Skip to main content

Thẻ: Quảng cáo

Lý do Elon Musk vừa sa thải toàn bộ 40 nhân viên phòng Marketing của Tesla

Tuần này có thể nói là khoảng thời gian tồi tệ đối với nhà sản xuất ô tô điện Tesla. Công ty này không chỉ công bố những kết quả kinh doanh đáng thất vọng mà họ còn đối mặt với đợt thu hồi Cybertruck do lỗi.

Từng nói không với quảng cáo: Tesla đang tìm cách chi bội tiền cho quảng cáo trong năm 2024

Kết quả là, họ đã phải công bố đợt sa thải 10% tổng lao động trên toàn thế giới (khoảng 14.000 người). Đáng nói, trong đợt sa thải lần này, Tesla đã quyết định sa thải toàn bộ nhân viên phòng tiếp thị sản phẩm chỉ sau 4 tháng thành lập.

Từ trước đến nay, Tesla nổi tiếng là công ty nói không với quảng cáo, marketing sản phẩm. Tuy nhiên, vào năm ngoái, CEO Elon Musk bất ngờ tuyên bố rằng Tesla sẽ “thử quảng cáo một chút và xem kết quả thế nào”.

Tuy nhiên, có vẻ như kết quả không được như mong đợi và hiện Elon Musk vừa sa thải toàn bộ phòng “Phát triển nội dung” (Growth Content) tại Mỹ. Phòng này vốn phụ trách các vấn đề tiếp thị sản phẩm, có khoảng 40 nhân viên và do quản lý cấp cao Alex Ingram dẫn dắt.

Trong một bài đăng X, một người dùng cho biết Tesla “có thể đã làm quảng cáo tốt hơn”. Ngay lập tức Musk đã đáp lời: “Đúng vậy, quảng cáo quá chung chung – có thể là bất kỳ chiếc ô tô nào”.

Việc cắt giảm toàn bộ phòng marketing đánh dấu sự rút lui khỏi các sáng kiến quảng cáo non trẻ của Tesla. Nhà sản xuất ô tô này từ lâu đã tránh xa các quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo in hoặc trực tuyến – và đã xây dựng một thương hiệu đáng gờm chủ yếu thông qua truyền miệng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngày càng kêu gọi Musk tập trung nhiều hơn vào tiếp thị khi doanh số bán xe điện toàn cầu tăng trưởng chậm lại và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.

Việc Tesla tham gia quảng cáo cũng trùng hợp với việc Musk mua lại Twitter. Nền tảng truyền thông xã hội này đã tìm cách ngăn chặn sự sụt giảm mạnh về doanh thu quảng cáo, do các thương hiệu lớn không hài lòng về việc kiểm duyệt nội dung và các bài đăng đôi khi gây tranh cãi của chính Musk.

Giờ đây, Tesla hy vọng sẽ tìm ra những cách mới để thu hút người mua mới vào thương hiệu, vốn đang phải đối mặt với hàng loạt thông tin tiêu cực. Tuần này, công ty đang phải vật lộn với đợt thu hồi đáng xấu hổ đối với sản phẩm chủ lực Cybertruck của mình do lỗi bàn đạp ga. Công ty cũng lên kế hoạch cho một mẫu xe giá cả phải chăng, điều này có thể thu hút những người chấp nhận xe điện miễn cưỡng tham gia.

Hiện không rõ đường hướng quảng cáo trong tương lai của Tesla sẽ đi về đâu và Elon Musk có tiếp tục “thử một chút” với nỗ lực tiếp thị hay không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sếp phụ trách các nhóm chính bao gồm tìm kiếm và quảng cáo Google: Một hiện thực mới đang xuất hiện

Trong cuộc họp nhân viên tháng trước, Prabhakar Raghavan – Phó Chủ tịch phụ trách Google tìm kiếm – đã gửi đi một thông điệp quan trọng.

Theo CNBC, Prabhakar Raghavan, sếp phụ trách các nhóm chính bao gồm tìm kiếm, quảng cáo, bản đồ và thương mại tại Google, chỉ ra thực tế “mọi thứ đã thay đổi, không còn giống như 15-20 năm trước”. Ông đề cập đến ngành công nghiệp tìm kiếm, nơi Google đã thống trị trong hai thập kỷ và trở thành một trong những công ty có lợi nhuận và giá trị nhất trên hành tinh.

Raghavan cho rằng mảng kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số của Google khiến cả thế giới ghen tỵ với doanh thu trên 100 tỷ USD hằng năm. Tuy nhiên, ông cảnh báo sự thoải mái này sẽ không kéo dài mãi mãi.

Trong cuộc họp khoảng 35 phút, Raghavan nhắc đến môi trường cạnh tranh cao độ cùng những thách thức pháp lý ngày càng tăng. Dù không nêu tên các đối thủ cụ thể, Google đang phải đối mặt với áp lực từ các hãng như Microsoft và OpenAI trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Từ đầu năm 2023, Google bắt đầu bước vào chế độ cắt giảm chi phí khi công ty mẹ Alphabet công bố kế hoạch sa thải khoảng 12.000 lao động. Việc cắt giảm tiếp tục trong năm nay. Trong bản ghi nhớ tuần trước, Giám đốc tài chính Ruth Porat cho biết Alphabet đang tái cấu trúc tổ chức tài chính, đồng nghĩa quy mô có thể thu hẹp hơn nữa.

Dù kết quả kinh doanh IV/2023 của Google tốt hơn dự kiến, cổ phiếu công ty vẫn giảm hơn 6%. Sự bùng nổ AI buộc hãng phải tập trung vào các khoản đầu tư mới. Theo Raghavan, Google đang “chi cả núi tiền cho máy móc” do AI tạo sinh. Với thế giới mới, tăng trưởng không còn dễ kiếm như trước.

Đặc biệt, các thách thức mới nổi lên cùng lúc với Google phải di chuyển trong môi trường pháp lý “không giống với bất kỳ điều gì chúng ta đã thấy trước đây”. Ông trích dẫn Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của EU và cho biết công ty vẫn đang tìm hiểu nghĩa vụ của mình từ Ủy ban châu Âu. Ông kêu gọi nhân viên “hành động khẩn cấp dựa trên điều kiện thị trường”.

Theo Raghavan, Google phải giải quyết những thách thức “mang tính hệ thống” của mình và xây dựng “sức mạnh mới”. Ông khen ngợi các nhóm làm cho dự án AI Gemini vì tăng thời gian làm việc từ 100 giờ một tuần lên 120 giờ để điều chỉnh công cụ nhận dạng hình ảnh một cách kịp thời. Điều đó đã giúp nhóm khắc phục khoảng 80% các vấn đề chỉ trong 10 ngày, ông nói.

Trước các ý kiến chỉ trích bộ máy quan liêu trong công ty, làm tê liệt khả năng tung ra sản phẩm nhanh chóng, sếp Google cho biết ban lãnh đạo đang tích cực làm việc để loại bỏ các lớp không cần thiết trong hệ thống phân cấp.

“Chúng ta đã học được rất nhiều trong vài quý qua”, Raghavan nói. “Tôi không thể nói với các bạn rằng tất cả những vấp ngã đều đã ở phía sau. Điều quan trọng là cách chúng ta phản ứng và những gì chúng ta học được”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

TikTok chứng kiến sự phát triển thương mại điện tử bùng nổ ở Việt Nam

TikTok Việt Nam cho biết số lượng người bán (TikTok Seller) trên ứng dụng đã tăng gấp 3 lần vào năm 2023, cũng như doanh thu trung bình, điều này phần nào làm thúc đẩy sự lạc quan của ứng dụng tại các quốc gia bị kiểm duyệt chặt chẽ sau những thất bại ở các thị trường từ Mỹ đến Indonesia.

TikTok chứng kiến sự phát triển thương mại điện tử bùng nổ ở Việt Nam
TikTok chứng kiến sự phát triển thương mại điện tử bùng nổ ở Việt Nam

TikTok Shop của TikTok theo đó mới đây cho biết rằng xe máy VinFast và điện thoại Samsung là một trong những sản phẩm dẫn đầu về tăng trưởng thương mại điện tử (và từ chối yêu cầu về số liệu cụ thể về doanh thu).

TikTok Việt Nam đã giúp nâng cao vị thế của TikTok tại Đông Nam Á như một nguồn doanh thu hàng đầu cho TikTok, công ty mẹ của TikTok là ByteDance theo đó đang trên đà trở thành tập đoàn truyền thông xã hội lớn nhất toàn cầu.

TikTok hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam trong một số vấn đề, từ việc thúc đẩy các hoạt động xã hội đến kiểm duyệt bài đăng, trái ngược với mối quan hệ gai góc của ứng dụng ở các quốc gia đã cấm toàn bộ (Ấn Độ), hoặc một phần (Indonesia), hoặc đang đe dọa làm như vậy (Mỹ).

Đại diện TikTok tại Việt Nam, Nguyễn Lâm Thanh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Mọi người [không] tin vào thương mại xã hội” 2 năm trước do sản phẩm giả, rẻ tiền. Ông nói, giờ đây họ coi việc mua sắm trực tuyến gần giống như một “sở thích” vì họ có thể theo dõi câu chuyện [kể] của những người bán mà họ quan tâm”.

Công ty phân tích Metric cho biết TikTok đã vượt mặt Lazada để trở thành thị trường trực tuyến số 2 của Việt Nam sau Shopee. Các nhà phân tích ước tính thu nhập hàng năm trên khắp Đông Nam Á vượt quá 12 tỷ USD, trong khi doanh thu kỷ lục của TikTok tại Mỹ đang giúp ByteDance vượt qua Meta về doanh số toàn cầu (Theo Financial Times).

Về phía mạng xã hội TikTok, khởi đầu là một ứng dụng video lan truyền, sau đó thêm quảng cáo và nhanh chóng chuyển hướng sang thương mại điện tử và cũng nhanh chóng gặt hái nhiều thành công sau đó.

Ngày nay, nhiều TikTokers đã trở thành người dẫn chương trình (MC), người có ảnh hưởng (Influencer), người phát trực tiếp (Livestreamer), tất cả hình thành nên cái mà TikTok gọi là “mua sắm giải trí” (shoppertainment).

Về tổng thể, người Việt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử như Amazon và Alibaba để bán hàng xuất khẩu, nhưng để mua sắm, họ ngày càng chuyển sang thương mại xã hội (Social Commerce).

DataReportal cho biết, TikTok Việt Nam có 67 triệu người dùng vào đầu năm nay so với 50 triệu một năm trước đó, so với 73 triệu người dùng của Facebook và 63 triệu của YouTube.

TikTok Shop báo cáo số lượng khách hàng thường xuyên ở Việt Nam đã tăng gấp 3 lần vào năm 2023, bên cạnh đó doanh số bán hàng trung bình hàng ngày tăng gấp 3 lần.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok chia sẻ nghiên cứu về lợi ích của việc xây dựng các mẫu quảng cáo đa ngôn ngữ

TikTok mới đây đã chia sẻ những nghiên cứu mới cho thấy lợi ích của việc xây dựng các mẫu quảng cáo đa ngôn ngữ mà thương hiệu có thể có được trên TikTok.

TikTok chia sẻ nghiên cứu về lợi ích của việc xây dựng các mẫu quảng cáo đa ngôn ngữ
TikTok chia sẻ nghiên cứu về lợi ích của việc xây dựng các mẫu quảng cáo đa ngôn ngữ

Khi sự đa dạng về ngôn ngữ ở các quốc gia ngày càng phát triển, một câu hỏi đặt ra là liệu các mẫu quảng cáo với các ngôn ngữ khác nhau có thể làm tăng tính hiệu quả của nó hay không?

Nghiên cứu mới nhất của TikTok, được thực hiện thông qua sự hợp tác với NRG, xem xét cách người dùng TikTok phản ứng với các quảng cáo song ngữ và các phương pháp tiếp cận mà các thương hiệu có thể thực hiện để giúp thúc đẩy quảng cáo vượt qua những rào cản về ngôn ngữ.

Theo giải thích của TikTok:

“Khán giả song ngữ là tương lai của hoạt động Marketing trong và ngoài TikTok.” Mặc dù nghiên cứu của TikTok chủ yếu tập trung vào sự đa dạng về sắc tộc tại Mỹ, khi các quốc gia khác trên toàn cầu cũng đang có sự hoà nhập mạnh mẽ về ngôn ngữ và văn hoá từ các quốc gia khác, đây cũng là một cách tiếp cận mà các marketer cần cân nhắc, đặc biệt là với các thương hiệu đa quốc gia.

Để phù hợp với điều này, TikTok gợi ý rằng các thương hiệu nên đầu tư vào phát triển quảng cáo song ngữ để tiếp cận đối tượng rộng hơn và đa dạng hơn thông qua các chiến dịch.

Nghiên cứu của TikTok cũng cho thấy giọng nói có tác động lớn nhất đến các số liệu ở phần đầu và giữa kênh có trong phễu Marketing (Marketing Funnel), bao gồm nhận thức về thương hiệu, sự kết nối và mức độ cân nhắc khi so sánh với các quảng cáo chỉ có một ngôn ngữ.

Điều thú vị nữa là dữ liệu cũng cho thấy rằng những người dùng mặc dù họ chỉ sử dụng một ngôn ngữ, họ cũng đánh giá cao các thương hiệu nỗ lực trở nên toàn diện nhiều hơn bằng cách đưa các ngôn ngữ khác nhau vào chương trình quảng cáo của họ.

Bạn có thể xem báo cáo đầy đủ từ TikTok tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

An Khang Pharma của MWG đang ở đâu trong cuộc đua giành thị phần

Thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam được nhận định là “miếng bánh” ngon với nhiều doanh nghiệp. Điều này đã thu hút nhiều “đại gia” trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ gia nhập thị trường như CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã: FRT) và CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG).

Tuy dư địa tăng trưởng lớn, nhưng cuộc cạnh tranh giành giật thị phần vẫn rất khốc liệt và trong “chặng đua” về đích, Thế Giới Di Động (MWG) đang có dấu hiệu chững lại.

Thế Giới Di Động mua lại cổ phần chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang vào năm 2017 và sau đó đổi tên thương hiệu thành An Khang. Tuy nhiên, tập đoàn bán lẻ này chỉ thăm dò thị trường dược phẩm trong thời gian đầu khi chỉ sở hữu 49% cổ phần chuỗi nhà thuốc thay vì nắm tỷ lệ chi phối tuyệt đối.

Đến cuối năm 2021, tập đoàn mới chính thức nâng tỷ lệ nắm giữ tại An Khang lên 100% và đặt ra những mục tiêu tăng tốc cho hệ thống này.

Thị trường bán lẻ thuốc tân dược được nhận định có nhiều dư địa tăng trưởng. Theo một nghiên cứu về chi tiêu tiêu dùng cho các sản phẩm y tế của Vietdata, số tiền chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2025, chi tiêu cho các sản phẩm y tế có thể đạt hơn 23 tỷ USD.

Đến nay, Việt Nam có hơn 60.000 nhà thuốc bán lẻ. Doanh thu của thị trường này đang tiệm cận con số 10 tỷ USD, dự kiến đến năm 2026 tổng doanh thu sẽ đạt 16 tỷ USD.

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường IMARC Group, với sự ảnh hưởng của làn sóng công nghệ số, các chuỗi nhà thuốc hiện đại đang phát triển nhanh chóng.

Số lượng ngày càng tăng của các cửa hàng và nền tảng bán lẻ dược phẩm trực tuyến đã cung cấp nhiều loại thuốc và việc giao thuốc đến tận tay người tiêu dùng đúng thời gian là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Tuy nhiên, các chuỗi nhà thuốc hiện đại này mới chỉ chiếm khoảng 15% thị trường ở thời điểm hiện tại. Do vậy, dự kiến con số này sẽ tăng lên đáng kể và các chuỗi nhà thuốc hiện đại sẽ là mục tiêu mà các doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm hướng tới.

Tuy nhiên, cơ hội lớn sẽ tạo ra cạnh tranh nhiều. Thực tế, việc kinh doanh chuỗi nhà thuốc là không hề dễ dàng. Chuỗi An Khang của Thế Giới Di Động được dự báo đến 2025 cũng chưa thoát lỗ.

Cụ thể, mới đây Công ty Chứng khoán SSI dự báo chuỗi nhà thuốc An Khang tiếp tục lỗ lần lượt 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng năm 2024 – 2025. Trước đó, An Khang đã ghi nhận lỗ 306 tỷ đồng và 343 tỷ đồng trong các năm 2022 và 2023.

Theo SSI, các nhà thuốc thương mại hiện đại ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn để giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ lẻ và nhà thuốc bệnh viện, chiếm khoảng 85% tổng giá trị thị trường trong năm 2023.

Do An Khang không tập trung nhiều vào mảng thuốc kê đơn cho các bệnh mãn tính như đối thủ Long Châu nên An Khang sẽ khó giành được thị phần từ nhà thuốc bệnh viện.

Mặc dù vậy, An Khang vẫn có cơ hội giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ hơn này trong dài hạn nhờ yếu tố có hóa đơn điện tử, giúp bệnh nhân có thể làm đơn bồi thường từ bảo hiểm y tế tư nhân và thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

SSI cho rằng trong ngắn hạn nhà thuốc An Khang vẫn cần tinh chỉnh lại danh mục sản phẩm. Không giống như sản phẩm điện thoại điện máy, cơ cấu sản phẩm thuốc đa dạng hơn. Do đó, việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Công ty chứng khoán này dự báo chuỗi nhà thuốc vẫn có thể chưa có lãi trong năm 2024 và 2025.

SSI ước tính chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ đạt 2.500 tỷ đồng doanh thu (tăng 16% so với cùng kỳ) và 2.900 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ), nhưng lỗ 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025 (so với khoản lỗ 343 tỷ đồng trong năm 2023), tương ứng với biên lợi nhuận trước thuế giảm 16%, 13%, 8% trong các năm 2023, 2024, 2025.

Năm 2024, Thế Giới Di Động đưa ra kế hoạch phát triển cho từng chuỗi bán lẻ; trong đó, chuỗi Nhà thuốc An Khang đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần, và mang lại lợi nhuận từ năm nay. Chuỗi Nhà thuốc An Khang dự kiến đạt điểm hoàn vốn trước 31/12/2024.

Thực tế, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động đã tăng trưởng doanh thu hai chữ số vào năm ngoái, nhưng vẫn chưa đạt điểm hoà vốn bởi tốn nhiều chi phí nâng cấp cửa hàng và thử nghiệm để tìm “công thức thành công”.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Nhà thuốc An Khang, Thành viên Hội đồng quản trị Đầu tư Thế giới Di động, từng chia sẻ vào hồi giữa năm 2022 rằng ước tính thị trường bán lẻ dược phẩm ở Việt Nam có quy mô 7 – 8 tỷ USD và số lượng điểm bán khoảng 60.000. Kênh bệnh viện và nhà thuốc nhỏ có số lượng áp đảo, trong khi chuỗi nhà thuốc hiện đại mới chiếm khoảng 5% nên dư địa phát triển còn rất lớn.

Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng mạng lưới An Khang không thuận lợi như dự tính. Theo báo cáo kinh doanh cuối năm 2023, chuỗi này hiện có 527 nhà thuốc, tăng 27 điểm bán với thời điểm đầu năm.

Dù vậy, đây chưa phải là con số cao nhất trong năm bởi có những tháng công ty ghi nhận mạng lưới lên đến 540 cửa hàng, nhưng sau đó phải tạm ngưng mở rộng và đóng cửa những nơi kinh doanh không hiệu quả để tập trung tăng doanh thu và cải thiện hiệu quả hoạt động trên mỗi cửa hàng nhằm đạt mục tiêu hoà vốn.

Vào năm 2023, ông Hiểu Em cho biết doanh thu tăng trưởng ổn định nhưng chuỗi này vẫn lỗ, do công ty không mở mới cửa hàng nhưng gần đây đã nâng cấp về danh mục sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, đội ngũ dược sĩ, hàng tồn kho…

Việc nâng cấp cộng thêm thực hiện nhiều chương trình để thu hút khách hàng trở lại mua sắm làm tăng đáng kể chi phí hoạt động của chuỗi nhà thuốc An Khang.

Trong định hướng kinh doanh năm 2024, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động xác định mô hình kinh doanh của An Khang là chuỗi nhà thuốc ở những vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận, có diện tích nhỏ gọn trong khoảng 30 – 40 m2, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố trưng bày và đủ thuốc để phục vụ hầu hết nhu cầu của khách hàng. Ước tính, thuốc sẽ chiếm khoảng 65 – 70% danh mục sản phẩm kinh doanh.

Ban lãnh đạo công ty kỳ vọng chuỗi nhà thuốc này sẽ tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn trước cuối năm nay.

Công ty cho biết sẽ đầu tư theo chiều sâu để biến An Khang trở thành chuỗi dược phẩm hàng đầu về chăm sóc sức khoẻ, đa dạng hoá danh mục sản phẩm.

“Năm nay, An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công”, lãnh đạo công ty nói.

Đối thủ của An Khang, chuỗi nhà thuốc Long Châu đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới để củng cố vị thế là nhà bán lẻ thuốc lớn nhất Việt Nam trong khi các đối thủ khác đang thu hẹp quy mô hoạt động hoặc tạm ngừng mở rộng. Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2023, trong khi đại gia bán lẻ FPT Retail (Mã: FRT) đã mở mới 560 nhà thuốc để nâng tổng số cửa hàng Long Châu lên con số 1.497, vượt qua Pharmacity để trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 cả nước.

Pharmacity từng là nhà bán lẻ thuốc lớn nhất tính đến giữa năm 2022 với hơn 1.100 cửa hàng, đã giảm mạnh chuỗi cửa hàng xuống dưới 1.000 cửa hàng tính đến cuối năm 2023. Cùng đó, sự biến động về cổ đông lớn và nhân sự cấp cao vào hồi cuối năm 2022 cũng cho thấy tụt lại của Pharmacity trong cuộc đua mở rộng chuỗi nhà thuốc với Long Châu.

Tương tự, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động cũng có dấu hiệu chững lại, hết năm 2023 chuỗi chỉ có 527 cửa hàng sau khi nhanh chóng mở rộng mạng lưới lên 500 cửa hàng vào năm 2022.

Như vậy, thay vì tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô để đạt mục tiêu 800 cửa hàng vào cuối năm 2022, Thế Giới Di Động đã chậm lại, trước khi đưa ra quyết định tạm ngừng mở mới vào năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trình chặn quảng cáo YouTube trên điện thoại sắp bị Google vô hiệu hoá

Google đang nỗ lực buộc người dùng phải xem quảng cáo trên YouTube khi sẽ sớm vô hiệu hoá các trình chặn quảng cáo (Ad Blocker).

Trình chặn quảng cáo YouTube trên điện thoại sắp bị Google vô hiệu hoá
Trình chặn quảng cáo YouTube trên điện thoại sắp bị Google vô hiệu hoá

Dù hiện là nền tảng xem video trực tuyến lớn nhất thế giới, YouTube của Google vẫn không ngừng thúc đẩy người dùng xem nhiều hơn video trền tảng, đồng thời tìm cách gia tăng doanh số từ quảng cáo.

Theo một bản cập nhật mới đây từ chính YouTube, nền tảng cho biết việc sử dụng các ứng dụng chặn quảng cáo trên thiết bị di động (Ad Blocker) có thể dẫn đến sự cố về bộ đệm và không thể xem được nội dung sau đó.

YouTube cho biết trong một bài đăng: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các điều khoản của chúng tôi không cho phép các ứng dụng của bên thứ ba tắt quảng cáo vì điều đó ngăn việc các nhà sáng tạo nội dung nhận được các khoản thưởng và thu nhập. Quảng cáo trên YouTube giúp hỗ trợ người sáng tạo và cho phép hàng tỷ người trên thế giới sử dụng dịch vụ phát trực tuyến một cách miễn phí.”

YouTube bên cạnh đó một lần nữa khuyến khích những người dùng muốn có trải nghiệm không có quảng cáo thì hãy sử dụng gói đăng ký có trả phí giá từ 13,99 USD/tháng cho YouTube Premium.

Trước đó, YouTube cũng từng tuyên bố nền tảng đã “khởi động một nỗ lực toàn cầu” để khuyến khích người dùng xem quảng cáo.

Cuộc chiến chống lại các trình chặn quảng cáo của YouTube bắt đầu từ tháng 5 năm 2023, khi người dùng lần đầu tiên bắt đầu nhận thấy các cửa sổ bật lên có nội dung “Trình chặn quảng cáo không được phép trên YouTube”.

Vào thời điểm đó, người phát ngôn của YouTube gọi đây là một “thử nghiệm nhỏ”, nhưng sau đó nó đã trở thành một cuộc chiến thẳng thắn nhằm chống lại các công cụ chặn quảng cáo trên YouTube. Nói một cách dễ hiểu, hoặc là người dùng xem YouTube miễn phí và xem quảng cáo hoặc là trả phí để không xem quảng cáo.

Vào tháng 4 năm 2023, Google báo cáo doanh thu quảng cáo sụt giảm trong quý thứ hai liên tiếp trong khi doanh thu quảng cáo của Google hầu như không giảm trong 20 năm qua, đây có lẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh Google trong các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình (Google kiếm tiền phần lớn từ quảng cáo).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu từ quảng cáo của Instagram cao hơn YouTube

Hồ sơ tòa án của Meta trong vụ kiện FTC ghi nhận doanh thu quảng cáo của Instagram đạt 32 tỷ USD trong năm 2021, so với con số 28,8 tỷ USD của YouTube.

Trong một nỗ lực bác bỏ các cáo buộc độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), hôm 5/4, công ty mẹ Facebook là Meta nộp hồ sơ tiết lộ chi tiết về doanh thu quảng cáo mà Instagram mang lại trong vài năm qua.

Chỉ riêng năm 2021, con số này đã lên tới 32,4 tỷ USD, thậm chí còn cao hơn cả YouTube, nền tảng này thu về 28,8 tỷ USD trong cùng năm.

Trước đây từng chỉ ra lợi thế của Instagram so với mảng video của Google (YouTube), đồng thời đề cập rằng YouTube phải trả tới 55% doanh thu quảng cáo cho những nhà sáng tạo nội dung tải video trên nền tảng, trong khi Instagram trả ít hơn nhiều.

Thậm chí, vào các năm 2020 và 2019, Meta ghi nhận doanh thu quảng cáo của Instagram lần lượt là 22 tỷ USD và 17,9 tỷ USD, trong khi doanh thu quảng cáo của YouTube được trình bày trong báo cáo thường niên cho các năm kể trên lần lượt là 19,7 tỷ USD và 15,1 tỷ USD.

Theo Bloomberg, các con số cho thấy tỷ trọng doanh thu của Meta đến từ Instagram đã tăng vọt từ 26% vào năm 2020 lên gần 30% trong sáu tháng đầu năm 2022.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Báo cáo: Hệ thống quảng cáo của Facebook đang gặp vấn đề

Nếu bạn là nhà quảng cáo Facebook và bạn thường xuyên theo dõi chi phí và hiệu suất quảng cáo trên Facebook, bạn có thể thấy nhiều thay đổi trong thời gian gần đây.

Theo một báo cáo mới đây về hệ thống quảng cáo Facebook, nền tảng đang gặp phải một số trục trặc khiến giá của quảng cáo tăng lên đồng thời hiệu suất quảng cáo cũng sụt giảm.

Theo Bloomberg:

“[Hệ thống quảng cáo của Meta] đã bị cản trở bởi các vấn đề lớn về hiệu suất, nhiều người làm Marketing cũng đã phản ánh vấn đề. Nhà quảng cáo cho biết chi phí chạy các chiến dịch quảng cáo tăng lên đáng kể, trong khi kết quả không đồng đều và kéo theo đó là doanh số bán hàng giảm.”

Theo báo cáo bổ sung của Search Engine Land, nhiều Marketer khác nhau đã chia sẻ mối quan ngại của họ về vấn đề này trong những tháng gần đây, khi giá CPM tăng “gấp 3 lần”.

Meta cũng đã thừa nhận rằng họ đã thấy một số vấn đề với việc phân phối quảng cáo của hệ thống, mặc dù nền tảng không cho rằng vấn đề này phổ biến.

Theo Meta:

“Gần đây, chúng tôi đã khắc phục một số vấn đề kỹ thuật và đang nghiên cứu một lượng nhỏ những báo cáo bổ sung từ các nhà quảng cáo để đảm bảo kết quả tốt nhất có thể cho các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng của chúng tôi.”

Vì vậy, chỉ một số tài khoản đang gặp sự cố chứ không phải mọi nhà quảng cáo đều bị ảnh hưởng. Điều này có thể có nghĩa là nhiều chiến dịch quảng cáo vẫn ổn nhưng đáng để theo dõi hiệu suất quảng cáo trên Facebook.”

Tháng 4 năm ngoái, Meta đã buộc phải thừa nhận một vấn đề về phân phối quảng cáo, khiến nhiều nhà quảng cáo bị tính phí nhiều hơn mức lẽ ra phải trả trên tài khoản quảng cáo của họ.

Qua vấn đề này, điểm mấu chốt là nhà quảng cáo cần phải liên tục theo dõi quảng cáo trên Facebook của mình và lưu ý mọi biến động về chi phí.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cỗ máy kiếm tiền Gmail của Google có thể không kéo dài thêm lâu

Cách đây 20 năm, Google phát đi thông cáo báo chí khiến nhiều người nghĩ rằng chỉ là một trò đùa Cá tháng Tư. Công ty hứa hẹn dịch vụ email miễn phí, có dung lượng lưu trữ khổng lồ 1 gigabyte, so với mức phổ thông lúc bấy giờ là 15 megabyte.

Không bao lâu sau, những lời mời tham gia phiên bản beta của Gmail bắt đầu được gửi đi và dịch vụ thư điện tử này dần trở thành thứ không thể thiếu với những người hâm mộ công nghệ.

Không quá khi nói rằng Gmail đã cách mạng hoá thế giới thư điện tử, trở thành một phần trung tâm trong danh tính trực tuyến người dùng Internet. Dịch vụ này hiện có khoảng 1,2 tỷ người dùng, tương đương khoảng 1/7 dân số toàn cầu.

Mọi người nhớ đến Gmail như một dịch vụ miễn phí, còn thứ Google đặt vào trong đó là cỗ máy tìm kiếm. “Nếu bạn nghĩ về giá trị mà Gmail mang lại khi chúng tôi mới bắt đầu, thì đó là về khả năng tìm kiếm nhanh như chớp”, Ilya Brown, Phó Chủ tịch Gmail của Google cho biết.

Mọi người đã mệt mỏi với việc quản lý email, Brown nói. Thư rác có ở khắp mọi nơi và dung lượng lưu trữ trong hộp thư đến rất nhỏ. Người dùng liên tục phải xóa email cũ, nhường chỗ cho email mới. Giới hạn dung lượng “khổng lồ” của Gmail khi đó đã giải quyết được vấn đề nhỏ, nhưng phiền toái này.

Nhưng giải pháp của Gmail cũng gây ra một vấn đề mới: Giờ đây người dùng có quá nhiều email. Đó là nơi mà khả năng tìm kiếm của Google “có đất dụng võ”. Nếu bạn không bao giờ xóa email thì việc tìm kiếm nhanh chóng và đáng tin cậy là điều bắt buộc.

Google đã tinh chỉnh Gmail theo thời gian. Dịch vụ này có mặt trên thiết bị di động vào giữa những năm 2000. “Gã khổng lồ” tìm kiếm tạo ra những thay đổi nhỏ như mức độ ưu tiên, đề xuất phản hồi, thẻ tóm tắt hay một cú nhấp chuột để huỷ đăng ký nhận bản tin. Đến năm 2008, Google giới thiệu chủ đề (themes), khiến hộp thư đến của Gmail trở nên kỳ lạ hơn nhiều so với đối thủ. Bây giờ người dùng dịch vụ mail này có 15 GB dung lượng miễn phí.

Những thay đổi của hòm thư Gmail không mang tính “lột xác” mà luôn duy trì sự ổn định và tương đối giống nhau trong suốt thời gian qua. Song, nếu so sánh ảnh chụp màn hình của một tài khoản Gmail cũ, người dùng sẽ phải ngạc nhiên trước sự tiến hoá của hòm mail này. Không làm gián đoạn dịch vụ email được sử dụng rộng rãi nhất thế giới có lẽ là một trong những lý do khiến công ty có rất ít thay đổi lớn hoặc mang tính đột phá.

“Chúng tôi luôn coi trọng việc xây dựng những thứ cần thiết đối với người dùng Gmail. Một sản phẩm như Gmail có những kỳ vọng lớn về độ tin cậy. Mặc dù công ty ưa thích thử nghiệm nhưng phải cẩn trọng trong triển khai bất kỳ tính năng nào và phải giải thích được việc tính năng sẽ tác động ra sao đến sản phẩm”, Ilya Brown, Phó chủ tịch Gmail của Google cho biết.

Gmail có sức mạnh như một cuốn hộ chiếu khi du hành trên thế giới Internet. Bất cứ tài khoản mới cho một trang web hay dịch vụ mà người dùng đăng ký đều được liên kết chủ yếu tới Gmail.

Song, trong kỷ nguyên mới, Gmail không còn là cách giao tiếp trực tuyến trọng tâm của người dùng. Ngày nay, họ có các ứng dụng nhắn tin trực tiếp (DMs), trò chuyện nhóm hay các công cụ nhắn tin nội bộ doanh nghiệp.

Hầu hết những thông tin liên lạc đều diễn ra qua tin nhắn hoặc DM trên mạng xã hội, một mạng lưới liên lạc phi tập trung đồng nghĩa với việc dễ sử dụng hơn. Thế nhưng, tìm kiếm trong các hộp tin nhắn trực tiếp không bao giờ dễ dàng như trong hộp thư đến của Gmail.

Ứng dụng Slack thậm chí còn yêu cầu trả phí nếu muốn truy cập các tin nhắn cũ hơn. Hay việc lướt qua các dòng tin nhắn trực tiếp trên TikTok để tìm một video nào đó khiến trải nghiệm trở nên bớt thú vị.

Dịch vụ thư của Google dần trở thành một cuốn nhật ký với khả năng lưu trữ mà không đối thủ nào có thể vượt qua. Các gói hàng, biên lai, hành trình của những chuyến du lịch, tin nhắn từ những người thân yêu, ảnh, cuộc hẹn, tài liệu – người dùng chỉ cần gắn nhãn, lưu trữ và dễ dàng tìm kiếm sau này.

Kỷ nguyên của AI tổng hợp khiến vị thế thống trị lĩnh vực tìm kiếm của Google trở nên lung lay. Các công ty đua nhau đưa ra giải pháp trợ lý AI, và Gmail cũng có thể trở thành một phiên bản như vậy.

“Chúng tôi luôn hướng tới những trải nghiệm thú vị khác mà không nhất thiết gắn với thuộc tính của một hòm thư điện tử”, Brown chia sẻ. “Đôi khi đó là những điều giúp người dùng làm gì đó nhanh hơn”, chẳng hạn nếu bạn gửi mail mời đồng nghiệp một bữa café, AI trong Gmail sẽ đề xuất địa điểm và gắn lên Google Calendar.

Tuy nhiên, đây vẫn là câu chuyện tương lai khi Google vừa trải qua những “sự cố” đối với chatbot AI Bard, sau là Gemini.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Xuất hiện những cái tên tiềm năng có thể mua lại TikTok tại Mỹ

Với việc TikTok buộc phải bán mình ở thị trường Mỹ cho một bên mua quốc nội, có rất nhiều nhà đầu tư đã quan tâm tới thương vụ bạc tỷ này. Tuy vậy, mức giá chắc chắn sẽ không thấp khi TikTok US được định giá tới 150 tỷ USD.

Theo Financial Times, TikTok ghi nhận doanh thu kỷ lục tại Mỹ vào năm ngoái, đạt 16 tỷ USD bất chấp nguy cơ bị cấm. Con số này cho thấy quy mô hoạt động khổng lồ của TikTok tại Mỹ, trong bối cảnh Quốc hội nước này đang tìm cách buộc công ty mẹ ByteDance phải phải bán nền tảng cho một bên mua ở Mỹ.

Nhìn chung, ByteDance đang trên đà vượt qua Meta – công ty mẹ của Facebook, để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Theo nguồn tin của FT, ByteDance đã đạt được doanh thu 120 tỷ USD trong năm 2023, tăng khoảng 40% so với năm trước. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ TikTok bùng nổ, mặc dù phần lớn doanh thu của công ty đến từ Trung Quốc. ByteDance từ chối bình luận về các con số tài chính được đề cập.

Năm 2023, Meta báo cáo doanh thu 135 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2022.

Dữ liệu này được công bố trong bối cảnh tương lai của TikTok tại Mỹ trở nên bấp bênh. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc TikTok phải bán mình cho một công ty không thuộc Trung Quốc trong vòng 6 tháng hoặc bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng của Mỹ. Dự luật này vẫn cần được Thượng viện thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký ban hành.

Nhiều bên mua tiềm năng đang quan tâm đến thương vụ TikTok. Tuy nhiên, tờ FT nhận định bất cứ bên nào nhảy vào thương vụ này cũng sẽ phải đối mặt với mức giá cao. Cách tính này dựa trên việc áp dụng bội số doanh thu tương tự Meta, TikTok Mỹ có thể được định giá lên tới 150 tỷ USD. Chưa kể, thương vụ mua bán cũng cần có sự chấp thuận của Bắc Kinh.

Mặc dù TikTok vẫn chưa sinh lời do đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng toàn cầu, nhưng nhìn chung ByteDance đã ghi nhận lợi nhuận ròng 28 tỷ USD trong năm 2023. Phần lớn hoạt động kinh doanh của tập đoàn đến từ Trung Quốc, nơi ByteDance điều hành Douyin – ứng dụng chị em của TikTok và phát triển mảng thương mại điện tử TikTok Shop.

Việc mất thị trường Mỹ có thể có những hậu quả rộng lớn hơn cho TikTok trên toàn cầu, với việc các nhà sáng tạo nội dung và người nổi tiếng Mỹ rút khỏi nền tảng này. Điều đó sẽ kìm hãm sức hấp dẫn của ứng dụng.

Giám đốc điều hành TikTok, Chew Shou Zi nói với người dùng rằng, nếu được thông qua, dự luật “sẽ dẫn đến việc TikTok bị cấm tại Mỹ”. Công ty đã kêu gọi người dùng liên hệ với các đại biểu quốc hội để phản đối dự luật.

Ai sẽ là bên mua tiềm năng? Dĩ nhiên, với 170 triệu người dùng tại Mỹ, TikTok US thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đầu tiên, cựu Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cho biết ông đang tập hợp một nhóm các nhà đầu tư để mua TikTok, chi tiết về liên minh này cũng như mức định giá tiềm năng chưa được tiết lộ

“Tôi cho rằng luật này nên được thông qua và TikTok nên được bán,” Mnuchin bày tỏ sự đồng tình khi một doanh nghiệp Mỹ nắm quyền kiểm soát TikTok.

Nền tảng chia sẻ video Rumble mới đây cũng đăng tải thông tin lãnh đạo hai bên đã có cuộc trao đổi nhằm mua lại và vận hành TikTok Tại Mỹ. Theo đó, CEO Rumble, Chris Pavlovski đã nói chuyện với CEO TikTok, Shou Zi Chew, gợi ý Rumble cùng một số nhà đầu tư tiềm năng sẽ tiếp quản TikTok tại Mỹ.

Rumble được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư nổi tiếng như Peter Thiel và Thượng nghị sĩ JD Vance, R-Ohio .

Cựu CEO Activision Blizzard, Bobby Kotick cũng được cho là đang tìm kiếm các đối tác để cùng tham gia vào thương vụ mua lại TikTok tiềm năng, theo The Wall Street Journal. Kotick đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Ngoài các nhà đầu tư trên, “cá mập” Kevin O’Leary trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, đã tuyên bố rằng TikTok “sẽ không bị cấm vì tôi sẽ mua nó”.

Ông O’Leary đã đăng cuộc phỏng vấn lên tài khoản TikTok của chính mình. Ông cũng tin rằng Meta và Google sẽ không mua ứng dụng này vì vướng các quy định.

Vị “cá mập” nêu quan điểm các nhà đầu tư Trung Quốc nên nắm giữ 20% cổ phần của công ty mới và công ty này cần có CEO, hội đồng quản trị là người Mỹ. Dữ liệu TikTok mới của Mỹ đã được lưu trữ trong cơ sở hạ tầng đám mây của Oracle có trụ sở tại Austin, Texas kể từ năm 2022.

O’Leary nói rằng TikTok “có giá trị hàng tỷ USD”. Ông coi đây là một trong những nền tảng quảng cáo thành công nhất trên mạng xã hội hiện nay. Đại diện của O’Leary đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Với việc TikTok buộc phải bán mình ở thị trường Mỹ cho một bên mua quốc nội, có rất nhiều nhà đầu tư đã quan tâm tới thương vụ bạc tỷ này. Tuy vậy, mức giá chắc chắn sẽ không thấp khi TikTok US được định giá tới 150 tỷ USD.

Không chỉ hiện tại, trong quá khứ, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần gây sức ép, buộc bán ByteDance bán TikTok. Nhiều công ty Mỹ được cho là đang đàm phán với ByteDance để mua lại hoạt động của ứng dụng này.

Khi ông Trump đe dọa cấm ứng dụng này vào năm 2020, Microsoft cho biết họ cam kết mua lại TikTok phải được xem xét bảo mật hoàn chỉnh và mang lại lợi ích kinh tế phù hợp cho nước Mỹ.

Theo NBC News, Microsoft sẽ mua hoạt động của TikTok tại Canada, Australia và New Zealand như một phần của thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng đã thất bại khi Oracle được chọn để có khả năng giám sát hoạt động và dữ liệu người dùng của TikTok tại Mỹ.

Theo đó, Oracle có quyền kiểm soát hoạt động đối với TikTok US, trong khi ByteDance nắm quyền sở hữu đa số đối với TikTok. Walmart sau đó đã cùng Oracle đề nghị đầu tư vào TikTok. Nhưng thương vụ đã bị đình trệ dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google muốn thu phí từ hoạt động tìm kiếm với hỗ trợ từ AI

Nguồn tin này tiết lộ tính năng tìm kiếm nâng cao được hỗ trợ bởi AI có thể trở thành một phần của các dịch vụ đăng ký (có trả phí) hiện có từ Google như Gemini Advanced hoặc Google One. Trong khi đó, phiên bản tìm kiếm truyền thống vẫn sẽ được cung cấp miễn phí cùng với quảng cáo đi kèm.

Thay đổi trên của Google nhằm mục đích tích hợp AI vào trải nghiệm tìm kiếm, trong khi vẫn đảm bảo doanh thu từ hoạt động quảng cáo.

Năm 2023, doanh thu quảng cáo từ dịch vụ tìm kiếm của Google đạt mức 175 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu của công ty. Đồng thời, nó cũng đặt ra thách thức đối với Google trong việc tích hợp AI vào các sản phẩm của mình mà không làm ảnh hưởng đến doanh thu.

Từ tháng 5/2023, Google đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ tìm kiếm hỗ trợ bởi AI (Search Generative Experience). Theo đó, kết quả của từ khoá tìm kiếm sẽ được trả về với thông tin chi tiết hơn, song song với việc cung cấp liên kết đến thông tin và quảng cáo.

Search Generative Experience được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, công cụ này lại đặt ra không ít thách thức với mô hình kinh doanh hiện tại của Google.

AI có khả năng cung cấp câu trả lời toàn diện hơn, dẫn đến sự sụt giảm về số lần nhấp vào các liên kết trang web khác. Điều này khiến cho số lượt hiển thị quảng cáo (ads) trở nên ít hơn và có nguy cơ gây nguy hiểm cho nguồn doanh thu chính của Google.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta thêm tuỳ chọn nhắm mục tiêu mới cho chiến dịch mua sắm Advantage+ Shopping

Meta mới đây đã thêm tùy chọn nhắm mục tiêu và thông tin chi tiết về đối tượng mới trong Chiến dịch mua sắm Advantage+ (Advantage+ Shopping). Nhà quảng cáo hiện có thể nhắm mục tiêu (Targeting) đến những người đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nhưng chưa mua hàng.

Như bạn có thể thấy như bên dưới, giờ đây, nhà quảng cáo có thể tách riêng những nhóm khách hàng đã tương tác (Engaged Customers) cho mục đích nhắm mục tiêu quảng cáo, nhà quảng cáo có thể ưu tiên tiếp cận những nhóm khách hàng này trong các chiến dịch quảng cáo.

Theo cách định nghĩa của chính Meta, “khách hàng đã tương tác” là “những người biết đến doanh nghiệp của bạn hoặc tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhưng chưa mua hàng”.

Với cài đặt mới này, giờ đây nhà quảng cáo có thể tạo đối tượng tùy chỉnh (custom audience) gồm những người này, và sau đó chạy các chiến dịch quảng cáo liên quan đến tiếp cận.

Nhà quảng cáo cũng sẽ có thể phân khúc những đối tượng này trong báo cáo chiến dịch Advantage+ để có thể biết mỗi nhóm khách hàng này đã phản ứng với các quảng cáo ra sao.

Về tổng thể, kể từ lúc ra mắt, các chiến dịch mua sắm Meta Advantage+ đã mang lại nhiều thành công cho Meta, với nhiều thương hiệu đã đạt được kết quả tích cực. Theo nghiên cứu của Meta, các chiến dịch Mua sắm Advantage+ đã giúp cải thiện trung bình +17% chi phí cho mỗi chuyển đổi (CPC) và tăng +32% lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Từng nói không với quảng cáo: Tesla đang tìm cách chi bội tiền cho quảng cáo trong năm 2024

Hiệu suất cổ phiếu lao dốc và cạnh tranh gia tăng trên thị trường xe điện đang khiến Tesla phải thay đổi chiến lược. CEO Elon Musk, vốn nổi tiếng không mấy mặn mà với marketing, giờ đây đang chấp nhận chi tiền cho quảng cáo nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.

Từng nói không với quảng cáo: Tesla đang tìm cách chi bội tiền cho quảng cáo trong năm 2024
Từng nói không với quảng cáo: Tesla đang tìm cách chi bội tiền cho quảng cáo trong năm 2024

Theo Wall Street Journal, trích dẫn dữ liệu từ Vivvix (công ty con của nền tảng theo dõi quảng cáo MediaRadar), Tesla đã chi khoảng 6,4 triệu USD cho quảng cáo trên nền tảng số vào năm ngoái. Con số này cao hơn rất nhiều so với ước tính 175.000 USD mà Vivvix đưa ra cho chi tiêu quảng cáo của Tesla vào năm 2022.

Theo báo cáo của Sensor Tower, một công ty chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích thị trường, thì trong quý đầu năm 2024, Tesla đã chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số nhắm mục tiêu tại Mỹ gấp 900 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sensor Tower báo cáo rằng chi tiêu quảng cáo của Tesla chủ yếu tập trung trên YouTube, nhưng cũng bao gồm các chiến dịch trên Facebook, Instagram, Google và cả nền tảng X do chính Musk sở hữu, theo phân tích dữ liệu công khai.

Nhiều quảng cáo trong chiến dịch này đang tập trung vào mẫu xe Model Y, với lời kêu gọi mua xe trước khi giá tăng vào ngày 1/4. Một số quảng cáo khác thì nhấn mạnh các tính năng của Tesla như Autopilot (hệ thống lái tự động) và không gian chứa đồ rộng rãi, trong khi một số khác lại cho thấy cảnh các gia đình sử dụng màn hình cảm ứng để chơi game hoặc xem video trực tuyến.

Musk và Tesla từ trước đến nay vốn không mấy mặn mà với các hình thức quảng cáo truyền thống. Thay vào đó, họ dựa vào việc truyền miệng, các chương trình giới thiệu và “sức hút ngôi sao” từ vị giám đốc điều hành để thu hút khách hàng. CEO Tesla trước đây từng tuyên bố rằng số tiền bỏ ra cho các chiến dịch quảng cáo nên được dùng vào những việc khác.

“Tesla không quảng cáo hoặc trả tiền cho những người nổi tiếng giới thiệu sản phẩm. Thay vào đó, chúng tôi dùng số tiền đó để cải tiến sản phẩm,” ông viết trong một bài đăng trên X (trước đây là Twitter), vào năm 2019.

Tuy nhiên, sự lao dốc gần 30% của cổ phiếu Tesla kể từ tháng 1 và sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc gần đây đã khiến Musk cởi mở hơn với quảng cáo. Trả lời một câu hỏi tại cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5 năm ngoái, Musk cho biết Tesla sẽ “[thử] quảng cáo một chút và xem kết quả như thế nào”.

Sự thay đổi quan điểm về quảng cáo của công ty diễn ra trong bối cảnh quý đầu tiên của năm sắp kết thúc và các nhà phân tích đang chuẩn bị cho những gì có thể là một quý không mấy khả quan đối với nhà sản xuất xe điện này.

Một số nhà phân tích đã hạ thấp ước tính của họ về lượng xe giao hàng trong quý đầu tiên (gần tương đương với doanh số bán hàng) sau khi Bloomberg đưa tin vào tuần trước rằng Tesla đang cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở Trung Quốc.

Hôm 17/3, theo một ghi chú, đơn vị phân tích Wedbush Securities đã cắt giảm ước tính doanh số xe Tesla từ 475.000 xe xuống 425.968 chiếc. Nhà phân tích của Wedbush, ông Dan Ives, cũng đã cắt giảm mục tiêu giá cổ phiếu Tesla từ 315 USD/cp xuống còn 300 USD/cp.

Một email nội bộ được gửi đến nhân viên gần đây cho thấy Musk không chỉ dựa vào quảng cáo kỹ thuật số mà còn cả việc khuyến mãi tích cực để thúc đẩy doanh số bán gói thuê bao phần mềm “lái tự động hoàn toàn” trị giá 12.000 USD/năm.

Trong một email nội bộ bị rò rỉ vào tuần này, Musk cho biết nhân viên Tesla được yêu cầu cho khách hàng tiềm năng trải nghiệm thử nhanh gói thuê bao này trong khi họ đang nhận xe.

“Tôi biết điều này sẽ làm chậm quá trình giao hàng, nhưng dù sao đây vẫn là một yêu cầu bắt buộc,” ông viết trong email nội bộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy | Doanh nghiệp & Kinh doanh

Google khoá gần 13 triệu tài khoản quảng cáo và chặn gần 6 tỷ quảng cáo trong năm 2023

Số lượng nhà quảng cáo bị chặn hoặc xóa do vi phạm chính sách trong năm 2023 tăng gần gấp đôi so với năm 2022 trước đó. Google khoá gần 13 triệu tài khoản quảng cáo và chặn gần 6 tỷ quảng cáo trong năm 2023.

Google khoá gần 13 triệu tài khoản quảng cáo và chặn gần 6 tỷ quảng cáo trong năm 2023
Google khoá gần 13 triệu tài khoản quảng cáo và chặn gần 6 tỷ quảng cáo trong năm 2023

Báo cáo An toàn quảng cáo năm 2023 của Google (Google 2023 Ads Safety Report) mới công bố tiết lộ rằng nền tảng đã chặn hoặc xóa hơn 12,7 triệu tài khoản của nhà quảng cáo vào năm 2023 – tăng gần gấp đôi 12 tháng trước đó.

Ngoài ra, công cụ tìm kiếm Google đã chặn hoặc xóa 5,5 tỷ mẫu quảng cáo do vi phạm chính sách của nền tảng – con số này cũng tăng nhẹ so với năm trước.

Về tổng thể, việc trấn áp các tài khoản quảng cáo lừa đảo hay có hành vi gian lận là rất quan trọng đối với sự an toàn của thương hiệu đồng thời cũng giúp đảm bảo không gian an toàn hơn cho người dùng để họ có thể tự tin thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Tuy nhiên, cũng có rủi ro tiềm ẩn liên quan đến AI (trí tuệ nhân tạo), vì nó có thể tạm dừng các quảng cáo và nhà quảng cáo uy tín do nhầm lẫn.

Theo Báo cáo an toàn của Google Ads năm 2023, Google nhận thấy:

  • Google đã chặn hoặc xóa 206,5 triệu quảng cáo do vi phạm chính sách xuyên tạc, bao gồm nhiều thủ thuật lừa đảo.
  • Google đã chặn hoặc xóa 273,4 triệu quảng cáo vi phạm chính sách dịch vụ tài chính.
  • Google đã chặn hoặc xóa hơn 1 tỷ quảng cáo do vi phạm chính sách lạm dụng mạng lưới quảng cáo, bao gồm cả việc quảng cáo phần mềm độc hại.
  • Google đã chặn hoặc hạn chế phân phát quảng cáo trên hơn 2,1 tỷ trang (website) của nhà xuất bản.
  • Google đã thực hiện hành động thực thi ở cấp trang web trên hơn 395.000 website của nhà xuất bản, tăng rõ rệt so với năm 2022.

Google tuyên bố rằng các hành vi lừa đảo và gian lận trên tất cả các nền tảng đang gia tăng vào năm 2023. Để chống lại những mối đe dọa này, Google đã triển khai 31 bản cập nhật cho chính sách Quảng cáo và Nhà xuất bản, chẳng hạn như:

  • Cập nhật các biện pháp kiểm soát mức độ phù hợp để giúp nhà quảng cáo loại trừ các chủ đề mà họ muốn tránh trên khoảng không quảng cáo (Ad Inventory) trên YouTube và Hiển thị một cách đơn giản và nhanh chóng hơn.
  • Cập nhật chính sách xuyên tạc để cho phép Google nhanh chóng đình chỉ tài khoản của những kẻ xấu một cách tốt hơn.
  • Ra mắt chính sách Phân phối quảng cáo có giới hạn, được thiết kế để bảo vệ người dùng bằng cách hạn chế phạm vi tiếp cận của các nhà quảng cáo mà Google ít tin tưởng hơn.
  • Ra mắt Trung tâm minh bạch quảng cáo – nơi người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và tìm thấy quảng cáo từ các nhà quảng cáo đã được xác minh trên nhiều nền tảng khác nhau như Tìm kiếm, YouTube và Hiển thị.

Bạn có thể xem thêm chi tiết về báo cáo an toàn quảng cáo của Google năm 2023 tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft hợp tác với Adobe nhằm tối ưu hoá năng lực sử dụng AI cho Marketing

Adobe và Microsoft vừa công bố mối quan hệ đối tác mới với mục tiêu tối đa hoá năng lực sử dụng AI tổng quát (Generative AI) cho người làm Marketing. Sự kết hợp giữa Adobe Experience Cloud và Microsoft Copilot sẽ cho phép Marketer tăng cường khả năng cộng tác, hiệu quả, thúc đẩy sáng tạo và hơn thế nữa.

Microsoft hợp tác với Adobe nhằm tối ưu hoá năng lực sử dụng AI cho Marketing
Microsoft hợp tác với Adobe nhằm tối ưu hoá năng lực sử dụng AI cho Marketing

Theo đó, Adobe và Microsoft vừa công bố mối quan hệ đối tác chiến lược mới, sự kết hợp giữa Adobe Experience Cloud và Microsoft Copilot sẽ giúp người làm Marketing khắc phục những lỗ hổng trong việc tích hợp ứng dụng và dữ liệu, đồng thời quản lý quy trình làm việc hàng ngày theo cách hiệu quả hơn.

Tích hợp mới sẽ mang những hiểu biết sâu sắc về Marketing và quy trình làm việc có liên quan từ các ứng dụng của Adobe Experience Cloud và Microsoft Dynamics 365 đến Microsoft Copilot, hỗ trợ Marketer trong quá trình làm việc với các công cụ như Outlook, Microsoft Teams và Word. Marketer có thể xây dựng nhanh hơn các bản tóm tắt sáng tạo (Creative Brief), xây dựng nội dung, quản lý phê duyệt nội dung, và hơn thế nữa.

Ông Amit Ahuja, phó chủ tịch cấp cao về mảng Kinh doanh Trải nghiệm Kỹ thuật số của Adobe, cho biết: “Nhu cầu về nội dung được cá nhân hóa trên mạng xã hội, thiết bị di động và các nền tảng khác đang phát triển bùng nổ, điều này thúc đẩy những người làm Marketing cần nâng cao hiệu quả và năng suất trong công việc hàng ngày của họ”.

“Khi các Marketer dành phần lớn thời gian trong ngày của họ để làm việc trên các ứng dụng của Adobe và Microsoft, mối quan hệ đối tác mới sẽ giúp hợp lý hóa các công việc hàng ngày trong quá trình lập kế hoạch, cộng tác, xây dựng, thực hiện chiến dịch quảng cáo và hơn thế nữa.”

Jared Spataro, phó chủ tịch về AI của Microsoft cho biết: “Microsoft và Adobe có chung mục tiêu là trao quyền cho người làm Marketing tập trung vào những công việc quan trọng nhất – xây dựng các chiến dịch có sức ảnh hưởng tới người tiêu dùng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng của họ”.

Khi các nguyên tắc làm Marketing trở nên phức tạp hơn và bao gồm các vai trò chuyên biệt khác, điều này đòi hỏi Marketer cần có các công cụ chuyên dụng – từ thiết kế nội dung thương hiệu và quản lý chiến dịch đến theo dõi thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu trên các kênh.

Điều này cũng có nghĩa là người làm Marketing phải đối mặt với những thách thức mới khi làm việc riêng lẻ và trong các ứng dụng khác nhau. Theo một cuộc khảo sát gần đây do Microsoft thực hiện, có đến 43% chuyên gia về Marketing và truyền thông báo cáo rằng việc phải chuyển đổi giữa các ứng dụng và chương trình kỹ thuật số khác nhau đã cản trở đáng kể khả năng sáng tạo của họ.

Với tích hợp mới, dưới đây là một số điểm quan trọng mà Adobe và Microsoft có thể mang lại:

  • Những hiểu biết (Insights) mang tính chiến lược trong quy trình công việc: Nhờ dữ liệu và thông tin chuyên sâu có được về chiến dịch từ các ứng dụng của Adobe Experience Cloud như Adobe Customer Journey Analytics và Adobe Workfront, kết hợp với Dynamics 365, Copilot for Microsoft 365 sẽ giúp người làm Marketing có được nhiều thông tin chi tiết một cách nhanh nhất. Marketer có thể đặt câu hỏi để biết trạng thái của một dự án Marketing, hiểu tính hiệu quả của chiến dịch, các phê duyệt còn tồn đọng và hành động cần thực hiện, cũng như các chỉ số KPI liên quan.
  • Xây dựng các bản tóm tắt chiến dịch, bản trình bày, cập nhật website và email với ngữ cảnh phù hợp: Marketer thậm chí có thể làm việc dựa trên dữ liệu nhiều hơn mà không cần phải sử dụng nhiều công cụ hoặc nhiều người để tìm hiểu về insights. Các insights về Marketing từ Adobe và Dynamics 365 sẽ có sẵn trong Copilot dành cho Microsoft 365 để xây dựng các bản tóm tắt và bản trình bày (PP). Marketer cũng có thể tạo hình ảnh bằng AI tổng hợp với Adobe Firefly hoặc nội dung quảng cáo thông qua Adobe Experience Manager Sites; Marketer cũng có thể tạo nội dung trong bản Word để đăng trực tiếp lên các kênh như website hay mạng xã hội.
  • Hỗ trợ báo cáo tiến độ dự án bằng những thông báo và tóm tắt theo ngữ cảnh: Thông thường, Marketer sẽ cần truy cập vào nhiều ứng dụng, email và cuộc trò chuyện để tổng hợp trạng thái của dự án – từ những phản hồi và phê duyệt đến các thay đổi về công việc hoặc ngày đến hạn (deadline). Các khả năng tích hợp mới có thể hoạt động xuyên các ứng dụng để từ đó có thể tạo ra những thông báo dựa trên dữ liệu Marketing có liên quan, điều này cuối cùng sẽ thúc đẩy đáng kể tiến độ của các dự án hay nhiệm vụ cần thực hiện.

Bạn có thể xem thêm và đăng ký tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bộ TT&TT đưa ra giải pháp mới nhằm làm lành mạnh thị trường quảng cáo trực tuyến

Kêu gọi sự chủ động của các bên nhằm lành mạnh hóa thị trường quảng cáo trực tuyến, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, nên mở rộng cả Whitelist – Nội dung khuyến nghị quảng cáo và Blacklist – Nội dung vi phạm yêu cầu không quảng cáo.

Số kênh nội dung phản động, xấu độc bị chặn đã tăng gấp 5 lần

Chiều ngày 26/3, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng chủ đề “Tuân thủ – An toàn – Trách nhiệm”, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm.

Được tổ chức với mục đích đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo trên mạng tại Việt Nam và bàn giải pháp cần tập trung triển khai thời gian tới, hội nghị có sự tham gia của đại diện các nhãn hàng, thương hiệu, doanh nghiệp quảng cáo trong và ngoài nước cùng đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội liên quan.

Nhấn mạnh mục tiêu chung, đảm bảo nội dung trên mạng là lành mạnh, thay đổi để hoạt động quảng cáo trực tuyến tốt hơn, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm mong muốn các doanh nghiệp, đơn vị làm quảng cáo là những ‘người trong cuộc’ đóng góp các ý tưởng, đề xuất những phương pháp, cách làm phù hợp, hiệu quả, thể hiện trách nhiệm với ngành quảng cáo và xã hội.

Thông tin về kết quả trong hơn một năm triển khai các giải pháp chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, đặc biệt là bộ giải pháp Whitelist – Nội dung được xác thực khuyến nghị quảng cáo và Blacklist – Nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật yêu cầu không quảng cáo, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết: “Giải pháp Blacklist đã có hiệu quả, nhưng Whitelist thì chưa!”.

Cụ thể, tất cả các doanh nghiệp quảng cáo lớn đều đã chú trọng sử dụng Blacklist, tự chủ động xây dựng và Blacklist do Bộ TT&TT khuyến cáo. Các doanh nghiệp, agency quảng cáo và các nhãn hàng đã đồng hành ủng hộ Bộ trong việc không hợp tác quảng cáo với những KOL, người nổi tiếng có hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, các đơn vị làm quảng cáo cũng đã hợp tác với Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục PTTH&TTĐT để đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới, yêu cầu các nền tảng này muốn hoạt động tại Việt Nam thì phải đảm bảo an toàn cho thương hiệu, cho các nhà quảng cáo; Phải tăng cường các bộ lọc, biện pháp kỹ thuật để doanh nghiệp yên tâm khi quảng cáo trên nền tảng.

“Nhờ sự đấu tranh quyết liệt của các doanh nghiệp quảng cáo, thời gian qua, các nền tảng xuyên biên giới đã có sự thay đổi. Họ gặp gỡ, trao đổi với cơ quan quản lý nhiều hơn, triển khai các thuật toán mới để quét, chặn gỡ được nhiều kênh xấu độc. Trong năm 2023, YouTube đã chặn gỡ 25 kênh nội dung phản động, xấu độc, gấp 5 lần so với năm 2022”, ông Lê Quang Tự Do cho biết.

Cũng trong năm ngoái, Cục PTTH&TTĐT đã xử phạt 10 doanh nghiệp và nhắc nhở 15 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo có hành vi sai phạm. Điểm mới so với các năm trước là thông tin về kết quả xử lý vi phạm với các doanh nghiệp quảng cáo đã được công bố công khai, truyền thông rộng rãi trên báo chí. Thời gian tới, Cục PTTH&TTĐT sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

Mở rộng Whitelist để ‘quảng cáo tìm đến những nội dung sạch’

Trao đổi tại hội nghị, đại diện Cục PTTH&TTĐT cũng cho biết, trong năm 2023, Whitelist khuyến nghị cho hoạt động quảng cáo đã được xây dựng và công bố, đến nay đã có khoảng 4.000 trang, kênh của cả báo chí, mạng xã hội và các trang tin điện tử tổng hợp.

Tại hội nghị gặp gỡ cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung trên mạng hồi tháng 5/2023, Bộ đã truyền đi thông điệp “Làm nội dung sạch sẽ nhận được quảng cáo, và quảng cáo sẽ tìm đến những nội dung sạch”. Tuy nhiên, đến nay thông điệp này chưa đi vào thực tế, Whitelist cũng chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng, đa số doanh nghiệp không sử dụng danh sách này dù Bộ TT&TT đã nhiều lần khuyến nghị.

Từ thực tế trên, Cục PTTH&TTĐT đề xuất giải pháp xây dựng và triển khai Whitelist mở rộng nhằm gia tăng số lượng các trang tin, kênh đăng ký, từ đó mở rộng độ phủ tiếp cận quảng cáo, đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan chức năng dễ dàng quản lý.

“Whitelist mở rộng là danh sách “động”, được cập nhật và quét liên tục để loại bỏ những kênh vi phạm. Việc thông tin chủ kênh được đăng ký đầy đủ giúp cơ quan chức năng quản lý tốt hơn so với những kênh trôi nổi khác”, đại diện Cục PTTH&TTĐT thông tin thêm.

Các công ty, doanh nghiệp quảng cáo và nhãn hàng tham gia hội nghị đều bày tỏ sự nhất trí cao với giải pháp Whitelist mở rộng và mong muốn giải pháp này sớm được triển khai.

Đại diện Công ty TNHH Truyền thông WPP, đơn vị được ví như “ông trùm” ngành quảng cáo, chia sẻ: Việc tiếp thị cần tập trung vào người dùng, với thái độ đúng đắn để tạo ra một không gian mạng xã hội an toàn trên các khía cạnh tuân thủ pháp luật, bảo vệ người dùng và đảm bảo nội dung quảng cáo sạch. Vì thế, WPP cam kết sẽ tích cực phối hợp để xây dựng Whitelist mở rộng.

Đại diện VCCorp, FPT Online nhận định Whitelist mở rộng có tính khả thi cao khi công nghệ hiện tại đã có thể rà quét liên tục nội dung video và âm thanh, nhưng cần có giải pháp đảm bảo về quy mô. Đại diện Vinamilk đánh giá mở rộng Whitelist là giải pháp phù hợp, đảm bảo an toàn thương hiệu và cho biết thời gian tới công ty sẽ cụ thể hóa những yêu cầu về Blacklist, Whitelist trong các hợp đồng dịch vụ tiếp thị.

Theo Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM Nguyễn Ngọc Hồi, cần đảm bảo đẩy mạnh công bằng giữa những nền tảng trong nước và nước ngoài, giữa những nhà sáng tạo nội dung tốt và những người lợi dụng trend bẩn để thu hút quảng cáo.

“Ngoài việc tăng cường xử phạt, Sở TT&TT TP.HCM cũng truyền thông nhãn hàng vi phạm và đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng danh sách Whitelist, từ đó giúp mở rộng danh sách này”, ông Nguyễn Ngọc Hồi cho hay.

Gợi mở phương án các đơn vị, doanh nghiệp cùng chung tay để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử chung cho ngành quảng cáo trực tuyến, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng cho rằng nên mở rộng không chỉ Whitelist mà cả Blacklist.

“Chúng ta hướng đến cùng thay đổi thực trạng hiện nay, để tương lai thị trưởng nội dung, quảng cáo trực tuyến là câu chuyện win – win, với người hưởng lợi cuối cùng là xã hội, là khách hàng, người dùng. Cùng với đó, các giá trị văn hóa cũng phải được bảo vệ, lan tỏa trên không gian mạng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Các Sở TT&TT thời gian tới cần cùng Bộ TT&TT và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo để mở rộng Blacklist và Whitelist. Trong đó, Blacklist cần mở rộng theo hướng bao gồm cả những nội dung chia sẻ trên mạng dù không thuộc phạm vi cấm nhưng không phù hợp với giá trị, đạo đức, không đúng chuẩn mực.

Yêu cầu Cục PTTH&TTĐT coi việc mở rộng Whitelist là nhiệm vụ quan trọng, Thứ trưởng chỉ đạo cơ quan này mở rộng nhanh song cũng phải thông tin rõ Whitelist là danh sách khuyến cáo, là danh sách mà các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp với các đơn vị, hiệp hội đưa ra tại một thời điểm nhất định. Vì thế, không có nghĩa là “vào danh sách này là có thể muốn làm gì thì làm”.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng kêu gọi các các công ty trong nước đang làm quảng cáo cho nước ngoài sử dụng công nghệ để xác thực kênh Whitelist nhanh, phải nhận biết kênh Whitelist bằng công nghệ để đẩy quảng cáo vào nhanh và giá tốt nhất. “Đây là cơ hội để các doanh nghiệp giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí, quản trị rủi ro”, Thứ trưởng nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Châu Âu điều tra đồng loạt Apple, Meta và Google vì không tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số

Ba hãng công nghệ Mỹ bị điều tra vì nghi ngờ không tuân thủ Đạo luật Thị trường kỹ thuật số và đối mặt án phạt nặng nếu vi phạm.

Meta chia sẻ cách nhắm mục tiêu quảng cáo theo đối tượng

Ngày 25/3, Ủy ban châu Âu tuyên bố mở cuộc điều tra hành vi không tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA). Đạo luật có hiệu lực từ ngày 7/3, với một trong các mục tiêu là mở ra không gian cho những công ty nhỏ có thể cạnh tranh với các ông lớn một cách công bằng.

Sáu công ty công nghệ lớn, được gọi là “người gác cổng” gồm Alphabet, Apple, Meta, Microsoft, Amazon, ByteDance được yêu cầu thực hiện các biện pháp tuân thủ. Theo đó, họ phải thiết lập để người dùng dễ dàng chuyển đổi sang sản phẩm, dịch vụ của bên khác, như mạng xã hội, trình duyệt Internet và cửa hàng ứng dụng, đồng thời bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng.

Alphabet, công ty mẹ của Google bị điều tra về việc liệu họ có ưu tiên kết quả tìm kiếm cho sản phẩm của chính công ty mình, như Google Shopping, Flights, Hotels hay không. Họ cùng Apple cũng bị nghi ngờ thiết lập hạn chế đối với các nhà phát triển khác trên kho ứng dụng Play Store và App Store, khiến họ gặp khó trong việc quảng bá ưu đãi với người dùng.

Apple cũng bị điều tra việc có cho phép người dùng dễ dàng thay đổi các cài đặt mặc định và lựa chọn các dịch vụ thay thế dịch vụ mặc định, như trình duyệt, công cụ tìm kiếm trên iOS hay không. Cơ cấu về thu phí và các điều khoản trong cửa hàng ứng dụng của Apple cũng bị nghi ngờ chưa đáp ứng đầy đủ DMA.

Trong khi đó, từ cuối tháng 10 năm ngoái, Meta đã mở gói có trả phí tại châu Âu, cho phép người dùng có thể trả 10 euro mỗi tháng để truy cập mạng xã hội không quảng cáo. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu lo ngại mô hình “trả tiền hay chấp thuận” không đảm bảo quy định về dữ liệu cá nhân, trong trường hợp người dùng chọn không trả tiền.

“Chúng tôi nghi ngờ các giải pháp được đề xuất bởi ba công ty không tuân thủ đầy đủ DMA. Giờ đây, chúng tôi sẽ điều tra các công ty để đảm bảo thị trường kỹ thuật số mở và có tính cạnh tranh ở châu Âu”, Margrethe Vestager, người đứng đầu cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu, nói.

Trong các tuyên bố đưa ra ngay sau đó, ba ông lớn công nghệ Mỹ đều khẳng định họ tuân thủ DMA.

“Chúng tôi tin tưởng kế hoạch của mình trong việc tuân thủ DMA và sẽ tiếp tục hợp tác mang tính xây dựng với Ủy ban châu Âu khi họ điều tra”, Julien Trosdorf , người phát ngôn của Apple, cho biết.

Người phát ngôn của Meta, Matt Pollard, khẳng định mô hình đăng ký thuê bao thay cho quảng cáo là một mô hình kinh doanh lâu đời ở nhiều ngành khác nhau. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác mang tính xây dựng với Ủy ban”, ông nói.

Trong khi đó, Giám đốc cạnh tranh của Google Oliver Bethell cho biết công ty đã làm việc với Ủy ban châu Âu trong hàng chục sự kiện trong năm qua để tiếp thu ý kiến phản hồi. Họ cũng đã thực hiện những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động tại châu Âu.

Khi được hỏi về việc liệu cuộc điều tra có diễn ra quá sớm, khi đạo luật mới có hiệu lực hơn hai tuần, Thierry Breton, Ủy viên phụ trách thị trường nội khối của EU, nói: “Luật là luật. Chúng ta không thể chỉ ngồi chờ”.

Cuộc điều tra dự kiến sẽ kéo dài trong một năm. Các công ty đã được yêu cầu cung cấp tài liệu và cho phép truy cập một số thông tin để phục vụ điều tra.

“Nếu kết quả cho thấy sự thiếu sự tuân thủ DMA, những người gác cổng có thể phải đối mặt mức phạt nặng”, Breton nói. Theo quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt số tiền bằng 10% doanh thu toàn cầu hàng năm của họ. Mức phạt có thể tăng lên 20% trong trường hợp vi phạm nhiều lần.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Những sai lầm từng có với các nền tảng mạng xã hội có thể được lặp lại trong kỷ nguyên AI

Sự phát triển nhanh chóng và dường như không được kiểm soát của các nền tảng truyền thông xã hội trong thập kỷ qua chứa đựng rất nhiều bài học và sai lầm, những thứ có thể được lặp lại với các công ty và công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) ngày nay.

Một thập kỷ trước, khi mới xuất hiện, mạng xã hội được tôn vinh vì đã tạo ra một cuộc cách mạng mới về cách thông tin được chia sẻ và cách con người kết nối với nhau trên thế giới internet. Giờ đây, bên cạnh những gì mà nó có thể mang lại, mạng xã hội gắn liền với những thông tin sai lệch, lạm dụng để kinh doanh, tiếp tay cho những hành vi sai trái, những rủi ro đối với sức khỏe tâm thần và hơn thế nữa.

Trong một cuộc khảo sát năm 2022, người Mỹ đổ lỗi cho mạng xã hội là nguyên nhân chính khiến cho những phát ngôn của giới làm chính trị trở nên lạc hướng, lan truyền thông tin sai lệch và làm gia tăng sự phân cực đảng phái.

Ngày nay, con cưng của giới công nghệ chính là trí tuệ nhân tạo (AI). Giống như mạng xã hội, AI có tiềm năng thay đổi thế giới theo nhiều cách, một số có lợi, nhưng một số khác cũng có khả năng gây ra thiệt hại to lớn cho xã hội.

Trong nhiều năm qua, với sự phát triển nhanh chóng và dường như chưa được kiểm soát, các nền tảng mạng xã hội đã và đang tạo ra nhiều hệ luỵ tiêu cực, những gì mà mạng xã hội tạo ra hoàn toàn có thể tiếp tục xảy ra trong kỷ nguyên của công nghệ AI.

Dưới đây là 5 thuộc tính cơ bản của mạng xã hội (Social Network) và cũng là thuộc tính của AI, các thuộc này tạo ra tác động tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào cách nó được sử dụng (bởi người tạo ra và người sử dụng nó).

#1: “Cuộc chơi” của quảng cáo.

Kể từ khi internet xuất hiện và sau đó là các hoạt động thương mại, việc người dùng truy cập vào các website dù là chỉ để xem tin tức cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi các quảng cáo.

Khi các truy cập này là miễn phí và phần lớn người dùng dường như không chấp nhận các mô hình đăng ký có trả phí của các nền tảng cung cấp nội dung mà họ truy cập, quảng cáo trở thành một mô hình kinh doanh hiển nhiên.

Và đó cũng là mô hình mà các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok dựa vào, điều này khiến cái gọi là “tương tác” (engagement) trở nên quan trọng hơn bất cứ điều gì đối với chủ sở hữu các nền tảng.

Cả Google và Facebook đều tin rằng AI sẽ giúp họ giữ vững vị thế trên thị trường quảng cáo trực tuyến trị giá hàng trăm tỷ USD và những gã khổng lồ công nghệ có truyền thống ít phụ thuộc vào quảng cáo như Microsoft và Amazon, tin rằng AI sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được phần lớn hơn của thị trường đang có. Big Tech cần thứ gì đó để thuyết phục các nhà quảng cáo tiếp tục chi tiêu cho nền tảng của họ.

Bất chấp những tuyên bố hoa mỹ về tính hiệu quả của các hoạt động marketing được nhắm mục tiêu, các nhà nghiên cứu từ lâu đã phải vật lộn để chứng minh quảng cáo trực tuyến thực sự có tác động ở đâu và khi nào. Khi các thương hiệu lớn như Uber và Procter & Gamble (P&G) gần đây đã cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số, các nền tảng này tuyên bố rằng điều đó không ảnh hưởng gì đến doanh số bán hàng của họ.

Tuy vậy, các nhà lãnh đạo ngành cho biết quảng cáo được hỗ trợ bởi AI sẽ tốt hơn nhiều. Google tuyên bố rằng AI có thể điều chỉnh nội dung quảng cáo của nhà quảng cáo để đáp ứng những gì người dùng thực sự đang tìm kiếm và thuật toán AI của nền tảng sẽ tự động điều chỉnh và tối ưu các chiến dịch sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Amazon và Meta cũng muốn nhà quảng cáo và người dùng hiểu và sử dụng AI theo cách tương tự.

Trong khi các kỹ thuật này gần như có tính thao túng, rủi ro lớn nhất đối với người dùng đến từ việc tương tác với các quảng cáo trong các chatbot AI. Vì những cuộc trò chuyện giữa các chatbot AI với con người “sẽ rất gần gũi và tự nhiên”, những gì mà nó giới thiệu và quảng cáo cũng có thể đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Mặc dù nhiều người vẫn có thể dễ dàng nhận ra các quảng cáo độc hại trên các nền tảng như Google hay Facebook, những gì mà công cụ AI quảng cáo vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.

#2: Người dùng “bị giám sát”.

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo (ads) là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của các nền tảng mạng xã hội. Sự phụ thuộc này, cùng với các yêu cầu về tính hiệu quả từ phía các nhà quảng cáo đã dẫn đến việc cá nhân hóa quảng cáo như là yêu cầu bắt buộc. Để cá nhân hoá quảng cáo, các nền tảng đã tìm cách thu thập mọi dữ liệu có thể từ người dùng của họ, nói một cách khác, cá nhân hoá quảng cáo tỷ lệ thuận với việc người dùng bị các nền tảng “giám sát”.

Để thuyết phục các nhà quảng cáo rằng các nền tảng mạng xã hội có thể điều chỉnh quảng cáo để thu hút tối đa theo từng cá nhân, các nền tảng phải chứng minh rằng nó có thể thu thập càng nhiều thông tin về những người dùng càng tốt.

Một phân tích gần đây của Consumer Reports về Facebook — cho thấy mỗi người dùng Facebook có hơn 2.200 doanh nghiệp khác nhau “thay mặt” Facebook theo dõi các hoạt động (trên web) của họ.

Ở khía cạnh các nền tảng hay công cụ được hỗ trợ bởi AI, nó cũng sẽ được vận hành tương tự cách các nền tảng mạng xã hội đã và đang làm.

Bạn cứ hình dung thế này, khi các công cụ AI có thể nhắm mục tiêu người dùng dựa trên vị trí, có nhiều dữ liệu về người dùng (bao gồm cả các dữ liệu lịch sử), các công cụ này rõ ràng có vô số cơ hội để thuyết phục người dùng mua sắm các sản phẩm liên quan mà nó đề xuất.

Khả năng thao túng sẽ ngày càng lớn hơn khi con người ngày càng dựa vào AI cho các dịch vụ cá nhân.

Khác với các công cụ tìm kiếm hay thậm chí là các nền tảng mạng xã hội, nó về cơ bản là chỉ có được những dữ liệu được người dùng “chia sẻ”, công nghệ AI có thể hiểu người dùng theo cách dễ dàng và nhanh hơn nhiều. Chính điều này một lần nữa đặt ra bài toán trách nhiệm và rủi ro trước các công cụ AI.

#3: Mối nguy từ tính lan truyền (Viral).

Một trong những đặc điểm (và lợi thế) nổi bật của các nền tảng mạng xã hội đó là tính lan truyền, hay thường được gọi là “viral”. Các nền tảng mạng xã hội cho phép bất kỳ ý tưởng của bất kỳ người dùng nào đều có tiềm năng được tiếp cận toàn cầu.

Từ những câu nói hài hước đến các video dễ thương của một đứa trẻ đều có thể tiếp cận hàng chục triệu hay hàng trăm triệu người chỉ trong vòng vài phút.

Một thập kỷ trước, những người làm công nghệ coi tính lan truyền là yếu tố giúp gắn kết mọi người lại với nhau và đảm bảo khả năng tiếp cận từ những cái gọi là sự thật. Nhưng xét về mặt cấu trúc và thuật toán, mạng xã hội có lợi ích là hiển thị cho bạn những thứ mà bạn có nhiều khả năng nhấp vào và chia sẻ nhất cũng như những thứ sẽ giữ bạn ở lại nền tảng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những nội dung thể hiện sự thù địch lại có khả năng nhận được nhiều lượt tương tác nhất trên Facebook và cả Twitter (mạng xã hội X). Những nội dung càng sai lệch và gây phẫn nộ theo đó lại càng được các nền tảng đẩy đi xa hơn.

Một số phân tích cho rằng, mọi người có nhiều khả năng chia sẻ những thông tin sai lệch hơn — có lẽ vì nó có vẻ mới lạ và đáng ngạc nhiên hơn.

Về tổng thể, các công cụ AI có khả năng thúc đẩy những nội dung sai lệch đi nhanh hơn vì nó giúp việc sản xuất và truyền bá nội dung trở nên dễ dàng hơn, và tự động hơn. Các công cụ AI tổng quát (ví dụ như ChatGPT) có thể tạo ra vô số thông tin sai sự thật về bất kỳ cá nhân hoặc chủ đề nào, một số trong đó có tính lan truyền rộng rãi.

Các công cụ AI cũng sẽ có thể tự tạo ra các trang web và nội dung, đánh giá giả mạo của người dùng. Nó sẽ có thể mô phỏng hàng nghìn, thậm chí hàng triệu nhân cách giả để tạo ra những ấn tượng sai lầm về một ý tưởng, một quan điểm chính trị hoặc việc sử dụng một sản phẩm cụ thể nào đó.

Trong khi mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, có vô số các rủi ro mà người dùng cần nắm bắt và tự bảo vệ mình.

#4: Khó rời bỏ nền tảng với chiến lược “Lock-in”.

Từ các thương hiệu công nghệ như Apple đến các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Instagram, một trong những ưu tiên hàng đầu là tìm cách “giữ chặt chân” của người dùng, thuật ngữ “lock-in” được sử dụng để miêu tả điều này.

Các nền tảng mạng xã hội dành rất nhiều công sức để khiến người dùng của họ khó rời khỏi nền tảng. Không chỉ là khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ bỏ lỡ các cuộc trò chuyện với bạn bè. Khiến bạn gặp khó khăn trong việc di chuyển dữ liệu sang nền tảng khác (tương tự) và hơn thế nữa.

Mỗi khoảnh khắc hay hành động mà người dùng đầu tư vào nền tảng chính là mỗi viên gạch khiến cho bức tường chia cắt giữa họ với nền tảng ngày càng dày hơn, khó phá vỡ hơn.

Khái niệm “lock-in” này không phải chỉ có ở mạng xã hội. Microsoft đã phát triển các định dạng tài liệu độc quyền trong nhiều năm để khiến người dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm Office của mình. Dịch vụ âm nhạc hoặc trình đọc sách điện tử của bạn khiến bạn khó chuyển nội dung bạn đã mua sang dịch vụ hoặc trình đọc của đối thủ.

Hoạt động theo cách tương tự, trong kỷ nguyên của AI, khi người dùng càng phụ thuộc vào các công cụ AI, họ có thể càng khó chuyển thông tin cá nhân hóa có được sang một trình AI khác.

Trong khi một số người đã hình thành mối quan hệ thân thiết, thậm chí có thể là “gia đình” với các chatbot AI. Nếu bạn coi AI của mình như một người bạn hoặc một chuyên gia, đó có thể là một hình thức “khoá chặt” bạn lại với công cụ.

Việc người dùng bị “chôn chân” với một nền tảng hay công cụ là rất quan trọng vì nó quyết định đến cách các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ với tư cách la khách hàng. Họ càng khó chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thì nền tảng họ đang sử dụng đối xử càng tệ với họ.

#5: Lạm dụng độc quyền.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội, nó thường bắt đầu như những sản phẩm tuyệt vời, thực sự hữu ích và mang tính khám phá cho người dùng, trước khi cuối cùng người dùng sẽ bị “khai thác” với mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp, chính là các nhà quảng cáo trên nền tảng.

Trải qua nhiều thời gian, các nền tảng sẽ khiến người dùng thực sự rất khó để rời bỏ, hiệu ứng mạng lưới (networks) của các nền tảng công nghệ sẽ thúc đẩy một số nền tảng trở nên thống trị.

Như cách Meta hay Google đang thống trị mảng quảng cáo trực tuyến (và chưa hề có hồi kết), chu kỳ này rõ ràng đang bắt đầu lặp lại trong thời đại của AI. Những cái tên như ChatGPT của OpenAI đang nổi lên như là đại diện cho cách con người kết nối với AI trong kỷ nguyên mới.

Giữa vòng xoáy độc quyền này, có một thực tế là rất ít nền tảng thực sự quan tâm đến những gì diễn ra bên ngoài nó, ngay cả khi nền kinh tế đang phải đối mặt với hàng loạt bất ổn hay môi trường đang bị đe doạ, các nền tảng mạng xã hội hầu như không có bất cứ biện pháp nào để kiểm soát tác động của con người đến môi trường, xu hướng truyền bá thông tin sai lệch hoặc những tác động có hại đến sức khỏe tâm thần của chính sản phẩm của họ (và chính phủ hầu như không áp dụng quy định nào cho những mục đích đó.)

Tương tự như vậy, có rất ít hoặc không có rào cản nào được áp dụng để hạn chế tác động tiêu cực tiềm ẩn của AI. Từ các phần mềm nhận dạng khuôn mặt đến những nội dung giả mạo được tạo ra bởi các chatbot — tất cả đều tồn tại trong cái được gọi là “vùng xám hợp pháp”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tham khảo: MIT

Tỷ lệ cạnh tranh cho vị trí Marketing tại Vinamilk là 1:150

Giá trị thương hiệu Công ty đã tăng lên mốc 3 tỷ USD từ con số 2,8 tỷ USD năm trước. Đồng thời, Vinamilk cũng là thương hiệu sữa Việt lọt Top 6 trên thế giới.

Nhiều câu chuyện thú vị gắn liền với chiến lược tái định vị thương hiệu
Nhiều câu chuyện thú vị gắn liền với chiến lược tái định vị thương hiệu

Theo số liệu thống kê mới nhất từ LinkedIn thì trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dùng truy cập tăng cao nhất trên toàn cầu. Được biết, LinkedIn tiến vào thị trường Việt Nam từ năm 2019 thông qua Anphabe, đến nay số lượng hồ sơ nhân tài chất lượng có mặt trên nền tảng này đã vượt ngưỡng 5 triệu thành viên.

Riêng năm 2023, kênh tuyển dụng chính LinkedIn trở thành kênh thu hút nhân tài sôi động nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trên 20%. Báo cáo thường niên 2023 của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM) cho biết, qua kênh tuyển dụng này, tỷ lệ chọi cho một vị trí ở Vinamilk là 1:150 (vị trí Marketing, phòng Hoạch định chiến lược).

Giá trị thương hiệu Công ty đã tăng lên mốc 3 tỷ USD từ con số 2,8 tỷ USD năm trước. Đồng thời, Vinamilk cũng là thương hiệu sữa Việt lọt Top 6 trên thế giới.

Một trong những “vũ khí” giúp Vinamilk đạt được thành tích trên có thể kể đến chiến dịch lớn – thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu – vào tháng 7/2023. Dù không tiết lộ kinh phí, song Vinamilk có lẽ “đốt” không ít tiền cho sự kiện này khi quy tụ đến 55 chuyên gia về thương hiệu, sáng tạo hàng đầu thế giới.

Vinamilk vốn được biết đến là “ông vua quảng cáo” khi từng chi đến 6 tỷ đồng/ngày cho hoạt động quảng bá sản phẩm thời đỉnh cao (năm 2019). Hiện, dù đã tiết giảm đáng kể, song Công ty vẫn dành hơn 3 tỷ đồng mỗi ngày cho hoạt động này.

Công ty cũng chi mạnh cho việc khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm…. các chi phí này chiếm trên 90% tổng chi phí bán hàng của Công ty.

Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi… chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bán hàng của Vinamilk

Thay đổi nhận diện thương hiệu và tạo hiệu ứng tốt cũng là một trong số nguyên nhân giúp Vinamailk tăng trưởng dương trở lại trong năm 2023. Kết thúc năm 2023, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 60.479 tỷ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 9.019 tỷ – tăng 472 tỷ đồng so với cùng kỳ và vượt kế hoạch 5%.

Thị trường nội địa ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 50.617 tỷ đồng, ổn định so với cùng kỳ trong bối cảnh ngành sữa Việt Nam suy giảm, nhờ kết quả tích cực từ các ngành hàng sữa đặc, sữa chua và sữa hạt. Lợi nhuận gộp nội địa hợp nhất đạt 20.894 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần của thị trường nước ngoài đạt 9.752 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ, trong đó, Các chi nhánh nước ngoài đóng góp 5.039 tỷ đồng và hoạt động Xuất khẩu đóng góp 4.713 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,5% và 4,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp từ thị trường nước ngoài đạt 3.651 tỷ đồng, tăng ấn tượng 9,3% so với cùng kỳ.

Trên thị trường, VNM cũng là đơn vị có vốn hoá lớn với giá trị tính đến cuối năm 2023 đạt 6 tỷ USD. Công ty cũng có truyền thống chi trả cổ tức tốt hàng năm. Trong năm 2023, Công ty đã công bố 3 đợt tạm ứng cổ tức với tổng giá trị đạt 2.900 đồng trên mỗi cổ phần, tương ứng tổng tỷ lệ cổ tức trong năm 2023 là 29% bằng tiền mặt.

Tại Đại Hội Cổ Đông Thường Niên năm 2024 tới đây, HĐQT dự kiến sẽ đề xuất mức cổ tức đợt cuối để tổng mức cổ tức cho cả năm không thấp hơn so với năm 2022. Nếu được phê duyệt, tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu của Công ty Mẹ sẽ có thể tiếp tục đạt trên 90%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ cam kết tối thiểu 50%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tri Túc | Nhịp sống thị trường

Xu hướng Digital Marketing 2024: Một số điểm quan trọng Digital Marketer cần biết

Cùng MarketingTrips khám phá một số xu hướng Digital Marketing quan trọng trong năm 2024 xoay quanh xu hướng tìm kiếm, Social Media Marketing, quảng cáo cũng như các chiến lược tiếp cận Marketing hiệu quả.

Digital Trends 2024: Một số điểm quan trọng Digital Marketer cần biết
Digital Trends 2024: Một số điểm quan trọng Digital Marketer cần biết

Từ dữ liệu báo cáo toàn cảnh về các hoạt động và hành vi kỹ thuật số của người tiêu dùng từ DataReportal, dưới đây là một điểm lưu ý quan trọng mà các Digital Marketer cần biết, từ quảng cáo kỹ thuật số, SEO, đến các xu hướng hoạt động Social Media Marketing đều sẽ được đề cập.

1. Chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising), chiếm 70% trong tổng chi tiêu quảng cáo 1,03 nghìn tỷ USD vào năm 2023, cho thấy mức tăng hàng năm là 10,6%.

Với AI tổng quát đang thay đổi cục diện của không gian tìm kiếm (SERP) và cơ hội quảng cáo, các thương hiệu nên chủ động thích ứng và khám phá những cách mới để tiếp cận người tiêu dùng của mình.

Chi tiêu cho quảng cáo video và tìm kiếm trực tuyến đóng góp tới hơn một nửa tổng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số.

Google Ads, với các công cụ do Gemini cung cấp, YouTube và toàn bộ mạng hiển thị (Display Advertising) của Google đang chiếm ưu thế trên không gian này.

2. Chi tiêu quảng cáo tìm kiếm tăng 11% (CPC cũng tăng).

Quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) – chiếm 38,8% tổng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số – tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Số lần hiển thị quảng cáo tìm kiếm đã tăng lên, trong khi tỷ lệ nhấp (CTR) trung bình vẫn ổn định ở mức gần 2%.

Tuy nhiên, chi phí quảng cáo tìm kiếm CPC cũng tiếp tục tăng, với mức tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

3. Một nửa số người tiêu dùng chọn tìm kiếm để nghiên cứu thương hiệu.

Trong khi tương lai của SEO vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn, hơn 50% người tiêu dùng hiện vẫn đang tìm kiếm và nghiên cứu về các thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay thậm chí là trên TikTok.

Vào năm 2024 này, các marketer sẽ phải tiếp tục đầu tư vào các công cụ tìm kiếm để tiếp cận và kết nối với khách hàng của mình, từ việc để xây dựng độ nhận biết thương hiệu đến bán hàng.

Tìm kiếm cũng dẫn đến cách gần một phần ba người tiêu dùng khám phá các thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mới.

Điều đáng chú ý là trong khi Google hiện vẫn đang thống trị thị phần tìm kiếm thì Bing lại đang trên đà phát triển với mức tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể là nhờ những tiến bộ của Bing trong việc tích hợp với các tính năng trò chuyện AI tổng quát với tìm kiếm và Bing cũng đang được đặt làm tính năng trình duyệt cho người dùng ChatGPT.

4. Tầm quan trọng của nội dung trên mạng xã hội tiếp tục tăng lên.

Về tổng thể, người làm marketing cần biết rằng, sau các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội đứng thứ hai trong các kênh được người tiêu dùng sử dụng để nghiên cứu về thương hiệu.

Kết hợp với thực tế là các bài đăng từ mạng xã hội đang ngày càng được ưu tiên trên trang tìm kiếm của Google, Social Media Marketing là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp trong năm 2024.

Ngoài khả năng hiển thị tìm kiếm tăng lên, người tiêu dùng tương tác với thương hiệu nhiều nhất thông qua mạng xã hội bằng cách xem video, theo dõi, sử dụng nút chia sẻ trên mạng xã hội trên trang web của thương hiệu, nhấp vào nội dung được quảng cáo và đặt câu hỏi cho thương hiệu trên các kênh xã hội và hơn thế nữa.

5. Các thẻ hashtag vẫn được chứng minh là chìa khoá thúc đẩy tương tác trên các nền tảng mạng xã hội.

Google dường như không chỉ tăng số lượng bài đăng trên mạng xã hội trong kết quả tìm kiếm, nó cũng bao gồm các số liệu tương tác (engagement) như lượt xem, nhận xét và lượt thích.

Với tư cách là người làm marketing, bạn có thể tăng mức độ tương tác với nội dung trên một số nền tảng như TikTok hay Instagram bằng cách sử dụng các thẻ hashtag phổ biến hoặc theo xu hướng.

Về mặt kỹ thuật, hashtag là những thẻ siêu dữ liệu (metadata) được ký hiệu bằng dấu thăng “#”. Hashtag được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube hay TikTok.

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này tại hashtag là gì.

Ngược lại, người làm B2B Marketing có thể nhận thấy rằng một số hashtag được theo dõi nhiều nhất trên LinkedIn được sử dụng để tăng cường khả năng hiển thị và mức độ tương tác.

Nếu bạn sử dụng hộp tìm kiếm trên hầu hết các nền tảng xã hội, bạn có thể có thêm thông tin về các thẻ hashtag trong ngành của mình.

6. Nội dung video là ưu tiên hàng đầu.

Nội dung video vẫn đang được ưu tiên khi tìm kiếm trên Google, điều quan trọng là các thương hiệu cần phải đầu tư vào nội dung video để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

Kết hợp các loại video được xem nhiều nhất với danh sách từ khóa và xu hướng được tìm kiếm nhiều nhất trên YouTube có thể giúp thương hiệu có thêm nhiều cảm hứng để xây dựng nội dung của mình.

7. Từ khóa thúc đẩy mua hàng.

Điện tử tiêu dùng và thời trang là những cụm từ mua sắm được tìm kiếm nhiều nhất trên Google.

Ngoài ra, những từ khóa cụ thể giúp người tiêu dùng tìm được những giao dịch tốt nhất có thể cũng sẽ thúc đẩy việc mua hàng.

Để đảm bảo rằng website của thương hiệu xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cho những người có ý định mua hàng, hãy tìm cách sử dụng nội dung có từ khóa (keyword) có thể tăng chuyển đổi.

8. Trải nghiệm kỹ thuật số phải thân thiện với thiết bị di động.

Khi số người truy cập Internet bằng điện thoại di động đang ngày càng tăng lên, số người truy cập Internet qua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn sẽ giảm đi.

Không quan trọng mọi người đang ở cơ quan hay ở nhà – giờ đây họ thích thiết bị di động hơn.

Hơn một nửa số khách truy cập trực tuyến từ bất kỳ thiết bị nào hiện đang sử dụng Google Chrome. Để đảm bảo quảng cáo của bạn tiếp tục tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, nhà quảng cáo nên cập nhật các tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) mới nhất sau khi Chrome ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba.

Khi bối cảnh ngành marketing tiếp tục phát triển, người làm marketing được khuyến khích đầu tư vào những trải nghiệm kỹ thuật số thân thiện với thiết bị di động, nội dung truyền thông xã hội và các công cụ AI tổng quát an toàn cho các nhà quảng cáo thương hiệu và doanh nghiệp.

Hy vọng với những kiến thức nói trên, các marketer sẽ có nhiều cách hơn để xây dựng và tối ưu hoá chiến lược marketing của mình vào năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Startup cung cấp giải pháp Marketing và quảng cáo trực tuyến vừa được tập đoàn Nhật Bản rót hàng triệu USD

Startup này là đối tác của những đơn vị lớn như Highland Coffee, Golden Gate Group, CGV, 7-Eleven và nhiều đối tác lớn khác.

Startup cung cấp giải pháp Marketing và quảng cáo trực tuyến vừa được tập đoàn Nhật Bản rót hàng triệu USD
Startup cung cấp giải pháp Marketing và quảng cáo trực tuyến vừa được tập đoàn Nhật Bản rót hàng triệu USD

Từ năm 2009, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên thế giới với sự ra đời của các startup công nghệ như Uber, Airbnb. Năm 2014, Việt Nam cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ kết nối vận tải. Sau 10 năm, mô hình kinh tế này đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam với start up như Grab, be.

“Ý tưởng của kinh tế chia sẻ là tìm kiếm những nguồn tài nguyên đang bị lãng phí sau đó giúp sửa đổi, điều chỉnh để sinh ra lợi ích. Các nguồn tài nguyên này bình thường hoàn toàn miễn phí nhưng khi tham gia chia sẻ sẽ sinh lời để đầu tư ngược trở lại cho chính người sở hữu nguồn tài nguyên.

Uber làm trong ngành taxi, Airbnb làm trong ngành homestay thì chúng tôi làm trong ngành Wi-Fi”, Co-founder kiêm CEO start up AWING Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ trong buổi ký kết hợp tác đầu tư với tập đoàn NTT e-Asia diễn ra mới đây. Mới đây, Tập đoàn công nghệ lớn nhất Nhật Bản là NTT đầu tư hàng chục triệu USD.

AWING là start up công nghệ, được thành lập năm 2017 tại Việt Nam, phát triển nền tảng công nghệ phân phối quảng cáo cho các nhãn hàng tới người dùng trên màn hình đăng nhập Wi-Fi miễn phí. Startup này có 35 nhân sự.

Ý tưởng cho mô hình hoạt động của AWING ra đời trong bối cảnh những nhà sáng lập nhận thấy “mỏ vàng” Wi-Fi miễn phí tại Việt Nam đang bị bỏ phí. Việc khai thác quảng cáo thông qua Wi-Fi sẽ tạo ra lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

Khách hàng được sử dụng Wi-Fi chất lượng cao miễn phí. Chẳng hạn, các doanh nghiệp như Highlands Coffee, 7-Eleven, Trung Nguyên, các nhà hàng…. có thêm kênh marketing, doanh thu chia sẻ lại từ các chiến dịch quảng cáo (ads) của các nhãn hàng. Các nhãn hàng có nhu cầu quảng cáo thương hiệu có thể tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tại những địa điểm tiêu dùng thực tế trên toàn quốc.

Đại diện start up cho biết công nghệ này được sáng tạo và phát triển hoàn toàn bởi người Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Dũng có cơ duyên làm việc trong mảng công nghệ bán dẫn tại IBM Nhật Bản. Một thời gian sau, ông Dũng nhận được học bổng thạc sĩ công nghệ thông tin và viễn thông của Chính phủ Hàn Quốc về ngành không dây, tối ưu tài nguyên.

Sau khi trở về nước, ông làm việc cho FPT Software. Một thời gian, CEO này quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp khi nhìn thấy cơ hội về trong lĩnh vực công nghệ đã được học tại Hàn Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Dân Trí

TikTok đang mang về cho các SMEs tại Mỹ hàng chục tỷ USD mỗi năm

TikTok hiện là nền tảng kinh doanh hoặc quảng cáo với hơn 7 triệu doanh nghiệp Mỹ, đóng góp hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế này.

Mỹ lại đưa ra lý do mới để cấm TikTok

Hạ viện Mỹ hôm 13/3 thông qua dự luật yêu cầu ByteDance, công ty mẹ của mạng xã hội TikTok tại Trung Quốc, thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video trong vòng 6 tháng. Nếu không, TikTok sẽ bị cấm tại nước này.

Dự luật này là biện pháp mới nhất trong loạt động thái của Washington nhằm đáp lại những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan Trung Quốc. Vài năm qua, TikTok vẫn luôn là ứng dụng gây tranh cãi tại Mỹ. Năm 2020, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump tìm cách cấm TikTok và WeChat, nhưng đã bị tòa án ngăn chặn.

TikTok là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất thế giới và hiện có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ. Trong đó có hơn 7 triệu doanh nghiệp Mỹ coi nền tảng này là nơi quảng cáo hoặc bán sản phẩm, theo số liệu của TikTok.

Hôm 13/3, hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics công bố nghiên cứu về tác động của TikTok với kinh tế Mỹ. Hãng đã khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) cùng 7.500 người dùng TikTok tại nước này.

Theo đó, các SMB sử dụng TikTok hoặc quảng cáo trên nền tảng này đã đạt doanh thu gần 15 tỷ USD năm 2023. Nhóm này cũng cho biết các dịch vụ TikTok cung cấp miễn phí đã giúp họ tăng trưởng tự nhiên. Quy mô tác động của cả hai việc này lên kinh tế Mỹ vào khoảng 24,2 tỷ USD năm ngoái.

Bên cạnh đó, các SMB sử dụng TikTok đã tạo ra 224.000 việc làm tại Mỹ. Tác động kinh tế được ghi nhận rõ ràng nhất ở California, Texas, Florida, New York và Illinois.

Trong các nhóm ngành được nghiên cứu, TikTok có ảnh hưởng lớn nhất đến lĩnh vực thực phẩm – đồ uống, nếu tính theo số việc làm và doanh thu tạo ra. Theo sau là lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng TikTok làm nền tảng quảng cáo đã nộp thuế 5,3 tỷ USD cho chính phủ Mỹ năm ngoái. Khoảng 39% chủ doanh nghiệp được khảo sát cho biết TikTok có vai trò lớn trong việc kinh doanh của họ. 69% tiết lộ ứng dụng này giúp họ tăng doanh số bán hàng trong năm qua.

Theo báo cáo, ngoài người dùng, chính TikTok cũng có đóng góp cho kinh tế Mỹ. Hoạt động của ứng dụng này tại đây đã góp phần tạo ra hơn 59.000 việc làm trên khắp nước Mỹ. Ứng dụng này cũng góp phần tạo ra 8,5 tỷ USD cho GDP Mỹ và 2 tỷ USD thuế.

Dù vậy, nghiên cứu của Oxford Economics được thực hiện trước thời điểm nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop ra mắt tại đây. TikTok Shop hiện được coi là cỗ máy kiếm tiền mới của TikTok.

Trước đó, nguồn thu chính của ứng dụng chia sẻ video này là từ quảng cáo. AP trích một nghiên cứu tháng 12/2023 của Đại học Harvard cho thấy năm 2022, các công ty truyền thông xã hội đã kiếm được hơn 11 tỷ USD doanh thu quảng cáo từ thanh thiếu niên tại Mỹ. Trong đó, riêng TikTok đã thu về 2 tỷ USD doanh thu quảng cáo với nhóm tuổi 13-17.

Nghiên cứu cũng chỉ ra năm 2022, Snapchat chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu quảng cáo từ người dùng dưới 18 tuổi, với 41%. Theo sau là TikTok với 35%.

Tuy nhiên, TikTok gần đây đa dạng hóa sang phân phối âm nhạc, phát hành game và đăng ký thuê bao. Họ cũng lấn sân thương mại điện tử, xóa nhòa ranh giới giữa mạng xã hội và mua sắm online.

Số liệu của Statista cho thấy năm 2020, doanh thu của TikTok tại Mỹ là 1 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này năm 2023 ước tính lên tới 6 tỷ USD. Sang năm 2025, nền tảng này được dự báo thu về 10 tỷ USD, nhờ sự xuất hiện của TikTok Shop.

Washington Post cho biết dự luật cấm TikTok đang làm dấy lên làn sóng phản đối trong nhóm doanh nghiệp nhỏ, nhà hoạt động và người trẻ tại Mỹ. “Việc cấm TikTok sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa, kể cả tôi”, Brandon Hurst (30 tuổi) cho biết. Cô có một cửa hàng bán cây ở Los Angeles và đã dùng TikTok để cải thiện doanh thu.

CEO TikTok Shou Zi Chew cũng bày tỏ “thất vọng” với việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trên. “Dự luật này nếu được ký duyệt sẽ khiến TikTok bị cấm tại Mỹ. Hàng tỷ USD sẽ chảy khỏi túi của các doanh nghiệp nhỏ và nhà sáng tạo nội dung”, ông giải thích.

Dự luật này cũng gây chia rẽ trong giới nghị sĩ Mỹ. “Cấm TikTok sẽ gây tổn hại đến kinh tế Mỹ. Các chủ doanh nghiệp nhỏ đang dùng nền tảng này để thúc đẩy kinh tế. Một số thậm chí chỉ dựa vào TikTok để có doanh thu và việc làm”, nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Garcia cho biết.

Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện để xem xét. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ chưa thể hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sẽ ủng hộ dự luật. Nhà Trắng thì tuyên bố Tổng thống Joe Biden sẽ ký phê chuẩn dự luật, ngay khi nó được quốc hội thông qua.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Thu | VnExpress

Tại sao siêu sale trên TikTok hay Shopee ngày càng ít hiệu quả hơn với thương hiệu

Accenture công bố báo cáo đánh giá khi theo khảo sát các thị trường trọng điểm của TikTok về xu hướng mua sắm giải trí (shoppertainment) như Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Báo cáo cho thấy có tới 79% người tiêu dùng tại châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi nội dung không mang tính quảng cáo.

Trung bình trong khu vực, chỉ 21% người dùng bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi khi cân nhắc quyết định mua hàng. Tỷ lệ này cũng dao động theo từng quốc gia: Hàn Quốc (12%), Nhật Bản (27%) và Indonesia (41%).

Khảo sát cũng chỉ ra người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển dịch mối quan tâm về giá trị sản phẩm, thay cho giá cả và khuyến mại như trước đây.

Ông Tiến Đặng, Giám đốc Marketing L’Oreal đồng ý với quan điểm này. Theo ông Tiến, cách đây khoảng hai năm, khi mua sắm giải trí chưa trở thành xu hướng, các bên thường đưa ra những chiến dịch khuyến mãi lớn, nhiều ưu đãi về giá để thu hút khách hàng. Song, điều này đã dần kém hiệu quả và không đạt được nhiều thành công.

Xu hướng mua sắm giải trí được đẩy mạnh cùng với thời điểm người tiêu dùng thay đổi hành vi, dễ dàng chi tiêu cho những món sản phẩm chạm tới cảm xúc, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng nhanh hơn.

“L’Oreal đã không còn thực hiện các chiến dịch sale rầm rộ, thay vào đó, chúng tôi chọn hướng truyền tải nhiều hơn ý nghĩa của sản phẩm tới trái tim của từng khách hàng và điều này được thúc đẩy bởi các KOL, KOC”, ông Tiến nói.

Ngoài ra, lãnh đạo L’Oreal cho rằng với việc người tiêu dùng trở nên khó tính hơn, đặc biệt là GenZ – những khách hàng có khả năng tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn nhờ thành thạo với thiết bị số, cũng đòi hỏi doanh nghiệp và các nhà sáng tạo phải đào sâu, đưa ra cách tiếp cận phù hợp.

Năm nay, báo cáo cho biết các thị trường như Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc, người tiêu dùng có thiên hướng nghiêng về các đánh giá sản phẩm từ cộng đồng. Người dùng tại các quốc gia này tin tưởng vào nội dung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ từ cộng đồng nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, ít nhạy cảm với quảng cáo – thông tin ưu đãi hơn, và ít dựa vào trực giác khi mua hàng.

Trái lại, người tiêu dùng tại Nhật Bản và Indonesia có xu hướng quan tâm nhiều tới các nội dung về đặc điểm, thông tin và lợi ích sản phẩm. Nhóm này cũng phản ứng nhanh chóng với các chương trình khuyến mãi và ít đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm tính hơn.

Số người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm sản phẩm trên các nền tảng sáng tạo nội dung dạng video như TikTok tăng gấp 1,9 lần so với các công cụ tìm kiếm truyền thống. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng tại Đông Nam Á trong 1-2 năm, khi 81% người tiêu dùng thể hiện mong muốn duy trì hay thậm chí tăng cường trải nghiệm kết hợp mua sắm giải trí trên các nền tảng sáng tạo nội dung số.

Ông Arthur Altounian, Phó Chủ tịch về Chiến lược khách hàng & Tăng trưởng, Châu Á Thái Bình Dương tại GroupM (The Goat Agency) cho biết: “Trong thời đại nội dung và hành vi tiêu dùng đang thay đổi từng ngày, thương hiệu sẽ cần thúc đẩy người dùng đưa ra quyết định mua hàng theo trực giác”.

Vị này cho rằng thương hiệu nên chú trọng thiết lập mối liên hệ gắn kết lâu dài, đồng hành cùng người dùng trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng cân bằng các nhu cầu về hoạt động khuyến mãi trong ngắn hạn. Ngoài ra, việc tạo ra trải nghiệm liền mạch từ nội dung hấp dẫn cho tới chiến lược bán hàng tập trung vào lợi ích và giá trị sản phẩm, cũng là một điểm cần được lưu ý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Mục tiêu của Luật Quảng cáo là chấn chỉnh được tình trạng quảng cáo lộn xộn trên môi trường số

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội giúp quảng cáo dễ lan tỏa và tạo tác động lớn đến hành vi người dùng, nhất là những quảng cáo có sự tham gia của người nổi tiếng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những “lãnh địa” bị than phiền nhiều nhất trong những năm qua, nhất là những quảng cáo sữa, thực phẩm chức năng như thần dược.

Những vấn đề này đang được kỳ vọng sẽ được giải quyết triệt để hơn khi mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi với nhiều điểm mới, trong đó có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về trách nhiệm của người chuyển tải nội dung quảng cáo.

Người sử dụng mạng xã hội hiện nay vẫn gặp vô số các quảng cáo dưới hình thức chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm được chuyển tải bởi những người nổi tiếng cho đến những người dễ tạo uy tín trong cộng đồng.

Sản phẩm được quảng cáo cũng thiên hình vạn trạng, từ việc cho con theo học tiếng Anh, uống sữa tăng chiều cao đến sử dụng các loại mỹ phẩm… Các nội dung quảng cáo này rất dễ thuyết phục người tiêu dùng mặc dù khó xác định người chuyển tải chúng có thực sự sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà họ quảng cáo hay không.

Trong khi đó, theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Luật Quảng cáo hiện hành không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo mà chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nên chưa có chế tài hoặc ràng buộc đối với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo là không đúng sự thật, hoặc yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải là người đã tìm hiểu, sử dụng sản phẩm đó và có trách nhiệm về các nội dung mình cung cấp.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo, ngành Quảng cáo được xác định là 1 trong 12 ngành công nghiệp văn hóa, mang lại doanh thu cao. Hiện nay, ngành Quảng cáo tận dụng được sự phát triển công nghệ để phát triển.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội giúp quảng cáo dễ lan tỏa và tạo tác động lớn đến hành vi người dùng. Ngoài doanh thu, quảng cáo là công cụ truyền tải thông điệp tích cực đến cộng đồng, góp phần đưa văn hóa Việt bước ra thế giới. Nhưng ở chiều ngược lại, quảng cáo sẽ tác động tiêu cực nếu nội dung quảng cáo sai sự thật. Những quảng cáo như thế này cần được ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng, theo quy định hiện hành, hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Tùy theo mức độ vi phạm, người có hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật hiện nay vẫn phải vận dụng theo các nghị định, tức là các văn bản dưới luật. Việc xây dựng các quy định rõ ràng hơn trong Luật Quảng cáo sẽ góp phần xử lý nghiêm, chấn chỉnh tình trạng quảng cáo sai sự thật tốt hơn.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi xác định rõ hơn về người chuyển tải sản phẩm quảng cáo và trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.

Cụ thể, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo nhằm giới thiệu, thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện quảng cáo. Người tham gia đóng quảng cáo cũng sẽ buộc phải chịu trách nhiệm trực tiếp về nội dung quảng cáo liên quan đến tính năng, chất lượng, công dụng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, việc sử dụng uy tín, tên tuổi của người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ là xu hướng chung trên thế giới. Người nổi tiếng được quyền thực hiện quảng cáo theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo.

Tuy nhiên, khi tham gia hoạt động này, họ phải có trách nhiệm về độ xác thực của nội dung quảng cáo, yêu cầu đối tác cung cấp thông tin, các chứng nhận kèm theo. Nhưng vì thù lao quảng cáo, ít người thực hiện đầy đủ các khâu này. Với các quảng cáo theo kiểu chia sẻ trải nghiệm của bản thân cũng phải chính xác.

Nếu là những chia sẻ về sử dụng dịch vụ hay sản phẩm thì phải chứng minh được họ từng sử dụng dịch vụ, sản phẩm đó từ thời gian nào, chứng minh được hiệu quả bằng thực tế, chứ không thể nói chung chung.

“Nếu sử dụng thực phẩm chức năng nào đó để hỗ trợ chữa bệnh của bản thân, họ phải có hồ sơ bệnh án, có xác nhận của bác sĩ điều trị. Nếu nói tôi bị tiểu đường, bị thấp khớp, hết bệnh nhờ sử dụng sản phẩm này hay sản phẩm kia mà không chứng minh được là lừa dối người tiêu dùng”, ông Hậu chia sẻ.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng, ngoài việc xây dựng các quy định chặt chẽ, rõ ràng, để chấn chỉnh tình trạng quảng cáo sai sự thật, cần có sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của nhiều bộ, ngành.

“Nếu liên quan đến dược phẩm, thực phẩm chức năng thì ngành y tế phải chủ động. Nếu quảng cáo trên môi trường mạng thì phải có Bộ Thông tin và Truyền thông. Tùy theo sản phẩm quảng cáo mà có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Liên quan đến quảng cáo ngoài trời thì phải có UBND các cấp…”, luật sư Nguyễn Văn Hậu nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Công An Nhân Dân

Temu chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên Facebook và Instagram năm 2023

Ngoài việc thu hút hàng triệu khách hàng Mỹ bằng vô số những món đồ giá rẻ, nền tảng thương mại điện tử Temu còn trở thành thương hiệu chi nhiều tiền quảng cáo nhất trên các nền tảng của Meta.

Temu chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên Facebook và Instagram năm 2023
Temu chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên Facebook và Instagram năm 2023

Theo dữ liệu từ WSJ, vào năm 2023, Temu đã chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên FacebookInstagram. Chưa hết, họ cũng chính là nhà quảng cáo số 1 tính theo doanh thu trên Meta. Thậm chí, số tiền quảng cáo mà Temu chi nhiều đến mức một số nhân viên Meta còn cho rằng Meta nên cảm ơn Temu bằng cách… tặng thẻ quà tặng.

Đáng nói, không chỉ riêng Meta mà các Big Tech khác cũng được hưởng lợi từ ngân sách quảng cáo ngày càng tăng của Temu. Theo báo cáo của WSJ, Temu cũng đã lọt vào Top 5 nhà quảng cáo hàng đầu của Google.

Và Giám đốc điều hành của Pinterest đã chỉ ra hiệu ứng Temu trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh gần đây rằng “Temu là một người đóng góp… tuyệt vời”. (Temu cũng đã chi hàng chục triệu USD cho 3 quảng cáo trong giải Super Bowl).

Temu trực thuộc PDD Holdings có trụ sở tại Trung Quốc, công ty cũng điều hành nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo trong nước. Temu nổi tiếng mạnh tay chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút khách hàng và tải xuống ứng dụng. Dĩ nhiên, Temu mạnh tay chi tiêu cho quảng cáo như vậy là có lý do, bởi họ tin rằng sẽ được đền đáp sau này.

Và có vẻ như Temu đã thành công: Temu là trang web phát triển nhanh thứ hai vào năm 2023, chỉ sau OpenAI. Một báo cáo cho thấy cứ 3 người mua sắm ở Mỹ thì có gần 1 người đã sử dụng Temu.

Trong khi đó, trong báo cáo kết quả kinh doanh mới đây, Meta vừa công bố lợi nhuận kỷ lục trong quý trước, giúp giá cổ phiếu tăng vọt, với đề cập ngắn gọn rằng 10% doanh thu quảng cáo toàn cầu của họ đến từ quảng cáo (Advertising) trò chơi và thương mại điện tử Trung Quốc.

Nhưng có một vài vấn đề nảy sinh. Một vài người Mỹ thừa nhận Temu vô cùng hấp dẫn nhưng họ cũng bày tỏ mối lo ngại về tính chất gây nghiện của ứng dụng này. Trong khi đó, các công ty như Google và Meta thì đang hoàn toàn tận hưởng vận may quảng cáo mà Temu mang lại và không hề tỏ ra bất kỳ sự lo lắng nào.

Tờ Financial Times đã công bố một cuộc điều tra lớn về công ty mẹ của Temu là PDD và kết luận rằng Temu chứa nhiều bí ẩn theo những cách mà các công ty giao dịch đại chúng thường không làm được.

Bí ẩn bao quanh những điều cơ bản như ai sở hữu công ty, văn phòng đặt ở đâu và các khía cạnh đơn giản của mô hình kinh doanh và tài chính của công ty, chẳng hạn như tổng giá trị hàng hóa của công ty là bao nhiêu: Tại sao PDD trông giống như các công ty cùng ngành nhỏ hơn nhiều khi so sánh trình độ nhân viên và chi tiêu nghiên cứu?

Tại sao các đối thủ cạnh tranh chưa mô tả tác động của sự trỗi dậy của PDD? Tại sao các số liệu của bảng cân đối kế toán lại thay đổi theo tốc độ khác với doanh thu? Làm thế nào một công ty trị giá 200 tỷ USD lại sở hữu “tài sản cứng” (hard asset) trị giá dưới 150 triệu USD?

Cuộc điều tra của Financial Times đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng công ty mẹ của Temu thực sự bí ẩn và rất không giống các đối thủ thương mại điện tử khác của Trung Quốc như Alibaba. Nhưng hiện vẫn chưa rõ chúng ta nên rút ra kết luận gì.

Rõ ràng, đối với Meta và Google, sẽ là không hay nếu như một trong những nhà quảng cáo hàng đầu của họ lại có một mô hình kinh doanh không rõ ràng và bí ẩn.

Nhưng dù sao thì tất cả những lo ngại kể trên cũng có thể không còn quá quan trọng. Theo báo cáo của Business Insider, chiến lược chi tiêu cho quảng cáo rầm rộ gần đây của Temu và Shein dự kiến sẽ sớm hạ nhiệt.

Những người trong ngành quảng cáo kỳ vọng mức chi tiêu cho quảng cáo của nhà bán lẻ sẽ tiếp tục kéo dài đến hết năm 2024, trước khi giảm dần vào năm tới. Khác xa với việc trở thành một nhóm người mới chi nhiều tiền cho quảng cáo, các chuyên gia kỳ vọng sự tăng đột biến từ các thị trường bán lẻ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, giống như sự gia tăng tạm thời do tiền số hay dịch vụ mua trước trả sau vài năm trước.

Ngay cả ở mức 2 tỷ USD, chi tiêu quảng cáo của Temu có thể cũng không khiến công ty trở nên nổi bật. Giám đốc tài chính của Meta, Susan Li, nói với WSJ rằng doanh thu quảng cáo ở Trung Quốc, Temu và 10 công ty chi tiêu quảng cáo hàng đầu khác chỉ chiếm 1/3 tổng thu nhập tại quốc gia đó của công ty.

Cuối cùng, Meta và Google hoàn toàn có năng lực để xử lý việc mất doanh thu quảng cáo từ Temu, nếu và ngay khi có thể xảy ra. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, phải thừa nhận rằng Temu đã nhanh chóng trở thành một công ty có tiếng vang khắp Big Tech.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Luật Quảng cáo vừa bổ sung một số điều khoản mới liên quan đến người có ảnh hưởng

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được lấy ý kiến, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất bổ sung quy định về hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng (Influencer).

Luật Quảng cáo vừa bổ sung một số điều khoản mới liên quan đến người có ảnh hưởng
Luật Quảng cáo vừa bổ sung một số điều khoản mới liên quan đến người có ảnh hưởng

Theo đó, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng là chuyên gia, người có uy tín, người được xã hội chú ý trong lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể theo quy định của Chính phủ; hoặc sở hữu tài khoản mạng xã hội trên nền tảng xuyên biên giới có số lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000.

Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo và quy định về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ.

Người quảng cáo phải có hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện. Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội, người quảng cáo phải “có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm”.

Tại dự thảo tờ trình, cơ quan soạn thảo cho rằng hoạt động quảng cáo đang phát triển mạnh mẽ. Nhiều người lợi dụng sự phổ biến và thông dụng của phương tiện quảng cáo, đặc biệt là mạng xã hội để truyền tải nội dung sai sự thật, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Hình thức quảng cáo thông qua những người có ảnh hưởng gây tác động lớn đến xã hội. “Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là các nghệ sĩ nổi tiếng giới thiệu, mời chào, quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, gây bức xúc cho đông đảo người tiêu dùng”, cơ quan soạn thảo nêu.

Tuy nhiên, Luật Quảng cáo hiện hành không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo mà chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Do đó, người nổi tiếng chưa chịu chế tài hoặc ràng buộc khi chuyển tải quảng cáo không đúng sự thật. Vì vậy, dự thảo hướng đến yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải đã tìm hiểu, sử dụng sản phẩm đó và có trách nhiệm về nội dung mình cung cấp.

Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa 13 thông qua tháng 6/2012, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo; trách nhiệm quản lý nhà nước; các hành vi cấm; yêu cầu, điều kiện đối với nội dung, phương tiện cho đến các loại hình quảng cáo có yếu tố nước ngoài.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Động lực tăng trưởng của Temu: Thuật toán sử dụng AI để dự đoán ý tưởng và mong muốn của người mua hàng

Chiến dịch quảng cáo “mua sắm như tỷ phú” của công ty thương mại điện tử Temu diễn ra khắp nơi. Tất cả các sản phẩm đều được chuyển đến từ Trung Quốc, dưới danh nghĩa công ty mẹ PDD Holdings – tập đoàn tham vọng đang mở rộng hoạt động bán lẻ nhanh nhất lịch sử.

Với Temu, PDD muốn thay đổi cách mua sắm trên toàn thế giới: một phiên bản ‘Amazon thứ hai’ nhanh hơn, gọn hơn, rẻ hơn lan rộng từ Trung Quốc tới 49 quốc gia sau chưa đầy 2 năm hoạt động.

Động lực của Temu phần lớn đến từ chính sách quảng cáo, nơi thuật toán và AI dự đoán được ý tưởng và mong muốn của người mua hàng. Sản phẩm được vận chuyển miễn phí trực tiếp từ cổng nhà máy Trung Quốc, giúp loại bỏ khâu trung gian và đảm bảo giá cực cạnh tranh.

PDD đã ghi nhận hơn 870 triệu người dùng đang hoạt động trong nước. Hơn 13 triệu thương nhân tạo ra 1/3 tổng lưu lượng bưu kiện trên toàn đại lục. Hàng chục tỷ gói hàng được gửi đi mỗi năm.

Chỉ sau 9 năm hoạt động, PDD hiện đang cạnh tranh với tập đoàn thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới Alibaba cả về quy mô bán lẻ lẫn vốn hóa thị trường chứng khoán. Vị thế khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi thay vì câu trả lời.

Chẳng hạn, tại sao PDD trông giống các công ty nhỏ cùng ngành nếu so sánh trình độ nhân viên và chi tiêu nghiên cứu? Tại sao các đối thủ cạnh tranh chưa mô tả tác động từ sự trỗi dậy của PDD? Bằng cách nào một công ty trị giá 200 tỷ USD lại sở hữu tài sản cứng trị giá dưới 150 triệu USD? Do đâu các nhà đầu tư Mỹ lại tin tưởng PDD nhiều đến vậy?

Đáp lại, người phát ngôn của PDD khuyến khích Financial Times “xem xét các báo cáo tài chính và các cuộc họp thu nhập để có được cái nhìn toàn diện”.

Ít công ty nào hứa hẹn nhiều với các nhà đầu tư như PDD. Tập đoàn hoạt động giống như thị trường bên thứ ba của eBay và Amazon, kết nối người mua với người bán để thu lợi nhuận từ mỗi giao dịch và tính phí quảng cáo (ads) trên nền tảng.

Trong quý gần đây nhất, doanh thu tăng gần gấp đôi so với một năm trước đó lên 9,4 tỷ USD. Dòng tiền trị giá 2,5 tỷ USD được ghi nhận, ngay cả sau khi PDD ‘ném’ một khoản tiền rất lớn vào việc mở rộng Temu.

Được biết, dịch vụ logistics, máy chủ và trung tâm cuộc gọi dịch vụ khách hàng của PDD hầu hết đều thuê ngoài, phù du và không được thống kê. Sự mờ ám kéo dài bên trong doanh nghiệp.

Nhân viên sử dụng bút danh và biết rất ít về các đội khác. Điều này là đặc trưng của Colin Huang, một cựu kỹ sư Google, người đã thành lập Pinduoduo vào năm 2015 và giấu quyền sở hữu của mình trong suốt một khoảng thời gian dài.

Ban đầu, PDD thu hút người dùng bằng các trò chơi thương mại, bắt chước những tựa game gây nghiện như Farmville và Candy Crush. Kết hợp với các phần thưởng, phiếu giảm giá, hướng đi này được cho là sẽ thu hút người tiêu dùng quay lại ứng dụng và mua sắm.

Đến năm 2018, ứng dụng thu hút được 300 triệu khách hàng và chỉ sau 3 năm hoạt động đã niêm yết thành công trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, huy động được 1,7 tỷ USD.

Trong năm 2020 và 2021, PDD bán được lượng hàng hóa trị giá 2 tỷ USD, song không tiết lộ nhiều thông tin liên quan. Người sáng lập Huang, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, bất ngờ từ chức vào năm 2021 với tuyên bố mong muốn nghiên cứu khoa học thực phẩm và khoa học đời sống. Vị trí bỏ ngỏ sớm được thay thế bởi đồng giám đốc điều hành, Chen và Jiazhen Zhao.

Có lẽ bí ẩn lớn nhất về PDD là tập đoàn này thực sự lớn đến mức nào. Các nhà phân tích ước tính tổng GMV năm ngoái rơi vào khoảng 500 tỷ USD đến 700 tỷ USD. Trả lời trong một báo cáo thu nhập hồi năm 2022, Chen cho biết mức độ tương tác của người dùng đã góp phần vào tăng trưởng thu nhập.

Temu hiện đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và một số nước châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh. Đây cũng là ứng dụng mua sắm miễn phí được tải xuống nhiều nhất tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong vòng vài tháng kể từ khi ra mắt hồi tháng 7.

“Chúng tôi đã đổi mới trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Cách tiếp cận được người tiêu dùng trên toàn cầu đón nhận nồng nhiệt, đồng thời củng cố vị thế, danh tiếng của chúng tôi”, đại diện PDD nói.

Sự trỗi dậy của PDD trong một thị trường thương mại điện tử vốn vô cùng đông đúc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều các nhà đầu tư cũng như đối thủ nội địa lâu đời, trong đó có Alibaba và JD.com. Jack Ma thừa nhận tập đoàn phải chuyển đổi, trong khi người sáng lập JD Richard Liu khẳng định “nếu JD không tiến lên, chúng ta sẽ không còn đường”.

Với Pinduoduo, người tiêu dùng là trên hết. Khách hàng có thể được hoàn tiền ngay lập tức mà không cần trả lại sản phẩm nếu không hài lòng với chất lượng – chiến lược giúp hãng ‘thu phục’ một lượng lớn fan trung thành. Nó cũng giúp phân biệt mô hình của PDD với Alibaba – tập đoàn vốn đặt nhiều gánh nặng lên người mua trong các tranh chấp với người bán.

Tuy nhiên, theo Jacob Cooke, đồng sáng lập kiêm CEO của WPIC Marketing and Technologies, một số người tiêu dùng vẫn ngần ngại mua các sản phẩm đắt tiền trên Pinduoduo do “hàng giả vẫn tràn lan trên nền tảng”.

“Một số thương hiệu đã sử dụng Pinduoduo như một phương tiện để tiếp cận khách hàng mới và loại bỏ hàng tồn kho, giống như một trung tâm mua sắm kỹ thuật số. Tuy nhiên, số lượng vẫn ở mức thấp”, Cooke nói.

Đáp lại, PDD khẳng định công ty đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ cũng như quy trình chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng. “Chúng tôi nhanh chóng loại bỏ và điều tra mọi mặt hàng vi phạm ngay khi tiếp nhận thông tin”, đại diện Pinduoduo nói.

Theo: FT, Bloomberg

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh

An ninh tiền tệ

DoubleVerify: Rất khó để đo lường gian lận trong quảng cáo trực tuyến

Gian lận trong quảng cáo trực tuyến hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, rất khó phát hiện và biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là đưa ra cảnh báo cho người làm marketing bỏ qua các kênh vi phạm.

Ngày 27/2, tại TP.HCM, DoubleVerify, nền tảng chuyên cung cấp các dịch vụ đo lường và phân tích các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, đã đưa ra báo cáo về tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả truyền thông tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Báo cáo cho biết, nhu cầu sử dụng mạng xã hội tại khu vực Châu Á là rất lớn khi có tới 60% số lượng người dùng mạng xã hội trên toàn cầu đến từ khu vực này.

Các Marketer nhận thức được tầm quan trọng trong việc đo lường chất lượng truyền thông, khi 91% cho rằng việc này rất cần thiết để thúc đẩy hiệu quả quảng cáo kỹ thuật số, và 98% đã sử dụng công cụ để xác thực quảng cáo trong các chiến dịch của mình đưa ra.

Tuy nhiên, mặc dù lựa chọn sử dụng các công cụ xác thực về quảng cáo, nhưng các marketer không phải lúc nào cũng tiến hành công tác này, bởi trong 3 người thì có 1 người chỉ sử dụng các công cụ xác thực quảng cáo tuỳ trường hợp cụ thể.

Một phần đáng kể các marketer tham gia khảo sát không thể đánh giá được hiệu quả các khoản chi cho phương tiện truyền thông kỹ thuật số, chỉ 17% số người được hỏi tiến hành đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả quan trọng như: Mức độ phù hợp của các nhãn hiệu, mức độ hiển thị, tình trạng gian lận quảng cáo, hay liệu quảng cáo có được chạy trên đúng khu vực địa lý đã định hay không.

Theo ông Jeremy Chang, Giám đốc cấp cao của DoubleVerify, trong bối cảnh tăng trưởng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số tại khu vực APAC ngày càng tăng, các nhà quảng cáo cần bảo vệ những khoản đầu tư của mình thông qua hoạt động xác minh liên tục, xuyên suốt các kênh quảng cáo, nhằm ngăn chặn thất thoát do vấn nạn quảng cáo cũng như các vi phạm liên quan đến hiển thị hoặc mức độ phù hợp của nhãn hiệu.

Tại Việt Nam, báo cáo của DoubleVerify cho thấy, chất lượng quảng cáo cũng được các đơn vị quan tâm hàng đầu. Điển hình là việc gian lận trong quảng cáo đã giảm 25% trong năm 2023.

Tuy nhiên, các vi phạm liên quan đến hiển thị hoặc mức độ phù hợp nhãn hiệu lại tăng 47%… Các gian lận quảng cáo đang diễn ra trên rất nhiều nền tảng, đặc biệt là các quảng cáo liên quan đến hiển thị, khi những bên cung cấp quảng cáo liên tục đưa ra các thủ thuật, thậm chí, chèn quảng cáo vào cả những trang web “đen”, comment trên các mạng xã hội, để đáp ứng đủ số KPIs cho các doanh nghiệp.

Trả lời VietNamNet về việc làm sao để phát hiện các gian lận quảng cáo, ông Jeremy Chang cho biết, mặc dù đơn vị này đã sử dụng các công cụ, công nghệ AI để phát hiện gian lận, tuy nhiên, việc này vẫn rất khó. Giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là tiến hành dò tìm các kênh gian lận, sau đó đưa ra danh sách để các nhà quảng cáo không chọn các kênh này nữa.

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, Bộ TT&TT cũng đã đưa ra danh sách nội dung “đã được xác thực” trên mạng để các doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động quảng cáo.

Ở lần cập nhật mới nhất tháng 2/2024, danh sách White List gồm 3.066 tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng và nhóm cộng đồng của các cơ quan báo chí; các đài phát thanh truyền, truyền hình và đơn vị hoạt động truyền hình; các tổ chức, cá nhân hoạt động cung cấp, sáng tạo, khai thác nội dung số.

Theo bà Corina Trang Luong, Giám đốc Kinh doanh cấp cao của DoubleVerify Việt Nam, với định vị là thị trường quảng cáo tăng trưởng nhanh thứ 3 Đông Nam Á, Việt Nam đang là một thị trường lớn mạnh với tiềm năng to lớn trên phương diện kinh doanh kỹ thuật số, doanh thu từ quảng cáo kỹ thuật số kỳ vọng đạt 2,6 tỷ USD trong năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo ICT News

Hơn 75% lưu lượng truy cập tới website của nhà quảng cáo trên X là ảo

Một báo cáo mới đây cho thấy, phần lớn lưu lượng truy cập tới website của nhà quảng cáo từ mạng xã hội X là giả, nó chính là bot hay người dùng ảo.

Hơn 75% lưu lượng truy cập tới website của nhà quảng cáo trên X là ảo
Hơn 75% lưu lượng truy cập tới website của nhà quảng cáo trên X là ảo

Theo đó, trong khi mạng xã hội X báo cáo lưu lượng truy cập tăng đột biến trong sự kiện quảng cáo liên quan đến Super Bowl – tuy nhiên, phần lớn lưu lượng truy cập này được cho là giả mạo.

Gã khổng lồ truyền thông xã hội X tuyên bố số lượt hiển thị, bài đăng của người dùng và lượt xem video lần lượt tăng 31%, 41% và 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, 75,85% lưu lượng truy cập từ X đến các trang web quảng cáo của khách hàng được xác định là giả mạo, theo số liệu từ một báo cáo mới của công ty an ninh mạng CHEQ.

Cụ thể, nếu cứ 4 lần nhấp chuột vào quảng cáo X thì 3 trong số 3 lần nhấp chuột vào quảng cáo này là bot, thì về cơ bản nhà quảng cáo X đang trả tiền cho những lần nhấp chuột vô giá trị. Loại lưu lượng truy cập giả mạo này không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách của nhà quảng cáo mà còn làm phức tạp hoá việc tối ưu hóa các chiến dịch khi các dữ liệu được thu thập và phân tích không phải là từ người dùng thật.

Theo CHEQ, đơn vị này đã thu thập dữ liệu cho báo cáo này từ 144.000 lượt truy cập vào trang web của khách hàng thông qua quảng cáo X trong dịp cuối tuần Super Bowl.

Người sáng lập và Giám đốc điều hành CHEQ Guy Tytunovich nói với Mashable:

“Tôi rất ngạc nhiên…vì số lượng phần trăm giả mạo là quá lớn. Chúng tôi bảo vệ nhiều khách hàng của mình trên Google Ads, YouTube và thậm chí cả TikTok, những nền tảng mà chúng tôi không phải là người hâm mộ và chúng tôi luôn nói rằng 50% giả mạo đã là quá lớn.”

CHEQ là gì? CHEQ là một công ty an ninh mạng chuyên ngăn chặn gian lận quảng cáo. Nền tảng cung cấp các giải pháp để chặn lưu lượng truy cập giả mạo, đảm bảo loại bỏ bot và người dùng giả mạo khỏi phân khúc đối tượng của nhà quảng cáo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị trường quảng cáo trực tuyến được hứa hẹn là sẽ khởi sắc trong năm 2024

Nếu như 1 năm trước, Giám đốc tài chính của Meta Susan Li đã đưa ra nhận định khá u ám về tình trạng của thị trường quảng cáo kỹ thuật số, bà nói với các nhà phân tích rằng ngành đang đối mặt với nhiều khó khăn và sẽ tiếp tục như vậy khi nền kinh tế đi vào suy thoái.

Phát biểu với các nhà phân tích trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý 4 năm 2023, bà này cho biết vào thời điểm đó doanh thu của Facebook “vẫn chịu áp lực do nhu cầu quảng cáo yếu” và doanh số bán hàng sẽ tiếp tục “bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế vĩ mô không chắc chắn và đầy biến động”.

Trong thời gian đó, doanh thu quảng cáo của Meta giảm 4% và hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google cũng bị sụt giảm tương tự. Lạm phát, các vấn đề về chuỗi cung ứng và xung đột toàn cầu đã khiến mức chi tiêu của cả người tiêu dùng và nhà quảng cáo giảm sút.

Tuy nhiên, câu chuyện hiện tại thì rất khác.

Với kết quả từ Alphabet, Meta và Amazon – số liệu tăng trưởng cho thấy thị trường quảng cáo trực tuyến đang phục hồi mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ tiếp tục khởi sắc trong năm 2024.

Doanh thu quảng cáo trong quý 4 của Meta đã tăng 24% so với một năm trước đó lên 38,7 tỷ USD, trong khi đơn vị quảng cáo đang bùng nổ của Amazon tăng 27% lên 14,7 tỷ USD. Với Alphabet, vẫn là công ty dẫn đầu thị trường, hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google tăng 11% lên 65,5 tỷ USD, nhờ mức tăng trưởng 16% của YouTube.

Insider Intelligence cho biết trong một báo cáo gần đây rằng chi tiêu quảng cáo toàn cầu sẽ tăng 10% vào năm 2024, tăng từ mức tăng trưởng 6,3% vào năm 2023 và cùng mức mở rộng của năm trước.

Môi trường kinh tế vĩ mô hiện đang có dấu hiệu tích cực cho quảng cáo kỹ thuật số, các khoản đầu tư của Meta và Alphabet vào trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện hiệu suất quảng cáo cũng đang được đền đáp.

Nói về việc các công ty như Snap (Snapchat) hay Pinterest đang sa thải nhân sự hàng loạt và doanh thu quảng cáo sụt giảm, phân tích cho thấy đây là “những công ty nhỏ hơn nhiều và họ đang phải vật lộn để xây dựng các hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình và trong môi trường kinh doanh mới này, các công ty lớn hơn đang ngày càng lớn mạnh hơn”.

Nhìn chung, quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) đang tiếp tục chiếm thị phần quảng cáo trong ngành quảng cáo trên toàn thế giới.

Meta cho biết doanh số quảng cáo từ Trung Quốc chiếm 10% doanh thu năm 2023 và chiếm 5 điểm phần trăm tăng trưởng.

Các nhà phân tích cho biết các nhà bán lẻ trực tuyến như Temu và Shein là những đơn vị đóng góp lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của Meta tại Trung Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google giải thích về tin đồn AI đang thay thế nhân viên hỗ trợ quảng cáo

Ông Philipp Schindler, phó chủ tịch cấp cao của Google, giải thích rằng AI đang được sử dụng để mang lại ROI trên quy mô lớn hiệu quả hơn chứ không phải để thay thế toàn bộ nhân viên.

Google giải thích về tin đồn AI đang thay thế nhân viên quảng cáo
Google giải thích về tin đồn AI đang thay thế nhân viên quảng cáo

Theo đó, Google muốn làm rõ rằng nền tảng không có kế hoạch thay thế nhân viên bán quảng cáo của mình bằng AI.

Ông Philipp Schindler, phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc kinh doanh của Google, nhấn mạnh rằng những đợt tái cơ cấu tổ chức gần đây là đều hướng tới việc nâng cao hiệu quả của các dịch vụ của nền tảng (trả lời các thắc mắc liên quan đến việc nhà quảng cáo có thể khó nhận được hỗ trợ hơn nếu họ phải tương tác với AI).

Phía Google cho biết:

  • “Tôi muốn nói rõ rằng, khi chúng tôi tái cơ cấu nhân sự, mục tiêu của quá trình này là mang lại những dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn và thông minh hơn.”
  • “Chúng tôi không tái cơ cấu vì AI đang thay thế nhiều nhân viên. Chỉ là chúng tôi nhận thấy có những cơ hội quan trọng nếu biết tận dụng AI, nó thực sự có thể mang lại ROI trên quy mô lớn”.

Câu trả lời của Google liên quan đến việc gần đây nhiều nhà quảng cáo đã bày tỏ lo ngại về vấn đề giao tiếp với nhân viên Google, lo ngại rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu AI thay thế con người. Tuy nhiên, Google phủ nhận mọi ý định thay thế các kênh giao tiếp với nhà quảng cáo bằng AI.

Google sa thải 12.000 nhân viên vào năm 2023, thêm vào đó, Google gần đây đã công bố kế hoạch tiếp tục sa thải nhân viên trong năm 2024.

Việc sa thải hàng loạt đã làm dấy lên suy đoán về khả năng thay thế nhân viên bằng AI – đặc biệt là trong nhóm Giải pháp khách hàng toàn cầu (GCS) của Google, đây là tổ chức bán hàng tập trung vào việc hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trái ngược với những suy đoán này, lãnh đạo Google Schindler xác nhận rằng GCS trên thực tế là kênh phát triển nhanh nhất của Google và vì vậy Google thực sự đang thực hiện các điều chỉnh cần thiết để hỗ trợ cho GCS nhiều hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu quảng cáo tại Trung Quốc đóng góp 10% tổng doanh thu 134.9 tỷ USD cho Meta năm 2023

Năm 2023, Trung Quốc đóng góp 10% tổng doanh thu 134,9 tỷ USD cho Meta, công ty mẹ Facebook và Instagram.

Doanh thu tại Trung Quốc đóng góp 10% tổng doanh thu 134.9 tỷ USD cho Meta năm 2023
Doanh thu tại Trung Quốc đóng góp 10% tổng doanh thu 134.9 tỷ USD cho Meta năm 2023

Meta Platforms ghi nhận doanh thu liên quan đến Trung Quốc tăng trưởng đều đặn do sức hút mạnh mẽ từ các nhà quảng cáo ở đại lục, khi các thương hiệu nội địa tranh giành người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài.

Năm 2023, Trung Quốc chiếm 10% tổng doanh thu 134,9 tỷ USD của Meta, tăng từ mức 6% trong hai năm trước đó, theo kết quả tài chính vừa được Meta công bố hôm 2/2.

Giám đốc tài chính Susan Li cho biết, thương mại trực tuyến và game được hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ của các nhà quảng cáo ở Trung Quốc nhằm tiếp cận người dân ở các thị trường khác. Bà nói thêm rằng, doanh số bán hàng tại đại lục đóng góp 5 điểm phần trăm vào tổng tăng trưởng doanh thu năm ngoái.

Quốc gia này cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu của Meta ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2023, ở mức 38%, tăng từ 27% năm 2022.

Dù Trung Quốc chặn nhiều ứng dụng truyền thông xã hội quốc tế như X (trước đây là Twitter), YouTube của Google, Facebook và Instagram của Meta, điều đó không thể ngăn cản nước này trở thành nhà quảng cáo hàng đầu trên các nền tảng.

Chẳng hạn, Reuters đưa tin năm 2022 về việc Trung Quốc là thị trường quảng cáo ở nước ngoài phát triển nhanh nhất và là một trong những nguồn doanh thu ngoài Mỹ lớn nhất của X. Trung Quốc cũng là thị trường quảng cáo lớn nhất của Meta ở châu Á vào năm 2017, theo báo cáo của New York Times năm đó.

Facebook bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009. Để có thể tiếp cận thị trường đại lục, CEO Meta Mark Zuckerberg đã đến đây trong hai năm 2016 và 2017. Dù vậy, cả hai nỗ lực đều bất thành và không thể khiến ứng dụng được chấp thuận.

Cũng trong ngày 2/2, Meta cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro địa chính trị, tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.

Meta đã báo cáo lợi nhuận 14 tỷ USD trong quý IV năm ngoái, vượt dự báo của các nhà phân tích khi doanh thu tăng lên 40,1 tỷ USD trong giai đoạn này. Công ty cho biết người dùng hàng tháng của Facebook là 3,07 tỷ.

Vào cuối năm 2021, Facebook đã đổi tên công ty mẹ thành Meta Platforms để phản ánh tầm nhìn của Zuckerberg về thế giới ảo, “metaverse“, sẽ là nền tảng điện toán lớn tiếp theo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

5 cách tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 cho Marketer

Nền tảng quảng cáo của Microsoft (Microsoft Advertising) mới đây đã chia sẻ một số cách mà Digital Marketer có thể tận dụng để tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 với 5 cách sau đây
Tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing năm 2024 với 5 cách sau đây

Về tổng thể, khi sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ đang làm thay đổi cách người dùng tiếp cận và tương tác với thương hiệu, bối cảnh làm tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing cũng đang trải qua quá trình thay đổi tương ứng.

Bối cảnh mới đòi hỏi những người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng cần một cách tiếp cận phức tạp và thành thạo hơn về mặt công nghệ. Làm chủ thế giới digital marketing ngày nay có nghĩa là marketer phải tận dụng được sức mạnh của các công nghệ tiên tiến như AI tổng quát (Generative AI), thử nghiệm nhiều định dạng quảng cáo đa dạng cùng với đó là các phương pháp thực hành bền vững và hơn thế nữa.

Để giúp người làm digital marketing có nhiều cách hơn trong việc tối ưu hoá chiến lược của mình, dưới đây là một số gợi ý rất đáng để tham khảo khi xây dựng chiến lược tiếp thị kỹ thuật số trong năm 2024.

Khai thác sức mạnh của các công cụ AI tổng quát (Generative AI).

Kể từ lúc ra đời và trở nên phổ biến nhanh chóng ngay sau đó, các công cụ ứng dụng AI tổng quát như ChatGPT hay Google Bard đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều marketer.

AI tổng quát đã tạo ra một cuộc cách mạng hóa cách người làm marketing thu hút người tiêu dùng, xây dựng ý tưởng, sáng tạo nội dung và nâng cao năng suất của chính marketer. AI tổng quát có thể hoạt động như một “đối tác” sáng tạo và “người hỗ trợ” cho mọi thứ – tất cả các công việc đơn giản hàng ngày.

Với các công cụ AI tổng quát, người làm marketing có thể dễ dàng tạo ra hình ảnh, video tương tác hay các nội dung quảng cáo hấp dẫn. Những công cụ này đã và đang trao quyền nhiều hơn cho các marketer trong việc cá nhân hoá nội dung với người tiêu dùng, tương tác xuyên suốt và nhiều hơn thế nữa.

Vào năm 2024 này và xa hơn nữa, các công cụ AI sẽ tác động ngày càng nhiều đến nhiều khía cạnh khác nhau của quảng cáo  —  từ xây dựng nội dung quảng cáo đến tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo. Các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay Microsoft cũng đang ngày càng ứng dụng nhiều hơn sức mạnh của AI vào nền tảng.

Tận dụng các định dạng quảng cáo đa dạng để thu hút và tương tác với khách hàng mục tiêu.

Trong thế giới làm digital marketing, khả năng xây dựng các định dạng (nội dung) quảng cáo khác nhau luôn là một trong các chìa khoá quan trọng để thúc đẩy hiệu suất quảng cáo.

Điều này đòi hỏi nhiều kiến thức và chuyên môn về nền tảng, công nghệ, thiết bị, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Với những khả năng này, các digital marketer có thể quản lý các chiến dịch quảng cáo được lập trình (Programmatic Advertising) đa kênh (omni channel) và xuyên các kênh (cross-channel) một cách hiệu quả.

Tính linh hoạt bên cạnh đó là nền tảng để khai thác những hành vi đang thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng và đảm bảo rằng các thông điệp của thương hiệu đang được chuyển đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm và trên đúng thiết bị.

Trong khi hiếm có một giải pháp nào là hoàn hảo cho mọi thương hiệu, mục tiêu chính là xây dựng các nội dung quảng cáo hấp dẫn có khả năng thu hút sự chú ý và quan tâm của đối tượng mục tiêu.

Để làm được điều đó, các marketer cần sử dụng các định dạng quảng cáo khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu và sở thích khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, quá trình này cũng có nghĩa là họ cần tìm kiếm cho mình các đối tác hỗ trợ, các agency phù hợp với kỳ vọng, mục tiêu và ngân sách của mình.

Một chiến lược Digital Marketing tận dụng nhiều định dạng quảng cáo phù hợp sẽ không những giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, lưu lượng truy cập (traffic) mà còn cả doanh số bán hàng.

Tập trung vào tính bền vững và đa dạng.

Theo công bố mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thị trường ngày nay, người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao những thương hiệu có ý thức xã hội thể hiện cam kết đối với các vấn đề quan trọng như môi trường, tính toàn diện và sự đa dạng.

Các hoạt động thân thiện với môi trường là nền tảng để xây dựng niềm tin vào thương hiệu, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm xây dựng các chiến lược ủng hộ các phương pháp thân thiện với môi trường, ủng hộ việc giảm lượng khí thải carbon trong các chiến dịch Marketing, hay đưa Net Zero vào mục tiêu của doanh nghiệp.

Nói đến khái niệm tiếp thị toàn diện hay Inclusive Marketing, marketer có thể gọi phương pháp này theo một tên gọi khác đó là tiếp thị có mục đích. Chiến lược liên quan đến việc xây dựng niềm tin, giá trị được chia sẻ và tính toàn diện vào mọi tương tác của khách hàng.

Từ phát triển sản phẩm đến chiến dịch quảng cáo, Inclusive Marketing là một chiến lược có khả năng mang lại kết quả tốt khi nghiên cứu của Microsoft đã chỉ ra rằng có đến 85% người tiêu dùng có nhiều khả năng chọn các thương hiệu mà họ tin tưởng và ủng hộ hơn.

Về bản chất, marketing toàn diện hay quảng cáo toàn diện sẽ được thể hiện theo 3 cách: nội dung của quảng cáo (bạn quảng cáo những gì), sự đa dạng của đối tượng mục tiêu (bạn quảng cáo cho ai) và cách bạn truyền tải thông điệp của mình (bạn quảng cáo như thế nào).

Tiếp cận người tiêu dùng theo hướng toàn diện và đa dạng không chỉ giúp thúc đẩy một hình ảnh thương hiệu tích cực mà còn thiết lập một thương hiệu dẫn đầu về marketing có đạo đức trong thời đại kỹ thuật số vốn rất cần niềm tin.

Ưu tiên tính minh bạch và thấu hiểu khách hàng dựa trên dữ liệu (Data-driven Insights).

Với sự phức tạp và phân mảnh trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads), các thương hiệu cần có khả năng hiển thị và kiểm soát nhiều hơn đối với chuỗi cung cấp quảng cáo có lập trình của mình.

Để có được sự minh bạch này, thương hiệu sẽ cần:

  • Kiểm tra và xác minh các đối tác và nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn và mong đợi của thương hiệu. Bằng cách áp dụng điều này vào thực tế, nhà quảng cáo có thể tránh được việc phải làm việc với những đối tác có thể khiến doanh nghiệp hoặc danh tiếng của thương hiệu gặp rủi ro.
  • Sử dụng các công cụ và tiêu chuẩn ví dụ như ads.txt để xác định và xác thực nguồn cung cấp (nơi thương hiệu có thể hiển thị quảng cáo).
  • Tối ưu hóa quy trình đặt giá thầu và mua quảng cáo bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích theo thời gian thực. Các hoạt động này sẽ cho phép thương hiệu cải thiện lợi tức đầu tư (ROI), tăng phạm vi tiếp cận, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và hơn thế nữa.

Tóm lại, xây dựng chiến lược và vận hành dựa trên tính minh bạch sẽ giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra những người ủng hộ trung thành cho thương hiệu, lẫn các tác động tích cực đến doanh nghiệp.

Thay đổi tư duy trong kỷ nguyên hậu cookies.

Trong bối cảnh ngành tiếp thị kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng, việc ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba đặt ra một thách thức đáng kể cho người làm marketing và doanh nghiệp.

Sự thay đổi này, cùng với các quy định về quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi các thương hiệu phải có chiến lược và tư duy mới hướng tới các giải pháp có khả năng thay thế.

Các giải pháp này có thể bao gồm việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất để hiểu sâu hơn về đối tượng, quảng cáo theo ngữ cảnh phù hợp với các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, sử dụng các giải pháp nhận dạng để nhận dạng người dùng đa nền tảng và khai thác các giải pháp mới nổi ví dụ như các giao dịch được quản lý (curated deals).

“Curated deals” là một thuật ngữ sử dụng để mô tả các ưu đãi hoặc giao dịch mà đã được lựa chọn và tổ chức cẩn thận để đảm bảo chất lượng và giá trị. Thông thường, những ưu đãi được tạo ra thông qua việc tập trung vào việc chọn lọc những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tốt và giá trị hấp dẫn nhất để đưa ra cho người tiêu dùng.

Các trang web hoặc ứng dụng cung cấp curated deals thường sẽ có nhóm người làm việc chuyên nghiệp, người ta có thể gọi là “curators”, để theo dõi và chọn lọc những ưu đãi tốt nhất từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và năng lượng khi tìm kiếm những ưu đãi chất lượng trên thị trường. Curated deals có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ mua sắm trực tuyến đến du lịch, ẩm thực, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác.

Ví dụ: thông qua các giao dịch được quản lý, marketer có thể kết hợp nhiều giải pháp để kết nối với khách hàng ở mức độ sâu hơn đồng thời tôn trọng các lựa chọn về quyền riêng tư của họ.

Các giao dịch được quản lý (lựa chọn) là giải pháp kết hợp nhiều chiến thuật nhắm mục tiêu lại (re-targeting) với nhau nhằm mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng những gói sản phẩm, dịch vụ hay ưu đãi phù hợp nhất.

Bằng cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba, các thương hiệu có thể thúc đẩy mối quan hệ minh bạch hơn với khách hàng bằng cách trao đổi một cách cởi mở về việc sử dụng dữ liệu, chính sách quyền riêng tư và trao đổi giá trị dựa trên các thông tin của họ.

Thông qua các chiến lược này, thương hiệu không chỉ có thể chứng minh các nỗ lực marketing của mình trong tương lai mà còn phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về quyền riêng tư dữ liệu và các hoạt động quảng cáo có đạo đức.

Khi cả marketer và người tiêu dùng đang điều hướng đến một bối cảnh digital marketing đang phát triển nhanh chóng, việc tập trung vào các giải pháp phù hợp sẽ đảm bảo rằng thương hiệu không chỉ có thể tồn tại được mà còn phát triển mạnh mẽ và bền vững trong kỷ nguyên mới này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Báo cáo: Chi phí nhấp chuột vào quảng cáo tìm kiếm Google (CPC) tăng cao

Theo số liệu báo cáo mới đây, chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo (CPC) tìm kiếm trên Google tăng cao lên đến 19%, chi phí nhấp chuột tăng cao khiến khoản ngân sách chi tiêu cho quảng cáo cũng tăng lên đến hơn 15%.

Báo cáo: Chi phí nhấp chuột vào quảng cáo tìm kiếm Google (CPC) tăng cao
Báo cáo: Chi phí nhấp chuột vào quảng cáo tìm kiếm Google (CPC) tăng cao

Theo đó, mức chi tiêu cho quảng cáo tìm kiếm trên Google ở Mỹ đã tăng 17% so với cùng kỳ năm trước trong quý cuối cùng của năm 2023.

Theo Báo cáo điểm tiêu chuẩn quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads Benchmark) mới đây của Tinuiti, trong khi mức tăng trưởng về số lần nhấp chuột (CTR) của Google vẫn ổn định ở mức 8% so với cùng kỳ năm trước, chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) tăng lên 9% trong cùng thời gian.

Mức chi tiêu quảng cáo tìm kiếm trên Google tăng lên cho thấy nhiều nhà quảng cáo đang cảm thấy tin tưởng hơn vào quảng cáo kỹ thuật số sau khởi đầu đầy khó khăn mãi cho đến năm 2023, khi người tiêu dùng ít tìm kiếm và chi tiêu hơn trên Google.

Báo cáo cũng cho thấy thiết bị di động đang tiếp tục dẫn đầu về loại thiết bị được người dùng truy cập nhiều nhất khi tương tác với quảng cáo.

  • Quảng cáo trên tìm kiếm trên thiết bị di động: Chi tiêu tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, số nhấp chuột tăng 10% và CPC tăng 9%.
  • Quảng cáo tìm kiếm trên máy tính để bàn và máy tính xách tay: Chi tiêu tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, số nhấp chuột tăng 2% và CPC tăng 13%.
  • Quảng cáo tìm kiếm trên máy tính bảng: Chi tiêu tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, số nhấp chuột giảm 13% và CPC tăng 19%.

PMax được ứng dụng rộng rãi.

91% nhà quảng cáo bán lẻ cho biết đang chạy loại Chiến dịch tối đa hóa hiệu suất (Performance Max) nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh số trong các thời kỳ cao điểm của mùa mua sắm trong Quý 4 năm 2023.

Con số này là 80% so với 1 năm trước đó.

Sự trỗi dậy của Temu.

Vào tuần cuối cùng của năm 2023, 90% nhà bán lẻ đã công nhận Temu là đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong các phiên đấu giá trên Google Shopping.

Mặc dù Temu vẫn còn khá mờ nhạt cho đến cuối năm 2022, khả năng hiển thị của nền tảng này đã tăng mạnh vào nửa đầu năm 2023 và tiếp tục tăng trong suốt cả năm.

Phương pháp báo cáo.

Báo cáo điểm tiêu chuẩn quảng cáo kỹ thuật số của Tinuiti sử dụng dữ liệu hiệu suất ẩn danh từ các chiến dịch quảng cáo do Tinuiti quản lý, với tổng chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số hàng năm là hơn 4 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google sẽ trả 700 triệu USD tiền trợ cấp thôi việc cho nhân viên bị sa thải trong quý 1 năm 2024

Google sẽ tiếp tục sa thải hơn 1.000 nhân viên trong quý đầu tiên của năm 2024. Gã khổng lồ công nghệ này đã chi khoảng 700 triệu USD chi phí thôi việc của nhân viên.

Vào năm 2023, Google đã sa thải hơn 12.000 nhân viên. Để bồi thường cho những nhân viên này, Google đã phải chi tổng cộng đến 2,1 tỷ USD vào năm 2023 (chi phí bồi thường và các khoản liên quan khác).

Trong một báo cáo mới đây, Google chia sẻ, công ty sẽ chi thêm 700 triệu USD cho các khoản phí thôi việc trong quý 1 năm 2024, công ty sẽ tiếp tục sa thải hàng ngàn nhân viên khác.

Đáng chú ý, trong khi Google đã sa thải hơn 1000 nhân viên ở các bộ phận trong tuần đầu tiên của tháng 1, công ty này dường như vẫn chưa sa thải nhân sự xong. CEO Sundar Pichai cũng đã thông báo cho các nhân viên rằng công ty sẽ chuẩn bị cắt giảm nhiều việc làm hơn trong những tháng tới.

Trong một bản ghi nhớ gửi cho nhân viên, CEO Google Sundar Pichai đã chia sẻ rằng công ty đang có những mục tiêu quan trọng trong năm, và đòi hỏi những khoản đầu tư đáng kể.

Để hỗ trợ cho các mục tiêu mới, công ty bắt buộc cần phải đưa ra những quyết định khó khăn. Những quyết định này bao gồm việc cắt giảm việc làm và tái cơ cấu trong nhiều đội nhóm khác nhau của Google, chẳng hạn như những nhóm làm việc về phần cứng, quảng cáo, tìm kiếm, mua sắm, bản đồ, chính sách, kỹ thuật và cả YouTube.

CEO Pichai cũng thừa nhận rằng những đợt cắt giảm việc làm này mặc dù không lớn như những đợt cắt giảm trong năm trước, nó cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến nhiều nhân viên của công ty.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

X sẽ mở rộng chương trình kiếm tiền mới (đang áp dụng cho MrBeast) cho nhà sáng tạo

Mới đây, YouTuber MrBeast đã công khai khoản tiền mà nhà sáng tạo nội dung này kiếm được từ hơn 156 triệu lượt xem trên mạng xã hội X là 250.000 USD, con số này đã khiến không ít nhà sáng tạo nội dung trên X thắc mắc vì số tiền mà họ có thể nhận được cho các video có lượt xem tương tự sẽ thấp hơn nhiều.

X sẽ mở rộng chương trình kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo
X sẽ mở rộng chương trình kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo

Sự thật là, chương trình kiếm tiền mà X áp dụng MrBeast là chương trình mà mạng xã hội chỉ áp dụng cho một số nhà sáng tạo nhất định. Theo chia sẻ từ X, được gọi là Amplify Video Monetization Program, chương trình kiếm tiền này hiện được X thử nghiệm giới hạn cho một số ít các nhà sáng tạo. Điều này giải thích lý do tại sao cùng với số lượt xem tương tự, các nhà sáng tạo khác có thể sẽ kiếm được khoản tiền nhỏ hơn nhiều.

X cũng đã thừa nhận điều này và hiện cho biết nền tảng đang thử nghiệm với MrBeast với tư cách là đối tác ban đầu như một phần trong kế hoạch mở rộng chương trình Amplify Video Monetization Program tới nhiều nhà sáng tạo hơn.

Các nhà sáng tạo trên X hiện chỉ có thể kiếm tiền trực tiếp từ nội dung của họ thông qua chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, chương trình này cung cấp cho nhà sáng tạo phần trăm số tiền kiếm được dựa trên quảng cáo hiển thị trong câu trả lời trên bài đăng của nhà sáng tạo.

Ngoài ra, một lý do khác cũng khiến cho video của MrBeast kiếm được nhiều tiền hơn đó là nhiều thương hiệu sẵn sàng đấu giá quảng cáo cao hơn để hiển thị quảng cáo trong video của MrBeast với kỳ vọng thúc đẩy giá trị thương hiệu thông qua hình ảnh của YouTuber có lượng người theo dõi lớn nhất YouTube.

Theo chia sẻ từ X, không phải tất cả các nhà sáng tạo đều có thể đăng ký và kiếm tiền theo cách như MrBeast, X sử dụng nhiều tham số khác nhau để đánh giá và lựa chọn cách quảng cáo hiển thị trong các video của nhà sáng tạo, (X hiện chưa tiết lộ chi tiết về điều này).

Tuy nhiên, X cũng thừa nhận rằng, chương trình kiếm tiền mới này sẽ sớm được chia sẻ tới các nhà sáng tạo khác trong thời gian sớm nhất có thể.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu quảng cáo của LinkedIn và Microsoft đều tăng trưởng tốt trong quý 4 năm 2023

Theo báo cáo kinh doanh mới được Microsoft công bố, doanh thu quảng cáo của mạng xã hội LinkedIn và Microsoft Advertising đều tăng trưởng mạnh vào quý 4 năm 2023.

Doanh thu quảng cáo của LinkedIn và Microsoft đều tăng trưởng tốt trong quý 4 năm 2023
Doanh thu quảng cáo của LinkedIn và Microsoft đều tăng trưởng tốt trong quý 4 năm 2023

Microsoft mới đây đã công bố báo cáo quý tài chính rất khả quan khi trở thành công ty trị giá 3 nghìn tỷ USD.

Doanh thu quảng cáo tìm kiếm và tin tức của Microsoft tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái 2022, không bao gồm chi phí có được từ lưu lượng truy cập mà Microsoft trả cho các nhà xuất bản.

Doanh thu của LinkedIn cũng tăng 9%, với tổng doanh thu của mảng Năng suất và Quy trình kinh doanh (Productivity and Business Processes) tăng 13% lên 19,2 tỷ USD.

Trong khi đó, tổng doanh thu chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2023 đã tạo ra 62 tỷ USD cho Microsoft, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Thành công của Microsoft được thúc đẩy bởi doanh thu của Office và mảng đám mây, chiếm gần 60% tổng doanh thu của công ty. Ngoài ra, doanh thu của gã khổng lồ công nghệ từ trò chơi và dịch vụ Xbox đã tăng 61% so với năm ngoái, chủ yếu là do Xbox mua lại Activision Blizzard, nâng tổng doanh thu từ mảng trò chơi (game) lên 49%.

Satya Nadella, chủ tịch và giám đốc điều hành của Microsoft, cho biết trong một tuyên bố:

“Chúng tôi đã chuyển từ nói về AI sang áp dụng AI trên quy mô lớn.”

“Bằng cách đưa AI vào mọi lớp công nghệ của mình, chúng tôi sẽ giành được nhiều khách hàng mới hơn và tăng năng suất mạnh hơn trên mọi lĩnh vực.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu quảng cáo tìm kiếm của Google tăng lên mức 48 tỷ USD trong quý 4 năm 2023

Theo báo cáo tài chính mới đây từ Alphabet, doanh thu quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) đã tăng từ mức 42 tỷ USD trong quý 4 2022 lên 48 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2023 mới đây.

Doanh thu quảng cáo tìm kiếm của Google tăng lên mức 48 tỷ USD trong quý 4 năm 2023
Doanh thu quảng cáo tìm kiếm của Google tăng lên mức 48 tỷ USD trong quý 4 năm 2023

Theo đó, Alphabet Inc., công ty mẹ của Google mới đây đã công bố báo cáo doanh thu quảng cáo kỷ lục là 65,52 tỷ USD trong quý 4 năm 2023 so với con số chỉ hơn 59 tỷ trong cùng kỳ năm ngoái 2022.

Doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm tăng 12,7% cùng với đó là doanh thu từ quảng cáo trên YouTube tăng mạnh thêm 15,5%.

Mạng lưới quảng cáo của Google giảm nhẹ 2,1%, tuy nhiên, vẫn ở mức tăng trưởng nếu so với khoản lỗ trong quý 3.

“Chúng tôi đã kết thúc năm 2023 với kết quả tài chính quý 4 rất khả quan, với doanh thu hợp nhất quý 4 là 86 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.” Chủ tịch kiêm Giám đốc Đầu tư của Alphabet, Ruth Porat cho biết.

Doanh thu quảng cáo của Google tăng 6,48 tỷ USD so với năm 2022, trong khi doanh thu quảng cáo trên YouTube là 9,2 tỷ USD, tăng từ mức 8 tỷ USD vào năm 2022.

Về tổng thể, doanh thu quảng cáo của Google hiện đang tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, điều này cho thấy quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) có thể đang phục hồi trở lại sau khởi đầu đầy khó khăn vào năm 2023.

CEO Sundar Pichai, cho biết trong một tuyên bố:

“Chúng tôi hài lòng với sức mạnh không ngừng của Google Search cũng như sự đóng góp ngày càng tăng từ YouTube và Đám mây (Cloud Computing).

Mỗi trong số này đều đã được hưởng lợi từ các khoản đầu tư và đổi mới AI của chúng tôi. Tuy nhiên, khi chúng tôi bước vào kỷ nguyên mới của AI, những điều tốt đẹp nhất vẫn đang ở phía trước.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook sẽ xoá và hợp nhất một số tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo chi tiết

Theo thông báo mới đây từ Meta, công ty mẹ của Facebook, nền tảng sẽ xóa và (hoặc) hợp nhất một số tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo hướng chi tiết (detailed ad targeting).

Facebook sẽ xoá và hợp nhất một số tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo chi tiết
Facebook sẽ xoá và hợp nhất một số tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo chi tiết

Theo giải thích từ chính Meta:

“Bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 2024, chúng tôi sẽ bắt đầu xóa hoặc hợp nhất một số tùy chọn nhắm mục tiêu chi tiết liên quan đến các chủ đề mà mọi người có thể cho là nhạy cảm. Các nhóm quảng cáo hiện tại có tùy chọn nhắm mục tiêu này sẽ tiếp tục chạy cho đến ngày 18 tháng 3 năm 2024, nhưng sẽ được yêu cầu điều chỉnh lại.

Sau ngày này, chúng tôi sẽ ngừng phân phối các mẫu quảng cáo có tùy chọn nhắm mục tiêu theo hướng chi tiết, các nhóm quảng cáo bị ảnh hưởng có thể bị tạm dừng.”

Meta cho biết thêm rằng, các tùy chọn được cho là “nhạy cảm” thường liên quan đến việc nhiều nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các yếu tố như sức khỏe, chủng tộc và/hoặc sắc tộc.

Mặc dù Meta chưa cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về các danh mục sẽ bị xóa, tuy nhiên đây được cho là một nỗ lực của nền tảng khi ngày càng có nhiều dữ liệu nhạy cảm được khai thác để hiển thị quảng cáo.

Sau khi xoá các tuỳ chọn nhắm mục tiêu chi tiết, Meta muốn các nhà quảng cáo hay người làm Marketing chuyển sang sử dụng các tùy chọn nhắm mục tiêu rộng và giải pháp Facebook Advantage+, tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng có tiềm năng nhất.

Meta cho biết các nhà quảng cáo bị ảnh hưởng sẽ thấy thông báo cảnh báo trong Trình quản lý quảng cáo, cảnh báo nhà quảng cáo nếu bất kỳ chiến dịch nào của họ bị ảnh hưởng.

Bạn có thể xem thêm thông báo từ Meta tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự

LinkedIn vừa thông báo rằng mạng xã hội sẽ loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) tới những đối tượng tương tự (Lookalike Audience), cập nhật mới sẽ có hiệu lực từ tháng 2 tới đây.

LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự
LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Facebook, tuỳ chọn đối tượng tương tự Lookalike Audience của LinkedIn cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm những đối tượng khách hàng tiềm năng tương tự với tập khách hàng có sẵn của doanh nghiệp. Nhà quảng cáo có thể tải lên danh sách các khách hàng và sau đó hệ thống sẽ chủ động tìm kiếm những người dùng khác có các đặc điểm và hành vi tương tự trên nền tảng.

Theo LinkedIn:

“Vào ngày 29 tháng 2 năm 2024, tuỳ chọn đối tượng tương tự của LinkedIn sẽ ngừng hoạt động. Điều này có nghĩa là nhà quảng cáo không thể tạo đối tượng tương tự mới và không thể chỉnh sửa các tệp đối tượng tương tự hiện có.

Bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào đang hoạt động có sử dụng đối tượng tương tự sẽ tiếp tục phân phối bằng cách sử dụng đối tượng tĩnh.”

Mặc dù chưa có các số liệu cụ thể từ LinkedIn, tuỳ chọn tìm kiếm các nhóm đối tượng mục tiêu tương tự vốn là giải pháp rất hiệu quả trên các nền tảng như Facebook khi thương hiệu có thể tìm kiếm các khách hàng có khả năng mua hàng cao.

Theo gợi ý của LinkedIn, nhà quảng cáo có thể sử dụng lựa chọn thay thế là “Đối tượng dự đoán“, cho phép thương hiệu xây dựng các tệp đối tượng tương tự theo cách tương tự nhưng từ ít nguồn dữ liệu hơn.

LinkedIn cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên cân nhắc sử dụng tuỳ chọn “Mở rộng đối tượng” để thay thế, giải pháp cho phép nhà quảng cáo tiếp cận những người dùng có mối quan tâm liên quan.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer