quả này và hành động để tạo một môi trường làm việc tích cực, tôn trọng và khuyến khích sự phát triển của nhân viên.

Cách sếp có thể tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên

Xác định sự công bằng và tạo điều kiện công bằng cho tất cả nhân viên

Một trong những cách quan trọng để tạo môi trường làm việc tích cực là xác định sự công bằng và đảm bảo rằng tất cả nhân viên được đối xử công bằng.

Sếp cần xem xét và đánh giá nhân viên dựa trên khả năng và thành tựu của họ, không thiên vị hay ưu ái bất kỳ ai. Đồng thời, sếp cần tạo ra một môi trường làm việc công bằng, trong đó mọi người có cơ hội phát triển, thăng tiến và được công nhận vì đóng góp của mình.

Giao tiếp mở và đảm bảo rằng tất cả nhân viên được lắng nghe và nhận thông tin một cách đầy đủ

Sự giao tiếp mở là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc tốt. Sếp cần tạo ra một môi trường mà mọi người cảm thấy tự do để chia sẻ ý kiến, đóng góp ý tưởng và thể hiện quan điểm của mình.

Đồng thời, sếp cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên được lắng nghe và nhận thông tin một cách đầy đủ, từ những thông tin về mục tiêu công việc cho đến phản hồi về hiệu suất làm việc.

Đánh giá và động viên nhân viên thường xuyên để tạo động lực và phát triển cá nhân

Đánh giá và động viên nhân viên thường xuyên là một cách quan trọng để tạo động lực phát triển cá nhân. Sếp cần thể hiện sự công nhận và đánh giá công bằng với nhân viên dựa trên hiệu suất và thành tựu của họ.

Đồng thời, sếp cần động viên và khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực cá nhân thông qua các khóa đào tạo, mentorship hoặc cơ hội thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp. Sự đánh giá và động viên thường xuyên tạo ra một môi trường làm việc động lực và giúp nhân viên cảm thấy được định hướng và được đánh giá công bằng.

Sức mạnh của một tổ chức nằm trong con người. Nhân viên không chỉ là những người làm công việc, mà còn là những cá nhân có cảm xúc, hoài bão và khát vọng. Khi sếp hiểu và tôn trọng điều này, một thế giới mới mở ra – một thế giới nơi mà sự tương tác và hỗ trợ đồng nghiệp không chỉ là nhiệm vụ, mà là sự kiến tạo và cống hiến.

Hãy trở thành một người sếp tài ba, một người lãnh đạo đáng ngưỡng mộ và tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của nhân viên.

Hãy xây dựng một môi trường làm việc tuyệt vời, nơi mà nhân viên có thể phát triển, thăng tiến và trải nghiệm sự hạnh phúc trong công việc. Vì khi nhân viên hạnh phúc, sự thành công không chỉ thuộc về họ mà còn thuộc về tổ chức và sếp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VietnamWorks 

Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi

Thay vì bị đuổi việc một cách công khai, một số nhân viên nhận ra rằng sếp của mình đang thay đổi hình thức bằng cách giảm tính hấp dẫn trong công việc khiến cho người lao động tự chọn rời đi.

Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi
Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi

Ben Wigert, giám đốc nghiên cứu chiến lược quản lý văn phòng tại công ty tư vấn quản lý Gallup, cho biết: “Sa thải trong âm thầm là khi cấp trên của bạn trở nên hờ hững, không có kỳ vọng rõ ràng, hỗ trợ hay phản ứng cụ thể nào trong công việc khiến cho bạn dần bị đẩy ra khỏi tổ chức”.

Vicki Salemi, chuyên gia về nghề nghiệp, cũng đồng tình rằng nhiều công ty không trực tiếp tiến hành sa thải mà tạo ra môi trường làm việc độc hại tới mức nhân viên phải xin thôi việc.

Salemi cho biết lý do khiến tình trạng này xảy ra có thể là vấn đề về ngân sách hoặc hiệu suất và thay vì giải quyết những vấn đề này, các công ty lại chọn âm thầm cắt giảm nhân lực.

Trước tình trạng việc “âm thầm sa thải” ngày càng phổ biến, Chip Cutter, phóng viên của tờ The Wall Street Journal, đã đưa ra mô tả cụ thể về xu hướng cho thôi việc một cách thầm lặng đang được áp dụng nhiều tại các văn phòng.

Hạn chế về không gian và thời gian làm việc.

Trường hợp bị yêu cầu phải tới văn phòng trong khi công ty không có giới hạn về nơi làm việc có thể là một dấu hiệu.

Theo Wigert, bắt buộc nhân viên phải đi làm nhiều hơn mức họ muốn là cách công ty tạo áp lực để xem họ có thực sự mong muốn gắn bó với tổ chức hay không. Một hình thức khác cũng thường được áp dụng đó là yêu cầu tuân thủ thời gian làm việc một cách cứng nhắc.

“Tuy nhiên, sử dụng những điều luật bó buộc này không phải là cách hay. Nếu chỉ ép mọi người đi làm như một cái máy có thể phản tác dụng bởi chúng giống như hình phạt hơn là một chiến lược ở nơi làm việc”, Wigert cho hay.

Hạn chế quyền lợi.

Việc loại bỏ dần các lợi ích và đặc quyền trong công việc của nhân viên là một cảnh báo điển hình trong việc gián tiếp sa thải họ.

Wigert chia sẻ: “Một nhân viên nếu phải hưởng ít quyền lợi hơn từ công ty, bất kể là trong bảo hiểm, phúc lợi hay quỹ hưu trí đều có thể đẩy nhanh quá trình nghỉ việc”.

Dù phương pháp này có thể khiến người lao động nhanh chóng rời đi nhưng nó cũng làm giảm giá trị của doanh nghiệp trong mắt những nhân viên ở lại.

Tăng cường giám sát hiệu suất công việc.

Đánh giá hiệu suất làm việc một cách thường xuyên giống như một hình thức cảnh cáo, khiến cho những người có biểu hiện chưa đủ tốt đi đến quyết định thôi việc.

Gần đây, Meta (công ty mẹ của Facebook) cũng đã thực hiện một số bài đánh giá năng lực và chỉ có khoảng 10% nhân viên được coi là “đạt chuẩn”. Phóng viên Cutter chia sẻ rằng những người đã quen với tình huống này có thể đều tự hiểu không đạt chuẩn đồng nghĩa với việc phải rời đi.

“Đó là kiểu đuổi việc mà không cần phải nói rằng chúng tôi yêu cầu bạn rời đi. Thay vì nói ra, những người làm việc kém hiệu quả phải đối mặt với lựa chọn hoặc là nhanh chóng cải thiện, hoặc là tìm một vị trí khác”, Wigert nói.

Không mang lại cơ hội thăng tiến.

Chuyên gia Salemi cho biết nhiều người dễ bỏ qua dấu hiệu mình đang bị âm thầm đuổi việc khi không được tăng lương hay nhận thêm quyền lợi dù luôn hoàn thành tốt công việc.

Trong khi đó, những đồng nghiệp khác vẫn có cơ hội thăng chức và nhận về nhiều đặc quyền.

Salemi chia sẻ thêm: “Thông thường, nếu bạn đã là đối tượng bị sa thải thầm lặng, bạn sẽ là người duy nhất chịu thiệt thòi trong khi mọi thứ xung quanh vẫn hoạt động bình thường”.

Phớt lờ nhân viên trong công việc.

Cách phổ biến nhất để một người quản lý tiến hành cho nhân viên nghỉ việc đó là bỏ bê hoặc không để họ tham gia vào những công việc lớn.

“Bạn vẫn đang làm nhiệm vụ của mình, bạn vẫn sẵn sàng nhưng không được mời tham gia bất cứ cuộc họp hay sự kiện quan trọng nào. Về cơ bản, bạn đang bị cho ra rìa. Bạn cũng có thể được giao việc nhiều hơn nhưng không được hỗ trợ và dần kiệt sức”, Salemi nói.

Thông thường, điều này sẽ rất khó nhận biết bởi người quản lý sẽ để nhân viên của mình thấy rằng họ không phù hợp với công ty và cuối cùng là dẫn dắt đưa ra quyết định về việc đi hay ở.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Hơn 50% nhân viên nghỉ việc vì Sếp tồi

Theo một nghiên cứu mới đây từ tổ chức tư vấn Gallup, có đến hơn 50% số nhân viên bỏ việc vì họ phải đối diện với một vị sếp tồi.

Hơn 50% nhân viên nghỉ việc vì Sếp tồi
Hơn 50% nhân viên nghỉ việc vì Sếp tồi

Trong khi xu hướng Quiet Quitting hay “Nghỉ việc trong yên lặng” đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhiều câu hỏi đặt ra là, tại sao các nhân viên lại nghỉ việc hay họ không còn “mặn mà” với doanh nghiệp họ đang làm việc.

Một nghiên cứu mới đây của Gallup cung cấp thêm một góc nhìn về vấn đề này.

Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 7.000 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy 50% số người rời bỏ công việc là vì họ phải làm việc với một vị sếp tồi, họ không rời bỏ công việc mà là rời bỏ sếp của họ với mục tiêu tìm đến một môi trường mới tốt hơn.

Các nghiên cứu tương tự khác cũng chỉ ra rằng đối với hầu hết người lao động, các nhà quản lý của họ thường không biết cách nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực hay thế mạnh của nhân viên, không đưa ra các phản hồi hiệu quả và có những mục tiêu rõ ràng.

Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi được đặt ra là, vậy những hành vi nào khiến nhân viên khó chấp nhận nhất về người sếp của họ?

Theo một cuộc khảo sát với hơn 800 nhân viên được thực hiện bởi Signs.com, câu trả lời đó là việc “phân biệt đối xử”.

Trong khi 82% nam giới cho rằng thói quen đó là không thể chấp nhận được, thì có đến 92% phụ nữ phản đối hành vi này.

Tiếp đó, với những vị sếp thường lạm dụng chức vụ của họ để có được nhiều quyền lợi hơn hoặc thậm chí là “xâm phạm” với người khác giới, đa số nhân viên đều cho rằng điều này là không thể chấp nhận.

Ngoài ra, gần 80% nam giới và 85% nữ giới không tán thành những người sếp sử dụng tiền của doanh nghiệp để thanh toán các khoản chi phí cá nhân ngoài công việc.

Cuối cùng, quản lý thời gian kém cũng là thứ khiến cho nhân viên cảm thấy không hài lòng với sếp của họ.

Hơn 70% nam giới và 81% nữ giới phản đối việc sếp của họ hủy họp bất thường và tình trạng đi trễ nói chung cũng khiến 77% nam giới và 79% phụ nữ rất khó chịu.

Bạn có thể xem thêm nghiên cứu tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sếp Apple nghỉ việc vì phải quay lại văn phòng

Ian Goodfellow, Giám đốc máy học của Apple, cho biết ông không đồng ý với yêu cầu buộc nhân viên phải đến văn phòng nên quyết định nghỉ việc.

Goodfellow thông báo rời Apple sau ba năm gia nhập công ty. Trong email gửi đồng nghiệp, Goodfellow nói việc Apple thay đổi quy định, buộc nhân viên phải đến văn phòng là một vấn đề.

“Tôi tin làm việc linh hoạt là chính sách tốt nhất với nhóm của tôi”, Goodfellow viết.

Theo hồ sơ trên LinkedIn, Goodfellow gia nhập Apple vào tháng 3/2019 với vị trí “Giám đốc Học máy trong Nhóm dự án đặc biệt”. Ông lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Montreal năm 2014.

Trước khi đầu quân cho Apple, ông làm việc tại hai phòng thí nghiện AI hàng đầu thế giới là Deepmind của Google và OpenAI của tỷ phú Elon Musk.

Ở Google, ông là nhà khoa học nghiên cứu cấp cao về trí tuệ nhân tạo. Tại OpenAI, Goodfellow được trả hơn 800.000 USD/năm.

Goodfellow được coi là cha đẻ của phương pháp tiếp cận AI mang tên GAN (Generative Adversarial Networks – Mạng đối kháng sinh mẫu). Phương pháp này cho hai mạng nơ-ron cạnh tranh với nhau để cải thiện độ chính xác của hệ thống.

Đây được xem là phương pháp có khả năng sinh ra dữ liệu gần giống thật nhất. Ngày nay các sản phẩm của nó được biết nhiều đến dưới dạng deepfake.

Apple yêu cầu nhân viên đến văn phòng thường xuyên từ tháng 4, sau hai năm làm việc từ xa do Covid-19. Chính sách trở lại văn phòng của Apple được đánh giá nghiêm ngặt hơn so với nhiều công ty công nghệ lớn khác.

Trong khi Meta, Google và Amazon vẫn đang xem xét cho một số nhóm nhân viên làm việc từ xa lâu dài, CEO Tim Cook của Apple yêu cầu tất cả nhân viên đến văn phòng ít nhất một ngày mỗi tuần từ 11/4, nâng lên hai ngày mỗi tuần từ 2/5 và ba ngày từ 23/5.

Trên Blind, ứng dụng cho phép nhân viên của các công ty lớn thảo luận bán ẩn danh, một số nhân viên Apple khẳng định sẽ nộp đơn xin nghỉ vào ngày trở lại văn phòng. “Tôi sẽ đến để chào và gặp gỡ mọi người rồi gửi đơn từ chức khi về nhà” một nhân viên Apple nói.

Người này cho hay, anh không muốn đến công ty vì quãng đường xa và phải gò ép mình tám tiếng mỗi giờ trong văn phòng. Nhiều người khác ủng hộ quyết định này và cho biết họ cũng sẽ làm như vậy.

Trong một thông báo vào tháng 3, Tim Cook thừa nhận một số nhân viên công ty không muốn trở lại văn phòng. “Nhiều người trong số các bạn mong đợi việc quay lại làm việc tại trụ sở từ lâu.

Đây là cột mốc quan trọng và là dấu hiệu tích cực cho thấy chúng ta có thể gắn kết đầy đủ hơn với đồng nghiệp trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số xem cột mốc này là thay đổi đáng lo ngại”, New York Post dẫn lời Cook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

6 cách đơn giản để xử lý những vị Sếp độc hại

Nếu bạn đang phải làm việc với những vị sếp độc hại, bạn bị bắt nạt, coi thường hay thậm chí là bị sỉ nhục, dưới đây là một số cách để bạn có thể vượt qua tình cảnh này.

Sếp độc hại
6 cách đơn giản để xử lý một vị Sếp độc hại

Thông thường, những ông chủ độc hại thích kiểm soát và không muốn ghi nhận các phản ứng cảm xúc từ nhân viên của mình. Họ sử dụng quyền lực hay quyền hạn của chính họ để thao túng người khác.

Trong khi những vị sếp độc hại này cũng có thể tạo ra những sự thành công cho doanh nghiệp bằng cách tạo ra những sự sợ hãi hay gây áp lực cho nhân viên, sự thành công đó thường ngắn ngủi và không bền vững.

Dưới đây là một số cách để bạn có thể vượt qua được các tình cảnh này trong trường hợp môi trường làm việc của bạn cũng có những dấu hiệu tương tự.

1. Chuyển sự tập trung của bạn từ sếp sang công việc.

Những vị sếp độc hại thường không muốn thay đổi hành vi của chính họ, vì vậy lựa chọn còn lại của bạn là cố gắng thay đổi hành vi của chính mình.

Thay vì tập trung mọi sự chú ý của bản thân vào sếp hay những người đang cố gắng bắt nạt bạn, hãy chỉ tập trung vào các chi tiết và nhiệm vụ chuyên môn trong doanh nghiệp.

Trong khi bạn khó có thể thay đổi cách sếp nhìn nhận về bạn, bạn có thể thay đổi hiệu suất làm việc của chính mình, hãy đảm bảo rằng bạn đang tập trung vào đúng công việc vì đó là công việc của bạn chứ không phải sếp của bạn.

Bạn càng để ý đến cảm xúc của sếp thì sếp càng muốn gây sự chú ý đến bạn.

Một khi bạn chuyên tâm với vai trò của mình, bạn sẽ có ít cảm giác sợ hãi hơn, tự tin nhiều hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn.

2. Hiểu kẻ bắt nạt hay bối cảnh bị bắt nạt.

Những vị sếp độc hại hay thích bắt nạt là những người thích thao túng và không an toàn. Họ ích kỷ và “chưa trưởng thành”.

Trong khi bạn không hề muốn làm việc hay giao tiếp với họ, họ có một lượng quyền kiểm soát đáng kể đối với vị trí của bạn.

Để có thể luôn kiểm soát được vấn đề, bạn nên ghi chép lại những nội dung hay bối cảnh mà sếp của bạn đã trao đổi hay nói chuyện với bạn.

Điều này không chỉ giúp bạn thực hiện các công việc tốt hơn mà còn có đủ bằng chứng về những gì sếp đã nói, khi có vấn đề xảy ra, bạn có thể có đủ căn cứ để chứng minh.

Ngoài ra, việc thường xuyên ghi chú những gì sếp đã trao đổi cũng sẽ phần nào tạo ra cho sếp cảm giác dè chừng với những gì họ đã nói, ít nhất họ hiểu rằng bạn có thể đưa những thông tin đó đến những cá nhân hay bộ phận khác.

3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và đặt ra giới hạn im lặng.

Ngôn ngữ cơ thể cũng là một cách tuyệt vời để đối phó với những ông chủ độc hại.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tư thế hay tác phong bạn nói chuyện với sếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của bạn trong các cuộc trò chuyện.

Những vị sếp độc hại vốn thích người khác phải co mình lại, giữ thế bị động khi nói chuyện với họ, do đó, bằng cách cho họ thấy rằng bạn đang rất chủ động và tự tin, họ có ít cơ hội hơn để coi thường hay bắt nạt bạn.

Ngôn ngữ cơ thể và những khoảng lặng là phương thức giao tiếp hiệu quả trong trường hợp bạn phải đối mặt với những tình huống không thoải mái.

4. Đặt ra giới hạn về lời nói.

Một chiến thuật khác bạn có thể sử dụng là nói ít hơn và làm nhiều hơn. Một khi bạn có thể hoàn thành nhiều công việc hơn và giao tiếp với sếp ít hơn họ ít có cơ hội hơn để lạm dụng hay bắt nạt bạn. Càng lo lắng, con người càng có xu hướng nói nhiều hơn.

Khi bạn sở hữ trong tay nhiều thành tích hay các dữ kiện thực tế. Bạn không cần cố gắng thuyết phục sếp của mình cho bất cứ điều gì.

Kiến thức hay chuyên môn nền tảng là sức mạnh và dữ kiện thực tế là những thông tin bạn cần. Bạn phải cho sếp của mình biết rằng bạn sẽ không chấp nhận bất cứ sự tiêu cực nào mà họ cố ý “dành cho bạn”.

5. Xây dựng một mạng lưới.

Thay vì phải một mình chống chọi lại với mọi thứ, bạn có thể chủ động liên hệ với những đồng nghiệp hay nhân viên khác, những người cũng bị sếp của bạn đối xử tương tự.

Khi có càng nhiều người theo dõi hay ghi nhận sự độc hại của những vị sếp này, họ sẽ dần nhận ra và bớt “hung hăng” hơn.

Trong trường hợp bạn cần bằng chứng, rõ ràng là bạn cũng đang có nhiều lợi thế hơn.

6. Trao đổi với bộ phận nhân sự hay những người chịu trách nhiệm liên quan đến sự độc hại.

Với những thông tin mà bạn ghi nhận được, hay cả những đồng nghiệp khác cũng đang phải chịu tình cảnh tương tự, bạn có thể cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan để họ hiểu rằng bạn đã làm tất cả mọi thứ nhưng vẫn không thay đổi được tình thế.

Hãy cố gắng giải thích cách sự độc hại đã làm ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần làm việc của bạn như thế nào và năng suất làm việc của bạn ra sao.

Sau khi đã báo cáo vấn đề, dù cho kết quả sau đó như thế nào, bạn cũng đã hiểu rằng bạn cần làm gì tiếp theo với các quyết định đó.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao những nhà lãnh đạo giỏi hiếm khi đưa ra các phản hồi tiêu cực

Đối với hầu hết nhân viên, họ thường có xu hướng không nhớ các phản hồi mang tính xây dựng mà họ nhận được, ít nhất là trong một thời gian dài.

Tại sao những nhà lãnh đạo giỏi hiếm khi đưa ra các phản hồi tiêu cực
Getty Images

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo từng trải qua nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau, bạn sẽ không mấy ngạc nhiên khi biết rằng khoa học đã chứng minh việc “dẫn dắt bằng sự tích cực, chia sẻ tiêu cực và sau đó kết thúc bằng những cảm xúc tích cực – là một cách tồi tệ để truyền tải những phê bình mang tính xây dựng.”

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Management Review, những lời chỉ trích mang tính xây dựng hay các phản hồi tiêu cực hầu như luôn không thể được sử dụng để sửa chữa các hành vi tiêu cực hoặc phản ứng với những kết quả thấp hơn mức kỳ vọng.

Ở khía cạnh của người nghe hay người tiếp nhận thông tin, mọi người thường có xu hướng ghi nhớ rất rõ ràng những phản hồi tích cực mà họ nhận được – trong khi họ rất nhanh quên (không muốn nhớ) các phản hồi tiêu cực.

Bản chất của vấn đề ở đây là, với hầu hết con người nói chung, họ có xu hướng đánh giá cao khả năng của bản thân, tự tin về chính họ và cả những “cái tôi“, chính vì những lý do này, họ thường tìm cách quên đi những gì ngược lại với những thứ họ kỳ vọng được nghe.

Theo một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Bonn cho thấy, chúng ta thực sự giỏi trong việc nhanh chóng lý giải – và thậm chí là quên đi những phản hồi tiêu cực.

Các nhà nghiên cứu cho biết:

“Sức ép giữa những khao khát muốn có của bản thân và những gì nhận được trong thực tế thường được giải quyết bằng cách thao túng niềm tin hoặc nhận thức … qua đó muốn chứng minh rằng khao khát của chính họ là đúng đắn.

Trong khi những niềm tin có được sau các phản hồi tích cực liên tục tăng lên, nó lại mất dần đi với các phản hồi tiêu cực, do đó, những phản hồi tiêu cực thường sẽ làm giảm niềm tin của con người theo thời gian.”

Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng trong những môi trường như vậy, mọi người sẽ cố gắng để ngăn chặn những phản hồi có khả năng đe dọa đến những quan điểm hay khao khát mà bản thân họ mong muốn có được.”

Bạn nên truyền tải các phản hồi tiêu cực như thế nào?

Là một nhà lãnh đạo, công việc chính của bạn và cũng là trách nhiệm của bạn – là phát triển nhân viên của mình.

Xét cho cùng, nhân viên của bạn càng giỏi thì doanh nghiệp của bạn càng có lợi.

Điều này có nghĩa là đôi khi bạn rất cần đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng, tuy nhiên như đã phân tích ở trên vì mọi người thường không muốn nhận được các phản hồi tiêu cực và nhanh chóng quên nó, làm cách nào bạn có thể xử lý điều này?

1. Luôn theo dõi nhân viên.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng lòng tin của bản thân sẽ “được điều chỉnh” ngay sau khi nhận được phản hồi (dù là tích cực hay tiêu cực).

Giả sử rằng, cũng là việc bạn chỉ ra sai lầm hay lỗi của nhân viên, nhưng việc bạn giúp nhân viên của mình nhận thấy rằng họ đã lặp lại điều đó một số lần sẽ rất khác với việc bạn chỉ thẳng là họ đã sai.

Trong khi nhân viên sẽ tỏ ra khó chịu với những phản hồi tiêu cực đến một cách đường đột từ bạn, họ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn nếu bạn đưa ra phản hồi vì bạn hiểu họ.

Thông quá các số liệu hiệu suất cụ thể hay các chỉ số đánh giá theo thời gian, nhân viên hoàn toàn bị thuyết phục với những phản hồi dù cho nó là tiêu cực.

2. Tận dụng sức mạnh của những ký ức tích cực.

Những nghiên cứu cho thấy rằng những người nhận được các phản hồi tích cực thường có xu hướng ghi nhớ rất tốt những lời tích cực (“Làm tốt lắm!”) và các dữ liệu đi kèm với nó (“Doanh số bán hàng của bạn tăng 17% so với tháng trước!”).

Thay vì chỉ nhìn vào tất cả những phần lỗi của nhân viên, chỉ trích nó và mong muốn họ thay đổi (sự thật không diễn ra theo cách này), bạn có thể nhìn vào những phần tốt của họ và đưa ra những phàn hồi tích cực.

Nhân viên của bạn sẽ không chỉ ghi nhớ và tập trung vào những dữ kiện tích cực này mà còn không ngừng nỗ lực để nhân rộng nó.

Là nhà lãnh đạo, mặc dù bạn sẽ phải luôn đưa ra những phản hồi tới nhân viên, tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở cách nó là tích cực hay tiêu cực, nó còn liên quan đến việc bạn truyền tải nó như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Không phù hợp với đủ kiểu cá tính của Sếp – Bỏ việc hay hóa giải

Một tác nhân nhân tiềm ẩn khiến nhiều người thoái chí nghỉ việc là do không thể hòa hợp với sếp. Vấn đề này tồn tại lâu ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và tổn hại đến sức khỏe của bạn. Nhiều người vẫn đang âm thầm chịu đựng hoặc loay hoay mãi chưa tìm được lối thoát cho mình. Bạn phải làm gì trong trường hợp này?

Không phù hợp với đủ kiểu cá tính của Sếp - Bỏ việc hay hóa giải

Không hợp với sếp có ảnh hưởng đến công việc?

Trong công việc, khả năng xử lý việc tốt là then chốt cho sự thành công. Tuy nhiên, chúng ta cần có mối quan hệ tốt với cấp trên để con đường sự nghiệp thuận buồm xuôi gió hơn.

Quả thật, trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh như hiện nay, năng lực và mối quan hệ tốt với sếp luôn là hai yếu tố phải đồng hành song song với nhau.

Nhưng không phải ai cũng may mắn gặp được cấp trên tốt tính hay thấu hiểu nhân viên của mình. Chính vì thế, không ít những nhân viên âm thầm chịu đựng sự trái ngược trong tính cách của sếp với mình.

Nhưng “tức nước vỡ bờ”, đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người dứt áo ra đi nhiều nhất. Bởi không thể hòa hợp trong công việc còn ảnh hưởng trực tiếp lên tâm lý và sức khỏe của chính bạn.

Một nghiên cứu từ Trường kinh doanh Harvard và Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến sức khỏe con người tương tự việc nạp một lượng lớn khói thuốc lá thụ động.

Thế mới thấy, việc tưởng chừng bình thường này tác động tiêu cực đến sức khỏe con người vô cùng lớn. Nó như chất axit gặm nhấm sức khỏe và bào mòn nhiệt huyết làm việc của nhân viên.

Sếp của Ngân đã 50 tuổi, khá tốt bụng nhưng hay nổi cáu với nhân viên. Tuần đầu tiên vào làm, Ngân đã được nghe một tràng lớn tiếng từ sếp đến ngơ ngác.

Những ngày tiếp theo sau đó cũng không khá hơn, bởi khi áp lực công việc sếp cô hay dễ cáu gắt và lớn tiếng với cấp dưới.

Việc này tác động trực tiếp đến tinh thần, khiến Ngân bị áp lực và luôn tìm cách né tránh cấp trên mình. Không thể chịu đựng lâu dài, cô quyết định nghỉ việc.

Những trường hợp quyết định như Ngân không hề hiếm xảy ra. Bởi áp lực công việc đã đủ khiến người ta mệt mỏi, không thể hòa hợp công việc cùng sếp khiến tinh thần căng thẳng hơn. Về lâu dài, những tác động xấu này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Thế nên, nhiều người chọn cách rời đi tìm ngôi nhà mới là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, con người với đa dạng tính cách khác nhau, nghỉ việc chỉ là cách trốn tránh tạm thời không phải là biện pháp hiệu quả. Bởi bạn chỉ có một khoảng thời gian tuổi trẻ để thử sức mình, không thể thấy khó bỏ cuộc và lãng phí thời khắc nhiệt huyết nhất của cuộc đời mình.

Đến với môi trường mới, đồng nghĩa với việc bạn phải xây dựng lại từ đầu. Vì thế, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nhé.

Nỗ lực đến cùng trước khi từ bỏ.

Trên thực tế, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Muốn thành công, chúng ta cần phải tự rèn luyện bản thân mình vượt qua những thử thách.

Trong đó, hòa hợp với sếp cũng là một ải cần phải bước qua. Nếu bạn nghĩ cứ làm tốt việc của mình không quan tâm đến cấp trên, bạn đã lầm to.

Bởi sếp mới là người sau cùng đánh giá kết quả làm việc từ bạn. Bên cạnh đó, hiểu được tính sếp sẽ giúp công việc thuận lợi và nhận được sự đề bạt nhanh hơn.

Biết được điều đó, nhiều người luôn tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên. Đây không phải là hành động cổ súy cho thói nịnh bợ lấy lòng sếp.

Để được cấp trên yêu quý và trọng dụng là cả một nghệ thuật. Chúng ta ngoài biết cách giao tiếp khéo, khả năng làm việc tốt mới có thể chiếm được sự tín nhiệm từ cấp trên. Nhiều người bỏ qua bước này nên sự nghiệp cứ mãi dậm chân tại chỗ.

Để đạt được tín nhiệm từ sếp, bạn cần biết cấp trên đang muốn gì. Đây là bước rất quan trọng. Bởi bạn phải hiểu được nó để xử lý vấn đề cho đúng.

Ví như : Cuối năm, những sản phẩm cũ của công ty còn ứ đọng nhiều. Nếu để càng lâu khả năng thu hồi vốn từ sản phẩm đó sẽ càng thấp. Nếu sếp đã đưa ra những chính sách nhằm đẩy hàng cũ tồn kho đi, bạn đừng ngại khó hỗ trợ sếp chào mời khách mua chúng.

Hành động này vừa giúp công ty tránh được rủi ro, vừa giúp sếp giải quyết được lo lắng trong lòng. Nếu vừa hoàn thành tốt doanh số, vừa giúp bán số lượng hàng cũ đi; bạn sẽ trở thành “người hùng” trong mắt cấp trên.

Những nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ được sếp ghi nhận và đánh giá cao việc hỗ trợ tốt cho công ty giải quyết hàng tồn kho.

Chẳng sếp nào không thích nhân viên như thế cả. Vì thế, quan tâm đến suy nghĩ của sếp là cách tốt nhất để bạn lấy được lòng tin từ cấp trên. Có được sự trọng dụng đấy, con đường sự nghiệp của bạn sẽ sớm phất lên nhanh thôi.

Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều cách để xử lý vấn đề gặp phải. Thay vì từ bỏ, người thành công luôn đương đầu và chấp nhận thử thách đến với mình.

Bởi đứng trước mọi vấn đề, bình tĩnh xử lý chúng sẽ giúp ta rèn luyện và trau dồi khả năng xử lý tình huống. Chúng ta không còn quá nhỏ để phụ thuộc vào gia đình.

Mỗi lần vấp ngã là một bài học mới. Ứng biến với từng tính cách khác nhau của sếp cũng là công việc cần xử lý. Chúng ta không thể mãi nghỉ việc chỉ để loay hoay lựa chọn sếp có tính cách phù hợp với mình. Lý do nghỉ việc đó thật ấu trĩ. Dù kết quả sau cùng thế nào, tôi vẫn khuyên bạn nên hết sức vùng vẫy và đón nhận vấn đề để giải quyết.

Chạy trốn trước khó khăn chỉ là cách giải quyết của kẻ thất bại. Nếu không muốn “tôi của năm 30 tuổi vẫn phải bấp bênh trong công việc”, hãy cố gắng hết mình hòa nhập với sếp trước khi từ bỏ bạn nhé.

Trong công việc, thử thách tựa như những đợt sóng ngoài khơi. Người càng mang chí lớn phải chấp nhận khó khăn nhiều hơn.

Nếu bạn chèo lái con thuyền tốt, thành quả chắc chắn sẽ đến với bạn. Vì thế, tôi hy vọng bạn sẽ đủ bản lĩnh để vượt qua trước khi chấp nhận buông xuôi.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ góp thêm động lực cho những ai đang gặp khó khăn tương tự giải quyết được khúc mắc trong lòng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn (Theo HR Insider)

Warren Buffett: Tại sao rất khó sa thải những vị Sếp kém hiệu quả

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số người Sếp làm việc kém hiệu quả lại ở lại vị trí của họ quá lâu còn những nhân viên giỏi thì không? Dưới đây là lý do tại sao.

Warren Buffett: Tại sao rất khó sa thải những vị Sếp không hiệu quả
Source: WSJ

Những người lãnh đạo là những người có thể xây dựng hoặc phá vỡ một doanh nghiệp, vậy tại sao có rất nhiều người Sếp thích bắt nạt, những người làm việc kém hiệu quả lại chiếm không ít những vị trí hàng đầu trong các tổ chức?

Những nhà lãnh đạo vĩ đại là những người có tầm nhìn xa, họ đồng cảm, giàu trí thông minh cảm xúc, họ biết cách thu hút người khác, họ tạo ra sự hợp tác, họ biết cách xây dựng nên một đội nhóm mạnh mẽ. Và họ luôn sẵn sàng rời bỏ vị trí nếu họ cảm thấy họ không còn phù hợp hay không còn hiệu quả với công việc hiện tại.

Ở một mức độ tình cảm sâu sắc nhất, những nhà lãnh đạo vĩ đại là những người mà tất cả nhân viên đều “coi như người thân” của họ.

Ngược lại, đối với những người sếp đáng sợ, hèn nhát, thù dai, độc hại, và làm việc kém hiệu quả, tại sao họ cứ mãi bám víu với vị trí của họ, thậm chí là họ có thể ở lại vị trí đó lâu như cách họ muốn?

Các kiểu hành vi chính của những người Sếp tồi bao gồm:

  • Thích bắt nạt: Những cá nhân tự cao tự đại, dễ tự ái, thích kiểm soát này có xu hướng muốn đe dọa và khiến mọi người (nhân viên) cảm thấy mình kém cỏi. Họ luôn lớn tiếng và rất ít quan tâm đến việc những người xung quanh đang nghĩ gì.
  • Hay trốn tránh: Những vị Sếp này thường trốn tránh trách nhiệm, luôn tìm cách để thoát khỏi những rắc rối hay dính líu nếu có. Họ thường để những nhân viên dưới quyền tự làm ổn thoả mọi thứ và đừng làm phiền đến họ.
  • Thích thành tích: Họ luôn muốn họ là người thông minh nhất (so với những người xung quanh), họ cho bạn biết họ là người đặc biệt, độc nhất và biết hết mọi thứ. Họ không quan tâm đến việc bạn đang nói gì – vì với họ, họ đã biết hết. Khi đội nhóm của họ thành công, họ muốn họ là người quan trọng nhất, người đáng được khen nhất.
  • Thích chia rẽ: Những người này hiếm khi xây dựng tính đoàn kết của các thành viên trong nhóm, họ thích đứng về nhiều phía để tạo ra sự mâu thuẫn và chia rẽ các thành viên. Với họ, họ linh hoạt với những phe họ muốn thuộc về.

Theo nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett, đây là những lý do khiến những người Sếp này có thể ở lại vị trí của họ rất lâu:

“Có một điều rất trớ trêu trong việc quản trị doanh nghiệp đó là việc một người Sếp không đủ năng lực có thể giữ được vị trí của họ dễ dàng hơn nhiều so với một nhân viên.

Một trong những lý do chủ yếu dẫn đến điều này đó là những tiêu chuẩn hiệu suất hay chỉ số đánh giá năng lực dành riêng cho họ hiếm khi được tồn tại, điều mà họ vẫn sử dụng để đánh giá nhân viên. Họ không chịu nhìn nhận rằng, ngoài nhân viên thì hiệu suất của họ cũng cần được đánh giá.”

Cuối cùng, trong khi việc chỉ trích nhân viên vốn được xem là điều bình thường, thì đối với những nhà lãnh đạo cấp cao hay chủ doanh nghiệp, việc chỉ trích những người Sếp này là điều gì đó rất khó làm. Tư duy quản trị này cần được thay đổi.

Tất cả chúng ta đang sống trong môt kỷ nguyên ưu tiên sự thật, và giờ đây, chính bạn, không ai khác ngoài bạn, hãy lên tiếng nếu bạn đang phải chịu đựng một người Sếp tồi và kém năng lực. Những người như họ không xứng đáng với vị trí họ đang có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những người Sếp 37 tuổi sợ nhân viên 23 tuổi

So với những thế hệ trước, các nhân viên Gen Z có nhiều khác biệt về phong cách, tư tưởng, suy nghĩ và không ngần ngại thể hiện quan điểm của bản thân.

Những người sếp 37 tuổi sợ nhân viên 23 tuổi
Source: Crello

Là người thuộc thế hệ Millennials, thường xuyên truy cập các nền tảng video, Jessica Fain (34 tuổi, giám đốc sản phẩm tại công ty công nghệ) biết những chiếc quần jeans bó sát đang trên đà “tuyệt chủng”.

Tuy nhiên, khi nghe rằng đến những biểu tượng cảm xúc trên mạng xã hội mà cô yêu thích, ví dụ như biểu tượng “cười ra nước mắt”, cũng đang bị xem là lỗi thời, Fain quyết định tìm hiểu nguyên nhân từ những đồng nghiệp cấp dưới, theo New York Times.

“Đúng vậy, tôi chỉ dùng biểu tượng cảm xúc này khi làm việc cho chuyên nghiệp thôi”, một nhân viên trẻ tuổi nói với Fain.

Không thể phủ nhận rằng sự chuyển giao thế hệ đang diễn ra, các nhóm nhân viên mới đang định hình lại những tiêu chuẩn và phong cách ở nơi làm việc.

Họ cũng không ngần ngại đặt câu hỏi về mọi thứ, từ cách làm việc cổ hủ của những quản lý lớn tuổi hơn đến quan điểm về công việc.

Khác biệt.

Tại một doanh nghiệp bán lẻ ở New York, nhiều nhà quản lý đau đầu khi gặp những nhân viên trẻ muốn được nghỉ có lương khi mắc chứng lo âu hoặc bị đau bụng kinh.

Ở doanh nghiệp khác, một nhân viên Gen Z đặt câu hỏi tại sao cấp trên mong đợi cô làm việc tiêu chuẩn một ngày 8 tiếng trong khi cô có thể hoàn thành nhiệm vụ trong buổi chiều.

“Những người trẻ này đang giải quyết các vấn đề, họ kiểu như: ‘Này mọi người, hóa ra chúng ta không cần làm đúng như những gì mấy người già này bảo.

Thực ra chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn và thành công’. Còn mấy người già chúng tôi kiểu: ‘Chuyện gì đang xảy ra vậy?'”, Colin Guinn (41 tuổi), đồng sáng lập công ty Hangar Technology, nói.

Trong khi nhiều người ở độ tuổi 20 thấy khó chịu với những xu hướng đã cũ của nhóm người lớn tuổi hơn, không ít người trẻ táo bạo đang bắt đầu định hướng thị hiếu.

Một số thành viên Gen Z, được định nghĩa là những người sinh từ năm 1997 đến 2012, nhanh chóng khẳng định điều này.

Ziad Ahmed (22 tuổi), nhà sáng lập và giám đốc điều hành công ty marketing JUV Consulting, nhớ lại lần phát biểu ở một hội nghị. Khi đó, một cô gái Gen Z đang là nhân viên cấp thấp nói với anh rằng cô không đồng tình cách làm việc của cấp trên.

“Anh có lời khuyên nào cho công ty chúng tôi không”, cô gái hỏi.

“Bạn hãy trở thành phó chủ tịch, thay vì chỉ là một thực tập sinh”, Ahmed đáp.

Gen Z không ngần ngại.

Millennials cho thấy một thế hệ người lao động bước vào môi trường làm việc trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, luôn cảm thấy may mắn khi có được bất kỳ công việc nào. Trong khi đó, Gen Z bắt đầu sự nghiệp ở một cuộc khủng hoảng mới: Covid-19, ảnh hưởng đến giờ giấc, địa điểm và cách mọi người làm việc.

Hiện nay, sự mâu thuẫn giữa các thế hệ đặc biệt rõ ràng, nhất là trong những công ty điều hành bởi Millennials và hướng đến phục vụ nhóm này.

Khi tuyển dụng nhân viên Gen Z, Gabe Kennedy (30 tuổi), người sáng lập thương hiệu thực phẩm bổ sung Plant People, nhận thấy một số người không chấp nhận thói quen làm việc cứng nhắc, vốn quen thuộc với nhóm 10 nhân viên hầu hết thuộc thế hệ Millennials của anh.

Kennedy và người đồng sáng lập công ty đã quen với việc làm đến khuya ở văn phòng, phân tích phản hồi của khách hàng và cùng ăn đêm. Các nhân viên ở nhóm trẻ nhất trong công ty thì thích tự sắp xếp giờ làm việc của mình.

Trong buổi phỏng vấn vị trí nhân viên toàn thời gian, một ứng viên Gen Z từng hỏi Kennedy liệu cô có thể nghỉ ngơi một ngày sau khi hoàn thành việc được giao hay không. Anh đã trả lời rằng với vị trí làm việc này, cấp trên mong đợi cô sẽ làm việc 9h đến 17h.

Trước đây, Ali Kriegsman (30 tuổi), đồng sáng lập công ty Bulletin, không chắc nên phản hồi ra sao khi các nữ nhân viên Gen Z khăng khăng muốn nghỉ phép vài ngày vì bị đau bụng kinh hay gặp vấn đề sức khỏe tâm thần.

“Hôm nay tôi thấy tinh thần không tốt lắm, tôi sẽ không đi làm”, tin nhắn gửi đến Kriegsman.

Theo bản năng, Kriegsman muốn tán dương ý thức bảo vệ sức khỏe đó song chính cô cũng biết rằng thời gian nghỉ được trả lương của họ có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.

“Là người quản lý, đôi lúc tôi cũng muốn hoãn lại công việc khi kỳ kinh nguyệt tới gây khó chịu. Tuy nhiên, ở vị trí của mình, tôi phải vượt qua điều đó”.

Các nhà quản lý như Kriegsman hiểu rõ xu hướng Gen Z bảo vệ sức khỏe của mình, cố gắng cân bằng giữa công việc và cuộc sống song một số vẫn bị bối rối khi những mong muốn đó được thể hiện quá thẳng thắn. Nói cách khác, họ không quen với hình ảnh thứ bậc trong môi trường làm việc không được tuân theo.

Đổi mới văn hóa nơi công sở.

Nhiều nhà quản lý cảm thấy việc bỏ qua khoảng cách giữa những người trẻ và nhóm nhiều tuổi hơn không phải là một lựa chọn, muốn hay không. Nó định hình lại việc tuyển dụng, hoạt động tiếp thị hay thậm chí là cách các công ty phản hồi trước những vấn đề xã hội.

Rodriguez là một trong số nhiều nhà quản lý cho rằng các nhân viên Gen Z là những người đầu tiên và lớn tiếng nhất trong việc thúc giục các doanh nghiệp thể hiện sự ủng hộ với các cuộc biểu tình sau vụ việc của George Floyd.

Đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, điều này còn khiến họ cân nhắc đưa ra các điều chỉnh sau nhiều thập kỷ, khi các doanh nghiệp hầu như im lặng trước sự bất bình đẳng chủng tộc ở cả trong và ngoài văn phòng, dù một số vẫn phải xoay xở để cân bằng nhu cầu thể hiện quan điểm chính trị của nhân viên với hình ảnh công ty.

Tại nhiều doanh nghiệp, nhân viên Gen Z cũng hỗ trợ thúc đẩy văn hóa nội bộ, giúp mọi người gắn kết hơn. Emily Fletcher (42 tuổi), điều hành trung tâm thiền Ziva Meditation, cho biết văn hóa công ty cô đã thoải mái hơn kể từ khi nhân viên già nhất, 48 tuổi, nghỉ việc.

“Giờ thì mọi người thoải mái thể hiện bản thân hơn, có thể ‘dị’ một chút cũng được”.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những nhà lãnh đạo độc hại thường nói những điều này

Nhà lãnh đạo độc hại là một trong những vấn nạn và trở thành cụm từ phổ biến trong những năm trở lại đây. Hậu quả lớn nhất từ các nhà lãnh đạo này là làm suy yếu tinh thần của nhân viên, từ đó làm giảm hiệu suất của doanh nghiệp. 

nhà lãnh đạo độc hại
Getty Images

Hãy bắt đầu với một sự thật “khó hiểu”: Nhiều người đảm nhận vai trò quản lý được thăng chức lên các vị trí quản lý dựa trên kết quả công việc hoặc thâm niên của cá nhân thay vì khả năng của họ trong việc lãnh đạo, phụng sự, thu hút nhân tài và thúc đẩy họ đạt được hiệu suất cao nhất của bản thân.

Với sự thật đang diễn ra này, một thực tế đáng tiếc rằng có quá nhiều nhà quản lý không được trang bị kiến thức và kỹ năng để truyền cảm hứng và động viên nhân viên của họ – đặc biệt là bằng lời nói.

Ở những môi trường làm việc độc hại, các cụm từ hoặc từ ngữ thô tục được sử dụng để tấn công và làm suy yếu tinh thần của nhân viên, điều sẽ làm cho mức độ căng thẳng ngày càng tăng cao, tinh thần sa sút và năng suất thấp.

Dưới đây là 6 cụm từ mà các nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ không bao giờ nói:

1. “Tôi không cần ý kiến ​​của bất kỳ ai khác. Đây là định hướng mà chúng ta phải đi.”

Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy cụm từ đó đến từ những ông chủ tốt, những người đặt nhân viên hay đồng đội của họ lên hàng đầu. Họ tìm kiếm quan điểm từ nhiều góc độ.

Khi các tình huống khó khăn xảy ra, họ nói chuyện với nhiều người ở nhiều chức năng và phòng ban khác nhau – xem xét kỹ càng các cấp độ báo cáo để có được sự rõ ràng và xác định các đường lối hành động đúng đắn.

Khi họ đi đến một quyết định, đôi khi quyết định đó có thể không chính xác; nhưng nó luôn đúng vì họ đã tìm kiếm nhiều quan điểm và ý kiến ​​từ những người khác nhau.

2. “Tôi không chịu trách nhiệm về điều đó” – họ thường đổ lỗi cho người khác.

Các nhà lãnh đạo giỏi và nhiều lòng trắc ẩn thường có xu hướng chống lại việc đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác để bảo vệ mình. Họ chấp nhận rằng họ không hoàn hảo và họ có thể mắc sai lầm. Vì vậy, khi họ mắc sai lầm, họ thừa nhận chúng.

Họ nhận ra rằng họ có trách nhiệm cả với những người khác bên dưới họ chứ không chỉ với những nhà lãnh đạo cao hơn. Khi các nhà lãnh đạo áp dụng kiểu lãnh đạo này, nhân viên của họ thường cảm thấy đủ an toàn để chấp nhận rủi ro, tự mắc sai lầm và đủ cởi mở để thừa nhận những sai lầm của bản thân.

3. “Tôi không cần phải được đào tạo mới có thể biết những thứ cần biết”.

Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ là trên hết, bao gồm cả nhu cầu của riêng họ để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Những người sếp tốt sẵn sàng học hỏi và vui vẻ chấp nhận vai trò của những người học hỏi liên tục trong các thành viên trong đội nhóm của họ. Các nhà lãnh đạo này biết rằng họ có nhiều điều để học và mỗi người đều có một điều gì đó đáng để họ học hỏi.

Sự thật là, các nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng biết điều gì là cần thiết và nên phải làm gì. Họ vẫn sẵn sàng lắng nghe trước khi đưa ra đề xuất. Họ đặt câu hỏi và chân thành quan tâm đến câu trả lời.

4. “Đó là lý do tại sao tôi tuyển bạn.”

Đúng là các doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo tuyển những người thông minh và sáng tạo để làm những công việc phức tạp và khéo léo. Nhưng khi một nhân viên đến gặp bạn với mong muốn được hướng dẫn, các nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ tận dụng cơ hội đó để huấn luyện và dẫn dắt họ đến những thành tích tốt hơn.

Theo một nghiên cứu, chưa đầy 1/2 số tổ chức được khảo sát xem việc thực hiện huấn luyện nhân viên như là một phần của quy trình quản lý hiệu suất của họ.

5. “Đó là tất cả những gì tôi muốn nói…”

Khi bạn nghe thấy cụm từ trống rỗng này từ người sếp của mình, bạn có thể hình dung rằng họ vừa gạt bỏ điều gì đó quan trọng hoặc đáng để được thảo luận hơn là dừng lại.

Những người sếp tốt sẵn sàng lôi kéo người khác vào những cuộc trò chuyện sâu hơn để khám phá các giải pháp, ý tưởng mới hoặc giải quyết các vấn đề cùng nhau.

Mặc dù cụm từ này cũng có thể là điều bạn nói với bạn bè của mình, nhưng trong bối cảnh chuyên nghiệp với tư cách là một nhà lãnh đạo, nó khiến người nghe cảm thấy là người nói đang muốn “chốt” ý kiến và dừng thảo luận.

6. “Tôi không thể làm điều này cho bạn”… vì vậy đừng nên hỏi lại những câu tương tự.

Nói một cách thắng thắn theo cách nghĩ của nhân viên thì điều này có nghĩa là “Tôi không quan tâm đến bạn.”

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, việc sử dụng cụm từ “Tôi không thể… cho bạn” truyền tải rằng bạn đang không thể hiện hay đóng góp vai trò của chính mình để hoàn thành công việc vì lợi ích chung của mọi người.

Nó nói lên rằng bạn không muốn trao quyền cho các thành viên, hỗ trợ họ và làm cho họ trở nên tốt hơn qua thời gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tại sao những ông chủ thông minh không bao giờ “níu kéo” khi nhân viên nghỉ việc

Đâu là thời điểm tốt nhất để khiến nhân viên muốn ở lại? Rất lâu trước khi họ nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc khác.

Getty Images

Một nhân viên giỏi – một người có thành tích trên mức trung bình, nhưng không phải là một siêu sao – đã thông báo với tôi là cậu ấy muốn nghỉ việc. Tôi đã đề cập điều này với sếp của mình vào cuối ngày hôm đó.

Anh ấy hỏi tôi: “Có phải là vì vấn đề thu nhập không?”

Tôi nói: “Tôi chắc chắn rằng tiền hay thu nhập là một yếu tố, tuy nhiên cậu ấy nói với tôi là cậu ấy muốn tìm một công việc gần nhà hơn. Và cậu ấy cũng sẽ không phải làm việc nhiều vào cuối tuần như ở công ty chúng ta nữa.”

Sếp tôi hỏi tôi, “Vậy cậu có giải pháp gì không?”. Tôi nói: “Chúng ta thử đề nghị tăng cho cậu ấy 10% lương và xem liệu cậu ấy có ở lại không.”

Tôi hỏi tiếp: “Anh có tăng lương cho cậu ấy sáu tháng trước không?”

Sếp tôi lắc đầu và nói là không.

Và kết quả là…cậu ấy chỉ làm đúng một năm.

Giữ chân nhân viên là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp. Việc để mất đi những nhân viên tài năng có thể khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn – và do đó không ít những ông chủ sẽ phản đối hoặc níu kéo họ ở lại ở những phút cuối cùng.

Tuy nhiên…bạn không nên làm như vậy. Hay đừng chờ đến khi nhân viên nghỉ việc mới có những hành động mà đáng lẽ ra bạn nên làm trước đó.

Nhân viên không còn trung thành và hiệu quả.

Mặc dù ý định níu kéo của bạn có thể là tốt, nhưng bạn thực sự có thể khiến nhân viên của mình trở nên bất đồng hơn.

Theo một cuộc khảo sát hơn 100 giám đốc nhân sự liên quan đến những nhân viên chấp nhận sự níu kéo và đồng ý ở lại với doanh nghiệp:

  • Khoảng 60 đến 80% các nhà lãnh đạo cấp cao nói rằng trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp trở nên kém hơn, họ mất đi lòng tin với doanh nghiệp và danh tiếng của doanh nghiệp cũng bị tổn hại không kém.
  • Gần 80% trong số họ thiếu sự tin tưởng vào các lãnh đạo cấp cao trong công ty.
  • Mặc dù họ ở lại, gần 2/3 trong số họ được coi là ít trung thành hơn.

Nói tóm lại, với tư cách là chủ doanh nghiệp bạn đừng nên để xảy ra việc những nhân viên tài năng muốn nghỉ việc. Và nếu trong trường hợp họ không còn muốn ở lại, thay vì níu kéo, hãy để họ ra đi.

Doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều bất lợi.

Theo cùng một cuộc khảo sát, rất ít nhân viên đồng ý ở lại vì được níu kéo. Một người trả lời trong nghiên cứu cho biết, “Theo kinh nghiệm của tôi, những người đồng ý ở lại sau níu kéo thường sẽ không làm việc hết mình sau đó.”

Và nếu họ đồng ý ở lại thì cũng thường chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hạn – “ai đó đã muốn rời đi thì cuối cùng cũng sẽ ra đi.”

Một người khác nói thêm, “Theo quan sát của tôi, những người đồng ý ở lại cũng sẽ sớm ra đi, cho dù đó là một năm hay hai năm.”

Bên cạnh đó, theo một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn một nửa số người được hỏi bỏ việc vì sếp của họ và thêm 1/3 trong số họ đang cân nhắc nghỉ việc vì sếp của họ.

Những người bỏ việc thực sự không phải bỏ công việc của họ mà là bỏ người quản lý của họ. Việc trả thêm lương hay những phúc lợi khác sẽ không thể níu kéo họ và về lâu dài, một mối quan hệ kém chuyên nghiệp sẽ được hình thành.

Là nhà lãnh đạo, bạn cần giải quyết những vấn đề đó trước khi nhân viên của bạn bắt đầu có ý định tìm kiếm một công việc khác.

Cũng như nhân viên của bạn, họ sẽ không quan tâm đến doanh nghiệp của bạn cho đến khi doanh nghiệp của bạn quan tâm đến họ, nếu bạn muốn có những nhân viên trung thành – trước tiên bạn phải trung thành với họ.

Hãy là một người sếp tuyệt vời.

Hãy tích cực, khuyến khích, làm việc chăm chỉ và không ngừng tìm cách cải thiện kỹ năng và sự nghiệp của nhân viên.

Không ngừng tìm kiếm các cơ hội để cho phép nhân viên mở rộng kỹ năng và tiếp tục tỏa sáng trong doanh nghiệp.

Hỏi về mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn của họ và tạo cơ hội giúp họ đạt được mục tiêu đó.

Nếu bạn đã làm như vậy, và nhân viên vẫn muốn rời đi? Thay vì níu kéo hãy chúc họ may mắn. Mặc dù bạn có thể thất vọng, nhưng ít nhất bạn biết rằng bạn đã làm tất cả những gì bạn có thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

8 dấu hiệu để nhận ra một người Sếp độc hại

Một nghiên cứu cho thấy 50% nhân viên tại các doanh nghiệp nghỉ việc là vì người quản lý của họ. Những người sếp độc hại. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu chính để nhận diện một vị sếp độc hại trong bài viết này.

8 dấu hiệu chính để nhận ra một người Sếp độc hại
8 dấu hiệu chính để nhận ra một người Sếp độc hại

Một nghiên cứu của Gallup trên 7.272 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy có đến 50% nhân viên đã rời bỏ công việc của họ chỉ là “để rời khỏi người sếp của họ từ có thể cải thiện một cuộc sống và sự nghiệp tốt hơn.”

CEO của Gallup, Ông Jim Clifton đã từng tóm tắt trong một câu ngắn gọn giải thích lý do tại sao hiệu suất nhân viên của doanh nghiệp bạn có thể cao:

“Quyết định lớn nhất mà bạn đưa ra trong công việc – lớn hơn tất cả những thứ còn lại – là người mà bạn chỉ định làm sếp. Khi bạn đặt họ nhầm chỗ, những thứ còn lại sẽ chỉ trở nên tồi tệ. Thay vì là các lợi ích.”

Vậy làm thế nào bạn có thể nhận ra ai có thể là một người sếp độc hại. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản bạn có thể tham khảo.

1. Họ chỉ chăm sóc cho bản thân họ.

Những người sếp này này không quan tâm đến việc thúc đẩy sứ mệnh chung của nhân viên hay tổ chức hoặc liên kết các mục tiêu của đội nhóm với các mục tiêu của tổ chức.

Họ chỉ quan tâm đến hiệu suất cá nhân của riêng họ và nhận được những khoản thưởng tương ứng. Về cơ bản, những thứ mà những người sếp độc hại chú tâm chỉ là thành tích của bản thân và cách các cấp trên đang nhìn nhận họ.

2. Họ luôn tìm cách giành lấy hết các “điểm sáng”.

Đội nhóm của bạn đã cùng nhau tạo ra một sản phẩm tuyệt vời, tung ra thị trường đúng thời hạn và nhận được nhiều kết quả tích cực.

Bạn nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng, doanh số của bạn đang tăng lên. Và sau đó điều gì đã xảy ra: Sếp của bạn coi tất cả các thành tích đó như là của riêng họ.

Họ không khen ngợi đồng đội, không ăn mừng thành công chung của mọi người, không ghi nhận bất kỳ đóng góp nào của các thành viên trong đội nhóm. Họ hành động như tất cả những thứ đó là điều đương nhiên. Và chỉ có họ đang bao trùm ánh sáng lên tất cả.

3. Những vị Sếp độc hại không bao giờ sai.

Bạn đã bao giờ từng làm việc với một người sếp luôn đúng và bạn luôn sai không? Họ rất khó nhận lỗi và sẽ không bao giờ thừa nhận mình đã mắc sai lầm. Họ quan tâm hơn đến việc giữ gìn danh tiếng và thể diện của mình với cấp trên thay vì với nhân viên của họ.

4. Họ bối rối không biết hướng đi mà họ đang hướng tới.

Những người sếp độc hại kiểu này thường là những người “sáng nắng chiều mưa”, hôm nay thông báo một kiểu, ngày mai lại làm theo một kiểu khác mà không đưa ra bất cứ một lý do thuyết phục nào. Các thành viên trong đội nhóm không biết họ đang đứng ở đâu và sẽ đi đâu về đâu.

5. Họ thích kiểm soát.

Đây là những người quản lý vi mô và hướng đến các chi tiết cuối cùng. Họ tạo ra một môi trường làm việc quá độc đoán và ngột ngạt vì họ muốn kiểm soát các quyết định của mình; họ không tin tưởng vào đội nhóm của họ và cũng không giao quyền.

Trong những tình huống này, hầu như không có chỗ cho việc thảo luận nhóm hoặc đóng góp ý kiến ​​vì với họ chuyên quyền là phong cách độc tôn.

Sự sáng tạo hoặc học hỏi một cái gì đó mới thường không khả dụng trong những điều kiện làm việc này. Những người lao động trung thành đang cố gắng tìm kiếm những ý nghĩa thực sự trong công việc của họ và do đó họ chọn cách rời đi.

6. Họ hay bắt nạt.

Sức ảnh hưởng của việc bắt nạt tại nơi làm việc là rất lớn và gây tốn kém cho các doanh nghiệp. Ông Baird Brightman, một nhà khoa học hành vi, cho rằng “tính hung hăng (cả lời nói và hành động) đang làm suy yếu sự an toàn và buộc mọi người phải chuyển nguồn lực từ làm việc hiệu quả sang các hoạt động phòng thủ chủ động”.

Bà Babs Ryan, một chuyên gia tư vấn cho biết: “Chỉ 1% những kẻ hay bắt nạt này bị sa thải. Lựa chọn duy nhất của bạn có thể là rời đi càng nhanh càng tốt – đặc biệt nếu doanh nghiệp đang có những động thái ủng hộ những kẻ bắt nạt đó. ”

7. Họ ngại hành động.

Nếu họ đang ở trong một tòa nhà, họ thường đứng sau những cánh cửa đóng kín để tránh tương tác cá nhân với thành viên.

Bạn nên lưu ý rằng họ thường “bận rộn” vào những thời điểm quan trọng khi mọi người đang cần ý kiến ​​đóng góp hoặc chỉ đạo của họ, họ chọn cách trú ẩn trong các cuộc họp để che giấu sự bất an hoặc sợ phải đối mặt với các xung đột.

Họ chỉ quan tâm đến những tin tốt, bởi vì họ không thể biết tìm ra các cách hiệu quả để xử lý những tin xấu.

8. Sếp độc hại cũng là người dễ tự ái.

Đối với các nhân viên, một người sếp dễ bị tự ái có thể hủy hoại cả sự nghiệp của họ.

Ông Joseph Burgo, tác giả của cuốn sách The Narcissist You Know: Defending You Know You Against Extreme Narcissists in the All-About-Me Age, cho biết: “Người này thường dựa vào sự khinh thường để khiến người khác cảm thấy mình là kẻ thua cuộc, họ muốn chứng tỏ mình là người chiến thắng duy nhất”.

“Họ sẽ coi thường các sản phẩm công việc của bạn hoặc chế giễu bạn tại các cuộc họp. Khi họ cần điều gì đó từ bạn, họ sẵn sàng đe dọa. Và ở một mức độc hại nhất, họ sẽ khiến bạn nghi ngờ bản thân và giá trị cá nhân của bạn trong công việc.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Cách Gen Y có thể “kiểm soát” Sếp của mình để trở nên thành công hơn

Các quy tắc trong kinh doanh vốn rất khác so với những gì bạn đã học ở gia đình và nhà trường.

Getty Images

Có một sự thật rằng Millennials hay Gen Y, là một thế hệ được nuôi dạy rất khác với các thế hệ cũ của họ. Cha mẹ của họ thường có xu hướng bay bổng hơn, cởi mở hơn và ít có khả năng độc đoán hơn.

Những thứ mà Gen Y được trải nghiệm thường là hướng đến sự thắng lợi hay lợi ích chung thay vì là về “người chiến thắng và kẻ thua cuộc.”

Như một kết quả, Millennials thường có “vấn đề” trong việc hiểu mối quan hệ giữa sếp với nhân viên, họ bị mắc kẹt trong mô hình phân cấp truyền thống vốn đặc trưng cho việc nuôi dạy con cái và học tập trước những năm 1980.

Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người tương đối mới trong thế giới kinh doanh nghĩ rằng thành công ở nơi làm việc phụ thuộc vào khả năng hoàn thành tốt công việc của bạn.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng một phần. Bạn có thể đang làm một công việc tuyệt vời mà sếp của bạn không biết bất cứ điều gì về nó.

Sếp của bạn có thể cho rằng cách tốt nhất để giữ cho bạn hạnh phúc là giao cho bạn nhiều việc hơn, trong khi thực tế là bạn muốn được thăng chức, thay đổi vị trí hoặc nhận được một khoản thưởng tốt hơn.

Cách duy nhất để đảm bảo rằng bạn đạt được những gì bạn muốn từ công việc và có được một số quyền kiểm soát trong sự nghiệp của bạn, là hãy nghĩ về sếp của bạn như một nguồn lực mà bạn phải quản lý một cách chính xác để đạt được những gì bạn muốn.

Với ý nghĩ đó, dưới đây là danh sách các nguyên tắc đơn giản để giúp Millennials có thể vượt qua được những thách thức này.

1. Xây dựng một thông điệp cốt lõi.

Hãy coi bản thân bạn như là một nhóm marketing một người, bạn không ngừng quảng bá và định vị sự đóng góp của bạn với tổ chức – đó có thể là một thông điệp cốt lõi nào đó.

Ví dụ: Thay vì định vị bạn là một “Trưởng bộ phận tuyển dụng”, bạn có thể tự nhận mình là “chuyên gia nội bộ chuyên tuyển dụng các nhân tài hàng đầu”.

Sau đó, bất cứ khi nào bạn hoàn thành tốt một điều gì đó, hãy thông báo nó với sếp của bạn trong một bối cảnh phù hợp với thông điệp đó.

Nếu bạn đang tham gia một cuộc họp liên phòng ban hoặc tổ chức, khi mọi người giới thiệu bản thân, thay vì mô tả bản thân bằng chức danh công việc của bạn (như Chuyên viên Marketing chẳng hạn), bạn có thể mô tả mình là “người luôn tìm cách để thấu hiểu khách hàng của mình từ đó đáp ứng tốt nhất những gì khách hàng cần.”

2. Hãy trung thực với lời của bạn.

Mọi ông chủ đều có thể nghi ngờ rằng nhân viên của họ sẽ không làm theo những gì họ đã cam kết hoặc đang tìm cách để che giấu những thứ gì đó.

Hầu hết các ông chủ đều đối phó với sự nghi ngờ đó bằng cách quản lý vi mô, đây có thể là một nỗi đau lớn đối với bạn và khiến công việc của bạn trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn đang bị quản lý vi mô, có thể là do bạn đang “kiểm soát” sếp của mình không tốt.

Bất cứ khi nào bạn nói với sếp rằng bạn sẽ làm điều gì đó, hãy làm theo những gì mà bạn đã cam kết. Đừng đưa ra những lời hứa hay cam kết mà bạn không thể làm theo, ngay cả khi sếp của bạn muốn bạn làm như vậy.

Hãy thành thật với sếp của bạn về những gì bạn có thể và không thể.

3. Hãy chuẩn bị mọi thứ một cách chi tiết.

Một trong những động thái ngu ngốc nhất mà bạn có thể làm đó là bước vào phòng làm việc của sếp mà không chuẩn bị trước một cách chi tiết và rõ ràng.

Đối với mỗi giờ họp với sếp, bạn nên dành nhiều giờ để đảm bảo rằng mình có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà sếp có thể hỏi.

Hầu hết các sếp sẽ chọn một số khía cạnh nào đó trong công việc của bạn và “đi sâu vào” để đảm bảo rằng kiến ​​thức của bạn đủ tốt về những gì bạn đang làm.

Nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi đó, bạn sẽ mất uy tín ngay lập tức với sếp của mình và có thể bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để giành lại sự tín nhiệm đó.

4. Đừng bao giờ nói (hoặc thậm chí là suy nghĩ), “Em đã nói với Sếp vậy rồi.”

Với tư cách là nhân viên cấp dưới, bạn có nhiệm vụ đưa ra các ý kiến đóng góp trước khi sếp của bạn đưa ra các quyết định cuối cùng.

Nếu bạn nghĩ rằng sếp của bạn đang mắc một sai lầm lớn, bạn nên làm hết khả năng của mình để thuyết phục họ đi theo một hướng khác.

Tuy nhiên – và điều này cũng cực kỳ quan trọng – một khi sếp của bạn đã đưa ra quyết định đó, bạn hãy im lặng và cố gắng hết sức để đảm bảo rằng quyết định đó là đúng.

Không có ông chủ nào muốn nghe – hoặc phải nghe – “Em đã nói với sếp vậy rồi”. Trên thực tế, nếu bạn thậm chí chỉ là ám chỉ điều đó, sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang làm ảnh hưởng xấu đến tổ chức của họ.

Nếu bạn không thể cam kết với các quyết định của sếp như thể đó là quyết định của riêng bạn, bạn nên tìm một công việc và sếp khác.

5. Đừng phàn nàn mà thay vào đó hãy tìm cách giải quyết vấn đề.

Một số người thường cảm thấy rằng họ sẽ tốt hơn khi họ phàn nàn. Họ phàn nàn về vợ, về chồng của họ, về bạn bè của họ. Họ phàn nàn về công việc của họ với người bạn đời của họ. Họ phàn nàn về các đồng nghiệp khác.

Điều đó không sao cả, nhưng bạn nên nhớ rằng, không có ông chủ nào muốn nghe bạn phàn nàn về công việc, khách hàng, đồng nghiệp hay bất cứ điều gì khác cả. Sếp của bạn không phải là nhà trị liệu của bạn.

Phàn nàn với sếp chỉ là cách để bạn trút những cảm xúc tiêu cực của bạn lên họ. Nó có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng lại khiến sếp của bạn cảm thấy vô cùng mất bình tĩnh và khó chịu.

Vì vậy, đừng bao giờ nêu lên vấn đề trừ khi bạn đang tìm kiếm các giải pháp để giải quyết nó. Tốt nhất, bạn nên có sẵn một vài loại giải pháp trong đầu.

6. Hiểu việc là ưu tiên số 1 của bạn.

Đây là điều mà hầu hết các Millennials đều mắc phải. Bạn có thể nghĩ rằng công việc ưu tiên số một của bạn là hoàn thành công việc đúng thời hạn, ngân sách và chất lượng cao nhất đối với bạn.

Nhưng đó là một sai lầm. Sai lầm hoàn toàn. Công việc ưu tiên số một của bạn là làm cho sếp của bạn thành công hơn và thường không có ngoại lệ cho quy tắc này.

Nói một cách rõ hơn, công việc ưu tiên số một của sếp là giúp bạn thành công. Hầu hết các vấn đề và xung đột xảy ra ở nơi làm việc và khiến tổ chức thất bại là do những ưu tiên chính này bị đảo ngược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nghiên cứu: ‘Nơi làm việc độc hại’ làm tăng gấp 3 lần nguy cơ bị trầm cảm

Khi bạn biết những nơi làm việc độc hại (Toxic Workplace) có hại cho sức khỏe tinh thần đến như thế nào. Bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi nó thực sự rất tệ hại.

Khi Google bắt đầu một dự án nghiên cứu lớn để tìm ra điều gì đã làm nên thành công của các đội nhóm cách đây vài năm, họ đã phát hiện ra một điều rất đáng ngạc nhiên.

Các thành viên trong đội nhóm đó thông minh như thế nào không quan trọng bằng việc họ tin tưởng lẫn nhau như thế nào.

Google gọi phẩm chất cần thiết này đối với các đội nhóm tuyệt vời là “sự an toàn về tâm lý” (psychological safety), nhưng trong cách hiểu thông thường, nó có nghĩa là các nhóm ủng hộ và tôn trọng nhau sẽ hoạt động hiệu quả hơn những nhóm còn lại.

Hóa ra bí quyết thành công ở đây chỉ là sự tử tế.

Đó cũng có thể là bí quyết giúp các đội nhóm không khiến các thành viên của họ cảm thấy chán nản hay vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Khi các nhà nghiên cứu đến từ Australia xem xét dữ liệu của hơn 1.000 người lao động trong thời gian gần đây, họ phát hiện ra rằng làm việc cho một công ty thiếu sự an toàn về mặt tâm lý sẽ làm tăng gấp 3 lần khả năng mắc bệnh trầm cảm.

Đội nhóm độc hại có thể bóp nghẹt cả thành công và sức khỏe tinh thần.

Nghiên cứu được thực hiện từ Đại học Nam Úc (The University of South Australia) và gần đây đã được công bố trên Tạp chí Y khoa của Anh (British Medical Journal).

Tiền đề cơ bản của nó rất đơn giản: theo dõi một nhóm người lao động trong hơn một năm để xem ai trong số họ được chẩn đoán sẽ mắc các chứng trầm cảm nghiêm trọng, sau đó kiểm tra xem những yếu tố nào tại nơi làm việc đang ảnh hưởng đến khả năng mắc các vấn đề đó của họ.

Sau khi các con số được phân tích, kết quả rất rõ ràng. Nếu bạn làm việc tại một công ty không coi trọng sức khỏe tâm lý của bạn, nguy cơ trầm cảm của bạn không chỉ tăng lên một chút như bạn vẫn nghĩ – sự thật là nó tăng lên 300%.

Trong thực tế, việc không đánh giá đủ các vấn đề về sức khỏe tâm lý và sự an toàn sẽ được thể hiện như thế nào?

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá cam kết của các doanh nghiệp đối với sức khỏe tinh thần bằng cách sử dụng thang điểm tiêu chuẩn yêu cầu người lao động đồng ý hoặc không đồng ý với những tuyên bố kiểu như “quản lý cấp cao hành động dứt khoát hơn khi mối quan tâm về tình trạng tâm lý của nhân viên được nâng lên” và “quản lý cấp cao xem xét sức khỏe tâm lý của nhân viên cũng quan trọng như năng suất.”

Nhóm nghiên cứu nhận xét:

“Các công ty không khen thưởng hoặc công nhận nhân viên của họ khi họ làm việc chăm chỉ, áp đặt những yêu cầu vô lý đối với người lao động và không cho họ quyền tự chủ đang đặt nhân viên của họ vào nguy cơ trầm cảm lớn hơn nhiều.”

Các doanh nghiệp và người lao động nên nắm bắt vấn đề này như thế nào.

Khái niệm về an toàn tâm lý của nghiên cứu này không hoàn toàn giống với của Google, vốn nhấn mạnh vào việc chấp nhận rủi ro và khả năng thất bại mà không cần sợ hãi, nhưng nó cũng gần tương tự như vậy.

Khi kết hợp với nhau, hai kết quả cho thấy rằng những nơi làm việc độc hại, nơi nhân viên bị bắt nạt, bị hạ thấp, không được đánh giá cao và làm việc quá tải, vừa kém thành công vừa có hại cho sức khỏe tinh thần của các thành viên trong đội nhóm.

Điều này có thể không quá ngạc nhiên, nhưng quy mô của sự gia tăng nguy cơ trầm cảm đang là một vấn đề lớn.

Nếu bạn đang lãnh đạo tại một nơi làm việc độc hại, hãy nhanh chóng sửa chữa nó. Hay nếu bạn không, hãy bỏ nó đi và đừng bao giờ để nó xảy ra.

Các nghiên cứu riêng biệt cũng cho thấy rằng việc bỏ qua các kỳ nghỉ cho nhân viên cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Vì vậy, tối thiểu, hãy nghỉ ngơi, hãy để nhân viên của bạn có đủ không gian và cơ hội để thư giản và vui vẻ với nhau.

Với tư cách là nhà quản lý, bạn nên nghiên cứu và xem xét cách bạn có thể cải thiện môi trường làm việc của mình hay tìm cách để nó trở nên thân thiện hơn. Bạn không thể phát triển doanh nghiệp với một môi trường đầy ắp những sự độc hại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Nhân viên không muốn bị so sánh với người khác khi đánh giá hiệu suất công việc

Tại sao nhân viên ghét đánh giá hiệu suất? Có thể bởi vì, theo các cuộc khảo sát, hầu hết họ đều cảm thấy không công bằng.

Theo một cuộc khảo sát 1.000 công ty trong danh sách Fortune do CEB thực hiện, 66% nhân viên rất không hài lòng với những đánh giá về hiệu suất công việc mà họ nhận được trong tổ chức của mình.

Đáng chú ý hơn, 65% nhân viên tin rằng đánh giá hiệu suất thậm chí không liên quan đến công việc của họ.

Nghiên cứu của CEB cho biết khi chúng ta tính đến số tiền mà các tổ chức đang đầu tư vào công nghệ đánh giá hiệu suất của họ và lượng thời gian mà các nhà quản lý đang dành ra để đánh giá nhân viên của họ, trung bình các tổ chức ở Mỹ chi 3.000 USD mỗi năm cho mỗi nhân viên.

Điều này ngầm chỉ ra rằng hàng tỷ đô la được chi tiêu trên khắp nước Mỹ vì hơn 90% các doanh nghiệp ở Mỹ thực hiện đánh giá hiệu suất nhân viên ít nhất một lần một năm.

Tại sao nhân viên lại rất thất vọng về cách họ được đánh giá, mặc dù đã dành tất cả thời gian và tiền bạc cho những đánh giá này? Các doanh nghiệp còn thiếu những gì?

Một nhóm nghiên cứu của các giáo sư và tiến sỹ của trường kinh doanh Columbia (Columbia Business School) tin rằng một manh mối nằm ở thực tế là 71% nhân viên của các doanh nghiệp Mỹ nghĩ rằng đánh giá của họ có vấn đề và không công bằng.

Công bằng vốn là trọng tâm của việc nâng cao trải nghiệm làm việc của nhân viên. Nó mang lại nhiều lợi ích như sự hài lòng của nhân viên với công việc hay cam kết với doanh nghiệp của họ.

Trong bối cảnh đánh giá hiệu suất, khi mọi người tin rằng kết quả đánh giá của họ tương xứng với mức độ họ đã cống hiến, họ có khả năng coi các đánh giá đó là công bằng.

Nhưng còn rất nhiều điều khác trong nhận thức của mọi người về sự công bằng. Cụ thể, nhân viên sẽ nhận thấy sự công bằng của các quy trình đánh giá khi họ cảm thấy được liên quan và tôn trọng.

Họ cũng coi là công bằng khi các đánh giá của họ là chính xác và được thực hiện dựa trên các nguyên tắc đạo đức và luân lý.

Khi nhân viên nhận thức được sự công bằng trong các quy trình đánh giá, họ có nhiều khả năng chấp nhận các đánh giá của mình hơn, trong các trường hợp đó, họ sẽ xem xét các thông tin có trong các đánh giá và tự tạo động lực cho bản thân.

Khi đó, câu hỏi đối với các tổ chức hay doanh nghiệp là: có thể làm gì để tăng cường nhận thức về sự công bằng trong quy trình đánh giá hiệu suất?

Nhóm nghiên cứu từ trường kinh doanh Columbia cho thấy rằng động lực quan trọng của sự công bằng trong quá trình đánh giá hiệu suất là điểm tham chiếu (reference point) mà các nhà quản lý sử dụng để đánh giá hiệu suất nhân viên của họ.

Cụ thể, trong bốn nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập từ 1.024 nhân viên Mỹ và Hà Lan, nhóm nghiên cứu đã so sánh hai loại điểm tham chiếu.

Một điểm tham chiếu là hiệu suất trong quá khứ của chính nhân viên đó.

Khi hiệu suất hiện tại của nhân viên được so sánh với hiệu suất trước đây của họ, các nhà quản lý sẽ đánh giá các thành tích mà nhân viên đạt được theo thời gian, từ đó cung cấp các phản hồi về mức độ tiến bộ của nhân viên.

Chúng ta gọi đó là những đánh giá so sánh thời gian.

Một điểm tham chiếu khác là hiệu suất của các nhân viên khác trong cùng khoảng thời gian đó. Khi hiệu suất của nhân viên được so sánh với người khác, các nhà quản lý sẽ đánh giá mức độ mà nhân viên đã (hoặc chưa) thể hiện sự vượt trội so với những người khác.

Chúng ta gọi đó là những đánh giá so sánh xã hội.

Phát hiện của nghiên cứu chứng minh rằng nhân viên coi các đánh giá so sánh thời gian là công bằng hơn so với các đánh giá so sánh xã hội. Ví dụ, trong một nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã cho những người tham gia làm một nhiệm vụ trong hai vòng.

Nhiệm vụ bao gồm việc yêu cầu những người tham gia đưa ra các dự báo liên quan đến nhân sự. Sau khi họ hoàn thành nhiệm vụ của mình, trong một điều kiện, người quản lý của họ đưa ra các đánh giá so sánh hiệu suất của họ từ vòng hai với hiệu suất của họ từ vòng một; tức đánh giá so sánh thời gian.

Trong điều kiện khác, người quản lý của họ đưa ra các đánh giá so sánh hiệu suất của họ từ cả hai vòng với hiệu suất của người khác; tức các đánh giá so sánh xã hội. Sau đó, nhóm nghiên cứu đo lường nhận thức của họ về tính công bằng trong quá trình đánh giá.

Những người tham gia nhận được đánh giá so sánh thời gian nhận thấy mức độ công bằng cao hơn đáng kể so với những người nhận được đánh giá so sánh xã hội.

Khi hiệu suất hiện tại của họ được thảo luận liên quan đến hiệu suất trong quá khứ của chính họ, những người tham gia tin rằng các đánh giá đó được cá nhân hóa hơn, họ tin rằng người quản lý đã hiểu về họ.

Do đó, họ cho rằng các đánh giá là sáng suốt và chính xác hơn, và rằng họ đã được đối xử một cách tôn trọng hơn.

Điều ngược lại đã xảy ra với các đánh giá so sánh xã hội. Những nhân viên có hiệu suất được so sánh với hiệu suất của người khác tin rằng trong khi đưa ra những đánh giá như vậy, người quản lý của họ đã không hiểu được chi tiết cụ thể về hiệu suất của họ.

Do đó, họ coi các đánh giá đó là kém chính xác hơn. Họ cho rằng những đánh giá của họ là thiếu tôn trọng, có lẽ vì họ cảm thấy mình bị đối xử như một gương mặt khác trong đám đông hơn là chính họ.

Quan trọng nữa là, những khác biệt này trong nhận thức mức độ công bằng giữa các đánh giá so sánh thời gian và đánh giá so sánh xã hội không phụ thuộc vào mức độ thuận lợi của các đánh giá:

Ngay cả khi các đánh giá là tích cực, nhân viên nhận thấy quá trình đánh giá hiệu suất của họ là công bằng hơn khi họ nhận được các đánh giá so sánh thời gian (Bạn đã làm tốt hơn trước) hơn là những đánh giá so sánh xã hội (Bạn đã làm tốt hơn những người khác).

Một ví dụ đến từ Huawei, gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc, vốn nổi tiếng với việc đánh giá hiệu suất của nhân viên theo thời gian. Triết lý của doanh nghiệp này là xem cách nhân viên cải thiện năng lực theo thời gian.

Mặc dù có thể sử dụng các so sánh xã hội, nhưng trọng tâm chính của các đánh giá ở Huawei là xây dựng một nền văn hóa mà mỗi nhân viên tự quản lý để trưởng thành và phát triển so với chính họ.

Nhà sáng lập Ren Zhengfei đã khẳng định rõ ràng rằng:

“Tôi sẽ không đánh giá liệu mỗi nhóm có hoàn thành tốt công việc hay không, bởi vì tất cả các bạn đều đang tiến về phía trước.

Nếu bạn chạy nhanh hơn những người khác và đạt được nhiều thành tích hơn, bạn là anh hùng. Tuy nhiên, nếu bạn chạy chậm, tôi sẽ không coi bạn là người có thành tích kém.”

Ở đây, các nhà quản lý nên nhớ rằng mỗi nhân viên đều có mỗi bản sắc riêng và họ muốn những bản sắc đó được công nhận tại nơi làm việc.

Bằng cách nhấn mạnh hiệu suất của họ đã thay đổi như thế nào theo thời gian thay vì so sánh với hiệu suất của người khác, các tổ chức có thể đưa ra những gì nhân viên muốn – đối xử mang tính cá nhân – và phát triển tối đa năng lực của mỗi nhân viên trong tổ chức theo thời gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Nghiên cứu: Tại sao những nhà quản lý bỏ qua ý tưởng hay ý kiến của nhân viên

Khi nhân viên chia sẻ những ý tưởng hay đưa ra các mối quan tâm hoặc vấn đề mới, tổ chức sẽ đổi mới và hoạt động tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào nhà quản lý cũng thúc đẩy ý tưởng của nhân viên.

Trên thực tế, họ thậm chí có thể chủ động bỏ qua những lo lắng của nhân viên và hành động theo những cách khiến nhân viên không thể lên tiếng.

Trong khi nhiều nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng các nhà quản lý thường bị mắc kẹt trong cách làm việc của riêng họ và họ sợ lắng nghe những ý kiến trái chiều từ bên dưới, thì nghiên cứu mới đưa ra một quan điểm thay thế: các nhà quản lý thất bại trong việc xây dựng văn hoá, không phải chỉ từ việc họ tự cao tự đại, mà còn bởi vì tổ chức của họ đặt họ vào những vị trí không thể làm khác.

Họ phải đối mặt với hai rào cản khác biệt: Họ không được trao quyền để hành động dựa trên ý kiến đóng góp từ cấp dưới và họ cảm thấy bị bắt buộc phải chấp nhận một triển vọng ngắn hạn để làm việc.

Khi nhân viên chia sẻ những ý tưởng mới, đưa ra các mối quan tâm hoặc vấn đề mới, tổ chức sẽ đổi mới và hoạt động tốt hơn.

Nhân viên thường là những người đầu tiên nhìn thấy các vấn đề hiện có, vì vậy thông tin đóng góp của họ thực sự có thể giúp ích cho việc ra quyết định của các cấp quản lý.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà quản lý cũng thúc đẩy ý tưởng hay các ý kiến đóng góp của nhân viên.

Điều này đưa ra một nghịch lý: Tại sao các nhà quản lý không khuyến khích tiếng nói và ý tưởng từ cấp dưới khi rõ ràng là nó có lợi cho họ và tổ chức của họ?

Nhiều nghiên cứu hiện tại về chủ đề này cho thấy rằng các nhà quản lý thường bị mắc kẹt trong cách làm việc của riêng họ và họ sợ lắng nghe những ý kiến ​​trái chiều từ bên dưới.

Trong những nghiên cứu gần đây của các Giáo sư đến từ trường kinh doanh Smith (Smith School of Business), của Đại học Maryland (University of Maryland):

“Các nhà quản lý thất bại trong việc xây dựng văn hoá, không phải chỉ từ việc họ tự cao tự đại, mà còn bởi vì tổ chức của họ đặt họ vào những vị trí không thể làm khác.

Họ phải đối mặt với hai rào cản khác biệt: Họ không được trao quyền để hành động dựa trên ý kiến đóng góp từ cấp dưới và họ cảm thấy bị bắt buộc phải chấp nhận một triển vọng ngắn hạn để làm việc.”

Lấy ví dụ giả định về Jane, một giám đốc sản xuất, người luôn cam kết với tổ chức và muốn hoàn thành tốt công việc đó của mình.

Jane biết rằng một số nhân viên của bà, những người ở gần dây chuyền sản xuất hơn bà, có thể có những ý tưởng hay để có thể cải thiện quy trình làm việc.

Tuy nhiên, trong tổ chức của Jane, các nhà quản lý không được trao quyền để thực hiện bất kỳ thay đổi nào mà không phải trải qua quy trình phê duyệt tập trung tại tru sở chính.

Bà cũng cảm thấy không được khuyến khích để dành thời gian tìm kiếm những cải tiến, vì bà chỉ được thưởng khi đạt được những thành công ngắn hạn như hoàn thành thời hạn hoặc hoàn thành các mục tiêu tiếp theo.

Giờ đây, Jane chắc chắn có thể khuyến khích nhân viên của mình nói lên các ý tưởng.

Nhưng bà biết rằng nếu bà làm như vậy, họ sẽ mong đợi bà nhanh chóng thực hiện những ý tưởng đó, đó là điều mà bà không thể làm được.

Bà cũng nhận ra rằng việc thực hiện các thực hành hoặc thay đổi mới, mặc dù hữu ích trong dài hạn, nó sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong quy trình sản xuất trong ngắn hạn.

Với các mục tiêu sản xuất cuối quý đang ở mức thấp, Jane sẽ khó tìm được thời gian để bắt đầu các cuộc thảo luận về sự thay đổi.

Trong dữ liệu của mình, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy nhiều nhà quản lý khác gặp phải tình huống tương tự như Jane.

Họ thường làm việc trong môi trường không cung cấp cho họ quyền tự chủ để thay đổi mọi thứ. Họ trải nghiệm một cấu trúc ra quyết định tập trung, trong đó quyền lực nằm ở đầu hệ thống phân cấp và họ chỉ đơn thuần là “những người theo sau”.

Trong những trường hợp như vậy, ngay cả những nhà quản lý có thiện chí nhất cũng rất khó trong việc trưng cầu ý kiến ​​của nhân viên và thậm chí có thể bóp nghẹt họ.

Nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện bốn nghiên cứu. Đầu tiên, họ có 160 sinh viên đóng vai trò là nhà quản lý trong một thử nghiệm hành vi, nơi họ phải giám sát một nhân viên hoàn thành những nhiệm vụ ảo nào đó.

Các nhà quản lý này không được trao quyền thực sự, đồng thời họ có rất ít quyền tự chủ về cách họ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, họ có cơ hội để học hỏi và nhận ý kiến đóng góp hay ý tưởng từ nhân viên của mình.

Nhóm nghiên cứu muốn kiểm tra xem mức độ tự chủ trong vai trò của họ có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tìm kiếm các ý kiến ​​đóng góp từ bên dưới hay không.

Như dự báo, các nhà quản lý trong điều kiện tự chủ thấp ít có khả năng khuyến khích nhân viên của họ lên tiếng và cung cấp các ý kiến ​​đóng góp.

Trên thực tế, những người tham gia này chỉ ra rằng họ sẽ phân bổ ít hơn 25% thời gian để thảo luận các vấn đề công việc với nhân viên của họ so với những nhà quản lý có điều kiện tự chủ cao hơn.

Đối với nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 424 người cho một thử nghiệm hành vi khác.

Thông qua một nghiên cứu, nhóm nghiên cứu yêu cầu những người tham gia tưởng tượng mình là một nhà quản lý có đủ cơ hội tìm kiếm ý kiến ​​đóng góp từ nhân viên về việc cải thiện quy trình làm việc trong nhóm.

Những nhà quản lý mới này có quyền tự chủ về những gì họ làm để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ở đây, nghiên cứu nhận thấy rằng các nhà quản lý ở điều kiện trao quyền thấp có khả năng tìm kiếm phản hồi từ nhân viên của họ thấp hơn 30% so với những người ở điều kiện trao quyền cao hơn.

Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng ngay cả những nhà quản lý cảm thấy được trao quyền trong thử nghiệm nhưng thiếu định hướng dài hạn, cũng không khác gì người đồng cấp không được trao quyền – tức họ cũng ít có khả năng tạo ra cơ hội cho nhân viên lên tiếng.

Các nhà quản lý chỉ tìm kiếm ý kiến ​​đóng góp từ bên dưới khi họ đồng thời được trao quyền và ủng hộ sự thành công trong dài hạn từ tổ chức của mình.

Các nhà nghiên cứu đã sao chép kết quả của mình trong hai cuộc khảo sát độc lập về các cặp nhân viên – quản lý thực tế từ nhiều tổ chức ở Mỹ (145 cặp) và Ấn Độ (200 cặp).

Các nhà quản lý đã báo cáo về mức độ trao quyền của họ tại tổ chức cũng như định hướng lâu dài của họ. Các nhân viên đã báo cáo về mức độ khuyến khích tiếng nói trong đội nhóm của họ. Các kết quả là nhất quán và có thể so sánh giữa hai quốc gia.

Ví dụ, ở Mỹ, các nhân viên báo cáo rằng các nhà quản lý không được trao quyền trưng cầu ý tưởng của họ ít hơn khoảng 15% so với các nhà quản lý được trao quyền.

Hơn nữa, trong cả hai nghiên cứu, các nhà quản lý có xu hướng tìm kiếm thêm ý tưởng và ý kiến ​​đóng góp từ cấp dưới khi họ không chỉ được trao quyền mà còn có định hướng dài hạn từ tổ chức.

Những bài học có được.

Chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho các nhà quản lý khi họ không tạo ra được một văn hóa nơi mà các nhân viên có thể thoải mái đưa ra các ý kiến đóng góp.

Nhưng những phát hiện từ nghiên cứu chỉ ra rằng điều này là không hoàn toàn hợp lý khi các nhà quản lý còn phải chịu sự trao quyền từ tổ chức của chính họ.

Điều quan trọng là các tổ chức phải kiểm tra mức độ trao quyền đang ảnh hưởng như thế nào đến cảm giác tự chủ của các nhà quản lý trong công việc.

Điều quan trọng nữa mà các doanh nghiệp cần phải hiểu là chủ nghĩa ngắn hạn có thể làm giảm mức độ các ý tưởng từ bên dưới được đưa ra.

Nuôi dưỡng quan điểm dài hạn và mở ra cơ hội cho các nhà quản lý thoát khỏi những đòi hỏi tức thời của công việc có thể giúp đảm bảo rằng các nhà quản lý có khả năng thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới một cách tốt nhất trong đội nhóm của họ.

Phân bổ nhiều nguồn lực và ảnh hưởng hơn cho những nhà quản lý có định hướng dài hạn có thể giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều lợi ích hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Gắn bó với nhân viên của bạn là tốt nhưng đừng dừng lại ở đó

Thomas A. Edison đã từng tuyên bố, chỉ 1% thiên tài là cảm hứng còn 99% là mồ hôi. Nhưng việc xây dựng một doanh nghiệp mà nhân viên thực sự yêu thích thì là điều gần như ngược lại khi tất cả là về nguồn cảm hứng, mồ hôi chỉ là một phần nhỏ trong quá trình đó.

Đây là kết luận bất ngờ của một nghiên cứu mới từ Bain & Company, được thực hiện cùng với Economist Intelligence Unit.

Nhiều nhà bình luận nói một cách lấp lửng về “sự gắn bó” (engagement) của nhân viên, như thể đó là một khái niệm bao trùm và dễ xác định. Nhưng thực ra để hiểu được nó chúng ta cần chia nó ra thành các yếu tố khác nhau.

Đầu tiên là yếu tố nền tảng – còn gọi là sự hài lòng của nhân viên (satisfied employees) – là các yếu tố cơ bản như có một môi trường làm việc an toàn và các công cụ cần thiết để thực hiện công việc.

Abraham Maslow đã dạy chúng ta rằng chúng ta không thể quan tâm đến những mục tiêu cao hơn cho đến khi chúng ta có được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, bao gồm cả vấn đề an toàn.

Mô hình tháp nhu cầu của nhân viên

Tiếp theo là các yếu tố của sự tham gia hay gắn bó thực sự (engaged employees), chẳng hạn như cảm giác rằng bạn là một phần của một đội nhóm phi thường nào đó, rằng bạn đang học hỏi và phát triển và rằng bạn có thể tạo ra những giá trị và tác động thực sự.

Và yếu tố cuối cùng, chính là phần đỉnh của mô hình – yếu tố cảm hứng — là cảm giác rằng bạn có được sự ý nghĩa và mục đích từ sứ mệnh của công ty. Đó là nguồn cảm hứng.

Hầu hết chúng ta đều biết nguồn cảm hứng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Tại nơi làm việc, như một chuyên gia đã nói, nhân viên phản ứng khác nhau khi họ gặp phải những người khác nhau.

Những nhân viên hài lòng (satisfied employees) tổ chức một cuộc họp để thảo luận về những việc cần làm. Các nhân viên gắn bó (engaged employees) bắt đầu tìm kiếm những cách mới để mở rộng vấn đề và giải pháp.

Cuối cùng, những nhân viên đầy cảm hứng (inspired employees) sẽ vượt qua vấn đề đó ngay lập tức.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu từ Bain & Company đã khảo sát hơn 300 giám đốc điều hành cấp cao (senior executives) từ các công ty trên khắp thế giới.

Nhóm nghiên cứu yêu cầu họ đánh giá dựa trên ấn tượng của họ về đầu ra của nhân viên, năng suất tương ứng của những nhân viên không hài lòng, hài lòng, gắn bó và được truyền cảm hứng.

Kết quả sau nghiên cứu chỉ ra rằng những nhân viên gắn bó và được truyền cảm hứng có năng suất cao hơn những nhóm còn lại. Nếu những nhân viên hài lòng có năng suất ở mức chỉ số là 100, thì những nhân viên gắn bó sẽ ở mức 144, cao hơn gần một nửa.

Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là với những nhân viên được truyền cảm hứng, họ đạt điểm 225 trong thang điểm này, cao hơn nhiều so với các nhóm nhân viên còn lại.

Nói cách khác, từ góc độ định lượng thuần túy, sẽ mất 2.25 số nhân viên hài lòng để tạo ra hiệu suất tương tự như một nhân viên được truyền cảm hứng.

Các doanh nghiệp có thể làm gì để xây dựng sự hài lòng, mức độ gắn bó và cuối cùng là nguồn cảm hứng? Thật không may, hầu hết mọi thứ đều đi sai hướng.

Nhìn lại hình ở trên. Các nhà lãnh đạo thường quyết định rằng vấn đề thực sự của nhân viên là họ kiếm được bao nhiêu tiền. Trả tiền cho mọi người nhiều hơn và họ sẽ làm bất cứ điều gì bạn yêu cầu.

Trớ trêu thay, điều này có thể ảnh hưởng đến việc giảm bớt sự gắn bó bằng cách biến mọi thứ thành một công việc đơn thuần.

Hầu hết các nhân viên không phải là một cỗ máy và nhiều tiền hơn không dẫn đến việc gắn bó nhiều hơn.

Nếu mọi người thường xuyên phải vật lộn với các cuộc họp không cần thiết, quy trình phê duyệt rườm rà và những trở ngại thường gặp, họ khó có thể hài lòng, chưa nói đến việc gắn bó hoặc được truyền cảm hứng.

Nơi chúng ta làm việc, cách chúng ta làm việc và chúng ta làm việc với ai là những yếu tố quan trọng trong việc xác định những trải nghiệm tại nơi làm việc.

Điều này cũng giống với tuyên bố, “Tôi có quyền tự chủ để làm những công việc của mình.”

Bản thân công việc thường được máy móc hóa đến mức mọi người không có đủ các cơ hội để thực hiện khả năng phán đoán hoặc khả năng sáng tạo của bản thân.

Về những yếu tố truyền cảm hứng? Khi thành lập, hầu hết các doanh nghiệp đều có ý thức sâu sắc về mục đích và sứ mệnh (phần đỉnh của kim tự tháp) của nó, điều này truyền cảm hứng cho nhân viên trong toàn tổ chức.

Hãng hàng không Southwest Airlines hứa với mọi người về “quyền tự do bay” với mức giá rẻ. Walmart cho phép mọi người “tiết kiệm tiền, sống tốt hơn” (save money, live better).

Các doanh nghiệp có thể liên kết sứ mệnh của doanh nghiệp với các sứ mệnh cá nhân và dựa trên đội nhóm, đó cũng là cách để mọi người cảm thấy được truyền cảm hứng từ mục tiêu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đánh giá các nhà lãnh đạo của họ chủ yếu dựa trên hiệu suất – đó là yếu tố quyết định tiền thưởng – và sau đó dựa trên việc họ có truyền cảm hứng cho những người mà họ đang lãnh đạo hay không.

Tất nhiên, các doanh nghiệp cần những nhà lãnh đạo coi trọng cả hiệu suất và cảm hứng, cũng như là một nơi tuyệt vời để làm việc đòi hỏi cả hiệu suất cao và sự gắn bó cao.

Vấn đề là các nhà quản lý ngày nay thường rất giỏi trong việc đánh giá hiệu suất, trong khi chỉ có một số ít người nắm được nghệ thuật lãnh đạo bằng cách truyền cảm hứng.

Do đó, họ không thể quản lý các cá nhân phát huy hết tiềm năng của họ, xây dựng và lãnh đạo các đội nhóm thực sự tuyệt vời, đồng thời kết nối sứ mệnh của một nhóm hoặc cá nhân với mục đích chung của công ty.

Nhiều người tìm kiếm sự thỏa mãn trong công việc của họ. Nếu bạn không cố gắng truyền cảm hứng cho những nhân viên này, bạn đang lãng phí nguồn lực cho doanh nghiệp.

Một tin tốt là khả năng lãnh đạo bằng cách truyền cảm hứng có thể được dạy và nó có thể học được.

Trên thực tế, tất cả chúng ta đều sở hữu một số phẩm chất của những nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng.

Bí quyết là giúp các nhà lãnh đạo phát triển dựa trên những điểm mạnh mà họ hiện có và củng cố bất kỳ phẩm chất nào có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền cảm hứng của họ.

Điều này bắt đầu với những quy trình phản hồi 360 độ để đánh giá khả năng truyền cảm hứng hiện tại của mỗi nhà lãnh đạo.

Quá trình này thường cần rất nhiều thời gian và mồ hôi, nhưng những giá trị thực sự mà doanh nghiệp có thể nhận được thường nằm ngoài mức họ có thể tưởng tượng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cảm thấy mâu thuẫn với Sếp có thể làm giảm hiệu suất của bạn

Khi mọi người có mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo của họ, họ sẽ có động lực hơn, họ làm việc tốt hơn và có nhiều khả năng tiến xa hơn. Nhưng khi mọi người không hòa hợp với các nhà lãnh đạo của họ, họ có xu hướng trả đũa họ và tổ chức.

Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp là một khía cạnh quan trọng của lãnh đạo. Nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người có mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo của họ, họ sẽ có động lực hơn, họ làm việc tốt hơn và họ có nhiều khả năng tiến xa hơn để hỗ trợ đội nhóm.

Những tác động tích cực này đã xuất hiện trên nhiều loại công việc và nền văn hóa khác nhau. Nhưng ngược lại, khi mọi người không hòa hợp hay cảm thấy mâu thuẫn với các nhà lãnh đạo của họ, họ có xu hướng trả đũa cả cá nhân lãnh đạo đó lẫn tổ chức.

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này coi các mối quan hệ của nhà lãnh đạo là tốt hoặc xấu, tích cực hoặc tiêu cực – việc phân chia tách biệt hai thái cực này là một sai lầm.

Trong thực tế, nhiều mối quan hệ thường bao gồm cả hai. Hãy nghĩ về những mối quan hệ ‘yêu – ghét’ của bạn và những kẻ thù không đội trời chung của bạn.

Nhân viên cũng có các mối quan hệ lẫn lộn với các nhà lãnh đạo của họ, được đặc trưng bởi cả cảm xúc tích cực và tiêu cực đối với họ.

Ví dụ: chúng ta có thể nghĩ rằng các nhà lãnh đạo của chúng ta vừa ủng hộ vừa không ủng hộ chúng ta, rằng họ đôi khi hiểu vấn đề của chúng ta, nhưng lúc khác thì lại không.

Trong nghiên cứu của Tiến sỹ Allan Lee từ Đại học Exeter của Vương Quốc Anh, họ bắt đầu khám phá những tác động của việc có những mối quan hệ mâu thuẫn hay cảm xúc lẫn lộn với nhà lãnh đạo của một người.

Họ đã tiến hành ba nghiên cứu, trong đó khảo sát tổng số 952 cá nhân.

Hơn 2/3 trong số này là những người trưởng thành đang đi làm ở Ấn Độ, Vương quốc Anh và Mỹ, và phần còn lại là sinh viên đại học tại một trường đại học ở Vương quốc Anh.

Những người tham gia nghiên cứu đã được yêu cầu đánh giá mức độ mà họ nghĩ rằng mối quan hệ của họ với Sếp là mâu thuẫn.

Họ cũng được yêu cầu đánh giá chất lượng tổng thể của mối quan hệ với người quản lý của họ (tức là tốt hay xấu) cũng như những trải nghiệm cảm xúc của họ trong công việc (tức là họ tích cực hay tiêu cực).

Tương tự, sau đó nghiên cứu cũng đã yêu cầu các nhà lãnh đạo của họ cung cấp và đánh giá về hiệu suất của họ.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những nhân viên đánh giá mối quan hệ của họ với người lãnh đạo của họ ở mức độ mâu thuẫn cao sẽ làm việc kém hiệu quả hơn (theo đánh giá của người lãnh đạo của họ) so với những người đánh giá mối quan hệ ở mức độ mâu thuẫn là thấp.

Hiệu ứng này được duy trì khi nói về chất lượng tổng thể của mối quan hệ. Nói cách khác, khi mọi người cảm thấy mâu thuẫn hơn với người lãnh đạo của họ, họ sẽ có hiệu suất công việc thấp hơn, bất kể họ đánh giá mối quan hệ của họ về tổng thể là tốt hay xấu.

Có những cảm xúc lẫn lộn hay mâu thuẫn về người lãnh đạo dường như làm cho một mối quan hệ kém chất lượng trở nên tồi tệ hơn.

Tại sao các mối quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới lại có những tác động tiêu cực mạnh mẽ đến hiệu quả công việc như vậy?

Nhóm nghiên cứu cho rằng đó là do một quá trình tâm lý xã hội được gọi là “tính nhất quán trong nhận thức” (cognitive consistency), ý tưởng rằng chúng ta có xu hướng tìm kiếm sự nhất quán trong suy nghĩ và cảm xúc của mình và tránh sự mâu thuẫn.

Ví dụ, mọi người thường cảm thấy không thoải mái khi họ hành động theo cách không phù hợp với thái độ hay nhận thức của họ.

Để giảm bớt sự khó chịu này, họ thường thay đổi thái độ ban đầu để có thể phù hợp hơn với hành vi của họ.

Sự mâu thuẫn là một dạng của sự không nhất quán về nhận thức – một cảm giác mà chúng ta thường thấy rất khó chịu.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có mối quan hệ mâu thuẫn với người lãnh đạo của họ cũng có nhiều khả năng cảm thấy những cảm xúc tiêu cực hơn, chẳng hạn như lo lắng trong công việc hơn, điều này có thể giải thích một phần cho việc hiệu suất công việc của họ sẽ thấp hơn.

Dưới đây là một số bước mà các nhà lãnh đạo có thể thực hiện để cải thiện mối quan hệ của họ với nhân viên và giảm thiểu các trạng thái tiêu cực.

Hiểu bản chất của các mối quan hệ của bạn tại nơi làm việc.

Bạn muốn hiểu cách nhân viên nhìn nhận mối quan hệ của bạn. Bởi vì các nhà lãnh đạo có xu hướng nghĩ mối quan hệ của họ với nhân viên tích cực hơn so với những gì nhân viên nghĩ, nên bước đầu tiên là cố gắng hiểu cách người khác nhìn nhận về một mối quan hệ.

Các nhà lãnh đạo có thể hỏi nhân viên một cách cụ thể rằng họ cảm thấy thế nào về mối quan hệ của mình, liệu họ có nghĩ rằng họ có đủ sự tin tưởng hay không và liệu họ có cảm thấy được hỗ trợ và được lắng nghe hay không.

Chuyển từ môi trường mâu thuẫn sang tích cực.

Để giảm bớt sự xung đột, các nhà lãnh đạo có thể tập trung vào việc có những tương tác hay hoạt động tích cực hơn.

Ví dụ: bạn có thể nói với một nhân viên rằng bạn đã ủng hộ ý kiến của họ hoặc bạn đã chia sẻ một trong những ý tưởng của họ với những người quản lý khác.

Đưa ra nhiều cách hơn để nhân viên có thể xử lý.

Xung đột hay mâu thuẫn sẽ là điều không thể tránh khỏi trong mối quan hệ sếp – nhân viên. Các nhà lãnh đạo thường phải chuyển đổi giữa nhiều vai trò, từ là một người bạn, người đồng nghiệp đến một người cấp trên.

Mối quan hệ này được đặc trưng bởi sự chênh lệch quyền lực và mức độ phụ thuộc. Do đó, có thể khó khắc phục hoàn toàn tình trạng mâu thuẫn.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên không phải lúc nào cũng dẫn đến việc giảm hiệu suất.

Những người được đồng đội của họ luôn sẵn sàng hỗ trợ có thể đối phó tốt hơn với những cảm xúc căng thẳng trong mối quan hệ của họ với Sếp.

Những người đồng đội hay đồng nghiệp có chung một nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng chia sẻ sự đồng cảm, hỗ trợ và trao lời khuyên với nhau.

Vì vậy, các nhà lãnh đạo nên cố gắng khuyến khích các thành viên trong đội nhóm hỗ trợ lẫn nhau. Điều này liên quan đến việc tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy an toàn khi là chính họ hơn là luôn tìm cách để đối phó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Sếp & Tôi: Có thể tiếp tục làm việc khi bạn “nhỉnh” hơn sếp của mình không?

Mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là với một nhân viên xuất sắc. Điều này vô tình tạo ra một rào cản và khiến cả nhân viên lẫn sếp đều mang tâm lý phòng thủ. Liệu có nên tiếp tục câu chuyện này hay dứt áo ra đi tìm người sếp mới? 

Tình huống nhân viên nổi bật hơn cấp trên trong việc lên kế hoạch, chiến lược trong công việc không phải là hiếm gặp. Thậm chí, có nhiều trường hợp nhân viên còn là người vạch ra đường hướng, kế hoạch cho cấp trên.

Thế nên chuyện bạn nhìn xa trông rộng, lường trước về những thất bại mà cấp trên không thể thấy cũng là chuyện dễ hiểu.

Nhưng trước khi phản ứng hay có những hành động để thể hiện bản thân, bạn hãy công tâm để trả lời câu hỏi:

“Tại sao cấp trên lại ngồi ở vị trí sếp của bạn? Có phải do yếu tố tuổi tác, kinh nghiệm làm việc lâu năm hơn không?”

Tài năng như Gia Cát Lượng cả đời vẫn là quân sư cho Lưu Bị. Câu chuyện người tài làm dưới trướng người thường không phải là xa lạ bởi mỗi người sẽ nổi bật ở một điểm khác nhau.

Cấp trên của bạn có thể không phải là người tài năng hơn bạn trong công việc phân tích, am hiểu thị trường nhưng họ sẽ nhỉnh hơn bạn trong việc thu phục và quản lý nhân tài.

Vậy nên, nếu bạn đã đặt ra câu hỏi: “Khác biệt với sếp về định hướng, chiến lược thì có nên ra đi hay không? thì rõ ràng là bạn đang phân vân chưa quyết định được câu trả lời và trong thâm tâm, có lẽ bạn vẫn chưa muốn rời đi.

Vậy thì tại sao không cho bản thân một cơ hội để thử?

Sếp không phải là người tài năng nhưng liệu trở thành cánh tay mặt của sếp có đem đến lợi ích nào cho bạn không?

Và lúc ấy, phải chăng là bạn có cơ hội thực hiện kế hoạch, chiến lược mà mình đã ấp ủ lâu nay thay vì ra đi khi chưa đạt được một thành tựu nào khiến bản thân thỏa mãn?

Và nếu vẫn còn hy vọng về một mối quan hệ tương lai hòa hợp với sếp của mình, bạn có thể thử những cách tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng khó thực hiện sau đây:

Bắt đầu bằng những lập luận vững chắc.

Nếu bạn tự tin vào khả năng hoạch định chiến lược của mình, hãy cố gắng truyền tải nó một cách chi tiết nhất đến cấp trên trực tiếp và cả người lãnh đạo, để thuyết phục họ rằng, phương pháp của bạn tốt hơn họ.

Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ dùng từ ngữ nặng nề để lên án hay chỉ trích chiến lược của sếp, mà bạn cần tôn trọng họ, giải thích rõ ràng vì sao bạn nghĩ đó là điều không nên làm và vì sao họ nên tin vào bạn.

Bởi bác bỏ sẽ dễ nhưng bác bỏ có cơ sở mới là điều khó thực hiện.

Có thể những điều bạn trình bày sẽ không được thông qua, nhưng hãy luôn làm đúng công việc, trách nhiệm và luôn nỗ lực hết mình.

Thông qua lần này, bạn cũng đã thể hiện rằng bạn là một nhân viên có lý tưởng, chính kiến và đáng tin cậy của công ty.

Và tuyệt đối, đừng dùng những cụm từ như “em nghĩ, em cho rằng,..” bởi rất khó một nhà lãnh đạo nào dám đặt niềm tin vào suy nghĩ của một nhân viên còn non trẻ nhưng lại “hiếu thắng” cả!

Đừng để việc tư ảnh hưởng đến việc công.

Bạn là nhân viên, sếp là sếp, cả hai có những vai trò, trách nhiệm khác nhau. Đứng ở lập trường của mỗi người, sẽ có cách giải quyết công việc khác biệt, nên nếu bạn và sếp có bất đồng, vẫn hãy tôn trọng công việc và đời sống riêng tư của nhau.

Đừng vì chuyện công mà ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp hay nói xấu lẫn nhau, cũng đừng nuông chiều cảm xúc mà có lời lẽ khiếm nhã hay hiếu thắng gây sự trong công ty.

Điều đó chỉ thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp và để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp.

Nắm bắt thời cơ và khéo léo trình bày.

Thông thường, chúng ta rất ngại hoặc khó thể hiện sự bất đồng ý kiến với cấp trên, dù bạn cảm nhận rất rõ điều ấy.

Nhưng sự im lặng không phải là cách lựa chọn tốt trong trường hợp này. Bạn cần nói lên tất cả quan điểm của bạn và khéo léo để thuyết phục được sếp.

Thời điểm cũng góp phần khiến cuộc hội thoại thêm phần thành công nếu bạn biết tận dụng. Chẳng hạn, bạn cần trao đổi những lúc sếp ít việc, ở nơi ít người, những lúc sếp có tâm lý tươi vui…

Vì họ đứng ở cương vị là sếp nên họ sẽ rất sẵn lòng lắng nghe ý kiến chân thành của nhân viên mình, để đưa ra giải pháp toàn diện nhất. Vậy nên hãy mạnh dạn và quyết đoán nhé!

Dù có bất đồng ra sao, hãy cư xử với đồng nghiệp và sếp theo cách bạn muốn người khác cư xử với mình. Nếu bạn đang gặp trở ngại với sếp trong công việc, đừng để những cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng, hãy kiềm chế cảm xúc và tôn trọng nhau.

Có thể kết quả sẽ không như mong đợi, nhưng bạn hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ để giành được niềm tin tuyệt đối từ sếp. Và lời nói của bạn trong những lần sau chắc chắn sẽ được quan tâm và lắng nghe hơn rất nhiều!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bức thư nhân viên gửi sếp khiến cả đêm sếp phải dằn vặt suy ngẫm

Mối quan hệ của sếp và nhân viên luôn là câu chuyện muôn thuở. Nếu may mắn gặp được sếp tốt bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm và truyền động lực từ sếp. Còn nếu chẳng may gặp sếp khó tính, mỗi ngày đi làm trở nên nặng nề.

Nếu mối quan hệ của sếp và nhân viên tốt có thể giúp nhân viên vui vẻ làm việc dẫn đến hiệu suất công việc cao.

Tuy nhiên, nếu mối quan hệ đó tồi tệ thì không khí chỗ làm thật nặng nề khiến tâm lí nhân viên mệt mỏi dẫn đến họ chán nản công việc.

Bên cạnh lương, thưởng hay phúc lợi thì sếp cũng là nguyên nhân đi đến quyết định Đi hay Ở của nhân viên. Dưới đây là bức thư từ chức của một nhân viên gửi đến sếp và nó đã khiến người sếp khó tính phải suy ngẫm.

Hai năm trước, một đồng nghiệp của tôi đã viết một bức thư cho lãnh đạo. Sau khi xem nó xong, sếp đã nói với anh ấy: Cả đêm tôi không ngủ được, bức thư của bạn khiến tôi phải suy ngẫm thật lâu!

Nội dung bức thư thế này

Trong hai năm, tôi đã thay đổi công việc nhiều lần, từ nhà phát triển WAP chuyển sang làm quản lý mạng. Nơi làm có thời gian ngắn nhất là 11 ngày, dài nhất thì làm tới bây giờ.

Vào thời điểm đó, tôi còn khá hoang mang, không biết mình nên làm gì. Và nhảy việc là cách để tôi tiếp thu kiến thức mới, nhưng nhảy việc cũng khiến tôi trở nên dễ nóng nảy hơn rất nhiều.

Khi đến với môi trường mới này, tôi cảm thấy khá tốt. Lúc đầu, tôi đã quyết tâm sẽ làm việc thật chăm chỉ. Trong đầu tôi nghĩ ra rất nhiều dự án, và tôi muốn công ty có thể thực hiện nó. Nhưng cách cư xử của bạn và nhiều việc xảy ra trong công ty khiến tôi thấy rất thất vọng.

Tôi nghĩ rằng chỉ khi làm việc với một nhà lãnh đạo khôn ngoan, quyết đoán và sáng suốt, thì tôi mới có thể phát triển con đường tương lai của mình ở đây.

Đã từng làm việc với nhiều công ty tư nhân, nên tôi hiểu nỗi khó khăn của ông chủ, vì vậy trong quá trình làm việc tôi hiếm khi bày tỏ sự không hài lòng của mình. Nhưng nay tôi không thể chịu đựng được nữa, vì thế muốn xin từ chức.

Chỉ là có một số điều, tôi nghĩ vẫn nên nói với sếp:

1. Là một ông chủ, có vài điều nhỏ nhặt anh không nên quá bận tâm. 

Người làm sếp thì nên làm những việc có trình độ tương đương, những việc lớn, chứ không phải suốt ngày nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của nhân viên, việc này sẽ khiến người ta cảm thấy rất khó chịu.

Ví dụ: Máy tính kia nên để ai sử dụng, tại sao nhân viên kia lại hay đi muộn về sớm, hoặc những việc thanh toán… Những chuyện đó đã có bộ phận nhân sự và kế toán lo, sếp không nên tự làm hỏng hình ảnh của mình.

Tôi chưa bao giờ thấy có vị lãnh đạo nào đích thân tính tiền lương hàng năm cho nhân viên, rồi lại đích thân gửi đi? Bạn làm như vậy, chẳng phải đang tự tạo thêm lượng công việc cho mình hay sao?

2. Tiết kiệm chi phí văn phòng là tốt, nhưng bạn lại đề nghị nhân viên sử dụng Internet trong tầm giới hạn.

Không được sử dụng quá nhiều bút viết, gọi điện cho khách hàng cũng không được vượt quá số tiền điện thoại, tiền xăng cộ cho nhân viên thì không nhiều… Làm như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy bạn keo kiệt, vì phàn nàn về bạn mà tiến độ công việc cũng giảm đi rất nhiều.

3. Làm việc gì cũng phải công bằng. Về việc tăng ca, nên có quy định cụ thể.

Nhân viên phải làm việc hiệu quả chứ không nên chỉ chơi trong giờ hành chính rồi đăng kí làm thêm giờ để kiếm lương gấp đôi.

Công việc có hoàn thành xong đúng giờ hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức cá nhân. Tại sao anh lại có cách đối xử với mỗi người khác nhau? Điều này sẽ rất bất công với người khác, làm như vậy sao giữ được lòng người?

4. Nói chuyện nên có giới hạn, đừng vì bản thân có chức quyền mà nói nặng người khác.

Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để lấy hợp đồng mới về cho công ty. Tuy dự án này có mức lương hàng năm không cao, nhưng bạn cũng không cần trừ tiền và phê bình tôi trước mọi người chứ?

5. Đừng bao giờ dùng hành vi cá nhân để quản lý công ty, và cho rằng công ty là của mình.

Tâm lý hẹp hòi sẽ khiến việc quản lý công ty trở nên lộn xộn, không theo hệ thống.

6. Tôi thích làm việc tự do, không thích bị ràng buộc và thích có không gian thể hiện khả năng của mình.

Nhưng những điều này công ty đều không thể đáp ứng, nhận rõ công ty không phù hợp với mình, vì thế tôi đã xin từ chức.

7. Công ty chính là một khu tập thể xã hội thu nhỏ, dù công ty trước kia từng thành công rực rỡ thế nào, thì hiện tại nó đang thiếu đi bầu không khí đoàn kết, mỗi nhân viên đều không có cảm giác an toàn.

Đã nhiều năm, nhưng những nhân viên kì cựu đều không được thăng chức, tăng lương hay tổ chức tham gia bất kì khóa học nâng cao kĩ năng nào cả.

Thưa sếp, anh có thể tìm được một nhân viên giỏi hơn tôi, nhưng không thể chỉ dựa vào tiền để giữ trái tim nhân viên mãi trung thành.

Việc từ chức của tôi sẽ không làm ảnh hưởng đến công ty, nhưng mong rằng sếp có thể thay đổi vài thói quen trong quá trình quản lý của mình. Chúc công ty ngày một phát triển thịnh vượng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nghiên cứu của Google cho thấy người Sếp giỏi thường làm hai điều này

Các nhà quản lý làm việc cho đội nhóm của họ chứ không phải ngược lại.

google

Google không phải lúc nào cũng đánh giá cao những người quản lý của mình.

Quay trở lại vào năm 2002, Google đã thực hiện một thử nghiệm để xem liệu các nhà quản lý có thực sự cần thiết với Google hay không bằng cách loại bỏ các vị trí đó ra khỏi biểu đồ tổ chức lúc bấy giờ của mình.

Và kết quả là, bài thử nghiệm không diễn ra như Google nghĩ. Google không chỉ nhận thấy rằng các nhà quản lý là yếu tố quan trọng trong tổ chức mà còn xác định được danh sách các thuộc tính làm cho một người Sếp trở nên hiệu quả và năng suất hơn.

Dưới đây là hai thuộc tính có giá trị về cách người quản lý có thể trao quyền cho đội nhóm của họ.

Có năng suất và định hướng kết quả.

Google nhận thấy rằng một trong những vai trò quan trọng nhất mà người quản lý có thể thực hiện là dự đoán các rào cản tiềm ẩn và chủ động loại bỏ nó cho đội nhóm của họ.

“Huấn luyện, giao tiếp tốt và hợp tác là tất cả những điều quan trọng, nhưng nếu vào cuối ngày, nếu bạn không thể mang lại kết quả, thì không có kỹ năng nào khác trong số chúng có thể quan trọng.”

Để đảm bảo rằng các đội nhóm của họ luôn đi đúng hướng, những người quản lý của Google đạt điểm cao nhất đã phát triển các thói quen sau:

  • Giữ cho đội nhóm tập trung vào kết quả.
  • Ưu tiên việc giúp đỡ đội nhóm.
  • Loại bỏ các rào cản.
  • Rõ ràng về việc ai làm hay chịu trách nhiệm về điều gì.
  • Là một người chăm chỉ; thiết lập tốc độ cho đội nhóm.

Khi các đội nhóm bị lôi cuốn vào những vấn đề phụ, nhỏ lẻ hay bổ sung, mục tiêu chính ban đầu của họ sẽ giảm dần theo thời gian.

Thoạt nghe thì đây có vẻ không phải vấn đề lớn, nhưng trước khi bạn biết điều đó, bạn có thể nhận ra rằng bạn đã không đạt được bất cứ sự tiến bộ nào so với mục tiêu chính của mình ngoài những mục tiêu nhỏ lẻ kia.

Các nhà quản lý giỏi ngăn chặn điều này xảy ra bằng cách giữ cho đội nhóm của họ luôn tập trung. Họ giúp nhân viên của mình nói không với những điều kém quan trọng và loại bỏ những trở ngại cản đường họ.

Có đủ kỹ năng chuyên môn để cố vấn cho đội nhóm.

Để các nhà quản lý trở nên đáng tin cậy hơn đối với đội nhóm của họ, họ phải có khả năng nhảy vào và giải quyết các vấn đề chuyên môn khi có bất trắc xảy ra. Các nhà quản lý của Google thường xuyên thể hiện những hành vi này:

  • Làm việc cùng với đội nhóm của họ.
  • Hiểu những thách thức của từng công việc.
  • Giúp nhân viên giải quyết các vấn đề dựa trên kỹ năng và kiến thức chuyên môn của họ.

Thông điệp mà những hành vi này gửi đi là người quản lý không phải là người ‘chỉ tay năm ngón’. Nó báo hiệu rằng công việc là ưu tiên quan trọng nhất chứ không phải vị trí hay chức vụ.

Google đã tổng kết điều này bằng cách đưa ra một tuyên ngôn mạnh mẽ: “Các nhà quản lý làm việc cho đội nhóm của họ chứ không phải điều ngược lại”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

10 dấu hiệu của một người Sếp tuyệt vời bạn nên học hỏi

Nếu bạn nhận thấy Sếp của mình có một hoặc nhiều những dấu hiệu này, thì đây chắc chắn là người lãnh đạo bạn không nên từ bỏ.

Getty Images

Một người Sếp hay một giám đốc điều hành là một người có tầm nhìn xa trông rộng với một bản ‘sơ yếu lý lịch’ ấn tượng.

‘Gót chân Asin’ của họ là sự tự tin thái quá hay đôi lúc là cả sự kiêu ngạo.

Sau đây là những dấu hiệu của các nhà lãnh đạo và quản lý mà nhân viên của họ thường ngưỡng mộ và nhiệt tình làm theo.

1. Họ không sợ sai.

Những nhà lãnh đạo khó tính và có lập trường không phải vì họ nghĩ rằng họ luôn đúng và sử dụng điều đó để thể hiện ‘sức ảnh hưởng’ của họ, mà là bởi vì họ không sợ sai.

Ngược lại những nhà lãnh đạo tự mãn và tự phụ, người luôn tuyên bố quan điểm cá nhân của chính mình và không quan tâm đến các ý kiến ​​hoặc quan điểm của người khác là một nhà lãnh đạo tồi, họ sẽ rất ít khi nhận được sự ủng hộ từ chính nhân viên hoặc đội nhóm của mình.

Thông thường, họ chỉ biết họ đúng – và họ cũng cần bạn biết điều đó. Loại hành vi này không biểu thị sự tự tin mà đó là dấu hiệu của một kẻ ‘bắt nạt trí tuệ’.

Điều này cũng trái ngược hoàn toàn với những nhà lãnh đạo giỏi, đối với họ, điều quan trọng nhất vẫn là tìm ra điều gì đúng nhất.

Họ cũng sẽ thường thừa nhận khi họ sai hay mắc lỗi.

2. Họ lắng nghe nhiều hơn là nói.

Các nhà lãnh đạo giỏi thực sự và đầy tự tin là người khiêm tốn, họ biết họ đang nghĩ gì và họ muốn biết bạn nghĩ gì.

Thực tế mà nói, những nhà lãnh đạo nên tạo ra không gian để cho nhân viên của mình tự do suy nghĩ và đó phải là một phần của những cuộc trò chuyện hiệu quả.

Họ đặt ra những câu hỏi đầy tính tò mò, và thậm chí là thách thức: cách một việc được hoàn thành, bạn (nhân viên) thích gì về nó, bạn học được gì từ nó và bạn cần gì để trở nên tốt hơn, năng suất hơn, hiệu quả hơn, v.v.

Những nhà lãnh đạo kiểu này thường muốn biết rất nhiều và luôn tìm mọi cách để biết nhiều hơn nữa. Và cách tốt nhất để làm điều đó chính là lắng nghe nhiều hơn.

3. Họ không màng danh vọng.

Những nhà lãnh đạo tốt họ không cần vinh quang hay tìm kiếm sự xác nhận từ một ai đó; họ luôn hiểu những gì họ đã đạt được và chưa được.

Họ tỏa sáng với người khác, sau đó dừng lại và ăn mừng thành tích cùng đồng đội, điều này giúp tăng cường lòng tin và sự tin tưởng của nhân viên của họ.

4. Họ không ngại yêu cầu sự giúp đỡ.

Những nhà lãnh đạo giỏi cảm thấy đủ an toàn để thừa nhận những điểm yếu của mình và họ cũng cảm thấy thoải mái khi yêu cầu sự giúp đỡ.

Bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ, điều mà người khác có thể coi đó là điểm yếu, một nhà lãnh đạo thực sự biết rằng khi được giúp đỡ, họ sẽ dành cho người khác một cơ hội, một lời khen hay thậm chí là một phần thưởng xứng đáng nào đó.

5. Họ không ‘hạ bệ’ người khác.

Những nhà lãnh đạo này tránh xa những lời đàm tiếu, hoặc việc phải nói xấu người khác để khiến bản thân có vẻ tốt hơn.

Mối quan tâm duy nhất của họ là ngày mai họ phải trở thành một phiên bản tốt hơn ngày hôm qua.

6. Họ hiểu những sai lầm của riêng họ.

Những nhà lãnh đạo kiểu này thường tạo ra sự trung thực và chân thực, họ sẽ luôn thừa nhận sai lầm của họ và đôi khi không ngại khi bị nói xấu.

Trên thực tế, sự tự tin của họ thậm chí có thể cho phép họ trở thành nguồn gốc của những trò đùa của người khác, bởi vì họ biết rằng khi bạn chân thực và khiêm tốn, người khác sẽ không cười cợt bạn; họ mĩm cười với bạn.

7. Họ tìm kiếm sự khôn ngoan từ người khác.

Có một câu tục ngữ cổ ngụ ý nói rằng: Ở đâu không có sự hướng dẫn, người ta thường sa ngã, nhưng nếu ở đó có nhiều lời khuyên bảo thì nơi đó sẽ có nhiều người chiến thắng.

Những nhà lãnh đạo tốt luôn tìm kiếm lời khuyên hoặc ý kiến ​​đóng góp từ những người đáng tin cậy của họ để dạy họ, giúp họ đi đúng hướng hơn.

8. Họ tìm cách tạo dựng lòng tin với người khác.

Bất kỳ nhà lãnh đạo thực sự nào trước hết sẽ tạo dựng được niềm tin với nhân viên của họ.

Trên thực tế, người ta thấy rằng trong các tổ chức lành mạnh, các nhà lãnh đạo có tư tưởng phục vụ đều sẵn sàng trao niềm tin cho những người khác.

9. Họ làm cho nhân viên của họ cảm thấy giống như họ là những đối tác kinh doanh.

Khi bạn đã đầu tư vào các mối quan hệ thân thiết và xây dựng lòng tin theo thời gian, những nhà lãnh đạo này sẽ cho các thành viên trong nhóm của họ cảm thấy như họ đang đầu tư vào doanh nghiệp của mình.

Họ trao cho nhân viên quyền sở hữu và thu hút lực lượng lao động của họ theo cách kinh doanh.

Khi mọi người nắm quyền làm chủ công việc của họ – giống như họ là đối tác kinh doanh – thì sự hài lòng của nhân viên sẽ tăng vọt. Họ trở thành những tín đồ của sự trung thành.

10. Họ khen thưởng và ghi nhận những người chiến đấu bên cạnh họ.

Một nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ đi một mình. Họ sẽ luôn ghi nhận những thành công là nỗ lực của cả đội nhóm.

Nhà lãnh đạo này hiểu bản chất của con người và sẽ ưu tiên công nhận mọi người vì họ đã làm việc chăm chỉ.

Thông thường, nhân viên sẽ sẵn sàng hơn để làm theo một nhà lãnh đạo hơn nếu nhà lãnh đạo đó không tìm kiếm vinh quang cho chính bản thân họ mà thay vào đó là xây dựng cho những người khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Những nhà lãnh đạo giỏi họ không làm 03 điều này

Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn luôn đi đúng hướng với hiệu suất ở mức cao nhất khi điều kiện không hoàn toàn lý tưởng?

Khi mọi thứ ổn định và bạn không phải đối mặt với khó khăn kinh tế cũng như căng thẳng về việc sa thải nhân viên hoặc xoay chuyển mô hình kinh doanh của mình để tồn tại, cuộc sống đối với một nhà lãnh đạo cơ bản là tốt, đơn giản và dễ đoán.

Tuy nhiên, trong một cuộc khủng hoảng, các nhà lãnh đạo giỏi đã dũng cảm vượt qua bằng cách dành thời gian nhiều hơn – luôn xuất hiện trên các ‘mặt trận’ trong những thời điểm không chắc chắn và thể hiện hết mình.

Thông qua các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu và quan sát hàng trăm nhà lãnh đạo trong nhiều năm qua, dưới đây là điều mà họ không bao giờ làm:

Họ không bao giờ quá bận rộn để lắng nghe

Deb Muller, Giám đốc điều hành của HR Acuity, nhà cung cấp hàng đầu về công nghệ quản lý quan hệ nhân viên cho biết: Những nhà lãnh đạo là người biết lắng nghe sẽ thể hiện tính dễ bị tổn thương và chứng minh rằng họ là con người chứ không chỉ là Sếp.

Muller nói: “Những người nghe thực sự không ngại đưa ra những chủ đề hóc búa hay dẫn dắt các cuộc đối thoại.”

Muller chia sẻ rằng nhân viên ngày nay họ đang tìm kiếm sự minh bạch hai chiều, sự tin tưởng tại nơi làm việc mà họ cảm thấy an toàn và được đánh giá cao.

Việc chăm chú lắng nghe những thông điệp tức là bạn đánh giá cao sự đóng góp của nhân viên và quan tâm đến ý kiến ​​đóng góp của họ.

Điều này đặc biệt quan trọng khi đối mặt với sự bất ổn, vì nó gửi đi một thông điệp rằng công ty của bạn không chỉ quan tâm đến công việc của nhân viên mà còn quan tâm đến các yếu tố bên ngoài như mối quan tâm về sức khỏe, công việc ở nhà, học tập tại nhà, v.v. ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ như thế nào.

Họ không bao giờ quá bận rộn để đầu tư vào chất lượng con người

Nếu bây giờ bạn nghĩ rằng mình đang đi trên những con đường đầy thử thách, thì Tom Feeney, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Safelite AutoGlass, đã đảm nhận vai trò lãnh đạo của mình tại Safelite khi bắt đầu thời kì đại suy thoái.

Trong khi các đối thủ đang tuân theo các quy trình cắt giảm tiêu chuẩn, thì Feeney và đội ngũ lãnh đạo của ông đã thực hiện một cách tiếp cận thay thế khác.

Để đối phó với suy thoái kinh tế, họ đã tăng lương, khôi phục các khoản đóng góp và cải thiện phúc lợi cho nhân viên.

Feeney nói: “Chìa khóa để sống sót qua thời kỳ suy thoái kinh tế ít liên quan đến các cổ đông hoặc hiệu quả hoạt động mà còn liên quan nhiều hơn đến việc đặt con người của bạn lên hàng đầu”.

“Điều này có nghĩa là bạn thể hiện tính cam kết đó chứ không chỉ là lời hứa”

Nói một cách đơn giản, chiến lược của Feeney đã phát huy tác dụng. Safelite đã phát triển đối tác của mình từ 5.000 lên 16.000 chỉ trong 10 năm và tăng doanh số bán hàng lên 200% trong suốt chặng đường.

Feeney nói: “Hết lần này đến lần khác, tôi đã thấy sức mạnh của việc đầu tư vào con người, khi bạn chăm sóc nhân viên của mình, họ sẽ chăm sóc khách hàng của bạn”.

Họ không bao giờ quá bận rộn để yêu cầu phản hồi

Lynn Herrick, COO của công ty công nghệ sức khỏe kết nối GreatCall tin rằng một số ý kiến ​​đóng góp có giá trị nhất thường đến từ nhân viên.

“Các nhà lãnh đạo nên yêu cầu phản hồi từ những người giúp công ty của họ vận hành – tức là các nhân viên”.

Thừa nhận những thách thức mà họ đang phải đối mặt và dành thời gian để động viên, cảm ơn họ và thực sự lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của họ trong những thời điểm ‘nhạy cảm’.

“Hãy cởi mở với sự phản hồi và cố gắng để kết nối ở cấp độ cá nhân một đối một”

Herrick giải thích rằng hơn bao giờ hết, các thành viên trong đội nhóm của bạn cần được khuyến khích và công nhận, và các nhà lãnh đạo nên dành thời gian trong ngày để cung cấp sự củng cố đó.

“Bằng cách tham gia các cuộc họp nhóm, bạn sẽ cảm nhận được những gì nhân viên của bạn đang nghĩ, cảm xúc hay lo lắng, và điều này mang lại cho bạn cơ hội để cung cấp những ý kiến phản hồi.

Là một nhà lãnh đạo, điều quan trọng là làm cho bản thân ‘dễ bị tổn thương’ và tiếp xúc với những điều mới thử thách như một cách để truyền cảm hứng cho người khác. ”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

5 kỹ năng mà nhân viên luôn mong muốn ở sếp của mình

Nếu bạn muốn sở hữu một “đội quân” làm việc tinh nhuệ và hiệu quả, thì những kỹ năng nhân sự sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó đấy!

Mọi người thường nói rằng, nhân viên nghỉ không phải vì họ muốn từ bỏ công việc, mà là vì họ muốn từ bỏ sếp của mình. Và thường thì, nguyên nhân cốt lõi lại bắt nguồn từ khả năng quản lý con người kém cỏi của một nhà lãnh đạo.

Mặc dù có rất nhiều công ty hiện nay đang tuyển dụng dựa trên tiêu chí kỹ năng mềm là chính, nhưng điều đó cũng không đem lại kết quả gì khả quan nếu trong công ty đang tồn tại những vị sếp thiếu sót với những kỹ năng đó.

Một trong những khó khăn trước mắt chính là sự thiếu hụt nhân tài, theo Tony Lee – Phó Chủ tịch chủ bút của Society for Human Resource Management (SHRM – Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực).

Theo ông: “Các công ty đang đẩy nhanh tiến độ hơn vì họ cần tuyển dụng đủ nhân lực cho các vị trí còn trống; và do đó, có nhiều ứng viên lần đầu tiên đã đảm nhiệm vai trò là quản lý viên.

Chỉ vì một ai đó giỏi trong công việc của họ, không có nghĩa là họ cũng giỏi trong vai trò quản lý nhân sự. Nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau. Và có rất ít trong số các nhà quản lý được đào tạo và hướng dẫn bài bản”.

Không may thay, nhân viên lại là người phải lãnh đủ hậu quả. Trong một cuộc khảo sát gần đây bởi SHRM đã tìm ra rằng, 84% nhân viên đỗ lỗi cho quản lý viên vì họ không đủ tài giỏi và gây ra nhiều áp lực không cần thiết.

Cuộc khảo sát này cũng thu thập nhiều ý kiến phản hồi về những kỹ năng mà một nhà quản lý cần có để quản trị nhân sự là gì. Và đây chính là 5 kỹ năng top đầu mà nhân viên mong muốn quản lý của mình sẽ cải thiện:

Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng được “săn đón” nhiều nhất trong cuộc khảo sát với 41%, chính là khả năng giao tiếp hiệu quả.

“Giao tiếp luôn là một yếu tố then chốt”, Lee cho hay. “Các nhà quản lý tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong tổ chức từ chính sếp của họ, hoặc từ các vị CEO của công ty.

Và nhiệm vụ của họ là truyền tải thông tin đến với nhân sự mà họ quản lý. Tuy nhiên, điều này lại không hề được diễn ra như mong muốn”.

Để là một nhà đối thoại giỏi, các quản lý viên cần phải xây dựng kỹ năng lắng nghe và thấu cảm, theo Tim Ringo – tác giả của cuốn sách Solving the Productivity Puzzle. “Điều này lại càng đặc biệt nghiêm trọng hơn trong tình thế hiện tại, khi mà mọi người đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những sự kiện không may trong năm”, ông tiếp lời.

“Các nhà quản lý sở hữu kỹ năng giao tiếp giỏi sẽ nghiễm nhên trở thành những ngôi sao sáng cho các năm tiếp theo.

Và ngược lại, nếu không có những khả năng năng này, thì đã đến lúc họ cần phải nhanh chóng phát triển và trau giồi kỹ năng cho chính bản thân mình rồi đấy!”.

Khả năng phát triển và đào tạo nhóm

Nhân viên luôn muốn vươn mình phát triển trong tiến trình sự nghiệp của mình, và 38% trong số họ mong muốn rằng quản lý của mình có thể hỗ trợ họ nhằm tiến tới mục tiêu đó.

“Chức danh quản lý có thể chưa có sẵn ngay, nhưng nhân viên nên được đào tạo để có những bước đi tiếp theo cho con đường sự nghiệp của mình”, Lee bổ sung. “Nhân viên đang hô hào rằng: “Hãy phát triển và đào tạo tôi, không thì tôi sẽ rời đi đấy!”.

Đào tạo và trang bị cho nhân viên những công cụ cần thiết để thành công thì quan trọng hơn bao giờ hết, theo Nicholas Whittall – Giám đốc Điều hành tại nhóm Talent & Organization/Human Potential (Nhân tài & Quản trị / Tiềm năng Con người) của Accenture. Ông cho hay: “Những kỹ năng mới gắn liền với sự sáng tạo, tư duy phản biện, trí thông minh xã hội và tinh thần”.

“Những nhà lãnh đạo có khả năng cân bằng giữa sự thấu hiểu nhu cầu lực lượng nhân sự đang tăng lên – và các thử thách mà doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, là những người cần được đề cao trong những vị trí chiến lược mà công ty đang hướng đến”.

Kỹ năng giao tiếp có thể bồi dưỡng khả năng phát triển của cả một đội nhóm, theo Vanessa Matsis-McCready – Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội và Giám đốc Nhân sự từ Engage PEO, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhân sự.

“Thông qua phản hồi liên tục, các nhà quản lý có thể biết được thành viên của nhóm mình đang cần hỗ trợ điều gì, và họ có thể tìm kiếm các cơ hội phát triển nghề nghiệp từ nơi đâu.

Từ đó, nhà quản lý có thể thiết kế các dự án và nhiệm vụ sao cho giúp cải thiện khả năng của nhân viên mình trong các lĩnh vực mà họ đang gặp khó khăn, đồng thời nhà quản lý cũng có thể trò chuyện với nhân viên về mong muốn của họ trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Quy trình đào tạo và phát triển chú trọng đến nhu cầu của từng cá nhân như thế này, sẽ giúp nhân viên cảm thấy rằng họ đang được ủng hộ và được lắng nghe từ chính cấp trên của mình”.

Thông thạo việc quản lý thời gian và ủy thác công việc

Khi quản lý không biết cách quản lý thời gian của mình, họ thường sẽ làm những việc mà đáng ra nên được ủy thác. Theo Lee, 37% nhân viên cho rằng đây chính là vấn đề, và họ muốn quản lý nên giao cho họ nhiều việc hơn.

“Nghe thì có vẻ lạ khi bạn nghe nhân viên nói rằng: “Hãy giao cho tôi thêm nhiều việc đi!”, nhưng thực chất họ lại đang hàm ý rằng: “Quản lý đang bỏ mặc tôi ngoài luồng công việc, và không giao cho tôi những việc mang tính quan trọng để làm”.

Theo Matsis-McCready, khả năng ủy thác là một trong những kỹ năng quan trọng mà các nhà quản lý thế hệ mới nên học hỏi. “Mọi người thường sa đà vào thói quen cũ – cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên nếu như vậy, thì người với vai trò quản lý đang tự hại chính mình, và cho cả chính đồng đội trong nhóm của mình nữa”. Bà bổ sung: “Nhà quản lý đang tiêu tốn nhiều thời gian làm những việc mà đáng lý ra nên được san sẻ bớt cho người khác.

Và nhân viên do đó cũng đang bị tước đi các quyền được trải nghiệm làm những công việc mang giá trị cao cho bản thân và cho cả tổ chức của mình”.

Có khả năng lan tỏa văn hóa đội nhóm một cách tổng quát

Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những mong muốn hàng đầu, và người quản lý có trách nhiệm tìm hiểu về văn hóa, vận dụng vào thực tế và đồng hành xuyên suốt với nhân viên của mình.

Tuy nhiên, 35% nhân viên cho rằng quản lý cần phải nỗ lực hơn cho việc này. Theo Lee, “Các nhà quản lý cần phải chắc chắn rằng nhân viên của mình có một tinh thần tích cực, và được tham gia vào tất cả các lĩnh vực”.

Sự thấu cảm và lòng trắc ẩn đang là những đức tính được mong đợi nhiều nhất từ các nhà lãnh đạo ngày nay, Whittall bổ sung. “Trong một thế giới nơi mà con người đang dần nhận thức hơn về việc sẻ chia, thì sự thấu cảm không còn là một lựa chọn nữa; mà đó chính là một tính cách mà mỗi nhà quản lý cần phải có cho bản thân mình”.

Để có thể xây dựng một nền văn hóa bao quát cần phải vững nền móng từ lòng trắc ẩn. Theo Whittall, “Nền văn hóa thay đổi bao quanh tính bao hàm và tính đa dạng giờ đây căn bản đến nỗi mà ta không cần phải làm nữa; mà điều đó đang tự trở nên như vậy rồi”.

“Những thẻ ghi điểm và các con số đo lường biểu hiện làm việc giờ đây không còn giá trị nữa. Mà thay vào đó, nhà lãnh đạo nên tái định hình lại cách mà họ dẫn dắt con người, và thể hiện trách nhiệm của mình ra sao đối với năng suất và tinh thần của toàn đội nhóm”.

Thành thạo kỹ năng quản trị hiệu quả nhóm

Cuối cùng, 35% nhân viên nghĩ rằng các vị sếp cần phải cải thiện khả năng quản lý nhóm của họ. Lee cho hay: “Điều này có nghĩa là nhà lãnh đạo cần phải chắc rằng mỗi một cá nhân trong nhóm nên được phát huy hết khả năng của mình”.

“Điều khiến cho nhuệ khí của một đội bị chùn bước, chính là khi có một người không thật sự hứng thú với công việc – không hoàn thành khối lượng công việc được giao – và người khác phải “thế chân” để gánh vác.

Nếu nhà quản lý không quan tâm mà phó mặc nó đi, thì điều đó sẽ tạo nên một cảm giác vô cùng khó chịu cho các thành viên toàn nhóm.

Nhóm nào cũng có những thành viên sáng giá và những thành viên trung bình – nhưng khi những thành viên yếu không có sự can thiệp, thì tinh thần của toàn nhóm sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu”.

Quan sát biểu hiện làm việc của nhóm lại càng khó khăn hơn gấp bội khi mà mọi người đang làm việc từ xa, Trodella thêm vào.

“Bạn cần phải đặt niềm tin của mình vào các thành viên, để họ được truyền năng lượng tối đa cũng như đồng nhất hơn khi thực hiện các mục tiêu và công việc quan trọng mà nhóm hướng đến”.

“Đồng thời, lòng thấu cảm lúc này cần được phát huy hơn bao giờ hết, khi mà mọi người đang phải đấu tranh với rất nhiều cơn khủng hoảng khủng khiếp hiện nay như đại dịch COVID-19, hỏa hoạn Bờ Tây Hoa Kỳ, và các trận bão lớn ở phía Nam. Có rất nhiều người còn không thể đưa con của họ quay lại trường học được nữa”.

Phát triển năm kỹ năng nhân sự như trên không phải của riêng nhà quản lý, mà là trách nhiệm của từng người, Lee nói.

“Nhân viên nhân sự chính là những người nhận thấy vấn đề nhanh nhất, vì họ lắng nghe được sự phàn nàn hay thấy được vấn đề phát sinh khi một ai đó không làm tốt các kỹ năng này”.

“Là lãnh đạo của một tổ chức, bạn cần nhanh chóng nhận ra vấn đề gì còn tồn đọng, và có những biện pháp cần thiết như tổ chức những buổi training chẳng hạn.

Nhà quản lý nếu muốn thành công trong sự nghiệp; ngược lại, cũng nên tự phát triển và cải thiện những kỹ năng cho chính bản thân mình!”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Tôi đã đấu tranh với sếp của mình như thế nào?

Lấy trứng chọi đá, chắc chắn trứng bể. Vậy có cơ hội nào để một nhân viên có thể đấu tranh với cấp trên của mình?

Phần lớn, áp lực công việc trong quá trình đi làm của chúng ta đều đến từ cấp trên. Nếu may mắn, chúng ta được làm việc với cấp trên tâm lý, tài năng và tốt tính thì mọi chuyện sẽ không còn gì để nói. Nhưng nếu chẳng may phải làm việc dưới trướng cấp trên không được tốt như mong đợi ở mọi mặt thì phải làm sao?

Câu chuyện số 1: Khi sếp không được thật thà…

Đã từ một năm nay, tất cả các nhân viên mới vào làm đều sẽ được các anh chị “dặn dò” cẩn thận về cách đối phó với vị sếp “xấu tính” ở công ty. Mặc dù nhìn bề ngoài rất đàng hoàng nhưng sếp của chúng tôi lại không được “thật thà” cho lắm. Vì biết cách lấy lòng cấp trên và có anh họ là kế toán trưởng của tập đoàn nên dù năng lực không cao, anh ta cũng giữ chức trưởng bộ phận.

Không những vậy, anh ta còn có thói quen lợi dụng quyền hành của mình để lấy lợi ích cho bản thân. Từ việc khai khống các khoản chi khi đi công tác đến dùng quyền hành để nhờ cấp dưới làm thay công việc của mình. Tuy vậy, do anh ta là sếp nên mọi người ai cũng phải “cắn răng chịu đựng”.

Bẵng đi một thời gian, tôi lúc này cũng đã thu thập được những bằng chứng cho thấy anh ta biển thủ ngân sách của công ty. Lúc này, tôi quyết định ra mặt và bảo vệ các nhân viên khác đang bị anh ta bắt nạt một cách không hợp lý.

Vẫn nghĩ những việc xấu bản thân làm chưa ai biết, anh ta ngay lập tức thể hiện uy quyền, tạo áp lực công việc buộc tôi phải khuất phục hoặc thôi việc.

Chứng kiến thấy anh ta càng ngày càng lạm dụng quyền lực, các cấp lãnh đạo cũng bắt đầu chú ý hơn. Dưới danh nghĩa một nhân viên lâu năm, luôn tận tụy vì công ty, tôi đề nghị gặp gỡ ban lãnh đạo để chia sẻ các vấn đề bản thân gặp phải.

Những bằng chứng tôi dành thời gian thu thập cũng đã đến lúc phát huy tác dụng. Và rồi việc gì đến cũng phải đến. Các nhà lãnh đạo quyết định mở một cuộc kiểm tra nội bộ đột xuất và mọi vấn đề bị phanh phui.

Anh ta nhanh chóng nộp đơn xin nghỉ việc, còn tôi thì vừa nhận được đề xuất thăng chức từ cấp lãnh đạo vì sự chính trực của mình. Thật ra lúc đó tôi từ chối, vì tôi không muốn mọi người nghĩ xấu tôi tranh giành vị trí với sếp của mình. Tôi muốn cố gắng hơn nữa để nâng cao năng lực của bản thân, từ đó có thể đảm nhận được vị trí được giao trong tương lai.

Câu chuyện số 2: Khi sếp kiêu ngạo …

Sếp của tôi sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài, 30 tuổi trở về nước và làm trưởng bộ phận truyền thông cho một công ty xuất nhập khẩu nông sản ở TP. Hồ Chí Minh.

Mặc dù không ai có thể phủ nhận tài năng của cô gái trẻ nhưng trong mắt nhân viên, cô là một người sếp khá kiêu ngạo. Cô thường có thái độ coi thường và không công nhận nhân viên của mình. Cô có thói quen thích chỉ trích những sai lầm của người khác nhưng trước mặt cấp trên thì lại cư xử rất đúng mực.

Tôi, một cô nhân viên 25 tuổi, tốt nghiệp từ một trường đại học bình bình và cũng đã đi làm ở vài ba công ty trước khi chuyển đến công ty này.

Bản thân vốn là người ít nói nên tôi không có thói quen thích lấy lòng cấp trên. Có lẽ vì thế mà sếp luôn có thái độ không vừa mắt với tôi, hết lần này đến lần khác dùng những lời lẽ không mấy hay ho về tôi trong những cuộc họp của công ty.

Tuy nhiên, đỉnh điểm của những lần công kích đó là việc cô ấy ngang nhiên cướp ý tưởng của tôi trong cuộc họp hằng quý của công ty.

Trước đó, khi chuẩn bị cho một dự án ra mắt sản phẩm mới, cô ấy yêu cầu tôi lên kế hoạch và nộp lại cho cô ấy trước cuộc họp có Tổng giám đốc tham dự. Vậy mà cô ấy đã làm tôi “ngã ngửa” khi tuyên bố đó là kế hoạch của cô ấy trong khi tôi đã phải thức trắng mấy đêm liền, quên ăn quên ngủ để hoàn thành.

Công sức thì bị người khác lấy đi mà bản thân còn bị tạo rất nhiều khó khăn. Khi đó, tôi cực kì áp lực và đã nghĩ đến chuyện nộp đơn xin thôi việc.

Nhưng suy ngẫm lại, tôi thấy mình không sai và đây là công ty, lĩnh vực mà bản thân mong muốn được làm việc từ lúc còn là sinh viên, tại sao tôi phải bỏ cuộc vì một người cấp trên không tốt như mong đợi? Tôi quyết định không cam chịu nữa và đứng lên đấu tranh.

Thời gian đầu, tôi vẫn giữ thái độ làm việc như bình thường. Mỗi lần cô ấy giao tôi công việc nào, tôi đều cẩn thận lưu lại hết các file gốc, lịch sử trò chuyện cũng được lưu giữ lại tất cả. Cô ấy tiếp tục tranh công người khác nên trong buổi họp chia sẻ về kế hoạch tiếp theo, cô ấy nhận những gì tôi làm là của cô ấy.

Nhưng lần này, tôi đã khác. Vì đây là bản kế hoạch của tôi nên tôi rõ hơn ai hết điểm yếu và thế mạnh của nó, tôi đã đứng lên và phản bác lại những gì cô ấy nói với những số liệu, phân tích rõ ràng.

Cuối bài phát biểu, tôi còn không quên nhấn mạnh rằng vì đây là kế hoạch mà tôi đã dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện nên hơn ai hết tôi luôn suy nghĩ về nó để tìm ra cách cải thiện.

Sau buổi hôm đó, thái độ của mọi người trong công ty với tôi đã thay đổi. Xích mích giữa tôi và cấp trên ngày càng lớn dần. Lúc này, tôi quyết định nộp đơn xin nghỉ việc, một phần vì cảm thấy áp lực công việc và những câu chuyện thị phi xung quanh, một phần vì tôi cảm thấy mình đã giành lại công bằng bản thân rồi.

Nhưng điều bất ngờ là trong buổi phỏng vấn thôi việc, nhân sự và ban lãnh đạo muốn gặp tôi và hỏi thêm các vấn đề công việc. Một cơ hội đến không ngờ, tôi đã chia sẻ tất cả, kể cả những đoạn hội thoại giữa cả hai về hành vi không tốt của cô ấy.

Và sau tất cả, tôi vẫn tiếp tục làm việc tại công ty, với một đề nghị về lương thưởng và chức vụ tốt hơn. Về phần cô ấy, cô ấy phải ra đi vì uy tín bị sụt giảm nghiêm trọng!

Qua 2 câu chuyện trên, có thể thấy rằng, khi đi làm, việc gặp những vị sếp không được như mong đợi cũng thường xuyên xảy ra. Nếu như đó là công việc và công ty bạn hằng mơ ước, và những hành động của sếp ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc không chỉ của bạn mà còn của mọi người xung quanh, hãy mạnh dạn đấu tranh lành mạnh để lấy lại công bằng.

Các công ty tuyệt vời luôn cần có những người chính trực như bạn. Nhưng hãy nhớ, dù cho bạn có làm gì đi nữa, hãy luôn giữ sự chuyên nghiệp trong cách ứng xử của mình bạn nhé!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Làm Sếp: Đừng vô tình cản đường phát triển sự nghiệp của nhân viên

Ngay cả những nhà quản lý có thành ý cũng có thể vô tình cản trở sự nghiệp của nhân viên mà không hề nhận ra điều đó…

Những vị sếp quản lý theo kiểu “vi mô”, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân hoặc thiếu thiện ý sẽ luôn là những “rào cản” đối với sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên.

Thế nhưng, theo Michelle Vitus, nhà sáng lập cũng là CEO của Slate Advisers – công ty tư vấn phát triển nghề nghiệp và kỹ năng lãnh đạo – và Christy Tonge, cựu chuyên gia huấn luyện về kỹ năng lãnh đạo cho các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, ngay cả những nhà quản lý có thành ý cũng có thể vô tình cản trở sự nghiệp của nhân viên mà không hề nhận ra điều đó.

Các tác giả đưa ra những hành vi phổ biến sau đây của các nhà lãnh đạo làm ảnh hưởng đến thành tích làm việc của nhân viên và lời khuyên khắc phục.

1. Quản lý con người thay vì những rào cản trong công việc

Nhiệm vụ chính của nhà quản lý là giám sát công việc của người khác, giúp nhân viên tháo gỡ những rào cản, vướng mắc trong công việc và làm việc hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những vị sếp vi mô thì làm điều ngược lại. Phải mất nhiều năm và cho đến khi nhiều nhân viên giỏi lần lượt ra đi thì họ mới nhận ra mình đang quản lý theo kiểu vi mô.

Những nhà quản lý hiệu quả không “soi” mọi chi tiết công việc của nhân viên, nhất là những người mà họ biết rằng có năng lực và đã được đào tạo kỹ càng. Những nhà quản lý thành công sẽ xây dựng các quy trình, hệ thống để nhân viên tự thực hiện công việc của mình mà không cần có sự giám sát của cấp trên.

Michelle Vitus và Christy Tonge khuyên, nếu nghĩ rằng mình đang là một nhà quản lý vi mô thì các sếp nên có những buổi trao đổi “một đối một” với các thành viên của nhóm, qua đó tìm hiểu những khó khăn nhân viên đang gặp cũng như những giải pháp mà họ có khả năng sẽ đề xuất.

Nhà quản lý có thể cảm thấy việc tự mình ra quyết định sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn, nhưng các tác giả cho rằng việc để cho nhân viên tham gia vào quá trình này sẽ làm cho họ cảm thấy được tin tưởng và trao quyền nhiều hơn.

Và điều có ý nghĩa hơn nữa là khi nhân viên có tiếng nói trong việc đưa ra các giải pháp cho công việc, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện nghiêm túc hơn các giải pháp ấy, đồng thời không tạo ra nhiều phiền phức cho các sếp.

2. Thiếu nỗ lực xây dựng văn hóa tổ chức

Các tác giả cho rằng, xây dựng văn hóa tổ chức không chỉ là nhiệm vụ của riêng bộ phận nhân sự và CEO mà tất cả các nhà quản lý đều phải tham gia quá trình này. Mỗi nhóm nhân sự thuộc phạm vi quản lý của từng sếp phải thể hiện được văn hóa và các giá trị tích cực của doanh nghiệp ở cấp độ bao quát, đại diện cho cả tổ chức.

Điều này đòi hỏi sự cân bằng trong hành vi các thành viên của nhóm. Chẳng hạn, văn hóa của phòng kinh doanh sẽ khác với văn hóa của bộ phận kỹ thuật nhưng cả hai nhóm này phải hướng đến những giá trị chung của doanh nghiệp như tinh thần đồng đội, sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, sự vui vẻ và thân thiện.

Nếu không có những giá trị chung này, nhân viên sẽ có khuynh hướng bị cách ly, bỏ rơi hoặc tệ hơn là chia thành các “nhóm phái”.

Vitus và Tonge khuyên các nhà quản lý cần đầu tư vào việc xây dựng văn hóa chung của tổ chức, có nghĩa là đặt ra những kỳ vọng về các hành vi, các giá trị mà các thành viên phải đi theo trước khi phát sinh các vấn đề.

Nhà quản lý cũng cần phải giúp nhân viên có những kết nối mang tính cá nhân với nhau, ví dụ tổ chức những buổi sinh hoạt dã ngoại với các hoạt động xây dựng đội nhóm hay các cuộc họp thân mật.

3. Chỉ khen thưởng cá nhân thay vì đội nhóm

Đánh giá hiệu quả làm việc, đề bạt thăng tiến, khen ngợi công khai… đều là những việc làm có thể tạo ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên theo những cách có thể nhìn thấy được cũng như không nhìn thấy được.

Tuy nhiên, các tác giả khuyên các nhà quản lý không nên chờ cho đến những dịp này mới công nhận thành tích của nhân viên hay nhóm của họ.

Và điều quan trọng hơn là phải cân bằng trong việc khen thưởng, công nhận thành tích làm việc của cá nhân và nhóm.

Bên cạnh việc công khai khen ngợi cá nhân và thưởng cho họ bằng một số hình thức như tiền mặt, quà tặng, thời gian nghỉ, các nhà quản lý cũng cần phải chúc mừng các nhóm đã đạt thành tích tốt trên phạm vi toàn phòng ban hoặc công ty qua các hình thức như gửi thư điện tử, tổ chức các buổi tiệc, các hoạt động giải trí sau giờ làm việc.

4. Quá đặt nặng kết quả

Kết quả rất quan trọng nhưng nhà quản lý cũng cần phải quan tâm đến quá trình tạo ra những kết quả đó: nhân viên đã đầu tư công sức, thời gian ra sao, gặp những trở ngại nào…

Những vị sếp tốt luôn công nhận những hành vi tích cực, chẳng hạn như sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhóm, cho dù những hành vi ấy có đem lại nhiều kết quả đo lường được hay không.

Những nhà quản lý chỉ chú trọng đến các dự án và kết quả thường sẽ làm cho nhân viên thiếu gắn kết, cạnh tranh với nhau gay gắt hoặc hình thành các văn hóa “ngoại lai”.

Các tác giả khuyên, thay vì chỉ nhìn vào những con số, nhà quản lý nên đánh giá cả quá trình và những giá trị mà các nhân viên đã tạo ra khi thực hiện một công việc hay dự án nào đó. Điều này sẽ làm cho nhân viên nhận ra rằng điều quan trọng không chỉ là làm được gì mà còn là làm điều đó như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

4 kiểu nhân viên luôn được Sếp trọng dụng

Biết tận dụng những điểm mạnh của mình để gây ấn tượng với sếp, chắc chắn chuyện tăng lương hay thăng tiến sẽ không gặp trở ngại nhiều.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ “khó nhằn”

Một tập thể có đạt được những thành tựu hay không là nhờ vào tài lãnh đạo của người sếp và sự hợp tác của các nhân viên. Thành tựu của một tập thể dựa vào nhân viien ở tất cả các bộ phận, một mình người sếp không thể nào tự mình làm được.

Tuy nhiên, đứng trước một nhiệm vụ khó, không phải nhân viên nào cũng muốn làm vì sợ phải gánh trách nhiệm nếu kết quả không được như ý muốn. Đây là một cơ hội tốt cho những người sẵn sàng đứng lên nhận công việc này vì dám làm, dám chịu – chắc chắn là những đặc điểm tốt của một nhân viên giỏi. Các sếp cũng coi trọng những người này hơn những nhân viên chỉ biết thoái thác, đùn đẩy nhiệm vụ, sợ khó khăn.

Hoàn thành tốt công việc được giao

Biết làm tốt công việc được giao sẽ được cấp trên ghi nhận và đánh giá tốt. Tiêu chí này chính là một ưu điểm lớn để cấp trên đánh giá cấp dưới. Thông thường, trong các doanh nghiệp, công việc của mỗi vị trí thường liên quan trực tiếp đến lợi ích chung của toàn tập thể; vì thế, một nhiệm vụ thực hiện không tốt sẽ gây ảnh hưởng tới toàn lợi ích chung.

Và các sếp thì không thích điều này! Nếu không hoàn thành được xuất sắc nhiệm vụ, bạn cũng nên hoàn thành một cách trọn vẹn để không gây ảnh hưởng tới bất kì ai.

Biết chia sẻ là một điểm cộng

Bạn đâu có thể sống và tồn tại một mình, phải không? Hơn hết, trong mắt một lãnh đạo, một nhân viên biết chia sẻ lợi ích với những người xung quanh, biết khiêm tốn, thận trọng thực sự là một nhân viên có giá trị. Bởi lẽ, phần lớn mọi người sống trên đời cũng đặt ích lợi bản thân lên đầu tiên. Hơn nữa, biết sống khiêm nhường cũng sẽ giảm thiểu sự ghen ghét, đố kỵ, rắc rối của người khác.

Biết cách nói chuyện với cấp trên

Nói chuyện với cấp trên, bạn không thể dùng cách nói chuyện như với đồng nghiệp được dù các sếp có tỏ ra thoải mái đến thế nào. Đừng khoe khoang năng lực nếu không muốn bị đánh giá là một kẻ ngạo mạn, cũng đừng khúm núm quá nếu không muốn bị tước mất cơ hội tốt.

Hãy lưu ý, lãnh đạo muốn thấy những nhân viên “biết mình biết ta”, tức là nhìn thấy điểm mạnh của sếp, lắng nghe họ nói, sẵn sàng đặt câu hỏi, góp ý để cải thiện tình hình. Những nhân viên thể hiện được kiến thức, sự hiểu biết sẽ gây ấn tượng được với các sếp.

Một lưu ý nữa, đừng nói những chuyện liên quan đến chuyên môn họ không hiểu bởi họ đang thấy bạn không tôn trọng họ và có thể có ý đe dọa vị trí của họ. Đừng thể hiện thái quá kiến thức và hiểu biết của mình, kẻo tự mình gây hại tới tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Báo Dân Sinh

Tại sao nhân viên thích nói xấu Sếp

Nguyên tắc cơ bản nhất để phát triển ở bất kỳ môi trường nào: “bạn tạo giá trị trước khi nhận lại giá trị”.

Tại sao nhân viên thích nói xấu Sếp
Ảnh: Internet

Sáng ra đọc được một bài của một em nhân viên chắc 1-2 năm kinh nghiệm tạo một cái “clone nick” – nick phụ, đi nói xấu sếp cũ và công ty khắp nơi, dù là công ty khác nhưng cũng thấy chạnh lòng. Hơn nữa người bị nói xấu từng là sếp mình ngày xưa. Nói thêm về anh sếp đã từng làm manager hãng lớn, master nước ngoài… bản thân mình ngày xưa đi học anh ấy suốt.

Đại ý rằng em chê anh sếp trình độ kém, hỏi không biết gì. OK, mình cũng bị chê suốt, chả làm sao mình mà lỡ dốt nhưng mấy managers của mình giỏi, cần gì thì hỏi họ là được. Chair level thì phải dốt.

Chê sếp rồi đến chê và bịa chuyện về công ty. OK. Tạo clone chắc để tránh luật an ninh mạng. Mình cũng đọc bài phản hồi của một bạn nhân viên vẫn đang làm tại công ty đó phản bác lại.

Cá nhân mình chỉ nhắn nhủ một điều với các bạn trẻ rằng cần tập trung vào làm việc và học tập để phát triển sự nghiệp. Việc không nên làm là ý tưởng ngồi mát ăn bát vàng, xã hội phải phục vụ. Điều tuyệt đối không nên làm là đi nói xấu sau lưng. Chỉ cho thấy sự chưa trưởng thành và luôn luôn đòi hỏi sự bao bọc.

Khi đi phỏng vấn tuyển dụng, bạn nào cũng bảo em thích thử thách bản thân, chịu được khó, được khổ. Nhưng thực tế với một số bạn là ngược lại, luôn luôn đòi hỏi môi trường và xã hội phục vụ mình. Không được phục vụ theo ý thì bất mãn, làm việc không tập trung và kém hiệu quả, đứng núi này trông núi nọ, khi sang núi nọ rồi lại thất vọng hơn.

Điều này không giúp bạn phát triển sự nghiệp và cuộc sống được. Thái độ của bạn bây giờ với công việc sẽ quyết định tương lai cuộc sống của bạn.

Nguyên tắc cơ bản nhất để phát triển ở bất kỳ môi trường nào “bạn tạo giá trị trước khi nhận lại giá trị”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews