Skip to main content

Thẻ: Mua sắm

Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday

Người Mỹ ngày càng nhạy cảm với giá cả và tận dụng tối đa dịp Black Friday mới đây để mua hàng giảm giá, đặc biệt là khi mua trực tuyến. Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday.

Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday
Gần 10 tỷ USD là số tiền mà dân Mỹ mua sắm online trong ngày Black Friday

Báo cáo mới nhất của Adobe Analytics cho biết chi tiêu trực tuyến tại Mỹ trong ngày Black Friday mới đây đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên kỷ lục 9,8 tỷ USD. Điều này càng cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến giá cả, muốn chi tiền cho các món giá hời nhất và thích săn hàng giảm giá trên mạng.

“Một năm qua, chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng ngày càng chi tiêu có chiến lược. Họ muốn tận dụng các dịp lễ lớn để tối đa hóa số tiền được giảm”, Vivek Pandya – nhà phân tích hàng đầu tại Adobe Digital Insights cho biết.

Con số trên cũng cho thấy người Mỹ hiện sẵn sàng móc hầu bao hơn so với năm 2022 – thời điểm giá lương thực và khí đốt ở mức cao kỷ lục.

Pandya cho biết 5,3 tỷ USD chi tiêu đến từ mua sắm qua điện thoại. Ông nhận xét những người có ảnh hưởng lớn (influencer) và việc truyền thông trên mạng xã hội đã giúp người dùng thoải mái chi tiêu hơn trên thiết bị di động.

Dù vậy, người mua vẫn rất nhạy cảm với giá cả. Họ đang thắt chặt chi tiêu do lạm phát và lãi suất cao. Theo khảo sát của Adobe, 79 triệu USD doanh thu trực tuyến dịp Black Friday là đến từ dạng thanh toán “mua trước, trả sau” (BNPL). Con số này gấp đôi năm ngoái.

Cũng theo báo cáo, loại sản phẩm bán chạy nhất Black Friday là đồ điện tử, như TV, đồng hồ thông minh, máy chơi game. Trong khi đó, đồ sửa chữa nhà cửa bán khá chậm.

Adobe thu thập dữ liệu dựa trên phân tích 1.000 tỷ lượt truy cập các website bán lẻ tại Mỹ, 18 ngành hàng và hơn 100 triệu sản phẩm. “Tôi cho rằng mô hình bán hàng đã thay đổi, nhất là với trải nghiệm mua hàng truyền thống, như việc xếp hàng chẳng hạn”, Pandya cho biết. Người tiêu dùng “chủ động hơn” khi mua sắm online, vì rất dễ dàng so sánh giá để tìm ra nơi bán tốt hơn.

Adobe dự báo sức mua sẽ được duy trì suốt cuối tuần này và trong cả ngày Cyber Monday 27/11. Họ cho rằng người mua sẽ chi thêm 10 tỷ USD trong hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật và kỷ lục 12 tỷ USD trong ngày thứ Hai.

Dù vậy, người tiêu dùng có thể giảm chi trở lại về cuối năm, Pandya dự báo. Cyber Monday có thể là dịp cuối cùng người dân tăng chi cho các món đồ không thiết yếu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu

Vào mùa lễ hội cuối năm, các hãng bán lẻ háo hức chờ đợi khách hàng mở hầu bao, thế nhưng lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người dân thế giới.

Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu
Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu

Một thống kê được trang Axios đưa ra cho thấy, có tới 60% người tiêu dùng các nước Âu Mỹ tin rằng, lạm phát đang khiến việc mua sắm cuối năm của họ khó khăn hơn. Nhìn rộng ra, lạm phát và trước đó là ảnh hưởng của đại dịch, đã khiến một xu hướng mới đang dần trở nên phổ biến với nhiều người dân trên toàn cầu, đó là thay vì sẵn sàng “thả cửa” tiêu xài trong dịp lễ, thì bây giờ, họ sẽ cân nhắc cẩn thận hơn, chỉ mua đủ những gì mà mình đang cần.

Xu hướng “mua đủ” trong mùa lễ hội cuối năm.

Nếu nhìn vào tổng doanh thu hay lượng người mua, mùa mua sắm cuối năm nay nhìn chung vẫn khá nhộn nhịp, nhưng khi nhìn sâu hơn vào hoạt động của các cá nhân, nhiều chuyên gia có chung nhận định: Người mua hàng năm nay tính toán kỹ hơn so với những năm trước đây.

Một ví dụ điển hình là các món quà, số món quà hay phiếu quà tặng mỗi hộ gia đình Mỹ mua năm nay là 8, so với con số 9 của năm ngoái. Nước láng giềng Canada cũng chứng kiến mỗi người chi ít đi khoảng 1/5 cho các món quà trong ngân sách mùa lễ hội.

Bỏ ít tiền hơn cho quà tặng là một cách đơn giản để mỗi người dành thêm tiền cho các món đồ dùng gia đình, hay đơn giản hơn là mua sắm thực phẩm, chuẩn bị các bữa liên hoan như lễ Tạ ơn hay Giáng sinh.

Ông Joseph Balagtas – Giáo sư Đại học Purdue, Mỹ cho biết: “Năm nay, phần lớn mọi người lựa chọn mua đồ, tổ chức liên hoan dịp lễ Tạ ơn tại nhà với bạn bè để tiết kiệm. Một may mắn là thịt gà tây lại đang khá dồi dào, giúp cho bữa tiệc Tạ ơn rẻ hơn một chút so với năm ngoái”.

Ngay cả tại những nước như Trung Quốc, dù không có lạm phát cao và nổi tiếng nhờ những lễ hội mua sắm lớn, xu thế thận trọng chi tiêu mùa lễ cũng đang dần thay thế cho tư duy “mua sắm trả thù” trước đây.

Chị Gao Di – Người tiêu dùng Trung Quốc chia sẻ: “Trong dịp lễ độc thân 11/11, tôi chỉ mua các món đồ mà mình thật sự cần, chứ không mua vì xem livestream hay thấy đang giảm giá mạnh”.

Không chỉ chi tiêu cẩn trọng hơn, nhiều người cũng tỏ ra kiên nhẫn hơn với việc mua sắm của mình. Tại Mỹ, khoảng một nửa số người đi mua sắm cho biết, họ vẫn chưa mua hàng ngay, để đợi các đợt khuyến mại tốt nhất cho món đồ mình muốn mua. Điều này còn phổ biến hơn nữa với mua hàng trực tuyến – 4/5 người cho biết họ sẵn sàng từ bỏ món đồ trong giỏ hàng, nếu không tìm được các mã giảm giá hay miễn phí vận chuyển mà mình mong muốn.

AI và cuộc cách mạng mua sắm tiết kiệm tại Mỹ.

Các nhà bán lẻ tại Mỹ luôn có cách để người mua, dù đang e dè, vẫn phải rút hầu bao. Và một cách tốt nhất hiện nay là họ dùng các công cụ AI và mạng xã hội để nhanh chóng nắm bắt hành vi của người tiêu dùng và lôi kéo họ chi tiền.

AI được ví von là đang tạo ra cuộc cách mạng hóa trong mùa mua sắm năm nay, giúp các nhà bán lẻ mở rộng tệp khách hàng, tiếp cận chính xác hơn tới từng người mua, cải thiện hỗ trợ khách hàng và dễ dàng đưa ra các chương trình mua sắm nhanh, trực quan hơn.

Còn với người mua, sử dụng AI và mạng xã hội được coi là giải pháp tối ưu để họ tìm được các món đồ ưng ý và tất nhiên với giá hợp lý.

Theo nghiên cứu của Sapio Research, có tới 69% người dùng cho biết, AI giúp họ tìm các sản phẩm và thương hiệu dễ dàng hơn, trong khi có tới 74% nói rằng AI hỗ trợ họ tìm thấy các ưu đãi giảm giá, vốn cực kỳ quan trọng trong mùa mua sắm năm nay. Khảo sát cũng cho thấy, cứ 5 người mua hàng thì có 1 người tỏ rõ sự tin tưởng vào công cụ hỗ trợ của AI.

Nghiên cứu cũng cho thấy, năm nay người mua quan tâm đáng kể đến việc mua sắm hay “săn sale” trên các mạng xã hội như Instagram, Facebook hay TikTok.

Chi tiêu hợp lý mùa lễ hội.

Các chuyên gia gợi ý, việc lên danh sách mua sắm từ sớm sẽ giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng xác định những món đồ cần mua, lọc bớt những đồ không cần thiết và mua sắm có mục tiêu hơn.

Việc mua sắm chỉ thực sự hiệu quả khi phù hợp với khả năng tài chính của mỗi cá nhân, gia đình. Để tránh sa vào bẫy mua sắm quá đà, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng hạn chế sử dụng thẻ tín dụng trong thời điểm mua sắm cuối năm, để tránh việc lễ hội chưa qua, chủ thẻ đã nợ nần chồng chất.

Và cuối cùng, hãy luôn giữ cho mình chiếc đầu lạnh vào dịp mua sắm mùa lễ hội. Những chương trình giảm giá nghe có vẻ rất hấp dẫn, nhưng người tiêu dùng được khuyên hãy chỉ mua nếu nó thực sự cần với mình thay vì mình muốn, bởi một món đồ dù có hời đến đâu thì bạn vẫn là người phải chi ra một khoản tiền nhất định. Và nếu mua chỉ để có cảm giác được lời to, thì người tiêu dùng chính là con mồi mà các hãng bán lẻ yêu thích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo VTV.vn

Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới

Với sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ, nhu cầu và hành vi của khách hàng hay người tiêu dùng cũng đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, nhiệm vụ của người làm marketing theo đó không chỉ là đáp ứng các nhu cầu cũ tưởng chừng như là vốn có, mà còn cần bắt kịp và tiếp cận các giá trị mới hiện đang được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới
Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới

Người tiêu dùng ngày nay suy nghĩ rất khác về việc mua sắm của họ. Họ cẩn thận hơn, “thức tỉnh” hơn và sẵn sàng nhiều hơn trong việc rời xa các thương hiệu (Brand) và trải nghiệm mà họ đã từng coi trọng trong quá khứ.

Với tư cách là những marketer hay người làm marketing, bạn cần xác định chính xác các nhu cầu mới, những thói quen hay hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong bối cảnh mới, nó đã thay đổi như thế nào, tại sao và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số ý quan trọng bạn cần biết theo ghi nhận của MarketingTrips.

Cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn chỉ là một đơn hàng (tốt) thông thường.

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, ở những thời điểm khi nền kinh tế khó khăn do lạm phátsuy thoái, người tiêu dùng không quan tâm đến điều gì khác ngoài giá cả.

Sự thật là ngay cả trong một môi trường bất ổn, khách hàng không nhất thiết chỉ phải tập trung vào việc săn hàng giá rẻ.

Thay vào đó, họ cũng đang tìm kiếm giá trị, chất lượng và dịch vụ khách hàng tốt. Họ cũng đang làm những gì cần thiết để hạn chế việc mua hàng một cách tuỳ tiện (bốc đồng theo cảm xúc) và ưu tiên nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu.

Dưới đây là một số dữ liệu do Google công bố mới đây.

  • 72% người tiêu dùng nói rằng họ đang suy nghĩ kỹ hơn về những gì họ chi tiêu (sản phẩm, dịch vụ) và 62% đang suy nghĩ kỹ hơn về nơi (doanh nghiệp, thương hiệu) họ mua sắm.
  • Trung bình, 73% người tiêu dùng cho biết họ vẫn sẵn sàng tiếp tục mua hàng từ những doanh nghiệp tăng giá nếu họ cảm thấy họ được coi trọng với tư cách là khách hàng.
  • Trên khắp các thị trường được nghiên cứu, 53% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua các sản phẩm bền hơn so với các sản phẩm giá cả phải chăng nhưng có thể cần phải mua mới (thay thế) thường xuyên hơn.

Thường xuyên thu hút người mua sắm mới khi yếu tố lòng trung thành với thương hiệu ngày càng trở nên mờ nhạt.

Với sự gia tăng của hành vi mua sắm có chủ ý và có ý thức hơn, khái niệm lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) ngày càng trở nên mờ nhạt hơn, người tiêu dùng ngày nay ít bị ảnh hưởng đến điều này trong quyết định mua hàng của họ.

Thay vào đó, họ ngày càng sẵn sàng thử các thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm mới có thể phù hợp với nhu cầu và giá trị (mới) của họ.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là, các nhà marketer có thể khiến người mua sắm hay đối tượng mục tiêu cân nhắc về thương hiệu của họ bằng cách xuất hiện bên cạnh các đối thủ cạnh tranh (cùng phân khúc).

  • Khoảng 1/3 người tiêu dùng tại các thị trường được nghiên cứu đang dành nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định (30%), cân nhắc nhiều thương hiệu mới hơn (30%) và cân nhắc nhiều cửa hàng hoặc nhà bán lẻ hơn (29%).
  • 47% người tiêu dùng cho biết họ đã mua ít nhất một thương hiệu mới mà họ chưa từng mua trước đó (cao hơn nhiều so với các năm trước đây).
  • Khi được hỏi họ đang thực hiện những biện pháp nào để quản lý chi tiêu, 62% khách hàng Gen Z và Gen Y cho biết họ có khả năng sẽ thay đổi nơi họ mua sắm, so với con số 51% của Gen X và Baby Boomers.

Người làm Marketing cần truyền cảm hứng cho những người tiêu dùng có ý thức.

Người tiêu dùng có ý thức là những người tiêu dùng theo chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức. Nhóm người này không phải là một xu hướng mà là một cách thức mới để mọi người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ.

Khái niệm người tiêu dùng có ý thức thường gắn liền với Gen Y (Millennials) – những người vốn rất khắt khe trong việc đưa ra sự lựa chọn về các nhãn hiệu mà họ cần để sử dụng hoặc mang vào ngôi nhà của họ.

Ngày nay, người tiêu dùng hiếm khi chỉ dựa vào một kênh duy nhất để ra quyết định mua hàng, thay vào đó họ đang liên tục di chuyển để khám phá về thương hiệu.

Họ mua hàng không chỉ đơn giản vì để đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân, mà còn liên hệ đến những giá trị cá nhân, những lợi ích thực sự của các sản phẩm và dịch vụ.

Nắm bắt được điều này, nhiệm vụ của người làm marketing giờ đây không chỉ là liên tục nói về các tính năng của sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là về giá trị cá nhân, nguồn gốc của sản phẩm, minh bạch về quá trình sản xuất, những lợi ích thực sự đằng sau sản phẩm hay cả những thứ liên quan đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ví MoMo được Apple chọn làm công cụ thanh toán tại Việt Nam

Với hình thức thanh toán qua ví điện tử và trả góp, Apple đã chọn MoMo là đối tác chính thức và trở thành fintech Việt Nam duy nhất được đồng hành cùng Apple tại Việt Nam.

Ví MoMo được Apple chọn làm công cụ thanh toán tại Việt Nam
Ví MoMo được Apple chọn làm công cụ thanh toán tại Việt Nam

Sau nhiều ngày chờ đợi của người tiêu dùng, Apple Store (Cửa hàng trực tuyến của Apple) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.

Apple Store trực tuyến cung cấp đầy đủ các danh mục sản phẩm để người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến, bao gồm: iPhone, Macbook, iPad, Airpod,… cùng nhiều phụ kiện, dịch vụ giải trí khác mang thương hiệu Apple.

Bên cạnh các sản phẩm mang thương hiệu Apple, lần ra mắt Apple Store trực tuyến còn gây chú ý khi có một fintech Việt Nam được lọt vào “mắt xanh” của công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Cụ thể, sau khi chọn mua các sản phẩm trên Apple Store trực tuyến, người dùng sẽ tới bước thanh toán gồm các hình thức: trả thẳng (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử, thẻ ATM), và trả góp.

Với hình thức thanh toán qua ví điện tử và trả góp, Apple đã chọn MoMo là đối tác chính thức và trở thành fintech Việt Nam duy nhất được đồng hành cùng Apple tại thị trường Việt Nam.

Với hình thức trả qua ví điện tử, người dùng thao tác qua ví MoMo như bình thường.

Với hình thức trả góp, người dùng có thể lựa chọn các kỳ hạn thanh toán như: 6, 12, 18 và 24 tháng với mức trả trước chỉ 20% và lãi suất thấp.

Ngoài ra, người dùng có thể dùng thêm tính năng “Thu cũ đổi mới” để chuyển sản phẩm cũ của mình cho Apple và nhận tiền về MoMo. Số tiền nhận được tương đương với giá trị của sản phẩm cũ mà Apple định giá.

Trong đó, hạn mức trả góp được MoMo công bố lên đến 100 triệu đồng, dễ dàng sở hữu các sản phẩm chính hãng của Apple tại Apple Store trực tuyến như iPhone, iPad, Mac hay Apple Watch ngay khi có nhu cầu.

Được biết, trước khi có Apple Store trực tuyến, từ năm 2019, MoMo là ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam trở thành phương thức thanh toán trên kho ứng dụng App Store.

Chia sẻ về sự kiện lần này, ông Đỗ Quang Thuận – Phó Tổng Giám đốc cấp cao, phụ trách Khối dịch vụ tài chính của MoMo cho biết: “Chúng tôi vui mừng mang đến cho người dùng Việt những lựa chọn thanh toán linh hoạt để mua các sản phẩm Apple yêu thích và dễ dàng quản lý, cân đối tài chính của mình”.

MoMo hiện cũng là fintech dẫn đầu xu hướng Mua sắm trước – Trả tiền sau, phối hợp cùng các ngân hàng cho ra mắt sản phẩm tín dụng tiêu dùng là ví trả sau, sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng hiện đại trên thế giới.

Nhờ sự tiện lợi và dễ tiếp cận, chỉ trong thời gian ngắn ra mắt, sản phẩm đã chiếm được cảm tình của người dùng đặc biệt là những người trẻ thích nghi và nhạy bén với công nghệ, yêu thích mua sắm online.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Người tiêu dùng không sẵn sàng từ bỏ sự thuận tiện chỉ vì giá trị

Trong khi nhiều người làm marketing cho rằng, người tiêu dùng ra quyết định dựa trên giá trị, thực thế chứng minh rằng sự thuận tiện, giao hàng nhanh và giá cả là yếu tố quan trọng hơn cả.

Người tiêu dùng không sẵn sàng từ bỏ sự thuận tiện chỉ vì giá trị
Getty Images

Ngày nay, những nội dung xoay quanh việc các hoạt động hay ý thức mua sắm của người tiêu dùng bị chi phối hoặc ảnh hưởng như thế nào bởi các vấn đề toàn cầu là vẫn để lại nhiều khoảng trống lớn.

Chúng ta ai cũng biết rằng biến đổi khí hậu là vấn đề “nóng” toàn cầu và cần nhận được sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Chúng ta đưa ra sự ưu tiên cho những sản phẩm bền vững, có thể tái chế hay những doanh nghiệp tập trung vào tăng trưởng xanh. Chúng ta cũng làm tất cả những điều khác với danh nghĩa là bảo vệ môi trường sống của tất cả mọi người.

Tuy nhiên, thực tế mọi thứ đang diễn ra như thế nào?

Sự thuận tiện và số tiền có thể tiết kiệm được vượt qua khỏi cái gọi là ý thức xã hội.

Trong khi nhiều người hô hào ý thức xã hội, nhìn chung, chúng ta vẫn bị mắc kẹt trong sự thuận tiện và yếu tố giá cả trước các quyết định mua sắm.

Người tiêu dùng hoàn toàn không muốn từ bỏ sự tiện lợi cá nhân hay những mức giá hấp dẫn để đổi lấy các giá trị xã hội gắn liền với các sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.

Có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự suy nghĩ về những doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ bán các sản phẩm cho chúng ta trước khi chúng ta mua chúng?

Chúng ta liệu có xem xét rằng những mặt hàng đó có phù hợp với các giá trị cá nhân và xã hội của chúng ta hay không?

Hãy tự hỏi bản thân rằng, bạn có sẵn sàng từ bỏ việc mua sắm trên Amazon.com nếu các hoạt động của công ty này không phù hợp với giá trị của bạn không?

Với những gì (thuận tiện, đa dạng, chiết khấu…) mà Amazon có thể cung cấp, câu trả lời có lẽ là “không”.

Chúng ta thích ai đó công nhận mình là người có ý thức xã hội hay chúng ta ủng hộ những điều chúng ta quan tâm, nhưng trong thực tế, điều này vẫn chưa được thể hiện đúng.

So với việc mua sắm các sản phẩm phù hợp với nhiều giá trị khác, những yếu tố như giao hàng miễn phí hay chiết khấu vẫn là động lực để người tiêu dùng ra quyết định mua hàng.

Một lịch sử đáng buồn của những lời hứa.

Mặc dù 58% các doanh nghiệp tại Mỹ coi sự đa dạng là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững và công bằng, chỉ 7% doanh nghiệp được đo lường là có yếu tố đa dạng.

Vào năm 2017 khi phong trào #Metoo chính thức được bắt đầu, phong trào khỏi xướng cho việc các doanh nghiệp cần bình đẳng hơn đối với phụ nữ và đấu tranh nhằm chống lại nạn quấy rối phụ nữ tại nơi làm việc, theo khảo sát của McKinsey, chỉ 1% kết quả đã được thay đổi trong suốt hơn 6 năm.

Khi mà sự phẫn nộ và ủng hộ phong trào #Metoo được xem là tâm điểm, sự thật đáng buồn là không có nhiều thay đổi đã được diễn ra.

Mọi thứ chỉ thay đổi khi bạn thay đổi.

Nhiều phụ nữ ủng hộ việc thu hẹp khoảng cách giới, đấu tranh để đòi hỏi sự bình đẳng trong thu nhập và tạo ra một nơi làm việc không có sự quấy rối.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không dám ngừng sử dụng Facebook, Twitter hoặc từ bỏ tư cách thành viên của Amazon Prime để gây áp lực buộc các doanh nghiệp phải thay đổi.

Mặc dù có nhiều doanh nghiệp rất lớn, tuy nhiên trên thực tế, người dùng có một sức mạnh tập thể thậm chí có thể tạo ra sự sụt giảm đáng kể trong lợi nhuận của các doanh nghiệp nếu họ bắt đầu mua sắm các sản phẩm gắn liền với các yếu tố giá trị của bản thân.

Hãy tưởng tượng rằng nếu có một doanh nghiệp nào đó thể hiện những quan điểm trái chiều với giá trị của bản thân và xã hội, bạn có sẵn sàng tiếp tục mua sắm các sản phẩm từ họ hay không hay sự thuận tiện và chiết khấu vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Nếu bạn muốn mình là người mua sắm có ý thức hay có thể tạo ra những tác động tích cực tới xã hội, việc mua sắm dựa trên các giá trị (cá nhân và xã hội) thay vì sự tiện lợi hay giá cả là yêu cầu bắt buộc.

Nếu bạn không sẵn sàng từ bỏ những lợi ích trước mắt cho những mục tiêu xa hơn, mọi yêu cầu thay đổi hay những khái niệm “vì xã hội” mãi chỉ là những lời hô hào vô nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

05 xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong 2021

Mua sắm kết hợp giải trí, mua sắm hàng bách hoá trực tuyến, kinh doanh trực tuyến, đầu tư vào logistics nội bộ và hoạt động vì cộng đồng là những xu hướng thương mại điện tử nổi bật năm 2021.

xu hướng thương mại điện tử 2021
Getty Images

Trong giai đoạn 2020 – 2021, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi tích cực về thói quen mua sắm trực tuyến, tạo nên những xu hướng mới.

Báo cáo toàn cảnh ngành thương mại điện tử do Lazada thực hiện cho thấy, có năm xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2021.

Thứ nhất, mua sắm kết hợp giải trí đã thâm nhập một cách hiệu quả vào thói quen của người tiêu dùng trực tuyến và trở thành xu hướng dẫn đầu trên thương mại điện tử năm 2021 nhờ các trải nghiệm tương tác phong phú.

Hình thức này được đánh giá là chiến lược chinh phục trái tim và tâm trí người dùng trên hành trình trải nghiệm số với các hoạt động tương tác như: phát sóng trực tiếp, trò chơi với phần thưởng là các voucher mua sắm hoặc xu để quy đổi thành tiền và khấu trừ trực tiếp trên đơn hàng.

Không chỉ mang đến trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng, ở chiều ngược lại, mua sắm kết hợp giải trí cũng mang lại lợi ích cho nhà bán hàng bằng cách cho phép họ có không gian để tương tác với khách hàng tiềm năng và phát triển kinh doanh hiệu quả.

Theo báo cáo quý III/2021 của Lazada Việt Nam cũng là thời điểm giãn cách xã hội, kênh LazLive trên ứng dụng Lazada đã ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng về doanh số bán hàng và khách hàng mới.

Cụ thể, trong lễ hội mua sắm 9/9, tổng doanh thu thông qua LazLive tăng hơn tám lần so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức doanh thu kỷ lục 700 triệu đồng chỉ trong vòng hai giờ.

So với trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam, doanh số hằng ngày ghi nhận từ những buổi phát trực tiếp tăng gấp năm lần; lượng người mua trung bình mỗi ngày thông qua buổi phát trực tiếp tăng hơn 120%; và số lượt xem trung bình mỗi ngày tăng gấp hai lần.

Thứ hai, mua sắm hàng bách hoá chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến. 

Theo báo cáo của Deloitte, bách hoá trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định kể từ khi đại dịch bắt đầu xảy ra ở Việt Nam.

Theo báo cáo của iPrice, lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa bách hóa trực tuyến tăng 223% trong quý II/2021.

Lượt tìm kiếm trong tháng 7 tăng 11 lần so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6– ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh thành.

Các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, trước đây vốn được tiêu thụ chủ yếu thông qua các kênh truyền thống, giờ đã trở thành mặt hàng trực tuyến bán chạy nhất trong thời kỳ giãn cách xã hội.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google,Temasek, Bain & Company, trong số các ngành hàng trên thương mại điện tử, bách hoá trực tuyến dự kiến sẽ là động lực phát triển chính cho nền thương mại điện tử của Đông Nam Á trong vài năm tới.

Theo đó, 58% người tiêu dùng Việt được khảo sát cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và 53% người tiêu dùng Việt thừa nhận rằng mua hàng bách hoá trực tuyến đã trở thành một phần trong thói quen của họ.

Thứ ba, mô hình kinh doanh trực tuyến trở nên thịnh hành và gia tăng mạnh mẽ hơn dưới tác động của Covid-19.

Giai đoạn cao điểm của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam, Lazada cho biết ghi nhận lượng nhà bán hàng đăng ký lên nền tảng này tăng gấp 1,5 lần trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm trước.

Việc xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến nói chung và kinh doanh trên thương mại điện tử nói riêng được cho là sẽ giúp thu hẹp khoảng cách vật lý giữa nhà bán hàng và khách hàng tiềm năng, thiết lập kênh kinh doanh hiệu quả, thông suốt, rút ngắn khoảng cách cung – cầu bằng cách theo dõi dữ liệu cụ thể và tận dụng các công cụ kỹ thuật số linh hoạt.

Thứ tư, logistics nội bộ là chìa khoá tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. 

Trước Covid-19, phần lớn các nền tảng thương mại điện tử và nhà bán lẻ thường chọn hình thức giao hàng bởi các đối tác logistics để tiết kiệm chi phí và đầu tư vào các hạng mục công nghệ khác.

Tuy nhiên, Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và địa phương, thách thức sự phối hợp giữa người bán và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, kho bãi và hậu cần trong việc cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trước những thách thức này, bên cạnh việc duy trì hợp tác với các đối tác logistics, các nền tảng cũng dành mối quan tâm và đầu tư lớn hơn vào việc phát triển dịch vụ logistics nội bộ nhằm đảm bảo trải nghiệm khách hàng luôn được thông suốt.

Thứ năm, hoạt động vì cộng đồng giúp các thương hiệu nâng cao giá trị và kết nối với người tiêu dùng. 

Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng lựa chọn các thương hiệu tạo ra giá trị khác biệt và có ý nghĩa trong cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch.

Báo cáo “Global Marketing Trends 2020” của Deloitte cho thấy, các công ty có nhiều hoạt động, sáng kiến vì cộng đồng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn, cả về thị phần và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm, đồng thời đạt được sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cao hơn.

Một báo cáo toàn cầu gần đây của HavasMedia Group cũng chỉ ra, các công ty công nghệ đã nâng cao giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch bằng cách cung cấp dịch vụ giao hàng bách hóa nhanh chóng, giá cả phải chăng và không ngừng sáng tạo ra các cách thức mới để kết nối với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Thương mại điện tử Việt Nam tăng 4 lần trong năm 2021

Những dịch chuyển về hành vi tiêu dùng, nhu cầu mua sắm cũng như xu hướng của thương mại điện tử được Lazada chia sẻ trong báo cáo mới nhất.

Thương mại điện tử Việt Nam tăng 4 lần trong năm 2021

Báo cáo “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19” của Lazada Việt Nam tổng hợp những dữ liệu cùng sự tham vấn của ông Nguyễn Thanh Sơn – Chuyên gia cấp cao Tư vấn chiến lược kinh doanh và Truyền thông doanh nghiệp và ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc Điều hành MiBrand.

Động lực giúp thương mại điện tử bứt tốc trong năm 2021.

Báo cáo của Lazada Việt Nam khái quát về thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á và Việt Nam năm 2021 – nơi TMĐT đã thúc đẩy và đóng góp mạnh vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

Theo đó, bất chấp những thách thức từ đại dịch Covid-19, năm 2021 được xem là một năm khởi sắc với nền kinh tế số trên toàn Đông Nam Á, trong đó TMĐT là động lực tăng trưởng chính.

Theo Statista, giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD năm 2015 lên 120 tỷ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Lý giải cho sự tăng trưởng này, báo cáo ghi nhận động lực đến từ xu hướng mua sắm hàng bách hóa trên sàn TMĐT, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới (đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nhà bán mong muốn phát triển kinh doanh trên kênh online), và sự hưởng ứng của người dân dành cho các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí).

Đặc biệt, sự đầu tư mạnh vào các hệ thống logistics (hậu cần) nội bộ đã giúp các nền tảng TMĐT giải được bài toán đứt gãy chuỗi cung ứng hóc búa trong năm qua.

Năm 2021, người dân đã thay đổi nhiều thói quen và hành vi tiêu dùng. “Nhìn chung, độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn TMĐT đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, và sẵn sàng đặt đơn hàng có số lượng và giá trị lớn hơn”, báo cáo nhận định.

Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hoá trên nền tảng TMĐT bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019.

Lazada cũng ghi nhận giá trị một đơn hàng cao nhất lên đến 300 triệu đồng và 50 triệu đồng trên LazMall – hệ thống gian hàng chính hãng trong năm 2021.

Phân tích những thay đổi trong đối tượng nhà bán hàng, báo cáo nhận thấy, các nền tảng TMĐT thu hút nhiều nhà bán hàng hơn, đặc biệt từ ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG.

Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam, cho thấy, số lượng nhà bán hàng trong quý II/2021 đã tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước và con số này tiếp tục tăng hơn 1,5 lần trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm trước.

Quý III cũng chứng kiến các thương hiệu thực phẩm và đồ uống (F&B) lớn tham gia kinh doanh trên Lazada. Điều này đã góp phần mang đến mức tăng trưởng cao nhất về số lượng người bán trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) vào năm 2021.

Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng mới ở các khu vực phi thành thị cũng tăng đáng kể trong năm qua. Theo thống kê mới nhất của Lazada trong 11 tháng đầu năm 2021, có tới 40% nhà bán hàng mới trên nền tảng này đến từ các khu vực phi thành thị. Trong khi số lượng nhà bán hàng mới đến từ Hà Nội và TP HCM lần lượt là 29% và 31%.

Các chuyên gia cũng phân tích sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline) chính là trải nghiệm và kết nối.

Không giống với mua sắm ngoại tuyến, người mua có thể “sờ tận tay, nhìn tận mắt” sản phẩm, môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng.

Shoppertainment – chiến lược mua sắm kết hợp giải trí – với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, đánh giá sản phẩm thực tế, chính là “chìa khóa” giúp thương hiệu và nhà bán hàng tháo gỡ được nút thắt này, từ đó thúc đẩy doanh thu.

Minh chứng là ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội cao điểm năm 2021, trò chơi LazGame “Lazzie Star” đã thu hút hơn 750.000 người chơi và doanh thu từ LazLive tăng 22 lần.

Còn trong Lễ hội mua sắm 11.11 của Lazada, đại nhạc hội SuperShow đã ghi nhận được 26 triệu lượt xem và doanh số bán hàng qua SuperShow tăng 20 lần.

Năm qua, logistics tiếp tục là yếu tố tạo sự khác biệt giữa các nền tảng TMĐT. Điều này đến từ việc đầu tư bài bản vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics nội bộ, hay các sáng kiến hướng tới mục đích xã hội và cộng đồng.

Lazada Logistics đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm duy trì sự ổn định và nâng cao tốc độ của quá trình giao hàng; từ đó đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân.

Để thích ứng với tình hình giãn cách xã hội trên diện rộng và kéo dài hơn 4 tháng tại TP HCM, Lazada đã linh hoạt mở thêm 5 trung tâm phân loại hàng hóa vệ tinh tại các quận Tân Phú, quận 4, thành phố Thủ Đức và huyện Hóc Môn để đảm bảo nguồn hàng được phân phối kịp thời. Công nghệ AI cũng được ứng dụng vào khâu giao hàng để đảm bảo tuyến đường giao vận ngắn nhất.

Trong Lễ hội mua sắm 11.11 năm 2021, Lazada đạt kỷ lục với đơn hàng giao nhanh nhất – chỉ trong vòng 30 phút kể từ lúc đơn hàng được ghi nhận đến khi giao thành công cho khách hàng. Ấn tượng hơn, trong Lễ hội mua sắm 12.12, đơn hàng được giao nhanh nhất của Lazada chỉ mất 8 phút.

5 xu hướng bán hàng của tương lai số.

Báo cáo cũng đưa ra những dự đoán về xu hướng của ngành TMĐT trong thời gian tới, để từ đó, các nền tảng TMĐT có thể nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn và nhà bán hàng có thể tận dụng để tăng trưởng doanh thu, phục hồi kinh tế trong “bình thường mới”.

Thứ nhất, Social commerce được dự đoán sẽ lên ngôi trong năm 2022. Theo đó, các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động shoppertainment (giải trí kết hợp mua sắm) sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Xu hướng thứ hai phải kể đến là sự thúc đẩy nội dung do người dùng sáng tạo (user generated content).

Với sự gia tăng của nhiều nền tảng mạng xã hội tương tác cao và xu hướng để lại bài đánh giá (review), việc thu hút người dùng tạo nội dung liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ giúp tối ưu hóa kết nối và hỗ trợ quá trình quyết định mua hàng.

Thứ ba, đa kênh là hình thức bán lẻ mới. Tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống bằng cách tham gia các nền tảng thương mại điện tử, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn, gói hỗ trợ giao hàng và hỗ trợ người bán từ sàn thương mại điện tử là những cách giúp nhà bán tiết kiệm chi phí khi mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Thứ tư, cá nhân hóa hành trình mua sắm của khách hàng. Điều chỉnh cá nhân hóa nội dung và điểm chạm trong hành trình mua sắm sẽ là chìa khóa để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng.

Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada đã đầu tư vào AI và công nghệ để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thấu hiểu khách hàng hơn và thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.

Thứ năm, đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại sự tiện lợi và đảm bảo an toàn. Để tăng cường tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (CoD) trong thời gian tới.

Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan cho biết, Lazada đã quan sát được nhiều sự dịch chuyển đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh về thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm qua.

“Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các tổ chức và cá nhân quan tâm tìm hiểu về những tác động của Covid-19 đến thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, chuyển đổi số trong năm vừa qua cũng như những dự đoán về xu hướng của thị trường này trong năm 2022, qua đó, giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều dữ liệu để củng cố định hướng phát triển của mình trong thời gian tới”, ông nói.

Vị đại diện Lazada cũng nhận định, TMĐT tiếp tục là “mảnh đất màu mỡ” cho sự phát triển của nền kinh tế số, là nơi để người dùng có thể mua sắm bất cứ lúc nào và giúp nhà bán hàng đến gần với người dùng hơn.

Không nằm ngoài những động lực phát triển và xu hướng của TMĐT, Lazada sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ, logistics, shoppertainment và các hoạt động hỗ trợ nhà bán hàng để phục vụ và chinh phục người dùng khắp Đông Nam Á.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Quy mô thị trường eCommerce Việt Nam đạt 39 tỉ USD vào năm 2025

Tổng quy mô thị trường thương mại điện tử (eCommerce) Việt Nam đạt 13 tỉ USD năm 2021 và dự kiến tăng gấp ba lần, lên 39 tỉ USD vào năm 2025, theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2021 do Lazada Việt Nam vừa thực hiện.

Quy mô thị trường eCommerce Việt Nam đạt 39 tỉ USD vào năm 2025

Theo đó, quy mô thị trường eCommerce tại Việt Nam ghi nhận tăng trưởng ổn định 5 năm qua. Từ 5 tỉ USD năm 2016 đã tăng gấp đôi vào năm 2019 và tiếp tục tăng thêm 18% trong năm 2020.

Báo cáo trích dẫn ý kiến nhóm nghiên cứu Statista đánh giá ngành eCommerce Việt Nam, năm 2025 quy mô thị trường sẽ tăng gấp ba lần của năm 2021, đạt đến 39 tỉ USD.

“Thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế số nói chung là điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2021 khi tổng giá trị giao dịch (GMV) của ngành eCommerce tăng từ 8 tỉ USD năm 2020 lên 13 tỉ USD”, báo cáo cho biết.

Con số nói trên đưa nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng ấn tượng 31% so với cùng kỳ 2020 và đạt tổng GMV 21 tỉ USD.

Nhóm thực hiện báo cáo cho rằng ngành eCommerce đã thành công khi vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19, tiếp tục phát triển mạnh trong bối cảnh “bình thường mới”, thậm chí tăng trưởng ấn tượng hơn so với thời điểm trước đại dịch.

Động lực tăng trưởng của ngành năm qua tới sự thay đổi hành vi tiêu dùng và gia tăng số người dùng mới. Cụ thể, chỉ trong nửa đầu 2021, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% đến từ các khu vực ngoài thành thị.

Tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% cuối năm 2021, trong khi mua sắm qua thiết bị di động từ 55% tăng lên 69%.

Báo cáo ghi nhận 58% người tiêu dùng Việt cho biết sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên eCommerce vì tiện lợi; 53% thừa nhận mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống.

Họ cũng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn với số người dành ra dưới 1 triệu đồng mua sắm trực tuyến đã giảm đáng kể (từ 26% năm 2019 xuống còn 16% năm 2020), trong khi mức chi tiêu từ 1 đến trên 5 triệu đồng tăng cao.

Số doanh nghiệp mới tham gia vào mảng eCommerce hai năm qua cũng tăng từ 17% năm 2019 lên 22% năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng thông qua các nền tảng e-commerce từ 19% cũng tăng tới gần 30%.

Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam cho thấy số lượng nhà bán hàng trong quý 2.2021 đã tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục tăng 1,5 lần trong quý 3.

Nền tảng này thống kê số lượng nhà bán hàng mới tham gia Lazada Việt Nam tăng khoảng 30% mỗi tháng kể từ tháng 10.2021.

Báo cáo nhắc tới 5 xu hướng đáng chú ý trong ngành eCommerce năm 2022. Đó là sự lên ngôi của social commerce – các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), shopper entertainment (mua sắm kết hợp giải trí).

Xu hướng tiếp theo là nội dung từ người dùng sẽ có sức nặng hơn, ví dụ các bài đánh giá hay chia sẻ trải nghiệm sau mua hàng.

Mua sắm đa kênh, đa dạng hóa phương thức thanh toán, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là ba xu hướng được cho là quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử năm nay, theo báo cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Forbes

Tại sao Gen Z thích thử các sản phẩm hay thương hiệu mới

Nghiên cứu mới đây nhất của nền tảng mạng xã hội Pinterest đã tiết lộ lý do tại sao thế hệ Z (Gen Z) lại rất thích thú với việc thử các sản phẩm mới.

Tại sao Gen Z thích thử các sản phẩm hay thương hiệu mới

Theo dữ liệu từ Pinterest, Gen Z có khả năng dùng thử các sản phẩm hay thương hiệu mới cao hơn 20% so với các thế hệ khác.

Ngoài ra, họ cũng tỏ ra cởi mở hơn trong việc cân nhắc xem liệu họ có nên thử một sản phẩm hay thương hiệu mới hay không bên cạnh các sản phẩm họ hiện dùng.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng “lần đầu tiên” dùng thử một sản phẩm mới là một trong những động lực chính để Gen Z ra quyết định mua hàng, và do đó, những người thuộc thế hệ này thường mua nhiều sản phẩm mới hơn so với các thế hệ khác (mà chính xác là nhiều hơn đến 80% theo dữ liệu của 12 tháng qua).

Thông qua nghiên cứu, Pinterest cho biết các thương hiệu kết nối với Gen Z sẽ nhận thấy cơ hội tăng trưởng doanh thu trung bình lớn hơn đến 14 lần so với kết quả đạt được khi nhắm mục tiêu đến các thế hệ người dùng khác.

Ngoài ra, Gen Z cũng dự kiến sẽ vượt qua Millennials (Gen Y) để trở thành tầng lớp tiêu dùng sản phẩm mới lớn nhất toàn cầu vào năm 2026.

Nhà nghiên cứu Alvin Li đến từ Pinterest cho biết: “Thế hệ Z là thế hệ theo chủ nghĩa cá nhân và mong muốn được thể hiện bản thân nhiều nhất trong các thế hệ mà chúng tôi từng thấy. Họ không ngừng khao khát những trải nghiệm mới để thể hiện cá tính riêng của họ.

Và vì những lý do này, họ có nhiều động lực hơn để mua và tiêu dùng các sản phẩm mới, khám phá và thể hiện bản thân cũng như cách họ muốn thể hiện trong xã hội.”

Theo Pinterest, để có thể xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn với nhóm người tiêu dùng Gen Z, thương hiệu cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Quảng cáo video có nhiều khả năng thu hút sự chú ý của Gen Z. Là những người bản địa kỹ thuật số (digital natives) thực sự, Zers có khả năng mua hàng cao hơn 16% so với các thế hệ khác với các quảng cáo video.
  • Vì đa số Zers thích mua hàng từ những thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của họ nên các thương hiệu cần kết nối với họ bằng cách thấu hiểu các kênh (nền tảng) họ đang sử dụng và tương tác, qua đó làm nổi bật các giá trị cá nhân của họ thông qua những thông điệp phù hợp.
  • Thế hệ Z sử dụng các sản phẩm nhằm mục tiêu thể hiện bản sắc độc đáo của riêng họ. Người dùng Gen Z thích sự nổi bật và sử dụng các sản phẩm họ mua để truyền tải đi thông điệp “họ là ai”. Vì lý do này, các thương hiệu nên tập trung vào các nội dung quảng cáo có thể chứng minh được cách sản phẩm có thể giúp họ để lại những dấu ấn cá nhân riêng (có ví dụ cụ thể).

Bạn có thể xem đầy đủ báo cáo của Pinterest tại: Gen Z Insights

ham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh vào mùa mua sắm 2021

Theo ghi nhận số liệu từ thị trường Mỹ của Adobe, người tiêu dùng Mỹ đã chi tiêu khoảng 204.5 tỷ USD trên các nền tảng mua sắm trực tuyến trong tháng 11 và 12.

https://marketingtrips.com/marketing/3-meo-nho-de-xay-dung-mot-chien-dich-nguoi-co-anh-huong-thanh-cong/

Theo số liệu này, tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Mỹ đạt 8.6%.

Dưới đây là một số ghi nhận chính rất đáng tham khảo cho những người làm kinh doanh và marketing nói chung.

Tháng 11 và 12 giáp Tết là thời điểm ghi nhận mức chi tiêu cao nhất.

Các hoạt động chi tiêu thương mại điện tử của người tiêu dùng chủ yếu phát sinh vào thời điểm giáp Tết, tức tháng 11 và tháng 12.

Ví dụ: trong những tuần trước tháng 11, mức chi tiêu đã tăng con số khổng lồ 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khoảng thời gian diễn ra sự kiện “Cyber Week” (tuần lễ mua sắm trên mạng), chi tiêu đã giảm 1,4% so với năm trước. Doanh số bán hàng đã tăng trở lại trong những tuần sau ngày 30 tháng 11, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứt gãy chuỗi cung ứng không phải là vấn đề lớn.

Mặc dù chuỗi cung ứng liên tục đứt gãy trong suốt thời gian xảy ra đại dịch, các hoạt động mua sắm dường như không mấy chịu ảnh hưởng. Điều này được thể hiện qua việc số tiền chi tiêu cho thương mại điện tử vẫn tăng kỷ lục.

Theo nghiên cứu của Adobe, mức mua sắm năm 2021 cao hơn 253% so với năm 2019 và cũng cao hơn 10% so với năm ngoái.

Giảm giá ít hơn.

Người mua sắm trực tuyến vẫn sẵn sàng mua hàng mặc dù mức giảm giá có phần giảm hơn so với các năm trước đó. Ví dụ, trong ngành hàng điện tử, mức giá chỉ giảm khoảng 8%, so với mức giảm trung bình 21% vào năm 2020. Ngành hàng máy tính được giảm giá 10% vào năm 2021 so với mức giảm 22% vào năm 2020.

Hình thức mua trước trả sau (BNPL) tăng trưởng mạnh.

Hình thức BNPL đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.

Doanh thu từ BNPL đã tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái và số lượng đơn đặt hàng tăng 10%. Trung bình, người mua sắm chi 224 USD cho mỗi đơn đặt hàng, với khoảng 3 mặt hàng trong giỏ hàng của họ.

Người làm Marketing cần chú ý điều gì trước các xu hướng này.

Trong khi thương mại điện tử vẫn sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, những người làm marketing cần nhanh chóng thích nghi và tận dụng các cơ hội kinh doanh có được.

Về thời điểm triển khai các chiến dịch, các marketers hay thương hiệu nên triển khai sớm hơn, tốt nhất là vào vài tuần trước các ngày hội hay lễ mua sắm.

Bên cạnh đó việc triển khai các chiến dịch đa kênh (omni-channel), tích hợp BNPL hay các hình thức giao hàng thuận tiện hơn là những chiến thuật khác các doanh nghiệp cần lưu ý.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Người Việt lạc quan sắm Tết online

Theo dự đoán của Kantar WorldPanel, chi tiêu FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) tại nhà sẽ tăng trưởng tốt trong dịp Tết 2022 với mức chi tiêu gấp 2-3 lần so với ngày thường.

Theo Khảo sát “Thói quen tiêu dùng” mới nhất của PwC ở 26 quốc gia gồm cả Việt Nam, 76% người được hỏi khẳng định vẫn có kế hoạch mua sắm nhiều hơn và cho biết giá cả, sự tiện lợi vẫn là những yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm.

Sở dĩ người tiêu dùng, vẫn giữ thái độ lạc quan vì họ được làm việc ở nhà hoặc theo phương thức kết hợp (hybrid). Ngoài ra, bối cảnh tỉ lệ tiêm chủng toàn cầu tăng cao càng củng cố niềm tin của người tiêu dùng về một năm 2022 tích cực hơn.

Ở Việt Nam, tình hình cũng rất tươi sáng. Theo dự đoán của Kantar WorldPanel, chi tiêu FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) tại nhà sẽ tăng trưởng tốt trong dịp Tết 2022 với mức chi tiêu gấp 2-3 lần so với ngày thường.

Trong đó, khu vực thành thị có xu hướng mua sắm Tết sớm hơn. Riêng ở lĩnh vực thương mại điện tử, Deloitte ước tính, doanh số TMĐT trong kỳ nghỉ lễ 2021-2022 sẽ tăng từ 11%-15% so với cùng kỳ năm trước. Trước mắt, mùa lễ hội mua sắm cuối năm 12-12 đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng ấn tượng ở các sàn thương mại điện tử.

Theo số liệu thống kê từ thương hiệu chuyển phát nhanh J&T Express, số lượng đơn hàng trong tháng cao điểm mua sắm cuối năm đã tăng rất mạnh so với cùng kỳ 2020.

Hầu hết các địa phương đều tăng trưởng về mặt số lượng đơn, không còn chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Điều đó cho thấy số lượng người mua, người bán ở các tỉnh thành ngoài các thành phố lớn đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, một khảo sát của Facebook và Công ty GroupM Việt Nam cho kết quả trong số những người sử dụng Internet ở các vùng nông thôn, 46% (khoảng 30 triệu dân) có tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Báo cáo của Facebook và GroupM cũng đưa ra dự tính chi phí hàng tháng dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh ở nông thôn sẽ tăng trung bình 7% hàng năm, nhanh hơn khu vực đô thị loại 1 (4%), tính từ 2020-2025.

Từ đó, báo cáo cho rằng trên 70% các ngành hàng vẫn có cơ hội để đẩy mạnh số lượng người tiêu dùng ở nông thôn so với ở đô thị loại 1.

Nắm bắt điểm mấu chốt này nhiều sàn thương mại điện tử đã tung các đợt ưu đãi lỡn, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết cho người dùng cả nước.

Hầu hết các chương trình đều hướng đến mục đích hỗ trợ song phương bao gồm cả người mua và người bán. Các thương hiệu, nhà bán hàng có dịp thúc đẩy doanh số, tận dụng cơ hội phục hồi hậu suy thoái. Trong khi người mua có thể mua sắm với giá ưu đãi để có cái Tết sung túc mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Về phía các doanh nghiệp bán lẻ, nhiều đơn vị cho biết đã chuẩn bị sẵn tinh thần, chờ đón một trong những làn sóng mua sắm lớn nhất trong năm.

Sau quý 3 ảm đạm, hai tháng giao mùa là dịp để họ bứt tốc và nắm bắt thời cơ chuyển mình trong bình thường mới. Hầu hết đều đã có kinh nghiệm trữ hàng và bổ sung nhân sự từ hai đợt sale lớn 11/11 và 12/12. Họ kỳ vọng doanh thu Tết sẽ là bước đệm vững chãi, mở ra năm 2022 với nhiều cơ hội khả quan hơn.

Về ngành hàng thì bách hóa, điện tử và các sản phẩm sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Các ngành hàng làm đẹp, thời trang có thể bùng nổ trong quý 4 năm nay khi các hoạt động dần trở lại bình thường mới, mùa mua sắm cuối năm và Tết đã cận kề.

Người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ từ cuối tháng 11, đầu tháng 12, và tập trung vào các nhóm hàng quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho bé… vì nỗi lo dịch bệnh trở lại. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô hay hoa trái sẽ được mua vào khoảng cận Tết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Google cho phép thương hiệu thêm sản phẩm vào Google Maps và tìm kiếm địa phương

Google đang tìm nhiều cách hơn để nữa để giúp các thương hiệu có thể hiển thị sản phẩm của họ lên đầu trên danh sách tìm kiếm.

Google cho phép thương hiệu thêm sản phẩm vào Google Maps và tìm kiếm địa phương

Hiện tại, trong tài khoản Google Business Profiles (tên cũ là Google My Business), tại mục sản phẩm, Google cho phép bạn thêm các sản phẩm “đặc biệt” của thương hiệu, sau khi thêm, sản phẩm sẽ được di chuyển đến vị trí đầu tiên trong danh sách các sản phẩm bạn đã liệt kê trên Google Business Profiles.

Như bạn có thể thấy ở trên, sau khi chọn một sản phẩm nào đó là đặc biệt (special), nó sẽ được hiển thị đầu tiên trong danh sách các kết quả trên trang tìm kiếm.

Với cập nhật mới, nếu bạn đang muốn làm nổi bật một hoặc nhiều sản phẩm trên danh sách các tìm kiếm địa phương (Google Local Search) và trên bản đồ (Google Maps), bạn hoàn toàn có thể làm điều đó.

Hiện tính năng mới có thể chưa được cập nhật hết trên các tài khoản nên bạn có thể kiểm tra xem tài khoản của mình đã được cập nhật hay chưa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhu cầu mua sắm trực tuyến mặt hàng cho trẻ sơ sinh tăng mạnh

Các bậc cha mẹ buộc phải mua sắm trực tuyến các sản phẩm cho bé để phục vụ cho nhu cầu giải trí và chăm sóc con mình, vì đại dịch đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và vui chơi ngoài trời.

Đại dịch đã và đang tạo ra những áp lực tài chính khác nhau cho người dân như mất việc, lạm phát, phá sản,…Chính vì vậy, những người đang có kế hoạch sinh con trong giai đoạn này cần phải cân nhắc kế hoạch gia đình và lập ngân sách cẩn trọng.

Nên tảng so sánh giá iPrice đã thực hiện một nghiên cứu phân tích về chi phí mua vật dụng cơ bản cho trẻ sơ sinh, đồng thời cho thấy những thay đổi trong mối quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dành cho trẻ em trực tuyến.

Mặc dù tỷ lệ sinh đang có xu hướng giảm ở một số quốc gia Đông Nam Á, tuy vậy mối quan tâm trực tuyến đối với các mặt hàng dành cho trẻ em đang có sự gia tăng.

iPrice đã ghi nhận mức tăng 127% lượt hiển thị trên Google Analytics đối với các danh mục trẻ em trên tất cả sáu nền tảng vào năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Việt Nam, lượt hiển thị trung bình danh mục liên quan đến đồ dùng cho bé là 169%, theo sau đó là Philippines (146%), Indonesia (73%) và Malaysia (8%).

Các danh mục đồ dùng cho bé, đồ cho phòng cho bé sơ sinh, sản phẩm chăm sóc cho mẹ, tã, đồ chơi, sản phẩm cho bé ăn tăng cao nhất tại Singapore với 184% và Thái Lan là 180%.

Quốc gia duy nhất không có nhiều sự khác biệt về mức độ quan tâm đến đồ dùng cho bé là Malaysia, mức tăng chỉ có 8% trong số lần hiển thị trên Google trên tất cả các danh mục sản phẩm được nghiên cứu. Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với đồ dùng cho bé, sản phẩm chăm sóc cho mẹ và sản phẩm cho bé ăn giảm trung bình 13%.

Nhìn chung, đồ chơi vẫn là danh mục được quan tâm nhiều nhất tại tất cả các quốc gia với số lần hiển thị trên Google tăng 222%, tiếp theo là tã (160%) và đồ cho phòng cho bé sơ sinh (127%).

Người dân Việt Nam cũng có cùng xu hướng quan tâm như các nước trong khu vực, theo đó các mặt hàng đồ chơi trên kênh trực tuyến tăng 377% trong năm 2021 so với năm trước, theo sau là tã (275%) và cuối cùng là sản phẩm chăm sóc bà mẹ sau sinh (127%).

Các bậc cha mẹ buộc phải mua sắm trực tuyến các sản phẩm cho bé để phục vụ cho nhu cầu giải trí và chăm sóc con mình, vì đại dịch đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và vui chơi ngoài trời.

Dữ liệu giá từ người bán của iPrice, đơn vị đồng hành mua sắm trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, đã ghi lại giá trung bình các mặt hàng thiết yếu để chuẩn bị cho trẻ sơ sinh.

Số liệu chỉ báo rằng cần phải cân nhắc kế hoạch hóa gia đình và lập ngân sách cẩn thận trước khi sinh con trong giai đoạn này.

Cụ thể, khoản chi phí cho các vật dụng mua một lần cho bé như cũi, xe đẩy, địu em bé, giường, ti giả, chăn, nôi và các vật dụng liên quan sẽ tiêu tốn khoảng 26,1 triệu đồng (1.148 USD). Ngoài ra, giá các mặt hàng cần mua thường xuyên như tã, khăn lau, sữa công thức sẽ nằm ở mức 730 nghìn đồng (32 USD).

Kết quả cho thấy, người dân Đông Nam Á có thể tiêu tốn khoảng 26,9 triệu đồng (1.179 USD) để trang trải các đồ dùng và vật dụng cơ bản cho con khi chúng chào đời.

Chi phí này vẫn còn chưa bao gồm các sản phẩm khác như tắm gội, phụ kiện vệ sinh, quần áo theo mùa, sản phẩm ăn dặm hoặc thậm chí là các chi phí chăm sóc sức khỏe cho bé.

May mắn thay, đây là chỉ mức giá trung bình trên nền tảng iPrice, điều này có nghĩa là vẫn còn các lựa chọn thay thế khác rẻ hơn cho các bậc phụ huynh.

Kế hoạch hóa gia đình là một nhu cầu thực sự quan trọng ở Đông Nam Á. Điều này rõ ràng nên bao gồm việc lập kế hoạch tài chính, đặc biệt là người có thu nhập thấp và cần tiết kiệm trong thời gian dài trước khi sinh con. Nếu không có sự cẩn trọng, chất lượng cuộc sống của em bé sẽ bị ảnh hưởng.

Với tất cả những khó khăn mà người dân Đông Nam Á đang phải đối mặt trong đại dịch, cùng với những bất ổn tiềm ẩn về tài chính, việc sinh con ngay bây giờ có thể là một thách thức lớn hơn trước đây. Nhưng vì đại dịch dường như sẽ không sớm biến mất, nên cuộc sống của nhiều người vẫn phải tiếp diễn.

Điều đó nói lên rằng, kế hoạch hóa gia đình cẩn thận có thể là chìa khóa để có một cuộc sống chất lượng tốt.

Các bậc cha mẹ có thể lập ngân sách tài chính bằng các theo dõi chi tiêu chặt chẽ hoặc có thể sử dụng công cụ so sánh giá như iPrice để tiết kiệm tiền khi mua sắm cho con.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Grab mua lại chuỗi cửa hàng tạp hoá của Malaysia nhằm thúc đẩy mua sắm trực tuyến

Grab Holdings đã đồng ý mua lại chuỗi siêu thị Jaya Grocer của Malaysia khi nhu cầu giao hàng trực tuyến của các mặt hàng tạp hoá tăng cao tại Đông Nam Á.

Grab mua lại chuỗi cửa hàng tạp hoá của Malaysia nhằm thúc đẩy mua sắm trực tuyến
Source: ORE HUIYING/BLOOMBERG

Theo thông tin được gửi lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ, công ty gọi xe và giao hàng có trụ sở tại Singapore này sẽ mua tất cả cổ phiếu phổ thông và 75% cổ phiếu ưu đãi của Jaya Grocer với số tiền không được tiết lộ. Theo báo cáo của tờ Edge, thương vụ này có thể có trị giá tới 1,8 tỷ ringgit (tương đương khoảng 425 triệu USD).

Tính đến thời điểm hiện tại, Grab đang được định giá với mức 40 tỷ USD, trong khi giá cổ phiếu đã giảm đến 48% kể từ khi ra mắt thị trường vào ngày 2 tháng 12 vừa qua. Hiện cổ phiếu của Grab đang giao dịch ở mức 6,79 USD trên sàn Nasdaq (giá thời điểm ra mắt khoảng 13 USD).

Với Jaya Grocer, sau khi mua lại thương hiệu này, nó sẽ giúp GrabMart – dịch vụ giao hàng tạp hóa của Grab – phát triển mạnh hơn nữa trên khắp Malaysia, hiện Grab đang vận hành khoảng 40 cửa hàng tại khu vực Thung lũng Klang (Klang Valley) bao gồm thủ phủ Kuala Lumpur và Selangor.

Để tuân thủ các quy định của chính phủ Malaysia, Grab cho biết một nửa số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại Jaya Grocer sẽ thuộc về một nhà đầu tư địa phương. Thương vụ được dự kiến sẽ hoàn tất vào quý đầu tiên của năm 2022.

Liên quan đến dịch vụ giao hàng tạp hoá (grocery deliveries), Grab bắt đầu từ năm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế của khu vực khiến doanh thu mảng gọi xe trên toàn Đông Nam Á sụt giảm nhanh chóng.

Tuy nhiên, bất chấp sự sa sút trong mảng gọi xe, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của tập đoàn đã tăng 32% lên mức kỷ lục 4 tỷ USD trong quý 3 nhờ sự tăng vọt tới 63% trong mảng giao thực phẩm (đạt 2.3 tỷ USD).

Theo Euromonitor International, giao hàng tạp hóa trực tuyến (Online grocery deliveries) là một trong những phân khúc thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến là 24% trong vài năm tới, đạt mức gần 12 tỷ USD vào năm 2025.

Vào tháng 11 vừa qua, GrabMart đã ký kết hợp tác với một loạt các chuỗi siêu thị và tạp hóa trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và cả Việt Nam.

Được thành lập vào năm 2012 bởi Anthony Tan và Tan Hooi Ling với tư cách là một ứng dụng đặt taxi, Grab kể từ đó đã nhanh chóng phát triển và trở thành một siêu ứng dụng với nhiều dịch vụ kỹ thuật số khác nhau.

Hiện Grab phục vụ khách hàng tại hơn 400 thành phố trên khắp Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh |

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P3)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

Tiếp phần 3 (phần cuối)!

4. Những xu hướng mới có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp đang cố gắng thu hút người tiêu dùng Việt Nam.

Thị trường tiêu dùng của Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng — nó đang trở nên đa dạng hóa hơn, hiện đại hóa hơn và số hóa nhiều hơn.

Trong khi thị trường vốn đang rất tiềm năng, để định vị mình theo cách có thể chiếm được trái tim và tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp cần phải trả lời các câu hỏi như: họ cần thâm nhập thị trường nào, cách giao tiếp với người tiêu dùng ra sao và làm thế nào để có thể duy trì được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố địa phương hóa và sự nhanh nhạy với thị trường.

Lựa chọn chiến lược thâm nhập.

Cần vươn ra khỏi 2 thành phố lớn.

Các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam phải có một cái nhìn rộng hơn về những nơi cần cạnh tranh hơn là cứ mãi tận hưởng những thành quả trong quá khứ.

Thành công ngày nay đòi hỏi các thương hiệu phải vượt ra ngoài cách tiếp cận vốn có đến hai thành phố lớn đồng thời cần xem xét đến các kênh mới trong bối cảnh các yếu tố công nghệ đang thay đổi nhanh chóng.

Ngoại trừ một số lĩnh vực hay phân khúc cao cấp, chiến lược tập trung hoàn toàn vào Hà Nội và TP.HCM đã trở nên lỗi thời. Thay vào đó, nhiều doanh nghiệp ngày nay đã và đang theo đuổi người tiêu dùng nông thôn trên nhiều phạm vi địa lý khác nhau.

Các doanh nghiệp chỉ giới hạn mình trong việc phục vụ người tiêu dùng ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam sẽ cần phải mở rộng hay suy nghĩ lại về cách tiếp cận của họ.

Để có thể tiếp cận khoảng 50% dân số có thu nhập trên 22.000 USD mỗi năm, các doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch phân phối đến 15 thành phố hàng đầu khác.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ lớn đều đang tìm cách để nắm bắt các cơ hội mới bằng cách không chỉ đầu tư vào các thành phố trọng điểm mà còn vào một loạt các khu vực ngoại thành vốn có mức độ dân số đông (Hình 3).

Phát triển các kênh mới ngoài các kênh truyền thống.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng nên có chiến lược phân phối một cách linh hoạt linh hoạt hơn nhằm mục tiêu nắm bắt những thay đổi đang diễn ra trong mô hình kênh hỗn hợp. Sự phát triển nhanh chóng của các mô hình kênh kết hợp sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy trong việc định vị mình trước bức tranh thương mại truyền thống đang bị phân mảnh, lĩnh vực B2B trực tuyến (online B2B) đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đầy bất ổn, bối cảnh bán lẻ hiện đại thì liên tục đổi mới và thương mại điện tử là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.

Trong bối cảnh đó, việc cạnh tranh ở Việt Nam không chỉ đòi hỏi những chiến lược đúng đắn mà còn cần có khả năng quản lý kênh, quản lý khách hàng, tối ưu hóa về khuyễn mãi và cả chiến lược giá.

Làm thế nào để có thể giao tiếp hiệu quả với những người tiêu dùng mới của Việt Nam.

Các doanh nghiệp nếu muốn thành công ở Việt Nam, họ sẽ phải nâng cấp các thông điệp thương hiệu và các kênh truyền thông mới để tiếp cận người tiêu dùng ngày nay.

Thông thường, điều này liên quan đến các kênh kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, cũng như nhận thức đầy đủ về các chuẩn mực và giá trị mới của xã hội.

Đẩy mạnh mức độ tương tác kỹ thuật số.

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam ở các độ tuổi và khu vực khác nhau đều đang được kết nối internet. Trong khi bán lẻ trực tuyến (online retail) chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, các hoạt động marketingthương hiệu sẽ cần tận dụng nhiều hơn các phương tiện truyền thông mạng xã hội, đánh giá của người dùng, thương mại xã hội, phát trực tiếp và hệ sinh thái trực tuyến để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu gắn liền với lối sống có ý thức.

Người tiêu dùng Việt Nam đang chào đón mạnh mẽ với các sản phẩm gắn liền với xu hướng tiêu dùng có ý thức, xu hướng này thường sẽ trở nên phổ biến hơn khi nền kinh tế phát triển tốt hơn.

Để có thể có được sự chú ý và tăng mức độ chi tiêu của người tiêu dùng, các thương hiệu có thể xem xét đến yếu tố địa phương hoá thương hiệu của họ sao cho phù hợp với các xu hướng tiêu dùng mới cũng như sở thích của người tiêu dùng địa phương.

Việc sử dụng các biểu tượng hay di sản văn hóa của địa phương đồng thời kết hợp chúng vào các sản phẩm của doanh nghiệp là một chiến lược thông minh mà các doanh nghiệp có thể áp dụng.

Ở một mức độ nào đó, sử dụng các hình ảnh và đại sứ thương hiệu mang tầm châu Á (chứ không phải Việt Nam) cũng được chứng minh là phù hợp; không ít các thương hiệu hiện đã sử dụng các đại sứ thương hiệu đến từ Hàn Quốc hay Nhật Bản tại Việt Nam và họ cũng đã thành công.

Duy trì sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố địa phương hóa và sự nhanh nhạy với thị trường.

Tính địa phương hoá và sự nhanh nhạy với thị trường đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trước những sự bất ổn hiện có, các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ cần phải đổi mới mô hình hoạt động của họ xoay quanh 4 yếu tố sau:

  • Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân tài: Hoạt động quản lý nhân tài ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên phức tạp hơn.
  • Cập nhật mô hình hoạt động: Cần định hình một mô hình hoạt động có thể thích ứng nhanh nhất tới sự đổi mới và cá nhân hóa ở cấp độ địa phương.
  • Phân bổ lại các nguồn lực: Khi các điều kiện thị trường thay đổi, các doanh nghiệp cần phải di chuyển nguồn lực của họ đến những kênh và sản phẩm phù hợp nhất.
  • Phát triển các mối quan hệ đối tác liên ngành: Trong một thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ với nhau, những mối quan hệ đối tác trên các ngành khác nhau có khả năng thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng và khắt khe hơn, các thương hiệu sẽ không phải chỉ cần tinh chỉnh chiến lược của mình sao cho phù hợp với mức thu nhập của họ mà còn đến cả mô hình kênh, hoạt động marketing, phân bổ lại nguồn lực và nhiều thứ khác.

Hết phần cuối!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P2)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn (disruption) trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

Tiếp phần 2!

3. Sự thay đổi hành vi đã làm hiện đại hóa và đa dạng hóa môi trường tiêu dùng.

Ngoài sự thay đổi về nhân khẩu học, thị trường tiêu dùng của Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi đáng kể trong hành vi khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên đồng thời có nhiều sự đổi mới trong các mô hình kinh doanh và công nghệ.

5 sự thay đổi đáng chú ý nhất bao gồm: ảnh hưởng của các hoạt động số hóa lên các kênh phân phối, sự tăng lên của các hệ sinh thái trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng (consumer-facing ecosystems), các thương hiệu nội địa ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn, các sản phẩm theo hướng “lối sống có ý thức” được ưu ái hơn và khoảng cách địa lý không còn là rào cản hay thách thức lớn.

Mô hình kênh hỗn hợp mới (channel mix).

Ở hầu hết các thị trường tiêu dùng, các cửa hàng tạp hóa truyền thống đang dần được thay thế bởi các cửa hàng hiện đại, đặc biệt là các siêu thị và cửa hàng tiện lợi (các mô hình đại siêu thị hyper market vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn).

Nhưng ở Việt Nam, ngoài việc hiện đại hoá các mô hình bán lẻ truyền thống, hoạt động số hóa cũng đang làm thay đổi nhanh chóng cách thức mua sắm của người tiêu dùng.

Cũng giống như một số thị trường khác tại khu vực Châu Á, điều này sẽ dẫn đến hai thứ:

Thứ nhất, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng đến mức chúng ta không thể thấy được sự phát triển thông thường (từng bước) từ mô hình bán lẻ truyền thống sang hiện đại. Theo McKinsey, đến năm 2025, quy mô của thương mại điện tử ở Việt Nam có thể lớn ngang bằng với các cửa hàng bán lẻ vật lý (cửa hàng offline).

Thứ hai, thương mại truyền thống cũng đang được số hóa nhanh chóng. Việt Nam có hơn 680.000 cửa hàng ngoại tuyến (offline) bán các thực phẩm cơ bản và hàng tiêu dùng nhanh (FCMG).

Các doanh nghiệp địa phương như Telio và Vinshop đang cung cấp các tùy chọn đặt hàng kỹ thuật số và thanh toán kỹ thuật số cho các cửa hàng này.

Khi các doanh nghiệp tập trung vào kỹ thuật số càng cạnh tranh với những doanh nghiệp B2B truyền thống như các đơn vị bán buôn hay các cửa hàng mua và thanh toán bằng tiền mặt, thì thương mại truyền thống càng trở nên được kết nối nhiều hơn.

Quá trình này có thể làm gián đoạn các nhà phân phối và bán buôn truyền thống, và cuối cùng, cũng chính điều này sẽ dẫn đến năng suất đạt được sẽ cao hơn.

Một sự qui tụ lớn.

Nhu cầu của người tiêu dùng đang được định hình lại bởi một khái niệm được gọi là “sự qui tụ lớn”, nơi mà các hệ sinh thái kỹ thuật số đang tổng hợp nhiều nhu cầu của người tiêu dùng và phục vụ họ với các mức độ tích hợp khác nhau.

Điểm đến cuối cùng của sự tích hợp này chính là các siêu ứng dụng (super apps), nơi có thể cung cấp một cửa hàng kỹ thuật số (one-stop digital) duy nhất cho khách hàng thông qua nhiều mục đích sử dụng, nhiều chức năng và nhiều các dịch vụ bổ sung.

Khi các hệ sinh thái tương tác trực tiếp với người tiêu dùng xuất hiện và phát triển nhanh chóng, những doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) và bán lẻ đã phải suy nghĩ lại về mối quan hệ đối tác của họ.

Ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc thích nghi các hoạt động kỹ thuật số trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hàng tạp hóa, giải trí, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, bất động sản và giáo dục. Sự tăng tốc này thể hiện rất rõ ở thị trường Việt Nam.

Từ các lớp học trực tuyến đến việc đặt hàng qua các nền tảng kỹ thuật số, người tiêu dùng Việt Nam thích ứng nhanh hơn và sử dụng nhiều hơn.

Một nghiên cứu cho thấy 41% tổng số người tiêu dùng kỹ thuật số ở Việt Nam là người tiêu dùng mới và 91% trong số họ cho biết họ vẫn có ý định tiếp tục sử dụng các công cụ kỹ thuật số sau đại dịch.

Các thương hiệu địa phương đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn.

Các thương hiệu Châu Á đang duy trì những vị thế tốt trong nhiều ngành hàng và danh mục sản phẩm buôn bán trực tiếp với người tiêu dùng (consumer-facing), bao gồm cả ở Việt Nam.

Ví dụ, trong lĩnh vực FMCG, các thương hiệu Châu Á đạt mức tăng trường doanh thu ở mức 9% một năm, trong khi đối với các thương hiệu toàn cầu ngoài Châu Á thì con số này chỉ dừng lại ở mức 5%, tức chỉ bằng khoảng 50% so với các thương hiệu Châu Á. (Theo số liệu từ Euromonitor International).

Thông thường, các tầng lớp trung lưu mới nổi ở Châu Á có xu hướng thích mua các thương hiệu toàn cầu (chủ yếu từ phương Tây), tuy nhiên điều này không đúng — hoặc ít nhất là không được áp dụng trong mọi danh mục).

Các doanh nghiệp trong nước đã xây dựng không ít các thương hiệu thành công, những tên tuổi lớn như Masan, Nutifood hay Vinamilk trong lĩnh vực FMCG là ví dụ.

Trong khi các nhà bán lẻ nước ngoài đóng vai trò là “người tiên phong” trong các kênh bán hàng hiện đại, thì hầu hết các thương hiệu phát triển nhanh nhất lại đến từ các doanh nghiệp trong nước, chẳng hạn như Bách Hóa Xanh, Coop Mart và VinMart.

Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên nhiều hơn đến các sản phẩm mang hơi hướng “lối sống có ý thức”.

Lối sống và hành vi của người tiêu dùng ảnh hưởng và liên quan nhiều hơn đến người khác, môi trường và xã hội thì thường gắn liền với điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cho thấy nhiều người tiêu dùng Việt Nam đang bắt chước hành vi này.

Ống hút và cốc có thể tái sử dụng trong các quán cà phê, túi vải tote ở siêu thị hay các nhãn hàng thời trang thân thiện với môi trường hiện là những mối quan tâm hàng đầu và xuất hiện nhiều nơi tại Việt Nam.

Trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng, 91% người Việt Nam được hỏi cho biết họ đã nhận thức được và đang quan tâm nhiều hơn đến lối sống có ý thức.

Ngược lại, chỉ 86% người được hỏi ở Indonesia, 73% ở Thái Lan và 75% ở Malaysia nói điều tương tự. Điều đáng chú ý nữa là, 84% người Việt Nam được hỏi cho biết họ sẵn sàng trả một khoản tiền cao hơn cho các sản phẩm gắn liền với lối sống có ý thức. Điều này cho thấy có những tiềm năng rất lớn với các dòng sản phẩm cao cấp.

Điều này cũng có nghĩa là, người tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững, trách nhiệm xã hội và các điều kiện lao động, và hiển nhiên, họ cũng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho điều này.

Khoảng cách địa lý không còn là rào cản.

Hai trung tâm tiêu dùng lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh vốn cách rất xa nhau, có khí hậu và lịch sử rất khác nhau, dẫn đến có nhiều sự khác biệt trong hành vi và sở thích mua sắm của người tiêu dùng.

Hiểu được điều này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các phương thức marketing khác nhau để tiếp cận các nhóm người tiêu dùng khác nhau ở các khu vực khác nhau.

Tuy nhiên, sự khác biệt lớn về bối cảnh người tiêu dùng ở Việt Nam có thể là một trở ngại lớn đối với không ít các thương hiệu, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vốn không quen thuộc hay am hiểu các bối cảnh địa phương.

Trong khi người tiêu dùng Việt Nam vốn rất đa dạng và có nhiều phân khúc khác nhau, thì sự khác biệt về văn hóa theo vùng địa lý dường như đang giảm dần. Khi các hoạt động du lịch trong nước ngày càng gia tăng, hệ thống giao thông hiện đại hơn, người tiêu dùng Việt Nam đang được kết nối với nhau nhiều hơn bao giờ hết.

Đường bay từ Hà Nội đến TP HCM là đường bay “bận rộn” thứ hai trên thế giới, với gần một triệu chỗ. Người tiêu dùng trên khắp các vùng miền của đất nước đang trở nên giàu có hơn.

Các hoạt động truyền thông kỹ thuật số đang làm hài hòa và mờ dần khoảng cách địa lý của các thương hiệu; một thương hiệu đã tạo dựng được chỗ đứng trong khu vực này hiện đang dần chiếm lĩnh thị trường ở các khu vực khác.

Vào năm 2015, các thương hiệu được phân phối trên toàn quốc nhưng không có “thành trì” tại địa phương chiếm khoảng 32% sản lượng toàn nền kinh tế, 37% với các thương hiệu tập trung vào miền Nam, chẳng hạn như Bia Sài Gòn và 24% cho các thương hiệu tập trung vào miền Bắc hoặc miền Trung như Bia Hà Nội.

Tuy nhiên, tính đến năm 2020, thị phần của các thương hiệu quốc gia (được quảng bá và bán rộng rãi toàn quốc) đã tăng lên khoảng 40%, trong khi thị phần của các thương hiệu chỉ tập trung miền Bắc hoặc miền Trung đã giảm đi rất nhiều.

Hết phần 2!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P1)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.

Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).

Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.

Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).

(* PPP hay Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.

Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).

Hình 1

Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).

Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.

Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.

Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.

Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.

Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.

2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.

Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.

Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.

Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:

Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.

Các hộ gia đình nhỏ.

Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% ​​trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.

Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.

Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.

Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.

Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.

Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.

Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).

Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.

Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.

Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.

Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.

Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.

Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến ​​đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.

Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.

Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.

Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).

Hình 2

Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Xu hướng “điên cuồng mua sắm” cuối năm giúp doanh nghiệp bứt tốc

Dù mua sắm vì thói quen hay chỉ đơn giản là để giải tỏa sau giãn cách, người dùng đều thấy thỏa mãn vì được tiêu xài, theo Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam.

Từ tháng 10, người dùng Việt có xu hướng mua sắm “điên cuồng” dù vừa trải qua hơn 4 tháng liền giãn cách xã hội với nhiều hạn chế và ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

Theo nhận định của ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam, nhiều người dùng chọn cách thỏa mãn nhu cầu mua sắm bị dồn nén suốt thời giãn cách bằng những đơn hàng online thả ga.

Song song đó, các chương trình khuyến mãi lớn từ các sàn thương mại điện tử, ưu đãi sâu kích cầu mua sắm từ thương hiệu, gian hàng online… cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu mua sắm.

Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, tận dụng trợ lực từ các sàn thương mại điện tử để bứt phát doanh thu, bù đắp lại quãng thời gian nền kinh tế ảm đạm, trì trệ do dịch bệnh.

Mua sắm để thỏa mãn nhu cầu, sở thích.

Hồng Ngọc (28 tuổi, quận 9) cho biết từ tháng 10 đến nay đã chi hơn 15 triệu đồng cho việc mua sắm online các sản phẩm đa dạng ngành hàng.

Ngay từ khi shipper được phép hoạt động lại bình thường, chị đã đặt ngay 15 đơn hàng các sản phẩm từ gia dụng nhà bếp, nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm lẫn quần áo, nội thất…

Dù trong 4 tháng giãn cách, chị chỉ nhận 50% lương do làm tại nhà, tuy nhiên vẫn dành phân nửa thu nhập để mua sắm vì muốn “mua cho đã tay”.

Tương tự Ngọc, Quốc Phong (31 tuổi, quận 7) cũng đổ hàng triệu đồng vào mua sắm trên thương mại điện tử từ tháng 10 đến nay. Những mặt hàng Phong đã mua là đồ điện gia dụng, thiết bị công nghệ và nội thất.

Thay vì mua sắm dàn trải cả năm, anh thường để dành mua những món giá trị cao như laptop, điện thoại, phụ kiện công nghệ… vào dịp cuối năm vì nhiều ưu đãi, mã giảm giá.

“Những năm gần đây tôi đều có thói quen chờ đến lễ hội mua sắm 10/10, 11/11 hay 12/12, canh sale rồi mua một lượt. Có đợt tôi tiết kiệm đến vài triệu đồng nhờ ‘săn’ mã giảm giá hay canh giờ vàng săn sale”, Phong cho hay.

Hồng Ngọc hay Quốc Phong là hai trong số nhiều người dùng Việt mạnh tay mở hầu bao mua sắm ngay khi vừa hết lệnh giãn cách tại TP HCM.

Điều đó phần nào cho thấy sức mua của người dùng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đồng thời, họ ngày càng chi tiêu thông minh hơn khi tận dụng tối đa ưu đãi từ nhà bán hàng, thương hiệu và sàn thương mại điện tử để mua sắm.

Cơ hội đi kèm thách thức.

Liên đoàn bán lẻ Mỹ mới đây đã đưa ra dự đoán doanh thu bán lẻ tại nước này có thể tăng khoảng 6,5-8,2% trong năm 2021. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2004, bất kể những ảnh hưởng từ đại dịch.

Tại Việt Nam, báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố thương mại điện tử năm 2021 đạt giá trị 13 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 39 tỷ USD.

Với những số liệu tích cực trên, đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp đón đầu xu hướng từ cả hai nhóm người tiêu dùng mua sắm vì “trả thù” lẫn thói quen. Song, đi cùng với cơ hội luôn có thách thức.

Để đáp ứng làn sóng nhu cầu bùng nổ nhanh chóng và mạnh mẽ này, cả doanh nghiệp bán lẻ lẫn thương mại điện tử cần có chiến lược và định hướng rõ ràng trong cả hiện tại lẫn tương lai.

“Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, hệ sinh thái thương mại điện tử với hậu thuẫn là nền tảng công nghệ vững chắc, sẽ là chìa khóa giúp tháo gỡ “nút thắt” này cho các doanh nghiệp”, vị Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam khẳng định.

Trợ lực từ thương mại điện tử.

Một trong những mục tiêu lớn nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ và nhà bán hàng online tập trung hiện tại là cải thiện và tối ưu trải nghiệm mua sắm cho người dùng.

Hiện người dùng Việt đã dần quen với việc mua sắm online, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm dù không cần thấy tận mắt, sờ tận tay.

Tuy nhiên để có thể đạt hiệu quả cao hơn, doanh nghiệp cần chú trọng dịch vụ. Trải nghiệm mua sắm vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Thương mại điện tử hiện là một trong những kênh bán online tiềm năng và ổn định tăng trưởng cho doanh nghiệp. Song họ cũng cần biết cách tận dụng các công cụ, chính xác hỗ trợ từ các sàn để tối ưu doanh thu hiệu quả nhất.

Ông Hoàng cho biết với sàn thương mại điện tử Lazada, đơn vị luôn phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhiệt tình những thương hiệu và nhà bán hàng đối tác.

Doanh nghiệp có thể thoải mái tiếp cận nguồn khách hàng sẵn có của các sàn, nhận sự hỗ trợ tiếp thị qua các chương trình, lễ hội mua sắm; đồng thời kết nối vận chuyển hàng từ doanh nghiệp đến tận tay người dùng.

Quá trình giao hàng kết hợp cùng thương mại điện tử như Lazada nhanh chóng và dễ dàng hơn bởi Lazada luôn không ngừng cải tiến về mặt công nghệ.

Ứng dụng AI, tự động hóa quy trình và giúp thiết kế tuyến đường vận chuyển hợp lý nhất. Đây là lợi thế to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp.

Thêm vào đó, hình thức mua sắm kết hợp giải trí – Shoppertainment – cũng dần nổi lên như một hiện tượng và được người dùng Việt hưởng ứng nhiệt tình.

Nhất là trong thời gian giãn cách xã hội, các hoạt động giải trí online ngay trên ứng dụng thương mại điện tử như livestream, minigame… đều ghi nhận lượt truy cập và theo dõi kỷ lục.

Cụ thể, trong “Lễ hội mua sắm 11.11” của Lazada, kênh LazLive ghi nhận doanh thu tăng gấp bảy lần so với cùng kỳ năm ngoái. Kênh mua sắm này cũng trở thành một trong những công cụ được nhà bán hàng và thương hiệu tận dụng triệt để với số lượng tham gia tăng gấp 1,6 lần.

Qua đó, ông Nguyễn Huy Hoàng đã đưa ra kết luận rằng dù người tiêu dùng “điên cuồng” mua sắm vì thói quen hay do tâm lý “trả thù” dịch bệnh, điểm chung của xu hướng mới này vẫn là mang lại cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc trong thời bình thường mới.

Tận dụng tốt cơ hội này, doanh nghiệp không chỉ sớm quay lại “đường ray” tăng trưởng mà còn góp phần bù đắp thất thoát do kinh tế “đóng băng”.

Thêm vào đó, “Lễ hội mua sắm 12/12 – Sale cuối năm wow 90%” của Lazada diễn ra từ 12-14/12 đang khởi động rầm rộ. Đây cũng là lần đầu tiên Lazada áp dụng mức giảm giá đến 90%, hưởng ứng “Tháng khuyến mại tập trung 2021” do Bộ Công Thương phát động.

Với các ưu đãi lớn chưa từng có này, không chỉ người dùng mà cả các doanh nghiệp nhà bán hàng cũng có thể tận dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế mau chóng phục hồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok ra mắt TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Trong giai đoạn thử nghiệm và mở rộng, hiện TikTok đang ra mắt TikTok Shop tại Indonesia trước khi có sẵn tại các khu vực khác trên toàn cầu.

TikTok ra mắt TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử
TikTok ra mắt ứng dụng TikTok Shop nhằm thúc đẩy thương mại điện tử

Thông qua ứng dụng mới, TikTok đang tìm cách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động eCommerce trên nền tảng, TikTok Shop cho phép các thương hiệu trên TikTok quản lý tất cả các danh mục sản phẩm của họ trong ứng dụng qua một không gian riêng biệt.

Hiện TikTok Shop Seller chỉ có sẵn cho các thương hiệu ở Indonesia:

“…TikTok Seller cho phép người bán quản lý Cửa hàng TikTok (TikTok Shop Seller) của họ thông qua điện thoại di động.

Các tính năng có sẵn sẽ bao gồm nhưng không giới hạn: đăng ký người bán, quản lý sản phẩm, quản lý đơn đặt hàng, quản lý thanh toán và hoàn tiền, quản lý khuyến mãi, dịch vụ khách hàng, phân tích dữ liệu, đăng ký chiến dịch và các hoạt động giáo dục tới người bán.”

Ở giai đoạn hiện tại (thử nghiệm), TikTok chưa chia sẻ nhiều về ứng dụng này, tuy nhiên, về cơ bản là các ứng dụng và công cụ mới sẽ cho phép các thương hiệu thương mại điện tử dễ dàng quản lý danh sách các sản phẩm của họ trên TikTok cho dù họ đang ở đâu (sử dụng nhanh bằng mobile) nhằm tối đa hóa hiệu suất bán hàng trong ứng dụng.

TikTok chia sẻ với tờ TechCrunch:

“Chúng tôi luôn tìm cách để nâng cao trải nghiệm của cộng đồng của chúng tôi, thường xuyên thử nghiệm các tính năng mới để truyền cảm hứng sáng tạo, mang lại niềm vui và đổi mới các trải nghiệm của người dùng trên TikTok.

Các thương hiệu trên TikTok đã tìm thấy nhiều cách sáng tạo để kết nối một cách chân thực với khán giả của họ và chúng tôi theo đó cũng không ngừng thử nghiệm các cơ hội kinh doanh mới cho phép cộng đồng khám phá và tương tác với những gì họ yêu thích.”

Nói về phiên bản TikTok tiếng Trung có tên gọi ‘Douyin’ của ByteDance, hiện các tính năng mua sắm trong luồng (In-stream shopping) của ứng dụng này đang tạo ra phần lớn doanh thu từ các hoạt động mua sắm trên nền tảng, và cũng là môt sự thành công mang tính “mở cửa” cho TikTok ở các thị trường khác.

Theo nghĩa này, TikTok mặc dù là mới thử nghiệm các tính năng mua sắm, tuy nhiên, về bản chất họ đã có nhiều thời gian và thử nghiệm với chính ứng dụng của họ tại Trung Quốc.

Đó là lý do tại sao những người bán có thể mong đợi việc TikTok sẽ nhanh chóng phát triển và áp dụng các tính năng thương mại điện tử mới vào ứng dụng.

Với hơn 1 tỷ người dùng và một số báo cáo cho rằng nền tảng này đang hướng tới mốc 1.5 tỷ người dùng trong vài năm tới, chắc chắn việc bán hàng trên TikTok Shop là điều mà hầu hết các thương hiệu đều nên cân nhắc.

Hiện các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có thể đăng ký TikTok Shop Seller.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

80% dân số tại 6 quốc gia Đông Nam Á mua sắm trực tuyến

80% trong số 440 triệu người dùng Internet tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã mua sắm trực tuyến năm 2021, theo Google, Temasek Holdings và Bain & Company.

80% dân số tại 6 quốc gia Đông Nam Á mua sắm trực tuyến
Source: Pexels

Khoảng 40 triệu người dùng Internet tại 6 quốc gia Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã tham gia mua sắm trực tuyến lần đầu trong năm nay. Điều này thúc đẩy tỷ lệ thâm nhập của Internet tại khu vực Đông Nam Á đạt con số đáng kể là 75%.

Nền kinh tế số Đông Nam Á tăng trưởng hai con số.

Báo cáo của Google, Temasek Holding và Bain & Company công bố hồi đầu tháng 11, cũng dự đoán rằng, nền kinh tế số của sáu quốc gia trên có thể đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) ở mức 174 tỷ USD vào cuối năm 2021, tăng 49% so với 2020. Tương lai của nền kinh tế số khu vực này trong 4 năm tới tiếp tục duy trì sự khả quan.

Theo đó, GMV nền kinh tế Internet Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số và cán mốc 363 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, thương mại điện tử là động lực thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng, chiếm hơn phân nửa tổng giá trị GMV.

Theo ông Stephanie Davis, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á của Google, thương mại điện tử sẽ vẫn là phân khúc lớn nhất của nền kinh tế Internet cho đến năm 2025 và hơn thế nữa.

Tiềm năng thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Với quy mô 13 tỷ USD trong năm 2021, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang đứng thứ tư tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, Google, Temasek và Bain & Co dự báo rằng, chỉ cần 4 năm nữa, tức vào năm 2025, Việt Nam sẽ giữ ngôi vị “á vương” tại Đông Nam Á, với quy mô thị trường đạt 39 tỷ USD.

Báo cáo này cũng xác nhận “vốn đầu tư tiếp tục tăng mạnh” vào Việt Nam, đặc biệt ở các dịch vụ kỹ thuật số tăng trưởng mạnh trong đại dịch, như thương mại điện tử, công nghệ tài chính, công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Trong tính toán của mình, Google và Temasek cho rằng, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2021-2025 là nhanh nhất khu vực, với 35%.

Có thể thấy, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng.

Covid-19 cũng góp phần thúc đẩy hình thức này diễn ra mạnh mẽ hơn. Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Lazada tăng trưởng bền vững với những dự đoán về xu hướng mua sắm.

Không nằm ngoài vòng tăng tưởng này, báo cáo quý III năm 2021 của Lazada Việt Nam, cho thấy, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thương mại điện tử để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày trong giai đoạn giãn cách xã hội của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4.

Cụ thể, lượng khách hàng truy cập hàng ngày, số lượng đơn hàng và số lượng khách mua hàng trên Lazada đều tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này cũng tăng hơn gấp 1,5 so với cùng kỳ. “Thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành và phát huy trong giai đoạn giãn cách sẽ tiếp tục được duy trì trong trạng thái bình thường mới”, báo cáo này nhận định.

Là đơn vị trực thuộc, Lazada Việt Nam cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng của Lazada Đông Nam Á thời gian qua.

Đơn đặt hàng tại Lazada Đông Nam Á trong quý II đã tăng hơn 82% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp vào tăng trưởng doanh thu của Lazada Group là 34%, người tiêu dùng tích cực hàng năm là 285 triệu người.

Bên cạnh đó, nền tảng thương mại điện tử này cũng ghi nhận và đưa ra những dự đoán về xu hướng mua sắm mới của người dân Việt Nam sau làn sóng Covid-19 lần thứ tư.

Theo đó, sau khoảng thời gian trở nên quen thuộc với mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng ngày càng trở nên thuần thục và hướng đến việc chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp Lễ hội mua sắm lớn.

Các ngành hàng bách hóa, điện tử, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt và người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ.

Sự phát triển về số lượng người dùng thương mại điện tử cho thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ở Việt Nam nói riêng và các nước khu vực nói chung ngày càng gia tăng.

Nền tảng thương mại điện tử đã góp phần mở ra cơ hội mua sắm phong phú, đa dạng cho những người sống ở các thành phố nhỏ, phụ cận và cả khu vực nông thôn; kết nối người tiêu dùng trẻ và sống tại những vùng ven đô đến với nhiều thương hiệu quốc tế.

Đây chính là cơ hội, lợi thế để nhà bán hàng, doanh nghiệp bán lẻ tập trung vào thị trường đầy tiềm năng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Người tiêu dùng cần nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng

Có giá tốt là một lợi thế lớn, tuy nhiên, sự tiện lợi, trải nghiệm mua hàng hay sở thích thương hiệu còn quan trọng hơn đối với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cần nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng

Người mua sắm hay người tiêu dùng nói chung thích một đơn hàng có giá tốt, cho dù là họ nhận được phiếu giảm giá hay được chiết khấu. Tuy nhiên, giá tốt là chưa đủ để người tiêu dùng ra quyết định mua hàng từ thương hiệu.

Theo một nghiên cứu mới đây từ Vericast, người tiêu dùng hiện có xu hướng kết hợp một số yếu tố khác vào quyết định mua hàng của họ, chẳng hạn như sở thích thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu và cả sự tiện lợi.

Sự tiện lợi là vua.

Với những người thích ở nhà, sự tiện lợi thậm chí còn trở thành một vấn đề lớn hơn đối với họ trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.

Mua sắm trực tuyến tăng trưởng mạnh kể từ khi xảy ra đại dịch, đặc biệt là đối với thực phẩm, hàng gia dụng cùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp khác.

Nghiên cứu người tiêu dùng của Vericast cho thấy:

  • Ba trong số bốn người cho biết việc tìm hiểu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp mới trở nên dễ dàng hơn trên các nền tảng trực tuyến.
  • Hơn 1/3 cảm thấy việc mua sắm các sản phẩm này thuận tiện hơn trên môi trường số.
  • Ngay cả sau khi các cửa hàng mở cửa trở lại, chỉ có 9% người tiêu dùng cho biết họ sẽ cắt giảm các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các hoạt động mua sắm tại các cửa hàng sẽ biến mất hoặc giảm mạnh, đặc biệt là đối với một số danh mục sản phẩm nhất định: 81% người tiêu dùng vẫn mua đồ ăn trực tiếp tại các cửa hàng địa phương.

Covid-19 đã buộc nhiều người tiêu dùng phải mua sắm trực tuyến lần đầu tiên. Để tận dụng được cơ hội này, các thương hiệu cần nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến lẫn tại các cửa hàng, coi chúng là yếu tố tương hỗ đồng thời cần thích ứng nhanh với các hình thức và sở thích mới của người tiêu dùng.

Sức mạnh của thương hiệu.

Thương hiệu vẫn là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người mua sắm. Sau tất cả, mọi người tìm kiếm sự ổn định, sự quen thuộc, sự nhất quán, đáng tin cậy và minh bạch trong các quyết định mua hàng của họ.

Khi các thương hiệu lớn quan tâm và cung cấp đầy đủ những thứ này, người tiêu dùng sẽ có thể ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn. 3/4 người tiêu dùng trong nghiên cứu cho biết họ có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu họ tin tưởng.

Giá trị thương hiệu là một yếu tố then chốt khác liên quan đến điều này. Chúng phải phản ánh được các giá trị quan trọng đối với khách hàng hay thị trường mục tiêu của nó.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội từ các hành vi mua sắm của họ. Hơn một nửa số người trong cuộc khảo sát cho biết họ ưu tiên mua hàng từ các doanh nghiệp có các giá trị phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Để thúc đẩy điều này, những người làm marketing cần phải cung cấp những trải nghiệm khách hàng nhất quán, thông điệp marketing cần mang tính chân thực và gắn liền với các yếu tố cộng đồng hoặc xã hội.

Hơn một nửa số người tiêu dùng thường mua hàng từ các thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc hay thuộc về.

Giá tốt vẫn là một lợi thế.

Giá trị thương hiệu hay yếu tố trách nhiệm xã hội là quan trọng, nhưng đối với người tiêu dùng, có được một mức giá tốt cũng quan trọng không kém.

Khoảng 41% người tiêu dùng hiện nay ít trung thành hơn tới các thương hiệu cụ thể và một nửa ít trung thành hơn với các thương hiệu có giá bán tăng cao.

Đó cũng là lý do tại sao có đến 60% người tiêu dùng đang tìm kiếm phiếu giảm giá, chiết khấu và hay khuyến mãi để bù lại cho các khoản giá cao hơn (Theo Google).

Theo báo cáo của Vericast năm 2021, 57% người tiêu dùng cho biết phiếu giảm giá, chiết khấu hoặc khuyến mãi có ảnh hưởng cao đến quyết định mua hàng của họ.

Mọi người cảm thấy hài lòng khi mua hàng từ các thương hiệu quan tâm đến các giá trị tương tự. Đồng thời, họ cũng cảm thấy hài lòng hơn khi nhận được một mức giá tốt.

Trên thực tế, gần 40% người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy hào hứng khi sử dụng các phiếu giảm giá khi mua sắm.

Yếu tố ngữ cảnh là một sự ảnh hưởng khác.

Có thể bạn sẽ luôn thắc mắc, chính xác thì người tiêu dùng muốn gì? Đó có phải là sự tiện lợi, sở thích thương hiệu hay giá tốt không?

Câu trả lời hợp lý thường mang nhiều sắc thái hơn: Đó là về yếu tố ngữ cảnh. Mọi người muốn những thứ khác nhau vào những thời điểm khác nhau và phụ thuộc vào những gì họ đã mua trước đó.

Người tiêu dùng biết chính xác những gì họ muốn với các hàng hoá đóng gói (CPG). Khi nói đến các mặt hàng tạp hóa, gần một nửa muốn mua sắm nhanh chóng và tiện lợi, và 45% muốn mua từ các nhãn hiệu yêu thích của họ.

Yếu tố uu đãi vẫn còn có giá trị của nó, với hơn 1/3 người tiêu dùng muốn chiết khấu và giảm giá khi giá bán của các sản phẩm tăng cao.

Đối với các mặt hàng gia dụng, nhu cầu giá tốt có xu hướng trở nên quan trọng hơn. Gần một nửa số người mua sắm ưu tiên giá trị.

36% muốn có phiếu giảm giá hoặc chiết khấu và 34% không thích việc tăng giá. Ưu tiên này cũng tương tự đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

45% mong đợi nhận được giá trị tốt nhất với một mức giá thấp nhất. Khoảng 1/3 người tiêu dùng muốn nhận được chiết khấu và phiếu giảm giá để tiết kiệm tiền.

Để đáp ứng lại những điều này, các thương hiệu nên điều chỉnh chiến lược và thông điệp marketing của họ sao cho gần gũi nhất với các ưu tiên của người tiêu dùng trong từng danh mục sản phẩm cụ thể.

Nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng.

Như đã phân tích, giá tốt kèm với các ưu đãi hấp dẫn khác là một lợi thế, tuy nhiên, đối tượng mục tiêu của bạn cũng coi trọng những thứ khác như sự tiện lợi, giá trị thương hiệu, trách nhiệm với xã hội…trước khi ra quyết định mua hàng.

Việc cung cấp một trải nghiệm và giá trị trọn vẹn là chìa khoá cho các thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok chia sẻ những insights mới nhất về xu hướng mua sắm trên nền tảng

Khi mùa mua sắm lớn nhất năm đang đến gần, TikTok đang tìm nhiều cách hơn để thu hút các thương hiệu chi tiêu marketing nhiều hơn.

TikTok chia sẻ những insights mới về xu hướng mua sắm trên nền tảng
Source: Getty Images

Nền tảng định dạng video ngắn đang phát triển nhanh chóng nhất thế giới đã trở thành nơi giải trí và mua sắm dành cho nhiều người tiêu dùng trẻ, là nơi thúc đẩy các xu hướng cũng như hành vi mới nhất của người tiêu dùng.

TikTok cho biết 80% người dùng của họ đã mua ít nhất một thứ gì đó vào ngày Black Friday, nó cũng đóng một trong những vai trò quyết định liên quan đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, 40% người dùng TikTok họ đã mua hàng sau khi nhìn thấy mặt hàng đó trên TikTok.

  • 70% người dùng TikTok kỳ vọng rằng các thương hiệu có thể truyền cảm hứng cho họ trong việc mua hàng trong những mùa mua sắm sắp tới.
  • 80% người dùng TikTok đã mua hàng vào ngày Black Friday năm ngoái.

Với những gì mà nền tảng này đã làm được vào năm 2020, liệu nó có tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong năm mới hay không?

Để giúp các thương hiệu có thể chuẩn bị tốt hơn cho các chiến dịch marketing sắp tới, TikTok đã đưa ra một vài xu hướng chính.

Trước hết, TikTok nói rằng các thương hiệu cần bắt đầu sớm để tiếp cận người tiêu dùng trước những ngày mua sắm hay lễ hội chính thức.

“Năm ngoái, các nhà bán lẻ trực tuyến đã bắt đầu sớm và duy trì lâu hơn. Số lượt xem hashtag bắt đầu bằng #blackfriday đã tăng gấp ba lần sau 1 tuần triển khai, các chỉ số vẫn duy trì ở mức tương đối cao cho đến những ngày trước Giáng sinh.”

Sau đó, các nhà quảng cáo cần bắt đầu sớm hơn và chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo của họ để tối đa hóa lợi ích.

TikTok cũng chia sẻ các danh mục sản phẩm đang chứng kiến mức tương tác nhiều nhất trên nền tảng:

TikTok chia sẻ những insights mới về xu hướng mua sắm trên nền tảng

TikTok cũng cung cấp một số case study của một số nhãn hàng đã thành công trên nền tảng, điều có thể giúp nhà quảng cáo có thêm ý tưởng cho các nỗ lực của họ.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo của TikTok tại: TikTok for Shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Xu hướng mua sắm online trong giai đoạn bình thường mới

Thay vì mua sắm các mặt hàng thời trang xa xỉ, nhiều người chuyển sang chú trọng sức khỏe khiến ngành hàng này tăng trưởng mạnh trên thương mại điện tử trong bình thường mới.

Mua sắm trên thương mại điện tử nay trở thành một trong những hình thức tiêu dùng quen thuộc, chủ chốt của người dân sau nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Nhiều báo cáo dự đoán phương thức này vẫn tiếp tục được ưa chuộng và duy trì ngay cả trong bình thường mới.

Tuy nhiên cũng từ ảnh hưởng dịch bệnh, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi, dịch chuyển từ các mặt hàng thời trang, phụ kiện xa xỉ sang ngành hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm thiết yếu, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và đồ điện tử.

Chuyển dịch thói quen tiêu dùng do ở nhà quá lâu.

Sau thời gian dài giãn cách xã hội, làm việc, học tập tại nhà, nhiều người có xu hướng chăm chút cho không gian sống nhiều hơn. Loạt sản phẩm nội thất tiêu dùng, trang trí, thiết bị điện tử, gia dụng tiện ích… được ưa chuộng và ghi nhận tăng trưởng doanh số trong quý III/2021.

Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy họ chi nhiều hơn cho ngành hàng thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống, các sản phẩm nhà ở và tiện ích. Cụ thể, trong thời điểm giãn cách xã hội toàn TP HCM, doanh số mặt hàng bánh mì ăn liền và sữa hộp tăng lần lượt là 112% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu ghi nhận từ báo cáo quý III/2021 về hành vi tiêu dùng của Lazada, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện tại, cho thấy ngành hàng bách hóa dẫn đầu doanh số với mức tăng trưởng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thực phẩm tươi sống đạt con số tăng trưởng ấn tượng khi gấp đến 17 lần.

Mặt khác, các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử, nhất là laptop, máy tính để bàn và các phụ kiện liên quan, phục vụ nhu cầu làm việc tại nhà, cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo ghi nhận của Lazada, doanh thu ngành này đạt mức tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng doanh số này được Lazada đánh giá khá ấn tượng bởi đây là ngành hàng vốn kén người mua trực tuyến vì giá trị cao và cần kiểm tra chất lượng trong thời gian dài.

Tuy nhiên nhiều người dùng Việt đã dần chấp nhận và tin tưởng khi chọn mua các mặt hàng giá trị cao bằng hình thức online.

Đơn cử có Hồng Trang (28 tuổi, Quận 4), cô cho biết từ ngày ở nhà toàn thời gian, để tiện việc dọn dẹp nhà cửa, cô sắm sửa thêm nhiều đồ dùng điện tử và gia dụng như robot hút bụi, nồi chiên không dầu, lò nướng điện, máy khử trùng quần áo, chăn nệm… Tất cả sản phẩm đều đặt mua trên gian hàng chính hãng của một số sàn thương mại điện tử lớn vì dịch bệnh không tiện ra ngoài.

Ngoài ra, Trang còn sắm thêm các vật dụng giải trí, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, vóc dáng và làm đẹp. Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là những thứ trước đây cô hiếm khi mua online nhưng giờ cũng toàn đặt từ các gian hàng chính hãng.

“Trước dịch tôi hiếm khi ở nhà. Nhưng dịch bệnh khiến mọi thứ thay đổi. Ở một mình trong nhà với bốn bức tường khiến mọi thứ ngột ngạt nên tôi sắm thêm nhiều đồ điện tử, vừa tiết kiệm sức lực dọn dẹp, lại thấy cuộc sống ở nhà bớt nhàm chán”, Hồng Trang chia sẻ.

Chi tiêu thoải mái hơn nhờ ưu đãi và giải trí kết hợp.

Ngoài lợi thế “ngồi nhà nhận hàng”, mua sắm online trên thương mại điện tử còn hút người dùng nhờ nhiều chương trình ưu đãi lớn, giảm giá sâu, quà tặng giá trị… Đặc biệt, vào những dịp lễ hội và chiến dịch mua sắm lớn, lượng mã giảm giá, ưu đãi từ các sàn thương mại điện tử tràn ngập, tạo điều kiện cho người dùng thoải mái chi tiêu.

Các chương trình mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) với nhiều hình thức, định dạng, nền tảng… cũng là yếu tố thu hút thêm nhiều người đến với sàn thương mại điện tử. Vừa xem ca nhạc, tương tác với người dẫn chương trình, thư giãn đầu óc với các minigame, vừa nhận về nhiều ưu đãi giảm giá là điểm độc đáo so với cách mua hàng truyền thống.

Sự tăng trưởng của hình thức “săn sale” qua livestream giải trí thể hiện rõ rệt qua tổng doanh thu thông qua LazLive mà nền tảng Lazada ghi nhận được trong Lễ hội mua sắm 9/9. Chỉ trong 2h livestream, sàn thành công xác lập kỷ lục mới với mức doanh thu chạm đỉnh 700 triệu đồng, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiềm năng bùng nổ dịp lễ hội cuối năm.

Dịp lễ hội cuối năm là thời điểm “vàng” cho các hoạt động mua sắm. Từ các năm trước khi chưa chịu ảnh hưởng dịch bệnh, các sàn thương mại điện tử, nhà bán hàng lẫn thương hiệu nói chung đều dồn lực, tập trung tung ra hàng loạt ưu đãi trong thời gian này, đáp ứng nhu cầu mua sắm, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần của người tiêu dùng.

Tết Nguyên đán 2022 đến sớm hơn mọi năm vào đúng dịp cuối tháng 1, đầu tháng 2 cũng được xem là lợi thế giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Theo thường lệ, doanh thu các sàn thương mại điện tử hầu hết đều ghi nhận tăng trưởng mạnh từ tháng 11, 12 và kéo dài đến hết tháng 1 năm sau.

Mặt khác, việc nhiều người có xu hương chi tiêu “thả ga” sau thời gian ở nhà phòng dịch, thắt chặt hầu bao cũng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội phục hồi hậu suy thoái cho các doanh nghiệp bán lẻ lẫn thương mại điện tử.

Kết hợp với các số liệu thị trường về thói quen tiêu dùng thay đổi rõ rệt trong quý III/2021, thương mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì và tăng tưởng ngay cả trong thời bình thường mới, không có các lệnh giãn cách xã hội hay hạn chế đi lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook mở rộng tuỳ chọn thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh hoạt động mua sắm

Khi tiếp tục mở rộng các hoat động nhắm thúc đẩy thương mại điện tử, Facebook hiện cung cấp cho các nhà quảng cáo tùy chọn để hướng ‘khoảng 10%’ lưu lượng truy cập từ các quảng cáo chuyển đổi đến các ‘Cửa hàng’ trên Facebook và Instagram của họ.

Facebook mở rộng tuỳ chọn thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh hoạt động mua sắm

Như bạn có thể thấy trong hình chụp trên từ Social Media Today, Facebook hiện đang khuyến khích một số nhà quảng cáo có cửa hàng trên Facebook và / hoặc Instagram hướng một phần phản hồi từ chiến dịch của họ đến mục cửa hàng trong ứng dụng thay vì đến liên kết của một bên thứ ba.

Facebook lưu ý thêm rằng quá trình này sẽ cung cấp cho nền tảng nhiều dữ liệu hơn để giúp tối ưu hóa các quy trình điều hướng lưu lượng truy cập và đảm bảo rằng nó có thể hướng mọi người đến nơi họ có nhiều khả năng chuyển đổi nhất, trong khi Facebook cũng nói thêm, đối với những nhà quảng cáo chọn tham gia tính năng này, nó sẽ chỉ hiển thị chi phí hiển thị ước tính khi hướng lưu lượng truy cập đến các cửa hàng.

Tuỳ chọn này cũng là một cách có thể giúp Facebook tối ưu hóa các phương pháp tiếp cận quảng cáo trong tương lai của bạn.

Ví dụ: nếu dữ liệu của Facebook có thể xác định những người nào trong số các đối tượng mục tiêu của bạn có nhiều khả năng chuyển đổi hơn trên Facebook, thay vì hướng họ đến website của bạn, thì dữ liệu đó có thể sử dụng thông tin chi tiết đó để nhắm mục tiêu các chiến dịch trong tương lai của bạn và chuyển họ sang đúng nơi họ muốn mua hàng.

Bạn cứ giả định rằng trọng tâm chính của nhóm người dùng (cohort) này sẽ là những người dùng đã từng mua sắm các sản phẩm từ một cửa hàng khác trên Facebook hay Instagram hoặc trên Facebook Marketplace, dựa trên dữ liệu lịch sử đó, Facebook sẽ biết rằng họ có nhiều khả năng mua hàng trong ứng dụng hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng cập nhật này của Facebook cũng có khả năng liên quan đến bản cập nhật ATT gần đây của Apple, vốn đã chứng kiến ​​ngày càng nhiều người chọn không bị theo dõi trong ứng dụng, điều này về cơ bản sẽ khiến Facebook hầu như không thể đo lường được các chuyển đổi được thực hiện bên ngoài ứng dụng của mình.

Do đó, nếu mạng xã hội Facebook có thể thu thập thêm nhiều thông tin chi tiết và đảm bảo rằng các nhà bán lẻ có thể tạo ra hiệu suất tốt hơn bằng cách tối ưu hóa cho các cửa hàng trên cả Facebook và Instagram, thì đó sẽ là một cơ hội lớn của Facebook khi sẽ có nhiều nhà quảng cáo hơn sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn trên Facebook.

Ngoài các ‘Cửa hàng’, Facebook cũng đã triển khai các sự kiện mua sắm khi phát trực tiếp trên cả Facebook, Instagram, ‘Cửa hàng’ trên Marketplace và danh sách các sản phẩm được tài trợ trong tab Cửa hàng trên Instagram (Instagram Shop).

Trọng tâm lớn của Facebook ở những thay đổi này là các thị trường châu Á, nơi Facebook đang đạt được nhiều sức hút đáng kể và nếu nó có thể mở rộng tiềm năng eCommerce của mình lúc bấy giờ, trong bối cảnh các khu vực như Ấn Độ và Indonesia đang tăng trưởng nhanh chóng, điều này có thể giúp làm cho các nền tảng của Facebook trở thành một tiện ích thiết yếu hơn trong các tuỳ chọn chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Bản cập nhật của Apple, đang đặt ra một thách thức rất lớn và nếu Android làm theo, điều đó có thể gây ra nhiều khó khăn hơn nữa, đó cũng là lý do Facebook đã không ngừng cập nhật và tối ưu hóa các công cụ của mình trong thời gian gần đây.

Cuối cùng, bỏ qua những thứ khác, nếu bạn đang muốn thúc đẩy nhiều hơn nữa các hoạt động mua sắm trên nền tảng cũng như muốn Facebook hiểu hơn về thói quen mua sắm của người dùng của bạn. Tuỳ chọn mới này rất đáng để bạn dùng thử !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Marketers nên làm gì để sẵn sàng cho những mùa mua sắm sắp tới

Google và BCG đã thực hiện một loạt các cuộc khảo sát để tìm hiểu những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng trước các mùa mua sắm. Dưới đây là những phát hiện rất có ý nghĩa đối với các nhà bán lẻ.

Bà Suchi Sastri, Giám đốc điều hành tại đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới BCG cho biết:

“Tôi hợp tác chặt chẽ với nhiều nhà bán lẻ trên toàn cầu trong quá trình chuyển đổi số quy mô lớn của họ với tư cách là đối tác tại BCG (Boston Consulting Group).

Khi các mùa lễ hội mua sắm đang đến gần và đại dịch vẫn tiếp tục phát triển, nhiều khách hàng của tôi muốn liệu điều gì sẽ xảy ra? Liệu thương mại điện tử có tiếp tục phát triển với tốc độ như năm ngoái hay không?

Việc mua sắm tại các cửa hàng (in-store shopping) sẽ đóng một vai trò lớn như thế nào đối với việc mua sắm trong các dịp lễ?

Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi, có khoảng 35% số người mua sắm ở Mỹ nói rằng COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến cách họ mua sắm trong những ngày lễ năm nay, so với con số 53% vào năm 2020.

Để giúp các nhà bán lẻ trên toàn cầu hiểu rõ hơn về những thay đổi này, chúng tôi đã thực hiện một loạt các cuộc khảo sát với sự hợp tác của Google và Dynata trên hơn 12.000 người tiêu dùng tại Mỹ. Dưới đây là những gì chúng tôi tìm thấy.

Người tiêu dùng đang muốn trải nghiệm đa kênh (omnichannel) hơn bao giờ hết.

Suốt trong thời kỳ đại dịch, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi mạnh mẽ đối với ngành thương mại điện tử.

Khi xem xét kỹ hơn, chúng ta thấy rằng mặc dù quá trình chuyển đổi trực tuyến diễn ra một cách nhanh chóng, nhưng thương mại điện tử đã dần chững lại hơn khi mọi người đang muốn tìm kiếm những trải nghiệm trực tiếp (in-person experiences) nhiều hơn.

Khi việc mua sắm tại các cửa hàng tăng lên, vai trò của yếu tố kỹ thuật số trong việc mua sắm cũng đã được củng cố nhiều hơn khi có đến 70% người tham gia khảo sát nói rằng hành trình mua sắm của họ liên quan nhiều đến các điểm tiếp xúc trực tuyến.

Kỹ thuật số sẽ là một phần quan trọng trong suốt hành trình của khách hàng, cho dù đó là trực tuyến hay tại các cửa hàng.

Bằng cách nào các thương hiệu có thể gắn kết các hoạt động marketing của họ với khách hàng.

Những thay đổi đó của khách hàng có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn và bạn nên điều chỉnh chiến lược marketing của mình như thế nào?

Đây là 4 phương án mà BCG và Google khuyên bạn nên làm:

  • Làm nổi bật các tuỳ chọn mua sắm trên các danh mục sản phẩm.
  • Đánh giá tính kinh tế của toàn bộ hoat động thương mại điện tử.
  • Nâng cao tính thân thiện trên các thiết bị di động.
  • Thúc đẩy lòng trung thành với các khách hàng hiện tại và phát triển tệp khách hàng mới.

1. Làm nổi bật các tuỳ chọn mua sắm trên các danh mục sản phẩm.

Đối với người tiêu dùng, có bốn động lực chính đưa họ đến với các cửa hàng – sự tiện lợi, tính tức thì, trải nghiệm trực tiếp và dùng thử sản phẩm. Từng động lực cũng có các ảnh hưởng khác nhau đến các danh mục sản phẩm.

  • Sự tiện lợi hoặc tính tức thì có khả năng thúc đẩy khoảng 40% người mua sắm tại cửa hàng cho hàng tạp hóa, làm đẹp, đồ vệ sinh cá nhân, chăm sóc thú cưng, chăm sóc sức khỏe, đồ gia dụng nhỏ…
  • Trải nghiệm trực tiếp hoặc dùng thử sản phẩm có thể thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn tại các cửa hàng đồ trang sức, túi xách và phụ kiện, quần áo và giày dép, đồ nội thất gia đình, nệm và các đồ gia dụng quan trọng khác. Ví dụ: các tìm kiếm cho “cửa hàng nội thất gần tôi” đã tăng hơn 100% trên toàn cầu so với năm ngoái.

Đối với các nhà bán lẻ thuộc nhiều danh mục khác nhau, sự kết hợp giữa yếu tố trải nghiệm và dùng thử sản phẩm trước khi mua sắm tại các cửa hàng có thể mang lại nhiều lợi thế đặc biệt.

Ví dụ: Bạn có thể xem xét việc sử dụng các trải nghiệm được hỗ trợ bởi kỹ thuật số như dùng thử sản phẩm bằng công nghệ ảo (virtual try-on) để làm nổi bật trải nghiệm dùng thử sản phẩm cho các danh mục như làm đẹp hoặc hàng gia dụng.

2. Đánh giá tính kinh tế của toàn bộ hoat động thương mại điện tử.

Nghiên cứu của BCG và Google phát hiện ra rằng nhu cầu cần được đáp ứng của người tiêu dùng là rất khác nhau, tùy thuộc vào yếu tố làm thúc đẩy quá trình mua hàng.

Ví dụ: Trong khi mức độ khẩn cấp là thấp đối với các sản phẩm như đồ tiêu dùng cá nhân hoặc các sản phẩm phục vụ cho các dịp đặc biệt sắp tới, nhiều nhà bán lẻ vẫn giao các gói hàng sớm hơn so với nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngược lại, khi người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm có mức độ khẩn cấp cao hơn chẳng hạn như các thiết bị gia dụng quan trọng, hơn 1/4 người mua sắm nói rằng họ không nhận được chúng đủ nhanh.

Việc hiểu nhu cầu giao hàng của khách hàng và marketing tới họ đều cấp thiết như nhau trong việc tối ưu hóa trải nghiệm của họ và tối ưu hóa cho lợi nhuận của thương hiệu.

3. Nâng cao tính thân thiện trên các thiết bị di động.

Người mua sắm tiếp tục xem trải nghiệm trên các thiết bị di động là ưu tiện hàng đầu, điều này thậm chí còn trở nên rõ rệt hơn trong năm qua.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, hơn 1/4 người mua sắm trực tuyến đang mua sắm trên thiết bị di động của họ – mức 44% đối với hàng tạp hóa – mặc dù nhiều người đã truy cập gần như liên tục trên các máy tính cá nhân tại nhà của họ.

Theo Google, các từ khoá tìm kiếm liên quan đến “tải xuống ứng dụng mua sắm trực tuyến” đã tăng hơn 300% trên toàn cầu so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà bán lẻ cần nhận ra các khía cạnh khác biệt của từng kênh và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng sao cho phù hợp.

Họ cũng nên cân nhắc việc sử dụng deep-linking (dẫn khách hàng tới các trang cụ thể trong ứng dụng) hoặc thúc đẩy lượt tải xuống của ứng dụng cho các danh mục sản phẩm như hàng tạp hóa, những danh mục mà khách hàng thường mua qua thiết bị di động.

4. Thúc đẩy lòng trung thành với các khách hàng hiện tại và phát triển tệp khách hàng mới.

Vì người mua sắm đang muốn trải nghiệm đa kênh hơn bao giờ hết, các kênh kỹ thuật số sẽ tiếp tục đóng vai trò là điểm tiếp xúc (touchpoints) quan trọng trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu của BCG, trung bình 64% khách hàng hiện tại tương tác với ít nhất là một điểm tiếp xúc kỹ thuật số (digital touchpoints) trong suốt hành trình mua sắm của họ, trong khi con số này với các nhóm khách hàng mới là hơn 80%.

Như thường lệ, khi các nhu cầu là không thể đoán trước, các giải pháp tự động có thể giúp thương hiệu tiếp cận đúng khách hàng vào đúng thời điểm nhất có thể.

Bạn có thể tham khảo nhiều Insights hơn để chuẩn bị cho các chiến lược kinh doanh và marketing của mình tại: Think Retail on Air.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Instagram đang thử nghiệm quảng cáo trong thẻ mua sắm

Instagram đang có nhiều động thái đầu tư mới cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình với việc sắp ra mắt sản phẩm quảng cáo mới trong thẻ mua sắm – Shop tab.

Photo: Facebook

Công ty này cho biết họ hiện đang thử nghiệm định dạng mới, bao gồm cả hình ảnh đơn lẻ và tùy chọn cho băng chuyền hình ảnh (image carousel) với các nhà quảng cáo có trụ sở tại Mỹ trước khi mở rộng sang các thị trường khác trong những tháng tới.

Instagram lần đầu tiên giới thiệu Instagram Shop vào năm ngoái như một phần trong nỗ lực lớn hơn của Facebook nhằm biến các nền tảng mạng xã hội của mình không chỉ là nơi để kết nối với bạn bè hay theo dõi các thương hiệu yêu thích mà còn là điểm đến mua sắm trực tuyến với những trải nghiệm thanh toán tích hợp.

Cũng giống như các sản phẩm quảng cáo khác của Instagram, quảng cáo trong Instagram Shop sẽ ra mắt với mô hình bán quảng cáo dựa trên đấu giá (auction-based), Instagram cho biết.

Quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện trên thiết bị di động, vì tab Instagram Shop là một tính năng chỉ dành cho thiết bị di động.

Tuy nhiên, số lượng quảng cáo mà một người dùng có thể nhìn thấy sẽ dựa trên cách họ sử dụng Instagram và số lượng người đang mua sắm trong Instagram.

Instagram cũng đang có kế hoạch theo dõi tâm lý của người tiêu dùng về cập nhật này nhằm mục tiêu cân bằng giữa quảng cáo và nội dung tự nhiên.

Ở thời điểm thử nghiệm, Instagram đang làm việc với một số nhà quảng cáo tại Mỹ, những đơn vị sẽ thử nghiệm sản phẩm và cung cấp phản hồi cho Instagram, bao gồm Away, Donny Davy, Boo Oh, Clare paint, JNJ Gifts, DEUX và Fenty Beauty.

Lý do Instagram chọn những thương hiệu này là bởi vì đó là những danh mục hàng hóa phổ biến mà người dùng Instagram thích mua sắm, bao gồm làm đẹp, trang trí nhà cửa, sản phẩm cho thú cưng, du lịch và hơn thế nữa.

Instagram vẫn chưa tiết lộ khung thời gian chính xác để triển khai quảng cáo công khai trên phạm vi toàn cầu, nhưng họ cho biết, những nhà quảng cáo khác sẽ sớm được áp dụng trong vài tháng tới.

Ở một khía cạnh khác, thẻ Instagram Shop là một trong những cập nhật gây tranh cãi khá nhiều trong những năm gần đây vì nó đã thay thế cho thẻ “Hoạt động” (Activity), vốn được rất nhiều người dùng ưa thích – một cập nhật khiến ứng dụng mang tính thương mại hơn so với trước đây.

Ngày nay, cộng đồng nhà sáng tạo đang cân nhắc các lựa chọn của mình khi Instagram ngày càng trở nên thương mại hoá, TikTok là một trong số đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube đang thử nghiệm tính năng mua sắm khi phát trực tiếp với các nhà sáng tạo được chọn

YouTube đang bắt đầu thử nghiệm tính năng mua sắm trong luồng mới trong khi phát trực tiếp như một phần của nỗ lực liên tục với các công cụ kiếm tiền cho nhà sáng tạo và phát triển thương mại điện tử

Theo giải thích của Google:

“Như chúng tôi đã thông báo vào đầu năm nay, chúng tôi đã thử nghiệm phiên bản beta một trải nghiệm mua sắm tích hợp cho phép người xem khai thác uy tín và kiến thức của những nhà sáng tạo đáng tin cậy để mua hàng trên YouTube.

Thử nghiệm này lần đầu tiên có trên các video theo yêu cầu và chúng tôi hiện đang thử nghiệm trải nghiệm này trên luồng phát trực tiếp với một số nhà sáng tạo và thương hiệu.

Vì vậy, nếu bạn đang xem một luồng phát trực tiếp (live-stream) được hỗ trợ trên YouTube, bạn có thể xem và mua sắm các sản phẩm trong thời gian thực.”

Tùy chọn này cũng tương tự như thử nghiệm của TikTok với mua sắm trực tiếp gần đây, khi ứng dụng hợp tác với Walmart trên một số chương trình phát sóng mua sắm trực tiếp.

Quá trình này sẽ bổ sung thêm nhiều cách để thương hiệu có thể tăng khả năng sản phẩm được khám phá YouTube – điều này cũng liên quan đến việc có đến 33% người mua sắm nói rằng họ đã mua các sản phẩm mà họ đã khám phá trên YouTube, đồng thời thời lượng xem video mua sắm có “giảm giá” đã tăng hơn 400% trong năm qua (theo Google).

Trong bối cảnh sự tăng trưởng của thương mại điện tử, một phần do hậu quả của đại dịch, YouTube đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn hơn về sự quan tâm của người dùng đối với những nội dung liên quan đến sản phẩm.

Cập nhật lần này của YouTube cũng là một sự đáp lại cho nhu cầu đó. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng đang bắt đầu thử nghiệm danh sách sản phẩm thương mại điện tử bên dưới video và quảng cáo dùng thử thông qua công nghệ thực tế ảo (VR) mới.

Đó thực sự là giai đoạn tiếp theo của các nền tảng, nơi người dùng sẽ ngày càng quen với việc xem và mua trực tiếp các mặt hàng trong các ứng dụng mạng xã hội, dựa trên bất kỳ nội dung nào được hiển thị.

Đó cũng là lý do tại sao YouTube đang tìm cách đi trước xu hướng. Và trong khi mua sắm trong các luồng phát trực tiếp chỉ là một phần nhỏ trong số này, thì đó là một động thái khác hướng tới các cấp độ tiếp theo của thương mại điện tử và kết nối xã hội.

Hiện YouTube chỉ đang cung cấp các công cụ mua sắm mới này cho một số ít nhà sáng tạo được chọn cho thử nghiệm, tất cả các tài khoản khác sẽ sớm nhận được cập nhật.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook chia sẻ Insights mới trong xu hướng mua sắm

Đại dịch COVID-19 đã có tác động lớn đến hành vi của người tiêu dùng, với một số nhà phân tích dự đoán rằng các nỗ lực giảm thiểu và đóng cửa toàn cầu đã thúc đẩy sự dịch chuyển khỏi các cửa hàng thực và hướng tới mua sắm trực tuyến.

Điều đó đặt ra một loạt thách thức hoàn toàn mới và cơ hội cho các nhà bán lẻ và nhà làm marketing bán lẻ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu điều gì đang thúc đẩy thói quen mua sắm hiện tại của người dùng từ đó đánh giá cách bạn có thể đáp ứng những nhu cầu đó trong tương lai.

Báo cáo ‘Tương lai của mua sắm‘ mới nhất của Facebook là gì. Bản hướng dẫn dài 64 trang này là một phần của loạt bài ‘Các quan điểm về ngành’ mới của Facebook cho thấy ứng dụng này đã làm việc với rất nhiều chuyên gia theo các ngành dọc khác nhau để xác định các xu hướng chính và cung cấp hướng dẫn cho các thương hiệu dựa trên sự thay đổi mới nhất của người tiêu dùng.

Bạn có thể tải xuống báo cáo xu hướng bán lẻ đầy đủ tại đây, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét một số lưu ý và thống kê chính.

Trước hết, Facebook xem xét động lực mua sắm đã thay đổi như thế nào và các yếu tố chính hiện đang xác định thói quen mua sắm tại cửa hàng của mọi người.

Tất nhiên, giá cả luôn là yếu tố quan trọng được cân nhắc, nhưng ít nhất ở hiện tại, sự an toàn cũng là điều quan trọng hàng đầu đối với những người mua sắm tại cửa hàng.

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa hiệu suất tại cửa hàng và / hoặc thương mại điện tử, thì đây là những yếu tố chính cần lưu ý và cần làm nổi bật từng yếu tố trong các hoạt động truyền thông marketing của mình.

Facebook cũng xem xét một số lợi ích hàng đầu mà người tiêu dùng nhận thấy khi chuyển sang thương mại điện tử, bao gồm khả năng cải thiện việc mua hàng của bạn để nhận được các giao dịch tốt nhất.

Theo giải thích của Facebook:

“Người tiêu dùng đang nhận ra những lợi ích mà kỹ thuật số có thể mang lại cho trải nghiệm mua sắm của họ không chỉ đơn thuần là hiệu quả. Gần 8/10 (79%) người mua sắm trên toàn cầu cho biết Internet giúp so sánh các sản phẩm theo giá dễ dàng hơn và 67% nói rằng Internet giúp việc mua sản phẩm ít rủi ro hơn”.

Ngày nay, khách hàng của bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để phân tích các lựa chọn của họ, có nghĩa là bạn cũng nên biết những gì được cung cấp ở những nơi khác, trong khi bạn cũng nên tìm cách thông báo chính sách trả hàng của mình để đảm bảo hơn.

Facebook cũng lưu ý rằng đại dịch đã thúc đẩy nhiều người tiêu dùng hơn ủng hộ các doanh nghiệp địa phương, trong nỗ lực thúc đẩy cộng đồng của họ.

Đây là một sự thay đổi tích cực, có thể giúp duy trì những nhà cung cấp nhỏ hơn này trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, đồng thời nó cũng có thể dẫn đến sự hỗ trợ lớn hơn của địa phương trong dài hạn, khi nhiều người biết đến và kết nối với những nhà cung cấp trong khu vực lân cận của họ.

Báo cáo cũng xem xét các loại hình truyền thông mà người tiêu dùng đang tìm kiếm từ các thương hiệu ngay bây giờ, điều này một lần nữa cho thấy sự tập trung vào sự an toàn.

Trong khi Facebook cũng xem xét các yếu tố chính trong lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) hiện đại – với một số lưu ý về thương hiệu rất có giá trị:

Báo cáo đầy đủ bao gồm một loạt thông tin chi tiết của chuyên gia để giúp các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các xu hướng này. Sự thay đổi của người tiêu dùng có thể giúp định hình chiến lược và cách tiếp cận của bạn.

Bạn có thể tải full báo cáo tại: Future of Shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

CEO Instagam: “TikTok là một trong những đối thủ đáng gờm nhất mà chúng tôi từng thấy”

Nền tảng chia sẻ hình ảnh Instagram đã thông báo rằng họ đang phát triển hai ưu tiên lớn nhất của mình – mua sắm trực tuyến và tính năng video dạng ngắn Reels, nhằm cạnh tranh với mạng truyền thông xã hội đang phát triển nhanh TikTok.

Ảnh: The Verge

Giờ đây, các doanh nghiệp và người sáng tạo (Content Creator) có thể gắn thẻ sản phẩm khi họ đang tạo video trên Reels và người tiêu dùng có thể nhấn vào “xem sản phẩm” để mua ngay hoặc ‘cho vào giỏ hàng’.

Đưa hoạt động mua sắm sang định dạng video nhằm mục đích làm cho Reels trở nên hấp dẫn hơn với người tiêu dùng và hấp dẫn hơn đối với người sáng tạo.

Nền tảng cũng có thể làm cho quảng cáo hiệu quả hơn bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng một cách ngay lập tức để mua các sản phẩm được quảng cáo.

Về lâu dài, nó cũng có thể đóng góp vào một nguồn doanh thu thương mại điện tử mới cho Facebook, mà cuối cùng sẽ thu phí từ mỗi giao dịch, mặc dù nó được miễn phí cho đến cuối năm để giúp các doanh nghiệp nhỏ vượt qua đại dịch Covid-19.

CEO Instagram, Ông Adam Mosseri cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi tạo ra những cách có ý nghĩa để người sáng tạo kiếm tiền trên Instagram, bởi vì nếu không, họ sẽ tham gia vào các nền tảng khác như YouTube của Google chẳng hạn”.

“Vì vậy, nó thực sự chủ yếu quan tâm đến việc giúp họ kiếm tiền tốt hơn, nhưng cũng bởi vì chúng tôi nghĩ rằng một phần quan trọng trong tương lai của việc mua sắm là mua sắm thông qua sự trực quan bằng mắt”.

Mosseri cho rằng có một cơ hội dài hạn to lớn cho Instagram thông qua ứng dụng mua sắm trong vòng 5 đến 10 năm tới, mặc dù nó phức tạp hơn so với hoạt động kinh doanh quảng cáo truyền thống.

“Bạn phải thực hiện tích hợp thanh toán tùy chỉnh và chúng khác nhau giữa các quốc gia. Bạn phải thực hiện tích hợp hệ thống quản lý khoảng không quảng cáo tùy chỉnh và không gian đó vô cùng phân mảnh từ nhà bán lẻ đến nhà bán lẻ. Vì vậy, tốc độ tiến triển sẽ chậm hơn trong thời gian đầu.”

Chơi trò đuổi bắt cùng TikTok

“TikTok là một đối thủ cực kỳ đáng gờm, có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất mà chúng tôi từng thấy. Họ rất tập trung, họ quyết tâm, họ thực hiện cực kỳ tốt.

Đây là một công ty nhân bản Musical.ly, đã phát triển đến mức họ thực sự có đủ khả năng mua thứ mà họ nhân bản và … sẽ tồn tại nội dung hoặc định dạng video giải trí dạng ngắn này và họ xứng đáng được ghi nhận”, Mosseri chia sẻ.

“Đây là chúng tôi đang cố gắng chơi trò bắt kịp theo nhiều cách, xây dựng một bộ tính năng cho người sáng tạo để truyền cảm hứng cho họ khi sử dụng nền tảng của chúng tôi nhiều hơn, bởi vì nếu không có nội dung hấp dẫn thì không có lý do gì để xem Reels ngay từ đầu cả”.

“Chúng tôi có thể làm cho các sản phẩm nhắn tin của mình hấp dẫn hơn bằng cách hợp tác và tận dụng công việc từ nhóm Messenger.

Chúng tôi có thể làm cho bộ công cụ ‘Người sáng tạo’ của mình trở nên hấp dẫn hơn, giúp người sáng tạo tiếp cận nhiều người hơn và có nhiều công cụ kiếm tiền hơn. Quan trọng nhất là chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để giữ an toàn cho mọi người dùng.”

Ông cho biết có nhiều kỹ sư tại Facebook đang làm việc về an toàn và tính toàn vẹn hơn là tổng số kỹ sư làm việc tại Instagram.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Instagram hướng tới mục tiêu trở thành đối tác cho các doanh nghiệp nhỏ – trái ngược với hình ảnh được FTC đã vẽ về ‘một gã khổng lồ độc quyền’.

Ví dụ: Apple đang có kế hoạch thực hiện một số thay đổi về quyền riêng tư trong iOS 14 có thể ảnh hưởng đến khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo của Facebook. Mosseri mô tả điều này có hại cho các doanh nghiệp nhỏ.

“Tôi nghĩ điều quan trọng cần hiểu là các công cụ quảng cáo mà chúng tôi xây dựng là một công cụ cân bằng tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ.

Chúng cung cấp những cách thức mạnh mẽ và có khả năng tìm kiếm hay xác định khách hàng cho các doanh nghiệp nhỏ mà trước đây chỉ có ở các doanh nghiệp lớn. Và vì vậy, quyền riêng tư là vô cùng quan trọng.

Chúng tôi vẫn tiếp tục nhấn mạnh tính minh bạch và kiểm soát. Nhưng chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi không phá vỡ hệ thống theo cách mà sau đó thực sự ưu tiên các doanh nghiệp lớn, điều mà tôi lo lắng đó sẽ là một rủi ro thực sự ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

TikTok đang thử nghiệm tính năng có thể mua sắm khi live-stream

Nếu TikTok muốn tối đa hóa đầy đủ cơ hội của mình và thực sự cạnh tranh với những đối thủ lớn trong không gian mạng xã hội, thì thương mại điện tử sẽ là một con đường quan trọng, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người sáng tạo để kiếm tiền từ nội dung của họ, đồng thời đưa ứng dụng này phù hợp hơn với sự thay đổi lớn tiếp theo trong ngành.

Mới đây, TikTok đã thực hiện một bước nữa theo hướng đó, với việc thông báo về một thỏa thuận mới với Walmart sẽ chứng kiến nhà bán lẻ này giới thiệu các sản phẩm có thể mua được trong luồng trực tiếp TikTok, đây là tính năng lần đầu xuất hiện trên nền tảng.

Theo giải thích của TechCrunch:

Trong buổi phát trực tiếp của Walmart, người dùng TikTok sẽ có thể mua sắm các mặt hàng thời trang của Walmart mà không cần phải rời khỏi ứng dụng TikTok”.

Bản thân các mặt hàng thời trang sẽ được giới thiệu trong nội dung của mười người sáng tạo TikTok, dẫn đầu bởi người dẫn chương trình Michael Le, người có các điệu nhảy TikTok đã thu về cho anh hơn 43 triệu người hâm mộ.

Những người sáng tạo khác sẽ là những ngôi sao đang lên như Devan Anderson, Taylor Hage, và Zahra Hashimee.”

Khi các sản phẩm được hiển thị trong luồng, các ghim cửa sổ bật lên sẽ hướng người dùng chạm vào từng sản phẩm, điều này sẽ thêm mặt hàng đã chỉ định vào giỏ hàng của họ.

Sau đó, người dùng sẽ được hướng dẫn đến trải nghiệm thanh toán trên thiết bị di động, giúp hợp lý hóa quy trình mua sắm.

Đó là một bước tiến quan trọng đối với TikTok, ứng dụng đã thử nghiệm tính năng thương mại điện tử theo nhiều cách khác nhau trong năm qua.

Thử nghiệm lớn đầu tiên của nền tảng trên mặt trận này đã được phát hiện vào tháng 11 năm ngoái, với các URL thương mại xã hội được hiển thị trong các video được chọn.

TikTok cũng đã tung ra tùy chọn ‘Small Gestures’ vào tháng 4, cho phép người dùng gửi quà tặng ảo miễn phí từ một loạt đối tác thương hiệu trong ứng dụng, đây là một bước tiến khác nhằm thúc đẩy hành vi mua sắm theo thói quen, đồng thời công bố mối quan hệ hợp tác mới với Shopify vào tháng 10 để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc mua hàng trong luồng.

Mặc dù ứng dụng này vẫn chưa ở giai đoạn tiếp theo, cho phép mua hàng đầy đủ trong luồng trong video cho tất cả các thương hiệu. Nhưng nó đang dần đi theo hướng đó và luồng mua sắm Walmart mới là một bước khác trong quá trình này.

Như đã lưu ý, thương mại điện tử là chìa khóa quan trọng đối với TikTok, không chỉ vì nó sẽ mang lại nhiều cơ hội doanh thu hơn cho ứng dụng nói chung mà còn vì nó sẽ tạo điều kiện tăng khả năng kiếm tiền cho người sáng tạo.

Vine, nhà vô địch video dạng ngắn ban đầu, cuối cùng đã phải đóng cửa sau khi họ gặp khó khăn trong việc cung cấp các công cụ kiếm tiền cho những người sáng tạo hàng đầu, những người ngày càng nhận thức được tiềm năng thu nhập của họ trên các ứng dụng khác, như YouTube và Instagram.

Thật vậy, nhiều ngôi sao của Vine ban đầu đã trở thành triệu phú nhờ nội dung của họ trên các trang khác, trong khi Vine bị mất lượng khán giả chia sẻ mỗi khi một tên tuổi lớn khác chuyển đổi, điều này dần dần dẫn đến sự sụp đổ của nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Instagram thêm ‘thẻ mua sắm’ vào Reels – Một ‘bước tiếp’ vào thương mại điện tử

Instagram đã tìm ra một cách khác để tạo thêm áp lực cho TikTok bằng cách thêm các thẻ mua sắm mới vào Reels.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ này, tùy chọn thẻ mua sắm mới cho phép người sáng tạo thêm danh sách sản phẩm vào video trên Reels của họ. Sau đó, người xem sẽ có thể nhấn vào lời nhắc ‘Xem sản phẩm’ ở dưới cùng để xem các mặt hàng được liệt kê, sau đó nhấn qua để mua hàng.

Đó là một bước nhỏ khác trong quá trình phát triển dần dần của Instagram để trở thành một ứng dụng mạnh thương mại điện tử, trong khi đối với Reels, nó bổ sung một cách khác để người sáng tạo kiếm tiền trực tiếp từ các video trên Reels của họ.

Giờ đây, người sáng tạo cũng có thể thêm thẻ “Nội dung được gắn thương hiệu” (Branded Content) vào Reels của họ để minh bạch hơn về quảng cáo trả phí.

Đây là một yếu tố quan trọng trong video dạng ngắn, vì quảng cáo không thực sự hoạt động khi bản thân nội dung chỉ có thể dài vài giây.

Twitter cũng nhận thấy những thách thức tương tự với Vine – không thể chạy quảng cáo hiệu quả trong các video Vine, Twitter đã phải vật lộn để biến Vine thành một nền tảng tạo ra doanh thu, điều này khiến Vine gặp khó khăn trong việc giữ chân các ngôi sao hàng đầu của mình vì điều đó không thể cung cấp các giao dịch chia sẻ doanh thu tốt hơn.

Trong khi đó, TikTok đang trên con đường tạo điều kiện thuận lợi cho các tùy chọn đặt sản phẩm trong video của mình. Phiên bản tiếng Trung của TikTok, được gọi là ‘Douyin’, hiện tạo ra phần lớn doanh thu từ mảng thương mại điện tử.

TikTok cũng đã thiết lập quan hệ đối tác mới với Shopify để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc mua sắm trong luồng, trong khi vẫn đang chờ xem liệu Walmart có trở thành chủ sở hữu một phần mới của ứng dụng tại Mỹ hay không, điều này có thể sẽ thấy Walmart nhanh chóng chuyển sang tích hợp nhiều tùy chọn thương mại điện tử hơn.

Một lần nữa, đây là một yếu tố chính, vì nó mở ra nhiều con đường hơn để tạo ra các giao dịch thương hiệu và doanh thu từ các video clip dạng ngắn.

Về phần TikTok, ứng dụng này đang trên đường đến với một tỷ người dùng, hiện là một trong những tên tuổi lớn nhất trên thị trường. Nhưng liệu nó có thể tiếp tục xây dựng động lực và thực sự thách thức những đối thủ lớn hơn hay khôg?

Và liệu Reels có thể giảm đà phát triển và thu hút nhiều người sáng tạo hơn từ TikTok thử thách ứng dụng này không?

Đây là một bước tiến lớn của Reels, bất kể bạn nhìn nhận nó như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips