Skip to main content

Thẻ: ecommerce

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Theo báo cáo: “Ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, ngành thương mại điện tử trên di động đang tăng trưởng nhanh chóng, dự báo năm 2021 sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD và có xu hướng sẽ vượt qua nền tảng desktop (máy tính để bàn) trong vài năm tới.

thương mại điện tử

Thương mại điện tử trên di động đang phổ biến hơn máy tính.

Năm 2020, thị trường TMĐT đang có mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua của ngành do tác động từ đại dịch Covid-19, khiến cho mức chi tiêu của người dùng cũng bị sụt giảm.

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.

Xét theo tỉ lệ giao dịch, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ so với desktop khi chiếm đến 62% số lượng giao dịch, trong khi desktop chỉ chiếm 38%.

Một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới là JP Morgan đã đưa ra số liệu về doanh thu thương mại điện tử qua di động Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2020 với mức tăng trưởng bình quân 18,6% mỗi năm.

Dự kiến năm 2021 doanh thu thương mại điện tử trên di động sẽ đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD.

Việt Nam có 49 triệu người dùng mua sắm trực tuyến độ tuổi từ 15 trở lên.

Năm 2020, Việt Nam có 49 triệu người dùng (so với 46 triệu năm 2019), cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia (137 triệu) và Philippines (57 triệu) người dùng.

Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 65% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam và khá khiêm tốn so với Malaysia (83%), Singapore (79%) và Philippines (74%).

Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của thị trường thanh toán và thương mại điện tử cả về số lượng người dùng lẫn giá trị mua hàng ở Việt Nam trong những năm tới vẫn còn tiềm năng.

Cũng theo báo cáo, nhóm khách hàng thế hệ Millennials và Gen X đang là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát, trong khi đó thế hệ Z chỉ chiếm 70,6%.

Điều này có thể lý giải bởi việc thế hệ Z mặc dù là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm online nhưng hiện nay nhóm khách hàng trung niên cũng đã quá quen với hình thức này và việc họ sở hữu tài chính ổn định khiến đây chính là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến cần được lưu tâm.

Cuộc chiến thu hút người dùng của các nền tảng thương mại điện tử.

Shopee tiếp tục dẫn đầu là nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập cao nhất trên nền tảng website, là sàn TMĐT duy nhất giữ được sự tăng trưởng lượt truy cập xuyên suốt trong năm 2020.

Thương mại điện tử di động có thể đạt 7 tỷ USD vào năm nay

Ngoài Shopee, Lazada cũng có được sự tăng trưởng nhẹ so với đầu năm 2020 với khoảng 20,8 triệu lượt truy cập trong quý IV. Hai sàn thương mại điện tử nội địa là Tiki và Sendo đều chứng kiến sự suy giảm trong lượt truy cập.

Năm 2020 là năm Lazada có sự đầu tư rất mạnh trong hoạt động kinh doanh và marketing bằng việc hợp tác với các KOLs nổi tiếng nhằm cạnh tranh với đối thủ Shopee. Điều này đã giúp Lazada dẫn đầu về độ phủ của thương hiệu.

Nếu như Shopee dẫn đầu trên nền tảng web thì Lazada đã có bước tiến lớn trên nền tảng di động. Cụ thể, 3 quý đầu năm, Shopee vượt trội về số lượt tải nhưng trong Quý 4, Lazada đã có sự bứt phá, và vượt lên trên Shopee về lượt tải kể từ tháng 11/2020.

Giới chuyên gia cho rằng TMĐT là “cuộc chơi” dài hơi dành cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Nói cách khác, đây là cuộc đua đường dài, không thể có thành quả trong ngày một ngày hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bán lẻ trực tuyến thăng hoa nhờ Covid-19

Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30 – 60% giữa bối cảnh bán lẻ trực tuyến sôi động.

Theo báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD.

Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất với 46%, tiếp sau là gọi xe và đồ ăn công nghệ (tăng 34%), tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến (tăng 18%).

Liên quan đến bán lẻ trực tuyến, kết quả khảo sát từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm ngoái tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30 – 60%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng.

Khảo sát của VECOM năm 2020 đối với những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho bán lẻ hàng hóa trực tuyến cho thấy, tỷ lệ bưu gửi của Hà Nội và TP.HCM chiếm khoảng 60% tổng bưu gửi của toàn thị trường.

Tỷ lệ bưu gửi của năm địa phương đứng đầu tiếp theo là 12%, đồng nghĩa với việc 56 địa phương còn lại chỉ chiếm 28% bưu gửi.

Cùng với đó, VECOM cho biết có sự chênh lệch rất lớn, thông thường từ 10 – 20 lần giữa tỷ lệ bưu gửi của Hà Nội hoặc TP.HCM với địa phương đứng thứ ba.

Thời gian qua, các doanh nghiệp đã năng động, thích ứng và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến. Cùng với đó, cộng đồng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng nhanh.

Sự kết hợp của hai yếu tố này dẫn tới nhiều lĩnh vực kinh doanh trực tuyến duy trì được sự ổn định và tăng trưởng tốt, trong đó có bán lẻ hàng hóa trực tuyến.

Cụ thể, theo báo cáo Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19, trong giai đoạn cách ly cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4/2020, mua sắm trực tuyến trở thành kênh duy nhất để tiếp cận một số hàng hóa và dịch vụ.

Điểm nổi bật là trong khủng hoảng, doanh nghiệp trở nên năng động hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác tốt các nền tảng trực tuyến trong điều hành nội bộ và kết nối với khách hàng.

Giai đoạn dịch Covid-19 lần thứ ba bùng phát vào cuối tháng 1/2021, cận kề với ngày lễ lớn nhất năm là Tết Nguyên Đán, các doanh nghiệp một lần nữa thể hiện sự năng động và tích cực triển khai kinh doanh trực tuyến.

Chẳng hạn, nhiều nhà vườn đã nhạy bén cung cấp dịch vụ cho thuê hoa đào, quất, mai vàng trực tuyến.

Sự gia tăng của bán lẻ hàng hóa trực tuyến giữa Covid-19 là một trong những yếu tố giúp xu hướng quay trở lại của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây ngày càng rõ hơn.

Theo đó, năm 2020 có tới 22% doanh nghiệp tham gia khảo sát của VECOM có tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, tăng 5% so với năm 2019.

Đặc biệt, trong số các doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử thì có tới 23% cho biết họ tham gia sau khi dịch Covid-19 khởi phát.

Tổng kết thương mại điện tử Việt Nam 2020, hướng đến 2021 của iPrice đánh giá, doanh nghiệp nội địa Việt Nam sở hữu tiềm năng phát triển lớn trong khu vực khi có đến năm doanh nghiệp góp mặt trong bảng xếp hạng tốp 10 khu vực Đông Nam Á theo lượng truy cập website.

Các doanh nghiệp lần lượt là Thế Giới Di Động, Tiki, Điện Máy Xanh, Sendo và FPT Shop.

Đồng thời, bản đồ thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á còn cho thấy rằng Việt Nam là thị trường lớn thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia tính theo lưu lượng truy cập.

Theo đó, lượt truy cập website trung bình năm 2020 của Việt Nam gấp 4 lần so với Malaysia, 3 lần so với Philippines và 2 lần với Thái Lan.

Điều này càng khẳng định mạnh mẽ tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong khu vực và kích cỡ của thị trường thương mại điện tử nước nhà.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

TikTok sắp ra mắt tuỳ chọn quảng cáo và hiển thị sản phẩm mới

TikTok sẽ tung ra một loạt các sản phẩm quảng cáo mới tập trung vào thương mại điện tử nhằm mục tiêu tối đa hóa tiềm năng doanh thu của mình.

quảng cáo

Theo báo cáo của Business Insider, TikTok đang tìm cách bổ sung một loạt các công cụ mua sắm trong luồng (in-stream shopping) mới khi họ tiếp tục khám phá tiềm năng thương mại điện tử của mình.

quảng cáo

Quảng cáo bộ sưu tập – Collection Ads.

Tùy chọn mới đầu tiên là ‘Quảng cáo bộ sưu tập’, sẽ cho phép các thương hiệu kết hợp danh sách các danh mục sản phẩm và video có thương hiệu của họ để hướng người dùng đến các sản phẩm có liên quan từ video.

TikTok cũng đang tìm cách thêm ‘Quảng cáo sản phẩm động’ (Dynamic Product Ads), sẽ tự động nhắm mục tiêu lại người dùng bằng các sản phẩm có liên quan theo hoạt động của họ trong ứng dụng và website của nhà quảng cáo.

quảng cáo tiktok

Bên cạnh đó, tuỳ chọn ‘Promo Tiles’ sẽ cho phép các nhà quảng cáo thêm thông báo khuyến mãi và bán hàng có thể tùy chỉnh vào quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của họ.

Và ‘Showcase Tiles’ sẽ cho phép những nhà sáng tạo quảng cáo sản phẩm trong video của họ với một liên kết sản phẩm có liên quan ở phần dưới cùng của màn hình.

Một số tuỳ chọn này tương tự như các sản phẩm thương mại điện tử của TikTok trong phiên bản tiếng Trung ‘Douyin’ tại thị trường Trung Quốc.

quảng cáo tiktok

Phần lớn doanh thu của TikTok đến từ thương mại điện tử trong ứng dụng.

Douyin hiện tạo ra phần lớn doanh thu của mình từ các hoạt động thương mại trong ứng dụng thay vì bán quảng cáo, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy TikTok đang tìm cách thêm những thứ tương tự cũng như việc tích hợp thêm hoạt động mua sắm và khám phá sản phẩm vào ứng dụng.

Trong một ghi chú kèm theo, TikTok nói rằng 47% người dùng của họ đã mua một thứ gì đó mà họ đã thấy trên TikTok, trong khi nền tảng này cũng tuyên bố rằng hoạt động kinh doanh quảng cáo tại Mỹ của họ đã tăng trưởng hơn 500% trong năm qua.

Tất nhiên, điều này còn liên quan đến tốc độ tăng trưởng người dùng ứng dụng của nó – TikTok cũng lưu ý rằng hiện tại ứng dụng này có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) ở Mỹ và 732 triệu trên toàn cầu.

Phần lớn người dùng của TikTok ở độ tuổi dưới 24 (chiếm khoảng 59% và 17% người dùng từ 13 đến 17 tuổi. Điều này hứa hẹn mang lại cho TikTok một cơ hội để trở thành ‘ứng cử viên sáng giá’ trong thị trường truyền thông mạng xã hội .

Đây là lý do tại sao Facebook đang rất ‘quan tâm’ đến TikTok, khi TikTok chiếm được lượng người dùng ở độ tuổi trẻ như vậy, TikTok sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển liên tục.

Theo một nghiên cứu, đối tượng trẻ tuổi cũng đang có tác động rất lớn đến chi tiêu, họ sẽ cho phép TikTok tạo cơ hội chia sẻ doanh thu tốt hơn và đảm bảo những nhà sáng tạo hàng đầu của mình được ‘trả phí’ một cách xứng đáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Sàn thương mại điện tử nội chiếm ưu thế trong khu vực

Có đến 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực, gồm: Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop.

iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, AppsFlyer công bố báo cáo tác động của đại dịch lên ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2020.

Dưới tác động của dịch Covid-19 toàn cầu, báo cáo cho thấy nhiều thông tin đáng khích lệ cho các công ty thương mại điện tử nội địa, đồng thời mang đến cái nhìn tổng quan về ngành trong khu vực và đưa ra chỉ báo cho năm 2021.

Theo đó, có đến 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 khu vực. Các doanh nghiệp lần lượt là Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop.

Bên cạnh đó là hai ông lớn Shopee, Lazada và ba startup Kỳ lân là Tokopedia, Bukalapak và Blibli từ Indonesia.

Thế Giới Di Động chiếm giữ thứ hạng 5 trong các website thương mại điện tử Đông Nam Á với lượt truy cập trung bình năm là 28,6 triệu, chỉ cách Bukalapak 7 triệu lượt truy cập.

Tính riêng thị trường trong nước, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp nội địa nằm ở vị trí thứ hai trong suốt cả năm 2020, theo như báo cáo bản đồ thương mại điện tử Quý 4 năm 2020.

Nằm ở vị trí thứ 6, sàn thương mại điện tử đa ngành Tiki vượt qua Blibli để ở thành điểm sáng của doanh nghiệp Việt với 22,5 triệu lượt truy cập trong bảng xếp hạng lượt truy cập trung bình trong khu vực.

Theo sau đó là Sendo với 14,3 triệu lượt truy cập và xếp hạng thứ 8. Ở báo cáo Quý 2 năm 2019, tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều nằm ở top dưới của các website thương mại điện tử Đông Nam Á, tuy vậy cán cân này đã thay đổi rõ rệt hơn trong báo cáo năm 2020.

Đồng thời, bản đồ thương mại điện tử Đông Nam Á còn cho thấy Việt Nam là thị trường lớn thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.

Tổng lượt truy cập website trung bình năm 2020 của Việt Nam gấp 4 lần so với Malaysia, 3 lần so với Philippines và 2 lần với Thái Lan.

Điều này càng khẳng định mạnh mẽ tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong khu vực và kích cỡ của thị trường thương mại điện tử nước nhà. Theo như dự đoán của Google, thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 sẽ có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực là 34%.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, có thể thấy rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử đã nhanh chóng đổi mới để đón đầu xu hướng.

Hầu hết các sàn thương mại điện tử Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều tập trung tạo ra những giá trị bổ sung hướng đến khách hàng để thu hút và giữ chân họ trên nền tảng, ứng dụng.

Khảo sát của iPrice Group và AppsFlyer trên hơn 12,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên các thiết bị Android cho thấy, tỷ lệ gỡ ứng dụng tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, lên đến 49% giai đoạn Quý 2 năm 2020.

Điều này chứng tỏ người tiêu dùng trung thành hơn với lựa chọn của mình, họ có xu hướng xoá các ứng dụng không phù hợp sau khi thử dùng.

Vì thế, bên cạnh việc tập trung vào các chiến dịch thu hút khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cũng cần cân nhắc đến việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng mới hơn nữa.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đề cập rằng nhân tài là yếu tố các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực cải thiện để đảm bảo đà duy trì tăng trưởng.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước tiến tới dự báo đạt quy mô thị trường 29 tỷ USD vào năm 2025, cộng thêm lĩnh vực thương mại điện tử còn mới và chưa có nhiều trường lớp đào tạo bài bản, chuyên sâu.

“Miếng bánh” thị trường thương Mại Điện Tử trị giá hàng tỷ USD chỉ có một, doanh nghiệp nào sớm có sự chuẩn bị, đón đầu thị trường và thực thi chiến lược nhanh chóng sẽ giành lấy phần bánh lớn hơn.

Tuy vậy, việc chắp bút vẽ lại thị phần của thị trường thương mại điện tử không phải là việc một sớm một chiều có thể thực hiện được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo The Leader

Thương mại điện tử Việt Nam đạt mức 11,8 tỷ USD

Theo Google, Temasek và Bain&Company, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng 29% trong giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD vào năm 2025.

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề với nền kinh tế toàn cầu, các hoạt động sản xuất, cung ứng, thông thương… đều bị đình trệ, gián đoạn và không ít doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, giải thể, hoặc thu hẹp quy mô sản xuất.

Tuy nhiên, đây lại là cú huých đáng kể với thương mại điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp trước đây chưa từng bán trực tuyến nay bán trực tuyến, nhiều người chưa bao giờ mua hàng trực tuyến nay mua hàng trực tuyến.

Các doanh nghiệp sản xuất nằm trong nhóm lớn nhất cả nước đều đưa thương mại điện tử vào chiến lược phát triển dài hạn để đối phó với khủng hoảng và xây dựng kênh phân phối mới, theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số.

Đặc biệt ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 cũng ghi nhận trên 113 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến của Online Friday, thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60h, tăng 267% so với cùng kỳ.

Những tín hiệu tích cực trên đã giúp thương mại điện tử Việt Nam đạt kết ấn tượng và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.

Tất nhiên, mức tăng trên vẫn thấp hơn nhiều so với các nhận định trước đó ở mức 25-30%.

Ngoài ra, quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 như con số được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số công bố – 11,8 tỷ USD, cũng thấp hơn nhiều so với dự báo của nhiều tổ chức trước đó, khi cho rằng có thể đạt khoảng 14-15 tỷ USD.

Các phân tích của GlobalData’s E-Commerce Analytics cho thấy với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 18% hiện nay, dự kiến vào năm 2024 quy mô thị trường có thể đạt 26,1 tỉ USD.

Còn theo tính toán của Google, Temasek và Bain&Company, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết để tạo môi trường phát triển lành mạnh, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử, đơn vị quản lý đang khẩn trương hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

Mới đây, dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về quản lý thương mại điện tử đang được Bộ Công thương lấy ý kiến được cho là có nhiều sửa đổi để phù hợp với bối cảnh phát triển mới, tuy nhiên, đang nhận nhiều phản hồi trái chiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

3 xu hướng thương mại điện tử chính trong năm 2021

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng sự đổi mới trong chiến lược bán hàng được dự báo sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử năm nay.

Đại dịch Covid-19 diễn ra thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến, đây là xu hướng sẽ tiếp tục trong thời kỳ bình thường mới.

Việc mua sắm trực tuyến phát triển từ trải nghiệm giao dịch thuần túy dần sang trải nghiệm mang tính xã hội hơn, các nền tảng thương mại điện tử tích hợp nhiều yếu tố tương tác như trò chơi và livestream để gia tăng kết nối với người dùng.

Cùng với những tiến bộ công nghệ, sự gia tăng độ phủ của internet và xu hướng trẻ hóa dân số với một thế hệ trẻ am hiểu công nghệ và những gia đình có thu nhập mức trung bình trở lên, do đó, thương mại điện tử được kì vọng sẽ đóng một vai trò tích hợp trong cách sống, kết nối và kinh doanh.

Ông Trần Tuấn Anh, CEO Shopee Việt Nam cho rằng, thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của năm nay.

Thanh toán kỹ thuật số đi vào cuộc sống

Thanh toán kỹ thuật số là phương thức đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử, theo đó, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng trở thành động lực thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt tại các cửa hàng.

Theo ghi nhận, tổng số đơn hàng Shopee được thanh toán qua ví điện tử AirPay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần.

Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết các thị trường là nhóm người dùng trên 50 tuổi, minh chứng cho tính dễ tiếp cận của ví AirPay đối với độ tuổi thường được xem là khó thích ứng với kỹ thuật số.

Trong bối cảnh chính phủ đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt, cùng tác động của dịch bệnh đã thúc đẩy quá trình này ở một số khu vực thường có các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt.

Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp đã nhanh chóng chấp nhận thanh toán kỹ thuật số với mục đích mang lại sự tiện lợi và tính bảo mật cao hơn.

Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng là đối tác tại Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán này tác như 7-Eleven, MyKingdom và Guardian cũng tăng trưởng 2 lần trong năm 2020.

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của năm 2021

Dịch vụ hậu cần chính là huyết mạch

Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng.

Tại Việt Nam, sức tiêu thụ các mặt hàng liên quan đến Thực phẩm, Sức khỏe và Gia đình đã tăng gấp 2 lần, cho thấy dịch vụ hậu cần đã trở nên quan trọng khi người tiêu dùng dần chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử và có mong đợi nhiều hơn về việc giao hàng hiệu quả.

Việc khai thác mạng lưới rộng lớn và tích hợp của các nền tảng thương mại điện tử được xem là một phương thức hiệu quả giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng tận dụng công nghệ để tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa với chi phí tiết kiệm.

Các sàn thương mại điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô và tập trung vào tăng trưởng một cách hiệu quả, bằng cách cung cấp toàn bộ quá trình từ kiểm duyệt đến giao hàng, bao gồm cả việc liên tục củng cố mạng lưới kho hàng và năng lực hậu cần.

Năm ngoái, các dịch vụ vận chuyển liên tục mở rộng phạm vi hoạt động để tiếp cận nhiều người dùng hơn, bao gồm cả người dùng ở khu vực nông thôn.

Shopee ghi nhận ​​nhiều doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần vào năm 2020.

Chiến lược dành cho các nhà bán hàng

Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp, thương hiệu ở mọi quy mô đẩy mạnh các chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng hiệu quả hơn.

Khi kênh trực tuyến trở thành một kênh doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng theo những cách riêng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến của những thương hiệu và nhà bán hàng này.

Một ví dụ cụ thể, Shopee đã hợp tác với thương hiệu POND’S để tích hợp giải pháp công nghệ làm đẹp được hỗ trợ bởi AI, Skin Advisor Live vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

Điều này cho phép người mua hàng trải nghiệm quá trình phân tích chăm sóc da được cá nhân hóa trực tuyến miễn phí và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.

POND’s cũng tận dụng những công cụ tương tác sẵn có của Shopee như hình thức livestream để tương tác với khách hàng mục tiêu của thương hiệu này.

Cơn sốt livestream và chơi mini game trên các ứng dụng thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục trong năm nay.

Tại lễ hội mua sắm đón Tết Tân Sửu hồi tháng trước, tổng lượt xem Lazlive trên Lazada tăng hơn 6 lần so với lễ hội mua sắm Tết 2020.

Cùng với đó, hoạt động livestream trong 48h kết hợp giữa các tập Siêu Hội Chém Giá và đại nhạc hội Lazada Super Show đã thu hút hơn 15 triệu lượt xem.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo The Leader

TikTok Seller: Cách đăng ký và tối ưu bán hàng 2024

TikTok đã công bố ra mắt TikTok Seller (TikTok Shop Seller Center) nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên nền tảng. Hãy cùng tìm hiểu TikTok Seller là gì, cách đăng ký tài khoản, đăng nhập, tối ưu bán hàng và hơn thế nữa.

TikTok Seller
TikTok ra mắt cổng TikTok Seller (TikTok Shop Seller) nhằm phát triển thương mại điện tử

Như dự kiến, TikTok đang nỗ lực nhanh chóng để cung cấp nhiều tùy chọn kiếm tiền hơn cho các nhà sáng tạo với các công cụ eCommerce (thương mại điện tử) và bán hàng trong luồng mới mà người dùng sẽ có thể kết hợp vào tài khoản, video và luồng trực tiếp của họ.

Sau mối quan hệ đối tác với Shopify và những giới thiệu gần đây về các tùy chọn thương mại điện tử cho các nhà quảng cáo, TikTok Seller là một cổng thông tin bán hàng mới mà mạng xã hội TikTok giới thiệu đến các nhà bán hàng và người sáng tạo toàn cầu.

TikTok Seller hay TikTok Shop Seller là gì?

TikTok Seller là cổng thông tin dành cho người bán hàng trên nền tảng TikTok, với nền tảng này, người dùng có thể tiến hành mua sắm trong ứng dụng (in-app shopping) mà không cần phải rời khỏi nền tảng TikTok.

Hiện TikTok đang hướng tới mục tiêu giúp các nhà bán lẻ trong ngành thương mại điện tử quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của họ để người dùng có thể mua sắm trực tiếp.

Khi có ngày càng nhiều thương hiệu sử dụng người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch marketing của họ, các hoạt động bán hàng trên TikTok Shop Seller sẽ ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn.

TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).

TikTok Shop Seller Center là Trung tâm hỗ trợ người bán của TikTok. Hiện trung tâm này chỉ khả dụng tại khoảng 10 thị trường khác nhau như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Vương Quốc Anh hay Mỹ.

TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).
TikTok Shop Seller Center (TikTok Shop Seller University).

Như bạn có thể thấy ở đây, TikTok mô tả nền tảng giáo dục TikTok Shop Seller Center mới này như sau:

TikTok Seller là một trung tâm đào tạo giúp bạn kinh doanh trên TikTok. Với TikTok Seller, chúng tôi cung cấp đầy đủ các bài học về các công cụ, chính sách dành cho người bán và các bản cập nhật mới nhất cho cửa hàng (TikTok Shop). Hãy bắt đầu tìm hiểu nó và bán hàng được nhiều hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo trên TikTok (TikTok Ads) để thúc đẩy hiệu suất của các hoat động bán hàng trên nền tảng TikTok Seller.”

Người dùng cuối cùng sẽ có thể đăng ký chương trình này để bán sản phẩm trên TikTok theo nhiều cách khác nhau.

“Nếu bạn chọn bán hàng qua trang cá nhân của mình, thì bạn có thể hiển thị sản phẩm thông qua phát trực tiếp (livestreaming) hoặc video ngắn, với các sản phẩm được nhúng vào nội dung của bạn.

Khi khách hàng xem nội dung của bạn, họ có thể được chuyển hướng đến trang chi tiết sản phẩm tương ứng bằng cách nhấp vào liên kết trên sản phẩm ”.

TikTok cũng lưu ý rằng những người đăng ký chương trình sẽ có thể giới thiệu sản phẩm của họ trên tab thứ hai trên trang hồ sơ của họ.

Ngoài ra, chương trình cũng có một yếu tố liên kết, điều này sẽ cho phép các thương hiệu đăng ký để những người sáng tạo HOT trên TikTok quảng bá dịch vụ của họ trên nền tảng.

“Nếu bạn chọn bán hàng thông qua đơn vị liên kết (Affiliate Marketing), bạn có thể tải sản phẩm của mình lên TikTok Shop Seller Center, xây dựng chính sách khuyến mãi và cộng tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok để quảng bá sản phẩm của bạn.”

Điều đó cũng liên quan đến nền tảng người sáng tạo (Creator Marketplace) của TikTok, nơi cung cấp danh sách những người có ảnh hưởng trên nền tảng mà các thương hiệu có thể hợp tác để quảng cáo.

Thương mại điện tử là con đường quan trọng cho sự phát triển tiếp theo của TikTok, khi nền tảng này đang nỗ lực để xây dựng một hệ thống sinh thái đảm bảo những nhà sáng tạo nội dung (content creator) có thể kiếm tiền từ những nỗ lực của mình trên nền tảng của họ.

Công ty mẹ của TikTok là ByteDance cũng đã chuyển sang hoạt động thương mại điện tử với phiên bản tiếng Trung của TikTok, được gọi là ‘Douyin’, hiện tạo ra phần lớn doanh thu từ mua sắm trong luồng (in-stream Shopping).

Trung tâm người bán TikTok Shop Seller
Trung tâm người bán TikTok Shop Seller

Với những điều này, không có gì ngạc nhiên khi thấy TikTok đang tăng tốc đẩy mạnh lĩnh vực thương mại điện tử khi nó đang ở giai đoạn tăng trưởng mới.

Nền tảng này được cho là đã thu hút được một tỷ người dùng và đang ở giai đoạn phát triển quan trọng.

Nếu nó có thể triển khai thành công các công cụ tạo doanh thu cho người sáng tạo, nó có cơ hội tốt để trở thành một thách thức lớn đối với các mạng xã hội khác trong dài hạn, thiết lập sự bền vững cho sự phát triển trong tương lai.

Tất nhiên, điều đó cũng phụ thuộc vào các động thái quy định và các hạn chế có thể có, với một số câu hỏi vẫn xoay quanh tương lai của ứng dụng tại Mỹ.

Cơ quan quản lý của Ông Biden đã chỉ ra rằng họ sẽ không theo đuổi nỗ lực của chính phủ trước đó để bán bớt TikTok cho tập đoàn Oracle hay Walmart, nhưng họ cũng lưu ý rằng họ có thể sẽ bán toàn bộ nền tảng cho Mỹ.

TikTok có thể vẫn phải đối mặt với những lo ngại đó, nhưng xét về cấu trúc kinh doanh, nó cũng cần triển khai các công cụ thương mại điện tử để tối đa hóa tiềm năng của mình.

Nền tảng mới này giống như một bước quan trọng khác của TikTok nói chung.

Đăng ký sử dụng tài khoản TikTok và bắt đầu bán hàng trên ứng dụng.

Để bán sản phẩm trên TikTok Seller, trước tiên bạn cần đăng ký tài khoản TikTok, bạn cũng có thể tìm hiểu sâu về mạng xã hội TikTok tại đây: mạng xã hội TikTok

Sau khi đăng ký TikTok thành công, bạn có thể đăng nhập hay tham gia TikTok Shop Seller thông qua ‘Trung tâm người bán’ Seller Center. Bạn hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Trước tiên, hãy đăng ký với tư cách là người bán TikTok Shop Seller tại https://seller-vn.tiktok.com/account/welcome và nhập thông tin cơ bản của bạn như nơi ở, số điện thoại, địa chỉ email của bạn và hơn thế nữa. Xin lưu ý rằng tất cả các trường phải được hoàn thành.
  • Tiếp theo, nhập thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn như tên cửa hàng, nơi đặt trụ sở, địa chỉ kho hàng, v.v.
  • Hoàn thành hoặc cung cấp các tài liệu được yêu cầu (chẳng hạn như thông tin đăng ký kinh doanh hoặc thông tin cá nhân của bạn). TikTok Shop có quyền xác minh thông tin đã được gửi.”
  • Bắt đầu bán hàng trên TikTok Seller.

Hiện người dùng tại Việt Nam đã có thể đăng ký TikTok Seller.

Một vài mẹo để bán hàng thành công trên TikTok Seller.

Để bán hàng thành công trên TikTok Seller, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Tạo nội dung hấp dẫn: Hãy xây dựng các video quảng cáo sáng tạo, thú vị và thu hút sự chú ý của người xem. Video nên thể hiện được tính năng và lợi ích của sản phẩm, đồng thời cũng cần đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng.
  • Tương tác với khách hàng thường xuyên: Luôn cập nhật và trả lời nhanh chóng các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt, hoặc gửi những lời cảm ơn đến khách hàng đã từng mua sản phẩm.
  • Sử dụng hashtag: Sử dụng các hashtag phù hợp với sản phẩm hay bài đăng để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của thương hiệu trên TikTok. Nên sử dụng các hashtag phổ biến hoặc các từ khóa liên quan đến sản phẩm để tăng khả năng tìm thấy của sản phẩm.
  • Sử dụng TikTok Ads: Sử dụng quảng cáo trên TikTok để tiếp cận với đối tượng khách hàng rộng hơn. TikTok Ads có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như quảng cáo địa phương, quảng cáo động, quảng cáo liên kết, v.v. Bạn có thể tùy chọn loại quảng cáo phù hợp với sản phẩm của mình.
  • Tối ưu hóa trang sản phẩm: Bảo đảm trang sản phẩm của bạn được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm hình ảnh chất lượng cao, mô tả sản phẩm chi tiết và giá cả phù hợp.
  • Thực hiện đúng các chính sách bán hàng: Luôn đảm bảo tuân thủ các chính sách bán hàng của TikTok Seller, bao gồm các chính sách về chất lượng sản phẩm, đổi trả và hoàn tiền, giao hàng và thanh toán, v.v.

Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Seller hay TikTok Shop Seller Center.

  • TikTok Merchant là gì trên TikTok Shop Seller.

TikTok Merchant có nghĩa là Người bán (Nhà buôn), cũng tương tự trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Merchant chính là những người đưa các sản phẩm và dịch vụ lên nền tảng và sau đó tiến hành bán hàng.

  • TikTok Shop Seller University là gì?

TikTok Shop University là trung tâm đào tạo trực tuyến của TikTok giúp người bán kinh doanh hiệu quả hơn trên TikTok.

TikTok Shop University cung cấp một loạt các bài học về các công cụ, chính sách dành cho người bán cũng như các bản cập nhật mới nhất cho phần Cửa hàng (Shop).

  • Đăng nhập TikTok Seller như thế nào?

Bạn có thể đăng nhập ngay sau khi đăng ký với tư cách là người bán tại https://seller-vn.tiktok.com/account/welcome.

  • TikTok Seller APK là gì?

APK là ứng dụng trung gian cho phép những người bán hàng trên nền tảng TikTok kết nối với trung tâm bán hàng thông qua thiết bị di động (Android). Bằng cách tải xuống ứng dụng và đăng ký tài khoản, người dùng có thể bắt đầu bán hàng trên TikTok.

  • Người bán có nên bán hàng trên TikTok hay không?

Với hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, TikTok hiển nhiên là một nền tảng vô cùng tìm năng cho không những các doanh nghiệp mà còn với các nhà sáng tạo nội dung muốn bán hàng tự do, tuy nhiên vốn được xem là mạng xã hội của Gen Z khi có đến hơn 60% người dùng TikTok dưới 25 tuổi, người bán cũng cần phân tích xem liệu đó có phải là tệp khách hàng mục tiêu của mình hay không hay mục tiêu của mình là gì khi gia nhập nền tảng.

Kết luận.

Trong bối cảnh kinh doanh mới khi mua sắm qua các nền tảng mạng xã hội sẽ là tương lai của các hoạt động mua sắm, dù với tư cách là người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc tiếp cận các nền tảng bán hàng mới là yêu cầu mang tính bắt buộc.

Bằng cách tiếp cận nhanh TikTok Seller hay TikTok Shop Seller, doanh nghiệp đang tự mở ra cho mình những cơ hội mới để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 chiến lược Ecommerce Marketing bạn có thể thử trong 2021

Các chiến lược marketing mạnh mẽ để giúp thúc đẩy thương mại điện tử trong và sau đại dịch, đồng thời tăng doanh số bán hàng vào năm 2021 và hơn thế nữa.

Amazon được thành lập vào năm 1995 trong nhà để xe của Jeff Bezos. Ban đầu, nó chỉ là một công ty cung cấp dịch vụ như một nhà sách trực tuyến.

Qua nhiều năm, doanh nghiệp khởi đầu chỉ là một cửa hàng sách này đã trở thành một công ty đa quốc gia, bắt đầu bán hầu hết mọi thứ, và cuối cùng trở thành tên tuổi lớn nhất trong toàn bộ ngành thương mại điện tử.

Nhưng Amazon đã đi từ con số 0 thành anh hùng như thế nào?

Chắc chắn không có câu trả lời duy nhất – đó phải là sự kết hợp của sự đổi mới, tầm nhìn, làm việc chăm chỉ và marketing chuyên sâu.

Bất kể bạn mới thành lập hay đang điều hành một công ty đã thành danh trong lĩnh vực thương mại điện tử, điều bắt buộc là phải cập nhật các xu hướng marketing mới nhất sẽ giúp bạn tiếp cận đối tượng được nhắm mục tiêu và phát triển mạnh trên thị trường.

Các chiến lược marketing thương mại điện tử mà bạn cần biết:

Sự nổi dậy của tìm kiếm bằng giọng nói

Nói một cách đơn giản, tìm kiếm bằng giọng nói cho phép người dùng tìm kiếm trên web thông qua các thiết bị kỹ thuật số.

Nó đang phát triển như một phương pháp tìm kiếm vì nó giảm thời gian và công sức, người dùng không cần phải tìm và nhập các cụm từ phù hợp để tìm kiếm; họ chỉ cần sử dụng giọng nói để hỏi công cụ tìm kiếm về các từ khoá của họ và nhận kết quả.

Nhưng tìm kiếm bằng giọng nói tác động như thế nào đến ngành thương mại điện tử?

Dự kiến ​​đến cuối năm nay, một nửa số lượt tìm kiếm trực tuyến sẽ được thực hiện bằng tìm kiếm bằng giọng nói, do đó, việc bỏ qua tìm kiếm bằng giọng nói cho thương mại điện tử chẳng khác gì cắt bỏ ưu thế trước đối thủ.

Khi mọi người bắt đầu sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói nhiều hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm, các doanh nghiệp phải tối ưu hóa nội dung của họ cho tìm kiếm bằng giọng nói để thu hút lưu lượng truy cập không phải trả phía vào website của họ, từ đó chúng đóng vai trò như một lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của họ.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức để tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm bằng giọng nói vì hiện tại không có nhiều công cụ giúp phân tích các cụm từ tìm kiếm bằng giọng nói phổ biến.

Tuy nhiên, dự kiến ​​rằng với số lượng người dùng tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng tăng, nhiều công cụ sẽ được phát triển và có sẵn trong tương lai gần.

Kỷ nguyên của Video

Theo nghiên cứu của HubSpot, 78% dân số xem video hàng tuần và 55% xem hàng ngày, đó là lý do tại sao các nhà marketers đang tận dụng video để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.

Khi có nhu cầu mua thứ gì đó, người mua thích xem những gì họ sẽ nhận được.

Mặc dù bạn có thể đầu tư vào hình ảnh chất lượng cao, mô tả sản phẩm và nhận đánh giá sản phẩm, nhưng không gì tốt hơn là video để kể một câu chuyện hấp dẫn về sản phẩm của bạn.

Khách hàng tiềm năng của bạn có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn nếu họ liên quan đến câu chuyện của bạn và tin rằng sản phẩm của bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề của họ.

Dưới đây là cách tạo video có thể giúp doanh nghiệp của bạn:

  • Cho phép bạn giải thích hoạt động của các sản phẩm của bạn.
  • Giải thích tất cả các tính năng và chức năng.
  • Chia sẻ đánh giá của khách hàng.
  • Tạo một câu chuyện hấp dẫn về công ty cũng như sản phẩm của bạn.
  • Cho thấy lợi ích của việc sử dụng sản phẩm của bạn.
  • Liên hệ sản phẩm của bạn với xu hướng hiện tại.

Affiliate Marketing

Có được khách hàng tiềm năng đối với một doanh nghiệp thương mại điện tử mới có thể là một công việc khá vất vả và việc sử dụng các chiến thuật như SEO hay content marketing có thể mất nhiều thời gian.

Khi bạn là người mới, bạn cần phải tìm một cách vừa nhanh chóng vừa ít đầu tư hơn, đó là lúc tiếp thị liên kết hay affiliate marketing phát huy tác dụng.

Tóm lại, tiếp thị liên kết là một loại tiếp thị dựa trên hiệu suất, trong đó doanh nghiệp chia hoa hồng cho mỗi đơn vị liên kết mang lại lượng truy cập hoặc khách hàng.

Việc bán hàng được theo dõi thông qua các liên kết liên kết được tạo bởi các chương trình liên kết khác nhau.

Hơn nữa, các đối tác có thể chọn tỷ lệ hoa hồng của họ, thay đổi từ 5 đến 30%.

Các thị trường thương mại điện tử hàng đầu như Amazon và Flipkart đều có các chương trình liên kết của riêng họ.

Công nghệ thực tế ảo VR thực sự quan trọng

Nhắm mục tiêu công nghệ VR và thiết bị đeo được hiện là một trong những chiến lược marketing thịnh hành nhất. Khoảng 75% các thương hiệu hàng đầu thế giới đang sử dụng thực tế ảo để thu hút và giữ chân khách hàng theo những cách mới và tốt hơn.

Marketing thông qua VR có thể thu hẹp khoảng cách giữa trải nghiệm và hành động, cung cấp trải nghiệm ảo cho khách hàng tiềm năng. Đây là một phương pháp marketing mạnh mẽ được đa số các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực chưa sử dụng.

Các doanh nghiệp đang tận dụng VR hiện có được lợi thế bằng cách thử nghiệm công nghệ và đổi mới trong phương tiện tiếp thị mới này trước khi các đối thủ cạnh tranh tham gia và triển khai sản phẩm của họ.

Tận dụng Google Shopping

Google chắc chắn là một trong những website phổ biến nhất trong thời đại của chúng ta.

Bạn có thể làm cho Google hoạt động như thế nào cho doanh nghiệp thương mại điện tử của mình?

Điều đó có thể làm thông qua quảng cáo mua sắm của Google.

Quảng cáo mua sắm của Google hay Google Shopping hiển thị cho người dùng danh sách các sản phẩm có liên quan đến tìm kiếm của họ và khi họ nhấp vào một sản phẩm, họ sẽ được chuyển hướng đến trang web của người bán.

Nếu được thực thi chính xác, quảng cáo mua sắm của Google có thể là nguồn tạo khách hàng tiềm năng lớn nhất của công ty.

Tuy nhiên, vì đây là những quảng cáo chi phí cam kết ngân sách, nên cần phải đầu tư đáng kể về thời gian và nghiên cứu trước khi bắt đầu.

Khi bắt đầu một chiến dịch quảng cáo có trả phí, đừng bắt đầu với những khoản đầu tư lớn mà hãy sử dụng những số tiền nhỏ để thử nghiệm với các thị trường được nhắm mục tiêu khác nhau và bất kỳ thử nghiệm nào hiệu quả, sau đó tiếp tục đầu tư số tiền lớn hơn.

Năm 2021 đã đến rồi và nhiều thứ vẫn sẽ thay đổi. Bắt đầu hoặc thậm chí phát triển một doanh nghiệp thương mại điện tử hiện tại sẽ cần marketing hơn bao giờ hết.

Các chiến lược thương mại điện tử ở trên có thể được sử dụng để marketing cho doanh nghiệp của bạn theo những cách có thể giúp dẫn đến thành công.

Khuyến mãi càng nhiều, càng tiếp cận được nhiều đối tượng tiềm năng, thì doanh số bán hàng càng nhiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ Insights mới trong xu hướng mua sắm

Đại dịch COVID-19 đã có tác động lớn đến hành vi của người tiêu dùng, với một số nhà phân tích dự đoán rằng các nỗ lực giảm thiểu và đóng cửa toàn cầu đã thúc đẩy sự dịch chuyển khỏi các cửa hàng thực và hướng tới mua sắm trực tuyến.

Điều đó đặt ra một loạt thách thức hoàn toàn mới và cơ hội cho các nhà bán lẻ và nhà làm marketing bán lẻ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu điều gì đang thúc đẩy thói quen mua sắm hiện tại của người dùng từ đó đánh giá cách bạn có thể đáp ứng những nhu cầu đó trong tương lai.

Báo cáo ‘Tương lai của mua sắm‘ mới nhất của Facebook là gì. Bản hướng dẫn dài 64 trang này là một phần của loạt bài ‘Các quan điểm về ngành’ mới của Facebook cho thấy ứng dụng này đã làm việc với rất nhiều chuyên gia theo các ngành dọc khác nhau để xác định các xu hướng chính và cung cấp hướng dẫn cho các thương hiệu dựa trên sự thay đổi mới nhất của người tiêu dùng.

Bạn có thể tải xuống báo cáo xu hướng bán lẻ đầy đủ tại đây, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét một số lưu ý và thống kê chính.

Trước hết, Facebook xem xét động lực mua sắm đã thay đổi như thế nào và các yếu tố chính hiện đang xác định thói quen mua sắm tại cửa hàng của mọi người.

Tất nhiên, giá cả luôn là yếu tố quan trọng được cân nhắc, nhưng ít nhất ở hiện tại, sự an toàn cũng là điều quan trọng hàng đầu đối với những người mua sắm tại cửa hàng.

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa hiệu suất tại cửa hàng và / hoặc thương mại điện tử, thì đây là những yếu tố chính cần lưu ý và cần làm nổi bật từng yếu tố trong các hoạt động truyền thông marketing của mình.

Facebook cũng xem xét một số lợi ích hàng đầu mà người tiêu dùng nhận thấy khi chuyển sang thương mại điện tử, bao gồm khả năng cải thiện việc mua hàng của bạn để nhận được các giao dịch tốt nhất.

Theo giải thích của Facebook:

“Người tiêu dùng đang nhận ra những lợi ích mà kỹ thuật số có thể mang lại cho trải nghiệm mua sắm của họ không chỉ đơn thuần là hiệu quả. Gần 8/10 (79%) người mua sắm trên toàn cầu cho biết Internet giúp so sánh các sản phẩm theo giá dễ dàng hơn và 67% nói rằng Internet giúp việc mua sản phẩm ít rủi ro hơn”.

Ngày nay, khách hàng của bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để phân tích các lựa chọn của họ, có nghĩa là bạn cũng nên biết những gì được cung cấp ở những nơi khác, trong khi bạn cũng nên tìm cách thông báo chính sách trả hàng của mình để đảm bảo hơn.

Facebook cũng lưu ý rằng đại dịch đã thúc đẩy nhiều người tiêu dùng hơn ủng hộ các doanh nghiệp địa phương, trong nỗ lực thúc đẩy cộng đồng của họ.

Đây là một sự thay đổi tích cực, có thể giúp duy trì những nhà cung cấp nhỏ hơn này trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, đồng thời nó cũng có thể dẫn đến sự hỗ trợ lớn hơn của địa phương trong dài hạn, khi nhiều người biết đến và kết nối với những nhà cung cấp trong khu vực lân cận của họ.

Báo cáo cũng xem xét các loại hình truyền thông mà người tiêu dùng đang tìm kiếm từ các thương hiệu ngay bây giờ, điều này một lần nữa cho thấy sự tập trung vào sự an toàn.

Trong khi Facebook cũng xem xét các yếu tố chính trong lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) hiện đại – với một số lưu ý về thương hiệu rất có giá trị:

Báo cáo đầy đủ bao gồm một loạt thông tin chi tiết của chuyên gia để giúp các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các xu hướng này. Sự thay đổi của người tiêu dùng có thể giúp định hình chiến lược và cách tiếp cận của bạn.

Bạn có thể tải full báo cáo tại: Future of Shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ những xu hướng mới nổi trong eCommerce và Digital

Năm nay có vẻ như sẽ đưa ra một cách nhìn hoàn toàn mới khi chúng ta vượt qua đại dịch COVID-19 đang diễn ra và xem xét các tác động của chúng trong tương lai đối với cách chúng ta tương tác và quan trọng là đối với các nhà làm marketing, cách chúng ta mua sắm và phản ứng với thông điệp của thương hiệu.

Nhưng chính xác thì mọi người hiện đang tìm kiếm điều gì và họ đang phản hồi điều gì về mặt tương tác trực tuyến và tiếp cận thương hiệu?

Để thu thập một số thông tin chi tiết về những thay đổi quan trọng đang phát triển, Facebook gần đây đã ủy quyền cho Ipsos khảo sát 12.500 người, từ 18-64 tuổi, trên 14 thị trường toàn cầu.

Họ đã dịch những phát hiện đó thành các báo cáo tại các khu vực mới về xu hướng mới nổi – bạn có thể tải xuống các báo cáo cho Úc, Colombia, Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico, Nigeria, Philippines, Ả Rập Saudi, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Vương quốc Anh và Ấn Độ.

Có một số điểm dữ liệu bạn cần tham khảo, có giá trị cần lưu ý ở đây, xem xét thương mại điện tử, AR, các nhóm trực tuyến, v.v.

Dưới đây là chia sẻ từ Facebook:

Marketers cần làm gì

  • Hãy xây dựng một tiêu chuẩn thuận tiện mới. Hãy giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong tất cả các tương tác của họ với thương hiệu. Cân nhắc việc tận dụng công nghệ để giúp khách hàng khám phá được những thứ họ yêu thích. Giảm quy trình mua hàng và lưu ý với việc thanh toán qua mobile.
  • Hãy tự hỏi chính bản thân mình: “liệu mình có theo kịp những thay đổi nhanh chóng của khách hàng mục tiêu chưa. Liệu mình có cung cấp cho khách hàng nhiều cách hơn để tương tác chưa. Mình có tận dụng Live Shopping và AR (tăng cường thực tế ảo) chưa?
  • Hãy tận dụng năng lực của cộng đồng để kết nối với khách hàng mục tiêu. Từ Facebook Groups đến các sự cộng tác đổi mới.
  • Hãy lấy cảm hứng từ các doanh nhân trên toàn cầu. Cân nhắc sức mạnh của sự hợp tác đối tác, điều không chỉ giúp xây dựng được mối liên quan địa phương mà còn giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn ở các chiến lược địa phương hoá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Lời khuyên cho các nhà bán lẻ trực tuyến trong năm 2021

Thương mại điện tử chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng online tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới.

Năm 2020 đã đưa đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đại dịch Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung theo nhiều cách khác nhau.

Nhiều nhà bán hàng online đã phải đối mặt với sự đình trệ của chuỗi cung ứng, sự leo thang của chi phí vận chuyển, và sự dịch chuyển trong nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh doanh trực tuyến, bởi người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dịch sang hình thức mua sắm trên các trang thương mại điện tử.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, Amazon đã đầu tư hơn 10 tỷ USD để giải quyết những vấn đề vận hành phát sinh liên quan tới đại dịch.

Amazon đã mở rộng diện tích cơ sở vật chất của mạng lưới logistics và hoàn thiện đơn hàng lên tới 50%, cũng như mở thêm hàng trăm trạm vận chuyển và trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên toàn thế giới.

Dù có thể tính những chi phí này thành các khoản tăng phí dịch vụ trong năm 2020, Amazon đã quyết định hỗ trợ 5 tỷ USD để san sẻ các khoản chi phí tăng thêm này với nhà bán hàng. Bước sang năm 2021, đại diện Amazon cho rằng có 3 điều các nhà bán hàng online cần chuẩn bị cho những thách thức sắp tới.

Nắm bắt cơ hội chuyển đổi số

Đại dịch đã thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong bối cảnh thế giới cũng đang chuyển dịch sang kỹ thuật số một cách nhanh chóng.

Điều này đã khiến các công ty thấy được tầm quan trọng và cấp thiết của các dịch vụ và kênh kỹ thuật số trong việc giảm thiểu tác động của đại dịch và tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh.

Thương mại điện tử xuyên biên giới chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới.

Amazon khuyến khích các nhà bán hàng khám phá thêm nhiều cơ hội thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới để xây dựng thương hiệu quốc tế.

Đồng thời, Amazon cũng cung cấp các chương trình và công cụ tiên tiến để hỗ trợ người bán hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số này.

Xây dựng danh mục sản phẩm dựa trên nhu cầu

Các nhà bán hàng cần thích nghi với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, tập trung vào những sản phẩm khách hàng thật sự cần, từ đó tiếp tục phát triển danh mục sản phẩm dựa trên phản hồi và đánh giá của người mua hàng.

Trong một thế giới nhiều biến động, chỉ có doanh nghiệp chú trọng tối ưu hóa năng lực của đội ngũ và linh hoạt thích ứng với sự thay đổi mới có thể đảm bảo tăng trưởng.

Những năng lực này có thể kể đến như: phân phối hợp lý nguồn lực và điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm, tối ưu hoá, thay đổi quy trình sản xuất hay thậm chí là ra mắt dòng sản phẩm mới một cách nhanh chóng, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu đáng tin cậy

Xây dựng thương hiệu và nguồn khách hàng trung thành là chìa khóa thành công khi kinh doanh TMĐT. Người bán hàng cần chú trọng nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, tiếp tục cải tiến và xây dựng một thương hiệu gây được tiếng vang và nhận được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn cầu.

Lợi thế của thương mại điện tử xuyên biên giới chính là mô hình kinh doanh với chi phí và mức độ rủi ro thấp, cùng với đó là cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn khách hàng trên toàn cầu và xây dựng thương hiệu quốc tế.

Vì thế, Amazon kỳ vọng người bán hàng sẽ tận dụng được những lợi thế này để tập trung xây dựng và vận hành thương hiệu, từ đó chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trên toàn cầu bằng thương hiệu uy tín và sản phẩm chất lượng cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo TheLeader

Hành vi tiêu dùng trên thương mại điện tử giữa làn sóng Covid-19 lần 2 (Info)

Thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng thời dịch. Hành vi tiêu dùng của khách hàng Lazada phần nào phản ánh tâm thế bình tĩnh của người tiêu dùng giữa làn sóng Covid-19 lần 2.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

ACFC tham gia cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam

Ngày 17/8, ACFC tham gia cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời điểm nóng của thị trường, qua website mua sắm trực tuyến hiện đại www.acfc.com.vn.

Ảnh: Freepik.

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Dự đoán, tốc độ tăng trưởng năm nay duy trì trên 30% và quy mô thị trường có thể vượt 15 tỷ USD theo báo cáo của VECOM (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam).

Với tiềm năng to lớn đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, trở thành một trong những thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Nắm bắt được xu hướng dịch chuyển của thị trường, ACFC quyết định tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hóa trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay.

Ngày 17/8, ACFC tham gia cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời điểm nóng của thị trường, qua website mua sắm trực tuyến hiện đại www.acfc.com.vn.

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Dự đoán, tốc độ tăng trưởng năm nay duy trì trên 30% và quy mô thị trường có thể vượt 15 tỷ USD theo báo cáo của VECOM (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam).

Với tiềm năng to lớn đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, trở thành một trong những thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Nắm bắt được xu hướng dịch chuyển của thị trường, ACFC quyết định tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hóa trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay.

“Nắm bắt tâm lý khách hàng trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển không ngừng và liên tục thúc đẩy bản thân doanh nghiệp đổi mới, lột xác với diện mạo tốt hơn, ACFC sẽ chính thức ra mắt website phân phối hàng hiệu chính hãng online trong tháng 8 này”, Louis Nguyễn, Phó tổng giám đốc phát triển kinh doanh IPPG – Thành viên Hội đồng quản trị ACFC chia sẻ.

Theo ông Louis Nguyễn, với sứ mệnh góp phần định hình phong cách thời trang Việt giúp bắt nhịp với làn sóng quốc tế, ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là đem đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi nhất cho khách hàng.

“Những yếu tố như thời gian bận rộn hay điều kiện thời tiết cản trở, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh cần hạn chế tối thiểu các tiếp xúc thông thường, việc gia nhập thị trường thương mại điện tử sẽ giúp ACFC mang lại dịch vụ tối ưu cho khách hàng, lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn”, ông Louis Nguyễn nói thêm.

Hiểu được thói quen mua sắm và hành vi mới của người dùng, website bán hàng trực tuyến của ACFC được xây dựng trở thành điểm đến để khách hàng thỏa sức mua sắm sản phẩm thời trang chính hãng, bắt nhịp với xu hướng thời trang quốc tế. Thông qua website, khách hàng đến gần hơn với thế giới hàng hiệu chỉ trong một cú click.

Tuy nhiên, trong thời buổi hội nhập, các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chịu không ít cạnh tranh với các website nước ngoài nổi tiếng, tạo nên thách thức không nhỏ.

Ông Louis Nguyễn tin rằng ACFC có thể đem đến nguồn hàng từ các nhãn hàng thời trang quốc tế danh tiếng như Mango, Levi’s, GAP, Old Navy, Calvin Klein, Tommy Hilfiger, OVS, Banana Republic, French Connection, Dune London…với mức giá phù hợp cùng nhiều chính sách hậu mãi, giao hàng tối ưu cho khách hàng.

ACFC cũng hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bắt nhịp với làn sóng thời trang quốc tế, nhưng vẫn có thể định hình được phong cách thời trang cá nhân với bản sắc riêng”.

Nắm bắt được tâm lý này, Phó tổng giám đốc phát triển kinh doanh IPPG – Thành viên Hội đồng quản trị ACFC – ông Louis Nguyễn tự tin chia sẻ về sứ mệnh cùng quan điểm của doanh nghiệp khi lấn sân sang thị trường này.

“Với đa dạng các mặt hàng thời trang từ năng động, trẻ trung cho đến hiện đại, sang trọng, ACFC hướng đến định hình phong cách thời trang Việt qua việc cung cấp các sản phẩm hàng hiệu chính hãng, liên tục được cập nhật theo xu hướng mới nhất trên thế giới”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

JioMart đang nổi lên như một thách thức lớn đối với Amazon và Walmart tại Ấn Độ

JioMart, một liên doanh thương mại điện tử từ Reliance Retail và Reliance Jio – các công ty con của Tập đoàn RIL – Reliance Industries (Ấn Độ) – tuyên bố sẽ nhận được hơn 250.000 đơn hàng mỗi ngày, theo CNBC.

JioMart sẽ tận dụng sức mạnh từ BigBasket

Đó là một khối lượng đơn hàng hàng ấn tượng nếu xét trên nền tảng này, nơi chỉ cung cấp vào các sản phẩm tạp hóa và vừa được mở rộng từ một thí điểm ở ba thị trường đến hơn 200 thị trấn vào tháng 5 vừa rồi.

Khối lượng đặt hàng của JioMart cho thấy rằng nền tảng này đã nhanh chóng đạt được chỗ đứng trong ngành kể từ khi thành lập cửa hàng tạp hóa trực tuyến có tên BigBasket. Theo một báo cáo, BigBasket từng đạt được khoảng 350.000 đơn hàng một ngày ở tháng 6.

Nền tảng này đã tăng cường các dịch vụ của mình và dự định mở rộng kinh doanh, nền tảng được thiết lập để cạnh tranh với ‘ông lớn’ thương mại điện tử hàng đầu tại Ấn Độ.

JioMart đã chính thức ra mắt ứng dụng cho thiết bị iOS và Android, điều này khá tiện lợi cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, nền tảng này cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho tất cả các đơn hàng trong khi trước đó chỉ cung cấp vận chuyển miễn phí cho các đơn hàng từ 750 rupee (10,03 USD) trở lên. Điều này cũng khiến JioMart trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

“JioMart vẫn đang trong giai đoạn đầu, xem xét kế hoạch mở rộng sang các thị trường và danh mục sản phẩm khác”. Chủ tịch của Tập đoàn Reliance Industries, Ông Mukesh Ambani cho biết.

JioMart có đủ sức để đánh bại Amazon và Walmart

JioMart có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa cho tất cả các nhà bán lẻ tại Ấn Độ bởi những lợi thế vốn có của nó trước đó. Một đơn vị bán tạp hoá lớn cộng với sự trợ lực của Tập đoàn RIL.

JioMart đang nổi lên như một kẻ thách thức nghiêm trọng trong thị trường thương mại điện tử đang phát triển của Ấn Độ, tuy nhiên với Flipkart của Amazon và Walmart thì sẽ rất khó để đánh bại.

Amazon đã ‘xuất khẩu’ hơn 2 tỷ đô la từ các doanh nghiệp Ấn Độ, tận dụng lợi thế phạm vi toàn cầu của mình để thu hút các nhà thương mại trên thị trường.

Amazon đã giúp hơn 60.000 thương nhân Ấn Độ bán hàng trên 15 website khác nhau của Amazon kể từ năm 2015, (theo Reuters).

Khả năng của Amazon để bán hàng quốc tế có thể sẽ làm cho nền tảng của mình trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp so với JioMart trong những năm tới.

Về phần Flipkart, nền tảng này vừa được tài trợ thêm 1.2 tỉ USD. Quỹ đầu tư mới này nhằm mục tiêu xây dựng nền tảng thương mại điện tử, khai thác thêm những sức mạnh tiềm năng và thu hút thêm khách hàng trước khi JioMart mở rộng thêm thị trường của nó.

Và nếu giả sử Flipkart dùng một phần quỹ đầu tư của mình vào việc hỗ trợ phí vận chuyển và tăng lòng trung thành của khách hàng hiện có thì JioMart cũng khó có ‘cửa’ để cạnh tranh với nền tảng này của Walmart.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: businessinsider

PepsiCo: Marketing có chọn lọc hơn – Tập trung vào các hoạt động tạo ROI nhiều hơn

PepsiCo đã cắt giảm ngân sách marketing của mình trong cuộc khủng hoảng Covid-19, tuy nhiên họ tin rằng điều đó đã khiến nó ‘trở nên tốt hơn’ khi Marketing tập trung nhiều hơn vào các hoạt động có thể tạo ROI cao hơn.

PepsiCo cho biết cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến mình trở nên có chọn lọc hơn trong các loại quảng cáo và marketing, hạn chế các hoạt động tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) thấp hơn và tập trung vào những hoạt động có lợi nhuận cao hơn.

Sau kết quả kinh doanh quý hai của mình, Giám đốc điều hành của PepsiCo, Ông Ramon Laguarta cho biết: “Trong khi quảng cáo vẫn còn quan trọng đối với chiến lược của mình, PepsiCo đã phải điều chỉnh các hoạt động khi thói quen của người tiêu dùng thay đổi.

Điều đó có nghĩa là kiểm soát chi tiêu marketing khi các quốc gia đang ‘đóng cửa’ và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực – đặc biệt là đồ uống có ga đã giảm.

Tuy nhiên, ông tin rằng trong một số trường hợp, điều này đã giúp PepsiCo trở nên tốt hơn với marketing, bởi vì nó buộc công ty phải đơn giản hóa và phải lựa chọn nhiều hơn.

Ông cho biết thêm: “Đôi khi một cuộc khủng hoảng giúp [một công ty] được lựa chọn nhiều hơn và có sức ảnh hưởng hơn, để tạo ra động lực bên trong tốt hơn và tập trung hơn. Đó là những gì chúng tôi đang cố gắng làm”.

Rõ ràng, để lấy lại được sự thăng bằng của năm, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư khi chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và nhu cầu cho các sản phẩm của chúng tôi bắt đầu cao hơn.

Và một lần nữa, cố gắng không để mất sự tập trung vào tiêu chí ‘ít hơn và lớn hơn’ và cố gắng giảm thiểu các hoạt động có ​​ROI thấp hơn mà đôi khi chúng ta thường có trong một doanh nghiệp rất lớn.

Đại dịch cũng đã khiến PepsiCo xây dựng thêm năng lực nội bộ trong quảng cáo và marketing, điều mà họ cũng tin rằng đang tăng cường các hoạt động của mình.

“In-house marketing có một vài lợi ích nhất định. Một, nó cải thiện tốc độ của chúng tôi; và hai, nó đã được chứng minh là hiệu quả hơn theo thời gian.

Chúng tôi thực sự có thể nhận được cùng hoặc nhiều giá trị hơn với ít tiền hơn, đó rõ ràng là một kết quả tuyệt vời cho công ty”, Ông Hugh Johnston, CFO của PepsiCo cho biết.

Kết quả của PepsiCo trong quý thứ hai tốt hơn so với nhiều nhà phân tích đã dự báo. Công ty cho biết với nhiều nhân viên vẫn làm việc tại nhà, họ đã chứng kiến ​​sự gia tăng doanh số của các thương hiệu bao gồm Doritos và Tostitos, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng tự nhiên tại Frito-Lay (Công ty con của PepsiCo ở Mỹ) ở Bắc Mỹ tăng 6% mỗi năm (YoY).

Ít người đi lại hơn và nhiều người ăn sáng tại nhà hơn cũng khiến doanh số của công ty Quaker Oats (Công ty con của PepsiCo) tăng 23%.

Trên bình diện quốc tế, doanh số bán hàng tự nhiên giảm 5% mỗi năm trong đồ uống, nhưng tăng 2% trong đồ ăn nhẹ.

Điều đó có nghĩa là tổng doanh thu ròng của PepsiCo tính đến ngày 13 tháng 6 đã giảm 3% so với một năm trước xuống còn 15.9 tỷ USD, trong khi thu nhập ròng đạt 1.65 tỷ USD.

CEO Laguarta của PepsiCo luôn coi sự phát triển của thương mại điện tử trong đại dịch là một lĩnh vực trọng tâm của PepsiCo trong tương lai vì có vẻ như sẽ tăng thị phần chung của nó.

Vào tháng 5, PepsiCo đã mở hai website đầu tiên hoạt động theo mô hình D2C (direct-to-consumer) cho người tiêu dùng để đạt được những chỗ đứng nhất định trên thị trường thương mại điện tử.

Website đầu tiên là pantryshop.com, cho phép người tiêu dùng đặt hàng các gói thương hiệu thức ăn của PepsiCo bao gồm Quaker, Gatorade, Tropicana và Sunchips. Website thứ hai là Snacks.com, cho phép người mua hàng chọn từ hơn 100 sản phẩm của Frito-Lay như Lay, Cheetos và Ruffles.

Vị CEO của PepsiCo còn cho biết thêm: “Chúng tôi đầu tư mạnh mẽ để cố gắng trở thành người đầu tiên trong kênh thương mại điện tử.

Các khoản đầu tư mà chúng tôi đã thực hiện trong vài năm qua, đặc biệt là năm ngoái, đang giúp chúng tôi cả về tính khả dụng của dữ liệu lẫn sự nhanh nhẹn của cơ sở hạ tầng để cung cấp cho các kênh đó”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Những ‘chiêu’ để hút người dùng từ các sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào thời kỳ trăm hoa đua nở. Để tạo lợi thế cạnh tranh, nhiều sàn thương mại điện tử liên tiếp giới thiệu các tính năng, chương trình hấp dẫn người dùng.

Đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới, động thái này càng góp phần thúc đẩy dịch chuyển thói quen mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến.

Trăm tính năng đáp ứng vạn nhu cầu

Theo một khảo sát, 74% khách hàng sẽ thất vọng khi truy cập những sàn TMĐT hiển thị nội dung kiểu… có gì khoe nấy, còn người mua phải ngụp lặn tìm món hàng mình cần. Để níu chân và xa hơn là tăng số lần khách hàng quay lại trang, các sàn TMĐT đã ứng dụng công cụ cá nhân hóa (personalization).

Công cụ này có khả năng gợi ý các sản phẩm phù hợp dựa trên lịch sử tìm kiếm, mua sắm của người dùng.Một số sàn còn gửi email gợi nhắc giỏ hàng dang dở, hay trắc nghiệm vui để từ đó cung cấp sản phẩm phù hợp….

Ngoài cải thiện trải nghiệm mua sắm, một nhược điểm khác các TMĐT cần khắc phục là hàng giả, hàng nhái. Ước tính có 36.000 sản phẩm được gỡ bỏ ra khỏi các sàn TMĐT, khoảng 3.100 gian hàng trên sàn lớn bị khoá trong năm 2018.

Để tạo dựng niềm tin, các sàn TMĐT lớn đã lần lượt giới thiệu gian hàng chính hãng, giúp người dùng mua hàng từ các nhà sản xuất/phân phối chính hãng với giá hợp lý. Sự hiện diện của các gian hàng này cũng góp phần xóa bỏ định kiến “hàng online chỉ thế thôi”, hay những câu chuyện bi hài về mua hàng online và cái kết.

Ngày nay, nhiều người tìm đến TMĐT không chỉ để mua thứ mình cần mà còn để xả stress. Từ mục đích này, hình thức mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) ra đời, giúp trải nghiệm mua sắm online thú vị hơn.

Lazada là nền tảng TMĐT tiên phong triển khai mô hình shoppertainment khi giới thiệu tính năng Lazlive trên ứng dụng. Theo đó trong mỗi buổi livestream, người dùng vừa được giao lưu với nghệ sĩ khách mời, vừa có thể thu thập voucher, chọn hàng vào giỏ.

Lá bài “cùng em đi khắp thế gian”

Không chỉ liên tục cải thiện trải nghiệm mua sắm của người dùng, các sàn TMĐT còn tích cực “đối ngoại” bằng nhiều hình thức quảng cáo, hợp tác đôi – ba bên cùng có lợi…

Sau khi truy cập các sàn TMĐT, không ít người dùng đi đâu trên mạng cũng thấy banner quảng cáo sản phẩm vừa xem, hoặc các sản phẩm mình có thể quan tâm. Việc “cùng khách đi khắp thế gian” này được các sàn TMĐT gọi là remarketing (quảng cáo bám đuổi).

Trên thực tế, chỉ 1-2% khách mua hàng ngay từ lần đầu truy cập. Họ cần thêm thời gian cân nhắc trước khi xuống tiền. Khi đó, remarketing chính là lời nhắc khéo người dùng đang có sản phẩm chờ được sở hữu, từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm.

Các sàn TMĐT lớn cũng không ngần ngại bắt tay ngân hàng tung nhiều ưu đãi khi thanh toán qua thẻ tín dụng, cũng như ra mắt các dòng thẻ đồng thương hiệu, với Lazada là Lazada Citi Platinum, với Tiki là thẻ Sacombank Tiki Platinum.

Lazada Citi Platinum là dòng thẻ tín dụng thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam, xuất hiện từ tháng 11/2019. Với dòng thẻ đồng thương hiệu này, khách hàng có thể được hưởng những ưu đãi độc quyền, hoặc nhân 10 điểm thưởng khi mua sắm trên Lazada.

Chính sách linh hoạt hỗ trợ người bán và mua

Để hấp dẫn người mua, sàn TMĐT phải thu hút được các đối tác bán hàng chất lượng. Đó là nguyên nhân ra đời của nhiều chính sách hỗ trợ nhà bán.

Chọn “lên sàn”, các nhà bán được tập huấn và sử dụng miễn phí công cụ quảng bá đa nền tảng (livestream, công cụ hiển thị và tiếp cận khác hàng…), đồng thời hưởng lợi từ hạ tầng và dịch vụ logictics chuyên nghiệp, không ngừng được nâng cấp.

Ngoài ra, các chương trình giảm giá toàn sàn cũng là dịp hân hoan với không chỉ người mua mà còn cả nhà bán. Bởi đây là cơ hội để họ tăng độ nhận diện thương hiệu và lượt truy cập vào gian hàng.

Ở chiều ngược lại, khách hàng cũng được hưởng lợi từ ưu đãi giảm giá, tặng quà hay miễn phí giao hàng (freeship) – vốn được đánh giá là hấp dẫn nhất. Trong giai đoạn bình thường mới, các chương trình ưu đãi dạng này càng trở nên ý nghĩa hơn, khi vừa hỗ trợ người tiêu dùng vốn đang thắt lưng buộc bụng vì ảnh hưởng của dịch, vừa kích cầu giúp nhà bán tăng doanh thu.

Đơn cử, Lazada vừa công bố chương trình ưu đãi kéo dài 5 ngày, với điểm nhấn freeship toàn sàn trong khung giờ vàng, freeship cho đơn từ 149.000 đồng, freeship 20.000 đồng cho đơn từ 49.000 đồng…

Cùng các ưu đãi khác, miễn phí giao hàng là hoạt động chiến lược giúp sàn TMĐT này và các đối tác, nhà bán hàng xây dựng trải nghiệm mua sắm tốt cho người tiêu dùng Việt.

Bà Vũ Ánh Tuyết – Chánh văn phòng Lazada – cho biết: “Triển khai chương trình này đồng nghĩa phía sàn chấp nhận tăng thêm chi phí cho mỗi đơn hàng.

Tuy nhiên, đây là biện pháp thiết thực để khuyến khích các nhà bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ lên nền tảng số, giúp họ tiếp cận cơ hội kinh doanh mới nhiều tiềm năng và trợ lực cho nền kinh tế đang phục hồi sau Covid-19”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Colin Huang thôi giữ CEO của Pinduoduo Inc – Công ty vừa vượt qua Alibaba

Colin Huang thôi giữ chức giám đốc điều hành của Pinduoduo Inc. Sau khi xây dựng công ty khởi nghiệp 05 tuổi này trở thành một thế lực trong ngành thương mại điện tử và là một trong những người giàu nhất Trung Quốc.

Colin Huang sẽ chuyển vai trò CEO sang cho Lei Chen, một nhà sáng lập khác của công ty có trụ sở tại Thượng Hải, hiện tại Colin Huang sẽ vẫn giữ chức chủ tịch.

“Tôi hy vọng rằng thông qua những thay đổi trong quản lý, chúng tôi có thể dần dần trao thêm nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý cho các đồng nghiệp trẻ hơn, tạo không gian và cơ hội cho nhóm phát triển và thúc đẩy Pinduoduo trở thành một công ty trưởng thành hơn với tinh thần kinh doanh liên tục hơn”, Colin Huang chia sẻ.

Trong khi các nhà sáng lập công nghệ khác thường nhường lại vị trí CEO sau một khoảng thời gian tương đối dài thì Colin Huang tiến hành bàn giao chỉ trong vòng vài năm sau khi Pinduoduo được bắt đầu.

Colin Huang và những nhà đồng sáng lập đã bắt đầu ứng dụng mua sắm theo nhóm vào năm 2015, tại thời điểm mà Alibaba Group Holding Ltd dường như là ‘ông trùm’ trong kinh doanh thương mại điện tử ở Trung Quốc.

Khi Pinduoduo cung cấp dịch vụ sáng tạo với hàng hóa giảm giá, các dịch vụ tùy chỉnh và công khai vào năm 2018. Giá cổ phiếu của công ty đã tăng hơn bốn lần kể từ đó và vốn hóa thị trường của công ty này hiện khoảng 102 tỷ USD.

Riêng giá trị tài sản của CEO Colin Huang là 44.3 tỷ USD, cao thứ ba ở Trung Quốc, theo Bloomberg Billionaires Index.

Colin Huang cho biết trong một bức thư rằng ông đã chuyển khoảng 371 triệu cổ phiếu phổ thông hiện đang mang tên mình cho Pinduoduo Partnership và ông muốn một số cổ phần được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu và trách nhiệm xã hội.

Việc chuyển nhượng này tương đương khoảng 7.7% tổng số cổ phần của Ông tại Pinduoduo Inc . Ngoài ra, Colin Huang còn cho biết Ông đã chính thức thành lập một quỹ từ thiện và cùng với đội ngũ sáng lập, đã quyên góp khoảng 114 triệu cổ phiếu Pinduoduo, tương đương khoảng 2.4% tổng số cổ phần.

Trong một câu hỏi và trả lời riêng cho truyền thông, vị CEO này cho biết Ông sẽ rút lui khỏi công việc quản lý hàng ngày để tập trung cho chiến lược dài hạn và cơ cấu doanh nghiệp của công ty đồng thời dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu cơ bản có thể thúc đẩy tương lai của Pinduodu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: bloomberg

Chiến lược nhãn hàng riêng và ‘điểm chốt lời’ của các sàn thương mại điện tử

Hãy cùng nhìn vào mô hình của Amazon, đại diện cho thương hiệu bán lẻ trực tuyến lớn nhất toàn cầu với hơn 400 tỉ USD.

nhãn hàng riêng trên các sàn thương mại điện tử
Chiến lược nhãn hàng riêng và ‘điểm chốt lời’ của các sàn thương mại điện tử

Quay lại với thị trường Việt Nam. Hãy nhìn vào TiKi. Đầu tháng 6, thông tin Tiki sáp nhập Sendo cũng đã được xác thực.

Đây là một động thái khá dễ hiểu khi dịch bệnh COVID-19 cùng sự sụp đổ của nhiều công ty khởi nghiệp lớn đã khiến thị trường vốn đầu tư mạo hiểm bị thu hẹp quy mô.

Tuy nhiên, một vụ sáp nhập không thể giải quyết vấn đề gây đau đầu nhất của các sàn thương mại điện tử: biến lỗ thành lãi. Vậy đâu mới là hướng đi khả thi cho họ, khi mà thị trường bán lẻ ngày càng khó khăn hơn?

Thuận lợi của Amazon và bất lợi của Tiki

Với mô hình phát triển tương tự người đầu ngành bán lẻ trực tuyến thế giới Amazon, Tiki nhanh chóng khởi đầu bằng mảng bán lẻ sách, sau đó nhảy sang các ngành khác và trở thành một trang bán lẻ đa ngành.

Tuy vậy, tình hình của Amazon tại Mỹ lúc trước và Tiki trong hiện tại ở Việt Nam có chút khác biệt: Amazon hoạt động ở một thị trường lớn (Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác), không có một đối thủ mạnh hơn mình, ngoài ra, họ còn các mảng công nghệ khác làm phụ trợ.

Ngược lại, Tiki chỉ tập trung hoạt động bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, và còn liên tục gặp sự cản trở từ các đối thủ có nguồn lực ngang ngửa, thậm chí mạnh hơn mình.

Thành lập năm 1994, đi vào hoạt động năm 1995, và nhanh chóng IPO vào năm 1997, Amazon đã có lợi nhuận, đồng thời đi lên theo con sóng dotcom. Về sau, các mảng phụ trợ sinh lợi củng cố thêm vị thế của họ. Do vậy, áp lực về nguồn vốn không đè nặng lên vai Amazon.

Tiki thì khác, từ khi thành lập năm 2010, doanh nghiệp này liên tục phải chiến đấu với Vinabook trong cuộc chiến giá rẻ (2010-2014), sau đó đối đầu với Lazada (hiện là công ty con của Alibaba) và Shopee (công ty con thuộc SEA).

Từ đó đến nay, Tiki không hề có cơ hội có lợi nhuận. Mức lỗ hàng năm của họ đi từ 179 tỷ đồng, 282 tỷ đồng, 756 tỷ đồng, đến 1.766 tỷ đồng vào năm 2019.

Với tốc độ đốt tiền này, nếu không đảm bảo dòng vốn đầu tư mới kịp thời, hoặc xoay chuyển tình thế bằng cách chuyển lỗ thành lãi, thì tương lai của Tiki chắc chắn không hề xán lạn.

Như đã nói, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm hiện đang gặp khó khăn, nhất là sau vụ bê bối của WeWork, cũng như tình trạng bấp bênh của các công ty khởi nghiệp chịu lỗ chiếm thị trường như OYO, Airbnb, hay Uber. Vì vậy, cách bền vững duy nhất chính là phải tìm cho được con đường kiếm lợi nhuận nhanh khi cần kíp.

Để thấy được lối đi, một lần nữa, ta phải nhìn vào hình mẫu của Tiki là Amazon.

Chiến lược nhãn hàng riêng (Private Label)

Xây dựng các nhãn hàng riêng là chiến lược ưu tiên của không ít các nền tảng thương mại điện tử trên thế giới.

Pinzon, và mở rộng ra rất nhiều thương hiệu khác về sau. Cáp sạc Solimo, thức ăn cho chó Wag, giấy vệ sinh Presto!, tất cả đều là của Amazon.

Vận hành như một siêu thị, Amazon nắm được sản phẩm nào đang bán chạy, đồng thời có khả năng quyết định sản phẩm nào sẽ được xuất hiện đầu trang.

Sau một thời gian cho các nhà bán hàng tạo lập thị trường, Amazon liên kết trực tiếp với xưởng sản xuất hoặc mua lại thương hiệu bán tốt, đưa thương hiệu thuộc sở hữu của mình lên đầu trang, và hưởng trọn vẹn lợi nhuận từ gốc đến ngọn.

Điều này không phải lạ lẫm. Chính các siêu thị truyền thống cũng vẫn thường xuyên áp dụng. Bạn hẳn đã thấy các sản phẩm tiêu dùng của Co.opmart, hay các loại đồ gia dụng Choice L của LotteMart….

Tuy nhiên, Tiki vẫn chưa làm điều đó. Với một hệ thống thương mại điện tử hàng đầu, một cơ sở dữ liệu khách hàng và sở thích tiêu dùng đồ sộ, cùng hệ thống logistics được cho là xuất sắc, Tiki vẫn chưa hề bung ra một sản phẩm nhãn hàng riêng nào, ngoài một số sản phẩm quà tặng không đáng kể như tập viết, kẹp sách.

Chiến lược nhãn hàng riêng và 'điểm chốt lời' của các sàn thương mại điện tử

Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ lớn không dễ gì từ bỏ, mắt xích sàn thương mại điện tử chắc chắn còn rất lâu mới có thể biến lỗ thành lãi.

Chắc chắn, Tiki- và sau này là Tiki-Sendo- không sớm thì muộn cũng phải sử dụng công cụ cuối cùng của mảng bán lẻ để tìm kiếm lợi nhuận. Việc xuất hiện nhãn hàng riêng Tiki hẳn không quá bất ngờ.

Bắt đầu từ sân nhà

Câu chuyện nhãn hàng riêng luôn luôn nên được bắt đầu từ sản phẩm mạnh nhất của siêu thị – với Tiki là sách. Sản phẩm này có một số yếu tố vô cùng có lợi cho Tiki.

Thứ nhất, đây là sản phẩm mà Tiki mạnh nhất. Tuy Fahasa có cố gắng trực tuyến hóa, và Shopee cũng gắng sức tấn công, nhưng Tiki vẫn giữ vững uy tín.

Th hai, sách là sản phẩm mang tính độc nhất. Khách hàng không thể thay thế quyển sách A bằng 10 quyển sách B. Một khi đã nắm được một đầu sách bán chạy, Tiki hoàn toàn có quyền không phân phối cho các đối thủ của mình.

Thứ ba, sách là thị trường quy mô nhỏ dễ gia nhập. Quy mô toàn thị trường chỉ 3.000 tỷ đồng/năm, quy mô mỗi công ty sách cũng chỉ vài tỷ đồng, rất dễ dàng để Tiki tham gia.

Có thể nói, đầu tư vào nhãn hàng riêng là một công ty sách chính là bước khởi đầu ít rủi ro và hiệu quả nhất cho Tiki để biến lỗ thành lãi khi cần. Sự xuất hiện của công ty xuất bản sách Tiki, bán sách độc quyền trên trang Tiki.vn sẽ không quá bất ngờ. Hãy chờ xem!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo enternews

Chân dung ông chủ thương mại điện tử vừa ‘qua mặt’ Alibaba để trở thành người giàu thứ 2 Trung Quốc

Tỷ phú Colin Huang – ông chủ hãng thương mại điện tử Pinduoduo – vừa vượt qua nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma để trở thành người giàu thứ 2 Trung Quốc, theo Forbes. 

Pinduoduo

Trong phiên giao dịch hôm thứ sáu tuần trước, cổ phiếu của Pinduoduo tăng 6% lên mức cao nhất lịch sử là 87,58 USD. Điều này giúp tài sản của nhà sáng lập Colin Huang cán mốc 45,4 tỷ USD – là người giàu thứ 2 Trung Quốc, chỉ sau Ma Huateng – CEO Tencent (51,5 tỷ USD).

Tỷ phú Jack Ma – người từ chức chủ tịch Alibaba vào năm ngoái để tập trung cho các hoạt động từ thiện hiện sở hữu khối tài sản trị giá 43,9 tỷ USD.

Colin Huang
Tỷ phú Colin Huang, Ảnh: Bloomberg

Cổ phiếu của hãng thương mại điện tử giá rẻ Pinduoduo tăng hơn 300% trong năm qua giúp Huang – cựu kỹ sư của Google – thu hẹp khoảng cách với 2 ông chủ cũ là Larry Page (64,3 tỷ USD) và Serge Brin (62,6 tỷ USD). Trong khi đó, tài sản của Huang hiện gấp 3 lần cựu CEO Google Eric Schmidt – người đang sở hữu 15,1 tỷ USD.

Ra đời năm 2015, chỉ trong một thời gian ngắn Pinduoduo đã trở thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc với mức vốn hóa 104 tỷ USD. Các nhà đầu tư vào công ty này bao gồm Tencent, Sequoia China và Gaorong Capital (hay còn gọi là Banyan Capital).

Huang tốt nghiệp thạc sĩ ngành khoa học máy tính Đại học Wisconsin. Ông từng thực tập tại Microsoft thời sinh viên, nhưng sau đó quyết định đầu quân cho Google khi tốt nghiệp vào năm 2004.

Tỷ phú 40 tuổi này bắt đầu với vị trí kỹ sư phần mềm Google và trở thành một trong những người đầu tiên trong đội ngũ Google Trung Quốc. Huang sau đó rời công ty để khởi nghiệp, thành lập công ty game trực tuyến Xinyoudi và sàn thương mại điện tử Ouku.com, trước khi thành công lớn với Pinduoduo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Startup giao hàng tạp hóa trở thành tỷ phú sau 20 ý tưởng khởi nghiệp thất bại

Nhà sáng lập 33 tuổi kiêm CEO của Instacart vừa lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Apoorva Mehta, người thành lập nên công ty vận chuyển hàng tạp hóa này vào năm 2012, đã chứng kiến nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty mình tăng “phi mã” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành.

Startup kỳ lân có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) phát đi thông báo hôm 11/6 rằng họ đã huy động được 225 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, qua đó nâng giá trị của công ty từ 7,9 tỷ USD lên 13,7 tỷ USD.

Forbes ước tính với việc nắm trong tay 10% cổ phần của công ty, Mehta sở hữu tài sản khoảng 1,2 tỷ USD. Người phát ngôn của Instacart không đưa ra bất cứ bình luận nào về con số Forbes đưa ra.

Instacart, hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng tạp hóa cho phép khách hàng lựa chọn trực tuyến những món đồ cần thiết. Bộ phận quản lý đơn hàng của công ty sẽ cho đóng gói và vận chuyển đến tận nhà khách hàng.

Nhu cầu cho dịch vụ này, ước tính có thể phục vụ tới 85% tổng số hộ gia đình tại Mỹ và 70% tại Canada, đã tăng vọt khi bắt đầu có hàng triệu người dân phải ở nhà nhằm thực hiện các biện pháp cách ly xã hội. Số lượng đơn hàng đã tăng tới 500% trong vòng 12 tháng qua và trung bình mỗi khách hàng sử dụng nhiều hơn 35% tiền chi tiêu cho các đơn hàng này so với trước đó, theo dữ liệu của Instacart.

Startup giao hàng tạp hóa trở thành tỷ phú sau 20 ý tưởng khởi nghiệp thất bại
Nhà sáng lập và CEO Apoorva Mehta vừa gia nhập câu lạc bộ tỷ phú. Ảnh: Instacart

Công ty phải tuyển dụng thêm 300.000 nhân viên mới kể từ tháng 3 và sẽ tiếp tục tuyển thêm 250.000 lao động nữa để có thể triển khai rộng rãi hơn dịch vụ giao hàng trong một giờ và trong cùng một ngày.

Chúng tôi tin rằng thương mại điện tử vẫn sẽ phát triển mạnh sau dịch Covid-19

“Chúng tôi có những kế hoạch tham vọng cho tương lai và khoản đầu tư mới này sẽ giúp công ty có nhiều chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với các nhân viên cũng như đối tác của mình, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng”, Mehta chia sẻ trong thông cáo báo chí về kết quả vòng gọi vốn.

“Dịch bệnh lần này đã cơ bản thay đổi quan điểm của nhiều người về thương mại điện tử và ngành hàng tạp hóa và chúng tôi tự hào rằng Instacart đang đóng góp một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người dân ở thời điểm hiện tại. Tôi hy vọng điều đó sẽ còn tiếp diễn lâu dài sau khi dịch bệnh qua đi”.

Sinh ra tại Ấn Độ nhưng lớn lên tại Canada, Mehta theo học ngành kỹ sư tại Đại học Waterloo và từng đảm nhận vị trí kỹ sư thiết kế tại Blackberry và Qualcomm. Anh sau đó đã chuyển tới làm việc tại Amazon với vai trò kỹ sư chuỗi cung ứng, trợ giúp công ty này phát triển hệ thống tiếp nhận và xử lý đơn hàng.

Nhưng sau một vài năm, Mehta bắt đầu tìm kiếm cho mình một thử thách mới. Năm 2010, anh xin thôi việc, chuyển từ Seattle tới San Franciso và bắt đầu con đường kinh doanh của riêng mình.

12 tháng tiếp theo, Mehta lên ý tưởng cho khoảng 20 sản phẩm, trong đó bao gồm cả một mạng xã hội dành cho các luật sư, nhưng không có ai để ý tới. “Lý do thành lập một không ty không chỉ đơn thuần là bạn muốn thế. Mục đích mà bạn thành lập một công ty là để giải quyết những vấn đề mà bạn thực sự quan tâm”, Mehta chia sẻ tại diễn đàn Y Cobinator vào năm 2014.

Nhược điểm của quá trình mua sắm hàng tạp phẩm là vấn đề mà Mehta thực sự chú ý. Tính tới năm 2012, dù phần lớn các sản phẩm hàng hóa đều có thể đặt mua ở trên mạng, nhưng phân khúc hàng tạp hóa lại không đi theo trào lưu đó mà vẫn “dậm chân tại chỗ” trong hàng thập kỷ vừa qua. Mehta bắt đầu lập trình một ứng dụng (tiền thân của Instacart).

“Tôi đã hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ không đi đến bất cứ một cửa hàng tạp phẩm nào nếu như sản phẩm của tôi chưa sẵn sàng”, Mehta chia sẻ tại diễn đàn Y Combinator.

Mehta cũng có mặt trong danh sách Top 30 under 30 do Forbes bình chọn

Anh trở thành khách hàng cũng như nhân viên đầu tiên của Instacart. Mehta chọn hàng hóa trên ứng dụng, rồi sau đó đi mua hàng và vận chuyển đến địa chỉ nhà của mình. Anh đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ diễn đàn Y Combinator vào năm 2012, sau khi sử dụng ứng dụng để gửi 6 kiện bia đến một đối tác của mình.

Mehta cũng có mặt trong danh sách Top 30 under 30 (30 nhân vật tiêu biểu dưới 30 tuổi) do Forbes bình chọn chỉ một năm sau đó. Trong những ngày đầu, các đơn hàng đến với công ty nhưng Instacart lại không có đủ nguồn nhân lực để đáp ứng, do đó, chính Mehta, lúc đó chưa có ôtô riêng, đã phải tự mình đi giao hàng thông qua các chuyến xe công nghệ Uber.

Instacart đã phát triển ra ngoài phạm vi thành phố San Franciso tới hơn 5.500 thành phố và 30.000 cửa hàng trên khắp Bắc Mỹ, với các đối tác lớn như Albertsons, Publix, Kroger và Sam’s Club. Công ty đã bổ sung thêm dịch vụ tư nhận hàng hóa, qua đó cho phép người mua đến các cửa hàng và mang những hàng hóa đã đặt trước của mình về.

Công ty cũng cho ra mắt dịch vụ vận chuyển đơn thuốc trong tháng 4, qua đó giúp vận chuyển các đơn hàng từ hơn 200 nhà thuốc của Costco, với tham vọng mở rộng ra tất cả 500 hiệu thuốc của tập đoàn này. Tính cả vòng gọi vốn mới nhất, Instacart đã kêu gọi được tổng cộng 2,2 tỷ USD tiền đầu tư từ một loạt quỹ tên tuổi trong đó có các công ty đầu tư mạo hiểm như Andreessen Horowitz, Sequoia Capital và Kleiner Perkins.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Giá trị thị trường của Tập đoàn Sea (Công ty mẹ Shopee) chạm ngưỡng 40 tỉ USD trong tháng 6

Giá trị thị trường của ‘gã khổng lồ’ internet Sea đã tăng gấp đôi trong hơn hai tháng, đạt hơn 40 tỷ USD vào đầu tháng Sáu.

Bước nhảy vọt lớn nhất diễ ra vào tháng 5, khi công ty bắt đầu tháng với giá trị khoảng 25,3 tỷ USD. Cổ phiếu Sea đã tăng 12,2% vào ngày 18 tháng 5, ngày mà Sea báo cáo kết quả quý đầu tiên và đóng cửa ở mức 69,49 USD. Đến ngày 19.6, cổ phiếu của Sea đóng cửa ở mức 90,88 USD.

Có trụ sở tại Singapore, Sea vận hành nền tảng giải trí kỹ thuật số Garena và sàn thương mại điện tử Shopee. Ngoài ra, Sea còn sở hữu một doanh nghiệp thanh toán kỹ thuật số được có tên là SeaMoney.

Trong quý đầu tiên của năm 2020, Sea đã công bố tổng doanh thu điều chỉnh là 914 triệu USD, tăng 57,9% so với mức 579 triệu USD đã ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019.

Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi Garena, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm (YoY) là 30,3% lên mức 512 triệu USD. Trong khi đó, Shopee đã thu về doanh thu 314 triệu USD, tăng 111% so với mức 149 triệu USD trong năm trước đó.

Sea tiếp tục tăng trưởng mạnh, cùng với sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư được thể hiện qua mức vốn hóa thị trường đang tăng, có nghĩa là hoạt động kinh doanh của công ty đã tương đối an toàn trước các tác động của đại dịch toàn cầu Covid-19.

“Covid-19 đã thực sự thúc đẩy mạnh mẽ trong việc chuyển đổi từ lối sống thông thường sang lối sống trực tuyến và theo quan điểm của chúng tôi, lối sống đó vẫn sẽ được duy trì sau dịch”. CEO Forrest Li cho biết.

Vị CEO này nói thêm: Sea sẽ có thể thu lợi từ các cơ hội tăng trưởng mở rộng khi tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng và phản ứng tốt tới những cơ hội kinh doanh tiềm ẩn được tạo ra từ đại khủng hoảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Shopee: Doanh thu quí I tăng 111%, vốn hóa công ty mẹ tăng gấp đôi sau 2 tháng

Shopee tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quí I giúp giá cổ phiếu SEA tăng vọt, đẩy vốn hóa thị trường vượt mốc 40 tỉ USD.
Văn phòng của Shopee tại Singapore

Bất chấp khủng hoảng do dịch COVID-19, doanh thu quí I/2020 của Shopee là 314 triệu USD, tăng trưởng 111% so với cùng kì năm trước là 149 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng nhanh của Shopee và Garena giúp công ty mẹ SEA thăng hoa trên sàn chứng khoán.

Báo cáo của SEA cũng chỉ ra rằng doanh thu của Garena tăng hơn 30% lên 512 triệu USD. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng Garena vẫn đóng góp một tỉ trọng lớn hơn về doanh thu cho SEA.

Hôm 18/5 sau khi công bố báo cáo quí I, giá cổ phiếu SEA tăng nóng 12,2% lên 69,49 USD. Tới ngày 10/6, cổ phiếu SEA có giá 90,88 USD, giúp giá trị vốn hóa thị trường của SEA tăng gấp đôi chỉ sau hai tháng, vượt quá mốc 40 tỉ USD.

Ngoài sở hữu công ty game Garena và sàn thương mại điện tử Shopee, SEA còn nắm trong tay một công ty thanh toán kĩ thuật số là SEAMoney. Tổng doanh thu của SEA quí I/2020 là 914 triệu USD, tăng 58% so với cùng kì năm trước là 579 triệu USD.

Theo CEO Forrest Li, COVID-19 không đẩy lùi tốc độ tăng trưởng của SEA mà còn là yếu tố chính dẫn đến việc người dân chuyển đổi sang dùng các dịch vụ số một cách nghiêm túc hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Kinh Tế và Tiêu Dùng

Lỗ hàng nghìn tỷ đồng, TiKi tiếp tục gọi vốn thành công thêm 130 triệu USD?

Theo nguồn tin của tờ Dealstreet Asia, hãng thương mại điện tử TiKi vừa huy động thành công thêm 130 triệu USD trong vòng huy động vốn mới nhất mà dẫn đầu là công ty quỹ tư nhân Northstar Group.

TiKi tiếp tục gọi vốn thành công thêm 130 triệu USD
Ảnh: Internet

Được biết vòng huy động vốn này dự kiến sẽ có thể thu về 150 triệu USD nếu có thêm các nhà đầu tư quan tâm.

Thời gian gần đây, cũng nguồn tin của tờ Dealstreet cũng tiết lộ rằng Tiki và Sendo đã đồng ý sáp nhập. Đây là động thái hoàn toàn dễ hiểu giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên trường thương mại điện tử, với đối thủ cực kỳ mạnh hiện nay là Lazada được hậu thuẫn bởi “ông lớn” Alibaba và Shopee dưới trướng SEA.

Như vậy nếu nguồn tin gọi được thêm 130 triệu USD là thật, điều này sẽ tạo lợi thế rất lớn cho TiKi trong quá trình thương thảo sáp nhập.

Tiki được ông Trần Ngọc Thái Sơn thành lập năm 2010 và được mệnh danh là “Amazon của Việt Nam” như một nền tảng bán sách ngoại ngữ online với nhà kho được đặt tại gara xe của gia đình và văn phòng ở ngay trong phòng ngủ của ông Sơn. Kể từ đó, TiKi đã thu hút được rất nhiều khoản đầu tư trong và ngoài nước.

Theo dữ liệu của Crunchbase, tháng 3/2012, Tiki được quỹ CyberAgent Ventures của Nhật Bản đầu tư 500.000 USD, sau đó tiếp tục được một tập đoàn Nhật Bản khác là Sumitomo rót vốn một triệu USD vào tháng 8/2013.

Tháng 5/2016, Tiki nhận khoản đầu tư 17 triệu USD (khoảng 384 tỷ đồng) từ VNG đổi lấy 38% cổ phần. Tính đến cuối năm 2019, VNG đang nắm 24,6% cổ phần của Tiki và là một trong 2 cổ đông lớn nhất của sàn thương mại điện tử này.

Hồi cuối năm 2017, đầu năm 2018, một số nguồn tin cho biết Tiki đã huy động thành công 54,5 triệu USD từ “đại gia” thương mại điện tử Trung Quốc JD.com, STIC từ Hàn Quốc và VNG. Con số này chưa được Tiki xác nhận.

Hồi tháng 1/2018, Sparklabs Ventures, công ty liên doanh vốn đầu tư mạo hiểm của Sparklabs Group cho biết đã đầu tư vào Tiki nhằm mở rộng sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á. Số tiền cụ thể không được tiết lộ.

Trong một thông cáo báo chí phát đi hồi tháng 9 năm ngoái, Innoven Capital – một công ty cho vay mạo hiểm chuyên tập trung vào thị trường Đông Nam Á và Ấn Độ – cho biết đã hoàn thành 2 thỏa thuận đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, công ty này cung cấp cho Tiki và startup chia sẻ văn phòng UP Co-working một khoản vay nợ mạo hiểm nhưng không tiết lộ giá trị của các khoản đầu tư.

Nhận được nhiều khoản đầu tư nhưng TiKi vẫn nổi tiếng là cỗ máy “đốt tiền”. Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki là gần 1.400 tỷ đồng còn Sendo lỗ gần 1.300 tỷ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CafeBiz

Thương mại điện tử châu Á tiếp tục bùng nổ hậu Covid-19

Các nhà bán lẻ thương mại điện tử khắp châu Á ghi nhận tăng trưởng doanh thu bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh do người tiêu dùng phải ở nhà do lệnh phong tỏa. 

Chính sách phong tỏa, cách ly xã hội khiến các cửa hàng phải đóng cửa và mang đến cơ hội bất ngờ cho các nền tảng thương mại điện tử mà người dùng chưa từng ghé qua. Theo nhà cung cấp giải pháp quảng cáo số Criteo, nghiên cứu của hãng cho thấy hơn 50% khách hàng có ý định mua sắm trực tuyến như hệ quả của dịch bệnh, so với 17% nói sẽ mua ít đi.

Ông Zhou Junjie, Giám đốc Thương mại Shopee, chia sẻ nhu cầu đối với các sản phẩm y tế cụ thể là khẩu trang, nước rửa tay và nhu yếu phẩm như thực phẩm đóng hộp đều tăng.

Shopee được hưởng lợi ích rõ rệt từ đại dịch khi tổng giá trị giao dịch tăng 74,3% đạt 6,2 tỷ USD trong quý đầu năm 2020, tổng số đơn hàng chạm mốc 429,8 triệu, tăng 111,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Shopee tung ra chương trình miễn phí giao hàng khi mua đồ làm bếp, làm việc và giải trí. Công ty mẹ Sea Group đang muốn mở rộng kinh doanh và có thể thâu tóm doanh nghiệp khác. Theo ông Zhou, dịch bệnh đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang lối sống trực tuyến sâu rộng và không thể đảo ngược.

Những “tay chơi” trong ngành cũng nhanh chóng giới thiệu các chiến dịch nắm bắt sự chuyển đổi này và để đối phó với tiêu thụ giảm sút nói chung trên toàn cầu.

CapitaLand, một trong các tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á, thông báo sẽ mở nền tảng thương mại điện tử mới mang tên eCapitalMall với sự tham gia của nhiều nhà bán lẻ có cửa hàng đặt trong các trung tâm thương mại của hãng.

Tại Trung Quốc, các nền tảng thương mại điện tử góp mặt trong sự kiện mua sắm mới DoubleFive, mang về 2,2 tỷ USD doanh thu trong 24 giờ đầu tiên, theo Ủy ban Thương mại Thượng Hải. Hàng tỷ nhân dân tệ dưới hình thức phiếu giảm giá, chiết khấu được phân phát trong chiến dịch dự kiến kéo dài 2 tháng.

Các nhà bán lẻ điện tử sẽ hợp sức với cửa hàng để bán các mặt hàng giá trị lớn như xe hạng sang.

Công ty quản trị đầu tư Invesco chỉ ra tại Trung Quốc, tỉ lệ tiếp cận bán lẻ trực tuyến đã chạm mốc 28,2% trong quý đầu năm 2020, tăng từ 23% của một năm trước đó.

William Yuen, Giám đốc Đầu tư Invesco, nhận định các nhà bán lẻ điện tử sẽ tiếp tục giành thị phần trên thị trường bán lẻ và có nhiều nỗ lực trong phát triển, hoàn thiện tương tác với khách hàng để bảo đảm hàng hóa được mua bán nhiều hơn qua mạng.

Thách thứ họ phải đối mặt khi mua sắm trực tuyến bùng nổ là dịch bệnh làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khi các quốc gia phải đóng cửa để khống chế virus. Nhiều hãng phải xây dựng lại mô hình chuyển phát hàng hóa từ nhà kho tới người dùng cuối.

Arne Jeroschewski, đồng sáng lập dịch vụ theo dõi bưu kiện Parcel Perform, chia sẻ về khó khăn do đại dịch gây ra: một số nhà kho phải đóng cửa vì nhân viên có triệu chứng, dẫn tới thời gian chết tăng lên, tăng thêm vấn đề trong chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, còn có sự không ăn nhập về hàng hóa. Mọi người mua những thứ khác với trước đây nên nhiều danh mục đã hết hàng và không thể về hàng lại nhanh chóng.

Sachin Kapur, Giám đốc Tiếp thị cao cấp tại Coupang, một trong các công ty thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc, cho biết họ phải nỗ lực hơn để giữ lời hứa với khách hàng.

Họ tạo ra quy trình vô cùng chi tiết trên toàn tổ chức để bảo đảm an toàn cho nhân viên và vệ sinh là ưu tiên cao nhất và chuyển nhiều hàng hóa nhất có thể.

Các công ty cũng bắt tay để vượt qua thách thức mà đại dịch gây ra. Chẳng hạn, “kỳ lân” Bukalapak của Indonesia phối hợp với Grab và Gojek để tiếp cận khách hàng.

Anugrah Mardi Honesty, Giám đốc Quảng cáo hiển thị của Bukalapak, nói họ có nhiều sáng kiến để giữ chân khách hàng như tặng phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo hay tùy chọn giao hàng ngay lập tức.

Gojek ghi nhận giao dịch trên dịch vụ giao đồ ăn GoFood tăng trưởng 10% từ đầu tháng 5 so với cuối tháng 4, một số thương gia còn có mức tăng trên 30%.

Hãng cũng bổ sung dịch vụ mua sắm tại các cửa hàng hàng tiện lợi. Bên cạnh đó, Gojek kết hợp với Bộ Nông nghiệp Indonesia hỗ trợ nông dân địa phương và tiểu thương để đưa hàng hóa lên mạng và tiêu thụ.

Theo Clement Lee, đồng sáng lập Synagie Corporation, dịch bệnh đã thay đổi cơ bản thói quen và lối sống của khách hàng và dự kiến còn tồn tại sau khi khủng hoảng y tế kết thúc.

“Mọi người sẽ làm việc tại nhà và mua sắm tại nhà, dẫn đến cơ hội lớn trong thương mại điện tử mà doanh nghiệp nào cũng phải nắm bắt”, ông chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Du Lam – ICTnews (Theo Nikkei)

Dân công sở hay mẹ bỉm sữa đừng mong part-time kiếm tiền với thương mại điện tử

Nhập môn kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) cho các “tay mơ”: Tiền nhiều chưa chắc thắng, dân công sở hay mẹ bỉm sữa đừng mong part-time kiếm tiền.

thương mại điện tử

Người người, nhà nhà đua nhau lên sàn thương mại điện tử để kinh doanh, nhưng không phải ai cũng thắng. Bạn cần biết lợi thế của mình là gì, cần trau dồi cái gì hay lựa chọn mô hình nào cho phù hợp, thì mới mong cõ lãi.

Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng sôi động và trở thành miếng bánh béo bở mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng muốn giành phần. Làm thế nào để kiếm lợi nhuận từ các sản thương mại điện tử? Cần những điều kiện gì? Những ai sẽ phù hợp?

Dưới đây là những điểm cơ bản cần lưu ý, được chia sẻ bởi doanh nhân Vũ Minh Trà – ông chủ của Shoptida, người đã có kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực TMĐT 6 năm. Với mô hình tinh gọn, không cửa hàng, 10 nhân sự, Shoptida từng thu về 2 tỷ đồng doanh thu giữa mùa dịch Covid-19, thậm chí tăng trưởng 30%.

 Bạn có bao nhiêu lợi thế trong tay?

Kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) không đơn giản chỉ là tạo ra gian hàng, đưa sản phẩm lên rồi sẽ bán được. Cái khó ở chỗ bạn sẽ phải cạnh tranh với hàng chục, hàng trăm đối thủ khác.

Muốn “ăn lên làm ra” trên các sàn TMĐT, bạn cần xác định và tận dụng được những lợi thế của mình mà người khác không có. Theo anh Minh Trà, có 9 điều kiện quyết định bạn sẽ thành công trên sàn TMĐT hay không.

Thứ nhất, sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất, chiếm đến 20% – 30% thành công. Ngay khi bạn nghĩ tới kinh doanh thương mại điện tử, điều cần xác định đầu tiên là bán cái gì, chứ không phải bán như thế nào.

Bạn có xưởng sản xuất riêng? Bạn có hợp đồng nhận cung cấp độc quyền từ nước ngoài? Hay có nguồn nhập sản phẩm với giá rẻ hơn? Tất cả đều có thể trở thành lợi thế về sản phẩm.

Thứ hai, muốn có đơn hàng thì cần “traffic”. Những ai có sẵn lợi thế này, ví dụ như đang quản lý một hội nhóm có đông đảo thành viên từ bên ngoài, đều nên tận dụng.

Thứ ba, hãy làm ảnh và video cho thật tốt. Bạn nên tự trang bị cho mình kỹ năng này để giảm thiểu chi phí thuê ngoài khi mới bắt đầu, vốn mỏng.

Một yếu tố khác, chủ động một kho đủ rộng từ 200–1000 m2, thuận tiện cho việc đóng gói, vận chuyển là rất cần thiết. Không giống như Facebook, nguyên tắc bán trên các sàn TMĐT là bán số lượng lớn, giá hợp lý mà vẫn có lãi. Do đó, cần tích trữ để tránh cháy hàng.

Thứ năm, thương hiệu. Thị trường ngày càng cạnh tranh, việc bán hàng không thương hiệu hoặc xuất xứ không rõ ràng cũng ngày càng khó. Do đó, những ai có sẵn thương hiệu và được bảo hộ, sẽ có lợi thế rất lớn.

Thứ sáu là yếu tố nhân sự, vận hành. Kinh doanh TMĐT đi liền với tiết kiệm, nhưng bạn cũng cần đối nhóm tư vấn, đóng gói,… Nếu có sẵn một đội ngũ nhân sự tin cậy từ việc kinh doanh trên Facebook thì hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, đơn hàng còn ít, chỉ cần bạn hoặc thêm một cộng sự, cùng nghiên cứu, vừa làm vừa học là đủ.

Một điều kiện khác quan trọng không kém, sự tập trung.

“Theo mình, đã quyết định kinh doanh trên sàn TMĐT thì phải tập trung vào nó. Có những người vừa muốn bán hàng TMĐT, vừa muốn bán trên Facebook và cả bán lẻ, bán buôn thì rất khó do các mô hình chồng chéo lên nhau.

Trên sàn TMĐT, do phải cạnh tranh với hàng trăm người nên giá cần hợp lý, linh hoạt theo từng thống kê, không thể như giá trên Facebook được. Hệ thống cũng vây, TMĐT chỉ cần chi quảng cáo 5% thôi nhưng Facebook lại 20% – 30%, gây ra hoảng loạng trong kiểm soát chi phí và  thiếu hiệu quả.

Như mình, mình bỏ luôn Facebook, chỉ coi đây là kênh kéo “traffic” thôi”, anh Trà chia sẻ.

Thậm chí, việc kinh doanh TMĐT cũng rất mất thời gian và nguồn lực, khó mà coi như một công việc part-time được.

“Mình nghĩ cần tập trung 100% vào nó. Còn như một số quảng cáo nói rằng mẹ bỉm sữa chỉ cần dành vài tiếng một ngày thì không thể làm được đâu. Chỉ là khi bạn đã tập trung xây dựng, vận hành tốt hệ thống trong 6 – 12 tháng rồi thì lúc ấy có thể rảnh tay hơn. Đừng nói với mình rằng “Em muốn làm TMĐT, nhưng vẫn muốn làm ngân hàng, vẫn đến văn phòng long lanh chứ không phải nhà kho”, không được đâu”

Điều kiện thứ tám, kiến thức về TMĐT. Bạn đã nghiên cứu xem bán trên Tiki, Lazada, Shopee,… khác với bán trên Facebook thế nào chưa? Bạn đã tham khảo những doanh nhân có kinh nghiệm? Nếu chưa, hãy học ngay đi nhé!

Điều kiện cuối cùng mới là tiền. Trong giai đoạn 6 tháng đầu, khi đơn hàng còn thấp chỉ đủ hòa vốn thì bạn cần chút vốn sẵn có để duy trì hoạt động và đội ngũ của mình. Tuy nhiên, thay vì hỏi “Tôi có 100 triệu hay 200 triệu, 500 triệu có kinh doanh TMĐT được không?” thì hãy quan tâm 8 yếu tố trên trước tiên. Có tiền thôi chưa đủ để bảo chứng cho thành công trên TMĐT.

Nếu đã sở hữu 3 – 4 trong 9 lợi thế trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin để tham gia vào thị trường TMĐT. Nếu sở hữu ít hơn, thay vì lao vào kinh doanh ngay, bạn nên hoàn thiện, nâng cấp thêm những nguồn lực khác.

Lựa chọn một hay đa sàn?

Theo anh Mình Trà, nên tận dụng kinh doanh trên nhiều thay vì chỉ một sàn TMĐT. Vi dụ, giai đoạn đầu có thể chỉ tập trung phát triển Shopee, rồi sau đó dần lấn sân sang Lazada, Tiki, Sendo. Việc này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn giảm thiểu rủi ro nếu như một kênh TMĐT nào gặp sự cố.

Tiêu chỉ lựa chọn sản phẩm cho người mới bắt đầu?

Có hai mô hình chủ yếu trên các sàn TMĐT là bán tạp hóa hay một mặt hàng chuyên biệt.

Nếu muốn kinh doanh một sản phẩm chuyên biệt, bạn cần có lợi thế và đặc thù nào đó hơn đối thủ khác. Do vậy, với người mới bắt đầu mà chưa có lợi thể nổi bật, có thể chọn mô hình tạp hóa vì dễ có đơn hàng ngay để duy trì và hoàn thiện quy trình, cũng như thu hút “traffic”. Khi gian hàng đã ổn định, bạn có thể coi đây như kênh “back-up” để mở thêm gian hàng chuyên biệt khác.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Thương mại điện tử: Lỗ ngàn tỉ vẫn “đốt” – Vì sao thế ?

Cuộc đua “đốt tiền” của các đại gia thương mại điện tử từng được dự báo sẽ hạ nhiệt khi thị trường định hình “bộ khung” dẫn dắt. Tuy nhiên, con số lỗ của Tiki năm 2019 vẫn tiếp tục tăng nhanh, thậm chí hơn gấp đôi năm 2018 và tiệm cận với những đối thủ sừng sỏ như Lazada hay Shopee.

thuong-mai-dien-tu

Câu chuyện đốt tiền trong lĩnh vực thương mại điện tử chưa bao giờ là cũ và lỗi thời, đặc biệt với nhóm “tứ trụ” trong ngành. Sự khác biệt, nếu có, là các nền tảng đang tìm cách định hình lại bản thân, với một phong cách tiếp cận riêng thay vì khuyến mại ồ ạt như trước.

Báo cáo thường niên của VNG – một trong những cổ đông lớn nhất nắm 24% của Tiki –  vừa hé lộ con số lỗ khổng lồ của trang thương mại điện tử này năm 2019 với gần 1.800 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty này chỉ lỗ hơn 750 tỷ đồng.

Nếu xét về quy mô lỗ lũy kế tổng thể, Tiki vẫn có phần lép vế hơn hai đối thủ cạnh tranh, vốn được hậu thuẫn rất mạnh từ những công ty mẹ nước ngoài. Tuy vậy những con số này cũng cho thấy, cuộc đua “đốt tiền” dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dù cách tiếp cận nay đã khác.

thuong-mai-dien-tu

Không giống với giai đoạn trước, vấn đề đốt tiền giờ đây không còn tập trung chủ yếu vào việc khuyến mãi. Thay vào đó, khi cuộc chơi đang dần được thu hẹp chỉ còn vài cái tên, những nền tảng này đang nỗ lực gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu bằng những “bản sắc” riêng, tạo ra sự khác biệt.

Báo cáo hoạt động các sàn thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 của iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, App Annie và YouNet Media, đã nhận xét thị trường này đang dần trưởng thành hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, 45% người dùng truy cập vào các sàn thương mại điện tử bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ website vào trình duyệt chứ không cần tìm trên Google hay click vào quảng cáo.

“Mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đã trở thành một phản xạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Mỗi khi xuất hiện nhu cầu, họ sẽ mở ứng dụng yêu thích trên điện thoại hoặc gõ địa chỉ website và truy cập ngay”, nhóm nghiên cứu nhận định.

Điều này được xem là bước chuyển mới cho thị trường và cũng trở thành bước ngoặt trong chiến lược của những tên tuổi đứng đầu.

Nhìn về quá khứ, khi thị trường này mới trong giai đoạn đầu, đối thủ chính của những sàn thương mại điện tử thực tế là thói quen mua sắm trực tiếp.

Việc khuyến mại rầm rộ với những chương trình na ná nhau giữa các sàn giao dịch nhằm mục đích chính là lôi kéo người tiêu dùng đến với những cách thức mới.

Và sau nhiều năm thi nhau “đốt tiền”, thị trường thương mại điện tử đã có những “quả ngọt” – đó là thói quen với mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn.

Câu chuyện này nếu nhìn từ khía cạnh khác, cũng là cách đào thảo bớt những đối thủ, những người không theo kịp cuộc chơi “đốt tiền”.

Adayroi, Lotte.vn, Robins.vn hay VuiVui là những cái tên đã dừng bước năm 2019, với một lý do gần như chung cho tất cả là “nguồn lực không đủ”.

Cuộc chơi trên thị trường thương mại điện tử, thực tế, giờ chỉ gói gọn trong bốn cái tên là Shopee, Sendo, Tiki và Lazada.

Và khi thị trường đã có bước chuyển, cuộc đua đốt tiền cũng thay đổi từ cạnh tranh về khuyến mại và những sự kiện mua sắm giống hệt nhau sang những hướng đi riêng.

Tiki, cái tên sáng giá đối chọi được với những nền tảng thương mại điện tử vốn ngoại, tăng lỗ đột biến trong năm 2019 khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng mới như livestream TikiLIVE và đầu tư cho phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Sàn này cũng dành một phần tiền không nhỏ để tăng mức độ nhận diện với khách hàng trẻ thông qua các MV âm nhạc.

Từ đầu tháng 4/2019, hàng loạt MV ca nhạc có sự xuất hiện “tình cờ” của Tiki được tung lên Youtube và chiếm các vị trí hàng đầu trên Youtube Trending. “Lửng lơ” (B-Ray và Masew), “Bạc phận” (K-ICM ft. Jack), “Đừng yêu nữa, em mệt rồi” (Min), “Anh ơi ở lại” (Chi Pu) và “Yêu được không?” (Đức Phúc). Điểm chung của các MV này là có cảnh nhân viên giao kiện hàng đóng logo Tiki, cuối ca khúc là thông tin thương hiệu.

Trong khi đó, Shopee Việt Nam, với vị thế dẫn đầu từ trước đang tiếp tục tạo áp lực mạnh. Theo iPrice, Shopee tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt mỗi tháng.

Con số này một phần nào đó cũng tương đồng với tốc độ lỗ tăng đột biến của Shopee trong những năm gần đây, với nguồn tài chính dồi dào từ công ty mẹ – SEA.

Shopee, nhờ lượng tiền lớn, cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Nền tảng này giới thiệu tính năng Shopee Live trong tháng 3, quảng bá với Cristiano Ronaldo trong tháng 9, tổ chức Shopee Show trong tháng 11 rồi hợp tác giao hàng nhanh với Grab trong tháng 12.

Theo iPrice, trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa. Bởi một lý do đơn giản, họ có nhiều tiền để “đốt”.

thuong-mai-dien-tu-marketingtrips

Trong khi đó, Sendo tập trung chủ yếu vào chiến lược thu hút người dùng mới. Từ quý I sang quý II, lượng truy cập website của Sendo tăng đến 24%, đưa họ lên hạng 3.

Đồng thời, ứng dụng di động của Sendo cũng xếp hạng 2 về số lượt tải về trong quý II và quý III năm ngoái.

Cuối cùng, Lazada Việt Nam dành phần lớn trong năm cho các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như Lazada Super Party, gameshow Đoán Giá, và Đại Nhạc Hội Lazada.

Vì đa phần các hoạt động này chỉ có cho di động nên Lazada tuy xếp hạng nhì về lượng người sử dụng ứng dụng nhưng chỉ xếp hạng 5 về lượng truy cập website.

Những động thái này thực tế đã cho thấy cuộc chơi thương mại điện tử dù thay đổi nhưng vẫn xoay quanh theo phương thức “đốt tiền”.

Điểm khác là tiền được đốt vào những dự án mới, những cách thức thu hút người dùng mới. Và dù thị trường đã dần được định hình, cuộc chiến này dường như còn gay gắt hơn trước.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Trí thức trẻ

Shopee, Lazada tiếp tục cho đối thủ “hít khói” tại Đông Nam Á

Hai nhà bán lẻ thương mại điện tử Shopee và Lazada của Singapore nới rộng khoảng cách về lưu lượng truy cập với các đối thủ khác tại thị trường Đông Nam Á.

Theo dữ liệu từ nền tảng so sánh giá iPrice và hãng phân tích web SimilarWeb, Shopee và Lazada cùng nhau chiếm 60% lưu lượng web (Traffic) thương mại điện tử tại Đông Nam Á trong 3 tháng cuối năm 2019.

Theo nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 300 tỷ USD trong năm 2025.

Phil Pomford, Giám đốc Thương mại điện tử toàn cầu của Worlpay, nhận xét các công ty muốn nhảy vào thị trường Đông Nam Á cần nhận thức được rằng chiến lược “một cho tất cả” không phù hợp với khu vực này. Hành vi của người dùng tại mỗi nước rất khác nhau.

Tokopedia và Bukalapak của Indonesia xếp vị trí thứ ba và thứ tư trong danh sách các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất dựa trên lưu lượng web. Cụ thể, Shopee chiếm 33%, Lazada 27%, Tokopedia 11% còn Bukalapak 6,5%.

4 vị trí hàng đầu có sự thay đổi lớn so với năm 2017, thời điểm Thế Giới Di Động và Sendo của Việt Nam vẫn đang có vài phần trăm thị phần khi nói đến lưu lượng truy cập các trang thương mại điện tử.

Thời điểm quý III/2017, Shopee chỉ chiếm 7%, đứng sau Bukalapak (9%), Tokopedia (14%) và Lazada (48%) nhưng lại sở hữu nhiều chiến dịch tiếp thị sáng tạo nổi bật.

Dù vậy, các nền tảng này đang đối mặt với cạnh tranh ngày một tăng từ những cái tên khác. Theo Hãng theo dõi di động App Annie, Sendo, Wish và Zilingo đang nằm trong số các nền tảng di động được tải về nhiều nhất trên smartphone.

Ông Edwin Koh, Giám đốc nội dung số của Limelight Networks, cho biết điều thực sự mang đến lợi thế để dẫn đầu là không có độ trễ khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, mua sắm trực tuyến.

Những người mua sắm thường xuyên sẽ đánh giá cao các tính năng trực tuyến hiện đại và trải nghiệm được cá nhân hóa. Cải tiến giao diện người dùng cũng như cơ sở hạ tầng để bảo đảm khả năng mở rộng, hiệu suất và bảo mật là các yếu tố then chốt để công ty thương mại điện tử giữ chân khách hàng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Vietnamnet

Shopee: Ông “Trùm” thương mại điện tử tại Việt Nam

MarketingTrips – Shopee hiện là ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất và dẫn đầu về lượng truy cập website.

Shopee

Shopee Việt Nam dẫn đầu lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt/ tháng năm 2019, theo sau là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada, theo báo cáo “Tổng kết thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, hướng đến 2020” do iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, App Annie và YouNet Media thực hiện.

Trong xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất, Shopee cũng giữ vị trí đầu bảng trong suốt năm 2019, theo sao là Lazada, Tiki và Sendo. Tốp 4 này được giữ nguyên trong năm ngoái, mặc cho sự cạnh tranh từ các ứng dụng ngoại mới xuất hiện và được tải xuống nhiều như SHEIN và Wish.

Với hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ SEA Limited, Shopee cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Doanh nghiệp này đã giới thiệu tính năng Shopee Live trong tháng 3, quảng bá với Cristiano Ronaldo trong tháng 9, tổ chức Shopee Show trong tháng 11 và hợp tác giao hàng nhanh với Grab trong tháng 12.

Trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa, báo cáo nhận định. Mới đầu năm nhưng sàn thương mại điện tử này đã giới thiệu tính năng Shopee Feed, cung cấp các tính năng mang tính xã hội cho người dùng như tạo nội dung để tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán hàng.

Sendo đã có sự bứt phá khi tập trung chủ yếu vào thu hút người dùng mới. Từ quý I sang quý II/2019, lượng truy cập website của Sendo tăng đến 24%, đưa trang này lên hạng 3 toàn quốc. Đồng thời, ứng dụng di động của Sendo cũng xếp hạng 2 toàn quốc về số lượt tải về trong quý II và quý III năm ngoái.

Trong khi đó, Tiki chọn cách đi chậm mà chắc khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng livestream TikiLIVE và phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Kết quả theo báo cáo của iPrice là Tiki nhận được các phản hồi rất tốt, giúp họ xếp hạng hai về mức độ yêu thích của người dùng mạng xã hội.

Shopee

Cuối cùng, Lazada Việt Nam dành phần lớn năm ngoái cho các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như Lazada Super Party, gameshow Đoán Giá và Đại Nhạc Hội Lazada. Vì đa phần các hoạt động này chỉ có cho di động nên Lazada tuy xếp hạng nhì về lượng người sử dụng ứng dụng nhưng chỉ xếp hạng 5 về lượng truy cập website.

Trong khi một số sàn thương mại đạt được thành công và kết quả nhất định, một số khác đã phải rời bỏ thị trường vốn rất khắc nghiệt và tốn tiền.

Giữa tháng 12 năm ngoái, Vingroup tuyên bố đóng cửa sàn thương mại điện tử Adayroi.com sau hơn bốn năm hoạt động, sáp nhập sàn này vào VinID và giải thể hệ thống siêu thị điện máy VinPro.

Theo số liệu từ iPrice, tính đến quý III/2019, Adayroi có khoảng khoảng 6,4 triệu lượt truy cập website hàng tháng và chỉ xếp thứ 9/10 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam về lượng truy cập cả trên máy tính lẫn di động.

Sau Adayroi không lâu, Lotte.vn cũng thông báo đóng cửa website bán hàng từ ngày 20/1/2020 với lý do công ty chủ quản muốn thay đổi kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Đây là sàn thương mại điện tử trực thuộc Công ty TNHH Thương mại điện tử Lotte Việt Nam – công ty thành lập năm 2016 và là đối tác của Tập đoàn Lotte.

Một trang thương mại điện tử khác là Robins.vn cũng dừng hoạt động từ tháng 3 năm ngoái. Trang này ra mắt tháng 5/2017 với tiền thân là Zalora – một sàn chuyên về thời trang tại thị trường Việt Nam. Central Group trước đó đã mua lại Zalora Việt Nam thông qua Nguyễn Kim và đổi tên sàn thương mại điện tử này thành Robins.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo The Leader

 

Xu hướng thương mại điện tử 2020: Khách hàng là trọng tâm

Theo báo cáo “Tổng kết thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, hướng đến 2020” do iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, App Annie và YouNet Media thực hiện, có đến 45% số khách hàng truy cập vào các sàn thương mại điện tử bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ website vào trình duyệt chứ không cần tìm trên Google hay click vào quảng cáo.

Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 27,49%, theo dữ liệu năm 2019 của SimilarWeb.

Điều này cho thấy mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử nay đã trở thành một phản xạ đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Mỗi khi xuất hiện nhu cầu, người tiêu dùng sẽ mở ứng dụng yêu thích trên điện thoại hoặc gõ địa chỉ website và truy cập ngay, ít phải đắn đo tìm kiếm hoặc lựa chọn như trước.

Đại diện của công ty đo lường mạng xã hội YouNet Media cho biết thương mại điện tử là một trong những ngành được quan tâm nhất trên mạng xã hội trong năm 2019, thu hút hàng triệu lượt thảo luận mỗi tháng.

“Giai đoạn educate (dạy) người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến đến năm 2019 như vậy đã thành công rực rỡ. Thách thức tiếp theo cho các công ty là làm sao để khiến mỗi người tiêu dùng tiếp tục mua nhiều và thường xuyên hơn mà không cần phải cạnh tranh về giá”, báo cáo nhấn mạnh.

CEO công ty SWI Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Trưởng phòng kinh doanh thương mại điện tử của chuỗi Viettel Store, đánh giá, giữa các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada hay Shopee luôn có cuộc cạnh tranh về quy mô khách hàng.

Đốt tiền cho quảng cáo có còn hiệu quả ?

Việc “đốt tiền” cho quảng cáo là con đường nhanh nhất để đạt được một số lượng người dùng nên các sàn luôn có nguồn mặc định để duy trì. Dù vậy, cuộc đua này đang chậm lại và các sàn có xu hướng tập trung xây dựng cạnh tranh bằng các giá trị thêm cho người sử dụng.

Lần lượt bốn sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều tung ra tính năng livestream trên ứng dụng di động, song song với phát triển cơ sở hạ tầng và cạnh tranh về giao hàng nhanh trong 3 giờ, 2 giờ và thậm chí là 1 giờ.

Các sàn cũng đang manh nha tạo ra những giá trị mới, thực chất hơn nhằm giữ chân khách hàng, đồng thời giảm lệ thuộc vào các chương trình giảm giá như trước đây. Chỉ có như vậy, các sàn thương mại điện tử mới có thể tiếp tục tăng trưởng và có lợi nhuận về lâu dài, báo cáo của iPrice cho hay.

“Tôi cho rằng việc đốt tiền quảng cáo đang có xu hướng chậm lại, thay vào đó là việc các sàn thương mại điện tử chú ý đến kết quả cuối, có lợi nhuận. Các sàn cũng tập trung vào ciệc phát triển các điểm giá trị khác biệt”, ông Tuấn chia sẻ.

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee, cho biết: “Shopee nhận thấy xu hướng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 sẽ được tăng cường tính cá nhân hóa, tương tác và xã hội hóa. Theo đó, chúng tôi giới thiệu cải tiến mới nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến có tính cá nhân và giải trí cao.”

Tương tự, từ góc nhìn của một công ty nội địa, đại diện của sàn thương mại điện tử Fado.vn cũng đánh giá rằng dịch vụ khách hàng, các chương trình giữ chân khách hàng và năng lực hậu cần tốt sẽ là ba yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của các công ty thương mại điện tử trong năm mới.

Đánh giá về những xu hướng thương mại điện tử 2020, ông Tuấn cho biết việc cá biệt hóa trải nghiệm người dùng đã diễn ra nhưng tới năm nay trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều với sự ra đời của các loại công cụ mới, đặc biệt là những bước tiến nhảy vọt của Google (Youtube) và Facebook.

Một xu hướng đáng chú ý khác là tự động hóa dịch vụ khách hàng với sự ra đời của các công cụ hỗ trợ, tự động hóa một phần hoặc toàn bộ khâu tiếp cận và chăm sóc khách hàng.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo The Leader

Shopee, Lazada khó thống trị thương mại điện tử Việt Nam

Shopee, Lazada đã chi phối phần lớn thị phần thương mại điện tử Đông Nam Á nhưng riêng tại Việt Nam, Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động… đã không cho họ làm điều này.

Theo thống kê của công ty thương mại điện tử iPrice, website của hai gã khổng lồ Lazada, Shopee chiếm tới 80-90% lượng truy cập toàn thị trường ở Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Singapore. Trong khi đó, họ chỉ chiếm chưa tới 35% thị phần ở Việt Nam. Điều này cho thấy, hai ông lớn chiếm vị thế áp đảo tại các nước trong khu vực nhưng lại vấp phải sự kháng cự khốc liệt ở Việt Nam.

Tính về lượng truy cập, các website thương mại điện tử nội địa ở Việt Nam xếp thứ nhì Đông Nam Á về mức độ cạnh tranh với các công ty quốc tế, chỉ sau Singapore. Tuy nhiên, cần lưu ý Singapore chính là nơi đăng ký hoạt động kinh doanh của hai gã khổng lồ Lazada và Shopee – đứng sau là Tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc.

Như vậy, Việt Nam dẫn đầu khu vực về thị phần traffic của các công ty thương mại nội địa (66%). Indonesia xếp sau Việt Nam với tổng lượng truy cập của các tay chơi nội chiếm khoảng 62%.

thương mại điện tử

Ông David Chmelar, Giám đốc Công ty thương mại điện tử iPrice đánh giá: “Tại Đông Nam Á, có hai quốc gia mà các công ty nội địa rất thành công là Việt Nam và Indonesia”.

Ở Indonesia có Tokopedia, Bukalapak, Blibli. Ở Việt Nam có Tiki và Sendo đứng đầu cùng những cái tên khác. Trong khi ở các thị trường còn lại như Malaysia, Thái Lan hay Phillipines, có rất ít đối thủ cạnh tranh được với Lazada hay Shopee.

Theo iPrice, các công ty thương mại điện tử nội địa Việt Nam có một phần lợi thế nhờ dân số trẻ, đội ngũ công nghệ có tài. Người dân cũng tiếp cận với thương mại điện tử quốc tế muộn và ít hơn so với các nước trong khu vực (do rào cản ngôn ngữ).

Trong bối cảnh đó, việc các công ty thương mại điện tử nội địa như Tiki và Sendo manh nha từ sớm giúp họ có lợi thế của những người đi đầu.

Nhìn lại thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ lúc khai sơ, Lazada bước chân vào Việt Nam từ năm 2012 và khánh thành nhà kho đầu tiên năm 2013. Lazada được nhắc đến là người dẫn đầu, bỏ xa nhiều công ty thương mại điện tử khác về lượng truy cập tại Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2016, việc Alibaba chi tiền nắm quyền chi phối Lazada đã kéo theo sự thay đổi ban lãnh đạo và chiến lược kinh doanh “áp đặt”, khiến họ mất vị trí đầu bảng.

Lazada bắt đầu nhường ngôi nhất cho Shopee và lượng truy cập có xu hướng lao dốc, bị các đối thủ nội địa như Tiki, Sendo và cả Thế Giới Di Động vượt qua.

Năm 2018, không còn ai nói về Lazada với ngôi vị dẫn đầu nữa mà họ chỉ nằm trong top 5 công ty thương mại điện tử tại Việt Nam, nếu xét về lượng truy cập. Trong khi đó, người bạn ngoại quốc – Shopee tăng tốc nhanh chóng và giữ vị trí dẫn đầu về lượng truy cập trong 1,5 năm trở lại đây.

Đồng thời, ba công ty nội địa là Tiki và Sendo và Thế Giới Di Động – với thế mạnh của việc hiểu chính người dân nội địa, lần lượt đổi chỗ cho nhau trong bảng xếp hạng Top 5 tại Việt Nam và cũng nằm trong top 10 website thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất Đông Nam Á năm 2019.

Xét riêng về sàn thương mại điện tử (website bán hàng cho bên thứ ba) thì Tiki và Sendo là đơn vị nội địa nhiều tiềm năng nhất, đối chọi lại với hai công ty toàn cầu Lazada và Shopee. Trong báo cáo e-Conomy SEA 2019, Sendo và Tiki được Google đánh giá là có tiềm năng trở thành những kỳ lân công nghệ trong tương lai.

Xuất phát từ một trang bán sách trực tuyến được ông Trần Ngọc Thái Sơn thành lập năm 2010, Tiki “nối gót” bước đi của Amazon, chuyển mình thành một sàn thương mại điện tử bán hàng cho cả các bên thứ ba. Sau khi nhận khoản đầu tư hàng chục triệu USD vào cuối 2017, Tiki bứt tốc mạnh từ cuối năm 2018 trước khi có phần chậm lại từ cuối 2019.

Còn Sendo, mặc cho hầu hết sàn thương mại điện tử dẫn đầu như Shopee, Lazada, Tiki đang giành phân khúc thành thị, họ lại hướng tới những người tiêu dùng ở vị trí ngoại thành và nông thôn.

Gần đây, giới trong ngành có những suy đoán về Tiki và Sendo về chung một nhà, xuất phát từ nguồn tin DealstreetAsia cho biết họ đang đàm phán về việc sáp nhập.

Tiki vốn có thế mạnh ở thành thị, Sendo lại có lợi thế riêng biệt với tệp khách ở vùng nông thôn và nhà bán hàng nội địa. Vẫn chưa rõ khả năng bắt tay, nhưng CEO iPrice nhận định nếu điều này xảy ra, đó là một bước đi tốt để những tay chơi nội địa hợp lực để đấu lại với hai gã khổng lồ nhiều tiền Shopee và Lazada.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Theo VnExpress

Coronavirus và ngành thương mại điện tử: Mây mù giăng lối

Mặc dù mua sắm trực tuyến có thể có lợi trong ngắn hạn, tuy nhiên các vấn đề về chuỗi cung ứng và nhu cầu khá bấp bênh của người tiêu dùng có thể làm giảm triển vọng thương mại điện tử trong thời gian gần.

Giả định rằng coronavirus, người tiêu dùng tạm “cách ly” với “xã hội” và ở nhà sẽ thúc đẩy thương mại điện tử được bùng nổ rộng rãi bởi nhiều chiến dịch của các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số. Tuy nhiên, những phát hiện ban đầu cho thấy thực tế sẽ có phần phức tạp hơn nhiều.

Bằng chứng là về doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng. Dữ liệu sơ bộ từ Quantum Metric cho thấy thương mại điện tử liên kết với các nhà bán lẻ truyền thống (cửa hàng vật lý – real store) đã cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng tuần (WOW) là 52% và tỷ lệ chuyển đổi tăng 8,8% so với một năm trước.

Các phát hiện của công ty được dựa trên hơn 5 tỷ lượt truy cập trang web và trang web của nhà bán lẻ tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 29 tháng 2.

Trong Q4 2019, theo dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ, doanh số bán hàng trực tuyến là 11,4% tổng chi tiêu bán lẻ. Năm nay thương mại điện tử được dự đoán sẽ đạt 12% hoặc cao hơn, tùy thuộc vào cách thức virus và tác động của nó đối với nền kinh tế đang diễn ra.

Áp lực lên thương mại điện tử cũng vậy. Một kịch bản tăng giá cho rằng người tiêu dùng sẽ chuyển ngày càng nhiều giao dịch mua hàng trực tuyến khi họ tránh các địa điểm công cộng, với Amazon, dịch vụ giao hàng và các bộ phận trực tuyến của các nhà bán lẻ lớn (ví dụ: Target, Walmart) là những người hưởng lợi lớn nhất. Thật vậy, tình hình mua sắm ở các trung tâm mua sắm đang giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, các vấn đề về chuỗi cung ứng, sự thiếu hụt sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng có khả năng giảm cũng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử – nếu nền kinh tế chùn bước hoặc đi vào suy thoái.

thương mại điện tử
Nguồn: Khảo sát tháng 3 của 304 nhà bán lẻ Hoa Kỳ được thực hiện bởi Digital Commerce 360.

Một viễn cảnh khá xáo trộn và sự bấp bênh giữa các nhà bán lẻ. Một cuộc khảo sát với 304 nhà bán lẻ được thực hiện bởi Digital Commerce 360 ​​cho thấy rất nhiều nhầm lẫn, không chắc chắn và một triển vọng rất hỗn tạp giữa các nhà bán lẻ.

Một nhóm thiểu số đáng kể (38%) hy vọng doanh số thương mại điện tử sẽ tăng vọt một phần hoặc đáng kể do virus. Tuy nhiên, phần lớn dự đoán doanh số thương mại điện tử của họ là không tăng hoặc thậm chí còn giảm sút.

Mặt khác, cuộc khảo sát thể hiện mối quan tâm của nhà bán lẻ về chuỗi cung ứng và nhu cầu của người tiêu dùng. Khi được hỏi về những gì họ đang làm để đối phó với coronavirus, 20% cho biết họ đang thực hiện hành động “đối phó”, 44% cho biết họ đang thực hiện một số hành động nào đó, và 36% còn lại đang chờ đợi và xem cách tiếp cận.

Tại sao chúng ta quan tâm. Trong một báo cáo gần đây, Nielsen dự kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể của các mô hình kinh doanh đa kênh (omnichannel) của Hoa Kỳ trong vòng 5 năm tới. Mặc dù các nhà bán lẻ thường nhìn thế giới qua lăng kính phân chia (trực tuyến so với ngoại tuyến, online so với offline), nhưng người tiêu dùng thì khác, họ đã thực sự xoay vào vòng xoáy đa kênh (omnichannel) từ rất lâu.

Họ sử dụng internet (online) để đưa ra quyết định mua hàng ở kênh offline. Ngày nay, họ thường ít quan tâm đến kênh cụ thể – mặc dù họ thích “lợi nhuận cục bộ” – hơn là sự tiện lợi, giá cả hay dịch vụ.

Mặc dù chúng ta sẽ phải chờ xem coronavirus sẽ “gây sốc” đến mức nào cho nền kinh tế, nhưng đây không phải là lúc để do dự hay chờ đợi và xem cách tiếp cận.

Các nhà bán lẻ sẽ cần sử dụng và tận dụng tất cả tài sản của mình để kích thích và duy trì nhu cầu của người tiêu dùng – bao gồm duy trì và thậm chí thúc đẩy các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số trong tương lai gần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Ngành thương mại điện tử Việt Nam 2020 – Viễn cảnh sẽ như thế nào ?

Năm 2019 là một năm bản lề cho toàn bộ ngành thương mại điện tử tại Việt Nam khi có những dấu hiệu cụ thể cho thấy thị trường đang dần trưởng thành hơn về nhiều mặt.

Cổng thông tin tổng hợp thương mại điện tử iPrice, phối hợp với các nhà nghiên cứu thị trường như Similarweb, App Annie và YouNet Media, đưa ra báo cáo tóm tắt về thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, và cung cấp nhiều chỉ số cho năm 2020.

Thương mại điện tử hay eCommerce là gì?

eCommerce là từ viết tắt của Electronic Commerce và được tạm dịch là thương mại điện tử.

Khái niệm eCommerce hay thương mại điện tử được dùng để chỉ một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp, thương hiệu hay thậm chí là cá nhân mua bán hàng hóa và dịch vụ qua môi trường trực tuyến (Internet).

Các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu diễn ra thông qua 4 mô hình chính bao gồm: B2C (Business to Consumer), B2B (Business to Business), C2C (Customer to Customer) và C2B (Customer to Business).

Thị trường thương mại điện tử đã làm gì vào năm 2019?

Dữ liệu từ báo cáo cho thấy Shopee Vietnam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lưu lượng truy cập trang web, đạt trung bình 33,6 triệu lượt truy cập / tháng. Tiếp theo là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada.

Với sự hỗ trợ tài chính từ SEA Limited, Shopee đã cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Họ đã giới thiệu tính năng Shopee Live vào tháng 3, quảng bá nó với Cristiano Ronaldo vào tháng 9, tổ chức Shopee Show vào tháng 11 và hợp tác với GrabExpress vào tháng 12.

Giờ đây, SEA Limited đã công bố doanh thu tăng 152% YoY vào năm 2019, Shopee dường như đã sẵn sàng để tiến xa hơn vào năm 2020. Đến quý 1 năm 2020, họ đã giới thiệu tính năng Shopee Feed, theo họ, sẽ cung cấp Các tính năng xã hội cho người dùng như tạo nội dung để tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán.

Sendo trong khi đó tập trung chủ yếu vào việc thu hút người dùng mới. Từ Q1 đến Q2, lưu lượng truy cập trang web của Sendo đã tăng 24%. Đồng thời, ứng dụng di động Sendoiên cũng xếp thứ 2 trên toàn quốc về lượt tải xuống mới trong quý hai và ba năm 2019.

Mặt khác, Tiki chọn cách đi chậm nhưng chắc chắn bằng cách tung ra một tính năng livestream mới có tên TikiLive và cải thiện khả năng lưu kho và khả năng giao hàng nhanh của họ.

Kết quả tuyệt vời từ những nỗ lực này, theo báo cáo của iPrice, là Tiki đã nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng, giúp họ xếp hạng 2 trên toàn quốc về mức độ phổ biến trên phương tiện truyền thông xã hội vào năm 2019.

Cuối cùng, Lazada Việt Nam đã dành phần lớn thời gian trong năm cho các hoạt động kết hợp giải trí và mua sắm như Lazada Super Party, trò chơi Guess It và Lễ hội âm nhạc Lazada.

Do hầu hết các hoạt động này chỉ dành cho thiết bị di động, Lazada, mặc dù đứng thứ hai về người dùng ứng dụng, chỉ đứng thứ năm về lưu lượng truy cập trang web, đạt 23,8 triệu lượt truy cập / tháng.

Thương mại điện tử hiện là một hoạt động thiết yếu cho người tiêu dùng.

Báo cáo iPrice xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam vào năm 2019. Trong số đó, bốn ứng dụng hàng đầu là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.

Bảng xếp hạng top 4 này vẫn giữ nguyên trong suốt cả năm, bất chấp sự cạnh tranh từ các ứng dụng nước ngoài như Aliexpress, SHEIN và Wish. Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam rất trung thành với các ứng dụng mua sắm yêu thích của họ.

Trên nền tảng trang web, có một hiện tượng tương tự. Khi phân tích hành vi của khách hàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy có tới 45% khách hàng Việt Nam truy cập vào thị trường thương mại điện tử bằng cách nhập địa chỉ trang web trực tiếp vào trình duyệt của họ, thay vì tìm kiếm trên Google hoặc nhấp vào quảng cáo. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu chỉ 27,49% (theo SimilarWeb, 2019).

thương mại điện tử

Vì thế, mua sắm trực tuyến trên các chợ thương mại điện tử giờ đã trở thành một phản xạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Bất cứ khi nào có nhu cầu, người tiêu dùng sẽ mở ứng dụng mua sắm yêu thích của họ hoặc nhập địa chỉ và truy cập trang web ngay lập tức mà không phải thực hiện nhiều tìm kiếm hoặc xem xét lại.

Đại diện YouNet Media cũng cho biết, thương mại điện tử là một trong những ngành được theo dõi nhiều nhất trên phương tiện truyền thông xã hội tại Việt Nam năm 2019, thu hút hàng triệu cuộc thảo luận mỗi tháng, một lần nữa chứng minh sự phổ biến của thương mại điện tử tại Việt Nam.

Thời kỳ giáo dục người tiêu dùng Việt Nam về mua sắm trực tuyến đã thành công. Thách thức tiếp theo cho các công ty bây giờ là làm thế nào để mỗi người tiêu dùng tiếp tục mua nhiều hơn mà không cần các công ty phải cạnh tranh về giá.

Bước vào năm 2020: làm hài lòng khách hàng là yếu tố sống còn.

Đối mặt với thách thức mới đó, báo cáo chỉ ra một loạt các dịch vụ và sản phẩm hoàn toàn mới đến từ các thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam vào năm 2019.

Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đều tung ra các tính năng phát trực tiếp của riêng họ trên các ứng dụng di động. Tiếp theo là các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng chuyên sâu, đặc biệt là tập trung vào các dịch vụ giao hàng nhanh.

Thông qua các hoạt động này, các thị trường thương mại điện tử đang cố gắng tạo ra các đề xuất giá trị mới và thực tế hơn để giữ chân khách hàng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào giảm giá.

Những nỗ lực này có thể sẽ được tiếp tục và tăng cường vào năm 2020. Chỉ khi làm như vậy, thị trường thương mại điện tử có thể tiếp tục phát triển và có lợi nhuận trong dài hạn.

Giải thích về kế hoạch của công ty vào năm 2020, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành của Shopee, nói với các nhà nghiên cứu: xông Shopee nhận ra rằng xu hướng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 sẽ được cá nhân hóa, tương tác và giao tiếp xã hội nhiều hơn.

Theo đó, chúng tôi giới thiệu các cải tiến mới để cung cấp cho người dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến mang tính cá nhân hóa và giải trí cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen