Skip to main content

Thẻ: Shopee

Shopee – Đi sau về trước trong cuộc đua thương mại điện tử Đông Nam Á

Chỉ trong vòng 6 năm, Shopee của tập đoàn Sea (Singapore) đã trở thành sàn thương mại điện tử số một Đông Nam Á, bất chấp đi sau nhiều ‘ông lớn’ như Lazada, Tokopedia.

Hai năm qua, khi phần lớn lĩnh vực bán lẻ Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, thương mại điện tử (eCommerce) vẫn phát triển như vũ bão khi người mua, kẻ bán dần chuyển sang các nền tảng trực tuyến.

Theo báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Company, thị trường eCommerce Đông Nam Á trị giá 38 tỷ USD năm 2019, tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 và dự báo vượt 100 tỷ USD vào năm 2025.

“Lướt” trên con sóng này chính là Shopee. Năm 2015, Sea ra mắt sàn eCommerce Shopee với ưu tiên hàng đầu là người dùng di động. Dù là một kẻ đến sau, công ty chỉ mất 6 năm để  trở thành nền tảng số một tại khu vực Đông Nam Á.

Theo Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie, đi sau không đồng nghĩa với bất lợi. Ngược lại, họ có thể quan sát thị trường cẩn thận hơn và xác định xu hướng hay lĩnh vực cần cải thiện.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Junjie chia sẻ: “Đầu năm 2015, chúng tôi xem eCommerce như một ngành công nghiệp và dù đã có người chơi, chúng tôi vẫn nhìn thấy có nhiều tiềm năng tăng trưởng và nhiều khía cạnh chưa được những người chơi hiện hữu giải quyết tốt”.

Làm thế nào Shopee đạt thành tích này chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố dẫn đến vị trí của Shopee ngày nay.

Ưu tiên di động.

Người dân Đông Nam Á nằm trong số người dùng Internet di động nhiều nhất thế giới. Theo Google, Temasek và Bain & Company, có khoảng 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% kết nối với Internet chủ yếu bằng điện thoại di động.

Ngay từ đầu, Shopee đã xem di động là xu hướng đang lên và là con đường kế tiếp của eCommerce trong khu vực. Công ty tập trung tối ưu hóa trải nghiệm và tương tác của người dùng trên di động.

Theo Shopee, mua sắm trực tuyến phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người dùng trẻ, đặc biệt là những người lớn lên cùng công nghệ, thường xuyên liên lạc, làm việc và giải trí trên thiết bị. Cách tiếp cận này giúp Shopee tận dụng lợi thế tăng trưởng của thuê bao di động.

Shopee cho biết hơn 95% đơn hàng trên nền tảng thực hiện trên di động. Trước nhu cầu đó, công ty cung cấp giải pháp mua sắm khép kín trực tiếp ngay trong ứng dụng. Khách hàng có thể xem sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi đơn hàng.

Trong khi đó, người bán dùng ứng dụng để chụp ảnh, lên danh mục sản phẩm, quản trị hiệu suất, nhận tiền và giám sát quá trình vận chuyển thông qua công cụ thanh toán và logistics tích hợp sẵn.

Địa phương hóa ứng dụng.

Đông Nam Á là một khu vực lớn, không phải thị trường riêng lẻ. Mỗi quốc gia lại có một thách thức và đặc điểm khác nhau, phân khúc khách hàng cũng khác biệt.

Do đó, Shopee áp dụng cách tiếp cận địa phương hóa tại mỗi thị trường để mang đến trải nghiệm mua sắm phù hợp nhất cho các thương hiệu, người bán và người mua. Nó nằm trong triết lý ưu tiên khách hàng của Shopee.

Hiểu rõ thị trường và hành vi người dùng đồng nghĩa Shopee có thể phản hồi linh hoạt trước nhu cầu của họ.

Hoạt động này nhằm xây dựng lòng trung thành và tạo ra trải nghiệm đáng nhớ. Không chỉ có văn phòng và nhân viên tại mỗi nước, danh mục sản phẩm và chiến dịch tiếp thị của Shopee cũng linh hoạt.

Chẳng hạn, tại Indonesia, Shopee ra mắt Shopee Barokah để phục vụ người dùng Hồi giáo, đặc biệt trong tháng ăn chay.

Vào các dịp lễ, Tết âm lịch, Shopee cũng chạy các chương trình có chủ đề gắn với những ngày này. Shopee có 7 phiên bản ứng dụng khác nhau và có nhiều tùy chọn thanh toán để đáp ứng nhu cầu của từng nước.

Shopee bắt tay với ngân hàng và dịch vụ logistics bản địa để chăm sóc khách hàng. Ví dụ, tại Malaysia, nhận thấy cước giao hàng cao ảnh hưởng đến giao dịch của người dùng, công ty xử lý bằng cách đưa ra tùy chọn giao hàng miễn phí trên toàn quốc với hàng có trọng lượng tối đa 5kg.

Khi nói đến tương tác, một cách tiếp cận hiệu quả khác của Shopee là mời các ngôi sao, người có tầm ảnh hưởng làm đại sứ thương hiệu.

Tại Philippines, Shopee mời ca sỹ, nhạc sỹ Jose Mari Chan, người nổi tiếng với các bài hát mừng Giáng sinh và vô cùng phù hợp với một đất nước nổi tiếng vì ăn mừng Giáng sinh dài nhất thế giới.

Tại các thị trường khác như Thái Lan, người dùng yêu thích nhiều ngôi sao đa chủng tộc, còn tại Việt Nam, Shopee cũng mời diễn viên, ca sỹ, danh hài tham gia chiến dịch quảng cáo.

Không chỉ là mua sắm.

Một sáng kiến quan trọng của Shopee là cung cấp trải nghiệm cá nhân và xã hội cho người dùng. Về trải nghiệm cá nhân, Shopee dựa vào dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các mẫu và thông tin chi tiết từ lịch sử duyệt và mua sắm của người dùng.

Thay vì chỉ tập trung vào tăng lượng đơn hàng và cạnh tranh bằng giá, người bán có thể giành chiến thắng bằng cách tương tác với khách hàng và tạo dựng quan hệ thông qua những trải nghiệm này.

Shopee tích hợp mua sắm với mạng xã hội, xây dựng cộng đồng đủ mạnh để người dùng kết nối và giao lưu với người khác.

Các tính năng mà nền tảng đưa ra là Shopee Live (phát sóng trực tiếp), Shopee Games (chơi game ngay trong ứng dụng), Shopee Feed (bảng tin để người dùng chia sẻ nội dung về các mặt hàng), Shopee Live Chat (chat trực tiếp, cho phép người mua tương tác với người bán trực tiếp và tìm thêm thông tin trước khi giao dịch).

Ngoài ra, dữ liệu và AI còn được dùng để xác định các trường hợp nghi ngờ lừa đảo, hàng giả, hàng nhái, giúp người dùng an tâm khi mua sắm. Cùng lúc đó, các ví điện tử như ShopeePay, AirPay mang đến phương thức thanh toán tiện lợi, bảo mật, giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội mới.

Shopee cam kết củng cố hệ sinh thái đối tác bán hàng. Ở cấp độ cơ bản nhất, Shopee liên tục nâng cấp và giới thiệu tính năng mới để người bán theo dõi, quản lý hiệu quả bán hàng, thanh toán, tồn kho và giao nhận.

Chẳng hạn, trong hoạt động tiếp thị, Shopee cung cấp hàng loạt công cụ trực quan và dữ liệu để nắm bắt thói quen của khách hàng, đồng thời cho phép người bán tạo các phiếu giảm giá và khuyến mại khác.

Gần đây, Shopee bắt tay với Google ra mắt “Google Ads với Shopee”, giải pháp Marketing có một không hai để thúc đẩy doanh số trực tuyến. Nhằm bảo đảm nhiều doanh nghiệp tận dụng làn sóng chuyển đổi số và chống chọi với dịch Covid-19, nền tảng giới thiệu các khóa học và gói hỗ trợ cho người bán.

Nhờ chiến lược tiếp thị bài bản cho mỗi thị trường hoạt động, Shopee ghi nhận thành công cả trong nước và quốc tế, trở thành nền tảng eCommerce hàng đầu Đông Nam Á.

Không ngừng đổi mới và lên kế hoạch chiến lược là điều cần thiết để thích ứng với nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng.

Du Lam

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo ICT News

Lazada đang thụt lùi trong cuộc đua thương mại điện tử

Nếu như trước đây người ta thường so sánh cuộc đua giữa Shopee và Lazada như Grab và Gojek, thì hiện nay, vai trò và vị thế của 2 sàn thương mại điện tử đã rất khác xa nhau.

Lazada đang thụt lùi trong cuộc đua thương mại điện tử
Lazada đang thụt lùi trong cuộc đua thương mại điện tử

Nói với Nikkei, Lazada cho biết công ty này đang muốn lấy lại ngôi vị quán quân tại thị trường thương mại điện tử (eCommerce) Việt Nam, trong bối cảnh lĩnh vực này đang có những sự phân hóa rõ rệt.

Cụ thể, theo số liệu của iPrice Group trong quý 4/2021, lượng truy cập của Shopee đang lớn gấp 2 lần cả 3 đối thủ Tiki, Lazada và Sendo cộng lại.

Nếu như ượng truy cập Shopee đạt tới 89 triệu, tăng 14% so với quý 3/2021 và tăng 30% nếu so với quý 4/2020, thì Tiki và Lazada gần như đi ngang với, lượng truy cập lần lượt là 17,9 triệu đơn vị và 20,6 triệu đơn vị.

So với cùng kì năm 2020, cả 2 sàn thương mại điện tử này đều tăng trưởng âm, với Tiki là -20% còn với Lazada là -1%. Với Sendo, lượng truy cập trang này hiện chỉ còn 4,9 triệu, giảm 56% so với cùng kỳ năm trước.

Điều đáng nói là theo bảng xếp hạng của iPrice Group, Lazada cũng không giữ nổi vị thế sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Việt Nam như trước kia, thay vào đó là sự nhập cuộc của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trực thuộc MWG.

Theo số liệu mới nhất từ Similarweb thì riêng thegioididong.com đã có lượng traffic cao hơn so với Lazada, cụ thể thegioididong.com có hơn 50 triệu lượt truy cập hàng tháng trong khi Lazada chỉ khoảng hơn 15 triệu lượt.

Nếu như trước đây người ta thường so sánh cuộc đua giữa Shopee và Lazada như Grab và Gojek, thì hiện nay, vai trò và vị thế của 2 sàn thương mại điện tử đã khác xa.

Ở Việt Nam, Lazada với sự hẫu thuẫn của Alibaba từng có thời điểm được xem như người dẫn đầu thị trường và gần như không thể đánh bại. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi có sự gia nhập của Shopee, thuộc sở hữu của Sea Group.

Lazada cho biết, họ sẽ đầu tư mạnh vào logistics, thanh toán và mua sắm trên di động. Bên cạnh đó, phía Lazada cũng kêu gọi các siêu ứng dụng cùng “mở cửa” hợp tác để cung cấp tới người dùng dịch vụ, trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Đại diện của Lazada chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng hợp tác cùng nhau làm việc sẽ là hướng đi đúng đắn trong tương lai”.

Nhìn vào các bài học tại thị trường Trung Quốc, CEO Lazada Group – ông Chun Li cho biết, các siêu ứng dụng ngày nay đang đặt mục tiêu “giam” khách hàng vào một nền tảng duy nhất. Thay vào đó, ông Li mong muốn các công ty nên hợp tác để mang đến cho người dùng nhiều kênh tương tác cả trực tuyến lẫn trực tiếp.

Một hình thức khác có thể kể đến là việc các sàn thương mại điện tử luôn muốn độc chiếm người dùng thông qua các phương thức thanh toán ví điện tử độc quyền.

Thực tế, tại Việt Nam, Lazada cũng chưa có ví điện tử riêng, trong khi Shopee đã có Shopee Pay liên tục đưa ra các ưu đãi. Nhìn sang các siêu ứng dụng khác, Grab từ lâu đã bắt tay cùng Moca, còn Gojek mới đây cũng bắt tay cùng MoMo.

Gần đây, Alibaba đã thảo luận về việc huy động ít nhất 1 tỷ USD cho Lazada. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Bloomberg, hiện các cuộc đàm phán đều chưa thu về kết quả khi định giá của Lazada chưa đạt như kì vọng.

Nguồn tin thân cận với Alibaba cho biết, công ty này còn dự định về một đợt IPO tiềm năng cho Lazada với hy vọng thu về ít nhất 1 tỷ USD, nhưng sau đó rút lui bởi không đảm bảo được mức định giá như dự kiến ​​của mình.

Hiện tại, dường như Alibaba sẽ loại bỏ kế hoạch huy động vốn vì họ không cần tiền và thị trường vẫn biến động, do định giá của các công ty công nghệ đang giảm dần, nhất là sau những màn IPO của Grab, Sea để lại nhiều bài học.

Tất nhiên, Alibaba vẫn có ý định tách Lazada thành một công ty riêng biệt, khi sự cạnh tranh ngày càng nóng lên với các đối thủ phát triển nhanh như Shopee của Sea và GoTo của Indonesia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Lộ diện đối thủ mới của Shopee, Tiki và Lazada tại Việt Nam

Theo các chuyên gia, tính năng TikTok Shop thực sự đe dọa tới thị phần của các ông lớn thương mại điện tử đang có mặt tại Việt Nam như: Shopee, Tiki, hay Lazada.

Lộ diện đối thủ đáng gờm của Shopee, Tiki và Lazada tại Việt Nam
Lộ diện đối thủ đáng gờm của Shopee, Tiki và Lazada tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao tác dễ dàng, nhanh gọn, mỗi video TikTok chỉ chừng vài chục giây cũng đủ thu thút cả triệu người xem. Và đó chính là cách TikTok đang lớn mạnh mỗi ngày.

Theo dữ liệu từ We Are Social, lượng người dùng ứng dụng TikTok trên 18 tuổi tại Việt Nam là 39,65 triệu người. Con số này cũng đưa Việt Nam lên vị trí thứ 6 toàn cầu về lượng người dùng TikTok sau các quốc gia Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga, Mexico.

Không dừng lại ở hoạt động tương tác, giải trí, TikTok mới đây đã thể hiện rõ tham vọng của mình, khi chính thức tiến vào lĩnh vực thương mại điện tử thông qua tính năng có tên là TikTok Shop tại Việt Nam.

Được biết, ​​TikTok Shop là một hệ sinh thái của các giải pháp thương mại điện tử cho phép các nhà bán hàng, bán trực tiếp thông qua tài khoản TikTok của họ. Tính năng ngày được cung cấp một cách tự nhiên trong nền tảng.

Các sản phẩm của người bán được giới thiệu cho người dùng TikTok thông qua video nguồn dữ liệu, livestream và Tab giới thiểu sản phẩm nổi bật trong trang hồ sơ.

TikTok Shop mang đến cho người dùng một cách thức để mua hàng ngay tại ứng dụng TikTok mà không cần thoát app, mở sang một trang web hay gian hàng thương mại điện tử khác.

Theo các chuyên gia, tính năng TikTok Shop thực sự đe dọa tới thị phần của các ông lớn đang có mặt tại Việt Nam như: Shopee, Tiki, hay Lazada.

Đặc biệt khi thương mại xã hội (Social Commerce) tiếp tục là xu hướng mua sắm yêu thích của người tiêu dùng, tính năng mua sắm trong ứng dụng của các nền tảng mạng xã hội như TikTok còn trở nên phát triển mạnh mẽ hơn.

Với lượng người dùng đông đảo có sẵn trên nền tảng, TikTok có thể chuyển đổi nhu cầu của họ từ giải trí sang mua sắm, vì đây là 2 trải nghiệm có nhiều điểm tương đồng.

Bên cạnh đó, TikTok Shop được mô tả như “một cú đánh trực diện” vào phương thức bán hàng affiliate – vốn đang được áp dụng rộng rãi bởi Shopee, hay Lazada.

Chẳng hạn, trước kia nếu muốn người dùng mua hàng, hoặc tìm hiểu sản phẩm trên TikTok thì cần có các TikToker quảng bá sản phẩm trên TikTok. Sau khi đăng nội dung, TikToker sẽ gắn link sản phẩm trong phần mô tả.

Lúc này họ sẽ có 2 nguồn thu là nhãn hàng thuê quảng cáo, và thu nhập từ affiliate của các sàn thương mại điện tử như Shopee hoặc Lazada.

Nhưng khi có TikTok shop, sẽ không cần gắn link Shopee mà vẫn có thể mua thẳng từ TikTok. Các nhãn hàng sẽ tự làm video để bán hàng mà không nhất thiết cần thuê các TikToker nữa.

Vì vậy, không thể phủ nhận rằng tiềm năng của TikTok Shop là rất lớn. Thêm vào đó, trong khi YouTube bắt người xem phải xem hết 5s mới cho tắt quảng cáo, nhưng TikTok thì không. Điều này càng làm tối ưu trải nghiệm người dùng trên TikTok.

Ở thời điểm hiện tại, TikTok Shop đã có mặt ở Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. Hồi tháng 2 năm ngoái, TikTok Shop đã bắt đầu được thử nghiệm ở Indonesia.

Trước đó, tại Mỹ, Vương quốc Anh và Canada, TikTok Shop đã hợp tác cùng Shopify. Thỏa thuận cho phép người bán thêm tab mua sắm vào hồ sơ TikTok của họ và đồng bộ hóa danh mục sản phẩm để tạo cửa hàng nhỏ trên nền tảng video ngắn này.

Ở Trung Quốc, phiên bản nội địa của TikTok có tên Douyin đã cho phép người bán nhúng phần link sản phẩm vào livestream hoặc video ngắn của họ trong hai hoặc ba năm qua.

Năm 2020, ByteDance cũng ra mắt ứng dụng “Doudian” với các tính năng tương tự như TikTok Seller.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Instagram vượt qua TikTok và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất

Theo số liệu báo cáo mới nhất của App Annie trong quý 1 năm 2022, Instagram đã vượt qua TikTok để trở thành ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất.

Instagram vượt qua TikTok
Instagram vượt qua TikTok và trở thành mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất trong Quý 1 năm 2022.

Sau một vài quý dẫn đầu về lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng, TikTok hiện đã đánh mất vị trí số 1 về tay Instagram (thuộc Meta).

Theo số liệu báo cáo Quý 1 năm 2022 của data.ai, Instagram và TikTok là những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu còn TikTok thì dẫn đầu về lượng chi tiêu của người tiêu dùng.

Instagram vượt qua TikTok

Hiện 57% doanh thu của TikTok đến từ nhóm người dùng Trung Quốc.

Theo ghi nhận của data.ai:

“Snapchat đã chuyển mình từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống từ quý trước, trong khi đó, Shopee đã tăng từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 7.

Công ty về thương mại điện tử hay thương mại di động có trụ sở tại Singapore này đã báo cáo doanh thu GAAP là 5,1 tỷ USD vào năm 2021 và hoạt động tại hơn 13 quốc gia.”

Về phần Snapchat, ngày càng nhiều người dùng trẻ coi nó như là một nền tảng nhắn tin chính cho các cuộc thảo luận có tính riêng tư – so với các nền tảng nhắn tin phổ biến khác như Facebook Messenger hay Telegram, Snapchat có được sự tín nhiệm cao hơn.

data.ai cũng xem xét đến các mức độ chi tiêu tổng thể của người tiêu dùng.

Instagram vượt qua TikTok

Theo data.ai:

“Nhìn chung, mức độ chi tiêu của người tiêu dùng cho các ứng dụng đã tăng hơn 40% trong hai năm qua, với tổng chi tiêu dành cho iOS tăng gần 42% so với quý 1 năm 2020 và tăng 44% đối với Google Play.”

data.ai cũng lưu ý rằng iOS chiếm 65% trong tổng số 33 tỷ USD chi tiêu cho các cửa hàng ứng dụng trên toàn cầu, con số này vẫn được duy trì với 5 quý trước đó.

Trong khi Android vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển, người dùng iOS lại chi tiêu nhiều hơn.

Bạn cũng có thể xem chi tiết báo cáo này tại: Latest App Download

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Shopee rút lui khỏi Pháp sau vỏn vẹn 4 tháng

Sau 4 tháng hoạt động, sàn thương mại điện tử Shopee thông báo rời khỏi Pháp. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy những khó khăn Tập đoàn SEA phải đối mặt ở thị trường nước ngoài.

Trên website chính thức, Shopee thông báo sẽ đóng cửa tại Pháp vào ngày 6/3. Tuy nhiên, các đơn hàng của người dùng đã đặt trước đó vẫn sẽ được giải quyết và hoàn thành.

“Trong ngắn hạn, chúng tôi quyết định dừng cung cấp dịch vụ Shopee tại Pháp. Các thị trường khác không bị ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận cởi mở và có kỷ luật để khám phá thêm những thị trường mới”, Shopee cho biết.

Theo Straits Times, Pháp từng là một trong những thị trường mới tiềm năng đối với tập đoàn mẹ SEA có trụ sở ở Singapore, đặc biệt trong bối cảnh Shopee đang tích cực đẩy mạnh phát triển ra ngoài phạm vi Đông Nam Á. Nền tảng thương mại điện tử còn có mặt tại Tây Ban Nha và Ba Lan.

Sau khi rút khỏi quốc gia châu Âu, sàn thương mại điện tử này có thể chuyển trọng tâm sang các thị trường trọng điểm khác như Mỹ Latinh.

Trước đó SEA đối mặt với rắc rối lớn ở thị trường Ấn Độ. Sau khi chính quyền New Delhi đột ngột cấm tựa game di động nổi tiếng Free Fire, cổ phiếu SEA sụt giảm mạnh và giá trị vốn hóa nhanh chóng bay hơi hơn 16 tỷ USD.

Theo công cụ theo dõi App Annie, Free Fire là trò chơi di động có doanh thu cao nhất Ấn Độ vào quý III/2021. Một số nhà đầu tư lo ngại lệnh cấm chỉ là sự khởi đầu cho những rắc rối của SEA.

Theo Bloomberg, hàng loạt quỹ lớn như Franklin Dynatech Fund và Blackrock Capital Appreciation Fund bắt đầu cắt giảm lượng cổ phần nắm giữ tại SEA vào tháng 1.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 tại APAC

Báo cáo mới nhất của YouGov cho thấy ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm qua.

Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 tại APAC

YouGov là công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế có trụ sở chính tại Anh, hiện có mặt tại hơn 40 quốc gia.

Báo cáo “Best Buzz 2021” của công ty này cho thấy sàn thương mại điện tử Shopee dẫn đầu trong bảng xếp hạng các thương hiệu được đề cập nhiều nhất trong năm 2021, xét trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương APAC (gồm Australia, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam). Nhiều tên tuổi lớn cũng góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng của YouGov đo lường độ nhận diện thương hiệu thông qua nhiều chỉ số và câu hỏi khảo sát người dùng:

“Nếu bạn nghe tên của thương hiệu này trong vòng hai tuần qua, trên quảng cáo, phương tiện truyền thông hoặc truyền miệng, thông tin đó là tích cực hay tiêu cực?”. Điểm số của thương hiệu bằng phần trăm số phản hồi tích cực trừ phần trăm phản hồi tiêu cực.

Tại Việt Nam, thứ hạng các thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 có thay đổi. Trong đó, Shopee cán đích vị trí thứ hai với 52,5 điểm – cách thương hiệu về nhất 3,5 điểm. Nếu xét riêng trong lĩnh vực TMĐT, Shopee nắm giữ vị trí cao nhất.

Bảng xếp hạng còn có sự góp mặt của các sàn TMĐT khác trong top 10, cho thấy vai trò của các nền tảng này trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân.

Nhất là trong thời kỳ giãn cách xã hội, các sàn TMĐT giữ vai trò duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô.

Trong đó, Shopee giữ vị trí hàng đầu nhờ những đóng góp trong việc đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến tại nhà, thanh toán không tiền mặt và nỗ lực vì cộng đồng.

Điều này tương thích với kết quả “Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á” do Google, Temasek và Bain and Company công bố năm 2021, cho thấy TMĐT tăng trưởng 53% so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo cũng dự đoán nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam ​tăng trưởng 31% – lên 21 tỷ USD, khả năng đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Theo báo cáo “Best Buzz”, ngoài vị trí quán quân khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nền tảng Shopee cũng đứng số 1 tại Indonesia, Malaysia, Singapore và số 2 tại Philippines, Thái Lan.

Kết quả này cho thấy sức ảnh hưởng của Shopee trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, công nhận những đóng góp của nền tảng TMĐT này trong việc hỗ trợ người dùng thích ứng với bình thường mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Shopee đang bỏ xa Tiki, Lazada và Sendo

Dường như “miếng bánh” thương mại điện tử sẽ không chia đều cho tất cả tay chơi, nhất là trong bối cảnh cuộc đua giành thị phần giữa các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam đang ngày một trở nên khốc liệt.

Shopee đang bỏ xa Tiki, Lazada và Sendo
iStock

Tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 chỉ ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV – Gross Merchandise Value), đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Khảo sát nhanh cho thấy, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, “miếng bánh” thương mại điện tử sẽ không chia đều cho tất cả tay chơi, nhất là trong bối cảnh cuộc đua giành thị phần giữa các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam đang ngày một trở nên khốc liệt.

Theo thống kê của iPrice Group trong Q4/2021, Shopee hiện là đơn vị dẫn đầu về sự phổ biến với gần 89 triệu lượt truy cập. Trên các mạng xã hội như: Instagram, Facebook, YouTube, sự hiện diện của ông lớn TMĐT này là rất vượt trội.

Đáng chú ý, lượng truy cập của Shopee nhiều hơn gấp đôi con số mà các đối thủ trực tiếp như Tiki, Lazada và Sendo cộng lại.

Lazada hiện chỉ xếp thứ 4 với 20,6 triệu lượt truy cập, theo sau là vị trí thứ 5 của Tiki với 17,8 triệu lượt truy cập. Còn Sendo tụt xuống vị trí thứ 11 với gần 5 triệu lượt truy cập.

Dù cuộc đua thương mại điện tử chưa ngã ngũ, nhưng có thể thấy rõ sự đuối sức từ các tay chơi nội. Tiki hiện được cho là đang “khát vốn” khi xuất hiện nguồn tin cho rằng, công ty đang đàm phán với Shinbank Bank cho một đợt đầu tư mới trị giá khoảng 40 triệu USD.

Cuối năm ngoái, Tiki đã huy động thành công 258 triệu USD trong vòng đầu tư do AIA Insurance Inc dẫn dắt. Mục đích là nhằm mở rộng thị phần thương mại điện tử, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai.

Trước đó, để bổ sung dòng tiền, Tiki từng huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ, kỳ hạn 2 năm với lãi suất 13%/năm. Mức lãi suất chào bán trái phiếu của sàn thương mại điện tử Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trên thị trường hiện nay.

Còn về phía Sendo, từ nửa cuối năm 2020 đến nay, công ty chưa thông báo thêm bất kì vòng gọi vốn nào thành công. Từng có thông tin công ty đang huy động vòng gọi vốn series D. Hoạt động này diễn ra ngay sau khi tin đồn Sendo sáp nhập với Tiki thất bại.

Đổi lại, các thương hiệu bán lẻ như Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, FPT Shop hay CellphoneS đều có thứ hạng cao cho mình.

Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh lần lượt chiếm vị trí thứ 2 và 3 trên bảng xếp hạng với 59 triệu và 24 triệu lượt truy cập. FPT Shop và CellphoneS lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 với 9,3 và 8,7 triệu lượt truy cập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P1)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.

Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).

Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.

Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).

(* PPP hay Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.

Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).

Hình 1

Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).

Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.

Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.

Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.

Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.

Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.

2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.

Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.

Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.

Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:

Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.

Các hộ gia đình nhỏ.

Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% ​​trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.

Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.

Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.

Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.

Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.

Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.

Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).

Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.

Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.

Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.

Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.

Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.

Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến ​​đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.

Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.

Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.

Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).

Hình 2

Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet, cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Ông Rohit Sipahimalani – Chiến lược gia phụ trách hoạt động đầu tư của Temasek đánh giá, ngày càng có nhiều người nhận ra tiềm năng của nền kinh tế Internet Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh một số công ty khởi nghiệp trong khu vực đang chuẩn bị IPO.

Một trong những startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore với các mảng kinh doanh chủ chốt bao gồm: nhà phát triển trò chơi trực tuyến – Garena và nền tảng thương mại điện tử – Shopee đạt 200 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến J&T Express của Indonesia. “Gã khổng lồ” chuyển phát nhanh nhận được hậu thuẫn từ các quỹ như: Boyu Capital, Hillhouse Capital và Sequoia Capital China với tư cách là nhà đầu tư chính và dự kiến sẽ niêm yết tại Hồng Kông vào năm tới.

“Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm các thị trường rộng lớn nơi có tiềm năng phát triển đáng kể. Giờ đây, họ nhìn thấy những yếu tố này trong nền kinh tế Internet của Đông Nam Á”, ông Rohit Sipahimalani nói.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech
Startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 đã nêu bật những chuyển biến trong khu vực gồm sáu nền kinh tế Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Đồng thời báo cáo phát hiện rằng, có tới 11 kỳ lân công nghệ tiêu dùng mới ra đời tại khu vực trong năm nay, nâng tổng số các startup đạt giá trị hơn 1 USD lên con số 23.

Cũng theo báo cáo, nền kinh tế số của Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, có thêm 40 triệu người dùng trực tuyến mới trong năm 2021.

Cùng với đó, hiện có 440 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số, chiếm khoảng 3/4 dân số trong khu vực. Nền kinh tế Internet của khu vực cũng dự kiến ​​sẽ đạt 360 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2025 và sẵn sàng vượt qua 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Động lực mạnh mẽ này, được thúc đẩy bởi các ngành thương mại điện tử, du lịch, truyền thông, vận tải và thực phẩm.

Tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 chỉ ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV – Gross Merchandise Value), đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Khảo sát nhanh cho thấy, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.

Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn khi nguồn vốn ngoại tiếp tục chảy vào. Hoạt động đầu tư tăng vọt trong nửa đầu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục 1,37 tỷ USD, vượt qua các khoản đầu tư cả năm của những năm gần đây.

Nhìn chung, không riêng thị trường Việt Nam, mà tất cả các nền kinh tế khu vực đều chứng kiến ​sự tăng trưởng rõ rệt. Philippines có mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất, ở mức 93%. Tiếp theo là Thái Lan (51%), Indonesia (49%) và Malaysia (47%).

Nền kinh tế số của Đông Nam Á nhờ đó đã vượt qua Ấn Độ, nhưng vẫn còn tiềm năng chưa được khai thác. Đại diện Temasek cho biết, trong khi thương mại điện tử và fintech sẽ tiếp tục thu hút nhiều vốn nhất trong thời gian tới, các lĩnh vực non trẻ khác đầy hứa hẹn bao gồm công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Ngay cả khi thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, các công ty khởi nghiệp trong khu vực cũng phải đối mặt với thách thức thiếu hụt nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Sau Lễ Độc thân, các sàn TMĐT chạy đua cho Black Friday

Không giống dịp sale Lễ Độc thân 11/11, chương trình khuyến mãi cùng ưu đãi cho ngày Black Friday của các sàn TMĐT có phần kém rầm rộ hơn.

Sau Lễ Độc thân, các sàn TMĐT chạy đua cho Black Friday
Source: Glamour

Lo ngại dịch bệnh còn phức tạp, Phương Linh – 24 tuổi, nhân viên văn phòng sống tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) – quyết định tránh xa các địa điểm tập trung đông người như siêu thị, trung tâm thương mại… Thay vào đó, để hòa vào không khí mua sắm dịp Black Friday, Linh chọn phương án săn sale trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).

“Mua trên sàn TMĐT vừa tiện lại tiết kiệm thời gian. Ngoài chương trình giảm giá của gian hàng, nếu biết săn sale, mã khuyến mãi, tôi còn nhận được các ưu đãi khác như miễn phí cước vận chuyển, hoàn tiền vào ví…

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm. Một số mặt hàng sau khi về tay thường không đúng kiểu dáng, tính năng như mô tả”, Linh chia sẻ.

Kết thúc Lễ Độc thân 11/11, nhiều sàn TMĐT lớn tại Việt Nam tiếp tục bắt tay lên kế hoạch, chạy nước rút cho ngày hội mua sắm lớn nhất trên thế giới – Black Friday.

Nhiều khuyến mãi “cũ”.

Theo ghi nhận của Zing, các chương trình giảm giá, khuyến mãi cũng như hoạt động quảng bá dịp Black Friday trên hệ thống sàn TMĐT không rầm rộ, đa dạng như Lễ Độc thân vừa qua. Song, các sàn TMĐT vẫn duy trì những ưu đãi đặc trưng như giảm giá nhiều mặt hàng từ 20-50%, săn voucher giảm giá sản phẩm hay cước vận chuyển.

Đối với Tiki, sàn TMĐT này triển khai chương trình “Tiki Black Friday – Câu chuyện của mùa sale” kéo dài từ ngày 23-27/11 với cao điểm vào ngày 26/11.

Mỗi ngày, Tiki trải dài sự kiện khuyến mãi khắp các ngành hàng như làm đẹp, sức khỏe, mẹ và bé, thời trang với “Thứ 4 rạng rỡ – Đại Tiệc Làm Đẹp”; ngành hàng xe máy, điện tử, điện gia dụng, nhà cửa, sách với “Thứ 5 Tiện Nghi với Top Thương Hiệu”.

Riêng ngày 26/11, sàn tung ra chương trình Giảm 50% sản phẩm thương hiệu, Coupon giảm 1,1 triệu đồng, Deal sốc 0 đồng, Deal đồng giá 1.000-x1.000 đồng và Freeship mọi nơi không giới hạn.

Ngoài ra, nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt, khuyến khích thanh toán trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh, Tiki triển khai các ưu đãi như giảm giá từ 50.000-300.000 đồng khi sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng, ví điện tử đối tác. Bên cạnh đó, khách hàng có cơ hội hoàn tiền lên đến 3 triệu đồng khi mua iPhone 13 series.

Tương tự, đối thủ của Tiki là Shopee cũng triển khai các hoạt động khuyến mãi kéo dài từ ngày 26/11 đến 29/11 nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong dịp Black Friday và Cyber Monday.

Sàn vẫn mang đến những ưu đãi quen thuộc như giảm giá hàng hiệu đến 50%, hoàn xu Xtra đơn từ 0 đồng hay freeship Xtra đến 70.000 đồng. Như thường lệ, người dùng có thể nhận được nhiều voucher mua sắm nếu săn sale vào những khung giờ như 0h, 9h, 12h, 21h.

Ngoài ra, khách hàng của Shopee có thể tiếp tục tham gia các hoạt động quay số đón sinh nhật của sàn với tổng giá trị giải thưởng 12 tỷ xu hoặc cơ hội trúng tiền mặt, xe hơi.

Theo dữ liệu của iPrice, tính riêng trong quý III/2021, lưu lượng truy cập trên website Shopee đạt 77,8 triệu lượt, đứng đầu thị trường TMĐT. Dự kiến, con số này còn tăng cao hơn nữa khi sàn đẩy mạnh hoạt động kích cầu mua sắm cuối năm.

Đối với Lazada Việt Nam, ngoài kế hoạch tập trung sale hàng hiệu, sàn còn tung ra nhiều ưu đãi hoàn tiền lên đến 12% trên mỗi sản phẩm và quà tặng độc quyền trong các khung giờ đặc biệt như 0-2h ngày 26/11 và 20-24h ngày 29/11.

Song song, Lazada phân phối thêm số lượng có hạn voucher với các mức chiết khấu khác nhau như giảm 30.000 đồng cho đơn từ 400.000 đồng, giảm 70.000 đồng cho đơn từ 800.000 đồng hay giảm giảm 150.000 đồng cho đơn từ 1,5 triệu đồng.

Đẩy mạnh sale ngành hàng thiết yếu.

Về thói quen mua sắm cuối năm của người dân, đa số sàn TMĐT ghi nhận xu hướng gia tăng chi tiêu đối với các ngành hàng thiết yếu trong gia đình. Đây cũng là nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh mới chỉ hạ nhiệt.

“Sàn ghi nhận nhu cầu mua sắm đa dạng và tiếp tục gia tăng từ người dùng, từ các sản phẩm thương hiệu lớn đến mặt hàng thiết yếu hàng ngày.

Những ngành hàng được người dùng Việt quan tâm nhất hiện nay là nhà cửa và đời sống; sức khỏe và sắc đẹp; điện thoại và phụ kiện… Chúng tôi sẽ đẩy mạnh ưu đãi ngành hàng này trong ngày Black Friday và Cyber Monday”, đại diện Shopee thông báo.

Trao đổi với Zing, đại diện Tiki cho biết người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch thói quen thông thường sang nhóm sản phẩm thiết yếu, đồng thời thắt chặt chi tiêu hơn sau thời gian giãn cách.

Tuy nhiên, trước nhu cầu chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, Tiki vẫn ghi nhận một số tín hiệu tăng trưởng rõ rệt đối với ngành hàng thời trang, làm đẹp, mẹ và bé…

Mặt khác, việc người dân thường xuyên ở nhà khiến mức chi dùng cho những sản phẩm, dịch vụ tại nhà tăng cao. Ngoài xu hướng tích trữ số lượng lớn theo lốc, lô, size to, người dùng còn đẩy mạnh mua sắm các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử phục vụ công việc tại gia.

Đối với Lazada, ngoài các nhóm ngành thiết yếu như bách hóa, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, sàn còn thúc đẩy nhóm ngành thời trang, công nghệ để đáp ứng điều kiện quay trở lại cuộc sống “bình thường mới” của người dân.

Để nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ của đối tác, nhiều sàn TMĐT xây dựng chính sách mới, qua đó tạo điều kiện hoạt động cũng như tháo gỡ những khó khăn về chi phí vận hành cho chủ gian hàng.

Theo Tiki, sàn đang triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ như miễn phí phí hoa hồng cho người bán thuộc ngành hàng thời trang đến hết quý I/2022, miễn phí phí thanh toán, miễn phí 3 tháng sử dụng mô hình lưu kho của Tiki, đồng thời ưu đãi đến 50% cho 3 tháng kế tiếp.

Tận dụng lợi thế công nghệ, một số sàn TMĐT như Tiki, Shopee còn đẩy mạnh phát triển giải pháp kinh doanh số nhằm tối ưu quyền lợi của người bán.

Nhiều sạn khi săn sale.

Mặc dù vậy, việc săn sale trên các sàn TMĐT vẫn tồn tại một số bất cập. Trên thực tế, nhiều người dùng phản ánh tình trạng sale ảo, tức giá sản phẩm sau khi sale không mấy chênh lệch so với giá bán ngày thường.

Chưa hết, nhiều gian thương cố tình đẩy giá sản phẩm trước ngày sale, sau đó giảm xuống hòng đánh lừa người dùng, bán giá cao hơn hoặc tương tự ngày thường.

Ở trường hợp khác, một số người bán lồng ghép sản phẩm có giá trị thấp vào mặt hàng chủ đạo, tạo hiệu ứng “chim mồi” để thu hút tương tác của người dùng, khiến họ dễ nhầm lẫn giá thành.

Ví dụ, sản phẩm “Giày Sneaker Jordan 1 Milan” trên sàn Shopee có giá dao động từ 56.778-237.250 đồng. Tuy nhiên, sau khi bấm vào, người dùng mới nhận ra sản phẩm trị giá 56.778 đồng thực chất chỉ là một đôi tất.

“Tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến. Cảm giác rất thất vọng khi mua phải những sản phẩm sale ảo, dần dần nó sẽ trở thành ác cảm cho người tiêu dùng mỗi khi bước vào mùa sale. Các chiêu trò đánh lừa tâm lý là một trong những nguyên nhân triệt tiêu cảm xúc hứng khởi mỗi khi mua sắm”, Phương Linh cho biết.

Theo đại diện Tiki, tình trạng giá giảm ảo đang là vấn đề nhức nhối chung của các sàn TMĐT. Nhằm khắc phục tình trạng này, Tiki đã áp dụng hệ thống phát hiện tự động để kịp thời sàng lọc người bán đẩy giá cao bất thường hoặc có dấu hiệu tăng giá gốc của hàng hóa.

Sàn Shopee cũng đưa ra chính sách xử lý vi phạm đối với trường hợp giá bán tăng bất hợp lý trước khuyến mãi. Theo đó, người bán không được tăng giá gốc sản phẩm một cách bất hợp lý trước khi tham gia khuyến mãi.

Sàn sẽ căn cứ vào lịch sử thay đổi giá và giá mặt hàng trước và trong đợt khuyến mãi. Nếu bị phát hiện, Shopee sẽ xóa sản phẩm đăng bán và phạt điểm trong hệ thống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Zing

Doanh nghiệp bứt phá nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử

Covid-19 mở ra cơ hội phát triển kinh tế số, khiến chuyển đổi số thành bước ngoặt tất yếu của doanh nghiệp, theo Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam.

Doanh nghiệp bứt phá nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử
Source: Pexels

Trong diễn đàn “Bứt phá cùng chuyển đổi số” nằm trong khuôn khổ chương trình CTO Summit 2021, do VnExpress tổ chức và phát trực tuyến ngày 25/11, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam đã đưa ra những nhận định xoay quanh bước ngoặt chuyển đổi số của các doanh nghiệp công nghệ lẫn ngoài công nghệ.

Chuyển đổi số được xem như bước đệm quan trọng giúp doanh nghiệp bứt tốc trong thời đại 4.0. Cộng thêm lực đẩy từ làn sóng chuyển dịch từ offline lên online, ông Hoàng cho rằng chuyển đổi số giờ đây không còn là lựa chọn mà đã thành bước ngoặt tất yếu của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Bình thường mới – vận hội mới.

Trải qua hơn 4 tháng giãn cách xã hội, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn bình thường mới. Làn sóng Covid-19 thứ 4 vừa qua tại Việt Nam đã cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ của cả thói quen tiêu dùng lẫn nền tảng kinh doanh chính của các doanh nghiệp thương mại đa lĩnh vực.

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô thương mại điện tử Việt Nam đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bùng phát.

Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người dân đã dần quen với các hoạt động mua sắm trên internet. Dù muốn hay không, nhiều người phải thừa nhận họ không biết làm gì ngoài lên mạng trong những ngày giãn cách xã hội.

Mặt khác, hình thức đi chợ, mua sắm hàng thiết yếu và tiêu dùng nhanh trực tuyến tưởng chừng bất khả thi nay lại được chào đón nhiệt tình.

Ông Nguyễn Huy Hoàng đã chỉ ra có đến 53% người dân Việt Nam cho rằng mua sắm hàng tạp hóa, thiết yếu trên mạng đã thành lối sống mới. Đây là sự thay đổi vượt bậc so với trước đại dịch.

Ngoài ra, tâm lý mua sắm “trả thù” cũng thúc đẩy người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu, không ngại “mở hầu bao” trong những đợt sale cuối năm. Doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội này để thúc đẩy doanh số, bù đắp lại quãng thời gian “đóng băng” trước đó.

Theo ông Hoàng, đây chính là dấu hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho nền kinh tế phục hồi và phát triển mạnh mẽ hậu suy thoái. Trong đó, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng tất yếu chứ không còn là lựa chọn nếu doanh nghiệp muốn tăng trưởng bứt phá.

Trên hành trình số, thương mại điện tử giữ vai trò là “cánh tay trợ lực”, giúp các doanh nghiệp đối tác “lên sóng” nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều bằng những chính sách và chiến lược số riêng biệt.

Tuy nhiên, vị giám đốc cũng chỉ ra rằng để bắt kịp làn sóng chuyển đổi số, không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức do trước nay họ chưa từng hoặc chưa quen với kinh doanh online.

“Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, hệ sinh thái thương mại điện tử với hậu thuẫn là nền tảng công nghệ vững chắc, sẽ là chìa khóa giúp tháo gỡ “nút thắt” này cho các doanh nghiệp”, ông Hoàng khẳng định.

“Chìa khóa” giúp doanh nghiệp mở cánh cửa kỹ thuật số.

Ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết, để sống sót qua đại dịch, nhiều thương hiệu và doanh nghiệp đã chọn cách “lên sàn” để duy trình kinh doanh.

Theo báo cáo Quý III/2021 của Lazada Việt Nam, số lượng thương hiệu và nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada tăng gấp 1,5 lần.

Trong đó có những thương hiệu lớn như Estée Lauder, Shiseido, Shu Uemura, Starbucks, Dyson, VinMart… Những thương hiệu F&B như Pizza 4P’s, Vua Cua, Paris Baguette… cũng tìm đến “lối thoát” trên thương mại điện tử trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, dừng mọi hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ.

Đáp lại nỗ lực “lên sàn” của doanh nghiệp, thương mại điện tử đã mang về cho đối tác lượng khách hàng tiềm năng với số lượng bùng nổ. Cũng trong quý III/2021, Lazada Việt Nam đã chứng kiến số lượng đơn hàng và lượng khách mua sắm trực tuyến tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhận xét về động thái của các doanh nghiệp Việt trên, ông Hoàng cho rằng sự phát triển của thương mại điện tử chính là yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ nhất với họ.

Doanh nghiệp có thể thoải mái tiếp cận nguồn khách hàng sẵn có của các sàn, nhận sự hỗ trợ tiếp thị qua các chương trình, sự kiện, lễ hội mua sắm; đồng thời kết nối vận chuyển hàng từ doanh nghiệp đến tận tay người dùng.

“Quá trình giao hàng kết hợp cùng thương mại điện tử như Lazada nhanh chóng và dễ dàng hơn bởi chúng tôi luôn không ngừng cải tiến về mặt công nghệ. Ứng dụng AI, tự động hóa quy trình và giúp thiết kế tuyến đường vận chuyển hợp lý nhất.

Đây là lợi thế to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp”, vị Giám đốc phát triển đối tác kinh doanh Lazada Việt Nam cho hay.

Xu thế vững bền trong tương lai.

Hành trình chuyển đối số của doanh nghiệp Việt ở thời điểm hiện tại tuy khả quan, tích cực và ngày càng sôi động, song vẫn còn nhiều trở ngại, thách thức và e dè.

Ông Hoàng dự đoán rằng trong 5 năm tới, dù chuyển đổi số đã ăn sâu trong các tổ chức, doanh nghiệp, không cần thúc đẩy hay nhắc nhiều như hiện nay, các sàn thương mại điện tử vẫn có thể lạc quan về sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Theo báo cáo eConomy 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử Việt Nam vẫn sẽ duy trì phát triển vượt bậc với tiềm lực khai phóng mạnh mẽ. Mua sắm trực tuyến sẽ không chỉ là một sự lựa chọn, mà dần trở thành một phần của nếp sống của người dân Việt Nam.

Với các số liệu tích cực như 71% người sử dụng internet trong nước từng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần, hay có đến 99% người mua sắm trực tuyến mới sẽ tiếp tục mua sắm trong tương lai… Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lạc quan về một tương lai kỹ thuật số chiếm lĩnh thị trường và trở thành xu hướng tất yếu không của riêng bất cứ lĩnh vực nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Cuộc đua thương mại điện tử giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia

Tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu, khi chiếm hơn một nửa tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn đa ngành.

Source: Pexels

Shopee có lượng truy cập nhiều nhất ở cả ba thị trường.

Theo số liệu quý III/2021 từ iPrice và SimilarWeb, Shopee – thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore – là nền tảng thương mại điện tử đa ngành có thị phần về lượt truy cập cao nhất ở cả ba nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Cụ thể, tại Việt Nam, sau nhiều quý liên tiếp dẫn đầu, cho đến nay, Shopee vẫn là đối thủ khó vượt mặt khi chiếm 57% tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn thương mại điện tử đa ngành.

Lazada Việt Nam và Tiki lần lượt chiếm 16% và 13%. Các nền tảng khác chia đều 14% còn lại trong bảng xếp hạng.

Tại Malaysia, lượt truy cập website Shopee chiếm đến 71% tổng số lượt truy cập, theo sau đó Lazada Malaysia với 18% và PG Mall là 9%.

Trong khi đó, bản đồ thương mại điện tử Thái Lan về thị phần về lượt truy cập cho thấy sự phân chia giữa Shopee Thái Lan và Lazada Thái Lan, khi hai nền tảng này lần lượt chiếm là 57% và 35%. Theo sau đó là nền tảng Central Online chỉ với 2%.

Một xu hướng thú vị được thấy ở cả ba quốc gia là các trang thương mại điện tử nội địa đều lọt tốp 3 trang thương mại điện tử đa ngành hàng đầu của mỗi nước.

Tiki (Việt Nam), PGMall (Malaysia) và Central Online (Thái Lan) đã làm khá tốt trong việc tạo dựng thương hiệu tại các thị trường tương ứng.

Người dùng Việt tương tác thường xuyên fanpage thương mại điện tử.

iPrice nghiên cứu sự tham gia của người dùng vào các hoạt động truyền thông xã hội trên tốp ba trang Facebook thương mại điện tử đa ngành ở mỗi quốc gia từ Buzzsumo. Kết quả cho thấy người Việt tương tác thường xuyên cao hơn người Thái, nhưng ít hơn người Mã.

Cụ thể, Việt Nam chiếm 36% người dùng tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử. Dữ liệu cho thấy người dùng có xu hướng thả “like”, “love” và “haha” khi tương tác.

Malaysia có tỷ lệ tương tác cao nhất là 44% và thấp nhất là Thái Lan với chỉ 20%. Người Thái khi tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử thường có xu hướng “like”, “share” và “love”. Điều này khá tương đồng với hành vi tương tác của người Malaysia với xu hướng lần lượt là “like”, “share” và “comment”.

Một báo cáo của Napoleon Cat cho biết hơn 8)% dân số Việt Nam là người dùng Facebook tính đến tháng 10 năm 2021, cho thấy Facebook nắm giữ vai trò thiết yếu trong việc giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả tại Việt Nam.

Việt Nam – ngôi sao trên thị trường thương mại điện tử khu vực.

Theo dữ liệu từ iPrice Group, tổng lượt truy cập trung bình tốp 10 trang thương mại điện tử của Việt Nam đã gấp 2 lần Thái Lan, và gần 3 lần Malaysia trong quý III/2021.

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore), Google và công ty tư vấn quản lý Bain & Company công bố gần đây cho biết thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 13 tỷ USD trong năm 2021.

Ước tính, con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 32%, tiến tới mức 39 tỷ USD trong năm 2025. Quy mô này sẽ giúp Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia.

Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành một trong những “ngôi sao” trong thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á.

Bước vào kỷ nguyên hậu Covid-19, tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) đã trở thành một nếp sống mới và các nhà bán hàng kỹ thuật số ngày càng nhiều, đã tác động tích cực tới quy mô thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Doanh nghiệp nội ‘hụt hơi’ trong cuộc đua thương mại điện tử

Trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành tốp đầu ở Việt Nam đã có sự thay đổi trong quý II, cho thấy cuộc chơi dường như đang bị lấn át bởi doanh nghiệp ngoại.

thương mại điện tử

iPrice Group trong báo cáo mới nhất cho biết thứ hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành tại Việt Nam bắt đầu có sự chuyển dịch.

Sau nhiều quý liên tiếp bị các đối thủ qua mặt, Lazada Việt Nam vươn lên hạng 2 trong “cuộc đua tứ mã” về lượt truy cập website các sàn thương mại điện tử đa ngành.

Theo đó, lượt truy cập website trung bình của Lazada Việt Nam tăng 14% so với ba tháng đầu năm và nhận về 20,4 triệu lượt truy cập.

Shopee Việt Nam đánh dấu quý thứ 12 dẫn đầu về lượt truy cập website với 73 triệu lượt truy cập trong quý này, tăng 9,2 triệu lượt so với ba tháng đầu năm.

Lượng truy cập website của các sàn thương mại điện tử. Nguồn: iPrice.

Trong khi đó, lượt truy cập trung bình vào website của hai sàn thương mại điện tử đa ngành nội địa Tiki và Sendo có sự giảm nhẹ, lần lượt đạt 17,2 và 7,9 triệu lượt.

iPrice nhận định như vậy, trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành tốp đầu ở quý II/2021 đã có sự thay đổi nhất định. Theo như xu hướng hiện tại, cuộc chơi lại dường như đang bị lấn át bởi các doanh nghiệp ngoại.

Báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company tại thị trường Đông Nam Á cho thấy rằng doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 12 tỷ USD.

Đồng thời, đưa ra dự báo con số này sẽ tăng 4,5 lần và đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, quy mô thị trường đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.

Điều đó cho thấy rằng thấy rằng thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có triển vọng tích cực và dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.

Tuy vậy, tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn và có khả năng cao sẽ còn liên tục tạo nên những thay đổi khác nữa trong tương lai.

Bùng nổ nhu cầu tìm kiếm cửa hàng thiết yếu online.

iPrice cho biết bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc và xuyên suốt từ đầu đại dịch.

Điều này lý giải phần nào nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bán sản phẩm thiết yếu online (trực tuyến) tăng mạnh trong những tháng giãn cách xã hội.

Cụ thể, lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223% trong quý II/2021.

Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố.

Cùng với đó, người dân dành sự quan tâm hơn đến thực phẩm tươi sống, thịt cá, đồ uống các loại, thực phẩm đóng gói và rau củ quả, khi mức tăng trưởng lần lượt là 99%, 51%, 30% và 11% so với quý I/2021.

Như vậy, hoạt động giãn cách xã hội có thể là một trong những cú hích làm bùng nổ nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bách hóa online, siêu thị online.

Trước nhu cầu này, dòng dịch chuyển lên online của các nhà bán lẻ mặt hàng thiết yếu có lẽ sẽ thêm phần gấp rút, iPrice nhận định.

Ở diễn biến khác, iPrice phát hiện rằng giá các mặt hàng tạp hóa ở Việt Nam lọt tốp rẻ nhất trong khu vực ASEAN sau khi so sánh giá của các mặt hàng tạp hóa ngoại tuyến phổ biến ở các nước Đông Nam Á từ Numbeo – một trong những cơ sở dữ liệu do người dùng đóng góp lớn nhất thế giới.

Đơn cử, Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng với chi phí mua sắm sản phẩm bách hóa thông dụng cao nhất là 2,5 triệu đồng (110 USD), theo sau là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines.

Các mặt hàng được chia theo danh mục và trọng lượng như thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, gạo); trứng, sữa, phô mai; thịt (gà, bò); trái cây và rau củ; nước lọc; rượu, bia và thuốc lá.

Nhìn chung, Việt Nam là quốc gia có chi phí mua các mặt hàng bách hóa rẻ thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Theo như người dùng Numbeo, khoản chi phí mua sắm các mặt hàng này tại Việt Nam chỉ khoảng 1,2 triệu đồng (54 USD).

Nếu không bao gồm sản phẩm rượu, bia và thuốc lá, chi phí ước tính chỉ rơi vào khoảng 942 nghìn đồng (41 USD).

Điều này cho thấy rằng trong thời kỳ Covid-19, mua các sản phẩm để phục vụ nhu cầu sống cơ bản hàng ngày tại Việt Nam vẫn còn “dễ thở” hơn so với các nước trong khu vực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Shopee có thể thâm nhập vào Ba Lan để bắt đầu mở rộng sang Châu Âu

Theo Wiadomości Handlowe đưa tin, Shopee, nền tảng thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, hiện đang chủ yếu hoạt động ở châu Á và Nam Mỹ, có thể sớm thâm nhập thị trường Ba Lan.

Shopee có thể thâm nhập vào Ba Lan để bắt đầu mở rộng sang Châu Âu
Photo: The Star

Theo đó, những người bán hàng trực tuyến tại Ba Lan đã được Shopee đề nghị hợp tác từ những ngày đầu của tháng 8. Công ty này cũng được cho là đã ký hợp đồng cung cấp với các công ty logistics địa phương tại Ba Lan như DPD và InPost.

Shopee cũng đã mua tên miền Shopee.pl của Ba Lan, nền tảng sẽ cung cấp một số chương trình khuyến mãi từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022, chẳng hạn như giao hàng miễn phí cho người mua và hoa hồng miễn phí cho người bán.

Tại Ba Lan, Shopee sẽ trở thành nền tảng thách thức các nền tảng địa phương như Allegro và gã khổng lồ Amazon có trụ sở tại Mỹ. Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Châu Á này cũng được cho là sẽ gia nhập Ấn Độ trong thời gian tới.

Sự phát triển này của Shopee theo sau sự mở rộng sang thị trường Châu Mỹ Latinh, được khởi động bằng việc ra mắt tại Brazil vào cuối năm 2019.

Brazil đang được phát triển để trở thành thị trường lớn nhất của Shopee, hiện lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) tại trị trường này đã vượt qua cả Indonesia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo TechinAsia

Ông chủ Shopee trở thành người giàu nhất Singapore

Ông Forrest Li, tỷ phú đồng sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Sea, công ty mẹ của Shopee, vừa trở thành người giàu nhất Singapore nhờ giá cổ phiếu công ty tăng mạnh.

Theo Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú người gốc Trung Quốc này hiện có 19,8 tỷ USD tài sản ròng, sau khi chứng chỉ tiền gửi Mỹ (một chứng khoán do ngân hàng Mỹ phát hành) của Tập đoàn Sea tăng 67% trong năm nay.

Người giàu thứ 2 Singapore là ông trùm ngành sơn Goh Cheng Liang với giá trị tài sản ròng 17,7 tỷ USD.

Theo Bloomberg, đây là một ví dụ khác về cách các tỷ phú công nghệ đã vươn lên trong bảng xếp hạng người giàu ở các quốc gia trên khắp châu Á.

Trước đó, tỷ phú Brian Kim – người sáng lập ứng dụng nhắn tin Kakao Group – đã vượt qua người thừa kế Samsung trở thành người giàu nhất Hàn Quốc.

Sea hiện là công ty có giá trị nhất Đông Nam Á. Gần đây công ty đã phát triển sang cả mảng fintech ngoài lĩnh vực trò chơi và thương mại điện tử, đồng thời mở rộng hoạt động ra ngoài khu vực.

Tháng 12 năm ngoái, Sea đã được Singapore cấp giấy phép ngân hàng số và mua lại Ngân hàng PT Kesejahteraan Ekonomi (còn gọi là ngân hàng BKE) của Indonesia.

Theo nhà phân tích Nathan Naidu tại Bloomberg Intelligence, cả 2 động thái này sẽ cho phép tập đoàn phát triển mảng kinh doanh SeaMoney, không chỉ thanh toán mà còn cho vay, bảo hiểm, quản lý tài sản và các dịch vụ tài chính khác.

SeaMoney là mảng kinh doanh dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và tài chính của công ty.

Trong quý II vừa qua, tổng thanh toán sử dụng dịch vụ ví điện tử của SeaMoney đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng gần 150% so với một năm trước đó. Ngày 17/8, ông Li cũng cho biết, doanh thu của Sea tăng 159% lên 2,3 tỷ USD trong quý II.

Thành công của Sea phần lớn đến từ mảng kinh doanh cốt lõi là trò chơi trên điện thoại di động Free Fire khi có hơn 1 tỷ lượt tải từ Google Play.

Ngoài ra, doanh thu của Sea còn được thúc đẩy nhờ nền tảng thương mại điện tử Shopee. Theo ông Li, Shopee đã trở thành ứng dụng mua sắm được tải về nhiều thứ 2 trên cả Android và iOS trên phạm vi toàn cầu.

Tập đoàn Sea được thành lập năm 2009 do ông Li cùng 2 người khác là ông Gang Ye và ông David Chen đồng sáng lập.

Hiện ông Ye đang làm giữ chức Giám đốc Vận hành (COO) với giá trị tài sản 10,8 tỷ USD, trong khi đó ông Chen là Giám đốc sản phẩm của Shopee có 3,6 tỷ USD tài sản ròng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Quảng cáo cộng tác: Kết nối các thương hiệu và nhà bán lẻ để tối đa hóa sự tăng trưởng

Các nhà marketer tại APAC đã sử dụng quảng cáo cộng tác (Collaborative Ads) như thế nào? Họ thấy những tiềm năng gì? Các agency nên làm gì để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh?

Quảng cáo cộng tác: Kết nối các thương hiệu và nhà bán lẻ để tối đa hóa sự tăng trưởng

Để giải đáp những vấn đề đó, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia đến từ Shopee, Hsin Hsin Galaxy, OpenMind và cả Facebook.

Ngay cả trong những ngày trước Covid-19, ngành thương mại điện tử đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục với hai con số.

Đại dịch mới đã thúc đẩy sự chuyển dịch từ các cửa hàng truyền thống sang cửa hàng trực tuyến, nhưng hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu nguồn lực để thiết lập hoặc mở rộng quy mô trên các nền tảng thương mại điện tử của riêng họ.

Các thương hiệu bán sản phẩm của họ thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến có thể muốn xem xét đến phương pháp quảng cáo cộng tác của Facebook.

Định dạng quảng cáo này cho phép những người làm marketing đặt các quảng cáo động (dynamic ads) trên các phân khúc danh mục của nhà bán lẻ trực tuyến để thúc đẩy những người mua sắm quan tâm đến trang sản phẩm của các nhà bán lẻ.

Là một phần của hệ thống Facebook Discovery Commerce, quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu vốn có sự hiện diện ít ỏi trên thương mại điện có thể tiếp cận khách hàng với các quảng cáo có khả năng thúc đẩy sự khám phá, cân nhắc cũng như mua hàng trên các website hay ứng dụng của các đối tác bán lẻ của họ.

Định dạng quảng cáo này được phát triển lần đầu ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương), đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho các ngày hội Mega Sale bao gồm 11.11 (Ngày độc thân) và 12.12 trong hàng thập kỷ qua, nơi phần lớn các giao dịch mua sắm được thực hiện qua các nền tảng thương mại điện tử.

Bà Via Abano, Giám đốc Marketing sản phẩm tại Facebook, cho biết:

“Châu Á đã dẫn đầu trong việc sử dụng quảng cáo cộng tác để thúc đẩy chuyển đổi người dùng, lưu lượng truy cập và bán hàng trong hai năm qua.”

“Các nhà tiếp thị rất yêu thích định dạng này.”

Bà Sol Romero, chuyên gia tại Openmind Team Nestle cho biết:

“Vai trò của quảng cáo cộng tác trong con đường mua hàng của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở việc chuyển đổi hay mua hàng mà còn mở ra các cơ hội mới về khả năng khám phá thương hiệu, tạo ra các mong muốn và ý định mới.”

“Các nền tảng dường như đánh giá rất cao điều đó.”

Bà Peggy Zhu, Trưởng bộ phận phát triển thương hiệu và marketing tại Shopee cho biết:

“Thứ nhất, quảng cáo cộng tác cho phép quảng cáo được cá nhân hóa và sản phẩm được làm nổi bật một cách linh hoạt.

Đối với thương hiệu, điều đó có nghĩa là bạn có thể đẩy các sản phẩm đến các nhóm đối tượng có liên quan hơn, dẫn đến chuyển đổi hiệu quả hơn về chi phí.

Thứ hai, bản chất tự động của các quảng cáo cộng tác cho phép các nhà quảng cáo mở rộng quy mô của chiến dịch một cách dễ dàng hơn nhiều.”

Còn đối với Ông Vince Huang, tổng giám đốc tại Hsin Hsin Galaxy thì cho rằng quảng cáo cộng tác đã trở thành một thành phần quan trọng trong các chiến lược truyền thông hỗn hợp (media mix) của các chiến dịch.

“Một trong số những điều thú vị nhất về quảng cáo cộng tác là nó cho phép hiển thị tất cả các giai đoạn trong hành trình mua sắm của khách hàng.

Với những insights có giá trị này, chúng tôi có thể tìm ra những cách tốt hơn để giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ thúc đẩy doanh số bán hàng đồng thời có thể nắm lấy nhiều thị phần hơn trong toàn bộ hệ sinh thái thương mại điện tử.”

Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian diễn ra Covid-19 khi các thương hiệu luôn tìm cách tiếp cận những đối tượng chưa được khai thác trước đây.

Với Mega-sales.

Do tính chất được nhắm mục tiêu và tự động, các quảng cáo cộng tác có các lợi thế lớn để tối đa hóa doanh thu trong những ngày Mega Sale, khi các khoảng không quảng cáo (ad inventory) thường đắt hơn.

Shopee đã hợp tác với hơn 10.000 thương hiệu trên khắp khu vực APAC, với nhiều thương hiệu trong số đó đạt được kết quả rất tích cực.

Đại diện bộ phận marketing từ Shopee chia sẻ: “Quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu nhắm mục tiêu theo những cách thức phù hợp hơn, điều này có thể giúp thương hiệu tránh được rất nhiều các khoản ngân sách lãng phí.”

Quảng cáo cộng tác nên được tiếp cận như thế nào?

Theo các chuyên gia, thương hiệu nên tận dụng các quảng cáo cộng tác trong suốt cả năm (always-on) chỉ đơn giản là vì người tiêu dùng mua hàng mọi lúc mọi nơi.

Như Bà Abano từ Facebook nói: “Always-on đóng vai trò rất quan trọng vì nó xây dựng đối tượng mục tiêu và thúc đẩy mua hàng bằng cách xây dựng và nắm bắt hàng ngày các ý định mua hàng.”

Bà Abano cho biết thêm: “Chúng tôi đã phân tích hơn 1500 tài khoản trên nhiều danh mục và nhận thấy rằng có nhiều cơ hội lớn hơn cho các nhà quảng cáo nếu họ sử dụng chiến lược Always-on.

Bằng cách quảng cáo trong những ngày trước Mega Sale, chẳng hạn 04 tuần trước đó, chúng tôi đã thấy lượng mua hàng tăng hơn 46%. Chi phí cho mỗi lần mua rẻ hơn 19% so với các ngày bán hàng từ những tuần trước đó.”

Các phương pháp hay nhất về quảng cáo cộng tác.

Cái hay của quảng cáo cộng tác là nó có tính linh hoạt mà bạn có thể sử dụng để đạt được KPIs cho các chiến dịch của mình: đó là việc hướng lưu lượng truy cập đến website của thương hiệu của bạn hay website của đối tác của bạn?

Bà Abano từ Facebook cũng đã nêu bật 5 phương pháp hay nhất cho quảng cáo cộng tác:

  • Xác định các mục tiêu và KPIs một cách rõ ràng.
  • Hãy hướng đến các danh mục sản phẩm rộng hơn.
  • Tách chiến dịch thành các mục tiêu nhắm mục tiêu lại và tìm kiếm mới khách hàng tiềm năng khác nhau.
  • Tận dụng các chiến lược giá thầu tự động và phân phối quảng cáo tự động.
  • Đặt thời lượng chuyển đổi là 7-day-click và 1-day view.

Tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng.

Một cải tiến độc đáo mới ra đời từ APAC là sự tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) với quảng cáo cộng tác, đặc biệt là với những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencer).

Sự kết hợp giữa OpenMind với Nescafe Gold là một ví dụ điển hình. Bằng cách sử dụng quảng cáo cộng tác và nội dung của những người có ảnh hưởng, agency này đã có thể tăng số lượt xem nội dung và đẩy nhiều người hơn xuống các phần dưới của kênh bán hàng.

Agency này đã hợp tác với nhiều người có ảnh hưởng để tạo các quảng cáo hợp tác, điều này cho phép Nescafe Gold tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

Được đánh dấu rõ ràng là mối quan hệ đối tác có trả phí, quảng cáo cũng bao gồm nút “mua ngay” nhằm mục tiêu hướng những khách hàng tiềm năng đến website của nhà bán lẻ để khám phá thêm và mua hàng. Chiến dịch đã tăng thêm 25% chuyển đổi và tăng 40% đối với các hành động thêm vào giỏ hàng.

Tầm quan trọng của các mối quan hệ đối tác.

Khi quảng cáo cộng tác liên quan đến nhiều bên và vẫn còn là một định dạng quảng cáo tương đối mới, các agency có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Suy cho cùng, họ biết rõ các danh mục sản phẩm của khách hàng, họ có những cái nhìn toàn diện nhất về người tiêu dùng và có thể giúp thương hiệu đặt KPIs, theo dõi kết quả và cải thiện hiệu suất.

Bà Abano từ Facebook cho biết thêm: “Nhiều nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo cộng tác đến từ ngành CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), do đó, họ đã dựa trên các kênh ATL hoặc tại các cửa hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Yếu tố kỹ thuật số và thương mại điện tử còn khá mới nhưng chúng có những tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi (transformation). Các agency là đối tác chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi này được diễn ra.”

Mối quan hệ đối tác lý tưởng giữa các agency, thương hiệu, nền tảng và Facebook là một  mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự cộng tác, giao tiếp cởi mở và trách nhiệm trình bày một cách rõ ràng về các nhiệm vụ.

Điều quan trọng nữa là tất cả các bên phải có mục tiêu rõ ràng. Mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ nên được nhìn nhận thông qua lăng kính của các mục tiêu ngắn hạn mà còn là hướng đến các mục tiêu dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Shopee vẫn tiếp tục giữ vị trí thống trị trong thị trường thương mại điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam

Lệnh đóng cửa vẫn tiếp tục trong khi tình hình Covid-19 đang căng thẳng đã buộc người tiêu dùng Việt Nam phải trực tuyến. Và kết quả là, Shopee đã bỏ xa các đối thủ cạnh tranh gần nhất của mình.

Báo cáo người tiêu dùng được kết nối (Connected Consumer Report) của Decision Lab cho quý 2 năm 2021 đã cho thấy gã khổng lồ thương mại điện tử của Singapore, Shopee, là thương hiệu mua hàng trực tuyến yêu thích nhất của Việt Nam.

Khi phần lớn người dân Việt Nam đang sống trong điều kiện đóng cửa nghiêm ngặt kể từ tháng 5 năm 2019, bao gồm cả ở trung tâm kinh tế chính Thành phố Hồ Chí Minh, sự thống trị của Shopee so với các đối thủ cạnh tranh đang tiếp tục tăng lên.

Theo nghiên cứu, khi được hỏi về việc sử dụng nền tảng nào thường xuyên nhất khi mua sắm trực tuyến, 51% số người được khảo sát trên thiết bị di động của Decision Lab cho biết đó là Shopee.

Đây là lần đầu tiên một nền tảng thương mại điện tử vượt qua mức hơn 50% trong toàn ngành kể từ khi Decision Lab bắt đầu xuất bản chuyên đề báo cáo này vào năm 2019.

Trong thời gian này, mua sắm trực tuyến đã bùng nổ trong tầng lớp trung lưu vốn đang ngày càng gia tăng (middle class) tại Việt Nam, do đại dịch toàn cầu tăng nhanh.

Cùng với một loạt các đối thủ cạnh tranh, bao gồm Alibaba của Trung Quốc, công ty mẹ của Shopee, Sea Group đã đầu tư rất nhiều vào tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo của Bloomberg, nghiên cứu e-Conomy SEA 2020 được thực hiện bởi Google, Temasek và Bain đã tiết lộ rằng từ năm 2016 đến năm 2020, 1,9 tỷ USD đã được đầu tư vào lĩnh vực trực tuyến tại Việt Nam.

Được thu hút bởi một loạt các chương trình khuyến mãi và bao gồm cả những gì Shopee gọi là “giờ săn hàng” – khoản đầu tư đã thực sự mang lại hiệu quả cho Sea Group.

Khi được chia nhỏ thành các trung tâm thành thị và khu vực, sự thống trị của Shopee càng thể hiện rõ ràng hơn.

Khi được hỏi về nền tảng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, 80% người được hỏi đã chọn Shopee, và con số này cũng bỏ xa so với các đối thủ như Sendo hay TiKi.

Nếu xét theo nhóm tuổi, Shopee vẫn giữ nguyên vị thế, ngoại trừ một điểm khác biệt rõ ràng là Gen X vẫn thích Lazada nhiều hơn, cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Shopee.

Lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 2012 (Shopee ra mắt vào năm 2015) và sau đó được mua lại bởi Tập đoàn Alibaba vào năm 2016, Lazada rõ ràng là vẫn có một số lợi thế nhất định khi nó là một trong những nền tảng thương mại điện tử ‘lâu đời’.

Bạn có thể tải đầy đủ báo cáo tại: Connected Consumer Report for Q2, 2021

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Now sắp đổi tên thành ShopeeFood với những tham vọng mới

Việc Now đổi tên thành ShopeeFood là một động thái tất yếu khi Sea đang nắm giữ đến 82% cổ phần của Foody.

Now, một trong ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam, cho biết sẽ đổi tên thành ShopeeFood kể từ ngày 18/8/2021. Động thái này rõ ràng cho thấy Sea đang có tham vọng đồng nhất về mặt thương hiệu các dịch vụ mà nó đang triển khai tại Việt Nam.

Sea thâu tóm 82% của Foody Corporation vào cuối tháng 9/2017 trong một thương vụ trị giá 64 triệu USD. Trước đó, Sea cũng tham gia vòng đầu tư Series B của Foody vào tháng 7/2015 với số vốn không được công bố.

Foody được ông Đặng Hoàng Minh sáng lập  vào năm 2012 trong vai trò một dịch vụ đăng tải thông tin nhà hàng và gợi ý ăn uống.

Đến năm 2015, Foody chuyển đổi thành một nền tảng giao dịch cho các dịch vụ giao đồ ăn và đặt chỗ nhà hàng sau khi nhận được vốn đầu tư từ Garena and Tiger Global Management.

Cùng năm, Foody ra mắt dịch vụ theo yêu cầu DeliveryNow, hiện đổi tên thành Now.

Đến nay, Foody đang cung cấp các dịch vụ giao đồ ăn Now, dịch vụ đặt bàn TableNow và phần mềm quản lý bán hàng NowPOS.

Đầu năm nay, ShopeeFood cũng âm thầm triển khai ở Indonesia. Hồi tháng 6, Shopee cũng thực hiện tuyển dụng nhiều tài xế giao đồ ăn ở Malaysia. Điều này đồng nghĩa với việc ShopeeFood cũng đang rục rịch vận hành ở quốc gia này.

Ngoài Now, ví điện tử AirPay cũng chính thức đổi tên thành ShopeePay vào đầu tháng 6 năm nay.

Báo cáo thường niên của Sea cho thấy Sea có 30% cổ phần CTCP AirPay vào năm 2018. Đến năm 2019, con số giảm xuống còn 18%. Báo cáo thường niên mới nhất của Sea vào năm 2020 không nhắc đến thông tin này.

Thời điểm đó, đại diện của Shopee nói rằng việc đổi tên AirPay bằng ShopeePay không chỉ mang ý nghĩa về mặt nhận diện thương hiệu mà còn nhằm xây dựng hệ sinh thái tích hợp, góp phần phát triển hệ thống thanh toán số tại Việt Nam và trong khu vực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Thương mại số đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm tại khu vực Đông Nam Á

Việt Nam hiện dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về lượng người dùng dịch vụ kỹ thuật số mới với tỷ lệ 41% trên tổng số người sử dụng các dịch vụ tiêu dùng nói chung.

Dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng ở Đông Nam Á bắt đầu lựa chọn sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số như: thanh toán không tiền mặt, đi chợ qua các ứng dụng điện thoại, mua sắm thương mại điện tử,…

Theo Báo cáo Kinh Tế số Đông Nam Á (SEA) 2020 được Google, Temasek và Bain & Company công bố, cứ 3 người sẽ có 1 người dùng mới bởi tác động của dịch Covid-19 và 94% trong số đó cho biết có ý định tiếp tục những thói quen tiêu dùng này sau đại dịch.

Việt Nam dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á về lượng người dùng dịch vụ kỹ thuật số mới

Đáng chú ý, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về lượng người dùng dịch vụ kỹ thuật số mới với tỷ lệ 41% trên tổng số người sử dụng các dịch vụ tiêu dùng nói chung.

Sự phát triển của của thương mại số đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Trước đây, hoạt động mua hàng trực tuyến tại các nước trong khu vực thường không phổ biến bằng các thị trường lớn như Trung Quốc.

Tuy nhiên, Covid-19 đã tác động và tạo thế cân bằng, cộng hưởng cùng sự phát triển của công nghệ và nền tảng mới, những kỳ vọng và nhu cầu mới của người tiêu dùng từ đó được mở ra.

Không chỉ ở Việt Nam, các thương hiệu tại Đông Nam Á đều cần chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, khi sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi tiêu dùng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ các kênh thương mại.

Các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada hiện đang là động lực chính thúc đẩy sự thâm nhập của hoạt động thương mại trên các nền tảng số.

Đồng thời, họ cũng dẫn đầu với những xu hướng tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Tuy nhiên, trong tương lai, việc phụ thuộc quá mức vào những sàn thương mại điện tử có thể gây ra những áp lực về tài chính và khiến thương hiệu dần mất quyền tự chủ, đặc biệt là trong việc quản lý dữ liệu khách hàng.

Từ năm 2020, toàn khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong ngành thương mại kỹ thuật số cùng với sự lên ngôi của hàng loạt các dịch vụ mới.

Tỷ lệ người sử dụng internet, thanh toán kỹ thuật số và niềm tin của người tiêu dùng vào hoạt động thương mại trên các nền tảng số đều tăng mạnh.

Lĩnh vực kinh doanh trực tuyến cả khu vực được dự đoán sẽ tăng gấp ba lần và chạm mốc 309 tỷ USD tổng khối lượng hàng hóa (gross merchandise value) vào năm 2025.

Theo Ông Waheed Bidiwale, Phó Giám đốc toàn cầu của Verticurl, xu hướng thương mại trên các nền tảng số sẽ tăng tốc, từ các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống đến toàn bộ danh mục sản phẩm và dịch vụ.

“Các thương hiệu đang nghĩ rằng: ‘tôi không cần kinh doanh trực tuyến vì đang cung cấp những mặt hàng truyền thống hay thuộc những ngành hàng có quyết định mua sắm tùy hứng’, hay ‘không ai mua xe hơi online cả nên tôi không cần kinh doanh trực tuyến’ sẽ cần phải cân nhắc lại chiến lược của họ”, ông Bidiwale chia sẻ.

Năm 2020, có đến 400 triệu người dùng internet ở Đông Nam Á và 70% dân số trong khu vực đã hoạt động trực tuyến

Báo cáo “Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh với chiến lược D2C” (Direct-to-consumer, tạm dịch “Trực tiếp đến người tiêu dùng”) của Ogilvy mới đây cho thấy, những lợi thế mà sàn thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp không mang giá trị bền vững vì trong tương lai, các chi phí cho hoạt động mua quảng cáo hay dịch vụ tăng lưu lượng truy cập website sẽ sớm phát sinh.

Nhiều sàn thương mại điện tử đã bắt đầu yêu cầu một phần phí nhất định trên mỗi giao dịch, và con số này có thể tăng tùy thuộc vào một số dịch vụ hay tính năng nhất định.

Tuy nhiên, với chiến lược D2C, khi các bên trung gian được loại bỏ và thương hiệu có được lợi thế về chi phí, khách hàng của họ sẽ có thể được tiết kiệm chi phí hơn trong mỗi giao dịch.

D2C đồng thời mang lại cho thương hiệu những lợi thế lâu dài bằng cách tập trung cung cấp những sáng kiến lấy khách hàng làm trọng tâm, vài củng cố vấn đề bảo mật dữ liệu và tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cuộc chiến ‘mua trước – trả sau’ của các siêu ứng dụng Đông Nam Á

Các siêu ứng dụng Đông Nam Á như Grab, Gojek cung cấp dịch vụ “mua trước, trả sau” cho những đối tượng chưa được ngân hàng phục vụ.

Tiềm năng của dịch vụ “mua trước, trả sau”.

Tài chính là vấn đề đau đầu của Gege Lin nhiều năm. Là gia sư tại một startup giáo dục tại Jarkatar (Indonesia), cô thường đi xe ôm đến nhà học sinh trên toàn thành phố.

Đôi khi, cô mở ứng dụng gọi xe để rồi phát hiện không còn đủ tiền mặt trả cho chuyến đi, phải nhờ tới phụ huynh học sinh “chi viện”. Lin muốn mở thẻ tín dụng song không đủ điều kiện của ngân hàng.

Đây chính là lúc Lin chuyển sang PayLater, dịch vụ do Gojek cung cấp. Đúng như tên gọi “trả sau”, PayLater cho phép người dùng chi một số món tiền nhỏ mà không phải thông qua ngân hàng, quy trình đăng ký cũng đơn giản. “Những gì tôi phải làm là chụp ảnh selfie và gửi ảnh thẻ căn cước. Sau đó, tôi có thể sử dụng ngay”.

Hiện tại, Lin không chỉ dùng PayLater để di chuyển mà còn mua sắm hàng hóa thiết yếu hàng ngày như thẻ điện thoại và trang trải cho các chi phí khác như phí bảo hiểm mỗi lần bố vào viện. Cô cho biết dịch vụ giúp quản lý chi tiêu hàng tháng và hỗ trợ cô giữa những đợt lĩnh lương.

PayLater là một trong các dịch vụ tài chính đi đầu trong quá trình chuyển đổi thành siêu ứng dụng của GoJek.

Đối thủ Grab và Shopee cũng đã ra mắt dịch vụ tương tự, xem đây là viên gạch nền quan trọng để chuyển đổi từ công ty thương mại điện tử, giao hàng, gọi xe sang ngân hàng số.

Theo nhà phân tích Dewi Rengganis đến từ hãng Frost & Sullivan, nhiều công ty thanh toán di động tại Indonesia và châu Á – Thái Bình Dương muốn sử dụng nền tảng của mình để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số toàn diện.

Trong những năm qua, các ông lớn công nghệ khu vực như Grab, Gojek và Shopee cạnh tranh với nhau để kiểm soát “ví tiền” của người dùng khi chi tiêu trực tuyến tăng vọt nhờ thu nhập và khả năng tiếp cận Internet di động tăng. Năm nay, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử Đông Nam Á ước đạt 80 tỷ USD.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại đây tạo ra làn sóng đầu tư mạo hiểm vào các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, ngay cả trước khi dịch Covid-19 định hình lại cách mua sắm của cả thế giới. Dịch bệnh chỉ giúp tăng tốc lĩnh vực mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt vốn đã phát triển nhanh chóng.

Theo báo cáo của Worldpay, các dịch vụ “mua trước, trả sau” sẽ là một trong những hình thức thanh toán trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong vòng 5 năm tới.

Tại Indonesia, cho vay trực tuyến (bao gồm “mua trước, trả sau” và cho vay cá nhân) tăng trưởng 20% trong năm 2020, với lượng tiền xuất ra hơn 5 tỷ USD. Nửa đầu năm 2021, con số này đã vượt 5,6 tỷ USD.

Bên cạnh những người chơi lớn, một số công ty nhỏ hơn như Atome, Hoolah, Oriente cũng hoạt động khắp các ngõ ngách Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số cho khách hàng, nhà bán lẻ và dịch vụ giao đồ ăn.

Trả lời trang Rest of World, CEO Hoolah Stuart Thornton cho biết dịch vụ của mình được chấp nhận tại hơn 2.800 điểm, tăng từ 1.500 điểm cuối năm 2020. Giá trị giao dịch trung bình của Hoolah năm 2020 là 300 USD.

Trong suốt mùa dịch, mọi người quan tâm hơn tới giá và tầm quan trọng của luồng tiền cá nhân. Với dịch vụ “mua trước, trả sau”, họ quản lý được ngân sách hàng tháng khi chỉ phải trả tiền cho 1/3 hàng hóa mà họ cần.

PayLater nằm trong nền tảng GoPay. Nhờ hợp tác với tổ chức tài chính địa phương Bank Jago, người dùng còn mở được tài khoản ngân hàng truyền thống trong ứng dụng.

Với PayLater, họ có thể hoãn thanh toán cho mọi thứ, từ hàng tạp hóa, vé máy bay đến mua sắm trong Google Play.

Cần sớm có khung pháp lý.

Theo Rest of World, có hai lý do chính khiến các hãng công nghệ tập trung vào “mua trước, trả sau”. Thứ nhất, dữ liệu mà họ có được về tình hình tài chính của khách hàng so với ngân hàng truyền thống sâu hơn và nhiều thông tin hơn.

Ngân hàng thường chỉ xem xét các khoản mua sắm và thu nhập lớn, trong khi công ty dịch vụ tài chính và thanh toán di động lại nhặt nhạnh dữ liệu nhỏ lẻ, giúp họ xây dựng bức tranh chi tiết về tín dụng của khách hàng.

Đó là mô hình mà Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent tiên phong.

Theo nhà phân tích Rengganis, Alipay có hàng trăm điểm dữ liệu để nghiên cứu hành vi và chi tiêu của người dùng. Họ cũng có nền tảng thanh toán riêng, từ đó sở hữu vô số nguồn thông tin về một người.

Thứ hai, sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ giúp các nền tảng tiếp cận nền tảng khách hàng khổng lồ cho các dịch vụ mà ngân hàng truyền thống khó với tới.

Với nhiều người dùng Đông Nam Á, “mua trước, trả sau” có thể là lần đầu tiên họ sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số và tín dụng để mua sắm thứ gì đó.

Báo cáo năm 2019 của KPMG ước tính 73% người dân Đông Nam Á chưa có tài khoản ngân hàng tại các tổ chức tài chính chính thống, ít nhất 18% chưa được tiếp cận thẻ tín dụng.

Những nền tảng thanh toán xuất phát từ các dịch vụ khác, chẳng hạn Gojek và Grab, đều thu hút được sự quan tâm lớn.

GoPay là phương thức thanh toán chính của hơn 2 triệu tài xế và 900.000 người bán hàng trên Gojek. Với lượng lớn người dùng sử dụng dịch vụ để trả tiền taxi, vận chuyển, nền tảng có lợi thế khi đã được khách hàng quen thuộc.

Theo ông Budi Gandasoebrata, Giám đốc quản lý GoPay, một trong các lợi thế khác biệt của GoPay là nằm trong hệ sinh thái Gojek.

Quy trình sử dụng GoPay cũng hoàn toàn liền mạch. Khách hàng không cần đăng ký dịch vụ mà nó tự động hiển thị ở quá trình thanh toán.

Dù vậy, giới quan sát và nhà quản lý lo ngại các chiến dịch tiếp thị mạnh tay của doanh nghiệp có thể đẩy hàng triệu người vào cảnh chi tiêu vượt ngân sách.

Chẳng hạn, Ita, một nhà thiết kế đồ họa, sử dụng PayLater khoảng 1 năm trước khi tình hình tài chính vượt kiểm soát. Cô có thể đặt đồ ăn bằng PayLater hàng ngày và nó gấp đôi ngân sách hàng tháng của mình.

Cô còn dùng nó để trả tiền điện, điện thoại. Những ngày này, cô hạn chế dùng PayLater và thường trả hóa đơn bằng chuyển khoản ngân hàng.

CEO Thorton của Hoolah cho biết công ty của ông ưu tiên hướng dẫn khách hàng về tài chính để tránh chi tiêu quá mức. Hoolah sử dụng thuật toán độc quyền để xác định một người có đủ điều kiện sử dụng dịch vụ hay không.

Công ty dự định triển khai dịch vụ tại Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam cuối năm nay. Trong khi đó, GoPay lại dựa vào lịch sử giao dịch của khách hàng để xác định tính hợp lệ.

Đối với một số hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á, “mua trước, trả sau” là cánh cổng dẫn đến tín dụng cho những người khó tiếp cận, củng cố vị trí của họ trong “ví tiền” của người dùng.

Chuyên gia phân tích Rengganis cho rằng chính phủ các nước cần phát triển khung chính sách để quản lý những dịch vụ tài chính mới nổi này do nhiều nền tảng sẽ sớm trở thành ngân hàng kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

M&A thương mại điện tử: Chưa đủ sức bật cho marketing thương hiệu

Khi xu hướng mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển, nhiều cú bắt tay, M&A trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) sẽ và còn diễn ra. 

Cơ hội này dự kiến sẽ tăng lên con số 100 tỷ đô tại Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) được kỳ vọng vào khoảng 24,6% (2017 – 2025).

Theo báo cáo eCommerce Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD.

Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT nước ta đạt 52 tỷ USD.

Bốn sàn TMĐT lớn nhất hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn.

Tiki có sự góp mặt của quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI; JD.com (công ty TMĐT lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Alibaba) và các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo…

Shopee từng nhận vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty SEA (Singapore). Lazada ngoài Alibaba là cổ đông kiểm soát còn có có nhà đầu tư khác là quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore.

Tại Sendo, nhà đầu tư trong nước nắm gần 35%, trong khi 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần.

Đặc biệt, Alibaba nổi lên như một nhà đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo báo cáo M&A nửa cuối năm 2019 của Hampleton, trong vòng 30 tháng, Alibaba đã thực hiện 8 thương vụ sáp nhập ở lĩnh vực TMĐT ở nhiều quốc gia.

Mới đây, Awake Asia, công ty chuyên về vận hành dịch vụ thương mại điện tử tại 6 quốc gia Đông Nam Á cũng vừa thông báo sáp nhập cùng ADA để cho ra mắt dịch vụ mua bán trực truyến tích hợp đầu tiên của khu vực.

Theo kỳ vọng của Awake Asia và ADA, việc sáp nhập này sẽ mở ra một thị trường mới cho ADA tại Việt Nam với hơn 150 chuyên gia TMĐT đang phục vụ hơn 120 thương hiệu, thúc đẩy sự phát triển cho các khách hàng như P&G, Unilever, BMW, và Wyeth; cùng các đối tác thương mại điện tử khác như Shopee, Tokopedia, Lazada…

Theo ông Srinivas Gattamneni- Giám đốc điều hành của ADA: “Thương vụ sáp nhập với mục đích thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu mở rộng hình thức kinh doanh của các thương hiệu thông qua các kênh truyền thông trực tuyến tại 10 thị trường khu vực Nam và Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Sri Lanka, Bangladesh, Campuchia, Hàn Quốc và Việt Nam”.

Tuy nhiên, ông Srinivas Gattamneni cho biết: “Việc sáp nhập trong lĩnh vực TMĐT nếu chỉ thực thi độc lập thì chưa đủ. Để tạo sức bật  để hỗ trợ marketing, bán hàng cần có sự kết hợp chặt chẽ với các yếu tố phân tích, truyền thông, sáng tạo và đầu tư vào công nghệ cho việc marketing của thương hiệu.

“Chỉ khi đó việc sáp nhập mang đến giải pháp toàn diện cho các thương hiệu trong việc tiếp cận người tiêu dùng số”, ông nhấn mạnh.

Điều đó có nghĩa, dù hợp tác, sát nhập, các nền tảng TMĐT cũng cần kết hợp các giải pháp phân tích, sáng tạo và truyền thông để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến cho các thương hiệu.

Một trong các giải pháp được Srinivas Gattamneni đưa ra là việc thực thi các kế hoạch digital marketing tích hợp với các hoạt động TMĐT; Các chiến lược và hoạt động nhắm vào khách hàng; hiệu quả quảng bá truyền thông cho việc bán hàng trực tuyến.

Cùng với đó phải kết hợp sử dụng dữ liệu của khách hàng và đối tác thứ ba để thu thập thông tin chi tiết về người tiêu dùng, cá nhân hóa sở thích và đưa ra các gợi ý mua sắm nhằm gia tăng doanh số thông qua các kênh TMĐT.

Cuối cùng là tối ưu hóa nhu cầu của khách hàng trên các siêu ứng dụng và ứng dụng cá nhân, cũng như trên các website; triển khai các giải pháp công nghệ marketing như nền tảng dữ liệu khách hàng; các công cụ được phân bổ để theo dõi và tối ưu hóa kênh chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Forrest Li, nhà sáng lập Sea Group. Ảnh: Tech in Asia.

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Theo South China Morning Post, cụm từ “kỳ lân” (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên.

Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore. Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin.

Sea Group giờ không chỉ là một “kỳ lân”, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD. Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia. BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số.

Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game.

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á. Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư.

Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động.

Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire. Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái.

Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group. Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử.

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

“Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn”, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là “đánh chiếm” thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

“Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau”, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là “cuộc chơi dài hơi” của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ).

Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

“Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi”, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Theo báo cáo: “Ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, ngành thương mại điện tử trên di động đang tăng trưởng nhanh chóng, dự báo năm 2021 sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD và có xu hướng sẽ vượt qua nền tảng desktop (máy tính để bàn) trong vài năm tới.

thương mại điện tử

Thương mại điện tử trên di động đang phổ biến hơn máy tính.

Năm 2020, thị trường TMĐT đang có mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua của ngành do tác động từ đại dịch Covid-19, khiến cho mức chi tiêu của người dùng cũng bị sụt giảm.

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.

Xét theo tỉ lệ giao dịch, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ so với desktop khi chiếm đến 62% số lượng giao dịch, trong khi desktop chỉ chiếm 38%.

Một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới là JP Morgan đã đưa ra số liệu về doanh thu thương mại điện tử qua di động Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2020 với mức tăng trưởng bình quân 18,6% mỗi năm.

Dự kiến năm 2021 doanh thu thương mại điện tử trên di động sẽ đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD.

Việt Nam có 49 triệu người dùng mua sắm trực tuyến độ tuổi từ 15 trở lên.

Năm 2020, Việt Nam có 49 triệu người dùng (so với 46 triệu năm 2019), cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia (137 triệu) và Philippines (57 triệu) người dùng.

Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 65% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam và khá khiêm tốn so với Malaysia (83%), Singapore (79%) và Philippines (74%).

Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của thị trường thanh toán và thương mại điện tử cả về số lượng người dùng lẫn giá trị mua hàng ở Việt Nam trong những năm tới vẫn còn tiềm năng.

Cũng theo báo cáo, nhóm khách hàng thế hệ Millennials và Gen X đang là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát, trong khi đó thế hệ Z chỉ chiếm 70,6%.

Điều này có thể lý giải bởi việc thế hệ Z mặc dù là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm online nhưng hiện nay nhóm khách hàng trung niên cũng đã quá quen với hình thức này và việc họ sở hữu tài chính ổn định khiến đây chính là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến cần được lưu tâm.

Cuộc chiến thu hút người dùng của các nền tảng thương mại điện tử.

Shopee tiếp tục dẫn đầu là nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập cao nhất trên nền tảng website, là sàn TMĐT duy nhất giữ được sự tăng trưởng lượt truy cập xuyên suốt trong năm 2020.

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Ngoài Shopee, Lazada cũng có được sự tăng trưởng nhẹ so với đầu năm 2020 với khoảng 20,8 triệu lượt truy cập trong quý IV. Hai sàn thương mại điện tử nội địa là Tiki và Sendo đều chứng kiến sự suy giảm trong lượt truy cập.

Năm 2020 là năm Lazada có sự đầu tư rất mạnh trong hoạt động kinh doanh và marketing bằng việc hợp tác với các KOLs nổi tiếng nhằm cạnh tranh với đối thủ Shopee. Điều này đã giúp Lazada dẫn đầu về độ phủ của thương hiệu.

Nếu như Shopee dẫn đầu trên nền tảng web thì Lazada đã có bước tiến lớn trên nền tảng di động. Cụ thể, 3 quý đầu năm, Shopee vượt trội về số lượt tải nhưng trong Quý 4, Lazada đã có sự bứt phá, và vượt lên trên Shopee về lượt tải kể từ tháng 11/2020.

Giới chuyên gia cho rằng TMĐT là “cuộc chơi” dài hơi dành cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Nói cách khác, đây là cuộc đua đường dài, không thể có thành quả trong ngày một ngày hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Công ty mẹ Shopee báo lỗ 422 triệu USD

Trong quý đầu 2021, Sea – công ty đại chúng giá trị nhất Đông Nam Á – báo cáo khoản lỗ ròng 422 triệu USD, tăng so với một năm trước đó.  

Công ty mẹ Shopee báo lỗ 422 triệu USD

Quý I/2020, Sea lỗ ròng 281 triệu USD. Nguyên nhân lỗ tăng là do công ty tiếp tục chi mạnh cho tiếp thị nhằm nắm bắt nhu cầu ngày một tăng giữa dịch bệnh.

Báo cáo được Sea công bố chỉ một ngày sau khi Gojek và Tokopedia thông báo sáp nhập để lên sàn cuối năm nay.

Một người chơi khác trong khu vực là Grab cũng đặt mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ thông qua sáp nhập SPAC.

Vì vậy, kết quả kinh doanh của Sea được “săm soi” vì nó sẽ tiết lộ môi trường cạnh tranh tại Đông Nam Á.

Theo báo cáo tài chính của Sea, doanh thu trong quý đầu năm nay đạt 1,76 tỷ USD, tăng từ 714 triệu USD một năm trước đó nhờ nhu cầu dịch vụ thương mại điện tử tăng.

Doanh thu thương mại điện tử tăng vọt 250% lên 922 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, còn doanh thu game trực tuyến tăng 111% lên 781 triệu USD, doanh thu mảng tài chính điện tử tăng gần 400% lên 51 triệu USD.

Mức tăng doanh thu thương mại điện tử chủ yếu nhờ vào tăng trưởng về quy mô của các chợ điện tử và mỗi luồng doanh thu khác, chẳng hạn phí trên mỗi giao dịch, dịch vụ giá trị gia tăng và quảng cáo.

Chủ tịch kiêm CEO Sea Forrest Li tin rằng, tỉ lệ tiếp cận thương mại điện tử tại tất cả thị trường đang hoạt động vẫn còn thấp, bất chấp công cuộc chuyển đổi số từ đầu mùa dịch. Do đó, công ty đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng lớn hơn.

Tăng trưởng nhanh trong thương mại điện tử và dịch vụ tài chính số đồng nghĩa Sea đã chi nhiều hơn cho tiếp thị. Tổng chi phí hoạt động của công ty tăng gấp đôi, lên 993 triệu USD trong quý.

Các mảng kinh doanh hiện nay của Sea bao gồm game online, thương mại điện tử, giao đồ ăn, thanh toán điện tử. Khi mở rộng hoạt động, Sea cạnh tranh với nhiều kỳ lân Đông Nam Á hơn.

Chẳng hạn, tại Indonesia, Shopee của Sea và Tokopedia là hai nền tảng thương mại điện tử lớn nhất. Sea cũng mới ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Indonesia, thách thức Gojek và Grab.

Tại Singapore, cả Sea và Grab dự kiến ra ngân hàng số vào năm sau.

Với việc Grab chuẩn bị niêm yết vào tháng 9 và Gojek sáp nhập Tokopedia thành GoTo, nhiều nhà đầu tư nhận định thị trường Mỹ sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với nền kinh tế số Đông Nam Á tương đối non trẻ.

Dịch Covid-19 kéo dài thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi số trong khu vực.

Theo Giám đốc Doanh nghiệp Yanjun Wang của Sea, Sea đang ở vị trí tốt nhất để tái nắm bắt cơ hội xây dựng hệ sinh thái lớn nhất Đông Nam Á.

Các nhà đầu tư đặt kỳ vọng cao đối với các hãng công nghệ tại đây và sẽ theo dõi kỹ lưỡng kết quả kinh doanh của họ khi cạnh tranh nóng lên.

Năm 2020, Sea và Grab đều báo lỗ lớn, tương ứng 1,6 tỷ USD và 2,7 tỷ USD. Số liệu của Sea cho thấy còn phải thêm một thời gian nữa trước khi công ty có lãi.

Một trong những lợi thế của Sea so với đối thủ là mảng game online đã có lãi 431 triệu USD trong quý đầu năm.

Không như Grab và Gojek vẫn tập trung vào thị trường Đông Nam Á, Sea đã đặt chân đến Mỹ La-tinh, ra mắt sàn thương mại điện tử tại Brazil và Mexico để tìm kiếm tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Sàn thương mại điện tử nội chiếm ưu thế trong khu vực

Có đến 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực, gồm: Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop.

iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, AppsFlyer công bố báo cáo tác động của đại dịch lên ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2020.

Dưới tác động của dịch Covid-19 toàn cầu, báo cáo cho thấy nhiều thông tin đáng khích lệ cho các công ty thương mại điện tử nội địa, đồng thời mang đến cái nhìn tổng quan về ngành trong khu vực và đưa ra chỉ báo cho năm 2021.

Theo đó, có đến 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 khu vực. Các doanh nghiệp lần lượt là Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop.

Bên cạnh đó là hai ông lớn Shopee, Lazada và ba startup Kỳ lân là Tokopedia, Bukalapak và Blibli từ Indonesia.

Thế Giới Di Động chiếm giữ thứ hạng 5 trong các website thương mại điện tử Đông Nam Á với lượt truy cập trung bình năm là 28,6 triệu, chỉ cách Bukalapak 7 triệu lượt truy cập.

Tính riêng thị trường trong nước, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp nội địa nằm ở vị trí thứ hai trong suốt cả năm 2020, theo như báo cáo bản đồ thương mại điện tử Quý 4 năm 2020.

Nằm ở vị trí thứ 6, sàn thương mại điện tử đa ngành Tiki vượt qua Blibli để ở thành điểm sáng của doanh nghiệp Việt với 22,5 triệu lượt truy cập trong bảng xếp hạng lượt truy cập trung bình trong khu vực.

Theo sau đó là Sendo với 14,3 triệu lượt truy cập và xếp hạng thứ 8. Ở báo cáo Quý 2 năm 2019, tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều nằm ở top dưới của các website thương mại điện tử Đông Nam Á, tuy vậy cán cân này đã thay đổi rõ rệt hơn trong báo cáo năm 2020.

Đồng thời, bản đồ thương mại điện tử Đông Nam Á còn cho thấy Việt Nam là thị trường lớn thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.

Tổng lượt truy cập website trung bình năm 2020 của Việt Nam gấp 4 lần so với Malaysia, 3 lần so với Philippines và 2 lần với Thái Lan.

Điều này càng khẳng định mạnh mẽ tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong khu vực và kích cỡ của thị trường thương mại điện tử nước nhà. Theo như dự đoán của Google, thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 sẽ có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực là 34%.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, có thể thấy rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử đã nhanh chóng đổi mới để đón đầu xu hướng.

Hầu hết các sàn thương mại điện tử Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều tập trung tạo ra những giá trị bổ sung hướng đến khách hàng để thu hút và giữ chân họ trên nền tảng, ứng dụng.

Khảo sát của iPrice Group và AppsFlyer trên hơn 12,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên các thiết bị Android cho thấy, tỷ lệ gỡ ứng dụng tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, lên đến 49% giai đoạn Quý 2 năm 2020.

Điều này chứng tỏ người tiêu dùng trung thành hơn với lựa chọn của mình, họ có xu hướng xoá các ứng dụng không phù hợp sau khi thử dùng.

Vì thế, bên cạnh việc tập trung vào các chiến dịch thu hút khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cũng cần cân nhắc đến việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng mới hơn nữa.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đề cập rằng nhân tài là yếu tố các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực cải thiện để đảm bảo đà duy trì tăng trưởng.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước tiến tới dự báo đạt quy mô thị trường 29 tỷ USD vào năm 2025, cộng thêm lĩnh vực thương mại điện tử còn mới và chưa có nhiều trường lớp đào tạo bài bản, chuyên sâu.

“Miếng bánh” thị trường thương Mại Điện Tử trị giá hàng tỷ USD chỉ có một, doanh nghiệp nào sớm có sự chuẩn bị, đón đầu thị trường và thực thi chiến lược nhanh chóng sẽ giành lấy phần bánh lớn hơn.

Tuy vậy, việc chắp bút vẽ lại thị phần của thị trường thương mại điện tử không phải là việc một sớm một chiều có thể thực hiện được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo The Leader

3 xu hướng thương mại điện tử chính trong năm 2021

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng sự đổi mới trong chiến lược bán hàng được dự báo sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử năm nay.

Đại dịch Covid-19 diễn ra thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến, đây là xu hướng sẽ tiếp tục trong thời kỳ bình thường mới.

Việc mua sắm trực tuyến phát triển từ trải nghiệm giao dịch thuần túy dần sang trải nghiệm mang tính xã hội hơn, các nền tảng thương mại điện tử tích hợp nhiều yếu tố tương tác như trò chơi và livestream để gia tăng kết nối với người dùng.

Cùng với những tiến bộ công nghệ, sự gia tăng độ phủ của internet và xu hướng trẻ hóa dân số với một thế hệ trẻ am hiểu công nghệ và những gia đình có thu nhập mức trung bình trở lên, do đó, thương mại điện tử được kì vọng sẽ đóng một vai trò tích hợp trong cách sống, kết nối và kinh doanh.

Ông Trần Tuấn Anh, CEO Shopee Việt Nam cho rằng, thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của năm nay.

Thanh toán kỹ thuật số đi vào cuộc sống

Thanh toán kỹ thuật số là phương thức đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử, theo đó, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng trở thành động lực thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt tại các cửa hàng.

Theo ghi nhận, tổng số đơn hàng Shopee được thanh toán qua ví điện tử AirPay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần.

Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết các thị trường là nhóm người dùng trên 50 tuổi, minh chứng cho tính dễ tiếp cận của ví AirPay đối với độ tuổi thường được xem là khó thích ứng với kỹ thuật số.

Trong bối cảnh chính phủ đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt, cùng tác động của dịch bệnh đã thúc đẩy quá trình này ở một số khu vực thường có các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt.

Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp đã nhanh chóng chấp nhận thanh toán kỹ thuật số với mục đích mang lại sự tiện lợi và tính bảo mật cao hơn.

Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng là đối tác tại Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán này tác như 7-Eleven, MyKingdom và Guardian cũng tăng trưởng 2 lần trong năm 2020.

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của năm 2021

Dịch vụ hậu cần chính là huyết mạch

Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng.

Tại Việt Nam, sức tiêu thụ các mặt hàng liên quan đến Thực phẩm, Sức khỏe và Gia đình đã tăng gấp 2 lần, cho thấy dịch vụ hậu cần đã trở nên quan trọng khi người tiêu dùng dần chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử và có mong đợi nhiều hơn về việc giao hàng hiệu quả.

Việc khai thác mạng lưới rộng lớn và tích hợp của các nền tảng thương mại điện tử được xem là một phương thức hiệu quả giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng tận dụng công nghệ để tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa với chi phí tiết kiệm.

Các sàn thương mại điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô và tập trung vào tăng trưởng một cách hiệu quả, bằng cách cung cấp toàn bộ quá trình từ kiểm duyệt đến giao hàng, bao gồm cả việc liên tục củng cố mạng lưới kho hàng và năng lực hậu cần.

Năm ngoái, các dịch vụ vận chuyển liên tục mở rộng phạm vi hoạt động để tiếp cận nhiều người dùng hơn, bao gồm cả người dùng ở khu vực nông thôn.

Shopee ghi nhận ​​nhiều doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần vào năm 2020.

Chiến lược dành cho các nhà bán hàng

Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp, thương hiệu ở mọi quy mô đẩy mạnh các chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng hiệu quả hơn.

Khi kênh trực tuyến trở thành một kênh doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng theo những cách riêng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến của những thương hiệu và nhà bán hàng này.

Một ví dụ cụ thể, Shopee đã hợp tác với thương hiệu POND’S để tích hợp giải pháp công nghệ làm đẹp được hỗ trợ bởi AI, Skin Advisor Live vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

Điều này cho phép người mua hàng trải nghiệm quá trình phân tích chăm sóc da được cá nhân hóa trực tuyến miễn phí và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.

POND’s cũng tận dụng những công cụ tương tác sẵn có của Shopee như hình thức livestream để tương tác với khách hàng mục tiêu của thương hiệu này.

Cơn sốt livestream và chơi mini game trên các ứng dụng thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục trong năm nay.

Tại lễ hội mua sắm đón Tết Tân Sửu hồi tháng trước, tổng lượt xem Lazlive trên Lazada tăng hơn 6 lần so với lễ hội mua sắm Tết 2020.

Cùng với đó, hoạt động livestream trong 48h kết hợp giữa các tập Siêu Hội Chém Giá và đại nhạc hội Lazada Super Show đã thu hút hơn 15 triệu lượt xem.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo The Leader

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Theo South China Morning Post, cụm từ ‘kỳ lân’ (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên. Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore.

Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin. Sea Group giờ không chỉ là một ‘kỳ lân’, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD. Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia.

BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số. Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á. Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư.

Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động. Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire.

Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái. Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group. Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

‘Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn’, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là ‘đánh chiếm’ thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

‘Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau’, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là ‘cuộc chơi dài hơi’ của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ).

Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

‘Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi’, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

Shopee ra mắt ứng dụng thương mại điện tử ở Mexico

Theo tờ Reuters, Shopee đã tung ra một ứng dụng thương mại điện tử cho Mexico, thị trường bán hàng trực tuyến thứ hai của ứng dụng này ở châu Mỹ.

Chi tiết: 

  • Shopee được thiết lập để cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí trên khắp nền kinh tế lớn thứ hai của Châu Mỹ Latinh.
  • Cổng thông tin mới nhất của gã khổng lồ mua sắm trực tuyến Đông Nam Á này nhằm mục đích “mang lại trải nghiệm tương tự” ở Mexico, sẽ có các mặt hàng như đồ điện tử, quần áo, đồ chơi và đồ gia dụng.

Bối cảnh:

  • Đầu năm nay, một nguồn tin cho rằng Shopee sẽ mở rộng quy mô hoạt động tại Brazil và tiếp tục đánh giá tiềm năng của các thị trường Mỹ Latinh khác.
  • Sự phát triển này diễn ra sau khi Shopee ra mắt cổng mua sắm trực tuyến ở Brazil vào tháng 10 năm 2019, cổng này chỉ hiển thị các hoạt động mua sắm tương tự như trên nền tảng tại thị trường châu Á.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD. 

Theo South China Morning Post, cụm từ “kỳ lân” (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên. Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore. Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin.

Sea Group giờ không chỉ là một “kỳ lân”, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD.

Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia. BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số. Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á.

Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư. Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động.

Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire. Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái.

Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group.

Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

“Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn”, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là “đánh chiếm” thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

“Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau”, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là “cuộc chơi dài hơi” của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ). Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

“Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi”, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Trang thương mại điện tử đang trở thành mạng xã hội

Để giữ chân người dùng lâu hơn, tăng tính tương tác trên ứng dụng, các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đang tích hợp tính năng mạng xã hội vào ứng dụng của họ.

Facebook đã, đang tận dụng lượng người dùng đông đảo để biến nền tảng này thành một xã hội thu nhỏ, trong đó việc buôn bán kiếm tiền là tính năng không thể thiếu.

Ngược lại, các trang thương mại điện tử tại Việt Nam cũng sao chép mô hình của Facebook để giữ chân người dùng lâu hơn, bán được nhiều hàng hoá hơn.

Nếu mở ứng dụng Shopee ở mục Shopee Feed, nhìn qua giao diện dễ nghĩ ngay đến Facebook. Lazada cũng có tính năng Feed khá giống mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Ngoài ra, Tiki vừa ra tính năng “Lướt” vào ngày 11/11, với chức năng tương tự.

Trên Shopee Feed, người dùng có thể tự đăng bài viết với nội dung bất kỳ. Họ có thể “thả tim”, bình luận trên những bài viết khác, vốn chủ yếu là bài viết bán hàng.

Ngoài ra, nhiều video hiển thị dạng story như Facebook được đặt ở vị trí tốt nhất trên tính năng Feed.

Tính năng Feed của Lazada hay “Lướt” của Tiki cũng tương tự. Giao diện gồm các bài đăng của các nhà bán hàng, khách có thể “thích”, bình luận, chia sẻ, chọn theo dõi nhà bán hàng.

Tuy nhiên, trên hai nền tảng này chỉ nhà bán hàng mới được đăng bài viết, khách hàng bình thường dường như không được tự tạo bài viết.

Tất cả các nền tảng đều có tính năng “Live”, phát video trực tuyến, dành cho những nhà bán hàng rao sản phẩm.

Lazada Feed đã được giới thiệu từ cuối năm 2018, Shopee Feed được nhắc đến sau đó khoảng một năm.

Cả hai nền tảng đã áp dụng tính năng Feed trên ứng dụng của hầu hết các nước Đông Nam Á mà họ có mặt. Trong khi đó, Tiki – startup Việt Nam – vừa giới thiệu tính năng tương tự vào ngày 11/11 mới đây.

Theo Tiki, tính năng “Lướt” được cá nhân hóa cho từng khách hàng, giúp người tiêu dùng có thể theo dõi thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nội dung đánh giá sản phẩm mà họ quan tâm, đồng thời có thể thực hiện mua sắm ngay trên tính năng này.

Startup thương mại điện tử Việt khẳng định đã đầu tư nghiêm túc về cả tài chính, nhân sự, công nghệ cho tính năng mới, nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển Social Commerce – thương mại trên mạng xã hội.

Theo Statista, Facebook hiện có khoảng 2,7 tỷ người dùng hàng tháng, tăng trưởng đều đặn mỗi năm. Mỗi người dành thời gian trung bình 1 giờ 15 phút trên nền tảng này hàng ngày. Riêng tính năng xem video (story), hiện có khoảng 300 triệu người xem hàng ngày.

Điều này cho thấy những nội dung mang tính giải trí và tương tác sẽ giữ chân người dùng trên một nền tảng lâu hơn.

Facebook đã mở tính năng bán hàng ngay trên từng bài viết cho người dùng, và từ lâu đã có chợ (Marketplace) chuyên nghiệp dành cho người bán. Đó là chưa kể việc mua bán diễn ra trong các hội nhóm Facebook khác.

Tiki cho rằng các nội dung giải trí kết hợp cùng hoạt động mua sắm sẽ mang đến trải nghiệm trọn vẹn hơn cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy kinh doanh cho các đối tác nhãn hàng và nhà bán trên sàn.

Chẳng hạn, nền tảng này tạo một đêm trình diễn âm nhạc vào tối 10/11. Chỉ trong 30 giây đầu tiên của livestream, tất cả các chương trình khuyến mại và phiếu mua hàng được tung ra trong sô diễn đã hoàn toàn “cháy” hàng.

Trong lễ hội mua sắm kéo dài từ 1-11/11, lượt xem livestream trên LazLive của Lazada tăng gấp 20 lần năm trước. Một sô diễn tối ngày 10/11 đã thu hút gần 10 triệu lượt xem. Tổng số đơn hàng thành công qua hoạt động livestream tăng 70 lần so với năm ngoái. Số thương hiệu và nhà bán hàng tham gia livestream tăng 120%.

Dịp 11/11, trên 7 nước Đông Nam Á, Shopee ghi nhận hơn 20 triệu giờ xem các hoạt động livestream.

Có thể nói các nền tảng thương mại điện tử hoạt động tại Việt Nam đang muốn kết nối với người dùng nhiều hơn, khiến họ dành nhiều thời gian trên ứng dụng hơn, qua đó thực hiện nhiều giao dịch mua sắm hơn.

Với mục tiêu đó, tích hợp các tính năng mạng xã hội vào trong ứng dụng là một cách mà kết quả đã được chứng minh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Ví điện tử của Shopee thắng lớn so với đối thủ tại thị trường Indonesia

ShopeePay, dịch vụ ví điện tử trong ứng dụng (in-app) chính thức của Shopee đã hoạt động vượt trội so với các nền tảng cạnh tranh trong ba tháng qua, trích dẫn theo một cuộc khảo sát gần đây từ công ty tư vấn MarkPlus.

Theo một nghiên cứu được thực hiện từ 502 người dùng điện thoại thông minh, ShopeePay đã chiếm được 26% thị trường ví điện tử của Indonesia khi Covid-19 thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng trên các nền tảng thương mại điện tử.

Shopee vượt trội hơn so với các công ty như Ovo (liên kết với Grab) (24%), GoPay của Gojek (23%), Dana (19%) và LinkAja (8%).

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy trung bình mọi người chi tiêu nhiều hơn với ShopeePay. Giá trị giao dịch trung bình trên ShopeePay là 149.000 rupiah (10,07 USD), trong khi mọi người chi 134.000 rupiah (9,05 USD) trên Ovo, Dana và LinkAja, 109.000 (7,36 USD) là giá trị giao dịch trung bình trên GoPay.

“Người được hỏi cho biết ShopeePay giảm giá hấp dẫn hơn các ví điện tử khác. Nó cũng được coi là dễ sử dụng nhất”, Ông Rhesa Dwi Prabowo, người đứng đầu ngành công nghệ cao, bất động sản và hàng tiêu dùng của MarkPlus, cho biết.

Sự phát triển này theo sau gã khổng lồ internet Đông Nam Á là Sea, nhà điều hành Shopee, tăng gần gấp đôi doanh thu quý 2 lên 1,29 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sự tăng trưởng liên tục của mảng thương mại điện tử.

Theo báo cáo thu nhập gần đây nhất của Sea, Shopee có thể ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 187,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 510,6 triệu USD.

Đồng thời, công ty cũng cho biết đơn vị dịch vụ tài chính kỹ thuật số SeaMoney của họ cũng đã nhận thấy sự chấp nhận ngày càng tăng của người tiêu dùng khi họ nhận thấy sự tích hợp sâu hơn với Shopee.

Các dịch vụ hoạt động dưới SeaMoney bao gồm ShopeePay, ShopeePayLater và AirPay, cùng các thương hiệu khác.

Sea cho biết tổng khối lượng thanh toán cho SeaMoney vượt 1,6 tỷ USD trong quý 2 năm 2020. Công ty cũng lưu ý rằng hơn 45% tổng đơn đặt hàng của Shopee tại Indonesia, thị trường lớn nhất của nền tảng mua sắm trực tuyến, được thanh toán bằng SeaMoney.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo TechInAsia

TMĐT Việt Nam: Lượng truy cập website Tiki, Lazada, Sendo giảm, Shopee tăng mạnh

iPrice Group phối hợp cùng SimilarWeb và App Annie vừa công bố báo cáo Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam quý II.

Theo báo cáo này, Shopee tiếp tục là website TMĐT được truy cập nhiều nhất trong quý II với gần 52,5 triệu lượt, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lượng truy cập vào website các trang TMĐT khác như Thế giới di động; Tiki; Sendo; Lazada đều giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu thu thập từ các giao dịch trên website iprice.vn trong 6 tháng đầu năm 2020, giá trị trung bình của các đơn hàng trực tuyến tại Việt Nam đạt 344.000 đồng. Cùng kỳ năm 2019, con số này chỉ là 262.000 đồng. Như vậy sau một năm, mức chi trung bình cho mua sắm trực tuyến của người dân Việt Nam đã tăng thêm 31%.

“Trong bối cảnh tồn tại những lo ngại về việc sức mua giảm thì việc người dân vẫn chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến là một dấu hiệu đáng mừng. Nó cho thấy có một sự chuyển dịch trong hoạt động mua sắm từ kênh offline lên online tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2020”, báo cáo đánh giá.

Bách hóa trực tuyến tăng trưởng vững chắc

Trong quý I, Bản đồ thương mại điện tử của iPrice Group chỉ ra nhu cầu mua sắm bách hóa trực tuyến tăng mạnh. Sang quý II, dù Việt Nam sớm kết thúc giãn cách xã hội và có 99 ngày không có ca nhiễm mới nhưng xu hướng này vẫn được duy trì tốt.

Dữ liệu từ iPrice Group và SimilarWeb cho thấy: sau 6 tháng đầu năm, lượng truy cập vào các website bách hóa tăng hơn 41%. Tương tự, lượng truy cập vào các website ngành hàng mỹ phẩm & chăm sóc sức khỏe tăng 21%.

Theo iPrice, kết quả này chứng minh rằng nhu cầu cho hai ngành hàng bách hóa và chăm sóc sức khỏe trên kênh trực tuyến không phải là nhất thời. Cú hích từ Covid-19 đã tạo ra các thói quen mua sắm trực tuyến mới, mang đến động lực tăng trưởng lâu dài cho các ngành hàng trước đây vốn không phải là trọng tâm.

Trước xu thế này, trong quý vừa qua, các sàn TMĐT dường như đã xác định được bách hóa và thực phẩm tươi sống là một hướng cạnh tranh dài hạn, dẫn đến những bước đi cụ thể, quyết đoán hơn.

Từ đó, các sàn TMĐT đang tạo ra một động lực phát triển lớn cho ngành bách hóa trực tuyến, đặc biệt là về hậu cần giao vận. Giữa tháng 4, Lazada triển khai cung cấp thực phẩm tươi sống, giao hàng nhanh trong 2 giờ. Đến tháng 5, Tiki cũng giới thiệu TikiNGON – dịch vụ bán hàng tươi sống giao nhanh trong 3 giờ. Cuộc đua bách hóa trực tuyến đang nóng hơn bao giờ hết.

Ở chiều ngược lại, ngành hàng thời trang tiếp tục có một quý ảm đạm khi tổng lượng truy cập website giảm sâu 29% so với quý I. Ngành thiết bị di động cũng giảm đến 13% so với quý I, riêng điện máy trở lại mức tăng 10%. Sự sụt giảm trong chi tiêu do nhu cầu tiết kiệm của người dân đã khiến các ngành hàng không thiết yếu chịu thiệt hại.

Nổi bật mua sắm trên ứng dụng di động

Thời gian cao điểm dịch, đặc biệt trong tháng 4, các sàn TMĐT giảm các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thường thấy nhưng đổi lại, đẩy mạnh các hoạt động livestream và game trên ứng dụng di động. Mục tiêu là để tăng tương tác và tăng lượng người sử dụng ứng dụng, tranh thủ quãng thời gian giãn cách xã hội.

Kết quả quý II, theo báo cáo của iPrice Group và App Annie, tổng số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã đạt 12,7 tỷ, cao nhất từ trước đến nay và tăng 43% so với quý I.

Tốc độ tăng trưởng này vượt qua phần lớn các nước trong khu vực. Theo iPrice Group và App Annie, cả khu vực Đông Nam Á trong quý II tăng 39%. Singapore tăng 25%. Indonesia tăng 34%. Xét con số cụ thể thì Việt Nam cũng xếp thứ ba toàn Đông Nam Á về tổng lượng truy cập các ứng dụng mua sắm trực tuyến, chiếm 19,5% thị phần toàn khu vực.

Đáng chú ý là cùng lúc đó, tổng lượng truy cập vào top 50 website thương mại điện tử Việt Nam lại giảm nhẹ 1% so với quý I.

Việc “cuộc chiến” thương mại điện tử lan tỏa lên ứng dụng di động đã được dự báo từ lâu. Cuối năm 2019, đầu năm 2020 chính là thời điểm các sàn TMĐT có nhiều thử nghiệm ráo riết nhằm phát triển mua sắm trên di động: Tiki có TikiLive, Shopee có Shopee Feed, Sendo có SenLive…

Covid-19 xuất hiện đầu năm 2020 chính là bước ngoặc cụ thể để TMĐT Việt Nam đẩy nhanh quá trình này. Người dân ở nhà nhiều hơn, nhu cầu giải trí trực tuyến tăng cao là điều kiện lý tưởng để các sàn TMĐT áp dụng các tính năng mà họ đã thử nghiệm thời gian qua.

Trong bối cảnh đó thì cuộc chơi lại dường như đang bị lấn át bởi các doanh nghiệp ngoại. Theo iPrice Group và App Annie, top 10 ứng dụng mua sắm trực tuyến được sử dụng nhiều nhất Việt Nam trong quý II lần lượt có Shopee, Lazada, Tiki và Sendo, theo sau là một loạt các ứng dụng nước ngoài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo iPrice

Giá trị thị trường của Tập đoàn Sea (Công ty mẹ Shopee) chạm ngưỡng 40 tỉ USD trong tháng 6

Giá trị thị trường của ‘gã khổng lồ’ internet Sea đã tăng gấp đôi trong hơn hai tháng, đạt hơn 40 tỷ USD vào đầu tháng Sáu.

Bước nhảy vọt lớn nhất diễ ra vào tháng 5, khi công ty bắt đầu tháng với giá trị khoảng 25,3 tỷ USD. Cổ phiếu Sea đã tăng 12,2% vào ngày 18 tháng 5, ngày mà Sea báo cáo kết quả quý đầu tiên và đóng cửa ở mức 69,49 USD. Đến ngày 19.6, cổ phiếu của Sea đóng cửa ở mức 90,88 USD.

Có trụ sở tại Singapore, Sea vận hành nền tảng giải trí kỹ thuật số Garena và sàn thương mại điện tử Shopee. Ngoài ra, Sea còn sở hữu một doanh nghiệp thanh toán kỹ thuật số được có tên là SeaMoney.

Trong quý đầu tiên của năm 2020, Sea đã công bố tổng doanh thu điều chỉnh là 914 triệu USD, tăng 57,9% so với mức 579 triệu USD đã ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019.

Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi Garena, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm (YoY) là 30,3% lên mức 512 triệu USD. Trong khi đó, Shopee đã thu về doanh thu 314 triệu USD, tăng 111% so với mức 149 triệu USD trong năm trước đó.

Sea tiếp tục tăng trưởng mạnh, cùng với sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư được thể hiện qua mức vốn hóa thị trường đang tăng, có nghĩa là hoạt động kinh doanh của công ty đã tương đối an toàn trước các tác động của đại dịch toàn cầu Covid-19.

“Covid-19 đã thực sự thúc đẩy mạnh mẽ trong việc chuyển đổi từ lối sống thông thường sang lối sống trực tuyến và theo quan điểm của chúng tôi, lối sống đó vẫn sẽ được duy trì sau dịch”. CEO Forrest Li cho biết.

Vị CEO này nói thêm: Sea sẽ có thể thu lợi từ các cơ hội tăng trưởng mở rộng khi tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng và phản ứng tốt tới những cơ hội kinh doanh tiềm ẩn được tạo ra từ đại khủng hoảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Shopee: Doanh thu quí I tăng 111%, vốn hóa công ty mẹ tăng gấp đôi sau 2 tháng

Shopee tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quí I giúp giá cổ phiếu SEA tăng vọt, đẩy vốn hóa thị trường vượt mốc 40 tỉ USD.
Văn phòng của Shopee tại Singapore

Bất chấp khủng hoảng do dịch COVID-19, doanh thu quí I/2020 của Shopee là 314 triệu USD, tăng trưởng 111% so với cùng kì năm trước là 149 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng nhanh của Shopee và Garena giúp công ty mẹ SEA thăng hoa trên sàn chứng khoán.

Báo cáo của SEA cũng chỉ ra rằng doanh thu của Garena tăng hơn 30% lên 512 triệu USD. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng Garena vẫn đóng góp một tỉ trọng lớn hơn về doanh thu cho SEA.

Hôm 18/5 sau khi công bố báo cáo quí I, giá cổ phiếu SEA tăng nóng 12,2% lên 69,49 USD. Tới ngày 10/6, cổ phiếu SEA có giá 90,88 USD, giúp giá trị vốn hóa thị trường của SEA tăng gấp đôi chỉ sau hai tháng, vượt quá mốc 40 tỉ USD.

Ngoài sở hữu công ty game Garena và sàn thương mại điện tử Shopee, SEA còn nắm trong tay một công ty thanh toán kĩ thuật số là SEAMoney. Tổng doanh thu của SEA quí I/2020 là 914 triệu USD, tăng 58% so với cùng kì năm trước là 579 triệu USD.

Theo CEO Forrest Li, COVID-19 không đẩy lùi tốc độ tăng trưởng của SEA mà còn là yếu tố chính dẫn đến việc người dân chuyển đổi sang dùng các dịch vụ số một cách nghiêm túc hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Kinh Tế và Tiêu Dùng

Thương mại điện tử: Lỗ ngàn tỉ vẫn “đốt” – Vì sao thế ?

Cuộc đua “đốt tiền” của các đại gia thương mại điện tử từng được dự báo sẽ hạ nhiệt khi thị trường định hình “bộ khung” dẫn dắt. Tuy nhiên, con số lỗ của Tiki năm 2019 vẫn tiếp tục tăng nhanh, thậm chí hơn gấp đôi năm 2018 và tiệm cận với những đối thủ sừng sỏ như Lazada hay Shopee.

thuong-mai-dien-tu

Câu chuyện đốt tiền trong lĩnh vực thương mại điện tử chưa bao giờ là cũ và lỗi thời, đặc biệt với nhóm “tứ trụ” trong ngành. Sự khác biệt, nếu có, là các nền tảng đang tìm cách định hình lại bản thân, với một phong cách tiếp cận riêng thay vì khuyến mại ồ ạt như trước.

Báo cáo thường niên của VNG – một trong những cổ đông lớn nhất nắm 24% của Tiki –  vừa hé lộ con số lỗ khổng lồ của trang thương mại điện tử này năm 2019 với gần 1.800 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty này chỉ lỗ hơn 750 tỷ đồng.

Nếu xét về quy mô lỗ lũy kế tổng thể, Tiki vẫn có phần lép vế hơn hai đối thủ cạnh tranh, vốn được hậu thuẫn rất mạnh từ những công ty mẹ nước ngoài. Tuy vậy những con số này cũng cho thấy, cuộc đua “đốt tiền” dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dù cách tiếp cận nay đã khác.

thuong-mai-dien-tu

Không giống với giai đoạn trước, vấn đề đốt tiền giờ đây không còn tập trung chủ yếu vào việc khuyến mãi. Thay vào đó, khi cuộc chơi đang dần được thu hẹp chỉ còn vài cái tên, những nền tảng này đang nỗ lực gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu bằng những “bản sắc” riêng, tạo ra sự khác biệt.

Báo cáo hoạt động các sàn thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 của iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, App Annie và YouNet Media, đã nhận xét thị trường này đang dần trưởng thành hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, 45% người dùng truy cập vào các sàn thương mại điện tử bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ website vào trình duyệt chứ không cần tìm trên Google hay click vào quảng cáo.

“Mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đã trở thành một phản xạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Mỗi khi xuất hiện nhu cầu, họ sẽ mở ứng dụng yêu thích trên điện thoại hoặc gõ địa chỉ website và truy cập ngay”, nhóm nghiên cứu nhận định.

Điều này được xem là bước chuyển mới cho thị trường và cũng trở thành bước ngoặt trong chiến lược của những tên tuổi đứng đầu.

Nhìn về quá khứ, khi thị trường này mới trong giai đoạn đầu, đối thủ chính của những sàn thương mại điện tử thực tế là thói quen mua sắm trực tiếp.

Việc khuyến mại rầm rộ với những chương trình na ná nhau giữa các sàn giao dịch nhằm mục đích chính là lôi kéo người tiêu dùng đến với những cách thức mới.

Và sau nhiều năm thi nhau “đốt tiền”, thị trường thương mại điện tử đã có những “quả ngọt” – đó là thói quen với mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn.

Câu chuyện này nếu nhìn từ khía cạnh khác, cũng là cách đào thảo bớt những đối thủ, những người không theo kịp cuộc chơi “đốt tiền”.

Adayroi, Lotte.vn, Robins.vn hay VuiVui là những cái tên đã dừng bước năm 2019, với một lý do gần như chung cho tất cả là “nguồn lực không đủ”.

Cuộc chơi trên thị trường thương mại điện tử, thực tế, giờ chỉ gói gọn trong bốn cái tên là Shopee, Sendo, Tiki và Lazada.

Và khi thị trường đã có bước chuyển, cuộc đua đốt tiền cũng thay đổi từ cạnh tranh về khuyến mại và những sự kiện mua sắm giống hệt nhau sang những hướng đi riêng.

Tiki, cái tên sáng giá đối chọi được với những nền tảng thương mại điện tử vốn ngoại, tăng lỗ đột biến trong năm 2019 khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng mới như livestream TikiLIVE và đầu tư cho phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Sàn này cũng dành một phần tiền không nhỏ để tăng mức độ nhận diện với khách hàng trẻ thông qua các MV âm nhạc.

Từ đầu tháng 4/2019, hàng loạt MV ca nhạc có sự xuất hiện “tình cờ” của Tiki được tung lên Youtube và chiếm các vị trí hàng đầu trên Youtube Trending. “Lửng lơ” (B-Ray và Masew), “Bạc phận” (K-ICM ft. Jack), “Đừng yêu nữa, em mệt rồi” (Min), “Anh ơi ở lại” (Chi Pu) và “Yêu được không?” (Đức Phúc). Điểm chung của các MV này là có cảnh nhân viên giao kiện hàng đóng logo Tiki, cuối ca khúc là thông tin thương hiệu.

Trong khi đó, Shopee Việt Nam, với vị thế dẫn đầu từ trước đang tiếp tục tạo áp lực mạnh. Theo iPrice, Shopee tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt mỗi tháng.

Con số này một phần nào đó cũng tương đồng với tốc độ lỗ tăng đột biến của Shopee trong những năm gần đây, với nguồn tài chính dồi dào từ công ty mẹ – SEA.

Shopee, nhờ lượng tiền lớn, cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Nền tảng này giới thiệu tính năng Shopee Live trong tháng 3, quảng bá với Cristiano Ronaldo trong tháng 9, tổ chức Shopee Show trong tháng 11 rồi hợp tác giao hàng nhanh với Grab trong tháng 12.

Theo iPrice, trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa. Bởi một lý do đơn giản, họ có nhiều tiền để “đốt”.

thuong-mai-dien-tu-marketingtrips

Trong khi đó, Sendo tập trung chủ yếu vào chiến lược thu hút người dùng mới. Từ quý I sang quý II, lượng truy cập website của Sendo tăng đến 24%, đưa họ lên hạng 3.

Đồng thời, ứng dụng di động của Sendo cũng xếp hạng 2 về số lượt tải về trong quý II và quý III năm ngoái.

Cuối cùng, Lazada Việt Nam dành phần lớn trong năm cho các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như Lazada Super Party, gameshow Đoán Giá, và Đại Nhạc Hội Lazada.

Vì đa phần các hoạt động này chỉ có cho di động nên Lazada tuy xếp hạng nhì về lượng người sử dụng ứng dụng nhưng chỉ xếp hạng 5 về lượng truy cập website.

Những động thái này thực tế đã cho thấy cuộc chơi thương mại điện tử dù thay đổi nhưng vẫn xoay quanh theo phương thức “đốt tiền”.

Điểm khác là tiền được đốt vào những dự án mới, những cách thức thu hút người dùng mới. Và dù thị trường đã dần được định hình, cuộc chiến này dường như còn gay gắt hơn trước.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Trí thức trẻ

Shopee trở thành thế lực thương mại điện tử hùng mạnh nhất Đông Nam Á, cho Lazada ‘hít khói’

Sau 3 năm, Shopee từ vị trí bét bảng đã vươn lên soán ngôi của Lazada trở thành hãng bán lẻ sở hữu lượng truy cập lớn nhất trên toàn khu vực Đông Nam Á.

Dữ liệu từ nền tảng so sánh giá iPrice và công ty phân tích web SimilarWWeb chỉ ra rằng 2 hãng bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Singapore là Shopee và Lazada đang chiếm tới 60% lượng truy cập vào các trang thương mại điện tử tính trong 3 tháng kết thúc vào tháng 12/2019.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái bởi Google thì nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á dự kiến trị giá 300 tỷ USD trong năm 2025.

“Các công ty đang muốn tìm kiếm các cơ hội ở khu vực này cần hiểu rằng cách tiếp cận một mô hình phù hợp cho tất cả không thể mang lại hiệu quả. Đông Nam Á nổi tiếng là nơi mỗi một thị trường khác nhau sẽ có đặc điểm hành vi tiêu dùng của người dân khác nhau”, một chuyên gia phân tích nhận định trên tờ Nikkei.

Startup mới nổi của Indonesia là Tokopedia – được Softbank rót vốn và kỳ lân Bukalapak là các nền tảng thương mại điện tử phổ biến thứ 3 và 4 trên phương diện lượng truy cập nhưng thị phần của họ đang giảm mạnh.

Shopee đứng đầu khi chiếm 33% lượng truy cập web thương mại điện tử trên toàn khu vực trong 3 tháng cuối năm 2019, theo sau là Lazada với 27%.

Thị phần của Tokopedia giảm từ 14% xuống còn 11% trong cùng kỳ, Bukalapak từ 14% xuống còn 6,5%.

iPrice cũng ghi chú rằng các kế hoạch của chính phủ Indonesia nhằm tăng lượng sử dụng Internet tại thị trường lớn nhất Đông Nam Á có thể giúp thúc đẩy 2 nền tảng trong nước phát triển hơn.

“Có rất nhiều cơ hội với Tokopedia để vươn lên vị trí dẫn đầu khi Hiệp hội nhà cung cấp Internet Indonesia đã công bố vào tháng 6/2019 rằng 56% người dùng internet của đất nước này chưa hề thực hiện một giao dịch thương mại điện tử nào”.

Shopee – đơn vị thu hút chỉ 7% lượng truy cập website thương mại điện tử trong quý 3 năm 2017, sau cả Bukalapak 9% và Tokopedia 14%, Lazada 48% đã bứt phá vươn lên vị trí dẫn đầu nhờ những chiến dịch marketing xuất sắc.

Năm ngoái, Shopee đã có một ngày mua sắm giảm giá Singles Day thành công rực rỡ khi sử dụng ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo làm đại sứ thương hiệu.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang ngày một lớn hơn.

Theo như công ty theo dõi di động App Annie, Sendo của Việt Nam, Wish của Mỹ và Zilingo của Singapore cũng đang được chú ý ở Đông Nam Á và hiện là một trong những nền tảng di động được người dùng tải nhiều nhất.

Edwin Koh, giám đốc nội dung số khu vực Đông Nam Á tại nhà cung cấp giải pháp truyền thông kỹ thuật số Limelight cho biết: “Điều thực sự có thể mang lại lợi thế cho các nhà bán lẻ điện tử trong công cuộc tìm kiếm sự thống trị là trải nghiệm mua sắm trực tuyến khi người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm không bị tụt lại phía sau.

“Người mua ngày nay rất hiểu biết và những người mua sắm trực tuyến thường đánh giá cao các tính năng mua sắm trực tuyến tiên tiến và trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa”, Koh nói. “Cải thiện giao diện hướng tới khách hàng cũng như cơ sở hạ tầng để đảm bảo khả năng mở rộng, hiệu suất và bảo mật là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi những website thương mại điện tử muốn giữ chân khách hàng”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Shopee, Lazada tiếp tục cho đối thủ “hít khói” tại Đông Nam Á

Hai nhà bán lẻ thương mại điện tử Shopee và Lazada của Singapore nới rộng khoảng cách về lưu lượng truy cập với các đối thủ khác tại thị trường Đông Nam Á.

Theo dữ liệu từ nền tảng so sánh giá iPrice và hãng phân tích web SimilarWeb, Shopee và Lazada cùng nhau chiếm 60% lưu lượng web (Traffic) thương mại điện tử tại Đông Nam Á trong 3 tháng cuối năm 2019.

Theo nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 300 tỷ USD trong năm 2025.

Phil Pomford, Giám đốc Thương mại điện tử toàn cầu của Worlpay, nhận xét các công ty muốn nhảy vào thị trường Đông Nam Á cần nhận thức được rằng chiến lược “một cho tất cả” không phù hợp với khu vực này. Hành vi của người dùng tại mỗi nước rất khác nhau.

Tokopedia và Bukalapak của Indonesia xếp vị trí thứ ba và thứ tư trong danh sách các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất dựa trên lưu lượng web. Cụ thể, Shopee chiếm 33%, Lazada 27%, Tokopedia 11% còn Bukalapak 6,5%.

4 vị trí hàng đầu có sự thay đổi lớn so với năm 2017, thời điểm Thế Giới Di Động và Sendo của Việt Nam vẫn đang có vài phần trăm thị phần khi nói đến lưu lượng truy cập các trang thương mại điện tử.

Thời điểm quý III/2017, Shopee chỉ chiếm 7%, đứng sau Bukalapak (9%), Tokopedia (14%) và Lazada (48%) nhưng lại sở hữu nhiều chiến dịch tiếp thị sáng tạo nổi bật.

Dù vậy, các nền tảng này đang đối mặt với cạnh tranh ngày một tăng từ những cái tên khác. Theo Hãng theo dõi di động App Annie, Sendo, Wish và Zilingo đang nằm trong số các nền tảng di động được tải về nhiều nhất trên smartphone.

Ông Edwin Koh, Giám đốc nội dung số của Limelight Networks, cho biết điều thực sự mang đến lợi thế để dẫn đầu là không có độ trễ khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, mua sắm trực tuyến.

Những người mua sắm thường xuyên sẽ đánh giá cao các tính năng trực tuyến hiện đại và trải nghiệm được cá nhân hóa. Cải tiến giao diện người dùng cũng như cơ sở hạ tầng để bảo đảm khả năng mở rộng, hiệu suất và bảo mật là các yếu tố then chốt để công ty thương mại điện tử giữ chân khách hàng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Vietnamnet

Shopee: Ông “Trùm” thương mại điện tử tại Việt Nam

MarketingTrips – Shopee hiện là ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất và dẫn đầu về lượng truy cập website.

Shopee

Shopee Việt Nam dẫn đầu lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt/ tháng năm 2019, theo sau là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada, theo báo cáo “Tổng kết thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, hướng đến 2020” do iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, App Annie và YouNet Media thực hiện.

Trong xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất, Shopee cũng giữ vị trí đầu bảng trong suốt năm 2019, theo sao là Lazada, Tiki và Sendo. Tốp 4 này được giữ nguyên trong năm ngoái, mặc cho sự cạnh tranh từ các ứng dụng ngoại mới xuất hiện và được tải xuống nhiều như SHEIN và Wish.

Với hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ SEA Limited, Shopee cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Doanh nghiệp này đã giới thiệu tính năng Shopee Live trong tháng 3, quảng bá với Cristiano Ronaldo trong tháng 9, tổ chức Shopee Show trong tháng 11 và hợp tác giao hàng nhanh với Grab trong tháng 12.

Trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa, báo cáo nhận định. Mới đầu năm nhưng sàn thương mại điện tử này đã giới thiệu tính năng Shopee Feed, cung cấp các tính năng mang tính xã hội cho người dùng như tạo nội dung để tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán hàng.

Sendo đã có sự bứt phá khi tập trung chủ yếu vào thu hút người dùng mới. Từ quý I sang quý II/2019, lượng truy cập website của Sendo tăng đến 24%, đưa trang này lên hạng 3 toàn quốc. Đồng thời, ứng dụng di động của Sendo cũng xếp hạng 2 toàn quốc về số lượt tải về trong quý II và quý III năm ngoái.

Trong khi đó, Tiki chọn cách đi chậm mà chắc khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng livestream TikiLIVE và phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Kết quả theo báo cáo của iPrice là Tiki nhận được các phản hồi rất tốt, giúp họ xếp hạng hai về mức độ yêu thích của người dùng mạng xã hội.

Shopee

Cuối cùng, Lazada Việt Nam dành phần lớn năm ngoái cho các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như Lazada Super Party, gameshow Đoán Giá và Đại Nhạc Hội Lazada. Vì đa phần các hoạt động này chỉ có cho di động nên Lazada tuy xếp hạng nhì về lượng người sử dụng ứng dụng nhưng chỉ xếp hạng 5 về lượng truy cập website.

Trong khi một số sàn thương mại đạt được thành công và kết quả nhất định, một số khác đã phải rời bỏ thị trường vốn rất khắc nghiệt và tốn tiền.

Giữa tháng 12 năm ngoái, Vingroup tuyên bố đóng cửa sàn thương mại điện tử Adayroi.com sau hơn bốn năm hoạt động, sáp nhập sàn này vào VinID và giải thể hệ thống siêu thị điện máy VinPro.

Theo số liệu từ iPrice, tính đến quý III/2019, Adayroi có khoảng khoảng 6,4 triệu lượt truy cập website hàng tháng và chỉ xếp thứ 9/10 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam về lượng truy cập cả trên máy tính lẫn di động.

Sau Adayroi không lâu, Lotte.vn cũng thông báo đóng cửa website bán hàng từ ngày 20/1/2020 với lý do công ty chủ quản muốn thay đổi kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Đây là sàn thương mại điện tử trực thuộc Công ty TNHH Thương mại điện tử Lotte Việt Nam – công ty thành lập năm 2016 và là đối tác của Tập đoàn Lotte.

Một trang thương mại điện tử khác là Robins.vn cũng dừng hoạt động từ tháng 3 năm ngoái. Trang này ra mắt tháng 5/2017 với tiền thân là Zalora – một sàn chuyên về thời trang tại thị trường Việt Nam. Central Group trước đó đã mua lại Zalora Việt Nam thông qua Nguyễn Kim và đổi tên sàn thương mại điện tử này thành Robins.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo The Leader

 

Liệu SEA nên bán “cỗ máy đốt tiền” Shopee để tập trung vào Garena?

Hiện tại, Garena vẫn là mảng kiếm tiền còn Shopee là mảng đốt tiền trong hệ sinh thái kinh doanh của SEA Ltd.

Báo cáo tài chính đầy đủ năm 2019 mà Sea Ltd công bố gần đây cho thấy những khoảng cách rõ ràng về tình hình hoạt động của mảng game Garena và mảng thương mại điện tử Shopee.

Trong khi Garena có về lợi nhuận cao, Shopee lại là cỗ máy đốt nhiều tiền của SEA. Nhiều chuyên gia cho rằng SEA nên tách hai mảng kinh doanh thành hai công ty độc lập để từ đó Garena có thể đạt được tối đa triển vọng, theo Tech In Asia.

Dù thế, Shopee đang có trong tay vị thế dẫn đầu trong mảng TMĐT ở Đông Nam Á và thuộc nhóm 5 ứng dụng được tải về nhiều nhất trong khu vực, theo App Annie.

Trong năm 2019, tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) mà Shopee đạt được tăng 71% để chạm mốc 17,6 tỉ USD. Doanh thu sau điều chỉnh tăng 224% lên mức 942 triệu USD khi Shopee nỗ lực kiếm tiền từ GMV ngày càng phình to.

Nhìn chung, những con số vẽ lên hình ảnh của một mảng kinh doanh đang lên. Song Shopee lại có chỉ số EBITDA (Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm trong năm 2019.

Biên lợi nhuận gộp của Shopee âm cho thấy nó đang chiết khấu khá nhiều doanh số bán hàng cho cuộc đua thị phần và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Hai thái cực trái ngược

Ngược lại, mảng trò chơi Garena của Sea Ltd lại cho thấy những điểm sáng ấn tượng.

Năm 2019, doanh thu mảng này nhảy vọt 172% chạm mốc 1,8 tỉ USD và mang về 1 tỉ USD lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao, tương đương biên lợi nhuận EBITDA tới 40%.

Ngay cả khi Shopee có lãi, biên lợi nhuận của mảng thương mại điện tử cũng khó lòng chạm tới mức của Garena. Garena đang kiếm tiền để Shopee đốt tiền.

Tech In Asia cho rằng đây không phải là một chiến lược tối ưu đối với những đồng vốn của cổ đông.

Ví dụ, Shopee “đốt” 765 triệu USD vào hoạt động bán hàng và marketing trong năm 2019. Tất cả chỉ để mang về 942 triệu USD doanh thu và khoản lỗ EBITDA 1 tỉ USD.

Trong khi đó, Garena chỉ dùng 109 triệu USD chi phí bán hàng và marketing nhưng đủ để mang về doanh thu 1,8 tỉ USD và dòng lợi nhuận EBITDA dương 1 tỉ USD.

Tech In Asia đã liên hệ với SEA để phỏng vấn về những con số nhưng công ty từ chối.

Câu chuyện đốt tiền để giành vị thế dẫn đầu và chiến thắng vốn là điều giới doanh nghiệp chấp nhận trong mảng TMĐT một vài năm trở lại đây.

Một phần chiến lược dài hạn của SEA với Shopee rõ ràng là để tận dụng lợi thế ở mảng TMĐT, từ đó khai thác các mảng dịch vụ khác, trong đó có dịch vụ tài chính. Sea là một trong những công ty đang chạy đua để có giấy phép hoạt động ngân hàng số ở Singapore. Ở góc nhìn này, có thể thấy rõ những toan tính của Sea với Shopee dù càng làm càng lỗ.

Mảng kiếm tiền chính

Nếu Garena là một mảng kinh doanh đã bão hoà, việc đầu tư dòng tiền từ nó vào các mảng kinh doanh mới, có tốc độ tăng trưởng cao như Shopee là chiến lược hợp lí.

Thế nhưng, Garena không phải một mảng kinh doanh như vậy. Nó vẫn kiếm tiền tốt và có tiềm năng tăng trưởng khổng lồ. Mỗi đồng vốn Sea bỏ vào Garena mang về nhiều lợi ích hơn rất nhiều so với Shopee.

Vì thế, hãy thử tưởng tượng sẽ thế nào nếu như Garena để tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận vào chính nó thay vì rót sang cho Shopee.

Tech In Asia nhận định có lẽ thị trường và các nhà đầu tư thích câu chuyện của Shopee hơn Garena. Khi SEA thực hiện IPO vào năm 2017, Shopee là nhân tố chính khiến nó thu hút được thêm vốn đầu tư.

Chiến lược của SEA đã phát huy tác dụng khi nó hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư, nhất là khi câu chuyện ở mảng TMĐT thu hút nhiều sự chú ý hơn mảng phát triển game. Song mọi chuyện đang dần thay đổi.

Sau sự vụ liên quan đến WeWork, các nhà đầu tư đang quan tâm đến lợi nhuận hơn bao giờ hết. Ngay cả khi một doanh nghiệp có câu chuyện hay đến đâu, nếu không tạo ra lợi nhuận, nó cũng dần nhạt nhoà.

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Kinh tế và Tiêu dùng

  • 1
  • 2