Skip to main content

Tác giả: Community

Gã khổng lồ quản lý đầu tư BlackRock sa thải 3% nhân viên tương đương khoảng 600 người

Gã khổng lồ quản lý đầu tư BlackRock Inc. cho biết sẽ sa thải khoảng 3% nhân viên, tương đương khoảng 600 nhân viên, trong bối cảnh kinh tế được mô tả là “đang thay đổi nhanh chóng” và nhu cầu của khách hàng cũng diễn ra theo cách tương tự.

Trong một bản ghi nhớ gửi tới nhân viên, CEO Larry Fink và Chủ tịch Rob Capito cho biết doanh nghiệp vẫn kỳ vọng lực lượng lao động của công ty sẽ đông hơn vào cuối năm nay khi mọi thứ trở nên ổn định hơn và sẵn sàng cho tăng trưởng nhiều hơn.

BlackRock cũng cho biết khách hàng của doanh nghiệp đang có nhiều sự thay đổi về nhu cầu trong bối cảnh mới, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đại diện BlackRock chia sẻ: “Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng ngành công nghiệp của mình đang thay đổi nhanh hơn bất kỳ lúc nào hết kể từ khi thành lập BlackRock. ETF đang trở nên phổ biến như một phương tiện ưa thích…”

“Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ đang làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành nghề kinh doanh của chúng tôi và nhiều ngành khác cũng sẽ không phải là ngoại lệ.” Một số người nắm rõ tình hình nhân sự của BlackRock cho biết đợt sa thải mới này không nhắm cụ thể vào bất cứ đội nhóm nào, thay vào đó là sa thải trên diện rộng.

Hiện BlackRock có khoảng 20.000 nhân viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon sa thải hàng loạt vị trí thuộc Prime Video và MGM Studios

Amazon.com sẽ sa thải hàng trăm nhân viên hiện đang làm việc trong mảng phát trực tuyến và studio, công ty này cho biết trong một ghi chú nội bộ mới đây.

Các nhân viên sắp bị sa thải tại Prime Video và Amazon MGM Studios sẽ dần được thông báo bằng email.

Gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến đã cắt giảm hơn 27.000 việc làm vào năm 2023 khi đại dịch và suy thoái đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Mike Hopkins, phó chủ tịch cấp cao của Prime Video và Amazon MGM Studios, nói với nhân viên: “Chúng tôi đã xác định các cơ hội trước khi chọn cách giảm hoặc ngừng đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định, đồng thời tăng cường đầu tư và tập trung vào các sáng kiến về nội dung và sản phẩm có khả năng mang lại tác động lớn nhất”.

Trước khi sa thải, Amazon đã chi khá mạnh tay trong những năm gần đây để củng cố hoạt động kinh doanh truyền thông, bao gồm thương vụ trị giá 8,5 tỷ USD cho MGM và khoảng 465 triệu USD cho mùa đầu tiên của bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” trên Prime Video vào năm 2022.

Amazon cũng được cho là đã sẵn sàng để ra mắt gói quảng cáo trên Prime Video cũng như cấp dịch vụ thuê bao đăng ký không có quảng cáo ở một số thị trường nhất định như cách mà các đối thủ Netflix và Walt Disney đã làm.

Amazon gần đây đã cắt giảm một số công việc tại bộ phận trợ lý giọng nói Alexa, trong khi Microsoft cũng đã sa thải một số nhân viên tại mạng xã hội LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google sa thải hàng loạt vị trí thuộc nhóm trợ lý giọng nói, thiết bị phần cứng và dịch vụ

Google mới đây cho biết doanh nghiệp này đang sa thải hàng trăm nhân viên hiện đang làm việc tại các mảng như Trợ lý Google (Google Assistant) được kích hoạt bằng giọng nói, Thiết bị phần cứng và Dịch vụ.

Việc sa thải cũng diễn ra trong bối cảnh Google được cho là mất đi vị thế trong mảng thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR và AR), và hiện đang tổ chức lại bộ máy.

Theo phát ngôn của Google:

“Hàng trăm vị trí đang bị loại bỏ và phần lớn trong số này đến từ nhóm Phần cứng 1P AR. Trong khi chúng tôi thực hiện các thay đổi đối với nhóm phần cứng AR của mình, Google vẫn tiếp tục cam kết sâu sắc với các sáng kiến AR khác, chẳng hạn như trải nghiệm AR trong các sản phẩm.”

“Trong suốt nửa cuối năm 2023, một số đội nhóm của chúng tôi đã thực hiện những thay đổi để trở nên hiệu quả hơn và làm việc tốt hơn, cũng như sắp xếp lại nguồn lực cho những ưu tiên lớn nhất về sản phẩm của họ.

Một số nhóm khác thì đang tiếp tục thực hiện những thay đổi tương tự, bao gồm một số vị trí sẽ bị loại bỏ trên toàn cầu”.

Tính đến tháng 9 năm 2023, công ty mẹ của Google là Alphabet có 182.381 nhân viên trên toàn thế giới. ​

Google và các công ty công nghệ khác đang chạy đua để xây dựng một số dạng AI tổng quát thành các sản phẩm mới hoặc hiện có.

Tháng 10 năm ngoái, công ty cho biết nền tảng cũng đã có kế hoạch bổ sung các tính năng AI tổng quát từ chatbot Bard vào phiên bản trợ lý ảo của Google nhằm mục đích cung cấp những trợ giúp được cá nhân hóa về khả năng suy luận và tổng hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Shein (Trung Quốc) vượt xa các tên tuổi lớn như Zara hay H&M

Thương hiệu thời trang nhanh giá rẻ Shein có mức doanh thu vượt 30 tỷ USD, cao hơn nhiều tên tuổi thời trang nhanh như Zara hay H&M.

Doanh thu của Shein (Trung Quốc) vượt xa các tên tuổi lớn như Zara hay H&M
Doanh thu của Shein (Trung Quốc) vượt xa các tên tuổi lớn như Zara hay H&M

Ít ai biết rõ doanh thu và lợi nhuận thực tế của Shein là bao nhiêu. Một đối tác quan trọng của nhà bán lẻ thời trang nhanh này đã tiết lộ rằng doanh số bán hàng Shein “cao hơn nhiều” so với 30 tỷ USD được báo cáo hàng năm.

“Shein là nhà bán lẻ thời trang phát triển nhanh nhất thế giới, nếu không muốn nói là lớn nhất thế giới,” Jamie Salter, nhà sáng lập kiêm CEO của Authentic Brands Group, một công ty quản lý thương hiệu tư nhân, cho biết trong cuộc trò chuyện tại Hội nghị ICR ở Orlando.

“Có người nói rằng họ đạt doanh thu 30 tỷ, 40 tỷ hay 35 tỷ? Tôi sẽ không nói quá chi tiết, nhưng tôi có thể nói rằng họ đạt được nhiều hơn 30 tỷ USD,” ông Salter ám chỉ đến doanh số hàng năm của Shein.

Shein không công bố thông tin tài chính. Tuy nhiên, họ có thể sẽ sớm phải tiết lộ những số liệu này khi hoàn thành đợt IPO tại Mỹ.

Về Jamie Salter, ông nắm rõ tình hình tài chính của Shein thông qua việc hợp tác với công ty này vào năm ngoái. Theo thỏa thuận, Shein đã mua lại khoảng 1/3 Sparc Group, một liên doanh bao gồm Authentic và Simon Property Group. Sparc cũng mua một lượng cổ phần nhỏ của Shein.

Sparc là công ty điều hành Forever 21, thuộc sở hữu của Authentic. Trong khuôn khổ hợp tác, Shein đã bắt đầu bán một dòng quần áo đồng thương hiệu với Forever 21 và tổ chức các sự kiện tại nhiều cửa hàng của Forever 21 trong các trung tâm mua sắm.

Hồi tháng 5/2023, tờ Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết Shein đã đạt 23 tỷ USD doanh thu vào năm 2022.

Tờ báo này đưa tin Shein đã đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 40% vào năm 2023, điều này sẽ đồng nghĩa với doanh thu của họ trên 30 tỷ USD. Hiện chưa rõ liệu công ty có đạt được mục tiêu đó hay không.

Shein không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ CNBC.

Ngay cả khi doanh thu của Shein “cao hơn nhiều” so với 30 tỷ USD hàng năm, doanh thu của họ vẫn sẽ nhỏ hơn đáng kể so với các gã khổng lồ bán lẻ (Retail) như Walmart và Amazon, những công ty có doanh thu hàng trăm tỷ đô la mỗi năm.

Tuy nhiên, con số này sẽ đưa Shein ngang hàng với Inditex, chủ sở hữu của Zara, với doanh thu 32 tỷ euro trong năm 2022, và H&M với khoảng 22 tỷ USD doanh thu trong cùng kỳ.

Doanh thu trên 30 tỷ USD đồng nghĩa Shein vượt xa các nhà bán lẻ Mỹ như Abercrombie & Fitch và American Eagle, những công ty gần đây nhất báo cáo doanh thu hàng năm lần lượt là 3,7 tỷ và 5 tỷ USD.

Nói về mối quan hệ hợp tác giữa Authentic và Shein, ông Salter cho biết: “Giám đốc điều hành của Simon Property Group David Simon, đã nói: Sao anh lại hợp tác với Shein? Anh nghĩ đó là quyết định đúng sao?

Và tôi trả lời: David, đây là quyết định đúng đắn, chúng ta không thể đánh bại họ. Chuỗi cung ứng của họ quá tốt. Họ biết họ đang làm gì. Họ đã giải quyết được vấn đề này. Chúng ta cần hợp tác với họ”.

“Tôi đã cương quyết: Hãy hợp tác với họ đi”, Salter chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon sa thải 35% nhân viên của nền tảng streaming Twitch

Nền tảng phát trực tiếp Twitch của Amazon đang cắt giảm 35% nhân viên, tương đương khoảng 500 người, giám đốc điều hành của Twitch là ông Dan Clancy cho biết trong một bài đăng mới đây.

Amazon sa thải 35% nhân viên của nền tảng streaming Twitch
Amazon sa thải 35% nhân viên của nền tảng streaming Twitch

Việc Twitch sa thải nhân viên được cho là diễn ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về tình trạng thua lỗ tại Twitch và sau khi một số giám đốc điều hành cấp cao rời công ty chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

CEO Clancy viết trên blog: “Trong năm qua, chúng tôi đã nỗ lực xây dựng một mảng kinh doanh bền vững hơn để Twitch có thể tồn tại lâu dài, và trong suốt cả năm, chúng tôi đã cắt giảm chi phí và đưa ra nhiều quyết định để nền tảng tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn. Thật không may, bất chấp những nỗ lực này, số lượng nhân sự của chúng tôi vẫn lớn hơn đáng kể so với mức cần thiết về quy mô kinh doanh.”

Theo những người quen thuộc với tình hình tài chính của Twitch, hoạt động kinh doanh vẫn không có lãi trong hơn 9 năm sau khi Amazon mua lại công ty.

Twitch đã tăng cường tập trung vào quảng cáo trong những năm gần đây và nỗ lực cắt giảm đáng kể chi tiêu. Vào tháng 12, Clancy cho biết công ty sẽ ngừng hoạt động tại Hàn Quốc, nơi chi phí là “cực kỳ đắt đỏ”.

CEO Clancy cho biết: “Quyết định này, mặc dù vô cùng khó khăn và đau đớn, nhưng là cần thiết để đảm bảo rằng chúng tôi có thể tiếp tục phục vụ những người phát trực tiếp của mình một cách bền vững mà không ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ sự nghiệp của họ trên Twitch”. CEO này nói thêm rằng Twitch đã trả hơn 1 tỷ USD cho những người phát trực tiếp vào năm 2023.

Trong những tháng cuối năm 2023, một số giám đốc điều hành hàng đầu của Twitch đã tuyên bố rời đi, bao gồm giám đốc sản phẩm, giám đốc khách hàng và giám đốc nội dung của Twitch. Twitch cũng mất đi giám đốc doanh thu, người từng làm việc ở bộ phận quảng cáo của Amazon.

Ngoài đợt sa thải này, Twitch cũng đã thực hiện 2 đợt sa thải khác vào năm 2023, cắt giảm hơn 400 vị trí.

Cũng giống như các công ty công nghệ khác, CEO Clancy cho biết, việc giảm quy mô của Twitch dựa trên quy mô kinh doanh hiện tại và “những dự đoán thận trọng về cách doanh nghiệp mong đợi sẽ phát triển trong tương lai”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến dịch quảng cáo mới của Zara bị chỉ trích vì có nội dung phản cảm

Zara, một gã khổng lồ thời trang nhanh tạo ra doanh thu trung bình 19,5 tỷ euro (khoảng 21 tỷ USD) mỗi năm, đã gây ra sự phẫn nộ sau khi tung ra chiến dịch quảng cáo mới.

Chiến dịch quảng cáo mới của Zara bị chỉ trích vì có nội dung phản cảm
Chiến dịch quảng cáo mới của Zara bị chỉ trích vì có nội dung phản cảm

Chiến dịch quảng cáo, được biết đến với tên gọi ‘Áo khoác’ của Zara, mô tả các hình ảnh có sự xuất hiện của người mẫu Kristen McMenamy, người đã tạo dáng với những bức tượng ma-nơ-canh được bọc trong lớp nhựa trắng.

Nhiếp ảnh gia Tim Walker là người đã thực hiện quảng cáo, trong đó có cảnh McMenamy đứng trước một không gian làm việc được tái tạo, chứa đựng những hộp gỗ trống và đống đổ nát, tất cả đều được sơn màu trắng.

Zara đã phải đối mặt với lời chỉ trích khi người tiêu dùng phát hiện sự tương đồng giữa hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo và thực tế thảm khốc đang diễn ra ở Gaza. Hình ảnh của McMenamy cầm một con ma-nơ-canh cụt tay bọc trong nhựa trắng bị so sánh với hình ảnh một người mẹ Palestine ôm con trông giống như đã chết.

Một người sử dụng mạng xã hội đã nhanh chóng so sánh các hình ảnh và lan truyền chúng trên các nền tảng mạng xã hội.

Thương hiệu thời trang nhanh Zara đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ hàng nghìn khách hàng trên mạng xã hội, một trong số họ viết trên Instagram: “Đã hủy. Dấu chấm.”

Một phương tiện truyền thông xã hội khác đã tham gia vào lời chỉ trích, trước đây trên Twitter, khi người dùng đăng hình ảnh của người mẹ Palestine đau buồn ôm con với chú thích: “Tôi không tin ai trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu hoặc tiếp thị có thể nhìn thấy bức tượng bọc trong nhựa trong bức ảnh quảng cáo của Zara mà không tỏ ra đau buồn. Nhưng ngay cả nếu đó là một sai lầm – bạn đã chấp nhận nó một cách thiếu hiểu biết về các vấn đề hiện tại.”

Zara đã đáp trả bằng một bài đăng xin lỗi, ghi nhận rằng họ rất tiếc về chiến dịch quảng cáo mới nhất của mình. Họ giải thích rằng chiến dịch được thực hiện vào tháng 7 và chụp ảnh vào tháng 9, với mục đích chính là trưng bày các sản phẩm may mặc thủ công trong bối cảnh nghệ thuật.

Zara cũng cho biết họ đã xóa các hình ảnh cuối cùng trong chiến dịch và thú nhận rằng một số khách hàng cảm thấy bị xúc phạm, và những hình ảnh này đã được xóa vì chúng không phản ánh đúng ý định khi được tạo ra.

Zara thêm vào lời xin lỗi của mình bằng cách nhấn mạnh sự tiếc nuối và cam kết về sự tôn trọng đối với mọi người. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi này vẫn nhận được chỉ trích trên quy mô toàn cầu, khi những người tiêu dùng cũ của Zara kêu gọi tẩy chay thương hiệu thời trang này.

Tại Canada, những người ủng hộ Palestine đã tổ chức hành động phá hoại cửa sổ của một cửa hàng Zara, và có các cuộc biểu tình ngồi kêu gọi tẩy chay thương hiệu này. Một đoạn video trên mạng xã hội thể hiện một nhóm người biểu tình với cờ Palestine bên ngoài một cửa hàng Zara ở Canada, hô vang “Tẩy chay Zara” và “Palestine tự do.”

Tại một cửa hàng Zara khác ở Montreal, Canada, những người ủng hộ Palestine đã phá hủy cửa sổ cửa hàng và viết dòng chữ “Gaza” và “Palestine Tự do” thay vì nhãn hiệu ban đầu của cửa hàng Zara.

Một nhà hoạt động nói: “Đó là bộ sưu tập kinh tởm nhất mà tôi từng thấy… Họ đang chế nhạo chúng tôi và họ đang chế nhạo chúng tôi về những đứa trẻ bị sát hại và những ngôi nhà của chúng tôi bị phá hủy.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

7 xu hướng Influencer Marketing năm 2024 sẽ phát triển bùng nổ

Từ cá nhân hóa người có ảnh hưởng (Influencer), năm của thể thao, sự trở lại của âm nhạc đến livestream tiếp tục bùng nổ… là những xu hướng Influencer Marketing (tiếp thị người có ảnh hưởng) được dự báo sẽ lên ngôi trong năm 2024.

xu hướng Influencer Marketing 2024
Dự báo các xu hướng Influencer Marketing năm 2024 sẽ phát triển bùng nổ

Theo đó, Ogilvy vừa công bố báo cáo 7 xu hướng Influencer Marketing được dự báo là sẽ phát triển bùng nổ trong năm 2024 và trong tương lai gần.

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là khái niệm đề cập đến các cách thức sử dụng Influencer, tức những người có ảnh hưởng vào các hoạt động Marketing (tiếp thị) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu.

Theo Statista, thị trường Influencer Marketing có giá trị khoảng hơn 16 tỷ USD vào năm 2023 và tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) khoảng 40%, tức vào năm 2024, con số này ước tính sẽ chạm mốc khoảng 22 tỷ USD.

Các xu hướng Influencer Marketing năm 2024 sẽ phát triển bùng nổ.

1. Sử dụng người có ảnh hưởng AI để cá nhân hoá tương tác với người dùng.

Điển hình cho xu hướng này là Billie – phiên bản người ảo của siêu mẫu Kendall Jenner, tương tác cá nhân hóa với người dùng theo những cách vượt trội hơn hẳn so với khả năng tương tác thụ động trước đây của công nghệ AI.

2. Năm của thể thao lên ngôi.

Với sự kiện thế vận hội Olympics lần đầu tiên được phát sóng trên TikTok cùng mối quan tâm ngày càng lớn của cộng đồng dành cho các vận động viên, thể thao được dự đoán sẽ vượt ngoài phạm vi sân cỏ để tạo ra những ảnh hưởng văn hóa xã hội trong năm 2024.

Một dẫn chứng tiêu biểu, sau khi công khai hẹn hò với Taylor Swift, ngôi sao bóng bầu dục Travis Kelce đã thu về một lượng lớn người hâm mộ, cùng với lượt theo dõi trên trang Instagram tăng đột biến và chạm mốc 1,6 triệu người.

3. Âm nhạc sẽ quay trở lại.

Dễ cảm nhận và mang sức truyền tải lớn, âm nhạc luôn là “đòn bẩy” được các nhãn hàng lựa chọn để kết nối mạnh mẽ với đối tượng mục tiêu.

Khảo sát thực hiện bởi YouGov cho thấy 1/3 người trưởng thành cảm thấy hứng thú hơn với những thương hiệu và chiến dịch có sử dụng âm nhạc. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Kantar, 73% người dùng chủ động dừng lại và xem quảng cáo có âm thanh trên nền tảng TikTok. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với nhiều nền tảng giải trí khác.

Không chỉ các nghệ sĩ mà những nhà sáng tạo nội dung thuộc lĩnh vực này cũng hứa hẹn trở thành nhân tố quan trọng mở ra những bước tiến mới cho việc tận dụng âm nhạc trong Influencer Marketing của nhãn hàng.

4. Sử dụng Influencer Marketing để thúc đẩy yếu tố bền vững cũng là xu hướng quan trọng trong năm 2024.

Tầm quan trọng của việc lan tỏa thông điệp sống bền vững sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nội dung của cộng đồng Influencer (người có ảnh hưởng).

Người dùng đang quan tâm và chú trọng hơn cách thương hiệu xây dựng chiến lược ESG. Điều này đòi hỏi Influencer cần cẩn trọng hơn trong phát ngôn của mình. Cụ thể, hơn 84% nhà sáng tạo nội dung cho biết họ ngần ngại đăng bài về biến đổi khí hậu hay môi trường vì không muốn nhận phản ứng trái chiều.

5. Mỗi nhân viên đều có thể trở thành đại sứ thương hiệu.

Trong nhiều trường hợp, chính đội ngũ nhân sự nội bộ lại là nhân tố tiềm ẩn giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu một cách hiệu quả nhất.

89% C-Suite Marketer đánh giá cao sự tác động từ những phản hồi tốt của nhân viên trên các nền tảng mạng xã hội như Linkedin.

Điều này sẽ được thể hiện rõ ràng hơn nữa ở nhiều nhãn hàng B2C trong năm 2024. Từ những hiểu biết sâu sắc và khả năng chinh phục niềm tin của nhân viên, thương hiệu có thể dễ dàng đạt được sự ủng hộ của khách hàng nhiều hơn.

6. Livestream sẽ tiếp tục bùng nổ và là xu hướng nổi bật trong 2024.

Theo báo cáo, phát sóng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội vẫn sẽ là một “điểm chạm” quan trọng trong các hoạt động quảng cáo.

66% nhãn hàng ghi nhận các nội dung được sản xuất bởi nhà sáng tạo mang lại tỷ lệ hoàn vốn (ROI) cao hơn so với quảng cáo truyền thống.

Cũng từ đây, thế hệ Gen Z bắt đầu có hành vi mua sắm vào dịp Giáng sinh trên TikTok. Đặc biệt, nhiều cơ hội doanh thu sẽ được mở ra cho cộng đồng Influencer thông qua hình thức này so với các mô hình đăng ký theo dõi truyền thống.

7. Thương hiệu bắt nhịp trở thành “nhà sáng tạo nội dung”.

Một xu hướng Influencer Marketing khác cũng được dự báo là sẽ phát triển trong năm 2024 đó là có nhiều thương hiệu hơn sẽ dần chuyển mình để trở thành những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thực thụ, qua đó bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường cũng như theo kịp xu hướng và cách thức tiếp cận từ cộng đồng nhà sáng tạo.

Sự hoà mình này cho phép thương hiệu tạo ra các kết nối sâu sắc và đem đến nhiều giá trị tích cực cho người tiêu thụ nội dung và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ.

Số liệu được công bố từ TikTok cho thấy 54% người dùng yêu thích các quảng cáo của thương hiệu trên nền tảng này, trong đó 66% người tham gia khảo sát cũng đồng tình về khả năng kết nối dễ dàng với thương hiệu thông qua mạng xã hội TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung Quốc: Hoặc là giảm giá để giữ người tiêu dùng hoặc để mất thị phần vào tay đối thủ

Nhiều thương hiệu ở Trung Quốc, từ nội địa cho đến quốc tế, đang mạnh tay giảm giá để giữ chân khách hàng. Những công ty không tham gia cuộc đua hạ giá đang chứng kiến thị phần rơi vào tay đối thủ.

Thay đổi lớn

Combo bao gồm sandwich thịt gà, khoai tây rán và nước ngọt của KFC chỉ có giá 3 USD. Một siêu thị Đức bán bia giá 1,2 USD/lon. Một chuỗi hàng tạp hóa mới mở bán thực phẩm sắp hết hạn với giá giảm sâu.

Trên đây là một số ưu đãi mà các thương hiệu ngoại và nội địa tung ra để thu hút khách hàng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Người tiêu dùng Trung Quốc đang cố gắng tiết kiệm nhiều nhất có thể trong bối cảnh niềm tin vào nền kinh tế giảm sút.

Trên các con phố thời thượng của Trung Quốc, các quảng cáo giảm giá và ưu đãi đặc biệt dành cho quần áo, mỹ phẩm và hàng loạt sản phẩm khác xuất hiện khắp nơi.

Theo tờ Bloomberg, điều này cho thấy thái độ của người tiêu dùng đã có sự thay đổi đáng chú ý, buộc các nhà bán lẻ phải nhanh chóng hành động.

Chuỗi hàng tạp hóa Freshippo của Alibaba là điểm đến hàng đầu của giới thượng lưu và trung lưu Trung Quốc với các sản phẩm thịt, hải sản và bánh mì cao cấp. Tháng 10 năm ngoái, Freshippo thông báo sẽ giảm giá hơn 5.000 mặt hàng, đồng thời bổ sung các “quầy thực phẩm” bán đồ gần hết hạn để thu hút khách hàng.

Tại thị trường Trung Quốc, trong nhiều năm qua, chuỗi siêu thị Aldi của Đức định vị là nhãn hiệu ở phân khúc cao cấp hơn. Nhưng họ đã thay đổi lập trường vào năm ngoái sang mô hình siêu thị bình dân và công bố khẩu hiệu mới: “Chất lượng tốt và giá vừa đủ”.

Các thương hiệu và doanh nghiệp thường định vị là lựa chọn cao cấp cho giới trung lưu Trung Quốc đang nỗ lực cung cấp cho khách hàng mức giá phải chăng hơn.

Điều này cho thấy sự thay đổi lớn trong chiến lược của doanh nghiệp nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh số trong môi trường kinh tế mới của Trung Quốc, đồng thời cho thấy triển vọng của những công ty này trở nên bớt tươi sáng hơn.

Trong khi đó, những thương hiệu không chịu giảm giá như chuỗi cà phê Starbucks đang để mất khách hàng vào tay các đối thủ giá rẻ hơn.

Trong một lưu ý phát hành vào ngày 5/1, các nhà phân tích của JPMorgan cho biết “không tay chơi nào miễn nhiễm” trước sự suy yếu của nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc. JPMorgan dự đoán các chương trình giảm giá sẽ bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp cho đến khi cuộc chiến giá cả kết thúc giai đoạn leo thang và bình thường hóa trở lại.

Giá tiêu  dùng tại Trung Quốc đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng ba năm, làm dấy nên nỗi lo nước này có thể rơi vào vòng xoáy giảm phát. Đa số các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tập trung khống chế lạm phát, còn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thì cam kết sử dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy giá lên cao hơn.

Cuộc đua xuống đáy

Các công ty cao cấp chưa tham gia vào cuộc đua đang phải gánh chịu hậu quả. Starbucks từng chiếm hơn một nửa thị phần cà phê của Trung Quốc nhưng phải nhường lại ngôi vị chuỗi cà phê lớn nhất cho đối thủ Luckin vào năm ngoái.

Starbucks báo cáo doanh thu tại Trung Quốc đạt 822 và 841 triệu USD trong hai quý vừa qua, còn Luckin ghi nhận doanh thu khoảng 870 triệu và 1,01 tỷ USD USD trong giai đoạn tương ứng. Mỗi cốc cà phê Luckin bán có giá thấp nhất 9,9 nhân dân tệ (khoảng 1,39 USD).

Ông Jason Yu, Giám đốc điều hành của công ty phân tích Kantar Worldpanel khu vực Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Macau, cho biết: “Năm ngoái, chiến lược giá thấp được các thương hiệu tiêu dùng sử dụng rộng rãi trong bối cảnh nền kinh tế gặp áp lực và niềm tin người tiêu dùng suy yếu”.

Trước mắt, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các doanh nghiệp sẽ sớm tăng giá. Ông Yu dự đoán: “Xu hướng giảm phát sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2024”.

Không ít nhà bán lẻ có tiếng như Apple, Nike, hay gã khổng lồ ngành F&B Haidilao và Starbucks hạ dự báo doanh thu hoặc bị các nhà phân tích điều chỉnh giá mục tiêu của cổ phiếu, tờ Bloomberg cho biết.

Các nhà phân tích của JPMorgan viết: “Hầu hết các thương hiệu cung cấp dịch vụ ăn uống đều đang bổ sung chương trình khuyến mãi nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng… Các rủi ro lớn bao gồm cuộc chiến hạ giá sẽ kéo dài bao lâu, nhu cầu mất bao nhiêu thời gian để phục hồi và liệu doanh nghiệp có hạ mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2024 không”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Mạng xã hội X hợp tác với IAS để phân phối quảng cáo video định dạng dọc như TikTok

Theo đó, mạng xã hội X vừa công bố mối quan hệ hợp tác mới với Integral Ad Science (IAS) về an toàn thương hiệu cho các video quảng cáo theo định dạng dọc như TikTok.

Theo X:

“Ngày càng có nhiều người dùng tích cực xem và đăng video trên X, điều này là một phần quan trọng đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền tảng. X hiện là nền tảng ưu tiên video, với video chiếm hơn 8 trong 10 phiên người dùng và chúng tôi nhận thấy lượt xem tăng gần 30% so với năm trước.”

“Video dọc cũng là định dạng phát triển nhanh nhất trên X. Hơn 100 triệu người dùng trên thế giới đang xem video dọc hàng ngày với thời lượng trung bình hơn 13 phút mỗi ngày. Trong nhiều ngày, video dọc chiếm khoảng 20% tổng thời gian dành cho nền tảng này.”

Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2024, X sẽ mở rộng quyền truy cập vào chương trình thử nghiệm khoảng không quảng cáo (inventory) đã được kiểm duyệt với Integral Ad Science, một nền tảng tối ưu hóa và đo lường phương tiện truyền thông hàng đầu toàn cầu.

Trong mối quan hệ hợp tác này, IAS sẽ tiến hành phân loại tất cả các video quảng cáo dọc để đảm bảo an toàn và phù hợp với thương hiệu.

Theo X, điều này sẽ mang lại cho các nhà quảng cáo video dọc “quyền kiểm soát tối đa nơi quảng cáo của họ có thể xuất hiện”. Điều này rất quan trọng vì ngày càng có nhiều thương hiệu đang giảm chi tiêu cho quảng cáo X vì mối lo ngại về an toàn của thương hiệu.

Ngoài ra, X cho biết nền tảng cũng tuyển dụng thêm nhiều nhân viên trong nhóm an toàn thương hiệu nhằm thúc đẩy chiến lược này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

10 xu hướng Digital Marketing năm 2024 mới nhất cho Marketer

Kantar vừa công bố báo cáo Marketing Trends 2024, nêu bật các xu hướng Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong năm 2024 và xa hơn thế nữa. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết các xu hướng Digital Marketing 2024 trong bài viết này.

xu hướng Digital Marketing năm 2024
10 xu hướng Digital Marketing năm 2024 Marketers cần biết

Mới đây, Kantar đã công bố báo cáo “Marketing Trends 2024” làm nổi bật các xu hướng Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng được dự báo là sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Bằng cách xem xét nhiều các xu hướng vĩ mô và vi mô khác nhau, người làm marketing nên coi đây là một phần quan trọng trong hành trình phát triển thương hiệu và cách chúng liên quan đếm mục tiêu riêng của doanh nghiệp.

Từ những yêu cầu cần hiểu biết sâu sắc về hành vi người tiêu dùng, đến tận dụng yếu tố dữ liệu và cả ứng dụng AI vào hoạt động marketing, dưới đây là các xu hướng làm Marketing chính mà Digital Marketer cần biết.

1. Sự bùng nổ của việc ứng dụng AI vào các hoạt động Digital Marketing sẽ là xu hướng đầu tiên trong năm 2024.

Theo Kantar’s Media Reactions 2023, có đến 67% marketer cảm thấy tích cực về khả năng của Gen AI (Generative AI). Sự lạc quan này cho thấy việc áp dụng công nghệ mới sẽ trở nên nhanh chóng và thú vị hơn trong năm mới.

Ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng đang khám phá các cơ hội sử dụng Gen AI để thúc đẩy hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển các chiến dịch được cá nhân hoá trên quy mô lớn.

Vào năm 2023, nhiều người làm marketing và cả Agency đã bắt đầu thử nghiệm Gen AI bằng cách tạo ra nhiều nội dung trực quan hơn để mang lại nhiều lợi ích và tương tác hơn, đồng thời truyền nhiều động lực mới hơn vào giai đoạn lên ý tưởng cũng như hỗ trợ xây dựng chiến lược.

Vào năm 2024, khi AI được ứng dụng rộng rãi hơn, hiệu quả và sáng tạo hơn, sự cạnh tranh về chất lượng của nội dung sẽ còn gay gắt hơn nữa. Trong bối cảnh này, trong khi người làm marketing cần hiểu rõ tính hiệu quả của các nội dung sáng tạo và các doanh nghiệp có được cách đo lường phù hợp với mục tiêu chung sẽ có thể phát triển nhanh hơn.

2. Yếu tố văn hóa được đặt lên hàng đầu.

Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội cùng với đó là nhiều nhu cầu mới của người tiêu dùng, ngày càng có nhiều nhóm người tiêu dùng hơn quan tâm đến các yếu tố ngoài những thành phần cơ bản như giá cả hay lợi ích của sản phẩm, văn hoá chính là một trong số đó.

Nhiều thương hiệu đã gặt hái được rất nhiều thành công khi sử dụng yếu tố văn hoá để kết nối với người tiêu dùng bằng những ngôn ngữ dễ tiếp cận về tính cách, thời trang, âm nhạc, biệt ngữ, chuẩn mực hay cả khát vọng. Thành công sẽ đến khi các hoạt động marketing cũng phù hợp với văn hóa và ngược lại.

Dữ liệu của Kantar cho thấy gần 2/3 số người đồng ý rằng họ muốn những thương hiệu “phù hợp” với giá trị cá nhân của họ.

Trên phạm vi toàn cầu, 80% nói rằng họ “nỗ lực” mua hàng từ các thương hiệu hay doanh nghiệp ủng hộ những mục đích quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng làm theo những gì họ nói.

Điều này được gọi là khoảng cách giá trị giữa giá trị và hành động khi mua hàng. Nhưng mua hàng không phải là cách duy nhất người tiêu dùng thể hiện sở thích văn hóa của họ.

Người tiêu dùng ngày càng ít hành động hơn khi các thương hiệu không còn phù hợp với văn hóa của họ (và thậm chí là cộng đồng của họ).

Vào năm 2024, các chiến lược marketing của doanh nghiệp không chỉ cần có giá bán hay kênh triển khai mà còn cả cách khai thác yếu tố văn hoá và lồng ghép nó vào các chiến dịch cụ thể.

3. Doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro về kiểm soát thương hiệu.

Trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội trở thành tụ điểm giao tiếp chính giữa thương hiệu với người tiêu dùng và người tiêu dùng ngày càng có nhiều quyền lực hơn đối với các ý kiến của họ, các thương hiệu đang đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi họ có ít quyền kiểm soát “đám đông” hơn.

Theo dữ liệu phân tích, nội dung của người ảnh hưởng là kênh quảng cáo trực tuyến ưa thích nhất của người tiêu dùng (Media Reactions 2023). Một nửa số marketers trên toàn cầu cho biết họ đã đầu tư vào nội dung của người có ảnh hưởng vào năm 2023 và 59% cho biết họ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu trong năm 2024.

Ở một khía cạnh khác, marketer cần học cách phản ứng với những luồng thảo luận khác nhau trên mạng xã hội, những thương hiệu sẵn sàng lên tiếng theo cách phù hợp với tôn chỉ hoạt động của họ và đứng lên vì những gì họ tin tưởng, người tiêu dùng sẽ có nhiều cách hơn để tin tưởng thương hiệu.

4. Tập trung vào sự chú ý và yếu tố cảm xúc cũng là xu hướng làm Digital Marketing quan trọng trong năm 2024.

Dù mục tiêu của các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp là gì, nhiều marketer thừa nhận rằng sự chú ý (Attention) là chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ROI.

Theo Kantar Media Reactions 2023, có đến 62% marketer sử dụng lượt xem để đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch, ít nhất là để hiểu được cách quảng cáo hoạt động sau khi ra mắt.

Tuy nhiên, nhờ vào công nghệ, một xu hướng đo lường mới đang được hình thành và nhanh chóng phát triển đó là kỹ thuật theo dõi qua mắt và khuôn mặt (facial coding và eyetracking). Marketer có thể có được một cấp độ am hiểu sâu hơn về cảm xúc của khách hàng của họ trước các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Vào năm 2024, nhiều thương hiệu hơn sẽ bắt đầu sử dụng kỹ thuật quan sát trực quan thay vì chỉ đơn giản là đo lường sự chú ý hay lượt xem đơn thuần.

5. Marketer cần tập trung vào các thước đo thành công toàn diện.

Nhiều doanh nghiệp ngày nay ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị lâu dài, tính toàn diện, cộng đồng tích cực và tác động đến môi trường.

Theo báo cáo Tiếp thị bền vững năm 2030 của WFA và Kantar, sự hiện diện của các số liệu về tính bền vững trong báo cáo hiệu quả doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng. Vào năm 2023, 42% doanh nghiệp kết hợp các số liệu này trong báo cáo, so với chỉ 26% vào năm 2021.

Vào năm 2024, khi có nhiều doanh nghiệp hơn đưa tính bền vững vào các hoạt động marketing, con số này sẽ tăng lên 62%.

Các thương hiệu hay doanh nghiệp giờ đây không chỉ cần nói về lợi nhuận hay lợi ích của sản phẩm, các biện pháp truyền thông toàn diện và PR có chiến lược để nuôi dưỡng niềm tin của khách hàng và cộng đồng cũng quan trọng không kém.

Điều này cũng liên quan đến việc doanh nghiệp phải cân bằng giữa việc phát triển thương hiệu dài hạn với marketing sản phẩm và các số liệu ngắn hạn.

Theo dữ liệu từ Kantar BrandZ, người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào các giải pháp môi trường và xã hội, do đó, việc cân bằng giữa lợi nhuận, môi trường và con người không còn là một lựa chọn mà là một chiến lược kinh doanh đáng theo đuổi.

6. Đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng thương hiệu bền vững là xu hướng ưu tiên tiếp theo trong các hoạt động Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng.

Theo dữ liệu từ BrandZ 2023 của Kantar, những thương hiệu được coi là đổi mới có khả năng tăng trưởng gấp 3 lần so với những thương hiệu không đổi mới.

Theo Worldpanel của Kantar, tại Anh, số lượng sản phẩm mới ra mắt đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ. Sự đổi mới nếu có hiện cũng chỉ diễn ra ở cấp độ rất nhỏ.

May mắn là, ngày càng có nhiều người làm marketing nhận ra được sự cấp thiết của việc đổi mới, đặc biệt là đổi mới bền vững. Hơn một nửa marketer đồng ý rằng họ cần đổi mới để có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường (Kantar marketing bền vững 2030).

Nếu xem đổi mới là chiến lược quan trọng, dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược này:

  • Lấy người tiêu dùng làm trung tâm (Customer Centric).
  • Xây dựng sự đổi mới dựa trên nền tảng thương hiệu vững chắc.
  • Định hình tương lai cho các danh mục sản phẩm.
  • Dẫn đầu về tính bền vững.
  • Liên tục thử nghiệm và học hỏi.

Đổi mới, đặc biệt là đổi mới triệt để, nên và sẽ là xu hướng vào năm 2024 nếu thương hiệu muốn tìm ra con đường tốt nhất để tăng trưởng bền vững.

7. Các thương hiệu đứng trước thách thức phải đột phá.

Ngành FMCG nói chung đã trải qua một sự thay đổi lớn trong những năm gần đây, khi các thương hiệu mới và nhỏ đã có thể vượt xa nhiều thương hiệu lớn. Dữ liệu của Kantar Worldpanel 2023 cho thấy các thương hiệu có tỷ lệ thâm nhập dưới 10% đang ngày càng có chỗ đứng tốt hơn trên toàn cầu.

Dữ liệu từ năm 2023 cho thấy cứ 2 người mua sắm thì có 1 người thích mua hàng từ các công ty nhỏ hơn là các thương hiệu lớn và nổi tiếng trên toàn cầu.

Trong bối cảnh này, để các thương hiệu lớn có thể giành được vị thế, doanh nghiệp phải xây dựng năng lực marketing dựa trên 6 lĩnh vực quan trọng bao gồm: tính linh hoạt và tốc độ tiếp cận thị trường, cách tiếp cận lấy người tiêu dùng làm trung tâm, đổi mới và gián đoạn, ra quyết định dựa trên dữ liệu, kiến thức chuyên môn trực tiếp đến người tiêu dùng, cùng với đó là chiến thuật kể chuyện thương hiệu (Storytelling) theo hướng cảm xúc.

Vào năm 2024, các thương hiệu sẽ tiếp tục đạt được thành công trên toàn cầu bằng cách tập trung vào 3 lĩnh vực:

  • Thị trường ngách và sản phẩm độc đáo.
  • Tận dụng các nền tảng mạng xã hội và những người có ảnh hưởng (Influencer) để phát triển.
  • Dẫn đầu thị trường với những đổi mới có mục đích và ưu tiên bền vững.

8. Áp dụng chiến lược giá bán đa dạng kèm với phân khúc lại thị trường cũng là xu hướng tiếp cận Marketing nổi bật trong năm 2024.

Kể từ năm 2022 đến năm 2023, lạm phát và suy thoái trên phạm vi toàn cầu đang làm thay đổi cách người tiêu dùng chi tiêu và lựa chọn sản phẩm.

Mặc dù khuyến mãi và chiết khấu là những chiến thuật đã được đưa ra để giữ thị phần, dữ liệu từ Kantar cho thấy có những sự thay đổi không hề nhỏ trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng.

Có đến hơn 6% các hộ gia đình chuyển sang lựa chọn các nhãn hiệu riêng (private label), hơn 10% lựa chọn các nhà bán lẻ có giá bán rẻ hơn và các thương hiệu địa phương nhỏ hơn.

Vào năm 2024, doanh nghiệp có thể cần phải phân chia thị trường thành các phân khúc (segment) nhỏ hơn để dễ dàng đáp ứng nhu cầu hơn đồng thời linh hoạt hơn trong các chiến lược định giá bán.

9. Cuộc cách mạng tìm kiếm bởi AI.

Tính đến năm 2023, ước tính có khoảng 6,3 triệu lượt tìm kiếm trên Google diễn ra mỗi phút và cơ sở dữ liệu Connect của Kantar cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các công cụ tìm kiếm trực tuyến với tư cách là điểm tiếp xúc mạnh thứ 5 mang lại tác động đến thương hiệu (chỉ đứng thứ 11 vào năm 2018).

Tương lai của hoạt động tìm kiếm sẽ chuyển từ các đối sánh và xếp hạng dựa trên từ khóa sang ưu tiên ý định tìm kiếm của người dùng, trải nghiệm của họ với thương hiệu và chất lượng nội dung.

Vào năm 2024, điều này có nghĩa là “tìm kiếm” vẫn là điểm tiếp xúc quan trọng để có thể hiểu được “phần giữa lộn xộn” trong hành trình khách hàng của một thương hiệu. Phân tích mục đích của từ khóa và cách chúng được sử dụng để dự báo được ý định của người dùng cũng sẽ là chìa khoá.

10. Các nền tảng bán lẻ sẽ gia nhập ngành kinh doanh quảng cáo.

Với những hành vi mới của người tiêu dùng, đối với nhiều thương hiệu, phương tiện truyền thông bán lẻ (Retail Media) hiện rất cần thiết để thu hút người mua hàng.

Theo dữ liệu từ Kantar, có đến 56% chuyên gia truyền thông bán lẻ ở Bắc Mỹ sẽ tăng đầu tư vào kênh này. Và 46% marketer toàn cầu cho biết họ sẽ tăng ngân sách cho các kênh truyền thông bán lẻ (Kantar Media Reactions 2023).

Retail Media hay còn được gọi là Retail Media Network trong tiếng Việt có thể hiểu là Phương tiện truyền thông bán lẻ hoặc Mạng lưới truyền thông bán lẻ, là giải pháp quảng cáo trên kênh kỹ thuật số ví dụ như trang web hoặc ứng dụng (App) do một công ty bán lẻ (Retail) cung cấp.

Việc mua lại các không gian quảng cáo trên những mạng lưới truyền thông bán lẻ có thể giúp các thương hiệu thuộc mọi quy mô thúc đẩy các nỗ lực và tối đa hoá hiệu suất Digital Marketing.

Khi mua sắm trực tuyến (online shopping) ngày càng phổ biến với người tiêu dùng, các phương tiện truyền thông bán lẻ hay còn được gọi là Retail Media cũng trở nên phổ biến hơn với các thương hiệu và doanh nghiệp.

Kết luận.

Trên đây là top 10 xu hướng Digital Marketing năm 2024 được dự báo là sẽ phát triển mạnh. Bằng cách sớm thích ứng và ứng dụng các chiến lược và xu hướng mới, người làm marketing có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy thương hiệu, tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch marketing, cải thiện lòng trung thành của khách hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft muốn biến Edge thành trình duyệt AI thế hệ mới

Sau bản cập nhật gần đây về Copilot trên Edge, Microsoft đã sẵn sàng tham gia vào lĩnh vực AI với trình duyệt thế hệ mới dựa trên AI.

Microsoft muốn biến Edge thành trình duyệt AI
Microsoft muốn biến Edge thành trình duyệt AI

AI có lẽ sẽ là từ khóa phổ biến nhất trong năm 2024, khi nhiều gã khổng lồ công nghệ đang ra sức tham gia cuộc đua này. Microsoft là một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phần mềm và chắc chắn sẽ muốn đi đầu trong “năm AI 2024”.

Với việc các nguồn tin chỉ ra rằng Microsoft sẽ tung ra “PC AI next-gen” đầu tiên vào năm 2024, dường như năm nay sẽ là năm mà công ty triển khai trí tuệ nhân tạo trong tất cả các sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, có vẻ như Microsoft muốn bắt đầu ngay khi năm 2023 kết thúc. Công ty đã đổi tên Microsoft Edge trên Android và iOS thành “Microsoft Edge: AI Browser” và đây chính là khởi đầu cho năm trí tuệ nhân tạo của Microsoft.

Hiện tại, điều duy nhất thay đổi với ứng dụng là tên. Tuy nhiên, Microsoft gần đây cập nhật Edge dành cho thiết bị di động với nhiều tính năng lớn xung quanh AI như tích hợp Copilot và GPT-4 và cho thấy rõ họ đang muốn hướng đến một ‘trình duyệt AI’. Microsoft mô tả Edge trên Play Store như sau:

“Microsoft Edge, trình duyệt được hỗ trợ bởi AI, được tích hợp Copilot để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn. Hỗ trợ bởi GPT-4, Copilot cho phép bạn đặt câu hỏi, tinh chỉnh tìm kiếm, nhận bản tóm tắt toàn diện và tạo hình ảnh bằng DALL-E 3. Microsoft Edge là một cách thông minh hơn để duyệt, tìm, tạo và mua sắm một cách tiện lợi.”

Sự đổi tên này chỉ mới có trên phiên bản Edge di động và chưa mang đến cập nhật quan trọng nào về khả năng AI. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta sẽ thấy Microsoft giới thiệu các công cụ AI cho trình duyệt theo thời gian và việc thay đổi tên chỉ là nền tảng nhằm cho mọi người biết những gì Edge sẽ mang đến.

Rõ ràng  Microsoft muốn năm 2024 sẽ là một năm quan trọng đối với AI trên toàn bộ dòng sản phẩm của mình và Edge chính là khởi đầu cho mục tiêu đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

World Bank đưa ra dự báo mới về nền kinh tế toàn cầu trong năm 2024

Bị đè nặng bởi lãi suất cao, lạm phát dai dẳng, thương mại suy yếu và một Trung Quốc đang chững lại, tăng trưởng kinh tế  toàn cầu sẽ giảm tốc năm thứ ba liên tiếp vào năm 2024.

Đó là bức tranh do World Bank phác hoạ. Hôm 9/1, cơ quan này dự báo nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 2,4% trong năm nay – giảm so với con số 2,6% trong năm 2023.

Ở các năm trước, khi nền kinh tế phục hồi từ cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra, tốc độ tăng trưởng GDP còn mạnh hơn. Cụ thể, nền kinh tế đã tăng trưởng 3% trong năm 2022 và 6,2% vào năm 2021.

Căng thẳng toàn cầu gia tăng, đặc biệt là từ cuộc chiến giữa Israel và Hamas tại Trung Đông cũng như từ cuộc xung đột ở Ukraine, có nguy cơ kéo tụt tăng trưởng, tờ Fortune thông tin thêm.

Các quan chức World Bank bày tỏ lo ngại rằng các nước nghèo nặng nợ có thể không đủ khả năng thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu và nghèo đói.

Ông Indermit Gill, nhà kinh tế trưởng của World Bank, cho hay: “Tăng trưởng kinh tế  trong ngắn hạn sẽ vẫn yếu, khiến nhiều quốc gia đang phát triển – đặc biệt là những nước nghèo nhất – mắc kẹt trong một cái bẫy: bị tê liệt bởi nợ nần và khó tiếp cận nguồn thực phẩm…”

Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu đã thể hiện được sự bền bỉ đáng kinh ngạc khi đối mặt với hết cú sốc này đến cú sốc khác: đại dịch, chiến sự Nga – Ukraine, áp lực lạm phát và gánh nặng của lãi suất cao.

World Bank cho biết thêm rằng nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng nhanh hơn 0,5 điểm % vào năm 2023 so với dự đoán hồi tháng 6 của các chuyên gia. Cơ quan này kết luận “rủi ro suy thoái đã giảm bớt”.

Dẫn đầu năm 2023 là nền kinh tế Mỹ. Siêu sường số một thế giới được dự báo tăng trưởng 2,5% vào năm ngoái, nhanh hơn 1,4 điểm % so với ước tính vào tháng 6 của World Bank.

Sang năm nay, World Bank ước tính nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,6% do lãi suất tăng cao, làm suy yếu hoạt động vay vốn và tiêu dùng.

Kể từ tháng 3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 11 lần để cố gắng khống chế lạm phát. Hiện tại, lạm phát đã giảm về gần mức mục tiêu 2% của Fed và các quan chức ngân hàng trung ương đã phát tín hiệu sẽ giảm lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2024.

Theo World Bank, lãi suất tăng cao trên toàn cầu cũng đang giúp kiềm chế lạm phát. Cơ quan này cho biết lạm phát trung bình trên toàn thế giới sẽ giảm từ mức 5,3% năm ngoái xuống 3,7% vào năm nay và 3,4% vào năm 2025, mặc dù vẫn cao hơn mức trước đại dịch.

Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 4,5% trong năm nay và 4,3% vào năm 2025 – giảm mạnh so với mức 5,2% của năm 2023, World Bank cho hay.

Nền kinh tế tỷ dân từng là động lực tăng trưởng toàn cầu trong hàng thập kỷ nhưng đã chững lại trong vài năm gần đây. Thị trường bất động sản của nước này đang gặp khủng hoảng. Niềm tin của người tiêu dùng xuống thấp, tình trạng thất nghiệp  ở giới trẻ cao kỷ lục. Dân số của Trung Quốc cũng đang già hoá, có khả năng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Theo World Bank, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm tốc có thể ảnh hưởng đến các nước đang phát triển, chẳng hạn như những nhà cung ứng nguyên vật liệu thô cho quốc gia tỷ dân như Nam Phi và Chile.

Cũng trong dự báo mới nhất, World Bank cho biết nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm nay. Đây là một sự cải thiện khiêm tốn so với mức tăng trưởng 0,4% của năm ngoái.

Nền kinh tế Nhật Bản được dự đoán tăng trưởng 0,9%, bằng một nửa tốc độ mở rộng vào năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Be (thuộc Be Group) nhận thêm 739.5 tỷ đồng đầu tư cổ phần từ VPBankS

Nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be thuộc Be Group vừa nhận thêm khoản đầu tư mới, tiếp nối khoản thu xếp tài chính trước đó từ đối tác ngoại Ngân hàng Deutsche Bank Singapore vào năm 2022.

Ngày 10/1 tại TP HCM, CTCP Be Group, đơn vị sở hữu và phát triển nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be đã tiếp nhận khoản đầu tư từ CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS), thành viên thuộc Ngân hàng VPBank.

VPBank Securities sẽ đầu tư sở hữu cổ phần Be Holdings – công ty chủ sở hữu của Be Group. Tổng giá trị thương vụ sau giao dịch là 739,5 tỷ đồng.

Phía Be chia sẻ, khoản đầu tư sẽ bổ sung tiềm lực tài chính hỗ trợ cho Be Group tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển kể từ sau COVID-19, vươn tới là ứng dụng đa dịch vụ.

Be Group sẽ sử dụng nguồn vốn được bổ sung để tiếp tục mở rộng và nâng cao toàn diện các dịch vụ gọi xe, giao hàng, dịch vụ số, dịch vụ tài chính cũng như mở rộng các thị trường, dịch vụ mới thuộc lĩnh vực tiêu dùng, giao thông vận tải với tầm nhìn phục vụ 20 triệu người dùng Việt Nam trong các nhu cầu hàng ngày cùng mạng lưới đối tác chiến lược của tập đoàn.

Công ty cũng đặt mục tiêu có lãi EBITDA trong năm tài chính 2024.

“Sự tham gia của một tổ chức tài chính lớn như VPBankS sẽ khẳng định tiềm năng tăng trưởng của Be Group, cũng như bổ sung các nguồn lực hỗ trợ về quản trị, khả năng tiếp cận vốn, tài chính”, doanh nghiệp cho hay.

VPBankS là nhà đầu tư tổ chức đầu tiên tham gia vào công ty chủ sở hữu Be Group, nắm giữ cổ phần thiểu số.

Quá trình tăng vốn “thần tốc”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Be Group được đăng ký thành lập vào tháng 5/2018 với tên gọi ban đầu là CTCP Dịch vụ Công nghệ VEEP, với ngành nghề kinh doanh chính: Các dịch vụ thông tin qua điện thoại, dịch vụ tìm kiếm thông tin thông qua hợp đồng hay trên cơ sở phí.

Vốn điều lệ ban đầu 200 triệu đồng. Mặc dù được biết đến là người sáng lập Be Group nhưng cựu CEO Trần Thanh Hải không có tên trong danh sách những cổ đông sáng lập của VEEP. Cụ thể, những cổ đông ban đầu gồm Nguyễn Ngọc Bảo Lâm nắm 50%, Bùi Huy Hướng 25%, Hà Anh Tuấn 25%.

Trước khi ông Hải giữ vai trò Tổng giám đốc và đại diện pháp luật vào tháng 9/2018, chức vụ này thuộc về cá nhân Nguyễn Ngọc Bảo Lâm (sinh năm 1995). Sau khoảng 4 tháng thành lập, tháng 9/2018, VEEP tăng vốn điều lệ từ 200 triệu lên 100 tỷ đồng.

Một tháng sau đó vào tháng 10/2018, VEEP đổi tên thành CTCP Be Group như hiện nay. Đồng thời ngành nghề kinh doanh chính được đổi thành: Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội, dịch vụ thương mại điện tử.

Đến tháng 4/2019, Be Group tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. Tiếp đến tháng 8 cùng năm, vốn điều lệ của Be Group đạt hơn 515,7 tỷ đồng.

Mặc dù không công bố sự thay đổi cơ cấu cổ đông nhưng có thể thấy qua các đợt tăng vốn, Be Group phát hành pha loãng 66,7% tỷ lệ cổ phần trong đợt tháng 4 và phát hành pha loãng hơn 41,8% tỷ lệ cổ phần trong đợt tăng vốn vào tháng 8/2019.

Đặt giữa bối cảnh Be Goup vẫn đang phát triển nhanh, hiếm có nhà đầu tư giai đoạn sớm nào lại chấp nhận pha loãng tỷ lệ sở hữu nhiều đến vậy và trong thời gian ngắn đến thế. Không loại trừ khả năng các cổ đông sáng lập của Be Group đã cấp vốn cho đơn vị này xuyên suốt theo từng đợt phát hành, cùng với những nhà đầu tư mới (nếu có).

Gần đây nhất, tháng 9/2022, Be Group đã tiếp nhận khoản vay vốn trị giá lên đến 100 triệu USD từ Ngân hàng Deutsche Bank (Đức). Công ty cho biết khoản hỗ trợ tài chính này là tiềm lực giúp Be Group đẩy mạnh chiến lược hiện thực hóa những mục tiêu lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm (SEO và SEM)

Kể từ khi AI (trí tuệ nhân tạo) hay chính xác là Generative AI trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi, nhiều người làm marketing nói chung và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) nói riêng tự hỏi tương lai của hoạt động tìm kiếm sẽ như thế nào. Liệu SEO có còn quan trọng hay hành vi tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi ra sao. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm
Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra một cuộc cách mạng hóa đối với bối cảnh kỹ thuật số, trong bối cảnh mới, nhờ vào sự phát triển của các yếu tố công nghệ, các thủ thuật SEO hay lạm dụng công cụ tìm kiếm để có được thứ hạng cao hơn dường như không còn khả dụng.

Các công cụ tìm kiếm ngày càng tận dụng AI để dự đoán ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent), và với tư cách là người làm marketing nói chung, để có thể tối đa hoá các chiến lược của mình, tìm thấy sự cân bằng giữa khả năng sáng tạo của con người và hiệu quả của AI là nền tảng để tồn tại và phát triển bền vững.

Dưới đây là toàn bộ các dự báo về cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm, và điều này được xem như là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa.

Cuộc cách mạng tìm kiếm: Ý định tìm kiếm sẽ được ưu tiên nhiều hơn thay vì từ khoá.

Đối với những người làm các công việc liên quan đến hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, dù là theo cách tiếp cận tự nhiên (SEO) và có trả phí (SEM/PPC), từ khoá (keyword) vốn được xem là nền tảng. Thông qua các từ khoá cụ thể, thậm chí là các thủ thuật gian lận bằng cách nhồi nhét từ khoá vào nội dung, SEOer hay Marketer mong muốn có được thứ hạng cao hơn trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Tuy nhiên, trong tương lai gần, nhờ vào sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các công cụ tìm kiếm ngày càng có khả năng nhiều hơn trong việc hiểu được ngữ cảnh đằng sau các truy vấn tìm kiếm hay từ khoá. Nội dung và ý định tìm kiếm của người dùng theo đó sẽ quyết định nội dung nào được ưu tiên hiển thị tới người dùng thay vì là thông qua các từ khoá đã được chỉ định sẵn.

SEO ngày nay là việc điều chỉnh nội dung và trải nghiệm sao cho phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của người dùng chứ không chỉ là số lượng (mật độ) từ khóa hay tối ưu theo từ khoá, dù là vô tình hay cố ý gian lận.

Người làm SEO và Marketing cần tập trung vào yếu tố ngữ nghĩa.

Khi nói đến yếu tố ngữ nghĩa hay ngữ cảnh tìm kiếm, người làm marketing nói chung cần phải kết hợp giữa phân tích dữ liệu và khả năng viết đồng cảm. Cách tiếp cận này tập trung vào việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc có liên quan và có giá trị (insights), phù hợp với các nguyên tắc E-E-A-T về chuyên môn và độ tin cậy.

Trong tương lai mới này, nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) vẫn có giá trị nhưng nó chỉ là một phần của chiến lược rộng lớn hơn. Đó là việc tạo ra những tương tác có ý nghĩa và nổi bật trong thế giới kỹ thuật số vốn tràn ngập các thông tin.

Nhờ vào AI, các công cụ tìm kiếm không chi có nhiều khả năng hơn để hiểu người dùng – nó còn dự đoán nhu cầu của người dùng, thường là trước khi họ bày tỏ các ý định cụ thể.

Ngoài việc hiểu người dùng, AI cũng sẽ mang lại sự cá nhân hóa cao hơn giữa các công cụ tìm kiếm với người dùng.

Bằng cách phân tích dữ liệu người dùng trong quá khứ như vị trí và lịch sử tìm kiếm, AI có thể dự đoán sở thích trong tương lai của người dùng công cụ tìm kiếm.

Vai trò tạo ra sự chuyển đổi của AI trong SEO.

AI đã và sẽ là một lực lượng then chốt trong ngành Digital Marketing nói chung, điều quan trọng là các nhà sáng tạo nội dung phải am hiểu về công nghệ.

Nó liên quan đến việc hiểu các thuật toán học máy vốn được sử dụng để phân tích dữ liệu và từ đó dự đoán những nội dung có liên quan cho các truy vấn tìm kiếm.

Với việc các công cụ tìm kiếm như Google và Bing sử dụng AI để nâng cao độ chính xác của kết quả, người làm marketing sẽ phải hiểu tác động của AI đến doanh nghiệp để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.

Tận dụng AI cho các chiến lược nội dung nâng cao.

Từ các công cụ AI, người làm marketing có thể tối ưu hóa chiến lược thông qua việc nhận diện những xu hướng và phân tích nâng cao. Những công cụ này giúp cung cấp nhiều hiểu biết hơn về hiệu suất chiến lược, như tỷ lệ nhấp chuột và mức độ tương tác với trang.

AI cũng có thể đề xuất các cải tiến dựa trên hành vi của người dùng, cách mạng hóa việc tối ưu hóa nội dung bằng cách tiết lộ các cơ hội mới và đưa ra các đề xuất dựa trên dữ liệu để liên tục hoàn thiện.

Sự cân bằng giữa con người và máy móc có thể sẽ là xu hướng mới trong tương lai.

Bất chấp những tiến bộ của AI, bản chất tự nhiên của con người vẫn là thứ khó có thể thay đổi. Họ cần “yếu tố con người”, những câu chuyện cảm xúc có thể truyền cảm hứng và hơn thế nữa. Việc kết hợp yếu tố công nghệ hay máy móc với trực giác của con người để tạo ra những nội dung hấp dẫn và thân thiện với công cụ tìm kiếm sẽ là chìa khoá.

Storytelling theo đó cũng vô cùng hữu ích với Marketer.

Tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo (AIEO) trong sáng tạo nội dung.

Vai trò của AI trong việc sáng tạo nội dung có thể đánh dấu một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của việc xây dựng và tối ưu hoá nội dung xoay quanh công cụ tìm kiếm và AI (AI EO).

Khi người dùng bắt đầu sử dụng các công cụ tìm kiếm có hỗ trợ bởi AI hoặc các chatbot AI thuần tuý, vai trò của marketer giờ đây không chỉ là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm mà còn phải tối ưu hoá cả yếu tố AI được tích hợp vào công cụ.
Dù thuật toán tìm kiếm mới hiện vẫn còn là một ẩn số, các nội dung từ thương hiệu vẫn phải đáp ứng đủ 2 yếu tố: mức độ phù hợp với công cụ và mức độ phù hợp với người dùng.

Sức mạnh cộng hưởng của AI và chuyên môn của con người trong SEO.

AI có thể giúp tăng cường hiệu quả, nhưng bản sắc con người giúp mang lại chiều sâu và sự hấp dẫn cho nội dung. Quá trình phối hợp này bao gồm việc sử dụng AI cho các bản phác thảo ban đầu và sau đó tận dụng kỹ năng con người (sự thấu hiểu, đồng cảm…) cho hoạt động chỉnh sửa và tối ưu trước khi xuất bản.

Ngày nay, việc tạo ra những nội dung thân thiện với SEO đòi hỏi một cách tiếp cận cẩn thận. AI được sử dụng như là nền tảng nhưng kỹ năng của con người mới là điều khiến nội dung của thương hiệu trở nên nổi bật.

Vai trò của AI tổng quát (Generative AI) trong kết quả tìm kiếm.

AI tổng quát, công nghệ được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard đang định hình lại cách xếp hạng nội dung dựa trên chất lượng. Sự tiến bộ này thách thức các chiến thuật SEO truyền thống vì các thuật toán giờ đây có thể đánh giá nội dung theo những cách hiệu quả chưa từng có.

Để trở nên phù hợp hơn với bối cảnh mới, dưới đây là một số chiến lược mà người làm SEO và Marketing có thể ứng dụng.

Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng toàn diện.

Như đã đề cập ở trên, tiêu chuẩn chất lượng cao ngày càng trở nên tối quan trọng, dù là trong SEO hay Content Marketing.

Các bản cập nhật thuật toán đang phát triển của Google hiện ngày càng ưu tiên cho các nội dung có liên quan, nguyên bản (nội dung gốc) và hữu ích – thay vì là các tuân theo các ý định chủ quan thông qua các từ khoá của người làm nội dung.

Nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua AI.

AI tổng quát không chỉ tác động đến thứ hạng tìm kiếm. Nó cũng ảnh hưởng đến cách kể chuyện sáng tạo, sự khác biệt về giọng điệu và số liệu tương tác của người dùng.

Xây dựng nội dung hay kể chuyện thông qua các sự kiện sẽ có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng, các liên kết có thẩm quyền khác được thể hiện trong nội dung cũng sẽ làm tăng thêm độ tin cậy.

Sớm thích ứng với các hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm được hỗ trợ bởi AI.

Tương lai của hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm đang phát triển nhanh chóng với những tiến bộ của AI. Để sớm thích ứng với bối cảnh này, dưới đây là một số chiến thuật marketer có thể tham khảo nếu không muốn mình bị lỗi thời.

  • Luôn cập nhật các xu hướng mới về AI: Tìm kiếm, theo dõi và cập nhật các xu hướng ứng dụng AI mới trong ngành.
  • Hiểu những thách thức của AI: Trong khi các cơ hội mà AI mang lại đã quá rõ ràng, cuộc chiến với thông tin sai lệch vẫn là một thách thức lớn. Gartner dự đoán có tới 80% Marketers sẽ cần các đội nhóm chuyên chống lại những thông tin sai lệch do AI tạo ra vào năm 2027.
  • Xem xét các mối lo ngại về bản quyền: Vấn đề bản quyền vẫn là điều tối quan trọng với AI tổng quát khi cả OpenAI và Microsoft liên tục vướng vào các vụ kiện liên quan đến bản quyền.

Tích hợp năng lực chuyên môn của con người với AI trong công nghệ tìm kiếm.

Việc hợp nhất chuyên môn của con người với AI đang trở nên quan trọng trong việc tối ưu hóa tìm kiếm.

Sự kết hợp này không chỉ hữu ích – nó còn cần thiết để nắm vững các thuật toán tìm kiếm hiện đại.

Trong khi AI mang lại sức mạnh xử lý to lớn, nó lại thiếu sự hiểu biết mang nhiều sắc thái, giống như con người. Người làm Marketing theo đó cần sử dụng những hiểu biết sâu sắc của mình để tinh chỉnh và tối ưu các kết quả AI, tập trung vào yếu tố con người nhiều hơn.

Tính sáng tạo và phân tích dự đoán là độ đôi hoàn hảo.

Sáng tạo là yếu tố cốt lõi của con người và là chìa khóa để trở nên khác biệt và nổi bật trong một thị trường đông đúc.

Khi được kết hợp với khả năng phân tích dự đoán của AI, khả năng sáng tạo trở nên nguyên bản và dựa trên dữ liệu hơn, từ đó mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.

Phân tích dự đoán hay Predictive Analytics là phương pháp sử dụng dữ liệu (trong quá khứ) để đưa ra các dự đoán về các hành vi hoặc sự kiện trong tương lai. Predictive Analytics được sử dụng rộng rãi trong tiếp thị, bán hàng hay dịch vụ khách hàng.

Predictive Analytics có thể được sử dụng để dự báo cách mọi người sẽ ứng xử hoặc tương tác lại trong tương lai dựa trên hành vi của họ trong quá khứ, đây chính là nền tảng có thể giúp doanh nghiệp lập các kế hoạch marketing (Marketing Plan), tối ưu hoá các chương trình khuyến mãi, cải tiến sản phẩm theo từng phân khúc thị trường cụ thể và hơn thế nữa.

Predictive Analytics cũng có thể được sử dụng để dự đoán cách khách hàng sẽ phản ứng với những thay đổi được thực hiện trên các nền tảng của doanh nghiệp. Ví dụ: bằng cách hiểu vị trí và cách thức khách hàng tương tác với website (nơi khách hàng nhấp vào hay cuộn qua), các marketer có thể biết cách trình bày nội dung sao cho hiệu quả.

Cuối cùng, Predictive Analytics còn được sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách dự đoán những khách hàng nào có khả năng cần được quan tâm nhiều hơn so với những khách hàng khác. Điều này cho phép các nhân viên chăm sóc khách hàng phân bổ thời gian phù hợp tới những tệp khách hàng khác nhau.

Đưa ra quyết định tốt hơn với AI và sự hiểu biết sâu sắc về con người.

AI rất giỏi trong việc nhanh chóng phát hiện các mẫu hay dấu hiệu giúp marketer đưa ra quyết định về SEO hay Marketing.

Nhưng nếu không có sự giám sát chiến lược của con người, AI có thể bỏ lỡ đi những cơ hội cần đến sự hiểu biết về yếu tố văn hóa hoặc xác định xu hướng của con người.

Người làm marketing sẽ phải sử dụng các công cụ AI để hỗ trợ và nâng cao chứ không phải thay thế việc ra quyết định.

Định hình tương lai của hoạt động tìm kiếm (SEO và SEM) với AI.

Như bạn có thể thấy, AI đang định hình lại thế giới tìm kiếm. Nó đang thay đổi cách con người tạo ra nội dung, đánh giá nội dung, thích ứng với các thuật toán và hơn thế nữa. Tương lai của thế giới tìm kiếm không chỉ phụ thuộc vào từ khóa – mà còn là việc sử dụng AI để thấu hiểu ý định của người dùng.

Bằng cách chuyển đổi tư duy từ thủ thuật sang cách tiếp cận mới rộng lớn hơn dựa trên AI và nghiên cứu người dùng, người làm marketing nói chung sẽ có nhiều cơ hội hơn để thích ứng và phát triển.

Trong khi mọi thứ vẫn đang ở phía trước, từng hành động nhỏ, tích cực học hỏi và thử nghiệm chính là chìa khoá cho các doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google xoá cookies theo dõi trên Chrome cho khoảng 30 triệu người dùng toàn cầu

Google đang dần thay đổi cách các công ty theo dõi người dùng trực tuyến – động thái được cho là đã thực hiện trong nhiều năm. Đáng nói nhất phải kể đến sự thay đổi trong lịch sử ngành quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) trị giá 600 tỷ USD/năm: Ngừng hỗ trợ cookies – công nghệ giúp ghi lại hoạt động người dùng Internet để các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu.

Cụ thể, bắt đầu từ 4/1 (theo giờ Mỹ), Google đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm hạn chế cookies đối với 1% người sử dụng trình duyệt Chrome – trình duyệt phổ biến nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Đến cuối năm 2024, Google có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn cookies đối với tất cả người dùng Chrome.

Dự kiến có khoảng 30 triệu người dùng Chrome toàn cầu sẽ bị loại bỏ cookies trên trình duyệt của họ trong đợt này.

Người làm Marketing và công ty công nghệ quảng cáo đang cố gắng vượt qua ‘cơn bão’. Họ phàn nàn rằng Google – tập đoàn vừa giới thiệu các công cụ phần mềm được thiết kế để thay thế cookies chưa làm đủ để chuẩn bị tâm lý cho thị trường.

Theo Anthony Katsur, giám đốc điều hành của IAB Tech Lab, ngành công nghiệp quảng cáo vẫn chưa sẵn sàng trước thay đổi mang tính bước ngoặt. Ông bày tỏ quan điểm rằng Google nên cho mọi người thêm thời gian để thử nghiệm các công nghệ thay thế trước khi loại bỏ cookies. Ngoài ra, việc Google dự kiến cấm hoàn toàn cookies gần thời điểm bùng nổ quảng cáo quý IV được cho là vô cùng ‘tàn bạo’.

“Việc thực thi quyết định vào đúng thời điểm tạo ra doanh thu lớn nhất năm là một việc làm tồi tệ”, Katsur nói.

Theo các giám đốc điều hành của Google, nỗ lực loại bỏ cookies liên quan đến sự hợp tác sâu rộng với hệ sinh thái Internet. Nhiều bên đã thúc giục tập đoàn này hiện thực hóa thay đổi sau vô số lần trì hoãn, phần cũng nhằm mục đích tôn trọng quyền riêng tư người dùng.

“Chúng tôi tin tưởng vào toàn ngành trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi này”, Anthony Chavez, phó chủ tịch Google nói.

Được biết, những thay đổi của Google nhắm mục tiêu đến cookies của bên thứ ba. Quyết định này ban đầu sẽ chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ người dùng Chrome song sau cùng, hàng tỷ người dùng Internet sẽ nhìn thấy ít quảng cáo mang tính cá nhân. Những người ủng hộ cho rằng cookies bên thứ ba xâm phạm quyền riêng tư người dùng, khiến họ liên tục phải tiếp nhận quá nhiều thông tin quảng cáo không cần thiết.

Cuối thập kỷ trước, trình duyệt Firefox của Mozilla và Safari của Apple đã bắt đầu giới hạn cookies vì lo ngại quyền riêng tư người dùng bị xâm phạm. Google cũng nhen nhóm ý định vào năm 2020, song buộc phải trì hoãn quá lâu để giải quyết khiếu nại từ các hãng quảng cáo.

Ngoài ra, kế hoạch của Google cũng vấp phải vô số phản đối từ phía nhà môi giới quảng cáo dựa vào cookies để giúp bên tiếp thị nhắm mục tiêu khách hàng và theo dõi hiệu quả chi tiêu. Một số lo ngại những thay đổi này sẽ củng cố vị thế thống trị của công ty công nghệ bằng cách tập trung nhiều chức năng quan trọng hơn vào hệ trình duyệt.

Theo dữ liệu của Statcounter, Chrome chiếm 65% lưu lượng truy cập (traffic) Internet trên toàn thế giới. Độ phổ biến vì vậy gấp 3 lần so với Safari, trình duyệt được sử dụng rộng rãi tiếp theo.

Google mô tả những thay đổi trong tháng này là một thử nghiệm mang tính giới hạn. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh (CMA) hoàn toàn có quyền phủ quyết nếu kế hoạch gây tổn hại tới các doanh nghiệp khác.

Một số giám đốc điều hành cho biết hoạt động kinh doanh quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) sinh lợi của Google sẽ được hưởng lợi từ việc loại bỏ cookies. Tuy nhiên, thay đổi có thể làm giảm giá trị của quảng cáo trực tuyến, theo Bill Simmons, phó chủ tịch sản phẩm tại Trade Desk.

Đáp lại, đại diện Google cho biết mục tiêu chính của công ty là cải thiện quyền riêng tư của người dùng, đồng thời mang lại nhiều giá trị hơn cho các nhà quảng cáo. Những thay đổi trên sẽ đòi hỏi một số công ty phải làm lại hoặc tạo ra những sản phẩm mới.

“Hệ sinh thái bao gồm hàng nghìn công ty và họ sẽ tiếp tục phải thích ứng và tối ưu hóa theo thời gian”, đại diện Google cho biết.

Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng sự thay đổi mới sẽ khiến cả nhà quảng cáo và trang web hỗ trợ quảng cáo thất vọng vì gặp khó khăn trong việc nhắm mục tiêu (targeting) người dùng. Sự sụt giảm giá quảng cáo trong Firefox và Safari sau khi các trình duyệt này hạn chế cookies đã được lấy làm ví dụ minh chứng.

Criteo, bên thử nghiệm sớm các giải pháp của Google, nhận thấy cookies của bên thứ ba có hiệu quả nhắm mục tiêu người dùng cao gấp 5 lần so với một trong những giải pháp thay thế được Google đề xuất có tên Topics. Đại diện Google cho biết đã thực hiện một số thay đổi với Topics kể từ sau phát ngôn của Criteo để cải thiện tính hiệu quả của công cụ.

Hiện tại, Google đang bắt đầu thử nghiệm tính năng Bảo vệ Theo dõi với một nhóm nhỏ người dùng Chrome để các nhà phát triển có thể kiểm thử mức độ sẵn sàng cho một môi trường web không có cookies.

Người tham gia thử nghiệm tính năng Bảo vệ Theo dõi sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên và nếu được chọn, họ sẽ nhận được thông báo khi truy cập Chrome trên máy tính hoặc thiết bị Android.

Chỉ với thao tác đơn giản này, cookies của bên thứ ba sẽ bị hạn chế theo mặc định, giúp giảm thiểu khả năng bị theo dõi trên các trang web khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

X (Twitter) ra mắt giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới nhằm thu hút nhà quảng cáo

Kể từ khi hàng loạt nhà quảng cáo lớn rời bỏ nền tảng, mạng xã hội X liên tục tìm cách lôi kéo nhà quảng cáo quay lại nền tảng bằng các giải pháp mới. 

X (Twitter) ra mắt giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới nhằm thu hút nhà quảng cáo
X (Twitter) ra mắt giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới nhằm thu hút nhà quảng cáo

Về tổng thể, trong khi X hay Twitter đã “mất mát” tương đối lớn kể từ khi được Elon Musk mua lại, giá trị của mạng xã hội còn mất đến hơn 70% so với thời điểm ban đầu, với hàng trăm triệu người dùng, X vẫn có thể mang lại nhiều tiềm năng cho nhà quảng cáo.

Mới đây, X đã thêm một tùy chọn quảng cáo mới cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu (Targeting) cụ thể đến những người đăng ký X Premium trên nền tảng.

Trong quá trình cài đặt chiến dịch và chọn đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhà quảng cáo có thể chọn những người dùng tiềm năng này bằng cách bấm chọn (tick vào hộp kiểm).

Mặc dù lượng người dùng có trả phí này là không nhiều tuy nhiên nếu thương hiệu muốn tiếp cận những người có thu nhập cao hơn hoặc những khách hàng khó tính có yêu cầu cao thì điều này vẫn có thể mang lại nhiều cơ hội.

Ở thời điểm hiện tại, một mặt X muốn thúc đẩy lượng người dùng có trả phí để bớt hạn chế về doanh thu quảng cáo, mặt khác cũng muốn cải thiện chất lượng của các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu sẽ thu hút được nhiều nhà quảng cáo hơn.

Hiện tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo mới đã có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nikesh Arora: Trở thành tỷ phú chỉ nhờ lương và các khoản thưởng cổ phiếu

Năm 2012, ông Nikesh Arora từng trở thành nhân sự cấp C được trả lương cao nhất của Google sau khi nhận gói tiền thưởng trị giá khoảng 51 triệu USD. Trước khi rời ông lớn công nghệ này, Nikesh Arora thu về ít nhất 200 triệu USD giá trị cổ phiếu thưởng.

Nikesh Arora
Nikesh Arora: Trở thành tỷ phú chỉ nhờ lương và các khoản thưởng cổ phiếu

Năm 2014, ông đầu quân cho SoftBank Group của tỷ phú Masayoshi Son với kỳ vọng trở thành người kế nhiệm tiềm năng của nhà đầu tư huyền thoại. Trong năm đầu tiên, ông nhận gói thu nhập trị giá 135 triệu USD, trở thành lãnh đạo doanh nghiệp được trả lương cao nhất thế giới.

Dẫu vậy, vai trò gần đây nhất của Arora, với tư cách là Giám đốc điều hành của công ty an ninh mạng Palo Alto Networks, mới đưa ông lên hàng tỷ phú.

Palo Alto Networks đã trao cho Nikesh Arora gói cổ phiếu và quyền chọn trị giá 125 triệu USD khi ông được thuê vào năm 2018.

Nhờ sự bùng nổ của phần mềm an ninh mạng sau một loạt các vụ tấn công rầm rộ gây gián đoạn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, giá cổ phiếu của công ty đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ đó – và cổ phần của Arora hiện trị giá 830 triệu USD.

Như vậy, cộng với những khoản tiền thưởng khổng lồ mà ông đã giành được trước đó trong sự nghiệp, giá trị tài sản ròng của Arora đạt 1,5 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Điều này khiến ông trở thành một CEO công nghệ tỷ phú hiếm hoi không phải là người sáng lập.

Phần lớn cổ phần của Arora tại Palo Alto Networks liên quan đến hơn 3,4 triệu quyền chọn mà ông nhận được khi gia nhập công ty. Những quyền chọn này phụ thuộc vào việc đạt được mục tiêu giá cổ phiếu và nó đã được hoàn thành với mục tiêu cao nhất là tăng 300%.

Năm ngoái, Nikesh Arora đã bán số cổ phiếu trị giá gần 300 triệu USD sau khi thực hiện một số quyền chọn.

Gói tiền lương năm 2023 của Arora tại Palo Alto, gồm 750.000 cổ phiếu thưởng sau khi đạt được KPI, hiện có giá trị hơn 220 triệu USD. Phía Palo Alto cho rằng gói thưởng này là hợp lý bởi thành tích của ông Arora trong 5 năm làm việc tại công ty.

“Hội đồng quản trị xác định rằng cần phải có một khoản thưởng cổ phần có ý nghĩa đủ để giữ chân ông Arora”, phía Palo Alto cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI: Nếu không sử dụng nội dung có bản quyền, việc đào tạo AI là không thể

Đối mặt với các vụ kiện, OpenAI cho rằng nếu không sử dụng nội dung có bản quyền, việc đào tạo những AI hàng đầu là “không thể”.

OpenAI: Nếu không sử dụng nội dung có bản quyền, việc đào tạo AI là không thể
OpenAI: Nếu không sử dụng nội dung có bản quyền, việc đào tạo AI là không thể

“Khái niệm bản quyền ngày nay bao trùm gần như mọi loại biểu hiện của con người, từ bài đăng blog, diễn đàn, hình ảnh cho đến mã code phần mềm và tài liệu, nên không thể đào tạo mô hình AI hàng đầu nếu không sử dụng tài liệu có bản quyền”, OpenAI nêu trong bức thư gửi lên Ủy ban Kỹ thuật số và Truyền thông thuộc Hạ viện Anh cuối tuần trước, sau khi cơ quan này điều tra về rủi ro đối với các mô hình AI như ChatGPT.

Theo bản đệ trình, nếu chỉ lấy dữ liệu miễn phí vốn đã có cách đây hàng thập kỷ để huấn luyện, AI “chỉ mang lại trải nghiệm thú vị nhưng không đáp ứng đủ các yêu cầu mà người dùng ngày nay cần”. OpenAI khẳng định sẽ tuân thủ luật bản quyền, nhưng “còn nhiều việc phải làm để hỗ trợ cho người sáng tạo”.

OpenAI đang trong tầm ngắm về bản quyền, khi giới nhà văn, nghệ sĩ, nhà khoa học… cáo buộc các mô hình như ChatGPT sử dụng tác phẩm của họ để đào tạo mà không xin phép hoặc trả tiền tác quyền.

Cuối năm ngoái, New York Times đã nộp đơn kiện với lý do OpenAI và Microsoft sử dụng hàng triệu bài báo để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).

Ngày 6/1, hai nhà văn và nhà báo cũng kiện hai công ty này vì sử dụng tác phẩm của họ để làm dữ liệu huấn luyện mô hình GPT.

Các mô hình LLM như ChatGPT hoạt động bằng cách thu thập tài nguyên khổng lồ trên Internet, sau đó phân tích các mối liên hệ, phát triển khả năng dự đoán từ nào sẽ nói tiếp theo trong câu để bắt chước lời nói của con người. OpenAI, Microsoft và Google nhiều lần từ chối tiết lộ dùng dữ liệu gì để đào tạo AI, nhưng các LLM trước đây được chứng minh đã sử dụng lượng lớn nội dung có bản quyền.

Nghiên cứu được công bố ngày 5/1 của Hiệp hội Kỹ sư Điện và Điện tử IEEE cho thấy Midjourney và Dall-E 3 của OpenAI, hai trong số các mô hình AI tạo ảnh, có thể dựng lại cảnh có bản quyền từ phim và trò chơi điện tử dựa trên dữ liệu đào tạo chúng.

Về thư của OpenAI gửi lên Hạ viện Anh, Gary Marcus, một trong hai tác giả của nghiên cứu trên, nhận xét trên X: “Họ nói vậy có nghĩa: Chúng tôi sẽ không thể trở nên giàu có nếu bạn không cho chúng tôi ăn trộm, vì vậy đừng bắt chúng tôi phải trả phí bản quyền”.

Tyler Ochoa, giáo sư khoa luật tại Đại học Santa Clara ở California, nói với The Register rằng việc xác định bản quyền trong các tác phẩm AI rất khó thống nhất. “Vấn đề của luật bản quyền là cần xem ai chịu trách nhiệm về những kết quả đạo văn này: người tạo ra mô hình AI, hay người yêu cầu AI tạo ra sản phẩm”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple bị kiện vì lạm dụng vị thế thống trị thông qua “hệ sinh thái đóng”

Apple đang vướng vào một vụ kiện liên quan tới vấn về lạm dụng vị thế thống trị thị trường. Đây có thể là một điểm quan trọng trong lịch sử 48 năm của công ty, tương đương với những sự kiện tầm cỡ như sự trở lại của người sáng lập Steve Jobs hoặc sự phát minh của iPhone.

Nghi vấn về một vụ kiện lịch sử lại dấy lên vào những ngày này sau khi The New York Times đưa tin vào thứ sáu rằng Bộ Tư pháp đang ở giai đoạn cuối của cuộc điều tra kéo dài nhiều năm nhắm vào Apple, có thể dẫn đến một vụ kiện vào cuối năm nay.

Cuộc điều tra được cho là tập trung vào mọi thứ từ sự tích hợp mượt mà giữa iPhone và Apple Watch đến hệ thống thanh toán số của công ty và việc sử dụng hình nền màu xanh cho các dòng tin nhắn văn bản của iMessage trên iPhone để phân biệt với tin nhắn tới từ thiết bị Android. Nói một cách ngắn gọn, các nhà lập pháp đang xem xét tổng quan về “hệ sinh thái đóng” của Apple – thứ đã biến đây trở thành một “đại gia” trị giá 2,8 nghìn tỷ USD.

Apple – công ty có giá trị nhất thế giới – là “ông lớn” công nghệ duy nhất mà chính phủ Mỹ chưa kiện về tội lạm dụng vị thế trên thị trường trong vài năm gần đây. Theo Adam Wolfson, một luật sư chống độc quyền tại công ty luật Quinn Emanuel, nếu các quan chức chống độc quyền quyết định kiện Apple, đó sẽ là một “tổn công trực diện” vào hoạt động kinh doanh của nhà Táo.

“Phụ thuộc vào những điều Bộ Tư pháp thực sự cáo buộc, đó có thể là một cuộc tấn công vào mọi cách mà Apple vận hành doanh nghiệp và duy trì mình như là một trong những công ty có lợi nhuận nhất trên thế giới”, Wolfson nói.

Apple hiện chưa đưa ra phản hồi về yêu cầu bình luận.

Dĩ nhiên, dù Bộ Tư pháp có mở cuộc điều tra thì cũng không có nghĩa là cơ quan này dự định tiến hành vụ. Nhưng quyết định đưa Apple ra toà sẽ là “một vấn đề rất lớn”, theo William Kovacic, cựu Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang, một trong những cơ quan chống độc quyền hàng đầu của nước Mỹ nói.

“Các vấn đề đối với người tiêu dùng và cả các vấn đề đối với công ty đều rất lớn”, Kovacic nói.

Một số các sự kiện quan trọng nhất trong khoảng nửa thế kỷ tồn tại của Apple bao gồm việc sa thải Steve Jobs vào năm 1985, cùng với sự trở lại của ông vào năm 1997. Ngoài ra còn có sự chuyển hướng quan trọng để ra mắt iPhone, iPad và cửa hàng ứng dụng Apple, mở đầu cho thời đại di động đã thay đổi mãi mãi xã hội toàn cầu.

Một vụ kiện từ Bộ Tư pháp nhắm vào nền tảng cơ bản của thành công của Apple sẽ trở thành một chương lớn khác trong câu chuyện của công ty. Về phần mình, nếu bị kiện, Apple có khả năng sẽ dựa vào các phần lịch sử đó – cũng như vịn cớ thành tích khiến hàng triệu người tiêu dùng yêu thích sản phẩm của công ty – như một phần lý lẽ để bảo vệ mình trước tòa.

Mặc dù được người dùng yêu thích, Apple đã thu hút sự chỉ trích ngày càng tăng từ những người làm ứng dụng, đối thủ và chính trị gia. Những người này đã buộc tội nhà Táo “giam giữ” người dùng và ép buộc đối thủ chấp nhận các điều khoản hạn chế để tiếp cận người dùng của Apple.

Một số nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất dự luật để buộc mở cửa hàng ứng dụng của Apple, mặc dù dự luật đã đình trệ vì sự phản đối của Apple và Google.

Gần đây, một số đối thủ của Apple đã thành công trong việc thách thức công ty. Ví dụ mới nhất là vụ tranh chấp bằng sáng chế dẫn đến lệnh cấm nhập khẩu đối với một số đồng hồ Apple vào tháng trước trước khi Apple có được một lệnh tạm dừng lệnh cấm khẩn cấp.

Kiểm soát quyền lực độc quyền?

Năm 2020, một cuộc điều tra của Hạ viện Mỹ phát hiện rằng Apple, cùng với Amazon, Google và Meta, đều sử dụng quyền lực độc quyền một cách có thể gây hại.

Cuộc điều tra kéo dài 16 tháng dẫn tới những cuộc điều trần nổi bật với các CEO công nghệ và dẫn đến báo cáo Quốc hội gồm 450 trang chi tiết một số hành vi kinh doanh của các công ty được cho là có chiều hướng chống cạnh tranh.

Sự kiện này cũng tạo đà cho làn sóng kiểm tra chống độc quyền đã dẫn đến các vụ kiện của chính phủ Mỹ đối với tất cả các công ty được đề cập trong báo cáo, ngoại trừ Apple.

Cách Apple xử lý tin nhắn Android đã trở thành một ví dụ nổi bật cho những người phê phán cách công ty cố gắng tận dụng quyền lực của mình.

Bằng cách hiển thị tin nhắn Android trên iPhone là màu xanh lá cây thay vì màu xanh nước biển như với nền tảng iMessage độc quyền của mình, “Apple đã tạo ra một loại chênh lệch về địa vị”, theo lời Wolfson.

Câu hỏi là, liệu đó có phải là một việc sử dụng quyền lực có tác động chống cạnh tranh không?

Năm ngoái, Apple công bố kế hoạch cải thiện tính tương tác với tin nhắn Android bằng cách áp dụng một tiêu chuẩn được biết đến là Rich Communication Services, mặc dù các chuyên gia dự đoán Apple sẽ tiếp tục sử dụng bong bóng tin nhắn màu xanh.

Bắt đầu từ năm 2020, Apple đã tham gia một cuộc chiến đấu tại tòa án chống độc quyền với Epic Games, nhà sản xuất của trò chơi video “Fortnite”. Nhưng kết quả của các phiên tòa đều là Apple không có hành vi lạm dụng độc quyền thị trường phần mềm trên nền tảng của mình.

Một số khía cạnh của vụ án đã được kháng cáo đến Tòa án Tối cao Mỹ, mặc dù các bậc thẩm phán chưa xác định xem liệu có nên xem xét vấn đề này hay không.

Những quyết định hiện tại này làm nổi bật những thách thức phía trước với Bộ Tư pháp. Các chuyên gia cho rằng, cơ quan này sẽ cần đưa ra một lý thuyết pháp lý mạnh mẽ về cách Apple được cho là gây hại cho sự cạnh tranh.

Bộ Tư pháp cũng sẽ cần chứng minh rằng những lợi ích mà Apple mang lại cho người tiêu dùng không vượt qua những vi phạm độc quyền mà họ bị cáo buộc.

“Tất cả những vấn đề này đều rất khó khăn”, Kovacic nói. “Apple sẽ lập luận hệt như cách Google, Amazon và Facebook đã làm: Hành vi của họ không đen tối, mà quan trọng để cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng”.

Nếu Bộ Tư pháp kiện Apple, đây sẽ là vấn đề quan trọng như vụ kiện chống độc quyền của chính phủ Mỹ đối với Microsoft trong những năm 1990. Điều này cũng có thể được hiểu là biểu tượng của kế hoạch kinh tế của Tổng thống Joe Biden.

Những người đứng đầu của Cơ quan chống độc quyền của Bộ Tư pháp (DOJ) và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) là một thế hệ mới của các quan chức có cùng quan điểm rằng lịch sử nước Mỹ đã thiếu sót trong việc thi hành các luật chống độc quyền của quốc gia, dẫn đến một làn sóng sáp nhập doanh nghiệp và các hành vi chống cạnh tranh, gây hại cho người tiêu dùng thông qua các động thái như đẩy giá cả cao, lựa chọn ít hoặc sự đổi mới giảm.

Cả hai cơ quan đã theo đuổi các vụ kiện nổi tiếng đối với các công ty mạnh và các vụ sáp nhập siêu lớn.

Các thành viên của Quốc hội cũng đã bày tỏ lo ngại về sự tăng cường tập trung kinh tế và họ đã thông qua các dự luật tăng ngân sách cho FTC và DOJ.

Theo Charlotte Slaiman, một luật sư chống độc quyền và Phó Chủ tịch tại Public Knowledge, một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng thì: “Điều đó, cùng với cuộc điều tra của Hạ viện và các đề xuất quy định các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ, cho thấy những nhà lập pháp có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm dụng đối với sự cạnh tranh”.

Ngoài ra, Slaiman cho biết thêm, một vụ kiện chống độc quyền đối với Apple sẽ phản ánh việc với nguồn lực trong tay, những người thi hành luật có thể làm được nhiều thứ hơn nữa.

Việc này cũng có thể dẫn đến những thay đổi toàn diện trong ngành công nghiệp công nghệ chưa từng thấy kể từ vụ kiện Microsoft – sự kiện mà các chuyên gia đánh giá là đã tạo điều kiện cho sự phát triển của internet hiện đại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Duolingo sa thải hàng loạt nhân sự và thay thế bằng AI

Nền tảng dạy ngoại ngữ trực tuyến lớn nhất thế giới Duolingo đã thông báo cắt giảm 10% nhân viên và thay vào đó sẽ sử dụng các công cụ AI để thay thế các công việc mà những người này từng làm.

Duolingo sa thải hàng loạt nhân sự và thay thế bằng AI
Duolingo sa thải hàng loạt nhân sự và thay thế bằng AI

Theo đó, nền tảng dạy ngoại ngữ trực tuyến lớn nhất thế giới Duolingo đã thông báo cắt giảm 10% nhân viên và thay vào đó sẽ sử dụng các công cụ AI để thay thế các công việc mà những người này từng làm.

Một phát ngôn viên của Duolingo cho biết: “Chúng tôi không còn cần nhiều người làm loại công việc mà những nhân sự này đang làm nữa”. Mặc dù phía Duolingo không nói rõ “loại công việc” đó là gì, tuy nhiên, các công việc này dễ dàng bị thay thế bởi các công cụ AI hiện có.

Giám đốc điều hành của Duolingo là Luis von Ahn đã nói với các cổ đông rằng công ty đang sử dụng AI để tạo ra những nội dung mới, chẳng hạn như các tập lệnh một cách “nhanh hơn đáng kể”. Duolingo cũng dựa vào AI để tạo ra giọng nói mà người dùng có thể chọn nghe trong ứng dụng.

Vào năm 2023, Duolingo cũng đã giới thiệu Duolingo Max cho phép người đăng ký truy cập vào một chatbot có thể giải thích lý do tại sao phản hồi của họ là đúng hoặc không chính xác.

Một tính năng khác của Max có tên Roleplay cho phép người đăng ký thực hành kỹ năng ngôn ngữ của họ trong các tình huống tưởng tượng, chẳng hạn như gọi đồ ăn trong một quán cà phê ở một địa điểm cụ thể nào đó.

Về tổng thể, sự trỗi dậy của AI thế hệ mới trong vài năm qua đã làm dấy lên nỗi lo sợ mất việc làm vào tay ứng dụng công nghệ. Không chỉ là nhân viên của Duolingo mà nhiều người lao động khác ở nhiều nhóm ngành khác nhau cũng đang đối mặt với thách thức này khi làn sóng AI hiện chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu.

Theo số liệu mới nhất, Duolingo là nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn 500 triệu người dùng, hơn 50 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU). Nền tảng này hiện được định giá hơn 3 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube TV đứng đầu các dịch vụ truyền hình trực tiếp với 6.5 triệu người đăng ký

Theo số liệu báo cáo mới đây, YouTube TV đã vượt qua con số 6.5 triệu người đăng ký. Hulu + Live TV xếp sau với 4.6 triệu người đăng ký.

YouTube TV đứng đầu các dịch vụ truyền hình trực tiếp với 6.5 triệu người đăng ký
YouTube TV đứng đầu các dịch vụ truyền hình trực tiếp với 6.5 triệu người đăng ký

Theo dữ liệu mới từ MoffettNathanson, dịch vụ phát trực tuyến YouTube TV của YouTube hiện ước tính có 6.5 triệu người đăng ký, tăng 600.000 so với quý trước.

Theo số liệu này, YouTube TV hiện là nền tảng truyền hình trực tuyến có nhiều người đăng ký (subscriber) nhất, trong đó Hulu + Live TV tụt lại phía sau với 4.6 triệu người đăng ký. Sling TV ước tính có 2,12 triệu người đăng ký và Fubo đứng cuối danh sách với 1,477 triệu người đăng ký.

Theo Cord Cutters News, YouTube TV là nhà cung cấp truyền hình trực tiếp (TV Streaming Services) duy nhất thực sự có khả năng thu hút được người đăng ký vào quý 3 năm 2023.

Vào tháng 3 năm 2023, YouTube đã tăng giá YouTube TV thêm 8 USD lên 72,99 USD một tháng. Việc tăng giá này chính thức có hiệu lực đối với các thuê bao hiện tại vào tháng 4.

YouTube TV cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào hơn 100 kênh truyền hình trực tiếp từ các đối tác phát sóng, bao gồm ABC, CBS, Fox và ESPN. YouTube TV được nhiều người sử dụng để thay thế cho các kênh truyền hình cáp truyền thống, mặc dù mức giá là ngang bằng với nhiều kênh truyền hình cáp dịch vụ truyền hình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nestlé Việt Nam muốn xây trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho toàn thế giới

Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 100 triệu USD nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai, nâng tổng vốn đầu tư tại nhà máy này lên tới hơn 500 triệu USD.

Nestlé Việt Nam muốn xây trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho toàn thế giới
Nestlé Việt Nam muốn xây trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho toàn thế giới

Khoản đầu tư bổ sung cho nhà máy Nestlé Trị An sẽ giúp tăng cường năng lực, công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cà phê, tiếp tục đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê giá trị cao cho thị trường trong nước và thế giới.

Hiện nay, các sản phẩm cà phê sản xuất tại nhà máy Nestlé Trị An đã được xuất khẩu đi hơn 29 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Nestlé còn là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng chi phí thu mua từ Việt Nam hàng năm lên tới 700 triệu USD.

Chia sẻ về khoản đầu tư này, ông Binu Jacob – Tổng giám đốc công ty Nestlé Việt Nam – cho biết: “Dự án là cam kết đầu tư dài hạn của Nestlé tại Việt Nam. Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, công suất của nhà máy sẽ tăng lên gấp đôi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và khai thác hiệu quả dư địa xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho thế giới. Đồng thời, thông qua dự án này, chúng tôi cũng mong muốn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam”.

Trong đó, sản xuất cà phê bền vững là một trong những hướng đi quan trọng của Nestlé tại Việt Nam. Bên cạnh đầu tư cho công nghệ sản xuất, nhà máy Nestlé Trị An luôn là nhà máy tiên phong trong phát triển bền vững thông qua việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng sinh khối, áp dụng kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải và bảo tồn tài nguyên nước.

Theo đó, mỗi năm nhà máy Nestlé Trị An có thể giảm hơn 14.000 tấn CO2 phát thải trong quá trình chế biến cà phê. Ngoài ra, 100% bã cà phê sau sản xuất được nhà máy tái sử dụng làm nguyên liệu sinh khối. Nước thải trong quá trình sản xuất cà phê cũng được xử lý, tái chế, tái sử dụng cho lò hơi, giúp nhà máy tiết kiệm hơn 112.000 m3 nước/năm.

Đồng thời, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt, từ năm 2011, Nestlé đã triển khai chương trình NESCAFÉ Plan tại khu vực Tây Nguyên. Chương trình cũng đã mang đến những giải pháp tích cực nhằm phát triển bền vững ngành cà phê Việt từ khâu phân phối cây giống chất lượng cao, canh tác theo định hướng nông nghiệp tái sinh, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và đa dạng sinh học.

Tính đến nay, tập đoàn Nestlé đã đầu tư gần 830 triệu USD thông qua Công ty TNHH Nestlé Việt Nam với 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, công ty đang vận hành 3 nhà máy, trong đó Nestlé Trị An là một trong những nhà máy sản xuất lớn nhất của Nestlé tại Việt Nam.

Đây cũng là một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trong khu vực của Tập đoàn. Hiện nay, nhà máy đang sản xuất các sản phẩm cà phê với các thương hiệu bao gồm NESCAFÉ, NESCAFÉ Dolce Gusto, NESPRESSO, Starbucks và Blue Bottle.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tri Túc | Markettimes

Alibaba thiếu lợi thế cạnh tranh dù muốn tập trung vào các thị trường mới nổi

Điện toán đám mây đã trở thành một cuộc đua mới giữa và Mỹ trong nỗ lực giành lấy sự thống trị về công nghệ. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm các đơn vị từ Alibaba, Tencent và đang đặt cược lớn vào việc mở rộng ra nước ngoài, khi lợi nhuận ở thị trường nội địa đã bão hòa.

Tuy nhiên, việc tiến vào lãnh địa của những “người chơi” toàn cầu khổng lồ như Microsoft và Amazon, vốn đã thống trị nhiều thị trường trên thế giới, không phải điều dễ dàng.

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện toàn cầu của họ trong năm 2023, phần lớn nhờ vào tiếng vang về trí tuệ nhân tạo (AI), dẫn đến sự gia tăng nhu cầu toàn cầu trong dịch vụ điện toán. Để đạt được lợi thế, các công ty Trung Quốc đang ngày càng nhắm mục tiêu vào những khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi các đối thủ Mỹ, chẳng hạn như Đông Nam Á và Trung Đông.

Tháng 9/2023, Huawei Technologies Co. Ltd. đã mở một trung tâm dịch vụ điện toán đám mây mới tại Saudi Arabia. Trung tâm này “sẽ là trọng tâm của chúng tôi trong việc phục vụ các khu vực Trung Đông, Trung Á và châu Phi”, Chủ tịch dịch vụ Marketing và Bán hàng toàn cầu điện toán đám mây của Huawei Jacqueline Shi cho biết tại lễ khai trương ở Riyadh.

Tencent Cloud cũng đã chuyển đến Saudi Arabia trong năm 2023 và hợp tác với nhà điều hành viễn thông Mobily của quốc gia vùng Vịnh vào tháng 2/2023 để tăng cường hơn nữa sự hiện diện toàn cầu. Hoạt động kinh doanh của công ty hiện trải dài ở các khu vực bao gồm châu Á, châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

Xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài diễn ra khi các công ty Trung Quốc đang phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại và cạnh tranh khốc liệt ở trong nước. Điều này đã gây ra một cuộc chiến giá cả vào đầu năm nay và làm giảm tỷ suất lợi nhuận.

Họ cũng đang cảm thấy áp lực từ những hạn chế ngày càng thắt chặt của Mỹ đối với việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ tiên tiến. Dù vậy, vẫn chưa rõ việc mở rộng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty như thế nào.

Chủ tịch của Tencent Cloud Qiu Yuepeng cho biết, ông không mong đợi việc mở rộng ra nước ngoài sẽ mang lại sự tăng trưởng bùng nổ cho các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Trung Quốc trong ngắn hạn. Ông cho rằng “còn quá sớm để nói rằng có cơ hội lớn gấp 10 lần hoặc 20 lần ở thị trường nước ngoài”.

Trong lĩnh vực dịch vụ AI có tính cạnh tranh cao, nhu cầu ở nước ngoài đối với các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) do Trung Quốc phát triển vẫn còn non trẻ, một nhân viên tại chi nhánh Singapore của một công ty điện toán đám mây Trung Quốc cho biết.

Mở rộng tại các thị trường mới nổi.

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của Trung Quốc đã liên tục xây dựng hoạt động kinh doanh quốc tế của họ trong nhiều năm, đặc biệt là ở các thị trường nhiều lợi nhuận.

Nhưng một loạt sự kiện đã làm gián đoạn kế hoạch của họ, bao gồm việc Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) nhằm bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng khỏi hành vi sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép của các công ty hoạt động trong khối vào năm 2018.

Các thị trường mới nổi đã trở thành tâm điểm chú ý của một số nhà cung cấp đám mây lớn của Trung Quốc. Ông Tom Leighton, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) của Akamai Technologies Inc., một công ty dịch vụ đám mây và an ninh mạng có trụ sở tại Mỹ, cho rằng Đông Nam Á đã trở thành một điểm đến quan trọng để các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài.

Doanh thu của Akamai từ Đông Nam Á đã tăng nhanh vào năm 2022 nhờ các nhà cung cấp Trung Quốc trong khu vực tăng cường mua dịch vụ, ông Leighton cho biết.

Khi giải thích về việc công ty gia nhập khu vực, Phó Chủ tịch đơn vị kinh doanh quốc tế của Alibaba Cloud Song Yingqiao, cho biết ở Đông Nam Á “có cả cổ tức Internet và cổ tức nhân khẩu học”.

Các công ty Trung Quốc cũng đã tăng cường đầu tư vào các trung tâm dữ liệu mới ở Đông Nam Á. Tháng 10/2021, Alibaba Cloud mở trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Philippines. Công ty này cho biết sẽ đầu tư hơn 6 tỷ nhân dân tệ (840 triệu USD) trong ba năm tới vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài.

Vào tháng 9/2022, Alibaba Cloud đã công bố kế hoạch ba năm mới để đầu tư thêm 7 tỷ nhân dân tệ vào thị trường nước ngoài, đồng thời xây dựng thêm sáu trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới, bao gồm cả ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.

Những nỗ lực này đã giúp các hoạt động ở nước ngoài của công ty tăng hơn 20 lần trong 5 năm qua, một nhân viên của Alibaba Cloud cho biết. “Gã khổng lồ” điện toán đám mây hiện đang vận hành các trung tâm dữ liệu ở 30 khu vực trên thế giới, 1/3 trong số đó là ở Đông Nam Á.

Tương tự, Huawei Cloud đã chuyển hướng sang Đông Nam Á trong những năm gần đây, mở 10 trung tâm dữ liệu tại Singapore, Bangkok và Jakarta. Tencent Cloud hiện cũng có tám trung tâm dữ liệu ở ba quốc gia đó. Trong khi đó Saudi Arabia, quốc gia đang tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số, đã trở thành một thị trường ưa thích khác của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây Trung Quốc.

Ông Hu Dan, Phó Chủ tịch Tencent Cloud International khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cho biết nhu cầu về dịch vụ đám mây ở quốc gia Trung Đông này đang vượt xa nguồn cung.

Điều này có thể được quy cho cơn sốt AI hiện tại, đã kích hoạt một làn sóng phát triển LLM và tăng nhu cầu về điện toán đám mây trên toàn cầu. Theo công ty tư vấn Mordor Intelligence, thị trường dịch vụ đám mây của Saudi Arabia ước đạt 3,46 tỷ USD trong năm 2023 và tăng hơn gấp đôi lên 7,53 tỷ USD vào năm 2028.

Lợi thế cạnh tranh.

Ông Jimmy Yu, Phó Chủ tịch cấp cao về kinh doanh quốc tế tại nhà khai thác trung tâm dữ liệu hàng đầu Trung Quốc GDS Holdings Ltd., cho biết, khi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Trung Quốc đối đầu với các đối thủ cạnh tranh Mỹ, họ cần áp dụng những chiến lược đặc biệt.

Ví dụ, chiến lược của Tencent là tập trung sâu hơn vào mảng game và âm thanh/video. Đồng sáng lập và CEO Kenneth Tan của công ty khởi nghiệp phần mềm video BeLive Technology có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Các nhà cung cấp điện toán đám mây nước ngoài hàng đầu không có sản phẩm hoặc dịch vụ dành riêng cho video và phát trực tiếp, nhưng công nghệ của Tencent cho phép phát sóng trực tiếp đến tám nền tảng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu đối với chúng tôi”.

Ngoài ra, mức giá thấp hơn mà Tencent đưa ra là lý do chính khiến BeLive chọn hợp tác với công ty Trung Quốc, ông Tan nói. Công ty của ông ban đầu sử dụng Amazon Web Services (AWS) nhưng sau đó họ nhận thấy rằng các giải pháp video và phát trực tiếp của AWS đắt hơn và ít hỗ trợ sử dụng hơn ở Trung Quốc đại lục và châu Phi so với các nhà cung cấp Trung Quốc.

AWS, chi nhánh điện toán đám mây của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon của Mỹ, đã báo giá cao gấp tám lần mức giá mà Tencent Cloud đưa ra cho các dịch vụ tương tự vào năm 2020.

Bên cạnh đó, khả năng cá nhân hóa và phản hồi nhanh cho khách hàng là một lợi thế khác của các nhà cung cấp đám mây Trung Quốc, CEO của công ty chỉnh sửa video AI Shanjian, Yan Tianpei, cho biết.

Lấy sự hợp tác giữa Shanjian và Tencent Cloud làm ví dụ. Giám đốc Yan cho biết họ có một nhóm nhắn tin WeChat bao gồm gần 20 nhân viên dịch vụ từ Tencent Cloud trả lời mọi lúc. Ngược lại, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu liên lạc qua thư điện tử (email) và thường mất ít nhất một ngày để trả lời do quy trình làm việc phức tạp hơn.

Phản ứng cá nhân hóa hơn cũng là lý do tại sao Hospisoft, một công ty Mexico cung cấp phần mềm quản lý cho các bệnh viện, đã chọn làm việc với Huawei Cloud.

“Bất cứ khi nào chúng tôi gặp sự cố, chúng tôi có thể gọi cho nhân viên dịch vụ và nhanh chóng tìm ra giải pháp”, ông Cesar Macias, Tổng Giám đốc của nhà cung cấp phần mềm chăm sóc sức khỏe Hospisoft, cho biết. Ông nói: “Giá rẻ là quan trọng, nhưng chất lượng dịch vụ thậm chí còn quan trọng hơn”.

Tuy nhiên, một số công ty Mexico lo ngại về rủi ro khi hợp tác với Huawei. “Vương quốc Anh và Canada đã hạn chế phần nào hoạt động kinh doanh của Huawei tại hai thị trường này, và nhiều người lo lắng về việc liệu Huawei có thể kinh doanh ở Mexico trong 10 năm hoặc 20 năm tới hay không”, một trong những khách hàng địa phương của công ty Trung Quốc cho biết.

Yếu tố thúc đẩy.

Một trong những động lực chính thúc đẩy sự mở rộng ra nước ngoài của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Trung Quốc là thu hẹp lợi nhuận ở thị trường nội địa. Có ba loại dịch vụ điện toán đám mây chính: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), Nền tảng như một dịch vụ (PaaS) và Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS).

Hầu hết các nhà cung cấp đám mây trong nước đều kinh doanh IaaS, có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Một khi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây này gặp phải sự tắc nghẽn hiệu suất, việc mở rộng ra nước ngoài là lựa chọn không thể tránh khỏi.

Tăng trưởng của các dịch vụ điện toán đám mây công cộng của Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây. Theo IDC, trong nửa đầu năm 2023, IaaS và PaaS, chiếm gần 80% thị trường (market) đám mây, đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong ba năm. Thị trường đám mây công cộng của Trung Quốc đã tăng 49% so với cùng kỳ năm 2022 lên 325,6 tỷ nhân dân tệ, chậm lại so với mức 71% của năm trước đó, theo KZ Consulting.

Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây bắt đầu giảm giá. Giảm giá đã trở thành một hiện tượng trên thị trường điện toán đám mây từ năm 2021, khi ByteDance ra mắt Volcano Engine vào tháng 12/2021 với mức giảm giá hơn 80% cho một số dịch vụ nhất định.

Và sự cạnh tranh đã nóng lên trong năm 2023, với các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn của Trung Quốc cung cấp ngày càng nhiều chiết khấu để thu hút khách hàng mới, trong một động thái để bảo vệ thị phần trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.

Trong khi đó, Alibaba Cloud đã gặp khó khăn sau đại dịch COVID-19, mặc dù là nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu ở Trung Quốc đại lục với 34% thị phần (market share) trong quý I/2023. Trong quý I/2023, doanh thu của đơn vị này đã giảm 2%, mức giảm hàng quý đầu tiên kể từ khi Alibaba thực hiện đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ vào năm 2014.

Để thu hút nhiều khách hàng hơn và cắt giảm chi phí, Alibaba Cloud đã giảm giá cho các sản phẩm điện toán đám mây cốt lõi của mình tới 50% từ tháng 4 và bắt đầu sa thải nhân viên vào tháng Năm, với kế hoạch cắt giảm 7% nhân viên.

Những nỗ lực đó đã phần nào phát huy tác dụng, với việc Alibaba Cloud ghi nhận doanh thu tăng 4% trong quý II và tăng trưởng 2% trong quý III/2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lazada sắp sa thải hàng loạt Giám đốc Marketing và lãnh đạo cấp cao

Theo nguồn tin từ Tờ The Edge Singapore, Lazada đang sa thải hàng loạt giám đốc cấp cao ở Đông Nam Á (ĐNA), bao gồm Giám đốc kinh doanh chi nhánh Singapore Brigitte Daubry cùng hàng loạt giám đốc Marketing ở các thị trường khác nhau.

Tại Malaysia, giám đốc điều hành cùng giám đốc logistic sẽ bị sa thải cùng với 1/5 nhân sự tại đây.

Trong khi đó giám đốc thương mại Luca Suino của hãng tư vấn Momentum Commerce, đồng thời là Cựu phó chủ tịch của Lazada cho đến tháng 2/2021, đã đăng bài mời gọi các nhân viên Lazada sắp bị thôi việc chia sẻ hồ sơ tuyển dụng nếu cần một cơ hội việc làm mới.

Tính đến 4h chiều ngày 5/1/2024, khoảng 47 nhân viên từ 5 thị trường của Lazada là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines đã điền thông tin hồ sơ vào bài đăng của ông Suino. Các vị trí của những cựu nhân viên này có cả từ quản lý nhóm cho đến Phó chủ tịch.

Tình hình tồi tệ đến mức Arun Kumar và Gerald Young, hai cựu nhân viên Lazada đã rời công ty vào năm 2022 và 2023 đã phải tạo một nhóm chát riêng trên WhatsApp để giúp đỡ lượng lớn lao động sẽ bị sa thải tới đây.

Vào ngày 4/1/2024, anh Kumar, vốn từng là giám đốc mảng nghiên cứu của Lazada đã kêu gọi các nhân viên trong diện sa thải hãy điền hồ sơ để có thể nhanh chóng tìm được công việc mới.

Không thể chấp nhận được

Tờ Tech In Asia cho hay Lazada đang có kế hoạch cắt giảm 30% nhân lực ở ĐNA. Trước đó tập đoàn này đã tuyển dụng đến 10.000 lao động mới ở 6 thị trường bao gồm Việt Nam, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Bởi vậy, việc Lazada cắt giảm mạnh nhân sự được cho là sẽ tạo nên cú sốc trên thị trường lao động.

Động thái này diễn ra ngay sau khi Lazada nhận thêm 634 triệu USD rót vốn từ công ty mẹ Alibaba, nâng tổng số tiền mà tập đoàn Trung Quốc bơm cho nền tảng này trong năm 2023 lên hơn 1,8 tỷ USD.

Phía Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) thậm chí đã đưa ra tuyên bố ngày 5/1/2024 rằng họ cảm thấy vô cùng thất vọng vì Lazada thực hiện cuộc cắt giảm nhân sự hàng loạt mà không thông báo trước hay tham khảo ý kiến từ công đoàn.

Hiện NTUC cho biết việc Lazada sa thải hàng loạt vô trách nhiệm như trên là không thế chấp nhận được và đã chuyển vấn đề lên Bộ nhân lực Singapore (MOM) để giải quyết.

“NTUC đứng về phía những người lao động bị ảnh hưởng. Chúng tôi vô cùng thất vọng trước động thái này của Lazada. Chúng tôi xin được nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp phải hợp tác với công đoàn để đảm bảo một quy trình công bằng, qua đó bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhất là ở Singapore”, phía NTUC cho hay.

Đồng thời, NTUC cũng khẳng định mặc dù sa thải lao động có thể là việc “không thể tránh khỏi” nhưng chúng chỉ nên dùng như một phương án cuối cùng. Phía NTUC kêu gọi các công ty nên sử dụng hết các biện pháp khác trước khi đưa ra quyết định này.

Ngoài ra, NTUC cũng đề nghị doanh nghiệp nên cân nhắc thời gian sa thải để tránh diễn ra trong khoảng thời gian sát Tết Nguyên Đán như hiện nay.

Tờ The Edge đã cố gắng liên hệ với Lazada để đưa ra bình luận nhưng không được vì chi nhánh Singapore của hãng này đã sa thải toàn bộ phòng truyền thông từ năm 2023.

Cựu CEO Loh Wee Lee của Lazada Singapore đã rời chức vào tháng 8/2023 và đợt cắt giảm của công ty tại thị trường này đã liên tục kéo dài đến tận ngày 5/1/2024.

Được thành lập từ năm 2012, Lazada là nền tảng thương mại điện tử xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã mua lại nền tảng này vào năm 2016 để mở rộng kinh doanh tại Đông Nam Á.

Bản thân Lazada được cho là đang gặp cạnh tranh gay gắt ở Đông Nam Á từ đối thủ Shopee. Trong khi đó việc TikTok Shop của TikTok hợp tác với Tokopedia với thương vụ 1,5 tỷ USD càng khiến Lazada đối mặt nhiều thách thức hơn.

“Ông chủ” Alibaba cũng lao đao

Tờ Tech in Asia cho hay ông chủ Alibaba của Lazada cũng đang gặp nhiều khó khăn khi phải điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh, đầu tư và rót vốn của mình trước bối cảnh các đối thủ như PDD và Tencent bành trướng nhanh chóng.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất, Alibaba đã tuyên bố tạm dừng việc tách rời mảng điện toán đám mây theo kế hoạch vì cho rằng thị trường này đang chịu ảnh hưởng vì các lệnh cấm công nghệ của Phương Tây.

Ở mảng thương mại điện tử (eCommerce), Alibaba đã mất vị trí công ty thương mại điện tử có giá trị nhất Trung Quốc vào tay công ty mới nổi PDD mới 8 năm tuổi. Đây là một bước ngoặt đối với ngành công nghiệp internet khi mà Alibaba của Jack Ma vốn đã thống trị trong hơn một thập kỷ.

PDD Holdings là công ty nổi tiếng với ứng dụng mua sắm đình đám Temu và là người tiên phong trong lĩnh vực mua bán hàng giá rẻ trong nước với ứng dụng Pinduoduo. Trong phiên giao dịch ngày thứ 5 tuần này, cổ phiếu công ty đã tăng 4% trong phiên giao dịch tại Mỹ, đạt giá trị thị trường gần 196 tỷ USD. Con số này vượt xa khoảng 190 tỷ USD của Alibaba vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ở New York.

Điều đáng nói là Alibaba từng là ứng cử viên sáng giá nhất của Trung Quốc để trở thành công ty nghìn tỷ USD. Giờ đây, cổ phiếu của họ đang giao dịch ở mức thấp nhất trong năm nay, chỉ bằng một phần nhỏ so với mức đỉnh điểm vào năm 2020.

Công ty đang phải đối mặt với những biến động cả bên trong lẫn bên ngoài, khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi yếu hơn dự đoán và PDD làm suy yếu hoạt động kinh doanh bán lẻ trực tuyến thống trị một thời của họ.

Trong khi PDD thành công rực rỡ ở thị trường nước ngoài với Temu thì Alibaba lại đang khá chậm chân. Dù tập đoàn này bắt đầu mở rộng ra nước ngoài bằng AliExpress và sau đó là các công ty con quốc tế như Lazada và Trendyol.

Tuy nhiên cho đến nay, mảng kinh doanh ở Trung Quốc vẫn là đơn vị đóng góp doanh thu lớn nhất bất chấp nhiều năm nỗ lực mở rộng ra quốc tế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An Ninh Tiền Tệ

TikTok giới thiệu Cross-Channel Partners và Lift Partners mới cho nhà quảng cáo

TikTok vừa giới thiệu tính năng đo lường quảng cáo mới Cross-Channel Partners và Lift Partners. Nhà quảng cáo trên TikTok giờ đây có thể có nhiều cách hơn để thấu hiểu hành trình của người tiêu dùng (Customer Journey).

TikTok giới thiệu Cross-Channel Partners và Lift Partners mới cho nhà quảng cáo
TikTok giới thiệu Cross-Channel Partners và Lift Partners mới cho nhà quảng cáo

Theo đó, TikTok vừa ra mắt hai công cụ đo lường hiệu suất quảng cáo mới là Cross-Channel Partners Lift Partners.

  • Cross-Channel Partners – Tính năng được sử dụng để phân tích cách quảng cáo hoạt động trên các nền tảng và điểm tiếp xúc trực tuyến khác nhau trước khi thực hiện hành động mua hàng. Hiểu được điều này, người làm marketing có thể đo lường toàn diện sức tác động của các hành động khác nhau trên suốt hành trình mua hàng của khách hàng hay còn được gọi là Customer Journey.
  • Lift Partners – Tính năng này đánh giá tính hiệu quả của quảng cáo dựa trên các số liệu liên quan đến thương hiệu, doanh số bán hàng, số lượt ghé thăm cửa hàng thực tế và lượng người xem (viewership) đối với các chương trình hoặc phương tiện truyền thông.

Do các mô hình phân bổ dựa trên lượt nhấp cuối cùng (last-click attribution models) vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng, các giải pháp đo lường mới này được thiết kế để cung cấp cho các marketer những hiểu biết sâu sắc hơn về hiệu quả của các chiến dịch của họ trên TikTok.

Sử dụng Cross-Channel Partners để đo lường quảng cáo.

Như đã đề cập ở trên, tính năng này phân tích tác động của quảng cáo TikTok trên nhiều điểm tiếp (Brand Touchpoints) xúc khác nhau giữa khách hàng với thương hiệu trước khi hành động mua hàng được thực hiện. Cross-Channel Partners hiện tập trung vào 2 mục tiêu chính:

  • Phân bổ đa điểm chạm (Multi-touch attribution): Điều này liên quan đến việc đo lường hiệu quả của quảng cáo TikTok trên các điểm tiếp xúc kỹ thuật số. Người làm marketing có thể có được nhiều insights hơn về khách hàng cũng như có thể xác định chính xác hơn các kênh mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Khảo sát sau mua hàng (PPS): Công cụ dựa trên khảo sát này được tích hợp với các cửa hàng thương mại điện tử, giúp nhà quảng cáo hiểu cách khách hàng khám phá các sản phẩm/thương hiệu, từ đây có thể thu thập các số liệu về thái độ của khách hàng (khách hàng cảm nhận như thế nào về sản phẩm).

Sử dụng Lift Partners để đo lường quảng cáo.

TikTok Lift Partners là tính năng đo lường sức ảnh hưởng của quảng cáo đến hành động của khách hàng:

  • Brand Lift: Được sử dụng để đo lường tác động của quảng cáo lên các chỉ số nâng cao thương hiệu như Khả năng nhớ đến quảng cáo (Ad Recall), Nhận thức (Awareness), Thái độ và Mức độ ưa thích (Consumer Sentiment).
  • Sales Lift: Xác định mức độ hiệu quả của quảng cáo trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng cả trực tuyến và ngoại tuyến, tính năng này được cho là rất phù hợp với ngành hàng FMCG.
  • Store visit lift: Đo lường số lượt ghé thăm cửa hàng thực tế bổ sung do chiến dịch quảng cáo TikTok tạo ra.
  • Tune-in lift: Đánh giá tác động của quảng cáo trong việc tăng lượng người xem chương trình, phim hoặc nội dung truyền thông khác.

Để có thể sử dụng tính năng mới này, nhà quảng cáo phải tham dự chương trình đối tác marketing của TikTok (truy cập  Marketing Partners website để tìm hiểu).

TikTok Ads hoạt động như thế nào?

Về bản chất, nền tảng quảng cáo của TikTok cũng tương tự như Facebook, tức sau khi thiết lập các tuỳ chọn quảng cáo và khởi chạy chiến dịch, các quảng cáo cùng nhắm đến một nhóm đối tượng mục tiêu sẽ được đấu thầu tự động (Programmatic Ads).

Mức giá cuối cùng mà nhà quảng cáo phải trả chính là mức giá cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo với nhau (được tính toàn riêng lẻ theo từng thời điểm đấu giá).

Bạn có thể khởi chạy một chiến dịch TikTok Ads tương đối đơn giản.

Trước tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản doanh nghiệp (Business Account) để tạo, quản lý và theo dõi tất cả các chiến dịch quảng cáo của mình.

Bạn có thể tìm hiểu toàn diện về TikTok Ads tại đây: TikTok Advertising.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sản phẩm mới của Samsung sẽ được tích hợp AI để gia tăng trải nghiệm

Trong video mới về AI, Samsung cho thấy khả năng chỉnh sửa, dịch chuyển ảnh bằng những thao tác quen thuộc, dự kiến có trên Galaxy S24.

Sản phẩm mới của Samsung sẽ được tích hợp AI để gia tăng trải nghiệm
Sản phẩm mới của Samsung sẽ được tích hợp AI để gia tăng trải nghiệm

Năm ngoái, khi cơn sốt AI tạo tổng quát (Generative AI) bùng nổ, Samsung không thể hiện rõ tham vọng như Google, Meta, Microsoft. Tuy nhiên, hãng Hàn Quốc cho biết sẽ đem đến cho người dùng di động những trải nghiệm hoàn toàn mới bằng cách tích hợp AI tổng quát lên smartphone đầu bảng.

Trong video “Sắp ra mắt tính năng Zoom với Galaxy AI”, Samsung chia sẻ loạt ảnh về khả năng phóng to, thu nhỏ với một số hiệu ứng vui nhộn. Ví dụ, cử chỉ chụm để zoom quen thuộc vẫn giữ nguyên, nhưng người dùng có thể thu phóng chủ thể bất kỳ theo thời gian thực, hay dịch chuyển đến vị trí mới trong ảnh. Forbes đánh giá tính năng này sẽ mang đến trải nghiệm mới lạ cho người dùng.

Thao tác này khớp với nội dung trong tệp thông tin “Eureka AI” bị rò rỉ gần đây của Samsung. Trong đó đề cập thế hệ Galaxy S24 sắp ra mắt của hãng sẽ có tính năng “Nightography Zoom” và “Generative Edit”, cho phép chụp và phóng to thu nhỏ ảnh trong điều kiện thiếu sáng và chỉnh sửa bằng AI tổng quát.

Bên cạnh những chức năng mặc định có thể xử lý ngay trên điện thoại mới, một số tác vụ AI đòi hỏi đăng nhập bằng tài khoản Samsung và kết nối Internet. Có nghĩa, các model đời cũ hơn cũng có thể thực hiện tính năng mới thông qua bản cập nhật.

Trong khi đó, Cnet dự đoán AI tạo sinh có thể xuất hiện trong những thao thác cơ bản, từ cuộc gọi đến nhắn tin, soạn văn bản. Cuối năm ngoái, hãng công bố mô hình AI Gauss có khả năng xử lý ngôn ngữ, hình ảnh, hội thoại.

Chi tiết về Gass và Galaxy AI vẫn được Samsung chia sẻ nhiều. Hãng chỉ xác nhận Gauss có thể xử lý tác vụ như soạn email, tóm tắt tài liệu, trong khi Galaxy AI có thể dịch các cuộc gọi theo thời gian thực và trả về kết quả bằng văn bản.

Ngoài ra, S Pen cũng có thể được trang bị AI, mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị hơn như nhận dạng chữ viết tay, tạo ảnh nghệ thuật dựa trên phác thảo nhanh bằng S Pen.

Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi khi tích hợp AI tổng quát lên điện thoại là quyền riêng tư và dữ liệu người dùng. Nhiều khả năng Samsung sẽ kết hợp hai phương thức online và offline để đảm bảo thông tin người dùng sẽ được lưu trữ ngay trên thiết bị nhưng vẫn có thể sử dụng dịch vụ AI tạo sinh từ bên thứ ba, thông qua kết nối Internet.

Samsung cho biết sẽ trình làng smartphone mới vào 17/1. Các tin đồn cho thấy bản cao cấp nhất sẽ trang bị chip Snapdragon 8 Gen 3 hoặc Exynos 2400, RAM 12 GB và bộ nhớ trong tối đa 1 TB.

Camera trên S24 Ultra được cho là có ống tele 5x, độ phân giải 50 megapixel, thay cho 10x, 12 megapixel hiện tại. Ice Universe, blogger có nhiều thông tin chính xác về Samsung, nói đây là nâng cấp lớn, “ảnh zoom của S24 Ultra chắc chắn đẹp hơn bản tiền nhiệm”.

Theo Korea Economic Daily, giá bán sản phẩm dự kiến giữ nguyên so với thế hệ trước, trong đó Galaxy S24 khởi điểm 799,99 USD, S24+ từ 999,99 USD còn S24 Ultra là 1.199 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp sẽ ngừng bán sản phẩm của PepsiCo vì bị tăng giá quá cao

Theo tờ The Guardian, chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp cho biết họ sẽ ngừng bán các sản phẩm của PepsiCo ở 4 nước châu Âu vì công ty này đã tăng giá quá cao.

Chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp sẽ ngừng bán sản phẩm của PepsiCo vì bị tăng giá quá cao
Chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp sẽ ngừng bán sản phẩm của PepsiCo vì bị tăng giá quá cao

Các kệ hàng tại Carrefours ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ ngày 4/1 sẽ treo biển thông báo không tiếp tục bán các sản phẩm của PepsiCo như đồ uống có ga, khoai tây chiên giòn Lay’s và Doritos cũng như ngũ cốc Quaker “do mức giá tăng không thể chấp nhận được”.

Một số thương hiệu của tập đoàn như Cheetos và 7Up đã không có mặt tại siêu thị Carrefour ở ngoại ô Auteuil của Paris vào hôm 4/1, trong khi những thương hiệu khác như Pepsi vẫn còn trên kệ.

Tại một siêu thị Carrefour ở Paris, khách hàng đã rất hoan nghênh động thái này. “Tôi không ngạc nhiên chút nào.Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều sản phẩm còn sót lại trên kệ vì chúng đã trở nên quá đắt”, một khách hàng cho biết.

PepsiCo đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Hồi tháng 10, công ty Mỹ thông báo sẽ tăng giá “khiêm tốn” trong năm nay do nhu cầu vẫn cao bất chấp việc giá đã tăng, dẫn đến việc PepsiCo phải nâng dự báo lợi nhuận năm 2023 lần thứ ba liên tiếp.

Trong suốt năm qua, các nhà bán lẻ thực phẩm ở một số quốc gia, trong đó có Đức và Bỉ, đã thông báo họ đã ngừng đặt hàng từ các công ty hàng tiêu dùng do giá tăng. Điều này được xem là một chiến thuật trong các cuộc đàm phán khi lạm phát đang có những ảnh hưởng nhất định.

Carrefour là một trong những nhà bán lẻ tích cực nhất trong việc đối đầu với các công ty sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm lớn về giá cả. Năm ngoái, tập đoàn đa quốc gia của Pháp đã bắt đầu chiến dịch “giảm phát” bằng cách dán cảnh báo tại kệ hàng có những sản phẩm tăng giá và thu nhỏ kích thước.

Trong nỗ lực giảm lạm phát, chính phủ Pháp yêu cầu các nhà bán lẻ và nhà cung cấp hoàn tất các cuộc đàm phán giá hàng năm vào tháng 1, sớm hơn hai tháng so với thông thường.

Pháp là một trường hợp đặc biệt ở châu Âu vì họ áp dụng các quy định chặt chẽ đối với ngành bán lẻ, buộc các siêu thị chỉ được đàm phán giá một lần mỗi năm với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống. Mục đích chính là bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, đợt đàm phán cuối cùng diễn ra vào đầu năm ngoái – đúng thời điểm khủng hoảng lạm phát lên đến đỉnh điểm, đã dẫn đến mức tăng giá chung rất cao. Điều này khiến doanh thu của các siêu thị bị ảnh hưởng và họ đang rất mong muốn đàm phán giảm giá trong đợt sắp tới.

Ông James Walton, Nhà kinh tế trưởng tại Viện Phân phối Thực phẩm, cho biết: “Các siêu thị Pháp sẵn sàng loại bỏ các sản phẩm nếu họ không hài lòng với thỏa thuận đạt được. Tất nhiên, đó là lựa chọn cuối cùng, bởi vì không bên nào có lợi nếu những mặt hàng người tiêu dùng cần lại không có sẵn trên kệ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nguyên nhân khiến Alibaba suy yếu có thể là bài học cho nhiều doanh nghiệp

Alibaba đã trải qua 12 tháng đầy biến động. Trong khi trí tuệ nhân tạo thu hút sự chú ý trên toàn cầu thì tập đoàn lại bất ngờ rút kế hoạch triển khai AI cho điện toán đám mây. Trong khi với mảng thương mại điện tử, vốn hoá thị trường tại Mỹ đã giảm xuống dưới đối thủ PDD.

Việc huỷ bỏ kế hoạch IPO cho điện toán đám mây và những xáo trộn trong cấp lãnh đạo thượng tầng năm qua cho thấy những vấn đề lớn hơn mà công ty phải đối mặt.

Từng đóng vai trò là thỏi nam châm thu hút đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, cổ phiếu Alibaba đã giảm 75% trong 3 năm qua, xuống dưới 77 USD/cp.

“Tôi nghĩ trong nội bộ có vấn đề. Chắc chắn phải có một cuộc đấu tranh nội bộ trong việc họ sẽ thoát khỏi tình trạng này như thế nào”, cựu cố vấn của Alibaba, ông Duncan Clark, hiện là Chủ tịch công ty tư vấn đầu tư BDA có trụ sở Bắc Kinh, nói.

“Điều cốt lõi là vị thế thị trường đang bị xói mòn. Những gì họ đang làm với video, phát trực tuyến và cách họ phản ứng lại đối thủ Douyin, cộng với cách họ quản lý các mảng kinh doanh lẫn những xáo trộn lãnh đạo. Về cơ bản nó là một mớ hỗn độn”, ông nói thêm.

Douyin – phiên bản nội địa Trung Quốc của TikTok, đang vươn lên thành công trong mảng thương mại điện tử. Trong khi người tiêu dùng săn hàng giá rẻ cũng dần chuyển sang nền tảng đối thủ Pinduoduo.

Tháng 11/2022, cựu Phó Chủ tịch tập đoàn Alibaba, ông Brian Wong, trong cuốn tự truyện cho biết: “Về mặt nhân sự, có những người sẽ rời bỏ công ty vì họ cảm thấy công việc quá dàn trải và quan liêu, đó là thực tế”.

Kế hoạch IPO nền tảng đám mây đã bị loại bỏ sau khi Alibaba thông báo cuộc cải tổ quy mô lớn trong tháng 3/2023, theo sau là những thay đổi trong cấp quản lý.

Tháng 9 cùng năm, Eddie Wu trở thành CEO Alibaba đồng thời là người đứng đầu mảng điện toán đám mây. Tiếp tục đến tháng 12, ông thay thế bà Trudy Dai phụ trách luôn mảng thương mại điện tử Taobao và Tmall.

Ông Daniel Zhang, cựu CEO Alibaba, người trở thành quyền giám đốc mảng đám mây vào tháng 12/2022, đã bất ngờ nghỉ việc vào tháng 9/2023.

“Sự ra đi của ông Zhang cho thấy hoạt động quản lý yếu kém trong mảng điện toán đám mây. Điều này rất quan trọng vì tập đoàn coi đó là biểu tượng thực sự cho quá trình tái cơ cấu”, nhà phân tích Clark nói.

Kế hoạch IPO bị huỷ bỏ, giống như bị đình chỉ đột ngột của Ant Group vào năm 2020, có nghĩa là nhân viên sẽ không thể kiếm lợi từ những cổ phiếu sở hữu. “Toàn bộ cơ chế khuyến khích cống hiến bị tan rã”, ông Clark cho hay.

Vốn dẫn đầu trong mảng điện toán đám mây tại Trung Quốc nhưng Alibaba đang vấp phải cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng Huawei và Tencent, theo Canalys.

Nhà phân tích Yi Zhang dự báo thị phần của Huawei sẽ tăng dần. Từ năm 2022, Huawei đã tập trung cải thiện tương tác với các bên đối tác kinh doanh, thông qua chiến lược phát triển hệ sinh thái gồm các chuyên gia và nhà phát triển.

Trong khi Alibaba và Tencent chỉ thực sự theo đuổi chiến lược tương tự vào năm 2023, tức chậm một năm so với đối thủ.

Theo nhà phân tích, cách tiếp cận như vậy có thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh thị trường dịch vụ đám mây đang giảm tốc, đồng thời “phụ thuộc nhiều vào chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước” để thúc đẩy tăng trưởng.

Truyền thông Trung Quốc trích các nguồn tin cho biết vào tháng 1/2023, khách hàng từ chính phủ đã chốt các thương vụ đám mây với Huawei.

Alibaba và Huawei không trả lời yêu cầu bình luận về câu chuyện này.

Tháng 11/2023, Alibaba nói rằng những hạn chế của Mỹ trong việc bán chip cho Trung Quốc dẫn tới quyết định rút kế hoạch IPO nền tảng đám mây.

Trong quý III, doanh thu điện toán đám mây của Alibaba chỉ tăng 2% so với cùng kỳ. Kể từ quý II, Alibaba đã gộp doanh thu của điện toán đám mây vào chung các mảng kinh doanh khác.

Nhà phân tích Clark tại BDA cho biết nghiên cứu của công ty ông cho thấy Alibaba đã cố gắng phát triển hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây bằng cách lấy đi các khách hàng lớn từ các đại lý bên thứ ba.

Những công ty này từng là đại lý hoặc nhà phân phối của Alibaba và nhận được hoa hồng.

“Nhiều đại lý tỏ ra rất khó chịu và một số nhà phân phối đã làm việc với các doanh nghiệp đám mây khác”, ông Clark chia sẻ.

Alibaba vẫn có kế hoạch niêm yết hoạt động kinh doanh logistics Cainiao và chuỗi cửa hàng tạp hóa Freshippo. Nhưng thị trường IPO vẫn trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt đối với các công ty Trung Quốc muốn niêm yết ở nước ngoài.

Tháng 11, tờ The Information đưa tin một quỹ đầu tư quốc tế định giá đơn vị đám mây của Alibaba ở mức dưới 25 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số 40 tỷ USD mà tập đoàn mong muốn.

“Alibaba có một lợi thế lớn về mặt dữ liệu và khách hàng, đây là kho báu cho bất kỳ hoạt động trí tuệ nhân tạo nào. Họ vẫn còn những bộ óc tuyệt vời trong tổ chức,” cựu giám đốc điều hành Wong nói.

“Tôi nghĩ tất cả các nguyên liệu thô đều có ở đó, vấn đề là làm thế nào để họ thực hiện điều này trong thời điểm then chốt,” ông nói, lưu ý rằng Alibaba đang “sắp xếp ngôi nhà của mình để chuẩn bị cho điều lớn lao tiếp theo”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các xu hướng tiêu dùng nổi bật năm 2024 Marketers cần biết

Báo cáo xu hướng tiêu dùng 2024 (Consumer Trends 2024) là báo cáo phân tích các xu hướng và hành vi tiêu dùng chính của hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu. Dữ liệu từ báo cáo có thể cung cấp cho marketer các ý tưởng xây dựng chiến lược marketing, quảng cáo, xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.

Top các xu hướng tiêu dùng nổi bật năm 2024 Marketers cần biết
Top các xu hướng tiêu dùng nổi bật năm 2024 Marketers cần biết

Cụ thể, trong báo cáo xu hướng tiêu dùng 2024 (Consumer Trends 2024), có 04 xu hướng tiêu dùng chính sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  1. Tầm quan trọng của yếu tố chất lượng: Theo đuổi yếu tố giá trị trong suốt những thời điểm khủng hoảng.
  2. Chi tiêu có đạo đức: Tính bền vững tiếp tục là yêu cầu hàng đầu.
  3. Zenthusiasts: Một chủ nghĩa mới được hình thành bởi Gen Z và Gen Y.
  4. Xu hướng sử dụng dữ liệu có trách nhiệm: Niềm tin của người tiêu dùng trong việc chia sẻ dữ liệu là chìa khoá thành công cho thương hiệu.

Báo cáo xu hướng tiêu dùng là gì?

Như đã phân tích ở trên, báo cáo xu hướng tiêu dùng (Consumer Trends) là báo cáo định kỳ trong đó tập trung phân tích các xu hướng và hành vi tiêu dùng mới của người tiêu dùng (thường gắn liền với bối cảnh kinh tế vĩ mô và vi mô). Báo cáo được xây dựng dựa trên dữ liệu từ hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu.

Về tổng thể, lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng cao cùng với đó là những diễn biến khó lường trong nhu cầu của người tiêu dùng đang định hình lại thói quen và cách người tiêu dùng chi tiêu.

Với tư cách là người làm Marketing, để có thể xây dựng các chiến lược tiếp cận phù hợp, bạn cần biết chính xác người tiêu dùng của mình đang muốn điều gì, họ chi tiêu dựa trên điều gì và ra quyết định ra sao.

Báo cáo xu hướng tiêu dùng theo đó đóng vai trò như là một kim chỉ nam mang tính định hướng, giúp doanh nghiệp hay thương hiệu có thể kết nối một cách hiệu quả với khách hàng, thúc đẩy sự tăng trưởng và hơn thế nữa.

Báo cáo xu hướng tiêu dùng mới năm 2024.

Dưới đây là phân tích chi tiết các xu hướng có trong báo cáo.

1. Xu hướng tiêu dùng số 1 năm 2024: Tầm quan trọng của yếu tố chất lượng – Theo đuổi yếu tố giá trị trong suốt những thời điểm khủng hoảng.

Trong khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã làm ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng, người tiêu dùng vẫn ưu tiên chất lượng hơn là số lượng, nói không với các sản phẩm kém chất lượng và thời trang nhanh (fast fashion).

Người tiêu dùng đang đánh giá lại thói quen chi tiêu và ưu tiên lâu dài của họ, ưu tiên các mặt hàng có giá trị. Từ góc nhìn này, doanh nghiệp hay thương hiệu nên đầu tư nhiều hơn vào chất lượng và các dịch vụ (cao cấp), điều này không chỉ là để lôi kéo người tiêu dùng mà còn thúc đẩy lòng trung thành của họ với thương hiệu.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Gần 20% người tiêu dùng bày tỏ quan ngại về khả năng trang trải các hóa đơn thiết yếu của họ. Những lo lắng này không chỉ đơn thuần có thể hạn chế về ngân sách chi tiêu, mà còn bao gồm cả thái độ của họ tới nền kinh tế nói chung.

Nhiều người tiêu dùng tin rằng các doanh nghiệp không nên thu lợi nhuận quá mức trong thời gian khi nền kinh tế bị khủng hoảng, các thương hiệu đang cố gắng để bán hàng quá mức có thể không chỉ không thể thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn có tác dụng ngược.

Sự trỗi dậy của sản phẩm cao cấp (Premium).

Bất chấp những lo ngại về kinh tế ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm cao cấp vẫn rất tích cực trong thời kỳ suy thoái. Trên nhiều danh mục sản phẩm FMCG khác nhau, các sản phẩm cao cấp đang có xu hướng tăng trưởng trở lại.

Khi người tiêu dùng chi tiêu, họ ưu tiên yếu tố chất lượng cao và sản phẩm mang lại giá trị lâu dài. Ngoại trừ các sản phẩm như túi xách và phụ kiện, giá rẻ không còn là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Các thương hiệu theo đó nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thay vì chỉ tập trung vào giá (rẻ).

Cuộc cách mạng tiết kiệm.

Người tiêu dùng đang cố gắng tìm kiếm điểm cân bằng lâu dài giữa chất lượng và giá cả. Họ có xu hướng khám phá những địa điểm mới và độc đáo, hơn là chỉ qua lại ở các địa điểm quen thuộc.

Các cửa hàng nhỏ, chợ trời hay thậm chí là các thương hiệu cung cấp đồ cũ sẽ là bên hưởng lợi vì người tiêu dùng sẽ tìm kiếm những sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng trên thị trường đồ cũ. Điều này phù hợp với một sự thay đổi mang tính toàn cầu hướng tới việc đánh giá lại yếu tố chất lượng và tiêu dùng có ý thức bền vững.

Chủ nghĩa tiêu dùng (Consumerism) là từ khoá xa xỉ trong bức tranh tiêu dùng này.

Các chiến lược mà thương hiệu có thể thực hiện.

Để có thể trở nên phù hợp hơn với các xu hướng tiêu dùng mới trong năm 2024, dưới đây là một số chiến lược mà thương hiệu có thể thực hiện:

  • Ưu tiên các dịch vụ cao cấp: Đầu tư vào việc phát triển sản phẩm (R&D) đồng thời chạy các khuyến mãi nhấn mạnh vào yếu tố chất lượng và tuổi thọ.
  • Chiến lược định giá nhạy cảm: Doanh nghiệp nên thận trọng khi thực hiện tăng giá, vì người tiêu dùng có thể phản ứng tiêu cực với điều này đặc biệt là trong các thời điểm khi nền kinh tế bất ổn.
  • Coi trọng yếu tố thế hệ: Khác biệt hóa chiến lược Marketing để trở nên phù hợp hơn với những thói quen riêng biệt của từng thế hệ nên là ưu tiên hàng đầu của thương hiệu trong năm mới 2024.
  • Tận dụng việc tái chế: Nếu có thể, thương hiệu nên kết hợp cung cấp các sản phẩm cũ có chất lượng thay vì cố gắng bán các sản phẩm giá rẻ và có chất lượng thấp.

2. Xu hướng tiêu dùng số 2 năm 2024: Chi tiêu có đạo đức – Tính bền vững tiếp tục là yêu cầu hàng đầu.

Tính bền vững (Sustainability) từ lâu đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của một nhóm (mặc dù chưa lớn nhưng đang tăng dần) người tiêu dùng khi ra quyết định mua sắm. Vào năm 2024, tính bền vững và đạo đức mua sắm tiếp tục là xu hướng dẫn dắt người tiêu dùng.

Người chi tiêu có đạo đức sẽ ưu tiên mua hàng từ các thương hiệu thân thiện với môi trường. Thương hiệu từ đó phải đầu tư vào tính bền vững bằng cách sử dụng các thông điệp có liên quan, xây dựng thương hiệu bền vững và chiến lược giá cạnh tranh. Tiêu dùng có ý thức hay tiêu dùng hiện đại cũng là các cách thức mà thương hiệu có thể tận dụng.

Người tiêu dùng sẽ chuyển từ vai trò “khán giả” sang “nhà hoạt động”.

Nếu như trước đây, người tiêu dùng đơn giản là tiếp nhận thông điệp một chiều từ thương hiệu, họ thụ động trong việc tìm kiếm và đánh giá sản phẩm, điều này sẽ ngày càng thay đổi.

Người tiêu dùng có đạo đức hay người tiêu dùng có ý thức là người chủ động tìm hiểu và thậm chí là có các hành động cụ thể để thể hiện sức mạnh tiêu dùng của họ.

Thương hiệu phải nhận ra rằng người tiêu dùng không còn là khán giả hay người xem đơn thuần nữa; họ đang tìm cách thể hiện quan điểm của họ tới thương hiệu thông qua thói quen mua hàng hàng ngày của họ. Trên phạm vi toàn cầu, người tiêu dùng đang chấp nhận yếu tố đạo đức hoặc lựa chọn mua sắm bền vững (Sustainable Shopping).

Ngành FMCG được đặt lên hàng đầu khi nói đến yếu tố bền vững.

Việc theo đuổi giá trị đạo đức và tính bền vững đang định hình lại cách người tiêu dùng ưu tiên trong quá trình mua sắm của họ, họ đặt chất lượng và sức khoẻ lên hàng đầu, đặc biệt là trong ngành hàng FMCG. Các sản phẩm tốt hơn cho môi trường và tự nhiên theo đó là động lực thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm.

Tuy nhiên, yếu tố sức khỏe cũng được đặc biệt quan tâm trong ngành F&B và thị trường làm đẹp. Thương hiệu theo đó nên suy nghĩ về việc phát triển các thông điệp đề cao khía cạnh sức khoẻ, tính bền vững để thu hút người tiêu dùng, những người tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer).

Sức mạnh của xây dựng thương hiệu bền vững.

Để được người tiêu dùng công nhận về ý thức của doanh nghiệp đối với tính bền vững hay trách nhiệm với xã hội (CSR), thương hiệu phải đầu tư vào tính bền vững khi xây dựng thương hiệu. Người tiêu dùng có nhiều khả năng sẽ xác định các sản phẩm liên quan đến yếu tố bền vững khi chúng được giới thiệu trong suốt quá trình doanh nghiệp làm thương hiệu.

Chiến lược doanh nghiệp có thể thực hiện để đáp ứng với xu hướng tiêu dùng mới trong năm 2024.

Để có thể đáp ứng được các nhu cầu mới của người tiêu dùng trong năm 2024 và xa hơn thế nữa, dưới đây là một số chiến lược gọi ý mà thương hiệu có thể tham khảo.

  • Phát triển các thông điệp chính (Key Messages): Thương hiệu cần xây dựng một thông điệp chiến lược có thể gây được tiếng vang với khách hàng mục tiêu, nhấn mạnh vào sự đáng tin cậy và tính xác thực trong các cam kết thực hành tới tính bền vững.
  • Ưu tiên xây dựng thương hiệu bền vững: Hình ảnh thương hiệu bền vững được thực hiện tốt có thể là một công cụ mạnh mẽ để thu hút những người tiêu dùng có ý thức (người tiêu dùng hiện đại).
  • Xây dựng chiến lược giá bán phù hợp: Thương hiệu cần cân đối khoảng cách giữa tính bền vững và khả năng chi trả. Trong khi người tiêu dùng đang sẵn sàng trả nhiều tiền hơn, mức giá cao không nên được xem là tiêu chuẩn.

3. Xu hướng tiêu dùng số 3 năm 2024: Zenthusiasts: Một chủ nghĩa mới được hình thành bởi Gen Z và Gen Y.

Xu hướng tiêu dùng tiếp theo của năm 2024 (Consumer Trends 2024) đó chính là một chủ nghĩa mới được hình thành chủ yếu từ Gen Y và Gen Z.

Chủ nghĩa mới được hình thành: Zenthusiasts.

Với những khó khăn chồng chất do đại dịch và sau đó là suy thoái kinh tế, nhiều người hơn đang tích cực tìm kiếm những khoảng thời gian được nghỉ ngơi và thoát khỏi những căng thẳng và lo lắng thường nhật.

Được dẫn dắt chủ yếu bởi Gen Z và Millennials (Gen Y), các thế hệ trẻ này thừa nhận rằng hiện có nhiều yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của họ.

Những người theo chủ nghĩa Zenthusiast là những người đang tích cực tìm kiếm niềm an ủi thông qua các chuyên gia sức khỏe trực tuyến, những người có thể giúp họ tự chăm sóc bản thân bằng các liệu pháp thay thế đơn giản.

Từ góc nhìn này, thương hiệu có thể phát triển các dịch vụ giúp những người theo chủ nghĩa Zenthusiast thư giãn khi hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer).

Sức ảnh hưởng của sự căng thẳng và lo lắng.

Căng thẳng và lo lắng đang bao phủ nhiều người tiêu dùng ngày nay. Theo số liệu nghiên cứu từ Statista, hơn 1/4 dân số thế giới cho biết rằng họ đang phải đối diện với các vấn đề như căng thẳng và lo lắng trong suốt 12 tháng qua. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi các thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z.

Sức mạnh của những người có ảnh hưởng trực tuyến (Online Influencer).

Năm 2024, hầu hết người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các nền tảng trực tuyến để được tiếp xúc và truyền cảm hứng từ những người có ảnh hưởng mà họ yêu thích, xu hướng này một lần nữa chủ yếu được thúc đẩy bởi các thế hệ trẻ như Gen Z và Gen Y.

Những người tiêu dùng trẻ này là những người theo dõi nhiệt tình của những người có ảnh hưởng (Influencer) và nhà sáng tạo nội dung số.

Từ người theo dõi đến người mua.

Những người có ảnh hưởng có mức độ ảnh hưởng chưa từng có đối với sự tin tưởng từ những người theo dõi họ, điều này khiến người có ảnh hưởng trở thành một động lực thúc đẩy các quyết định của người tiêu dùng.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng hơn có xu hướng mua sắm các mặt hàng được xác nhận bởi những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mà họ yêu thích.

Sự dịch chuyển về mô hình trong ngành làm đẹp.

Người tiêu dùng dưới 40 tuổi đang ủng hộ tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Nhiều người đang chọn cách trang điểm tối thiểu hoặc thậm chí là không trang điểm để làm nổi bật sự tự nhiên đặc trưng của họ.

Họ coi thói quen làm đẹp là một phương tiện để thư giãn và thoát khỏi những căng thẳng hàng ngày. Họ coi việc đến các trung tâm chăm sóc sức khoẻ như spa là một phần của thói quen tự chăm sóc của họ, họ tin rằng điều này góp phần vào tổng thể hạnh phúc và an lạc.

Trẻ hóa làn da và thói quen.

Chu kỳ hay quá trình tái tạo làn da là thuật ngữ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và phản ánh sự dịch chuyển xã hội rộng lớn hơn theo hướng hạnh phúc toàn diện. Phổ biến trên các nền tảng như TikTok và Douyin, xu hướng này được Gen Z và Gen Y đón nhận nhiều hơn Gen X và Baby Boomers.

Một số chiến lược tiếp cận mà thương hiệu có thể tận dụng để đạt được thành công.

Để có thể đáp ứng được các xu hướng tiêu dùng mới này trong năm 2024, dưới đây là một số chiến lược marketing mà thương hiệu có thể áp dụng:

  • Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) theo hướng cộng tác: Hợp tác với những người có ảnh hưởng về sức khỏe, những người thường xuyên chia sẻ các nội dung phù hợp với việc giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng.
  • Nội dung được nhắm mục tiêu: Xây dựng nhiều nội dung có thể gây được tiếng vang với Gen Y và Gen Z, tập trung vào việc giảm căng thẳng (Stress).
  • Phát triển sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm dành cho việc tự chăm sóc toàn diện, nhấn mạnh thông điệp giảm căng thẳng. Chia sẻ những câu chuyện thành công (Storytelling) từ các khách hàng thực cũng là chiến lược hiệu quả trong việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

4. Xu hướng tiêu dùng số 4 năm 2024: Xu hướng sử dụng dữ liệu có trách nhiệm – Niềm tin của người tiêu dùng trong việc chia sẻ dữ liệu là chìa khoá thành công cho thương hiệu.

Đã xa rồi cái thời mà một mẫu quảng cáo có thể phù hợp với nhiều khách hàng hay nhóm đối tượng mục tiêu (Target Audience) khác nhau.

Người tiêu dùng về cơ bản là sẽ không quan tâm nhiều đến dữ liệu quyền riêng tư nếu điều đó có nghĩa là họ sẽ được cung cấp những nội dung phù hợp với sở thích của họ.

Những người ủng hộ dữ liệu quảng cáo (Advertising) là những người muốn các quảng cáo từ thương hiệu tập trung phục vụ cho nhu cầu, sở thích và lối sống của họ. Điều này cũng có nghĩa là nếu thương hiệu không thể sử dụng dữ liệu để quảng cáo một cách phù hợp, các chiến dịch từ thương hiệu có thể bị “skip ad’ ngay lập tức.

Từ khó chịu và phản kháng đến chấp nhận.

Người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao sự phù hợp của các mẫu quảng cáo có liên quan. Nếu như trước đây, việc bị thu thập dữ liệu là nỗi ám ảnh, người tiêu dùng ngày nay coi đó như là cách để họ có thể được “phục vụ và chiều chuộng” bởi các nội dung có liên quan, giúp họ sống tốt hơn.

Minh bạch về cách thu thập dữ liệu nên là ưu tiên hàng đầu của thương hiệu.

Sự sụt giảm về nhu cầu sử dụng trình chặn quảng cáo (Adblocker).

Trình chặn quảng cáo là cách mà người tiêu dùng sử dụng để hạn chế việc bị “tấn công” bởi các quảng cáo. Trình chặn quảng cáo từ lâu vốn là mối lo của hầu hết các nhà quảng cáo trực tuyến.

Trong khi vào năm 2023, YouTube phải đối mặt với một làn sóng chỉ trích gay gắt khi cố tình hạn chế việc người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo bằng cách hạn chế việc xem nội dung, về phạm vi toàn cầu, nếu vào năm 2020 có đến 1/3 người dùng sử dụng thì đến năm 2023 con số này đã giảm đi đáng kể. Thậm chí với không ít người dùng Mỹ, họ chấp nhận xem quảng cáo vì họ đánh giá cao lợi ích của các quảng cáo được cá nhân hóa.

Một số chiến lược tiếp cận mà thương hiệu có thể tận dụng.

Để có thể đáp ứng được các xu hướng tiêu dùng mới trong năm 2024, dưới đây là một số chiến lược mà thương hiệu có thể tận dụng.

  • Tận dụng việc cá nhân hoá quảng cáo: Tập trung xây dựng các mẫu quảng cáo và nội dung được cá nhân hoá theo sở thích của từng nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau. Phân khúc khách hàng (Segmentation) thành các nhóm nhỏ hơn và sau đó xây dựng các bản kế hoạch marketing riêng biệt cho các nhóm này.
  • Xây dựng niềm tin thông qua sự minh bạch: Thương hiệu nên cởi mở về việc thu thập dữ liệu và cách thức thông tin của khách hàng được sử dụng. Nhấn mạnh yếu tố bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư. Điều này có thể thúc đẩy đáng kể niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu.
  • Tận dụng UGC: UGC là từ viết tắt của User-generated Content, khái niệm mô tả các nội dung (Content) do người dùng tạo ra. Vì được chính những người sử dụng sản phẩm tạo ra, nó thường đáng tin hơn ít nhất là so với các tuyên bố một chiều thiếu căn cứ từ thương hiệu. Nếu khách hàng của thương hiệu là Gen Z và khi tính xác thực từ khoá gắn liền với thế hệ này (Tính xác thực cũng được bình chọn là từ khoá của năm 2023), UGC càng trở nên quan trọng hơn.

Tổng kết.

Trên đây là toàn bộ các phân tích về Báo cáo xu hướng tiêu dùng năm 2024 (Consumer Trends 2024). Như MarketingTrips đã đề cập, khi hành vi và sở thích mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, thay đổi chiến lược tiếp cận là chìa khoá thành công cho người làm Marketing và doanh nghiệp.

Bằng cách sớm xem xét và xây dựng chiến lược sát với khách hàng của mình, thương hiệu sẽ có nhiều cách hơn để đáp ứng nhu cầu và xây dựng kết nối với khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Wang Chuanfu là ai? Điều ít biết về nhà sáng lập hãng xe điện Trung Quốc BYD

Wang Chuanfu, vị giáo sư đại học từng bị Elon Musk cười nhạo 13 năm trước, khiến cả thế giới nể phục với sự thành công của hãng xe điện Trung Quốc BYD. Vậy Wang Chuanfu là ai và có những gì thú vị về nhà lãnh đạo này. Hãy cùng tìm hiểu về chân dung của Wang Chuanfu trong bài viết này.

Wang Chuanfu là ai
Wang Chuanfu là ai? Chân dung của nhà sáng lập hãng xe điện Trung Quốc BYD

Cú xoay chuyển thần kỳ.

Cuối năm 2011, Elon Musk đã từng cười nhạo trước quan điểm rằng công ty Tesla của ông sẽ bị thách thức bởi nhà sản xuất xe ô tô đến từ Trung Quốc BYD: “Anh đã nhìn thấy xe của họ chưa?”.

“Tôi không cho rằng nó đặc biệt thu hút”, Musk giải thích trên truyền hình. “Công nghệ của họ không tốt lắm. Và BYD có quá nhiều vấn đề khá nghiêm trọng ngay trên sân nhà”.

Vậy nhưng, chỉ một thập kỷ sau, công ty có trụ sở ở Thâm Quyến do Wang Chuanfu dẫn dắt đã tước đoạt danh hiệu nhà sản xuất xe điện chạy pin hàng đầu thế giới của Tesla. BYD được thành lập vào năm 1995 và có sự hậu thuẫn của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett.

Trong quý IV/2023, BYD đã bán được kỷ lục 526.000 xe điện chạy pin, trong khi doanh số của Tesla là 484.000.

“Cách đây 4-5 năm, không ai dám nghĩ rằng xe điện Trung Quốc lại có đủ chất lượng và độ tin cậy để có thể cạnh tranh”, Tu Le, người sáng lập hãng tư vấn Sino Auto Insights, chia sẻ với Financial Times.

Sự phát triển thần kỳ của BYD càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện về tỷ phú Wang đi lên từ hai bàn tay trắng. Câu chuyện về vị giáo sư trở thành một nhà điều hành doanh nghiệp có đầu óc sắc bén với sự tập trung cẩn thận vào công nghệ, chuỗi cung ứng và cắt giảm chi phí đã được kể rất nhiều tại các trường khoa học và kinh doanh ở Trung Quốc.

Đối với các nhân viên của mình, ông Wang thường được gọi đơn giản là chủ tịch. Vừa được tôn kính vừa khiến người khác e sợ, thái độ khiêm nhường của tỷ phú 57 tuổi khiến người ta tin tưởng vào khả năng điều hành của ông.

“Khái niệm cân bằng giữa cuộc sống và công việc không có trong từ điển của ông”, Michael Dunne, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn xe ô tô khu vực châu Á Dunne Insights, nhận định với Financial Times.

Năm 2008, nhà đầu tư thiên tài Charlie Munger đã thuyết phục tỷ phú Warren Buffett đầu tư 230 triệu USD để mua 10% cổ phần của BYD. Lúc bấy giờ, BYD chỉ là một công ty Trung Quốc không có tiếng tăm. Berkshire Hathaway sau đó đã bán 2% cổ phần với giá 890 triệu USD. Số cổ phần còn lại mà họ nắm giữ trị giá khoảng 2,3 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 9/2023, lợi nhuận ròng của BYD đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ lên khoảng 21,37 tỷ nhân dân tệ. Giá cổ phiếu của họ đã tăng hơn 5 lần kể từ đầu năm 2020, đẩy giá trị vốn hóa thị trường lên 622 tỷ nhân dân tệ.

Trong khi tỷ phú Charlie Munger rất ấn tượng với kỹ năng kỹ thuật của Wang thì các chuyên gia lại cho rằng thành công của BYD phần lớn là nhờ văn hóa cắt giảm chi phí một cách tàn nhẫn của ông.

Chuyên gia Christoph Weber tại tập đoàn phần mềm Thụy Sĩ AutoForm cho rằng Wang đã thiết lập cơ chế kiểm soát chi phí tuyệt đối khắc nghiệt.

Dựa trên những bài học từ việc sản xuất pin điện thoại di động và các linh kiện khác cho Siemens, Nokia và Motorola trong những năm đầu thành lập, BYD đã phát triển năng lực của riêng mình.

BYD rất hạn chế ký hợp đồng với các công ty khác về phần cứng hay dịch vụ. Sự tập trung vào chi phí đã củng cố sự liên kết theo chiều dọc của tập đoàn, từ nguồn cung cấp tài nguyên cho đến pin và chip máy tính. BYD cũng là một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới và cung cấp cho cả các đối thủ như Tesla hay Toyota.

Từng bước vượt mặt Tesla.

Tổng doanh số bán của BYD trong năm 2023 đã tăng 62% lên hơn 3 triệu xe, so với 1,81 triệu của Tesla. Các sản phẩm công nghệ cao của BYD được Chính phủ Trung Quốc rất ủng hộ vì góp phần giúp nước này đạt được mục tiêu giảm phát thải carbon.

Trong bài phát biểu đầu năm mới, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lưu ý rằng phương tiện sử dụng năng lượng mới do Trung Quốc sản xuất đã thể hiện năng lực sản xuất của nước này.

Bất chấp sự chế nhạo trước đó của Elon Musk, BYD vẫn có được tiếng tăm nhất định trong ngành sản xuất ô tô. Vào năm 2021, chủ tịch của Volkswagen khi đó là Herbert Diess đã từng chia sẻ với Financial Times rằng BYD là công ty mà tập đoàn ô tô Đức lo sợ nhất.

Sự trỗi dậy gần đây của BYD đã khiến nhiều người trong ngành ngạc nhiên. Công ty đã ghi nhận sự tăng trưởng thần tốc trong đại dịch Covid-19.

“Nếu tôi mua sắm theo giá trị, BYD có 5 mẫu xe rẻ hơn so với Tesla. Và chúng còn mới hơn”, Bill Russo, người sáng lập công ty tư vấn Automobileity, nhấn mạnh với Financial Times.

Ngược lại, chiến lược của Tesla lại là hạ giá sản phẩm để thúc đẩy doanh số bán hàng và loại đối thủ khỏi thị trường.

Nhưng điều đó không xảy ra. Giá giảm không khiến doanh số tăng lên khi nền kinh tế khó khăn buộc người dân thắt chặt chi tiêu, đồng thời nhu cầu với xe điện cũng không cao như kỳ vọng.

Thêm vào đó, thay vì giải thích mức giá cao xứng đáng cho khách hàng lại đi hạ giá càng đẩy Elon Musk vào một “canh bạc” thua trắng.

“Nếu muốn duy trì cuộc chiến về giá thì bạn phải chắc chắn đủ khả năng tăng trưởng cũng như lợi nhuận ổn định trước đã”, John Zhang, giáo sư của trường Wahrton School, nhận định với Business Insider. “Nó phải là một cuộc chiến liên tục, cần phải tiến hành bằng mọi cách. Do đó bạn sẽ phải tính toán trước mọi thứ thật kỹ lưỡng thì mới có thể giành chiến thắng”.

Nhiều chuyên gia cho rằng rất khó để giành chiến thắng trong những cuộc chiến về giá. Cuộc chiến này chỉ khiến lợi nhuận của toàn ngành bị suy giảm. Khi đó, các công ty chỉ tập trung giảm giá sản phẩm mà không đầu tư phát triển công nghệ.

Vươn ra biển lớn.

Sau khi chinh phục được thị trường Trung Quốc, Wang đang hướng tầm nhìn ra nước ngoài. Vào tháng 11 năm ngoái, ban lãnh đạo BYD nói với các nhà phân tích của công ty tài chính Citigroup rằng họ muốn giành 10% thị phần tại các thị trường nước ngoài, ngoại trừ Mỹ hoặc châu Âu, trong dài hạn.

Điều này đồng nghĩa với doanh số bán hàng hàng năm ở nước ngoài trừ Mỹ và châu Âu có thể lên đến 3 triệu chiếc, tăng từ khoảng 240.000 chiếc trong năm 2023.

Trong khi đó, triển vọng của tập đoàn ở Mỹ và châu Âu vẫn chưa chắc chắn. Lo ngại về làn sóng ô tô do Trung Quốc sản xuất tràn sang đã khiến Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra về sự hỗ trợ công nghiệp của Bắc Kinh cũng như tăng cường trợ cấp cho địa phương.

Tại thị trường Mỹ, BYD cũng gặp nhiều rào cản về tâm lý người tiêu dùng. Mặc dù các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc không bị cấm bán xe ở Mỹ nhưng họ phải đối mặt với mức thuế 25% và không được nhận trợ cấp xe điện.

Ông Michael Dunne, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Dunne Insights, cho rằng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cần tìm đường vào Mỹ, thị trường ô tô lớn thứ 2 thế giới, nếu họ muốn duy trì tốc độ tăng trưởng.

“Họ thực sự cần quyền tiếp cận thị trường này vì ngồi yên ở Trung Quốc không phải là một lựa chọn tốt”, chuyên gia nhấn mạnh.

Tuy nhiên, các công ty ô tô Trung Quốc bao gồm BYD hầu như chưa được chứng minh ở bên ngoài thị trường trong nước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Havaianas: Thăng trầm từ hãng dép xỏ ngón quốc dân Brazil đến thương hiệu toàn cầu

Từng là đôi dép rẻ tiền của người lao động Brazil, Havaianas vượt nhiều thăng trầm để “lột xác” thành thương hiệu thời trang toàn cầu.

Havaianas
Havaianas: Hành trình gian nan từ hãng dép xỏ ngón quốc dân Brazil đến thương hiệu toàn cầu

Dễ được nhìn thấy ở bãi biển, hồ bơi, trên phố hay thậm chí tại quán bar, dép xỏ ngón (dép tông) Havaianas là “biểu tượng tinh hoa của người dân Brazil”, theo cách nói của Liel Miranda, người sẽ là CEO Alpargatas – sở hữu thương hiệu Havaianas – từ tháng 2/2024.

Havaianas ngày nay được bán tại khoảng 130 quốc gia, là anh cả của ngành dép xỏ ngón. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh lại đang không thuận lợi. Và bản thân hành trình của hiệu dép này cũng có hàng loạt thăng trầm.

Từ đôi dép ‘quốc dân’ của Brazil.

Alpargatas tạo ra Havaianas năm 1962, lấy cảm hứng từ dép Zori truyền thống của Nhật Bản, vốn có quai vải và đế dệt bằng rơm. Công ty cải tiến thành quai cao su và kiểu dáng hiện đại hơn. Cái tên Havaianas có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là “Người Hawaii”, nhằm tôn vinh hòn đảo nhiệt đới này.

Ban đầu, dép nhắm đến các công nhân đồn điền nghèo ở Brazil. Chỉ 2 năm sau khi xuất hiện, hầu hết công nhân nước này đều có một đôi Havaianas. Chúng được bán trực tiếp từ những chiếc xe tải Volkswagen Kombi cổ điển khắp Brazil. Xe dép luôn được chào đón phấn khích ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện.

Thực tế, Alpargatas chính là nhà phát minh ra dép tông cao su và đăng ký sáng chế vào năm 1966. Dép ban đầu chỉ có 2 màu xanh dương, trắng nhưng một lỗi trong quá trình sản xuất năm 1969 đã tạo ra lô xanh lá cây. Và màu sắc lỗi hút hàng nên Havaianas chộp cơ hội, sản xuất nhiều màu hơn như nâu, vàng, đen.

Năm 1980, Havaianas trở thành sản phẩm “quốc dân” khi chính phủ chính thức công nhận là một phần nội tại của văn hóa Brazil, và đưa vào danh sách các mặt hàng cơ bản (cùng với gạo và đậu) để kiểm soát lạm phát. Thời điểm này, hàng triệu đôi dép xỏ ngón Havaianas đã được bán mỗi năm ở Brazil.

Nhưng đầu những năm 1990, sự cuồng nhiệt với Havaianas suy tàn. Nguyên nhân bởi nền kinh tế Brazil bắt đầu cải thiện và người dân có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Trớ trêu, điều này khiến người tiêu dùng từ bỏ những đôi dép Havaianas “rẻ tiền”, vốn được coi là thứ dành cho người giúp việc và công nhân.

Vì vậy, doanh số Havaianas giảm 35% năm 1993, còn 65 triệu đôi. Ban lãnh đạo Alpargatas buộc phải thay đổi. Họ nhận ra Havaianas cần một cú hích tiếp thị để tái định vị thương hiệu thành sản phẩm thời trang, rũ bỏ hình ảnh nhà nghèo.

Vào 1999, hiệu dép này chính thức bước vào thế giới thời trang sau khi xuất hiện trong show diễn của nhà thiết kế người Pháp Jean Paul Gaultier. Ngay sau đó, Havaianas bắt đầu hợp tác với một số thương hiệu và nhà thiết kế lớn để tung ra những màu sắc và kiểu dáng mới. Dãy sản phẩm Havaianas đã tăng từ 2 lên hơn 25 mẫu. Trong khi mẫu phổ thông vẫn được giữ lại thì những mẫu cao cấp đắt hơn 5 đến 6 lần, được đóng gói như các hộp giày.

Chẳng bao lâu sau, những người nổi tiếng ở Brazil và quốc tế sau đó đã mang những đôi Havaianas mới, đầy màu sắc và giá cao hơn. Sau 6 năm trở mình, từ 65 triệu đôi vào 1993, doanh số tăng lên 105 triệu đôi năm 1999.

Đến thương hiệu toàn cầu.

Đến 2007, thị trường Brazil bão hòa, nơi Havaianas bán được 850 đôi cho mỗi 1.000 người. Và dù họ đạt được mức tăng trưởng doanh số mạnh mẽ ở tại 65 quốc gia nhưng lại không có chiến lược mở rộng quốc tế rõ ràng. Vì thế, năm 2008, CEO Marcio Luiz Simoes Utsch quyết định biến Havaianas thành thương hiệu toàn cầu thực sự đầu tiên của Brazil.

Việc này đòi hỏi mở rộng kinh doanh ở châu Âu, Mỹ và châu Á, những nơi có văn hóa và khí hậu khác Brazil để khách hàng chọn mua dép tông, trong khi đã có một số loại giày dép phong cách thoải mái của đối thủ như Crocs, Rip Curl và Quicksilver.

Bản thân Marcio cũng thiếu tiền lệ tham khảo trong việc biến một thương hiệu từ thị trường mới nổi thành thương hiệu quốc tế. Thời điểm đó, thương hiệu toàn cầu thường đến từ Mỹ, Tây Âu hoặc Nhật Bản. Cuối cùng, Havaianas điều chỉnh ở 3 khía cạnh: thiết kế, tiếp thị và sản xuất – phân phối.

Với thiết kế, công ty giới thiệu những đôi dép sandal mới với đầu đóng kín cho các khí hậu lạnh, sandal có dây đeo quanh mắt cá chân và thậm chí còn có những đôi đính kim cương thật cho các show thời trang. Đồng thời, để làm mới thương hiệu, họ bán thêm tất, túi xách và giày mềm có thể giặt.

Trong tiếp thị, họ xây dựng trên hình ảnh Havaianas là sản phẩm đơn giản, tươi sáng và đầy niềm vui. Ở từng thị trường, cách tiếp cận được phép tinh chỉnh. Ví dụ ở Pháp, doanh số tăng khi nhà nhập khẩu định vị sản phẩm cùng đẳng cấp với Lacoste và Jean Paul Gaultier. Ở Mỹ, Havaianas quảng cáo là mặt hàng cao cấp, chỉ bán giới hạn ở các chuỗi như Saks Fifth Avenue.

Để giữ cho thông điệp nhất quán, công ty tự quản lý các hoạt động thay vì làm việc thông qua các nhà nhập khẩu và nhà phân phối địa phương, ngoại trừ châu Âu, nơi công ty có 5 văn phòng nhưng 18 đối tác phân phối. Họ cũng nhận ra doanh số sẽ giảm nếu dép không phải “Made in Brazil”.

Vì thế, công ty mở một nhà máy mới ở miền đông nam của đất nước. Giai đoạn này, giá một đôi dép tông dao động từ 16 USD đến 200 USD. Phạm vi giá rộng nhằm mục đích thu hút các phân khúc khách hàng khác nhau. Nhưng rẻ nhất vẫn là 16 USD để phân biệt Havaianas với thị trường cấp thấp hơn.

“Biến Havaianas thành thương hiệu toàn cầu là một thắng lợi của việc lập kế hoạch và kỹ thuật tiếp thị cổ điển. Trong đó, sự siêng năng và sáng tạo đi đôi với đổi mới không ngừng”, Giáo sư tiếp thị Dominique Turpin, từng công tác tại Trường kinh doanh IMD (Thụy Sĩ) đánh giá trên Financial Times.

Kết quả, đến 2011, Havaianas được bán tại hơn 80 quốc gia, giúp Alpargatas đạt tổng doanh thu 2,6 tỷ real Brazil (khoảng 540.000 USD theo tỷ giá hiện hành), tăng từ 1,7 tỷ real (350.000 USD) năm 2008.

Đặc biệt, chiến lược quốc tế hóa không làm Alpargatas mất tập trung khỏi khách hàng nội địa. Công ty tiếp tục đặc biệt chú ý đến thị trường Brazil, nơi cũng đóng vai trò thử nghiệm sản phẩm mới. Một ví dụ là túi tote được ra mắt lần đầu tiên ở Brazil và các nơi khác một năm sau đó.

Ngoài ra, sự công nhận quốc tế của Havaianas cũng đã có tác động tích cực ở quê nhà, khiến người tiêu dùng trong nước tự hào về thương hiệu. Kết quả Havaianas chiếm gần 85% thị phần Brazil vào 2012. Đến 2015, Alpargatas đổi chủ, khi công ty mẹ là Camargo Correa bán cho J&F Investimentos giá 2,7 tỷ real (718 triệu USD).

Nhưng sau 2 năm, J&F lại bán Alpargatas cho Itaúsa và Cambuhy – các công ty thuộc sở hữu của gia đình Moreira Salles – với giá 3,5 tỷ real (1,1 tỷ USD). Giai đoạn đổi chủ liên tục, Havaianas vẫn đi lên đến khi có Covid-19.

Năm 2020, bất chấp khủng hoảng kinh tế ở Brazil, Havaianas vẫn tăng doanh số kỷ lục 6%. CEO Alpargatas Roberto Funari cho biết thành công nhờ khả năng thích ứng nhanh chóng khi bắt đầu đại dịch. Ngoài ra, xu hướng thời trang giản dị, giá hợp lý và mối liên kết mạnh mẽ với người tiêu dùng cũng trợ lực cho họ.

Đến 2021, Havaianas bán được kỷ lục 260 triệu đôi dép, tăng 30 triệu đôi so với 2020. Alpargatas báo cáo doanh thu đạt 3,94 tỷ real (gần 810 triệu USD), tăng 25,6%, với 91% tổng doanh thu được tạo ra bởi Havaianas.

Vào tháng 12/2021, công ty thông báo mua lại thương hiệu Rothy’s (Mỹ) giá 475 triệu USD, được giới phân tích ca ngợi giúp bổ sung cho danh mục sản phẩm của Havaianas. Cùng năm, công ty tái cơ cấu các hoạt động quốc tế, tập trung cao độ vào các khu vực chiến lược gồm Mỹ và châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương.

Suy yếu sau dịch.

Sang năm 2022, một giai đoạn sóng gió mới bắt đầu, với 247 triệu đôi được tiêu thụ, giảm 5%. Doanh thu vẫn tăng 6% nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 23,1%. “Vào 2022, hiệu quả hoạt động của chúng tôi thật đáng thất vọng. Những thách thức về chi phí và hoạt động gây áp lực lên kết quả tài chính không như mong đợi”, CEO Roberto Funari nhận xét.

Ông Roberto Funari ra đi sau năm thua lỗ và thành viên hội đồng quản trị Luiz Fernando Edmond lên làm CEO tạm thời từ tháng 4/2023. Dưới quản lý mới, công ty bắt tay vào tái cơ cấu, nhưng vẫn chưa đạt đến điểm hòa vốn.

Đến quý III/2023, Alpargatas đã thua lỗ trong 4 quý liên tiếp và đối mặt với chỉ trích của giới phân tích và cổ đông. Đến cuối tháng 11, vốn hóa của công ty còn 6,4 tỷ real, giảm đến 43,3% so với cùng kỳ 2022.

Theo giới phân tích, khó khăn hiện tại do chiến lược của Alpargatas đã đi sai hướng trong nhiệm kỳ lãnh đạo trước đó, dẫn đến cơ cấu tổ chức kém và các đầu tư thất bại. Trong 4 năm qua, công ty hướng các nguồn lực vào việc mở rộng công suất, dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng lên và dòng tiền ra đáng kể.

Hơn nữa, họ tiếp tục phải vật lộn với giá nguyên liệu thô tăng cao. Ban lãnh đạo đang cố gắng cắt giảm các dòng sản phẩm để bớt lỗ và cho rằng đang có dấu hiệu tích cực. Tuy vậy, vẫn có những chỉ trích cho rằng văn hóa công ty đã thay đổi theo hướng thực dụng và tình trạng cắt giảm lao động diễn ra.

Giữa tháng 12/2023, Alpargatas công bố sẽ bổ nhiệm CEO mới là Liel Miranda. Ông sẽ chính thức ngồi vào ghế nóng từ tháng 2/2024 để tiếp tục quá trình chuyển đổi “tập trung vào sự đơn giản hóa và hiệu quả” mà ông Luiz Fernando Edmond đang làm. “Tôi rất hào hứng với thử thách mới này”, Miranda nhận xét.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue

Nhắc đến Mixue, có thể nói đây là thương hiệu trà sữa nổi tiếng và phủ sóng rộng rãi nhất nhì hiện nay, không chỉ tại quê nhà Trung Quốc mà còn ở Việt Nam. Dù là mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá thì những cửa hàng Mixue luôn có một lượng khách không ngừng nghỉ. Thương hiệu này đã càn quét thị trường nhiều nước châu Á với hiệu suất chi phí cực cao, với mức định giá thị trường lên tới 20 tỷ nhân dân tệ (hơn 70.000 tỷ đồng).

Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue
Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue

Đứng đằng sau thành công thần kỳ của Mixue không phải là một doanh nhân với profile đỉnh cao, cũng không phải một người xuất thân gia đình kinh doanh, mà đó là người sáng lập Trương Hồng Siêu, một doanh nhân đi lên từ 2 bàn tay trắng.

Cậu bé nghèo khởi nghiệp từ cấp 2.

Trương Hồng Siêu sinh năm 1977 trong một gia đình nghèo ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Bố mẹ anh làm nông và trình độ học vấn không cao. Trương Hồng Siêu từ khi còn nhỏ là người sôi nổi, năng động và không thích suốt ngày bị gò bó trong lớp học. Anh từng là cậu học sinh nghịch ngợm, lười biếng, thành tích không cao.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Trương Hồng Siêu không muốn tiếp tục đi học và muốn khởi nghiệp kinh doanh riêng. Tất nhiên bố mẹ anh phản đối, khuyên con trai học nghề. Tuy nhiên, Trương Hồng Siêu đã quyết định và nhất quyết khởi nghiệp kinh doanh riêng.

Là một cậu thiếu niên mới bước vào xã hội, Trương Hồng Siêu thậm chí còn không đủ tiền sống qua ngày chứ đừng nói đến kinh doanh. Để kiếm sống, anh đi làm bồi bàn quán ăn. Mọi người đến đây có thể thuộc mọi tầng lớp xã hội. Một lần, có hai ông chủ đến nhà hàng, thấy họ ăn mặc lịch sự, Trương Hồng Siêu đã chủ động phục vụ họ tận tình.

Trong cuộc trò chuyện, cả hai đề cập rằng ngành chăn nuôi đang rất có lợi nhuận. Trương Hồng Siêu ghi nhớ điều đó và về nhà bắt đầu nuôi chim cút, chi phí đầu tư thấp và lợi nhuận thu được rất lớn. Thế nhưng do Trương Hồng Siêu thiếu kinh nghiệm chăn nuôi nên tất cả đều bị nhiễm bệnh và chết, lần khởi nghiệp đầu tiên của cậu thiếu niên thất bại.

Nhưng chàng trai này không bao giờ từ bỏ hay nản chí. Anh tiếp tục đã thử nuôi thỏ, trồng thuốc đông y, sửa xe đạp và các công việc kinh doanh khác, nhưng không việc nào kéo dài quá 3 tháng và cuối cùng chẳng đi đến đâu.

Năm 1995, Trương Hồng Siêu đến Trịnh Châu để xin việc nhưng gặp trở ngại vì trình độ học vấn thấp. Sau khi nhận ra tầm quan trọng của trình độ học vấn, anh quyết định tự học lấy bằng đại học. Sau một năm chăm chỉ, anh được nhận vào Đại học Tài chính và Luật Hà Nam. Trương Hồng Siêu vừa đi làm vừa đi học, không bao giờ có một giây phút rảnh rỗi.

Sau khi tốt nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp của Trương Hồng Siêu lại nảy ra. Khoản tiền đầu tư đầu tiên anh nhận được là 3.000 nhân dân tệ của bà nội. Trương Hồng Siêu mở một quầy đá bào và đặt tên là “Đá bào lạnh hiện tại”. Để tiết kiệm chi phí, Trương Hồng Siêu đã tự chế tạo máy bào đá, tủ đông cũng là đồ cũ. Vì giá thấp nên sạp đá bào rất đông khách.

Xây đế chế từ sạp hàng nhỏ.

Từ một tiệm đá bào rất nhỏ, Trương Hồng Siêu vẫn tích góp đủ tiền để mở rộng kinh doanh. Anh đã mở cửa hàng đầu tiên của mình tại một thị trấn nhỏ ở quê, lấy tên là Mixue (Mật Tuyết). Vì đá bào ngon lại rẻ, rất giải khát nên khách tới nườm nượp. Hợp tác cùng với em trai, Trương Hồng Siêu mở được cả cửa hàng gần trường học. Để cạnh tranh với các đối thủ, Trương Hồng Siêu đã đẩy giá sản phẩm xuống cực điểm và áp dụng chiến lược lợi nhuận nhỏ, chú trọng số lượng bán để doanh thu vẫn “tích tiểu thành đại”.

Sau khi cửa hàng ổn định, Trương Hồng Siêu kết hôn và có cuộc sống đầy đủ. Trong mắt những người bạn đồng trang lứa, anh đã có một cuộc sống đáng ghen tị. Tuy nhiên, Trương Hồng Siêu không chỉ muốn vậy và luôn muốn thử những điều mới.

Cuối cùng vào năm 2006, Trương Hồng Siêu đã chờ được cơ hội. Một loại kem khi ấy xuất hiện trên thị trường, dù có giá hơn 10 tệ (35 ngàn đồng) nhưng nhiều người vẫn bỏ tiền ra mua. Trương Hồng Siêu nghĩ: Kem đắt thế mà người ta vẫn mua, sao mình không làm một loại kem vừa ngon vừa rẻ?

Trương Hồng Siêu ngay lập tức mua đủ các loại kem về và lần lượt nghiên cứu chúng. Để học cách làm vỏ ốc quế, anh thậm chí đi học lớp làm món trứng cuộn từ một bậc thầy suốt 1 tháng. Để tạo ra công thức kem ưng ý, anh đã phải dành mấy tháng trời chỉ ngồi trong phòng nghiên cứu. Để phân biệt mùi vị, Trương Hồng Siêu uống 3 lít đồ uống mỗi ngày.

Sau nhiều cố gắng không ngừng, Trương Hồng Siêu cuối cùng cũng tìm ra được bí kíp làm kem của mình. Điều đáng kinh ngạc nhất là anh có thể kiểm soát chi phí sản xuất một que kem chỉ trong vòng 2 nhân dân tệ (khoảng 7 ngàn đồng). Cái giá 2 tệ khiến nhiều người sẵn sàng thử một lần, dù sao cũng chẳng có gì để mất. Sau khi thử, hương vị vượt xa sự mong đợi khiến món kem này trở nên nổi tiếng. Với chất lượng cao và giá thành thấp, kem Mixue bán chạy như tôm tươi, thậm chí cung còn vượt cầu.

Sau khi Trương Hồng Siêu mở được hơn 20 chi nhánh tiệm kem Mixue, anh không giới hạn bản thân mà vẫn làm việc không ngừng nghỉ. Tự bản thân ông chủ Mixue đã cần mẫn nghiên cứu ra công thức của hàng loạt nước uống mà chúng ta quen thuộc, từ nước chanh cho đến trà sữa. Với lợi thế giá rẻ mà chất lượng vẫn ngon, Mixue cứ thế “phình to” ra nhanh chóng một cách tất yếu. Bất chấp việc không ít nhãn hàng khác muốn bắt chước, Mixue vẫn đứng vững vì khó có thương hiệu đồ uống nào có thể giảm chi phí thấp như Mixue.

Tất cả điều này cũng bắt nguồn từ tầm nhìn xa của Trương Hồng Siêu. Khi ngày càng có nhiều cửa hàng mở rộng, việc quản lý từng cửa hàng không đồng đều và khó kiểm soát chất lượng.

Trương Hồng Siêu nghĩ: Nếu tất cả các cửa hàng sử dụng nguyên liệu thô được cung cấp đồng đều thì vấn đề chất lượng sẽ giảm đi rất nhiều. Anh quyết tâm xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu của riêng mình. Trương Hồng Siêu đã hợp tác với những người khác để thành lập Công ty Thực phẩm Henan Daka, đi đến từng nhà nông dân một để tìm mua nguyên ngon từ nguồn mà vẫn rẻ. .

Sau 5 năm, chuỗi cung ứng của Mixue cuối cùng đã hình thành quy mô, chuyên cung cấp nguyên liệu thô cho các cửa hàng khắp Trung Quốc. Cho dù các đối thủ cạnh tranh của nó có mạnh đến đâu, cũng không thể ngăn cản sự mở rộng của Mixue.

Hiện thương hiệu Mixue có thể được tìm thấy ở hầu hết các thành phố ở Trung Quốc và Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển, Mixue Ice Cream & Tea có 22.500 cửa hàng phủ khắp 31 tỉnh Trung Quốc và khoảng 1.000 cửa hàng Mixue hoạt động tại Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Ngay cả khi ngành trà sữa đang suy thoái, Mixue vẫn hiên ngang đứng vững và biến nhà sáng lập Trương Hồng Siêu trở thành tỷ phú.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo toquoc.vn

VinFast đầu tư 2 tỷ USD vào Ấn Độ nhằm mở rộng thị trường

Tamil Nadu, Ấn Độ – Ngày 06/01/2024, VinFast, thương hiệu xe điện hàng đầu Việt Nam, và Chính phủ Bang Tamil Nadu chính thức công bố hợp tác trong Bản Ghi nhớ đầu tư (MoU) nhằm phát triển giao thông xanh tại Ấn Độ. Theo đó, VinFast và Chính phủ Bang sẽ tích cực làm việc hướng tới mục tiêu đầu tư lên đến 2 tỷ USD. Trong đó, mức đầu tư 500 triệu USD cho giai đoạn 1 sẽ được triển khai trong thời gian 5 năm. Sự kiện ghi dấu bước ngoặt quan trọng của VinFast trong chiến lược thâm nhập vào thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới.

VinFast đầu tư 2 tỷ USD vào Ấn Độ
VinFast đầu tư 2 tỷ USD vào Ấn Độ

Kế hoạch mở rộng sang Ấn Độ được thực hiện nhằm nắm bắt cơ hội phát triển tại thị trường đông dân nhất và có ngành xe điện tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đây là một phần trong kế hoạch thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ của VinFast tại các thị trường trọng điểm, cũng như hoàn thiện chuỗi cung ứng xe điện cho chiến lược phát triển toàn cầu.

Dự án xây dựng cơ sở sản xuất xe điện và pin của VinFast tại Tamil Nadu dự kiến sẽ tạo ra khoảng 3.000 – 3.500 cơ hội việc làm tại thị trường địa phương. Không chỉ góp phần nâng cao trình độ lao động, VinFast còn cam kết thúc đẩy bình đẳng giới, mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người dân địa phương.

Tọa lạc tại thành phố cảng Thoothukudi, dự án đặt mục tiêu phát triển thành trung tâm sản xuất xe điện hiện đại, tầm cỡ trong khu vực với quy mô sản xuất lên đến 150.000 xe điện/năm. Dự kiến được khởi công ngay trong năm 2024, dự án tạo tiền đề vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại Tamil Nadu nói riêng và toàn bộ Ấn Độ nói chung.

Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển giao thông xanh, hướng đến mục tiêu 30% ô tô cá nhân là xe điện – mục tiêu quan trọng của Chính phủ Bang nhằm giảm thiểu phát thải carbon trong lĩnh vực giao thông.

Bà Trần Mai Hoa, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh và Marketing VinFast toàn cầu chia sẻ: “Bản Ghi nhớ hợp tác này là cam kết mạnh của VinFast với sự phát triển bền vững và tầm nhìn về một tương lai giao thông không phát thải. Chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào Tamil Nadu không chỉ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho cả hai bên mà còn giúp thúc đẩy sự chuyển đổi năng lượng xanh tại Ấn Độ và trong khu vực.”

Ông Thallikotai Raju Balu Rajaa, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Chính phủ Tamil Nadu, cho biết: “Các doanh nghiệp sản xuất xe điện không chỉ là những động lực kinh tế quan trọng mà còn đóng góp vào tầm nhìn xanh của Bang.

Chúng tôi rất vui mừng vì VinFast đã lựa chọn đầu tư vào Tamil Nadu để thiết lập cơ sở sản xuất xe điện và pin của hãng. Sở hữu tiềm lực vững chắc và cam kết mạnh mẽ với tương lai xanh, tôi tin rằng VinFast sẽ là một đối tác kinh tế đang tin cậy, đóng góp vào tương lai phát triển bền vững của Tamil Nadu.”

Dự án nhằm phát triển giao thông xanh của VinFast là dự án xây dựng cơ sở sản xuất thứ 3 của doanh nghiệp, đồng thời cũng là mức đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Tamil Nadu.

Ghi nhận những đóng góp to lớn cho thị trường lao động, sự tăng trưởng kinh tế và tầm nhìn xanh của Bang, Chính phủ Tamil Nadu cũng cam kết hỗ trợ tối đa cho VinFast trên phương diện đất sản xuất, nguồn cung năng lượng và cơ sở hạ tầng sản xuất. Bên cạnh đó, hai bên sẽ tiếp tục làm việc để xem xét các cơ hội trong việc phát triển hạ tầng trạm sạc để cùng nhau thúc đẩy giao thông xanh tại địa phương.

Quyết định đầu tư vào Tamil Nadu không chỉ mở ra những lợi ích kinh tế cho VinFast và thị trường địa phương, mà còn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Hợp tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Ấn Độ.

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Tamil Nadu, VinFast cũng đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới đại lý phân phối và bán lẻ trên toàn quốc nhằm xây dựng kết nối sâu rộng và nhanh chóng tiếp cận khách hàng Ấn Độ.

VinFast là nhà sản xuất xe điện tiên phong tại Việt Nam với mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu xe điện hàng đầu thế giới. Thông qua nỗ lực nghiên cứu, đổi mới không ngừng, VinFast khẳng định mục tiêu trở thành một doanh nghiệp xe điện quy mô toàn cầu cùng cam kết xây dựng một tương lai xanh cho mọi người.

Về VinFast

VinFast – công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup – với tầm nhìn trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Được thành lập vào năm 2017, VinFast sở hữu tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô hiện đại, có quy mô hàng đầu khu vực đặt tại Hải Phòng, Việt Nam với mức độ tự động hóa lên đến 90%.

Với triết lý “Đặt khách hàng làm trọng tâm”, VinFast cam kết mạnh mẽ trong sứ mệnh đem lại một tương lai bền vững cho mọi người. VinFast không ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, thông minh với trải nghiệm xuất sắc, từ đó khơi gợi cảm hứng cho mọi người cùng chung tay kiến tạo tương lai sử dụng xe điện thông minh và bền vững. Tìm hiểu thêm tại: https://www.vinfastauto.com.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Microsoft sắp vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới

Khi cổ phiếu Microsoft tăng và Apple giảm do nhu cầu iPhone chậm lại, khoảng cách giữa hai công ty chỉ còn khoảng 100 tỉ USD – thấp nhất trong hơn hai năm.

Apple và Microsoft có lịch sử lâu dài trong việc cạnh tranh danh hiệu công ty giá trị nhất thế giới, nhưng chỉ hạn chế ở lĩnh vực công nghệ. Vào năm 2010, Apple đã soán ngôi Microsoft khi đạt mức vốn hóa thị trường là 222 tỉ USD, sau đó vào năm 2018, Microsoft lấy lại vị trí dẫn đầu đó.

Giờ đây, hai công ty tiếp tục cạnh tranh danh hiệu công ty có giá trị nhất trên toàn cầu, bao gồm tất cả các lĩnh vực. Vào tháng 8.2020, Apple trở thành công ty IPO đầu tiên của Mỹ đạt mức vốn hóa thị trường 2.000 tỉ USD và Microsoft trở thành công ty thứ hai vào tháng 6.2021. Cuối tháng 10.2021, Microsoft chiếm vị trí dẫn đầu và có thời điểm giá trị cao hơn Apple tới 100 tỉ USD.

Theo dữ liệu mới nhất từ MarketWatch, Microsoft hiện có giá trị thấp hơn Apple khoảng 100 tỷ USD. Microsoft được định giá ở mức 2.730 tỉ USD, trong khi Apple là 2.830 tỉ USD. MarketWatch lưu ý cổ phiếu của Microsoft đã tăng 57% vào năm 2023, so với mức 48% của Apple. Cổ phiếu của Microsoft cũng được cho là đã chứng kiến mức lỗ nhẹ hơn vào đầu năm 2024.

Mặt khác, cổ phiếu của Apple đã giảm đáng kể trong những ngày gần đây. Cú đánh đầu tiên được thực hiện sau tuyên bố của Barclays rằng nhu cầu iPhone đang suy yếu và dòng iPhone 16 sẽ không cung cấp bất kỳ tính năng mới hấp dẫn nào để thu hút người dùng nâng cấp.

Quan điểm của các nhà phân tích cho rằng Apple phụ thuộc vào doanh số iPhone là một phần lý do khiến Microsoft đang làm tốt hơn. Các nhà phân tích nhận thấy Microsoft ngày càng ít gắn bó hơn với bất kỳ phần cứng nào mà tập trung nhiều hơn với phần mềm đăng ký như Office 365, vì vậy ít ảnh hưởng bởi nhu cầu về smartphone và tablet đang giảm sút.

Đặc biệt, Microsoft đã ra mắt công cụ chatbot AI Copilot, trong khi Apple vẫn chưa tiết lộ bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ kiểu ChatGPT tương tự nào. Tuy nhiên, Apple đã sử dụng AI trong nhiều năm dưới cái tên Machine Learning.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một số xu hướng B2B Marketing năm 2024 Marketers cần biết

Các kênh marketing truyền thống thông các sự kiện thương mại, báo in và email marketing đang quay lại đường đua và trở thành những xu hướng B2B Marketing năm 2024.

Một số xu hướng B2B Marketing năm 2024 Marketers cần biết
Một số xu hướng B2B Marketing năm 2024 Marketers cần biết

Theo báo cáo Marketing Mix của công ty tư vấn tiếp thị nổi tiếng SageFrog, sau nhiều năm là trụ cột chính tạo ra khách hàng tiềm năng, hiệu quả của các công cụ tiếp thị như tối ưu hóa các công cụ tiềm kiếm (SEO), tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM) và quảng cáo trên mạng xã hội đang suy giảm. Ngược lại, các nhà tiếp thị ngày càng quay trở lại với các kênh tiếp thị truyền thống.

Sự trở lại của những kênh Marketing truyền thống là xu hướng B2B Marketing đầu tiên trong năm 2024.

Trong kinh doanh B2B, các hoạt động gặp gỡ, phát triển, tiếp xúc khách hàng mới, giao dịch được thực hiện mạnh mẽ thông qua các triển lãm thương mại. Những hoạt động này đã bị trì hoãn suốt những năm dịch bệnh.

Khi việc gặp gỡ trở nên an toàn trở lại, các nhà tiếp thị nhận ra rằng không có gì có thể thực sự thay thế được sự kết nối và tương tác mà các sự kiện trực tiếp mang lại, khiến các hoạt động này gần như bùng nổ trở lại trong năm 2023. Theo dự đoán của SageFrog, tuy sẽ giảm tần suất so với năm ngoái, tiếp thị sự kiện sẽ là hoạt động được chi tiêu nhiều nhất trong năm 2024, chiếm tới 25% chi phí marketing.

Tương tự, dù khá truyền thống, tiếp thị qua thư điện tử (email marketing) là một trong những kênh tiếp thị được nhiều doanh nghiệp quan tâm và sẵn sàng chi tiêu trong năm 2024 với nguồn kinh phí tương đối lớn (20% chi phí marketing) bởi đây là một kênh tiếp thị đóng vai trò quan trọng, dễ làm, dễ thực hiện, tạo ra hiệu quả lớn.

Đây là kết quả của sự nổi lên trong những năm gần đây của các kênh tiếp thị truyền thống về khả năng tạo ra các khách hàng tiềm năng. Theo báo cáo của SageFrog, tỷ lệ khách hàng tiềm năng từ các triển lãm tiếp thị tăng từ 28% năm 2021 lên 33% năm 2023.

3 năm gần đây, email marketing cũng liên tục tạo ra lượng khách hàng tiềm năng lớn, từ năm 2021 là 35%, năm 2022 là 22% và năm 2023 lại tiếp tục tăng lên 32%. Bên cạnh đó, những kênh tiếp thị truyền thống như tài trợ và quảng cáo trên các sản phẩm in ấn cũng chiếm những vị trí hàng đầu trong việc tạo ra khách hàng tiềm năng.

Sự trỗi dậy của các hội chợ và sự kiện đánh dấu một bước tiến rõ ràng chuyển sang tương tác trực tiếp, cho thấy các tương tác trực tiếp đang ngày càng nổi bật. Đồng thời, việc sử dụng danh mục, tài trợ và quảng cáo trên báo cho thấy xu hướng mạnh mẽ hướng tới việc tận dụng các con đường truyền thống hơn để tạo khách hàng tiềm năng.

Như những con số tiết lộ, các doanh nghiệp đang quay trở lại với các chiến thuật truyền thống này, đầu tư nhiều hơn vào tiếp thị sự kiện, danh mục và tài trợ, đồng thời nhận thấy phần thưởng từ những nỗ lực gia tăng này.

Tất cả những điều này cho thấy các nhà tiếp thị B2B đang khám phá sự kết hợp cân bằng giữa các chiến lược tiếp thị để thích ứng với những điều kiện và sở thích thị trường đang thay đổi.

Chăm sóc khách hàng không thể mãi thủ công.

Theo báo cáo của công ty tư vấn và nghiên cứu B2B toàn cầu Sirius Decision, nhiều doanh nghiệp khi sử dụng các dữ liệu khách hàng từ hoạt động tiếp thị mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin và báo giá, do đó bỏ lỡ đến 75% khách hàng tiềm năng. Và nếu không chăm sóc thường xuyên trong vòng 2 năm, thì 80% khách hàng thường sẽ mua hàng của đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy, theo công ty tiếp thị tự động Bownow, trong tương lai, để tiết kiệm và tối ưu chi phí tiếp thị, các doanh nghiệp nên tập trung xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng theo thời gian thay vì chỉ “hớt váng” những khách hàng có nhu cầu nóng.

Trong một doanh nghiệp, khi đã dành thời gian và chi phí đến một hạn mức nhất định cho hoạt động tiếp thị, các doanh nghiệp không thể đầu tư thêm, từ đó không thể thúc đẩy việc thu thập thêm dữ liệu khách hàng tiềm năng. Khi đó, thay vì cố gắng đổ chi phí, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng mối quan hệ với khách hàng để tăng doanh thu về lâu dài.

Nhiều doanh nghiệp khi sử dụng các dữ liệu khách hàng từ hoạt động tiếp thị mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin và báo giá, do đó bỏ lỡ đến 75% khách hàng tiềm năng.

Ví dụ, mỗi tháng doanh nghiệp chỉ có thể thu thập được tối đa danh sách khoảng 100-200 khách hàng tiềm năng, nhưng mỗi tháng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng trung bình của doanh nghiệp chỉ chiếm 5%, nghĩa là nếu có danh sách 100 khách hàng thì công ty có thể kí được 5 hợp đồng.

Muốn tăng doanh thu và không muốn đầu tư thêm chi phí cho hoạt động tạo ra khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng lên 6%, 7%, 10%.

Để có thể nâng tỷ lệ chuyển đổi đó, doanh nghiệp có thể tập trung chăm sóc những tập khách hàng không quan tâm lắm (lạnh, nguội, mát, ấm) để chuyển đổi họ lên mức độ quan tâm cao hơn và xếp họ vào đúng nhóm phù hợp để có thể có những hoạt động chăm sóc phù hợp.

Trong khi đó, với số lượng khách hàng ngày một tăng, doanh nghiệp sẽ rất khó để có thể chăm sóc khách hàng với nỗi lực của mỗi cá nhân nhân viên. Thêm vào đó, bất cứ khi nào có sự thay đổi nhân sự thì hoạt động chăm sóc này sẽ dễ dàng bị đứt gãy.

Do đó, doanh nghiệp cần có sự nuôi dưỡng tiếp thị chủ động chứ không phải chỉ thực hiện thủ công bởi cá nhân các nhân viên bán hàng. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp nên ứng dụng các công cụ tiếp thị tự động vào quy trình bán hàng.

Ứng dụng công nghệ marketing (Martech) để tối ưu hóa và dễ dàng theo dõi kết quả của các chiến dịch B2B Marketing cũng là xu hướng quan trọng năm 2024.

Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng doanh nghiệp không phải là một đường thẳng băng như nhiều người vẫn nghĩ. Theo bà Nguyễn Quỳnh Thao, chuyên viên tiếp thị thành công khách hàng tại công ty CloudCIRCUS, thông thường, nhu cầu mua hàng của khách sẽ có sự tiến triển rất ít trong thời gian đầu khi họ mới chỉ quan tâm và thu thập thông tin về sản phẩm. Chỉ khi có một sự kiện hay điểm chạm rất lớn xảy ra thì họ mới cân nhắc rất nhanh.

Điểm chạm đó là trạng thái mà công ty muốn sử dụng một sản phẩm, dịch vụ vì một lí do rất khẩn cấp nào đó.

Ví dụ, thông thường, những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xe tải có quan tâm đến sản phẩm camera hành trình vì sự an toàn, nhưng không bắt buộc phải mua. Tuy nhiên, nghị định của chính phủ quy định rằng tất cả xe bán tải trên 2 tấn phải trang bị camera hành trình chính là điểm phản ứng (reactive point) khiến khách hàng quyết định mua.

Trước đấy, khách hàng có thể quan tâm, tìm hiểu, cân nhắc nhưng có thể vì đắt quá nên chưa mua, nhưng ngay khi điểm chạm đó xảy ra, họ lập tức sẽ ra quyết định. Và nếu trước đó, những doanh nghiệp luôn luôn thực hiện những hoạt động để gắn kết với doanh nghiệp, thường xuyên gửi thông tin về sản phẩm mới, khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến doanh nghiệp và ra quyết định mua khi điểm chạm đó diễn ra. Đó là lí do doanh nghiệp cần có giai đoạn nuôi dưỡng.

Hành trình chốt đơn khách hàng B2B thường khá dài, dựa vào tính logic cao, phụ thuộc vào sự quyết định của nhiều người. Có thể thấy, hoạt động bán hàng cho khách hàng doanh nghiệp phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan.

Sẽ rất khó để can thiệp vào các yếu tố khách quan, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể can thiệp vào các yếu tố chủ quan của khách hàng dựa vào việc phân tích điểm phản ứng của doanh nghiệp. Nếu xác định được điểm chạm này thì doanh nghiệp có thể rút ngắn được thời gian bán hàng.

Theo đánh giá trung bình của nền tảng Bownow, thông thường, một khách hàng vào website của doanh nghiệp khoảng 3 lần thì đó sẽ là điểm phản ứng. Để đo lường được điểm chạm này, một hệ thống theo dõi cách ứng xử, hành vi của người dùng – một tính năng của tiếp thị tự động – là một công cụ hiệu quả cho hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo The Leader

Thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong năm 2022, thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đạt mức ước lượng là 16,4 tỷ USD.

Con số này tương đương với 7,5% tổng doanh thu từ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên toàn quốc. Đặc biệt, với mức tăng trưởng ấn tượng 20% hàng năm, Việt Nam đã được eMarketer đánh giá là một trong 5 quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Được đánh giá là tiềm năng với nhiều dư địa phát triển nhưng hiện nay thị trường thương mại điện tử lại đang chủ yếu “nằm trong tay” các nền tảng của doanh nghiệp ngoại như Shopee, Lazada, Grab,…

Shopee dẫn đầu thị trường

Xét về mặt doanh thu, theo dữ liệu từ Vietdata, Shopee Việt Nam hiện là đơn vị dẫn đầu với mức doanh thu (GMV) tăng lên ấn tượng gần 11.000 tỷ đồng vào năm 2022, tăng 92.2% so với năm 2021.

Về lợi nhuận, sau nhiều năm báo lỗ sau thuế “khủng” lên đến hàng nghìn tỷ đồng, vào năm 2022 Shopee Việt Nam đã có mức lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3.000 tỷ đồng vào năm 2022, cao hơn hẳn các đối thủ trong cùng ngành.

Với mức tăng trưởng mạnh mẽ trên, Shopee đã mở rộng thị phần của mình và gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường Việt Nam một cách đáng kể.

Về Shopee, đây là nền tảng thương mại điện tử được thành lập bởi tập đoàn SEA vào năm 2015, có trụ sở tại Singapore và hoạt động tại Đông Nam Á và Đài Loan. Shopee không chỉ cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến, mà còn kết nối người mua và người bán, hỗ trợ việc kinh doanh trên nền tảng số.

Shopee cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện thoại, tivi, xe máy,… Theo báo cáo của Metric, Shopee hiện tại đang là một đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.

Cụ thể, trong vòng 5 tháng trở lại đây, công ty này đã chiếm lĩnh đến 70.96% thị phần doanh số khi so với các đối thủ cùng ngành khác là Lazada, Tiki và TikTok.

Á quân Lazada đến từ Trung Quốc

Lazada là một nền tảng thương mại điện tử được thành lập vào năm 2012 và hiện tại đang hoạt động tại Việt Nam và 5 quốc gia khác ở Đông Nam Á.

Hiện tại, Lazada là một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu trong khu vực, được sở hữu bởi tập đoàn Alibaba.

Về kết quả kinh doanh, dữ liệu từ Vietdata cho thấy, trong năm 2022, Lazada đã đạt được một kết quả kinh doanh khả quan khi doanh thu của công ty tăng lên hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 94,2% so với năm 2020.

Tuy nhiên, theo Vietdata, Lazada lỗ sau thuế hơn 225 tỷ đồng trong năm 2022.

Trước đó, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021, Lazada đã ghi nhận bước tiến đáng kể khi doanh thu của họ vượt qua đối thủ cạnh tranh lớn là Shopee. Tuy nhiên, vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng của Lazada đã chậm lại, không còn sánh kịp với mức tăng trưởng nhanh chóng của Shopee.

Grab – ông lớn gọi xe công nghệ chuyển hướng

Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, giao hàng và thanh toán kỹ thuật số tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á.

Grab được thành lập vào năm 2012 bởi Anthony Tan và Tan Hooi Ling. Ban đầu, Grab hoạt động như một ứng dụng đặt taxi, nhưng sau đó đã mở rộng sang các dịch vụ khác như GrabBike, GrabCar, GrabExpress, GrabFood, GrabMart, và GrabPay. Bên cạnh đó, Grab đã huy động được hơn 10 tỷ USD vốn đầu tư từ các nhà đầu tư như SoftBank, Temasek Holdings, và GIC.

Về tình hình kinh doanh, theo Vietdata, doanh thu của Grab vào năm 2020 ở mức hơn 3,7 nghìn tỷ đồng và sau đó giảm nhẹ 11% vào năm 2021 trước khi tăng trưởng lên hơn 6 nghìn tỷ vào năm 2022, tăng 90.8% so với năm 2021.

Cùng với đà tăng trưởng với doanh thu, mức lợi nhuận sau thuế của Grab cũng lấy lại đà phục hồi, sau khoản lỗ hơn 300 tỷ vào năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Grab đã tăng lên hơn 332 tỷ đồng vào năm 2022.

Foody – ứng dụng Việt thua xa về doanh thu và “mịt mù” lợi nhuận

Foody được biết đến là ứng dụng di động và trang web chuyên về ẩm thực và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam.

Thời gian qua, Foody đã trở thành một trong những nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực này kể từ khi được thành lập vào năm 2011 bởi Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thanh Việt.

Được biết, Foody cung cấp thông tin chi tiết về hơn nửa triệu nhà hàng, quán ăn và quán cà phê trên khắp Việt Nam, giúp người dùng tìm kiếm nhà hàng theo địa điểm, món ăn, giá cả và nhiều tiêu chí khác.

Ngoài ra, Foody còn là nơi chia sẻ đánh giá và bình luận của người dùng về các nhà hàng và quán ăn, tạo nên một cộng đồng ẩm thực sôi động và đa dạng.

Foody hiện cũng cung cấp các dịch vụ như đặt bàn, giao hàng và đặt món, giúp người dùng có thể dễ dàng đặt món ăn từ các nhà hàng và quán ăn mà họ yêu thích mà không cần rời khỏi ứng dụng.

Về kết quả kinh doanh, dữ liệu từ Vietdata cho thấy, trong giai đoạn 3 năm từ năm 2020 đến năm 2022, Foody đã chứng kiến đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình.

Mức doanh thu năm 2021 của Foody đã tăng 40,9% so với cùng kỳ năm 2020, và tăng thêm 65,7% lên mức hơn 2.000 tỷ đồng vào năm 2022.

Đáng chú ý, mức lỗ sau thuế năm 2022 của Foody là 182 tỷ đồng, giảm nhiều so mức mức hơn 1500 tỷ đồng năm 2020.

Theo đó, dù có sự tăng trưởng nhanh về mặt doanh thu nhưng Foody vẫn chưa thể cải thiện mạnh được hiệu quả kinh doanh khi lãi ròng vẫn ở mức âm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI và Microsoft liên tiếp bị kiện vì vi phạm bản quyền nội dung

OpenAI và nhà đầu tư lớn nhất Microsoft liên tục bị kiện vì lấy tác phẩm của nhà văn, nhà báo hay nghệ sĩ làm dữ liệu đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mà không xin phép. Nhà văn Nicholas Basbanes và nhà báo Nicholas Gage đang kêu gọi và đại diện cho nhiều tác giả tham gia vào vụ kiện tập thể này. Basbanes nổi tiếng về tác phẩm lịch sử và văn hóa, còn Nicholas Gage từng làm cho hai báo Times và Wall Street Journal.

Trong đơn khiếu nại, hai người nói thường phải tự bỏ tiền sản xuất các tác phẩm của mình và kể cả khi được tài trợ, số tiền thường rất hạn chế. Trong khi đó, các công ty như OpenAI dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hàng tỷ USD nhưng lại đánh cắp tác phẩm nhằm mục đích xây dựng những sản phẩm thương mại khác.

Đơn kiện cũng nhấn mạnh việc sử dụng tác phẩm có bản quyền là chiến lược có chủ ý của các công ty công nghệ và việc không trả tiền cho tác giả sẽ giúp mang lại lợi nhuận cao hơn.

Basbanes và Gage yêu cầu bồi thường thiệt hại lên tới 150.000 USD cho mỗi tác phẩm bị sử dụng không xin phép, cùng một lệnh cấm vĩnh viễn để ngăn chặn những hành động tương tự có thể tiếp diễn.

OpenAI đang đối mặt với danh sách vụ kiện ngày càng tăng do các nhà sáng tạo nội dung đệ trình, cáo buộc công ty sử dụng không phép các tác phẩm của họ để đào tạo LLM. Trong đó, nổi bật là vụ kiện của George R.R. Martin, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng Game of Thrones. Còn Micrsoft thì vừa bị New York Times kiện vì sử dụng các bài báo của mình để đào tạo AI vào cuối tháng 12/2023. Microsoft và OpenAI chưa bình luận về vụ kiện mới nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook đứng đầu các nền tảng nơi diễn ra lừa đảo, sau đó là Telegram, Google và TikTok

Tại lễ kỷ niệm 3 năm thành lập dự án Chống lừa đảo do ông Nguyễn Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) sáng lập, các chuyên gia an ninh mạng đã có nhiều chia sẻ, cảnh báo về lừa đảo qua mạng, theo Cổng TTĐT Chính phủ, trang TP HCM.

Ông Philip Hùng Cao, chuyên gia về an toàn thông tin cho biết Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và dự án xã hội chống lừa đảo đã phối hợp công bố báo cáo về tình trạng lừa đảo qua mạng tại Việt Nam năm 2023.

“Có gần 16 tỷ USD do người Việt Nam bị lừa đảo qua mạng trong tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Đó là con số rất lớn để thấy rằng Việt Nam là vùng trũng nhận thức thông tin và sử dụng mạng”, ông Philip Hùng Cao chia sẻ.

Theo báo cáo trên, ngành công nghiệp, lừa đảo qua mạng có tỷ suất lợi nhuận 2.500% trong năm qua, dự đoán năm 2024 tỷ suất lợi nhuận càng tăng.

Ông Philip đưa ra giải pháp đơn giản cho người sử dụng mạng trước những rủi ro lừa đảo như: người dùng chậm lại; nín thở 7 giây trước khi click chuột; hoặc tắt hết các kết nối khi không cần dùng đến như WiFi, bluetooth…

Còn theo ông Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội phía Nam của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (Vnisa), lừa đảo qua mạng hiện nay là ngành công nghiệp, không phải xuất phát là cá nhân hay nhóm nhỏ.

“Họ có giáo trình, có phương pháp về mặt tâm lý học và công cụ hiện đại tiếp cận nạn nhân. Trong khi độ hiểu biết và sử dụng công nghệ, và môi trường tại Việt Nam rất ‘đắc địa’ để tội phạm khai thác thu về lợi nhuận cao”, ông Khang cho biết.

Tại sự kiện, ông Hiếu cho biết từng khảo sát 1.000 người, có nhiều nạn nhân và lừa đảo rất phức tạp. Hiếu PC cũng thông tin tháng 7/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông có tổng kết 24 hình thức lừa đảo qua mạng, trong đó có ba hình thức chủ yếu: lừa đảo làm cộng tác viên, lừa đảo đầu tư và tình cảm.

“Qua các bước như từ mạng xã hội, cuộc gọi điện thoại, sau đó nạn nhân của lừa đảo qua mạng sẽ bị dẫn dụ vào Telegram. Khi đến bước này thì khả năng bị lừa đã là 95%”, ông Hiếu nói về thủ đoạn của kẻ lừa đảo.

Liên quan đến việc doanh nghiệp bị lộ thông tin khách hàng, ông Hiếu cho rằng Việt Nam có nhiều giải pháp, những ứng dụng lừa đảo, các trang web, áp dụng trí tuệ nhân tạo AI, truy vết và truy quét, sản phẩm an toàn thông tin cũng không thiếu nhưng thông tin khách hàng từ các doanh nghiệp vẫn bị mua bán trên mạng.

“Dự án Chongluadao là dự án hoàn toàn miễn phí, với phương châm cộng đồng cùng nhau bảo vệ cộng đồng. Dự án ra đời nhằm nâng cao nhận thức cho cộng động mạng Việt Nam, bảo vệ mọi người trên không gian mạng bằng công cụ, kỹ thuật và kết hợp với nhiều tổ chức tập đoàn bảo mật lớn trên thế giới để bảo vệ người Việt tránh khỏi các trang web độc hại, giả mạo, lừa đảo, đánh cắp thông tin tài khoản”, ông Hiếu chia sẻ.

Theo số liệu công bố, Facebook là nền tảng lớn nhất diễn ra các cuộc lừa đảo (hơn 70%) sau đó là Telegram, Google và TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bách Hóa Xanh lỗ 7 năm liên tiếp (và đang tìm cách chuyển mình)

Bách Hóa Xanh từng được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của Thế Giới Di Động nhưng 7 năm qua lỗ liên tiếp, buộc chuỗi phải tái cơ cấu toàn diện để chuyển mình.

Ra đời năm 2015, Bách Hóa Xanh được Thế Giới Di Động coi là “con cưng”, kỳ vọng mang về doanh thu tỷ USD và dẫn đầu ngành bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, chuỗi này đã liên tục thua lỗ với mức lũy kế hiện lên đến 8.300 tỷ đồng.

Bảy năm liên tục lỗ

Tháng 11/2015, những cửa hàng Bách Hóa Xanh đầu tiên được mở tại quận Bình Tân – nơi có mật độ dân cư cao nhất TP HCM. Ba năm sau, chuỗi này mở rộng lên 238 cửa hàng, nhưng đi kèm là khoản lỗ 556 tỷ đồng, gấp 10 lần so với khoản lỗ năm 2016.

Công ty sau đó bắt tay chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang thiết kế “mở” nhằm thúc đẩy tăng doanh số. Diện tích mỗi shop được mở rộng từ 100 m2 lên 450-500 m2 để thuận tiện bày trí hàng hóa. Chuỗi cũng tiếp tục nâng số lượng cửa hàng lên 1.500. Tuy nhiên, chiến lược này không giúp bách hóa xanh cải thiện tình hình, ngược lại càng khiến khoản lỗ phình to. Kết thúc năm 2020, công ty lỗ 1.734 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với 2018, gấp 31 lần so với 2016. Đây cũng là năm chuỗi bán lẻ này lỗ nặng nhất.

Dẫu vậy, công ty vẫn kiên trì với chiến lược mở rộng quy mô khi cuối năm ngoái, số cửa hàng tăng lên 2.106 chi nhánh. Giai đoạn này, hãng cũng gặp phải những lùm xùm liên quan đến giá bán và chất lượng phục vụ khiến hoạt động kinh doanh càng thêm khó. Lũy kế từ 2016 đến nay, chuỗi này lỗ 8.300 tỷ đồng – gánh nặng lớn nhất của Thế Giới Di Động (MWG) những năm qua. Trước khoản lỗ lớn, nhiều quỹ ngoại ồ ạt rút vốn khỏi MWG.

Nhìn lại diễn biến này, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động – cho rằng ngọn nguồn là do Bách Hóa Xanh mở rộng mạng lưới nhanh. Nhiều cửa hàng kinh doanh chưa hiệu quả. Ngành hàng tươi sống của chuỗi những năm qua đang có vấn đề bởi các yếu tố khách quan như thời tiết và quy trình bảo quản. Thêm vào đó, chi phí logistics lớn khiến giá sản phẩm bị đội lên cao.

Một nguyên nhân khác theo chuyên gia kinh tế – TS Đinh Thế Hiển là việc chuỗi chọn đầu mối cung ứng hàng chưa đồng bộ. Bách Hóa Xanh thời kỳ đầu chọn cách dùng hệ thống thương lái và nông dân để tạo nguồn cung đa dạng. Điều này tác dụng ngược vì đa phần nhóm trên là các nhà cung cấp nhỏ và chất lượng sẽ không đồng đều. Khi mở ồ ạt cửa hàng mà lượng khách mục tiêu giảm khiến chuỗi này phải gồng lỗ.

Cải tổ toàn diện

Trước những sai lầm, quý II/2022, Bách Hóa Xanh quyết định tái cấu trúc chuỗi. Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động – trở lại tiếp quản trực tiếp Bách Hóa Xanh sau đơn từ nhiệm của ông Trần Kinh Doanh – CEO gắn bó với chuỗi này từ những ngày đầu đặt nền móng.

Bước tái cấu trúc đầu tiên, ông Tài chọn là đóng 400 cửa hàng kinh doanh yếu kém và chỉ giữ lại hơn 1.706 chi nhánh. Công ty dừng hẳn việc mở rộng mạng lưới để lược bỏ những nhóm hàng hiệu suất kinh doanh kém, dồn lực thay đổi cách bố trí, sắp xếp (layout) mới, xử lý các cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Bách Hóa Xanh thay đổi định vị từ mô hình chợ hiện đại sang “siêu thị mini”.

Bên cạnh thay đổi cách bố trí, Bách Hóa Xanh đẩy mạnh thực hiện chiến lược giá tốt. Sau hơn một năm thay đổi, ghi nhận của VnExpress hiện nay cho thấy các gian hàng bên ngoài tại mỗi cửa hàng đã được lược bỏ và chỉ đưa vào bên trong những sản phẩm bán chạy, có nguồn gốc rõ ràng. Siêu thị này còn có một quầy chuyên trưng bày hàng sale trong ngày với chiết khấu lên tới 50%.

Không còn phân phối “đủ thứ”, Bách Hóa Xanh hoạch định lại danh mục khách hàng ưa chuộng, gạt bỏ những nhà cung cấp kém chất lượng. Thay vào đó, doanh nghiệp chọn nhà cung cấp lớn, chất lượng hàng ổn định. Nhờ đó, doanh số bản lẻ của hãng đã có nhiều cải thiện. Các nhà cung cấp lớn tại chuỗi này cũng cho biết doanh số bán hàng cho siêu thị này của họ tăng trưởng mạnh ở mức 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Doãn Chí Thiên – Thành viên Hội đồng quản trị Navico – đơn vị sản xuất và xuất khẩu cá basa lớn nhất An Giang – cho biết mới bắt tay với Bách Hóa Xanh trong năm 2023 nhưng 9 tháng, sản lượng cá tra nguyên con bán vào đạt 1.300 tấn. Riêng quý III, sản lượng cá tra bán tại chuỗi này tăng 90% so với quý II.

Tương tự, dẫn đầu thị phần ngành kem – KIDO cũng cho biết chuỗi Bách Hóa Xanh đang đóng góp doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp ở kênh bán lẻ hiện đại. Tại hệ thống này, chương trình “mua 2 tặng 1” giúp chuỗi thúc đẩy doanh số bán kem tăng nhanh.

Cải tổ cuối cùng đang giúp Bách Hóa Xanh sắp đạt điểm hòa vốn là giải quyết bài toán về chi phí logistic.

Ông Phạm Văn Trọng CEO Bách Hóa Xanh cho hay để giải quyết bài toán này, công ty đã tăng dòng chảy hàng hóa đi trung tâm phân phối và kho hàng (DC) để phục vụ nhiều cửa hàng. Công ty dịch chuyển DC đông lạnh lớn thành DC mini để quãng đường vận chuyển sản phẩm tới siêu thị nhanh và đảm bảo tươi ngon.

Theo ông Trọng, 95% cửa hàng Bách Hóa Xanh đã đạt Ebitda (lợi nhuận trước lãi suất, thuế, khấu hao) dương trong 9 tháng.

Bách Hóa Xanh sắp thoát lỗ

Doanh thu 11 tháng của chuỗi này đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2022. Riêng trong tháng 11, doanh thu chuỗi hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt 1,75 tỷ đồng một tháng.

Tại cuộc họp trực tuyến cập nhật kết quả kinh doanh quý III của Thế Giới Di Động, ông Nguyễn Đức Tài cho biết tốc độ tăng trưởng doanh thu và lãi gộp đang cải thiện, 2024 Bách Hóa Xanh sẽ đạt điểm hòa vốn. Chuỗi này sẽ tự kiếm tiền trang trải chi phí và tập đoàn sẽ không phải bù lỗ.

Năm 2024, chuỗi bán lẻ này dự kiến doanh thu sẽ tăng trưởng khoảng 20% so với 2023, trong đó cơ cấu các mặt hàng tươi sống chiếm khoảng 40-50%. Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng dự kiến đạt khoảng 2 tỷ đồng.

Bách Hóa Xanh thời gian tới sẽ chỉ mở mới ở khu dân cư đông. Công ty cũng không mở các cửa hàng lớn 300-400 m2 mà tập trung ở diện tích 150 m2 và 200 m2.

“Để kinh doanh đúng hướng, công ty sẽ di dời những thứ không hiệu quả ra khỏi tập đoàn, chỉ giữ lại những cơ thể khỏe mạnh, gọn gàng đi tới tương lai”, ông Tài nhấn mạnh.

Trước hàng loạt thay đổi của Bách Hoá Xanh, TS Đinh Thế Hiển cho rằng mô hình này có triển vọng trong tương lai. Hướng thay đổi của chuỗi phù hợp với quá trình đô thị hóa của Việt Nam. Việc Bách Hóa Xanh thay đổi từ cung cấp thực phẩm sống sang hàng mát là hướng đi phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới.

Theo ông Hiển, các mô hình kinh doanh hiện đại khó có lãi ngay vì thời kỳ đầu họ phải gồng lỗ để bán giá rẻ thu hút khách hàng. Tuy nhiên, với Bách Hóa Xanh chiến lược giá tốt sẽ “cứu cánh” cho chuỗi này khi quy mô lớn, doanh thu sẽ tăng và giá thành giảm. Lúc đó, họ có bán giá thấp như hiện tại vẫn có lãi vì doanh thu lớn và thị phần mở rộng.

Đồng quan điểm, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng chuỗi này đã có cải thiện tích cực. Trong đó, chi phí logistic giảm là kết quả của thay đổi phương thức vận hành.

Với nhóm phân tích SSI Research cũng dự báo chuỗi Bách hóa Xanh sẽ đạt 441 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2024 và sẽ tăng trưởng từ năm 2025.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Doanh nghiệp sở hữu trà sữa Mixue đang gấp rút IPO tại Hong Kong

Hai nhà sản xuất trà sữa hàng đầu của Trung Quốc là Mixue Bing Cheng và Guming đang gấp rút đăng ký mở bán cổ phiểu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hong Kong (Trung Quốc), khi lĩnh vực này đang phát triển ngày một nhanh chóng kéo theo tình hình cạnh tranh khốc liệt.

Hồ sơ của Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong cho thấy Mixue Group và Guming Holdings đã nộp đơn đăng ký IPO tại Hong Kong vào ngày 2/1. Mixue và Guming lần lượt là chuỗi trà sữa lớn nhất và lớn thứ hai của Trung Quốc tính theo số cửa hàng tính đến hết năm 2023.

Theo một nguồn tin thân cận, Mixue – công ty có khoảng 36.000 cửa hàng – đang tìm cách huy động từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD trong đợt IPO ở Hong Kong. Về phần Guming, chủ chuỗi 9.000 cửa hàng trà sữa này đang đặt mục tiêu huy động từ 300-500 triệu USD.

Trà sữa trân châu là một trong số ít điểm sáng trên thị trường tiêu dùng ở Trung Quốc, với các chuỗi kinh doanh giá rẻ đang hoạt động đặc biệt tốt.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội chuyên về chuỗi cửa hàng và nhượng quyền Trung Quốc (CCFA), 486.000 cửa hàng trà sữa trân châu ở nước này dự kiến doanh thu hàng năm sẽ tăng 40% và đạt quy mô thị trường khoảng 145 tỷ NDT (20,3 tỷ USD) vào năm 2023.

Nhưng do các sản phẩm có rất ít sự khác biệt, tình hình cạnh tranh giữa các cửa hàng rất khốc liệt. Một “gã khổng lồ” khác trong ngành, ChaBaiDao, cũng đã nộp đơn đăng ký IPO ở Hong Kong chỉ vài tháng trước Mixue và Guming.

Ông Ben Cavender, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn China Market Research Group, cho biết ngành trà sửa Trung Quốc đang chứng kiến “làn sóng” IPO lớn, vì các chuỗi này đang mở rộng mạnh mẽ nhưng phải sẵn sàng mất tiền để thành công. Bên nào IPO nhanh nhất và hoạt động ổn định sẽ có khả năng chiến thắng về dài hạn.

Mixue đã đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến vào năm 2022 với mục tiêu huy động khoảng 6,5 tỷ NDT (909,87 triệu USD). Nhưng tới hiện tại, chưa có thông báo chính thức nào về đợt niêm yết tiềm năng.

Giới quan sát cũng tỏ ra thận trọng rằng dù đồ uống giá cả phải chăng được giới trẻ ưa chuộng nhưng tâm lý thị trường đối với các chuỗi trà sữa lại không mấy lạc quan. Đà phục hồi kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc nhìn chung không mấy mạnh mẽ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp  ở thanh niên nước này đã lên tới 21% vào năm ngoái.

Một ví dụ được đưa ra là Nayuki, chuỗi cửa hàng trà sữa được niêm yết giao dịch công khai duy nhất ở Hong Kong. Cổ phiếu của chuỗi này đã giảm khoảng 80% kể từ khi chính thức IPO vào năm 2021, thời điểm niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc còn cao hơn hiện tại.

Dù vậy, vẫn có cơ hội để Mixue “tỏa sáng”.

Ông Jason Yu, người đứng đầu bộ phận Trung Quốc của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cho biết Mixue là một trong số những công ty có thể tận dụng tốt nhu cầu trà sữa trân châu ngày càng tăng ở Trung Quốc và nhiều nơi khác.

Theo một nghiên cứu thị trường, giá trung bình các sản phẩm của 5 chuỗi trà sữa hàng đầu ở Trung Quốc (tính theo số lượng cửa hàng) thường dưới 20 NDT (khoảng 2,8 USD). Tuy nhiên, Mixue tập trung vào các sản phẩm có giá chỉ khoảng 6 NDT (khoảng 0,8 USD).

Theo ông Yu, Mixue có thể kiểm soát chi phí hiệu quả và sở hữu thương hiệu có độ nhận diện rất cao. Ông đánh giá Mixue đang làm rất tốt trong việc xây dựng một doanh nghiệp có quy mô toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer