Skip to main content

Thẻ: Quảng cáo

TikTok: Phương pháp phân bổ quảng cáo truyền thống không đánh giá được hiệu quả của quảng cáo TikTok

Theo một chia sẻ mới đây liên quan đến việc đo lường hiệu suất quảng cáo, TikTok cho biết phương pháp phân bổ quảng cáo truyền thống không đánh giá được hiệu quả của quảng cáo TikTok.

TikTok: Phương pháp phân bổ quảng cáo truyền thống không đánh giá được hiệu quả của quảng cáo TikTok
TikTok: Phương pháp phân bổ quảng cáo truyền thống không đánh giá được hiệu quả của quảng cáo TikTok

Về tổng thể, TikTok nói rằng các mô hình phân bổ theo lượt nhấp cuối cùng (last-click attribution) không thể đánh giá được đầy đủ về tác động của quảng cáo TikTok (TikTok Ads), vì người dùng TikTok có xu hướng đắm chìm trong trải nghiệm xem trong luồng (in-stream), họ ít có khả năng nhấp trực tiếp hơn.

Tuy nhiên, mặc dù không tương tác trực tiếp, họ vẫn tìm kiếm những thương hiệu mà họ từng tiếp xúc (và quan tâm) trong ứng dụng, ảnh hưởng của TikTok về mặt này lớn hơn nhiều so với những gì bạn có thể nghĩ.

Thông qua các nghiên cứu khác nhau, TikTok phát hiện ra rằng phân bổ lượt nhấp cuối cùng (last-click attribution) đánh giá thấp các lượt chuyển đổi của TikTok tới 73%, trong khi 79% giao dịch mua hàng do TikTok thúc đẩy không được ghi lại trên chiến dịch quảng cáo.

TikTok cho biết việc bật cả phương thức phân bổ theo lượt xem qua (view-through) và theo lượt nhấp qua (click-through) cho các chiến dịch quảng cáo TikTok sẽ có thể cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết chính xác hơn, đồng thời giúp các quảng cáo chuyển qua giai đoạn tìm hiểu (learning phase) nhanh hơn.

Theo TikTok:

“Để đánh giá được giá trị tổng thể do TikTok mang lại, chúng tôi khuyên bạn nên tận dụng cả khoảng thời gian phân bổ theo lượt nhấp qua và lượt xem qua.

TikTok hiện cung cấp các khoảng thời gian phân bổ theo lượt xem qua là 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày cũng như các tùy chọn phân bổ theo lượt nhấp qua là 1 ngày, 7 ngày và không có tuỳ chọn tắt phân bổ theo lượt xem qua.”

TikTok cũng gợi ý rằng các nhà quảng cáo nên sử dụng khoảng thời gian phân bổ dài hơn để nắm bắt được nhiều sự kiện hơn trong báo cáo chiến dịch quảng cáo, đồng thời khuyên các nhà quảng cáo không nên thay đổi quảng cáo trước khi có đủ thời gian để đánh giá được hiệu suất quảng cáo (thời gian quảng cáo học hỏi và tối ưu).

TikTok cũng lưu ý rằng nhà quảng cáo sẽ cần thử nghiệm nhiều cách tiếp cận khác nhau trước khi tìm được phương pháp tiếp cận quảng cáo phù hợp với thương hiệu của mình.

Các tùy chọn như mức tăng chuyển đổi (conversion lift) và lập mô hình kết hợp (Media Mix) có thể cung cấp các cấp độ hiểu biết khác nhau về dữ liệu từ đó giúp thương hiệu có thêm thông tin cho chiến lược tổng thể.

Về cơ bản, TikTok nói rằng, dựa trên cách mọi người sử dụng ứng dụng, việc sử dụng mô hình đo lường quảng cáo truyền thống sẽ không hiệu quả và bạn sẽ cần mở rộng các phương pháp theo dõi của mình nếu bạn thực sự muốn hiểu các chiến dịch quảng cáo TikTok của mình đang thúc đẩy ra sao tới những hành động của khách hàng.

Bạn có thể xem thêm về chia sẻ của TikTok về mô hình phân bổ quảng cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google công bố hướng dẫn sáng tạo tận dụng sức mạnh của AI mới

Khám phá cách nhà quảng cáo hay thương hiệu có thể tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo video thông qua hướng dẫn sáng tạo mới trong Google Ads nhờ vào sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo).

YouTube công bố hướng dẫn sáng tạo tận dụng sức mạnh của AI mới
YouTube công bố hướng dẫn sáng tạo tận dụng sức mạnh của AI mới

Nhằm mục tiêu hỗ trợ các nhà quảng cáo thông qua việc tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI), Google vừa công bố bản hướng dẫn sáng tạo mới trong Google Ads.

Tính năng mới hiện đã có sẵn trong phần Đề xuấtPhân tích video của Google Ads, sẽ đưa ra các giải pháp hay gợi ý mới giúp nhà quảng cáo nâng cao hiệu quả của chiến dịch video.

Hướng dẫn sáng tạo quảng cáo mới trong Google Ads.

Dựa trên hàng tỷ dữ liệu có được từ các chiến dịch thành công trên Google, hướng dẫn sáng tạo quảng cáo mới sẽ chủ động đề xuất các phương pháp tiếp cận quảng cáo hiệu quả nhất có thể.

Nếu hệ thống phát hiện một mẫu quảng cáo nào đó thiếu đi những yếu tố mà Google coi là quan trọng hay mang tính nền tảng thì tính năng này sẽ thông báo cho nhà quảng cáo biết đồng thời đề xuất các bước có thể thực hiện được để cải thiện hiệu suất.

Hiện các nhà quảng cáo trên Google có thể tiếp cận tính năng này bằng cách điều hướng đến phần “Assets” sau đó chọn “Video” trong tài khoản Google Ads.

AI sẽ phân tích nhiều thành phần khác nhau của video.

Bản hướng dẫn sáng tạo mới chủ yếu tập trung vào 4 yếu tố chính: khả năng hiển thị logo thương hiệu, thời lượng video, chất lượng âm thanh và tỷ lệ khung hình.

Theo dữ liệu nội bộ, âm thanh (lồng tiếng) trên quảng cáo video có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với các quảng cáo không sử dụng tính năng này.

Ngoài ra, Google cũng đang có kế hoạch mở rộng phạm vi ứng dụng AI để chủ động đưa ra các lời khuyên có giá trị cho người làm marketing.

Chiến dịch quảng cáo video được hỗ trợ bởi AI.

Theo dữ liệu từ Google, ngoài việc cải thiện chất lượng nội dung (content) bằng AI, các loại chiến dịch video được hỗ trợ bởi AI cũng đã giúp các thương hiệu như eBay tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí quảng cáo.

Các giải pháp quảng cáo dựa trên AI được dự báo là yếu tố then chốt trong cuộc đua tối ưu hoá nội dung và hiệu suất quảng cáo, phân tích chiến lược quảng cáo và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu giúp cải thiện ROI đáng kể.

Google cho biết AI là một yếu tố quan trọng trong ngành quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads Benchmarks 2023: Các dữ liệu đáng tham khảo nhất

Wordstream by LOCALiQ vừa công bố báo cáo mới về dữ liệu điểm số tiêu chuẩn quảng cáo (Benchmark) năm 2023, dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nhóm ngành nghề khác nhau và phân tích dựa trên các chỉ số khác nhau.

Google Ads Benchmarks 2023: Các dữ liệu đáng tham khảo nhất
Google Ads Benchmarks 2023: Các dữ liệu đáng tham khảo nhất

Nằm trong bối cảnh ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, để đánh giá hiệu suất hay mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, marketer có thể sử dụng các “điểm số tiêu chuẩn” (Benchmark) theo ngành và thậm chí là theo từng thị trường cụ thể.

Hiểu một cách đơn giản, dựa theo điểm tiêu chuẩn có nghĩa là các nhà quảng cáo hay người làm marketing dựa trên điểm số trung bình của ngành theo các chỉ số cụ thể (ví dụ chỉ số CPM) để đo lường mức độ hiệu quả của thương hiệu với chỉ số tương ứng.

Nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo có thể tự đánh giá hiệu suất quảng cáo của mình, Wordstream by LOCALiQ mới đây đã công bố báo cáo chi tiết về điểm số tiêu chuẩn với quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising) trong năm 2023.

Dữ liệu bao gồm các điểm dữ liệu từ hàng nghìn chiến dịch quảng cáo từ cả Google và Microsoft Ads cho 20 ngành nghề kinh doanh hàng đầu như:

  • Nghệ thuật & Giải trí.
  • Ô tô.
  • Giáo dục.
  • Tài chính & Bảo hiểm.
  • Sức khỏe & Thể hình.
  • Sửa sang nhà cửa.
  • Mua sắm & Bán lẻ.
  • Du lịch.

Lưu ý là, vào từng bối cảnh khác nhau và từng thị trường khác nhau, các chỉ số benchmark có thể khác nhau do đó các marketer nên tham khảo và so sánh một cách phù hợp nhất (so sánh theo biên độ hay tỷ lệ thay vì so sánh chính xác dựa trên các con số).

Trong báo cáo này, benchmark sẽ được phân tích cho các Chiến dịch tìm kiếm từ Google và Microsoft Ads với các chỉ số đánh giá như:

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
  • Giá mỗi nhấp chuột (CPC) trung bình.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (CR – Conversion rate).
  • Giá mỗi chuyển đổi (CPA).

Dưới đây là chi tiết các dữ liệu.

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.

Như bạn có thể thấy, tỷ lệ nhấp chuột trung bình trên tất cả các ngành nằm trong khoảng 3-5% vào năm 2023.

Ngành nghề hay danh mục kinh doanh có CTR cao nhất là Nghệ thuật & Giải trí, với CTR đáng là 11,78%.

Khi nói đến chỉ số CTR hay tỷ lệ nhấp chuột từ quảng cáo, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nó như:

  • Sự cạnh tranh từ đối thủ.
  • Chiến lược đặt giá thầu.
  • Vị trí (Position) của quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Sự liên quan của nội dung quảng cáo.
  • Cách nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng tiềm năng (Ad Targeting).
  • Khi phân tích quảng cáo của bạn, Google cung cấp cho bạn các chỉ số về hiệu suất trong
  • Điểm chất lượng của quảng cáo.

Chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.

Trong khi danh mục ngành “Luật và Dịch vụ pháp lý” có CTR thấp nhất thì nó cũng có CPC trung bình cao nhất. Vào năm 2023, CPC trung bình của ngành này là 9,21 USD.

Ở cấp độ thấp hơn, ngành Bất động sản và Nghệ thuật & Giải trí có CPC trung bình thấp nhất ở mức 1,55 USD.

Tương tự như việc phân tích số liệu CTR, CPC trung bình cũng chỉ là một chỉ số báo hiệu hiệu suất của quảng cáo.

Tỷ lệ chuyển đổi (CR) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.

Tỷ lệ chuyển đổi trung bình được tính từ số lượng khách hàng tiềm năng (Lead) / Doanh số bán hàng có được chia cho số lần nhấp chuột từ quảng cáo hay số lượng khách hàng tiềm năng được chuyển thành khách hàng trên tổng số khách hàng tiềm năng có được.

Theo dữ liệu từ năm 2023, tỷ lệ chuyển đổi trung bình rất khác nhau giữa các ngành.

Các ngành có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhất bao gồm:

  • Trang phục/Thời trang & Trang sức: 1,57%
  • Nội thất: 2,57%
  • Bất động sản: 2,88%

Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ chuyển đổi này khác nhau ở các thị trường khác nhau, do đó chỉ nên tham khảo về tỷ lệ hơn là đối chiếu chính xác.

Giá mỗi chuyển đổi trung bình (CPA) trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.

Chi phí trung bình cho mỗi chuyển đổi (cost per acquisition hoặc cost per action) là KPI cốt lõi mà nhà quảng cáo nên theo dõi khi phân tích hiệu suất quảng cáo.
Một số yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến chỉ số CPA bao gồm:
  • CPC trung bình.
  • CTR trung bình.
  • Chiến thuật nhắm mục tiêu.
  • Tỷ lệ chuyển đổi.
  • Loại sản phẩm/dịch vụ thương hiệu đang bán.

Tổng kết.

Việc tham khảo các chỉ số benchmark của ngành là một trong những cách thức phổ biến để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

Trong khi ở các thị trường khác nhau và trong từng danh mục sản phẩm khác nhau, các chỉ số có thể biến thiên khác nhau, marketer chỉ nên so sánh tham khảo theo tỷ lệ hơn là đối sánh chính xác theo các chỉ số.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cải thiện hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, hãy thử làm theo các mẹo bên dưới:

#1: Đặt mục tiêu phù hợp (và thực tế) cho chiến dịch.
#2: Kiểm tra các công cụ tìm kiếm khác ngoài Google.
#3: Chọn ngân sách phù hợp cho chiến dịch.
#4: Tập tập trung vào việc phân tích từ khoá.
#5: Tập trung tối ưu trang đích (Landing page) và nội dung quảng cáo.
#6: Đừng quên trải nghiệm của người dùng trên thiết bị di động!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok chia sẻ một số lý thuyết nền tảng về quảng cáo

Nhằm mục tiêu hỗ trợ các marketer trong việc tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo, TikTok vừa chia sẻ một số lý thuyết nền tảng về cách xây dựng nội dung quảng cáo, cách tiếp cận khách hàng mục tiêu và hơn thế nữa.

TikTok chia sẻ một số lý thuyết nền tảng về quảng cáo
TikTok chia sẻ một số lý thuyết nền tảng về quảng cáo

Theo đó, thông qua chia sẻ mới, TikTok cung cấp một loạt các chiến thuật và kiến thức nền tảng về quảng cáo và cách tối ưu chiến dịch quảng cáo trên TikTok (TikTok Ads).

Trước hết, hướng dẫn chia sẻ một số thông tin cơ bản về kinh doanh:

Để có thể thành công trong việc xây dựng niềm tin với thương hiệu và thúc đẩy hành động, người làm marketing cần tự trả lời các câu hỏi sau:

  • Khách hàng thực sự của bạn là ai?
  • Nỗi đau của họ là gì?
  • Bằng cách nào các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng?
  • Các sản phẩm và dịch vụ đó giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải trong những tình huống hay bối cảnh cụ thể như thế nào?
  • Bằng cách nào thương hiệu có thể truyền tải thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả?

Những câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ quyết định chiến lược sáng tạo và quảng cáo của thương hiệu.

Tiếp đó, TikTok chia sẻ một số thông tin về cách đi sâu hơn vào cái gọi là điểm bán hàng độc đáo (USP) của thương hiệu để tối đa hóa sức ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo.

Theo TikTok, USP hay Unique Selling Point là các lợi ích cụ thể mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có trong khi đối thủ thì không. USP theo đó là sự pha trộn giữa 3 yếu tố là sản phẩm của doanh nghiệp mạnh nhất ở điểm nào + cách các sản phẩm đó tạo ra lợi ích cho khách hàng + đối thủ cạnh tranh (cùng phân khúc) đang thiếu điều gì.

TikTok cũng chia sẻ về cách các nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu có thể xây dựng nội dung cho các video trên TikTok.

Một video hiệu quả trên TikTok cần có 3 yếu tố là nỗi đau (pain points), giải pháp tới các nỗi đau đó và tận dụng yếu tố nội dung xu hướng (trendy content).

Bạn có thể xem thêm chia sẻ của TikTok tại: TikTok Creative Handbook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Meta có thể cung cấp gói xem Facebook hay Instagram không quảng cáo có trả phí ở châu Âu

Meta có thể cho phép người dùng sử dụng gói có trả phí cho FacebookInstagram để không phải xem quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed) của họ, tính năng sẽ sớm được áp dụng trước ở Châu Âu.

Meta có thể cung cấp gói không quảng cáo có trả phí ở châu Âu
Meta có thể cung cấp gói không quảng cáo có trả phí ở châu Âu

Theo thông tin từ New York Times, Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram, WhatsApp, Threads…) đang xem xét cung cấp gói đăng ký có trả phí (ad-free paid subscription) cho người dùng mạng xã hội của nền tảng, động thái được cho là có thể giải quyết những lo ngại xung quanh việc thu thập dữ liệu cá nhân người dùng vì mục đích quảng cáo.

Hiện Meta chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về mức giá hay các thông tin cụ thể hơn về tính năng mới.

Động thái của Meta diễn ra trong bối cảnh EU và các cơ quan quản lý khác của châu Âu đã cáo buộc Meta vi phạm quyền riêng tư từ các dịch vụ theo dõi quảng cáo (ad-tracking services) và truyền dữ liệu (data transfers).

Ủy ban bảo vệ dữ liệu của Ireland đã phạt Meta 1,3 tỷ USD vì chuyển dữ liệu của người dùng châu Âu sang Mỹ, cáo buộc vi phạm GDPR. Mỹ và EU cũng đã ký thỏa thuận chuyển dữ liệu vào tháng 7, nới lỏng các hạn chế trên nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Meta đã bắt đầu cho phép người dùng khả năng từ chối quảng cáo được nhắm mục tiêu (Ad Targeting) đồng thời cũng trì hoãn việc phát hành Threads ở châu Âu do những lo ngại về quy định xoay quanh việc thu thập và sử dụng dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok đẩy hàng loạt quảng cáo nhạy cảm tới người dùng châu Âu

Theo thông tin mới đây từ Forbes, thư viện quảng cáo của TikTok cho thấy nền tảng này đang đẩy hàng loạt mẫu quảng cáo “mang tính tuyên truyền nhạy cảm” tới người dùng châu Âu (chưa xuất hiện ở Mỹ hay các quốc gia khác).

TikTok đẩy hàng loạt quảng cáo nhạy cảm tới người dùng châu Âu
TikTok đẩy hàng loạt quảng cáo nhạy cảm tới người dùng châu Âu

Theo các phân tích từ Forbes, thông qua thư viện quảng cáo TikTok cho người dùng châu Âu mà TikTok mới ra mắt, mạng xã hội video ngắn này đã cung cấp một loạt các mẫu quảng cáo mang tính “tuyên truyền” từ các cơ quan của nhà nước Trung Quốc cho hàng triệu người châu Âu.

Từ những quảng cáo liên quan đến lệnh phong tỏa do Covid-19, đến hình ảnh những chú mèo đang chơi đùa trên Vạn Lý Trường Thành, tất cả đều nỗ lực biến vùng đất Tân Cương (từng liên quan đến vụ bê bối với Nike về vùng nguyên liệu bông vải) vốn được cáo buộc là gắn liền với cuộc đàn áp và giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ — thành một điểm đến du lịch ngoạn mục.

Theo phân tích của Forbes với thư viện quảng cáo TikTok, hiện có hơn 1.000 quảng cáo từ các cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc như People’s Daily và CGTN đã chạy trên nền tảng này kể từ tháng 10 năm 2022.

Các mẫu quảng cáo được cho là “nhạy cảm” này đang hiển thị cho hàng triệu người dùng trên khắp các quốc gia châu Âu như: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Ireland, Hà Lan, Ba Lan và Vương quốc Anh.

Phần lớn nội dung được các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc quảng cáo trên TikTok tập trung vào các điểm thảo luận thường xuyên từ các kênh truyền hình (TV), đài phát thanh và báo in nhằm ca ngợi nền kinh tế, công nghệ và các di sản văn hóa khác của Trung Quốc.

Không ít các mẫu quảng cáo khác dường như mang giọng điệu mang tính chính trị công khai, ví dụ có một quảng cáo có nội dung học thuật chỉ trích sự chống đối của Mỹ và Châu Âu đối với dự án phát triển quốc tế của Trung Quốc.

TikTok, cũng giống như Meta (công ty mẹ của FacebookInstagram) và Google, thường gắn nhãn các tài khoản do các cơ quan truyền thông nhà nước điều hành để người dùng có thể thấy và phân biệt. Tuy nhiên, các cáo buộc cho rằng TikTok vẫn đang nỗ lực mở rộng hệ thống gắn nhãn của mình để che dấu các quảng cáo.

Theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (DSA), các nền tảng lớn như TikTok giờ đây sẽ được yêu cầu duy trì và cung cấp cơ sở dữ liệu của các mẫu quảng cáo có thể tìm kiếm được.

TikTok cũng cho biết nền tảng đang dự định mở rộng thư viện quảng cáo ra ngoài châu Âu, nhưng không cung cấp thông tin cụ thể về thời điểm và quốc gia nào sẽ được triển khai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube Ads: YouTube giới thiệu các giải pháp quảng cáo mới

YouTube vừa giới thiệu thêm 2 giải pháp quảng cáo mới cho phép nhà quảng cáo YouTube hiển thị quảng cáo trên các video âm nhạc nổi bật.

YouTube giới thiệu các giải pháp quảng cáo mới
YouTube giới thiệu các giải pháp quảng cáo mới

Theo đó, các tuỳ chọn quảng cáo mới của YouTube nhằm mục tiêu khai thác sức mạnh của các video nổi bật, các xu hướng âm nhạc mới trên nền tảng và hơn thế nữa.

Giải pháp đầu tiên có tên gọi là ‘Gen Z Music’, tuỳ chọn cho phép các thương hiệu hiển thị các chương trình khuyến mãi hay quảng cáo của họ song song với các video âm nhạc đang thịnh hành nhất.

Theo giải thích của YouTube:

“Không có gì lạ khi các bài hát của Bad Bunny, Doechii và Rosalía trở nên phổ biến với Gen Z, nhưng hầu hết các thương hiệu lại không thể nhận ra rằng các bản hit của Cyndi Lauper hay nhạc underground của những ca sĩ mới cũng phổ biến với Gen Z trên YouTube.

Để có thể gắn kết thương hiệu với các thể loại âm nhạc phổ biến nhất với Gen Z, chúng tôi sẽ ra mắt tuỳ chọn ‘Gen Z Music’ (Âm nhạc gắn liền với thế hệ Z).

Bằng cách sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), YouTube có thể xác định các bài hát hiện đang thịnh hành với Gen Z, qua đó, thương hiệu có thể tiếp cận họ từ những bài hát hay video mà họ yêu thích.”

Về cơ bản, đây là một tùy chọn vị trí hiển thị quảng cáo theo xu hướng âm nhạc, điều này sẽ giúp các thương hiệu dễ dàng giới thiệu các chương trình khuyến mãi hay quảng cáo có liên quan từ các video âm nhạc mới nhất.

YouTube cũng đang phát triển một giải pháp quảng cáo mới liên quan đến xu hướng âm nhạc trên ứng dụng video ngắn Shorts.

“Âm nhạc luôn đóng một vai trò quan trọng trên Shorts, tuỳ chọn video ngắn đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ các xu hướng và thử thách.

Những video ngắn này đã nhận được hàng triệu lượt xem, nó cũng là cách thức sáng tạo mà Gen Z sử dụng để thể hiện bản thân và kết nối với các nghệ sĩ trên YouTube.

Chẳng bao lâu nữa, thương hiệu của bạn sẽ có thể nhận được sự yêu thích bằng cách xuất hiện quanh các video ngắn có sử dụng những bản nhạc đang thịnh hành.”

Đó có thể là một cách thức hiệu quả để xây dựng nhận thức về thương hiệu và tối đa hóa phạm vi tiếp cận cũng như sức ảnh hưởng của thương hiệu.

YouTube cho biết nền tảng hiện có hơn 100 triệu bài hát trong danh mục YouTube Music, với các phiên bản toàn cầu và bản địa hóa các bản nhạc thịnh hành ở hơn 100 quốc gia và 80 loại ngôn ngữ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

HyperCLOVA X: Gã khổng lồ internet của Hàn Quốc Naver ra mắt AI mới

Theo CNBC, “gã khổng lồ” internet Hàn Quốc Naver vừa tung ra chatbot CLOVA X, chính thức gia nhập cuộc đua trí tuệ nhân tạo (Generative AI).

Naver cho biết mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) HyperCLOVA X sẽ giúp cải thiện trải nghiệm tìm kiếm, marketing và mua sắm cho các nhà quảng cáo lẫn người dùng.

Bên cạnh đó, HyperCLOVA X còn hỗ trợ sản phẩm tìm kiếm và chatbot CLOVA X.

Naver ra mắt phiên bản HyperCLOVA đầu tiên vào năm 2021, đây là một trong số ít LLM trên thế giới vượt qua 100 tỉ tham số, đồng thời cũng là mô hình đầu tiên được đào tạo bằng tiếng Hàn.

Giám đốc điều hành Naver Cloud Kim Yuwon nói rằng CLOVA X sẽ giúp người dùng tăng năng suất làm việc, tiết kiệm 10 – 50% thời gian bằng cách tóm tắt tài liệu, dịch ngôn ngữ, soạn thảo email và bài đăng trên blog.

“Ông lớn” công nghệ Hàn Quốc xem ChatGPT là một đối thủ đáng gờm và đang nỗ lực để đuổi kịp chatbot này. Kim cho biết khả năng thông thạo tiếng Hàn là lợi thế của HyperCLOVA, nhưng công ty cần cải thiện các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh để cạnh tranh với những công cụ hàng đầu khác.

Giám đốc điều hành Naver Choi Soo-yeo cho biết công ty đã đầu tư tổng cộng 756,8 triệu USD trong 3 – 4 năm qua cho việc nghiên cứu và phát triển AI.

Naver muốn tìm cách phát triển công cụ AI nhắm đến các quốc gia và khu vực không nói tiếng Anh, như Nhật Bản và Đông Nam Á. Choi chia sẻ công ty đang đàm phán với đối tác toàn cầu về việc mở rộng dịch vụ và sẵn sàng đối mặt với những thay đổi mới do AI tạo ra.

Tuy nhiên, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao Dalton Investments James Lim cho rằng Naver vẫn đang chậm một bước so với các công ty toàn cầu khác.

Ngoài ra, Naver đang hợp tác phát triển chip với Samsung Electronics để hỗ trợ trong quá trình huấn luyện AI. Đây không chỉ là việc thương mại hóa công nghệ, Naver cần một con chip bán dẫn hiệu quả có chi phí thấp để cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, Kim nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Search Ads Toggle: Công cụ quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok

Thông qua công cụ co tên gọi là TikTok Search Ads Toggle, các nhà quảng cáo hay thương hiệu hiện có thể quảng cáo trên phần tìm kiếm của TikTok.

Search Ads Toggle: Công cụ quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok
Search Ads Toggle: Công cụ quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok

Theo đó, TikTok sẽ bắt đầu phân phối quảng cáo trong phần kết quả tìm kiếm trên nền tảng thông qua tính năng mới được gọi là Search Ads Toggle.

Các thương hiệu hay nhà quảng cáo trên TikTok giờ đây sẽ có thể nhắm mục tiêu người dùng (Targeting) thông qua hộp tìm kiếm vốn đã rất phổ biến với người dùng TikTok.

Search Ads Toggle không phải là sản phẩm quảng cáo độc lập mà chỉ là một phần mở rộng trong hệ thống quảng cáo hiện có của TikTok.

Khi người dùng bắt đầu tìm kiếm bằng các từ khoá trên hộp tìm kiếm, TikTok sẽ hiển thị những mẫu quảng cáo có liên quan bên cạnh các kết quả tự nhiên.

TikTok Search Ads Toggle (chuyển đổi quảng cáo tìm kiếm của TikTok) là gì?

TikTok Search Ads Toggle là công cụ quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok, tự động tạo quảng cáo bằng cách sử dụng những nội dung quảng cáo hiện có của thương hiệu (tương tự như Performance Max của Google Ads).

Khi người dùng tìm kiếm trên thanh tìm kiếm của TikTok, hệ thống sẽ hiển thị các quảng cáo có liên quan bên cạnh các kết quả tự nhiên khác (hoạt động tương tự như Google Ads).

TikTok Search Ads Toggle hoạt động như thế nào?

Các mẫu quảng cáo sẽ được gắn nhãn rõ ràng là “Được tài trợ” (Sponsored) và xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên trang kết quả tìm kiếm tùy thuộc vào cách quảng cáo phù hợp với ý định tìm kiếm (Search Intent) của người dùng.

Đối với các thương hiệu, vì đây là định dạng quảng cáo mới, cách tiếp cận phù hợp đó là liên tục thử nghiệm và tối ưu để kiểm tra mức độ hiệu quả mà nó mang lại.

Theo giải thích của TikTok:

“TikTok Search Ads Toggle hay Chuyển đổi quảng cáo tìm kiếm trên TikTok mang đến những cơ hội mới phù hợp với người dùng để thương hiệu có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và thúc đẩy chuyển đổi.

Người dùng TikTok không ngừng tìm kiếm các thông tin và sản phẩm mới trên nền tảng, đây chính là lúc thương hiệu bắt gặp và tương tác với họ.

Nghiên cứu nội bộ của TikTok cho thấy rằng 70% nhóm quảng cáo có sử dụng tính năng quảng cáo tìm kiếm mới có hiệu suất cao hơn các nhóm quảng cáo không sử dụng.”

Bạn có thể xem định dạng quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok tại: Search Ads Toggle

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram phân phối nhiều quảng cáo liên quan vào cùng một màn hình

Multi-Advertiser ads hiện đang được Instagram thử nghiệm sẽ nhét đến 4 mẫu quảng cáo vào trong cùng một màn hình duy nhất.

Instagram thử nghiệm nhét nhiều quảng cáo hơn vào một màn hình
Instagram thử nghiệm nhét nhiều quảng cáo hơn vào một màn hình

Theo đó, mạng xã hội hình ảnh Instagram đang thử nghiệm một bố cục quảng cáo mới, nhồi nhét 4 bài đăng quảng cáo (được tài trợ) vào trong cùng một màn hình.

Như bạn có thể thấy ở trên, nhiều mẫu quảng cáo hơn từ các nhà quảng cáo khác nhau sẽ cùng được hiển thị cạnh nhau tới những người dùng mà nền tảng cho là có quan tâm.

Bố cục quảng cáo mới hiện đang được hiển thị xen kẻ giữa các video ngắn Reels. Nhà quảng cáo cũng có thể chọn tắt tính năng này bằng cách chọn không tham gia trong trình Cài đặt (như hình bên dưới).

Về tổng thể, việc hiển thị nhiều quảng cáo cùng một lúc có thể khiến giá CPM trở nên thấp hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây khó chịu cho người dùng, khiến các thương hiệu khó thu hút sự chú ý của họ hơn, điều này cuối cùng sẽ tác động tiêu cực đến các chỉ số khác như CTR và ROI.

Cũng như các nền tảng quảng cáo khác như YouTube, Meta dường như đang trở nên tham lam hơn khi cố gắng nhồi nhét nhiều quảng cáo hơn vào các nền tảng của mình, bất chấp những tác động tiêu cực có thể có từ phía người dùng.

Theo phát ngôn của Instagram:

Multi-advertiser ads sẽ giúp mọi người khám phá và so sánh các sản phẩm từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Định dạng quảng cáo này hiện đã có sẵn cho các vị trí được chọn trên cả Facebook và Instagram.

Với các nhà quảng cáo, điều này mang đến một cơ hội được khám phá bởi những người gần đây đã thể hiện sự quan tâm đến các sản phẩm hoặc doanh nghiệp có liên quan.”

“Cũng trong định dạng hiển thị quảng cáo mới này, các quảng cáo sẽ được cá nhân hóa từ các doanh nghiệp khác nhau được hiển thị ở định dạng quay vòng (carousel ) bên dưới mẫu quảng cáo mà người dùng đã tương tác gần đây. Ví dụ: quảng cáo váy cưới có thể xuất hiện bên cạnh quảng cáo bánh cưới của một thương hiệu khác .”

Tính năng này đang dần được giới thiệu và có thể chưa có sẵn cho tất cả nhà quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube thử nghiệm nút ‘Skip Ads’ nhỏ và mờ hơn

Nút ‘Skip Ads’ (Bỏ qua quảng cáo) xuất hiện khi người dùng xem video trên YouTube sẽ được thiết kế lại, với cỡ chữ nhỏ hơn, giảm độ mờ của nền và sử dụng đường viền cong thay cho đường vuông.

Giao diện mới của ‘Skip Ads’.

Theo đó, YouTube đã xác nhận rằng nền tảng này đang thử nghiệm nút ‘Skip Ads’ (Bỏ qua quảng cáo) mới với nhiều thay đổi mới:

  • Cỡ chữ nhỏ hơn.
  • Giảm độ mờ của nền văn bản (opacity).
  • Đường viền cong thay cho đường vuông.
  • Ads (chữ cái đầu tin Hoa) sẽ được thay bằng ads (không in Hoa).
Giao diện hiện tại (cũ) của ‘Skip Ads’.

Theo phát ngôn của YouTube:

“Chúng tôi hiện đang thử nghiệm bản cập nhật mới của nút ‘Skip Ads’ (Bỏ qua quảng cáo) trên tất cả các nền tảng.

Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp một trải nghiệm người dùng nhất quán hơn phù hợp với giao diện và cảm nhận được cập nhật trên YouTube mà chúng tôi đã công bố vào năm ngoái.”

Theo quan sát của MarketingTrips, bỏ qua những gì mà YouTube tuyên bố, giao diện mới rõ ràng là “mờ nhạt” hơn, khiến người dùng ít chú ý hơn và hiển nhiên cơ hội để họ bấm “Bỏ qua” sẽ thấp hơn.

Khi người xem ít bỏ qua quảng cáo hơn, phạm vi tiếp cận và thậm chí là khả năng tương tác với quảng cáo (Engagement) cũng sẽ cao hơn, kết quả là nhà quảng cáo sẽ “tự tin” hơn với các khoản chi tiêu hay tăng ngân sách của mình.

Ở khía cạnh ngược lại, giao diện mới cũng có thể tạo ra nhiều bất lợi cho nhà quảng cáo và thương hiệu khi người dùng buộc phải xem các mẫu quảng cáo mà họ không thích, điều cuối cùng sẽ để lại những cảm xúc tiêu cực của người dùng với thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re MarketerHà Anh  | MarketingTrips   

Nam Nguyen | MarketingTrip

Google ra mắt trung tâm minh bạch cho các sản phẩm quảng cáo và nội dung

Google vừa ra mắt một trung tâm minh bạch mới cho các chính sách sản phẩm của mình, đồng thời cũng cung cấp các công cụ để loại bỏ nội dung có hại.

Nếu từng muốn tìm một chính sách sản phẩm cụ thể của Google, chẳng hạn như đối với YouTube Premium hoặc Chrome, người dùng sẽ dễ gặp bối rối.

Để giải quyết vấn đề này, Google vừa giới thiệu một trung tâm duy nhất được gọi là trung tâm minh bạch cho các sản phẩm quảng cáo và dịch vụ trong hệ sinh thái.

Theo đó, trang trung tâm mới của Google (https://transparency.google/) sẽ là nơi mà tất cả chính sách sản phẩm của hãng có hiệu lực, từ Fitbit đến Google Podcasts và các sản phẩm khác của hãng. Mục tiêu của trung tâm minh bạch là giúp công chúng hiểu rõ hơn về các chính sách sản phẩm của Google.

Google cho biết trung tâm minh bạch thu thập các tài nguyên và chính sách hiện có, đồng thời được thiết kế giúp người dùng dễ dàng truy cập thông tin về các chính sách của Google, cách hãng tạo và thực thi chúng.

Trang web này liệt kê mọi sản phẩm của Google và trình bày thông tin theo cách dễ hiểu. Nhờ vậy việc truy cập các tài nguyên như chính sách phát triển, báo cáo minh bạch và chính sách dịch vụ đơn giản hơn nhiều so với trước đây.

Trên trang trung tâm minh bạch của mình, Google cho biết chỉ trong nửa cuối năm 2022 đã chặn hơn 5,2 tỉ quảng cáo có nội dung độc hại xuất hiện trên các sản phẩm, gỡ bỏ hơn 11 triệu video trên YouTube vì vi phạm các chính sách tiêu chuẩn cộng đồng, đồng thời đã xóa hơn 437.000 liên kết bị báo cáo là lạm dụng tình dục trẻ em khỏi kết quả tìm kiếm của mình.

Google cũng đã cung cấp cho trung tâm chính sách mới một trang dành riêng cho các báo cáo và kháng cáo. Thông báo cho biết trang này sẽ giúp người dùng tìm cách báo cáo nội dung có hại và khiếu nại trên khoảng 6 dịch vụ của hãng được nhiều người dùng quan tâm là Google Ads, Shopping, YouTube, Google Play, Google Search và Google Maps.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Engagement là gì? Khái niệm Engagement trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này hãy cùng tìm hiểu các thông tin và kiến thức xoay quanh thuật ngữ Engagement (tiếng Việt có nghĩa là Tương tác) bao gồm: Engagement là gì? Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào? Các chỉ số đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing? Công thức tính chỉ số engagement? Tại sao engagement lại quan trọng với thương hiệu? Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?

Engagement là gì
Engagement là gì? Chỉ số engagement trong Social Media Marketing

Là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok, cụm từ Engagement dùng để chỉ các lượt Tương tác của người dùng với các nội dung bài đăng của thương hiệu. Từ các hành động như lượt thích (like), nhấp chuột (click) đến bình luận (comment) đều được coi là Engagement.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Engagement là gì?
  • Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào trên các nền tảng mạng xã hội?
  • Các chỉ số đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing?
  • Công thức tính chỉ số và tỷ lệ engagement?
  • Tại sao chỉ số engagement lại quan trọng với thương hiệu?
  • Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ engagement.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Engagement là gì?

Engagement trong tiếng Việt có khá nhiều nghĩa khác nhau, bên dưới là một số khái niệm phổ biến về thuật ngữ này.

Theo từ điển Cambridge, engagement có thể mang nghĩa là hôn ước (trước khi đính hôn chính thức), một thoả thuận, cam kết để làm một thứ gì đó hay gặp một ai đó, hoặc engagement cũng có thể mang nghĩa là gắn bó (ví dụ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp).

Trong phạm vi ngành marketing nói chung mà cụ thể là Social Media Marketing, engagement được sử dụng với ý nghĩa là Tương tác, khái niệm đề cập đến một hành động nào đó mà người dùng thực hiện với các bài đăng (Post) của thương hiệu.

Bài viết này cũng sẽ phân tích thuật ngữ engagement trong phạm vi ngành marketing.

Engagement là gì trong Marketing.

Engagement là gì trong Marketing.
Engagement là gì trong Marketing.

Trong bối cảnh ngành marketing, Engagement có nghĩa là Tương tác, khái niệm đề cập đến bất cứ hành động nào mà người dùng thực hiện tới các nội dung của các bài đăng của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter hay TikTok.

Tất cả các hành động như thích (like), chia sẻ (share), nhấp chuột (click), đề cập (mention), bình luận (comment), gắn thẻ (tag) và nhiều hành động khác đều được xem là engagement.

Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể mà thương hiệu có thể tập trung vào tất cả các chỉ số engagement hoặc chỉ vào một vài chỉ số quan trọng nhất.

Với hầu hết các chiến dịch quảng cáo hay marketing trên mạng xã hội, engagement là chỉ số đo lường hiệu quả không thể thiếu.

Chỉ số engagement chủ yếu được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu) thay vì là Performance Marketing (thường chỉ đo lường dựa trên chỉ số là lượng khách hàng tiềm năng Lead và thậm chí là doanh số bán hàng).

Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào trên các nền tảng mạng xã hội?

Như đã đề cập ở trên, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, Engagement mang nghĩa chung là Tương tác và tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể mà “Tương tác” được định nghĩa và nhìn nhận theo những cách khác nhau.

Trong khi đối với thương hiệu này, Engagement hay Tương tác có nghĩa là lượt thích (like), lượt tiếp cận (reach) hay bình luận (comment), một số thương hiệu khác coi Engagement là tổng tất cả các hành động mà người dùng có thể thực hiện (hoặc chỉ đơn giản là xem mà không cần tương tác) tới các bài đăng của thương hiệu.

Nếu không được chỉ định cụ thể, chỉ số engagement sẽ được tính là tổng tất cả các hành động tương tác được đề cập ở trên. Engagement còn được sử dụng theo nghĩa miêu tả Brand Engagement hoặc Customer (User) Engagement.

Các chỉ số chính dùng để đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing?

Mặc dù mang nghĩa chung là Tương tác, các chỉ số engagement cũng có thể có những tên gọi khác nhau trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, dưới đây là các chỉ số engagement chính trên các nền tảng phổ biến như Facebook, TikTok, Twitter hay Instagram.

  • Lượt thích (Like): Khi người dùng bấm vào nút Thích.
  • Bình luận (Comment): Người dùng nhập một ký tự nào đó vào dưới các bài đăng (Post hoặc Tweet) của thương hiệu.
  • Chia sẻ (Share): Người dùng chia sẻ nội dung của bài đăng đến bạn bè hay thậm chí là chỉ riêng mình họ (chế độ only me).
  • Nhấp chuột (Click): Người dùng nhấp chuột vào các liên kết hay đơn giản là xem hình ảnh nếu có trong bài đăng.
  • Tiếp cận (Reach): Lượt tiếp cận (số người dùng duy nhất đã xem nội dung của bài đăng) cũng có thể được xem là một chỉ số engagement.
  • Đề cập (Mention): Người dùng nhắc đến tên thương hiệu, tên doanh nghiệp hay tên của Trang (fanpage). Chỉ số này có mặt trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Twitter hay TikTok.
  • Gắn thẻ (Tag): Người dùng (profile) hay thậm chí là Trang (fanpage) gắn Trang hay Tài khoản của một thương hiệu (hoặc cá nhân người dùng) kèm với một nội dung nào đó.
  • Xem (View): Với các bài đăng có nội dung là video, engagement cũng có nghĩa là các lượt xem video.
  • Các chỉ số engagement khác: Ngoài các chỉ số chính nói trên, engagement còn bao gồm các hành động khác mà người dùng có thể thực hiện với các bài đăng được quảng cáo như: tải xuống (download), điền thông tin (submit form) hay tick chọn vào một số nội dung (form mẫu) nào đó.

Tóm lại, tất cả các hành động (vả không cần hành động) mà người dùng thực hiện hay phản ứng lại với các nội dung của thương hiệu trên các nền tảng đều được gọi chung là engagement. Nếu không được chỉ định tới các chỉ số cụ thể ví dụ như số lượt bình luận, engagement có thể hiểu là chỉ số tổng chung.

Công thức tính chỉ số engagement.

Vốn được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo (dù là có trả phí hoặc tự nhiên) hay chất lượng của nội dung, engagement được tính toán để cung cấp cho người làm marketing những góc nhìn cụ thể.

  • Engagement nói chung được tính theo công thức: Engagement = tổng lượng tương tác hay tổng các hành động mà người dùng thực hiện với các bài đăng (thích, bình luận, chia sẻ…). Ví dụ có 1000 người dùng bình luận dưới bài viết.
  • Liên quan đến công thức tính chỉ số engagement, engagement rate hay tỷ lệ tương tác cũng là một cách tính. Engagement rate = tổng số lượng các tương tác mà người dùng thực hiện hay phản ứng tới nội dung / tổng số lượng người tiếp cận (người xem hay thấy bài đăng) * 100. Ví dụ: Nếu bài viết được 100 người nhìn thấy (tiếp cận) và có 1 người bấm thích (like) thì Engagement rate khi này là: 1/100 = 1%. Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau hay Trang (fanpage) khác nhau mà tỷ lệ tương tác hay engagement rate trung bình (Benchamark) có thể khác nhau.

Ngoài ra, các thương hiệu cũng tính toán mức độ hiệu quả của các lượt engagement thông qua chi phí theo công thức CPE (Cost per Engagement) = Tổng ngân sách / tổng lượng engagement có được.

Tại sao chỉ số engagement lại quan trọng với thương hiệu?

Khi nói đến việc phân tích hay đo lường mức độ hiệu quả đối với doanh nghiệp hay thương hiệu trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, chỉ số engagement hay tương tác là vô cùng quan trọng.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng thương hiệu hay bối cảnh khác nhau mà chỉ số engagement mang những ý nghĩa hay sức ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc theo dõi và tối ưu các chỉ số engagement dường như là mục tiêu bắt buộc.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, hay yếu tố cộng đồng có tác động trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh và khả năng tăng trưởng của thương hiệu, khi người tiêu dùng xem lượng engagement (và tính tích cực của engagement, ví dụ như bình luận tích cực hay khen thương hiệu) là chỉ số báo hiệu về mức độ đáng tin cậy của thương hiệu, nhu cầu thúc đẩy engagement trở thành ưu tiên mang tính chiến lược của hầu hết các doanh nghiệp.

Lượng engagement cao có nghĩa là thương hiệu đang được tin tưởng nhiều hơn và khách hàng có xu hướng tin tưởng và mua hàng nhiều hơn. Ngược lại, nếu thương hiệu không thể tạo ra được các engagement với khách hàng hay đối tượng mục tiêu, khả năng thuyết phục khách hàng và bán được hàng là rất khó khăn.

Có thể nói, engagement là một chỉ số quan trọng và không thể thiếu quyết định trực tiếp đến một khái niệm lớn hơn đó là Sức khoẻ thương hiệu (Brand Health) và Giá trị thương hiệu (Brand Value, Brand Equity).

Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?

Với tư cách là marketer, khi lượng engagement rõ ràng là có tác động trực tiếp đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp, việc gia tăng engagement trên các nền tảng là nhiệm vụ bắt buộc.

Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể sử dụng để thúc đẩy engagement.

Sử dụng quảng cáo (Advertising).

Ngoài việc tận dụng các nội dung tự nhiên, quảng cáo là một cách thức khác có thể gia tăng engagement một cách nhanh chóng. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp mà marketer có thể chạy quảng cáo trên Facebook, TikTok, Instagram hoặc trên tất cả các nền tảng.

Tối ưu hoá nội dung.

Nội dung hay chính xác là chất lượng nội dung luôn là nền tảng quyết định liệu người tiêu dùng có tương tác hay engagement với thương hiệu hay không. Nội dung càng liên quan đến sở thích của người dùng thì cơ hội tạo ra nhiều engagement càng lớn.

Sử dụng người có ảnh hưởng (KOL).

Với hầu hết các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu mới trên thị trường, niềm tin là yếu tố quyết định đến mức độ engagement hay tương tác của khách hàng tới thương hiệu.

Khi những người có ảnh hưởng vốn đã được người tiêu dùng tin tưởng, thương hiệu có thể thông qua hình ảnh đó để cộng hưởng niềm tin tới thương hiệu. Kết quả là thương hiệu có thêm nhiều engagement hơn khi được tin tưởng và yêu thích nhiều hơn.

Tận dụng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Nếu như những thông điệp hay nội dung được truyền tải trực tiếp từ thương hiệu đến người tiêu dùng có thể tạo ra nhiều sự nghi ngờ, các nội dung do chính những người tiêu dùng khác (bên thứ ba) xây dựng dường như dễ được chấp nhận hơn. Đây chính là lúc UGC (User-generated Content) thể hiện vai trò của nó.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số Engagement.

  • Social Engagement là gì?

Social engagement là Tương tác trên mạng xã hội (Social Network), đó chính là các hành động mà người dùng trên các nền tảng như Facebook hay Twitter thực hiện để phản ứng lại với các nội dung của tài khoản khác (thường là các Trang của thương hiệu).

  • Post engagement là gì?

Là lượng hay tỷ lệ tương tác của các bài đăng (trên mạng xã hội). Post engagement có thể được tính là tổng những lượt tương tác hoặc tỷ lệ tương tác (tổng số lượng tương tác/số lượt tiếp cận của bài đăng).

  • Một chỉ số hay tỷ lệ engagement tốt là bao nhiêu?

Như đã đề cập ở trên, tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau hay thương hiệu khác nhau mà một chỉ số engagement được xem là tốt cũng khác nhau.

Ví dụ, với B2B, tỷ lệ engagement 2% đã là quá hiệu quả, tuy nhiên với B2C thì cao hơn ví dụ khoảng 5% mới được xem là hiệu quả.

  • User hay Customer engagement là gì?

User hay Customer engagement là các hành động tương tác của khách hàng (người dùng), thường là trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các nền tảng kỹ thuật số như website hay ứng dụng (app) của thương hiệu.

  • Tại sao tính toán tỷ lệ engagement lại quan trọng?

Việc tính toán tỷ lệ engagement quan trọng vì nó liên quan đến chất lượng của nội dung và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

Ví dụ: tỷ lệ engagement thấp (so với các đối thủ cùng ngành dựa trên chỉ số Benchmark), có nghĩa là nội dung (content) của bài đăng không phù hợp hoặc marketer nhắm mục tiêu quảng cáo tới các tập khách hàng không liên quan.

Tỷ lệ engagement thấp cũng có nghĩa là lượng engagement thấp, điều này dẫn đến kết quả là doanh nghiệp phải trả nhiều chi phí hơn cho mỗi lượt engagement, không có doanh nghiệp nào muốn điều này xảy ra cả.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng quan trọng cần biết về thuật ngữ engagement (tương tác) trong bối cảnh ngành marketing nói chung và marketing trên mạng xã hội (Social Media Marketing) nói riêng.

Bằng cách hiểu rõ định nghĩa engagement là gì, có những chỉ số engagement chính nào, hay công thức tính toán tỷ lệ engagement ra sao, người làm marketing có thể linh hoạt hơn trong cách đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch, hiểu rõ tác động của các chỉ số engagement lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Giải pháp quảng cáo tận dụng AI Performance Max của Google cập nhật nhiều tính năng mới

Google vừa chia sẻ một loạt các mẹo với Google Ads Performance Max, giải pháp quảng cáo tự động được hỗ trợ bởi AI mạnh nhất hiện tại của Google.

Giải pháp quảng cáo tận dụng AI Performance Max của Google cập nhật nhiều tính năng mới
Giải pháp quảng cáo tận dụng AI Performance Max của Google cập nhật nhiều tính năng mới

Những mẹo mới với Performance Max hướng tới mục tiêu cung cấp các chiến lược cho những người làm marketing bán lẻ tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh tổng thể.

Các nhà bán lẻ (Retailer) có thể tận dụng những chia sẻ mới để tạo và tối ưu hóa Chiến dịch hiệu suất tối đa, thay vì là chiến dịch mua sắm thông minh (Smart Shopping) hay chiến dịch địa phương (Local Campaigns).

Dưới đây là những ý chính bạn có thể tham khảo.

Performance Max thể hiện hiệu quả trên nhiều điểm chạm của Google.

Các chiến dịch tối đa hóa hiệu suất hay Performance Max được chứng minh là có thể giúp các nhà bán lẻ tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo trên nhiều điểm chạm như tìm kiếm, hiển thị, YouTube và các không gian quảng cáo khác của Google.

Bằng cách tận dụng tối đa sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo), Performance Max tự động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng (Lead) có nhu cầu cao nhất bằng những nội dung và định dạng phù hợp nhất.

Chiến thuật Lập ngân sách & Đặt giá thầu.

Công cụ lập kế hoạch hiệu suất (Performance Planner) cung cấp cho các nhà bán lẻ cách điều chỉnh giá thầu và ngân sách quảng cáo với mục tiêu giúp các chiến dịch đạt được hiệu suất tốt hơn với cùng một mức chi tiêu.

Thử nghiệm A/B.

Google khuyến khích các nhà quảng cáo hay marketer nên liên tục thử nghiệm để đo lường mức tăng giá trị chuyển đổi khi chuyển sang sử dụng Performance Max từ các kiểu chiến dịch cũ trước đó.

“… Nếu bạn hài lòng với kết quả của thử nghiệm A/B, bạn có thể tiếp tục chạy chiến dịch Performance Max mới để thay thế…”

Nhắm mục tiêu chiến lược xoay quanh các sự kiện quan trọng.

Google khuyên các nhà quảng cáo có thể hạ thấp mục tiêu ROAS (lợi tức đầu tư trên chi tiêu quảng cáo) để tăng khả năng hiển thị cho các sản phẩm có mức độ ưu tiên ca

Ví dụ: bạn có thể muốn có một chiến dịch giảm giá, một chiến dịch cho các sản phẩm có biên lợi nhuận cao và một chiến dịch cho các sản phẩm khác. Đặt mục tiêu ROAS thấp hơn cũng có thể giúp tối đa hóa khả năng hiển thị cho các sản phẩm này.

Đặt mục tiêu ROAS tích cực hơn trước các kỳ nghỉ lễ còn có thể giúp đảm bảo thương hiệu không bỏ lỡ cơ hội từ những người mua sắm đang trong giai đoạn nghiên cứu mua hàng.

Nhiều cách khác để tiếp cận những khách hàng có giá trị cao.

Với các tính năng mới nhất có trong Performance Max, các nhà bán lẻ có thể tối ưu hóa để ưu tiên thu hút những khách hàng có giá trị cao (high-value customers).

Hiện đang trong giai đoạn beta, tính năng chuyển đổi khách hàng mới với mục tiêu ưu tiên tối ưu hóa cho những khách hàng có giá trị cao có thể giúp thương hiệu chủ động tiếp cận những khách hàng có giá trị trọn đời cao (CLV).

Nhiều insights mới trong Performance max.

Performance Max hiện bổ sung nhiều thông tin mới hướng thẳng tới việc hỗ trợ các nhà bán lẻ:

Các tính năng báo cáo mới bao gồm:

  • Chỉ số chi tiết cho từng nhóm nội dung (Asset group).
  • Giải thích về thay đổi hiệu suất của chiến dịch.
  • Đánh giá sức mạnh của sự sáng tạo.
  • Nhiều thông tin chi tiết hơn ở cấp độ sản phẩm.

Google khuyến khích các nhà bán lẻ sử dụng các insights về sản phẩm và danh mục trên trang Sản phẩm để tối ưu hóa hiệu suất dựa trên tiềm năng của thị trường.

Bạn có thể xem thêm về hướng dẫn của Google tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gã khổng lồ bán lẻ Walmart tăng trưởng mạnh giữa bối cảnh thương mại điện tử sụt giảm

Giữa bối cảnh doanh thu thương mại điện tử sụt giảm, khi Amazon cũng không thể tránh được xu hướng chung, gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart lại báo cáo tăng trưởng mạnh.

Gã khổng lồ bán lẻ Walmart tăng trưởng mạnh giữa bối cảnh thương mại điện tử sụt giảm
Gã khổng lồ bán lẻ Walmart tăng trưởng mạnh giữa bối cảnh thương mại điện tử sụt giảm

Theo đó, theo số liệu ghi nhận từ Yahoo Finance, giá cổ phiếu của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart đang ở mức cao nhất trong 52 tuần sau khi tăng 13% từ đầu năm đến nay. Để so sánh, chỉ số Dow chỉ tăng 9% trong năm và đối thủ Target (TGT) thậm chí đã giảm 13%.

Walmart nhận được sự tín nhiệm cao từ người tiêu dùng.

Một trong những động lực chính khiến các nhà đầu tư lạc quan về Walmart đó là vì có nhiều dấu hiệu cho thấy gã khổng lồ này sẽ giành được nhiều thị phần vào năm 2024.

Một cuộc khảo sát mới về người tiêu dùng từ ngân hàng đầu tư Stifel cho thấy Walmart nhận được “ý định mua sắm cao nhất” so với các công ty khác cùng ngành. Hơn nữa, nghiên cứu của Stifel còn cho thấy rằng Walmart đang “có khả năng giữ chân tốt những người mua sắm có thu nhập cao, những người hơn kiếm được hơn 100.000 USD mỗi năm.”

Cụ thể, có đến 71% hộ gia đình kiếm được hơn 100.000 USD một năm đã mua sắm tại Walmart vào năm 2023, so với 50% tại Target và chỉ 31% tại Costco (COST).

Mark Astrachan, nhà phân tích chính của cuộc khảo sát cho biết: “Đối với cổ phiếu của Walmart, chúng tôi tiếp tục nhận thấy xu hướng tăng hơn là giảm.”

Ngoài lý do nói trên, Walmart còn có những động lực lớn khác.

“Chúng tôi cũng sẽ lưu ý đến các cơ hội lớn phía trước cho Walmart, bao gồm mảng kinh doanh truyền thông (Retail Media) đang phát triển nhanh chóng khi công ty này đang mong muốn trở thành 10 nhà quảng cáo hàng đầu ở Mỹ.”

Walmart đang nỗ lực để đa dạng hoá nguồn doanh thu của mình, dẫn đầu là các dịch vụ hoàn thiện đơn hàng (fulfillment), thị trường bán lẻ (Retail Marketplace), quảng cáo, dịch vụ tài chính, kiếm tiền từ dữ liệu và cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Microsoft chặn quảng cáo từ các nhà quảng cáo chưa được xác minh

Hệ thống quảng cáo Microsoft Advetising sẽ tạm dừng tất cả các mẫu quảng cáo của các nhà quảng cáo chưa hoàn thành việc xác minh tài khoản (AIV).

Microsoft chặn quảng cáo từ các nhà quảng cáo chưa được xác minh
Microsoft chặn quảng cáo từ các nhà quảng cáo chưa được xác minh

Thông qua chương trình xác minh nhà quảng cáo (Advertiser Identity Verification – AIV) mới, nền tảng quảng cáo của Microsoft sẽ tạm dừng tất cả các mẫu quảng cáo của các nhà quảng chưa hoàn thành quá trình xác minh tài khoản.

Theo Microsoft, nhà quảng cáo cần phải hoàn thành các yêu cầu xác minh của Microsoft Ads nếu muốn quảng cáo tiếp tục hiển thị trên toàn cầu.

Tất cả các nhà quảng cáo sẽ vẫn được yêu cầu hoàn thành AIV khi thiết lập tài khoản quảng cáo mới, nếu quá trình xác minh chưa hoàn tất, Microsoft sẽ tạm dừng quảng cáo trong các trường hợp sau:

  • Những nhà quảng cáo có các mẫu quảng cáo sẽ được phân phối ở Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) sẽ có 30 ngày để hoàn tất quá trình xác minh nếu muốn quảng cáo tiếp tục hiển thị. Nếu AIV không hoàn thành trong vòng 30 ngày, tính đủ điều kiện để phân phối quảng cáo trong EEA sẽ bị tạm ngưng cho đến khi quá trình được hoàn thành.
  • Nhà quảng cáo có tài khoản quảng cáo đã bị gắn cờ do vi phạm hoặc liên quan đến những rủi ro cho người dùng. Quảng cáo sẽ không được phân phối trên toàn cầu cho đến khi AIV được hoàn tất.
  • Các nhà quảng cáo có tài khoản quảng cáo đã bị tạm ngưng do vi phạm chính sách. Hoàn tất thành công AIV sẽ là bước bắt buộc đầu tiên để nhà quảng cáo có thể khiếu nại việc tạm ngưng.

Theo Microsoft, quyết định này được đưa ra nhằm mục tiêu hạn chế các rủi ro cho khách hàng của Microsoft. Khi có nhiều hơn các mẫu quảng cáo từ các nhà quảng cáo không đủ điều kiện bị hạn chế, tác động xấu đến khách hàng hay người dùng sẽ càng ít đi.

Bạn có thể xem chương trình xác minh nhà quảng cáo của Microsoft tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Case Study: Liberty Media và chiến lược Marketing nhằm hồi sinh Giải đua xe F1

Sau nhiều năm hoạt động một cách “già cỗi”, Giải đua xe F1 đã mất gần 40% lượng người xem, bị nhà đài ép hủy hợp đồng bản quyền trị giá 40 triệu USD, và không ít người hâm mộ trung thành đã phản đối, cho rằng đây là một môn thể thao “nhàm chán”. Tuy nhiên với chiến lược Marketing mới của Liberty Media sau khi tiếp quản, mọi thứ đã “đảo chiều”.

Case Study: Liberty Media và chiến lược Marketing nhằm hồi sinh Giải đua xe F1
Case Study: Liberty Media và chiến lược Marketing nhằm hồi sinh Giải đua xe F1

Từ “tiên phong” đến “nhàm chán”

Giải đua xe F1 chính thức bắt đầu vào những năm 1950 và phát triển nhanh chóng dưới sự quản lý của Bernie Ecclestone, ông trùm kinh doanh người Anh, người đã biến F1 thành một sự kiện thường niên với doanh thu ổn định. Sau khi tiếp quản Giải đua xe F1 vào những năm 1970, Bernie được báo chí đặt biệt danh ‘F1 Supremo’.

Với cương vị là một doanh nhân, Bernie đưa “an toàn” và “doanh thu” làm 2 yếu tố quan trọng nhất cho giải F1, với những chiếc xe chạy với tốc độ 370 km/h nhưng chỉ dừng đường pit đúng 2 giây, mang lại doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm với hơn 50.000 nhân viên khắp 30 quốc gia. Có thể nói, F1 đã trở thành môn thể thao đột phá với sự quyến rũ, công nghệ và tốc độ đỉnh cao.

Tuy nhiên, F1 dường như “đánh mất chính mình” vào năm 2016, với nhiều khảo sát chỉ rõ sự thất vọng của người xem và tình hình tài chính ngày càng khó khăn.

Đặc biệt là chỉ 10% người hâm mộ cho rằng F1 còn “giữ được phong độ”, và khi được nêu cảm nghĩ, những từ đầu tiên mà họ nghĩ tới là: Đắt tiền, Công nghệ cao và Nhàm chán.

Theo các chuyên gia kinh tế, kể từ lúc xuất hiện trên thị trường, đội ngũ quản lý F1 đã điều hành giải đua này một cách “cứng nhắc” trong suốt 70 năm, chỉ tập trung vào bản quyền và quảng cáo, bỏ qua các khía cạnh marketing khác như tiếp thị trực tuyến, chiến lược truyền thông, nghiên cứu thị trường và kết nối với người hâm mộ.

Cuộc khủng hoảng rộ lên vào năm 2016, khi số lượng người theo dõi F1 chỉ còn 60% so với 8 năm trước, nhiều khán giả lâu năm lũ lượt rời bỏ vì F1 nó đã trở nên “quá nhàm chán” với quá ít gương mặt mới. Vào năm 2017, đài truyền hình NBC đã rút lại đề nghị bản quyền trị giá 40 triệu USD mỗi năm đối với giải đua này.

Vị cứu tinh mang tên Liberty Media

Liberty Media bắt đầu tiếp quản toàn bộ hoạt động thương mại của F1 vào năm 2017. Vì là một công ty truyền thông, Liberty đánh giá những vấn đề của F1 dưới những thước đo truyền thông, thay vì chỉ tập trung vào các chỉ số kinh doanh đặc thù.

Liberty Media và đặc biệt là Chase Carey đã chủ trương thay đổi bản chất hình ảnh của giải F1, trong suốt 30 năm sự nghiệp, Carey từng là COO của Fox, CEO của DirectTV, chủ tịch và COO của News Corporation, và gần nhất là Phó chủ tịch 21st Century Fox.

Sau khi tiếp quản F1, Carey bắt tay vào xây dựng các phòng ban tiếp thị, quảng cáo, tài trợ và nghiên cứu… những hoạt động gần như không tồn tại trước kia.

Liberty Media bắt đầu bằng việc tận dụng lượng dữ liệu khổng lồ mà F1 nắm giữ để kể những câu chuyện mới lạ và thu hút sự tham gia của người hâm mộ.

Thay vì chỉ những thước phim xe chạy nhàm chán, khán giả giờ đây được cập nhật tốc độ, biến tốc, thời gian dừng, bảng xếp hạng…, khiến nó trở nên hấp dẫn và dễ theo dõi hơn.

F1 còn hợp tác với Giải pháp đám mây Amazon để đưa ra những phân tích tức thời, giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người hâm mộ, cho phép họ phân tích chiến lược, so sánh các đối thủ và hiểu rõ hiệu suất của từng phương tiện và vận động viên trong thời gian thực.

Để hoán đổi người xem “giết thời gian” thành người hâm mộ thực thụ, F1 không chỉ sử dụng các hình thức tiếp cận kỹ thuật số mà còn “giáo dục” người xem những kiến thức phức tạp của môn thể thao này.

F1 còn cố gắng kết nối với những người hâm mộ nhỏ tuổi và xây dựng hình ảnh trực tuyến mạnh mẽ, bắt đầu từ những video YouTube về đời tư của vận động viên, công tác hậu trường và các trích đoạn hấp dẫn trong cuộc đua.

Để giải quyết vấn đề “mất kết nối” của người hâm mộ, Engineered Insanity, chiến dịch đầu tiên của F1 sau khi Liberty Media tiếp quản, đã cho người hâm mộ cảm nhận đường đua F1 từ ghế lái bằng cách đặt người hâm mộ vào trung tâm của mỗi đường đua.

Tiếp đó là Chiến dịch Man vs Machine vinh danh các nhóm kỹ sư đằng sau những công nghệ tiên tiến nhất của F1.

Thêm vào đó là sự kết hợp của các podcast, ứng dụng và F1TV, một trong những nền tảng phát trực tuyến hàng đầu. Người hâm mộ giờ đây có thể theo dõi nội dung F1 mọi lúc, mọi nơi và theo cách họ muốn.

Thay đổi lớn nhất của Liberty Media đến từ việc người hâm mộ cảm nhận được sự tôn trọng. Liberty Media hiểu rõ sự khác biệt giữa khách hàng và người hâm mộ đến từ niềm đam mê, đặc biệt là trong thể thao, niềm đam mê sẽ là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tất cả người hâm mộ F1 đều mong chờ một môn thể thao thú vị, nhưng cũng muốn nó liên quan đến cuộc sống thường ngày của họ. Trước khi Liberty Media tiếp quản, vận động viên hoàn toàn không được sử dụng mạng xã hội hoặc tương tác với người hâm mộ nếu không được công ty cho phép.

Nhưng giờ đây, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, giúp người hâm mộ có cơ hội bước vào thế giới F1, cảm nhận được những anh hùng lái xe như những người thật, thay vì hình ảnh những công tử giàu có trên những chiếc xe tốc độ mà họ không bao giờ có cơ hội tiếp cận.

Một ví dụ điển hình là loạt phim Netflix F1: Drive to Survive. Nó tập trung vào các hoạt động hậu trường, sự cạnh tranh khốc liệt giữa từng tay đua và đội đua, cũng như những pha “thoát chết” trên đường đua.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, loạt phim này đã trở thành một phần không thể thiếu của hệ sinh thái F1, mang về một lượng người hâm mộ hoàn toàn mới từ nền tảng Netflix.

Kết quả

Sau khi Liberty tiếp quản, giải đua F1 đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể, với số lượng người xem trên kênh truyền hình và kỹ thuật số tăng vọt, bổ sung thêm một lượng người hâm mộ đáng kể, đặc biệt là tỷ lệ 61% người hâm mộ mới dưới 35 tuổi và 25% người theo dõi trong độ tuổi từ 16-24 tuổi.

Trong mùa giải 2021, giải F1 đã có lượng khán giả tăng 58% so với năm trước, về mạng xã hội, F1 hiện có 21 triệu người theo dõi trên Instagram, 10 triệu trên Facebook, hơn 8 trên YouTube và Twitter.

Và số liệu có lẽ là quan trọng nhất: cổ phiếu của tập đoàn F1 đã tăng 250% kể từ năm 2016, một năm trước khi Liberty tiếp quản.

Liberty Media hiểu rằng F1 sở hữu những công nghệ tốt nhất, đội ngũ kỹ sư giỏi nhất và một trong những môn thể thao sáng tạo nhất trên thế giới. Điều duy nhất còn thiếu là sự kết nối với người hâm mộ, và họ đã làm được điều đó để “hồi sinh” giải đua này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Thanh Sang | Markettimes

X (Twitter) sẽ xoá định dạng quảng cáo Promoted accounts

Theo thông báo mới đây của X (Twitter cũ), mạng xã hội này sẽ sớm xoá định dạng quảng cáo Promoted accounts trên nền tảng.

X (Twitter) sẽ xoá định dạng quảng cáo Promoted accounts
X (Twitter) sẽ xoá định dạng quảng cáo Promoted accounts

Theo đó, các nhà quảng cáo sẽ sớm không thể sử dụng quảng cáo để quảng bá thương hiệu trên dòng thời gian (timelines) của X, định dạng này hiện mang lại hơn 100 triệu USD mỗi năm cho nền tảng.

Promoted accounts là gì?

Promoted accounts là các tài khoản sử dụng quảng cáo để hiển thị tài khoản của họ trên dòng thời gian của X (Twitter), tài khoản sẽ được xuất hiện cùng với nút ‘Theo dõi’ (Follow) để cho phép người dùng bắt đầu theo dõi thương hiệu một cách đơn giản nhất.

Promoted accounts là một trong những định dạng quảng cáo lâu đời của Twitter.

Ý đồ của X (Twitter) đằng sau việc xoá bỏ Promoted accounts.

Kể từ khi mua lại, CEO Elon Musk luôn muốn thay đổi Twitter, từ việc muốn biến Twitter từ một mạng xã hội bằng văn bản đơn thuần thành “siêu ứng dụng” đến việc thay đổi các định dạng quảng cáo của Twitter, trong đó ưu tiên nhiều hơn cho video, hình ảnh, audio thay vì là văn bản.

Và việc xoá bỏ định dạng quảng cáo cũ này được xem là “một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm tối ưu hóa trải nghiệm với X bằng cách ưu tiên các định dạng nội dung khác nhau.”

Đại diện của X cho biết rằng mặc dù hiện có rất nhiều thương hiệu đang phụ thuộc vào định dạng Promoted accounts, xem đây là một phần quan trọng trong chiến lược quảng cáo của họ, tuy nhiên, X buộc phải thay đổi vì mục tiêu lớn hơn.

X cũng cho biết thêm rằng, nhằm mục tiêu hỗ trợ các thương hiệu, X sẽ sớm bổ sung một giải pháp quảng cáo mới thay thế cho giải pháp hiện tại, X khuyên các nhà quảng cáo nên chủ động khám phá các sản phẩm quảng cáo khác của nền tảng, chẳng hạn như chiến dịch tương tác (Engagement) hay chiến dịch tiếp cận (Reach).

Bạn có thể xem chi tiết các sản phẩm quảng cáo của X (Twitter) tại: Twitter Advertising

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube tiếp tục nỗ lực nhằm vô hiệu hoá trình chặn quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm một pop-up (cửa sổ thông báo được bật lên khi đang xem video) mới thông báo cho người dùng về thời điểm quảng cáo sẽ được hiển thị ngay cả khi họ sử dụng trình chặn quảng cáo.

YouTube tiếp tục nỗ lực nhằm vô hiệu hoá trình chặn quảng cáo
YouTube tiếp tục nỗ lực nhằm vô hiệu hoá trình chặn quảng cáo

Theo đó, trong một thử nghiệm với một số người dùng được chọn (chỉ áp dụng cho những người dùng xem video miễn phí, sử dụng trình chặn quảng cáo), YouTube sẽ hiển thị một thông báo về thời điểm quảng cáo sẽ được chạy trong video (không áp dụng cho người dùng đang sử dụng gói có trả phí YouTube Premium).

Người dùng khi này sẽ có 2 lựa chọn, hoặc là sẽ xem quảng cáo như bình thường (bắt buộc) hoặc đăng ký gói có trả phí YouTube Premium để xem video không có quảng cáo.

Cách đây không lâu, YouTube cũng thông báo sẽ vô hiệu hoá các trình chặn quảng cáo (ad-blocker), tức người xem miễn phí buộc phải cho phép YouTube hiển thị quảng cáo.

Người phát ngôn của Google cho biết, các biện pháp mới của YouTube được đưa ra là để giúp các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng được chia sẻ doanh thu và gia tăng thu nhập, do đó, các biện pháp chặn quảng cáo từ phía người dùng về cơ bản là sẽ không được khuyến khích, thậm chí là không hợp lệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn

Trong thế giới làm marketing, việc thực hiện sai chiến lược hay thể hiện sai các ý đồ đằng sau các chiến lược không phải là chuyện mới, bằng cách học hỏi từ thất bại của các thương hiệu đi trước, marketer có nhiều cơ hội hơn để tránh các sai lầm có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn trong bài viết này.

Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn
Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn

Nghề marketing chứng kiến không ít những chiến dịch quảng cáo “tệ không ngờ”. Không ngờ là bởi vì những người đứng sau những ý tưởng đó có lẽ không tưởng tượng được thực tế khác xa với kịch bản trên giấy tờ như thế nào. Sai lầm có thể đến từ cách vận hành hay cách người dùng đón nhận, nhưng hậu quả để lại cho thương hiệu là không thay đổi.

Khi các kênh truyền thông và các phương tiện quảng cáo mới xuất hiện ngày càng nhiều, cạnh tranh càng trở nên gay gắt, tạo áp lực cho các thương hiệu phải luôn đổi mới và sáng tạo trong cách tiếp cận người tiêu dùng. Đó vô tình lại là con dao hai lưỡi: chính việc theo đuổi thị hiếu và xu hướng có thể gây tổn hại đến nhãn hàng.

Tại sao các chiến lược hay chiến dịch marketing của thương hiệu thất bại?

Câu trả lời đến từ ngay bản chất của nghề marketing: hướng đến khách hàng. Đơn giản là thương hiệu quên mất họ đang nói chuyện với ai.

Đa phần các sai lầm đến từ việc nhóm truyền thông quá tập trung vào khía cạnh sáng tạo và độc nhất thay vì tìm cách tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả. Đồng ý rằng các chiến dịch cần nổi bật và khác biệt, nhưng nó không đồng nghĩa với sự khoa trương vô bổ.

Có những sai lầm lại đến từ những mục tiêu không thực tế, khiến các chiến dịch ra đời sai thời điểm. Và cũng có những chiến dịch đơn giản là “gặp xui”. Dù thế nào, nếu nhìn nhận lại, chúng ta hẳn sẽ tìm ra cách để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Một mục tiêu cơ bản của bất kì một chiến dịch truyền thông nào là phải truyền đạt được giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi tới người tiêu dùng. Đó có thể là những nhu cầu mà doanh nghiệp đáp ứng cũng như cá tính riêng mà doanh nghiệp trở nên khác biệt. Nếu đi chệch khỏi đường ray này, bản thân chiến dịch đã thất bại ngay trước khi ra mắt.

Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng và mạng xã hội, mọi nhất cử nhất động của thương hiệu đều được “soi mói”. Một mặt điều đó giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn, nhưng đó cũng là áp lực nếu doanh nghiệp “sơ hở”. Và sau đây là 10 “sơ hở” tồi tệ nhất mọi thời đại trên mặt trận truyền thông.

Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng (và tổ chức) lớn.

1. Quảng cáo của Pepsi với Kendall Jenner.

Pepsi muốn định vị sản phẩm của họ như một “cầu nối mang mọi người đến gần nhau”. Đó thực ra là một cách định vị thương hiệu rất ổn, cho đến khi họ bắt tay vào thực hiện quảng cáo.

“Này, hãy mời ngôi sao Kendall Jenner tham gia, hãy để cô ấy hoà giải đám đông gào thét với hàng rào cảnh sát ngay giữa phong trào Black Lives Matter bằng cách tặng một lon Pepsi cho một viên sĩ quan!”

Kết quả? Sự phẫn nộ từ cộng đồng. Quảng cáo này bị chế giễu trên các phương tiện truyền thông, và các công ty quảng cáo thậm chí còn dùng ví dụ này để nói rằng đáng ra mọi thứ có thể tốt hơn nếu Pepsi chịu hợp tác.

Sáu tháng sau, chủ tịch của PepsiCo, Brad Jakeman, đã từ chức và đã thừa nhận rằng đây là trải nghiệm đau đớn nhất trong sự nghiệp của mình.

2. Chiến dịch của Dove.

Thông qua chiến dịch “Real Beauty”, Dove khuyến khích nữ giới tự tin hơn về cơ thể của mình. Chiến dịch này đã được thực hiện hơn 15 năm qua và được ghi nhận là một trong những chiến dịch truyền thông xuất sắc. Thông điệp về những người phụ nữ tự tin đã được củng cố mạnh mẽ.

Mọi chuyện sẽ không đáng nói nếu đội ngũ Dove ở Anh “phá hỏng” tất cả. Tại đây, người ta phát hiện những sản phẩm giới hạn được thiết kế giống như cơ thể phụ nữ với những hình dạng khác nhau. Phụ nữ giờ đây lại “bị” đánh đồng với những chai xà phòng, vô hình chung “bắt” họ phải chọn những chai nào có “hình dáng” giống với mình.

Ông bà có câu “sai một ly đi một dặm”, y như những gì Dove đã “lỡ” làm. Ý tưởng “độc đáo” này phản tác dụng và trở thành đề tài châm chọc trên các nền tảng mạng xã hội.

3. Quảng cáo TV tại Anh của McDonald’s.

Lại là nước Anh, lần này đến lượt McDonald’s vào năm 2017. Nếu bạn nghĩ thật khó để “khiêu khích” một ai đó bằng thức ăn nhanh, hãy xem McDonald’s đã làm được điều gì.

Trong TVC quảng cáo, một cậu bé nói chuyện với mẹ về người bố đã khuất. Hoá ra, một trong những điều cả hai cùng chia sẻ là tình yêu dành cho món sandwich kẹp thịt cá. Nghe… không liên quan chút nào!

McDonald’s đã phải hứng chịu làn sóng phản đối gay gắt vì đã đem một câu chuyện đau buồn để bán hàng.

4. Lỗi in ấn của Ford.

Trong một năm mà những hành động sai trái của Harvey Weinstein và phong trào #MeToo thống trị các trang tin tức, Ford lại cho ra đời một tờ quảng cáo “lỗi” nhất mà một thương hiệu có thể làm. Quảng cáo thể hiện hình ảnh ba người phụ nữ bị trói, bịt miệng và nhét vào cốp xe của chiếc xe Ford mới nhất.

Quảng cáo nói trên đã bị thu hồi và Ford phải đưa ra lời xin lỗi công khai vì nhiều người cảm thấy khó chịu cũng như cho rằng quảng cáo khuyến khích bạo lực.

5. Quảng cáo “phân biệt chủng tộc” của Sony.

Quay lại năm 2006, thời điểm Sony quảng bá cho chiếc Playstation màu trắng mới của mình. Họ sử dụng hình ảnh một người phụ nữ nhợt nhạt với mái tóc trắng đang túm lấy một người phụ nữ da đen.

Người da trắng trông rất quyết đoán trong khi người còn lại có vẻ như giống “nô lệ”. Trên hình ảnh đó, Sony đặt dòng chữ “Playstation Portable. Màu trắng đang tới”.

Có rất nhiều cách để thúc đẩy một sản phẩm mới, nhưng Sony lại lựa chọn một cách làm gây quá nhiều tranh cãi. Trong một động thái “chữa cháy”, Sony nói rằng “những hình ảnh được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm nổi bật độ tương phản giữa các màu khác nhau cho PSP”.

6. Chiến dịch trên smartphone của Burger King.

Burger King đáng ra sẽ không có mặt trong danh sách này, vì ý tưởng của họ thật sự thông minh. Chiến dịch sẽ chạy trên các thiết bị thông minh để đọc danh sách các thành phần bánh burger được đăng trên Wikipedia, trang bách khoa toàn thư trực tuyến phổ biến nhất.

Nhưng bất kì ai cũng có thể chỉnh sửa nội dung trên Wiki, và bạn có thể đoán được chuyện gì xảy ra rồi đấy. Chiến dịch buộc phải dừng lại khi tin tặc bổ sung vào bài viết trên Wikipedia các thành phần độc hại như cyanide.

7. Quảng cáo về một đám cưới Trung Quốc của Audi.

Bạn luôn phải kiểm tra cẩn thận trước khi mua một chiếc xe mới, và Audi thể hiện điều này bằng bối cảnh một gia đình Trung Quốc chuẩn bị đám cưới.

Trong quảng cáo, mẹ chú rể nhiệt tình bước lên và bắt đầu kiểm tra cô con dâu sắp cưới. Bà véo môi, kéo tai, nhìn vào răng và lưỡi trước khi gật đầu đồng ý. Một dòng chữ hiện lên sau đó: “Một quyết định quan trọng phải được đưa ra một cách cẩn thận”

Audi đã vô tình so sánh người phụ nữ với chiếc xe, qua đó làm giảm giá trị của họ. Khỏi phải nói người xem đã vô cùng tức giận như thế nào.

8. Chiến dịch email của Adidas.

Những khách hàng tham gia Boston Marathon năm 2017 đã nhận được một email rất “kém duyên” từ một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới. Tiêu đề email ngắn gọn như sau: “Chúc mừng, bạn đã sống sót qua Boston Marathon!”

Nghe thì có vẻ vô hại, vì chúng ta vẫn thường hay dùng cách biểu đạt này để thể hiện việc hoàn tất một bộ môn nào đó, ví dụ như sống sót qua lớp Crossfit đầu tiên chẳng hạn.

Nhưng Boston Marathon lại không phải là một sự kiện bình thường. Năm 2013, một vụ đánh bom ngay tại sự kiện đã khiến 3 người thiệt mạng và hơn 250 người bị thương.

Rõ ràng nhiều người đã cảm thấy bị xúc phạm. Adidas ngay lập tức đưa ra lời xin lỗi, nhưng “ván đã đóng thuyền” mất rồi.

9. Chiến dịch email của Airbnb.

Một chiến dịch có thể thất bại vì tính sai thời điểm ra mắt, như chiến dịch email này của Airbnb. Họ quảng bá về một “thế giới nổi” với hình ảnh một căn nhà nổi trên mặt nước. Đoạn chữ mô tả: “Sống hoà vào đại dương trên những căn nhà nổi”

Nghe cũng “thơ mộng”, đúng không? Nhưng Airbnb lại chạy chiến dịch này vào ngày 28/8/2017, khi cơn bão Harvey đang càn quét Houston.

10. Quảng cáo của Ink Coffee.

Một câu nói đùa tưởng như vô hại cũng có thể khiến doanh nghiệp “điêu đứng”, như trường hợp dưới đây của Ink Coffee. Chủ quán cà phê đưa ra một tấm biển ghi dòng chữ: “Vui vẻ làm dịu (gentrifying) khu phố từ năm 2014”.

Vấn đề là cụm từ gentrifying còn được dùng để nói về việc di dời cư dân, đặc biệt đối với các nhóm thiểu số có thu nhập thấp. Ink Coffee hứng chịu sự phản đối và phá hoại gay gắt.

11. Quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dove.

Unilever đã có một năm 2017 tồi tệ. Tiếp tục là một quảng cáo “lỗi” đến từ Dove khi họ đăng trên Facebook hình ảnh một người phụ nữ gốc Phi cởi áo ra và trở thành một người da trắng.

Quảng cáo này về sau xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google với từ khoá “quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dove”. Không có đơn vị quảng cáo nào đứng ra nhận trách nhiệm, còn Unilever cho rằng họ chỉ đang thể hiện sự đa dạng của vẻ đẹp đích thực.

Vấp phải làn sóng phẫn nộ từ người dùng, Dove lại phải xin lỗi – lần thứ hai dành cho Brad Jakeman.

12. Cuộc thi selfie của Walkers.

Walkers, một công ty đồ ăn nhẹ có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã thực hiện một chiến dịch truyền thông xã hội nơi khách hàng có thể gửi ảnh selfie để có cơ hội giành vé tham dự một sự kiện thể thao lớn.

Thật không may, một số người đã gửi hình ảnh của những kẻ độc tài, kẻ giết người hàng loạt và tội phạm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng PR của công ty mà lỗi đến từ việc họ đã không kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải.

13. Dòng Tweet của Wendy.

Wendy vướng vào một cuộc chiến trên mạng xã hội Twitter với khách hàng về việc họ có thực sự sử dụng thịt bò tươi hay không. Chuyện ban đầu tưởng không lớn, hoá ra lại lớn không tưởng vì cách mà Wendy đáp trả.

Họ dùng hình ảnh ếch Pope, vốn đặc trưng cho chủ nghĩa “người da trắng thượng đẳng” (white supremacist), dùng nhiều trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.

Mặc dù Wendy đã nhanh chóng xoá bài viết, nhưng cư dân mạng đã kịp chụp màn hình, và “cuộc chiến” lại tiếp tục.

14. Lỗi đánh máy từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ.

Dĩ nhiên ai cũng có thể sai chính tả, nhưng đây lại là Bộ Giáo dục! Họ trích dẫn một câu nói của W.E.B. Du Bois trong khi viết sai tên danh nhân này trên Twitter.

Ngay sau đó, họ tweet lời xin lỗi, nhưng tiếp tục đánh sai chữ “apology”. Lời chỉ trích tiếp tục leo thang hướng về phía vị thư kí Betsy DeVos.

15. Chiến dịch VR của Facebook.

Sau khi bị tàn phá khủng khiếp vì bão lũ, Puerto Rico rơi trong tình trạng hỗn loạn. Mark Zuckerberg đã sử dụng ứng dụng VR của Facebook có tên Spaces để tái hiện hình ảnh 360 độ của quốc gia này.

Mặc dù Facebook chỉ có ý định cho thấy công ty đã hỗ trợ cho Puerto Rico như thế nào, chiến dịch lại phản tác dụng khi người xem cho rằng Mark đang lợi dụng tình hình để quảng bá cho dịch vụ.

16. Dòng Tweet của Không quân Hoa Kỳ.

Có một thời gian cư dân mạng tranh cãi về một đoạn âm thanh, xem nó là “yanny” hay “laurel”. Nhìn qua thì có vẻ đây chỉ là một cuộc tranh cãi vui vẻ, nhưng Không quân Hoa Kỳ lại khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn.

Trong một đoạn tweet, họ ghi rằng “Lực lượng Taliban ở thành phố Farah #Afghanistan thà nghe #Yanny hoặc #Laurel hơn là âm thanh #BRRRT họ nghe từ #A10.”

Họ sau đó đã phải gỡ bỏ dòng trạng thái này và xin lỗi trước những cáo buộc về sự vô cảm.

17. Bài đăng của Nivea.

Tại khu vực Trung Đông, Nivea đăng một quảng cáo (Advertising) cho sản phẩm khử mùi mà họ nói rằng “vô hình với cả da đen và da trắng”.

Quảng cáo mô tả hình ảnh phía sau đầu của một người phụ nữ với mái tóc đen dài che đi bộ trang phục trắng, cùng với dòng chữ “Trắng là Thuần khiết.”

Dĩ nhiên, chiến dịch này vấp phải sự phản đối vì phân biệt chủng tộc.

18. Chiến dịch của Snapchat.

Có thời gian Snapchat chứng kiến sự sụt giảm người dùng nghiêm trọng sau khi cập nhật giao diện ứng dụng mới. Và như thể đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, họ tiếp tục cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo “thảm hoạ”.

Nhằm giới thiệu trò chơi mới “Would You Rather?”, một đoạn quảng cáo thể hiện câu hỏi: “Bạn sẽ tát Rihanna hay đấm Chris Brown?”

Nếu bạn còn nhớ, vụ kiện giữa Rihanna và Chris Brown đã từng tiêu tốn rất nhiều giấy mực của giới truyền thông. Và Snapchat “đào lại” theo cách không thể “kém duyên” hơn.

Đáp lại lời xin lỗi công khai của Snapchat, Rihanna cho rằng cô cảm thấy thất vọng vì cách làm của đội ngũ truyền thông không chỉ cho cô mà cả những nạn nhân bạo lực gia đình khác.

19. Quảng cáo của Starbucks.

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks muốn quảng bá một dòng espresso mới nhẹ và ngọt hơn so với loại tiêu chuẩn. Nhưng cách làm của họ thực sự tệ.

Trên một trang web quảng cáo sản phẩm với tông màu vàng, Starbucks ghi dòng chữ “Ai bảo rằng espresso phải nặng? Chúng tôi nghĩ vậy trong 43 năm. Nhưng chúng tôi là Starbucks. Nên chúng tôi làm điều ngược lại.”

Người dùng có thể hiểu được ý của Starbucks, nhưng cách ghi thông điệp như vậy rõ ràng là hơi “chói tai”.

20. Quảng cáo KOL của Bootea Shake.

Chúng ta đã quen với việc các nhãn hàng dùng KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) để tiếp cận người tiêu dùng. Đây cũng là một cách truyền thông đang dần phổ biến hiện nay, nhưng đi kèm với nó là trách nhiệm của nhãn hàng trong việc kiểm soát “lời nói” của người đại diện.

Bootea Shake có lẽ sẽ muốn nghe lời tư vấn này trước khi họ nhờ Scott Disick đăng bài lên Instagram. Cách dùng từ lộ liễu của Scott đã “tố cáo” rằng anh chỉ đăng bài vì nhãn hàng yêu cầu, từ đó rời xa mục tiêu ban đầu là giới thiệu về sản phẩm.

Người làm Marketing và kinh doanh có thể học được gì từ những chiến lược marketing thất bại?

Nếu bạn đang hoạt động trong ngành truyền thông, hãy ghi chú những bài học dưới đây để chắc chắn rằng bạn không phạm phải những sai lầm tương tự trong tương lai.

Luôn chứng thực các dự án.

Điều chúng ta cho là đúng chưa chắc áp dụng cho tất cả mọi người. Hãy đảm bảo rằng dự án của bạn được nhiều bên liên quan tham khảo và chứng thực để giảm thiểu rủi ro về mặt nội dung. Nên có một bên kiểm duyệt trước khi đưa ra công chúng.

Luôn là người “có duyên”.

Hãy cẩn thận với các nguyên liệu mình có trong tay. Có nhiều trường hợp bạn muốn tỏ ra khác biệt và vui vẻ theo một cách độc đáo, nhưng hãy cẩn thận – mọi trò đùa đều có tính hai mặt.

Nếu bạn có một cuộc tranh luận vui vẻ, hãy tiếp tục vui vẻ và tận dụng để xây dựng thương hiệu, nhưng đừng tỏ ra “kém duyên”. Nếu bạn đề cập đến một nhân vật hay một sự kiện văn hoá nào đó, hãy chắc rằng bạn đủ hiểu về dẫn chứng đó để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Một nụ cười có thể mang lại nhiều điều, nhưng đừng vì vậy mà hi sinh giá trị thương hiệu của mình. Bạn có thể không có ý xúc phạm, nhưng chưa chắn người đối diện hiểu được điều đó.

Khi bạn chạy quảng cáo ở một khu vực nhất định, đừng quên rằng thông điệp của bạn có thể được chia sẻ tới các thị trường khác.

Chú ý đến các sự kiện hiện tại.

Hãy luôn để ý xung quanh. Thật khó để bắt ai phải chịu trách nhiệm khi một sự việc đáng tiếc xảy ra vô tình “liên quan” tới chiến dịch của mình, nhưng bạn luôn có lựa chọn “lùi một bước”, đánh giá vấn đề để “tiến hai bước”.

Nếu bạn đang tạo ra nội dung có liên quan đến các sự kiện như vậy, hãy làm điều đó với sự quan tâm thực sự trong việc giáo dục khán giả của bạn về sự nghiêm trọng của tình huống.

Hãy nhớ rằng, người tiêu dùng có thể đánh giá được nỗ lực của bạn qua những gì bạn truyền đạt, rằng đó có phải là sự thông cảm thực sự hay chỉ là chiêu trò PR.

Hướng đến trải nghiệm khách hàng.

Khi bạn đang tạo một chiến dịch kết hợp tài liệu do người dùng tạo (như cập nhật Wikipedia hoặc gửi ảnh selfie), hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Sẽ luôn có những người cố tình phá hoại, vì vậy hãy xây dựng chiến lược để ngăn chặn các cuộc “tấn công” này.

Yếu tố tạo nên một chiến dịch thành công.

Rất dễ để chỉ trích và phán xét những sai lầm trong quá khứ, nhưng cần phải thừa nhận rằng trong ngành quảng cáo không có công thức chung cho mọi chiến dịch. Nhưng về cơ bản, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Mục đích rõ ràng
  • Xác định rõ đối tượng mục tiêu
  • Nội dung thu hút sự chú ý
  • Giám sát kết quả để tối ưu hóa

Lời cuối cùng, trước khi bạn truyền thông bất kì điều gì, hãy xem kĩ lại thông điệp một lần cuối, và đánh giá toàn bộ các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Hy vọng, bằng cách học hỏi từ những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn, marketer có thể tránh được các sai lầm không đáng có trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Biển quảng cáo 3D ngoài trời đang trở nên phổ biến khắp toàn cầu

Biển quảng cáo 3D ngoài trời (D-OOH) đang trở nên phổ biến trên khắp thế giới trong những năm vừa qua, bất chấp những khó khăn như hạn chế về không gian và tốn kém chi phí.

Biển quảng cáo 3D ngoài trời đang trở nên phổ biến khắp toàn cầu
Biển quảng cáo 3D ngoài trời đang trở nên phổ biến khắp toàn cầu

Hai năm trước, cư dân Tokyo được dịp xôn xao với biển quảng cáo một con mèo 3D khổng lồ tại một trong những ga xe lửa lớn nhất thành phố. “Con mèo” này có thể kêu meo meo, chớp mắt, liếm chân, v.v.. Biển quảng cáo khiến người đi đường thi nhau chụp hình và gây nên cơn sốt đối với công chúng và các phương tiện truyền thông toàn cầu.

Kể từ sau mèo 3D, các thương hiệu từ Louis Vuitton đến Pokemon Go đều bắt đầu loại hình quảng cáo này ở địa điểm tương tự.

Bất chấp những hạn chế về không gian và chi phí không hề rẻ, biển quảng cáo 3D vẫn có sức hút rất lớn trên toàn thế giới trong vài năm vừa qua. Người trong ngành quảng cáo ngoài trời (OOH) cho biết ngày càng nhiều thương hiệu mong muốn tiến hành loại hình quảng cáo này.

Chẳng hạn theo Kesion, một đơn vị chuyên hợp tác với những hãng xe sang và các thương hiệu thời trang, 10% khách hàng của họ yêu cầu lắp đặt biển quảng cáo 3D.

Clear Channel Outdoor, đơn vị từng dựng biển quảng cáo 3D cho Netflix, Balenciaga và Paramount, cũng đồng tình với xu hướng này.

Chủ tịch Josh Scharfberg của Clear Channel Outdoor cho biết trong vòng 12 đến 18 tháng vừa qua, mối quan tâm dành cho các biển quảng cáo 3D biến đổi hình dạng ngày càng tăng ở mọi lĩnh vực, từ giải trí, thời trang cao cấp cho đến xe hơi.

Trong dự báo chi tiêu quảng cáo gần đây nhất, Dentsu dự kiến ngân sách cho quảng cáo ngoài trời (OOH) sẽ tăng gần 7% trong năm nay, một phần là dành cho các dự án biển quảng cáo 3D và holographic.

Mặc dù các thương hiệu và giới marketer quan tâm đến loại hình này, nhưng biển quảng cáo 3D vẫn có những hạn chế nhất định, tùy thuộc vào mục tiêu của thương hiệu.

Đầu tiên là biển quảng cáo 3D thường chỉ có ở những thành phố lớn như New York hay London. Số lượng biển quảng cáo đúng chất 3D cũng rất ít.

Mặc dù nội dung 3D vẫn có thể được phát trên màn hình phẳng, nhưng các thương hiệu thường muốn màn hình cong, hoặc màn hình “dạng hộp”, bởi vì như vậy hình ảnh mới “nổi lên”, mới đúng chất 3D nhất.

Thứ hai là mức giá. Biển quảng cáo 3D chắc chắn mắc hơn biển truyền thống. Giá cả có thể tăng thêm nhiều tùy thuộc vào các yếu tố như độ phức tạp hoặc vị trí đặt biển.

Mặc dù làm chiến dịch marketing – truyền thông thì phải chấp nhận bỏ ra ngân sách, nhưng con số dành cho biển quảng cáo 3D vẫn có thể khiến các thương hiệu chùn chân.

Thế nhưng số tiền này bỏ ra sẽ đem về kết quả xứng đáng, vì biển quảng cáo 3D có thể tạo nên những cơn sốt rất lớn trên mạng xã hội.

Bản thân nội dung 3D đã là một công cụ marketing rồi, vì mọi người rất thích chia sẻ chúng qua các trang mạng xã hội. Đó chính là một trong những lý do thôi thúc các thương hiệu bỏ tiền đầu tư biển quảng cáo 3D.

Đó không chỉ là lý thuyết suông mà đã được chứng minh qua những ví dụ cụ thể.

Chẳng hạn đầu năm nay, Nike cho dựng một biển quảng cáo 3D ở Hàng Châu, Trung Quốc nhằm kỷ niệm Ngày Air Max. Một video về biển quảng cáo này đã nhận về hơn 50,000 lượt xem trên TikTok.

Hoặc mùa thu năm ngoái, BMW cũng trình làng biển quảng cáo 3D ở Quảng trường Thời đại để quảng cáo dòng xe XM SUV của mình. Đoạn phim YouTube về tấm biển ghi nhận hơn 1,3 triệu lượt xem.

Với thời đại mà mạng xã hội vẫn đang thống trị truyền thông – marketing như hiện nay, thì những con số như vậy cũng đủ khiến các thương hiệu hào hứng, vì kết quả về lâu về dài mà họ nhắm đến đối với những biển quảng cáo 3D chính là tiềm năng tiếp cận trên mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quân Bảo | DĐDN

Google ra mắt khoá học Google Analytics 4 miễn phí

Google vừa giới thiệu một khóa đào tạo miễn phí dành cho người mới bắt đầu về Google Analytics 4 với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất marketing của họ.

Google ra mắt khoá học Google Analytics 4 miễn phí
Google ra mắt khoá học Google Analytics 4 miễn phí

Theo đó, thông qua khoá học Google Analytics 4 (GA4) miễn phí mới, Google tìm cách hướng dẫn cho những người mới bắt đầu về cách họ có thể sử dụng Google Analytics 4 để tối đa hoá hiệu suất quảng cáomarketing của doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, người học có thể nắm được những thông tin cơ bản như cách Google Analytics thu thập và xử lý dữ liệu, thiết lập tài khoản Google Analytics sao cho phù hợp với các mục tiêu kinh doanh hay cách đưa dữ liệu thành các báo cáo.

Những nội dung có trong khoá học Google Analytics 4 miễn phí của Google.

Như bạn có thể thấy, chương trình đào tạo được chia thành nhiều phần, mỗi phần tập trung vào một khía cạnh riêng của Google Analytics 4.

Dưới đây là một số ý chính.

Sử dụng kỹ thuật phân tích kỹ thuật số để thúc đẩy hiệu suất của doanh nghiệp.

Phần này giải thích cách các hoạt động phân tích kỹ thuật số (Digital Analytics) có thể hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu từ các nền tảng kỹ thuật số như website hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Hiểu về cách xử lý dữ liệu trong Google Analytics.

Phần đào tạo này khám phá cách dữ liệu người dùng được chuyển vào Google Analytics và cách những dữ liệu đó được xử lý để tạo ra các báo cáo.

Ccác khía cạnh khác như việc gắn thẻ vào website, quá trình thu thập và chuyển đổi dữ liệu thành các thông tin chi tiết hữu ích (Insight) cũng sẽ được đề cập ở đây.

Thiết lập thuộc tính & tài khoản Google Analytics.

Ở phần này, người học sẽ tìm hiểu về cấu trúc của tài khoản Google Analytics, bao gồm khái niệm về thuộc tính và luồng dữ liệu (data streams).

Phần này cũng hướng dẫn cách thiết lập tài khoản Google Analytics sao cho phù hợp nhất với cấu trúc riêng của từng doanh nghiệp.

Tăng cường báo cáo với chỉ số Thứ nguyên và Chỉ số.

Phần cuối cùng của khóa học giới thiệu các khái niệm về thứ nguyên (dimensions) và chỉ số (metrics), giải thích cách các yếu tố này giúp tổng hợp và trình bày trực quan hoá các dữ liệu trong báo cáo.

Phần này cũng chia sẻ cách thiết lập các sự kiện tùy chỉnh với mục tiêu làm cho dữ liệu trở nên có giá trị hơn và cụ thể hơn đối với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Bạn có thể bắt đầu khoá học tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Dùng AI làm Marketing có thực sự mang lại hiệu quả?

Đa số những người trong ngành truyền thông Marketing đều đã và đang sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong công việc. Công nghệ này tạo nên nhiều ý kiến trái chiều, cả về hiệu quả công việc và những ảnh hưởng khác.

Dùng AI làm Marketing có thực sự hiệu quả?
Dùng AI làm Marketing có thực sự hiệu quả?

Giống như mọi lĩnh vực khác trên thế giới, ngành marketing – truyền thông cũng đang hào hứng sử dụng AI (Artificial intelligence), đặc biệt là AI tổng quát (Generative AI), bất chấp lo ngại về các rủi ro tiềm ẩn của công nghệ này đối với nhiều khía cạnh của cuộc sống lẫn công việc.

Khảo sát từ The Conference Board và Ragan Communications cho thấy 87% người trong ngành marketing và 85% người trong ngành truyền thông đã và đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho công việc hàng ngày.

Ông Ivan Pollard, Trưởng nhóm Trung tâm Marketing và Truyền thông tại The Conference Board, nhận xét rằng việc ứng dụng AI sẽ thay đổi chu trình làm việc trong mọi khía cạnh của ngành. Do đó người trong ngành cũng nên nắm bắt, tìm ra những ưu điểm và tập trung khai thác những thứ mà AI có thể hỗ trợ.

Những cách ứng dụng phổ biến nhất của AI đối với các người làm marketing là tóm tắt nội dung (44%), thực hiện các công việc cần thu thập nhiều tin tức hoặc gợi ý tưởng (41%), tạo các nội dung cá nhân hóa cho người dùng (33%), nghiên cứu (30%), sản xuất nội dung nhanh hơn (30%), cải thiện dịch vụ khách hàng (17%).

Những người làm marketing ở mức độ trung cấp hoặc cấp thấp là những người tích cực áp dụng AI nhất, và họ cũng đang có sự ảnh hưởng định hình sự phát triển của AI trong tổ chức của mình. Trong khi đó, các nhà marketer cấp cao cũng có cái nhìn lạc quan về kết quả mà AI đem lại, cả về sự cải tiến, chất lượng công việc và tính sáng tạo.

Mặc dù được ứng dụng nhiều, thế nhưng AI vẫn tạo ra những luồng ý kiến trái chiều về hiệu quả của mình. Chỉ khoảng 40% cho rằng AI giúp họ cải thiện chất lượng công việc và tính sáng tạo. Trong khi đó, tỷ lệ người trải nghiệm kết quả trái ngược là 30%.

Bên cạnh đó, 40% người được khảo sát nhận định rằng AI sẽ khiến số lượng công việc giảm, và 22% cho rằng AI ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa đội nhóm. Đó là còn chưa kể những tác động tiềm ẩn khác như thông tin sai lệch hoặc rủi ro pháp lý.

Ông Denise Dalhoff, tác giả bài báo cáo, nhà nghiên cứu cấp cao tại The Conference Board, nhấn mạnh rằng những luồng ý kiến trái nhiều này thể hiện được một câu hỏi quan trọng trong ngành, đó là AI có tác động như thế nào đến tính sáng tạo và chất lượng công việc.

Với câu hỏi này, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu AI được sử dụng để truyền cảm hứng và tăng cường – chứ không phải thay thế – các ý tưởng của con người, thì nó có thể đem đến những tác động tích cực, góp phần nâng cao khả năng sáng tạo tổng thể.

Tuy nhiên, các công nghệ AI, nhất là AI tổng quát, vẫn mới đang ở thời kỳ sơ khai nên hiệu quả của nó với marketing vẫn còn nhiều biến động. Có thể những con số kể trên sẽ còn thay đổi nhiều chỉ sau một vài năm nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược kinh doanh đặc biệt của chuỗi siêu thị Mỹ Costco

Đến tháng 7/2022, chuỗi siêu thị bán sỉ lớn nhất và được yêu thích hàng đầu ở Mỹ – Costco có tổng 847 cửa hàng với gần 120 triệu thành viên. Đặc biệt, phần lớn lợi nhuận của Costco lại đến từ chiến lược kinh doanh thu phí thẻ thành viên.

Chiến lược kinh doanh đặc biệt của chuỗi siêu thị Mỹ Costco
Chiến lược kinh doanh đặc biệt của chuỗi siêu thị Mỹ Costco

Lợi nhuận chủ yếu đến từ nguồn thu không ngờ tới.

Theo báo cáo tài chính năm 2021, chuỗi siêu thị Costco đã bán được 192 tỷ USD tiền hàng hóa và thu về 3,9 tỷ USD tiền phí thẻ thành viên. Tỷ suất lợi nhuận gộp không bao gồm phí thẻ thành viên là khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận mà các nhà bán lẻ truyền thống khác được hưởng.

Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận của Costco không đến từ việc bán hàng mà đến từ việc thu phí thành viên. Tính đến ngày 28/8/2022, Costco thu về 222,7 tỷ USD từ hoạt động bán hàng. Trong đó, giá vốn là 199,4 tỷ USD và chi phí bán hàng (Sales), chi phí quản trị doanh nghiệp là 19,8 tỷ USD. Như vậy, lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng của Costco là 3,6 tỷ USD.

Trong khi đó, hoạt động bán thẻ thành viên đã mang lại cho Costco 4,2 tỷ USD, đóng góp tới 54% vào khoản lợi nhuận thuần từ hoạt động của Costco.

Được biết, để sở hữu thẻ thành viên của siêu thị này, mỗi thành viên hạng Gold Star phải chi trả 60 USD/năm trong khi muốn nâng cấp lên hạng Executive thì số tiền cần chi trả là gấp đôi.

Với thẻ Gold Star, khách hàng được phép mua sắm ở tất cả cửa hàng Costco với giá ưu đãi. Trong khi đó, khách hàng sở hữu mức thẻ 120 USD/năm mỗi năm sẽ được hoàn 2% trên tổng số tiền mua sắm ở Costco cùng với rất nhiều khoản hoàn tiền khác sau khi đổ xăng,ăn uống, du lịch, mua sắm….

Costco luôn có lượng khách hàng cực kì ổn định, tỷ lệ duy trì lên tới 91,3%. Tức là, nếu có 100 khách hàng thì có tới 91 người sẵn sàng gia hạn thẻ thành viên của mình trong năm sau. Dù phải mất 1 khoản tiền mới có thể sở hữu thẻ thành viên nhưng khách hàng luôn cảm thấy hài lòng vì mức giá ở Costco thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Coi việc quảng cáo là không cần thiết.

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ chi một khoản tiền lớn cho việc quảng bá, Marketing nhằm thu hút khách hàng vào cửa hàng của họ.

Tuy nhiên, Costco chưa từng chi tiêu bất kì khoản tiền nào cho quảng cáo, bởi: “Chúng tôi coi quảng cáo là xấu xa bởi vì nó tốn tiền; bất cứ điều gì làm tăng giá hàng hóa của chúng tôi đều xấu” – Jim Sinegal, người đồng sáng lập Costco nói.

Cũng chính nhờ động thái này mà Costco đã tiết kiệm được khoảng 2% chi phí một năm, cho phép công ty tái đầu tư số tiền đó vào việc giảm giá. Chiến lược này đã giúp Costco bán ra những sản phẩm có giá thấp hơn đối thủ.

Chiến lược giá bán cạnh tranh.

Chiến lược giá bán cạnh tranh là một lợi thế khác của Costco.

Với gần 120 triệu thành viên tính đến tháng 7/2022, Costco hoàn toàn có lợi thế đàm phán giá cả đối với các nhà cung ứng bởi số lượng hàng hóa tiêu thụ cực lớn.

Costco cũng xây dựng hệ thống siêu thị đơn giản để đảm bảo chi phí thấp, dễ vận hành.

Bên cạnh đó, Costco còn xây dựng nhãn hiệu riêng Kirkland chuyên cung cấp các mặt hàng có nguồn gốc từ thiên nhiên, thực phẩm chức năng, rượu với giá thành hợp lý. Ước tính các sản phẩm mang thương kiệu Kirkland đóng góp khoảng 30% doanh số bán hàng của Costco vào năm 2019.

Lương cao tỉ lệ thuận với năng suất lao động cao.

Mức lương mà Costco trả cho nhân viên của mình cao hơn rất nhiều so với các nhà bán lẻ khác. Vào đầu năm 2019, mức lương tối thiểu theo giờ tăng lên 15 USD; vào đầu năm 2021, nó tăng lên 16 USD và tiếp tục tăng lên 17 USD vào cuối năm.

Cuối năm 2022, mức lương trung bình mỗi giờ mà Costco trả cho nhân viên là khoảng 18,04 USD, trong khi các nhà bán lẻ khác chỉ trả khoảng 13,99 USD. Nhân viên Costco cũng được nhận các gói bảo hiểm sức khỏe do công ty tài trợ.

Với mức lương như vậy, một nhân viên Costco trung bình tạo ra doanh thu gần gấp ba lần so với một nhân viên trung bình của Walmart và Target (2 đối thủ cạnh tranh). Điều này đã chứng tỏ sự thành công của việc áp dụng hiệu quả mô hình kinh doanh của Costco.

Vì được trả lương cao, nhân viên của Costco rất vui vẻ, họ nhiệt tình chăm sóc và giúp đỡ để khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Đó cũng là một trong những lí do khiến khách hàng quay lại cũng như gia hạn thẻ thành viên của mình.

Chiến lược kinh doanh của Costco là chiến lược kinh doanh có 1-0-2, được xem như độc đáo nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu

Mạng xã hội X (Twitter cũ) vừa thông báo ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu, chiến lược được cho là nhằm mục tiêu lôi kéo các nhà quảng cáo quay lại nền tảng.

Twitter ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu
Twitter ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu

Theo đó, mạng xã hội Twitter, hiện được gọi là X, vừa công bố về mối quan hệ đối tác mới hướng tới mục tiêu giúp mở rộng các biện pháp an toàn thương hiệu cho các nhà quảng cáo trên nền tảng.

Thông qua mối quan hệ đối tác mở rộng với một công ty công nghệ quảng cáo có tên là Integral Ad Science, X hay Twitter sẽ cung cấp nhiều công cụ quảng cáo mới cho phép các nhà quảng cáo tách những nội dung của thương hiệu ra khỏi các từ khóa không mong muốn với kết quả được cho là “hiệu quả đến 99%”.

Mối quan hệ đối tác và công cụ quảng cáo mới được ra mắt trong bối cảnh X đang đối mặt với hàng loạt các thách thức khác nhau, từ việc nhiều nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng, lượng người dùng sụt giảm do sự cạnh tranh của các nền tảng đối thủ (ví dụ như Instagram Threads) hay nhiều nhân viên quản lý nội dung cũng bị sa thải. Doanh thu quảng cáo của X cũng báo cáo giảm đến hơn 50% từ thời điểm xảy ra các thay đổi.

Với các công cụ mới, nhà quảng cáo cũng sẽ có thể cài đặt các chế độ loại bỏ khác nhau, giúp loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần từ các nội dung không phù hợp.

Cuối cùng, một danh sách chặn tự động (automated blocklist) cũng sẽ là một công cụ an toàn thương hiệu khác dành cho các nhà quảng cáo, cho phép người làm marketing cấm thương hiệu của mình xuất hiện kế bên các nội dung có chứa những từ khóa nhất định.

Marketer có thể xem chi tiết thông báo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Quy định nghệ sỹ hay KOLs phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây đã có tờ trình gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó đề xuất bổ sung quy định hoạt động của người có ảnh hưởng như nghệ sĩ, KOL khi quảng cáo sản phẩm.

Quy định nghệ sỹ hay KOLs phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo
Quy định nghệ sỹ hay KOLs phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo

Đề xuất nghệ sĩ phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là phù hợp và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bởi nếu điều này được thực hiện, sẽ hạn chế được tình trạng nhiều nghệ sĩ đang bất chấp để quảng cáo sai sự thật.

Theo đó, dự thảo đề cương nêu rõ: “Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải đảm bảo yêu cầu: phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện, khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên trang mạng xã hội khi có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm”.

Rất nhiều người ủng hộ và cho rằng đề xuất là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh quảng cáo tràn lan, bát nháo như hiện nay. Theo TS Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh thì đề xuất này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất là hay, thiết thực và hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, trong đề xuất cũng cần làm rõ hơn, thế nào là người có tầm ảnh hưởng, ở mức độ nào? Thứ hai là cần thêm có những cơ sở pháp lý đối với chứng nhận tiêu chuẩn của các sản phẩm này. Những người tham gia quảng cáo buộc phải hiểu, phải đọc mới nhận lời quảng cáo cho các sản phẩm đó.

Kiếm tiền từ hoạt động quảng cáo dựa trên hình ảnh và thương hiệu cá nhân là hợp pháp. Thế nhưng nếu bất chấp hoặc dễ dãi hay vì lợi ích trước mắt mà không kiểm chứng nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thì chính các nghệ sĩ đó đã vô tình tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật, lừa dối người tiêu dùng.

Chính vì thế, nếu đề xuất này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thông qua thì có thể ngăn chặn, hạn chế được tình trạng nhiều nghệ sĩ đang bất chấp để quảng cáo sai sự thật. “Nếu đề xuất này được thông qua thì nó tốt được về tất cả các phía, thể hiện được trách nhiệm của tất cả các bên khi tham gia: nhà nước có trách nhiệm hơn, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình, các nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo thì phải tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm”, TS Đặng Vũ Cảnh Linh khẳng định.

Việc thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là một vấn đề phức tạp, cần có sự cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng giữa các cơ quan quản lý, các nghệ sĩ và các chuyên gia liên quan để tạo ra một hệ thống thẩm định hợp lý và đáng tin cậy.

Chính vì thế một vấn đề đặt ra là khi các nghệ sĩ, những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội quảng cáo dùng và thẩm định sản phẩm thì ai sẽ là người kiểm tra, giám sát, đánh giá độ xác thực của những đánh giá đó đang là vấn đề cần quan tâm. TS Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng nên có một khung khi đưa ra một chế tài.

Tức là khi các nghệ sĩ tham gia quảng cáo, nếu họ thể hiện cảm xúc của họ thì chỉ về cái việc sử dụng sản phẩm đấy thôi. Còn về chất lượng của sản phẩm thì phải có những minh chứng. Nếu như chúng ta làm được câu chuyện này thì không cần quan tâm đến việc thẩm định những lời các nghệ sĩ nói bởi vì những lời đó nó chỉ mang tính chất cảm xúc thôi.

Đề xuất nghệ sĩ phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo: Khó nhưng cần thiết. Đặc biệt nếu đề xuất của được thông qua thì cũng gặp không ít khó khăn khi kiểm tra, giám sát thực thi việc này. Bởi vậy cần tạo ra các cơ chế đảm bảo tính độc lập và khách quan trong việc thẩm định sản phẩm để các cơ quan thẩm định không bị ảnh hưởng bởi áp lực từ các bên liên quan hoặc lợi ích cá nhân.

Theo TS Đặng Vũ Cảnh Linh, quan trọng nhất là phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các nhà chuyên môn, đặc biệt là các cơ quan khoa học.

Chẳng hạn như thuốc đông y thì phối hợp với hội đông y, các nhà đông y thẩm định về chất lượng các sản phẩm đó. Bên cạnh đó cũng cần những chế tài, quy trình hướng dẫn việc này thì mới làm được và làm dần dần chứ không thể làm ngay tất cả các sản phẩm.

Việc thực hiện chế tài thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là một quá trình phức tạp và cần sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong hoạt động quảng cáo nhưng cũng bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ và sự sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật. Chính vì thế, không thể nóng vội mà cần phải có một lộ trình.

TS Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng, trên thực tế, quyền lợi của người tiêu dùng đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi. Cho nên cần có những chế tài mạnh để xử lý các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Đặc biệt là từ phía doanh nghiệp, bởi vì đôi khi những người quảng cũng là căn cứ vào hợp đồng và những lời nói như vậy thôi, nên các doanh nghiệp phải có sự cam kết rõ ràng về sản phẩm của mình.

Sau rất nhiều những quảng cáo sai sự thật của một số nghệ sĩ, đã đến lúc cần chấn chỉnh để trả lại môi trường trong lành cho xã hội và cho chính nghệ thuật.

Việc thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo có thể coi là một biện pháp hữu ích trong việc đảm bảo tính trung thực và đạo đức trong lĩnh vực quảng cáo, giúp người tiêu dùng không bị lừa đảo hoặc nhận thông tin sai lệch về sản phẩm, cũng qua đây giúp tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với các nghệ sĩ và thương hiệu nhãn hàng.

Quan trọng là cần một lộ trình hợp lý để việc triển khai thực hiện được hiệu quả, đảm bảo tính minh bạch, khách quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo VOV

TVC là gì? Mọi yếu tố cần biết về TVC quảng cáo

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các nội dung và lý thuyết căn bản quan trọng về thuật ngữ TVC (Television Commercial) trong bối cảnh ngành quảng cáo nói riêng và truyền thông Marketing nói chung như: TVC là gì, Khái niệm TVC trong ngành quảng cáo và marketing, vai trò của các TVC quảng cáo là gì, các yếu tố tạo nên một TVC thành công, công thức xây dựng hay quy trình sản xuất TVC, một số ví dụ về TVC quảng cáo sản phẩm và hơn thế nữa.

TVC là gì
TVC là gì? Tất cả những gì cần biết về TVC quảng cáo

Được sử dụng rộng rãi trong ngành quảng cáo và truyền thông marketing, TVC (được viết tắt từ Television Commercial) là hình thức quảng cáo thông qua định dạng video nhằm mục tiêu truyền tải một thông điệp nào đó của thương hiệu tới người tiêu dùng. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, khái niệm TVC lại chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ nghĩa nhất.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • TVC quảng cáo là gì?
  • Vai trò của các TVC quảng cáo đối với thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC thành công.
  • Một số ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo sản phẩm.
  • Cấu trúc hoàn chỉnh của một TVC quảng cáo.
  • Công thức xây dựng hay quy trình sản xuất TVC.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ TVC trong ngành quảng cáo và truyền thông Marketing.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

TVC quảng cáo là gì?

TVC là từ viết tắt của Television Commercial hoặc Television Video Commercial trong tiếng Việt có nghĩa là Video quảng cáo thương mại. Trong nhiều trường hợp, TVC cũng được viết là TV Commercial.

Về lý thuyết, TVC là một hình thức quảng cáo vốn được biết đến là xuất hiện trên các kênh truyền hình (TV) đại chúng, tuy nhiên sau này trong thực tế, TVC lại được sử dụng theo nghĩa rộng hơn và không còn chỉ giới hạn ở kênh truyềTn thông là TV (Tivi) nữa.

Theo đó, các TVC được dùng để chỉ các video được sản xuất với mục tiêu là quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp. Dù là các video quảng cáo này được đăng tải trên TV, website hay các nền tảng mạng xã hội như YouTube và Facebook, nó vẫn được gọi chung là TVC.

Độ dài hay thời lượng của các TVC quảng cáo.

Về tổng thể, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh sử dụng, kênh truyền thông hay mục tiêu cụ thể mà độ dài của các TVC là khác nhau. Thời lượng phổ biến của các TVC được chiếu trên TV (kênh truyền hình) là 15s – 30s và 60s.

Tuy nhiên với các nền tảng kỹ thuật số hay mạng xã hội, TVC cũng có thể dài từ 10s – 20s – 30s hay các khoảng thời lượng phát sóng khác.

Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới, 30s là khoảng thời gian lý tưởng cho một TVC quảng cáo sản phẩm.

Tóm lại, trong khi độ dài của các TVC quảng cáo dường như khá đa dạng và không phụ thuộc vào một thời lượng cụ thể, điểm chung giữa chúng là NGẮN, thường dài tối đa không quá 5 phút cho một TVC hoàn chỉnh.

Các loại TVC phổ biến.

Về tổng thể, có thể phân TVC thành 2 loại đó là TVC quảng cáo trên các kênh truyền hình và TVC quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến bao gồm cả mạng xã hội.

Ngoài ra, TVC cũng có thể được phân loại dựa trên mục tiêu sử dụng TVC như:

  • TVC giới thiệu sản phẩm mới.
  • TVC kể chuyện thương hiệu (xây dựng thương hiệu).
  • TVC khuyến mãi và thúc đẩy bán hàng.
  • TVC gắn liền với các chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC).

Vai trò của các TVC quảng cáo đối với thương hiệu và doanh nghiệp.

Như đã đề cập ở trên, TVC hiếm khi là một sản phẩm tách rời, nó thường là một phần trong vô số các hoạt động quảng cáo nói riêng và truyền thông marketing nói chung của một thương hiệu cụ thể nào đó.

Cũng tương tự như các chiến thuật quảng cáo hay marketing khác, TVC đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu, lòng trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu, doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số lợi ích chính mà các TVC quảng cáo có thể mang lại cho doanh nghiệp:

TVC giúp xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu một cách hiệu quả hơn.

Trong thế giới quảng cáo (Advertising) nói chung, hầu hết các marketer đều hiểu rằng không phải người tiêu dùng nào cũng tin vào quảng cáo, hay nói một cách đúng đắn thì họ thường ghét và bỏ qua quảng cáo, đặc biệt là với các quảng cáo trên mạng xã hội.

Theo một nghiên cứu, có đến hơn 74% người tiêu dùng hay mọi người cảm thấy mệt mỏi khi phải xem các mẫu quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok, Facebook hay các nền tảng khác.

Ngược lại, các nghiên cứu về quảng cáo trên TV (TVC) lại cho thấy rằng, người tiêu dùng tin tưởng quảng cáo trên TV hơn bất cứ kênh truyền thông nào khác.

Trong khi có được niềm tin của người tiêu dùng là nền tảng cốt lõi của một thương hiệu để khiến họ quyết định mua hàng và xa hơn nữa, rõ ràng các TVC quảng cáo đang có được lợi thế vô cùng lớn và gây ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.

TVC là kênh quảng cáo đáng tin cậy và có thể xây dựng sự uy tín cho thương hiệu.

Theo một nghiên cứu của tổ chức quảng cáo thế giới IAB, 84% người tiêu dùng đồng ý rằng quảng cáo trong tin tức làm tăng hoặc duy trì niềm tin vào thương hiệu.

Một trong những lý do dẫn đến điều này là vì người tiêu dùng vốn tin tưởng vào các kênh truyền hình (thường là gắn liền với các tổ chức của nhà nước), vì tin tưởng các kênh này nên các quảng cáo được chia sẻ từ đây cũng dễ được chấp nhận và tin tưởng hơn.

Cũng vì lý do này, các TVC hay Quảng cáo trên TV cũng ảnh hưởng đến mọi người tốt hơn. TVC ảnh hưởng đến 60% số người mua sản phẩm, so với con số chỉ khoảng 40% của các quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội.

TVC giúp tiếp cận một lượng lớn đối tượng mục tiêu bao gồm nhiều khách hàng tiềm năng.

So với các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác, TVC quảng cáo hay Quảng cáo trên TV có mức độ tiếp cận lớn hơn đến nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

Một mẫu quảng cáo được chiếu trên TV có thể tiếp cận hơn 50% dân số của một khu vực hay quốc gia nào đó tại cùng một thời điểm phát sóng, điều này dường như là khong thể đối với các kênh quảng cáo trực tuyến khác.

Ngoài ra, vì TVC ít khi được nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng người xem cụ thể, thay vào đó nó tiếp cận rộng đến tất cả các người xem, tác động cộng hưởng mang lại là vô cùng lớn, đặc biệt là với các sản phẩm được sử dụng chung trong gia đình.

TVC quảng cáo giúp người tiêu dùng nhớ lâu hơn về thương hiệu.

Một trong những lợi ích khác mà các TVC quảng cáo có thể mang lại cho thương hiệu đó là nó tiếp cận và “xâm nhập” vào tâm trí của người tiêu dùng tốt hơn.

Người tiêu dùng có thể khó nhớ các mẫu quảng cáo mà họ từng xem “bất chợt” hay “thoáng qua” trên mạng xã hội tuy nhiên với TVC, khả năng tiếp nhận và ghi nhớ của họ lại cao hơn.

Một trong những lý do chính của điều này là bởi vì, một khi người tiêu dùng quyết định xem một chương trình nào đó trên TV, nghĩa là họ yêu thích và quan tâm nó, khi này sự xuất hiện của các TVC quảng cáo cũng dễ được chấp nhận hơn, thậm chí, đây còn là “phút nghỉ ngơi” trước khi tiếp tục xem chương trình chính.

Trong khi có được một vị trí tốt trong tâm trí của người tiêu dùng (Top of Mind) là nền tảng của mọi động cơ mua hàng, TVC quảng cáo là kênh truyền thông không thể bỏ qua của thương hiệu.

Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công.

Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công.
Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công.

Một khi TVC quảng cáo là kênh truyền thông mà thương hiệu nhắm tới, điều quan trọng tiếp theo là làm thế nào để thương hiệu hay doanh nghiệp có thể có được một TVC quảng cáo thành công.

Trong khi sự thành công của một TVC quảng cáo thường ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố chủ quan (năng lực thực thi của doanh nghiệp) lẫn khách quan (tác động từ ngoại cảnh), dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến điều này.

  • Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của TVC.

Cũng tương tự như bất cứ chiến thuật quảng cáo nào khác như quảng cáo trên LinkedIn hay Quảng cáo trên Google, xác định đúng đối tượng hay khách hàng mục tiêu là điểm cốt lõi đầu tiên quyết định sự thành công của các TVC quảng cáo.

Dù là thương hiệu bán sản phẩm gì, giá bao nhiêu, hay liệu khách hàng có đồng ý mua nó hay không, mọi thứ về cơ bản là không có ý nghĩa gì nếu TVC quảng cáo được chiếu đến các nhóm đối tượng không liên quan.

Để có thể giúp đảm bảo rằng thương hiệu chỉ giới thiệu TVC quảng cáo đến những khách hàng tiềm năng, các marketer cần tiến hành thu thập dữ liệu về người dùng trên các kênh liên quan, dữ liệu này có thể được thu thập lần đầu hoặc có sẵn từ các công ty nghiên cứu thị trường.

  • Xác định đúng thời điểm phát sóng TVC.

Xác định đúng đối tượng mục tiêu trên các kênh là yếu tố nền tảng đầu tiên, tiếp đó chính là thời điểm mà TVC quảng cáo nên được phát sóng.

Dù là ở đầu chương trình, giữa chương trình, cuối chương trình hay thậm chí là vào các khoảng thời gian phù hợp trong ngày, các marketer có lẽ phải cần thử nghiệm và tối ưu để có được hiệu quả cao nhất theo thời gian.

  • Xác định đúng thông điệp (nội dung) cho TVC.

Một yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự thành công của các TVC quảng cáo đó chính là thông điệp hay nội dung có trong các TVC.

Tiếp cận đúng người vào đúng thời điểm sẽ trở nên vô giá trị nếu thương hiệu truyền tải đến họ những thông điệp mà họ không quan tâm hoặc không tạo ra bất cứ một sự tác động nào đến hành vi của họ.

Để đảm bảo rằng các thông điệp xuất hiện trong các TVC là phù hợp, người làm truyền thông marketing nói chung phải thực hiện quá trình nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng, nắm các insights của họ và hơn thế nữa.

Ngoài các yếu tố chính nói trên có thể giúp một TVC quảng cáo trở nên thành công hơn, một vài nguyên tắc nhỏ khác cũng đóng góp vào điều này bao gồm:

  • Một TVC quảng cáo luôn phải đi kèm với một câu tagline cụ thể, câu này thường xuất hiện vào cuối TVC. Ví dụ với TVC của Coca-Cola, “Real Magic” chính là tagline.
  • Một TVC nên có lời kêu gọi hành động: Dù là TVC được phát với mục tiêu xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay thúc đẩy doah số bán hàng, nó nên chứa 1 lời kêu gọi hành động (CTA) ví dụ như “xem ngay” hay “mua ngay”.
  • TVC cũng nên ngắn gọn và xúc tích: Vì bạn chỉ có vài chục giây cho mỗi TVC quảng cáo, ngắn gọn, chính xác và dễ nhớ là yếu tố bắt buộc để có một TVC thành công.
  • Các TVC giải trí tác động trực tiếp vào yếu tố cảm xúc thường mang lại hiệu quả cao hơn.

Một số ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo sản phẩm.

Một khi bạn đã có thể hiểu được TVC là gì hay các yếu tố giúp tạo nên một TVC thành công, việc xem các TVC đã được chứng minh là hiệu quả của các thương hiệu lớn khác cũng giúp mang lại rất nhiều ý tưởng sáng tạo.

Dưới đây là một số ví dụ về các TVC quảng cáo tiêu biểu.

  • TVC quảng cáo của Coca-Cola.

  • TVC quảng cáo của Starbucks.

  • TVC quảng cáo của Apple.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ TVC trong ngành quảng cáo và truyền thông Marketing.

  • TVC viết tắt của từ gì?

TVC là từ viết tắt của Television Commercial hoặc Television Video Commercial, trong tiếng Việt có nghĩa là Video quảng cáo thương mại (Video quảng cáo cho mục đích thương mại).

  • TVC là gì trong kinh tế vi mô?

Trong bối cảnh kinh tế vi mô, TVC không phải là các video quảng cáo thương mại mà là ký tự viết tắt của khái niệm tổng chi phí biến đổi (TVC). Đây là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian, gồm chi phí mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho công nhân và hơn thế nữa.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những kiến thức nền tảng quan trọng cần biết khi bạn tìm hiểu về thuật ngữ TVC quảng cáo. Từ khái niệm TVC là gì, các yếu tố giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công, các loại TVC phổ biến đến các ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo.

Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể có nhiều cách hơn để xây dựng và tối ưu mức độ hiệu quả cho các TVC quảng cáo của thương hiệu của mình và xa hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Poster là gì? Cách thiết kế Poster truyền thông hiệu quả

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành thiết kế, quảng cáo hay marketing nói chung đó là Poster: Poster là gì? Các loại Poster phổ biến nhất hiện nay, một số kỹ thuật thiết kế Poster (Áp phích) quảng cáo và truyền thông hiệu quả, các mẫu Poster thường dùng và hơn thế nữa.

Poster là gì
Poster là gì? Các loại Poster phổ biến nhất hiện nay

Nằm trong bối cảnh thiết kế hay quảng cáo nói riêng và truyền thông marketing nói chung, poster (trong tiếng Việt có nghĩa là Áp phích) chính là các ấn phẩm thiết kế được xây dựng với mục tiêu truyền tải thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hay đơn giản là một sự kiện nào đó đến công chúng. Tuỳ vào từng mục đích và bối cảnh sử dụng cụ thể, các poster được thiết kế và in ấn theo những cách khác nhau.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Poster là gì?
  • Lịch sử hình thành của thuật ngữ hay khái niệm Poster.
  • Các loại Poster phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • Phân biệt Poster với các loại ấn phẩm thiết kế tương tự khác.
  • Những nguyên tắc cơ bản cần biết để thiết kế nên một Poster truyền thông đẹp và hiệu quả.
  • Những bước cơ bản để thiết kế nên một Poster là gì?
  • Cách sử dụng Poster trong ngành truyền thông Marketing nói chung.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Poster (Áp phích)?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Poster là gì? Một số định nghĩa phổ biến về Poster?

Poster trong tiếng Việt có nghĩa là Áp phích, thuật ngữ được được sử dụng để chỉ các ấn phẩm thiết kế được sản xuất và sử dụng với mục tiêu truyền tải thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hay đơn giản là về một sự kiện nào đó tới công chúng mục tiêu.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay bối cảnh sử dụng cụ thể mà các poster được thiết kế và thể hiện theo những cách thức khác nhau.

Ngoài khái niệm phổ biến nói trên, poster cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau, dưới đây là các định nghĩa phổ biến nhất.

Theo từ điển Cambridge, Poster là một bức tranh, ảnh chụp hoặc thông báo được in khổ lớn được sử dụng bằng cách dán hoặc ghim vào một vật nào đó ví dụ như bức tường hay bảng thông báo, thường là để trang trí, giới thiệu thông tin hoặc để quảng cáo cho một điều gì đó.

Theo Wikipedia, Poster hay còn được gọi là Áp phích là một khổ (tờ) giấy lớn được đặt trên một không gian công cộng để quảng bá hay giới thiệu cho một thứ gì đó hoặc là đặt trên tường để trang trí. Thông thường, một Poster sẽ bao gồm cả yếu tố văn bản (chữ viết) và đồ họa (graphics), mặc dù nó cũng có thể là chỉ văn bản hoặc đồ hoạ.

Poster được sử dụng để làm gì?

Như đã đề cập ở trên, Poster là một khái niệm khá rộng, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể mà Poster được sử dụng theo những cách khác nhau cho các mục đích khác nhau.

Poster được sử dụng để thông báo thông tin cho một sự kiện, để quảng cáo cho một sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiêp tại những địa điểm có nhiều người chú ý hay để truyền tải thông điệp cho một thương hiệu cụ thể nào đó tới người tiêu dùng.

Poster có thể được sử dụng với mục đích thương mại (ví dụ doanh nghiệp sử dụng Poster để quảng cáo cho sản phẩm) hoặc phi thương mại (ví dụ một tổ chức phi chính phủ sử dụng Poster để kêu gọi mọi người bảo vệ động vật hoang dã).

Tóm lại, Poster được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày, từ ở ngoài đường, các tụ điểm công cộng đến các rạp chiếu phim, bạn đều có thể nhìn thấy Poster.

Lịch sử hình thành của thuật ngữ hay khái niệm Poster.

Về tổng thể, khi nói đến lịch sử hình thành của khái niệm hay thuật ngữ Poster (Áp phích), có 5 giai đoạn chính bạn cần biết bao gồm: Giai đoạn giới thiệu, Giai đoạn ứng dụng hàng loạt, Giai đoạn Poster đi sâu hơn vào yếu tố nghệ thuật, Giai đoạn hoàng kim của Poster và cuối cùng là Giai đoạn suy tàn và trỗi dậy.

Dưới đây là chi tiết từng giai đoạn.

Giai đoạn giới thiệu – Poster chính thức được ra đời.

Theo nhà sử học người Pháp Max Gallo, “trong hơn hai trăm năm, Poster hay còn được gọi là Áp phích đã được trưng bày ở những nơi công cộng trên khắp thế giới.

Posters gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng về mặt hình ảnh, chúng được thiết kế để thu hút sự chú ý của người qua đường, khiến mọi người nhận thức được một quan điểm chính trị, lôi kéo sự quan tâm hay tham gia các sự kiện cụ thể hoặc khuyến khích họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó.”

Các Poster hiện đại đã có từ giữa thế kỷ 19 và sau đó đã trải qua một loạt các thay đổi khác nhau. Đầu tiên, ngành công nghiệp in ấn đã hoàn thiện kỹ thuật in màu và do đó có thể sản xuất hàng loạt các hình ảnh lớn với chi phí thấp.

Thứ hai, khi sự kiểm duyệt của chính phủ đối với các không gian công cộng ở những quốc gia như Pháp đã được dỡ bỏ, các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Poster để quảng bá sản phẩm cho những người tiêu dùng ở các khu vực đông dân cư.

Trong hơn một trăm năm, Poster đã được công nhận là một loại hình nghệ thuật quan trọng, thu hút các nghệ sĩ ở mọi cấp độ, từ các họa sĩ đến các nhà thiết kế sân khấu và thương mại.

Poster được ứng dụng hàng loạt (Đại trà).

Poster, ở dạng biển báo (placards) vốn đã được sử dụng từ thời xa xưa, chủ yếu được sử dụng để quảng cáo và thông báo.

Các Poster bằng văn bản thuần tuý cũng có một lịch sử lâu đời: chúng được sử dụng để quảng cáo các vở kịch của Shakespeare hay giúp người dân biết đến các tuyên bố của chính phủ.

Tuy nhiên, một trong những sự kiện được cho là đánh dấu một cuộc cách mạng vĩ đại của Poster đó là sự phát triển của các kỹ thuật in cho phép sản xuất và in màu hàng loạt với giá rẻ, kỹ thuật này được phát minh vào năm 1796 bởi một người Đức tên là Alois Senefelder.

Kỹ thuật in màu cho phép các Poster được thể hiện theo những cách rực rỡ và đa màu sắc hơn nhiều.

Giai đoạn Poster đi sâu hơn vào yếu tố nghệ thuật.

Đến những năm 1890, kỹ thuật in màu các Poster đã lan rộng khắp châu Âu, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Pháp đã tạo ra cái gọi là nghệ thuật Poster trong thời kỳ này.

Chéret được coi là “cha đẻ” của những Poster quảng cáo. Ông là một nghệ sĩ bút chì và một nhà trang trí khung cảnh.

Ngành công nghiệp này sau đó đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều họa sĩ đầy tham vọng khác, những người không ngừng tìm kiếm các nguồn thu nhập mới để vừa hỗ trợ bản thân vừa có thêm chi phí để theo đuổi sự nghiệp.

Qua thời gian, những tấm Poster hay Áp phích nhanh chóng biến các đại lộ của Paris hay các đường phố thành cái mà người đương thời gọi là “phòng trưng bày tranh của người nghèo”.

Đến năm 1984, sự phổ biến của nghệ thuật Poster đã lan rộng đến mức có không ít các cuộc triển lãm lớn về Poster đã được tổ chức tại Paris, Pháp.

Thời hoàng kim của Poster.

Đến những năm 1890, nghệ thuật Poster (Poster Art) đã được sử dụng rộng rãi ở các khu vực khác của Châu Âu, dùng để quảng cáo (Advertising) mọi thứ, từ những xe đạp đến các trận đấu bò.

Vào cuối thế kỷ 19, trong thời đại được gọi là Belle Époque, vị thế của các Poster như một loại hình nghệ thuật nghiêm túc đã được phát triển thêm một bước mới.

Giữa năm 1895 và 1900, Jules Chéret đã tạo ra một sê-ri có tên là Maîtres de l’Affiche (Bậc thầy về Poster), sản phẩm này không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn được công nhận là một ấn phẩm thiết kế lịch sử quan trọng.

Poster quảng cáo (Advertisement Poster) đã trở thành một loại hình nghệ thuật đồ họa đặc biệt trong thời hiện đại.

Giai đoạn suy tàn và trỗi dậy của các Poster.

Mặc dù từng được xem là một cuộc cách mạng về thiết kế và loại hình nghệ thuật đặc sắc, các Poster sau đó bị thách thức bởi các phương thức quảng cáo và truyền thông mới hơn, việc sử dụng Poster bắt đầu suy giảm từ sau Thế chiến thứ nhất.

Bên cạnh việc bị thách thức bởi các hình thức giao tiếp và truyền tải thông tin mới hơn, Poster cũng bị cho là không còn phù hợp vì chúng làm xấu các không gian hay địa điểm công cộng.

Từ các Tạp chí thị trường đại chúng (Mass Market Magazines), đài phát thanh và sau đó là truyền hình (TV) cũng như biển quảng cáo (billboards) đều dần chiếm hết ngân sách Marketing của nhà quảng cáo.

Trong khi các Poster vẫn tiếp tục được sản xuất và sử dụng để quảng cáo sản phẩm, chúng không còn được coi là một hình thức quảng cáo chính. Càng ngày, các Poster được sử dụng chủ yếu để trang trí (ví dụ trang trí nhà cửa) và thông báo (phi thương mại).

Vào giữa những năm 1960, Poster một lần nữa được xem là tái sinh tuy nhiên lại không thể lan rộng hơn về mục đích sử dụng, trang trí và thông báo phi thương mại vẫn là các mục đích chính.

Các loại Poster truyền thông phổ biến nhất hiện nay là gì?

Kể từ khi được ra mắt lần đầu cho đến nay, các Poster được sử dụng theo nhiều bối cảnh khác nhau, trong đó các loại Poster phổ biến phải được kể đến như Poster quảng cáo, Poster sự kiện, Poster phim, Poster tuyên truyền cho mục đích chính trị hay Poster cho du lịch. Dưới đây là chi tiết tất cả các loại Poster phổ biến nhất.

Poster tuyên truyền và chính trị.

Ví dụ về Poster tuyên truyền và chính trị.
Ví dụ về Poster tuyên truyền và chính trị.

Được ra đời trong bối cảnh chiến tranh, các Poster những ngày đầu cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chính trị với mục tiêu chủ yếu là tuyên truyền và vận động (người dân).

Ở giai đoạn này, đa phần các tấm Poster được thiết kế và in đơn giản, sau đó chủ yếu được treo hoặc dán ở khắp các con phố.

Poster quảng cáo.

Ví dụ về Poster quảng cáo.
Ví dụ về Poster quảng cáo.

Một trong những loại Poster truyền thông phổ biến khác đó là Poster quảng cáo. Khác với các Poster chính trị, các Poster quảng cáo thường được thiết kế với màu sắc bắt mắt hơn với mục tiêu thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Tuỳ vào vào từng mục đích cụ thể mà các Poster quảng cáo có thể được sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới, tính năng mới, kết hợp trong các chiến dịch truyền thông marketing tích hợp (IMC) và hơn thế nữa.

Poster phim.

Ví dụ về Poster phim.
Ví dụ về Poster phim.

Không phải ngày nay bạn mới có thể thấy các tấm Poster về các bộ phim từ trên đường phố đến cả trong rạp chiếu phim.

Từ lâu, cách đây hàng chục năm về trước, ngành công nghiệp điện ảnh đã phát hiện ra rằng các tấm Poster có màu sắc rực rỡ là một cách dễ dàng để bán các bộ phim của họ.

Poster du lịch.

Hoạt động tương tự như các loại Poster quảng cáo. Tuy nhiên, thay vì quảng cáo cho các sản phẩm của doanh nghiệp, các Poster du lịch đề xuất một điểm đến du lịch hoặc đơn giản là nghệ thuật trình bày một địa điểm cụ thể nào đó theo cách lôi cuốn người xem.

Poster đường sắt.

Trong những ngày đầu của đường sắt chạy bằng hơi nước ở Anh, nhiều công ty đường sắt khác nhau đã quảng cáo các tuyến đường và dịch vụ của họ trên các tờ giấy in đơn giản, nó chính là tiền thân của các Poster.

Đến những năm 1850, với sự cạnh tranh ngày càng tăng và những cải tiến mới trong công nghệ in ấn, các thiết kế hình ảnh đã được đưa vào Poster quảng cáo.

Poster sự kiện.

Một loại hình Poster truyền thông phổ biến khác đó là Poster sự kiện.

Các Poster quảng cáo hay giới thiệu sự kiện đã trở nên phổ biến đến mức bất kỳ loại sự kiện công cộng nào, từ một cuộc mít tinh đến một vở kịch, đều có thể được quảng bá bằng Poster. Một số loại sự kiện đã trở nên đáng chú ý hơn nhiều nhờ Poster quảng cáo sáng tạo của họ.

Poster cho các buổi hòa nhạc.

Nhiều buổi hòa nhạc, đặc biệt là các buổi hòa nhạc theo kiểu rock, thường sử dụng các Poster được thiết kế riêng để quảng cáo cho sự kiện.

Poster quảng cáo cho các nhóm nhạc hay nghệ sỹ nổi tiếng.

Nếu bạn từng là trẻ em vào những năm 2000, bạn sẽ không mấy xa lạ khi các tấm Poster có hình ảnh của các nhóm nhạc hay nghệ sỹ nổi tiếng được dán đầy trong phòng ngủ thậm chí là phòng khách trong các hộ gia đình.

Poster truyện tranh.

Sự nổi tiếng của truyện tranh trong những năm 1960 sau đó đã dẫn đến việc sản xuất hàng loạt các loại Poster truyện tranh trong những năm 1970 trở đi. Những Poster này thường có các nhân vật nổi tiếng trong nhiều tư thế hành động khác nhau.

Poster giáo dục.

Một loại Poster khác được sử dụng chủ yếu trong giới học thuật để quảng bá và giải thích các công việc nghiên cứu. Các Poster này thường được trình chiếu trong các hội nghị, dưới dạng phần bổ sung cho bài nói chuyện hoặc bài báo khoa học hoặc dưới dạng ấn phẩm in ấn.

Phân biệt Poster với các loại ấn phẩm thiết kế tương tự khác.

Nằm trong bối cảnh ngành marketing nói chung và quảng cáo nói riêng, Poster chỉ là một trong vô số các loại vật dụng hay hình ảnh liên quan đến thương hiệu tại các điểm bán lẻ chẳng hạn như siêu thị, chợ truyền thống, hoặc tại các sự kiện mà thương hiệu tham dự (POSM).

Cụ thể ngoài Poster thì còn có các loại ấn phẩm thiết kế khác như:

  • Leaflet

Leaflet chính là các tờ rơi hay tờ bướm nhỏ.

  • Standee

Standee là những chân đứng được thiết kế theo chiều dọc. Kích thước tiêu chuẩn của các Standee thường là ngang khoảng 60 cm và cao khoảng 160 cm.

  • Sticker

Sticker là những miếng dán nhỏ (gần như là nhỏ nhất trong tất cả các loại POSM), Sticker được sử dụng để dán lên sản phẩm hoặc tặng khách hàng để họ có thể dán lên bất cứ nơi nào họ muốn.

  • Booth

So với các loại POSM nói trên thì Booth hay các kệ lớn là có kích thước lớn nhất và được đầu tư công phu nhất.

Các Booth thường xuất hiện tại các siêu thị, chợ, các gian hàng thương mại hay tại các cửa hàng bán lẻ có diện tích rộng.

  • Devider

Divider được thiết kế nhỏ gọn và thường chứa các nội dung liên quan đến sản phẩm, các thành phần nổi bật của sản phẩm hay các USP của thương hiệu.

  • Gondola End

Gondola End là những POSM được thiết kế ngay phần đầu góc của các gian hàng trong các siêu thị, nơi các sản phẩm hay hình ảnh của thương hiệu có thể được hiển thị một cách rõ nét nhất và có khả năng thu hút nhiều sự chú ý nhất.

  • Wobbler

Wobbler đơn giản là những POSM được thiết kế theo dạng các móc khoá có thể móc, đứng hoặc dán vào một nơi nào đó.

Cách làm Poster hay những bước cơ bản để thiết kế nên một Poster là gì?

Quy trình để thiết kế nên một Poster khá đơn giản, dưới đây là một số bước chính để bạn có thể làm Poster.

  • Bước 1 – Chọn tích thước của Poster.

Cũng tương tự như bất kỳ ấn phẩm thiết kế nào khác, chúng gắn liền với các kích thước nhất định tuỳ vào từng mục đích sử dụng khác nhau.

  • Bước 2 – Xây dựng mục tiêu của Poster.

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng bối cảnh khác nhau mà các Poster hay Áp phích được sử dụng cho các mục đích khác nhau như quảng cáo sản phẩm, giới thiệu phim, ra mắt sản phẩm mới hay đơn giản chỉ là thông báo một sự kiện nào đó sắp diễn ra.

  • Bước 3 – Xác định mẫu Poster.

Là một trong những bước khá quan trọng ảnh hưởng đến mức độ phản ứng và tương tác của công chúng mục tiêu, các mẫu Poster cần được thiết kế bắt mắt với các bố cục sáng tạo khác nhau.

  • Bước 4 – Xác định tông màu của Poster.

Màu sắc luôn là thành phần quan trọng của hầu hết mọi ấn phẩm thiết kế bao gồm với cả các Poster. Tuỳ vào từng mục tiêu mà một Poster có thể chỉ có 1 hoặc một số màu nhất định hoặc có 1 màu chủ đạo và cùng với đó là các màu hỗ trợ khác.

  • Bước 5 – Xác định văn bản và đồ hoạ.

Cuối cùng, và cũng là thành phần quan trọng nhất, đó chính là nội dung sẽ được truyền tải từ Poster bao gồm cả yếu tố chữ viết (text) và đồ hoạ (graphics).

Trong thế giới hiện đại ngày nay, yếu tố đồ hoạ (hình ảnh, biểu tượng…) thường chiếm nhiều không gian nhất trên một Poster, các văn bản hay chữ viết chỉ đi theo hướng hỗ trợ để làm rõ hơn cho ý tưởng từ đồ hoạ.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Poster (Áp phích).

  • Poster nghĩa tiếng Việt là gì?

Trong tiếng Việt, Poster có thể được hiểu theo nghĩa là Áp phích hoặc Bích chương. Poster về cơ bản là một sản phẩm của sự kết hợp giữa yếu tố thiết kế và công nghệ in ấn.

  • Digital Poster là gì?

Digital Poster là các Poster kỹ thuật số. Mặc dù kể từ lúc ra đời, Poster là những sản phẩm in và được sử dụng chủ yếu trong môi trường vật lý (ví dụ trên các con đường, toà nhà…).

Tuy nhiên sau này, dưới sự phát triển của yếu tố công nghệ và mạng, các Poster cũng được xuất hiện dưới dạng kỹ thuật số trên các ứng dụng và website. Các Poster này chủ yếu phục vụ cho mục đích quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp.

  • Một Poster truyền thông đẹp và hiệu quả cần có những điều kiện gì?

Một Poster truyền thông đẹp và hiệu quả sẽ cần phải thoả mãn 4 nguyên tắc cơ bản bao gồm: Có chứa tiêu đề, có yếu tố đồ hoạ, được chèn thêm các đoạn văn bản ngắn và cuối cùng là không thể thiếu các khoảng trắng.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Poster (trong tiếng Việt có nghĩa là Áp phích). Từ các khái niệm cơ bản như Poster là gì, các loại Poster truyền thông phổ biến được sử dụng qua khác thời kỳ, đến làm sao để có thể thiết kế nên một ấn phẩm Poster đẹp và hiệu quả.

Hy vọng với những kiến thức này, bạn có thể có nhiều cách làm sáng tạo hơn khi thiết kế Poster, ứng dụng nó một cách phù hợp vào các hoạt động quảng cáo hay truyền thông của doanh nghiệp mình, và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Microsoft Advertising giới thiệu Performance Max mới

Nền tảng quảng cáo của Microsoft, Microsoft Advertising vừa thông báo ra mắt Microsoft Performance Max mới, một định dạng quảng cáo tập trung vào tận dụng năng lực của AI (trí tuệ nhân tạo).

Microsoft Advertising giới thiệu Performance Max mới
Microsoft Advertising giới thiệu Performance Max mới

Cũng tương tự như Performance Max của Google Ads, Microsoft Performance Max mới là định dạng quảng cáo hướng tới mục tiêu tự động hoá quảng cáo và nâng cao hiệu suất quảng cáo nhờ vào việc tận dụng sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo).

Microsoft Performance Max là gì?

Theo giới thiệu từ Microsoft Advertising:

“Microsoft Advertising luôn cam kết giúp khách hàng của mình tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) theo những cách dẫn đầu thị trường hướng tới mục tiêu tiết kiệm thời gian và xây dựng doanh nghiệp theo cách hiệu quả hơn.

Khi hành trình của người tiêu dùng (Customer Journey) trở nên năng động và được cá nhân hóa hơn nhiều hơn, những người làm marketing chuyên nghiệp đang đòi hỏi nhiều hơn về cách tiếp cận khách hàng từ nền tảng của chúng tôi.

Đây là lý do tại sao chúng tôi giới thiệu giải pháp quảng cáo mới Microsoft Performance Max, một loại chiến dịch mới giúp tối đa hoá sự kết hợp giữa việc nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting) và sáng tạo quảng cáo theo cách tự động hoá.”

Microsoft Performance Max hay Chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất được thiết kế để có khả năng tìm kiếm và chuyển đổi nhiều khách hàng hơn trên toàn bộ mạng lưới hiển thị của Microsoft.

Microsoft Performance Max hoạt động ra sao?

Để tối đa hoá hiệu suất quảng cáo cho các thương hiệu hay nhà quảng cáo, Microsoft Performance Max sẽ tiến hành ghép nối các nội dung quảng cáo phù hợp với các thông số nhắm mục tiêu tương ứng để từ đó liên tục tạo ra các cặp kết hợp mới cho đến khi hệ thống xác định được mẫu quảng cáo hiệu quả nhất.

Nhà quảng cáo chỉ cần chọn chiến lược hay mục tiêu quảng cáo và nhập nội dung quảng cáo của mình, Microsoft Performance Max sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của Microsoft để thực hiện các phần còn lại.

Microsoft Performance Max hiện đã có sẵn bản beta trên toàn cầu.

Những lợi ích chính của Microsoft Performance Max.

Theo công bố của Microsoft, dưới đây là những lợi ích chính của Microsoft Performance Max so với các định dạng quảng cáo khác:

  • Tự động phân phối quảng cáo ở bất cứ nơi đâu trên mạng lưới.

Dựa trên thông tin đầu vào của nhà quảng cáo, Microsoft sẽ phân phối nhiều loại quảng cáo khác nhau trên Bing, AOL, Yahoo, MSN, Edge, Outlook, v.v.

  • Tìm và thu hút những đối tượng mục tiêu có tiềm năng cao nhất.

Với sức mạnh của AI, chiến dịch quảng cáo mới này sẽ phân phối quảng cáo phù hợp cho đúng nhóm khách hàng mục tiêu một cách thông minh.

  • Đơn giản hóa quy trình xây dựng quảng cáo.

Tự động hóa giúp giải phóng thời gian của nhà quảng cáo trong khi họ vẫn nhận được báo cáo ở cấp độ chiến dịch và nội dung trong suốt quá trình thực hiện.

Bạn có thể xem thêm về cách cài đặt và bắt đầu sử dụng loại chiến dịch Microsoft Performance Max tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Meta có thể khiến việc nhắm mục tiêu quảng cáo thay đổi

Meta sẽ sớm hỏi người dùng châu Âu về việc liệu họ có đồng ý nhận các quảng cáo được nhắm mục tiêu hay không (Ad Targeting), động thái được dự báo là có thể hạn chế khả năng cá nhân hóa quảng cáo của các marketer trên nền tảng.

Meta có thể khiến việc nhắm mục tiêu quảng cáo thay đổi
Meta có thể khiến việc nhắm mục tiêu quảng cáo thay đổi

Meta theo đó sẽ sớm thông báo đến người dùng châu Âu về cách họ có thể kiểm soát và tiếp nhận các quảng cáo được nhắm mục tiêu (targeted advertising), động thái được dự báo là có thể hạn chế khả năng cá nhân hóa quảng cáo của các marketer trên nền tảng.

Trước đây, chủ sở hữu của Instagram, Facebook và cả Threads, tuyên bố rằng sẽ xử lý dữ liệu của người dùng theo cách hợp pháp nhất để phân phối các quảng cáo được cá nhân hoá, tuy nhiên, thep các quy định mới, Meta sẽ phải thay đổi.

Trong một thông báo, Meta cho biết nền tảng sẽ hỏi ý kiến và xin sự đồng ý của người dùng trước khi được phép nhắm mục tiêu quảng cáo đến họ.

Điều này tuân theo phán quyết từ Ủy viên bảo vệ dữ liệu (DPC) của Ireland vào tháng 1, cơ quan này đóng vai trò là cơ quan quản lý chính của Meta tại EU, yêu cầu Meta đánh giá lại cơ sở pháp lý về cách nhắm mục tiêu quảng cáo.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Meta mang về hơn 60 tỷ USD doanh thu quảng cáo trên toàn cầu và doanh thu từ quảng cáo chiếm đến 97% doanh thu của toàn Meta trong năm 2022.

Liên quan đến việc Meta sẽ phải thay đổi cách nhắm mục tiêu quảng cáo, các chuyên gia nhận định rằng, thế giới làm marketing sẽ phải thực hiện một bước chuyển cần thiết từ các chiến lược tập trung vào dữ liệu sang tương tác với khách hàng dựa trên niềm tin.

Thay vì tập trung hay phụ thuộc vào dữ liệu của bên thứ ba (Third Party Data), marketer sẽ phải chuyển hướng sang khai thác và tối ưu dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data).

Trong khi việc liệu người dùng có chấp nhận để Meta phân phối quảng cáo cá nhân hoá hay không vẫn là một dấu chấm hỏi, nhiều dự báo cho rằng “phần lớn họ sẽ từ chối khi các quảng cáo trên nền tảng hiện chứa quá nhiều yếu tố độc hại”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt hơn 10 tỷ USD trong quý 2 năm 2023

Với khoản doanh thu hơn 10 tỷ USD và đạt mức tăng trưởng hơn 22% trong quý 2 năm 2023, Amazon đang chứng minh rằng thị trường quảng cáo kỹ thuật số đang phục hồi mạnh mẽ.

Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt hơn 10 tỷ USD trong quý 2 năm 2023
Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt hơn 10 tỷ USD trong quý 2 năm 2023

Theo đó, Amazon đã mang về 10,683 tỷ USD từ các dịch vụ quảng cáo của mình trên nền tảng trong quý 2 năm 2023, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Amazon là minh chứng hữu hình cho việc thị trường quảng cáo trực tuyến (Online Ads) đang phục hồi đầy tích cực kể từ khi suy thoái kinh tếlạm phát đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng và kéo theo đó là các nhà quảng cáo liên tục cắt giảm ngân sách quảng cáo và thu hẹp phạm vi kinh doanh.

Hầu hết các nền tảng quảng cáo đều báo cáo tăng trưởng trong quý 2 năm 2023.

Không chỉ Amazon, cách đây vài ngày, các nền tảng quảng cáo lớn như Meta (Instagram, Facebook, WhatsApp, Instagram Threads…), Google hay Microsoft cũng đã công bố cáo cáo thu nhập quý 2, tất cả các nền tảng đều báo cáo tăng trưởng.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt ở đây là, nếu như các nền tảng vẫn được biết là nền tảng quảng cáo như Google hay Meta lại có mức tăng trưởng khá khiêm tốn, thì Amazon, vốn là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) tại có mức tăng trưởng rất ấn tượng.

Theo nhận định của MarketingTrips, điều này chủ yếu đến từ 2 lý do, thứ nhất là bản thân Amazon gần đây đã liên tục công bố tích hợp các tính năng AI tổng quát vào nền tảng khiến cho việc tìm kiếm và mua sắm trở nên dễ dàng hơn.

Lý do thứ hai là, sau khủng hoảng và suy thoái, các nhà bán lẻ trực tuyến dường như đang đầu tư nhiều hơn vào Retail Media nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp và nhanh hơn.

Mới đây, chính Amazon cũng cho biết, các công nghệ mới của nền tảng đang cho phép người làm marketing tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn ngay cả khi không sử dụng mã theo dõi (cookies) của bên thứ ba.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo kinh doanh quý 2 năm 2023 của Amazon tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

DOOH: Cách dữ liệu đối tượng có thể chuyển đổi hoạt động quảng cáo ngoài trời

Mức độ thành công của các hoạt động quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH Advertising) vốn phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

DOOH: Cách dữ liệu đối tượng chuyển đổi hoạt động quảng cáo ngoài trời
DOOH: Cách dữ liệu đối tượng chuyển đổi hoạt động quảng cáo ngoài trời

Trong thế giới marketing, có một câu nói nổi tiếng là “Khi bạn hiểu khách hàng của mình, khách hàng cũng sẽ biết điều đó”.

Tưởng chừng như là điều gì đó khá rõ ràng và hiển nhiên, để thực hiện được nó là cả một chặng đường dài, thậm chí là bất khả thi với nhiều thương hiệu.

Hầu hết các chiến dịch marketing hay quảng cáo thành công đều bắt đầu bằng việc có được sự hiểu biết sâu sắc về mong muốn, nhu cầu hay nỗi đau của khách hàng, mà thường vẫn gọi chung là đối tượng mục tiêu.

Việc xây dựng các nội dung quảng cáo phù hợp với sở thích, mối bận tâm và trải nghiệm của đối tượng mục tiêu (target audience) cho phép nhà quảng cáo khởi chạy các chiến dịch có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tốt hơn cũng như thúc đẩy mức độ liên quan và tương tác cao hơn.

Ngoài ra, việc hiểu hành vi của đối tượng mục tiêu cũng cho phép các marketer tiếp cận người xem một cách có chiến lược bằng những thông điệp thương hiệu có sức ảnh hưởng theo từng giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng (Customer Jorney), với các điểm chạm khác nhau, khách hàng sẽ mong đợi các nội dung khác nhau.

Trước đây, quảng cáo ngoài trời (OOH – Out of Home) vốn được xem là một trong các hình thức quảng cáo truyền thống, giống như với TV hay Báo in (Print Ad).

Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, với sự phát triển và hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, các quảng cáo ngoài trời dần được phủ lên một lớp công nghệ, khái niệm D-OOH (Digital Out of Home) cũng ra đời và phát triển như là một hình thức quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) quan trọng trong các chiến dịch IMC của thương hiệu.

Với D-OOH, các mẫu quảng cáo ngoài trời giờ đây không chỉ là để xem mà còn có thể tương tác lại, nhà quảng cáo cũng nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting) dựa trên các dữ liệu của đối tượng và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số chiến lược mà marketer có thể tận dụng bằng cách tích hợp dữ liệu đối tượng vào các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH) để tiếp cận đối tượng mục tiêu bằng những thông điệp có sức ảnh hưởng cao nhất.

Các loại dữ liệu đối tượng chính có trong quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời – Digital OOH Advertising.

  • Dữ liệu mẫu hành vi.

Nói về hành vi hay tâm lý của con người, nhà tâm lý học G. Stanley Hall từng nói: “Con người là một sinh vật của các thói quen. Họ có xu hướng tuân theo những khuôn mẫu hành vi tương đối dễ đoán trong cuộc sống hàng ngày, từ nơi họ làm việc, đến nơi họ vui chơi, tập thể dục hoặc bất cứ nơi nào khác.”

Thông qua việc sử dụng dữ liệu vị trí thụ động được ẩn danh (anonymized passive location data), các nhà tiếp thị có thể khai thác các mẫu hành vi này để hiểu sâu hơn về cách người tiêu dùng di chuyển trong suốt cả ngày.

Sử dụng thông tin này, nhà quảng cáo có thể xây dựng các tập đối tượng dựa trên những địa điểm mà các nhóm người tiêu dùng khác nhau ghé thăm và sau đó kích hoạt quảng cáo D-OOH phù hợp dựa trên nơi những đối tượng đó có nhiều khả năng đến nhất vào bất kỳ thời điểm nào.

  • Dữ liệu hộ gia đình.

Việc phân tích các dữ liệu mua hàng (purchase data) của người tiêu dùng có thể cung cấp cho các thương hiệu những thông tin có giá trị về nhân khẩu học, đặc tính kinh tế xã hội của hộ gia đình và cả những sản phẩm mà họ có khả năng mua trong tương lai.

Sử dụng loại dữ liệu này, các marketer có thể xây dựng nên các tệp đối tượng dựa trên các hộ gia đình đã mua một loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trong quá khứ và sau đó kích hoạt màn hình D-OOH dựa trên các địa điểm mà những người mua đó thường lui tới.

Khi các thương hiệu tìm cách mang lại nhiều giá trị hơn từ người tiêu dùng và tối đa hóa lợi tức chi tiêu marketing (ROMI), dữ liệu của bên thứ nhất (hoặc dữ liệu từ khách hàng) là một tài sản vô giá.

Theo các nghiên cứu, trung bình, những người tiêu dùng đã từng mua hàng từ một thương hiệu có khả năng mua lại một lần nữa cao hơn đến 67%, tiếp cận lại (tiếp thị lại) theo đó là một giải pháp mà các thương hiệu không thể bỏ qua.

Các dữ liệu của bên thứ nhất khi được kết hợp với quảng cáo D-OOH có khả năng mang lại một cách thức hiệu quả để thu hút những người có khả năng mua hàng cao, vào thời điểm và địa điểm quan trọng nhất.

Sử dụng D-OOH để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Như đã phân tích ở trên, với bất cứ hoạt động marketing hay quảng cáo nào, việc có được những sự hiểu biết nhất định về khách hàng hay đối tượng mục tiêu là nền tảng cốt lõi, với D-OOH cũng vậy.

Bằng cách xây dựng đối tượng D-OOH dựa trên lịch sử mua hàng, thói quen mua sắm và đặc điểm nhân khẩu học, nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu một cách hiệu quả tới những người tiêu dùng có tiềm năng cao bằng những thông điệp có sức ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến nhu cầu của họ.

Việc hiểu được các kiểu hành vi cụ thể của những đối tượng này cũng cho phép nhà quảng cáo kích hoạt các màn hình D-OOH vào đúng thời điểm, dữ liệu một lần nữa lại là chìa khoá thành công của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Microsoft đang khiến thế giới quảng cáo trực tuyến trở nên nhẹ nhàng hơn

Nếu như các yếu tố kỹ thuật liên quan đến việc đo lường chuyển đổi quảng cáo có thể khiến không ít marketer e ngại thì cập nhật mới đây của Microsoft sẽ giúp giải quyết bớt phần nào.

Microsoft đang khiến thế giới quảng cáo trực tuyến trở nên nhẹ nhàng hơn
Microsoft đang khiến thế giới quảng cáo trực tuyến trở nên nhẹ nhàng hơn

Theo đó, theo thông báo mới đây của nền tảng quảng cáo của Microsoft, Microsoft Advertising, các nhà quảng cáo của Microsoft hiện có thể cài đặt chuyển đổi mà không cần phải sử dụng mã code như trước đây.

Cụ thể, thông qua kiểu chiến dịch thông minh (Smart Campaigns), các nhà quảng cáo toàn cầu của Microsoft hiện có thể bấm nút lựa chọn mục tiêu chuyển đổi thay vì phải thêm các đoạn code vào website thường khá phức tạp và mất thời gian.

Trong quá trình cài đặt chiến dịch, nhà quảng cáo chỉ cần chọn “Enable Microsoft Clarity” ở phần cài đặt mục tiêu của chiến dịch và thực hiện các bước đơn giản sau đó là có thể sử dụng tính năng mới này.

Bạn cũng có thể xem chi tiết về cách thức hoạt động và cài đặt tính năng tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

AdRoll tích hợp với WooCommerce cung cấp giải pháp Marketing tích hợp

Nền tảng Marketing tăng trưởng và Digital Marketing AdRoll vừa thông báo hợp tác với nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở WooCommerce nhằm mục tiêu cung cấp một giải pháp Marketing tích hợp cho thương hiệu.

AdRoll tích hợp với WooCommerce cung cấp giải pháp Marketing tích hợp
AdRoll tích hợp với WooCommerce cung cấp giải pháp Marketing tích hợp

Thông qua hợp tác mới, AdRoll và WooCommerce sẽ mang đến những giải pháp marketing và quảng cáo mang tính tích hợp và đồng nhất cho các nhà bán hàng thương mại điện tử (eCommerce) trên nền tảng.

AdRoll, được biết đến là nền tảng hỗ trợ các hoạt động marketing trên môi trường số, trong khi đó, WooCommerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở (Open Source) chuyên dành cho WordPress (nền tảng thiết kế website).

Các nhà bán hàng hiện sử dụng nền tảng này theo đó sẽ có thể theo dõi và tiếp cận người mua sắm trực tuyến trên nhiều kênh thông qua các chiến dịch phối hợp.

Mục tiêu chính khi AdRoll liên kết với WooCommerce là giúp các thương hiệu tăng cường chuyển đổi và thúc đẩy doanh thu bán hàng (Sales) bằng cách nhắm mục tiêu (targeting) thẳng đến những khách hàng tiềm năng trên các website, mạng xã hội và các nền tảng khác.

Tăng cường tương tác với khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi là mục tiêu khi AdRoll tích hợp với WooCommerce.

Việc AdRoll tích hợp với WooCommerce cho phép người bán hàng thương mại điện tử (eCommerce merchants) thêm các mã pixel theo dõi vào website của họ một cách dễ dàng và thuận tiện hơn (như cách bạn thêm Facebook Pixel hay TikTok Pixel).

Sau khi thêm mã, nhà bán hàng có thể theo dõi các hành động của khách hàng truy cập vào website như như thêm các mặt hàng vào giỏ hàng hay xem trang thanh toán theo thời gian thực.

Người bán cũng có thể sử dụng dữ liệu được thu thập này để xây dựng thành các tập chân dung khách hàng dựa trên hành trình mua sắm của họ, phục vụ cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo sau này.

Việc tích hợp với WooCommerce cũng còn cho phép AdRoll kéo các sản phẩm từ WooCommerce qua nền tảng, điều này cho phép người bán hiển thị các mẫu quảng cáo giới thiệu các sản phẩm mà khách hàng đã thể hiện sự quan tâm trước đó.

Việc hợp tác cũng giúp thiết lập hoạt động tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation).

Việc AdRoll tích hợp với WooCommerce cho phép các marketer thiết lập và khởi chạy các chiến dịch marketing được cá nhân hóa mà không cần sự hỗ trợ của nhà phát triển (dev) hay các yếu tố kỹ thuật phức tạp khác.

Quảng cáo cũng có thể được hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Pinterest và cả email để tác động đến hành vi mua hàng của người mua sắm trên môi trường trực tuyến.

Hiện quá trình tích hợp đã được hoàn tất do đó các thương hiệu hay marketer đã có thể bắt đầu sử dụng để khởi chạy chiến dịch.

Bạn có thể xem thông tin về quá trình tích hợp tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google bị báo cáo lỗi hiển thị quảng cáo trên trang tìm kiếm

Google Ads đã bị báo cáo là lỗi hiển thị quảng cáo, hiển thị nhiều hơn số lượng các mẫu quảng cáo thông thường.

Google bị báo cáo lỗi hiển thị quảng cáo (và hiện đã được xử lý)
Google bị báo cáo lỗi hiển thị quảng cáo (và hiện đã được xử lý)

Theo báo cáo của các nhà quảng cáo Google Ads, Google Tìm kiếm (Search) đang hiển thị nhiều hơn các mẫu quảng cáo so với thông thường, cụ thể Google hiển thị đến 5 mẫu quảng cáo trong khi theo thông thường thì chỉ có tối đa 4 mẫu quảng cáo được hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) cho một từ khoá.

Trong khi nhiều nhà quảng cáo cho rằng Google đang thêm các kết quả quảng cáo thì đại diện phụ tách sản phẩm quảng cáo của Google xác nhận rằng đây chỉ là “lỗi kỹ thuật” và đội ngũ của Google đã xử lý nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

X (Twitter) ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo

X (tên cũ là Twitter) vừa thông báo ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, một cách khác để gia tăng thu thập.

X (Twitter) ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo
X (Twitter) ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo

Theo đó, X đã chính thức triển khai chương trình chia sẻ doanh thu từ quảng cáo với những nhà sáng tạo sau một khoảng thời gian dự định.

Tính năng mới của X cho phép nền tảng chia sẻ doanh thu thông qua số lần hiển thị quảng cáo từ các tài khoản của những nhà sáng tạo đã được xác minh, quảng cáo sẽ hiển thị ở các câu trả lời trên các bài đăng.

Theo X, công cụ mới này là một phần sứ mệnh của X nhằm cho phép mọi người kiếm thêm thu thập bằng cách đăng bài và tương tác trên mạng xã hội này.

Chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo của X với nhà sáng tạo được áp dụng ra sao?

Theo X, để đủ điều kiện xem xét tham gia chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, tài khoản của nhà sáng tạo phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đã đăng ký Twitter Blue (gói có trả phí của Twitter) hoặc gói dành cho tổ chức (Verified Organizations).
  • Có ít nhất 15 triệu lượt hiển thị trên các bài đăng được tích lũy trong vòng 3 tháng qua.
  • Có ít nhất 500 người theo dõi.

Nếu tài khoản của nhà sáng tạo đáp ứng đủ các điều kiện này, nhà sáng tạo sẽ có thể tạo tài khoản và được thanh toán qua Stripe.

Nhà sáng tạo có thể tham khảo điều kiện về chương trình tại đây hoặc các tiêu chuẩn về chính sách kiếm tiền tại đây.

Theo X:

“Chúng tôi muốn quy trình trở nên đơn giản nhất có thể, vì vậy tất cả những người đăng ký X Blue (Twitter Blue) và Tổ chức đã được xác minh đều có quyền đăng ký chương trình miễn là họ đáp ứng đủ các tiêu chí tham gia.”

“Người dùng sẽ có thể đăng ký cả chương trình Tính năng đăng ký của nhà sáng tạo (Creator Subscriptions) và Chia sẻ doanh thu quảng cáo (Ads Revenue Sharing) bằng cách truy cập mục Kiếm tiền (Monetization) trong phần Cài đặt.”

“Mặc dù tất cả người dùng đủ điều kiện đều có thể chọn tham gia chương trình, nếu họ bị phát hiện vi phạm Điều khoản chia sẻ doanh thu quảng cáo hay Tiêu chuẩn kiếm tiền của nhà người tạo, họ có thể bị loại khỏi chương trình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

X (Twitter) đang thay thế thẻ ‘Promoted’ thành ‘Ad’ mới

Biểu tượng quen thuộc dùng để phân biệt các bài đăng được ‘quảng cáo’ và ‘tự nhiên’ trên X (tên gọi cũ là Twitter) là ‘Promoted’ đang được thay thế bằng ‘Ad’.

Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên của một mẫu quảng cáo, biểu tượng ‘Ad’ trên X đã được thay thế cho ‘Promoted’ cũ (trên Twitter).

Về cơ bản nhận diện mới trông có vẻ tự nhiên hơn so với thẻ ‘Promoted’ vốn được xuất hiện dưới mỗi bài đăng được quảng cáo trên Twitter cũ.

Thay đổi của X hay Twitter dường như đi theo hướng khác so với Google cách đây không lâu, công cụ tìm kiếm đã thay thế từ thẻ ‘Quảng cáo’ (Ad) thành ‘Được tài trợ’ (Sponsored).

Ở khía cạnh liên quan đến Luật quảng cáo của Mỹ, FTC quy định rằng tất cả các mẫu quảng cáo phải được báo hiệu “rõ ràng và dễ thấy” trong ứng dụng hay trên các nền tảng.

Mặc dù vậy, trên thực tế, theo quan sát của MarketingTrips, các nền tảng luôn tìm cách để khiến người dùng khó phân biệt giữa các nội dung được quảng cáo và nội dung tự nhiên, ví dụ như với công cụ tìm kiếm Bing, bạn sẽ mất một khoảng thời gian mới có thể thấy được biểu tượng ‘Ad’ được xen lẫn trong các nội dung quảng cáo.

Trong khi việc X thay đổi cách nhận diện các nội dung quảng cáo có thể là vì yêu cầu từ phía FTC hoặc không, một thứ dường như chắc thay đổi đó là cách người dùng tương tác với bài đăng (tỷ lệ nhấp chuột), hiển nhiên là nó có thể Tốt hơn hoặc Xấu hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tương lai của hoạt động tối ưu hoá tìm kiếm: Chuyển từ SEO sang OSO

Với những sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo), khi các ứng dụng như ChatGPT hay Google Bard đang nỗ lực để thay đổi hoạt động tìm kiếm thông tin của người dùng, nhiều người bao gồm cả marketer đang tự hỏi thế giới tìm kiếm sẽ thay đổi ra sao, Google có bị thay thế hay không, hay cách hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) sẽ bị tác động như thế nào.

Tương lai của hoạt động tối ưu hoá tìm kiếm tự nhiên sẽ ra sao?
Tương lai của hoạt động tối ưu hoá tìm kiếm tự nhiên sẽ ra sao?

Kể từ khi được ra mắt và trở nên phổ biến, các chatbot AI như ChatGPTGoogle Bard là nguyên nhân của những dự báo cho rằng thế giới của hoạt động tìm kiếm sẽ có những thay đổi tương đối lớn trong tương lai.

Trong thế giới VUCA này, cho dù mọi dự báo về tương lai đều có thể sai, tuy nhiên, các dự báo dựa trên những dữ liệu hay bằng chứng có cơ sở lại không thể không có đối với các doanh nghiệp nếu muốn phát triển bền vững.

Dưới đây là một số góc nhìn về những gì đang diễn ra và tương lai của nó.

OSO hay Tối ưu hóa tìm kiếm tự nhiên sẽ thay thế cho SEO (Search Engine Optimization).

Từ lâu, từ khoá SEO hay còn được gọi là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là thuật ngữ được sử dụng để mô tả quá trình một SEOer hay Marketer nói chung thực hiện nhiều các hoạt động khác nhau để giúp website của thương hiệu có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của các công cụ tìm kiếm (Search Engine) như Google, Bing hay Yahoo.

Mục tiêu tiếp theo của hoạt động này là giúp website có được nhiều người dùng truy cập hơn (web traffic) với mục đích cuối cùng về mặt lý tưởng đó là giúp doanh nghiệp có nhiều khách hàng và doanh số hơn.

Tuy nhiên trong bối cảnh mới, nhờ vào các chatbot AI vốn dựa trên những nền tảng công nghệ như AI tổng quát (Generative AI), các mô hình ngôn ngữ lớn (ví dụ như PaLM2), công nghệ máy học (machine learning), khi các nền tảng mạng xã hội (ví dụ như Instagram hay TikTok) hay thậm chí là các nền tảng thương mại điện tử cũng tích hợp các tính năng tìm kiếm trên ứng dụng, thuật ngữ SEO với ý nghĩa vốn có của nó sẽ phải được thay thế bằng một cụm từ khác liên quan hơn.

Bên cạnh đó, kể từ khi chính Google cho biết cũng sẽ sớm ra mắt Search Generative Experience (SGE), tương lai của các hoạt động tìm kiếm về cơ bản đã được xác định.

Thay vì làm SEO người làm marketing hay doanh nghiệp sẽ bắt đầu làm OSO (Organic Search Optimization), nói cách khác, việc tối ưu tìm kiếm giờ đây sẽ không còn chỉ là tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là thứ hạng.

Tư duy về hoạt động tối ưu hoá tìm kiếm cần phải thay đổi.

Với tư cách là người làm marketing, bạn hiểu rằng thương hiệu hay doanh nghiệp phát triển được là thông qua việc có được nhiều khách hàng hơn.

Mặc dù đó dường như là điều hiển nhiên, nhưng từ đây bạn thấy rằng rõ ràng là doanh nghiệp không phát triển chỉ từ cái gọi là lưu lượng truy cập hay thứ hạng từ khoá.

Là người làm OSO trong bối cảnh mới (của tương lai), thay vì suy nghĩ làm thế nào để có được thứ hạng cao hơn (trên các công cụ tìm kiếm) bạn cần suy nghĩa làm sao để có thêm được nhiều khách hàng hơn hay tiếp cận khách hàng từ nhiều hoạt động tìm kiếm tự nhiên hơn, bạn cũng cần khiến cho doanh nghiệp dễ nhớ và dễ tìm hơn.

Bỏ qua việc một doanh nghiệp hoàn toàn có thể thành công mà không cần “làm SEO” trên các công cụ tìm kiếm ngoài việc người dùng tự tìm kiếm từ khoá thương hiệu để kiểm chứng mức độ tin cậy của doanh nghiệp, marketer cần hướng tới một mục tiêu lớn hơn đó là tối ưu hoá tìm kiếm tự nhiên, trong thế giới của AI.

Tìm kiếm tự nhiên vốn không gói gọn trong các công cụ tìm kiếm như Google.

Như đã phân tích ở trên, mục tiêu của các hoạt động tối ưu tìm kiếm (bao gồm cả SEO) vốn không phải là traffic hay thứ hạng từ khoá, mà là tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) và sau đó là doanh số.

Nhưng thế giới tìm kiếm đang phát triển và không ngừng thay đổi. Người dùng giờ đây không chỉ sử dụng các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google, họ cũng sử dụng các chatbot AI (ứng dụng riêng như ChatGPT hoặc các công cụ được tích hợp sẵn trên các ứng dụng liên quan), các nền tảng mà họ trải nghiệm như YouTube, TikTok, Reels hay thậm chí là các nền tảng thương mại điện tử như Amazon.

Rõ ràng là, hoạt động tối ưu hoá tìm kiếm sẽ không mất đi giá trị, mà chỉ là nó được thay đổi theo một cách thức khác, tối ưu hoá tìm kiếm tự nhiên đa kênh, thay vì là thứ hạng từ khoá như nó vốn từng.

Đội ngũ tối ưu tìm kiếm cần làm việc chặt chẽ hơn với marketing để xây dựng các mạng lưới tìm kiếm tự nhiên bền vững.

Cuối cùng, như bạn thấy, trong khi SEO sẽ dần mất đi ý niệm vốn có của nó và thay vào đó là OSO, nhiệm vụ của bạn giờ đây sẽ lớn và rộng hơn nhiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cuộc chiến giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt

Cả 2 sàn thương mại điện tử Shein và Temu đều đang trong cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ.

Cuộc chiến mua sắm giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt
Cuộc chiến mua sắm giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt

Vụ kiện Temu-Shein đệ trình hồi tháng 7 tại tòa án liên bang Massachusetts (Mỹ) đã nhấn mạnh diễn biến leo thang trong cuộc chiến pháp lý kéo dài suốt nhiều tháng giữa hai công ty thời trang mới nổi. Họ cùng nhau cáo buộc các thủ đoạn của đối thủ, trong đó có việc ép các bên cung cấp chọn phe và vi phạm bản quyền.

Theo WSJ, tranh chấp cũng đang diễn ra ở Trung Quốc – nơi Temu và Shein đặt hầu hết chuỗi cung ứng và văn phòng hỗ trợ.

Các công ty đều đấu tranh giành nhà cung cấp và nhân công để có được hàng hóa giá rẻ phục vụ phân khúc người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm tại Mỹ.

Cả Shein và Temu đều tìm cách tách mình khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng còn giới lập pháp Mỹ thúc đẩy lệnh cấm toàn diện đối với các ứng dụng Trung Quốc.

Shein vội chuyển trụ sở chính từ thành phố Nam Kinh đến Singapore, trong khi Temu ‘thủ tiêu’ khỏi trang web các đề cập liên quan đến công ty mẹ PDD có trụ sở tại Thượng Hải.

Trong vụ kiện gần đây nhất của Temu chống lại Shein tại tòa án liên bang Boston, công ty cáo buộc hãng bán lẻ thời trang trực tuyến ký thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất quần áo Trung Quốc ký, thậm chí đe doạ phạt họ nếu chuyển sang làm việc với Temu.

Temu cũng cho rằng Shein ngấm ngầm gửi thông báo vi phạm bản quyền giả mạo để làm gián đoạn hoạt động bán hàng của đối thủ.

Đáp lại, đại diện Shein cho biết: “Chúng tôi tin rằng vụ kiện này là vô căn cứ và chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ chính mình”.

Tham vọng độc quyền đã từng là thông lệ của một số gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc. Vào năm 2021, cơ quan quản lý nước này đã áp đặt mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD đối với Alibaba và 533 triệu USD đối với gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan, cáo buộc rằng hai gã khổng lồ này vi phạm hoạt động chống độc quyền. Cả hai khi đó đều chấp nhận án phạt.

Shein, ra mắt lần đầu tại Mỹ vào năm 2017, đã nổ phát súng pháp lý đầu tiên vào tháng 12 tại tòa án liên bang ở Illinois, cáo buộc rằng Temu đánh cắp nhãn hiệu và hình ảnh có bản quyền của Shein, thậm chí mạo danh Shein trên mạng xã hội.

Hãng cũng kiện Temu, cho rằng Temu thuê KOL “đưa ra thông tin sai lệch” về Shein để quảng bá hàng hóa của mình. Ví dụ như: “Shein không phải là lựa chọn giá rẻ duy nhất cho quần áo!  Hãy đến Temu.com, các lựa chọn sẽ rẻ hơn và chất lượng hơn”.

Phía Temu “bác bỏ mạnh mẽ mọi cáo buộc”. “Các cuộc tấn công leo thang của Shein khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi công ty, bao gồm quyền của những thương nhân cũng như quyền của người tiêu dùng”, đại diện Temu nói.

Ngoài ra, trong đơn khiếu nại, Temu cũng cáo buộc phía đối thủ nhiều lần vi phạm bản quyền “làm gián đoạn việc bán các sản phẩm được trưng bày trên Temu”. Kết quả là hơn 10.000 sản phẩm đã rút khỏi sàn thương mại của Temu kể từ tháng 10 năm ngoái.

“Những vụ kiện ăn miếng trả miếng giữa Shein và Temu đã làm suy yếu nỗ lực của cả hai nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, Kevin Xu, một nhà đầu tư công nghệ nói.

Shein, giao hàng tới hơn 150 quốc gia, gần đây được định giá 66 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ khi Temu xuất hiện, Shein liên tục để mất thị phần (Market Share) tại Mỹ.

Dẫu vậy, theo Phó chủ tịch điều hành Donald Tang, tăng trưởng doanh số bán hàng của Shein đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Shein cũng ghi nhận thu nhập nửa đầu năm cao nhất trong lịch sử phát triển.

Thành công của Shein bắt nguồn từ chuỗi cung ứng linh hoạt, đặt hàng số lượng nhỏ để kiểm tra nhu cầu của thị trường và chỉ bổ sung khi có lượng cầu cần thiết.

Gần đây, hãng đã mạo hiểm vượt ra ngoài lĩnh vực thời trang & phong cách sống, đồng thời áp dụng mô hình thị trường tương tự Temu cho các mặt hàng giá trị lớn và sản phẩm gia dụng.

Trong khi đó, cơ sở người dùng hàng tháng của Temu tại Mỹ đã tăng gấp 3 lần so với Shein, theo công ty tư vấn chuyên sâu về thiết bị di động GWS. Người dùng Temu dành ra trung bình 23 phút/ngày cho ứng dụng, trong khi người dùng Shein là 15 phút.

Hai nền tảng ráo riết săn tìm nhân tài của nhau, đặc biệt là những lao động từng đảm nhận các vị trí vận hành và chuỗi cung ứng. Số lượng nhân viên của PDD, bao gồm Temu và nền tảng chị em Trung Quốc Pinduoduo, là 13.000 người vào cuối năm 2022. Trong khi đó, Shein có hơn 11.000 công nhân.

Có thể nói, Shein và Temu đang dần đánh bại những ông lớn trong ngành như Zara và H&M bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm kỹ lưỡng cùng rất nhiều mặt hàng đa dạng.

Theo phân tích từ Bloomberg Second Measure, Shein đã vượt qua hai gã khổng lồ Zara và H&M tại thị trường Mỹ trong thời kỳ đại dịch, trong khi Temu giành được một vị trí vững chắc dù mới ra mắt năm ngoái.

Theo các chuyên gia, 10 năm trở lại đây, tất cả các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đều sử dụng chiến lược giá thấp để bước đầu thâm nhập thị trường nước ngoài dựa trên lợi thế chuỗi cung ứng trong nước. Mục đích chủ yếu là giành được thị phần lớn nhất có thể trong thời gian ngắn.

Amazon vốn là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) với sản phẩm rất đa dạng. Công ty có hậu cần, kho bãi, song lại không thể quản lý chuỗi cung ứng thời trang nhanh một cách hiệu quả. Trong khi đó, các đối thủ của nền tảng đang làm rất tốt nhiệm vụ này.

Theo: CNN, WSJ 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh  | Markettimes

Twitter yêu cầu nhà quảng cáo phải chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh

Theo thông báo mới đây, X (Twitter cũ) yêu cầu các nhà quảng cáo trên nền tảng phải chi tiêu tối thiểu là 1000 USD để có thể duy trì trạng thái được xác minh (verified – tick xanh).

Twitter yêu cầu nhà quảng cáo chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh
Twitter yêu cầu nhà quảng cáo chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh

Trong bối cảnh khi việc đổi tên thương hiệu từ Twitter thành X vẫn còn là chủ đề đang gây tranh cãi, Twitter được cho là đang tiếp tục làm khó các nhà quảng cáo với mục tiêu tăng lợi nhuận. Các báo cáo đầu tháng này cho thấy doanh thu quảng cáo của Twitter đã giảm ít nhất là 50%.

Theo đó, Twitter hiện yêu cầu các thương hiệu hay nhà quảng cáo phải chi ít nhất là 1.000 USD mỗi tháng cho quảng cáo để duy trì trạng thái đã được xác minh của họ trên nền tảng.

Trả lời thông tin này với tờ The Wall Street Journal, Elon Musk cho biết rằng chi phí “cao vừa phải” là một biện pháp phòng ngừa để giúp giảm số lượng những kẻ lừa đảo đang tạo ra “hàng triệu tài khoản” trên nền tảng.

Elon Musk nói thêm rằng thay vào đó, các thương hiệu có thể chọn trả 1.000 USD mỗi tháng cho huy hiệu tổ chức đã được xác minh (verified organization badge) của doanh nghiệp.

Trong khi chưa biết lý do chính đằng sau quyết định này của Twitter là gì, tuy nhiên rõ ràng là điều này cũng có thể giúp doanh thu quảng cáo của Twitter tăng lên.

Ở một nỗ lực khác, Twitter hiện cũng đang giảm giá 50% cho tất cả các đơn quảng cáo mới cho đến hết ngày 31 tháng 7. Twitter tuyên bố rằng mục đích chính của đợt giảm giá này là cho phép các nhà quảng cáo “đạt được phạm vi tiếp cận trong những thời điểm quan trọng” chẳng hạn như các sự kiện thể thao lớn đang diễn ra.

Mặc dù con số 1.000 USD hàng tháng dường như không phải là vấn đề đối với các thương hiệu lớn, tuy nhiên nó cũng có thể là trở ngại với các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips