Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức căn bản của Performance Marketing (Tiếp thị hiệu suất) như: Performance Marketing là gì? Ví dụ về Performance Marketing? Vai trò của Performance Marketing đối với thương hiệu? Sự khác biệt giữa Performance Marketing và Brand Marketing là gì?
Performance Marketing (Tiếp thị hiệu suất hay Marketing hiệu suất) là khái niệm đề cập đến một phương thức làm Marketing tập trung vào yếu tố Performance có nghĩa là hiệu suất, được phân loại dựa trên mục tiêu cần đạt được của các chiến dịch hay hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Khi nói đến các thuật ngữ trong ngành Marketing, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh và cách phân loại khác nhau, chúng ta có những khái niệm khác nhau và Performance Marketing cũng là một trong số các cách phân loại đó.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Performance Marketing là gì?
Vai trò của Performance Marketing trong doanh nghiệp hay với thương hiệu.
Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường Performance Marketing là gì?
Phân biệt Performance Marketing với Brand Marketing.
Phân tích ví dụ về Performance Marketing và Brand Marketing từ Airbnb, Expedia cùng các nhận định khác từ chuyên gia.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với Performance Marketing là gì?
Bên dưới là chi tiết toàn bộ những gì bạn cần biết về Performance Marketing.
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là Tiếp thị hiệu suất.
Performance Marketing là khái niệm đề cập đến các phương thức làm Marketing trong đó Marketer sẽ tập trung trực tiếp vào yếu tố hiệu suất (Performance) với mục tiêu cuối cùng thường là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và doanh số bán hàng (Sales).
Thay vì với Brand Marketing, doanh nghiệp trung vào các hoạt động xây dựng thương hiệu và hướng tới doanh số trong dài hạn, Performance Marketing tập trung trực tiếp vào việc bán hàng trong ngắn hạn hay thậm chí là trực tiếp.
Performance Marketing theo đó gắn liền với các hoạt động quảng cáo có trả phí (Paid Advertising), theo Statista, vào năm 2022, doanh số ngành quảng cáo trực tuyến có giá trị khoảng gần 600 tỷ USD.
Như đã phân tích ở trên, vì mục tiêu của các doanh nghiệp là khác nhau, các KPIs đo lường của Performance Marketing khác nhau, trong đó chỉ số chính là khách hàng tiềm năng (Lead), doanh số bán hàng hoặc các lượt dùng thử sản phẩm nào đó.
Hay nếu bạn đang trong nhiệm vụ tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo, mục tiêu của bạn khi này là “đẩy performance” cao lên, performance khi này có thể được đo lường bằng giá quảng cáo (CPC, CPM) hoặc tỷ lệ chuyển đổi (CR).
Vai trò của Performance Marketing trong doanh nghiệp hay với thương hiệu là gì?
Trong khi người làm marketing có thể kết hợp với Brand Marketing hoặc không tuỳ thuộc vào từng chiến lược cụ thể, Performance Marketing mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế lớn.
Dưới đây là những gì mà Performance Marketing có thể mang lại:
Performance Marketing giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Mặc dù xây dựng thương hiệu hay độ nhận biết thương hiệu (brand awareness) không phải là mục tiêu của Performance Marketing, tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo và tiếp cận khách hàng mục tiêu, nó cũng có thể giúp họ nhận biết và ghi nhớ tốt hơn về thương hiệu.
Performance Marketing giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Hiển nhiên với đúng bản chất của “Performance” tức “Hiệu suất”, mục tiêu quan trọng nhất và cuối cùng của Performance Marketing là thúc đẩy nhanh (trong nhiều trường hợp là trực tiếp) quá trình có được khách hàng tiềm năng và bán hàng.
Không giống như Brand Marketing, các thông điệp thường “nhẹ nhàng” và khơi dậy yếu tố cảm xúc của khách hàng, Performance Marketing sử dụng các thông điệp mạnh hơn liên quan đến lợi ích của khách hàng, các chương trình khuyến mãi (đặc biệt) và hơn thế nữa với ý định là khách hàng cần ra quyết định ngay.
Thông thường với các doanh nghiệp nhỏ, các đơn vị ít có nguồn lực đầu tư vào thương hiệu thì Performance Marketing hay tiếp thị hiệu suất được xem là chiến lược chính.
Các chỉ số chính thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của Performance Marketing.
Trong khi có rất nhiều chỉ số đánh giá khác nhau về hiệu suất của Marketing hay performance marketing, dưới đây là một số chỉ số chính thường được sử dụng.
Lead: Lượng khách hàng tiềm năng có được sau các chiến dịch cụ thể.
CAC (Customer Acquisition Cost): Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để có được một khách hàng mới, các doanh nghiệp thường dựa vào Benchmark của ngành hoặc nội bộ doanh nghiệp để đánh giá CAC.
Revenue: Doanh số bán hàng có được sau các chiến dịch Performance Marketing với các khoản ngân sách cụ thể.
Demo – Sign up – Subcriber: Lượng khách hàng dùng thử sản phẩm hay đăng ký tư vấn các sản phẩm liên quan.
CPC (Cost Per Click): Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
ROAS (Return on Advertising Spend): Mức lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo.
Phân biệt Performance Marketing với Brand Marketing.
Song song với thuật ngữ Performance Marketing, chúng ta có một khái niệm tạm gọi là đối lập đó là Brand Marketing, vậy sự khác biệt cơ bản giữa Brand Marketing và Performance Marketing là gì?
Nếu Performance Marketing như đã phân tích ở trên là bao gồm các hoạt động marketing tập trung vào performance tức hiệu suất, mà cụ thể ở đây thường là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và bán hàng.
Những gì mà các hoạt động Brand Marketing mang lại là giá trị của thương hiệu, cụ thể ở đây là, độ nhận biết thương hiệu, độ yêu thích thương hiệu, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu và hơn thế nữa.
Brand Marketing liên quan nhiều các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng đồng thời marketing đến người tiêu dùng các thuộc tính của thương hiệu (brand attributes), những thứ mà người tiêu dùng “cần” hình dung ra khi nghĩ về một thương hiệu cụ thể nào đó.
Như đã đề cập ở trên, Brand Marketing là từ ghép giữa Brand và Marketing do đó để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này bạn cũng nên tìm hiểu về Brand và Marketing.
Ví dụ về Performance Marketing.
Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và bản chất của cái gọi là Performance Marketing, dưới đây là các ví dụ về Performance Marketing và Brand Marketing từ Airbnb, Expedia cùng các nhận định khác từ chuyên gia.
Quyết định cắt giảm vĩnh viễn chi tiêu dành cho các hoạt động performance marketing (tiếp thị dựa trên hiệu suất) và tập trung vào tiếp thị thương hiệu cũng như PR là sự kiện đáng chú ý gần đây của ‘ông lớn’ đặt phòng trực tuyến Airbnb.
Động thái này từ Airnbnb được đưa ra sau khi họ đã tiết lộ rằng mặc dù họ đã cắt giảm chi tiêu của performance marketing đến 541 triệu USD vào năm 2020 — nhưng vẫn tạo ra 95% lưu lượng truy cập trực tuyến tương tự như một năm trước đó.
Ông Brian Chesky, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Airbnb cho biết:
“Công ty sẽ không bao giờ quay trở lại chi tiêu số tiền tương tự cho hoạt động performance marketing, tức làm marketing theo tỷ lệ phần trăm doanh thu như cách chúng tôi đã làm vào năm 2019.
Chi tiêu marketing của chúng tôi chỉ chiếm 14,2% doanh thu vào năm 2020, so với mức 23,7% vào năm 2019.
Sức mạnh của thương hiệu và chiến lược truyền thông của Airbnb cũng cho phép chúng tôi ít phụ thuộc hơn vào performance marketing.”
Ông Chesky cũng lưu ý rằng Airbnb đã được biết đến như một danh từ và một động từ trong đại đa số mọi người.
Thay vào việc tập trung chi tiêu và nguồn lực vào các hoạt động performance marketing, Airbnb sẽ tập trung vào việc tận dụng PR và tiếp thị thương hiệu (brand marketing).
Là một phần trong nỗ lực tiếp thị thương hiệu của mình, Airbnb đã khởi động chiến dịch thương hiệu lớn nhất trong 5 năm vào đầu năm 2021.
Công ty thừa nhận trong báo cáo hàng năm rằng tiếp thị thương hiệu có thể có một số rủi ro vì nó đắt và có thể không hiệu quả về mặt chi phí ngay tức thời nhưng ngược lại tiếp thị dựa trên hiệu suất cũng đối mặt với vô số rủi ro xung quanh dữ liệu và quyền riêng tư.
Airbnb không phải là thương hiệu đầu tiên chọn đặt trọng tâm lớn hơn vào thương hiệu trong cách làm marketing của mình, nhưng quyết định của họ đã làm dấy lên mối quan tâm mới trong việc hiểu đúng giá trị của từ hiệu suất (performance).
Điều này đặc biệt được chú ý ở Châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực được cho là có hiệu suất cao hơn các khu vực khác do sự phát triển của thiết bị di động và kỹ thuật số.
Sau đây là chia sẻ liên quan đến vấn đề này từ 5 nhà tiếp thị hiệu suất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Câu hỏi được đặt ra cho các chuyên gia là liệu tiếp thị dựa trên hiệu suất hay performance marketing có mang lại kết quả hay không. Chúng ta nên hiểu quan điểm này như thế nào?
Bà Monica Chia, Giám đốc SEO khu vực APAC của Reprise chia sẻ:
“Khi chúng ta bắt đầu một chiến dịch tiếp thị dựa trên hiệu suất (performance marketing campaign), chúng ta cần xác định rõ kết quả dự kiến (KPIs).
Như chúng ta đã biết, việc Google ra mắt Google Travel đã làm giảm đáng kể khả năng hiển thị tìm kiếm tự nhiên (organic search) của Airbnb.
Trong bối cảnh đó, cạnh tranh để có khả năng hiển thị tìm kiếm có trả phí (paid search) trong kết quả tìm kiếm liên quan đến du lịch chắc chắn sẽ là một yếu tố ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và kết quả performance marketing của họ.
Việc Airbnb xem xét toàn cảnh cạnh tranh thường xuyên có thể giúp họ điều chỉnh việc thực hiện các hoạt động marketing và hiểu liệu nó có đang thúc đẩy giá trị hay không hay chỉ đơn giản là lãng phí các lần nhấp chuột do sự cạnh tranh đầy khốc liệt.
Vì vậy, tôi không nghĩ điều này liên quan nhiều đến việc tiếp thị dựa trên hiệu suất có mang lại kết quả hay không mà thay vào đó, chúng ta nên đặt câu hỏi liệu các chiến thuật của tiếp thị dựa trên hiệu suất của họ có phù hợp với kết quả mong đợi hay không.
Động thái tập trung vào tiếp thị thương hiệu bây giờ là một động thái tốt đối với Airbnb khi đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc định hình một diện mạo mới của ngành du lịch trong thập kỷ tiếp theo, đây là thứ sẽ tiếp tục có thể xây dựng nhận thức hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng.”
Ông Kabeer Chaudhary, CEO của M&C Saatchi Performance chia sẻ thêm:
“Có một điều rất dễ hiểu là tất cả các thương hiệu du lịch và khách sạn đều cắt giảm ngân sách marketing của họ vào năm 2020 do ảnh hưởng từ Covid-19.
Mục tiêu của một số thương hiệu là luôn được người tiêu dùng nhớ đến (top of mind), từ đó khi các hoạt động du lịch trở lại bình thường, họ sẽ cân nhắc hơn đến thương hiệu đó.
Do đó, chúng ta có thể hiểu được rằng các công ty sẽ đầu tư phần lớn ngân sách của họ vào tiếp thị thương hiệu và PR thay vì performance marketing.
Thực tế là Airbnb có thể tạo ra 95% lưu lượng truy cập của năm 2019 mà không cần chi tiêu cho performance marketing là không đủ thông tin để đặt câu hỏi về mức độ hiệu quả của chính phương thức marketing này.
Đầu tiên, tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng Airbnb sử dụng performance marketing để tạo ra lưu lượng truy cập vào website làm mục tiêu chính của mình.
Thành thật mà nói, tôi mong đợi một công ty có quy mô và độ phức tạp như Airbnb sẽ phải xem xét đến các chỉ số sâu hơn như doanh thu, giao dịch, v.v. để đánh giá hiệu quả chi tiêu cho hoạt động marketing của họ chứ không chỉ là lưu lượng truy cập (traffic).
Bà Nathalie Pellegrini, Giám đốc hiệu suất (CPO), Mindshare Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ:
“Hiệu quả của performance marketing phần lớn phụ thuộc vào chiến lược được xây dựng đằng sau chiến dịch và cách nó được tinh chỉnh hay tối ưu.
Các thương hiệu để đạt được thành công, họ cần kết hợp giữa brand marketing (tiếp thị thương hiệu) và performance marketing thông qua các quảng cáo có trả phí, sau đó được tối ưu hóa dần dần để mang lại kết quả mong muốn.”
Ông Martin Davie, head of international platform, Publicis Media Singapore chia sẻ:
“Tôi lại có quan điểm khác. Có vẻ như không còn là câu hỏi về việc liệu performance có mang lại kết quả hay không mà còn là câu hỏi về vai trò của nó như thế nào trong doanh nghiệp, kể cả với câu chuyện của Airbnb hiện tại.
Airbnb đang thực hiện những bước đi tương tự với nhiều nhà quảng cáo khác với mục đích là có một cái nhìn tổng thể hơn về chi tiêu marketing của họ.
Không có một câu trả lời hoàn toàn chính xác nào phù hợp với tất cả câu hỏi đó, tất cả các nhà quảng cáo cần phải tự đánh giá điểm dữ liệu và hiểu giá trị mà các ý tưởng khác nhau đang thúc đẩy doanh nghiệp của họ phát triển.
Hiểu việc phân bổ ngân sách và vai trò của các kênh khác nhau chưa bao giờ hết quan trọng. Trong khi sự tăng trưởng về performance marketing đã dẫn đến việc phụ thuộc vào các chỉ số đo lường ngắn hạn, việc có thể cân bằng giữa giá trị ngắn hạn với giá trị dài hạn cho thương hiệu của bạn là điều rất quan trọng để tiến về phía trước.”
Ông David Ketchum đến từ Control v Exposed, một agency chuyên về performance nói:
“Hãy trò chuyện với khách hàng trước khi chúng ta tìm hiểu về hiệu quả của các phương tiện truyền thông.
Airbnb đã có một sự hiện diện với cá tính mạnh mẽ, và chắc chắn rằng brand marketing và PR sẽ thu hút người tiêu dùng tốt hơn ở giai đoạn khám phá trong hành trình khách hàng.
Tuy nhiên, nhận thức về thương hiệu đó cũng phải được xem xét; chỉ vì bạn biết về thứ gì đó không có nghĩa là bạn có khả năng mua nó.
Các phương tiện truyền thông thiên về performance đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn giữa của hành trình mua hàng (mid-funnel), phù hợp với nội dung và hành vi trực tuyến của người tiêu dùng.
Quảng cáo hiển thị hình ảnh được nhắm mục tiêu tốt với những lời kêu gọi hành động có liên quan, từ phiếu thưởng, mã QR trên thiết bị di động, đến chuyển đổi khách hàng trực tuyến hay bán hàng qua các kênh thương mại điện tử.
Quảng cáo tìm kiếm có trả phí và mạng xã hội ở phần cuối của hành trình mua hàng (bottom of the funnel – BoFu) sẽ đưa mọi người từ chế độ nghiên cứu sang mua hàng.
Expedia, Booking.com và tất cả các khách sạn khác sẽ tiếp tục chi hàng tỷ USD cho hoạt động performance marketing nhằm ‘đẩy’ hết lượng phòng còn trống, khi Covid-19 thoái trào, mọi người sẽ lại khao khát những điểm đến và trải nghiệm du lịch mới.
Airbnb sẽ phải đối mặt với các áp lực cạnh tranh mới. Sân chơi là bình đẳng: tất cả ‘người chơi’ phải tôn trọng quyền riêng tư về dữ liệu và thích ứng một cách phù hợp với một thế giới không cookies mới.”
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Performance Marketing là gì?
Performance Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, Performance Marketing có nghĩa là tiếp thị hiệu suất, khái niệm đề cập đến một phương thức hay chiến lược làm Marketing trong đó doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động Marketing với mục tiêu chính là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và bán hàng (Sales).
Digital Performance Marketing là gì?
Về cơ bản, Digital Performance Marketing cũng là Performance Marketing tuy nhiên là các hoạt động chỉ diễn ra trên môi trường kỹ thuật số (Digital).
Performance Marketing Executive là gì?
Đơn giản chỉ là nhân viên phụ trách Performance Marketing, Performance Marketing Executive có thể thăng tiến lên Performance Marketing Specialist, Performance Marketing Leader/Manager và hơn thế nữa.
Performance Based Marketing là gì?
Cũng tương tự thuật ngữ Performance Based Advertising (Ads), Performance Based Marketing là khái niệm đề cập đến các hoạt động marketing dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng hay bán hàng.
Performance Marketing Service là gì?
Là dịch vụ chuyên về Performance Marketing, cung cấp các dịch vụ liên quan đến Performance Marketing. Dịch vụ này thường được cung cấp bởi các công ty (Agency) quảng cáo và Digital Marketing.
Performance Marketing Lead là gì?
Là khái niệm đề cập đến hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) trong marketing. Tại các doanh nghiệp có cơ cẩu tổ chức chuyên nghiệp, khi marketing được phân chia thành Performance Marketing và Brand Marketing thì hoạt động tìm kiếm Lead sẽ nằm ở nhóm Performance Marketing.
Kết luận.
Trên đây là tổng quan các kiến thức nền tảng về Performance Marketing, trong khi việc lựa chọn Performance Marketing hay các phương thức tiếp cận Marketing khác tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay giai đoạn cụ thể của từng doanh nghiệp.
Bằng cách hiểu ý nghĩa thực sự của performance marketing là gì, vai trò của nó ra sao, cũng như các công việc cần làm liên quan, người làm marketing có thể chủ động và đưa ra những quyết định mang tính bền vững cao hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ công nghệ quảng cáo Google đã tiết lộ con số này trong bản báo cáo về tính minh bạch trong quảng cáo hàng năm của mình.
Google tiết lộ rằng họ đã xóa 3,1 tỷ quảng cáo do vi phạm các chính sách của mình về thông tin sai lệch, ngôn từ gây kích động thù địch và gian lận trong năm qua khi thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Trong số này, 99 triệu quảng cáo bị xóa do có liên quan cụ thể đến “các sự kiện nhạy cảm” bao gồm COVID-19 và cuộc bầu cử ở Mỹ.
Cũng giống như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, Google đã nhanh chóng cấm quảng cáo cho các ‘sản phẩm ăn theo’ khi bắt đầu đại dịch vào tháng 3 năm ngoái, chẳng hạn như nước rửa tay, khẩu trang và giấy vệ sinh, để cứu người tiêu dùng trước nạn đầu cơ giá.
Khi khủng hoảng kéo dài, Google đã tạo ra một chính sách mới cấm các quảng cáo đề cập đến những âm mưu và thông tin sai lệch về COVID-19.
Ông Scott Spencer, Phó chủ tịch về quyền riêng tư và an toàn của quảng cáo cho biết.
“Khi chúng tôi nhận được thêm thông tin về Covid-19 và các tổ chức y tế đã ban hành những hướng dẫn mới, chúng tôi đã phát triển chiến lược thực thi của mình cho phép các nhà cung cấp dịch vụ y tế, tổ chức y tế, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đáng tin cậy cung cấp các bản cập nhật quan trọng và nội dung có thẩm quyền, trong khi vẫn ngăn chặn các hành vi lạm dụng cơ hội.”
Bên cạnh đó, một lĩnh vực khác mà Google đã tăng cường kiểm duyệt là xung quanh cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ.
Google đã tạm dừng hơn 5 triệu quảng cáo bầu cử ở Mỹ trước ngày bầu cử, đã xác minh 5.400 nhà quảng cáo bầu cử và chặn quảng cáo từ hơn 3 tỷ truy vấn tìm kiếm sau cuộc bầu cử nhằm tuyên truyền những thông tin sai lệch.
Quảng cáo bị hạn chế.
Google cũng đã hạn chế 6,4 tỷ quảng cáo vào năm ngoái mà họ cho là “nhạy cảm về mặt pháp lý hoặc văn hóa”.
Trong số đó, có hơn 550 triệu quảng cáo bị hạn chế vì đã vi phạm các yêu cầu pháp lý, 80 triệu trong số đó là các thương hiệu rượu.
Ông Spencer chia sẻ:
“Việc hạn chế quảng cáo cho phép chúng tôi điều chỉnh cách tiếp cận của mình dựa trên địa lý, luật địa phương… để các quảng cáo được chấp thuận chỉ hiển thị ở những nơi thích hợp, được quy định và hợp pháp.”
“Ví dụ: chúng tôi yêu cầu các hiệu thuốc trực tuyến phải hoàn thành chương trình chứng nhận và sau khi được chứng nhận, chúng tôi chỉ hiển thị quảng cáo của họ ở các quốc gia cụ thể nơi cho phép bán thuốc theo toa trực tuyến.”
Kiểm duyệt nội dung.
Google đã thêm và cập nhật 40 chính sách dành cho nhà quảng cáo cũng như nhà xuất bản (publishers) vào năm 2020, điều này cũng dẫn đến việc Google đã loại bỏ quảng cáo khỏi 1,3 tỷ trang của nhà xuất bản, con số này vào năm 2019 là 21 triệu.
Google đã ngừng hiển thị quảng cáo trên hơn 1,6 triệu tên miền (domain), bao gồm 981 triệu URL hiển thị nội dung khiêu dâm, 168 triệu trang bị coi là “nguy hiểm hoặc xúc phạm” và 114 triệu trang quảng cáo vũ khí.
Google Ads cũng ngăn chặn những hành vi gian lận từ các nhà quảng cáo đang tìm cách quảng bá các doanh nghiệp vốn không còn tồn tại hoặc lừa đảo.
Để giúp hỗ trợ quá trình này, Google đã giới thiệu chương trình xác minh danh tính nhà quảng cáo và chương trình xác minh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có thể phát hiện những hành vi vi phạm.
Sau sự thay đổi này, Google đã làm tăng hơn 70% số tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hoá do vi phạm chính sách vào năm 2020, từ mức 1 triệu trước đó lên hơn 1,7 triệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.
Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.
Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định marketing tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.
Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:
Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
Điều gì đang hoạt động tốt?
Những gì cần cải thiện?
Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?
Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).
Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.
Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.
3. Monthly Recurring Revenue (MRR).
MRR hay doanh thu định kỳ hàng tháng là tất cả doanh thu định kỳ của bạn được chuẩn hóa thành số tiền hàng tháng.
Đây là số liệu thường được sử dụng trong các công ty chuyên về bán dịch vụ có khách hàng đăng ký như Netflix và các công ty về bán dịch vụ phần mềm SaaS.
Sự khác biệt chính giữa MRR và NR (Net Revenue – doanh thu thuần) là MRR được chuẩn hóa, có nghĩa là nó đại diện cho doanh thu chứ không phải bất kỳ khoản thu nhập nào. Doanh thu thuần là doanh thu thực tế thu được.
Doanh thu thuần NR có thể cao hơn hoặc thấp hơn MRR tùy thuộc vào điều khoản thanh toán và lịch trình các gói của bạn.
Ví dụ: Một tháng công ty có số lượng đăng ký gói hàng năm cao sẽ khiến doanh thu thuần cao hơn MRR, điều này đang chuẩn hóa gói hàng năm thành số tiền hàng tháng.
Doanh thu định kỳ MRR là mạch máu của bất kỳ SaaS nào. Đó là điều khiến việc xây dựng một SaaS trở nên hấp dẫn.
Nếu bạn phải lo lắng khi bán hàng một lần vì khác hàng đó có thể mãi mãi không quay lại với bạn. Thì với sản phẩm có doanh thu đình kỳ, khách hàng tự động quay lại trả phí, mỗi tuần, mỗi tháng…theo cách tính phí của doanh nghiệp. Hãy coi Netflix là một ví dụ.
Nói chung, mặc dù đây là một chỉ số đơn giản, nhưng nó lại rất có ý nghĩa với doanh nghiệp, về mô hình kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp.
MRR sẽ được tính như thế nào?
MRR = Số lượng khách hàng x Số tiền trung bình trên mỗi hoá đơn.
Chẳng hạn, 10 khách hàng trả cho bạn trung bình 100 USD mỗi tháng có nghĩa là MRR= 10×100 = 1.000 USD.
Và nếu bạn muốn tính doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) của mình là bao nhiêu, bạn chỉ cần nhân MRR hiện tại của bạn với 12 (tháng).
Cách tính MRR mới hàng tháng.
Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, điều quan trọng là bạn phải theo dõi không chỉ MRR cao nhất mà còn cả những yếu tố tạo nên sự thay đổi trong MRR của bạn so với những tháng trước đó.
Nếu bạn đã có thêm 1.000 USD trong MRR mới, bạn sẽ muốn biết số tiền đó đến từ đâu, phải thế không?
Tính toán chỉ số này cũng tương đối dễ dàng khi sử dụng 3 yếu tố sau:
MRR mới: MRR được bổ sung thêm từ khách hàng mới.
MRR mở rộng: MRR được cộng thêm từ khách hàng hiện tại.
MRR rời bỏ (Churned MRR): MRR bị mất do khách hàng hủy dịch vụ hoặc hạ cấp dịch vụ từ đó làm giảm gói chi tiêu.
Khi này MRR thực mới (Net New MRR) = MRR mới + MRR mở rộng – MRR rời bỏ.
4. Churn Rate.
Churn Rate đề cập đến số lượng khách hàng hoặc người đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Tỷ lệ rời bỏ hàng năm (annual churn rate – ACR) của bạn là tỷ lệ phần trăm mà bạn đang mất người dùng của mình, tức những khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ của bạn.
Bạn cần lưu ý, ngay cả một tỷ lệ churn này nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến doanh thu của bạn theo thời gian.
Mặc dù bạn không thể tránh khỏi sự rời bỏ này – bạn sẽ mất người dùng, và bạn sẽ phải kiếm thêm khách hàng mới khác – đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn lập kế hoạch cho việc mở rộng công ty của mình.
Khách hàng rời bỏ thường bị bỏ qua vì cho rằng việc mang lại nhiều khách hàng mới hơn sẽ làm mất sự ảnh hưởng hay tác động của nó, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ rời bỏ cao sẽ khiến công ty bạn không bền vững và sẽ có tác động kép theo thời gian.
Nó cũng cho thấy các vấn đề có thể là gốc rễ sâu hơn của vấn đề như sản phẩm, dịch vụ, thị trường, giá cả hoặc sự kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi.
Churn Rate sẽ được tính như thế nào?
Churn Rate thường được trình bày dưới dạng phần trăm doanh thu hoặc khách hàng bị mất trong một khung thời gian nhất định.
Người dùng rời bỏ (User churn) đại diện cho số lượng khách hàng bị mất trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó, doanh thu bị mất (revenue churn) biểu thị phần doanh thu bị mất do người dùng rời bỏ trong một khoảng thời gian nhất định.
Vì doanh thu là mục tiêu cuối cùng, nên có thể lập luận rằng thay đổi doanh thu quan trọng hơn và phải là trọng tâm thực sự của doanh nghiệp.
User Churn (Khách hàng rời bỏ) = (Khách hàng đã hủy trong 30 ngày qua ÷ Khách hàng đang hoạt động 30 ngày trước) x 100.
Revenue Churn (Doanh thu bị mất) = (MRR bị mất hoặc giảm gói dịch vụ trong 30 ngày qua ÷ MRR 30 ngày trước) x 100.
Ví dụ:
User Churn Rate bằng 5% có nghĩa là 5% tổng số khách hàng mà bạn có 30 ngày trước đã hủy trong vòng 30 ngày qua.
Revenue Churn Rate bằng 5% có nghĩa là bạn đã mất năm phần trăm MRR của mình trong 30 ngày qua.
Lý tưởng nhất là một doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ rời bỏ dưới 5%, nhưng tỷ lệ rời bỏ cao hơn có thể được ‘điều hoà’ với lượng khách hàng mới và doanh thu mở rộng cao.
Hết phần 2 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới adidas đã tiết lộ chiến lược mới tập trung vào hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC).
Theo một tuyên bố với báo chí, các khoản đầu tư của adidias vào phát triển sản phẩm, marketing, tài trợ và số hóa doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng đáng kể trong 5 năm tới.
Cụ thể, adidas có kế hoạch đầu tư thêm khoảng 1,1 tỷ USD vào thương hiệu trong năm 2025 so với năm 2021.Đến năm 2025, nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của công ty cũng sẽ được thúc đẩy bởi khoản đầu tư hơn 1,1 tỷ USD.
Phía adidas cũng cho biết hoạt động kinh doanh DTC của họ dự kiến chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu thuần của công ty vào năm 2025 và tạo ra hơn 80% mức tăng trưởng doanh thu mục tiêu của toàn công ty.
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của adidas cũng được dự báo sẽ tăng gấp đôi từ 4,7 tỷ USD ở hiện tại lên mức từ 9,5 tỷ USD đến 10 tỷ USD.
Ngoài ra, adidas còn cho biết họ sẽ tập trung vào các thị trường như Trung Quốc, EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) và cả Bắc Mỹ trong tương lai, dự kiến các thị trường này sẽ chiếm khoảng 90% tăng trưởng doanh số bán hàng cho đến năm 2025.
Theo adidas, họ sẽ tiếp tục đầu tư vào thương mại điện tử (eCommerce) và mở rộng chương trình thành viên (membership programme) như một phần của quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp tập trung vào mô hình DTC (direct-to-consumer).
Điều này xảy ra trong bối cảnh công ty ngày càng nhận thấy rằng người tiêu dùng mong đợi nhận được một thương hiệu và trải nghiệm mua sắm phù hợp với sở thích của họ, với các dịch vụ được cá nhân hóa trong cả không gian kỹ thuật số lẫn tại các cửa hàng thực.
Vào năm 2025, adidas đặt mục tiêu tăng gấp ba số lượng thành viên trong chương trình thành viên của mình từ mức hiện tại là hơn 150 triệu lên khoảng 500 triệu.
Ngoài ra, các cửa hàng bán lẻ của chính adidas cũng sẽ được số hóa với khả năng bán hàng đa kênh.
Dần dần sau đó, quá trình này cũng sẽ được áp dụng cho cả các cửa hàng nhượng quyền nhằm đảm bảo trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng trên tất cả các điểm chạm với thương hiệu.
Về mặt kỹ thuật số, adidas cho biết các quy trình cốt lõi của họ trên toàn bộ chuỗi giá trị sẽ được số hóa.
Vào năm 2025, adidas cho biết phần lớn doanh thu của họ sẽ được tạo ra từ các kênh bán hàng trực tuyến.
Để đạt được điều này, công ty sẽ mở rộng cả về chuyên môn dữ liệu lẫn công nghệ trong nội bộ cũng như việc tăng quy mô đội ngũ công nghệ của mình.
Riêng trong năm 2021, adidas sẽ tuyển hơn 1.000 tài năng mới trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số. Công ty cũng đang đầu tư vào hệ thống như ERP mới, SAP Business Suite 4 SAP HANA (S / 4HANA).
Chiến lược tập trung vào kỹ thuật số mới của adidas được đưa ra chỉ vài tháng sau khi bổ nhiệm Bà Sanchita Johri, một cựu nhân sự chuyên về marketing và nội dung của Johnson & Johnson, làm giám đốc kích hoạt kỹ thuật số cho các thị trường mới nổi.
Theo thông tin trên LinkedIn của Bà Johri, các thị trường mới nổi bao gồm Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel…
Bên cạnh việc phát triển năng lực kỹ thuật số, adidas cũng đã lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu bền vững của mình.
Thương hiệu thể thao này cho biết đến năm 2025, công ty sẽ tâp trung vào ba chu kì: chu kì tái chế (làm từ vật liệu tái chế), chu kì xoay vòng (sản phẩm được làm lại) và chu kì tái sinh (được làm bằng vật liệu tự nhiên và tái tạo).
Hiện tại, 6 trong số 10 sản phẩm của adidas được làm từ vật liệu bền vững.
adidas nói thêm rằng họ đã nghiên cứu các vật liệu có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy sinh học được một thời gian và đặt mục tiêu chỉ sử dụng vật liệu tái chế trong mọi sản phẩm của mình từ năm 2024 trở đi.
adidas cho biết họ cũng đặt mục tiêu đạt được sự trung hòa về khí hậu trong các hoạt động của chính mình vào năm 2025 và trung hòa về khí hậu tổng thể vào năm 2050.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
KFC Malaysia đã bổ nhiệm Bà Chan May Ling làm CMO (Giám đốc Marketing) mới thay thế cựu Angelina Villanueva, người từng đảm nhận vai trò khu vực tại KFC Châu Á.
Với vai trò mới, Bà Chan sẽ báo cáo cho giám đốc thương hiệu của KFC Malaysia Chandrasagran Munusamy và sẽ dẫn dắt nhóm marketing trong việc liên tục thúc đẩy sự phát triển thương hiệu của KFC.
Bà Chan từng làm việc cho Digi (công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho thiết bị di động) và cổ đông lớn nhất của nó là Telenor trong khoảng 13 năm, theo LinkedIn của bà chia sẻ.
Vài trò cuối cùng Bà Chan từng đảm nhận là digital customer experience transformation lead (Quản lý chuyển đổi trải nghiệm khách hàng số) tại Digi trong 08 tháng.
Trước đó, Bà sinh sống tại Myanmar khi làm việc cho Telenor với các vai trò như head of digital services (trưởng bộ phận dịch vụ kỹ thuật số), head of brand strategy and online marketing (trưởng bộ phận chiến lược thương hiệu và tiếp thị trực tuyến).
Trong những vai trò đó, bà Chan cho biết bà đã thúc đẩy hành trình số hóa các kênh hàng đầu của Telenor, dẫn đến lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên ứng dụng MyTelenor của nó tăng 8,5 lần trong vòng 10 tháng kể từ khi ra mắt.
Bà cũng đã cấu trúc lại thương hiệu bằng cách sử dụng quy trình SMART của Telenor để xây dựng đề xuất thương hiệu “Be There For You” trong lễ kỷ niệm 03 năm của công ty.
Trước khi đến Myanmar, bà Chan là người đứng đầu bộ phận dịch vụ tiếp thị của Digi trong 4 năm, trong thời gian đó bà đã lãnh đạo một đội nhóm bao gồm các hoạt động về thương hiệu, customer insights, thiết kế, quan hệ đối tác, kích hoạt thương hiệu và tài trợ.
Bà cũng là người dẫn dắt hoạt động xây dựng thương hiệu của Digi vào năm 2015.
Ngoài ra, bà Chan cũng từng có kinh nghiệm làm việc tại Agency, bà từng làm việc tại dentsu Y&R và Saatchi & Saatchi với tư cách là giám đốc khách hàng.
Bà Chan cho biết kinh nghiệm của bà tại Telenor và Digi sẽ giúp ích rất nhiều trong vai trò mới của mình, vì cả hai thương hiệu đều tập trung vào các phân khúc thị trường đại chúng trong các danh mục sản phẩm siêu cạnh tranh.
Bà chia sẻ:
“Kinh nghiệm kết hợp trong cả truyền thông thương hiệu lẫn phát triển sản phẩm kỹ thuật số sẽ giúp ích rất nhiều trong vai trò mới này.”
Kể từ khi đại dịch xảy ra, bà Chan cho biết KFC đã giúp người Malaysia sống đúng với cuộc sống bình thường mới bằng cách đảm bảo rằng sức khỏe và sự an toàn là ưu tiên hàng đầu của họ, KFC cũng đã phục vụ khách hàng theo những cách thức sáng tạo mới.
Với những gián đoạn do đại dịch gây ra, KFC đã bắt đầu đầu tư mạnh vào thương mại điện tử cũng như các kênh không tiếp xúc.
Ở một khía cạnh khác, người phát ngôn của Digi cho biết bà Chan đã trở thành một nhà lãnh đạo gương mẫu trong suốt 13 năm khi gắn bó với Digi.
“Chúng tôi tự hào khi thấy một trong những cựu nhân sự của chúng tôi bước lên một vai trò to lớn hơn, tiếp tục dẫn dắt và định hình ngành marketing nói chung.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong suốt đại dịch, kết nối kỹ thuật số ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta duy trì kết nối.
Điều này vô tình đối với nhiều người, đã làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc của họ vào các nhóm trực tuyến, đặc biệt là các nhóm trên Facebook, nền tảng chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ tương tác.
Nhưng các nhóm trên Facebook (Facebook groups) có tầm quan trọng như thế nào đối với các hoạt động tổng thể và chúng thực sự đóng vai trò gì trong các tương tác hàng ngày của chúng ta?
Để cung cấp thêm bối cảnh về vấn đề này, Facebook gần đây đã làm việc với các nhà nghiên cứu tại NYU để cung cấp những hiểu biết mới về tầm quan trọng của các cộng đồng trực tuyến.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 50 lãnh đạo của các Nhóm Facebook tại 17 quốc gia, cùng với 26 chuyên gia toàn cầu về xây dựng cộng đồng trực tuyến.
Các nhà nghiên cứu cũng được cấp quyền truy cập vào thông tin chi tiết nội bộ của Facebook và thực hiện một cuộc khảo sát song song với 15.000 người dùng Internet ở 15 quốc gia khác nhau.
Vậy nghiên cứu cho thấy điều gì?
Trước hết, dữ liệu cho thấy rằng các nhóm trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng đối với sự kết nối.
“Trong cuộc khảo sát, khoảng một nghìn người trả lời ở mỗi trong số 15 quốc gia được hỏi liệu nhóm quan trọng nhất mà họ thuộc về hoạt động chủ yếu trực tuyến hay ngoại tuyến, hoặc trong cả hai không gian đó.
Ở 11 trong số 15 quốc gia, tỷ lệ lớn nhất được hỏi cho biết nhóm quan trọng nhất của họ chủ yếu là nhóm trực tuyến và ở 3 trong số các quốc gia đó, tỷ lệ này là 50% số người được hỏi trở lên.”
Bên cạnh đó, khoảng 77% người được hỏi chỉ ra rằng nhóm quan trọng nhất đối với họ là nhóm có các thành viên hoạt động trực tuyến nhiều và thường xuyên.
Khi tìm hiểu sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã có thể thiết lập 04 yếu tố chính trong sự phát triển và cộng hưởng của các nhóm trực tuyến này.
1. Công nghệ kỹ thuật số cho phép các nhóm này hình thành với quy mô và tốc độ chưa từng có.
Khả năng kết nối với những người cùng chí hướng và sở thích có thể mở ra thế giới của bạn với một loạt cơ hội mới.
Nhưng điều đó cũng dẫn đến việc tạo điều kiện cho các nhóm thù địch và các phong trào nguy hiểm nảy sinh, trong đó mọi người cũng có thể kết nối với những người khác có chung ý thức hệ nhất định.
Facebook đang nỗ lực để giải quyết những vấn đề này, tuy nhiên, khả năng kết nối xung quanh các sở thích được chia sẻ hiện đang lớn hơn bao giờ hết.
2. Các nhóm trực tuyến cho phép những ‘người yếu thế’ xây dựng cộng đồng cho riêng mình.
Một lợi ích chính khác của việc có thể kết nối với những người cùng chí hướng là nó cho phép những người dùng ‘yếu thế’, bị cô lập cảm thấy bớt cô đơn hơn và thiết lập kết nối với những người có cùng trải nghiệm được tốt hơn.
3. Không gian trực tuyến và ngoại tuyến đang bổ sung cho nhau.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên kết chung giữa các cộng đồng trực tuyến với cuộc sống thực, đây có thể là một lợi ích quan trọng khác để bạn nên bắt đầu thiết lập các nhóm trực tuyến.
Bằng cách thiết lập mối quan hệ trực tuyến, bạn tạo nên cơ hội cho các cuộc gặp gỡ trong thế giới thực, đây có thể là chìa khóa cho sức khỏe tinh thần và cộng đồng.
4. Đại dịch COVID-19 đã đưa nhiều nhóm trực tuyến trở thành những ‘trung tâm giao tiếp’.
Và tất nhiên, đại dịch đã đóng một vai trò trong việc phát triển các kết nối trực tuyến khi mọi người ở nhà nhiều hơn.
Điều đó làm tăng sự phụ thuộc vào các nhóm Facebook khi tham gia và tương tác trên mạng xã hội, một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng.
Mặc dù các phát hiện từ nghiên cứu không có quá nhiều tính đột phá nhưng họ nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của các nhóm Facebook và sức mạnh mà chúng có thể có trong việc xây dựng các kết nối và cộng đồng có liên quan.
Đối với các thương hiệu, điều này có thể là một cân nhắc quan trọng trong cách bạn sử dụng các nhóm (Groups) để xây dựng kết nối với đối tượng mục tiêu của mình hoặc cách bạn sử dụng các nhóm trong bất kỳ chiến lược tiếp cận nào.
Các nhóm Facebook hiện có hơn 1,8 tỷ người sử dụng mỗi tháng với hơn một nửa số người sử dụng Facebook hiện là thành viên của từ 05 nhóm trở lên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi hiểu được hiệu quả của những quảng cáo này, các nhà quảng cáo mong đợi một cái nhìn trực tiếp và đầy đủ về hành trình của khách hàng, từ nhận thức đến chuyển đổi.
Nhưng hành trình của khách hàng lại trở nên khó đo lường hơn bao giờ hết. Mọi người giao thoa giữa nhiều thiết bị trước khi mua một mặt hàng nào đó, điều này có thể dẫn đến cái nhìn rời rạc về hành vi của người tiêu dùng.
Ngay cả khi trên một thiết bị, các trình duyệt khác nhau cũng dẫn đến các hành trình mua hàng khác nhau.
Đồng thời, việc đo lường thành công trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào cookies, tức ghi lại lịch sử những thông tin hữu ích về những gì xảy ra sau khi một người nhấp vào quảng cáo.
Tuy nhiên, cho dù do hạn chế cookies trong trình duyệt hay những ‘điểm mù’ từ việc mua sắm trên nhiều thiết bị, ngày càng có nhiều trường hợp không còn khả năng quan sát liệu chuyển đổi có diễn ra hay không.
Quy định về quyền riêng tư gia tăng cũng đã áp đặt các nguyên tắc nghiêm ngặt về việc thu thập dữ liệu theo khu vực.
Kết quả của những thách thức này là một bối cảnh kỹ thuật số phức tạp với những lỗ hổng trong đo lường hiệu suất các phương tiện truyền thông.
Hãy để công nghệ máy học hiểu và lấp đầy khoảng trống đó.
Trong nhiều năm, các nhà marketers đã tận mắt trải nghiệm sức mạnh của việc mô hình hóa để làm được nhiều việc hơn với ít dữ liệu hơn.
Đặc biệt, đối với dữ liệu chuyển đổi, dữ liệu này được sử dụng như một công cụ để thu hẹp khoảng cách đo lường giữa các thiết bị cũng như từ trực tuyến đến ngoại tuyến.
Giờ đây, khi khoảng trống trong thế giới trực tuyến tăng lên, việc đo lường chuyển đổi website trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hơn nữa, sự phong phú và phạm vi tiếp cận của dữ liệu vẫn là những yếu tố cần thiết để tạo ra các mô hình đáng tin cậy. Điều này có nghĩa là tận dụng dữ liệu chất lượng cao với cái nhìn toàn diện trên các nền tảng, thiết bị, trình duyệt và hệ điều hành.
Quy mô (Scale) phải là ưu tiên hàng đầu của bạn khi đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ đo lường phù hợp về độ chính xác của mô hình.
Để tạo chế độ xem tổng hợp, chính xác về hành vi của khách hàng, công nghệ máy học có thể phân tích các tín hiệu quan sát được hiện tại, chẳng hạn như thiết bị, ngày và giờ, loại chuyển đổi và mô hình trên các chiến dịch đang hoạt động.
Việc đưa điều này vào khả năng đo lường, được cung cấp bởi bộ dữ liệu mạnh mẽ, loại bỏ sự không chắc chắn và đảm bảo rằng báo cáo tự động được tạo ra từ việc lập mô hình.
Có một cơ sở hạ tầng trực tuyến mạnh mẽ là điều quan trọng để tạo ra một môi trường dựa trên dữ liệu để lập mô hình và giảm thiểu mất mát chuyển đổi hơn nữa, ngay cả khi ngành công nghiệp này thay đổi.
Chìa khóa để đạt được điều này là triển khai các giải pháp có thể giúp tăng lượng dữ liệu quan sát được cho các chiến dịch của bạn.
Những người làm marketing từ lâu đã biết tầm quan trọng của việc gắn thẻ (tag) để đo lường chuyển đổi đáng tin cậy và điều này vẫn đúng qua các nền tảng.
Bằng cách chủ động tận dụng các công cụ như ‘Trình quản lý thẻ của Google’ (Google Tag Manager) hoặc thẻ trang web toàn cầu (global site tag) trên website của mình, bạn có thể đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng của mình được thiết lập để đo lường thành công trên Google Ads và Google Marketing Platform.
Để đạt được mục tiêu này, bạn không chỉ thu thập được nhiều dữ liệu chuyển đổi hơn mà còn đang tạo nền tảng vững chắc hơn để cải thiện chất lượng mô hình khi có những khoảng trống xảy ra.
Chúng ta đang trong quá trình đổi mới của yếu tố đo lường và những thay đổi trong hệ sinh thái toàn cầu đang thách thức những người làm marketing phải có tư duy đi trước và tập trung vào quyền riêng tư.
Đây là cơ hội để nhân đôi sức mạnh của marketing theo hướng dữ liệu để bạn có thể tiếp tục nắm bắt được những cái nhìn đầy đủ và chính xác về hiệu suất kinh doanh của mình, ngay bây giờ, ngày mai và cả trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vào năm 2021, quyền riêng tư sẽ tiếp tục là trọng tâm chính đối với các nhà marketers khi digital marketing phải thích ứng với kỳ vọng của người tiêu dùng về các tính năng bảo mật dữ liệu.
Các biện pháp tăng cường quyền riêng tư không chỉ quan trọng đối với việc bảo vệ mọi người dùng mà còn cải thiện sức khỏe lâu dài của ngành marketing nói chung.
Cải thiện quyền riêng tư của người dùng sẽ yêu cầu áp dụng các cách tiếp cận mới để đo lường marketing, đây có thể là một thách thức của bạn khi việc đo lường vốn được áp dụng với các bộ KPIs nhất định.
Việc cập nhật những tiến bộ mới nhất trong các giải pháp đo lường có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả marketing và thậm chí có thể giúp bạn đạt được KPIs của mình trong suốt cả năm.
Dưới đây là 05 trụ cột của kế hoạch đo lường marketing toàn diện mà bạn có thể tham khảo để thành công hơn vào năm 2021.
4. Lấp đầy các khoảng trống đo lường bằng cách mô hình hoá dữ liệu – modeled data.
Khi các quy định về quyền riêng tư và hạn chế cookies ngày càng tăng, các cách đo lường chuyển đổi truyền thống sẽ càng trở nên khó khăn hơn, đôi khi dẫn đến những khoảng trống trong hành trình của khách hàng.
Những mô hình chuyển đổi giúp thu hẹp những khoảng trống này theo cách tự động và ưu tiên quyền riêng tư.
Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học, mô hình hóa dữ liệu có thể giúp bạn lấp đầy các chỗ trống trong hành trình đến chuyển đổi của khách hàng, chẳng hạn như hành trình trải rộng trên nhiều thiết bị, từ đó xác định những tác động đầy đủ của các nỗ lực marketing của bạn trong từng điểm chạm với khách hàng mục tiêu trước khi họ tiến hành mua hàng.
Hãy đầu tư xây dựng chất lượng các mô hình dữ liệu bằng cách sử dụng các thẻ (tags) khác nhau trên website để đo lường toàn bộ hành trình của khách hàng.
Hãy tự hỏi bản thân: Có phải các khoảng trống đo lường tạo ra những chỗ trống trong hành trình của khách hàng của tôi không? Làm cách nào để tôi có thể chứng minh với nhóm của mình rằng việc lấp đầy những khoảng trống này thông qua mô hình hoá dữ liệu sẽ dẫn đến những trải nghiệm khách hàng tốt hơn?
5. Dự báo các hành vi khách hàng với những giải pháp dựa trên đám mây an toàn – cloud-based.
Ngày nay, mọi người mong đợi những trải nghiệm hữu ích và được cá nhân hóa hơn khi họ tương tác với thương hiệu của bạn.
Để đáp ứng những kỳ vọng này, những người làm digital marketing chuyên nghiệp đang tập hợp dữ liệu của bên thứ nhất trong một giải pháp đám mây an toàn.
Ví dụ, một nghiên cứu gần đây mà Boston Consulting Group thực hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thấy rằng tất cả các thương hiệu lớn đều báo cáo rằng họ sử dụng giải pháp đám mây để xử lý dữ liệu.
Khi tất cả dữ liệu của bạn ở một vị trí tập trung, bạn sẽ có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn nhờ quyền truy cập kịp thời vào các dữ liệu và tự động hóa phân tích khách hàng.
Bạn cũng sẽ có thể sử dụng công nghệ máy học để ‘mở khóa’ các thông tin chi tiết nâng cao, chẳng hạn như dự đoán xác suất mua hàng và giá trị lâu dài của khách hàng.
Hãy sẵn sàng cho kỷ nguyên mới.
Bằng cách ưu tiên và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của việc đo lường, các doanh nghiệp có thể thành công hơn về lâu dài.
Với sự chuẩn bị phù hợp, các nhà marketer có thể tiếp tục đo lường hiệu quả các chiến dịch digital của họ, khám phá nhiều thông tin chi tiết hơn trước đây trong khi vẫn cung cấp những trải nghiệm mượt mà, có tính riêng tư và được trao quyền cho người dùng của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Năm 2020 đã thay đổi mạnh mẽ bối cảnh kinh doanh của Vương quốc Anh, sự ra đời của công nghệ mới đã tạo ra một trải nghiệm cực kỳ hỗn loạn và căng thẳng cho người sử dụng lao động cũng như người lao động.
Một số lĩnh vực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn những lĩnh vực khác, với bán lẻ và khách sạn phải đối mặt với việc mất doanh thu nghiêm trọng và viễn cảnh phải đóng cửa.
Ngoài ra, lĩnh vực tài chính, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ chuyên nghiệp, phần lớn đã làm tốt việc chuyển hoạt động của họ sang môi trường trực tuyến – Chuyển đổi số.
Quá trình số hóa của các tổ chức ở Vương quốc Anh đã đạt mức tăng tốc chưa từng có do Covid-19, với hàng nghìn doanh nghiệp sử dụng phần mềm SaaS, cơ sở hạ tầng đám mây và các ứng dụng thông minh để đối phó với nhu cầu mới về các dịch vụ trực tuyến và quá trình chuyển đổi sang điều khiển từ xa, hoặc ít nhất là linh hoạt.
Trên thực tế, dữ liệu gần đây thậm chí còn cho thấy rằng Vương quốc Anh đã đạt được mức ‘05 năm’ trong việc áp dụng kỹ thuật số đến người tiêu dùng và doanh nghiệp chỉ trong khoảng 08 tuần.
Do đó, các sáng kiến nhằm tăng tốc kỹ thuật số đã mang lại cho khách hàng ‘hương vị’ của các dịch vụ nhanh hơn và năng động hơn trong nhiều lĩnh vực chứ không là chỉ bán lẻ trực tuyến.
Nhờ vào sự thúc đẩy của Covid-19 mà doanh nghiệp hướng tới tốc độ các dịch vụ nhanh hơn và tính linh hoạt tuyệt đối được kích hoạt bởi các giải pháp kỹ thuật số.
Người tiêu dùng cũng ngày càng quen với trải nghiệm không tiếp xúc và tức thì, với nghiên cứu từ McKinsey cho thấy 75% những người sử dụng kênh kỹ thuật số lần đầu tiên có ý định tiếp tục sử dụng chúng khi mọi thứ trở lại ‘bình thường mới’.
Kết quả là, trong suốt năm 2021, khi người tiêu dùng tha hồ sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số nhanh hơn và tiện lợi hơn, chúng ta kỳ vọng sự tăng lên và thúc đẩy nhiều nhu cầu hơn về trải nghiệm cá nhân hóa, sự hài lòng tức thì, tính nhất quán và dễ sử dụng.
Hơn nữa, việc giữ chân khách hàng và mối quan hệ khách hàng bền chặt trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Điều này một phần là do, với nguồn lực hạn chế và nền kinh tế suy yếu, nhiều công ty đang chú trọng nhiều hơn vào việc bán thêm và bán chéo cho các khách hàng hiện tại, đơn giản vì đó là một phương pháp rẻ hơn và hiệu quả hơn để xây dựng doanh thu.
Không thể đáp ứng tốt một trong hai nhu cầu ngày càng tăng này nếu không có thông tin chi tiết từ dữ liệu và phân tích.
CRM đã thay đổi trong những năm gần đây. Trước đây, quản trị mối quan hệ khách hàng chỉ là trách nhiệm của nhóm bán hàng và marketing thì giờ đây nó đã phát triển thành trải nghiệm khách hàng.
Điều này kéo dài trên toàn bộ tổ chức – mọi đội nhóm phải chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu để đóng góp đến chiến lược kinh doanh, từ đó hạn chế bất kỳ thiếu sót hoặc điểm yếu nào trong một dịch vụ hoặc bộ phận nhất định. Mọi thành viên trong nhóm đều có thể tác động đến trải nghiệm tích cực của khách hàng.
Để mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn, cần có bộ công cụ cho phép giao tiếp và cộng tác giữa các nhóm.
Điều này cũng sẽ cung cấp một cái nhìn liền mạch về từng tương tác của khách hàng và bối cảnh của từng đối tượng, để tạo ra bức tranh toàn cảnh về hành trình của khách hàng.
Dữ liệu và phân tích
Khi nhiều khía cạnh hơn trong hành trình của khách hàng chuyển sang môi trường trực tuyến, các doanh nghiệp không tận dụng được lượng dữ liệu dồi dào hiện đang chạy qua hệ thống của họ.
Dữ liệu và phân tích, thường có thể được tóm tắt, kết hợp và quan sát bằng cách sử dụng các công cụ Business Intelligence, có thể cung cấp cho những người ra quyết định cái nhìn tổng quan đầy đủ thông tin về các khía cạnh như động lực bán hàng, hiệu quả marketing và mức độ tương tác của khách hàng.
Ngược lại, điều này có thể giúp thông báo định hướng của chiến lược công ty và cung cấp cho các doanh nghiệp hiểu biết đầy đủ về khía cạnh nào của dịch vụ khách hàng của họ cần đầu tư hoặc cải tiến mới.
Tương tự, dữ liệu và phân tích có thể cho phép các tổ chức quan sát mức tăng đột biến về dữ liệu hoặc nhu cầu, và khi được sử dụng hiệu quả, thậm chí có thể cho phép họ dự báo xu hướng và dự đoán các chuyển động của thị trường, chẳng hạn như cho phép họ luôn đi trước và trở thành người dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực tương ứng của họ.
Với xu hướng số hóa được tăng tốc trong các tổ chức, việc cung cấp trải nghiệm khách hàng lâu bền và hiệu quả là điều quan trọng hơn bao giờ hết và được yêu cầu để tồn tại trong môi trường ngày càng cạnh tranh.
Tất cả các doanh nghiệp sẽ làm rất tốt việc đã thích nghi với cách làm việc từ xa hoặc xã hội. Tuy nhiên, để không chỉ theo kịp mà còn vượt quá sự mong đợi của khách hàng, cần có một bộ công cụ kỹ thuật số đầy đủ kết hợp các công cụ của mọi bộ phận có điểm tiếp xúc với khách hàng, bao gồm các công cụ phân tích và dữ liệu, các công cụ cộng tác và một hệ thống CRM mạnh mẽ để thúc đẩy thành công.
Để tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch, những tổ chức chọn công cụ hoạt động trên cùng một nền tảng sẽ thành công nhất.
Bằng cách đó, mọi người trong tổ chức đều có thể nhìn thấy bức tranh đầy đủ về từng khách hàng và có thể thích ứng để phục vụ họ theo cách tốt nhất có thể nhằm đáp ứng được nhu cầu và mong đợi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Năm nay có vẻ như sẽ đưa ra một cách nhìn hoàn toàn mới khi chúng ta vượt qua đại dịch COVID-19 đang diễn ra và xem xét các tác động của chúng trong tương lai đối với cách chúng ta tương tác và quan trọng là đối với các nhà làm marketing, cách chúng ta mua sắm và phản ứng với thông điệp của thương hiệu.
Nhưng chính xác thì mọi người hiện đang tìm kiếm điều gì và họ đang phản hồi điều gì về mặt tương tác trực tuyến và tiếp cận thương hiệu?
Để thu thập một số thông tin chi tiết về những thay đổi quan trọng đang phát triển, Facebook gần đây đã ủy quyền cho Ipsos khảo sát 12.500 người, từ 18-64 tuổi, trên 14 thị trường toàn cầu.
Họ đã dịch những phát hiện đó thành các báo cáo tại các khu vực mới về xu hướng mới nổi – bạn có thể tải xuống các báo cáo cho Úc, Colombia, Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico, Nigeria, Philippines, Ả Rập Saudi, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Vương quốc Anh và Ấn Độ.
Có một số điểm dữ liệu bạn cần tham khảo, có giá trị cần lưu ý ở đây, xem xét thương mại điện tử, AR, các nhóm trực tuyến, v.v.
Hãy xây dựng một tiêu chuẩn thuận tiện mới. Hãy giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong tất cả các tương tác của họ với thương hiệu. Cân nhắc việc tận dụng công nghệ để giúp khách hàng khám phá được những thứ họ yêu thích. Giảm quy trình mua hàng và lưu ý với việc thanh toán qua mobile.
Hãy tự hỏi chính bản thân mình: “liệu mình có theo kịp những thay đổi nhanh chóng của khách hàng mục tiêu chưa. Liệu mình có cung cấp cho khách hàng nhiều cách hơn để tương tác chưa. Mình có tận dụng Live Shopping và AR (tăng cường thực tế ảo) chưa?
Hãy tận dụng năng lực của cộng đồng để kết nối với khách hàng mục tiêu. Từ Facebook Groups đến các sự cộng tác đổi mới.
Hãy lấy cảm hứng từ các doanh nhân trên toàn cầu. Cân nhắc sức mạnh của sự hợp tác đối tác, điều không chỉ giúp xây dựng được mối liên quan địa phương mà còn giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn ở các chiến lược địa phương hoá.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sử dụng 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ này để không chỉ mang lại khách hàng tiềm năng chất lượng mà còn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số bán hàng một cách hiệu quả.
Khi bạn đã thu thập được thông tin về khách hàng tiềm năng từ website của mình, bước tiếp theo là phát triển quy trình làm việc tự động sẽ nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của bạn. Chìa khóa để tạo ra quy trình làm việc hiệu quả là vạch ra hành trình của người mua và điều chỉnh chiến lược email của bạn phù hợp với điều đó.
Dưới đây là một số mẹo chính cần ghi nhớ khi bạn phát triển công cụ của mình:
Định vị nội dung xung quanh các giai đoạn vòng đời của khách hàng tiềm năng.
Bật tính năng chấm điểm Lead để bạn có thể theo dõi những yếu tố thúc đẩy sự tương tác và chuyển động từ giai đoạn vòng đời này sang giai đoạn tiếp theo.
Phân đoạn và cá nhân hóa email.
Thử nghiệm nhiều dòng tiêu đề và nội dung.
4. Tổ chức hội thảo trực tuyến
Hãy sáng tạo với các hội thảo trực tuyến của bạn bằng cách mời các diễn giả khách mời để giúp đồng tổ chức và thậm chí thực hiện các cuộc phỏng vấn với những khách hàng đang hài lòng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Theo Xant, 73% các nhà lãnh đạo bán hàng và marketing nói rằng hội thảo trực tuyến là một trong những cách tốt nhất để tạo ra các khách hàng tiềm năng chất lượng. Trên thực tế, một hội thảo trên web có thể giúp bạn có hơn 1.000 khách hàng tiềm năng.
Để đảm bảo rằng hội thảo của bạn được thành công, hãy làm như sau:
Nghiên cứu và chọn chủ đề phù hợp. Cũng giống như bạn làm với các chủ đề blog của mình, hãy làm tương tự với các chủ đề hội thảo trực tuyến – đó là về mục đích của người tìm kiếm và nhu cầu của đối tượng mục tiêu, tức là vấn đề bạn cần giải quyết.
Quyết định chiến lược quảng cáo cho hội thảo của bạn. Không giống như các quảng cáo khác của bạn, hội thảo trực tuyến cần ít nhất 1-2 tuần trong thời gian khuyến mãi.
Tạo một loạt các email quảng cáo cũng như nhắc nhở.
Chạy quảng cáo trên mạng xã hội và thậm chí cả quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.
Đảm bảo hội thảo sẵn sàng tương tác theo yêu cầu và sau đó có một loạt email và quảng cáo tiếp theo để vẫn thúc đẩy sự tương tác và sau đó biến thành cơ hội.
5. Đẩy mạnh phương pháp tiếp cận tăng trưởng
Tăng trưởng đột phá hay Growth hacking tức là thực hiện các phương pháp thử nghiệm gần như mọi thứ bạn có thể trong toàn bộ hành trình của người mua để bạn hiểu rõ điều gì khiến khách hàng tiềm năng quan tâm và sau đó tiến tới bán hàng.
Điều tuyệt vời nhất với Growth hacking là bạn có thể áp dụng nó cho mọi chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sử dụng 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ này để không chỉ mang lại khách hàng tiềm năng chất lượng mà còn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số bán hàng một cách hiệu quả.
Digital marketinghay tiếp thị kỹ thuật số là cách hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu, thúc đẩy lưu lượng truy cập mục tiêu đến website của bạn, tạo ra các khách hàng tiềm năng chất lượng và cuối cùng là chốt doanh số.
Để tạo ra một chiến lược digital marketing sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu những điều sau:
Nên chi bao nhiêu tiền cho digital marketing?
Chiến thuật nào sẽ mang lại lợi tức đầu tư (ROI) tốt nhất?
Những kênh nào sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cao?
Có thể làm gì để thúc đẩy toàn bộ trải nghiệm của người mua?
Làm thế nào để thành công thực sự được đo lường?
Bất kể doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, hiểu biết sâu sắc về những gì sẽ xảy ra khi bạn thực hiện chiến lược digital marketing của mình là rất quan trọng để đưa ra các quyết định tốt hơn và mang lại kết quả tích cực hơn.
Do đó, việc có các công cụ, quy trình và con người phù hợp sẽ chỉ giúp nâng cao nỗ lực của bạn để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh khác của bạn.
Dưới đây là 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng ngay bây giờ:
1. Xây dựng nền tảng nội dung tốt cho digital marketing
Chìa khóa để làm cho nội dung của bạn phù hợp về mặt xây dựng độ nhận biết, khách hàng tiềm năng và doanh số mà bạn muốn là đảm bảo rằng bạn đang tăng thêm những giá trị to lớn.
Điều này có nghĩa là các chủ đề bạn viết và các mẹo bạn đưa ra đều có thể hành động và được khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng.
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là họ phát triển nội dung và hy vọng rằng nó sẽ thu hút sự chú ý ngay lập tức.
Có vô số loại nội dung bạn có thể xem xét, vì vậy hãy xem xét một số loại và cũng hiểu lợi ích của từng loại:
Viết blog – nghiên cứu các chủ đề thực sự đang được tìm kiếm, bao gồm cả các thẻ hashtag đang được đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng. Tìm cách trở thành một phần của những cuộc trò chuyện đó bằng cách viết các bài đăng trên blog của mình.
Infographics – nội dung trực quan dễ sử dụng, vì vậy hãy phát triển Infographics như một cách để thúc đẩy sự tương tác trên website của bạn, kéo dài thời gian trên trang và sử dụng CTA (lời kêu gọi hành động) để mọi người có thể hỏi thêm về những gì bạn phải cung cấp.
Sách hướng dẫn và sách điện tử – cho dù bạn chọn cách sử dụng nội dung của mình là gì thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giúp bạn có được khách hàng tiềm năng. Bạn có thể đặt các CTA trong suốt các đoạn nội dung để đạt được mục tiêu đó.
2. Sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội
Quảng cáotrên mạng xã hội là điều không cần phải bàn cãi. Giả sử bạn chịu trách nhiệm tạo khách hàng tiềm năng cho sản phẩm B2B là SaaS chẳng hạn và cần tìm ra cách bạn có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng – bạn sẽ muốn xem xét mạng xã hội nào?
Để bắt đầu, hãy xem ba nền tảng sau: LinkedIn, Facebook và Twitter.
Bạn sẽ có thể thu hẹp các tính cách cụ thể, thử nghiệm nhiều quảng cáo và thông điệp cũng như thu thập dữ liệu để xem những gì hoạt động tốt nhất.
Giống như bất kỳ chiến lược quảng cáo nào, hãy đảm bảo rằng bạn gắn các quảng cáo xã hội của mình với các trang đích của chính chúng và nội dung từ quảng cáo đến trang đích phải trùng khớp với nhau. Ngoài ra, hãy xem xét những điều sau:
Tận dụng nội dung của bạn để thu hút khách hàng tiềm năng và đặt câu hỏi.
Đảm bảo thông điệp của bạn đưa ra một vấn đề và giải pháp rõ ràng.
Tạo ra nhiều nội dung quảng cáo để tránh quảng cáo bị nhàm chán.
Tinh chỉnh và chỉnh sửa trong suốt quá trình. Nói cách khác, hãy tập trung vào sự tiến bộ hơn là sự hoàn hảo.
Hết phần 1 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bình đẳng, đạo đức dữ liệu và tiếp cận người tiêu dùng tại nhà là một số chủ đề trong xu hướng hàng đầu cho năm 2021. Nhưng những xu hướng digital marketing nào khác sẽ tạo nên làn sóng trong năm tới? Các nhà lãnh đạo của Google đã chia sẻ dự báo của họ cho năm 2021.
Đại dịch đã củng cố nhu cầu của người tiêu dùng về tính bền vững. Hành vi ‘tái chế’ được thiết lập nhiều nhất, nhưng người tiêu dùng cũng đang cân nhắc tác động của họ đối với môi trường khi họ đưa ra quyết định mua hàng.
Ví dụ: Google Trends cho thấy rằng trong danh mục “thực phẩm”, mọi người ngày càng tìm kiếm “bền vững”, “thực phẩm địa phương” và “thuần chay”.
Mọi người muốn thương hiệu thể hiện trách nhiệm và sự minh bạch thông qua các hành động cụ thể.
Những nghiên cứu về lĩnh vực thời trang bền vững cho thấy rằng việc tạo ra và truyền đạt các thuộc tính bền vững có hiệu ứng hào quang cũng như ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của khách hàng – đặc biệt là về chất lượng và giá trị – tại những thời điểm ra quyết định quan trọng.
Với ngành công nghệ, Giám đốc điều hành Sundar Pichai của Google đã cam kết hoạt động 24/7 bằng năng lượng không có carbon trong tất cả các trung tâm dữ liệu của Google vào năm 2030.
Các thương hiệu đi đầu trong những thay đổi này không ngừng tìm cách cải thiện các nỗ lực về môi trường của họ, cho dù thông qua quan hệ đối tác, các sáng kiến trong toàn ngành hay các kỹ thuật sản xuất và tái chế mới.
Vai trò của nhóm marketing là minh bạch về cách doanh nghiệp hoạt động trong hệ sinh thái rộng lớn và thể hiện được những cải tiến cụ thể.
Ứng dụng mobile là ‘key’ để tăng trưởng
Câu chuyện tiêu thụ phương tiện truyền thông lớn vào năm 2020 là thời gian dành cho các thiết bị di động. Trên phạm vi toàn cầu, hiện có hơn 1,6 nghìn tỷ giờ được tiêu thụ trên điện thoại di động trong nửa đầu năm 2020.
Và trong quý thứ ba, việc sử dụng ứng dụng (app) đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, với 180 tỷ giờ mỗi tháng.
Nghiên cứu tương tự nhấn mạnh rằng các danh mục dự kiến sẽ đặc biệt hưởng lợi từ sự gia tăng phổ biến của ứng dụng này bao gồm giao đồ ăn, game, học tập trực tuyến, giải trí và cả mua sắm.
Khi chúng ta đang hướng tới sự phục hồi kinh tế sau COVID, 30% người tiêu dùng tin rằng trải nghiệm mua sắm sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Điều này khiến các nhà bán lẻ phải nắm bắt cơ hội phát triển mới này trên ứng dụng ngày càng quan trọng.
Bản thân việc tải xuống một ứng dụng là một dấu hiệu thể hiện sự yêu thích đối với một thương hiệu. Xét cho cùng, người dùng ứng dụng có xu hướng trở thành khách hàng trung thành hơn chỉ là việc sử dụng một ứng dụng đơn thuần.
Đối với các nhà bán lẻ, người dùng ứng dụng chi tiêu nhiều hơn gấp 03 lần so với các khách hàng sử dụng các nền tảng hay thiết bị khác.
Khi xu hướng này tiếp tục phát triển trong năm 2021, các doanh nghiệp nên ưu tiên chiến lược ứng dụng của mình và đảm bảo đó là một kênh để gia tăng giá trị cho khách hàng của họ.
Tập trung vào mức độ tin tưởng của người tiêu dùng
Không có gì bí mật khi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong năm qua. Các thương hiệu có thể tìm cách tự động hóa một số dịch vụ của họ để luôn nhanh nhẹn và đáp ứng những nhu cầu cũng như kỳ vọng mới nổi này.
Tự động hóa tiếp thị hay tạm dịch là marketing automation có thể giúp các thương hiệu hiệu hoạt động quả hơn, cho dù đó là thông qua chức năng tự động điền, quản lý các đơn đặt hàng định kỳ hay bằng cách sử dụng một chatbot dịch vụ khách hàng.
Tuy nhiên, các thương hiệu phải lưu tâm đến các quy tắc mạng xã hội. Việc tôn trọng dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng là điều tối quan trọng.
Khi mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng của họ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, mọi người sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ thông tin cá nhân của họ, do đó có thể hỗ trợ các dịch vụ tự động.
Vào năm 2021, hãy minh bạch với khách hàng của bạn về cách thức và lý do bạn sẽ sử dụng thông tin cá nhân của họ. Điều này sẽ xây dựng lòng tin tốt hơn từ khách hàng.
Tự động hóa sẽ cho phép bạn tối ưu hóa trải nghiệm mà bạn cung cấp, nhưng điều này sẽ chỉ thành công khi có sự trao đổi giá trị hai chiều minh bạch tại chỗ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nói rằng Google Analytics 4 (GA4) sẽ thay đổi cách chúng ta làm Digital Marketing có vẻ giống như một tuyên bố hơi thái quá, nhưng đó là sự thật. Vậy Google Analytics 4 là gì và nó có gì mới? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Nếu chúng ta xem xét thực tế là hơn 28 triệu website toàn cầu hiện đang chạy Google Analytics để đo lường, thì có vẻ như đó không còn là một tuyên bố thái quá hay xa vời nữa.
Ngoài ra, khi chúng ta đang chuyển đổi từ kỷ nguyên ‘marketing chính xác’ sang kỷ nguyên ‘marketing dự báo’ thì Google Analytics 4 còn đóng một vai trò trọng yếu hơn trong sự thay đổi mang tính lịch sử này.
Chúng ta hãy cùng nhớ lại một thập kỷ trước (hoặc lâu hơn), một nhóm người trong số chúng ta là những người đam mê phân tích đã tập trung vào việc đặt mã phân tích trên các trang web.
Nếu bạn đặt đoạn mã phân tích ở cuối các trang, trang sẽ tải nhanh hơn, nhưng việc thu thập dữ liệu của bạn có thể bị ảnh hưởng (ví dụ: khi người dùng điều hướng từ trang 1 đến trang 2 trước khi trang 2 được tải đầy đủ).
Mặt khác, nếu bạn đặt mã phân tích ở đầu trang, việc thu thập dữ liệu của bạn có thể được cải thiện, nhưng bạn có thể làm chậm thời gian tải trang, do đó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng cuối và thứ hạng của công cụ tìm kiếm.
Sau đó, Google đã giới thiệu mã ‘Theo dõi không đồng bộ’ (Asynchronous Tracking), cho phép các phần còn lại của website của bạn được tải trong khi trang vẫn tiếp tục truy xuất và thực thi thư viện theo dõi Google Analytics.
Một số website bắt đầu nhận thấy sự cải thiện ở mức hai con số phần trăm về độ chính xác của việc thu thập dữ liệu cũng như tốc độ tải trang.
Google Analytics 4 là gì?
Google Analytics 4 chính là phiên bản nâng cao của Google Analytics (UA) cũ, là công cụ đo lường hiệu suất website miễn phí được xây dựng bởi Google.
Google thông báo rằng nền tảng đang chuyển từ Universal Analytics sang Google Analytics 4 (GA4).
Khuyến nghị đối với CTO (Giám đốc Công nghệ), CMO (Giám đốc Marketing) và cộng đồng phân tích là không nên chuyển hoàn toàn từ bản ‘truyền thống’ sang Google Analytics 4 vào lúc này, mà nên chạy GA4 đồng thời cùng với Universal Analytics.
Google đã không công bố ngày kết thúc của phiên bản Universal Analytics, nhưng chúng ta biết rằng tại một số thời điểm nào đó trong tương lai, GA4 sẽ là mã tiêu chuẩn duy nhất.
Khi hầu hết mọi người nghĩ về ai sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay đổi này, các nhà làm marketing và nhà phân tích là một số người đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ đến!
Cả hai đều có ý nghĩa, và cả hai hoàn toàn sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những vai trò này không bị ảnh hưởng đơn lẻ.
Các CTO ngày nay, với sự giám sát công nghệ của họ, phải cập nhật các công nghệ mới nổi, thu thập dữ liệu, quyền riêng tư và quản trị dữ liệu, cũng như nâng cao kỹ năng của con người và cải tiến quy trình để tối đa hóa lợi nhuận khi áp dụng công nghệ mới.
Có nhiều ý nghĩa với việc chuyển sang GA4 và việc đánh giá dựa trên khối lượng câu hỏi tuyệt đối mà chúng tôi đã trả lời – cũng có rất nhiều sự nhầm lẫn. Chúng tôi đã chia nhỏ một số cân nhắc chiến lược GA4 chính để CTO có trên radar của họ vào năm 2021.
3 cân nhắc chiến lược Google Analytics 4 chính dành cho các giám đốc công nghệ (CTO).
Google Analytics 4 tập trung vào quyền riêng tư.
Giải quyết các vấn đề về bảo mật dữ liệu là ‘danh sách việc cần làm’ của mọi CTO cho năm 2021 trở đi.
Google Analytics 4 cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu phong phú và theo dõi hành vi người dùng trong khi vẫn duy trì tính ẩn danh.
Thông qua việc tận dụng nhiều không gian nhận dạng (Id người dùng từ người dùng đã đăng nhập, Tín hiệu Google hoặc ID thiết bị), Google Analytics 4 sẽ cho phép bạn tận dụng tốt hơn tính năng xác thực người dùng đối với trải nghiệm ứng dụng di động và web của tổ chức bạn cũng như biểu đồ nhận dạng rộng lớn của riêng Google.
Với nhiều không gian nhận dạng, các thương hiệu sẽ khai thác thông tin chi tiết tốt hơn về hành trình của người dùng.
Cách tiếp cận của Google Analytics 4 sẽ loại bỏ người dùng trùng lặp cho phép báo cáo và dữ liệu trên nhiều thiết bị và nền tảng mạnh mẽ hơn. Đến thời điểm này, Google có chín nền tảng, mỗi nền tảng có hơn một tỷ người dùng.
Nếu người dùng đăng nhập vào bất kỳ phiên nào trong số này thông qua web hoặc thiết bị di động và người dùng đó đồng ý chia sẻ thông tin (có nghĩa là người dùng chưa tắt Cá nhân hóa quảng cáo trong tài khoản Google của họ), Google có thể liên kết các phiên của người dùng đó lại với nhau trong website của tổ chức bạn và luồng dữ liệu ứng dụng gốc mà bạn không cần phải cung cấp ID của người dùng.
Đây thực sự là một lợi ích chỉ có Google mới có.
Do đó, Google có thể cung cấp thông tin chi tiết về người dùng và hành vi mà bạn không thể có được, ít nhất là không dễ dàng.
Bằng cách hợp nhất đo lường trên website và thiết bị di động, từ góc độ đối tượng và hành trình của người dùng, Google Analytics 4 cho phép các nhà marketer tạo một hành trình của người dùng từ dữ liệu được liên kết với cùng một danh tính và để tạo ra cái nhìn tổng thể hơn về tương tác của người dùng với thương hiệu của bạn.
Các khả năng ‘đám mây’ mới được cải tiến.
Một cải tiến lớn trong Google Analytics 4 là khái niệm phiên hay session (một nhóm tương tác của người dùng trong website) không còn “giới hạn” cách chúng ta báo cáo và lập mô hình dữ liệu.
Trong Google Analytics 4, bạn sẽ có ‘Thuộc tính người dùng’ (User Properties) có thể được tận dụng để xác định phân khúc người dùng của mình, sự kiện có thể theo dõi tương tác của người dùng với trang web / ứng dụng dành cho thiết bị di động (mobile app) và tham số có thể được sử dụng làm siêu dữ liệu để thêm màu sắc cho sự kiện / tương tác bạn đang theo dõi.
Không chỉ vậy, Google Analytics 4 đi kèm với một cấu trúc dữ liệu mới. Dữ liệu phong phú này, ở định dạng thô, có thể dễ dàng xuất sang BigQuery (kho dữ liệu đám mây của Google có thể được truy vấn bằng cú pháp giống SQ).
Có một số tùy chọn phát trực tuyến, bao gồm cả xuất dữ liệu từ ngày hiện tại. Sự sẵn có kịp thời và khả năng truy cập dễ dàng của dữ liệu thô mở ra rất nhiều cơ hội phân tích nâng cao và mô hình hoá dữ liệu.
CTO nên lập kế hoạch trước và đảm bảo rằng dữ liệu thô Google Analytics 4 mới có sẵn này được điều chỉnh theo chính sách của tổ chức của bạn.
Ngoài ra, nhiều bên liên quan hơn có thể sẽ muốn tận dụng sự sẵn có của dữ liệu thô và các khả năng mô hình hóa hay insights này có thể sẽ cần sự hỗ trợ của CTO.
Thích ứng với mô hình dữ liệu hợp nhất.
Google Analytics 4 dựa chặt chẽ vào Google Analytics cho Firebase (thường được gọi là Firebase Analytics) và giờ đây các luồng dữ liệu web, Android và iOS đều được chuyển vào cùng một mô hình dữ liệu.
Mô hình dữ liệu được chia sẻ cho phép GA4 ghi lại và báo cáo các hoạt động tương tự theo cùng một cách trên các nền tảng.
Trong Google Universal Analytics, báo cáo trên nhiều thiết bị cho phép bạn báo cáo trên nhiều nền tảng nhưng không kết nối dữ liệu web và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Đối với người dùng đã xác thực, bạn có thể báo cáo hoạt động trang web trên máy tính để bàn, máy tính bảng cũng như điện thoại và hoạt động ứng dụng dành cho thiết bị di động trên máy tính bảng và điện thoại, nhưng bạn không thể kết hợp dữ liệu web và ứng dụng di động (app).
Mặt khác, Google Analytics 4 cho phép bạn báo cáo rõ ràng về những người dùng đã được xác thực trên web và người dùng di động, cho dù những người dùng đó được xác thực trực tiếp vào trang web và ứng dụng của bạn bằng ID CRM phụ hay được xác thực với Google.
Kết luận.
Khi Google chuyển từ Google Analytics (UA) sang Google Analytics 4 với mục tiêu hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp trong việc tối đa hoá hiệu suất kinh doanh, việc tìm hiểu các thông tin quan trọng của Google Analytics 4 là điều bắt buộc với hầu hết các Digital Marketer. Bằng cách hiểu Google Analytics 4 là gì, có những tính năng gì mới so với phiên bản cũ hay cách ứng dụng nó vào việc thu thập dữ liệu của doanh nghiệp, người làm marketing sẽ có nhiều cơ hội hơn để cải thiện và nâng cao hiệu quả của các chiến dịch và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều loại màn hình và địa điểm khác nhau đòi hỏi một sự phân loại nhất quán của quảng cáo số ngoài trời – digital out-of-home.
6 đơn vị lớn nhất ngành digital out-of-home – quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời vừa công bố những sáng kiến nhằm chuẩn hóa những mô tả về màn hình và vị trí cho không gian quảng cáo ngoài trời – DOOH.
Điều này nhằm mục đích giảm sự nhầm lẫn, đặc biệt là với không gian quảng cáo lập trình (programmatic), nơi nhiều khoảng không quảng cáo được bán bởi các SSP (Supply-Side Platform) khác nhau có thể mô tả các cơ hội giống nhau nhưng theo những cách khác nhau – ví dụ: “Bán lẻ” và “trung tâm mua sắm”.
Sáu công ty hiện đang tham gia là Adomni, Broadsign, Place Exchange, Verizon Media, VIOOH và Vistar Media. Bà Leslie Lee đại diện cho Vistar Media, thay mặt cho nhóm, giải thích sự cần thiết của các tiêu chuẩn trên.
Một sự miễn phí cho tất cả.
“Đó là một chút miễn phí về cách một chủ sở hữu phương tiện truyền thông sẽ mô tả khoảng không quảng cáo của họ”, “và điều đó gây ra không ít nhầm lẫn cho phía người mua”. Bà Leslie Lee chia sẻ.
Thay vì mô tả nó là “màn hình trong trung tâm mua sắm”, một nhà cung cấp sẽ gọi nó là “màn hình trong khu ăn uống”, một người sẽ nói “đây là một địa điểm bán lẻ”, một người sẽ nói “một trung tâm mua sắm.
“mô tả tương tự, nhưng điều đó khiến người mua không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này khó hiểu được những gì thực sự đang ở đó và những gì họ có thể mua”.
Tất nhiên, đó là một ưu điểm của OOH là có rất nhiều loại không gian quảng cáo khác nhau: tiêu chuẩn hóa không còn là vấn đề đối với quảng cáo hiển thị hình ảnh trên thiết bị cá nhân. “Vấn đề là có quá nhiều khác biệt về vị trí mà quảng cáo có thể có trên trình duyệt mà người dùng đang sử dụng” Bà Lee chia sẻ thêm.
“nhưng ngay cả trong thế giới trực tuyến, chúng cũng đã trải qua một số những giai đoạn khi chúng phải chuẩn hóa kích thước của các đơn vị quảng cáo (ad units); khi chúng làm được điều đó, người mua sẽ hiểu nó một cách đơn giản hơn.
Một trong những điều vô cùng độc đáo và tuyệt vời với out-of-home là sẽ có rất nhiều môi trường hiển thị. Màn hình trong thang máy rất khác với màn hình ở trạm sạc xe điện, hay một tấm biển quảng cáo hoành tráng”.
Một sáng kiến liên ngành?
Mặc dù có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này nhưng hiện vẫn chỉ có một vài tên tuổi lớn trong ngành.
“Mục tiêu là làm tiêu chuẩn hoá và được nhiều bộ phận trong ngành áp dụng nhất có thể,” Bà Lee nói. “Sẽ có những nền tảng được bổ sung và xem xét các tiêu chuẩn trước khi được đưa vào sử dụng.
Bộ tiêu chuẩn về DOOH sẽ được công bố, bởi vì chúng tôi muốn giúp tất cả các nền tảng khác áp dụng điều này dễ dàng nhất có thể. ”
Bà Lee mô tả sáng kiến này là “khá tiên tiến”, một tiêu chuẩn ban đầu đã được công bố rộng rãi và đang được sử dụng.
Dự án đã được thực hiện trong khoảng một năm và có sự tham vấn của các chủ sở hữu phương tiện truyền thông. “Ý tưởng là tiếp tục xem xét và cập nhật nó khi các loại khoảng không quảng cáo mới xuất hiện” Bà Lee nói thêm.
Có thể cần sự liên tục đổi mới trong tiêu chuẩn, vì sự đổi mới trong DOOH gắn liền với sự đổi mới của quảng cáo kỹ thuật số, sẽ liên tục xuất hiện các không gian quảng cáo mới và đầy bất ngờ.
“Với công nghệ đang phát triển từng ngày, có rất nhiều màn hình và thiết bị khác đang được kết nối với internet. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thêm một vài danh mục nữa được thêm vào mục này trong năm tới”.
Tại sao chúng ta quan tâm.
Nhu cầu tiêu chuẩn hóa đang diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực của martech – từ nhận diện độ phân giải cho đến số liệu video – Điều này khiến cho chúng ta cần phải ‘cảm thấy vui mừng’ khi chứng kiến DOOH cũng dần bắt kịp với xu hướng đó.
Bà Lee cho biết: “Bởi vì hoạt động kinh doanh ngoài trời nói chung có phần ít được đầu tư nên cơ bản là sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thương hiệu nếu họ biết tận dụng kịp thời”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thời đại số cần quảng cáo số, nhưng bằng một cách nào đó, quảng cáo truyền thống vẫn tồn tại.
Sở dĩ như vậy do quảng cáo số ngày càng dễ dàng, lừa đảo trực tuyến cũng ngày càng nhiều, nên người tiêu dùng cũng bắt đầu nghi ngờ, đề phòng hơn.
Quảng cáo số “lên ngôi”
Cuối tháng 6 vừa qua, các tập đoàn hàng đầu thế giới như Puma, Coca- Cola, Unilever, P&G, Patagonia, the North Face, REI, Verizon, Starbucks, Pepsico… đồng lòng tham gia vào phong trào “Ngừng thù hận vì lợi nhuận”, cùng tẩy chay Facebook.
Một chiến dịch tẩy chay Facebook quy mô chưa từng có, với hơn 160 thương hiệu lớn tham gia, thổi bay 56 tỷ USD giá trị vốn hoá của Facebook chỉ trong một thời gian ngắn. Đáp lại động thái đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới vẫn “bình chân như vại”.
Thế nhưng, Facebook biết rằng không đời nào các doanh nghiệp lại tẩy chay mình. Bởi trong thời đại số, khi con người dành thời gian trên mạng còn nhiều hơn thời gian ngoài đời thực, thì quảng cáo Facebook là chiếc cần câu cơm không thể thiếu.
Không chỉ có Facebook, những hình thức số của các loại hình quảng cáo truyền thống khác cũng tỏ ra vượt trội người tiền nhiệm. Ngày xưa là bảng quảng cáo ngoài trời, thì ngày nay là khung quảng cáo trên website.
Ngày xưa doanh nghiệp bỏ tiền ra mua xuất quảng cáo giờ vàng trên tivi, thì ngày nay họ bỏ tiền ra để tài trợ các video ca nhạc triệu view, hoặc các kênh có lượt theo dõi cao trên Youtube…
Ngoài lý do người tiêu dùng sử dụng mạng nhiều hơn, thì quảng cáo số có các ưu điểm tuyệt đối khác so với quảng cáo truyền thống như: có thể nhắm thẳng đến đối tượng mong muốn, đo lường hiệu quả, và có tỷ lệ chuyển đổi cao – không ai đang lái xe mà dừng lại gọi điện mua hàng trên bảng quảng cáo, nhưng mọi người có thể dừng một video trên Youtube để nhấp vào đường link quảng cáo.
Một nghiên cứu của eMarketer cho thấy: chi tiêu quảng cáo trực tuyến đã chính thức vượt qua quảng cáo truyền thống. Dự báo đến năm 2023, chi tiêu cho quảng cáo số sẽ chiếm 2/3 tổng chi tiêu cho truyền thống.
Vị thế quảng cáo truyền thống.
Một chiếc bảng quảng cáo ngoài trời, hay một mẩu quảng cáo trên tivi có thể không mang lại nhiều lượt tiếp cận và tỷ lệ chuyển đổi cao như quảng cáo số, nhưng chắc chắn giúp thương hiệu khẳng định vị thế của mình.
Bởi vì loại hình quảng cáo này không hề rẻ, các nhãn hàng còn phải cạnh tranh nhau để có được một vị trí quảng cáo đẹp. Thương hiệu nào xuất hiện trên bảng quảng cáo giữa một quảng trường lớn, hay giờ vàng trên tivi, đặc biệt trong trận chung kết World Cup thì chắc chắn đã tạo một ấn tượng “đại gia” trong tâm trí người tiêu dùng.
Chưa kể, do quảng cáo số ngày càng dễ dàng, lừa đảo trực tuyến cũng ngày càng nhiều, nên người tiêu dùng cũng bắt đầu nghi ngờ, đề phòng hơn với loại hình quảng cáo này.
Một cuộc khảo sát với hơn 1.000 người Mỹ của Clutch cho thấy, quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội là những hình thức quảng cáo ít được tin tưởng nhất với khoảng 40%, và quảng cáo truyền thống là hình thức quảng cáo được tin tưởng nhất với 61%.
Lý do thứ hai giúp quảng cáo truyền thống vẫn còn chỗ đứng là do chúng vẫn cực kỳ hiệu quả trong nhiều trường hợp. Một biển quảng cáo ngoài trời rất khó giúp doanh nghiệp tăng doanh số trực tiếp, nhưng sẽ rất hiệu quả để tăng nhận thức về thương hiệu, đặc biệt nếu chúng được đặt ở vị trí vàng, hoặc có thiết kế đặc biệt.
20 giây quảng cáo xuất hiện trong trận chung kết World Cup của đài VTV có giá 800 triệu đồng. Nhưng nếu chỉ cần có 1 triệu người xem, thì mỗi lượt xem cũng chỉ 800 đồng.
Tele-sales vẫn là phương thức bán hàng hiệu quả nhất ở Việt Nam. Nhiều ứng dụng B2B 4.0 ở nước ngoài hoàn toàn tự động, khi về Việt Nam cũng phải nhập gia tuỳ tục mà xây thêm một đội “chăm sóc khách hàng”.
Hay đối với các nhà hàng ở địa phương, những hình thức còn thô sơ hơn như phát tờ rơi lại là phương thức quảng cáo hiệu quả nhất.
Tại sao không phải cả hai?
Còn nhớ năm 2015, Coca-cola đã gây cơn sốt trên mạng bằng một đoạn video có tên “chiếc bảng cảm xúc”. Chiếc bảng màu đỏ với những biểu tượng cảm xúc vui nhộn và thông điệp dễ thương – “Sáng sớm còn buồn ngủ hả, mình đã làm việc cả đêm đấy, nhưng được gặp các bạn thật vui”, “Anh bạn lịch lãm có thấy cô áo đỏ dễ thương kia không?
Nháy mắt nào!” – như đang tương tác với những người đang dừng đèn đỏ, khiến ai cũng phải bật cười.
Các bạn trẻ hiếu kỳ liền đến tận nơi để quay clip, chụp hình, và chia sẻ lên mạng xã hội.
Không chỉ còn là một điểm nhấn đột phá như năm 2015, ngày nay, việc kết hợp giữa quảng cáo truyền thống và quảng cáo số gần như là điều bắt buộc.
Từ chiến dịch đấu đá nhau bằng bảng quảng cáo của Ovaltine và Milo năm 2018, đến trào lưu “chui lọt khe, giảm giá trà sữa” đầu năm nay, đều đi theo công thức của Coca-cola: quảng cáo truyền thống + lan toả trên mạng.
Nếu không làm được các chiến dịch xuất sắc như trên, ít nhất các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo hình ảnh của mình được phủ hết mọi kênh truyền thông.
Một sản phẩm được quảng cáo trên tivi vào giờ vàng, nhưng không tìm thấy thông tin trên google, hay không có đánh giá tốt trên trang thương mại điện tử, thì cũng khó bán được hàng.
Kết hợp đa kênh quảng cáo là xu hướng hiện nay. Với quảng cáo truyền thống và quảng cáo số, không có kênh nào tốt hơn kênh nào. Quan trọng là doanh nghiệp biết kết hợp chúng như thế nào để đạt được mục đích truyền thông cao nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nơi những người làm digital marketing có thể tìm kiếm các báo cáo về thị trường, insight khách hàng, các bản phân tích hay dữ liệu về thị trường. Cùng MarketingTrips khám phá các thông tin hữu ích cho Marketer ở bài viết bên dưới nhé.
Là một platform “cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về người tiêu dùng của bạn hơn bất kỳ công ty nghiên cứu nào khác.” Trang thông tin Resources của Global Web Index là một trong những nguồn mà DAM rất thường xuyên sử dụng để tham khảo những thông tin về Insight hay Media.
Là một trang web bạn không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu tổng thể về Data Driven Marketing từ data, technology, đến analytics với ecosystem các sản phẩm, dịch vụ của Markle. Bên cạnh đó trang web của Markle thường xuyên public các tài liệu và những Case study thực tế ứng dụng các báo cáo nghiên cứu, solution vào triển khai các hoạt động của doanh nghiệp mà marketing là một trong những trọng tâm.
Khá quen thuộc với những người trong ngành. Trang insights của Comscore cũng thường xuyên release các report về khu vực và riêng Việt Nam với nhiều chủ đề khác nhau sẽ là nơi bạn muốn cập nhật đến. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.
Nói đến Social Media thì không thể bỏ qua Hootsuite, thông tin cô động và có tính ứng dụng cao dành cho các bạn triển khai trên các kênh mạng xã hội. Từ các Research và Trends mới nhất đến các Case study rất hữu ích cho bạn.
Một global agency chuyên triển khai các ý tưởng, chiến dịch trên các social platform. Với thông điệp “tin tưởng vào Social Insights sẽ mang đến Business Value”.
Đây là một trang bạn có thể tham khảo thêm các idea triển khai các chiến dịch trên social và những insights trên các nền tảng mạng xã hội. Khuyên bạn nên subscribe newsletter của We Are Social để có thêm nhiều thông tin gửi về mail nhé.
Dành cho các bạn làm research, nghiên cứu và tìm kiếm số liệu để lên kế hoạch, chiến lược hay làm presentation pitching cho khách hàng. Nền tảng trả phí phải gọi là đáng đồng tiền cho các bạn. Bên cạnh đó thì cũng có những research được public free nhé các bạn. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.
Trang tổng hợp báo cáo, phân tích về rất nhiều ngành lĩnh vực, bao gồm các báo cáo chi tiết và các bài phân tích về những nội dung cụ thể. Thông tin khá sâu và phân tích chi tiết ở cấp độ chiến lược và thực thi cho từng ngành. Link ad để đây là cho Marketing nhé.
Cái tên nói lên tất cả, trang này cung cấp các bạn các số liệu phân tích tổng hợp từ các nguồn khác nhưng dưới dạng chart. Nếu bạn không muốn tìm đâu xa từ nhiều nguồn thì đây là nơi bạn có thể tham khảo. Cũng tương tự Data Analysis for Marketing nhé.
Đây là nơi bạn có thể tìm kiếm những thông tin từ chính các CMO trên toàn thế giới về các chủ đề. Knowhow bạn get được từ đây là rất nhiều nhé. Về tất cả những khía cạch trong ngành được khảo sát ý kiến của các CMO. Vẫn là khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.
Nơi tổng hợp tất cả report được phối hợp giữa Hootsuite và We Are Social. Rất dễ tìm kiếm theo khu vực và lĩnh vực, cực chất cho các bạn đang tìm các research và report nhé. Trang này cung cấp Digital Report hằng năm nổi tiếng mà các bạn luôn ngóng mỗi năm đây.
Là một research agency tại Việt Nam, thường xuyên có public những báo cáo nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, trends, platform,… bạn có thể tham khảo đấy. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.
Trang web dạng blog cung cấp cho bạn nhiều thông tin về Social Media từ tương tác với khách hàng, hành vi trên social media đến social commerce và những thông tin khác. Bạn sẽ tìm thấy các bài viết phân tích sâu và cung cấp nhiều knowhow cho bạn trong quá trình triển khai trên các kênh mạng xã hội.
Là nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu về thông tin thị trường, dịch vụ tư vấn với những thông tin bổ ích từ kinh nghiệm triển khai cho các khách hàng trên toàn thế giới, trang blog của IDC sẽ là nơi bạn tìm thấy rất nhiều bài học có thể ứng dụng vào những hoạt động Data-Driven Marketing của mình đấy.
Cung cấp các report (có phí) các ngành và bao gồm nhiều quốc gia có cả Việt Nam. Report và Webinar là điều mà bạn cần follow ở trang web này. Thường xuyên cung cấp những webinar về nhiều nội dung hay và kiến thức bổ ích dành riêng cho các Marketer.
Trang này khá to và nhiều thông tin ở tất cả các ngành, xã hội, chính trị,… Như quyển từ điển toàn thư số liệu toàn thế giới. Thích hợp cho bạn tìm kiến những thông tin chung nhất. Nhưng nếu có kỹ năng research và sử dụng web này bạn có thể tìm được những thông tin mình cần đấy.
“Công nghệ và dữ liệu ngày nay sẽ giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong ngành của họ” Trang này có phí bạn nhé. 89$/ tháng. Cung cấp những số liệu report data cho bạn về từng ngành chi tiết. Nếu bạn thật sự cần thì đây là nơi bạn tìm và mua những data online nhé.
Digital Marketing & PR Agency tại Đông Nam Á. Vero thường xuyên cung cấp những tin tức, insights, whitepapers cập nhật mới nhất về lĩnh vực MarCom. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.
Unilever, một trong những cái tên lớn nhất thị trường trong lĩnh lực FMCG vừa công bố kế hoạch sẽ chi tiêu nhiều hơn nhằm cải thiện những nỗ lực kinh doanh với Digital Marketing. Thông báo được CEO Alan Jope công bố trong một cuộc họp kinh doanh Quý 3 vừa rồi.
Một số chi tiêu sẽ dành cho đầu tư vào thương hiệu và marketing truyền thống, trong khi công ty cũng sẽ tìm cách đầu tư mạnh hơn vào các chương trình tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing. CEO Jope cho biết.
Ông nhấn mạnh tính hiệu quả của các chiến dịch digital của Unilever, cho biết công ty đã thực hiện các bước để đảm bảo quảng cáo của họ được nhìn thấy trong một môi trường an toàn thương hiệu bởi người thực, chứ không phải bot.
Doanh số bán hàng cơ bản của Unilever tăng 4,4% trong quý 3 so với một năm trước đó, trong khi tổng doanh số được báo cáo giảm 2,4% xuống còn 15,3 tỷ USD và eCommerce tăng 76%, theo báo cáo hàng quý.
Theo danh mục sản phẩm, Unilever báo cáo tăng trưởng 19% trong các sản phẩm vệ sinh, 12% trong các sản phẩm gia đình và 4% trong sản phẩm giặt là, trong khi doanh số bán hàng tại nhà hàng và cửa hàng tạp hóa giảm 16% và chăm sóc cá nhân giảm 2%.
Unilever có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động digital marketing của mình là một phần của cam kết lớn hơn nhằm giúp nhân viên phát triển các bộ kỹ năng cho cái mà CEO Jope mô tả là “thế giới tiếp thị sử dụng nhân lực chuyên sâu”.
Sự thay đổi đó phản ánh sự hiện diện của công ty ở các thị trường mới nổi hơn là ở các nước phát triển, không giống như một số đối thủ.
Với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi áp dụng công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là điện thoại thông minh có gói dữ liệu, Unilever đang đáp ứng bằng việc đầu tư có kế hoạch vào con người và các nguồn lực tiếp thị khác để kết nối với khách hàng.
Cắt giảm chi tiêu cho mạng xã hội là chiến lược đầu tiên của Unilever với Digital Marketing.
Khi thảo luận về các nỗ lực digital marketing của mình, ban lãnh đạo công ty cũng mô tả cách họ tập trung vào an toàn thương hiệu (brand safety) và tránh mất tiền vào các mạng bot lừa đảo.
Trong quý này, Unilever nằm trong số hàng trăm công ty tham gia vào việc tạm dừng chi tiêu với một số công ty truyền thông mạng xã hội, bao gồm cả Facebook.
Trong số những điểm nổi bật khác từ Quý 3, Unilever báo cáo sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Bắc Mỹ khi người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu mạnh tay hơn cho các thương hiệu thực phẩm đóng gói như mayonnaise Hellmann, gia vị Sir Kensington và kem Talenti.
Sự tồn tại của đại dịch ở nhiều vùng của Mỹ đã khiến mọi người mua nhiều sản phẩm vệ sinh cá nhân hơn như xà phòng Dove và nước rửa tay Suave.
Bộ phận chăm sóc cá nhân của công ty cũng phát triển trên toàn thế giới khi mọi người mua dầu gội và đồ tắm, mặc dù doanh số bán sản phẩm khử mùi, tạo kiểu tóc và chăm sóc da sụt giảm do nhiều người tiêu dùng vẫn ở nhà.
Unilever sẽ tập trung vào Marketing theo hướng dữ liệu và cá nhân hoá.
Trong khi đại dịch tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động của Unilever, đặc biệt là ở các thị trường chủ chốt như Brazil và Ấn Độ, kế hoạch đặt cược lớn hơn vào kỹ thuật số của công ty là một phần của chiến lược kinh doanh dài hạn.
Gần hai năm trước, CEO Jope đã thảo luận về cách Unilever sẽ tái cấu trúc hoạt động để nâng cao hiệu quả và đầu tư vào các chương trình digital marketing.
Unilever cũng đã bắt đầu tích cực tuyển người cho các trung tâm kỹ thuật số để quản lý các chương trình marketing theo hướng dữ liệu (Data DrivenMarketing) và cá nhân hóa nhiều hơn, báo hiệu một sự gia tăng trong các nỗ lực marketing có thể tiết kiệm chi phí hơn trong dài hạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Làm sao tìm ra cách viết content marketing xuất sắc đến mức không chỉ bán được sản phẩm, mà còn mang đến cảm xúc, mong muốn gắn kết với thương hiệu và doanh nghiệp nơi khách hàng?
Thông thường, để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần có một đội ngũ copywriter nhiều kinh nghiệm để thử nghiệm nhiều cách viết content marketing (tiếp thị nội dung) khác nhau. Công ty sẵn sàng trả tiền cho content tốt nhất và tạo môi trường thoải mái để các copywriter có thể sáng tạo.
Nhưng không phải lúc nào cũng có được copywriter giỏi. Nếu công ty của bạn thuộc nhóm tự sản xuất nội dung để marketing thì 6 bí quyết sau của Pete Boyle (được chia sẻ trên trang Entrepreneur) sẽ giúp bạn viết quảng cáo hay và hiệu quả hơn.
Pete Boyle là nhà sáng lập PJBoyle – một agency về digital marketing tại Anh Quốc. Pete Boyle có chuyên môn trong lĩnh vực tái xây dựng chiến lược và sản xuất các nội dung chất lượng cao cho các thương hiệu thuộc lĩnh vực thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ vào marketing, quảng cáo.
1. Quy trình là tất cả.
Lấy khách hàng làm trung tâm là điểm chung của những copywriter tốt nhất thế giới hiện nay. Ý tưởng quảng cáo chỉ có thể phát huy tác dụng khi tập trung vào nhu cầu của khách hàng.
HubSpot là một trong những thương hiệu phát triển chiến lược content marketing theo hướng này. Tất cả nội dung HubSpot soạn ra đều nhằm vào nhu cầu của người đọc mục tiêu. Chiến lược này giúp HubSpot đạt 100% tỷ lệ chuyển đổi trên website.
Tùy theo tình hình thực tế mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình soạn content khác nhau. Song về cơ bản, mọi quy trình đều có các bước sau:
Nghiên cứu: Kiến thức là điểm tựa vững chắc để phác thảo ý tưởng viết hiệu quả. Bạn phải biết được người đọc mục tiêu là ai; họ đang đối diện với vấn đề gì và đâu là cách truyền tải phù hợp với họ.
Tìm điểm chung: Tiếp theo, bạn cần xác định được điểm chung giữa vấn đề của người tiêu dùng và giải pháp công ty bạn cung cấp. Những điểm chung này sẽ là yếu tố cần nhấn mạnh trong bài viết của bạn. Vì các yếu tố này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ.
Lên khung ý tưởng và phác thảo nội dung: Bạn có thể áp dụng công thức AIDA: Attention (Sự chú ý), Interest (Sự hứng thú), Design (Thiết kế) và Action (Hành động) để phát triển khung sườn nội dung từ các điểm chung vừa tìm thấy. Khi khung sườn hoàn tất là lúc bạn bắt đầu viết nháp.
Xem lại: Ở giai đoạn này, đầu tiên, bạn cần kiểm tra xem bài viết nháp đã thể hiện được đặc tính sản phẩm liên quan đến khách hàng mục tiêu chưa. Tiếp theo, hãy nhờ đồng nghiệp đọc lại bài viết để tìm xem có câu nào chưa rõ ý, đoạn văn nào chưa súc tích và có ý tưởng mục tiêu nào đang bị lướt qua không.
Hoàn thiện: Dựa vào các phản hồi từ người đọc, hãy hoàn thiện thêm cho bài viết nháp của bạn. Bạn có thể lặp lại bước 4 và 5 cho đến khi thấy tự tin về bài viết.
2. Kết hợp chữ với hình ảnh, video…
Trong thế giới đa màn hình ngày nay thì chữ viết đôi khi không đủ sức để thu hút sự chú ý của người dùng.
Nhiều thương hiệu đã phải kết hợp chữ viết với nhiều yếu tố khác để giữ người dùng ở lại kênh truyền thông của mình. Cụ thể, video, hình ảnh, biểu tượng cảm xúc và những yếu tố phi từ ngữ khác là chìa khóa để nội dung quảng bá của bạn sinh động hơn.
Những báo cáo từ tập đoàn Nielsen Norman luôn dùng hình ảnh để minh họa cho thông tin nghiên cứu thị trường.
HubSpot sử dụng các biểu tượng cảm xúc (emojis) để gia tăng sự kết nối giữa các platforms của công ty.
Một nghiên cứu gần đây của platform hỗ trợ tạo video trực tuyến, Animoto cho biết người dùng thích xem video giới thiệu sản phẩm hơn đọc bài viết đến 4 lần.
Dollar Shave Club là một trong những thương hiệu thành công khi sử dụng video trong marketing. Video của đơn vị này đã thu hút 12.000 khách hàng trong 48 giờ, đạt 4,75 triệu lượt xem sau một năm.
3. Hãy “lấy cắp” ý tưởng từ khách hàng.
Những tay viết giỏi nhất trên thế giới không ngồi yên chờ đợi cảm hứng hay tự tưởng tượng ra góc nhìn mới khi viết quảng cáo. Họ “lấy cắp” các ý tưởng trực tiếp từ khách hàng của mình. Vì người duy nhất hiểu rõ khách hàng muốn gì chính là khách hàng.
Các copywriter kỳ cựu sẽ không ngừng thu thập phản hồi, ý kiến từ khách hàng mục tiêu và sau đó “nhào nặn” thành các bài viết đi đúng trọng tâm bán hàng.
Khi nghiên cứu về khách hàng của mình, hãy nhìn vào những vấn đề, ý kiến và cả lợi ích mà họ kỳ vọng ở các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Những điều càng được nhiều khách hàng đề cập đến thì bạn càng cần phải đưa vào content marketing, nếu bạn muốn tác động đến hành vi mua hàng của họ.
4. Bán giải pháp, không phải sản phẩm.
Một trong những sai lầm chính khi doanh nghiệp soạn content marketing chính là tập trung quá nhiều vào các tính năng. Các thương hiệu luôn muốn dùng tính năng mới để thu hút khách hàng. Tâm lý này là điều dễ hiểu khi bạn đã dành nhiều tâm sức để phát triển sản phẩm.
Nhưng, khách hàng không quan tâm đến việc bạn đã nghiên cứu vất vả ra sao. Họ chỉ muốn biết từng tính năng cụ thể sẽ giúp họ sống thoải mái hơn như thế nào. Hãy nhìn xa hơn các phần mô tả tính năng để xác định rõ lợi ích cụ thể mà sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể mang đến cho người dùng.
Công nghệ phía sau TV 4K có thể là một bước tiến vượt bậc, nhưng khách hàng chỉ quan tâm khi xem phim, hình ảnh sẽ sắc nét đến mức nào.
iPhone X có camera 12 megapixels, nhưng người mua chỉ cần biết camera có thể chụp lại những khoảnh khắc hạnh phúc của họ hoàn hảo đến mức nào.
Bạn có thể cực kỳ tự hào về những tính năng nổi bật của sản phẩm do mình tạo ra, nhưng tất cả người dùng chỉ quan tâm đến việc các tính năng này sẽ tác động đến cuộc sống của họ ra sao. Vì vậy, hãy bán giải pháp, đừng bán sản phẩm.
5. Thử, sai và thử tiếp.
Hãy thẳng thắn nhìn nhận thực tế là chúng ta khó lòng lập được “siêu phẩm” ngay từ bài viết đầu tiên. Vì vậy, bất kể bạn áp dụng chiến lược content marketing nào thì thử nghiệm cũng là yếu tố cần thiết để thành công.
Bạn sẽ phải soạn thử nội dung, đăng tải, đo lường phản ứng rồi điều chỉnh nhiều lần trước khi có thể thoải mái uống cà phê, lướt facebook và nhìn lượng tương tác gia tăng.
Đừng trông mong sẽ có bước cải tiến vượt bậc chỉ sau một vài lần thử nghiệm riêng lẻ. Đôi khi, thử nghiệm của bạn có thể chỉ giúp gia tăng tỷ lệ tương tác lên 1 – 2%. Như vậy vẫn là kết quả tốt.
Website bán hàng thể thao Sidelines đã tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang từ 5% lên 55% sau 6 lần thử nghiệm content liên tục.
Một ngày không có bất cứ content nào để thử nghiệm là một ngày lãng phí. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nỗ lực cải thiện từng sản phẩm truyền thông của mình.
6. Thực hành, thực hành và thực hành.
Bạn sẽ chỉ viết tốt hơn khi thực sự bắt tay vào viết. Ban đầu, có thể bạn sẽ dành nhiều thời gian để đọc các trường hợp điển hình, các bài viết chất lượng. Điều này sẽ giúp bạn có được nền tảng về content marketing.
Sau đó, hãy cất các tư liệu đi và bắt đầu viết. Khả năng viết của bạn chỉ thực sự được nâng cấp khi thực tập. Hãy tích cực đăng tải các nội dung thử nghiệm và dõi theo tác động của từng bài viết đến doanh số bán hàng.
Những bài học có được từ content thất bại đáng giá gấp trăm lần so với những quyển sách, lời khuyên bạn đọc được.
Những copywriter giỏi nhất là những người không ngừng tìm hiểu khách hàng mục tiêu, viết và thử nghiệm nội dung mỗi ngày. Đó là cách duy nhất để bạn có thể thực sự đạt đến thành công.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, cũng tìm hiểu tất cả các kiến thức nền tảng về thuật ngữ Inbound Marketing như: Inbound Marketing là gì, Inbound Methodology là gì, những lợi ích của Inbound Marketing, ví dụ về Inbound Marketing, phân biệt Inbound Marketing và Outbound Marketing và hơn thế nữa.
Trong thế giới kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng, các thuật ngữ hay lý thuyết vẫn không ngừng thay đổi. Tuỳ vào sự biến đổi của các yếu tố như khách hàng và xu hướng của thị trường, những người làm marketing lại tiếp cận theo những cách thức khác nhau. Các lý thuyết về Inbound Marketing cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.
Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm các nội dung như:
Các chiến lược Inbound Marketing được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới là gì?
Các kỹ thuật ứng dụng Inbound vào Marketing.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Inbound Marketing.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là phương thức marketing trong đó các marketer sử những nội dung và trải nghiệm có giá trị để thu hút khách hàng, những gì các nhà tiếp thị cần làm và hướng tới đó là giữ chân người dùng và xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu.
Trong khi Outbound Marketing có thể làm phiền khách hàng vì những nội dung không mong muốn, Inbound Marketing sẽ xây dựng những thứ mà họ tìm kiếm nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề mà họ đang có.
Inbound là gì?
Khi mọi người đến website của bạn, Sales Team (Nhóm bán hàng) của bạn có thể tương tác với họ bằng các công cụ trò chuyện như email hoặc chatbot (trò truyện trên web) và tiếp tục duy trì giá trị khi họ tìm hiểu về thương hiệu của bạn.
Sau đó, CS Team (nhóm dịch vụ khách hàng) của bạn có thể làm họ thích thú hơn sau khi họ trở thành khách hàng – CS Team đóng vai trò là một cố vấn đồng cảm và là chuyên gia về sản phẩm của bạn với khách hàng.
Kỹ thuật Inbound được áp dụng theo 3 cách:
Attract (Thu hút): Thu hút đúng người với đúng nội dung có giá trị và các cuộc trò chuyện theo đó có thể giúp bạn trở thành một cố vấn hay chuyên gia ngành đáng tin cậy mà khách hàng muốn tương tác.
Engage (Tương tác): Trình bày những hiểu biết sâu sắc của bạn với khách hàng và các giải pháp phù hợp với từng nỗi đau của họ, mục tiêu của bạn là khiến khách hàng mua yêu thích và mua hàng.
Delight (Thích thú): Cung cấp sự trợ giúp và trao quyền cho khách hàng của bạn để họ có thể tiến hàng mua hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Khi công nghệ thay đổi, Inbound định hướng cách tiếp cận kinh doanh theo một cách nhân văn và hữu ích hơn. Inbound là một cách tốt hơn để Marketing, một cách tốt hơn để bán hàng và một cách tốt hơn để phục vụ khách hàng của bạn.
Bởi vì khi tốt cho khách hàng có nghĩa là tốt cho doanh nghiệp, công ty của bạn có thể phát triển tốt hơn trong dài hạn (Long-Term).
Bằng cách tạo ra những nội dung được thiết kế để giải quyết các vấn đề và nhu cầu của khách hàng lý tưởng của bạn, bạn thu hút khách hàng tiềm năng đủ điều kiện, tạo dựng niềm tin và uy tín cho doanh nghiệp của bạn.
Marketing là gì?
Khi nói đến những khái niệm về marketing, “marketing là gì?” là một trong những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng khó khăn.
Trong khi có vô số các thuật ngữ hay định nghĩa đề cập đến marketing, không có bất cứ một định nghĩa nào đến thời điểm hiện tại được cho là toàn diện và “đúng đắn” nhất.
Cho dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, nhu cầu về marketing ra sao, tuỳ thuộc vào từng góc nhìn và cách tiếp cận, marketing được hiểu theo những cách tương đối khác nhau.
Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…
Flywheel là gì?
Flywheel hay mô hình bánh đà là mô hình kinh doanh theo đó tất cả các hoạt động kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp từ bán hàng, công nghệ, marketing đến dịch vụ khách hàng và nhiều phòng ban khác đều cùng hướng tới một mục tiêu chung và cuối cùng đó là trải nghiệm khách hàng.
Khi áp dụng Flywheel trong các chiến lược Inbound Marketing, bạn có thể quay và tạo động lực cho chiếc bánh đà của mình bằng cách đầu tư vào các chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng – đó là những gì bánh đà của bạn cần để quay vòng.
Mặt khác, bất cứ thứ gì làm chậm bánh đà của bạn sẽ được gọi là ‘ma sát’, tức là những rào cản làm cản trở việc phát triển của bạn.
Thông thường, điểm ma sát hay xung đột lớn nhất đối với khách hàng đến từ sự tương tác giữa các nhóm trong doanh nghiệp, vì vậy sự liên kết và giao tiếp giữa các nhóm là chìa khóa để giữ cho bánh đà của bạn liên tục quay vòng.
Khi bánh đà của bạn quay dựa trên kỹ thuật Inbound, các chức năng như marketing, bán hàng và dịch vụ của bạn có vai trò tiếp thêm động lực và loại bỏ ma sát trong suốt giai đoạn thu hút, tương tác và làm thoả mãn (thích thú).
Tất cả các chức năng hay phòng ban khác của tổ chức khi áp dụng Inbound Marketing cũng phải chịu trách nhiệm loại bỏ mọi ma sát ra khỏi bánh đà của bạn.
Một khi thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn có được đủ lượng khách hàng và làm hài lòng họ, họ có thể giữ cho bánh đà của bạn quay bằng cách quảng bá tổ chức của bạn đến những nhóm khách hàng mới.
Theo thời gian, bánh đà của bạn cho phép bạn liên tục phát triển mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào giai đoạn thu hút khách hàng.
Đây chính là bản chất của chiến lược Inbound và Inbound Marketing.
Dưới đây là một số chiến lược Inbound Marketing bạn có thể áp dụng cho tổ chức của mình.
Những chiến lược Inbound Marketing được sử dụng nhiều nhất trên thế giới là gì?
Nếu bạn đã hiểu Inbound Marketing là gì thì những chiến lược dưới đây sẽ giúp bạn làm Marketing hiệu quả hơn với khách hàng mục tiêu theo cách Inbound.
Bạn cũng có thể xem chiến lược là gì để hiểu sâu hơn về khái niệm chiến lược.
Dưới đây, bạn sẽ thấy có các chiến lược cụ thể cho từng phương pháp thu hút, tương tác và làm hài lòng người tiêu dùng để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển tốt hơn.
Chiến lược thu hút – Attracting Strategies.
Các chiến lược Inbound Marketing thu hút đối tượng mục tiêu và chân dung người mua (Buyer personas) được gắn liền với việc xây dựng và phát triển nội dung.
Để tiếp cận đối tượng của bạn, hãy bắt đầu bằng cách tạo và xuất bản nội dung – chẳng hạn như bài viết trên blog, cung cấp nội dung trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nhiều kênh khác.
Ví dụ nội dung đó có thể bao gồm các bản hướng dẫn về cách sử dụng sản phẩm của bạn, thông tin về cách giải pháp của bạn có thể giải quyết các thách thức hay nỗi đau của khách hàng, những lời chứng thực của khách hàng hay các nội dung chi tiết về chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá của thương hiệu.
Để thu hút các thành viên đối tượng của bạn ở mức độ sâu hơn thông qua Inbound Marketing, hãy tối ưu hóa tất cả nội dung này bằng chiến lược SEO.
Chiến lược SEO sẽ yêu cầu bạn nhắm mục tiêu từ khóa và cụm từ cụ thể liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, những thách thức bạn giải quyết cho khách hàng và cách bạn giúp khách hàng mục tiêu của mình.
Điều này sẽ cho phép nội dung và thông tin của bạn xuất hiện tự nhiên (Organic Results) trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) của những người đang tìm kiếm thông tin này – còn được gọi là đối tượng mục tiêu của bạn hoặc khách hàng phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Chiến lược tương tác – Engaging Strategies.
Khi sử dụng các chiến lược Inbound để thu hút đối tượng của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp và “đàm phán” với khách hàng tiềm năng và khách hàng theo cách khiến họ muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài với bạn.
Khi sử dụng các chiến lược tương tác này, hãy đẩy các thông tin về giá trị mà doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp cho họ.
Các chiến lược tương tác cụ thể có thể bao gồm cách bạn xử lý và quản lý các cuộc gọi bán hàng Inbound.
Tập trung vào cách các nhân viên dịch vụ khách hàng xử lý các cuộc gọi từ những người quan tâm và khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn luôn luôn giải pháp bán hàng thay vì bán sản phẩm.
Điều này sẽ đảm bảo tất cả các giao dịch kết thúc trong các thỏa thuận cùng có lợi cho khách hàng và doanh nghiệp của bạn – có nghĩa là, bạn cung cấp giá trị cho khách hàng phù hợp với mình.
Chiến lược làm khách hàng thích thú – Delighting Strategies.
Các chiến lược Delighting Strategies của bạn đảm bảo và tập trung vào việc giúp khách hàng của bạn hài lòng và được hỗ trợ lâu dài sau khi họ mua hàng.
Những chiến lược này liên quan đến các thành viên trong nhóm của bạn trở thành cố vấn và chuyên gia hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào.
Kết hợp các chatbot và khảo sát chu đáo, đúng thời gian để hỗ trợ, hỗ trợ và yêu cầu phản hồi từ khách hàng là một cách tuyệt vời để làm hài lòng những người này.
Chatbot và khảo sát nên được chia sẻ tại các thời điểm cụ thể trong suốt hành trình của khách hàng (Customer Journey) để đảm bảo chúng có ý nghĩa và có giá trị.
Ví dụ: chatbot có thể giúp khách hàng hiện tại thiết lập một kỹ thuật hoặc chiến thuật mới mà bạn đã bắt đầu cung cấp mà họ muốn tận dụng.
Ngoài ra, một cuộc khảo sát về sự hài lòng có thể được gửi 6 tháng sau khi khách hàng đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để nhận phản hồi và đánh giá ý tưởng để cải thiện.
Lắng nghe phương tiện truyền thông xã hội là một chiến lược quan trọng khác khi làm hài lòng khách hàng.
Những người theo dõi phương tiện truyền thông xã hội có thể sử dụng một trong các hồ sơ của bạn để cung cấp phản hồi, đặt câu hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm của họ với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Trả lời những tương tác này với thông tin giúp đỡ, hỗ trợ và khuyến khích người theo dõi – điều này cho thấy bạn nghe và quan tâm đến họ.
Cuối cùng, dấu ấn của một chiến lược Inbound tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng là một chiến lược hỗ trợ và hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống, cho dù doanh nghiệp của bạn có nhận được bất kỳ giá trị nào từ đó hay không.
Hãy nhớ rằng, một khách hàng thích thú để trở thành người ủng hộ và quảng bá thương hiệu của bạn, vì vậy hãy xử lý tất cả các tương tác, cả lớn và nhỏ, một cách cẩn thận.
Cách áp dụng kỹ thuật Inbound vào Marketing.
Là một Inbound Marketer, mục tiêu của bạn là thu hút những khách hàng tiềm năng mới đến với công ty của bạn, tương tác với họ trên quy mô lớn và làm hài lòng họ trên nhiều điểm chạm (brand touchpoints) khác nhau.
Bạn cũng cần hợp tác với nhóm bán hàng (sales) và dịch vụ khách hàng (CS) của mình để giữ cho bánh đà được quay một cách hiệu quả và giúp doanh nghiệp phát triển. Đó là một công việc lớn và sứ mệnh lớn bạn cần giải quyết.
Cập nhật một số Inbound Marketing Mindset mới.
Cũng tương tự như các kỹ thuật hay ứng dụng marketing khác, bản chất thuật ngữ, nền tảng hay kênh không phải là yếu số quyết định mức độ thành công của thương hiệu mà là tư duy thấu hiểu và triển khai.
Inbound Marketing Mindset hay Tư duy làm Inbound Marketing là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Inbound Marketing Mindset là tư duy hiểu các mục tiêu, ý định mang tính chiến lược, những gì doanh nghiệp hay thương hiệu cần ưu tiên trước, trong và sau khi triển khai Inbound Marketing.
Dưới đây là những khía cạnh bạn nên trau dồi để phát triển Inbound Marketing Mindset.
Xây dựng khả năng thấu hiểu những đối tượng mục tiêu mà bạn hay thương hiệu của bạn muốn tiếp cận.
Nếu bạn muốn “thu hút và tương tác” thay vì “làm phiền” người mua mục tiêu của mình, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về tâm trí của họ.
Có một sai lầm mà không ít marketer thường hay mắc phải đó là thay vì xây dựng các nội dung dựa trên sự hiểu biết của họ với khách hàng, họ chủ yếu đưa ra các nội dung đó dựa trên nhận định hay sở thích của chính cá nhân họ.
Inbound Marketing chỉ thực sự có hiệu quả khi mọi thông tin, giọng điệu và các tính năng của website của thương hiệu hấp dẫn những gì họ (những người mua lý tưởng) muốn – chứ không phải những gì người làm marketing nghĩ họ muốn.
Tính toán lưu lượng truy cập (traffic) và lượng khách hàng tiềm năng (Lead) mà thương hiệu cần để đạt được mục tiêu doanh thu.
Sau khi bạn đã hiểu rõ về những người bạn đang cố gắng tiếp cận và cách bạn có thể cung cấp những gì họ mong muốn, giờ đây là giai đoạn bạn cần nói về các con số hay mục tiêu của bạn khi sử dụng chiến lược Inbound Marketing là gì.
Nếu bạn định tiếp cận Inbound Marketing từ góc độ là người làm kinh doanh, bạn phải bắt đầu mọi thứ với mục tiêu doanh thu và biết mục tiêu đó liên quan như thế nào đến các chỉ số hiệu suất chính như lưu lượng truy cập, khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng.
Xét cho cùng, mục tiêu của bạn là doanh số bán hàng chứ không phải là các phương thức hay chiến lược tiếp cận marketing như Inbound Marketing hay Outbound Marketing.
Thương hiệu cần một bản kế hoạch Inbound Marketing hoàn chỉnh.
Sau khi đã thấu hiểu khách hàng và cũng đã có được các mục tiêu kinh doanh như các phần ở trên, bước tiếp theo bạn cần xây dựng với tư cách là người có tư duy làm Inbound Marketing đó là bắt đầu với một bản kế hoạch hoàn chỉnh.
Kế hoạch của bạn nên bao gồm tất cả các công cụ và quy trình cần thiết để chuyển đổi người dùng truy cập website hay ứng dụng (app) thành khách hàng tiềm năng (Lead) và cuối cùng là thành khách hàng (Customer).
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Inbound Marketing.
Inbound Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Về cơ bản, Inbound Marketing không có một từ trực tiếp mang ý nghĩa đúng do đó bạn có thể hiểu Inbound Marketing theo cách là phương thức làm marketing trong đó người làm marketing chú trọng đến các nội dung của thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng để “kéo” và giữ chân họ thay vì chỉ “đẩy” mọi thứ về phía họ.
Bạn có thể liên hệ đến thuật ngữ “Marketing kéo” khi nói về Inbound Marketing.
Kết luận.
Trong khi bạn có thể linh hoạt áp dụng Inbound Marketing hoặc Outbound Marketing tuỳ theo từng giai đoạn và mục tiêu của từng doanh nghiệp, việc hiểu được bản chất của Inbound Marketinglà gì trong tổ chức và bạn cần làm gì để thích nghi được xem là chìa khoá chính.
Nếu bạn đang làm việc lĩnh vực Marketing thì một trong những yếu tố cơ bản mà bạn không thể bỏ qua đó là nắm rõ sơ đồ các Agency nổi tiếng tại Việt Nam. Việc cập nhật thường xuyên các Agency lớn và uy tín có thể giúp những người làm truyền thông dễ dàng tìm kiếm các đối tác phù hợp và mang lại giá trị cao.
Đăng ký trở thành thành viên của MarketingTrips Agency Neworks tại: Agency Networks
1. Nhóm các Agency lớn và nổi tiếng tại Việt Nam.
1.1 WPP Group.
WPP Group có thể nói đại diện lớn nhất giữa các nhóm agency quốc tế tại Việt Nam.
Với 23 văn phòng tại HCM nói riêng, nhóm WPP đã bao phủ hầu như toàn bộ. Tuy nhiên, theo được biết họ không sở hữu 100% các agency.
Rất nhiều các agency dưới đây không phải là Digital Agency nhưng từ khi nó thuộc về WPP, nó cũng nhận được nhiều sự giới thiệu hơn.
Dưới đây là các website của WPP:
Asatsu – DK
Bates
G2
Grey
GroupM
JWT
Kantar Media
Kantar Worldpanel
Maxus
MEC
MediaCom
Millward Brown Vietnam
Mindshare
Ogilvy & Mather
Ogilvy Public Relations
OgilvyAction
OgilvyOne Worldwide (Who Digital team)
TNS
TNS Media
Who Digital
Wunderman
Xaxis
Y&R
6 Văn phòng tại HN
JWT-G
Landor Associates
Ogilvy & Mather
Ogilvy Public Relations
Smart Media
TNS
Trong lĩnh vực Digital Marketing, cơ bản là có 2 agency lớn. OgilvyOne (Tiền thân là Who Digital team) và GroupM có khả năng khá tốt về Digital in-house.
Trong khi GroupM hầu hết là làm truyền thông, giới hạn về marketing trên công cụ tìm kiếm, OgilvyOne tập trung làm chiến lược sản phẩm và truyền thông mạng xã hội (Social Media).
Y&R và Wumderman là 2 đơn vị thực hiện làm marketing cho Coca Cola và Nokia.
1.2.Omnicom Group
Trước năm 2013, Ommicom không phải là agency nổi tiếng tại Việt Nam. Tuy nhiên dường như bắt đầu từ năm nay -2013, Việt Nam đã nhận được nhiều hơn sự quan tâm từ Omnicom. Nhóm truyền thông trực tuyến có thêm nhiều chuyên gia so với năm ngoái.
Focus Asia
OMD Vietnam
XPR-Campaigns Group
PHD Vietnam (TNHH quảng cáo Phương Cách (Method Advertising)
BBDO
DDB
TBWA: Biz\Tequila, Focus, TBWA\Vietnam, Viral
OMG
1.3 Publicis Group
Có 5 văn phòng tại Việt Nam, tất cả ở Hồ Chí Minh theo như thông tin trên website.
ZenithOptimedia Vietnam
Starcom MediaVest Vietnam
Publicis Vietnam
Saatchi & Saatchi Vietnam
Leo Burnett Worldwide
Vivaki Vietnam
Performics
Performics vốn không phải một team lớn, họ nắm một vài khách hàng lớn tại Việt Nam và khả năng của họ trong marketing trên công cụ tìm kiếm khá tốt.
Họ là một trong số một vài agency lớn tại Việt Nam sử dụng nguồn lực bên ngoài. Họ thuê ngoài các dịch vụ về Social Media và các công việc khác cho các agency.
1.4 Interpublic
Draftfcb.
initiative: media services, communication planning.
Lowe + Partners: Advertising, CRM/Direct (Lowe thuê ngoài phần lớn các dịch vụ trực tuyến, và họ chỉ đóng vai trò làm đơn vị quản lý thương hiệu và quản lý các dự án)
UM – media services, communication planning.
1.5 Havas
MPG Vietnam
1.6 Aegis
Toàn cầu, Aegis có 5 chi nhánh trực thuộc công ty có tên như sau:
Carat
iProspect
Isobar
Posterscope
Vizeum
1.7 Dentsu
Dentsu bao gồm Dentsu Alpa, Dentsu Media, và Dentsu Việt Nam. Theo một số nguồn tin, Dentsu gom tất cả các chuyên gia về Digital từ 3 công ty trên về thành một bộ phận không lâu trước đây.
Tuy nhiên họ vẫn đang thuê ngoài phần lớn các dịch vụ Digital như Social Media Marketing, SEM,… và hầu hết các kế hoạch truyền thông in-house.
Dentsu hoàn tất việc mua lại Ageis trên quy mô toàn cầu cách đây không lâu cũng vì vậy chiến lược của Dentsu về Digital Marketing tại Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng.
1.8 Other Japanese/Korean agencies
Có Hakuhodo, Chuo Senko or Asatsu DK, Daiko Vietnam. Tuy nhiên họ không làm nhiều về truyền thông in-house. Cyber Agents, Mediaba và một vài công ty nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện và đầu tư vào các agency trong nước.
2. Các Agency trong nước và mạng quảng cáo (Ad Network) tại Việt Nam.
2.1 Media agency
Dat Viet Media
Golden Media
Goldsun Group
Mekong Communication: Mekong là đối tác chính thức trên toàn cầu với Cheil. Ngoài ra họ cũng có mối quan hệ quan hệ khá mật thiết với các công ty khác như Emerald và DNA, mặc dù chưa hề có một công bố chính thức nào.
Để xem về chứng chỉ Google chứng nhận bạn có thể sử dụng Google Partner search.
Google rất hoan nghênh các agency muốn trở thành Google Certified Partners miễn là họ có ít nhất 1 thành viên hiện đang nhận được chứng chỉ Google Qualified Individual và chi tiêu trên 10.000 USD trong 3 tháng liên tiếp.
Nếu bạn muốn tìm xem những agency nào là Google Qualified Individual tại Việt Nam bạn có thể vào link https://google.starttest.com/.
Sofresh: GroupM đã mua lại Click Media và Sofresh. Điều đó cũng hợp lý vì Unilever chiếm phần lớn của GroupM/Mindshare Media tại Việt Nam và Sofresh cũng đang làm truyền thông sản phẩm cho Unilever. GroupM cũng là một trong số các agency lớn tại Việt Nam.
Notch: Mooth phần lớn thành viên từ Notch rời đi và thành lập công ty (DNA, Echo etc…)
Golden Digital
IO Media:
Cheil Vietnam: Buzz Digital
eBrand
Edge Marketing
River Orchid
IDM Vietnam
Maro Media
Ringier
StormEye Creative
D Square
IMS (Integrated Marketing Solution)
Emerald
G2 Asia Pacific
etc…
2.10 Outsourcing agencies
Pyramid consulting
Studio 60
Ngoài các Agency nổi tiếng tại thị trường Việt Nam kể trên, dưới sự tác động của yếu tố công nghệ, những năm gần đây cũng đã có rất nhiều các Agency mới thành lập.
Đăng ký trở thành thành viên của MarketingTrips Agency Neworks tại: Agency Networks
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Điều gì đang làm thay đổi hành vi người tiêu dùng – những xu hướng công nghiệp và công nghệ mới nào sẽ làm phá vỡ nhiều chiều hướng của Digital Marketing trong năm 2020 ? Các chuyên gia quảng cáo và marketing của Google từ EMAE ( Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) sẽ chia sẻ các dự báo của họ từ đó giúp bạn có được những lợi thế cạnh tranh trong kỹ nguyên Marketing đầy thách thức này.
1. Những nội dung video ngắn và đơn giản
Mục tiêu thời thượng nhất của những bạn Teenagers (Thanh thiếu niên) là trở nên nổi tiếng trên TikTok. Sự phát triển rộng rãi của các ứng dụng chia sẻ video đã “vô tình tiết lộ” phương thức mới mà người tiêu dùng tương tác với nội dung – những kiểu nội dung “độc quyền”, sáng tạo, chưa qua chỉnh sửa, thông minh, ngắn và dễ làm.
Nhưng hàm ý ở đây là gì cho các nhà làm tiếp thị (marketer) khi mà người dùng đang vô cùng quan tâm đến những video ngắn – ngắn hơn bao giờ hết.
Một phương án mà chúng ta có thể làm trong thời gian tới là tái hiện lại “thuật kể chuyện” (Storytelling) trong các quảng cáo – sử dụng những hình thức ngắn cũng như tận dụng công nghệ máy học (Machine Learning) để có thể phục một cách đa dạng nhất đến nhiều nhóm đối tượng người dùng khác nhau qua đó kêu gọi tương tác và đồng hành trên hành trình khám phá những điều mới.
Một vài thương hiệu như Nike, Lego đã thực hiện khá thành công trên youtube và 2020 dự kiến sẽ chứng kiến một làn sóng quảng cáo nhằm khám phá mô hình mới mẽ này.
2. Trợ lý giọng nói (Voice Assistant)
Trợ lý ảo sẽ trở thành một “điểm chạm” (Touchpoint) tương tác to lớn đối với khách hàng. Cuối năm 2021 sẽ có khoảng 1.6 tỉ người dùng tính năng trợ lý ảo trên những nền tảng thông thường và sở thích của họ sẽ không chỉ tập trung vào việc hỏi (asking) thời gian và gửi mail.
Sự thay đổi của khách hàng kéo theo việc chúng ta cũng cần sẵn sàng để dịch chuyển đến một nền kinh tế đàm thoại, nơi mà trợ lý ảo tại nhà sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Bằng việc đáp ứng nhu cầu và cảm xúc của khách hàng ngay tại thời điểm tương tác, thương hiệu sẽ có thể xây dựng nhiều hơn những trải nghiệm tốt và tức thời đến khách hàng.
3. Chuyển đổi tiếp thị số (Digital Marketing Transformation)
Công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta ngoài những gì mà chúng ra có thể nhận biết được. Những gì mà chúng ta đã từng chỉ dám kì vọng ở các dịch vụ cao cấp nhất thì bây giờ chúng ta có thể kì vọng nó từ bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào.
Chuyển đổi tiếp thị số “Digital Marketing Transformation” là chìa khoá thành công hôm nay và chúng ta có thể kì vọng nó sẽ trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn trong 2020.
4. Tiếp thị đại chúng (Inclusive Marketing)
Tiếp thị đại chúng hay Inclusive Marketing là hình thức làm marketing dựa trên việc truyền tải một thông điệp, sản phẩm hay dịch vụ… đến cho nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau.
Với các chiến dịch marketing đại chúng thì người nhận thông điệp quảng cáo không chỉ gói gọn trong một tệp khách hàng nhỏ mà là hướng tới khách hàng đại chúng, nơi mà rất nhiều tệp khách hàng “bị lôi kéo” vào cùng một chiến dịch.
Ngày nay, người tiêu dùng mong muốn nhận được nhiều thông tin hơn từ phía thương hiệu. Người tiêu dùng thực sự muốn biết quan điểm của thương hiệu đối với các vấn đề quan trọng của thế giới và cách mà thương hiệu đóng góp một cách tích cực nhất.
Trong 2020, những cách nhìn nhận của thương hiệu trước các vấn đề như: đa dạng hoá và đại chúng, thay đổi khí hậu và sự bền vũng sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều.
Ví dụ: Người tiêu dùng kì vọng để nghe nhiều tiếng nói khác nhau từ đó chúng ta nên cân nhắc các vấn đề về nhận diện bản sắc, văn hoá cũng như các yếu tố mang tính đại diện.
Những thương hiệu như Axe và Gillette trong những chiến dịch gần đây cũng đã tạo ra nhiều sự chuyển biến mang tính toàn cầu trong cách suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng.
5. Trải nghiệm của người dùng trên điện thoại di động
Trong 2020, người tiêu dùng sẽ kì vọng một sự trải nghiệm “mượt mà” nhất trên các kênh, bao gồm cả thiết bị điện thoại di động. Tuy nhiên, tỉ lệ chuyển đổi trên điện thoại di động hiện thời luôn thấp hơn trên các thiết bị máy tính.
Những nhà làm marketing đang tập trung nỗ lực trên thiết bị điện thoại di động nên lưu ý những vấn đề sau đây:
Đầu tư công nghệ mới chẳng hạn như: AMP và PWA
Tăng cường trải nghiệm dựa trên hành vi tìm kiếm của người tiêu dùng
Sử dụng những kĩ thuật đo lường nâng cao để đo lường tốt hơn hành trình khách hàng (Customer Journey)
Sử dụng chiến lược giá thầu tự động để tăng cường giá trị của các chiến dịch
6. Sự minh bạch của thương hiệu
Khoảng 60% thế hệ Z (Gen Z) – những người sinh từ 1995 đến 2005 nói rằng họ muốn thay đổi thế giới. Và thế hệ mới này có đủ công cụ để nhận thức rõ về những thương hiệu mà họ tương tác.
Tại Pháp, cứ 6 người thì có 1 người sử dụng Yuka – ứng dụng quét mã vạch giúp đánh giá về lợi ích cho sức khoẻ của sản phẩm. Đối với phân khúc thời trang cao cấp, Good On You – thương hiệu phân loại thương hiệu dựa trên tín ngưỡng của họ.
Người tiêu dùng không quan tâm nếu 77% các thương hiệu biến mất. Từ đó đối với những thương hiệu nếu muốn xây dựng những sự khác biệt hoá mang tính cạnh tranh trong 2020 thì không thể không thể hiện rõ vai trò của thương hiệu đối với xã hội.
7. Cá nhân hoá theo quy mô
Chúng ta đang sống trong một kỹ nguyên mới nơi mà tiếp thị truyền thống (Traditional Marketing) được định hình lại bằng máy học (Machine Learning).
Các nhà làm marketing đang ngày càng nhận thức và nắm bắt rõ hơn về trải nghiệm khách hàng và cá nhân hoá theo quy mô khi mà máy học có thể giúp họ hiểu rõ hơn về hành trình khách hàng để từ đó có thể tăng lượng tương tác với thương hiệu cũng như tăng thêm giá trị ở những khoảnh khắc trọng yếu nhất của khách hàng.
Bằng cách sử dụng có trách nhiệm về những thông tin đó của khách hàng, các nhà làm marketing có thể thực hiện các chương trình marketing một cách cá nhân hơn, cụ thể hơn và đa kênh hơn. Khả năng máy học có thể hiểu và thích nghi cho phép tạo ra những sự tương tác với người tiêu dùng một cách cá nhân và liên quan nhất.
Nhà sản xuất ô tô Carkoda, chẳng hạn, đã sử dụng thành công công nghệ này để cá nhân hóa quảng cáo video của họ theo quy mô.
Môt ví dụ điển hình gần đây nhất của nhà sản xuất xe máy Skoda là họ đã sử dụng công nghệ để cho ra các quảng cáo video được cá nhân hoá theo quy mô lớn.
8. Tìm kiếm trực quan
Năm nay đánh dấu 20 năm kể từ khi phát minh ra Google Images (Tìm kiếm bằng hình ành). Người tiêu dùng đang ngày càng dựa vào hình ảnh khi tìm kiếm câu trả lời, quyết định mua dịch vụ hoặc sản phẩm nào, hoặc thậm chí ngay khi cả tìm kiếm cảm hứng.
Vì vậy, cũng rất nhiều từ đó, từ năm 2016 đến 2018, lượt tìm kiếm hình ảnh của Google đã tăng trưởng trên 60% trên thiết bị di động.
Đánh đúng sự kết hợp giữa văn bản và hình ảnh có thể đạt được kết quả to lớn. Vào năm 2020, Google sẽ tiếp tục thử nghiệm trực quan hóa Tìm kiếm để giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo thích nghi và phát triển các chiến dịch của họ trong kỷ nguyên trực quan này.
Các nhà làm marketing sẽ ngày càng hướng tới việc sử dụng máy học và tự động hóa để mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.
Trong khi trước đây có thể đạt được kết quả tốt với marketing dựa trên các quy tắc cơ bản, thì giờ đây điều này ngày càng được sử dụng ít hơn. Người tiêu dùng đang mong đợi nhận được những thông điệp phục vụ cho nhu cầu cá nhân của họ.
Các nhà quảng cáo sử dụng máy học để kích hoạt dữ liệu của chính họ có thể kiểm soát chính xác hơn các chiến lược đặt giá thầu thông qua các mô hình dự đoán.
Điều này cho phép tập trung vào các chuyển đổi có giá trị nhất để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho chi tiêu quảng cáo và từ đó tạo ra nhiều doanh thu hơn. Các nhà quảng cáo tiên tiến như Otto và Freenet đã áp dụng phương pháp này thành công.
10. Các chiến dịch dẫn đầu sáng tạo
Bạn đã thấy một trong những quảng cáo đầu tiên trên thế giới được phát triển cho TV chưa? Đó là một quảng cáo radio được tái sử dụng.
Lịch sử lặp lại khi chúng ta thấy quảng cáo truyền hình dài được chỉnh sửa cho video trực tuyến. Trong thực tế, các chiến dịch dẫn đầu về sáng tạo có cơ hội lớn hơn để tạo ra sức ảnh hưởng.
Trong năm 2020, sẽ có sự tập trung mạnh mẽ hơn vào các chiến lược sáng tạo tiên phong dựa trên sự hiểu biết về người tiêu dùng. Cách tiếp cận này cho phép linh hoạt hơn và đo lường tốt hơn – và có “đất” nhiều hơn cho sự sáng tạo.
Nó cũng có thể được điều chỉnh để hiển thị quảng cáo có liên quan đến đúng người vào đúng thời điểm, với cơ hội để thử nghiệm beta và đo lường tại chỗ. Để có cảm hứng sáng tạo, hãy xem chiến dịch video của Nescafé Dolce Gusto sau đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link