Theo công bố mới đây, Spotify sẽ cắt giảm khoảng 17% nhân sự tương đương với khoảng 1500 người, đây là đợt sa thải lớn nhất trong lịch sử của gã khổng lồ nghe nhạc trực tuyến này.
CEO Spotify: Sa thải hàng loạt vì tổ chức quá cồng kềnh và nhân viên ít có đóng góp
Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Spotify, tỷ phú Daniel Ek cho biết việc cắt giảm 17% số lượng nhân viên trong tổng số khoảng 9.000 người là do cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đã trở nên quá cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả trong bối cảnh khi nền kinh tế đang rất u ám.
Trong một bản ghi nhớ gửi cho nhân viên mới đây, CEO này viết: “Chúng tôi vẫn có quá nhiều người chỉ đóng vai trò hỗ trợ và thậm chí chỉ đơn giản là “họ chỉ làm việc thay vì đóng góp các cơ hội có tác động thực sự””.
Vào tháng 1, Spotify đã công bố một đợt sa thải khoảng 6% nhân viên của mình, sau đó là đợt cắt giảm số lượng nhân viên nhỏ hơn, có mục tiêu hơn tại bộ phận podcasting vốn là lõi của nền tảng.
CEO nói tiếp: “Tôi đã quyết định rằng một hành động quan trọng nhằm điều chỉnh hợp lý chi phí của doanh nghiệp là lựa chọn tốt nhất để đạt được các mục tiêu chung.”
CEO này coi động thái này là một “sự định hướng lại chiến lược” quay trở lại cội nguồn của Spotify là một công ty khởi nghiệp yếu kém, khi nguồn lực hạn chế buộc công ty phải chiến đấu không ngừng nghỉ để đạt được từng thành công.
“Sự khéo léo và sáng tạo của chúng tôi là điều khiến chúng tôi trở nên khác biệt. Khi chúng tôi phát triển, chúng tôi đã đi quá xa khỏi nguyên tắc cốt lõi này.”
Spotify có trụ sở tại Stockholm, đây hiện vẫn là công ty dẫn đầu toàn cầu về phát trực tuyến âm thanh, với hơn 574 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), con số này bao gồm 226 triệu tài khoản có trả phí (để trải nghiệm nội dung không có quảng cáo).
Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nền tảng khác của Amazon hay Google, cùng với đó là việc thị trường phát nhạc đang tiệm cận mức chạm đỉnh, Spotify đang muốn thay đổi chiến lược phân khúc lại mảng podcast để tiếp tục duy trì và tăng trưởng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vào năm 2006, tại một hội nghị ở San Francisco, người sáng lập Amazon Jeff Bezos chăm chú ghi chép. Jack Ma, founder Alibaba, lúc này đang thao thao bất tuyệt giới thiệu với đám đông về vị thế thống trị thị trường thương mại điện tử mới của công ty. Chẳng ai ngờ được rằng một ngày, Alibaba sẽ đối đầu với gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ và giành chiến thắng.
17 năm trôi qua, Bezos giờ đây không cần để mắt đến Alibaba nữa, song lại quan ngại một thương hiệu khác cũng đến từ đại lục: PDD Holdings – công ty mẹ của nhà bán lẻ trực tuyến nội địa Pinduoduo và nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Temu. Dưới sự hậu thuẫn của Tencent Holdings, PDD đang ngày càng mở rộng quy mô khi để Temu tiếp cận thị trường nước ngoài.
Temu đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và một số nước châu Âu,trong đó có Vương quốc Anh. Đây cũng là ứng dụng mua sắm miễn phí được tải xuống nhiều nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong vòng vài tháng kể từ khi ra mắt hồi tháng 7.
“Chúng tôi đã đổi mới trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Cách tiếp cận được người tiêu dùng trên toàn cầu đón nhận nồng nhiệt, đồng thời củng cố vị thế, danh tiếng của chúng tôi”, đại diện PDD nói.
Trong tháng qua, PDD vượt qua Alibaba về giá trị vốn hóa, qua đó trở thành công ty Trung Quốc niêm yết giá trị nhất tại Mỹ. Thành tựu giúp Colin Huang, founder 43 tuổi của PDD, sở hữu khối tài sản ‘kếch xù’ 52,3 tỷ USD tính đến ngày 18/12, theo Forbes.
Sự trỗi dậy của PDD trong một thị trường thương mại điện tử vốn vô cùng đông đúc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều các nhà đầu tư cũng như đối thủ nội địa lâu đời, trong đó có Alibaba và JD.com. Jack Ma thừa nhận tập đoàn phải chuyển đổi, trong khi người sáng lập JD Richard Liu khẳng định “nếu JD không tiến lên, chúng ta sẽ không còn đường”.
Nỗ lực thống trị của PDD thúc đẩy văn hóa làm việc không ngừng nghỉ, song lại khiến các chuyên gia đặt dấu hỏi về tính bền vững của các chiến dịch tiếp thị đốt tiền. Trong năm 2023, Temu đã chi hàng tỷ USD để mở rộng nhanh chóng tới hơn 45 quốc gia chỉ trong vòng 1 năm.
Pinduoduo được thành lập vào năm 2015 bởi Colin Huang, cựu nhân viên Google và kiêm nhà sáng lập rất nhiều công ty khởi nghiệp. Nhà bán lẻ trực tuyến này bắt đầu bằng hàng tạp hóa tươi sống giá rẻ, sau đó nhanh chóng đa dạng hóa các danh mục sản phẩm.
Ngay từ đầu, Pinduoduo – với chiến lược thương mại điện tử xã hội và quảng cáo chuyên sâu – cho phép người dùng hưởng rất nhiều ưu đãi, thậm chí là miễn phí nếu giới thiệu sản phẩm tới nhiều bạn bè WeChat. Các liên kết giảm giá theo đó nhanh chóng lan truyền và mang lại doanh thu cho Pinduoduo.
Sau khi có được cơ sở người dùng lớn ở các vùng nông thôn, Pinduoduo bắt đầu tiếp cận dân thành thị và đối tượng người dùng của Alibaba. Đến năm 2017, doanh thu hàng năm của Pinduoduo đã vượt 100 tỷ nhân dân tệ (13,9 tỷ USD), chỉ sau Taobao và JD.
Đến nửa cuối năm, Pinduoduo bắt đầu chuyển người dùng từ WeChat sang ứng dụng của riêng mình. Đà tăng trưởng giúp công ty niêm yết thành công tại New York vào năm 2018, chỉ 4 năm sau Alibaba.
“Chúng tôi không đặt mục tiêu trở thành Alibaba tiếp theo. Pinduoduo đại diện cho một hình mẫu khác biệt”, founder Huang nói và cho biết chiến lược cốt lõi của công ty là “thỏa mãn cảm giác được nhận ưu đãi của người dùng”.
Vào năm 2019, Pinduoduo tìm cách xóa bỏ hình tượng “chất lượng thấp” và “hàng giả” thông qua chương trình tài trợ tiền mặt cho các thương nhân, trong đó đặc biệt ưu tiên các mặt hàng cao cấp như iPhone. Động thái này sau đó đã được JD và Alibaba bắt chước vào năm 2023.
Với Pinduoduo, người tiêu dùng là trên hết. Khách hàng có thể được hoàn tiền ngay lập tức mà không cần trả lại sản phẩm nếu không hài lòng với chất lượng – chiến lược giúp hãng ‘thu phục’ một lượng lớn fan trung thành. Nó cũng giúp phân biệt mô hình của PDD với Alibaba – tập đoàn vốn đặt nhiều gánh nặng lên người mua trong các tranh chấp với người bán.
Tuy nhiên, theo Jacob Cooke, đồng sáng lập kiêm CEO của WPIC Marketing and Technologies, một số người tiêu dùng vẫn ngần ngại mua các sản phẩm đắt tiền trên Pinduoduo do “hàng giả vẫn tràn lan trên nền tảng”.
“Một số thương hiệu đã sử dụng Pinduoduo như một phương tiện để tiếp cận khách hàng mới và loại bỏ hàng tồn kho, giống như một trung tâm mua sắm kỹ thuật số. Tuy nhiên, số lượng vẫn ở mức thấp”, Cooke nói.
Đáp lại, PDD khẳng định công ty đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ cũng như quy trình chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng. “Chúng tôi nhanh chóng loại bỏ và điều tra mọi mặt hàng vi phạm ngay khi tiếp nhận thông tin”, đại diện Pinduoduo nói.
Với Temu, chính sách thậm chí còn khắt khe hơn. Người bán phải ký thỏa thuận tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định pháp lý. Họ cũng sẽ bị xóa khỏi nền tảng nếu phát hiện sai phạm.
Tăng trưởng không ngừng nghỉ đồng nghĩa với việc nhân viên PDD phải làm việc liên tục. Nhiều nhân viên và giám đốc điều hành đã chia sẻ với Nikkei rằng “nếu bạn không quan tâm đến việc ngủ, bạn có thể gia nhập PDD”.
Theo Nikkei, nhân viên PDD đều phải sử dụng bút danh tại nơi làm việc. Họ cũng không được tương tác xã hội quá nhiều với đồng nghiệp. Nhiều nhóm trò chuyện WeChat đã bị gỡ.
PDD áp dụng hệ thống chấm công, ra, vào nghiêm ngặt. Một số nhân viên cho biết họ phải làm việc sáu ngày một tuần và 12 giờ/ngày, nếu trễ một phút sẽ bị trừ lương một giờ.
Ngoài ra, công ty cũng tích cực tìm kiếm những nhân viên có động lực kiếm tiền mạnh mẽ vì cho rằng họ sẽ làm việc chăm chỉ và biết điều hơn. Trong các buổi phỏng vấn, đại diện tuyển dụng thường hỏi những câu kiểu như ứng viên đến từ đâu, có đang mắc nợ không… để sàng lọc đối tượng muốn cống hiến.
Lo ngại xoay quanh văn hóa làm việc của PDD được đẩy lên đỉnh điểm vào cuối năm 2020, sau khi một nhân viên 22 tuổi qua đời vì làm việc quá sức. Theo Pindudouo, cô gái trẻ “đột nhiên ôm bụng và ngất xỉu khi đang đi bộ về nhà” lúc 1h30 sáng, sau đó được đưa đến bệnh viện và qua đời.
Sau vụ việc, tài khoản chính thức của Pinduoduo đã đăng tải một bình luận trên diễn đàn Zhihu, rằng “đây là thời đại mà mọi người đánh đổi mạng sống của mình để đổi lấy thành công”. Bài đăng sau đó gây ra phản ứng vô cùng tiêu cực trên mạng xã hội, song phía Pinduoduo khẳng định phát ngôn trên chỉ được đưa ra bởi 1 cá nhân nên không phản ánh quan điểm chính thức.
Theo đại diện PDD, sẽ là “cường điệu” nếu nói “nhân viên phải làm việc quá nhiều giờ”. Nội bộ vẫn có những lao động làm việc ít hơn 8 giờ/ngày, tùy vào tính chất công việc.
Trong khi Pinduoduo tiếp cận khách hàng với chiến lược giá rẻ, Alibaba và JD lại đặt cược vào cái gọi là xu hướng nâng cấp – nơi người tiêu dùng Trung Quốc muốn tiếp cận các loại hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao. Alibaba ưu tiên Tmall, nhà bán lẻ trực tuyến chuyên cung cấp các sản phẩm cao cấp, trong khi JD tranh giành khách hàng chủ yếu nhờ chính sách hậu cần.
Với Pinduoduo, “nâng cao mức tiêu dùng không phải là giúp người dân Thượng Hải sống như những người Paris”. Điều quan trọng, những người dân tại các khu vực nhỏ như An Khánh cũng phải có đủ trái cây ngon để ăn.
Theo một giám đốc điều hành cấp cao của Alibaba, tập đoàn này đã biết Pinduoduo một ngày nào đó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm, song lại miễn cưỡng đưa ra các động thái nhằm vào Pinduoduo.
“Trọng tâm của Alibaba là dựa trên lưu lượng truy cập và quảng cáo thông qua Tmall. Để mô phỏng mô hình kinh doanh của chúng tôi, họ phải đảo ngược chiến lược bằng cách ưu tiên các nhà cung cấp nhỏ lẻ trên Taobao. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu và giá cổ phiếu, từ đó khiến Alibaba tự hủy”, đại diện PDD nói.
Đáp lại, phía Alibaba khẳng định: “Bạn không thể đổ lỗi cho việc Alibaba đặt cược nâng cấp tiêu dùng vào năm 2018 hoặc 2019. Cổ phiếu chúng tôi đã tăng lên nhanh chóng khi Bắc Kinh khuyến khích nâng cấp tiêu dùng. Tất nhiên, không ai có thể đoán trước được đại dịch sẽ xảy ra”.
Ba năm áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt khiến hàng triệu công ty vừa và nhỏ tại Trung Quốc rơi vào nguy cơ phá sản. Trong thời gian này, cả Tencent và Alibaba đều công bố doanh thu giảm lần đầu tiên kể từ khi IPO.
Số lượng người dùng hoạt động hàng tháng của Pinduoduo ở Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2022, khi PDD lan tỏa sức ảnh hưởng ra thị trường nước ngoài. Thành công này không thể không nhắc đến Temu – nền tảng hiện có 52 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ chỉ sau một năm ra mắt.
Công ty không cung cấp nhiều thông tin về tình hình kinh doanh, song Goldman Sachs ước tính GMV của Temu trong quý trước đạt 6,5 tỷ USD, cao gấp đôi so với quý trước. Ngân hàng này cũng cho rằng Temu chiếm khoảng 28% doanh thu của PDD trong quý III.
Theo ông Abe Yousef, nhà phân tích cao cấp tại Sensor Tower, trong quý IV/2022, số lượt cài đặt Temu thậm chí còn vượt qua cả Amazon, Walmart và Target. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này trái ngược hoàn toàn với triển vọng mờ mịt mà các nhà bán lẻ (Retailer) khác phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Nền tảng này không chỉ cạnh tranh với Shein mà cả với những gã khổng lồ lớn của Mỹ như Amazon, Target. Sự phổ biến ngày càng lớn đã cho thấy tiềm năng của các mô hình kinh doanh sản phẩm giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc.
“Temu đặt mục tiêu tiếp tục thử nghiệm về tiếp thị và cung cấp dịch vụ, nhờ vào công ty mẹ giàu có. Nó ra mắt vào đúng thời điểm thích hợp, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế”, bà Deborah Weinswig, CEO của Coresight Research, nói.
Được biết, sau khi được thành lập vào năm 2015, PDD thua lỗ rất nhiều do theo đuổi chiến lược tăng trưởng, tung ra rất nhiều khuyến mại và chi mạnh tay cho marketing và quảng cáo. Mãi đến khi đạt quy mô lớn hơn, công ty này mới có lãi vào năm 2021.
Theo các chuyên gia, kết quả hoạt động mạnh mẽ chủ yếu do tâm lý người tiêu dùng phục hồi. Nhu cầu mua sắm vốn bị kìm hãm do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã được “giải phóng” sau khi lệnh phong tỏa được tháo dỡ.
Tuy nhiên, thành công ở quê nhà không có nghĩa là PDD không phải đối mặt với những thách thức. Thói quen tiêu dùng ở các quốc gia có thể không giống với Trung Quốc. Chi phí vận hành như giao hàng và tiếp thị chắc chắn sẽ cao hơn ở các nền kinh tế phát triển.
Theo Nikkei
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ Apple đã chuẩn bị sẵn sàng cho một năm 2024 bận rộn, nhưng có một chút thay đổi so với các chiến lược truyền thống trong thời kỳ “hậu iPhone”.
Một vài chiến lược của Apple trong 2024 trong thời kỳ “hậu iPhone”
Những sản phẩm chiến lược mới của Apple.
Mặc dù iPhone đã là trọng tâm trong chiến lược sản phẩm của công ty trong hơn 15 năm qua nhưng năm tới công ty sẽ tập trung vào… mọi thứ khác.
Tất nhiên, iPhone vẫn sẽ có bản nâng cấp vào năm tới. Đây là sản phẩm quan trọng nhất của công ty và vẫn mang lại hơn một nửa doanh thu. Nhưng các thông tin cho thấy điện thoại sẽ không có thêm thay đổi lớn: Apple có kế hoạch giữ lại thiết kế của iPhone 15, đồng thời tăng kích thước màn hình trên phiên bản Pro. Các mẫu máy cấp thấp hơn sẽ có nút bấm và sẽ có một nút chuyên dụng mới để quay video.
Nhưng mảng kinh doanh thiết bị đeo của công ty – bao gồm Vision Pro, AirPods và Apple Watch sắp ra mắt – sẽ chiếm vị trí trung tâm. Vision Pro đánh dấu một danh mục mới của Apple, trong khi tai nghe và đồng hồ thông minh sẵn sàng nhận được một số nâng cấp lớn nhất từ trước đến nay.
Doanh số bán hàng của Apple đã bị trì trệ trong năm qua sau khi chi tiêu tiêu dùng cho công nghệ tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Trên thực tế, tất cả các phân khúc sản phẩm chính của hãng – iPhone, Mac, iPad, thiết bị đeo – đều bị sụt giảm trong năm tài chính 2023, kết thúc vào tháng 9. Mảng kinh doanh dịch vụ của Apple là điểm sáng duy nhất.
Các nhà phân tích Phố Wall không đặt cược vào sự hồi sinh mạnh mẽ của các sản phẩm Apple trong năm tài chính hiện tại, nhưng ít nhất công ty sẽ có những công nghệ mới để quảng bá. Ngoài Vision Pro, sẽ có các phiên bản nâng cấp của AirPods và các tính năng sức khỏe hấp dẫn dành cho Apple Watch.
Tai nghe được nâng cấp.
AirPods mới sẽ giúp Apple khắc phục sự cố với dòng sản phẩm hiện có. Tai nghe nhét tai không dây (dòng earbud) trị giá 179 USD hiện tại của công ty – mẫu máy tầm trung, thế hệ thứ ba – đã phần nào gây khó chịu với người tiêu dùng. Chúng trông tương tự như AirPods Pro, nhưng không cung cấp các tính năng tốt hơn đáng kể so với AirPods thế hệ thứ hai trị giá 129 USD từ năm 2019.
Điều đó khiến người tiêu dùng bối rối không biết nên mua AirPods nào và Apple mất doanh thu mỗi khi họ chọn mẫu rẻ hơn. Trong một số trường hợp, người mua hàng chuyển sang sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm có được các tính năng tương đương với AirPods Pro với mức giá thấp hơn.
Nhưng Apple có một giải pháp: hai mẫu sản phẩm không phải Pro thế hệ thứ 4 sẽ có thiết kế cập nhật, vỏ được thiết kế lại và sạc USB-C. Phiên bản cao cấp hơn của hai mẫu này sẽ bao gồm tính năng khử tiếng ồn chủ động, đưa tính năng đó xuống mức giá thấp hơn.
Apple cũng mong muốn thổi sức sống mới vào tai nghe AirPods Max. Những chiếc tai nghe này không bán đủ chạy để công ty đầu tư vào các tính năng phần cứng hoặc phần mềm hoàn toàn mới, nhưng Apple đang lên kế hoạch cho một mẫu máy đổi bộ sạc Lightning lấy USB-C và có khả năng bổ sung thêm màu sắc mới.
Ngoài ra, Apple đang chuẩn bị phát triển một phần mềm lớn: chức năng trợ thính. Công ty có kế hoạch phát hành tính năng đó vào cuối năm tới và đây có thể là khởi đầu cho một giá trị lớn lao. Apple tin rằng việc sản xuất máy trợ thính có tiềm năng thúc đẩy ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.
Động lực của AirPods có thể tiếp tục vào năm 2025 khi công ty lên kế hoạch cập nhật AirPods Pro. Thiết kế của mẫu đó vẫn chưa được hoàn thiện nhưng Apple đang tập trung vào sự thoải mái cho trải nghiệm người dùng. Các tính năng mới khác của bản Pro, chẳng hạn như theo dõi nhiệt độ cơ thể và sức khỏe, vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Đồng hồ sẽ được cải tiến.
Đồng hồ Apple Watch cũng sắp được đẩy mạnh và công ty đang lên kế hoạch cho ít nhất một mẫu có giao diện mới. Quan trọng hơn, Apple đang nghiên cứu một cặp tính năng sức khỏe được thiết kế để đưa đồng hồ thông minh lên một tầm cao mới: phát hiện chứng tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ. Công nghệ này sẽ cảnh báo người dùng nếu phân tích dự báo rằng người dùng mắc một trong các bệnh như vậy và đề xuất xét nghiệm tiếp theo.
Dòng Apple Watch hiện tại dự kiến sẽ không bán chạy trong mùa lễ này và việc thiếu các tính năng hấp dẫn là một phần lý do. Hầu như không có bất kỳ thay đổi lớn nào đối với thiết bị trong năm nay. Mặc dù cử chỉ nhấn đúp mới rất thú vị nhưng đó không phải là lý do lớn để nâng cấp. Dù vậy, các tính năng sức khỏe sắp ra mắt sẽ có sức mạnh thu hút rất mạnh, ví dụ như đo huyết áp qua đồng hồ đeo ở cổ tay.
Bộ kính đeo của tương lai.
Bên cạnh đó, thiết bị đeo lớn nhất của Apple cũng là một trong những điểm nhấn mới: kính đeo Vision Pro. Bộ kính đội đầu này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý vào năm 2024 – ngay cả khi không mang lại nhiều doanh thu. Có những dấu hiệu cho thấy ngày ra mắt đang đến gần, với việc Apple mời hàng trăm nhân viên bán lẻ tới để học cách sử dụng và bán thiết bị.
Apple vẫn đang cố gắng tìm ra điểm bán hàng chính cho bộ kính này, nhưng có vẻ như họ tin rằng nó có thể trở thành một phần quan trọng trong câu chuyện tài chính của hãng trong vòng vài năm tới.
Mọi người trong Apple thường so sánh nó với Apple Watch, lưu ý rằng ba thế hệ đầu tiên của sản phẩm này không tốt lắm nhưng tới khi mẫu thứ tư xuất hiện, phần cứng đã đạt mức ổn định và doanh số bán hàng bắt đầu tăng vọt.
iPad cũng sắp có những thay đổi lớn. Phiên bản Pro đang được cải tiến và Air sẽ có tùy chọn màn hình lớn hơn. Trong khi đó, iPad mini và mẫu cấp thấp đang có chip nhanh hơn. Máy Mac cũng sắp có những nâng cấp lớn, với MacBook Air dự kiến sẽ sớm có chip M3. Và MacBook Pro mới, có tên mã J614 và J616, đang được phát triển.
Tất cả những dấu hiệu này cho thấy, Apple đang bắt đầu chuyển hướng sang những “sản phẩm trụ cột” khác ngoài iPhone trong năm 2024.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong kỷ nguyên của AI, khi vô số các hoạt động đơn giản và lặp đi lặp lại có thể được thay thế bằng AI thay vì con người, nhà lãnh đạo của Google Sean Downey cho biết rằng đơn vị bán quảng cáo của Google gồm 30.000 người sẽ đối mặt với những thay đổi đáng kể.
Đội ngũ Google Ads của Google đối mặt nỗi lo tái cấu trúc trong kỷ nguyên AI
Theo đó, Google được cho là đang lên một trong những kế hoạch cải tổ lớn nhất từ trước tới nay với bộ phận bán quảng cáo (Google Ads) gồm 30.000 người.
Ông Sean Downey, người phụ trách bán quảng cáo cho các khách hàng lớn ở châu Mỹ mới đây đã công bố kế hoạch tái cơ cấu đội ngũ bán quảng cáo trong một cuộc họp (theo The Information).
Mặc dù hiện Google chưa tiết lộ thêm các thông tin chi tiết hơn hay liệu Google có sa thải nhân viên hay không, dựa trên các thay đổi trong thời gian gần đây, khi Google ngày càng ưu tiên cho các yếu tố tự động hoá trong quảng cáo (ví dụ như việc cập nhật liên tục cho Performance Max), có thể dự báo rằng Google sẽ sớm thay thế nhiều nhân sự bằng AI.
Vào tháng 10, Google tiết lộ tổng doanh thu tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, đạt 76,7 tỷ USD trong quý 3. Điều đáng chú ý là doanh thu quảng cáo đã tăng từ 54,5 tỷ USD lên 59,65 tỷ USD, cũng là mức cao nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây.
Công bố của Google được đưa ra khi Google tiếp tục đầu tư vào công nghệ AI và học máy để thúc đẩy doanh thu quảng cáo, giảm bớt sự tham gia của con người. Tận dụng AI nhiều hơn nữa được cho là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Google trong các năm tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo cập nhật một số thuật toán xếp hạng tìm kiếm mới (Google Search Ranking Algorithm 2024) mới năm 2024. Thuật toán Google 2024 đề xuất: Hãy tập trung vào một bức tranh lớn hơn thay vì là các dấu hiệu riêng lẻ.
Thuật toán Google 2024: Hãy tập trung vào một bức tranh lớn hơn
Về tổng thể, trong cập nhật thuật toán xếp hạng tìm kiếm Google 2024 và xa hơn thế nữa, Google cho biết chìa khóa thành công trong tương lai của SEO là xuất bản những nội dung xác thực (Authentic Content) và suy nghĩ về những bức tranh lớn hơn, thay vì là từ các tín hiệu riêng lẻ.
Thông tin được công bố trong một sự kiện bàn về các cập nhật, hệ thống xếp hạng tìm kiếm, nội dung, tầm quan trọng của việc lấy người dùng hay khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric) và hơn thế nữa.
Digital Marketer nên hiểu như thế nào về các bản cập nhật thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google 2024?
Nói đến thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google hay cách Google ưu tiên cho các website khác nhau dựa trên từng từ khoá tương ứng, bạn có thể hiểu rằng Google vốn chưa bao giờ tiết lộ chi tiết về cách bộ máy tìm kiếm của nền tảng phân tích, đánh giá và xếp hạng nội dung.
Tất cả những gì Google công bố chỉ mang tính định hướng và tổng thể, từ đó, công việc của các marketer nói chung là tiếp cận một cách tổng quan, dần tối ưu và tìm ra giải pháp hơn là áp dụng trực tiếp các chiến thuật.
Tuy nhiên, có một thứ dường như rất ít thay đổi đó là, Google luôn muốn cung cấp những nội dung chất lượng cho người dùng (người dùng, khách hàng hoặc độc giả của thương hiệu) và đảm bảo rằng các nội dung từ thương hiệu phù hợp với những gì mà họ tìm kiếm (mức độ hữu ích của website).
Hiểu sâu và rộng về Search Intent cũng là chìa khoá cho thương hiệu.
Tín hiệu mới trong thuật toán xếp hạng của Google trong năm 2024 và trong tương lai: Hãy tập trung vào một bức tranh lớn hơn.
Để giải thích rõ hơn về những cập nhật mới, đại diện Google cho biết:
“Nhiều người làm SEO thường bị ám ảnh bởi việc phải tìm thấy các tín hiệu xếp hạng riêng lẻ (ví dụ như xây backlink). Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, họ cần phải tiếp cận ở một góc nhìn rộng hơn, những thứ có thể làm cho người dùng hay khách hàng của họ phải thốt lên rằng ‘Woahh, đây thực sự là một website hữu ích.'”.
Dưới đây là một số tín hiệu mới mà Google cho là quan trọng.
Nội dung xác thực.
“Nội dung xác thực là những nội dung mà bạn tạo ra với ý tưởng rằng nó đến từ việc bạn hiểu về khách hàng hay đối tượng mục tiêu thực sự của mình, đó chính là con đường phía trước bạn nên đi trong thế giới của hệ thống xếp hạng luôn không ngừng thay đổi của Google.”
“Khi AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng trở nên phổ biến hơn, các nội dung xác thực này ngày càng trở nên quan trọng hơn.”
Thuật toán của Google sẽ lấy người dùng hay khách hàng làm trọng tâm.
Bạn nên đặt mình vào vị trí của một người dùng hay khách hàng nào đó (người xem nội dung) và nghĩ xem họ sẽ thích điều gì.
Khi bạn viết về một nội dung nào đó, hãy nghĩ về các ngữ cảnh mà khách hàng hay người dùng có thể trải nghiệm, hình dung xem với các tình huống đó thì những nội dung mà bạn cung cấp có thực sự hữu ích không, người đọc có hài lòng không hay cần thêm điều gì.
Chỉ cần người dùng hay khách hàng đánh giá cao những gì bạn làm, hãy tiếp tục làm nó.
Mục đích của việc làm SEO không phải là cố gắng làm mọi thứ để có được những vị trí xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm, mà là tạo ra những thứ gì đó có giá trị cho người dùng, khiến họ trở nên tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng mạng xã hội X của Elon Musk được ghi nhận đã ngừng hoạt động trong hơn một giờ vào sáng 21/12, theo Reuters.
Mạng xã hội X (Twitter) sập trên diện rộng
Sự cố được cho là đã ảnh hưởng tới hơn 77.000 người Mỹ. Ngoài ra, tại Canada, Anh, Pháp cùng nhiều quốc gia khác, người dùng cũng báo cáo sự cố khi truy cập cả X và X Pro, trước đây gọi là TweetDeck.
Người dùng trên X đã gặp phải tình trạng không thể xem bài đăng và nhận được thông báo “Chào mừng đến với X!”. Người dùng X Pro gặp phải thông báo có nội dung “Đang chờ bài đăng.”
Theo dữ liệu của Down detector, hơn 7.000 người dùng ở Canada và Anh đã gặp sự cố với nền tảng này. Nguyên nhân của sự cố vẫn chưa được xác định.
Kể từ sau thương vụ sáp nhập, nền tảng truyền thông xã hội của Elon Musk liên tục phải đối mặt bất ổn. Trước đó, Elon Musk đã cắt giảm hàng loạt nhân sự, trong đó có nhiều kỹ sư công nghệ.
Khi X gặp sự cố, người dùng đã tìm đến ứng dụng Threads của Meta để thảo luận về sự cố ngừng hoạt động, với lý do khó truy cập bài đăng, câu trả lời và hồ sơ trên X. Hiện X đã khôi phục hoạt động trên toàn cầu.
Cũng trong thời điểm này, lượt tìm kiếm cho từ khoá “Threads” trên Google đạt đỉnh điểm ở Mỹ, đạt mức độ quan tâm cao nhất trong tuần. Threads tiếp tục giống như “người anh em họ nhàm chán” của X, tuy nhiên ứng dụng từ Meta đã liên tục thu hút người dùng chỉ đơn giản là vì nó ổn định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu mới đây từ Bloomberg đưa tin, gã khổng lồ internet Trung Quốc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã thu về hơn 110 tỷ USD doanh thu trong năm 2023. Điều này có nghĩa là ByteDance có khả năng vượt qua Tencent (công ty mẹ của WeChat), hiện chỉ mới đạt doanh thu khoảng 86 tỷ USD trong năm nay.
Doanh thu của công ty mẹ TikTok đạt mức hơn 110 tỷ USD năm 2023 (và có thể sẽ vượt Tencent)
Theo đó, ByteDance – công ty sở hữu mạng xã hội TikTok và Douyin – được cho là đã có thể thu hẹp khoảng cách doanh thu với Meta (công ty mẹ của Facebook và Instagram) từ quý 2 năm nay, đạt doanh thu khoảng 29 tỷ USD và tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước trong quý.
Theo nghiên cứu của CB Insights, ByteDance hiện được định giá 225 tỷ USD và cũng là công ty khởi nghiệp thuộc sở hữu tư nhân có giá trị nhất trên toàn cầu.
Mặc dù ByteDance không tiết lộ số liệu lợi nhuận nhưng Financial Times trước đó đã đưa tin rằng EBITDA của ByteDance đã tăng 79% lên 25 tỷ USD vào năm 2022.
Theo The Information, 80% doanh thu của ByteDance đến từ thị trường nội địa, phần còn lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, TikTok đặt mục tiêu là hợp nhất yếu tố nội dung của mạng xã hội với thương mại điện tử tại các thị trường như Indonesia.
Đáng chú ý, TikTok mới đây cũng đã công bố khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào Tokopedia, mua lại 75% cổ phần của công ty thương mại điện tử này. Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc TikTok có thể tiếp tục bán hàng qua TikTok Shop.
Mặc dù ByteDance dường như đang khá thuận với mạng xã hội, những mảng khác như game lại hoạt động theo cách ngược lại, công ty mới đây thông báo tạm dừng một số studio game và sa thải nhiều nhân viên liên quan.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chữ “i” có mặt trên hầu hết sản phẩm, dịch vụ của Apple: từ iPhone, iMac, iPad, iPod, iCloud đến iOS… và có thể đều mang chung một ý nghĩa.
Ý nghĩa của chữ ‘i’ trong tên gọi iPhone của Apple
iPhone là chiếc smartphone thương mại đầu tiên của Apple, ra đời năm 2007. Ngay từ khi ra mắt tại sự kiện, sản phẩm đã được gọi với tên “iPhone”, tương tự như cách nhà sản xuất này đặt tên các sản phẩm trước đây là iPod (máy nghe nhạc), iMac (máy tính để bàn).
Tới nay, chữ “i” đã xuất hiện trên rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau của Apple và gần như trở thành một thương hiệu riêng không “đụng hàng”.
Để tìm hiểu về ý nghĩa của chữ “i” trong tên gọi sản phẩm, cần nhìn lại lịch sử đặt tên của hãng. Thiết bị đính kèm chữ “i” đầu tiên được ra đời là iMac. Vào năm 1998, lãnh đạo Apple – Steve Jobs muốn iMac là chiếc máy tính có thể sử dụng ở văn phòng, gia đình lẫn trường học.
Ông giải thích rằng Apple chọn chữ “i” đứng đầu tên máy ngụ ý nói về “internet”, vì đây là chiếc máy tính Mac đầu tiên cho phép người dùng kết nối tới mạng internet đơn giản và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nhà sáng lập thiên tài của Apple cũng khẳng định iMac phù hợp cho các nhu cầu sử dụng cá nhân (individual use). iMac sẽ được dùng tại trường học, nơi thầy cô sử dụng thiết bị để hướng dẫn, giảng dạy (instruction), còn sinh viên thì tìm kiếm thông tin (information). Cuối cùng, Jobs mong muốn iMac sẽ truyền cảm hứng (inspire) cho mọi người.
iPhone đặt tên theo cấu trúc của iMac, nên ngày nay, chữ “i” đứng đầu thiết bị này được gán cho mọi ý nghĩa nêu trên: interrnet, individual (cá nhân), instruct (hướng dẫn), inform (thông tin), inspire (truyền cảm hứng).
Sau 16 năm ra mắt, mẫu điện thoại thông minh của Apple vẫn đáp ứng đủ các tiêu chí trên khi nhìn từ phương diện những tiện ích mang lại cho người dùng.
Ngoài ra, những sản phẩm khác có cùng cấu trúc “i” và tên gọi cũng được mặc định tương tự. Ví dụ iOS, iPadOS, iCloud…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gần đây, một số người dùng nhận thấy ứng dụng Disney+ đã biến mất trong hệ thống giải trí Tesla Theatre trên xe Tesla. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Elon Musk và Giám đốc điều hành Disney Bob Iger.
Trước đó, Elon Musk đã chia sẻ nội dung mang tính bài Do Thái trên mạng xã hội X, dẫn đến làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng và nhiều đối tác lớn, trong đó có Disney. Disney sau đó đã đi đến quyết định tạm ngừng các hoạt động quảng cáo trên X. Mặc dù sau đó Elon Musk đã lên tiếng xin lỗi, nhưng mối quan hệ với Disney vẫn bị ảnh hưởng.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Elon Musk đã công khai chỉ trích Disney, cáo buộc công ty bị ảnh hưởng bởi “bệnh virus tư duy thức tỉnh” (woke mind virus) và thậm chí có phát ngôn thô tục nhắm tới Iger.
Gần đây nhất, theo nguồn tin từ Electrek, Tesla đã thông báo gỡ bỏ ứng dụng giải trí Disney+ khỏi Tesla Theatre nhưng không nêu rõ lý do cụ thể.
Ban đầu, thông tin cho rằng ứng dụng sẽ bị gỡ bỏ hoàn toàn trên tất cả xe Tesla. Tuy nhiên, sau đó Tesla đã điều chỉnh và chỉ gỡ bỏ Disney+ với những xe chưa từng sử dụng ứng dụng này trước đó.
Hiện tại, một số chủ xe Tesla cho biết họ không còn thấy ứng dụng Disney+ trong hệ thống, trong khi một số khác, có thể là những người đã dùng ứng dụng, vẫn thấy Disney+ khả dụng.
Việc gỡ bỏ Disney+ có thể là một động thái mang tính biểu tượng phản ứng của Elon Musk đối với Disney. Tuy nhiên, cũng có khả năng Tesla đang cân nhắc lại chiến lược hợp tác với các dịch vụ giải trí trực tuyến và sẽ đưa ra thông báo chính thức trong thời gian tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu thương mại điện tử là một phần quan trọng trọng chiến lược phát triển doanh nghiệp của bạn, hãy xem ngay top các xu hướng thương mại điện tử được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong năm 2024 trong bài viết này.
Top các xu hướng thương mại điện tử năm 2024 được dự báo là sẽ phát triển mạnh
Sự bùng nổ của công nghệ và nhu cầu mua sắm online ngày càng cao của người tiêu dùng đã khiến kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) liên tục tăng trưởng doanh thu và biển đổi không ngừng, đặc biệt là khi giờ đây còn có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo).
Vì vậy, các doanh nghiệp cần liên tục tìm hiểu và cập nhật các xu hướng thương mại điện tử, để bắt kịp làn sóng của ngành này. Đây là một trong những yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh và duy trì sự phát triển lâu bền. Khám phá và nắm bắt ngay 8 xu hướng thương mại điện tử năm 2024 dưới đây.
Ứng dụng rộng rãi hơn công nghệ thực tế tăng cường (AR) là xu hướng thương mại điện tử đầu tiên của năm 2024.
AR là gì?
Thực tế tăng cường (AR) là công nghệ cho phép mọi người nhìn thấy những thứ kỹ thuật số trong thế giới thực. Hình ảnh kỹ thuật số được đặt trên nguồn cấp dữ liệu máy ảnh để tạo ảo giác như nhìn thấy một sản phẩm trực tuyến ngoài đời thực.
Theo Statista, 16% người mua sắm ở Mỹ cho rằng AR rất quan trọng khi mua đồ. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên khi công nghệ được cải thiện và AR trở nên gần gũi và dễ sử dụng hơn. Một số ứng dụng của AR trong ngành thương mại điện tử như:
Thử đồ ảo và xem sản phẩm trước khi mua: Công nghệ AR có thể được tích hợp để tạo ra trải nghiệm thử sản phẩm, ví dụ như thử quần áo, make up, trang trí nhà sửa… Điều này giúp người tiêu dùng xem trước cách sản phẩm sẽ trông như thế nào khi họ sử dụng hoặc đặt trong không gian của họ.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: AR có thể hỗ trợ việc hướng dẫn sử dụng sản phẩm thông qua hình ảnh, video và thông tin tương tác, giúp người dùng có trải nghiệm mua sắm thông minh và thuận tiện hơn.
Tương tác tăng cường trong trải nghiệm mua sắm: Các ứng dụng AR có thể giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm khi người tiêu dùng di chuyển chúng thông qua màn hình.
Ví dụ: IKEA là một thương hiệu bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Thương hiệu đã cho ra mắt IKEA Place – một ứng dụng mà khách hàng có thể sử dụng AR để xem xét liệu sản phẩm có phù hợp với nội thất hiện có trong nhà của họ hay không.
Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh.
Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh được dự đoán là một xu hướng hương mại điện tử năm 2024 quan trọng:
Tìm kiếm bằng hình ảnh
Công nghệ tìm kiếm bằng hình ảnh có thể đặc biệt hữu ích cho người dùng muốn tìm kiếm sản phẩm dựa trên hình ảnh. Người dùng có thể chụp hoặc tải lên một bức ảnh của một sản phẩm mà họ quan tâm, sau đó hệ thống sẽ tìm kiếm và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm đó.
Tìm kiếm bằng hình ảnh được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 17,5% (Adroitmarketresearch), dự đoán giá trị thị trường sẽ đạt hơn 32 triệu USD vào năm 2028.
Theo VWO, 62% thế hệ Millennials và Gen Z muốn sử dụng tìm kiếm bằng hình ảnh nhưng chỉ có khoảng 8% thương hiệu cung cấp chức năng này. Một số doanh nghiệp thương mại điện tử đã triển khai thành công chức năng tìm kiếm hình ảnh trên nền tảng trực tuyến của họ.
Ví dụ: Taobao, Shopee có chức năng tìm kiếm hình ảnh và tìm ra các sản phẩm tương tự trong ảnh.
Tìm kiếm bằng giọng nói.
Với sự gia tăng của trợ lý ảo như Siri, Google Assistant và Amazon Alexa, việc tìm kiếm sản phẩm và thực hiện giao dịch bằng giọng nói sẽ trở nên phổ biến hơn. Các doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử có thể tích hợp công nghệ này để cải thiện trải nghiệm mua sắm và tìm kiếm của người dùng.
Theo HubSpot, khoảng 40% người dùng Internet ở Mỹ sử dụng trợ lý giọng nói hàng tháng. Công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói có thể ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các ứng dụng thương mại điện tử. Người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, hoặc thậm chí hoàn tất giao dịch chỉ bằng cách sử dụng giọng nói, giúp tăng cường tiện ích và tiết kiệm thời gian.
Ví dụ: Walmart đã triển khai và giúp người tiêu dùng có thể đặt hàng bất kỳ mặt hàng nào của họ bằng giọng nói trên Google Express.
Giao hàng trong ngày.
Giao hàng trong ngày là xu hướng thương mại điện tử 2024 mà người tiêu dùng mong đợi từ các thương hiệu. Theo Invespcro, gần một nửa số người mua hàng nói rằng việc giao hàng trong ngày khiến họ có nhiều khả năng mua sắm trực tuyến hơn. Ngoài ra, theo Statista, thị trường giao hàng trong ngày được dự đoán trị giá 14,9 tỷ USD vào năm 2024.
Ông Michael Nemeroff, CEO và đồng sáng lập của Rush Order Tees chia sẻ rằng: “Các công ty thương mại điện tử phải tạo ra hệ thống giao hàng trong ngày để giữ chân khách hàng và giữ vững sự thành công. Nếu không, họ sẽ có nguy cơ mất khách hàng vào tay những đối thủ cạnh tranh có tư duy và hệ thống tiến bộ hơn.”
Ví dụ: Ứng dụng mua sắm Need for It Tonight đã hợp tác với dịch vụ chuyển phát nhanh Gophr để cung cấp tùy chọn giao hàng trong 90 phút cho hàng hóa thời trang. Khi phong trào này đạt được đà phát triển, sẽ có nhiều công ty đầu tư vào dịch vụ hậu cần để có thể giao hàng nhanh chóng và hiệu quả
Cá nhân hóa cũng sẽ là xu hướng thương mại điện tử trong năm 2024.
Cá nhân hóa (Personalization) sẽ tiếp tục là một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử vào năm 2024. Đối với nhiều người tiêu dùng, trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa mang lại sự tiện lợi và tận hưởng. Các trang web thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa có doanh thu tăng 25%. Vì vậy, 67% các doanh nghiệp thương mại điện tử cho biết họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào cá nhân hóa trong tương lai (Statista).
Dưới đây là một số xu hướng liên quan đến cá nhân hóa trong thương mại điện tử vào năm 2024:
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Các trang web và ứng dụng thương mại điện tử sẽ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng như: hiển thị sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm và hành vi trực tuyến của từng người dùng.
Cá nhân hóa thông tin quảng cáo: Sử dụng dữ liệu người dùng để tối ưu hóa quảng cáo trực tuyến phản ánh sở thích và nhu cầu cụ thể của từng cá nhân.
Thanh toán online.
Thanh toán di động đã trở thành một trong những xu hướng hàng đầu trên các sàn thương mại điện tử toàn thế giới khi số lượng người dùng di động ngày càng tăng. Dưới đây là một số xu hướng trong lĩnh vực thanh toán online:
Thanh toán bằng ví điện tử và ứng dụng thanh toán: Năm 2021, ví kỹ thuật số hoặc ví di động chiếm 49% giao dịch thương mại điện tử toàn cầu và dự kiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 53% tổng số giao dịch thương mại điện tử vào năm 2025 (Oberlo).
Phát triển của thanh toán bằng mã QR: Thanh toán qua mã QR đang trở nên ngày càng phổ, cả trong cửa hàng và trực tuyến.
Thanh toán trả góp qua thẻ: Phương thức thanh toán này dự kiến sẽ chiếm 680 tỷ USD về khối lượng giao dịch vào năm 2025 và sẽ tiếp tục tăng. Khoản thanh toán ban đầu thấp hơn tạo điều kiện để khách hàng có thể ra quyết định mua hàng ngay. Điều này làm tăng doanh số bán lẻ và giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng xuống 35%.
Shoppertainment tiếp tục là xu hướng thương mại điện tử trong năm 2024 nhờ vào sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội.
Shoppertainment là gì?
Shoppertainment hình thức mua sắm kết hợp với yếu tố giải trí để tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo hơn. Mua sắm giải trí dễ dẫn đến các quyết định mua hàng mang tính cảm xúc và bốc đồng. .
Theo báo cáo của TikTok, Shoppertainment đã đem lại những hiệu ứng như:
Ở Đông Nam Á, 82% người tiêu dùng mua hàng từ các công ty mà họ ít khi sử dụng.
55% người tiêu dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch.
Sau khi xem video trên mạng xã hội TikTok, 89% người tiêu dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch.
Một nửa số người dùng TikTok thú nhận đã tìm thấy thương hiệu hoặc sản phẩm mới khi sử dụng ứng dụng.
Các xu hướng thương mại điện tử 2024 liên quan đến Shoppertainment như:
Livestream shopping: Các nhãn hiệu và nhà bán lẻ sử dụng video trực tiếp để giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến. Người tiêu dùng có thể tương tác trực tiếp với người bán và đặt câu hỏi trực tiếp trong khi đang xem video.
Thương mại xã hội: Khả năng những người mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội để nâng cao tâm trạng hoặc tinh thần cao gấp 1,3 lần so với những người mua sắm trực tuyến trên thị trường. 28% người mua hàng trong cuộc khảo sát này cũng cho biết giải trí là lý do hàng đầu để mua sản phẩm trực tiếp qua mạng xã hội. Các doanh nghiệp có thể tận dụng sự tương tác của người dùng trên mạng xã hội để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và thú vị.
Sự kết hợp của trò chơi và mua sắm: Các ứng dụng và trang web thương mại điện tử có thể tích hợp các yếu tố trò chơi để tạo ra trải nghiệm mua sắm gamified. Việc này có thể bao gồm việc thu thập điểm thưởng, thử thách, và các hoạt động giải trí khác để kích thích sự tương tác của người tiêu dùng. Ví dụ, Shopee cũng đã kết hợp game trực tuyến tích điểm thưởng để khách hàng truy cập ứng dụng và chi tiêu mua sắm nhiều hơn.
Mua hàng từ nhà bán hàng nước ngoài
Việc mua hàng từ nhà bán hàng nước ngoài đã trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trong thời đại trang thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Bạn có thể thấy các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Lazada, TikTok Shop đều đã có các gian hàng nước ngoài và các gian hàng này đều có doanh thu cực khủng. Đây là một số thống kê cụ thể về xu hướng này:
Số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua hàng qua các website nước ngoài đã tăng từ 36% (2020) lên 43% (2021).
Tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm hàng hóa trực tiếp từ các website nước ngoài cũng tăng mạnh từ 49% (2020) lên 56% (2021).
Tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn thương mại điện tử Việt Nam cũng tăng từ 41% (2020) lên tới 57% (2021).
D2C (mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất) cũng được dự báo là xu hướng phát triển thương mại điện tử của năm 2024.
Mô hình D2C là gì?
D2C (Direct to Consumer) là một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, mà không thông qua các kênh trung gian truyền thống như các nhà bán lẻ (Retail) truyền thống, đại lý hoặc nhà phân phối.
Xu hướng D2C đang phát triển nhanh chóng, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, doanh số D2C dự kiến đạt 213 tỷ USD vào năm 2023, trong khi doanh số năm 2021 chỉ là 128 tỷ USD. Thị trường DTC toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng vượt 450 tỷ USD vào năm 2025.
Lý do mô hình D2C phát triển mạnh mẽ là vì người mua tìm kiếm ngày càng nhiều sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất, họ bị thu hút bởi sự tiện lợi, chi phí hợp lý và trải nghiệm cá nhân hóa mà các doanh nghiệp D2C mang lại.
Một cuộc khảo sát ở Nga cho thấy một nửa số người tiêu dùng được hỏi cho biết mua hàng từ các doanh nghiệp D2C rẻ hơn so với các nhà cung cấp khác. Ở Trung Quốc, cứ 10 người mua hàng trực tuyến thì có 4 người thích mua hàng từ các cửa hàng trực tuyến D2C.
Ví dụ: Nike đã triển khai các kênh D2C như Nike Direct để tương tác với người tiêu dùng cuối nhằm mang lại trải nghiệm nhất quán và đến cuối năm tài chính 2020, doanh số D2C đã chiếm 35% (12,4 tỷ USD) doanh thu toàn cầu của họ.
Nắm bắt các xu hướng thương mại điện tử 2024 giúp doanh nghiệp có thể tận dụng những xu hướng này để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn.
Tuy nhiên những xu hướng này không chỉ là cơ hội, mà còn là một thách thức để doanh nghiệp thích ứng với sự biến động nhanh chóng của thị trường và nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng. Doanh nghiệp thương mại điện tử cần không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ để nắm bắt cơ hội, duy trì và mở rộng cộng đồng khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi CEO của Huawei Ren Zhengfei(Nhậm Chính Phi) luôn khẳng định rằng gã khổng lồ viễn thông do ông sáng lập sẽ không bao giờ trở thành một công ty giao dịch đại chúng mà thay vào đó họ sẽ tập trung làm việc vì những lý tưởng lớn hơn của xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh mới về kinh tế và cả chính trị cho thấy Huawei của ông có thể sẽ IPO vào năm 2024.
Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024
Theo đó, để đạt được mục tiêu xây dựng “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới và tự chủ công nghệ. Cũng tương tự như Alibaba của Jack Ma đã từng, Huawei có thể giúp Bắc Kinh hiện thức hoá các mục tiêu (kinh tế và chính trị) nêu trên.
Chiếc điện thoại thông minh có tên Mate 60 Pro được Huawei ra mắt đầu tháng 9 mới đây có thể xem là sản phẩm đầu tay của Huawei về cái gọi là tự chủ sản xuất, các hiết bị của sản phẩm chứa đầy các linh kiện do Trung Quốc sản xuất và được hỗ trợ bởi chất bán dẫn tiên tiến được cho là do Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế Thượng Hải (SMIC) sản xuất.
Dù vậy, trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, tình hình kinh doanh của Huawei cũng không mấy khả quan. Biên lợi nhuận hoạt động của Huawei đã giảm từ hơn 10% năm 2018 xuống dưới 7% vào năm 2022, khi lợi nhuận ròng hàng năm giảm xuống chỉ còn 5,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo phân tích, Huawei hoàn toàn có thể có được giá trị cao hơn nhiều, cựu giám đốc công nghệ của Lenovo và là người lâu năm ủng hộ việc Trung Quốc tự phát triển chip xử lý riêng, đã khẳng định rằng Huawei có thể đạt trị giá 1,3 nghìn tỷ USD.
Trong một lá thư gửi nhân viên vào năm 2021, CEO Huawei nói rằng các hoạt động kinh doanh của Huawei có thể “dần dần thâm nhập thị trường trong tương lai”. Nhà sản xuất thiết bị cầm tay Honor, một thương hiệu phụ của Huawei được bán cho một tập đoàn do một công ty nhà nước đứng đầu vào năm 2020, đã đưa ra kế hoạch IPO từ tháng 11.
Cùng tháng đó, Huawei cho biết họ sẽ chuyển các công nghệ cốt lõi trong mảng ô tô thông minh của mình sang một liên doanh do nhà sản xuất ô tô Chongqing Changan Automobile sở hữu 40%. Huawei rõ ràng là đang bận rộn cho kế hoạch IPO của mình trong năm tới (hoặc có thể là trong tương lai gần).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tòa án quận phía Bắc Illinois yêu cầu Binance nộp 1,35 tỷ USD giao dịch bất chính cùng khoản tiền phạt tương ứng cho cơ quan chức năng.
Mỹ phạt Binance 2.7 tỷ USD
“Tòa án xác định Changpeng Zhao (CZ) và Binance vi phạm Đạo luật giao dịch hàng hóa (CEA) và các quy định của CFTC. Cá nhân CZ bị phạt tiền dân sự 150 triệu USD. Binance đồng ý chuyển trả 1,35 tỷ USD giao dịch trái phép và đóng phạt 1,35 tỷ USD cho CFTC”, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) nêu trên X hôm 19/12.
Theo Reuters, quyết định trên được tòa án quận phía Bắc Illinois phê duyệt, kết thúc chuỗi kiện tụng của CFTC nhắn vào Binance và nhà sáng lập công ty.
Trước đó, ngày 27/3, CFTC kiện CZ và Binance với lý do thao túng thị trường, thiếu tuân thủ luật, tiếp tay cho hành vi rửa tiền. Trong đơn khiếu nại 74 trang, CFTC dán nhãn Bitcoin, Ethererum, Binance USD, Tether, Litecoin là hàng hóa. Cơ quan này cũng cáo buộc sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới tiếp tay cho hoạt động khủng bố và phớt lờ luật pháp Mỹ.
Đến 21/11, CZ bất ngờ thông báo từ chức CEO Binance. Ông đã có mặt tại Mỹ, trình diện trước tòa án Seattle và nhận tội “không tuân thủ quy định chống rửa tiền” và vi phạm lệnh trừng phạt do Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đưa ra.
Ngày 7/12, yêu cầu được quay về UAE của CZ bị tòa án bác bỏ. Tỷ phú phải ở lại Mỹ cho đến ngày tuyên án 23/2/2024 và có thể đối mặt án phạt 18 tháng tù với tội danh lừa đảo. Ngoài CZ, cựu giám đốc về pháp lý của Binance là Samuel Lim cũng bị phạt 1,5 triệu USD vì “tiếp tay cho các hành động vi phạm”.
Giới phân tích đánh giá, việc tòa án ra phán quyết và Binance đồng ý tuân thủ là một trong những bước thỏa thuận để giải quyết cuộc điều tra kéo dài của CFTC vào sàn tiền số này. Khi CZ đồng ý từ chức, Binance cho biết đây là bước ngoặt quan trọng để công ty có thể bước sang trang mới.
Trong phỏng vấn với Cointelegraph hôm 5/12, Richard Teng, tân CEO Binance, cho biết sau khi chịu án phạt, công ty đã “hoàn toàn khác” và “những khoảng trống trong tuân thủ pháp lý” giờ đã không còn.
Tỷ phú Changpeng Zhao sinh năm 1977, là người Canada gốc Trung Quốc. Ông tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Đại học McGill, có thời gian làm việc tại Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo, sau đó chuyển sang Bloomberg LP – công ty con chuyên về tài chính của Bloomberg. Trong thời gian này, ông nhận ra “cách dòng tiền chảy qua hệ thống máy tính và không bao giờ rời mắt khỏi lĩnh vực tài chính”.
Trước khi thành lập Binance vào tháng 7/2017, CZ là thành viên đội phát triển Blockchain.info và giữ chức giám đốc công nghệ của OKCoin, sàn tiền số lớn thứ hai thế giới lúc bấy giờ.
Dưới sự dẫn dắt của CZ, Binance đã trở thành hệ sinh thái tiền số lớn nhất thế giới. Năm 2021, Changpeng Zhao bắt đầu gia nhập câu lạc bộ tỷ phú với khối tài sản tương đương 96 tỷ USD, theo bảng xếp hạng Bloomberg.
Tuy nhiên, những tháng qua, sóng gió liên tục ập đến khi sàn bị cơ quan chức năng khắp châu Âu và Mỹ điều tra với các cáo buộc khác nhau như thao túng thị trường, thiếu tuân thủ luật pháp, tiếp tay cho hành vi rửa tiền.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giá cổ phiếu Meta đã tăng 186% tính từ đầu năm 2023. Sự thay đổi lớn trong chiến lược của CEO Mark Zuckerberg và nỗ lực cắt giảm chi phí là các yếu tố chủ chốt giúp công ty này thay đổi tình thế trong năm 2023.
Chiến lược của Mark Zuckerberg giúp Meta thay đổi tình thế trong năm 2023
Những thay đổi lớn.
Vào thời điểm này năm ngoái, Meta đang chới với trong một cuộc khủng hoảng về lòng tin. Doanh số của công ty sụt giảm, TikTok trỗi dậy, ván cược lớn của CEO Mark Zuckerberg vào metaverse trông giống như hố đen nuốt tiền. Nhưng trong năm 2023, Phố Wall có cái nhìn rất khác về Meta.
Tính từ đầu năm đến hết phiên 18/12, giá cổ phiếu Meta đã tăng hơn 186%, trên đà ghi nhận năm tích cực nhất trong lịch sử công ty. Mức giá hiện tại của Meta là 344,6 USD/cp, chỉ còn cách 9% so với kỷ lục thiết lập hồi tháng 9/2021. Trong chỉ số S&P 500, nhà sản xuất chip Nvidia là cổ phiếu duy nhất có năm 2023 thành công hơn Meta với mức tăng 235% tính từ đầu năm.
Cuộc phục hồi ngoạn mục của Meta chứng minh Mark Zuckerberg đã thành công trong việc biến 2023 thành “năm của hiệu quả” sau khi giá cổ phiếu lao dốc 64% trong năm 2022. Ưu tiên hàng đầu của Mark Zuckerberg là cắt giảm chi phí và trong vòng 12 tháng, công ty mẹ của Facebook đã sa thải hơn 20.000 nhân viên.
Vị CEO cũng thừa nhận rằng môi trường kinh tế thách thức, cạnh tranh gia tăng và hoạt động quảng cáo đi xuống “đã khiến doanh thu đạt được trong thực tế thấp hơn nhiều kỳ vọng”.
Năm ngoái, Meta có ba quý liên tiếp ghi nhận doanh thu giảm. Năm nay, gã khổng lồ công nghệ đã tìm lại được đà tăng trưởng. Đến quý III, công ty ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu 23% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất trong hai năm. Kết quả này đạt được là nhờ mảng quảng cáo kỹ thuật số phục hồi và thị phần của công ty tăng lên so với các đối thủ Alphabet và Snap.
Theo ông Jake Dollarhide, CEO Longbow Asset Management, chất xúc tác lớn nhất của Meta là việc Mark Zuckerberg “thay đổi thái độ” và chấp nhận lắng nghe nỗi lo của cổ đông thay vì gạt bỏ chúng để vận hành công ty theo ý thích như trong năm 2022.
CEO Meta vẫn coi metaverse là tương lai của công ty và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào vũ trụ ảo này. Tuy nhiên, ông đã điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tập trung vào những gì thực sự quan trọng ngay lúc này – quảng cáo (Advertising) – và phản ứng với những lo ngại của nhà đầu tư về chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát.
Quá trình chuyển mình
Vào năm 2021, Apple đã cập nhật hệ điều hành iOS theo hướng giới hạn khả năng theo dõi người dùng của các nhà phát triển ứng dụng. Bản cập nhật này giáng đòn đau vào hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook và khiến đại gia công nghệ mất hàng tỷ USD doanh thu.
Meta nhanh chóng lao vào nghiên cứu để thay đổi công nghệ quảng cáo bằng khoản đầu tư lớn vào trí tuệ nhân tạo (AI). Trong quý gần nhất, công ty báo cáo tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn hơn nhiều Google hay Snap.
Trung Quốc là một phần quan trọng của câu chuyện. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mạnh tay chi tiền trên Facebook và Instagram để phát quảng cáo có mục tiêu tới hàng tỷ người dùng mạng xã hội của Meta trên khắp thế giới.
Ngoài sự thay đổi của Apple thì trong năm 2022, Meta cũng bị ảnh hưởng bởi sự trỗi dậy nhanh chóng của TikTok và sự quay lưng của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu công nghệ do lãi suất và lạm phát tăng cao. Cùng lúc đó, ván cược lớn của Meta vào metaverse tiếp tục gây ra các khoản lỗ hàng tỷ USD.
Đến tháng 10/2022, CEO Brad Gerstner của Altimeter Capital đã viết thư ngỏ tới Meta và Mark Zuckerberg, kêu gọi công ty “trở nên tinh gọn và tập trung” bằng cách cắt giảm nhân sự và giảm đầu tư vào metaverse.
Vài tuần sau lá thư của Altimeter, Mark Zuckerberg thông báo đợt sa thải đầu tiên ảnh hưởng đến 25% nhân sự của công ty. Mark Zuckerberg thừa nhận ông đã tính toán sai diễn biến sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Tính từ đó đến nay, Meta đã tiến hành tổng cộng ba đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn.
Thách thức phía trước
Đợt sa thải đầu tiên vào năm 2022 đã giúp giá cổ phiếu Meta bắt đầu phục hồi. Đến tháng 2/2023, Meta hạ ước tính chi phí cho cả năm 2023 xuống khoảng 89 – 95 tỷ USD, thấp hơn ước tính trước đó là 94 – 100 tỷ USD. Giá Meta nhảy vọt 76% trong quý đầu năm. Chi phí thực tế của Meta có vẻ sẽ còn thấp hơn ước tính mới. Trong tháng 10, Meta cho biết tổng chi phí của năm 2023 sẽ nằm trong khoảng 87 – 89 tỷ USD.
Nhưng cho tới nay, Mark Zuckerberg vẫn tránh cắt giảm nhân lực của Reality Labs, bộ phận phát triển phần cứng và phần mềm dành cho metaverse. Tờ CNBC cho hay đơn vị này lỗ 3,7 tỷ USD trong quý III và hơn 11 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.
Bất chấp thành tích mạnh mẽ của Meta trong năm 2023, nhà phân tích Laura Martin của công ty quản lý tài sản Needham vẫn có những mối lo ngại. Theo bà, Meta vẫn còn phải đối mặt với những vấn đề mang tính sống còn trong năm 2024.
Do không kiểm soát được các nền tảng riêng như iOS của Apple hay Android của Google, Meta luôn phải chịu rủi ro từ những thay đổi chính sách lớn của hai ông lớn công nghệ này.
Sau thử thách với bản cập nhật iOS, giờ đây Meta phải đương đầu với kế hoạch sắp tới của Google là loại bỏ dần cookies của bên thứ ba vào năm 2024. Rất có thể sự thay đổi này sẽ có tác động tiêu cực tới mảng kinh doanh quảng cáo trực tuyến (Digital Ads) của Meta tương tự như động thái của Apple.
Meta cũng gặp rắc rối về các influencer. Nhiều nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng đang tập trung hoạt động trên mạng xã hội TikTok và YouTube nhằm phục vụ đối tượng khán giả trẻ hơn. Một nghiên cứu gần đây của Pew Research Center cho thấy gần 1 trong 5 thanh thiếu niên nói rằng họ sử dụng hai ứng dụng phát video đó “gần như liên tục”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đòn bẩy thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng là những yếu tố thúc đẩy họ ra quyết định mua sắm nhanh hơn. Thêm vào đó, các đòn bẩy hành vi mua hàng của khách hàng tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp như: xây dựng nhận diện thương hiệu, tạo lòng tin và sự uy tín, tạo trải nghiệm tích cực, tạo sự hứng thú và kích thích mua sắm.
Top 5 đòn bẩy giúp thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng
Google mới đây đã đưa ra 5 đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng đang được nhiều thương hiệu áp dụng bao gồm:
Power of Free (Sức mạnh của sự miễn phí)
Social Proof (Bằng chứng xã hội)
Delivery Friction (Loại bỏ các vấn đề cản trở vận chuyển)
Category Heuristics (Chẩn đoán danh mục)
Authority Bias (Thiên kiến uy quyền)
5 đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng phổ biến, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Sức mạnh của sự miễn phí.
Sử dụng đồ miễn phí là một hiện tượng tâm lý mô tả cách mọi người có xu hướng thích những thứ được cung cấp miễn phí, ngay cả khi chúng có ít giá trị vốn có hoặc có giá rất thấp. Trong marketing, xu hướng tâm lý này được gọi là hiệu ứng tương hỗ.
Doanh nghiệp có thể tham khảo các cách sử dụng đòn bẩy này dưới đây:
Mẫu sản phẩm miễn phí: Tặng quà hay mẫu sản phẩm miễn phí là cách tăng chuyển đổi hiệu quả. Cách này kích thích tâm lý muốn đáp lại của khách hàng dựa trên hiệu ứng tương hỗ, họ có xu hướng mua hàng ủng hộ doanh nghiệp khi nhận được một điều gì đó. Thêm vào đó, đây cũng là cách marketing tiết kiệm cho sản phẩm mới và mang lại doanh thu cao. Theo Perry Abbenante, phó chủ tịch marketing của Snack Factory – một nhà máy sản xuất bánh quy, tỷ lệ chuyển đổi của các chương trình tặng sản phẩm dùng thử miễn phí là 25% đến 30%.
Dịch vụ hỗ trợ miễn phí: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ miễn phí như bảo dưỡng, sửa chữa hoặc hỗ trợ kỹ thuật có thể làm cho khách hàng cảm thấy an tâm khi mua sản phẩm. Ví dụ: Khi mua máy tính ở Thegioididong, khách hàng có thể nhận được dịch vụ sửa lỗi miễn phí trong khoảng thời gian một năm tới vài năm.
Giao hàng miễn phí: Theo Invespcro, 9/10 người mua hàng có nhiều khả năng mua hàng hơn khi được miễn phí vận chuyển. Ví dụ: Zara hoặc ASOS, thường cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho đơn hàng trên một ngưỡng giá nào đó, khuyến khích người mua sắm mua nhiều hơn để họ có cơ hội nhận ưu đãi này.
Bằng chứng xã hội.
Bằng chứng xã hội (Social Proof) là một hiện tượng tâm lý khi một người có hành động sao chép hành vi của nhóm xã hội để củng cố sự đúng đắn trong hành vi của mình (Robert Cialdini, 1984). Sau đây là một số cách khai thác đòn bẩy bằng chứng xã hội thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng:
Đánh giá và nhận xét từ khách hàng: Các nền tảng thương mại điện tử bán lẻ (như Amazon, Shopee, Lazada, TikTok…) thường hiển thị đánh giá từ khách hàng trước đó để chứng minh chất lượng của sản phẩm. Nghiên cứu do Dixa thực hiện cho biết: 93% khách hàng sẽ đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng, 79% khách hàng coi trọng đánh giá đề xuất cá nhân của khách hàng khác. Cuối cùng, các bài đánh giá giúp doanh số tăng trưởng đến 18%.
Các bằng chứng xã hội tạo niềm tin, thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng
Số liệu bán hàng và số lượng người mua: Do ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý lan truyền, khách hàng thường có xu hướng tin rằng những sản phẩm/ dịch vụ đã có nhiều người mua là những sản phẩm tốt, đáng để trải nghiệm. Do đó, các thương hiệu thường sử dụng các số liệu này để chứng minh sức chất lượng và độ phổ biến của sản phẩm. Ví dụ: “Hơn 1 triệu khách hàng hài lòng khi mua hàng” hoặc “Đã bán được 10 triệu sản phẩm trong năm qua” là cách Alibaba sử dụng bằng chứng xã hội để thể hiện uy tín và chất lượng.
Chứng nhận: Hiển thị logo chứng nhận trên trang web, sản phẩm, hay quảng cáo để thể hiện rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hay an toàn nhất định. Ví dụ, chứng nhận ISO, FDA, hay các tổ chức ngành cụ thể.
Hợp tác với người nổi tiếng: 49% khách hàng biết đến sản phẩm và khoảng 40% khách hàng ra quyết định mua hàng thông qua người có ảnh hưởng (Influencer). Vì vậy, chia sẻ thông tin về các đối tác, đối tác nổi tiếng trên trang web, trong các chiến dịch quảng cáo, hay trong các sự kiện truyền thông để tạo lòng tin với khách hàng.
Hình ảnh và video của người dùng: Chia sẻ hình ảnh và video từ người dùng trên trang web hoặc trang mạng xã hội của thương hiệu là một cách hiệu quả để tạo ra bằng chứng xã hội. Có đến 78% khách hàng ra quyết định khi đọc lời chứng thực từ khách hàng (Trustpilot).
Loại bỏ các vấn đề cản trở vận chuyển.
Loại bỏ các vấn đề cản trở vận chuyển là giảm thiểu hoặc xóa bỏ mọi rắc rối và khó khăn trong quá trình đặt hàng và giao hàng để tạo ra trải nghiệm mua sắm thuận lợi và tích cực.
Một số cách thực hiện đòn bẩy này để tăng cường hành vi mua sắm của khách hàng:
Giao hàng nhanh chóng: 62% người mua hàng mong đợi đơn đặt hàng được giao trong vòng 2-3 ngày, 56% người tiêu dùng mong đợi đơn được giao trong ngày (Upstartcommerce).
Miễn phí vận chuyển hoặc chi phí vận chuyển rẻ: Theo thông tin của PR Newswire, 83% người mua hàng ở Mỹ coi giao hàng miễn phí là yếu tố quan trọng nhất khi đặt hàng, 63% khách hàng hủy giao dịch mua hàng do chi phí vận chuyển cao. Vì vậy, 79,8% khách hàng lựa chọn sử dụng Amazon vì dịch vụ giao hàng miễn phí và nhanh chóng (Statista).
Vận chuyển nhanh chóng, miễn phí là đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng quan trọng
Tùy chọn lấy hàng tại cửa hàng: Các thương hiệu bán lẻ có cả cửa hàng truyền thống và trực tuyến thường kết hợp cả hai bằng cách cung cấp tính năng lấy hàng tại cửa hàng. Ví dụ, khách hàng có thể đặt một sản phẩm trực tuyến và sau đó đến cửa hàng để lấy hàng mà không phải chờ đợi giao hàng.
Dịch vụ đổi/trả hàng thuận tiện: Các thương hiệu thường cung cấp chính sách đổi/trả hàng linh hoạt và thuận tiện để giảm lo lắng của khách hàng về việc mua sắm trực tuyến. Ví dụ: Zappos, một trang web bán lẻ giày dép trực tuyến, nổi tiếng với chính sách vận chuyển và trả hàng miễn phí.
Thông tin theo dõi giao hàng: Cung cấp thông tin theo dõi chính xác về tình trạng vận chuyển giúp khách hàng chủ động và dễ dàng theo dõi quá trình giao hàng. Ví dụ: Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, TikTok, Shopee,… cung cấp tính năng theo dõi vận chuyển và thông báo tình trạng đơn hàng. Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi quá trình giao hàng và biết được khi nào sản phẩm sẽ đến.
Chấn đoán danh mục.
Chẩn đoán danh mục xoay quanh sự quen thuộc với thương hiệu và các lối tắt nhận thức mà người tiêu dùng sử dụng khi đưa ra quyết định mua hàng. Nói cách khác, người mua sử dụng các quy tắc ngắn gọn hoặc các thông tin chủ chốt về danh mục sản phẩm để đưa ra quyết định mua sắm.
Ví dụ, khi nói đến sữa tươi nguyên chất, ngay lập tức nhiều khách hàng sẽ nhớ ngay tới Vinamilk, vì thông điệp “sữa tươi nguyên chất 100%” được lặp đi lặp lại trong các chiến dịch quảng cáo, TVC, được tạo thành bài hát, và in cả trên bao bì sản phẩm… Dần dần, thông điệp này đã trở thành hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
Dưới đây là một số ví dụ về cách doanh nghiệp có thể tận dụng đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng này:
Mô tả ngắn gọn về sản phẩm: Cung cấp mô tả ngắn gọn như “100% thành phần tự nhiên” giúp người mua dễ dàng ghi nhớ và hiểu ngay lập tức về chất lượng của sản phẩm.
Sản phẩm phổ biến hoặc xu hướng: Khi nhấn mạnh rằng một sản phẩm thuộc vào danh mục “phổ biến nhất” hoặc đang theo xu hướng, sẽ thu hút sự chú ý của người mua. Ví dụ: trong trang web thời trang, có thể có một phần danh mục được đặc biệt là “Xu hướng mùa này”.
Bộ sưu tập hoặc gói sản phẩm: Gói sản phẩm hoặc bộ sưu tập có thể tận dụng đòn bẩy này bằng cách đặt các sản phẩm có liên quan vào một nhóm. Ví dụ: “Bộ sưu tập trang điểm hàng ngày” có thể bao gồm một loạt các sản phẩm phổ biến mà người mua có thể mua cùng nhau.
Làm nổi bật USP (unique selling point- điểm bán hàng độc nhất): Đặc điểm nổi bật về tính năng của sản phẩm được đặt ở vị trí nổi bật để người mua dễ dàng quyết định. Ví dụ: Một sản phẩm điện tử có thể quảng cáo “pin lâu bền”, “chụp ảnh chất lượng cao”, làm nổi bật những điểm chủ chốt để thu hút sự chú ý.
Thiên kiến uy quyền.
Thiên kiến uy quyền là thành kiến nhận thức của các cá nhân, họ có xu hướng cho rằng thông tin hoặc ý kiến được trình bày bởi người có chức vụ (chuyên gia và nhân vật có thẩm quyền) là chính xác và đáng tin cậy hơn, bất kể nội dung hoặc bằng chứng thực tế được cung cấp là gì.
Dưới đây là một số cách thương hiệu có thể áp dụng để tăng cường hành vi mua sắm của khách hàng:
Chứng nhận từ chuyên gia: Các thương hiệu thường xuyên sử dụng đánh giá và chứng nhận từ chuyên gia trong lĩnh vực của mình để củng cố uy tín. Ví dụ: Trong lĩnh vực làm đẹp, mỹ phẩm, các thương hiệu như L’Oréal thường hợp tác với cácbác sĩ da liễu, chuyên gia trang điểm nổi tiếng hoặc những người có uy tín trong ngành để quảng cáo sản phẩm của họ, tăng cường uy tín và sự tin tưởng từ phía khách hàng. Một khảo sát cho thấy có tới 85% người tiêu dùng tích cực tìm kiếm nội dung đáng tin cậy của chuyên gia khi dự định mua hàng.
Chứng nhận từ tổ chức uy tín: Các thương hiệu thường chia sẻ thông tin về việc họ nhận được các giải thưởng và danh hiệu từ các tổ chức uy tín. Ví dụ: Thương hiệu thực phẩm hữu cơ như Whole Foods thường có các chứng nhận từ các tổ chức uy tín về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Đối với doanh nghiệp, sự hiểu biết sâu sắc về cách áp dụng và kết hợp các đòn bẩy hành vi mua sắm của khách hàng có thể là chìa khóa để thu hút và giữ chân người tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Trong khi đó, đối với người tiêu dùng, việc nhận thức về những chiến lược này có thể giúp họ làm những quyết định mua sắm thông minh và tự tin hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cổ phiếu của tập đoàn Toshiba (6502.T) sẽ bị hủy niêm yết vào hôm nay sau 74 năm hoạt động trên sàn giao dịch Tokyo, sau một thập kỷ biến động và bê bối đã đánh sập một trong những thương hiệu lớn nhất Nhật Bản, đồng thời dẫn đến một cuộc mua lại và một tương lai không chắc chắn.
Toshiba chính thức hủy niêm yết cổ phiếu sau 74 năm
Tập đoàn này đang được tư nhân hóa bởi một nhóm các nhà đầu tư do công ty cổ phần Japan Industrial Partners dẫn đầu, bao gồm công ty dịch vụ tài chính Orix, công ty tiện ích Chubu Electric Power và nhà sản xuất chip Rohm.
Thương vụ mua lại trị giá 14 tỷ USD đã đưa Toshiba trở lại với các nhà đầu tư nội địa sau những cuộc chiến kéo dài với các nhà đầu tư hoạt động ở nước ngoài làm tê liệt nhà sản xuất pin, chip, thiết bị hạt nhân và quốc phòng nổi tiếng của Nhật Bản.
Mặc dù không rõ Toshiba cuối cùng sẽ có cấu trúc như thế nào dưới thời chủ sở hữu mới, giám đốc điều hành Taro Shimada, người vẫn giữ vai trò sau thương vụ mua lại, dự kiến sẽ tập trung vào các dịch vụ kỹ thuật số có tỷ suất lợi nhuận cao.
Sự hỗ trợ của JIP dành cho ông Shimada đã làm hỏng kế hoạch hợp tác với một quỹ do nhà nước hậu thuẫn trước đó. Một số người trong ngành cho rằng việc chia tách Toshiba có thể là một lựa chọn tốt hơn.
Damian Thong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Nhật Bản tại công ty tư vấn Macquarie Capital Securities, cho biết: “Những khó khăn của Toshiba là sự kết hợp giữa những quyết định chiến lược tồi tệ và sự kém may mắn”.
“Tôi hy vọng rằng thông qua việc thoái vốn, tài sản và nhân sự của Toshiba có thể tìm được những ngôi nhà mới, nơi họ có thể phát huy hết tiềm năng của mình”, ông Thong nhận định.
Chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái của Toshiba trong thời gian tới. Hiện tập đoàn này có khoảng 106.000 nhân sự và một số hoạt động của công ty được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Ulrike Schaede, giáo sư kinh doanh Nhật Bản tại Đại học California, cho biết Toshiba cần thoát khỏi hoạt động kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và phát triển các chiến lược thương mại mạnh mẽ hơn cho một số công nghệ tiên tiến của mình.
“Nếu ban quản trị có thể tìm ra cách để những kỹ sư thực sự tham gia vào các hoạt động đổi mới mang tính đột phá, thì họ có thể trở thành một tay chơi quan trọng”, ông Schaede chỉ ra.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dựa trên phân tích chi tiết về hành vi của người tiêu dùng trong 6 danh mục công nghệ khác nhau trên 20 thị trường toàn cầu, Kantar mới đây đã công bố các xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) sẽ phát triển trong năm 2024, việc hiểu và nắm bắt sớm các xu hướng có thể giúp doanh nghiệp sớm trang bị và sẵn sàng nhiều hơn khi bước sang năm mới.
Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024
Dưới đây là chi tiết các xu hướng có trong Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024 từ Kantar.
1. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 1 năm 2024: Nỗi lo lạm phát của người tiêu dùng sẽ giảm khi các khoản chi phí cao hơn dần được bình thường hóa.
Trong bối cảnh suy thoái, nhiều người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên toàn cầu đang hạn chế các khoản chi tiêu của họ khi chi phí sinh hoạt tăng cao.
Những người mua sắm bị ảnh hưởng bởi lạm phát sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn khi tỷ giá tăng, lạm phát sẽ giảm và lãi suất sẽ chững lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ không mấy chấp nhận mức lãi suất cao, khi tiền tiết kiệm của hộ gia đình giảm và tình trạng vỡ nợ thẻ tín dụng gia tăng.
Ngược lại, những người tiêu dùng ít bị ảnh hưởng hơn bởi áp lực lạm phát sẽ ít thực hiện các hành động nghiên cứu hơn trước khi mua các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, một phần là do tài chính cá nhân của họ mạnh hơn, giúp họ giảm rủi ro nhiều hơn.
Trong khi các nhóm người tiêu dùng này có các hành vi nghiên cứu và tìm hiểu khác nhau trước khi ra quyết định mua sắm, khi áp lực lạm phát được bình thường hóa, cách họ chi tiêu cũng sẽ thay đổi, về cơ bản, họ dễ chấp nhận hơn.
2. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 2 năm 2024: Nhiều sự đổi mới về phần mềm sẽ được tăng tốc bởi AI (trí tuệ nhân tạo).
Những đột phá về công nghệ AI sẽ thúc đẩy sự phát triển của một loạt các tính năng mới của thiết bị và các nhà sản xuất công nghệ tiêu dùng sẽ nói nhiều hơn về các khả năng của các phần mềm của họ.
Khi sự đổi mới phần cứng gặp khó khăn, các tính năng phần mềm sẽ như là “ánh hào quang” có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Trong nhiều năm, Apple đã tiếp thị thành công các tính năng độc đáo của hệ điều hành (phần mềm) của mình – như FaceTime, ApplePay và iMessage – và từ đó thu hút hàng triệu người tiêu dùng sử dụng phần cứng của hãng.
Các đối thủ cạnh tranh của Apple theo đó cũng đã làm theo và đạt được nhiều thành công nhất định.
3. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 3 năm 2024: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều điện thoại cũ được tân trang hơn.
Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng và được tân trang lại sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024 khi người tiêu dùng tìm cách giảm chi tiêu và thể hiện những hành vi bền vững hơn. Khối lượng sở hữu các thiết bị này đã tăng +70% trong hai năm qua.
Điều này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua đi bán lại (Trade-in), trong đó các nhà bán lẻ và nhà sản xuất sẽ cạnh tranh để mang lại cho người tiêu dùng nhiều giá trị lớn hơn cho các thiết bị cũ của họ.
Apple và Samsung sẽ tăng cường cung cấp trực tiếp các sản phẩm kiểu này nhằm giành lấy thị phần từ các nhà bán lẻ của bên thứ ba như thị trường “Chợ đen” (Back Market), eBay và Amazon, hiện đang nắm giữ phần lớn thị phần.
Tính bền vững (Sustainability) cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà cung cấp thiết bị công nghệ trong năm 2024.
Dưới áp lực của chính phủ, việc sửa chữa điện thoại sẽ được cải thiện nhiều hơn. Mặc dù người tiêu dùng hiện không ưu tiên điều này – nhưng nó sẽ sớm trở thành xu hướng trong 2024 và các năm tới.
4. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 4 năm 2024: Samsung và Apple sẽ đối đầu khốc liệt.
Samsung và Apple từ lâu vẫn được xem là “đối thủ truyền kiếp” trong “miếng bánh” điện thoại thông minh.
Mặc dù vào năm 2024, điều này vẫn sẽ tiếp diễn, cả 2 thương hiệu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu khác như Huawei, Xiaomi, Google và Transsion.
Người tiêu dùng ở Trung Quốc, hiện là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đang chuyển sang sử dụng thương hiệu nội địa Huawei nhờ dòng sản phẩm P60. Tỷ trọng trong tổng doanh số của Huawei trong quý 3 năm 2023 đã tăng +6% điểm so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số bán hàng của Apple cho đến nay dù không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng này (mặc dù Android có bị mất thị phần), tuy nhiên mọi thứ đều có thể được thay đổi trong năm 2024 khi việc ứng dụng các công nghệ mới trở nên sâu và rộng hơn.
5. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 5 năm 2024: Tỷ lệ sử dụng điện thoại màn hình gập sẽ tiếp tục tăng lên.
Vào năm 2023, điện thoại thông minh màn hình gập ( Foldable phone) vẫn chỉ chiếm 1% tổng số điện thoại thông minh được sở hữu, tuy nhiên, xu hướng này sẽ dần được tăng lên.
Mặc dù trong số những người sở hữu điện thoại màn hình gập đã nâng cấp điện thoại của họ trong 12 tháng qua, có đến 55% đã chọn quay trở lại điện thoại thông minh thông thường, tuy nhiên, tỷ lệ giữ chân sẽ được cải thiện khi người tiêu dùng nâng cấp lên các thiết bị tốt hơn.
Apple vẫn là một thiếu sót đáng chú ý đối với thị trường điện thoại màn hình gập và khó có khả năng ra mắt vào năm tới khi Apple còn đang ưu tiên cho các công nghệ thực tế ảo.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các phân tích của MarketingTrips về các xu hướng công nghệ tiêu dùng năm 2024 từ Kantar, hy vọng với các thông tin có được, các thương hiệu sẽ có nhiều cách hơn để thúc đẩy doanh nghiệp bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu đang ngày càng thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Alibaba Group Holding Ltd. vừa thông báo thay thế một trong những giám đốc điều hành giàu kinh nghiệm nhất ở vị trí lãnh đạo thương mại điện tử đồng thời có kế hoạch thành lập một công ty giám sát tài sản đầu tư của tập đoàn trên toàn thế giới, đây là động thái mới nhất trong một loạt các thay đổi sâu rộng nhằm lấy lại vị thế của Alibaba trong bối cảnh các đối thủ đang phát triển nhanh chóng.
Giám đốc điều hành Alibaba Eddie Wu
Theo đó, Giám đốc điều hành Eddie Wu sẽ thay thế Trudy Dai, một trong những lãnh đạo thân cận từ thời khi Jack Ma mới thành lập công ty vào năm 1999, với tư cách là người đứng đầu bộ phận điều hành các nền tảng thương mại điện tử chính của Trung Quốc là Tmall và Taobao.
Thay vào đó, Trudy Dai sẽ giúp Alibaba thành lập một đơn vị mới để quản lý một số danh mục tài sản khổng lồ của tập đoàn trên khắp toàn cầu.
Quyết định bất ngờ này được đưa ra khi Alibaba đang nỗ lực trẻ hóa công ty sau một loạt bước đi sai lầm và sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý đã làm xói mòn đi sự thống trị thị trường của Alibaba trong những năm qua.
Eddie Wu, người đã tiếp quản Alibaba chỉ vài tháng trước, có ý định đào tạo những nhà quản lý kiểu mới để lèo lái doanh nghiệp của mình lâu dài và bền vững hơn.
Các quyết định hiện tại cho thấy rằng Alibaba mong muốn nắm quyền kiểm soát trực tiếp các bộ phận hoạt động kém hiệu quả, đồng thời khám phá tiềm năng doanh số bán hàng của các đơn vị kinh doanh vốn được coi là ít thiết yếu hơn như bộ phận đám mây, bán lẻ và hậu cần (logistics).
Từng là công ty có giá trị nhất ở Trung Quốc, Alibaba đã tụt lại phía sau công ty dẫn đầu về trò chơi và truyền thông xã hội Tencent Holdings Ltd. Alibaba cũng đã mất vị trí là nhà điều hành thương mại điện tử có giá trị nhất Trung Quốc vào tay PDD mới nổi 8 năm tuổi, nền tảng đã vượt xa mức tăng trưởng của Alibaba.
Chủ tịch Alibaba Joseph Tsai cho biết trong một bản ghi nhớ nội bộ mới công bố: “Chúng ta phải đối mặt với quá khứ và thay đổi bản thân vì tương lai. Sắp tới, chúng ta sẽ trao quyền cho một nhóm lãnh đạo quản lý mới, những người có các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp”.
Alibaba hiện đang nỗ lực lấy lại vị thế đã mất và đầu tư mới vào mảng đám mây và thương mại điện tử – là hai mảng kinh doanh lớn nhất của tập đoàn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart vừa thông báo mở rộng chương trình mua trước trả sau (BNPL) cho khách hàng thoải mái mua sắm cuối năm trong bối cảnh kinh tế khó khăn và khách hàng thắt chặt chi tiêu. Đây được xem là chiến lược Marketing khôn ngoan của Walmart.
Walmart mở rộng chương trình mua trước trả sau cho khách hàng thoải mái mua sắm cuối năm
Theo đó bằng cách hợp tác với nền tảng mua trước trả sau Affirm, Walmart cho phép hàng triệu người dùng tại hơn 4500 cửa hàng Walmart tại Mỹ mua sắm trước các sản phẩm cần dùng và thanh toán chậm sau đó. Động thái được xem như là chiến lược thúc đẩy tăng trưởng trong mùa mua sắm cuối năm khi nền kinh tế vẫn đang còn khó khăn và người tiêu dùng vẫn ngại chi tiêu.
Giờ đây, những người mua sắm đủ điều kiện có thể dễ dàng thanh toán theo thời gian cho các món đồ từ hàng điện tử, quần áo, đồ chơi yêu thích của họ, v.v. bằng các khoản thanh toán nhỏ hàng tháng khi tiến hành thanh toán tại cửa hàng.
Nghiên cứu gần đây của Affirm tiết lộ rằng hơn một nửa số người Mỹ (54%) đang tìm kiếm các nhà bán lẻ có cung cấp tùy chọn mua trước trả sau (BNPL) khi thanh toán.
Theo chia sẻ từ Affirm, việc mở rộng quan hệ đối tác với Walmart và đưa ra các tùy chọn thanh toán theo thời gian một cách minh bạch có thể giúp nhiều người tiêu dùng hơn nữa tăng sức mua của họ trong mùa mua sắm cuối năm và hơn thế nữa.
Ngoài việc có mặt tại các cửa hàng Walmart trên toàn quốc, trên walmart.com và trong ứng dụng Walmart, người tiêu dùng Mỹ cũng có thể thanh toán theo thời gian với Affirm tại Walmart Vision và Auto Centers.
Về Affirm.
Sứ mệnh của Affirm là cung cấp các sản phẩm tài chính trung thực giúp cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng. Bằng cách xây dựng một loại mạng thanh toán mới — một mạng lưới dựa trên sự tin cậy, tính minh bạch và đặt con người lên hàng đầu — Affirm trao quyền cho hàng triệu người tiêu dùng chi tiêu và tiết kiệm một cách có trách nhiệm, đồng thời cung cấp cho hàng nghìn doanh nghiệp các công cụ để thúc đẩy tăng trưởng.
Không giống như hầu hết các thẻ tín dụng và các tùy chọn thanh toán theo thời gian khác, Affirm cho người tiêu dùng thấy chính xác số tiền họ sẽ trả trước và không bao giờ tăng thêm số tiền đó và không bao giờ tính bất kỳ khoản phí trễ hoặc phí ẩn nào khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google chấp nhận dàn xếp vụ kiện liên quan đến kho ứng dụng Google Play và đền bù cho 102 triệu người dùng.
Google đền bù 700 triệu USD cho 102 triệu người dùng trên Google Play
Theo thỏa thuận với các bang, Google sẽ trả 630 triệu USD cho người dùng ở 50 bang, quận Columbia ở Mỹ và Puerto Rico, quần đảo Virgin, cũng như 70 triệu USD cho quỹ chung dùng để giải quyết những vụ khiếu nại về sau.
Trong hồ sơ tòa án công bố ngày 19/12, 102 triệu người dùng Mỹ nằm trong diện được thanh toán. Trong đó, khoảng 70%, tương đương 71,4 triệu người, đủ điều kiện và sẽ tự động nhận được tiền mà không cần phải gửi yêu cầu.
Đây là những người đã mua hàng từ ứng dụng trên Google Play, hoặc thực hiện các giao dịch qua nền tảng Google Play Billing từ ngày 16/8/2016 đến ngày 30/9/2023. Họ sẽ nhận được 2 USD trở lên tùy theo mức chi tiêu trên cửa hàng ứng dụng Google.
Google bị 36 bang và quận Columbia kiện từ tháng 7/2021 với cáo buộc độc quyền và cạnh tranh không công bằng trên cửa hàng ứng dụng Google Play. Sau đó, các bang còn lại cùng với Puerto Rico và quần đảo Virgin cũng tham gia.
Công ty bị tố lợi dụng vị thế của mình để ép buộc người dùng trả các khoản phí không cần thiết khi giao dịch ứng dụng trên thiết bị Android, đồng thời khiến các nhà phát triển ứng dụng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận mức phí cao của Google.
Dù đồng ý dàn xếp với các bang, Google không thừa nhận các cáo buộc. Ngày 20/12, Wilson White, Phó chủ tịch Google phụ trách vấn đề chính phủ và chính sách công, trả lời Reuters rằng thỏa thuận “dựa trên sự lựa chọn và tính linh hoạt của Android, duy trì biện pháp bảo vệ an ninh mạnh mẽ và khả năng cạnh tranh của Google với các công ty khác”. Ngoài ra, hãng cũng sẽ đơn giản hóa việc sử dụng của người dùng trên Google Play.
Các bang của Mỹ xem thỏa thuận là chiến thắng mới cho người dùng. “Chúng tôi khởi kiện vì việc độc quyền để tăng giá và hạn chế lựa chọn của người tiêu dùng là bất hợp pháp”, Phil Weiser, người phụ trách tư pháp của bang Colorado, nói với Washington Post.
Google hiện đối mặt với hai vụ kiện chống độc quyền khác do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình lên tòa án Mỹ. Trong đó, một vụ liên quan đến cách Google lợi dụng vị thế độc quyền để thống trị thị trường tìm kiếm trực tuyến và vụ còn lại về quyền kiểm soát lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn đang tìm cách điều chỉnh chiến lược nhân tài của mình cho Gen Z thì bạn không hề đơn độc. Một trong những mối quan tâm cấp bách nhất của các nhà lãnh đạo nhân tài ở khắp mọi nơi trên thế giới đó là làm thế nào để thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z.
Cách doanh nghiệp có thể tuyển dụng và làm việc với Gen Z
Cũng giống như bất kỳ thế hệ nào khác, Gen Z có những đặc điểm, thách thức, điểm yếu và điểm mạnh riêng. Điều quan trọng mà các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp cần tập trung vào đó là hiểu và thích ứng với những sự khác biệt trong phạm vi phù hợp nhất có thể.
Gen Z (Thế hệ Z) là gì?
Gen Z hay thế hệ Z, là thế hệ gồm những người sinh từ năm 1996 đến năm 2010.
Gen Z được miêu tả là “Một thế hệ được hình thành bởi nhiều sự biến đổi, bao gồm đại dịch toàn cầu, sự phân biệt chủng tộc, bế tắc chính trị, khủng hoảng khí hậu và cả sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo”.
Gen Z cũng là thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong thời đại kỹ thuật số và do đó Gen Z cũng còn có một tên gọi khác đó là “Những đứa con kỹ thuật số” (Digital Natives).
Chính các yếu tố vĩ mô về môi trường mà Gen Z được sinh ra và lớn lên, nó tác động trực tiếp đến những đặc điểm tính cách chung của Gen Z, dưới đây là một số đặc điểm chính:
Am hiểu công nghệ: Gen Z là những người bản địa kỹ thuật số lớn lên cùng với Internet, điện thoại thông minh và mạng xã hội. Họ thường am hiểu công nghệ và có tính kết nối cao hơn so với các thế hệ trước đó như Baby Boomers, Gen X và Gen Y.
Không thích rủi ro: Phần lớn nhân viên Gen Z không thích rủi ro. Vì họ lớn lên trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái diễn ra toàn cầu và bắt đầu đi làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, những giai đoạn bất ổn kinh tế lớn này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến họ hoặc gia đình họ, khiến họ trở nên sợ rủi ro hơn.
Độc lập: Internet cùng với đó là sự tiến bộ của yếu tố công nghệ đã cung cấp cho Gen Z khả năng tiếp cận kho kiến thức và thông tin khổng lồ, khiến họ quen với việc tìm kiếm các câu trả lời trên Internet hơn là đi xin lời khuyên từ các thế hệ “cha anh”.
Cạnh tranh: Lớn lên trong thời kỳ suy thoái và chứng kiến cha mẹ mình gặp không ít khó khăn, Gen Z trở nên cạnh tranh hơn khi nói đến việc đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Phần lớn trong số họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được sự phát triển nghề nghiệp (và họ muốn được công nhận và cảm thấy sự chăm chỉ của họ có giá trị).
Cởi mở: Cởi mở và sẵn sàng kết nối là một đặc điểm đặc trưng khác của Gen Z. Lớn lên trong một xã hội toàn cầu đa dạng và liên kết chặt chẽ với nhau, Gen Z coi trong sự công bằng và minh bạch.
Những phương pháp hay nhất để tuyển dụng các nhân tài Gen Z.
Gen Z sẽ chiếm khoảng 27% lực lượng lao động ở các nước OECD vào năm 2025 và con số này còn tăng hơn nữa khi họ tiếp tục đến độ tuổi lao động và thế hệ Baby Boomers đến thời kỳ nghỉ hưu.
Vì sớm muộn gì Gen Z cũng sẽ là lực lượng lao động chính, việc doanh nghiệp xây dựng sớm các chiến lược tuyển dụng nhân tài sẽ là tiền đề để thúc đẩy chất lượng nhân sự của doanh nghiệp và hơn thế nữa.
Dưới đây là một số chiến lược tuyển dụng nhân viên Gen Z mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Mang đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn.
Với nhiều người Gen Z, thăng tiến hay cơ hội phát triển bản thân thậm chí còn quan trọng hơn cả các khoản tiền lương hàng tháng mà họ có thể nhận được.
Một cuộc khảo sát của LinkedIn cho thấy có đến 40% ứng viên Gen Z sẽ sẵn sàng chuyển việc và giảm lương từ 2% đến 5% để đổi lấy cơ hội phát triển tốt hơn. Gen Z có khả năng ưu tiên các cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp cao hơn 47% và có khả năng ưu tiên các cơ hội phát triển kỹ năng mới cao hơn 45% so với các thế hệ khác.
Đầu tư vào con đường phát triển nghề nghiệp của nhân viên theo đó có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z hiệu quả hơn. Tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp của các nhân viên Gen Z, vạch ra cho họ con đường sự nghiệp và cơ hội phát triển, cùng với đó là cung cấp các hướng dẫn rõ ràng về cách họ có thể đạt được mục tiêu chính là chìa khoá cho doanh nghiệp.
2. Cung cấp sự linh hoạt trong công việc.
So với các thế hệ khác, nhân viên Gen Z ít gắn bó nhất hay nói cách khác họ dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp nhất. Với các doanh nghiệp không thể đưa ra các chế độ làm việc linh hoạt, 72% Gen Z nói rằng họ có thể nghỉ việc, con số này với Gen Y là 69%, Gen X là 53% và 59% là của Baby Boomers.
Hơn nữa, 32% nhân viên Gen Z sẽ sẵn sàng giảm lương từ 2% đến 5% để đổi lấy lịch làm việc kết hợp (Hybrid Work) và 38% sẵn sàng giảm lương để có được cái gọi là cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance) tốt hơn.
Để có thể thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z tốt hơn, doanh nghiệp có thể cung cấp các chế độ làm việc linh hoạt, đó có thể làm làm việc kết hợp giữa văn phòng và tại nhà hoặc xen kẻ lịch làm việc linh hoạt từ các ngày trong tuần.
3. Đưa ra mức lương và phúc lợi cạnh tranh.
Lương thưởng không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá cơ hội việc làm, nhưng nó hiếm khi là điều không quan trọng dù là với thế hệ nào.
Người lao động Gen Z có nhiều khả năng cảm thấy họ bị doanh nghiệp trả lương thấp, hơn một nửa (57%) cho rằng họ kiếm được ít hơn mức họ xứng đáng được nhận.
Một mức lương cạnh tranh theo đó có thể giúp doanh nghiệp thu hút các thế hệ lao động trẻ hiệu quả hơn – miễn là các nhu cầu khác của họ được đáp ứng. Khi được hỏi họ muốn người sử dụng lao động (doanh nghiệp) tập trung vào lợi ích nào nhất, 39% xếp việc sắp xếp công việc linh hoạt là ưu tiên hàng đầu.
Các gói lương thưởng toàn diện, cạnh tranh sẽ thu hút hầu hết người tìm việc, bao gồm cả các nhân tài Gen Z.
4. Tập trung vào tuyển dụng dựa trên kỹ năng.
Gen Z không có nhiều kinh nghiệm làm việc như các thế hệ cũ nhưng bù lại họ có các kỹ năng và mong muốn học hỏi thêm các kỹ năng mới nhiều hơn. Hơn 3/4 (76%) nhân viên Gen Z tin rằng học tập là chìa khóa dẫn đến sự nghiệp thành công và họ dành nhiều thời gian hơn 12% cho việc học tập để xây dựng các kỹ năng cứng.
Doanh nghiệp cần đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng của họ, thay vì kinh nghiệm làm việc hoặc trình độ học vấn trong quá khứ, điều này vừa sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho Gen Z và vừa mở rộng khía cạnh tuyển người của doanh nghiệp.
5. Ưu tiên sự đa dạng, công bằng và hòa nhập.
Những nhà tuyển dụng ủng hộ sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) sẽ không chỉ thu hút mạnh mẽ các nhân tài Gen Z mà còn xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh giúp giữ chân họ tốt hơn.
Khoảng 3.4 nhân viên Gen Z (74%) nói rằng điều quan trọng đối với họ là được làm việc tại một doanh nghiệp có ưu tiên DEI.
Điều này vượt ra ngoài sự nhấn mạnh về giới tính và chủng tộc, mà còn bao gồm cả khuynh hướng tình dục, khả năng, tuổi tác, tôn giáo và các tình trạng khác.
Trong tài liệu xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng (Employer Branding) và trong suốt quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp cần truyền tải được các cam kết về DEI để ứng viên có thể nhận diện được và từ đó sẵn sàng kết nối và cống hiến.
6. Làm nổi bật văn hóa và giá trị công ty của bạn.
Gen Z cũng muốn nhiều hơn một công việc đơn thuần; họ muốn tìm những cơ hội hỗ trợ mục tiêu và đam mê của họ.
Ví dụ: 80% Gen Z sẽ rời bỏ vai trò của mình để tìm kiếm các cơ hội mới tốt hơn, phù hợp hơn với các giá trị cá nhân của họ.
Và 74% nói rằng điều quan trọng đối với họ là được làm việc tại một doanh nghiệp có chính sách và hoạt động phù hợp với niềm tin cá nhân của họ.
Với góc nhìn doanh nghiệp, việc giúp ứng viên hiểu được giá trị của doanh nghiệp và những điều làm nên sự độc đáo của văn hóa doanh nghiệp chính là nền tảng.
Liệu doanh nghiệp có cam kết ESG không, có ưu tiên tính bền vững không, có ưu tiên trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR) không và hơn thế nữa.
Hãy nỗ lực thực hiện lời hứa để giữ chân nhân tài Gen Z.
Việc tuyển dụng được các nhân viên Gen Z chỉ mới là một phần của chặng đường, làm sao để giữ chân được họ, khiến họ cống hiến nhiều hơn là một phần khác.
Doanh nghiệp phải thực hiện những lời hứa đã đưa ra trong quá trình tuyển dụng, từ cơ hội phát triển nghề nghiệp, cam kết DEI hay các trách nhiệm khác với xã hội. Vốn coi trọng hành động và tính xác thực, Gen Z sẽ quan sát nhiều hơn là lắng nghe các tuyên bố một chiều từ doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi Gen Z sớm sẽ là tương lai của thế giới việc làm, là nguồn lực lao động chính của nền kinh tế, nhiều người đang tự hỏi liệu Gen Z có thể tạo ra một cuộc cách mạng việc làm hay không hay họ nhìn nhận như thế nào về công việc và thu nhập. Các cuộc khao sát mới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ điều này.
Gen Z là thế hệ phổ biến nhất cho rằng cần làm việc ít hơn nhưng phải có cuộc sống tốt hơn
Theo cuộc khảo sát mới đây của BI với gần 2000 người thuộc Gen Z (Thế hệ Z), số liệu cho thấy rằng một lượng người không hề ít trong nhóm này (38%) nghĩ rằng mọi người chỉ cần làm việc ít hơn 40 giờ một tuần để có thể có được một cuộc sống đầy đủ (Trung lưu).
Trong khi đó, con số này đối với những người luôn chăm chỉ làm việc và thường là ít có nhu cầu nói lên ý kiến của mình hoặc có nhu cầu muốn ai đó bàn tán về mình (hard-working Silent Generation) chỉ là 8% thành viên.
Silent Generation hay Thế hệ im lặng là khái niệm dùng để chỉ những người lớn tuổi nhưng vẫn còn chăm chỉ lao động, nhóm người này ít có nhu cầu ai đó (các thế hệ khác) nói về họ, dù là về sở thích hay quan điểm cá nhân.
Về cơ bản, số liệu cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ Gen Z (và cũng là nhiều nhất trong các thế hệ) không mấy mặc mà với khái niệm làm việc chăm chỉ, thay vào đó họ muốn làm việc ít hơn nhưng lại nhận được nhiều hơn và có được một cuộc sống thoải mái hơn.
Với sự phổ biến của TikTok (có thể xem đây là mạng xã hội của Gen Z), khi nhiều người trẻ càng thích thú với những thứ gì đó ngắn hay thậm chí là những xu hướng giải trí độc hại, việc nỗ lực và kiên trì bền bỉ với công việc có thể sẽ là rào cản với nhóm lao động trẻ này (ít nhất là với gần 40% Gen Z trong khảo sát trên).
Bỏ qua những sự khác biệt (mà dường như đó là điều đương nhiên) giữa các thế hệ, dưới đây là một số thứ mà một nhóm người lao động Gen Z muốn làm việc ít hơn và nhận được nhiều hơn cần hiểu:
1) Niềm đam mê, sự sáng tạo và nỗ lực có thể khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy, bằng mọi cách, hãy tiếp tục đấu tranh để có được những thay đổi tích cực! Và nếu điều này xảy ra, bạn không cần phải làm một công việc mệt mỏi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều trong một văn phòng ngột ngạt nếu bạn không muốn (vi suy cho cùng bạn làm ít hay nhiều không quan trọng bằng việc bạn tạo ra những gì).
2) Hầu hết mọi người trong lực lượng lao động – bao gồm hầu hết các đồng nghiệp thuộc Gen Z của bạn (62% còn lại) – không kỳ vọng làm ít hơn và nhận được nhiều hơn, vì vậy đừng ngạc nhiên nếu nhà tuyển dụng và khách hàng thích tuyển dụng và làm việc với họ thay vì bạn.
3) Quan điểm của bạn có thể thay đổi khi bạn già đi. Điều quan trọng và đáng mừng là điều này có thể không phải do thế giới thực đánh bật chủ nghĩa lý tưởng của bạn mà nó là vì bạn thấy mình muốn làm việc nhiều giờ hơn vì bạn yêu thích công việc và nghề nghiệp của mình, đồng thời bạn cũng thấy rằng công việc đó còn giá trị hơn cả số tiền mà bạn có thể nhận được
Về bản chất, trong khi lựa chọn con đường là việc của bạn và không ai có thể thay đổi được bạn nếu bạn không muốn, tuy nhiên nếu những thứ bạn muốn có liên quan chặt chẽ đến người khác (thế hệ khác), việc bạn chấp nhận sự khác biệt từ họ dường như là điều khó tránh khỏi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Điều đáng chú ý là Sumibi Việt Nam – doanh nghiệp mới được Golden Gate thâu tóm chỉ được thành lập từ tháng 11/2023, với hoạt động kinh doanh chính là nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
Golden Gate mua lại nhà hàng Sumibi Việt Nam
Công ty CP Tập đoàn Golden Gate đã công bố nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt mua 79,9% cổ phần của Công ty CP Sumibi Việt Nam, thời gian thực hiện trong 2023 hoặc 2024.
Điều đáng chú ý là Sumibi Việt Nam mới được thành lập từ tháng 11/2023, do bà Vũ Thị Phương làm người đại diện pháp luật, có trụ sở đặt tại Ba Đình, Hà Nội, với hoạt động kinh doanh chính là nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
Như vậy, Golden Gate sẽ sớm bổ sung thêm một nhà hàng mới vào danh mục hơn 23 thương hiệu cùng hơn 450 nhà hàng trên gần 50 tỉnh thành, phục vụ hơn 18 triệu lượt khách hàng mỗi năm.
Trước Sumibi, tài liệu họp ĐHĐCĐ 2023 cũng nhắc tới một lĩnh vực mà Golden Gate mới tham gia gần đây, là “đồ ăn giao hàng”.
Theo tìm hiểu, đây là mảng kinh doanh có tên “GDeli” – bắt nguồn từ sáng kiến của Golden Gate trong bối cảnh đại dịch bùng phát, khách hàng không thể tới ăn trực tiếp các nhà hàng mà phải sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn giao tận nhà.
Điểm khác biệt của GDeli so với các ứng dụng giao đồ ăn hiện nay, đó là Golden Gate chỉ phục vụ các món ăn, thức uống của thương hiệu F&B trực thuộc hệ thống công ty.
Các thương hiệu này bao gồm: Manwah, Gogi, Kichi-kichi, Ashima, Daruma, Yu Tang, Shogun, Icook,…
Cuối năm ngoái, Golden Gate cũng thông qua việc góp thêm 90 tỷ đồng vào Công ty TNHH Đầu tư Tây Hồ – Vĩnh Phúc. Được biết, đây là công ty do ông Trần Việt Trung – Chủ tịch HĐQT Golden Gate – làm tổng giám đốc.
Trước đó, Golden Gate đạt doanh thu 6.965 tỷ đồng trong năm 2022, gấp hơn 2 lần so với năm 2021. Lợi nhuận gộp về bán hàng của Golden Gate cũng tăng lên mức 4.314 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ mức 58% tăng lên 62%.
Ngoài ra, Golden Gate cũng đẩy mạnh xây dựng công nghệ chuyển đổi số (các ứng dụng bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, quản lý tài sản và quản lý vận hành nhà hàng) làm nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả vận hành, chăm sóc khách hàng, tối ưu chi phí.
Ngoài ra, công ty đã bước vào những mảng kinh doanh mới như cung cấp suất ăn tại bệnh viện Bạch Mai, bổ sung ngành nghề cửa hàng tiện lợi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
EU quyết định mở thủ tục tố tụng chính thức đối với nền tảng X theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, điều tra thông tin sai lệch liên quan đến cuộc tấn công của Hamas đối với Israel.
Mạng xã hội X (Twitter) bị EU điều tra với cáo buộc vi phạm luật truyền thông xã hội
Cuộc điều tra này là hành động đầu tiên chống lại một nền tảng trực tuyến lớn kể từ sau khi EU thông qua quyết định thực thi Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), một bộ luật của Liên minh châu Âu nhằm tăng cường trách nhiệm của các công ty trực tuyến liên quan đến vấn đề kiểm duyệt nội dung.
“Việc chính thức mở thủ tục tố tụng chống lại X ngày hôm nay cho thấy rõ rằng, với DSA, đã đến lúc các nền tảng trực tuyến lớn ngừng hành xử như thể chúng quá lớn để bận tâm.
Cuộc điều tra của chúng tôi sẽ tập trung vào xem xét sự tuân thủ các nghĩa vụ DSA của X liên quan đến việc chống lại sự phổ biến, khuếch đại nội dung bất hợp pháp và thông tin sai lệch ở EU, tính minh bạch của nền tảng và thiết kế giao diện người dùng”, Ủy viên EU chuyên giám sát vấn đề thực thi kỹ thuật số Thierry Breton cho biết.
Từ tháng 10/2023, Ủy ban châu Âu cho biết đã tiến hành một cuộc điều tra thu thập thông tin sơ bộ chống lại X, trong đó xem xét ‘việc phổ biến nội dung bất hợp pháp trong bối cảnh Hamas tấn công khủng bố đối với Israel’.
Cuộc điều tra chính thức sẽ xem xét 4 nội dung chính, gồm phổ biến nội dung bất hợp pháp; tính hiệu quả trong những nỗ lực của X nhằm chống lại thông tin sai lệch; khả năng X đặt ra những hạn chế trong việc cấp cho các nhà nghiên cứu quyền truy cập vào dữ liệu của mình; các hành vi lừa đảo (được gọi là ‘mô hình đen tối’) có liên quan đến sản phẩm đăng ký ‘dấu tích Xanh’ (Blue Tick) của X.
Trong trường hợp hành vi vi phạm được chứng minh thành công, DSA có quyền áp dụng các hình phạt nghiêm khắc, bao gồm khoản tiền phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu của một công ty trực tuyến.
Mặc dù thời hạn kết thúc quá trình tố tụng không được xác định, song Ủy ban châu Âu lưu ý rằng có quyền ra lệnh cho X thực hiện các bước tạm thời hoặc khắc phục hậu quả trong khi chờ kết luận của cuộc điều tra.
Vài tuần sau khi bắt đầu hoạt động thu thập thông tin chống lại X, Ủy ban châu Âu cũng đồng thời tiến hành các cuộc điều tra sơ bộ tương tự đối với các nền tảng truyền thông xã hội lớn khác như TikTok, YouTube, Facebook và Instagram.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ việc hàng loạt ‘siêu tượng đài’ Toshiba, Sharp, Sanyo…phải bán mình, giờ đây một doanh nghiệp Nhật Bản đã mua lại biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Mỹ US Steel với giá 14,9 tỷ USD.
Nippon Steel của Nhật Bản mua lại US Steel của Mỹ với giá gần 15 tỷ USD
Thương vụ bán mình với giá 14,9 tỷ USD.
CNN đưa tin, tập đoàn thép lớn nhất Nhật Bản Nippon Steel đã vượt qua nhiều cái tên lớn như Cleveland-Cliffs, ArcelorMittal và Nucor để mua lại US Steel của Mỹ với giá 14,9 tỷ USD.
Thỏa thuận này đánh dấu bước ngoặt của doanh nghiệp 122 năm tuổi, biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Mỹ, cũng như từng là công ty lớn nhất thế giới. Nhiều năm trước, US Steel đã bị Nucor Steel vượt qua để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ.
Theo Reuters, mức giá chốt của thỏa thuận này là 55 USD/cổ phiếu, so với mức 35 USD/cổ phiếu mà công ty thép Cleveland-Cliffs đề xuất với US Steel hồi tháng 8.
CEO US Steel, ông David Burritt cho biết “chúng tôi tự tin rằng sự kết hợp này thực sự là điều tốt nhất cho tất cả mọi người”. Ông cũng nói thêm “thỏa thuận sẽ tạo ra một công ty thép toàn cầu và có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng”.
Được biết, hoạt động của US Steel vẫn diễn ra với tên gọi này của công ty, hãng cũng sẽ tiếp tục có trụ sở ở Pittsburgh, Mỹ. Song, thương vụ có thể sẽ vấp phải sự phản đối.
Việc mua lại US Steel sẽ giúp Nippon của Nhật Bản trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới, sau China Baowu Group và ArcelorMittal, theo số liệu sản xuất năm 2022 từ Hiệp hội Thép Thế giới; đồng thời giúp nhà máy đạt công suất 100 triệu tấn thép thô toàn cầu.
