Skip to main content

Thẻ: Quảng cáo

Doanh thu quảng cáo của YouTube giảm mạnh tính từ quý 4 năm 2021

‏Theo Variety, doanh thu quảng cáo hàng quý của YouTube đã giảm 2,6% từ 6,87 tỷ USD năm ngoái xuống còn 6,69 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu của YouTube cũng đã giảm 7,8% trong quý 4 năm 2022 sau khi giảm 1,9% trong quý trước đó.

Doanh thu quảng cáo của YouTube giảm mạnh tính từ quý 4 năm 2021
Doanh thu quảng cáo của YouTube giảm mạnh tính từ quý 4 năm 2021

Trong những ngày qua, chiến dịch triệt tiêu các trình chặn quảng cáo của YouTube đã gây ra là sóng phản đối gay gắt từ người dùng. Nhìn từ phía người dùng, có vẻ như quảng cáo (Advertising) trên YouTube đã ngoài sức chịu đựng của họ.

Người dùng không chỉ phải xem quảng cáo trong video, mà còn có quảng cáo ngoài video, xuất hiện trên khắp trang chủ YouTube. Quảng cáo độc hại, lừa đảo tràn làn cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người ngao ngán.

Không chỉ thế, một số người dùng muốn có các tính năng bổ sung mà Premium không cung cấp được, điển hình như khả năng xem lượt Like và Dislike của một video.

Nhưng trên thực tế, việc người dùng muốn có một YouTube miễn phí và không quảng cáo là bất khả thi. Có vẻ đây sẽ là một ý kiến kỳ lạ, nhưng chúng ta hãy thử nhìn lại vấn đề quảng cáo từ phía YouTube.

Cuộc chiến chặn quảng cáo nhìn từ phía YouTube.

Nếu xem việc YouTube ra sức ngăn cản trình chặn quảng cáo giống như đang “tuyên chiến” với người dùng, thì rất dễ để nhận định YouTube (hay nói rộng hơn là Google) chính là kẻ tấn công, và những người dùng trình chặn quảng cáo là phe bị công kích. Tuy nhiên, câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” dường như khá đúng ở đây.

Khi Google mua YouTube vào năm 2006, trang web non trẻ này vẫn không tạo ra một đồng lãi nào, dù nó vốn đã là một hiện tượng văn hóa, với các video lan truyền được xem hàng triệu lần mỗi ngày, nhưng lại không kiếm được tiền. Phải đến năm 2009, Google mới thu được lợi nhuận đầu tiên từ khoản đầu tư 1,65 tỷ USD vào trang chia sẻ video này. Google làm được điều này thông qua một nguồn doanh thu duy nhất: quảng cáo.

Kể từ năm 2009, Google tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu quảng cáo để duy trì hoạt động của YouTube. Việc giới thiệu YouTube Premium — một dịch vụ đăng ký trả phí cung cấp YouTube và YouTube Music không có quảng cáo — đã tăng doanh thu lên một chút nhưng vẫn không thấm vào đâu so với những gì Google kiếm được từ quảng cáo, chỉ tính riêng năm 2022 đã đạt hơn 29 tỷ USD.

Hàng tỷ USD đó được chia sẻ một phần với những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Một phần lớn khác dùng để giúp trang web hoạt động: trả lương nhân viên, phát triển và tất nhiên là duy trì số lượng máy chủ cực lớn cần thiết để lưu trữ khoảng 3,7 triệu video được tải lên YouTube mỗi ngày. Bất cứ doanh thu nào còn sót lại sẽ được chuyển đến túi của Google.

YouTube nhất định phải kiếm được tiền để tồn tại. Google chưa bao giờ công khai về chi phí lưu trữ, băng thông, nhân viên, v.v. của dịch vụ, nhưng ước tính nó lên tới hàng triệu USD mỗi ngày. Ngay cả khi Google quyết định điều hành YouTube “vì lòng tốt” mà không quan tâm đến lợi nhuận, họ vẫn cần kiếm được hàng tỷ USD mỗi năm chỉ để hòa vốn. Trên thực tế, doanh thu quảng cáo của công ty đang giảm.‏

YouTube cần phải có lãi.

Google ngày càng muốn tăng doanh thu từ YouTube, và quảng cáo chính là thứ mà họ tìm đến. Tại thời điểm này, quảng cáo xuất hiện ở khắp mọi nơi trên YouTube, ngay cả ở ngoài màn hình chính và trong chính các video. Google có thể đã kỳ vọng điều này sẽ thúc đẩy nhiều người đăng ký Premium hơn, tuy nhiên, nó lại chủ yếu khiến người ta muốn dùng các trình chặn quảng cáo và điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu của YouTube.

‏Theo Variety, doanh thu quảng cáo hàng quý của YouTube đã giảm 2,6% từ 6,87 tỷ USD năm ngoái xuống còn 6,69 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu của YouTube cũng đã giảm 7,8% trong quý 4 năm 2022 sau khi giảm 1,9% trong quý trước đó.

Việc một công ty mất doanh thu tất nhiên không phải là một điều tốt. YouTube đang phải chịu sự cạnh tranh với các nền tảng khác như TikTok hay Instagram Reels.

Và Google không phải chỉ cần lo lắng đến chi phí máy chủ và nhân viên. Họ cũng cần phải kiếm đủ tiền để trả cho hàng triệu nhà sáng tạo nội dung, vì đây là nhân tố cốt lõi khiến người xem gắn kết với YouTube. Những nhà sáng tạo đó không thể làm việc miễn phí, do đó Google còn phải chi thêm nhiều triệu USD mỗi ngày để duy trì mức độ hấp dẫn cho YouTube.

Là một doanh nghiệp, Google tất nhiên quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận, vì vậy YouTube cần kiếm nhiều hơn mức chỉ vừa đủ để trang trải chi phí và trả tiền cho nhà sáng tạo.

Google cần thêm hàng tỷ USD mỗi năm cho những chi phí đó. Nhiều tỷ USD này sẽ đến từ đâu?

YouTube Premium có thể tạo ra doanh thu cho YouTube nhưng không thể bằng doanh thu được tạo ra từ quảng cáo. Doanh thu YouTube Premium đến từ phí đăng ký hàng tháng do người dùng chọn.

Ngược lại, quảng cáo tạo doanh thu dựa trên số lượt xem và số nhấp vào quảng cáo nhận trên YouTube. Các nhà quảng cáo trả tiền cho YouTube để hiển thị quảng cáo của họ và YouTube chia sẻ một phần doanh thu đó với người tạo nội dung dựa trên lượt xem và mức độ tương tác của video.

Mặc dù YouTube Premium có thể tạo ra doanh thu cho nền tảng này nhưng nó khó có thể đủ để chi trả mọi thứ. Hơn nữa, theo một nhà sáng tạo nội dung YouTube chia sẻ trên Reddit, YouTube không hưởng toàn bộ doanh thu từ phí đăng ký Premium, mà doanh thu đó cũng sẽ được chia sẻ với các nhà sáng tạo nội dung.

Giải pháp tốt nhất của Google cho vấn đề này là quảng cáo. Quảng cáo giúp mọi người có thể sử dụng trang web miễn phí — cả để xem và tải video lên. Đối với những người không thể chịu được quảng cáo, Google cung cấp YouTube Premium.

Đối với những người không thể xem quảng cáo hoặc trả tiền cho Premium, luôn có tùy chọn thứ ba theo góc nhìn của Google, đó là không xem YouTube. Và họ thực sự đã làm như vậy trong chiến dịch càn quét trình chặn quảng cáo mới nhất.

Cuối cùng, đó là một cái vòng luẩn quẩn giữa người xem, nhà sáng tạo nội dung, và YouTube: Người dùng xem video từ nhà sáng tạo, YouTube cần trả phí cho nhà sáng tạo để khuyến khích họ đăng video, và người dùng sẽ trả số tiền đó nếu không nền tảng YouTube sẽ sụp đổ.

Quảng cáo trên YouTube: Đi tìm điểm cân bằng.

Chúng ta đã biết cuộc chiến này có hai phía, nhưng trên thực tế, vẫn còn một bên nữa âm thầm tham gia, mà sẽ được đề cập đến sau.

Hiện tại, nhìn từ hai phía của cuộc chiến quảng cáo, thì giải pháp là gì? Một nhóm ít người dùng khăng khăng rằng không bao giờ nên trả tiền cho YouTube và quảng cáo phải biến mất hoàn toàn. Đối với những người này, cách duy nhất để họ hài lòng là có thể sử dụng YouTube miễn phí mà không có quảng cáo ở bất cứ đâu.

Không cần phải nói, đây là một lập luận buồn cười. Google là một doanh nghiệp và cần kiếm tiền. YouTube là một sản phẩm đắt đỏ để duy trì. Nếu mọi người có thể sử dụng nó mà không cần xem quảng cáo và không đăng ký Premium thì nền tảng này sẽ chết. Nó cần tiền, giống như mọi việc kinh doanh khác.

Nhiều người khác chỉ bất mãn với một số quảng cáo. Họ muốn quảng cáo trong video biến mất vì chúng làm gián đoạn trải nghiệm xem, hoặc ít nhất là YouTube nên kiểm soát quảng cáo tốt hơn để không còn những quảng cáo nhạy cảm, lừa đảo, đồng thời giới hạn lượng quảng cáo ở mức hợp lý trong video. Các quảng cáo khác ngoài video vẫn ổn.

Những nhà sáng tạo quảng bá nội dung được tài trợ cũng không sao, bởi vì những người sáng tạo đó sẽ mất khán giả nếu họ quảng cáo loại nội dung này quá nhiều, vì vậy đó là một hệ thống tự kiểm soát.

Một nhóm khác sẵn sàng trả tiền cho YouTube Premium. Tuy nhiên, mong muốn đăng ký này nên xóa mọi quảng cáo khỏi trang web, bao gồm cả nội dung được tài trợ trong chính video đó. Premium cũng nên cung cấp các tính năng mà người dùng muốn và đã sử dụng thông qua các ứng dụng bên thứ ba chẳng hạn như Vanced. YouTube Premium nên có giá rẻ hơn nếu người dùng không mua YouTube Music Premium.

Đây là lúc mà ý kiến của phía thứ ba cần được xem xét, đó chính là các nhà phát triển trình chặn quảng cáo.

Một “thỏa thuận đình chiến” với YouTube dường như khó xảy ra trong tương lai gần, nhưng các nhà cung cấp công cụ chặn quảng cáo, nhà phát hành và nhà quảng cáo đã cố gắng đạt được thỏa thuận trung lập về các định dạng quảng cáo ít rắc rối hơn mà các trình chặn quảng cáo sẽ cho phép thông qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tuấn Nguyễn | Markettimes

Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng càng nhiều các quảng cáo sáng tạo và khác biệt, thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để khác biệt hoá so với đối thủ và thiết lập vị thế trên thị trường.

Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu
Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu

Trong thế giới làm marketing, “Top of Mind” là từ khoá mà hiếm có marketer chuyên nghiệp nào lại không biểt đến. Ý tưởng đằng sau điều này là trong một thị trường đông đúc với vô số các đối thủ cạnh tranh, và khi người tiêu dùng chỉ có thể nhớ và lựa chọn mua hàng từ một số ít các thương hiệu (theo nghiên cứu là tối đa 5 thương hiệu trên mỗi danh mục sản phẩm, việc có được một vị trí càng cao trong tâm trí của người tiêu dùng sẽ đồng nghĩa với việc là thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để bán hàng.

Cơ chế này cũng hoạt động với ngành quảng cáo hay các tác động từ quảng cáo tới tâm trí của người tiêu dùng, người tiêu dùng chỉ có thể nhớ một số ít các mẫu quảng cáo, quảng cáo càng độc đáo và khác biệt thì khả năng được ghi nhớ càng cao.

Theo số liệu mới đây từ Công ty nghiên cứu Zappi đã phân tích 2.300 mẫu quảng cáo ở Mỹ trên hệ thống quảng cáo Amplify của mình và nhận thấy rằng những mẫu quảng cáo mà người xem cho là đặc biệt có nhiều khả năng hiệu quả hơn.

Trên toàn bộ dữ liệu, người xem trung bình đánh giá quảng cáo ở mức 3,81 điểm trên thang điểm 5 về mức độ khác biệt (điểm số cao hơn biểu thị mức độ khác biệt lớn hơn).

Tuy nhiên, những điểm số đó đã thay đổi khi Zappi cắt dữ liệu theo các quảng cáo hiệu quả nhất. Cụ thể, 10% quảng cáo hàng đầu có điểm khác biệt là 4,03; đối với 5% hàng đầu, nó là 4,1. Và đối với 1% hàng đầu, nó là 4,15. Ngược lại, những quảng cáo kém hiệu quả nhất, nằm trong 5% dưới cùng, có điểm xếp hạng là 3,6.

Quảng cáo càng khác biệt và sáng tạo thì càng hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học hành vi khác cũng giải thích tại sao sự khác biệt, sáng tạo hay độc đáo lại có thể có tác động lớn như vậy.

Càng nổi bật thì càng cơ nhiều cơ hội để được “ở lại” trong tâm trí.

Để quảng cáo có thể mang lại sức ảnh hưởng tốt nhất, việc quảng cáo xuất hiệu vào đúng thời điểm chính là chìa khoá. Và đây cũng chính là lúc tính khác biệt có thể phát huy sức mạnh lớn nhất của nó.

Một loạt các cuộc nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã được thực hiện và có cùng một kết quả là con người có xu hướng ghi nhớ tốt nhất những gì khác biệt so với số còn lại.

Liên hệ đến lĩnh vực quảng cáo. Nếu các mẫu quảng cáo của thương hiệu tương tự như vô số các mẫu quảng cáo khác mà họ thấy trên thị trường, khách hàng của thương hiệu có thể khó nhớ đến thương hiệu hơn.

Ngược lại, nếu nó là một thứ gì đó khác biệt (khác biệt hoàn toàn), cơ hội thương hiệu được nhận diện và ở lại trong tâm trí của họ là rất lớn.

Ví dụ bên dưới là TVC quảng cáo của thương hiệu Doritos (chuyên sản xuất snack), đây là quảng cáo được xếp hạng trong 0,2% quảng cáo hàng đầu của Zappi.

Quảng cáo này không chỉ khác biệt trong cách thể hiện, bạn hoàn toàn có thể hiểu được thông điệp chính của thương hiệu ngay cả khi bạn tắt tiếng.

Càng kích thích sự quan tâm thì tác động mang lại càng cao.

Một cách để trở nên nổi bật hay khác biệt là tạo ra yếu tố bất ngờ cho khách hàng. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng điều này có khả năng thu hút sự chú ý – và do đó chúng mang lại tiềm năng thuyết phục cao.

Một nghiên cứu tại Đại học California cho thấy, mọi người thường có xu hướng làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn bằng cách sử dụng cái mà họ gọi là ‘kịch bản’ (có sẵn).

Ý tưởng đằng sau điều này là khi mọi người gặp phải những tình huống thông thường, thay vì phải đánh giá hay phân tích chúng, họ chỉ cần thực hiện những phản xạ vốn được lập trình sẵn.

Trong trường hợp thứ xuất hiện không phải là thứ mà họ thường vẫn thấy, họ sẽ tiến hành nhận diện vấn đề lần đầu và chính vì điều này, nó có khả năng “ở lại” trong tâm trí của họ nhiều hơn.

Trong bối cảnh kinh doanh và marketing, hầu hết người tiêu dùng đều có sẵn một kịch bản trong đầu khi họ gặp phải những mẫu quảng cáo hay thông điệp mà họ vẫn thấy “ở đâu đó”, họ thường phớt lờ các quảng cáo này.

Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là việc theo đuổi những ý tưởng hay tình huống mà khách hàng ít ngờ tới nhất có khả năng tạo ra nhiều phản hồi và tương tác nhất.

Phá vỡ các quy tắc thông thường.

Được chú ý và được nhớ đến luôn là một cái đích quan trọng của marketing, nhưng thương hiệu sẽ thành công hơn nếu họ được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.

Nghiên cứu cho thấy việc phá vỡ các quy tắc thông thường cũng có thể khiến cho thương hiệu trở nên khác biệt và được đánh giá cao hơn.

Được thực hiện bởi giáo sư Harvard Francesa Gino, khi một nhóm người được yêu cầu đánh giá địa vị và năng lực của một vị Giáo sư thông qua hình dáng bên ngoài, giữa một giáo sư ăn mặc chỉnh tề (mặc vét và không có râu) và một vị khác ăn mặc khác thường (áo thun đơn giản và có râu), kết quả là vị Giáo sư có râu được đánh giá là có năng lực hơn.

Khác biệt và “không tuân theo cách nghĩ thông thường” rõ ràng là có thể mang lại những tác động lớn hơn, và trong khi đây chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận mà thương hiệu có thể sử dụng, từ góc độ sáng tạo, đây là một nơi đơn giản mà thương hiệu có thể bắt đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Apple và nhiều nhà quảng cáo khác tạm dừng quảng cáo trên X (Twitter) vì Elon Musk

Apple đang tạm dừng tất cả quảng cáo của mình trên mạng xã hội X, trước đây gọi là Twitter. Quyết định được đưa ra sau những nhận xét trái chiều của Elon Musk liên quan đến người Do Thái.

Apple và nhiều nhà quảng cáo khác tạm dừng quảng cáo trên X (Twitter) vì Elon Musk
Apple và nhiều nhà quảng cáo khác tạm dừng quảng cáo trên X (Twitter) vì Elon Musk

Apple, Disney và nhiều công ty khác đã tạm dừng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên X, trước đây là Twitter, sau khi chủ sở hữu Elon Musk cho biết ông đồng ý với một bài đăng trên mạng xã hội cáo buộc rằng “cộng đồng người Do Thái” đã gây ra “sự căm thù đối với người da trắng”.

Warner Bros Discovery, Paramount Global và Lions Gate Entertainment cũng đang tạm dừng các chiến dịch trên X. Ngoài ra, người phát ngôn của Comcast, công ty sở hữu Bravo và Xfinity và cũng là công ty mẹ của CNBC, cho biết rằng họ cũng đang tạm dừng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên X.

Người phát ngôn của IBM cho biết mới đây cũng cho biết rằng gã khổng lồ công nghệ sẽ tạm dừng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên X: “IBM không khoan nhượng với những phát ngôn gây căm thù và phân biệt đối xử và chúng tôi đã ngay lập tức thông báo tạm dừng tất cả quảng cáo trên mạng xã hội X”.

Các nhà lãnh đạo người Do Thái cho biết trong tuyên bố mới nhất: “Đã hai tháng kể từ lần đầu tiên chúng tôi đưa ra lời kêu gọi các nhà quảng cáo lớn như Apple, Google, Amazon và Disney ngừng chuyển tiền vào X khi chủ nghĩa bài người Do Thái bùng nổ trên nền tảng này”.

Cũng trong cùng ngày, Nhà Trắng (Mỹ) đã công khai chỉ trích Elon Musk về các dòng tweet của ông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok ra mắt công cụ mới giúp xác định cách quảng cáo thúc đẩy chuyển đổi

Nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về cách quảng cáo thúc đẩy chuyển đổi, TikTok vừa giới thiệu công cụ mới có tên là Engaged View-through Attribution (EVTA).

TikTok ra mắt công cụ mới giúp xác định cách quảng cáo thúc đẩy chuyển đổi
TikTok ra mắt công cụ mới giúp xác định cách quảng cáo thúc đẩy chuyển đổi

Theo đó, TikTok đang triển khai một công cụ đo lường quảng cáo mới có tên là Engaged View-through Attribution (Phân bổ thông qua lượt xem có tương tác) nhằm mục tiêu giúp cho nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về cách các quảng cáo đã thúc đẩy chuyển đổi.

Khi một người xem xem video quảng cáo trong hơn 6 giây, thì đó được tính là một lượt xem có tương tác. EVTA theo dõi các chuyển đổi xảy ra sau khi người dùng xem quảng cáo trong ít nhất 6 giây nhưng không nhấp vào, sau đó chuyển đổi trong khoảng thời gian phân bổ 7 ngày.

Điều này giúp nhà quảng cáo đánh giá được các tác động của những lượt xem có mức độ gắn kết cao (Engaged View) này đối với chuyển đổi cuối cùng.

Việc nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về dữ liệu chuyển đổi của mình sẽ giúp họ có nhiều sự tự tin hơn để ra quyết định đầu tư, hành động mà cuối cùng TikTok cũng chính là bên hưởng lợi.

Theo tuyên bố của TikTok, các lợi ích chính của công cụ đo lường mới bao gồm:

  • Hiểu rõ hơn về tác động của quảng cáo ngoài số lần nhấp chuột đơn thuần: Việc theo dõi chuyển đổi trên TikTok vượt ra ngoài kịch bản nhấp chuột và chuyển đổi đơn giản. Bằng cách đo lường các chuyển đổi bị ảnh hưởng bởi các lượt xem kéo dài 6 giây trở lên, nhà quảng cáo sẽ hiểu toàn diện hơn về tác động của TikTok đối với doanh nghiệp của mình.
  • Thúc đẩy hiệu suất chiến dịch bằng nhiều tín hiệu hơn: Trình quản lý quảng cáo TikTok sẽ nhận được nhiều tín hiệu chất lượng cao hơn để từ đó tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất của chiến dịch theo thời gian bằng cách hiển thị quảng cáo của thương hiệu cho những người dùng có nhiều khả năng thực hiện hành động hơn.
  • Đo lường sự cân bằng trên các kênh khác nhau: Việc điều chỉnh các phương pháp phân bổ phù hợp với các nền tảng khác cho phép nhà quảng cáo so sánh hiệu suất chính xác hơn, đảm bảo đo lường kết quả công bằng trên các nền tảng khác nhau.

TikTok chia sẻ:

“Bối cảnh quảng cáo trên thiết bị di động đã phát triển rất nhiều. Người dùng ngày nay đối diện với rất nhiều loại quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau, mỗi loại đều có định dạng, luồng và mức độ tương tác riêng.”

“Hiểu được tác động của các điểm tiếp xúc và kênh marketing khác nhau đối với việc thúc đẩy hành động của người dùng, chẳng hạn như lượt cài đặt hoặc mua ứng dụng, vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà quảng cáo ứng dụng.”

“Để xem tác động thực sự của quảng cáo TikTok của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên bật VTA, EVTA và CTA với khoảng thời gian phân bổ tối đa và đảm bảo rằng khoảng thời gian phân bổ trên Trình quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager) giống với cài đặt MMP của bạn. Nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh CTA (1 ngày hoặc 7 ngày), VTA (tắt hoặc 1 ngày), EVTA (1 ngày hoặc 7 ngày) trực tiếp trên Trình quản lý quảng cáo của TikTok.”

Bạn có thể xem thêm về công cụ tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta chia sẻ một số mẹo mới với tuỳ chọn quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Meta, công ty mẹ của FacebookInstagram vừa xuất bản một hướng dẫn mới chia sẻ nhiều mẹo mà nhà quảng cáo có thể thực hiện để tối ưu hoá tuỳ chọn quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Ads).

Meta chia sẻ một số mẹo mới với tuỳ chọn quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Meta chia sẻ một số mẹo mới với tuỳ chọn quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Khi nói đến việc quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo, lựa chọn đúng mục tiêu quảng cáo là yêu cầu đầu tiên để thương hiệu có thể đạt được các chỉ tiêu của mình. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu cụ thể ở từng giai đoạn mà doanh nghiệp có thể ưu tiên lựa chọn các mục tiêu quảng cáo khác nhau như quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) hay tương tác với bài đăng.

Nếu tìm kiếm khách hàng tiềm năng là lựa chọn của bạn thì các hướng dẫn mới đây từ Meta sẽ rất hữu ích.

Trước hết, Meta cung cấp những thông tin tổng quan nhất về các tùy chọn quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng khác nhau hiện có trên Meta, từ quảng cáo điền biểu mẫu thông tin khách hàng, quảng cáo tin nhắn đến quảng cáo cuộc gọi, thương hiệu có thể chọn định dạng quảng cáo phù hợp với từng sở thích của tệp khách hàng của mình.

Với từng tuỳ chọn quảng cáo, Meta cũng chia sẻ chi tiết hơn về cách nhà quảng cáo có thể tận dụng để tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo, hoạch định chiến dịch quảng cáo và hơn thế nữa.

Theo Meta, các sản phẩm quảng cáo chuyên cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đã không ngừng tăng trưởng trong thời gian gần đây trên hệ thống của Meta, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi WhatsApp hiện là công cụ kết nối quan trọng với hơn 1/3 dân số.

Trong báo cáo thu nhập mới đây, Meta cũng đã báo cáo rằng doanh thu từ định dạng quảng cáo ‘nhấp vào để gửi tin nhắn’ (Click-to-Message ads) ở Ấn Độ đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Xu hướng này hiện cũng được thể hiện rõ ở các thị trường khác khi ngày càng có nhiều người dùng chuyển sang ứng dụng nhắn tin để tương tác, thay vì đăng công khai trên nguồn cấp dữ liệu chính của họ.

Bạn có thể tải xuống hướng dẫn quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ Meta tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo

Microsoft vừa thông báo đã hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc để hiển thị quảng cáo được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), quảng cáo sẽ bắt đầu được phân phối từ năm 2024.

Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo
Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo

Microsoft Advertising vừa công bố mối quan hệ hợp tác mới với Baidu Global, bộ phận quốc tế của công ty công nghệ Trung Quốc Baidu (sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Trung Quốc Baidu).

Thông qua hợp tác mới, Microsoft có thể phân phối quảng cáo được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) vào ứng dụng bàn phím di động của Baidu (Baidu Global Keyboard).

Bằng cách tích hợp API quảng cáo trò chuyện của Microsoft (Chat Ads API) vào tính năng trò chuyện bằng AI của Baidu (Baidu Chat AI), các nhà quảng cáo trên nền tảng của Microsoft có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay từ ứng dụng bàn phím của Baidu.

Ứng dụng bàn phím giúp mang lại một kênh mới có giá trị cho thương hiệu.

Theo Microsoft, việc tích hợp với Baidu cho phép các thương hiệu và nhà quảng cáo thu hút nhóm nhân khẩu học trẻ hơn, chủ yếu là người dùng Gen Z.

Ngoài ra, do ứng dụng bàn phím của Baidu tùy chỉnh các tính năng dựa trên môi trường ứng dụng mà người dùng đang sử dụng nên các thương hiệu có thể tiếp cận người dùng bằng các quảng cáo có liên quan trên nhiều nền tảng khác nhau. Yếu tố ngữ cảnh này có thể thúc đẩy ý định mua hàng và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

AI có thể mang lại nhiều trải nghiệm cá nhân hóa hơn.

Microsoft tiếp đó cũng gợi ý về tiềm năng cá nhân hóa quảng cáo và mức độ liên quan phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Ví dụ: AI có thể phát hiện tin nhắn của người dùng về các địa điểm ăn uống và sau đó phân phối các quảng cáo có nội dung liên quan đến người dùng.

Dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2024 tại các thị trường trọng điểm.

Microsoft dự kiến việc tích hợp sẽ được triển khai vào cuối năm nay và ra mắt chính thức vào đầu năm 2024.

Quảng cáo ban đầu sẽ được hiển thị cho các thị trường như Mỹ, Canada, Vương quốc Anh và Úc.

Đối với các nhà quảng cáo, Microsoft lưu ý rằng họ có thể tận dụng cơ hội mới bằng cách đảm bảo rằng các chiến dịch quảng cáo trên Microsoft của họ được thiết lập để nhắm mục tiêu (targeting) rộng đến toàn bộ mạng lưới hiển thị quảng cáo.

Microsoft trông cậy vào AI để chuyển đổi vị thế trong mảng quảng cáo vốn đang được thống trị bởi Google.

Trong thông báo, Microsoft định vị thương vụ này là một phần quan trọng trong tầm nhìn rộng hơn của nền tảng đối với trí tuệ nhân tạo trong mảng quảng cáo.

Việc tích hợp với Baidu là động thái mới nhất nhằm mang lại trải nghiệm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI hấp dẫn hơn, được cá nhân hóa cao hơn cho các nền tảng và đối tượng mục tiêu mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xu hướng quảng cáo 2023: Loại quảng cáo kỹ thuật số nào phổ biến nhất

Báo cáo xu hướng quảng cáo 2023 được phân tích dựa trên nhiều dữ liệu quảng cáo khác nhau về ngân sách chi tiêu, loại quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất, nền tảng quảng cáo được chi tiêu nhiều nhất và hơn thế nữa.

Xu hướng quảng cáo 2023: Loại quảng cáo kỹ thuật số phổ biến nhất
Xu hướng quảng cáo 2023: Loại quảng cáo kỹ thuật số phổ biến nhất

Nếu bạn đang là người đang làm việc trong ngành quảng cáo hay đơn giản là yêu thích tìm hiều về lĩnh vực quảng cáo, có lẽ bạn cũng từng tự hỏi liệu các đối thủ hay nhiều nhà quảng cáo trên toàn cầu đang đầu tư vào quảng cáo như thế nào, ngân sách chi tiêu của họ ra sao hay họ ưu tiên hiển thị quảng cáo trên nền tảng nào.

Những dữ liệu có được rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng chiến lược quảng cáo và cả chiến thuật phân bổ chi tiêu sao cho hiệu quả nhất.

Theo cách tiếp cận tương tự, nhằm mục tiêu giúp các Digital Marketer có nhiều dữ liệu hơn về bối cảnh quảng cáo, AdClarity thông qua việc phân tích hàng loạt dữ liệu quảng cáo từ nhiều nhà quảng cáo ở nhiều ngành khác nhau, đã đưa ra nhiều số liệu quan trọng vừa mang tính phân tích vừa đóng vai trò định hướng chiến lược và dự báo xu hướng quảng cáo trong năm 2023 và xa hơn thế nữa.

Dưới đây là tất cả những dữ liệu quan trọng đáng theo dõi nhất.

Các loại quảng cáo kỹ thuật số phổ biến nhất.

Trước khi đi vào phân tích sâu các dữ liệu quảng cáo, bạn cần xác định các loại quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) phổ biến nhất trên các nền tảng mạng xã hội, hiển thị hay video.

Dưới đây là danh sách tất cả các định dạng quảng cáo được đưa vào phân tích:

  • Banner: Là hình thức quảng cáo kết hợp giữa văn bản và hình ảnh ở định dạng dọc, ngang hoặc hình vuông. Các loại quảng cáo này xuất hiện phổ biến trên các kênh hiển thị, mạng xã hội và video.
  • Băng chuyền (Carousel): Là một chuỗi nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc video được kết hợp thành một quảng cáo. Quảng cáo băng chuyền thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram hoặc trên các quảng cáo hiển thị (Display Advertising).
  • HTML5 động: Là quảng cáo hiển thị tương tác có văn bản, hình ảnh động hoặc video được thiết kế để thu hút sự chú ý của người xem thông qua các chuyển động.
  • HTML5 tĩnh: HTML5 tĩnh là quảng cáo hiển thị tĩnh sử dụng hình ảnh tĩnh và văn bản.
  • Video trong luồng (In-stream video): Quảng cáo video xuất hiện trong các video khác trên mạng xã hội (Social Networks).
  • Được tài trợ: Là quảng cáo xuất hiện giống như một bài đăng bình thường (chủ yếu trên mạng xã hội), nhưng đã được nhà quảng cáo mua (Được tài trợ – Sponsored) để quảng cáo tài khoản của họ.
  • Video: Quảng cáo video có thể xuất hiện trên các nền tảng video như YouTube hoặc các dịch vụ phát trực tuyến khác.
  • Video nổi bật trên trang đầu (Video Masthead): Là tính năng video cho phép nhà quảng cáo đặt quảng cáo của họ ở những vị trí nổi bật nhất, chẳng hạn như trên màn hình chính của YouTube, trên nhiều thiết bị khác nhau.

Mức chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số theo ngành.

Như bạn có thể thấy, bán lẻ là ngành dẫn đầu khi xét đến tổng mức chi tiêu cho quảng cáo. Với 443,4 triệu USD mỗi tháng, ngành này đã chi nhiều hơn 95% so với ngành xếp thứ 2 là dịch vụ phát trực tuyến.

Mức chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số theo kênh.

Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội vẫn là hình thức chủ đạo với tỷ lệ chấp nhận trung bình là 51%.

Phân phối chi tiêu quảng cáo trên mạng xã hội.

Xét về các nhà xuất bản cụ thể trong lĩnh vực mạng xã hội, Facebook vẫn đứng ở vị trí số 1 với gần 2,5 tỷ USD tổng chi tiêu. Instagram với gần 600 triệu USD, cuối cùng là TikTok với con số khá khiêm tốt là hơn 58 triệu USD.

Nếu coi YouTube là mạng xã hội thay vì là nền tảng xem video, với hơn 1.3 tỷ USD chi tiêu, YouTube đứng ở vị trí số 2 sau Facebook, cao hơn nhiều so với Instagram, Twitter (X) hay cả TikTok.

Mạng xã hội là kênh phổ biến nhất cho các ngành Thời trang, Giao đồ ăn, Giáo dục Trực tuyến và ít phổ biến nhất cho ngành Trang trí nhà cửa, Thú cưng và có lẽ đáng ngạc nhiên nhất đó là ngành bán lẻ.

Trong khi các ngành như SaaS, Du lịch hay Thú cưng sử dụng nhiều video để quảng cáo, ngành truyền thông và các ứng dụng hẹn hò lại không dựa nhiều vào phương tiện này.

Thay vào đó, quảng cáo hiển thị là kênh được lựa chọn nhiều nhất cho các ứng dụng hẹn hò, bán lẻ và trang trí nhà cửa.

Các loại quảng cáo phổ biến theo ngành.

Như bạn có thể thấy, quảng cáo tĩnh HTML5 phổ biến gần như khắp mọi nơi, đặc biệt là với những thương hiệu trong ngành Bán lẻ và Du lịch hay cả với các ứng dụng hẹn hò (Dating App).

Thời gian tồn tại trung bình của các định dạng quảng cáo kỹ thuật số.

Một trong những thông tin thú vị khác hữu ích cho việc lập kế hoạch và chiến lược quảng cáo đến từ khoảng thời gian trung bình mà mỗi loại quảng cáo có thể duy trì.

Về tổng thể, quảng cáo hiển thị banner vẫn tồn tại lâu nhất ở mức trung bình là 135 ngày. Để so sánh, video có thời hạn sử dụng ngắn hơn là 53 ngày, điều này cho thấy nhu cầu tung ra nội dung mới thường xuyên hơn ở định dạng video và ít thường xuyên hơn với banner hiển thị.

Định dạng quảng cáo băng chuyền và trong luồng trên mạng xã hội theo đó có thời gian sử dụng ngắn nhất chỉ với 10-11 ngày.

Thời gian tồn tại lâu hơn của quảng cáo banner cho thấy rằng chúng được sử dụng để tiếp cận rộng rãi hơn trong các chiến dịch thương hiệu thay vì là các chiến dịch ngắn hơn ví dụ như ra mắt sản phẩm.

Các phát hiện chỉ ra rằng quảng cáo banner cũng là lựa chọn tốt nhất cho quảng cáo dài hạn, đặc biệt là đối với các thương hiệu nổi tiếng muốn duy trì sự nổi bật.

Ngược lại, video có thể có tác động lớn hơn trong các chiến dịch ngắn hạn khi doanh nghiệp hay thương hiệu cần đạt được các mục tiêu bán hàng khẩn cấp.

Kết luận.

Rõ ràng là với các thông tin có được, bạn giờ đây có thêm những góc nhìn đa chiều hơn về bức tranh chi tiêu quảng cáo và sử dụng quảng cáo ở các ngành khác nhau.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các thông tin này để xây dựng chiến lược quảng cáo, phân bổ chi tiêu hay thậm chí là để tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Việc YouTube tự sử dụng mã để loại bỏ trình chặn quảng cáo vi phạm luật riêng tư của châu Âu

Việc YouTube sử dụng các đoạn mã (JavaScript code) để chặn trình chặn quảng cáo (Adblocker) là bất hợp pháp ở EU.
Việc YouTube tự sử dụng mã để loại bỏ trình chặn quảng cáo vi phạm luật riêng tư của châu Âu
Việc YouTube tự sử dụng mã để loại bỏ trình chặn quảng cáo vi phạm luật riêng tư của châu Âu
Theo ông Alexander Hanff, chuyên gia về quyền riêng tư, hành động YouTube tự động loại bỏ khả năng sử dụng của các trình chặn quảng cáo mà không hỏi ý kiến của người dùng là vi phạm luật riêng tư tại châu Âu (DPC). Chuyên gia này mới đây cũng đã nộp đơn khiếu nại lên DPC. “Các tập lệnh giúp YouTube phát hiện và loại bỏ AdBlock là phần mềm gián điệp, việc triển khai chúng mà không có sự đồng ý của người dùng và các bên liên quan là không thể chấp nhận được.” “Tôi coi bất kỳ việc triển khai công nghệ nào có thể được sử dụng để theo dõi thiết bị của tôi đều là phi đạo đức và bất hợp pháp trong hầu hết các tình huống.” Nếu đơn kiện được chấp nhận, YouTube sẽ phải chấm dứt việc loại bỏ trình chặn quảng cáo, điều này có nghĩa là người dùng sẽ có thể tiếp tục sử dụng công cụ này. Ông Hanff cũng tuyên bố rằng YouTube đang vi phạm Điều 5.3 của Chỉ thị về quyền riêng tư điện tử (ePrivacy Directive), trong đó nêu rõ rằng các trang web phải xin phép trước khi tiến hành lưu trữ hoặc truy cập thông tin của người dùng trên thiết bị. Chuyên gia về quyền riêng tư này cũng tuyên bố rằng YouTube cũng đang vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền. Người phát ngôn của YouTube cho biết: “Việc sử dụng trình chặn quảng cáo vi phạm Điều khoản dịch vụ của YouTube. Chúng tôi đã thông báo toàn cầu nhằm kêu gọi những người xem đã bật trình chặn quảng cáo tiếp tục cho phép hiển thị quảng cáo trên YouTube hoặc dùng thử gói YouTube Premium để xem video không có quảng cáo.” “Mô hình xem video có hỗ trợ quảng cáo của YouTube hỗ trợ hệ sinh thái nhà sáng tạo đa dạng và cung cấp cho hàng tỷ người trên toàn cầu quyền truy cập vào nội dung miễn phí có quảng cáo. Các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube nhận được phần lớn doanh thu quảng cáo cho các video dạng dài trên YouTube.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt mức hơn 12 tỷ USD trong quý 3 năm 2023

Theo báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 mới đây, doanh thu quảng cáo của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon tăng hơn 26% và đạt hơn 12 tỷ USD.

Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt mức hơn 12 tỷ USD trong quý 3 năm 2023
Doanh thu quảng cáo của Amazon đạt mức hơn 12 tỷ USD trong quý 3 năm 2023

Theo đó, Amazon đã mang về 12,06 tỷ USD từ dịch vụ quảng cáo trong quý 3 năm 2023.

Con số này đánh dấu mức tăng trưởng đến 26,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong quý 3 năm 2023, Amazon đã hợp tác thêm với một số nhà xuất bản và thương hiệu để phân phối quảng cáo trên các ứng dụng và website của họ cho những sản phẩm được bán qua Amazon tại Mỹ, bao gồm:

  • BuzzFeed
  • Hearst Newspapers
  • Pinterest, Raptive
  • Lifehacker
  • Mashable

Gã khổng lồ ngành bán lẻ cũng thừa nhận rằng sự hợp tác mới này đóng một vai trò quan trọng trong thành công của nền tảng trong Quý 3.

Ngoài việc nỗ lực tìm kiếm các đơn vị mới để phân phối quảng cáo, Amazon cũng cho rằng doanh thu quý 3 thành công là nhờ việc triển khai các tuỳ chọn AI mới cho thương hiệu và nhà quảng cáo.

Tại Ấn Độ, Amazon đã giới thiệu trình trợ lý kỹ thuật số AI mới nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ thiết lập cửa hàng trực tuyến, tối ưu hoá quảng cáo và hơn thế nữa.

Ông Andy Jassy, CEO của Amazon chia sẻ:

“Chúng tôi đã có một quý thứ ba thành công, tốc độ tăng trưởng của AWS tiếp tục ổn định, doanh thu quảng cáo của chúng tôi tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập hoạt động tổng thể và dòng tiền tự do cũng tăng đáng kể.”

“Nhóm AWS sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực AI tổng hợp. Với những năng lực mới, chúng tôi sẽ cho phép các doanh nghiệp tiếp cận những kỹ sư giàu kinh nghiệm, những người luôn am hiểu về các khách hàng mà họ đang hỗ trợ. Các khách hàng lớn của Amazon bao gồm:

  • Adidas
  • Booking.com
  • GoDaddy
  • LexisNexis, Merck
  • Royal Philips
  • United Airlines”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

A/B Testing là gì? Quy trình triển khai AB trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu đầy đủ và chi tiết các khái niệm và lý thuyết cơ bản cho người mới về thuật ngữ A/B Testing (chạy thử nghiệm phân tách đa biến A/B): A/B Testing là gì? AB Testing là gì trong Marketing và quảng cáo? Quy trình chi tiết các bước thực hiện A/B Test và hơn thế nữa.

A/B Testing là gì
A/B Testing là gì? Quy trình triển khai AB trong Marketing

Khi nói đến các hoạt động Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, bên cạnh việc lựa chọn đúng chiến lược và kênh triển khai, quá trình thử nghiệm thông qua các biến số hay chiến dịch khác nhau cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Một trong những phương thức thử nghiệm phổ biến hiện nay đó là thử nghiệm phân tách hay còn được gọi với cái tên là A/B Testing (Thử nghiệm A/B).

A/B Testing là gì?

A/B Testing hay còn được gọi là Split Testing (Thử nghiệm phân tách), là khái niệm đề cập đến một phương pháp nghiên cứu và phân tích được sử dụng phổ biến trong ngành marketing, phát triển web, trải nghiệm người dùng (UX) hay các ứng dụng công nghệ khác.

A/B Testing hay Thử nghiệm A/B nhấn mạnh đến các quy trình thử nghiệm ngẫu nhiên trong đó hai hoặc nhiều phiên bản của một biến được hiển thị đồng thời cho các nhóm hay phân khúc đối tượng mục tiêu khác nhau để từ đó xác định phiên bản hay biến số nào có tác động nhiều nhất hay mang lại hiệu suất cao nhất (cho doanh nghiệp).

Về cơ bản, A/B Testing loại bỏ tất cả phỏng đoán đơn thuần của người thực thi trong quá trình tối ưu hóa (ví dụ là hiệu suất của một website hay các mẫu quảng cáo) và cho phép người tối ưu hóa đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu (Data-driven).

Trong một bản thử nghiệm A/B Test, “A” đề cập đến một biến thử nghiệm gốc và “B” là một biến mới của biến thử nghiệm gốc ban đầu.

Sau quá trình chạy thử nghiệm, biến số nào giúp mang lại các kết quả cao hơn sẽ nhận được nhiều sự ưu tiên hơn và ngược lại, các biến ít có tác động hơn sẽ bị giảm sự ưu tiên hoặc thậm chí là bị loại bỏ.

A/B Testing chủ yếu được ra đời trong bối cảnh khi doanh nghiệp hay các tổ chức cần biết chính xác điều gì hay biến số nào có tác động thực sự và tác động ở cấp độ nào.

A/B Testing trong Marketing là gì?

Trong phạm vi Marketing, quảng cáo và kinh doanh, A/B Testing liên quan nhiều đến việc chứng minh mức độ hiệu quả về tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI), mức độ tối ưu hoá chi phí quảng cáo, mức độ hài lòng về trải nghiệm của khách hàng với các nền tảng (kỹ thuật số) của doanh nghiệp hay mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Các marketer theo đó có thể sử dụng phương pháp thử nghiệm A/B để:

  • Kiểm tra xem tiêu đề email nào được nhấp chuột nhiều hơn (CTR).
  • Định dạng nội dung quảng cáo nào có hiệu suất cao hơn.
  • Nút kêu gọi hành động (CTA) nào mang lại tỷ lệ chuyển cao hơn.
  • Vị trí đặt quảng cáo nào hiện đang tương tác tốt nhất.
  • Và vô số các biến số thử nghiệm khác.

Tại sao thương hiệu hay doanh nghiệp cần sử dụng A/B Testing (A/B Test)?

Như đã đề cập và phân tích ở trên, A/B Testing là khái niệm khá rộng và được áp dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp đang muốn thử nghiệm điều gì mà các biến số được chọn, quy trình triển khai thử nghiệm hay các kết quả mong muốn đạt được là khác nhau.

Từ việc doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí quảng cáo quá cao để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tỷ lệ thoát trang của các website quá lớn, đến tỷ lệ rời bỏ cao của những khách hàng trên các sàn thương mại điện tử, tất cả đều có thể được giải quyết một cách tối ưu thông qua các A/B Testing.

Dưới đây là một số lý do chính giải thích tại sao doanh nghiệp cần sử dụng A/B Testing (chủ yếu được phân tích trong bối cảnh marketing và kinh doanh).

1. A/B Testing giúp giải quyết các nỗi đau của người dùng khi truy cập website (hay các nền tảng khác của thương hiệu).

Khi một người dùng hay khách hàng truy cập đến website của doanh nghiệp, họ chắc chắn là mong muốn tìm hiểu về một vấn đề gì đó. Dù là để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, để mua một sản phẩm cụ thể, đọc hay tìm hiểu thêm về một chủ đề thông tin (nội dung) nào đó.

Tuy nhiên, dù mục tiêu của họ là gì, họ có thể phải đối mặt với vô số các khó khăn khác nhau trong quá trình trải nghiệm. Đó có thể là do website tải quá chậm, quá khó để tìm thấy nút để lại thông tin tư vấn hay quy trình mua hàng quá phức tạp (khiến họ phải từ bỏ việc mua hàng).

Tất cả các trải nghiệm không tốt hay khó khăn của người dùng khi truy cập các nền tảng của doanh nghiệp cuối cùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi, hình ảnh thương hiệu và cả doanh số bán hàng.

Các công cụ phân tích và hiểu người dùng như Google Analytics, Heatmap hay Hotjar, có thể là rất cần thiết trong quá trình A/B Testing.

2. A/B Testing giúp tối ưu hoá chi phí hiệu quả hơn.

Với hầu hết các doanh nghiệp, cân đối giữa chi phí và lợi nhuận là bài toán trường kỳ và khó khăn. Nếu doanh nghiệp không biết nhóm đối tượng khách hàng nào mới thực sự mang lại hiệu quả cao nhất, không biết mẫu quảng cáo nào thúc đẩy hiệu suất tốt nhất và có chi phí (CPL) thấp nhất, hay không biết nền tảng nào phù hợp với loại nội dung gì, đây chính là lúc các thử nghiệm A/B hay A/B Testing thể hiện vai trò của nó.

A/B Testing giúp doanh nghiệp xác định các giải pháp có chi phí thấp nhất có thể nhưng lại mang lại hiệu quả cao nhất tương ứng.

3. A/B Testing giúp tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi và tỷ suất lợi nhuận (ROI).

Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn tìm hiểu xem nhóm khách hàng nào đang có chuyển đổi cao nhất trên website và mang lại lợi nhuận tốt nhất, A/B Testing sẽ cho phép bạn xác định các biến số cần thử nghiệm, kiểm tra phản ứng của khách truy cập với từng biến (phiên bản), sau đó thực hiện các quyết định cần thiết dựa trên các dữ liệu có được.

A/B Testing cho phép bạn tận dụng tối đa lưu lượng truy cập (traffic) hay lượng khách hàng hiện có mà không phải chi thêm tiền để tìm kiếm các người dùng mới.

Trong Marketing, đôi khi các biến số tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận thu được.

4. A/B Testing cũng là phương pháp thử nghiệm hiệu quả để đưa ra các quyết định có rủi ro thấp.

Trong bối cảnh khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng, khi doanh nghiệp cũng cần phản ứng nhanh với những thay đổi đó nhưng lại đối mặt với những rào cản hay rủi ro với các chiến lược hay quyết định mới, A/B Testing một lần nữa lại thể hiện được giá trị của nó.

Thay vì ngay lập tức thay đổi toàn bộ chiến lược, doanh nghiệp có thể từng bước thay đổi sau khi thực hiện các thử nghiệm nhỏ và xem hiệu suất đạt được của nó.

Ví dụ, thay vì bạn quyết định xoá website hiện tại để thay thế bằng một website mới vì nghĩ rằng website hiện tại không hiệu quả. Bạn có thể thay chạy thử nghiệm song song với một phiên bản khác của website để xem phản ứng của họ ra sao, dữ liệu có được có thể sẽ rất khác so với những gì bạn suy đoán trước đó.

Một ví dụ khác về giá trị của A/B Testing trong việc hạn chế các rủi ro đó là việc đưa ra các thay đổi về tính năng mới (của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó).

Trước khi quyết định áp dụng tính năng mới thay cho tính năng cũ tới toàn bộ các khách hàng hiện tại, bạn có thể khởi chạy các thử nghiệm để xem liệu khách hàng hiện tại có đón nhận tính năng mới này hay không. Rõ ràng là bạn không thể ép buộc khách hàng sử dụng những thứ mà họ không hề mong muốn.

5. A/B Testing cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc thiết kế lại chiến lược mới phù hợp hơn.

Trong một thế giới kinh doanh đang phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu (Data) như hiện nay, việc có được dữ liệu và sử dụng chúng một cách hiệu quả là yếu tố mang tính nền tảng cho sự phát triển bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Tuy nhiên có được dữ liệu là một chuyện, hiểu nó như thế nào thì lại là một chuyện khác. Để có được các lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần hiểu sâu hơn về dữ liệu, về sức ảnh hưởng của các điểm dữ liệu khác nhau lên khách hàng và doanh nghiệp.

Để làm được điều này, các thử nghiệm phân tách nhỏ dựa trên các biến số khác nhau có thể có dường như là không thể thiếu.

Một chiến lược lớn cần được xây dựng từ các hiểu biết nhỏ, và các hiểu biết nhỏ cũng cần được xây dựng dựa trên các thử nghiệm chính xác thay vì là suy đoán cảm quan.

Phân biệt A/B Testing với Multivariate Testing và Multipage Testing.

Multivariate Testing (Thử nghiệm đa biến) và Multipage Testing (Thử nghiệm nhiều trang) là 2 kỹ thuật thử nghiệm A/B (A/B Testing) thường được áp dụng cho các thử nghiệm phức tạp.

Multivariate Testing (MVT) giúp kiểm tra một giả thuyết (mệnh đề hoặc ý tưởng bạn đang nghiên cứu) với nhiều biến được sửa đổi. Mục đích của thử nghiệm này là để xác định biến số nào trong số nhiều biến số khác nhau có thể có hiệu suất cao nhất so với mục tiêu được đề ra.

Ví dụ thế này, nếu bạn muốn đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau có trong màn hình đầu tiên của một website đối với tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn có thể kiểm tra đồng thời 2 dòng tiêu đề trang đích (Landing Page) và 2 hình ảnh tiêu đề. Tổng cộng, bạn sẽ tạo 4 trang thử nghiệm khác nhau từ sự kết hợp giữa các biến nói trên.

Vì quá trình thử nghiệm đa biến khá phức tạp do đó thường được sử dụng bởi các marketer có nhiều kinh nghiệm hơn là người mới vào ngành.

Khác với các thử nghiệm đa biến hay Multivariate Testing, thử nghiệm nhiều trang (Multipage Testing) sẽ bao gồm việc thử nghiệm các thay đổi đối với các thành phần cụ thể trên nhiều trang.

Ví dụ: bạn có thể thử nghiệm xem liệu các lời chứng thực của khách hàng có tác động đến tỷ lệ chuyển đổi hay không.

Thay vì bạn sẽ thêm nó vào một trang duy nhất (và bạn không thể đánh giá được kết quả), bạn cần thêm nó vào tất cả (hoặc nhiều) trang sản phẩm khác nhau. Khi này, trong khi một số khách hàng truy cập có thể thấy lời chứng thực, một số khác thì không (trang gốc không thêm phần lời chứng thực).

Căn cứ vào các kết quả có được, bạn có thể rút ra được các kết luận về sức ảnh hưởng của các lời chứng thực đến tỷ lệ chuyển đổi trên các trang khác nhau.

Bạn có thể thử nghiệm những gì với A/B Test?

Với phần lớn các doanh nghiệp hiện nay, website là một trong những kênh hay phễu chuyển đổi (Conversion Funnel) quan trọng nhất.

Do đó, mọi nội dung hay điểm tiếp xúc được sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua website đều phải được tối ưu hóa để phát huy tối đa tiềm năng.

Điều này đặc biệt đúng đối với các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người dùng truy cập website và tỷ lệ chuyển đổi.

Trong khi ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau bạn có thể sử dụng các thành phần khác nhau để thử nghiệm, dưới đây là một số yếu tố phổ biến bạn có thể tham khảo.

Nội dung.

1. Tiêu đề chính và tiêu đề phụ.

Dòng tiêu đề chính (Headline) trên thực tế là hình ảnh đầu tiên mà người truy cập chú ý trên một website. Đó cũng là yếu tố xác định ấn tượng của họ với website dù cho họ có tiếp tục các bước chuyển đổi sau đó hay không.

Một dòng tiêu đề hiệu quả thường ngắn gọn, đúng trọng tâm, hấp dẫn và truyền tải được thông điệp mà thương hiệu mong muốn khách hàng nhớ về.

Bạn có thể sử dụng A/B Testing để thử nghiệm với các tiêu đề có phông chữ và phong cách viết khác nhau, phân tích xem phiên bản nào có thể thu hút được sự chú ý của người truy cập và hơn thế nữa.

2. Phần nội dung chính (Body).

Phần nội dung chính hay còn được gọi là Body Content phải nêu rõ được những gì mà người truy cập sẽ nhận được. Nó cũng phải cộng hưởng được với dòng tiêu đề chính và dòng tiêu đề phụ của website. Một nội dung được viết tốt có thể làm tăng đáng kể cơ hội biến người truy cập thành khách hàng.

Trong quá trình xây dựng nội dung cho website, bạn cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Phong cách viết: Bạn cần sử dụng giọng điệu phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Nội dung phải trực tiếp đề cập đến người dùng cuối (end-user) và trả lời tất cả các băn khoăn của họ. Nó cũng phải chứa các cụm từ khóa giúp làm bật các nỗi đau hay vấn đề mà họ có thể gặp phải.
  • Định dạng: Cách các đoạn nội dung được căn lề, xuống dòng hay sử dụng các ký tự đặc biệt như gạch đầu dòng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cách người dùng trải nghiệm nội dung.

Thiết kế và bố cục.

Với các doanh nghiệp vốn không quen thuộc với khái niệm A/B Testing, việc đưa ra các quyết định cho website của họ là vô cùng khó khăn. Với A/B Testing, tất cả đều có thể được giải quyết (mặc dù cũng không phải là quá dễ dàng).

Ví dụ nếu bạn là người tối ưu cho một website thương mại điện tử, từ góc độ chuyển đổi và bán hàng, trang sản phẩm có thể nói là trang quan trọng nhất.

Khi khách hàng hay người truy cập ngày càng có mức độ đòi hỏi cao hơn, trang sản phẩm của bạn cần phải ở dạng tối ưu nhất về cả mặt thiết kế và bố cục.

Cùng với các yếu tố khác như nội dung, thiết kế và bố cục của trang phải bao gồm các hình ảnh và video hấp dẫn nhất. Trang sản phẩm của bạn phải trả lời được tất cả các câu hỏi của khách hàng theo cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

  • Các thông tin được cung cấp phải rõ ràng: Dựa trên sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp là gì, hãy tìm những cách thức sáng tạo nhất để cung cấp tất cả các ngữ cảnh cần thiết và mô tả sản phẩm chính xác để người mua tiềm năng không bị nhầm lẫn với các sản phẩm khác hay đơn giản là không hiểu sai về sản phẩm.
  • Làm nổi bật các đánh giá của khách hàng (Review): Bạn cần thêm cả đánh giá tốt và xấu cho sản phẩm của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy đánh giá tiêu cực cũng làm tăng thêm đáng kể độ tin cậy cho thương hiệu và thậm chí là làm tăng doanh số bán hàng.
  • Nội dung cần đơn giản: Bạn không nên sử dụng các ngôn ngữ phức tạp hay thuật ngữ gây khó hiểu cho khách hàng. Thay vào đó hãy khiến nó dễ hiểu, giải trí, đơn giản và thú vị.
  • Tạo ra các cảm giác cấp bách: Để có thể thúc đẩy khách hàng hành động, bạn có thể thêm các thẻ như ‘Chỉ còn 2 chiếc trong kho’, hay ‘Chỉ áp dụng đến…’ để làm nổi bật các chương trình giảm giá độc quyền và ưu đãi.

Bạn cũng có thể sử dụng A/B Testing để xác định các landing page (Trang đích) phù hợp nhất với khách hàng của mình.

Forms mẫu.

Với các website có mục tiêu tìm kiếm khách hàng tiềm năng, Biểu mẫu hay còn được gọi là Form là phương tiện để thương hiệu giao tiếp với khách hàng. Các biểu mẫu này càng trở nên quan trọng hơn nếu chúng là một phần không thể thiếu trong phễu bán hàng (Sales Funnel) của doanh nghiệp.

Trong khi các biểu mẫu ngắn có thể hiệu quả với doanh nghiệp này nhưng nó lại không hiệu quả với các doanh nghiệp khác. Tương tự như vậy với các biểu mẫu dài.

Bạn có thể tìm ra biểu mẫu nào thực sự phù hợp với khách hàng của mình thông qua các A/B Testing đơn giản.

CTA (Lời kêu gọi hành động).

CTA hay còn được gọi là lời kêu gọi hành động chính là điểm nhấn quyết định liệu khách hàng có cần phải hành động và trở thành khách hàng của doanh nghiệp hay không.

A/B Testing cho phép bạn kiểm tra các kiểu nút CTA khác nhau, vị trí của chúng trên trang web, nội dung của nó là gì hay cả cách chúng được phối màu, v.v. Càng nhiều các thử nghiệm được thực thi, bạn càng hiểu thêm về cách để chuyển đổi khách hàng của mình.

Bằng chứng xã hội.

Bằng chứng xã hội (Social Proof) có thể được thể hiện ở dạng khuyến nghị hoặc đánh giá từ các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể, từ chính những người nổi tiếng (KOL, Influencer…) và cả từ những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Các A/B Testing có thể giúp bạn xác định liệu có nên đưa các lời chứng thực này vào website hay không hay nếu có thì nên đưa theo kiểu nào. Nó là video, hình ảnh, câu chuyện hay bất cứ định dạng nào khác.

Mức độ chuyên sâu của nội dung.

Tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau, họ có thể thích các loại nội dung ngắn dài khác nhau, với các mức độ chuyên sâu khác nhau.

Trong khi với nhóm người dùng này, họ thích lướt qua các nội dung cần thiết (ý chính), với các nhóm khác, họ lại thích các nội dung được phân tích chuyên sâu.

Bằng cách sử dụng A/B Testing, bạn có thể tạo ra 2 phần nội dung giống nhau, một phần ngắn gọn và một phần khác dài hơn. Từ các dữ liệu có được sau quá trình khởi chạy, bạn có thể dễ dàng xác định loại nội dung mà khách hàng của bạn yêu thích nhất.

Mức độ chuyên sâu của nội dung cũng tác động đến SEO và nhiều số liệu kinh doanh khác như tỷ lệ chuyển đổi, thời gian sử dụng trang và tỷ lệ thoát. Tương tự, bạn có thể sử dụng A/B Testing để tìm ra câu trả lời cho mình.

Kết luận.

Trên đây là tất cả các giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi A/B Testing là gì, hy vọng với các kiến thức có được, bạn có thể có nhiều cách hơn để thử nghiệm và tối ưu hoá hiệu suất trong nhiều khía cạnh khác nhau cho doanh nghiệp của mình.

Một lần nữa, bạn nên nhớ rằng, A/B Testing cũng giống như các phương pháp thử nghiệm và tối ưu khác, nó cần thời gian và một cách tiếp cận toàn diện (từ chiến lược đến chiến thuật thực thi) mới có thể có được hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok thông báo tích hợp với Salesforce Marketing Cloud mới

TikTok vừa thông báo tích hợp mới với Salesforce Marketing Cloud của Salesforce với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo dễ dàng di chuyển và lưu trữ dữ liệu.

TikTok thông báo tích hợp với Salesforce Marketing Cloud mới
TikTok thông báo tích hợp với Salesforce Marketing Cloud mới

Thông qua tích hợp mới với Salesforce Marketing Cloud, các nhà quảng cáo của TikTok sẽ dễ dàng di chuyển trực tiếp các khách hàng tiềm năng do chiến dịch Marketing của họ tạo ra sang nền tảng Salesforce, cũng từ đây, việc xử lý dữ liệu và insights trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Đối với doanh nghiệp sử dụng CRM hay CDP để quản lý và xử lý dữ liệu, việc tích hợp mới này cũng khiến cho quá trình từ thu thập đến phân tích dữ liệu trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều.

Theo TikTok:

“Tích hợp mới của TikTok với Salesforce Marketing Cloud được thiết kế thân thiện với người dùng và do đó không yêu cầu các kỹ năng nâng cao về kỹ thuật. Các đội nhóm Marketing sẽ có thể thiết lập nó chỉ trong vài phút, cho phép họ tập trung nhiều hơn vào những gì thực sự quan trọng – đó là thu hút, nuôi dưỡng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.”

Thông tin về khách hàng tiềm năng (Lead) sẽ được chuyển đến TikTok theo thời gian thực. Các nhóm bán hàng và marketing cũng sẽ có thể phản hồi tới khách hàng tiềm năng thông qua Salesforce Marketing Cloud.

Tích hợp mới sẽ có sẵn trên AppExchange của Salesforce, trong khi TikTok khuyên các thương hiệu nên liên hệ với các Đại diện của TikTok hoặc Salesforce để được tư vấn và hướng dẫn cách triển khai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google Ads cố tình hiển thị pop-up khảo sát khi nhà quảng cáo muốn tạm dừng chiến dịch

Google Ads đang cố tình làm gián đoạn việc nhà quảng cáo muốn tạm dừng chiến dịch quảng cáo bằng các pop-up (nội dung hiển thị bật lên) chen ngang.

Theo đó, Google Ads đã bắt đầu hiển thị các nội dung khảo sát bằng pop-up (các cửa sổ bật lên) cố tình làm gián đoạn việc các nhà quảng cáo muốn tạm dừng chiến dịch quảng cáo của mình.

Cuộc khảo sát bật lên có thể gây khó chịu và bất tiện cho nhiều người làm marketing nói chung đặc biệt là những người bận rộn, những người không có thời gian giải thích thêm cho việc tạm dừng chiến dịch quảng cáo của họ với Google.

Tuy nhiên, với Google thì ngược lại, Google vừa có thêm thông tin để cải thiện sản phẩm quảng cáo của mình, hoặc vừa có thể khiến cho quá trình tạm dừng bị gián đoạn.

Nhiều nhà quảng cáo cũng lo ngại việc liệu pop-up gián đoạn này cũng có thể được áp dụng và phá vỡ nhiều quy tắc cài đặt tự động khác của nhà quảng cáo hay không (ví dụ như việc nhà quảng cáo chọn cách tắt chiến dịch nếu một chiến dịch nào đó vượt quá ngưỡng chi tiêu cho phép hoặc không mang lại chuyển đổi yêu cầu).

Google chưa trả lời cụ thể cho mục đích của khảo sát này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram Reminder Ads ra mắt tính năng quảng cáo mới

Instagram vừa thông báo cập nhật một số tính năng quảng cáo mới cho Instagram Reminder Ads nhằm mục tiêu đơn giản hoá quá trình tạo quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất.

Instagram Reminder Ads ra mắt tính năng quảng cáo mới
Instagram Reminder Ads ra mắt tính năng quảng cáo mới

Instagram Reminder Ads hay Quảng cáo nhắc nhở trên Instagram đang triển khai các tính năng quảng cáo mới giúp nhà quảng cáo tiếp cận nhiều đối tượng hơn:

  • Khả năng hiển thị trên Instagram Stories: Quảng cáo nhắc nhở hiện có thể được hiển thị trong Instagram Stories, cho phép các doanh nghiệp tăng cường khả năng hiển thị và nâng cao hiệu quả quảng cáo.
  • Thiết lập từ Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager): Giờ đây, nhà quảng cáo có thể tạo quảng cáo nhắc nhở trực tiếp trong Trình quản lý quảng cáo, thay vì như trước đây là chỉ được quảng cáo từ các bài đăng tự nhiên có sẵn.

Về tổng thể, việc mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn có thể giúp thương hiệu nâng cao nhận diện thương hiệu (Brand Awareness), dẫn đến nhiều chuyển đổi hơn và lợi tức đầu tư (ROI) cao tốt.

Instagram Reminder Ads hay Quảng cáo nhắc nhở trên Instagram là gì?

Instagram Reminder Ads là một sản phẩm quảng cáo của Instagram Ads được Instagram ra mắt vào đầu năm 2023.

Instagram Reminder Ads được thiết kế đặc biệt để cho phép các nhà quảng cáo xây dựng độ nhận biết thương hiệu, tăng khả năng tham dự và sự quan tâm đến các lần ra mắt, sự kiện hay các khoảnh khắc đặc biệt của thương hiệu.

Instagram Reminder Ads hay Quảng cáo nhắc nhở trên Instagram cung cấp cho người dùng tùy chọn đăng ký nhận thông báo về các sự kiện mà họ quan tâm.

Theo chia sẻ từ chính mạng xã hội Instagram:

  • “Mọi người đến Instagram để khám phá các thương hiệu, sản phẩm mới hoặc sự kiện sắp diễn ra.”
  • “[Vì vậy, chúng tôi đã giới thiệu Quảng cáo nhắc nhở] với mục tiêu cung cấp cho doanh nghiệp nhiều cách hơn để được mọi người khám phá và hình thành nên các kết nối có ý nghĩa.”

Bạn có thể xem chi tiết về tính năng quảng cáo mới tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mỗi thương hiệu cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng

Với tư cách là những người làm marketing hay người xây dựng thương hiệu, nguyên lý nền tảng là thương hiệu của bạn cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng, có ý nghĩa, nếu không, sẽ chẳng có người tiêu dùng nào lắng nghe thương hiệu cả.

Mỗi thương hiệu cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng
Mỗi thương hiệu cần đại diện cho một điều gì đó thực sự có sức ảnh hưởng

Hãy thử nhìn vào các thương hiệu lớn như Nike, Starbucks hay Mercedes, có một điểm chung giữa các thương hiệu này đó là “họ không chỉ bán sản phẩm” mà “bán văn hoá”, “bán thương hiệu” và hơn thế nữa.

Trong cuộc đua xây dựng thương hiệu, tính năng hay lợi ích trực tiếp của sản phẩm (yếu tố vật lý) là điều kiện cần, và những giá trị tinh thần gắn liền với thương hiệu hay những gì mà thương hiệu đại diện là điều kiện đủ.

Để làm sáng tỏ điều này, ông Marcus Collins, hiện là Giáo sư Marketing của Đại học Michigan và cũng là trưởng bộ phận chiến lược tại Wieden+Kennedy, đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu cách các thương hiệu có thể tận dụng yếu tố tinh thần mà cụ thể ở đây là giá trị văn hóa để kết nối với khách hàng.

Theo ông, văn hóa có sức ảnh hưởng lớn đến cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng và với tư cách là marketer, bạn có thể tận dụng nó khi xây dựng thương hiệu.

Bên dưới là chi tiết cuộc trò chuyện về chủ đề này với Giáo sư Marcus Collins.

Cụm từ “văn hóa” được sử dụng khá rộng rãi trong thế giới Marketing và Quảng cáo, vậy trong bối cảnh này, văn hoá thực chất là gì và làm thế nào để có thể tận dụng nó trong việc kết nối với các nhóm khách hàng mục tiêu?

Marcus Collins: Trong Marketing, tôi thường nghe thấy những câu kiểu như: ‘Hãy tận dụng yếu tố văn hoá’ hay ‘Hãy sử dụng văn hoá làm nền tảng khi truyền thông?’ Tuy nhiên, nếu bạn thử hỏi ai đó văn hoá là gì, chắc chắn bạn sẽ nhận được vô số các câu trả lời khác nhau, thậm chí là mỗi người có một cách định nghĩa khác nhau về cái gọi là văn hoá.

Vì vậy, điều quan trọng ở đây là làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng chung một loại ngôn ngữ, cùng nói về nó theo cùng một góc nhìn.

Khi bạn có ngôn ngữ đó (với khách hàng của mình), thì bạn có thể vận hành nó và khai thác nó theo cách có thể khiến mọi người chấp nhận nó, bởi vì không có tác động bên ngoài nào làm ảnh hưởng đến hành vi của con người nhiều hơn yếu tố văn hóa.

Với tư cách vừa là Giáo sư Marketing, vừa là trưởng bộ phận chiến lược của một doanh nghiệp, ông hy vọng mọi người trong lĩnh vực Marketing và Quảng cáo sẽ tiếp cận chủ đề này như thế nào?

Marcus Collins: Ở cấp độ đơn giản nhất, những người làm marketing có thể tận dụng yếu tố văn hoá để khiến khách hàng của họ thay đổi quan điểm, và sau đó là khiến họ từng bước hành động.

Với tư cách là một marketer, việc tác động đến hành vi của khách hàng để bán được nhiều hơn hay có được nhiều lượng tương tác hơn là chưa đủ.

Bởi vì marketer cũng là người tiêu dùng, họ cũng cần khiến khách hàng ý thức được những gì họ đang làm, đang mua, hay nói cách khác, khách hàng cần hành động một cách có chủ đích, những hành động thực sự mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ.

Nói rộng hơn, marketer phải biết rằng họ là một phần của một cộng đồng lớn hơn mà chúng ta vẫn gọi là xã hội (society), từ góc nhìn này, họ phải có trách nhiệm với những người mà họ tương tác.

Ông từng nói, “Đó không phải là về Marketing hay công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh. Mà tất cả là về con người.

Trong khi phần lớn các agency hay marketer vẫn tự cho là họ hiểu rất rõ vấn đề này, có không ít thương hiệu hiện vẫn chạy theo các xu hướng (Trends) một cách điên cuồng. Vậy rào cản hoặc thách thức lớn nhất đang kìm hãm họ là gì?

Marcus Collins: Trong thế giới marketing và thương hiệu, việc bạn làm gì không quan trọng bằng việc hiểu rõ khách hàng của bạn là ai và họ đang quan tâm đến điều gì.

Chúng ta kết nối với khách hàng dựa trên việc thấu hiểu họ hơn là chỉ nghĩ về những gì chúng ta bán. Đó không phải là lý thuyết hay khái niệm về marketing, đó là hành trình hiểu về con người.

Đó là quá trình khám phá điều gì đã làm thúc đẩy hành vi của con người, cho dù họ có ý thức được về điều đó hay không.

Điều này vượt ra khỏi các đề xuất giá trị (USP) của các sản phẩm hay dịch vụ mà chúng ta có thể mang đến cho người tiêu dùng, mà thay vào đó là cách kết nối với mọi người dựa trên cách họ nhìn thế giới.

Khi các marketer hay thương hiệu nhìn nhận được điều này, họ sẽ không còn chỉ quan tâm đến những gì họ làm, mà là tại sao họ lại làm điều đó, cách họ nhìn thế giới hoặc niềm tin của họ với những gì họ đang làm.

Nếu tôi là Nike, tôi sẽ không đặt mình gói gọn trong phạm vi ngành giày thể thao, là những chiếc sneakers khô khan, mà tôi sẽ thuộc ngành “mỗi con người là một vận động viên”.

Vì vậy, dù tôi có thể làm gì miễn là để hỗ trợ các vận động viên trở thành một phiên bản tốt nhất của chính họ, đó là công việc kinh doanh của tôi. Đây chính là đỉnh cao của quá trình xây dựng thương hiệu để tạo ra sức mạnh thương hiệu (Brand Power).

Những người làm marketing theo đó phải vượt ra khỏi những hiểu biết thông thường về Marketing rằng nó tất cả là về sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm với người tiêu dùng.

Khi bạn giao tiếp với khách hàng ở góc độ mua bán (một cuộc giao dịch), bạn vẫn có thể bán được một ít. Nhưng nếu đó là về sự hoà quyện về văn hoá, thì đó là niềm tin và sự trung thành, đây mới là nền tảng của thương hiệu.

Các thương hiệu nên suy nghĩ như thế nào về việc điều hướng văn hóa?

Marcus Collins: Như tôi đã nói, bối cảnh văn hóa rất phức tạp và khá phân cực (polarization), do đó, rất nhiều thương hiệu đã chọn cách an toàn đó là cố gắng ngồi ở giữa và không dám phá vỡ bất kỳ cực nào.

Theo kinh nghiệm của tôi, tính trung lập không thực sự là một lựa chọn khả thi. Bởi vì bạn đang đi xây dựng niềm tin, bạn cần phải cho khách hàng hay đối tượng mục tiêu của bạn biết rõ bạn là ai và bạn đang (sẵn sàng) đại diện cho điều gì?

Trong khi, bạn cũng có thể nói rằng bạn không đại diện cho bất cứ điều gì cả và đơn giản chỉ là bạn muốn có mối quan hệ mua bán với khách hàng của mình.

Với những gì đang diễn ra, rõ ràng là nếu có một sản phẩm hay thương hiệu nào đó cung cấp những tính năng tốt hơn ví dụ như một chiếc xe hơi chạy nhanh hơn hay một loại dầu gội giúp làm sạch gàu hơn, bạn sẽ khó có thể giữ chân được khách hàng của mình.

Đây chính là lúc mà các giá trị về văn hoá, những gì bạn đại diện hay niềm tin của khách hàng đóng vai trò then chốt.

Bạn nhìn thế giới như thế nào và bạn sẵn sàng ủng hộ điều gì? Khách hàng của bạn cũng cần điều đó.

Thương hiệu của bạn là một thứ gì đó ẩn chứa nhiều ý nghĩa và những ý nghĩa đó vốn dĩ không do bạn kiểm soát và sở hữu. Nó thuộc về tâm trí của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google đang tìm cách thêm quảng cáo vào công cụ tìm kiếm bằng AI

Google xác nhận rằng nền tảng đang khám phá các định dạng quảng cáo khác nhau trong phần kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm bằng Generative AI (SGE).

Google đang tìm cách thêm quảng cáo vào công cụ tìm kiếm bằng AI
Google đang tìm cách thêm quảng cáo vào công cụ tìm kiếm bằng AI

Trong một thông báo mới đây, Google đã xác nhận rằng nền tảng đang phát triển các định dạng quảng cáo khác nhau để sớm đưa vào phần kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm bằng AI.

Trong khi doanh thu của Google phần lớn đến từ quảng cáo, việc Google gấp rút quá trình này cũng là điều khá dễ hiểu.

Trong báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 được công bố mới đây, CEO Alphabet và Google Sundar Pichai cho biết nền tảng có kế hoạch thử nghiệm các định dạng quảng cáo tự nhiên (Native Ads) vốn phù hợp với trải nghiệm tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm (SGE).

Google bắt đầu giới thiệu về trải nghiệm tìm kiếm dựa trên AI trong Google I/O, một hội nghị dành riêng cho các nhà phát triển của Google diễn ra vào tháng 5 mới đây.

Để có thể hình dung rõ hơn về cách Google sẽ hiển thị quảng cáo, bên dưới là hình ảnh ví dụ cụ thể. Theo đó, thẻ ‘Sponsored” là cách để Google phân biệt các nội dung quảng cáo với các nội dung tự nhiên khác.

Theo báo cáo mới đây, doanh thu của Google 76,69 tỷ USD trong quý 3 năm 2023, tương ứng với mức tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh quảng cáo chiếm 59,65 tỷ USD doanh thu (tương đương hơn 70% tổng doanh thu) và Cloud mang về 8,41 tỷ USD.

Google cho biết mọi người đang xem Shorts hơn 70 tỷ lượt mỗi ngày – tăng từ mức 50 tỷ lượt xem hàng ngày được công bố trước đó vào tháng 2. Trong thu nhập quý 2 năm 2023, Google cho biết có hơn 2 tỷ người đăng nhập hàng tháng vào Shorts.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng tích cực trong quý 3 năm 2023

Theo báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 mới được công bố, doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng khá tích cực từ cả mảng quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) đến quảng cáo YouTube.

Doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng tích cực trong quý 3 năm 2023
Doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng tích cực trong quý 3 năm 2023

Theo báo cáo doanh thu mới được công bố, thu nhập và doanh thu ròng của Alphabet, công ty mẹ của Google, tăng nhẹ so với dự đoán của các nhà phân tích khi doanh thu quảng cáo tăng tích cực đến hơn 9%.

Cụ thể, thu nhập ròng quý 3 của Alphabet là 19,7 tỷ USD, tương đương 1,55 USD cho mỗi cổ phiếu, tăng 46% so với quý trước. Doanh thu đạt 76,7 tỷ USD chủ yếu nhờ sự tăng trưởng từ doanh thu quảng cáo trên Google Tìm kiếm (Search Ads) và YouTube (YouTube Ads).

Mặc dù kết quả kinh doanh hiện vẫn đang khá tích cực, sự ra đời của ChatGPT, cùng với đó là nhiều mô hình ngôn ngữ lớn khác đang làm thay đổi đáng kể cách người dùng tìm kiếm thông tin, hay cả việc đối thủ Microsoft cũng đang hợp tác với OpenAI nhằm thúc đẩy Bing, không ít các lo ngại đang được đặt ra với Google.

Mặc dù Google Bard là câu trả lời của Google trong làn sóng AI, chatbot AI này vẫn chưa thực sự để lại ấn tượng với cả những nhà phân tích lẫn người dùng. Thậm chí màn ra mắt của chatbot còn gây thất vọng với người dùng khi nó trả lời sai cả với các câu hỏi đơn giản.

Ngoài các sản phẩm quảng cáo, Google Cloud cũng được hưởng lợi từ làn sóng phát triển AI trong những tháng gần đây. Làn sóng kinh doanh mới này đã mang lại lợi nhuận hoạt động quý thứ 3 liên tiếp cho mảng đám mây của Google.

Ở một khía cạnh khác, Google bị cáo buộc là độc quyền khi chi đến 20 tỷ USD mỗi năm cho Apple Inc để trở thành lựa chọn tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của Apple.

“Sự đắt đỏ” này đang trở thành rào cản cho các công cụ tìm kiếm khác trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Google thử nghiệm hiển thị quảng cáo xen kẻ với các kết quả tự nhiên

Thay vì như trước đây, Google Ads tách biệt vị trí hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) là trên cùng và dưới cùng, Google hiện đang thử nghiệm hiển thị xen kẻ giữa các kết quả tự nhiên với kết quả quảng cáo.

Google thử nghiệm hiển thị quảng cáo xen kẻ với các kết quả tự nhiên
Google thử nghiệm hiển thị quảng cáo xen kẻ với các kết quả tự nhiên

Theo thông tin ghi nhận, nhằm mục tiêu thúc đẩy lượt nhấp chuột và gia tăng tính tự nhiên của các nội dung quảng cáo, Google Ads hiện đang thử nghiệm cách hiển thị xen kẻ nội dung quảng cáo với các nội dung tự nhiên khác.

Trong khi điều này có thể có lợi cho các nhà quảng cáo, nó dường như bất lợi cho các thương hiệu vốn tập trung vào SEO, khi giờ đây người tìm kiếm sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc nhấp chuột.

Người phát ngôn từ Google chỉ cho biết là nền tảng chỉ đang thử nghiệm và hiện không có bất cứ nhận xét hay đánh giá nào cụ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen  | MarketingTrips   

YouTube tích cực chặn những người dùng cố tình chặn quảng cáo

Nằm trong nỗ lực khuyến khích người dùng hoặc là đăng ký YouTube Premium (gói xem YouTube có trả phí và không phải xem quảng cáo) hoặc là phải xem quảng cáo, YouTube đang cố gắng chặn những người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo.

YouTube tích cực chặn những người dùng cố tình chặn quảng cáo
YouTube tích cực chặn những người dùng cố tình chặn quảng cáo

YouTube đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhằm chống lại việc người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo (ad blockers).

Khi ngày càng nhiều người dùng cho biết họ đang bị chặn hoặc giới hạn số lượng video được xem, điều này chứng tỏ YouTube đang tích hơn trong việc khuyến cáo người dùng bỏ trình chặn quảng cáo.

Như đã thông báo lần đầu cách đây không lâu, YouTube sẽ giới hạn số lượng video tối đa mà những người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo có thể xem là 3 đồng thời khuyến khích họ đăng ký gói có trả phí nếu không muốn xem quảng cáo.

Phía YouTube nhấn mạnh rằng sẽ gửi nhiều thông báo hơn nữa, khuyến khích người dùng ngừng sử dụng các trình chặn quảng cáo hoặc cân nhắc đăng ký YouTube Premium.

Trong một email, người phát ngôn của YouTube cho biết: “Chúng tôi rất coi trọng việc tắt tính năng phát lại và sẽ chỉ tắt tính năng phát lại nếu người xem bỏ qua các yêu cầu về việc cho phép quảng cáo hiển thị trên YouTube.”

Người dùng muốn xem nội dung không có quảng cáo trên YouTube có hai tùy chọn: họ có thể tắt tiện ích mở rộng trình chặn quảng cáo trên trình duyệt của mình hoặc chọn YouTube Premium.

Về tổng thể, khi doanh thu của các nền tảng như YouTube hay Google chủ yếu đến từ quảng cáo, và họ cũng phải chia sẻ lại doanh thu với các nhà sáng tạo nội dung, việc người dùng chặn quảng cáo đồng nghĩa với việc YouTube khó có được nguồn thu ổn định để duy trì nền tảng.

Đối với các nhà sáng tạo nội dung, quảng cáo là nguồn doanh thu quan trọng và đó cũng là lý do họ tích cực sản xuất nội dung và đăng tải lên YouTube.

Khi cuộc tranh luận về các trình chặn quảng cáo vẫn sẽ tiếp tục, việc YouTube thực thi chính sách mới với người dùng thể hiện cam kết của nền tảng trong việc hỗ trợ người sáng tạo và hệ sinh thái quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nhật Bản sử dụng AI để tạo ra nhân vật quảng cáo

Sau khi tạo ra nhiều tranh cãi trong thế giới điện ảnh và trò chơi điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục gây ra những phản ứng khác nhau trong thế giới quảng cáo.

Nhật Bản sử dụng AI để tạo ra nhân vật quảng cáo
Nhật Bản sử dụng AI để tạo ra nhân vật quảng cáo

Theo Yahoo News, không chỉ tạo ảnh hoặc văn bản, công nghệ AI còn có thể tạo ra các mô hình 3D được sử dụng cho video để tạo video quảng cáo.

Cụ thể, thương hiệu đồ uống Nhật Bản Ito En đã phát hành một quảng cáo vào đầu tháng 9 cho dòng đồ uống mới, trà xanh Oi Ocha Catechin, cùng với một nữ nhân vật quảng cáo giấu tên. Khoảng một tháng sau khi tải quảng cáo lên YouTube, công ty đã xác nhận trong một thông cáo báo chí rằng người mẫu trong video được tạo bằng công nghệ AI.

Người phụ nữ trong video ban đầu xuất hiện có độ tuổi trung niên với mái tóc đen bạc, nhưng sau khi uống nước trà xanh thì biến thành một cô gái trẻ. Quảng cáo truyền hình nêu bật đặc tính trẻ hóa và chống oxy hóa của trà xanh.

Vấn đề là nhân vật trong quảng cáo lại được tạo ra bởi AI như những gì được Ito En thừa nhận, mặc dù công ty không giải thích AI đã được sử dụng như thế nào. Dường như AI đã thiết kế mô hình 3D và sau đó các chuyên gia về thiết kế đồ họa và hoạt hình đã sử dụng mô hình đó để tạo quảng cáo.

Bên cạnh người mẫu, AI cũng giúp Ito En tạo ra logo cho đồ uống trà xanh Oi Ocha Catechin. Báo cáo từ SoraNews24 cho biết Ito En đã nhờ các nhà thiết kế của mình tạo ra hơn chục thiết kế trước khi đưa bản dự thảo vào quy trình đánh giá AI.

Điều này có nghĩa AI không chỉ đảm nhận việc quảng cáo mà còn toàn bộ hoạt động tiếp thị sản phẩm.

Việc sử dụng những người không tồn tại luôn tạo ra nhiều tranh cãi. Đối với Ito En, điều đó mang lại lợi thế cho họ khi nhân vật quảng cáo không cần trả lương, không gây ra scandal ngay cả khi cô ấy nổi tiếng và có thể làm việc 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần mà không phàn nàn. Nhưng nó cũng có những mặt tiêu cực.

Trên mạng xã hội Nhật Bản, nhiều người khẳng định khi phát hiện người xuất hiện trong quảng cáo không tồn tại, họ mất hứng thú với sản phẩm vì quảng cáo tạo ra một cảm giác trống rỗng.

Nhìn chung, AI sẽ ngày càng hiện diện nhiều hơn trong quảng cáo, nhưng các nhà quảng cáo sẽ phải nghiên cứu kỹ cách họ sử dụng nó. Sử dụng nó một cách ồ ạt mà không cân nhắc có thể chống lại chính các nhà sản xuất quảng cáo đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips 

Tương lai của công cụ tìm kiếm: Đây là cách mà kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên Google

Trong cuộc đua về tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo), Google thông báo hàng loạt các tính năng AI mới vào sản phẩm của mình, trong đó cập nhật với Google Search (tìm kiếm) là đáng phải quan tâm nhất.

Tương lai của công cụ tìm kiếm: Đây là cách mà kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên Google
Tương lai của công cụ tìm kiếm: Đây là cách mà kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên Google

Gã khổng lồ tìm kiếm Google theo đó sẽ sớm định hình lại tương lai của các hoạt động tìm kiếm trên nền tảng. Các tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mới sẽ giúp người dùng trải nghiệm nội dung trực tuyến theo cách đơn giản và thuận tiện hơn nhiều.

Trong khi từ các nỗ lực mới đây thông qua việc tích hợp với ChatGPT, đối thủ Bing của Microsoft dường như đang muốn dành lấy vị trí thống thị bấy lâu của Google, các cập nhật của Google về AI lại có thể chứng minh điều ngược lại.

Google tìm kiếm sẽ có thêm nhiều tính năng được hỗ trợ bởi AI.

Cũng giống như Bing được hỗ trợ bởi AI (Bing AI) của Microsoft, Google tìm kiếm (Google Search) cũng sẽ kết hợp các thông tin có sẵn từ internet và trình bày những thông tin đó theo cách có khả năng tương tác cao với người dùng trong tương lai.

Hiện tại, khi bạn nhập một từ khoá nào đó trên Google, bạn sẽ thấy một danh sách các liên kết đến các website có chứa “các thông tin liên quan” đến truy vấn tìm kiếm hay còn được gọi là các kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm (SERPs), các website này được sắp xếp theo thứ tự mà Google cho là có liên quan nhất.

Tuy nhiên trong một sự kiện AI mới đây, đại diện của Google cho biết tương lai của trải nghiệm tìm kiếm của Google sẽ khác.

Google sẽ cung cấp cho người dùng một bản nội dung tóm tắt được hỗ trợ bởi AI ngay ở đầu kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, Google cũng sẽ tập trung vào việc khiến cho hoạt động tìm kiếm “trở nên trực quan hơn”, các video và hình ảnh sẽ được ưu tiên nhiều hơn thay vì chỉ là bằng văn bản (text-based).

Liên quan đến điều này, có không ít người làm marketing (SEO) thắc mắc rằng các liên kết hay website của họ sẽ được hiển thị như thế nào trên trang tìm kiếm?

Google cho biết là các liên kết vẫn sẽ nằm ở đó, tuy nhiên người dùng sẽ phải cuộn qua phần tóm tắt nội dung do AI tạo ra trước họ quyết định là có nên truy cập tiếp vào các website hay không.

Bên dưới là ví dụ mà Google đưa ra về cách Google sẽ hiển thị nội dung trên trang tìm kiếm trong tương lai.

Như bạn có thể thấy, bên trái là kết quả mà bạn hiện vẫn thấy trên Google, bên phải là giao diện trải nghiệm tìm kiếm mới.

Theo phân tích của MarketingTrips, cập nhật này của Google sẽ giúp giải quyết (và ảnh hưởng đến) một số vấn đề như sau.

Thứ nhất, Google có thể giúp người dùng có ngay các câu trả lời cho các hỏi đơn giản cần thông tin nhanh mà họ không cần phải mất thời gian để duyệt web.

Thứ hai, thông qua đoạn nội dung tóm tắt, người dùng có thể có được những cái nhìn toàn diện hơn về những gì có trong bài viết mà họ có thể xem khi nhấp chuột vào. Nếu những nội dung đó không chứa đựng những gì mà người dùng cần, họ sẽ có thể không cần nhấp chuột vào (và ngược lại).

Cuối cùng, điều này cũng sẽ giúp loại bỏ nhiều hơn các website được xây dựng chỉ để với mục đích kiếm tiền (MMO – Make Money Online, Affiliate Marketing, Click-bait…), chạy thủ thuật SEO hay gian lận.

Hiện tại, trải nghiệm Google Search mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm và chưa có sẵn cho người dùng.

Liên quan đến các nền tảng tìm kiếm, CEO của Microsoft Satya Nadella cũng đã đưa ra ý kiến sau hàng loạt các cập nhật của Google.

CEO này cho rằng việc có một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tìm kiếm không chỉ mang lại nhiều tiền hơn cho bản thân các công cụ tìm kiếm mà còn cho cả các nhà xuất bản (Publisher) và nhà quảng cáo.

“Trước hết, tôi vô cùng ngưỡng mộ Google và những gì họ đã làm được. Họ quá tuyệt vời. Tôi cũng rất tôn trọng CEO Sundar Pichai và đội nhóm của anh ấy. Tôi chỉ muốn chúng tôi đổi mới, và hôm nay là ngày mà chúng tôi đưa ra thêm một số tính năng mới để cạnh tranh về mảng tìm kiếm với Google.”

Ông cũng nói thêm là mặc dù Google hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường với một “khoản lợi nhuận đáng kể, nhưng việc có thêm các đối thủ cạnh tranh khác tức khi thị phần tìm kiếm được trải đều, điều này sẽ giúp các nhà xuất bản có được nhiều lưu lượng truy cập (Website Traffic) từ nhiều nguồn hơn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube giới thiệu sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI mới

Sản phẩm quảng cáo mới của YouTube hướng tới mục tiêu giúp thương hiệu tiếp cận và tương tác với các nhóm khách hàng tiềm năng cao thông qua sự hỗ trợ của AI (trí tuệ nhân tạo).

YouTube giới thiệu sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI mới
YouTube giới thiệu sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI mới

Theo đó, YouTube đã công bố một số sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) mới được thiết kế để giúp thương hiệu kết nối với các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp và tối ưu hóa hiệu suất của các chiến dịch trên nền tảng.

Với Spotlight Moments, hệ thống của YouTube sử dụng AI để xác định những nội dung thịnh hành xung quanh các sự kiện lớn, những cơ hội mà nhiều thương hiệu vẫn tìm kiếm.

YouTube cũng tiết lộ tính khả dụng mở rộng của các chiến dịch Tiếp cận video (Video Reach) và Lượt xem video (Video View), giúp tận dụng AI để nâng cao hiệu quả và nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting)..

Spotlight Moments.

Một trong những sản phẩm quảng cáo mới và nổi bật nhất đó là Spotlight Moments, công cụ sử dụng AI để xác định các video YouTube phổ biến và phù hợp nhất xung quanh các sự kiện văn hóa lớn như Halloween hoặc World Cup.

Nhà quảng cáo có thể tận dụng điều này để giới thiệu các quảng cáo cùng với những nội dung liên quan đến sự kiện.

Theo YouTube:

“Spotlight Moments có thể giúp thương hiệu xây dựng sức ảnh hưởng dựa trên các nội dung video xoay quanh những khoảnh khắc văn hóa lớn nhất thế giới.”

Mở rộng chiến dịch tiếp cận và chiến dịch xem video.

YouTube cũng công bố mở rộng tính khả dụng của 2 sản phẩm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI khác là chiến dịch Tiếp cận video (Video Reach) và Lượt xem video (Video View).

YouTube cho biết các định dạng quảng cáo mới này mang lại kết quả tốt hơn đáng kể cho nhà quảng cáo so với kiểu chiến dịch video cũ.

Video Reach sử dụng AI để phân phối quảng cáo trên nhiều tùy chọn quảng cáo video của YouTube – bao gồm cả quảng cáo trong luồng (in-stream ads), trong nguồn cấp dữ liệu và video ngắn – nhằm tối đa hóa phạm vi tiếp cận.

Trong các thử nghiệm, nhà quảng cáo báo cáo rằng phạm vi tiếp cận của chiến dịch tăng thêm 54% với chi phí thấp hơn 42% (so với các kiểu chiến dịch cũ).

Trong khi đó, Video View sử dụng tính năng tối ưu hóa bằng AI để có được lượt xem video với chi phí thấp hơn nhằm thúc đẩy mức độ cân nhắc thương hiệu tốt hơn.

YouTube cho biết kiểu chiến dịch này giúp tăng lượt xem video nhiều hơn 40% với chi phí mỗi lần xem (CPV) thấp hơn 30% so với quảng cáo trong luồng thông thường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm

LinkedIn (thuộc Microsoft) vừa thông báo rằng nền tảng sẽ sa thải 668 nhân viên trong các nhóm kỹ thuật, nhân tài và tài chính trong bối cảnh doanh thu (chủ yếu từ quảng cáo) đang chậm lai.

LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm
LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm

Theo đó, đợt cắt giảm nhân sự này của mạng xã hội LinkedIn tương đương với khoảng 3% trong tổng số 20.000 nhân viên hiện đang làm việc tại mạng xã hội.

LinkedIn cho biết trong một thông báo: “Trong khi chúng tôi đang điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và hợp lý hóa việc ra quyết định, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư vào các ưu tiên chiến lược cho tương lai của mình và để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại giá trị cho các thành viên và khách hàng của mình.”

Theo công ty việc làm Challenger, Gray & Christmas, riêng lĩnh vực công nghệ đã sa thải khoảng 141.516 nhân viên trong nửa đầu năm 2023 so với mức khoảng 6.000 người trong năm trước.

LinkedIn hiện chủ yếu kiếm tiền thông qua việc bán quảng cáo, bằng cách tính phí đăng ký đối với các chuyên gia tuyển dụng và doanh nghiệp sử dụng mạng lưới dữ liệu để tìm kiếm ứng viên phù hợp.

Trong quý 4 của năm tài chính 2023, doanh thu của LinkedIn đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, và so với 10% của quý trước.

Microsoft cũng cho rằng nhu cầu tuyển dụng chậm lại cùng với đó là sự sụt giảm trong chi tiêu quảng cáo là những trở ngại cho LinkedIn (mặc dù lượng người dùng của nền tảng vẫn tiếp tục tăng lên mức gần 1 tỷ người).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok hiện chiếm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu

 Theo Insider Intelligence, TikTok đang nắm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) thế giới, chỉ đứng sau Google (bao gồm YouTube), Facebook (bao gồm Instagram), Amazon và Alibaba. Tuy nhiên, với sự giám sát từ quốc hội, vai trò của TikTok trong bức tranh mạng xã hội Mỹ trở nên không chắc chắn. Các doanh nghiệp dựa vào TikTok cũng vậy.

TikTok hiện chiếm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu
TikTok hiện chiếm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu

Trong lúc CEO TikTok Shou Zi Chew đang bị các thành viên Quốc hội Mỹ “xoay” như chong chóng vào cuối tháng 3, Chad Spangler – một chủ doanh nghiệp – theo dõi phiên điều trần trong lo lắng. Hội đồng lưỡng đảng đang xem xét nguy cơ của TikTok đối với an ninh quốc gia và người Mỹ.

Họ đặt câu hỏi về các tính năng gây nghiện, những bài viết nguy hiểm và đích đến của dữ liệu người dùng trong nước. Chính trị gia đe dọa cấm TikTok trên toàn quốc trừ khi công ty mẹ ByteDance thoái vốn toàn bộ, động thái mà Trung Quốc phản đối mạnh mẽ.

Những nhà sáng tạo như Spangler, người bán tác phẩm của mình trên mạng, tỏ ra lo ngại về sinh kế của họ. TikTok nổi lên như một phần quan trọng của nền kinh tế nhà sáng tạo, mang về 100 tỷ USD hàng năm, theo Influencer Marketing Hub.

Họ ký các quan hệ hợp tác béo bở với các thương hiệu, còn chủ doanh nghiệp nhỏ như Spangler sử dụng lượng khán giả lớn trên TikTok để quảng bá sản phẩm, gia tăng lưu lượng truy cập website.

“Đó là sức mạnh của TikTok”, Spangler nói. Ứng dụng góp phần lớn doanh thu của The Good Chad, cửa hàng anh đang điều hành. Anh nhận xét TikTok đạt được thành công hiếm có mà những nền tảng khác không làm được.

Spangler có hơn 200.000 người theo dõi trên TikTok. Anh kiếm được hơn 100.000 USD năm ngoái, chủ yếu nhờ vào ứng dụng đến từ Trung Quốc.

Dữ liệu của Influencer Marketing Hub chỉ ra, thu nhập hàng năm trung bình của một người có ảnh hưởng trên mạng (Influencer, KOL) tại Mỹ là hơn 108.000 USD trong năm 2021.

TikTok phát triển mạnh mẽ tại Mỹ, thu hút sự chú ý từ những người quen dùng Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter.

Năm 2021, ứng dụng ghi nhận 1 tỷ người dùng hàng tháng. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 8/2022 cho thấy 67% thanh thiếu niên Mỹ dùng TikTok và 16% sử dụng gần như liên tục.

Các nhà quảng cáo cũng không bỏ lỡ thời cơ. Theo Insider Intelligence, TikTok đang nắm 2,3% thị trường quảng cáo kỹ thuật số thế giới, chỉ đứng sau Google (bao gồm YouTube), Facebook (bao gồm Instagram), Amazon và Alibaba.

Tuy nhiên, với sự giám sát từ quốc hội, vai trò của TikTok trong bức tranh mạng xã hội Mỹ trở nên không chắc chắn. Các doanh nghiệp dựa vào TikTok cũng vậy.

Hồi tháng 4, các nhà lập pháp Montana thông qua dự luật cấm mạng xã hội TikTok được cung cấp tại bang này từ năm sau. TikTok cho biết sẽ phản đối dự luật và khẳng định không có cách rõ ràng nào để thực thi. Quốc hội hiện đã cấm ứng dụng trên thiết bị chính phủ và một số quan chức đang muốn cấm hoàn toàn.

Nhà Trắng còn ủng hộ dự luật lưỡng đảng hồi tháng 3 có tên Restrict Act, cho chính quyền Tổng thống Joe Biden quyền cấm các nền tảng như TikTok. Dù vậy, sau khi vấp phải phản ứng đáng kể, động lực đứng sau dự luật đã chậm lại.

Khi các cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ, các nhà sáng tạo nội dung rơi vào tình trạng bấp bênh. Theo CNBC, nhiều người rục rịch “chuyển nhà” sang nền tảng khác.

Vivian Tu, sống tại Miami, chuẩn bị cho tương lai TikTok bị cấm bằng cách xây dựng lượng khán giả và đa dạng hóa nội dung trên các nền tảng khác nhau.

Cô đăng trên TikTok từ năm 2021 để giải đáp các câu hỏi về tài chính, đầu tư cho đồng nghiệp. Cuối tuần đầu tiên, cô đã được hơn 100.000 người theo dõi. Năm ngoái, cô bỏ công việc tại Phố Wall và truyền thông để theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nội dung toàn thời gian.

Ngoài TikTok, cô còn dùng Instagram, YouTube, Twitter và còn làm podcast, newsletter hàng tuần. Cô chia sẻ, bắt đầu tạo dựng thương hiệu trên nhiều nền tảng trước khi TikTok gặp phải các rắc rối hiện tại.

Cô hi vọng sẽ phân bổ thu nhập đủ để ổn định nếu có điều gì xảy ra. Dù vậy, cô gọi những gì đã làm trên TikTok – nơi hiện có 2,4 triệu người theo dõi – là “niềm vui và tự hào”.

“Sẽ là thất vọng lớn nếu chứng kiến ứng dụng bị cấm”, cô trả lời CNBC.

Các công ty mạng xã hội hàng đầu Mỹ cũng đang sẵn sàng lấp khoảng trống của TikTok. Meta bơm tiền cho Reels, tính năng bắt chước TikTok của Instagram.

CEO Mark Zuckerberg tiết lộ người dùng đã chia sẻ lại video hơn 2 tỷ lần mỗi ngày, tăng gấp đôi trong vòng 6 tháng và tin rằng sẽ chiếm thị phần trong lĩnh vực video ngắn.

Snap và YouTube đang chi hàng tỷ USD cho tính năng video ngắn riêng, cạnh tranh với TikTok. Tu nhận xét sẽ có làn sóng tháo chạy của các nhà sáng tạo nội dung sang các nền tảng khác nếu TikTok bị cấm. Song, rất khó đánh bại TikTok khi xét đến việc khám phá nội dung mới và liên quan.

“Đó là lý do một người như tôi, không có người theo dõi nào hay video nào cả, có thể sáng tạo video và có được video 3 triệu lượt xem đầu tiên. Điều này không xảy ra ở bất kỳ đâu khác”, Tu chia sẻ.

Emily Foster, một chủ doanh nghiệp nhỏ khác, đồng tình. Foster thiết kế thú nhồi bông, bán qua cửa hàng Etsy và website Alpacasews. Cô bắt đầu khâu áo len để tặng bạn bè.

Sau khi video về chú rồng do cô làm ra thu hút 1.000 lượt xem trên TikTok, cô có tự tin để mở gian hàng Etsy. Những thiết kế của cô nhanh chóng được quan tâm và đạt hơn 250.000 người theo dõi. Gần đây, cô đăng video hậu trường gói hàng cho khách, được hơn nửa triệu lượt xem. Nhờ đó, toàn bộ hàng tồn kho đã bán hết chỉ trong 1 ngày.

Đơn hàng đến tới tấp khiến Foster không thể làm thủ công. Vì vậy, cô lên website gọi vốn cộng đồng Kickstarter để huy động vốn, bù đắp chi phí sản xuất. Cô thu được hơn 100.000 USD đầu tư trong chiến dịch mới nhất, sau khi 3 video của cô trở nên phổ biến trên TikTok.

“Việc kinh doanh của tôi sẽ không bao giờ được như ngày nay nếu thiếu TikTok”, cô bày tỏ.

Trước viễn cảnh TikTok bị cấm, Foster đã chia sẻ video trên cả Instagram, YouTube và Twitter để mở rộng nền tảng theo dõi.

Cô vẫn có thể kinh doanh nếu TikTok biến mất nhưng sẽ khó hơn nhiều. Ngoài tiền bạc, cô còn có nguy cơ mất đi lượng người theo dõi dày công mới có được.

(Theo CNBC)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng

Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram, hay Threads, vừa chia sẻ một số cách để thương hiệu hay marketer có thể tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng (Lead).

Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng
Meta: 3 cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng

Theo đó, nếu bạn đang tìm cách để tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng trên các nền tảng như Facebook, Instagram hay ứng dụng nhắn tin WhatsApp, những chia sẻ mới đây của Meta có thể sẽ rất hữu ích.

Theo Meta, để có thể nhanh chóng tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) trên các nền tảng của Meta, nhà quảng cáo có thể sử dụng 3 loại hình quảng cáo phổ biến nhất bao gồm: Lead Ads (Lead Generation), Message Ads và Call Ads.

Dưới đây là chi tiết những chia sẻ thêm của Meta về các loại quảng cáo này.

Lead Ads: Quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Lead Ads là hình thức quảng cáo cho phép người dùng (khách hàng tiềm năng) nhanh chóng để lại thông tin với thương hiệu thông qua một vài bước đơn giản.

Nhà quảng cáo nên sử dụng Lead Ads để:

  • Thấu hiểu sở thích và nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
  • Xác nhận khách hàng tiềm năng.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các tính năng nhắm mục tiêu (Targeting).

Call Ads: Quảng cáo cuộc gọi.

Quảng cáo cuộc gọi có thể giúp thương hiệu kết nối trực tiếp với những khách hàng tiềm năng thông qua các cuộc gọi (từ điện thoại di động).

Nhà quảng cáo nên sử dụng Call Ads để:

  • Kết nối với khách hàng tiềm năng khi họ muốn đặt ra các câu hỏi.
  • Chạy quảng cáo trong giờ làm việc của doanh nghiệp.

Message Ads: Quảng cáo tin nhắn.

Quảng cáo tin nhắn là các quảng cáo cho phép người dùng nhấp vào quảng cáo để nhắn tin trực tiếp tới thương hiệu. Khách hàng khi này có thể bắt đầu trò chuyện với thương hiệu thông qua các ứng dụng như Facebook Messenger, Instagram hay WhatsApp.

Nhà quảng cáo nên sử dụng Message Ads để:

  • Kết nối với những khách hàng thể hiện các dấu hiệu tiềm năng.
  • Cung cấp các câu trả lời tới các câu hỏi mà khách hàng thường hỏi liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tự động phản hồi tới khách hàng theo kịch bản có sẵn.
  • Tương tác với khách hàng tiềm năng để thúc đẩy chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google ra mắt Google Ads Data Manager mới cho nhà quảng cáo

Google cho ra mắt Google Ads Data Manager, công cụ pho phép nhà quảng cáo phân tích và sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) từ nhiều nguồn khác nhau.

Google ra mắt Google Ads Data Manager cho nhà quảng cáo
Google ra mắt Google Ads Data Manager cho nhà quảng cáo

Hiện đã có sẵn dần trong trình quản lý quảng cáo của Google, Google Ads Data Manager cho phép nhà quảng cáo quản lý các tập dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) của họ ở cùng một nơi duy nhất trên hệ thống của Google.

Với trình quản lý dữ liệu quảng cáo Google Ads mới này, người làm marketing có thể phân tích và sử dụng dữ liệu có được từ nhiều nguồn khác nhau mà không cần phải sử dụng qua nhiều công cụ.

Theo Google, tính năng này trước mắt sẽ giúp nhà quảng cáo sử dụng tính năng lượt chuyển đổi nâng cao (enhanced conversions) và tính năng so khớp khách hàng (customer match) một cách dễ dàng hơn, trong những tháng tới, nó sẽ được mở rộng sang các sản phẩm quảng cáo bổ sung khác.

Về tổng thể, khi dữ liệu của bên thứ nhất ngày càng trở thành nguồn dữ liệu chính của doanh nghiệp, Google Ads Data Manager rõ ràng là có thể đơn giản hóa việc truy cập vào những dữ liệu này, giúp quá trình xây dựng chiến lược trở nên liền mạch hơn, nâng cao khả năng tăng doanh thu, tạo thêm khách hàng tiềm năng (Lead) và hơn thế nữa.

Với Google Ads Data Manager hay trình quản lý dữ liệu của Google Ads, nhà quảng cáo cũng có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như từ CRM hay từ nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP).

Theo chia sẻ từ Google:

Bà Kamal Janardhan, Giám đốc cấp cao về quản lý sản phẩm và đo lường của Google, cho biết:

  • “Việc triển khai chiến lược dữ liệu của bên thứ nhất đòi hỏi phải có sự giao tiếp cẩn thận giữa thương hiệu với khách hàng của họ. Dữ liệu này là lợi thế duy nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra bằng cách đầu tư ngay từ bây giờ và tìm cách hiểu sâu hơn về khách hàng của mình.”
  • “Hiện có chưa đến 1/3 marketer truy cập và tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất một cách nhất quán và hiệu quả trên các kênh. Google Ads Data Manager ra đời và giải quyết vấn đề này bằng cách đơn giản hóa việc quản lý kết nối dữ liệu của bên thứ nhất và quy trình sử dụng dữ liệu đó.”
  • “Thông qua một giao diện duy nhất, các nhà phân tích có thể tạo ra những kết nối dữ liệu mới trong khi người làm marketing có thể áp dụng dữ liệu có được để đo lường chuyển đổi hoặc tiếp cận mọi khách hàng mục tiêu bằng các quảng cáo có liên quan nhất.”
  • “Google Ads Data Manager cũng yêu cầu rất ít hoặc không cần kiến thức về mã máy tính (code), điều này giúp việc thiết lập và sử dụng trở nên dễ dàng hơn nhiều.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nghiên cứu: Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales

Theo một số nghiên cứu mới đây được công bố trên HBR, các đánh giá tiêu cực (review xấu) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thậm chí còn tốt hơn so với các đánh giá tích cực (review tốt).

Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales (có thể hơn cả Review tích cực)
Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales (có thể hơn cả Review tích cực)

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Dartmouth và Đại học British Columbia đã cho 300 người hâm mộ NFL (National Football League – Một giải đấu bóng bầu dục quốc gia của Mỹ) xem mô tả về chiếc áo hoodie có gắn nhãn hiệu của giải đấu và các bài đánh giá một sao (review 1 sao) và 5 sao về nó bởi những người hâm mộ của Cleveland Browns (một đội bóng bầu dục).

Những người tham gia đã trả lời các câu hỏi về sự tương đồng của họ với những người đánh giá (reviewer) và sở thích mua hàng (quần áo) của họ.

Khi mọi người nghĩ rằng họ và người đánh giá là giống nhau, thì ý định mua hàng (Buying Intent) của họ sẽ thấp hơn nếu họ xem bài đánh giá 1 sao thay vì bài đánh giá 5 sao.

Ngược lại, khi họ cảm thấy không thích những người đánh giá đó, bài đánh giá 1 sao lại tạo ra ý định mua hàng cao hơn đáng kể so với bài đánh giá 5 sao.

Kết luận ban đầu được rút ra từ nghiên cứu: Những đánh giá tiêu cực (review xấu) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) nhiều hơn so với những đánh giá tích cực (review tốt).

Nghiên cứu của Giáo sư Ordabayeva.

Ordabayeva: Khi mọi người hiểu rõ về một thương hiệu nào đó, giống như những người hâm mộ bóng đá đã làm với NFL, thì một bài đánh giá tiêu cực (negative review) có vẻ như là mối đe dọa đối với khả năng nhận diện hay niềm tin của họ.

Điều này thường xảy ra khi bài đánh giá đến từ một nguồn “lạ” nào đó: một cá nhân hoặc tổ chức có vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, đội bóng yêu thích…khác họ.

Trong trường hợp này, mọi người thường có xu hướng đặt câu hỏi về quyền chỉ trích thương hiệu của người đánh giá (Reviewer).

Do đó, họ cảm thấy bị thôi thúc là phải “bảo vệ” nó bằng cách gia tăng ý định mua nó. Về bản chất, đây là một phản ứng mang tính bản năng khi một ai đó có cảm giác rằng họ đang bị tấn công (cá nhân).

Bản ngã (Ego) của con người có thực sự mong manh hay diễn ra theo cách như vậy không?

Nếu mọi người nghĩ rằng nhận định trên là một quy tắc hay công thức cố định nào đó thì câu trả lời là không.

Sự thật là, chỉ một số loại thương hiệu nhất định mới có khả năng kích hoạt kiểu phản ứng này, những thương hiệu mà khách hàng ít nhất là nhìn thấy một vài phần (về con người) của chính họ trong đó.

Bạn có thể thực sự thích một loại xà phòng hoặc bột giặt cụ thể nào đó, nhưng có thể bạn sẽ không coi đó là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn hay nói cách khác, thương hiệu đó không đại diện cho con người của bạn.

Với thương hiệu Apple, điều này có thể khác khi những người mua hàng từ Apple không chỉ coi việc mua hàng đó đồng nghĩa với việc là họ sở hữu một sản phẩm, thay vào đó, họ sở hữu sự sáng tạo, đổi mới, khác biệt, thời thượng và hơn thế nữa.

Tại sao sự tương đồng về mặt xã hội (social similarity) hoặc khoảng cách xã hội (social distance) lại quan trọng đến vậy?

Mọi người phân biệt giữa các mối đe dọa đến sự hiểu biết hay con người của họ. Hãy suy nghĩ về các mối quan hệ gia đình. Nếu một người thân của bạn không thích các thành viên trong gia đình bạn, bạn có thể chấp nhận rằng họ có quyền đó.

Tuy nhiên, sẽ là một câu chuyện khác nếu ai đó bên ngoài gia đình của bạn làm điều đó.

Bạn thường sẽ tìm cách phản đối, giống như những cảm xúc mà những người hâm mộ NFL đã có với những người đánh giá mà họ cho là “cách biệt”.

Ý định mua hàng đã thay đổi như thế nào?

Trong số những người hâm mộ cảm thấy là xa cách (không liên quan) với những người đánh giá, những người xem các bài đánh giá tiêu cực sẵn sàng mua áo hoodie (có gắn thương hiệu NFL) cao hơn 20% so với những người xem các bài đánh giá tích cực.

Trong một thử nghiệm khác liên quan đến áo hoodies NFL, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các bài đánh giá tiêu cực chỉ có tác dụng này (giúp gia tăng ý định mua hàng) khi các thương hiệu là một phần của người hâm mộ.

Các nhà quản lý doanh nghiệp hay những người làm marketing thường cố gắng hết sức để ngăn chặn các đánh giá tiêu cực. Liệu điều này có thực sự đúng?

Như đã phân tích ở trên, điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ mà khách hàng có với một thương hiệu (Brand) — điều này có thể được xác định dễ dàng bằng cách xem cách mà người hâm mộ hay khách hàng phản ứng với thương hiệu (chẳng hạn từ các nền tảng mạng xã hội).

Nếu khách hàng hay các đối tượng mục tiêu (Target Audience) đồng nhất mạnh mẽ với thương hiệu, hay coi thương hiệu là một phần của chính họ, thì các đánh giá tiêu cực có thể mang lại giá trị.

Trong trường hợp đó, các nhà quản lý thương hiệu nên thu thập và hiển thị thông tin về những người đánh giá (Reviewer) mà những khách hàng có thể sử dụng nó để nhận diện sự khác biệt giữa những người đánh giá với họ.

Nhà quản lý cũng có thể đo lường những sự khác biệt bằng cách tìm kiếm trên nền tảng hoặc trong cơ sở dữ liệu khách hàng của họ những thông tin thể hiện sự khác biệt về tính cách hay đặc điểm giữa người đánh giá và khách hàng.

Điều này cũng có thể sẽ tiết lộ các phân khúc thị trường trong đó các đánh giá tiêu cực có khả năng tạo ra lợi nhuận.

Bằng cách nào các Marketer có thể làm cho thương hiệu (bản sắc của thương hiệu) của họ trở nên phù hợp hơn với khách hàng?

Đôi khi đó là vấn đề của các chiến dịch truyền thông, các hoạt động marketing, quảng cáo hay các hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding).

Trong những trường hợp khác, Marketer có thể đưa những yếu tố về nhận diện hay bản sắc thương hiệu (Brand Identity) vào trong sản phẩm.

Ví dụ, tại Mỹ, thương hiệu xe hơi Jeep đã bắt đầu sử dụng cờ Mỹ trên xe ô tô của mình.

Những sản phẩm như vậy thường có khả năng thu hút mức độ nhận diện của người tiêu dùng tốt hơn, hoặc khiến cho khách hàng có cảm giác họ cùng thuộc về một thứ gì đó, và kết quả cuối cùng của điều này là thương hiệu có thể tạo ra nhiều sự bảo vệ hơn trước những đánh giá tiêu cực.

Nghiên cứu cho thấy rằng, khi yếu tố nhận diện hay bản sắc chung của thương hiệu được gợi lên, những nhận xét hay đánh giá tiêu cực sẽ ít mang lại tác động tiêu cực hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, những nhà lãnh đạo hay những người quản lý thương hiệu, nghiên cứu chứng minh rằng, xây dựng một cộng đồng thương hiệu mạnh, với khả năng nhận diện thương hiệu cao hay thương hiệu là một phần của các nhóm đối tượng mục tiêu chính là chiến lược giúp thương hiệu tự bảo vệ chính mình trước bất cứ khủng hoảng hay đánh giá tiêu cực nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok chia sẻ những lời khuyên mới về chiến lược nội dung

Theo TikTok, nhà quảng cáo hay người làm marketing nên sử dụng chiến lược nội dung kết hợp giữa quảng cáo và không quảng cáo để thúc đẩy hiệu suất trên nền tảng.

Những dữ liệu mới của TikTok cho thấy cách các thương hiệu có thể hưởng lợi từ việc thêm nhiều nội dung tự nhiên (organic content) hơn vào chiến lược marketing của họ thay vì chỉ dựa vào các nội dung quảng cáo.

Trong khi các digital marketer có thể sử dụng quảng cáo để thúc đẩy nhanh lượng tương tác với các video trên nền tảng, TikTok cho biết người dùng rất muốn thấy các thương hiệu xuất bản những nội dung tự nhiên.

Theo TikTok:

“Một chiến lược tương tác liên tục hiệu quả là chiến lược sử dụng kết hợp cả những nội dung tự nhiên lẫn có trả phí để tương tác với khách hàng, đồng thời tận dụng lợi thế của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để giúp các thương hiệu đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Cách tiếp cận tích hợp này cho phép các thương hiệu trở nên năng động hơn, gắn kết hơn và hoạt động tích cực hơn trên nền tảng, những thứ có thể giúp khách hàng yêu thích, ghi nhớ và trung thành hơn.”

Để có thể làm rõ hơn về chiến lược này, dưới đây là những số liệu mà TikTok đưa ra:

1. 79% người dùng thích các thương hiệu hiểu TikTok.

TikTok nhận thấy rằng 79% người dùng thích các thương hiệu có thể cho người dùng thấy rằng họ hiểu cách sử dụng TikTok.

Đăng kết hợp nhiều kiểu nội dung là một cách để chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng thương hiệu của bạn sử dụng TikTok để tương tác và kết nối thay vì chỉ quảng cáo.

2. Tăng gấp 2 lần ROAS.

TikTok cho biết việc kết hợp giữa các nội dung tự nhiên và có trả phí giúp tăng 2 lần ROAS (lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo) so với việc chỉ chạy quảng cáo.

Với các kiểu chiến dịch thử thách hashtag có thương hiệu (Branded Hashtag Challenges), TikTok cũng chứng kiến mức hiệu suất mang lại tương tự.

3. 1/3 người dùng TikTok bị ảnh hưởng bởi những nhà sáng tạo nội dung khác.

Ngoài việc chạy quảng cáo, có một cách khác để đưa thông điệp của thương hiệu đến với công chúng là hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung khác.

Cứ ba người dùng TikTok thì có một người nói rằng họ được truyền cảm hứng để mua một thứ gì đó do các nhà sáng tạo giới thiệu.

4. Nhận thức thương hiệu tăng 173%

Đăng kết hợp các kiểu nội dung cũng giúp các thương hiệu tăng mức độ nhận biết hay nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).

TikTok đã đo lường mức tăng 173% về mức độ nhận biết thương hiệu sau 2 lần tiếp xúc với nội dung (tự nhiên và có trả phí) của một thương hiệu trên nền tảng.

5. Tăng 20% về mức độ thân thuộc với thương hiệu (Brand Affinity).

Những nội dung tự nhiên được cho là dễ tiếp nhận hơn sau khi xem các quảng cáo có trả phí, điều này dẫn đến mức độ thân thuộc với thương hiệu tăng 20%.

6. Tăng 27% mức độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall).

Các nội dung tự nhiên có thể giúp tăng khả năng ghi nhớ hay hồi tưởng về thương hiệu lên tới 27% nếu chúng được xem trước khi xem quảng cáo.

7. Tăng 18% mức độ liên quan đến thương hiệu (Brand Relevance).

Các nội dung tự nhiên (Organic Content) sẽ trở nên có liên quan hơn đến người dùng sau khi họ đã xem các nội dung quảng cáo.

Dữ liệu của TikTok cho thấy mức tăng 18% đối với những người dùng nói rằng các nội dung tự nhiên của thương hiệu trở nên có liên quan hơn sau khi xem quảng cáo.

Về cơ bản, người dùng cũng dễ tiếp nhận quảng cáo hơn khi họ thấy một thương hiệu xuất bản cả những nội dung tự nhiên lẫn nội dung có trả phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chủ tài khoản Facebook có thể bị phạt nếu bảo mật kém

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ tài khoản mạng xã hội phải chịu trách nhiệm với bài đăng và cần bảo vệ tài khoản cá nhân của mình. Chủ tài khoản Facebook có thể bị phạt nếu bảo mật kém.

Chủ tài khoản Facebook có thể bị phạt nếu bảo mật kém
Chủ tài khoản Facebook có thể bị phạt nếu bảo mật kém

Ông Lê Quang Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhắc đến một số tài khoản mạng xã hội thời gian qua có phát ngôn xúc phạm cá nhân, tổ chức, hoặc đăng tin giả.

Ví dụ, đầu bếp Võ Đình Quốc, chủ tài khoản Facebook Vo Quoc với hơn 130 nghìn lượt theo dõi, đã bị xử lý vì đăng tin xúc phạm báo chí, dù người này giải thích bài viết “do người khác đăng tải”. Ông Quốc bị Sở Thông tin Truyền thông TP HCM phạt 7,5 triệu đồng vào ngày 2/10 và bị kiến nghị đưa tài khoản vào blacklist.

Blacklist (danh sách đen quảng cáo) là sáng kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông, triển khai từ đầu năm, tập hợp những trang web, tài khoản mạng vi phạm pháp luật Việt Nam.

Danh sách được gửi định kỳ cho các đơn vị quảng cáo và nhãn hàng, nhằm khuyến nghị không quảng cáo, chặn nguồn tiền của các kênh vi phạm trong trường hợp chưa thể gỡ bỏ khỏi nền tảng. Đến nay, khoảng 120 trang web và 60 tài khoản mạng xã hội xuyên biên giới đã bị đưa vào blacklist.

Với trường hợp của ông Quốc, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết đã giao Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM làm việc lần thứ hai với người này. Sau khi nghe chủ tài khoản và người quản lý giải trình, Cục quyết định chưa đưa vào danh sách đen.

“Tài khoản có tình trạng người khác dùng chung, không thể kiểm soát, nên trước mắt chưa đưa vào blacklist, nhưng việc xử phạt là đương nhiên và ông Quốc cần rút kinh nghiệm trong việc bảo vệ, quản lý tài khoản cá nhân”, ông Do cho biết.

Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về thông tin.

Thời gian qua, một số chủ tài khoản mạng xã hội lấy lý do “bị hack” hoặc giao người khác quản lý, sau khi có những hành vi vi phạm trên mạng. Trên thực tế, các vụ tấn công chiếm tài khoản diễn ra khá phổ biến. Ngoài ra, tài khoản của người nổi tiếng thường do nhiều người cùng quản lý.

Tuy nhiên theo ông Do, khi có hành vi vi phạm xảy ra, chủ tài khoản vẫn là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm.

“Nếu tài khoản bị chiếm quyền điều khiển hoặc do nhiều người dùng chung, họ phải chứng minh mình không đăng tải nội dung đó. Nếu không vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn”, ông Do nói. Trong trường hợp phát ngôn vi phạm nghiêm trọng, họ có thể bị kiện ra tòa hoặc bị xử lý hình sự, theo Luật An ninh mạng.

Nghị định thay thế Nghị định 72 (2013) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã được trình lên Chính phủ.

Ông Do cho biết nghị định nếu được thông qua sẽ bổ sung nhiều quy định mới, với mục đích lớn nhất là “quản lý đời thực thế nào thì quản lý trên mạng như vậy” và người dùng cũng cần có ý thức bảo vệ, quản lý tài khoản của mình trên mạng xã hội.

Theo dự thảo nghị định, tài khoản của người dùng trên mạng sẽ được xác thực theo thông tin cá nhân, và có thể sẽ được sử dụng vào nhiều việc khác nhau, không chỉ là đăng tin, mà có thể là kinh doanh, buôn bán. “Trách nhiệm gắn với chủ tài khoản rất nhiều, vì vậy người dùng cần bảo vệ tài khoản này như tài khoản ngân hàng vậy”, ông Do nói.

Cục khuyến nghị người dùng thận trọng và hạn chế chia sẻ tài khoản. Nếu buộc phải chia sẻ, cần có hợp đồng thỏa thuận làm rõ những người nào cùng tham gia sử dụng và chịu trách nhiệm về phát ngôn đăng tải trên tài khoản đó.

Trong trường hợp tài khoản bị chiếm quyền điều khiển, Cục cho rằng người dùng cần gửi báo cáo ngay cho nền tảng. Những tài khoản có sức ảnh hưởng cần liên hệ bằng email tới địa chỉ online.abei@mic.gov.vn, đồng thời tìm cách thông báo công khai về tình trạng của mình. Khi có vi phạm xảy ra, đây sẽ là bằng chứng để cơ quan chức năng xem xét xử lý.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google bị kiện vì hành vi phản cạnh tranh và thao túng giá quảng cáo

Google lại tiếp tục bị kiện vì những gian lận trong kinh doanh, lạm dụng vị thế dẫn đầu và thao túng trong hoạt động bán quảng cáo.

Google bị kiện vì hành vi phản cạnh tranh và thao túng giá quảng cáo
Google bị kiện vì hành vi phản cạnh tranh và thao túng giá quảng cáo

Trong khi toàn thế giới có vô số các nhà cung cấp (nền tảng và dịch vụ) quảng cáo kỹ thuật số nhưng Google vẫn chiếm khoảng 28% chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số, điều này vừa khiến Google trở thành nền tảng chiếm ưu thế trong ngành vừa tạo ra nhiều tranh cãi.

Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) kiện Google.

Theo thông cáo báo chí chính thức của Văn phòng Công vụ thuộc Bộ Tư pháp Mỹ. Các khiếu nại được đưa ra nhằm mục tiêu chống lại hành vi phản cạnh tranh của Google bao gồm:

  • Mua lại đối thủ cạnh tranh: Google liên tục tham gia vào việc mua lại để giành quyền kiểm soát các công cụ quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) quan trọng được các nhà xuất bản website sử dụng để bán không gian quảng cáo (Ad Inventory).
  • Ép buộc sử dụng các công cụ của Google: Buộc các nhà xuất bản website phải sử dụng các công cụ riêng của Google mới có quyền truy cập vào các tính năng mà nhà xuất bản rất cần để tối ưu doanh thu quảng cáo.
  • Làm bóp méo yếu tố cạnh tranh đấu giá: Hạn chế tính năng đặt giá thầu theo thời gian thực trên không gian quảng cáo của các nhà xuất bản (publisher inventory) đang sử dụng nền tảng trao đổi quảng cáo của Google (Google ad exchange) và cản trở khả năng cạnh tranh của các nền tảng đối thủ.
  • Thao túng hoạt động đấu giá quảng cáo: Thao túng cơ chế đấu giá trên một số sản phẩm của mình để thoát khỏi vị thế bị cạnh tranh, “tước đoạt” quy mô của đối thủ và ngăn chặn sự phát triển của các công nghệ của đối thủ.

Đây không phải là vụ kiện đầu tiên với Google về các tính năng liên quan đến hoạt động quảng cáo, thao túng và phản cạnh tranh. Trước đó kể từ năm 2020, Google đã phải đối mặt với một số vụ kiện tương tự.

Bạn có thể theo dõi thêm thông tin về vụ kiện tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Amazon: Thế lực mới trong ngành quảng cáo kỹ thuật số trị giá 600 tỷ USD

Amazon vừa báo cáo thu nhập quý 2 năm 2023 và mọi thứ đang rất tích cực cho gã khổng lồ thương mại điện tử. Doanh thu tăng 11% trong quý thứ 2, đạt 134,4 tỷ USD. Và một điều quan trọng khác là doanh thu từ quảng cáo của Amazon tăng đến 22% đạt mức hơn 10 tỷ USD.

Amazon: Thế lực mới trong ngành quảng cáo kỹ thuật số trị giá 600 tỷ USD
Amazon: Thế lực mới trong ngành quảng cáo kỹ thuật số trị giá 600 tỷ USD

Từ lâu, Amazon được biết đến là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới, và cũng là một trong những doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến có giá trị nhất nhất trên thế giới.

Xét về mặt mô hình kinh doanh, Amazon cũng khác với nhiều nền tảng thương mại điện tử khác ở chổ, nền tảng tự xây dựng một hệ thống bán hàng và giao hàng riêng khép kín thay vì là phụ thuộc vào các đơn vị giao vận bên ngoài.

Bên cạnh khoản doanh thu trung bình hơn 100 tỷ USD mỗi quý (514 tỷ USD trong năm 2022), báo cáo doanh thu của Amazon cho thấy một dấu hiệu khác khi hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số của Amazon đã mang lại 10,68 tỷ USD trong quý 2 năm 2023 và tăng trưởng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi các nền tảng vốn là nền tảng thuần về quảng cáo như Google hay Meta chỉ đạt mức tăng trưởng nhẹ dưới mức 2 con số (mặc dù hiện vẫn là 2 nền tảng quảng cáo có thị phần lớn nhất thế giới với giá trị gộp chiếm hơn 50% toàn thị trường), Amazon lại thể hiện một bước nhảy vọt vượt bậc.

Về tổng thể, ngành quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu hiện có giá trị khoảng 600 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên hơn 1500 tỷ USD vào năm 2030.

Theo nhận định của MarketingTrips, khi việc thu thập dữ liệu người dùng trở nên khó khăn hơn và khi các điều Luật buộc các nền tảng quảng cáo phải hạn chế việc cá nhân hoá quảng cáo (trừ khi người dùng chủ động yêu cầu trong một số nền tảng), các nền tảng bán lẻ vốn đã có sẵn dữ liệu mua hàng của người tiêu dùng sẽ ngày càng có lợi thế nhiều hơn.

Thay vì các thương hiệu phải phân phối quảng cáo đến những người dùng mà chưa chắc là họ có nhu cầu quan tâm hay mua các sản phẩm đó của thương hiệu, các nền tảng bán lẻ (Retail Media) chỉ cần đặt quảng cáo của thương hiệu cạnh những dùng đã từng tương tác hay thậm chí là từng mua nó, chiến lược này dường như đang tỏ ra rất hiệu quả.

Amazon hiện là nền tảng quảng cáo lớn thứ 3 thế giới (cao hơn nhiều so với Microsoft Advertising – chỉ mang về hơn 12 tỷ USD năm 2022 hay thậm chí là các mạng xã hội như TikTok – dự kiến mang về khoảng 15 tỷ USD toàn nền tảng bao gồm phần lớn từ quảng cáo) và dự kiện mang về hơn 40 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Twitter (X) giảm đều từ lúc mua lại

Theo Reuters, nền tảng mạng xã hội X (Twitter) vẫn đang chật vật thu hút quảng cáo kể từ khi về tay Elon Musk. Tỷ phú 52 tuổi mua X vào tháng 10/2022 và kể từ đó, doanh thu quảng cáo tại thị trường Mỹ của nền tảng này liên tục giảm với tốc độ hai chữ số.

Doanh thu quảng cáo của Twitter (X) giảm đều từ lúc mua lại
Doanh thu quảng cáo của Twitter (X) giảm đều từ lúc mua lại

Tỷ phú Elon Musk đổi tên Twitter thành X vào tháng 7/2023, nhằm thực hiện kế hoạch biến công ty này thành ứng dụng “tất cả trong một”. X dự định cung cấp nhiều dịch vụ khác ngoài mạng xã hội, như thanh toán ngang hàng hay nội dung video, tương tự WeChat tại Trung Quốc.

Tháng 12/2022, mức giảm lên tới 78% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm nay, mức giảm thấp nhất tính theo tháng là 57%.

Nhiều thương hiệu đã “tẩy chay” quảng cáo trên X vì nền tảng này thay đổi rất nhiều quy định dưới thời Elon Musk. Trong khi đó, Elon Musk thì lại cho rằng, doanh thu của nền tảng này giảm vì các nhà hoạt động đã gây sức ép lên các doanh nghiệp quảng cáo trên mạng xã hội X.

Gần đây, Mạng xã hội X bắt đầu không hiển thị tiêu đề các bài báo được chia sẻ trên nền tảng này. Tỷ phủ Elon Musk giải thích sự thay đổi này là vì lý do “thẩm mỹ”. Vì vậy, tin tức và các đường dẫn hiển thị trên mạng xã hội X sẽ chỉ có dạng ảnh và không có văn bản đi kèm.

Động thái trên được đánh giá sẽ làm mối quan hệ giữa mạng xã hội X với các tập đoàn truyền thông tiếp tục xấu đi.

Bà Yaccarino – CEO của mạng xã hội X vẫn tỏ ra lạc quan khi cho biết 1.500 thương hiệu đã quay trở lại sử dụng nền tảng này trong trong 12 tuần qua. 90% trong nhóm 100 khách hàng quảng cáo hàng đầu cũng đã xuất hiện trên X. Bà dự đoán trong quý 1 năm sau, mạng xã hội X sẽ bắt đầu có lãi trở lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sẽ liệt vào danh sách đen

Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa ra danh sách đen gồm nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật.

Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sẽ liệt vào danh sách đen
Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sẽ liệt vào danh sách đen

Tại cuộc họp định kỳ ngày 5/10 tại Trung tâm báo chí TPHCM, ông Nguyễn Thanh Hòa, Trưởng phòng Thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, phản hồi câu hỏi liên quan sự việc diễn viên Cát Tường quảng cáo sai sự thật.

“Đơn vị thường có đợt rà soát mạng xã hội, xem xét tài khoản thông tin sai sự thật, trong đó có nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng.

Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng danh sách đen gồm những người sai phạm. Cơ quan quản lý không khuyến khích các nhà quảng cáo hợp tác, ủng hộ. Đó là một trong những cách giúp môi trường mạng trong sạch”, ông Nguyễn Thanh Hòa nói.

Dự kiến, quy chế xử lý tài khoản vi phạm thông tin trên mạng xã hội hoàn thiện cuối năm. Sở đồng thời đề xuất Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chặn tài khoản vi phạm xuất hiện trên mạng xã hội.

Ông Lâm Ngô Hoàng Anh – chánh văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM – cho biết nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật bị xử phạt theo quy định của pháp luật, bình đẳng với mọi công dân.

Hoạt động của văn nghệ sĩ được quy định cụ thể trong quyết định số 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021. Theo đó, tại khoản 3 điều 7, Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả, quy định nghệ sĩ “Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức”.

Gần đây, nhiều nghệ sĩ phải lên tiếng đính chính, xin lỗi vì quảng cáo không đúng sự thật, thổi phồng công dụng sản phẩm, trong đó có Cát Tường. Sau 8 tháng im lặng, cô lần đầu xin lỗi vì quảng cáo lố sản phẩm sữa có công dụng trị tiểu đường.

Trong buổi xin lỗi, Cát Tường nói đã kiểm tra giấy tờ kinh doanh sản phẩm. Cô thừa nhận chủ quan khi quảng cáo sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thổi phòng công dụng sữa thay thế thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường.

“Tôi nói ‘lấy uy tín của mình ra đảm bảo chất lượng sản phẩm’ là sai. Tôi không sản xuất thì không thể đảm bảo được. Tôi biết được đúng cái nào, sai cái nào. Cho nên nói tôi tiếp tay lừa đảo, giả mạo rất nặng. Tôi xin mọi người đừng có quy chụp”, Cát Tường nói.

Trước đó, Quyền Linh phải lên tiếng xin lỗi vì quảng cáo loại sữa tương tự. Năm 2021, Hồng Vân xin lỗi vì nhận quảng cáo, thổi phồng công dụng viên sủi có tác dụng làm xẹp u xơ tử cung. Chuyện nghệ sĩ dùng tên tuổi quảng cáo bất chấp từ lâu khiến nhiều người bức xúc.

“Nghệ sĩ không hiểu biết đừng nhận quảng cáo, nhất là sản phẩm liên quan đến sức khỏe, giáo dục. Bệnh tiểu đường không uống thuốc đúng liều lượng để ổn định đường huyết sẽ sinh ra rất nhiều biến chứng nặng nề: suy thận, hoại tử, mù mắt “, “Khi nhận quảng cáo chị có lường trước hậu quả cũng như uy tín của mình hay không? Giờ chỉ nói đơn giản là mưu sinh, chưa hết hợp đồng quảng cáo … Hợp đồng nào chẳng có điều khoản để chấm dứt trước hạn?… là một số bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Meta chính thức ra mắt tính năng quảng cáo bằng Generative AI

Meta, đơn vị sở hữu mạng xã hội Facebook, Instagram, Threads hay WhatsApp chính thức ra mắt công cụ Generative AI phục vụ cho mục tiêu tối ưu hoá quảng cáo.

Meta chính thức ra mắt tính năng quảng cáo bằng Generative AI
Meta chính thức ra mắt tính năng quảng cáo bằng Generative AI

Bằng cách tận dụng công nghệ AI phổ biến nhất hiện nay là generative AI (AI tổng hợp), các nhà quảng cáo trên các nền tảng của Meta có thể sử dụng công cụ mới để xây dựng nội dung quảng cáo, hình ảnh hay tự điều chỉnh các tỷ lệ khác nhau dựa vào các vị trí hiển thị quảng cáo khác nhau.

Nhà quảng cáo có thể tạo ra các biến thể khác nhau của quảng cáo, tuỳ chỉnh nội dung phù hợp cho từng nền tảng và hơn thế nữa.

Meta cũng đang nghiên cứu các tính năng mới cho phép doanh nghiệp sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để kết nối với khách hàng trên Messenger và WhatsApp, thúc đẩy lượng tương tác thông qua các cuộc trò chuyện.

Trong khi phần lớn doanh thu của Meta (mang về hơn 32 tỷ USD trong quý 2 năm 2023), nền tảng này đang không ngừng tìm cách níu chân nhà quảng cáo bằng các tính năng tối ưu mới, đặc biệt là khi các ứng dụng như Apple Store đang ngày càng hạn chế việc các nền tảng quảng cáo như Meta thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng.

Tương lai của hoạt động quảng cáo nhờ vào Generative AI.

Mục tiêu của Meta trong việc ứng dụng AI vào quảng cáo là giúp các marketer tập trung vào những công việc quan trọng nhất của họ, cho phép họ khởi chạy và thử nghiệm quảng cáo nhanh hơn đồng thời dễ dàng tiếp cận các nhóm đối tượng mà họ quan tâm nhiều hơn.

Trong tương lai, các tính năng quảng cáo bằng AI của Meta sẽ cho phép nhà quảng cáo xây dựng các nội dung quảng cáo làm nổi bật những điểm bán hàng độc nhất (USP) của họ và xây dựng hình ảnh theo nhiều chủ đề khác nhau.

Bạn có thể xem thêm thông báo của Meta về tính năng quảng cáo bằng Generative AI tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn giới thiệu công cụ tối ưu quảng cáo bằng AI mới

Mạng xã hội LinkedIn vừa giới thiệu công cụ tối ưu hoá quảng cáo mới được hỗ trợ bởi công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). 

LinkedIn giới thiệu công cụ tối ưu quảng cáo bằng AI mới
LinkedIn giới thiệu công cụ tối ưu quảng cáo bằng AI mới

Với tên gọi là Accelerate (Tăng tốc), tính năng quảng cáo mới được thiết kế nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo thực hiện các hoạt động tối ưu hóa quảng cáo một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn từ trình quản lý chiến dịch Campaign Manager.

Dựa trên các hiểu biết về dữ liệu, công cụ mới vừa giúp tiết kiệm thời gian tối ưu và tài nguyên đồng thời vừa nâng cao hiệu suất quảng cáo tổng thể.

Để sử dụng tính năng Accelerate, nhà quảng cáo hãy đăng nhập vào Campaign Manager rồi làm theo các bước đơn giản dưới đây:

  • Chọn mục tiêu chiến dịch và sau đó cân nhắc nên sử dụng phương pháp xây dựng chiến dịch theo kiểu cũ hay là “Accelerate” mới.
  • Cung cấp URL trang đích cho sản phẩm muốn quảng cáo.
  • LinkedIn sau đó sẽ sử dụng AI để phân tích website (landing page) mà nhà quảng cáo đã chia sẻ, LinkedIn Company Page cũng như các dữ liệu quảng cáo lịch sử của tài khoản để đề xuất các giải pháp quảng cáo tối ưu.
  • LinkedIn cũng sẽ sử dụng các dữ liệu có được để xây dựng các nội dung quảng cáo và nhóm đối tượng mục tiêu, nhà quảng cáo có thể sửa nội dung và hình ảnh nếu muốn.

Accelerate hay tính năng tối ưu quảng cáo được hỗ trợ bởi AI của LinkedIn hoạt động như thế nào?

Bằng cách tận dụng AI, công cụ tối ưu quảng cáo mới có thể tự động lựa chọn các nội dung và vị trí hiển thị quảng cáo hiệu quả nhất, sau đó điều chỉnh chiến lược giá thầu quảng cáo dựa trên những gì có được.

Công cụ mới được tích hợp nhiều tính năng tự động hóa, bao gồm cả tính năng dự báo đối tượng để tối ưu hoá hoạt động nhắm mục tiêu (Targeting) tới những khách hàng có tiềm năng cao nhất.

Theo LinkedIn:

“Đối với các B2B Marketer, việc xây dựng các chiến dịch tiếp cận và gây ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng mục tiêu không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là khi nguồn lực của doanh nghiệp eo hẹp. Nhà quảng cáo cũng mất rất nhiều thời gian cho việc cài đặt và tối ưu quảng cáo dựa trên các mục tiêu đề ra.

“Tính năng Accelerate được ra đời để giải quyết vấn đề này. Nhờ vào công nghệ AI, LinkedIn có thể giúp cải thiện 47% chi phí trên mỗi chuyển đổi (CPA, CPC), giảm đến 21% chi phí để tìm kiếm mỗi khách hàng tiềm năng (Lead) và hơn thế nữa.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

X (Twitter) hợp tác với mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google (GDN)

Mạng xã hội X (Twitter) vừa thông báo sẽ tích hợp với mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google (GDN) để tối ưu hoá không gian quảng cáo trên nền tảng.

X (Twitter) hợp tác với mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google (GDN)
X (Twitter) hợp tác với mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google (GDN)

Sau hàng loạt thay đổi từ lúc mua lại, X (Twitter) đang phải đối mặt với vô số các thách thức, từ lượng người dùng giảm sút đến việc nhiều nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng vì những lo ngại liên quan đến an toàn thương hiệu.

Doanh thu quảng cáo của X theo đó cũng giảm mạnh đến hơn 50%.

Để cải thiện tình hình, nền tảng mới đây đã thông báo rằng sẽ hợp tác với mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google (GDN) nhằm khai thác tối đa các không gian quảng cáo.

Nhà quảng cáo X giờ đây sẽ có thể khai thác khoảng không quảng cáo từ nguồn cấp dữ liệu trang chủ của X thông qua các chiến dịch quảng cáo hiển thị (Display Ads) của Google.

Điều này có nghĩa là, với các thương hiệu đang khai thác hiệu quả từ các chiến dịch GDN, họ có thể sử dụng Google Ads để hiển thị quảng cáo và tiếp cận người dùng X, mọi thiết lập về chiến dịch về cơ bản là không thay đổi ngoài vị trí hiển thị quảng cáo (trên X thay vì trên mạng lưới hiện có của Google).

Vào năm 2022, 90% doanh thu của X (Twitter) đến từ quảng cáo, đó là lý do tại sao Elon Musk tích cực thay đổi nền tảng khi doanh thu quảng cáo đang ngày càng giảm mạnh.

Người phát ngôn của Google chia sẻ:

“Giống như một số website và ứng dụng xã hội khác, X đã đăng ký kiếm tiền từ nguồn cấp dữ liệu trang chủ của mình bằng Google Ad Manager.”

“Đây là cơ hội để các nhà quảng cáo hiện tại của chúng tôi tiếp cận tới những đối tượng rộng hơn, nhà quảng cáo có thể chọn hoặc không chọn hiển thị chiến dịch của họ trên X. Mọi chính sách của Google Ad Manager vẫn không thay đổi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

TikTok Ad-free subscription: TikTok thử nghiệm gói đăng ký có trả phí không xem quảng cáo

Theo xác nhận của chính TikTok, mạng xã hội video này đang thử nghiệm gói xem TikTok có trả phí không xem quảng cáo (TikTok Ad-free subscription) với người dùng ngoài thị trường Mỹ.

TikTok Ad-free subscription
TikTok Ad-free subscription: TikTok thử nghiệm gói đăng ký có trả phí không xem quảng cáo

Theo thông tin ghi nhận được, với 4,99 USD mỗi tháng, người đăng ký có thể trải nghiệm TikTok mà không phải xem quảng cáo.

Cũng theo xác nhận từ chính TikTok, nền tảng này đang thử nghiệm TikTok Ad-free subscription cho một nhóm người dùng ngoài Mỹ.

Không xem quảng cáo ở đây được cho là nền tảng sẽ không hiển thị các quảng cáo do TikTok phân phối và không bao gồm các chiến dịch Influencer Marketing hay tài trợ (sponsorships) từ những người có ảnh hưởng trên ứng dụng.

Trong khi phần lớn doanh thu của TikTok đến từ quảng cáo, thử nghiệm mới của TikTok chắc chắn sẽ gây ra không ít ý kiến, đặc biệt là từ các nhà quảng cáo vốn phụ thuộc nhiều vào TikTok.

Tuy nhiên, X (Twitter) hay Facebook cũng đang thử nghiệm tính năng có trả phí không xem quảng cáo tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Retail Media là gì và tại sao nó quan trọng với thương hiệu

Microsoft vừa giới thiệu giải pháp quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) mới trong phạm vi retail media, quảng cáo trên các mạng lưới truyền thông bán lẻ theo từ khoá không cần nhắm mục tiêu (Non Targeting). Vậy Retail Media là gì và nó được sử dụng ra sao?

Retail Media
Retail Media: Microsoft giới thiệu giải pháp quảng cáo mới

Quảng cáo tìm kiếm đang bùng nổ ở nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là trên Retail Media (các phương tiện truyền thông bán lẻ), nơi nhà quảng cáo có thể hiển thị quảng cáo về các sản phẩm và dịch vụ của họ trên các nền tảng như website, ứng dụng hay tại cửa hàng nhà bán lẻ bằng cách sử dụng dữ liệu của người mua sắm bên thứ nhất (First Party Data) của nhà bán lẻ.

Trong khi việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) theo từ khóa hiển nhiên không phải là chiến thuật mới, nhắm mục tiêu theo từ khóa theo cách truyền thống này lại có những hạn chế nhất định trong không gian Retail Media.

Nó có thể hạn chế phạm vi tiếp cận và hiệu suất của chiến dịch quảng cáo, đồng thời làm giảm doanh thu có được từ quảng cáo trên các kênh của nhà bán lẻ.

Để giải quyết vấn đề này, Microsoft Advertising vừa ra mắt một giải pháp mới.

Retail Media là gì?

Retail Media hay còn được gọi là Retail Media Network trong tiếng Việt có thể hiểu là Phương tiện truyền thông bán lẻ hoặc Mạng lưới truyền thông bán lẻ, là giải pháp quảng cáo trên kênh kỹ thuật số ví dụ như trang web hoặc ứng dụng (App) do một công ty bán lẻ (Retail) cung cấp.

Việc mua lại các không gian quảng cáo trên những mạng lưới truyền thông bán lẻ có thể giúp các thương hiệu thuộc mọi quy mô thúc đẩy các nỗ lực và tối đa hoá hiệu suất Digital Marketing.

Khi mua sắm trực tuyến (online shopping) ngày càng phổ biến với người tiêu dùng, các phương tiện truyền thông bán lẻ hay còn được gọi là Retail Media cũng trở nên phổ biến hơn với các thương hiệu và doanh nghiệp.

Thuật ngữ Retail Media đề cập đến các quảng cáo được đặt hay phân phối trên các mạng lưới truyền thông (media network) của nhà bán lẻ. Khi doanh nghiệp bên thứ ba muốn tiếp cận những đối tượng mục tiêu phù hợp với mạng lưới này, họ sẽ phải phối hợp với nhà bán lẻ để xây dựng các chiến dịch quảng cáo hiển thị trên những mạng lưới hiện có.

Về tổng thể, Retail Media hay Retail Media Network là một phần của Programmatic Advertising (quảng cáo có lập trình).

Tại sao Retail Media lại quan trọng?

Khác với các hình thức quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, hay các công cụ tìm kiếm như Google, khi hệ thống quảng cáo sẽ tiếp cận cả những người chưa hoặc không có nhu cầu mua sắm trực tuyến.

Retail Media hay các phương tiện truyền thông bán lẻ có thể giúp thương hiệu quảng cáo ở những nơi mà người tiêu dùng vốn đã có nhu cầu. Như đã đề cập ở trên, Retail Media đề cập đến các quảng cáo thực sự được đặt trên các mạng lưới truyền thông của nhà bán lẻ.

Hãy coi Retail Media giống như một “kệ hàng kỹ thuật số”, thương hiệu hay doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức quảng cáo này để chủ động tiếp cận khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ (Customer Journey).

Với những lợi thế sẵn có, Retail Media đặc biệt phù hợp với các thương hiệu muốn thúc đẩy khả năng hiển thị và tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi, các nhà bán lẻ tại các cửa hàng thực (Physical Store) rõ ràng là không thể làm được điều này.

Như một điều tất yếu với các kênh quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads), khi có càng nhiều tương tác với khách hàng, nhà quảng cáo hay thương hiệu càng có nhiều cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn về insights của khách hàng của mình.

Trong tương lai, khi ngành quảng cáo ngày càng phát triển, khi dữ liệu cá nhân của khách hàng ngày càng được coi trọng khiến các nền tảng dữ liệu của bên thứ ba (Third Party Data) có thu thập dữ liệu hơn, các dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các thương hiệu.

Theo một nghiên cứu từ năm 2021 của eMarketer, việc có thông tin của bên thứ nhất là lý do chính khiến các thương hiệu hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cho biết họ chọn hợp tác với các mạng lưới truyền thông bán lẻ Retail Media.

Một nghiên cứu khác từ McKinsey cho thấy 75% nhà quảng cáo không thuộc CPG cũng đang có kế hoạch tăng cường ngân sách đầu tư vào Retail Media.

Retail Media hay Retail Media Network hoạt động như thế nào?

Với những người làm việc trong ngành marketing hoặc quảng cáo, việc có được những kiến thức cơ bản về Retail Media hay cách mạng lưới truyền thông bán lẻ này hoạt động là vô cùng quan trọng.

Về cơ bản, khi nói đến Retail Media, bạn hãy hình dung đến việc các nhà bán lẻ (Retailer) cho phép các thương hiệu (Brand) mua lại không gian quảng cáo trên một tập hợp các kênh kỹ thuật số của họ (ví dụ: trang web, ứng dụng) bao gồm cả các kênh do nhà bán lẻ sở hữu trực tiếp và các kênh do các công ty truyền thông bên thứ ba sở hữu vốn đã cho phép nhà bán lẻ khai thác khoảng không quảng cáo (Ad Inventory).

Nếu các nhà bán lẻ muốn mở rộng hơn nữa phạm vi tiếp cận của thương hiệu với nhiều đối tượng hơn, họ có thể hợp tác với các công ty truyền thông để mở một khoảng không gian quảng cáo cho các thương hiệu bên thứ ba hoặc kích hoạt các thuộc tính (tài sản) kỹ thuật số khác của họ.

Nói một cách đơn giản, Retail Media là đối trọng kỹ thuật số của các quảng cáo tại cửa hàng thực (in-store ads) và chúng là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của nhà quảng cáo trong một ngành quảng cáo đang không ngừng phát triển.

Từ khóa có thể cung cấp giá trị trong Retail Media, nhưng nó không phải là công cụ để nhắm mục tiêu.

Về mặt tổng thể, các nhà quảng cáo đầu tư mạnh vào quảng cáo tìm kiếm vì đơn giản là người mua sắm thường thể hiện ý định mua hàng rõ nét hơn từ các từ khoá tìm kiếm.

Tuy nhiên, vì hành vi của người mua sắm trên các trang web (hoặc ứng dụng) của nhà bán lẻ thường liên quan đến các hành vi kỹ thuật số khác, các chiến lược nhắm mục tiêu theo từ khoá không thể giải quyết đầy đủ nhu cầu của nhà bán lẻ và nhà quảng cáo trên Retail Media.

Nhà quảng cáo có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội quảng cáo sản phẩm của họ bằng cách chỉ nhắm mục tiêu theo từ khóa trên trang web và ứng dụng của nhà bán lẻ, kết quả cuối cùng là nhà quảng cáo không thể có được mục tiêu doanh thu đề ra.

Lợi ích của giải pháp nhắm mục tiêu dựa trên danh mục có tận dụng từ khóa.

Để giải quyết mong muốn của nhiều nhà quảng cáo là tối đa hóa khả năng tiếp cận của họ với những người mua sắm có liên quan trên các nền tảng của nhà bán lẻ, PromoteIQ (nền tảng quảng cáo trên Retail Media của Microsoft) đã đưa ra một giải pháp mới nhắm mục tiêu mới, nhắm đến những người mua sắm bán lẻ dựa trên các danh mục mà họ từng xem qua và tận dụng các từ khóa làm công cụ hỗ trợ cho giá thầu của chiến dịch.

Giải pháp mới này sẽ cung cấp cho nhà quảng cáo khả năng khai thác lợi ích của các insights về hành vi mua sắm của người tiêu dùng, điều này vừa có lợi cho cả nhà quảng cáo lẫn các nhà bán lẻ.

Với Microsoft PromoteIQ, nhà quảng cáo có thể tăng giá thầu theo các từ khóa được chọn để ưu tiên hiển thị quảng cáo tới những người mua sắm đang tìm kiếm các sản phẩm cụ thể trên trang web và ứng dụng của nhà bán lẻ (Retail Media Network).

Theo Microsoft, các thuật toán dựa trên AI của Microsoft PromoteIQ có thể giúp trả về các quảng cáo phù hợp với ý định của người mua sắm để từ đó nâng cao hơn nữa trải nghiệm mua sắm của họ trên nền tảng.

Không giống như chiến thuật nhắm mục tiêu theo từ khóa truyền thống, tức nền tảng sẽ yêu cầu nhà quảng cáo nghiên cứu và xây dựng một danh sách dài gồm những từ khóa (Keyword) cho các chiến dịch tương ứng, nền tảng PromoteIQ của Microsoft giúp nhà quảng cáo chỉ cần kiểm tra và giữ lại một vài từ khóa có hiệu suất cao nhất.

Kết quả đã được chứng minh: CTR và RPM từ các quảng cáo trên Retail Media được cải thiện rõ rệt.

Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng việc áp dụng giải pháp quảng cáo mới này đã mang lại những kết quả ấn tượng.

Các chiến dịch chạy trên Retail Media của nền tảng PromoteIQ của Microsoft giúp tăng giá thầu theo từ khóa trong khi vẫn nhắm mục tiêu theo các danh mục cụ thể cho thấy tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn 320% so với các chiến dịch không tăng giá thầu theo từ khóa.

Trong khi đó, các nhà bán lẻ sử dụng nền tảng PromoteIQ của Microsoft đã nhận thấy lợi ích từ giải pháp này khi chỉ số doanh thu trên một nghìn lần hiển thị quảng cáo (RPM (Revenue per Miles/Thousand impressions) cao hơn gấp 8 lần.

Khi không gian quảng cáo và các nhà bán lẻ tiếp tục phát triển, Microsoft PromoteIQ cam kết sẽ không ngừng cung cấp các giải pháp sáng tạo dựa trên hành vi của người mua sắm bán lẻ nhằm tối đa hóa doanh thu và doanh số bán hàng cho nhà bán lẻ và nhà quảng cáo, đồng thời tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chiến lược lớn tiếp theo của đế chế thương mại điện tử Amazon

Amazon đang nỗ lực tìm ra chiến lược mới, cái mà họ gọi là “trụ cột thứ tư” để tìm ra thành công lớn tiếp theo của công ty.

Chiến lược lớn tiếp theo của đế chế thương mại điện tử Amazon
Chiến lược lớn tiếp theo của đế chế thương mại điện tử Amazon

Tờ WSJ đưa tin, nhóm lãnh đạo hàng đầu tại Amazon.com đã nỗ lực trong nhiều năm để tìm ra cái mà họ gọi là “trụ cột thứ tư” – thuật ngữ nội bộ ám chỉ tới thành công lớn tiếp theo của công ty.

Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy đây là một mục tiêu khó nắm bắt.

Gã khổng lồ công nghệ này đã đầu tư hàng tỷ USD, thực hiện hàng loạt nỗ lực đặt cược trong một số ngành – và thu hút sự quan tâm của Phố Wall trong suốt chặng đường đó.

Trong những năm qua, khi có thông tin cho rằng Amazon đang bước vào một đấu trường mới, giá cổ phiếu của công ty này sẽ tăng và cổ phiếu của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng sẽ giảm, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tin rằng Amazon sẽ định hình lại một góc khác của thế giới kinh doanh.

Ba trụ cột đầu tiên của công ty – với mỗi trụ cột đều hoạt động ở quy mô lớn với doanh thu hàng chục tỷ USD hàng năm gồm thị trường bán lẻ trực tuyến, chương trình thành viên Amazon Prime và đơn vị điện toán đám mây, Amazon Web Services.

Hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến cốt lõi của công ty, Prime và AWS chiếm gần 90% doanh thu của công ty.

Với trụ cột thứ tư, “chúng tôi là một công ty hoàn toàn khác”, Giám đốc điều hành Andy Jassy cho biết tại một hội nghị vào năm ngoái.

Nhưng gần như tất cả các vụ đặt cược lớn của họ trong những năm gần đây – bao gồm cả việc đột phá vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mua sắm trực tiếp, giải trí và phần cứng – cho đến nay vẫn chưa trở thành những hoạt động kinh doanh mới phát đạt và có lợi nhuận.

Một số chuyên gia phân tích và nhà đầu tư đang bắt đầu mất kiên nhẫn với những gì họ coi là nỗ lực rải rác của Amazon và đặt câu hỏi liệu công ty có còn xứng đáng với danh tiếng là “có khả năng mở rộng không ngừng và không giới hạn” hay không.

Chỉ vì Amazon nói rằng họ sẽ tham gia vào một lĩnh vực mới không có nghĩa là họ sẽ thống trị lĩnh vực đó và đó có thể không phải là điều gì đáng để các cổ đông ăn mừng.

Theo Hal Reynolds, giám đốc đầu tư tại Los Angeles Capital Management – công ty nắm giữ cổ phiếu Amazon: “Thành tích của họ (Amazon) gần đây không được tốt cho lắm”.

Amazon, trong một tuyên bố, đã chỉ ra kỷ lục của mình trong việc xây dựng ba trụ cột thành công. Tuyên bố của công ty cho biết: “Với khả năng thực hiện tốt và một chút may mắn, chúng tôi lạc quan rằng mình có một số cơ hội rất lớn để phục vụ khách hàng và mang lại lợi nhuận tài chính trong những năm tới”.

Dưới đây là những nỗ lực của Amazon trong việc tìm kiếm “trụ cột thứ tư”.

Điều gì xảy ra sau “Hiệu ứng Amazon”?

Khi Amazon chuyển sang các ngành công nghiệp mới, “Hiệu ứng Amazon” sẽ tấn công Phố Wall. Công ty tạo ra tiếng vang lớn có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ trên thị trường.

Bất chấp những thành công vang dội của Amazon trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến và điện toán đám mây, giả định rằng công ty sẽ đạt được kết quả tương tự trong các ngành khác nhiều lần vẫn chưa được chứng minh là đúng.

Lấy thương vụ thâu tóm Whole Foods là một ví dụ. Thương vụ mua lại chuỗi cửa hàng tạp hóa trị giá 13,7 tỷ USD của Amazon là một phần quan trọng trong kế hoạch lớn hơn nhằm mở rộng phạm vi cửa hàng thực tế của họ ở Mỹ.

Điều đó bao gồm việc xây dựng các cửa hàng sách, cửa hàng không thu ngân Amazon Go, cửa hàng tạp hóa Amazon Fresh và các cửa hàng chuyên biệt như “4-Start”.

Trong sáu năm kể từ đó, nỗ lực mở rộng đã chậm hơn dự kiến. Công ty đã đóng cửa các cửa hàng sách và địa điểm 4-Start trên toàn quốc, đóng cửa nhiều cửa hàng Amazon Go và tạm dừng mở Amazon Fresh mới, trong khi những thay đổi đối với Whole Foods vẫn ở mức tối thiểu.

Các nhân viên cũ cho biết Amazon gặp nhiều thách thức với việc mở rộng bán lẻ. Các nhân viên cho biết thực phẩm đôi khi bị hư hỏng tại các cửa hàng Amazon Fresh, một phần vì ban đầu Amazon không có kinh nghiệm xử lý các mặt hàng dễ hỏng.

Các nhân viên cho biết Amazon đã quen với việc linh hoạt với danh sách sản phẩm của mình trong thế giới thương mại điện tử (eCommerce), nhưng những thay đổi tại các cửa hàng truyền thống lại diễn ra chậm hơn nhiều.

Trong khi doanh thu gắn liền với ba trụ cột hiện có của Amazon, mỗi trụ cột đều tăng khoảng 40% hoặc hơn từ năm 2020 đến năm 2022, thì doanh số bán hàng tại đơn vị cửa hàng vật lý lại tăng chưa đến 20%.

Công ty cho biết họ đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng gần đây về doanh số bán hàng tại cửa hàng vật lý của mình. Một phát ngôn viên của công ty cho biết, Amazon vẫn cam kết tìm kiếm sự kết hợp phù hợp giữa các sản phẩm cung cấp cho khách hàng và tuân thủ tất cả các hướng dẫn và quy định về an toàn thực phẩm.

PHẦN CỨNG.

Vào năm 2014, Amazon đã trình làng các thiết bị loa Echo được hỗ trợ bởi trợ lý ảo Alexa. Sự kết hợp giữa trợ lý và loa thông minh đã thành công ngay lập tức và tiếp nối thành công của máy đọc sách điện tử Kindle, cả 2 đã giúp công ty có được động lực trở thành nhà sản xuất phần cứng.

Tuy nhiên, kể từ khi Echo ra mắt, các đối thủ cạnh tranh khác đã tham gia thị trường với các thiết bị tương tự và mức độ phổ biến của Alexa đã giảm sút.

Lĩnh vực kinh doanh thiết bị, đôi khi đạt được thành công nhờ các mặt hàng như máy ảnh Ring, đã nhiều lần công bố những sản phẩm không được ưa chuộng. Trong số đó có cả: Camera an ninh gia đình, nhẫn đeo tay, robot gia đình và nhiều thiết bị theo dõi sức khỏe khác nhau.

Tờ Wall Street Journal đưa tin năm ngoái, đơn vị này đã lỗ hàng tỷ USD trong những năm gần đây. Vào tháng 8, tạp chí này tiếp tục đưa tin rằng Dave Limp, người đứng đầu bộ phận kinh doanh thiết bị, sẽ nghỉ hưu sau hơn 13 năm làm việc tại Amazon. Đơn vị này cũng từng là một trong những mục tiêu sa thải của công ty trong năm qua.

Amazon cho biết họ vẫn tập trung vào phát minh và thử nghiệm trong hoạt động kinh doanh thiết bị của mình và mức độ tương tác toàn cầu đối với Alexa đã tăng hơn 35% vào năm 2022.

QUẢNG CÁO.

Một vài nỗ lực mới nổi của Amazon đã phát triển thành những lĩnh vực kinh doanh đáng gờm. Ví dụ: Phân khúc quảng cáo của công ty đã nhanh chóng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh với Google và Meta, với doanh thu tăng gần gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2022, khi đạt 37,7 tỷ USD.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Insider Intelligence, Amazon chiếm gần 12% doanh thu quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) của Mỹ vào năm 2022, tăng từ mức khoảng 4% của 5 năm trước đó. Mặc dù công ty có những kế hoạch kinh doanh sâu hơn nhưng phần lớn doanh thu quảng cáo lại tập trung vào quảng cáo tìm kiếm trên nền tảng mua sắm trực tuyến của họ.

Tính đến thời điểm hiện tại, Amazon là nền tảng quảng cáo lớn thứ 3 thế giới sau Meta và Google, cao hơn nhiều so với doanh thu quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn, TikTok, Twitter hay cả mảng quảng cáo của Microsoft (Microsoft Advertising).

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ.

Chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực trọng tâm chính của Jassy, ​​Giám đốc điều hành của Amazon.

Một số nỗ lực chăm sóc sức khỏe ban đầu của Amazon đã không thành công, bao gồm liên doanh với Berkshire Hathaway và JPMorgan Chase đã kết thúc sau ba năm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa có tên Amazon Care đã đóng cửa vào năm ngoái. Công ty vào tháng 7 đã sa thải khoảng 80 nhân viên trong bộ phận dược phẩm của mình.

Nỗ lực gần đây nhất của Amazon là thông qua việc mua 1Life Healthcare trị giá 3,9 tỷ USD vào năm ngoái, công ty điều hành cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu có tên One Medical. Việc mua lại đánh dấu một canh bạc lớn khác của Amazon trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và với một công ty y tế đã phải chịu thua lỗ nặng nề trước khi Amazon mua.

Amazon cho biết hoạt động kinh doanh chăm sóc sức khỏe của họ đang ở những ngày đầu và họ hài lòng với những tiến bộ đang đạt được, bao gồm cả hoạt động kinh doanh dược phẩm mà họ cho biết đang có mức tăng trưởng đáng kể.

STREAMING.

Amazon cũng đã chi mạnh tay vào ngành giải trí, điều mà người sáng lập mảng kinh doanh Jeff Bezos rất quan tâm. Amazon đã đầu tư hàng tỷ USD để biến dịch vụ phát trực tuyến Prime Video của mình thành đối thủ cạnh tranh với Netflix, bao gồm cả thông qua chương trình “The Rings of Power”, công chiếu vào tháng 9/2022. Chương trình này tiêu tốn khoảng 715 triệu USD cho mùa đầu tiên.

Khoản chi lớn đã giúp dịch vụ phát trực tuyến của họ có được lượng khán giả đáng nể và công ty đã thực hiện nhiều chương trình được các nhà phê bình khen ngợi. Nhưng các nhà đầu tư nói rằng không rõ liệu mảng này có thực sự thành công hay không.

Prime Video được bao gồm trong tư cách thành viên Amazon Prime, trong đó lợi ích chính là giao hàng miễn phí, khiến khó biết có bao nhiêu người đăng ký coi dịch vụ phát trực tuyến là một phần có giá trị đối với tư cách thành viên của họ.

Amazon đang tìm cách tạo thêm doanh thu từ các nỗ lực giải trí của mình bằng cách tung ra cấp độ hỗ trợ quảng cáo cho Prime Video. Amazon cho biết tổng chi phí vào năm 2022 cho nội dung video và âm nhạc là khoảng 16,7 tỷ USD, bao gồm 7 tỷ USD trên Amazon Originals, thể thao trực tiếp và nội dung được cấp phép của bên thứ ba.

LOGISTICS.

Đế chế hậu cần của Amazon là một điểm sáng. Đơn vị này chủ yếu xử lý các gói hàng của Amazon và quy mô của mảng này đã phát triển tương đương với UPS và FedEx.

Công ty đã tiếp tục đầu tư sâu vào lĩnh vực hậu cần và nỗ lực đẩy nhanh các giới hạn về tốc độ giao hàng khi áp dụng nhiều hình thức vận chuyển trong ngày hơn. Amazon có ngày càng nhiều nhà kho, máy bay, xe tải đường dài và xe tải.

Các nhà đầu tư cho biết, mặc dù họ chưa mở rộng mạnh mẽ sang các gói vận chuyển cho các doanh nghiệp khác ngoài người bán trên trang web của mình, nhưng việc mở rộng như vậy có thể trở thành một cú hích. Đế chế hậu cần thúc đẩy thành công giao hàng của Amazon thu về nguồn thu nhập khổng lồ từ người bán, chiếm hơn 20% tổng doanh thu hàng năm của công ty.

Chiến lược lớn tiếp theo của Amazon là gì?

Amazon cũng đang có những nỗ lực mới hơn mà cho đến nay vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, Jassy, ​​Giám đốc điều hành, đã nhấn mạnh đây là “trụ cột thứ tư” tiềm năng.

Chúng bao gồm một doanh nghiệp kinh doanh internet vệ tinh, được đặt tên là Project Kuiper, và một doanh nghiệp kinh doanh xe tự hành thông qua một công ty con có tên Zoox. Cả hai dự án này đều đòi hỏi chi phí cao đối với Amazon nhưng có thể mang lại những đột phá về công nghệ và nguồn khách hàng mới.

Amazon cho biết họ cũng tập trung vào đổi mới trí tuệ nhân tạo (AI); những nỗ lực của họ cho đến nay vẫn tập trung vào các khả năng mới cho bộ phận Dịch vụ Web Amazon của mình.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư và nhà phân tích cho rằng Amazon có thể đang làm quá nhiều. Nhà phân tích Mark Shmulik của AB Bernstein gần đây đã viết rằng Amazon “đơn giản là đang theo đuổi quá nhiều ý tưởng, trong đó những ý tưởng yếu kém hơn sẽ lấy đi oxy, vốn và quan trọng nhất là sự tập trung vào những sáng kiến ​​thực sự mang tính đột phá mà ‘chỉ Amazon mới có thể làm được’”.

Ông kêu gọi công ty thắt chặt chiến lược của mình, đồng thời viết rằng Amazon nên tập trung vào các thế mạnh như hậu cần để thúc đẩy sự đổi mới.

Reynolds, nhà đầu tư từ Los Angeles Capital, cho biết sau những cú đặt cược lớn mà không mang lại kết quả đáng kể, Amazon “giờ đây không chỉ có áp lực tạo ra lợi nhuận mà còn phải là có lợi nhuận chất lượng cao”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Phương Linh | Markettimes  

Audience Targeting: Mở khoá sức mạnh của việc nhắm mục tiêu quảng cáo

Tìm hiểu cách các nhà quảng cáo có thể tối đa hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo từ việc hiểu nhu cầu của khách hàng đến hành động nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting).

Audience Targeting: Mở khoá sức mạnh của việc nhắm mục tiêu quảng cáo
Audience Targeting: Mở khoá sức mạnh của việc nhắm mục tiêu quảng cáo

Trong thế giới quảng cáo đầy cạnh tranh như hiện nay, khả năng kết nối với đúng đối tượng mục tiêu hay khách hàng tiềm năng là điều tối quan trọng để thành công.

Tuy nhiên, với môi trường kinh tế đầy thách thức, khi doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều khó khăn từ lạm phát đến suy thoái kinh tế, các nhà quảng cáo hay người làm marketing phải đối mặt với nhiệm vụ làm được nhiều việc hơn với ít chi phí hơn, đồng thời kỳ vọng cao hơn về hiệu suất.

Việc xác định chính xác đối tượng mục tiêu lý tưởng cũng đang trở nên khó khăn hơn khi cookies của bên thứ ba sắp ngừng hoạt động. Để đáp ứng những nhu cầu này, các nhà quảng cáo đang chuyển sang việc nhắm mục tiêu theo đối tượng (Audience Targeting).

Thấu hiểu hành vi của khách hàng.

Với những gì đang diễn ra, khả năng hiểu hành vi của khách hàng đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khi các trình duyệt bắt đầu chặn các mã theo dõi (của các bên thứ ba), việc hiểu sâu hơn về hành vi của đối tượng lại càng thách thức.

Và đây cũng chính là lý do tại sao việc xây dựng dữ liệu bên thứ nhất (first party data) nền là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Chìa khóa thành công cho các nhà quảng cáo.

Chìa khóa thành công trong hoạt động nhắm mục tiêu theo đối tượng đến từ chiến lược tiếp cận của doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc xây dựng các mối quan hệ đối tác bền chặt với những nền tảng quảng cáo như Microsoft có thể giúp doanh nghiệp tối đa hoá các tín hiệu của dữ liệu.

Về bản chất, bạn đang khai thác dữ liệu của bên thứ nhất của mình và cũng bằng dữ liệu của bên thứ nhất từ Microsoft.

Thông qua các công nghệ trí thông minh đối tượng (audience intelligence), bao gồm các tín hiệu như hoạt động tìm kiếm và hành vi sử dụng web, sở thích về nội dung (content) và thương hiệu (brand), nhân khẩu học, v.v., các nền tảng quảng cáo như Microsoft có thể giúp doanh nghiệp kết nối đúng với các nhóm đối tượng mục tiêu tiềm năng.

Microsoft sử dụng hàng tỷ điểm dữ liệu, kết hợp dữ liệu của bên thứ nhất trên các sản phẩm của Microsoft để xác định ý định của người tiêu dùng (Consumer Intent) và từ đó thúc đẩy tăng hiệu suất quảng cáo.

Sau đó, tất cả các tín hiệu này được nhóm lại với nhau thành các tính năng Nhắm mục tiêu theo đối tượng mà nhà quảng cáo có thể sử dụng cho các chiến dịch của mình trên nền tảng Tìm kiếm (Search) và Mạng đối tượng của Microsoft (Audience Networks)

Khai thác càng nhiều các tín hiệu có ý định, thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để cá nhân hoá quảng cáo, đây chính là nền tảng để cải thiện hiệu suất của các chiến dịch marketing.

Hành trình ra quyết định của người tiêu dùng.

Khi nói đến việc nhắm mục tiêu quảng cáo hay xây dựng các chiến dịch marketing tập trung vào khách hàng, bạn cần xem xét đến toàn bộ các giai đoạn trong hành trình khám phá thương hiệu và ra quyết định của khách hàng (Customer Journey).

Tuỳ vào từng giai đoạn khác nhau như tìm hiểu sản phẩm (nhận biết về thương hiệu) hay cân nhắc mua hàng (chuyển đổi), khách hàng sẽ quan tâm đến những thứ khác nhau.

Với tư cách là nhà quảng cáo hay người làm marketing, bạn cần kết nối với khách hàng của mình nhiều lần trong suốt hành trình của họ, trong điều kiện lý tưởng nhất, bạn cần cung cấp đúng thông điệp vào đúng thời điểm.

Để giúp thương hiệu hình dung rõ hơn về điều này, Microsoft đã đề xuất một số chiến thuật như bên dưới. Tuỳ vào từng giai đoạn khác nhau hay nhóm đối tượng khác nhau, nhà quảng cáo nên sử dụng các phương thức nhắm mục tiêu khác nhau.

Áp dụng vào thực tế.

  • Xây dựng dữ liệu của bên thứ nhất.

Giả sử mục tiêu của bạn là tiếp cận đối tượng mới và nâng cao nhận thức về thương hiệu (brand awareness), làm cách nào để bạn có thể xây dựng dữ liệu của bên thứ nhất và cải thiện lợi tức đầu tư (ROI) của mình?

Theo đề xuất của Microsoft, trong trường hợp này, bạn có thể xây dựng một chiến dịch với Microsoft Audience Network, sử dụng những hình ảnh đẹp để giới thiệu thương hiệu, đồng thời nhắm mục tiêu theo tệp những đối tượng tiềm năng hiện có (In-market Audiences), họ chính là những người có liên quan nhất đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Khi ai đó nhấp vào quảng cáo và đến website của thương hiệu, nhà quảng cáo nên khuyến khích người dùng đăng ký nhận bản tin bằng cách giảm giá cho họ trong lần mua hàng tiếp theo.

  • Chuyển đổi khách hàng tiềm năng (Lead).

Khi bạn bắt đầu xây dựng dữ liệu của bên thứ nhất và thu thập thêm thông tin từ khách hàng của mình, bạn có thể đưa tất cả những điểm dữ liệu này vào nền tảng quảng cáo của Microsoft bằng cách sử dụng tính năng Đối sánh khách hàng (Customer Match). Sau đó, bạn có thể đặt giá thầu cho nhóm đối tượng cụ thể này và khuyến khích họ chuyển đổi.

Bạn cứ hình dung thế này, nếu bạn đã tích hợp dữ liệu vào nền tảng, khi người dùng quay lại Bing và tìm kiếm các sản phẩm liên quan, vì bạn đã nhận diện và đặt giá thầu cao hơn cho nhóm đối tượng này, bạn có khả năng hiển thị ở vị trí cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm, điều này làm tăng xác suất khách hàng đó nhấp vào và chuyển đổi.

Cải thiện ROI của bạn.

Các tính năng nhắm mục tiêu theo đối tượng của Microsoft đã được chứng minh là giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí trên mỗi lần mua lại (CPA). Nhìn chung, việc sử dụng bất kỳ tính năng nhắm mục tiêu theo đối tượng nào cũng có thể giúp bạn đạt được tỷ lệ chuyển đổi trung bình cao hơn 60%.

Như đã phân tích ở trên, trong khi hoạt động xây dựng dữ liệu của bên thứ nhất là điều cần thiết và mang tính bắt buộc để có thể có các chiến dịch Digital Marketing thành công, việc sử dụng nó một cách hiệu quả là một thách thức lớn nếu không có các công cụ và chiến lược phù hợp.

Đó là lý do tại sao Microsoft Advertising luôn tìm cách cung cấp nhiều giải pháp nhất có thể giúp bạn cải thiện ROI, tiếp cận khách hàng mới, hiểu hành vi của họ, tăng mức độ trung thành của họ với thương hiệu và nói chung là tối ưu hóa các chiến dịch của bạn theo cách hiệu quả bền vững hơn.

Bạn có thể tải xuống bản hướng dẫn từ Microsoft tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Adobe giảm mạnh so với quý trước

Hoà chung với xu hướng sụt giảm ngân sách chi tiêu dành cho quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising), doanh thu quảng cáo của Adobe giảm gần 20% so với quý trước.

Doanh thu quảng cáo của Adobe giảm mạnh so với quý trước
Doanh thu quảng cáo của Adobe giảm mạnh so với quý trước

Được cho là một trong các dấu hiệu đáng lo ngại đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số, doanh thu quảng cáo kỹ thuật số trong quý 3 năm 2023 của Adobe đã giảm 19,2% so với quý trước và giảm 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái 2022.

Cụ thể, Adobe đã thu về 67 triệu USD trong quý 3 so với 83 triệu USD trong quý 2 và 81 triệu USD trong quý 3 năm 2022. Tổng doanh thu quảng cáo của Adobe trong năm 2023 cho đến nay là 234 triệu USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngược lại với sự sụt giảm về doanh thu quảng cáo, doanh số của mảng Đám mây trải nghiệm khách hàng của Adobe (Adobe Customer Experience Cloud) lại tỏ ra khá tích cực.

Mặc dù doanh thu quý 3 không tăng so với quý 2 tuy nhiên lại tăng so với cùng kỳ năm 2022, trong quý 3, Adobe mang về 1.2 tỷ USD.

Tổng doanh thu từ Đám mây trải nghiệm khách hàng của Adobe trong cả 3 quý là 3,62 tỷ USD, cao hơn 350 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, mức chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số đang chững lại trên nhiều nền tảng khác nhau, tuy nhiên, các nền tảng vẫn đang kỳ vọng rằng doanh thu sẽ sớm tăng trở lại khi thương hiệu vẫn đang ưu tiên cho các kênh mà họ có thể kiểm soát được như Digital Marketing hay Retail Media.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips