Skip to main content

Thẻ: Doanh nghiệp

5 thành phần trọng yếu của một doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng

Cho dù doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong ngành hàng gì và ở quy mô bao nhiêu, dưới đây là 5 thành phần quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng.

doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng

Tất cả mọi chủ doanh nghiệp đều muốn đạt được một mục tiêu chung – thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt ở các giại đoạn đầu tiên của quá trình thành lập và phát triển, sự tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp còn có thể giúp họ thoát khỏi 2 số liệu thống kê “không mấy vui vẻ” dưới đây:

  • Hơn 1/2 số doanh nghiệp mới không tồn tại qua mốc 5 năm.
  • Chỉ 1/3 số doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh vào năm thứ 10.

Nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình rơi vào những tình huống nói trên, việc xây dựng một nền tảng vững chắc với đầy đủ các yếu tố cần thiết để tăng trưởng (nhanh và bền) là yếu tố sống còn. Và dưới đây là 5 cách để bạn làm điều đó.

1. Xác định đâu là thứ làm bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh (USP).

Bằng cách phân tích từ các yếu tố môi trường bên ngoài đến nội bộ doanh nghiệp, bạn cần tìm ra những điều đặc biệt khiến bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và sau đó sử dụng những lợi thế đó làm bàn đạp cho sự tăng trưởng.

Tuỳ vào từng quy mô hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các mô hình phân tích khác nhau để tìm ra được các nhân tố nói trên. Ma trận SWOT là một gợi ý mà bạn có thể tham khảo.

2. Xác định đúng tệp khách hàng lý tưởng.

Trong khi sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể bán cho nhiều nhóm đối tượng hay nhiều người ở các phân khúc thị trường khác nhau, khái niệm khách hàng lý tưởng đề cập đến một khía cạnh hoàn toàn khác.

Một khách hàng (tệp khách hàng) được cho là lý tưởng hay nhóm khách hàng mục tiêu chính (key/target customer) là những người có khả năng mua cao nhất các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ nếu bạn là chủ doanh nghiệp và đang bán sản phẩm hàng xa xỉ chẳng hạn, rõ ràng là có rất nhiều người muốn và có thể sử dụng nó, tuy nhiên những người có đủ khả năng chi trả và sẵn sàng mua thì là một câu chuyện khác. Có thể khách hàng lý tưởng của bạn là những người có thu nhập cao, sống ở thành thị và giao tiếp nhiều chẳng hạn.

Nếu bạn không thực sự hiểu khách hàng lý tưởng của mình là ai, bạn có thể nghiên cứu các khách hàng của các đối thủ cùng phân khúc hoặc hỏi chính các khách hàng đã từng mua các sản phẩm bạn.

Bạn cũng cần hiểu thêm rằng, với từng nhóm khách hàng với các chân dung khác nhau họ cần những giải pháp khác nhau (ngay cả cùng sử dụng một sản phẩm), do đó sau khi đã xác định các nhóm khách hàng lý tưởng và các nhóm khách hàng khác, bạn có thể cần thiết kế các chiến lược marketing khác nhau để tiếp cận họ.

3. Thấu hiểu các chỉ số hiệu suất chính (KPIs/OKRs).

Để tăng trưởng, bạn cần hiểu điều gì đang hiệu quả và điều gì không, điều gì có thể thúc đẩy các mục tiêu chính của doanh nghiệp và điều gì đang kìm hãm nó.

Mỗi doanh nghiệp về cơ bản sẽ có những bộ chỉ số đo lường hiệu quả khác nhau và nếu bạn không thể xác định chính xác những chỉ số đó là gì, đo lường và tối ưu hóa nó, mục tiêu tăng trưởng hay mở rộng quy mô của bạn vẫn sẽ là thứ gì đó rất xa vời.

Có một sai lầm thường gặp đối với không ít các doanh nghiệp khi xác định các chỉ số (KPIs/OKR) này là trong khi các mục tiêu đặt ra (Os) đã quá rõ ràng (chẳng hạn như doanh số bao nhiêu, thị phần bao nhiêu…) thì các chỉ số hiệu suất chính (KRs) lại rất mơ hồ và hầu như không liên quan đến các mục tiêu.

Bạn cần hiểu rằng khi bạn đạt được các KRs thì Os cũng phải đạt, ngược lại, nếu KRs đạt mà Os vẫn chưa thì bạn cần xem xét lại các KRs của mình.

4. Thấu hiểu bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

Nếu bạn không thể hiểu rõ những con số của mình, việc bạn đạt được mục tiêu có thể khiến bạn mất đi nhiều thứ hơn bạn nghĩ, hoặc bạn không thể đạt được các mục tiêu đề ra vì thiếu nguồn lực.

Có thể sau khi tìm hiểu, bạn sẽ cần cắt bỏ ngân sách ở một số khâu nhất định và thêm ngân sách ở các phạm vi quan trọng hơn, vì tăng trưởng là câu chuyện của dài hạn, bức tranh tài chính của bạn cũng cần được đánh giá và nhìn nhận theo góc nhìn đó.

Thiếu vốn là một trong những nguyên chính dẫn đến thất bại của các công ty khởi nghiệp trước khi họ bắt đầu bán được hàng và tăng trưởng.

5. Tìm kiếm và đầu tư vào nhóm nhân tài.

Cho dù doanh nghiệp của bạn có nguồn lực tài chính mạnh đến đâu, hệ thống sản phẩm tốt đến mức nào, mọi mục tiêu tăng trưởng sẽ không bao giờ được hoàn thành nếu doanh nghiệp thiếu đi các nhóm nhân tài.

Khi toàn cầu đang phải chứng kiến những “cuộc di cư vĩ đại” trong ngành nhân sự, quá trình tìm kiếm và giữ chân nhân viên sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Ngoài việc đáp ứng các mục tiêu về lương thưởng hay mô hình làm việc kết hợp (hybrid workplace), doanh nghiệp của bạn còn cần phải khiến cho nhân viên có cảm giác thuộc về, quan tâm đến đời sống tinh thần của họ (ngay cả ngoài giờ làm việc) và giúp họ hoàn thành các mục tiêu phát triển bản thân trong chính doanh nghiệp.

Đặc biệt, nếu bạn là một công ty khởi nghiệp, khi lương thưởng là một điều hết sức khó khăn, việc tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, hướng tới cộng đồng là một phần giá trị to lớn ảnh hưởng đến các quyết định của ứng viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021

Năm nay, Nestlé Việt Nam thăng hạng 2 bậc so với năm ngoái, vươn lên dẫn đầu trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021

Danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021 do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố chiều 22/12 cho thấy, Nestlé Việt Nam vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng.

Những doanh nghiệp khác đứng trong top 5 gồm: Vietcombank, Viettel, Abbott Vietnam, Coca-Cola Việt Nam. Đây là mùa khảo sát thứ 8 được thực hiện với 595 doanh nghiệp hàng đầu theo 20 ngành nghề với 65.213 người đi làm có kinh nghiệm trên toàn quốc. Thời gian khảo sát từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2021.

Bảng xếp hạng năm nay có nhiều doanh nghiệp lần đầu lọt vào danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021 gồm: Saint-Gobain Việt Nam, Searefico, Gojek Vietnam, Công Ty TNHH Bel Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam, Hưng Thịnh Incons, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), …

Top 20 doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.

Ngoài ra, bảng xếp hạng năm nay cũng có nhiều doanh nghiệp thăng hạng như: Manulife Việt Nam, Novartis Vietnam, Perfetti Van Melle Việt Nam, Acecook Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam…

Bên cạnh bảng xếp hạng những nơi làm việc tốt, năm nay nghiên cứu còn chọn ra top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn 2021 hay top 10 doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc.

Cũng theo khảo sát, ngoài làn sóng làm việc tự do thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực, ngược lại, năm nay người lao động nghỉ việc ồ ạt và sự trỗi dậy của nhóm “siêu nhảy việc” gây xáo trộn nguồn nhân lực.

Theo Anphabe, có một nghịch lý diễn ra trong nguồn nhân lực là tỷ lệ thất nghiệp đang cao (chiếm 2,52% nguồn nhân lực), tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng cao, cứ 10 người, có 6 người đang chủ động tìm kiếm công việc mới.

Nghịch lý này càn quét từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á và bây giờ là Việt Nam, với tên gọi chung là The Great Resignation – trào lưu nghỉ việc ồ ạt.

Điều khiến các nhà quản lý thắc mắc là hậu Covid-19, những tưởng nhân viên sẽ quý công việc và vui mừng khi được đi làm lại, thay vào đó, họ quyết định nghỉ việc hàng loạt.

Chỉ số gắn kết tình cảm và gắn kết lý trí, hai yếu tố quan trọng tác động tới nỗ lực tự nguyện và cam kết gắn bó của người đi làm được Anphabe đo lường trên diện rộng đang ở mức thấp nhất 6 năm qua. Vì thế, tỷ lệ nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng thấp nhất, chỉ 46% nguồn nhân lực.

Lý giải cho hiện tượng này, khảo sát của Anphabe chỉ ra nhiều nhóm nguyên nhân có liên quan trực tiếp tới Covid-19 như biến động ngành nghề, sự mệt mỏi, kiệt sức trong môi trường làm việc căng thẳng và mất cân bằng, hay mất kết nối với đồng nghiệp và mất gắn kết với công ty, … Do đó, tỷ lệ thất nghiệp đang cao, cơ hội tìm việc mới không dễ, nhưng thực tế đó vẫn khó níu chân những người lao động muốn nghỉ việc.

Một nguyên nhân khác tác động mạnh mẽ đến làn sóng nghỉ việc ồ ạt sau khi thị trường dần mở cửa là tình trạng nhân viên “siêu nhảy việc” gia tăng đột biến sau thời gian dài “án binh bất động” do ảnh hưởng của Covid-19.

Anphabe ghi nhận, nguồn nhân lực Việt Nam hiện có 17% thuộc nhóm siêu nhảy việc, 19% thuộc nhóm siêu trung thành, còn lại 64% được coi là nhóm tiêu chuẩn.

Trong suy nghĩ của nhóm siêu nhảy việc, thời gian lý tưởng để gắn kết với một doanh nghiệp chỉ là khoảng 2 năm, ngắn hơn nhiều so với nhóm tiêu chuẩn là 4,5 năm và nhóm siêu trung thành là 12 năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Đối với các doanh nghiệp thông minh – Nâng cao kỹ năng cho nhân viên là chiến lược ưu tiên hàng đầu

Trong bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến “cuộc di cư vĩ đại” hay “làn sóng từ chức vĩ đại”, thì việc nhân viên được trang bị thêm kỹ năng còn trở nên cấp thiết hơn.

Nâng cao kỹ năng cho nhân viên
Source: litmos

Một trong những cách tốt nhất để giữ chân nhân viên qua mọi thời kỳ: Cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết để thành công ở bất cứ nơi đâu.

Trong giai đoạn khi nền kinh tế suy thoái và những làn sóng nhân viên bỏ việc ở khắp mọi tổ chức trên toàn thế giới, những doanh nghiệp thông minh đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng (upskilling), xem đó như là một công cụ để giữ chân và tăng cường mức độ gắn bó của lực lượng lao động nói chung.

Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất của Amdocs, 90% số người được hỏi (1000 người lao động tại Mỹ) coi các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng là một đặc điểm quan trọng của các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đối với các nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ, con số này tăng vọt lên mức 98%.

Ông Jonathan Naymark, Tổng giám đốc của Codecademy for Business, một nền tảng đào tạo kỹ thuật B2B, cho biết: “Bằng cách đầu tư vào các hoạt động đào tạo nhân viên, các doanh nghiệp vừa có thể giúp nhân viên tiến bộ hơn trong sự nghiệp của họ vừa khó để mất họ vào tay của đối thủ hơn.”

Dưới đây là một số cách doanh nghiệp có thể tham khảo để thúc đẩy quá trình học hỏi và sự phát triển không ngừng của nhân viên.

Thích nghi với việc những nhân viên hiện tại cũng cần phải “học việc” hay có thể được đào tạo tại chỗ.

Nếu doanh nghiệp khó hoặc không thể tìm thấy những người lao động có các kỹ năng mà họ đang tìm kiếm, đã đến lúc họ nên đào tạo tại chỗ: Tích hợp những cơ hội học tập (có thể nhân viên phải trả phí) trong doanh nghiệp.

Trong khi việc họp tập tại chỗ hay học việc trước đây chủ yếu được sử dụng cho những nhân viên mới vào doanh nghiệp (tương tự như thực tập sinh hay internships), ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận này cho cả những viên vốn đã làm việc chính thức tại doanh nghiệp.

Bà Jennifer Carlson, CEO của công ty đào tạo B2B Apprenti có trụ sở tại Mỹ, nói rằng trong khoảng thời gian vừa qua, số lượng doanh nghiệp sử dụng hình thức học việc để đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên đã tăng trưởng với mức rất đáng kể.

Khoảng 20% các công ty hợp tác với Apprenti để triển khai các khóa học việc của riêng họ sử dụng các chương trình để đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên, tăng từ mức chỉ khoảng 5% trước đại dịch.

Mặc dù những nhân viên được đào tạo cuối cùng có thể rời doanh nghiệp để gia nhập vào một doanh nghiệp khác, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một rủi ro “có thể chấp nhận được” và mặt khác, những nhân viên này vẫn có xu hướng ở lại doanh nghiệp lâu hơn so với các nhân viên khác (không được đào tạo).

Tạo ra những con đường mới để tăng trưởng thông qua sự thúc đẩy của giáo dục.

Một cách khác để đảm bảo nhân viên ở lại doanh nghiệp lâu hơn và gắn bó hơn đó là: Đầu tư vào việc học tập liên tục. Đây cũng là mục đích chính của nền tảng Teams+ được ra mắt gần đây của Codecademy, nền tảng cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh các khóa đào tạo sao cho phù hợp với nhân viên của họ.

Mặc dù những chương trình đào tạo này có thể tạo ra những bước chuyển mình quan trọng cho cả nhân viên lẫn doanh nghiệp, người sử dụng lao động không nhất thiết phải coi đào tạo và giáo dục như là một phương tiện để đạt được một mục đích cụ thể nào đó.

Thay vào đó, doanh nghiệp nên bắt đầu nghĩ về giáo dục như là một phần của hành trình phát triển và giữ chân nhân viên, nó là chất xúc tác để làm cho mối quan hệ giữa nhân viên với doanh nghiệp trở nên bền chặt hơn.

Một lợi ích khác của việc học tập liên tục đó là nó có thể ngăn chặn sự nhàm chán trong nhân viên, vì người lao động có thể triển khai và áp dụng các kỹ năng mới thay vì cứ mãi lòng vòng với các công việc hay kỹ năng cũ.

Đừng khiến cho việc học tập trở thành các bài tập về nhà tẻ nhạt.

Nhân viên của bạn về cơ bản luôn muốn nâng cao kỹ năng của họ để họ có thể tiến bộ hơn trong sự nghiệp của mình, tuy nhiên, điều quan trọng là việc nâng cao các kỹ năng không giống như các công việc làm thêm hay tăng ca ngoài giờ.

Bà Celia Dorr, giám đốc nhân sự của Contentsquare, một công ty chuyên về phân tích trải nghiệm số cho biết việc thúc đẩy các lựa chọn giáo dục là rất quan trọng. Trong năm qua, Contentsquare đã hợp tác với LinkedIn Learning, một nền tảng giáo dục mà nhân viên có thể truy cập và học trực tiếp qua video.

Dù cho bạn chọn nền tảng nào, các nhà lãnh đạo nên yêu cầu nhân viên nhắm đến các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của họ và giúp họ hiểu các loại kỹ năng nào có thể giúp họ đạt được các mục tiêu đó.

Suy cho cùng, tất cả các hoạt động này của doanh nghiệp đều nhằm nỗ lực tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp “bền vững” thông qua giáo dục, nhân viên nên được coi là tài sản của doanh nghiệp và hiển nhiên khi bạn đầu tư vào tài sản, chúng trở nên có giá trị hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Cách tìm đúng nhân sự “tốt” cho doanh nghiệp

Tìm được nhân sự giỏi hay tốt rất khó, nhưng đó là cách duy nhất để xây dựng một doanh nghiệp có thể thành công trong dài hạn.

Cách tìm đúng nhân sự "tốt" cho doanh nghiệp
Source: New York Times

Đến một thời điểm nhất định nào đó trong sự nghiệp, bạn sẽ nhận ra rằng, chức danh, vị trí hay thậm chí là tiền bạc không thực sự mang nhiều ý nghĩa như nó vốn được nhìn nhận, tất cả những gì bạn cần là được làm những công việc mình yêu thích và xung quanh mình là những đồng nghiệp hay nhân sự thực sự đam mê với những gì họ theo đuổi.

Những khoảnh khắc xung đột, mâu thuẫn kéo dài giữa các thành viên, các đội nhóm và với cả Sếp chắc chắn là những khoảng thời gian chán nản nhất.

Thay vào đó, sự hài lòng nhất tại nơi làm việc hay doanh nghiệp bắt nguồn từ việc được bao quanh bởi những con người năng động, có kỹ năng cao, tích cực và luôn cố gắng để xây dựng một thứ gì đó thực sự đặc biệt.

Bạn không nhất thiết phải trở thành một doanh nghiệp lớn mới có thể tạo ra những câu chuyện thành công vĩ đại và có sức ảnh hưởng.

Chúng tôi là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đối với chúng tôi, một nhóm chỉ với hai nhân sự thực sự rất hiệu quả.

Chúng tôi đã tăng trưởng nhanh chóng, có thể quản lý hàng triệu đô la và hệ thống hoạt động tự động dựa theo quy mô.

Việc duy trì quy mô nhỏ và tinh gọn mang lại vô số những lợi ích to lớn cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ như chúng tôi, đặc biệt là khi chúng tôi chưa cần đến các khoản vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Điều quan trọng nhất với chúng tôi để có thể hoàn thành những mục tiêu kinh doanh hay sự tăng trưởng là yếu tố con người, tức là người mà chúng tôi chọn.

Nếu bạn đã mô tả rõ chân dung về nhân sự mà bạn muốn chiêu mộ cho doanh nghiệp của mình hay doanh nghiệp mà bạn cuốn cống hiến, sớm hay muộn chắc chắn bạn sẽ tìm thấy.

Tuy nhiên có một thất bại sau đây của tôi mà bạn có thể tham khảo.

Tôi đã từng đầu quân cho một doanh nghiệp, họ có tiền, rất nhiều tiền, và họ cần những người có khả năng về kỹ thuật để tạo ra một thứ gì đó có giá trị lớn.

Tại doanh nghiệp này, tôi rõ ràng là có nhiều lợi thế khi vừa được giữ vai trò lãnh đạo vừa làm việc cho một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.

Tuy nhiên, mọi thứ sau đó dần trở nên tồi tệ hơn, tôi đau đớn rút ra bài học mà nhiều doanh nhân công nghệ trẻ đã học được sau mỗi thất bại đó là “đừng quá tham vọng hay chỉ mơ màng về tiền bạc”.

Tôi nhận ra ở doanh nghiệp này, mình thực sự không có nhiều quyền hạn để thực hiện công việc. Mọi quyết định đều phải thông qua một vài ông chủ “khó nhằn” khác, những người vốn thích theo đuổi phong cách sống của những giám đốc điều hành hàng đầu nhưng không thực sự làm được nhiều việc.

Cuối cùng dự án của tôi đã thất bại, nó thất bại không phải vì tôi hay đội nhóm của mình không có đủ năng lực mà nó thất bại tôi đã chọn sai ông chủ.

Nếu bạn đang là nhân viên đang muốn tìm cho mình một ông chủ, tiền hay độ lớn của doanh nghiệp không phải là yếu tố quyết định, hay nếu bạn là ông chủ đang muốn tìm cho mình những cộng sự có thể phát triển doanh nghiệp, bạn cần hiểu ai là người bạn cần và bạn cần họ làm gì.

Thông minh là tốt. Nhưng nó không phải là tất cả.

Nếu bạn muốn bao quanh mình với các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau vì bạn có thể học hỏi từ họ. Thông minh là chưa đủ.

Có rất nhiều người thông minh đang làm những công việc với các mức lương tối thiểu và họ đang cố gắng để phát triển sự nghiệp của mình. Cũng có rất nhiều người thông minh nhưng họ không bao giờ làm được việc hay không hề có ý định phát triển sự nghiệp.

Nhìn lại con đường của chính mình. Tôi từng hợp tác với một người có thể gọi là giỏi hay thông minh. Cậu ta luôn muốn học hỏi những gì đó mới và về cơ bản, đó là một đồng nghiệp tuyệt vời.

Một doanh nhân có kinh nghiệm đã từng nói với tôi rằng đa số các công ty thất bại vì hai lý do: tiền bạc hoặc cái tôi. Trong trường hợp này, cái tôi đã làm tan vỡ mọi thứ.

Người mà tôi ngưỡng mộ, từng khen là rất thông minh đó có cái tôi rất cao. Cao đến mức trong nhiều cuộc họp, cậu ấy không thèm quan tâm đến người khác đang nghĩ gì hay nói gì. Cậu ta luôn luôn đúng.

Rõ ràng, cộng sự của tôi rất thông minh, nhưng như bạn có thể thấy, nó không giúp chúng tôi đi lâu dài và thành công. Có lẽ tôi cần hơn một người có thái độ tốt, luôn cởi mở và tin tưởng lẫn nhau.

Hãy nhìn vào những gì mọi người đã đạt được, ngay cả khi công việc của họ không thành công.

Trong khi không ít doanh nghiệp chỉ nhìn vào những gì được coi là đã thành công để đánh giá năng lực của một ai đó, tuy nhiên đây lại là một sai lầm.

Quay lại với tình huống của tôi, rõ ràng là tôi đã thất bại với dự án của mình tại doanh nghiệp cũ, tôi không muốn đổ lỗi nhưng cũng không thể tự nhận hết trách nhiệm về mình khi tôi không hề có trách nhiệm quyết định.

Kết quả được tạo ra không hẳn là yếu tố quyết định tới tất cả những ai từng làm công việc hay phụ trách các dự án có liên quan. Dự án đó có thể thành công vì nhiều yếu tố và một ai đó chỉ đóng góp một phần rất nhỏ, hoặc dự án đã thất bại và một ai đó cũng không quá nhiều sự lựa chọn hay quyền quyết định.

Để đánh giá được năng lực thực sự hay những cống hiến thực sự, hãy nhìn vào những gì họ đã làm, những gì họ đã đạt được từ những công việc cụ thể do chính họ phụ trách.

Continue reading

Sự khác biệt giữa việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp

04 lý do tại sao các doanh nhân nên tập trung vào việc phát triển thương hiệu của họ cũng như tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp.

Việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp thường đi đôi với nhau – nhưng có một số điểm khác biệt nhất định.

Một thương hiệu thường có thể tồn tại độc lập với các doanh nghiệp, chúng hoạt động dưới sự bảo trợ của doanh nghiệp đó.

Bạn có thể có nhiều doanh nghiệp hoặc công ty dưới một thương hiệu (hãy xem Procter & Gamble hoặc Công ty Coca-Cola).

Thương hiệu là một biểu hiện rộng hơn về doanh nghiệp của bạn, đó là hình ảnh hoặc bản sắc đằng sau doanh nghiệp của bạn, công ty của bạn, cộng đồng của bạn.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn sự khác biệt giữa việc phát triển thương hiệu và phát triển doanh nghiệp dưới đây.

Doanh nghiệp tập trung vào doanh thu còn thương hiệu thì tập trung vào cộng đồng.

Mục tiêu của doanh nghiệp của bạn là tạo ra doanh thu hay lợi nhuận, trong khi mục tiêu rộng hơn của việc xây dựng thương hiệu là phát triển cộng đồng.

Tất nhiên, cộng đồng đó có thể hỗ trợ doanh số bán hàng – đó là cách thương hiệu và doanh nghiệp song hành với nhau và tại sao cả hai đều quan trọng như vậy.

Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu, bạn không tập trung vào số lượng sản phẩm bạn bán hoặc số lượng khách hàng tiềm năng mà bạn tạo ra – thay vào đó bạn tập trung hơn vào mức độ tương tác, phạm vi tiếp cận và sự công nhận từ phía cộng đồng.

Trong khi xây dựng doanh nghiệp liên quan đến việc mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ, thì việc xây dựng thương hiệu thường có nghĩa là tập trung vào một ý tưởng hoặc trọng tâm duy nhất mà bạn muốn thương hiệu của mình thể hiện.

Thương hiệu của bạn tạo ra danh tiếng cho bạn và bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động dưới thương hiệu đó. Đó là điều giúp mọi người xác định và liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Thương hiệu rộng lớn hơn sản phẩm.

Bởi vì việc xây dựng thương hiệu không chỉ tạo ra doanh thu hay lợi nhuận hoặc cung cấp sản phẩm mới, mà nó còn tập trung nhiều hơn vào nhận thức và tình cảm của công chúng.

Nó không phải là về những gì bạn bán, mà là về cách bạn làm cho mọi người dùng hay khách hàng của bạn cảm thấy tốt hơn.

Ví dụ, Coca-Cola, loại nước giải khát có đường, có ga mang đến những suy nghĩ về những khoảnh khắc hạnh phúc bất ngờ, không nhất thiết vì bản thân sản phẩm, mà vì thương hiệu xung quanh sản phẩm.

Nhiều người trong chúng ta có thể đã xem các quảng cáo của Coca-Cola cho thấy hình ảnh của những người vui vẻ chia sẻ một ly cola, quảng cáo cho chiến dịch “share a Coke” chẳng hạn.

Theo cách này, nó không chỉ là một loại nước giải khát, mà còn là một cộng đồng dành cho những người yêu thích thương hiệu và các sản phẩm của nó.

Đây là một ví dụ rõ ràng về cách sản phẩm, doanh nghiệp và thương hiệu phối hợp với nhau để tạo ra cộng đồng và bán hàng.

Chính những loại chiến dịch và kết nối này sẽ nổi bật trong tâm trí mọi người và tạo ra cái nhìn đáng nhớ về thương hiệu của bạn và cách công ty của bạn hoạt động trong thương hiệu đó.

Nó kết hợp các sản phẩm và dịch vụ của bạn cùng với sự kết nối bạn cần có với khách hàng để giữ họ quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ đó.

Bạn không thể mang thương hiệu ra khỏi bạn.

Doanh nghiệp của bạn có thể thất bại, nhưng một thương hiệu không hoạt động theo cách đó. Một thương hiệu chỉ thất bại nếu bạn không tìm được cộng đồng phù hợp và tiếp tục phát triển nó.

Nếu nó không hiệu quả, bạn có thể chỉ cần thử chuyển hướng thương hiệu của mình hoặc thay đổi trọng tâm.

Nó không bao giờ có thể bị lấy đi khỏi bạn hoặc bị đánh cắp, bởi vì nó là sự thể hiện giá trị, quan điểm và mục tiêu của bạn chứ không phải là sự cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm vật chất.

Doanh nghiệp của bạn có thể kết thúc vì lý do này hay lý do khác, nhưng thương hiệu của bạn có thể dễ dàng tồn tại lâu dài hơn thế.

Thương hiệu là bộ mặt và tiếng nói của bất kỳ công ty nào tồn tại như một phần của nó. Vì vậy, theo nghĩa đó, một thương hiệu là một ý tưởng hơn là một vật phẩm hoặc thực thể hữu hình, và không ai có thể lấy ý tưởng từ bạn!

Và theo cách đó, việc phát triển thương hiệu trở nên quan trọng không kém trong bất kỳ dự án kinh doanh nào, nó cũng giống như phát triển chính công ty hoặc doanh nghiệp.

Khác nhau, nhưng đều rất quan trọng. 

Là một doanh nhân, việc phát triển thương hiệu và kinh doanh đều quan trọng như nhau.

Doanh nghiệp của bạn cho phép bạn giải quyết các nhu cầu trong cộng đồng mà thương hiệu của bạn tạo ra và thương hiệu của bạn cho phép bạn tiếp cận nhiều người hơn có nhu cầu mà doanh nghiệp của bạn có thể giúp họ giải quyết.

Việc phát triển đồng thời cả hai tài sản này sẽ giúp bạn đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh của mình hơn.

Chắc chắn, những khái niệm hay tài sản này có thể hoạt động độc lập, nhưng những công ty thành công nhất có cộng đồng tận tâm và sự công nhận xung quanh thương hiệu của họ.

Vì vậy hãy dành thật nhiều thời gian để thiết lập và xây dựng cả thương hiệu lẫn doanh nghiệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

3 thành phần trọng yếu để cải thiện văn hoá doanh nghiệp

Bằng cách nào bạn có thể xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp luôn khuyến khích sự tăng trưởng và tin tưởng lẫn nhau.

3 thành phần trọng yếu để cải thiện văn hoá doanh nghiệp
Source: The Balance Careers

Trong một doanh nghiệp, văn hoá và chiến lược là 2 yếu tố luôn đan xen và phụ thuộc lẫn nhau khi nói đến sự tăng trưởng, nếu văn hóa làm cản đường chiến lược, thì chiến lược có xuất sắc đến mấy cũng trở nên vô nghĩa và nó cũng đúng trong chiều ngược lại.

Chiến lược giúp đưa ra định hướng, nhưng việc triển khai nó một cách hiệu quả lại phụ thuộc vào một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và bền vững.

Văn hóa là thứ nên được tích hợp vào mọi khía cạnh của chiến lược kinh doanh, và trung tâm của nền văn hóa đó chính là ở nhân viên.

Ranh giới tốt nhất giữa doanh nghiệp và khách hàng phải là ranh giới mà ở đó có những nhân viên yêu nghề, quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy thành công chung của toàn doanh nghiệp. Nhân viên là khách hàng đầu tiên và là người ủng hộ tốt nhất của mọi thương hiệu, và văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa để giữ chân họ.

Dưới đây là 3 cách mà bạn có thể sử dụng để cải thiện văn hoá trong doanh nghiệp:

1. Xây dựng một mức độ tin cậy cao.

Các thương hiệu cần tạo ra và duy trì một nền văn hóa bao gồm những người luôn tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau, điều này xuất phát từ việc xây dựng lòng tin.

Những hành vi của các nhà lãnh đạo là ngòi châm của quá trình này, và sứ mệnh của một nền văn hóa mạnh mẽ là thiết lập lòng tin giữa các cấp khác nhau trong doanh nghiệp.

Các nhân viên luôn muốn sứ mệnh của doanh nghiệp của họ phù hợp với giá trị cá nhân của chính họ. Do đó, nếu họ tin tưởng vào mục tiêu của doanh nghiệp, họ sẽ ủng hộ và tìm đủ mọi cách để khiến nó thành công.

Mọi người thường có xu hướng làm việc và cư xử tốt hơn khi họ tin tưởng rằng tất cả họ đều đang ở trên cùng một chiến tuyến.

Xây dựng lòng tin là chìa khóa chính để nhân viên gắn bó nhiều hơn, và điều này có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng.

Một nghiên cứu của Harvard được thực hiện bởi Sears vào năm 1998 đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa thái độ của nhân viên và điểm số hài lòng của khách hàng.

Nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mang tính khoa học giữa niềm tin và hiệu quả kinh tế. Những người làm việc trong các doanh nghiệp có mức độ niềm tin cao cho biết: họ ít căng thẳng hơn 74%, năng suất cao hơn 50%, ít ngày ốm hơn 13%, gắn bó hơn 76%, hài lòng hơn với cuộc sống của họ 29% và ít kiệt sức hơn 40%.

Một nghiên cứu khác năm 2015 cũng cho thấy mối quan hệ nhân quả đáng kể giữa sự hài lòng của nhân viên và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

2. Phát triển những sự cam kết mang đậm yếu tố tình cảm.

Một nhân viên sẽ gắn bó hơn với tổ chức nếu họ cảm thấy họ thuộc về và quan trọng đối với tổ chức đó, vì vậy hãy thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để cho họ thấy rằng bạn đang quan tâm đến họ. Hãy dành thời gian để hiểu nhân viên ở mức độ cá nhân và quan tâm thực sự đến sự thành công của họ.

Một nghiên cứu cho thấy những tương tác tích cực giữa nhân viên và lãnh đạo của họ là yếu tố làm cho họ muốn đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn nên nuôi dưỡng những cam kết mang tính tình cảm với nhân viên của bạn bằng các phần thưởng và sự công nhận khác, ngoài việc tăng lương và thăng chức đơn thuần.

Nhân viên muốn có cảm giác làm chủ và các ý kiến ​​đóng góp của họ có thể tạo ra những sự tác động thực sự. Khi họ tin tưởng rằng “doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai”, họ sẽ cống hiến và gắn bó nhiều hơn.

Khi nhân viên tự hào về tổ chức của họ và cam kết với sự thành công chung của tổ chức, họ sẽ trở thành những người ủng hộ có sức thuyết phục rất cao đối với thương hiệu.

3. Cải thiện những nhân viên thiếu sự gắn bó.

Tương tự như việc những nhân viên có mức độ gắn bó cao có thể giúp ích cho doanh nghiệp, những nhân viên buông lỏng hay thiếu sự gắn bó có thể làm tổn hại không nhỏ đến doanh nghiệp. Bạn cần biết rằng, nhân viên không bỏ việc, họ bỏ người quản lý của họ, vì vậy bạn hãy bắt đầu bằng cách huấn luyện và đào tạo những người quản lý.

Trước tiên, hãy đảm bảo bạn đã cung cấp cho họ tất cả các nguồn lực, công cụ và dữ liệu cần thiết để triển khai, sau đó sử dụng yếu tố cam kết là một chỉ số hiệu suất chính để khiến các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm với họ và đội nhóm của họ.

Sự gắn bó là một con đường hai chiều và việc khiến các nhân viên trở nên gắn bó hơn đòi hỏi phải có sự tham gia của họ. Một nghiên cứu từ HR Dive cho thấy hầu hết nhân viên đều cho rằng các nhà lãnh đạo cần chịu trách nhiệm về sự gắn bó của nhân viên.

Trong khi việc loại bỏ hay cải thiện những nhân viên thiếu sự gắn bó có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực đối với thương hiệu, thì việc cải thiện sự hài lòng của nhân viên có liên quan mật thiết đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân viên thiếu đi sự gắn bó làm tổn hại đến văn hóa tích cực của doanh nghiệp và những nhân viên không hài lòng cũng có thể buông lỏng trách nhiệm trong công việc của họ.

Do đó, bằng cách chủ động thiết lập các cơ chế phản hồi để xây dựng sự gắn bó với nhân viên, bạn có thể đảm bảo rằng họ ít có cơ hội nhất để buông thả, ít nhất là với bản thân họ.

Khi bạn đặt một văn hóa lành mạnh làm nền tảng chiến lược cho một doanh nghiệp, thứ mà bạn nhận được sẽ không chỉ là sự phát triển đơn thuần, mà còn là sự bền vững lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

“Nghịch lý dữ liệu” trong các doanh nghiệp Việt Nam

Kết quả từ một nghiên cứu của Dell Technologies cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đang gặp khó khăn khi khối lượng dữ liệu ngày càng tăng.

Thay vì mang đến lợi thế cạnh tranh, dữ liệu trở thành gánh nặng bởi một loạt rào cản như khoảng cách các kỹ năng dữ liệu, kho chứa dữ liệu, các quy trình thủ công, kho lưu trữ nghiệp vụ, cũng như các vấn đề về bảo mật và riêng tư về dữ liệu.

“Nghịch lý về dữ liệu” này phát sinh do khối lượng, tốc độ và sự đa dạng của dữ liệu vượt trội so với khả năng của các DN, công nghệ, nhân lực và quy trình.

Trong đó vấn đề “Không thể trích xuất các thông tin chi tiết từ dữ liệu và/hoặc quá tải thông tin” chiếm vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng toàn cầu về rào cản chuyển đổi số, tăng 11 bậc so với năm 2016.

73% người tham gia khảo sát từ Việt Nam cho biết DN của họ hoạt động dựa trên dữ liệu và “dữ liệu chính là mạch máu của công ty”.

Chỉ có 18% cho thấy họ xem dữ liệu là yếu tố cốt lõi và sử dụng chúng xuyên suốt hoạt động của DN. 91% các DN vẫn chưa phát triển đủ công nghệ và quy trình về dữ liệu, cũng như văn hóa và kỹ năng về dữ liệu.

Chỉ 9% DN được xếp hạng Data Champion: Những công ty thỏa mãn cả hai điều kiện trên (về công nghệ/quy trình và văn hóa/kỹ năng).

74% DN cho rằng ban giám đốc vẫn chưa có những động thái hỗ trợ cụ thể để phục vụ cho chiến lược dữ liệu và phân tích của doanh nghiệp, 49% DN đang tập trung vào các kho dữ liệu (data lake) mà chưa xem xét đến việc chuẩn hóa những gì đang có.

Do vậy, sự bùng nổ của dữ liệu đang khiến công việc của nhiều DN trở nên khó khăn thay vì ngược lại: 71% DN than phiền họ sở hữu nhiều dữ liệu đến mức không thể đáp ứng các yêu cầu về bảo mật và quy định, trong khi đó 70% cho rằng các đội nhóm làm việc đang quá tải bởi lượng dữ liệu đang có.

Mặc dù hiện nay các DN đang gặp nhiều khó khăn, nhưng rất nhiều DN đã có những kế hoạch để tạo ra một tương lai tươi sáng hơn: 53% dự định triển khai máy học ML để tự động hóa quá trình phát hiện dữ liệu bất thường, 54% mong muốn chuyển sang mô hình DaaS (data-as-a-service) và 38% dự định xem xét sâu hơn về hiệu suất của các tủ đĩa để tái cấu trúc cách họ xử lý và sử dụng dữ liệu trong vòng 1 đến 3 năm tới.

Để khắc phục nghịch lý này và có thể chuyển đổi gánh nặng dữ liệu thành lợi thế, ông Vũ Trần- Giám đốc điều hành Dell Technologies Việt Nam cho rằng: “Các DN cần xem xét nhu cầu thực tiễn của DN mong muốn đặt dữ liệu ở đâu, sử dụng bao nhiêu phần trăm trên đám mây, bởi dữ liệu là sản phẩm chúng ta có thể biết trước được kết quả.

Khi tiến hành thuê đám mây, cần xem rõ biểu phí ra sao, như mỗi khi đăng nhập có tính chi phí phụ thêm bao nhiêu, tính tổng lại có phù hợp với nhu cầu của mình không. Dell Technologies thường sẽ tư vấn và so sánh giữa các giải pháp cũng như chi phí dựa trên nhu cầu của khách hàng, nhằm giúp DN tối ưu chi phí.

Cần tối ưu hóa “ống” dẫn dữ liệu để nó có thể “chảy” tự do và an toàn bằng cách tăng cường ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML); phát triển phần mềm để mang đến những trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa mà khách hàng mong muốn”.

Với thực tế có hơn ½ DN Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu chuyển đổi số, ông Vũ Trần cho rằng: “ Chuyển đổi số là một cuộc hành trình đòi hỏi sự thay đổi về tổng thể của các thiết bị, hạ tầng, nhằm đạt được một mục tiêu chung.

Theo tôi, chúng ta chỉ đang chậm hơn một chút với các nước khác do sự khác biệt về văn hóa mua sắm. Trong 18 tháng qua, rất nhiều DN đã chuyển đổi số thành công, như những công ty về chứng khoán, thương mại điện tử, thanh toán điện tử.

Ông Vũ Trần cũng cho rằng: “Không có bất kỳ DN nào có thể đạt được chuyển đổi số chỉ sau một ngày. Trong 6 năm vừa qua, trên toàn cầu cũng chỉ có 12% DN đạt được, bởi như tôi nói, đây là một cuộc hành trình đòi hỏi thời gian và đối tác có những giải pháp hiệu quả như Dell Technologies đồng hành.

Chúng ta cần xác định được 3 năm tới mục tiêu sẽ là gì, để đạt được mục tiêu đó chúng ta phải làm gì? Sau đó, 5 năm nữa chúng ta sẽ đạt được gì?

Tốc độ phát triển của công nghệ rất nhanh, do đó hành trình chuyển đổi số của chúng ta cần phải bắt kịp xu thế phát triển của công nghệ, cũng như nội bộ DN để có thể đạt được mục tiêu mong muốn.

Trong thời điểm các DN đang phải chịu áp lực lớn trong việc chuyển đổi số để tăng tốc dịch vụ khách hàng, DN cần phải kết hợp hài hòa giữa việc thu thập thêm dữ liệu, đồng thời khai thác những dữ liệu hiện hữu.

Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, 39% DN cho rằng dịch bệnh đang gia tăng lượng dữ liệu họ cần thu thập, lưu trữ và phân tích. Trở thành một DN hoạt động dựa trên dữ liệu là một chặng đường dài và họ sẽ cần đến những chỉ dẫn trong suốt cuộc hành trình này”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

6 nguyên lý để xây dựng sự nhanh nhạy trong chiến lược của các doanh nghiệp (P1)

Sự nhanh nhạy trong chiến lược là khả năng cải thiện hiệu suất – không chỉ tồn tại mà còn phải phát triển trong các bối cảnh bị gián đoạn.

6 nguyên lý để xây dựng sự nhanh nhạy trong chiến lược của các doanh nghiệp

Vào đầu năm 2020, Airbnb đã hướng đến một năm đầy hy vọng – lượng đặt phòng đã tăng, kế hoạch mở rộng đã được sẵn sàng và một đợt IPO cũng đã được thiết lập.

Sau đó, Covid ập đến và hơn 1 tỷ USD tiền đặt phòng biến mất, các kế hoạch mở rộng bị hoãn lại và một phần tư lực lượng lao động bị cắt giảm.

Tuy nhiên, đến cuối năm, lượng doanh thu đã phục hồi và công ty đã hoàn tất một trong những đợt IPO công nghệ thành công nhất trong lịch sử.

California Pizza Kitchen (CPK) nổi tiếng với những dịch vụ sáng tạo và đổi mới.

Đây là một trong những chuỗi cửa hàng pizza đầu tiên cung cấp vỏ bánh không chứa gluten (một loại protein), pizza “mang đi và nướng” tại nhà và các cuộc thi đổi mới khác dành cho các đầu bếp của mình.

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, công ty này đã nhanh chóng chuyển sang cung cấp dịch vụ giao nhận hàng bên lề đường (curb-side delivery) và nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến của mình.

Tuy nhiên, bất chấp những danh tiếng bấy lâu về sự đổi mới và tư duy cầu tiến, công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 7 năm 2020.

Tại sao một doanh nghiệp thì có thể phát triển rất mạnh trong khi những doanh nghiệp khác thì lúng túng và rối bời.

Các nhà nghiên cứu từ trường kinh doanh IMD đã xác định có 03 cách khác biệt để các doanh nghiệp thành công làm được điều này.

Thứ nhất, họ đủ nhanh nhẹn để tránh những tác động tồi tệ nhất; thứ hai, khi khó khăn ập đến họ có đủ sức mạnh để hấp thụ nhiều ‘nỗi đau’ nhất; và thứ ba, họ đủ kiên cường để tăng tốc về phía trước nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu gọi sự kết hợp của các khả năng này là “Bộ ba của sự nhanh nhạy trong chiến lược.”

Ngay sau khi nhận ra rằng Covid-19 sẽ là một đòn đánh giáng mạnh vào ngành du lịch, Airbnb đã thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu và tránh sự ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của mình.

Nó thực hiện các quy trình khử khuẩn nghiêm ngặt cho các tài sản của mình và thêm một đêm ở miễn phí bắt buộc giữa các đợt lưu trú để có thêm thời gian dọn dẹp.

Nó cũng nới lỏng các chính sách hủy đặt phòng của khách hàng và áp dụng các biện pháp để bù đắp các khoản doanh thu bị mất cho chủ nhà.

Tất nhiên, dù bằng cách nào, công ty cũng không thể tránh hoàn toàn những ảnh hưởng của đại dịch, vì vậy họ đã tiếp tục huy động vốn để tăng cường khả năng của mình.

Bên cạnh đó, công ty đã bắt đầu tăng tốc vào các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, chẳng hạn như du lịch trong nước và lưu trú tại các địa điểm nông thôn.

Ngược lại, California Pizza Kitchen đã không thể chuyển đổi đủ nhanh hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng của mình sang giao hàng sau khi các lệnh đóng cửa được ban hành, và do đó, họ không thể tránh khỏi sự sụt giảm của doanh thu trực tiếp.

Hơn nữa, nhiều năm quản trị yếu kém đã khiến công ty này phải gánh một khoản nợ lớn, điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn bổ sung để trang trải chi phí. Các địa điểm thì đóng cửa hoặc hoạt động với công suất hạn chế, lượng tiền mặt bắt đầu cạn kiệt.

Công ty được bảo hộ phá sản vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, sau một vài tháng tái cấu trúc, nó lại xuất hiện vào tháng 11 năm 2020, công ty hầu hết thuộc sở hữu của các chủ nợ, những người đã hoán đổi các khoản vay của họ thành vốn chủ sở hữu.

06 nguyên lý đằng sau “Bộ ba của sự nhanh nhạy trong chiến lược.”

Các nguyên lý này không phải là các định nghĩa, quy tắc, luật lệ, công cụ hoặc khuôn khổ, mà là các hướng dẫn để giúp các tổ chức tận dụng sự gián đoạn như một cách chủ động để tận dụng các cơ hội cho họ.

Nguyên lý 1: Ưu tiên tốc độ hơn là sự hoàn hảo.

Cơ hội thường đến và đi một cách nhanh chóng trong các thời kỳ khủng hoảng, vì vậy các tổ chức cần sẵn sàng và hành động nhanh chóng, ngay cả khi họ hy sinh yếu tố chất lượng và khả năng dự đoán trong tương lai.

Trong suốt nhiều ngày của Tết Nguyên Đán, các rạp chiếu phim thường chật kín các gia đình. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2020, do sự lan rộng của Covid-19, hầu hết các rạp đều trống không và nhiều rạp đã phải đóng cửa.

Tập đoàn truyền thông Huanxi (Huanxi Media Group) đã lỗ hàng triệu USD cho bộ phim có chủ đề của năm mới Lost in Russia.

Trong khi hầu hết các công ty cùng ngành của nó quyết định hoãn phát hành, Huanxi đã tiếp cận Bytedance, công ty Trung Quốc hiện đang sở hữu ứng dụng TikTok.

Mặc dù Bytedance không phải là một đối tác phân phối thực sự, vì nền tảng này chủ yếu phát trực tuyến các nội dung video dạng ngắn, do người dùng tạo ra. Chỉ trong hai ngày, Lost in Russia đã đạt được 600 triệu lượt xem trên các nền tảng của Bytedance.

Bộ phim không chỉ thu hút được lượng người theo dõi khổng lồ, mà còn dẫn đến một làn sóng mạnh mẽ từ các công dân Trung Quốc, những người đang cảm thấy cô độc vì không thể rời khỏi nhà của họ trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát.

Ngược lại, bằng cách chờ đợi, các hãng phim khác đã bỏ lỡ những cơ hội lớn để xây dựng thị phần và tận dụng cơ hội hiếm có này.

Nguyên lý 2: Ưu tiên tính linh hoạt hơn là lập kế hoạch định sẵn.

Trong các trường chuyên dạy về kinh doanh, chiến lược được xem là một loạt các sự lựa chọn xung quanh việc nên làm gì, làm ở đâu và làm như thế nào.

Những lựa chọn này thường được xây dựng thành các kế hoạch hành động mang tính chiến lược và được phê duyệt trong khoảng thời gian vài tháng, và sau đó nó được thực hiện trong khoảng từ ba đến năm năm.

Tuy nhiên, trong những cuộc khủng hoảng, một kế hoạch chiến lược định sẵn có thể dễ dàng trở thành một chiếc neo làm trì hoãn doanh nghiệp, buộc họ cứ mãi loay hoay với những thứ vốn không còn liên quan đến thị trường.

Đối mặt với sự sụt giảm doanh thu chưa từng có trong đại dịch, hãng hàng không Qantas đã từ bỏ kế hoạch chiến lược 5 năm của mình và ‘mượn lại’ ý tưởng cũ từ những năm 1980 là cung cấp “các chuyến bay du ngoạn”.

Những chuyến bay du ngoạn này bao gồm các chuyến thăm quan đến một số điểm du lịch chính của Úc, chẳng hạn như Great Barrier Reef và Uluhu.

Toàn bộ số lượng chỗ ngồi của chuyến bay đã được bán hết trong 10 phút và đây trở thành một trong những chương trình khuyến mãi bán nhanh nhất trong lịch sử của Qantas.

Qantas không chỉ nhanh chóng chuyển đổi chiến lược mà còn linh hoạt trong cả cách thức vận hành của mình.

Nguyên lý 3: Ưu tiên sự đa dạng hóa và thà “giảm hiệu quả” còn hơn là chọn “tối ưu hóa”.

Nhiều tổ chức đã phải vật lộn để chống lại sức ảnh hưởng của Covid-19 và một số đã thất bại – họ thất bại không phải vì họ không nhanh nhẹn hay đổi mới, mà bởi vì họ đã bị đốn ngã bởi một cú đánh kinh hoàng.

Trong nhiều trường hợp, gốc rễ của vấn đề này là do họ thiếu sự đa dạng hóa hoặc quá chú trọng vào yếu tố hiệu quả và tối ưu hóa.

Các nguyên lý của sự đa dạng hóa đã không còn được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Trong khi điều này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được những hàng rào mạnh mẽ nhằm chống lại sức ảnh hưởng của các cú sốc chẳng hạn như đại dịch.

Trong thời kỳ đại dịch, khi doanh số bán hàng của các nhãn hiệu chăm sóc cá nhân (personal care brands) của P&G sựt giảm, công ty đã có thể tạo ra sự khác biệt thông qua việc thúc đẩy các nhãn hiệu chất tẩy rửa và khử khuẩn của mình.

Ngược lại, thì các doanh nghiệp khác như Gold’s Gym, Avianca Airlines và Brooks Brothers đã phải chịu đựng những ‘cú đấm đau đớn’ vì thiếu đi sự đa dạng.

Swiggy, một trong những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giao đồ ăn lớn nhất của Ấn Độ đã xây dựng một nền tảng bao gồm hơn 160.000 nhà hàng tại 500 thành phố.

Trong thời gian đóng cửa vì Covid-19, hoạt động của các nhà hàng, bao gồm cả giao hàng, đã giảm hơn 50%. Swiggy cũng nhận ra rằng sự phụ thuộc quá nhiều vào các địa điểm cố định sẽ là một rào cản lớn, do đó họ đã tìm cách thay đổi.

Họ bắt đầu một chương trình để thêm các đơn vị cung cấp thức ăn đường phố vào nền tảng của mình, cuối cùng đã có hơn 36.000 nhà cung cấp đã được thêm vào.

Mặc dù việc phục vụ những nhà cung cấp này mang lại ít lợi nhuận hơn, nhưng rõ ràng là họ đã cung cấp sự đa dạng trong suốt cuộc khủng hoảng, đồng thời cũng mang lại không ít những lợi ích cho xã hội.

Kết quả là, Swiggy đã tăng lên khoảng 90% khối lượng giao hàng thực phẩm trong thời gian diễn ra Covid-19.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

TikTok thông báo gói hỗ trợ trị giá 150.000 USD cho các doanh nghiệp LatinX ở Mỹ

Cùng với những nỗ lực không ngừng nhằm hỗ trợ các SMBs bị ảnh hưởng bởi đại dịch, TikTok tiếp tục công bố một quỹ tài trợ mới trị giá 150.000 USD nhằm hỗ trợ các SMBs LatinX, cụ thể là trên khắp nước Mỹ.

TikTok thông báo gói hỗ trợ trị giá 150.000 USD cho các doanh nghiệp LatinX ở Mỹ

Theo giải thích của TikTok:

“#CreciendoconTikTok được xây dựng dựa trên quan hệ đối tác của chúng tôi với Tổ chức Di sản Tây Ban Nha (HHF) để hỗ trợ lâu dài của cộng đồng người Tây Ban Nha.

Quỹ sẽ trao giải thưởng là tiền mặt cá nhân trị giá 5.000 USD cho các chủ doanh nghiệp nhỏ LatinX có tính kiên trì, chăm chỉ và tinh thần kinh doanh tốt thông qua TikTok trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19.”

Như TikTok lưu ý, nền tảng này lần đầu tiên hợp tác với HHF vào năm ngoái, đầu tư 750.000 USD tài trợ cho một loạt các sáng kiến do HHF dẫn đầu, bao gồm Giải thưởng Di sản Tây Ban Nha và các chương trình hỗ trợ lực lượng lao động khác.

Nguồn vốn mới này sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ LatinX có nhiều cơ hội hơn, những doanh nghiệp vốn đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi lệnh đóng cửa do COVID-19 và các sức ép khác.

TikTok đã công bố một loạt các sáng kiến tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều năm gần đây, bao gồm sáng kiến #SupportSmallBusinesses, nhằm mục tiêu làm nổi bật một loạt các thương hiệu nhỏ trong ứng dụng và sự kiện Small Biz Block Party, nhằm cung cấp insights và mẹo marketing mới.

TikTok cũng đã cung cấp một loạt các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nhà sáng tạo LatinX, cụ thể là cung cấp tín dụng (ngân sách) quảng cáo và các tùy chọn hỗ trợ quảng cáo khác.

Tất cả các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo những cách khác nhau, nhưng các SMBs của LatinX đã chứng kiến tỷ lệ đóng cửa cao hơn và buộc phải sa thải nhiều nhân viên hơn, những tác động không tương xứng đó là một phần lý do khiến TikTok ra mắt gói hỗ trợ đặc biệt lần này.

Những nỗ lực của TikTok cũng với mục tiêu là được hòa nhập nhiều hơn với những cộng đồng người ít được đại diện và trở thành một sự hiện diện lớn hơn cho những nhà sáng tạo này trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao Singapore lại trở thành “miền đất hứa” của các doanh nghiệp và giới đầu tư

Bằng cách nào quốc gia này lại trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu của thế giới? Dưới đây là 4 lý do bạn có thể tham khảo.

Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ, toàn cầu hóa và sự trỗi dậy của châu Á đều gây ra những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực sản xuất.

Ít nhất là trong phạm vi của các nước Châu Á và ASEAN, điều này thường có nghĩa là sẽ có một cuộc chạy đua xuống đáy về khả năng cạnh tranh dựa trên giá cả, thay vì giá trị.

Trong khi nguồn nhân công với chi phí thấp và làm những công việc lặp đi lặp lại đã có thời kỳ hoàng kim của riêng nó, Singapore giờ đây đã cho thấy mình là ngọn hải đăng của tư duy hướng về tương lai.

Bằng cách áp dụng toàn diện Công nghiệp 4.0, Singapore đang nâng cao chuỗi giá trị để củng cố vị thế là trung tâm công nghiệp hàng đầu thế giới.

Một tham vọng lớn như vậy tất nhiên nó cũng đòi hỏi sự chủ động lớn không kém, dưới đây là 04 lý do tại sao Singapore sẽ là trung tâm công nghiệp hàng đầu thế giới, sẽ là miền đất hứa của các doanh nghiệp và giới đầu tư.

1. Tầm nhìn xa của chính phủ Singapore.

Singapore có một lịch sử lâu đời thể hiện tầm nhìn xa trông rộng đối với các nhu cầu của quốc gia. Ví dụ nổi tiếng nhất về điều này có lẽ là việc chính phủ thành lập Hội đồng Phát triển và Nhà ở (HDB) vào năm 1960, được thiết kế để đưa dân số thoát khỏi đói nghèo và có nhà riêng của họ.

Chính văn hóa nhìn xa trông rộng đó đã dẫn đến nhiều hiểu biết tiến bộ khác, bao gồm cả việc cam kết gần đây của chính phủ nhằm mục tiêu phát triển lĩnh vực sản xuất của mình trong 10 năm tới.

Tuy nhiên, điều quan trọng là, chiến lược của Singapore không phải nhằm xây dựng nhà máy và nhập khẩu công nhân để sản xuất hàng hóa chất lượng thấp.

Chính phủ đã có những kế hoạch mạnh mẽ để sẽ cạnh tranh không phải về chi phí mà dựa trên tài sản trí tuệ mà quốc gia này có thể tạo ra.

Điều này có nghĩa là thay vì sản xuất hàng hoá giá trị thấp, Singapore sẽ hướng tới sản xuất ở cấp độ cao hơn của chuỗi giá trị, bao gồm các lĩnh vực như dược phẩm, fintech và công nghệ sinh học.

Các chiến lược này cũng sẽ tạo ra các công việc sản xuất được trả lương cao hơn và được đào tạo rộng rãi cho người dân địa phương với sự kết hợp của giáo dục đại học.

2. Hệ sinh thái sản xuất mang tầm thế giới.

Mặc dù các kế hoạch chi tiết gần đây của chính phủ về một tương lai sản xuất có giá trị cao vẫn chưa được chứng minh vì nó còn nằm ở phía trước, tuy nhiên, bạn chỉ cần nhìn vào hiệu quả lịch sử phát triển của Singapore hiện nay để thấy được tại sao nó có thể xảy ra.

Singapore đã là nước xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao lớn thứ ba thế giới, sản xuất 4 trong số 10 loại thuốc hàng đầu thế giới và là nhà sản xuất dầu tinh luyện lớn thứ 4 trên toàn cầu.

Những gã khổng lồ trong ngành như Micron, Shell và Merck không chỉ chọn Singapore làm cơ sở sản xuất mà còn là trung tâm chiến lược cho R&D (nghiên cứu và phát triển), trụ sở chính và quản trị chuỗi cung ứng.

Hệ sinh thái mang tầm thế giới này được củng cố bởi các sáng kiến ​​tích cực của chính phủ, nơi các tập đoàn đa quốc gia (MNC) có thể hợp tác với các viện nghiên cứu và giáo dục đại học để phát triển những sự đổi mới mang tính đột phá với sức ảnh hưởng toàn cầu.

Danh tiếng của Singapore cũng khiến ngày càng có nhiều MNC hàng đầu đang thúc đẩy các hoạt động đầu tư của họ vào quốc gia này.

3. Một lực lượng lao động gồm những con người có tay nghề cao và những con rô bốt có khả năng thích ứng tốt.

Trong khi Trung Quốc và nhiều khu vực ở Đông Nam Á vẫn tồn tại và phát triển với lực lượng lao động chủ yếu dựa trên công việc lặp đi lặp lại, Singapore đang vươn lên dẫn đầu với lực lượng lao động địa phương có khả năng thích nghi tốt với kỹ năng cao bao gồm cả robot và con người.

Singapore hiện đứng thứ ba trong Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu (Global Talent Competitive Index), phần lớn là nhờ vào hai chiến lược chính.

Đầu tiên, là sự đầu tư đáng kể của chính phủ vào tài năng của con người thông qua loạt chương trình SkillsFuture trong lĩnh vực sản xuất tiên tiến và mối quan hệ đối tác của họ với các nhà lãnh đạo ngành và các viện giáo dục đại học.

Thứ hai, là sự đầu tư lớn vào công nghệ robot, đã đưa họ trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới về mật độ robot, theo Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu.

Những lực lượng lao động hợp lực (rô bốt và con người) này cho thấy Singapore là một điểm cộng to lớn cho các MNC tiềm năng đang muốn sản xuất ở Singapore.

4. Một nền văn hóa đổi mới đã được thiết lập.

Cuối cùng, Singapore tiếp tục củng cố danh tiếng của mình như một cường quốc toàn cầu về sự đổi mới.

Singapore hiện đang xếp thứ ba trong chỉ số đổi mới của Bloomberg (Bloomberg Innovation Index), chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng năng suất và giá trị gia tăng của ngành sản xuất, đồng thời vẫn duy trì xếp hạng hàng đầu thế giới về hiệu quả của giáo dục đại học.

Văn hóa đổi mới này đã khiến Siemens và tập đoàn tự động hoá ABB đang tận dụng đà phát triển của Singapore trong nền công nghiệp 4.0 để đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

29.1% doanh nghiệp tại TP.HCM rút lui khỏi thị trường

Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể là doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn, quy mô vốn nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài…

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và việc thực hiện giãn cách xã hội ở 20 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương theo Chỉ thị 16 đã ảnh hưởng đến đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm, cả nước có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, gần 40.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng gần 29%; 11.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng hơn 27%. Trung bình mỗi tháng có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Đáng chú ý, trong 7 tháng từ đầu năm 2021, TP.HCM có 23.199 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chiếm 29,1% tổng số của cả nước.

Trong số này, có 12.071 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Đây là kỷ lục về số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm tại TP.HCM giai đoạn 2016 – 2021.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm trên 70% doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, đa số doanh nghiệp khác đều giảm từ 50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch bệnh.

Bên cạnh đó, do chưa thể đáp ứng thực hiện “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ ngơi tại chỗ) trong một thời gian quá ngắn (1 ngày) theo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh của UBND TP.HCM, nên nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động.

Số liệu cập nhật của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tại TP.HCM chủ yếu thuộc các lĩnh vực: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.180 doanh nghiệp, chiếm 37,7%); Xây dựng (5.491 doanh nghiệp, chiếm 13,6%) và công nghiệp chế biến, chế tạo (4.717 doanh nghiệp, chiếm 11,7%).

Tuy nhiên, tại những lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh lớn nhất cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất tại TP.HCM.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2021 là 29.602 doanh nghiệp, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất trong tháng 7 đầu năm 2021 là: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (10.365 doanh nghiệp, chiếm 35%); Xây dựng (4.415 doanh nghiệp, chiếm 14,9%); công nghiệp chế biến, chế tạo (3.656 doanh nghiệp, chiếm 12,4%).

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2021 là 75.823 doanh nghiệp, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp khi so sánh với mức tăng trung bình giai đoạn 2016 – 2020 (8,1%).

Các lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh là: Kinh doanh bất động sản (tăng 33,8%); Vận tải kho bãi (tăng 15,6%); Thông tin và truyền thông (tăng 12,5%).

Theo đánh giá của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ở đầu quý 3/2021 đang xấu hơn rất nhiều.

“Trong khu vực dịch vụ, ngoài khu vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các lĩnh vực dịch vụ khác thực sự là những tử huyệt của nền kinh tế.

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn, vận tải đang chết dần, chết mòn và có nhiều khả năng nhiều doanh nghiệp trong khu vực này không có khả năng vực dậy sau đại dịch nếu như chúng ta không có biện pháp hỗ trợ thiết thực và mạnh mẽ cho khu vực này,” ông Vũ Tiến Lộc nêu thực tế.

Riêng tại TP.HCM, trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, Hiệp hội Ngân hàng TP.HCM mới đây đã ký đồng thuận với 16 ngân hàng thương mại lớn ở thành phố sẽ giảm lãi suất cho các khách hàng đang vay. Dự kiến, sẽ có khoảng 400.000 khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được giảm lãi suất lần này.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết tùy mức độ thiệt hại của doanh nghiệp, mức giảm lãi suất có thể dao động từ 0,5% – 2,5%; mức giảm trung bình là 1%/năm.

Việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng, tổ chức dụng trên địa bàn sẽ được đưa vào hoạt động giám sát từ nay đến cuối năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnEconomy

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết – Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ (P2)

Sự đơn độc thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ tiêu cực, và tỷ lệ đơn độc tại nơi làm việc đang tăng lên nhanh chóng do ảnh hưởng từ đại dịch.

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết - Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ

Thiết kế cho sự phụ thuộc lẫn nhau cao hơn.

Mặc dù các buổi hội thảo và những chương trình khác có thể giúp khởi động các kết nối chất lượng cao, nhưng chúng sẽ không giải quyết được sự đơn độc về lâu dài.

Khi chúng ta trở lại văn phòng làm toàn thời gian hoặc áp dụng các mô hình WFH kết hợp, lời khuyên được đưa ra nhiều nhất trong việc chuẩn bị cho đội nhóm của mình sẽ là:

Thiết lập lại sứ mệnh của đội nhóm, đặt ra các tiêu chuẩn tương tác rõ ràng, thực thi chúng một cách nhất quán, tạo bản sắc chung cho đội nhóm, minh bạch hóa các vai trò và quy trình làm việc và ổn định thành viên.

Các bước này sẽ giúp thúc đẩy những nền móng vững chắc để xây dựng một đội nhóm hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các mối quan hệ nội bộ nhóm sâu sắc hơn, có thể sẽ cần phải thay đổi những cấu trúc bổ sung.

Như một lãnh đạo công ty tài chính đã nhận xét:

“Tôi nhận ra rằng việc chi thêm nhiều thời gian xã hội vào lịch trình của của đội nhóm trong một khoảng thời gian nhất định sẽ không tạo ra chiều sâu của các mối quan hệ mà chúng tôi mong muốn. Chúng tôi thực sự phải suy nghĩ lại về cách chúng tôi tiếp cận nó vào công việc hàng ngày của đội nhóm của mình.”

Các khía cạnh chính của việc làm việc nhóm cần xem xét khi thiết kế để xây dựng mối quan hệ đó là sự hợp tác và hỗ trợ xã hội.

Làm việc song song hoặc chỉ đơn thuần là đùn đẩy công việc từ đồng đội này sang đồng đội khác không có khả năng tạo ra nhiều cơ hội để xây dựng các kết nối thực sự cũng như phát triển sự cộng tác.

Thay vào đó, hãy thiết kế công việc để các thành viên có mức độ tương tác cao hơn và trao đổi thường xuyên hơn, họ phải có mối quan hệ kiểu đối tác.

Để làm tốt những điều này, người quản lý trong tổ chức có thể kiểm tra và đánh giá các thành viên trong đội nhóm, để xem họ thực sự đang cảm thấy như thế nào về nhau.

Một sự thật bạn có thể nhận thấy là, các thành viên trong nhóm có thể hài lòng với các sản phẩm công việc của chính cá nhân họ, nhưng họ lại cảm thấy bị ngắt kết nối với đội nhóm và tổ chức, điều này dẫn đến tinh thần và năng lượng làm việc cũng sẽ giảm đi.

Một giám đốc điều hành của một tổ chức lớn từng nói: “Một đội nhóm chỉ hoạt động tốt khi nó được thiết lập để kết quả cuối cùng đạt được là kết quả chung được đóng góp từ tất cả các thành viên của mình.”

Tăng cường mối quan hệ chấp nhận rủi ro.

Các doanh nghiệp cần tăng lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc tiếp cận những người khác tại nơi làm việc.

Microsoft nhận thấy rằng các công ty thường xuyên cung cấp các phần thưởng và sự khích lệ cho các hoạt động xây dựng mối quan hệ nội bộ sẽ khiến những nhân viên của họ có mức độ hài lòng và hạnh phúc cao hơn trong công việc.

Những loại phần thưởng này rất quan trọng để củng cố tầm quan trọng và tính hợp pháp của những nỗ lực trong mắt nhân viên.

Đã rất lâu trước khi xảy ra đại dịch buộc nhân viên phải làm việc trong tình trang xa cách, sự đơn độc tại nơi làm việc vốn đã tồn tại và ngày càng gia tăng.

Nếu doanh nghiệp không có một cách tiếp cận mới để tạo điều kiện cho các mối quan hệ tại nơi làm việc phát triển, sự đơn độc và mất kết nối của nhân viên vẫn sẽ tiếp tục – bất kể mọi người có quay lại văn phòng hay không.

Quá trình chuyển đổi đội nhóm hoặc doanh nghiệp sau đại dịch mang đến các cơ hội hoàn hảo để đưa các cấu trúc và phần thưởng vào đúng vị trí của nó, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động ngày càng được kết nối nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết – Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ (P1)

Sự đơn độc thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ tiêu cực, và tỷ lệ đơn độc tại nơi làm việc đang tăng lên nhanh chóng do ảnh hưởng từ đại dịch.

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết - Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ

Tỷ lệ đơn độc ngày càng tăng của người lao động trong đại dịch đã khiến hầu hết các doanh nghiệp đặt vấn đề hạnh phúc của nhân viên lên ưu tiên hàng đầu khi họ vạch ra tương lai của công việc và văn hoá doanh nghiệp.

Họ biết rằng sự đơn độc đó ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe, giảm năng suất, doanh thu và cả sự kiệt sức. Một số doanh nghiệp, bao gồm cả JPMorgan và Google gần đây đã tuyên bố để nhân viên trở lại văn phòng.

Mặc dù việc tăng cường sự tương tác trong một môi trường làm việc thực tế có thể có lợi cho một số khía cạnh của công việc, nhưng bản thân nó sẽ không tạo ra mối liên kết cá nhân chặt chẽ giữa các đồng nghiệp.

Bởi thực tế, theo Giáo sư Mark Mortensen của Trường kinh doanh INSEAD, tỷ lệ đơn độc cao ở nhân viên xảy ra trước khi chuyển sang môi trường làm việc từ xa.

Dù nhân viên đang quay lại nơi làm việc dưới bất cứ hình thức nào, việc xây dựng các kết nối chất lượng cao cũng sẽ đòi hỏi một tập hợp các cấu trúc và thực hành tập trung được xây dựng dựa trên nền tảng của sự an toàn trong yếu tố tâm lý.

Dưới đây là những yếu tố chính mà mọi doanh nghiệp đều nên xem xét.

Tìm kiếm và nhận ra những ‘kẻ thù vô hình’.

Nhân viên vốn sẽ không bao giờ ‘bày tỏ’ sự đơn độc của họ.

Sự đơn độc trong công việc là một niềm tin chủ quan hoàn toàn nằm ở bên trong: “Rất ít người thực sự hiểu tôi hoặc sẽ hỗ trợ tôi đúng lúc tôi cần.”

Cảm giác đơn độc thường chỉ kết nối một cách hời hợt với những người khác, có thể nó chân thành nhưng sẽ không thực sự mang tính tập thể, tức chia sẻ nó một cách rộng rãi.

Nhiều lúc, bản thân nhân viên thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đang đơn độc.

Một nhân viên vốn từng rất hào hứng với ngành bán lẻ nhưng trong một thời gian ngắn sau đó, họ lại không còn bất cứ một chút động lực nào đối với nó.

Có thể họ nhận ra rằng họ không còn yêu thích ngành nghề hay công việc đó nhiều như họ từng nghĩ và đã đến lúc, họ cần tìm kiếm một thứ gì đó mới.

Khi chúng ta xem xét đến tình huống của người nhân viên này, rõ ràng là động lực và sự yêu thích đang suy yếu dần của họ không liên quan gì đến bản chất công việc hay ngành nghề của họ, mà chỉ là mọi thứ liên quan đến bối cảnh xã hội hay chính bản thân họ.

Làm việc trong một đội nhóm nhỏ gắn liền với một tổ chức lớn, người nhân viên này có nhiều mối liên kết chính thức trong tổ chức, bao gồm cả các cuộc họp hàng ngày với đồng nghiệp của mình.

Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là họ không cảm thấy có bất cứ mối liên kết thực sự nào với bất kỳ ai trong số họ. Sau khi suy nghĩ một cách thấu đáo, người nhân viên này nhận ra mình thiếu sự kết nối mang tính xã hội trong công việc.

Thấu hiểu sự an toàn trong tâm lý.

Kinh nghiệm từ người nhân viên nói trên cho thấy rõ các kết nối chất lượng cao cần thiết như thế nào trong việc chống lại sự đơn độc tại nơi làm việc.

Jane Dutton và các đồng nghiệp của bà tại Đại học Michigan mô tả các kết nối chất lượng cao là những kết nối dựa trên sự đồng cảm và phụ thuộc lẫn nhau.

Lý tưởng nhất là trong khi các doanh nghiệp xây dựng các chính sách hay văn hoá tại nơi làm việc, họ sẽ tập trung vào hai yếu tố này.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Amy Edmondson của Trường Kinh doanh Harvard, tâm lý an toàn là khi môt nhân viên nhận thức được rằng trong một môi trường nhất định nào đó, sẽ là có lợi cho việc chấp nhận rủi ro hoặc sai lầm giữa các cá nhân.

Điều này có nghĩa là sẽ không có bất cứ điều bất lợi nào cho nhân viên khi họ chủ động đặt câu hỏi, nêu lên mối quan tâm, thừa nhận sai lầm và đưa ra ý tưởng.

Nhân viên khó có thể dám làm những điều này trừ khi họ nhận được tín hiệu hoặc sự khích lệ mạnh mẽ từ phía các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp rằng họ sẽ nhận được sự khích lệ tích cực khi làm như vậy.

Họ cũng không có khả năng liên kết với các đồng nghiệp để kết nối giữa các cá nhân với nhau nếu không có một mạng lưới an toàn tương tự.

Sử dụng thời gian cho bất cứ việc gì khác ngoài công việc được coi là điều cấm kỵ về mặt văn hóa và các nhân viên sẽ tự quản lý lẫn nhau theo cách đó trong môi trường an toàn.

Xây dựng và nhân rộng sự đồng cảm.

Một số doanh nghiệp đang tìm kiếm các cách thức khác nhau để tạo ra mức độ an toàn và thuận lợi về mặt tâm lý. Ví dụ, Havas Media đang tổ chức các buổi hội thảo về sự đồng cảm trong tổ chức nhằm mục tiêu xây dựng những kết nối chất lượng cao và sự động cảm.

Mặc dù còn quá sớm để biết liệu những cuộc hội thảo này có dẫn đến mối quan hệ cá nhân sâu sắc hơn tại doanh nghiệp hay không, nhưng những nhà lãnh đạo cho biết rằng họ đã nhận thấy những thay đổi đáng kể trong cách các nhân viên nhìn nhận và đối xử với nhau.

Bà Hilary Hendricks và các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan và Notre Dame đang nghiên cứu việc sử dụng vòng tròn biết ơn tại một chuỗi nhà hàng.

Trước khi vào ca ăn trưa, các nhân viên tập trung thành một vòng tròn.

Một thành viên được chọn ngẫu nhiên sẽ đứng trong vòng tròn để các đồng nghiệp khác mô tả những thứ mà họ thích và ngưỡng mộ về người đó.

Kết quả ban đầu chỉ ra rằng cả người cho và người nhận lòng biết ơn đều có thể trở nên gắn kết với nhau hơn.

Cho dù các doanh nghiệp có thực hành hay nhân rộng sự đồng cảm hay không trong tổ chức của họ thì có một sự thật không thể thay đổi được đó là:

Nếu chúng ta cứ mãi đợi cho đến khi những thứ tốt đẹp xảy ra thì chúng có thể sẽ không bao giờ xảy ra.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

5 cam kết mà tất cả các nhà lãnh đạo đều nên làm để phát triển doanh nghiệp

Để xây dựng sự phát triển cho doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo đều nên phải xây dựng cho mình những thói quen, những cam kết một cách liên tục.

5 cam kết mà tất cả các nhà lãnh đạo đều nên làm để phát triển doanh nghiệp

Dưới đây là 5 cam kết mà mà các doanh nhân có thể học hỏi để phát triển doanh nghiệp.

Cam kết lắng nghe.

Lắng nghe thực sự là một siêu năng lực. Đặc biệt là đối với các nhà lãnh đạo.

Mọi người trong đội nhóm của bạn là duy nhất và sở thích giao tiếp của họ cũng vậy. Một số người thích được cổ vũ bằng những lời tán dương tích cực. Những người khác thích nói chuyện thẳng thắn và đi thẳng vào vấn đề.

Là nhà lãnh đạo, một phần công việc của chúng ta là lắng nghe và học hỏi cách các thành viên trong đội nhóm của giao tiếp và điều chỉnh phong cách giao tiếp của chúng ta để phù hợp hơn với họ.

Trách nhiệm của chúng ta là lắng nghe, khám phá những điều khiến mỗi cá nhân có thể ghi được dấu ấn và nâng cao niềm đam mê của họ, giúp họ đạt được những mục tiêu cá nhân trong tổ chức.

Cam kết giao tiếp.

Cách chúng ta nói chuyện với đội nhóm của mình cũng rất quan trọng. Đặc biệt là vì bạn đang ở vị trí có tầm ảnh hưởng, lời nói của bạn có trọng lượng hơn những người khác.

Bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc nói xấu một thành viên trong đội nhóm cuối cùng có thể làm xói mòn mối quan hệ trong công việc – và nó có thể xảy ra rất nhanh chóng. Khi cung cấp phản hồi với cấp dưới, điều quan trọng là bạn luôn phải lưu tâm đến những thông điệp của mình.

Để có thể tham gia và hỗ trợ cho một dự án đang trễ tiến độ nào đó. Thay vì chỉ bày tỏ sự thất vọng của bản thân, bạn cần đảm bảo việc chia sẻ những gì bạn muốn và lý do chính đằng sau những góp ý đó.

Mục tiêu chính của chúng ta với cách chúng ta giao tiếp là nâng cao tinh thần và trách nhiệm của đội nhóm, giúp họ phát triển trong vai trò của chính họ và hỗ trợ sự thăng tiến trong sự nghiệp của họ.

Cam kết học hỏi.

Việc dành thời gian để đào sâu kiến ​​thức chuyên môn cũng như các kỹ năng của bạn nên là một thông lệ bắt buộc.

Thông tin có mặt ở khắp mọi nơi do đó việc nâng cao trình độ học vấn hay phát triển sự hiểu biết về lĩnh vực của chúng ta chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.

Bạn nên liên tục tham gia các sự kiện, xu hướng trong ngành, theo dõi các đối thủ cũng như các nhà lãnh đạo tư tưởng khác và tìm cách khám phá ra các chiến lược mới để từ đó giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Cam kết tới hệ thống.

Trong thế giới kinh doanh đầy sự bất ổn và gián đoạn như hiện tại, tốc độ là chiến thắng.

Và môt trong những cách thiết yếu nhất để trở nên hiệu quả hơn với khả năng ra quyết định của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo đó là tạo ra các hệ thống linh hoạt.

Bạn càng hiểu rõ các cơ chế giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động và tăng trưởng, thì nó càng cho phép bạn lặp lại và tối ưu dựa trên hệ thống của mình một cách tốt hơn.

Từ cách bạn tuyển dụng, chia sẻ thông tin nội bộ, triển khai những thông báo ra bên ngoài, đến cách bạn cấu trúc toàn bộ sơ đồ tổ chức của mình, gần như mọi thứ trong doanh nghiệp của bạn cần phải được đưa vào một hệ thống và liên tục được tối ưu hóa.

Bằng cách có một quy trình chuyên nghiệp, bạn có thể theo dõi và xác định những điểm không hiệu quả tốt hơn. Các hệ thống cũng có thể cho phép bạn suy nghĩ dài hạn được hiệu quả hơn, sau đó sẽ cho phép bạn đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.

Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người liên tục cam kết để tạo ra những hệ thống linh hoạt và hiệu quả nhất.

Cam kết với chính bạn.

Bạn không thể lãnh đạo một nhóm người và phát triển doanh nghiệp nếu bạn không tự cam kết và phát triển bản thân.

Để hạn chế tình trạng mệt mỏi của nhân viên, bạn có thể cam kết trong việc chọn một thời điểm tốt nhất trong ngày hoặc tuần để thực hiện các cuộc họp chẳng hạn.

Các cam kết nhỏ khác của chính bản thân các nhà lãnh đạo như thời gian nghỉ ngơi, thời gian ăn uống hay tập thể dục cũng quan trọng không kém.

Những thói quen sẽ tăng lên theo thời gian. Và nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, trước hết hãy bắt đầu bằng việc lãnh đạo bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: Đầu tư vào sáng tạo – Điểm mấu chốt để chuyển đổi doanh nghiệp

Bà Susie Walker, hiện là trưởng ban giải thưởng của ‘Liên hoan Sáng tạo Quốc tế LIONS’ chia sẻ sự cần thiết của chuyển đổi sáng tạo cho sự tăng trưởng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong thời kỳ số.

sáng tạo

Khi chúng ta nghĩ về sự chuyển đổi kinh doanh, chúng ta có thể không liên hệ ngay nó với sự sáng tạo.

Trong khi thế giới marketing và quảng cáo đang thích nghi dần với martech (marketing technology) và adtech (advertising technology), ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên hệ nội tại giữa sự sáng tạo và thành công trong kinh doanh.

Trong một nghiên cứu của Forrester nhằm mục tiêu kiểm tra ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) của sự sáng tạo so với việc áp dụng martech và adtech, họ phát hiện ra rằng việc chuyển 19 tỷ USD đầu tư từ công nghệ sang sáng tạo trong sáu năm sẽ làm tăng ROI lên đến 18% – lợi nhuận tiềm năng là 66 tỷ USD.

Mặc dù nghiên cứu được thực hiện ở thị trường Mỹ, tuy nhiên, xét về mặt logic thì kết quả này có thể được kỳ vọng tương tự ở những nơi khác trên thế giới.

Sự sáng tạo là động lực lớn nhất của sự phát triển không ngừng nghĩ. Khi được thực hiện tốt, tác động của nó đối với doanh nghiệp có thể được cảm nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau;

Nó cải thiện sức khỏe thương hiệu về lâu dài, hỗ trợ tăng doanh số bán hàng, thay đổi hành vi của người tiêu dùng hoặc nhận thức về thương hiệu.

Sáng tạo và hiệu quả marketing.

Vài năm trước, McKinsey đã cùng với Cannes LIONS thực hiện nghiên cứu mối liên hệ giữa sự sáng tạo và kết quả kinh doanh.

Cùng với nhau, họ đã phát triển chỉ số ACS (Awards Creativity Score – tạm dịch là chỉ số sáng tạo được công nhận và trao giải), như một cách để hiểu các doanh nghiệp đoạt giải thưởng hoạt động như thế nào ở các thị trường khác nhau.

Tóm lại, nhóm nghiên cứu sẽ cho điểm một thương hiệu dựa trên sự sáng tạo của họ.

Khi McKinsey xem xét kết quả tài chính của các công ty có điểm ACS cao, họ nhận thấy những công ty này vượt trội hơn hẳn so với các công ty cùng ngành về mức độ tăng trưởng doanh thu hữu cơ và biên lợi nhuận.

Điều này có thể rút ra kết luận rằng đầu tư vào sáng tạo chất lượng cao có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận của một doanh nghiệp nhất định.

Hãy hình dung lại vai trò của sự sáng tạo.

Chuyển đổi kinh doanh sáng tạo là sự sáng tạo thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên – tư duy sáng tạo làm thay đổi cách doanh nghiệp tổ chức, cách mọi người làm việc và cách khách hàng tương tác với họ.

Chúng ta đang nhận thấy rằng các doanh nghiệp đang trải qua quá trình thay đổi và sáng tạo lại các hoạt động nội bộ để tạo ra hiệu quả và cải thiện năng suất.

Họ tăng cường sự trung thành và kết nối với người tiêu dùng theo những cách mà chúng ta có thể chưa từng thấy trước đây.

Họ đang đầu tư vào những cách làm việc mới để chứng minh cho sự phù hợp của doanh nghiệp của họ trong tương lai – từ dịch vụ khách hàng, trải nghiệm của nhân viên, đến mô hình kinh doanh đều đang được tái cơ cấu lại để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.

Quay trở lại vào năm 2018, Giám đốc điều hành của WPP, Mark Read, đã chia sẻ rằng họ “về cơ bản định vị lại WPP như một công ty chuyển đổi sáng tạo”, trong khi Accenture Interactive (một công ty tư vấn thuộc Top Fortune Global 500) tuyên bố rằng họ đang “hình dung lại hoạt động kinh doanh thông qua trải nghiệm”.

Sự sáng tạo thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Trong vài năm qua, chúng ta đã bắt đầu thấy những tác phẩm xuất hiện tại Cannes LIONS thể hiện sự thay đổi kinh doanh hữu hình này.

Chẳng hạn như tác phẩm Today at Apple, công ty đã nhận được giải Titanium Lion và giải Brand Experience & Activation Grand Prix vào năm 2018, hay Volts by Volvo, đều là những ví dụ tuyệt vời về việc các thương hiệu đang thực hiện chuyển đổi bền vững các chức năng kinh doanh cốt lõi của họ.

Để khuyến khích cách tiếp cận này, Cannes LIONS cũng sẽ trao giải LIONS cho việc chuyển đổi kinh doanh sáng tạo lần đầu tiên trong các liên hoan của mình.

Tại LIONS Live, Giám đốc sáng tạo của DDB, Ari Weiss cho biết, “Tôi nghĩ rằng sự hỗn loạn là cách thế giới giữ cho chúng ta trung thực và buộc chúng ta sử dụng sự sáng tạo để phát triển. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trên đà chứng kiến ​​một số giải pháp sáng tạo nhất mà thế giới chưa từng thấy trước đây ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách xây dựng một ‘comeback’ với hoạt động kinh doanh của bạn trong 2021

Nếu bạn đã phải hứng chịu nhiều tổn thất sau đại dịch và vẫn đang cố gắng chuẩn bị sẵn sàng cho công việc kinh doanh của mình trong bối cảnh hậu đại dịch, đây là những gì bạn nên làm.

Getty Images

Nhiều nhà sáng lập hay điều hành doanh nghiệp chưa bao giờ trải qua những tình cảnh tương tự như thế này trước đây. Giờ đây họ không những phải thích ứng nhanh với thời cuộc mà còn phải chuẩn bị phương án toàn diện cho tương lai.

Đầu tiên, bạn cần hít một hơi thật sâu.

Trận chiến lớn nhất của bạn có thể là trận chiến của quản lý sự kỳ vọng. Trong khi tất cả mọi doanh nghiệp đều hy vọng rằng doanh thu kinh doanh sẽ tăng trở lại ngay lập tức, nhưng trên thực tế thì việc quay trở lại bình thường sẽ có thể chậm hơn nhiều.

Dưới đây là 05 bước thiết thực bạn có thể thực hiện trên con đường phục hồi đó.

1. Xem lại các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của bạn.

Các mục tiêu kinh doanh bạn đặt ra trước năm 2020 sẽ cần một số điều chỉnh.

Không có cách nào tốt hơn để nản lòng đội ngũ đó là đặt ra một mục tiêu không thể đạt được và liên tục không giành được nó.

Doanh nghiệp của bạn có thể cần nhiều thời gian hơn bạn kì vọng để lấy lại vị thế vốn có, tuy nhiên điều đó có thể xảy ra chứ không phải là không.

Cố gắng phân bổ các mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn hơn ngay cả khi bạn vẫn có thể giữ được bức tranh toàn cảnh.

Ví dụ, giả sử rằng trước đại dịch, bạn có thể đã dự định mở một cửa hàng thứ hai. Thay vì cố chấp vào cơ hội đã mất đó, hãy đặt mục tiêu tăng doanh thu tổng thể vào cuối năm.

Sau đó, hãy ghi chú vào kế hoạch mới của bạn để tiếp tục theo dõi thời điểm lý tưởng cho việc mở cửa hàng thứ 2 của mình.

2. Vẫn sẵn sàng với những nhu cầu đang thay đổi.

Doanh nghiệp của bạn có phát triển mạnh bằng cách tiếp tục sử dụng các hệ thống và quy trình trước đại dịch không?

Có thể là không. Hãy xem xét việc áp dụng các quy trình mới yêu cầu ít tài nguyên hơn, hạn chế chi phí hơn hoặc hoạt động hiệu quả hơn.

Khi bạn đánh giá và điều chỉnh từng hoạt động nhỏ của mình, bạn có thể thấy rằng việc thực hiện một vài thay đổi đơn giản sẽ hợp lý hóa các thói quen hàng ngày của bạn từ đó giúp tăng doanh thu nhanh hơn mức mong đợi.

Từ những sự điều chỉnh này, bạn thậm chí có thể phát hiện ra những cải tiến khiến bạn tự hỏi tại sao bạn không thực hiện những thay đổi này sớm hơn.

3. Xem xét lại ngân sách của bạn.

Ngoài việc kiểm tra các hoạt động hàng ngày, ngân sách công ty của bạn chắc chắn cũng cần phải xem xét lại.

Trước năm 2020, hầu hết ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ có lẽ không có hạng mục dành riêng cho khẩu trang tiệt trùng và nước rửa tay, nhưng tiền để mua những thứ đó phải đến từ đâu đó trong bảng cân đối ngân sách của bạn.

Bạn có thể cắt giảm chi phí ở đâu khi đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng? Những vết cắt đó sẽ là tạm thời hay vĩnh viễn?

Bạn có nên xem xét việc tăng giá không? Hãy dành những khoảng thời gian riêng để đánh giá lại ngân sách của bạn ít nhất hàng quý và thực hiện các điều chỉnh nếu cần.

4. Chuẩn bị cho tương lai.

Trải qua năm 2020, chúng ta có thể khẳng định rằng không ai có thể dự đoán được điều gì chắc chắn sẽ xảy ra vào năm 2021?

Điều quan trọng là bạn phải lập kế hoạch đầy đủ đồng thời thực hiện một số khóa bồi dưỡng cho đội ngũ để công ty của bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất trong trường hợp không chắc chắn nhất.

Cho dù đó là vấn đề như an ninh mạng, dịch vụ khách hàng, hiệu quả marketing hay một vấn đề khác sắp xảy ra, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã đào tạo nhân viên của mình một cách thích hợp.

Bạn có thể thực hiện những bước nào bây giờ để chuẩn bị tốt hơn cho những bước ngoặt trong tương lai? Bạn nên thảo luận với nhân viên của mình về điểm mạnh và điểm yếu của họ.

Việc chuyển sang làm việc tại nhà có gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp của bạn không?

Nếu không, bạn có thể xây dựng nó thành mô hình kinh doanh của riêng mình từ đó tiết kiệm không gian văn phòng một cách hợp lý hơn.

5. Chấp nhận các hình thức hỗ trợ phi truyền thống.

Trong đại dịch, người Mỹ đã kết nối với nhau bằng mọi cách. Các thành viên cộng đồng đã tổ chức gây quỹ và quyên góp cho những dự án cấp thiết.

Bạn có thể cho phép các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc nhân viên công ty của mình tổ chức các hoạt động cộng đồng mới để giúp doanh nghiệp của bạn phục hồi.

Bạn cũng có thể tìm thấy sự hỗ trợ hợp tác với các doanh nghiệp địa phương khác. Họ có thể cũng đang gặp khó khăn giống như bạn, và quan hệ đối tác mới sẽ giúp cho cả 2 trở nên tốt hơn.

Phát triển doanh nghiệp của bạn sau thất bại là một thách thức lớn, nhưng nó không thể là dấu chấm hết.

Hãy xem xét các mẹo này một cách chiến lược trong kế hoạch kinh doanh của bạn và hướng tới sự phục hồi nhanh nhất có thể. Một sự trở lại đầy mạnh mẽ sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Tham khảo: inc

Chính trị công sở – thứ làm trì trệ doanh nghiệp

Nếu công tâm nói về thứ tệ nhất làm cho doanh nghiệp không phát triển nổi thì đó là politics – chính trị công sở.

Người đi làm có đủ loại, đi làm kiếm tiền không quan tâm thế sự, đi làm để phát triển bản thân, đi làm để chèo kéo quyền lực ảo, đi làm để gây rối vì quá rảnh…. Ở đâu cũng có loại này loại kia.

Ở công sở nào cũng có kẻ làm người rảnh. Và muôn đời, politics sẽ luôn là thứ làm cho chuyện không thành có, chuyện nhỏ thành to, chuyện riêng thành công, chuyện lợi ích bản thân thành drama nhân loại.

Politics muôn đời sẽ vẫn tồn tại. Bị ảnh hưởng kiểu gì là do người lãnh đạo có tỉnh thức hay không. Nếu lỡ lọt vào mạng nhện, lỡ xà quần với những luồng thông tin vô trung sinh hữu, cảm xúc bị thổi phồng, dẫn dắt, người lãnh đạo thành con cờ, hại mình, hại người ngay, giúp kẻ gian, hại cơ đồ sự nghiệp của chính mình.

Hồi xưa làm tập đoàn, tôi đã chứng kiến sếp mình xất bất xang bang vì nghe lời dấm dúi kẻ này người kia, để cho politics dẫn dắt, mất tỉnh táo mà thiệt hại triệu triệu đô, thiếu điều mất công ty.

Từ đó, tôi có một nguyên tắc làm việc là No politics – nói không với chính trị công sở. Đứa nào start vụ này, không phân đúng sai, tôi xử trước.

Chính những đứa tạo ra chính trị là kẻ phá hoại sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp, chỉ vì họ sợ thay đổi, sợ mất quyền mất lợi, sợ bị vạch trần sự vô dụng của bản thân mình.

Và ta, người lãnh đạo, liệu ta có đủ tỉnh táo để không cho phép mình bị xỏ mũi trong bàn game do họ tạo ra?

Thay đổi chưa bao giờ là dễ. Tái cấu trúc lại càng khó khăn hơn.

75% thất bại là do lãnh đạo không đủ tỉnh thức, không đủ tầm đủ tâm và quyết liệt bước qua sự sợ hãi tương lai của chính bản thân mình.

Vấn đề, chưa bao giờ là họ. Vấn đề, luôn nằm ở ta. Thua, là khi ta đầu hàng với sự sợ hãi cái mới của chính bản thân mình. Thắng, là khi ta vượt lên chính mình, cho phép bản thân không vẩn đục bởi những xàm xí tiểu nhân để bắt đầu một hành trình đầy nắng gió.

Dung nạp politics là tự đào mồ chôn lấy chính mình. Chơi politics là kẻ bất tài vô dụng, cuộc đời rồi chỉ lục cục quẩn quanh bên mớ cối xay.

Ngoài kia, vũ trụ bao la, thế giới vạn diệu kỳ, sao phải bận tâm với những loanh quanh hạn hẹp? Ai hiểu, vũ trụ sẽ dẫn dắt đến bến bờ mênh mông.

Ai không hiểu, đời sẽ đâm về ngõ cụt. Lựa chọn, nên là sau khi tĩnh tâm tự vấn. Ngoài kia, lao xao vốn vẫn vấy mùi tanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Nguyễn Phi Vân

5 thói quen giúp nhà lãnh đạo tăng trưởng doanh nghiệp của mình

Phát triển một doanh nghiệp đòi hỏi sự cam kết liên tục từ không chỉ nhân viên mà còn là từ chính các nhà lãnh đạo.

Nhiều nhà lãnh đạo tin rằng điều tách biệt một doanh nghiệp gặp khó khăn và những doanh nghiệp khác phát triển mạnh mẽ là sự khác biệt giữa những cam kết hàng ngày và những thói quen mà các nhà lãnh đạo tạo ra để giúp những người khác hướng tới tiềm năng lớn nhất của họ.

Dưới đây là 05 thói quen hàng ngày sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn phát triển mạnh mẽ hơn.

Cam kết lắng nghe.

Lắng nghe là một siêu năng lực. Bạn cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển khả năng lắng nghe tích cực của bạn, đặc biệt là khi bạn lãnh đạo một nhóm cá nhân.

Mọi người trong nhóm của bạn là duy nhất và sở thích giao tiếp của họ cũng vậy.

Một số người thích được cổ vũ bằng những lời khẳng định tích cực. Những người khác lại thích nói chuyện thẳng thắn và đi thẳng vào vấn đề.

Là người lãnh đạo, một phần công việc của chúng ta là lắng nghe và học hỏi cách các thành viên trong nhóm giao tiếp và điều chỉnh phong cách giao tiếp của chúng ta để phù hợp với họ.

Trách nhiệm của chúng ta là lắng nghe, khám phá những điều khiến mỗi cá nhân muốn phấn đấu và nâng cao niềm đam mê của họ, giúp họ tạo ra những hiệu suất làm việc tốt hơn.

Cam kết giao tiếp

Cách chúng ta nói chuyện với đội nhóm của mình rất quan trọng. Đặc biệt là vì bạn đang ở vị trí có tầm ảnh hưởng, lời nói của bạn có trọng lượng hơn những người khác.

Bất kỳ dấu hiệu nào của việc nói xấu một thành viên trong nhóm cuối cùng đều có thể làm xói mòn mối quan hệ công việc – và nó có thể diễn ra nhanh chóng.

Khi bạn cung cấp phản hồi, điều quan trọng là luôn lưu tâm đến thông điệp của bạn.

Ví dụ: Tôi đã từng gặp tình huống trong đó nhóm của tôi đẩy lùi ngày giao hàng cho một dự án, vì vậy tôi quyết định tham gia và hỗ trợ.

Thay vì chỉ bày tỏ sự thất vọng, tôi đã chia sẻ những gì tôi biết và lý do chính xác.

Sau đó, tôi đưa ra các ghi chú của mình để chỉnh sửa và tập trung vào việc đóng khung mọi thứ theo hướng tích cực.

Cam kết học hỏi

Bạn nên dành thời gian để đào sâu kiến ​​thức chuyên môn của bạn. Thông tin có mặt ở khắp mọi nơi và việc nâng cao trình độ học vấn hay phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực của chúng ta chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.

Chúng ta hãy liên tục đọc về các sự kiện hiện tại, xu hướng trong ngành, theo dõi các đồng nghiệp và nhà lãnh đạo tư tưởng khác, tìm cách tiếp tục khám phá các chiến lược mới sẽ giúp chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn.

Cam kết với hệ thống.

Hơn bao giờ hết, ở thời đại bây giờ, tốc độ là chiến thắng. Và cách thiết yếu nhất để trở nên hiệu quả hơn khi ra quyết định của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo đó là tạo ra các hệ thống linh hoạt.

Bạn càng hiểu rõ các cơ chế giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động, thì nó càng cho phép bạn lặp lại và tối ưu hệ thống của mình tốt hơn.

Từ cách bạn tuyển dụng, chia sẻ thông tin liên lạc nội bộ, triển khai thông báo ra bên ngoài, đến cách bạn cấu trúc toàn bộ tổ chức của mình, gần như mọi thứ trong doanh nghiệp của bạn phải được đưa vào một hệ thống và liên tục được tối ưu hóa.

Bằng cách có một quy trình trơn tru, bạn có thể theo dõi và xác định chính xác mắt xích đang kém hiệu quả.

Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người liên tục cam để kết tạo ra các hệ thống hiệu quả hơn.

Cam kết với chính bạn

Bạn không thể lãnh đạo một nhóm người và phát triển doanh nghiệp nếu bạn không biết cách rèn luyện và cam kết với bản thân.

Hãy chăm sóc bản thân bằng cách ngủ đúng mức, luôn ăn sáng, để giữ vững cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn.

Cách tốt nhất bạn có thể làm để giữ sức khỏe tinh thần và thể chất đó là lập lịch trình trong ngày của bạn càng chi tiết càng tốt.

Các cam kết nhỏ rất quan trọng, và chúng sẽ dần trở thành thói quen theo thời gian.

Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, hãy bắt đầu bằng việc lãnh đạo chính bản thân mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Nhận biết “văn hóa độc hại” của doanh nghiệp ngay từ vòng phỏng vấn

Đừng vội nhận lời mời làm việc ngay mà hãy cân nhắc và quan sát 4 dấu hiệu sau đây trong buổi phỏng vấn để nhận biết “văn hóa độc hại”.

Làm sao để biết được văn hóa công ty mới có phù hợp với bản thân hay không? Thông thường, chúng ta sẽ dựa trên mức lương, phúc lợi trong buổi phỏng vấn để cân nhắc nhận việc và dùng khoảng thời gian 2 tháng thử việc để đánh giá lại lần nữa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ “mất trắng” thời gian 2 tháng nếu công ty không phù hợp? Vì thế, bạn hãy chú ý và cảnh giác hơn nếu công ty có 4 dấu hiệu sau đây trong buổi phỏng vấn nhé.

1. Không có phòng ban, phân chia công việc cụ thể

Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp càng được xây dựng rõ ràng thì công việc của từng vị trí sẽ được phân định cụ thể. Và bạn sẽ có thể tập trung phát triển đúng chuyên môn khi làm việc tại vị trí đó. Hơn nữa, sơ đồ tổ chức rõ ràng còn vạch ra lộ trình thăng tiến cho bạn để có thể phấn đấu về lâu về dài

Do đó, ngay từ vòng phỏng vấn, bạn cần đặt ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng để tìm hiểu về sơ đồ tổ chức của công ty/ phòng ban bạn ứng tuyển và qui trình làm việc của vị trí bạn ứng tuyển. Mức độ chia sẻ càng cụ thể càng đáng tin tưởng và thể hiện sự công bằng, minh bạch trong công việc tại nơi đó.

Ví dụ, bạn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên Truyền thông của doanh nghiệp. Những điều bạn cần biết trước khi quyết định nhận công việc này hay không đó là: Cơ cấu tổ chức của phòng ban này như thế nào? và Chức năng cũng như nhiệm vụ chính của vị trí đó ra sao.

2. Cấp trên có vẻ thích càm ràm về nhân viên cũ + mới

Ngoài môi trường làm việc thì người sếp (cấp trên trực tiếp) là nhân tố quyết định quan trọng đối với công việc mới của bạn. Họ chính là người chi phối năng lực, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp và khả năng phát triển của bạn tại công việc đó. Người sếp có tâm và có tài sẽ giúp bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu hơn cả mức lương nhận được.

Thông thường, khi phỏng vấn, bạn sẽ gặp nhân sự tuyển dụng cùng cấp trên trực tiếp của mình. Lúc này, người sếp sẽ có những chia sẻ với bạn về công việc sắp tới cũng như tình hình của bộ phận hiện tại.

Và bạn có thể đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu xem người sếp đó có hay càm ràm về nhân viên hay không. Ví dụ như: “Anh đánh giá năng lực của bộ phận mình hiện tại như thế nào?”, “Điều gì anh muốn thay đổi ở nhân viên của mình hiện tại”…

Nếu thay vì bảo vệ nhân viên, người sếp đó chỉ dùng những lời lẽ chê trách với nhân viên của mình thì bạn cần xem xét lại có nên lựa chọn công việc đó hay không. Bởi điều này chứng tỏ bạn đang đối diện với người sếp chưa thật sự tâm lý và tận tâm trong việc bảo vệ và huấn luyện nhân viên.

3. Công ty rất chuyên nghiệp nhưng lại không tách bạch giữa cống hiến và tăng ca

Sau khi tìm hiểu kỹ các vấn đề công việc chuyên môn, bạn cần đặt ra những câu hỏi để khai thác đầy đủ các thông tin về chế độ cũng như qui định làm việc tại doanh nghiệp đó. Đặc biệt là vấn đề tăng ca. Bởi nhiều công việc đặc thù thường xuyên phải tăng ca đến tận 8-9h tối nhưng doanh nghiệp lại không có chế độ lương làm ngoài giờ.

Nếu doanh nghiệp có chế độ này thì tất nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm để lựa chọn gắn bó. Nhưng nếu doanh nghiệp không có chế độ lương làm ngoài giờ thì bạn cần xem xét lại liệu bạn có thể chấp nhận công việc đó hay không.

Bởi thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đều không áp dụng chế độ này, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Doanh nghiệp cho rằng tăng ca là thể hiện cho sự cống hiến và hoàn thành tốt công việc.

Tuy nhiên, thời gian làm việc tỷ lệ thuận với công sức bạn bỏ ra và mức lương cũng như chế độ lương thưởng tỷ lệ thuận với sự gắn bó dài lâu của bạn. Quyết định phù hợp hay không có thể dựa trên nhiều yếu tố khác mà bạn đánh giá cao hơn.

4. Chế độ tăng lương 1 năm 2 lần nhưng lại không rõ ràng câu chuyện tiền bạc

Bên cạnh lương ngoài giờ thì chế độ tăng lương hàng năm cũng là yếu tố bạn cần quan tâm vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cuộc sống của bạn. Thông thường, các doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng đều đặt ra chế độ tăng lương định kỳ hàng năm 1-2 lần. Tuy nhiên, việc tăng bao nhiêu thì hầu như nhà tuyển dụng đều không đề cập.

Tất nhiên, việc này còn phụ thuộc vào năng lực của bạn để quyết định mức tăng. Nhưng bạn cần đặt ra câu hỏi với nhà tuyển dụng về mức tối thiểu bạn được tăng. Vì đó chính là động lực để mỗi nhân sự đồng hành cùng doanh nghiệp lâu dài.

Môi trường và công việc ngày mai có phù hợp để gắn bó lâu dài hay không sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá và quyết định của bạn hôm nay. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để có những quyết định đúng đắn nhất. Hy vọng 4 dấu hiệu trên đã giúp bạn có những chuẩn bị khi phỏng vấn ứng tuyển cho công việc mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo HR Insider