Thương vụ này cũng giúp mở rộng đáng kể hoạt động sản xuất tại Mỹ, nơi giá thép dự kiến sẽ tăng trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô tăng cường sản xuất sau những thỏa thuận gần đây với các nghiệp đoàn để chấm dứt những cuộc đình công.
Theo số liệu của LSEG, Nippon đã trả cho US Steel số tiền gấp 7,3 lần khoản thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần (EBITDA) trong giai đoạn 12 tháng.
Một số nhà phân tích cho biết US Steel có giá trị thấp hơn do việc tiếp quản nhà máy thép Big River ở Arkansas với giá 774 triệu USD vào năm 2021 vẫn chưa mang lại lợi nhuận. Nhà phân tích Gordon Johnson tại công ty nghiên cứu thị trường GLJ Research cũng nhận định Nippon đang trả quá nhiều tiền cho những tài sản này.
Giá cổ phiếu của US Steel đã tăng 26%, ở mức 49,59 USD/cổ phiếu trong phiên 18/12 sau thông báo về thương vụ. Cổ phiếu của Nippon Steel đã kết thúc giao dịch tại Tokyo trước khi tập đoàn công bố thỏa thuận này.
Nippon cho biết tất cả các cam kết của US Steel với nhân viên, bao gồm các thỏa thuận đàm phán với nghiệp đoàn, sẽ được tuân thủ.
Tuy nhiên, nghiệp đoàn lao động ngành công nghiệp thép United Steelworkers cũng bày tỏ sự không đồng tình về việc bán cho Nippon vì có nhiều lo lắng các thỏa thuận lao động sẽ không được tuân thủ đầy đủ.
US Steel cho biết giao dịch với Nippon dự kiến sẽ kết thúc vào quý II hoặc quý III/2024, tùy thuộc vào sự chấp thuận theo quy định.
Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ dự kiến sẽ đánh giá lại giao dịch này. Trong trường hợp các cơ quan quản lý hủy bỏ thỏa thuận, Nippon sẽ nợ US Steel khoản phí “chia tay” 565 triệu USD.
“Mục tiêu mua lại” hấp dẫn.
US Steel, được thành lập vào năm 1901 bởi một số “ông trùm” lớn nhất nước Mỹ, bao gồm Andrew Carnegie, J.P. Morgan và Charles Schwab, đã gắn bó với sự phục hồi của ngành công nghiệp Mỹ sau cuộc Đại suy thoái và Thế chiến thứ hai.
Cổ phiếu của US Steel gần đây hoạt động kém hiệu quả sau nhiều quý doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, khiến doanh nghiệp này trở thành mục tiêu mua lại hấp dẫn cho các đối thủ đang muốn bổ sung thêm một nhà sản xuất thép được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô.
Ngoài các nhà sản xuất ô tô, US Steel còn cung cấp sản phẩm cho ngành năng lượng tái tạo và được hưởng lợi từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một trong những nhà thiết kế cấp cao cuối cùng còn lại của Apple từ thời huyền thoại thiết kế Jony Ive, Peter Russell-Clarke, đã từ chức sau gần 20 năm làm việc tại công ty.
Nhà thiết kế cấp cao cuối cùng từ thời huyền thoại Jony Ive rời Apple
Sau khi rời Apple, Peter Russell-Clarke gia nhập Vast Space, LLC với tư cách là cố vấn, Vast Space là một công ty có kế hoạch sử dụng khả năng phóng vệ tinh của SpaceX để cung cấp các dịch vụ liên quan đến vũ trụ cho khách hàng (người dùng cuối), bao gồm cả dịch vụ “sống trong không gian tối đa 30 ngày trên trạm vũ trụ tư nhân.”
Với vai trò mới tại Vast, Peter Russell-Clarke sẽ giúp công ty khởi nghiệp này xây dựng đội ngũ thiết kế công nghiệp riêng thay vì phải thuê ngoài.
Tại Apple, nhà thiết kế này phụ trách mảng thiết kế phần cứng cho các sản phẩm chính của Apple, bên cạnh đó là hỗ trợ thiết kế cho trụ sở chính và các cửa hàng bán lẻ của hãng.
Việc nhà thiết kế kỳ cựu bậc nhất cuối cùng từ thời huyền thoại thiết kế Jony Ive rời công ty cũng có thể khiến cho hoạt động thiết của Apple gặp khó khăn, ngoài các yếu tố về công nghệ, Apple từ lâu đã được ca ngợi về mặt thiết kế, thậm chí đối với nhiều người dùng trẻ, mẫu thiết kế là lý do họ chọn sử dụng Apple thay vì là các chức năng phần cứng khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta và TikTok đã xử lý số lượng kỷ lục các bài đăng và tài khoản trên mạng xã hội ở Malaysia trong 6 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh chính quyền nước này tăng cường yêu cầu xóa nội dung.
Meta và TikTok được yêu cầu xoá nhiều nội dung độc hại ở Malaysia năm 2023
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, Meta đã không cho người dùng ở Malaysia xem khoảng 3.100 trang và bài đăng trên nền tảng Facebook và Instagram, vì những trang này được cho là đã vi phạm luật pháp địa phương, theo dữ liệu được công bố trong Báo cáo minh bạch hai năm một lần của Meta trong tháng này.
Con số này cao gấp sáu lần so với nửa năm trước và cao nhất kể từ khi công ty bắt đầu báo cáo các hạn chế về nội dung ở Malaysia vào năm 2017.
Cơ quan quản lý truyền thông của Malaysia cho biết trong một tuyên bố rằng nỗ lực yêu cầu xóa nội dung trên các nền tảng truyền thông xã hội là nhằm mục đích bảo vệ người dùng khỏi “sự gia tăng đáng kể các tác hại trực tuyến chứ không phải để ngăn chặn các quan điểm”.
Meta cho biết thêm rằng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, họ đã hạn chế quyền truy cập vào hơn 3.500 nội dung theo yêu cầu của cơ quan quản lý truyền thông và các cơ quan chính phủ khác của Malaysia.
Báo cáo của Meta cho biết nội dung bao gồm những lời chỉ trích chính quyền và các bài đăng cờ bạc bất hợp pháp, lời nói căm thù, nội dung chia rẽ chủng tộc hoặc tôn giáo, bắt nạt và lừa đảo tài chính.
TikTok trong một báo cáo tương tự đưa ra vào tháng trước cho biết họ đã nhận được 340 yêu cầu từ chính quyền Malaysia về việc xóa hoặc hạn chế nội dung trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, gây ảnh hưởng đến 890 bài đăng và tài khoản. Con số này gấp ba lần số lượng bị TikTok loại bỏ vào nửa cuối năm 2022.
Dữ liệu cho thấy Malaysia đưa ra nhiều yêu cầu hạn chế nội dung trên TikTok hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á.
Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia mới đây cho biết số liệu thống kê của họ cho thấy nội dung có hại trên các nền tảng truyền thông xã hội tăng gấp 24 lần, tăng lên 25.642 vào năm 2023 từ 1.019 của năm trước, bao gồm nội dung lừa đảo, bán hàng bất hợp pháp, cờ bạc, tin tức giả mạo và ngôn từ kích động thù địch.
Bộ trưởng Truyền thông Malaysia, Fahmi Fadzil, cho biết cho biết rằng TikTok đã chưa làm đủ để hạn chế nội dung phỉ báng hoặc gây hiểu lầm và cáo buộc nền tảng của Trung Quốc này không tuân thủ một số luật địa phương.
Chính phủ Malaysia cũng đang đe dọa sẽ có hành động pháp lý đối với Meta vì đã không hành động chống lại nội dung “không mong muốn” nhưng đã hủy bỏ kế hoạch sau các cuộc họp với công ty công nghệ của Mỹ này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
COTTI COFFEE chính thức có mặt tại TP.HCM với những cửa hàng vừa khai trương tại trung tâm thương mại PEARL PLAZA (số 651A, đường Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh), tòa nhà HADO AIRPORT BUILDING (Số 2, đường Hồng Hà, phường 02, quận Tân Bình) và Đại học Sài Gòn (Số 51, đường Nguyễn Trãi, phường 02, Quận 5).
COTTI COFFEE của Trung Quốc chính thức có mặt tại Việt Nam
COTTI COFFEE là thương hiệu chuỗi cà phê lớn thứ tư trên thế giới, và là nhà tài trợ toàn cầu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina. Từ khi thành lập lại Trung Quốc, COTTI có hơn 6,400 cửa hàng tại hơn 330 thành phố, ở 28 quốc gia trên toàn cầu.
Suốt hành trình phát triển không ngừng nghỉ, COTTI luôn giữ vững sứ mệnh “Giúp khách hàng thoải mái tận hưởng lối sống cà phê” với phương châm “MORE COZY, MORE YOUNGER”. Bên cạnh đó, COTTI cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm cà phê chất lượng cao, chi phí hợp lý, tiện lợi cùng phong cách trẻ trung – thời thượng.
COTTI COFFEE chọn lọc 100% hạt cà phê Arabica chất lượng cao, trong đó hạt cà phê Sirius đạt Giải thưởng Bạch kim Cà phê Quốc tế IIAC 2023 và Giải Vàng là lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, giá của COTTI COFFEE vẫn duy trì sức hấp dẫn trên thị trường, đáp ứng mục tiêu “Chất lượng cao, giá phải chăng”.
Tại COTTI COFFEE, khách hàng có thể nếm thử nhiều hương vị cà phê độc đáo. Ví dụ loại cổ điển đậm đà như Americano, Latte, Cappuccino,… hay các dòng thức uống mới như Sữa dừa Latte, Sữa yến mạch Latte, Pampas Blue Coconut Latte, Dòng sản phẩm Bưởi hồng đá xay và Sữa gạo Star.
Đặc biệt là các loại đồ uống giới hạn ra mắt tại Việt Nam, như dòng sản phẩm “Pampas”, gồm trà sữa Pampas, latte dừa Pampas, Pampas Blue hoa nhài latte và trà hạt sen. Tất cả những thức uống trên được kết hợp đầy mê hoặc giữa thương hiệu COTTI COFFEE và hương vị Việt Nam, có thể chạm đến khẩu vị những tín đồ đam mê mãnh liệt với cà phê.
Ngoài hương vị độc đáo, COTTI COFFEE còn thu hút sự chú ý của thị trường nhờ ứng dụng công nghệ. Cụ thể, khách hàng chỉ cần tải app của COTTI COFFEE, là dễ dàng đặt đồ uống trên điện thoại di động, đồng thời có thể đến cửa hàng nhận thức uống nhanh chóng theo thời gian hoàn thành do ứng dụng nhắc nhở.
Ứng dụng này cũng thường xuyên gửi phiếu giảm giá và nhiều phần quà khác nhau, giúp khách hàng tận hưởng các lựa chọn ngon miệng với giá cả phải chăng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bỏ việc ở Amazone, khởi nghiệp thất bại với 20 công ty, nhà sáng lập Instacart trở thành tỷ phú sau khi nảy ra ý tưởng từ một lần mở tủ lạnh.
Nhà sáng lập Instacart: Từ nhiều lần khởi nghiệp thất bại đến được định giá gần 9 tỷ USD
Apoorva Mehta, 37 tuổi, là đồng sáng lập của Instacart – công ty khởi nghiệp giao hàng tạp hóa trực tuyến đã IPO vào tháng 9 và được định giá 8,8 tỷ USD. Là cổ đông cá nhân lớn nhất của Instacart, Mehta hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD sau khi bán 700.000 cổ phiếu của công ty mà mình thành lập tại San Francisco vào năm 2012.
Con đường trở thành tỷ phú của Mehta chứa đầy tàn tích của “khoảng 20” công ty mà anh ấy đã khởi nghiệp thất bại trước khi đạt được thành công với Instacart.
Năm 2010, Mehta sống ở Seattle và làm việc trong lĩnh vực hậu cần cho Amazon với tư cách là kỹ sư chuỗi cung ứng. Sau đó, anh nghỉ việc và chuyển đến San Francisco với mong muốn xây dựng công ty khởi nghiệp của riêng mình nhưng không có kế hoạch rõ ràng, Mehta nói trên chương trình “Squawk Box” của CNBC.
Trong hai năm tiếp theo, nỗ lực kinh doanh của anh trải dài từ việc phát triển quảng cáo cho các công ty games đến mạng xã hội dành cho luật sư. “Thật không may, tất cả đều thất bại,” Mehta nói.
Trong thời điểm ấy, một ý tưởng đã nảy ra khi Mehta nhìn vào tủ lạnh của mình. “Hết đồ tạp hóa là một vấn đề tôi đang gặp phải,” Mehta nói và nhận ra có lẽ mình không đơn độc.
Anh nhận ra khoảng trống trong thị trường giao hàng trực tuyến đang phát triển mạnh. Mehta cho biết: “Đây là năm 2012 và chúng tôi đặt hàng mọi thứ trực tuyến, ngoại trừ hàng tạp hóa. “Tôi quyết định sẽ thay đổi điều đó. Tôi bắt đầu viết mã phiên bản đầu tiên của ứng dụng Instacart và ba tuần sau, Instacart ra đời.”
Instacart đã có một khởi đầu không mấy suôn sẻ: Mehta muốn tham gia vào vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator, nhưng đã bỏ lỡ thời hạn nộp đơn, anh nói với TechCrunch vào năm 2012. Sau đó, vị doanh nhân trẻ đã gây ấn tượng với các đối tác của vườn ươm bằng việc giao 6 chai bia đến trụ sở của Y Combinator và ngay lập tức kiếm được một suất từ đó.
Y Combinator đã giúp Mehta huy động được 2,3 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm trong vòng vài tháng và Instacart nhanh chóng phát triển ra bên ngoài San Francisco. Hiện công ty cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa từ hơn 80.000 cửa hàng, bao gồm các chuỗi như Kroger, Costco và Wegmans, tại hơn 14.000 thành phố trên khắp Bắc Mỹ.
Trước khi IPO, Instacart đã nêu trong hồ sơ SEC rằng công ty đã giao hơn 900 triệu đơn hàng với 20 tỷ mặt hàng kể từ khi Mehta ra mắt ứng dụng này lần đầu tiên vào năm 2012.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin từ Reuters cho biết gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đã đóng cửa Team Kaiju, một trong những studio trò chơi điện tử tại Mỹ, nơi được coi là một phần quan trọng trong kế hoạch mở rộng toàn cầu nhằm trở thành nhà phát triển trò chơi cạnh tranh với các thị trường phương Tây.
Tencent đóng cửa studio game Team Kaiju tại Mỹ
Theo đó, nguồn tin cho biết studio trò chơi Team Kaiju tại Mỹ của Tencent đã yêu cầu nhân viên chuyển sang làm việc tại một studio trò chơi khác của Tencent.
Team Kaiju là nhóm phát triển các trò chơi điện tử có kinh phí lớn dưới sự lãnh đạo của nhà thiết kế trò chơi giàu kinh nghiệm Scott Warner. Tencent đã tuyển dụng Warner vào năm 2020 và đây được coi là một thương vụ tuyển dụng lớn vào thời điểm đó vì Warner từng là giám đốc cho một trong những video game đình đám “Halo 4”.
Warner sau đó đã rời Team Kaiju vào tháng 4.
Tencent đóng cửa Team Kaiju trong bối cảnh các công ty Trung Quốc liên tục nỗ lực xây dựng các studio game ở nước ngoài với mục tiêu cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài Trung Quốc.
Đầu tháng này, Tencent cũng đã tiết lộ tựa game đầy tham vọng nhất có tên Last Sentinel, được phát triển bởi khoảng 200 người tại studio game Lightspeed LA.
Tencent được biết đến rộng rãi nhờ phát triển các trò chơi di động phổ biến như PUBG Mobile và nhiều tựa game đình đám khác bên cạnh siêu ứng dụng phổ biến nhất Trung Quốc là WeChat.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ cà phê muối đến bánh đồng xu phô mai hay trà chanh giã tay đều khiến cả người bán và người mua quay cuồng trong thời gian qua. Chỉ kỳ vọng lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn, nhiều chủ cửa hàng bán đồ ăn theo trend đang phải gồng lỗ mỗi ngày khi xu hướng hạ nhiệt dần.
“Đu đỉnh” ăn trái đắng
“Có những ngày em bán vỏn vẹn được gần chục ly cà phê, hôm nào khá khẩm hơn chút cũng chỉ loanh quanh hai, ba chục ly. Chắc sắp tới em nghỉ bán, thanh lý xe đẩy này cho người khác rồi đi kiếm việc khác làm”, Hoàng Thanh (23 tuổi), một chủ xe đẩy bán cà phê muối ở khu vực Cầu Giấy chia sẻ.
Cũng giống như nhiều chủ xe bán cà phê muối khác, Thanh bắt đầu kinh doanh loại đồ uống này sau khi xem nhiều clip về các xe đẩy cà phê muối trên TikTok. “Thấy người ta bán được cả trăm ly mỗi ngày, em cũng thấy ham. Chưa kể, chi phí và dụng cụ để làm cà phê muối cũng không quá khó và không phải đầu tư kỳ công như mở một cửa hàng nghiêm chỉnh nên em cũng làm theo”.
Quả thực những ngày đầu Thanh cũng thu về kha khá khi việc kinh doanh tương đối thuận lợi. Thế nhưng, chỉ sau hơn một tháng, ngày càng có nhiều chiếc xe đẩy cà phê muối xuất hiện trên đường phố trong khi lượng người mua chỉ còn lác đác.
“Mới hôm trước em còn phải về sớm vì đứng mấy tiếng đồng hồ chỉ bán được 5 ly, chưa kể trong đó có một ly em tự thưởng cho mình”, Thanh nói.
Từ cà phê muối, bánh đồng xu phô mai cho đến trà chanh giã tay hay mới nhất là trà sữa nướng đều là những trend ăn uống của năm nay. Chỉ trong thời gian ngắn, khi trào lưu này chưa kịp nguội thì các trào lưu khác lại nở rộ, khiến các chủ cửa hàng bị xoay như chong chóng.
Một chủ quầy bán bánh đồng xu phô mai ở Cầu Giấy chia sẻ việc kinh doanh chỉ thuận lợi một, hai tháng đầu. “Trước đây khách đến mua phải xếp hàng dài thì giờ đây, chỉ lác đác vài người đến mua”. Chưa kể, số tiền bỏ ra để mua máy móc, thuê mặt bằng và nhân công thì cao trong khi khách ngày càng ế ẩm khiến chị phải cắn răng gồng lỗ.
Rủi ro của kinh doanh theo trend
Nhiều chuyên gia nhận định, việc kinh doanh theo trend có thể giúp người đầu tư thu lời một cách nhanh chóng. Thế nhưng, bên cạnh nguồn tiền ngắn hạn, xu hướng kinh doanh theo trend cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người tiêu dùng “cả thèm chóng chán” với những đồ ăn, thức uống theo trend trong khi các cửa hàng thì liên tục mọc lên như nấm khiến các chủ hàng hiện tại rơi vào cảnh khó khăn.
Trong chia sẻ với truyền thông, chuyên gia kinh tế, TS Huỳnh Thanh Điền cho biết bản chất của các xu hướng và trào lưu chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, hay nói cách khác là có vòng đời ngắn. Những người tạo ra các món theo trend dễ kiếm được lợi nhuận cao trong thời gian đầu nhưng sau khi nhiều người sao chép, nguồn cung sẽ vượt qua cầu, khiến cho món ăn theo trend dần bị thoái trào.
Trong khi điểm mấu chốt của kinh doanh là giữ được khách hàng trung thành với mình. Thế nhưng, đối với việc kinh doanh chạy theo xu hướng, về bản chất, các loại đồ ăn thức uống theo trend này không hề khó với công thức chế biến tràn lan trên mạng xã hội và ai cũng có thể làm được. Thành thử đồ của cửa hàng nào cũng na ná nhau, không có điểm nhấn riêng biệt để giữ chân khách hàng sau những lần thử đầu tiên.
Chị Thu Thảo, một chủ kênh TikTok chuyên review đồ ăn, chia sẻ: “Khi trend bánh đồng xu phô mai mới nổi lên, mình phải xếp hàng tận 2 tiếng đồng hồ mới được thưởng thức. Thế nhưng sau khi ăn rồi mình thấy món này không có gì đặc sắc và cũng chẳng ăn lại lần thứ hai. Với mấy trend trên mạng xã hội, mình chỉ đến quán với tâm lý thử cho biết, chứ cũng không kỳ vọng gì nhiều”.
Khi thị trường đang quan tâm với sản phẩm, thì đó cũng là lúc đỉnh của trend và sẽ sớm bước vào giai đoạn thoái trào. Đây cũng là lúc các nhà đầu tư nên thận trọng, không nên “đu đỉnh” hoặc nếu đã đầu tư thì các chủ cửa hàng nên dần dịch chuyển sang mô hình kinh doanh mới, hoặc nghiên cứu cải tiến sản phẩm để tạo sự độc đáo, “gây nghiện” giữ chân khách hàng lâu dài, các chuyên gia nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo công ty tư vấn quản trị McKinsey, trở thành CEO là “một công việc khó khăn và ngày càng khó khăn hơn”. Trong khi các khó khăn từ đại dịch toàn cầu, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, chiến tranh, lạm phát dai dẳng và nhiều thách thức khác vẫn còn đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải hướng tới các chiến lược cho năm mới 2024 và xa hơn thế nữa.
McKinsey: Top 8 ưu tiên hàng đầu của các CEO trong năm 2024
Theo đó, để có thể bắt kịp các xu hướng cạnh tranh mới, dưới đây là 8 ưu tiên hàng đầu mà các giám đốc điều hành (CEO) cần trang bị khi bước sang năm mới 2024.
Tận dụng tối đa sức mạnh của Generative AI.
Kể từ khi được ra mắt và trở nên phổ biến khắp toàn cầu, các chatbot AI như ChatGPT chính là ngòi nổ châm lên làn sóng AI trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mặc dù vào năm 2023, các chatbot này hay nói rộng hơn là công nghệ AI tổng quát (Generative AI) đã được ứng dụng trong nhiều khía cạnh như sáng tạo nội dung, tự động hoá trong thương mại điện tử và hơn thế nữa.
Tuy nhiên, trong năm tới, McKinsey nhận thấy rằng các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào cách sử dụng công nghệ này một cách tốt nhất, cách mở rộng quy mô và ý nghĩa của nó đối với ngành của họ.
McKinsey ước tính rằng AI có thể mang lại thêm hàng nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế mỗi năm.
Trở thành một “nhà lãnh đạo kỹ thuật số” chứ không phải “kẻ lạc hậu về kỹ thuật số”.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo trong kỷ nguyên của công nghệ, các CEO cần tìm ra cách thực sự có thể thúc đẩy sự đổi mới, cho dù đó là bằng việc tận dụng AI hay các nền tảng công nghệ mới.
Nghiên cứu của McKinsey đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp chỉ thu được ít hơn 1/3 lợi ích doanh thu mà họ mong đợi sau khi triển khai một số loại “chuyển đổi số”. Yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công nằm ở sự cam kết của nhà lãnh đạo đối với thời gian và tiền bạc, những thứ cần thiết để thực hiện công việc này.
Đầu tư nhiều hơn vào làn sóng Xanh.
Nói một cách đơn giản, hành tinh mà con người chúng ta đang sống ngày càng trở nên nóng hơn. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc trở nên bền vững hơn (Sustainability) và hướng tới một nền kinh tế có lượng phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).
McKinsey cho biết, các nhà đầu tư “đã ngần ngại cam kết nguồn vốn của mình” trong bối cảnh kinh tế bất ổn. “Điều cần xảy ra là tạo ra hàng nghìn doanh nghiệp phát triển dựa trên công nghệ xanh mới, ở mọi bộ phận của hệ thống kinh doanh mới nổi.”
Xác định “siêu năng lực” của doanh nghiệp.
McKinsey gợi ý, để nổi bật hơn trước sự cạnh tranh trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp nên tập trung vào một loại năng lực đặc biệt hay siêu năng lực để có thể duy trì sự phát triển hay ít nhất là không bị đào thải khỏi thị trường.
Hãy nghĩ đến việc đế chế thời trang xa xỉ LVMH chỉ tập trung vào các sản phẩm xa xỉ chất lượng cao hoặc thành tích vượt trội của Disney trong việc tạo ra những “trải nghiệm khách hàng giàu trí tưởng tượng”.
Đánh giá lại các nhà quản lý cấp trung.
Đối với nhiều tập đoàn lớn hiện nay, một vấn đề có thể nói là nhức nhối đó là: “có quá nhiều nhà quản lý quản lý người quản lý”. Điều này cũng từng được CEO Meta nhấn mạnh trong một bài phát biểu, CEO này nhắn gửi tới các nhân viên quản lý cấp trung của mình rằng “hoặc là đóng góp cá nhân, hoặc là bị sa thải”.
Theo McKinsey, các nhà quản lý cấp trung không phải chỉ ở đó để đảm bảo cái gọi là cấp bậc, doanh nghiệp chỉ thực sự có thể hưởng lợi khi họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong mọi hành động.
Lập kế hoạch cho những thứ không thể đoán trước.
Trong thế giới VUCA này, khó có thể dự đoán chính xác điều gì có thể xảy ra, tuy nhiên không phải vì điều này mà doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo thờ ơ với các bản kế hoạch hay chiến lược của mình.
Vào năm 2024, một số sự kiện có thể xảy ra là, một là “thiên nga đen”, những sự kiện khó lường có khả năng gây tác động lớn đến doanh nghiệp (ví dụ như việc Nga xâm chiếm Ukraine). Thứ hai là “tê giác xám”, những sự kiện có thể xảy ra và có tác động lớn (ví dụ như nguy cơ xung đột khu vực leo thang). Và thứ ba là “những cơ hội” mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình.
Tập trung vào các quy tắc tăng trưởng của McKinsey.
McKinsey cho biết, công việc của CEO là cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng trong thập kỷ trước đại dịch, một doanh nghiệp điển hình chỉ tăng trưởng với tốc độ dưới 3% và chỉ 1/8 doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10% mỗi năm.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nên tập trung vào các bước bao gồm ưu tiên các thị trường đang phát triển nhanh và ngược lại, đôi khi doanh nghiệp phải cắt giảm để đạt được tăng trưởng lâu dài.
Và cuối cùng, chấp nhận sự không chắc chắn về nền kinh tế vĩ mô.
McKinsey cho biết: “Gần 4 năm sau khi COVID-19 xảy ra, một số CEO vẫn đang chờ đợi sự chắc chắn về nền kinh tế vĩ mô.
Điều này mặc dù khó có thể xảy ra – nhưng cũng không sao cả.
Doanh nghiệp thay vì chờ đợi sự ổn định, hãy dựa vào sự bất ổn để tìm kiếm cơ hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tamara, một nền tảng mua trước trả sau (BNPL) dành cho người tiêu dùng ở Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út) và các khu vực kề cận đã huy động được 340 triệu USD trong vòng gọi vốn mới, định giá doanh nghiệp fintech (công nghệ tài chính) này ở mức 1 tỷ USD.
Nền tảng mua trước trả sau Tamara của Ả Rập chạm mốc định giá 1 tỷ USD
Nhà quản lý tài sản và tổ chức tài chính của Saudi Arabia là SNB Capital và Sanabil Investments, là các đơn vị dẫn đầu vòng gọi vốn lần này (Series C).
Tamara cho biết nền tảng hiện có hơn 10 triệu người dùng trên khắp các thị trường chính của mình là Ả Rập Xê Út, UAE và Kuwait, người dùng của Tamara mua sắm từ khoảng 30.000 đối tác thương mại như SHEIN, IKEA, Jarir, Noon, eXtra và Farfetch.
Theo báo cáo fintech của Ngân hàng Trung ương Ả Rập Xê Út (SAMA) năm 2022, số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ mua trước trả sau (BNPL) đã tăng từ 76.000 vào năm 2020 lên 3 triệu vào năm 2021 và 10 triệu vào năm 2022, tương đương khoảng gần 30% dân số Ả Rập Xê Út.
Sự tăng trưởng nhu cầu chủ yếu được dựa vào làn sóng bùng nổ của thương mại điện tử và CAGR (Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) dự kiến là 20% cho thanh toán kỹ thuật số đến năm 2025, đạt 13 tỷ giao dịch với tổng giá trị là 170 tỷ USD.
Tamara là doanh nghiệp đầu tiên được SAMA cấp giấy phép cung cấp giải pháp BNPL, công ty hiện có hơn 500 nhân viên tại trụ sở chính tại Riyadh và các thành phố khác, bao gồm Dubai, Berlin và Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Box Việt Nam được thành lập năm 2018, là đơn vị sở hữu và quản lý hơn 500 thành viên gồm các nhà sáng tạo nội dung trong mảng game, giải trí trên khắp cả nước, sở hữu nhiều kênh cộng đồng đa dạng, phục vụ nhu cầu quảng bá của các nhãn hàng.
Box Việt Nam nhận được vốn đầu tư từ quỹ TheVentures (Hàn Quốc)
Box Việt Nam – doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí trực tuyến vừa hoàn tất vòng đầu tư từ quỹ TheVentures (Hàn Quốc), cùng một số nhà đầu tư thiên thần khác.
Dự kiến, nguồn vốn mới sẽ được Box Việt Nam sử dụng để nâng cao năng lực công nghệ, cũng như mở rộng mạng lưới các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).
Box Việt Nam được thành lập năm 2018, là đơn vị sở hữu và quản lý hơn 500 thành viên gồm các nhà sáng tạo nội dung trong mảng game, giải trí trên khắp cả nước, sở hữu nhiều kênh cộng đồng đa dạng, phục vụ nhu cầu quảng bá của các nhãn hàng.
Hệ sinh thái Box Việt Nam bao gồm 3 trụ cột là: Box Studio, Box Sports, và GG Live. Hiện doanh nghiệp đang phục vụ hơn 460.000 người dùng hoạt động mỗi tháng.
“Nhu cầu giải trí số tăng cao, đồng nghĩa sẽ có thêm nhiều cơ hội đến với Box Việt Nam”, phía doanh nghiệp nhận định.
Như thị trường thể thao điện tử tại Việt Nam là một ví dụ. Theo số liệu từ Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA), năm 2020 lượng người chơi các bộ môn thể thao điện tử là 18 triệu người. Đây cũng là năm thể thao điện tử trở thành bộ môn thi đấu chính thức tại SEA Games 31, khi Việt Nam đăng cai tổ chức.
Điều này trùng khớp với nhận định của phía TheVentures, khi giới trẻ tại Việt Nam đang đón nhận ngày một nhiều hơn các phương tiện, nền tảng truyền thông mới.
TheVentures được thành lập vào năm 2014 bởi Chang-seong Ho và Ji-won Moon. Hai nhà đầu tư này đã tận dụng kinh nghiệm trước đây của họ với Viki, một dịch vụ phát trực tuyến được Rakuten mua lại vào năm 2013 với giá 200 triệu USD.
Cho đến nay, TheVentures đã đầu tư vào tổng cộng 15 startup tại Việt Nam, bao gồm một số cái tên như: nền tảng đi chợ trực tuyến Chopp, siêu thị mẹ và bé WeCare, hệ thống cung cấp phòng khách sạn AHA Rooms…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Big Four kiểm toán Deloitte đang sử dụng AI để chuyển các nhân viên hiện tại sang vai trò mới, điều này có thể giúp doanh nghiệp ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt và cân bằng trạng thái tuyển dụng mới.
Deloitte đang nỗ lực sử dụng AI để hạn chế việc sa thải nhân viên
Giữa làn sóng AI đang phát triển nhanh chóng, trong khi những tiến bộ về công nghệ sẽ mang lại nhiều giá trị đáng kể, nó cũng là nguyên nhân làm gián đoạn thị trường lao động.
Mặc dù về cơ bản, nhiều người lao động hơn sẽ chứng kiến cảnh công việc và kỹ năng của họ bị thay thế bởi yếu tố tự động hóa. AI (trí tuệ nhân tạo) cũng có thể giúp họ chuyển sang những vị trị mới có nhu cầu cao hơn. Và đây chính là thứ mà công ty tư vấn và kiểm toán Deloitte đang nỗ lực thực hiện.
Theo Bloomberg, Deloitte đang sử dụng công nghệ AI để đánh giá các kỹ năng hiện tại của nhân viên và tìm ra cách chuyển họ sang các lĩnh vực kinh doanh có triển vọng hơn. Về cơ bản, Deloitte đang đặt cược rằng AI sẽ không chỉ giúp họ tránh được tình trạng sa thải hàng loạt mà còn điều tiết tốc độ tăng trưởng tuyển dụng mới trong những năm tới.
Theo ông Stevan Rolls, giám đốc tài năng toàn cầu của Deloitte: “Rõ ràng đây là một mục tiêu tuyệt vời để có thể tránh được sự thay đổi lớn về tuyển dụng và sa thải hàng loạt”.
Động thái của Deloitte diễn ra trong bối cảnh doanh nghệp này tìm cách giữ chân nhân viên khi đã tuyển dụng một lượng lớn nhân sự sau đại dịch. Theo số liệu từ Bloomberg, Deloitte đã tuyển dụng 130.000 nhân viên mới trong năm 2023.
Deloitte cũng là một trong số các công ty tư vấn đang tìm cách giải quyết vấn đề tuyển dụng của tất cả nhân viên mới, đặc biệt khi hoạt động kinh doanh vẫn chậm chạp trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn.
Tại các công ty tư vấn khác như Bain, Boston Consulting Group (BCG) và McKinsey, những nhân viên có bằng MBA mới được tuyển dụng phải làm nhiều các dự án và công việc khác nhau, trong khi những sinh viên mới tốt nghiệp đại học khó có cơ hội việc làm hơn (hoặc ngày nhận việc bị đẩy lùi lại).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Decision Lab vừa công bố báo cáo Connected Consumer Quý 3 năm 2023, báo cáo thể hiện chi tiết về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, các xu hướng mua sắm đang diễn ra trên thị trường và hơn thế nữa.
Báo cáo Connected Consumer Q3 năm 2023
Vốn là báo cáo thường xuyên được xuất bản theo quý của Decision Lab được ra mắt lần đầu từ năm 2019. Báo cáo connected Consumer tập trung phân tích các thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, bao gồm cả việc sử dụng mạng xã hội, tiêu dùng giải trí (shoppertainment), truyền thông và mua sắm.
Một số chủ đề chính sẽ được phân tích trong báo cáo Connected Consumer Quý 3 năm 2023.
Sự nghịch lý về Gen Z: Trong khi là nhóm đối tượng người dùng phổ biến nhất trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram hay Facebook, có đến 76% cho rằng họ muốn cắt bỏ ít nhất là 1 ứng dụng trong trải nghiệm hàng ngày.
TikTok gia nhập làn sóng phát nhạc trực tuyến (Music Streaming), tuy nhiên tỷ lệ thâm nhập của mạng xã hội vieo ngắn này đang có dấu hiệu chững lại sau một khoảng thời gian phát triển nhanh chóng.
Be trở thành ứng dụng gọi xe phổ biến thứ 2 trên thị trường.
Connected Consumer hay người tiêu dùng kết nối là gì?
Connected consumer hay những người tiêu dùng được kết nối (người tiêu dùng số) là những người sử dụng các thiết bị truyền thông thông minh ít nhất một lần mỗi tháng.
Theo mục đích của nghiên cứu này, “các thiết bị truyền thông thông minh” (smart media devices) bao gồm TV thông minh (Smart TVs), loa thông minh (Smart Speakers), các thiết bị phát trực tuyến và hiển thị thông minh.
Gần 2/3 (64%) số người được hỏi trong nghiên cứu cho biết họ là người tiêu dùng được kết nối và khoảng 1/4 người tiêu dùng được kết nối (27%) cho biết họ là khách hàng được kết nối của Amazon.
Bạn có thể tải xuống báo cáo Connected Consumer Q3 năm 2023 tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhu cầu bùng nổ của phương Tây đối với hàng thời trang nhanh và thương mại điện tử được bán bởi Temu và Shein đang thúc đẩy giá cước vận tải hàng không. Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty hậu cần vận chuyển từ châu Á.
Người Mỹ thích mua sắm trên Temu và Shein của Trung Quốc
Người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu bắt đầu mua sắm nhiều hơn trên các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch nhờ sự phát triển của các tuyến vận chuyển, một số đơn hàng có thể được giao trong vòng một tuần.
Khi nhu cầu của người tiêu dùng chưa giảm xuống, đồng nghĩa giá cước vận tải hàng không vẫn được giữ ở mức cao, hỗ trợ các công ty logistics trong thị trường.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành, trong một số trường hợp, các nền tảng thương mại điện tử sẵn sàng trả gần gấp đôi số tiền mà khách hàng phải trả để đảm bảo đủ năng lực giao hàng.
“Các ứng dụng như Temu, Shein là trong số những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và hàng của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không”, Jacob Cooke, Giám đốc điều hành của WPIC Marketing + Technologies cho biết. Đây là công ty chuyên xử lý hậu cần thương mại điện tử cho các thương hiệu ở Châu Á.
Nhiều lãnh đạo trong ngành vận tải hàng không đánh giá sự bùng nổ thương mại điện tử (eCommerce) đến từ Trung Quốc đã tạo ra tác động lớn đối với ngành. Giá cước vận tải hàng không đã tăng lên rõ rệt vào nửa cuối năm 2023 và giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển đã giảm mạnh kể từ khi chuỗi cung ứng gặp gián đoạn trong đại dịch.
Theo dữ liệu hải quan chính thức, trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã vận chuyển lượng hàng hóa thương mại điện tử trị giá 155 tỷ USD, tương đương khoảng 5,5% tổng giao dịch hàng hóa của quốc gia tỷ dân.
Neil Wilson, biên tập viên của nhà cung cấp dữ liệu vận tải hàng không TAC Index, cho biết giá cước vận tải hàng không trên các tuyến xuyên Thái Bình Dương từ Hong Kong và Thượng Hải đã tăng đều đặn trong thời gian giao hàng cao điểm vào dịp Giáng sinh.
Giá cước vận tải đường biển, trong đó có cả các tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương, đã giảm kể từ đại dịch. Theo công ty tư vấn hàng hải Drewry, giá mỗi container 40ft toàn cầu đã giảm 35% từ tháng 12 năm ngoái đến cuối tháng trước.
Wilson cho biết thương mại điện tử có thể chiếm khoảng 40% đến 50% khối lượng vận chuyển hàng hóa trên hầu hết các tuyến và lên tới 70%, tuỳ vào trường hợp.
Chandler So, Giám đốc vận tải hàng hóa Bắc Á của Geodis, cho biết các nền tảng như Temu và Shein, đã thu hút khách hàng phương Tây với những thiết kế thời trang nhanh giá rẻ. Ông nói: “Mô hình thương mại điện tử đó cũng tạo ra nhu cầu về vận tải hàng không mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây”.
Các hãng vận tải hàng hóa toàn cầu đang tăng cường đầu tư vào quản lý thương mại điện tử và tái phân bổ máy bay để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng, trong khi các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã mở rộng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và một số nhà sản xuất trong nước đang thuê máy bay để vận chuyển hàng hóa của họ.
Theo công ty tư vấn hàng không Ishka, công ty con về hậu cần của JD.com hiện có đội bay riêng gồm ít nhất 5 máy bay, trong khi hãng vận tải hàng hóa tư nhân có trụ sở tại Hải Nam là Central Airlines thực hiện khoảng 6 chuyến bay/tuần từ Thâm Quyến đến Paris.
Dịch vụ hậu cần Cainiao của Alibaba cho biết họ khai thác trung bình 170 chuyến bay thuê hoặc thỏa thuận không gian mỗi tuần. “Tóm lại, thị trường này có tính cạnh tranh khốc liệt vì các lĩnh vực vận tải hàng không khác có những điểm yếu nhất định,” Tom Owen, giám đốc hàng hóa của Cathay Cargo Hong Kong cho biết.
Owen ước tính rằng vận chuyển hàng cho sàn thương mại điện tử chiếm khoảng một nửa lượng vận chuyển hàng không mà Cathay Cargo vận chuyển qua Hong Kong, đồng thời cho biết thêm rằng công ty đã tăng tốc đầu tư vào thương mại điện tử và miền nam Trung Quốc để theo kịp nhu cầu.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thương mại điện tử của Trung Quốc cũng gây lo ngại cho các công ty hậu cần. Một giám đốc điều hành hãng vận tải hàng không ở châu Á cho biết: “Nếu đột nhiên có một số phán quyết pháp lý ở Mỹ nói rằng có vấn đề với Shein hoặc một số công ty thương mại điện tử khác ở Trung Quốc thì điều đó sẽ có tác động lớn.”
Trước lo ngại đó, một số tập đoàn vận tải hàng hóa lâu đời tự tin rằng nhu cầu về thương mại điện tử và thời trang nhanh sẽ tiếp tục tạo đà thuận lợi. Tobias Meyer, Giám đốc điều hành của Tập đoàn DHL, cho biết: “Tôi cũng kỳ vọng vào năm tới, thị trường vận tải hàng không sẽ chấm dứt tình trạng suy thoái trên toàn cầu. Chúng tôi dự tính sẽ chứng kiến mức tăng đột biến vì một số thị trường nhất định cho thấy nhu cầu đặc biệt.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nghiên cứu mới đây từ MIT cho thấy các nền tảng B2B (Business-to-business) hiện vẫn đang ở trong một thị trường mới nổi (emerging market) và đang phải đấu tranh để tồn tại và phát triển.
3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B
Theo đó, trong khi các nền tảng B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) như Uber, Airbnb hay Amazon đã trở thành những câu chuyện thành công trong kinh doanh.
Hầu hết các nền tảng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) hiện vẫn đang ở trong giai đoạn ra mắt (24%) hoặc giai đoạn mở rộng quy mô (60%).
Các nghiên cứu mới của Capgemini Invent và MIT về Kinh tế số (Digital Economy) cho thấy các mô hình nền tảng B2C vốn không chuyển trực tiếp sang mô hình B2B, các nền tảng B2B theo đó lại có các yêu cầu tích hợp riêng.
Mục tiêu của các nền tảng B2B và B2C cũng khác nhau: trong khi các nền tảng B2C thường được sinh ra để giải quyết những thất bại (hiện có) của thị trường, nền tảng B2B lại nhắm đến sự thất bại trong cách phối hợp (giữa nhiều biến thể khác nhau).
Theo giáo sư Geoffrey Parker của Đại học Dartmouth, những sự khác biệt này giải thích lý do tại sao các nền tảng B2B vẫn là một thị trường mới nổi (emerging market).
Ông nói: “Trong không gian B2B, chúng tôi chưa nhận thấy thực sự rõ nét khái niệm kẻ thắng cuộc giành được tất cả (winner-takes-all).”
“B2B có xu hướng có nhiều biến thể, chi phí tích hợp rất lớn và một môi trường phức tạp, chính điều này khiến cho việc đạt được những quy mô lớn như B2C là rất khó khăn.”
4 loại hình chính của các nền tảng B2B.
Về tổng thể, các nền tảng B2B (B2B Platform) hoạt động theo 4 loại hình chính dưới đây:
Các nền tảng được hỗ trợ bởi công nghệ: Các nền tảng này khai thác những yếu tố công nghệ như Internet of Things (IoT) hoặc tự động hóa quy trình để mang đến những cơ hội đổi mới mới.
Các sản phẩm và dịch vụ thông minh: Các nền tảng này hướng tới mục tiêu làm phong phú thêm các sản phẩm và tài sản hiện có bằng các dịch vụ và chức năng kỹ thuật số mới.
Nền tảng cộng tác và tổng hợp dữ liệu: Các nền tảng này đóng vai trò thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho quá trình phân tích. Các nền tảng CDP của Adobe hay cộng tác như Slack hoạt động theo mô hình này.
Thị trường (Marketplace): Các nền tảng này giúp đơn giản hoá các giao dịch cung và cầu (mua-bán) đối với hàng hóa và dịch vụ.
3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B.
Tuỳ thuộc vào việc các nền tảng tập trung vào giao dịch mua bán hay tập trung vào dữ liệu, các cơ hội có được sẽ có thể khác nhau, dưới đây là 3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B:
Mạng lưới (Network): Đây là lúc doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như tính mở của nền tảng, mô hình kinh doanh khả thi nhất, và bao gồm cả việc xác định liệu doanh thu bổ sung của nền tảng có phải là thước đo chính cho sự thành công hay không.
Mô hình hoạt động: Vì là nền tảng B2B, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến những thách thức có thể xảy ra do nhu cầu tích hợp với cơ sở hạ tầng hiện có của phía khách hàng (doanh nghiệp sử dụng nền tảng). Doanh nghiệp cũng cần xác định xem là sẽ tự xây dựng các tính năng và chiến lược dữ liệu hay thuê ngoài những chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng các nền tảng B2B.
Tiếp cận thị trường (Go-to-market): Sau khi hoàn tất các yếu tố mang tính nền tảng, doanh nghiệp phải tính đến chiến lược tiếp cận thị trường. Làm sao để các doanh nghiệp sử dụng nền tảng thấy được giá trị của việc sử dụng nền tảng mới, đặc biệt nếu thành công của khách hàng gắn liền với việc chia sẻ dữ liệu và tích hợp hệ thống. Doanh nghiệp cũng cần làm rõ về quyền sở hữu dữ liệu và các vấn đề pháp lý khác, chứng minh cho khách hàng thấy việc sử dụng hay tham gia vào nền tảng sẽ không làm mất đi sức mạnh của họ trên thị trường (market power).
Điểm mấu chốt là sự thành công của nền tảng B2B đòi hỏi nhiều thứ hơn là một nền tảng công nghệ có nhiều chức năng.
Một số dữ liệu đáng chú ý khác từ nghiên cứu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều hiểu biết quan trọng về các nền tảng B2B.
Động lực chính để xây dựng và ra mắt các nền tảng B2B đó là tạo ra các kênh bán hàng mới cho các lĩnh vực kinh doanh hiện tại (43%), để thúc đẩy doanh thu trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại (40%) và để phát triển các dòng doanh thu và mô hình kinh doanh mới (34%).
Hơn một nửa (55%) nền tảng công nghệ được vận hành bởi các doanh nghiệp lớn và chỉ 10% do các công ty khởi nghiệp (ít nguồn lực) vận hành.
Hơn một phần ba (35%) nền tảng không nắm bắt được cơ hội của hiệu ứng mạng lưới do thiếu sự tích hợp của các cổng dữ liệu.
“Tích hợp” cho đến nay vẫn là thách thức lớn nhất của các nền tảng: 70% các nền tảng cần khả năng tích hợp để mở rộng quy mô.
Bạn cũng có thể xem và tải xuống báo cáo chi tiết tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu như từng có những quan điểm cho rằng cái gọi là “Thương hiệu” không thể được xây dựng thông qua các nền tảng kỹ thuật số (Digital Platforms) thì có lẽ giờ đây là lúc họ cần suy nghĩ lại.
Cuộc cách mạng xây dựng thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số
Trước kỷ nguyên kỹ thuật số, khi các quảng cáo truyền thống như quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo trên TV vẫn được xem là con đường duy nhất để xây dựng thương hiệu (Brand).
Ngay cả những thời kỳ đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật số, nhiều quan điểm vẫn cho rằng các nền tảng hay phương tiện kỹ thuật số không thể xây dựng thương hiệu hoặc không có thương hiệu nào được xây dựng chỉ bằng mạng xã hội.
Tất nhiên, nếu như bạn quan sát trên thực tế, sẽ hiếm có thương hiệu nào được xây dựng chỉ bằng quảng cáo, thay vào đó, thương hiệu được hình thành dựa trên nhiều lực kết hợp khác nhau của marketing và hoạt động tổ chức kinh doanh.
Quảng cáo, suy cho cùng cũng chỉ là một hoạt động bắt buộc phải có của các thương hiệu yếu chứ không phải của các thương hiệu mạnh hay là “cánh tay đắc lực” của các ‘Market Leader’ trên thị trường.
Theo nghĩa này, quảng cáo trực tuyến (Online, Digital Advertising) cũng không thể tự nó xây dựng thương hiệu mà đơn giản là nó đóng góp một phần (quan trọng) vào quá trình xây dựng thương hiệu.
Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng “Thương hiệu” (Brand) không thể được xây dựng chỉ thông qua các nền tảng kỹ thuật số, nhiều bằng chứng hay số liệu đã chứng minh điều ngược lại. Hiển nhiên, thương hiệu không thể được xây dựng từ quảng cáo, nó hoàn toàn có thể được xây dựng trên môi trường kỹ thuật số.
Khi chúng ta đang ở cái thời kỳ có thể được gọi là “chuyển giao”, khi các yếu tố công nghệ, đặc biệt là AI( trí tuệ nhân tạo) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và cũng thể hiện được vai trò quan trọng của nó, khi người tiêu dùng rõ ràng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ các thương hiệu có cách tiếp cận công nghệ phù hợp, câu chuyện xây dựng thương hiệu hay xây dựng các cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ không ngừng được chuyển đổi.
Cuộc chiến của các nền tảng.
Về tổng thể, từ thời điểm khi các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google hay Facebook, các nền tảng này vẫn liên tục cuộc đua giành thị phần (Market Share) quảng cáo với các nền tảng truyền thống như báo in (Print Ad), Radio hay TV.
Google và Meta (công ty mẹ của Facebook) đã tạo ra một tỷ lệ chưa từng có trong chi tiêu quảng cáo toàn cầu trong hai thập kỷ qua. Từ chỗ cạnh tranh, các nền tảng này hiện đang thống trị thị trường quảng cáo, ở nhiều thị trường khác nhau, ngân sách chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số vượt xa ngân sách chi tiêu cho các kênh quảng cáo truyền thống (Traditional Advertising).
Mức độ tăng trưởng của quảng cáo kỹ thuật số sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tới (Theo số liệu MarketingTrips cập nhật mới nhất từ Statista), bên cạnh đó là sự trỗi dậy của các nền tảng xã hội, sự phát triển vượt bậc của các mạng quảng cáo bán lẻ (retail media) và hơn thế nữa.
Về phía các nền tảng, hiển nhiên, bảo vệ thị phần hay ngân sách chi tiêu quảng cáo (của các nhà quảng cáo, của các thương hiệu) hiện có là điều bắt buộc, tuy nhiên, các nền tảng này còn không ngừng tìm cách mở rộng thị phần thông qua các tính năng hay định dạng quảng cáo mới, con đường này sẽ dường như khó có thể dừng lại khi hành vi của người tiêu dùng không ngừng thay đổi.
Việc YouTube thêm Shorts hay Instagram thêm Reels để cạnh tranh với TikTok là những minh chứng cụ thể cho điều này.
Sự trỗi dậy của video.
Theo số liệu ước tính, hiện có đến 80% lưu lượng truy cập internet toàn cầu (internet traffic) đến từ video, các video kỹ thuật số hiện đang thống trị cách người dùng trải nghiệm các nội dung trực tuyến, từ để giải trí, đến cả mua sắm.
Khi video hay các định dạng nội dung trực quan (visual content) khác vốn dĩ mang lại những tác động cảm xúc cao hơn, trải nghiệm tốt hơn (Theo số liệu của Facebook thì quảng cáo video mang lại tỷ lệ tương tác và chuyển đổi cao hơn), đây chính là con đường để các marketer bắt đầu xây dựng thương hiệu của họ trên môi trường trực tuyến.
Nhiều video hơn có nghĩa là nhiều sự chú ý hơn, nhiều kết nối hơn, nhiều tương tác hơn, nhiều ghi nhớ (mối liên kết và liên tưởng tới thương hiệu), điều cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ xây dựng thương hiệu tốt hơn mà còn cả doanh số bán hàng trong dài hạn (không phải chỉ trong ngắn hạn).
Vũ khí chính của Google chống lại TV (truyền thống) là YouTube. SmartTV được tích hợp sẵn YouTube nên nhiều nội dung YouTube vẫn được xem trên các màn hình lớn trong nhiều gia đình, theo YouTube có đến 45% hộ gia đình tại Mỹ xem YouTube qua SmartTV.
Trong khi Meta hay TikTok cũng đang giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế dành cho các nhà sáng tạo nội dung video.
Sự trỗi dậy của các nền tảng kỹ thuật số và video đã truyền cảm hứng cho các marketer rằng họ hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu của họ trên môi trường số.
Cuộc cách mạng xây dựng thương hiệu.
Với những gì đang diễn ra, cách thức xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiệp đang dần được thay đổi.
Trong khi có không ít doanh nghiệp coi môi trường kỹ thuật số hay các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Googe hay Facebook chỉ là kênh tiếp cận ngắn hạn, họ tích cực sử dụng các kênh này để bán hàng trực tiếp, tìm kiếm khách hàng (Performance Marketing), các doanh nghiệp khác coi đây vừa kênh ngắn hạn lẫn dài hạn, họ vừa sử dụng Performance Marketing để thúc đẩy hiệu suất trong ngắn hạn, vừa coi trọng Brand Marketing để xây dựng thương hiệu trong dài hạn.
Ở một bối cảnh khác, khi những điều luật về quyền riêng tư của dữ liệu người dùng ngày càng được áp dụng rộng rãi, khi Apple ngày càng hạn chế việc thu thập và theo dõi dữ liệu từ các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok hay Google, câu chuyện xây dựng thương hiệu sẽ ngày càng được coi trọng hơn trên môi trường trực tuyến.
Các quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising) theo đó, từ chỗ được xem là khoản chi tiêu lãng phí hay ít có sức ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh, sẽ dần chuyển sang bắt buộc dù cho doanh nghiệp không thực sự đo lường được kết quả cuối cùng.
Cũng từ đây câu chuyện đo lường kỹ thuật số cũng sẽ thay đổi, từ chỗ đo lường phân bổ trực tiếp đến các kỹ thuật đo lường dựa trên hiệu suất kinh doanh tổng thể, bao gồm cả những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.
Bối cảnh mới của Performance Marketing và Brand Marketing.
xét về tổng thể thị trường, ở hầu hết các phân khúc, số lượng các doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ ngày càng gia tăng, và khi các thương hiệu vốn tập trung vào các hoạt động marketing nhằm thúc đẩy hiệu suất trong ngắn hạn hay đẩy mạnh ngân sách vào các phần cuối cùng của phễu bán hàng (sales funnel), họ cũng sẽ dần đạt đến điểm bão hoà, điểm mà ở đó dù cho họ có gia tăng ngân sách chi tiêu đến mức nào thì doanh số của họ cũng không thể tăng lên.
Đây chính là lúc doanh nghiệp tìm đến các cách tiếp cận mới, xây dựng thương hiệu trên nhiều điểm tiếp xúc hơn và ưu tiên nhiều hơn cho chiến lược marketing toàn phễu (full funnel Marketing).
Nhà kinh tế lượng Grace Kite và Cộng đồng nghiên cứu quảng cáo (ARC) gần đây đã đưa ra các phân tích tổng hợp của mô hình kinh tế lượng về tác động của các phương tiện truyền thông (và các chiến dịch được chạy hàng ngày) đối với các thương hiệu.
Nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một ‘cuộc khủng hoảng về hiệu quả của quảng cáo’ trong đó việc coi quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số chỉ nên được áp dụng cho các chiến thuật ngắn hạn là nguyên nhân chính.
Sự thật là (theo hình ảnh ở trên), các nền tảng kỹ thuật số có thể thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Tầm quan trọng của video đối với việc xây dựng thương hiệu cũng đã được chứng minh, tác động lâu dài của các kênh video cao hơn gấp đôi so với các kênh không phải video.
Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số.
Nếu như bạn vẫn hoài nghi về sức mạnh của các nền tảng kỹ thuật số hay môi trường số trong việc xây dựng thương hiệu (trong dài hạn) thì hãy xem các ví dụ dưới đây.
Prime, một thức uống thể thao do YouTuber Logan Paul và KSI thành lập với tư cách là đối thủ trực tiếp của hãng đồ uống Gatorade.
Nếu tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, chiến lược mà Prime sử dụng là Influencer Marketing, thương hiệu sử dụng hình ảnh của những người nỗi tiếng và có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội cùng với đó là nhữn hợp đồng tài trợ cho các đội bóng như Arsenal.
Ngoài ra, thương hiệu này cũng được phân phối rộng rãi qua Asda, một hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ lớn của Anh.
Ngày nay, Prime luôn nằm trong top các thương hiệu ưu tiên cùng phân khúc.
Để có được thành công như hiện tại, nhiều người thắc mắc, liệu có phải Prime nhờ vào quảng cáo không? Câu trả lời là không hoặc nếu có thì quảng cáo sẽ không xuất hiện như một “quảng cáo”.
Hay có phải Prime chỉ được xây dựng trên mạng xã hội? Câu trả lời cũng là Không, nó được xây dựng giống như tất cả các thương hiệu khác, đó là một loạt các công cụ và chiến thuật khác nhau mà marketer vẫn gọi là Marketing Mix, tuy nhiên, yếu tố đóng góp lớn nhất của Prime thì chắc chắn là mạng xã hội và các ưu tiên kỹ thuật số.
Trong khi những thương hiệu hay doanh nghiệp càng lớn và có giá trị hơn sẽ ít phụ thuộc hơn vào quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số.
Thật khó để hình dung điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu các doanh nghiệp này không coi trọng quảng cáo hay xây dựng thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số.
Tầm quan trọng của tài sản thương hiệu.
Trong khi ngân sách chi tiêu quảng cáo cho các nền tảng kỹ thuật số vẫn không ngừng tăng trưởng, và cũng có không ít thương hiệu tiếp cận quảng cáo hay các nền tảng kỹ thuật số với mục tiêu ngắn hạn (bán hàng trực tiếp, chuyển đổi trực tiếp…), yếu tố tài sản thương hiệu chưa bao giờ hết giá trị hay mất đi tầm quan trọng xét về khía cạnh ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Theo số liệu nghiên cứu được công bố bởi Ipsos, “thương hiệu” vẫn là yếu tố then chốt trong tâm trí người tiêu dùng khi ra quyết định mua hàng, và chỉ số này vẫn tiếp tục tăng qua các năm.
Điều này có nghĩa là, để bán được nhiều hàng hơn, trở thành Top of Mind trong tâm trí người tiêu dùng là yêu cầu gần như không thể tránh khỏi.
Dữ liệu của Ipsos cũng cho thấy rằng ‘dễ dàng mua hàng’ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng và tiêu chí này đặc biệt tăng lên sau thời kỳ đại dịch.
Mặc dù các thương hiệu vẫn đang được xây dựng trong thời đại kỹ thuật số, nhưng các kênh kỹ thuật số cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn để bán hàng. Các nền tảng kỹ thuật số đang thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của marketing.
Với tư cách là người trong cuộc, các Marketer đang nghĩ gì?
Trong một cuộc khảo sát mới đây, có đến 86,7% marketer tin rằng các phương tiện kỹ thuật số mang lại hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu, cao hơn so với 80,1% marketer tin rằng các phương tiện ngoại tuyến (offline) có thể xây dựng thương hiệu.
Từ các thương hiệu thành công đã được chứng minh đến những người trong cuộc, tất cả đều đi đến kết luận về vai trò của các nền tảng trực tuyến trong việc xây dựng thương hiệu, về cách tiếp cận với các nền tảng (vừa ngắn hạn, vừa dài hạn) và hơn thế nữa.
Chính bạn giờ đây là người quyết định con đường cho doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo mới đây cho thấy thương hiệu đang ngày càng đầu tư mạnh hơn cho Influencer Marketing (sử dụng người có ảnh hưởng trong các chiến dịch marketing) thay vì là quảng cáo truyền thống.
Báo cáo: Ngân sách đầu tư cho Influencer Marketing đang vượt qua quảng cáo truyền thống
Theo đó, Influencer Marketing hay Tiếp thị người có ảnh hưởng hiện là một trong các chiến thuật quan trọng nhất trong các bản kế hoạch Digital Marketing. Ngoài ra, các khoản chi tiêu cho Influencer Marketing cũng đang phát triển với tốc độ cao hơn cả các quảng cáo truyền thống (traditional ads) và quảng cáo trên mạng xã hội.
Thông qua báo cáo mới đây về ngành công nghiệp người có ảnh hưởng (Influencer Industry) của Insider Intelligence, các xu hướng mới về cách thương hiệu đang sử dụng người có ảnh hưởng trong các hoạt động marketing cũng đã được tiết lộ.
Dưới đây là một số ý chính bạn có thể tham khảo.
Trước hết, báo cáo nhấn mạnh sự phát triển của hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng và cách các thương hiệu cần điều chỉnh chiến lược của mình để trở nên phù hợp với xu hướng mới, coi những người có ảnh hưởng (Influencer) là những người nổi tiếng (Celeb).
“Chi tiêu marketing cho những người có sức ảnh hưởng sẽ tăng nhanh hơn khoảng 3,5 lần vào năm 2023 so với các khoản chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội. Đó là minh chứng cho khả năng phục hồi của các nhà sáng tạo nội dung, ngay cả khi có những lo ngại lớn về kinh tế và sự cạnh tranh.”
Về tổng thể, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mong muốn dựa vào nhà sáng tạo để truyền tải thông điệp thương hiệu của họ. Thay vì với các quảng cáo truyền thống, thông điệp được truyền tải trực tiếp từ thương hiệu tới khách hàng, điều này có thể tạo ra ít sự tin tưởng hơn so với việc các thông điệp đó đến từ một “bên thứ ba” khác.
Tiếp đó, báo cáo cũng xem xét đến cách làm thế nào để những người có ảnh hưởng nhanh chóng trở thành những nghệ sĩ giải trí quan trọng trong thế hệ của họ, khi có ngày càng nhiều người nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với các ngôi sao giải trí truyền thống.
“Rất ít nhà sáng tạo có được sự thành công khi chuyển nỗ lực của họ sang các màn hình lớn hơn (TV), tuy nhiên hiện có nhiều người tiêu dùng hơn đang quan tâm đến điều này, họ có khả năng xem nhiều hơn các chương trình truyền hình có sự góp mặt của những nhà sáng tạo mà họ yêu thích.”
Khi các nền tảng mạng xã hội như TikTok muốn trở thành một phần của ngành giải trí hay thậm chí là mua sắm giải trí (Shoppertainment), xu hướng này càng trở nên phát triển mạnh mẽ hơn.
Bạn có thể tải xuống chi tiết báo cáo (có trả phí) tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2024, marketing được dự báo sẽ rất cạnh tranh với nhiều thách thức đáng kể cho doanh nghiệp. Dưới đây là các xu hướng B2B Marketing được dự đoán sẽ nổi bật trong năm 2024 mà các Marketer có thể tham khảo.
6 xu hướng B2B Marketing nổi bật trong năm 2024
Account-based Marketing là xu hướng B2B Marketing đáng quan tâm đầu tiên trong năm 2024.
Thông thường, các xu hướng B2B marketing xuất hiện liên tục qua các năm và nhanh chóng chìm vào quên lãng vài tháng sau đó.
Tuy nhiên, marketing dựa trên khách hàng (account-based marketing, ABM) vẫn là một phương pháp được áp dụng và chứng minh tính hiệu quả trong nhiều thập kỷ qua.
Đây là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng, tập trung vào việc phát triển mối quan hệ và tương tác với các khách hàng tiềm năng hoặc danh sách các khách hàng, tổ chức hiện có thay vì một khách hàng cụ thể.
Chiến lược ABM sử dụng cách tiếp cận siêu tập trung để thu hút các khách hàng B2B. Cụ thể, thay vì tạo ra một mạng lưới rộng lớn nhằm thu hút các khách hàng mới, tiếp cận bằng ABM giúp doanh nghiệp tạo ra một danh sách các khách hàng tiềm năng dựa trên giá trị mà họ cung cấp, từ đó xác định thứ tự khách hàng ưu tiên và nội dung phù hợp để nâng cao nhận thức thương hiệu, tạo ra đối tượng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng của doanh nghiệp.
Tận dụng trí tuệ nhân tạo.
Một trong những xu hướng định kỳ trong B2B Marketing là việc áp dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo (AI). Mỗi năm, công nghệ AI tiếp tục trở nên dễ tiếp cận hơn với giá cả hợp lý hơn.
Điều này đã khiến các B2B Marketer khám phá những cách tiếp cận mới để kết hợp AI vào chiến lược của họ. Trong những năm gần đây, chatbot đang dần trở thành một “cơn sốt” trong lĩnh vực B2B marketing.
Đặc biệt, sự xuất hiện của ChatGPT đã thu hút phần lớn sự chú ý của tất cả nhân sự đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó bao gồm lĩnh vực sáng tạo.
Chatbot đến từ OpenAI đã chứng tỏ khả năng vượt trội của mình trong việc hỗ trợ các nhân sự ngành marketing thực hiện nhiều công việc chuyên môn khác nhau, từ sáng tạo video quảng cáo, xây dựng nội dung website, hỗ trợ quy trình nội bộ cho đến thực hiện các tác vụ email với khách hàng.
Partnership Marketing cũng được dự báo là xu hướng B2B Marketing sôi động trong 2024.
Partnership Marketing là một hình thức marketing mà ở đó, hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan nhưng không cạnh tranh đồng ý hợp tác để giúp nhau đạt các mục tiêu kinh doanh.
Đây cũng được đánh giá là một trong những xu hướng mới nhất, đồng thời có tiềm năng nhất, trong lĩnh vực B2B marketing. Chẳng hạn, các thương hiệu cung cấp sản phẩm tẩy rửa có thể hợp tác với các doanh nghiệp B2B chuyên cung cấp các thiết bị làm sạch như robot lau nhà hay máy lau kính.
Việc liên kết này giúp các thương hiệu điều hướng lưu lượng truy cập từ người dùng đến trang của đối tác còn lại. Nhờ đó, cả hai doanh nghiệp đều có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của chiến dịch mà không cần gia tăng chi tiêu cho quảng cáo.
Tập trung vào trải nghiệm thay vì dịch vụ.
Thông thường, các thương hiệu B2B có hai cơ hội để thể hiện năng lực dịch vụ khách hàng: trong quá trình bán và khi giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm.
Những năm trước đây, cung cấp dịch vụ tối ưu trong các thời điểm quan trọng trên hành trình mua hàng của khách hàng là đủ để doanh nghiệp thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu và giữ chân khách hàng.
Tuy nhiên, những khách hàng B2B ngày nay thường mong muốn nhận được trải nghiệm dịch vụ tối đa ngay từ khi họ tiếp xúc với các nội dung của thương hiệu.
Vì thế, các thương hiệu B2B cần có sự trao quyền và khuyến khích khách hàng tiềm năng khám phá các sản phẩm và dịch vụ theo tốc độ của riêng họ. Ngoài ra, hãy tạo ra những video hấp dẫn, những trang web dễ điều hướng và cho phép khách hàng trải nghiệm thử dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Đẩy mạnh chiến lược Content Marketing.
Một khảo sát của Content Marketing Institute cho thấy, có 71% người làm B2B Marketing tin rằng tiếp thị nội dung (content marketing) là một phương pháp vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của thương hiệu.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 73% B2B Marketer đã có chiến lược tiếp thị nội dung và 20% có kế hoạch triển khai chiến lược này vào năm 2024. Tổng cộng, 93% các B2B Marketer đã sử dụng tiếp thị nội dung hoặc sẽ sử dụng vào cuối năm nay.
Vì thế, các doanh nghiệp B2B cần có sự nắm bắt và tận dụng tốt hình thức marketing này để giành lợi thế và trở nên nổi bật trên thị trường.
Hãy sáng tạo nội dung với nhiều dạng hình thức, từ các bài đăng trên mạng xã hội, blog cho đến video nhằm thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Tăng cường nội dung video là xu hướng B2B Marketing cuối cùng trong 2024.
Vào năm 2024, định dạng nội dung dưới hình thức video sẽ tiếp tục là nguồn tài nguyên quan trọng mà những người làm marketing B2B nên tận dụng.
Theo khảo sát của HubSpot, 94% marketer tin rằng video giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Ngoài ra, 81% số người được hỏi cũng cho biết sử dụng nội dung dưới hình thức video trong chiến lược marketing đã góp phần cải thiện doanh số bán hàng một cách đáng kể.
Nội dung video chất lượng có thể thu hút sự chú ý của khán giả, giúp thương hiệu truyền tải thông điệp một cách thú vị và hiệu quả, đồng thời chứng minh tính hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Cùng với sự phát triển của các công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), định dạng video vẫn là một hình thức truyền thông chiếm ưu thế và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp B2B.
Trên đây là các xu hướng B2B Marketing hàng đầu trong năm 2024, bằng cách nhanh chóng áp dụng các xu hướng mới, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để xây dựng lợi thế cạnh tranh, nổi bật hơn so với đối thủ trên thị trường, và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer