Skip to main content

Thẻ: advertising

Paid Advertising là gì? Lợi ích của Paid Ads với doanh nghiệp

Paid Ads (Paid Advertising) trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo có trả phí, khái niệm đề cập đến các chiến dịch quảng cáo mà doanh nghiệp hay thương hiệu phải trả tiền cho từng tương tác của khách hàng với các mẫu quảng cáo của thương hiệu. Mặc dù Paid Ads không phải là khái niệm mới tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu nó một cách đầy đủ nhất. Trong phạm vi bài viết này, MarketingTrips sẽ đề cập đến các nội dung như Paid Ads là gì, vai trò và lợi ích của Paid Ads, các loại Paid Ads phổ biến nhất hiện nay, hay làm sao để xây dựng một chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Ads) thành công.

Paid Ads là gì
Paid Ads là gì? Lợi ích của Paid Advertising với doanh nghiệp

Mục lục bài viết:

  • Paid Ads là gì?
  • Lợi ích của Paid Ads.
  • Các loại Paid Ads.
  • Quy trình chi tiết các bước khởi chạy một chiến dịch Paid Ads thành công.

Paid Ads là gì?

Paid Ads (Paid Advertising) là hình thức quảng cáo có trả phí trong đó các nhà quảng cáo hay thương hiệu phải trả tiền (cho các nền tảng quảng cáo) khi có một người dùng nào đó tương tác với các mẫu quảng cáo của thương hiệu.

Cụm từ Paid trong tiếng Việt có nghĩa là Trả (trả tiền, trả phí), còn Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là Quảng cáo.

Trong khi thuật ngữ Paid Ads có thể đề cập đến tất cả các loại quảng cáo trên TV hoặc radio, khái niệm này trên thực tế lại chủ yếu được sử dụng cho các quảng cáo trên môi trường internet (trực tuyến). Paid Ads theo đó gắn liền với Online Ads (quảng cáo trực tuyến) hay Digital Ads (quảng cáo kỹ thuật số).

Về tổng thể, Paid Ads chủ yếu hoạt động trên hệ thống đấu giá. Các nhà quảng cáo đấu thầu lẫn nhau để có được không gian quảng cáo trên các nền tảng như Google (Google Ads) hoặc Meta (Facebook Ads, Instagram Ads). Thuật toán của từng nền tảng sẽ xác định quảng cáo của ai được hiển thị, hiển thị khi nào và với giá bao nhiêu.

Mỗi nền tảng quảng cáo đều có một thuật toán đặt giá thầu quảng cáo riêng. Nhưng hầu hết đều xem xét các yếu tố như số tiền đặt làm giá thầu, chất lượng quảng cáo và mức độ tương tác của người dùng để xác định quảng cáo nào được chọn.

Điều này có nghĩa là nếu hai nhà quảng cáo có ngân sách bằng nhau thì nhà quảng cáo có quảng cáo phù hợp và hấp dẫn hơn sẽ được hiển thị nhiều hơn.

Paid Ads là một phần không thể thiếu của các bản kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp (IMC).

Lợi ích của Paid Ads (Paid Advertising).

Nếu bạn có thể hiểu Paid Ads là gì, bạn có thể thấy rằng, Paid Ads mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ và lớn, bao gồm:

  • Lưu lượng truy cập (traffic) (và khách hàng tiềm năng) tức thì: Lưu lượng truy cập vào các nền tảng của thương hiệu có thể tăng ngay lập tức khi các mẫu quảng cáo có trả phí được chấp thuận và hiển thị.
  • Nhắm mục tiêu nâng cao: Thương hiệu có thể nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) chi tiết theo nhân khẩu học, sở thích và hành vi cụ thể của người dùng.
  • Đo lường hiệu suất: Các nền tảng quảng cáo sẽ cung cấp số liệu phân tích chi tiết mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để hiểu rõ hơn về tác động của quảng cáo đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Paid Ads cho phép ngay cả những doanh nghiệp mới và nhỏ vốn chưa có được nhận diện thương hiệu tốt trên thị trường cũng có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

Các loại quảng cáo có trả phí – Paid Ads.

Thông thường, tên gọi của các loại quảng cáo có trả phí tức Paid Ads được phân loại dựa trên định dạng quảng cáo và kênh (nền tảng) mà chúng được hiển thị.

Dưới đây là các loại Paid Ads chính hiện có.

Paid Search Ads – Quảng cáo có trả phí trên công cụ tìm kiếm.

Paid Search Ads hay Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm là hoạt động đặt quảng cáo trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo. Những quảng cáo này được hiển thị khi người dùng nhập một từ khoá (truy vấn tìm kiếm) bất kỳ lên thanh tìm kiếm.

Bên dưới là ví dụ về một mẫu quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search Ads).

Paid Display Ads – Quảng cáo hiển thị có trả phí.

Quảng cáo hiển thị có trả phí hay Paid Display Ads là hoạt động đặt quảng cáo trên các trang web hay ứng dụng mà người dùng có thể nhìn thấy khi truy cập vào các nền tảng đó.

Paid Display Ads là một khái niệm rộng và bao gồm nhiều loại quảng cáo khác nhau phụ thuộc vào từng cách phân loại của người làm quảng cáo. Quảng cáo hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook cũng có thể được xem là một hình thức quảng cáo hiển thị có trả phí.

Quảng cáo hiển thị tĩnh trên các trang web.

Bạn có thể sử dụng mạng lưới quảng cáo hiển thị hình ảnh để xuất bản các quảng cáo hiển thị hình ảnh. Các mạng lưới này sẽ giúp hiển thị quảng cáo trên các trang web của đối tác.

Một số mạng lưới quảng cáo hiển thị hình ảnh có trả phí nổi tiếng bao gồm Mạng đối tượng của Meta, Mạng hiển thị của Google (GDN), Quảng cáo của Yahoo và Taboola.

Paid Social Media Ads – Quảng cáo có trả phí trên mạng xã hội.

Paid Social Media Ads (Quảng cáo có trả phí trên các nền tảng mạng xã hội) là hoạt động đặt quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram hoặc TikTok.

Các nền tảng này thu thập dữ liệu người dùng như vị trí, độ tuổi hay sở thích. Sau đó, các nhà quảng cáo có thể sử dụng dữ liệu này để nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp sẽ trả tiền để quảng cáo hiển thị trên các nền tảng này dù người dùng không tương tác (nhấp chuột, thích, chia sẻ hay bình luận) với các mẫu quảng cáo.

Paid Video Ads – Quảng cáo video có trả phí.

Quảng cáo video có trả phí là việc sử dụng nội dung video để quảng bá các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Quảng cáo video xuất hiện trong nội dung trên các nền tảng như TV, mạng xã hội hay dịch vụ phát trực tuyến. Chúng có thể được đặt trước, trong hoặc sau nội dung video chính.

Quảng cáo video cũng có thể tồn tại trong trình phát độc lập trong trang web hoặc nguồn cấp dữ liệu trên mạng xã hội.

Quảng cáo tự nhiên (Paid Native Ads).

Native Ads là hình thức quảng cáo xuất hiện dưới dạng một phần nội dung liền mạch tương tự với các nội dung xung quanh mà nó hiển thị.

Ví trông nó rất tự nhiên, Native Ads có thể nhận được nhiều lượt xem hơn 53% so với quảng cáo hiển thị hình ảnh thông thường. Người dùng cũng có xu hướng tăng ý định mua hàng nhiều hơn với các loại quảng cáo này. Native Ads có thể xuất hiện trên các trang web hoặc mạng xã hội.

Bên cạnh các loại quảng cáo này thường có xuất hiện các cụm từ như “Được tài trợ”, “Được quảng cáo”, “Trả phí” hoặc “Quảng cáo”.

Bắt đầu với Paid Ads (Paid Advertising).

Một khi bạn có thể hiểu rõ về Paid Ads và muốn sử dụng cho cho các chiến dịch của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới, xây dựng thương hiệu hay thúc đẩy doanh thu, dưới đây là các bước đơn giản mà bạn có thể làm để bắt đầu khởi chạy một chiến dịch Paid Ads (Quảng cáo có trả phí).

1. Đặt mục tiêu quảng cáo rõ ràng.

Dù là bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào, bước đầu tiên bạn cần làm đó là xác định mục tiêu cần đạt được cho các chiến dịch quảng cáo của mình.

Mục tiêu của quảng cáo cũng sẽ giúp xác định những loại quảng cáo nào nên được sử dụng. Chúng cũng định hình những số liệu bạn sẽ theo dõi và tối ưu hóa quảng cáo của mình.

Tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh và doanh nghiệp khác nhau mà mục tiêu của quảng cáo có thể là: khách hàng tiềm năng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, dù mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Paid Ads là gì thì nó cũng cần có các tiêu chuẩn cụ thể như: cụ thể, rõ ràng, khả thi, có thể đo lường được và gắn liền với các mốc thời gian cụ thể (mô hình đặt mục tiêu SMART).

2. Xác định và thấu hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Bước tiếp theo là doanh nghiệp cần tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, chính là những người có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Bạn có thể sử dụng nghiên cứu thị trường hay các công cụ phân tích dữ liệu như Social Listening để tìm hiểu về khách hàng của mình. Quá trình này bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu về thị trường mục tiêu của bạn.

Tìm hiểu khách hàng mục tiêu cũng có nghĩa là bạn cần hiểu về cách khách hàng của mình đưa ra quyết định mua hàng trong suốt hành trình khách hàng (Customer Journey) cũng như những điểm khó khăn (nỗi đau) mà họ gặp phải.

Các thông tin cơ bản về nhân khẩu học hiếm khi giúp các mẫu quảng cáo hoàn thành được mục tiêu của mình, thay vào đó thương hiệu cần hiểu sâu hơn (insight) về tâm lý của khách hàng, các yếu tố xã hội và hơn thế nữa.

3. Chọn nền tảng quảng cáo phù hợp cho các chiến dịch Paid Ads.

Một bước quan trọng tiếp theo quyết định sự thành công của các chiến dịch Paid Ads đó là nền tảng mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng.

Về cơ bản, nền tảng quảng cáo phù hợp là nền tảng mà ở đó các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thường xuyên lui tới (và mua hàng).

Ngoài ra, dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn lựa chọn được nền tảng phù hợp cho các chiến dịch Paid Ads của mình:

  • Khách hàng mục tiêu có dành thời gian trên nền tảng này không?
  • Đối thủ cạnh tranh có đang quảng cáo ở đó không?
  • Nó có thể giúp đạt được mục tiêu quảng cáo của mình không?
  • Nền tảng có cung cấp dữ liệu cần thiết để phân tích hiệu suất quảng cáo của mình không?
  • Doanh nghiệp có kỹ năng hoặc sự hỗ trợ cần thiết để sử dụng nền tảng một cách hiệu quả không?

4. Xây dựng các nội dung quảng cáo sáng tạo, hấp dẫn và có khả lôi kéo cao.

Sau khi đã lựa chọn được nền tảng phù hợp, doanh nghiệp cần bắt đầu quá trình nghiên cứu và xây dựng nên các nội dung quảng cáo có khả năng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Dưới đây là một số mẹo nhà quảng cáo có thể sử dụng để tạo nên các nội dung quảng cáo hiệu quả:

  • Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn và đơn giản.
  • Sử dụng ngôn ngữ mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có thể hiểu được
  • Sử dụng lời kêu gọi có cảm xúc cao để kết nối với khách hàng.

5. Đặt ngân sách và chiến lược giá thầu.

Ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau.

Ngân sách này có thể cố định hoặc biến thiên theo doanh số, bối cảnh kinh doanh và hơn thế nữa.

Một cách khác là đặt ngân sách dựa trên mục tiêu và lợi tức đầu tư (ROI) mong muốn.

Nhà quảng cáo có thể đặt chiến lược giá thầu quảng cáo theo các cách sau:

  • Đặt giá thầu cho mỗi chuyển đổi (CPA) mục tiêu: nhận được nhiều chuyển đổi nhất với số tiền đã đặt.
  • Đặt giá thầu tối đa hóa số nhấp chuột: nhận được nhiều nhấp chuột nhất có thể trong phạm vi ngân sách.
  • Đặt giá thầu tối đa hóa lượt chuyển đổi: nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể trong phạm vi ngân sách.
  • Đặt giá thầu trên mỗi lượt xem tối đa: nhận được nhiều lượt xem nhất có thể trong phạm vi ngân sách.

Để tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo hay người làm marketing cần chọn chiến lược đặt giá thầu phù hợp với mục tiêu Marketing. Ví dụ: chiến dịch quảng cáo tập trung vào chuyển đổi phải được tối ưu hóa cho việc đặt giá thầu chuyển đổi. Ngược lại, các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu có thể sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc đặt giá thầu để nhận được nhiều lượt xem nhất có thể.

6. Giám sát và tối ưu hóa chiến dịch.

Hầu hết các nền tảng quảng cáo đều có khả năng phân tích, nơi mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để phân tích hiệu suất quảng cáo. Chúng cũng giúp theo dõi hiệu suất chiến dịch để xác định những quảng cáo nào đang mang lại hiệu quả, quảng cáo thì không.

Tất cả các dữ liệu cơ bản đều sẽ được hiển thị trong các trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) của các nền tảng.

7. Đo lường ROI và Hiệu suất.

Bước cuối cùng trong quá trình xây dựng một chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Ads) đó là tính toán ROI mục tiêu. Có một số số liệu nhất định mà nhà quảng cáo có thể sử dụng trong quá trình này như:

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): phần trăm số người nhấp vào quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: phần trăm người dùng thực hiện hành động mong muốn sau khi nhấp vào quảng cáo, như mua hàng hoặc đăng ký nhận tư vấn.
  • Giá mỗi nhấp chuột (CPC): số tiền trung bình nhà quảng cáo phải trả mỗi khi có ai đó nhấp vào quảng cáo.
  • Giá mỗi chuyển đổi (hoặc giá mỗi chuyển đổi, CPA): chi phí trung bình cho mỗi chuyển đổi hoặc chuyển đổi thành công
  • Giá trị lâu dài (LTV): đề cập đến doanh thu dự kiến ​​từ khách hàng trong toàn bộ mối quan hệ trong tương lai.

Khởi động chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Ads) ngay từ bây giờ.

Quảng cáo có trả phí (Paid Ads) như bạn có thể thấy cho phép bạn tiếp cận đối tượng của mình một cách nhanh chóng. Và tạo ra khách hàng tiềm năng cũng như tăng doanh thu ngay cả với ngân sách quảng cáo nhỏ.

Để có thể khởi chạy các chiến dịch Paid Ads thành công, hãy chọn nền tảng phù hợp với doanh nghiệp và làm theo các bước mà MarketingTrips đã đề cập ở trên. Sau cùng, thử nghiệm và học hỏi từ thất bại chính là nền tảng của các chiến dịch quảng cáo thành công.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về Paid Advertsing.

  • Online Paid Advertising là gì?

Online Paid Advertising là quảng cáo có trả phí trên môi trường trực tuyến. Về tổng thể, quảng cáo có thể được phân loại thành Online (Trực tuyến) và Offline (Ngoại tuyến). Quảng cáo trực tuyến đang trở thành xu hướng quảng cáo chính trong ngành quảng cáo.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips cho khái niệm Paid Ads (Paid Advertising) là gì, hy vọng với các kiến thức có được, doanh nghiệp sẽ có nhiều cách để quảng bá và thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng càng nhiều các quảng cáo sáng tạo và khác biệt, thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để khác biệt hoá so với đối thủ và thiết lập vị thế trên thị trường.

Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu
Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu

Trong thế giới làm marketing, “Top of Mind” là từ khoá mà hiếm có marketer chuyên nghiệp nào lại không biểt đến. Ý tưởng đằng sau điều này là trong một thị trường đông đúc với vô số các đối thủ cạnh tranh, và khi người tiêu dùng chỉ có thể nhớ và lựa chọn mua hàng từ một số ít các thương hiệu (theo nghiên cứu là tối đa 5 thương hiệu trên mỗi danh mục sản phẩm, việc có được một vị trí càng cao trong tâm trí của người tiêu dùng sẽ đồng nghĩa với việc là thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để bán hàng.

Cơ chế này cũng hoạt động với ngành quảng cáo hay các tác động từ quảng cáo tới tâm trí của người tiêu dùng, người tiêu dùng chỉ có thể nhớ một số ít các mẫu quảng cáo, quảng cáo càng độc đáo và khác biệt thì khả năng được ghi nhớ càng cao.

Theo số liệu mới đây từ Công ty nghiên cứu Zappi đã phân tích 2.300 mẫu quảng cáo ở Mỹ trên hệ thống quảng cáo Amplify của mình và nhận thấy rằng những mẫu quảng cáo mà người xem cho là đặc biệt có nhiều khả năng hiệu quả hơn.

Trên toàn bộ dữ liệu, người xem trung bình đánh giá quảng cáo ở mức 3,81 điểm trên thang điểm 5 về mức độ khác biệt (điểm số cao hơn biểu thị mức độ khác biệt lớn hơn).

Tuy nhiên, những điểm số đó đã thay đổi khi Zappi cắt dữ liệu theo các quảng cáo hiệu quả nhất. Cụ thể, 10% quảng cáo hàng đầu có điểm khác biệt là 4,03; đối với 5% hàng đầu, nó là 4,1. Và đối với 1% hàng đầu, nó là 4,15. Ngược lại, những quảng cáo kém hiệu quả nhất, nằm trong 5% dưới cùng, có điểm xếp hạng là 3,6.

Quảng cáo càng khác biệt và sáng tạo thì càng hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học hành vi khác cũng giải thích tại sao sự khác biệt, sáng tạo hay độc đáo lại có thể có tác động lớn như vậy.

Càng nổi bật thì càng cơ nhiều cơ hội để được “ở lại” trong tâm trí.

Để quảng cáo có thể mang lại sức ảnh hưởng tốt nhất, việc quảng cáo xuất hiệu vào đúng thời điểm chính là chìa khoá. Và đây cũng chính là lúc tính khác biệt có thể phát huy sức mạnh lớn nhất của nó.

Một loạt các cuộc nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã được thực hiện và có cùng một kết quả là con người có xu hướng ghi nhớ tốt nhất những gì khác biệt so với số còn lại.

Liên hệ đến lĩnh vực quảng cáo. Nếu các mẫu quảng cáo của thương hiệu tương tự như vô số các mẫu quảng cáo khác mà họ thấy trên thị trường, khách hàng của thương hiệu có thể khó nhớ đến thương hiệu hơn.

Ngược lại, nếu nó là một thứ gì đó khác biệt (khác biệt hoàn toàn), cơ hội thương hiệu được nhận diện và ở lại trong tâm trí của họ là rất lớn.

Ví dụ bên dưới là TVC quảng cáo của thương hiệu Doritos (chuyên sản xuất snack), đây là quảng cáo được xếp hạng trong 0,2% quảng cáo hàng đầu của Zappi.

Quảng cáo này không chỉ khác biệt trong cách thể hiện, bạn hoàn toàn có thể hiểu được thông điệp chính của thương hiệu ngay cả khi bạn tắt tiếng.

Càng kích thích sự quan tâm thì tác động mang lại càng cao.

Một cách để trở nên nổi bật hay khác biệt là tạo ra yếu tố bất ngờ cho khách hàng. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng điều này có khả năng thu hút sự chú ý – và do đó chúng mang lại tiềm năng thuyết phục cao.

Một nghiên cứu tại Đại học California cho thấy, mọi người thường có xu hướng làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn bằng cách sử dụng cái mà họ gọi là ‘kịch bản’ (có sẵn).

Ý tưởng đằng sau điều này là khi mọi người gặp phải những tình huống thông thường, thay vì phải đánh giá hay phân tích chúng, họ chỉ cần thực hiện những phản xạ vốn được lập trình sẵn.

Trong trường hợp thứ xuất hiện không phải là thứ mà họ thường vẫn thấy, họ sẽ tiến hành nhận diện vấn đề lần đầu và chính vì điều này, nó có khả năng “ở lại” trong tâm trí của họ nhiều hơn.

Trong bối cảnh kinh doanh và marketing, hầu hết người tiêu dùng đều có sẵn một kịch bản trong đầu khi họ gặp phải những mẫu quảng cáo hay thông điệp mà họ vẫn thấy “ở đâu đó”, họ thường phớt lờ các quảng cáo này.

Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là việc theo đuổi những ý tưởng hay tình huống mà khách hàng ít ngờ tới nhất có khả năng tạo ra nhiều phản hồi và tương tác nhất.

Phá vỡ các quy tắc thông thường.

Được chú ý và được nhớ đến luôn là một cái đích quan trọng của marketing, nhưng thương hiệu sẽ thành công hơn nếu họ được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.

Nghiên cứu cho thấy việc phá vỡ các quy tắc thông thường cũng có thể khiến cho thương hiệu trở nên khác biệt và được đánh giá cao hơn.

Được thực hiện bởi giáo sư Harvard Francesa Gino, khi một nhóm người được yêu cầu đánh giá địa vị và năng lực của một vị Giáo sư thông qua hình dáng bên ngoài, giữa một giáo sư ăn mặc chỉnh tề (mặc vét và không có râu) và một vị khác ăn mặc khác thường (áo thun đơn giản và có râu), kết quả là vị Giáo sư có râu được đánh giá là có năng lực hơn.

Khác biệt và “không tuân theo cách nghĩ thông thường” rõ ràng là có thể mang lại những tác động lớn hơn, và trong khi đây chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận mà thương hiệu có thể sử dụng, từ góc độ sáng tạo, đây là một nơi đơn giản mà thương hiệu có thể bắt đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Microsoft đang khiến thế giới quảng cáo trực tuyến trở nên nhẹ nhàng hơn

Nếu như các yếu tố kỹ thuật liên quan đến việc đo lường chuyển đổi quảng cáo có thể khiến không ít marketer e ngại thì cập nhật mới đây của Microsoft sẽ giúp giải quyết bớt phần nào.

Microsoft đang khiến thế giới quảng cáo trực tuyến trở nên nhẹ nhàng hơn
Microsoft đang khiến thế giới quảng cáo trực tuyến trở nên nhẹ nhàng hơn

Theo đó, theo thông báo mới đây của nền tảng quảng cáo của Microsoft, Microsoft Advertising, các nhà quảng cáo của Microsoft hiện có thể cài đặt chuyển đổi mà không cần phải sử dụng mã code như trước đây.

Cụ thể, thông qua kiểu chiến dịch thông minh (Smart Campaigns), các nhà quảng cáo toàn cầu của Microsoft hiện có thể bấm nút lựa chọn mục tiêu chuyển đổi thay vì phải thêm các đoạn code vào website thường khá phức tạp và mất thời gian.

Trong quá trình cài đặt chiến dịch, nhà quảng cáo chỉ cần chọn “Enable Microsoft Clarity” ở phần cài đặt mục tiêu của chiến dịch và thực hiện các bước đơn giản sau đó là có thể sử dụng tính năng mới này.

Bạn cũng có thể xem chi tiết về cách thức hoạt động và cài đặt tính năng tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ads Library (Thư viện quảng cáo) là gì? Tất cả những gì Marketers cần biết

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Ads Library (Thư viện Quảng cáo) như: ads library là gì? Cách đăng ký và sử dụng ads library ra sao? Các ad library của nền tảng quảng cáo phổ biến như TikTok, Facebook và Google (bao gồm Google Search và YouTube).

Ads Library là gì
Ads Library là gì? Tìm hiểu toàn diện về Ad Library (Thư viện quảng cáo).

Nằm trong bối cảnh khái niệm lớn là Digital Marketing và Quảng cáo (Advertising hay Ads), Ads Library (Ad Library) là Thư viện quảng cáo thường được giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube hay Google, nơi các nhà quảng cáo có thể xem các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác đang chạy trên nền tảng. Cũng bởi lý do này mà các khái niệm như Facebook Ad Library, TikTok Ad Library hay YouTube Ads Library ra đời và trở nên phổ biến. Với tư cách là các nhà quảng cáo, việc xem và phân tích quảng cáo của đối thủ không chỉ giúp cải thiện các ý tưởng quảng cáo mà còn hiểu những gì hiệu quả đang xảy ra trên các nền tảng.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Ads Library là gì?
  • Vai trò của Ad Library đối với các nhà quảng cáo và thương hiệu.
  • Ads là gì và Library là gì?
  • Tìm hiểu về các Ad Library của các nền tảng quảng cáo như Google (Google Ads Library và YouTube Ads Library), Facebook (Facebook Ads Library) hay TikTok (TikTok Ad Library).
  • Cách sử dụng Ad Library để tối ưu hoá quảng cáo.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Ad Library hay Ads Library.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Ads Library là gì?

Ads Library (Ad Library) có nghĩa là Thư viện quảng cáo, thường được sử dụng và giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube, Google hay LinkedIn, nơi những người làm digital marketing hay các nhà quảng cáo có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo đang chạy của các đối thủ hay thương hiệu khác trên nền tảng.

Dựa vào Ad Library, các nhà quảng cáo có thể học hỏi, tìm hiểu, phân tích hay tối ưu hoá các mẫu quảng cáo, cách tiếp cận quảng cáo của thương hiệu của mình.

Ad (Ads) là gì và Library là gì?

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, trong khi Ads Library là khái niệm chung và nó sẽ được thể hiện theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng nền tảng quảng cáo khác nhau như Facebook hay TikTok, trước khi đi sâu hơn về các nền tảng quảng cáo (sẽ được phân tích trong các phần tiếp theo bên dưới), bạn cũng cần hiểu về khái niệm Ads và Library.

  • Ad hay Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là quảng cáo. Khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Library trong tiếng Việt có nghĩa là Thư viện. Cũng tương tự như thư viện sách, nơi bạn có thể tìm thấy nhiều đầu sách khác nhau, thư viện quảng cáo (Ad Library) là nơi bạn có thể tìm thấy vô số các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác nhau đang được chạy trên từng nền tảng quảng cáo nhất định như Facebook hay TikTok.

Vai trò của Ads Library (Ad Library) đối với các nhà quảng cáo và thương hiệu.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, người làm marketing hay quảng cáo có thể sử dụng các Ad Library theo các cách khác nhau, dưới đây là một số lợi ích mà nó mang lại:

Ads Library giúp các nhà quảng cáo kiểm tra và tìm kiếm ý tưởng quảng cáo.

Không chỉ là lựa chọn lý tưởng của các nhà quảng cáo mới, các ad library còn là nơi các nhà quảng cáo có kinh nghiệm xem các mẫu quảng cáo của đối thủ, các thương hiệu khác trong và ngoài ngành hàng để xây dựng ý tưởng quảng cáo cho riêng mình.

Ads Library có thể được sử dụng như là công cụ để phân tích và theo dõi đối thủ.

Thay vì bạn có thể bấm chọn theo dõi hay thường xuyên tương tác với các Trang của đối thủ để xem các mẫu quảng cáo của họu, điều này có thể rất hạn chế trong việc theo dõi vì việc hiển thị quảng cáo còn phù thuộc khá nhiều đến tuỳ chọn nhắm mục tiêu (ví dụ targeting theo nhân khẩu học) của đối thủ.

Với Ad Library, bạn có thể theo dõi toàn bộ các mẫu quảng cáo đang chạy của đối thủ mà không bị ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo của đối thủ.

Từ đây, bạn có thể bắt đầu phân tích, đánh giá các nội dung quảng cáo mà đối thủ đang chạy ví dụ như các chương trình khuyến mãi, các ưu tiên trong nội dung (ví dụ là tập trung vào sản phẩm hay tính năng của sản phẩm), và hơn thế nữa.

Ads Library cũng có thể giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá và đa dạng hoá quảng cáo.

Từ hàng hoạt các mẫu quảng cáo của các thương hiệu khác, bạn có thể sử dụng nó làm tư liệu để đối chiếu và tối ưu ngược lên các mẫu quảng cáo của mình.

Ngoài ra, nếu cách tiếp cận quảng cáo của bạn vẫn bị giới hạn bởi một số yếu tố nào đó ví dụ quá tập trung vào giá bán, thì các mẫu quảng cáo của đối thủ có thể gợi ý cho bạn các chiến lược mới, từ đó đa dạng hoá nhiều hơn các quảng cáo của mình.

Tìm hiểu về các Ads Library của các nền tảng quảng cáo như Google (Google Ads Library và YouTube Ads Library), Facebook (Facebook Ad Library) hay TikTok (TikTok Ads Library).

Ad Library không phải là thư viện quảng cáo tập trung duy nhất của tất cả các nền tảng quảng cáo mà là các nền tảng khác nhau có các Ads Library của riêng họ, dưới đây là một số thư viện phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.

Facebook Ad Library.

Thư viện đầu tiên phải kể đến đó là thư viện của Facebook hay Facebook Ad Library (hay còn được gọi là Meta Ad Library).

Giao diện chính của Facebook Ad Library
Giao diện chính của Facebook Ad Library.

Theo như hình ảnh bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính của trình thư viện quảng cáo của Facebook (Meta), bạn có thể lựa chọn các khu vực quốc gia, danh mục quảng cáo hay các thương hiệu cụ thể hiện đang chạy quảng cáo trên Facebook.

facebook ads library của Starbucks

Ví dụ với từ khoá Starbucks, bạn có thể xem các mẫu quảng cáo (Ad) mà thương hiệu này đang chạy trên Facebook (và cả trên Instagram).

Bạn có thể truy cập ngay Facebook Ad Library tại đây.

Instagram Ad Library.

Nằm trong hệ sinh thái của Meta, Ads Library của Instagram hiển thị các mẫu quảng cáo của các thương hiệu đang chạy (active) trên nền tảng. Để kiểm tra các mẫu quảng cáo này, nhà quảng cáo truy cập cùng liên kết với liên kết tới thư viện quảng cáo của Facebook (như đã đề cập ở trên).

TikTok Ads Library (Top Ads Library).

Cũng tương tự như Ad Library của Facebook, TikTok Ads Library là nơi mà các nhà quảng cáo TikTok có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo hiện đang có hiệu suất tốt nhất trên nền tảng TikTok.

Giao diện chính của TikTok Ads Library.

Như bạn có thể thấy, TikTok cũng cho phép nhà quảng cáo lọc quảng cáo theo các trường như khu vực quốc gia, ngành nghề kinh doanh (industry), mục tiêu quảng cáo (ví dụ quảng cáo tối ưu hoá chuyển đổi, lead, hay traffic).

Nhiệm vụ của bạn khá đơn giản đó là kiểm tra, học hỏi ý tưởng, và tối ưu ngược lại lên các mẫu quảng cáo của mình (nếu có).

Bạn có thể truy cập ngay TikTok Ads Library tại đây.

YouTube Ads Library.

Giao diện chính của YouTube Ad Library
Giao diện chính của YouTube Ad Library.

Về cơ bản cũng tương tự như các ad library khác, YouTube Ads Library là nơi bạn có thể xem các mẫu quảng cáo của các thương hiệu trên nền tảng YouTube với mục tiêu là tìm kiếm các cảm hứng xây dựng quảng cáo, học hỏi từ đối thủ và hơn thế nữa.

Bạn có thể truy cập thư viện quảng cáo của YouTube tại đây.

LinkedIn Ad Library.

Khác với các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok, mạng xã hội việc làm LinkedIn không cung cấp một thư viện quảng cáo tập trung, để kiểm tra các mẫu quảng cáo của đối thủ, nhà quảng cáo cần truy cập đến Trang doanh nghiệp (Company Page) của thương hiệu đó và xem mục “Ads” như hình bên dưới.

LinkedIn Ad Library.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Ad Library hay Ads Library.

  • Ad Libary có hiển thị các mẫu quảng cáo đã dừng hay không?

Tuỳ thuộc vào từng nền tảng quảng cáo mà cách hiển thị quảng cáo trong thư viện quảng cáo hay Ads Library (Ad Library) của họ có thể khác nhau, ví dụ với Facebook, nền tảng này chỉ hiển thị các mẫu quảng cáo hiện đang được chạy (Active), nghĩa là bạn không thể xem các mẫu quảng cáo đã tắt hay bị đóng (ban) vì một lý do nào đó.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng bạn cần biết về thuật ngữ Ads Library hay còn được gọi là Thư viện quảng cáo. Bằng cách phân tích và tìm hiểu các quảng cáo của đối thủ, cũng như những gì đang được chứng minh là hiệu quả trên nền tảng, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu và phát triển thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ads là gì? Chạy Ads là gì? Hiểu đúng về Ads trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các nội dung về thuật ngữ Ads (Advertising) như: Ads là gì? Digital Ads là gì? Lịch sử hình thành khái niệm Ads? Chạy Ads là gì? Vai trò của Ads trong Marketing? Các hình thức hay loại hình Ads (Quảng cáo) phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới? và hơn thế nữa.

ads là gì
Ads là gì? Chạy Ads là gì? Cách tối ưu Ads trong Marketing

Ads là gì? Ads là từ viết tắt của Advertising, có nghĩa là Quảng cáo. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông nói riêng, Ads có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, thuật ngữ Ads hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips.com phân tích trong bài:

  • Ads là gì?
  • Chạy Ads là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Ads.
  • Ads Industry là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Ads và Marketing.
  • Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
  • Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Ads.
  • Luật quảng cáo (Ads Law) là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Ads.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Ads là gì?

Ads là từ viết tắt của Advertising, trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo.

Ads là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ Ads gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, Ads cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Ads là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho Ads thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ads được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, Ads hay Quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù Ads có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Ads đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà Ads hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

Digital Ads là gì?

Digital Ads trong tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức quảng cáo hiển thị trên môi trường hay không gian kỹ thuật số.

Vì phần lớn quảng cáo kỹ thuật số cần yếu tố trực tuyến (internet), Digital Ads trong nhiều trường hợp có thể được xem là Online Advertising hay Internet Advertising (Quảng cáo trực tuyến).

Chạy Ads là gì?

Chạy Ads thực ra là một từ khá “dân dã”, dùng để chỉ hoạt động chạy quảng cáo (Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là Quảng cáo), bao gồm việc xây dựng, thiết lập và tối ưu quảng cáo.

Liên quan đến việc chạy ads, có một câu hỏi cũng khá phổ biến đó là “chạy ads có phải là một nghề không?” hay “Nghề chạy ads là gì?”.

Trên thực tế, chạy ads cũng giống như các công việc khác, có thể tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp hay thậm chí là nhận các dự án bên ngoài để tăng thêm thu nhập. Do đó, có thể khẳng định rằng chạy ads cũng là một nghề.

Ads Industry là gì?

Ads Industry hay ngành công nghiệp quảng cáo, là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Ads Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Ads.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, Ads lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Ads: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Ads Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Ads Strategy là gì: Cũng tương tự như Marketing Strategy, Ads Strategy là chiến lược quảng cáo, đó là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong Ads Strategy như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Ads Campaign: Ads Campaign (chiến dịch quảng cáo) là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Ads Media là gì: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Ads Goals là gì: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Ads Message là gì: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Ads Program là gì: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Trong khi cả Ads và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Ads vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với Ads, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với Ads, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Ads và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, Ads vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa Ads với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

quảng cáo
Ads trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (Targeting – Brand Positioning), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động Marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, Ads hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?

Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, Ads là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của Ads đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, Ads có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện Ads nào, Ads vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Ads nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi Ads được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, Ads cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức Ads truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức Ads hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.

Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.

Khi nói đến các loại hình hay hình thức Ads, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, Ads sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Traditional Ads vs Modern Ads

  • Traditional Ads là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, Ads cũng có thể được phân loại theo cách này.

Traditional Ads có nghĩa là Quảng cáo truyền thống, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

  • Modern Ads là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, Modern Ads hay Quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Modern Ads bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Ads hay Online Ads (Internet Ads).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi Traditional Ads chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì Modern Ads hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy Modern Ads, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Digital/Online Ads vs Offline Ads.

  • Online Ads là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, Online Ads hay Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng Online Ads.

Một số hình thức Online Ads phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

  • Offline Ads là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các Online Ads có thể được xếp vào Offline Ads(quảng cáo ngoại tuyến) tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức Offline Ads có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Brand Ads vs Performance Ads.

  •  Brand Ads là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là Brand Ads hay quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ Brand Ads không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt Brand Ads với Performance Ads là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

  • Performance Ads là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, Performance Ads (quảng cáo hiệu suất) là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Ads Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt Brand Ads với Performance Ads, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là Performance Ads.

Ngoài ra, liên quan đến Performance Ads và Brand Ads tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các Performance Ads cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Display Ads vs Search Ads.

Display Ads là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là Display Ads hay quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?
Display Ads là gì? Ví dụ về một mẫu Display Ads.

Display Ads (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các Ads bạn vẫn thấy trên Facebook là Display Ads.

Ngoài ra, một số hình thức Ads khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Ads hay Native Ads đều thuộc hệ sinh thái Ads lớn hơn là Display.

  • Search Ads là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là Search Ads(quảng cáo tìm kiếm).

Phần lớn các Search Adsxuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Search Ads là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Paid Ads vs Organic Ads.

  • Paid Ads là gì?

Paid Ads là hình thức quảng cáo có trả phí, thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng Ads (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

  • Organic Ads là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Ads), Organic Ads còn được gọi là quảng cáo miễn phí (Tự nhiên) là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.

  • Ads là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể Ads mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
  • Ads không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng Ads truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng Ads trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Ads là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng Ads khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở Ads (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo hay Advertiser (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?

Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng Ads, các thành phần hay yêu cầu Ads có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Ads.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ads Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Các nền tảng Ads phổ biến nhất toàn cầu.

Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau với từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng Ads phổ biến như bên dưới:

  • Google Ads.
  • Facebook Ads.
  • TikTok Ads.
  • Twitter Ads.
  • Instagram Ads.
  • LinkedIn Ads.
  • YouTube Ads.

Ads Law là gì?

Ads Law hay Advertising Law được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Ads Law lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Ads.

  • Ads thường được viết tắt là gì?

Thuật ngữ Ads thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Ads) và QC trong tiếng Việt.

  • Quảng cáo Facebook Ads là gì?

Trong khi có không ít người (marketer mới) sử dụng cụm từ “Quảng cáo trên Facebook Ads”, thực chất đây là cách gọi sai. Ví bản thân cụm từ “Ads” đã mang ý nghĩa là “Quảng cáo” nên cách viết đúng sẽ là “Quảng cáo Facebook” hoặc “Facebook Ads”, khái niệm dùng để chỉ việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội Facebook.

  • Advertisements hay Adverts là gì?

Advertisements hoặc Adverts trong tiếng Việt có nghĩa là mẫu quảng cáo, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.

Một mẫu Advertisements có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Mục đích của Advertsing là gì?

Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà Ads có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.

  • Ads Business là gì?

Khái niệm Ads Business hay Kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Ads Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.

Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.

  • Programmatic Ads là gì?

Còn được gọi tắt là Programmatic Ads, Programmatic Ads có nghĩa là Quảng cáo tự động hoặc quảng cáo được lập trình. Khái niệm đề cập đến cách thức các quảng cáo được hiển thị, đấu giá và hơn thế nữa thông qua công nghệ lập trình.

  • Ads Agency là gì?

Ads Agency là các công ty cung cấp các dịch vụ và sản phẩm quảng cáo (Ads Services), Ads Agency đồng nghĩa với cụm từ Ads Company, tuy nhiên trong ngành quảng cáo và marketing, Agency được sử dụng phổ biến hơn.

  • Contexual Ads là gì?

Contexual Ads có nghĩa là quảng cáo theo ngữ cảnh, là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.

Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.

  • Ads Technology hay Adtech là gì?

Ads Technology hay Adtech có nghĩa là công nghệ quảng cáo, thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

  • Native Ads là gì?

Native Ads là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.

  • Advertiser là gì?

Trong ngành Ads, Advertiser là các nhà quảng cáo, những đơn vị chạy quảng cáo trên các nền tảng (như Facebook, Google, TikTok….).

  • Place an Advertisement là gì?

Advertisement là mẫu quảng cáo. Place an Advertisement nghĩa là đặt hay chạy một mẫu quảng cáo trên một nền tảng ở một ví trí hiển thị nào đó.

  • Multi-platform Ads là gì?

Là quảng cáo trên đa nền tảng quảng cáo. Thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.

  • Immersive Ads là gì?

Immersive Ads là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.

Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.

  • Audio Ads là gì?

Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

  • Personalized Ads là gì?

Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.

  • Dynamic Ads là gì?

Dynamic Ads hay Dynamic Creatives là hình thức quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (Advert) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Dynamic Ads là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.

  • Social Media Ads là gì?

Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.

  • Inventory Ads là gì?

Là khoảng không hay không gian quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.

  • Entertaining Ads là gì?

Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.

  • Performance Based Ads (Ads) là gì?

Là khái niệm đề cập đến các hoạt động quảng cáo dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu đầu ra của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay bán hàng.

  • Content connected video Ads là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Non Commercial Ads là gì?

Là quảng cáo phi thương mại, các mẫu quảng cáo khi này không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không.

Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.

  • Chạy Ads hay Set Ads là gì?

Chính là công việc thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, có thể là trên Facebook, Google hay bất cứ nền tảng nào khác.

  • Ads Manager là gì?

Ads Manager có nghĩa là trình quản lý quảng cáo, các Ads Manager phổ biến hiện có như Facebook Ads Manager, TikTok Ads Manager hay Google Ads Manager.

  • Lead Ads là gì?

Là khái niệm mô tả các quảng cáo được xây dựng với mục tiêu là tìm kiếm Lead hay khách hàng tiềm năng. Thay vì là quảng cáo với mục tiêu xây dựng thương hiệu hay bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp muốn tìm kiếm thêm những khách hàng có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ.

  • Phần mềm chạy Ads là gì?

Phần mềm chạy ads thường được sử dụng đề cập đến các công cụ hỗ trợ quá trình chạy ads, từ việc cài đặt đến tối ưu. Tuy nhiên phần lớn các phần mềm chạy ads đều theo hướng spam (Buff). Để chạy ads đúng quy định, nhà quảng cáo chỉ cần sử dụng trình quản lý quảng cáo do các nền tảng quảng cáo cung cấp.

Cập nhật một số dữ liệu mới nhất về Digital Ads năm 2024.

Theo báo cáo dự báo về ngân sách chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số năm 2024 (Digital Ads Spending 2024) từ Business Intelligence, dưới đây là một số con số đáng quan tâm nhất.

  • Thị trường Digital Ads có giá trị khoảng 700 tỷ USD vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 13% (tốc độ tăng trưởng hàng năm của quảng cáo truyền thống chỉ là 2.4%).
  • Search Ads là mảng lớn nhất chiếm hơn 30% với giá trị khoảng 280 tỷ USD.
  • Social Media Ads chiếm vị trí thứ hai với hơn 200 tỷ USD.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về thuật ngữ Ads (Advertising) trong ngành quảng cáo và marketing. Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ ads là gì, các kỹ thuật chạy Ads và tối ưu Ads trong Marketing, cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Ads.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Social Media Advertising: Tối ưu quảng cáo trên mạng xã hội với một vài bước đơn giản

Với hơn 5 tỷ người dùng mạng xã hội toàn cầu tính đến thời điểm năm 2022, mạng xã hội trở thành điểm đến không thể thiếu của các thương hiệu, nơi họ có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận hàng tỷ khách hàng tiềm năng.

Chạy quảng cáo trên mạng xã hội với một vài bước đơn giản
Chạy quảng cáo trên mạng xã hội với một vài bước đơn giản

Để có thể khởi chạy hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, điều quan trọng nhất và đầu tiên không phải là “set và tối ưu” quảng cáo như nhiều marketer vẫn nghĩ, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo cho thương hiệu của mình.

Những bước căn bản nhất bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Xác định mục tiêu của chiến dịch.
  • Xác định các nền tảng ưu tiên.
  • Xây dựng thông điệp.
  • Xác định kiểu quảng cáo mà bạn sẽ dùng.
  • Phân bổ ngân sách.
  • Tận dụng sức mạnh cộng hưởng của các bài đăng tự nhiên (Organic Content).

Bên dưới là những thông tin giúp bạn nhận diện vấn đề rõ hơn.

Xác định mục tiêu của chiến dịch.

Đây là nội dung cần có đầu tiên của bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào nói chung và quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Advertising) nói riêng.

Hiểu một cách đơn giản, trước khi hiển thị quảng cáo, bạn cần biết bạn đang hướng các quảng cáo đó tới ai (càng chính xác thì quảng cáo càng hiệu quả), và bạn muốn họ làm gì?

Việc xác định đúng mục tiêu giúp nhà quảng cáo không chỉ tối ưu được chi phí quảng cáo mà còn thúc đẩy chuyển đổi tốt hơn.

Xác định các nền tảng ưu tiên.

Với từng phân khúc đối tượng mục tiêu nhất định, bạn cần một (hoặc một số) nền tảng phù hợp nhất, chính là các nền tảng tập trung (nhiều nhất) các nhóm đối tượng này.

Nếu thương hiệu của bạn “dư” ngân sách, hiển nhiên bạn cũng có thể bỏ qua phần này, tuy nhiên nếu ngân sách là một vấn đề, việc xác định đúng nền tảng là điều bắt buộc.

Lý thuyết căn bản nhất sẽ khuyên bạn là nên tập trung nguồn lực vào 1 nền tảng có khả năng mang lại nhiều giá trị nhất, các nền tảng khác sẽ chỉ là phụ trợ.

Xây dựng thông điệp.

Một khi đã xác định được đối tượng và nền tảng mục tiêu, công việc tiếp theo của bạn tìm hiểu xem họ muốn nghe điều gì từ bạn.

Trong khi việc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu insight của họ là điều không thể tránh khỏi, bằng cách không ngừng thử nghiệm và tối ưu, bạn có thể xác nhận lại thực sự đâu là những thông điệp mang lại hiệu quả nhất.

Đặc biệt khi bạn xây dựng thông điệp cho các chiến dịch tập trung vào hiệu suất và chuyển đổi (Performance Marketing), nội dung thông điệp càng quan trọng hơn.

Đừng quên đưa các USP của thương hiệu vào các thông điệp.

Xác định kiểu quảng cáo mà bạn sẽ dùng.

Với tư cách là những người làm Marketing chuyên nghiệp, bạn hiểu rằng, tuỳ vào từng đối tượng và mục tiêu quảng cáo khác nhau, bạn cần chọn các kiểu hay định dạng quảng cáo khác nhau phù hợp với mục tiêu đó.

Ví dụ, nếu bạn cần thúc đẩy lượng khách hàng đăng ký form trên website thông qua Facebook Ads, có lẽ “conversions” là định dạng tiềm năng nhất.

Phân bổ ngân sách.

Là quá trình bạn phân chia nguồn lực của mình vào từng chiến thuật (tactics) khác nhau. Nếu bạn đang vận hành các chiến dịch quảng cáo đa kênh, đây có thể là lúc bạn cần xác định phần ngân sách được phân chia cho từng nền tảng khác nhau.

Tận dụng sức mạnh cộng hưởng của các bài đăng tự nhiên (Organic Content).

Bước cuối cùng bạn cần làm khi tiến hành chạy một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội đó là xác định xem đâu là nội dung được khách hàng tương tác tự nhiên nhiều nhất.

Tỷ lệ tương tác tự nhiên của các bài đăng giúp bạn xác định chính xác mức độ phù hợp của nội dung với các đối tượng mục tiêu của mình, thứ mà bạn sẽ khó phân biệt hơn nếu các bài đăng đó được quảng cáo.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, việc khởi chạy một chiến dịch quảng cáo không khó tuy nhiên điều quan trọng là bạn biết mình nên làm gì, bắt đầu và kết thúc như thế nào.

Hy vọng với các thông tin ngắn gọn nói trên, bạn giờ đây có thể bắt đầu các chiến dịch quảng cáo của mình một cách hiệu quả nhất trên các nền tảng mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Audio Ads là gì? Lợi ích và ví dụ về Audio Advertising

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Audio Ads như: Audio Ads (Audio Advertising) là gì, lợi ích và cơ hội cho thương hiệu với Audio Ads, ví dụ về Audio Ads và hơn thế nữa.

audio ads là gì
Audio Ads là gì? Lợi ích và ví dụ về Audio Advertising

Với sự phổ biến ngày càng lớn của Audio Advertising (Audio Ads), phương thức quảng cáo này có thể cung cấp nhiều cơ hội mới cho thương hiệu trong việc thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu và độ tiếp cận.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Audio Ads là gì?
  • Digital Audio Ads là gì?
  • Digital Audio là gì?
  • Tại sao lại là Audio trong Advertising (Ads).
  • Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?
  • Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như Audio Ads.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Audio Ads là gì?

Audio Ads hay Audio Advertising là một hình thức Advertising hay Ads, thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

Theo WARC (Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới), có một khoảng cách lớn giữa thời gian người dùng dành cho âm thanh và mức chi tiêu của các thương hiệu cho quảng cáo, chỉ một phần nhỏ của ngân sách Marketing tổng thể được chi cho Audio Ads so với các hình thức Ads phổ biến khác.

Audio Ads là một cơ hội lớn cho các thương hiệu.

Vào năm 2021, Digital Audio Ads đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 57,9% lên mức 4,9 tỷ USD chỉ riêng ở thị trường Mỹ.

Theo dự báo, vào cuối năm 2022, con số này sẽ đạt mức 6,78 tỷ USD toàn cầu.

Digital Audio Ads là gì?

Digital Audio Ads là hình thức quảng cáo âm thanh kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến quá trình chèn quảng cáo vào các nội dung âm thanh kỹ thuật số để tiếp cận người nghe chính là những khách hàng mục tiêu.

Digital Audio Ads cho phép các nhà quảng cáo kết nối với khán giả trong khi họ đang thưởng thức nội dung âm thanh họ yêu thích, đó có thể là âm nhạc, podcast hoặc chương trình radio kỹ thuật số.

Ví dụ, với quảng cáo âm thanh trên nền tảng Spotify, nhà quảng cáo sẽ có một số tuỳ chọn quảng cáo như:

  • Quảng cáo âm thanh (Audio Ads). Các quảng cáo này có thời lượng 30 giây và phát giữa các bài hát.
  • Quảng cáo podcast (Podcast Ads). Những quảng cáo này thường dài từ 30 đến 60 giây. Chúng thường phát trong podcast và có thể được đọc bởi người dẫn chương trình (Host) hoặc diễn viên lồng tiếng.

Digital Audio hay Âm thanh kỹ thuật số là gì?

Digital Audio là Âm thanh kỹ thuật số, bao gồm bất kỳ loại âm thanh nào được nghe trên các nền tảng kỹ thuật số với sự hỗ trợ của kết nối internet.

Digital Audio có một số loại chính bao gồm:

  • Âm thanh đã tải xuống, như bài hát, album và podcast.
  • Âm thanh phát trực tiếp, ví dụ như các chương trình phát sóng từ các đài phát thanh hay các buổi trò chuyện trực tiếp trên các nền tảng như Spotify Greenroom.
  • Âm thanh theo yêu cầu (On-demand audio) như âm nhạc, podcast, chương trình trò chuyện, radio hay video âm thanh.

Nhờ các thiết bị như điện thoại thông minh, loa thông minh và tai nghe không dây, người nghe có thể thưởng thức âm thanh kỹ thuật số trong hầu hết mọi môi trường và ở bất cứ nơi đâu họ muốn.

Tại sao lại là Audio trong Advertising (Ads).

Trong thế giới quảng cáo hiện tại, thương hiệu rõ ràng là vô số các phương thức hay định dạng quảng cáo khác nhau, những thứ có thể được thử nghiệm và tối ưu cho các mục tiêu riêng của từng thương hiệu.

Audio Ads với bản chất vốn có của nó là thứ “ít xâm phạm” vì không trực quan, do đó chúng khá gần gũi và khiến cho người nghe có cảm giác được đắm chìm (immersive experience).

Nó dễ dàng thúc đẩy việc kể chuyện thương hiệu (Storytelling) khi mọi thông điệp quảng cáo của thương hiệu được họ tiếp nhận một cách từ từ, đây cũng chính là sự khác biệt so với các định dạng quảng cáo trực quan khác như quảng cáo Facebook hay Quảng cáo TikTok.

Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng âm thanh là phương tiện hay định dạng nội dung (Content Type) truyền thông phong phú nhất có thể kích hoạt khả năng ghi nhớ, sự tin cậy và cả kết nối.

Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số tạo ra nhiều tương tác và kích hoạt cảm xúc hơn các hình thức truyền thông khác.

Một nghiên cứu của Spotify và Neuro-Insight cho thấy âm thanh kỹ thuật số có nhiều khả năng thu hút bộ nhớ dài hạn hơn, tăng cường độ cảm xúc tốt hơn so với bất kỳ định dạng nào khác như TV, mạng xã hội hoặc video kỹ thuật số.

Một nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện ra rằng mức độ tương tác với quảng cáo tăng lên sau mỗi lần hiển thị âm thanh, con số này đúng trên nhiều ngành nghề, nền tảng và thể loại khác nhau.

Có một điểm rất đáng lưu ý ở đây là, tuỳ thuộc vào từng nền tảng và thiết bị khác nhau, người dùng (người nghe) sẽ bị tác động và phản ứng theo những cách khác nhau.

Ví dụ: khoảng một nửa số chủ sở hữu loa thông minh (loa bluetooth) có khả năng phản hồi tích cực với quảng cáo thông qua các thiết bị này (theo số liệu từ Báo cáo âm thanh thông minh năm 2022 của NPR và Edison Research.)

Trong số những người đã nghe quảng cáo trên loa thông minh, 53% cho biết họ sẽ phản hồi, trong khi 48% cho biết họ có xu hướng phản hồi tốt hơn với các quảng cáo trên loa thông minh so với quảng cáo từ một thiết bị hay nền tảng khác.

Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?

Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?
Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?

Bằng cách sử dụng quảng cáo âm thanh có lập trình, tức thương hiệu thực hiện việc mua bán và chạy quảng cáo âm thanh một cách tự động.

Cũng giống như với quảng cáo video và hiển thị (display Ads), quảng cáo âm thanh có lập trình cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận theo hướng dữ liệu (Data driven Marketing) để từ đó tạo ra các hiệu suất quảng cáo và chuyển đổi tốt hơn.

Đây là một quy trình tự động và liền mạch từ việc vận hành, nhắm mục tiêu, đo lường, tối ưu và cung cấp cho các nhà quảng cáo khả năng phân phối quảng cáo tới các chương trình và nội dung phù hợp nhất (theo thời gian thực).

Có một điểm khác biệt cũng như là cơ hội cho các thương hiệu đó là, không giống như các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác, Programmatic Audio Ads cho phép mua quảng cáo tập trung vào các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể thay vì tập trung vào nội dung hay vị trí (placement) như các nhà quảng cáo vẫn làm.

Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như Audio Ads.

Như đã phân tích ở trên, với tư cách là những người làm marketing, thương hiệu hay quảng cáo, bạn không ngừng tìm kiếm và tối ưu các phương thức quảng cáo mới nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như thúc đẩy chuyển đổi.

Khi các nền tảng quảng cáo như mạng xã hội, tìm kiếm hay hiển thị hình ảnh đã trở nên quá quyen thuộc hay thậm chí là quá tải với người dùng, bạn cần tìm một phương thức mới tiềm năng hơn, Audio Ads hay quảng cáo âm thành nên là một trong số đó.

Bên cạnh đó, nhờ những sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chẳng hạn như giọng nói tổng hợp theo các loại nội dung cụ thể, điều này có thể giúp tăng mức độ biểu cảm của âm thanh nhiều hơn, quảng cáo âm thanh kỹ thuật số khi này sẽ trở nên hợp lý hơn và tốt hơn.

Kết luận.

Với tư cách là Marketer, bạn cần đảm bảo rằng mình luôn dành một phần ngân sách marketing (dù là nhỏ) để liên tục thử nghiệm các kênh mới, bằng cách hiểu Audio Ads là gì, cũng như các tiềm năng đi kèm, giờ đây bạn có thể bắt đầu thử nghiệm các ý tưởng mới của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertising là gì? Tổng quan về Advertising trong Marketing

Cùng tìm hiểu toàn diện về các nội dung xoay quanh thuật ngữ Advertising (Quảng cáo) như: Advertising là gì, lịch sử hình thành khái niệm Advertising, ngành Advertising là gì, vai trò của Advertising trong Marketing, các loại hình Advertising (quảng cáo) phổ biến trên thế giới.

Advertising là gì
Advertising là gì? Tổng quan về Advertising trong Marketing

Trong phạm vi ngành Marketing nói chung, Advertising (Quảng cáo) là khái niệm mô tả cách thức một doanh nghiệp quảng bá hay giới thiệu sản phẩm của họ tới người tiêu dùng thông qua các phương tiện có trả phí. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông nói riêng, Advertising có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, Advertising hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm.

Mặc dù phổ biến là vậy, khái niệm Advertising vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn, vẫn có những quan điểm hay nhận định sai lầm về Advertising. Bài viết dưới đây của MarketingTrips sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các hiểu lầm này cũng như trả lời các câu hỏi xoay quanh ngành Advertising (ngành Quảng cáo).

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài dưới đây bao gồm:

  • Advertising là gì?
  • Ads hay ADS là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Advertising.
  • Advertising Industry là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Advertising và Marketing.
  • Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?
  • Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về Advertising.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Advertising.
  • Luật quảng cáo (Advertising Law) là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertising là gì?

Advertising trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo.

Advertising được định nghĩa là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ Advertising gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như Marketing, Advertising cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Advertising là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho Advertising thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Advertising được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, Advertising hay Quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù Advertising có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Advertising đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà Advertising hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

Ads hay ADS là gì?

Ads hay ADS là từ viết tắt từ Advertising, có nghĩa là Quảng cáo. Có không ít những bạn mới gia nhập ngành lầm tưởng Ads là một danh từ riêng, dùng chỉ chỉ một công cụ quảng cáo gì đó, ví dụ, Facebook Ads tức là làm ADS của Facebook, trong khi đây thực sự chỉ là một từ viết tắt.

Digital Advertising là gì?

Digital Advertising trong tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức quảng cáo hiển thị trên môi trường hay không gian kỹ thuật số.

Vì phần lớn quảng cáo kỹ thuật số cần yếu tố trực tuyến (internet), Digital Advertising trong nhiều trường hợp có thể được xem là Online Advertising hay Internet Advertising (Quảng cáo trực tuyến).

Advertising Industry là gì?

Advertising Industry có nghĩa là Ngành quảng cáo hay ngành công nghiệp quảng cáo, là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Advertising Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Advertising.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, Advertising lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Advertising: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Advertising Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Ads: Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising tức đề cập đến quảng cáo. Ví dụ trình quản lý quảng cáo là Ads Manager hay quảng cáo Facebook là Facebook Ads.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Advertising Strategy là gì: Cũng tương tự như Marketing Strategy, Advertising Strategy là chiến lược quảng cáo, đó là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong Advertising Strategy như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Advertising Campaign: Advertising Campaign (chiến dịch quảng cáo) là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Advertising Media là gì: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Advertising Goals là gì: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Advertising Message là gì: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Advertising Program là gì: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Advertising là gì
Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Trong khi cả Advertising và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Advertising vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với Advertising, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với Advertising, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Advertising và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, Advertising vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa Advertising với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

quảng cáo
Advertising trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (T-P), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, Advertising hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?

Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, Advertising là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của Advertising đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, Advertising có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện Advertising nào, Advertising vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Advertising nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi Advertising được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, Advertising cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức Advertising truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức Advertising hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu.

Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu là gì?

Khi nói đến các loại hình hay hình thức Advertising, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, Advertising sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Traditional Advertising vs Modern Advertising.

Traditional Advertising là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, Advertising cũng có thể được phân loại theo cách này.

Traditional Advertising có nghĩa là Quảng cáo truyền thống, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

Modern Advertising là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, Modern Advertising hay Quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Modern Advertising bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Advertising hay Online Advertising (Internet Advertising).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi Traditional Advertising chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì Modern Advertising hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy Modern Advertising, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Digital/Online Advertising vs Offline Advertising.

Online Advertising là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, Online Advertising hay Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng Online Advertising.

Một số hình thức Online Advertising phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

Offline Advertising là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các Online Advertising có thể được xếp vào Offline Advertising (quảng cáo ngoại tuyến) tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức Offline Advertising có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Brand Advertising vs Performance Advertising.

 Brand Advertising là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là Brand Advertising hay quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ Brand Advertising không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt Brand Advertising với Performance Advertising là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

Performance Advertising là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, Performance Advertising (quảng cáo hiệu suất) là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Advertising Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt Brand Advertising với Performance Advertising, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là Performance Advertising.

Ngoài ra, liên quan đến Performance Advertising và Brand Advertising, tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các Performance Advertising cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Display Advertising vs Search Advertising.

Display Advertising là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là Display Advertising hay quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?
Display Advertising là gì? Ví dụ về một mẫu Display Ads.

Display Advertising (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các Advertising bạn vẫn thấy trên Facebook là Display Advertising.

Ngoài ra, một số hình thức Advertising khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Advertising hay Native Advertising đều thuộc hệ sinh thái Advertising lớn hơn là Display.

Search Advertising là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là Search Advertising (quảng cáo tìm kiếm).

Phần lớn các Search Advertising xuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Search Advertising là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Paid Advertising vs Organic Advertising.

Paid Advertising là gì?

Hấu hết các Advertising mà chúng ta vẫn thấy là Paid Advertising tức quảng cáo có trả phí, thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng Advertising (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

Organic Advertising là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Advertising), Organic Advertising còn được gọi là quảng cáo miễn phí (Tự nhiên) là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về Advertising.

  • Advertising là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể Advertising mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
  • Advertising không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng Advertising truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng Advertising trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Advertising là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng Advertising khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở Advertising (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo hay Advertiser (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?

Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?
Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng Advertising, các thành phần hay yêu cầu Advertising có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Advertising.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Advertising Law là gì?

Advertising Law hay Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Advertising Law lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Advertising.

  • Advertising thường được viết tắt là gì?

Thuật ngữ Advertising thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Advertising) và QC trong tiếng Việt.

  • Advertisements hay Adverts là gì?

Advertisements hoặc Adverts trong tiếng Việt có nghĩa là mẫu quảng cáo, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.

Một mẫu Advertisements có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Mục đích của Advertsing là gì?

Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà Advertising có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.

  • Advertising Business là gì?

Khái niệm Advertising Business hay Kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Advertising Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.

Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.

  • Programmatic Advertising là gì?

Còn được gọi tắt là Programmatic Ads, Programmatic Advertising có nghĩa là Quảng cáo tự động hoặc quảng cáo được lập trình. Khái niệm đề cập đến cách thức các quảng cáo được hiển thị, đấu giá và hơn thế nữa thông qua công nghệ lập trình.

  • Advertising Agency là gì?

Advertising Agency là các công ty cung cấp các dịch vụ và sản phẩm quảng cáo (Advertising Services), Advertising Agency đồng nghĩa với cụm từ Advertising Company, tuy nhiên trong ngành quảng cáo và marketing, Agency được sử dụng phổ biến hơn.

  • Contexual Advertising là gì?

Contexual Advertising có nghĩa là quảng cáo theo ngữ cảnh, là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.

Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.

  • Advertising Technology hay Adtech là gì?

Advertising Technology hay Adtech có nghĩa là công nghệ quảng cáo, thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

  • Native Advertising hay Native Ads là gì?

Native Advertising là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.

  • Advertiser là gì?

Trong ngành Advertising, Advertiser là các nhà quảng cáo, những đơn vị chạy quảng cáo trên các nền tảng (như Facebook, Google, TikTok….).

  • Place an Advertisement là gì?

Advertisement là mẫu quảng cáo. Place an Advertisement nghĩa là đặt hay chạy một mẫu quảng cáo trên một nền tảng ở một ví trí hiển thị nào đó.

  • Multi-platform Advertising là gì?

Là quảng cáo trên đa nền tảng quảng cáo. Thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.

  • Immersive Advertising là gì?

Immersive Advertising là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.

Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.

  • Audio Advertising là gì?

Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

  • Personalized Advertising là gì?

Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.

  • Dynamic Advertising là gì?

Dynamic Advertising (Dynamic Ads hay Dynamic Creatives) là hình thức quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (Advert) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Dynamic Advertising là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.

  • Social Media Advertising là gì?

Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.

  • Inventory Advertising là gì?

Là khoảng không hay không gian quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.

  • Entertaining Advertising là gì?

Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.

  • Performance Based Advertising (Ads) là gì?

Là khái niệm đề cập đến các hoạt động quảng cáo dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu đầu ra của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay bán hàng.

  • Content connected video advertising là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Non Commercial Advertising là gì?

Là quảng cáo phi thương mại, các mẫu quảng cáo khi này không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không.

Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.

  • Advertising Message là gì?

Advertising Message có nghĩa là thông điệp quảng cáo, chính là ý nghĩa (nội dung) mà nhà quảng cáo hay doanh nghiệp làm quảng cáo muốn in dấu trong tâm trí của người tiêu dùng, muốn người tiêu dùng biết và ghi nhớ nó.

Cập nhật một số dữ liệu mới nhất về Digital Advertising 2023.

  • Thị trường Digital Advertising có giá trị khoảng 700 tỷ USD vào năm 2023.
  • Search Advertising là mảng lớn nhất chiếm hơn 30% với giá trị khoảng 280 tỷ USD.
  • Social Media Advertising chiếm vị trí thứ hai với hơn 200 tỷ USD.

Kết luận.

Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành advertising (quảng cáo) nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ advertising là gì, các công cụ và hình thức Advertising phổ biến, cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Advertising.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Quảng cáo là gì? Các hình thức Quảng cáo trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các kiến thức quan trọng cần biết về ngành Quảng cáo (Advertising) như: Quảng cáo là gì? lịch sử hình thành khái niệm quảng cáo? ngành quảng cáo là gì? vai trò của quảng cáo trong Marketing? các loại hình hay hình thức quảng cáo thương mại phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam? đặc điểm và vai trò của quảng cáo? nội dung và mục tiêu của quảng cáo? và hơn thế nữa.

quảng cáo là gì
Quảng cáo là gì? Các hình thức Quảng cáo trong Marketing

Trong phạm vi Marketing, Quảng cáo (Advertising) được định nghĩa là hình thức truyền thông có trả phí (và vẫn có thể miễn phí trong một số trường hợp) với mục tiêu chính là bán hàng. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông marketing nói riêng, quảng cáo có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, quảng cáo hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm. Mặc dù phổ biến là vậy, khái niệm quảng cáo vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn, vẫn có những quan điểm hay nhận định sai lầm về thuật ngữ này. Vậy thực chất thì quảng cáo là gì và nó có đặc điểm gì?

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Quảng cáo là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến quảng cáo.
  • Ngành quảng cáo là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.
  • Vai trò của quảng cáo đối với doanh nghiệp hay trong Marketing là gì?
  • Các loại hình quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về quảng cáo.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất quảng cáo.
  • Luật quảng cáo là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết về khái niệm Quảng cáo từ góc độ Marketing và Kinh doanh.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising.

Quảng cáo là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ (có trả phí) công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một cách định nghĩa khác, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

Ngành quảng cáo là gì?

Ngành quảng cáo là gì?
Ngành quảng cáo là gì?

Ngành quảng cáo hay ngành công nghiệp quảng cáo (Advertising Industry) là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Advertising Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ trong ngành quảng cáo.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, quảng cáo lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Advertising: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Advertising Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Ads: Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising tức đề cập đến quảng cáo. Ví dụ trình quản lý quảng cáo là Ads Manager hay quảng cáo Facebook là Facebook Ads.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Chiến lược quảng cáo (Advertising Strategy): Cũng tương tự như chiến lược marketing, chiến lược quảng cáo là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong chiến lược quảng cáo như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Chiến dịch quảng cáo: Chiến dịch quảng cáo là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Phương tiện quảng cáo: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Thông điệp quảng cáo: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Chương trình quảng cáo: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?

quảng cáo là gì
Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo với PR là gì?

Trong khi cả quảng cáo và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Quảng cáo vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với quảng cáo, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với quảng cáo, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa quảng cáo với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

quảng cáo
Quảng cáo trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (T-P), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, quảng cáo (Advertising) hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của quảng cáo thương mại đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, quảng cáo là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của quảng cáo đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Quảng cáo giúp xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, quảng cáo có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện quảng cáo nào, quảng cáo vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Quảng cáo giúp tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, quảng cáo nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi quảng cáo được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Quảng cáo giúp tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, quảng cáo cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức quảng cáo truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức quảng cáo hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Khi nói đến các loại hình hay hình thức quảng cáo, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, quảng cáo sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Quảng cáo truyền thống và Quảng cáo hiện đại.

  • Quảng cáo truyền thống là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, quảng cáo cũng có thể được phân loại theo cách này.

Quảng cáo truyền thống là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

  • Quảng cáo hiện đại là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Quảng cáo hiện đại bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Advertising hay Online Advertising (Internet Advertising).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi quảng cáo truyền thống chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì quảng cáo hiện đại hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy quảng cáo hiện đại, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Quảng cáo trực tuyến và Quảng cáo ngoại tuyến.

  • Quảng cáo trực tuyến là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng quảng cáo trực tuyến.

Một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

  • Quảng cáo ngoại tuyến là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các quảng cáo trực tuyến có thể được xếp vào quảng cáo ngoại tuyến tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức quảng cáo ngoại tuyến có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Quảng cáo thương hiệu và Quảng cáo hiệu suất.

  • Quảng cáo thương hiệu là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ quảng cáo thương hiệu không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

  • Quảng cáo hiệu suất là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, quảng cáo hiệu suất là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Advertising Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là quảng cáo hiệu suất.

Ngoài ra, liên quan đến quảng cáo hiệu suất và quảng cáo thương hiệu, tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các quảng cáo hiệu suất cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Quảng cáo hiển thị và Quảng cáo tìm kiếm.

  • Quảng cáo hiển thị là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?
Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì? Ví dụ về một mẫu quảng cáo hiển thị – Display Ads.

Quảng cáo hiển thị (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các quảng cáo bạn vẫn thấy trên Facebook là quảng cáo hiển thị.

Ngoài ra, một số hình thức quảng cáo khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Advertising hay Native Advertising đều thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn là hiển thị.

  • Quảng cáo tìm kiếm là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là quảng cáo tìm kiếm.

Phần lớn các quảng cáo tìm kiếm xuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Quảng cáo tìm kiếm hay Search Advertising là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Quảng cáo có trả phí và Quảng cáo không phải trả phí.

  • Quảng cáo có trả phí là gì?

Hấu hết các quảng cáo mà chúng ta vẫn thấy là quảng cáo có trả phí, tức thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng quảng cáo (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

  • Quảng cáo tự nhiên là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Advertising), quảng cáo tự nhiên hay còn được gọi là quảng cáo miễn phí là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về khái niệm quảng cáo.

  • Quảng cáo là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể quảng cáo mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách quảng cáo nào.
  • Quảng cáo không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng quảng cáo truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Quảng cáo là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng quảng cáo khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở quảng cáo (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng quảng cáo, các thành phần hay yêu cầu quảng cáo có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá và đo lường hiệu suất quảng cáo.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Luật quảng cáo là gì?

Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Luật quảng cáo lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ quảng cáo.

  • Quảng cáo viết tắt là gì?

Thuật ngữ quảng cáo thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Advertising) và QC trong tiếng Việt.

  • Mẫu quảng cáo là gì?

Mẫu quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa Advertisements hoặc Adverts, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.

Mẫu quảng cáo có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Mục đích của quảng cáo là gì?

Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà quảng cáo có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.

  • Kinh doanh quảng cáo là gì?

Khái niệm kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Advertising Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.

Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.

  • Quảng cáo theo ngữ cảnh là gì?

Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contexual Advertising) là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.

Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.

  • Công nghệ quảng cáo (Adtech) là gì?

Công nghệ quảng cáo hay Adtech là thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

  • Quảng cáo hiển thị tự nhiên là gì?

Quảng cáo hiển thị tự nhiên (Native Ads) là hình thức quảng cáo trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.

  • Quảng cáo đa nền tảng là gì?

Là thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.

  • Quảng cáo nhập vai là gì?

Quảng cáo nhập vai là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.

Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.

  • Quảng cáo âm thanh là gì?

Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

  • Quảng cáo động (Dynamic Ads) là gì?

Quảng cáo động là quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (mẫu quảng cáo) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Quảng cáo động là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.

  • Quảng cáo cá nhân hoá là gì?

Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.

  • Quảng cáo mạng xã hội là gì?

Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.

  • Dung lượng hay khoảng không quảng cáo là gì?

Là không gian hiển thị quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.

  • Quảng cáo giải trí là gì?

Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.

  • Branding là gì trong ngành quảng cáo?

Trong ngành quảng cáo, Branding có thể được hiểu là một mục tiêu của quảng cáo, khác với Performance là thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, các quảng cáo định hướng Branding hướng tới mục tiêu xây dựng độ nhận diện thương hiệu.

  • Quảng cáo bùng là gì?

Là hành vi gian lận trong quảng cáo, trong đó các nhà quảng cáo tìm cách chạy quảng cáo và không trả phí cho các nền tảng quảng cáo. Hành vi thường thấy là nhà quảng cáo bỏ tài khoản quảng cáo hoặc bỏ thẻ thanh toán quảng cáo (phương thức thanh toán).

  • Quảng cáo video được kết nối bởi nội dung là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Chức năng của quảng cáo trong Marketing là gì?

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo là 1 phần không thể thiếu của marketing, trong ngành marketing, chức năng chính của quảng cáo là giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa.

  • Quảng cáo phi thương mại là gì?

Là các mẫu quảng cáo không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không. Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.

  • Vật phẩm quảng cáo là gì?

Là những tờ rơi, tài liệu, ấn phẩm…được sử dụng cho mục đích quảng cáo.

  • Người quảng cáo là gì?

Người quảng cáo hay còn được gọi là nhà quảng cáo, là những cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động quảng cáo và chịu trách nhiệm về những gì mà họ đang quảng cáo tới người tiêu dùng hay công chúng.

  • Viết quảng cáo là làm gì?

Viết quảng cáo là khái niệm đề cập đến quá trình sản xuất các nội dung phục vụ cho quảng cáo. Ví dụ như slogan, tiêu đề, hay bất cứ lời đề xuất (offer) nào khác, thứ mà khách hàng có thể nhìn thấy từ các mẫu quảng cáo.

Kết luận.

Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ hơn về bản chất của ngành quảng cáo, hiểu quảng cáo là gì, các hình thức và công cụ quảng cáo, cũng như các lý thuyết chính khác xoay quanh thuật ngữ Quảng cáo.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Trình quản lý quảng cáo là gì? Mọi thông tin Marketer cần biết

Cùng tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) như: Trình quản lý quảng cáo là gì? Các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng quảng cáo phổ biến nhất thế giới hiện nay như Facebook, Google, TikTok, LinkedIn, Twitter, Zalo, Cốc Cốc và hơn thế nữa.

trình quản lý quảng cáo là gì
Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) là gì?

Trình quản lý quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Ads Manager (hoặc Ad Manager), là nơi quản lý toàn bộ các tài khoản và nội dung quảng cáo (mẫu quảng cáo) của các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay TikTok. Không chỉ là nơi nhà quảng cáo có thể xem và phân tích hiệu suất quảng cáo, trình quản lý quảng cáo còn là nơi cài đặt, phân tích, tích hợp và hơn thế nữa. Để có thể tối đa hoá hiệu suất quảng cáo, người làm quảng cáo cần thấu hiểu về cách thức sử dụng các tính năng hiện có trong các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng quảng cáo. Bài viết dưới đây của MarketingTrips sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ các kiến thức về Trình quản lý quảng cáo.

Trình quản lý quảng cáo là gì?

Nằm trong bối cảnh của ngành Quảng cáo nói chung, Trình quản lý quảng cáo là nơi nhà quảng cáo có thể quản lý hầu hết các tài sản quảng cáo như chiến dịch quảng cáo (Campaigns), nhóm quảng cáo (Ad sets), mẫu quảng cáo (Ads) và hơn thế nữa.

Sau khi đăng ký tài khoản thành công, từ giao diện của trình quản lý quảng cáo, nhà quảng cáo thể tiến hành thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, phân bổ các nhóm quảng cáo và mẫu quảng cáo cho từng nhóm quảng cáo.

Trong hầu hết các trình quản lý quảng cáo phổ biến trên thế giới như Google, Facebook hay TikTok, phần chiếm nhiều thời gian nhất của các nhà quảng cáo hay marketer đó là phần nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Trong khi bạn có thể dễ dàng chọn mục tiêu chiến dịch hay mục tiêu kinh doanh của thương hiệu ở phần Chiến dịch, để đạt được các mục tiêu (KPIs) đề ra, bạn cần rất rất nhiều thời gian cho việc thiết lập và tối ưu hoá quảng cáo ở phần Nhóm quảng cáo và Quảng cáo.

Trình quản lý quảng cáo là nơi nhà quảng cáo cũng có thể xem chi tiết các chỉ số hiệu suất quảng cáo theo thời gian thực (real-time).

Dưới đây là một số trình quản lý quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới.

Các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng quảng cáo phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.

1. Trình quản lý quảng cáo của Facebook – Facebook Ads Manager.

Theo Meta, trình quản lý quảng cáo Facebook là điểm khởi đầu để chạy quảng cáo trên các nền tảng của Meta như Facebook, Instagram, Facebook Messenger hoặc Mạng lưới đối tượng (Audience Network).

Đây là một công cụ ‘all-in-one’ để tạo quảng cáo, kiểm soát về thời gian và vị trí chúng sẽ chạy cũng như theo dõi kết quả của các chiến dịch.

Với ứng dụng quản lý quảng cáo (Ads Manager app) dành cho iOS và Android, bạn có thể theo dõi chiến dịch của mình ở bất cứ nơi đâu, dù bạn ở đâu, bạn cũng sẽ có quyền tạo và chỉnh sửa quảng cáo, theo dõi hiệu suất và nhiều tính năng khác.

Dưới đây là hình ảnh giao diện chính của trình quản lý quảng cáo Facebook (để các bạn có thể dễ dàng theo dõi các thuật ngữ gốc, bài viết sẽ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ mặc định trong các giao diện cài đặt).

trình quản lý quảng cáo facebook
Giao diện chính của trình quản lý quảng cáo Facebook – Facebook Ads Manager.

Như bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính của trình quản lý, bạn có thể lựa chọn các mục tiêu khác nhau tuỳ theo doanh nghiệp ở phần chiến dịch.

Nếu bạn muốn xây dựng độ nhận biết thương hiệu bạn có thể chọn mục tiêu là Awareness hay nếu thương hiệu của bạn cần các chuyển đổi bán hàng, bạn có thể chọn là Conversions.

Tuỳ vào mỗi mục tiêu khác nhau ở phần chiến dịch, các thông số ở phần nhóm quảng cáo và quảng cáo sẽ thay đổi.

Ví dụ, nếu bạn chọn mục tiêu là Awarenss (Độ nhận biết thương hiệu), bạn không thể thiết lập biểu mẫu khách hàng tiềm năng (Lead Forms) ở phần quảng cáo và ngược lại.

Cũng bởi lý do này, chất lượng quảng cáo hay các mục tiêu kinh doanh của thương hiệu có đạt được hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào tư duy tổng thể của các nhà quảng cáo từ những giai đoạn đầu khi hình thành mục tiêu.

trình quản lý quảng cáo facebook
Trình quản lý quảng cáo Facebook – Phần Chiến dịch.

Ở phần mục tiêu của chiến dịch như bạn có thể thấy ở trên, hiện Facebook cung cấp 6 lựa chọn khác nhau bao gồm: Độ nhận biết thương hiệu (Awareness), lưu lượng truy cập (Traffic), tương tác với khách hàng mục tiêu (Engagement), tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Leads), thúc đẩy ứng dụng (App promotion) và thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales).

Theo cập nhật mới nhất từ Facebook, các mục tiêu của quảng cáo sẽ tiếp tục được cập nhật trong 2022 nhằm mục tiêu giúp thương hiệu dễ dàng quản lý các chiến dịch của họ nhiều hơn nữa.

Facebook cho biết:

“Để có thể hướng dẫn các nhà quảng cáo một cách hiệu quả về cách thiết lập chiến dịch, chúng tôi đang thiết kế lại trải nghiệm lựa chọn mục tiêu khi tạo một chiến dịch mới trong Trình quản lý quảng cáo.

Chúng tôi đang chuyển sang mô hình trải nghiệm quảng cáo dựa trên kết quả đầu ra (ODAX), nơi các nhà quảng cáo có thể lựa chọn kết quả kinh doanh đầu ra mong muốn của họ (ví dụ: Xây dựng nhận thức thương hiệu, Lưu lượng truy cập, Tương tác, Khách hàng tiềm năng…) và giao diện thiết lập chiến dịch mới sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn họ cách để đạt được các mục tiêu đó.”

Như đã phân tích ở trên, các nhà quảng cáo thường không mất quá nhiều thời gian ở phần chiến dịch, thay vào đó, phần lớn các nỗ lực tối ưu hiệu suất quảng cáo nằm ở phần nhóm quảng cáo và quảng cáo.

trình quản lý quảng cáo facebook
Trình quản lý quảng cáo Facebook – Phần Nhóm quảng cáo

Hầu hết các thông số cài đặt quảng cáo như ngân sách và thời gian chạy quảng cáo, lựa chọn đối tượng mục tiêu, vị trí phân phối quảng cáo (Ad Placements), chiến lược giá thầu hay kiểu phân phối quảng cáo đều được hiển thị ở đây.

Trình quản lý quảng cáo Facebook
Trình quản lý quảng cáo Facebook – Phần Quảng cáo

Và cuối cùng là phần quảng cáo, nơi bạn có thể thiết lập tất cả những thứ liên quan đến nội dung quảng cáo. Cũng tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau của chiến dịch mà phần thiết lập quảng cáo cũng có các tính năng khác nhau.

Liên quan đến khái niệm trình quản lý quảng cáo, Facebook cũng cấp trình quản lý kinh doanh (BM – Business Manager), nơi nhà quảng cáo có thể tạo và quản lý tất cả các tài khoảng quảng cáo, đối tượng mục tiêu hay các tài sản quảng cáo khác.

Giao diện chính của Facebook Business Manager

Như bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính, bạn có thể truy cập ngay vào các phần khác như trình quản lý quảng cáo, Audience (đối tượng), trình quản lý sự kiện (Events Manager) và nhiều tính năng khác của doanh nghiệp.

Hiện tại, với mỗi trình quản lý kinh doanh bình thường, Facebook cấp tối đa (chủ yếu phân bổ theo ngưỡng chi tiêu) là 5 tài khoản quảng cáo con.

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều thương hiệu hoặc sản phẩm, tốt nhất bạn nên bắt đầu với trình quản lý doanh nghiệp tức BM hơn là tài khoản quảng cáo cá nhân hay trình quản lý quảng cáo.

2. Trình quản lý quảng cáo của Google – Google Ad Manager.

Giao diện chính của trình quản lý quảng cáo của Google
Giao diện chính của trình quản lý quảng cáo của Google – Google Ads Manager.

Cũng tương tự như Facebook, trình quản lý quảng cáo của Google cũng khá phức tạp với nhiều tính năng khác nhau.

Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.

Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).

Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).

Tuy nhiên, vì Google Ad Manager được xem như là nền tảng tổng cho các doanh nghiệp lớn, các nhà xuất bản lớn hay các Media Agency, nền tảng này ít khi được các đơn vị nhỏ chú ý.

Liên quan đến thuật ngữ trình quản lý quảng cáo của Google, có không ít marketer hay nhà quảng cáo (mới) nhầm lẫn với khái niệm tài khoản quảng cáo hoặc chạy quảng cáo trên Google (Google Ads) vốn được triển khai trên một nền tảng hoàn toàn riêng.

Giao diện tổng quan của trình quản lý tất cả các quảng cáo của nhà quảng cáo
Giao diện tổng quan của trình quản lý tất cả các quảng cáo của nhà quảng cáo

Với những bạn mới, các bạn cần phân biệt tài khoản quảng cáo dành cho người quản lý (Manager Account) và tài khoản quảng cáo (Ad Account).

Tài khoản dành cho người quản lý (tên gọi trước đây là MCC – My Client Center), là tài khoản tổng dùng để quản lý các tài khoản quảng cáo con, hiện tại theo giới hạn của Google, bạn có thể tạo tối đa 20 tài khoản quảng cáo con này trong mỗi tài khoản tổng.

Để có thể dễ hình dung hơn, nếu như với Facebook bạn dùng tài khoản doanh nghiệp (BM – Business Manager) để quản lý các tài khoản quảng cáo thì với Google cũng tương tự, bạn dùng Google Ads (Manager Accounts) để quản lý các Ad Account.

Cũng giống với cấu trúc của Facebook, để có thể tiến hành khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, bạn cần thao tác trên 3 phần chính là chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo. 

Như bạn có thể thấy ở trên, ở phần thiết lập chiến dịch, Google cho phép bạn lựa chọn các mục tiêu khác nhau như bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu và một số mục tiêu khác. 

Sau khi lựa chọn được mục tiêu, Google cho phép bạn lựa chọn các kiểu chiến dịch, tức cách mà các quảng cáo sẽ được chạy và hiển thị.

Bạn có thể chọn cách hiển thị trên công cụ tìm kiếm, trên các website và ứng dụng, chạy các chiến dịch mua sắm hay video.

Trình quản lý quảng cáo của Google – Phần nhóm quảng cáo

Sau khi đã chọn xong các thông số ở phần chiến dịch, lại một lần nữa tương tự như Facebook, nhóm quảng cáo (ad group) và quảng cáo (ads) là những phần tốn nhiều thời gian và công sức nhất.

Với mục tiêu là hiển thị quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Search), tại phần thiết lập nhóm quảng cáo, từ khoá (keywords) là một trong những phần quan trọng nhất.

Bên cạnh các yếu tố khác của công việc tối ưu quảng cáo, một chiến lược lựa chọn từ khoá đúng có tác động rất lớn đến thành cộng của một chiến dịch nhất định.

Tuỳ vào từng từng mục tiêu kinh doanh khác nhau, bạn có thể chọn các chiến lược từ khoá khác nhau, hiện Google cung cấp các kiểu đối sánh từ khoá như đối sánh chính xác, đối sánh rộng và đối sáng cụm từ.

Cuối cùng, phần thiết lập nội dung quảng cáo của Google cũng có gì đặc biệt.

Ngoài Google Ads, trình quản lý quảng cáo của Google, nếu bạn là người làm marketing cho các doanh nghiệp vừa và lớn, bạn cũng nên tìm hiểu và sử dụng nền tảng marketing tích hợp của Google (Google Marketing Platforms), nơi bạn có thể quản lý tất cả các sản phẩm khác của Google như Google Search Ads 360, Analytics 360, Google Tag Manager…

3. Trình quản lý quảng cáo của TikTok – TikTok Ads Manager.

So với các trình quản lý quảng cáo của Facebook và Google, TikTok Ads Manager có phần đơn giản và dễ sử dụng hơn.

Trình quản lý quảng cáo của TikTok - TikTok Ads Manager.
Trình quản lý quảng cáo của TikTok – TikTok Ads Manager.

trình quản lý quảng cáo của tiktok - giao diện

Cấu trúc tài khoản của TikTok cũng có 3 phần chính là chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo, nơi các nhà quảng cáo có thể thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

trình quản lý quảng cáo của tiktok- chiến dịch

Trước hết, ở phần cài đặt mục tiêu của chiến dịch, TikTok cho phép bạn lựa chọn các mục tiêu khác nhau như kết nối với khách hàng, tăng lượng người dùng truy cập website, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy chuyển đổi bán hàng.

trình quản lý quảng cáo tiktok - lựa chọn đối tượng mục tiêu

Tiếp theo, bạn có thể lựa chọn các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau và mức ngân sách bạn muốn cho chiến dịch. Và cuối cùng là kết nối tài khoản và thiết lập chi tiết nội dung quảng cáo.

Cũng tương tự như tài khoản doanh nghiệp (Business Manager) trong Facebook và tài khoản người quản lý (Manager Accounts) trong Google, TikTok cũng cung cấp trình quản lý doanh nghiệp riêng.

Tại đây, nhà quảng cáo có thể cài đặt và quản lý các tài sản quảng cáo của doanh nghiệp như đối tác, người dùng, và cả các tài khoản của các nhà quảng cáo.

Theo TikTok, dưới đây là một số tính năng nổi bật của trình quản lý doanh nghiệp TikTok Business Center:

  • Khi bạn thêm một tài khoản của nhà quảng cáo (Advertiser Account) vào trình quản lý doanh nghiệp, bạn có thể xem các dữ liệu, insights, quản lý các quyền truy cập tài sản quảng cáo, và có thể truy cập ngay trình quản lý quảng cáo (Ads Manager).
  • Bạn có thể mời và phân quyền tài sản cho các nhà quảng cáo khác nhau.
  • Bạn cũng có thể thêm các trình quản lý doanh nghiệp khác vào tài khoản của bạn như là đối tác quảng cáo.
  • Cuối cùng, vì bạn có thể quản lý tất cả các tài sản quảng cáo tại một nơi duy nhất, bạn có thể dễ dàng truy cập và phân tích hiệu suất của các tài khoản quảng cáo khác nhau.

4. Trình quản lý quảng cáo của LinkedIn – LinkedIn Ads Campaign Manager.

Trình quản lý quảng cáo của LinkedIn - LinkedIn Campaign Manager.
Trình quản lý quảng cáo của LinkedIn – LinkedIn Campaign Manager.

Ngoài các nền tảng phổ biến như Google, Facebook và TikTok, với gần 800 triệu người dùng tính đến năm 2022, LinkedIn là một trong những nền tảng quảng cáo lớn nhất toàn cầu đặc biệt là trong ngành B2B.

Sau khi tạo Trang (LinkedIn Company Page) và truy cập vào trình quản lý quảng cáo, bạn sẽ thấy giao diện như bên dưới.

Sau khi tạo chiến dịch, LinkedIn cũng cho phép nhà quảng cáo lựa chọn các mục tiêu khác nhau tương tự Facebook hay TikTok, như độ nhận biết thương hiệu, lượng truy cập website, lượng tương tác hay thúc đẩy khách hàng tiềm năng (Lead generation).

Tiếp đó, bạn có thể cài đặt hàng loạt các tính năng khác như định dạng quảng cáo, nơi hiển thị quảng cáo, ngân sách hoặc đo lường chuyển đổi.

Trình quản lý quảng cáo LinkedIn - Quảng cáo

Cuối cùng bạn có thể tiến hành thiết kế nội dung quảng cáo cho các mục tiêu và chiến dịch đã chọn. Nếu xét về giao diện tổng thể, LinkedIn Campaign Manager có phần tương tự Facebook Ads Manager nhất.

5. Trình quản lý quảng cáo của Twitter – Twitter Ads Manager.

Giao diện trình quản lý quảng cáo của Twitter - Ads Manager của Twitter.

So với các nền tảng quảng cáo khác như Google, Facebook, TikTok hay LinkedIn, quảng cáo trên Twitter có phần ít phổ biến hơn.

Tuy nhiên, với hơn 200 triệu người dùng trên toàn cầu tính đến năm 2022, nếu đối tượng mục tiêu của bạn ở ngoài phạm vi của thị trường Việt Nam thì Twitter cũng là một nền tảng đầy hứa hẹn.

Như giao diện bạn có thể thấy ở trên, về cơ bản quảng cáo trên Twitter cũng tương tự như các nền tảng quảng cáo khác, cấu trúc chiến dịch được tách thành chiến dịch, nhóm quảng cáo và cuối cùng là các mẫu quảng cáo.

Hiện Twitter cung cấp các hình thức (format) quảng cáo như quảng cáo bài đăng (Promoted Tweets), quảng cáo tài khoản nhằm mục tiêu gia tăng lượt người theo dõi (Promoted Accounts), quảng cáo xu hướng (Promoted Trend) và quảng cáo các khoảnh khắc (Promoted Moments).

6. Trình quản lý quảng cáo của Zalo – Zalo Ads Manager.

Mặc dù chỉ hoạt động chủ yếu tại thị trường Việt Nam và không mấy phổ biến, Zalo cũng được không ít các nhà quảng cáo để ý đến.

So với các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok, Zalo có cấu trúc cài đặt và khởi chạy chiến dịch khá đơn giản và ít tính năng.

Như bạn có thể thấy ở trên, ở phần chọn mục tiêu chiến dịch, Zalo cũng cho phép nhà quảng cáo chọn các mục tiêu phổ biến như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng lưu lượng truy cập website, tăng mức độ tương tác hoặc thúc đẩy khả năng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Nằm trong hệ sinh thái của VNG, sau khi cài đặt và khởi chạy chiến dịch, quảng cáo chủ yếu hiển thị trên Zalo Feed (nguồn cấp dữ liệu của Zalo với khoảng hơn 10 triệu người dùng), Zing News, Báo mới và một số nền tảng liên kết khác của.

Cũng tương tự như các trình quản lý quảng cáo khác, tuỳ vào mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau, nhà quảng cáo có thể chọn các kiểu quảng cáo khác nhau như quảng cáo bài viết, quảng cáo điền biểu mẫu khách hàng hoặc quảng cáo video.

7. Trình quản lý quảng cáo của Cốc Cốc – Cốc Cốc Ads Manager.

Là nền tảng quảng cáo chạy trên hệ sinh thái của trình duyệt Cốc Cốc, Cốc Cốc Ads hiện cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau như: quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo banner (hiển thị trên trang chủ của trình duyệt Cốc Cốc), quảng cáo icon (hiển thị icon của thương hiệu trên trang chủ của trình duyệt) và quảng cáo mua sắm.

Trình quản lý quảng cáo của Cốc Cốc - Cốc Cốc Ads Manager.

Cũng tương tự như Zalo, trình quản lý quảng cáo của Cốc Cốc khá đơn giản và không có quá nhiều tuỳ chọn.

Một số lưu ý cho các nhà quảng cáo hoặc người làm marketing khi sử dụng trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) là gì?

Như bạn có thể thấy qua các phân tích ở trên, để có thể tối ưu hoá được các tài sản quảng cáo theo thời gian, nhà quảng cáo nên tiến hành xây dựng từng bước cấu trúc của tài khoản, hãy bắt đầu từ việc xây dựng các tài khoản doanh nghiệp, sau đó mới đến các tài khoản quảng cáo con.

Nếu bạn là doanh nghiệp lớn và có nhiều sản phẩm hay thương hiệu, việc chuẩn bị cho mình nhiều tài khoản quảng cáo có thể giúp ích rất nhiều cho bạn sau này.

Bên cạnh đó, với những trình quản lý quảng cáo như Facebook, vì số lượng các tài khoản quảng cáo sẽ được mở rộng biến thiên dựa theo ngân sách chi tiêu và mức độ cung cấp các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.

Việc xây dựng từ sớm các tài khoản doanh nghiệp thay vì chỉ là các tài khoản quảng cáo cá nhân có thể giúp cho bạn có nhiều tài khoản quảng cáo hơn, chủ động phân bổ sản phẩm và nguồn lực dễ dàng hơn.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi Trình quản lý quảng cáo hay Ads Manager là gì? Cách sử dụng Trình quản lý quảng cáo.

Như đã phân tích, công việc đầu tiên và quan trọng nhất của các nhà quảng cáo hay Digital Marketer không phải là vận hành các chiến dịch quảng cáo mà là thấu hiểu tất cả các trình quản lý quảng cáo, các tính năng hiện có và hơn thế nữa.

Hy vọng với bài viết tương đối toàn diện nói trên từ MarketingTrips, bạn sẽ có những kiến thức căn bản nhất trước khi bắt tay vào công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Google tăng lên 69% kể từ năm ngoái

Doanh thu YouTube đạt hơn 7 tỷ USD, tăng 83% so với năm ngoái, gần bằng doanh thu hàng quý của Netflix, là 7,34 tỷ USD.

Doanh thu quảng cáo của Google tăng lên 69% kể từ năm ngoái
Sundar Pichai, chief executive officer of Google Inc.

Alphabet đã báo cáo thu nhập quý 2 năm 2021. Giá cổ phiếu đã tăng hơn 3% sau nhiều giờ với những con số đầy mạnh mẽ, điều này vượt mức bự báo của các nhà phân tích.

Đây là kết quả.

  • Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): 27,26 USD so với 19,34 USD trên mỗi cổ phiếu, theo ước tính của Refinitiv.
  • Doanh thu: 61,88 tỷ USD so với 56,16 tỷ USD, theo ước tính của Refinitiv.
  • Doanh thu quảng cáo trên YouTube: 7 tỷ USD so với 6,37 tỷ USD dự kiến, theo ước tính của StreetAccount.
  • Doanh thu của Google Cloud: 4,63 tỷ USD so với 4,40 tỷ USD dự kiến, theo ước tính của StreetAccount.
  • Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (TAC): 10,93 tỷ USD so với 9,74 tỷ USD dự kiến, theo ước tính của StreetAccount.

Tổng doanh thu quảng cáo của Google đã tăng lên 50,44 tỷ USD, tăng 69% so với quý năm trước, con số này bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

Giám đốc kinh doanh của Google, Ông Philipp Schindler cho biết: bán lẻ cho đến nay là ngành đóng góp lớn nhất vào sự phát triển quảng cáo của công ty.

Doanh thu YouTube đạt hơn 7 tỷ USD, tăng 83% so với năm ngoái, gần bằng doanh thu hàng quý của Netflix, là 7,34 tỷ USD.

Schindler cho biết TV có kết nối là nền tảng tiêu thụ nội dung phát triển nhanh nhất mà Google có, hiện công ty có hơn 120 triệu người xem YouTube trên TV mỗi tháng.

Giám đốc điều hành Sundar Pichai cho biết YouTube Shorts, đối thủ cạnh tranh với TikTok mới của công ty, vừa vượt qua mức 15 tỷ lượt xem hàng ngày. Con số này tăng từ 6,5 tỷ lượt xem hàng ngày vào tháng Ba.

Mảng điện toán đám mây, Google Cloud đã mang về 4,63 tỷ USD – tăng từ 3,01 tỷ USD vào một năm trước.

Google Cloud bao gồm cơ sở hạ tầng và nền tảng phân tích dữ liệu, các công cụ cộng tác như Google Docs và Google Sheets, cũng như các dịch vụ khác dành cho khách hàng doanh nghiệp (B2B).

Công ty cũng ghi nhận lợi nhuận thu nhập ròng hàng quý là 561 triệu USD và lợi tức EPS là 0,83 USD. Bà Ruth Porat, Giám đốc tài chính của Alphabet cho biết bà hy vọng sẽ có một “cơn gió nhẹ hơn đối với doanh thu trong quý thứ ba.”

Bà cho biết còn quá sớm để dự báo các xu hướng dài hạn khi thị trường mở cửa trở lại, đặc biệt là khi tỷ lệ các trường hợp mắc Covid đang dần tăng lên.

Ở một khía cạnh khác, CEO Pichai cũng đang khuyến khích mọi người tiêm vắc-xin Covid-19, trong khi bà Porat trao đổi với CNBC rằng kế hoạch trở lại văn phòng làm việc của công ty vẫn đang được thực hiện trong tháng 9 tới.

Nhân viên sẽ được phép “làm việc tự nguyện tại nhà” ít nhất là đến đầu tháng đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thị trường quảng cáo toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất năm 2021

Dự báo thị trường quảng cáo toàn cầu của Magna cho thấy mức chi tiêu quảng cáo sẽ tăng kỷ lục 13,5% vào năm 2021 lên mức cao nhất mọi thời đại là 657 tỷ USD. Anh, Trung Quốc và Mỹ sẽ là những thị trường tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Sự phục hồi của thị trường quảng cáo toàn cầu trong năm nay đã tăng tốc vượt xa so với những kỳ vọng trước đó.

Trong khi vào năm ngoái, Magna dự báo mức phục hồi toàn cầu là khoảng 7,6% vào năm 2021, thì con số đó hiện tại đã được nâng lên mức dự báo tăng trưởng cao kỷ lục mới là 13,5%, tương đương 78 tỷ USD và sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 657 tỷ USD chi tiêu cho quảng cáo trong 2021.

Mức tăng trưởng này hoàn toàn trái ngược với mức giảm -2,5% vào năm 2020.

Bắc Mỹ được dự báo là thị trường có mức tăng trưởng lớn nhất từ 4,2% năm 2020 lên 14,9% trong năm 2021, tiếp theo là Mỹ Latinh tăng từ mức 6,6% lên 14,8% cho năm nay.

Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), sẽ tăng 12,8% và đạt 203 tỷ USD, mặc dù sự tăng trưởng sẽ không nhiều nhưng tất cả các khu vực đều sẽ có sự điều chỉnh tăng.

Magna cho rằng sự thay đổi mạnh mẽ đối với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang chứng kiến sự hoạt động quay trở lại của nhiều ngành đã bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19 như ô tô, giải trí, nhà hàng và thậm chí là du lịch.

Trong chỉ số chi tiêu này, quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising) tiếp tục tăng trưởng ở mức mạnh nhất, Magna đã tăng gấp đôi mức dự báo trước đó từ 10% lên 20% trong năm nay, đạt 419 tỷ USD và chiếm 64% tổng doanh thu toàn bộ ngành quảng cáo.

Doanh số bán quảng cáo ngoại tuyến (trừ quảng cáo kỹ thuật số) sẽ tiếp tục ổn định với mức chi tiêu dự báo là 238 tỷ USD.

Tất cả 70 thị trường quảng cáo được Magna theo dõi đều sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, với mức tăng lớn nhất đến từ một số thị trường lớn nhất thế giới, cụ thể là Anh (16,8%), Trung Quốc (16,1%) và Mỹ (15,1%).

Phía Magna cho biết:

“Khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn và nhanh hơn dự báo ở một số thị trường quảng cáo lớn nhất thế giới (đặc biệt là Mỹ, Vương quốc Anh, Trung Quốc) kèm với mức tiêu thụ tăng nhanh, các thương hiệu đang tìm cách để kết nối lại với người tiêu dùng.”

“Sự tăng tốc trong việc áp dụng thương mại điện tử và khả năng thích ứng nhanh của tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) sẽ thúc đẩy chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số từ các thương hiệu tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp nhỏ và DTC (mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng).”

Ấn Độ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, là thị trường quảng cáo duy nhất được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức hai con số là 13,6% vào năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook mở rộng khoá học đào tạo kỹ năng mới cho các Agency quảng cáo

Chương trình đào tạo của Facebook có tên là Rise được ra mắt nhằm mục tiêu đào tạo kỹ năng cho các nhân sự đang làm việc tại các Agency quảng cáo (Ad Agency) từ khắp toàn cầu.

Là một phần trong những nỗ lực nhằm mục tiêu cung cấp sự hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Facebook đã công bố mở rộng chương trình ‘Rise’, nhằm đào tạo kỹ năng digital cho các chuyên gia tại các agency quảng cáo.

Được ra mắt lần đầu tiên ở Brazil vào năm ngoái, chương trình Rise cung cấp khóa học đào tạo chi tiết của Facebook (Facebook Blueprint), cùng với những thông tin chi tiết khác trong ngành nhằm giúp nhân viên tại các agency nâng cao kỹ năng của họ để đáp ứng nhu cầu của công việc.

Theo giải thích của Facebook:

“Vào tháng 1 năm 2021, các công ty quảng cáo (Ad Agency) của Mỹ đã cắt giảm 4.800 việc làm, giảm nhân sự xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.

Cùng với những xu hướng này, nhu cầu việc làm trên các phương tiện truyền thông internet đang ở mức cao kỷ lục.

Vai trò của digital trong marketing là một trong những ngành đang phát triển nhanh nhất, mang lại cơ hội dành cho các chuyên gia tại các agency để phát triển các kỹ năng mới, trau dồi những kỹ năng cũ hoặc thậm chí là tạo ra những đột phá trong sự nghiệp.”

Rise ra mắt nhằm mục đích giúp những nhân sự trong ngành trở nên phù hợp hơn với những xu hướng này, với một loạt các chương trình đào tạo kỹ năng cụ thể.

Chương trình được triển khai qua các nhóm Facebook, hiện đã được tạo ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo.

Bằng cách hỗ trợ chương trình thông qua các nhóm (group), Facebook cũng đang giúp tạo ra các kết nối trong ngành, điều này có thể giúp bạn mở ra nhiều cơ hội hơn nữa.

Như bạn có thể thấy ở đây, khi bạn tham gia chương trình, sau đó bạn có thể xem tất cả các tài liệu đào tạo được cung cấp cũng như xem các mẹo hay những cuộc trò chuyện liên quan.

Facebook nói rằng chương trình dành cho tất cả các chuyên gia quảng cáo ở mọi cấp độ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch hoặc bị sa thải vào năm 2020.

Để đáp ứng các yêu cầu về tính đủ điều kiện, người tham gia phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc tại các agency.

Đó có thể là một cách tốt để học thêm các kỹ năng digital mới và đảm bảo rằng trình độ và kiến thức của bạn đáp ứng được các yêu cầu trong chương trình này.

Tất nhiên, điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho chính Facebook, khi chương trình kết thúc và bạn có thêm nhiều kiến thức để thử nghiệm, việc tăng chi tiêu cho các sản phẩm quảng cáo của Facebook là điều khó tránh khỏi.

Bạn có thể đăng ký tham dự chương trình tại: Facebook Rise

Và submit Facebook Group của chương trình tại: Rise Facebook Group

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google đã xóa 3,1 tỷ quảng cáo do vi phạm chính sách vào năm 2020

Gã khổng lồ công nghệ quảng cáo Google đã tiết lộ con số này trong bản báo cáo về tính minh bạch trong quảng cáo hàng năm của mình.

Google tiết lộ rằng họ đã xóa 3,1 tỷ quảng cáo do vi phạm các chính sách của mình về thông tin sai lệch, ngôn từ gây kích động thù địch và gian lận trong năm qua khi thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có.

Trong số này, 99 triệu quảng cáo bị xóa do có liên quan cụ thể đến “các sự kiện nhạy cảm” bao gồm COVID-19 và cuộc bầu cử ở Mỹ.

Cũng giống như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, Google đã nhanh chóng cấm quảng cáo cho các ‘sản phẩm ăn theo’ khi bắt đầu đại dịch vào tháng 3 năm ngoái, chẳng hạn như nước rửa tay, khẩu trang và giấy vệ sinh, để cứu người tiêu dùng trước nạn đầu cơ giá.

Khi khủng hoảng kéo dài, Google đã tạo ra một chính sách mới cấm các quảng cáo đề cập đến những âm mưu và thông tin sai lệch về COVID-19.

Ông Scott Spencer, Phó chủ tịch về quyền riêng tư và an toàn của quảng cáo cho biết.

“Khi chúng tôi nhận được thêm thông tin về Covid-19 và các tổ chức y tế đã ban hành những hướng dẫn mới, chúng tôi đã phát triển chiến lược thực thi của mình cho phép các nhà cung cấp dịch vụ y tế, tổ chức y tế, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đáng tin cậy cung cấp các bản cập nhật quan trọng và nội dung có thẩm quyền, trong khi vẫn ngăn chặn các hành vi lạm dụng cơ hội.”

Bên cạnh đó, một lĩnh vực khác mà Google đã tăng cường kiểm duyệt là xung quanh cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ.

Google đã tạm dừng hơn 5 triệu quảng cáo bầu cử ở Mỹ trước ngày bầu cử, đã xác minh 5.400 nhà quảng cáo bầu cử và chặn quảng cáo từ hơn 3 tỷ truy vấn tìm kiếm sau cuộc bầu cử nhằm tuyên truyền những thông tin sai lệch.

Quảng cáo bị hạn chế.

Google cũng đã hạn chế 6,4 tỷ quảng cáo vào năm ngoái mà họ cho là “nhạy cảm về mặt pháp lý hoặc văn hóa”.

Trong số đó, có hơn 550 triệu quảng cáo bị hạn chế vì đã vi phạm các yêu cầu pháp lý, 80 triệu trong số đó là các thương hiệu rượu.

Ông Spencer chia sẻ:

“Việc hạn chế quảng cáo cho phép chúng tôi điều chỉnh cách tiếp cận của mình dựa trên địa lý, luật địa phương… để các quảng cáo được chấp thuận chỉ hiển thị ở những nơi thích hợp, được quy định và hợp pháp.”

“Ví dụ: chúng tôi yêu cầu các hiệu thuốc trực tuyến phải hoàn thành chương trình chứng nhận và sau khi được chứng nhận, chúng tôi chỉ hiển thị quảng cáo của họ ở các quốc gia cụ thể nơi cho phép bán thuốc theo toa trực tuyến.”

Kiểm duyệt nội dung.

Google đã thêm và cập nhật 40 chính sách dành cho nhà quảng cáo cũng như nhà xuất bản (publishers) vào năm 2020, điều này cũng dẫn đến việc Google đã loại bỏ quảng cáo khỏi 1,3 tỷ trang của nhà xuất bản, con số này vào năm 2019 là 21 triệu.

Google đã ngừng hiển thị quảng cáo trên hơn 1,6 triệu tên miền (domain), bao gồm 981 triệu URL hiển thị nội dung khiêu dâm, 168 triệu trang bị coi là “nguy hiểm hoặc xúc phạm” và 114 triệu trang quảng cáo vũ khí.

Google Ads cũng ngăn chặn những hành vi gian lận từ các nhà quảng cáo đang tìm cách quảng bá các doanh nghiệp vốn không còn tồn tại hoặc lừa đảo.

Để giúp hỗ trợ quá trình này, Google đã giới thiệu chương trình xác minh danh tính nhà quảng cáo và chương trình xác minh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có thể phát hiện những hành vi vi phạm.

Sau sự thay đổi này, Google đã làm tăng hơn 70% số tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hoá do vi phạm chính sách vào năm 2020, từ mức 1 triệu trước đó lên hơn 1,7 triệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

10 Ý tưởng thiết kế quảng cáo xoay vòng sáng tạo với Facebook Ads

Vào năm 2014, Facebook đã giới thiệu một tính năng mới cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm của họ theo các cách sáng tạo và muốn người dùng tăng cường sự tương tác với quảng cáo. Đó chính là kiểu quảng cáo xoay vòng Carousel Ads.


Các định dạng của Facebook Carousel Ads cho phép người làm quảng cáo, trên cả Facebook và Instagram, hiển thị 3-5 hình ảnh, tiêu đề, và các liên kết hoặc kêu gọi hành động trong một quảng cáo.

Ở giao diện trên điện thoại di động, người dùng có thể vuốt qua các thẻ trong khi người sử dụng máy tính để bàn có thể cơ động giữa các hình ảnh bằng cách nhấn vào mũi tên trái hoặc phải. Đây là thao tác mà rất nhiều người sử dụng smartphone sử dụng.

Từ thời điểm đó, nhờ không gian quảng cáo được mở rộng, các nhà quảng cáo có thêm chỗ để kể câu chuyện thương hiệu của họ và hiển thị các sản phẩm thông qua nội dung phong phú, được tích hợp vào một quảng cáo bắt mắt.

Dưới đây là tổng hợp 10 Ý tưởng thiết kế quảng cáo xoay vòng sáng tạo với Facebook Ads mà bạn có thể tham khảo.

1. Hiển thị nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ

Quảng cáo quay vòng trên Facebook là một cơ hội tuyệt vời để cho khách hàng của bạn thấy sự đa dạng của các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Bằng cách này, về cơ bản, bạn sẽ cung cấp cho khách hàng của mình một danh mục sản phải ngắn gọn để duyệt qua.

Bạn có mười thẻ có sẵn cho hình ảnh hoặc video. Điều đó có nghĩa là bạn có thể gợi ý đến khách hàng mười sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau.

Đây là một ví dụ tuyệt vời hiển thị các sản phẩm khác nhau:

2. Nhấn mạnh một sản phẩm, dịch vụ hoặc tính năng

Tận dụng tối đa những gì quảng cáo xoay vòng trên Facebook cung cấp cho bạn và thay thế các tính năng với các lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ, giới thiệu các chương trình khuyến mãi, chất lượng tốt hơn so với các đối thủ, v.v. và cung cấp liên kết trực tiếp đến Landing page.

3. Kể một câu chuyện

Bạn có thể kể một câu chuyện nối tiếp nhau từ thẻ này sang thẻ khác. Định dạng quảng cáo tương tác này khuyến khích mọi người vuốt để xem tất cả hình ảnh hoặc video, có thể tăng mức độ tương tác trên trang của bạn.

Trong ví dụ sau, định dạng quảng cáo băng chuyền kể một câu chuyện cũng xây dựng bí ẩn xung quanh nhân vật chính của nó:

4. Giải thích một quy trình

Quảng cáo xoay vòng có thể dễ dàng giúp bạn đưa ra hướng dẫn từng bước về sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua hình ảnh hoặc video ngắn, khiến người xem bị thu hút vì họ phải vuốt hoặc nhấp để xem toàn bộ các bước.

5. Tạo một ảnh toàn cảnh nhưng bị chia tách

Có lẽ một trong những ý tưởng quảng cáo xoay vòng tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để tăng mức độ tương tác là chia hình ảnh toàn cảnh trong các thẻ khác nhau, như vậy vậy người dùng phải vuốt chúng cho đến lần cuối cùng để xem toàn bộ hình ảnh.

Bạn có thể sử dụng phương pháp hiệu quả này cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng hãy nhớ rằng đối với sản phẩm này, bạn không thể để Facebook tối ưu hóa hiệu suất của thẻ.

Dưới đây là cách BarkBox sử dụng ý tưởng này một cách vui nhộn:

6. Chia sẻ nội dung của bạn

Bạn có thể chọn quảng cáo xoay vòng để thông báo cho khán giả của mình bằng cách cung cấp cho họ nội dung chất lượng.

Mỗi thẻ có thể hiển thị các phần từ các nội dung khác nhau hoặc bạn có thể chọn phân tách các ý chính từ một phần nội dung trong toàn bộ thẻ.

Trong ví dụ dưới đây, Jamf School đã chọn sử dụng mỗi thẻ để trình bày ý tưởng chính của loạt blog gồm năm phần của họ:

7. Quảng bá sự kiện của bạn

Một cách khác để sử dụng định dạng xoay vòng của Facebook là nói với mọi người về sự kiện, khóa học hoặc hội nghị. Chia sẻ chi tiết với đối tượng mục tiêu của bạn, chẳng hạn như ngày, thời gian, địa điểm, diễn giả và thông tin liên quan khác.

Dưới đây là ví dụ về quảng cáo xoay vòng từ Hội nghị thượng đỉnh bóng đá thế giới cho thấy cách bạn có thể tận dụng tối đa định dạng quảng cáo xoay vòng:

8. Retarget khách hàng

Thông qua việc sử dụng quảng cáo động của Facebook để nhắm mục tiêu lại khách hàng, bạn có thể nhắc nhở mọi người về các sản phẩm họ đã duyệt trên trang web của bạn hoặc bất kỳ nơi nào khác mà bạn đã hiển thị chúng.

Ví dụ: trước đây tôi đã mua hoặc duyệt một vài sản phẩm từ Tiki và bây giờ tôi sẽ thấy một vài sản phẩm của Tiki hiện trên trang cá nhân của mình.

Đây là một phương pháp tuyệt vời để hối thúc người xem mua sắm các sản phẩm đó.

9. Hiển thị lợi ích

Như chúng ta đã biết, quảng cáo xoay vòng của Facebook cho phép bạn hiển thị tối đa mười thẻ. Mỗi trong số đó có thể có một mô tả lợi ích khác nhau để thuyết phục khán giả của bạn rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáng để thử.

Phương pháp tương tác này để thể hiện các lợi ích có hiệu quả hơn là chỉ liệt kê chúng trong một bài đăng, cho phép khách hàng của bạn thấy lý do tại sao họ nên kiểm tra và mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Giống như trong ví dụ quảng cáo sau đây :

10. Tạo một hướng dẫn

Với sự giúp đỡ của một định dạng quảng cáo xoay vòng, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của bạn hoặc các tính năng dịch vụ và, đồng thời, cung cấp một cách để hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Theo cách này, bạn không chỉ hiển thị một cái gì đó, mà bạn còn cung cấp các bước để khách hàng có thể tận dụng sản phẩm của bạn tốt nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Chính phủ sắp ra lệnh cấm quảng cáo đồ ăn vặt

Chính phủ đang cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên TV và các kênh trực tuyến trước 9 giờ tối như một phần của chiến dịch trị giá 10 triệu bảng nhằm khắc phục tình trạng béo phì để đối phó với đại dịch Covid-19.

Chính phủ đã ‘tiết lộ’ kế hoạch giới thiệu lệnh cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên TV và các kênh trực tuyến trước 9 giờ tối ở Anh.

Từ giờ trở đi, ‘Buy one get one free‘ đối với thực phẩm không lành mạnh sẽ bị cấm và sẽ có những hạn chế với các sản phẩm HFSS (high fat, salt and sugar) được quảng cáo trong cửa hàng, bao gồm lệnh cấm sôcôla, khoai tây chiên và kẹo được bán tại quầy thanh toán.

Nhà hàng, quán cà phê hoặc chuỗi takeaway với hơn 250 nhân viên sẽ được yêu cầu ghi nhãn lượng calo của bữa ăn trong thực đơn, đồng thời chính phủ cũng đã đưa ra một kế hoạch tương tự với đồ uống có cồn.

Các biện pháp này là một phần của chiến dịch trị giá 10 triệu bảng của Bộ Y tế Anh với tên gọi ‘Sức khỏe Tốt hơn’, nhằm mục đích khiến mọi người trở nên ‘vừa vặn’ hơn sau bốn tháng bị ‘đóng cửa’ do dịch.

Chạy trên TV, đài phát thanh, quảng cáo ngoài trời, trực tuyến và báo in, người ta cho rằng chiến dịch sẽ tập trung đặc biệt vào những người dân tộc da đen, châu Á và dân tộc thiểu số, những người phải chịu tỷ lệ tử vong cao không tương xứng trong đại dịch.

Gọi béo phì là một ‘quả bom hẹn giờ’, chính phủ nói rằng họ muốn khẩn trương giải quyết vấn đề này vì số liệu thống kê chính thức cho thấy gần 8% bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng với Covid-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt đã bị béo phì, so với mức 2,9% dân số nói chung.

Phản ứng với chiến lược béo phì, Cancer Research UK (một tổ chức nghiên cứu của Anh) cho biết những hạn chế đối với quảng cáo đồ ăn vặt là rất quan trọng trong việc giúp các gia đình kiểm soát chế độ ăn uống tốt hơn và giúp giảm béo phì ở trẻ em.

Tuy nhiên, lo ngại là lệnh cấm quảng cáo sẽ có tác động lớn đến các đài truyền hình, vốn đã phải chịu hậu quả do các thương hiệu rút chi tiêu quảng cáo do đại dịch.

Ước tính các đề xuất này từ phía chính phủ có thể khiến các đài truyền hình Anh mất hơn 200 triệu bảng doanh thu. Người ta cho rằng riêng một mình công ty ITV có thể mất 100 triệu bảng thu nhập, trong khi khoản lỗ cho công ty Channel 4 sẽ ở khoảng 40 triệu bảng.

Nghiên cứu riêng của chính phủ cho thấy lệnh cấm quảng cáo trên TV sẽ làm giảm mức tiêu thụ của trẻ em chỉ còn 1,7 calo mỗi ngày.

Tổng giám đốc của Viện thực hành quảng cáo Anh IPA, Ông Paul Bainsfair nói rằng: “Các đề xuất này từ chính phủ sẽ trừng phạt các doanh nghiệp vốn đã giúp đất nước này vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19, bao gồm các nhà sản xuất thực phẩm, nhà bán lẻ và đài truyền hình thương mại.

Ông lập luận rằng các biện pháp mới không thừa nhận hệ thống tự điều chỉnh đang rất được tôn trọng của Vương quốc Anh, khi áp dụng một cách cứng rắn về quảng cáo các sản phẩm HFSS trên tất cả các phương tiện truyền thông”.

“Các đề xuất đến vào thời điểm tồi tệ nhất có thể cho ngành quảng cáo và cho các ngành công nghiệp khác. Chính phủ nên hỗ trợ các doanh nghiệp đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng Covid-19 thay vì cấm họ quảng cáo các sản phẩm của họ”. Ông Bainsfair cho biết thêm.

Chính phủ đang khuyến khích nước này ‘Ăn Ít Để Giúp Đỡ’, nhưng đồng thời có ý định đưa ra lệnh cấm quảng cáo các sản phẩm HFSS. Quảng cáo có thể thúc đẩy nền kinh tế nhưng cũng nên được sử dụng như một yếu tố quyết định trong việc đưa nền kinh tế của nước này trở lại mức bình thường. Cấm quảng cáo sẽ làm được điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Instagram sẽ cho phép các nhà quảng cáo mới tạo quảng cáo mà không cần liên kết với Facebook Page

Theo báo cáo của AdWeek, Instagram hiện sẽ cho phép các nhà quảng cáo mới ở một số khu vực tạo các chiến dịch quảng cáo trên Instagram mà không cần phải liên kết với trang Facebook – Facebook Fanpage.

Hình: Getty Images

Theo Instagram:

“Bây giờ bạn có thể tạo quảng cáo Instagram mà không cần có sự hiện diện trên Facebook. Nếu bạn lần đầu tiên quảng cáo một bài đăng từ tài khoản doanh nghiệp Instagram của mình, bạn sẽ không cần phải kết nối với tài khoản quảng cáo Facebook hoặc Trang Facebook.”

Điều kiện quan trọng ở đây là ‘lần đầu tiên’ – hầu hết các nhà quảng cáo trên Instagram đã kết nối hồ sơ của họ với trình quản lý quảng cáo Facebook, như đã được yêu cầu thì những doanh nghiệp đó giờ đây sẽ không có tùy chọn để tắt liên kết hồ sơ Instagram của họ khỏi trang Facebook của mình, tuy nhiên là vẫn có khả năng chạy quảng cáo như bình thường.

Đối với các doanh nghiệp chỉ chọn chạy quảng cáo của họ trên Instagram rõ ràng sẽ không có khả năng quản lý liên kết như vậy thông qua tài khoản quảng cáo Facebook của họ. Thay vào đó, họ sẽ phải chạy chiến dịch quảng cáo của mình và theo dõi hiệu suất quảng cáo trực tiếp trên Instagram.

Để quảng cáo Instagram Post của bạn độc lập với Facebook, bạn sẽ cần phải:

  • Tới hồ sơ của bạn
  • Nhấn vào bài đăng bạn muốn quảng cáo
  • Bên dưới hình ảnh của bài đăng, chọn ‘Quảng cáo’ (promote)
  • Điền thông tin chi tiết về quảng cáo của bạn bằng cách đặt những thứ như ‘Điểm đến’ (Gửi đến khách hàng ở đâu), ‘Đối tượng’ (người bạn muốn tiếp cận), ‘Ngân sách’ (số tiền bạn muốn chi tiêu hàng ngày) và ‘Thời lượng’ (Bạn muốn quảng cáo của bạn chạy bao lâu). Nhấn ‘Tiếp theo’ khi bạn đã hoàn thành các chi tiết này.
  • Để hoàn thành quảng cáo của bạn, hãy nhấn ‘Tạo quảng cáo’ bên dưới phần ‘Đánh giá’
    Instagram lưu ý rằng tùy chọn này sẽ chỉ khả dụng cho các nhà quảng cáo Instagram mới ở Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở giai đoạn này.

Tại sao Facebook lại liên kết với tài khoản quảng cáo Instagram

Như AdWeek lưu ý, một số người đã suy đoán rằng những phản ứng dữ dội gần đây chống lại mạng xã hội về việc không giải quyết được những lo ngại xung quanh những ‘phát ngôn gây thù hận’ và đây cũng là lý do cho bản cập nhật mới này.

Tuần trước, một liên minh của các nhóm dân quyền ở Mỹ đã kêu gọi các nhà quảng cáo lớn tạm dừng chi tiêu quảng cáo Facebook của họ, để ‘nhắn gửi’ một thông điệp tới Facebook và những mạng xã hội khác rằng rằng việc thiếu hành động của họ trước các diễn biến xấu này là không thể chấp nhận được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via AdWeek

7 sai lầm quảng cáo tốn kém nhất và cách khắc phục

Học hỏi từ những sai lầm sẽ không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí mà còn làm tăng hiệu quả của quảng cáo.

Ảnh: Internet

Để có một chiến dịch quảng cáo thành công, doanh nghiệp phải trải qua những thất bại và sai lầm. Sau mỗi trải nghiệm như vậy, họ sẽ rút ra một số bài học quý cũng như tiến tới gần hơn với mục tiêu kinh doanh của họ.

Chuyên gia thương mại điện tử Nicole Ferreira của Oberlo liệt kê 7 sai lầm phổ biến và tốn kém nhất trong quảng cáo và tiếp thị.

Bắt đầu với một quảng cáo tăng tương tác

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải là khởi động toàn chiến dịch bằng một quảng cáo tăng tương tác.

Nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là thu hút càng nhiều người xem càng tốt thì tất nhiên, hãy tạo một quảng cáo tương tác để tăng nhận thức về thương hiệu của bạn.

Khi quảng cáo cho gian hàng Deluxe Letter Board, Nicole muốn nội dung quảng cáo trông phổ biến hơn nên đã tạo quảng cáo tương tác đầu tiên.

Tuy nhiên, Nicole Ferreira thừa nhận cô đã không cung cấp đủ dữ liệu cho Facebook Pixel để hệ thống nhận diện khách hàng. Cuối cùng, chiến dịch quảng cáo theo công thức này không tạo ra doanh số nào dù thu hút khá nhiều người xem và tương tác.

Thu hẹp đối tượng mục tiêu

Vài nhân viên Facebook tiết lộ với Nicole Ferreira rằng việc mở rộng hệ thống từ khóa và quy mô đối tượng tốt hơn nhiều so với giới hạn cụ thể. Hẳn nhiều người đã mong muốn biết bí quyết ấy sớm hơn.

Đến nay, nhiều lớp dạy chiến thuật quảng cáo vẫn nói rằng cách tạo ra quảng cáo tuyệt vời trên Facebook là tận dụng triệt để các tiêu chí khoanh vùng đối tượng.

Trong quá trình cài đặt chiến dịch, các nhà tư vấn sẽ khuyên doanh nghiệp tập trung vào việc cố gắng nhận diện đối tượng quảng cáo.

Tuy nhiên, thực tế là những quảng cáo hiệu quả cao nhất luôn có đối tượng rộng nhất. Tất nhiên, doanh nghiệp vẫn muốn ở trong vùng màu xanh lá cây nhưng họ sẽ muốn đồng hồ nghiêng thêm một chút về phía bên phải để quảng cáo dễ thành công hơn.

Hướng lưu lượng truy cập đến trang chủ của website

Nếu doanh nghiệp chỉ bán một sản phẩm hoặc nếu trang chủ của doanh nghiệp cũng đồng thời là trang đích, hãy bỏ qua lời khuyên này.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm trên gian hàng trực tuyến, quảng cáo trang sản phẩm thay vì trang chủ sẽ giúp họ kiếm nhiều tiền hơn.

Mọi trang sản phẩm đều có nút mua hàng trên màn hình. Còn trên trang chủ, ngay cả khi doanh nghiệp đã thêm nút “Add to Cart” cho mặt hàng bán chạy nhất, khách hàng tiềm năng vẫn phải thêm thao tác để tìm và mua sản phẩm.

Theo Nicole, cách lí tưởng nhất là chuyển đổi càng liền mạch và nhanh chóng càng tốt để tăng doanh số bán hàng. Khách hàng càng mất nhiều thời gian để tìm nút mua hàng thì khả năng mua hàng của họ càng thấp.

Không theo dõi và giám sát lợi nhuận

Thách thức lớn nhất cũng như khó đoán nhất khi nói đến lợi nhuận là bạn sẽ trái qua bao nhiêu quảng cáo thất bại trước khi có chiến dịch thành công.

Và quá trình này sẽ ăn mòn lợi nhuận. Rất nhiều chủ cửa hàng mới sẵn sàng chi 1000 USD cho quảng cáo mà không tạo ra đơn hàng nào.

Chi phí quảng cáo rất quan trọng trong quá trình định giá sản phẩm. Vì vậy, nhiều người bán mong muốn cạnh tranh với giá cả của Amazon nhưng không có đủ lợi nhuận để làm điều đó.

Khi định giá sản phẩm, hãy xác định khung giá trị thị trường. Nếu các đối thủ cạnh tranh định giá áo sơ mi nữ là 40 USD thì bạn cũng có thể chọn mức giá này hoặc chênh lệch không đáng kể.

Phá giá thị trường chưa bao giờ là một ý tưởng khôn ngoan, về cả mặt tiếp thị thương hiệu và tài chính.

Không kiểm tra Checkout trước khi thêm Pixel

Một trong những sai lầm lớn mà đôi khi bạn sẽ quên thực hiện khi vừa mở cửa một gian hàng trực tuyến mới là thử nghiệm quy trình thanh toán. Bạn sẽ rất ngạc nhiên về những trải nghiệm khi tự hoàn thành các bước này.

Ví dụ, nếu bạn đang bán sản phẩm thiết ké theo yêu cầu, hãy kiểm tra giá vận chuyển hay cổng thanh toán tích hợp có liền mạch hay không. Đảm bảo chắc chắn khâu quan trọng này sẽ giúp bạn tránh được hàng tá giỏ hàng bị bỏ lại.

Không thu hút lượng traffic phù hợp

Phần quan trọng nhất mà hầu hết mọi người đều bỏ qua khi tạo quảng cáo trên Facebook là có được lượng truy cập phù hợp vào trang web.

Nicole đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên chỉ sau hai ngày bằng cách viết các nội dung về yoga. Những bài viết này sẽ được một KOL đăng tải đính kèm địa chỉ trang web bên ngoài. Sau đó, cô gắn thêm một pixel Facebook vào trang web và tạo quảng cáo Retargeting (tái mục tiêu).

Không tận dụng quảng cáo tiếp thị lại

Điều kỳ diệu của tiếp thị lại hay Re-targeting là khả năng giành lại khách truy cập lần đầu tiên bởi không phải ai cũng sẵn sàng mua hàng ngay lần đầu tiên thấy sản phẩm.

Nicole từng chi rất nhiều tiền để kiếm về lượng truy cập này mà không nghĩ đến việc cố gắng thu hút họ trở lại để xem gian hàng và mua hàng. Nếu biết cách tận dụng quảng cáo Re-targeting sớm hơn, bạn sẽ tiết kiệm một tấn tiền quảng cáo dài hạn.

Nhắm mục tiêu lại vào những người đã nhấn nút Add to Cart (Thêm vào giỏ hàng) là một cách hiệu quả hơn để giành lại các giỏ hàng bị bỏ lại thay vì gửi email và hình thức này cũng được chứng minh là có hiệu quả cao nhất, theo Oberlo.

Cảm giác chán nản sau một vài quảng cáo đầu tiên thất bại là điều dễ hiểu nhưng hãy nghĩ rằng đó là học phí bạn vừa đóng cho một bài học thực tế sống động và sâu sắc. Ngay cả những chuyên gia quảng cáo còn mắc sai lầm thì tại sao bạn lại không?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR

Trong khi quảng cáo và PR đều là các phương thức làm marketing của thương hiệu, giữa chúng lại có những điểm khác nhau mà nhiều bạn hay nhầm lẫn.

khác nhau giữa quảng cáo và pr
10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR – Advertising vs Public Relations

Trong khi quảng cáo và PR (quan hệ công chúng) là hai thuật ngữ rất khác nhau, không ít người lại có những quan điểm sai lầm. Để có thể hiểu rõ bản chất của quảng cáo và PR, bạn có thể xem Quảng cáo là gìPR là gì.

Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác nhau giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR).

1. Trả tiền đăng báo hay Miễn phí

Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.

PRViệc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo

Quảng cáoBởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.

PR: Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

3. Thời hạn

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.

PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

4. Khách hàng khôn ngoan

Quảng cáo: Khách hàng biết ngay khi họ đọc một mẫu quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”

Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.

PRKhi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.

Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

5. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin

Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.

PR: Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

6. Trong nhà hay Trên phố

Quảng cáo: Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.

PR: Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.

7. Khách hàng mục tiêu hay Các ông tổng biên tập quen biết

Quảng cáoBạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.

PRBạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.

8. Quan hệ hạn chế và Không hạn chế

Quảng cáoMột số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.

PRTrong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.

Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty.

Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.

9. Các sự kiện đặc biệt

Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.

PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

10. Phong cách viết

Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.

PRBạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Trở thành dân quảng cáo sáng tạo với 5 kí kíp nhỏ mà chất

“Em rất thích sáng tạo. Em muốn làm ý tưởng quảng cáo cho những nhãn hàng. Nhưng em không biết bắt đầu từ đâu, vì em học trái ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm”… Đó là một số câu nói thường gặp của những bạn sinh viên sắp ra trường và muốn gia nhập ngành quảng cáo nhưng chưa có định hướng rõ ràng.

Thật ra, để chơi với nàng “Cáo” này không khó như bạn nghĩ. Mỗi ngành nghề đều có “gu” riêng và làm quảng cáo cũng vậy. Hãy tham khảo 5 thói quen dưới đây để trở thành một “đối tác hợp gu” với cô nàng độc đáo nhưng không kém phần kiêu kỳ này nhé.

1. TẬP VIẾT – TẬP ĐỌC

Dân quảng cáo sáng tạo (hay còn gọi là copywriter) có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo. Vì vậy, write (viết) cũng là một nhân tố thiết yếu có mặt trong mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, việc bạn mới bắt đầu tham gia và viết chưa hay, chưa thuyết phục người xem cũng không phải là vấn đề quá to tát. Kỹ năng viết sẽ được tôi luyện và trau chuốt qua ngày tháng, theo từng nỗ lực và cố gắng của bạn.

Để làm được điều này, ngoài việc luyện tập viết thường xuyên, bạn nên đọc thật nhiều. Không chỉ từ sách, báo mà còn rất nhiều nguồn khác nhau trên Internet, mạng xã hội.

Khi việc đọc trở thành một thói quen, bạn sẽ tích cóp được vốn từ vựng và những cách hành văn độc đáo, từ đó dễ dàng phát triển được phong cách viết cho bản thân mình.

2. HỌC HỎI TỪ NHỮNG Ý TƯỞNG QUẢNG CÁO

Đây là nguồn kiến thức thực tế nhất bạn có thể thu thập được. Từ ý tưởng, câu slogan, tagline, cho đến cách thực thi đều là những điều hay ho bạn cần lưu ý mỗi khi xem quảng cáo.

Nếu có thể, bạn hãy phát kiến ra thật nhiều ý tưởng mới. Đây không chỉ là một cách luyện tập, mà còn làm đẹp portfolio và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng sau này.

3. MUỐN GIỎI PHẢI HỌC

Ngoài việc tự trau dồi kiến thức cho bản thân về kỹ năng viết lách và sáng tạo, hãy cố gắng học tập có định hướng bằng cách theo học nghề copywriter.

Đi học, ngoài việc lấp đầy những lỗ hổng kiến thức, còn giúp bạn có cơ hội bổ sung thêm những mối quan hệ trong ngành; và khi bạn quyết tâm đi học, chịu trách nhiệm với học phí, thời gian, công sức mình bỏ ra, bạn sẽ càng được củng cố niềm tin về con đường nghề nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm những Agency lớn ở Việt Nam. Tất cả đều có thể tham khảo trên Google. Hãy dành thời gian để “stalk” xem họ đang làm chiến dịch gì, nói gì trên mạng xã hội, nhằm hiểu rõ hơn về ngành sáng tạo, và gia tăng cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp của mình.

4. LÀM GIÀU VỐN NGOẠI NGỮ

Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành tốt công việc tại những Agency lớn, bạn cần phải có vốn ngoại ngữ kha khá. Là những agency đa quốc gia, chắc chắn không thể thiếu vắng các khách hàng quốc tế. Công việc, giấy tờ, trao đổi trò chuyện hằng ngày ở văn phòng sẽ làm bạn stress nếu như không có kỹ năng tiếng Anh phòng thân.

5. DẤN THÂN VÀ TRẢI NGHIỆM SỚM

Hãy tranh thủ thời sinh viên còn trẻ, còn khỏe, bạn nên tham gia những cuộc thi về marketing, quảng cáo,… Cứ đăng ký thật nhiều, dù không đạt giải, ít nhất bạn cũng có cơ hội tiếp xúc với ý tưởng, cách thực thi chiến dịch, và hơn thế nữa, bạn sẽ có thêm một vài gạch đầu dòng cho Portfolio của mình. Bạn có thể tham khảo một số cuộc thi như: Vietnam Young Spikes, Vietnam Young Lions, Young Marketers,…

Dân Agency thích những bạn đi nhiều, tham gia hoạt động nhiều, vì khi đó, bạn sẽ có những trải nghiệm cho riêng mình, biết đâu sau này, đó chính là những ý tưởng hay khi làm chiến dịch quảng cáo thì sao?

Và như bạn thấy, muốn chơi với nàng “Cáo” không quá khó phải không? Chuẩn bị những kỹ năng cần thiết thật chu đáo, và sẵn sàng một tinh thần “bất khuất”, “lỳ đòn” là bạn đã có thể trở thành một ứng viên tài năng cho ngành quảng cáo sáng tạo rồi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Tổng hợp các Agency nổi tiếng tại Việt Nam

Nếu bạn đang làm việc lĩnh vực Marketing thì một trong những yếu tố cơ bản mà bạn không thể bỏ qua đó là nắm rõ sơ đồ các Agency nổi tiếng tại Việt Nam. Việc cập nhật thường xuyên các Agency lớn và uy tín có thể giúp những người làm truyền thông dễ dàng tìm kiếm các đối tác phù hợp và mang lại giá trị cao.

các Agency nổi tiếng tại việt nam
Tổng hợp các Agency nổi tiếng tại việt nam

Trong khi tại Việt Nam có rất nhiều các Agency khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau như SEO, Digital Marketing, Marketing, Advertising, Social Media, Content…Dưới đây là một số các Agency nổi tiếng nhất.

  • Đăng ký trở thành thành viên của MarketingTrips Agency Neworks tại: Agency Networks

1. Nhóm các Agency lớn và nổi tiếng tại Việt Nam.

1.1  WPP Group.

WPP Group có thể nói đại diện lớn nhất giữa các nhóm agency quốc tế tại Việt Nam.

Với 23 văn phòng tại HCM nói riêng, nhóm WPP đã bao phủ hầu như toàn bộ. Tuy nhiên, theo được biết họ không sở hữu 100% các agency.

Rất nhiều các agency dưới đây không phải là Digital Agency nhưng từ khi nó thuộc về WPP, nó cũng nhận được nhiều sự giới thiệu hơn.

Dưới đây là các website của WPP:

  • Asatsu – DK
  • Bates
  • G2
  • Grey
  • GroupM
  • JWT
  • Kantar Media
  • Kantar Worldpanel
  • Maxus
  • MEC
  • MediaCom
  • Millward Brown Vietnam
  • Mindshare
  • Ogilvy & Mather
  • Ogilvy Public Relations
  • OgilvyAction
  • OgilvyOne Worldwide (Who Digital team)
  • TNS
  • TNS Media
  • Who Digital
  • Wunderman
  • Xaxis
  • Y&R

6 Văn phòng tại HN

  • JWT-G
  • Landor Associates
  • Ogilvy & Mather
  • Ogilvy Public Relations
  • Smart Media
  • TNS

Trong lĩnh vực Digital Marketing, cơ bản là có 2 agency lớn. OgilvyOne (Tiền thân là Who Digital team) và GroupM có khả năng khá tốt về Digital in-house.

Trong khi GroupM hầu hết là làm truyền thông, giới hạn về marketing trên công cụ tìm kiếm, OgilvyOne tập trung làm chiến lược sản phẩm và truyền thông mạng xã hội (Social Media).

Y&R và Wumderman là 2 đơn vị thực hiện làm marketing cho Coca Cola và Nokia.

1.2. Omnicom Group

Trước năm 2013, Ommicom không phải là agency nổi tiếng tại Việt Nam. Tuy nhiên dường như bắt đầu từ năm nay -2013, Việt Nam đã nhận được nhiều hơn sự quan tâm từ Omnicom. Nhóm truyền thông trực tuyến có thêm nhiều chuyên gia so với năm ngoái.

  • Focus Asia
  • OMD Vietnam
  • XPR-Campaigns Group
  • PHD Vietnam (TNHH quảng cáo Phương Cách (Method Advertising)
  • BBDO
  • DDB
  • TBWA: Biz\Tequila, Focus, TBWA\Vietnam, Viral
  • OMG

1.3 Publicis Group

Có 5 văn phòng tại Việt Nam, tất cả ở Hồ Chí Minh theo như thông tin trên website.

  • ZenithOptimedia Vietnam
  • Starcom MediaVest Vietnam
  • Publicis Vietnam
  • Saatchi & Saatchi Vietnam
  • Leo Burnett Worldwide
  • Vivaki Vietnam
  • Performics

Performics vốn không phải một team lớn, họ nắm một vài khách hàng lớn tại Việt Nam và khả năng của họ trong marketing trên công cụ tìm kiếm khá tốt.

Họ là một trong số một vài agency lớn tại Việt Nam sử dụng nguồn lực bên ngoài. Họ thuê ngoài các dịch vụ về Social Media và các công việc khác cho các agency.

1.4 Interpublic

  • Draftfcb.
  • initiative: media services, communication planning.
  • Lowe + Partners: Advertising, CRM/Direct (Lowe thuê ngoài phần lớn các dịch vụ trực tuyến, và họ chỉ đóng vai trò làm đơn vị quản lý thương hiệu và quản lý các dự án)
  • UM – media services, communication planning.

1.5 Havas

  • MPG Vietnam

1.6 Aegis

Toàn cầu, Aegis có 5 chi nhánh trực thuộc công ty có tên như sau:

  • Carat
  • iProspect
  • Isobar
  • Posterscope
  • Vizeum

1.7 Dentsu

Dentsu bao gồm Dentsu Alpa, Dentsu Media, và Dentsu Việt Nam. Theo một số nguồn tin, Dentsu gom tất cả các chuyên gia về Digital từ 3 công ty trên về thành một bộ phận không lâu trước đây.

Tuy nhiên họ vẫn đang thuê ngoài phần lớn các dịch vụ Digital như Social Media Marketing, SEM,… và hầu hết các kế hoạch truyền thông in-house.

Dentsu hoàn tất việc mua lại Ageis trên quy mô toàn cầu cách đây không lâu cũng vì vậy chiến lược của Dentsu về Digital Marketing tại Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng.

1.8 Other Japanese/Korean agencies

Có Hakuhodo, Chuo Senko or Asatsu DK, Daiko Vietnam. Tuy nhiên họ không làm nhiều về truyền thông in-house. Cyber Agents, Mediaba và một vài công ty nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện và đầu tư vào các agency trong nước.

2. Các Agency trong nước và mạng quảng cáo (Ad Network) tại Việt Nam.

2.1 Media agency

    • Dat Viet Media
    • Golden Media
    • Goldsun Group
    •  Mekong Communication: Mekong là đối tác chính thức trên toàn cầu với Cheil. Ngoài ra họ cũng có mối quan hệ quan hệ khá mật thiết với các công ty khác như Emerald và DNA, mặc dù chưa hề có một công bố chính thức nào.

2.2 Ad Network

  • Innity
  • Admax
  • Ambient
  • Pixel
  • Moore

2.3 Marketing trên công cụ tìm kiếm

[Chưa cập nhật]

Để xem về chứng chỉ Google chứng nhận bạn có thể sử dụng Google Partner search.

Google rất hoan nghênh các agency muốn trở thành Google Certified Partners miễn là họ có ít nhất 1 thành viên hiện đang nhận được chứng chỉ Google Qualified Individual và chi tiêu trên 10.000 USD trong 3 tháng liên tiếp.

Nếu bạn muốn tìm xem những agency nào là Google Qualified Individual tại Việt Nam bạn có thể vào link https://google.starttest.com/.

2.4 Social Media / PR Agencies

  • Click Media
  • King Bee Media
  • AVC Edelman
  • OhYeah Communications

2.5 Production

  • Sofresh: GroupM đã mua lại Click Media và Sofresh. Điều đó cũng hợp lý vì Unilever chiếm phần lớn của GroupM/Mindshare Media tại Việt Nam và Sofresh cũng đang làm truyền thông sản phẩm cho Unilever. GroupM cũng là một trong số các agency lớn tại Việt Nam.
  • Glass Egg
  • Sutrix Media
  • Time Universal
  • Splash Interactive
  • April Digital
  • Itsy Bits Mobile Application

2.6 Market Research (Nghiên cứu thị trường).

  • Cimigo
  • ComScore
  • Kantar Media
  • TNS
  • Effective Measure
  • AC Nelsen

2.7 Brand Strategy

  • Left Brain Connector
  • Red Brand Builder
  • Phibious
  • Purple Asia
  • Ambrand
  • Ambrosia Vietnam
  • Brandtalk
  • WildFire Collaborative

2.8 Mobile marketing

  • Gapit
  • Idee
  • Mobile Solution Services MSS
  • So Smart (Một phần của Goldsun Focus Media)
  • Fibo sms

2.9 Integrated agency (doing a bit of everything)

  • Notch: Mooth phần lớn thành viên từ Notch rời đi và thành lập công ty (DNA, Echo etc…)
  • Golden Digital
  • IO Media:
  • Cheil Vietnam: Buzz Digital
  • eBrand
  • Edge Marketing
  • River Orchid
  • IDM Vietnam
  • Maro Media
  • Ringier
  • StormEye Creative
  • D Square
  • IMS (Integrated Marketing Solution)
  • Emerald
  • G2 Asia Pacific
  • etc…

2.10 Outsourcing agencies

  • Pyramid consulting
  • Studio 60

Ngoài các Agency nổi tiếng tại thị trường Việt Nam kể trên, dưới sự tác động của yếu tố công nghệ, những năm gần đây cũng đã có rất nhiều các Agency mới thành lập.

  • Đăng ký trở thành thành viên của MarketingTrips Agency Neworks tại: Agency Networks

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips