Skip to main content

Thẻ: traffic

Tại sao traffic của website sụt giảm? Nguyên nhân và Phân tích

Google vừa chia sẻ một số cách để nhận diện nguyên nhân khi traffic hay lưu lượng truy cập của website sụt giảm, kèm với đó là các phương pháp phân tích.

Tại sao traffic của website sụt giảm? Nguyên nhân và Phân tích
Tại sao traffic của website sụt giảm? Nguyên nhân và Phân tích

Với những người làm digital marketing, SEO, Content Marketing, hay với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, việc website đột ngột giảm traffic có thể là một vấn đề lớn, để giải quyết vấn đề này, Google vừa cập nhật một số lý do chính mà người dùng có thể sử dụng để kiểm tra website của mình.

Những lý do chính khiến lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) của website sụt giảm.

Trong khi trong thực tế có rất nhiều lý do khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan có thể khiến traffic của website sụt giảm, dưới đây là những lý do thường gặp nhất:

  • Sự cố kỹ thuật: Với những ai từng làm các công việc liên quan đến quản trị website, các lỗi như ngăn Google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục (Index) hoặc server của website bị treo khiến người dùng không thể truy cập là điều không có gì mới. Đây có thể là các vấn đề kỹ thuật ở cấp độ website hoặc cấp độ trang (webpage).
  • Website vi phạm chính sách (bị phạt): Nếu một website hay webpage nào đó không tuân theo nguyên tắc của Google, vi phạm chính sách về nội dung (content), thì một số trang hoặc toàn bộ website có thể ít được hiển thị hơn hoặc hiển thị với vị trí thấp hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Website ít được hiển thị hơn với vị trí thấp hơn hiển nhiên sẽ kéo traffic của website giảm xuống.
  • Cập nhật thuật toán: Với các công cụ tìm kiếm như Google, các thuật toán xếp hạng sẽ liên tục được cập nhật, thường là theo tháng. Sau mỗi lần cập nhật, lượng traffic của các website sẽ thay đổi đáng kể, có thể tăng hoặc cũng có thể là giảm. Cái khó nhất là Google không bao giờ chia sẻ cụ thể về cách công cụ tìm kiếm đánh giá hay ưu tiên xếp hạng nội dung.
  • Gián đoạn sở thích tìm kiếm: Vào những bối cảnh khác nhau, người dùng quan tâm và tìm kiếm những từ khoá khác nhau, và sở thích hay hành vi này thường xuyên thay đổi. Nếu các từ khoá dù là website của bạn có thứ hạng cao tuy nhiên điều đó cũng không có ý nghĩa gì nếu không có ai tìm kiếm nó.
  • Hiệu ứng theo mùa: Các biến động tìm kiếm cũng thay đổi theo các sự kiện đặc biệt, kỳ nghỉ hoặc ngày lễ. Traffic của website có thể tăng hoặc giảm theo điều này.
  • Lỗi báo cáo: Trong không ít các trường hợp, báo cáo từ các công cụ phân tích web như Google Analytics hay Google Search Console hiển thị sai kết quả.

Phân tích sự sụt giảm traffic bằng cách sử dụng Báo cáo hiệu suất của Google Search Console.

Báo cáo Hiệu suất của Google Search Console (Search Console Performance report) là một công cụ hiệu quả để hiểu về các biến động liên quan đến traffic hay lưu lượng truy cập của website.

Để truy cập Báo cáo hiệu suất trong Google Search Console, hãy làm theo các bước đơn giản như bên dưới:

  • Đăng nhập vào trang web Google Search Console tại search.google.com/search-console.
  • Sổ chọn website mà bạn muốn phân tích.
  • Trong thanh menu bên trái, nhấp vào tab “Hiệu suất” (Performance).

Tại mục báo cáo này, các số liệu như số lần hiển thị, tổng số lần nhấp (click), tỷ lệ nhấp (CTR) trung bình hay vị trí trung bình cho từ khoá và website cũng được thể hiện rõ.

Dưới đây là một số cách mà Google gợi ý bạn nên thử:

  • Mở rộng phạm vi ngày phân tích để có thể dễ nhận diện được bối cảnh và xu hướng.
  • So sánh khoảng thời gian giảm với khoảng thời gian tương tự (ví dụ: cùng tháng năm trước hoặc cùng ngày tuần trước) để xác định chính xác các thay đổi.
  • Khám phá tất cả các thông số phân tích như quốc gia, vị trí hay thiết bị để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề, traffic tăng hoặc giảm.
  • Phân tích các loại tìm kiếm khác nhau một cách riêng biệt để biết liệu mức giảm có bị giới hạn ở phần Tìm kiếm, Google Hình ảnh, Video hay Tin tức hay không.

Sử dụng Google Trends để phân tích xu hướng ngành.

Google Trends hay Google Xu hướng là công cụ cung cấp những thông tin chuyên sâu về web, hình ảnh, tin tức, mua sắm và xu hướng tìm kiếm trên YouTube.

Dưới đây là những gì Google khuyên bạn:

  • Phân tích các xu hướng chung trong ngành hoặc quốc gia để xác định những thay đổi trong hành vi của người dùng hoặc các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
  • Phân khúc dữ liệu theo quốc gia và danh mục để có thêm insight phù hợp hơn về đối tượng mục tiêu của website.
  • Kiểm tra yếu tố mùa vụ hay xu hướng của các từ khoá tìm kiếm của website.

Tóm tắt.

Hiểu được lý do đằng sau việc sụt giảm lưu lượng truy cập (traffic) của website là rất quan trọng. Bằng cách sử dụng báo cáo Hiệu suất của Google Search Console và Google Trends, bạn có thể xác định và phân tích nguyên nhân của những sự sụt giảm này để từ đó có thể đón đầu các xu hướng mới của ngành và duy trì sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Traffic là gì? Khái niệm Website (App) Traffic trong Marketing

Khi nói đến các mục tiêu của hoạt động marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, thúc đẩy traffic cho website (và ứng dụng), hay thậm chí là cho các cửa hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu, vậy website traffic là gì và doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện chỉ số này.

web traffic là gì
Traffic là gì?

Nằm trong bức tranh lớn hơn đó là Marketing, Digital Marketing, và Kinh doanh, khái niệm Traffic thường được nhắc đến như là một mục tiêu “phải có”, tuy nhiên, có phải traffic nào cũng có giá trị hay liệu có phải chỉ cần tăng traffic là doanh nghiệp có thể có được nhiều khách hàng hơn. Mọi thắc mắc về “Traffic” sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • Traffic là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.
  • Traffic xấu là gì?
  • Traffic tốt là gì?
  • Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.
  • Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.
  • Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
  • Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
  • Một số chiến lược thương hiệu có thể áp dụng để thúc đẩy Traffic.
  • Mối quan hệ giữa Traffic và SEO là gì?
  • Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Traffic là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Traffic có một số ý nghĩa khác nhau trong đó có 2 nghĩa được sử dụng phổ biến nhất là số lượng hay mật độ các phương tiện đang tham gia giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không…) và nghĩa thứ 2 là liên quan đến lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào các website hay ứng dụng cụ thể.

Trong ngành Marketing, Traffic sẽ sử dụng theo nghĩa thứ 2, tức là khái niệm đề cập đến lượng người dùng truy cập vào các website, webpage, site hay ứng dụng (app) cụ thể.

Trong phạm vi bài này, khái niệm Traffic cũng sẽ được hiểu theo nghĩa là người dùng trên các nền tảng công nghệ sử dụng internet.

Web Traffic hay Site Traffic là gì?

Là những traffic từ các nền tảng web ví dụ marketingtrips.com, khái niệm đề cập đến tất cả những người dùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó.

App Traffic là gì?

Ngược lại với web hay website traffic chính là app traffic, là tất cả những người dùng truy cập vào một ứng dụng (mobile app) nào đó. Các ứng dụng chính là những thứ mà bạn đã tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng như App Store của Apple hay CH Play của Google.

Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.

  • Là số lượng người dùng truy cập vào các site, website, webpage hay các ứng dụng (app) cụ thể. Người truy cập được gọi là user hoặc visitor.
  • Khi nói đến Traffic, ngoài đối tượng chính là user hoặc visitor, một số thuật ngữ đi kèm khác là pageviews và sessions. Pageviews mô tả số lượng các Trang (bài viết) mà người dùng đã xem. Sessions có nghĩa là Phiên truy cập, khái niệm mô tả số lần mà một người dùng nào đó truy cập vào một nền tảng cụ thể.
  • Đối với hầu hết các nền tảng thương mại (Commercial Platforms) trên môi trường internet, traffic chính là tài sản. Từ các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee hay Lazada đến các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, traffic hay lượng người dùng truy cập là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp.
  • Ngoài yếu tố số lượng, giá trị của traffic hay người dùng còn được thể hiện qua lượng thời gian mà mỗi người dùng ở lại trên từng nền tảng khi họ truy cập (time on site), hoặc số lần mà họ truy cập trong ngày. Về bản chất, người truy cập ở lại càng lâu và truy càng nhiều lần thì các nền tảng càng được hưởng lợi.
  • Traffic thường sẽ không mang lại bất cứ giá trị gì nếu người dùng chỉ ở lại trên trang chỉ trong vòng vài giây, thậm chí là vài chục giây.

Traffic xấu là gì?

Như MarketingTrips đã đề cập qua ở trên, trong lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, traffic đóng vai trò vô cùng quan trọng và cũng là một trong số các KPIs (chỉ số đánh giá hiệu suất chính) được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.

Tuy nhiên, không phải traffic nào cũng tốt hay không phải cứ có càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng có thêm khách hàng. Tuỳ vào từng chất lượng của traffic mà những gì nó mang lại là khác nhau.

Traffic xấu có thể là các traffic gian lận, người làm marketing sử dụng các thủ thuật (clickbait) để khiến (đánh lừa) người dùng nhấp chuột (click) vào nội dung (chẳng hạn như một mẫu quảng cáo) và truy cập vào website hay ứng dụng của họ trong khi người dùng không hề có ý định truy cập vào các nền tảng đó.

Traffic xấu cũng có thể được hiểu là những traffic kém chất lượng, khi nhà quảng cáo, người làm SEO hay marketing cố tình thu hút những người dùng không liên quan (không phải khách hàng hay đối tượng mục tiêu) đến website.

Trong bối cảnh kinh doanh, khi các doanh nghiệp đầu cần những người dùng chất lượng, tức những người họ có thể chuyển đổi bán hàng, các traffic xấu hầu như vô giá trị.

Ở một bối cảnh khác, traffic xấu cũng thường gắn liền với những website hay nền tảng không có thương hiệu (được sinh ra với mục tiêu gian lận) hoặc được cung cấp bởi các đơn vị làm về dịch vụ “bán” traffic (SEO Agency, Digital Marketing Agency…) nhưng bằng cách gian lận.

Ví dụ, thay vì các đơn vị này cần nhắm mục tiêu đến các người dùng tiềm năng hay các từ khoá liên quan, vì nhiệm vụ của họ là cam kết tổng traffic (giả sử đây là KPIs) cho một website hay ứng dụng cụ thể, họ làm đủ mọi cách chỉ để có được đủ số lượng traffic.

Traffic tốt là gì?

Traffic tốt là gì?
Traffic tốt là gì?

Ngược lại với traffic xấu chính là traffic tốt, khi doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy những người dùng tiềm năng tới website hay ứng dụng của họ.

Ở khía cạnh quảng cáo hay làm Content Marketing, người xây dựng traffic cố gắng nhắm mục tiêu đến những người có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ, hoặc những người có ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của khách hàng.

Ở khía cạnh làm SEO, các SEOer sẽ chỉ tối ưu vào các từ khoá liên quan, với mục tiêu là chuyển đổi bán hàng từ những traffic có được.

Về bản chất tổng thể, một traffic hay người dùng được xem là tốt khi họ hiểu rõ những nội dung mà họ đang tương tác trước khi truy cập (chủ động) và nơi họ truy cập sau đó cũng có những thông tin hay thứ mà họ cần.

Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.

Trong khi traffic là khái niệm chung đề cập đến bất kỳ ai truy cập vào một nền tảng nào đó dù là website hay ứng dụng, nó cũng được phân loại thành các kiểu traffic khác nhau.

Vậy có những kiểu traffic chính là gì, dưới đây là một số loại bạn có thể tham khảo:

  • Paid Traffic (Traffic có trả phí).

Là khái niệm đề cập đến bất cứ traffic nào mà thương hiệu hay doanh nghiệp có được từ các hoạt động có trả phí. Từ các hoạt động quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) đến quảng cáo từ khoá trên công cụ tìm kiếm của Google (Google Ads), những traffic hay người dùng có được đều được gọi là Paid Traffic (traffic có trả phí).

  • Organic Traffic (Traffic tự nhiên).

Ngược lại với Paid Traffic chính là Organic Traffic, là tất cả những traffic hay người dùng truy cập mà doanh nghiệp có được nhưng không phải trả phí.

Từ các traffic có được thông qua các bài đăng tự nhiên trên mạng xã hội Facebook, đến các traffic từ hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hay những người dùng truy cập trực tiếp vào website đều được coi là Organic Traffic.

  • Search Traffic (Traffic tìm kiếm).

Là tất cả những traffic đến với ứng dụng (app) hay website thông qua công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google hay Yahoo), bao gồm cả những traffic từ quảng cáo tìm kiếm (Google Ads) lẫn traffic tự nhiên (SEO).

  • Direct Traffic (Traffic trực tiếp).

Là những người dùng chủ động truy cập trực tiếp vào website từ trình duyệt (Google Chrome), ví dụ như khi bạn gõ marketingtrips.com vào thanh trình duyệt và truy cập vào website, bạn sẽ được đếm trong phần Direct Traffic.

  • Referral Traffic (Traffic giới thiệu).

Referral Traffic là gì? là tất cả những traffic đến với website từ các website hay ứng dụng khác, trong một số trường hợp, traffic đến từ một số công cụ tìm kiếm cũng được xem là Referral Traffic.

  • Mobile Traffic.

Là những traffic hay người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động. Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, phần lớn các website ở trong các ngành hàng khác nhau, hơn 50% người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động.

Tượng tự theo nền tảng, chúng ta cũng có khái niệm Tablet Traffic hay PC Traffic.

  • iOS Traffic và Android Traffic.

Nếu người dùng truy cập vào website hay ứng dụng (app) từ các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS (của Apple) thì được gọi là iOS Traffic, và từ hệ điều hành Android thì gọi là Android Traffic, 2 khái niệm này thường được sử dụng để phân tích ứng dụng (App).

Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.

Mặc dù traffic là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm này, dưới đây là một số hiểu lầm thường thấy.

  • Mọi traffic đều tốt, càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng hưởng lợi: Như đã đề cập ở trên thì bạn thấy rằng không phải traffic nào cũng tốt và mang lại lợi ích cho doanh nghiêph (khách hàng), thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu bạn cố tình gian lận để có được traffic, website sẽ bị phạt (từ các nền tảng quảng cáo và công cụ tìm kiếm) và doanh nghiệp còn bị thiệt hại nhiều hơn. Có không ít nhà quảng cáo bị Google cấm quảng cáo vì cố tình thu hút khách hàng về các Trang có nội dung vi phạm. Hay các gian lận như Buff SEO cũng khiến website bị giảm thứ hạng hoặc có thể bị xoá khỏi công cụ tìm kiếm.
  • Bất cứ ai nhấp chuột và truy cập vào website hay ứng dụng đều được tính là một người dùng: Sự thật là, traffic chỉ bao gồm các lượt truy cập hợp lệ, khi bạn nhấp chuột để truy cập vào một website nhưng vì một lý do nào đó ví dụ như mất kết nối internet, web tải chậm khiến bạn không vào được Trang hay bạn chỉ truy cập được vài giây (khoảng dưới 3-5s), khi này traffic sẽ không được tính (bởi các công cụ đo lường).
  • Một website có traffic cao sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn: Trong khi số lượng người dùng truy cập vào một website cũng là một dấu hiệu xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, các traffic không hợp lệ, traffic xấu, hay thời gian người dùng ở lại thấp lại có tác dụng phụ, tức khiến các website có chất lượng thấp hơn.

Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Đến đây, bạn thấy rằng, dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, dù đó là thương mại điện tử, bán lẻ (retail) hay F&B, traffic đều đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số lợi ích chính mà traffic có thể mang lại.

Ngay cả khi bạn là thương hiệu mới hay thương hiệu đã có mặt lâu năm trên thị trường, bạn vẫn đều cần đến độ nhận biết (thường xuyên) về thương hiệu.

Traffic hay số lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của bạn chính là một minh chứng hữu hình nhất cho thấy liệu người dùng hay khách hàng tiềm năng có biết và quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead).

Nếu những traffic mà bạn đang nỗ lực xây dựng là traffic tốt, những người dùng này rất có tiềm năng để trở thành người sẽ mua hàng của bạn trong tương lai.

Với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, không có traffic đồng nghĩa với việc không có khách hàng tiềm năng hay không bán được hàng.

  • Gia tăng doanh số bán hàng.

Cuối cùng, mục tiêu còn lại của mọi doanh nghiệp khi xây dựng traffic đó chính là để bán hàng, một lần nữa, các traffic tốt sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn và bán được nhiều hàng hơn, từ đó doanh số bán hàng sẽ tăng lên.

Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Tron khi việc xây dựng traffic là điều rất cần thiết, nhiều marketer đã không thể thúc đẩy được chỉ số này vì nhiều lý do khác nhau, dưới đây là những gì bạn thường thấy.

  • Mức độ thân thiện của website với thiết bị đi động.

Khi bạn biết rằng phần lớn người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động bạn hiểu là chất lượng hay mức độ thân thiện của website đó với thiết bị di động sẽ tác động trực tiếp đến cách họ tương tác với website.

Một website dễ điều hướng, có tốc độ tải trang nhanh (dưới 5s), hay người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các nội dung họ cần chính là chìa khoá.

  • Trải nghiệm (UI, UX) của người dùng với website và ứng dụng (app).

Giả sử rằng, khi bạn thấy một mẫu quảng cáo nào đó có nội dung bạn thích và họ cũng bán các sản phẩm bạn cần, tuy nhiên sau khi truy cập, mọi trải nghiệm bạn có được trên nền tảng đều không thể chấp nhận được thì điều gì sẽ xảy ra, bạn có ở lại trên đó lâu không hay có sẵn sàng truy cập lại đó không?

  • Chất lượng nội dung có trên nền tảng.

Khi một người dùng truy cập vào website, mọi thứ mà họ tương tác đều xoay quanh thuật ngữ nội dung (Content), chất nội dung nội dung quyết định trực tiếp đến cách họ tương tác với nền tảng.

Rõ ràng là bạn không thể muốn truy cập vào một website có chất lượng nội dung kém, không cung cấp bất cứ nội dung hữu ích nào đến bạn, hay thậm chí là các định dạng nội dung không phù hợp với sở thích cá nhân của bạn.

  • Chất lượng của các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo.

Trong trường hợp bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí để thúc đẩy traffic cho website, khi nội dung có trên quảng cáo không phải là những thứ mà khách hàng cần hay bạn đang phân phối quảng cáo đến sai đối tượng, bạn cũng không có được traffic hay nói cách khác là bạn không thể khiến họ nhấp vào quảng cáo để truy cập vào nền tảng.

  • Chất lượng hay mức độ phù hợp của các từ khoá.

Ngược lại với cách làm trên, nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy traffic thông qua hoạt động SEO, tức tối ưu hoá thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs), từ khoá cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu bạn sử dụng các từ khoá có ít người tìm kiếm (Volume Search) hay các từ khoá đó không được nhập bởi những khách hàng tiềm năng của bạn, traffic khi này hoặc là rất ít hoặc là không mang lại giá trị.

Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).

Một khi bạn đã bắt đầu nhận thức rõ được giá trị của traffic hay là những gì mà nó có thể mang lại, bạn cũng cần theo dõi và đo lường thường xuyên chỉ số này.

Để có thể đo lường và đánh giá chất lượng của các traffic hay người dùng, dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:

  • Google Analytics: Là công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google và cũng là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường traffic.
  • Similarweb: Có thể nói là công cụ phổ biến thứ 2, Similarweb giúp bạn đo lường và phân tích nguồn traffic từ các nơi khác nhau, nó cũng cho phép bạn kiểm tra traffic của các đối thủ cạnh tranh.
  • Ngoài 2 công cụ nói trên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích SEO khác để hỗ trợ phân tích traffic như: Ahrefs, Moz, SEMrush, Keywordtool…

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.

  • Kéo traffic là gì?

Là khái niệm mô tả các hoạt động được thực hiện với mục tiêu là gia tăng hay thúc đẩy traffic, chính là những người dùng truy cập vào các website và ứng dụng.

  • Lượng traffic là gì?

Chính là số lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào một nền tảng nào đó.

  • Nguồn traffic hay Traffic Source là gì?

Trong các phần đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng traffic cũng được phân loại thành các kiểu khác nhau như Organic Traffic hay Direct Traffic, nó chính là các nguồn traffic, tức nơi mà sau đó người dùng đã truy cập vào website.

  • Traffic trong kinh doanh là gì?

Ngoài việc được sử dụng để mô tả những người dùng trên các nền tảng trực tuyến, khái niệm traffic còn được sử dụng để mô tả những người ghé thăm các cửa hàng (vật lý) nào đó với mục tiêu là xem sản phẩm và mua hàng.

Do đó, trong phạm vi kinh doanh nói chung, traffic miêu tả số lượng tất cả những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp.

  • Traffic Acquisition Cost là gì?

Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (Traffic Acquisition Cost) bao gồm các khoản thanh toán mà một doanh nghiệp cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet trả cho các công ty liên kết và trực tuyến khác; để các công ty này chuyển hướng lưu lượng truy cập của người dùng và doanh nghiệp đến website của nó.

  • Invalid Traffic là gì?

Là những traffic không hợp lệ, với các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá chất lượng của các website (kèm theo hình phạt với những website có nhiều traffic không hợp lệ, hay traffic gian lận).

  • Lượt traffic là gì?

Là từ đồng nghĩa với lượng traffic, đó chính là số lần người dùng truy cập một website nào đó, tuỳ vào từng tình huống, lượt traffic có thể là người dùng (user) hay số phiên truy cập (session).

Kết luận.

Với tư cách là những người làm digital marketing, như bạn có thể thấy, traffic (tốt) là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu mà các hoạt động marketing hướng tới.

