Skip to main content

Thẻ: ecommerce

Tối ưu chiến lược định giá động trong thương mại điện tử

Tối ưu hóa giá cả thương mại điện tử hay còn gọi là định giá động, là một chiến lược định giá mà bất cứ đơn vị nào đang vận hành các cửa hàng trực tuyến đều cần biết và triển khai.

chiến lược định giá động
Tối ưu chiến lược định giá động trong thương mại điện tử

Tối ưu hóa giá cả thương mại điện tử (e-commerce price optimization), đôi khi được gọi là định giá động (dynamic pricing) là hành động trong đó người bán hàng cố gắng đưa ra mức giá tốt nhất cho sản phẩm dựa trên nhu cầu của thị trường.

Đây là một quá trình chủ động, người bán phải nắm rõ giá cả của mình chênh lệch ra sao với đối thủ, từ đó tối ưu giá bán, sao cho vừa bán được hàng nhiều vừa giữ biên lợi nhuận ổn định.

Chiến lược định giá động trái ngược với mô hình chiến lược định giá truyền thống. Bởi theo cách truyền thống, các bên bán sẽ đặt ra một tỷ suất lợi nhuận nhất định dựa trên giá vốn, để rồi đưa ra giá bán cố định, không có bất kỳ điều chỉnh nào.

Về mặt lý thuyết, quá trình tối ưu hóa giá cả trên thương mại điện tử (eCommerce) có thể được thực hiện thủ công. Tuy nhiên trên thực tế, trong một thế giới mà người mua có quá nhiều sự lựa chọn và ngày càng hiểu biết về công nghệ, thì các bên bán cũng cần áp dụng công nghệ để có thể tối ưu hóa giá cả trên quy mô lớn.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn, muốn đi theo chiến lược định giá động, thì bên bán cần tiến hành phân tích đối thủ và nhu cầu thị trường.

Việc này thậm chí phải diễn ra từng ngày, từng tuần, với khối lượng sản phẩm lên đến hàng trăm, hàng nghìn. Do đó làm thủ công mà vẫn đạt được hiệu quả là việc bất khả thi.

Cách hoạt động của các ứng dụng tối ưu hóa giá cả trên các nền tảng bán hàng trực tuyến.

Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ tối ưu hóa giá cả cho người bán, chẳng hạn Prisync, Price2Spy, Vendavo, Omnia Dynamic Pricing, hoặc Sku Grid. Có phần mềm hoạt động tốt tùy theo nền tảng bán hàng, chẳng hạn Amazon, WooCommerce, Shopify, v.v., có cái lại tùy theo mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm của người bán.

Đa số các phần mềm đều sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc máy học (Machine Learning) để theo dõi biến động giá hằng ngày. Từ các thông tin này, người bán có thể đưa ra quyết định điều chỉnh giá phù hợp.

Chẳng hạn nếu phần mềm cho thấy các đối thủ đều đang tăng giá cho một sản phẩm nhất định nào đó, thì đó là tín hiệu tốt để người bán làm theo. Nếu không, thì rất có thể người bán đang bán rẻ hơn giá hiện tại của thị trường (Market), phần nào đó ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.

Một số ứng dụng khác hoạt động theo kiểu mỗi ngày đều tính lại giá cho mỗi sản phẩm. Dĩ nhiên giá này phải thỏa mãn theo các tiêu chí dữ liệu đầu vào.

Chẳng hạn người bán sử dụng phần mềm, thiết lập các chỉ số mong muốn như giá phải thấp hơn 5% so với giá thấp nhất đến từ các đối thủ, đồng thời phải giữ được 10% lợi nhuận. Khi đó phần mềm sẽ tổng hợp dữ liệu, đưa ra giá cả phù hợp và tự động thay đổi giá trên các cửa hàng online.

Rủi ro của chiến lược định giá động.

Khi áp dụng chiến thuật theo dõi giá cả của đối thủ cạnh tranh, các nhà bán có thể tự tay cắt đi lợi nhuận của mình, khi mà bên nào cũng mải mê giảm giá để thu hút người mua.

Cần nhớ là trong chiến lược này, có hai điều quan trọng mà các doanh nghiệp phải biết cách cân bằng, đó là giá cả cạnh tranh và lợi nhuận.

Theo các chuyên gia, các bên bán không cần phải áp dụng chiến lược định giá động cho tất cả mặt hàng, vì nhu cầu mỗi hàng hóa là khác nhau.

Chẳng hạn người tiêu dùng sẽ muốn mua iPhone với giá tốt nhất, nhưng họ có thể chọn mua cáp sạc hoặc các phụ kiện khác với giá không phải rẻ nhất.

Do đó, điều quan trọng là người bán phải xác định được đâu là mặt hàng chủ lực của mình trên thị trường. Khi đó, họ có thể bán các mặt hàng này theo kiểu cạnh tranh giá, còn những mặt hàng khác thì có thể bán theo chiến lược giá truyền thống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Quân Bảo | DĐDN

Thương mại điện tử Việt Nam hầu hết vào tay doanh nghiệp nước ngoài

Dù đa dạng nhưng thị phần thương mại điện tử của Việt Nam phần lớn thuộc về “ông lớn” nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng nội địa như Tiki, Sendo chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Thương mại điện tử Việt Nam hầu hết vào tay doanh nghiệp nước ngoài
Thương mại điện tử Việt Nam hầu hết vào tay doanh nghiệp nước ngoài

Theo báo cáo thương mại điện tử 2023 do công ty nghiên cứu thị trường Momentum Works (Singapore) vừa công bố, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 4 trong số 9 nước khu vực Đông Nam Á, tương ứng quy mô 9 tỉ USD. Con số này vẫn còn khiêm tốn so với quốc gia đứng đầu là Indonesia với 51,9 tỉ USD.

Trong số các quốc gia ASEAN, Shopee đều là nền tảng dẫn đầu về tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV). Tổng GMV của Shopee tại thị trường Đông Nam Á đạt 47,9 tỉ USD, chiếm 48% trên toàn cầu. Lazada duy trì vị trí á quân ở hầu hết các thị trường (trừ Indonesia) với tổng GMV toàn khu vực đạt 20,1 tỉ USD.

Tại Việt Nam, giá trị giao dịch hàng hóa trên Shopee chiếm tới 63% tổng GMV toàn thị trường, đạt khoảng 5,67 tỉ USD (khoảng 113.245 tỉ đồng). Xếp sau là Lazada với thị phần tính theo GMV đạt khoảng 2,7 tỉ USD (khoảng 63.450 tỉ đồng), cách biệt lớn so với Shopee khi chỉ bằng gần một nửa.

Dù mới tham gia thị trường được hơn một năm, TikTok Shop đã bắt kịp Sendo, tiến sát tới thành tích của Tiki. Tổng GMV đạt khoảng 360 triệu USD. Không chỉ tại Việt Nam, TikTok Shop cũng đều lọt vào top 3 hoặc top 5 nền tảng thương mại điện tử có GMV cao nhất tại các thị trường khác trong khu vực.

Dù đa dạng nhưng thị phần thương mại điện tử của Việt Nam phần lớn thuộc về “ông lớn” nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng nội địa như Tiki, Sendo chiếm thị phần rất nhỏ, GMV lần lượt đạt khoảng 0,5 tỉ USD (6%) và 0,4 tỉ USD (4%).

Thương mại điện tử Việt Nam đang có nhiều lực đẩy hỗ trợ tăng trưởng như làn sóng chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ, kết nối internet phổ cập, thanh toán online, logistics, nguồn nhân lực… Ðặc biệt, Việt Nam đang có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số và thương mại điện tử.

Bên cạnh đà tăng trưởng và những mặt tích cực, thương mại còn phải đối mặt với những hệ lụy khi tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý.

Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ để thích nghi với tình hình mới tại thị trường Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo Startup mới này

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Temu đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi startup mới 1 năm tuổi này được thừa hưởng nhiều giá trị từ Pinduoduo thuộc PDD Holdings – tập đoàn đã niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, Mỹ.

Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo startup này
Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo startup này

Trong chưa đầy 4 tháng, từ 11/12/2022 đến 4/3/2023, một startup đến từ Trung Quốc là Temu đã thu hút 11,2 triệu người dùng hoạt động. Hiện Temu là ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất ở Mỹ, trên cả App Store và Google Play.

Tổng giá trị hàng hoá giao dịch (Gross Merchandise Volume) hàng tháng của Temu tăng mạnh từ 3 triệu USD vào tháng 9/2022 lên tới 192 triệu USD vào tháng 1/2023, theo YipitData.

Chỉ trong thời gian ngắn, Temu nổi lên như là đối thủ lớn của các sàn thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Lazada, Shein và cả TikTok Shop.

Theo Tech in Asia, nhà bán hàng xuyên biên giới trên Temu ước tính giá trị đơn hàng trung bình trên ứng dụng này rơi vào khoảng 30 USD, trong khi giá trị mặt hàng trung bình thấp hơn 5 USD.

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Temu đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi startup mới 1 năm tuổi được thừa hưởng nhiều “chất xám” từ Pinduoduo – công ty cùng trực thuộc PDD Holdings – tập đoàn đã niêm yết trên sàn Nasdaq, Mỹ.

Điều khiến Temu gây ấn tượng chính là chiến lược giá rẻ đến kinh ngạc. Một bộ đồ bơi nữ được bán trên Temu chỉ có giá 6,5 USD, một cặp tai nghe không dây giá 8,5 USD hay một chiếc dao cạo lông mày được bán với giá 0,9 USD.

Ngoài các chiến lược giảm giá, Temu cũng có thể có lợi thế từ “mối quan hệ hiện có với các nhà sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc chưa mở rộng sang Mỹ”.

Mô hình mà Temu theo đuổi được gọi là mô hình ký gửi, đòi hỏi ít yêu cầu hơn về vốn lưu động hoặc rủi ro hàng tồn kho.

Chẳng hạn người bán hàng, hoặc nhà sản xuất chỉ cần đưa ra một mức giá, sau đó chuyển hàng đến kho của công ty. Temu sẽ xử lý mọi khâu còn lại và thu lời từ chênh lệch giá giữa giá thu được từ người dùng và giá mà nhà bán hàng công bố.

Để làm được điều này, startup Trung Quốc đã làm chủ được mô hình C2M (consumer-to-manufacturer), tức mô hình sản xuất hướng tới người tiêu dùng và loạt bỏ phí trung gian, “mang số lượng lớn đơn hàng trực tiếp đến các nhà sản xuất”.

Hiện cả Lazada và TikTok đã công bố mô hình ký gửi học theo Temu lần lượt trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua. Trong khi đó, Shopee được cho là cũng đang lên kế hoạch để ra mắt mô hình ký gửi của riêng mình.

Tất nhiên, việc ký gửi không phải là không có hạn chế. Vấn đề đầu tiên là các sàn thương mại điện tử cần phải đáp ứng được số lượng đơn hàng từ nhà sản xuất để có được mức giá tốt. Điều này khác với việc trước đây Lazada, hay Shopee chỉ là nơi bày bán.

Bên cạnh đó, nếu muốn hướng tới mô hình kí gửi, các sản thương mại điện tử cũng phải thực hiện nhiều khâu hơn, bao gồm marketing sản phẩm, chăm sóc khách hàng – vốn tiêu tốn nhiều nhân lực và yếu tố tài chính.

Trước đó, Shopee, Lazada từng muốn sao chép công thức kinh doanh của Shein nhưng đã không thành công. Lý do đến từ việc chuyển đổi sang mô hình không có lợi sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thêm vào đó, dù mô hình ký gửi là hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhưng một khi các startup như Temu đạt được quy mô đơn hàng đủ lớn, thì các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ bị siết chặt, thậm chí là “ép” giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Amazon sử dụng AI để phát hiện lỗi và xử lý đơn hàng

Amazon sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và loại bỏ những sản phẩm lỗi và hư hỏng ở các trung tâm hoàn thiện đơn hàng, từ đó, giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng. Amazon cho biết công nghệ này phát hiện hàng lỗi hiệu quả gấp 3 lần so với nhân viên nhà kho.

Amazon sử dụng AI để phát hiện lỗi và xử lý đơn hàng
Amazon sử dụng AI để phát hiện lỗi và xử lý đơn hàng

Amazon đang triển công nghệ AI ở hàng chục nhà kho lớn nhất để sàng lọc các mặt hàng bị hư hỏng trước khi đóng gói đơn hàng để giao cho khách hàng.

Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) kỳ vọng AI có thể cắt giảm số lượng mặt hàng hư hỏng được gửi cho khách hàng và cuối cùng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của nền tảng nhằm tự động hóa nhiều hoạt động hoàn thiện đơn hàng hơn.

Nhân viên kho hàng của Amazon chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa để tìm dấu hiệu sản phẩm bị hỏng (chẳng hạn như méo mó hoặc bị rách, xước) trước khi đóng gói trong khi vẫn đáp ứng mục tiêu số lượng đơn hàng họ xử lý mỗi giờ.

Jeremy Wyatt, Giám đốc khoa học ứng dụng của Amazon Robotics, đơn vị tự động hóa của Amazon cho biết việc kiểm tra hàng hóa lỗi có thể tốn thời gian do hầu hết các mặt hàng đều ở trong tình trạng tốt.

Wyatt nói: “Điều đó tốn nhiều công sức vì rõ ràng bạn đang tìm kiếm thứ gì đó hiếm xảy ra và đó không phải là công việc chính của bạn”.

Amazon ước tính trung bình, có ít hơn một trong số 1.000 mặt hàng mà công ty xử lý bị hư hỏng, mặc dù tổng số hàng lỗi sẽ rất đáng kể vì Amazon xử lý khoảng 8 tỉ gói hàng mỗi năm.

Amazon đang tăng cường sử dụng AI vào thời điểm các nhà bán lẻ, nhà điều hành chuỗi cung ứng và nhà sản xuất phần mềm chạy đua ứng dụng AI để tăng tốc quy trình làm việc và đơn giản hóa việc ra quyết định trong chuỗi cung ứng.

Amazon đang đẩy mạnh tự động hóa ở các kho hàng khi hoạt động tuyển dụng nhân viên đang trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, nền tảng này cũng tìm cách chuyển một số công việc đơn giản, lặp đi lặp lại ở kho hàng cho các thiết bị robot.

Việc triển khai AI của Amazon là một phần trong nỗ lực thúc đẩy rộng lớn hơn trên toàn thế giới doanh nghiệp nhằm đưa nhiều công nghệ AI hơn vào các hoạt động hậu cần (Logistics) khi doanh nghiệp cố gắng quản lý chuỗi cung ứng phức tạp trong khi vẫn đảm bảo việc hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và đáng tin cậy.

Rueben Scriven, Giám đốc nghiên cứu về lĩnh vực tự động hóa kho hàng tại Công ty nghiên cứu Interact Analysis, cho biết các nhà điều hành kho hàng đang phát triển các công nghệ có thể đảm nhận những công việc thường đơn giản đối với con người, từ chọn, đóng gói hàng hóa cho đến kiểm tra xem chúng có bị hư hại hay không.

Đối với Amazon, việc giảm số lượng hàng hóa hư hỏng cho những gói hàng được giao là điều rất quan trọng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Cho đến nay, Amazon đã triển khai hệ thống AI phát hiện hàng lỗi ở hai trung tâm hoàn thiện đơn hàng và có kế hoạch triển khai hệ thống này tại 10 nhà kho khác ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Christoph Schwerdtfeger, Giám đốc phát triển phần mềm của Amazon, cho biết công ty nhận thấy AI có hiệu quả gấp ba lần trong việc xác định hàng lỗi so với một nhân viên kho hàng.

AI kiểm tra các mặt hàng trong quá trình chọn và đóng gói hàng. Hàng hóa được chọn cho các đơn đặt hàng riêng lẻ, rồi được đặt vào các thùng di chuyển qua trạm hình ảnh, nơi chúng được kiểm tra để xác nhận đúng sản phẩm đã được chọn.

Trạm hình ảnh đó giờ đây được trang bị thêm công nghệ AI để đánh giá xem có bất kỳ sản phẩm nào bị hư hỏng hay không.

Nếu phát hiện hàng lỗi, thùng hàng đó sẽ chuyển qua nhân viên kho hàng để xem xét kỹ hơn. Nếu mọi thứ đều ổn, thùng hàng sẽ được chuyển đi để đóng gói và giao cho khách hàng.

Schwerdtfeger cho biết Amazon đã đào tạo hệ thống AI phát hiện hàng lỗi bằng cách so sánh hình ảnh của các mặt hàng không hư hại với các mặt hàng lỗi.

Bằng cách này, hệ thống có thể nhận ra sự khác biệt và báo sản phẩm bị lỗi nếu hình ảnh không hoàn hảo như mong đợi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tìm hiểu câu chuyện về tên thương hiệu của Amazon

Không chỉ là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới với giá trị vốn hoá lên đến gần 1.200 tỷ USD (số liệu hiện tại 2023), Amazon còn gắn liền với các câu chuyện thương hiệu thú vị, tên thương hiệu là một ví dụ.

Tìm hiểu câu chuyện về tên thương hiệu của Amazon
Tìm hiểu câu chuyện về tên thương hiệu của Amazon

Nhà sáng lập Jeff Bezos đã tham khảo từ điển và cân nhắc thuật toán tìm kiếm của Google trước khi đi đến quyết định đặt tên công ty là “Amazon”.

Amazon là một trong số Big Tech (các công ty hàng đầu về công nghệ trên thế giới) hiện nay, nổi tiếng ở lĩnh vực thương mại điện tử.

Cái tên khiến nhiều người liên tưởng đến cánh rừng mưa nhiệt đới thuộc lưu vực Amazon của Nam Mỹ là kết quả sau nhiều lựa chọn được cả hai vợ chồng nhà sáng lập Jeff Bezos cân nhắc.

Ban đầu, công ty của Bezos mang một cái tên khác nghe “huyền ảo” hơn nhiều. Năm 1994, Bezos tới thành phố Seattle (Washington, Mỹ) và thành lập công ty mang tên “Cadabra, Inc.”

Theo ghi chép trong cuốn sách The Everything Store (Cửa hàng có tất cả) của Brad Stone, “Cadabra” liên quan đến “abracadabra” (câu niệm thần chú tương tự “Úm ba la” hoặc “Úm ba la xì bùa” trong tiếng Việt), mang hàm ý trải nghiệm ở cửa hàng trực tuyến này tuyệt vời như có sự trợ giúp của phép thuật. Nhưng Cadabra không tồn tại lâu.

Chỉ vài tháng sau, một luật sư nghe nhầm tên công ty thành “Cadaver” khiến Bezos quyết định tìm phương án mới.

Ban đầu, ông cùng vợ muốn chọn Relentless.com nhưng loại đi vì nghe kém thân thiện. Một số lựa chọn khác cũng đưa ra như Awake.com, Browse.com đều không thành hiện thực.

Vào thời điểm đó, công cụ Tìm kiếm của Google đang thống trị internet và những cái tên bắt đầu bằng ký tự đứng đầu trong bảng chữ cái là một lợi thế để hiển thị. Đó là lý do khiến Bezos muốn đặt Awake.com và sau đó là Aard.

Nhưng cuối cùng, ông chọn Amazon.com làm tên và địa chỉ trang web của công ty. Theo Bezos, ý tưởng đến khi ông tra từ điển và thấy thích cái tên “Amazon” vì nghe toàn “kỳ lạ, khác biệt”.

Amazon không chỉ là tên của rừng mưa nhiệt đới mà còn trùng với tên dòng sông lớn nhất thế giới. Bezos nói rằng ông có ý định đưa Amazon trở thành kho sách toàn cầu lớn nhất.

Các nhà sáng lập cho rằng việc đặt tên là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp của mình, đặc biệt là công ty hoạt động trong môi trường trực tuyến.

Ngày nay, Amazon vẫn là một “nhà sách trực tuyến” nhưng đã mở rộng thành doanh nghiệp thương mại điện tử, kinh doanh đủ các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dùng, từ đồ công nghệ tới thiết bị gia dụng, hàng tiêu dùng cá nhân, nhu yếu phẩm…

Liên quan đến câu chuyện thương hiệu của Amazon, biểu tượng mũi tên trên logo thương hiệu, thông điệp được lý giải là nụ cười làm hài lòng khách hàng khi mua sắm tại đây. Còn thiết kế mũi tên kéo dài từ chữ “A” đến “Z” Có thể thực hiện công ty bán đầy đủ mọi loại sản phẩm, “từ A đến Z”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Shopify bán lại mảng logistics cho Flexport

Công ty thương mại điện tử đa quốc gia Shopify của Canada vừa thông báo bán lại mảng vận tải (logistics) cho Flexport, doanh nghiệp chuyên về công nghệ chuỗi cung ứng (supply chain).

Shopify bán lại mảng logistics cho Flexport
Shopify bán lại mảng logistics cho Flexport

Theo đó, Shopify sẽ bán mảng hậu cần vận tải (giao vận) cho công ty công nghệ chuyên cung cấp các giải pháp về chuỗi cung ứng, Flexport.

Thương vụ được cho là đi ngược lại với chiến lược bấy lâu nay của Shopify, khi công ty này đã dành khá nhiều năm để xây dựng các dịch vụ riêng về logistics và giao nhận đơn hàng (order-fulfillment).

Là một phần của thỏa thuận, Shopify sẽ nhận được lượng cổ phiếu tương đương khoảng 13% của Flexport.

Sự hợp tác mới của Shopify và Flexport cũng được cho là giải pháp hợp lực để có thể cạnh tranh với các đối thủ thương mại điện tử (ecommerce) lớn như Amazon và Walmart.

Chủ tịch Shopify, Harley Finkelstein, cho biết trong một cuộc phỏng vấn:

“Thoả thuận mới sẽ cho phép Flexport làm những gì họ vốn có thể làm tốt nhất và cũng tương tự với Shopify, chúng tôi sẽ quay lại làm những gì chúng tôi mạnh nhất, đó là xây dựng các phần mềm phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử.”

Flexport là doanh nghiệp đứng đầu trong danh sách 50 công ty được xem là “kẻ phá bĩnh” (Disruptor) của CNBC trong năm 2022, và là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất sau vòng huy động vốn với giá trị khoảng 2,3 tỷ USD.

Flexport cũng đã từng tuyển dụng nhiều vị trí cấp cao từ đối thủ Amazon, bao gồm cả việc tuyển CEO Dave Clark trong năm 2022.

CEO của Flexport cho biết:

“Chúng tôi có cùng tầm nhìn với Shopify. Chúng tôi chỉ quan tâm đến sự thành công của người bán (Merchant)và khách hàng của mình, chúng tôi không quan tâm liệu họ có bán hàng trong cửa hàng của họ hay không hay là bán trên Amazon và Walmart.”

Shopify cũng sẽ giữ lại ứng dụng Mạng lưới giao nhận Shopify (Shopify Fulfillment Network) hiện là nơi người bán trên Shopify quản lý quy trình giao nhận của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Khi mạng xã hội cạnh tranh trực tiếp với các sàn thương mại điện tử

Ngoài việc doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như: Zalo, WhatsApp, Viber hay Facebook Messenger để nhắn tin và giao tiếp, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội được đánh giá mang lại hiệu quả cao so với các sàn thương mại điện tử truyền thống.

Khi mạng xã hội cạnh tranh trực tiếp với các sàn thương mại điện tử
Khi mạng xã hội cạnh tranh trực tiếp với các sàn thương mại điện tử

Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử (e-commerce) đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới.

Theo ghi nhận của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, thị trường thương mại điện tử trong quý 1/2023 đã tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ, và dự kiến cả năm vẫn có thể tăng trưởng trên 25%.

Tuy nhiên, khi so sánh mức trung bình toàn cầu và đặc biệt là so với quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng là Trung Quốc thì tỷ lệ trên còn rất thấp. Năm 2022, tại Trung Quốc, bán lẻ hàng hoá trực tuyến (Online Retail) chiếm 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm 2021.

Do đó, phía VECOM đánh giá, thương mại điện tử Việt Nam dù phát triển với tốc độ cao, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu, tiềm năng cho sự phát triển thương mại điện tử còn rất lớn.

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV – gross merchandise volume) của nền kinh tế số Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31%, chạm mốc 49 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ tiếp tục duy trì mức độ này trong khu vực Đông Nam Á ở giai đoạn 2025 – 2030 ở mức 19%.

Sự tăng trưởng ấn tượng và vững chắc của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm vừa qua có một phần không nhỏ đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử khi ngành này chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam.

Về hoạt động kinh doanh của các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, khảo sát của VECOM cho thấy, có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội. Số lao động tại các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như: Zalo, WhatsApp, Viber, Facebook Messenger liên tục tăng qua các năm.

Bán hàng trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp, cũng như thương mại điện tử.

Theo đại diện VECOM, nổi bật nhất trong số các mạng xã hội là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tiktok Shop. Kinh doanh trên nền tảng này có sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước.

Còn theo báo cáo của công ty dữ liệu Metric, tổng doanh số của bốn sàn thương mại điện tử hàng đầu cùng với TikTok Shop lên tới 141.000 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD). Shopee và Lazada là hai sàn lớn nhất, trong khi đó dù mới hoạt động từ giữa năm 2022 nhưng Tiktok Shop đã trở thành nền tảng thương mại điện tử bán lẻ lớn thứ ba tại Việt Nam.

Bên cạnh các nền tảng thương mại điện tử bán lẻ đã xuất hiện những nền tảng công nghệ dữ liệu B2B kết nối các nhà bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ với các nhà sản xuất hoặc bán buôn trên nền tảng tập trung, bằng cách tổng hợp nhu cầu, do đó có thể cung cấp cho các nhà bán lẻ nhỏ nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn thông qua tính kinh tế theo quy mô.

Trong báo cáo công bố hồi tháng 12/2022, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự đoán những phát kiến công nghệ tiên tiến sẽ trở thành thách thức với doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội để các đơn vị hướng đến nấc thang mới, đặc biệt là nhóm ngành thương mại điện tử.

Nổi bật hiện nay là trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này góp phần tạo nên ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thương mại điện tử, nhờ khả năng tối ưu hoạt động vận hành thông qua: Cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu dịch vụ khách hàng, phân tích – dự đoán nhu cầu thị trường dựa trên dữ liệu lớn và tăng hiệu suất vận hành hạ tầng logistics.

Ngoài ra, việc kiện toàn cả chiều rộng và chiều sâu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển theo hướng bền vững và tạo kết nối vững chắc với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thương mại điện tử

Hoàn cảnh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, bài toán cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến mô hình phát triển bền vững, thay vì chỉ ganh đua những chỉ số ngắn hạn hay cạnh tranh về giá.

2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử
2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử

Trong báo cáo công bố hồi tháng 12/2022, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự đoán từ nay đến năm 2026, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á tăng gấp ba lần, với tốc độ tăng trưởng kép là 22%.

Cũng theo tổ chức này, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đang ở ngưỡng cửa giai đoạn thứ hai (10 năm tiếp theo tính từ chu kỳ đầu tiên 2013-2023).

Dù 2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử, nhưng mọi thứ dường như không dễ dàng bởi các “cơn gió ngược”: Lãi suất tăng và áp lực lạm phát cao.

Hoàn cảnh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, bài toán cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến mô hình phát triển bền vững thay vì chỉ ganh đua những chỉ số ngắn hạn hay cạnh tranh về giá.

McKinsey dự đoán những phát kiến công nghệ tiên tiến sẽ trở thành thách thức với doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội để các đơn vị hướng đến nấc thang mới, đặc biệt là nhóm ngành thương mại điện tử.

Nổi bật hiện nay là trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này góp phần tạo nên ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thương mại điện tử, nhờ khả năng tối ưu hoạt động vận hành thông qua: Cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu dịch vụ khách hàng, phân tích – dự đoán nhu cầu thị trường dựa trên dữ liệu lớn và tăng hiệu suất vận hành hạ tầng logistics.

Nói cách khác, AI là giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và năng suất hơn, linh động thích ứng trước mọi tác động từ bên ngoài.

Gần đây, sự xuất hiện của ChatGPT được xem là bước đột phá đáng chú ý của giới công nghệ. Dù nhiều ý kiến cho rằng ứng dụng này đe dọa “soán ngôi” các ngành nghề, ông Matt Janaway – Giám đốc Điều hành Marketing Labs – vẫn nhận định ChatGPT sẽ sớm trở thành “cánh tay phải” của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bước sang chu kỳ phát triển mới, sự kỳ vọng của người tiêu dùng vào các trải nghiệm trên sàn thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển cao hơn.

Đồng nghĩa, họ sẽ ngày càng mua sắm thông minh và liên tục nâng cao kỳ vọng vào các trải nghiệm mới lạ, tinh tế hơn trong các sản phẩm hay nhu cầu dịch vụ cơ bản.

Báo cáo SYNC Đông Nam Á 2022 do Meta phối hợp Bain & Company thực hiện đã chỉ ra, 53% người tiêu dùng Đông Nam Á đã thay đổi thương hiệu mua sắm.

Còn theo báo cáo Year in Search 2022 của Google về hành vi tìm kiếm tại Việt Nam, trên cả yếu tố giá cả, người tiêu dùng quan tâm về mặt giá trị và có xu hướng lựa chọn dịch vụ, sản phẩm phù hợp hệ giá trị riêng.

Theo đó, để thành công trong chu kỳ mới, doanh nghiệp thương mại điện tử cần nỗ lực gấp bội trong hành trình thấu hiểu người tiêu dùng, đồng thời kiến tạo nhiều giá trị.

Trước đây, độ rộng của danh mục sản phẩm là chìa khóa giúp doanh nghiệp thương mại điện tử thu hút khách hàng. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhiều đơn vị chú trọng tăng chiều rộng bằng việc liên tục giới thiệu sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nền tảng và nhu cầu người dùng ngày càng tinh tế, mở rộng danh mục sản phẩm theo chiều ngang là chưa đủ.

Các doanh nghiệp cần đi vào chiều sâu, đồng nghĩa việc tập trung vào chất lượng sản phẩm được kinh doanh trên nền tảng.

Việc kiện toàn cả chiều rộng và chiều sâu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển theo hướng ưu tiên tính bền vững và tạo kết nối vững chắc với khách hàng.

Nói về vấn đề này, ông Đặng Anh Dũng – Phó tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết, ở chu kỳ mới, các chương trình khuyến mại vẫn không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giữ chân khách hàng trên sàn thương mại điện tử (eCommerce).

Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp cần cân đối các yếu tố khác, tìm giải pháp tiếp cận người dùng tinh tế hơn thay vì tập trung giảm giá.

“Việc đầu tư vào công nghệ, thấu hiểu sâu sắc người dùng và cải tiến chất lượng dịch vụ, danh mục sản phẩm là những trọng tâm của chiến lược phát triển tương lai”, ông Đặng Anh Dũng khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Việt Hưng | The Leader

Thị trường ngách và cuộc chiến với thương mại điện tử truyền thống

Theo báo cáo của Nextrans, trong năm 2022, ngoài vị thế vững chắc của bốn ông lớn trong ngành (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), hệ sinh thái thương mại điện tử (eCommerce) của Việt Nam cũng chứng kiến sự xuất hiện của những startup đánh vào thị trường ngách và sự nổi lên của các nền tảng mạng xã hội thực hiện vai trò thương mại điện tử.

Thị trường ngách và cuộc chiến với thương mại điện tử truyền thống
Thị trường ngách và cuộc chiến với thương mại điện tử truyền thống

Vị thế vững chắc của thương mại điện tử truyền thống.

Theo Nextrans, với chiến lược không ngừng thay đổi để thích ứng của những ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử truyền thống, và sự gia nhập thị trường ngách của các doanh nghiệp mới, hệ sinh thái thương mại điện tử B2C của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2022-2030.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp lâu đời tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong hệ sinh thái thương mại điện tử truyền thống. Năm 2022, Shopee là trang thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam với khoảng 84,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Về các thương vụ huy động vốn, tốc độ huy động vốn của ngành thương mại điện tử đã chậm lại do 2 trong số 4 công ty chính – Shopee và Lazada đã được hỗ trợ bởi các “đại gia” trong khu vực và tiến gần hơn đến giai đoạn trưởng thành.

Trong năm 2022, hai thương vụ tâm điểm được công khai trên công chúng là Concung và Onpoint Ecommerce, với số vốn đầu tư lần lượt là 90 triệu USD và 50 triệu USD.

Trong khi đó, năm 2022, hai công ty chủ chốt về thương mại điện tử trong nước là Tiki và Sendo cũng nhận được hai thương vụ đầu tư lớn nhưng chưa công khai.

Hai công ty này đã liên tục huy động vốn trong những năm gần đây với mục đích tìm kiếm các khoản dự phòng tiềm năng, củng cố tăng trưởng và chiếm thị phần lớn hơn, nhằm thực hiện kế hoạch IPO về sau này.

Tuy nhiên, tất cả những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử truyền thống đều phải đối mặt với tình trạng mất vốn lớn và không có lãi trong một thời gian dài, do phải đốt tiền mặt để phát triển bằng mọi giá.

Trước tình trạng thua lỗ, Tiki và Sendo phải huy động vốn liên tục để có được sự hậu thuẫn tốt hơn, trong khi những ông lớn được hậu thuẫn và chịu ít áp lực hơn như Shopee chưa có động thái gì đáng chú ý, chỉ tăng phí hoa hồng cho người bán nội địa.

B2C là một thị trường cạnh tranh khốc liệt với đầy những ông lớn, do đó, các doanh nghiệp trẻ sẽ phải chịu rất nhiều thách thức khi muốn bước chân vào thị trường.

Theo Nextrans, sẽ khôn ngoan hơn nếu các doanh nghiệp mới nhắm mục tiêu vào các thị trường ngách, thay vì phải đối đầu với những ông lớn có tiềm lực tài chính hùng mạnh trong thời điểm này.

Sự trỗi dậy của thương mại điện tử thông qua mạng xã hội (Social Commerce).

Mặc dù hoạt động giao dịch thông qua những kênh thương mại điện tử truyền thống vẫn chiếm ưu thế, các nền tảng mạng xã hội cũng đang cho thấy nhiều dấu hiệu tăng tốc.

Các cửa hàng trực tuyến sử dụng nền tảng mạng xã hội để kinh doanh đã có chỗ đứng vững vàng sau đại dịch COVID-19, số lượng người dùng Internet lớn, sự bùng nổ của những người ảnh hưởng (KOL, Influencer) là những yếu tố chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên những nền tảng này.

Trong năm 2022, TikTok – nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới đã ra mắt tính năng TikTok Shop tại Việt Nam để thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua hình thức livestream (phát trực tiếp).

TikTok Shop cũng cho phép người dùng giao dịch ngay bên trong ứng dụng thay vì phải nhấp vào các đường link dẫn ra bên ngoài. Về mặt kỹ thuật, điều đó đồng nghĩa với việc các thị trường như Shopee và Lazada sẽ bị mất doanh thu.

Tại Việt Nam, GMV (tổng giá trị hàng hóa được bán tới một thị trường nhất định ở trong một khoảng thời gian nhất định) của TikTok Shop Seller đã gần bằng Lazada vào năm 2022, khiến TikTok Shop trở thành một trong ba nhân tố chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Ngoài TikTok Shop, các nền tảng thương mại điện tử xã hội của Việt Nam như Selly và Mio App đang nhắm mục tiêu vào các thị trường ngách và có nhiều tiềm năng phát triển.

Sự manh nha của xu hướng thương mại nhanh.

Thương mại nhanh (Quick Commerce – mô hình trong đó toàn bộ quá trình mua và hoàn tất giao hàng chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, thường là dưới 1h) là một xu hướng thương mại điện tử mới.

Mặc dù những ông lớn trong mảng thương mại điện tử truyền thống như Shopee và Tiki đã áp dụng mô hình trong một vài năm qua, tuy nhiên đây vẫn là phân khúc còn dư địa cho các công ty mới thành lập.

Startup Rino (một công ty khởi nghiệp thương mại nhanh, tập trung vào giao hàng tạp hóa) đã nhận được khoản đầu tư trị giá 3 triệu đô la vào đầu năm 2022.

Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp này đã ngừng hoạt động sau gần một năm. Theo đánh giá của Nextrans, điều này cho thấy cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đủ hoàn thiện để hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới.

Để thành công, các công ty khởi nghiệp đành phải thích nghi với thị trường. Bất chấp thất bại, startup này vẫn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển năng động của lĩnh vực thương mại điện tử hiện đại và sự gia tăng của các phân khúc mới đầy triển vọng.

Bên cạnh sự sôi động của thị trường B2C, mảng thương mại điện tử B2B tiếp tục bùng nổ và thu hút nhiều nhà đầu tư. Xu hướng này đã được đẩy nhanh bởi đại dịch, khiến thương mại kỹ thuật số trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà phân phối và những thương hiệu có hy vọng phát triển.

Các công ty khởi nghiệp thương mại điện tử B2B chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các giải pháp số hóa dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).

Những startup nổi bật đã gọi vốn thành công trong năm nay là Onpoint Ecommerce, Kilo, So ban hang, với tổng giá trị các thương vụ lên tới 52,5 triệu USD. Những thương vụ này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình đầu tư và phát triển cho các nền tảng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Hường Hoàng

The Leader

Amazon đối mặt vụ kiện tỷ USD vì sử dụng thuật toán để thâu tóm thị trường

Gã khổng lồ bán hàng trực tuyến đang đối mặt vụ kiện tập thể tại Vương quốc Anh với cáo buộc đã sử dụng thuật toán “bí mật” để thâu tóm thị trường.

Amazon đối mặt vụ kiện tỷ USD vì sử dụng thuật toán để thâu tóm thị trường
Amazon đối mặt vụ kiện tỷ USD vì sử dụng thuật toán để thâu tóm thị trường

Công ty luật Hausfeld cho rằng, Amazon đã khiến hàng triệu khách hàng phải trả thêm tiền bằng cách ẩn đi các món hàng chào giá tốt hơn trên nền tảng, thông qua một thuật toán “bí mật ưu tiên” trong Buy Box (Hộp mua), tính năng dành cho người bán giúp so sánh nhanh làm nổi bật giá so với các cửa hàng khác.

Tính năng “Hộp mua” đang khiến gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) trụ sở Seattle đối mặt với sự gia tăng giám sát chống độc quyền.

Amazon vốn đang bị điều tra xung quanh hành vi phản cạnh tranh tại các khu vực địa lý khác nhau, đồng thời đang phải làm việc với Uỷ ban châu Âu để dàn xếp một trường hợp liên quan.

Đại diện Amazon cho biết, khiếu nại trên “không có cơ sở và công ty tin rằng mọi chuyện sẽ sáng tỏ với quy trình pháp lý”.

Gần đây, hình thức kiện tập thể với các công ty công nghệ đang trở nên phổ biến. Meta Platform, công ty mẹ Facebook cũng bị kiện tập thể với cáo buộc sử dụng sai mục đích dữ liệu cá nhân người dùng và tính phí quá cao trên cửa hàng ứng dụng Google Play.

Vụ kiện Amazon sẽ được trình lên Toà án kháng cáo cạnh tranh vào ngày 31/10. Hãng luật Hausfeld ước tính thiệt hại kinh tế tiềm ẩn có thể lên tới 900 triệu Bảng Anh (1 tỷ USD).

Julie Hunter, một nhà tư vấn chuyên làm việc với các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sẽ đại diện cho hàng chục triệu người có khả năng là một phần của vụ kiện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội

Bản tin Ngành thương mại điện tử tháng 10 vừa được Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng (Reputa) công bố đã có những tên mới xuất hiện trong top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội.

Cụ thể, theo thống kê của Reputa, như tháng trước đó, Shopee và Lazada tiếp tục thống trị vị trí số 1 và số 2 trong top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội. Tiếp theo là những cái tên quen thuộc: Tiki; Thegioididong.com; Điện máy Xanh, Sendo,…

Đáng chú ý nhất là hai sàn Vỏ Sò (của Viettel) và Viettel Store đã lọt vào top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội trong tháng qua, theo thống kê của Reputa, đẩy Nguyễn Kim và Meta.vn ra khỏi top này.

Cũng theo báo cáo của Reputa, trong danh sách top 10 website có lượng truy cập nhiều nhất, Shopee Việt Nam vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với 63.703.300 lượt truy cập, tiếp đến là Thế giới di động với 29.323.300 và xếp thứ 3 là Tiki với 19.023.300.

Tuy nhiên, tách biệt về lượt truy cập của Shopee dẫn đầu vẫn còn khá lớn so với các doanh nghiệp còn lại. Juno dẫn đầu tại top 10 website có lượng trang ghé thăm trung bình cao nhất và cũng là website có tỉ lệ thoát trang thấp nhất trong tháng vừa qua.

Báo cáo nhận xét, thương mại điện tử đã len lỏi rất nhiều ngõ ngách của nền kinh tế cùng với xu hướng Influencer Marketing vẫn tiếp tục rầm rộ trong năm gần đây.

Đây có thể là “chìa khóa thành công” cho các doanh nghiệp ngành thương mại điện tử trong việc tăng doanh số bán hàng cũng như muốn lan rộng thương hiệu của mình.

Tư duy sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOL đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.

Cũng theo Reputa, bất chấp khó khăn từ dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành phương thức giao dịch được sử dụng phổ biến trong tiêu dùng. Nổi bật trên các trang báo điện tử, ngành thương mại điện tử (eCommerce Industry) cũng được bàn luận thường xuyên tại các buổi tọa đàm kinh tế, xoay quanh các vấn đề phát triển, hợp tác,…

Khi người dùng càng hiểu biết và thị trường càng chào đón nhiều “tay chơi” mới, các sàn buộc phải đổi mới để không ngừng gia tăng sự khác biệt, định vị trong lòng người tiêu dùng bằng uy tín chất lượng và trải nghiệm.

Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội phát triển trong thời gian tới, thương mại điện tử cần thêm nhiều giải pháp hỗ trợ và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hướng đến người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Theo VnEconomy

Lý do khiến thị trường thương mại điện tử Việt Nam hấp dẫn nhất trong khu vực

Người tiêu dùng cởi mở và sẵn sàng với các dịch vụ kỹ thuật số là một trong những động lực giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử (eCommerce) hấp dẫn nhất khu vực.

Lý do khiến thị trường thương mại điện tử Việt Nam hấp dẫn nhất trong khu vực
Lý do khiến thị trường thương mại điện tử Việt Nam hấp dẫn nhất trong khu vực

Báo cáo SYNC Đông Nam Á do Meta (Facebook) vừa công bố nhận định Việt Nam được đánh giá là nước đứng đầu về tỷ lệ tiếp nhận công nghệ tương lai. “Tại Việt Nam, gần 8/10 dân số tiêu biểu là người tiêu dùng kỹ thuật số”, báo cáo nhận định.

Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á với dân số trẻ và lượng người dùng Internet đông đảo. Theo số liệu của các cơ quan quản lý, Việt Nam có khoảng 75 triệu người dùng Internet và nhiều người tiêu dùng sẵn sàng với dịch vụ kỹ thuật số.

Số lượng người tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam tăng nhanh qua từng năm. Năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới. Trong đó, có tới hơn một nửa đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể chạm mốc 60 triệu, chiếm tới gần 74,8% số người sử dụng Internet.

Với con số này, Việt Nam là thị trường có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực.

Trở lại với nghiên cứu của Meta, đóng góp trung bình của thương mại điện tử (eCommerce) vào tổng bán lẻ đã tiếp tục tăng ở mức 15% trong năm qua, với tỷ trọng trực tuyến trên tổng bán lẻ là 6%.

Tổng lượng hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến tăng từ 10 tỷ USD năm 2021 lên 12 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 28% từ năm 2022 đến năm 2027.

Gần 3 năm sau đại dịch, nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng đang ở một giai đoạn phát triển mới, ưu tiên trải nghiệm mua sắm tích hợp kết hợp hiệu quả giữa các dịch vụ trực tuyến và trực tiếp.

Sau đại dịch, 10% người Việt Nam được khảo sát đã chuyển ít nhất một trong các danh mục mua sắm của họ từ kênh trực tuyến sang kênh trực tiếp vì yếu tố “giao diện” mà các kênh bán hàng trực tiếp mang lại.

Tuy vậy, vẫn có nhiều danh mục mua sắm nhất định vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn “chốt đơn” online, cho thấy mua sắm trực tuyến tiếp tục đóng vai trò là một kênh quan trọng đối với người mua sắm kỹ thuật số trong nước.

Đây là giai đoạn người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam sử dụng nhiều nền tảng hơn bao giờ hết với sự thống trị của thị trường thương mại điện tử chiếm 51% chi tiêu trực tuyến, trong khi các mạng xã hội chiếm gần một nửa lượng khám phá trực tuyến, bao gồm hình ảnh (16%), video trên mạng xã hội (22%) và các công cụ liên quan như nhắn tin (9%).

Nghiên cứu của Meta cũng nhận định, người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam ngày càng hiểu biết hơn, chuyển đổi các thương hiệu thường xuyên hơn và tăng số lượng nền tảng mà họ sử dụng để tìm kiếm giá trị tốt hơn, với 22% số đơn hàng trực tuyến được thực hiện trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau.

Giá trị là một trong những yếu tố chính thúc đẩy hành vi này khi “giá tốt hơn” được chọn là lý do hàng đầu để chuyển đổi nền tảng, tiếp theo là chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng nhanh hơn. Số lượng nền tảng trực tuyến được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng, từ 8 nền tảng năm 2021 lên 16 nền tảng trong năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Livestream Shopping: Amazon ra mắt tính năng mua sắm trực tiếp tại Ấn Độ

Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon vừa thông báo đã ra mắt dịch vụ mua sắm trực tiếp (livestream shopping) mới tại Ấn Độ, tiếp tục chiến lược mở rộng các dịch vụ của mình ra nước ngoài.

Amazon Microsoft và Google tạm ngừng bán dịch vụ đám mây tại Nga

Với tên gọi là Amazon Live, Amazon sẽ tổ chức các buổi phát trực tiếp (livestreams) và đưa sản phẩm vào video thông qua một đội ngũ các nhà sáng tạo (Creator) hùng hậu.

Ý tưởng chính của Amazon đằng sau tính năng mới này là, thông qua những những người có ảnh hưởng (Influencer), với một lượng lớn người theo dõi, họ sẽ có nhiệm vụ hướng người hâm mộ của họ đến với ứng dụng mua sắm và mua sản phẩm.

Amazon Live hiện đang tổ chức các buổi phát trực tiếp và bán một loạt các danh mục sản phẩm khác nhau như: hàng điện tử, thời trang, làm đẹp và cả trang trí nhà cửa. Các video trung bình nhận được từ 30 đến 600 lượt xem đồng thời tại thời điểm phát.

Ngoài việc cung cấp các buổi phát trực tiếp, Amazon Live cũng sẽ cho phép khách hàng giao tiếp trực tiếp với những người có ảnh hưởng thông qua phần bình luận.

Ông Kishore Thota, Giám đốc Marketing & Trải nghiệm Khách hàng (CX) của Amazon Ấn Độ cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty này muốn mang đến những “nhà lãnh đạo tư tưởng” khác nhau trong các không gian cụ thể.

“Ngay cả khi chúng tôi coi họ là những người nổi tiếng (celebrities), chúng tôi vẫn xem xét các chủ đề nội dung mà họ được tôn trọng vì khả năng lãnh đạo tư tưởng của họ trong không gian đó.”

Theo thông tin trực tiếp từ Amazon, nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) này luôn coi các chương trình người có ảnh hưởng là một phần mở rộng của chương trình Amazon Associates (Affiliate Marketing) của doanh nghiệp.

Amazon yêu cầu những người có ảnh hưởng này phải có tài khoản YouTube, Instagram, TikTok hoặc Facebook mới đủ điều kiện đăng ký tham dự.

Ông Thota nói tiếp:

“Những người có ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng với những gì họ muốn nói trong các buổi phát của họ. Tuy nhiên, theo thời gian, những người bán trên nền tảng cũng có thể trở thành một người có ảnh hưởng.”

“Chúng tôi sẽ nỗ lực để khiến nó trở nên phổ biến với các doanh nghiệp nhỏ, người bán cá nhân và thực sự trao quyền cho những cá nhân có kiến ​​thức tốt nhất về sản phẩm, họ sẽ trở thành những người có ảnh hưởng thực sự.”

Ấn Độ là thị trường internet lớn thứ hai thế giới có giá trị dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2025 với 130 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Shopee sắp sa thải hàng loạt nhân viên bao gồm nhiều nhân sự Marketing và vận hành

Sea Group, công ty mẹ của Shopee sắp sa thải 3% nhân viên của sàn thương mại điện tử (eCommerce) này ở Indonesia, trong làn sóng cắt giảm nhân lực nhằm hạn chế thua lỗ và thu hút lại các nhà đầu tư.

Shopee sắp sa thải hàng loạt nhân viên bao gồm nhiều nhân sự Marketing và vận hành
Shopee sắp sa thải hàng loạt nhân viên bao gồm nhiều nhân sự Marketing và vận hành

Bloomberg cho biết, công ty có trụ sở tại Singapore này sẽ bắt đầu thông báo cho các nhân viên bị ảnh hưởng bởi quá trình cắt giảm này, chủ yếu là nhân viên thuộc các bộ phận Marketing và khối vận hành, từ ngày 19/9.

Theo thông tin nội bộ công ty, tỷ lệ cắt giảm 3% ở Indonesia là phù hợp với hoạt động kinh doanh ở khu vực này. Được biết, năm 2021, công ty có khoảng hơn 67.000 nhân viên.

Shopee cho biết trong một e-mail không kèm theo giải thích chi tiết.

“Những thay đổi này là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chúng tôi đặt mục tiêu tự cung tự cấp trong toàn bộ hoạt động kinh doanh.”

Theo bản ghi nhớ, công ty dự định sẽ cung cấp các gói trợ cấp thôi việc và hỗ trợ nhân viên khi cần thiết.

Giá trị thị trường của Sea Group đã “bốc hơi” khoảng 170 tỷ USD kể từ mức cao nhất vào tháng 10 năm ngoái, do ảnh hưởng của việc kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ gã khổng lồ công nghệ Alibaba ở Trung Quốc.

Tuần trước, tỷ phú đồng sáng lập Sea, Forrest Li đã thông báo trong một bản ghi nhớ nội bộ, ban lãnh đạo cấp cao nhất sẽ không nhận thù lao và thắt chặt các chính sách chi phí để cố gắng duy trì công ty qua giai đoạn suy thoái kinh tế.

Gã khổng lồ Singapore này hiện đang giảm dần dấu ấn ở nước ngoài và các doanh nghiệp ngoại khi yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt trong mảng thương mại điện tử.

Shopee hiện đã rút khỏi các thị trường lớn ở châu Âu, châu Mỹ Latinh và Ấn Độ.

Theo Bloomberg, hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á đang có kế hoạch giảm số lượng nhân viên trong lĩnh vực game – nhóm mang lại lợi nhuận cao nhất – và các dự án mới tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển.

“Đây là một quyết định rất khó khăn”, ban lãnh đạo cho biết trong bản ghi nhớ. “Chúng tôi sẽ cung cấp các gói trợ cấp hợp lý cho những nhân viên nghỉ việc và hỗ trợ khi cần thiết”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt 16.4 tỷ USD

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 vừa công bố đã dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm trước.

Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt 16.4 tỷ USD
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt 16.4 tỷ USD

Năm 2021, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.

Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định. Với mức tăng trưởng 20%, có thể thấy, trong suốt 7 năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%.

Cụ thể, nếu như năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 5 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước thì đến năm 2018, con số này đã đạt mức 8,06 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2017).

Sang năm 2019, thương mại điện tử Việt Nam chính thức vượt mốc 10 tỷ USD, đạt 11,8 tỷ USD vào năm 2020, tiếp tục tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021.

Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể sẽ chạm mốc 60 triệu. Giá trị mua sắm trực tuyến của một người dùng sẽ tiếp tục tăng mạnh, dự báo sẽ đạt 260- 285 USD/người trong năm nay.

Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước sẽ vượt mốc 7% của năm 2021, đạt từ 7,2%- 7,8%.

Thương mại điện tử Việt Nam 2022

Với 75% người dân sử dụng Internet, Việt Nam có 74,8% người người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến.

Quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; sách, hoa, quà tặng và thực phẩm… là những loại hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất. Điện thoại di động tiếp tục là phương tiện chủ yếu thường được người tiêu dùng sử dụng để đặt hàng trực tuyến (chiếm 91%).

Thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong 2022 và cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025.

Mức tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được các hãng dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ 2 sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang bằng Singapore.

Tổng doanh thu kinh tế Internet Việt Nam đến năm 2025 dự báo đạt mức 57 tỷ USD, chỉ đứng sau Indonesia. Việt Nam cũng có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Singapore.

Theo Báo cáo “Digital 2022 global overview report” của We are social & Hootsuite, tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng tuần Việt Nam đứng thứ 11 trong số các quốc gia (58,2%), ngang bằng với mức trung bình toàn cầu, cao hơn Mỹ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Đức nhưng thấp hơn Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Indonesia và Anh.

Trong toàn khu vực Đông Nam Á, Báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2021” của Google, Temasek và Bain & Company dự báo doanh thu thương mại điện tử sẽ tăng từ 120 tỷ USD vào năm 2021 lên mốc 234 tỷ USD vào năm 2025.

Dự báo giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của người tiêu dùng trực tuyến sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ, từ mức 381 USD/người năm 2021 lên 671 USD/người vào năm 2026. Với tỷ lệ 49%, người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam chỉ đứng sau Singapore (53%), cao hơn Indonesia và Malaysia.

Trên toàn cầu, dự báo doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2022 sẽ đạt mức 5.545 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 12,7%.

Dự báo đến năm 2025, con số này sẽ cán mốc 7.385 tỷ USD. Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ thị phần thương mại điện tử lớn nhất thế giới (hơn 52%), theo sau là Hoa Kỳ (19%), Anh (4,8%), Nhật Bản (3%) và Hàn Quốc (2,5%).

Dự báo doanh thu thương mại điện tử B2C của Trung Quốc sẽ đạt gần 2.900 tỷ USD năm 2022 và đạt mức 3.786 tỷ USD vào năm 2025.

Đặc biệt, doanh thu thương mại điện tử toàn cầu qua mạng xã hội năm 2022 ước đạt 751 tỷ USD nhưng sẽ tiếp tục tăng trưởng bùng nổ trong những năm tới, tăng gấp đôi vào năm 2025 (1.590 tỷ USD) và sẽ cán mốc 3.370 tỷ USD vào năm 2028.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok eCommerce: TikTok chia sẻ một số insights thương mại điện tử mới

Khi thương mại điện tử là ưu tiên phát triển chính của TikTok, nền tảng này vừa chia sẻ một số thông tin chi tiết mới về sự bùng nổ của thương mại điện tử (eCommerce) trong ứng dụng.

ecommerce là gì

Như MarketingTrips đã từng phân tích ở trong rất nhiều bài viết trước đây, khi vấn đề kiếm tiền từ quảng cáo thông qua các video ngắn vẫn còn là một vấn đề khó khăn của TikTok, thương mại điện tử sẽ tiếp tục là mục tiêu tăng trưởng của nền tảng này.

Cũng tương tự tuỳ chọn mua sắm trong ứng dụng mà công ty mẹ ByteDance đã rất thành công với phiên bản Douyin tại thị trường Trung Quốc, TikTok cũng đang muốn có được thành công đó ở nhiều các thị trường khác.

Theo quan điểm của TikTok:

“Thương mại điện tử không còn là tương lai của hoat động mua sắm – nó hiện chính là mua sắm. Trong bối cảnh mới này, các thương hiệu phải theo kịp hành vi mua sắm trực tuyến luôn thay đổi của người tiêu dùng – và TikTok đang không ngừng nỗ lực để theo đuổi kỷ nguyên mua sắm mới này.”

Để cung cấp thêm một số góc nhìn về vấn đề này, TikTok vừa chia sẻ một số thông tin chi tiết mới về cách người dùng tương tác với các hoạt động mua sắm trong luồng (in-stream shopping) và những xu hướng mới này đang giúp định hình sự phát triển của ứng dụng như thế nào.

  • Người tiêu dùng tỏ ra thích thú khi mua sắm trực tuyến nhiều hơn gấp 2 lần so với mua sắm truyền thống.
  • So với các cách thức mua sắm trên các nền tảng mua sắm trực tuyến khác, người mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội (Social Commerce) có xu hướng mua nhanh hơn 1.2 lần và mua để giải toả yếu tố về tinh thần nhiều hơn 1.3 lần.
  • Khi TikTok là một phần trong hành trình mua sắm của khách hàng (Customer Journey), 51% người tiêu dùng thích khám phá các sản phẩm từ quảng cáo trên TikTok, 87% có xu hướng xem phát trực tuyến khi cân nhắc mua hàng và 76% xem các bài đăng có hashtag xu hướng trước khi mua hàng.
  • 37% người tiêu dùng sẽ mua sắm trên TikTok khi nội dung của thương hiệu có thể giải trí họ, 21% mua hàng vì các nội dung và sản phẩm “được sản xuất ra là để dành riêng cho họ” và 20% sẽ mua hàng khi việc mua hàng có thể khiến họ trở nên tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Shopee huỷ bỏ nhiều ‘offer’ tuyển dụng trong bối cảnh công ty mẹ Sea liên tục thua lỗ

Theo những thông tin mới đây, sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á Shopee đã huỷ bỏ nhiều hồ sơ tiếp nhận ứng viên trong bối cảnh công ty mẹ Sea Group liên tục báo cáo thua lỗ.

Theo thông tin từ Reuters, một nhóm WeChat gồm khoảng 60 người báo cáo rằng thư mời nhận việc của họ đã bị Shopee rút lại chỉ trong vài ngày trước ngày nhận việc.

Một kỹ sư đã nghỉ việc tại công ty mẹ của TikTok, ByteDance, trước khi nộp đơn vào Shopee cho biết:

“Tôi đã nghĩ đó là một cuộc gọi lừa đảo … cho đến khi tôi nhận ra đó là một đợt hủy bỏ thư mời nhận việc trên diện rộng của Shopee.”

Một đại diện của Shopee cho biết:

“Do những điều chỉnh mới trong kế hoạch tuyển dụng cho một số nhóm công nghệ, một số vị trí tại Shopee đã không còn nữa. Chúng tôi đang nỗ lực để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng.”

Động thái này của Shopee diễn ra sau các đợt cắt giảm việc làm khác gần đây tại công ty mẹ Sea Group.

Các nhân viên tại Booyah!, một ứng dụng phát trực tiếp trò chơi, thuộc mảng trò chơi Garena của Sea cũng đã được thông báo rằng họ sẽ phải nghỉ việc và ứng dụng sẽ không còn được cập nhật nữa, các dự án phát triển khác của Sea cũng sẽ dừng hoạt động.

Những tín hiệu u ám từ Sea Group.

Vào đầu tháng 3, Sea từng cho biết là họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Shopee nhằm mục tiêu cạnh tranh với Lazada thuộc Alibaba Group Holding, và sự tăng trưởng của Shopee vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên gần đây, Sea đã rút lại dự báo tăng trưởng cho sàn thương mại điện tử trong bối cảnh thị trường ngày càng bất ổn và có nhiều thay đổi.

Sea báo cáo khoản lỗ ròng 931 triệu USD trong quý thứ hai, cao hơn gấp đôi mức lỗ của cùng kỳ năm trước đó.

Sea đã chứng kiến ​​giá trị thị trường (market value) của mình tăng vọt lên mức hơn 200 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái khi mảng game Garena phát triển bất chấp đại dịch, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn khoảng 27 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok ra mắt Order Center nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

TikTok Order Center là tính năng mới đang được TikTok thử nghiệm tới một số người dùng được chọn với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng.

tiktok order center
TikTok ra mắt Order Center nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Như là một động thái mới nhằm thúc đẩy các hoạt động mua sắm trong ứng dụng (in-app Shopping), tính năng mới của TikTok với tên gọi TikTok Order Center hiện đã có sẵn cho một số người dùng được chọn trong giai đoạn thử nghiệm.

TikTok Order Center
TikTok Order Center hiện đã có sẵn cho một số người dùng.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ này, TikTok Order Center nằm ngay cạnh phần chỉnh sửa hồ sơ của tài khoản.

Khi người dùng nhấp vào đây, họ có thể theo dõi tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động mua sắm của họ trên TikTok, bao gồm thông tin chi tiết về thanh toán, các mặt hàng bạn đã gắn thẻ, đề xuất, trạng thái đơn hàng và hơn thế nữa.

Về mặt tổng thể, khi vấn đề kiếm tiền từ quảng cáo vẫn còn là một rào cản đối với TikTok, thì thương mại điện tử (như cách mà phiên bản của TikTok tại Trung Quốc đang làm) sẽ là chiến lược trọng tâm của nền tảng.

Bên cạnh khả năng thúc đẩy doanh thu, TikTok còn có thể giúp các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) kiếm được nhiều tiền hơn trên nền tảng.

Đặc biệt, khi ngày càng có nhiều nhà sáng tạo không hài lòng với cách chia sẻ doanh thu trên TikTok, thì TikTok bắt buộc phải có những hành động mới để có thể tiếp tục giữ chân các nhà sáng tạo của mình.

Bên cạnh các thách thức liên quan đến nhà sáng tạo, sự phát triển của các nền tảng đối thủ như Shorts của YouTube hay Reels của Meta, tham vọng chiếm lĩnh thị trường châu Âu thất bại cùng với đó là tình hình suy thoái kinh tế (Depression) đang tiếp tục diễn ra, TikTok không thể giữ vững được vị thế nếu vẫn duy trì như hiện tại.

TikTok Order Center sẽ sớm được mở rộng đến người dùng toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Việt Nam chiếm 15% thị trường mua sắm trực tuyến Đông Nam Á

Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước.

Theo báo cáo của Ninja Van Group về sức mua hàng trực tuyến tại 6 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Thái Lan với gần 9.000 đáp viên tham gia, Việt Nam là quốc gia đứng đầu với số lượng mua hàng trực tuyến trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm.

73% đáp viên cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử. 59% cho biết đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế.

Ngoài ra, đa số đáp viên khu vực Đông Nam Á đều quen thuộc với việc mua hàng xuyên biên giới trong khu vực châu Á hoặc trên toàn thế giới.

Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12,42 tỷ USD.

Cùng thời điểm này Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Trong báo cáo từ Ninja Van Group, Việt Nam đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines.

Báo cáo cho thấy người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.

Theo một báo cáo khác từ Statista, Việt Nam dự kiến sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025.

Việt Nam hiện có mức quy mô mua hàng trung bình (ABS) là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD).

Trong hai năm qua, số lượng người mua sắm trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á đã tăng đáng kể, đạt khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại.

Trên quy mô khu vực, 70% tổng dân số ở Đông Nam Á đã bắt đầu mua sắm trực tuyến trước cả khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á dự kiến tăng đến con số 380 triệu trước năm 2026.

Theo số liệu Statista, tỷ trọng thương mại điện tử (eCommerce) xuyên biên giới trung bình của Đông Nam Á tăng từ 74 tỷ USD năm 2020 lên 120 tỷ USD năm 2021.

Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu 27,4%/năm. Dự báo, doanh thu thương mại điện tử năm 2025 tại khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 234 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài chiến lược Marketing cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (P2)

Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến thương mại điện tử, những chiến lược marketing được MarketingTrips đề cập trong bài sẽ rất hữu ích với bạn.

Với giá trị dự kiến đạt hơn 7000 tỷ USD vào năm 2025, thương mại điện tử (eCommerce) được xem là nền kinh tế mũi nhọn của các quốc gia và doanh nghiệp, để có thể tận dụng tốt các cơ hội mới, những chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp có thể cần những chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số chiến lược marketing dành riêng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Email Marketing.

Theo thống kê từ Litmus, email marketing hay tiếp thị qua email là hình thức marketing có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) lên tới 45 đồng cho mỗi đồng mà các doanh nghiệp thương mại điện tử đã chi tiêu.

Về tổng thể, chiến lược email marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử có nhiều lợi thế hơn so với các ngành hàng khác.

Vì phần lớn các khách hàng thương mại điện tử mong muốn thường xuyên nhận được các thông tin về các chương trình khuyến mãi từ thương hiệu, điều này khiến cho quá trình gửi và nhận email trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khi các sàn thương mại điện tử được tích hợp với các nền tảng CRM, việc cá nhân hoá nội dung email cũng là một chiến thuật khác bạn nên thử.

Dưới đây là một số trường thông tin bạn nên cân nhắc khi cá nhân hoá nội dung:

  • Tên khách hàng
  • Sinh nhật
  • Giới tính
  • Địa điểm
  • Lịch sử mua hàng
  • Các email đã mở
  • Các trang web đã truy cập

Ngoài các chiến thuật về cá nhân hoá, tự động hoá quá trình gửi email tiếp tục là một cách tiếp cận mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là một số kiểu email tự động bạn có thể tham khảo cho chiến lược tổng thể của mình.

  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead)
  • Email quảng cáo
  • Email về giỏ hàng chưa được thanh toán
  • Email bán thêm và bán kèm (Up-sell and cross-sell)
  • Email giới thiệu
  • Email tương tác lại

Truyền thông mạng xã hội – Social Media.

Bên cạnh mục tiêu chính là để kết nối với bạn bè, người dùng cũng cũng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để nghiên cứu và tương tác với các thương hiệu.

Các thương hiệu thương mại điện tử có thể cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu của họ thông qua những nội dung có thể giải quyết các vấn đề của riêng họ.

Dưới đây là một số cách các thương hiệu có thể tiếp cận thông qua các nội dung (Content) của mình.

  • Đăng các lời khuyên trong quá trình sử dụng sản phẩm
  • Truyền tải cách các sản phẩm được sử dụng trong thực tế (use case)
  • Cung cấp thông tin ngành
  • Công bố các sản phẩm mới hay tính năng mới của sản phẩm
  • Chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (UGC)
  • Chia sẻ những nội dung hợp tác với những người có ảnh hưởng (InfluencerKOL)
  • Bán sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Chăm sóc khách hàng

Trong khi Social Commerce hay thương mại xã hội tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram hay Facebook, việc bán hàng trực tiếp trên nền tảng ngày càng trở nên phổ biến và đơn giản hơn.

Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, ngoài việc dựa vào năng lực nội tại của doanh nghiệp để tăng trưởng, sử dụng năng lực của các bên thứ 3 cũng là một chiến lược mang lại thành công cho không ít các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Bằng cách hợp tác với các nhà xuất bản, những nhà sáng tạo nội dung tự do hay các nhà quảng cáo, họ có thể giúp doanh nghiệp hiển thị nội dung sản phẩm và bán hàng thông qua mạng lưới của họ.

Theo Backlinko, “40% các đơn vị bán hàng thương mại điện tử đã coi các chương trình tiếp thị liên kết là phương thức thu hút khách hàng hàng đầu của họ”.

Nhiệm vụ của bạn cũng hết sức đơn giản, chọn các nền tảng tiếp thị liên kết (hoặc xây dựng chương trình liên kết trực tiếp), xây dựng các chính sách trả thưởng và sau đó là trả thưởng dựa trên các hiệu suất bán hàng thực tế của bên liên kết bán hàng.

Tối ưu hóa giao diện người dùng hay trải nghiệm của họ với website (app) – UI/UX.

Với hầu hết các doanh nghiệp, dù cho bạn làm marketing ở đâu hay theo phương thức nào thì khách hàng vẫn cần một nơi để xem và tìm hiểu về sản phẩm, website hay ứng dụng (app) là điểm đến mục tiêu cuối cùng.

Trong khi các sản phẩm về cơ bản là cố định hoặc trong nhiều trường hợp, nó không có bất cứ sự khác biệt nào so với đối thủ khi nền tảng thương mại điện tử đó chỉ là trung gian phân phối lại các sản phẩm đã có.

Khi này, tất cả các điểm chạm hay trải nghiệm của người dùng trên nền tảng là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng mua hàng (và mua lại) của khách hàng.

Một giao diện website hiệu quả là giao diện giúp khách hàng thực hiện quá trình tìm hiểu sản phẩm cũng như mua hàng một cách đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Bằng cách tối ưu hoá tốc độ tải trang, tối ưu hoá điều hướng trên trang, tối thiểu hoá các lần nhấp chuột của khách hàng từ lúc nghiên cứu đến mua hàng, sử dụng các công cụ hỗ trợ 24/24 hay đơn giản là tối ưu hoá các lời kêu gọi hành động (CTA) trên trang, doanh nghiệp có thể từng bước chinh phục khách hàng tiềm năng của mình.

Ngày nay, khi phần lớn người mua hàng thực hiện các giao dịch trên thiết bị di động, thân thiện với các thiết bị di động là một yêu cầu bắt buộc khác bạn nên cân nhắc.

Kết luận.

Khi ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến hơn, các doanh nghiệp thương mại điện tử nên chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn.

Tuy nhiên, dù cho chiến lược mà thương hiệu chọn là gì và được sử dụng trong bối cảnh nào, bạn nên nhớ rằng, khách hàng là điểm đầu cũng như là điểm cuối quyết định các chiến lược hành động hay ưu tiên của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài chiến lược Marketing cho doanh nghiệp thương mại điện tử (P1)

Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến thương mại điện tử, những chiến lược Marketing được MarketingTrips đề cập trong bài sẽ rất hữu ích.

chiến lược marketing thương mại điện tử
Một vài chiến lược Marketing cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (P1)

Với giá trị dự kiến đạt hơn 7000 tỷ USD vào năm 2025, thương mại điện tử được xem là nền kinh tế mũi nhọn của các quốc gia và doanh nghiệp, để có thể tận dụng tốt các cơ hội mới, những chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp có thể cần những chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số chiến lược marketing dành riêng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Làm thế nào để bạn biết được chiến lược nào là tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Như đã đề cập ở trên, không chỉ áp dụng với các doanh nghiệp thương mại điện tử mà với bất kì doanh nghiệp nào, các chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng về cơ bản sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, dưới đây là 3 cân nhắc quan trọng nhất bạn cần phân tích để từ đó có thể tìm ra được chiến lược marketing phù hợp nhất cho doanh nghiệp thương mại điện tử của mình.

Xác định chân dung khách hàng lý tưởng.

Trong khi có hàng tỷ người dùng trực tuyến có thể trở thành khách hàng của thương hiệu, tức họ sẽ mua hàng từ thương hiệu, chỉ có một nhóm ít khách hàng lý tưởng nhất định bao gồm những người có thể mua và mua nhiều nhất (quy luật 20/80).

Việc xác định chân dung những người mua lý tưởng về cơ bản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các quyết định marketing hay thậm chí là kinh doanh của doanh nghiệp.

Bạn có thể xác định những người này thông qua các dữ liệu như:

  • Tên
  • Giới tính
  • Tuổi tác
  • Thu nhập
  • Các kênh marketing hay nền tảng họ yêu thích
  • Địa điểm sinh sống
  • Nỗi đau
  • Khao khát
  • Sở thích

Để có thể nhắm mục tiêu chính xác thông qua các chiến dịch quảng cáo, bạn cần nắm rõ các thông tin cơ bản nói trên.

Mục tiêu Marketing.

Mặc dù mục tiêu chung của doanh nghiệp thường là có được nhiều khách hàng và doanh số, tuy nhiên, với tư cách là những marketer chuyên nghiệp, bạn cũng cần xác định rõ các mục tiêu cụ thể hơn (cho từng chiến dịch).

Các mục tiêu marketing có thể có trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp thương mại điện tử là:

  • Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness).
  • Khách hàng tiềm năng (Lead).
  • Khách hàng (mua sản phẩm).
  • Duy trì khách hàng.

Về bản chất, các mục tiêu marketing đóng vai trò như những kim chỉ nam mang tính định hướng các nhiệm vụ hay sứ mệnh của marketing.

Ngân sách Marketing.

Nếu bạn có một khoản ngân sách lớn, rõ ràng bạn sẽ có một bản kế hoạch chiến lược rộng hơn và bao hàm nhiều thứ hơn (chẳng hạn như kênh).

Căn cứ vào mức ngân sách được phép chi tiêu, bạn cần đưa ra các định hướng chiến lược hành động gắn liền với từng khoản ngân sách nhỏ nhất định.

Một khi bạn đã xác định được tất cả các yếu tố nói trên, về khách hàng lý tưởng, về mục tiêu và ngân sách marketing, bạn đã có thể sẵn sàng bắt tay xây dựng ngay các chiến lược của riêng mình.

Các chiến lược Marketing tốt nhất cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu hiện tại của bạn là gì bạn có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau, dưới đây là một chiến lược bạn có thể tham khảo.

SEO thương mại điện tử (eCommerce SEO).

Cũng tương tự như các khách hàng ở những ngành hàng khác, họ thường ra quyết định mua hàng sau nhiều nghiên cứu trên nhiều nền tảng khác nhau.

Hiểu được điều này, sau khi đã xác định các điểm chạm (brand touchpoint) mà thương hiệu sẽ cần phải tiếp xúc với khách hàng, bạn cần chủ động tiếp cận họ trên từng điểm.

eCommerce SEO là quá trình tối ưu hóa các website hay ứng dụng của bạn để xếp hạng cao hơn cho các từ khóa kinh doanh thiết yếu. Dưới đây là một số nhiệm vụ bạn cần làm khi thực hiện SEO cho thương mại điện tử:

  • Tiếp thị nội dung (Content Marketing): sẽ không có bất cứ trang nào có thể xếp hạng tốt (bền vững) trên các công cụ tìm kiếm mà không có các nội dung (chất lượng). Trong khi có không ít người làm SEO sử dụng các kỹ thuật gian lận (Black Hat SEO) hay thậm chí là các phần mềm spam SEO tự động để tăng thứ hạng, những nội dung có giá trị là chiến lược bền vững nhất cho cả thương hiệu và người truy cập. Bằng cách dự báo hay xác định các ý niệm của khách hàng với mỗi từ khoá, thương hiệu có thể chủ động xây dựng các nội dung với giá trị tương ứng.
  • SEO kỹ thuật: Một trong những mục tiêu lớn nhất của việc tối ưu SEO kỹ thuật đó là làm cho trải nghiệm của khách hàng trở nên mượt hơn kể từ lúc nhấp chuột cho đến khi rời trang. Bằng cách tăng tốc độ tải trang, tối ưu các hành động điều hướng trang hay đơn giản là giúp website thân thiện với thiết bị di động, thương hiệu có thể giữ chân khách hàng được lâu hơn.
  • SEO trên trang (On-Page SEO) : Phần chiếm nhiều thời gian nhất của hoạt động SEO trên trang là tối ưu nội dung của các bài viết cho các từ khoá tương ứng. Từ thẻ tiêu đề, nội dung chính, liên kết nội bộ, các thẻ hình ảnh đến các thẻ tiêu đề phụ.
  • SEO ngoài trang (Off-Page SEO) : trong khi bạn có thể cải thiện SEO cho website thương mại điện tử của mình thông qua nhiều hành động trên trang, bạn cũng có thể thực hiện các bước tương tự bên ngoài trang. Một trong những chiến thuật SEO off-page được nhiều SEOer sử dụng nhất là xây dựng các liên kết (backlinks). Khi website của bạn được liên kết với nhiều bên khác uy tín hơn, các công cụ tìm kiếm xem đây là một dấu hiệu để ưu tiên xếp hạng trên các trang kết quả của mình.

Quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột.

Ngoài các chiến lược khai thác từ lượng truy cập tự nhiên, các chiến lược quảng cáo có trả phí từ công cụ tìm kiếm hay trên các nền tảng mạng xã hội là không thể bỏ qua.

Đối với các quảng cáo trên Google (Google Ads), bạn phải thực hiện các bước cần thiết để nâng cao cơ hội thành công của chiến dịch bao gồm:

  • Tiến hành nghiên cứu từ khóa: người mua tiềm năng của bạn đang tìm kiếm điều gì? nó có phù hợp với mục tiêu bán hàng của bạn không? Bạn có thể tìm các từ khóa tốt nhất thông qua các công cụ như Google Keyword planner.
  • Điều chỉnh giá thầu theo mục tiêu: Quảng cáo của bạn có hiển thị với các từ khóa bạn mong muốn không? Tình trạng cạnh tranh như thế nào? Bạn có thể đạt được hiệu suất quảng cáo tốt hơn với việc đặt giá thầu nếu bạn tăng điểm chất lượng của quảng cáo thông qua các quảng cáo có liên quan cao và tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao.
  • Xây dựng các trang đích (Landing Page) có liên quan: Để có thể có được chuyển đổi tốt nhất với chi phí tối ưu nhất, nội dung quảng cáo của bạn phải phù hợp với nội dung của trang đích.
  • Sử dụng quảng cáo mua sắm của Google: Những quảng cáo này thường được xây dựng riêng cho các từ khóa mang tính chuyển đổi hay bán hàng cao (transactional keywords). Khi ai đó tìm kiếm các sản phẩm liên quan, sản phẩm của bạn với mức giá tương ứng sẽ được hiển thị.
  • Sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu lại: nếu ai đó đã truy cập hay từng tương tác với các nền tảng của bạn, bạn có thể gửi lại cho họ những nội dung quảng cáo liên quan nhất. Ví dụ: nếu ai đó từng xem nội dung “áo thun nam” trên trang của bạn, bạn có thể nhắm mục tiêu lại đến họ với các sản phẩm tương ứng.

Hy vọng sau khi thực hiện các chiến thuật nói trên, bạn có thể cải thiện hiệu suất quảng cáo hay marketing của mình, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và bán được nhiều hàng hơn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các doanh nghiệp cần làm gì trong thời điểm vàng của thương mại điện tử

Theo các số liệu nghiên cứu từ Statista, thị trường thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu sẽ có giá trị khoảng hơn 5000 tỷ USD vào năm 2022. Con số này được dự báo sẽ tăng 50% trong 4 năm tới, đạt khoảng 7500 tỷ USD vào năm 2025.

Abaha
Abaha: Các doanh nghiệp công nghệ làm gì trong thời điểm vàng của thương mại điện tử

Trong bối cảnh khi thương mại điện tử (eCommerce) đang phát triển với tốc độ đến chóng mặt, một câu hỏi được đặt ra là các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện đang làm gì để có thể thích ứng với tình hình mới?

Hướng đến mục tiêu đơn giản hoá quá trình vận hành kinh doanh, làm trung gian kết nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, Abaha là doanh nghiệp với hệ sinh thái ứng dụng di động (mobile app) cho cả các mô hình kinh doanh B2B lẫn B2C.

Abaha – Startup công nghệ tiềm năng trong “thời kỳ vàng” của thương mại điện tử.

Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử (TMĐT), Abaha tạo ra các mô hình kinh doanh TMĐT trên mobile app mang thương hiệu riêng cho từng doanh nghiệp (private mobile app), một giải pháp số mang tầm chiến lược dài hạn và bền vững.

Thương mại điện tử phát triển song hành cùng công nghệ.

Trong 2 năm dịch Covid-19 diễn ra, nền kinh tế chững lại nhưng cũng có những lĩnh vực đi ngược dòng chảy, phát triển vượt bậc, và thương mại điện tử là một trong số đó.

Tác động của dịch bệnh khiến người tiêu dùng chuyển qua mua hàng online, thúc đẩy ngành này tăng trưởng một cách vượt bậc.

Thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số (Digital Economy).

Người dân ưa chuộng mua hàng online, những sàn thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng lớn tấp nập người mua kẻ bán, các ứng dụng công nghệ trở nên phổ biến hơn đối với tất cả mọi người.

Cùng với đó, chuyển đổi số là điều tất yếu mà các doanh nghiệp phải trải qua.

Abaha Thương mại điện tử thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt
Thương mại điện tử thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt

Theo số liệu của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của năm 2020 – 2021 đạt 17%/năm, đạt tổng doanh thu 13,7 tỷ USD và chiếm 7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2021.

Mặt khác theo báo cáo mới nhất của Statista, doanh thu thị trường thương mại điện tử theo mô hình B2C tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 16,48%, đạt 14,8 tỷ USD và mô hình B2B dự báo đạt 80 tỷ USD trong năm 2022.

Với thế mạnh dân số trẻ, người dùng smartphone chiếm 71%, xu hướng tiêu dùng online tăng trưởng cực nhanh, thị trường TMĐT tại Việt Nam đang là miền đất hứa cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nói riêng.

Một trong số này là Abaha, startup tiên phong trong lĩnh vực cung cấp app TMĐT trên smartphone.

Cơ hội và thách thức đối với các startup công nghệ.

Sự chuyển đổi nhanh chóng này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các start-up như Abaha. Thị trường thay đổi, cuộc đua công nghệ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều.

Nếu không có gì nổi bật, doanh nghiệp bị nhấn chìm trong thị trường đầy rẫy đối thủ tiềm năng khác. Mặt khác, một dự án mới mẻ luôn cần nhiều nỗ lực để khẳng định vị thế và giải pháp tốt chuyển đổi số với các doanh nghiệp.

Để tạo sự khác biệt, Abaha xây dựng các mô hình kinh doanh TMĐT sẵn trên mobile app cùng kho tính năng (modules) đa dạng phù hợp với nhiều doanh nghiệp.

Các khách hàng của Abaha sẽ dựa vào những tính năng, mô hình sẵn có để tạo nên một ứng dụng tương thích với đặc điểm hoạt động riêng của mình.

Đồng thời, những tính năng này cũng có thể linh hoạt cập nhật, bổ sung thêm khi mở rộng kinh doanh, xây dựng thương hiệu khác biệt, vừa bán hàng, chăm sóc khách hàng, tăng phạm vi kinh doanh, tối ưu chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh, tăng trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp.

Đại diện Abaha cho biết, chuyển đổi số cũng giống như một cuộc cách mạng văn hóa, vấn đề không ở công nghệ, vấn đề ở tư duy.

Trong đó các doanh nghiệp không chỉ đấu với nhau mà còn phải chống lại những cái cũ, chống lại những thói quen khó thay đổi của khách hàng.

Công nghệ hiện đại thật sự giúp ích cho sự phát triển của đời sống con người, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận những cái mới, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu.

Đổi mới, sáng tạo là điều bắt buộc, trong thời kỳ 4.0, tốc độ thay đổi và phát triển diễn ra rất nhanh, nếu không nắm bắt, doanh nghiệp đó sẽ chậm lại (Thời đại cá nhanh nuốt cá chậm, không phải cá lớn nuốt cá bé).

Đội ngũ lãnh đạo của Abaha
Đội ngũ lãnh đạo của Abaha

Để lợi ích của công nghệ trong việc thúc đẩy kinh doanh được phổ biến hơn, Abaha đang tích cực thực hiện các chiến lược giáo dục khách hàng (Educate Consumers). Phát triển thương mại điện tử không thể tách rời cùng hạ tầng công nghệ thông tin.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường, quy mô doanh nghiệp sẽ lớn dần và nhất thiết cần sử dụng các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ.

Abaha tin rằng các mô hình kinh doanh mà mình xây dựng có thể mang đến lợi ích kinh tế thiết thực cho các doanh nghiệp.

Các ứng dụng của Abaha hướng đến sự tiện lợi và hiệu quả tối ưu, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực, đồng bộ hóa quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh…

Đối tác của Abaha đã áp dụng thành công mô hình kinh doanh trên Mobile App

Điều Abaha mong muốn là xây dựng một hệ sinh thái công nghệ vững chắc cung cấp đa dạng dịch vụ, là nền tảng cần thiết gắn liền với nền kinh tế Việt khi bước vào kỷ nguyên số.

Điều này không thể một sớm một chiều, và đòi hỏi nhiều nỗ lực, tâm huyết của tất cả đội ngũ. Tuy khó khăn nhưng tiềm năng phát triển của startup này là vô cùng rộng mở. Mới đây, Abaha đã nhận được một nguồn vốn đầu tư từ một quỹ công nghệ uy tín trong nước.

Đây được xem như là một thành công bước đầu, cũng như là cơ hội và động lực để Abaha tiếp tục chinh phục những cột mốc mới.

[ Về Abaha: CÔNG TY CỔ PHẦN ABAHA TOÀN CẦU
Địa chỉ: Tầng 4, số 47 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Email: contact@abaha.vn
Website: https://abaha.vn ]

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh nhờ Covid-19

Dù tác động xấu đến bức tranh kinh tế chung của Việt Nam, sự xuất hiện của Covid-19 đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành thương mại điện tử.

Trong vòng hai năm 2020 và 2021, Việt Nam phải trải qua 4 đợt bùng phát Covid-19 với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính riêng năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng nhẹ 2,6% với sự sụt giảm của hàng loạt lĩnh vực như bán buôn, bán lẻ, lưu trú, ăn uống, vận tải, kho bãi.

Tuy nhiên, Covid-19 cũng là chất xúc tác thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam với mức tăng trưởng giai đoạn 2020-2021 lần lượt đạt 15% và 20%. Ước tính trong năm 2021, quy mô của TMĐT có thể vượt con số 16 tỷ USD.

Đánh giá về vai trò của Covid-19, ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – cho rằng đây là chất xúc tác giúp thương mại điện tử phát triển nhanh và mạnh hơn. Nhìn chung, việc lĩnh vực TMĐT của một quốc gia thuộc ASEAN tăng trưởng hai con số trong đại dịch là điều hiếm có.

“Cú hích” của Covid-19.

Shopee – sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị phần tại Việt Nam – cho biết những thách thức, khó khăn từ dịch bệnh đã thúc đẩy doanh nghiệp và người tiêu dùng chuyển đổi cách vận hành kinh doanh, mua sắm, thanh toán sang hình thức trực tuyến.

Trong năm 2021, số lượng nhà bán hàng thuộc nền tảng tại khu vực lân cận các thành phố lớn tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, số lượng người dùng Shopee ở khu vực này cũng tăng mạnh khoảng 40%.

“Cứ 6 đơn hàng thì có 1 đơn của người dùng mới. Đối với người tiêu dùng, Covid-19 đã chuyển đổi dần thói quen mua sắm hàng ngày từ trực tiếp sang trực tuyến”, đại diện sàn nhận định.

Đồng quan điểm, Tiki cho rằng thị trường thương mại điện tử Việt Nam vốn có nhiều lợi thế tăng trưởng ngay từ ban đầu. Song, sự tác động của Covid-19 và tình trạng giãn cách xã hội đã đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nhanh hơn dự kiến.

Ví dụ, vào tháng 7/2021, thời điểm đỉnh dịch, số lượng đơn đặt hàng trên Tiki đã tăng mạnh gấp 4-5 lần thông thường.

Bên cạnh đó, đại dịch còn khuyến khích hành vi tiêu dùng trên nền tảng kỹ thuật số và mua sắm online. Không chỉ tăng trưởng trong mua sắm trực tuyến, hoạt động giao dịch online cũng ghi nhận sự bứt phá.

“Điển hình trong chiến dịch khuyến mãi 11/11 vừa qua, các đơn hàng thanh toán bằng ví điện tử Moca trên Tiki tăng gấp 13 lần ngày thường. Tổng doanh thu đơn hàng giao dịch (GMV) bằng hình thức thanh toán này cũng tăng gấp 10 lần”, đại diện Tiki thông tin.

Đối với Lazada, trong một khảo sát hợp tác với Milieu Insight thực hiện vào đầu năm 2022, sàn chỉ ra 81% người dùng Việt Nam xem việc mua sắm trực tuyến là thói quen không thể thiếu mỗi ngày. Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần/tuần dao động khoảng 59%.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, khoảng 85% người dùng cho biết đang chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến.

Đồng thời, việc kết hợp với công nghệ livestream còn mở ra kênh bán hàng trực quan, tiện lợi hơn cho nhà bán hàng. Trong quý III/2021, doanh thu thông qua LazLive (kênh livestream của Lazada) tăng hơn 8 lần so với năm trước đó.

Quy mô TMĐT có thể đứng thứ 2 tại SEA.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, nhờ tốc độ tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử (eCommerce), nền kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 21 tỷ USD trong năm 2021, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước đó.

Tính từ thời điểm bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, thị trường Việt Nam ghi nhận thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, phần lớn xuất phát từ những khu vực ngoài thành phố lớn. Đáng chú ý, khoảng 99% người tiêu dùng mong muốn tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai.

Dự đoán đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam có thể chạm mốc 57 tỷ USD. Vào năm 2030, giá trị nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á ước đạt 1.000 tỷ USD, trong đó, Việt Nam đóng góp khoảng 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa.

Theo báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2022 của VECOM, tháng 6-9/2021 là thời điểm Việt Nam trải qua đợt bùng phát Covid-19 nặng nề nhất.

Trong bối cảnh mọi hoạt động kinh tế – xã hội bị đình trệ, thương mại điện tử tiếp tục đứng vững và chứng kiến hoạt động chuyển đổi số sôi nổi của thương nhân lẫn người tiêu dùng.

VECOM cho biết số người tiêu dùng trực tuyến mới vẫn tiếp tục tăng lên và phần lớn trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo các kỹ năng mua sắm trực tuyến.

Thậm chí, một bộ phận đáng kể người dùng bắt đầu ưu tiên mua sắm trực tuyến hơn so với hình thức truyền thống.

Bên cạnh đó, các thương nhân, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử, đã tích cực triển khai kế hoạch thích nghi với đại dịch và chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh dưới trạng thái “bình thường mới”. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử cũng được cải thiện so với những năm trước đó.

Trên thực tế, sàn thương mại điện tử đang trở thành kênh bán hàng online quan trọng với thương nhân.

Kết quả khảo sát 4 sàn thương mại điện tử đứng đầu thị trường Việt Nam cho thấy số lượng gian hàng đăng ký mới giai đoạn này đều tăng đột biến. Riêng trong đợt bùng phát thứ 4, số lượng gian hàng mới còn vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Từ những khó khăn do phụ thuộc vào một kênh mua sắm duy nhất trong giai đoạn đại dịch, đông đảo người dùng đã trở nên quen thuộc với hình thức mua sắm đa kênh.

Trong năm 2022, VECOM cho biết đây sẽ là xu hướng mua sắm chủ đạo, yêu cầu sự sẵn sàng, thay đổi nhanh chóng từ thương nhân, doanh nghiệp để đáp ứng trải nghiệm mua sắm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok cập nhật mới với WooCommerce nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Cập nhật mới của TikTok với WooCommerce sẽ cho phép những người bán trên WooCommerce đồng bộ hóa danh mục cửa hàng của họ với tài khoản TikTok, một cách khác để thúc đẩy thương mại điện tử (eCommerce).

TikTok cập nhật mới với WooCommerce nhằm thúc đẩy thương mại điện tử
TikTok cập nhật mới với WooCommerce nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Theo giải thích của TikTok:

“WooCommerce là một giải pháp thương mại với mã nguồn mở và linh hoạt được xây dựng trên nền tảng WordPress. Hiện WooCommerce là lựa chọn của hơn 1/3 những website hay thương hiệu mua sắm trực tuyến, nó trao quyền để những người bán (Merchants) có thể bán bất cứ thứ gì, ở bất cứ nơi đâu.

Thông qua tích hợp mới với TikTok, người bán có thể đồng bộ hóa danh mục cửa hàng của mình, cài đặt những TikTok Pixel nâng cao để từ đó theo dõi hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo một cách nhanh chóng và chính xác hơn.”

Những người dùng WooCommerce giờ đây sẽ có thể đồng bộ sản phẩm của họ lên TikTok, kích hoạt trình theo dõi với TikTok Pixel, tạo quảng cáo TikTok và khởi chạy chúng, tất cả các hoạt động này đều được thực hiện từ bảng điều khiển chính của WooCommerce.

Với TikTok, tính đến thời điểm hiện tại, thương mại điện tử vẫn là chiến lược hàng đầu để thúc đẩy doanh số bán hàng khi doanh thu quảng cáo từ các nền tảng định dạng video ngắn vẫn chưa đạt mức như kỳ vọng.

Ở một góc nhìn khác, phiên bản của TikTok ở Trung Quốc là Douyin hiện đang có dòng doanh thu chính và lớn nhất đến từ thương mại điện tử (in-stream shopping), nơi các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể hợp tác với các thương hiệu để thúc đẩy hoạt động bán hàng trong luồng.

Đơn giản hoá các hoạt động thương mại điện tử và hiển thị quảng cáo các sản phẩm một cách linh hoạt là chiến lược của TikTok sau tích hợp mới.

Bạn có thể xem chi tiết về plugin tích hợp giữa TikTok với WooCommerce tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Shopee – Đi sau về trước trong cuộc đua thương mại điện tử Đông Nam Á

Chỉ trong vòng 6 năm, Shopee của tập đoàn Sea (Singapore) đã trở thành sàn thương mại điện tử số một Đông Nam Á, bất chấp đi sau nhiều ‘ông lớn’ như Lazada, Tokopedia.

Hai năm qua, khi phần lớn lĩnh vực bán lẻ Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, thương mại điện tử (eCommerce) vẫn phát triển như vũ bão khi người mua, kẻ bán dần chuyển sang các nền tảng trực tuyến.

Theo báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Company, thị trường eCommerce Đông Nam Á trị giá 38 tỷ USD năm 2019, tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 và dự báo vượt 100 tỷ USD vào năm 2025.

“Lướt” trên con sóng này chính là Shopee. Năm 2015, Sea ra mắt sàn eCommerce Shopee với ưu tiên hàng đầu là người dùng di động. Dù là một kẻ đến sau, công ty chỉ mất 6 năm để  trở thành nền tảng số một tại khu vực Đông Nam Á.

Theo Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie, đi sau không đồng nghĩa với bất lợi. Ngược lại, họ có thể quan sát thị trường cẩn thận hơn và xác định xu hướng hay lĩnh vực cần cải thiện.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Junjie chia sẻ: “Đầu năm 2015, chúng tôi xem eCommerce như một ngành công nghiệp và dù đã có người chơi, chúng tôi vẫn nhìn thấy có nhiều tiềm năng tăng trưởng và nhiều khía cạnh chưa được những người chơi hiện hữu giải quyết tốt”.

Làm thế nào Shopee đạt thành tích này chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố dẫn đến vị trí của Shopee ngày nay.

Ưu tiên di động.

Người dân Đông Nam Á nằm trong số người dùng Internet di động nhiều nhất thế giới. Theo Google, Temasek và Bain & Company, có khoảng 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% kết nối với Internet chủ yếu bằng điện thoại di động.

Ngay từ đầu, Shopee đã xem di động là xu hướng đang lên và là con đường kế tiếp của eCommerce trong khu vực. Công ty tập trung tối ưu hóa trải nghiệm và tương tác của người dùng trên di động.

Theo Shopee, mua sắm trực tuyến phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người dùng trẻ, đặc biệt là những người lớn lên cùng công nghệ, thường xuyên liên lạc, làm việc và giải trí trên thiết bị. Cách tiếp cận này giúp Shopee tận dụng lợi thế tăng trưởng của thuê bao di động.

Shopee cho biết hơn 95% đơn hàng trên nền tảng thực hiện trên di động. Trước nhu cầu đó, công ty cung cấp giải pháp mua sắm khép kín trực tiếp ngay trong ứng dụng. Khách hàng có thể xem sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi đơn hàng.

Trong khi đó, người bán dùng ứng dụng để chụp ảnh, lên danh mục sản phẩm, quản trị hiệu suất, nhận tiền và giám sát quá trình vận chuyển thông qua công cụ thanh toán và logistics tích hợp sẵn.

Địa phương hóa ứng dụng.

Đông Nam Á là một khu vực lớn, không phải thị trường riêng lẻ. Mỗi quốc gia lại có một thách thức và đặc điểm khác nhau, phân khúc khách hàng cũng khác biệt.

Do đó, Shopee áp dụng cách tiếp cận địa phương hóa tại mỗi thị trường để mang đến trải nghiệm mua sắm phù hợp nhất cho các thương hiệu, người bán và người mua. Nó nằm trong triết lý ưu tiên khách hàng của Shopee.

Hiểu rõ thị trường và hành vi người dùng đồng nghĩa Shopee có thể phản hồi linh hoạt trước nhu cầu của họ.

Hoạt động này nhằm xây dựng lòng trung thành và tạo ra trải nghiệm đáng nhớ. Không chỉ có văn phòng và nhân viên tại mỗi nước, danh mục sản phẩm và chiến dịch tiếp thị của Shopee cũng linh hoạt.

Chẳng hạn, tại Indonesia, Shopee ra mắt Shopee Barokah để phục vụ người dùng Hồi giáo, đặc biệt trong tháng ăn chay.

Vào các dịp lễ, Tết âm lịch, Shopee cũng chạy các chương trình có chủ đề gắn với những ngày này. Shopee có 7 phiên bản ứng dụng khác nhau và có nhiều tùy chọn thanh toán để đáp ứng nhu cầu của từng nước.

Shopee bắt tay với ngân hàng và dịch vụ logistics bản địa để chăm sóc khách hàng. Ví dụ, tại Malaysia, nhận thấy cước giao hàng cao ảnh hưởng đến giao dịch của người dùng, công ty xử lý bằng cách đưa ra tùy chọn giao hàng miễn phí trên toàn quốc với hàng có trọng lượng tối đa 5kg.

Khi nói đến tương tác, một cách tiếp cận hiệu quả khác của Shopee là mời các ngôi sao, người có tầm ảnh hưởng làm đại sứ thương hiệu.

Tại Philippines, Shopee mời ca sỹ, nhạc sỹ Jose Mari Chan, người nổi tiếng với các bài hát mừng Giáng sinh và vô cùng phù hợp với một đất nước nổi tiếng vì ăn mừng Giáng sinh dài nhất thế giới.

Tại các thị trường khác như Thái Lan, người dùng yêu thích nhiều ngôi sao đa chủng tộc, còn tại Việt Nam, Shopee cũng mời diễn viên, ca sỹ, danh hài tham gia chiến dịch quảng cáo.

Không chỉ là mua sắm.

Một sáng kiến quan trọng của Shopee là cung cấp trải nghiệm cá nhân và xã hội cho người dùng. Về trải nghiệm cá nhân, Shopee dựa vào dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các mẫu và thông tin chi tiết từ lịch sử duyệt và mua sắm của người dùng.

Thay vì chỉ tập trung vào tăng lượng đơn hàng và cạnh tranh bằng giá, người bán có thể giành chiến thắng bằng cách tương tác với khách hàng và tạo dựng quan hệ thông qua những trải nghiệm này.

Shopee tích hợp mua sắm với mạng xã hội, xây dựng cộng đồng đủ mạnh để người dùng kết nối và giao lưu với người khác.

Các tính năng mà nền tảng đưa ra là Shopee Live (phát sóng trực tiếp), Shopee Games (chơi game ngay trong ứng dụng), Shopee Feed (bảng tin để người dùng chia sẻ nội dung về các mặt hàng), Shopee Live Chat (chat trực tiếp, cho phép người mua tương tác với người bán trực tiếp và tìm thêm thông tin trước khi giao dịch).

Ngoài ra, dữ liệu và AI còn được dùng để xác định các trường hợp nghi ngờ lừa đảo, hàng giả, hàng nhái, giúp người dùng an tâm khi mua sắm. Cùng lúc đó, các ví điện tử như ShopeePay, AirPay mang đến phương thức thanh toán tiện lợi, bảo mật, giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội mới.

Shopee cam kết củng cố hệ sinh thái đối tác bán hàng. Ở cấp độ cơ bản nhất, Shopee liên tục nâng cấp và giới thiệu tính năng mới để người bán theo dõi, quản lý hiệu quả bán hàng, thanh toán, tồn kho và giao nhận.

Chẳng hạn, trong hoạt động tiếp thị, Shopee cung cấp hàng loạt công cụ trực quan và dữ liệu để nắm bắt thói quen của khách hàng, đồng thời cho phép người bán tạo các phiếu giảm giá và khuyến mại khác.

Gần đây, Shopee bắt tay với Google ra mắt “Google Ads với Shopee”, giải pháp Marketing có một không hai để thúc đẩy doanh số trực tuyến. Nhằm bảo đảm nhiều doanh nghiệp tận dụng làn sóng chuyển đổi số và chống chọi với dịch Covid-19, nền tảng giới thiệu các khóa học và gói hỗ trợ cho người bán.

Nhờ chiến lược tiếp thị bài bản cho mỗi thị trường hoạt động, Shopee ghi nhận thành công cả trong nước và quốc tế, trở thành nền tảng eCommerce hàng đầu Đông Nam Á.

Không ngừng đổi mới và lên kế hoạch chiến lược là điều cần thiết để thích ứng với nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng.

Du Lam

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo ICT News

Người Việt đang dần ưu tiên mua hàng trực tuyến

Không chỉ mê mua hàng online, tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng truyền thống của người Việt Nam cũng giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% vào cuối năm 2021.

Người Việt đang dần ưu tiên mua hàng trực tuyến
Người Việt đang dần ưu tiên mua hàng trực tuyến

Theo báo cáo mới đây từ DPD Group, Việt Nam đang vượt trội về lượng đơn hàng mua trực tuyến với trung bình 104 lần/người/năm. Tương đương cứ khoảng 3 ngày, là một người Việt sẽ mua hàng online/lần.

Trong khi đó, con số trung bình của người dùng 6 quốc gia Đông Nam Á được khảo sát chỉ là 66 lần/năm. Cụ thể, mỗi năm người Thái Lan mua 75 đơn, người Philippines là 58 đơn, người Singapore là khoảng 52 đơn…

Báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Thái Lan với 16% và ngang hàng với Philippines.

Như vậy, người Việt Nam cực kỳ yêu thích việc mua sắm online và hiện đang dẫn đầu khu vực về nhiều chỉ số. Theo một báo cáo khác từ Statista thì hiện tại Việt Nam đang sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Theo báo cáo, trong nửa đầu 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu khách hàng mua sắm trực tuyến mới, với 55% đến từ khu vực thành thị.

DPD Group chia sẻ độ tuổi trung bình của khách hàng Việt Nam trên sàn thương mại điện tử là 36 tuổi. Và họ có đặc biệt đó là sự hiểu biết và kinh nghiệm mua sắm dày dặn.

Khi người Việt Nam nói riêng, người tiêu dùng Đông Nam Á nói chung ngày càng quen với việc mua sắm trực tuyến, họ cũng ngày càng tham gia nhiều hơn vào hoạt động bán lẻ xuyên biên giới.

Trên thực tế, hơn một nửa số người được hỏi đã mua hàng từ một trang web nước ngoài tại một số thời điểm nhất định. Số lượng người thực hiện mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia dự kiến sẽ còn tăng lên trong tương lai.

Bên cạnh việc đặt mua hàng từ các quốc gia khác trong cùng khu vực, người tiêu dùng Đông Nam Á còn tăng cường mua hàng từ những quốc gia lớn hơn tại châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thói quen mua sắm mới này cho thấy nhu cầu cần thiết của các nhà bán lẻ trực tuyến để mở rộng cơ sở khách hàng của họ ra ngoài biên giới quốc gia.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng (offline) giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% vào cuối năm 2021, theo báo cáo của PwC, trong khi mua hàng qua các nền tảng trực truyến và điện thoại thông minh (online) tăng từ 55% lên 69%.

Thống kê cho thấy, 38% số người tham gia khảo sát cho rằng giao hàng miễn phí là động lực quan trọng để mua hàng online. Phần lớn khách hàng lựa chọn mua sắm online vì tiết kiệm hơn các hình thức khác.

“Tuy nhiên, ngoài lợi thế giá bán, trải nghiệm trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) đang không được quan tâm đúng mức”, DPD Group đánh giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Khoá học Digital Marketing và eCommerce của Google

Nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng năng lực trong lĩnh vực thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số, Google vừa thông báo ra mắt khoá học về eCommerce và Digital Marketing mới.

học digital marketing google
Google ra mắt khoá học về eCommerce và Digital Marketing.

Khi yếu tố công nghệ và các công cụ kỹ thuật số tiếp tục là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng trưởng trong bối cảnh mới, Google vừa tiếp thêm năng lượng cho các Digital Marketer thông qua chương trình mới.

Theo Google:

“3 trong số 4 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ đã báo cáo rằng việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số (digital tools) trong thời kỳ đại dịch đã tạo ra nhiều các cơ hội mới cho hoạt động kinh doanh của họ.

Và các doanh nghiệp kỹ thuật số cũng đã báo cáo rằng tỷ lệ thu hút khách hàng của họ tốt hơn tới 20 lần. Tuy nhiên, gần một nửa (49%) doanh nghiệp nhỏ vẫn thiếu thông tin và kỹ năng cần thiết để sử dụng các công cụ kỹ thuật số.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đang mở rộng chương trình Chứng chỉ nghề nghiệp của Google (Google Career Certificates) để có thể đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của các doanh nghiệp và người tìm việc.”

Chương trình Chứng chỉ nghề nghiệp của Google.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng Chứng chỉ nghề nghiệp của Google để đào tạo nhân viên của họ cho các công việc liên quan đến phân tích dữ liệu, tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), thương mại điện tử (eCommerce), hỗ trợ CNTT, quản lý dự án hoặc thiết kế trải nghiệm người dùng (UX).

Chứng chỉ không yêu cầu người có kinh nghiệm và nhân viên có thể đạt được chứng chỉ được ngành công nhận trong vòng từ 3 đến 6 tháng học bán thời gian.

Google hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng năng lực eCommerce và Digital Marketing.

Đại dịch đã góp phần làm thúc đẩy nhu cầu về các công cụ kỹ thuật số – và các doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến đã chứng minh rằng họ có nhiều lợi thế hơn về mặt kinh doanh.

Để đảm bảo các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể sử dụng Digital Marketing và thương mại điện tử (eCommerce) để mở ra các cơ hội phát triển mới – Chương trình chứng chỉ nghề nghiệp của Google là một cánh tay đắc lực.

Dưới đây là những gì bạn sẽ nhận được trong khoá học:

  • Các kỹ năng Digital Marketing và eCommerce, bao gồm cách tìm kiếm khách hàng, Social Media, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo, xây dựng cửa hàng trực tuyến, đo lường và phân tích, nghiên cứu thị trường, cũng như xây dựng lòng trung thành của khách hàng (brand loyalty).
  • Cũng giống như tất cả các chứng chỉ khác của Google, tất cả người hướng dẫn khóa học đều là nhân viên của Google, họ là những chuyên gia về các chủ đề liên quan.
  • Người học sẽ có được những trải nghiệm thực tế với các công cụ cũng như nền tảng Digital Marketing và eCommerce phổ biến như Canva, Constant Contact, Hootsuite, HubSpot, MailChimp, Shopify, Twitter, hay cả Google Ads và Google Analytics.

Bạn có thể xem chi tiết các khoá học tại: eCommerce & Digital Marketing Certificate

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thị trường thương mại điện tử B2B đang bứt phá mạnh mẽ

Mặc dù thị trường thương mại điện tử B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường này đang bứt phá mạnh mẽ.

thị trường thương mại điện tử B2B

Covid-19 đã góp phần thúc đẩy ngành thương mại đa kênh, với một hệ thống bán hàng đa kênh tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, dù họ đang mua sắm trực tuyến từ thiết bị di động, máy tính hay tại một cửa hàng truyền thống.

Theo Báo Cáo từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam phát hành, ngành thương mại điện tử Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 18% vào năm 2020 với quy mô đạt 11,8 tỷ USD.

Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử (GMV) dự kiến là 56 tỷ USD vào năm 2026.

B2B eCommerce, mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhằm phân phối các mặt hàng tiêu dùng nhanh qua những ứng dụng mua sắm đang là xu hướng mới ở Đông Nam Á, tiêu biểu là Amazon, Flipkart, TataCliq ở Ấn Độ; Tokopedia ở Indonesia; Vinshop, Kilo, Loship và Telio ở Việt Nam.

Có rất nhiều cơ hội tiềm năng để các doanh nghiệp này phát triển, một phần do tốc độ thâm nhập thị trường thương mại hiện đại rất thấp ở hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á.

Cùng với đó, mức độ số hóa của các mạng phân phối truyền thống hiện tương đối thấp (các cửa hàng bán lẻ nhỏ ở Việt Nam, Kiranas ở Ấn Độ, v.v.).

Không giống như B2C hay C2C người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn. Họ sẽ mua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mặt hàng trong một giao dịch.

Giá trị đơn hàng trung bình của giao dịch B2B theo tính toán của Forrester rơi vào khoảng 491 USD, so sánh với mức khá bé 147 USD của mô hình B2C.

Trong khi giao dịch B2C có rủi ro huỷ đơn hàng lớn, thì người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của thương mại điện tử khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.

Mặc dù thị trường thị trường thương mại điện tử B2B (B2B eCommerce) vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới 150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, các giải pháp hậu cần kỹ thuật số và đô thị được triển khai bởi những doanh nghiệp e-B2B đã mang lại một bước ngoặt đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị.

Điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, quốc gia có tỷ trọng kênh bán lẻ không tổ chức cao nhất trong các nước ASEAN, ở mức 88% (trong danh mục FMCG) với doanh số bán hàng trực tuyến hiện chiếm chưa đến 1% doanh số FMCG của cả nước.

Điển hình như VinShop đang trở thành điểm sáng của thị trường B2B năm qua, đánh dấu bước chuyển mình của hàng vạn cửa hàng tạp hóa.

Có thể, việc lên đơn online đã quá quen thuộc với nhiều người trẻ, nhưng đối với khoảng 80.000 chủ tiệm tạp hóa liên kết với VinShop thì rất nhiều trong số họ là lần đầu tiên sử dụng smartphone để nhập hàng. Đây chính là một cuộc cách mạng lớn trong ngành bán lẻ truyền thống.

Kể từ khi ra mắt thị trường vào tháng 9/2020, tính trung bình mỗi ngày có tới 220 cửa tạp hóa “lên đời” công nghệ nhờ VinShop; hàng nghìn tấn hàng được VinShop giao đến các cửa hàng tạp hóa, đội ngũ giao vận của nền tảng này chạy trên khắp Việt Nam.

Hiện VinShop đang cung ứng hơn 2.000 các mặt hàng trên ứng dụng tại 15 tỉnh thành phố, trở thành một trong những nhà phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam.

Tất nhiên, VinShop không phải nền tảng duy nhất trong cuộc đua số hóa mô hình bán lẻ truyền thống. Telio – nền tảng thương mại điện tử B2B được VNG đầu tư tới 22,5 triệu USD cũng là một ứng cử viên sáng giá.

Thời gian qua, Telio nỗ lực mở rộng tại 26 tỉnh, thành trên khắp cả nước, bao gồm Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Cần Thơ…

Telio kỳ vọng khoản đầu tư này sẽ góp phần cải thiện năng lực phục vụ cho công ty trong chiến lược có mặt tại 30 tỉnh, thành; phục vụ hơn 60.000 đại lý bán lẻ trong năm 2021; đồng thời đặt mục tiêu tiến tới có mặt tại 45 tỉnh, thành Việt Nam với 150.000 đại lý vào cuối năm 2022.

Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, hợp tác giữa VNG và Telio còn mang đến cho các hộ kinh doanh nhỏ và vừa cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính và tín dụng, hỗ trợ mở rộng kinh doanh – vốn đang là mảng kinh doanh “nóng” trên thị trường fintech.

Một ứng cử viên khác là startup Kilo được thành lập vào năm 2020 bởi ông Kartick Narayan – cựu CMO của Groupon, Phó chủ tịch Coupang và Giám đốc kinh doanh của Tiki, giúp kết nối nhà bán buôn với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).

Với nền tảng và công cụ sẵn có, Kilo cho phép các đối tác quản lý doanh nghiệp trên nhiều kênh bán hàng, chẳng hạn như ứng dụng của Kilo, Facebook và Zalo, đồng thời tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro trong dài hạn.

Gần đây, Kilo huy động thành công 5 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A. Khoản tài trợ mới nhất do Altos Ventures dẫn đầu, đánh dấu khoản đầu tư đầu tiên vào Việt Nam.

Trong lĩnh vực F&B, Losupply – một dịch vụ mới của Loship cũng hướng tới mảng thương mại điện tử B2B trong việc giao nguyên vật liệu sỉ cho các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng kinh doanh ăn uống. Hiện Losupply đang cung ứng rất nhiều mặt hàng như: hộp nhựa, hộp xốp, ly nhựa, túi đựng mang đi, muỗng đũa, hay nguyên liệu pha chế,…

Losupply nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, loại bỏ các khâu trung gian làm đội giá sản phẩm, đem đến sự tiện lợi và trải nghiệm đặt hàng tốt nhất cho các chủ cửa hàng.

Sự ra đời của Losupply nhằm mục tiêu giải quyết những khó khăn trong khâu nhập hàng của các chủ quán, liên quan đến chất lượng nguồn hàng, giá cả, thời gian giao hàng,… giúp đảm bảo nguồn hàng không bị đứt quãng và quá trình kinh doanh của cửa hàng được diễn ra thuận lợi.

Bằng cách ứng dụng công nghệ, Losupply giúp các chủ cửa hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm và đặt hàng trực tuyến mọi lúc mọi nơi, đồng thời tiếp cận đa dạng các mặt hàng khác nhau chỉ thông qua một ứng dụng duy nhất, hàng hóa rõ ràng nguồn gốc xuất xứ mà không cần phải liên hệ với từng nhà cung cấp.

Hiện Loship đã huy động thành công 25 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm những tên tuổi lớn như BAce Capital và Golden Gate Ventures.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo The Leader

5 xu hướng chính về Digital Commerce các Marketers nên biết

Khi thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại kỹ thuật số (Digital Commerce) tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp đại dịch, dưới đây là một số xu hướng chính các Marketer nên tham khảo.

xu hướng Digital Commerce
5 xu hướng chính về Digital Commerce các Marketers nên biết

Dưới đây là chia sẻ của Ông Jeff Malmad, người phụ trách các hoạt động thương mại tại Mindshare về các xu hướng Digital Commerce chính trong 2022.

(Nội dung được trích nguồn từ Vietnam Amazon Advertising).

1. Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập đang thúc đẩy sự tăng trưởng trong ngành bán lẻ trực tuyến.

Khi các nhà bán lẻ tiếp tục xây dựng và mở rộng khả năng truyền thông của họ, điều quan trọng đối với các đơn vị truyền thông (Agency), thương hiệu và nhà bán lẻ là phải tiếp tục làm việc cùng nhau để tạo ra các dấu ấn kỹ thuật số, hỗ trợ nhiều tiếng nói từ các nguồn gốc đa dạng, môi trường phù hợp với thương hiệu và các vị trí hiển thị có tác động cao, không gây gián đoạn.

Khi đầu tư truyền thông nhiều hơn vào kỹ thuật số thông qua các kênh mua sắm trực tuyến, các cam kết của nhà bán lẻ về sự Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (DEI) sẽ được các thương hiệu và agency coi là có tầm quan trọng tương đương với các chỉ số truyền thông truyền thống khác.

Sử dụng nội dung và sự sáng tạo làm sức mạnh sẽ tiếp tục là một ưu tiên trong năm nay và trong tương lai.

2. Kỳ vọng của khách hàng đang phát triển.

Kỳ vọng về nội dung tức thì theo yêu cầu hiện đang chuyển sang các sản phẩm hàng ngày theo yêu cầu, từ bột giặt đến cả áo thun.

Khi khách hàng tiếp cận nhanh với sản phẩm – dù là phát trực tuyến hay qua việc cung cấp hàng hóa thực tế – khách hàng đang cho thấy rằng họ muốn trải nghiệm theo yêu cầu với việc tiếp cận nhanh và không phải chờ đợi xếp hàng hoặc đối phó với đám đông.

Những kỳ vọng này không chỉ áp dụng với các sản phẩm kỹ thuật số, mà còn với sản phẩm thực tế theo yêu cầu.

Khi chúng ta quen dần với việc nhìn thấy ngày càng nhiều các phương tiện giao hàng với nhiều hình dạng và quy mô khác nhau trên đường phố, việc giao hàng dễ dàng này sẽ giúp thúc đẩy việc dễ dàng mua hàng.

Phương tiện truyền thông sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự gia tăng này. Chúng ta thấy chức năng “mua ngay” hoặc “thêm vào giỏ hàng” sẽ trở nên sống động trong tất cả điểm chạm, từ màn hình đến mạng xã hội, đến phát trực tiếp, đến mã QR trong nội dung video và ngoài gia đình.

Sự tức thời là tiêu chuẩn mới và nhiều nhà bán lẻ đang triển khai các dịch vụ giao hàng và cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự tức thời này trong tương lai.

3. Kết hợp sự chính xác và đồng cảm.

Khi nhà bán lẻ và thương hiệu cố gắng cung cấp các trải nghiệm theo mong muốn và nhu cầu của khách hàng, việc sử dụng thông tin chi tiết về thương hiệu của bên thứ nhất kết hợp với thông tin chi tiết của bên thứ ba có thể giúp thương hiệu bán được nhiều hàng hơn.

Khi thế giới đang hướng tới một tương lại không có cookies, những thông tin chi tiết của bên thứ nhất của nhà bán lẻ đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo eMarketer và Data Axle, phần lớn người dùng Internet Mỹ muốn nhận các ưu đãi cá nhân hóa dựa trên các giao dịch mua hàng trước đây của họ – 87% Gen Z, 88% Gen Y, 82% Gen X và 77% Baby Boomers. Sự kết hợp này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong các kênh kỹ thuật số của nhà bán lẻ.

Khi người tiêu dùng muốn những thông điệp chính xác được truyền tải tới họ; những người làm marketing cần sử dụng sự kết hợp thích hợp giữa sự chính xác và khả năng đồng cảm để hiểu lý do tại sao người tiêu dùng mua hoặc không mua các sản phẩm.

4. “Người có ảnh hưởng phát trực tuyến”.

Chủ sở hữu các phương tiện truyền thông kỹ thuật số sẽ bắt đầu dựa vào các sự kiện bán hàng phát trực tiếp nhiều hơn (livestream shopping).

Khi nhiều trang mạng xã hội và nhà bán lẻ tiếp tục thử nghiệm trong không gian này, sự thành công ở Trung Quốc với phát trực tuyến cuối cùng sẽ bắt đầu có hiệu quả ở phạm vi lớn hơn.

Gần đây, “Lipstick Brother”, một nam thanh niên Trung Quốc, là người có ảnh hưởng trong lĩnh vực làm đẹp, đã bán được 1,9 tỷ đô la sản phẩm trong một ngày.

Có rất nhiều triển vọng về sức mạnh của những người có tầm ảnh hưởng, quy mô của các dịch vụ phát trực tiếp và việc dễ dàng mua hàng – sự xuất hiện của “Người có tầm ảnh hưởng phát trực tuyến” sẽ làm chủ.

Tham gia Lookout cho các sự kiện phát trực tiếp từ những người muốn bán hàng của riêng họ trong một khoảng thời gian có giới hạn.

Phạm vi tiếp cận của những người có tầm ảnh hưởng tiếp tục tăng và các thương hiệu đang tìm kiếm sự tăng trưởng đang hợp tác để tiếp cận các đối tượng quan trọng trên mạng xã hội và bán lẻ đang theo dõi những người có tầm ảnh hưởng này – tất cả đều là sự kết hợp rất mạnh mẽ.

5. Mọi thứ đều có thể mua sắm.

Xu hướng “có thể mua sắm” đã dần phát triển trong một vài năm, nhưng đại dịch đã đẩy nhanh xu hướng này rất nhiều.

Tính năng thêm vào giỏ hàng đã tìm đường vào các tài sản phương tiện kỹ thuật số, thường nhắc nhở khi nào bạn có thể cần mua sản phẩm tiếp theo và người tiêu dùng cũng đang nhận ra việc quét mã QR thật dễ dàng.

Hiện tại bạn đang thấy tất cả các chiến thuật này bắt đầu có hiệu quả trên nhiều loại phương tiện truyền thông hơn. Mong muốn và nhu cầu của khách hàng luôn ở đó; giờ đây cấu trúc công nghệ và vận hành kết nối chúng đang trở nên phổ biến.

Cuối cùng, đối với ngành này, điều mà tất cả các xu hướng và dự đoán này đòi hỏi là quan hệ đối tác. Khi thị trường phát triển và chúng ta nhìn thấy sự gia tăng của các khả năng mới; thương hiệu, agency và nhà bán lẻ phải làm việc cùng nhau để tạo ra các giải pháp, đưa vào và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trước tiên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

eCommerce và những lượt đánh giá giả mạo Fake Reviews

Trong khi thị trường eCommerce hay thương mại điện tử tiếp tục phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, những lượt đánh giá giả mạo (Fake Reviews) cũng tăng lên với tốc độ tương ứng.

ecommerce đánh giá giả mạo
eCommerce và những lượt đánh giá giả mạo Fake Reviews

Theo một số số liệu mới đây từ statista, brightlocal hay marketingcharts, trong khi phần lớn người tiêu dùng coi các đánh giá (reviews) từ những khách hàng khác trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng.

Một số lượng không hề nhỏ các lượt đánh giá đó là giả mạo (fake reviews).

Dưới đây là thống kê một số dữ liệu chính bạn có thể tham khảo.

  • 93% người tiêu dùng nói rằng các đánh giá trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
  • 82% người tiêu dùng đã đọc ít nhất một đánh giá giả mạo vào năm 2021. Trong đó những người trẻ có xu hướng đọc phải những đánh giá giả mạo nhiều hơn so với những thế hệ lớn hơn.
  • 54% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ không mua các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu nếu họ nghi ngờ các đánh giá từ thương hiệu là giả mạo (seeding).
  • 95% người tiêu dùng nghi ngờ và cho rằng các đánh giá là giả mạo nếu họ không thấy bất cứ đánh giá xấu nào (nếu các đánh giá toàn là 5*, họ không tin điều này).
  • 30% người tiêu dùng cho rằng các đánh giá trực tuyến (online reviews) là giả mạo nếu họ không thấy các phản hồi tiêu cực nào từ khách hàng tới thương hiệu.
  • 65% người tiêu dùng không tin tưởng các đánh giá xếp hạng (ratings) trên các nền tảng thương mại điện tử (như Shopee, Lazada hay Amazon).
  • 34% người tiêu dùng nói rằng các đánh giá hay xếp hạng xấu của họ không được đăng tải bởi các nền tảng thương mại điện tử.
  • 72% người tiêu dùng tin rằng các đánh giá giả mạo sẽ trở thành một “xu hướng phổ biến” trong ngành thương mại điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Ngành bán lẻ đi tìm công thức tăng trưởng mới

Không chỉ các chợ truyền thống, nhiều đơn vị bán lẻ theo mô hình hiện đại cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tăng trưởng hai năm vừa qua.

bán lẻ tăng trưởng
Ngành bán lẻ đi tìm công thức tăng trưởng mới

Thị trường bán lẻ đang dần được hâm nóng trở lại khi người tiêu dùng và khách du lịch bắt đầu quay lại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống. Gần như ngay lập tức, hàng loạt thương hiệu bán lẻ có dấu hiệu sẽ mở rộng quy mô quyết liệt.

bán lẻ tăng trưởng

Phục hồi.

Ghi nhận của Tổng cục Thống kê cho thấy trong quý 1-2022, doanh số bán lẻ tăng nhẹ 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, hoạt động bán lẻ hàng hóa tăng 10,7%, bán lẻ dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5,9%, dịch vụ du lịch tăng 29,8% so với cùng kỳ.

Các con số đó không phản ánh hết sự chuyển biến mạnh mẽ của thị trường bán lẻ TP.HCM trong quý 1-2022.

Cục Thống kê thành phố ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là gần 267 tỉ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ.

Mức giảm lớn nhất tập trung ở nhóm các ngành dịch vụ như karaoke, vũ trường, matxa, du lịch… do tốc độ mở cửa trở lại vẫn còn chậm.

Ngoài ra phải kể đến các nguyên nhân như thu nhập cũng như thói quen tiêu dùng của người dân có sự thay đổi, tâm lý e ngại dịch bệnh vẫn còn trong thời gian đầu sau kết thúc giãn cách, sức mua chưa đạt như kỳ vọng.

Tuy nhiên, dự báo doanh thu thương mại và dịch vụ trong quý tiếp theo sẽ đạt mức tăng trưởng dương khi các hoạt động kinh doanh trên địa bàn và sức tiêu thụ của người dân có xu hướng tăng trở lại.

Đáng chú ý, sau khi mở trở lại đường bay quốc tế, lượng khách du lịch quốc tế trong tháng 3-2022 đã tăng 115% so với cùng kỳ, đạt 41.700 lượt – mức cao nhất kể từ tháng 3-2020, với khách du lịch chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Năm 2021 chứng kiến lượng lớn các cửa hàng, nhà bán lẻ có tiềm lực tài chính yếu đóng cửa, đặc biệt ở phân khúc F&B và thời trang khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.

Nhưng năm 2022 có thể khởi đầu cho một chu kỳ phục hồi mạnh mẽ nhờ độ phủ vắc xin, việc nới lỏng hạn chế đi lại trong nước và giữa các quốc gia trên thế giới.

Nhận xét về triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, phó giám đốc nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt Nam, cho rằng:

“Những khó khăn từ kinh tế vĩ mô đang làm giảm sức mua của người tiêu dùng trong ngắn hạn. Thị trường dự báo sẽ ấm dần lên và hồi phục vào những tháng cuối năm”.

“Lượng khách mua sắm đông đúc vào các kỳ nghỉ lễ, cuối tuần và lượng khách du lịch trong nước tăng cao vào kỳ nghỉ Tết cho thấy người tiêu dùng đã bắt nhịp với hoạt động bình thường mới.

Tuy nhiên, sự mở rộng của các nhà bán lẻ dự kiến sẽ không đồng đều giữa các nhóm ngành thương mại khác nhau”.

Khốc liệt cuộc đua mở rộng.

Kênh bán lẻ hiện đại đang chứng kiến cuộc đua đầu tư và mở rộng quy mô khá gay cấn khi nhiều hãng bán lẻ lập kế hoạch đánh chiếm khoảng trống mà các đối thủ yếu hơn bỏ lại.

Điển hình như Uniqlo với việc khai trương cửa hàng bán lẻ thứ 11 tại Saigon Centre TP.HCM, Pandora khai trương cửa hàng mới tại AEON Long Biên, Hà Nội.

Hãng AEON đặt mục tiêu mở 100 siêu thị AEON MaxValu đến năm 2025. BRG Retail hợp tác mở rộng chuỗi siêu thị Fujimart với Sumitomo Corporation thì đặt mục tiêu đạt khoảng 50 cửa hàng mới vào năm 2028.

Đáng chú ý, Tập đoàn Alibaba nâng cấp chuỗi giá trị kinh doanh tại Việt Nam bằng cách thành lập các trung tâm phân phối quy mô lớn ở Long An, Đồng Nai, hướng tới phục vụ nhu cầu lưu kho của các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) chính ở Việt Nam.

Thời gian gần đây, một số công ty bất động sản cũng tìm cách lấn sân sang bán lẻ, như một cách xây dựng hệ sinh thái của riêng họ.

Đây là một chiến lược kinh doanh quen thuộc khi các công ty bất động sản có tiềm lực mạnh muốn xây dựng hệ sinh thái đa dạng bao gồm bán lẻ, nhằm tận dụng nguồn vốn, liên kết sản phẩm bán lẻ phục vụ chính cộng đồng cư dân và khách hàng của họ và bao phủ thương hiệu tới số đông người dùng.

Điển hình có thể kể đến Nova Retail của Tập đoàn NovaLand với chuỗi cửa hàng phân phối các thương hiệu nổi tiếng như Nike, GAP, The Face Shop, Sơn Kim Retail của Sơn Kim Group với chuỗi của hàng tiện lợi GS25 và chuỗi nhà hàng, spa đi kèm.

Song song kế hoạch mở rộng, một số chuỗi cũng đặt ưu tiên tái cấu trúc, cải thiện biên lợi nhuận. Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động cho biết sẽ tạm dừng mở mới trong năm 2022 để tối ưu hóa hoạt động.

Chuỗi cũng bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch Thế Giới Di Động, giữ chức giám đốc điều hành – động thái khẳng định quyết tâm đưa Bách Hóa Xanh đạt điểm hòa vốn thông qua các điều chỉnh lớn về công thức vận hành.

Ngoài Bách Hóa Xanh, Thế Giới Di Động còn lấn sân sang các thị trường bán lẻ khác còn nhiều tiềm năng với thương hiệu AVA gồm AVAKids (sản phẩm mẹ và bé), AVAFashion (thời trang), AVASports (thể thao), AVAJi (trang sức) và AVACycle (xe đạp).

Còn Masan dự kiến sẽ tung ra mô hình “mini mall” – tức một cửa hàng tiện ích tích hợp nhiều dịch vụ như nhu yếu phẩm (WinMart), dịch vụ tài chính (Techcombank), trà và cà phê (Phúc Long), chăm sóc sức khỏe (Phano) và đã đặt mục tiêu mở 30.000 cửa hàng trước năm 2025.

Báo cáo tháng 2-2022 của Savills châu Á – Thái Bình Dương về thị trường bán lẻ cũng đánh giá mặc dù tỉ lệ tiêm vắc xin ngày càng tăng ở nhiều quốc gia, tốc độ phục hồi của các thị trường lại không nhất quán.

Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có thị trường bán lẻ tại các thành phố lớn phục hồi nhanh nhất với hoạt động kinh doanh ổn định và gián đoạn định kỳ.

Trong khi các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hà Nội, TP.HCM vẫn duy trì mức tăng trưởng giá thuê một cách khiêm tốn từ khoảng 0,5-13% thì các thị trường lớn như Singapore, Hong Kong, Seoul, Tokyo, giá thuê mặt bằng tiếp tục sụt giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm 2021 với mức từ -16% đến -28%.

Theo đánh giá của bà Trần Phạm Phương Quyên, quản lý bộ phận cho thuê mặt bằng bán lẻ Savills TP.HCM, sức tiêu dùng nội địa Việt Nam ngày càng lớn và ổn định, đồng nghĩa với tiềm năng về doanh thu lớn cho một vài ngành bán lẻ như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc mẹ và bé, thời trang thể thao, ẩm thực…

Điều này đã thúc đẩy các nhà bán lẻ phải mở rộng thêm chi nhánh, không gian trải nghiệm, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Bà Quyên cũng cho biết trong thời gian qua, các tập đoàn bán lẻ lớn vẫn đang âm thầm đem thêm thương hiệu quốc tế mới về thời trang, phong cách sống, phụ kiện và đồ chuyên dụng thể thao ngoài trời… về Việt Nam, hứa hẹn giúp phục hồi và tạo ra sức sống mới cho thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải có văn phòng tại Việt Nam

Theo các quy định mới tại Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) được xác định là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải thành lập văn phòng tại Việt Nam
Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải thành lập văn phòng tại Việt Nam

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS- Bộ Công Thương) vừa ban hành Công văn số 292/TMĐT-CS về việc thực hiện quy định về hoạt động thương mại điện tử (eCommerce) đối với thương nhân, tổ chức nước ngoài tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP.

Theo đó, ngày 25-9- 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 -5-2013 của Chính phủ về TMĐT (Nghị định 85).

Theo Nghị định 85, thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam là thương nhân, tổ chức có một trong các hình thức hoạt động sau: Có tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt; Có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm.

Thương nhân, tổ chức nước ngoài nói trên phải thực hiện đăng ký hoạt động TMĐT theo quy định tại Nghị định này và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình tại Việt Nam.

Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện hoặc nội dung ủy quyền phải đảm bảo các trách nhiệm: Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn các giao dịch hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam.

Theo đó, TMĐT được xác định là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Các điều kiện tiếp cận thị trường bao gồm: nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn.

Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 1 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ TMĐT tại Việt Nam (theo danh sách do Bộ Công Thương công bố), phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.

Các nhà đầu tư nước ngoài chi phối doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT được xác định, khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam; Thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 57 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Quy định này vừa nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử lành mạnh, vừa đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế những rủi ro của hình thức kinh doanh này.

Bên cạnh đó, các thương nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị trường TMĐT bán lẻ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2013 lên 13,7 tỷ USD năm 2021, chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Trong khi đó, báo cáo “Nền kinh tế Internet Đông Nam Á năm 2021” của Google, Temasek và Bain & Company dự đoán Việt Nam là một trong hai thị trường TMĐT có mức tăng trưởng vượt trội trong vài năm tới tại Đông Nam Á. Quy mô thị trường dự kiến tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên mức 39 tỷ USD năm 2025.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

e-Commerce (Thương mại điện tử) là gì? Tất tần tật về eCommerce

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin cần biết về thuật ngữ eCommerce (Thương mại điện tử) như: Ecommerce là gì, các mô hình kinh doanh e-Commerce chính, ưu và nhược điểm của Ecommerce là gì, các sàn eCommerce lớn trên toàn cầu và hơn thế nữa.

ecommerce là gì
eCommerce là gì? Tổng quan về ngành Thương mại điện tử

eCommerce trong tiếng Việt có nghĩa là Thương mại điện tử. Trong bối cảnh khi mà nền kinh tế chịu sự chi phối ngày càng lớn của các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số (digital), các hoạt động bán hàng hay thương mại theo đó cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trên môi trường trực tuyến (internet), thuật ngữ eCommerce trở nên phổ biến từ đây. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cập nhật tất cả những thông tin mới nhất xoay quanh eCommerce, nó là những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về mô hình kinh doanh này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • eCommerce là gì?
  • eCommerce Enabler là gì?
  • Commerce là gì?
  • M-Commerce là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm eCommerce mà bạn nên hiểu.
  • Ưu điểm của eCommerce là gì?
  • Nhược điểm của eCommerce là gì?
  • eCommerce được ra đời trong bối cảnh nào.
  • Sự khác biệt giữa eCommerce và doanh nghiệp điện tử (eBusiness) là gì?
  • Thấu hiểu thuật ngữ eCommerce là gì?
  • Website hay ứng dụng (App) eCommerce là gì?
  • Phân tích một số mô hình eCommerce phổ biến trên toàn cầu.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực eCommerce.

Dưới đây là nội dung chi tiết.

eCommerce là gì?

eCommerce là từ viết tắt của Electronic Commerce và trong tiếng Việt được hiểu theo nghĩa là Thương mại điện tử.

Khái niệm eCommerce được dùng để chỉ một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp, thương hiệu hay thậm chí là cá nhân mua bán hàng hóa và dịch vụ qua môi trường trực tuyến (Internet).

Các hoạt động eCommerce chủ yếu diễn ra thông qua 4 mô hình chính bao gồm: B2C (Business to Consumer), B2B (Business to Business), C2C (Customer to Customer) và C2B (Customer to Business).

Vì mọi sản phẩm và dịch vụ đều có thể được mua bán thông qua mô hình eCommerce, đây được xem là một trong những mô hình kinh doanh mang tính đột phá và có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.

Theo Wikipedia, eCommerce là tất cả những gì liên quan đến hoạt động mua hoặc bán sản phẩm theo phương thức điện tử trên các nền tảng trực tuyến hoặc qua Internet.

eCommerce hoạt động dựa trên các công nghệ như thương mại di động (mobile commerce), chuyển tiền điện tử (electronic transfer), quản lý chuỗi cung ứng, internet marketing, xử lý giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và hệ thống thu thập dữ liệu tự động.

Những tiến bộ của các yếu tố công nghệ và ngành công nghiệp điện tử là nền tảng và tiền đề cho sự phát triển của eCommerce.

eCommerce Enabler là gì?

eCommerce Enabler là doanh nghiệp cung cấp các giải pháp đầu cuối cho các thương hiệu kinh doanh thương mại điện tử.

Các dịch vụ này có thể bao gồm việc quản lý các cửa hàng chính thức, cung cấp dịch vụ digital marketing, dịch vụ sáng tạo, quản lý dịch vụ khách hàng, quản lý và thực hiện chuỗi cung ứng.

Nói một cách dễ hiểu, các eCommerce Enabler giúp các thương hiệu bán hàng trực tuyến hoạt động xuyên suốt và hiệu quả hơn trên thị trường thương mại điện tử.

Commerce là gì?

Commerce là khái niệm dùng để đề cập đến việc các bên mua và bán tham gia vào quá trình trao đổi hàng hoá. Thay vì với eCommerce, các bên mua bán hàng hoá trên môi trường trực tuyến, Commerce chỉ quan đến việc mua bán hàng hoá.

M-Commerce là gì?

Thuật ngữ M-Commerce (Mobile Commerce) hoặc Mobile eCommerce lần đầu được đặt ra vào năm 1997 bởi Kevin Duffey tại buổi ra mắt Diễn đàn Thương mại Di động Toàn cầu.

M-Commerce đề cập đến “năng lực thương mại điện tử trong việc phân phối hàng hoá trực tiếp đến tay người tiêu dùng, ở bất kỳ đâu, thông qua công nghệ không dây.”

Một số lưu ý về khái niệm eCommerce mà bạn cần biết.

  • eCommerce chỉ đơn giản là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua môi trường Internet.
  • Các giao dịch eCommerce chủ yếu được tiến hành trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị thông minh khác.
  • Hầu hết mọi thứ đều có thể được mua bán thông qua thương mại điện tử.
  • eCommerce hoàn toàn có thể thay thế cho các cửa hàng truyền thống, mặc dù một số doanh nghiệp chọn cách duy trì song song cả hai mô hình.
  • eCommerce hoạt động chủ yếu trên 4 phân khúc thị trường chính bao gồm B2B (bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp), B2C (bán hàng từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng), C2C (bán hàng từ người tiêu dùng tới người tiêu dùng) và C2B (bán hàng từ người tiêu dùng tới doanh nghiệp.

Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình eCommerce.

Mặc dù được xem là một trong những mô hình kinh doanh của tương lai, bản thân eCommerce cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

  • Ưu điểm của eCommerce là gì?

Khi nói đến eCommerce, thuận tiện là một trong những ưu điểm hay lợi thế lớn nhất. Trong khi ở các mô hình kinh doanh truyền thống, bạn chỉ có thể mua bán hay giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, với thương mại điện tử, bạn có thể liên tục giao dịch 24h mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần.

Nhiều sự lựa chọn là một lợi thế tiếp theo trên eCommerce. Vì vốn không có sự giới hạn về không gian trưng bày như các mô hình truyền thống hay tại các cửa hàng vât lý, các cửa hàng thương mại điện tử có thể cung cấp cho người tiêu dùng vô số các sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Người tiêu dùng thậm chí có thể tìm thấy các sản phẩm chỉ có trên các sàn giao dịch thương mại điện tử mà không tìm thấy ở bất cứ đâu khác.

  • Nhược điểm của eCommerce là gì?

Dịch vụ khách hàng bị hạn chế là nhược điểm đầu tiên của các nền tảng eCommerce. Nếu bạn mua máy tính trực tuyến, bạn không thể yêu cầu nhân viên trực tiếp kiểm tra các tính năng mà bạn mong muốn được xem.

Mặc dù với những ứng dụng của các yếu tố công nghệ, người dùng có thể trò chuyện bất cứ khi nào với các nền tảng, yếu tố trực tiếp là không thể thay thế.

Nhược điểm tiếp theo của các mô hình eCommerce là tính tức thời trong quá trình mua bán hay giao dịch. Khi bạn mua một món hàng nào đó trực tuyến, bạn phải đợi một khoảng thời gian nhất định trước khi tận tay chạm lấy nó.

Thiếu khả năng trải nghiệm sản phẩm cũng là một hạn chế của eCommerce. Thay vì với các mô hình kinh doanh truyền thống (bán hàng trực tiếp tại cửa hàng), bạn có thể thoải mái trải nghiệm các sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.

Với eCommerce, mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Mặc dù ở môt số ngành hàng ở một số quốc gia nhất định, thông qua các công nghệ như VR và AR, người dùng có thể thử các sản phẩm trực tuyến, tuy nhiên mọi thứ vẫn còn rất hạn chế.

Ngành eCommerce được ra đời trong bối cảnh nào.

Ngành eCommerce được ra đời trong bối cảnh nào.
Ngành eCommerce được ra đời trong bối cảnh nào.

Ngày nay, hầu hết chúng ta đã từng mua sắm trực tuyến một thứ gì đó tại một thời điểm nào đó, điều này có nghĩa là chúng ta đã tham gia vào ngành eCommerce.

Trong khi eCommerce hay thương mại điện tử có mặt ở khắp mọi nơi, chỉ một số ít người biết rằng thương mại điện tử đã xuất hiện trước cả khi internet bắt đầu.

Các hoạt động eCommerce chính thức được bắt đầu từ những năm 1960 khi các doanh nghiệp sử dụng một hệ thống điện tử được gọi là “Trao đổi dữ liệu điện tử” (Electronic Data Interchange) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao tài liệu.

Tuy nhiên, mãi đến năm 1994 mới có giao dịch eCommerce đầu tiên.

Giao dịch liên quan đến việc bán đĩa CD giữa những người dùng với nhau thông qua một website bán lẻ trực tuyến có tên là NetMarket.

Kể từ giao dịch đầu tiên này, ngành công nghiệp eCommerce đã trải qua rất nhiều thay đổi khác nhau và không ngừng phát triển.

Trong bối cảnh mới, khi eCommerce dần trở thành một phương thức mua sắm được nhiều tiêu dùng bình chọn, các nhà bán lẻ truyền thống buộc phải dần tìm cách thích nghi mới có thể cạnh tranh với những cái tên như Alibaba, Amazon, eBay, Etsy hay Shopee.

Bởi những lợi thế vô cùng lớn như dễ dàng mua sắm, mua sắm không giới hạn, giao hàng miễn phí, giảm chi phí cho người tiêu dùng, ngành eCommerce nói chung đang dần trở thành xu hướng của tương lai.

Sự khác biệt giữa eCommerce và doanh nghiệp điện tử (eBusiness) là gì?

eCommerce là khái niệm đề cập đến tất cả những gì liên quan đến việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trên môi trường trực tuyến (internet) và nó thực sự chỉ là một phần của doanh nghiệp điện tử (eBusiness).

Doanh nghiệp điện tử ngược lại liên quan đến toàn bộ quá trình điều hành một doanh nghiệp trực tuyến, dĩ nhiên, bán hàng (trực tuyến) chỉ là một phần của doanh nghiệp bên cạnh các bộ phận hay chức năng khác như công nghệ, tài chính, marketing hay nhân sự.

Thấu hiểu thuật ngữ eCommerce.

Như đã phân tích ở trên, eCommerce là quá trình mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường trực tuyến.

Để một giao dịch eCommerce được xảy ra, có khá nhiều bên sẽ cùng tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu, vận chuyển hàng hoá (logistics) và cả thanh toán (thông thường là từ các bên thứ 3).

eCommerce là một phần của ngành công nghiệp lớn hơn được gọi là kinh doanh điện tử hay doanh nghiệp điện tử (eBusiness), bao gồm tất cả các quy trình cần thiết để điều hành một doanh nghiệp trực tuyến (không chỉ là bán hàng trực tuyến).

eCommerce đã giúp các doanh nghiệp (đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ) tiếp cận và thiết lập sự hiện diện rộng rãi hơn trên thị trường bằng cách cung cấp các kênh phân phối rẻ hơn và hiệu quả hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Website hay ứng dụng (App) eCommerce là gì?

Các website hay ứng dụng eCommerce là bất kỳ nền tảng nào cho phép người dùng mua và bán các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Những cái tên như Amazon, Alibaba, Shopee, Lazada, Tiki là các ví dụ cụ thể về nền tảng thương mại điện tử.

Phân tích một số mô hình eCommerce phổ biến trên toàn cầu.

B2C – Business to Consumer.

B2C thường được mô tả gắn liền với các hoạt động mua sắm ở trung tâm thương mại, siêu thị, ăn uống tại nhà hàng và một số hình thức mua sắm tại chỗ khác.

Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Internet, một mô hình kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình thức thương mại điện tử được gọi là B2C eCommerce đã được hình thành.

B2C eCommerce là mô hình đề cập những gì liên quan đến việc một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng là cá nhân.

Hãy hình dung việc bạn mua một món hàng nào đó chẳng hạn như một đôi giày từ một nhà bán lẻ trực tuyến.

B2B – Business to Business.

Khi một doanh nghiệp bán một hàng hóa hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác, mô hình này được gọi là B2B, nơi các doanh nghiệp trực tuyến trao đổi hàng hóa với nhau.

Ví dụ, khi một nhà sản xuất bán hàng hóa của mình cho một nhà bán buôn khác, đơn vị này sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ khác. Trong trường hợp này, nhà sản xuất và nhà bán buôn đang hoạt động theo mô hình B2B.

C2C – Consumer to Consumer.

Khi một người tiêu dùng bán một hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng khác.

Mô hình thương mại điện tử C2C (C2C eCommerce) cho phép một cá nhân bán các sản phẩm của họ trực tuyến, chẳng hạn như những chiếc xe đạp hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho những người khác.

Khi một người mua nào đó quan tâm đến sản phẩm của bạn, họ có thể xem thông tin chi tiết về sản phẩm và liên hệ với bạn thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Ví dụ: bạn bán đồ nội thất cũ của mình trên eBay cho một người tiêu dùng khác.

C2B – Consumer to Business.

Khi một người tiêu dùng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác, nó được gọi là mô hình C2B.

Ví dụ, Một người có ảnh hưởng nào đó (Influencer/KOL) “bán” lượng người theo dõi họ cho một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó để đổ lấy một khoản phí.

G2B – Government to Business.

Khi các tổ chức chính phủ sử dụng các nền tảng trực tuyến để cung cấp một dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp, đây được gọi là mô hình G2B hay G2B eCommerce.

 B2G – Business to Government.

Ngược lại với mô hình G2B, B2G cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo chiều ngược lại.

C2G – Consumer to Government.

Khi chính phủ cho phép người tiêu dùng cung cấp các phản hồi tới chính phủ thông qua các nền tảng trực tuyến, mô hình C2G hay C2G eCommerce được hình thành.

Ví dụ, khi bạn thanh toán hóa đơn tiền điện thông qua website trực tuyến của chính phủ, đây cũng là một hình thức kinh doanh thương mại điện tử.

B2E – Business to Employee.

Đây là hình thức mà doanh nghiệp sử dụng một mạng lưới nội bộ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhân viên của mình.

Quy mô doanh số ngành eCommerce (Cập nhật 2023).

Theo số liệu từ Statista tính đến 2023, Châu Á dự kiến sẽ có tổng doanh thu Retail eCommerce (thương mại điện tử bán lẻ) cao nhất với hơn 2.000 tỷ USD. Doanh thu mua sắm trực tuyến cao thứ hai sẽ được tạo ra ở Châu Mỹ, với khoảng 1.100 tỷ USD.

Doanh thu eCommerce (thương mại điện tử) của châu Phi sẽ vẫn là nhỏ nhất trên toàn thế giới, vào khoảng 44 tỷ USD.

Một số câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực eCommerce.

  • In-stream eCommerce là gì?

In-stream eCommerce là hình thức thương mại điện tử trong đó người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ các video (chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook) mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.

  • Social eCommerce là gì?

Social eCommerce là tính năng thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.

Khi người dùng ngày càng không chỉ xem mạng xã hội là nơi để giải trí hay tương tác với bạn bè mà còn là để mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng đã sớm tích hợp tính năng Social eCommerce để cho phép người dùng mua sắm trực tiếp trong ứng dụng.

  • eCommerce Website là gì?

eCommerce Website đơn giản là các website có tích hợp tính năng eCommerce, tức bán hàng trực tiếp cho khách hàng.

  • eCommerce Platforms là gì?

Về bản chất, eCommerce Platforms cũng có thể hiểu chính là các eCommerce Website ngoài ra có thêm eCommerce App, chúng là các nền tảng có tích hợp thương mại điện tử, tức bán hàng trực tuyến.

  • eCommerce Executive là gì?

Là nhân viên kinh doanh thương mại điện tử. Theo cấp bậc, Executive sau đó sẽ lên Leader, Manager và hơn thế nữa.

  • eCommerce Industry là gì?

Là ngành công nghiệp thương mại điện tử. Khái niệm đề cập đến toàn bộ quy mô, nền kinh tế hay độ lớn của thị trường thương mại điện tử và thường được tính bằng GMV.

  • eCommerce FMCG là gì?

eCommerce FMCG là khái niệm đề cập đến việc kinh doanh ngành hàng FMCG trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce). Khi thương mại điện tử bùng nổ và người tiêu dùng bắt đầu chọn mua sắm các sản phẩm FMCG từ các trang trực tuyến, thuật ngữ eCommerce FMCG bắt đầu xuất hiện.

  • eCommerce Agribank là gì?

Là dịch vụ thanh toán trực tuyến không cần dùng thẻ ATM của ngân hàng Agribank. Bạn đăng ký sử dụng dịch vụ. Sau đó cài đặt trên điện thoại di động hoặc máy tính.

eCommerce Agribank không phải là nền tảng bán hàng thương mại điện tử như nhiều người vẫn hiểu nhầm.

  • eCommerce Retail là gì?

Là bán lẻ thương mại điện tử, khái niệm đề cập đến việc các nền tảng bán lẻ bán trực tiếp hàng hoá đến người tiêu dùng thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Doanh số eCommerce Retail toàn cầu ước tính có giá trị khoảng hơn 5.000 tỷ USD tính đến năm 2023, theo Statista.

  • eCommerce Audit là gì?

eCommerce Audit – hay còn gọi là Nghiên cứu đo lường bán hàng trực tuyến – là việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hàng hóa của các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử như: lượng hàng bán ra theo thời gian thực, giá & khuyến mãi, vị trí của hàng, số người theo dõi, bình luận của người dùng hay các phản hồi sau mua của người dùng.

  • Data-driven eCommerce là gì?

Là khái niệm mô tả hoạt động ecommerce được định hướng hay dẫn dắt bởi dữ liệu, người làm ecommerce sử dụng dữ liệu để ra các quyết định.

Kết luận.

Trên đây là cập nhật tất cả những thông tin mới nhất xoay quanh mô hình kinh doanh eCommerce, nó là những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về e-commerce.

Khi eCommerce hay thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ cán mốc hơn 5000 tỷ USD vào năm 2023 (Theo Shopify), và sau đó sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, việc đầu tư vào các hoạt động thương mại điện tử là không thể tranh khỏi.

Để có thể nhanh chóng thích nghi với bối cảnh mới, những gì doanh nghiệp hay thương hiệu cần làm là tối ưu lại toàn bộ hệ thống, dịch chuyển (một phần hoặc toàn bộ) sang thương mại điện tử và đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao.

Hy vọng với những phân tích ở trên, các bạn có thể hiểu bản chất thực sự của eCommerce là gì, những ưu và nhược điểm của ngành eCommerce và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Lộ diện đối thủ mới của Shopee, Tiki và Lazada tại Việt Nam

Theo các chuyên gia, tính năng TikTok Shop thực sự đe dọa tới thị phần của các ông lớn thương mại điện tử đang có mặt tại Việt Nam như: Shopee, Tiki, hay Lazada.

Lộ diện đối thủ đáng gờm của Shopee, Tiki và Lazada tại Việt Nam
Lộ diện đối thủ đáng gờm của Shopee, Tiki và Lazada tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao tác dễ dàng, nhanh gọn, mỗi video TikTok chỉ chừng vài chục giây cũng đủ thu thút cả triệu người xem. Và đó chính là cách TikTok đang lớn mạnh mỗi ngày.

Theo dữ liệu từ We Are Social, lượng người dùng ứng dụng TikTok trên 18 tuổi tại Việt Nam là 39,65 triệu người. Con số này cũng đưa Việt Nam lên vị trí thứ 6 toàn cầu về lượng người dùng TikTok sau các quốc gia Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga, Mexico.

Không dừng lại ở hoạt động tương tác, giải trí, TikTok mới đây đã thể hiện rõ tham vọng của mình, khi chính thức tiến vào lĩnh vực thương mại điện tử thông qua tính năng có tên là TikTok Shop tại Việt Nam.

Được biết, ​​TikTok Shop là một hệ sinh thái của các giải pháp thương mại điện tử cho phép các nhà bán hàng, bán trực tiếp thông qua tài khoản TikTok của họ. Tính năng ngày được cung cấp một cách tự nhiên trong nền tảng.

Các sản phẩm của người bán được giới thiệu cho người dùng TikTok thông qua video nguồn dữ liệu, livestream và Tab giới thiểu sản phẩm nổi bật trong trang hồ sơ.

TikTok Shop mang đến cho người dùng một cách thức để mua hàng ngay tại ứng dụng TikTok mà không cần thoát app, mở sang một trang web hay gian hàng thương mại điện tử khác.

Theo các chuyên gia, tính năng TikTok Shop thực sự đe dọa tới thị phần của các ông lớn đang có mặt tại Việt Nam như: Shopee, Tiki, hay Lazada.

Đặc biệt khi thương mại xã hội (Social Commerce) tiếp tục là xu hướng mua sắm yêu thích của người tiêu dùng, tính năng mua sắm trong ứng dụng của các nền tảng mạng xã hội như TikTok còn trở nên phát triển mạnh mẽ hơn.

Với lượng người dùng đông đảo có sẵn trên nền tảng, TikTok có thể chuyển đổi nhu cầu của họ từ giải trí sang mua sắm, vì đây là 2 trải nghiệm có nhiều điểm tương đồng.

Bên cạnh đó, TikTok Shop được mô tả như “một cú đánh trực diện” vào phương thức bán hàng affiliate – vốn đang được áp dụng rộng rãi bởi Shopee, hay Lazada.

Chẳng hạn, trước kia nếu muốn người dùng mua hàng, hoặc tìm hiểu sản phẩm trên TikTok thì cần có các TikToker quảng bá sản phẩm trên TikTok. Sau khi đăng nội dung, TikToker sẽ gắn link sản phẩm trong phần mô tả.

Lúc này họ sẽ có 2 nguồn thu là nhãn hàng thuê quảng cáo, và thu nhập từ affiliate của các sàn thương mại điện tử như Shopee hoặc Lazada.

Nhưng khi có TikTok shop, sẽ không cần gắn link Shopee mà vẫn có thể mua thẳng từ TikTok. Các nhãn hàng sẽ tự làm video để bán hàng mà không nhất thiết cần thuê các TikToker nữa.

Vì vậy, không thể phủ nhận rằng tiềm năng của TikTok Shop là rất lớn. Thêm vào đó, trong khi YouTube bắt người xem phải xem hết 5s mới cho tắt quảng cáo, nhưng TikTok thì không. Điều này càng làm tối ưu trải nghiệm người dùng trên TikTok.

Ở thời điểm hiện tại, TikTok Shop đã có mặt ở Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. Hồi tháng 2 năm ngoái, TikTok Shop đã bắt đầu được thử nghiệm ở Indonesia.

Trước đó, tại Mỹ, Vương quốc Anh và Canada, TikTok Shop đã hợp tác cùng Shopify. Thỏa thuận cho phép người bán thêm tab mua sắm vào hồ sơ TikTok của họ và đồng bộ hóa danh mục sản phẩm để tạo cửa hàng nhỏ trên nền tảng video ngắn này.

Ở Trung Quốc, phiên bản nội địa của TikTok có tên Douyin đã cho phép người bán nhúng phần link sản phẩm vào livestream hoặc video ngắn của họ trong hai hoặc ba năm qua.

Năm 2020, ByteDance cũng ra mắt ứng dụng “Doudian” với các tính năng tương tự như TikTok Seller.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

10 năm thương mại điện tử Việt Nam thay đổi nhờ công nghệ

Nhờ công nghệ, doanh nghiệp thương mại điện tử thêm gắn kết, thấu hiểu người dùng Việt, góp phần tăng vị thế cạnh tranh trong thời đại số.

thương mại điện tử thay đổi nhờ công nghệ

Trong thập kỷ qua, với sự giúp sức của công nghệ, thương mại điện tử tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc. Trở lại thời điểm 10 năm trước, khái niệm “thương mại điện tử” còn khá xa lạ với người tiêu dùng.

Giao diện, hiển thị gian hàng đơn giản; số lượng nhà bán hàng lẫn thương hiệu lên sàn chưa đa dạng và tốn nhiều công sức để có đơn hàng đầu tiên.

10 năm sau, thương mại điện tử thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc.

Giai đoạn 2020-2021 được xem là khoảng thời gian bùng nổ mạnh mẽ của ngành này, là một trong số ít lĩnh vực thương mại không chịu ảnh hưởng từ đại dịch, ngược lại còn là cánh tay trợ lực cho người tiêu dùng, nhà bán hàng và nền kinh tế số.

Kết quả có được sau 10 năm này ngoài nỗ lực của doanh nghiệp toàn ngành còn có sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ hiện đại, ngày một phát triển và thông minh hơn.

Năm 2016, theo eMarketer, Trung Quốc thu về gần 900 tỷ USD từ các cửa hàng thương mại điện tử. Trong khi Mỹ kiếm được hơn 423 tỷ USD doanh thu bán hàng từ kênh này. Tổng cộng ngành này ghi nhận khoảng 1.915 nghìn tỷ USD trên toàn cầu.

Công nghệ đã giúp đưa làn sóng thương mại điện tử lớn mạnh, quy mô khác xa với các website mua hàng trực tuyến mới ra đời trong thập kỷ trước đó. Dưới đây là những đóng góp quan trọng công nghệ mang đến cho thương mại điện tử trong những năm qua.

Ghi điểm nhờ cá nhân hóa hành trình mua sắm.

Một trong những điểm mới công nghệ mang lại cho các doanh nghiệp thương mại điện là khả năng kết nối và thấu hiểu khách hàng.

Trí tuệ thông minh (AI) và các thuật toán đã giúp ghi nhận thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Từ đó, dữ liệu thu thập thói quen mua sắm trở thành cơ sở để doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp.

Tại Việt Nam, những sàn thương mại điện tử lớn hiện nay ngày càng thấu hiểu người dùng để cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ.

Đơn cử, nền tảng Lazada cung cấp các đề xuất tìm kiếm, giao diện mua sắm thiết kế dựa theo sở thích, thói quen của mỗi người dùng. Từ đó, khách hàng có thể mua sắm tiện lợi, nhanh chóng hơn.

Đưa vận hành logistics lên tầm cao mới.

Giới chuyên gia từng nhận định không chỉ riêng thương mại điện tử mà các ngành liên quan cũng thừa hưởng các thành tựu từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.

Nổi bật có logistics với hàng loạt giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại, hệ thống tự động và vận hành kho bãi; phân loại kiện hàng; xử lý đơn; phân chia khu vực và vận chuyển nhanh chóng với tuyến đường được tối ưu hóa nhờ trí tuệ thông minh…

Lazada là một trong những nền tảng thương mại điện tử hiếm hoi tại Việt Nam sở hữu đơn vị logistics riêng, tránh phụ thuộc vào bên thứ ba.

Lazada Logistics đã sớm ứng dụng AI vào các khâu xử lý đơn hàng, phân loại và thiết kế tuyến đường hợp lý, tối ưu thời gian giao nhận, giúp tăng tỷ lệ giao hàng thành công. Đồng thời, việc rút ngắn thời gian vận chuyển cũng tăng sự hài lòng của người dùng, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và khả năng tái mua sắm trong tương lai.

AI cũng giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí khi trở thành công cụ hỗ trợ, tư vấn khách hàng ở một số khía cạnh cơ bản. Công nghệ này có thể tự động hóa các truy vấn, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng.

Hai “ông lớn” lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử là Google và Amazon đã tiên phong áp dụng AI hội thoại, mở ra “phong trào” hội thoại tự động cho doanh nghiệp bán lẻ.

Mang lại trải nghiệm mua sắm online thực tế như tại cửa hàng.

Hai công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) những năm gần đây liên tục giúp các doanh nghiệp thương mại đa dạng trải nghiệm mua sắm cho người dùng của họ với những hình thức mới mẻ, thú vị mà không cần đến tận cửa hàng.

Đơn cử với ngành hàng thời trang, một số sàn thương mại điện tử trên thế giới cho phép khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm thực tế dù không tiếp xúc trực tiếp.

Ví dụ, khi mua sản phẩm trang điểm tại gian hàng Bobbi Brown, Estée Lauder và M.A.C trên Lazada Singapore, người dùng có thể lựa chọn và thử lớp trang điểm gồm son, phấn nền, má hồng… thông qua lớp trang điểm do công nghệ thực tế ảo VR mang lại.

Trải nghiệm cá nhân hóa này giúp tăng mức độ hài lòng và tin tưởng của khách hàng, đồng thời khiến hành trình mua sắm thú vị hơn mà không cần tiếp xúc với sản phẩm. Người dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn với tỷ lệ hoàn trả hàng thấp hơn.

Nâng cấp trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí, tương tác.

Trước đây, người dùng chỉ có mục đích duy nhất là tìm kiếm sản phẩm cần mua và thanh toán. Hiện tại, nhu cầu giải trí tăng mạnh, nhất là sau giai đoạn giãn cách xã hội, do hầu hết mọi người đều dành nhiều thời gian tại nhà.

Theo đó, người dùng dần quen với việc giải trí, tương tác với các nghệ sĩ, nhóm người có sức ảnh hưởng (KOL) thông qua các hoạt động như show âm nhạc online, livestream hay minigame trên ứng dụng thương mại điện tử.

Lazada là một trong những nền tảng tiên phong mang đến hình thức shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí, cung cấp những trải nghiệm giải trí mới lạ, khác biệt cho người dùng như đại nhạc hội trên kênh LazLive, minigame tương tác giúp thu thập voucher, giảm giá trực tiếp vào hóa đơn, mang thêm nhiều lợi ích cho khách hàng.

Nhiều người dùng thương mại điện tử tại Việt Nam cho biết họ thường vào ứng dụng một số sàn để chơi game, xem livestream giải trí.

Vào những dịp đặc biệt như lễ hội mua sắm hoặc sự kiện Lễ Tết, các chương trình giải trí, đại nhạc hội, minishow “chém giá”… cũng là điểm thu hút, khiến họ thường xuyên truy cập.

Kiến tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu, nhà bán hàng.

Ngoài việc giúp trải nghiệm mua sắm của người dùng thêm thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm, công nghệ còn mang lại lợi thế cạnh tranh cho các đối tác thương hiệu và nhà bán hàng.

Điều này thể hiện rõ rệt trong thời gian dịch bệnh bùng phát, khi các kênh kinh doanh truyền thống gần như “đóng băng”.

Trong khi các doanh nghiệp truyền thống chật vật tìm cách sống sót, những đơn vị sớm chuyển đổi số vẫn duy trì doanh số, vượt sóng Covid-19. Công cuộc chuyển đổi số đã giúp hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ mở rộng tệp khách hàng và gia tăng doanh số.

Với các công nghệ hiện đại, thương hiệu và nhà bán hàng có thể dễ dàng theo dõi doanh số, quản lý vận hành, giao hàng và kiểm tra hàng trong kho.

Công nghệ cũng giúp cải thiện diện mạo gian hàng trực tuyến bằng các thiết kế bắt mắt, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, từ đó kích cầu mua sắm và tăng trưởng doanh thu.

Theo đó, công nghệ 4.0 đã góp phần vào việc thay đổi diện mạo, đưa thương mại điện tử và những ngành liên quan lên tầm cao mới với nhiều cải tiến vượt trội.

Thiên Khải

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo VnExpress

Social Commerce (Thương mại xã hội) là gì? Tất cả những gì cần biết về Social Commerce

Khi thương mại điện tử (eCommerce) tiếp tục phát triển bùng nổ trong những năm gần đây và không ngừng thay đổi, social commerce hay thương mại xã hội là một trong những từ khoá hay mô hình được quan tâm nhiều nhất. Vậy social commerce là gì và nó có những đặc điểm ra sao.

social commerce là gì
Social Commerce là gì? Tìm hiểu về nền kinh tế thương mại xã hội

Social Commerce là khái niệm mô tả tất cả các hoạt động thương mại liên quan đến việc mua sắm hàng hoá thông qua các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như Facebook, TikTok hay Instagram.

Những nội dung được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Social Commerce là gì?
  • eCommerce là gì?
  • Những thông tin ngắn bạn cần hiểu về thuật ngữ Social Commerce.
  • Một số chiến thuật Marketing thường được sử dụng trên Social Commerce là gì?
  • Nguồn gốc hình thành của khái niệm Social Commerce.
  • Những vai trò chính của Social Commerce là gì?
  • Bối cảnh mới của thương mại xã hội.
  • Social Commerce có mối quan hệ gì với Digital Marketing.
  • Các mô hình Social Commerce hay thương mại xã hội chính là gì?
  • Một số nền tảng phổ biến hoạt động theo mô hình Social Commerce.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay thương mại xã hội là một tập hợp con của thương mại điện tử (eCommerce) bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.

Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ.

Thành công của các chiến dịch thương mại xã hội được đo lường bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của thương hiệu.

eCommerce là gì?

eCommerce hay thương mại điện tử là tất cả những gì liên quan đến việc mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường trực tuyến hoặc thông qua internet.

Các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Amazon, Alibaba hay cả Tiki và Shopee ở thị trường Việt Nam.

Trái ngược với thương mại điện tử là thương mại truyền thống (traditional commerce), khái niệm đề cập đến các hoạt động mua bán hay kinh doanh mà không cần đến internet.

Chợ, siêu thị, các cửa hàng tạp hoá (nhỏ lẻ) là những hình thức tiêu biểu của mô hình thương mại truyền thống.

Những thông tin ngắn bạn cần hiểu về thuật ngữ Social Commerce.

  • Social Commerce hay thương mại xã hội quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng lưới các website hoặc ứng dụng (app) trực tuyến.
  • Số lượt retweet, lượt thích và lượt chia sẻ, nhấp chuột, hay bình luận là những thước đo thành công của các chiến dịch thương mại xã hội (bên cạnh doanh số bán hàng).
  • Thương mại xã hội cũng tìm cách thu hút người dùng mua sắm trực tuyến bằng cách đưa ra những sự hỗ trợ và các lời khuyên từ chuyên gia (expert, influencer, KOLs…).

Một số chiến thuật Marketing thường được sử dụng trên Social Commerce là gì?

  • Mời người dùng bình chọn (vote) về kiểu dáng hoặc lựa chọn sản phẩm.
  • Cung cấp các tùy chọn cá nhân hoá cho người mua (màu, cỡ, thiết kế…).
  • Áp dụng các đồ hoạ sáng tạo để thu hút lượt nhấp chuột của người xem.
  • Sử dụng video để hiển thị cách sản phẩm đang được sử dụng và thể hiện sản phẩm từ nhiều góc nhìn khác nhau.
  • Sử dụng các nội dung và lời kêu gọi hành động (CTA) nhằm khuyến khích người dùng tương tác (like, bình luận, chia sẻ hoặc thậm chí là sáng tạo lại nội dung).
  • Sử dụng hình ảnh của KOL, những người có ảnh hưởng (Influencer) để gia tăng mức độ tin cậy của người mua.
  • Sử dụng các nội dung được liên kết trực tiếp đến các giỏ hàng hoặc phần thanh toán.
  • Liên tục chạy các chương trình khuyến mãi (hoặc minigame) để thúc đẩy doanh số.

Một trong những điểm tiêu biểu và góp phần thúc đẩy khả năng phát triển của Social Commerce hay thương mại xã hội đó là trên các nền tảng này, người dùng có thể “thoải mái” thảo luận về các trải nghiệm mua sắm của bản thân.

Nguồn gốc hình thành của khái niệm Social Commerce.

Social Commerce hay thương mại xã hội là thuật ngữ được giới thiệu lần đầu bởi Yahoo! vào tháng 11 năm 2005 trong đó mô tả nó là một tập hợp các công cụ mua sắm cộng tác trực tuyến như các danh sách lựa chọn được chia sẻ, xếp hạng của người dùng và các nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Khái niệm thương mại xã hội được phát triển bởi David Beisel và Steve Rubel để biểu thị các nội dung quảng cáo do người dùng tạo ra trên các trang web thương mại điện tử.

Trước khi ra các quyết định mua hàng trực tuyến, những gì người dùng (mới) cần làm là tham khảo các nội dung từ những người đã mua sắm và trải nghiệm trước đó, chính vì lý do này, Social Commerce rất được người tiêu dùng tin tưởng.

Những vai trò chính của Social Commerce là gì?

Bằng cách áp dụng các chiến lược thương mại xã hội, doanh nghiệp có thể có được những lợi ích sau đây:

Thứ nhất, thương mại xã hội giúp các doanh nghiệp hay thương hiệu gắn kết khách hàng của họ với thương hiệu theo các hành vi xã hội tương ứng của khách hàng.

Thứ hai, nó cung cấp một động lực để khách hàng tiếp tục quay trở lại các nền tảng của thương hiệu sau đó.

Thứ ba, nó cung cấp cho khách hàng một nền tảng để họ có thể nói về thương hiệu.

Thứ tư, nó cung cấp tất cả những thông tin mà khách hàng cần để nghiên cứu, so sánh và cuối cùng chọn thương hiệu của bạn thay vì là từ đối thủ cạnh tranh.

Bối cảnh mới của thương mại xã hội.

Ngày nay, phạm vi của khái niệm thương mại xã hội đã được mở rộng để bao gồm các công cụ và nội dung truyền thông xã hội được sử dụng trong bối cảnh của thương mại điện tử.

Các công cụ này có thể là các xếp hạng và đánh giá của khách hàng, những đề xuất và giới thiệu của người dùng, các công cụ mua sắm xã hội (chia sẻ hành động mua sắm trực tuyến), các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến, tối ưu hóa các phương tiện truyền thông mạng xã hội, ứng dụng xã hội và quảng cáo xã hội (social advertising).

Các ứng dụng công nghệ như VR (thực tế ảo) hay AR (thực tế tăng cưởng) cũng đang được tích hợp nhanh với thương mại xã hội, cho phép người mua sắm trực quan hóa các trải nghiệm mua sắm của họ.

Liên quan đến thuật ngữ Social Commerce, nhiều chuyên gia cũng đang tìm cách tách biệt nó với Social Shopping, vì thương mại xã hội không chỉ là mua sắm mà còn là trải nghiệm, chia sẻ hay thảo luận, nó lớn hơn nhiều so với những gì Social Commerce bao hàm.

Social Commerce có mối quan hệ gì với Digital Marketing.

Social Commerce là gì
Social Commerce là gì? Tìm hiểu về nền kinh tế thương mại xã hội

Có thể coi Social Commerce hay thương mại xã hội là một phạm vi hay kênh của digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) kết hợp với sự tăng trưởng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội và mua sắm trực tuyến.

Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các trải nghiệm trực tuyến, những chia sẻ mua sắm từ những người dùng tương tự hay khi mạng xã hội trở thành kênh giao tiếp chính của họ, khái niệm thương mại xã hội sẽ ngày càng bùng nổ và trở thành kênh mua sắm chính.

Những mô hình chính của Social Commerce hay thương mại xã hội là gì?

Chủ yếu dựa trên các yếu tố về công nghệ, thuật ngữ thương mại xã hội được phân thành 2 nhóm chính là thương mại xã hội trên trang hoặc cũng có thể gọi là thương mại xã hội tại chỗ (onsite social commerce) và thương mại xã hội ngoài trang (offsite social commerce).

Onsite Social Commerce.

Thương mại xã hội trên trang đề cập đến việc các nhà bán lẻ sử dụng các hoạt động như chia sẻ xã hội (người dùng có thể chia sẻ nội dung, đánh giá…trực tiếp từ website hay ứng dụng của doanh nghiệp) và các chức năng xã hội mua sắm khác trên nền tảng.

Offsite Social Commerce.

Thương mại xã hội ngoài trang bao gồm các hoạt động diễn ra bên ngoài website hay ứng dụng của nhà bán lẻ.

Chúng có thể bao gồm phần cửa hàng trên Facebook, đăng các sản phẩm hoặc dịch vụ lên các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay TikTok, v.v.

Tuy nhiên, nhiều thương hiệu lớn dường như đang dần từ bỏ cách tiếp cận này. Một nghiên cứu mới đây của W3B cho thấy chỉ dưới 5% trong số gần 3 tỷ người dùng Facebook đã từng mua hàng qua mạng xã hội.

Một số nền tảng phổ biến hoạt động theo mô hình Social Commerce.

  • Etsy: Nền tảng thương mại điện tử tập trung vào các mặt hàng thủ công hoặc cổ điển, cũng như các mặt hàng độc đáo khác.
  • Fancy.com: Một nền tảng cho phép người dùng tương tác mua sắm thông qua việc chia sẻ và nguồn cấp dữ liệu bằng hình ảnh.
  • Groupon: Nền tảng cung cấp các chương trình khuyến mãi hay quà tặng trong ngày.
  • Pinterest: Ứng dụng cung cấp các công cụ khám phá, thu thập, chia sẻ và lưu trữ các hình ảnh trực quan.

Xem thêm:

Kết luận.

Nếu doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn quan tâm đến thương mại điện tử nói chung và thương mại xã hội nói riêng nhưng chưa hiểu thuật ngữ Social Commerce là gì, bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin tương đối toàn diện về chủ đề này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thương mại điện tử thích ứng nhanh với đại dịch

Độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.

Thương mại điện tử thích ứng nhanh với đại dịch

Lazada Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện nghiên cứu và vừa công bố phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19”.

Báo cáo cũng chỉ ra các xu hướng đã diễn ra trong năm 2021 từ số liệu thu thập trên các nền tảng thương mại điện tử, bao gồm: xu hướng hưởng ứng các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), mua sắm hàng bách hóa trên sàn thương mại điện tử, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới, sự đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống logistics (hậu cần) nội bộ, cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Phân tích sâu vào những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng năm 2021, báo cáo ghi nhận độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.

Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019.

Nhờ phân tích những thay đổi trong đối tượng nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử đã thu hút nhiều nhà bán từ ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG (tương quan với nhu cầu gia tăng) và nhà bán phi thành thị hơn trước.

Báo cáo cũng đưa ra nhiều sáng kiến từ các nền tảng thương mại điện tử nhằm hỗ trợ, giữ chân nhà bán hàng, đồng thời giúp họ nắm bắt những khác biệt cốt lõi giữa kinh doanh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline).

Trong đó, sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến chính là trải nghiệm và kết nối.

Không giống với mua sắm ngoại tuyến, người mua có thể “sờ tận tay, nhìn tận mắt” sản phẩm, môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng.

Và chiến lược Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí – với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, trò chơi trực tuyến, đánh giá sản phẩm thực tế…, chính là “chìa khóa” giúp thương hiệu và nhà bán hàng tháo gỡ được nút thắt này.

Các yếu tố tạo dựng sự khác biệt cho các nền tảng bao gồm: sức mạnh từ việc đầu tư bài bản vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics nội bộ, hay các sáng kiến vì xã hội và cộng đồng.

Điển hình như việc duy trì giao hàng trong khoảng thời gian giãn cách nghiêm ngặt từ tháng 7 đến tháng 9/2021 đã hỗ trợ cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng; và những nhận định như “có trách nhiệm”, “nhân ái” hoặc “đạo đức” sẽ giúp các nền tảng thương mại điện tử để lại thiện cảm lâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng.

Thương mại điện tử thích ứng nhanh với đại dịch

Theo Lazada, để duy trì cơ hội tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến, người bán hàng mới hoặc đã tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nên xem xét các xu hướng được dự báo.

Các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động Shoppertainment sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.

Nội dung do người dùng sáng tạo sẽ trở nên quyền lực hơn bao giờ hết: Với sự gia tăng của nhiều nền tảng mạng xã hội có tương tác cao và xu hướng để lại bài đánh giá (review), việc thu hút người dùng chia sẻ thêm các nội dung/nhận xét liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ giúp tối ưu hoá kết nối và hỗ trợ quá trình quyết định mua hàng.

Tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn cũng như gói hỗ trợ từ nền tảng thương mại điện tử là cách giúp nhà bán tiết kiệm chi phí khi mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Sự đa dạng hoá phương thức thanh toán mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn: Để tăng cường sự tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) trong thời gian tới.

Cá nhân hoá nội dung và điểm chạm trong hành trình mua sắm sẽ là chìa khoá để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng.

Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada đã đầu tư vào AI và công nghệ để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thấu hiểu khách hàng hơn và thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo The Leader)

Yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử Việt bứt phá năm 2022

Social commerce, sáng tạo nội dung, đa dạng phương thức thanh toán, cá nhân hóa… là những xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn sẽ lên ngôi trong năm 2022.

thương mại điện tử 2022
Cre: iStock

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á khi chỉ trong nửa đầu năm 2021, cả nước có đến 74% người dân sử dụng internet hàng ngày cùng hơn 8 triệu người dùng thương mại điện tử mới, theo dữ liệu Google.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả khi hoạt động mua sắm truyền thống đã trở lại trong thời bình thường mới, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục bứt phá với các xu hướng mới. Giới chuyên gia nhận định đây sẽ là những yếu tố trọng yếu góp phần định hình thị trường ngành này trong năm 2022.

Song song đó, theo báo cáo toàn cảnh thương mại điện tử và xu hướng thị trường với chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021:

Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19″ của Lazada Việt Nam, các ngành hàng bùng nổ doanh số nhờ sự chuyển dịch thói quen tiêu dùng trong năm qua cũng được dự đoán sẽ tiếp tục thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của các thương hiệu, nhà bán hàng.

Social commerce – tận dụng mạng xã hội thành kênh thương mại tiềm năng.

Một trong những xu hướng bùng nổ từ cuối 2021 đến đầu 2022 là hình thức kết hợp giữa thương mại điện tử với mạng xã hội.

Việc tận dụng các nền tảng lớn với lượng người dùng truy cập “khủng” mỗi ngày như Facebook, Instagram, Twitter, hay gần đây nhất là TikTok, giúp nhà bán hàng, thương hiệu tăng sự gắn kết với khách hàng.

Theo khảo sát của Remarkable Commerce, hơn 90% người dùng mạng xã hội truy cập các nền tảng yêu thích của họ bằng thiết bị di động. Trong đó có đến 54% sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm và mua sắm.

Thông qua các hoạt động bình luận, livestream, mua sắm đánh giá sản phẩm trực tiếp trên bài đăng mạng xã hội kèm hình ảnh trực quan sinh động, người dùng dễ dàng tìm được món hàng chất lượng ưng ý.

Ngược lại, phía nhà bán hàng và thương hiệu có cơ hội tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng tệp khách hàng, tăng độ phổ biến. Từ đó, các chương trình, chiến dịch ưu đãi cũng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, việc tận dụng tốt các công nghệ hiện đại và thu hút người dùng như hình ảnh 3D, video 360 độ, trí thông minh nhân tạo AI hay tính năng livestream trên mạng xã hội… có thể giúp nhà bán hàng và thương hiệu khiến giao diện mua sắm thân thiện, gần gũi hơn với người dùng.

“Sân chơi” của những nhà sáng tạo nội dung (content creator).

Theo một báo cáo của Nielsen, có đến 63% người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua sắm trực tuyến trong bình thường mới, ngay cả khi các hoạt động bán hàng truyền thống trở lại như cũ.

Nhiều người dùng cho biết họ duy trì thói quen mua hàng online vì ưu điểm tiện lợi, tiết kiệm thời gian, ưu đãi sâu và diễn ra dày đặc quanh năm.

Các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí – shoppertainment cũng ngày càng đa dạng, giúp người tiêu dùng có thể vừa mua sắm, vừa giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc ngay tại nhà.

Không chỉ các nhà bán hàng nhỏ lẻ, những thương hiệu lớn trong nước lẫn quốc tế cũng dần nắm bắt thị hiếu này. Trong đó, hoạt động livestream giới thiệu sản phẩm, chia sẻ trải nghiệm tiêu dùng trong năm qua đã giúp nhiều nhãn hàng đạt kỷ lục doanh số.

Chỉ riêng trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to” triển khai từ ngày 5-14/1/2022, Lazada ghi nhận số lượng người dùng sẵn sàng chi tiêu trên livestream tăng 2,5 lần. Số lượng đơn hàng bán ra trên kênh LazLive cũng tăng gấp 4 lần.

Lượt xem livestream tăng hơn gấp 4 lần cho thấy người dùng rất hào hứng với các nội dung giải trí trong Hội Xuân Online như Gala Tết, Lô Tô Sale, Chém Giá… Đồng thời, LazLive cũng ghi nhận doanh số bán ra tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Các số liệu trên phần nào cho thấy người tiêu dùng ngày càng tận hưởng các nội dung giải trí trên thương mại điện tử và các buổi phát sóng trực tiếp (livestream).

Chuỗi nội dung tự sáng tạo của livestreamer, nhà bán hàng và thương hiệu cũng trở thành trợ thủ đắc lực của kênh kinh doanh trên thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, ngoài các buổi livestream, người dùng có thể chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm qua các dạng bài đánh giá, video ngắn, “đập hộp” (unboxing), hướng dẫn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới trên trang cá nhân của mình… Điều này trở thành hình thức tiếp thị mới mẻ, không chỉ giúp thúc đẩy doanh số và kích cầu mua sắm, mà còn hỗ trợ người dùng đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn trong chi tiêu.

Cá nhân hóa để mang lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Trong các xu hướng thương mại điện tử dự đoán lên ngôi năm nay, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng được xem là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp ngành này lẫn nhà bán hàng, đối tác thương hiệu tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Báo cáo của Remarkable Commerce cho thấy có đến 80% người dùng ưu tiên mua sắm sản phẩm từ những thương hiệu, sàn thương mại điện tử có yếu tố cá nhân hóa và ưu đãi hấp dẫn. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng trên các nền tảng mua hàng trực tuyến ưu tiên cá nhân hóa trải nghiệm người dùng cũng tăng đến 20%.

Theo báo cáo toàn cảnh thương mại điện tử và xu hướng thị trường 2022 của Lazada Việt Nam, mục đích của việc cá nhân hóa chính là để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Với sự cho phép từ khách hàng, các thông tin liên quan đến trải nghiệm mua sắm đa kênh được tổng hợp và đóng vai trò nòng cốt, giúp nền tảng thương mại điện tử và các nhà bán hàng cải thiện hành trình mua sắm của người dùng.

Việc ứng dụng công nghệ AI cũng góp phần giúp hành trình này hoàn thiện hơn khi hỗ trợ thu thập và xử lý thông tin, cho ra những kết quả gần sát nhất với thói quen tiêu dùng và sở thích của mỗi người dùng.

Qua các kết quả thu thập được, nền tảng thương mại điện tử có thể thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó thiết kế những trải nghiệm riêng phù hợp nhu cầu, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công.

Ngoài ra, việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cũng giúp các sàn nắm bắt được thói quen chi tiêu.

Việc đa dạng hóa phương thức thanh toán bao gồm chi trả qua ví điện tử, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng hay bằng tiền mặt khi nhận hàng (Cash on Delivery – COD) cũng bắt nguồn từ các yếu tố cá nhân này, đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng.

Ngành hàng thiết bị điện tử, tiêu dùng nhanh lên ngôi.

Dịch bệnh không chỉ thay đổi thói quen tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến doanh số của các ngành hàng hiện hữu trên sàn thương mại điện tử.

Trong làn sóng Covid-19 thứ tư năm 2021, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ. Sự bùng nổ này không chỉ nằm ở lượng đơn hàng, doanh số bán ra mà còn thể hiện qua số nhà bán hàng mới lên sàn.

Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam đều cho thấy số lượng nhà bán hàng mới quý II/2021 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Con số này vẫn tăng hơn 1,5 lần trong quý III/2021 và duy trì tăng trưởng đến hết năm.

Nhiều thương hiệu thực phẩm, đồ uống, nhà hàng thuộc lĩnh vực F&B cũng hưởng ứng xu hướng chuyển đổi số, tham gia kinh doanh trên Lazada trong năm vừa qua.

Ngoài các đối tác quen thuộc như Nestlé, Vinamilk… những nhãn hàng mới như Star Kombucha cũng liên tục xô đổ kỷ lục doanh số, đơn hàng.

Xu hướng chuyển dịch kinh doanh trên thương mại điện tử đã dẫn đến mức tăng trưởng cao nhất về số lượng người bán của ngành hàng này năm qua.

Ngoài ra, các ngành hàng thời trang, nhà cửa & đời sống và điện tử… cũng cho thấy sức hút với lượng nhà bán hàng và doanh số ấn tượng.

Nổi bật trong số thương hiệu đạt doanh số “khủng” trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to” vừa qua trên Lazada có thương hiệu Cô Cự, do anh Lê Đức Duy sáng lập.

Anh Duy cho biết, trong chiến dịch Tết vừa qua, thương hiệu Cô Cự đã tham gia các chương trình “Deal đồng giá Lộc Phát 68k, đại phát 88k”, Freeship Max… với kết quả tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Nhờ đó, doanh số lẫn lượng đơn bán ra tăng gấp ba lần.

Mặt khác, gian hàng Inuka Store của anh Phạm Minh Hoàng cũng ghi nhận tăng gấp đôi doanh số trong Lễ hội mua sắm “Tết mới, sale to”. Anh cho biết tốc độ tăng trưởng gian hàng mỗi tháng ở mức 20-30%. Vào những đợt chiến dịch lớn, con số này có thể gấp 3-4 lần ngày thường.

Qua các số liệu ghi nhận bởi Lazada Việt Nam trong năm 2021, ngành thương mại điện tử 2022 hứa hẹn bùng nổ với loạt xu hướng mới.

Đại diện Lazada cho biết nền tảng sẽ tiếp tục hỗ trợ các thương hiệu và nhà bán hàng đối tác chinh phục những thách thức mới, đồng thời từng bước tối ưu trải nghiệm của người dùng thông qua các chiến dịch ưu đãi và lễ hội mua sắm.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyen | (Theo VnExpress)

Những xu hướng của thương mại điện tử năm 2022

Sự dịch chuyển về hành vi tiêu dùng, nhu cầu mua sắm cũng như xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng hứa hẹn thúc đẩy thị trường thương mại điện tử Việt Nam lên một tầm cao mới.

xu hướng thương mại điện tử năm 2022

Báo cáo về thị trường thương mại điện tử gần đây của Lazada ghi nhận, bất chấp những thách thức từ đại dịch Covid-19, năm 2021 được xem là một năm khởi sắc với nền kinh tế số trên toàn Đông Nam Á, trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính.

Theo Statista, giá trị thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD năm 2015 lên 120 tỷ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Lý giải cho sự tăng trưởng này, báo cáo ghi nhận động lực đến từ xu hướng mua sắm hàng bách hóa trên sàn thương mại điện tử, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới (đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nhà bán mong muốn phát triển kinh doanh trên kênh online), và sự hưởng ứng của người dân dành cho các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí).

Độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, và sẵn sàng đặt đơn hàng có số lượng và giá trị lớn hơn

Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hoá trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% cho biết mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019.

Báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng nhìn nhận, dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, trong đó vừa thúc đẩy người tiêu dùng trực tuyến tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, vừa gia tăng số lượng thương nhân tham gia chuyển đổi số.

Kết quả khảo sát 4 sàn thương mại điện tử thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam cho thấy số lượng đơn hàng phát sinh trên sàn giai đoạn tháng 6 – 9/2021, thời điểm làn sóng Covid-19 thứ tư bùng phát đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng từ 8% tới 50%.

Kết quả trên tương đồng với xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát. Theo kết quả khảo sát 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển phát, hầu hết các đơn vị đều có mức tăng trưởng đơn hàng ngang bằng hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 12%.

Ngoài ra, dưới tác động của đại dịch, đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới và người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Đánh giá về sự phát triển của thương mại điện tử trong thời gian tới, báo cáo của Lazada dự đoán một số xu hướng mới sẽ lên ngôi. Cụ thể, Social commerce sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Theo đó, các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream, trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động Shoppertainment sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng, kéo theo đó là nhu cầu cao về các bài đánh giá (review) các sản phẩm để hỗ trợ quyết định mua hàng.

Đa kênh sẽ trở thành hình thức bán lẻ mới. Các nhãn hàng sẽ tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống bằng cách tham gia các nền tảng thương mại điện tử, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn.

Hành trình mua sắm của khách hàng sẽ dần được cá nhân hóa. Đây sẽ là chìa khóa để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng. Các nền tảng thương mại điện tử hiện đã đầu tư vào AI và Big Data để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.

Cuối cùng, đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại sự tiện lợi và đảm bảo an toàn.

Để tăng cường tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (CoD) trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Doanh thu sàn thương mại điện tử sát Tết tăng vọt

Các sàn thương mại điện tử Việt đang ghi nhận doanh số tăng vọt trong dịp sát Tết Nguyên đán 2022, kéo theo là sự bận rộn của các đơn vị chuyển hàng.

Doanh thu sàn thương mại điện tử sát Tết tăng vọt

Theo Tiki, nhu cầu mua sắm online đón Tết của người tiêu dùng tăng mạnh từ vài tuần gần đây và tiếp tục tăng cao. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) này cho hay trong 4 tuần trước Tết đến hiện tại, doanh thu toàn sàn đã tăng 40%.

Để chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm tăng cao sát Tết, Tiki đã tăng ít nhất 30% lượng hàng hóa ngành hàng tiêu dùng so với Tết năm ngoái, tập trung vào sản phẩm thiết yếu như thực phẩm khô, thức uống, sữa, gia vị.

Đồng thời, sàn này cũng phối hợp với các nhà bán hàng chuẩn bị hàng hóa từ nhiều tháng trước, từ việc sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, thời trang, trang sức đến thiết kế, sản xuất bao bì mới, các giỏ quà mang đậm không khí Tết.

Còn theo Lazada, nhu cầu mua sắm trên TMĐT tại Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những ngày cận Tết Nguyên đán, điều này cho thấy mua sắm trực tuyến đã trở thành nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Cụ thể, hệ thống gian hàng chính hãng LazMall tiếp tục ghi nhận đồng loạt doanh thu, số lượng khách hàng và số lượng đơn hàng tăng gần gấp 2 lần so với Lễ hội mua sắm Tết 2021. Xuyên suốt Lễ hội mua sắm Tết 2022 của Lazada, lượng đồ ăn và nước uống mà sàn bán ra ước tính đủ để tổ chức 1 triệu buổi tiệc tân niên.

Sàn này thống kê khách hàng tập trung mua sắm các sản phẩm phục vụ Tết nhiều hơn. Những mặt hàng bán chạy nhất là khẩu trang, máy đo huyết áp và thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe.

Các sản phẩm làm sạch và trang trí nhà cửa cũng được chọn mua nhiều, cụ thể là: thiết bị, vật dụng hỗ trợ dọn dẹp, giặt ủi (cây lau nhà, nước giặt, nước xả vải), nội thất (nệm, ghế) cùng các sản phẩm đặc trưng cho Tết như phong bao lì xì.

TMĐT nhộn nhịp cũng khiến các đơn vị vận chuyển bận rộn hơn trong dịp cận Tết. Ông Phan Bình – Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam – cho biết nhu cầu vận chuyển dịp Tết tăng đột biến, doanh nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ về hạ tầng xử lý đơn hàng cũng như đội ngũ nhân viên giao nhận.

Các đơn vị vận chuyển đang tất bật quản lý số lượng đơn hàng lớn nhưng phải đảm bảo bưu kiện tới được tay người tiêu dùng đúng hạn.

Muốn vậy, doanh nghiệp cho biết đã phải xây dựng các kế hoạch kiểm tra, bổ sung máy móc, trang thiết bị, bố trí nhân sự ở tất cả các khâu.

Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu vận chuyển nhằm tối ưu hóa quy trình xử lý là bắt buộc.

Theo báo cáo Xu hướng tiêu dùng dịp Tết 2022 của Kantar, người dân Việt Nam có nhu cầu mua sắm Tết tăng mạnh hơn so với năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.

Cụ thể, tỷ lệ chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh dịp Tết 2022 sẽ tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn