Skip to main content

Thẻ: Walmart

CEO Walmart nhận mức lương cao gấp gần 1000 lần so với nhân viên

Ông Doug McMillon, Giám đốc điều hành của Walmart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, vừa nhận được mức tăng lương đáng kể trong năm vừa qua.

Tổng lương thưởng của ông McMillon trong năm 2023 đạt hơn 26,9 triệu USD, tăng 1,6 triệu USD so với năm trước. Các khoản lương thưởng của vị CEO này bao gồm: 1,5 triệu USD lương cơ bản, 19,6 triệu USD cổ phiếu thưởng và 5,8 triệu USD các tiền thưởng khác.

Mức lương hiện tại của ông McMillon cao gấp 976 lần so với mức lương trung bình của nhân viên Walmart, là 27.642 USD/năm.

So sánh với các CEO khác, ông Brian Cornell, CEO của Target- nhà bán lẻ lớn thứ 7 của Mỹ, nhận mức lương thưởng tổng cộng 17,6 triệu USD trong năm 2023.

Ông Craig Jelinek, CEO Costco, trong năm 2023- năm cuối cùng tại nhiệm, nhận về 16,8 triệu USD. Tỷ lệ lương của họ lần lượt gấp 680 và 336 lần so với nhân viên bình thường.

Ông McMillon sở hữu hơn 5,1 triệu cổ phiếu Walmart, trị giá 306 triệu USD (tính đến ngày 26/4/2024). Kể từ năm 2009, Walmart đã trả cho ông McMillon tổng cộng gần 163 triệu USD cho vai trò điều hành tập đoàn của ông.

Mức lương của ông phản ánh thành công của Walmart trong những năm gần đây, với doanh thu hàng năm đạt 648 tỷ USD và hơn 2,1 triệu nhân viên trên toàn cầu.

Tuy nhiên, mức lương cao của ông McMillon cũng làm dấy lên những ý kiến trái chiều về sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội.

Walmart trước đó thông báo có kế hoạch xây dựng hoặc chuyển đổi hơn 150 cửa hàng theo quy mô lớn trong vòng 5 năm tới.

Phát ngôn viên của Walmart, ông Josh Havens cho biết một số địa điểm sẽ được mở rộng từ một địa điểm nhỏ thành một siêu trung tâm với đầy đủ các cửa hàng tạp hóa và hàng hóa, nhưng phần lớn sẽ là các cửa hàng mới.

Walmart hiện có hơn 4.600 cửa hàng trên toàn quốc và gần 600 kho hàng của Sam’s Club. Sam’s Club cũng đang trong quá trình mở rộng, với kế hoạch mở hơn 30 cửa hàng mới ở Mỹ.

Theo các chuyên gia trong ngành bán lẻ, Walmart đã có sự hiện diện rộng lớn trên nước Mỹ nhưng “gã khổng lồ” bán lẻ này nhận thấy vẫn còn cơ hội để phát triển lớn hơn nữa.

Nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ này là nhà tuyển dụng tư nhân lớn nhất, với khoảng 1,6 triệu nhân viên. Khoảng 90% dân số Mỹ sinh sống trong bán kính 10 dặm (tương đương 16 km) của một cửa hàng Walmart.

Với việc mở rộng quy mô trên, Walmart đang báo hiệu rằng họ coi các cửa hàng truyền thống là một phần quan trọng của tương lai, bất chấp sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với những công ty thương mại trực tuyến như Amazon và Shein, cũng như sự thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến và thị trường bên thứ ba.

Walmart cũng đang phát triển dựa trên tiềm lực khá vững chắc của mình so với các nhà bán lẻ khác, vốn đã chịu ảnh hưởng lớn hơn từ việc người tiêu dùng Mỹ giảm việc mua hàng hóa tùy ý.

Là nhà bán lẻ lớn nhất nước tính theo doanh thu, Walmart đã vượt qua lạm phát tốt hơn và thậm chí còn thu hút nhiều hộ gia đình có thu nhập cao hơn đến các cửa hàng của mình.

Giám đốc điều hành Walmart Mỹ John Furner cho biết nhà bán lẻ này có kế hoạch khởi động 12 dự án cửa hàng mới trong năm nay và sẽ chuyển đổi một trong những địa điểm nhỏ hơn thành Siêu trung tâm Walmart. Ông cho biết thêm việc mở hoặc mở rộng các cửa hàng không nằm trong kế hoạch cải tạo các cửa hàng khác của nhà bán lẻ này.

Ông Furner cho hay các cửa hàng mới sẽ cho thấy diện mạo hiện đại hơn của Walmart và việc này đang được triển khai rộng rãi hơn. Thiết kế “cửa hàng của tương lai” sẽ có bố cục đẹp mắt hơn, làm nổi bật các thương hiệu quần áo thời trang của nhà bán lẻ, bổ sung công nghệ như mã QR có thể quét được và có bảng hiệu sắc nét hơn.

Tháng 3/2024, Walmex, chi nhánh tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ tại Mexico, thông báo kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD trong năm 2024, tăng 19% so với năm 2023, nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có cũng như mở rộng chuỗi siêu thị tại nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh này.

Walmex cho biết trong tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD, 45% dành cho việc tái cấu trúc và nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, 29% dành để mở rộng và xây dựng thêm siêu thị, 15% dành cho công tác củng cố chuỗi cung ứng và 11% dùng để đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử (ecommerce).

Theo Giám đốc điều hành Walmex Guilherme Loureiro, hiện công ty đang có nhiều lợi thế để tiếp tục mở rộng chuỗi bán hàng tại Mexico, sau khi ghi nhận số lượng siêu thị mới mở trong năm 2023 đạt mức cao nhất trong 10 năm qua.

Tính đến cuối năm 2023, Walmex có 2.888 siêu thị tại Mexico và sử dụng 233.000 nhân công trực tiếp. Hiện Walmex chiếm tới 65% thị phần bán lẻ trong các chuỗi bán hàng theo mô hình siêu thị tại quốc gia Bắc Mỹ này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Fortune: Top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất tại Mỹ năm 2023

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm danh sách Fortune 500 chuyên xếp hạng các công ty lớn nhất tính theo doanh thu của Mỹ ra đời. Ấn bản đầu tiên được xuất bản vào năm 1955, với các công ty như nhà sản xuất ô tô General Motors, công ty năng lượng Jersey Standard, công ty sản xuất thép U.S. Steel và hãng ô tô Chrysler đứng đầu danh sách.

Những cái tên mới đang thống trị danh sách này. Dưới đây là 10 công ty Mỹ hàng đầu xét về doanh thu trong năm 2023 theo xếp hạng của Fortune.

1. Walmart

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart đã thu về hơn 611 tỷ USD doanh thu vào năm 2023 để đảm bảo vị trí đầu bảng trong 11 năm liên tiếp. Công ty có trụ sở chính tại Arkansas, ông Doug McMillon giữ vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và tuyển dụng hơn 1,6 triệu lao động.

2. Amazon

Với doanh thu hàng năm gần 514 tỷ USD, Amazon năm thứ tư liên tiếp giữ vị trí thứ 2 trong danh sách Fortune 500. Dưới sự điều hành của CEO Andy Jassy, “gã khổng lồ” thương mại điện tử còn cung cấp các dịch vụ đám mây và quảng cáo kỹ thuật số cùng với các nền tảng phát trực tuyến như Fire TV và Amazon Prime Video. Công ty đang tuyển dụng khoảng 1,5 triệu lao động và có hai trụ sở chính tại Seattle và Arlington.

3. Exxon Mobil

Exxon Mobil đã mang về doanh thu hơn 413 tỷ USD để vượt Apple và chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách sau khi xếp thứ sáu vào năm 2022. Sự nhảy vọt này chủ yếu nhờ một năm ghi nhận lợi nhuận kỷ lục của các công ty dầu khí.

Với sự lãnh đạo của CEO Darren Woods, công ty đã kiếm được 55 tỷ USD lợi nhuận vào năm ngoái và tuyển dụng hơn 62.000 người lao động trên toàn cầu. Trụ sở chính của Exxon Mobil ở Houston, Texas.

4. Apple

Vào năm 2023, Apple tụt xuống vị trí thứ 4 trong danh sách này, nhưng vẫn giữ danh hiệu công ty có lợi nhuận cao nhất trên Fortune 500 – danh hiệu mà họ đã giữ trong 8 năm.

Công ty có trụ sở chính Apple Park tại Cupertino, California, do CEO Tim Cook điều hành và tuyển dụng khoảng 161.000 lao động. Apple tạo ra doanh thu từ các sản phẩm điện tử như điện thoại iPhone, máy tính Mac, máy tính bảng iPad và các nền tảng phần mềm như iOS. Apple có doanh thu hơn 394 tỷ USD vào năm 2023.

5. UnitedHealth Group

Với doanh thu hơn 324 tỷ USD, UnitedHealth Group là công ty chăm sóc sức khỏe có thứ hạng cao nhất trong danh sách Fortune 500. Công ty duy trì vị trí thứ năm trên bảng xếp hạng trong năm thứ ba liên tiếp.

UnitedHealth có trụ sở chính tại Minnetonka, Minnesota, do CEO Andrew Witty điều hành và tuyển dụng khoảng 400.000 người. Công ty chuyên phát triển các công nghệ y tế, dịch vụ tài chính và dịch vụ dược phẩm.

6. CVS Health

CVS đã mang về doanh thu hơn 322 tỷ USD trong năm 2023 và tụt từ vị trí thứ 4 trong danh sách năm 2022 xuống vị trí thứ sáu. CEO của tập đoàn, bà Karen Lynch, đứng đầu danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất giới kinh doanh của Fortune năm thứ ba liên tiếp.

Với trụ sở chính tại Rhode Island, công ty tuyển dụng khoảng 300.000 lao động và tạo ra phần lớn doanh thu từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ dược phẩm.

7. Berkshire Hathaway

Công ty đa quốc gia của CEO Warren Buffet năm thứ hai liên tiếp giữ vị trí thứ 7 trong danh sách Fortune 500, với doanh thu được báo cáo là hơn 302 tỷ USD.

Berkshire Hathaway có trụ sở chính tại Omaha, Nebraska và tuyển dụng khoảng 396.000 người. Công ty sở hữu các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, vận tải đường sắt, sản xuất và phân phối năng lượng, cũng như các lĩnh vực sản xuất và bán lẻ. Họ cũng là một cổ đông lớn trong các công ty Mỹ như American Express và Coca-Cola.

8. Alphabet

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã tạo ra doanh thu hơn 282 tỷ USD vào năm 2023 để giữ vị trí thứ 8 trong danh sách. Có trụ sở chính tại Mountain View, California và do CEO Sundar Pichai điều hành, công ty tuyển dụng khoảng 182.500 người. Hoạt động kinh doanh chính bao gồm công cụ tìm kiếm trực tuyến, duyệt web, quảng cáo và điện toán đám mây.

9. McKesson

Công ty vật tư y tế này đã kiếm được gần 264 tỷ USD vào năm 2023 và giữ vị trí thứ 9 trong danh sách, cùng vị trí so với năm trước đó. Đây là một trong những công ty ít được biết đến hơn trong top 10 của danh sách Fortune 500.

Có trụ sở chính tại Irving, Texas, McKesson tuyển dụng hơn 80.000 nhân viên và tạo doanh thu thông qua phân phối dược phẩm, vật tư y tế bán buôn và dịch vụ công nghệ dược phẩm.

10. Chevron

Với doanh thu khoảng 246 tỷ USD, Chevron đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách. Doanh thu của công ty đã tăng khoảng 52% trong năm 2023 nhờ giá dầu tăng. Với trụ sở chính tại San Ramos, California và CEO Mike Wirth lãnh đạo công ty, Chevron đang sử dụng khoảng 45.600 lao động và chuyên kinh doanh dầu thô và khí đốt tự nhiên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Marketing mới của Walmart nhằm thúc đẩy khách hàng thoải mái mua sắm cuối năm

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart vừa thông báo mở rộng chương trình mua trước trả sau (BNPL) cho khách hàng thoải mái mua sắm cuối năm trong bối cảnh kinh tế khó khăn và khách hàng thắt chặt chi tiêu. Đây được xem là chiến lược Marketing khôn ngoan của Walmart.

Walmart mở rộng chương trình mua trước trả sau cho khách hàng thoải mái mua sắm cuối năm
Walmart mở rộng chương trình mua trước trả sau cho khách hàng thoải mái mua sắm cuối năm

Theo đó bằng cách hợp tác với nền tảng mua trước trả sau Affirm, Walmart cho phép hàng triệu người dùng tại hơn 4500 cửa hàng Walmart tại Mỹ mua sắm trước các sản phẩm cần dùng và thanh toán chậm sau đó. Động thái được xem như là chiến lược thúc đẩy tăng trưởng trong mùa mua sắm cuối năm khi nền kinh tế vẫn đang còn khó khăn và người tiêu dùng vẫn ngại chi tiêu.

Giờ đây, những người mua sắm đủ điều kiện có thể dễ dàng thanh toán theo thời gian cho các món đồ từ hàng điện tử, quần áo, đồ chơi yêu thích của họ, v.v. bằng các khoản thanh toán nhỏ hàng tháng khi tiến hành thanh toán tại cửa hàng.

Nghiên cứu gần đây của Affirm tiết lộ rằng hơn một nửa số người Mỹ (54%) đang tìm kiếm các nhà bán lẻ có cung cấp tùy chọn mua trước trả sau (BNPL) khi thanh toán.

Theo chia sẻ từ Affirm, việc mở rộng quan hệ đối tác với Walmart và đưa ra các tùy chọn thanh toán theo thời gian một cách minh bạch có thể giúp nhiều người tiêu dùng hơn nữa tăng sức mua của họ trong mùa mua sắm cuối năm và hơn thế nữa.

Ngoài việc có mặt tại các cửa hàng Walmart trên toàn quốc, trên walmart.com và trong ứng dụng Walmart, người tiêu dùng Mỹ cũng có thể thanh toán theo thời gian với Affirm tại Walmart Vision và Auto Centers.

Về Affirm.

Sứ mệnh của Affirm là cung cấp các sản phẩm tài chính trung thực giúp cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng. Bằng cách xây dựng một loại mạng thanh toán mới — một mạng lưới dựa trên sự tin cậy, tính minh bạch và đặt con người lên hàng đầu — Affirm trao quyền cho hàng triệu người tiêu dùng chi tiêu và tiết kiệm một cách có trách nhiệm, đồng thời cung cấp cho hàng nghìn doanh nghiệp các công cụ để thúc đẩy tăng trưởng.

Không giống như hầu hết các thẻ tín dụng và các tùy chọn thanh toán theo thời gian khác, Affirm cho người tiêu dùng thấy chính xác số tiền họ sẽ trả trước và không bao giờ tăng thêm số tiền đó và không bao giờ tính bất kỳ khoản phí trễ hoặc phí ẩn nào khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Walmart tập trung đầu tư vào AI, chương trình thành viên Walmart+ và quảng cáo kỹ thuật số

Chiến lược mới của Walmart được cho là một trong những ý tưởng tốt nhất cho năm 2024, đồng thời cũng thể hiện khả năng dẫn đầu về công nghệ của một gã khổng lồ bán lẻ.

Chiến lược mới của gã khổng lồ bán lẻ Walmart trong kỷ nguyên AI (và suy thoái)
Chiến lược mới của gã khổng lồ bán lẻ Walmart trong kỷ nguyên AI (và suy thoái)

Theo số liệu phân tích từ Market Watch, mặc dù chỉ số kinh doanh của gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart năm 2023 đạt dưới mức dự báo, các chiến lược mới của công ty lại cho thấy tiềm năng sớm tăng trưởng trở lại.

Theo phân tích, Walmart hiện được xem là công ty dẫn đầu về công nghệ bán lẻ (retail-tech), các khoản đầu tư chiến lược vào Walmart+ với chương trình thành viên và quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) của Walmart sẽ sớm thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Walmart đã và đang tăng cường nỗ lực đầu tư của mình vào AI tổng quát, với lợi thế về lượng dữ liệu lớn sẵn có, Walmart sẽ có thể xây dựng các nội dung được cá nhân hoá nhiều hơn đến khách hàng của mình.

Theo TD Cowen, Walmart cũng có vị thế tốt để hưởng lợi từ tình trạng giảm phát của nền kinh tế Mỹ. Walmart là công ty dẫn đầu về thị phần đơn vị trong bối cảnh kinh tế suy giảm và với chiến lược xoay quanh hệ sinh thái, khi mức thu nhập của hộ gia đình tăng lên, tần suất mua hàng tăng lên, Walmart là bên hưởng lợi nhiều nhất.

Phát biểu trong một sự kiện mới đây, CEO Walmart Doug McMillon cho biết ông hy vọng sẽ thấy xu hướng giảm phát ở Mỹ trong những tháng tới, điều này mang đến nhiều tin tốt cho người tiêu dùng.

Cổ phiếu của Walmart đã tăng 6,7% vào năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Temu và cơn lốc thương mại điện tử khiến Alibaba, Walmart và Amazon phải canh chừng

Thay vì Alibaba, Trung Quốc đang chứng kiến một nhà vô địch mua sắm trực tuyến mới: PDD. Đây chính công ty đứng sau ứng dụng bán lẻ Temu, hiện là nền tảng thương mại điện tử giá trị nhất cả nước.

Temu và cơn lốc thương mại điện tử khiến Alibaba, Walmart và Amazon phải canh chừng
Temu và cơn lốc thương mại điện tử khiến Alibaba, Walmart và Amazon phải canh chừng

Sau khi tăng 78% trong năm nay, định giá PDD hiện đạt gần 190 tỷ USD, tức vượt qua cả tập đoàn Alibaba. Doanh thu quý III cũng tăng 94% so với một năm trước đó trong khi Alibaba chỉ tăng 9%. Theo S&P Global Market Intelligence, mức tăng trưởng chóng mặt khiến giá cổ phiếu PDD hưởng lợi.

Jack Ma đã có lời chúc mừng gửi tới PDD trước thành tích mạnh mẽ, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng “kỷ nguyên của thương mại điện tử trí tuệ nhân tạo (AI) mới chỉ bắt đầu”.

“Tôi tin chắc Alibaba sẽ thay đổi. Hãy trở về với sứ mệnh và tầm nhìn vốn có. Nhân viên Alibaba hãy tiến lên”, nhà sáng lập Alibaba viết dù không thể phủ nhận một thực tế rằng ở quê nhà, ứng dụng Pinduoduo của PDD vượt trội hơn hẳn.

Vào thời điểm mà người tiêu dùng Trung Quốc nhạy cảm hơn về giá, danh tiếng Pinduoduo – nền tảng bán hàng giá phải chăng – sau nhiều năm nỗ lực đã nhận trái ngọt nhờ phát triển thành công mạng lưới các nhà sản xuất nhắm vào những người mua có thu nhập tầm thấp và trung. Điều này khác biệt hoàn toàn so với Taobao của Alibaba – nền tảng từ lâu ít tập trung vào việc xây dựng mạng lưới nhà cung cấp.

Morgan Stanley ước tính tổng giá trị hàng hóa nội địa của PDD đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 5% của tổng doanh số bán lẻ hàng hóa trực tuyến ở Trung Quốc. Temu, hoạt động kinh doanh quốc tế của PDD, dĩ nhiên cũng đang phát triển vượt trội.

Theo công cụ theo dõi dữ liệu Sensor Tower, Temu hiện có 52 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ chỉ sau một năm ra mắt. Công ty không cung cấp nhiều thông tin về tình hình kinh doanh, song Goldman Sachs ước tính GMV của Temu trong quý trước đạt 6,5 tỷ USD, cao gấp đôi so với quý trước. Ngân hàng này cũng cho rằng Temu chiếm khoảng 28% doanh thu của PDD trong quý III.

Theo ông Abe Yousef, nhà phân tích cao cấp tại Sensor Tower, trong quý IV/2022, số lượt cài đặt Temu thậm chí còn vượt qua cả những gã khổng lồ như Amazon, Walmart và Target. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này trái ngược hoàn toàn với triển vọng mờ mịt mà các nhà bán lẻ khác phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn.

Nền tảng này không chỉ cạnh tranh với Shein mà cả với những gã khổng lồ lớn của Mỹ như Amazon, Target. Sự phổ biến ngày càng lớn đã cho thấy tiềm năng của các mô hình kinh doanh sản phẩm giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc.

“Temu đặt mục tiêu tiếp tục thử nghiệm về tiếp thị và cung cấp dịch vụ, nhờ vào công ty mẹ giàu có. Nó ra mắt vào đúng thời điểm thích hợp, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế”, bà Deborah Weinswig, CEO của Coresight Research, nói.

Dẫu vậy, Temu vẫn có rủi ro thua lỗ do biên lợi nhuận hoạt động của PDD trong quý trước đã giảm xuống 24% từ mức 29%. Bản thân nền tảng cũng đang chấp nhận mất trung bình 30 USD (hơn 700 nghìn đồng) trên mỗi đơn hàng vì cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ.

Theo công ty tài chính China Merchants Securities, Temu, hoạt động tại thị trường Canada, Australia và New Zealand, đang lỗ từ 4,15 tỷ RMB đến 6,73 tỷ RMB (588 triệu đến 954 triệu USD) mỗi năm (khoảng 24 tỷ đồng).

Nhiều thương hiệu nhỏ lẻ bị gây áp lực giảm giá bán đến cùng cực. “Chúng tôi đang làm việc không công cho Temu để Temu có thể thu hút nhiều khách hàng Mỹ hơn”, một người bán tên Sandy phàn nàn về chính sách giảm giá đến ‘cùng cực’ của Temu.

Được biết, sau khi được thành lập vào năm 2015, PDD thua lỗ rất nhiều do theo đuổi chiến lược tăng trưởng, tung ra rất nhiều khuyến mại và chi mạnh tay cho marketingquảng cáo. Mãi đến khi đạt quy mô lớn hơn, công ty này mới có lãi vào năm 2021.

Theo các chuyên gia, kết quả hoạt động mạnh mẽ chủ yếu do tâm lý người tiêu dùng phục hồi. Nhu cầu mua sắm vốn bị kìm hãm do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã được “giải phóng” sau khi lệnh phong tỏa được tháo dỡ.

Bên cạnh đó, các chiến dịch khuyến mại thành công đã thúc đẩy mức tăng trưởng vượt bậc. Lợi nhuận Pinduoduo được nâng lên do các khoản chi phí như đầu tư và dự án giảm.

Tuy nhiên, thành công ở quê nhà không có nghĩa là PDD không phải đối mặt với những thách thức. Thói quen tiêu dùng ở các quốc gia có thể không giống với Trung Quốc. Chi phí vận hành như giao hàng và tiếp thị cũng cao hơn ở các nền kinh tế phát triển.

Hơn nữa, theo Sensor Tower, tốc độ tăng trưởng của Temu ở Mỹ thời gian gần đây đang chững lại. Lượng người dùng hoạt động hàng tháng trong quý này đã giảm 6% dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu còn mạnh mẽ.

Theo đại diện Temu, mục tiêu dài hạn của công ty là người Mỹ mua hàng khoảng 30 lần mỗi năm trên nền tảng; mỗi đơn trị giá 50 USD. Như vậy, mỗi người dùng chi trung bình 1.500 USD/năm. Dữ liệu từ Zhanglian, cơ quan truyền thông đưa tin về ngành công nghiệp chuỗi cung ứng và vận chuyển Trung Quốc, cho biết giao dịch trung bình trên Temu là khoảng 25 USD.

Theo nhiều chuyên gia, mục tiêu trên khó trở thành hiện thực, nhất là trong bối cảnh Temu vẫn đang nỗ lực giành sức hút trước Amazon. Khách hàng của Temu ở Mỹ chủ yếu là người châu Á với thu nhập hộ gia đình hàng năm dưới 30.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart chuyển hướng từ Trung Quốc sang Ấn Độ

Gã khổng lồ ngành bán lẻ của Mỹ Walmart đang tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh họ muốn cắt giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình.

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart chuyển hướng từ Trung Quốc sang Ấn Độ
Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart chuyển hướng từ Trung Quốc sang Ấn Độ

Đa dạng hoá nguồn cung.

Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã giao dịch 1/4 hàng nhập khẩu từ Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, theo số liệu vận đơn được công ty dữ liệu Import Yeti chia sẻ với Reuters. Con số này tăng mạnh so với chỉ 2% vào năm 2018.

Dữ liệu cho thấy 60% lô hàng của Walmart đến từ Trung Quốc trong cùng thời gian, giảm từ mức 80% vào năm 2018. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Walmart.

Theo các chuyên gia, việc chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng tăng và căng thẳng chính trị leo thang giữa Washington và Bắc Kinh đang khuyến khích các công ty lớn của Mỹ nhập khẩu nhiều hơn từ các quốc gia bao gồm Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Mỹ, người mua hàng phải đối mặt với lãi suất và giá thực phẩm cao, ảnh hưởng mạnh tới tiền tiết kiệm của hộ gia đình và khiến Walmart và các nhà bán lẻ khác phải thận trọng trong dự đoán triển vọng chi tiêu của người tiêu dùng.

Bà Andrea Albright, phó chủ tịch điều hành nguồn cung ứng của Walmart cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi muốn có mức giá tốt nhất. Điều đó có nghĩa là tôi cần khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng của mình. Tôi không thể phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp hoặc khu vực địa lý nào cho sản phẩm của mình”.

Năm 2018, Walmart hoàn tất việc đầu tư 16 tỷ USD để mua 77% cổ phần của Flipkart – công ty thương mại hàng đầu của Ấn Độ. Hai năm sau, họ cam kết nhập khẩu 10 tỷ USD hàng hóa từ Ấn Độ mỗi năm cho đến năm 2027. Đó là mục tiêu mà họ vẫn đang trên đà đạt được, bà Albright cho biết. Walmart hiện đang nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD hàng hóa từ Ấn Độ mỗi năm.

Những lợi thế của Ấn Độ.

Ấn Độ, nơi thị trường chứng khoán đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm nay, được coi là quốc gia được trang bị tốt nhất để vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất quy mô lớn với chi phí thấp.

Theo bà Albright, Walmart đang nhập khẩu hàng hóa từ đồ chơi, đồ điện tử đến xe đạp và dược phẩm từ Ấn Độ. Ngoài ra, thực phẩm đóng gói, ngũ cốc khô và mì ống cũng là những mặt hàng nhập khẩu phổ biến từ Ấn Độ.

Bà Albright cho hay lực lượng lao động đang phát triển nhanh chóng và tiến bộ công nghệ của Ấn Độ là điểm thu hút đối với Walmart. Mặt khác, Trung Quốc đã báo cáo sự sụt giảm dân số lần đầu tiên sau 6 thập kỷ vào năm ngoái.

Walmart bắt đầu hoạt động tìm nguồn cung ứng tại Bangalore, thủ phủ của bang Karnataka miền Nam Ấn Độ vào năm 2002. Hiện tại, công ty tuyển dụng hơn 100.000 lao động Ấn Độ, bao gồm cả công nhân tạm thời, để làm việc tại nhiều văn phòng trực thuộc đơn vị Walmart Global Tech India, Flipkart Group, PhonePe và các hoạt động tìm nguồn cung ứng.

Giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 5 năm nay, một cuộc gặp mà ông Modi gọi là “một cuộc gặp hiệu quả”.

“Rất vui khi thấy Ấn Độ nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn”, ông Modi viết trên X, trước đây gọi là Twitter, vào ngày 14/5. Ông McMillon cho biết Walmart sẽ “tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng sản xuất của đất nước và tạo ra cơ hội”.

Đối thủ của Walmart là Amazon trong tháng này cho biết họ đang nhắm mục tiêu xuất khẩu hàng hóa trị giá 20 tỷ USD từ Ấn Độ vào năm 2025.

Các chuyên gia chuỗi cung ứng cho biết chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tăng cao cũng góp phần khiến nguồn cung hàng hoá từ Ấn Độ trở nên hấp dẫn.

Ông Chris Rogers, nhà phân tích nghiên cứu tại nhóm phân tích chuỗi cung ứng Panjiva của S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc đại lục đã trở nên kém cạnh tranh hơn do chi phí lao động tăng so với các trung tâm sản xuất khác”.

Thêm vào đó, mức lương tối thiểu của Trung Quốc thay đổi theo từng tỉnh và đôi khi thậm chí từ thành phố này sang thành phố khác, dao động từ 1.420 nhân dân tệ mỗi tháng đến 2.690 nhân dân tệ mỗi tháng (198,52 – 376,08 USD).

Trong khi đó, mức lương trung bình của người lao động phổ thông và bán lành nghề ở Ấn Độ dao động từ khoảng 9.000 – 15.000 rupee một tháng (108,04 – 180,06 USD), theo ước tính của ngân hàng trung ương nước này.

Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ đang quá phụ thuộc vào một số ít thị trường.

Bà Albright cho biết Pakistan và Bangladesh cũng được hưởng lợi từ chiến lược của Walmart khi trở thành nhà cung cấp các sản phẩm gia dụng và may mặc.

Ngân hàng trung ương Ấn Độ dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2023. Trong khi Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng khoảng 5%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gã khổng lồ bán lẻ Walmart tạm dừng quảng cáo trên X (Twitter)

Theo làn sóng tẩy chay quảng cáo trên mạng xã hội X (Twitter), gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart vừa thông báo đã tạm dừng tất cả các quảng cáo trên nền tảng này.

Cũng không kém sức nóng của việc CEO OpenAI bị sa thải và sau đó quay lại vị trí cũ chỉ sau vài ngày, Elon Musk những ngày này cũng đang tạo ra một làn sóng tẩy chay quảng cáo cho mạng xã hội vốn đã và đang rất khó khăn.

Mặc dù đang là mùa mua sắm khi các thương hiệu đặc biệt là thương hiệu bán lẻ như Walmart đang rất cần đẩy mạnh quảng cáo để thúc đẩy doanh số, gã khổng lồ này mới đây đã quyết định tạm ngừng tất cả các quảng cáo trên mạng xã hội X của Elon Musk.

Người phát ngôn của Walmart cho biết (với Reuters): “Chúng tôi không quảng cáo trên X vì chúng tôi đã tìm thấy các nền tảng khác có thể tiếp cận khách hàng của mình tốt hơn”.

Phản ứng nhạy cảm của Elon Musk khi các nhà quảng cáo rời bỏ X.

Quyết định tạm dừng quảng cáo của Walmart được đưa ra sau khi Elon Musk, chủ sở hữu của X, nói với các nhà quảng cáo đang tẩy chay nền tảng rằng hãy “go f*ck yourself” trong một được phỏng vấn đang thu hút nhiều sự chú ý của công chúng.

Làn sóng tẩy chay quảng cáo trên mạng xã hội X được bắt đầu vào giữa tháng 11 sau khi chính Elon Musk bày tỏ quan điểm tán thành một thuyết âm mưu chống người Do Thái công khai trên nền tảng.

Ngay sau bình luận phản cảm, các nhà quảng cáo đã bắt đầu rời bỏ nền tảng này.

Walmart cùng với các thương hiệu lớn khác như IBM, Apple, Disney, Sony, Warner Bros., Comcast, NBCUniversal và Paramount và nhiều thương hiệu khác đều đã và đang tạm dừng quảng cáo trên X.

Theo báo cáo của một agency chuyên phân tích dữ liệu quảng cáo, danh sách tẩy chay quảng cáo trên mạng xã hội X sẽ tiếp tục được lan rộng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart sử dụng AI để đàm phán giá

Gã khổng lồ ngành bán lẻ (Retail) Walmart sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để đàm phán giá với các nhà cung cấp (Suppliers).

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart sử dụng AI để đàm phán giá
Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart sử dụng AI để đàm phán giá

Trong khi ngành công nghiệp âm nhạc đối mặt với nhiều khó khăn khi tận dụng AI do những rào cản liên quan đến quá trình sáng tạo và bảo vệ bản quyền, có vẻ như ngành bán lẻ đang thừa hưởng nhiều thứ từ công nghệ này.

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart đang sử dụng AI để đàm phán giá cả với các nhà cung cấp với mục tiêu là mua các sản phẩm với một mức giá cạnh tranh nhất.

Theo báo cáo từ Bloomberg, gã khổng lồ bán lẻ này đã sử dụng một chatbot AI được phát triển bởi Pactum Inc., một công ty chuyên về phần mềm có trụ sở tại California, Mỹ.

Walmart cung cấp dữ liệu đầu vào cho phần mềm, nêu rõ các sản phẩm họ cần và ngân sách mà họ đang có (sẵn sàng trả), sau đó, Pactum AI sẽ tìm kiếm và thống kê tất cả các dữ liệu của người bán hàng (Seller) để có được thỏa thuận giá tốt nhất cho Walmart.

Bloomberg ví chatbot AI của Pactum như là ChatGPT, một chatbot AI của OpenAI hiện đang “làm mưa làm gió” trên thị trường.

Về phía các nhà cung cấp, 3 trong số 4 nhà cung cấp đã nói với Walmart rằng họ thích đàm phán với AI hơn là con người.

Theo Bloomberg, Walmart đã tiết kiệm được trung bình 3% cho các hợp đồng mà họ đã đàm phán thông qua AI của Pactum, và con số này sẽ tiếp tục tăng lên nhiều trong tương lai.

Cuộc cách mạng AI (Artificial intelligence) cũng đã và đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc liệu trí tuệ nhân tạo sẽ giao thoa với nền kinh tế như thế nào và ảnh hưởng đến lực lượng lao động ra sao.

Một nghiên cứu mới từ Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát hiện ra rằng 14% nhân viên sử dụng ChatGPT trong quy trình làm việc của họ và nhận thấy rằng năng suất đã tăng lên đáng kể.

Những nhân viên mới, những người ít có kinh nghiệm làm việc nhất cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của họ nhanh hơn đến 35%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Các nhà bán lẻ của Việt Nam sắp có thể bán hàng trên Walmart

Theo TTXVN, ngày 12/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Avaneesh Gupta, Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn bán lẻ hàng đầu nước Mỹ – Walmart.

Các nhà bán lẻ của Việt Nam sắp có thể bán hàng trên Walmart
Các nhà bán lẻ của Việt Nam sắp có thể bán hàng trên Walmart

Phát biểu tại cuộc gặp, lãnh đạo Walmart bày tỏ mong muốn được tiếp tục hỗ trợ cho các nhà sản xuất, cung cấp của Việt Nam trong việc tạo dựng các vùng nguyên, vật liệu trong nước với chất lượng, giá thành phù hợp, đẩy mạnh số hóa quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, bảo đảm điều kiện làm việc của người lao động, tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa,…

Bên cạnh đó, Walmart mong muốn kết nối, thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Việt Nam tham gia vào mạng lưới thương mại điện tử của tập đoàn này với khoảng 120 triệu người dùng.

Theo ông Avaneesh Gupta, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để Walmart hình thành, vận hành thông suốt các chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới như dệt may, hàng tiêu dùng (FMCG), thực phẩm.

Trước đề xuất này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng các nhà sản xuất, cung cấp của Việt Nam có tiềm năng, năng lực tiếp cận để cùng những tập đoàn bán lẻ hàng đầu như Walmart hình thành “hệ sinh thái” đồng bộ, toàn diện, tổng thể, bền vững, cam kết lâu dài trong chia sẻ lợi ích từ chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng.

Tập đoàn Walmart đến TP HCM từ ngày 13-15/9 để tham gia chuỗi sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế – Việt Nam International Sourcing 2023. Việt Nam International Sourcing 2023 do Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức. Chương trình sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7.

Walmart là tập đoàn bán lẻ hàng đầu nước Mỹ với hệ thống phân phối khắp thế giới và được xem là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay.

Ngoài Walmart, các tập đoàn bán lẻ lớn như Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Boeing, AES (Mỹ), Carrefour, Decathlon (Pháp); Central Group (Thái Lan); Coppel (Mexico); IKEA (Thụy điển), LuLu (UAE)… cũng có mặt để kết nối giao thương.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gã khổng lồ bán lẻ Walmart tăng trưởng mạnh giữa bối cảnh thương mại điện tử sụt giảm

Giữa bối cảnh doanh thu thương mại điện tử sụt giảm, khi Amazon cũng không thể tránh được xu hướng chung, gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart lại báo cáo tăng trưởng mạnh.

Gã khổng lồ bán lẻ Walmart tăng trưởng mạnh giữa bối cảnh thương mại điện tử sụt giảm
Gã khổng lồ bán lẻ Walmart tăng trưởng mạnh giữa bối cảnh thương mại điện tử sụt giảm

Theo đó, theo số liệu ghi nhận từ Yahoo Finance, giá cổ phiếu của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart đang ở mức cao nhất trong 52 tuần sau khi tăng 13% từ đầu năm đến nay. Để so sánh, chỉ số Dow chỉ tăng 9% trong năm và đối thủ Target (TGT) thậm chí đã giảm 13%.

Walmart nhận được sự tín nhiệm cao từ người tiêu dùng.

Một trong những động lực chính khiến các nhà đầu tư lạc quan về Walmart đó là vì có nhiều dấu hiệu cho thấy gã khổng lồ này sẽ giành được nhiều thị phần vào năm 2024.

Một cuộc khảo sát mới về người tiêu dùng từ ngân hàng đầu tư Stifel cho thấy Walmart nhận được “ý định mua sắm cao nhất” so với các công ty khác cùng ngành. Hơn nữa, nghiên cứu của Stifel còn cho thấy rằng Walmart đang “có khả năng giữ chân tốt những người mua sắm có thu nhập cao, những người hơn kiếm được hơn 100.000 USD mỗi năm.”

Cụ thể, có đến 71% hộ gia đình kiếm được hơn 100.000 USD một năm đã mua sắm tại Walmart vào năm 2023, so với 50% tại Target và chỉ 31% tại Costco (COST).

Mark Astrachan, nhà phân tích chính của cuộc khảo sát cho biết: “Đối với cổ phiếu của Walmart, chúng tôi tiếp tục nhận thấy xu hướng tăng hơn là giảm.”

Ngoài lý do nói trên, Walmart còn có những động lực lớn khác.

“Chúng tôi cũng sẽ lưu ý đến các cơ hội lớn phía trước cho Walmart, bao gồm mảng kinh doanh truyền thông (Retail Media) đang phát triển nhanh chóng khi công ty này đang mong muốn trở thành 10 nhà quảng cáo hàng đầu ở Mỹ.”

Walmart đang nỗ lực để đa dạng hoá nguồn doanh thu của mình, dẫn đầu là các dịch vụ hoàn thiện đơn hàng (fulfillment), thị trường bán lẻ (Retail Marketplace), quảng cáo, dịch vụ tài chính, kiếm tiền từ dữ liệu và cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Walmart Metaverse: Walmart gia nhập Metaverse với Roblox

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart vừa công bố ra mắt các dự án Metaverse mới bao gồm Walmart Land và Universe of Play thông qua nền tảng game Roblox.

walmart metaverse
Gã khổng lồ bán lẻ Walmart gia nhập Metaverse thông qua nền tảng Roblox

Theo trang thông tin chính thức của Walmart, công ty này vừa gia nhập Metaverse với 2 dự án trải nghiệm mới trên nền tảng Roblox là Walmart Land và Universe of Play.

Trước khi đi vào các nội dung chi tiết bên dưới, để có thể hiểu đầy đủ nhất về vũ trụ ảo Metaverse, bạn có thể xem tại: metaverse là gì

2 thế giới ảo (virtual worlds) mới của Walmart nhắm đến những khách hàng trẻ tuổi, cho phép người chơi Roblox sưu tập các hàng hóa ảo, chơi các trò chơi có sẵn đồ chơi và nhân vật, kiếm đồ chơi từ cửa hàng, tham dự các buổi hòa nhạc trực tiếp, tham dự các cuộc thi về thời trang và hơn thế nữa.

Nhằm mục tiêu hướng tới các thế hệ người tiêu dùng mới là Gen Z và Gen Alpha, đây được coi là một trong những bước đột phá mới của gã khổng lồ bán lẻ Walmart tới “tương lai mới của thế giới internet”.

Ông William White, Giám đốc Marketing (CMO) của Walmart Mỹ cho biết trong một tuyên bố:

“Đây là một bước tiến khác để tiếp cận khách hàng của chúng tôi theo những cách đáng kỳ vọng nhất và ở những nơi mà họ đang và sẽ dành nhiều thời gian nhất.

Chúng tôi rất vui mừng khi trở thành một trong những nhà bán lẻ lớn đầu tiên trên thế giới làm được điều này.”

Ngoài Walmart, các nhà bán lẻ khác trên Roblox bao gồm Nike với “Nikeland”, American Eagle Outfitters và Ralph Lauren.

Vị CMO này nói tiếp:

“Tôi nghĩ rằng Walmart gia nhập Metaverse hay hợp tác với Roblox chỉ là một trong những ví dụ về cách chúng tôi đang nhìn nhận về tương lai, cách chúng tôi hình dung lại những gì được xem là độc đáo và sáng tạo nhất để tương tác với khách hàng của mình.”

Walmart Land Metaverse là gì?

Như đã đề cập ở trên, Walmart Metaverse trên Roblox sẽ có 2 phần là Walmart Land và Universe of Play.

Với Walmart Land, người chơi Roblox sẽ bước vào một công viên giải trí đầy màu sắc với những vòng đu quay theo chủ đề của Walmart, cầu trượt, bãi biển và hơn thế nữa.

Walmart Land sẽ giống như một hòn đảo có hình dạng giống như logo của Walmart với tâm là hình tròn và 6 cánh xung quanh là các chủ đề với các hoạt động khác nhau.

Tại khu vực trung tâm của Walmart Land, người chơi có thể ghé thăm Hub Store để đổi các mã thông báo (tokens) và lấy các hàng hoá ảo chẳng hạn như quần áo, phụ kiện hay các thiết bị điện tử như tai nghe Skullcandy.

“House of Style” cũng là một phần khác trong Walmart Land, nơi người chơi có thể đến để kiểm tra các kỹ năng thời trang của họ.

Tại “Electric Island”, người chơi có thể cạnh tranh thông qua thử thách “Dance Off”, tham dự các buổi hòa nhạc trực tiếp với các nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng tại “Electric Fest” và thậm chí là có thể chơi Netflix Trivia, một chương trình đố vui của Netflix.

Theo thông báo của Walmart, “Electric Fest” sẽ bắt đầu vào tháng 10.

Walmart Universe of Play.

Walmart Universe of Play
Universe of Play của Walmart Metaverse.

Universe of Play là không gian dành cho những người chơi trẻ tuổi. Hàng loạt các bộ phim nổi tiếng dành cho trẻ em như “PAW Patrol” hay các thương hiệu đồ chơi như L.O.L Surprise!, Magic Mixies hay trứng khủng long “Jurassic World” sẽ xuất hiện ở đây.

Các trải nghiệm mới của Walmart hiện đã có trên Roblox.com và người dùng có thể trải nghiệm chúng trên nhiều thiết bị khác nhau chẳng hạn như PC, Mac, iOS, Android, Xbox, Oculus Rift và HTC Vive.

Roblox là nền tảng game trực tuyến hiện có hơn 52 triệu người dùng hàng ngày (DAU) và được thiết kế cho những người chơi từ 9 tuổi trở lên.

Tính đến năm 2021, doanh thu năm của Roblox là gần 2 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ikea và Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết

Cùng khám phá lý do tại sao các thương hiệu lớn như Ikea hay Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs).

Cùng khám phá lý do tại sao các thương hiệu lớn như Ikea hay Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs).
Cùng khám phá lý do tại sao các thương hiệu lớn như Ikea hay Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs).

Khi khách hàng đang ngày càng thắt chặt chi tiêu do bối cảnh kinh tế mất ổn định, các thương hiệu lớn đang tìm cách thêm nhiều giá trị hơn vào sản phẩm của họ.

Khi lạm phát tiếp tục ăn sâu vào túi tiền của người mua sắm, nhiều người tiêu dùng đang chọn cách loại bỏ các mặt hàng không cần thiết. Để chống lại sự thay đổi hành vi này, các nhà bán lẻ đang tìm cách nâng cao giá trị của họ trong mắt khách hàng.

Một số nhà bán lẻ lớn gần đây đã giới thiệu các chương trình khách hàng thân thiết mới của riêng họ hoặc thay đổi các chương trình hiện có để cung cấp cho khách hàng nhiều ưu đãi hơn như chiết khấu cao hơn, chương trình hoàn tiền cùng các ưu đãi khác với mục tiêu khiến họ quay trở lại mua sắm, dù là tại cửa hàng hay trực tuyến.

Ikea, một trong những thương hiệu đồ nội thất lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hà Lan thông báo rằng họ sẽ bổ sung thêm các lợi ích mới cho chương trình khách hàng thân thiết của họ là Ikea Family.

Cụ thể, ngoài các lợi ích hiện có, như giảm giá theo đợt và hội thảo miễn phí, chương trình khách hàng thân thiết mới hiện sẽ cung cấp cho khách hàng chiết khấu 5% khi mua hàng tại cửa hàng (kèm điều kiện).

Bath and Body Works có trụ sở tại Reynoldsburg, Ohio, Mỹ cũng đã triển khai chương trình khách hàng thân thiết miễn phí, My Bath & Body Works Rewards, trên toàn quốc.

Ngoài các lợi ích như quà tặng sinh nhật và các ưu đãi độc quyền khác, chương trình cũng sẽ mang đến cho khách hàng một sản phẩm miễn phí có giá trị lên đến 16,50 USD với mỗi lần chi tiêu 100 USD.

Tuy nhiên, bước đột phá lớn nhất vào thế giới của các chương trình khách hàng thân thiết có lẽ đến từ gã khổng lồ bán lẻ Walmart.

Vào năm 2020, Walmart chính thức Walmart +, một chương trình khách hàng thân thiết có trả phí cung cấp nhiều lợi ích và dịch vụ bổ sung cho các thành viên.

Vào tháng 8 năm 2022, Walmart + đã thêm một lợi ích mới gọi là Walmart Rewards – một phần thưởng hoàn tiền có thể được áp dụng cho các giao dịch mua hàng trong tương lai.

Cùng tháng đó, công ty này cũng thông báo rằng các thành viên của Walmart + sẽ nhận được đăng ký Paramount + (dịch vụ đăng ký video kỹ thuật số trực tiếp theo yêu cầu) như một phần lợi ích của họ. Người mua sắm có thể sử dụng Walmart + trực tuyến hoặc tại cửa hàng với sự trợ giúp của ứng dụng Walmart.

Theo một cuộc khảo sát trên 2.082 người tiêu dùng Mỹ của LendingTree, các chương trình khách hàng thân thiết ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với người mua sắm tại Mỹ.

Cuộc khảo sát cho thấy 52% người mua sắm chi tiêu nhiều hơn khi họ là thành viên của chương trình khách hàng thân thiết và 50% khách hàng nói rằng các chương trình khách hàng thân thiết “quan trọng hơn bao giờ hết” khi họ phải đối mặt với các áp lực kinh tế như lạm phát (Inflation).

Các chương trình này cũng có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ cải thiện lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) và tăng doanh số bán hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Ông lớn ngành bán lẻ Walmart chuẩn bị gia nhập Metaverse

Động thái đăng ký nhãn hiệu độc quyền gần đây của Walmart thể hiện sự nghiêm túc của thương hiệu này trong kế hoạch sử dụng tiền điện tử và NFT.

Walmart tham gia Metaverse

Walmart, tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Mỹ, dường như đang chuẩn bị sẵn sàng để gia nhập vào metaverse – dự án vũ trụ không gian ảo.

Theo CNBC, việc trình đơn đăng ký nhãn hiệu cho thấy công ty này đang tìm cách tạo lập NFT và tiền điện tử độc quyền.

Vào ngày 30/12/2021, Walmart đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho nhiều sản phẩm. CNBC cho rằng gã khổng lồ bán lẻ này đang lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm ảo, bao gồm thiết bị điện tử, đồ chơi, thiết bị gia dụng, dụng cụ thể thao, quần áo, đồ trang trí nhà cửa và nhiều sản phẩm khác.

NFT – viết tắt của Non Fungible Token – là loại tài sản ảo được mã hóa trên blockchain. Chúng là độc nhất, không thể thay thế hay hoán đổi cho nhau, thường được gắn với một tài sản thật. Người tiêu dùng có thể sở hữu sản phẩm trên Internet, thay vì mua ngoài đời thực.

Nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của Walmart còn đề cập việc người dùng có thể sử dụng tiền số và có cơ hội mua bán NFT.

Bên cạnh đó, Walmart nhắc đến việc tổ chức “các dịch vụ rèn luyện thể chất” và “các lớp học sức khỏe và dinh dưỡng” tại không gian ảo. Công ty này đã nộp đơn để sử dụng tên và biểu tượng độc quyền trong môi trường thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR).

Theo Bloomberg, Walmart đã đăng ký nhãn hiệu cho các tên “Verse to Home”, “Verse to Curb” và “Verse to Store”. Điều này cho thấy thương hiệu có khả năng đang ấp ủ dự án trải nghiệm mua sắm ảo.

Người phát ngôn của Walmart, Carrie McKnight, chia sẻ với The Verge rằng Walmart liên tục nghiên cứu các công nghệ mới nổi bởi chúng có thể hình thành trải nghiệm mua sắm trong tương lai.

“Chúng tôi không còn điều gì để chia sẻ thêm hôm nay. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là chúng tôi thường xuyên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như một phần của quá trình đổi mới”, bà McKnight nói thêm.

Vào tháng 8/2021, Walmart đã đăng thông báo tuyển dụng chuyên gia về sản phẩm tiền điện tử. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Walmart ngày càng quan tâm đến metaverse.

Các nhà bán lẻ khác cũng tham gia vào phong trào metaverse. Nike đang tìm cách kiếm tiền từ NFT và giày thể thao ảo, Adidas bán hết bộ sưu tập Into the Metaverse NFT và Gap tạo NFT cho dòng áo của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

Apple trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mốc 3.000 tỷ USD

Apple đã đạt mức vốn hóa thị trường (market cap) 3.000 tỷ USD trong giao dịch ngày 3/1 vừa qua, tăng gấp 3 lần định giá trong vòng chưa đầy 4 năm.

apple 3000 tỷ usd

Giao dịch trong đầu năm mới đã giúp đẩy giá cổ phiếu Apple chạm mốc kỷ lục trên 182,8 USD, tăng gấp ba lần về giá trị trong vòng chưa đầy bốn năm, Guardian đưa tin ngày 3/1.

Giá cổ phiếu tăng do các nhà đầu tư có niềm tin rằng nhà sản xuất iPhone sẽ tiếp tục tung ra các sản phẩm bán chạy nhất khi họ khám phá các thị trường mới như ôtô tự lái và thực tế ảo.

Theo ước tính, Apple giờ đây có giá trị cao hơn cả giá trị của Boeing, Coca Cola, Disney, Exxon-Mobil, McDonald’s, Netflix và Walmart cộng lại.

Cổ phiếu của hãng tăng 38% kể từ đầu năm 2021. Đây là một trong những mức tăng trưởng lớn nhất trên chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones.

Các nhà phân tích kỳ vọng Microsoft cũng sẽ đạt được mốc 3.000 tỷ USD vào cuối năm nay.

Cổ phiếu công nghệ tăng vọt trong thời đại đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các giá cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn của Mỹ, kéo thị trường chứng khoán nước này lên theo.

Apple đã công bố thu nhập hàng quý cuối cùng của mình vào tháng 10 và kiếm được 20,6 tỷ USD trong ba tháng trước đó, mặc dù gặp phải các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng do Covid-19.

Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ tràn sắc xanh và cổ phiếu châu Âu đạt mức cao kỷ lục trong ngày đầu tiên giao dịch năm 2022.

Điều này cho thấy các nhà đầu tư đặt cược vào sự phục hồi kinh tế dù số lượng trường hợp mắc Covid-19 tăng vọt do biến chủng Omicron gây ra.

Trước đó, Apple đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD trong giao dịch trong ngày vào năm 2018. Công ty này tiếp tục đạt mức định giá 2.000 tỷ USD chỉ hơn hai năm sau đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Người làm marketing và kinh doanh học được gì từ việc Amazon soán ngôi Walmart

Amazon vừa thay thế Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc. Dưới đây là cách Amazon đã làm điều đó.

Người làm kinh doanh học được gì từ việc Amazon soán ngôi Walmart

Theo đó, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Amazon đã soán ngôi Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc.

Theo báo cáo của tờ New York Times, Amazon đã bán được hơn 610 tỷ USD hàng hóa trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6, so với mức doanh số 566 tỷ USD của Walmart cũng trong 12 tháng qua.

Sự tăng trưởng đột biến của Amazon là đỉnh cao về tầm nhìn dài hạn của nhà sáng lập Jeff Bezos, người từng nói rằng sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến kết hợp với giao hàng tận nhà cuối cùng sẽ là chìa khoá để thành công. Walmart đã chậm chân trong cuộc đua này.

Vậy chúng ta, với tư cách là những người làm marketing nói riêng và người làm kinh doanh nói chung có thể học hỏi được gì.

Hiển thị cho khách hàng những gì họ muốn, trước khi họ muốn nó.

Jeff Bezos từ lâu đã khẳng định rằng thương mại điện tử là con đường của tương lai. Đó là một lý do khiến công ty này đầu tư mạnh vào Amazon Prime, tập trung vào giao hàng trong một đến hai ngày cho nhiều mặt hàng.

Trong những năm gần đây, Walmart cũng đã dành những khoản tiền khổng lồ để đầu tư vào các dịch vụ thương mại điện tử của mình nhằm nỗ lực cạnh tranh với Amazon, đồng thời tiếp tục duy trì sự giới hạn trong lĩnh vực bán lẻ thực tế (physical retail).

Mô hình kết hợp (hybrid) của Walmart dường như mang lại những lợi thế khác biệt – chẳng hạn như việc giúp mọi người có thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm của họ trước khi mua hoặc thử quần áo để đảm bảo chúng vừa vặn.

Nhưng rồi đại dịch Covid-19 ập đến.

Mặc dù nhiều khách hàng vẫn sẵn sàng mua sắm trực tuyến và sau đó nhận hàng hóa của họ từ một cửa hàng thực của Walmart, nhưng ngày càng có nhiều người chấp nhận sự an toàn và tiện lợi do Amazon cung cấp – cung cấp nhiều hàng hóa hơn và thậm chí còn được giao trực tiếp đến tận cửa nhà.

Ngoài ra, Amazon cũng đã tăng gấp đôi chiến lược của mình, bổ sung hàng trăm nhà kho mới và tuyển hàng trăm nghìn công nhân mới để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Nói cách khác, Amazon đã nỗ lực hết mình với tầm nhìn của mình và nó đã được đền đáp.

Đừng ghét những người vốn đã nỗ lực để thay đổi cuộc chơi.

Walmart vươn lên dẫn đầu bằng cách hoàn thiện mô hình bán lẻ quy mô lớn của mình. Nó đã xây dựng một mạng lưới hậu cần rộng khắp và vận hành nó giống như một đội đua Công thức 1, tạo ra nhiều khoản tiết kiệm cho khách hàng.

Thay vì cố gắng cạnh tranh trực tiếp theo mô hình của Walmart, Amazon tập trung vào một thứ hoàn toàn khác: làm cho trải nghiệm mua sắm trực tuyến càng thuận tiện càng tốt, để từ đó mọi người có thể yêu thích nó hơn so với việc đến một cửa hàng thực.

Nhưng ngoài việc tập trung vào thương mại điện tử, Amazon cũng khác với Walmart ở một khía cạnh chính khác.

Gần như tất cả doanh số của Walmart đến từ hàng trong kho của chính công ty. Amazon cũng có một kho hàng lớn, nhưng thành công thực sự của nó phụ thuộc vào những người bán bên thứ ba (third-party sellers), những người chỉ đơn giản là sử dụng Amazon làm nền tảng để bán hàng của chính họ.

Gần hai triệu người bán hàng kiểu này niêm yết sản phẩm trên Amazon, và họ chiếm hơn một nửa tổng số mặt hàng được bán của Amazon (theo báo cáo của Times).

Kết quả là gì?

Amazon duy trì ít chi phí hơn, thậm chí tạo ra ít doanh thu hơn – nhưng nó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Và bằng cách thay đổi cuộc chơi theo cách này, Amazon hiện đã vươn lên dẫn đầu.

Nhưng rõ ràng là mọi thứ vẫn chưa dừng lại ở đó, những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) thì sao? Liệu những điều này có khiến khoảng cách giữa Amazon và Walmart tiếp tục được nới rộng ra không?

Thời gian chắc chắn sẽ trả lời điều đó.

Nhưng có một điều chắc chắn là,

Thế giới đã thay đổi, và sẽ không bao giờ quay trở lại như trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Publicis Groupe giành được hợp đồng trị giá 600 triệu USD của Walmart từ tay WPP

Với bản hợp đồng truyền thông trị giá 600 triệu USD. Thành tích này được cho là chiến thắng lớn nhất trên toàn cầu của một Agency vào năm 2021.

Walmart hiện được nắm giữ bởi agency liên kết của WPP, Haworth, 49% thuộc sở hữu của WPP trước khi chuyển hoàn hoàn sang cho Publicis Groupe.

Nhiệm vụ của Publicis Groupe bao gồm chiến lược truyền thông, hoạch định chiến lược, mua phương tiện truyền thông và quản lý các mối quan hệ đối tác.

Publicis Groupe sẽ hoạt động song song với các agency về marketing khác của Walmart bao gồm Deutsch LA và FCB.

Walmart từ lâu cũng đã có mối quan hệ hợp tác với Publicis từ góc độ sáng tạo.

Chia sẻ về sự kiện thắng lợi này, Giám đốc điều hành của Publicis Groupe, Ông Arthur Sadoun cho biết:

“Chúng tôi rất vui mừng và vinh dự được trở thành một phần của đại gia đình Walmart.

Chúng tôi mong muốn đưa câu chuyện của Walmart trở nên sống động hơn thông qua sự xuất sắc, đổi mới và các sáng kiến ​​đầu tiên trong ngành của mình.”

Ông William White, phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Marketing của Walmart nói thêm:

William White | Giám đốc Marketing của Walmart

“Chúng tôi rất biết ơn sự hợp tác kéo dài hơn 5 năm của Haworth với thương hiệu của chúng tôi. Họ đã hỗ trợ doanh nghiệp của chúng tôi trong những thời gian quan trọng của quá trình chuyển đổi và chúng tôi chúc họ tiếp tục thành công.”

“Giờ đây, chúng tôi rất vui mừng khi được đưa Publicis Groupe vào hội đồng quản trị với tư cách là agency truyền thông (media agency) của chúng tôi.

Chúng tôi ấn tượng với con người của họ, khả năng lãnh đạo tư tưởng marketing và chuyên môn của họ về khả năng lập kế hoạch, thực thi và đo lường hiệu quả toàn bộ phễu bán hàng của mình.

Chúng tôi biết rằng họ sẽ giúp thúc đẩy doanh nghiệp của chúng tôi phát triển bằng cách tiếp cận và thu hút khách hàng theo những cách hấp dẫn và sáng tạo nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

JPMorgan: Amazon sẽ vượt Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ vào năm 2022

Amazon đang trên đà vượt qua Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ vào năm 2022, theo nghiên cứu của JPMorgan được công bố hôm 11/6.

Saul Loeb | AFP | Getty Images

Theo các nhà phân tích doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh bán lẻ của Amazon tại Mỹ đang “phát triển nhanh nhất về quy mô”.

Từ năm 2014 đến năm 2020, tổng khối lượng hàng hóa tại Mỹ của Amazon (GMV – tổng giá trị hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian nhất định) đã tăng “nhanh hơn đáng kể” so với cả doanh số bán lẻ được điều chỉnh và thương mại điện tử (eCommerce) của thị trường Mỹ, các nhà phân tích cho biết.

JPMorgan ước tính GMV của Amazon đang phát triển nhanh hơn đối thủ cạnh tranh lớn nhất mảng bán lẻ của mình, Walmart.

Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết GMV của Amazon vào năm 2020 đã tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) lên 316 tỷ USD, trong khi GMV của Walmart ước tính chỉ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ lên 439 tỷ USD vào năm 2020.

Nhà phân tích Christopher Horvers và Doug Anmuth từ JPMorgan viết:

“Dựa trên các ước tính hiện tại, chúng tôi tin rằng Amazon có thể vượt qua Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ vào năm 2022.”

Horvers và Anmuth đã nêu bật một số yếu tố mà họ tin rằng đang thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của Amazon, bao gồm việc mở rộng sang ‘các danh mục lớn và vốn chưa được thâm nhập sâu’ như hàng tạp hóa và quần áo, sự tăng trưởng mạnh mẽ doanh số bán hàng từ người bán bên thứ ba (third-party seller) và cả ‘Bánh đà Prime của Amazon‘.

CEO Amazon, Jeff Bezos cho biết vào tháng 4 năm 2021, công ty hiện có hơn 200 triệu người dùng có trả phí (Subscriber) từ dịch vụ Prime của mình, tăng từ mức 150 triệu vào đầu năm 2020.

Đại dịch Covid-19 cũng đã nhanh chóng thúc đẩy việc phát triển thương mại điện tử và củng cố sự thống trị của Amazon trong ngành hàng bán lẻ.

Những người tiêu dùng vốn bị ‘kẹt’ tại nhà đã chuyển sang Amazon để mua rất nhiều loại hàng hóa từ giấy vệ sinh đến các dụng cụ tập thể dục.

Họ cũng dựa vào Amazon cho các dịch vụ mà họ có thể chưa có các sự cân nhắc khác, chẳng hạn như giao hàng tạp hóa trực tuyến.

Doanh số bán hàng được thúc đẩy bởi đại dịch của Amazon đã giúp nền tảng này phát triển đáng kể thị phần của mình trên thị trường thương mại điện tử.

JPMorgan ước tính Amazon đã mở rộng thị phần thương mại điện tử tại Mỹ lên 39% vào năm 2020, tăng từ mức 24% vào năm 2014.

Việc nhanh chóng thích ứng và phát triển thương mại điện tử cũng đã tạo ra bước đệm cho các lĩnh vực kinh doanh khác của Amazon.

Các nhà phân tích tại Bank of America đã viết trong một nghiên cứu rằng Amazon đang trên đà “trở thành một trong những công ty giao hàng lớn nhất” ở Mỹ.

Các nhà phân tích đã viết rằng Amazon ước tính sẽ giao 7 tỷ gói hàng vào năm 2021, vượt qua con số khoảng 6 tỷ gói hàng mà UPS dự kiến ​​sẽ giao ở Mỹ trong năm nay.

Trong những năm gần đây, Amazon đã âm thầm xây dựng một hoạt động vận chuyển cạnh tranh với các công ty hàng đầu khác như UPS, FedEx và cả U.S. Postal Service (USPS).

MWPVL, một công ty tư vấn, ước tính Amazon đã xử lý khoảng 5 tỷ trong số 7,35 tỷ gói hàng mà hãng này đã vận chuyển vào năm 2020. UPS và USPS lần lượt xử lý 1,25 tỷ và 1,1 tỷ gói còn lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Walmart đang thay thế hàng trăm cửa hàng McDonald’s

Walmart đang bổ sung các cửa hàng của thương hiệu Domino’s và Taco Bell mới trong các siêu thị của mình để thay thế việc đóng cửa McDonald’s.

McDonald's đóng cửa

Theo The Wall Street Journal, McDonald’s sẽ tiếp tục kế hoạch đóng cửa hàng trăm cửa hàng của mình bên trong Walmart.

Người phát ngôn của Walmart trao đổi với Insider rằng Walmart thường hợp tác với các chuỗi cửa hàng quốc gia hoặc doanh nghiệp địa phương, tùy thuộc vào nhu cầu của cộng đồng. Chuỗi cửa hàng pizza Domino’s đặc biệt phù hợp, vì các nhà hàng của thương hiệu này chủ yếu phụ thuộc vào việc nhận hàng và giao hàng thay vì ngồi tại chỗ.

Cho đến nay đã có 30 cửa hàng Domino’s tại Walmarts trên khắp nước Mỹ, The Wall Street Journal cũng cho biết rằng Walmart cũng đang đàm phán với Taco Bell về việc cho thuê mặt bằng mới.

Walmart và McDonald’s đã hợp tác với nhau từ năm 1994, với 800 cửa hàng vào năm 2012 và khoảng 500 cửa hàng vào năm 2020.

Tuy nhiên sau những ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19, đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 150 cửa hàng mang thương hiệu McDonald’s bên trong Walmart.

McDonald’s trước đây đã từng chia sẻ rằng phần lớn các cửa hàng của mình phải đóng cửa trên toàn thị trường Mỹ là do khối lượng bán hàng bên trong các cửa hàng của Walmart khá thấp và đang giảm dần.

Mối quan hệ kinh doanh giữa Walmart và McDonald’s về cơ bản là không còn có ý nghĩa gì đối với cả hai doanh nghiệp.

Các cửa hàng McDonald’s bên trong Walmart không có hệ thống nhận hàng khi lái xe (drive-thrus), thói quen vốn ngày càng trở nên quan trọng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh.

Theo McDonald’s, hơn 70% đơn đặt hàng ở các thị trường hàng đầu đến từ hình thức đặt hàng drive-thrus này.

Trong khi đó, Walmart đang phát triển theo hướng thương mại điện tử và các xe bán tải lề đường, có nghĩa là sẽ có ít khách hàng hơn đến bên trong và quyết định mua McDonald trong suốt chuyến đi của họ.

Ở một khía cạnh khác, một số đối thủ cạnh tranh của Walmart lại dựa vào các nhà hàng trong cửa hàng. Một số cửa hàng của thương hiệu Target có các cửa hàng Starbucks bên trong và Costco cũng đang mở lại các khu ẩm thực vốn được nhiều người yêu thích bên trong các cửa hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok được định giá bao nhiêu?

Chủ sở hữu ByteDance muốn TikTok trở thành một trong những thương vụ công nghệ có giá trị cao nhất thế giới.

Ảnh: CNN

Ngày 19/9, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ sẽ gia hạn một tuần trước khi buộc Google và Apple xóa TikTok khỏi cửa hàng ứng dụng vào 27/9. Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông ủng hộ thỏa thuận cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ.

Theo thỏa thuận, Oracle và Walmart sẽ sở hữu lần lượt 12,5% và 7,5% cổ phần của công ty mới tại Mỹ, có tên TikTok Global. Như vậy, 2 công ty Mỹ sẽ sở hữu tổng cộng 20% cổ phần của TikTok Global.

Theo Bloomberg, Oracle và Walmart sẽ phải trả 12 tỷ USD để đổi lấy 20% cổ phần. Đây là mức giá mà công ty Trung Quốc ByteDance, chủ sở hữu của TikTok đặt ra để bán lại cổ phần TikTok Global. Như vậy, TikTok Global được định giá lên tới 60 tỷ USD.

Phần 80% còn lại của TikTok Global vẫn do ByteDance nắm giữ. Tuy nhiên, bản thân ByteDance cũng có cổ phần của các công ty đầu tư Mỹ như General Atlantic, Coatue Management hay Sequoia Capital, do vậy các công ty này cũng sẽ có một phần của TikTok Global.

Theo nhiều nguồn tin, các công ty Mỹ khác sẽ giữ khoảng 33% cổ phần của TikTok Global, khiến tỷ lệ sở hữu của Mỹ tại công ty này lên 53%, đạt mức “chiếm đa số” mà ông Trump hứa hẹn. Các nhà đầu tư Trung Quốc gồm người sáng lập ByteDance Zhang Yiming và nhân viên công ty này, nắm giữ 36%.

Một nhóm nhỏ các nhà đầu tư của ByteDance, chủ yếu ở châu Âu, sẽ kiểm soát 11% còn lại của TikTok Global.

“Tôi đã đồng ý với thỏa thuận này. Nếu họ hoàn tất thỏa thuận thì rất tốt, mà nếu không làm được thì cũng vẫn ổn”, New York Times dẫn lời ông Trump nói với phóng viên tại Nhà Trắng.

Theo thỏa thuận hiện tại, CEO Walmart Doug McMillon sẽ là một trong 5 lãnh đạo của TikTok Global. Trong khi đó, Oracle sẽ kiểm soát về mặt kỹ thuật để đảm bảo an ninh quốc gia, lý do mà Mỹ sử dụng để buộc ByteDance bán lại TikTok.

Oracle sẽ có toàn quyền truy cập vào mã nguồn của TikTok và kiểm soát các bản cập nhật để đảm bảo ứng dụng này không bị gài cửa hậu, thu thập thông tin người dùng Mỹ.

“Oracle sẽ thiết đặt rất nhanh và vận hành hệ thống TikTok trên Oracle Cloud. Chúng tôi 100% tin tưởng vào khả năng của mình để đem lại môi trường bảo mật cho TikTok và đảm bảo sự riêng tư dữ liệu của người dùng TikTok Mỹ”, CEO Oracle Safra Catz nói trong thông báo về thỏa thuận.

Trước đó, nhiều công ty đã thỏa thuận với ByteDance để mua lại TikTok ở thị trường Mỹ. Microsoft là cái tên gây chú ý, nhưng thỏa thuận này cuối cùng không thành vì Microsoft muốn sở hữu toàn bộ cổ phần của TikTok tại Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

TikTok thưởng nửa tháng lương cho nhân viên toàn cầu

Tập đoàn ByteDance thưởng số tiền mặt tương đương nửa tháng lương cho hơn 60.000 nhân viên toàn cầu, dù công ty đang gặp khó khăn bởi các biến cố từ Mỹ.

“Phần thưởng này dành cho nỗ lực đồng lòng đối phó Covid-19 của toàn công ty. Môi trường điều hành thay đổi liên tục tạo ra nhiều thử thách cho các bạn.

Công ty muốn cảm ơn mọi người vì đã làm việc chăm chỉ để vượt mọi khó khăn trong giai đoạn này”, bản ghi nhớ nội bộ của ByteDance được tiết lộ hôm 10/9 viết. Khoản tiền thưởng này chiếm hàng chục triệu USD ngân sách của TikTok.

Mạng xã hội video này đang đối mặt với lệnh cấm ở hai thị trường quan trọng: Mỹ và Ấn Độ.

TikTok bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ra hạn chót thoái vốn và bán lại hoạt động cho một công ty Mỹ trước ngày 15/9, nếu không sẽ bị cấm cửa. Microsoft là ứng viên tiềm năng nhất cho thương vụ này, trong khi Alphabet và SoftBank có ý định tham gia thương vụ nhưng sớm từ bỏ.

Walmart, Oracle bất ngờ xuất hiện sau đó và thể hiện quyết tâm mua lại ứng dụng này. Cùng lúc đó, TikTok cũng đang kiện chính quyền Trump và có thể sa vào một cuộc chiến pháp lý kéo dài.

Ở Ấn Độ, TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc cũng bị cấm. ByteDance cho biết họ có khoảng 2.000 nhân viên tại đây và chưa sa thải người nào. Họ cũng bổ sung rằng toàn bộ nhân viên Ấn Độ cũng được thưởng.

Trong nỗ lực giữ chân các ngôi sao và các nhân vật nhiều ảnh hưởng, TikTok cũng bắt đầu tặng tiền từ quỹ 2 tỷ USD cho những tài khoản có trên 10.000 người theo dõi.

Áp lực nhằm vào TikTok khiến giám đốc Kevin Mayer từ chức hồi tháng trước, chỉ vài tháng sau khi lên nắm quyền. Nó cũng khiến nhiều nhân viên lo ngại, đến mức giám đốc điều hành ByteDance Zhang Yiming phải viết nhiều bức thư để trấn an.

Trong tài liệu kiện chính quyền Trump, TikTok cho biết có hơn 50 triệu người dùng hàng ngày ở Mỹ và khoảng 92 triệu người dùng hàng tháng. Mạng xã hội đã vượt qua mức 2 tỷ lượt tải về hồi tháng 8 và xuất hiện hơn hơn 200 quốc gia.

Tập đoàn viễn thông Huawei hồi năm ngoái cũng thưởng tiền cho nhân viên vì bám trụ khi doanh nghiệp hứng chịu những lệnh trừng phạt từ chính quyền Trump. Huawei đang đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển công nghệ nội địa nhằm thay thế sản phẩm Mỹ, trong bối cảnh đang bị áp đặt hàng loạt hạn chế từ Washington.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Walmart bắt tay Microsoft mua TikTok

Walmart xác nhận công ty đang làm việc với Microsoft về việc mua lại mạng video ngắn TikTok của ByteDance.

Phát ngôn viên Walmart, Randy Hargrove, cho biết đang quan tâm đến TikTok nhưng muốn cùng Microsoft thực hiện thương vụ. Tuy nhiên, ông từ chối đề cập đến tỷ lệ chia quyền sở hữu ứng dụng video này nếu thắng thầu.

Walmart theo đuổi việc mua lại TikTok trong bối cảnh công ty đang muốn cạnh tranh tốt hơn với Amazon. Hargrove cho biết việc kết hợp thương mại điện tử với quảng cáo qua TikTok là lợi ích rõ ràng cho người sáng tạo và người dùng.

Nếu được thông qua, thương vụ TikTok sẽ giúp Walmart và Microsoft tiếp cận hàng trăm triệu người tiêu dùng. TikTok cũng vừa công bố số liệu người dùng cụ thể, trong đó gần 100 triệu người hoạt động hàng tháng tại Mỹ, tăng gần 800% so với tháng 1/2018.

Daniel Ives, CEO kiêm nhà phân tích công nghệ tại Wedbush Securities, đánh giá nếu thương vụ với TikTok xảy ra, đó sẽ là “phát súng lớn” với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Walmart.

“Walmart hiện vẫn là công ty đứng sau Amazon. Nhưng nếu công ty này bắt tay Microsoft mua TikTok, đây là cơ hội vàng để kiếm tiền từ lượng người dùng khổng lồ”, Ives đánh giá. Ông cũng cho rằng cơ hội thành công trong việc mua lại TikTok của Walmart và Microsoft tới 85 – 90%.

Một số nguồn tin cho biết Walmart từng đàm phán với SoftBank để mua lại TikTok. Tuy nhiên, động thái này vấp phải sự phản đối của chính phủ Mỹ vì hệ thống của cả hai chưa có các nền tảng để lưu trữ dữ liệu người dùng, chủ yếu là công nghệ đám mây.

Đây cũng chính là lý do Walmart không tự mua TikTok mà phải hợp tác với công ty khác. Một báo cáo sau đó cho biết, nhà bán lẻ của Mỹ còn “gõ cửa” Alphabet (công ty mẹ Google) trước khi tìm tới Microsoft.

Với sự tham gia của Microsoft, Walmart có thể được định vị tốt hơn. Hai năm trước, nhà bán lẻ Mỹ đã công bố một hợp đồng điện toán đám mây kéo dài 5 năm với Microsoft, gồm cơ sở hạ tầng đám mây Azure và gói ứng dụng Office 365.

Tổng thống Trump đã ký lệnh yêu cầu công ty mẹ ByteDance phải bán Tiktok tại Mỹ trước ngày 15/9, nếu không có thể bị cấm hoạt động tại đây. Đầu tuần, TikTok cũng kiện Chính phủ Mỹ vì lệnh cấm ứng dụng video này hoạt động ở Mỹ.

Theo CNBC, vụ kiện có thể giúp ByteDance trì hoãn tình hình để có thêm thời gian đàm phán cho thương vụ bán mình. Trước sức ép quá lớn, Kevin Mayer đã từ chức CEO TikTok sau chưa đầy 3 tháng. Trước đó, từ 1/6, cựu lãnh đạo cấp cao của Disney gia nhập TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo enternews

JioMart đang nổi lên như một thách thức lớn đối với Amazon và Walmart tại Ấn Độ

JioMart, một liên doanh thương mại điện tử từ Reliance Retail và Reliance Jio – các công ty con của Tập đoàn RIL – Reliance Industries (Ấn Độ) – tuyên bố sẽ nhận được hơn 250.000 đơn hàng mỗi ngày, theo CNBC.

JioMart sẽ tận dụng sức mạnh từ BigBasket

Đó là một khối lượng đơn hàng hàng ấn tượng nếu xét trên nền tảng này, nơi chỉ cung cấp vào các sản phẩm tạp hóa và vừa được mở rộng từ một thí điểm ở ba thị trường đến hơn 200 thị trấn vào tháng 5 vừa rồi.

Khối lượng đặt hàng của JioMart cho thấy rằng nền tảng này đã nhanh chóng đạt được chỗ đứng trong ngành kể từ khi thành lập cửa hàng tạp hóa trực tuyến có tên BigBasket. Theo một báo cáo, BigBasket từng đạt được khoảng 350.000 đơn hàng một ngày ở tháng 6.

Nền tảng này đã tăng cường các dịch vụ của mình và dự định mở rộng kinh doanh, nền tảng được thiết lập để cạnh tranh với ‘ông lớn’ thương mại điện tử hàng đầu tại Ấn Độ.

JioMart đã chính thức ra mắt ứng dụng cho thiết bị iOS và Android, điều này khá tiện lợi cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, nền tảng này cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho tất cả các đơn hàng trong khi trước đó chỉ cung cấp vận chuyển miễn phí cho các đơn hàng từ 750 rupee (10,03 USD) trở lên. Điều này cũng khiến JioMart trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

“JioMart vẫn đang trong giai đoạn đầu, xem xét kế hoạch mở rộng sang các thị trường và danh mục sản phẩm khác”. Chủ tịch của Tập đoàn Reliance Industries, Ông Mukesh Ambani cho biết.

JioMart có đủ sức để đánh bại Amazon và Walmart

JioMart có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa cho tất cả các nhà bán lẻ tại Ấn Độ bởi những lợi thế vốn có của nó trước đó. Một đơn vị bán tạp hoá lớn cộng với sự trợ lực của Tập đoàn RIL.

JioMart đang nổi lên như một kẻ thách thức nghiêm trọng trong thị trường thương mại điện tử đang phát triển của Ấn Độ, tuy nhiên với Flipkart của Amazon và Walmart thì sẽ rất khó để đánh bại.

Amazon đã ‘xuất khẩu’ hơn 2 tỷ đô la từ các doanh nghiệp Ấn Độ, tận dụng lợi thế phạm vi toàn cầu của mình để thu hút các nhà thương mại trên thị trường.

Amazon đã giúp hơn 60.000 thương nhân Ấn Độ bán hàng trên 15 website khác nhau của Amazon kể từ năm 2015, (theo Reuters).

Khả năng của Amazon để bán hàng quốc tế có thể sẽ làm cho nền tảng của mình trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp so với JioMart trong những năm tới.

Về phần Flipkart, nền tảng này vừa được tài trợ thêm 1.2 tỉ USD. Quỹ đầu tư mới này nhằm mục tiêu xây dựng nền tảng thương mại điện tử, khai thác thêm những sức mạnh tiềm năng và thu hút thêm khách hàng trước khi JioMart mở rộng thêm thị trường của nó.

Và nếu giả sử Flipkart dùng một phần quỹ đầu tư của mình vào việc hỗ trợ phí vận chuyển và tăng lòng trung thành của khách hàng hiện có thì JioMart cũng khó có ‘cửa’ để cạnh tranh với nền tảng này của Walmart.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: businessinsider

4 bài học “Tỉ đô” trong kinh doanh từ tỷ phú sáng lập Walmart – Sam Walton

Trong hồi ký Sam Walton: Made In America, vị tỷ phú tự thân quá cố đã có những chia sẻ thú vị về cuộc đời của mình và dưới đây là 4 trong số nhiều bài học kinh doanh quý giá đến từ Sam Walton – Người sáng lập Walmart.

walmart

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại bang Oklahoma, Mỹ và lớn lên trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng (The Great Depression), song với biệt tài kinh doanh, Sam Walton đã sáng lập và đưa Walmart trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ thành công nhất trên thế giới, với gần 12.000 cửa hàng tại 28 quốc gia. Đồng thời, Walton từng nằm trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ. Dưới đây là 4 bài học kinh doanh nên học hỏi từ nhà sáng lập đế chế bán lẻ Walmart.

1. Quý trọng giá trị lao động

Giống với các “đại gia thầm lặng” được người đời nể trọng bởi lối sống cần kiệm như Ingvar Kamprad, Chuck Feeney hay Carlos Slim…, người từng một thời giàu nhất nước Mỹ – Sam Walton – cũng luôn đề cao lối sống bình dị. Ông tin rằng mỗi người đều có thể học cách tự cân bằng cuộc sống cho chính mình, nghĩa là vừa tận hưởng sở thích, thú vui hay đam mê của bản thân, vừa giữ cho chi tiêu luôn ở mức vừa phải.

Sam Walton đã đúc kết điều này trong câu slogan nổi tiếng của Walmart: Save money. Live better, nghĩa là “Tiết kiệm tiền. Sống tốt hơn”.

Suốt mấy chục năm làm kinh doanh, Sam Walton đã nhiều lần chứng kiến cảnh người khác bán công ty với cái giá rẻ mạt chỉ để tận hưởng cảm giác giàu có trong nhất thời, rồi sau này phải ngậm trái đắng. Sam không giống vậy, ông trân trọng giá trị của sự lao động.

Triết lý kinh doanh của Sam là để có thể mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng, người làm kinh doanh phải biết cắt giảm chi phí lẫn biết tiêu tiền một cách khôn ngoan. Bởi vậy, ông luôn hành động theo mục tiêu mỗi đồng tiền mà ông tiết kiệm được là mỗi đồng tiền tiết kiệm được cho khách hàng.

Không dừng lại ở đó, vị tỷ phú cũng thực tiễn phương châm kinh doanh của mình khi luôn lựa chọn ăn tiệc ở những nhà hàng bình dân, hoặc ngủ chung với nhân viên để chia tiền phòng v.v…

2. Học từ thất bại

Năm 1945, sau khi xuất ngũ, Sam Walton đã mua lại cửa hàng tạp hóa nhượng quyền thương mại Ben Franklin và làm quản lý ở nơi này với số tiền 25.000 USD, trong đó, hết 20.000 USD là mượn từ bố vợ. Dầu đây là lần đầu tiên Sam Walton làm quản lý một cửa hàng tạp hóa, song đã tiên phong trong nhiều ý tưởng bán hàng mới nên đã gặt hái được thành công, trở thành cửa tiệm đắt khách nhất vùng Arkansas.

Với doanh số bán hàng tăng từ 80.000 USD lên 225.000 USD chỉ trong vòng 3 năm, Sam Walton đã thu hút sự chú ý từ ông chủ cho thuê miếng đất của cửa hàng – P. K. Holmes – người có gia đình cũng từng làm việc trong ngành bán lẻ. Lòng tham nổi lên khi thấy làm ăn có lãi, Holmes đã muốn mua cửa hàng, bao gồm cả quyền nhượng quyền thương hiệu, để chuyển lại cho con trai mình kinh doanh. Dĩ nhiên, Sam Walton không đồng ý. Thế là, Holmes đã “nhẹ nhàng” từ chối gia hạn hợp đồng cho thuê đất.

Không được tiếp tục thuê, Sam Walton phải rời cửa hàng của mình, đồng nghĩa với việc bỏ lại sau lưng hết tất thảy thành công ban đầu. Không nản lòng, vị tỷ phú đi tìm nơi khác và cuối cùng đã dừng chân tại khu vực Bentonville hẻo lánh – nơi được xem là vùng đất khai sinh của Walmart. Tại đây, Sam Walton đã thành lập cửa hàng mới và lần này thỏa thuận hợp đồng cho thuê tới tận… 99 năm.

Vị tỷ phú cũng tự hứa với bản thân phải ghi nhớ lần thất bại này và trong bất kỳ bản hợp đồng thuê đất nào trong tương lai, đều dành thời gian gấp đôi để xem xét. Ngoài ra, Sam Walton còn hướng con trai mình đi theo nghề luật sư để hỗ trợ về mặt pháp lý cho việc kinh doanh của gia đình.

3. Học tất cả mọi thứ có liên quan đến việc kinh doanh

Một trong những yếu tố quyết định cho thành công của Sam Walton phải kể đến việc vị tỷ phú này rất cần cù và siêng năng học hỏi. Ông thường tự nhắc bản thân phải học tất cả mọi thứ có liên quan đến công việc kinh doanh, cũng như phải dành thời gian giao thiệp với những người sở hữu nhiều kiến thức hơn mình, bất kể họ là ai.

Được biết, người đã khiến cho Sam Walton có hứng thú trong việc kinh doanh cửa hàng bán lẻ chính là anh thợ cắt tóc của ông. Và, nguyên tắc đầu tiên trong số các triết lý kinh doanh của nhà sáng lập Walmart cũng đến từ người thợ cắt tóc này và những người anh trai của Sam Walton.

Tinh thần ham học hỏi của Sam Walton còn thể hiện ở việc ông dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi vào ngày Chủ nhật để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến kinh doanh, và thảo luận về việc bán hàng tại nhà người quản lý của mình.

Thậm chí, vào thuở mới bắt đầu lập nghiệp, sau khi rời khỏi chuỗi cửa hàng J. C. Penney và tới Arkansas, Sam Walton còn dành thời gian nghỉ trưa tại cửa hàng của chính các đối thủ để sao chép cũng như học hỏi về phương pháp bán hàng.

4. Có tinh thần cạnh tranh mãnh liệt

Nếu như phải mô tả về Sam Walton bằng 1 cụm từ, thì hẳn cụm từ ấy phải là “có tinh thần cạnh tranh cao”. Vị tỷ phú học được điều này từ sự dạy dỗ của mẹ mình. Thuở nhỏ, cậu bé Sam Walton thường được mẹ dạy rằng phải sống một cuộc đời thật nghiêm túc và luôn phải cố gắng phấn đấu để trở thành người giỏi nhất trong mọi thứ mình làm.

Thế là, cậu thiếu niên đã vừa làm cứu hộ bể bơi, vừa chạy bàn để đổi lấy thức ăn và cho đến khi vào trung học đã không còn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ nữa. Và, mặc dù phải sống trong thời khủng hoảng kinh tế bậc nhất, song Sam Walton vẫn có thể tích lũy được một số tiền kha khá trong suốt những năm đại học.

Vì tinh thần cạnh tranh đã được nuôi dưỡng từ bé, nên Sam Walton vừa tham gia bóng chày vừa chơi bóng bầu dục và bóng rổ cùng một lúc, rồi thắng cả hai giải vô địch liên bang ở hai môn khác nhau. Ấy là còn chưa kể đến vị trí trong đội hướng đạo sinh dẫu tuổi đời còn rất nhỏ và chức chủ tịch hội học kinh thánh của thị trấn.

Chính thái độ và tinh thần cạnh tranh mãnh liệt này đã giúp Sam Walton sớm xác định được tư tưởng vươn lên cùng sự nhận thức về thành công cũng như tầm quan trọng của làm việc nhóm. Vị tỷ phú hiểu ra rằng việc thể hiện cái tôi của mình trước mặt người khác là điều hoàn toàn không cần thiết trong việc xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững. Thay vào đó, ông tập trung vào việc thu hút các cá nhân xuất sắc nhất, tài năng nhất và trung thành nhất đến với mình.

 

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo: Doanh Nhân Sài Gòn