Bằnh cách hiểu chính xác traffic là gì, hay cụ thể hơn traffic như thế nào là tốt hay chất lượng, bạn rõ ràng là có nhiều khả năng hơn để tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi bán hàng, thúc đẩy doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

Infographic – Người dùng toàn cầu truy cập nền tảng gì qua thiết bị di động

Kể từ khi internet ra đời vào năm 1983, nó đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen hàng ngày của chúng ta, và ngày nay, thiết bị di động đang là “vật bất ly thân” đối với đa số mọi người.

Infographic - Người dùng toàn cầu truy cập nền tảng gì qua thiết bị di động

Vào đầu những năm 2000, tin nhắn dạng văn bản là tất cả những gì người dùng có để tương tác với nhau trước khi vô số các định dạng nội dung mới ra đời và đã làm thay đổi hoàn toàn cách người dùng tương tác và trải nghiệm.

Với những sự tác động đó. Ngày càng có ít người đọc sách hơn khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, báo in, báo giấy thì hao mòn dần, toàn bộ các mô hình quảng cáo cũ theo đó cũng đã lỗi thời khi người dùng có nhiều lựa chọn tiện và nhanh hơn.

Các thiết bị di động giúp mọi người kết nối nhiều hơn với những tin tức mới nhất, liên lạc nhiều hơn với người thân của mình và cung cấp nhiều khả năng hơn để thanh toán hóa đơn, mua sắm, và làm mọi thứ v.v., tất cả đều xảy ra từ vài thao tác đơn giản.

Đồ hoạ dưới đây từ Visual Capitalist cung cấp thêm một số góc nhìn (cho người làm marketing và kinh doanh) dựa trên cách mọi người đã dành thời gian cho các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là với các nền tảng video thông qua thiết bị di động của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo SocialMediaToday

Trong vòng 10s sau khi vào website của thương hiệu người dùng muốn thấy gì

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng sự hiệu quả cho website của mình bằng cách cung cấp cho khách hàng những gì họ cần khi truy cập, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Trong vòng 10s sau khi truy cập website của thương hiệu người dùng muốn thấy gì

Để có thể cung cấp nhanh cho khách hàng những gì họ cần khi truy cập vào website (Traffic), thương hiệu cần trả lời các câu hỏi sau (được tham khảo từ Red Website Design).

  • Bạn đang bán cái gì?
  • Tại sao người truy cập nên quan tâm?
  • Chi phí khách hàng cần bỏ ra là như thế nào?
  • Điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ hay thương hiệu khác?
  • Website của bạn có dễ dàng điều hướng (thao tác) hay không?
  • Có bất kì ai khác đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?
  • Bằng cách nào khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu?
  • Khách hàng có dễ dàng tìm thấy cách để liên hệ với thương hiệu không?

Bạn đang bán cái gì?

Ở những giây đầu tiên sau khi truy cập, khách hàng muốn biết thực chất bạn đang bán cái gì, sản phẩm hay dịch vụ gì. Đừng để khách hàng hiểu nhầm về những gì bạn đang cung cấp.

Tại sao người truy cập nên quan tâm?

Sau khi hiểu cơ bản về bạn, người dùng bắt đầu đặt ngược lại câu hỏi tại sao họ phải cần quan tâm đến những gì thương hiệu cung cấp. Sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu có thể giúp cải thiện cuộc sống của họ như thế nào.

Nó có thể làm giảm đi các “nỗi đau” mà khách hàng đang phải đối mặt hay không hay những lợi ích mà khách hàng có được sau khi sử dụng chúng là gì.

Chi phí khách hàng cần bỏ ra là như thế nào?

Để có thể có được những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại, khách hàng phải chi trả bao nhiêu, nó có xứng đáng không.

Trong khi bạn không nhất thiết phải thể hiện giá ở trang chủ, tuy nhiên cần hiển thị cách để khách hàng có thể xem nó bất cứ lúc nào chỉ sau 1-2 lần nhấp chuột.

Một trong những mẹo nhỏ để “chi phí khách hàng bỏ ra sẽ thấp hơn” đó là nên hiển thị giá sau khi khách hàng đã trải nghiệm đủ những thông tin về lợi ích sau sử dụng.

Khách hàng thường kỳ vọng nhận được nhiều hơn so với những gì họ bỏ ra do đó các thương hiệu tốt nhất nên tìm cách “hạn chế kỳ vọng” của khách hàng và sau đó cung cấp vượt trội hơn so với những gì mà họ đã kỳ vọng.

Điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ hay thương hiệu khác?

Sau đại dịch, ngày càng có nhiều người dùng quan tâm đến “những yếu tố hậu trường” đằng sau các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang mua và sử dụng.

Họ muốn biết nhiều hơn về các câu chuyện của thương hiệu, lịch sử, giá trị, các mối quan hệ hay trách nhiệm với cộng đồng (social proof) của thương hiệu.

Cách tốt nhất để phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh khác đó là xây dựng những nhận diện hay bản sắc thương hiệu khác biệt, trong khi điều cần thiết là bạn cần phải giới thiệu về doanh nghiệp, bạn chỉ nên giới thiệu những khiến bạn trở nên đặc biệt nhất.

Website của bạn có dễ dàng điều hướng (thao tác) hay không?

Trong khi hầu hết (khoảng 80%) người dùng truy cập website của thương hiệu là từ thiết bị di động, việc tối ưu một giao diện đơn giản để khách hàng thể lướt, chọn xem thêm hay mua hàng chỉ trong vài lần nhấp chuột là những yếu tố cơ bản nhất thương hiệu cần đáp ứng.

Có bất kì ai khác đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?

Social Proof là thuật ngữ mà tất cả các marketer đều nên cần áp dụng cho website của họ, đặc biệt là các website có tính năng (trực tiếp hoặc gián tiếp) bán hàng.

Về mặt tâm lý, rất ít khách hàng muốn họ là người đầu tiên sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu vì họ cho rằng điều này không an toàn.

Trước khi ra quyết định mua hàng, họ cần biết sản phẩm đó đã được nhiều người (người càng tương tự như họ thì sức ảnh hưởng về mặt cảm xúc càng lớn) sử dụng hay chưa, nó có đáng tin không, an toàn không.

Bằng cách nào khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu?

Hiển thị đầy đủ các thông tin về sản phẩm hay cả những “người đã sử dụng” sản phẩm có thể vẫn chưa đủ mạnh để khiến khách hàng tin tưởng về một thương hiệu.

Hãy giả sử khách hàng đang truy cập một website mà họ chưa từng nghe nhắc đến hoặc thấy trước đây thì họ có đủ tin tưởng và tiếp tục các hành động mua hàng hay khộng?

Người làm marketing hoăc doanh nghiệp có thể làm giảm bớt sự nghi ngờ của khách hàng bằng các cách như chạy các chiến dịch thương hiệu trước đó, trên website hiển thị nhiều các chứng nhận, thông tin liên kết từ các bên thứ ba, các mối quan hệ đối tác với các thương hiệu khác (với các tên tuổi lớn…) và một số cách làm khác.

Khách hàng có dễ dàng tìm thấy cách để liên hệ với thương hiệu không?

Sau khi trải nghiệm hầu hết các thông tin cần thiết, trong trường hợp khách hàng cần liên hệ với thương hiệu thì trong khoảng tối đa 2 hành động, khách hàng có thể liên hệ được với thương hiệu không.

Đừng quên ngoài cách liên hệ “truyền thống” là qua email hay số điện thoại, khách hàng cũng có thể muốn liên hệ với thương hiệu bằng những cách nhanh hơn và tiện hơn như trò chuyện trực tiếp từ website (qua các ứng dụng chát) hay thông qua các tính năng trò chuyện trực tiếp của Facebook Messenger và Zalo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

10 mẹo thiết kế nhỏ trên mạng xã hội có thể “kéo” traffic cho thương hiệu

Nếu thương hiệu của bạn coi mạng xã hội là một chiến lược quan trọng và bạn cũng muốn tạo ra nhiều traffic đến website của thương hiệu, những mẹo nhỏ dưới đây là dành cho bạn.

10 mẹo thiết kế nhỏ trên mạng xã hội có thể "kéo" traffic cho thương hiệu

Dưới đây là 10 mẹo rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng và có thể tạo ra nhiều sự đột phá cho thương hiệu, được chia sẻ từ ConversionMinded.

  • Quyết đâu là thông điệp quan trọng nhất bạn muốn truyền tải.
  • Sử tối đa là 2 font chữ trên mỗi đồ hoạ. Font chữ nên dễ đọc (dưới 3s để nhận ra).
  • Sử dụng không quá 5 màu sắc của thương hiệu và sử dụng chúng một cách nhất quán.
  • Sử dụng bản mô tả hay hướng dẫn cho hình ảnh.
  • Sử dụng khoảng trắng để tách biệt các thành phần trên hình ảnh.
  • Sử dụng các hình ảnh có liên quan (mật thiết) đến chủ để nội dung và thương hiệu.
  • Đảm bảo các đoạn văn bản (text) có thể dễ đọc và quan sát trên hình ảnh.
  • Nhận phản hồi từ các bên có liên quan (nội bộ) hay thậm chí là khách hàng về các hình ảnh họ đã xem.
  • Xem số liệu hiệu suất (view, CTR, engagement…) để xem liệu hình ảnh có thu hút nhiều lượt tương tác.
  • Xây dựng hàng loạt mẫu (template, framework) thiết kế có thương hiệu để tiết kiệm thời gian trong những khoảng thời gian bận rộn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Google: Traffic thấp không có nghĩa là chất lượng thấp

Dưới đây là những giải pháp mà Google khuyên chủ các website nên làm đối với các trang web có ít hoặc không có lưu lượng tìm kiếm.

Liên quan đến câu hỏi mà rất nhiều chủ website cũng như người làm marketing quan tâm là phải làm gì với các trang (pages) có lưu lượng truy cập thấp do những hạn chế về khả năng hiển thị trong các công cụ tìm kiếm.

Chuyên gia từ Google thừa nhận rằng chất lượng cũng có thể ảnh hưởng nhưng cũng lưu ý rằng bản thân lượng truy cập thấp không có nghĩa là các trang có chất lượng thấp.

Bạn nên làm gì với các trang (webpages) có chất lượng thấp?

Những người đặt câu hỏi đang lo ngại về hàng trăm nghìn trang web (webpages) được lập chỉ mục nhưng có khả năng hiển thị tìm kiếm rất thấp.

Google thông báo rằng có lẽ các trang đó thiếu yếu tố thẩm quyền (DA) và đề xuất rằng chủ các website có thể hủy lập chỉ mục các trang đó hoặc chuẩn hóa lại chúng vì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến điểm chất lượng của website.

Google không có điểm chất lượng cho các tìm kiếm tự nhiên.

Nhiều người làm marketing hay SEO đang thảo luận về chất lượng của website. Các trang web, nhóm trang web và toàn bộ website có thể được đánh giá là có chất lượng thấp.

Nhưng Google lưu ý rằng họ không có “điểm chất lượng” (quality score) cho các kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Theo Google:

“Theo nghĩa này, chúng tôi không thực sự có điểm chất lượng cho các tìm kiếm tự nhiên.

Nếu có thì nó chỉ là thứ đến từ phía các quảng cáo.”

Nên làm gì với các trang web có chất lượng thấp.

Theo chuyên gia từ Google:

“Tôi nghĩ có rất nhiều điều cần phải suy nghĩ ở đây. Bạn có thể cân nhắc các hoạt động như xóa các trang đó, cải thiện các trang đó hay kết hợp các loại trang đó lại với nhau. Bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu các trang đó có chất lượng thấp.”

Traffic thấp không phải là một dấu hiệu của chất lượng thấp.

Theo Google, khả năng hiển thị tìm kiếm thấp không phải là một dấu hiệu của các trang web có chất lượng thấp.

“Nếu đây là những trang có xu hướng không nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhưng chúng thực sự hữu ích thì Google không xem chúng là có chất lượng thấp. Đó là một điều bạn cần ghi nhớ.

Trên một số website, các trang có lưu lượng truy cập thấp thường gần giống với việc có chất lượng thấp, nhưng không nhất thiết phải như vậy.

Trên các website khác, mặc dù có một số trang có lượng truy cập thấp nhưng chúng lại rất hữu ích với một số nhóm đối tượng nhỏ nào đó.

Vì vậy, chúng nhận được lượng hiển thị thấp hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Theo quan điểm của chúng tôi, những website đó vẫn hữu ích và chất lượng vẫn cao.

Bạn không nên xóa nó đi chỉ vì nó không thu hút được lưu lượng truy cập.”

Cách sửa các trang có chất lượng thấp.

Liên quan đến điều này, Google nói rằng bạn nên cải thiện chất lượng các trang của mình, đó có thể là nội dung, thời gian tải trang, tối ưu các thẻ, cải thiện UI, UX…

Trong trường hợp nếu bạn muốn sửa cùng lúc hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn trang, bạn có thể chọn loại bỏ các trang hoặc kết hợp chúng lại với nhau.

Điều bạn cần lưu ý khi sử dụng trang chuẩn để kết hợp các trang lại với nhau là Google chỉ tính đến trang chuẩn khi đó mà không quan tâm đến những trang còn lại.

Nhận diện các vấn đề về chất lượng và traffic.

Ở đây có 2 vấn đề, một là về chất lượng nội dung và hai là về lưu lượng tìm kiếm (traffic).

Nếu bạn tách vấn đề chất lượng ra khỏi mối quan tâm về việc các trang thiếu lưu lượng truy cập tìm kiếm, thì câu trả lời cho câu hỏi nên làm gì với các trang đó sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều.

Khi này, Google đề xuất rằng bạn có thể kết hợp các trang để tạo ra các trang mới mạnh hơn trong số hàng trăm trang yếu hơn, nếu bản thân nội dung đó là hữu ích.

Nhưng tất nhiên, bạn cũng có thể viết lại nội dung đó để làm cho nội dung đó trở nên hữu ích hơn, loại bỏ hoặc chuyển hướng nội dung (redirect) cũ đó đến một trang có chủ đề tương tự nhưng chất lượng tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Phục hồi ngành bán lẻ: Các quy tắc để thúc đẩy lưu lượng truy cập online và offline

Lưu lượng khách hàng – cả vật lý lẫn kỹ thuật số – chính là động cơ cung cấp năng lượng cho ngành bán lẻ. Trong thế giới hậu đại dịch, ưu tiên hàng đầu của các nhà bán lẻ là làm cho lưu lượng đó tăng trưởng để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Phục hồi ngành bán lẻ: Các quy tắc để thúc đẩy lưu lượng truy cập online và offline

Khi chúng ta hướng tới một tương lai sau đại dịch với nhu cầu của khách hàng đã thay đổi, các nhà bán lẻ phải xem xét cách thu hút người mua sắm trở lại cửa hàng một cách hiệu quả, duy trì lưu lượng truy cập trực tuyến và ‘giải phóng’ nhu cầu của người tiêu dùng.

Dưới đây là những chia sẻ chi tiết từ Ông Pablo Pérez, chuyên gia về bán lẻ và Market Insights tại Google.

Thông tin chi tiết mới về ngành bán lẻ với mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix).

Theo nghiên cứu mới nhất mà chúng tôi đã thực hiện tại Google nhằm kiểm tra cách các nhà quảng cáo có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các sản phẩm trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline) của họ một cách hiệu quả nhất.

Chúng tôi nhận thấy yếu tố chính thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các cửa hàng trực tuyến rất khác so với các cửa hàng thực (vật lý):

  • Marketing là yếu tố quan trọng mà chúng tôi phát hiện ra để thúc đẩy lưu lượng truy cập trực tuyến đến các website bán lẻ.
  • Trong khi vị trí cửa hàng thực đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy lượng người đến thăm cửa hàng.

Phát hiện của chúng tôi dựa trên nghiên cứu mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix Model), cùng với việc phân tích có chọn lọc độ phức tạp của yếu tố tâm lý.

Chúng tôi được thực hiện với hơn 20 nhà bán lẻ hàng đầu trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi đang hoạt động trong các danh mục bao gồm điện tử, quần áo và cửa hàng tạp hóa.

Nghiên cứu mô hình tiếp thị hỗn hợp này trong 5 năm qua cho phép chúng tôi tách biệt những tác động của các khoản đầu tư marketing.

Chúng tôi đã khám phá một số thông tin chi tiết để giúp các thương hiệu tinh chỉnh phương pháp marketing của họ trong tương lai sau đại dịch.

Yếu tố tâm lý giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập của bán lẻ trực tuyến.

Người mua hàng cho rằng sự tiện lợi là yếu tố cần cân nhắc khi họ quyết định mua hàng trực tuyến hoặc tại các cửa hàng vật lý.

Ý nghĩa của sự tiện lợi này là khác nhau tùy thuộc vào từng người và từng trường hợp.

Trong thế giới vật lý, sự tiện lợi có thể có nghĩa là một vị trí cửa hàng gần đó.

Nhưng trong thế giới kỹ thuật số, sự tiện lợi có thể có nghĩa là người tiêu dùng có thể dễ dàng nhớ lại một thương hiệu sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của họ và họ có thể trải nghiệm website một cách trơn tru.

Source: Google/Kantar, Global, Increase traffic and conversion through better customer experiences, n=33,500 consumers 16+ who have shopped online across 38 countries, April-May 2019.

Những người chọn kênh kỹ thuật số (digital channels) cho biết việc tìm kiếm sản phẩm trực tuyến một cách dễ dàng và tận hưởng sự tiện lợi khi giao hàng tận nhà là một điểm cộng.

Thật không may, tâm trí của người tiêu dùng thì vốn có hạn, có nghĩa là họ có xu hướng chỉ mua hàng từ một số nhà bán lẻ mà họ nhớ đến đầu tiên (top-of-mind).

Chúng tôi nhận thấy rằng người tiêu dùng thường chỉ sử dụng khoảng 3 cửa hàng trực tuyến mặc dù họ biết đến tận 13 cửa hàng.

“tâm trí của người tiêu dùng vốn có giới hạn, có nghĩa là họ có xu hướng chỉ mua hàng từ một số nhà bán lẻ mà họ nhớ đến đầu tiên”

Làm marketing để chiếm lấy không gian trong tâm trí người tiêu dùng: ‘stay top of mind’.

Các nhà bán lẻ trực tuyến đạt được vị trí dẫn đầu trên thị trường bằng cách sử dụng quảng cáo để gây chú ý và ‘chiếm’ vị trí hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng.

Nghiên cứu MMM của chúng tôi với các nhà bán lẻ đa kênh (omnichannel) cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào marketing đối với thành công trực tuyến.

Chúng tôi nhận thấy lưu lượng truy cập website (online) và doanh số bán hàng của họ phụ thuộc vào việc đầu tư marketing nhiều hơn 1,5 lần đến 3,5 lần so với các cửa hàng thực.

Ví dụ: khi kiểm tra một nhà bán lẻ hàng điện tử lớn, chúng tôi nhận thấy rằng quảng cáo đã thúc đẩy 60% lưu lượng truy cập trực tuyến nhưng chỉ 27% lưu lượng truy cập tại các cửa hàng thực của họ.

Một câu chuyện tương tự cũng xảy ra với các nhà bán lẻ khác. Trung bình, 51% lưu lượng truy cập trực tuyến và doanh số bán hàng qua môi trường số được thúc đẩy bởi marketing.

Một cân nhắc quan trọng để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các website trực tuyến của bạn là quảng cáo một cách nhất quán và phù hợp.

Trung bình, người tiêu dùng có thể xem hàng ngàn quảng cáo trong một ngày; mỗi quảng cáo có thể xuất hiện dưới một sắc thái khác nhau. Sự hiện diện thường xuyên và nhất quán có thể khiến thương hiệu của bạn dễ dàng được ghi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng.

Ngoài ra, quảng cáo được đặt vào đúng thời điểm, khi khách hàng đang cân nhắc mua hàng, cũng rất quan trọng.

Nghiên cứu gần đây của Google cho thấy rằng chỉ cần hiển thị trong khi người tiêu dùng đang cân nhắc mua hàng có thể thuyết phục từ 18% đến 44% người tiêu dùng chuyển từ thương hiệu lựa chọn đầu tiên sang thương hiệu thứ hai.

Đây chính là lúc các giải pháp quảng cáo tự động thể hiện giá trị của nó, bằng cách đưa quảng cáo phù hợp đến đúng người vào đúng thời điểm.

Yếu tố tâm lý giúp thúc đẩy lượng khách hàng ghé thăm các cửa hàng thực.

Chúng ta biết sự tiện lợi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bán lẻ (Retail). Trong tương lai sau đại dịch, với việc người mua sắm quay trở lại các cửa hàng, các nhà bán lẻ sẽ cần những vị trí thuận tiện hơn để thúc đẩy lưu lượng ghé thăm cửa hàng.

Vị trí là chìa khóa. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy các hoạt động marketing có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút mọi người đến những cửa hàng thực này.

Lập bản đồ chiến lược lưu lượng truy cập của bạn.

Mặc dù mỗi nhà bán lẻ là khác nhau và mỗi tình huống là duy nhất.

Nhưng trong một thế giới hậu đại dịch, dưới đây là một số nguyên tắc hướng dẫn mà mọi thương hiệu có thể sử dụng:

  • Hãy nghĩ về việc tích hợp các kênh: Các phương tiện truyền thông ngoại tuyến có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập trực tuyến và phương tiện trực tuyến có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập tại cửa hàng thực. Đừng bao giờ nghĩ rằng quảng cáo trực tuyến sẽ chỉ thúc đẩy lưu lượng truy cập trực tuyến và biển quảng cáo chỉ có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập tại cửa hàng thực.
  • Kênh thương mại điện tử của bạn cần đầu tư marketing để phát triển mạnh: Quảng cáo một cách nhất quán sẽ giúp thương hiệu của bạn nằm trong tâm trí của người tiêu dùng. Các thương hiệu muốn đảm bảo lưu lượng truy cập trực tuyến của mình được phát triển liên tục nên xem xét đến việc tăng nhiều hơn ngân sách quảng cáo.
  • Sử dụng các giải pháp tự động hoá để tiếp cận khách hàng của bạn một cách hiệu quả: Một quảng cáo được nhắm mục tiêu tốt có thể đảm bảo để bán được hàng. Việc hiển thị quảng cáo của bạn cho đúng người vào đúng thời điểm yêu cầu sự tự động hóa. Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các giải pháp tự động để phát huy hết tiềm năng của chúng trong việc tiếp cận khách hàng của mình.

Đại dịch vẫn chưa kết thúc. Cái được gọi là ‘bình thường mới’ sẽ mang lại nhiều thay đổi, bao gồm cả sở thích mới của người tiêu dùng, thói quen mua hàng mới và cơ hội mới để các nhà bán lẻ quảng bá và thu hút người mua sắm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Làm 4 điều này để website của bạn bán được nhiều hàng hơn

Website vốn được xem là ‘cửa ngõ’ của một doanh nghiệp. Với tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẵn có, Instagram và Facebook là những nền tảng quảng bá tuyệt vời.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát hay hạn chế đối với những gì bạn có thể đăng khi sử dụng các kênh này. Một tên miền riêng sẽ giúp bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung bạn muốn khách hàng xem và cách bạn muốn thương hiệu của mình được đại diện.

Các trang mạng xã hội cũng mất dần tính phổ biến trong những năm qua. Myspace là nền tảng phổ biến nhất từ ​​năm 2005 đến 2008 với hầu hết mọi người nổi tiếng trên diễn đàn.

Tuy nhiên, đến ngày hôm nay đích đến của Myspace chỉ là một mạng lưới trực tuyến, sự sụp đổ của nó chứng tỏ rằng bất kỳ nền tảng truyền thông mạng xã hội nào cũng có thể trở nên lỗi thời theo thời gian.

Mọi khách hàng đều cần những thông tin để hiểu rằng một doanh nghiệp XYZ nào đó là hợp pháp. Website của riêng bạn cung cấp một trong những đảm bảo tốt nhất cho điều này.

Dưới đây là một số hướng dẫn đã được kiểm nghiệm bạn có thể tham khảo.

1. Hãy chào đón.

Nếu bạn đang bán hàng ở một cửa hàng (physical store), bạn sẽ bỏ qua khách hàng khi họ bước lại và xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn chứ? Chắc là không rồi.

Thay vào đó, bạn sẽ chào đón họ một cách nồng nhiệt, hỏi họ về những gì họ đang tìm kiếm, hướng dẫn họ xem cửa hàng, v.v.

Với website, bạn cũng cần có một cách tiếp cận tương tự trong việc chào đón người dùng của mình. Điều đó có thể đạt được bằng cách bạn thiết kế một trang đích đảm bảo với khách truy cập rằng họ đã đến đúng nơi họ muốn đến.

2. Xây dựng niềm tin.

Niềm tin là một phần không thể thiếu trong mọi mối quan hệ. Vì vậy, một khi bạn đã chào đón nồng nhiệt người dùng của mình, đã đến lúc bạn phải xây dựng niềm tin ở họ.

Các công ty xây dựng niềm tin cho người dùng vào website của họ bằng cách cung cấp những lời chứng thực nào đó. Nó có thể là những câu tuyên ngôn, lời cam kết, giấy chứng nhận kinh doanh hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng thêm tin về thương hiệu.

Hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính đàm thoại và trung thực thay vì nghe có vẻ “bán hàng”.

Và bạn đừng bao giờ nói dối về bất cứ điều gì.

3. Tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Khách hàng cần được cung cấp thông tin khách quan về công ty của bạn cũng như các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi đưa ra thông tin, chúng đòi hỏi bạn phải có niềm tin sâu sắc vào sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng nhận thức của khách hàng và nhân viên của bạn vì thành công lâu dài là không thể nếu bạn không tin vào các giải pháp mà bạn đang bán.

4. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Hãy xây dựng một nơi để khách hàng của bạn có thể phản hồi sau khi mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích website để hiểu thêm về hành vi của người dùng trên website của mình.

Khách hàng của bạn xem những trang nội dung nào, ở lại bao lâu. Họ làm gì trước khi quyết định đến trang mua hàng.

Có một số lượng đáng kể người dùng đi trực tiếp từ trang “Sản phẩm” của bạn đến trang “Trợ giúp” không?

Tốt nhất bạn nên theo dõi thường xuyên những hành vi đó để có cách tối ưu hành trình trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm

Muốn nhiều traffic đến website – Bạn nên xây dựng một ‘toà soạn’ (P1)

Một ‘tòa soạn báo’ của riêng bạn có thể bao gồm các chủ đề mà những người có ảnh hưởng, nhà đầu tư, người ra quyết định và những khách hàng quan trọng khác sẽ rất muốn quan tâm.

Các phương tiện truyền thông chính thống đã tiếp tục thu hẹp – trên thực tế, báo cáo gần đây của Pew Research cho thấy việc làm của các tòa soạn ở Hoa Kỳ đã giảm 23% từ năm 2008 đến năm 2019.

Một cách để vượt qua các rào cản đối với việc truyền thông tin ngày nay: tạo tòa soạn của riêng bạn ngay trên website của chính bạn và bao gồm các chủ đề mà những người có ảnh hưởng, nhà đầu tư, người ra quyết định và các đối tượng quan trọng khác quan tâm.

Bạn cũng có thể tạo một trang tin tức, nhưng việc xây dựng một trang này từ đầu đòi hỏi phải có chiến lược, cam kết và sự cộng tác liên tục.

Đối với bất kỳ ai quan tâm đến việc xây dựng traffic, đây là những gì bạn nên tham khảo:

Tạo dựng mục tiêu cụ thể và tầm nhìn bao quát.

Các nhà tiếp thị giỏi nhất đưa ra các mục tiêu rõ ràng và bám sát chúng; các nhà tiếp thị thiết lập mục tiêu thực sự có khả năng thành công cao hơn 376% so với nhóm còn lại.

Thiết lập các mục tiêu cho website tin tức của bạn cũng không phải là ngoại lệ – vì vậy hãy dành thời gian đặt ra các mục tiêu một cách rõ ràng.

Những mục tiêu này bao gồm:

  1. Thông báo cho người đọc và giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng về tốc độ đổi mới nhanh chóng của công nghệ.
  2. Tập trung vào tương lai thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia và giải thích của các nhà lãnh đạo tư tưởng về cách công nghệ dữ liệu đang thay đổi thế giới của chúng ta.
  3. Tiếp cận và thu hút đối tượng mục tiêu mới ngoài các nỗ lực tiếp thị theo nhu cầu và PR truyền thống.

Trước khi bạn bắt đầu một dự án như thế này, hãy liên hệ chặt chẽ với các bên liên quan chính về tầm nhìn để đảm bảo mọi người đều đang cùng hướng tới một mục tiêu về tác động và phạm vi tiếp cận tiềm năng của website.

Tập trung xây dựng nội dung dựa trên con người .

Thay vì tập trung vào các tiêu đề ‘bay nhảy’ và tin tức nóng hổi để thu hút sự chú ý, hãy lùi lại một bước và cân nhắc xem yếu tố câu chuyện nào sẽ thú vị nhất đối với đối tượng mục tiêu chính của bạn.

Để tạo ra những nội dung tập trung vào con người này, chúng ta cần thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu rộng với các chuyên gia, khách hàng, đối tác và các nhà lãnh đạo CNTT trong các ngành khác nhau để khám phá các góc độ và thông tin chi tiết về câu chuyện.

Chúng ta nên nói chuyện với những người hiểu rõ họ, những người có thể chia sẻ các quan điểm độc đáo về cách họ làm việc, tính cách của họ và những kinh nghiệm cụ thể.

Chúng ta biết được niềm đam mê của họ, những vấn đề chính và mục tiêu dài hạn của họ.

Những gì chúng ta thấy là bất chấp bối cảnh truyền thông ngày càng thu hẹp, mọi người vẫn thích đọc những câu chuyện hấp dẫn về sự giao thoa giữa con người và công nghệ.

Bằng cách tạo nội dung tập trung vào con người và không mang tính quảng cáo, bạn cũng tạo ra sự khác biệt với các bài viết trên blog của công ty hoặc tài liệu marketing nội bộ, thu hút nhiều người xem hơn đến website tin tức của bạn để đọc các câu chuyện đó.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Twitter đã ‘quay lại’ trên kết quả tìm kiếm của Google

Sau khi Twitter bị hack, Google đã gỡ bỏ ‘Twitter carousel’ ra khỏi trang kết quả tìm kiếm – hiện tại nó đã hoạt động trở lại.

Ảnh: The Verge

Sau một vài vụ hack trên các tài khoản Twitter vào tuần trước, Google đã loại bỏ Twitter carousel ra khỏi phần hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên chỉ sau 4 ngày, nó đã được Google cho quay trở lại.

Dưới đây là ảnh chụp màn hình của Twitter carousel đã hiển thị lại trong trang kết quả tìm kiếm của Google:

Nội dung này của Twitter đã được gỡ bỏ vào ngày 16 tháng 7 và đã trở lại bốn ngày sau đó tức vào vào ngày 20 tháng 7 năm 2020.

Tuyên bố từ Google.

Phát ngôn viên của Google cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã tạm thời xóa Twitter Carousel khỏi kết quả tìm kiếm sau các vấn đề bảo mật của Twitter. Trước khi khôi phục đầy đủ các tính năng, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá cẩn thận”.

Có vẻ như Google đã thực hiện đánh giá cẩn thận và đã khôi phục cho Twitter.

Mặc dù bị Google chặn một phần có thể ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập vào nền tảng này, tuy nhiên theo số liệu từ SimilarWeb thì có vẻ như điều này đã không xảy ra.

Tại sao chúng ta phải quan tâm.

Đây là một vấn đề khá lớn đối với Google để loại bỏ một tính năng trong kết quả tìm kiếm vì bị hack. Rất hiếm khi Google thực hiện những động thái này mặc dù đó là động thái đúng đắn và nên làm.

Thật khó để có thể nói điều này có thể đã ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập hoặc danh tiếng thương hiệu của bạn. Nhưng điều quan trọng bạn cần biết là bây giờ bạn có thể tận dụng Twitter Carousel này từ các trang trong kết quả tìm kiếm của Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Facebook sẽ ‘hạn chế’ hiển thị những nội dung cũ trên website

Bản cập nhật giao diện người dùng mới nhất của Facebook sẽ gây ra nhiều bất lợi về lưu lượng truy cập (traffic) đối với những trang nội dung (web pages) cũ trên website.

Facebook sẽ 'hạn chế' hiển thị những nội dung cũ trên website

Facebook đang cập nhật giao diện của mình với một kiểu thông báo mới có khả năng làm giảm lưu lượng truy cập đến các trang nội dung cũ trên website.

Sắp tới, Facebook sẽ thông báo cho người dùng biết khi họ có ý định chia sẻ một bài viết đăng trên Facebook đã quá 90 ngày kể từ ngày xuất bản đầu tiên (từ website).

Thông báo này được thiết kế để cung cấp cho người dùng ‘cơ hội’ để xem xét lại việc chia sẻ bài viết của mình. Họ có thể quay lại màn hình họ đang bật hoặc tiếp tục với bài đăng của họ.

Trong khi 90 ngày là ngưỡng thời gian để thông báo này hiển thị. Facebook cũng sẽ lưu ý khi bài viết cũ hơn nhiều.

Facebook sẽ 'hạn chế' hiển thị những nội dung cũ trên website

“Để đảm bảo mọi người dùng hiểu bối cảnh (context) họ cần để đưa ra quyết định sáng suốt về những gì sẽ chia sẻ trên Facebook, màn hình thông báo sẽ xuất hiện khi mọi người nhấp vào nút ‘chia sẻ’ trên các bài viết cũ hơn 90 ngày, nhưng cũng sẽ cho phép mọi người tiếp tục chia sẻ nếu họ vẫn giữ quyết định đó, tức nội dung vẫn còn liên quan với họ”. Facebook cho biết.

Tại sao Facebook làm điều này?

John Hegeman, Phó chủ tịch của Facebook phụ trách mục ‘Feed và Stories’ cho biết: “Sau vài tháng nghiên cứu nội bộ, chúng tôi nhận thấy tính kịp thời của một bài viết là chìa khóa khi người dùng quyết định đọc, tin tưởng và chia sẻ. Từ đó chúng tôi cần thông báo cho người dùng của mình về vấn đề này trước khi họ quyết định ‘action’.

Chắc chắn sẽ có ít lượt chia sẻ hơn các bài viết cũ trên Facebook vì bản cập nhật này, và tất nhiên cũng ‘lấy đi’ nhiều traffic hơn từ các bài đăng về website.

Một bài viết quá 90 ngày không phải là thứ gì đó quá cũ hay đại loại ‘thuộc về lịch sử’ tuy nhiên nếu một bài viết về COVID-19 được viết cách đây 90 ngày thì là một chuyện khác, nó có thể là đã quá ‘lỗi thời’, nhưng không phải tất cả các bài viết đều trở nên không liên quan sau 3 tháng.

Facebook cho biết trong một thông cáo báo chí như sau:

“Các nhà xuất bản tin tức nói chung đã bày tỏ mối quan ngại về những câu chuyện cũ được chia sẻ lại”.

“Một số nhà xuất bản tin tức đã thực hiện các bước để giải quyết vấn đề này trên website của riêng họ bằng cách dán nhãn nổi bật cho các bài viết cũ để ngăn chặn việc những tin tức ‘lỗi thời’ được sử dụng theo một cách gây hiểu lầm nào đó”.

Có vẻ như các nhà xuất bản đang cố gắng hết sức để ngăn chặn các chia sẻ ‘vô tình’ của các bài báo cũ như là những tin tức mới hiện hữu.

Vấn đề thực sự: Chia sẻ mà không cần nhấp chuột kiểm tra

Như Facebook nêu trong trích dẫn ở trên, các nhà xuất bản sẽ cố gắng làm cho ngày xuất bản trên các bài viết được thể hiện nổi bật hơn.

Nếu người dùng chủ động kiểm tra ngày của các bài viết trước khi chia sẻ, thì tôi cho rằng thông báo này sẽ không cần thiết.

Thật không may, cũng không phải là hiếm hoi gì khi người dùng chia sẻ nội dung mà không cần nhấp vào liên kết đầu tiên. Vì vậy, họ sẽ không biết một bài báo được xuất bản khi nào nếu họ không bao giờ nhìn vào đó trước khi bắt đầu chia sẻ chúng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via searchenginejournal

Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website

Thực hiện audit digital marketing cho website của bạn là cách tốt nhất để có một cái nhìn tổng quan rõ ràng nhất về hiệu suất hiện tại, giúp bạn ‘chẩn đoán’ bất kỳ vấn đề quan trọng nào mà website đang gặp phải.

audit digital marketing
Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website

Tuy nhiên, mục đích của digital marketing audit không chỉ là để thực hiện các nhiệm vụ này. Mà nó cũng nên tạo ra các đề xuất có thể hành động để có thể biến thành các chiến lược dựa trên dữ liệu cho các kênh digital khác nhau của bạn.

Những đề xuất này phải luôn luôn gắn liền với các mục tiêu kinh doanh cốt lõi và mục tiêu tăng trưởng của bạn.

Sau đây là 7 nội dung chính cho phép bạn hoàn thành một bản Digital Marketing Audit toàn diện và có thể hành động:

  • Các công cụ cần thiết để thực thi hoạt động kiểm tra
  • SEO kỹ thuật – Technical SEO
  • Nội dung – Content
  • SEO ngoài trang – Off-Page SEO
  • PPC – Pay Per Click
  • Theo dõi và báo cáo – Tracking and Reporting
  • Thực hiện kiểm tra hoạt động tiếp thị kỹ thuật số- Digital Marketing Audit

1. Công cụ để thực hiện digital marketing audit

Các nhà marketing cần đi sâu vào dữ liệu hiệu suất của website và cần có sự hiểu biết ssu sắc về cách các hiệu suất này được đo lường so với KPI của bạn. Có một số công cụ miễn phí có sẵn để giúp bạn thực hiện việc này một cách hiệu quả:

  • Google Analytics: Để biết thông tin chi tiết về cách website của bạn nhận được lưu lượng truy cập (traffic), cách khách hàng tương tác với nội dung của bạn và đây cũng là nơi bạn có để đo lường ROI (return on invest).
  • Google Search Console: Để theo dõi và khắc phục sự các sự cố của website cũng như việc theo dõi sự hiện diện tự nhiên của website trong các kết quả tìm kiếm của Google.
  • Google Keyword Planner: Để tiến hành nghiên cứu từ khóa, tìm hiểu nhu cầu tìm kiếm và tính toán các dự báo.
  • Ahrefs (bản dùng thử miễn phí 7 ngày): Để hiểu Khả năng hiển thị của website của bạn, nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng từ khóa và phân tích backlink.
  • Screaming Frog (có phiên bản miễn phí): Giúp thu thập dữ liệu các trang (webpages) trên website của bạn để chẩn đoán các vấn đề trên trang (onsite) liên quan đến SEO kỹ thuật và nội dung.

2. SEO kỹ thuật – Technical SEO

Bằng cách cải thiện nền tảng kỹ thuật của website của bạn theo đúng cách, bạn có thêm cơ hội được tìm thấy, thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng cao hơn bởi một công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google.

Kiểm tra SEO kỹ thuật của website chủ yếu nên tập trung vào khả năng thu thập dữ liệu và khả năng lập chỉ mục của các trang (web pages) trên website.

Thu thập dữ liệu trên website là một quá trình ‘tốn kém’ đối với Google, do đó, điều quan trọng là làm cho website của bạn dễ dàng và hiệu quả để thu thập dữ liệu nhanh nhất có thể. Điều này sẽ giúp nội dung của bạn được thu thập thường xuyên và giúp nội dung mới được phát hiện nhanh chóng hơn.

Duy trì việc kiểm soát các trang trên website của bạn có thể được lập chỉ mục cũng là phương án nên được quan tâm. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các trang (pages) bạn muốn người dùng truy cập đều có thể được lập chỉ mục.

Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn chỉ lập chỉ mục nội dung có giá trị cho người dùng và sẽ không gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm khi chọn trang nào để xếp hạng.

Những thứ như khả năng sử dụng trên thiết bị di động (mobile friendly) và thời gian tải trang đều được Google tính đến và cũng là các yếu tố xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Do đó, việc thực hiện các bước để cải thiện các khía cạnh của trải nghiệm người dùng sẽ được Google ưu tiên hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.

3. Nội dung – Content

Khi kiểm tra nội dung trên website của bạn, bạn nên xem xét hiệu suất của website một cách thật tỉ mỉ và sử dụng những hiểu biết (insights) này để tạo ra một chiến lược hành động phù hợp với các hoạt động khác của bộ phận Marketing.

Để đánh giá xem nội dung của bạn đang hoạt động như thế nào, có một số số liệu bạn nên xem xét. Thứ nhất, Website của bạn hiện tại đang xếp hạng như thế nào đối với các từ khóa mà bạn đang tập trung.

Từ khóa tập trung có thể là từ khóa có dung lượng (volume search) tìm kiếm cao, giá trị thương mại cao. Bạn có các trang nào không được lập chỉ mục không, hoặc có nội dung nào bị trùng lặp không?

Thứ hai, sử dụng Google Analytics để kiểm tra số lượng phiên (sessions) tự nhiên trên website và xem xét các trang nào đang chiếm phần lớn các phiên này.

Dữ liệu nhấp chuột và hiển thị từ Google Search Console cũng hữu ích cho việc này, vì bạn không những có thể hiểu rõ hơn ở cấp độ trang mà còn hiểu thêm các truy vấn tìm kiếm riêng lẻ.

Và thứ ba, đào sâu vào các chuyển đổi tự nhiên của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn khác nhau như thế nào giữa các chuyên mục con khác nhau trên website?

Về cơ bản, tất cả lưu lượng truy cập đều rất tốt cho website của bạn, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng lượng truy cập đó có thể dẫn đến ROI thực sự.

4. SEO ngoài trang – Off-Page SEO

Backlink (danh sách các liên kết từ các website khác đến website của bạn) là một yếu tố thiết yếu cho sự thành công của website của bạn.

Trong một thế giới nơi mỗi liên kết mới được tính như là một ‘phiếu bầu’ cho website của bạn, tuy nhiên không phải tất cả các ‘phiếu bầu’ này đều bằng nhau. Backlink từ những website hay thương hiệu tốt (tương tác nhiều) và tự nhiên sẽ được đánh giá cao hơn.

Điều này được thấy rõ kể từ khi Google phát hành bản cập nhật thuật toán Penguin nhằm mục tiêu ‘phá vỡ’ các chiến thuật xây dựng liên kết spam cũng như thao túng backlink.

Ahrefs là một công cụ tuyệt vời để nghiên cứu và phân tích backlink của bạn, Ahrefs cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan rõ ràng về các backlink của bạn, các tên miền giới thiệu (referral domain) và bảng xếp hạng tên miền.

Xếp hạng tên miền này là số liệu của bên thứ ba nhằm mục đích báo hiệu sức mạnh của backlink trên website theo thang điểm từ 0 đến 100.

Cách "Audit" Digital Marketing cho bất kì website nào (P2)

5. PPC – Pay Per Click

Sau đây là một số khía cạnh chính mà bạn cần quan tâm:

  • Khả năng hiển thị (số lần hiển thị, chia sẻ hiển thị, tỉ lệ đầu trang…)
  • Khả năng sinh lời (CPC, CPA, ROAS, ROI)
  • Chất lượng quảng cáo (Click, CTR, điểm chất lượng)

Khi thực hiện kiểm tra tài khoản quảng cáo, tốt hơn hết là bạn nên xác định các khu vực chi tiêu không hiệu quả, cắt giảm ngân sách các khu vực này đồng thời tăng cường chi tiêu trong các khu vực có hiệu suất cao.

Lãng phí ở đây có thể được hiểu là CPC cao, chuyển đổi thấp, từ khoá không liên quan…

Bằng cách này, bạn sẽ thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh thu mà bạn cần, trong khi tối đa hóa lợi nhuận của bạn cho chi tiêu quảng cáo (ROAS) và từ đó lợi nhuận đầu tư tổng thể (ROI) của bạn cũng sẽ tăng lên.

Khi bạn đang kiểm tra các cơ hội PPC của mình, bạn cũng nên xem xét các từ khóa không hiệu quả theo góc nhìn của một SEOer. Quảng cáo trả phí PPC có thể hiệu quả trong thời gian ngắn trong khi công việc SEO được thực hiện để cải thiện các thứ hạng tự nhiên trong dài hạn.

6. Theo dõi và báo cáo

Theo dõi chính xác là yếu tố rất quan trọng để có thể hiểu được hiệu suất của hoạt động marketing trên tất cả các kênh, đồng thời theo dõi và kiểm tra cũng có thể cung cấp những insights quan trọng cho các điểm thành công và điểm thất bại của một chiến dịch cũng như ngành hàng bạn đang làm.

Bạn nên nhận thức được các chiến dịch digital marketing của bạn trên các kênh khác nhau đang tác động lẫn nhau như thế nào (funnels).

Hãy xem dữ liệu chuyển đổi được hỗ trợ trong Google Analytics (Chuyển đổi> phễu đa kênh> Chuyển đổi được hỗ trợ). Hiểu đường dẫn chuyển đổi (conversion path) của khách hàng của bạn là chìa khoá chính để hiểu mức độ tiềm năng của từng kênh riêng lẻ trong một bức tranh digital marketing toàn diện.

Cách "Audit" Digital Marketing cho bất kì website nào (P2)

7. Thực hiện kiểm tra và sửa đổi Digital Marketing

Digital Marketing Audit chỉ tốt khi nó được đi kèm với một bản kế hoạch hành động hiệu quả. Giai đoạn này sẽ giúp bạn phác thảo các nhiệm vụ gắn liền với các kế hoạch chi tiết về những ảnh hưởng tiềm ẩn và nguồn lực cần thiết.

Bạn cũng có thể sử dụng đây như là nguồn tư liệu để làm việc với các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tăng cường vai trò của hoạt động digital marketing.

Khi bạn đã tập hợp được một lộ trình chiến lược của mình thông qua những dữ liệu hiệu suất và mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các thay đổi với mục tiêu mang lại những lợi ích từ các nguồn lực này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

5 ‘thủ thuật’ chuyển đổi đơn giản giúp tạo ra nhiều traffic hơn trên Social Media

Bạn có thể không quá ngạc nhiên khi ngày nay Social Media hay phương tiện truyền thông mạng xã hội là nguồn cung cấp lưu lượng truy cập (traffic) giới thiệu lớn nhất của một website.

Trung bình mọi người dành 144 phút mỗi ngày cho phương tiện truyền thông mạng xã hội, nhưng ở một số nơi trên thế giới, họ thậm chí còn dành nhiều thời gian hơn.

Điều kỳ diệu hơn là thời gian trung bình dành cho phương tiện truyền thông mạng xã hội còn vượt qua cả thời gian dành cho việc giao tiếp xã hội, ăn uống và cả dọn dẹp nhà cửa.

Là người làm marketing truyền thông mạng xã hội, chúng ta cần nhận ra giá trị của phương tiện truyền thông mạng xã hội. Thật không may, cũng không dễ dàng gì để thúc đẩy chuyển đổi trên phương tiện truyền thông mạng xã hội vì phần lớn người dùng chủ yếu là ‘người bí ẩn’.

Theo môt nghiên cứu gần đây nhất, chỉ 0,71% là tỉ lệ chuyển đổi thông qua lưu lượng truy cập từ phương tiện truyền thông mạng xã hội và con số này thấp hơn 2,5 lần so với chuyển đổi từ lưu lượng truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing).

Không ai lên Facebook hay Instagram để mua nhà cả. Trong khi những người dùng một khi đã gõ những từ khoá liên quan đến việc mua nhà trên các công cụ tìm kiếm thì rất có thể họ sẽ “action’ sau đó.

Về vấn đề này, bạn nên áp dụng các chiến lược tối ưu hóa chuyển đổi khác nhau để thu hút thêm lưu lượng truy cập đến từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Sau đây là những ‘thủ thuật’ nhỏ khá đơn giản bạn có thể làm cho doanh nghiệp của mình.

1. Re-targeting – Nhắm mục tiêu lại khách hàng của bạn

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, họ thường tập trung vào việc có được khách hàng mới. Họ đánh giá thấp khả năng thu hút lại khách hàng trước đây của mình.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng sẽ rẻ hơn để giữ chân khách hàng hiện tại so với việc đi tìm kiếm khách hàng mới.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội bán hàng từ 60 đến 70% cho khách hàng cũ trong khi cơ hội này cho khách hàng mới chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 20%.

Nhắm mục tiêu lại các khách hàng trước đây của bạn là hoat động không nên bỏ qua nếu bạn muốn có thêm lưu lượng truy cập và doanh số. Bất kỳ trải nghiệm người dùng nào cũng có thể được khôi phục bằng cách xây dựng các chiến dịch nhắm mục tiêu lại.

2. Seasonal Content – Hãy xây dựng nội dung theo mùa

Một trong những cách hiệu quả nhất để nổi bật hơn so với đối thủ và nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn là ‘làm sống lại’ các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn bằng content marketing theo mùa.

Chẳng hạn, Khi một mùa nóng đang đến, rất nhiều người quan tâm đến việc sẽ thực hiện một số hành động gì đó ngay cả khi họ không có kế hoạch hành động trước.

Tính thời vụ là một cách tuyệt vời để các doanh nghiệp nhỏ thu hút sự quan tâm tại các điểm mấu chốt của chiến lược.

Khi bạn bắt đầu xem xét các xu hướng theo mùa, bạn có thể tìm ra khi nào sự quan tâm của khách hàng bắt đầu lên đến đỉnh điểm và khi ấy bạn cần ‘ra tay’ nhanh nhất có thể.

Sức mạnh của tính thời vụ nên được các marketer sử dụng trong social media marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về phương thức này là Starbucks, một chuyên gia marketing theo mùa. Họ đã chuẩn bị Pumpkin Spice Latte vào đầu tháng 9 và Mocha sô cô la trắng nướng của họ gần Giáng sinh.

Hơn nữa, các ưu đãi theo mùa của họ luôn khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia để kết nối tốt hơn với khách hàng và đáp ứng truyền thống của họ.

3. Đa dạng hóa CTAs (call to action) của bạn

Người dùng các phương tiện truyền thông mạng xã hội là những ‘người bí ẩn’. Cũng không dễ dàng thuyết phục ai đó tải xuống những thứ bạn muốn dù là miễn phí.

Nếu bạn muốn khơi dậy mối quan tâm với người dùng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn cần tạo ra các nội dung (ad copy) hấp dẫn và đầy sức hút cho họ bao gồm nhiều sáng tạo và thử nghiệm hơn.

Cách tốt nhất để làm điều đó là bắt đầu với từ ngữ và vị trí CTA của bạn.

Hãy viết nội dung theo định hướng chuyển đổi giúp mọi người trả lời các câu hỏi quan trọng và cung cấp cho họ một hành động đơn giản để làm.

Để có thêm cảm hứng, hãy tìm hiểu các nhóm từ khóa tìm kiếm có hiệu suất cao vì những nhóm này là nhóm có khả năng hành động cao nhất.

Để thu hút thêm lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng, hãy sử dụng toàn bộ nội dung mang tính trực quan cho CTAs trên trang của bạn. Canva có thể là một lựa chọn bạn cần.

4. Tự động hóa các cuộc hội thoại với chatbot

Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng chatbot như là một cách để giao tiếp hiệu quả với khách hàng của mình, quảng cáo và khuyến mãi sản phẩm ngay lập tức. Để cạnh tranh trong thế giới kinh doanh hiện đại, bạn nên tự động hóa các cuộc hội thoại bằng chatbot.

Dưới đây là một số lợi ích khác mà chatbot có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn:

  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn. Bạn không cần thuê một nhân viên để quản lý các thông điệp trên mạng xã hội.
  • Tạo thêm lưu lượng truy cập (Traffic Volume) và khách hàng tiềm năng. Chatbots có thể thu thập hiệu quả các thông tin cần thiết để phục vụ khách hàng tiềm năng của bạn tốt hơn.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng. Bằng cách cá nhân hóa các câu hỏi, chatbot có thể hỏi thêm và tiết lộ thêm về khách hàng từ nhu cầu đến các ‘nỗi đau’ mà họ đang gặp phải.
  • Phục vụ khách hàng 24/7. Rất nhiều khách hàng không thể chờ đợi và muốn nhận được câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi của họ, với chatbot điều này có thể nhanh chóng cung cấp bất cứ lúc nào trong tình huống khẩn cấp nhất hoặc khi bạn đang ‘offline’.

5. Hãy tạo ra các tài sản có thể chia sẻ

Cho dù bạn muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc quảng bá các chiến dịch quảng cáo trên phương tiện truyền thông mạng xã hội của mình. Đừng cố gắng để bán hàng ngay. Khách hàng của bạn không thích bị bán. Thay vào đó, hãy tham gia, chia sẻ và xây dựng mối quan tâm của họ trước.

Hãy tạo một bản hướng dẫn thông tin, những nội dung hữu ích giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng của bạn.

Viết một cuộc khảo sát hấp dẫn giúp xác định vấn đề người dùng đang gặp và khiến mọi người đủ quan tâm để hành động.

Bonus Tip: Hãy bắt đầu với các thử nghiệm

Khi bạn bắt đầu thử nghiệm trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn có thể mở ra một biên giới mới nơi không có giới hạn trong việc bạn thu thập thông tin phản hồi và dữ liệu, kiểm tra ý tưởng, tìm ra những gì không hiệu quả và tập trung vào những thứ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Hãy chắc chắn rằng thử nghiệm là một nghệ thuật và bạn thì…hiển nhiên rồi, bạn phải là một nghệ sĩ. Bạn nên biết rằng những người tiêu dùng khác nhau phản ứng khác nhau và những gì tốt cho thương hiệu này có thể không tốt cho một thương hiệu khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

SEM là gì ? Ưu nhược điểm của SEM

SEM hoặc Search Engine Marketing (còn được gọi là Search Marketing) là quá trình nhận lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm hoặc tự nhiên (miễn phí) hoặc trả tiền (thông qua quảng cáo). SEM có hai trụ cột chính: SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Quảng cáo tìm kiếm trả tiền).

SEO là cách để có được lưu lượng truy cập miễn phí từ các công cụ tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm có trả tiền là quá trình thanh toán cho quảng cáo của bạn xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

SEM là gì – Ưu và Nhược điểm của SEM

Mục tiêu chính của SEM là gì?

Mục tiêu tổng thể của SEM là tăng khả năng hiển thị trong các công cụ tìm kiếm bằng cách đạt được thứ hạng cao hơn trong SERPS (các trang kết quả của công cụ tìm kiếm) hoặc vị trí hàng đầu cho các vị trí đặt quảng cáo. Vị trí quảng cáo và thứ hạng cao hơn có nghĩa là lưu lượng truy cập nhiều hơn và điều này có một số lợi thế.

Sơ đồ dưới đây cho thấy hai thành phần chính tạo nên SEM :

Tại sao SEM lại quan trọng?

Trước khi đi vào chi tiết về SEO và PSA là gì và cách sử dụng chúng để hiển thị nhiều hơn và có được lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm, hãy nhanh chóng kiểm tra tầm quan trọng của SEM cho sự thành công của trang web hoặc kinh doanh trực tuyến.

Trong thế giới ngày nay, Internet là nguồn cho tất cả mọi thứ chúng ta cần biết, học hỏi, hỏi, mua hoặc làm.

Bất cứ khi nào chúng ta có câu hỏi hoặc tìm kiếm điều gì đó, điều đầu tiên chúng ta làm là chuyển sang công cụ tìm kiếm (trong phần lớn các trường hợp là Google) và nhập từ khóa cần tìm.

Khi chúng ta nhấn Enter, chúng ta hy vọng sẽ nhận được câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi của mình (bao gồm cả quảng cáo và trang web).

Phần lớn người dùng nhấp vào một trong những quảng cáo trên đầu hoặc một trong năm kết quả tìm kiếm tự nhiên đầu tiên.

Các công cụ tìm kiếm đang nỗ lực để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm của họ bằng cách trình bày cho người tìm kiếm các trang web (hoặc quảng cáo) sẽ giữ cho người dùng của họ hài lòng và quay lại để tìm kiếm thêm.

Để làm được điều đó, họ đã phát triển các thuật toán phức tạp để quyết định xem trang web nào (hoặc quảng cáo) hiển thị ở các vị trí đầu tiên.

SEM là quan trọng bởi vì đó là quy trình để tối ưu hóa trang web hoặc quảng cáo của bạn để chúng xuất hiện ở các vị trí hàng đầu.

Mục tiêu của bạn không chỉ là có sự hiện diện trong công cụ tìm kiếm (vd: Google) mà còn hiển thị ở một trong 5 vị trí hàng đầu cho các truy vấn tìm kiếm (từ khoá), quan trọng đối với doanh nghiệp hoặc trang web của bạn.

Kỹ thuật SEM

Có một số kỹ thuật bạn có thể làm theo để cải thiện sự hiện diện của bạn trong công cụ tìm kiếm và để đạt được vị trí cao hơn cho quảng cáo của bạn. Như đã đề cập ở trên, chúng được nhóm lại thành SEO và PSA.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoặc SEO là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để đạt được thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm cho các từ khóa nhất định. Nguyên tắc SEO cũng có thể giúp bạn tạo các trang web chất lượng cao với nội dung tốt và thỏa mãn nhu cầu của người dùng.

Cho đến 10 năm trước, SEO cơ bản là nhồi nhét từ khóa, xuất bản nội dung tầm thường và backlink nhưng ngày nay đã không còn phù hợp.

SEO đã trở nên phức tạp hơn và để làm cho nó đúng bạn thường phải update xu hướng SEO thường xuyên.

Để làm cho toàn bộ quá trình SEO dễ dàng hơn, nó được chia nhỏ thành các quy trình sau đây:

  • Technical SEO – tối ưu hóa trang web của bạn để thu thập thông tin và lập chỉ mục để công cụ tìm kiếm có thể khám phá, đọc và hiểu trang web của bạn.
  • On Page SEO – tối ưu hóa tất cả các trang trên trang web của bạn từng trang một và cung cấp cho công cụ tìm kiếm các tín hiệu phù hợp để hiểu trang web của bạn và các trang con.
  • Viết nội dung – cung cấp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm nội dung họ muốn và làm cho họ thỏa mãn.
  • Off-Page SEO – quảng bá trang web của bạn trên Internet, nhận backlinks chất lượng tốt và chứng minh các thuật toán công cụ tìm kiếm mà trang web của bạn xứng đáng nằm trong một trong những vị trí hàng đầu cho từ khóa bạn muốn.
  • SEO Local – tối ưu hóa trang web của bạn để mọi người có thể tìm và ghé thăm cửa hàng của bạn.
  • SEO trên thiết bị di động – giúp người dùng dễ dàng tìm và sử dụng trang web của bạn trong khi đang di chuyển và từ thiết bị di động hoặc máy tính bảng của họ.
  • Ecommerce SEO – Quy tắc SEO chỉ áp dụng cho các trang web thương mại điện tử.

Tại sao SEO lại quan trọng?

Xếp hạng cao hơn, lưu lượng truy cập nhiều hơn: Nếu mục tiêu của bạn với SEM là để có được lưu lượng truy cập đến trang web của bạn mà không phải trả tiền cho quảng cáo, thì SEO là con đường để đi.

Như đã đề cập ở trên, các trang web xuất hiện ở 3 vị trí hàng đầu của các kết quả hữu cơ nhận được hơn 60% lưu lượng truy cập – Thống kê này giải thích tầm quan trọng của SEO.

Lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm : Mở Google và tìm kiếm bất kỳ thứ gì bạn muốn. Các trang web xuất hiện ở các vị trí hàng đầu sẽ nhận được hàng nghìn lượt truy cập từ Google hàng ngày.

Tùy thuộc vào từ khóa bạn sử dụng, họ có thể kiếm được doanh thu hàng nghìn đô la (từ quảng cáo hoặc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng họ), vì lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm được nhắm mục tiêu.

Không giống như lưu lượng truy cập từ Facebook hoặc các mạng truyền thông xã hội khác, lưu lượng truy cập hữu cơ chuyển đổi tốt hơn vì người dùng có ý định rõ ràng trước khi gõ từ khóa nào đó vào Google không chỉ vì tò mò hoặc giải trí.

Bên cạnh lưu lượng truy cập, SEO cung cấp một số lợi thế khác và chúng có thể được tóm tắt như sau:

Tin tưởng: Người dùng tin tưởng các công cụ tìm kiếm vì họ biết rằng chúng có đánh giá nghiêm ngặt về việc trang web nào được hiển thị trong kết quả tìm kiếm và từ đó họ tin tưởng các trang web xếp hạng ở vị trí hàng đầu.

Tin tưởng không chỉ tạo ra nhiều chuyển đổi hơn mà còn tăng nhận thức về thương hiệu và điều này làm cho nỗ lực tiếp thị của bạn trên các kênh khác dễ dàng hơn.

SEO có thể hướng dẫn bạn cách tạo trang web tốt hơn: SEO không chỉ là về công cụ tìm kiếm mà còn phục vụ người dùng. Để có một trang web được tối ưu hóa hoàn toàn cho các công cụ tìm kiếm, nó phải được tối ưu hóa cho người dùng đầu tiên.

Quảng cáo tìm kiếm có trả tiền (PSA)

Bên cạnh việc nhận lưu lượng truy cập không phải trả tiền từ Công cụ tìm kiếm, cách khác để tận dụng hàng triệu người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm hàng ngày và nhận được lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu đến trang web của bạn là thông qua quảng cáo trả tiền.

Nếu bạn tìm kiếm trên Google, bạn sẽ nhận thấy rằng bên trên và bên dưới kết quả không phải trả tiền sẽ hiển thị Quảng cáo trả tiền.

Thay vì chờ đợi để đạt được thứ hạng cao thông qua SEO, bạn có thể trả tiền theo cách của bạn để quảng cáo xuất hiện trên đầu.

Tất nhiên, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, đó không phải là dễ dàng như vậy. Nó trở nên phức tạp hơn khi một số nhà quảng cáo đang cạnh tranh cho một trong những vị trí quảng cáo hàng đầu.

Mô hình được sử dụng phổ biến nhất là PPC (Pay Per Click), có nghĩa là bạn chỉ trả tiền khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn và hệ thống PSA được sử dụng rộng rãi nhất là Google Ads.

Google Ads thuộc sở hữu của Google và đó là nền tảng bạn cần để hiển thị quảng cáo của mình trên Google hoặc Youtube.

PPC hoạt động như thế nào?

Cách nó hoạt động rất đơn giản nhưng nó trở nên khó khăn hơn khi bạn triển khai chiến dịch ở các thị trường có nhiều cạnh tranh. Dưới đây là tổng quan về quy trình:

  • Bạn tạo một tài khoản miễn phí với Google Ads
  • Bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo. Mỗi chiến dịch có thể chứa một số nhóm quảng cáo, từ khóa và quảng cáo.
  • Bạn chỉ định đối tượng mục tiêu của bạn tức là mọi người có thể xem quảng cáo của bạn (bạn có thể thu hẹp lựa chọn của bạn theo quốc gia, thời gian trong ngày, vị trí người dùng, v.v.).
  • Bạn bắt đầu chiến dịch và bạn chỉ trả tiền khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.
  • Bạn theo dõi kết quả chiến dịch của mình và thực hiện các thay đổi cần thiết.

Số tiền bạn trả mỗi khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn tùy thuộc vào một số yếu tố.

Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn trước một chỉ dẫn về số tiền bạn sẽ bị tính cho mỗi nhấp chuột nhưng số tiền thực tế được quyết định khi nhấp chuột thực sự xảy ra.

Các nhà quảng cáo sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để họ giành được vị trí hàng đầu.

Để dễ hiểu hơn, giả sử có 10 nhà quảng cáo bán ‘nhẫn cưới’ và muốn quảng cáo của họ được hiển thị bên trên trang đầu tiên của Google khi mọi người tìm kiếm ‘Mua nhẫn cưới ở đâu’.

Google hiển thị 3 quảng cáo phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền và 2 quảng cáo ở dưới cùng. Điều này có nghĩa là chỉ có 5 điểm quảng cáo trên trang đầu tiên nhưng có tới 10 nhà quảng cáo.

Quảng cáo nào sẽ hiển thị trên 5 vị trí có sẵn này?

Tương tự như SEO, hệ thống Google Ads sẽ tính đến một số quy tắc trước khi quyết định vị trí của từng nhà quảng cáo.

Một số yếu tố có thể được kiểm soát bởi các nhà quảng cáo như giá thầu họ sẵn sàng trả cho mỗi nhấp chuột, chất lượng của quảng cáo, v.v. một số được quyết định trong phiên đấu giá và một số chỉ được Google biết đến.

Điều bạn cần hiểu là Quảng cáo trả tiền là cách tuyệt vời để quảng bá trang web của bạn trên Google nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản như thiết lập tài khoản và triển khai chiến dịch.

Khi nào sử dụng quảng cáo PPC?

Khi bạn muốn có kết quả nhanh – Một trong những nhược điểm của SEO là cần có thời gian để lên TOP .

Vì vậy, trong khi bạn kiên nhẫn chờ đợi để SEO có được thứ hạng cao hơn, bạn có thể bắt đầu chiến dịch trong Google Ads và nhận được lưu lượng truy cập theo cách này.

Bạn sẽ trả tiền cho lưu lượng truy cập nhưng miễn là bạn có nhiều lợi nhuận.

PPC và SEO có thể kết hợp cùng nhau trong một chiến dịch Marketing. Nó không bao giờ là cái này hay cái kia. Nếu bạn đã có một số kết quả tốt với SEO, bạn có thể tăng thị phần của mình bằng cách chạy quảng cáo cho cùng một từ khóa SEO để tăng lưu lượng truy cập cho website.

SEO là một cách tuyệt vời để có được khách hàng nhưng nếu doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào nó, thì tốt hơn hết là nên quảng cáo PPC như một cách thứ hai.

SEM khác SEO như thế nào

Theo thời gian dần dần SEM được hiểu ngầm là Adwords, do SEO rất khó tính KPI (Chỉ số đo lường) và ROI (Return of Investment) và thường bị phân biệt SEM và SEO như hình ở trên.

Nếu bạn muốn làm quảng cáo PPC – Adwords thì rất dễ, bất kể ai có thẻ tín dụng Quốc tế như VISA, MASTER CARD đều có thể tự quảng cáo trên Google hay Yahoo được. Còn SEO thì khó hơn nhiều, bạn có thể bỏ ra dăm bảy triệu để đi học SEO hoặc có thể thuê các công ty dịch vụ seo thực hiện cho bạn nhanh hơn.

Vậy câu hỏi đưa ra là các bạn làm SEM rồi thì có cần làm SEO nữa không? Đây cũng là một câu hỏi không đúng bởi thực tế thì SEO là một phần của SEM và ngay kể cả bạn trả tiền rồi thì bạn vẫn nên tối ưu trang web của mình. Nói cách khác, việc trả tiền chỉ có thể thực hiện được trong thời gian ngắn (trừ khi bạn có quá nhiều tiền) còn SEO (nhất là organic SEO) có thể mang lại lợi ích cho bạn trong một thời gian dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips