Skip to main content

Thẻ: Shein

Doanh thu và lợi nhuận của Shein mất đà tăng trưởng nóng

Lợi nhuận của Shein đã giảm hơn 70% xuống chỉ còn chưa đến 400 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Doanh thu trong giai đoạn này đạt 18 tỷ USD.

Theo hãng truyền thông The Information, trong nửa đầu năm nay, doanh thu của nền tảng thương mại điện tử bán lẻ thời trang trực tuyến Shein chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 23%, so với mức tăng 40% của cùng kỳ năm trước. Shein đang chuẩn bị cho đợt niêm yết tại London.

The Information cho biết, tăng trưởng doanh thu của Shein chậm lại, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt từ trang web mua sắm giá rẻ Temu của Trung Quốc, vốn đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây tại thị trường Mỹ.

Lợi nhuận của Shein đã giảm hơn 70% xuống chỉ còn chưa đến 400 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Doanh thu trong giai đoạn này đạt 18 tỷ USD.

Shein đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ mô hình kinh doanh chi phí thấp là gửi bưu kiện đến khách hàng trên toàn thế giới trực tiếp từ các nhà máy ở Trung Quốc.

Shein được định giá 66 tỷ USD trong vòng huy động vốn vào năm ngoái và đã tổ chức các cuộc họp không chính thức với các nhà đầu tư trong tháng này để chuẩn bị cho một đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại London.

Tuy nhiên, Shein chưa công bố chính thức báo cáo kết quả kinh doanh toàn cầu của mình.

Shein tập trung vào mô hình kinh doanh thời trang nhanh, sản xuất và bán quần áo với tốc độ nhanh chóng, giá rẻ để đáp ứng các xu hướng thời trang mới nhất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược chiếm thị trường của Temu và Shein

Viễn cảnh hàng giá rẻ Trung Quốc chiếm lĩnh thương mại điện tử (e-commerce) có thể xảy ra khi Temu và Shein thâm nhập với sức mạnh tài chính, công nghệ.

Nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) – tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo. Temu mở tính năng bán hàng tại Việt Nam và chạy quảng cáo rầm rộ tuần gần đây. Họ tung loạt ưu đãi cho người dùng mở tài khoản và giao dịch lần đầu. Ở mỗi loại sản phẩm khách tìm kiếm, luôn xuất hiện vài mẫu được dán nhãn “Mừng khai trương” và giảm giá sâu.

Chiến thuật giá thấp

Giá thấp vốn là cách Pinduoduo thành công ở Trung Quốc và phiên bản quốc tế Temu kế thừa với khẩu hiệu “mua sắm như tỷ phú”. Họ lý giải sản phẩm có cạnh tranh nhờ bán trực tiếp từ xưởng, lược bỏ các khâu trung gian.

Nhưng thực tế, để giảm “sập sàn” đến 90% cần phải đánh đổi không nhỏ. Theo nền tảng tìm nguồn cung ứng đa kênh Global Sources (Trung Quốc), giá thấp mà Temu đạt được là nhờ ép biên lợi nhuận nhà cung cấp.

Ví dụ, trong 2.000 nhà cung cấp nộp đơn lên sàn, chỉ 10% được Temu chấp nhận và yêu cầu gửi mẫu để sàng lọc. Sàn sẽ tìm các sản phẩm giá thấp nhất và chỉ 20 nhà cung cấp được chọn sau cùng. Tuy nhiên, khi có nhà máy mới làm được sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn, đối tác cũ sẽ bị loại bỏ.

Bản thân Temu cũng phải “đốt tiền”. Một phân tích của tạp chí Wired (Mỹ) cho rằng nền tảng này chịu lỗ trung bình 30 USD cho mỗi đơn hàng tại Mỹ. Công ty tài chính China Merchants Securities tính toán rằng Temu lỗ mỗi năm từ 588 triệu đến 954 triệu USD. Báo cáo quý II của PDD cho hay chi phí hoạt động tăng 48% do đổ tiền vào quảng cáo và khuyến mãi.

Ngoài ra, sức mạnh công nghệ và mô hình logistics cũng góp phần kéo giảm giá bán và tạo sự hài lòng. Không chỉ Temu, Shein từng khẳng định rằng họ “kinh doanh theo nhu cầu dựa trên công nghệ và chuỗi cung ứng linh hoạt”. Đây chính là “mô hình sản xuất ngược” (reverse-manufacturing model).

Ban đầu, họ bán thăm dò số lượng ít sản phẩm mới. Công nghệ phân tích dữ liệu sẽ nhận diện mặt hàng nhu cầu cao để đặt sản xuất thêm và loại bỏ ngay mẫu không bán chạy. Giải pháp này giúp tối ưu hóa hàng tồn, giảm lãng phí và cung cấp tức thời, đúng xu hướng nhiều loại sản phẩm hơn so với bán lẻ truyền thống.

Song song đó, Temu và Shein vận hành theo mô hình ký gửi hàng hóa, tức nhà bán đưa sản phẩm vào kho của sàn. Họ sẽ lo mọi thứ từ vận chuyển ra nước ngoài đến hậu mãi, giúp tiết kiệm chi phí phân phối, rút ngắn thời gian vận chuyển và nâng cao trải nghiệm mua sắm. Để làm được cần một quy trình công nghệ tốt.

Thực tế, tại Việt Nam, Tiki cũng áp dụng mô hình gửi hàng về kho chung cho các sản phẩm giao trong 2 giờ, từng là mũi nhọn cạnh tranh của công ty. Hiện Temu có 2 đối tác vận chuyển tại Việt Nam là Ninjavan và Best Express, với thời gian giao chỉ 3-5 ngày, tương đương tốc độ giao nội địa của các đơn thông thường.

“Mát tay” hơn các sàn nội, Shein miễn phí vận chuyển còn Temu cũng chỉ cần đơn từ 120.000 đồng để đạt điều kiện. Ngoài ra, vì hàng các nguồn nằm cùng kho nên hai sàn còn có khả năng gộp sản phẩm mua từ nhiều shop khác nhau vào chung một kiện và giao một lần duy nhất. “Tôi thích cách này vì đỡ phiền khi nhận lẻ tẻ, lại dễ gộp thành đơn giá trị trên 120.000 đồng để ‘free ship'”, Thanh Tâm nói.

Tiếp thị đúng tâm lý

Theo tạp chí The Conversation (Australia), Temu không chỉ tập trung về giá mà còn phục vụ nhu cầu cảm xúc khách hàng. Họ chào sân Mỹ vào lúc người tiêu dùng đối mặt lạm phát cao. Khi mọi người dè sẻn, trong tháng đầu tiên thâm nhập, Temu chi 200 triệu USD vào quảng cáo.

Đồng thời, họ thuê người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencer) để tiếp thị. Đây là cách tận dụng cảm giác tin tưởng như bạn bè do influencer tạo ra. Cùng với người thật, trí tuệ nhân tạo sẽ dựa trên lịch sử hành vi người dùng trên ứng dụng để đề xuất các giảm giá cá nhân hóa, đánh đúng nhu cầu.

Với Việt Nam, Temu hiện diện đúng thời điểm đây là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 3 và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, theo hãng dịch vụ tư vấn và đầu tư startup Momentum Works (Singapore),

Tiềm năng còn ở chỗ lĩnh vực bán lẻ dần hồi phục nhưng sức mua vẫn thấp hơn tiềm năng thông thường trước dịch, tức thắt lưng buộc bụng vẫn còn ở một bộ dân số. Do đó, người Việt cũng ưu tiên tìm sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo”.

Thuận lợi hơn, khách hàng Việt Nam đã quen thuộc với Shopee, Lazada, TikTok Shop và mua hàng xuyên biên giới được từ trước với AliExpress, Shein hay đặt hàng từ Taobao, JD. Với giao diện mua sắm có cấu trúc rất tương đồng, Temu dễ làm quen và còn bổ sung các tính năng nhỏ khác.

Theo đó, trang chủ ứng dụng Temu gồm công cụ tìm kiếm, khu vực giảm giá chớp nhoáng (flash sale) và các gợi ý sản phẩm được cá nhân hóa. Chiến thuật flash sale tạo ra ảo giác về sự khan hiếm, theo Conversation. Để tăng thêm nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội của người dùng, Temu đưa lên đầu mục “Ưu đãi sẽ kết thúc hôm nay”, dựa trên lịch sử tìm kiếm và mua hàng.

Dịp chào sân, người Việt còn được chơi game quay bánh xe may mắn, một chiến thuật dựa trên 2 yếu tố cốt lõi: thử thách và phần thưởng. Bánh xe quay là thử thách nhỏ nhưng phần thưởng giảm giá lớn là động lực to.

The Conversation cho rằng, những game này tạo ra ảo giác về sự may mắn, hình thành cảm xúc tích cực, khuyến khích chi tiêu. “Thậm chí, dù đã thanh toán xong, ứng dụng vẫn tiếp tục gợi ý các sản phẩm giảm giá và có thể bổ sung kịp vào cùng kiện hàng sắp giao”, Tấn Sang kể.

Dự báo ‘cuộc chiến’

Theo một số khách hàng, ngoài những sản phẩm giảm giá đột biến gây chú ý dịp mới xuất hiện, mặt bằng giá của Temu, Shein tương đương hoặc đôi khi thấp hơn nhẹ so với các shop cạnh tranh nhất trên Shopee, Lazada, TikTok Shop.

Cùng bán hàng giá rẻ cạnh tranh và với các sàn hiện hữu, rất có khả năng Temu và Shein tiếp tục duy trì “đốt tiền” cho ưu đãi và vận chuyển để đánh chiếm thị phần thời gian tới. Bản thân Shein và Temu cũng là “kỳ phùng địch thủ” trên thị trường toàn cầu. Khi cùng đến Việt Nam, Shein đã chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt trong khi Temu chỉ mới nhận thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc Apple.

Ông Trần Lâm – chuyên gia về đào tạo bán hàng trực tuyến kiêm CEO Julyhouse – cho biết tất cả sàn nguồn gốc nước ngoài (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Shein, Temu) đều đang phân phối các mặt hàng từ Trung Quốc nên sẽ giằng co nhau để chiếm thị phần thời gian tới. “Tùy theo mức độ đầu tư của Temu mà thị phần sẽ được chia lại ra sao. Nhưng có thể dự đoán khoảng đầu 2025, thị trường Việt Nam sẽ ngập tràn hàng giá rẻ tận xưởng từ Trung Quốc”, ông nói.

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), nhận định “các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đã đi trước mình khoảng 10 năm về công nghệ số”.

“Nhờ nhiều lợi thế, ngày nay họ hiểu hành vi người tiêu dùng Việt Nam rất rõ nên dễ dàng đáp ứng, thậm chí hơn chính chúng ta”, ông Đồng bình luận.

Trong xu thế này, lợi ích từ sự hiện diện của các sàn bán lẻ online xuyên biên giới không đồng đều. Chưa bàn tới yếu tố chất lượng, trong khi người tiêu dùng hưởng lợi từ khả năng mua hàng tận xưởng giá rẻ, bên thiệt hại lớn là các trung gian phân phối (chợ truyền thống lẫn cửa hàng online nội địa). “Tôi cũng lo các nhà sản xuất nhỏ lẻ trong nước sẽ thua thiệt, chịu cạnh tranh gay gắt hơn”, ông Đồng nêu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Chiến lược tiếp cận thị trường của Shein gặp phải thách thức lớn

Shein là ứng dụng mua sắm giá rẻ nổi tiếng thế giới. Để cung cấp được vô vàn sản phẩm từ áo phông tới váy với giá bèo từ 2 USD, Shein đã sử dụng chuỗi cung ứng nhanh nhẹn và dịch vụ vận chuyển miễn thuế nhằm cắt giảm chi phí.

Nhưng hiện tại, cách tiếp cận này đang đứng trước rào cản lớn, không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.

Tháng này, chính quyền ông Biden cho biết họ có ý định thực hiện hành động hành pháp để ngăn chặn hàng dệt may từ Trung Quốc vào Mỹ theo cách thức miễn trừ thuế thương mại cho các gói hàng có giá trị từ 800 USD trở xuống. Đáng nói, đây chính là kẽ hở mang lại lợi ích rất lớn cho Shein và đối thủ thương mại điện tử Temu.

Các quốc gia bao gồm Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Liên minh châu Âu gần đây cũng đã đóng các lỗ hổng tương tự.

Vì Shein phụ thuộc nhiều vào lỗ hổng này, nên tác động của các quy định mới “có thể cao hơn nhiều đối với Shein so với các thương hiệu và nhà bán lẻ khác”, Sheng Lu, giáo sư nghiên cứu thời trang và trang phục tại Đại học Delaware cho biết.

Shein, hiện có trụ sở tại Singapore, hợp tác với hàng nghìn nhà máy, chủ yếu ở Trung Quốc, nơi sản xuất hàng nghìn kiểu dáng mới mỗi ngày. Công ty đặt hàng nhỏ cho các nhà cung cấp, dựa vào dữ liệu thời gian thực để đánh giá nhu cầu và bổ sung đơn hàng khi cần. Bằng cách vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trực tiếp đến người tiêu dùng ở hơn 150 quốc gia, công ty tránh được chi phí tồn kho cao, một yếu tố quan trọng giúp công ty có mức giá cực thấp.

Những người chỉ trích Shein cũng cho rằng công ty này thúc đẩy tình trạng tiêu dùng quá mức, gây hại cho môi trường và sử dụng hàm lượng hóa chất độc hại cao trong các sản phẩm của mình.

Shein cho biết công ty coi việc tuân thủ nhập khẩu là ưu tiên hàng đầu. Họ nói rằng mô hình này làm giảm lãng phí hàng tồn kho và họ cũng hợp tác với các cơ quan bên thứ ba để tiến hành các cuộc kiểm tra an toàn thường xuyên.

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành người Trung Quốc Sky Xu của Shein đã không giải quyết các thách thức của công ty một cách công khai, để lại công việc vận động hành lang cho Chủ tịch điều hành Donald Tang. Là cựu giám đốc điều hành của Bear Stearns có trụ sở tại Los Angeles, Tang thường xuyên đi đến Washington và các thủ đô châu Âu để gặp gỡ các cơ quan quản lý và chính trị gia.

Các nhà lãnh đạo cấp cao của công ty cho biết Xu và Tang đã đồng ý cắt giảm 30% tiền lương nếu công ty không đạt được một số chỉ số tuân thủ nhất định, ví dụ như mức tăng sử dụng polyester tái chế hoặc cải thiện vị thế của mình trong các chỉ số về tính minh bạch của các công ty thời trang.

Trong hai quý đầu năm 2024, Shein đã chi hơn 2 triệu USD cho các nỗ lực vận động hành lang liên bang của Mỹ theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận OpenSecrets. Con số này gần bằng số tiền mà công ty đã chi cho hoạt động vận động hành lang trong cả năm 2023.

Vào đầu năm, Shein dự kiến doanh thu sẽ tăng khoảng 30% vào năm 2024, thay vì mức tăng trưởng 40% như trong vài năm qua. Người này cho biết các nỗ lực tuân thủ có thể làm giảm thêm mức tăng trưởng doanh số trong năm nay. Công ty, không công khai tiết lộ tình hình tài chính, nhưng theo một nguồn tin thì họ có doanh số khoảng 32 tỷ USD và lợi nhuận 1,6 tỷ USD vào năm 2023.

Với sự gia tăng nhanh chóng của các trang web mặc cả như Shein và Temu, các nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra một số đề xuất để hạn chế điều khoản thuế de minimis. Chính quyền ông Biden cho biết họ có ý định đề xuất các quy tắc mới sẽ áp dụng thuế quan đối với khoảng 70% các lô hàng dệt may và may mặc từ Trung Quốc mà họ đã tránh được theo miễn trừ de minimis và yêu cầu họ phải trải qua một quy trình nhập cảnh chính thức hơn.

Frances Townsend, cố vấn cấp cao của Shein cho biết công ty sẽ chấp nhận các cải cách và làm việc với các cơ quan quản lý và nhà lập pháp để đảm bảo chúng khả thi.

Các nhà phân tích trong ngành cho biết Shein có thể vẫn có lợi thế về giá so với các nhà bán lẻ của Mỹ như Amazon và Walmart nhờ hiệu quả chuỗi cung ứng của mình, nhưng quá trình gia nhập chậm lại có thể gây tổn hại đến phản ứng của công ty đối với các xu hướng thời trang mới.

Trong năm qua, Shein đã đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình. Hiện công ty sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil và đã xây dựng kho hàng tại một số quốc gia.

Shein cũng đã bắt đầu tuyển dụng người bán hàng địa phương tại các thị trường mà công ty hoạt động cho thị trường giống như Amazon. Các chuyên gia và người trong ngành cho biết những nỗ lực như vậy có thể giúp Shein giảm bớt lo ngại và có khả năng lách luật thuế quan.

Cuối cùng, những thách thức đối với Shein liên quan đến mối quan hệ của công ty với Trung Quốc.

Townsend, một trong những giám đốc điều hành phương Tây mà Shein đưa vào để giúp giải quyết những thách thức mà công ty phải đối mặt tại Mỹ cho biết công ty đã nỗ lực phối hợp để tiếp cận các nhà lập pháp và chính trị gia lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc.

Bà nói, các tiêu chuẩn của phương Tây luôn là thứ gì đó mới lạ với những doanh nhân Trung Quốc như Xu. “Tôi nghĩ dần dần, anh ấy sẽ chấp nhận điều này như một phần chi phí kinh doanh. Đó cũng là điều cần thiết để trở thành thương hiệu toàn cầu”.

Đối thủ của Shein là Temu lại có các tiếp cận khác biệt. Năm nay, trang thương mại điện tử giá rẻ này đã tập trung vào việc thu hút những người dùng bên ngoài nước Mỹ. Dữ liệu của Earnest Analytics cho thấy rằng ít hơn 25% người tiêu dùng Mỹ thực hiện mua sắm trên Temu vào khoảng tháng 1 tới tháng 8. Trong khi đó, Shein chứng kiến tốc độ tăng trưởng tiêu dùng tăng trong cùng giai đoạn.

Các nhà chức trách đang nhắm tới vấn đề dấu ấn môi trường của các công ty cũng đang lo lắng về Shein – công ty vốn phụ thuộc vào vận tải hàng không và những vật liệu tổng hợp.

Hồi tháng 7, châu Âu đã đưa ra 2 điều luật liên quan tới bền vững và quyền con người. Cùng tháng này, Shein đã cam kết một khoản đầu tư 270 triệu USD tại Anh và châu Âu trong vòng 5 năm tới để giải quyết vấn đề lãng phí dệt may.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á đau đầu tìm cách chống đỡ với các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á đang phải tìm cách chống đỡ làn sóng sản phẩm giá rẻ Trung Quốc ồ ạt đổ bộ vào thị trường qua thương mại điện tử.

Dòng chảy hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đổ vào Thái Lan được dự báo sẽ ngày càng lớn hơn sau khi nhà bán lẻ trực tuyến Temu của Trung Quốc gia nhập thị trường thương mại điện tử nước này, tờ Bangkok Post viết.

Một nguồn tin giấu tên tiết lộ Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc, khi họ cần tìm thêm thị trường xuất khẩu  trong bối cảnh phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt ở Mỹ và châu Âu.

Ông Pawoot Pongvitayapanu, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Thương mại điện tử Thái Lan, ví von Temu như một nhà máy bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Công ty tập trung vào các sản phẩm không thương hiệu với giá thành rẻ hơn. Ví dụ, Temu cung cấp sản phẩm với giá chỉ từ 10 baht mà không tốn chi phí tiếp thị.

Các mặt hàng giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ thu hút người mua và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Chẳng hạn, Temu bán khăn giấy với giá 20 baht, trong khi sản phẩm tương tự của Thái Lan có giá 60 baht.

Do đó, động thái này dự kiến sẽ khơi mào một cuộc chiến giá cả trên thị trường thương mại điện tử Thái Lan, ảnh hưởng đến Lazada, Shopee và TikTok, đồng thời làm dấy lên lo ngại về việc nhiều nhà máy trong nước có thể phải đóng cửa.

Trước đó hồi tháng 2, tờ The StraitsTimes dẫn lời Thủ tướng Srettha Thavisin thừa nhận thực tế hàng hóa giá rẻ Trung Quốc đang xâm nhập vào quốc gia Đông Nam Á này thông qua các nền tảng thương mại điện tử và hoạt động buôn lậu.

Ông chia sẻ trên X (trước đây là Twitter) rằng dòng hàng Trung Quốc đang gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước, những người không thể cạnh tranh về giá. Theo ông Srettha, các sản phẩm này thường thiếu chứng nhận tiêu chuẩn từ các cơ quan chính phủ và thường xuyên vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Không riêng Thái Lan, theo Reuters, phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á đang bị thu hút bởi các nền tảng thương mại điện tử phát triển nhanh chóng như Temu của PDD Holdings và TikTok Shop thuộc sở hữu của Bytedance. Những nền tảng này chuyên xuất khẩu hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc vào thời điểm chi phí sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người.

Trung Quốc từ lâu đã là nhà xuất khẩu chính của nhiều sản phẩm tiêu dùng, nhưng xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử của nước này đã làm rung chuyển hoạt động mua sắm trực tuyến trên toàn cầu.

Bà Sharon Gai, cựu Giám đốc phụ trách toàn cầu tại Alibaba và tác giả của cuốn “E-commerce Reimagined” cho biết: “Các nhà bán lẻ trực tuyến khác đang chứng kiến sự trỗi dậy của những mặt hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập khắp nơi từ những nền tảng như Temu và Shein, và con thuyền của họ đã bị rung chuyển. Họ không biết liệu họ có thể cạnh tranh được hay không”.

Tuy nhiên, xu hướng bán hàng giá rẻ qua thương mại điện tử không phải từ trên trời rơi xuống. Nó có động lực từ những khó khăn trong kinh tế vĩ mô, người tiêu dùng các nước phải thắt lưng buộc bụng.

Temu và Shein đã không bỏ qua cơ hội này, đổ hàng tỷ đô la để hỗ trợ và giảm giá nhằm tăng thị phần và lấy lòng những người tiêu dùng Đông Nam Á đang vui vẻ mua những chiếc váy giá 10 USD hay tai nghe 5 USD hơn những mặt hàng có giá trị cao.

Theo Nikkei Asia, sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử như Shopee của Singapore, Lazada thuộc sở hữu Alibaba và TikTok Shop của ByteDance rõ ràng đã mang lại cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc một cầu nối mới để tiếp cận khách hàng Đông Nam Á đang tìm kiếm những món hời tốt nhất.

Dữ liệu từ Momentum Works cho thấy trong năm ngoái các nền tảng thương mại điện tử khu vực đã đạt tổng giá trị giao dịch hàng hoá lên tới gần 115 tỷ USD, tăng 15% so với một năm trước.

“Kênh phân phối lớn nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc là Lazada hay Shopee. Với hai kênh phân phối đó, họ thậm chí không cần phải có doanh nghiệp hoạt động thực tế ở Thái Lan”, ông Chaovalit Pakpianthakolphol, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu SME thuộc Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, nói.

Trong khi đó, ông Ristadi – Chủ tịch Liên đoàn Lao động  quốc gia Indonesia, thừa nhận: “Hàng hóa Trung Quốc tiếp tục chất đống cả trên thị trường truyền thống và trực tuyến của chúng tôi”.

Để đối phó trước những lo ngại rằng TikTok Shop có thể đưa hàng hoá giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường, Indonesia đang cân nhắc cấm hoàn toàn các giao dịch thương mại điện tử trên mạng xã hội để bảo vệ các nhà bán lẻ truyền thống.

Đầu tháng 6, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết chính phủ sẽ xem xét áp thuế lên tới 200% đối với vải nhập khẩu . Ông chỉ ra rằng các mức thuế mới cũng đang được xem xét để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu gốm sứ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm và đồ điện tử.

Tại Malaysia, từ tháng 1 năm nay nước này đã áp thuế bán hàng 10% đối với hàng hóa nhập khẩu được mua trực tuyến với giá dưới 500 ringgit (108 USD). Những mặt hàng như vậy trước đây thường được miễn thuế bán hàng, thuế nhập khẩu. Trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ áp dụng cho các sản phẩm đắt tiền hơn.

Còn theo các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử, chính phủ Thái Lan cần có thêm biện pháp để ngăn chặn làn sóng hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và nhập lậu qua biên giới. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước nên ngừng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc để bán lại nhằm tránh thua lỗ.

Bloomberg cho biết Thái Lan có thể sẽ áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa Trung Quốc được vận chuyển qua các khu vực thương mại tự do nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ.

Vào ngày 15/2, Thủ tướng Thavisin đã chỉ đạo các quan chức xem xét việc đánh thuế VAT đối với hàng hóa có giá dưới 1.500 baht (56 đô la Singapore) được chuyển qua các khu vực miễn thuế để ngăn chặn việc khai báo gian lận. Quy định mới sẽ được thực hiện trong tháng này.

Đối với các chính phủ Đông Nam Á, làn sóng các sản phẩm giảm giá của Trung Quốc đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trong khi các nhà bán lẻ và nhà sản xuất trong nước phản đối khi cho rằng đây là những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh thì giới chức nhà nước lại mong muốn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào sản xuất địa phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Việc cân bằng các ưu tiên này đã trở nên khó khăn hơn khi tình trạng bất ổn kinh tế lan rộng ở Trung Quốc khiến các công ty nước này có hàng tồn kho dư thừa phải giải phóng ở mức giá đáy. Điều này đang làm gia tăng sự mất cân bằng thương mại của Đông Nam Á với Trung Quốc.

Năm ngoái, Đông Nam Á và các thị trường châu Á mới nổi khác chiếm khoảng 1/3 xuất khẩu của Trung Quốc, theo tính toán của Goldman Sachs.

Bà Sonal Varma, Nhà kinh tế trưởng tại Nomura lập luận việc tái cân bằng dòng chảy thương mại giữa Trung Quốc với Đông Nam Á cũng phản ánh “một chiến lược thương mại có ý thức của Bắc Kinh nhằm chuyển hướng xuất khẩu” do căng thẳng và rào cản thương mại gia tăng ở phương Tây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Shein chuẩn bị IPO tại Anh với giá trị khoảng 60 tỷ USD

Shein đang chuẩn bị hồ sơ cho thương vụ IPO trị giá hơn 60 tỷ USD tại Anh, một động thái được cho là giải pháp thay thế sau những khó khăn trong nỗ lực IPO tại Mỹ.

Công ty thời trang trực tuyến Shein của Trung Quốc đang chuẩn bị nộp hồ sơ với Cơ quan Quản lý Tài chính của Anh để được phê duyệt trước khi có thể phát hành cổ phiếu tại London, theo Reuters. Thương vụ này có thể định giá công ty khoảng 50 tỷ bảng Anh (63,70 tỷ USD).

Tờ Sky News của Anh cho biết việc nộp hồ sơ bảo mật có thể diễn ra sớm nhất trong tuần này. Shein chưa phản hồi yêu cầu bình luận từ Reuters.

Trong quá trình nộp hồ sơ IPO ở Mỹ, Shein đã được định giá 66 tỷ USD, tuy nhiên thương vụ chính thức vẫn chưa thể diễn ra vì nhiều yếu tố khác nhau. Công ty đã bắt đầu làm việc với các nhóm tài chính và cố vấn pháp lý tại London để tìm kiếm việc niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán London vào đầu năm nay.

Công ty thời trang nhanh này đã tăng cường chuẩn bị cho việc niêm yết tại London sau khi nỗ lực phát hành cổ phiếu tại New York gặp phải các rào cản về quy định và sự phản đối từ các nhà lập pháp Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp cấp cao của Anh cũng đang đặt câu hỏi về sự phù hợp của Shein cho việc niêm yết tại London và kêu gọi xem xét kỹ lưỡng hơn về doanh nghiệp này. Đáp lại, Shein cho biết họ đang tăng cường quản lý và tuân thủ quy định.

Theo AFP,  Shein có doanh thu 23 tỷ USD và lợi nhuận ròng 800 triệu USD trong năm 2022. Hành trình của Shein bắt đầu từ năm 2008 tại Trung Quốc và nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu, vượt mặt các tên tuổi về thời trang nhanh như Zara, H&M. Hiện Shein đặt trụ sở tại Singapore.

Shein nhanh chóng chinh phục thị trường thời trang nhanh toàn cầu bằng cách bán sản phẩm độc quyền theo hình thức trực tuyến và phục vụ khách hàng trẻ thông qua mạng xã hội. Trong quá trình tăng trưởng nóng, Shein đã phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có cáo buộc sử dụng lao động  cưỡng bức trong chuỗi cung ứng, hành vi vi phạm luật lao động, gây tổn hại đến môi trường và đánh cắp thiết kế từ các nghệ sĩ độc lập.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu và lợi nhuận của Shein đạt mức kỷ lục trong năm 2023

Thương hiệu thời trang nhanh trực tuyến Shein đã tăng gấp đôi lợi nhuận trong năm 2023, theo Financial Times. Shein đạt mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trên 2 tỷ USD trong năm ngoái và ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GMV) khoảng 45 tỷ USD.

Doanh thu và lợi nhuận của Shein đạt mức kỷ lục trong năm 2023
Doanh thu và lợi nhuận của Shein đạt mức kỷ lục trong năm 2023

Lợi nhuận của công ty vào năm ngoái vượt qua mức lợi nhuận ròng 700 triệu USD mà họ tạo ra trong năm 2022 và 1,1 tỷ USD trong năm 2021. Kết quả kinh doanh tích cực của Shein được ghi nhận giữa thời điểm hãng thời trang nhanh này đang chờ đợi sự chấp thuận theo quy định từ Bắc Kinh để tiến hành niêm yết ở New York hoặc London. Nếu Shein niêm yết thành công, đây có thể là thương vụ IPO bom tấn của năm.

Shein được định giá (Market Value) hơn 60 tỷ USD trong một vòng huy động vốn gần đây. Shein từ chối bình luận về các số liệu tài chính.

Các đối thủ cạnh tranh như H&M và Inditex lần lượt báo cáo lợi nhuận ròng là 8,7 tỷ kroner Thụy Điển (820 triệu USD) và 5,4 tỷ euro (5,8 tỷ USD) trong các năm tài chính gần nhất của họ.

IPO được coi là chỉ báo cho thái độ của Bắc Kinh đối với các công ty được thành lập tại Trung Quốc nhưng được đăng ký lại ở nước ngoài để tránh căng thẳng địa chính trị. Theo nguồn tin của FT, Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc và Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc sẽ phê duyệt việc bán cổ phiếu của Shein trong những tuần tới.

Mặc dù Shein đã chuyển trụ sở chính sang Singapore và thực hiện tất cả các hoạt động bán hàng bên ngoài Trung Quốc, nhưng công ty được thành lập tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc. Bên cạnh đó, họ vẫn điều hành phần lớn hoạt động kinh doanh của mình từ đất nước tỷ dân.

Cuối năm 2022, Shein có 10.382 nhân viên ở Trung Quốc đại lục làm việc cho hơn 12 công ty con, xử lý mọi thứ từ hậu cần đến viết mã, theo dữ liệu từ nhà cung cấp dữ liệu Tianyancha.

Ngược lại, dữ liệu từ LinkedIn cho thấy công ty có khoảng 200 nhân viên ở Singapore.

Người sáng lập 40 tuổi, Xu Yangtian, còn được gọi là Sky Xu, sinh ra ở Trung Quốc nhưng đã cùng công ty chuyển đến Singapore. Ông nắm giữ 37% cổ phần của Shein. Các cổ đông lớn khác gồm Sequoia China (hiện được gọi là HongShan), General Atlantic và quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi Mubadala.

Shein đã chi mạnh tay cho việc vận động hành lang ở Washington trong thời gian thúc đẩy IPO. Mô hình kinh doanh hàng giá rẻ Trung Quốc ở Mỹ, dùng vận tải hàng không để tránh thuế nhập khẩu ngày càng bị giám sát chặt chẽ.

Hồ sơ công khai của Mỹ cho thấy Shein đã chi gần 2 triệu USD cho quá trình vận động hành lang trong 9 tháng năm ngoái.

Tập đoàn đã nộp hồ sơ bí mật cho niêm yết tại Mỹ vào tháng 11, nhưng một người thân cận với Shein cho biết kể từ đó, công ty hầu như không nhận được phản hồi từ SEC.

Do đó, Shein đang xem London như một lựa chọn dự phòng.

Làn sóng các tập đoàn Trung Quốc tìm kiếm niêm yết lớn ở New York đã bị hạn chế kể từ vụ IPO thảm hại của công ty gọi xe Didi vào năm 2021. Công ty này buộc phải hủy niêm yết theo yêu cầu của Bắc Kinh do lo ngại về bảo mật dữ liệu.

Sự suy thoái của thị trường chứng khoán Hong Kong khiến các công ty Trung Quốc khó huy động vốn gần hơn ở quê nhà.

Cainiao, đơn vị logistics của Alibaba, đã trở thành trường hợp mới nhất từ bỏ kế hoạch bán cổ phiếu trên thị trường Hong Kong vào tuần trước. Thương vụ IPO bị hoãn này được định giá công ty lên tới 20 tỷ USD.

Chủ tịch Joe Tsai đổ lỗi cho điều kiện thị trường đã dẫn tới sự rút lui của Cainiao. Ông nói: “Thị trường khá trì trệ và cũng thiếu thanh khoản.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Doanh thu của gã khổng lồ thương mại điện tử PDD tăng trưởng nhanh chóng

Ông lớn thương mại điện tử giá rẻ PDD Holdings đã vượt qua ước tính về doanh thu quý IV, nhờ sự gia tăng mạnh mẽ về lượng người dùng và doanh số bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử giá rẻ Temu, theo South China Morning Post.

PDD báo cáo doanh thu đạt 88,88 tỷ nhân dân tệ (12,35 tỷ USD) trong quý cuối năm 2023, Kết quả này cao hơn so với ước tính trung bình của các nhà phân tích là 79,23 tỷ nhân dân tệ.

Tăng trưởng doanh thu theo quý là 123%, cao hơn mức tăng 94% trong quý III. Trước đó, năm 2022 ghi nhận tình hình kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc.

PDD đang giành được thị phần với mức giá cực kỳ cạnh tranh trên nền tảng Pinduoduo của mình ở Trung Quốc. Ở nước ngoài, con bài Temu của họ tiếp tục toả sáng khi khách hàng ưu tiên tiết kiệm, chi tiêu thận trọng hơn giữa thời điểm kinh tế khó khăn.

Temu chuyên bán các mặt hàng trang trí nhà cửa giá 4 USD và áo phông giá 10 USD tại Mỹ và các thị trường lớn khác của châu Âu, Trung Đông và châu Á. Ứng dụng này cũng được hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi tiếp thị, thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh tại Mỹ như cửa hàng đồng giá Dollar Tree và các nhà bán lẻ truyền thống khác.

Temu ra mắt vào tháng 9/2022, hiện đang hoạt động tại 51 thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, việc mở rộng của họ tốn kém, đẩy chi phí bán hàng và tiếp thị của PDD tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022 lên 26,64 tỷ nhân dân tệ.

Vào tháng 12 năm ngoái, PDD đã vượt qua Alibaba Group Holding để trở thành công ty thương mại điện tử Trung Quốc có giá trị nhất theo vốn hóa thị trường. Cổ phiếu PDD được niêm yết tại Mỹ đã tăng khoảng 13% lên 145 USD trong phiên giao dịch trước thềm thị trường ngày 20/3.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của Zara nhằm đối phó với các thương hiệu giá rẻ từ Trung Quốc

Trước sự tăng trưởng như vũ bão của nền tảng thời trang nhanh trực tuyến Shein, những ông lớn như Inditex hay H&M đã phải tìm cách để đối phó.

Chiến lược mới của Zara nhằm đối phó với các thương hiệu giá rẻ từ Trung Quốc
Chiến lược mới của Zara nhằm đối phó với các thương hiệu giá rẻ từ Trung Quốc

Kể từ khi Inditex bắt đầu tăng giá tại thương hiệu Zara để bảo vệ lợi nhuận khỏi lạm phát  và hướng tới khách hàng cao cấp hơn, thương hiệu này đã trở nên kém cạnh tranh hơn về giá. Nhưng công ty Tây Ban Nha cũng đang âm thầm phát triển các dòng sản phẩm giá rẻ của riêng họ.

Và việc mở rộng thương hiệu bình dân Lefties là một phần quan trọng trong chiến lược đó. Thương hiệu này bán quần jean giá 17,99 euro (gần 500.000 đồng), váy chỉ 7,99 euro (hơn 200.000 đồng) và túi xách 5,99 euro (hơn 150.000 đồng)…

Lefties, tiền thân là cửa hàng bán hàng tồn kho của Zara, hiện có cửa hàng tại 17 quốc gia, bao gồm Ai Cập, Mexico, Romania, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Sự nổi lên của thương hiệu này cho thấy Inditex muốn có chỗ đứng trong phân khúc bình dân, ngay cả khi họ đã thành công trong việc tăng lợi nhuận tại Zara – thương hiệu lớn hơn nhiều so với Lefties về mặt doanh số và số lượng cửa hàng.

Tại Tây Ban Nha, nơi Lefties có 25 cửa hàng và số lượng khách hàng đã tăng từ khoảng 3,5 triệu vào năm 2019 lên 5 triệu vào năm 2023, chỉ đứng sau Shein với 5,2 triệu, theo ước tính của công ty nghiên cứu thị trường Kantar.

Sự hiện diện của Lefties tại một số thị trường mới nổi cho thấy đây là cách Inditex đáp ứng tệp khách hàng không muốn chi nhiều tiền ở Zara, theo bà Swetha Ramachandran, một quản lý danh mục đầu tư tại Artemis Fund Managers ở London. Quỹ này cũng đã đầu tư vào Inditex.

Bà Ramachandran nói thêm, tác động của Shein lên thị trường thời trang nhanh và cách Inditex có thể cạnh tranh tốt nhất với Shein là những chủ đề thường được đưa ra trong các cuộc họp với ban lãnh đạo Inditex.

Shein đang là nhà bán lẻ thời trang nhanh lớn nhất thế giới với 18% thị phần, theo Coresight Research.

Lefties đang sử dụng những chiến lược cũ của Shein trên mạng xã hội khi họ sử dụng những người ảnh hưởng kém tên tuổi hơn nhiều so với các ngôi sao, trái ngược với phong cách tiếp thị thời trang cao cấp của Zara.

Kết quả hoạt động của Lefties vẫn được gộp chung với Zara trong báo cáo tài chính của Inditex, do đó kết quả kinh doanh của thương hiệu này vẫn không được công bố công khai.

Tại Tây Ban Nha, với việc đối thủ Primark không cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà, trong khi Shein mất từ 10 đến 12 ngày để giao hàng, khiến Lefties trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn, theo bà Patricia Cifuentes, chuyên gia phân tích cao cấp tại Bestinver Securities. Vị chuyên gia cho rằng Inditex đang cố gắng giữ bí mật hiệu suất của thương hiệu này.

“Thông thường, một nhà bán lẻ phải mất thời gian để đạt được khối lượng tới hạn (critical mass) và do đó, đạt được lợi nhuận hợp lý. Hơn nữa, việc giữ kín kết quả khỏi các đối thủ cạnh tranh trong thời gian này cũng mang lại lợi thế,” bà nói.

Khối lượng tới hạn là điểm mà tại đó một công ty đang phát triển có thể tự duy trì và không còn cần đầu tư bổ sung để tiếp tục hoạt động. Đây là một giai đoạn quan trọng đối với một công ty đang phát triển. Tại điểm khối lượng giới hạn, doanh nghiệp đã sinh lãi đủ để tiếp tục phát triển mà không còn cần đầu tư từ bên ngoài.

Theo ước tính của Kantar về thị trường, số lượng người mua hàng của Shein tại Tây Ban Nha đã tăng từ 421.000 năm 2018 lên 5,2 triệu năm 2023, nhưng công ty Trung Quốc này vẫn kém xa Zara và Primark.

Khi được hỏi về Lefties, Shein cho biết họ không bình luận về các công ty khác. Nhà bán lẻ này cho biết họ sẽ mở “một số” cửa hàng pop-up trên khắp châu Âu vào năm 2024, sau khi đã mở cửa hàng pop-up tại các thành phố như Berlin, London, Paris và Rome vào năm 2023.

Tại Bồ Đào Nha, Lefties thu hút thậm chí nhiều khách hàng hơn Zara trong năm 2023, theo ước tính của Kantar. Cụ thể, Lefties đã mở cửa hàng đầu tiên tại Romania và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời mở thêm cửa hàng tại UAE, nơi họ hoạt động thông qua đối tác nhượng quyền.

Đây là một dấu hiệu tích cực với Inditex khi nó diễn ra trong bối cảnh mà Zara và các thương hiệu Inditex khác là Bershka và Pull&Bear, đang giảm số lượng cửa hàng trên toàn cầu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Shein, TikTok và Temu trở thành đối thủ khó nhằn với các gã khổng lồ thương mại điện tử

Shein và TikTok đang tìm cách mở rộng ‘lãnh thổ’, chiêu mộ nhân viên Amazon và thậm chí, xây dựng không gian làm việc trong cùng tòa tháp ở Seattle. Quyết định chuyển đến quê hương Amazon cho thấy tham vọng của 2 đối thủ ‘nặng ký’ đang lăm le soán ngôi gã khổng lồ bán lẻ Mỹ.

TikTok ra mắt công cụ mua sắm trên ứng dụng của mình vào năm ngoái, trong khi Shein giành được vị thế hãng thời trang nhanh lớn nhất nước Mỹ. Nhiều sản phẩm thương mại điện tử được TikTok tiếp thị đều đến từ Shein.

Will Gordon, cựu giám đốc điều hành Amazon kiêm đồng sáng lập của Latchel, công ty cung cấp dịch vụ bảo trì nhà cửa, cho biết Seattle từ lâu đã trở thành trung tâm chuỗi cung ứng hậu cần bởi sự hiện diện của Amazon. Tuy nhiên điều này, theo thời gian, đã không còn đúng nữa.

“Những gì được áp dụng hiệu quả ở Amazon chưa chắc đã hiệu quả ở những công ty khác. Cách tiếp cận dựa trên quy trình và số liệu cần phải được điều chỉnh”, Will Gordon nói.

Shein đang bước những bước chân đầu tiên tới Seattle, vậy nên số lượng nhân viên còn ít. Giám đốc logistics của hãng là Wei “Andy” Huang – người trước đây làm việc tại Amazon và Alibaba đặt mục tiêu xây dựng kho hàng tại Mỹ dù việc thiết lập kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong một bài đăng trên LinkedIn, Huang viết rằng công ty đang tuyển dụng vị trí nhân viên logistics cấp cao ở Seattle.

Tương tự, đội ngũ nhân viên TikTok cũng ngày càng tăng tại Key Center. Nhiều người trong số đó là cựu nhân viên Amazon.

Cách tiếp cận của Shein và TikTok cho thấy tham vọng cạnh tranh mãnh liệt với Amazon. TikTok vào năm ngoái đã ra mắt nền tảng TikTok Shop, trong khi Shein điều hành ít nhất một nhà kho ở Indiana.

Mỹ là thị trường lớn nhất của Shein. Hãng, vốn vận chuyển phần lớn sản phẩm của mình từ Trung Quốc, đã nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tập trung xây dựng kho vận tại xứ cờ hoa. Nhà kho thứ hai tại Cherry Valley, California đang được thực hiện.

Việc xây dựng kho hàng ở Mỹ có thể giúp Shein đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời thu hút người bán và các thương hiệu Mỹ tham gia nền tảng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Được biết yếu tố làm nên sự thành công của Amazon nằm ở chuỗi cung ứng và hậu cần – thứ vẫn được coi là tiêu chuẩn về tính hiệu quả và niềm tự hào, cho phép hãng giao nhanh các kiện hàng chỉ trong 2 ngày hoặc ít hơn.

Sự thúc đẩy của Shein và TikTok đối với khu vực Seattle đến vào thời điểm thích hợp. Amazon hiện đã cắt giảm vị trí tại các bộ phận chăm sóc sức khỏe, giải trí, thiết bị và trò chơi sau khi sa thải khoảng 27.000 nhân sự khoảng một năm trước.

Shein, TikTok và Temu đã trở thành vấn đề cấp bách đối với Amazon khi các nền tảng mua sắm Trung Quốc bắt đầu đi qua biên giới. Theo Yao Kaifei, người sáng lập công ty khởi nghiệp thương mại điện tử BrandAI, lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc đang khao khát ‘chuhai’, một thuật ngữ chỉ hoạt động dấn thân mạo hiểm ra nước ngoài. “Người bán và nền tảng muốn rũ bỏ mác giá rẻ “sản xuất tại Trung Quốc” và tạo dựng tên tuổi mới”, Yao Kaifei nói.

Theo công ty nghiên cứu Data.ai, đến tháng 9/2023, khoảng 1 năm sau khi ra mắt, Temu có hơn 61 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ và hiện có mặt tại 48 quốc gia. Shein cũng được coi là một trong những công ty thời trang nhanh lớn nhất thế giới, thậm chí mở rộng sang bán các sản phẩm đồ gia dụng và điện tử.

Theo Data.ai, đây là ứng dụng mua sắm hàng đầu trên cửa hàng Google Play ở 115 quốc gia. Trong khi đó, TikTok Shop cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng tại thị trường Đông Nam Á.

“Họ có tiền. Họ có kinh nghiệm. Họ biết có một khoảng trống trên thị trường quốc tế. Trong nước đang khó khăn, vậy tại sao chúng ta không bước ra ngoài?”, Lin Zhang, phó giáo sư tại Đại học New Hampshire, người chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử, nói.

Trong tham vọng này, Shein đi đầu. Được thành lập vào năm 2008 tại Nam Kinh, ngay từ đầu nền tảng này đã dành riêng cho khách hàng quốc tế. Doanh số bán hàng tăng lên trong suốt những năm 2010, song phải đến khi đại dịch bùng phát, Shein mới thực sự tỏa sáng.

Juliana Silva, một nhà tâm lý học bệnh viện tại Brazil, cho biết cô đã trở thành khách hàng trung thành của Shein sau khi xem quảng cáo trên Instagram về quần áo cỡ lớn. “Tôi thực sự khó chịu khi đến các cửa hàng tại Renner hoặc Riachuelo. Ở đây có những chiếc áo giống hệt trên Shein nhưng bị bán với giá quá cao”, cô nói.

Ngoài Shein, Temu cũng dành được rất nhiều cảm tình từ người dùng. Nền tảng này nổi tiếng nhờ mô hình mua chung, cho phép người tiêu dùng tiết kiệm chi phí thông qua việc nhờ bạn bè cùng mua một sản phẩm với số lượng lớn.

Dẫu vậy, theo một số chuyên gia, sự tham gia của các ‘tân binh’ như Temu, Shein, dù có tiềm năng đến đâu, cũng sẽ chỉ như ‘muối bỏ bể’ trong một thị trường Amazon đã thống trị.

Theo Sameweb, 93% người dùng truy cập Temu cũng mua hàng trên Amazon, song ngược lại, chỉ có 8% người dùng Amazon ghé thăm Temu. Trang web của Amazon hiện có khoảng 2 tỷ khách truy cập và 150 triệu lượt mua hàng mỗi tháng.

Về mặt này, Shein và cả Temu chắc chắn không địch được. Tỷ lệ khách truy cập hoàn tất mua hàng của Amazon rơi vào khoảng gần 12%, trong khi Shein và Temu chỉ dao động ở mức khoảng 5%.

Điều này đồng nghĩa với việc ‘sức mạnh’ của cả Temu và Shein chưa đủ để tác động lên vị thế các nhà bán lẻ lâu đời khác. Nhiều khách hàng vẫn còn phàn nàn về thời gian vận chuyển chậm trễ của Temu cũng như các tiêu chuẩn về môi trường của Shein.

“Temu, Shein đưa ra mức giá hấp dẫn cho nhiều loại hàng hóa nói chung nhưng trải nghiệm khách hàng chưa thực sự nhất quán”, một chuyên gia nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Uniqlo kiện Shein vì cáo buộc nền tảng này đạo nhái sản phẩm

Theo thông tin từ CNN, thương hiệu thời trang nhanh Nhật Bản Uniqlo đang kiện Shein vì cáo buộc nhà bán lẻ quần áo Trung Quốc đã đạo nhái sản phẩm túi đeo vai gây sốt của mình.

Tập đoàn Fast Retailing, sở hữu hai thương hiệu Uniqlo và Theory, cho biết trong một tuyên bố rằng sản phẩm túi đeo vai liên tục cháy hàng của họ đang bị Shein giả mạo và lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok trong năm 2022 và 2023.

Chiếc túi hình lưỡi liềm, đeo ngang người có giá từ 20 USD nổi tiếng đến mức gây sốt trên các phương tiện truyền thông toàn cầu, đồng thời đứng đầu bảng xếp hạng các sản phẩm hot nhất của công ty công nghệ thời trang Lyst trong quý I/2023.

Sự phổ biến của mặt hàng này đã dẫn tới làn sóng sản phẩm làm nhái. Uniqlo đã phải đưa ra cảnh báo trên website của mình và nói rằng đang điều tra các cáo buộc làm giả, đồng thời có thể thực hiện các hành động pháp lý.

Vụ kiện chống lại Shein đã được đệ trình lên toà án ở Tokyo vào ngày 28/12 năm ngoái, trong đó đề cập tới ba công ty quản lý các thương hiệu gồm Roadget Business Pte, Fashion Choice Pte và Shein Japan.

Fast Retailing yêu cầu các công ty này “ngừng ngay lập tức việc bán các sản phẩm nhái và bồi thường những thiệt hại mà doanh nghiệp phải chịu do việc bán hàng giả này mang tới”.

Tuyên bố nói thêm việc bán những chiếc túi nhái đã làm suy giảm đáng kể niềm tin của khách hàng vào chất lượng thương hiệu Uniqlo cũng như các sản phẩm khác của hãng. Fast Retailing có “lập trường kiên quyết” chống lại mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Trong một tuyên bố với CNN, người phát ngôn Shein cho biết công ty “hiện đang điều tra vấn đề này”.

“Shein tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khác và nghiêm túc xem xét mọi khiếu nại về vi phạm”, họ nói.

Túi đeo vai lần đầu phổ biến trên TikTok vào năm 2022 và tiếp tục trở thành xu hướng trong năm ngoái, được các TikToker ca ngợi vì tính linh hoạt, rộng rãi và giá cả phải chăng.

Các video về chiếc túi này thu hút tới hàng triệu lượt xem, từ mẹo tạo kiểu cho đến những video “trong túi của tôi có gì”, video mở hộp,… thu hút nhiều lượt bình luận. Tính đến đầu tuần này, hashtag #uniqlobag trên TikTok đã thu được hơn 133,2 triệu lượt xem.

Trong báo cáo gửi nhà đầu tuq quý III/2023, Fast Retailing cho biết chiếc túi đeo vai này đã “thu hút đáng kể trên mạng xã hội”, và mở rộng tập khách hàng là nữ giới và những người mua sắm trẻ tuổi cho công ty.

Đây không phải là lần đầu tiên Shein phải đối mặt với hành động pháp lý hoặc các cáo buộc. Năm ngoái, ba nhà thiết kế đồ họa đã kiện nhà bán lẻ (Retailer) này về cáo buộc vi phạm bản quyền và lừa đảo, cho rằng Shein đã bán các bản sao chính xác thiết kế của họ .

Vào thời điểm đó, người phát ngôn Shein cho biết công ty sẽ “mạnh mẽ bảo vệ mình trước vụ kiện này và mọi khiếu nại vô căn cứ”.

Và vào tháng 12 cùng năm, Shein cũng bị đối thủ Temu, một nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc, kiện. Temu cáo buộc Shein đã sử dụng các chiến thuật “hung hăng và bất hợp pháp” để cản trở cạnh tranh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Shein (Trung Quốc) vượt xa các tên tuổi lớn như Zara hay H&M

Thương hiệu thời trang nhanh giá rẻ Shein có mức doanh thu vượt 30 tỷ USD, cao hơn nhiều tên tuổi thời trang nhanh như Zara hay H&M.

Doanh thu của Shein (Trung Quốc) vượt xa các tên tuổi lớn như Zara hay H&M
Doanh thu của Shein (Trung Quốc) vượt xa các tên tuổi lớn như Zara hay H&M

Ít ai biết rõ doanh thu và lợi nhuận thực tế của Shein là bao nhiêu. Một đối tác quan trọng của nhà bán lẻ thời trang nhanh này đã tiết lộ rằng doanh số bán hàng Shein “cao hơn nhiều” so với 30 tỷ USD được báo cáo hàng năm.

“Shein là nhà bán lẻ thời trang phát triển nhanh nhất thế giới, nếu không muốn nói là lớn nhất thế giới,” Jamie Salter, nhà sáng lập kiêm CEO của Authentic Brands Group, một công ty quản lý thương hiệu tư nhân, cho biết trong cuộc trò chuyện tại Hội nghị ICR ở Orlando.

“Có người nói rằng họ đạt doanh thu 30 tỷ, 40 tỷ hay 35 tỷ? Tôi sẽ không nói quá chi tiết, nhưng tôi có thể nói rằng họ đạt được nhiều hơn 30 tỷ USD,” ông Salter ám chỉ đến doanh số hàng năm của Shein.

Shein không công bố thông tin tài chính. Tuy nhiên, họ có thể sẽ sớm phải tiết lộ những số liệu này khi hoàn thành đợt IPO tại Mỹ.

Về Jamie Salter, ông nắm rõ tình hình tài chính của Shein thông qua việc hợp tác với công ty này vào năm ngoái. Theo thỏa thuận, Shein đã mua lại khoảng 1/3 Sparc Group, một liên doanh bao gồm Authentic và Simon Property Group. Sparc cũng mua một lượng cổ phần nhỏ của Shein.

Sparc là công ty điều hành Forever 21, thuộc sở hữu của Authentic. Trong khuôn khổ hợp tác, Shein đã bắt đầu bán một dòng quần áo đồng thương hiệu với Forever 21 và tổ chức các sự kiện tại nhiều cửa hàng của Forever 21 trong các trung tâm mua sắm.

Hồi tháng 5/2023, tờ Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết Shein đã đạt 23 tỷ USD doanh thu vào năm 2022.

Tờ báo này đưa tin Shein đã đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 40% vào năm 2023, điều này sẽ đồng nghĩa với doanh thu của họ trên 30 tỷ USD. Hiện chưa rõ liệu công ty có đạt được mục tiêu đó hay không.

Shein không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ CNBC.

Ngay cả khi doanh thu của Shein “cao hơn nhiều” so với 30 tỷ USD hàng năm, doanh thu của họ vẫn sẽ nhỏ hơn đáng kể so với các gã khổng lồ bán lẻ (Retail) như Walmart và Amazon, những công ty có doanh thu hàng trăm tỷ đô la mỗi năm.

Tuy nhiên, con số này sẽ đưa Shein ngang hàng với Inditex, chủ sở hữu của Zara, với doanh thu 32 tỷ euro trong năm 2022, và H&M với khoảng 22 tỷ USD doanh thu trong cùng kỳ.

Doanh thu trên 30 tỷ USD đồng nghĩa Shein vượt xa các nhà bán lẻ Mỹ như Abercrombie & Fitch và American Eagle, những công ty gần đây nhất báo cáo doanh thu hàng năm lần lượt là 3,7 tỷ và 5 tỷ USD.

Nói về mối quan hệ hợp tác giữa Authentic và Shein, ông Salter cho biết: “Giám đốc điều hành của Simon Property Group David Simon, đã nói: Sao anh lại hợp tác với Shein? Anh nghĩ đó là quyết định đúng sao?

Và tôi trả lời: David, đây là quyết định đúng đắn, chúng ta không thể đánh bại họ. Chuỗi cung ứng của họ quá tốt. Họ biết họ đang làm gì. Họ đã giải quyết được vấn đề này. Chúng ta cần hợp tác với họ”.

“Tôi đã cương quyết: Hãy hợp tác với họ đi”, Salter chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Alibaba sa thải giám đốc thương mại và tái cấu trúc tổ chức

Alibaba Group Holding Ltd. vừa thông báo thay thế một trong những giám đốc điều hành giàu kinh nghiệm nhất ở vị trí lãnh đạo thương mại điện tử đồng thời có kế hoạch thành lập một công ty giám sát tài sản đầu tư của tập đoàn trên toàn thế giới, đây là động thái mới nhất trong một loạt các thay đổi sâu rộng nhằm lấy lại vị thế của Alibaba trong bối cảnh các đối thủ đang phát triển nhanh chóng.

Alibaba sa thải giám đốc thương mại và tái cấu trúc tổ chức
Giám đốc điều hành Alibaba Eddie Wu

Theo đó, Giám đốc điều hành Eddie Wu sẽ thay thế Trudy Dai, một trong những lãnh đạo thân cận từ thời khi Jack Ma mới thành lập công ty vào năm 1999, với tư cách là người đứng đầu bộ phận điều hành các nền tảng thương mại điện tử chính của Trung Quốc là Tmall và Taobao.

Thay vào đó, Trudy Dai sẽ giúp Alibaba thành lập một đơn vị mới để quản lý một số danh mục tài sản khổng lồ của tập đoàn trên khắp toàn cầu.

Quyết định bất ngờ này được đưa ra khi Alibaba đang nỗ lực trẻ hóa công ty sau một loạt bước đi sai lầm và sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý đã làm xói mòn đi sự thống trị thị trường của Alibaba trong những năm qua.

Eddie Wu, người đã tiếp quản Alibaba chỉ vài tháng trước, có ý định đào tạo những nhà quản lý kiểu mới để lèo lái doanh nghiệp của mình lâu dài và bền vững hơn.

Các quyết định hiện tại cho thấy rằng Alibaba mong muốn nắm quyền kiểm soát trực tiếp các bộ phận hoạt động kém hiệu quả, đồng thời khám phá tiềm năng doanh số bán hàng của các đơn vị kinh doanh vốn được coi là ít thiết yếu hơn như bộ phận đám mây, bán lẻ và hậu cần (logistics).

Từng là công ty có giá trị nhất ở Trung Quốc, Alibaba đã tụt lại phía sau công ty dẫn đầu về trò chơi và truyền thông xã hội Tencent Holdings Ltd. Alibaba cũng đã mất vị trí là nhà điều hành thương mại điện tử có giá trị nhất Trung Quốc vào tay PDD mới nổi 8 năm tuổi, nền tảng đã vượt xa mức tăng trưởng của Alibaba.

Chủ tịch Alibaba Joseph Tsai cho biết trong một bản ghi nhớ nội bộ mới công bố: “Chúng ta phải đối mặt với quá khứ và thay đổi bản thân vì tương lai. Sắp tới, chúng ta sẽ trao quyền cho một nhóm lãnh đạo quản lý mới, những người có các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp”.

Alibaba hiện đang nỗ lực lấy lại vị thế đã mất và đầu tư mới vào mảng đám mây và thương mại điện tử – là hai mảng kinh doanh lớn nhất của tập đoàn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người Mỹ thích mua sắm trên Temu và Shein của Trung Quốc

Nhu cầu bùng nổ của phương Tây đối với hàng thời trang nhanh và thương mại điện tử được bán bởi Temu và Shein đang thúc đẩy giá cước vận tải hàng không. Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty hậu cần vận chuyển từ châu Á.

Người Mỹ thích mua sắm trên Temu và Shein của Trung Quốc
Người Mỹ thích mua sắm trên Temu và Shein của Trung Quốc

Người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu bắt đầu mua sắm nhiều hơn trên các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch nhờ sự phát triển của các tuyến vận chuyển, một số đơn hàng có thể được giao trong vòng một tuần.

Khi nhu cầu của người tiêu dùng chưa giảm xuống, đồng nghĩa giá cước vận tải hàng không vẫn được giữ ở mức cao, hỗ trợ các công ty logistics trong thị trường.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành, trong một số trường hợp, các nền tảng thương mại điện tử sẵn sàng trả gần gấp đôi số tiền mà khách hàng phải trả để đảm bảo đủ năng lực giao hàng.

“Các ứng dụng như Temu, Shein là trong số những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và hàng của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không”, Jacob Cooke, Giám đốc điều hành của WPIC Marketing + Technologies cho biết. Đây là công ty chuyên xử lý hậu cần thương mại điện tử cho các thương hiệu ở Châu Á.

Nhiều lãnh đạo trong ngành vận tải hàng không đánh giá sự bùng nổ thương mại điện tử (eCommerce) đến từ Trung Quốc đã tạo ra tác động lớn đối với ngành. Giá cước vận tải hàng không đã tăng lên rõ rệt vào nửa cuối năm 2023 và giá cước vận chuyển hàng hóa  đường biển đã giảm mạnh kể từ khi chuỗi cung ứng gặp gián đoạn trong đại dịch.

Theo dữ liệu hải quan chính thức, trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã vận chuyển lượng hàng hóa thương mại điện tử trị giá 155 tỷ USD, tương đương khoảng 5,5% tổng giao dịch hàng hóa của quốc gia tỷ dân.

Neil Wilson, biên tập viên của nhà cung cấp dữ liệu vận tải hàng không TAC Index, cho biết giá cước vận tải hàng không trên các tuyến xuyên Thái Bình Dương từ Hong Kong và Thượng Hải đã tăng đều đặn trong thời gian giao hàng cao điểm vào dịp Giáng sinh.

Giá cước vận tải đường biển, trong đó có cả các tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương, đã giảm kể từ đại dịch. Theo công ty tư vấn hàng hải Drewry, giá mỗi container 40ft toàn cầu đã giảm 35% từ tháng 12 năm ngoái đến cuối tháng trước.

Wilson cho biết thương mại điện tử có thể chiếm khoảng 40% đến 50% khối lượng vận chuyển hàng hóa trên hầu hết các tuyến và lên tới 70%, tuỳ vào trường hợp.

Chandler So, Giám đốc vận tải hàng hóa Bắc Á của Geodis, cho biết các nền tảng như Temu và Shein, đã thu hút khách hàng phương Tây với những thiết kế thời trang nhanh giá rẻ. Ông nói: “Mô hình thương mại điện tử đó cũng tạo ra nhu cầu về vận tải hàng không mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây”.

Các hãng vận tải hàng hóa toàn cầu đang tăng cường đầu tư vào quản lý thương mại điện tử và tái phân bổ máy bay để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng, trong khi các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã mở rộng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và một số nhà sản xuất trong nước đang thuê máy bay để vận chuyển hàng hóa của họ.

Theo công ty tư vấn hàng không Ishka, công ty con về hậu cần của JD.com hiện có đội bay riêng gồm ít nhất 5 máy bay, trong khi hãng vận tải hàng hóa tư nhân có trụ sở tại Hải Nam là Central Airlines thực hiện khoảng 6 chuyến bay/tuần từ Thâm Quyến đến Paris.

Dịch vụ hậu cần Cainiao của Alibaba cho biết họ khai thác trung bình 170 chuyến bay thuê hoặc thỏa thuận không gian mỗi tuần. “Tóm lại, thị trường này có tính cạnh tranh khốc liệt vì các lĩnh vực vận tải hàng không khác có những điểm yếu nhất định,” Tom Owen, giám đốc hàng hóa của Cathay Cargo Hong Kong cho biết.

Owen ước tính rằng vận chuyển hàng cho sàn thương mại điện tử chiếm khoảng một nửa lượng vận chuyển hàng không mà Cathay Cargo vận chuyển qua Hong Kong, đồng thời cho biết thêm rằng công ty đã tăng tốc đầu tư vào thương mại điện tử và miền nam Trung Quốc để theo kịp nhu cầu.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thương mại điện tử của Trung Quốc cũng gây lo ngại cho các công ty hậu cần. Một giám đốc điều hành hãng vận tải hàng không ở châu Á cho biết: “Nếu đột nhiên có một số phán quyết pháp lý ở Mỹ nói rằng có vấn đề với Shein hoặc một số công ty thương mại điện tử khác ở  Trung Quốc thì điều đó sẽ có tác động lớn.”

Trước lo ngại đó, một số tập đoàn vận tải hàng hóa lâu đời tự tin rằng nhu cầu về thương mại điện tử và thời trang nhanh sẽ tiếp tục tạo đà thuận lợi. Tobias Meyer, Giám đốc điều hành của Tập đoàn DHL, cho biết: “Tôi cũng kỳ vọng vào năm tới, thị trường vận tải hàng không sẽ chấm dứt tình trạng suy thoái trên toàn cầu. Chúng tôi dự tính sẽ chứng kiến ​mức tăng đột biến vì một số thị trường nhất định cho thấy nhu cầu đặc biệt.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh

Amazon đang tìm cách đối phó trước sự tăng trưởng nhanh chóng của Shein và Temu

Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của Shein và Temu, Amazon đang tìm cách thu hút những người bán hàng Trung Quốc.

Amazon đang tìm cách đối phó trước sự tăng trưởng nhanh chóng của Shein và Temu
Amazon đang tìm cách đối phó trước sự tăng trưởng nhanh chóng của Shein và Temu

Tại một hội nghị bắt đầu diễn ra trong tuần này, Amazon cho biết có kế hoạch mở một trung tâm đổi mới (Innovation Hub) gần Thâm Quyến (Trung Quốc). Đây là một trong những thành phố lớn của Trung Quốc và được biết tới là trung tâm của các công ty công nghệ và thương mại điện tử (eCommerce) xuyên biên giới của quốc gia tỷ dân, theo CNBC.

Amazon cho biết họ sẽ thúc đẩy người bán ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc ra mắt sản phẩm, xây dựng thương hiệu và số hóa.

Công ty cũng đang cung cấp cho người bán hàng Trung Quốc quyền truy cập vào dịch vụ chuỗi cung ứng đầu cuối. Đây là dịch vụ đã ra mắt tại Mỹ vào tháng 9. Động thái này cho phép người bán vận chuyển hàng hóa  từ các nhà máy ra nước ngoài, cũng như đưa lên Amazon và các kênh khác chỉ bằng “giao dịch một cửa” (in one-stop).

Hội nghị thường niên dành cho người bán hàng ở Trung Quốc của Amazon có sự góp mặt của một số vị lãnh đạo của Tập đoàn và thường thu hút hàng nghìn người kinh doanh trong khu vực.

Mặc dù Amazon không còn hoạt động ở Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn mong muốn tiếp cận cơ sở khách hàng toàn cầu của Amazon.

Có thời điểm, gần một nửa số người bán hàng hàng đầu trên Amazon có trụ sở tại Trung Quốc, theo Marketplace Pulse.

Amazon cho biết vào năm 2023, số lượng mặt hàng được người bán Trung Quốc đưa lên trang của họ đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lượng người bán Trung Quốc có doanh thu trên 10 triệu USD đã tăng 30%.

Amazon chắc chắn đã nhìn thấy hơi nóng mà hai tên tuổi mới nổi đến từ Trung Quốc là Shein và Temu tạo ra. Tuần trước, Amazon cắt giảm hoa hồng đối với quần áo có giá dưới 15 USD xuống 5% từ mức 17%. Một động thái được cho là nhằm thu hút các nhà cung cấp của Shein và Temu.

Một số người bán hàng của Amazon đã bắt đầu kinh doanh trên Shein trong những tháng gần đây. Vào cuối tháng 11, Shein đã bí mật nộp đơn xin IPO ở Mỹ. Việc niêm yết có thể mở rộng sự nổi tiếng của Shein ở Mỹ và trên toàn cầu. Shein đang được định giá khoảng 66 tỷ USD.

Trong khi đó, Temu – nền tảng kinh doanh hàng giá rẻ Trung Quốc cũng tạo tên tuổi ở Mỹ. Trong quý 4, Temu chiếm 20% đến 25% số lần hiển thị quảng cáo được mua trên Google so với mức gần bằng 0 vào cuối năm 2022, theo một ghi chú nghiên cứu gần đây của TD Cowen. Người mua hàng Temu dành thời gian cho ứng dụng gần gấp đôi so với trên Amazon và eBay.

Giám đốc điều hành Josh Silverman của nền tảng thương mại điện tử Etsy thừa nhận rằng Temu và Shein đang lấy thị phần của các công ty trong ngành. Ông Silverman nói: “Có rất nhiều người tập trung vào việc bán cho bạn những món hàng giá rẻ với giá rẻ hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Câu chuyện thương hiệu: Cách Shein vượt qua Zara và H&M và đi tiên phong trong làng thời trang nhanh

Làm thế nào Shein có thể vượt qua Zara và H&M và đi tiên phong trong làng thời trang nhanh chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn?

Cách Shein vượt qua Zara và H&M và đi tiên phong trong làng thời trang nhanh
Cách Shein vượt qua Zara và H&M và đi tiên phong trong làng thời trang nhanh

Theo công ty nghiên cứu Coresight, với việc bán hàng gần như hoàn toàn trực tuyến, Shein – nhà bán lẻ thời trang nhanh Trung Quốc đã tạo ra doanh thu toàn cầu khoảng 23 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 1/5 thị phần trên toàn thế giới. Shein thu hút người tiêu dùng với những chiếc áo phông chỉ 5 USD và áo len 10 USD – một mức giá rẻ đến khó tin.

Rui Ma, nhà phân tích và người sáng lập bản tin Tech Buzz China, cho biết: “Sức mạnh thực sự của Shein là họ không cần biết bạn muốn mặc gì. Điều họ quan tâm và tự hào là khả năng tăng cường sản xuất rất nhanh”.

Shein có một số điểm chung với Zara và H&M – những người đi đầu trong khái niệm tái tạo kiểu dáng trên sàn diễn và mang chúng đến cho người mua sắm với giá rẻ hơn, còn được gọi là “thời trang nhanh”. Cả ba nhà bán lẻ đều phải đối mặt với những lời chỉ trích vì cáo buộc sao chép thiết kế từ các thương hiệu khác, nhưng một số nhà phê bình cho rằng chu kỳ sản xuất siêu nhanh của Shein khiến họ trở thành kẻ đáng chú ý hơn cả.

Theo các nhà phân tích, chiến lược của Shein là khai thác mạng lưới các nhà cung cấp chủ yếu có trụ sở tại Trung Quốc – nơi chấp nhận các đơn đặt hàng ban đầu nhỏ, sau đó mở rộng quy mô dựa trên nhu cầu.

Chuỗi cung ứng cực kỳ linh hoạt đó đã cho phép Shein tạo ra một mô hình kinh doanh khác biệt so với những công ty thời trang nhanh lâu đời như Zara và H&M – những công ty tiên phong về thời gian sản xuất ngắn hơn nhưng vẫn chủ yếu dựa vào việc dự đoán kiểu dáng mà người mua hàng sẽ mua.

Simon Irwin, cựu nhà phân tích của Credit Suisse, cho biết: “Phần lớn, Zara hay H&M vẫn dự đoán xu hướng thời trang, đặt hàng trước sản phẩm đó từ 3 đến 12 tháng trước khi bán và cam kết số lượng đặt hàng khá lớn”.

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy Shein thường nhận được đơn đặt hàng trong vòng 5 đến 7 ngày và sau đó có thể gửi sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua vận tải hàng không.

Theo Sheng Lu, Giáo sư nghiên cứu thời trang và may mặc tại Đại học Delaware, việc vận chuyển vẫn có thể mất tới hai tuần, tùy thuộc vào sản phẩm và địa điểm của người mua hàng.

Tuy nhiên, mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng mang lại cho Shein lợi thế so với các nhà bán lẻ truyền thống, vốn phải phân phối quần áo trên mạng lưới cửa hàng toàn cầu và luôn có hàng tại các địa điểm đó.

Theo dữ liệu từ Lu, từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 11 năm 2023, Zara và H&M lần lượt đưa 40.000 và 23.000 mặt hàng mới vào thị trường Mỹ. Shein đã giới thiệu 1,5 triệu sản phẩm trong cùng thời gian – gấp 37 lần so với Zara và 65 lần so với H&M.

Trong khi cả hai công ty vẫn làm việc với các nhà cung cấp ở Trung Quốc, Inditex và H&M có cơ sở sản xuất lớn ở các nước khác.

Vào năm 2022, 98% hoạt động sản xuất của Inditex có trụ sở tại 12 quốc gia, bao gồm Bồ Đào Nha, Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, nơi công ty đặt trụ sở chính. Người phát ngôn của H&M cho biết Bangladesh, cùng với Trung Quốc, là thị trường sản xuất quần áo lớn nhất của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Như Quỳnh | Markettimes

Ông chủ của đế chế thời trang Shein từng bắt đầu sự nghiệp với SEO và IMC

Ông Chris Xu (hay Xu Yangtian) là nhà sáng lập Shein. Ông sinh năm 1984 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ Thanh Đảo năm 2007.

Ông chủ của đế chế thời trang Shein từng bắt đầu sự nghiệp với SEO và IMC
Ông chủ của đế chế thời trang Shein từng bắt đầu sự nghiệp với SEO và IMC

Truyền thông Trung Quốc mô tả ông Xu là một sinh viên bình thường, có hoàn cảnh nghèo khó, phải làm việc để trang trải cuộc sống đại học.

Ông bắt đầu với công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Sau đó, ông chuyển đến Nam Kinh để làm việc cho một công ty tư vấn Marketing tích hợp (IMC), nơi ông tạo dựng tên tuổi là một chuyên gia trong lĩnh vực SEO.

Nhận thấy giá trị thương mại của việc bán hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ra thị trường quốc tế, ông quyết định bỏ việc và cùng hai đồng đội khởi nghiệp với một gian hàng bán lẻ trực tuyến đầu tiên, chuyên cung cấp các mặt hàng giá rẻ.

Trong thời gian đó, Xu phát hiện ra váy cưới là một trong những sản phẩm được săn đón nhiều nhất trên thị trường quốc tế.

Khi Xu nhận ra rằng điều duy nhất ngăn cản khách hàng quốc tế mua sản phẩm là vấn đề chuyển đổi tiền tệ, ông đã cùng đội ngũ tập trung vào việc xây dựng SheInside, tiền thân của Shein – công ty đang được định giá khoảng 100 tỷ USD.

Bóng dáng của một tỷ phú

Công ty Shein của Chris Xu đã phá vỡ sự thống trị của H&M và Zara nhờ sự nhanh nhạy với các xu hướng thời trang trên mạng xã hội.

Hãng cung cấp hàng nghìn sản phẩm mới hàng ngày trên ứng dụng của mình. Shein là ứng dụng đã thay thế Amazon trở thành ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ vào tháng 5/2021, thu hút người mua sắm bằng mức giá cạnh tranh.

Bất chấp thành công của Shein, Chris Xu vẫn giữ sự kín tiếng trước truyền thông.

Theo tạp chí Rest of World, ông chủ Shein từng dọa kiện một phóng viên Trung Quốc khi người này cố gắng tiếp cận để phỏng vấn.

Năm ngoái, tờ The Guardian đăng tải bài viết nói về một giai thoại thời mới khởi nghiệp của ông chủ Shein. “Bất kể bạn tới văn phòng thời điểm nào, dù là hai hoặc ba giờ sáng, bạn vẫn có thể tìm thấy Xu Yangtian và đội ngũ của anh ấy. Luôn họp hành, không bao giờ lười biếng và luôn cố gắng tìm hiểu mọi điều tốt đẹp về bạn”, đây là lời kể của một nhân sự giấu tên được tờ The Guardian trích dẫn.

Shein ban đầu được thành lập như một doanh nghiệp thương mại điện tử có tên Nanjing Dianwei Information Technology vào năm 2008. Hai công sự tham gia cùng ông lúc đó là Wang Xiaohu và Li Peng.

Ông Li từng chia sẻ với tờ Wired rằng cả ba đã thuê một văn phòng nhỏ, cố gắng bán mọi thứ từ ấm trà đến điện thoại trước khi chuyển sang kinh doanh quần áo.

Họ bắt đầu mài giũa mô hình kinh doanh của Shein sau nay – những đơn đặt hàng lẻ được khách hàng đặt trực tiếp từ nhà cung cấp nhỏ, quay vòng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu. Ông Li nói rằng: “Chúng tôi hướng đến lợi nhuận mỏng và bán được nhiều hàng hơn”.

Sau đó, năm 2011, SheInside được thành lập, hoạt động như một nhà bán lẻ váy cưới trực tuyến ở Nam Kinh, Trung Quốc. Năm 2015, công ty đổi tên thành Shein, chuyển trụ sở chính đến Quảng Châu và mở văn phòng tại Mỹ.

Nhờ sự thành công ngoài mong đợi, Shein đã giúp Xu trở thành một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của ông vào khoảng 11 tỷ USD, trong khi Bloomberg ước tính nó ở mức hơn 21 tỷ USD.

Công thức thành công của đế chế thời trang Shein

Dưới sự dẫn dắt của Xu, Shein bắt đầu phát triển chuỗi cung ứng của riêng mình.

Ở những ngày đầu hoạt động, công ty thuê các sinh viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật để tìm kiếm trên Internet những thiết kế phổ biến. Sau đó, nhóm thiết kế nội bộ của họ sẽ làm việc với những mẫu mã đó để cho ra sản phẩm.

Ngoài ra, các quảng cáo và sản phẩm của Shein trở nên phổ biến, tràn ngập internet là nhờ những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng và mạng xã hội thúc đẩy, đặc biệt là TikTok.

Shein có được phần lớn thành công nhờ hoạt động tiếp thị này. Theo báo cáo của nền tảng quảng cáo Illumin, đây là thương hiệu quần áo phổ biến nhất trên TikTok .

Hashtag #sheinhaul là nơi những người sáng tạo thường khoe nguyên hộp đồ giá rẻ mua từ trang này, có 14 tỷ lượt xem trên TikTok. Thẻ #shein mà người dùng đăng tất cả nội dung liên quan đến Shein, có khoảng 80 tỷ lượt xem trên nền tảng.

Mặc dù Gen Z có ý thức về biến đổi khí hậu nhưng đa phần họ vẫn yêu thích Shein.

Thương hiệu này cũng rất phổ biến trong giới trẻ (khách hàng trung bình của Shein khoảng 35 tuổi). Shein đã trở nên nổi tiếng với những người có sức ảnh hưởng bằng cách gửi cho họ quần áo miễn phí và cung cấp mã giảm giá.

Trang web của Shein liên tục đăng tải các sản phẩm mới. Vào bất kỳ ngày nào, thương hiệu này cũng có sẵn tới 600.000 mặt hàng để mua.

Ngoài ra, công ty đã đạt được danh tiếng hiếm có trong số hàng nghìn nhà cung nhờ thanh toán đúng hạn. Chu kỳ thanh toán ổn định hàng tháng là yếu tố khiến các nhà cung cấp cố gắng gắn bó với Shein, bất chấp điều kiện thương mại khó khăn.

Nhà quan sát Rui Ma cho biết: “Về cơ bản, các nhà cung cấp không kiếm được tiền hoặc thường xuyên thua lỗ trong đơn đặt hàng ban đầu. Thay vào đó, họ hy vọng tạo ra một mặt hàng có sức lan truyền rộng rãi để có thể mang lại đơn hàng lớn cho mặt hàng đó.”

Người phát ngôn của Shein cho biết chính những phương pháp đổi mới đã cho phép công ty cắt giảm chi phí và đảm bảo tiết kiệm cho khách hàng. Họ cho biết: “Mô hình chuỗi cung ứng nhanh nhẹn, dựa trên công nghệ của chúng tôi có thể giảm sản xuất dư thừa bằng cách sử dụng nhu cầu thực tế của thị trường để dự đoán doanh số và kiểm soát sản xuất”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Thương hiệu bán lẻ thời trang Shein âm thầm nộp đơn IPO tại Mỹ

Thương hiệu bán lẻ thời trang nhanh giá rẻ Shein (Trung Quốc) đang âm thầm nộp đơn IPO tại Mỹ.

Thương hiệu bán lẻ thời trang Shein âm thầm nộp đơn IPO tại Mỹ
Thương hiệu bán lẻ thời trang Shein âm thầm nộp đơn IPO tại Mỹ

Theo đó, Shein được cho là đã bí mật nộp đơn cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ và có thể sẵn sàng bắt đầu giao dịch ngay trong năm tới.

Có trụ sở tại Singapore sau khi chuyển trụ sở chính từ Trung Quốc vào năm 2021, Shein (cùng với những cái tên khác như Temu) là nhà bán lẻ thời trang trực tuyến toàn cầu được định giá tới 66 tỷ USD trong vòng gây quỹ mới nhất vào tháng 5.

Thương hiệu này gần đây đã hợp tác với Forever 21 để ra mắt dòng quần áo đồng thương hiệu đồng thời đã mua lại một khoản cổ phần đáng kể trong Sparc Group, một liên doanh được hỗ trợ bởi công ty quản lý thương hiệu Authentic Brands Group và chủ sở hữu trung tâm thương mại Simon Property Group.

Với các công ty khởi nghiệp hay các doanh nghiệp khác, cách tiếp cận thường sử dụng là bí mật nộp đơn IPO với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và chỉ thông báo tới công chúng khi mọi thứ đã thành.

Gã khổng lồ Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley dự kiến sẽ là những nhà bảo lãnh chính cho đợt chào bán của Shein.

Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, các đợt IPO ở Mỹ đã huy động được khoảng 23,64 tỷ USD, vượt qua mức 21,3 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, con số này cũng không đáng kể so với mức kỷ lục 300 tỷ USD vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

SHEIN của Trung Quốc liên tục mua lại các thương hiệu thời trang đình đám

Bỏ ngoài tai những chỉ trích gay gắt là thời trang rẻ tiền, trả lương bèo bọt, SHEIN ‘không nói nhiều’, chỉ ‘lẳng lặng’ đi mua lại những hãng thời trang đình đám bậc nhất của Anh, Mỹ.

SHEIN của Trung Quốc liên tục mua lại các thương hiệu thời trang đình đám
SHEIN của Trung Quốc liên tục mua lại các thương hiệu thời trang đình đám

Vào tháng 8 vừa qua, SHEIN đã mua lại thành công một phần ba cổ phần của Sparc, vốn là tập đoàn điều hành hãng thời trang Forever 21 đình đám có trụ sở tại Mỹ. Qua đó, Sparc cũng nắm giữ cổ phần thiểu số trong SHEIN.

Tại thời điểm đó, hãng thời trang trực tuyến này đang phải đối mặt với những chỉ trích, cáo buộc gay gắt tại Mỹ như: vi phạm luật thuế nhập khẩu Mỹ, là nguyên nhân khiến các bãi chôn lấp quá tải với những món quần áo rẻ tiền, trả lương bèo bọt cho người lao động,…

SHEIN đã phủ nhận các cáo buộc đó. Qua việc biến đối thủ cạnh tranh trong ngành thời trang nhanh thành đối tác, SHEIN đang chuẩn bị bàn đạp để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ cũng như tiến ra thế giới.

Tuy có khách hàng giống nhau nhưng SHEIN và Forever 21 lại phục vụ theo cách khác nhau. SHEIN bán hàng trực tuyến còn Forever 21 chủ yếu phủ sóng ở các trung tâm thương mại. Sau khi hợp tác, hai bên sẽ có những cách tiếp cận khách hàng mới.

Một số mẫu váy, giày của Forever 21 sẽ được bán qua kênh của SHEIN – một nền tảng trực tuyến có tới 150 triệu người dùng. SHEIN cũng sẽ được hiện diện nhiều hơn tại các trung tâm thương mại Mỹ.

Công ty đã chấp nhận chạm tay nhiều hơn vào lĩnh vực bán lẻ truyền thống. Hãng đã có các cửa hàng tạm thời ở các thành phố lớn của Mỹ như Dallas và Los Angeles, thu hút hàng dài những khách hàng háo hức.

Mới đây, vào cuối tháng 10, SHEIN lại tiếp tục công bố việc mua lại hãng thời trang Missguided của Anh từ tay tập đoàn Frasers. Thương vụ này được thực hiện khi SHEIN đang chuẩn bị cho đợt IPO tại Mỹ.

SHEIN sẽ sản xuất sản phẩm của Missguided, bán trên trang web của cả hai công ty với tư cách là một thương hiệu độc lập. Frasers vẫn sẽ giữ lại bất động sản và nhân viên của Missguided.

Missguided vốn bị tập đoàn Frasers mua lại với giá 23,4 triệu USD trước đó một năm.

Thương hiệu này là tên tuổi lớn trong làng thời trang nhanh của nước Anh, từng nổi tiếng với việc bán những bộ bikini giá 1 bảng. Sau đó, họ rơi vào khó khăn tài chính, không thể thanh toán tiền cho các nhà cung và buộc phải “bán mình” cho Frasers.

Việc SHEIN mua lại Missguided sẽ giúp công ty mở rộng thị phần và tăng cường thâm nhập thị trường toàn cầu. Các công ty được mua lại cũng dễ dàng chấp nhận thương vụ bởi chuỗi cung ứng bài bản, ít tốn kém cũng như lượng người dùng khổng lồ, đáng mơ ước mà SHEIN đang nắm giữ trông quá ư hấp dẫn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Thuỳ An | Markettimes   

Cuộc chiến giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt

Cả 2 sàn thương mại điện tử Shein và Temu đều đang trong cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ.

Cuộc chiến mua sắm giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt
Cuộc chiến mua sắm giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt

Vụ kiện Temu-Shein đệ trình hồi tháng 7 tại tòa án liên bang Massachusetts (Mỹ) đã nhấn mạnh diễn biến leo thang trong cuộc chiến pháp lý kéo dài suốt nhiều tháng giữa hai công ty thời trang mới nổi. Họ cùng nhau cáo buộc các thủ đoạn của đối thủ, trong đó có việc ép các bên cung cấp chọn phe và vi phạm bản quyền.

Theo WSJ, tranh chấp cũng đang diễn ra ở Trung Quốc – nơi Temu và Shein đặt hầu hết chuỗi cung ứng và văn phòng hỗ trợ.

Các công ty đều đấu tranh giành nhà cung cấp và nhân công để có được hàng hóa giá rẻ phục vụ phân khúc người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm tại Mỹ.

Cả Shein và Temu đều tìm cách tách mình khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng còn giới lập pháp Mỹ thúc đẩy lệnh cấm toàn diện đối với các ứng dụng Trung Quốc.

Shein vội chuyển trụ sở chính từ thành phố Nam Kinh đến Singapore, trong khi Temu ‘thủ tiêu’ khỏi trang web các đề cập liên quan đến công ty mẹ PDD có trụ sở tại Thượng Hải.

Trong vụ kiện gần đây nhất của Temu chống lại Shein tại tòa án liên bang Boston, công ty cáo buộc hãng bán lẻ thời trang trực tuyến ký thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất quần áo Trung Quốc ký, thậm chí đe doạ phạt họ nếu chuyển sang làm việc với Temu.

Temu cũng cho rằng Shein ngấm ngầm gửi thông báo vi phạm bản quyền giả mạo để làm gián đoạn hoạt động bán hàng của đối thủ.

Đáp lại, đại diện Shein cho biết: “Chúng tôi tin rằng vụ kiện này là vô căn cứ và chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ chính mình”.

Tham vọng độc quyền đã từng là thông lệ của một số gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc. Vào năm 2021, cơ quan quản lý nước này đã áp đặt mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD đối với Alibaba và 533 triệu USD đối với gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan, cáo buộc rằng hai gã khổng lồ này vi phạm hoạt động chống độc quyền. Cả hai khi đó đều chấp nhận án phạt.

Shein, ra mắt lần đầu tại Mỹ vào năm 2017, đã nổ phát súng pháp lý đầu tiên vào tháng 12 tại tòa án liên bang ở Illinois, cáo buộc rằng Temu đánh cắp nhãn hiệu và hình ảnh có bản quyền của Shein, thậm chí mạo danh Shein trên mạng xã hội.

Hãng cũng kiện Temu, cho rằng Temu thuê KOL “đưa ra thông tin sai lệch” về Shein để quảng bá hàng hóa của mình. Ví dụ như: “Shein không phải là lựa chọn giá rẻ duy nhất cho quần áo!  Hãy đến Temu.com, các lựa chọn sẽ rẻ hơn và chất lượng hơn”.

Phía Temu “bác bỏ mạnh mẽ mọi cáo buộc”. “Các cuộc tấn công leo thang của Shein khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi công ty, bao gồm quyền của những thương nhân cũng như quyền của người tiêu dùng”, đại diện Temu nói.

Ngoài ra, trong đơn khiếu nại, Temu cũng cáo buộc phía đối thủ nhiều lần vi phạm bản quyền “làm gián đoạn việc bán các sản phẩm được trưng bày trên Temu”. Kết quả là hơn 10.000 sản phẩm đã rút khỏi sàn thương mại của Temu kể từ tháng 10 năm ngoái.

“Những vụ kiện ăn miếng trả miếng giữa Shein và Temu đã làm suy yếu nỗ lực của cả hai nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, Kevin Xu, một nhà đầu tư công nghệ nói.

Shein, giao hàng tới hơn 150 quốc gia, gần đây được định giá 66 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ khi Temu xuất hiện, Shein liên tục để mất thị phần (Market Share) tại Mỹ.

Dẫu vậy, theo Phó chủ tịch điều hành Donald Tang, tăng trưởng doanh số bán hàng của Shein đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Shein cũng ghi nhận thu nhập nửa đầu năm cao nhất trong lịch sử phát triển.

Thành công của Shein bắt nguồn từ chuỗi cung ứng linh hoạt, đặt hàng số lượng nhỏ để kiểm tra nhu cầu của thị trường và chỉ bổ sung khi có lượng cầu cần thiết.

Gần đây, hãng đã mạo hiểm vượt ra ngoài lĩnh vực thời trang & phong cách sống, đồng thời áp dụng mô hình thị trường tương tự Temu cho các mặt hàng giá trị lớn và sản phẩm gia dụng.

Trong khi đó, cơ sở người dùng hàng tháng của Temu tại Mỹ đã tăng gấp 3 lần so với Shein, theo công ty tư vấn chuyên sâu về thiết bị di động GWS. Người dùng Temu dành ra trung bình 23 phút/ngày cho ứng dụng, trong khi người dùng Shein là 15 phút.

Hai nền tảng ráo riết săn tìm nhân tài của nhau, đặc biệt là những lao động từng đảm nhận các vị trí vận hành và chuỗi cung ứng. Số lượng nhân viên của PDD, bao gồm Temu và nền tảng chị em Trung Quốc Pinduoduo, là 13.000 người vào cuối năm 2022. Trong khi đó, Shein có hơn 11.000 công nhân.

Có thể nói, Shein và Temu đang dần đánh bại những ông lớn trong ngành như Zara và H&M bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm kỹ lưỡng cùng rất nhiều mặt hàng đa dạng.

Theo phân tích từ Bloomberg Second Measure, Shein đã vượt qua hai gã khổng lồ Zara và H&M tại thị trường Mỹ trong thời kỳ đại dịch, trong khi Temu giành được một vị trí vững chắc dù mới ra mắt năm ngoái.

Theo các chuyên gia, 10 năm trở lại đây, tất cả các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đều sử dụng chiến lược giá thấp để bước đầu thâm nhập thị trường nước ngoài dựa trên lợi thế chuỗi cung ứng trong nước. Mục đích chủ yếu là giành được thị phần lớn nhất có thể trong thời gian ngắn.

Amazon vốn là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) với sản phẩm rất đa dạng. Công ty có hậu cần, kho bãi, song lại không thể quản lý chuỗi cung ứng thời trang nhanh một cách hiệu quả. Trong khi đó, các đối thủ của nền tảng đang làm rất tốt nhiệm vụ này.

Theo: CNN, WSJ 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh  | Markettimes

Gã khổng lồ thương mại điện tử Shein nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

Shein được định giá hơn 60 tỷ USD, có thể trở thành công ty đại chúng từ Trung Quốc có giá trị lớn nhất tại Mỹ kể từ sau DiDi Global, nếu thương vụ IPO diễn ra thành công.

Shein của Trung Quốc nộp hồ sơ IPO tại Mỹ
Shein của Trung Quốc nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

Shein, hãng thời trang nhanh trực tuyến (Online Fast Fashion) của Trung Quốc được định giá hơn 60 tỷ USD, mới đây đã nộp hồ sơ đăng ký với các cơ quan quản lý tại Mỹ để thực hiện việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), hãng tin Reuters dẫn nguồn từ những nguồn tin thân cận với vấn đề này.

Nếu thương vụ IPO diễn ra thành công, hãng thời trang nhanh Shein có thể trở thành công ty đại chúng đến từ Trung Quốc có giá trị lớn nhất tại Mỹ, kể từ khi gã khổng lồ ngành gọi xe công nghệ Didi Global niêm yết tại Sàn giao dịch Chứng khoán New York vào năm 2021 với mức định giá 68 tỷ USD.

Didi sau đó đã bị hủy niêm yết khỏi Sàn giao dịch Chứng khoán New York trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh siết chặt quy định đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, liên quan tới các quy tắc bảo mật dữ liệu và chống độc quyền.

Shein đã bí mật gửi hồ sơ đăng ký IPO của mình với Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC), các nguồn tin cho biết. Các nguồn tin cũng nói thêm rằng thương vụ IPO của Shein tại Mỹ có thể diễn ra trước thời điểm cuối năm 2023.

Chia sẻ qua email, người phát ngôn của hãng thời trang nhanh Shein cho biết phía công ty “phủ nhận những tin đồn này”, đồng thời không đưa ra bình luận khi được yêu cầu cung cấp thêm thông tin chi tiết. Phía SEC cũng từ chối bình luận về vấn đề này.

Để thúc đẩy các kế hoạch IPO của mình, Shein đang “bỏ qua” những căng thẳng gia tăng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề như thương mại, công nghệ nhạy cảm, nhân quyền và địa chính trị.

Thương vụ IPO của Shein bị phản đối bởi một nhóm gồm khoảng 20 đại diện của lưỡng đảng Mỹ, những người đã yêu cầu phía SEC xác minh rằng công ty không “cưỡng bức lao động”, trước khi cho phép Shein được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York.

Phía Shein cho biết họ tuân thủ các tiêu chuẩn và đáp ứng đầy đủ về mặt đạo đức trong việc tìm nguồn cung ứng, đồng thời bác bỏ cáo buộc rằng họ vận chuyển nguồn cung từ một khu vực nhạy cảm của Trung Quốc.

Các nhà lập pháp Mỹ cũng đang tìm cách hạn chế quyền miễn thuế “de minimis”, được sử dụng rộng rãi bởi các nhà bán lẻ thương mại điện tử như Shein trong việc gửi đơn đặt hàng từ Trung Quốc đến Mỹ.

Một bản tóm tắt được các cơ quan chức năng tại Mỹ đưa ra vào hồi tháng 4 đã cáo buộc Shein lợi dụng quyền miễn trừ để trốn thuế, đồng thời nhập khẩu các mặt hàng được sản xuất bất hợp pháp.

Shein đã được định giá hơn 60 tỷ USD sau vòng gọi vốn tư nhân trị giá 2 tỷ USD vào tháng 3. General Atlantic, Mubadala, Tiger Global và Sequoia Capital China nằm trong số các nhà đầu tư đã rót vốn vào hãng thời trang nhanh.

Shein đã để mắt đến việc IPO tại Mỹ trong ít nhất ba năm, nhưng đã bị cản trở bởi những cơn gió ngược, bao gồm sự giám sát của Mỹ đối với các hoạt động tài chính – kế toán của các công ty Trung Quốc và biến động của thị trường do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 cũng như xung đột giữa Nga và Ukraine.

Người sáng lập công ty, Chris Xu, đã chuyển trụ sở chính của công ty từ Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô phía Đông Trung Quốc đến Singapore hơn một năm trước, một động thái giúp Shein lách các quy định mới nghiêm ngặt của Trung Quốc về việc niêm yết ở nước ngoài.

Shein đã từng bước trở thành một thế lực mới trong ngành thương mại điện tử nhờ sự kết hợp giữa kinh nghiệm chuỗi cung ứng, thiết kế quần áo dựa trên dữ liệu và các lỗ hổng về thuế ở Trung Quốc và Mỹ đã xuất hiện trong thời điểm hai quốc gia có nhiều căng thẳng về thương mại.

Mới nhất, gã khổng lồ ngành thời trang nhanh cho biết sẽ mở rộng dấu ấn của mình ở châu Âu và Mexico, bằng việc bán nhiều sản phẩm sản xuất tại địa phương hơn, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng vốn đang chỉ tập trung ở thị trường nội địa Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 4/2022, phía Shein cũng từng cân nhắc một vòng gọi vốn ở mức định giá khoảng 100 tỷ USD, các nguồn tin thân cận với vấn đề chia sẻ cùng Bloomberg.

Tháng 5/2021, Shein cũng cho biết công ty được định giá “nhiều tỷ USD” và chưa có kế hoạch thực hiện IPO trong ngắn hạn. Trong cùng năm, Shein đã vượt qua Amazon để trở thành ứng dụng mua sắm được tải về nhiều nhất từ các kho ứng dụng Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thương hiệu thời trang nhanh Shein của Trung Quốc thâm nhập Châu Âu

Ngày càng thâm nhập sâu vào châu Âu, hãng thời trang nhanh Shein của Trung Quốc khiến đối thủ cạnh tranh và những người quan tâm ngành thời trang của eurozone lo lắng, theo Le Monde.

Thương hiệu thời trang nhanh Shein của Trung Quốc thâm nhập Châu Âu
Thương hiệu thời trang nhanh Shein của Trung Quốc thâm nhập Châu Âu

Nhà bán hàng thời trang trực tuyến Trung Quốc Shein vừa mở một cửa hàng tại Marais, trung tâm Paris hôm 5/5. Là mô hình pop-up (cửa hàng bán lẻ mở tạm thời trong thời gian ngắn), nó sẽ chỉ hoạt động trong 4 ngày, đến 8/5.

Nhưng đây không phải lần đầu tiên Shein mở cửa hàng pop-up tại Pháp. Họ từng mở ở Toulouse và Montpellier một năm trước và ở Lyon vào tháng 3. “Tám nghìn người đã đến”, phát ngôn viên công ty này cho biết.

Cửa hàng lần này cung cấp cocktail và DJ. Khách hàng còn được xem các buổi biểu diễn, tham gia khiêu vũ và thưởng thức bánh ngọt màu hồng từ Besties Bakery.

Người hâm mộ đổ xô đến sự kiện, xếp thành hàng dài bên ngoài. Không khí những ngày qua sôi động tại cửa hàng được phát trên TikTok, với những TikToker lật xem giá sản phẩm trước ống kính và hét lên “Chà, rẻ quá!”

Bữa tiệc truyền thông tưng bừng của Shein khiến Yann Rivoallan, Chủ tịch Liên đoàn quần áo may sẵn dành cho phụ nữ Pháp (FFPPF) khó chịu.

Theo ông, Shein đã trở thành một đối thủ nặng ký trong ngành khi bán những chiếc áo ba lỗ giá 10,99 euro và quần dài với giá 8,99 euro, sử dụng thời trang được sản xuất trong nháy mắt và cách làm marketing mạnh mẽ.

Với mục đích thu hút phụ nữ trẻ thế hệ Z – những người sinh từ năm 1995 đến 2010 – Shein thường xuyên mở cửa hàng pop-up trên khắp thế giới để quảng bá cho nền tảng bán thời trang trực tuyến của mình.

Tại Philippines, công ty này đã mở một cửa hàng ở Makati, ngoại ô Manila, trong vài ngày của tháng 4. Vào cuối tháng 3, tại Toronto (Canada), cửa hàng pop-up của Shein thu hút 5.500 người chỉ trong một ngày cuối tuần.

Ở Nhật Bản, những chiếc túi của thương hiệu này cũng đã trở nên phổ biến với người dân Tokyo kể từ khi khai trương một showroom ở quận Harajuku vào cuối năm ngoái.

Kinh doanh thời trang giá rẻ gặp thời.

Cha đẻ của Shein là Xu Yangtian (Chris Xu). Sau khi tạo một cửa hàng trực tuyến năm 2008 tại Nam Kinh với hai cộng sự Wang Xiaohu và Li Peng, Xu cho ra mắt một trang web váy cưới dưới tên Sheinside.

Sau đó, Xu đã đa dạng hóa công việc kinh doanh sang trang phục hàng ngày cho phụ nữ, trẻ em và nam giới. Năm 2015, ông rút ngắn tên thành Shein.

Hai năm sau, Xu chuyển công ty cách nơi ra đời 1.500 km đến Quảng Châu – một trung tâm dệt may lớn – và bắt đầu bán các mặt hàng trực tuyến với sản xuất theo yêu cầu. Các nhà thầu phụ của Shein sử dụng phần mềm của công ty để “nhanh nhẹn và đáp ứng nhu cầu cao hơn”.

Startup thời trang online này bùng nổ năm 2020. Lúc đó, Covid-19 với các đợt phong tỏa khắp nơi trên thế giới mang lại lợi ích cho thương mại điện tử. Điện thoại thông minh đã trở thành nền tảng mua hàng hàng đầu và ứng dụng của Shein đã đi đúng hướng.

Doanh thu của họ đạt 8,8 tỷ euro năm 2020, lên 16 tỷ euro một năm sau đó và 30 tỷ euro năm 2022. Như vậy, Shein kiếm tiền gần như xấp xỉ Inditex – tập đoàn sở hữu Zara – với doanh thu 32,6 tỷ euro năm ngoái.

Theo Financial Times, doanh thu của Shein có thể đạt 53 tỷ euro năm 2025. Tại Mỹ, thị phần của Shein chiếm khoảng 50% trong lĩnh vực thời trang nhanh do Zara, H&M, Forever 21 và Asos tiên phong. Họ sẵn sàng phát triển mạnh hơn ở Bắc Mỹ sau khi mở hai nhà kho ở Whitestown (Mỹ) và Toronto (Canada) cuối 2022.

Shein cũng đang tăng hiện diện tại châu Âu vào thời điểm tốt. Điều này là do “tiêu dùng chi phí thấp không còn là một điều đáng xấu hổ”, theo Flavien Neuvy, Giám đốc hãng nghiên cứu thói quen tiêu dùng Cetelem Observatory.

Những năm 1990, sản phẩm bình dân được xem là chỉ dành cho người muốn mua hàng chất lượng cao nhưng không đủ tiền. Điều này giờ không còn nữa, cho dù là mua vé máy bay từ EasyJet, mua sắm tại các chuỗi cửa hàng tạp hóa giá cả phải chăng như Lidl hay mua hàng trực tuyến.

Neuvy tin rằng bối cảnh lạm phát cao hiện nay là nơi sản sinh ra các nhà bán lẻ hàng giá rẻ, bao gồm cả Shein. Các nhà hoạt động môi trường phần lớn không hài lòng với Shein vì tác động môi trường của quần áo polyester và chiến lược tiếp thị khuyến khích mua sắm quá mức.

Shein giờ có mặt ở 150 quốc gia. Theo Bloomberg, đợt nhận vốn vào tháng 4/2022 từ Sequoia Capital China, IDG Capital và Tiger Global Management giúp định giá công ty đạt 100 tỷ USD. Vào tháng 3, theo Reuters, định giá Shein là 64 tỷ USD.

Vòng tài trợ thứ hai trị giá hai tỷ USD đang được tiến hành và việc niêm yết trên Phố Wall được công ty lên kế hoạch trong nửa cuối năm nay. Điều này có thể làm giàu thêm cho Chris Xu, với tài sản ước tính khoảng 10,5 tỷ USD, theo Forbes.

Tổ chức, doanh nghiệp châu Âu ngờ vực.

Một số tổ chức xã hội, môi trường tại châu Âu cáo buộc các hoạt động đáng ngờ của Shein. Tại Đức, Greenpeace phân tích 42 sản phẩm may mặc được mua trên khắp nước Áo, Đức, Italy, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha và nói rằng 15% trong số đó vi phạm luật pháp châu Âu về hóa chất.

Ở Toulouse, Extinction Rebellion đã biểu tình trước cửa hàng pop-up Shein để nhắc nhở mọi người rằng địa điểm bán quần áo gây ô nhiễm môi trường như thế nào.

Tại Anh, tháng 10/2022, đài Channel 4 đã chiếu bộ phim tài liệu về điều kiện làm việc 12 giờ mỗi ngày của nhân viên các nhà thầu phụ cho Shein.

Một số quan chức dân cử châu Âu cũng ngờ vực về điều kiện lao động của công nhân sản xuất hàng cho Shein. Raphaël Glucksmann, thành viên của Nghị viện châu Âu nhiều lần lên án “mọi thứ mà Shein đang che giấu.”

Chính phủ Pháp cũng tuyên bố sẽ cảnh giác. Theo Rivoallan, điều này càng quan trọng hơn khi xem xét rằng ngành công nghiệp đang trải qua một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng. Chủ tịch FFPPF cho biết nhân viên của Kookaï, Pimkie và các thương hiệu khác của Pháp đang bị đe dọa bởi sự mở rộng “không công bằng” của Shein.

“Vẫn còn thời gian để ngăn chặn cỗ máy địa ngục này”, Yohann Petiot, Tổng giám đốc của tổ chức bán lẻ chuyên nghiệp Alliance du Commerce, tuyên bố.

Nhưng liệu có ngăn được bước tiến của Shein? Vào những năm 1990, các hãng hàng không lớn hy vọng sẽ cản trở các hãng hàng không giá rẻ bằng cách chế giễu sự kém tin cậy của máy bay đối thủ. Kết quả, họ đã thất bại. Tương tự như vậy, để chống lại Shein, các nhà sản xuất Pháp cũng đang đi theo con đường tương tự.

Cuối năm ngoái, FFPPF mang một số sản phẩm may mặc của Shein đến Viện Dệt may Pháp (IFTH) để phân tích, với hy vọng phát hiện các hành vi vi phạm quy định REACH của châu Âu về việc sử dụng hóa chất độc hại. Cho đến nay, nỗ lực đó là vô ích.

Vào mùa xuân, nhiều mẫu hơn đã được gửi đến phòng thí nghiệm IFTH. Alliance du Commerce đang vận động hành lang để điều tra các hoạt động tiếp thị của Shein vì cho rằng nền tảng không tuân thủ “luật pháp về hiển thị giá”, bán gian dối các mặt hàng được cho là làm bằng da hoặc len. Tổng cục Cạnh tranh, Vấn đề người tiêu dùng và Kiểm soát gian lận Pháp (DGCCRF) cũng đã để mắt đến.

Các chuyên gia thời trang Pháp vẫn nuôi hy vọng cấm Shein ở kinh đô thời trang thế giới. Hoặc, ít nhất là nhận được một quyết định tương tự như hạn chế các hoạt động của Wish.

Sau khi bị DGCCRF buộc tội vi phạm nghiêm trọng an toàn sản phẩm, trang thương mại điện tử bán đủ loại mặt hàng này đang phải chịu lệnh trừng phạt, theo lý thuyết là cấm xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm kể từ 2021.

Phủ nhận các hoài nghi về điều kiện lao động, Donald Tang, Phó chủ tịch Shein cũng khẳng định công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, kiểm tra các nhà thầu phụ và yêu cầu sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng tái tạo để giảm 30% lượng khí thải CO2 vào năm 2030.

Năm nay, Donald Tang tích cực tham dự các sự kiện lớn như Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ vào ngày 16/1. Tháng trước, anh này có mặt ở Barcelona (Tây Ban Nha) để dự Đại hội Bán lẻ Thế giới nhằm trấn an những người hoài nghi về trách nhiệm xã hội và môi trường.

Nhưng ít khách hàng của Shein để ý đến các vấn đề mà doanh nghiệp và chuyên gia châu Âu quan tâm. Marie Nguyen, Nhà sáng lập trang web WeDressFair, nơi cung cấp danh mục các thương hiệu có trách nhiệm với môi trường, nhận thấy điều này vào tháng 3, khi Shein mở cửa hàng pop-up ở Lyon. “Hầu hết họ (khách hàng) đến đó để mua càng nhiều quần áo càng tốt với 50 euro”, cô nói.

Marie Nguyen cho rằng chính quyền nên phản ứng theo hai cách là hạn chế sự phát triển của mô hình như Shein và giáo dục phụ nữ Pháp tiêu dùng ít hơn.

Theo Refashion, tổ chức môi trường của ngành dệt may ở Pháp, doanh số quần áo và mặt hàng dệt may đạt gần 3,3 tỷ euro năm ngoái, một kỷ lục nhờ giá thấp.

Phiên An (theo Le Monde)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Shein: Thế lực cạnh tranh mới của Shopee, Lazada hay TikTok

Theo Bloomberg, từng có thời điểm Shein đạt được mức định giá 100 tỉ USD và đang lên kế hoạch đạt tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) đạt 20 tỷ USD trong năm nay.

Được thành lập vào năm 2008 tại Trung Quốc, Shein hoạt động với mô hình sản xuất nội địa và ưu tiên bán hàng ra nước ngoài, chủ yếu là thông qua môi trường trực tuyến.

Hiện diện chủ yếu trên các mạng xã hội như TikTok, YouTube, Instagram, đế chế kinh doanh thời trang trực tuyến Shein mang về doanh số hàng năm trên 11 tỷ USD, tiếp cận tới khách hàng ở 150 quốc gia.

Tuy nhiên, Shein chỉ mới trở nên phổ biến gần đây ở phương Tây. Năm 2021, các sản phẩm quần áo và thời trang của Shein đã trở thành mặt hàng chính trong tủ quần áo của Gen Z từ Hoa Kỳ cho đến Dubai.

Theo Bloomberg, từng có thời điểm Shein đạt được mức định giá 100 tỉ USD và đang lên kế hoạch đạt tổng giá trị hàng hoá giao dịch (Gross Merchandise Value) đạt 20 tỷ USD trong năm nay, thu hẹp khoảng cách với các thương hiệu lớn như H&M và Zara.

Năm ngoái, Shein đã công bố những chiến lược quan trọng, đó là mở ra các cửa hàng offline tại khu vực Đông Nam Á, như Bangkok, Manila và Singapore.

Leonard Lin, Giám đốc Shein tại Singapore cho biết, công ty xác định châu Á sẽ là thị trường quan trọng để tăng trưởng, với Singapore, Philippines, Thái Lan và Malaysia.

Tại Philippines và Malaysia, Shein lần lượt đứng thứ 3 và thứ 5 trong số các ứng dụng mua sắm có nhiều người dùng hoạt động nhất trong 11 tháng đầu năm 2022. Bên cạnh đó, Shein cũng là ứng dụng mua sắm được tải về nhiều thứ 4 tại Thái Lan.

Với định hướng này, Shein thực sự trở thành một thế lực mới cạnh tranh với Shopee, Lazada, hay thậm chí là TikTok, bất chấp các sàn thương mại điện tử nói trên cung cấp đa dạng hơn về mặt sản phẩm.

Nhất là trong bối cảnh, một báo cáo gần đây cho rằng Shein có thể sẽ sớm chuyển đổi sang mô hình sàn thương mại điện tử (eCommerce) tương tự Amazon thay vì định vị là công ty thời trang kỹ thuật số. Điều này đồng nghĩa, Shein có thể bán cả các thương hiệu bên thứ ba.

Điều này không chỉ giúp Shein có thêm khách hàng, mà còn giúp bổ sung danh mục sản phẩm mà công ty còn thiếu so với Shopee, Lazada, TikTok.

Nguồn tin cho rằng, Shein sẽ bắt đầu chú trọng hơn đến các cửa hàng truyền thống. Tại cửa hàng đầu tiên của Shein ở Tokyo, người mua hàng có thể chụp ảnh selfie trong các phòng thay đồ lớn và có các chủ đề khác nhau. Họ cũng có thể dùng mã QR để mua hàng trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng Shein.

Ngoài giá, Shein cũng sẽ tạo ra sự khác biệt với Shopee, Lazada, TikTok. Cả 3 cái tên này đều có các tính năng như: mua sắm qua livestream và trò chơi tương tác.

Dù vậy, sau cùng, chìa khoá cho thành công của Shein vẫn là giải quyết được bài toán logistics phân mảnh tại Đông Nam Á. Nếu như Lazada mất 10 năm để giải quyết, Shopee mất khoảng 7 năm, thì Shein cần nhanh hơn nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips