Skip to main content

Thẻ: paypal

Gã khổng lồ thanh toán Paypal sẽ sa thải khoảng 2500 nhân viên (9% tổng nhân sự) năm 2024

Gã khổng lồ thanh toán PayPal Holdings đang có kế hoạch sa thải khoảng 2.500 nhân viên, tương đương 9% lực lượng lao động toàn cầu trong năm 2024, Theo chia sẻ từ CEO PayPal Alex Chriss.

Gã khổng lồ thanh toán Paypal sẽ sa thải khoảng 2500 nhân viên (9% tổng nhân sự)
Gã khổng lồ thanh toán Paypal sẽ sa thải khoảng 2500 nhân viên (9% tổng nhân sự)

Trong một bức thư gửi nhân viên mới đây, CEO mới được bổ nhiệm Chriss cho biết quyết định được đưa ra nhằm “điều chỉnh quy mô sao cho phù hợp” với doanh nghiệp, những nhân viên bị ảnh hưởng dự kiến sẽ được thông báo vào cuối tuần.

CEO Paypal Chriss viết: “Chúng tôi đang làm điều này để điều chỉnh lại quy mô hoạt động kinh doanh của mình, cho phép chúng tôi di chuyển với tốc độ cần thiết để có thể cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp tốt hơn.”

Về mặt kinh doanh, trong khi các sản phẩm kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp của Paypal tăng trưởng khá mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng ở các sản phẩm có thương hiệu (sản phẩm chính) lại chậm lại do áp lực gia tăng từ các đối thủ như Apple.

Các nhà đầu tư hy vọng CEO mới Chriss (trước đây là giám đốc điều hành cấp cao của công ty phần mềm Intuit) sẽ vực dậy cổ phiếu của PayPal.

Cũng trong tuần trước, Paypal thông báo sẽ sớm ra mắt các sản phẩm mới dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như tính năng thanh toán chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Trong khi đó, đối thủ Block, sản phẩm của nhà đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey, cũng bắt đầu cắt giảm việc làm trong tuần này như một phần trong kế hoạch được tiết lộ trước đó nhằm cắt giảm số lượng nhân viên và giảm chi phí.

Doanh thu của Paypal năm 2023 khoảng 29 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng năm (YoY) hơn 7%. Theo số liệu từ Statista, Paypal hiện vẫn đang thống trị mảng thanh toán trực tuyến với hơn 40% thị phần tính đến năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

PayPal từ chối việc đàm phán mua lại Pinterest – Giá cổ phiếu Pinterest giảm 12%

PayPal cho biết trong một bản cập nhật trên website của họ rằng họ “không còn theo đuổi việc mua lại Pinterest, ít nhất là ở thời điểm hiện tại”.

PayPal từ chối mua lại Pinterest

Đáp lại những gì mà PayPal gọi là “tin đồn thị trường”, công ty công nghệ tài chính (Fintech) này cho biết trong một bản cập nhật trên website của mình rằng họ “không còn theo đuổi việc mua lại Pinterest, ít nhất là vào thời điểm hiện tại”.

Cổ phiếu của PayPal đã tăng hơn 6% trong giao dịch trước giờ mở cửa (pre-market trading) trên sàn chứng khoán Nasdaq, trong khi giá cổ phiếu của Pinterest thì giảm hơn 12%.

Trước đó, theo tờ Bloomberg, PayPal đang đàm phán về việc mua lại Pinterest với mức giá khoảng 70 USD trên một cổ phiếu, tức sẽ định giá Pinterest vào khoảng 39 tỷ USD.

Về Pinterest, đây là nền tảng cho phép người dùng tạo và chia sẻ hình ảnh, đã được IPO từ tháng 4 năm 2019, và được định giá hơn 10 tỷ USD. Giá trị vốn hóa thị trường (market cap) của Pinterest hiện rơi vào khoảng 37 tỷ USD.

PayPal từ chối mua lại Pinterest

Mục tiêu mở rộng các hoạt động thương mại xã hội.

Theo nguồn tin từ CNBC, PayPal muốn mua lại Pinterest vì đang phải chứng kiến nhiều áp lực cạnh tranh từ nền tảng thương mại điện tử Shopify. Shopify hiện đang đầu tư rất mạnh vào việc kết hợp giữa thương mại điện tử và fintech.

Việc mua lại Pinterest về cơ bản có thể thúc đẩy nhiều hơn nữa sự phát triển của PayPal trong mảng thương mại xã hội (social commerce), một thị trường rất lớn mà những gã khổng lồ công nghệ khác cũng đang đầu tư vào. Những cập nhật mới đây nhất của Instagram hay TikTok là một ví dụ.

Thương mại xã hội cho phép các thương hiệu có thể theo dõi những lần nhấp chuột và mua hàng trong các ứng dụng tương ứng của họ, và do đó, họ có thể chứng minh được về tính hiệu quả của các quảng cáo đối với các nhà quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

PayPal đang thoả thuận mua lại nền tảng Pinterest với giá 45 tỷ USD

Theo tờ Reuters, PayPal Holdings Inc đã đề nghị mua lại công ty truyền thông mạng xã hội Pinterest Inc với giá 45 tỷ USD.

paypal mua lại pinterest
Source: BIN

Đây sẽ là thương vụ mua lại một công ty truyền thông mạng xã hội lớn nhất từ trước đến nay, vượt qua cả thương vụ mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD của Microsoft Corp vào năm 2016.

Các cuộc đàm phán giữa PayPal và Pinterest diễn ra trong bối cảnh khi những người mua sắm trực tuyến ngày càng tìm mua các sản phẩm mà họ thấy trên mạng xã hội, họ cũng thường theo dõi “những người có ảnh hưởng” (influencers) trên các nền tảng như Instagram và TikTok trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.

Việc mua lại Pinterest sẽ cho phép PayPal vừa tận dụng nhiều hơn sự tăng trưởng của thương mại điện tử vừa đa dạng hóa doanh thu thông qua quảng cáo.

Theo một nguồn tin cho biết, với mức giá mà PayPal đưa ra, PayPal trả 70 USD tương đương cho mỗi cổ phiếu của Pinterest. Nền tảng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến này cũng hy vọng rằng đàm phán sẽ sớm thành công.

Các nguồn tin cũng cảnh báo rằng không có thỏa thuận nào là chắc chắn và các điều khoản trong quá trình đàm phán sẽ vẫn có thể thay đổi.

Cả PayPal và Pinterest đều không trả lời yêu cầu bình luận.

Ở một khía cạnh khác, giá cổ phiếu PayPal giảm 4,9% và đóng cửa ở mức 258,36 USD, trong khi cổ phiếu của Pinterest tăng 12,8% lên mức 62,68 USD.

Các nhà phân tích đến từ Wedbush cho biết trong một bình luận:

“Sự kết hợp sẽ là một dấu hiệu tích cực đáng kể cho PayPal trên cả hai nền tảng cho người bán (merchant) và người tiêu dùng, đặc biệt nếu nền tảng thương mại xã hội của Pinterest được tích hợp với AI của Honey vào ứng dụng của PayPal.”

Trước những biến động trong đại dịch COVID-19, khi ngày càng có nhiều người sử dụng dịch vụ của PayPal để mua sắm trực tuyến và thanh toán hóa đơn. Giá cổ phiếu của công ty này đã tăng khoảng 36% trong 12 tháng qua, hiện giá trị vốn hóa thị trường của PayPal khoảng 320 tỷ USD.

Với Pinterest, nền tảng được định giá khoảng khoảng 13 tỷ USD sau khi IPO vào năm 2019. Ứng dụng cũng chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến về lượng người dùng khi mọi người bị “kẹt” ở nhà trong suốt đại dịch.

Theo số liệu định giá của Refinitiv Eikon, thị trường đang định giá cổ phiếu của Pinterest rẻ hơn so với một số nền tảng truyền thông mạng xã hội khác “trẻ hơn” như Snapchat của Snap Inc nhưng cao hơn so với nền tảng vốn đã “rất trưởng thành” Twitter của Twitter Inc.

Pinterest đang đứng trước nhiều ngã rẽ sau khi đồng sáng lập Evan Sharp tuyên bố ông sẽ từ chức giám đốc sáng tạo (CCO) để gia nhập LoveFrom, công ty được dẫn dắt bởi Jony Ive, nhà thiết kế cho nhiều sản phẩm của Apple Inc.

PayPal trong những năm gần đây đang tìm cách thúc đẩy các dịch vụ thương mại điện tử của mình thông qua các thương vụ mua lại.

Cụ thể, PayPal đã mua lại công cụ tìm phiếu giảm giá trực tuyến Honey Science vào năm 2019 với giá 4 tỷ USD, công ty mua hàng trước trả tiền sau (BNPL) Paidy của Nhật Bản với giá 2,7 tỷ USD và cả công ty cung cấp dịch vụ hoàn tiền Happy Returns.

Tập trung khai thác thương mại điện tử được định hướng bởi các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Ở bối cảnh hiện tại, các nền tảng truyền thông mạng xã hội thường không mong muốn sáp nhập với các công ty fintech (công nghệ tài chính) và thay vào đó đang tìm cách cho phép người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ nền tảng của họ.

Ví dụ, TikTok đang thử nghiệm nhiều cách khác nhau để cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên ứng dụng của mình, thậm chí là mua hàng trong khi live-stream.

Nền tảng cũng đã hợp tác với gã khổng lồ thương mại điện tử Shopify nhằm mục tiêu cho phép các thương hiệu bán lẻ liên kết các danh mục sản phẩm của họ với ứng dụng.

Nhà phân tích thương mại điện tử Joe Kaziukėnas đến từ Marketplace Pulse cho biết:

“Thương mại xã hội hay thương mại tương tác đang phát triển rất mạnh ở Mỹ và chưa có công ty nào thực sự đã chiếm lĩnh. Do đó, thay vì đối đầu với Amazon, PayPal đang đặt cược vào một mô hình mua sắm khác”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Học cách xây dựng một đế chế riêng như Elon Musk

Sức ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk được thể hiện qua những yếu tố chính dưới đây. Nếu bạn cũng muốn xây dựng một sự nghiệp cho riêng mình. Bạn có thể ‘đánh cắp’ nó.

Elon Musk, từ một người tương đối ít tên tuổi trong ngành công nghệ trở thành một cái tên nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới với gần 60 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Twitter.

Musk từng tweet “Use Signal” và hàng triệu người sau đó đã chuyển từ ứng dụng nhắn tin phổ biến WhatsApp sang Signal. Signal Advance, một công ty hoàn toàn không liên quan đến những gì ông đang đề cập cũng chứng kiến ​​mức giá cổ phiếu của mình tăng vọt.

Khả năng gây ảnh hưởng tương tự như Elon Musk, có thể coi là một dạng quyền lực cao nhất trong thời kỳ số. Vậy làm thế nào ông có được sức mạnh đó – và chúng ta có thể học hỏi được gì từ ông?

Sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của Elon Musk.

Musk nổi tiếng trong nhiều năm qua nhờ nhiều sản phẩm và thành tựu khác nhau. Ông đã trở thành một triệu phú USD với việc bán công ty khởi nghiệp của mình, Zip2 khi chỉ mới 20 tuổi. Ông tiếp tục đồng sáng lập X.com và sau này trở thành Paypal.

Mặc dù thành lập SpaceX vào năm 2002, nhưng ông thực sự chỉ gây được sự chú ý lớn từ năm 2012. Vào tháng 5 năm đó, SpaceX đã phóng thành công tàu vũ trụ thương mại đầu tiên vào không gian, chính sự kiện này đã đưa ông trở thành tâm điểm của cả giới truyền thông và công nghệ.

Dưới đây là những gì đã khiến Elon Musk có ảnh hưởng lớn như vậy.

Elon Musk có tầm nhìn xa trông rộng.

Elon Musk được biết đến là người luôn có và đạt được những mục tiêu cao cả. Với công ty đầu tiên của mình, Zip2, ông và anh trai Kimball của mình đã tạo ra một bản đồ trực tuyến có thể giới thiệu các doanh nghiệp lân cận.

Đó là một khái niệm mà nhiều người trong chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình hôm nay, nhưng vào thời điểm đó, nó là một cái gì đó thực sự đột phá.

Với công ty tiếp theo, X.com, lần đầu tiên trong lịch sử, Elon Musk mang đến cho mọi người khả năng chuyển tiền trực tuyến.

Những thành tích đã được chứng minh này mang lại cho ông không chỉ danh tiếng mà còn là khả năng hiện thực hoá các mục tiêu của mình.

Vì vậy, khi ông nói rằng SpaceX sẽ hạ cánh trên sao Hỏa trong 15 năm tới hoặc Tesla sẽ cho ra đời một chiếc ô tô bay, không ít người trong chúng ta đều tin tưởng.

Bất kể ngành nghề của bạn là gì, bạn phải khác biệt hóa bản thân. Bạn nên mang lại những ý tưởng mới cho công việc của mình. Đặt mục tiêu, đạt được chúng và chứng minh rằng bạn là người có tầm nhìn xa trong lĩnh vực đó.

Elon Musk là một bậc thầy về công nghệ.

Không có gì ngạc nhiên khi Elon Musk có thể hoàn thành các mục tiêu của mình: ông đã dành phần lớn thời gian và cuộc sống của mình chỉ để làm và làm chủ công nghệ.

Năm 10 tuổi, ông bắt đầu nghiên cứu về máy tính, và đến năm 12 tuổi, ông đã có thể tạo ra và bán một trò chơi trên máy tính. Ở trường đại học, ông học kinh doanh, vật lý, vật lý năng lượng và kinh tế.

Với những kiến ​​thức nền tảng đó, ông đã không ngừng học hỏi và trưởng thành trong suốt nhiều vai trò của mình. Musk đã dành cả cuộc đời của mình chỉ để học về công nghệ và để có thể tạo ra những phát minh tốt hơn.

Quyết định đầu tư vào bản thân chưa bao giờ là một khoản đầu tư hoang phí. Mọi người đều muốn lắng nghe từ các chuyên gia. Khi bạn thể hiện rằng bạn nghiêm túc với chuyên môn của mình, mọi người sẽ coi trọng bạn.

Elon Musk luôn chia sẻ hành trình của mình.

Một phần vì ông đang tham gia vào lĩnh vực công nghệ, một lĩnh vực hiện được xem là xu hướng của tương lai, nên các dự án và tiến bộ mới của ông có nhiều khả năng được lan toả nhiều hơn. Tuy nhiên, về phần mình, mạng xã hội Twitter luôn là kênh chính để ông liên tục cập nhật những thông tin về hành trình phát triển của các dự án mà ông triển khai.

Trong một nghiên cứu, 65% người tham gia khảo sát nói rằng họ cảm thấy muốn gắn bó hơn với nhiều người nổi tiếng.

Mọi người muốn cảm thấy như họ luôn biết về một người nổi tiếng nào đó – giống như đó là một mối liên hệ cá nhân.

Nếu bạn ngại chia sẻ trên mạng xã hội, bây giờ là lúc để bạn vượt qua điều đó. Hãy chia sẻ hành trình của bạn và giúp bạn tiếp cận được với nhiều người hơn.

Elon Musk khá kỳ quặc.

Elon Musk là một người khá kỳ quặc – và đó là điều khiến ông trở nên đặc biệt hơn. Ông đã gây được sự chú ý khi giúp hình tượng của một chú cừu được lan truyền mạnh mẽ.

Điều này cho chúng ta thấy hai điều: ông không hoàn hảo và cũng không bị ảnh hưởng bởi văn hóa internet. Tiết lộ những điều kỳ quặc và khiếm khuyết của mình khiến ông dễ được công chúng quan tâm và tin tưởng hơn.

Khi bạn chia sẻ hành trình của mình trên các nền tảng trực tuyến, hãy trung thực. Không ai muốn xem một bộ phim với đầy rẫy những sự lừa dối và nghi ngờ cả.

Khi bạn thể hiện rằng bạn là một con người chứ không chỉ là một thương hiệu, mọi người sẽ có nhiều khả năng quan tâm hơn vào những gì bạn nói.

Elon Musk có ý niệm tốt.

Từ thời còn học đại học, ông đã suy nghĩ về những gì ông thực sự muốn cống hiến trong cả cuộc đời mình.

Cuối cùng, tầm nhìn mà ông có cho bản thân là “tạo điều kiện cho tương lai của nhân loại”.

Đó là một ý niệm cao cả và còn hơn thế nữa.

Từ công ty năng lượng mặt trời đến ô tô chạy bằng điện Tesla, Elon Musk đang nỗ lực hết mình để cung cấp cho mọi người các cách mới, bảo vệ môi trường và nhân loại.

Những gì bạn đang làm hôm nay sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn như thế nào trong tương lai? Khi bạn có câu trả lời, hãy chia sẻ nó.

Năng lực gây ảnh hưởng của Elon Musk là đỉnh cao của một số điều: kiến ​​thức chuyên sâu với những mục tiêu lớn hơn cả cuộc đời, sự sẵn sàng chia sẻ và cởi mở ngay cả khi nói về những sai sót của bản thân.

Bạn cũng hoàn toàn có thể làm điều gì đó tương tự !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Visa mua lại Tink với giá 2.1 tỷ USD, một startup trong lĩnh vực fintech đến từ Thụy Điển

Visa đã đồng ý mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính của Thụy Điển Tink với giá 1.8 tỷ euro (2.1 tỷ USD). Thoả thuận đến sau khi Visa từ chối việc mua lại Plaid, một đối thủ của Tink.

Visa mua lại Tink

Cả Plaid và Tink đều hoạt động trong một không gian còn khá non trẻ vốn được gọi là ngân hàng mở (open banking), những ứng dụng này kêu gọi người cho vay (lenders) cung cấp cho các công ty của bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người tiêu dùng, miễn là họ đã nhận được sự đồng ý.

Các ngân hàng mở đã phát triển thịnh vượng ở Anh và EU nhờ các quy định mới.

Ông Al Kelly, CEO của Visa, cho biết trong một tuyên bố”

“Visa cam kết làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy sự đổi mới và trao quyền cho người tiêu dùng để hỗ trợ cho các mục tiêu ngân hàng mở của Châu Âu.

Bằng cách kết hợp mạng lưới của Visa và năng lực ngân hàng mở của Tink, chúng tôi sẽ mang lại thêm giá trị cho người tiêu dùng và doanh nghiệp của Châu Âu bằng các công cụ giúp cuộc sống tài chính của họ trở nên đơn giản, đáng tin cậy và an toàn hơn”.

Được thành lập bởi các doanh nhân người Thụy Điển là Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg vào năm 2012, Tink khởi đầu là một ứng dụng quản lý tài chính nhưng sau đó đã chuyển hướng sang tập trung vào việc cung cấp các giải pháp công nghệ của mình cho các doanh nghiệp khác.

Visa mua lại Tink
Tink co-founders Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg.

Công ty khởi nghiệp này được thành lập tại Stockholm vào năm 2012 và có khoảng 400 nhân viên, với công nghệ kết nối với hơn 3.400 ngân hàng, tiếp cận hơn 250 triệu khách hàng của ngân hàng trên khắp Châu Âu.

Công nghệ của Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech kết nối với hơn 3.400 người cho vay (lender) để tạo ra các sản phẩm tài chính mới.

Tink lần cuối cùng được định giá là 680 triệu euro. Ứng dụng đã huy động được hơn 300 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm PayPal, SEB và ABN AMRO.

Nhà sáng lập Tink cho biết:

“Khi chúng tôi biết đến Visa, rõ ràng là chúng tôi có chung một sứ mệnh – sứ mệnh kết nối thế giới tài chính, đẩy nhanh tốc độ phát triển và thích ứng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trên toàn thế giới.”

“Hợp tác với Visa cũng có nghĩa là giờ đây chúng tôi sẽ có thể tiến nhanh hơn và vươn xa hơn bao giờ hết và chúng tôi biết rằng Visa là đối tác hoàn hảo cho giai đoạn tiếp theo trong hành trình của chúng tôi.”

Việc Visa mua lại Tink là một trong những thương vụ tạo nên làn sóng hợp lực mới nhất trong ngành thanh toán (payments industry), vốn rất khổng lồ về mặt quy mô.

Visa đã từng cố gắng mua lại Plaid vào năm ngoái, nhưng cuối cùng đã từ bỏ sau khi bị Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện với lý do chống độc quyền.

Visa cho biết, thỏa thuận với Tink phải tuân thủ các phê duyệt theo quy định và các điều kiện đóng cửa thông thường khác.

Visa cũng cho biết thêm là Tink sẽ giữ nguyên đội ngũ quản lý và xây dựng thương hiệu của mình sau thương vụ này, trong khi trụ sở chính của công ty cũng sẽ vẫn ở Stockholm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

3 chiến lược tăng trưởng của Google mà doanh nghiệp nhỏ có thể học hỏi

Để hoàn thiện sự tăng trưởng của bạn, hãy học hỏi và mô phỏng các chiến lược thành công của những ‘gã khổng lồ’ trong ngành của bạn.

chiến lược tăng trưởng của Google mà doanh nghiệp nhỏ có thể học hỏi
3 chiến lược tăng trưởng của Google mà doanh nghiệp nhỏ có thể học hỏi

Không quá khó khăn để bạn có thể sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, nhưng việc lập kế hoạch cho sự tăng trưởng dài hạn của nó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải lúc nào cũng là một doanh nghiệp nhỏ.

Với việc lập kế hoạch và thực hiện chính xác, hạt giống khởi nghiệp bạn gieo hôm nay có thể phát triển thành tập đoàn đa quốc gia của ngày mai.

Để chuẩn bị đủ nguồn lực cho sự phát triển thành công trên quy mô lớn đó, bạn có thể xem cách những gã khổng lồ khác từng làm, những doanh nghiệp vốn khởi đầu cũng chỉ là các doanh nghiệp nhỏ.

Hãy lấy Google làm một ví dụ. Kết hợp với công ty mẹ của nó, là Alphabet, Google hiện có giá trị ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD.

Công ty có sức ảnh hưởng lớn đến mức thuật ngữ “Google” hiện được sử dụng là một động từ trong từ điển.

Nếu bạn là chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ và đang tìm cách tăng trưởng hay gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, 03 chiến lược sau đây từ Google sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có nhiều khả năng hơn để đạt được điều đó.

1. Khác biệt hoá, khác biệt hoá và khác biệt hoá.

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh bất cứ khi nào với một ý tưởng. Nhưng, nếu chỉ đơn giản là một ý tưởng thì chưa đủ.

Sẽ là lý tưởng nếu bạn có một mô hình kinh doanh nổi bật và khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bạn có thể cung cấp những thứ mà đối thủ không có.

Hãy nghĩ về Google. Nó chắc chắn không phải là thuật toán tìm kiếm duy nhất hiện có.

Những tên tuổi lớn khác trong ngành như Bing, Yahoo, Ask, DuckDuckGo và rất nhiều công ty khác cũng có các công cụ tìm kiếm riêng.

Tuy nhiên, dù cho điểm khác biệt cụ thể là gì, thì điểm cơ bản ở đây là Google làm được những thứ mà các công cụ tìm kiếm khác trên thế giới không làm được.

Google tạo sự khác biệt với một thuật toán tìm kiếm không ngừng học hỏi, cập nhật và phát triển liên tục. Mục tiêu của Google rất đơn giản: cung cấp cho người dùng kết quả tốt nhất thay vì là nhiều kết quả nhất.

Google tập trung vào chất lượng chứ không phải về số lượng. Do đó, họ được tán dương vì đã quan tâm đến nhu cầu của thị trường, giúp cải thiện cuộc sống và giải quyết các vấn đề cho hàng tỷ người mỗi ngày.

Cũng giống như Google, sản phẩm hay dịch vụ của bạn (và bản thân doanh nghiệp của bạn) không nhất thiết phải là một thứ gì đó hoàn toàn mới.

Điều quan trọng là bạn phải phát triển một khía cạnh hay tính năng mới của doanh nghiệp mình và lấy đó làm lợi thế cạnh tranh (USP) chính.

Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn sẽ đi trên một con đường hướng tới sự tăng trưởng ổn định trong lâu dài.

2. Mở rộng sang các lĩnh vực mới.

Alphabet, công ty mẹ của Google, hiện trải rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau và sở hữu một số ‘đế chế’ lớn khác như: YouTube, ứng dụng GPS Waze, thương hiệu điện tử tiêu dùng Fitbit và hơn thế nữa.

Chiến lược mở rộng kinh doanh vốn không phải là một thứ gì đó quá mới. Là một doanh nhân, điều quan trọng là bạn không thể để tất cả trứng của bạn vào một giỏ.

Nếu doanh nghiệp nhỏ của bạn chỉ xoay quanh một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, một mô hình kinh doanh hoặc một chiến lược bán hàng, bạn sẽ làm gì khi thị trường cần một sản phẩm, mô hình hoặc giải pháp mới?

Thật không may, đây cũng là cách mà rất nhiều doanh nghiệp khác đã thất bại, bao gồm cả những tên tuổi lớn. Hãy nhớ đến Nokia trong tình huống này.

Các công ty khởi nghiệp nhận được khoản ‘đầu tư thiên thần’ với hy vọng biến một ý tưởng của họ thành một công ty lớn thường thất bại sau khi chi hết tiền vào một mô hình kinh doanh đơn lẻ và kém hấp dẫn.

Thay vì dựa vào một tầm nhìn hoặc chiến lược nhất định, hãy xem xét việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của bạn và giải quyết nhiều nhu cầu hơn cho các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể.

Google không phải là ‘tay chơi’ duy nhất biết giá trị của việc mở rộng. Amazon bắt đầu là một cửa hàng bán sách trực tuyến nhỏ lẻ và Uber không phải lúc nào cũng là một dịch vụ giao đồ ăn (food-delivery service).

Elon Musk bắt đầu với tư cách là người tạo ra PayPal – giờ đây công ty của ông đã đặt tầm nhìn lên cả Sao Hỏa.

Khi nói đến điều hành một doanh nghiệp nhỏ, không có giấc mơ mở rộng nào là quá lớn.

Trên thực tế, mở rộng khi đến thời điểm thích hợp có thể là điều tốt nhất bạn có thể làm cho bản thân và cả doanh nghiệp của mình.

3. Trở nên xuất sắc nhất tại thị trường ngách (niche market) của bạn.

Google biết rằng đa dạng hóa và mở rộng là điều cần thiết. Tuy nhiên, nó không bao giờ đánh mất giá trị lõi thực tế của nó như một doanh nghiệp: cung cấp kết quả tìm kiếm hàng đầu cho vô số người mỗi ngày.

Quan điểm của việc mở rộng và đa dạng hóa doanh nghiệp là để bảo vệ bạn trước những sự hạn chế của các ý tưởng cũ và sự cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai.

Tuy nhiên, khi bạn đã tìm thấy một ý tưởng hoạt động hiệu quả và bạn muốn kết nối nhiều hơn với khách hàng của mình, điều cần thiết là bạn phải thực sự ‘xuất chúng’ trong thị trường ngách của mình và trở thành ‘tay chơi’ hàng đầu trên thị trường.

Bài học kinh nghiệm lớn nhất dành cho các doanh nghiệp muốn ‘tái tạo lại’ các chiến lược tăng trưởng của Google rất đơn giản: Tăng trưởng, thực ra nó chỉ đơn giản là khả năng không ngừng học hỏi và thử nghiệm.

Bạn càng nghiên cứu nhiều mô hình tăng trưởng và hệ thống của những ‘gã khổng lồ’ trên thị trường như Google hay Amazon, bạn càng chuẩn bị sẵn sàng hơn cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Bằng cách khác biệt hóa mô hình kinh doanh của bạn, mở rộng sang các thị trường mới và vượt trội hơn hẳn về các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, hạt giống kinh doanh của bạn sẽ tăng trưởng một cách mà chính bạn cũng không thể hình dung được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Elon Musk: Cách xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh

Bài học số một: Đừng bắt đầu bằng một sản phẩm. Hãy bắt đầu với một vấn đề.

Năm 2000, Elon Musk bị buộc thôi việc khỏi vị trí CEO của PayPal. Khi ông đi trên đường cao tốc cùng với người bạn và cũng là doanh nhân, Adeo Ressi, một câu hỏi đã xuất hiện:

Elon Musk sẽ làm gì tiếp theo?

Elon Musk rất quan tâm đến không gian, và ông cũng nghĩ, nếu chỉ là một cá nhân như ông thì có lẽ sẽ không làm được điều gì ‘to tát’ với nó cả.

Trước khi khởi động SpaceX. Elon Musk vào xem website của NASA và tìm kiếm kế hoạch cho con người lên sao Hỏa.

Tuy nhiên ông cũng không tìm thấy bất kỳ thứ gì ở đây cả.

Vì vậy, sau khi dành thời gian để nghiên cứu chuyên sâu hơn về chủ đề này, Musk đã đưa ra ý tưởng của riêng mình.

Đó chính là SpaceX.

Và dưới đây là một vài bài học chính mà chúng ta có thể học hỏi được từ Elon Musk từ lúc ông xây dựng đế chế SpaceX.

Đừng bắt đầu bằng một sản phẩm. Hãy bắt đầu với một vấn đề.

SpaceX không bắt đầu bằng việc chế tạo tên lửa của riêng mình.

Trên thực tế, trong những ngày đầu, Elon Musk và các cố vấn của mình đã đến Nga (đến hai lần) để tìm cách mua một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tuy nhiên, vấn đề là người Nga không tôn trọng Elon Musk. Trong mắt họ, Elon Musk không biết mình đang dấn thân vào điều gì cả. Vì vậy, họ đã đề nghị giá tên lửa của họ với một mức rất vô lý.

Elon Musk nói: “Tôi tự hỏi sẽ cần làm những gì để có thể chế tạo tên lửa của riêng mình.”

Vài năm sau, Musk và SpaceX đã làm được điều đó.

Hãy làm nghiên cứu của riêng bạn.

Elon Musk cần chứng minh rằng những thứ ông đang làm là nghiêm túc. Là một sinh viên ham học hỏi, Musk đã có bằng Ivy League cả về kinh tế lẫn vật lý.

Elon Musk đã đọc tất cả những gì có thể về tên lửa, từ sách hướng dẫn kỹ thuật cũ của Liên Xô đến cuốn sách mang tính biểu tượng của John Drury Clark về thuốc phóng, Ignition!”

Elon Musk biết rất rõ rằng các doanh nhân khác đã nghiên cứu rất nhiều về khoa học tên lửa và đã thất bại.

Vì vậy, ông đã nghiên cứu những gì họ đã làm, học hỏi từ những sai lầm của họ để tránh lặp lại chúng.

Sau đó, Elon Musk đã bắt đầu những cuộc họp với các nhà khoa học tên lửa. Với ông lúc đó, chỉ cần giữ vững tư duy “học là được”, đặt những câu hỏi hay và chăm chú lắng nghe câu trả lời.

Chấp nhận thách thức.

Kế hoạch ban đầu của Elon Musk là truyền cảm hứng cho công chúng, và tài trợ nhiều hơn cho NASA. Nhưng càng tìm hiểu, Elon Musk càng nhận ra rằng NASA có những vấn đề riêng bên cạnh vấn đề về kinh phí.

Elon Musk nói: “Tôi bắt đầu hiểu tại sao mọi thứ lại đắt đến vậy. Tôi đã xem những ‘con ngựa’ mà NASA đang có trong chuồng. Và với những ‘con ngựa’ như Boeing và Lockheed, nó thực sự không phù hợp.”

Elon Musk lại bắt đầu nghĩ lớn hơn.

Nếu ông có thể giảm chi phí du hành vũ trụ, thì rõ ràng, ông sẽ có rất nhiều cơ hội.

Và nếu SpaceX có thể vượt những thứ vốn đang cản trở NASA, nó có thể giúp mở đường để ông theo đuổi những cơ hội đó.

Mùa xuân năm sau, Elon Musk ‘triệu tập’ một cuộc họp với khoảng 15 – 20 kỹ sư hàng không vũ trụ nổi tiếng.

Chris Thompson, một kỹ sư hàng không vũ trụ, người đã cố vấn cho Musk, kể lại: “Musk bước vào buổi họp và thông báo rằng anh ấy muốn thành lập công ty tên lửa của riêng mình. Và tôi nhớ lúc đó, có rất nhiều người đã cười khúc khích, mọi người cho rằng Elon Musk đang suy nghĩ những thứ điên rồ.”

Và tất nhiên, Elon Musk sẽ không bao giờ từ bỏ.

Bên cạnh những người tỏ ra nghi ngờ, Elon Musk đang tìm kiếm một số ít người có thể tin tưởng mình.

Musk muốn chấp nhận thử thách hơn là thu mình lại, muốn lạc quan hơn là bi quan.

Cuối cùng, sau khoảng thời gian tìm kiếm.

Ông đã đề nghị cho 5 người có cơ hội tham gia vào đội ngũ sáng lập của SpaceX; trong số đó có Chris Thompson và một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực động cơ tên lửa, Tom Mueller.

Để cho nhân viên tự làm chủ.

Khi số lượng nhân viên của SpaceX tăng lên, Elon Musk muốn thúc đẩy ý thức làm chủ của những nhân viên đó.

Những người được tuyển từ ban đầu đã nhận được một lượng lớn cổ phiếu. Khi một nhân viên tiết kiệm cho công ty 100.000 đô la bằng cách xây dựng một bộ phận trong công ty thay vì đặt hàng từ một nhà cung cấp truyền thống, mọi người đều được hưởng lợi.

Điều tiếp theo là xây dựng một đội nhóm với văn hóa làm những việc lớn nhất với ít tài nguyên nhất có thể.

Tất nhiên, không phải mọi người chủ doanh nghiệp khi bắt đầu đều đã là triệu phú, cũng giống như Elon Musk khi bắt đầu xây dựng SpaceX.

Mọi thứ mà ông có thể làm là để cho nhân viên tự làm chủ với chính mình trong công ty.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

WeChat: Siêu ứng dụng làm thay đổi thế giới mạng Trung Quốc

Siêu ứng dụng WeChat của Tencent chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ra đời. Dù vậy, dường như những ngày huy hoàng nhất của nó đã ở lại phía sau. 

Ảnh: Getty Images

Một ngày của Chen Channing, chuyên gia pháp lý 30 tuổi sống tại Thâm Quyến, không thể thiếu WeChat, ứng dụng “tất cả trong một” của Tencent. Trước khi đánh răng buổi sáng, Chen sẽ kiểm tra tin nhắn trên ứng dụng.

Anh dùng tính năng thanh toán để đi tàu điện ngầm đến chỗ làm. Trên đường, anh đọc tin tức trên WeChat. Tại văn phòng, anh dành hầu hết thời gian dùng phiên bản desktop của ứng dụng.

Vào thời gian rảnh, Chen chia sẻ ảnh, nhạc với bạn bè qua ứng dụng. Khi đói, anh đặt đồ ăn và thanh toán ngay trên WeChat. “WeChat đã trở thành một phần trong mọi mặt đời sống và công việc của tôi. Tôi không thể sống thiếu nó”, Chen chia sẻ.

Đó là câu chuyện chung của phần nhiều trong 1,09 tỷ người đang sử dụng WeChat hàng ngày. Báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu China Internet Watch chỉ ra trung bình người dùng WeChat dành 77 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

WeChat tương đương với WhatsApp, Instagram, Google, Facebook và PayPal cộng lại.

Không quá lời khi nói WeChat đã thay đổi cách người Trung Quốc tương tác với nhau và với thế giới ảo. Tuần này, siêu ứng dụng lên 10 tuổi.

WeChat còn giúp Tencent trở thành công ty lớn nhất châu Á, nâng giá trị vốn hóa lên 800 tỷ USD, lớn thứ 6 toàn cầu, từ 47 tỷ USD của thập kỷ trước.

Cựu Giám đốc hãng nghiên cứu Sootoo Institute Zhang Dingding nhận xét WeChat rõ ràng là sản phẩm Internet thành công nhất của Trung Quốc trong 10 năm qua. Giá trị của ứng dụng vượt qua những con số.

Có nhiều yếu tố dẫn tới thành công của WeChat, bao gồm cả “tường lửa” chặn các mạng xã hội ngoại như Facebook, Google của Trung Quốc.

WeChat cũng xuất hiện “đúng lúc, đúng chỗ”, dựa vào sự bùng nổ trong lượng sử dụng smartphone trong nước. Bên cạnh đó, thiết kế ban đầu của nó dễ sử dụng và thú vị, nhờ vào kiến trúc sư trưởng Allen Zhang Xiaolong. Ông là một trong các giám đốc được trả lương cao nhất Trung Quốc từ năm 2016.

Tuy nhiên, mây đen đang che phủ lễ kỷ niệm 10 năm của WeChat. Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hoạt động kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng ngày càng rõ rệt – cả trong và ngoài nước.

Những tài khoản dường như quảng bá nội dung không phù hợp, phạm pháp – bao gồm bạo lực, khiêu dâm, cờ bạc – nhanh chóng bị đóng cửa.

Phòng nghiên cứu Citizen Lab của Đại học Toronto (Canada) tố cáo WeChat là công cụ Trung Quốc sử dụng để giám sát công dân. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp Mỹ giao dịch với WeChat vì nguy cơ bảo mật.

Dù WeChat không phải lo lắng về cạnh tranh “ngoại bang”, ứng dụng đang trong cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ nội địa như ByteDance (công ty mẹ TikTok).

Theo báo cáo của QuestMobile tháng 10/2020, thời gian người Trung Quốc dùng điện thoại nhiều hơn 6 tiếng so với một năm trước nhưng chủ yếu dành cho các ứng dụng video như Douyin (phiên bản TikTok Trung Quốc), Kuaishou (cũng của Tencent).

WeChat cùng với công cụ tìm kiếm của Baidu, iQiyi và Taobao, Tmall, Alipay đều ghi nhận tăng trưởng giảm, thậm chí âm, về thời gian sử dụng.

Nhằm đối phó với các thử thách mới, WeChat giới phiệu tính năng video ngắn mang tên Channels một năm trước. Zhang, “cha đẻ” WeChat, cho biết tính tới tháng 6/2020, tính năng có khoảng 200 triệu người dùng. Ông xác định tương lai của ứng dụng sẽ gắn với video.

Theo Giám đốc quản lý hãng tư vấn China Skinny Mark Tanner, Channels tăng trưởng mạnh phần lớn nhờ có mặt trong hệ sinh thái WeChat.

Song, nó không “gây nghiện” như Douyinm trong khi Douyin tiếp tục chiếm phần lớn thời gian người dùng bỏ ra trên điện thoại.

Chỉ trích hành vi độc quyền của Tencent cũng nhiều hơn. Xie Xin, Phó Chủ tịch ByteDance phụ trách ứng dụng truyền thông Feishu, tố cáo WeChat chặn dịch vụ.

Tuy nhiên, Tencent khẳng định hành động công bằng trong việc chặn liên kết ngoài vi phạm quy định, bao gồm cả sản phẩm của Tencent.

WeChat “chào đời” từ trung tâm Dự án và nghiên cứu Quảng Châu của Tencent tháng 1/2011. Zhang, người phụ trách QQ Mail Mobile khi đó, dẫn dắt một nhóm nhỏ phát triển phiên bản đầu tiên của WeChat trong chưa đầy 70 ngày, đánh bại hai nhóm khác trong công ty. Phiên bản này chỉ cho phép người dùng nhắn tin, gửi ảnh.

Sự kiện lớn đến với nhóm WeChat xảy ra vào tháng 5/2011 sau khi được cập nhật tính năng nhắn thoại.

Sau một thập kỷ tối ưu hóa, ứng dụng vẫn đang phát triển. Tencent xây dựng hệ sinh thái khổng lồ xoay quanh WeChat với các chương trình mini.

Về cơ bản, chúng là ứng dụng nhỏ hơn 10 megabytes, chạy ngay trực tiếp trên giao diện của ứng dụng chính. Thiết kế ấy giúp WeChat trở thành nền tảng toàn diện.

Số lượng người dùng các chương trình mini hàng ngày đạt 400 triệu, theo công bố gần nhất của WeChat. Lượng người chơi mini game hàng tháng vượt 500 triệu vào năm 2020.

Bất chấp sự phổ biến của WeChat đối với người Trung Quốc toàn thế giới, Tencent vẫn chưa nghiêm túc với kế hoạch kiếm tiền từ ứng dụng.

Trong tổng doanh thu của Tencent, 56% đến từ “dịch vụ giá trị gia tăng” – liên quan tới game – còn 27% đến từ fintech, 17% từ quảng cáo trực tuyến.

Theo Tanner, cơ hội lớn nhất của WeChat là đã thiết lập được nền tảng người dùng và hệ sinh thái. Chúng tiếp tục được củng cố nếu tích hợp AI và xây dựng nhiều tính năng giải trí hơn, giao diện bớt cồng kềnh hơn.

Phân khúc người dùng nông thôn và bình dân chưa được khai thác cũng đại diện cho cơ hội trong tương lai.

Song, một điều chắc chắn là WeChat đối mặt với tương lai thách thức hơn với quy định siết chặt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn và thay đổi trong hành vi người dùng. 10 năm tiếp theo sẽ vô cùng khác biệt so với ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Tink – Fintech startup được hậu thuẫn bởi PayPal có giá trị hơn 800 triệu USD

Được gọi là ngân hàng mở – open banking, một số công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh công nghệ theo xu hướng này đã huy động được số vốn đáng kể từ các nhà đầu tư.

Tink – Một công ty khởi nghiệp fintech của Thụy Điển đã chứng kiến ​​giá trị của nó tăng lên 680 triệu euro (824 triệu USD) trong một vòng đầu tư mới.

Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech truy cập dữ liệu ngân hàng để tạo ra các sản phẩm tài chính mới. Công ty này đã huy động được 85 triệu euro nguồn vốn mới từ  Eurazeo và công ty đầu tư mạo hiểm Dawn Capital có trụ sở tại Anh.

Trao đổi với CNBC, định giá của công ty có trụ sở tại Stockholm này đã tăng hơn 60% so với 415 triệu euro giá trị vào đầu năm.

Những người ủng hộ Tink bao gồm từ gã khổng lồ xử lý thanh toán trực tuyến PayPal đến các ngân hàng lớn của Châu Âu như BNP Paribas và ABN Amro.

Ngân hàng mở hay open banking là gì?

Được thành lập vào năm 2012, Tink hoạt động trong không gian được gọi là “ngân hàng mở”, nhằm mục đích phát triển các dịch vụ tài chính sáng tạo bằng cách kết nối với dữ liệu từ các ngân hàng lớn đã có tên tuổi.

Những người ủng hộ công nghệ ngân hàng mở nói rằng nó mang lại sự minh bạch và cạnh tranh hơn cho ngành, cũng như trải nghiệm ngân hàng tốt hơn cho người tiêu dùng.

Nền tảng ngân hàng mở của Tink tổng hợp dữ liệu từ hàng nghìn ngân hàng, cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng hiển thị cho người dùng tài khoản séc của họ và thực hiện thanh toán từ các nhà cung cấp khác nhau.

“Bất chấp những khó khăn trong năm nay, đó là một năm với sự tiến bộ tuyệt vời với Tink và theo ghi nhận, đó là sự tiến bộ tuyệt vời trong lĩnh vực ngân hàng mở nói chung”, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Tink, Ông Daniel Kjellén trao đổi CNBC trong một cuộc phỏng vấn.

“Chúng tôi tiếp tục phát triển mạnh mẽ một cách tự nhiên, nhưng cũng là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện M&A trên khắp châu Âu để bổ sung cho nền tảng của mình”.

Tink đã đồng ý mua lại ba công ty vào đầu năm nay – Instantor của Thụy Điển, Eurobits của Tây Ban Nha và OpenWrks của Vương quốc Anh – trong nỗ lực mở rộng hơn nữa sang các lãnh thổ mới ở Châu Âu và củng cố nền tảng của mình.

Tink tận dụng các quy tắc ngân hàng thân thiện với công nghệ mới ở Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu yêu cầu các ngân hàng mở thông tin tài khoản của họ và cho phép các công ty bên thứ ba được quản lý thực hiện chuyển khoản ngân hàng thay mặt họ, nếu họ được khách hàng đồng ý.

Về lý thuyết, các quy tắc này không được mâu thuẫn với luật bảo vệ dữ liệu GDPR mới nghiêm ngặt của Châu Âu, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ do các công ty thu thập và đe dọa bị phạt tiền nếu vi phạm.

* Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) (EU) 2016/679  quy định của luật EU về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cho tất cả các cá nhân trong Liên minh châu Âu và Khu vực kinh tế châu Âu. Nó cũng đề cập đến việc xuất dữ liệu cá nhân bên ngoài EU và EEA.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty này bao gồm công ty Plaid của Mỹ – Công ty được Visa mua lại này đang gặp nguy hiểm do vụ kiện chống độc quyền của Mỹ và các đối thủ của Anh là TrueLayer, Yapily và Bud.

Ông Kjellén cho biết công ty sẽ sử dụng tiền mặt mới để đầu tư nhiều hơn vào mảng thanh toán của hoạt động kinh doanh của mình.

“Lĩnh vực mà chúng tôi có thể thấy sự tăng trưởng mạnh nhất hiện tại là thanh toán, hiện công ty xử lý 1 triệu giao dịch mỗi tháng”.

Tink hiện tạo ra doanh thu định kỳ hàng năm là 30 triệu euro, một số liệu quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp này. Khi việc sử dụng nền tảng tăng lên, công ty sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ các đối tác của mình.

Tink cũng sẽ sử dụng tiền thu được từ thỏa thuận này để thúc đẩy việc tuyển dụng. Công ty hiện có 365 nhân viên, tăng lên nhiều so với mức 150 từ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNBC

Elon Musk: Thời sinh viên nợ ‘bao vây’ và không mua nổi một chiếc máy tính ‘Second Hand’

Elon Musk, Giám đốc điều hành của SpaceX và Tesla, cho biết ông đã kết thúc thời sinh viên với khoản nợ lên đến 6 con số sau khi học đại học.

Ông đã bày tỏ về quá khứ đầy gian khó của mình để đáp lại một số người dùng Twitter cho rằng cha của ông sở hữu một ‘mỏ ngọc lục bảo’ và Elon Musk ‘đi lên’ từ một gia đình tài phiệt giàu có.

Elon Musk đã tweet trên Twitter của mình: “Đây là một lời nói dối khá tệ hại. Gia đình tôi không hề sở hữu một ‘mỏ ngọc lục bảo’ nào cả và chính tôi đã phải tự làm việc, kiếm sống trong suốt thời gian học đai học và kết thúc với khoản nợ sinh viên ~ 100.000 USD.

Tôi thậm chí còn không thể mua được một cái máy tính để bàn ‘second hand’ đủ mạnh để làm việc.

Elon Musk: Thời sinh viên nợ 'bao vây' và không mua nổi một chiếc máy tính 'Second Hand'
Ảnh: Chụp từ Twitter của Elon Musk

“Tôi đã rời Nam Phi một mình khi tôi 17 tuổi chỉ với một chiếc ba lô và vali sách. Làm việc tại một trang trại của họ hàng tôi ở Saskatchewan và một xưởng gỗ ở Vancouver.

Sau đó tôi đã đến đại học Queens với một khoản học bổng và nợ, rồi tiếp đó là đại học Pennsylvania và trường kinh doanh Wharton & Stanford”. Elon Musk cho biết thêm.

Ngay sau khi Elon Musk rời Canada, mẹ của anh, Bà Maye, cũng chuyển đến Canada, cùng với anh trai của Ông là Kimbal và em gái Tosca.

Cha mẹ của Elon Musk đã ly dị. Ông Errol, cha của Elon Musk là một kỹ sư, kết hôn với Maye khi cô 22 tuổi và Elon Musk được sinh ra ngay sau đó. Errol và Maye ly dị khoảng chín năm sau đó.

Musk đăng ký vào Đại học Queen, ở Ontario, Canada, vào năm 1989. Ông chuyển đến Đại học Pennsylvania bằng học bổng năm 1992 và tốt nghiệp năm 1997. Sau khi tốt nghiệp, ông thành lập công ty khởi nghiệp đầu tiên của mình, một công ty phần mềm hướng dẫn thành phố có tên là Zip2.

Elon Musk: Thời sinh viên nợ 'bao vây' và không mua nổi một chiếc máy tính 'Second Hand'
Ảnh: Chụp từ Twitter của Elon Musk

Chúng tôi đã bắt đầu Zip2 với khoảng 2000 USD từ tôi cộng với khoảng 5000 USD từ một người bạn và khoảng 8000 USD từ Greg Kouri (một người tốt đã giúp đỡ ông). Bố tôi đã cung cấp 10.000 USD cho một vòng gọi vốn thiên thần (angel funding).

Năm 1999, Musk đã bán Zip2 cho Compaq (Hãng máy tính hàng đầu tại Mỹ lúc bấy giờ) với giá khoảng 300 triệu USD. Elon Musk đã sử dụng số tiền này để thành lập X.com, một nền tảng dịch vụ tài chính trực tuyến sau đó được sáp nhập với Confinity vào năm 2000, và sau đó trở thành PayPal. Năm 2002, eBay đã mua PayPal với giá 1.5 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo CNBC

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu

Khái niệm marketing không đồng xuất hiện và thu hút vô số doanh nghiệp vừa và nhỏ với túi tiền hạn hẹp. Nhưng liệu có tồn tại hay không một chiến lược marketing 0 đồng?

Sau đây là 5 chiến lược marketing thành công của các startup nổi tiếng toàn cầu, giúp họ từ công ty nhỏ trở thành đế chế triệu đô.

Chiến lược Marketing của Airbnb: Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sự hứng thú với dịch vụ – Brand Awareness and Interest.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - airbnb

Là một trong những startup kỳ lân nổi tiếng nhưng ít ai biết rằng Airbnb vẫn là một đội ngũ với số lượng nhân viên nhỏ tại London.

Khác với các doanh nghiệp khác như Google, Airbnb là một công ty kỳ lân chỉ có một sừng để tấn công: kết nối những người có nhà và căn hộ trống với những ai có nhu cầu thuê.

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các chủ nhà trọ, Airbnb tập trung vào khách trọ, những người khao khát trải nghiệm khác biệt tại chỗ ở khi đi du lịch thay vì trải nghiệm truyền thống tại khách sạn, đồng thời muốn có cơ hội kết nối qua mạng xã hội.

Brian Chesky – Đồng sáng lập và CEO Airbnb cho hay:

“Lý do mà nhiều người chọn du lịch cùng với Airbnb bởi họ muốn sống như những người bản địa. Họ không muốn là những du khách bị kẹt trong một dòng người xếp hàng để mua vé, chiến đấu để làm những điều tương tự như bao người khác.

Những gia chủ của Airbnb cung cấp nhiều thứ hơn là cho thuê phòng khách sạn chung chung – Họ chào đón những người du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến cuộc sống của mình. Mọi người không chỉ tham quan, mà còn tận hưởng cuộc sống ở đó. Dù chỉ trong một đêm.”

Không chỉ vậy, content marketing của Airbnb hầu hết đến từ người sử dụng dịch vụ. User generated content là 1 trong 5 loại content lợi hại có thể bạn chưa biết.

Bằng cách tạo ra cẩm nang online Airbnb Neighborhood, ai cũng có thể đóng góp bài, là người viết content, chia sẻ trải nghiệm độc đáo.

Điều này làm giảm chi phí R&D của doanh nghiệp khi tận dụng được nguồn content từ bên ngoài, đồng thời gia tăng sự tin tưởng với khách hàng tiềm năng.

Tính thi đua, sự cạnh tranh và lòng tự hào của mỗi người về vùng đất của mình là key driver cho thành công của Airbnb Neighborhood. Hãy khêu gợi những cảm xúc, khao khát trong chính khách hàng khi bạn muốn tạo được giá trị tương tác cao giữa content và người đọc.

Chiến lược Marketing của PayPal: Cú trick tạo hứng thú cho khách hàng – Customer Delighted.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - paypal

Rất khó chọn phương pháp phù hợp nhất để tiếp thị sản phẩm của bạn. Rất nhiều nỗ lực không thành công đằng sau một câu chuyện thành công. Và điều tương tự cũng xảy ra với PayPal. Họ đã thử nhiều chiến lược nhưng chỉ có một kế hoạch marketing (Marketing Plan) khiến họ trở thành người dẫn đầu.

PayPal bắt đầu trả tiền cho mọi người khi đăng ký. Công ty trả một khoản khuyến khích 20 đô la cho mỗi lần đăng ký và thêm 20 đô la cho người giới thiệu và ngay sau đó, kế hoạch đã có hiệu quả.

Khách hàng bắt đầu đăng ký ngày càng nhiều. Với những khách hàng ngày càng tăng, họ giảm dần số tiền xuống còn 10 đô la và sau đó là 5 đô la.

Điều này mang lại cho PayPal một lượng truy cập lớn trên trang web và tăng số lượng người dùng kích hoạt. Đây cũng là phương pháp khiến họ có CAC (Customer Acquisition Cost – phí chuyển đổi khách hàng) thấp nhất so với các phương pháp khác.

Chiến lược Marketing của Groove: Giữ chân khách hàng qua email – Customer Retention.

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - groove

Năm 2013, Groove gặp phải vấn đề về churn rate (tỷ lệ khách hàng rời bỏ) lên tới 4.5%. Lượng thu hút người dùng mới vẫn có kết quả tốt, tuy nhiên nhiều người chỉ sử dụng một lần và không bao giờ quay lại.

Nhờ áp dụng chiến lược tăng trưởng, họ đã giảm tỉ lệ này từ 4.5% xuống chỉ còn 1.6%.

Đầu tiên, Groove chia người dùng thành 2 nhóm: nhóm sử dụng tiếp lần 2 và nhóm rời đi.

Bằng việc chia ra 2 nhóm người dùng, họ có thể kiểm tra dữ liệu liên quan đến cả 2 nhóm, sau đó phát hiện ra nhóm nào có xu hướng thực hiện những hành động cụ thể nào.

Groove đã gửi email đến nhóm mục tiêu để đưa họ quay lại, hướng dẫn thêm để họ tương tác được nhiều hơn.

Chiến lược Marketing của Dropbox: Tăng trưởng nhờ marketing giới thiệu – Referral Marketing (Growth Hacking).

5 bài học chiến lược Marketing thành công từ các Startup toàn cầu - dropbox

Dropbox đã chạy một chiến dịch độc đáo để quảng bá hình ảnh rộng rãi: Với mỗi lượt chia sẻ thương hiệu lên Facebook hoặc Twitter, khách hàng sẽ được tặng thêm dung lượng lưu trữ.

Để tạo hiệu ứng lan truyền, Dropbox tặng 500MB cho người đăng ký mới và người giới thiệu chiến dịch sẽ được cộng thêm bằng 50% dung lượng của người mới giới thiệu.

Nhờ chiến dịch này, lượt đăng ký mới của Dropbox tăng lên 65% với 40,000 người đăng ký sau 15 tháng. Cũng từ chiến lược này của Dropbox mà Marketer dần định hình rõ hơn về khái niệm Growth Hacking Marketing.

Chiến lược Marketing của Picmonkey: Người mua cuối cùng -Ultimate Purchase.

PicMonkey là phần mềm thiết kế đồ họa và chỉnh sửa ảnh đơn giản và dễ dàng. Mặc dù đã có lợi thế về sản phẩm, công ty này còn tạo ra mô hình freemium cho khách hàng.

Bên cạnh các bộ lọc và tính năng được sử dụng miễn phí để người dùng bắt đầu quen sử dụng dịch vụ, PicMonkey có thêm dịch vụ 4.99$ hàng tháng cho các bộ lọc cao cấp và ưa chuộng hơn.

Đối với startup, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Marketing được coi là chiến lược quan trọng, sống còn. Việc có một chiến lược marketing bài bản, rõ ràng ngay từ nền tảng đầu tiên vô cùng quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Các nhà bán lẻ hiện có thể liên kết tài khoản PayPal và Google Merchant Center

Việc tích hợp giúp dễ dàng truy cập và chạy với danh sách Mua sắm miễn phí của Google.

Khi Google công bố vào tháng trước rằng kết quả tìm kiếm Mua sắm của họ sẽ bao gồm các danh sách miễn phí, Google cũng đã công bố luôn việc họ đã tích hợp với PayPal và các nhà bán lẻ hiện đã có thể liên kết và sử dụng.

Các nhà bán lẻ và thương hiệu sử dụng PayPal làm tùy chọn thanh toán trên website của họ có thể liên kết tài khoản PayPal của họ với tài khoản Google Merchant Center của họ để đưa lên các sản phẩm trên danh sách của Google. Nếu bạn mới sử dụng Google Merchant Center, kết nối PayPal cũng có thể tăng tốc quá trình xác minh người bán.

Làm thế nào để bắt đầu việc liên kết này. Sau khi bạn đăng nhập vào Google Merchant Center, hãy nhấp vào biểu tượng “Công cụ – Tools” trong điều hướng phía trên bên trái và sau đó nhấp vào “Nền tảng – Platforms”. Sau đó, bạn sẽ thấy tùy chọn liên kết tài khoản PayPal của mình.

Bạn sẽ cần chọn tham gia vào Surfaces trên Google để các sản phẩm của bạn đủ điều kiện xuất hiện trong danh sách không phải trả phí trên Google Shopping, Tìm kiếm, Hình ảnh và các nơi khác.

Tại sao chúng ta phải quan tâm. Hiện tại, PayPal là nền tảng duy nhất được liệt kê, nhưng Google cho biết, ngay sau đó, sẽ sớm có nhiều nền tảng để lựa chọn. Các loại tích hợp này hạ thấp rào cản gia nhập cho các doanh nghiệp để có được sản phẩm của họ trên Google. Điều này giúp các nhà bán lẻ mở rộng sang các kênh chưa thanh toán mới và giúp Google mở rộng các sản phẩm mà họ có thể hiển thị cho người dùng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

HMD (Nokia) bổ nhiệm cựu “tướng” của Samsung và Paypal làm Giám Đốc Marketing

HMD Global vừa chính thức công bố bổ nhiệm ông Stephen Taylor làm Giám đốc Marketing, chịu trách nhiệm về toàn bộ chiến lược tiếp thị và triển khai cho toàn bộ danh mục đầu tư của điện thoại Nokia và sẽ báo cáo trực tiếp cho Florian Seiche – Giám đốc điều hành của HMD Global.

Theo HMD, Stephen sở hữu kinh nghiệm bán hàng và tiếp thị gần 30 năm tại một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như PayPal và Samsung. Trước khi về với HMD Global, Stephen từng là CMO (Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing), khối thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi tại PayPal – nơi ông đã có bước cải tiến hoàn chỉnh về khả năng tiếp thị kỹ thuật số cho công ty.

Trong vai trò trước đây là CMO tại Samsung Electronics Châu Âu, Stephen đã cam kết thu hút khách hàng chất lượng và chuyên môn về CRM, phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử trực tiếp cho người dùng nhằm dẫn dắt cho sự chuyển đổi thương hiệu của công ty. Stephen đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc hợp tác với các thương hiệu gia dụng bao gồm Công ty The Gillette và Procter & Gamble.

Stephen chính thức gia nhập HMD Global sau sự kiện ra mắt 3 sản phẩm smartphone mới vừa qua bao gồm: Nokia 8.3 5G – smartphone Nokia 5G đầu tiên, Nokia 5310 – thành viên mới nhất trong dải sản phẩm điện thoại phổ thông của Nokia, “hồi sinh” từ mẫu Xpress Music, và HMD connect – dịch vụ chuyển vùng dữ liệu toàn cầu hoàn toàn mới của HMD nhằm giúp người dùng luôn kết nối với những việc quan trọng.

Việc bổ nhiệm cựu “tướng” của PayPal và Samsung làm giám đốc Marketing hứa hẹn mang tới những chiến lược mới cho Nokia khi thời gian gần đây, hãng tỏ ra “hụt hơi” trước các đối thủ, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Kể từ chiếc Nokia 7.2 ra đời vào tháng 9 năm ngoái, Nokia hiện chưa có bất kỳ sản phẩm smartphone mới nào tại thị trường Việt ở phân khúc từ 3 đến 7 triệu đồng. Trong khi đây là phân khúc cực kỳ sôi động khi các hãng liên tục tung ra sản phẩm mới, cạnh tranh khốc liệt nhằm giành giật thị phần.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnReview