Skip to main content

Thẻ: Quảng cáo

Google Display & Video 360 hiện đã có thêm quảng cáo Digital OOH

Google hiện đã cho phép các nhà quảng cáo chạy các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (Digital OOH) từ Google Display & Video 360.

Google Display & Video 360 Digital OOH
Google Display & Video 360 hiện đã có thêm quảng cáo Digital OOH

Theo một thông báo mới đây từ Google, Google hiện đã cung cấp phương thức quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (Digital OOH) cho tất cả người dùng của Google Display & Video 360 thông qua công nghệ quảng cáo được lập trình (Programmatic Ads).

Từ nền tảng quản lý quảng cáo Google Display & Video 360, nhà quảng cáo có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo hiển thị trên các biển quảng cáo ở sân bay, bến xe, trung tâm mua sắm, thang máy, trên taxi và hơn thế nữa.

Google Display & Video 360 là gì?

Display & Video 360 là nền tảng quản lý quảng cáo tập trung của Google, từ đây các nhà quảng cáo có thể quản lý tất cả các tài sản quảng cáo như chiến dịch, đối tượng, dung lượng quảng cáo (Inventory), Customer Insights và nhiều tính năng khác.

Nhà quảng cáo Google hiện có thể chạy quảng cáo Digital OOH từ Display & Video 360.

Google cho biết rằng các thương hiệu hiện đã có thể kết hợp sức mạnh của yếu tố cảm xúc và các định dạng hấp dẫn của quảng cáo ngoài trời truyền thống với các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác trong Display & Video 360.

“Giờ đây, những người làm marketing có thể kích hoạt, tạm dừng và tối ưu hóa các chiến dịch kỹ thuật số ngoài trời gần như trong thời gian thực.”

Mặc dù các quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời được thiết lập từ Google Display & Video 360 (Display Advertising) không được cá nhân hóa và Google không nhận dạng hay sử dụng bất cứ dữ liệu cá nhân nào; nhà quảng cáo có thể tiếp cận mọi người dựa trên những thông tin theo ngữ cảnh của các vị trí trên màn hình.

Ví dụ, một điểm bán đồ ăn nhanh có thể quảng cáo trên bảng quảng cáo (billboard) ở khu mua sắm sầm uất trong giờ ăn trưa để nhân viên văn phòng có thể xem.

Ở khía cạnh đo lường quảng cáo, Google cho biết rằng các nhà quảng cáo có thể xem hệ số hiển thị quảng cáo (Ad Impressions), ước tính số người có thể đã xem quảng cáo và một số chỉ số căn bản khác.

Quảng cáo ngoài trời (OOH – Out of Door, Out of Home) từng là phương thức quảng cáo phổ biến ở “thế giới quảng cáo truyền thống”, tuy nhiên đến những năm 2000, dưới làn sóng số hoá, hình thức quảng cáo này sau đó đã được thay thế bằng các màn hình quảng cáo kỹ thuật số (Digital OOH) với công nghệ quảng cáo mới.

Một nghiên cứu vào năm 2021 của VIOOH cho thấy 76% các nhà lãnh đạo đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng OOH có lập trình (Programmatic DOOH) là một phần quan trọng trong chiến lược kỹ thuật số và quảng cáo của họ, trong đó có đến 82% đồng ý rằng nó cũng mang lại lợi nhuận tích cực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Shopping Ads: TikTok ra mắt 3 tính năng quảng cáo mua sắm mới

Nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng, TikTok vừa công bố 3 tính năng quảng cáo mua sắm (TikTok Shopping Ads) mới.

quảng cáo mua sắm tiktok
TikTok Shopping Ads: TikTok ra mắt 3 tính năng quảng cáo mua sắm mới

Mục tiêu của các tính năng quảng cáo mua sắm mới là giúp người bán trên nền tảng tối đa hóa hiệu suất thông qua các đề xuất thương mại dựa trên thuật toán.

Các tính năng quảng cáo được ra mắt chỉ một tháng sau khi TikTok được cho là đã từ bỏ kế hoạch đưa quảng cáo mua sắm vào thị trường Mỹ.

3 tính năng quảng cáo mới bao gồm: Quảng cáo mua sắm bằng video (Video Shopping Ads), Quảng cáo danh mục (Catalog Listing Ads) và Quảng cáo mua sắm trực tiếp (LIVE Shopping Ads).

Quảng cáo mua sắm video – TikTok Video Shopping Ads.

TikTok Video Shopping Ads sẽ được hiển thị trong trang Dành cho bạn (For You) và cho phép các nhà quảng cáo làm nổi bật các sản phẩm của họ trên nguồn cấp dữ liệu.

TikTok cho biết Quảng cáo mua sắm sẽ cung cấp những trải nghiệm động (dynamic experience) dựa trên ý định mua hàng của người mua. Quảng cáo mua sắm video sẽ tự động tạo trang đích (Landing Page) và hiện đã có sẵn cho các nhà quảng cáo được chọn.

Quảng cáo danh mục – Catalog Listing Ads.

Quảng cáo theo danh mục cho phép nhà quảng cáo làm nổi bật một loạt các sản phẩm có trong danh mục của họ trên ứng dụng.

Các nhà quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm của họ trên các vị trí có thể mua được, chẳng hạn như ở phần “được đề xuất” hoặc “Sản phẩm có liên quan”.

Quảng cáo danh mục hiện đang được thử nghiệm tại Mỹ và chưa có sẵn ở các khu vực khác.

Quảng cáo mua sắm trực tiếp – LIVE Shopping Ads.

LIVE Shopping Ads là định dạng quảng cáo cho phép các nhà quảng cáo hướng người dùng từ trang ‘Dành cho bạn’ đến các sự kiện đang được phát trực tiếp để họ có thể bắt đầu tương tác và mua hàng.

Phương thức quảng cáo này hiện đang được thử nghiệm ở những thị trường có TikTok Shop Seller bao gồm Vương quốc Anh, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam.

Liên quan đến các số liệu về hiệu suất quảng cáo, TikTok cho biết 70% người dùng được khảo sát cho biết họ sẵn sàng mua hàng từ các quảng cáo liên quan đến mua sắm.

56% trong số đó cho biết TikTok đã giúp họ khám phá các sản phẩm và thương hiệu mới, và 48% người dùng bày tỏ mối quan tâm đến việc mua sắm trên TikTok.

Hiện TikTok đã chọn Smartly.io làm đối tác quảng cáo và quản lý chiến dịch bên cạnh các đối tác thương mại như Shopify, BigCommerce, WooCommerce và Ecwid.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mẫu quảng cáo sáng tạo của Timex trước Apple Watch

Khi các thương hiệu đồng hồ “truyền thống” và đồng hồ thông minh (smart watch) tiếp tục cuộc đua cạnh tranh và giành thị phần, mẫu quảng cáo sáng tạo mới đây của Timex đã tạo ra không ít sự chú ý.

quảng cáo timex
Mẫu quảng cáo sáng tạo của Timex trước Apple Watches

Trong khi hiện Apple là thương hiệu dẫn đầu trong thị trường đồng hồ thông minh (Smart Watch), Timex muốn nhắc nhở người dùng hãy tận hưởng những ý nghĩa không thể thay thế của những chiếc đồng hồ kim truyền thống (Analog Watch).

Trên một mẫu quảng cáo ngoài trời (OOH) đầy sáng tạo mới đây ở Thành phố New York, Mỹ, Timex đang quảng cáo một chiếc đồng hồ mới trị giá 140 USD được hợp tác với thương hiệu thời trang Adsum, bên cạnh việc chiếc đồng hồ hiện đã “cháy hàng”, thông điệp ý nghĩa từ mẫu quảng cáo khiến không ít người phải suy nghĩ.

Như bạn có thể thấy qua hình ảnh chính là biển quảng cáo ngoài trời ở trên, với nội dung “Know the time without seeing you have 1,249 unanswered emails” (tạm dịch: Bạn có thể nắm bắt thời gian mà không cần phải xem hàng tá email chưa được trả lời), Timex dường như đang ám chỉ đến những chiếc đồng hồ thông minh mà cụ thể là Apple Watch.

Với thiết kế khá tối giản từ màu sắc đến nội dung, thông điệp mà Timex muốn gửi gắm đã quá rõ ràng, hãy luôn nắm bắt và trân trọng thời gian cho dù bạn có hàng tá email hay nội dung trực tuyến chưa xem từ những chiếc đồng hồ thông minh.

“Đừng quá vội vàng trong thế giới hiện đại” cũng có thể là một ý nghĩa khác từ Timex.

Timex là thương hiệu đồng hồ (kim) được thành lập vào năm 1854 và đã trở thành một cái tên quen thuộc trên toàn cầu đối với những chiếc đồng hồ truyền thống.

Ngược lại với Timex, Apple đã mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm rất khác đó là những chiếc đồng hồ thông minh được ra đời từ năm 2015.

Nắm bắt được tâm lý của người dùng trẻ hiện đại đang sống trong thế giới kỹ thuật số đó là luôn ở trong trạng thái vội vã và lo lắng về những thông báo đại loại như email hay thậm chí là tin nhắn Facebook, Timex đã tiếp cận một cách khá nhẹ nhàng mà không cần phải “đụng chạm” trực tiếp đến các thương hiệu khác.

Theo một báo cáo từ Digital Trends, trong khi các thiêt bị đồng hồ thông minh như Apple Watch mang lại rất nhiều tiện lợi như theo dõi nhịp tim, theo dõi dữ liệu sức khoẻ, thông báo email hay nhiều tính năng kết nối khác, nó là nguyên nhân tạo ra cảm giác giận giữ, lo lắng và hội chứng “ám ảnh tự theo dõi”.

Trong những năm trở lại đây, Apple Watch đang ngày càng cập trung nhiều hơn vào các tính năng liên quan đến sức khoẻ và thể thao và như là một thách thức với các thương hiệu đồng hồ truyền thống, Apple Watch vẫn giữ vị thế dẫn đầu về mức độ phổ biến.

Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Strategy Analytics, Apple đã xuất xưởng khoảng 31 triệu chiếc Apple Watch trong năm 2019, so với 21 triệu chiếc từ các thương hiệu đồng hồ lâu đời của Thụy Sĩ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook chia sẻ một số mẹo xây dựng và tối ưu Reels

Kể từ khi các định dạng video ngắn trở thành xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng mà đặc biệt là Gen Z, Facebook đang tìm cách thúc đẩy Reels thông qua một số mẹo tối ưu mới.

tối ưu reels
Facebook chia sẻ một số mẹo xây dựng và tối ưu Reels

Cũng giống như tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác (Social Media), trong khi Reels cung cấp một cơ hội tiếp cận khổng lồ, những video nhàm chán, quảng cáo quá mức hoặc “có kịch bản cao” thường không mang lại mức độ hấp dẫn với người dùng.

Để có thể tối đa hoá mức độ tương tác, người làm marketing nói chung cần một mức độ sáng tạo và hiểu biết về người dùng nhất định để đảm bảo rằng nội dung video phù hợp với đa số cộng đồng người dùng.

Vậy làm cách nào để bạn có thể tối đa hóa cách tiếp cận Reels của mình?

Dưới đây là 8 key points dùng để tối ưu Reels được chia sẻ từ Facebook:

  1. Hãy khộng ngừng thử nghiệm Reels để mở rộng phạm vi tiếp cận ra khỏi những người dùng đang theo dõi hiện tại.
  2. Hãy chân thực và sử dụng nội dung gốc (Original Content) khi truyền tải nội dung đến cộng đồng.
  3. Sử dụng phần Insights để xác định những gì có khả năng gây ảnh hưởng hay có sức cộng hưởng.
  4. Phần phụ đề (Subtitles) có thể giúp mở rộng phạm vi tiếp cận đến những nhóm người dùng mới.
  5. Hãy gây sự chú ý của người dùng ngay từ những giây đầu tiên vì đó là thứ có thể giúp họ quyết định có nên xem tiếp hay không.
  6. Hãy sử dụng Reels để làm nổi bật những video dài hơn.
  7. Bạn cũng có thể xem những cộng đồng khác đang làm gì trên Reels để tìm cảm hứng tối ưu nội dung cho riêng mình.
  8. Sự nhất quán và kiên trì là từ khoá khác bạn cần coi trọng với Reels, hãy cố gắng để tìm ra những gì hiệu quả và không ngừng phát triển nó.

Ngoài các mẹo ở trên, dưới đây là một số ý kiến khác từ các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đã xây dựng thành công Reels của họ.

“Chúng tôi sử dụng Reels để làm nổi bật các video phổ biến của mình, sử dụng nó để quảng cáo trang và nội dung của thương hiệu.”

“Để nhận được tình yêu và sự ủng hộ từ khán giả, mỗi video của bạn cần mang một câu chuyện có liên quan nào đó. Nếu họ cảm thấy được kết nối, họ sẽ tương tác.”

“Việc chắt lọc nội dung của bạn theo đúng bản chất của nó có thể khiến nội dung trở nên hấp dẫn hơn, điều này càng đúng với nội dung video dạng ngắn.”

Liên quan đến tính nhất quán khi xây dựng và chia sẻ Reels, Facebook khuyên các thương hiệu hay nhà sáng tạo nên đăng tối thiểu khoảng 5 bài đăng mỗi tuần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Apple sắp bán quảng cáo trên iPhone

Quảng cáo sẽ là từ khóa mới, định hình tương lai của gã khổng lồ công nghệ Apple.

Theo phóng viên Mark Gurman của Bloomberg, Apple muốn phát triển quảng cáo của mình lên các lĩnh vực khác trên iPhone và iPad nhằm kiếm nguồn thu mới.

Ông nhận định tham vọng của Apple với mảng kinh doanh này rất lớn. Chỉ vài tháng trước, đội quảng cáo đã có chỗ đứng mới trong tập đoàn.

Phó chủ tịch mảng quảng cáo Todd Teresi sẽ làm việc trực tiếp với Eddy Cue, Phó chủ tịch cấp cao về Dịch vụ, thay vì Phó trưởng phòng Peter Stern như trước đây.

Quảng cáo là trọng tâm mới của Apple.

Teresi cũng liên tục đốc thúc mở rộng quy mô của dịch vụ quảng cáo. Ông khẳng định muốn nâng con số 4 tỷ USD doanh thu hàng năm lên gấp đôi trong năm tới.

Quảng cáo cũng là một từ khóa được gã khổng lồ nhắc đến trong buổi báo cáo tài chính gần đây. CEO Tim Cook và Giám đốc tài chính Luca Maestri cho biết tập đoàn đang phải đối diện với nhiều ảnh hưởng đến từ hậu quả của Covid-19.

Song, Cook vẫn rất kiên định với lĩnh vực này, đồng thời gọi đây là một công cụ tuyệt vời dành cho các nhà phát triển ứng dụng.

Phóng viên Mark Gurman cho rằng nhà sản xuất iPhone sắp sửa mở rộng quảng cáo trên thanh tìm kiếm của Maps, các kho dịch vụ số như Apple Books, Apple Podcast. Trong khi đó, TV+ sẽ thu nhiều lợi nhuận quảng cáo hơn với nhiều phân khúc khách hàng.

Cụ thể, tính năng tìm kiếm quảng cáo trên Apple Maps sẽ hoạt động tương tự với App Stores. Các nhãn hàng phải trả phí để được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Apple.

Với ứng dụng Books và Podcast, các nhà cung cấp có thể trả tiền để được hiển thị đầu danh sách tìm kiếm hoặc xuất hiện trên toàn bộ giao diện ứng dụng.

Tuy nhiên, Táo khuyết sẽ không hiển thị quảng cáo trên các ứng dụng bên thứ ba, ít nhất là trong tương lai gần, Mark Gurman cho biết.

Hãng công nghệ từng thử nghiệm tính năng này với iAd năm 2010 và thất bại. Đồng thời, một vấn đề khác lại xuất hiện là liệu những quảng cáo này có phá hủy giao diện tối giản, gọn gàng vốn là niềm tự hào của Apple hay không, theo Mark Gurman.

Tham vọng của Táo khuyết.

Trước đó, tham vọng với quảng cáo của Apple đã manh nha kể từ khi hãng ra mắt tính năng “App Tracking Transparency” (ATT).

Tính năng bảo mật này cho phép người dùng iPhone quyết định ứng dụng nào có thể thu thập dữ liệu để “quảng cáo hoặc chia sẻ với các nhà môi giới dữ liệu”.

Song, thông tin người dùng vốn là chìa khóa để các doanh nghiệp đề xuất thêm nhiều quảng cáo tiềm năng và thu lợi.

Do đó, Bloomberg nhận định tính năng này dù rất hữu ích với người dùng khi họ có quyền lựa chọn việc mình bị theo dõi hoặc không nhưng khiến hàng loạt công ty lâm vào cảnh khốn cùng vì lợi nhuận sụt giảm.

Không chỉ làm đảo lộn việc kinh doanh những nhà phát triển nhỏ lẻ, ATT còn khiến những gã khổng lồ như Meta hay Snap bốc hơi hàng tỷ USD doanh thu.

Giờ đây, sau ATT, Apple lại tiếp tục tham vọng bành trướng mảng kinh doanh quảng cáo của mình.

Theo Bloomberg, tập đoàn công nghệ đang hiển thị quảng cáo trên ứng dụng News, Stocks, App Stores từ iPhone, iPad đến Mac. Apple cũng có tính năng tìm kiếm quảng cáo tương tự Google.

Đồng thời, mới đây, Táo khuyết còn hiện quảng cáo trong Apple TV+ với chương trình “Friday Night Baseball” hợp tác với Liên đoàn Bóng chày Mỹ.

Trên ứng dụng News và Stocks, các quảng cáo hiển thị giống hệt những trang web thông thường.

Trong khi đó, ở App Store, những banner này hiển thị quảng cáo về những app có trong kho ứng dụng nên sẽ hữu dụng hơn đối với người dùng. Một phần doanh thu từ những quảng cáo này sẽ thuộc về các nhà phát triển, phần còn lại rơi về túi Apple.

Với App Store, các quảng cáo xuất hiện trên thanh tìm kiếm ở mục Suggested. Apple sẽ bổ sung quảng cáo trên thanh Today và trang tải về các ứng dụng của bên thứ 3. Trong khi đó, các nhà phát triển sẽ phải trả phí để hiển thị quảng cáo ứng dụng mình trên kết quả tìm kiếm.

Đi ngược lại truyền thống.

Theo Bloomberg, nhìn thấy các quảng cáo trên website là một việc bình thường , nhưng với những dịch vụ trả phí như iOS lại rất hiếm thấy. Mark Gurman nhận định thực tế này đã đi ngược lại với khẳng định iCloud sẽ không có quảng cáo của Steve Jobs vào năm 2011.

Một thực tế trớ trêu khác là dữ liệu từ các dịch vụ và tài khoản Apple của người dùng sẽ được hệ thống quảng cáo của hãng sử dụng, phân bổ hiển thị phù hợp theo sở thích. Điều này cũng vi phạm chính sách đề cao quyền riêng tư người dùng của hãng.

Mặc dù Apple khẳng định người dùng hoàn toàn có thể tắt tính năng cá nhân hóa quảng cáo từ iOS 15, nhìn chung hệ thống quảng cáo vẫn lợi dụng những thông tin như nhà mạng, loại thiết bị và toàn bộ nội dung của người dùng.

Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao người dùng không được quyết định việc Apple theo dõi mình như các ứng dụng bên thứ ba.

Trả lời vấn đề này, hãng cho biết hệ thống quảng cáo (Advertising systems) “không theo dõi người dùng giữa các app và website của những công ty khác”. Đây cũng là “điểm mù” của ATT khi không hiện cửa sổ bật lên nếu không thu thập dữ liệu giữa nhiều app khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

 

Facebook chia sẻ cách phân khúc khách hàng cho B2B Marketers

Nhằm mục tiêu hỗ trợ những người làm marketing trong lĩnh vực B2B (B2B Marketer) có thêm nhiều cách hơn để nhắm mục tiêu quảng cáo đến các khách hàng của họ, Facebook vừa chia sẻ một số mẹo ứng dụng mới.

Facebook chia sẻ cách phân khúc khách hàng cho B2B Marketers
Facebook chia sẻ cách phân khúc khách hàng cho B2B Marketers

Thông qua chia sẻ mới, những người làm marketing trong lĩnh vực B2B có thể tối ưu chiến lược nhắm mục tiêu đến những người có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định (decision-makers) mua hàng B2B.

Như bạn có thể thấy ở trên, thông qua các gợi ý phân khúc khách hàng kèm với đó là mô tả chi tiết các phân khúc, các nhà quảng cáo có thể tập trung nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người có khả năng ảnh hưởng cao nhất đến quyết định mua hàng.

Theo giải thích của Meta:

“Với sứ mệnh mang đến cho mọi người sức mạnh để xây dựng cộng đồng, Meta có nhiệm vụ hỗ trợ các nhà tiếp thị B2B với mục tiêu cuối cùng là tạo ra những kết nối có ý nghĩa giữa con người và doanh nghiệp.

Với hơn 200 triệu doanh nghiệp và 2,9 tỷ người dùng hiện đang hoạt động trong ứng dụng, Meta là điểm đến cho các nhà tiếp thị B2B, những người đang tìm cách thúc đẩy sự tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và thiết lập kết nối với khách hàng của họ.”

Với cách tiếp cận mới, thay vì Facebook hướng tới việc cá nhân hoá các quảng cáo, nền tảng sẽ tận dụng nguồn dữ liệ rộng lớn để hiển thị quảng cáo đến những người nằm trong chuỗi các đối tượng chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định (key decision-makers).

Trong khi LinkedIn vốn được xem là “nền tảng của thế giới B2B”, với khả năng tiếp cận rộng lớn hơn nhiều (người dùng Facebook cao hơn gấp 4 lần LinkedIn), Facebook hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà quảng cáo B2B.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nielsen ROI 2022 Report: Các yếu tố ảnh hưởng đến ROI của các nhà quảng cáo

Nielsen The 2022 ROI Report là báo cáo phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của các nhà quảng cáo được xây dựng bởi Nielsen, một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất toàn cầu.

Báo cáo gồm 4 nội dung chính tập trung phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến ROI của thương hiệu, cách các marketer có thể đo lường số liệu một cách chính xác cũng như nhiều chiến thuật mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để tối đa hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo hay marketing của mình.

  • Tối ưu hoá ngân sách.
  • Đánh giá các kênh truyền thông mới.
  • Thấu hiểu khách hàng mục tiêu.
  • Tối ưu hoá các chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

Tối ưu hoá ngân sách.

Trong khi ngân sách là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên đến ROI của các chiến dịch, một câu hỏi đạt ra là liệu khi nhà quảng cáo tăng ngân sách lên thì ROI cũng có tăng theo?

Dựa trên các dữ liệu từ hàng trăm ngàn nhà quảng cáo toàn cầu, Nielsen phân tích cách các nhà quảng cáo có thể sử dụng ngân sách của mình để thúc đẩy hiệu suất của toàn bộ chiến dịch.

Đánh giá các kênh truyền thông mới.

Mặc dù việc sử dụng các kênh truyền thông mới thường đi kèm với những rủi ro nhất định, tuy nhiên, để có được những cơ hội mới và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường, các thương hiệu đòi hỏi là phải không ngừng thử nghiệm và học hỏi.

Nielsen cũng chỉ ra rằng các phương thức marketing mới như Podcast Marketing, Influencer Marketing hay các chiến dịch nội dung có thương hiệu (Branded Content) có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự quen thuộc của thương hiệu với người tiêu dùng.

Thấu hiểu khách hàng mục tiêu thông qua các chỉ số tiếp cận (Audience Reach).

Nielsen chỉ ra cách các chỉ số đánh giá người dùng có thể mở khoá tỷ suất lợi nhuận đầu tư của thương hiệu.

Tối ưu hoá các chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

Nielsen chú trọng vào yếu tố phễu bán hàng (Sales-Funnel), các số liệu cho thấy rằng, các thương hiệu có thể tối ưu hoá ROI thông qua việc đầu tư vào các chiến dịch toàn phễu (Full Funnel) hoặc kết hợp các giai đoạn khác trong hành trình mua hàng của khách hàng vào từng kênh trong chiến lược Marketing Mix tổng thể của thương hiệu.

Bạn có thể tải xuống chi tiết báo cáo tại: The 2022 ROI Report

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài Key Trends cho các chiến dịch Marketing trên TikTok

Nếu thương hiệu của bạn coi các nền tảng mạng xã hội là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của mình, dưới đây là một số insights giúp bạn cải thiện các chiến dịch marketing của mình trên TikTok.

Được chính thức ra mắt vào năm 2016 và có mặt trên toàn cầu vào năm 2018, TikTok đã trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch và là ứng dụng giải trí kỹ thuật số phát triển nhanh nhất vào năm 2021 trên không gian mạng xã hội.

Tính đến hết năm 2021, TikTok thông báo rằng họ đã vượt ngưỡng 1 tỷ người dùng trên toàn cầu (MAU).

Theo Reuters, doanh thu quảng cáo của TikTok dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong năm 2022, từ mức khoảng 4 tỷ USD lên hơn 11 tỷ USD.

Tại sao thương hiệu phải cân nhắc chạy các chiến dịch quảng cáo hay marketing trên TikTok?

Theo số liệu được cung cấp từ TikTok, hiện có hơn 70% người dùng của TikTok là Gen Z, điều này có nghĩa là hiện đang có hơn 700 triệu người dùng tiềm năng trên toàn cầu đang ở trên TikTok, một thị trường hết sức tiềm năng cho các thương hiệu muốn nhắm vào đối tượng trẻ tuổi.

Theo Datareportal, thông qua các dữ liệu được phân tích trên TikTok từ tháng 1 năm 2022, họ đã tìm ra một số xu hướng mà các thương hiệu có thể tận dụng để cải thiện các chiến dịch quảng cáo hay marketing của mình.

  • TikTok là nền tảng truyền thông mạng xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới.
  • Có hơn 131 triệu người dùng TikTok là người lớn (người đã trưởng thành) đang hoạt động ở Mỹ.
  • Phạm vi tiếp cận tiềm năng của quảng cáo TikTok (TikTok Ads) ước tính là hơn 884 triệu người dùng trưởng thành.
  • Phạm vi tiếp cận quảng cáo của TikTok ở Bắc Mỹ được ước tính là hơn 142 triệu.
  • 57% người dùng toàn cầu của TikTok được xác định là nữ; 43% là nam.
  • Ước tính có 43,7% người dùng TikTok ở độ tuổi từ 18-24.
  • Phạm vi tiếp cận người dùng trưởng thành của TikTok so với tổng dân số người trưởng thành ở Mỹ là 50,3%.

Theo số liệu từ Datareportal, hiện toàn thế giới có khoảng gần 5 tỷ người dùng trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media Platforms).

Thông qua các số liệu được phân tích, TikTok sẽ là nền tảng lý tưởng của các thương hiệu có tệp khách hàng là Nữ giới và dưới 30 tuổi.

Quảng cáo xã hội trên TikTok.

Để có thể thấy được các tác động của quảng cáo đến thương hiệu, TikTok đã thực hiện ba phân tích tổng hợp theo mô hình Media Mix của Nielsen và nhận thấy rằng TikTok có khả năng thúc đẩy lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và cũng hiệu quả với các sản phẩm thuộc nhóm ngành FMCG.

Trong một nghiên cứu được trích dẫn từ TikTok, 56% người dùng cho biết rằng họ “cảm thấy gần gũi hơn với các thương hiệu mà họ nhìn thấy trên TikTok và 43% cảm thấy gắn bó hơn với các thương hiệu có thể cung cấp những thứ mới đến họ.”

Ngoài ra, 61% người dùng tỏ ra yêu thích một thương hiệu hơn khi họ tạo hoặc tham gia vào một xu hướng trên TikTok.

Để có thể tối đa hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trên TikTok, các thương hiệu cần chủ động tạo ra những nội dung sáng tạo được cá nhân hóa, đầu tư xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy, tập trung vào tính xác thực, không sử dụng những nội dung quá trau chuốt (đậm chất quảng cáo) và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok chia sẻ một vài insights mới về hành vi tương tác trên ứng dụng

Nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing có nhiều thông tin hơn về cách người dùng tương tác trên ứng dụng, TikTok vừa chia sẻ một số nội dung mới.

Trong một báo cáo gần đây nhất, có khoảng hơn 70% người dùng TikTok thuộc Gen Z, những người trẻ luôn mong muốn khám phá những nội dung mới đặc biệt là những nội dung giải trí, xu hướng hay hài hước.

Hiểu được tâm lý này, các thuật toán của TikTok tập trung vào việc đề xuất những nội dung mới, những thứ mà nền tảng nghĩ rằng người dùng của họ sẽ thích thú.

Thông qua những insight mới dưới đây, TikTok muốn cung cấp cho marketer thêm những góc nhìn mới về cách họ có thể thúc đẩy khả năng tương tác trên ứng dụng.

Theo giải thích của TikTok:

“Trước đây, khi mọi thứ dường như được lập trình sẵn, khi các chương trình truyền hình trên TV đã được thiết lập trước thời gian hiển thị, nhà quảng cáo có thể rất dễ dàng trong việc tiếp cận khán giả của họ vào những thời điểm phù hợp.

Giờ đây, nhờ những tiến bộ của yếu tố công nghệ và kỹ thuật số, hàng tá nội dung luôn có sẵn bất cứ lúc nào và ở bất kỳ nơi đâu trên toàn thế giới, từ đây, việc theo kịp sự hiện diện kỹ thuật số của người tiêu dùng là một thách thức khá lớn.”

“Người dùng của chúng tôi hoàn toàn thích thú với trải nghiệm TikTok, với 46% tương tác với nội dung trên TikTok mà không bị phân tâm hoặc cần nhiều hơn một màn hình.

TikTok cung cấp khả năng khám phá vô tận về những ý tưởng mới, một cộng đồng người dùng luôn chấp nhận sự đa dạng và cả những văn hóa mang tính ảnh hưởng, điều mà ít các nền tảng khác làm được.”

TikTok cũng lưu ý rằng 35% người dùng cho biết rằng họ đang dành ít thời gian hơn để xem nội dung TV hoặc video kể từ khi tham gia TikTok.

Đối với các nhà marketer, hiểu nền tảng, hiểu cách người dùng tương tác trên các nền tảng là chìa khoá thành công cho bất kì chiến dịch nào, dù đó là từng quảng cáo riêng lẻ hay cả một chiến dịch truyền thông marketing tích hợp (IMC).

Để giúp bạn hiểu sâu hơn về vấn đề này, TikTok đã chia sẻ một số thống kê và lưu ý mới về xu hướng sử dụng, cũng như mức độ tương tác của người dùng thông qua các nội dung khác nhau.

Khi người dùng xem quảng cáo trên TikTok.

  • Mức độ ghi nhớ quảng cáo tăng 13%.
  • Mức độ tương tác tăng 12%.

Mức độ ghi nhớ thương hiệu sau 3 tuần xem quảng cáo.

  • Tăng đến 62%.

Một số số liệu đáng chủ ý khác.

  • Sử dụng hình ảnh người thật (thay vì icon hoặc các hình ảnh mô phỏng khác) có thể giúp tăng 9% thời gian xem video.
  • Phối lại (Remix) các video xu hướng có thể giúp tăng 14% thời gian xem.
  • Tạo ra những cảm xúc hồi hộp hay gay cấn thông qua những câu chuyện (Storyline) có thể giúp tăng 16% thời gian xem.
  • Sử dụng logo trong video có thể làm tăng 28% mức độ ghi nhớ quảng cáo.
  • Sử dụng thẻ kêu gọi hành động (CTA) có thể giúp tăng 45% mức độ ghi nhớ của nội dung quảng cáo.
  • Thêm sản phẩm vào quảng cáo có thể làm tăng 25% mức độ ghi nhớ quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook: Doanh thu giảm và chuyển chức danh CFO thành CSO

Theo báo cáo mới đây của công ty mẹ Meta, cả doanh thu quý 2 và chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đều sụt giảm.

Bên cạnh việc phải chứng kiến sự sụt giảm về doanh số, Facebook vừa chuyển vị trí giám đốc tài chính (CFO) thành giám đốc chiến lược (CSO) mới.

Theo báo cáo doanh thu quý 2 đã công bố, doanh thu của Meta đạt mức 28,82 tỷ USD với chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 2,46 USD, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu lần lượt là 28,94 tỷ USD và 2.61 USD.

So với chỉ số cùng kỳ năm trước, mức doanh thu này giảm khoảng 1% và đây cũng là mức giảm doanh thu hàng quý đầu tiên của Meta kể từ khi công ty được niêm yết (IPO), chỉ số EPS giảm 32% so với một năm trước, khi còn là 3.61 USD.

Mặc dù cả doanh thu và chỉ số thu nhập đều giảm, tổng lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên Facebook vẫn tăng 1% lên mức 2,93 tỷ và số người dùng trong toàn bộ hệ sinh thái của Meta là 3,65 tỷ, tăng 4%.

Meta cho biết:

“Chúng tôi đã giảm kế hoạch tuyển dụng và tăng trưởng chi phí tổng thể trong năm nay trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang trở nên thách thức hơn, trong khi vẫn tiếp tục hướng các nguồn lực vào các ưu tiên của công ty.”

Mặc dù Meta hay Facebook không nêu rõ ưu tiên của họ là gì, tuy nhiên, nhìn vào các hoạt động gần đây thì cũng có thể đoán được rằng nền tảng này đang ưu tiên cho các định dạng video ngắn nhằm cạnh tranh với TikTok bên cạnh các nỗ lực khác cho Metaverse, AI cũng như cải thiện lại cả Facebook và Instagram.

Một số số liệu quan trọng khác của Meta:

  • Toàn bộ lượng người dùng hoạt động hàng tháng trong hệ sinh thái của Meta là 3,65 tỷ vào ngày 30 tháng 6 năm 2022, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Người dùng hoạt động hàng ngày trên Facebook (DAU) trung bình là 1,97 tỷ người vào tháng 6 năm 2022, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Người dùng hoạt động hàng tháng trên Facebook (MAU) là 2,93 tỷ vào ngày 30 tháng 6 năm 2022, tăng 1% so với năm ngoái.
  • Số lần hiển thị quảng cáo được phân phối trên toàn bộ các sản phẩm của Meta đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trung bình cho mỗi quảng cáo giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
  •  Chi phí đầu tư, bao gồm cả các khoản thanh toán chính cho các hợp đồng thuê tài chính là 7,75 tỷ USD cho quý 2 năm 2022.
  • Meta đã mua lại 5,08 tỷ USD cổ phiếu phổ thông loại A trong quý 2 năm 2022. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, Meta có 24,32 tỷ USD cổ phiếu.
  • Tiền, các khoản tương đương tiền và chứng khoán có thể bán được của Meta là 40,49 tỷ USD vào ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  • Headcount: Vào ngày 30 tháng 6 năm 2022, Meta có tổng cộng là 83.553 nhân viên (Headcount), tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới

Nhằm mục tiêu chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp và nhỏ (SMEs) tối đa hoá các nỗ lực Marketing và quảng cáo của mình, Facebook vừa ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới.

Facebook ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới
Facebook ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới

Thông qua chương trình, Facebook vừa cung cấp các chương trình hướng dẫn trực tuyến lẫn trực tiếp với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa nhà tối ưu các hoạt động MarketingQuảng cáo trên cả Facebook và Instagram.

Theo giải thích của Meta:

“Gần đây, Meta đã tổ chức sự kiện Good Ideas Exchange, nơi các giám đốc điều hành của Meta và các đối tác, bao gồm Adobe và Vimeo, đã cùng với các doanh nghiệp nhỏ xác định những trở ngại hàng đầu mà họ đang phải đối mặt.

Từ đây, chúng tôi phát hiện ra rằng xây dựng nội dung (Content) và chiến lược sáng tạo là một trong những điểm khó khăn hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo cũng như người làm marketing khi phát triển doanh nghiệp của họ.

Biết được điều này, Meta Boost Small Business Studios đã ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng kỹ năng Digital Marketing, quảng cáo, cũng như sáng tạo một cách hiệu quả trên cả Instagram và Facebook.”

Boost Small Business Studios của Meta theo đó sẽ bao gồm 3 nội dung chính:

  • Cách xây dựng thương hiệu: Facebook cung cấp một loạt các nội dung trực tuyến cung cấp nguồn cảm hứng sáng tạo và hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ hiện đang sử dụng Facebook và Instagram. Nội dung sẽ đi sâu vào việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, cách xây dựng nội dung quảng cáo cũng như tính sáng tạo khi tạo một bài đăng.
  • Reels School: Một khóa học được Facebook thiết kế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đơn giản hóa việc tạo các video Reels.
  • Cách xây dựng hình ảnh quảng cáo: Chương trình tập trung vào việc hướng dẫn các doanh nghiệp cũng như marketer cách tạo ra những hình ảnh tuyệt vời với chi phí thấp và hiệu quả cao dành cho thiết bị di động.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể đăng ký để nhận một phiên hỗ trợ kinh doanh riêng (trực tiếp) với đội ngũ của Facebook.

Bạn có thể xem chi tiết các nội dung từ Facebook tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads Creative Studio hiện đã có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo

Theo thông báo của Google, hiện các nhà quảng cáo đã có thể tận dụng Google Ads Creative Studio để tối ưu hoá quảng cáo của mình.

Google Ads Creative Studio
Google Ads Creative Studio hiện đã có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo

Theo thông báo chính thức từ Google, Google Ads Creative Studio, công cụ xây dựng quảng cáo trên quy mô lớn hiện đã qua giai đoạn thử nghiệm và có sẵn cho tất cả các nhà quảng Google Ads cáo trên toàn cầu.

Trong khi việc xây dựng các quảng cáo có liên quan đến khách hàng hay những quảng cáo có nội dung riêng biệt (Unique Content) trên quy mô lớn là điều hết sức tốn kém đối với nhiều doanh nghiệp, giải pháp mới này của Google được xem là lựa chọn tối ưu nhất.

Google Ads Creative Studio là gì và nó có tác dụng gì với nhà quảng cáo.

Google Ads Creative Studio cho phép các nhà quảng cáo tạo ra hàng trăm phiên bản quảng cáo khác nhau từ một quảng cáo hiển thị hình ảnh hoặc quảng cáo video.

Nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh quảng cáo cho từng nhóm đối tượng mục tiêu, vị trí, ngôn ngữ hoặc ngữ cảnh khác nhau.

Theo giải thích của Google:

“Bạn chỉ cần cho chúng tôi biết thành phần nào của quảng cáo chẳng hạn như hình ảnh sản phẩm, văn bản hay lời kêu gọi hành động (CTA) và bạn cũng muốn đặt nó là ‘có thể thay thế’ dựa trên một bộ quy tắc do chính bạn tạo ra.

Các quy tắc bao gồm nhóm đối tượng mục tiêu bạn muốn tiếp cận hay bối cảnh phù hợp bạn muốn quảng cáo của bạn hiển thị.

Bạn chỉ cần cung cấp tất cả các yếu tố đầu vào đó và hệ thống quảng cáo của Google sẽ thực hiện phần còn lại.”

Giờ đây, bạn có thể chia sẻ các dự án hay chiến dịch quảng cáo trong Creative Studio với Google Ads, Display & Video 360 và Campaign Manager 360.

Creative Studio hiện đã có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu.

Sau khi ra mắt phiên bản beta thành công, phiên bản hoàn chỉnh của Ads Creative Studio hiện đang được tung ra trên phạm vi toàn cầu.

Google cho biết, trong giai đoạn beta, các thương hiệu như General Motors (GM) đã sử dụng Ads Creative Studio để nâng cao nhận thức về thương hiệu cho mẫu xe mới của họ.

So với các chỉ số tiêu chuẩn (Benchmark) của ngành, Ads Creative Studio cho phép GM giảm 36% chi phí quảng cáo, tăng 56% số lượt tìm kiếm có thương hiệu (branded searches) và giảm 32% chi phí trên mỗi lần xem (CPV).

Ads Creative Studio hiện tương thích với quảng cáo video và sẽ sớm bổ sung với quảng cáo hiển thị hình ảnh (display advertising).

Bạn có thể xem cách bắt đầu sử dụng Google Ads Creative Studio tại đây.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok Ads là gì? Kiến thức cần biết về quảng cáo TikTok

Cùng tìm hiểu nhiều nội dung khác nhau xoay quanh chủ đề TikTok Ads (Quảng cáo TikTok) như: TikTok Ads là gì, các hình thức hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads, TikTok for Business là gì và hơn thế nữa.

tiktok ads là gì
TikTok Ads là gì? Toàn diện về chạy TikTok Ads

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • TikTok Ads là gì?
  • Toàn cảnh về TikTok Ads.
  • TikTok Ads hoạt động như thế nào?
  • Những ai nên quảng cáo trên TikTok.
  • Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?
  • Vai trò của TikTok Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
  • Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.
  • Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads là gì?
  • TikTok Pixel là gì trong TikTok Ads.
  • Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của TikTok Ads là gì?
  • Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Ads là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

TikTok Ads là gì?

TikTok Ads là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay Facebook, quảng cáo trên TikTok là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Điểm khác biệt thú vị của TikTok Ads so với Google Ads là trong khi với Google Ads, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với TikTok Ads, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).

Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn TikTok thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, TikTok sẽ bắt đầu tính phí.

Tổng quan về nền tảng TikTok Ads.

Mặc dù chỉ mới được ra mắt khoảng 5 năm kể từ 2017, hiện TikTok có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 1 năm 2022.

tiktok ads là gì
Toàn cảnh về nền tảng TikTok Ads.

Theo số liệu thống kê của Hootsuite năm 2022, có hơn 40% người dùng của TikTok có độ tuổi từ 18 đến 24 tức chủ yếu là Gen Z và nữ giới nhiều hơn nam giới.

Trong khi Mỹ hiện là thị trường có lượng người dùng lớn nhất của TịkTok với 136.418.000 người, tỷ lệ phần trăm của người dùng trên 18 tuổi so với dân số mà quảng cáo có thể tiếp cận được lại cao hơn ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam hay Trung Đông như Ả Rập Xê út.

Theo số liệu từ Statista, tính đến hết năm 2021 và đầu năm 2021, doanh thu quảng cáo toàn cầu của TikTok đạt mức khoảng gần 5 tỷ USD (con số này của Facebook là gần 100 tỷ USD).

TikTok Ads hoạt động như thế nào?

Về bản chất, nền tảng quảng cáo của TikTok cũng tương tự như Facebook, tức sau khi thiết lập các tuỳ chọn quảng cáo và khởi chạy chiến dịch, các quảng cáo cùng nhắm đến một nhóm đối tượng mục tiêu sẽ được đấu thầu tự động (Programmatic Ads).

Mức giá cuối cùng mà nhà quảng cáo phải trả chính là mức giá cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo với nhau (được tính toàn riêng lẻ theo từng thời điểm đấu giá).

Bạn có thể khởi chạy một chiến dịch TikTok Ads tương đối đơn giản.

Trước tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản doanh nghiệp (Business Account) để tạo, quản lý và theo dõi tất cả các chiến dịch quảng cáo của mình.

Bước tiếp theo là mô tả doanh nghiệp của bạn và thiết lập hình thức thanh toán.

Đến đây, bạn có thể chọn giữa hai chế độ quản lý quảng cáo là: đơn giản và tùy chỉnh.

Trong khi với cả hai tùy chọn, nhà quảng cáo cũng sẽ đi từng bước một từ việc chọn mục tiêu chiến dịch, thiết lập nhóm quảng cáo và cuối cùng là tạo các mẫu quảng cáo, dưới đây là sự khác biệt chính giữa hai tuỳ chọn.

  • Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản (TikTok Ads Simplified Mode): Bạn có thể thiết lập các chiến dịch quảng cáo theo cách đơn giản và nhanh chóng nhất, các phần còn lại sẽ được hệ thống quảng cáo của TikTok tự xử lý.
TikTok Ads Simplified Mode
Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản (TikTok Ads Simplified Mode)
  • Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh (TikTok Ads Custom Mode): Cho phép nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát quảng cáo của họ với các tùy chọn tùy chỉnh nâng cao, chẳng hạn như thử nghiệm A/B (A/B Testing), nhắm mục tiêu theo đối tượng dựa trên những tương tác với video và hơn thế nữa.
TikTok Ads Custom Mode
Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh (TikTok Ads Custom Mode):

Những ai nên quảng cáo trên TikTok.

Trong khi về cơ bản, cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như LinkedIn, Facebook hay Google, tất cả các thương hiệu hay doanh nghiệp đều có thể (hoặc nên thử) bắt đầu chạy quảng cáo ngay trên các nền tảng mới, và trong trường hợp này là TikTok Ads.

Tuy nhiên, suy cho cùng thì với từng doanh nghiệp khác nhau, có các tệp khách hàng mục tiêu khác nhau, họ có thể lựa chọn các nền tảng tối ưu khác nhau.

Quảng cáo trên TikTok có thể phù hợp với thương hiệu của bạn nếu bạn đang tập trung vào các tiêu chí dưới đây.

  • Bạn muốn quảng cáo đến nữ giới trên toàn cầu hoặc các quốc gia cụ thể.
  • Bạn muốn nhắm mục tiêu quảng cáo đến giới trẻ mà đặc biệt là Gen Z.
  • Hay bạn muốn thúc đẩy khả năng hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến hay mạng xã hội khác nhau.

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?

Khi nói đến các hoạt động quảng cáo trên nền tảng TikTok, một trong những băn khoăn lớn nhất của các nhà quảng cáo hay thương hiệu đó là sau khi quảng cáo được phê duyệt và khởi chạy, TikTok Ads sẽ xếp hạng quảng cáo theo các tiêu chí là gì?

Ở cấp độ cao nhất, thứ hạng quảng cáo trên TikTok được xác định bởi sự kết hợp của 3 yếu tố là: mức độ liên quan của quảng cáo (ad relevance), chất lượng quảng cáo (ad quality) và giá thầu, cách tính này cũng tương tự như cách tính của Google hay Facebook.

Bạn có thể hiểu đơn giản là, mặc dù giá thầu là yếu tố quan trọng mà TikTok Ads sử dụng để xếp hạng và hiển thị quảng cáo, chất lượng cao hơn hay mức độ phù hợp của quảng cáo với các nhóm đối tượng mục tiêu cũng quan trọng không kém.

Ý tưởng đằng sau điều này là khi một mẫu quảng cáo có chất lượng cao và liên quan hơn tức nó sẽ có thể thu hút được nhiều sự quan tâm hay tương tác hơn và từ đó làm cho nền tảng quảng cáo mà cụ thể ở đây là TikTok kiếm được nhiều tiền hơn.

Các nhà quảng cáo trên TikTok cũng coi mức độ tương tác (engagement) là yếu tố hàng đầu khi đánh giá hay xếp hạng quảng cáo.

Một quảng cáo nhận được nhiều lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận hơn sẽ có cơ hội hiển thị nhiều hơn trên nền tảng và như là một điều tất yếu, chi phí cho mỗi tương tác với người dùng khi này là thấp hay hiệu quả nhất.

Lợi ích của quảng cáo trên TikTok hay vai trò của TikTok Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh hay đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu có thể có được các hiệu quả khác nhau từ TikTok Ads, dưới đây là một số vai trò chình mà quảng cáo trên TikTok có thể mang lại.

TikTok Ads giúp thương hiệu tiếp cận nhanh các nhóm người dùng trẻ tuổi (Gen Z).

Như đã phân tích ở trên, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu và phần lớn người dùng trong số đó là Gen Z, nếu thương hiệu của bạn đang có ý định nhắm mục tiêu đến phân khúc đối tượng này thì TikTok là nền tảng bạn nên thử và TikTok Ads chính là nơi bạn có thể bắt đầu.

TikTok Ads giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Cũng hoạt động theo cách tương tự, khi thương hiệu có thể tiếp cận đến hơn 1 tỷ người dùng tiềm năng trên toàn cầu, đó là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) của họ đến với người tiêu dùng.

Theo số liệu từ Statista, hiện TikTok có khoảng hơn 40 triệu người dùng tại Việt Nam và hơn 70% trong số đó là Gen Z, đây thực sự là một thị trường hết sức tiềm năng cho các thương hiệu có đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ.

TikTok Ads giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng.

Theo các tuỳ chọn hiện có trong trình quản lý quảng cáo của TikTok, bằng cách chọn tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay chuyển đổi bán hàng (Conversions), các thương hiệu có thể gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.

Nếu TikTok là nền tảng quảng cáo phù hợp với mục tiêu của thương hiệu của bạn, dưới đây là các bước bạn có thể làm để có thể bắt đầu quảng cáo trên TikTok Ads.

Bước 1: Tạo tài khoản kinh doanh (Business Account).

Cũng tương tự như Facebook hay Google, để có thể quản lý nhiều tài khoản quảng cáo hay các tài sản khác nhau của doanh nghiệp, bạn nên bắt đầu với tài khoản doanh nghiệp.

Sau khi truy cập vào https://business.tiktok.com/, bạn có thể điền các thông tin cần thiết để bắt đầu quá trình tạo tài khoản cho doanh nghiệp.

Bước 2: Điền các thông tin về doanh nghiệp và thêm phương thức thanh toán.

Sau khi điền các thông tin doanh nghiệp và thêm thông tin thanh toán, hiện TikTok Ads cung cấp 2 tuỳ chọn thanh toán đó là thanh toán tự động (Automatic Payment) và thanh toán thủ công (Manual Payment).

Bước 3: Chọn kiểu thiết lập quảng cáo để bắt đầu hoàn thiện nội dung quảng cáo.

Sau khi đã đăng ký và hoàn tất các thông tin về thanh toán, bạn có thể bắt đầu thiết lập chiến dịch quảng cáo của mình trên TikTok Ads Manager.

Để bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo, hiện TikTok cung cấp 2 tuỳ chọn đó là thiết lập quảng cáo theo kiểu đơn giản và thiết lập quảng cáo theo kiểu tuỳ chỉnh như đã phân tích trong các phần ở trên.

Kiểu quảng cáo đơn giản và quảng cáo tuỳ chỉnh có trong TikTok Ads Manager.
Bước 4: Thiết lập chiến dịch quảng cáo.
Thiết lập chiến dịch quảng cáo trong TịkTok Ads.

Tuỳ vào từng tuỳ chọn mà bạn chọn về cách thiết lập các chiến dịch quảng cáo, cách thức bạn xây dựng các chiến dịch quảng cáo có thể khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hiện TikTok Ads cung cấp một số mục tiêu quảng cáo như tối ưu chuyển đổi trên website, thúc đẩy lượng khách hàng truy cập website hay gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Bước 5: Hoàn thiện nội dung quảng cáo và khởi chạy quảng cáo.
Hoàn thiện nội dung quảng cáo trên TikTok Ads.
Hoàn thiện nội dung quảng cáo trên TikTok Ads.

Sau khi tải lên video mà bạn sẽ sử dụng để quảng cáo hay kết nối với các video từ tài khoản TikTok hiện có, bạn có thể bắt đầu khởi chạy chiến dịch quảng cáo của mình.

Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads là gì?

Hiện TikTok Ads cung cấp cho các nhà quảng cáo 5 định dạng quảng cáo bao gồm:

  1. TopView Ads
  2. In-Feed Ads
  3. Branded Hashtags
  4. Brand Takeovers
  5. Branded Effects
  • TopView Ads.

TopView Ads hay quảng cáo TopView trên TikTok là định dạng hiển thị quảng cáo trong đó video quảng cáo xuất hiện mỗi ngày một lần, ngay sau khi người dùng mở ứng dụng của họ lần đầu tiên.

Các video dành cho TopView Ads có thể dài tối đa 60 giây, do đó, đây là định dạng quảng cáo hoàn hảo cho các doanh nghiệp hay thương hiệu muốn quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ cần sự chú ý nhiều hơn từ khách hàng.

  • In-Feed Ads.

In-Feed Ads hay quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok là định dạng trong đó các video quảng cáo xuất hiện trên trang khám phá của người dùng, còn được gọi là trang “Dành cho bạn” (For You).

Đây chính là nơi đầu tiên mà người dùng sẽ xem khi họ mở ứng dụng của mình, dựa trên các thuật toán của TikTok, nền tảng sẽ cung cấp các video mà họ tin rằng người dùng sẽ quan tâm nhiều nhất.

Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok đặc biệt có giá trị đối với các marketer muốn sử dụng TikTok để thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, vì video có thể được thêm các lời kêu gọi hành động (CTA) như tải ngay hay mua ngay.

TikTok Ads - In-Feed Ads
TikTok Ads – In-Feed Ads

Như bạn có thể thấy ở trên, thương hiệu Acorns đã thêm CTA Download vào video quảng cáo của mình với mục tiêu thúc đẩy khách hàng hành động nhiều hơn.

Branded Hashtags hay chiến dịch quảng cáo có thẻ gắn thương hiệu là quảng cáo mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền cảm hứng cho TikTokers tạo những nội dung xoay quanh một hashtag (thẻ xu hướng) liên quan đến thương hiệu.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng định dạng quảng cáo này có quyền truy cập độc quyền vào thẻ hashtag với chi phí trung bình được báo cáo là khoảng 150,000 USD trong 6 ngày.

  • Brand Takeovers.

Brand Takeovers là định dạng quảng cáo có thể bao gồm các định dạng khác như TopView, In-Feed và Branded Hashtags cùng một lúc. Chúng có thể là video, gif (ảnh động) hoặc hình ảnh tĩnh.

Với định dạng quảng cáo này, TikTok Ads sẽ chỉ làm nổi bật duy nhất một doanh nghiêp mỗi ngày với chi phí quảng cáo là từ khoảng 50.000 USD mỗi ngày.

  • Branded Effects.

Branded Effects hay quảng cáo hiệu ứng có thương hiệu là định dạng quảng cáo sử dụng công nghệ 2D, 3D hoặc AR để thêm hình ảnh sản phẩm của bạn vào video TikTok.

Với định dạng quảng cáo này, các thương hiệu thường tạo ra các nhãn dán sản phẩm (stickers) của riêng họ hoặc xây dựng các bộ lọc (filters) mà TikTokers hay người dùng TikTok có thể sử dụng khi tạo video của họ.

Các bộ lọc và nhãn dán này có tác dụng chính là giúp tăng mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu.

TikTok Ads - Branded Effects.
TikTok Ads – Branded Effects.

Như bạn có thể thấy ở trên từ một mẫu quảng cáo theo định dạng Brand Takeovers của Puma, thương hiệu này đã sử dụng tính năng hiệu ứng có thương hiệu để quảng cáo giày đá bóng mới của họ.

Họ đã ghép nhãn dán hiệu ứng có thương hiệu của mình với một thử thách hashtag, chiến dịch cuối cùng đã tạo ra hơn 100.000 video do người dùng tạo ra (UGC).

TikTok Pixel là gì trong TikTok Ads.

Cũng tương tự như Facebook Pixel, TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.

Khi nhà quảng cáo kết nối các chuyển đổi trên website hay các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, hệ thống quảng cáo của TikTok (TikTok Ads) sẽ có thể theo dõi và tối ưu các chuyển đổi theo chỉ định của các nhà quảng cáo.

Những gì mà TikTok Pixel mang lại cho các chiến dịch trên TikTok Ads là vô cùng lớn, để có thể hiểu rõ hơn về TikTok Pixel bạn có thể xem thêm tại: TikTok Pixel là gì

Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Ads là gì?

  • TikTok Ads Manager là gì?

Cũng tương tự như Facebook Ads Manager hay Google Ad Manager, TikTok Ads Manager chính là trình quản lý quảng cáo của TikTok, nơi nhà quảng cáo có thể xây dựng và quản lý toàn bộ các tài nguyên quảng cáo (đối tượng mục tiêu, các chiến dịch quảng cáo…) của doanh nghiệp.

  • TikTok for Business là gì?

TikTok for Business là một nền tảng tập trung cho các nhà quảng cáo doanh nghiệp trên TikTok Ads. Thay vì phải tự nghĩ ra các chiến lược marketing trên TikTok, nền tảng này hướng đến mục tiêu hướng dẫn các nhà tiếp thị thực hiện toàn bộ quá trình từ việc tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đúng đối tượng đến phân tích dữ liệu của chiến dịch.

  • In-Feed Ads TikTok là gì?

Như đã phân tích ở trên, hiện TikTok Ads cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, TikTok In-Feed Ads là một định dạng quảng cáo trên TikTok nơi cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed) của TikTok.

  • TikTok Business Center (TikTok BC) là gì?

TikTok Business Center là Trung tâm kinh doanh của TikTok, là nơi các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp có thể kích hoạt các hoạt động marketing của mình.

Business Center (BC) cho phép các tổ chức tập trung tài sản và đội nhóm của họ ở một nơi duy nhất, cho phép họ phân bổ quyền hạn và sử dụng tài sản một cách hiệu quả và an toàn nhất trên TikTok và TikTok Ads.

  • Sponsored trên TikTok là gì?

Sponsored trên TikTok có nghĩa là một nội dung (Content) nào đó đang được “tài trợ” hay quảng cáo trên TikTok, thuật ngữ này về bản chất là đồng nghĩa với TikTok Ads.

  • Spark Ads TikTok là gì?

Spark Ads mới của TikTok về cơ bản cho phép các thương hiệu tài trợ cho những nội dung tự nhiên đang thịnh hành phù hợp với chiến dịch của họ để tăng cường mối liên kết mà không cần phải tự tạo bất kỳ thứ gì.

Thông qua TikTok Spark Ads, các thương hiệu có thể thúc đẩy cả các bài đăng tự nhiên của riêng họ và những nội dung có liên quan của nhà sáng tạo đó, chuyển đổi chúng thành quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) hoặc quảng cáo TopView (TopView Ads).

  • TikTok Shopping Ads là gì?

TikTok Shopping Ads là một hình thức quảng cáo trên TikTok (TikTok Ads) cho phép nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo mà người dùng có thể tương tác và mua bán trực tiếp trên ứng dụng.

  • TikTok Catalog Listing Ads là gì?

TikTok Catalog Listing Ads là Quảng cáo theo danh mục cho phép nhà quảng cáo làm nổi bật một loạt các sản phẩm có trong danh mục của họ trên ứng dụng.

Các nhà quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm của họ trên các vị trí có thể mua được, chẳng hạn như ở phần “được đề xuất” hoặc “Sản phẩm có liên quan”.

  • TikTok Live Shopping Ads là gì?

LIVE Shopping Ads là định dạng quảng cáo cho phép các nhà quảng cáo hướng người dùng từ trang ‘Dành cho bạn’ đến các sự kiện đang được phát trực tiếp để họ có thể bắt đầu tương tác và mua hàng.

Phương thức quảng cáo này hiện đang được thử nghiệm ở những thị trường có TikTok Shop Seller bao gồm Vương quốc Anh, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam.

  • TikTok Ads Library là gì?

Là thư viện quảng cáo của TikTok, nơi cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm các chiến dịch TikTok Ads đang hoạt động tốt nhất trên nền tảng, cả theo ngành kinh doanh lẫn khu vực, nhằm cung cấp cho bạn những cảm hứng mới từ cách tiếp cận của họ.

Kết luận.

Hy vọng thông qua bài viết trên của MarketingTrips, bạn đã có thể có những cái nhìn toàn diện nhất về TikTok Ads.

Từ việc hiểu TikTok Ads là gì, các định dạng quảng cáo hay các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo hiện có trên TikTok và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Netflix chọn Microsoft làm đối tác quảng cáo và bán hàng toàn cầu mới

Netflix chính thức chọn Microsoft làm đối tác quảng cáo và bán hàng mới với mục tiêu thúc đẩy mức tăng trưởng khách hàng và doanh số.

Phía Microsoft cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được chọn là đối tác công nghệ quảng cáo (Adtech) và bán hàng của Netflix với mục tiêu hỗ trợ nền tảng trong việc thúc đẩy lượng khách hàng đăng ký mới và cũng như các yếu tố về công nghệ.”

Khi hợp tác, người tiêu dùng sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn để truy cập các nội dung (Content) trên Netflix, đặc biệt là những nội dung từng đoạt giải thưởng của Netflix.

Các nhà marketer sử dụng các giải pháp quảng cáo của Microsoft sẽ có quyền truy cập vào các nhóm đối tượng của Netflix cũng như khoảng không quảng cáo chất lượng cao từ những chiếc TV được kết nối (premium connected TV inventory).

Từ đây, tất cả các quảng cáo được phân phối trên Netflix sẽ chỉ có sẵn thông qua hệ sinh thái của Microsoft.

“Chúng tôi rất vui khi được cung cấp những giá trị cấp cao mới cho hệ sinh thái của các nhà tiếp thị và đối tác của chúng tôi, đồng thời giúp Netflix cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng của họ.”

Theo Ông Greg Peters, COO của Netflix:

“Vào tháng 4, chúng tôi đã thông báo rằng chúng tôi sẽ giới thiệu gói đăng ký mới có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported subscription) với giá thấp hơn cho người dùng, bên cạnh các gói cơ bản, tiêu chuẩn và cao cấp không có quảng cáo hiện có của chúng tôi.

Hôm nay, chúng tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã chọn Microsoft làm đối tác bán hàng và công nghệ quảng cáo toàn cầu của mình.”

Bên cạnh các giải pháp về công nghệ quảng cáo, Microsoft còn cung cấp các giải pháp nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho tất cả người dùng của Netflix.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok Inventory Filters: TikTok ra mắt tính năng lọc quảng cáo mới

Tính năng lọc quảng cáo (Inventory Filters) mới cho phép các nhà quảng cáo trên TikTok kiểm soát cách quảng cáo của họ được xuất hiện trên nguồn cấp dữ liệu (In-Feed).

TikTok Inventory Filters
TikTok Inventory Filters: TikTok ra mắt tính năng lọc quảng cáo mới

Khi nhận ra rằng không phải tất cả nội dung (Content) trên nền tảng của mình đều an toàn và được nhiều người xem đón nhận, TikTok vừa cho ra mắt tính năng lọc quảng cáo mới giúp các nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ một cách an toàn hơn.

Bộ lọc dung lượng (không gian) quảng cáo của TikTok (TikTok Inventory Filter) cho phép các thương hiệu có thêm tùy chọn để hiển thị hoặc không hiển thị quảng cáo của họ bên cạnh (hoặc trên) các nội dung không an toàn (hoặc kém chất lượng).

Tính năng mới sẽ được tích hợp trong Trình quản lý quảng cáo TikTok và các nhà quảng cáo sẽ có thể chọn nơi hiển thị nội dung của họ.

Về TikTok Inventory Filters.

TikTok Inventory Filters cung cấp cho các thương hiệu hay nhà quảng cáo 3 tuỳ chọn hiển thị quảng cáo với các giới hạn được phân cấp thành các cấp độ rủi ro khác nhau.

Hiện TikTok đưa ra 4 phân cấp rủi ro bao gồm:

  • Floor Content (Vi phạm căn bản): Bao gồm các nội dung vi phạm nguyên tắc cộng đồng, điều khoản dịch vụ và / hoặc sở hữu trí tuệ của TikTok.
  • High Risk Content (Rủi ro cao): Các nội dung nhạy cảm hoặc liên quan đến các chủ đề người trưởng thành.
  • Medium Risk Content (Rủi ro trung bình): Các nội dung giải trí hoặc hư cấu (viễn tưởng) về chủ đề người trưởng thành.
  • Low Risk Content (Rủi ro thấp): Bao gồm các nội dung mô tả mang tính giáo dục về chủ đề người trưởng thành.

Và 3 tuỳ chọn lọc quảng cáo có trong TikTok Inventory Filters bao gồm:

  • Toàn bộ không gian quảng cáo (Full Inventory): Loại trừ mọi nội dung Floor Content và quảng cáo có thể xuất hiện bên cạnh một số nội dung có chủ đề dành cho người trưởng thành.
  • Không gian tiêu chuẩn (Standard Inventory): Loại trừ mọi nội dung Floor Content và High Risk Content. Quảng cáo sẽ xuất hiện bên cạnh những nội dung phù hợp với hầu hết các thương hiệu, nhưng có thể chứa một số chủ đề dành cho người trưởng thành.
  • Không gian bị giới hạn (Limited Inventory): Loại trừ tất cả các mức độ rủi ro, từ Floor Content đến Low Risk Content. Quảng cáo sẽ xuất hiện bên cạnh những nội dung không chứa các chủ đề dành cho người trưởng thành.

Những quốc gia nào hiện có thể sử dụng bộ lọc quảng cáo mới của TikTok.

Bộ lọc khoảng không hay không gian quảng cáo mới của TikTok hiện có sẵn cho các nhà quảng cáo ở Úc, Brazil, Canada, Ai Cập, Pháp, Đức, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Ả Rập Xê Út, Malaysia, Mexico, Hà Lan, Philippines, Ba Lan, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và cả Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Người dùng chi hơn 93 tỷ USD cho mobile game trong năm 2021

Theo thống kê, số tiền người dùng chi cho mobile game lên đến 93,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm đến 52% số tiền người dùng chi vào thị trường game toàn cầu.

Theo báo cáo “Xu hướng ứng dụng di động 2022” về hiệu suất của ứng dụng trên toàn cầu vừa được Adjust (nền tảng phân tích marketing di động) phát hành, ngành ứng dụng di động đang ngày càng tăng trưởng nhanh.

Năm 2021, người dùng chi tổng cộng 170 tỷ USD cho ứng dụng di động, cao hơn 19% số tiền chi trong năm 2020. Chi phí quảng cáo cũng đạt con số kỷ lục (đạt 288 tỷ USD) và được dự đoán sẽ đạt 336 tỷ USD vào năm 2022.

Di động tiếp tục trở thành thiết bị ưu tiên của người dùng trong năm đại dịch 2021 với số lượt cài đặt ứng dụng tăng kỷ lục trên toàn cầu ở các lĩnh vực như fintech tăng 35%, thương mại điện tử tăng 12% và game tăng 32%.

Số lượt cài đặt của game hyper-casual chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân khúc game (27%). Còn về số phiên truy cập, tỷ trọng lớn nhất thuộc về game hành động (30%).

Theo thống kê, số tiền người dùng chi cho mobile game lên đến 93,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm đến 52% số tiền người dùng chi vào thị trường game toàn cầu.

Thị trường mobile game dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,3% trong giai đoạn 2021-2026.

Chỉ tính riêng tháng 12/2021, thị trường mobile game đã thu 7,4 tỷ USD từ các giao dịch của người dùng trên hai nền tảng Google Play và App Store. Đứng đầu bảng xếp hạng là Mỹ, sau là Nhật Bản và Trung Quốc.

Có 8 mobile game công bố doanh thu hơn 1 tỷ USD trong năm 2021: PUBG Mobile, Honor of Kings, Genshin Impact, Roblox, Coin Master, Pokémon Go, Candy Crush Saga và Garena Free Fire. Chi phí quảng cáo trên mobile game tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 295 triệu USD và được dự đoán sẽ cán mốc 350 tỷ USD vào năm 2022.

Trong lĩnh vực fintech, ứng dụng giao dịch chứng khoán và ứng dụng tiền điện tử đều tăng trưởng đáng kể và có tệp người dùng lớn.

Mặc dù chỉ chiếm 7% và 2% tổng số lượt cài đặt ứng dụng fintech, nhưng ứng dụng giao dịch chứng khoán và ứng dụng tiền điện tử chiếm đến 17% và 6% tổng số phiên truy cập.

Doanh thu của ứng dụng ngân hàng trong năm 2021 đạt 6,8 tỷ USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử (eCommerce), doanh số trên thiết bị di động đạt 3,56 nghìn tỷ USD trong năm 2021, tăng 22,3% so với năm 2020. Hiện thiết bị di động là nguồn doanh thu chính của thương mại điện tử, chiếm tới 67% doanh số, tăng 14% so với năm 2020.

Trong năm 2021, có tới 55% người dùng sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng sau khi xem một mẫu quảng cáo trên mạng xã hội. Người dùng đã sử dụng ứng dụng mua sắm hơn 100 tỷ giờ trong năm 2021, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành ứng dụng di động đang trong chuỗi ngày tăng trưởng nhanh và không cho thấy dấu hiệu chững lại, phạm vi tiếp cận người dùng ngày càng mở rộng, chất lượng dịch vụ không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

Trong năm 2020, sức ép cạnh tranh sẽ rất khốc liệt, nhưng cơ hội và tiềm năng tăng trưởng được dự báo vẫn rất lớn.

Những dữ liệu phân tích thực tế phát triển của các lĩnh vực này sẽ giúp các nhà marketer có đủ thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược tăng trưởng và có cái nhìn toàn diện về người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Ads ra mắt “Trang chẩn đoán” mới cho các nhà quảng cáo

Trang chẩn đoán (Diagnostic Insights Page) là nơi các nhà quảng cáo Google Ads có thể tìm thấy các vấn đề, những thứ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của tài khoản quảng cáo.

Theo thông tin từ Google, dữ liệu chẩn đoán sẽ giúp nhà quảng cáo xác định các vấn đề thường xảy ra trong chiến dịch như: quảng cáo không hiển thị, mức độ tương tác thấp, chuyển đổi không được đo lường v.v.

Dữ liệu này có thể được tìm thấy trên trang thông tin chi tiết và trang tổng quan của chiến dịch hiệu suất tối đa (Performance Max), cho phép bạn khắc phục sự cố ngay khi chúng được phát hiện.

Google Ads sẽ cung cấp các thông tin chi tiết sau:

  • Tình trạng tài khoản
  • Tình trạng thanh toán
  • Xem xét chính sách quảng cáo
  • Theo dõi chuyển đổi
  • Ngân sách chiến dịch
  • Chiến lược giá thầu mục tiêu
  • Tình trạng chiến dịch
  • Độ mạnh của quảng cáo (Ad strength)

Vì cơ bản Google Ads có thể xác định ngay các vấn đề mà tải khoản quảng cáo của bạn đang gặp phải, bạn có thể sửa và tối ưu quảng cáo ngay khi nhận được thông báo.

Về trang chẩn đoán của Google Ads.

Google lưu ý rằng, những thông tin chi tiết được chẩn đoán chỉ hiển thị khi chiến dịch quảng cáo của nhà quảng cáo không nhận được lưu lượng truy cập hoặc chuyển đổi.

Nếu chiến dịch của bạn đang chạy và mọi người vẫn nhìn thấy quảng cáo và nhấp vào chúng, thì sẽ không có bất cứ chẩn đoán nào được thông báo cả.

Vì cập nhật này đang trong giai đoạn thử nghiệm nên một số nhà quảng cáo có thể chưa tìm thấy nó trong tài khoản hoặc nếu có thì trong nhiều trường hợp dữ liệu cũng chưa được hiển thị đầy đủ.

Hiện dữ liệu chẩn đoán đã có sẵn cho các chiến dịch hiệu suất tối đa và sẽ dần được mở rộng sang các loại chiến dịch khác trong vài tháng tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ

Kể từ khi Digital Marketing, Martech hay Adtech trở thành những chủ đề mang tính xu hướng trong ngành Marketing nói chung, có không ít người làm Marketing đề cao quá mức yếu tố công nghệ thay vì là người tiêu dùng mục tiêu.

Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ
Quảng cáo tốt là quảng cáo tập trung vào khách hàng chứ không phải công nghệ

Khi nói đến quảng cáo và các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) khác, trong khi trải nghiệm của người dùng hay thấu hiểu những gì họ muốn là điều quan trọng nhất, nhiều marketer (Digital Marketer) quá đề cao yếu tố công nghệ, đưa công nghệ lên làm ưu tiên chiến lược hàng đầu.

Nếu thử nhìn lại trong quá khứ, cách đây khoảng 15-20 năm, hay thậm chí là chỉ cần 10 năm, chúng ta thấy rằng, có quá nhiều thứ đã thay đổi.

Từ sự xuất hiện của các phương tiện quảng cáo mới, đến các cách thức mà người tiêu dùng tiêu thụ nội dung, tất cả những điều đó đang làm cho các hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng khác xưa rất nhiều.

Tuy nhiên, cũng chính sự thay đổi này, khi người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, những người làm marketing thay đổi nhiều hơn về cách thức tiếp cận và sự ưu tiên, đồng thời tìm nhiều cách hơn để tối ưu nền tảng và chi phí, kết quả là, “lạm dụng người tiêu dùng” đang là một thách thức lớn trong thế giới quảng cáo kỹ thuật số.

Theo một số nghiên cứu từ Backlinko, 42.7% người dùng internet toàn cầu sử dụng các công cụ chặn quảng cáo, tỉ lệ này còn cao hơn với các người dùng trẻ tuổi và tại Việt Nam con số này là khoảng hơn 30%.

Trong khi các nhà quảng cáo hiện có nhiều cách thức hơn để hiển thị quảng cáo, trải nghiệm của người dùng với quảng cáo hay khả năng đón nhận (yêu thích) quảng cáo vẫn là một thách thức lớn đối với các thương hiệu.

Với tư cách là những người làm marketing trong thế giới công nghệ, chúng ta hiểu rằng, mặc dù công nghệ cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động nhanh hơn, tự động nhiều hơn, tuy nhiên nó không thể thay thế cho các nhà sáng tạo với tư cách là những con người với những cảm xúc thật.

Quan sát các giải thưởng quảng cáo dành cho những mẫu quảng cáo thành công nhất, chúng ta thấy rằng công nghệ chưa bao giờ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy khả năng thành công của một mẫu quảng cáo, dù cho đó là với hình thức quảng cáo kỹ thuật số hay quảng cáo truyền thống.

Theo một nghiên cứu của Nielsen khi phân tích 500 chiến dịch quảng cáo trên internet, kết quả cho thấy rằng, khi yếu tố sáng tạo được kích hoạt, có đến 89% các quảng cáo kỹ thuật số có khả năng mang lại hiệu suất cao.

Thay vì biến công nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu, người làm quảng cáo và marketing cần đầu tư nhiều hơn vào năng lực sáng tạo hay nói cách khác là tối ưu trải nghiệm của người tiêu dùng với quảng cáo.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

Đừng làm phiền người dùng quá mức.

Ngay cả khi quảng cáo của bạn hấp dẫn được đối tượng mục tiêu, nếu nó hiển thị sai vị trí hay hiển thị với tần suất quá mức, nó cũng có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực của người tiêu dùng với thương hiệu.

Quảng cáo tự nhiên (Native Ads) là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng, việc nhắm mục tiêu quảng cáo theo ngữ cảnh có thể đảm bảo rằng quảng cáo của bạn không làm phiền khách hàng hay nói cách khác, chúng “hiển thị đúng mục đích”.

Cung cấp cho khách hàng một cái gì đó độc đáo (USP).

Bạn cứ hình dung rằng, khách hàng cũng như bạn, họ là con người và có cảm xúc. Hãy nghĩ xem họ là ai và họ coi trọng điều gì. Các thông điệp quảng cáo sáng tạo, mới mẽ và chân thực là những ưu tiên hàng đầu.

Xem xét cách bạn đang áp dụng yếu tố công nghệ vào quảng cáo sáng tạo.

Các chuyên gia sáng tạo hay những người làm marketing thông minh hiểu rằng họ không lạm dụng công nghệ để quảng cáo, họ chỉ đơn giản là tận dụng công cụ để phân phối những gì mà khách hàng của họ đang mong đợi hay những giá trị mà thương hiệu đang đại diện.

Quảng cáo càng chân thực và gần gũi với người tiêu dùng, quảng cáo đó càng thành công.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản nói trên, dưới đây là một số điểm ghi nhớ khác mà các nhà quảng cáo và marketing nên hiểu.

Người tiêu dùng không phải là một tập hợp các điểm dữ liệu.

Như đã phân tích ở trên, người tiêu dùng là con người, họ có cảm xúc, có ý tưởng, có mong đợi và có nhu cầu được thấu hiểu thông qua các nội dung quảng cáo.

Các nền tảng quảng cáo luôn luôn thay đổi.

Từ các nền tảng mạng xã hội đến TV được kết nối, cách thức truyền tải thông điệp quảng cáo sẽ luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên, điều bạn cần hiểu là dù cho bạn đang quảng cáo ở đâu, khách hàng mới là ưu tiên hàng đầu chứ không phải nền tảng hay công nghệ.

Công nghệ là yếu tố quan trọng để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng hiện đại, nhưng công nghệ nên hỗ trợ quảng cáo hay sáng tạo chứ không phải là thay thế sáng tạo.

Một ý tưởng hay và quy trình sáng tạo được thực thi tốt, khi được kết hợp với chiến lược truyền thông thông minh, có thể tạo ra những chiến dịch hiệu suất cao và điều này đặc biệt đúng khi được tích hợp một cách liền mạch với các yếu tố công nghệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Quảng cáo hàng đầu 2022

LinkedIn vừa ra mắt báo cáo mới liệt kê danh sách 25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực Marketing và Quảng cáo (Ads).

LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Advertising tốt nhất 2022
LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Advertising tốt nhất 2022

Thông qua báo cáo mới, LinkedIn muốn làm nổi bật “những nơi làm việc tốt nhất để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực MarketingQuảng cáo” vào năm 2022.

Dữ liệu đánh giá và xếp hạng của LinkedIn được dựa trên 7 nhóm yếu tố bao gồm:

  • Khả năng thăng tiến.
  • Mức độ phát triển của các kỹ năng.
  • Mức độ ổn định của công ty.
  • Các cơ hội bên ngoài.
  • Mức độ quen thuộc của doanh nghiệp.
  • Mức độ đa dạng về giới tính.
  • Các nền tảng giáo dục của nhân viên.

Các công ty hàng đầu dành cho những người có kỹ năng SEO hay muốn theo đuổi sự nghiệp làm SEO.

Trong danh sách 25 công ty hàng đầu về Marketing và Quảng cáo của LinkedIn, có 3 cái tên nổi bật nhất chuyên về các dịch vụ liên quan đến SEO bao gồm:

  • Merkle.
  • Power Digital.
  • Publicis Health.

Lưu ý: Vì danh sách của LinkedIn chỉ bao gồm các công ty có từ ít nhất 500 nhân viên, các công ty nhỏ hơn sẽ không được liệt kê.

25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực Tiếp thị & Quảng cáo (Marketing & Advertising).

Dưới đây là danh sách đầy đủ 25 công ty được LinkedIn công nhận là những công ty hàng đầu và có nơi làm việc tốt nhất trong ngành marketing và quảng cáo.

Bên cạnh bảng xếp hạng, LinkedIn cũng liệt kê các vị trí được tuyển dụng hàng đầu tại các công ty tương ứng.

  1. Havas Media Group: Media Planner, Media Supervisor, Investment Associate
  2. Merkle: Search Engine Marketing Analyst, Account Manager, Senior Analyst
  3. VMLY&R: Creative Director, Engagement Director, Account Manager
  4. Criteo: Account Strategist, Account Executive, Software Engineer
  5. Spark Foundry: Media Associate, Strategy Associate, Senior Analyst
  6. Power Digital: Marketing Strategist, Account Manager, Search Engine Optimization Specialist
  7. Quotient Technology: Customer Success Manager, Campaign Manager, Sales Director
  8. PHD: Strategy Supervisor, Media Strategist, Associate Media Director
  9. Digitas Art: Account Executive, Art Director, Producer
  10. Publicis Health: Search Engine Marketing Analyst, Account Manager, Pharmaceutical Sales Representative
  11. Area 23: Account Supervisor, Producer, Associate Creative Director
  12. RPA: Account Coordinator, Account Executive, Media Planner
  13. Intouch Solutions: Account Manager, Project Manager, Marketing Coordinator
  14. Digitas North America: Data Analyst, Account Manager, Art Director
  15. Horizon Media: Brand Strategist, Digital Media Planner, Strategy Supervisor
  16. Spectrum Reach: Account Executive, Account Planner, Local Sales Manager
  17. Ogilvy: Account Executive, Art Director, Copywriter
  18. Octagon: Account Executive, Event Specialist, Group Director
  19. McCann Workgroup: Account Executive, Art Director, Copywriter
  20. Starcom: Media Associate, Senior Analyst, Strategy Supervisor
  21. Saatchi & Saatchi: Account Executive, Art Director, Copywriter
  22. Walmart Connect: Partnerships Manager, Campaign Manager, Account Manager
  23. WPP: Researcher, Executive Assistant, Information Technology Operation Manager
  24. 360i: Media Manager, Account Manager, Art Director
  25. DDB: Account Executive, Art Director, Copywriter

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok ra mắt Attribution Manager mới cho Digital Marketer

TikTok vừa thông báo ra mắt trình quản lý phân bổ (Attribution Manager) mới nhằm mục tiêu cung cấp thêm cho các Digital Marketer những cách thức đo lường hiệu suất quảng cáo.

tiktok attribution manager
TikTok ra mắt Attribution Manager mới cho Digital Marketer

Với Attribution Manager mới, các nhà quảng cáo có thể cài đặt các tuỳ chọn phân bổ tuỳ chỉnh (attribution windows) với các chiến dịch quảng cáo trên TikTok.

Hiện công cụ mới đã được tích hợp vào trình quản lý quảng cáo của TikTok.

TikTok Attribution Manager là gì?

Theo TikTok:

“Đối với các chiến dịch quảng cáo ứng dụng (app) và website, trình quản lý phân bổ của TikTok (TikTok Attribution Manager) cho phép các marketer chọn một khoảng thời gian cụ thể để đo lường mức độ thành công của chiến dịch.

Thời lượng phân bổ nhấp qua (CTA: Click Through Attribution) có thể dao động từ 1 ngày đến 28 ngày, trong khi tùy chọn phân bổ xem qua (VTA: View Through Attribution) chỉ kéo dài tối đa là 7 ngày.”

Điều này có nghĩa là với trình phân bổ mới, các nhà quảng cáo hay người làm marketing có thể linh hoạt hơn trong việc đo lường kết quả của các quảng cáo trên TikTok, các dữ liệu sau đó sẽ được liên kết với các hành động được thực hiện trong khoảng thời gian đã chọn.

Ví dụ: một nhà tiếp thị thương hiệu (brand marketing) có thể xem các lượt xem và nhấp chuột ngay lập tức là các chỉ số hiệu suất chính của chiến dịch xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness), trong khi một thương hiệu ô tô với giá trị sản phẩm lớn hơn có thể mong đợi một chu kỳ cân nhắc mua hàng lâu hơn từ khách hàng tiềm năng.

Theo mặc định, TikTok Attribution sẽ hiển thị dữ liệu theo kiểu 7 ngày nhấp chuột (7-day click) và 1 ngày xem (1-day view) dựa trên trình theo dõi Pixel TikTok hoặc Events API.

Về bản chất, TikTok Attribution Manager sẽ giúp các nhà quảng cáo theo dõi các hành động của người dùng với quảng cáo trong một chu kỳ dài hơn, điều này có thể giúp cải thiện quá trình tối ưu hoá của các chiến dịch quảng cáo.

Bạn có thể xem thêm về tính năng mới tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Quảng cáo Instagram Reels là gì? Cách chạy Instagram Reels Ads

Cùng tìm hiểu về các nội dung xoay quanh quảng cáo trên Instagram Reels như Reels Ads là gì, cách cài đặt quảng cáo Reels Ads ra sao và hơn thế nữa.

reels ads
Instagram Reels Ads là gì? Hiểu về quảng cáo Instagram Reels

Kể từ khi được ra mắt lần đầu vào năm 2020, Instagram Reels là nền tảng video dạng ngắn của Facebook với mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với TikTok. Instagram Reels Ads là nền tảng quảng cáo được phân phối trên Reels và thuộc hệ sinh thái Facebook.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Instagram Reels Ads là gì?
  • Instagram Reels Ads sẽ được hiển thị ở đâu?
  • Cách cài đặt quảng cáo Instagram Reels Ads.
  • Một số chiến thuật quảng cáo với Reels Ads.
  • Các thông số quảng cáo chính trên Reels Ads là gì?
  • Một số kiểu bài đăng hiện sẽ không hợp lệ trên Instagram Reels Ads.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Instagram Reels Ads là gì?

Cũng tương tự các hình thức quảng cáo khác như Instagram Ads hay Facebook Ads, Instagram Reels Ads là một hình thức Ads cho phép các Advertiser hiển thị quảng cáo của họ trên Instagram Reels, nền tảng video dạng ngắn của Facebook (Meta).

Bạn có thể xem Ads là gì để có những góc nhìn toàn diện và đầy đủ nhất về thế giới hay ngành Ads hay Advertising nói chung.

Reels Ads được ra mắt lần đầu toàn cầu vào tháng 6 năm 2021 sau khi được thử nghiệm ở một số thị trường như Brazil và Australia.

Theo Mạng xã hội Instagram:

“Reels là nơi tốt nhất trên Instagram để các thương hiệu có thể tiếp cận những người không (hoặc chưa) theo dõi họ, nơi các thương hiệu và nhà sáng tạo (content creator) có thể được nhiều người dùng khác khám phá.

Reels Ads sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khán giả hơn, cho phép mọi người dùng khám phá nhiều nội dung mới mẻ hơn từ thương hiệu và nhà sáng tạo.”

Instagram Reels Ads về cơ bản cũng giống Instagram Stories Ads tức quảng cáo trên phần ‘Câu chuyện’ của Instagram, với định dạng tràn màn hình và video dọc đứng.

Và giống như các quảng cáo khác trên Instagram Stories, các quảng cáo Reels Ads sẽ được hiển thị xen kẻ giữa các video Reels tự nhiên khi người dùng đang duyệt nội dung.

Instagram Reels Ads sẽ được hiển thị ở đâu?

Khi truy cập vào ứng dụng, dưới đây là một số cách mà người dùng có thể thấy quảng cáo Reels của thương hiệu:

  1. Trong tab Reels, được truy cập qua màn hình chính.
  2. Trên trang Khám phá (Explore page).
  3. Trong nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

Cũng tương tự như các quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads), quảng cáo trên Reels được hiển thị song song và xen kẻ với các nội dung tự nhiên khác.

Cách cài đặt quảng cáo Instagram Reels Ads.

Sau khi đã hiểu quảng cáo trên Instagram Reels hay Instagram Reels Ads là gì, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm hiểu cách để cài đặt hay thiết lập một chiến dịch quảng cáo hoàn chỉnh trên Instagram Reels.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Tạo quảng cáo.

Quảng cáo trên Instagram Reels hiện chỉ khả dụng với các nội dung video, do đó, bước đầu tiên là bạn cần xây dựng các video với kích thước phù hợp (sẽ được đề cập chi tiết hơn trong các phần bên dưới).

Ở giai đoạn này, bạn cũng nên bắt đầu xây dựng các nội dung và chú thích (captions) cho video của mình cũng như các thẻ hashtag sẽ được sử dụng.

Vì các nội dung quảng cáo sẽ được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên, Instagram cũng khuyên các nhà quảng cáo có thể tìm kiếm các nội dung âm thanh đang thịnh hành trên nền tảng để đưa vào video quảng cáo của mình.

Bước 2: Truy cập vào trình quản lý quảng cáo.

Khi bạn sẵn sàng để chạy quảng cáo trên Instagram hay Instagram Reels (một phần của Instagram), hãy truy cập vào Trình quản lý quảng cáo Facebook (Facebook Ads Manager) và chọn Instagram làm vị trí quảng cáo.

Bạn có thể chạy quảng cáo trên Instagram mà không cần tài khoản Instagram. Bạn có thể sử dụng Trang Facebook hoặc tài khoản Instagram đã kết nối (nếu có).

Sau đó hãy nhấp vào tạo quảng cáo.

Bước 3: Chọn mục tiêu quảng cáo cho Instagram Reels.

Tuỳ vào mục tiêu của thương hiệu khi bắt đầu với quảng cáo Instagram Reels Ads là gì, họ có thể lựa chọn các mục tiêu quảng cáo khác nhau bao gồm:

  • Brand Awareness: Độ nhận biết thương hiệu.
  • Reach: Độ tiếp cận.
  • Traffic: Lưu lượng truy cập vào website hoặc ứng dụng.
  • App Installs: Thúc đẩy lượt cài đặt ứng dụng.
  • Video Views: Thúc đẩy lượt xem video.
  • Conversions: Tối ưu chuyển đổi.
Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin về quảng cáo.

Cũng giống như Facebook, bước tiếp theo, nhà quảng cáo cần điền đầy đủ các thông tin liên quan đến quảng cáo như ngân sách quảng cáo, lựa chọn khu vực mục tiêu hay đối tượng khách hàng cần tiếp cận.

instagram reels ads
Điền đầy đủ các thông tin về quảng cáo trên Instagram Reels Ads.
Bước 5: Chọn nơi phân phối quảng cáo.

Vì bạn đang chạy quảng cáo trên cùng một hệ sinh thái của Facebook và bạn muốn chỉ quảng cáo trên Instagram Reels, bạn cần chọn vị trí hiển quảng cáo thủ công (Manual Placements) sau đó chọn Instagram Reels làm nơi hiển thị quảng cáo.

Bước 6: Tuỳ chỉnh CTA.

Bước cuối cùng để hoàn thành Instagram Reels Ads đó là tuỳ chỉnh các nút kêu gọi hành động (CTA), nơi mà bạn muốn đối tượng mục tiêu nhấp vào.

Hiện Instagram Reels cung cấp các tuỳ chọn CTA như:

  • Shop Now
  • Read More
  • Sign Up
  • Click Here

Một số chiến thuật quảng cáo với Instagram Reels Ads.

Trước khi thực hiện bất cứ chiến dịch quảng cáo nào, dù cho đó là trên Google, Facebook hay trên Instagram Reels, điều quan trọng là bạn cần hoạch định những chiến lược hay chiến thuật tối ưu trên nền tảng.

  • Hiểu khách hàng của bạn được truyền cảm hứng bởi điều gì?

Khi bạn làm quảng cáo, bạn đang cung cấp những thông điệp thương hiệu đến người dùng, với Instagram Reels Ads cũng tương tự, những gì bạn cần làm là truy cập vào tab Instagram Reels Insights để khám phá xem các đối tượng mục tiêu của bạn là ai và họ được truyền cảm hứng bởi điều gì.

  • Sử dụng các đoạn âm thanh có thương hiệu.

Trên hầu hết các nền tảng video dạng ngắn như TikTok hay Reels, âm thanh và hiệu ứng là một phần hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến mức độ tương tác của quảng cáo.

Bằng cách sử dụng những đoạn âm thanh gốc hoặc âm thanh có thương hiệu (branded content) cùng với đó là kết hợp sử dụng với các hashtag đang thịnh hành, các nội dung của bạn sẽ có nhiều cơ hội được khám phá hơn.

  • Hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung để thúc đẩy hiệu suất.

Khi người dùng ngày càng yêu thích các nội dung được chia sẻ bởi những người mà họ chọn theo dõi (KOL, Influencer…) thay vì là trực tiếp từ thương hiệu, kết hợp với các nhà sáng tạo trên nền tảng cũng là chiến thuật các thương hiệu nên thử nghiệm.

Các thông số quảng cáo chính trên Reels Ads là gì?

Để các quảng cáo trên Instagram Reels nhanh chóng được phê duyệt và có hiệu suất cao, các nhà quảng cáo nên tuân thủ các thông số quảng cáo do nền tảng đưa ra:

  • Độ dài: Hiện Reels Ads sẽ chấp nhận các video dài tối đa 60s.
  • Định dạng: Kích thước được khuyến nghị trên Reels là 9×16.
  • Độ phân giải của video: Tối thiểu 500 x 888 pixels.
  • Dung lượng video tối đa: 4GB.
  • Văn bản chính: Tối đa 72 ký tự.
  • Hình thức phân phối quảng cáo: Tự động hoặc thủ công.
  • Mục tiêu quảng cáo: Reach, Conversions, Brand Awareness, Traffic, Video Views, App Installs, Messages.

Một số kiểu bài đăng hiện sẽ không hợp lệ trên Instagram Reels Ads.

Theo Instagram, dưới đây là một số kiểu bài đăng sẽ không được phép quảng cáo trên Instagram Reels.

  • Các bài đăng dài quá 60s.
  • Các bài đăng có gắn thẻ sản phẩm (product tag).
  • Cái bài đăng định dạng GIF (ảnh động).
  • Các video với hiệu ứng khuôn mặt.
  • Các video được lấy từ thư viện âm nhạc của Instagram: Facebook khuyến nghị các nhà quảng cáo nên sử dụng các video gốc để quảng cáo.

Kết luận.

Khi định dạng video ngắn được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong 2022 và hơn thế nữa, yêu cầu đặt ra cho các nhà quảng cáo là nhanh chóng thích ứng với các nền tảng.

Bằng cách hiểu Instagram Reels Ads là gì cũng như các chiến thuật tối ưu các chiến dịch quảng cáo, bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy khả năng tiếp cận của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Samsung bị phạt 10 triệu USD vì quảng cáo sai sự thật

Một tòa án Australia yêu cầu Samsung Australia nộp phạt 14 triệu AUD (9,65 triệu USD) vì 9 quảng cáo gây hiểu nhầm về tính năng chống nước trên smartphone. 

Samsung Australia thừa nhận đã khiến một số người mua smartphone Galaxy hiểu nhầm về mức độ kháng nước của thiết bị.

Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia (ACCC) từng kiện Samsung vào tháng 7/2019. Trong thông cáo, Samsung cho biết vấn đề không tồn tại trên các mẫu máy mới.

Theo nhà chức trách, từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2018, Samsung chạy quảng cáo trong cửa hàng và trên mạng xã hội, tuyên bố smartphone có thể dùng trong bể bơi hoặc nước biển.

Chẳng hạn, một quảng cáo có nội dung: “Một chiếc điện thoại không thể bơi 100m” kèm theo hashtag #Dowhatyoucant (làm điều không thể), cùng hình ảnh chiếc điện thoại nhúng xuống nước.

Tuy nhiên, ACCC nhận được hàng trăm khiếu nại từ người dùng, nói rằng điện thoại của họ không hoạt động bình thường, thậm chí vài trường hợp còn dừng hoạt động sau khi tiếp xúc với nước.

Chống nước là tính năng quan trọng trên điện thoại Galaxy. Nhiều khách hàng có thể đã xem được những quảng cáo gây hiểu nhầm trước khi ra quyết định mua máy mới, theo Chủ tịch ACCC Gina Cass-Gottlieb.

Án phạt là lời nhắc nhở mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp rằng, mọi tuyên bố về sản phẩm đều phải dựa trên sự thật.

Samsung và ACCC đồng tình về việc các thay đổi trên những mẫu máy mới ra mắt tại Australia kể từ tháng 3/2018 không gặp rủi ro khi tiếp xúc với nước như mẫu cũ.

ACCC hối thúc bất kỳ ai đã mua điện thoại Galaxy và gặp vấn đề cổng sạc sau khi máy bị ướt liên hệ với Samsung Australia. Những mẫu Galaxy nằm trong diện ảnh hưởng bao gồm: S7, S7 Edge, A5 , A7, S8, S8 Plus, Note 8.

Du Lam (Theo Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

(Theo ICT News)

CRM là gì? Tất cả những gì cần biết về CRM trong Marketing

Cùng tìm hiểu tất cả các khái niệm về nền tảng quản trị mối quan hệ khách hàng CRM (Customer Ralationship Management) như: CRM là gì, vai trò của các phần mềm CRM đối với doanh nghiệp là gì, các nền tảng CRM phổ biến nhất trên thế giới và hơn thế nữa.

crm là gì
CRM là gì? Tất cả những gì cần biết về CRM trong Marketing

CRM là gì? CRM là một nền tảng quản trị mối quan hệ với khách hàng. Trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ đang chi phối ngày càng nhiều các hành vi của người tiêu dùng, khi người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn và cũng ít trung thành hơn, CRM (Customer Ralationship Management) dần trở thành một chiến lược quan trọng của hầu hết các thương hiệu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • CRM là gì?
  • Phần mềm CRM là gì?
  • CRM được sử dụng cho ai.
  • Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.
  • Vai trò của CRM với doanh nghiệp là gì?
  • Một nền tảng hay hệ thống CRM hoàn chỉnh sẽ làm những công việc gì?
  • Ưu điểm của các nền tảng CRM dựa trên đám mây (cloud-based CRM).
  • Phân tích CRM là gì?
  • Lợi ích của việc phân tích CRM là gì?
  • Các số liệu phân tích chính có trong CRM.
  • Phân tích CRM trước bán hàng (Pre-Sale CRM Analytics) là gì?
  • Phân tích CRM sau bán hàng (Post-Sale CRM Analytics) là gì?
  • Các phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới.
  • Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng CRM là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CRM là gì?

CRM là từ viết tắt của Customer Relationship Management trong tiếng Việt có nghĩa là Quản trị mối quan hệ khách hàng.

CRM là khái niệm đề cập đến các hệ thống hay công nghệ quản trị mối quan hệ và tương tác với khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng.

Những gì mà các hệ thống CRM hướng tới là cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp hay thương hiệu với khách hàng để từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi nói đến thuật ngữ CRM hay khi được hỏi “CRM là gì?”, cả những người làm marketing nói riêng hay người làm kinh doanh nói chung thường đề cập đến các nền tảng hay hệ thống CRM, chính là những công cụ có thể giúp doanh nghiệp quản trị các danh sách khách hàng, quản trị các hoạt động bán hàng và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, các CRM còn được sử dụng với nhiều sứ mệnh hơn chẳng hạn như việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu với toàn bộ vòng đời của khách hàng (customer lifecycle) thông qua các hoạt động marketing, dịch vụ khách hàng (CS), bán hàng, thương mại điện tử và vô số các điểm chạm khác trong suốt hành trình mua sắm của khách hàng.

Theo Salesforce, một giải pháp CRM hoàn chỉnh là giải pháp tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng ở góc độ cá nhân với mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm, giữ chân và làm hài lòng khách hàng.

CRM trong tiếng Anh có nghĩa là Customer Relationship Management.

Phần mềm CRM là gì?

Khi nói đến các khái niệm xoay quanh thuật ngữ CRM, phần mềm CRM là một trong số các thuật ngữ được quan tâm nhiều nhất, vậy phần mềm CRM là gì?

Phần mềm CRM ngày nay còn có các tên gọi khác như nền tảng CRM, ứng dụng CRM hay hệ thống CRM, trong khi trước đây CRM là những phần mềm được cài đặt tại chỗ, ngày nay phần lớn CRM chạy trên nền tảng Cloud (điện toán đám mây).

Do đó, cụm từ phần mềm CRM dần không còn được phổ biến mà thay vào đó là hệ thống CRM, nơi các doanh nghiệp có thể đăng nhập, cấu hình và sử dụng hoàn trên nền tảng web mà không cần phải cài đặt qua máy chủ vật lý.

Những ai sử dụng CRM hay CRM dành cho ai?

Như đã phân tích ở trên, CRM không phải là hệ thống riêng lẻ dành cho bộ phận marketing hay bán hàng (sales), CRM theo đó được sử dụng bởi rất nhiều các bộ phận khác trong doanh nghiệp như kế toán, tuyển dụng, dịch vụ khách hàng, công nghệ, phân phối, phát triển kinh doanh và hơn thế nữa.

Một hệ thống CRM được sử dụng hiệu quả là khi doanh nghiệp hay trong nhiều trường hợp là các marketer dùng nó để lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng (và khách hàng tiềm năng), xác định các cơ hội bán hàng, xác định các nỗi đau hay vấn đề của khách hàng hay quản lý tất cả các chiến dịch marketing tại cùng một điểm duy nhất.

Ngoài ra, những dữ liệu có được trong CRM cần phải được chia sẻ đến tất cả những ai trong doanh nghiệp cần và có liên quan đến nó.

Khi những người có liên quan có thể thấy được cách khách hàng đã tương tác, cách họ mua hàng và hơn thế nữa, họ có thêm thông tin cho các quyết định chiến lược của mình.

Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.

crm là gì
Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ công ty nghiên cứu thị trường GrandviewResearch, ngân sách chi tiêu toàn cầu cho CRM sẽ đạt mức hơn 114 tỷ USD vào năm 2027 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là hơn 13%.

Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng các chiến lược phát triển xoay quanh khách hàng trong tương lai, CRM là những gì bạn cần.

Để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về tầm quan trọng của các hệ thống CRM, bạn cứ thử hình dung rằng, bằng cách nào bạn có thể chuyển đổi tất cả các dữ liệu từ bộ phận bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing hay Social Media thành các cơ hội kinh doanh?

Hệ thống CRM có thể đưa ra những thông tin tổng quan về khách hàng.

Với CRM, bạn có thể xem lại tất cả các lịch sử tương tác hay bán hàng trước đây của khách hàng với thương hiệu, tình trạng đơn hàng của họ, mọi vấn đề về dịch vụ khách hàng còn tồn động hay những nhu cầu chưa được thoả mãn.

Những người làm marketing từ đây có thể sử dụng giải pháp CRM để quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch cũng như bắt đầu tiếp cận khách hàng từ góc nhìn dữ liệu (data driven marketing), đồng thời hiểu rõ hơn về các quy trình bán hàng sắp tới.

Một bức tranh đầy đủ về “đường đi” của khách hàng sẽ được thể hiện trên CRM.

CRM giúp doanh nghiệp hướng đến sự toàn diện.

Nếu doanh nghiệp của bạn coi khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động, bạn không nên xem các CRM như là một công cụ bán hàng và marketing, thay vào đó hãy đưa chúng vào sâu hơn trong các hoạt động vận hành của doanh nghiệp – từ tài chính đến dịch vụ khách hàng hay quản lý chuỗi cung ứng.

Mặc dù các hệ thống CRM vốn được sử dụng làm công cụ bán hàng và marketing, những dịch vụ và hoạt động hỗ trợ khách hàng trong suốt hành trình khách hàng hay phễu bán hàng (Sales Funnel) là một giá trị to lớn khác.

Ở một góc nhìn chiến lược khác, khi khách hàng hiện đại ngày càng tìm kiếm, di chuyển và tương tác với thương hiệu trên rất nhiều kênh và điểm chạm khác nhau, một hệ thống hay công nghệ có thể tập trung và kết nối tất cả chúng lại với nhau chính là những gì mà CRM đang thể hiện tầm quan trọng của mình.

Vai trò của CRM đối với doanh nghiệp là gì?

Qua các phân tích ở trên hẳn là bạn đã có thể hiểu cơ bản về giá trị và ý nghĩa hay những gì mà một hệ thống CRM có thể mang lại, dưới đây là vai trò của nó đối với toàn bộ doanh nghiệp và thương hiệu.

CRM giúp kết nối tất cả các điểm kinh doanh rời rạc.

Theo các nghiên cứu, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều thừa nhận rằng các điểm kinh doanh rời rạc hay sự tách biệt giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp là một nguyên nhân lớn làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, đặc biệt là với các trải nghiệm của khách hàng.

Với các hệ thống CRM, khi các dữ liệu và thông tin được chia sẻ một cách xuyên suốt và liền mạch với nhau, tất cả các nhân viên hay bộ phận kinh doanh khác nhau có thể xem và quản lý tất cả các mối quan hệ với khách hàng, xem cách các bộ phận khác đã tương tác với họ và hơn thế nữa.

Chính vì những điều này, những tác động tiêu cực từ các điểm kết nối rời rạc có thể dần được cải thiện thông qua chính các CRM.

Đối với các doanh nghiệp hiện đang bán hàng đa kênh (Omni Channel), CRM cũng đóng vai trò kết nối và đánh giá hiệu suất từ các kênh hay điểm chạm khác nhau.

CRM giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi được áp dụng một cách bài bản và có chiến lược, dưới đây là những số liệu cho thấy cách các hệ thống CRM đã có thể tác động đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ Salesforce, những gì CRM mang lại là:

Đối với hoạt động bán hàng:
  • Tỷ lệ chuyển đổi tăng 30%.
  • Giá trị đơn hàng tăng 15%.
  • Tỷ lệ chốt đơn thành công tăng 22%.
Đối với Marketing:
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tăng 24%.
  • Tỷ lệ xác nhận khách hàng có nhu cầu tăng 31%.
  • Mức độ hiệu quả của các chiến dịch tăng 36%.
Đối với dịch vụ khách hàng (CS).
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 27%.
  • Tỷ lệ hài lòng của khách hàng tăng 30%.
Đối với các hoạt động bán hàng trực tuyến.
  • Doanh thu trực tuyến tăng 15%.
  • Lượng thời gian cần để xây dựng các chiến lược mới giảm 28%.

CRM giúp xác định và phân loại khách hàng tiềm năng (Lead).

CRM là gì? Cách CRM giúp xác định và phân loại khách hàng tiềm năng (Lead).

Một vai trò tiếp theo mà các hệ thống CRM có thể giúp doanh nghiệp đó là xác định và thêm khách hàng tiềm năng mới một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời phân loại chúng một cách chính xác nhất.

Ví dụ, khi doanh nghiệp của bạn đã xây dựng nên một loat các thông số để xác định một người dùng nào đó là khách hàng tiềm năng, CRM có thể ghi nhận và lưu trữ các thông tin đó, ngoài ra khi doanh nghiệp của bạn cũng phân chia thành khách hàng thành các danh mục khác nhau, bạn cũng có thể chỉ định nó từ trong chính CRM.

Bằng cách tập trung vào các khách hàng tiềm năng phù hợp hoặc có nhu cầu cao nhất (theo thứ tự ưu tiên), các bộ phận bán hàng có thể nhanh chóng kết nối với các khách hàng có khả năng mua hàng cao trong khi marketing cũng xác định được khách hàng nào cần được nuôi dưỡng nhiều hơn.

Khi tất cả các thông tin về khách hàng tiềm năng được tập hợp và phân loại tại một nơi duy nhất, toàn bộ các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp có thể tự xác định và đưa ra những giải pháp riêng hướng tới mục tiêu là chuyển đổi khách hàng.

CRM giúp gia tăng giá trị trọn đời của khách hàng (CLV).

Khi bạn có thể có được những bức tranh đầy đủ nhất về một khách hàng nào đó, xem cách họ mua hàng, số lượng mua hay tần suất mua, bạn có thể có thêm các giải pháp mới để duy trì và gia tăng giá trị cộng thêm từ họ.

Với khả năng tiếp cận tốt hơn, bạn cũng sẽ có thể khiến khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ tốt hơn. Theo một số các nghiên cứu, những khách hàng hài lòng có khả năng trở thành khách hàng trung thành với sức mua tăng lên đến 33%.

CRM giúp doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.

Ngày nay, khi khách hàng ngày càng đòi hỏi hay kỳ vọng nhiều hơn từ các thương hiệu, từ các dịch vụ liền mạch đến các hoạt động hỗ trợ tức thời (real-time), việc nhanh chóng nắm bắt các vấn đề của khách hàng hay hỗ trợ cá nhân có thể giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng nhiều hơn với những sự hỗ trợ tốt hơn.

CRM giúp cải thiện các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp.

Một hệ thống CRM tốt là hệ thống sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp của bạn và hơn thế nữa, từ các chiến dịch quảng cáo trên Facebook hay Google đến các nền tảng khác.

Bằng cách này, CRM có thể hoạt động như một công cụ lắng nghe khách hàng (Social Listening), cung cấp cho thương hiệu những hiểu biết sâu sắc chưa từng có về cách khách hàng nghĩ và những gì họ đang nói về thương hiệu.

Từ đây, doanh nghiệp có nhiều cách hơn để cải thiện mình, không chỉ là về sản phẩm hay dịch vụ mà còn là về các chiến lược kinh doanh tổng thể.

Một nền tảng hay hệ thống CRM hoàn chỉnh sẽ làm những công việc chính là gì?

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng hệ thống hay phần mềm CRM khác nhau (do doanh nghiệp lựa chọn hoặc xây dựng) mà nó có thể làm những công việc khác nhau, dưới đây là những điểm chính mà một nền tảng quản trị khách hàng có thể làm.

CRM thu thập dữ liệu và tìm kiếm khách hàng.

Khi được tích hợp vào hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, các CRM sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như website, email, điện thoại, các nền tảng mạng xã hội của khách hàng – và hơn thế nữa – trên nhiều nguồn và kênh khác.

CRM cũng giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, xây dựng mối quan hệ với họ và giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp.

CRM lưu trữ các thông tin về khách hàng.

Bên cạnh việc thu thập và tìm kiếm khách hàng, một CRM tốt phải có thể lưu trữ nhiều thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng, chẳng hạn như sở thích cá nhân hay hành vi trực tuyến của họ.

Những gì mà các công việc này của CRM mang lại là xây dựng nên một chân dung khách hàng mục tiêu, những người mà thương hiệu mong muốn được tiếp cận và bán hàng.

Với những cái nhìn tổng hợp về mọi khách hàng tiềm năng, hệ thống CRM sau đó được sử dụng để quản lý các hoạt động và tương tác hàng ngày của khách hàng.

CRM thúc đẩy các hoạt động nhắm mục tiêu của Marketing.

Từ góc nhìn marketing, một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của các CRM đó là giúp họ đưa ra những thông điệp thương hiệu phù hợp, vào đúng thời điểm, thông qua đúng kênh và đúng khách hàng.

Đối với bộ phận bán hàng, khi họ có thể xem được cách mà từng khách hàng được marketing, họ cũng chủ động đưa ra các giải pháp bán hàng mới phù hợp hơn với từng nhóm khách hàng.

Ví dụ, họ có thể đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hơn đến các nhóm khách hàng tương tác nhiều với các thông điệp khuyến mãi.

CRM kết nối với các nền tảng hay công cụ kinh doanh khác.

Nhiều hệ thống CRM mới ngày này có thể được tích hợp hay kết nối (API) đến các công cụ kinh doanh khác, chẳng hạn như kế toán hay phân phối, từ đó doanh nghiệp có thể có được những góc nhìn toàn cảnh hơn về khách hàng của mình.

CRM và AI.

crm
Mối quan hệ giữa CRM và AI là gì?

Một công việc cũng hết sức quan trọng khác mà các nền tảng CRM có thể làm đó là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thực thi các tác vụ một cách tự động như nhập liệu hay chấm điểm khách hàng tiềm năng dựa trên dữ liệu (Lead Scoring).

Những Customer Insights được tạo tự động giúp các nhà tiếp thị hiểu khách hàng của mình nhiều hơn hay thậm chí là có thể dự báo cách khách hàng có thể phản ứng với các chiến dịch trong tương lai.

Ưu điểm của các nền tảng CRM dựa trên đám mây (cloud-based CRM).

Đứng về mặt kỹ thuật, CRM có thể được phân thành 2 loại đó là CRM tại chỗ (on-premises CRM) và CRM chạy trên nền tảng điện toán đám mây (cloud-based CRM).

On-premises CRM là gì?

on-premises CRM được hiểu đơn giản là các hệ thống CRM được cài đặt và lữu trữ bởi hệ thống server (máy chủ) của doanh nghiệp.

Mặc dù việc sử dụng các on-premises CRM có những lợi thế như tự chủ về dữ liệu hay toàn quyền chỉnh sửa khi cần thiết, kiểu CRM lại có vô số các bất lợi như phí bảo dưỡng cao hay khả năng tích hợp đa kênh yếu.

Cloud-based CRM là gì?

Ngược lại với các hệ thống CRM tại chỗ, các CRM được chạy trên nền tảng điện toán đám mây là một cuộc cách lớn trong ngành công nghệ nói chung và kinh doanh nói riêng.

Bằng cách có thể truy cập dữ liệu một cách thức thời ở bất cứ nơi đâu, tính tích hợp linh hoạt cũng như khả năng mở rộng “không giới hạn”, các tổ chức hay doanh nghiệp trên toàn thế giới đang tận dụng sức mạnh của công nghệ điện đám mây như là một động lực tăng trưởng mới.

Hầu hết các nền tảng thương mại điện tử như Amazon hay công nghệ như Microsoft đều sử dụng công nghệ Cloud để thu thập và lưu trữ dữ liệu.

Dưới đây là một số ưu điểm mà các cloud-based CRM có được:

Cloud-based CRM giúp bạn làm việc từ bất cứ nơi đâu.

Chỉ cần truy cập vào hệ thống từ các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính xách tay, bạn có thể có được toàn bộ các dữ liệu của CRM.

Cloud-based CRM giúp giảm chi phí (thiết lập và bảo trì).

Trái ngược lại với các nền tảng CRM tại chỗ như đã phân tích ở trên, các CRM dựa trên đám mây không cần cài đặt và không cần thiết lập phần cứng, chính những điều này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn rất nhiều.

Khả năng động bộ hay tích hợp dữ liệu của các Cloud-based CRM.

Vì tất cả các dữ liệu được lưu trữ trên các đám mây, khả năng tích hợp với các công cụ cộng tác khác cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Phân tích CRM là gì?

Phân tích CRM là gì?
Phân tích CRM là gì?

Phân tích CRM hay Customer relationship management Analytics là quá trình thu nhập, sắp xếp và đồng bộ dữ liệu của khách hàng trên toàn bộ doanh nghiệp hay tổ chức với mục tiêu cuối cùng là giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải thông qua các công cụ báo cáo, trang phân tích tổng quan hoặc các phương pháp khác.

Phân tích CRM bao gồm 3 giai đoạn hay quá trình quan trọng nhất đó là phân tích marketing, phân tích bán hàng (sales) và cuối cùng là phân tích dịch vụ khách hàng.

Lợi ích chính của việc phân tích CRM là gì?

Như đã đề cập ở trên, việc phân tích CRM còn quan trọng hơn cả việc doanh nghiệp có đang sử dụng CRM hay không, vì nó quyết định trực tiếp đến những giá trị hay những gì mà CRM có thể mang lại.

  • Xác định tỷ lệ chuyển đổi của các tệp khách hàng.

Các báo cáo có được từ phân tích CRM chỉ ra phần trăm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đã chuyển đổi thành doanh số bán hàng. Dữ liệu này cũng sẽ giúp thương hiệu dự đoán doanh thu tiềm năng trong tương lai.

  • Xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Trong bất kỳ phân khúc hay ngành nghề kinh doanh nào, việc xác định các cơ hội kinh doanh, đặc biệt là các cơ hội có tiềm năng cao có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp — cũng như giúp các đội nhóm bán hàng chuyển hướng tập trung sang các cơ hội mới còn chưa được khám phá.

  • Đánh giá các dịch vụ khách hàng một cách tốt hơn.

Trong các báo cáo phân tích CRM, bạn sẽ có thể đi sâu vào những gì khách hàng đang nghĩ về đội ngũ bán hàng của bạn. Từ những kết quả này, bạn có thể chủ động đưa ra các dịch vụ mới hoặc cải thiện các dịch vụ hiện có.

  • Có được những dữ liệu chính xác từ khách hàng.

Trước khi thực hiện bất cứ chiến dịch marketing nào, điều doanh nghiệp cần là hiểu được họ đang tiếp cận tới ai. Thông qua những dữ liệu chính xác từ CRM, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận đúng người với đúng thông điệp.

  • Hiểu hành trình chuyển đổi khách hàng.

Một giá trị khác mà hoạt động phân tích CRM có thể mang lại đó là doanh nghiệp có được một bức tranh toàn cảnh hơn về hành trình của khách hàng, từ lúc khách hàng biết về thương hiệu đến lúc chuyển đổi bán hàng.

Chính những sự hiểu biết này có thể giúp các đội nhóm bán hàng và marketing xác định nơi hay giai đoạn mà khách hàng thường dễ “rơi” nhất.

  • Giám sát hiệu quả công việc của nhân viên.

Thông qua các báo cáo từ CRM, bạn sẽ có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của các nhân viên ở từng giai đoạn chuyển đổi khác nhau.

Chẳng hạn nếu bạn đang là người quản lý của một doanh nghiệp nào đó có hàng ngàn khách hàng mới mỗi tháng, thay vì bạn sử dụng các cách thức thủ công để xem báo cáo, bạn có thể sử dụng CRM để xem kết quả tức thì của từng nhân viên khác nhau.

Các số liệu phân tích chính trong CRM.

Tuỳ vào từng nền tảng hay công cụ CRM khác nhau, các số liệu được thể hiện có thể khác nhau, dưới đây là những số liệu chính bạn cần theo dõi trong CRM.

  • Doanh thu có được từ khách hàng.

Việc đánh giá doanh thu có được từ các khách hàng cũng như doanh thu cơ hội bị mất từ các khách hàng rời bỏ (customer churn) đều quan trọng với doanh nghiệp.

Trong khi việc phân tích các khách hàng rời bỏ trong CRM có thể khiến bạn không mấy dễ chịu, nó cho phép bạn đưa ra các chiến lược mới để hạn chế tỷ lệ rời bỏ của khách hàng.

Doanh thu của khách hàng có thể được tính hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay toàn bộ vòng đời của khách hàng (CLV).

  • Net Promoter Score (NPS).

Không chỉ đối với phạm vi phân tích CRM, chỉ số NPS cũng hết sức quan trọng với hoạt động marketing nói chung, vậy NPS là gì?

NPS được viết tắt từ Net Promoter Score, là chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ hiện có của doanh nghiệp.

Thông thường, NPS được thu thập thông qua các bảng câu hỏi nghiên cứu khách hàng về khả năng mà một khách hàng nào đó sẵn sàng giới thiệu thương hiệu với người khác, cụ thể là bạn bè, đồng nghiệp hay người thân của họ.

Những câu hỏi này được đánh giá trên thang điểm 10.

  • Tỷ lệ gia hạn hoặc ký lại.

Số liệu này cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ thanh toán theo tháng hay thuê bao (subscription-based).

Tỷ lệ gia hạn là chỉ số đo lường số lượng khách hàng đăng ký lại dịch vụ.

Mặc dù cách tính chỉ số này hết sức đơn giản, nó là số liệu cho thấy mức độ phù hợp của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đối với một hoặc môt nhóm khách hàng cụ thể, hoặc cho doanh nghiệp thấy mức độ giá trị (trọn đời) của từng tệp khách hàng.

  • Chi phí duy trì hay giữ chân khách hàng (Retention Cost).

Giữ chân khách hàng là một trong những thước đo quan trọng nhất của CRM hay chính xác là những gì mà CRM có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Gartner ước tính rằng gần 80% doanh thu của một doanh nghiệp chỉ đến từ 20% nhóm khách hàng (lý tưởng) hiện tại của họ.

Điều này cho thấy rằng việc nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng hiện tại là vô cùng quan trọng và chiến lược tìm kiếm khách hàng mới không phải lúc nào cũng là chiến lược tốt nhất.

Phân tích CRM trước bán hàng (Pre-Sale CRM Analytics) là gì?

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới luôn là bước đi đầu tiên mang tính quyết định đến toàn bộ quá trình chuyển đổi và bán hàng.

Để có thể thu hút các tệp khách hàng mới, dưới đây là một số hạng mục bạn cần phân tích:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới: Thông qua các kênh khác nhau như Facebook Ads hay Google Ads, các đội nhóm bán hàng và marketing bắt đầu tìm kiếm các tương tác với khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ chuyển đổi, ít nhất là thành MQL (Marketing Qualified Lead) là số liệu quan trọng ở giai đoạn này.
  • Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng có cơ hội bán hàng (Sales Qualìied Lead): Từ các khách hàng tiềm năng hiện có, các đội nhóm bán hàng và marketing đã chuyển đổi họ như thế nào.

Phân tích CRM sau bán hàng (Post-Sale CRM Analytics) là gì?

Như đã phân tích ở trên, giữ chân khách hàng là một trong những thách thức lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là một khi khách hàng đã bắt đầu mua các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, bạn cần theo dõi và phân tích các hoạt động của họ sau đó.

Dưới đây là những gì bạn cần phân tích và theo dõi trong CRM.

  • Theo dõi vấn đề. Đơn giản là bạn cần theo dõi các vấn đề mà khách hàng hiện đang gặp phải. Giúp họ giải quyết các vấn đề đó và hạn chế các vấn đề tương tự trong tương lai.
  • Bán hàng bổ sung. Bạn phải luôn kiểm tra xem khách hàng của mình liệu có đang mua hàng bổ sung hay không. Việc phân tích các doanh số bán hàng cộng thêm cũng có thể giúp thương hiệu gia tăng doanh số bán hàng từ các chương trình mới.
  • Mô hình chi tiêu. Nếu khách hàng chỉ tiêu trong một phạm vi hay định mức nhất định, bạn nên tìm hiểu lý do tại sao khách hàng lại có hành vi đó hay điều gì có thể giúp khách hàng của mình chi tiêu nhiều hơn.

Các phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới.

Nếu bạn thử tìm kiếm trên Google, có vô số các phần mềm hay hệ thống CRM khác nhau, bao gồm cả những CRM nội địa lẫn các CRM ở quy mô toàn cầu.

Dưới đây là Top 5 CRM lớn nhất trên thế giới tính đến năm 2022.

  • 1 – Salesforce: Khi nói đến các hệ thống CRM, Salesforce là cái tên cần nói đến đầu tiên. Tính đến hết năm 2021, Salesforce có hơn 56.000 nhân viên toàn cầu với doanh số vượt mức 20 tỷ USD (Theo Statista). Hiện Salesforce chiếm hơn 20% thị phần CRM toàn cầu.
Biểu đồ doanh thu của Salesforce CRM qua các năm.
  • 2 – Microsoft Dynamics CRM: Nằm trong hệ sinh thái công nghệ của gã khổng lồ Microsoft, hiện Microsoft Dynamics CRM đang chiếm khoảng hơn 15% thị phần CRM toàn cầu.
  • 3 – Zoho CRM: Zoho CRM là một trong những hệ thống CRM hàng đầu được phát hành vào năm 2005 bởi Sridhar Vembu và Tony Thomas tại Ấn Độ. Với hơn 360.000 khách hàng trên toàn thế giới và mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 15,1%, Zoho CRM đứng ở Top 5 CRM lớn nhất trên thế giới.
  • 4 – SugarCRM: Được ra mắt tại California, Mỹ vào năm 2004 bởi Clint Oram, Jacob Taylor và John Roberts, SugarCRM luôn đứng trong danh sách các công ty và hệ thống CRM tốt nhất toàn cầu. Tính đến năm 2021, doanh số của SugarCRM vượt mức 72,8 triệu USD và con số này không ngừng tăng lên.
  • 5 – Oracle CRM: Oracle CRM là hệ thống CRM của gã khổng lồ Oracle với doanh thu hàng năm khoảng hơn 40 tỷ USD. Oracle CRM là một trong những phần mềm CRM dựa trên điện toán đám mây được thiết kế bởi Tập đoàn Oracle vào năm 1998.

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng CRM.

  • CRM là từ viết tắt của chữ cái gì?

CRM được viết tắt từ Customer Ralationship Management, có nghĩa là quản trị mối quan hệ với khách hàng.

  • CRM Software là gì?

CRM Software là các phần mềm CRM, khái niệm đề cập đến các nền tảng hay hệ thống (CRM System) quản trị mối quan hệ với khách hàng.

Saleforce hay Zoho chính là các CRM Software phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Kết luận.

Hy vọng thông qua bài viết tương đối sâu nói trên của MarketingTrips, bạn có thể hiểu được CRM là gì, vai trò to lớn của các hệ thống CRM với doanh nghiệp, cùng nhiều nội dung khác xoay quanh nền tảng quản trị khách hàng CRM.

Bằng cách xây dựng cho doanh nghiệp của mình những nền tảng CRM tối ưu ngay từ đầu, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để hiểu và kết nối với khách hàng, để từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Cannes Lions 2022: TikTok tiết lộ chiến lược mới trên nền tảng

Tại hội nghị Cannes Lions vừa qua được tổ chức tại Pháp, các nhà lãnh đạo của TikTok đã tiết lộ một vài chiến lược của nền tảng trong 2022 và thời gian tới.

tiktok Cannes Lions
Cannes Lions: TikTok tiết lộ chiến lược mới trên nền tảng

Vào ngày 20 tháng 6 vừa qua, tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2022 (Cannes Lions International Festival of Creativity).

Các nhà lãnh đạo của TikTok đã chia sẻ một số nội dung về tầm nhìn và chiến lược ưu tiên của nền tảng trong 2022 và thời gian tới.

Cannes Lions được coi là một trong những lễ trao giải lớn nhất thế giới trong ngành quảng cáo và được tổ chức thường niên tại Pháp.

Trong số các nội dung đã được chia sẻ bởi TikTok, các nội dung chính bao gồm: tiếp tục phát triển tính năng mua sắm trong ứng dụng, những thách thức mới về tính an toàn, tác động của quyền riêng tư trên iOS 14 đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội và nền kinh tế của những người có ảnh hưởng (influencer economy) cũng như nhà sáng tạo (creator economy).

TikTok Cannes Lions 2022: TikTok dự định thu hút nhiều nhà quảng cáo hơn bất chấp các giới hạn về quyền riêng tư.

Ông Blake Chandlee, chủ tịch phụ trách các giải pháp vận hành toàn cầu của TikTok tiết lộ rằng nền tảng này hiện có hàng trăm nghìn nhà quảng cáo, tuy nhiên họ đang hướng tới con số hàng triệu người.

Để đạt được mục tiêu này, TikTok sẽ sớm thêm các công cụ mới vào nền tảng và triển khai một chương trình mới liên quan đến báo cáo chất lượng của quảng cáo.

Theo Ông Ray Cao, giám đốc điều hành và là người đứng đầu toàn cầu về sản phẩm, chiến lược và hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của TikTok cho biết TikTok sẽ thêm nhiều tính năng nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh (contextual targeting) hơn.

Ngoài ra, nền tảng này cũng đang nỗ lực để giải quyết các vấn đề về kiểm soát chất lượng và an toàn thương hiệu, một trong những nỗi đau bấy lâu nay của các nhà quảng cáo, đặc biệt là nhà quảng cáo của các thương hiệu lớn.

“TikTok sẽ tiến hành kiểm tra âm thanh, văn bản và biểu tượng cảm xúc để đảm bảo các thương hiệu không vô tình liên kết đến một cái gì đó có thể có vấn đề.”

Tính năng mua sắm trong nền tảng (in-app shopping) sẽ được mở rộng.

“TikTok hiện đang trong quá trình mở rộng toàn cầu chức năng mua sắm trực tiếp (live shopping)”, theo Sofia Hernandez, giám đốc tiếp thị kinh doanh toàn cầu của TikTok.

Tính năng mới này sẽ cho phép các thương hiệu tận dụng hiệu ứng lan truyền mà họ có thể có được từ những nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Những thay đổi này sẽ hướng đến mục tiêu giúp các nhà tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketer) nhắm mục tiêu đến đối tượng một cách chính xác hơn.

Các thương hiệu và nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) sẽ có thể tăng cường khả năng hiển thị của họ trên nền tảng với ít lo lắng hơn về tính an toàn, đồng thời họ cũng có thể bán hàng một cách thuận tiện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook Ads đang thử nghiệm sản phẩm quảng cáo mới

Facebook đang phát triển sản phẩm quảng cáo mới trong Facebook Ads trước những ảnh hưởng của quyền riêng tư trong thời gian gần đây.

Theo thông tin từ BusinessInsider:

“Facebook đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển một sản phẩm quảng cáo mới không dựa vào bất kỳ thông tin cá nhân ẩn danh nào từ người dùng.

Với tên gọi là Basic Ads, sản phẩm quảng cáo mới sẽ nhắm đến các nhà quảng cáo thương hiệu đang cố gắng xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) và hình thành nhận thức về sản phẩm.

Facebook Basic Ads sẽ được đo lường bằng các số liệu cơ bản bao gồm mức độ tương tác và lượt xem video.”

Như đã phân tích ở trên, vì sản phẩm quảng cáo mới sẽ không tập trung vào việc nhắm mục tiêu thông qua dữ liệu hay bán hàng, mục đích chính của các nhà quảng cáo hay thương hiệu khi này là tiếp cận những người mới, những người có thể sẽ không bao giờ trở thành khách hàng (người mua) của thương hiệu.

Trọng tâm sẽ là xây dựng nhận thức chung về thương hiệu bằng cách tiếp cận một tệp khách hàng rộng hơn và không muốn nhắm mục tiêu đến bất kỳ đối tượng nào cụ thể.

Những ảnh hưởng lớn từ Apple.

Kể từ khi bản cập nhật ATT mới của Apple được áp dụng, Facebook cho biết công ty này sẽ mất khoảng 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong suốt năm 2022.

Như một phần của các phản ứng nhằm mục tiêu hạn chế các tổn thất do bản cập nhật này mang lại, sản phẩm quảng cáo mới của Facebook trong Facebook Ads sẽ giúp nền tảng này thu hút thêm nhiều nhà quảng cáo hơn tiếp tục sử dụng nền tảng để tiếp cận khách hàng mục tiêu, đặc biệt là khi mục tiêu của họ là xây dựng thương hiệu.

Facebook đang thử nghiệm Basic Ads tại châu Âu và Mỹ trước khi mở rộng sang các thị trường khác trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách đo lường hiệu suất của các chiến dịch Social Media

Nếu các nền tảng mạng xã hội (Social Media) đang là trọng tâm chiến lược của thương hiệu, hãy tham khảo bài viết dưới đây của MarketingTrips để tìm hiểu cách đo lường hiệu suất của chiến dịch Social Media.

đo lường hiệu suất Social Media
Cách đo lường hiệu suất của các chiến dịch Social Media

Cũng tương tự như việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing hay nội dung (Content), các KPIs trên Social Media đùng để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch trên các nền tảng mạng xã hội.

Các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) mà bạn, với tư cách là marketer cần đo lường trong các chiến dịch Social Media đó là:

  • Các lượt chia sẻ, bình luận và gửi tin nhắn (Inbox).
  • Tỷ lệ tương tác.
  • Các vấn đề đã được giải quyết.
  • SSoV (Tỷ lệ chia sẻ của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội).
  • ROAS (Lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo).
  • Tỷ lệ chuyển đổi (CR).

Các lượt chia sẻ, bình luận và gửi tin nhắn (Inbox) là các chỉ số đo lường hiệu suất căn bản nhất cần có trên Social Media.

Chính là tổng số lượng các lượt tương tác chính như chia sẻ, thích, bình luận hay gửi tin nhắn đến Trang, bao gồm cả từ các hoạt động tự nhiên (Organic) lẫn có trả phí (Paid).

Tỷ lệ tương tác.

Là tỷ lệ phần trăm tương tác trên mỗi Trang (quảng cáo, chiến dịch) so với số lượng tổng thể làm hệ quy chiếu so sánh.

Ví dụ nếu bạn muốn đo lường tỷ lệ tương tác của quảng cáo, bạn chỉ cần lấy số lượng các tương tác nhận được (Click, Like, Share, Comment…) chia cho tổng số lượt tiếp cận (Reach) của quảng cáo hay chiến dịch quảng cáo đó.

Các vấn đề đã được giải quyết.

Khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội, một trong những mục tiêu quan trọng của các thương hiệu đó là cải thiện sức khoẻ của thương hiệu.

Nếu bạn nhận thấy thương hiệu của bạn hay khách hàng của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó, bạn có thể sử dụng mạng xã hội để theo dõi và kiểm soát cách các vấn đề đó đã được giải quyết.

SSoV (Tỷ lệ chia sẻ của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội).

Cũng tương tự khái niệm Brand Share of Voice, SSoV hay Social Share of Voice là chỉ số đo lường mức độ chia sẻ tiếng nói, hình ảnh hay mức độ nhận biết của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.

Ví dụ nếu thương hiệu của bạn phủ đến 30% quảng cáo cho một sản phẩm nào đó so với toàn bộ các thương hiệu đang chạy các quảng cáo về sản phẩm tương tự, SSoV của bạn khi này là 30%.

SSoV thường gắn liền với các sản phẩm hay thương hiệu cụ thể.

ROAS (Lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo) là một chỉ số hiệu suất quan trọng khác cần đo lường trên Social Media.

ROAS là từ viết tắt của Return on Ad Spend, chính là mức độ lợi nhuận mà nhà quảng cáo có được trên chi tiêu quảng cáo.

Ví dụ nếu bạn bỏ ra 10 đồng ngân sách quảng cáo và thu về 50 đồng lợi nhuận, ROAS = 50/10*100 = 500%.

Tỷ lệ chuyển đổi (CR).

Tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, cách tính tỷ lệ chuyển đổi có thể khác nhau, tuy nhiên cách tính phổ biến nhất là lấy kết quả có được chia cho kết quả đầu vào.

Ví dụ cứ có 100 người truy cập landing page bán hàng của bạn thì có 1 người mua hàng, khi này tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) = 1/100 = 1%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads thêm yêu cầu cho các quảng cáo về tài chính

Google Ads đang tìm cách ngăn chặn những hành vi gian lận tài chính trong quảng cáo bằng cách mở rộng chương trình xác minh quảng cáo của mình sang nhiều quốc gia hơn.

Google Ads quảng cáo tài chính
Google Ads thêm yêu cầu cho các quảng cáo về tài chính. Image Source: Shutterstock

Google Ads đang mở rộng chương trình xác minh cho các quảng cáo về chủ đề tài chính, chương trình này sẽ yêu cầu các nhà quảng cáo ở nhiều quốc gia hơn phải chứng minh rằng họ được phép quảng cáo các dịch vụ tài chính tại quốc gia đó.

Xác minh bổ sung mới sẽ thêm một lớp bảo vệ nhằm chống lại các gian lận tài chính, giúp đảm bảo người dùng không bị lừa khi họ nhấp vào quảng cáo.

Kể từ khi Google lần đầu tiên triển khai chương trình này ở Vương quốc Anh vào tháng 9 năm 2021, nền tảng này đã làm hạn chế đáng kể các quảng cáo gian lận.

Và từ lý do này, Google đang mở rộng chương trình đến các quốc gia khác từ Úc, Singapore đến Đài Loan.

Cập nhật mới của Google Ads có ý nghĩa gì đối với các nhà quảng cáo?

Các nhà quảng cáo ở các thị trường được áp dụng yêu cầu mới sẽ phải trải qua 2 bước bổ sung trước khi có thể chạy quảng cáo để quảng bá các dịch vụ tài chính.

Các nhà quảng cáo theo đó sẽ phải:

  • Chứng minh rằng họ được ủy quyền hay cấp phép bởi các cơ quan quản lý dịch vụ tài chính hay cơ quan làm luật tương ứng của họ.
  • Hoàn thành chương trình xác minh nhà quảng cáo của Google.

Chính sách này có hiệu lực vào ngày 30 tháng 8 tới và các nhà quảng cáo có thể bắt đầu đăng ký xác minh vào cuối tháng 6.

Được xác minh bởi Google.

Chương trình xác minh nhà quảng cáo của Google bao gồm nhiều yêu cầu khác nhau và mỗi yêu cầu đều cần các bước riêng để hoàn thành.

Các nhà quảng cáo được yêu cầu:

  • Trả lời một loạt câu hỏi về doanh nghiệp của họ.
  • Xác minh danh tính của họ.
  • Xác minh thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh của họ.

Các nhà quảng cáo chưa hoàn thành quy trình xác minh mới trước ngày 30 tháng 8 sẽ không được phép quảng cáo các dịch vụ tài chính thông qua Google Ads.

Bạn có thể xem chi tiết về cách xác minh Tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn giới thiệu LinkedIn Business Manager mới

Cũng tương tự như Facebook Business Manager, LinkedIn Business Manager là trình quản lý doanh nghiệp nâng cao được sử dụng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo và kinh doanh của doanh nghiệp.

linkedin business manager
LinkedIn giới thiệu LinkedIn Business Manager mới

Nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn vừa thông báo ra mắt Trình quản lý doanh nghiệp LinkedIn – LinkedIn Business Manager mới.

Trình quản lý doanh nghiệp của LinkedIn là một nền tảng tập trung được thiết kế để giúp các doanh nghiệp và agency lớn quản lý con người, tài khoản quảng cáo và các trang doanh nghiệp (Business Page) một cách dễ dàng hơn.

LinkedIn Business Manager là một nền tảng tập trung.

LinkedIn Business Manager được xây dựng với mục tiêu là đơn giản hóa cách các marketer theo dõi tài khoản của họ bằng cách cung cấp các tùy chọn Trình quản lý chiến dịch quảng cáo (Campaign Manager) và Trang (Pages) từ một nơi duy nhất.

Dưới đây là những gì khác mà LinkedIn Business Manager cung cấp:

  • Xem và quản lý các thành viên trong nhóm, tài khoản quảng cáo, các trang và các đối tác kinh doanh khác từ bảng điều khiển trung tâm.
  • Quản lý và kiểm soát dễ dàng hơn với các tác vụ quản trị như phân quyền và thanh toán trên trình quản lý quảng cáo.
  • Khả năng chia sẻ và cập nhật Đối tượng phù hợp (Matched Audiences) trên các tài khoản quảng cáo.
  • Với Business Manager, bạn có thể quản lý quyền truy cập của người dùng trên các tài khoản và Trang cũng như tải xuống trực tiếp hóa đơn hàng tháng.
linkedin business manager
Giao diện LinkedIn Business Manager (Trình quản lý kinh doanh của LinkedIn).

Theo Bà Gyanda Sachdeva, Giám đốc quản lý sản phẩm của LinkedIn.

“Chúng tôi đã xây dựng Trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager) cho bạn và cho khách hàng B2B của chúng tôi với mục đích giúp bạn tối đa hóa hiệu quả quảng cáo, vì vậy bạn có thể tạo và thực hiện các chiến dịch một cách nhanh chóng mà không phải bỏ ra thêm bất cứ khoản phí nào.

Những khách hàng thử nghiệm ban đầu như GroupM Canada, Merkle B2B, VMware và Xero, cho biết đã thấy được những giá trị tức thì của nền tảng và chúng tôi rất vui mừng khi thông báo đến các marketer toàn cầu rằng LinkedIn Business Manager sẽ được ra mắt trong những tuần tới.”

Business Manager giúp các nhà quảng cáo tập trung vào việc tối ưu chiến dịch.

Khi công việc của các digital marketer nói chung ngày càng phức tạp hơn, điều quan trọng là họ phải dựa vào các công cụ hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng.

“Cho dù đó là việc tăng khả năng hiện diện của thương hiệu trên LinkedIn hay giúp thương hiệu tiếp cận người mua tiềm năng một cách nhanh chóng hơn, chúng tôi luôn xem xét những cách mới để giúp bạn làm việc thông minh hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp và khách hàng của mình.”

Hiện các nhà quảng cáo toàn cầu có thể tạo LinkedIn Business Manager tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Microsoft, Netflix và TikTok đã nộp thuế trực tiếp tại Việt Nam

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết cơ quan này đã tiến hành quản lý và thu thuế trực tiếp từ các nhà cung cấp. Năm 2021, số nộp thuế xuyên biên giới ở Việt Nam là hơn 1.300 tỷ.

Cụ thể, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết sau khi cơ quan thuế xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử cho nhà cung cấp nước ngoài, cơ bản các doanh nghiệp này đã tiến hành kê khai và nộp thuế đầy đủ.

Theo ông Minh, đây là bước đột phá của Tổng cục Thuế trên bình diện quốc tế và khu vực. Sau khi đã làm rõ và tuyên truyền với các nhà cung cấp lớn như Microsoft, Netflix, TikTok… các doanh nghiệp này đã tuân thủ các quy định về thuế của Việt Nam.

Không chỉ nhóm doanh nghiệp trên, theo ông Minh, Tổng cục Thuế đã tiến hành thu thuế trực tiếp với nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khác không đặt trụ sở tại Việt Nam như Facebook, YouTube, Google…

“Qua làm việc, cơ bản các doanh nghiệp này đều mong muốn tiếp cận thị trường Việt Nam và khi có công cụ thuận lợi thì các doanh nghiệp đều tuân thủ kê khai, nộp thuế”, ông Minh nhấn mạnh.

Với việc quản lý thuế các cá nhân qua ứng dụng eTax Mobile, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết đã chỉ đạo và giao chỉ tiêu cho tất cả cục thuế, đặc biệt là các chi cục thuế, đội thuế tuyên truyền cho cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng và kê khai qua ứng dụng.

Từ nay đến cuối năm, Tổng cục Thuế kỳ vọng tỷ lệ hộ kinh doanh, cá nhân sử dụng eTax Mobile có thể đạt mức cao và đảm bảo hoạt động quản lý thuế với các cá nhân này.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Thuế doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, cho biết không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã nộp thuế trực tiếp tại Việt Nam, hiện nay, các cá nhân có doanh thu từ các nhà cung cấp nước ngoài đều đã được Tổng cục Thuế xác định, quản lý và tiến hành kê khai nộp thuế.

Theo số liệu từ cơ quan thuế, trong giai đoạn 2018-2021, tổng số thuế thu được từ các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào khoảng 4.400 tỷ đồng. Trong đó, số thu từ Facebook là gần 1.695 tỷ và từ Google là 1.618 tỷ, Microsoft nộp 576 tỷ đồng

Nếu tính riêng năm 2021, tiền thuế thu được từ các dịch vụ xuyên biên giới là 1.317 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020.

Tuy nhiên, khoản tiền thuế thu được kể trên chủ yếu đến từ các đại lý quảng cáo của những nền tảng xuyên biên giới này tại Việt Nam đóng thay khoản thuế nhà thầu 10%.

Trong khi khoản doanh thu chủ yếu mà Facebook, Google ghi nhận từ khách hàng sử dụng dịch vụ ở Việt Nam lại chưa được quản lý và nộp thuế.

Ước tính, khoản thu này chiếm tới 70% doanh thu của Facebook và 50% doanh thu của Google phát sinh tại thị trường Việt Nam mỗi năm.

Với doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế trực tiếp, cơ quan thuế Việt Nam có thể thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế mỗi năm từ các doanh nghiệp này.

Mới đây, Meta – công ty mẹ của Facebook – cũng đã phát đi thông báo yêu cầu khách hàng từ Việt Nam đăng quảng cáo trên mạng xã hội này phải nộp thêm 5% thuế giá trị gia tăng (VAT) để doanh nghiệp tiến hành nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam.

Theo Facebook, việc tính thêm thuế VAT là bắt buộc với người dùng thực hiện quảng cáo dù cho mục đích kinh doanh hay cá nhân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Google Ads chia sẻ một số mẹo tối ưu quảng cáo mới

Một số mẹo mới từ Google Ads tập trung vào chiến lược giá thầu, tự động hoá, chiến lược từ khoá và ứng dụng quảng cáo tìm kiếm thích ứng.

Theo đó, Google Ads vừa chia sẻ những hướng dẫn mới nhất về việc tự động hoá các hoạt động quảng cáo tìm kiếm (Search Ads), những mẹo hay nhất để tiếp cận khách hàng bằng cách ứng dụng tự động hoá và hơn thế nữa.

Trong khi tự động hoá hay các chiến dịch thông minh là ưu tiên hàng đầu của Google cũng như các nền tảng quảng cáo khác, không ít digital marketer vẫn còn hoài nghi về giá trị mà nó có thể mang lại.

Tuy nhiên, những mẹo hay ho nhất dưới đây có thể làm thay đổi tư duy này.

Mẹo 1: Sử dụng chiến lược từ khóa đối sánh rộng.

Trước đây, hầu hết các nhà quảng cáo sử dụng từ khóa đối sánh rộng (broad match) đều nhận thấy rằng kiểu chiến lược từ khoá này không hiệu quả vì website của họ phải nhận rất nhiều những lần nhấp chuột không liên quan.

Tuy nhiên với những cập nhật mới đây nhất về yếu tố công nghệ cũng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán kết quả, Google đang cố gắng giúp người dùng hiểu rõ hơn tại sao họ nên sử dụng chúng và nên sử dụng với chiến lược giá thầu nào mà họ cảm thấy sẽ có tác động lớn nhất đến tài khoản của mình.

Google cho biết: “Từ khóa đối sánh rộng hoạt động hiệu quả nhất với chiến lược đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding) vì nó đảm bảo rằng bạn chỉ đặt giá thầu dựa trên những tìm kiếm được mong đợi là sẽ mang về nhiều kết quả nhất.”

Mẹo 2: Sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh.

Google cho biết những tiến bộ trong tự động hóa và công ngệ máy học sẽ cho phép họ đơn giản hóa cách các nhà quảng cáo thiết lập và quản lý các chiến dịch quảng cáo.

Hướng dẫn mới của Google cũng đi sâu vào giải thích chi tiết lý do tại sao cấu trúc đặt giá thầu thông minh lại tỏ ra rất hiệu quả với các từ khóa đối sánh rộng.

Về cơ bản, việc thử nghiệm các chiến lược đặt giá thầu thông minh là một ý tưởng hay ho, tuy nhiên theo Google thì các nhà quảng cáo nên áp dụng từ từ để có được hiệu quả cao nhất thay vì áp dụng đồng loạt.

Mẹo 3: sử dụng quảng cáo tìm kiếm thích ứng.

Google khuyên nhà quảng cáo nên “sử dụng nhiều dòng tiêu đề (Headlines) và đoạn mô tả (Descriptions) để hệ thống tự động xây dựng và phân phối các quảng cáo có liên quan nhất tới các truy vấn dựa trên các tín hiệu có được tại thời điểm đấu giá.”

“Đây là một trong những chiến lược mà chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng. Quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Responsive Search Ads) cho phép mức độ tự động hóa cao nhưng lại nằm trong các thông số mà nhà quảng cáo đã xác định trước đó.”

Bí quyết ở đây là bạn nên tạo nhiều dòng tiêu đề và mô tả, đồng thời cho phép Google hiển thị các mẫu quảng cáo kết hợp phù hợp nhất cho từng đối tượng mục tiêu.

Bạn có thể xem chi tiết các hướng dẫn của Google tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Ads sẽ tạm dừng kiểu chiến dịch ETA cuối tháng 6 này

Bắt đầu từ 30 tháng 6 này, nhà quảng cáo trên Google Ads sẽ không thể tạo các chiến dịch quảng cáo văn bản mở rộng (ETA – Expanded Text Ads).

Google Ads sẽ tạm dừng kiểu chiến dịch ETA

Bắt đầu từ 30 tháng 6 này, nhà quảng cáo trên Google Ads sẽ không thể tạo các chiến dịch quảng cáo văn bản mở rộng (ETA – Expanded Text Ads).

Như đã từng thông báo với các nhà quảng cáo từ tháng 8 năm 2021, với mục tiêu là đơn giản hóa cách tạo quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất quảng cáo bằng các công cụ tự động, Google sẽ thay thế kiểu chiến dịch ETA thành RSA (Responsive Search Ads – quảng cáo tìm kiếm tích ứng) với các quảng cáo tìm kiếm trên Google Ads.

Sau thời hạn cuối tháng 6 này, nhà quảng cáo sẽ chỉ có thể tạo hoặc chỉnh sửa quảng cáo tìm kiếm thích ứng trong các chiến dịch tìm kiếm tiêu chuẩn.

Theo Google, các nhà quảng cáo chuyển từ quảng cáo văn bản mở rộng sang quảng cáo tìm kiếm thích ứng sẽ thấy tỷ lệ chuyển đổi trung bình tăng 7% với mức chi phí tương tự.

Những ưu tiên về tự động hoá của Google Ads.

Theo Google, khoảng 15% các truy vấn tìm kiếm (từ khoá) là những tìm kiếm chưa từng thấy trước đó, do đó, để giúp các nhà quảng cáo tiếp cận những khách hàng mới, Google Ads sẽ chuyển sang hướng tự động hoá nhiều hơn (so với thủ công).

Quảng cáo tìm kiếm thích ứng hay Responsive Search Ads sử dụng sức mạnh của công nghệ máy học (Machine Learning) để giúp hiển thị các quảng cáo có liên quan hơn cho nhiều người hơn.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các Marketerchuyên gia SEO.

Quảng cáo văn bản mở rộng hiện tại sẽ tiếp tục hoạt động và xuất hiện trong báo cáo hiệu suất, nhưng nhà quảng cáo không thể tạo quảng cáo mới.

Để chuẩn bị cho sự thay đổi này, Google đã đưa ra các đề xuất dưới đây.

  • Thay thế những nội dung quảng cáo văn bản có hiệu suất cao thành quảng cáo tìm kiếm thích ứng và tập trung vào việc cải thiện sức mạnh của quảng cáo.
  • Áp dụng các thay đổi được đề xuất trong phần Đề xuất của tài khoản (Recommendations).
  • Sử dụng các biến thể khác nhau để thử nghiệm các phiên bản quảng cáo khác nhau.
  • Đánh giá mức độ tăng dần về số lần hiển thị, số nhấp chuột và chuyển đổi ở cấp độ nhóm quảng cáo và chiến dịch.

Google Ads cũng khuyến nghị nhà quảng cáo nên sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh cho các từ khóa đối sánh rộng (broad match) trong quảng cáo tìm kiếm thích ứng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới “không cookies”

Trong một thế giới và tương lai mới, khi người dùng chọn cách loại bỏ việc để các nền tảng thứ ba theo dõi dữ liệu cá nhân, bằng cách nào nhà quảng cáo có thể hiểu và nhắm mục tiêu đến các phân khúc khách hàng của họ?

Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới "không quảng cáo"
Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới “không quảng cáo”

Trong những năm trở lại đây, nhiều người hơn đang nói về quyền riêng tư của người dùng trên các nền tảng quảng cáo, không chỉ là từ các cơ quan về luật nhằm bảo vệ người dùng mà còn là chính từ các nền tảng quảng cáo như Google hay Facebook.

Trong khi với các nền tảng như Facebook hay Google, phần lớn doanh thu của họ (hơn 80% doanh thu của Google đến từ quảng cáo) đến từ quảng cáo, vậy mục tiêu cuối cùng của họ khi cho phép người dùng xóa tùy chọn theo dõi quảng cáo là gì?

Và liệu điều này có mâu thuẫn không khi họ hiểu rằng một mục tiêu chính khác của họ là giúp các nhà quảng cáo tối ưu hoá quảng cáo trên nền tảng?

Sự thật là mặc dù các nền tảng như Google hay Facebook không phải hoàn toàn mong muốn điều này xảy ra tuy nhiên họ không có con đường nào khác.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên arstechnica, trong đó 96% người dùng Mỹ chọn không tham gia vào việc bị theo dõi bởi ứng dụng Facebook trên iOS 14.5.

Thế giới quảng cáo đang thay đổi. Những marketer hay nhà quảng cáo liệu đã có sẵn sàng?

Nếu loại bỏ cookies là lựa chọn bắt buộc của Google về quyền riêng tư của người tiêu dùng, thì My Ad Center là cách người dùng có thể kiểm soát để giới hạn dữ liệu nào đang được chia sẻ với các nhà xuất bản hay trình tổng hợp dữ liệu của bên thứ ba (third party data).

My Ad Center cho phép người dùng giới hạn tìm kiếm, video và đời sống tiêu dùng kỹ thuật số của họ khỏi việc để lại các thông tin nhận dạng chính như kết quả tìm kiếm và lịch sử duyệt web.

Quan trọng nhất, tính năng này cũng cảnh báo người dùng khi email, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà riêng của họ đang được các trang web theo dõi (các thương hiệu thường sử dụng thông tin này để phân khúc và nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng).

Mọi thứ sẽ khó hăn hơn cho các marketer.

Hãy tưởng tượng rằng, trong một thế giới nơi mà hầu hết người dùng chọn không cung cấp dữ liệu cá nhân cho cả các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) lẫn các nền tảng dữ liệu của bên thứ ba.

Làm cách nào để các marketer phân bổ ngân sách và theo dõi hiệu suất trên các nền tảng?

Đối với hầu hết các chiến dịch quảng cáo có trả phí, việc nhắm mục tiêu chính xác đến người dùng được xem là yếu tố quyết định mức độ thành công, và điều này xảy ra có nghĩa là việc chuyển đổi khách hàng sẽ khó khăn hơn, ROI sẽ thấp hơn và các chỉ số quảng cáo như CPM hay CPC sẽ tăng lên.

Theo dữ liệu từ Statista, nhiều nhà quảng cáo trên Facebook đang báo cáo rằng chỉ số CPM đang tăng lên rất cao và việc chuyển đổi người dùng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Lựa chọn duy nhất hiện tại của các nhà quảng cáo là tăng ngân sách quảng cáo.

Các nhà quảng cáo nói riêng và marketer nói chung có thể chuẩn bị gì cho xu hướng mới này.

Lời khuyên đầu tiên là thay vì chỉ dựa vào các đội nhóm marketing hay đội nhóm dữ liệu, các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một hệ thống khoa học dữ liệu riêng.

Các nhà quảng cáo cần bắt đầu tìm cách tinh chỉnh, tích hợp và kết hợp các nguồn dữ liệu của bên thứ ba và bên thứ nhất để tạo ra những tệp đối tượng tùy chỉnh (custom audiences) và đưa chúng lên các nền tảng quảng cáo.

Với các nhà quảng cáo trên Google, họ có thể dịch chuyển quảng cáo sang DV360 và nền tảng Google Ads, nơi họ vẫn có thể tận dụng các hoạt động và lịch sử của người dùng Google để nhắm mục tiêu quảng cáo cả trong và ngoài nền tảng.

Mặc dù người dùng có thể hạn chế việc dữ liệu của họ bị theo dõi, Google DV360 và Google Ads vẫn sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu tương đối chính xác đến các người dùng trên Google thông qua các tính năng tự động quảng cáo đồng thời vì Google là nền tảng tập trung vào các nhóm người dùng ở phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel), các nhà quảng cáo vẫn có nhiều cơ hội để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Các nhà quảng cáo cũng có thể cần đầu tư nhiều hơn vào các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất (do doanh nghiệp sở hữu) hay xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu riêng (data warehouse / CDP) để tối ưu hoá khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

(Theo FastCompany)

Shopee tích hợp Facebook Ads cho người bán ở Đông Nam Á

Shopee vừa thông báo đã tích hợp Facebook Ads vào Seller Center (trung tâm người bán của Shopee) cho thị trường các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Singapore, Taiwan, Thailand và Vietnam.

Mục tiêu chính của Shopee khi đưa Facebook Ads vào Seller Center là giúp người bán (Merchants) thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các cửa hàng chính thức của họ khi theo Shopee, có đến 95% người dùng của họ dựa vào Facebook và Instagram để khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới.

Shopee cũng nói thêm, việc quảng cáo trên Facebook cho phép cá nhân hóa quảng cáo lớn hơn dựa trên sở thích và hành vi của người dùng để từ đó thúc đẩy chuyển đổi đơn hàng và tối đa hóa mức tăng trưởng doanh số.

Trung tâm người bán của Shopee (Shopee Seller Center) là một nền tảng cho phép người bán quản lý các cửa hàng của họ, cung cấp quyền truy cập vào các công cụ marketing và dữ liệu để xây dựng danh mục sản phẩm, chạy chương trình khuyến mãi và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Tính năng Facebook Ads trên Shopee Seller Center hiện đã có sẵn cho những người bán được chọn ở các quốc gia đã đề cập ở trên trong giai đoạn thử nghiệm và sau đó sẽ tiếp tục mở rộng trong những tháng tiếp theo.

Bạn có thể xem chi tiết cách tích hợp Facebook Ads vào Seller Center trên Shopee tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook Ads là gì? Tìm hiểu chi tiết về Facebook Ads

Nếu bạn quan tâm đến ngành Advertising (Ads) nói chung hãy cùng tìm hiểu các nội dung như: Facebook Ads là gì, cách đăng ký tài khoản và chạy các chiến dịch Facebook Ads, các mục tiêu quảng cáo hiện có trong Facebook Ads là gì và hơn thế nữa.

facebook ads là gì
Facebook Ads là gì? Tìm hiểu về chi tiết Facebook Ads

Với doanh số gần 500 tỷ USD vào năm 2021 và được dự báo sẽ chạm mốc 600 tỷ USD vào năm 2022 (eMarketer), thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Facebook Ads đang chiếm giữ một thị phần tương đối lớn trong số này.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Facebook Ads?
  • Facebook Ads hoạt động như thế nào.
  • Những ai nên quảng cáo trên Facebook.
  • Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo (Ad Rank) của Facebook Ads là gì?
  • Advertising hay quảng cáo là gì?
  • Vai trò của Facebook Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
  • Cách đăng ký tài khoản Facebook Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
  • Các loại hình Facebook Ads hiện có là gì?
  • Thiết lập Facebook Pixel trong Facebook Ads.
  • Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của Facebook Ads là gì?
  • Một số tư duy cần thiết cho các Advertiser hay Digital Marketer trước khi bắt đầu khởi chạy Facebook Ads là gì?
  • Tổng hợp những mẹo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng với Facebook Ads.
  • Một số câu hỏi thường gặp với Facebook Ads là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Facebook Ads là gì?

Facebook Ads là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook, thuộc sở hữu của Meta Inc.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay TikTok, quảng cáo trên Facebook là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Điểm khác biệt thú vị của Facebook Ads so với Google Ads là trong khi với Google Ads, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với Facebook Ads, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).

Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn Facebook thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, Facebook sẽ tính phí.

Facebook Ads hoạt động như thế nào.

facebook ads là gì
Cách thức hoạt động của Facebook Ads là gì?

Về mặt tổng thể, Facebook Ads thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn đó là quảng cáo tự động (Programmatic Ads) và quảng cáo hiển thị (Display Ads) với định dạng quảng cáo chính là Native Ads (nội dung quảng cáo được hiển thị một cách tự nhiên xen lẫn với các nội dung tự nhiên).

Quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) là hai phương thức quảng cáo lớn nhất trong ngành quảng cáo trực tuyến hay kỹ thuật số nói chung, Facebook Ads hay các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội hầu hết là quảng cáo hiển thị.

Cách thức hoạt động của Facebook Ads tương đối đơn giản.

Khi nhà quảng cáo thiết lập xong các tài khoản quảng cáo cũng như thêm các phương thức thanh toán cần thiết, họ có thể bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo nhắm tới các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể hiện có trên Facebook.

Khi các chiến dịch quảng cáo đã được phê duyệt, các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo sẽ được hiển thị tới những đối tượng mà nhà quảng cáo đã nhắm mục tiêu trước đó (về mặt lý tưởng là đúng đối tượng) trên nền tảng Facebook, Instagram, Facebook Messenger hay mạng đối tượng (Audience Network) của Facebook.

Đến đây, một số bạn mới có thể thắc mắc rằng vì có rất nhiều nhà quảng cáo (cũng có thể là đối thủ) có thể cùng nhắm mục tiêu tới một (hoặc một nhóm) người dùng cụ thể, vậy Facebook Ads ra quyết định hiển thị quảng cáo dựa trên những yếu tố chính là gì?

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo như Google, bản chất các phiên đấu giá quảng cáo trên Facebook Ads hay cơ chế xếp hạng quảng cáo được thực hiện theo từng phiên cụ thể.

Facebook hay Google sẽ dựa trên các yếu tố tức thời tại từng phiên như số lượng nhà quảng cáo đang muốn tiếp cận đối tượng, chất lượng nội quảng cáo, mức độ liên quan của quảng cáo đến đối tượng hay giá thầu cho mỗi hành động đã được thiết lập trong các chiến dịch tương ứng để quyết định quảng cáo nào sẽ được hiển thị và với chi phí ra sao.

Những ai nên quảng cáo trên Facebook.

Theo thống kê của Statista, hiện có khoảng hơn 10 triệu nhà quảng cáo đang sử dụng Facebook Ads để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược cụ thể của từng doanh nghiệp mà bạn có thể quyết định là nên chạy quảng cáo trên Facebook hay không hay Facebook Ads mang lại những lợi ích gì, dưới đây là một số kiểu doanh nghiệp có thể dễ thành công hơn khi quảng cáo trên Facebook.

Những doanh nghiệp không cần phải bán hàng trực tiếp (ngay lập tức).

Nói một cách dễ hiểu, các doanh nghiệp thành công với Facebook Ads thường yêu cầu người dùng hay đối tượng mục tiêu đăng ký hoặc tương tác để được tư vấn chứ không phải là mua hàng ngay lập tức.

Khi môt người dùng nào đó nhấp vào quảng cáo và đến website của bạn, bạn cũng đừng kỳ vọng rằng là họ có thể mua hàng ngay.

Thay vào đó, hãy cố gắng thực hiện các chuyển đổi đơn giản như đăng ký sử dụng thử sản phẩm, đăng ký tư vấn hoặc một buổi gặp tư vấn trực tiếp chẳng hạn.

Vì khách hàng có thể lại tiếp tục tương tác với bạn hoặc thậm chí là mua hàng trong tương lai, hãy sử dụng các phương thức tiếp thị lại (re-marketing) để kết nối với họ.

Những doanh nghiệp với chu kỳ bán hàng (Sales Cycle) dài hoặc giá trị đơn hàng nhỏ.

Như đã phân tích ở trên, khi bạn đã có được những thông tin ban đầu của đối tượng mục tiêu (hoạt động khá hiệu quả với Facebook Ads), những gì bạn cần làm tiếp theo là đưa họ vào phễu bán hàng (Sales Funnel) hay chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp.

Bạn sẽ cần phải liên hệ tư vấn và hỗ trợ họ, tương tác lại với họ trên nhiều điểm chạm khác nhau, từ online đến offline với mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi họ thành khách hàng trong tương lai.

Những doanh nghiệp khác cũng tỏ ra khá thành công với Facebook Ads khi họ bán các sản phẩm hay dịh vụ với giá trị đơn hàng nhỏ.

Chẳng hạn như nếu bạn đang muốn bán một chiếc áo thun với giá chỉ 100k, mục tiêu của bạn hoàn toàn có thể xảy ra (thậm chí là trực tiếp) với Facebook Ads, nhưng nếu bạn đang muốn bán môt chiếc xe hơi với giá hàng tỷ đồng, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn hay phải kết hợp nhiều kênh hơn (Multi-channel, Omni-channel) để bán hàng.

Nói tóm lại, các doanh nghiệp B2C hay C2C sẽ hưởng lợi trực tiếp nhiều hơn so với các doanh nghiệp B2B trên nền tảng quảng cáo của Facebook.

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo (Ad Rank) của Facebook Ads là gì?

Cũng tương tự như thuật toán xếp hạng quảng cáo Google Ads, Facebook Ads cũng dựa vào một số dấu hiệu hay yếu tố khác nhau để ưu tiên hiển thị quảng cáo đồng thời tính phí cho các quảng cáo đó.

Khi có vô số các nhà quảng cáo cùng muốn hiển thị quảng cáo của họ đến cùng một đối tượng người dùng cụ thể, Facebook sử dụng thuật toán xếp hạng quảng cáo để đưa ra thứ tự ưu tiên hiển thị quảng cáo (hoặc thậm chí là không hiển thị một số quảng cáo không đủ điều kiện) kèm với mức chi phí tương ứng.

Hiện tại, Facebook Ads sẽ sử dụng các dấu hiệu dưới đây để xếp hạng quảng cáo.

  • Mức độ liên quan của nội dung quảng cáo với người dùng: Ví dụ nếu một người dùng A đã từng tương tác với thương hiệu B hoặc một thương hiệu C khác tương tự như B, các quảng cáo từ thương hiệu B (hoặc C) sẽ được ưu tiên hiển thị tới A nhiều hơn (so với thương hiệu D nào đó mà A chưa từng biết).
  • Mức độ phổ biến của nội dung: Về cơ bản, một nội dung càng được nhiều người tương tác sẽ càng được ưu tiên hiển thị tới cùng một nhóm đối tượng.
  • Giá thầu quảng cáo: Nếu các yếu tố nói trên là như nhau giữa các nhà quảng cáo, Facebook Ads sẽ dựa trên giá thầu (mức giá mà nhà quảng cáo đã thiết lập trong chiến dịch quảng cáo) để quyết định quảng cáo nào nên được ưu tiên hiển thị.

Advertising hay quảng cáo là gì?

quảng cáo facebook
quảng cáo là gì

Facebook Ads là một trong nhiều phương thức quảng cáo trực tuyến khác ,do đó, để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, bạn cũng cần hiểu quảng cáo (Ads) là gì.

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Theo Wikipedia, quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng.

Vai trò của Facebook Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác, Facebook Ads cung cấp một số giá trị nhất định cho nhà quảng cáo hay thương hiệu nói chung, dưới đây là những gì mà Facebook Ads có thể mang lại.

Facebook Ads giúp thương hiệu tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng (mới) lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

Với đặc tính quảng cáo của Facebook, nếu thương hiệu không vi phạm các chính sách quảng cáo và quảng cáo đã được duyệt, tốc độ hiển thị quảng cáo là rất nhanh.

Khác với các nền tảng quảng cáo tìm kiếm như Google (Google Search Ads), thương hiệu chỉ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách bị động, tức phải chờ đợi đến khi có ai đó tìm kiếm thì quảng cáo mới có cơ hội xuất hiện.

Với Facebook Ads thì hoàn toàn ngược lại, vì bản chất Facebook Ads là nền tảng quảng cáo hiển thị và tự động, nhà quảng cáo hay thương hiệu có thể chủ động tiếp cận (Reach) khách hàng ngay cả khi họ chưa biết đến thương hiệu trước đó.

Facebook Ads giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) một cách hiệu quả.

Vì có khả năng tiếp cận rộng và nhanh một tệp khách hàng hay người dùng mới, Facebook Ads cũng là một giải pháp giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Những gì mà các quảng cáo cần làm với Facebook Ads là xây dựng một hành trình khách hàng với nhiều các điểm chạm thương hiệu (Brand Touchpoints) khác nhau, chủ động tương tác với họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể, và sau đó dần dần đưa họ vào đường dẫn bán hàng (Sales Pipeline), bạn có thể tham khảo qua hình bên dưới.

facebook ads là gì
Mô hình kết hợp Sales Funnel với Sales Pipeline.

Facebook Ads giúp xây dựng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và doanh số bán hàng.

Với hầu hết các ngành hàng và kiểu doanh nghiệp, dù cho là B2C, C2C hay B2B, nếu mục tiêu của bạn không phải là bán hàng trực tiếp, Facebook Ads là một lựa chọn thông minh.

Như đã phân tích ở trên, vốn sở hữu thế mạnh là tiếp cận nhanh và rộng, cộng với khả năng nhắm mục tiêu tương đối chính xác, Facebook Ads có thể giúp thương hiệu truyền tải nhanh các thông điệp của mình đến với khách hàng tiềm năng, và khi các thông điệp đó chạm tới các nỗi đau hay nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể hành động ngay.

Một sai lầm mà các nhà quảng cáo trên Facebook thường hay mắc phải đó là muốn bán ngay và nhanh hay thậm chí là muốn bán hàng trực tiếp cho những người chưa từng biết hay tìm hiểu về thương hiệu trước đây.

Chiến lược khôn ngoan là hãy để khách hàng tương tác, hãy hỗ trợ họ đưa ra giải pháp và sau đó sử dụng các chiến thuật tiếp thị lại để thúc đẩy họ hành động.

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn nhiều và bán hàng tốt hơn nếu coi Facebook là nền tảng trung gian (để kết nối và hỗ trợ khách hàng) thay vì bán hàng.

Cách đăng ký tài khoản Facebook Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

Các bước đăng ký tài khoản và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook tương đối đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn truy cập https://www.facebook.com/business/ads hoặc https://business.facebook.com/ để đăng ký cho mình một tài khoản.
  • Bước 2: Sau khi tài khoản được tạo, bạn điền đầy đủ các thông tin cần thiết về doanh nghiệp hay Trang của mình.
  • Bước 3: Bạn thêm phương thức thanh toán.
  • Bước 4: Thiết lập các nội dung quảng cáo cũng như các tuỳ chọn mục tiêu cần thiết.
  • Bước 5: Xuất bản quảng cáo và chờ được duyệt.

Các loại hình Facebook Ads hiện có là gì?

Sau khi đã đăng ký cho mình các tài khoản quảng cáo (Ad Account) như đã nói ở trên, bạn có thể khám phá nhiều hình thức hay tuỳ chọn quảng cáo khác nhau trên trình quản lý quảng cáo của Facebook.

Như bạn có thể thấy ở trên, hiện Facebook Ads đang cung cấp nhiều kiểu chiến dịch hay mục tiêu quảng cáo khác nhau như: Awareness với mục tiêu là xây dựng độ nhận biết thương hiệu, là traffic nếu bạn muốn thúc đẩy nhiều người dùng truy cập website hay Sales nếu bán hàng là những gì bạn đang quan tâm.

Dưới đây là chi tiết từng loại hình quảng cáo hiện có trên Facebook Ads.

  • Awareness: Tăng khả năng mọi người biết và nhớ đến thương hiệu.
  • Traffic: Thúc đẩy người dùng truy cập các nền tảng của doanh nghiệp như website, ứng dụng hay các sự kiện trên Facebook.
  • Engagement: Bạn nên chọn tuỳ chọn này nếu mục tiêu của bạn là mong muốn có nhiều người hơn tương tác với bạn. Tương tác có thể là Like, Share, Comment…
  • Leads: Leads là tuỳ chọn quảng cáo khách hàng tiềm năng trên Facenook Ads, tính năng cho phép bạn gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu tư vấn hay sử dụng thử các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • App promotion: Thúc đẩy mọi người cài đặt ứng dụng (App) và sử dụng chúng.
  • Sales: Nếu những gì bạn cần với Facebook Ads là chuyển đổi bán hàng (App, Web), hay tương tác trực tiếp với khách hàng qua tin nhắn (Messenger), Sales là giải pháp cho bạn.

Tuỳ từng mục tiêu của từng thương hiệu ở từng giai đoạn, bạn có thể lựa chọn các kiểu chiến dịch khác nhau ở từng thời điểm hoặc cũng có thể kết hợp chúng đồng thời.

Bạn cần lưu ý là với từng tuỳ chọn mục tiêu quảng cáo khác nhau, các thông số cài đặt sau đó sẽ khác nhau, ví dụ bạn không thể chọn tuỳ chọn theo dõi sự kiện chuyển đổi bán hàng (Conversion Event) trên website với loại hình quảng cáo là Awareness hay Leads.

Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của Facebook Ads là gì?

Trong khi có rất nhiều các chỉ số mà nhà quảng cáo cần theo dõi để có thể đánh giá hay tối ưu các chiến dịch quảng cáo của họ, dưới đây là các chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Reach: Mức độ tiếp cận của quảng cáo tới người dùng (duy nhất).
  • Impressions: Mức độ hiển thị quảng cáo (mỗi người dùng có thể được hiển thị quảng cáo nhiều lần khác nhau).
  • CTR – Click Through Rate: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo.
  • CPC – Cost Per Click: Chi phí quảng cáo trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPM: Chi phí quảng cáo trên mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPL – Cost Per Lead: Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng.
  • CAC – Customer Accquisition Cost: Chi phí để có được một khách hàng mới.
  • CPS – Cost Per Sales: Chi phí cho mỗi đơn hàng.
  • ROAS – Return on Advertising Spend: Lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • Quality Ranking (chất lượng quảng cáo): Chất lượng được đo bằng phản hồi trên quảng cáo của bạn và trải nghiệm sau nhấp chuột. Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo cạnh tranh khác trên cùng một đối tượng mục tiêu.
  • Engagement Rate Ranking (xết hạng tỷ lệ tương tác với quảng cáo): Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo khác có cùng mục tiêu tối ưu cho cùng một đối tượng mục tiêu.
  • Conversion Rate Ranking (xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi): Là xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi dự kiến của quảng cáo của bạn. Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo khác có cùng mục tiêu tối ưu đang cạnh tranh với cùng một đối tượng.

Một số tư duy cần thiết cho các Advertiser hay Digital Marketer trước khi bắt đầu khởi chạy Facebook Ads là gì?

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều nhà quảng cáo hay mắc phải với Facebook Ads đó là họ coi quảng cáo nói chung và Facebook Ads nói riêng là công cụ (Tools) thay vì đáng lẽ ra họ nên sử dụng nó với tư duy của một marketer hoặc digital marketer.

Vậy những tư duy cần có khi sử dụng Facebook Ads là gì?

Coi Facebook Ads là một phần trong quá trình tương tác và bán hàng với khách hàng.

Bất kể bạn đang kinh doanh sản phẩm gì hay ngành hàng nào và đối tượng mục tiêu của bạn là ai, để có thể ra các quyết định mua hàng, thông thường khách hàng sẽ trải qua một số giai đoạn khác nhau như nhận biết, quan tâm, khao khát và mua hàng (AIDA).

Từ góc nhìn này, sẽ là một sai lầm lớn nếu bạn có ý định khởi chạy các chiến dịch quảng cáo chỉ với mục tiêu là bán hàng, thay vào đó, bạn nên đa dạng hoá các mục tiêu và thông điệp quảng cáo để khách hàng có đủ không gian và thời gian để cân nhắc bạn.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn đang bán các sản phẩm có giá trị cao (B2B chẳng hạn), bạn nên liệt kê các điểm chạm bạn cần tương tác với khách hàng và xác định Facebook Ads sẽ đóng vai trò chính là gì trong quá trình đó.

Coi Facebook Ads là một phần của Marketing.

Nếu bạn quan tâm đến marketing, bạn có thể đọc marketing là gì từ MarketingTrips để có thể có được những cái nhìn sâu sắc nhất về ngành marketing.

Bằng cách tiếp cận Facebook Ads từ tư duy của người làm marketing, bạn sẽ thấy rằng Facebook Ads hay quảng cáo nói chung chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ quá trình làm marketing hay thương hiệu của doanh nghiệp.

Thay vì coi Facebook Ads là công cụ quảng cáo, bạn nên đưa nó vào chiến lược marketing tổng thể của thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Nội dung vẫn nên là ưu tiên hàng đầu trên Facebook Ads.

Cứ giả sử rằng bạn có sản phẩm tốt, và bạn cũng có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả, tức bạn tiếp cận được những người đang có các nhu cầu liên quan, tuy nhiên rồi sau đó thì sao?

Có phải là thứ mà khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung không?

Bằng cách thấu hiểu content là gì cũng như các tư duy làm content marketing, bạn đang sử dụng Facebook Ads một cách thông minh và hướng đến khách hàng của mình.

Tổng hợp những mẹo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng với Facebook Ads.

Nếu bạn đang tiếp cận Facebook Ads với tư cách là một marketer chuyên nghiệp, bạn đang có nhiều cơ hội hơn để thành công, dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể ứng dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Đa dạng hoá cách nhắm mục tiêu.

Khi nói đến việc nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook, có thể nói Facebook là nền tảng đang cung cấp nhiều tuỳ chọn nhất.

Từ các tuỳ chọn nhắm mục tiêu đơn giản như nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, theo địa lý, theo sở thích đến các mục tiêu nâng cao như nhắm mục tiêu lại theo từng tệp khách hàng khác nhau hay kết hợp các tuỳ chọn nhắm mục tiêu khác nhau.

Vấn đề quan trọng ở đây không phải là chọn cách nhắm mục tiêu gì vì nó là tuỳ chọn có sẵn trên Facebook Ads, cái bạn cần có được đó là tư duy đa dạng hoá việc nhắm mục tiêu.

Ví dụ, thay vì bạn đang bán xe hơi và bạn chỉ nhắm mục tiêu đến nam giới, bạn cũng có thể nhắm mục tiêu tới nữ giới cùng nhiều tuỳ chọn khác.

Đa dạng hoá định dạng và mục tiêu quảng cáo.

Như đã phân tích tương đối cụ thể ở phần các hình thức hay mục tiêu quảng cáo, khi Facebook Ads tỏ ra hiệu quả với một số định dạng quảng cáo khác nhau hay hiệu quả hơn nếu nhà quảng cáo nhìn xa hơn đến hành trình mua hàng của khách hàng.

Những gì bạn cần làm bây giờ là chạy kết hợp nhiều định dạng hay mục tiêu quảng cáo quảng cáo khác nhau, theo dõi hiệu suất có được và sau đó tối ưu dần.

Cải thiện chiến lược giá thầu.

Cũng giống như các nền tảng quảng cáo khác, chiến lược giá thầu có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa một chiến dịch thất bại với chiến dịch có lợi nhuận.

Khi bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo của mình, Facebook sẽ đề xuất cho bạn một phạm vi giá thầu nhất định (thường là để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn đủ điều kiện hiển thị).

Ở giai đoạn đầu tiên, bạn có thể chọn một mức giá thầu thấp hơn và sau đó dựa trên CTR cũng như các chỉ số khác mà bạn có thể quyết định điều chỉnh mức giá thầu mới.

Nếu chiến dịch của bạn đang có phản hồi tốt hay thậm chí là chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng, bạn có thể chủ động tăng giá thầu để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn và mang về nhiều lợi nhuận hơn.

Theo dõi chi tiết từng chỉ số hiệu suất quảng cáo.

Sau một khoảng thời gian quảng cáo của bạn đã được chạy và bắt đầu có số liệu (thường là khoảng 1 tuần), nhiệm vụ của các nhà quảng cáo khi này là theo dõi chi tiết từng chỉ số.

Từ trình quản lý quảng cáo của Facebook, bạn có thể xem các chỉ số như, số lượt chuyển đổi, nền tảng chuyển đổi, chân dung người chuyển đổi…

Mẹo dành cho bạn là nên bóc tách hiệu suất thành các thông số nhỏ cụ thể để từ đó bạn có thể xác định chính xác cách mà “chuyển đổi” của bạn đang được thực hiện.

Một số câu hỏi thường gặp với Facebook Ads là gì?

  • Làm sao để quảng cáo thành công trên Facebook?

Như đã phân tích ở trên, để có thể đạt được thành công cao nhất với Facebook Ads, bạn nên tiếp cận nó với tư duy của một marketer hay digital marketer thay vì advertiser chỉ đánh giá mọi thứ dựa trên hiệu suất quảng cáo trực tiếp.

Bạn nên cài đặt và sử dụng Facebook Pixel để tối ưu hoá các hoạt động quảng cáo cũng như tạo mới các tệp khách hàng tiềm năng nhất.

  • Doanh nghiệp nên bắt đầu với Facebook Ads như thế nào?

Tuỳ vào từng ngành hàng hay mục tiêu của doanh nghiệp với Facebook Ads là gì, họ có thể tiếp cận hay sử dụng quảng cáo trên Facebook theo những cách khác nhau.

Có thể đó là khi doanh nghiệp muốn có thêm một điểm chạm với khách hàng trong phễu bán hàng, có thể là đó là khi doanh nghiệp mong muốn tương tác nhiều hơn với khách hàng, hay cũng có thể doanh nghiệp bắt đầu bằng cách coi Facebook Ads là nơi để bán hàng (trực tiếp).

  • Có nên nhắm mục tiêu rộng (mass) trên với Facebook Ads không?

Khi cả Facebook (Meta) hay các nền tảng quảng cáo khác như Google đang tiến tới tự động hoá quá trình tối ưu quảng cáo thông qua việc sử dụng công nghệ máy học (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), nhắm mục tiêu rộng cũng là một tuỳ chọn mà các nhà quảng cáo nên thử, hãy để các hệ thống quảng cáo tìm ra các điểm tối ưu cho mình.

  • Chạy Facebook Ads là gì?

Là hành động cài đặt và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Tuỳ vào từng nhu cầu và mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn các kiểu chiến dịch khác nhau.

Kết luận.

Khi quảng cáo trên Facebook hay Facebook Ads vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Digital Marketing tổng thể của doanh nghiệp, yêu cầu đầu tiên với các nhà quảng cáo hay Digital Marketer không phải là chạy hay tối ưu hoá quảng cáo mà là hiểu rõ bản chất của Facebook Ads là gì, cách thức nó vận hành và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Facebook thu thêm 5% thuế từ các nhà quảng cáo tại Việt Nam

Facebook đã chính thức ra thông báo về việc thu thêm 5% thuế từ các nhà quảng cáo tại Việt Nam, áp dụng từ ngày 1/6 tới đây.

Facebook sẽ mất 12,8 tỷ USD doanh thu quảng cáo vì ATT của iOS
Facebook sẽ mất 12,8 tỷ USD doanh thu quảng cáo vì ATT của iOS

Theo đó, Meta sẽ áp dụng 5% thuế VAT cho mọi quảng cáo của nền tảng, hướng tới khách hàng tại Việt Nam, không phân biệt nhà quảng cáo doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Meta không yêu cầu thêm mã số thuế vào phần cài đặt thanh toán, song công ty khuyến nghị nhà quảng cáo nên thực hiện để nhận đầy đủ hóa đơn từ Facebook. Khi đó, họ sẽ có thể thực hiện yêu cầu hoàn thuế với cơ quan chức năng.

Với việc thanh toán, nếu chọn thanh toán tự động, khoản thuế 5% sẽ được tính trước khi quảng cáo thực hiện.

Do đó, người dùng sẽ phải trả thêm tiền cho một kế hoạch quảng cáo trên nền tảng. Nếu nhà quảng cáo chọn thanh toán thủ công, khoản VAT được tính dựa trên tỷ giá thực tế, phụ thuộc vào số dư trong tài khoản quảng cáo.

Ngoài Việt Nam, bắt đầu từ tháng 4 và 9, Meta cũng sẽ tiến hành tính thêm thuế VAT vào chi phí quảng cáo lần lượt tại Campuchia và Thái Lan.

Trước đó không lâu, Facebook cũng đã thu thêm phí chuyển đổi ngoại tệ từ 1 – 3% cho các giao dịch bằng VND.

Hôm 20/5, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các đại diện thuộc bộ phận Chính sách công của Meta đã có buổi gặp và trao đổi với Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phía Meta cho biết sẽ đăng ký, kê khai và nộp thuế nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 4, Meta đã có cuộc gặp và trao đổi với Tổng cục Thuế để làm rõ việc triển khai Thông tư 80 (về cơ chế đăng ký, kê khai và nộp thuế cho các nhà thầu nước ngoài) tại Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, ngành thuế các năm qua đã thu thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) gần 5.000 tỷ đồng.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn đã nộp thuế như Facebook đóng 1.694 tỷ đồng, Google là 1.618 tỷ, Microsoft nộp 576 tỷ. Riêng năm 2021, số thu thuế từ dịch vụ xuyên biên giới đạt 1.317 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo VTV

Google Ads đang cập nhật mới cho Google Performance Max

Google Ads đang cập nhật một số tính năng mới với kiểu chiến dịch hiệu suất tối đa Google Ads Performance Max Campaigns.

Google Ads đang cập nhật mới cho Google Performance Max
Google Ads đang cập nhật mới cho Google Performance Max

Performance Max hay Performance Max Campaigns là một kiểu chiến dịch theo hướng tự động mới nhất của Google trong Google Ads, sản phẩm là trọng tâm chính của Google trong thời gian gần đây.

Dưới đây là một số cập nhật mới sẽ sớm được áp dụng cho Performance Max.

In-Store Goals (mục tiêu tại cửa hàng).

Kể từ khi được ra mắt, mục tiêu của Google với Performance Max đúng như tên gọi của nó, tối đa hoá hiệu suất với các hoạt động quảng cáo trực tuyến.

Sắp tới, khi nhà quảng cáo sử dụng kiểu chiến dịch này, họ sẽ có khả năng tối ưu hóa theo mục tiêu bán hàng cho cửa hàng để từ đó thúc đẩy nhiều doanh số bán hàng thực tế tại cửa hàng, lượt ghé qua cửa hàng và hơn thế nữa.

Nếu bạn đang có các cửa hàng kinh doanh truyền thống (bán hàng tại cửa hàng thực), Performance Max có thể sẽ là một lựa chọn.

Điểm tối ưu hóa cho Performance Max.

Như bạn có thể thấy ở trên, Google Ads sẽ chấm điểm tối ưu (Optimization Score) cho các chiến dịch quảng cáo của bạn và bạn có thể dựa trên điểm số này cùng với các đề xuất bổ sung để cải thiện hiệu suất.

Mục tiêu của Google với cập nhật này là tự động hoá quy trình tối ưu.

Tính năng “bùng nổ” mới.

Tính năng “bùng nổ” mới trong Performance Max sẽ được kết hợp cùng với các mục tiêu tại cửa hàng và sẽ cho phép các nhà quảng cáo quảng cáo trong một khung thời gian nhất định để có thể đạt được các mục tiêu tại cửa hàng.

Thêm insights và thông tin bổ sung.

Các nhà quảng cáo sẽ nhận được nhiều thông tin hơn với các chiến dịch Performance Max của họ nhờ vào các cập nhật mới.

Những thông tin bổ sung sẽ bao gồm xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng, đối tượng và đấu giá trong các chiến dịch hiệu suất tối đa.

Tính năng này có thể giúp các nhà quảng cáo hiểu điều gì đang thúc đẩy chiến dịch của họ.

Công cụ thử nghiệm Performance Max mới.

Đây là công cụ thử nghiệm có thể để chỉ ra cách Performance Max đang thúc đẩy lượt chuyển đổi gia tăng từ các chiến dịch Google Ads hiện tại của bạn.

Thử nghiệm này hiện dành cho các chiến dịch phi bán lẻ (non-retail ) và đang ở giai đoạn thử nghiệm mở cho các nhà quảng cáo trên toàn cầu.

Nhiều quyền truy cập hơn với Performance Max.

Giờ đây, các nhà quảng cáo sử dụng ứng dụng Google Ads (app) hoặc Search Ads 360 sẽ có thể tích hợp và quản lý các chiến dịch hiệu suất tối đa của họ.

Performance Max cho khách sạn.

Dự kiến vào cuối năm 2022, một bản cập nhật mới của chiến dịch hiệu suất tối đa sẽ được ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.

Việc mở rộng sẽ cho phép các khách sạn tận dụng Performance Max để quảng cáo các sản phẩm (địa điểm khách sạn, bất động sản…) trên tất cả các kênh của Google, bao gồm cả các từ khoá dành riêng cho từng bất động sản cụ thể trên công cụ tìm kiếm.

Performance Max sẽ làm nổi bật các nội dung cho tất cả các khách sạn hay tài sản bất động sản, những hình ảnh, đoạn mô tả và video sẽ được tạo tự động. Các nhà quảng cáo cũng sẽ có thể xem và chỉnh sửa các nội dung này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook cập nhật chiến dịch Lead Generation và Marketing Message

Facebook vừa thông báo một số tính năng mới liên quan đến kiểu chiến dịch tin nhắn Marketing (Marketing Message) và khách hàng tiềm năng (Lead Generation).

Facebook và Google nộp thuế trung bình mỗi năm trên 1.000 tỷ đồng

Trước hết, về tin nhắn marketing, tính năng mới sẽ cho phép các nhà quảng cáo gửi các tin nhắn khuyến mãi tới những khách hàng đã đồng ý nhận tin nhắn.

Theo Facebook:

“Ví dụ: một khách hàng có thể chọn nhận thông báo về đợt bán hàng hay khuyến mãi sắp tới, điều này cho phép các nhà quảng cáo hay thương hiệu luôn cập nhật cho khách hàng về những chương trình khác trong tương lai.

Các SMEs từ lâu đã nói với chúng tôi rằng Meta Business Suite cho phép họ phản hồi hiệu quả hơn các yêu cầu của khách hàng, nhưng họ thường phải dựa vào các giải pháp khác để tương tác lại với khách hàng.

Với tính năng mới này, các SMEs sẽ có một công cụ mới để thúc đẩy doanh số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng từ Meta Business Suite.”

Tiếp đến, Facebook cũng đang thêm tính năng lọc khách hàng tiềm năng (Lead Filtering) mới, điều sẽ cho phép Business Manager (trình quản lý kinh doanh của Facebook) lọc ra các khách hàng tiềm năng chất lượng thấp bằng cách cung cấp cho khách hàng tiềm năng một số câu hỏi trắc nghiệm trong các biểu mẫu quảng cáo khách hàng tiềm năng tức thì (Lead Ad Instant forms) của họ.

Các tính năng mới hiện đang được thêm dần vào các tài khoản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads là gì? Kiến thức nền tảng về Google Ads cho người mới

Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Google Ads (Quảng cáo Google) như Google Ads là gì, các thành phần chính có trong Google Ads, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Google Ads hay cách khởi chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads hoàn chỉnh và hơn thế nữa.

google ads là gì
Google Ads là gì?

Khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, Facebook Ads và Google Ads là hai cái tên phổ biến nhất, chúng phổ biến nhất vì đơn giản là chúng có số lượng người dùng lớn nhất. Vậy thực ra Google Ads là gì và cách chạy Google Ads như thế nào?

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:

  • Google Ads là gì?
  • Giới thiệu toàn cảnh về Google Ads.
  • Vai trò của Google Ads với doanh nghiệp là gì?
  • Các thuật ngữ chính xoay quanh Google Ads.
  • Cách đăng ký và tạo tài khoản Google Ads.
  • Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?
  • Các hình thức quảng cáo hiện có trong Google Ads.
  • Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
  • Cách thiết lập đo lường chuyển đổi trong Google Ads.
  • Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Bên dưới là những nội dung chi tiết.

Google Ads là gì?

Google Ads hiểu đơn giản là nền tảng quảng cáo của Google, tất cả các sản phẩm quảng cáo có trong Google Ads đều chủ yếu hiển thị trên các hệ sinh thái của Google như Google Search, YouTube, Gmail và các nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN).

Như đã đề cập ở trên, khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới tính đến hiện tại là năm 2023, Google Ads song song với đó là Facebook Ads và TikTok Ads là những nền tảng lớn nhất.

Thông qua các hình thức hay mục tiêu quảng cáo khác nhau, Google Ads giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như công cụ tìm kiếm, nền tảng xem video YouTube, ứng email Gmail hay trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác trong mạng lưới hiển thị của Google.

quảng cáo google
Google Ads là gì? Ví dụ về quảng cáo tìm kiếm của Google Ads.

Như bạn có thể thấy ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong Google Ads. Mỗi ngày, Google ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search.

Cách phân biệt giữa nội dung quảng cáo (Paid Content) và nội dung tự nhiên (Organic Content) đó là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng bên trái của mẫu quảng cáo.

Dưới đây là một số liệu thú vị về Google Ads.

  • Trung bình, tỷ lệ nhấp chuột trên các quảng cáo (CTR) của Google Ads là 8%.
  • Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí của Google.
  • 54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.

Giới thiệu toàn cảnh về Google Ads.

Như đã đề cập đến ở những phần đầu tiên, Google Ads cũng tương tự như Facebook Ads hay TikTok Ads, tức nền tảng quảng cáo của Google và chủ yếu hiển thị trên hệ sinh thái của Google.

Khi Google có các nền tảng như công cụ tìm kiếm, YouTube, Gmail hay mảng lưới website của bên thứ 3 (các nhà xuất bản được duyệt), Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên các nền tảng này để tiếp cận người dùng mục tiêu.

Sau khi thiết lập các tài khoản quảng cáo và chiến dịch cần thiết, đồng thời quảng cáo được hệ thống của Google duyệt đủ điều kiện, các mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo chính thức có thể được hiển thị.

Cơ chế tính chí chủ yếu của Google Ads là PPC (pay per click), có nghĩa là, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị tuy nhiên nó sẽ là “miễn phí” nếu chưa có ai đó nhấp vào quảng cáo, điều này khác với Facebook Ads là chỉ cần quảng cáo được hiển thị, nhà quảng cáo chính thức bị tính phí ngay cả khi không có ai nhấp hay tương tác với quảng cáo.

Vai trò của Google Ads với doanh nghiệp là gì?

Từ góc nhìn chiến lược, hệ thống quảng cáo của Google hay Google Ads khác hẳn với hầu hết các nền tảng khác vì Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Từ đây, Google Ads cung cấp những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây những vai trò chính hay là những gì mà Google Ads có thể mang lại.

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Như đã phân tích ở trên, với khối lượng người dùng khổng lồ đang sử dụng các sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến họ, giúp họ biết về thương hiệu.
  • Xây mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu: Giả sử khi bạn muốn mua một chiếc áo thun chẳng hạn và bạn lên Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc thường xuyên thấy) một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện cũng góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó hơn so với các thương hiệu mặc dù bạn “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ có thể khởi chạy Google Ads theo những cách khác nhau. Vì với Google, bạn có thể tiếp cận với khách hàng hầu như trên tất cả các phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các từ khoá dài hoặc từ khoá có khả năng hành động cao.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Theo số liệu được công bố bởi Google, khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video trên YouTube, điều này mang đến cho các nhà quảng cáo những cơ hội lớn để tăng doanh số bán hàng của họ.

Các thuật ngữ chính xoay quanh Google Ads.

Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, các nhà quảng cáo mới nên hiểu các thuật ngữ có trong Google Ads, vậy những thuật ngữ đó là gì?

  • Google Manager Accounts: Cũng tương tự như Facebook Business Manager (BM), Manager accounts của Google là tài khoản tổng của doanh nghiệp, nơi có thể chứa các tài khoản quảng cáo (Ad Account) con khác nhau.
  • Ad Account: Như đã đề cập ở trên, Ad Account là tài khoản quảng cáo (thuộc Manager accounts) nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
  • Campaign: Là chiến dịch quảng cáo chứa nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo.
  • Ad Groups: Nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch quảng cáo và là nơi chứa các mẫu quảng cáo và từ khoá.
  • Ad: Là các mẫu quảng cáo thuộc các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo.
  • Google Search Ads là gì: Search Ads là một kiểu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên trình quản lý quảng cáo của Google Ads.
  • Keywords: Chính là các từ khoá có trong các nhóm quảng cáo và gắn liền với các mẫu quảng cáo cụ thể.
  • Chiến lược giá thầu: Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Google Ads là gì như chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, click hay tỷ lệ hiển thị, nhà quảng cáo có thể chọn các chiến lược giá khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mức giá mục tiêu (CPC/CPA) cho chiến dịch của mình.
  • Đối sánh từ khoá là gì: Là cách thức nhà quảng cáo Google Ads mong muốn quảng cáo của mình được xuất hiện khi người dùng thực hiện một truy vấn nhất định. Hiện Google cung cấp 3 loại đối sánh từ khoá đó là [đối sánh chính xác], “đối sánh cụm từ” và đối sánh rộng theo cách mà MarketingTrips đang thể hiện đến bạn.
  • Mục tiêu của chiến dich Google Ads: Là mong muốn của nhà quảng cáo với các chiến dịch quảng cáo của họ. Google hiện cung cấp các mục tiêu quảng cáo như tăng doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng truy cập vào website (traffic) hay nhận thức về thương hiệu (brand awareness).
  • Loại chiến dịch: Nơi nhà quảng cáo có thể lựa chọn vị trí hay nơi mà quảng cáo của họ muốn được xuất hiện. Google Ads có các tuỳ chọn như tìm kiếm, hiển thị, video hay chiến dịch thông minh (tiếp cận đa nền tảng).
  • Negative keywords – Từ khoá phủ định: Là các từ, cụm từ mà khi người dùng nhập các từ khoá có chứa các từ và cụm từ đó, quảng cáo sẽ không xuất hiện.
  • Extensions – Tiện ích mở rộng: Là những phần nội dung bổ sung cho các quảng cáo nhằm mục tiêu tăng mức độ hiệu quả tổng thể. Hiện Google cung cấp 3 kiểu tiện ích gồm: Liên kết mở rộng (sitelink), Chú thích (Callout) và cuộc gọi trực tiếp (Call).
  • Placement: Vị trí (web, kênh YouTube, ứng dụng…) mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện.
  • Responsive – Thích ứng: Với quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần nhập nội dung đầu vào, Google tự động lựa chọn và tối ưu quảng cáo (tiêu đề, hình ảnh, mô tả…).
  • Quality Score – Điểm chất lượng là gì: Là một trong những yếu tố quan trọng Google Ads sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Hiện có 3 yếu tố đóng góp vào điểm chất lượng là CTR, tính liên quan (ad relevance) và trải nghiệm trang đích (landing page experience). Note: QS được tính cho từng từ khoá và không tính đến các kiểu đối sánh từ khoá.

Cách đăng ký và tạo tài khoản Google Ads.

Như đã đề cập đến ở trên, với những nhà quảng cáo mới bắt đầu với Google Ads, những gì họ cần làm là tạo các tài khoản tổng tức Manager accounts trước khi tạo các tài khoản quảng cáo trực thuộc nó.

Dưới đây là các bước để bạn làm điều này.

  • Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/ và chọn tạo một tài khoản người quản lý mới.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail của bạn và điền các thông tin cần thiết.
  • Bước 3: Truy cập vào gmail mà Google đã gửi xác thực và nhấp vào liên kết.
  • Bước 4: Hoàn thành bước tạo tài khoản Google Manager accounts.
  • Bước 5: Sau khi có tài khoản người quản lý, bạn chọn phần Tài khoản để tạo những tài khoản quảng cáo (Ad Account) trực thuộc (hoặc tạo tài khoản người quản lý khác).
  • Bước 6: Sau khi có tài khoản quảng cáo, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch từ đây.

Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?

Cũng giống hầu hết các nền tảng quảng cáo khác, Google cũng có trình quản lý quảng cáo riêng dùng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo.

Hiểu một cách đơn giản nhất, trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể thiết lập, khởi chạy, quản lý và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.

Giao diện tổng quan của một trình quản lý quảng cáo.

Liên quan đến khái niệm này, có một thuật ngữ khác mà các nhà quảng cáo nên hiểu đó là Google Ad Manager.

Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.

Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).

Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).

Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?

google ads là gì
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?

Như bạn có thể thấy ở trên cũng như các phân tích từ đầu bài, Google Ads cung cấp một số hình thức quảng cáo chủ yếu chạy trên hệ sinh thái của Google.

Theo đó Google cung cấp 6 hình thức quảng cáo chính bao gồm:

  • Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì: Bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người dùng thông qua công cụ tìm kiếm của Google chủ yếu dưới dạng văn bản (Text Ads).
  • Quảng cáo tối đa hoá hiệu suất – Google Performance Max Campaigns: Là kiểu chiến dịch mới của Google theo hướng tự động, nơi nhà quảng cáo có thể tiếp cận người dùng trên tất cả các nền tảng của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
  • Quảng cáo hiển thị – Google Display Ads: Hiển quảng cáo của thương hiệu trên các nền tảng web của nhà xuất bản (publishers) thuộc chương trình Google Adsense của Google.
  • Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads là gì: Quảng cáo mua sắm cho phép nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có (không phải từ khóa) để xác định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo. Dữ liệu sản phẩm nhà quảng cáo gửi lên thông qua Merchant Center chứa các thông tin chi tiết về sản phẩm. Google Ads sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này để đối sánh nội dung tìm kiếm của người dùng với quảng cáo để đảm bảo hiển thị sản phẩm một cách thích hợp nhất.
  • Quảng cáo video – Google Video Ads: Nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu trên YouTube và trên các website đối tác khác của Google.
  • Quảng cáo khám phá – Google Discovery Ads: Cũng là một cách thức quảng cáo theo hướng tự động của Google, cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Gmail hay các sản phẩm khác của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.

Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, bạn có thể cần ưu tiện lựa chọn các kiểu chiến dịch Google Ads khác nhau.

Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?

Với với các nền tảng quảng cáo khác như TikTok, LinkedIn hay thậm chí là Facebook, quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn.

Dưới đây là những bước chính bạn có thể trải qua khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads.

Bước 1: Xác định các mục tiêu và KPIs chính khi sử dụng Google Ads.

Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau, cách thiết lập các chiến dịch có thể khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc video (Web + YouTube).

Hay liên quan đến chiến lược giá thầu, nếu KPIs là traffic (click) thì thương hiệu có thể chọn chiến lược giá thầu (bid strategy) là tối đa hoá lượt nhấp chuột (maximize clicks).

Những yếu tố chính có thể ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) bao gồm: mục tiêu chiến dịch, kiểu chiến dịch, chiến lược giá thầu, đối tượng, khu vực, nội dung quảng cáo, từ khoá và landing page.

Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn từ khoá và thiết lập đối sánh từ khoá.

Sau khi đã thấu hiểu được các mục tiêu cần đạt được, cũng như lựa chọn xong cấu trúc cơ bản của chiến dịch, nghiên cứu từ khoá là công đoạn cần thực hiện cẩn thận tiếp theo.

Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khoá trên Google Ads chính là công cụ trực tiếp của Google, Google Keyword Planner.

Tuỳ thuộc vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ví dụ: ngắn, dài) và loại đối sánh khác nhau.

  • Mỗi từ khoá đã hiển thị dự báo dung lượng (volume search), giá thầu dự kiến.
  • Cần traffic và hiển thị nhiều có thể chọn đối sánh rộng.
  • Chọn các từ khoá dài và cụ thể nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay các hành động cụ thể.

Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan đến ý niệm/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:

  • Từ khoá thông tin (know, infor) nếu người dùng muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm.
  • Từ khoá điều hướng (go) nếu người dùng tìm kiếm liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay thương hiệu cụ thể.
  • Từ khoá thương mại (near action) nếu người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm (đối thủ) khác.
  • Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (do, action) khi người dùng về cơ bản đã sẵn sàng mua hàng.

Ví dụ: áo thun nam -> áo thun nam uniqlo -> áo thun nam giá rẻ/áo thun nam uniqlo có tốt không -> mua áo thun nam tại gò vấp. (theo thứ tự các kiểu từ khoá).

Tips: Nếu ngân sách nhỏ và số lượng hay dung lượng nhiều, tốt nhất nên chia ngân sách ra các khoản khác nhau cho các kiểu từ khoá khác nhau, mục tiêu cuối cùng là tìm ra từ khoá, loại từ khoá hay kiểu đối sánh nào đang mang lại các kết quả (KPIs ban đầu) tốt nhất.

Bước 3: Xác định chiến lược nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Sau khi có được từ khoá, căn cứ vào số lượng, mức độ khác nhau giữa các từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (tối thiểu là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của Google Ads (ít nhất 2 và trung bình 5).

Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích.

Vì chất lượng quảng cáo có thể quyết định mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo, các từ khoá có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page).

Những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất là những nội dung được sản xuất sau khi đã thấu hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh hiện tại.

Điều này có nghĩa nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có từ khoá và viết theo đó, nó cần được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh.

Nếu các sản phẩm là tương tự nhau (hay thậm chí là nhiều đối thủ cùng chạy 1 sản phẩm như các dự án bán chung cư), mục tiêu của nhà quảng cáo khi này là phải tìm ra các điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy người dùng nhấp chuột.

Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu chiến dịch.

Bước cuối cùng khi triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Ads là bạn cần đánh giá lại các hiệu suất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.

Giai đoạn tối ưu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn đã chuẩn bị bài bản và toàn diện từ những bước đầu tiên (như các bước nói ở trên).

Tips: Nội dung và các phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để tiện theo dõi và có được cái nhìn trực quan hơn.

Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.

Sau khi bạn đã hoàn thành các bước nói trên và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi có được có lẽ là điều quan trọng nhất.

Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để thiết lập theo dõi hiệu quả hay chuyển đổi quảng cáo của mình, sử dụng trình quản lý thẻ của Google tức Google Tag Manager (GTM) là một trong những cách thức đơn giản và được khuyến nghị nhất.

Bạn có thể xem thêm Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về trình quản lý thẻ của Google, GTM không chỉ giúp bạn quản lý và đo lường chuyển đổi của các chiến dịch của Google Ads mà còn cả Facebook Ads, TikTok Ads và nhiều nền tảng quảng cáo khác.

Dưới đây là những gì bạn cần làm để có thể đo lường chuyển đổi:

Bước 1: Đăng ký tài khoản và thiết lập Google Tag Manager.

Như đã phân tích, vì bạn sử dụng GTM để đo lường chuyển đổi nên bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký một tài khoản GTM, bạn có thể có được cách thiết lập từ bài viết về Google Tag Manager nói trên.

Bước 2: Thiết lập chuyển đổi từ Google Ads.

google ads
Cách thiết lập chuyển đổi trong Google Ads.

Như bạn có thể thấy ở trên trong trình quản lý quảng cáo của Google, bạn chọn Đo lường và nhấp vào Lượt chuyển đổi.

Thiết lập hành động chuyển đổi trong Google Ads.
Thiết lập hành động chuyển đổi trong Google Ads.

Từ đây, bạn nhấp vào Hành động chuyển đổi mới  để tạo chuyển đổi mới cho tài khoản quảng cáo của mình.

Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể biết các hành động chuyển đổi mà khách hàng thực hiện sau khi xem quảng cáo.

Bạn thiết lập mỗi lần một hành động chuyển đổi, nhưng có thể theo dõi nhiều hành động chuyển đổi cùng một lúc.

Các loại chuyển đổi hiện có trong Google Ads là gì?
Các loại chuyển đổi hiện có trong Google Ads là gì?

Sau khi bạn chọn hình thức chuyển đổi mong muốn và điền URL của website cũng như trang chuyển đổi mong muốn bạn sẽ được Google cấp mã đo lường chuyển đổi.

Bước 3: Kết nối chuyển đổi với Google Tag Manager.

Từ trình quản lý của GTM bạn chọn thẻ (Tag) mới, chọn Google Ads Conversions Tracking và dán code vừa có được vào.

Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.

Ngoài ra theo yêu cầu của Google Ads thì bạn cũng cần tạo một thẻ Google Ads Conversion Linker như bên dưới để kết nối các chuyển đổi từ Google Ads tới website.

Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Google Ads: Các chiến dịch mua sắm thông minh và địa phương sẽ được chuyển đổi từ tháng 9
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Cũng tương tư như các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay các nền tảng quảng cáo khác, Google Ads trong những năm gần đây có rất nhiều thay đổi trong đó ưu tiên các loại hình quảng cáo theo hướng tự động như Performance Max hay Responsive Search Ads.

Vậy những xu hướng chính của Google Ads trong 2023 là gì?

Xu hướng Google Ads 1: Google Ads sẽ tự động hoá nhiều hơn.

Như đã đề cập ở trên, vào năm 2023, Không chỉ Google Ads mà còn các nền tảng quảng cáo khác sẽ chuyển sang hướng tự động (Automation) nhiều hơn.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Google Ads, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.

Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:

“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”

Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).

Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:

  • Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
  • Phạm vi tiếp cận đa kênh.
  • Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
  • Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.

Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Google Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).

Xu hướng Google Ads 2: Tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data.

Khi quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được ủng hộ, việc tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các nền tảng quảng cáo như Google Ads là những gì doanh nghiệp nên làm vì nó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2023.

Nếu như trong quá khứ, các nhà quảng cáo phụ thuộc vào thẻ (tag), cookies hay pixel để thu thập và theo dõi người dùng, khi Apple và Google đang bắt đầu hạn chế việc sử dụng các phương tiện theo dõi này, nhà quảng cáo cần chuẩn bị nhiều hơn.

Xu hướng Google Ads 3: Từ khoá sẽ ít quan trọng hơn và thay vào đó là ý niệm của người tiêu dùng.

Vào năm 2023, các thương hiệu không chỉ nên hiển thị quảng cáo khi đối tượng mục tiêu tìm kiếm một thứ gì đó, thay vào đó nên hiển thị khi họ trực tuyến.

Bằng cách phân loại đối tượng mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, nhà quảng cáo nên nhắm mục tiêu đến họ bằng những nội dung (Content) khác nhau.

Một chuyên gia về Google Ads cho biết: “Các kiểu đối sánh hay phân loại từ khoá sẽ không còn là những gì mà nhà quảng cáo nên quá tập trung, những nội dung khác như thấu hiểu đối tượng mục tiêu hay ý định của họ đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (Search Intent) còn quan trọng hơn.”

Xu hướng Google Ads 4: Sự dịch chuyển trong việc đo lường chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.

Cũng tương tự như Facebook Conversion API, Google Ads cũng đang tìm cách theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của Google trên nền tảng trong bối cảnh nhà quảng cáo có ít dữ liệu trực tuyến hơn từ người dùng.

Những người làm marketing hay nhà quảng cáo thông minh sẽ nhanh chóng bắt đầu theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến và tích hợp chúng vào Google Ads để có thể chứng minh những nỗ lực của họ trong tương lai vào năm 2023.

Kết luận.

Bằng cách thấu hiểu google ads là gì, các hình thức quảng cáo Google hiện có, cũng như thích ứng nhanh với các xu hướng mới của Google Ads trong 2023, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MareketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Facebook chia sẻ những ‘Culture Codes’ mới để cải thiện hiệu suất quảng cáo

Nhằm mục tiêu giúp các nhà quảng cáo và người làm marketing có thể tối đa hoá hiệu suất quảng cáo của họ, Facebook vừa chia sẻ những mẹo mới.

Facebook chia sẻ những mẹo mới để cải thiện hiệu suất quảng cáo
Facebook chia sẻ những mẹo mới để cải thiện hiệu suất quảng cáo

Khi Social Media hay Social Media Marketing tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, xu hướng sử dụng nội dung của người tiêu dùng theo đó cũng đã thay đổi.

Ở những ngày đầu của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter, các thương hiệu xem phương tiện truyền thông mạng xã hội như là một nền tảng khác để truyền tải các thông điệp của thương hiệu, một nơi khác để hiển thị quảng cáo của họ, với hy vọng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và bán được nhiều sản phẩm hơn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của sự sáng tạo, khi nhiều người coi mạng xã hội là nơi họ có thể chia sẻ quan điểm hay suy nghĩ của riêng họ với thế giới, họ kỳ vọng những thông điêp thương hiệu hay quảng cáo phù hợp hơn với sở thích của họ.

Theo giải thích của Facebook:

“Chúng tôi đang thấy sự dịch chuyển lớn trên nền tảng, thay đổi từ sự hoàn hảo và hào nhoáng tới một nền văn hóa thay vào đó tôn vinh những gì chân thực và gần gũi.”

Trong một báo cáo gần đây từ công ty nghiên cứu thị trường YPulse, 84% người tiêu dùng trẻ tuổi đồng ý với tuyên bố rằng “Tôi thích những nội dung không quá trau chuốt từ thương hiệu” và 79% trong số họ đồng ý rằng họ “mệt mỏi khi nhìn thấy những hình ảnh quá hoàn hảo trong quảng cáo.”

Facebook gọi những mẹo mà họ đang cung cấp là ‘Culture Codes’ (tạm dịch là những quy tắc văn hoá mới) mà theo Facebook chúng có thể giúp các thương hiệu tạo ra những nội dung (Content) tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn và có khả năng tương tác cao hơn với khán giả trên các nền tảng mạng xã hội hiện đại.

  • Bạn có thể xem Content là gì để hiểu sâu hơn về khái niệm Nội dung.

Theo Facebook.

“Văn hóa là thứ được định hướng bởi con người, và nền văn hóa đó có ngôn ngữ riêng của nó – không trau chuốt và trên hết là tập trung vào yếu tố con người.

Khi các thương hiệu có thể hiểu các quy tắc văn hóa mới, họ giao tiếp với người tiêu dùng hay các nhóm đối tượng mục tiêu của họ với tư cách là những người đồng hành, thiết lập sự tin cậy và gần gũi thông qua một ngôn ngữ chung.”

Dưới đây là 6 quy tắc văn hoá mới từ Facebook mà các thương hiệu nên tham khảo.

  • Họ có những người thực kể những câu chuyện thực, mời nhân viên hoặc khách hàng truyền tải thông điệp của họ.
  • Họ sử dụng ngôn ngữ của nền tảng để báo hiệu rằng họ đang ở đó trong nguồn cấp dữ liệu và nó đang phù hợp với văn hóa của nền tảng.
  • Họ khai thác sức mạnh của những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để thiết lập lòng tin và mối liên quan.
  • Họ cho người tiêu dùng thấy “behind the scenes” về quá trình phát triển của họ.
  • Họ sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa lo-fi (chất lượng thấp, trái ngược với hi-fi) để mang lại cảm giác thân thuộc và đậm chất con người.
  • Họ sử dụng sự hài hước để xóa tan ranh giới giữa thương hiệu và khán giả.

Bằng cách tận dụng những yếu tố này, Facebook nói rằng các thương hiệu sẽ có thể có những lợi thế tốt hơn để xây dựng liên kết với khách hàng, thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng thông qua các quảng cáo của họ.

Giá trị cốt lõi hay ý tưởng chính ở đây là tính xác thực và việc tạo ra những nội dung “bình thường” giống như cách bạn giải thích những gì bạn làm với một người bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook: Doanh thu quảng cáo giảm và thương mại điện tử vẫn trì trệ

Meta bắt đầu tăng cường nỗ lực bước vào mảng thương mại điện tử ngay từ những ngày đầu của đại dịch. Họ ra mắt những tính năng gọi là Facebook và Instagram Shop vào tháng 5/2020.

Tờ WSJ đưa tin, công ty mẹ Facebook là Meta Platform đã phát triển các dịch vụ thương mại điện tử vào năm 2020 khi mọi người ngày càng mua sắm tại nhà nhiều hơn và đặc biệt công ty khi ấy cũng phải đối mặt với những thách thức trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số.

2 năm sau đó, các nhân viên, cựu lãnh đạo và các nhà bán lẻ nói rằng mảng này vẫn đang được tiến hành.

Một vài nhà bán lẻ nói rằng họ khá thất vọng với sự ra mắt mảng kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) của Meta bởi dịch vụ này không đáp ứng được những thành phần cơ bản như khả năng hiển thị sản phẩm với những màu sắc và kích thước khác nhau nếu không bán trực tiếp qua Facebook và Instagram.

Meta cũng giới hạn việc một người bán có thể giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ giao trong cùng ngày hoặc ngày hôm sau. Một vài nhà bán lẻ khác thì lại cho biết, họ nhận thấy khả năng kết nối với người mua thông qua một lượng người dùng lớn của Facebook và Instagram.

Tuy nhiên, Ít nhất, 5 lãnh đạo cấp cao đã rời mảng này trong 6 tháng qua theo một nguồn tin của WSJ. Trong khi đó, Facebook vẫn đang tự tin vào mảng kinh doanh thương mại điện tử của họ.

“Xây dựng một nền tảng thương mại điện tử đầy đủ là một hành trình kéo dài nhiều năm – một nhiệm vụ trở thành ưu tiên của công ty từ ít nhất 2 năm trước. Chúng tôi tự hào về quá trình của mình và những đội ngũ đang làm việc để tạo ra những trải nghiệm này”.

Meta bắt đầu tăng cường nỗ lực bước vào mảng thương mại điện tử ngay từ những ngày đầu của đại dịch. Họ ra mắt những tính năng gọi là Facebook và Instagram Shop vào tháng 5/2020.

Các cửa hàng này sẽ cho phép các thương hiệu đăng tải danh mục hàng hóa trực tiếp trên Facebook và Instagram.

Một vài thương hiệu sử dụng các cửa hàng để kết nối người dùng mua hàng trên website của họ trong khi một số khác chọn bán sản phẩm cho người dùng thông qua các dịch vụ của Meta.

Meta cũng bắt đầu củng cố những tác động của thay đổi bảo mật mà Apple áp dụng từ tháng 6/2020 trên iPhone và iPad. Những thay đổi này cho phép người dùng chọn có để những hoạt động của họ bị theo dõi bởi những công ty như Meta hay không.

Dữ liệu theo dõi được vô cùng quan trọng với cách Meta đánh giá tác động của quảng cáo. Việc mất dữ liệu làm giảm mạnh lợi nhuận của công ty trong 2 quý vừa qua.

Kể từ tháng 2, khi Meta thông báo tốc độ tăng trưởng người dùng và doanh thu đáng thất vọng, và khi chính sách của Apple bắt đầu áp dụng, Meta đã mất 10 tỷ USD doanh thu trong năm 2022. Cổ phiếu của họ cũng giảm hơn 34%.

Điều này tương đương với việc giá trị thị trường bị thổi bay 307,8 tỷ USD. Trong khi đó, khoảng 97% doanh thu của meta tới từ quảng cáo. Meta cũng nói rằng họ sẽ chuyển dịch nhiều hơn trụ cột của công ty sang metaverse (vũ trụ ảo).

Mảng mua sắm trực tuyến có thể là giải pháp để giảm bớt ảnh hưởng từ những thay đổi của Apple. Bằng việc phát triển các kênh thương mại trên các ứng dụng của mình, Meta có thể tính toán được sự ảnh hưởng của các quảng cáo bên trong dịch vụ của họ và lấy lại một lượng data đã mất.

Tiềm năng thì rất to lớn: Amazon – công ty thống trị thương mại điện tử báo cáo doanh thu quảng cáo 7,88 tỷ USD trong quý gần nhất, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khủng hoảng nhân sự đáng chú ý nhất là sự rời đi của Phó chủ tịch mảng thương mại Gene Alston. Alston chịu trách nhiệm tất cả chiến lược và nhân sự cho các sản phẩm thương mại trên khắp các ứng dụng trong hệ sinh thái Meta.

Roi Tiger – Phó chủ tịch kỹ thuật cho mảng thương mại trên toàn công ty cũng tuyên bố rời đi. Eddie Garcia – người trước đây là Giám đốc sản phẩm cho Sam’s Club được mời về vào tháng 6 năm ngoái để phụ trách tính năng Marketplace cho công ty. Tuy nhiên, ông này cũng rời đi vào tháng 3 và gần đây tuyên bố trở thành Giám đốc sản phẩm cho eBay.

Chris Olaniran là một nhà buôn muốn tạo ra Instagram Shop để bán quần áo thương hiệu Vital Clothing.

Việc này yêu cầu cần thiết lập cả trên Facebook và Instagram và trong trường hợp của Olaniran, anh phải thiết lập trên cả Shopify – một công ty thương mại điện tử Canada để điều hành cửa hàng của mình. “Đây là điều đầu tiên tôi nhận ra, Ok, việc này phức tạp hơn tôi nghĩ”.

Sau khi tiến hành những thay đổi cần thiết ở cả Instagram và Facebook, kết nối với sản phẩm trên Shopify, nhận được sự chấp thuận bán hàng, Olaniran gặp khó khăn với việc đưa tất cả các sản phẩm của anh xuất hiện trên cửa hàng.

Olaniran cuối cùng tạm dừng ý tưởng mở Instagram Shop. “Tôi bắt đầu quy trình thiết lập một cửa hàng Etsy để có sự kết hợp với website của mình”.

Meta gần đây đã bắt đầu chạy một vài khuyến mại với người dùng Instagram, đề nghị giảm 20% khi đặt đơn hàng thương mại điện tử đầu tiên thông qua đây. Đáng chú ý, công ty còn thiết lập để mở rộng khả năng quảng cáo trong tính năng Facebook và Instagram Shop.

Với nhiều nhà bán lẻ và thương hiệu lâu đời, Facebook và Instagram Shops đại diện cho cái nhìn về tương lai. Michael Karanikolas – đồng sáng lập thương hiệu quần áo Revolvo nói với các nhà đầu tư rằng Instagram Shop đóng góp “rất nhỏ” vào kết quả kinh doanh của công ty. “Chúng tôi nghĩ trong dài hạn Instagram shops sẽ là một phần những lựa chọn mà chúng ta có cho khách hàng”.

Kevn Gould – nhà sáng lập và CEO Kombo Ventures – một công ty cổ phần với những thương hiệu nổi tiếng bán sản phẩm trên Instagram nói rằng anh sẽ xem Meta tạo ra một chiến dịch nhận thức lớn giới thiệu Facebook và Instagram Shop tới người dùng.

Facebook và Instagram thu hút khoảng 50% doanh thu cho BlendJet – một công ty máy xay sinh tố. Tuy nhiên, hầu hết tới từ quảng cáo dẫn khách hàng tới website của BlendJet.

Những tháng gần đây, công ty chứng kiến doanh thu trực tiếp từ Facebook và Instagram Shop tăng. Năm nay tính tới tháng 4, doanh thu của BlendJet trên các tính năng thương mại điện tử của Meta đã tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh