Hôm 24/4, Tổng thống Joe Biden đã ký duyệt một dự luật buộc thoái vốn TikTok khỏi công ty mẹ Trung Quốc ByteDance. Nếu ByteDance không bán TikTok, ứng dụng này có thể phải đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ.
Trước khi dự luật được ký, nhiều nhà sáng tạo nội dung chia sẻ trên CNBC rằng TikTok mang lại cho mọi người cơ hội để chu cấp cho gia đình của họ theo cách chưa từng có trước đây. “Nó đã thay đổi cuộc sống của mọi người”, KOL này cho biết.
Có thể mất nhiều năm để lệnh cấm được thực thi vì TikTok tuyên bố sẽ thách thức nó trước tòa. Dù vậy, trong khi đó, có rất nhiều điều không chắc chắn.
Theo một nghiên cứu của tổ chức Oxford Economics, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng TikTok đã hỗ trợ 224.000 việc làm, tạo ra doanh thu gần 15 tỷ USD và đóng góp 24,2 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ vào năm 2023.
Nichols đã cùng một số nhà sáng tạo TikTok khác đến Điện Capitol để phản đối lệnh cấm. Cô muốn lên tiếng chống lại nó và giải thích cho các nhà lập pháp cách cô điều hành doanh nghiệp của mình bằng ứng dụng. Nichols cho biết TikTok không yêu cầu cô tham gia cuộc biểu tình.
Theo Khảo sát Kinh tế toàn nước Mỹ của CNBC từ tháng 3, gần một nửa, tương đương 47%, người tham gia ủng hộ lệnh cấm hoặc bán TikTok, trong khi chỉ hơn 30% phản đối.
Trên chính TikTok, có hơn 585.000 bài đăng phản đối lệnh cấm, chủ yếu bao gồm các video mang hashtag #KeepTikTok và #SaveTikTok. Nhiều người nhấn mạnh vai trò quan trọng của TikTok trong giải trí trực tuyến, trong khi những người khác cầu xin duy trì nền tảng vì nó rất quan trọng đối với sinh kế của họ.
Theo tiết lộ từ các báo cáo, ByteDance và TikTok đã chi hơn 7 triệu USD để vận động hành lang ngăn chặn dự luật. Sau khi Tổng thống Biden ký duyệt, TikTok gọi nó là vi hiến và cho biết sẽ đưa ra tòa.
“Chúng tôi tin rằng sự thật và luật pháp rõ ràng đứng về phía chúng tôi và cuối cùng chúng tôi sẽ thắng thế”, công ty viết trên X.
Các nhà lập pháp từ lâu lập luận rằng TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ.
Trên chương trình “Last Call” của CNBC, Thượng nghị sĩ Markwayne Mullin làm rõ luật này không phải là lệnh cấm, mà chỉ là yêu cầu TikTok tách khỏi ByteDance. “Bạn vẫn có thể giữ nền tảng, bạn vẫn có thể tiến về phía trước”, Mullin nói.
Song, những người sáng tạo nội dung và KOL trên TikTok lại có một mối quan tâm khác ngoài chính trị. Họ đã phải vật lộn để duy trì lượng khán giả tương tự trên các nền tảng khác. Mỗi nền tảng có đặc điểm riêng, thuật toán của TikTok giúp video của họ dễ dàng được khám phá hơn.
TikTok cung cấp nhiều cách khác nhau để kiếm tiền, bao gồm Chương trình Sáng tạo (TikTok Creativity Program), được thiết kế để thưởng cho các video phổ biến có độ dài hơn một phút. Ngoài ra, họ có thể tạo doanh thu thông qua hợp tác với thương hiệu và bán hàng liên kết thông qua TikTok Shop, cũng như nhận quà tặng ảo từ những người theo dõi trong các buổi phát trực tiếp.
Các đối thủ của TikTok đã cố gắng khuyến khích người dùng đăng video ngắn lên các nền tảng. Năm ngoái, YouTube Shorts thay đổi chương trình kiếm tiền, chia 45% doanh thu quảng cáo trên nhiều bài đăng cho người dùng. Tuy nhiên, các khoản thanh toán không cao như trên các video dài. Để đột phá trên YouTube thực sự rất khó vì nó đã bão hòa.
Năm 2023, Meta đóng cửa chương trình trả tiền cho những người tạo video dạng ngắn trên Instagram và Facebook. Các nhà sáng tạo đã phàn nàn rằng họ không kiếm được gì dù đạt được hàng trăm nghìn lượt xem trên ứng dụng. Tuy nhiên, sếp Instagram Adam Mosseri gợi ý rằng chương trình có thể trở lại vào năm 2024.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo bản cập nhật chính sách mới nhất, YouTube yêu cầu những nhà sáng tạo nội dung gắn nhãn khi đăng tải video có AI tham gia sản xuất, nhằm tránh gây nhầm lẫn cho người xem.
Theo đó, nền tảng đang giới thiệu một công cụ mới trong Creator Studio. Công cụ này sẽ yêu cầu người sáng tạo (Content Creator) thể hiện những nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra, thứ mà người xem có thể hiểu nhầm với những nội dung do con người tạo ra.
Người dùng YouTube phải thông báo nếu trong video có chứa nội dung được tạo ra bởi AI. Cụ thể, các nhà sáng tạo sẽ được yêu cầu xác định thời điểm chứa nội dung do AI tạo ra trong video để gắn nhãn cảnh báo người xem. Những tài khoản không tuân theo quy định này sẽ không được tham gia Chương trình đối tác YouTube (YPP) và bị gỡ video.
YouTube sẽ thêm 2 loại nhãn. Loại đầu tiên hiển thị trên bảng mô tả để phân loại video có phải do AI tạo ra hay không. Loại thứ hai sẽ xuất hiện trong trình phát video khi nội dung đề cập đến chủ đề nhạy cảm như bầu cử, các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, YouTube chỉ yêu cầu nhà sáng tạo nội dung gắn nhãn nội dung trông giống như thật do AI tạo. Những nội dung ảo dễ nhận thấy, hoặc người dùng sử dụng AI để điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, tạo phụ đề… sẽ được YouTube bỏ qua.
Đây là bước đi đầu tiên của YouTube nhằm hạn chế việc lợi dụng AI để phát tán tin giả. Các chuyên gia lo ngại sự phát triển của các công cụ AI tạo sinh có thể khiến tin giả tràn ngập trên Internet và đe dọa đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay.
YouTube cũng có kế hoạch cho phép người dùng gửi yêu cầu xóa nội dung AI mô phỏng người thật, bao gồm việc sử dụng khuôn mặt hoặc giọng nói của họ. Tuy nhiên, nền tảng sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định xóa. Nếu nội dung mang tính châm biếm, hay liên quan đến quan chức nhà nước hoặc người nổi tiếng, YouTube sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn.
YouTube cho biết công ty sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể kèm theo các ví dụ khi quy định được áp dụng vào năm 2024. Công ty đang tập trung vào việc xây dựng đội ngũ và phát triển công nghệ có khả năng kiểm duyệt nội dung ở quy mô lớn, nhằm đảm bảo công cụ AI của YouTube tạo ra nội dung phù hợp.
Bản cập nhật YouTube mới nhất dự kiến ra mắt vào khoảng tháng 9.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong thế giới mới, các hoạt động marketing đang thay đổi nhanh chóng để trở nên phù hợp hơn. Theo các dữ liệu hiện có, cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing (tiếp thị người có ảnh hưởng).
Về tổng thể, để hình thành nên mối quan hệ sâu sắc hơn, chân thực hơn với người tiêu dùng, các thương hiệu đang ưu tiên xây dựng những cộng đồng người sáng tạo riêng để giúp thương hiệu sản xuất nội dung, truyền cảm hứng cho sản phẩm, hỗ trợ tư vấn và đưa ra lời khuyên, và hơn thế nữa trong quá trình xây dựng các chiến dịch marketing.
Keith Bendes, phó chủ tịch chiến lược và quan hệ đối tác tại một agency cho biết: “Các thương hiệu đang tìm cách tăng cường mối quan hệ với những người có ảnh hưởng (Influencer) và người sáng tạo, quá trình hợp tác đang vượt ra khỏi những bài đăng thông thường trên các nền tảng mạng xã hội”.
Những người có ảnh hưởng và nhà sáng tạo nội dung giờ đây sẽ tham gia vào quá trình tư vấn sáng tạo, thử nghiệm sản phẩm, tìm nguồn cung thông tin chi tiết về ngành (Industry insights), v.v.”
Mới đây, thương hiệu bán lẻ Claire’s đã ra mắt The Collab, một nền tảng bao gồm một nhóm những người có ảnh hưởng chủ yếu là Gen Z và Gen Alpha, thường xuyên chia sẻ những nội dung, chiến dịch và cảm hứng từ Claire’s.
Các thành viên có trong The Collab sẽ có nhiều độ tuổi khác nhau, đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên họ có một điểm chung là có sức ảnh hưởng và từ đó có thể giúp thương hiệu truyền cảm hứng tới cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn.
Theo cách tiếp cận tương tự, thương hiệu thời trang Pacsun đã ra mắt The Pacsun Collective, kêu gọi cộng đồng người sáng tạo nội dung, nhiếp ảnh gia, nhà quay phim, nhà tạo mẫu, nhà thiết kế, nhạc sĩ và nghệ sĩ kỹ thuật số của thương hiệu tham gia vào quá trình sáng tạo của thương hiệu, đồng thời giúp định hình các chiến dịch cũng như sản phẩm của Pacsun.
Khi “tính xã hội” là chất xúc tác chính của văn hóa ngày nay và khi yếu tố văn hóa sẽ quyết định mức độ phù hợp của thương hiệu với người tiêu dùng, nhiều thương hiệu nhanh chóng nhận ra rằng những người hiểu rõ cái gọi là xã hội nhất là những nguồn tài nguyên quý giá nhất, từ tham gia vào quá trình lên ý tưởng, sáng tạo, sản xuất nội dung đến định hướng thị trường.
Ở giai đoạn phát triển tiếp theo của Influencer Marketing, các thương hiệu sẽ có nhiều cơ hội hơn để tận dụng giá trị do những người sáng tạo nội dung mang lại khi coi họ là một phần liền mạch của thương hiệu, một “điểm sản xuất nội dung và truyền cảm hứng” cho thương hiệu thay vì chỉ đơn giản là các mối quan hệ tài trợ đơn thuần.
Trong năm 2024 và những năm tới, khi nền kinh tế nhà sáng tạo tiếp tục phát triển, xu hướng này sẽ ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều hơn nữa.
Hơn một nửa (51%) các thương hiệu và agency tại Mỹ cho biết họ sẽ tập trung hơn một phần hoặc đáng kể vào quảng cáo của người sáng tạo và người có ảnh hưởng hoặc các mối quan hệ đối tác khác vào năm 2024, theo báo cáo tháng 11 năm 2023 từ Cục Quảng cáo Tương tác (IAB).
Theo IAB, 44% nhà quảng cáo ở Mỹ kỳ vọng sẽ tăng cường đầu tư vào nội dung của người sáng tạo vào năm 2024.
Đối với các thương hiệu vốn tập trung vào những người tiêu dùng trẻ ví dụ như Gen Z, một mối quan hệ đối tác có ý nghĩa với cộng đồng nhà sáng tạo cũng sẽ vô cùng có giá trị:
Theo một cuộc khảo sát của YouGov tháng 1 năm 2024, hơn một nửa (52%) người trưởng thành ở Mỹ từ 18 đến 28 tuổi cho biết quyết định mua hàng của họ bị ảnh hưởng bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội ở mức độ nào đó hoặc rất thường xuyên.
31% người tiêu dùng Gen Z ở Mỹ cho biết họ tương tác với những người có ảnh hưởng từ các chiến dịch marketing ít nhất một lần một tuần, theo dữ liệu tháng 11 năm 2023 từ Nfinite.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội TikTok đang tìm cách thu hút nhiều nhà sáng tạo nội dung ở nhiều thị trường hơn bằng cách mở rộng sang các khu vực mới đồng thời nới lỏng các điều kiện gia nhập chương trình kiếm tiền.
Mạng xã hội TikTok mới đây đã cập nhật mới về chương trình kiếm tiền trên nền tảng. Cụ thể, TikTok đã cập nhật chương trình kiếm tiền cho các nhà sáng tạo hiệu ứng (Effect Creator Rewards program) với mục tiêu cải thiện cơ hội kiếm tiền cho các thành viên hiện tại đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận cho các nhà sáng tạo nội dung ở các thị trường khác.
Bằng cách mở rộng chương trình tới 33 thị trường mới và hạ thấp tiêu chí đủ điều kiện, TikTok đặt mục tiêu thu hút nhiều người sáng tạo hơn tham gia chương trình kiếm tiền này.
Chương trình phần thưởng dành cho các nhà sáng tạo hiệu ứng đóng vai trò như một nguồn doanh thu bổ sung cho những người sáng tạo nội dung đủ điều kiện. Nó cũng khuyến khích người sáng tạo tập trung vào việc tạo ra những nội dung hấp dẫn, sáng tạo, gây được tiếng vang với người xem, tăng khả năng chuyển đổi cho các thương hiệu hợp tác với họ và hơn thế nữa.
Chương trình phần thưởng dành cho người sáng tạo hiệu ứng TikTok mang đến cho người sáng tạo cơ hội kiếm được các phần thưởng khi thiết kế các hiệu ứng TikTok hấp dẫn trong nền tảng của mình là Effect House.
TikTok Effect Creator Rewards program đang được mở rộng sang nhiều thị trường hơn.
Người sáng tạo nội dung ở các khu vực sau hiện đủ điều kiện tham gia chương trình kiếm tiền “Phần thưởng dành cho nhà sáng tạo hiệu ứng” và bắt đầu kiếm tiền từ hiệu ứng của họ:
Argentina.
Áo.
Bahrain.
Bỉ.
Bêlarut.
Chilê.
Colombia.
Séc.
Đan mạch.
Ecuador.
Ai Cập.
Hy Lạp.
Hungary.
israel.
Kazakhstan.
Cô-oét.
Mexico.
Ma-rốc.
New Zealand.
Na Uy.
Ô-man.
Peru.
Bồ Đào Nha.
Qatar.
Rumani.
Ả Rập Saudi.
Nam Phi.
Thụy Điển.
Thụy sĩ.
Đài Loan.
Thái Lan.
Thổ Nhĩ Kỳ.
Uruguay.
Effect Creator Rewards program của TikTok hiện yêu cầu thấp hơn.
Trước đây, người sáng tạo được yêu cầu sử dụng hiệu ứng trong 200.000 video đủ điều kiện trước khi hiệu ứng đó có thể bắt đầu kiếm được tiền (phần thưởng). Giờ đây, mỗi hiệu ứng chỉ cần sử dụng trong 100.000 video đủ điều kiện là có thể tham gia được chương trình.
Từ ngày 12 tháng 3 năm 2024, chỉ những hiệu ứng xuất hiện trong các video công khai đủ điều kiện mới có thể kiếm được phần thưởng.
Số tiền thưởng có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực xuất bản video. Khoản thanh toán tối đa cho một hiệu ứng là 14.000 USD, trong khi khoản thanh toán tối đa cho một người sáng tạo mỗi tháng là 50.000 USD.
Người sáng tạo kiếm được phần thưởng dựa trên tổng số video tải lên đủ điều kiện hoặc video công khai duy nhất từ các khu vực đủ điều kiện sử dụng hiệu ứng của họ trong vòng 90 ngày đầu tiên.
Sau khi hiệu ứng đạt 100.000 lượt tải lên video công khai duy nhất, người sáng tạo sẽ bắt đầu kiếm được phần thưởng. Phần thưởng tiếp tục tích lũy cho mỗi lần tải lên video đủ điều kiện bổ sung cho đến hết thời hạn 90 ngày hoặc cho đến khi đạt phần thưởng tối đa.
“Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt chương trình phần thưởng dành cho các nhà sáng tạo hiệu ứng để tôn vinh cộng đồng người sáng tạo và những hiệu ứng nổi bật mà họ tạo ra cho TikTok. Kể từ đó, những người sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới đã có thể thu thập phần thưởng tiền mặt đáng kể cho các hiệu ứng thịnh hành của họ. Trên thực tế, một số người sáng tạo đã đạt được khoản thanh toán tối đa là 14.000 USD cho mỗi hiệu ứng và 50.000 USD mỗi tháng.”
“Việc mở rộng lần này sẽ giúp cho nhiều nhà sáng tạo hơn có thêm cơ hội để gia tăng thu nhập của họ.”
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua Google, Jack Koch, phó chủ tịch phụ trách về nghiên cứu và insights tại Cục Quảng cáo Tương tác (IAB), mới đây đã chia sẻ những phát hiện mới về vai trò của các nhà sáng tạo đối với chiến lược Marketing Mix, cách những nội dung từ nhà sáng tạo ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và hơn thế nữa. Trong năm 2024, khi nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) lại bước sang một trang mới, người làm Marketing nói chung cũng cần phải trang bị cho mình những nền tảng kiến thức cần thiết.
Về tổng thể, trong thời đại mà mức tiêu thụ video kỹ thuật số đang tăng với tốc độ chóng mặt, những nội dung do những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) sản xuất và chia sẻ đang tạo ra nhiều sức ảnh hưởng nhất định đến những cộng đồng đang theo dõi họ.
Qua sự phát triển này, có một yêu cầu đặt ra với những người làm Marketing là cần hiểu rõ hơn về tác động của người sáng tạo đối với thương hiệu và khách hàng của thương hiệu.
Các nhà sáng tạo đang đóng vai trò gì trong cuộc sống và thói quen truyền thông của người tiêu dùng ngày nay? Điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của ngành marketing? Và làm cách nào các nhà quảng cáo có thể tận dụng tối đa cơ hội của nền kinh tế sáng tạo trong bối cảnh mới?
Để làm rõ những vấn đề này, IAB cùng với Talk Shoppe trong một nghiên cứu đã có thể chỉ ra được cách mà nhà sáng tạo đang ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.
Nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động marketing của người sáng tạo có mức độ tin cậy rất cao: 89% nhà quảng cáo cảm thấy tích cực về quảng cáo bên cạnh nội dung của người sáng tạo và 92% đồng ý rằng nội dung do người sáng tạo sản xuất có thể được coi là “chất lượng”.
Trong khi đó, nghiên cứu về người tiêu dùng của IAB cũng tiết lộ rằng nội dung do người sáng tạo định hướng đóng một vai trò đặc biệt trong quyết định mua hàng và mối quan hệ với thương hiệu của người xem.
Dưới đây là một số điểm nổi bật nhất từ nghiên cứu mà marketer có thể tham khảo.
Mức tiêu thụ video kỹ thuật số đang ở mức cao nhất mọi thời đại, và một phần được thúc đẩy bởi người sáng tạo.
Những nội dung do người sáng tạo định hướng (Creator-driven content) không chỉ là một phần của sự phát triển nội dung số; nó đang dẫn đầu xu hướng nội dung số trên phạm vi toàn cầu.
Nghiên cứu người tiêu dùng của IAB cho thấy rằng trong khi mức tiêu thụ video kỹ thuật số nói chung đang gia tăng thì lượng khán giả xem nội dung do người sáng tạo tạo ra (sản xuất và định hướng) đang tăng nhanh hơn.
Trên thực tế, 39% người tiêu dùng đang xem nhiều nội dung do người sáng tạo sản xuất hơn so với một năm trước, so với 22% xem nhiều nội dung do các đơn vị khác sản xuất hơn trên các thiết bị và dịch vụ khác nhau.
Đối với các nhà quảng cáo, nội dung được định hướng bởi nhà sáng tạo hiện là yêu cầu cấp thiết cần có.
Thay vì các thương hiệu hay nhà quảng cáo tự sản xuất và truyền tải trực tiếp đến người xem, xu hướng đang diễn ra là tiền của nhà quảng cáo đang được “rót” vào lượng người xem (và xu hướng xem) của nhà sáng tạo.
Khi hành vi xem tiếp tục chuyển từ tuyến tính (onfline) sang kỹ thuật số (Online), chi tiêu của nhà quảng cáo đang tiếp tục tăng lên với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng.
Gần 1/2 số nhà quảng cáo cho biết họ liên tục phân bổ ngân sách cho hoạt động Content Marketing của nhà sáng tạo và 44% nhà quảng cáo có kế hoạch tăng cường đầu tư vào nội dung của người sáng tạo vào năm 2024, với mức tăng trung bình là 25%.
Cái gọi là nội dung chất lượng tất cả là về sự phù hợp cá nhân.
Trong thế giới của việc khai thác các phương tiện truyền thông (media buying), cái gọi là nội dung chất lượng thường gắn liền với những hình ảnh bắt mắt hay quá trình sản xuất công phu. Tuy nhiên, khi xem xét những gì người tiêu dùng thực sự đánh giá cao về nội dung video, khái niệm về chất lượng đang khác xa với những giả định truyền thống.
Trên thực tế, mọi người thấy nội dung video có giá trị nhất khi nó mang tính cá nhân và phù hợp. Như một người tiêu dùng đã chia sẻ: “Tôi coi trọng tính chân thực và tính liên quan như những đặc điểm chất lượng cao trong nội dung. Đối với tôi những điều này cũng quan trọng như chất lượng âm thanh và video vậy.”
Nội dung chất lượng không chỉ là sản xuất chất lượng cao. Người tiêu dùng coi trọng sự liên quan và sự gắn kết cá nhân.
Nghiên cứu cũng cho thấy người xem có nhiều khả năng đồng ý rằng nội dung do người sáng tạo tạo ra sẽ thu hút sở thích cá nhân của họ nhiều hơn, đưa ra chủ đề mà cá nhân họ quan tâm và có tính hấp dẫn cao so với nội dung do các thương hiệu hay đơn vị khác sản xuất.
Người sáng tạo có thể thúc đẩy tác động ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.
Nghiên cứu cũng đã đánh giá tác động của hoạt động Marketing cùng với nội dung do người sáng tạo và thương hiệu (studio) sản xuất ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.
Mặc dù cả hai loại nội dung đều có ảnh hưởng mạnh mẽ xuyên suốt, nhưng các quảng cáo được chạy xen kẽ và trong nội dung của người sáng tạo có tác động lớn hơn trong các giai đoạn quan trọng.
Sở dĩ có điều này là bởi vì người tiêu dùng cho biết rằng họ xem người sáng tạo để tìm hiểu về các sản phẩm và xu hướng mới, hưởng lợi từ kiến thức chuyên môn và những đánh giá trung thực của họ (hơn là từ các thương hiệu).
So với nội dung do studio sản xuất, người sáng tạo mang đến mức độ xác thực và tin cậy không thể tìm thấy ở nơi nào khác, đồng thời nội dung của họ cho phép người tiêu dùng hình dung sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày của họ theo cách gần gũi và dễ dàng hơn. Điều này giúp họ ra quyết định mua hàng nhanh hơn và tự tin hơn.
Như bạn có thể thấy, sức ảnh hưởng của các nội dung do nhà sáng tạo sản xuất và điều hướng là không thể phủ nhận.
Nội dung của người sáng tạo hiện đóng vai trò then chốt trong việc chuyển đổi các chiến lược Marketing. Vốn dựa trên các kết nối sâu sắc và cách tiếp cận sáng tạo, người sáng tạo tạo ra những câu chuyện hấp dẫn có khả năng thu hút và chuyển đổi, thúc đẩy tác động sâu sắc đến người tiêu dùng.
Khi bối cảnh truyền thông kỹ thuật số tiếp tục phát triển vào năm 2024, và khi nền kinh tế nhà sáng tạo đã trưởng thành thì các thương hiệu cũng có cơ hội phát triển tương ứng. Khi hợp tác với các nền tảng do người sáng tạo định hướng và khai thác các giải pháp quảng cáo của họ, thương hiệu có thể thúc đẩy hiệu suất và tác động ở cấp độ lớn hơn nhiều.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube đang mở rộng ứng dụng chỉnh sửa video YouTube Create sang nhiều thị trường hơn, hướng tới mục tiêu thúc đẩy ứng dụng video ngắn Shorts trong cuộc đua với Reels của Meta và TikTok.
Theo đó, YouTube Create, một ứng dụng di động được thiết kế để giúp chỉnh sửa video, đang được YouTube mở rộng sang 13 thị trường khác trong giai đoạn thử nghiệm.
Các nhà sáng tạo nội dung hiện có thể tải xuống ứng dụng miễn phí trên Android ở các quốc gia bổ sung sau:
Argentina
Châu Úc.
Brazil.
Canada.
Phần Lan.
Hồng Kông.
Ireland.
Hà Lan.
New Zealand.
Tây ban nha.
Đài Loan.
Thái Lan.
Thổ Nhĩ Kỳ.
YouTube Create là gì?
YouTube Create là một ứng dụng di động miễn phí cho phép người dùng chỉnh sửa video ngắn hoặc video dài hơn cho YouTube. Người dùng cũng có thể thêm nhạc phim, chú thích, v.v., tất cả đều trực tiếp từ điện thoại của mình.
YouTube Create giúp người dùng nâng cao chất lượng nội dung trên kênh YouTube của họ mà không cần thêm các công cụ chỉnh sửa đắt tiền hoặc phần mềm máy tính để bàn phức tạp.
Theo Conor Kavanagh, Trưởng nhóm Chính sách kiếm tiền tại YouTube:
“Vào tháng 9, chúng tôi đã công bố ra mắt phiên bản beta của YouTube Create, một ứng dụng mới cung cấp cho nhà sáng tạo trên thiết bị di động những công cụ họ cần để đưa video của mình lên một tầm cao mới.”
“Với YouTube Create, bạn có thể dễ dàng tạo video chất lượng cao bằng các công cụ chỉnh sửa, hiệu ứng, bộ lọc và chuyển tiếp, tất cả đều có trong giao diện trực quan, dễ sử dụng.”
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mới đây, YouTuber MrBeast đã công khai khoản tiền mà nhà sáng tạo nội dung này kiếm được từ hơn 156 triệu lượt xem trên mạng xã hội X là 250.000 USD, con số này đã khiến không ít nhà sáng tạo nội dung trên X thắc mắc vì số tiền mà họ có thể nhận được cho các video có lượt xem tương tự sẽ thấp hơn nhiều.
Sự thật là, chương trình kiếm tiền mà X áp dụng MrBeast là chương trình mà mạng xã hội chỉ áp dụng cho một số nhà sáng tạo nhất định. Theo chia sẻ từ X, được gọi là Amplify Video Monetization Program, chương trình kiếm tiền này hiện được X thử nghiệm giới hạn cho một số ít các nhà sáng tạo. Điều này giải thích lý do tại sao cùng với số lượt xem tương tự, các nhà sáng tạo khác có thể sẽ kiếm được khoản tiền nhỏ hơn nhiều.
X cũng đã thừa nhận điều này và hiện cho biết nền tảng đang thử nghiệm với MrBeast với tư cách là đối tác ban đầu như một phần trong kế hoạch mở rộng chương trình Amplify Video Monetization Program tới nhiều nhà sáng tạo hơn.
Các nhà sáng tạo trên X hiện chỉ có thể kiếm tiền trực tiếp từ nội dung của họ thông qua chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, chương trình này cung cấp cho nhà sáng tạo phần trăm số tiền kiếm được dựa trên quảng cáo hiển thị trong câu trả lời trên bài đăng của nhà sáng tạo.
Ngoài ra, một lý do khác cũng khiến cho video của MrBeast kiếm được nhiều tiền hơn đó là nhiều thương hiệu sẵn sàng đấu giá quảng cáo cao hơn để hiển thị quảng cáo trong video của MrBeast với kỳ vọng thúc đẩy giá trị thương hiệu thông qua hình ảnh của YouTuber có lượng người theo dõi lớn nhất YouTube.
Theo chia sẻ từ X, không phải tất cả các nhà sáng tạo đều có thể đăng ký và kiếm tiền theo cách như MrBeast, X sử dụng nhiều tham số khác nhau để đánh giá và lựa chọn cách quảng cáo hiển thị trong các video của nhà sáng tạo, (X hiện chưa tiết lộ chi tiết về điều này).
Tuy nhiên, X cũng thừa nhận rằng, chương trình kiếm tiền mới này sẽ sớm được chia sẻ tới các nhà sáng tạo khác trong thời gian sớm nhất có thể.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram đang sắp ra mắt một loạt các công cụ quản lý nhà sáng tạo mới trong Business Suite, công cụ này sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các Agency trong việc quản lý các nhà sáng tạo nội dung trên các ứng dụng của Meta.
Meta ra mắt công cụ mới trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) không ngừng tìm cách kiếm tiền từ những người xem của họ, với tư cách là nền tảng hay đơn vị quản lý các nhà sáng tạo, các Agency cần cung cấp nhiều tuỳ chọn hơn, dễ dàng kết nối hơn giữa nhà sáng tạo với các thương hiệu liên quan (nhà tài trợ).
Theo giải thích của Meta:
“Nhiều nhà sáng tạo phụ thuộc vào các Agency trong việc quản lý tài khoản của họ trên nhiều nền tảng khác nhau, điều này có thể cho phép họ tập trung vào thứ mà họ làm tốt nhất đó là sáng tạo nội dung. Chúng tôi nhận thấy rằng các công cụ có thể hợp lý hóa sự tương tác giữa nhà sáng tạo và Agency trên Facebook, giúp các Agency quản lý một cách hiệu quả các nhà sáng tạo trên quy mô lớn.”
Các công cụ quản lý người sáng tạo của Meta bao gồm nhiều chức năng chính như:
Quản lý quyền: Tìm kiếm các trang của người sáng tạo và gửi cho họ yêu cầu liên kết tài sản của họ với doanh nghiệp.
Quản lý quyền truy cập: Quản lý quyền truy cập ở cấp trang người sáng tạo bằng cách chỉ gán các quyền cần thiết cho từng người quản lý nội dung (Content Manager).
Liên kết doanh thu: Gửi yêu cầu tới các nhà sáng tạo để liên kết tài khoản thanh toán với các sản phẩm kiếm tiền cụ thể. Thu nhập được tạo ra sẽ được chuyển đến tài khoản thanh toán của Agency.
Nhập các kết nối hiện có: Di chuyển tài sản chung hiện có từ Trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager) sang Công cụ quản lý nhà sáng tạo (Creator Management Tools).
Chấm dứt các mối quan hệ đang diễn ra: Yêu cầu chấm dứt mối quan hệ hiện có với người sáng tạo.
Thông tin chi tiết về thu nhập: Nhận thông tin chi tiết về thu nhập trên trang của người sáng tạo để giúp họ định hình lại các chiến lược nội dung.
Khả năng quản lý như vậy trong các công cụ của Meta sẽ giúp các đại lý duy trì hợp tác kinh doanh trên các ứng dụng của Meta dễ dàng hơn nhiều, tạo điều kiện cho các mối quan hệ đối tác kinh doanh hợp lý và công bằng hơn nhiều.
Khi nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) được dự báo là sẽ không ngừng phát triển, Meta đang tìm nhiều cách hơn để hỗ trợ nhà sáng tạo hiện có và thu hút các nhà sáng tạo mới.
Bạn có thể xem thêm về công cụ mới của Meta tại đây.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo bản cập nhật chính sách mới của YouTube, nền tảng sẽ yêu cầu những người sáng tạo nội dung (Content Creator) gắn nhãn khi đăng tải video có sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
Các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube theo đó phải thông báo nếu trong video của họ có chứa các nội dung được tạo ra bởi công cụ AI, các tùy chọn mới sẽ cho phép người sáng tạo gắn nhãn video. Những tài khoản không tuân theo quy định này sẽ không được tham gia Chương trình đối tác YouTube (YPP) và YouTube cũng sẽ gỡ video.
Loại nhãn đầu tiên hiển thị trên bảng mô tả để phân loại video có phải do AI tạo ra hay không. Nhãn thứ hai sẽ xuất hiện trong trình phát video khi nội dung đề cập đến chủ đề nhạy cảm như bầu cử, các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
YouTube sẽ cho phép mọi người gửi yêu cầu xóa nội dung AI mô phỏng các cá nhân có thật (người thật), bao gồm sử dụng khuôn mặt hoặc giọng nói của họ. Tuy nhiên, nền tảng sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định xóa. Nếu nội dung mang tính châm biếm, hay liên quan đến quan chức nhà nước hoặc người nổi tiếng, YouTube sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn.
YouTube cho biết nền tảng sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể kèm theo các ví dụ khi quy định được áp dụng vào năm 2024. Công ty đang tập trung vào việc xây dựng đội ngũ và phát triển thuật toán có khả năng kiểm duyệt nội dung ở quy mô lớn, nhằm đảm bảo công cụ AI của YouTube tạo ra nội dung phù hợp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Variety, doanh thu quảng cáo hàng quý của YouTube đã giảm 2,6% từ 6,87 tỷ USD năm ngoái xuống còn 6,69 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu của YouTube cũng đã giảm 7,8% trong quý 4 năm 2022 sau khi giảm 1,9% trong quý trước đó.
Trong những ngày qua, chiến dịch triệt tiêu các trình chặn quảng cáo của YouTube đã gây ra là sóng phản đối gay gắt từ người dùng. Nhìn từ phía người dùng, có vẻ như quảng cáo (Advertising) trên YouTube đã ngoài sức chịu đựng của họ.
Người dùng không chỉ phải xem quảng cáo trong video, mà còn có quảng cáo ngoài video, xuất hiện trên khắp trang chủ YouTube. Quảng cáo độc hại, lừa đảo tràn làn cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người ngao ngán.
Không chỉ thế, một số người dùng muốn có các tính năng bổ sung mà Premium không cung cấp được, điển hình như khả năng xem lượt Like và Dislike của một video.
Nhưng trên thực tế, việc người dùng muốn có một YouTube miễn phí và không quảng cáo là bất khả thi. Có vẻ đây sẽ là một ý kiến kỳ lạ, nhưng chúng ta hãy thử nhìn lại vấn đề quảng cáo từ phía YouTube.
Cuộc chiến chặn quảng cáo nhìn từ phía YouTube.
Nếu xem việc YouTube ra sức ngăn cản trình chặn quảng cáo giống như đang “tuyên chiến” với người dùng, thì rất dễ để nhận định YouTube (hay nói rộng hơn là Google) chính là kẻ tấn công, và những người dùng trình chặn quảng cáo là phe bị công kích. Tuy nhiên, câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” dường như khá đúng ở đây.
Khi Google mua YouTube vào năm 2006, trang web non trẻ này vẫn không tạo ra một đồng lãi nào, dù nó vốn đã là một hiện tượng văn hóa, với các video lan truyền được xem hàng triệu lần mỗi ngày, nhưng lại không kiếm được tiền. Phải đến năm 2009, Google mới thu được lợi nhuận đầu tiên từ khoản đầu tư 1,65 tỷ USD vào trang chia sẻ video này. Google làm được điều này thông qua một nguồn doanh thu duy nhất: quảng cáo.
Kể từ năm 2009, Google tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu quảng cáo để duy trì hoạt động của YouTube. Việc giới thiệu YouTube Premium — một dịch vụ đăng ký trả phí cung cấp YouTube và YouTube Music không có quảng cáo — đã tăng doanh thu lên một chút nhưng vẫn không thấm vào đâu so với những gì Google kiếm được từ quảng cáo, chỉ tính riêng năm 2022 đã đạt hơn 29 tỷ USD.
Hàng tỷ USD đó được chia sẻ một phần với những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Một phần lớn khác dùng để giúp trang web hoạt động: trả lương nhân viên, phát triển và tất nhiên là duy trì số lượng máy chủ cực lớn cần thiết để lưu trữ khoảng 3,7 triệu video được tải lên YouTube mỗi ngày. Bất cứ doanh thu nào còn sót lại sẽ được chuyển đến túi của Google.
YouTube nhất định phải kiếm được tiền để tồn tại. Google chưa bao giờ công khai về chi phí lưu trữ, băng thông, nhân viên, v.v. của dịch vụ, nhưng ước tính nó lên tới hàng triệu USD mỗi ngày. Ngay cả khi Google quyết định điều hành YouTube “vì lòng tốt” mà không quan tâm đến lợi nhuận, họ vẫn cần kiếm được hàng tỷ USD mỗi năm chỉ để hòa vốn. Trên thực tế, doanh thu quảng cáo của công ty đang giảm.
YouTube cần phải có lãi.
Google ngày càng muốn tăng doanh thu từ YouTube, và quảng cáo chính là thứ mà họ tìm đến. Tại thời điểm này, quảng cáo xuất hiện ở khắp mọi nơi trên YouTube, ngay cả ở ngoài màn hình chính và trong chính các video. Google có thể đã kỳ vọng điều này sẽ thúc đẩy nhiều người đăng ký Premium hơn, tuy nhiên, nó lại chủ yếu khiến người ta muốn dùng các trình chặn quảng cáo và điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu của YouTube.
Theo Variety, doanh thu quảng cáo hàng quý của YouTube đã giảm 2,6% từ 6,87 tỷ USD năm ngoái xuống còn 6,69 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu của YouTube cũng đã giảm 7,8% trong quý 4 năm 2022 sau khi giảm 1,9% trong quý trước đó.
Việc một công ty mất doanh thu tất nhiên không phải là một điều tốt. YouTube đang phải chịu sự cạnh tranh với các nền tảng khác như TikTok hay Instagram Reels.
Và Google không phải chỉ cần lo lắng đến chi phí máy chủ và nhân viên. Họ cũng cần phải kiếm đủ tiền để trả cho hàng triệu nhà sáng tạo nội dung, vì đây là nhân tố cốt lõi khiến người xem gắn kết với YouTube. Những nhà sáng tạo đó không thể làm việc miễn phí, do đó Google còn phải chi thêm nhiều triệu USD mỗi ngày để duy trì mức độ hấp dẫn cho YouTube.
Là một doanh nghiệp, Google tất nhiên quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận, vì vậy YouTube cần kiếm nhiều hơn mức chỉ vừa đủ để trang trải chi phí và trả tiền cho nhà sáng tạo.
Google cần thêm hàng tỷ USD mỗi năm cho những chi phí đó. Nhiều tỷ USD này sẽ đến từ đâu?
YouTube Premium có thể tạo ra doanh thu cho YouTube nhưng không thể bằng doanh thu được tạo ra từ quảng cáo. Doanh thu YouTube Premium đến từ phí đăng ký hàng tháng do người dùng chọn.
Ngược lại, quảng cáo tạo doanh thu dựa trên số lượt xem và số nhấp vào quảng cáo nhận trên YouTube. Các nhà quảng cáo trả tiền cho YouTube để hiển thị quảng cáo của họ và YouTube chia sẻ một phần doanh thu đó với người tạo nội dung dựa trên lượt xem và mức độ tương tác của video.
Mặc dù YouTube Premium có thể tạo ra doanh thu cho nền tảng này nhưng nó khó có thể đủ để chi trả mọi thứ. Hơn nữa, theo một nhà sáng tạo nội dung YouTube chia sẻ trên Reddit, YouTube không hưởng toàn bộ doanh thu từ phí đăng ký Premium, mà doanh thu đó cũng sẽ được chia sẻ với các nhà sáng tạo nội dung.
Giải pháp tốt nhất của Google cho vấn đề này là quảng cáo. Quảng cáo giúp mọi người có thể sử dụng trang web miễn phí — cả để xem và tải video lên. Đối với những người không thể chịu được quảng cáo, Google cung cấp YouTube Premium.
Đối với những người không thể xem quảng cáo hoặc trả tiền cho Premium, luôn có tùy chọn thứ ba theo góc nhìn của Google, đó là không xem YouTube. Và họ thực sự đã làm như vậy trong chiến dịch càn quét trình chặn quảng cáo mới nhất.
Cuối cùng, đó là một cái vòng luẩn quẩn giữa người xem, nhà sáng tạo nội dung, và YouTube: Người dùng xem video từ nhà sáng tạo, YouTube cần trả phí cho nhà sáng tạo để khuyến khích họ đăng video, và người dùng sẽ trả số tiền đó nếu không nền tảng YouTube sẽ sụp đổ.
Quảng cáo trên YouTube: Đi tìm điểm cân bằng.
Chúng ta đã biết cuộc chiến này có hai phía, nhưng trên thực tế, vẫn còn một bên nữa âm thầm tham gia, mà sẽ được đề cập đến sau.
Hiện tại, nhìn từ hai phía của cuộc chiến quảng cáo, thì giải pháp là gì? Một nhóm ít người dùng khăng khăng rằng không bao giờ nên trả tiền cho YouTube và quảng cáo phải biến mất hoàn toàn. Đối với những người này, cách duy nhất để họ hài lòng là có thể sử dụng YouTube miễn phí mà không có quảng cáo ở bất cứ đâu.
Không cần phải nói, đây là một lập luận buồn cười. Google là một doanh nghiệp và cần kiếm tiền. YouTube là một sản phẩm đắt đỏ để duy trì. Nếu mọi người có thể sử dụng nó mà không cần xem quảng cáo và không đăng ký Premium thì nền tảng này sẽ chết. Nó cần tiền, giống như mọi việc kinh doanh khác.
Nhiều người khác chỉ bất mãn với một số quảng cáo. Họ muốn quảng cáo trong video biến mất vì chúng làm gián đoạn trải nghiệm xem, hoặc ít nhất là YouTube nên kiểm soát quảng cáo tốt hơn để không còn những quảng cáo nhạy cảm, lừa đảo, đồng thời giới hạn lượng quảng cáo ở mức hợp lý trong video. Các quảng cáo khác ngoài video vẫn ổn.
Những nhà sáng tạo quảng bá nội dung được tài trợ cũng không sao, bởi vì những người sáng tạo đó sẽ mất khán giả nếu họ quảng cáo loại nội dung này quá nhiều, vì vậy đó là một hệ thống tự kiểm soát.
Một nhóm khác sẵn sàng trả tiền cho YouTube Premium. Tuy nhiên, mong muốn đăng ký này nên xóa mọi quảng cáo khỏi trang web, bao gồm cả nội dung được tài trợ trong chính video đó. Premium cũng nên cung cấp các tính năng mà người dùng muốn và đã sử dụng thông qua các ứng dụng bên thứ ba chẳng hạn như Vanced. YouTube Premium nên có giá rẻ hơn nếu người dùng không mua YouTube Music Premium.
Đây là lúc mà ý kiến của phía thứ ba cần được xem xét, đó chính là các nhà phát triển trình chặn quảng cáo.
Một “thỏa thuận đình chiến” với YouTube dường như khó xảy ra trong tương lai gần, nhưng các nhà cung cấp công cụ chặn quảng cáo, nhà phát hành và nhà quảng cáo đã cố gắng đạt được thỏa thuận trung lập về các định dạng quảng cáo ít rắc rối hơn mà các trình chặn quảng cáo sẽ cho phép thông qua.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi AI trở thành một mối nguy với YouTube trong việc ăn cắp bản quyền nội dung và sáng tạo, nền tảng mới đây đã công bố quy trình xét duyệt và chặn một số nội dung do AI tạo ra.
Theo đó, YouTube mới đây đã công bố quyết định cấm các bản hát lại (Cover) sử dụng công nghệ AI. Tuy nhiên, lệnh cấm sẽ chỉ dành cho các nội dung bắt chước con người.
Trong vài tháng tới, YouTube cho biết nền tảng sẽ bắt đầu xoá bỏ các nội dung AI bắt chước con người, đặc biệt là các nội dung đó bắt chước những người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng (Influencer).
YouTube cũng sẽ bắt đầu yêu cầu các nhà sáng tạo nội dung sử dụng các công cụ AI tổng hợp để phát hiện các nội dung do AI tạo ra trong video của họ. Nếu không tuân thủ điều này, các nhà sáng tạo có thể bị cấm tham gia Chương trình Đối tác của YouTube (YPP).
YouTube muốn loại bỏ các nội dung do AI tạo ra.
Bằng cách hợp tác với các hãng thu âm, YouTube sẽ bắt đầu ngăn chặn các nội dung do AI tạo ra, đặc biệt là các bản cover nhạc và nội dung bắt chước nghệ sĩ.
Theo quy định mới, YouTube sẽ có hai bộ nguyên tắc hướng dẫn nội dung dành cho các sản phẩm từ deepfake AI với mục tiêu vừa bảo vệ các đối tác trong ngành âm nhạc hiện có trên nền tảng vừa bảo vệ chính các nhà sáng tạo hay người dùng đang sử dụng nền tảng để sáng tạo nội dung (độc quyền).
Nhà sáng tạo sẽ khó kiếm tiền từ các sản phẩm AI.
Việc đàn áp các nội dung do AI tạo ra cho thấy rằng, YouTube (và cả nhiều nền tảng khác) không mấy ủng hộ việc nhà sáng tạo sử dụng công cụ để tạo ra các nội dung với mục đích kiếm tiền.
Nếu nhà sáng tạo muốn dựa vào AI để xây dựng nội dung, điều này là hết sức bình thường, tuy nhiên khi nói đến việc sử dụng nó để kiếm tiền từ YouTube hay thậm chí là cho các hoạt động thương mại khác, đó có thể là hành vi vi phạm chính sách.
Cũng theo thông tin mới đây, YouTube đã bắt đầu hợp tác với với Universal Music Group (UMG) để định hình lại cách tiếp cận đối với các nội dung AI. Các nội dung có bản quyền sẽ được bảo vệ, và nhà sáng tạo sẽ phải tuân thủ các điều khoản về luật sở hữu trí tuệ.
Trong khi AI và các tác động của nó đến ngành sáng tạo nội dung nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn còn là một dấu chấm hỏi, cách tiếp cận an toàn và đúng đắn nhất là từ khía cạnh ưu tiên sự an toàn, tuân thủ các quy định (Luật) liên quan và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm cho bối cảnh sáng tạo nội dung thay đổi nhanh chóng và nhiều rủi ro về vi phạm bản quyền, YouTube vừa thông báo cập nhật quy trình khiếu nại bản quyền mới cho nhà sáng tạo.
Theo đó, YouTube đang tìm cách cải thiện quy trình xác nhận quyền sở hữu bản quyền (copyright) để các nhà sáng tạo nội dung có thể xác nhận quyền sở hữu một cách dễ dàng hơn, đồng thời cung cấp nhiều tùy chọn hơn mà nền tảng hy vọng là sẽ giúp nhà sáng tạo sửa đổi các nội dung được tải lên trước khi xác nhận khiếu nại bản quyền.
Các nội dung có trong email thông báo khiếu nại bản quyền sẽ được gửi kết hợp trong một email thay vì gửi riêng lẻ cho từng thông báo mới.
Khiếu nại về bản quyền trên YouTube hay việc bị sao chép nội dung từ lâu đã là một vấn đề lớn khiến không những nhà sáng tạo mà cả YouTube phải đau đầu, mặc dù hệ thống đang được cải thiện, trong đó cũng có nhiều tính năng phát hiện tự động hiện đã loại bỏ nhiều vấn đề sai phạm trong việc xác nhận quyền sở hữu.
YouTube cũng đã triển khai quy trình mới được gọi là “quy trình kiểm tra dựa trên việc học hỏi” áp dụng cho những người dùng hay nhà sáng tạo vi phạm nhiều lần các quy tắc của nền tảng, YouTube hiện cũng cho phép nhà sáng tạo kiểm tra tính bản quyền của nội dung thông qua quy trình kiểm tra trước khi xuất bản.
Mục tiêu cuối cùng của YouTube vẫn là giúp nhà sáng tạo bảo vệ các ý tưởng hay nội dung của mình trước nạn ăn cắp nội dung đang diễn ra tràn lan trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube vừa thông báo mở rộng chương trình kiếm tiền (YPP) tới nhiều nhà sáng tạo nội dung ở nhiều khu vực hơn.
Theo đó, YouTube đang mở rộng quyền truy cập vào Chương trình Đối tác của YouTube (YPP) tới nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) ở nhiều khu vực hơn, ngưỡng yêu cầu để được bật tuỳ chọn kiếm tiền cũng thấp hơn.
Thay vì như trước đây, các nhà sáng tạo phải có ít nhất 1000 người đăng ký (Subscriber) thì theo yêu cầu mới, con số này chỉ còn là 500.
Mặc dù với ngưỡng mới này, nhà sáng tạo có thể truy cập vào tính năng tài trợ của người hâm mộ (fan funding) và quảng cáo trong luồng, họ vẫn cần có ít nhất là 1.000 người đăng ký để đủ điều kiện nhận chia sẻ doanh thu quảng cáo từ YouTube.
Cũng theo thông báo, YouTube sẽ áp dụng ngưỡng mới tới những nhà sáng tạo ở 37 quốc gia khác bên cạnh các quốc gia hiện có, hiện có tổng cộng là 99 quốc gia và khu vực đủ điều kiện.
Trước sự cạnh tranh của mạng xã hội TikTok, YouTube dường như đang cố gắng đơn giản hoá các yêu cầu đặt ra cho các nhà sáng tạo với mục tiêu thu hút nhiều nhà sáng tạo hơn đến với nền tảng, điều này cũng đồng nghĩa với việc YouTube sẽ có nhiều nguồn lực sáng tạo nội dung hơn và từ đó có nhiều người dùng hơn.
Bạn có thể xem danh sách cập nhật đầy đủ các khu vực đủ điều kiện tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube vừa thông báo cập nhật tính năng mới cho phép các nhà sáng tạo nội dung hay người quản lý kênh YouTube có nhiều cách hơn để tối ưu nội dung và kênh của mình.
Thông qua các cập nhật mới, nhà sáng tạo nội dung YouTube giờ đây có thể tìm hiểu rõ hơn về các nội dung như lý do tại sao người đăng ký (subscribers) hủy đăng ký kênh, cách người xem mới và người xem cũ tương tác với nội dung của kênh, hay những nội dung (video) nào đang thúc đẩy người xem đăng ký kênh nhiều nhất và hơn thế nữa.
Theo YouTube:
“Trước bản cập nhật mới này, người sáng tạo chỉ có thể xem họ có bao nhiêu người xem mới, bao nhiêu người quay lại hoặc họ nhận được bao nhiêu lượt xem (view) từ tất cả người xem một cách tổng hợp.
Nhưng giờ đây, nhà sáng tạo có thể xem chi tiết hơn về cách khán giả tương tác với kênh của họ. Họ có thể biết họ nhận được bao nhiêu lượt xem từ người xem mới, so sánh với số lượt xem từ người xem quay lại hay nội dung nào đang thúc đẩy lượt người đăng ký.”
YouTube cũng đã thêm mới tab “Người xem mới và người xem quay lại”, tab này sẽ giúp nhà sáng tạo phân tích hiệu suất nội dung của kênh dựa trên các phân khúc (segment) người xem khác nhau.
YouTube cũng đang thêm một thẻ mới cung cấp lý do tại sao mọi người chọn hủy tư cách thành viên của họ.
“Khi một thành viên hủy bỏ tư cách thành viên, giờ đây họ sẽ được yêu cầu cung cấp lý do hủy bỏ thông qua một cuộc khảo sát tùy chọn. Dữ liệu này sẽ được thu thập và hiển thị cho nhà sáng tạo.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu nâng cao tính minh bạch trên nền tảng, YouTube vừa cập nhật một số thông tin về thuật toán của Shorts, định dạng video ngắn của YouTube.
Theo đó, nhằm mục tiêu nâng cao tính minh bạch trên nền tảng, đồng thời giải đáp nhiều thắc mắc của các nhà sáng tạo nội dung trên Shorts, YouTube mới đây đã chia sẻ một số thông tin quan trọng về cách thuật toán của Shorts hoạt động.
Nhưng trước hết, bạn cần tìm hiểu cơ bản về khái niệm thuật toán.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Ví dụ như trong ngành khoa học dữ liệu, các thuật toán cũng được sử dụng như các thông số đặc tả để thực hiện việc xử lý dữ liệu.
Hay ngày nay với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, thuật toán là thứ sẽ quyết định cách người dùng được đề xuất nội dung, cách nền tảng quản lý các hành động trên ứng dụng và hơn thế nữa.
YouTube làm sáng tỏ một số thông tin về thuật toán của định dạng video ngắn Shorts.
Trong chia sẻ mới, YouTube nêu bật rõ từ những sự khác biệt trong thuật toán của Shorts với thuật toán của YouTube, đến cách tính lượt xem trên Shorts hay cả những mẹo mà các nhà sáng tạo nội dung có thể tận dụng để tối đa hoá hiệu suất.
Trong khi cũng tự như bất kỳ nền tảng nào khác như TikTok, Instagram hay thậm chí là Google, YouTube cũng không chia sẻ chi tiết về cách thức hoạt động của thuật toán, tuy nhiên, những thông tin mới này cũng đóng vai trò định hướng rất quan trọng.
Theo người đứng đầu sản phẩm Shorts, Todd Sherman, thuật toán của video dạng ngắn Shorts khác với thuật toán của các video dài trên YouTube. Trong khi nếu một người dùng nhấp vào video YouTube, điều này đóng vai trò như một chỉ báo rằng những video tương tự sẽ được đề xuất đến họ. Ngược lại với Shorts, mọi người lướt qua nội dung mà không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Mặc dù cả 2 hệ thống đề xuất nội dung (content recommendation systems) trên Shorts và YouTube đều được thiết kế để hiển thị những video mà mọi người sẽ đánh giá cao và yêu thích, nhưng nguồn cấp dữ liệu của Shorts (Feed) đa dạng hơn YouTube vì mọi người xem qua hàng trăm video ngắn so với chỉ vài video dài.
Nói đến cách thuật toán của Shorts tính toán lượt xem (video view), Đại diện của Shorts cũng lưu ý rằng không phải mọi lượt xem trong Shorts đều được tính là một lượt xem.
Trong khi TikTok tính số lượt xem ngay khi video bắt đầu được phát, với Shorts, lượt xem nhằm phản ánh rằng người dùng có ý định xem video, do đó, một số lượt xem không phù hợp sẽ không được tính là một lượt xem (mặc dù YouTube không giải thích rõ hơn về điều này).
Liên quan đến việc độ dài của video ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất kênh hay các thuật toán của Shorts sẽ ưu tiên các video dài ngắn ra sao, Đại diện Shorts cho biết không có một độ dài nhất định có lợi cho người sáng tạo trong việc thúc đẩy lượt xem – thay vào đó, người sáng tạo nên suy nghĩ về thời lượng họ cần để kể các câu chuyện của mình.
Tuy nhiên, Shorts sẽ vẫn tập trung vào các video có thời lượng từ 60 giây trở xuống để không làm mờ đi ranh giới với chính YouTube. Điều này khác với đối thủ TikTok, vốn đang thực hiện các thử nghiệm cho phép nhà sáng tạo quay video dài hơn.
Một thông tin chi tiết thú vị khác được trưởng nhóm sản phẩm của YouTube đưa ra là YouTube không muốn các nhà sáng tạo video ngắn quá bận tâm đến việc tạo ra những hình thu nhỏ (thumbnail) tùy chỉnh như cách họ làm trên YouTube vì hầu hết các hình thu nhỏ của Shorts đều không bao giờ được nhìn thấy.
Tiếp đó, đại diện của Shorts cũng nói thêm rằng thời gian xuất bản video trong ngày cũng không phải là yếu tố cần tối ưu hóa, ngoại trừ trường hợp người dùng hay nhà sáng tạo đang tập trung vào những tin tức mà tính mới mẻ của các thông tin được chia sẻ sẽ rất quan trọng. Số lượng video ngắn được xuất bản cũng không phải là yếu tố tạo nên sức hút của kênh — chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng.
Shorts cũng khuyến nghị nhà sáng tạo không nên xóa và đăng lại các video ngắn nhằm có được nhiều lượt xem hơn vì hành động này có nguy cơ bị coi là spam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
X (tên cũ là Twitter) vừa thông báo ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, một cách khác để gia tăng thu thập.
Theo đó, X đã chính thức triển khai chương trình chia sẻ doanh thu từ quảng cáo với những nhà sáng tạo sau một khoảng thời gian dự định.
Tính năng mới của X cho phép nền tảng chia sẻ doanh thu thông qua số lần hiển thị quảng cáo từ các tài khoản của những nhà sáng tạo đã được xác minh, quảng cáo sẽ hiển thị ở các câu trả lời trên các bài đăng.
Theo X, công cụ mới này là một phần sứ mệnh của X nhằm cho phép mọi người kiếm thêm thu thập bằng cách đăng bài và tương tác trên mạng xã hội này.
Chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo của X với nhà sáng tạo được áp dụng ra sao?
Theo X, để đủ điều kiện xem xét tham gia chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, tài khoản của nhà sáng tạo phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Đã đăng ký Twitter Blue (gói có trả phí của Twitter) hoặc gói dành cho tổ chức (Verified Organizations).
Có ít nhất 15 triệu lượt hiển thị trên các bài đăng được tích lũy trong vòng 3 tháng qua.
Có ít nhất 500 người theo dõi.
Nếu tài khoản của nhà sáng tạo đáp ứng đủ các điều kiện này, nhà sáng tạo sẽ có thể tạo tài khoản và được thanh toán qua Stripe.
Nhà sáng tạo có thể tham khảo điều kiện về chương trình tại đây hoặc các tiêu chuẩn về chính sách kiếm tiền tại đây.
Theo X:
“Chúng tôi muốn quy trình trở nên đơn giản nhất có thể, vì vậy tất cả những người đăng ký X Blue (Twitter Blue) và Tổ chức đã được xác minh đều có quyền đăng ký chương trình miễn là họ đáp ứng đủ các tiêu chí tham gia.”
“Người dùng sẽ có thể đăng ký cả chương trình Tính năng đăng ký của nhà sáng tạo (Creator Subscriptions) và Chia sẻ doanh thu quảng cáo (Ads Revenue Sharing) bằng cách truy cập mục Kiếm tiền (Monetization) trong phần Cài đặt.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để có thể giúp người làm marketing có nhiều thông tin hơn khi xây dựng chiến lược trên YouTube trong 2023, Google vừa chia sẻ một số insights mới.
Khi mọi người thuộc mọi thế hệ, dù là Gen X, Gen Y hay Gen Z hiện đang dành ít thời gian hơn để xem TV và thay vào đó dành nhiều thời gian hơn để trực tuyến (trung bình mỗi người dùng sử dụng từ 2-3h mỗi ngày để trải nghiệm các nền tảng mạng xã hội), các nền tảng xem video như YouTube đang là lựa chọn thay thế hàng đầu.
Người xem đến với YouTube vì nhiều lý do: từ để giải trí, xem video mới từ những nhà sáng tạo nội dung mà họ yêu thích, hay thậm chí là học một cái gì đó mới.
Theo nghiên cứu mới đây từ Google và Carat (Media Agency), người dùng cũng đến với YouTube để theo dõi lại các sự kiện đã phát trước đó, tham khảo các ý kiến phân tích của các chuyên gia và hơn thế nữa.
Đối với người dùng Gen Z (nhóm người dùng đông đảo và tích cực nhất trên mạng xã hội), các nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng này đến với YouTube vì những nhà sáng tạo (Content Creator) mà họ yêu thích.
Như bạn có thể thấy, dù là người dùng đến với YouTube hay bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác vì lý do gì, với tư cách là người làm marketing, khi thấu hiểu đối tượng mục tiêu là gốc rễ của mọi chiến dịch thành công, việc có được các thông tin về cách họ sử dụng nền tảng là vô cùng cần thiết.
Cũng tương tự như một số nền tảng mạng xã hội khác, YouTube cho phép người dùng trở thành trung tâm của các xu hướng văn hoá và truyền thông trên nền tảng.
YouTube mang đến những cơ hội để các thương hiệu hiểu được hành vi, sở thích và xu hướng văn hóa của đối tượng mục tiêu, sau đó sử dụng những hiểu biết này để lập bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey) và tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch ở mọi giai đoạn có trong hành trình mua hàng.
YouTube có sức ảnh hưởng lớn nhất với nhóm người dùng Gen Z, 68% thế hệ này (theo khảo sát của Google) đồng ý rằng các nhà sáng tạo chính là lý do khiến họ tiếp tục quay lại với YouTube.
Là một marketer, điều này có nghĩa là, thay vì chỉ tập trung xuất bản nội dung từ phía thương hiệu, bạn cần kết nối với những nhà sáng tạo hay người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy nhiều hơn nữa các mối liên hệ có ý nghĩa với khách hàng.
Sức mạnh của cộng đồng là chìa khoá.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, yếu tố cộng đồng (bao gồm cả các nhóm cộng đồng nhỏ) luôn mang một ý nghĩa lớn trong việc xây dựng thương hiệu.
Người tiêu dùng giờ đây không chỉ tương tác đơn lẻ với thương hiệu, mà dưới sức ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội, họ cũng coi trọng ý kiến của các cộng đồng người dùng khác, đặc biệt là những cộng đồng mà họ tin tưởng.
Cộng đồng người sáng tạo trên YouTube cũng hoạt động theo cách tương tự, đó chính là cách để các thương hiệu đưa nội dung của mình đến với khách hàng mục tiêu một cách có ý nghĩa nhất.
Lời khuyên cho các thương hiệu là luôn xuất hiện ở những nơi mà khách hàng của mình có mặt và phản ứng lại với họ theo những gì thực sự quan trọng với họ.
Tiếp cận chính xác theo từng ngách cụ thể.
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, mọi người truy cập YouTube để tương tác với các chủ đề mà họ đam mê và tìm kiếm các quan điểm khác nhau.
YouTube không chỉ là nơi để giải trí; người dùng còn sử dụng nó để mở rộng cách họ nhìn nhận thế giới và suy nghĩ về các vấn đề mà họ quan tâm.
Là thương hiệu, thay vì tìm cách tiếp cận họ bằng những thông điệp chung chung và không rõ ràng, hãy xác định các chủ đề chính mà khách hàng thực sự quan tâm và có liên quan đến thương hiệu, sau đó tìm cách đào sâu các chủ đề đó.
Trong bối cảnh mới, bạn cần nhớ rằng, vai trò của bạn không chỉ là bán hàng mà còn tạo ra các cảm xúc và kết nối, những thứ có thể giúp hình thành ý định mua hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nhà sáng tạo nội dung (content creator) có thể kiếm tiền thông qua các công cụ hỗ trợ của TikTok. Hiện nền tảng này đang trả tiền cho các nhà sáng tạo nội dung thông qua Quỹ TikTok Beta và chương trình quảng cáo TikTok Pulse.
TikTok cung cấp các công cụ kiếm tiền tích hợp cho các influencer như quỹ người sáng tạo, chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, tính năng tặng quà cho các TikToker phát trực tiếp… Những khoản tiền này sau đó được quy đổi thành tiền và gửi cho các nhà sáng tạo nội dung.
Tuy nhiên, TikTok yêu cầu người sáng tạo phải có một số lượng người theo dõi và lượt xem nhất định để truy cập các tính năng này. Để tham gia quỹ người sáng tạo, các TikToker phải từ 18 tuổi trở lên, có ít nhất 10.000 người theo dõi và đã đạt được ít nhất 100.000 lượt xem video trong 30 ngày gần nhất .
Để nhận doanh thu đăng ký từ TikTok Live, nhà sáng tạo nội dung phải từ 18 tuổi trở lên và có tối thiểu 1.000 người theo dõi. Ngoài ra để có thể nhận được “quà tặng” ảo khi phát trực tiếp, TikToker phả từ 18 tuổi trở lên và có ít nhất 1.000 người theo dõi .
Đối với các khoản thanh toán từ quỹ người sáng tạo của TikTok, TikTok Beta, nhiều yếu tố sẽ được xem xét như lượt xem video, mức độ tương tác, vị trí xem video và tổng số người tham gia chương trình.
Tuy nhiên, một số nhà sáng tạo nội dung chia sẻ rằng họ kiếm được rất ít từ quỹ này. TikToker Alicia Trautwein chia sẻ: “Video của bạn cần phải có cả triệu view mới có thể kiếm được từ 20 – 30 USD”. Cô cũng cho biết, tháng 10/2020, cô được trả 10 USD cho một video có 1,8 triệu view từ quỹ người sáng tạo của TikTok.
Tuy nhiên, nhiều nhà sáng tạo nội dung chia sẻ rằng họ kiếm được rất ít cho mỗi 1.000 lượt xem. “So sánh với YouTube thì quỹ của TikTok không giúp tôi kiếm được nhiều tiền như vậy.
Trong cùng một khoảng thời gian, khi tôi có thể kiếm được cả chục USD trên YouTube thì tôi chỉ thu về khoảng 1 USD đối với TikTok”, một nhà sáng tạo nội dung chia sẻ với Insider.
Theo ITGeared, với Quỹ nhà Sáng tạo TikTok, các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm từ 0,2 – 0,4 USD cho mỗi 1.000 lượt xem . Như vậy, họ có thể kiếm được từ 20 – 40 USD khi video đạt 1 triệu view.
Tuy nhiên, số tiền này sẽ phụ thuộc vào cả mức độ tương tác, vị trí video và tổng số người tham gia chương trình. Trước đấy, TikTok thông báo, quỹ sáng tạo này được lập ra để trả 1 tỷ USD cho người dùng trong vòng 3 năm, tính từ năm 2020.
TikToker Preston Seo, chuyên làm về nội dung tài chính cá nhân có hơn 2,4 triệu lượt theo dõi, cho biết, anh thu về khoảng 1.600 USD từ Quỹ Sáng tạo nội dung TikTok trong vòng 5 tháng. Trung bình một ngày tài khoản của anh kiếm được từ 9 – 38 USD.
“TikTok tạo Quỹ sáng tạo cho riêng mình là một bước tiến tốt. Tuy nhiên, quỹ này vẫn khá yếu so với các nền tảng khác. Tôi nghĩ việc điều chỉnh và mở rộng hệ thống kiếm tiền thực tế của chính nền tảng này sẽ giúp ích cho mọi người”, Eamon Brennan, Phó Chủ tịch quan hệ đối tác nhà sáng tạo nội dung tại Collab chia sẻ.
Ngoài ra, các TikToker cũng có thể kiếm tiền từ việc liên kết, quảng cáo cho các thương hiệu. Những người tạo TikTok chỉ với vài nghìn người theo dõi cũng có thể kiếm tiền bằng cách làm việc trực tiếp với các thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok Subscriber-Only là chương trình nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh thu cho các nhà sáng tạo của TikTok trên nền tảng, trong đó người dùng phải đăng ký (Subscribe) để được xem nội dung (video) từ nhà sáng tạo.
Theo thông báo mới đây từ TikTok, nhiều nhà sáng tạo hơn hiện có thể kiếm thêm thu nhập từ các nội dung độc quyền của họ, người dùng hay người hâm mộ họ có thể trả tiền (Subscriber) để được xem các video.
Tính năng này sẽ được tích hợp sẵn trong gói LIVE Subscriptions mà TikTok đã ra mắt vào năm ngoái, tuy nhiên thời điểm đó chỉ cho phép những người phát trực tiếp (live-streamers) kiếm thêm thu nhập bằng cách chia sẻ các video độc quyền.
Theo giải thích của TikTok:
“Subscriber-Only Videos là những video độc quyền mà chỉ người đăng ký (subscribers) mới có thể xem được. Tính năng mới này giúp nhà sáng tạo có thể thúc đẩy các kết nối có ý nghĩa hơn với cộng đồng người hâm mộ yêu thích của họ.”
Ở thời điểm ban đầu, TikTok chỉ muốn áp dụng tính năng mới này cho những luồng phát trực tiếp (live streaming), tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, ngoài châu Á, các thị trường khác như Mỹ hay châu Âu vẫn chưa thực sự mặn mà với hình thức này, đó là nguyên nhân chính khiến TikTok mở rộng Subscriber-Only Videos ra ngoài các video được phát trực tiếp để hỗ trợ nhà sáng tạo.
Trong một khía cạnh khác, thương mại trực tiếp (Live Commerce) vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển thương mại điện tử của TikTok, hình thức mua sắm này cũng là nguồn doanh thu chính của Douyin, phiên bản của TikTok tại thị trường Trung Quốc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gia nhập thị trường từ ngày 14/1/2014, sau hơn 7 năm, POPS Kids hiện nắm giữ danh hiệu kênh YouTube nhận nút kim cương thứ 2 tại Việt Nam và kênh đầu tiên vượt cột mốc 15 triệu lượt theo dõi.
Theo thống kê của Social Blade, 2 kênh YouTube nhiều lượt theo dõi nhất ở Việt Nam hiện nay đều là các kênh YouTube dành cho trẻ em.
Kênh nhiều lượt theo dõi nhất là “Like Nastya VNM” với 17,8 triệu lượt theo dõi, xếp thứ 2 là kênh “POPS Kids” với 16,1 triệu lượt theo dõi.
Gia nhập thị trường từ ngày 14/1/2014, sau hơn 7 năm, POPS Kids hiện nắm giữ danh hiệu kênh YouTube nhận nút kim cương thứ 2 tại Việt Nam và kênh đầu tiên vượt cột mốc 15 triệu lượt theo dõi.
Theo thống kê từ trang dữ liệu Social Blade, kênh YouTube “POPS Kids” được thành lập từ năm 2014, với 3.910 video đã đăng tải và có hơn 9,5 tỷ lượt xem.
Social Blade ước tính, mỗi tháng kênh có thể mang về thu nhập từ 58.100 đến 929.100 USD (từ 1,3 tỷ đồng tới gần 21,8 tỷ đồng). Số tiền hàng năm kênh có thể thu về là 696.900 USD đến 11,1 triệu USD (tương đương khoảng 16,3 tỷ tới hơn 261 tỷ đồng).
Tuy nhiên, đây chỉ là một con số tham khảo, chưa phản ánh thực tế thu nhập thực tế vì số tiền YouTube chi trả cho mỗi quốc gia khác nhau.
Các nội dung được POPS Kids tập trung phát triển gồm hai nhóm nội dung song song bao gồm: nội dung thuần Việt tự sản xuất và nội dung hợp tác với các đối tác lớn trên thế giới.
POPS Kids đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của đông đảo khán giả nhỏ tuổi.
Trung bình mỗi ngày kênh YouTube POPS Kids có thêm hơn 7 triệu lượt xem và mang về từ 1.900 – 31.000 USD.
Khi tham gia Chương trình Đối tác của YouTube (YPP), nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm được 55% doanh thu từ quảng cáo do Google đặt trên video của họ. Để tham gia chương trình này, họ cần phải có ít nhất 1.000 người đăng ký và 4.000 giờ xem video.
Bắt đầu từ năm 2023, những nhà sáng tạo nội dung chỉ cần đạt 10 triệu lượt xem trong 90 ngày trên nền tảng video ngắn (Shorts) của YouTube cũng có thể tham gia Chương trình đối tác. YouTube sẽ trả họ 45% doanh thu từ quảng cáo cho các video ngắn.
Dựa theo cách tính CPM (doanh thu cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo), ở Việt Nam hiện tại đang nằm ở mức 0,3 – 0,5 USD, nghĩa là với mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo, kênh sẽ thu về 0,3 – 0,5 USD và dựa vào hiệu số kênh, con số này có thể thay đổi tùy vào hiệu suất của từng kênh.
Với hơn 9,5 tỷ lượt xem, tính đến ngày 23/6, doanh thu của kênh “POPS Kids” có thể đạt từ 2,8 triệu đến 4,7 triệu USD (từ 66,9 tỷ đến hơn 111 tỷ đồng). Tuy nhiên, con số này chưa tính đến các khoản như thuế hay khấu trừ cho hệ thống trên YouTube.
Một điểm đặc biệt đưa POPS Kids trở thành kênh nội dung giải trí dành cho trẻ em top 1 Việt Nam khi sở hữu hàng loạt chương trình thiếu nhi độc quyền. Trong đó, không thể không kể đến 2 series nổi tiếng Pokemon và Doraemon phiên bản lồng tiếng.
Ngoài ra, hiện POPS Kids còn là kênh nội dung số sở hữu bản quyền phát hành độc quyền tại Việt Nam nhiều chương trình và bộ phim hoạt hình nổi tiếng khác như Tom & Jerry, The PowerPuff Girls, Mr. Bean, Simon’s cat, Ben 10, We Bare Bears… hay các series phim Anime Nhật Bản hay như Pokémon, Dragon Ball…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hội Truyền thông số Việt Nam đã gửi văn bản kiến nghị tới Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các nhà sáng tạo nội dung Việt trên nền tảng số.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho rằng hiện nay các doanh nghiệp, người sáng tạo nội dung số đang gặp phải một số vấn đề vướng mắc liên quan đến chính sách thuế.
Do đó, hiệp hội này kiến nghị áp dụng nguyên tắc tránh đánh thuế 2 chiều với nguồn thu nhập từ các quốc gia đã ký kết hiệp định với Việt Nam đối với tổ chức/cá nhân kinh doanh nội dung số trên những nền tảng xuyên biên giới.
Hiệp hội cũng kiến nghị chính phủ thúc đẩy để Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ sớm được thực thi.
Thứ hai, đối với các nội dung số sản xuất kinh doanh phục vụ cho thị trường nước ngoài, cho người xem nước ngoài, VDCA kiến nghị áp dụng thuế suất VAT là 0% (với cả cá nhân và doanh nghiệp).
Với thu nhập từ lượt xem tại Việt Nam, cá nhân được kiến nghị áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 1% và với doanh nghiệp VAT là 10% (theo Thông tư 40/2021/TT-BTC).
Theo văn bản từ VDCA, YouTube hiện quy định những người sáng tạo nội dung số ở các quốc gia khác ngoài Mỹ khi đăng ký với cơ quan thuế của Mỹ sẽ chỉ chịu khấu trừ 30% thuế thu nhập đối với các lượt xem đến từ Mỹ và không phải chịu thuế khi lượt xem tới từ các quốc gia khác.
Nếu không thực hiện đăng ký với cơ quan thuế của Mỹ, những nhà sáng tạo nội dung số này sẽ phải chịu khấu trừ 24% thuế thu nhập trên tổng lượt xem.
Tuy nhiên theo quy định tại Việt Nam, các nhà sáng tạo nội dung số cá nhân sẽ phải nộp thêm 7% (5% VAT và 2% thuế thu nhập cá nhân) và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sẽ nộp thêm 30% (10% VAT và 20% thuế thu nhập doanh nghiệp).
Đặc biệt, với thuế VAT theo quy định hiện hành đánh thuế 10% trên doanh thu nhận về của doanh nghiệp. Theo VDCA, điều này không phù hợp với nguyên tắc điểm đến, tiêu dùng ở đâu, đánh thuế ở đấy với sắc thuế VAT.
Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trên YouTube tại Việt Nam đang phải chịu 2 lần thuế đối với khoản doanh thu từ lượt xem tại Mỹ (do phía Mỹ đã thu thuế).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong vài năm gần đây, nhiều KOL tầm trung đến “siêu Influencer” – những người kiếm tiền từ mạng xã hội – đã liên tục phàn nàn với hàng loạt thay đổi, các thuật toán không rõ ràng, quy định kiểm duyệt nội dung tùy tiện làm hạn chế độ tiếp cận của họ.
Không có luật cụ thể.
Theo The Atlantic, influencer và các nhà sáng tạo nội dung được xem là tài sản quan trọng đối với các công ty truyền thông xã hội như Instagram, TikTok.
Theo một cách nào đó, tính chất công việc của họ tương đồng với những người thuộc nền kinh tế tự do, có thu nhập phụ thuộc vào ứng dụng như Uber, DoorDash, TaskRabbit.
Điểm khác biệt là họ phát triển doanh nghiệp riêng nhờ hình ảnh cá nhân, sức hút và độ bao phủ.
Tuy nhiên, trong khi một số nhóm lao động cộng tác với nền tảng trực tuyến đã có thể gây áp lực trực tiếp lên các “gã khổng lồ công nghệ” để cải thiện điều kiện làm việc, thì những nhà sáng tạo nội dung cho đến nay vẫn chưa thực hiện được điều đó.
Thay vào đó, họ đang phải đối mặt với một loại khủng hoảng hiện sinh. Trong vài năm gần đây, nhiều KOL tầm trung đến “siêu Influencer” – những người kiếm tiền từ mạng xã hội – đã liên tục phàn nàn với hàng loạt thay đổi, các thuật toán không rõ ràng, quy định kiểm duyệt nội dung tùy tiện làm hạn chế độ tiếp cận của họ.
“Mọi người đang dần rời bỏ nền tảng này. Nếu nhà sáng lập không nghiêm túc thay đổi thuật toán trở lại như cũ, Instagram sẽ trở nên lỗi thời, giống như Facebook vậy”, Amber Fillerup Clark (31 tuổi, sống tại Arizona, Mỹ), một blogger, chia sẻ.
KOL rời đi.
Câu hỏi được đặt ra là: mối quan hệ giữa KOL và Internet có bao giờ thay đổi không?.
Một số chuyên gia trong ngành cho rằng điều này có thể.
Không ít người có ảnh hưởng nghĩ rằng họ nên hợp nhất để tạo ra sức mạnh lớn hơn. Trên TikTok, các nhà sáng tạo đã bắt đầu thảo luận về khả năng này vào mùa thu năm 2022.
Emily Hund, nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, ủng hộ ý tưởng trên trong cuốn sách “The Influencer Industry: The Quest for Authenticity on Social Media”.
Trong đó, cô đưa ra bối cảnh về sự gia tăng của lực lượng influencer, khởi đầu của thời đại truyền thông xã hội sau hậu quả từ cuộc suy thoái năm 2008, cũng như nền kinh tế tự do dựa trên nền tảng Internet.
Khi các công việc truyền thống biến mất, kiếm tiền trên mạng xã hội trở thành một giải pháp thay thế khả thi.
Để mô tả rõ hơn, cô đã tìm hiểu rủi ro, phong cách làm việc và tiêu chuẩn của loại việc làm này. Hund nhận xét hầu hết đều mang tính cá nhân hóa và vô định hình. Điều này khiến nó trở nên khó kiểm soát trên một nền tảng khổng lồ như Instagram hoặc YouTube.
JeGaysus, nhà sáng tạo TikTok, đã thành lập một liên minh đòi quyền lợi về các vấn đề thanh toán và pháp lý minh bạch.
Cho đến nay, nhóm có khoảng 400 thành viên. Khó khăn chung của họ là không thể liên lạc với quản lý ứng dụng khi gặp sự cố. Điều đó khiến họ thấy thất vọng và muốn rời bỏ.
“Họ có email riêng nhưng khi gửi yêu cầu, bạn sẽ không bao giờ nhận được phản hồi. Chúng tôi mong muốn được lắng nghe trong quá trình nỗ lực phát triển các dịch vụ của mình để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người xem”, một thành viên nói với Business Insider.
Vào năm 2019, những người tạo meme trên Instagram đã nhận được sự chú ý của giới báo chí khi tạo ra một tổ chức gọi là “IG Meme Union Local 69-420”. Họ đưa đến thông điệp “Đập tan thuật toán” và quan tâm đến việc khôi phục các bài đăng hoặc tài khoản đã bị xóa.
YouTuber nổi tiếng Hank Green cũng lập nhóm “Internet Creators Guild” với mục đích giúp đỡ nhà sáng tạo tự bảo vệ mình trước bản hợp đồng khó hiểu từ các thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi metaverse và nền kinh tế nhà sáng tạo đang ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều giới làm công nghệ và kinh doanh, Ông Marc Petit, hiện đang là Phó Chủ tịch tại gã khổng lồ ngành game Epic Games đã chia sẻ một số quan điểm về chủ đề này.
Về căn bản, ông Marc Petit tỏ ra khá lạc quan về triển vọng hay tiềm năng của metaverse, thứ mà ông cho rằng sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển của nội dung 3D và khả năng tương tác trong thời gian thực (real-time streaming of interactive).
Dưới đây là chi tiết cuộc trò chuyện giữa Marc Petit và McKinsey.
Ông định nghĩa như thế nào về metaverse?
Đối với tôi, metaverse đại diện cho một cuộc cách mạng về sự phát triển của internet khi nó sử dụng công nghệ 3D theo thời gian thực như là một phương tiện cốt lõi và nền tảng phần cứng nhập vai, điều này cũng tương tự như cách internet đã gắn liền với yếu tố kỹ thuật số, video và các nền tảng di động cách đây 15 năm.
Metaverse theo đó sẽ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, khi bạn có thể thực hiện mọi việc ở chế độ 3D theo thời gian thực, làm theo những cách có tính tương tác cao và mọi thứ đều được ứng dụng cho nhiều người dùng.
Nó sẽ cho phép bạn tương tác với mọi người và cũng vì vậy, yếu tố xã hội (Social) cũng là nền tảng của metaverse. Cho dù đó là thông qua việc cộng tác tại những nơi làm việc hay chỉ đơn giản là ở cùng với những người mà bạn muốn dành thời gian với họ, đây là những khía cạnh mà hầu hết mọi người đều cần.
Và nếu chúng ta muốn xây dựng một nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) nơi các thế trẻ sau này có thể có được những công việc mà chúng ta thậm chí còn không thể mơ tới, thì chúng ta, dù với tư cách là một công dân, cơ quan quản lý và chính phủ, sẽ phải nghĩ về nó như thế nào?
Bởi vì chúng sẽ cực kỳ quan trọng cho tương lai và chúng ta cũng đã học được rất nhiều điều từ sự phát triển bùng nổ của internet cũng như các nền tảng mạng xã hội (Social Media), chúng ta cần nhìn nhận nó một cách khách quan nhất.
Ngoài ngành game hiện vốn được xem là trọng tâm chính, metaverse có thể được ứng như thế nào?
Nó sẽ phụ thuộc vào từng nền tảng và sự tiến bộ của công nghệ. Cảm giác đồng hiện diện (co-presence) là nền tảng, nhưng bạn cũng có thể thiết lập thực tế ảo (VR) hoặc những thứ gì đó phức tạp hơn để đọc ngôn ngữ cơ thể và nắm bắt các tín hiệu cảm xúc, thứ thực sự mang lại cảm giác như là bạn đang tương tác với một ai đó trong đời thực.
Bạn có thể sử dụng metaverse để tăng cường hay nâng cao các hoạt động hàng ngày với những nội dung kỹ thuật số có hiển thị đối tượng được kết nối (connected objects displaying digital content).
Bạn cũng có thể sử dụng các nội dung tương tác (interactive content) và điện toán không gian (spatial computing) để giúp mọi người thực hiện mọi việc trong cuộc sống thực, cho dù đó là việc di chuyển trong thành phố hay tìm hiểu về những thứ bạn không thể nhìn thấy.
Nếu chúng ta có thể sử dụng những thiết bị vốn biết nhiều hơn về môi trường vì chúng có thể truy cập nhiều dữ liệu hơn, tôi nghĩ rằng sự tăng cường các yếu tố thực tế này là một trong những khía cạnh nền tảng của metaverse.
Cần phải làm gì với metaverse để kích hoạt nền kinh tế sáng tạo nội dung (Creator Economy)?
Điều quan trọng ở đây là phải tạo ra một nền kinh tế thực sự tập trung vào nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong metaverse mở, nơi các nhà sáng tạo có thể nhận ra giá trị của những sự sáng tạo của họ.
Trong metaverse, các nhà sáng tạo có cơ hội để giữ lấy phần lớn những gì (doanh thu) mà họ có thể kiếm được thay vì là chia sẻ với các nền tảng như hiện nay (với YouTube hay Facebook). Nhà sáng tạo có nhiều lợi thế hơn với metaverse.
Chúng ta phải tạo ra một thế hệ các nền tảng kiểu mới (new generation of platforms), một nền kinh tế hiệu quả hơn cho các nhà sáng tạo. Và đó là nơi mà đối với tôi, mọi thứ cần phải công bằng, cởi mở và có thể tương tác với nhau.
Các nhà lãnh đạo nên nghĩ như thế nào về cách mà họ có thể tương tác với metaverse?
Tất cả mọi thứ sẽ bắt đầu với khái niệm bản sao kỹ thuật số (digital twin), tôi nghĩ rằng mọi người phải hiểu cách họ nhận được dữ liệu, những thứ có thể được sử dụng trong không gian 3D theo thời gian thực (real-time 3D) và cách họ có được phiên bản kỹ thuật số của sản phẩm thông qua các giai đoạn có trong vòng đời sản phẩm.
Mọi người đã phải mất 10 hay 15 năm để “hấp thụ” về khái niệm quản trị vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle Management) và xây dựng mô hình thông tin (Information Modelling). Trong vài năm tới, họ phải nỗ lực để tạo ra những cặp song sinh kỹ thuật số này và đương nhiên, đây là một khoản đầu tư không hề nhỏ.
Bạn phải bắt đầu từ đó, bởi vì nếu không có dữ liệu thì không có metaverse. Đó không phải là về bất cứ thứ gì khác ngoài dữ liệu (Data).
Trong khi Web 2.0 là một trải nghiệm đơn độc và mang tính phán xét, Web 3.0 hay metaverse sẽ giúp con người bước vào một thế giới mới, nơi họ có thể tham gia, tương tác và trở thành một phần của các trải nghiệm.
Khi nghĩ về những điều này, tôi thực sự lạc quan về metaverse, đặc biệt là sau hơn 2 năm xảy ra đại dịch khi chúng ta thực sự hiểu được tầm quan trọng của các nền tảng trực tuyến trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Kể từ khi ra đời và phát triển mạnh mẽ, khái niệm nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, và để trở nên phù hợp hơn, họ buộc phải chạy theo các thuật toán.
Việc tìm ra các quy tắc hay thuật toán ẩn của các nền tảng truyền thông mạng xã hội vốn là một công việc vô cùng khó khăn — và đối với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), điều này còn trở nên cấp thiết hơn.
Ziggi Tyler, một nhà sáng tạo trên TikTok đã đăng một video nêu ra một vấn đề đáng lo ngại mà anh nhận thấy với TikTok Creator Marketplace, một công cụ được sử dụng để kết nối nhà sáng tạo với các thương hiệu trên TikTok.
Tyler cho biết anh không thể nhập các từ khoá như “Black Lives Matter” hay “support Black Excellence” vào hồ sơ của mình trên Marketplace. Tuy nhiên, với các cụm từ như “ưu thế của người da trắng” và “hỗ trợ người da trắng” thì lại hợp lệ.
Nhiều nhà sáng tạo khác trên TikTok cũng đã báo cáo các vấn đề tương tự.
Về cơ bản, có hai cách để có thể hiểu tác động của việc kiểm duyệt nội dung và các thuật toán thực thi các quy tắc đó: là dựa vào những gì nền tảng nói và bằng cách hỏi chính các nhà sáng tạo đang hoạt động trên nền tảng.
Trong trường hợp của Tyler, TikTok đã xin lỗi và đổ lỗi cho một bộ lọc nội dung tự động đã được thiết lập sẵn trên nền tảng.
Bà Brooke Erin Duffy, phó giáo sư tại Đại học Cornell, đã hợp tác với nghiên cứu sinh Colten Meisner để phỏng vấn 30 nhà sáng tạo trên TikTok, Instagram, Twitch, YouTube và Twitter trong khoảng thời gian video của Tyler được lan truyền mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu muốn biết cách những nhà sáng tạo, đặc biệt là những người thuộc các nhóm yếu thế, điều hướng các thuật toán và phương pháp kiểm duyệt nội dung (Content Moderation) của các nền tảng mà họ đang sử dụng.
Những gì được tìm thấy là: Nhà sáng tạo đầu tư rất nhiều công sức vào việc tìm hiểu các thuật toán, thứ sẽ quyết định hay định hình trải nghiệm và các mối quan hệ của họ trên các nền tảng này.
Vì nhiều nhà sáng tạo sử dụng nhiều nền tảng nên họ buộc phải tìm hiểu các quy tắc hay thuật toán ẩn của từng nền tảng.
Nhà sáng tạo phải điều chỉnh toàn bộ phương pháp tiếp cận của họ trong việc sản xuất và quảng cáo nội dung nhằm đáp ứng các thành kiến của thuật toán và hệ thống kiểm duyệt nội dung trên nền tảng.
Dưới đây là chi tiết cuộc phỏng vấn được chia sẻ từ các nhà nghiên cứu.
Từ lâu, các nhà sáng tạo đã thảo luận về cách các thuật toán và hệ thống kiểm duyệt ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của họ trên các nền tảng đã khiến họ trở nên nổi tiếng. Vậy điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi thực hiện những cuộc phỏng vấn này?
Là người nghiên cứu, tôi hiểu rằng cuộc sống của các nhà sáng tạo gắn liền với các thuật toán, tuy nhiên cho đến khi thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sau, tôi mới có thể thực sự hiểu là thuật toán đã ảnh hưởng nhiều đến vậy.
Nhà sáng tạo dành rất nhiều nguồn lực để hiểu thuật toán và họ cũng hiểu rằng “thuật toán đó là khác nhau cho những người hay nhóm người khác nhau”.
Trong khi họ vẫn phải nỗ lực để phát triển trong không gian của nền kinh tế nhà sáng tạo, họ cảm thấy có nhiều vấn đề trong nền kinh tế này.
Nhà sáng tạo có thường nghĩ đến khả năng bị kiểm duyệt hoặc nội dung của họ không tiếp cận được khán giả do các thuật toán chặn không?
Tôi nghĩ về cơ bản, các thuật toán ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình các nhà sáng tạo xây dựng cấu trúc và quảng bá nội dung của họ. Các thuật toán này thay đổi theo ý thích; và gần như không có những cái nhìn sâu sắc (Insight) đến nội dung hay nhà sáng tạo.
Trong nhiều trường hợp, vì các nhà sáng tạo không thể liên hệ trực tiếp với các nền tảng, thứ mà họ có thể làm là “chấp nhận” và thay đổi.
Vì theo định nghĩa, đây là những thuật toán ẩn hay quy tắc ngầm, bạn đã xem xét khái niệm này như thế nào trong nghiên cứu của mình?
Một số người nói rằng họ đã bị cấm một cách vô cớ, và những người khác nói, “nội dung của tôi quá tệ khi không thể tiếp cận được.”
Bởi vì không có cách nào khác có thể thực sự chứng minh rằng một ai đó trên nền tảng bị cấm một cách vô cớ và cấm một cách chính đáng, suy đoán là thứ mà nhiều vẫn làm.
Tuy nhiên, cho dù các thuật toán ẩn có tồn tại hay không, thì việc mọi người hành động như thể họ bị trừng phạt thông qua những giới hạn về khả năng hiển thị của họ trên nền tảng là điều đang diễn ra.
Có bất kỳ cách nào có thể được thực hiện để giúp giải quyết vấn đề này không?
Các nền tảng liên tục quảng cáo các lợi ích của nền tảng của họ tới các nhà sáng tạo và cũng đề xuất rằng, nếu bạn đủ tài năng và có nội dung phù hợp, bạn có thể kết nối với khán giả và kiếm nhiều tiền.
Có thể nhà sáng tạo vẫn có thể kiếm được tiền hay thậm chí là nhiều tiền, họ không có nhiều tiếng nói trong chính sách kiểm duyệt nội dung của nền tảng và cách chúng đang được sử dụng một cách không công bằng.
Tính minh bạch vẫn còn là thứ nan giải với các nền tảng mạng xã hội, nhưng tôi nghĩ rằng người sáng tạo nên có nhiều đại diện hơn về các quyết định tác động cơ bản đến doanh nghiệp của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một nguồn tin mới đây được tiết lộ, mạng xã hội Instagram sẽ sớm hiển thị quảng cáo trên các tài khoản cá nhân (profile) đồng thời chia sẻ doanh thu quảng cáo với những người dùng này.
Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội, thành công của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) chính là thành công của các nền tảng, nói một cách dễ hiểu hơn, khi các nhà sáng tạo kiếm được càng nhiều tiền, các nền tảng càng có nhiều cơ hội hơn để tiếp tục phát triển và hơn thế nữa.
Điều này giải thích tại sao, bên cạnh các chương trình hay quỹ hỗ trợ trực tiếp từ nền tảng, những ứng dụng như Instagram, Facebook hay TikTok còn ra mắt các tính năng khác “giúp” người dùng “donate” trực tiếp thêm cho nhà sáng tạo.
Trong một bài đăng, CEO Meta nói rõ quan điểm:
“Instagram là nơi để những nhà sáng tạo có thể ‘kiếm sống’ “.
“Chúng tôi đang hướng tới một tương lai mới, nơi nhiều người hơn có thể làm các công việc sáng tạo mà họ yêu thích và chúng tôi cũng mong muốn các nền tảng như của chúng tôi đóng một vai trò nhất định trong việc biến điều đó thành hiện thực.”
Trong một bài đăng trên trang cá nhân, CEO Mark Zuckerberg cũng thông báo rằng Meta sẽ không cắt giảm doanh thu của các nhà sáng tạo từ các tính năng kiếm tiền, sẽ chia sẻ nhiều cách hơn để họ có thể bắt đầu xây dựng và kiếm tiền từ Metaverse và hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình như “Chương trình khuyến khích nhà sáng tạo” để thưởng cho những nhà sáng tạo có bài đăng chất lượng trên Instagram, “Quỹ nhà sáng tạo”, hay mới đây là cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ thương hiệu và người hâm mộ thông qua các sản phẩm NFTs (trên cả Facebook và Instagram).
Việc hỗ trợ các nhà sáng tạo kiếm tiền không còn là điều mới, gần đây, Instagram công bố sẽ hiển thị quảng cáo trên trang cá nhân của người dùng (profile).
Quảng cáo sẽ xuất hiện trên các tài khoản Instagram công khai và nằm ở giữa các bài đăng, điều này có nghĩa là, nếu bạn truy cập vào trang cá nhân (Feed) của một người dùng nào đó, bạn sẽ thấy quảng cáo ở đó.
Trong quá trình thử nghiệm, Instagram sẽ bắt đầu chia sẻ doanh thu quảng cáo cho những người dùng này như cách mà các nền tảng chia sẻ với nhà sáng tạo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các công nghệ mới như Web3 hay Metaverse sẽ đóng những vai trò thiết yếu trong nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) nói chung và nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy) nói riêng.
Cũng như với bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ mang tính bùng nổ nào, chẳng hạn như internet hay eCommerce ở những năm 90, sự phấn khích, sự nghi ngờ, nhiều suy đoán hay thậm chí là các nhầm lẫn là những từ khoá cảm xúc chính.
Đối với những công nghệ mới nổi như Web3 hay vũ trụ ảo Metaverse, dường như cũng không nằm ngoài các xu hướng này, công nghệ mới đến, bên cạnh nhiều tổ chức tỏ ra hoài nghi hay hờ hững, một số khác không ngừng nỗ lực để trở thành các “Game-Changer”, những người đi đầu thực sự.
Bên cạnh các khoản đầu tư khổng lồ vào các công nghệ mới, vô số các công ty khởi nghiệp đang tìm cách gia nhập trị trường đáng giá hàng ngàn tỷ đô, đối với những nhà sáng tạo (Content Creator), quy mô và tiềm năng của Web3 mới là những điều hấp dẫn nhất.
Web3 là gì?
Trước khi tìm hiểu về tiềm năng của Web3 đối với nền kinh tế nhà sáng tạo hay với các nhà sáng tạo, bạn nên có những thông tin cơ bản nhất về Web3.
Theo định nghĩa từ IDC, Web3 là “một tập hợp các giao thức và công nghệ mở, bao gồm cả blockchain, nền tảng công nghệ đóng vai trò hỗ trợ việc sử dụng và lưu trữ những giá trị, tri thức và dữ liệu phi tập trung (decentralized) đáng tin cậy.”
Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung thông thường, định nghĩa này nghe có vẻ hơi “mơ hồ” vì nó mang tính kỹ thuật.
Bạn hiểu đơn giản là, Web3 sẽ mang đến cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn, mọi thứ sẽ minh bạch hơn, bạn có quyền riêng tư cao hơn, có quyền bảo mật, quyền sở hữu và sự tin tưởng tốt hơn trên không gian internet.
Cũng theo định nghĩa từ IDC, Web3 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mối liên kết những “người tạo ra” và những “người tiêu thụ”.
Nó sẽ cho phép các tương tác và giao dịch (mua bán) được diễn ra một cách liền mạch hơn, minh bạch và tiết kiệm chi phí hơn, tất cả những điều này đều là những yêu cầu tất yếu của nền kinh tế nhà sáng tạo.
Vấn đề lớn với các nền tảng tập trung (centralized platforms).
Ở bối cảnh hiện tại, tất cả các hệ sinh thái mà những nhà sáng tạo đang sử dụng đều hoàn toàn là tập trung.
Trong khi đối với một số nhà sáng tạo, họ cũng có thể kiếm được nhiều tiền nhờ các nền tảng này, cuối cùng, chính các nền tảng đó mới là bên được hưởng lợi thực sự.
YouTube là một ví dụ.
Theo dữ liệu từ Statista, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh thu quảng cáo trên toàn thế giới của YouTube đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, bất chấp những thành công này từ phía nền tảng, nhiều nhà sáng tạo trên YouTube không thể “trang trải” cho cuộc sống của họ.
Theo một báo cáo tháng 8 năm 2022, 97,5% YouTubers không kiếm được 12.140 USD, mức được cho là chạm mức nghèo tại Mỹ.
Công bằng mà nói, YouTube không phải là nền tảng duy nhất đang hiện hữu những điều này. Với hầu hết các nền tảng khác, phần lớn nhà sáng tạo phải vật lộn để kiếm sống.
Dữ liệu của Linktree tiết lộ rằng trong số 200 triệu người tham gia vào nền kinh tế nhà sáng tạo, chỉ 12% những người làm việc này toàn thời gian kiếm được hơn 50.000 USD mỗi năm. Dữ liệu cũng cho thấy rằng 46% nhà sáng tạo toàn thời gian kiếm được ít hơn 1.000 USD mỗi năm.
Trong khi toàn bộ các nội dung được tải lên nền tảng là từ người dùng và nhà sáng tạo, tất cả dữ liệu, doanh thu hay quyền lợi đều thuộc về phía doanh nghiệp sở hữu nền tảng.
Ở mặt ngược lại, Web3 cắt bỏ gần như toàn bộ những thứ trung gian và cho phép nhà sáng tạo kết nối trực tiếp với khán giả của họ, những người hâm mộ họ và phần lớn doanh thu có được sẽ thuộc về chính họ.
Về bản chất, ý nghĩa thực sự đằng sau các hệ sinh thái tập trung hiện tại là “nhà sáng tạo cứ thế nỗ lực tạo ra nội dung (Content) và nền tảng sẽ có thêm nhiều doanh thu”.
Web3 được thiết lập để thay đổi động lực internet hiện tại bằng cách cho phép nhà sáng tạo trực tiếp kiếm tiền từ các sản phẩm của họ mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.
Thúc đẩy Web3 cho nhà sáng tạo.
Chìa khóa chính để tận dụng Web3 với tư cách là nhà sáng tạo đó là bạn nên bắt đầu bằng việc tìm ra các nền tảng phù hợp. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải kiểm soát hoàn toàn các nội dung của bạn và doanh thu bạn kiếm được.
Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung như Mastodon và Diaspora cho phép nhà sáng tạo có toàn quyền sở hữu nội dung và danh tính của họ, đồng thời họ có thể kiếm tiền thông qua người hâm mộ chứ không phải là chỉ từ nhà quảng cáo.
Một đặc điểm khác của các nền tảng mạng xã hộikiểu mới này là nhà sáng tạo có thể sở hữu và mua bán xuyên nền tảng thay vì chỉ trên một nền tảng duy nhất.
Chúng ta đang ở những giai đoạn đầu của Web3. Và cũng như mọi công nghệ mới khác, nếu không có sự thích nghi sớm của các nhà sáng tạo và người hâm mộ của họ, mọi thứ có thể sẽ trở nên chậm hơn (và ít hưởng lợi hơn).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu hỗ trợ nhiều hợn nữa cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng, LinkedIn vừa thông báo ra mắt chương trình mới.
Thông qua chương trình hỗ trợ mới, mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn sẽ cho phép những nhà sáng tạo nội dung LinkedIn được chọn tham gia vào một loạt các hoạt động nhằm mục tiêu giúp họ cải thiện kỹ năng trên LinkedIn đồng thời tối đa hóa sự hiện diện của họ trên nền tảng.
Chương trình theo đó sẽ kéo dài 6 tuần, nơi các nhà sáng tạo có thể tìm thấy nhiều công cụ và cách thức hơn để xây dựng cộng đồng và kết nối với các cơ hội mới trên LinkedIn.
Những người được chọn tham gia cũng sẽ nhận được một khoản tiền trị giá 12.000 USD.
Nói về những chương trình tương tự như này, LinkedIn đã lần đầu ra mắt vào tháng 9 năm ngoái, các nhà sáng tạo được chọn đã tham gia nhiều hoạt động kéo dài trong 10 tuần và nhận được một khoản tiền trị giá 15.000 USD.
Về bản chất, cũng tương tự các nền tảng như Facebook hay TikTok, LinkedIn coi trọng các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, những người đã không ngừng xây dựng và phát triển cộng đồng người dùng thông qua các kiến thức hay kỹ năng riêng của họ.
Trong khi LinkedIn chưa cung cấp các chương trình chia sẻ doanh thu trực tiếp với các nhà sáng tạo như các nền tảng mạng xã hôi khác, việc hỗ trợ bằng tiền trực tiếp được cho là cách thức thay thế phù hợp.
Hiện chương trình chỉ dành cho các nhà sáng tạo tại Mỹ và trên 18 tuổi, bạn có thể đăng ký chương trình tại đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube sẽ để các Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung bán hàng trực tiếp trên nền tảng thông qua mối quan hệ đối tác mới với Shopify.
Theo đó, YouTube đang giới thiệu một loạt các tính năng mua sắm mới cho nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, bao gồm khả năng liên kết cửa hàng và bán sản phẩm trực tiếp trên nền tảng này thông qua mối quan hệ đối tác mới với Shopify.
Trong một bài đăng chính thức trên blog, YouTube cho biết mối quan hệ đối tác chiến lược mới của họ với Shopify sẽ cho phép nhà sáng tạo hiển thị các sản phẩm trên khắp các kênh của họ, chẳng hạn như bên dưới video, trong khi phát trực tiếp hoặc ở cuối video.
YouTube cũng sẽ cung cấp cho những nhà sáng tạo tại Mỹ tùy chọn bật tính năng thanh toán tại chỗ (on-site checkout), nghĩa là người xem có thể mua sản phẩm trực tiếp trên nền tảng mà không cần rời khỏi YouTube.
Ngoài việc tích hợp với Shopify, YouTube cho biết họ còn sẽ dành một phần của tab Khám phá (Explore) cho tính năng mua sắm, nơi sẽ hiển thị các nội dung hay sản phẩm có thể mua được, hiện tính năng này chỉ khả dụng tại thị trường Mỹ, Brazin và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, YouTube cũng đang đẩy mạnh việc mua sắm trực tiếp (livestream shopping), cho phép người dùng YouTube gắn thẻ sản phẩm trong khi phát trực tiếp, tính năng này đang được mở rộng cho tất cả những nhà sáng tạo đủ điều kiện.
Về chiến lược tổng thể, YouTube muốn trở thành nơi người dùng có thể tìm thấy bất cứ thứ gì họ muốn và có thể mua chúng mà không cần rời khỏi nền tảng.
Ngoài YouTube, khi Social Commmerce và eCommerce tiếp tục là xu hướng mua sắm chính trên toàn cầu, hàng loạt các nền tảng khác như Pinterest, TikTok hay Instagram cũng đang đẩy mạnh các tính năng mua sắm trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng (Content Creator), Facebook vừa ra mắt tuỳ chọn cộng tác nhà sáng tạo mới.
Tuỳ chọn mới sẽ cho phép các nhà sáng tạo nội dung hợp tác với các nhà sáng tạo khác để có thể thúc đẩy khả năng tiếp cận của nội dung (Content) trên nền tảng.
Như bạn có thể thấy trong ví dụ ở trên, tuỳ chọn cộng tác với nhà sáng tạo sẽ cho phép nhiều nhà sáng tạo hơn được liệt kê trên cùng một bài đăng Facebook, điều này vừa giúp cho các nội dung được tiếp cận nhiều hơn vừa giúp xây dựng thương hiệu cho từng nhà sáng tạo dựa trên nguyên tắc cộng hưởng giá trị.
Theo giải thích của Facebook:
“Với công cụ này, nhà sáng tạo có thể mời những nhà sáng tạo thứ khác cùng xuất bản một phần nội dung. Nếu nhà sáng tạo thứ hai chấp nhận, bài đăng sẽ được xuất bản trên cả hai trang của mỗi nhà sáng tạo.
Các nhà sáng tạo sẽ chia sẻ cùng một bản phân phối nội dung và có thể xem thông tin chi tiết được chia sẻ trên từng tài khoản chẳng hạn như phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác, trong Creator Studio.”
Về bản chất, tính năng mới này tương tự như tính năng gắn thẻ nội dung có thương hiệu (Branded Content) hiện đã có trên Facebook, khi các thương hiệu cùng gắn thẻ nội dung với các nhà sáng tạo hay những người có ảnh hưởng (Influencer) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tiếp cận và niềm tin với thương hiệu.
Facebook cho biết hiện tùy chọn này chỉ khả dụng cho các bài đăng video.
Theo quan điểm của MarketingTrips, mục tiêu của tuỳ chọn mới của Facebook có thể là giúp những nhà sáng tạo mới tăng cường khả năng tiếp cận và xây dựng thương hiệu khi được kết hợp với những nhà sáng tạo vốn đã thành công trước đó.
Tiếp nữa, khi Reels và video tiếp tục là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Meta, việc ra mắt các tính năng mới nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của video sẽ không chỉ dừng lại ở đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu hỗ trợ chia sẻ doanh thu với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng, TikTok vừa ra mắt sản phẩm quảng cáo mới có tên là TikTok Pulse.
Theo đó, sản phẩm quảng cáo mới của TikTok sẽ cho phép nhà quảng cáo giới thiệu nội dung của thương hiệu của họ bên cạnh các video hay nhất trên TikTok.
Sản phẩm mới này có tên là TikTok Pulse, một giải pháp quảng cáo theo ngữ cảnh (contextual advertising) mới nhằm đảm bảo các quảng cáo của thương hiệu có thể được đặt cạnh khoảng 4% những video tốt nhất trên TikTok.
Đáng chú ý khác là, giải pháp này cũng sẽ là sản phẩm quảng cáo đầu tiên liên quan đến việc chia sẻ doanh thu với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).
TikTok cho biết những nhà sáng tạo và nhà xuất bản (publishers) với ít nhất 100.000 người theo dõi trên TikTok sẽ đủ điều kiện tham gia chương trình chia sẻ doanh thu này trong giai đoạn đầu của chương trình TikTok Pulse.
Theo như TikTok trao đổi với TechCrunch, tỷ lệ chia sẻ doanh thu sẽ là 50/50 giữa TikTok với những nhà sáng tạo được chọn.
TikTok Pulse sẽ ra mắt cho các nhà quảng cáo tại Mỹ vào tháng 6 sắp tới và sau đó sẽ dần mở rộng ra các thị trường khác.
TikTok Pulse là gì?
Về bản chất, TikTok Pulse cũng tương tự như chương trình đối tác của YouTube (YPP), nơi mà các nền tảng có thể đảm bảo rằng các nhà quảng cáo có một môi trường an toàn hơn để hiển thị các nội dung về thương hiệu của họ, đồng thời các nhà sáng tạo nội dung cũng nhận được mức doanh thu tốt hơn.
TikTok cho biết chương trình Pulse TikTok mới của họ cũng sẽ tập trung vào việc đảm bảo nội dung của các nhà sáng tạo là phù hợp với các mẫu quảng cáo.
Thông qua TikTok Pulse, các thương hiệu có thể đặt quảng cáo của họ song song với 12 loại danh mục nội dung khác nhau, bao gồm làm đẹp, thời trang, vật nuôi, chơi game, TV & phim, xe hơi, thể thao và giải trí, v.v.
Nếu đủ điều kiện, các nhà quảng cáo TikTok sẽ được cấp quyền truy cập vào TikTok Pulse để tiến hành chạy quảng cáo, tuy nhiên TikTok cũng cho biết rằng, dung lượng quảng cáo (Ad Inventory) là có giới hạn (Premium) và được mua theo hình thức CPM cố định trong Trình quản lý quảng cáo của TikTok.
Các nhà quảng cáo có thể sử dụng Bộ lọc an toàn thương hiệu của TikTok, hoặc một nền tảng thứ 3 khác khi triển khai chương trình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu chuẩn bị nguồn lực và tạo bước đệm phát triển cho Metaverse, Facebook vừa công bố quỹ hỗ trợ mới dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).
Theo thông báo từ Meta, nhằm mục tiêu tạo tiền đề cho sự phát triển của Metaverse, Meta sẽ ra mắt hai quỹ hỗ trợ mới được thiết kế để giúp các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đóng góp nhiều hơn nữa vào thế giới kỹ thuật số của mình.
Đầu tiên là mở rộng quỹ tài trợ cho các nhà sáng tạo trong chương trình Horizon Worlds Creator Funding trị giá 10 triệu USD, chương trình này đã được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021.
Horizon Worlds được xem là thế giới ảo của Meta, nơi các nhà sáng tạo nội dung có thể xây dựng các trải nghiệm sống nhập vai của riêng họ. Và bây giờ, họ sẽ có thêm một phương thức khác để kiếm tiền từ đó.
Theo giải thích của Meta:
“Chúng tôi đang bắt đầu thử nghiệm một chương trình tài trợ mới dành cho các nhà sáng tạo trên Horizon Worlds ở Mỹ. Với chương trình mới, các nhà sáng tạo sẽ được trả tiền vào cuối tháng cho những nỗ lực của họ.”
Chương trình hỗ trợ thứ hai sẽ cho phép một số nhà sáng tạo bán các vật phẩm và hiệu ứng ảo (virtual items và effects) trong thế giới VR của họ.
Theo Meta, các mặt hàng kỹ thuật số là xu hướng lớn tiếp theo của thế giới internet trong đó NFT đóng vai trò như một “ánh sáng dẫn đường cho các hướng đi tiếp theo”.
Mặc dù NFT cũng nhận được nhiều ý kiến hay quan điểm nhìn nhận khác nhau, sự phát triển của thế giới VR (thực tế ảo) sẽ chứng kiến một làn sóng hàng hóa kỹ thuật số mới.
Trên thực tế, hiện có không ít các nền tảng mà đặc biệt là các nền tảng về game đã bắt đầu ứng dụng các xu hướng hàng hoá mới này.
Đơn cử như việc Fortnite đang tạo ra hàng tỷ doanh thu thông qua cửa hàng trong trò chơi của họ, nơi mọi người có thể mua bán các vật phẩm ảo khác nhau.
Theo thông báo ban đầu từ Meta, hiện người dùng trưởng thành ở Mỹ và Canada đã có thể mua bán các mặt hàng trong Horizon Worlds.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng lắng nghe chia sẻ của Ông amie Byrne, Giám đốc cấp cao phụ trách mảng nhà sáng tạo (Senior Director of Creator Partnerships) của YouTube về cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo.
Cũng giống như hầu hết những doanh nghiệp khác đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội, chúng tôi luôn theo dõi sát sao nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy).
Với khoảng thời gian hơn 15 năm làm việc tại YouTube trong vai trò quản lý về đối tác và nhà sáng tạo, dưới đây là những góc nhìn của Byrne về nền kinh tế nhà sáng tạo và các xu hướng phát triển chính của nó trong tương lai.
Sự biến mất của những nhà sáng tạo trên một nền tảng duy nhất.
Đây là thời điểm tuyệt vời để trở thành một nhà sáng tạo nội dung (content creator).
Byrne giải thích: “Những nhà sáng tạo đã được nâng lên một tầm ảnh hưởng và quyền lực mới. Nhưng sự gia tăng này cũng kéo theo không ít các thách thức đi kèm”.
Thách thức lớn nhất của họ là, thời kỳ của những nhà sáng tạo chỉ xuất hiện trên một nền tảng duy nhất (single-platform creator) đang dần mất đi và thay vào đó là những nhà sáng tạo có thể sản xuất nội dung và gây sự ảnh hưởng trên nhiều nền tảng (multi-platform creator) khác nhau.
“Nếu bạn quay lại khoảng vài năm về trước… bạn có thể rất nổi tiếng nếu bạn là một YouTuber hoặc một Instagrammer. Tuy nhiên, ngày nay, với tư cách là một nhà sáng tạo, bạn phải là người có được sức ảnh hưởng trên nhiều nền tảng.”
Ông nói tiếp, “Đây thực sự là một thách thức lớn đối với những nhà sáng tạo vì họ phải tìm ra cách mở rộng quy mô của họ, cả sản xuất nội dung và mức độ tương tác.”
Cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo trên nền tảng YouTube.
Với hơn 15 năm làm việc tại YouTube trong vai trò quản lý các nhà sáng tạo, Byrne hiểu rõ những gì đang diễn ra với nền kinh tế này và nó sẽ đi về đâu trong tương lai.
Ông nói: “Sự gia tăng của những người dùng Gen Z trên thiết bị di động và những ảnh hưởng của nhóm người dùng này đến nền kinh tế nhà sáng tạo là một trong những điểm đáng chú ý nhất.”
Ông cũng cho biết hệ sinh thái nhà sáng tạo (creator ecosystem) của YouTube sẽ phát triển dựa trên 4 kiểu nhà sáng tạo chính:
Nhà sáng tạo thông thường trên các thiết bị di động.
Nhà sáng tạo chuyên về nội dung dạng ngắn (short-form creators).
Nhà sáng tạo kết hợp (Hybrid creators).
Nhà sáng tạo nội dung dạng dài (long-form creators).
Byrne cho rằng YouTube Shorts hiện đang đóng vai trò tương tự như Vine (môt ứng dụng video dạng ngắn ra mắt trước cả TikTok) trong việc phát triển các nội dung dạng ngắn và YouTube cũng đặc biệt quan tâm đến định dạng nội dung này trong những năm tới.
Ông nói: “Bạn sẽ thấy những nhà sáng tạo kết hợp trong những năm tới, những người vừa có thể tạo ra những nội dung dạng ngắn hấp dẫn và lôi cuốn, vừa có thể xây dựng những nội dung dài hơn và nhiều ý nghĩa hơn”.
YouTube đang làm gì với nền kinh tế nhà sáng tạo?
Byrne cho biết nhóm của ông hiện đang tập trung cao độ vào việc trở thành tiếng nói của những nhà sáng tạo trên nền tảng và trong toàn tổ chức.
Nền tảng này liên tục khám phá nhu cầu của nhà sáng tạo và chia sẻ lại nhu cầu để đảm bảo những nhu cầu đó luôn được đáp ứng.
Với hơn 2 triệu nhà sáng tạo trong ‘Chương trình Đối tác của YouTube’ (YPP), YouTube đang định hướng trở thành nền tảng đi đầu trong nền kinh tế nhà sáng tạo.
Ông nói: “Chúng tôi thực sự đang rất tập trung vào việc đảm bảo rằng chúng tôi có một bộ công cụ kiếm tiền mạnh mẽ để giúp nhà sáng tạo thành công. Chúng tôi đang cố gắng trao quyền cho họ và cung cấp cho họ nhiều thứ hơn.”
Hiện YouTube có hơn 10 cách kiếm tiền trên YouTube (bao gồm cả các quảng cáo), nền tảng đã chi trả hơn 30 tỷ USD cho các nhà sáng tạo, nghệ sĩ và các công ty truyền thông trong vòng ba năm qua.
Nền kinh tế nhà sáng tạo sẽ không tồn tại nếu thiếu đi các nhà tiếp thị (marketers).
Byrne cho rằng những người làm marketing thực sự là một phần quan trọng của hệ sinh thái YouTube và nền kinh tế nhà sáng tạo nói chung.
Ông nói: “Sẽ có 3 nhóm đối tượng chính trong nền kinh tế nhà sáng tạo đó là nhà sáng tạo, người hâm mộ (fans) và cả các nhà tiếp thị nói chung.”
Ông giải thích: “Đây là một hệ sinh thái các bên cùng có lợi. Các nhà quảng cáo trả tiền cho những nhà sáng tạo và họ sẽ có lợi từ những người hâm mộ thông qua sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo.”
Chìa khóa ở đây là các thương hiệu cần hợp tác với nhà sáng tạo theo đúng cách để đảm bảo ngay từ đầu rằng, những nội dung của nhà sáng tạo với thương hiệu có thể tạo ra những sự cộng hưởng giá trị.
Việc cho phép nhà sáng tạo tự do kết hợp sản phẩm hoặc dịch vụ vào nội dung của họ theo cách vừa chân thực vừa tự nhiên không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho những người theo dõi họ mà còn tạo ra những kết quả kinh doanh tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Creator Lab được Instagram ra mắt với mục tiêu giúp các nhà sáng tạo nội dung (content creator) kiếm thêm thu nhập trên nền tảng.
Nằm trong chiến lược phát triển mới của Instagram trong 2022, Creator Lab là cộng cụ giúp hướng dẫn nhà sáng tạo gia tăng thu nhập của mình trên nền tảng.
Theo CEO Adam Mosseri, Creator Lab “được xây dựng cho nhà sáng tạo và bởi nhà sáng tạo”, nó là một trung tâm tài nguyên với nhiều các video hướng dẫn khác nhau.”
Với những video hiện có, những nhà sáng tạo thành công sẽ chia sẻ những bài học mà họ đã có được trong suốt sự nghiệp làm nội dung của họ, điều mà các nhà sáng tạo khác (mới) có thể tham khảo và học hỏi.
Liênq quan đến khái niệm nhà sáng tạo (Creator), theo số liệu từ SignalFire, hiện có khoảng 50 triệu nhà sáng tạo ở các lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới và ngành công nghiệp sáng tạo (creativity industry) có giá trị ước tính hơn 100 tỷ USD.
Cũng theo Instagram, nhằm mục tiêu hướng tới nền kinh tế sáng tạo đầy tiềm năng trong tương lai, Instagram sẽ không ngừng cập nhật các công cụ và tính năng mới cho Instagram, và việc ra mắt Creator Lab chỉ là một trong số các hoạt động đó.
CEO Mosseri cho biết: Chúng tôi luôn tin vào tầm quan trọng của cộng đồng nhà sáng tạo. Chúng tôi tin rằng họ đang thúc đẩy các nền văn hóa tiến lên, thiết lập các xu hướng mới và đặt ra các chuẩn mực mới.”
Bạn có thể theo dõi Creator Lab ngay tại đây: Creator Lab
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính năng hiển thị quảng cáo mới trong mục câu chuyện (stories) hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ sớm ra mắt với người dùng và nhà sáng tạo.
Theo đó, Snapchat đang giới thiệu một cách mới để các nhà sáng tạo trên ứng dụng có thể kiếm tiền. Các quảng cáo hiện đang xuất hiện giữa các video trong mục Câu chuyện của một nhóm nhỏ nhà sáng tạo nội dung ở Mỹ, sau giai đoạn thử nghiệm, nền tảng này hy vọng sẽ sớm áp dụng cho các nhà sáng tạo và thị trường khác trên toàn cầu.
Theo Snap, khi một quảng cáo được hiển thị trong Câu chuyện của các nhà sáng tạo, Snapchat sẽ chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo đó.
Công ty cho biết hoạt động chia sẻ doanh thu sẽ dựa trên một công thức có tính đến các chỉ số như tần suất đăng bài và mức độ tương tác của các bài đăng.
Tính năng này hiện chỉ dành cho các Snap Stars (những người có ảnh hưởng lớn trên nền tảng), những nhà sáng tạo hoặc nhân vật của công chúng có lượng người theo dõi lớn và tài khoản đã được xác minh trên Snapchat (được biểu thị bằng một ngôi sao màu vàng).
Tính năng mới của Snapchat được ra mắt trong bối cảnh nền tảng này đang tìm nhiều cách hơn để thu hút nhà sáng tạo và người dùng đến với nền tảng, đồng thời khi ngày càng nhiều người dùng trẻ tuổi chuyển sang TikTok hay Reels, áp lực tăng trưởng của Snapchat cũng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Công ty cho biết họ đã trả hơn 250 triệu USD cho những nhà sáng tạo vào năm 2021.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vẫn là nền tảng dẫn đầu trong cuộc chiến nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy), YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021, cao hơn gần gấp 10 lần nền tảng “mới nổi” TikTok.
Trong khi TikTok tiếp tục tăng trưởng vượt trội cả về doanh thu lẫn người dùng trong những năm gần đây, YouTube vẫn là ‘người dẫn đầu’ trong không gian video trực tuyến.
Bên cạnh những yếu tố liên quan đến trải nghiệm của người dùng (user experience) trên nền tảng hay các thuật toán hiện hữu, một trong những lý do chính khiến YouTube vẫn bền vững với vị trí số 1 đó là chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo, lý do khiến nền tảng Vine “biến mất trên thị trường” và TikTok thì vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.
Chương trình Đối tác của YouTube (YPP) hiện được xem là động lực chính của nền tảng khi nói đến việc mở rộng sức ảnh hưởng trong nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy).
Theo báo cáo của công ty mẹ Alphabet, YouTube đã tạo ra 8,6 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong quý 4 năm 2021 và trong cả năm, YouTube mang về 28,8 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo, YouTube hiện chi 55% doanh thu quảng cáo trên YouTube cho nhà sáng tạo, điều này có nghĩa là YouTube đã trả cho cộng đồng nhà sáng tạo hơn 15 tỷ USD trong suốt năm 2021.
Mặc dù đang đứng ở vị trí số 1 tuy nhiên YouTube cũng không quên việc phải đối phó với nền tảng mới nổi TikTok. Bằng cách ra mắt Shorts từ tháng 3, YouTube muốn cạnh tranh trực tiếp với TikTok trên định dạng video ngắn.
Theo CEO Sundar Pichai.
“YouTube Shorts tiếp tục chứng kiến mức độ tương tác tăng vọt. Chúng tôi vừa đạt 5000 tỷ lượt xem (toàn thời gian) và hơn 15 tỷ lượt xem mỗi ngày trên toàn cầu.
Trên thực tế, nhiều người đang tạo nội dung của riêng họ trên YouTube hơn bao giờ hết. Năm ngoái, số kênh YouTube kiếm được ít nhất 10.000 USD doanh thu đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.”
Pichai lưu ý rằng nhiều nhà sáng tạo hiện cũng đang kiếm tiền từ các sản phẩm ngoài quảng cáo của YouTube, bao gồm Super Chat và Channel Memberships, trong khi khoản quỹ trị giá 100 triệu USD hiện đã áp dụng tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.
Liên quan đến việc tìm kiếm doanh thu quảng cáo từ các nền tảng video dạng ngắn như TikTok, Shorts hay Instagram Reels, một trong những thách thức lớn nhất là rất khó để có thể chèn quảng cáo vào đầu và giữa các video.
Cũng bởi lý do này, TikTok hiện đang tìm nhiều cách khác như quan hệ đối tác thương hiệu hay mua hàng trong ứng dụng để tăng cường doanh thu cho các nhà sáng tạo và giữ chân họ ở lại trên nền tảng.
Ngoài ra, việc nâng cấp các tính năng thương mại điện tử và cho phép nhà sáng tạo tìm kiếm doanh thu bằng cách bán các sản phẩm trực tiếp từ các video của họ cũng là một nỗ lực khác của TikTok.
Trong khi việc mang lại doanh thu cho những nhà sáng tạo là yếu tố quyết định liệu họ có ở lại với nền tảng hay không, hay từ bài học thất bại của chính nền tảng video dạng ngắn Vine, TikTok và cả những nền tảng video dạng ngắn khác vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tìm kiếm các mô hình chia sẻ doanh thu tối ưu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các nhà sáng tạo nội dung (content creator) đang tỏ ra rất bức xúc với mô hình thanh toán thiếu chính xác của TikTok.
Theo đó, một số nhà sáng tạo có tiếng tăm trên nền tảng đang đặt ra những câu hỏi về các tùy chọn kiếm tiền đồng thời nêu bật một số sai sót chính trong quy trình thanh toán hiện tại của TikTok.
Theo TikToker Hank Green, Quỹ nhà sáng tạo (Creator Fund) hiện tại của TikTok được phân bổ 200 triệu USD để trả cho những nhà sáng tạo với các video có hiệu suất cao nhất (dành cho những người có tổng lượt xem trên 100.000 mỗi tháng), tuy nhiên quá trình phân bổ lại không công bằng cho những người sáng tạo hàng đầu vì số tiền thanh toán là cố định, trong khi số lượng người dùng và nhà sáng tạo vẫn liên tục tăng.
“Về bản chất, vì số tiền có trong quỹ là cố định trong khi ngày càng có nhiều nhà sáng tạo hơn đăng ký mới vào quỹ, điều này có nghĩa là TikTok sẽ chi trả cho số lượng người nhiều hơn và hiển nhiên số tiền mà mỗi nhà sáng tạo sẽ bị ít đi.”
Điều này hoàn toàn trái ngược với YouTube, nơi nhà sáng tạo được trả tiền dựa trên số lượt xem quảng cáo mà nội dung thực tế của họ đã tạo ra.
TikTok không thể mang lại doanh thu bằng cách này vì khó có thể chèn quảng cáo vào giữa hoặc đầu các video ngắn chỉ tính bằng giây, vì vậy, họ cần tính toán lại các phương án hấp dẫn hơn cho các nhà sáng tạo.
Tương tự như lý do sụp đổ của ứng dụng video dạng ngắn Vine, điều này đang đặt ra một thách thức không hề nhỏ cho TikTok.
Theo thông tin từ WSJ, công ty mẹ ByteDance của TikTok đã mang về 34,3 tỷ USD doanh thu vào năm 2020 và mặc dù không phải tất cả doanh thu đó đều đến từ TikTok, nhưng thị phần thì đang được thúc đẩy nhiều nhất bởi sự tăng trưởng của TikTok.
Trước nhiều bất ổn gần đây liên quan đến phương thức kiếm tiền của các nhà sáng tạo, TikTok đã đưa ra một tuyên bố mới:
“Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục lắng nghe và tìm kiếm các phản hồi từ cộng đồng những nhà sáng tạo đồng thời phát triển các tính năng mới của mình để cải thiện trải nghiệm cho những nhà sáng tạo đã tham gia chương trình.”
“Chúng tôi hy vọng mọi thứ sẽ sớm trở nên ổn định.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua cổng thông tin mới TikTok Creator Next, TikTok cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà sáng tạo có thể thành công trên nền tảng.
TikTok vừa thông báo ra mắt Creator Next, một cổng thông tin tập trung cho tất cả những thứ liên quan đến việc kiếm tiền trên nền tảng đồng thời cũng cung cấp nhiều mẹo và cập nhật của các công cụ mới cho nhà sáng tạo. (Theo TechCrunch).
Trong một bài đăng của TikTok, nền tảng video dạng ngắn với hơn 1 tỷ người dùng này giải thích rằng cùng với Creator Next, nền tảng cũng giới thiệu một công cụ mới cho phép người dùng có thể gửi tiền trực tiếp đến các nhà sáng tạo yêu thích của họ.
Việc tăng thêm cơ hội kiếm tiền cho nhà sáng tạo từ lâu đã trở thành chiến lược sống còn của các nền tảng mạng xã hội, khi yếu tố giữ chân nhà sáng tạo ngày càng trở nên mong manh hơn.
Trước các đối thủ mạnh như Reels của Instagram, Facebook, Shorts của YouTube hay Snapchat, TikTok vẫn không ngừng cải thiện và giúp đỡ nhà sáng tạo của mình.
Quay trở lại vào năm 2019, người dùng hay nhà sáng tạo TikTok đã phải vật lộn để tìm cách kiếm tiền thông qua ứng dụng, vì họ chủ yếu chỉ có thể kiếm tiền từ các hoạt động kinh doanh bên ngoài ứng dụng.
Để giúp khắc phục điều này, TikTok sau đó đã công bố quỹ dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trị giá 200 triệu USD vào năm 2020, nguồn tiền này được dùng để thưởng cho những nhà sáng tạo có nhiều thành tích nhất trên nền tảng.
Đến thời điểm hiện tại, sau một loạt các cập nhật và hợp tác khác nhau, nhà sáng tạo hiện có nhiều cách khác nhau để kiếm tiền trực tiếp trong ứng dụng (thông qua bán hàng trực tiếp, bán hàng qua nền tảng thứ ba, được người dùng ủng hộ…)
Ngoài ra, TikTok còn đang cho nhiều nhà sáng tạo hơn có quyền truy cập vào Creator Marketplace, một cổng thông tin nơi nhà sáng tạo có thể tìm và cộng tác với các đối tác kinh doanh để kiếm tiền thông qua các video được tài trợ.
Theo yêu cầu của TikTok, nhà sáng tạo hiện chỉ cần có tối thiểu 10.000 người theo dõi để truy cập tính năng này, thay vì phải có 100.000 người theo dõi như trước đây.
Tất cả các công cụ như Creator Fund, Creator Marketplace, Live Gifts, Video Gifts và Tips, sẽ có sẵn trong Creator Next.
TikTok cũng lưu ý rằng để sử dụng Creator Next, nhà sáng tạo phải “đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về số lượng người theo dõi” và con số này có thể khác nhau tùy theo từng khu vực, bên canh đó, nhà sáng tạo phải có ít nhất 1.000 lượt xem video trong vòng 30 ngày gần nhất.
Creator Next hiện chỉ khả dụng ở Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha, và sẽ mở rộng sang các khu vực khác trong thời gian tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Những tính năng mới trên YouTube Studio sẽ giúp chủ kênh hay nhà sáng tạo có thêm thông tin về những gì mà người dùng đã tìm kiếm, cả những thứ liên quan đến kênh và những nội dung cụ thể khác.
Được gọi là ‘Search Insights’, tính năng mới hiện đang trong quá trình thử nghiệm sẽ vô cùng có giá trị với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong việc hiểu người dùng và lập kế hoạch nội dung của họ.
Tính năng mới sẽ sớm có sẵn trong tab Phân tích (Analytics) và sẽ đi kèm với hai tab riêng biệt để nghiên cứu các truy vấn tìm kiếm (search query).
Tab đầu tiên như bạn có thể thấy ở hình bên dưới sẽ cung cấp danh sách những gì mà người xem trên kênh đang tìm kiếm – tức là ngoài việc xem nội dung của kênh, họ còn tìm kiếm gì trên YouTube.
Tab này cũng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề chính mà người xem quan tâm, cùng với khối lượng tìm kiếm tổng thể của từng chủ đề và lưu lượng truy cập (traffic) mà kênh của bạn có được dựa trên từng truy vấn.
Bên cạnh đó với ‘content gaps’ – YouTube sẽ lọc ra các truy vấn tìm kiếm vốn không liên quan đến nội dung hiện có trên kênh, tức là không có bất cứ kết quả tìm kiếm phù hợp nào hiện được trả về với các truy vấn đó.
Về cơ bản, với tính năng này, YouTube cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung một cách mới để khám phá các nội dung có thể cần phát triển để có thêm người dùng mới.
Trên tab thứ hai, ‘Searches Across YouTube’, nhà sáng tạo sẽ có thể thu thập thêm thông tin chi tiết về các truy vấn tìm kiếm phổ biến nhất với bất kỳ từ khóa nào.
Như hình bên dưới, khi bạn chọn ‘Content Gaps only’, tức chỉ lọc những truy vấn hiện chưa trả về traffic trên kênh, bạn có thể khám phá các cụ từ tìm kiếm đang rất phổ biến mà bạn chưa có các nội dung (video) liên quan.
Tương tự như Search Console của Google hay Google Trends, Search Insights trên YouTube cũng cung cấp thông tin chi tiết về điều gì đang thúc đẩy lưu lượng truy cập trên kênh YouTube của nhà sáng tạo, để từ đó các nhà sáng tạo có thể tối đa hoá nỗ lực và hiểu sâu hơn về người dùng của họ.
YouTube cho biết, hiện tính năng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm (Beta) và sẽ sớm có sẵn trên các kênh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua mini-site Culture Driver TikTok muốn chia sẻ những nhà sáng tạo và thương hiệu hàng đầu trên nền tảng, cùng với đó là nhiều ý tưởng sáng tạo mà người làm marketing có thể ứng dụng cho thương hiệu của họ.
“Không có nền tảng nào khác có tác động đến văn hóa nhiều hơn TikTok vào năm 2021, các cộng đồng đa dạng gồm hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu đang mang đến cho các thương hiệu những cơ hội chưa từng có.
Từ chiến dịch #zithappens của Clinique (9,6 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Jasmine Sullivan đến #JifRapChallenge (6,9 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Chakira Clark, sự thành công của các chiến dịch đã chứng minh rằng bằng cách cộng tác với các nhà sáng tạo phù hợp, bất kỳ thương hiệu nào – bất kể ngành nghề nào đều có khả năng tạo nên một hiện tượng văn hóa mới trên TikTok.”
Mini-site Culture Driver bao gồm các thông tin tổng quan về các nhà sáng tạo nổi bật và các đối tác marketing của họ, cũng như các xu hướng trên TikTok được sắp xếp theo các chữ cái từ A đến Z.
Mỗi chữ cái với một đoạn video ngắn sẽ làm nổi bật một yếu tố cụ thể đã làm thúc đẩy sự tương tác trong ứng dụng.
Thông qua những nội dung này, các marketer có thể có nhiều ý tưởng tốt hơn về chiến lược nội dung của họ và hình thành nên các phương pháp tiếp cận marketing hiệu quả hơn trên TikTok. Mini-site cũng bao gồm danh sách những nhà sáng tạo hàng đầu trên nhiều danh mục khác nhau.
Với từng phần nội dung, ngoài việc bạn sẽ thấy được mối quan hệ đối tác giữa các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu, bạn cũng có thể xem thêm các liên kết đến các video liên quan, hay cách mà nhà sáng tạo đã thực hiện chiến dịch của họ.
TikTok vừa công bố việc tích hợp bộ công cụ video mới của mình, nhiều nền tảng của bên thứ ba hơn có thể cung cấp các tùy chọn tạo nội dung trên TikTok.
Thông qua API video ‘Chia sẻ lên TikTok’, các nền tảng của bên thứ ba (third-party platforms) được phê duyệt hiện có thể tích hợp tính năng tạo video TikTok trực tiếp trên các công cụ tương ứng của họ.
Điều này có nghĩa là, nhà sáng tạo vừa có thể có thêm nhiều cách mới để phát triển tính sáng tạo thông qua các mẫu có sẵn (templates) trên các ứng dụng vừa có nhiều cách hơn để chia sẻ trực tiếp các video lên TikTok.
Hiện TikTok đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp hơn về vấn đề này:
“Dựa trên những cách hiện có mà mọi người có thể tạo và chia sẻ nội dung trên TikTok, việc mở rộng tính năng để bao gồm thêm nhiều các nhà phát triển dựa trên nền tảng web sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình sáng tạo đồng thời cung cấp cho mọi người nhiều con đường hơn để tạo ra những nội dung chất lượng.”
Theo đó, các nền tảng đối tác mới được chấp thuận bao gồm Clipchamp, Combo, Grabyo, Kapwing, LG U + và Mobcrush.
Cập nhật này có thể đặc biệt có lợi cho những người làm marketing đang tìm cách tích hợp các video chuyên nghiệp hơn thông qua các ứng dụng và công cụ của bên thứ ba.
Giờ đây, với các tùy chọn mới của những bên thứ ba này, bạn sẽ có nhiều cách hơn để xây dựng các video TikTok sáng tạo hơn, khác biệt hơn – mặc dù bạn cũng cần lưu ý rằng nội dung chân thực vẫn là ưu tiên hàng đầu trên TikTok.
Bạn càng có thể kết nối nội dung của mình với các xu hướng mới đang diễn ra của người dùng trên nền tảng, thì video của bạn càng có khả năng thành công.
Tuy nhiên, trong khi mọi thứ còn vẫn phải phụ thuộc vào khả năng thử nghiệm, tối ưu và học hỏi, các marketer hiện có nhiều cách hơn để sáng tạo các nội dung của mình.