Gần nửa thập kỷ điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, ông Gijae Seong nhìn nhận cộng đồng doanh nghiệp bán hàng online ở Việt Nam là một trong những cộng đồng sôi nổi và năng động hàng đầu khu vực.
“Chính sự năng động này góp phần đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp Việt tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, với kỹ năng ban đầu nhất định và nhập cuộc nhanh“, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ.
Bên cạnh đó, các sellers Việt cũng có mặt hạn chế khi thường kinh doanh online theo kiểu “lướt sóng”.
“Họ không có kế hoạch kinh doanh một cách dài hạn. Họ tham gia với một tâm thế thử xem thế nào. Họ muốn thử các sản phẩm đã bán tốt ở Việt Nam xem thị trường quốc tế ra sao. Đây không phải cách tiếp cận để mang lại thành công dài hạn trên sân chơi toàn cầu“, ông Gijae Seong nói.
“Các bạn cần đầu tư nếu muốn có kết quả kinh doanh một cách nghiêm túc. Việc kinh doanh nghiêm túc đi liền với câu chuyện không chỉ bán sản phẩm, không chỉ cạnh tranh về giá mà còn phải tạo giá trị cộng thêm bằng câu chuyện xây dựng thương hiệu”.
Về chất lượng sản phẩm made-in-Vietnam, lãnh đạo Amazon Global Selling nhìn nhận với năng lực sản xuất và cung ứng, chất lượng sản phẩm made-in-Vietnam không hề thua kém bất cứ một sản phẩm “made in đâu đó” tại các thị trường phát triển.
Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xuất phát điểm là các doanh nghiệp xuất khẩu truyền thống B2B (bán hàng cho doanh nghiệp), tức sản xuất theo đơn đặt hàng lớn của các doanh nghiệp lớn.
“Gần như quy trình của họ chỉ ngang mức độ sản xuất và cung cấp cho nhà nhập khẩu. Họ không trực tiếp làm các quy trình khác. Cho nên khi chuyển sang làm xuất khẩu bán lẻ B2C (bán cho người dùng cuối – PV), họ bị thiếu kinh nghiệm trong việc làm sao để các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thay đổi rất nhanh của các khách hàng toàn cầu?
Làm sao để hàng hóa của mình từ Việt Nam đến thị trường mục tiêu, đến tay khách hàng để hoàn thiện đơn hàng? Làm sao để xây dựng thương hiệu trên môi trường online…“, ông Gijae Seong nhận xét.
Trò chuyện với các doanh nghiệp thành công ngoài Việt Nam, đại diện Amazon Global Selling cho biết 2 trong nhiều yếu tố quyết định thành công là Lấy khách hàng làm trọng tâm và Tốc độ.
“Đây cũng là lời khuyên Amazon Global Selling muốn nhắn nhủ các doanh nghiệp Việt: Bạn có nhanh đủ hay không? Có năng động đủ hay không? Và bạn có tầm nhìn đủ hay không? Trả lời được 3 câu hỏi đó, bạn có thể bắt đầu hành trình kinh doanh online của mình“, ông Gijae Seong nhắn nhủ.
5 xu hướng của xuất khẩu TMĐT của Việt Nam
Theo thống kê của Amazon Global Selling từ năm 2019 – 2023, có 5 xu hướng xuất khẩu trực tuyến của doanh nghiệp Việt qua Amazon như sau:
– Tăng tốc mở rộng kinh doanh toàn cầu: Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua.
– Năng lực xuất khẩu qua TMĐT của Việt Nam ngày càng tăng. TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với thành công của các DN từ Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/ năm trên Amazon tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm.
– Tăng cường xây dựng thương hiệu: Trong 5 năm, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần. Đầu tư xây dựng thương hiệu quốc tế mạnh mẽ là một bước đi chiến lược, góp phần tăng cường sự trung thành của khách hàng, tăng tỉ lệ mua hàng lặp lại và sức mạnh định giá.
– Tinh giản quá trình mở rộng và vận hành kinh doanh toàn cầu. Theo đó, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam sử dụng Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) tăng hơn 300% so với năm 2019.
– Đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt là ngành hàng Sức khỏe & Chăm sóc cá nhân, Nhà cửa, Nhà bếp, May mặc và Làm đẹp.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon mới đây cho biết sẽ đầu tư 9 tỷ USD vào Singapore trong 4 năm tới để mở rộng mảng điện toán đám mây tại đảo quốc này.
Thông báo trên được đưa ra sau khi “gã khổng lồ” công nghệ Microsoft tiết lộ khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD vào các lĩnh vực tương tự tại Đông Nam Á vào tuần trước giữa bối cảnh những doanh nghiệp tìm cách tận dụng nhu cầu ngày càng tăng tại khu vực này.
Amazon cho biết con số 9 tỷ USD sẽ làm tăng gấp đôi khoản đầu tư của tập đoàn này vào Singapore và sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ đám mây và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Bà Priscilla Chong, Giám đốc Bộ phận điện toán đám mây của Amazon – Amazon Web Services (AWS) tại Singapore cho biết AWS đang tăng gấp đôi khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng đám mây tại “đảo quốc sư tử” trong giai đoạn từ năm 2024-2028 để hỗ trợ nhu cầu của khách hàng và giúp củng cố vị thế của Singapore như một bệ phóng đổi mới hấp dẫn trong khu vực.
Amazon cho biết khoản đầu tư của họ sẽ hỗ trợ khoảng 12.000 việc làm tại các doanh nghiệp Singapore mỗi năm. Tập đoàn này cũng đang hợp tác với Chính phủ Singapore để giúp các doanh nghiệp địa phương đẩy nhanh việc áp dụng AI.
Tuần trước, Amazon cho biết lợi nhuận trong ba tháng đầu năm 2024 đã tăng gấp ba lần nhờ mảng kinh doanh đám mây, quảng cáo và bán lẻ phát triển mạnh.
Amazon cũng đang thử nghiệm một chatbot AI mang tên Rufus nhằm cung cấp các mẹo mua sắm cho khách hàng sử dụng ứng dụng di động tại Mỹ.
Trong khi đó, các tính năng AI tạo sinh dành cho người bán giúp họ tạo danh sách sản phẩm.
Ngoài ra, Amazon cũng có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các trung tâm dữ liệu AWS ở Mexico, Saudi Arabia và Mỹ trong những năm tới.
Những “gã khổng lồ” công nghệ như Amazon và Microsoft gần đây đã đầu tư nhiều hơn vào Đông Nam Á.
Mới đây, Microsoft đã cam kết đầu tư 2,2 tỷ USD vào AI và điện toán đám mây tại Malaysia. Thông báo này được đưa ra sau khi Giám đốc công nghệ Satya Nadella tiết lộ khoản đầu tư 1,7 tỷ USD vào Indonesia, cũng như khu vực trung tâm dữ liệu đầu tiên của Thái Lan.
Dù có diện tích nhỏ bé, Singapore đã trở thành một trung tâm kinh doanh và công nghệ ở Đông Nam Á, củng cố hơn nữa vị thế của quốc gia này sau đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo ngày 26/2 của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, AWS là nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới trong quý IV/2023 khi chiếm 31% tổng chi tiêu toàn cầu cho dịch vụ này.
Các khu vực AWS là một địa điểm thực tế nơi tập hợp các trung tâm dữ liệu. Mỗi khu vực AWS có tối thiểu ba vùng riêng biệt. Mỗi vùng lại có nguồn điện, khả năng làm mát và bảo mật vật lý riêng, được kết nối thông qua các mạng dự phòng có độ trễ cực thấp.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 24/4, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) đã tham vấn về việc Microsoft thuê nhân tài chủ chốt từ Inflection AI và khoản đầu tư thiểu số của họ vào công ty khởi nghiệp Mistral của Pháp, cũng như khoản đầu tư 4 tỷ USD của Amazon vào Anthropic có trụ sở tại Mỹ, đối thủ hàng đầu của OpenAI.
Thu thập ý kiến từ các đối thủ là bước khởi đầu cần thiết cho một cuộc điều tra chính thức. CMA cho biết, họ vẫn chưa xác định liệu những thỏa thuận này có tuân thủ các quy tắc sáp nhập của Anh hay gây ra mối lo ngại về cạnh tranh ở nước này hay không.
Các nhà quản lý lo ngại rằng các công ty Big Tech có thể đang lợi dụng nhu cầu vô độ của các công ty AI về sức mạnh tính toán để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn, bằng cách thu hút các công ty khởi nghiệp đang thiếu tiền mặt sử dụng dịch vụ đám mây của họ để đổi lấy cổ phần có thể mang lại cho họ tầm ảnh hưởng lớn những doanh nghiệp non trẻ.
CMA hiện đang rà soát khoản đầu tư 13 tỷ USD của Microsoft vào OpenAI, một thỏa thuận cũng đã thu hút sự chú ý từ các cơ quan chống độc quyền ở Mỹ và châu Âu.
Microsoft, công ty đã tham gia vòng cấp vốn trị giá 1,3 tỷ USD cho Inflection vào năm ngoái, đã thuê giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp Mustafa Suleyman, đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với một số thành viên khác trong tập đoàn này. Động thái này diễn ra sau khi Microsoft đạt được “mối quan hệ hợp tác nhiều năm” với Mistral, một công ty khởi nghiệp về AI một năm tuổi, vào tháng 2/2024.
Amazon tháng trước đã mở rộng khoản đầu tư hiện có vào Anthropic, nhà sản xuất hệ thống Claude AI. Anthropic trước đây đã nhận được tài trợ từ Google.
Trong một tài liệu vào tháng này, CMA cho biết, họ đã tìm thấy một “mạng lưới liên kết” gồm hơn 90 quan hệ đối tác và đầu tư cùng liên quan đến 6 tập đoàn Big Tech – Google, Apple, Microsoft, Meta, Amazon và nhà sản xuất chip Nvidia – tạo ra rủi ro về “sự phụ thuộc quá mức vào số ít các công ty lớn”.
Bà Sarah Cardell, Giám đốc CMA, cho biết, cơ quan quản lý đã “quyết tâm áp dụng các bài học lịch sử” sau khi một số ít công ty chủ yếu có trụ sở tại Mỹ thống trị ngành quảng cáo trực tuyến, điện toán đám mây và di động.
Amazon, công ty trước đây đã tranh cãi với CMA về khoản đầu tư thiểu số vào công ty giao đồ ăn Deliveroo của Anh, đã phản đối sự can thiệp tiềm năng mới nhất của cơ quan quản lý.
Amazon cho biết: “Việc CMA xem xét sự hợp tác kiểu này là chưa có tiền lệ”, đồng thời chỉ ra rằng một “khoản đầu tư hạn chế” vào Anthropic không cấp cho họ ghế hội đồng quản trị hoặc yêu cầu công ty khởi nghiệp này phải sử dụng độc quyền dịch vụ điện toán đám mây của mình.
Công ty khẳng định khoản đầu tư vào Anthropic của họ giúp làm cho phân khúc AI tổng hợp trở nên cạnh tranh hơn so với vài năm trước.
Microsoft, công ty đã đấu tranh với CMA về việc mua lại Activision Blizzard trong suốt cả năm vừa qua, lưu ý rằng việc cơ quan này kiểm tra một thỏa thuận liên quan đến tuyển dụng thay vì sáp nhập hoàn toàn là điều bất thường.
Microsoft lưu ý: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng các hoạt động kinh doanh thông thường như tuyển dụng nhân tài hoặc đầu tư một phần vào một công ty khởi nghiệp AI sẽ thúc đẩy cạnh tranh và không giống như việc sáp nhập”. Microsoft cam kết sẽ cung cấp cho CMA thông tin cần thiết để hoàn thành các yêu cầu của cơ quan này một cách nhanh chóng.
Mistral dự kiến sẽ hợp tác với CMA “để đảm bảo rằng sự độc lập và khả năng tiếp cận thị trường lâu dài của chúng tôi được duy trì” và cho biết họ cam kết “thúc đẩy cạnh tranh công bằng, cởi mở và minh bạch”.
Anthropic cũng bày tỏ ý định hợp tác với các cơ quan quản lý và “cung cấp cho họ bức tranh hoàn chỉnh về khoản đầu tư của Amazon cũng như sự hợp tác thương mại của chúng tôi”.
Công ty cho biết thêm: “Chúng tôi là một công ty độc lập và không có mối quan hệ đối tác chiến lược hay mối quan hệ nhà đầu tư nào của chúng tôi làm giảm tính độc lập trong quản trị doanh nghiệp hoặc quyền tự do hợp tác với những hãng khác”.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon được cho là tiến hành chiến dịch gần 10 năm, cài nhân viên “nằm vùng” trên chợ điện tử của đối thủ để thu thập bí quyết kinh doanh.
Theo WSJ, trong gần 10 năm, nhân viên tại một kho ở khu vực Denny Triangle thuộc Seattle của Mỹ đã chuyển lượng lớn giày dép, ghế, áo phông và nhiều vật dụng khác đến các khách mua hàng online trên khắp nước này.
Nhà kho thuộc sở hữu của công ty Big River Services International, chuyên bán hàng qua nền tảng thương mại điện tử như eBay, Shopify, Walmart, Amazon và đạt doanh số một triệu USD mỗi năm.
“Chúng tôi là doanh nhân, nhà sáng tạo và chuyên gia marketing có niềm đam mê phục vụ khách hàng và không ngần ngại thử nghiệm”, Big River tự mô tả trên website.
Tuy nhiên, điều không được đề cập là Big River thực chất thuộc Amazon, được giao nhiệm vụ hoạt động nên các nền tảng của đối thủ cạnh tranh.
Các nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề tiết lộ với WSJ rằng dự án khởi đầu từ 2015 với tên gọi “Project Curiosity”. Big River sử dụng mạng lưới bán hàng và doanh số ở nhiều nước để thu thập thông tin giá, logistics, thanh toán và nhiều chi tiết bí mật khác của các đối thủ.
Nhân viên Big River sau đó sẽ gửi dữ liệu về Amazon để hãng đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo.
Amazon là công ty thương mại điện tử lớn nhất ở Mỹ, chiếm gần 40% doanh số bán hàng online ở đây. Họ thường tuyên bố không chú ý tới đối thủ cạnh tranh mà chỉ tập trung vào nỗ lực phục vụ khách hàng.
Tuy nhiên, thông tin về Big River cho thấy nỗ lực sâu rộng của Amazon nhằm duy trì lợi thế. Thành viên Project Curiosity từng nhiều lần tham gia những hội thảo của người bán hàng do đối thủ tổ chức, lấy danh nghĩa nhân viên Big River Services thay vì công khai việc họ làm cho Amazon.
Họ sử dụng email không liên quan đến Amazon để kết nối bên ngoài, nhưng vẫn có địa chỉ email Amazon cho liên lạc nội bộ. Nhóm áp dụng nhiều biện pháp để giữ bí mật về dự án như gửi báo cáo bằng văn bản giấy có đánh số, không qua email. Người tham gia Project Curiosity cũng không được phép đề cập đến dự án với các nhóm làm việc ở Amazon.
Tài liệu quản lý khủng hoảng nội bộ của Amazon cũng đưa ra lời khuyên cho nhân viên Big River nếu bị lộ. “Nếu được hỏi, câu trả lời nên là: Chúng tôi cung cấp hàng loạt sản phẩm cho khách hàng thông qua nhiều công ty con và kênh bán hàng online”, tài liệu có đoạn.
Các lãnh đạo cấp cao của Amazon, trong đó có CEO Worldwide Amazon Stores, thường xuyên được báo cáo về công việc của Project Curiosity.
Tập trung vào Walmart
Gần như mọi công ty đều nghiên cứu đối thủ thông qua tài liệu công khai, mua sản phẩm và thăm cửa hàng. Tuy nhiên, giới luật sư khẳng định có sự khác biệt giữa thu thập dữ liệu dựa trên nguồn thông tin mở và do thám đối thủ. “Che giấu thân phận để lấy thông tin độc quyền cũng có thể dẫn tới vụ kiện xoay quanh chiếm đoạt bí mật kinh doanh”, Elizabeth Rowe, giáo sư ngành luật tại Đại học Virginia của Mỹ, cho hay.
Mục tiêu hàng đầu của Project Curiosity là Walmart. Dù vậy, Walmart đặt tiêu chuẩn đầu vào khá cao với các công ty bán hàng và chỉ chấp nhận những bên đã bán được lượng lớn hàng hóa trên những nền tảng khác.
Big River ban đầu không đáp ứng được tiêu chuẩn tham gia, nhưng đã bán hàng trên Jet.com – hệ thống chợ được Walmart mua năm 2016 và đóng cửa sau đó 4 năm. Để đạt yêu cầu về doanh số, Big River đẩy mạnh bán sản phẩm qua chính Amazon nhằm cải thiện số liệu. Đến năm 2019, dự án đủ điều kiện mở cửa hàng trên website Walmart. Họ đang có 15 sản phẩm bán trên nền tảng này dưới tên Atlantic Lot và đạt doanh số 125.000 USD năm 2023.
Sau khi xâm nhập hệ thống đối thủ, thành viên Big River chụp màn hình bảng giá, hệ thống quảng cáo và danh mục bán hàng. Họ không gửi ảnh qua email, mà gặp trực tiếp nhân viên phụ trách kinh doanh của Amazon Marketplace, cho xem ảnh nhằm tránh để lại dấu vết. Amazon sau đó điều chỉnh nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng trên website.
Các nguồn tin giấu tên nói Walmart không biết Amazon đang có tài khoản bán hàng trên website của họ cho đến khi được thông báo.
Thăm dò dịch vụ logistics của đối thủ
Atlantic Lot hiện nằm trong nhóm “Pro Seller”, dành cho những tài khoản bán hàng có hiệu quả hàng đầu trên website của Walmart.
Trong khi đó, Walmart Logistic, một đối thủ khác của Amazon, phụ trách hoạt động lưu trữ và vận chuyển hàng hóa cho Atlantic Lot. Khi triển khai Project Curiosity, Amazon cũng đang xây dựng mảng logistics nhằm thu phí lưu trữ và vận chuyển hàng hóa cho khách hàng, cạnh tranh với các doanh nghiệp hàng đầu như FedEx và UPS.
Doanh thu từ dịch vụ cho khách hàng bên thứ ba của Amazon đã tăng gần 12 lần kể từ 2014, đạt mức 140 tỷ USD năm 2023, chiếm gần một phần tư tổng doanh thu của hãng. Để thu thập thông tin từ đối thủ, Big River lập kho hàng với các công ty như FedEx, UPS, DHL, Deliverr và Linther Spedition.
FedEx năm 2017 triển khai dịch vụ FedEx Fulfillment cạnh tranh với Amazon. Big River được chọn tham gia với tư cách khách hàng sớm và nhận hàng loạt thông tin chi tiết, trong đó có báo giá.
Thành viên trong nhóm hoàn toàn không tiết lộ họ đang làm cho Amazon khi trao đổi với bộ phận hỗ trợ của FedEx. Dữ liệu từ chương trình được chuyển về cho Amazon, thông qua các tài liệu in ra giấy.
“Chúng tôi được khuyến khích ẩn mình tối đa”, cựu thành viên Big River nói.
Trả lời về vấn đề, phát ngôn viên Amazon nhấn mạnh nhiều đối thủ cạnh tranh cũng nghiên cứu Amazon thông qua việc bán hàng trên website của hãng. Người này không đề cập số lượng website đối thủ mà Big River đang hoạt động.
“Chuẩn đối sánh là phương thức bình thường trong kinh doanh. Amazon, cũng như nhiều nhà bán lẻ khác, sở hữu các bộ chuẩn đối sánh và xây dựng nhiều nhóm nghiên cứu trải nghiệm khách hàng, trong đó có những đối tác bán hàng, nhằm cải thiện việc phối hợp giữa họ với chúng tôi”, phát ngôn viên Amazon nói.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon sẽ loại bỏ mô hình “Just Walk Out” – cho phép khách hàng mua sắm và rời khỏi cửa hàng mà không cần đến quầy thanh toán, tại các cửa hàng Amazon Fresh.
Amazon đã quyết định loại bỏ bớt mô hình Just Walk Out và chuyển hoàn toàn sang Dash Carts, theo The Verge. Trái ngược với việc cho phép khách hàng rời khỏi các cửa hàng mà không cần thanh toán trực tiếp của Just Walk Out, Dash Carts sẽ yêu cầu khách hàng quét các sản phẩm trước khi cho chúng vào giỏ hàng.
Theo USA Today, quyết định của Amazon sẽ áp dụng lên các cửa hàng Amazon Fresh, chứ không ảnh hưởng đến Amazon Go, vốn là các cửa hàng tiện lợi nhỏ hơn.
Hiện tại, có hơn 40 cửa hàng Amazon Fresh ở Mỹ và 27 trong số đó sử dụng công nghệ Just Walk Out, tức là số cửa hàng này sẽ chuyển sang công nghệ Dash Carts. Các cửa hàng còn lại đã sử dụng Dash Carts.
Công nghệ Just Walk Out sẽ tiếp tục được cung cấp tại các cửa hàng Amazon Go, các cửa hàng Amazon Fresh quy mô nhỏ hơn ở Anh, cũng như ngày càng nhiều nhà bán lẻ bên thứ ba. Có hơn 130 địa điểm của bên thứ ba sử dụng công nghệ Just Walk Out ở Mỹ, Anh, Australia và Canada, tại các địa điểm như sân bay, cửa hàng đại học và quán cà phê …
Công nghệ trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong Just Walk Out sẽ gửi hóa đơn cho khách hàng sau khi họ lấy đồ trên kệ và rời khỏi cửa hàng, từng được Amazon hào hứng giới thiệu đã gặp phải sự phàn nàn từ khách hàng.
Trong một email, Amazon cho biết họ quyết định loại bỏ công nghệ “Just Walk Out” do phản hồi từ khách hàng.
Jessica Martin, phát ngôn viên của Amazon, cho biết: “Chúng tôi nhận được phản hồi từ khách hàng rằng mặc dù họ thích lợi ích của việc bỏ qua quầy thanh toán với Just Walk Out, nhưng khách hàng cũng muốn nắm bắt giá của các sản phẩm cùng ưu đãi, xem hóa đơn khi họ mua sắm và biết được họ đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền”.
Theo The Information, Amazon dự tính tái cấu trúc toàn diện các cửa hàng Amazon Fresh. Động thái diễn ra trong bối cảnh họ chuẩn bị mở rộng các địa điểm Amazon Fresh vào cuối năm nay.
Mặc dù đã mua lại chuỗi bán lẻ cao cấp Whole Foods vào năm 2017, nhưng Amazon vẫn chưa thể kiểm soát được lĩnh vực bán lẻ truyền thống. Trong những năm qua, gã khổng lồ mua sắm trực tuyến đã đóng cửa tất cả các cửa hàng sách, cửa hàng 4 sao, cửa hàng Pop-up và ngừng mở rộng các cửa hàng Fresh.
Năm ngoái, họ đã đóng cửa các cửa hàng quần áo “Amazon Style” của mình. Hồi tháng 1, họ đã đóng cửa cửa hàng tạp hóa drive-up cuối cùng.
Theo USA Today, mô hình Dash Carts được thiết kế với một thiết bị với máy quét được gắn vào các giỏ hàng đặc biệt, cho phép khách hàng biết được giá cũng như ưu đãi mà mình nhận được khi mua sản phẩm đó và họ cũng dễ dàng theo dõi mức chi cho từng lần mua sắm. Đây là công nghệ đã được các nhà bán lẻ (Retailer) khác đã thử nghiệm ở Mỹ và châu Âu.
Người mua hàng sử dụng Dash Carts có thể quét mã QR trên ứng dụng Amazon của họ để bắt đầu duyệt qua cửa hàng. Mô hình này kết hợp giữa công nghệ thị giác máy tính và kết hợp cảm biến để giúp xác định những gì được đặt vào giỏ hàng. Khách hàng cầm một sản phẩm, quét nó trên các camera của Dash Carts và cho vào giỏ hàng như bình thường.
Khi mua sắm xong, không cần phải xếp hàng thanh toán, khách hàng đi qua làn Dash Carts để đi ra ngoài. Khách hàng vẫn có tùy chọn thanh toán với nhân viên thu ngân hoặc sử dụng các làn tự thanh toán
Hồi tháng 9 năm ngoái, Amazon cho biết họ đang thu hẹp quy mô camera thị giá chuyển sang sử dụng máy quét nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để theo dõi việc mua hàng của khách hàng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo tài liệu nội bộ được Business Insider thu thập, Amazon khuyến cáo nhân viên không sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của bên thứ ba cho công việc.
Trong email gửi đến nhân viên, “gã khổng lồ” điện toán đám mây cho biết dù AI tổng quát mang lại nhiều hữu ích và làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, nhân viên không được phép chia sẻ bất kỳ tài liệu bí mật, thông tin của khách hàng khi sử dụng chatbot AI của công ty khác.
Chính sách nêu rõ những dữ liệu như email, trang Wiki nội bộ, code, thông tin mật, chiến lược ra mắt sản phẩm… đều có thể bị công ty bên thứ ba thu thập để huấn luyện AI.
Do đó, toàn bộ nhân viên Amazon phải tuân thủ chặt chẽ chính sách bảo mật. Amazon còn nhấn mạnh rằng những công ty cung cấp dịch vụ AI tạo sinh có thể yêu cầu quyền sở hữu đối với bất cứ nội dung mà người dùng nhập vào, cũng như câu trả lời mà mô hình đưa ra.
Vào đầu năm 2023, sau khi phát hiện một số phản hồi của ChatGPT trùng khớp với dữ liệu nội bộ Amazon, công ty đã cảnh báo nhân viên không được cung cấp thông tin bí mật nào cho chatbot. Theo Insider, một số nhân viên tiết lộ đã nhờ ChatGPT hỗ trợ viết code.
Mặc dù AI ngày càng trở nên phổ biến, các cuộc tranh cãi xung quanh quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa được giải quyết. Đối với Amazon, vấn đề bản quyền có thể nhạy cảm hơn vì Microsoft là đối thủ cạnh tranh của họ trong mảng điện toán đám mây.
Trong khi Microsoft đang dẫn đầu trong lĩnh vực AI nhờ khoản đầu tư vào OpenAI và các sản phẩm AI tổng quát khác thì Amazon vẫn chưa có động thái nổi bật nào.
Tuy vậy, Amazon vẫn cho phép nhân viên sử dụng các mô hình AI từ bên thứ ba nếu được cấp trên chấp thuận và đảm bảo tuân theo chính sách công ty.
Adam Montgomery – người phát ngôn của Amazon cho biết công ty có sẵn các biện pháp để nhân viên sử dụng AI một cách an toàn, bao gồm hướng dẫn truy cập vào dịch vụ của bên thứ ba và cách bảo vệ thông tin mật.
Bên cạnh đó, những email nội bộ gần đây cho biết một số nhân viên có thể truy cập Bedrock – công cụ AI nội bộ của Amazon như một giải pháp thay thế an toàn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhờ sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo, giá trị vốn hoá thị trường của hãng sản xuất chip Nvidia đã vượt Amazon và Alphabet, công ty mẹ Google.
Theo Forbes,giá trị thị trường Nvidia đã vượt qua những “ông lớn” như Amazon và Alphabet hồi đầu tuần. Đây được xem là chiến thắng khó mà tin nổi nhưng đã xảy ra nhờ cổ phiếu Nvidia tăng gấp hơn 4 lần trong 15 tháng qua. Các nhà đầu tư tin vào vị thế dẫn đầu của hãng sản xuất chip trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI).
Cụ thể, cổ phiếu Nvidia đã tăng gần 3% lên mức cao nhất mọi thời đại, hơn 740 USD, nâng giá trị vốn hóa (Market Value) lên 1,83 nghìn tỷ USD, vượt qua vốn hóa 1,82 nghìn tỷ USD của Alphabet và 1,8 nghìn tỷ USD của Amazon. Nó đánh dấu hành trình ấn tượng của Nvidia khi phố Wall đổ xô mua cổ phiếu giữa cơn sốt AI.
Tháng 10/2022, vốn hóa Nvidia còn dưới 300 tỷ USD, ngay trước khi làn sóng AI bắt đầu đạt đỉnh, thua xa mốc 1 nghìn tỷ USD của Amazon và Alphabet vào thời điểm đó. Với việc bứt tốc ấn tượng, Nvidia hiện là công ty đại chúng vốn hóa lớn thứ tư thế giới, sau Microsoft (3,1 nghìn tỷ USD), Apple (2,9 nghìn tỷ USD), Saudi Aramco (2 nghìn tỷ USD).
Cho đến nay, Nvidia là nhà sản xuất công nghệ chip bán dẫn AI nổi trội nhất, không chỉ vì tiềm năng của Nvidia trong việc tận dụng sự quan tâm ngày càng tăng và chi tiêu doanh nghiệp trong AI, mà còn do kết quả bùng nổ của hãng.
Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao (EBITDA) của Nvidia đã tăng hơn 500% trong quý trước so với cùng kỳ năm 2022 nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng trong bộ phận AI. Trong khi đó, Amazon và Alphabet ghi nhận thu nhập tăng 20%.
Tổng doanh thu và lợi nhuận của Nvidia tuy còn kém bắt mắt hơn so với các công ty nghìn tỷ USD khác nhưng các nhà phân tích hy vọng hãng bán dẫn sẽ sớm thu hẹp khoảng cách. Nvidia ghi nhận lợi nhuận 9,2 tỷ USD, còn Apple và Microsoft đạt hơn 22 tỷ USD.
Nvidia vẫn là một trong những cổ phiếu “nóng” nhất trên Phố Wall ngay cả sau khi tăng hơn 50% trong năm nay và là lựa chọn hàng đầu cho các nhà phân tích tại cả Goldman Sachs và Bank of America. Mỗi ngân hàng đều đưa ra mục tiêu giá 800 USD cho Nvidia, tương đương mức tăng 8% cho cổ phiếu.
Nvidia sẽ công bố kết quả kinh doanh quý IV/2023 trong tuần tới. Các nhà phân tích dự đoán công ty tiếp tục có thêm một quý doanh thu và lợi nhuận kỷ lục.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Báo cáo do Amazon Global Selling công bố, trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8/2023, các đối tác bán hàng Việt Nam đã xuất khẩu và bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên gian hàng của Amazon. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt qua Amazon tăng 50%, đóng góp vào bức tranh xuất khẩu năng động của đất nước. Trong khi đó, số lượng đối tác bán hàng trên Amazon tăng hơn 40%.
Top 5 danh mục sản phẩm từ các đối tác bán hàng Việt Nam bán chạy nhất trên Amazon gồm: Nhà cửa, Nhà bếp, Sức khoẻ & Chăm sóc cá nhân, May mặc, Làm đẹp. Đại diện Amazon Global Selling Việt Nam đánh giá, danh mục này phản ánh kinh nghiệm sản xuất lâu năm và các mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam như nội thất, trang trí nhà cửa, may mặc.
Đặc biệt, với sự thăng hạng và mới nổi của các ngành hàng đang trên đà tăng tốc trong các năm gần đây như sức khỏe & chăm sóc cá nhân, và ngành làm đẹp, bức tranh xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam ngày càng mở rộng, mang đến nhiều hơn lựa chọn danh mục sản phẩm cho khách hàng toàn cầu.
Nhiều nhà bán hàng đã ghi nhận tăng trưởng doanh thu đáng kể. Trong đó, Abera – thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Made-in-Vietnam đạt được doanh thu triệu đô trong chưa đầy 1 năm lên Amazon, uy tín thương hiệu được nâng cao với chỉ số đánh giá tích cực đạt 95%. Đáng chú ý, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao gấp 5-6 lần cho thấy tiềm năng của Abera trong việc chuyển đổi quyết định mua hàng của khách hàng toàn cầu.
Thương hiệu thời trang Lamer – được sáng lập bởi bà Vũ Thị Thu Thủy đã nhận được hơn 2.000 đơn hàng trong 9 tháng mở bán trên nên tảng TMĐT này. Sau 1 năm, doanh thu các sản phẩm chủ đạo đã tăng trưởng 250%. Năng lực sản xuất của Lamer hiện có thể cung cấp hơn 300.000 sản phẩm mỗi năm.
Trong khi đó, Equo – một thương hiệu chuyên sản xuất ống hút từ cỏ bàng, gạo, mía,… dù từng gọi vốn thất bại trên Shark Tank Việt Nam, đã ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so với năm trước đó sau khi bán hàng trên Amazon.
Theo Amazon Global Selling, nếu các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam được trang bị đầy đủ và tăng tốc xuất khẩu qua TMĐT, giá trị xuất khẩu TMĐT B2C tại Việt Nam có thể đạt 296.300 tỷ đồng vào năm 2027.
“Hiện nay, có khoảng 2 triệu đối tác bán hàng của Amazon trên khắp thế giới. Sản phẩm do các đối tác bán hàng bên thứ ba chiếm 60% tổng lượng sản phẩm bán ra trên Amazon.
Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã góp mặt trong cộng đồng đối tác bán hàng ngày càng lớn mạnh này. Việt Nam là một mắt xích cung ứng mới nổi của thương mại điện tử toàn cầu”, ông Eric Broussard – Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon Khối Đối tác bán hàng quốc tế nhận định.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo đó, Amazon đang có kế hoạch ra mắt Alexa phiên bản có trả phí, Alexa Plus. Alexa Plus nhằm mục đích cung cấp nhiều khả năng AI hơn so với phiên bản miễn phí cổ điển.
Theo thông tin được chia sẻ, Alexa Plus sẽ cung cấp nhiều khả năng AI (trí tuệ nhân tạo) hơn so với phiên bản Alexa miễn phí hiện có.
Amazon cũng được cho là đang nghiên cứu thử nghiệm công nghệ giọng nói cho phiên bản trợ lý “Plus” với khoảng 15.000 khách hàng bên ngoài; tuy nhiên, cho đến nay chất lượng câu trả lời của Alexa vẫn chưa được như kỳ vọng.
Cụ thể, trình trợ lý này đưa ra những câu trả lời dài hoặc không chính xác và gặp khó khăn với các nhiệm vụ yêu cầu vận hành nhiều dịch vụ cùng một lúc. Ví dụ, cùng tắt đèn và tắt nhạc cùng một lúc.
Amazon hiện có kế hoạch ra mắt phiên bản trả phí cho trình trợ lý vào ngày 30 tháng 6.
Amazon tích cực ra mắt phiên bản mới trong bối cảnh nền tảng đã tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh như Google Assistant và Siri trong những năm gần đây, phiên bản nâng cấp có trả phí mới có thể giúp tạo ra một bước ngoặt khác cho Amazon.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
FedEx vừa thông báo rằng doanh nghiệp sẽ ra mắt một “nền tảng thương mại dựa trên dữ liệu” (data-driven commerce platform) mới có tên là fdx, nền tảng sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ trực tuyến “các giải pháp thương mại điện tử toàn diện”.
Nền tảng mới của FedEx cũng nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng, bán hàng cho khách hàng và quản lý việc giao hàng.
Theo chia sẻ của FedEx, fdx sẽ kết hợp các công cụ thương mại hiện có của FedEx, chẳng hạn như quyền truy cập vào các thành viên của ShopRunner, một nền tảng thương mại điện tử (marketplace) mà FedEx mua lại vào năm 2020, với các tính năng sẽ sớm được ra mắt như khả năng tạo ra những “trải nghiệm tùy chỉnh sau mua hàng”.
Christina Meek, giám đốc quan hệ toàn cầu của FedEx, cho biết trong một email rằng FedEx không phải là một doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức nền tảng (marketplace), doanh nghiệp chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp “khả năng kỹ thuật số và hiểu biết sâu sắc” trong khi các doanh nghiệp tự kiểm soát trải nghiệm khách hàng của họ.
Nền tảng mới được ra mắt trong bối cảnh khi FedEx đang cạnh tranh trong lĩnh vực giao vận với Amazon, một công ty mà FedEx coi là mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều năm.
Năm 2019, FedEx đã từ chối gia hạn hợp đồng vận chuyển hàng hóa của Amazon thông qua FedEx Express. Cuối năm đó, Amazon cấm người bán sử dụng FedEx để giao hàng Prime.
FedEx đã và đang mất vị thế trước Amazon, cũng như UPS, vào năm 2022, Amazon đã thực hiện nhiều chuyến giao hàng tận nhà ở Mỹ hơn cả hai công ty này.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong tháng 11/2023, trong tám dịch vụ streaming lớn tại Mỹ, bao gồm AppleTV+, Prime Video của Amazon, Max, Peacock, Paramount+, Netflix, Hulu và Disney+, tỷ lệ người dùng hủy đăng ký đã tăng lên 6,3%, cao hơn mức 5,1% cùng kỳ năm ngoái, theo công ty phân tích Antenna.
Trong hai năm qua, khoảng 25% tài khoản đăng ký trả phí tại Mỹ với tám dịch vụ streaming lớn nói trên đã hủy ít nhất ba dịch vụ trong số này. Tỷ lệ này ở thời điểm tháng 1/2021 còn chưa đến 10%, nhưng đã tăng dần đều trong khoảng thời gian sau đó, cùng thời điểm mà hầu hết các dịch vụ streaming đều tăng giá.
Một phân tích mới đây của tờ DailyMail.com chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ hiện phải mất 121,41 USD/tháng để mua các gói không quảng cáo của tám dịch vụ nói trên, cũng như dịch vụ đăng ký video kỹ thuật số trực tuyến BritBox.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều dịch vụ, các công ty đã tăng giá những gói dịch vụ streaming của mình thêm 43% trong năm qua để nâng cao khả năng sinh lời, từ đó gia tăng áp lực lên ngân sách của khách hàng.
Giá dịch vụ tăng là nguyên nhân chính khiến các nền tảng streaming ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ chân người dùng. Hiện phải mất hơn 120 USD để đăng ký chín dịch vụ streaming lớn ở Mỹ, trong khi chi phí này một năm trước chỉ hơn 100 USD.
Trước đây, đăng ký một loạt dịch vụ streaming được xem là phương án có hiệu quả về mặt chi phí hơn so với dịch vụ truyền hình cáp. Nhưng giờ đây việc bỏ hoàn toàn truyền hình cáp không còn là phương án tiết kiệm nữa.
Dù giá dịch vụ truyền hình cáp ở mỗi bang có sự khác nhau, nhưng chi phí dịch vụ truyền hình trung bình vào khoảng 83 USD/tháng, theo số liệu mới nhất từ trang CableTV.com.
Trong khi đó, tám trong chín dịch vụ streaming lớn tại Mỹ đã tăng giá trong năm ngoái. Chẳng hạn như Apple TV+ đã tăng giá gói không quảng cáo đến 43%, từ 6,99 USD lên 9,99 USD. Còn Disney+ tăng giá dịch vụ thêm 27% từ 10,99 USD lên 13,99 USD. Britbox, dịch vụ có các chương trình truyền hình của Anh, cũng tăng giá gói không quảng cáo thêm 1 USD lên 8,99 USD.
Bên cạnh việc kiểm soát việc chia sẽ mật khẩu, Netflix đã bỏ gói dịch vụ không quảng cáo cho thành viên mới với giá 9,99 USD/tháng, có nghĩa là giờ đây gói dịch vụ không quảng cáo rẻ nhất của Netflix có giá đến 15,49 USD/tháng. Nền tảng này cũng tăng giá gói không quảng cáo cao cấp từ 19,99 USD/tháng lên 22,99 USD/tháng.
Gói này cho phép người dùng thêm hai thành viên nữa từ các hộ gia đình khác.
Cuối năm ngoái, Amazon đã khiến người dùng không hài lòng với thông báo sẽ phát quảng cáo trên dịch vụ Prime Video từ ngày 29/1, và người dùng sẽ phải trả thêm 2,99 USD/tháng để tránh bị gián đoạn dịch vụ do quảng cáo.
Trước xu hướng người dùng bỏ đăng ký các dịch vụ streaming, các công ty trong lĩnh vực này đang thực hiện nhiều chiến thuật để thu hút người dùng mới và cả những khách hàng đã bỏ đăng ký, trong đó có phương án cung cấp các gói dịch vụ có quảng cáo với giá rẻ hơn, hay đưa ra các gói dịch vụ kết hợp.
Netflix, Max, Peacock, Paramount+, Disney+ và Hulu đều đang bán các gói dịch vụ có quảng cáo với giá thấp hơn. Trong đó, Peacock và Paramount+ có các gói rẻ nhất thị trường ở mức giá 5,99 USD/tháng. Đáng chú ý, với giá 6,99 USD/tháng, gói có quảng cáo của Netflix đã thu hút được 15 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu trong tháng 11 năm ngoái.
Trong khi đó, Disney+ và Hulu, cùng với ESPN+, đang cung cấp nhiều gói dịch vụ kết hợp khác nhau. Ví dụ như người dùng có thể mua gói Disney Bundle Duo Premium, bao gồm Disney+ không quảng cáo và Hulu không quảng cáo, với giá chỉ 19,99 USD/tháng, tức tiết kiệm được 11,99 USD so với khi mua riêng từng gói. Hay gói Disney Bundle Trio Premium, có giá 24,99 USD/tháng, bao gồm Disney+ không quảng cáo, Hulu không quảng cáo và ESPN+ có quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon.com sẽ sa thải hàng trăm nhân viên hiện đang làm việc trong mảng phát trực tuyến và studio, công ty này cho biết trong một ghi chú nội bộ mới đây.
Các nhân viên sắp bị sa thải tại Prime Video và Amazon MGM Studios sẽ dần được thông báo bằng email.
Gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến đã cắt giảm hơn 27.000 việc làm vào năm 2023 khi đại dịch và suy thoái đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Mike Hopkins, phó chủ tịch cấp cao của Prime Video và Amazon MGM Studios, nói với nhân viên: “Chúng tôi đã xác định các cơ hội trước khi chọn cách giảm hoặc ngừng đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định, đồng thời tăng cường đầu tư và tập trung vào các sáng kiến về nội dung và sản phẩm có khả năng mang lại tác động lớn nhất”.
Trước khi sa thải, Amazon đã chi khá mạnh tay trong những năm gần đây để củng cố hoạt động kinh doanh truyền thông, bao gồm thương vụ trị giá 8,5 tỷ USD cho MGM và khoảng 465 triệu USD cho mùa đầu tiên của bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” trên Prime Video vào năm 2022.
Amazon cũng được cho là đã sẵn sàng để ra mắt gói quảng cáo trên Prime Video cũng như cấp dịch vụ thuê bao đăng ký không có quảng cáo ở một số thị trường nhất định như cách mà các đối thủ Netflix và Walt Disney đã làm.
Amazon gần đây đã cắt giảm một số công việc tại bộ phận trợ lý giọng nói Alexa, trong khi Microsoft cũng đã sa thải một số nhân viên tại mạng xã hội LinkedIn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng phát trực tiếp Twitch của Amazon đang cắt giảm 35% nhân viên, tương đương khoảng 500 người, giám đốc điều hành của Twitch là ông Dan Clancy cho biết trong một bài đăng mới đây.
Việc Twitch sa thải nhân viên được cho là diễn ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về tình trạng thua lỗ tại Twitch và sau khi một số giám đốc điều hành cấp cao rời công ty chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
CEO Clancy viết trên blog: “Trong năm qua, chúng tôi đã nỗ lực xây dựng một mảng kinh doanh bền vững hơn để Twitch có thể tồn tại lâu dài, và trong suốt cả năm, chúng tôi đã cắt giảm chi phí và đưa ra nhiều quyết định để nền tảng tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn. Thật không may, bất chấp những nỗ lực này, số lượng nhân sự của chúng tôi vẫn lớn hơn đáng kể so với mức cần thiết về quy mô kinh doanh.”
Theo những người quen thuộc với tình hình tài chính của Twitch, hoạt động kinh doanh vẫn không có lãi trong hơn 9 năm sau khi Amazon mua lại công ty.
Twitch đã tăng cường tập trung vào quảng cáo trong những năm gần đây và nỗ lực cắt giảm đáng kể chi tiêu. Vào tháng 12, Clancy cho biết công ty sẽ ngừng hoạt động tại Hàn Quốc, nơi chi phí là “cực kỳ đắt đỏ”.
CEO Clancy cho biết: “Quyết định này, mặc dù vô cùng khó khăn và đau đớn, nhưng là cần thiết để đảm bảo rằng chúng tôi có thể tiếp tục phục vụ những người phát trực tiếp của mình một cách bền vững mà không ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ sự nghiệp của họ trên Twitch”. CEO này nói thêm rằng Twitch đã trả hơn 1 tỷ USD cho những người phát trực tiếp vào năm 2023.
Trong những tháng cuối năm 2023, một số giám đốc điều hành hàng đầu của Twitch đã tuyên bố rời đi, bao gồm giám đốc sản phẩm, giám đốc khách hàng và giám đốc nội dung của Twitch. Twitch cũng mất đi giám đốc doanh thu, người từng làm việc ở bộ phận quảng cáo của Amazon.
Ngoài đợt sa thải này, Twitch cũng đã thực hiện 2 đợt sa thải khác vào năm 2023, cắt giảm hơn 400 vị trí.
Cũng giống như các công ty công nghệ khác, CEO Clancy cho biết, việc giảm quy mô của Twitch dựa trên quy mô kinh doanh hiện tại và “những dự đoán thận trọng về cách doanh nghiệp mong đợi sẽ phát triển trong tương lai”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin cho biết TikTok Shop đang đặt mục tiêu tăng tổng giá trị hàng hoá (GMV) trong mảng thương mại điện tử tại Mỹ gấp 10 lần lên 17,5 tỷ USD trong năm 2024 và điều này sẽ gây ra mối đe dọa lớn hơn cho Amazon.
Mục tiêu về tổng giao dịch hàng hoá trong năm nay của TikTok Shop ở Mỹ được thảo luận trong các cuộc họp nội bộ. Hiện chưa có con số chính thức và kế hoạch vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh doanh.
Mục tiêu đầy tham vọng của TikTok lại càng phả thêm hơi nóng cho cuộc chơi thương mại điện tử ở Mỹ, nơi mà hiện Amazon và cả các nền tảng đến từ Trung Quốc là Temu và Shein vẫn đang làm mưa làm gió.
Không giống những người “đồng hương”, TikTok đang dựa vào khả năng tiếp cận trên mạng xã hội và sức hấp dẫn của các video dễ thành xu hướng để thu hút người mua.
Năm ngoái, tổng giá trị hàng hoá của TikTok Shop trên toàn cầu ước đạt 20 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á đóng góp phần lớn doanh thu.
Hiện, công ty đang tìm cách mở rộng doanh số bán hàng ở Mỹ và châu Mỹ Latinh, nơi họ dự định triển khai hoạt động thương mại điện tử trong những tháng tới.
TikTok đã phủ nhận số liệu mục tiêu kể trên.
TikTok Shop là một trong những mảng kinh doanh phát triển nhanh nhất của ByteDance. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới ngoài quảng cáo trên mạng xã hội.
Doanh thu ByteDance đã tăng khoảng 30% vào năm ngoái lên hơn 110 tỷ USD, vượt xa mức tăng trưởng dự kiến của các đối thủ mạng xã hội tên tuổi như Meta Platforms (Facebook, Instagram, WhatsApp…) và Tencent Holdings (WeChat).
TikTok Shop cho phép người dùng mua hàng khi đang lướt xem video ngắn trên nền tảng TikTok. Đây là một trong những nỗ lực thay thế cách mua sắm truyền thống mà Shopee của Sea hay Amazon thiết lập trước đó.
Mô hình này đã giúp Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc) chiếm một phần đáng kể trong ví tiền của người tiêu dùng trong nước, cạnh tranh với Alibaba Group Holding và JD.com.
Tại Mỹ, TikTok đang cung cấp dịch vụ vận chuyển và hỗ trợ cho những người có ảnh hưởng (KoL) bán hàng trong video và các buổi phát trực tiếp.
Theo công bố hồi tháng 11/2023, hơn 5 triệu khách hàng mới ở Mỹ đã mua hàng trên TikTok. Ứng dụng này có khoảng 150 triệu người dùng tại đây.
Mới đây, TikTok thông báo rằng họ sẽ tăng phí áp dụng cho người bán lên 6%, bắt đầu vào tháng 4 và lên 8% vào tháng 7 đối với hầu hết các danh mục sản phẩm, đánh dấu sự kết thúc của các chương trình khuyến mãi được sử dụng để lôi kéo người bán.
Tuy vậy, khoản phí đó vẫn thấp hơn đáng kể so với phí người bán trên Amazon, thường khoảng 15%.
Người Mỹ ngày càng thoải mái mua sắm trên các ứng dụng thương mại điện tử của Trung Quốc, như hàng thời trang nhanh Shein và ứng dụng mua sắm giá rẻ Temu của PDD Holdings.
Không rõ mục tiêu bán hàng mà TikTok Shop đặt ra trên toàn cầu hoặc cho các thị trường khác là gì.
Tại Indonesia, TikTok đã nắm quyền kiểm soát đơn vị thương mại điện tử Tokopedia của GoTo Group trong một thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD, cho phép công ty khởi động lại dịch vụ bán lẻ trực tuyến của mình sau nhiều tháng bị chính quyền nước này buộc đóng cửa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo nhà sáng lập Amazon, con người từ 10.000 năm trước đã phải biết từ chối sự thật để có thể sống sót hòa nhập cùng cộng đồng. Đây chính là lý do mà xây dựng văn hóa chấp nhận sự thật cực kỳ quan trọng cho thành công của doanh nghiệp.
Theo đó, Jeff Bezos, nhà sáng lập của Amazon đã chia sẻ một số quan điểm và văn hóa doanh nghiệp khi ông xây dựng thành công đế chế 1,5 nghìn tỷ USD suốt gần 30 năm qua.
Theo đó, Bezos cho rằng xã hội loài người không phải là “giống loài thích tìm kiếm sự thật” mà là một tập thể xã hội đầy phức tạp. Bởi vậy việc xây dựng một văn hóa làm việc đúng đắn là nền tảng quan trọng dẫn đến sự thành công cho bất kỳ tổ chức nào.
“Hãy quay ngược về 10.000 năm trước và giả sử bạn đang sống trong một cộng đồng nhỏ. Nếu bạn biết biến báo thì có thể sống sót, còn nếu bạn cứ thích nói thật thì rất có thể sẽ bị giết vào lúc giữa đêm khuya…Nguyên nhân ư, chính vì sự thật thì chẳng hề dễ nghe tý nào, chúng có thể gây nên sự lúng túng, khó chịu và hận thù. Thậm chí sự thật sẽ thôi thúc người khác tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình theo bản năng”, Jeff Bezos nói.
Theo nhà sáng lập Amazon, chính điều này có thể tạo nên sự khác biệt giữa một công ty thành công và một startup thất bại. Jeff Bezos tin rằng bất kỳ tổ chức hiệu quả nào cũng sẽ xây dựng, thúc đẩy một văn hóa coi trọng sự thật hơn là sự giả dối.
Đây chính là bài học đắt giá mà Bezos đã lĩnh ngộ từ Amazon để áp dụng vào dự án Blue Origin của mình.
Cụ thể trong mỗi cuộc họp, nhà sáng lập này thường yêu cầu những nhân viên trẻ nói trước và tất cả các giám đốc hay quản lý sẽ phải nhận xét sau cùng.
“Từ kinh nghiệm bản thân mà tôi hiểu rằng nếu nói trước thì nhiều khả năng nhân viên cấp dưới sẽ e ngại với suy nghĩ: ‘Liệu mình có sai không khi sếp nghĩ theo hướng khác’”, Jeff Bezos cho biết.
Nhà sáng lập Amazon cũng tin rằng các lãnh đạo nên tạo một môi trường cởi mở để các nhóm và nhân viên tự do nói ra suy nghĩ của mình, bày tỏ các quan điểm khác nhau.
“Bạn nên nhắc nhở mọi người rằng việc cảm thấy không thoải mái với những ý kiến khác là điều bình thường. Con người không quen với sự thật là điều hiển nhiên…Chúng ta từ xa xưa đã quen với một xã hội phức tạp, nơi con người phải biết hợp tác với nhau và từ chối sự thật để sinh tồn”, Jeff Bezos cho hay.
Chấp nhận sự thật.
Ngay cả trong mảng khoa học nơi sự thật là nền tảng mấu chốt với các cơ chế cực kỳ khắt khe thì vẫn có sự phân cấp. Bởi vậy theo Jeff Bezos, ảnh hưởng từ ý kiến của cấp trên với cấp dưới là cực kỳ lớn, qua đó hạn chế khả năng phát huy sáng tạo cũng như kiềm chế hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chính Bezos đã lấy một ví dụ điển hình ở Amazon khi khách hàng than phiền việc phải chờ đợi quá lâu trong khi gọi vào số hỗ trợ tổng đài 1800 của hãng. Thế nhưng thông số báo cáo lại cho thấy mức thời gian chờ bình quân của khách hàng khi gọi hỗ trợ chỉ là chưa đến 60 giây.
Bởi vậy trong 1 cuộc họp, đích thân Bezos đã gọi vào tổng đài hỗ trợ trước sự có mặt của trưởng bộ phận này. Kết quả là nhà sáng lập Amazon đã phải đợi hơn 10 phút.
Vậy là sự thật đã quá rõ ràng dù chúng chẳng hề dễ chịu chút nào, rằng than phiền của khách hàng đã đúng và việc đo lường số liệu của hãng đã sai sót ở chỗ nào đó.
Ngoài ra theo Bezos, việc giải quyết những sự thật này cũng không đơn giản khi ông chủ sẽ phải đối mặt với 2 kịch bản. Trong trường hợp đầu, những người nói thật sẽ buộc phải thỏa hiệp vào lời nói nối để công việc có thể tiến hành tiếp. Trường hợp thứ 2 là cuộc cãi vã sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi một bên quá mệt mỏi và buông xuôi.
Để giải quyết được những vấn đề này thì cần các cách thức phù hợp khác nhau tùy phong cách quản lý của từng ông chủ.
“Cho dù thế nào thì bạn cũng phải tìm kiếm sự thật dù chúng có thể chẳng dễ nghe chút nào. Bạn sẽ phải khiến nhân viên chú ý tập trung tìm kiếm sự thật và tích cực đưa ra những ý kiến khác nhau để khắc phục vấn đề nếu muốn công việc hiệu quả”, Jeff Bezos nói.
*Nguồn: Fortune
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vào năm 2006, tại một hội nghị ở San Francisco, người sáng lập Amazon Jeff Bezos chăm chú ghi chép. Jack Ma, founder Alibaba, lúc này đang thao thao bất tuyệt giới thiệu với đám đông về vị thế thống trị thị trường thương mại điện tử mới của công ty. Chẳng ai ngờ được rằng một ngày, Alibaba sẽ đối đầu với gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ và giành chiến thắng.
17 năm trôi qua, Bezos giờ đây không cần để mắt đến Alibaba nữa, song lại quan ngại một thương hiệu khác cũng đến từ đại lục: PDD Holdings – công ty mẹ của nhà bán lẻ trực tuyến nội địa Pinduoduo và nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Temu. Dưới sự hậu thuẫn của Tencent Holdings, PDD đang ngày càng mở rộng quy mô khi để Temu tiếp cận thị trường nước ngoài.
Temu đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và một số nước châu Âu,trong đó có Vương quốc Anh. Đây cũng là ứng dụng mua sắm miễn phí được tải xuống nhiều nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong vòng vài tháng kể từ khi ra mắt hồi tháng 7.
“Chúng tôi đã đổi mới trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Cách tiếp cận được người tiêu dùng trên toàn cầu đón nhận nồng nhiệt, đồng thời củng cố vị thế, danh tiếng của chúng tôi”, đại diện PDD nói.
Trong tháng qua, PDD vượt qua Alibaba về giá trị vốn hóa, qua đó trở thành công ty Trung Quốc niêm yết giá trị nhất tại Mỹ. Thành tựu giúp Colin Huang, founder 43 tuổi của PDD, sở hữu khối tài sản ‘kếch xù’ 52,3 tỷ USD tính đến ngày 18/12, theo Forbes.
Sự trỗi dậy của PDD trong một thị trường thương mại điện tử vốn vô cùng đông đúc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều các nhà đầu tư cũng như đối thủ nội địa lâu đời, trong đó có Alibaba và JD.com. Jack Ma thừa nhận tập đoàn phải chuyển đổi, trong khi người sáng lập JD Richard Liu khẳng định “nếu JD không tiến lên, chúng ta sẽ không còn đường”.
Nỗ lực thống trị của PDD thúc đẩy văn hóa làm việc không ngừng nghỉ, song lại khiến các chuyên gia đặt dấu hỏi về tính bền vững của các chiến dịch tiếp thị đốt tiền. Trong năm 2023, Temu đã chi hàng tỷ USD để mở rộng nhanh chóng tới hơn 45 quốc gia chỉ trong vòng 1 năm.
Pinduoduo được thành lập vào năm 2015 bởi Colin Huang, cựu nhân viên Google và kiêm nhà sáng lập rất nhiều công ty khởi nghiệp. Nhà bán lẻ trực tuyến này bắt đầu bằng hàng tạp hóa tươi sống giá rẻ, sau đó nhanh chóng đa dạng hóa các danh mục sản phẩm.
Ngay từ đầu, Pinduoduo – với chiến lược thương mại điện tử xã hội và quảng cáo chuyên sâu – cho phép người dùng hưởng rất nhiều ưu đãi, thậm chí là miễn phí nếu giới thiệu sản phẩm tới nhiều bạn bè WeChat. Các liên kết giảm giá theo đó nhanh chóng lan truyền và mang lại doanh thu cho Pinduoduo.
Sau khi có được cơ sở người dùng lớn ở các vùng nông thôn, Pinduoduo bắt đầu tiếp cận dân thành thị và đối tượng người dùng của Alibaba. Đến năm 2017, doanh thu hàng năm của Pinduoduo đã vượt 100 tỷ nhân dân tệ (13,9 tỷ USD), chỉ sau Taobao và JD.
Đến nửa cuối năm, Pinduoduo bắt đầu chuyển người dùng từ WeChat sang ứng dụng của riêng mình. Đà tăng trưởng giúp công ty niêm yết thành công tại New York vào năm 2018, chỉ 4 năm sau Alibaba.
“Chúng tôi không đặt mục tiêu trở thành Alibaba tiếp theo. Pinduoduo đại diện cho một hình mẫu khác biệt”, founder Huang nói và cho biết chiến lược cốt lõi của công ty là “thỏa mãn cảm giác được nhận ưu đãi của người dùng”.
Vào năm 2019, Pinduoduo tìm cách xóa bỏ hình tượng “chất lượng thấp” và “hàng giả” thông qua chương trình tài trợ tiền mặt cho các thương nhân, trong đó đặc biệt ưu tiên các mặt hàng cao cấp như iPhone. Động thái này sau đó đã được JD và Alibaba bắt chước vào năm 2023.
Với Pinduoduo, người tiêu dùng là trên hết. Khách hàng có thể được hoàn tiền ngay lập tức mà không cần trả lại sản phẩm nếu không hài lòng với chất lượng – chiến lược giúp hãng ‘thu phục’ một lượng lớn fan trung thành. Nó cũng giúp phân biệt mô hình của PDD với Alibaba – tập đoàn vốn đặt nhiều gánh nặng lên người mua trong các tranh chấp với người bán.
Tuy nhiên, theo Jacob Cooke, đồng sáng lập kiêm CEO của WPIC Marketing and Technologies, một số người tiêu dùng vẫn ngần ngại mua các sản phẩm đắt tiền trên Pinduoduo do “hàng giả vẫn tràn lan trên nền tảng”.
“Một số thương hiệu đã sử dụng Pinduoduo như một phương tiện để tiếp cận khách hàng mới và loại bỏ hàng tồn kho, giống như một trung tâm mua sắm kỹ thuật số. Tuy nhiên, số lượng vẫn ở mức thấp”, Cooke nói.
Đáp lại, PDD khẳng định công ty đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ cũng như quy trình chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng. “Chúng tôi nhanh chóng loại bỏ và điều tra mọi mặt hàng vi phạm ngay khi tiếp nhận thông tin”, đại diện Pinduoduo nói.
Với Temu, chính sách thậm chí còn khắt khe hơn. Người bán phải ký thỏa thuận tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định pháp lý. Họ cũng sẽ bị xóa khỏi nền tảng nếu phát hiện sai phạm.
Tăng trưởng không ngừng nghỉ đồng nghĩa với việc nhân viên PDD phải làm việc liên tục. Nhiều nhân viên và giám đốc điều hành đã chia sẻ với Nikkei rằng “nếu bạn không quan tâm đến việc ngủ, bạn có thể gia nhập PDD”.
Theo Nikkei, nhân viên PDD đều phải sử dụng bút danh tại nơi làm việc. Họ cũng không được tương tác xã hội quá nhiều với đồng nghiệp. Nhiều nhóm trò chuyện WeChat đã bị gỡ.
PDD áp dụng hệ thống chấm công, ra, vào nghiêm ngặt. Một số nhân viên cho biết họ phải làm việc sáu ngày một tuần và 12 giờ/ngày, nếu trễ một phút sẽ bị trừ lương một giờ.
Ngoài ra, công ty cũng tích cực tìm kiếm những nhân viên có động lực kiếm tiền mạnh mẽ vì cho rằng họ sẽ làm việc chăm chỉ và biết điều hơn. Trong các buổi phỏng vấn, đại diện tuyển dụng thường hỏi những câu kiểu như ứng viên đến từ đâu, có đang mắc nợ không… để sàng lọc đối tượng muốn cống hiến.
Lo ngại xoay quanh văn hóa làm việc của PDD được đẩy lên đỉnh điểm vào cuối năm 2020, sau khi một nhân viên 22 tuổi qua đời vì làm việc quá sức. Theo Pindudouo, cô gái trẻ “đột nhiên ôm bụng và ngất xỉu khi đang đi bộ về nhà” lúc 1h30 sáng, sau đó được đưa đến bệnh viện và qua đời.
Sau vụ việc, tài khoản chính thức của Pinduoduo đã đăng tải một bình luận trên diễn đàn Zhihu, rằng “đây là thời đại mà mọi người đánh đổi mạng sống của mình để đổi lấy thành công”. Bài đăng sau đó gây ra phản ứng vô cùng tiêu cực trên mạng xã hội, song phía Pinduoduo khẳng định phát ngôn trên chỉ được đưa ra bởi 1 cá nhân nên không phản ánh quan điểm chính thức.
Theo đại diện PDD, sẽ là “cường điệu” nếu nói “nhân viên phải làm việc quá nhiều giờ”. Nội bộ vẫn có những lao động làm việc ít hơn 8 giờ/ngày, tùy vào tính chất công việc.
Trong khi Pinduoduo tiếp cận khách hàng với chiến lược giá rẻ, Alibaba và JD lại đặt cược vào cái gọi là xu hướng nâng cấp – nơi người tiêu dùng Trung Quốc muốn tiếp cận các loại hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao. Alibaba ưu tiên Tmall, nhà bán lẻ trực tuyến chuyên cung cấp các sản phẩm cao cấp, trong khi JD tranh giành khách hàng chủ yếu nhờ chính sách hậu cần.
Với Pinduoduo, “nâng cao mức tiêu dùng không phải là giúp người dân Thượng Hải sống như những người Paris”. Điều quan trọng, những người dân tại các khu vực nhỏ như An Khánh cũng phải có đủ trái cây ngon để ăn.
Theo một giám đốc điều hành cấp cao của Alibaba, tập đoàn này đã biết Pinduoduo một ngày nào đó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm, song lại miễn cưỡng đưa ra các động thái nhằm vào Pinduoduo.
“Trọng tâm của Alibaba là dựa trên lưu lượng truy cập và quảng cáo thông qua Tmall. Để mô phỏng mô hình kinh doanh của chúng tôi, họ phải đảo ngược chiến lược bằng cách ưu tiên các nhà cung cấp nhỏ lẻ trên Taobao. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu và giá cổ phiếu, từ đó khiến Alibaba tự hủy”, đại diện PDD nói.
Đáp lại, phía Alibaba khẳng định: “Bạn không thể đổ lỗi cho việc Alibaba đặt cược nâng cấp tiêu dùng vào năm 2018 hoặc 2019. Cổ phiếu chúng tôi đã tăng lên nhanh chóng khi Bắc Kinh khuyến khích nâng cấp tiêu dùng. Tất nhiên, không ai có thể đoán trước được đại dịch sẽ xảy ra”.
Ba năm áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt khiến hàng triệu công ty vừa và nhỏ tại Trung Quốc rơi vào nguy cơ phá sản. Trong thời gian này, cả Tencent và Alibaba đều công bố doanh thu giảm lần đầu tiên kể từ khi IPO.
Số lượng người dùng hoạt động hàng tháng của Pinduoduo ở Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2022, khi PDD lan tỏa sức ảnh hưởng ra thị trường nước ngoài. Thành công này không thể không nhắc đến Temu – nền tảng hiện có 52 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ chỉ sau một năm ra mắt.
Công ty không cung cấp nhiều thông tin về tình hình kinh doanh, song Goldman Sachs ước tính GMV của Temu trong quý trước đạt 6,5 tỷ USD, cao gấp đôi so với quý trước. Ngân hàng này cũng cho rằng Temu chiếm khoảng 28% doanh thu của PDD trong quý III.
Theo ông Abe Yousef, nhà phân tích cao cấp tại Sensor Tower, trong quý IV/2022, số lượt cài đặt Temu thậm chí còn vượt qua cả Amazon, Walmart và Target. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này trái ngược hoàn toàn với triển vọng mờ mịt mà các nhà bán lẻ (Retailer) khác phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Nền tảng này không chỉ cạnh tranh với Shein mà cả với những gã khổng lồ lớn của Mỹ như Amazon, Target. Sự phổ biến ngày càng lớn đã cho thấy tiềm năng của các mô hình kinh doanh sản phẩm giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc.
“Temu đặt mục tiêu tiếp tục thử nghiệm về tiếp thị và cung cấp dịch vụ, nhờ vào công ty mẹ giàu có. Nó ra mắt vào đúng thời điểm thích hợp, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế”, bà Deborah Weinswig, CEO của Coresight Research, nói.
Được biết, sau khi được thành lập vào năm 2015, PDD thua lỗ rất nhiều do theo đuổi chiến lược tăng trưởng, tung ra rất nhiều khuyến mại và chi mạnh tay cho marketing và quảng cáo. Mãi đến khi đạt quy mô lớn hơn, công ty này mới có lãi vào năm 2021.
Theo các chuyên gia, kết quả hoạt động mạnh mẽ chủ yếu do tâm lý người tiêu dùng phục hồi. Nhu cầu mua sắm vốn bị kìm hãm do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã được “giải phóng” sau khi lệnh phong tỏa được tháo dỡ.
Tuy nhiên, thành công ở quê nhà không có nghĩa là PDD không phải đối mặt với những thách thức. Thói quen tiêu dùng ở các quốc gia có thể không giống với Trung Quốc. Chi phí vận hành như giao hàng và tiếp thị chắc chắn sẽ cao hơn ở các nền kinh tế phát triển.
Theo Nikkei
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhu cầu bùng nổ của phương Tây đối với hàng thời trang nhanh và thương mại điện tử được bán bởi Temu và Shein đang thúc đẩy giá cước vận tải hàng không. Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty hậu cần vận chuyển từ châu Á.
Người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu bắt đầu mua sắm nhiều hơn trên các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch nhờ sự phát triển của các tuyến vận chuyển, một số đơn hàng có thể được giao trong vòng một tuần.
Khi nhu cầu của người tiêu dùng chưa giảm xuống, đồng nghĩa giá cước vận tải hàng không vẫn được giữ ở mức cao, hỗ trợ các công ty logistics trong thị trường.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành, trong một số trường hợp, các nền tảng thương mại điện tử sẵn sàng trả gần gấp đôi số tiền mà khách hàng phải trả để đảm bảo đủ năng lực giao hàng.
“Các ứng dụng như Temu, Shein là trong số những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và hàng của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không”, Jacob Cooke, Giám đốc điều hành của WPIC Marketing + Technologies cho biết. Đây là công ty chuyên xử lý hậu cần thương mại điện tử cho các thương hiệu ở Châu Á.
Nhiều lãnh đạo trong ngành vận tải hàng không đánh giá sự bùng nổ thương mại điện tử (eCommerce) đến từ Trung Quốc đã tạo ra tác động lớn đối với ngành. Giá cước vận tải hàng không đã tăng lên rõ rệt vào nửa cuối năm 2023 và giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển đã giảm mạnh kể từ khi chuỗi cung ứng gặp gián đoạn trong đại dịch.
Theo dữ liệu hải quan chính thức, trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã vận chuyển lượng hàng hóa thương mại điện tử trị giá 155 tỷ USD, tương đương khoảng 5,5% tổng giao dịch hàng hóa của quốc gia tỷ dân.
Neil Wilson, biên tập viên của nhà cung cấp dữ liệu vận tải hàng không TAC Index, cho biết giá cước vận tải hàng không trên các tuyến xuyên Thái Bình Dương từ Hong Kong và Thượng Hải đã tăng đều đặn trong thời gian giao hàng cao điểm vào dịp Giáng sinh.
Giá cước vận tải đường biển, trong đó có cả các tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương, đã giảm kể từ đại dịch. Theo công ty tư vấn hàng hải Drewry, giá mỗi container 40ft toàn cầu đã giảm 35% từ tháng 12 năm ngoái đến cuối tháng trước.
Wilson cho biết thương mại điện tử có thể chiếm khoảng 40% đến 50% khối lượng vận chuyển hàng hóa trên hầu hết các tuyến và lên tới 70%, tuỳ vào trường hợp.
Chandler So, Giám đốc vận tải hàng hóa Bắc Á của Geodis, cho biết các nền tảng như Temu và Shein, đã thu hút khách hàng phương Tây với những thiết kế thời trang nhanh giá rẻ. Ông nói: “Mô hình thương mại điện tử đó cũng tạo ra nhu cầu về vận tải hàng không mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây”.
Các hãng vận tải hàng hóa toàn cầu đang tăng cường đầu tư vào quản lý thương mại điện tử và tái phân bổ máy bay để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng, trong khi các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã mở rộng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và một số nhà sản xuất trong nước đang thuê máy bay để vận chuyển hàng hóa của họ.
Theo công ty tư vấn hàng không Ishka, công ty con về hậu cần của JD.com hiện có đội bay riêng gồm ít nhất 5 máy bay, trong khi hãng vận tải hàng hóa tư nhân có trụ sở tại Hải Nam là Central Airlines thực hiện khoảng 6 chuyến bay/tuần từ Thâm Quyến đến Paris.
Dịch vụ hậu cần Cainiao của Alibaba cho biết họ khai thác trung bình 170 chuyến bay thuê hoặc thỏa thuận không gian mỗi tuần. “Tóm lại, thị trường này có tính cạnh tranh khốc liệt vì các lĩnh vực vận tải hàng không khác có những điểm yếu nhất định,” Tom Owen, giám đốc hàng hóa của Cathay Cargo Hong Kong cho biết.
Owen ước tính rằng vận chuyển hàng cho sàn thương mại điện tử chiếm khoảng một nửa lượng vận chuyển hàng không mà Cathay Cargo vận chuyển qua Hong Kong, đồng thời cho biết thêm rằng công ty đã tăng tốc đầu tư vào thương mại điện tử và miền nam Trung Quốc để theo kịp nhu cầu.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thương mại điện tử của Trung Quốc cũng gây lo ngại cho các công ty hậu cần. Một giám đốc điều hành hãng vận tải hàng không ở châu Á cho biết: “Nếu đột nhiên có một số phán quyết pháp lý ở Mỹ nói rằng có vấn đề với Shein hoặc một số công ty thương mại điện tử khác ở Trung Quốc thì điều đó sẽ có tác động lớn.”
Trước lo ngại đó, một số tập đoàn vận tải hàng hóa lâu đời tự tin rằng nhu cầu về thương mại điện tử và thời trang nhanh sẽ tiếp tục tạo đà thuận lợi. Tobias Meyer, Giám đốc điều hành của Tập đoàn DHL, cho biết: “Tôi cũng kỳ vọng vào năm tới, thị trường vận tải hàng không sẽ chấm dứt tình trạng suy thoái trên toàn cầu. Chúng tôi dự tính sẽ chứng kiến mức tăng đột biến vì một số thị trường nhất định cho thấy nhu cầu đặc biệt.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của Shein và Temu, Amazon đang tìm cách thu hút những người bán hàng Trung Quốc.
Tại một hội nghị bắt đầu diễn ra trong tuần này, Amazon cho biết có kế hoạch mở một trung tâm đổi mới (Innovation Hub) gần Thâm Quyến (Trung Quốc). Đây là một trong những thành phố lớn của Trung Quốc và được biết tới là trung tâm của các công ty công nghệ và thương mại điện tử (eCommerce) xuyên biên giới của quốc gia tỷ dân, theo CNBC.
Amazon cho biết họ sẽ thúc đẩy người bán ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc ra mắt sản phẩm, xây dựng thương hiệu và số hóa.
Công ty cũng đang cung cấp cho người bán hàng Trung Quốc quyền truy cập vào dịch vụ chuỗi cung ứng đầu cuối. Đây là dịch vụ đã ra mắt tại Mỹ vào tháng 9. Động thái này cho phép người bán vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy ra nước ngoài, cũng như đưa lên Amazon và các kênh khác chỉ bằng “giao dịch một cửa” (in one-stop).
Hội nghị thường niên dành cho người bán hàng ở Trung Quốc của Amazon có sự góp mặt của một số vị lãnh đạo của Tập đoàn và thường thu hút hàng nghìn người kinh doanh trong khu vực.
Mặc dù Amazon không còn hoạt động ở Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn mong muốn tiếp cận cơ sở khách hàng toàn cầu của Amazon.
Có thời điểm, gần một nửa số người bán hàng hàng đầu trên Amazon có trụ sở tại Trung Quốc, theo Marketplace Pulse.
Amazon cho biết vào năm 2023, số lượng mặt hàng được người bán Trung Quốc đưa lên trang của họ đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lượng người bán Trung Quốc có doanh thu trên 10 triệu USD đã tăng 30%.
Amazon chắc chắn đã nhìn thấy hơi nóng mà hai tên tuổi mới nổi đến từ Trung Quốc là Shein và Temu tạo ra. Tuần trước, Amazon cắt giảm hoa hồng đối với quần áo có giá dưới 15 USD xuống 5% từ mức 17%. Một động thái được cho là nhằm thu hút các nhà cung cấp của Shein và Temu.
Một số người bán hàng của Amazon đã bắt đầu kinh doanh trên Shein trong những tháng gần đây. Vào cuối tháng 11, Shein đã bí mật nộp đơn xin IPO ở Mỹ. Việc niêm yết có thể mở rộng sự nổi tiếng của Shein ở Mỹ và trên toàn cầu. Shein đang được định giá khoảng 66 tỷ USD.
Trong khi đó, Temu – nền tảng kinh doanh hàng giá rẻ Trung Quốc cũng tạo tên tuổi ở Mỹ. Trong quý 4, Temu chiếm 20% đến 25% số lần hiển thị quảng cáo được mua trên Google so với mức gần bằng 0 vào cuối năm 2022, theo một ghi chú nghiên cứu gần đây của TD Cowen. Người mua hàng Temu dành thời gian cho ứng dụng gần gấp đôi so với trên Amazon và eBay.
Giám đốc điều hành Josh Silverman của nền tảng thương mại điện tử Etsy thừa nhận rằng Temu và Shein đang lấy thị phần của các công ty trong ngành. Ông Silverman nói: “Có rất nhiều người tập trung vào việc bán cho bạn những món hàng giá rẻ với giá rẻ hơn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin mới đây cho biết, mạng xã hội X (Twitter) đang đàm phán với Amazon để sử dụng hệ thống mua bán quảng cáo của Amazon (Amazon Ad Buying).
Theo đó, mạng xã hội X của Elon Musk đang thảo luận về mối quan hệ hợp tác tiềm năng với gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon.com để sử dụng các phần mềm và hệ thống mua bán quảng cáo của Amazon.
Trong bối cảnh X đang đối mặt với nhiều thử thách bao gồm việc nhiều nhà quảng cáo lớn như Apple hay Walt Disney rời bỏ nền tảng, cùng với đó là nhiều nhà quảng cáo phàn nàn về việc quảng cáo của thương hiệu của họ hiển thị cạnh các nội dung không phù hợp, X dường như đang gấp rút tìm kiếm các giải pháp thay thế nhằm lôi kéo và giữ chân nhà quảng cáo.
Bên cạnh nhiều vấn đề liên quan đến việc kiểm duyệt nội dung và phân phối quảng cáo, X còn tiếp tục gặp rắc rối khi mới đây chính Elon Musk đã đưa ra những phát ngôn được cho là phản cảm.
Các bài đăng công khai chống người Do Thái cũng là những hành động gây khó cho Elon Musk và X.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích truyền thông Guideline, công ty chuyên theo dõi dữ liệu chi tiêu quảng cáo từ các agency quảng cáo lớn, chi tiêu quảng cáo cho X ở Mỹ từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay đã giảm 64% so với cùng kỳ năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon đang thử nghiệm gói đăng ký có trả phí mới dành cho các thành viên mua sắm hàng tạp hoá của Prime. Gói đăng ký mới trị giá 9,99 USD mỗi tháng cho phép các thành viên Prime có quyền được giao hàng tạp hóa miễn phí không giới hạn đối với các đơn hàng trên 35 USD.
Theo chia sẻ, dịch vụ đăng ký có trả phí mới của Amazon (grocery paid subscription) sẽ được thử nghiệm trước tại một số thành phố ở Mỹ.
Ông Tony Hoggett, phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng cửa hàng tạp hóa toàn cầu của Amazon, cho biết: “Chúng tôi luôn thử nghiệm các tính năng mới nhằm giúp quá trình mua sắm trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn, giá cả phải chăng hơn và chúng tôi mong muốn được nghe phản hồi của các thành viên sử dụng dịch vụ này.”
Các thành viên Prime hiện phải trả khoản phí 6,95 USD cho các đơn hàng mới từ 50 USD đến 100 USD và 9,95 USD cho các đơn hàng dưới 50 USD.
Tuy nhiên, các thành viên Prime không phải lúc nào cũng phải trả phí cho việc giao hàng tươi sống (Amazon Fresh) cho các đơn hàng trên 35 USD.
Amazon đã bắt đầu tính phí giao hàng đối với các đơn hàng tạp hóa tươi sống có giá dưới 150 USD vào đầu năm nay vào tháng 1, loại bỏ đặc quyền vốn được cung cấp cho các thành viên Prime là giao hàng miễn phí đối với các đơn hàng trên 35 USD.
Đối với các đơn đặt hàng Whole Foods, Amazon đã áp dụng khoản phí 9,95 USD cho các đơn đặt hàng giao hàng từ tháng 9 năm 2021.
Với gói ưu đãi đăng ký mới này, các thành viên Prime sẽ không còn phải trả bất kỳ khoản phí nào nếu đơn hàng giao hàng của họ trên 35 USD. Amazon đang hy vọng rằng tư cách thành viên sẽ khuyến khích mọi người đặt hàng nhiều hơn mà không phải lo lắng về các khoản phí liên quan đến mỗi lần giao hàng.
Amazon hiện đang vận hành hàng chục cửa hàng tạp hóa Fresh (Fresh Grocery) trên khắp nước Mỹ và mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực tạp hóa khác bằng cách mua lại Whole Foods vào năm 2017. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tạp hóa của Amazon đã sụt giảm do sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cách gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon tăng tốc độ giao hàng, giúp thu hút khách hàng nhiều hơn.
Chia sẻ trong chương trình Mad Money cùng Jim Cramer, Giám đốc điều hành Amazon, ông Andy Jassy đã nói về cách công ty có thể thực hiện ngày càng nhiều các đơn đặt hàng trong ngày.
Amazon đã thay đổi mạng lưới xử lý đơn hàng tại Mỹ thành 8 hub (trung tâm giao hàng) khu vực. Đồng thời, cấu hình lại các thuật toán sắp xếp để đưa các mặt hàng đến gần khách hàng hơn.
Công ty cũng sử dụng cái gọi là “cơ sở phụ trong ngày” (sub same-day facilities) để vận chuyển các mặt hàng nhanh hơn. Các trung tâm xử lý đơn hàng của Amazon thường chứa “khoảng một triệu” SKU (đơn vị lưu kho) để sẵn sàng được vận chuyển trong cùng ngày.
Ông Andy Jassy cho biết: “Chúng tôi có thể giảm khoảng cách vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển và tăng tốc độ giao hàng cho khách hàng. Điều này kéo theo chi phí dịch vụ giảm cùng. Chúng tôi đã chuyển từ giao hàng hai ngày sang giao hàng trong một ngày, và dần dần chúng tôi có thể giao hàng cho mọi người trong cùng một ngày”.
CEO Amazon cho biết nửa đầu năm, 60% lô hàng tại 60 khu vực đô thị hàng đầu của Amazon là giao hàng trong cùng ngày hoặc chậm nhất là một ngày. Ông nói thêm Amazon đã phát hiện ra rằng tốc độ giao hàng thay đổi đáng kể tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng và tỷ lệ sẵn sàng mua.
Ông Jassy nói: “Đối với khách hàng, khi bạn có thể giao hàng cho họ nhanh hơn, họ sẽ cân nhắc tới bạn nhiều hơn trong các giao dịch mua hàng. Khách hàng thích nhận được hàng một cách nhanh chóng.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thay vì Alibaba, Trung Quốc đang chứng kiến một nhà vô địch mua sắm trực tuyến mới: PDD. Đây chính công ty đứng sau ứng dụng bán lẻ Temu, hiện là nền tảng thương mại điện tử giá trị nhất cả nước.
Sau khi tăng 78% trong năm nay, định giá PDD hiện đạt gần 190 tỷ USD, tức vượt qua cả tập đoàn Alibaba. Doanh thu quý III cũng tăng 94% so với một năm trước đó trong khi Alibaba chỉ tăng 9%. Theo S&P Global Market Intelligence, mức tăng trưởng chóng mặt khiến giá cổ phiếu PDD hưởng lợi.
Jack Ma đã có lời chúc mừng gửi tới PDD trước thành tích mạnh mẽ, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng “kỷ nguyên của thương mại điện tử trí tuệ nhân tạo (AI) mới chỉ bắt đầu”.
“Tôi tin chắc Alibaba sẽ thay đổi. Hãy trở về với sứ mệnh và tầm nhìn vốn có. Nhân viên Alibaba hãy tiến lên”, nhà sáng lập Alibaba viết dù không thể phủ nhận một thực tế rằng ở quê nhà, ứng dụng Pinduoduo của PDD vượt trội hơn hẳn.
Vào thời điểm mà người tiêu dùng Trung Quốc nhạy cảm hơn về giá, danh tiếng Pinduoduo – nền tảng bán hàng giá phải chăng – sau nhiều năm nỗ lực đã nhận trái ngọt nhờ phát triển thành công mạng lưới các nhà sản xuất nhắm vào những người mua có thu nhập tầm thấp và trung. Điều này khác biệt hoàn toàn so với Taobao của Alibaba – nền tảng từ lâu ít tập trung vào việc xây dựng mạng lưới nhà cung cấp.
Morgan Stanley ước tính tổng giá trị hàng hóa nội địa của PDD đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 5% của tổng doanh số bán lẻ hàng hóa trực tuyến ở Trung Quốc. Temu, hoạt động kinh doanh quốc tế của PDD, dĩ nhiên cũng đang phát triển vượt trội.
Theo công cụ theo dõi dữ liệu Sensor Tower, Temu hiện có 52 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ chỉ sau một năm ra mắt. Công ty không cung cấp nhiều thông tin về tình hình kinh doanh, song Goldman Sachs ước tính GMV của Temu trong quý trước đạt 6,5 tỷ USD, cao gấp đôi so với quý trước. Ngân hàng này cũng cho rằng Temu chiếm khoảng 28% doanh thu của PDD trong quý III.
Theo ông Abe Yousef, nhà phân tích cao cấp tại Sensor Tower, trong quý IV/2022, số lượt cài đặt Temu thậm chí còn vượt qua cả những gã khổng lồ như Amazon, Walmart và Target. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này trái ngược hoàn toàn với triển vọng mờ mịt mà các nhà bán lẻ khác phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Nền tảng này không chỉ cạnh tranh với Shein mà cả với những gã khổng lồ lớn của Mỹ như Amazon, Target. Sự phổ biến ngày càng lớn đã cho thấy tiềm năng của các mô hình kinh doanh sản phẩm giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc.
“Temu đặt mục tiêu tiếp tục thử nghiệm về tiếp thị và cung cấp dịch vụ, nhờ vào công ty mẹ giàu có. Nó ra mắt vào đúng thời điểm thích hợp, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế”, bà Deborah Weinswig, CEO của Coresight Research, nói.
Dẫu vậy, Temu vẫn có rủi ro thua lỗ do biên lợi nhuận hoạt động của PDD trong quý trước đã giảm xuống 24% từ mức 29%. Bản thân nền tảng cũng đang chấp nhận mất trung bình 30 USD (hơn 700 nghìn đồng) trên mỗi đơn hàng vì cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ.
Theo công ty tài chính China Merchants Securities, Temu, hoạt động tại thị trường Canada, Australia và New Zealand, đang lỗ từ 4,15 tỷ RMB đến 6,73 tỷ RMB (588 triệu đến 954 triệu USD) mỗi năm (khoảng 24 tỷ đồng).
Nhiều thương hiệu nhỏ lẻ bị gây áp lực giảm giá bán đến cùng cực. “Chúng tôi đang làm việc không công cho Temu để Temu có thể thu hút nhiều khách hàng Mỹ hơn”, một người bán tên Sandy phàn nàn về chính sách giảm giá đến ‘cùng cực’ của Temu.
Được biết, sau khi được thành lập vào năm 2015, PDD thua lỗ rất nhiều do theo đuổi chiến lược tăng trưởng, tung ra rất nhiều khuyến mại và chi mạnh tay cho marketing và quảng cáo. Mãi đến khi đạt quy mô lớn hơn, công ty này mới có lãi vào năm 2021.
Theo các chuyên gia, kết quả hoạt động mạnh mẽ chủ yếu do tâm lý người tiêu dùng phục hồi. Nhu cầu mua sắm vốn bị kìm hãm do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã được “giải phóng” sau khi lệnh phong tỏa được tháo dỡ.
Bên cạnh đó, các chiến dịch khuyến mại thành công đã thúc đẩy mức tăng trưởng vượt bậc. Lợi nhuận Pinduoduo được nâng lên do các khoản chi phí như đầu tư và dự án giảm.
Tuy nhiên, thành công ở quê nhà không có nghĩa là PDD không phải đối mặt với những thách thức. Thói quen tiêu dùng ở các quốc gia có thể không giống với Trung Quốc. Chi phí vận hành như giao hàng và tiếp thị cũng cao hơn ở các nền kinh tế phát triển.
Hơn nữa, theo Sensor Tower, tốc độ tăng trưởng của Temu ở Mỹ thời gian gần đây đang chững lại. Lượng người dùng hoạt động hàng tháng trong quý này đã giảm 6% dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu còn mạnh mẽ.
Theo đại diện Temu, mục tiêu dài hạn của công ty là người Mỹ mua hàng khoảng 30 lần mỗi năm trên nền tảng; mỗi đơn trị giá 50 USD. Như vậy, mỗi người dùng chi trung bình 1.500 USD/năm. Dữ liệu từ Zhanglian, cơ quan truyền thông đưa tin về ngành công nghiệp chuỗi cung ứng và vận chuyển Trung Quốc, cho biết giao dịch trung bình trên Temu là khoảng 25 USD.
Theo nhiều chuyên gia, mục tiêu trên khó trở thành hiện thực, nhất là trong bối cảnh Temu vẫn đang nỗ lực giành sức hút trước Amazon. Khách hàng của Temu ở Mỹ chủ yếu là người châu Á với thu nhập hộ gia đình hàng năm dưới 30.000 USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon của Mỹ đã giới thiệu chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Q (Chatbot Q) dành cho các doanh nghiệp.
Chatbot Q được thiết kế riêng cho các khách hàng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây AWS của Amazon và sẽ cạnh tranh trực tiếp với chatbot ChatGPT của OpenAI, chatbot Bard của Google, cũng như các tính năng AI của Microsoft sử dụng công nghệ của OpenAI. Với mức phí 20 USD/tháng, chatbot của Amazon có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tóm tắt tài liệu và trả lời các câu hỏi về dữ liệu cụ thể lưu trên máy chủ của công ty.
Trong thông báo trên mạng xã hội X, Giám đốc điều hành Amazon Andy Jassy cho biết, chatbot Q là công cụ AI an toàn, trong đó quyền truy cập vào nội dung sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành AWS của Amazon – ông Andrew Selipsky, cho biết khách hàng trên nền tảng đám mây sử dụng chatbot Q cũng có thể giới hạn chatbot truy cập nguồn dữ liệu.
Các chương trình AI tạo sinh của OpenAI đã trở thành tâm điểm chú ý vào cuối năm ngoái, khi ChatGPT thể hiện khả năng tạo ra các bài tiểu luận, bài thơ và cuộc trò chuyện từ những gợi ý ngắn gọn bằng văn bản.
Ngoài công ty khởi nghiệp OpenAI, nhiều “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Meta và Microsoft cũng đang chạy đua phát triển AI, trong khi nỗ lực tránh những nguy cơ tiềm tàng của công nghệ này tạo ra những thông tin sai lệch và tiếp tay cho tội phạm mạng.
Trước đó, ngày 25/9, Amazon cho biết đầu tư 4 tỷ USD vào một công ty khởi nghiệp chuyên về trí tuệ nhân tạo. Việc đầu tư này nằm trong nỗ lực của Amazon nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong cuộc đua với các đối thủ như OpenAI, Alphabet và Microsoft.
Hiện tại, các đối thủ của Amazon đã và đang đẩy mạnh đầu tư để phát triển công nghệ AI. Ví dụ, kể từ năm 2019, Microsoft đã đầu tư hàng tỷ USD để thành lập đối tác với OpenAI.
Trong khi đó, hồi tháng 5, hãng Google của Tập đoàn công nghệ Alphabet đã đầu tư gần 450 triệu USD vào Anthropic. Những hoạt động đầu tư này cũng cho thấy các công ty điện toán đám mây đang muốn thiết lập quan hệ với các công ty khởi nghiệp AI. Theo đó, xu hướng này sẽ góp phần tái định hình ngành công nghiệp AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chiến dịch “Make Amazon Pay” (Đòi Amazon trả tiền) do Liên minh Công đoàn toàn cầu UNI Global Union tổ chức sẽ diễn ra tại hơn 30 quốc gia, kể từ ngày 24/11 (ngày Black Friday) cho đến đầu tuần tới – dịp kinh doanh bận rộn nhất trong năm của tập đoàn này.
Tại Đức – thị trường lớn thứ hai của Amazon xét về doanh số bán hàng năm ngoái, khoảng 250 nhân viên đã đình công tại một nhà kho ở thành phố Leipzig (khoảng 20% lực lượng lao động tại đây) và khoảng 500 nhân viên đình công tại một nhà kho của Amazon ở thị trấn Rheinberg – tương đương 40% lực lượng lao động tại đây.
Theo Công đoàn Verdi, cuộc đình công quy mô lớn này sẽ kéo dài 24 giờ tại 5 địa điểm ở Đức, bắt đầu từ rạng sáng 24/11 để yêu cầu đưa ra thỏa thuận lương tập thể. Mặc dù vậy, người phát ngôn Amazon tại Đức cho biết số nhân viên tham gia đình công đợt này là không đáng kể, đồng thời khẳng định Amazon trả lương công bằng cho các nhân viên, với mức lương khởi điểm hơn 14 euro (15,27 USD) một giờ và được hưởng thêm các phúc lợi.
Cũng vì mục tiêu được tăng lương, hơn 200 nhân viên đã đình công tại nhà kho của Amazon ở thành phố Coventry (Anh) trong ngày 24/11. Nhà kho này đóng vai trò là trung tâm hậu cần cho Amazon xử lý các sản phẩm để gửi đến các nhà kho khác.
Theo các nhân viên tham gia đình công tại Anh, họ mong muốn được tăng lương 15 bảng/giờ (tương đương 18,69 USD). Tuy nhiên, công ty chủ quản chỉ đồng ý tăng mức lương tối thiểu là 11,8 – 13 bảng/giờ tùy thuộc vào vị trí việc làm.
Tại Italy, công đoàn CGIL đã phát động hơn 60% nhân viên của Amazon đình công trong ngày 24/11 tại nhà kho Castel San Giovanni.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, Công đoàn CCOO cũng kêu gọi các nhân viên kho hàng và giao hàng của Amazon tiến hành đình công gián đoạn – 1 giờ trên mỗi ca làm – trong ngày Cyber Monday (27/11).
Còn tại Pháp, tủ đựng bưu kiện của Amazon – đặt tại các ga tàu, bãi đỗ xe của siêu thị và các góc phố – đã trở thành mục tiêu phá hoại của các nhân viên bất mãn.
Chương trình khuyến mãi nhân dịp Black Friday năm nay của Amazon được triển khai từ ngày 17/11 đến 27/11 tới. Hiện các mặt hàng của Amazon vẫn khá đắt khách tại châu Âu, ngay cả khi các đối thủ như Shein và Temu tăng trưởng nhanh chóng.
Theo trang Data.ai, ứng dụng của Amazon có 146 triệu người dùng hoạt động ở châu Âu vào tháng 10, cao hơn so với con số 64 triệu người dùng của Shein và 51 triệu của Temu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các tổ chức đang tái định hình việc sáng tạo nội dung, nâng cao năng suất nhân viên, cải thiện trải nghiệm khách hàng và phát triển kỹ năng nhân viên nhờ công nghệ AI tổng quát của AWS.
Amazon Web Services (AWS) đang giúp khách hàng mọi quy mô và các nhà phát triển ứng dụng ở mọi cấp độ tại châu Á – Thái Bình Dương dễ dàng, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí trong việc khai thác tiềm năng của AI tổng quát.
Sự trợ giúp này bao gồm đầu tư vào hạ tầng với chi phí hợp lý để khách hàng có thể mở rộng các ứng dụng AI tổng quát, các công cụ máy học (ML) giúp lập trình dễ dàng cùng các dịch vụ AI chuyên dụng.
AI tổng quát (Generative AI) sẽ có tác động tích cực đáng kể lên các ngành và xã hội; các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ đã rất hào hứng thử nghiệm các dịch vụ AI tạo sinh đa dạng của AWS.
Chẳng hạn, tập đoàn Takenaka là một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Nhật Bản hợp tác với AWS để phát triển nền tảng xây dựng số Building 4.0 Digital Platform.
Nền tảng này sử dụng dữ liệu và phân tích để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. AI tổng quát được ứng dụng để nâng cao đáng kể hiệu suất trong ngành xây dựng, vì thế công nghệ này đã trở thành nhân tố quan trọng trong nỗ lực chuyển đổi số của tập đoàn Takenaka.
Tập đoàn Takenaka đang xây dựng một nền tảng dựa trên các dịch vụ Amazon Bedrock và Amazon Kendra (dịch vụ tìm kiếm ứng dụng công nghệ ML nhanh và chính xác dành cho doanh nghiệp), có khả năng tổng hợp lượng thông tin khổng lồ, bao gồm thông tin pháp luật và quy định trong ngành xây dựng, hướng dẫn nội bộ và các quy trình tốt nhất, giúp nhân viên ra các quyết định kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
AI tổng quát cũng mang đến cơ hội chưa từng có để thay đổi và chuyển đổi các doanh nghiệp toàn cầu. AWS cam kết hỗ trợ làn sóng nhân tài công nghệ tiếp theo bằng các công cụ, các chương trình khai vấn và hỗ trợ tùy chỉnh.
Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, AWS cũng đang đầu tư vào các chương trình tăng tốc khởi nghiệp và phát triển LLM, được thiết kế để giúp các tổ chức địa phương dễ dàng phát triển các ứng dụng AI tổng quát chuyên dụng.
Đầu tư này bao gồm các sáng kiến như chương trình AWS Large Language Model Development Support Program tại Nhật Bản để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp lớn và tổ chức nghiên cứu Nhật Bản phát triển các mô hình LLM riêng và các chương trình tăng tốc tại Úc và New Zealand, Ấn Độ và Hàn Quốc nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển ứng dụng AI tổng quát để mở rộng kinh doanh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon vừa công bố một đợt sa thải khác, ảnh hưởng đến hàng trăm vị trí trong bộ phận Alexa và AI. Động thái này là một phần trong sự thay đổi chiến lược của Amazon đối với AI tổng quát (Generative AI).
Theo đó, gã khổng lồ công nghệ và thương mại điện tử (eCommerce) có trụ sở tại Seattle vừa công bố sa thải nhiều vị trí ở bộ phận AI và Alexa. Cách đây không lâu, Amazon cũng đã cắt giảm nhân sự ở bộ phận âm nhạc và trò chơi, cùng với đó là việc sa thải nhiều vị trí ở bộ phận nhân sự.
Trong một cuộc họp nội bộ, Ông Daniel Rausch, phó chủ tịch Alexa và Fire TV của Amazon, đã thông báo cho nhân viên về đợt sa thải sắp xảy ra. Ông giải thích rằng quyết định này được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi chiến lược của công ty sang AI tổng quát, vốn đòi hỏi phải phân bổ lại các nguồn lực.
Ông viết: “Khi chúng tôi tiếp tục phát triển và cải tiến, chúng tôi đang chuyển đổi một số nỗ lực để trở nên phù hợp hơn với các ưu tiên kinh doanh của mình và hiển nhiên nó phải quan trọng đối với khách hàng.”
Phó chủ tịch Rauch nhắc lại rằng Amazon đang đầu tư đáng kể vào AI tổng quát, một công nghệ có khả năng tạo ra nội dung mới, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh và mã (code) và hơn thế nữa từ các dữ liệu hiện có.
Về tổng thể, Amazon cũng đang chạy đua trong cuộc đua AI cạnh tranh với các công ty công nghệ khác trong đó có Google và Meta. Công ty gần đây đã đưa ra một loạt sáng kiến mới về AI, từ việc kết hợp AI vào đánh giá của khách hàng đến cung cấp công cụ để các nhà phát triển (Dev) có thể tạo ra các giải pháp AI của riêng họ trên nền tảng đám mây AWS.
Gần đây hơn vào tháng 9, Amazon thậm chí còn công bố một bản cập nhật lớn cho trợ lý giọng nói Alexa nhằm trang bị cho nó những khả năng AI đa dạng hơn. Bản cập nhật này mang đến một số tính năng mới cho Alexa, bao gồm:
Tạo ra các định dạng văn bản sáng tạo khác nhau như thơ, mã, kịch bản, đoạn nhạc, email, thư, v.v.
Trả lời các câu hỏi một cách giàu thông tin, ngay cả khi chúng có kết thúc mở, mang tính thử thách hoặc lạ lùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta đang hợp tác với Amazon để cho tính năng mua sắm trong ứng dụng mới trên cả mạng xã hội Facebook và Instagram.
Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram có thể đã từ bỏ việc tự xây dựng tính mua sắm trực tiếp trên Facebook và Instagram, tuy nhiên, ý tưởng thúc đẩy hoạt động mua sắm trên nền tảng dường như vẫn chưa dừng lại.
Theo tuyên bố mới đây, Meta đang hợp tác với Amazon để cho phép khách hàng liên kết tài khoản Facebook và Instagram với tài khoản Amazon của họ, khách hàng từ đây có thể mua sắm từ Facebook và Instagram, thanh toán bằng thông tin đã có trên Amazon và nhận hàng như thông thường.
Người phát ngôn của Amazon, Callie Jernigan, xác nhận rằng: “Lần đầu tiên, khách hàng sẽ có thể mua hàng trên Facebook và Instagram cũng như thanh toán với Amazon mà không cần phải rời khỏi các ứng dụng mạng xã hội”.
Amazon cũng lưu ý rằng tính năng mua sắm trong ứng dụng mới sẽ có sẵn cho một số sản phẩm được quảng cáo trên Facebook hoặc Instagram và được bán bởi Amazon hoặc bởi những người bán độc lập trên cửa hàng của Amazon.
Ở khía cạnh nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting), Meta hiển nhiên sẽ nhắm mục tiêu và tối ưu hóa tốt hơn bằng cách sử dụng các thông tin có sẵn về hành vi mua sắm của khách hàng từ Amazon.
Điều này cũng hứa hẹn sẽ mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn vì khách hàng có thể thanh toán nhanh hơn. Ngoài ra, Meta sẽ có thể điều chỉnh thông điệp quảng cáo và trang sản phẩm dựa trên việc người dùng có phải là thành viên của Prime hay không, sau đó điều chỉnh các thông tin khác như giá cả theo thời gian thực hoặc ước tính vận chuyển (nếu cần).
Về phía Amazon, gã khổng lồ thương mại điện tử cũng hưởng lợi khi được phép bán hàng từ các nền tảng mạng xã hội mà chính Amazon cũng nhiều lần mong muốn tự xây dựng riêng tuy nhiên không thành.
Amazon từng đóng cửa nền tảng giống như Instagram có tên là Spark vào năm 2019, sau đó vào cuối năm ngoái cũng đã tung ra nguồn cấp dữ liệu mua sắm giống như TikTok được gọi là Inspire tuy nhiên Inspire được cho là có cảm giác bị thương mại hóa quá mức, thiếu nội dung có sức ảnh hưởng lớn để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Thỏa thuận giữa Meta với Amazon diễn ra trong bối cảnh bản thân TikTok hiện đang cố gắng để cạnh tranh với cả Amazon hay các nền tảng mạng xã hội của Meta. Mặc dù TikTok Shop của TikTok hiện vẫn chỉ hấp dẫn với nhóm người dùng trẻ (Gen Z), tuy nhiên đó vẫn là mối nguy với các nền tảng khác nếu có những sự dịch chuyển khác được diễn ra.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu như thương mại điện tử vốn được biết đến là nơi bán các mặt hàng thiết yếu, đơn giản và sử dụng hàng ngày, Amazon đang làm thay đổi suy nghĩ này khi mới đây đã công bố rằng nền tảng sẽ bắt đầu bán xe hơi trực tuyến từ năm 2024 (bắt đầu với Hyundai).
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon cùng với đối tác mới là Hyundai mới đây vừa thông báo rằng họ sẽ bắt đầu bán xe hơi trên nền tảng của mình vào nửa cuối năm 2024. Thương hiệu Hyundai sẽ là những chiếc xe đầu tiên được bán trên Amazon.com tại Mỹ cùng với các hãng khác.
Amazon sẽ cho phép khách hàng mua xe dựa trên nhiều sở thích khác nhau, bao gồm kiểu dáng, màu sắc hay tính năng, sau khi chọn được mẫu xe yêu thích, khách hàng sẽ thanh toán trực tuyến với các tùy chọn thanh toán và tài chính đã chọn. Theo Amazon, khách hàng sẽ có thể mua một chiếc xe trực tuyến và sau đó nhận nó hoặc được giao bởi chính đại lý bán xe ở địa phương nơi khách hàng sinh sống.
Amazon cho biết trải nghiệm mua sắm mới này “sẽ tạo ra một cách khác để các đại lý bán xe xây dựng nhận thức về các lựa chọn, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng của họ và hơn thế nữa”.
Cơ cấu thưởng doanh số nếu có vẫn sẽ được tính cho các đại lý, không giống như các mô hình bán hàng trực tiếp vốn bỏ qua các yếu tố trung gian. Khi xe được bán tại Amazon, các đại lý Hyundai địa phương vẫn sẽ là bên hưởng lợi.
Ông Mike Sullivan, chủ tịch và chủ sở hữu của một số đại lý bán xe đã công khai ủng hộ tin tức này khi đứng trên sân khấu tại một triển lãm ô tô mới đây tại Mỹ.
Ông này cho biết: “Chúng tôi hiện đang hợp tác với một trong những nhà bán lẻ kỹ thuật số hàng đầu thế giới. Họ đã đi đầu trong việc mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và giờ đây họ sẽ giúp chúng tôi đưa trải nghiệm của khách hàng lên một tầm cao mới. Amazon cũng mang lại khả năng tiếp cận và tiếp thị rộng rãi để giúp chúng tôi kết nối với nhiều khách hàng hơn.
Chúng tôi thực sự nóng lòng muốn bắt đầu.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 mới đây, doanh thu quảng cáo của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon tăng hơn 26% và đạt hơn 12 tỷ USD.
Theo đó, Amazon đã mang về 12,06 tỷ USD từ dịch vụ quảng cáo trong quý 3 năm 2023.
Con số này đánh dấu mức tăng trưởng đến 26,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý 3 năm 2023, Amazon đã hợp tác thêm với một số nhà xuất bản và thương hiệu để phân phối quảng cáo trên các ứng dụng và website của họ cho những sản phẩm được bán qua Amazon tại Mỹ, bao gồm:
BuzzFeed
Hearst Newspapers
Pinterest, Raptive
Lifehacker
Mashable
Gã khổng lồ ngành bán lẻ cũng thừa nhận rằng sự hợp tác mới này đóng một vai trò quan trọng trong thành công của nền tảng trong Quý 3.
Ngoài việc nỗ lực tìm kiếm các đơn vị mới để phân phối quảng cáo, Amazon cũng cho rằng doanh thu quý 3 thành công là nhờ việc triển khai các tuỳ chọn AI mới cho thương hiệu và nhà quảng cáo.
Tại Ấn Độ, Amazon đã giới thiệu trình trợ lý kỹ thuật số AI mới nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ thiết lập cửa hàng trực tuyến, tối ưu hoá quảng cáo và hơn thế nữa.
Ông Andy Jassy, CEO của Amazon chia sẻ:
“Chúng tôi đã có một quý thứ ba thành công, tốc độ tăng trưởng của AWS tiếp tục ổn định, doanh thu quảng cáo của chúng tôi tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập hoạt động tổng thể và dòng tiền tự do cũng tăng đáng kể.”
“Nhóm AWS sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực AI tổng hợp. Với những năng lực mới, chúng tôi sẽ cho phép các doanh nghiệp tiếp cận những kỹ sư giàu kinh nghiệm, những người luôn am hiểu về các khách hàng mà họ đang hỗ trợ. Các khách hàng lớn của Amazon bao gồm:
Adidas
Booking.com
GoDaddy
LexisNexis, Merck
Royal Philips
United Airlines”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ ngành thương mại điện tử Amazon vừa công bố ra mắt tính năng mua trước trả sau (BNPL – Buy now, Pay later) cho các doanh nghiệp nhỏ hiện đang sử dụng các cửa hàng trực tuyến của Amazon.
Theo đó, Amazon đã lần đầu tiên ra mắt tùy chọn “mua trước – trả sau” cho hàng triệu chủ doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng cửa hàng trực tuyến của Amazon (Theo CNBC).
Để triển khai tuỳ chọn mới, Amazon cũng công bố mối quan hệ đối tác mới với Affirm, một công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) của Mỹ.
Thông qua tuỳ chọn mới, các khoản vay từ 100 USD đến 20.000 USD, sẽ có sẵn cho tất cả khách hàng đủ điều kiện trước. Dịch vụ này hiện chỉ dành riêng cho các chủ sở hữu duy nhất hoặc các doanh nghiệp nhỏ do một người sở hữu, cũng chính là hình thức sở hữu doanh nghiệp phổ biến nhất tại Mỹ.
Ông Todd Heimes, giám đốc Amazon Business Worldwide, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi liên tục nghe các doanh nghiệp nhỏ nói rằng họ cần các giải pháp thanh toán để quản lý dòng tiền của mình. Chúng tôi cung cấp khả năng sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán bằng hóa đơn; đây là một lựa chọn khác dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ để thanh toán từng đợt theo thời gian.”
Nếu được chấp thuận, người dùng có thể thanh toán các giao dịch mua hàng trên Amazon theo từng đợt bằng nhau trong khoảng thời gian từ 3 đến 48 tháng. Theo Giám đốc Doanh thu của Affirm Wayne Pommen, khách hàng (doanh nghiệp) sẽ phải trả lãi suất hàng năm từ 10% đến 36%, dựa trên rủi ro nhận thấy của giao dịch.
Nói về mô hình kinh doanh, Affirm sử dụng các mô hình riêng của mình để bảo lãnh cho các khoản vay cho mỗi giao dịch của nền tảng, doanh nghiệp này hiện đang nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp chỉ có một người sở hữu khi nhóm này chiếm hầu hết các doanh nghiệp nhỏ trong nước, với khoảng 28 triệu doanh nghiệp đăng ký ở Mỹ (theo Pommen).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các vụ kiện Amazon đã được Nokia nộp tại tòa án Mỹ, Đức, Ấn Độ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU).
Theo Bloomberg, Nokia đã kiện Amazon tại các tòa án trên khắp ba châu lục, cáo buộc gã khổng lồ thương mại điện tử này sử dụng công nghệ của mình trong các dịch vụ và thiết bị phát trực tuyến mà không được cấp phép.
Arvin Patel, Giám đốc cấp phép của Nokia cho biết trên website của công ty rằng các vụ kiện đã được nộp ở Mỹ, Đức, Ấn Độ, Anh và Tòa án sáng chế thống nhất châu Âu. Ngoài ra, một vụ kiện cũng đã được đệ trình chống lại HP ở Mỹ về các công nghệ liên quan đến video.
Patel cho biết Nokia đã cố gắng thảo luận với Amazon và HP trong nhiều năm, nhưng đôi khi kiện tụng là cách duy nhất để đáp trả những công ty chọn không tuân theo các quy tắc được người khác tuân theo và tôn trọng.
Patel nói các công ty này cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến hoặc thiết bị phát trực tuyến được hưởng lợi ích to lớn từ nghiên cứu của Nokia, do đó cần phải được đền bù tương ứng. Cả Amazon và HP đã từ chối bình luận về vấn đề này.
Nokia nói kiện tụng không bao giờ là lựa chọn đầu tiên của hãng, phần lớn các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế đều được thống nhất một cách thân thiện.
Nhưng những năm gần đây, các cơ quan quản lý như Ủy ban châu Âu đã nỗ lực giảm việc đưa ra tòa các tranh chấp về công nghệ như điện thoại di động, cho rằng việc này kéo dài có thể cản trở sự đổi mới. Vào tháng 6 qua, Nokia công bố thỏa thuận cấp phép với Apple Inc. nhưng không tiết lộ các điều khoản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon vừa thông báo nền tảng đã bổ sung tính năng bảo mật mới, cho phép khách hàng đăng nhập vào tài khoản của họ bằng mã khoá (Passkey) thay vì là mật khẩu truyền thống (Password).
Mã khóa (Passkey) là giải pháp thay thế an toàn hơn nhiều so với mật khẩu truyền thống (Password) vì mã khóa không thể được chia sẻ với người khác hay dữ liệu bị hacker xâm nhập. Mã khoá cũng không yêu cầu khách hàng phải nhớ mật khẩu hoặc thêm mã xác thực hai yếu tố.
Mã khoá hiện có thể được thiết lập trong phần cài đặt của Amazon và trên các thiết bị như iPhone, iPad hoặc Mac. Người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản Amazon bằng cách quét Face ID hoặc Touch ID. Để kích hoạt tính năng này, bạn truy cập vào “Tài khoản của bạn” -> chọn “Đăng nhập và bảo mật”, sau đó chọn tùy chọn thiết lập Mã khoá.
Apple hiện hỗ trợ Mã khoá với iOS 16 và macOS Ventura. Mã khóa hoạt động thông qua một chìa khóa chung được lưu trữ trên máy chủ trang web và được ghép nối với chìa khóa riêng được lưu trên từng thiết bị cụ thể.
Trên các thiết bị của Apple, Mã khoá được xác thực bằng Face ID hoặc Touch ID và 2 khóa này phải khớp nhau thì người dùng mới có thể đăng nhập.
Amazon cho biết hiện đã hỗ trợ tính năng Mã khoá cho tất cả các khách hàng của Amazon sử dụng trình duyệt và sẽ sớm được triển khai trên ứng dụng Amazon (Amazon app) dành cho thiết bị iOS.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhờ vào sức mạnh của công nghệ AI, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon đang tích cực đưa robots vào hệ thống đóng gói (Fulfilment), hệ thống ban đầu đã giúp giảm đến 25% thời gian làm việc.
Theo đó, Amazon đang tích cực tích hợp một hệ thống robot mới vào hệ thống nhà kho (warehouses) của mình để cải thiện thời gian giao hàng, mức độ an toàn và hiệu suất hoạt động nói chung.
Với tên gọi là Sequoia, hệ thống robots được hỗ trợ bởi công nghệ AI này có thể cải thiện tốc độ tìm kiếm và lưu trữ sản phẩm lên tới 75% đồng thời tiết kiệm thời gian thực hiện đơn hàng lên tới 25%. Hệ thống này hiện đang được chạy tại một trong những nhà kho của Amazon có trụ sở tại Houston.
Sequoia sử dụng cánh tay robot và thị giác máy tính (computer vision) để xác định lượng hàng tồn kho trước khi gửi cho nhân viên để bắt đầu giao hàng.
Ngoài những lợi ích mà robots có thể mang lại, những rủi ro liên quan đến mức độ an toàn thân thể của nhân viên tại nhà kho vẫn là một vấn đề lớn.
Một nguồn tin báo cáo rằng các nhân viên Amazon làm việc tại các nhà kho tự động (có sử dụng robots) có tỷ lệ bị thương cao gấp đôi so với những người không làm việc cùng với robots (mặc dù Amazon từ chối thông tin từ báo cáo này).
Việc sử dụng robots cũng đã làm tăng số lượng sản phẩm mà mỗi nhân viên Amazon cần quét, từ 100 lên tới 400 sản phẩm mỗi giờ. Hiện Amazon chưa có thông báo về kế hoạch tinh giảm nhân viên vì bị robots thay thế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon vừa thử nghiệm một số tính năng mới trên ứng dụng nhằm thu hút người dùng quay trở lại mua hàng. Động thái như một cách để gã khổng lồ công nghệ cải thiện doanh thu và trải nghiệm mua sắm.
Cụ thể, công ty tiến hành thử nghiệm nguồn cấp dữ liệu mang tên “Buy Again” (Mua lại), tận dụng lịch sử đặt hàng của người dùng để đưa ra các gợi ý, đề xuất. Amazon, vốn chứng kiến số lượng thành viên Prime tăng trưởng chậm hơn trong những năm gần đây, đang tìm cách thúc đẩy khách hàng chi tiêu thường xuyên hơn.
Một tính năng mang tên “Subscribe & Save” (Đăng ký và Lưu) cũng được triển khai để khuyến khích người dùng trở thành thành viên của nền tảng.
Theo các nhà phân tích, sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, số lượt đăng ký thành viên Prime của Amazon đang chậm lại. Khách hàng nhìn chung đều chi tiêu ít hơn.
Công ty nghiên cứu Consumer Intelligence Research Partners cho biết, chi tiêu trung bình hàng năm của các thành viên Prime đã giảm từ khoảng 1.400 USD vào năm 2018 xuống còn 1.100 USD vào năm ngoái.
Số tiền chi tiêu của các thành viên hạng thường, không phải Prime cũng giảm trong cùng thời gian, từ trung bình khoảng 600 USD/năm xuống còn 500 USD/năm.
Amazon trước đây đã thử nhiều cách khác nhau để khuyến khích khách hàng đặt lại sản phẩm. Chẳng hạn, trợ lý Alexa sẽ thông báo tới một số tài khoản các tùy chọn đặt hàng tiềm năng dựa trên lịch sử mua sắm.
Daniel Buchuk, nhà nghiên cứu tại Watchful Technologies, chuyên phân tích các hoạt động thử nghiệm của Amazon, cho biết, ngoài việc tăng doanh thu từ người dùng hiện tại, việc giúp dịch vụ đăng ký trở nên thú vị, nổi bật hơn có thể là cách hữu hiệu giúp Amazon cải thiện số lượng đơn đặt hàng.
“Trong bối cảnh hiện tại, câu hỏi đặt ra là ‘Làm cách nào để tăng doanh thu? Lịch sử mua hàng rất hữu ích. Lượt đăng ký có thể tăng lên. Đó là xu hướng không chỉ đối với Amazon mà còn đối với những công ty khác”, Daniel Buchuk nói.
Không rõ liệu Amazon có cung cấp tính năng mới cho tất cả khách hàng hay không. Đại diện công ty cho biết khách hàng đang “có nhiều sự lựa chọn mua sắm hơn và đó là lý do vì sao Amazon phải không ngừng đổi mới”. Được biết tuần này, Amazon sẽ tổ chức “Prime Big Deal Days” – một trong những sự kiện bán hàng lớn nhất trong năm.
Theo WSJ, khách hàng Amazon trong những năm gần đây không thực sự hài lòng với các trải nghiệm mua sắm. Công ty đang nỗ lực phục hồi sau đà suy thoái của thương mại điện tử, trong khi Giám đốc điều hành Andy Jassy nỗ lực cắt giảm chi phí và tìm kiếm nguồn doanh thu mới.
Quý II/2023, Amazon ghi nhận doanh thu 134,4 tỷ USD, cao hơn 3 tỷ USD so với dự báo của các nhà nghiên cứu thị trường. Dịch vụ web (Amazon Web Service – AWS) đạt doanh thu 22,1 tỷ USD, trong khi doanh thu quảng cáo là 10,7 tỷ USD.
Ngoài ra, thu nhập ròng của Amazon cũng đạt 6,7 tỷ USD trong quý, đảo ngược so với khoản lỗ ròng 2 tỷ USD trong quý II/2022 và vượt qua ước tính 3,6 tỷ USD lợi nhuận của các nhà phân tích Phố Wall. Thành quả vượt trội cho thấy nỗ lực cắt giảm chi phí liên tục của CEO Andy Jassy bắt đầu ‘nảy trái ngọt’.
Được biết hiện Amazon đang phải đối mặt với loạt cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền mà bên nguyên là Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ FTC.
Vụ kiện do 17 tổng chưởng lý bang đứng đơn, tiếp nối cuộc điều tra kéo dài 4 năm về hoạt động kinh doanh của Amazon – nền tảng bị cho là đã chủ đích thay thế các kết quả tìm kiếm bằng quảng cáo để hướng đến các thương hiệu của riêng mình thay vì sự lựa chọn có giá thành và chất lượng cạnh tranh hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon vừa báo cáo thu nhập quý 2 năm 2023 và mọi thứ đang rất tích cực cho gã khổng lồ thương mại điện tử. Doanh thu tăng 11% trong quý thứ 2, đạt 134,4 tỷ USD. Và một điều quan trọng khác là doanh thu từ quảng cáo của Amazon tăng đến 22% đạt mức hơn 10 tỷ USD.
Từ lâu, Amazon được biết đến là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới, và cũng là một trong những doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến có giá trị nhất nhất trên thế giới.
Xét về mặt mô hình kinh doanh, Amazon cũng khác với nhiều nền tảng thương mại điện tử khác ở chổ, nền tảng tự xây dựng một hệ thống bán hàng và giao hàng riêng khép kín thay vì là phụ thuộc vào các đơn vị giao vận bên ngoài.
Bên cạnh khoản doanh thu trung bình hơn 100 tỷ USD mỗi quý (514 tỷ USD trong năm 2022), báo cáo doanh thu của Amazon cho thấy một dấu hiệu khác khi hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số của Amazon đã mang lại 10,68 tỷ USD trong quý 2 năm 2023 và tăng trưởng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi các nền tảng vốn là nền tảng thuần về quảng cáo như Google hay Meta chỉ đạt mức tăng trưởng nhẹ dưới mức 2 con số (mặc dù hiện vẫn là 2 nền tảng quảng cáo có thị phần lớn nhất thế giới với giá trị gộp chiếm hơn 50% toàn thị trường), Amazon lại thể hiện một bước nhảy vọt vượt bậc.
Về tổng thể, ngành quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu hiện có giá trị khoảng 600 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên hơn 1500 tỷ USD vào năm 2030.
Theo nhận định của MarketingTrips, khi việc thu thập dữ liệu người dùng trở nên khó khăn hơn và khi các điều Luật buộc các nền tảng quảng cáo phải hạn chế việc cá nhân hoá quảng cáo (trừ khi người dùng chủ động yêu cầu trong một số nền tảng), các nền tảng bán lẻ vốn đã có sẵn dữ liệu mua hàng của người tiêu dùng sẽ ngày càng có lợi thế nhiều hơn.
Thay vì các thương hiệu phải phân phối quảng cáo đến những người dùng mà chưa chắc là họ có nhu cầu quan tâm hay mua các sản phẩm đó của thương hiệu, các nền tảng bán lẻ (Retail Media) chỉ cần đặt quảng cáo của thương hiệu cạnh những dùng đã từng tương tác hay thậm chí là từng mua nó, chiến lược này dường như đang tỏ ra rất hiệu quả.
Amazon hiện là nền tảng quảng cáo lớn thứ 3 thế giới (cao hơn nhiều so với Microsoft Advertising – chỉ mang về hơn 12 tỷ USD năm 2022 hay thậm chí là các mạng xã hội như TikTok – dự kiến mang về khoảng 15 tỷ USD toàn nền tảng bao gồm phần lớn từ quảng cáo) và dự kiện mang về hơn 40 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo năm 2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon mới đây đã thông báo về việc cắt giảm nhiều nhân viên trong bộ phận truyền thông của Amazon Studios, Amazon Prime Video và Amazon Music.
Theo đó, đợt sa thải mới được cho là đã ảnh hưởng đến khoảng 5% lực lượng lao động trong các bộ phận truyền thông của Amazon, chiếm khoảng 1% trong nhóm truyền thông toàn cầu của Amazon.
Người phát ngôn của Amazon Brad Glasser cho biết: “Chúng tôi thường xuyên xem xét việc cơ cấu tổ chức các đội nhóm của mình và thực hiện các điều chỉnh cần thiết dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Sau đợt đánh giá gần đây, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn đó là loại bỏ một số vị trí trong nhóm truyền thông của mình”.
Về tổng thể, Amazon đã sa thải khoảng 18.000 nhân viên trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023, cùng với đó là một số đợt sa thải mới đây.
Vào tháng 3, công ty này đã tiết lộ kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên, tập trung vào các lĩnh vực như điện toán đám mây, nhân sự, quảng cáo và dịch vụ phát trực tiếp Twitch.
Vào tháng 4, khoảng 100 nhân viên của Amazon Studios và Prime Video trong tổng số 7.000 nhân viên tiếp tục bị sa thải.
Mới đây vào tháng 7, Amazon cũng đã thông báo sa thải nhân viên tại các cửa hàng Fresh Grocery trong quá trình tái cơ cấu.
Những nhân viên bị ảnh hưởng có quyền lựa chọn khám phá các vị trí khác trong công ty hoặc chấp nhận các gói thôi việc.
CEO Amazon Andy Jassy chia sẻ:
“Chúng tôi sẽ tích cực để chi tiêu một cách khôn ngoan hơn đồng thời sẽ duy trì văn hóa tinh gọn của doanh nghiệp. Văn hóa quan tâm đến chi phí là một phần quan trọng của Amazon.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, đã mất khoảng 5 tỷ USD sau khi FTC kiện Amazon vì cáo buộc doanh nghiệp này vi phạm luật cạnh tranh.
Sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang kiện Amazon, tài sản cá nhân của Jeff Bezos đã giảm tới 5 tỷ USD chỉ trong một ngày.
Các quan chức chống độc quyền của Hoa Kỳ đang kiện gã khổng lồ thương mại điện tử vì bị cáo buộc kinh doanh theo cách gây tổn hại đến sự cạnh tranh. Chỉ với thông tin này, giá cổ phiếu của Amazon đã giảm 4% vào thứ Ba và giảm thêm 0,5% trong giờ giao dịch đầu tiên vào thứ Tư.
Vụ kiện đã làm mất đi 55 tỷ USD vốn hóa thị trường của Amazon, nhiều hơn tổng giá trị 50 tỷ USD của Ford. Tính toán nội bộ cho thấy điều này khiến tài sản cá nhân của Bezos giảm khoảng 5,2 tỷ USD.
Hồ sơ từ tháng 6 cho thấy Bezos sở hữu khoảng 990,5 triệu cổ phiếu Amazon. Điều này có nghĩa là tài sản của cựu CEO gắn liền với tài sản của công ty mà ông thành lập.
Cổ phiếu của Amazon đã giảm ngày hôm qua sau khi người đứng đầu FTC, Lina Khan, nói rằng công ty sử dụng chiến thuật “trừng phạt và cưỡng chế” để giữ vị trí dẫn đầu.
“Khiếu nại đưa ra những tuyên bố chi tiết về cách Amazon hiện đang sử dụng sức mạnh độc quyền của mình để kiếm tiền trong khi tăng giá và khiến dịch vụ trở nên tồi tệ hơn đối với hàng chục triệu gia đình Mỹ mua sắm trên nền tảng của họ và hàng trăm nghìn doanh nghiệp phụ thuộc vào Amazon để mua sắm.” tiếp cận họ,” cô nói.
“Vụ kiện được đệ trình hôm nay nhằm mục đích buộc Amazon phải chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh độc quyền này và mang lại lời hứa về cạnh tranh tự do và công bằng.”
Theo Bloomberg Billionaires Index, giá trị tài sản ròng của Bezos vẫn tăng 43 tỷ USD trong năm nay, lên mức 150 tỷ USD, nhờ giá cổ phiếu của Amazon tăng.
Anh ấy là thành viên của một nhóm lớn hơn gồm các tỷ phú công nghệ có tài sản tăng vọt kể từ khi nhu cầu về cổ phiếu liên quan đến AI tăng vọt.
Năm nay, một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất vào sự giàu có là sự gia tăng của cổ phiếu công nghệ, được thúc đẩy bởi sự phấn khích của các nhà đầu tư về sự trỗi dậy của AI. Chín trong số 10 tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất đều làm trong ngành công nghệ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chính phủ Mỹ và 17 bang nước này cáo buộc Amazon độc quyền, lạm dụng vị thế thống trị về thương mại điện tử và làm suy giảm cạnh tranh.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và lãnh đạo 17 bang của Mỹ hôm 26/9 nộp đơn kiện gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon lên một tòa án ở Washington – nơi Amazon đặt trụ sở. Đơn kiện dài 172 trang, cáo buộc Amazon quảng cáo nền tảng và các dịch vụ của mình một cách không công bằng. Bên chịu thiệt là các tiểu thương phải dựa vào nền tảng của Amazon để phân phối sản phẩm.
Amazon xuất phát điểm là website bán sách. Sau đó, họ dần mở rộng sang mọi ngành hàng, tạo ra hệ thống logistics trải khắp toàn cầu và trở thành gã khổng lồ về công nghệ, như điện toán đám mây.
Theo FTC, Amazon đã làm suy giảm cạnh tranh khi yêu cầu các hãng bán lẻ trên nền tảng của mình phải mua dịch vụ logistics để được hưởng ưu đãi.
FTC cũng cho rằng công ty này buộc các tiểu thương niêm yết giá trên Amazon rẻ nhất, không cho phép họ bán giá cạnh tranh ở các nơi khác. Đây cũng là nội dung đơn kiện Amazon của lãnh đạo bang California năm ngoái.
FTC cho rằng vì sự thống trị của Amazon trong thương mại điện tử, người bán không có nhiều lựa chọn ngoài việc chấp nhận các điều khoản của Amazon.
Việc này khiến chi phí với người tiêu dùng bị đội lên cao và trải nghiệm tiêu dùng của họ cũng tệ hơn. Amazon xếp hàng hóa do chính họ kinh doanh ở top đầu trong kết quả tìm kiếm, thay vì hàng của các nhà cung cấp bên thứ ba.
Bên kiện muốn tòa án ngăn Amazon tham gia vào các hoạt động bị coi là phản cạnh tranh. FTC cũng không loại trừ phương án chia nhỏ Amazon. Dù vậy, họ cho biết hiện tại, đơn kiện “chỉ tập trung vào vấn đề trách nhiệm”.
Đơn kiện là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 4 năm. Đây cũng là điều đã được dự báo trước, khi nhiều năm qua, các đại gia công nghệ bị phàn nàn là lạm dụng sự thống trị về tìm kiếm, mạng xã hội, bán lẻ trực tuyến để thu lợi nhuận lớn nhất. Trước đó, giới chức Mỹ đã kiện Google và Facebook với cáo buộc tương tự.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon vừa cho biết sẽ đầu tư 4 tỷ USD vào công ty trí tuệ nhân tạo Anthropic, vốn được coi là đối thủ của ChatGPT (OpenAI).
Động thái này của Amazon một lần nữa cho thấy làn sóng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như sức ảnh hưởng của nó đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp trong tương lai. Amazon muốn bắt kịp các đối thủ như Microsoft, OpenAI và Google.
Nói về Anthropic, đây là công ty khởi nghiệp (startup) được thành lập khoảng 2 năm trước bởi các cựu giám đốc nghiên cứu của OpenAI, công ty này mới đây cũng đã cho ra mắt chatbot AI mới có tên Claude 2.
Cũng theo thông báo, Amazon và Anthropic hiện là đối tác chiến lược trong đó Amazon sẽ cung cấp hệ thống hạ tầng đám mây (Cloud) cho Anthropic. Anthropic cho biết họ cũng sẽ cung cấp cho khách hàng của AWS (nền tảng đám mây của Amazon) quyền truy cập sớm vào các tính năng của Claude 2 cũng như các ứng dụng liên quan.
Anthropic cũng sẽ sử dụng chất bán dẫn tùy chỉnh do AWS thiết kế để đào tạo các mô hình nền tảng làm cơ sở cho các ứng dụng AI của mình. Các mô hình nền tảng là các chương trình AI lớn được đào tạo dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ để chúng có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Về tổng thể, Amazon đang tìm cách định vị mình là “cửa hàng tổng hợp” (one-stop shop) đối với các sản phẩm AI. Gã khổng lồ thương mại điện tử này cũng sẽ thiết kế chip riêng để đào tạo các mô hình AI khổng lồ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon đang nỗ lực tìm ra chiến lược mới, cái mà họ gọi là “trụ cột thứ tư” để tìm ra thành công lớn tiếp theo của công ty.
Tờ WSJ đưa tin, nhóm lãnh đạo hàng đầu tại Amazon.com đã nỗ lực trong nhiều năm để tìm ra cái mà họ gọi là “trụ cột thứ tư” – thuật ngữ nội bộ ám chỉ tới thành công lớn tiếp theo của công ty.
Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy đây là một mục tiêu khó nắm bắt.
Gã khổng lồ công nghệ này đã đầu tư hàng tỷ USD, thực hiện hàng loạt nỗ lực đặt cược trong một số ngành – và thu hút sự quan tâm của Phố Wall trong suốt chặng đường đó.
Trong những năm qua, khi có thông tin cho rằng Amazon đang bước vào một đấu trường mới, giá cổ phiếu của công ty này sẽ tăng và cổ phiếu của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng sẽ giảm, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tin rằng Amazon sẽ định hình lại một góc khác của thế giới kinh doanh.
Ba trụ cột đầu tiên của công ty – với mỗi trụ cột đều hoạt động ở quy mô lớn với doanh thu hàng chục tỷ USD hàng năm gồm thị trường bán lẻ trực tuyến, chương trình thành viên Amazon Prime và đơn vị điện toán đám mây, Amazon Web Services.
Hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến cốt lõi của công ty, Prime và AWS chiếm gần 90% doanh thu của công ty.
Với trụ cột thứ tư, “chúng tôi là một công ty hoàn toàn khác”, Giám đốc điều hành Andy Jassy cho biết tại một hội nghị vào năm ngoái.
Nhưng gần như tất cả các vụ đặt cược lớn của họ trong những năm gần đây – bao gồm cả việc đột phá vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mua sắm trực tiếp, giải trí và phần cứng – cho đến nay vẫn chưa trở thành những hoạt động kinh doanh mới phát đạt và có lợi nhuận.
Một số chuyên gia phân tích và nhà đầu tư đang bắt đầu mất kiên nhẫn với những gì họ coi là nỗ lực rải rác của Amazon và đặt câu hỏi liệu công ty có còn xứng đáng với danh tiếng là “có khả năng mở rộng không ngừng và không giới hạn” hay không.
Chỉ vì Amazon nói rằng họ sẽ tham gia vào một lĩnh vực mới không có nghĩa là họ sẽ thống trị lĩnh vực đó và đó có thể không phải là điều gì đáng để các cổ đông ăn mừng.
Theo Hal Reynolds, giám đốc đầu tư tại Los Angeles Capital Management – công ty nắm giữ cổ phiếu Amazon: “Thành tích của họ (Amazon) gần đây không được tốt cho lắm”.
Amazon, trong một tuyên bố, đã chỉ ra kỷ lục của mình trong việc xây dựng ba trụ cột thành công. Tuyên bố của công ty cho biết: “Với khả năng thực hiện tốt và một chút may mắn, chúng tôi lạc quan rằng mình có một số cơ hội rất lớn để phục vụ khách hàng và mang lại lợi nhuận tài chính trong những năm tới”.
Dưới đây là những nỗ lực của Amazon trong việc tìm kiếm “trụ cột thứ tư”.
Điều gì xảy ra sau “Hiệu ứng Amazon”?
Khi Amazon chuyển sang các ngành công nghiệp mới, “Hiệu ứng Amazon” sẽ tấn công Phố Wall. Công ty tạo ra tiếng vang lớn có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ trên thị trường.
Bất chấp những thành công vang dội của Amazon trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến và điện toán đám mây, giả định rằng công ty sẽ đạt được kết quả tương tự trong các ngành khác nhiều lần vẫn chưa được chứng minh là đúng.
Lấy thương vụ thâu tóm Whole Foods là một ví dụ. Thương vụ mua lại chuỗi cửa hàng tạp hóa trị giá 13,7 tỷ USD của Amazon là một phần quan trọng trong kế hoạch lớn hơn nhằm mở rộng phạm vi cửa hàng thực tế của họ ở Mỹ.
Điều đó bao gồm việc xây dựng các cửa hàng sách, cửa hàng không thu ngân Amazon Go, cửa hàng tạp hóa Amazon Fresh và các cửa hàng chuyên biệt như “4-Start”.
Trong sáu năm kể từ đó, nỗ lực mở rộng đã chậm hơn dự kiến. Công ty đã đóng cửa các cửa hàng sách và địa điểm 4-Start trên toàn quốc, đóng cửa nhiều cửa hàng Amazon Go và tạm dừng mở Amazon Fresh mới, trong khi những thay đổi đối với Whole Foods vẫn ở mức tối thiểu.
Các nhân viên cũ cho biết Amazon gặp nhiều thách thức với việc mở rộng bán lẻ. Các nhân viên cho biết thực phẩm đôi khi bị hư hỏng tại các cửa hàng Amazon Fresh, một phần vì ban đầu Amazon không có kinh nghiệm xử lý các mặt hàng dễ hỏng.
Các nhân viên cho biết Amazon đã quen với việc linh hoạt với danh sách sản phẩm của mình trong thế giới thương mại điện tử (eCommerce), nhưng những thay đổi tại các cửa hàng truyền thống lại diễn ra chậm hơn nhiều.
Trong khi doanh thu gắn liền với ba trụ cột hiện có của Amazon, mỗi trụ cột đều tăng khoảng 40% hoặc hơn từ năm 2020 đến năm 2022, thì doanh số bán hàng tại đơn vị cửa hàng vật lý lại tăng chưa đến 20%.
Công ty cho biết họ đã chứng kiến sự tăng trưởng gần đây về doanh số bán hàng tại cửa hàng vật lý của mình. Một phát ngôn viên của công ty cho biết, Amazon vẫn cam kết tìm kiếm sự kết hợp phù hợp giữa các sản phẩm cung cấp cho khách hàng và tuân thủ tất cả các hướng dẫn và quy định về an toàn thực phẩm.
PHẦN CỨNG.
Vào năm 2014, Amazon đã trình làng các thiết bị loa Echo được hỗ trợ bởi trợ lý ảo Alexa. Sự kết hợp giữa trợ lý và loa thông minh đã thành công ngay lập tức và tiếp nối thành công của máy đọc sách điện tử Kindle, cả 2 đã giúp công ty có được động lực trở thành nhà sản xuất phần cứng.
Tuy nhiên, kể từ khi Echo ra mắt, các đối thủ cạnh tranh khác đã tham gia thị trường với các thiết bị tương tự và mức độ phổ biến của Alexa đã giảm sút.
Lĩnh vực kinh doanh thiết bị, đôi khi đạt được thành công nhờ các mặt hàng như máy ảnh Ring, đã nhiều lần công bố những sản phẩm không được ưa chuộng. Trong số đó có cả: Camera an ninh gia đình, nhẫn đeo tay, robot gia đình và nhiều thiết bị theo dõi sức khỏe khác nhau.
Tờ Wall Street Journal đưa tin năm ngoái, đơn vị này đã lỗ hàng tỷ USD trong những năm gần đây. Vào tháng 8, tạp chí này tiếp tục đưa tin rằng Dave Limp, người đứng đầu bộ phận kinh doanh thiết bị, sẽ nghỉ hưu sau hơn 13 năm làm việc tại Amazon. Đơn vị này cũng từng là một trong những mục tiêu sa thải của công ty trong năm qua.
Amazon cho biết họ vẫn tập trung vào phát minh và thử nghiệm trong hoạt động kinh doanh thiết bị của mình và mức độ tương tác toàn cầu đối với Alexa đã tăng hơn 35% vào năm 2022.
QUẢNG CÁO.
Một vài nỗ lực mới nổi của Amazon đã phát triển thành những lĩnh vực kinh doanh đáng gờm. Ví dụ: Phân khúc quảng cáo của công ty đã nhanh chóng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh với Google và Meta, với doanh thu tăng gần gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2022, khi đạt 37,7 tỷ USD.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Insider Intelligence, Amazon chiếm gần 12% doanh thu quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) của Mỹ vào năm 2022, tăng từ mức khoảng 4% của 5 năm trước đó. Mặc dù công ty có những kế hoạch kinh doanh sâu hơn nhưng phần lớn doanh thu quảng cáo lại tập trung vào quảng cáo tìm kiếm trên nền tảng mua sắm trực tuyến của họ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Amazon là nền tảng quảng cáo lớn thứ 3 thế giới sau Meta và Google, cao hơn nhiều so với doanh thu quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn, TikTok, Twitter hay cả mảng quảng cáo của Microsoft (Microsoft Advertising).
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ.
Chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực trọng tâm chính của Jassy, Giám đốc điều hành của Amazon.
Một số nỗ lực chăm sóc sức khỏe ban đầu của Amazon đã không thành công, bao gồm liên doanh với Berkshire Hathaway và JPMorgan Chase đã kết thúc sau ba năm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa có tên Amazon Care đã đóng cửa vào năm ngoái. Công ty vào tháng 7 đã sa thải khoảng 80 nhân viên trong bộ phận dược phẩm của mình.
Nỗ lực gần đây nhất của Amazon là thông qua việc mua 1Life Healthcare trị giá 3,9 tỷ USD vào năm ngoái, công ty điều hành cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu có tên One Medical. Việc mua lại đánh dấu một canh bạc lớn khác của Amazon trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và với một công ty y tế đã phải chịu thua lỗ nặng nề trước khi Amazon mua.
Amazon cho biết hoạt động kinh doanh chăm sóc sức khỏe của họ đang ở những ngày đầu và họ hài lòng với những tiến bộ đang đạt được, bao gồm cả hoạt động kinh doanh dược phẩm mà họ cho biết đang có mức tăng trưởng đáng kể.
STREAMING.
Amazon cũng đã chi mạnh tay vào ngành giải trí, điều mà người sáng lập mảng kinh doanh Jeff Bezos rất quan tâm. Amazon đã đầu tư hàng tỷ USD để biến dịch vụ phát trực tuyến Prime Video của mình thành đối thủ cạnh tranh với Netflix, bao gồm cả thông qua chương trình “The Rings of Power”, công chiếu vào tháng 9/2022. Chương trình này tiêu tốn khoảng 715 triệu USD cho mùa đầu tiên.
Khoản chi lớn đã giúp dịch vụ phát trực tuyến của họ có được lượng khán giả đáng nể và công ty đã thực hiện nhiều chương trình được các nhà phê bình khen ngợi. Nhưng các nhà đầu tư nói rằng không rõ liệu mảng này có thực sự thành công hay không.
Prime Video được bao gồm trong tư cách thành viên Amazon Prime, trong đó lợi ích chính là giao hàng miễn phí, khiến khó biết có bao nhiêu người đăng ký coi dịch vụ phát trực tuyến là một phần có giá trị đối với tư cách thành viên của họ.
Amazon đang tìm cách tạo thêm doanh thu từ các nỗ lực giải trí của mình bằng cách tung ra cấp độ hỗ trợ quảng cáo cho Prime Video. Amazon cho biết tổng chi phí vào năm 2022 cho nội dung video và âm nhạc là khoảng 16,7 tỷ USD, bao gồm 7 tỷ USD trên Amazon Originals, thể thao trực tiếp và nội dung được cấp phép của bên thứ ba.
LOGISTICS.
Đế chế hậu cần của Amazon là một điểm sáng. Đơn vị này chủ yếu xử lý các gói hàng của Amazon và quy mô của mảng này đã phát triển tương đương với UPS và FedEx.
Công ty đã tiếp tục đầu tư sâu vào lĩnh vực hậu cần và nỗ lực đẩy nhanh các giới hạn về tốc độ giao hàng khi áp dụng nhiều hình thức vận chuyển trong ngày hơn. Amazon có ngày càng nhiều nhà kho, máy bay, xe tải đường dài và xe tải.
Các nhà đầu tư cho biết, mặc dù họ chưa mở rộng mạnh mẽ sang các gói vận chuyển cho các doanh nghiệp khác ngoài người bán trên trang web của mình, nhưng việc mở rộng như vậy có thể trở thành một cú hích. Đế chế hậu cần thúc đẩy thành công giao hàng của Amazon thu về nguồn thu nhập khổng lồ từ người bán, chiếm hơn 20% tổng doanh thu hàng năm của công ty.
Chiến lược lớn tiếp theo của Amazon là gì?
Amazon cũng đang có những nỗ lực mới hơn mà cho đến nay vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, Jassy, Giám đốc điều hành, đã nhấn mạnh đây là “trụ cột thứ tư” tiềm năng.
Chúng bao gồm một doanh nghiệp kinh doanh internet vệ tinh, được đặt tên là Project Kuiper, và một doanh nghiệp kinh doanh xe tự hành thông qua một công ty con có tên Zoox. Cả hai dự án này đều đòi hỏi chi phí cao đối với Amazon nhưng có thể mang lại những đột phá về công nghệ và nguồn khách hàng mới.
Amazon cho biết họ cũng tập trung vào đổi mới trí tuệ nhân tạo (AI); những nỗ lực của họ cho đến nay vẫn tập trung vào các khả năng mới cho bộ phận Dịch vụ Web Amazon của mình.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư và nhà phân tích cho rằng Amazon có thể đang làm quá nhiều. Nhà phân tích Mark Shmulik của AB Bernstein gần đây đã viết rằng Amazon “đơn giản là đang theo đuổi quá nhiều ý tưởng, trong đó những ý tưởng yếu kém hơn sẽ lấy đi oxy, vốn và quan trọng nhất là sự tập trung vào những sáng kiến thực sự mang tính đột phá mà ‘chỉ Amazon mới có thể làm được’”.
Ông kêu gọi công ty thắt chặt chiến lược của mình, đồng thời viết rằng Amazon nên tập trung vào các thế mạnh như hậu cần để thúc đẩy sự đổi mới.
Reynolds, nhà đầu tư từ Los Angeles Capital, cho biết sau những cú đặt cược lớn mà không mang lại kết quả đáng kể, Amazon “giờ đây không chỉ có áp lực tạo ra lợi nhuận mà còn phải là có lợi nhuận chất lượng cao”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer