Skip to main content

Thẻ: Quảng cáo

Xây dựng một chiến dịch quảng cáo với 4 bước đơn giản

Trong khi mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến vẫn là những mãnh đất màu mỡ để các thương hiệu tiếp cận khách hàng, bắt đầu xây dựng một chiến dịch quảng cáo một cách bài bản là yêu cầu bắt buộc.

Xây dựng một chiến dịch quảng cáo với 4 bước đơn giản
Xây dựng một chiến dịch quảng cáo với 4 bước đơn giản | UpperCut Images | Getty Images

Từ việc xác định đúng mục tiêu của thương hiệu thông qua các chiến dịch, đến các bản nghiên cứu thị trường và thử nghiệm quảng cáo, dưới đây là chi tiết các bước để xây dựng một chiến dịch quảng cáo hoàn chỉnh.

1. Xác định mục tiêu của thương hiệu.

Cũng tương tự như trước khi thực hiện bất cứ hoạt động marketing nào, đầu tiên, điều quan trọng là thương hiệu phải hiểu mục tiêu hiện tại là gì. Đây sẽ là nền tảng thúc đẩy mọi quyết định đằng sau các chiến dịch quảng cáo.

Trong khi với doanh nghiệp này, mục tiêu có thể là lưu lượng truy cập vào website (Traffic), lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay độ nhận biết thương hiệu, đối với các doanh nghiệp khác thì đó lại là doanh số bán hàng (Sales).

Tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có những KPIs khác nhau, và từ đó những người làm marketing cần lựa chọn các nền tảng quảng cáo khác nhau với các kiểu chiến dịch và định dạng quảng cáo khác nhau.

2. Sử dụng hình ảnh (Visual) chất lượng cao.

Trong bối cảnh hiện tại, khi hàng ngày người tiêu dùng có thể được xem vô số các nội dung quảng cáo từ thương hiệu (dù là chủ động hay bị động), việc khiến họ chú ý và ghi nhớ đến một nội dung nào đó ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh việc các thương hiệu cần xây dựng sự khác biệt về nhận diện thương hiệu, sử dụng các hình ảnh và video chất lượng cao, một lời khuyên khác là nên sử dụng và khai thác các hình ảnh tự nhiên, chân thực và ít mang tính quảng cáo (Authentic Marketing).

Nếu một hình ảnh hay video nào đó trông có vẻ quá trau chuốt hay sử dụng nhiều các hiệu ứng, khách hàng của bạn sẽ coi đó là một quảng cáo.

Ngược lại với những hình ảnh tự nhiên hay thậm chí là hình ảnh được cung cấp từ những người có ảnh hưởng (thay vì từ studio hay từ các nhà thiết kế đồ hoạ), nó lại có khả năng thuyết phục và xây dựng niềm tin cao hơn.

3. Tiến hành nghiên cứu thị trường bằng thử nghiệm phân tách (A/B Testing).

Một khi bạn đã có thể tiến đến bước khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, bạn nên lên các phương án thử nghiệm để xem thị trường hay khách hàng tiềm năng phản hồi như thế nào đến các nội dung khác nhau của thương hiệu.

Trong khi với phân khúc khách hàng này, họ lại tỏ ra hào hứng với các nội dung khuyến mãi, một nhóm khác lại quan tâm nhiều hơn đến cách thức sản xuất sản phẩm.

Một công cụ khác để bạn có thể củng cố thêm sự hiểu biết của mình về đối tượng mục tiêu đó là tiến hành nghiên cứu thị trường để xem đâu là mối bận tâm thực sự của họ khi tìm kiếm các giải pháp giải quyết các nỗi đau.

Các thử nghiệm phân tách (A/B Testing) đóng vai trò đánh giá xem kiểu chiến dịch nào có thể mang lại hiệu suất cao nhất dựa trên các KPIs đã có, tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, thương hiệu cần một số kiểu chiến dịch khác nhau.

4. Xây dựng chân dung khách hàng và chiến thuật nhắm mục tiêu.

Hãy nhớ rằng thành phần quan trọng cuối cùng quyết định mức độ hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo đó là mức độ am hiểu đối tượng mục tiêu hay chân dung khách hàng.

Nếu chiến dịch quảng cáo của bạn không hoạt động như mong đợi, thì đó có thể là vấn đề liên quan đến việc nhắm mục tiêu. Nhắm mục tiêu (Targeting) là cả một nghệ thuật và khoa học.

Bạn có nhiều cách khác nhau để nhắm mục tiêu quảng cáo, từ các mục tiêu về tâm lý học, nhân khẩu học, đến các mục tiêu về xã hội học. Một phương thức tiếp cận khác là nhắm mục tiêu dựa trên động cơ mua hàng hay giá trị cá nhân của khách hàng.

Trong khi các kỹ năng tối ưu quảng cáo bạn có thể học và phát triển dần theo thời gian, tư duy tiếp cận quảng cáo, tư duy về khách hàng hay tư duy chiến lược quảng cáo là nền tảng ban đầu bạn cần học và nắm bắt từ sớm.

Bây giờ là lúc để bạn làm điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Vì sao quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng kém phù hợp

Kỷ nguyên tăng trưởng chóng mặt quảng cáo trên mạng xã hội đã đột ngột dừng lại, khiến chất lượng giảm sút, người dùng ngày càng nhìn thấy những quảng cáo không phù hợp và vi phạm.

Vì sao quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng kém phù hợp
Vì sao quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng kém phù hợp

Chia sẻ với New York Times, Portia Kapraun nói rằng cô thường gặp phải những quảng cáo không liên quan trên Twitter, từ các hãng trang sức xa xỉ đến những chiếc xe đắt đỏ mà cô không thể nào chi trả.

Cô không hề hứng thú với những sản phẩm này và cũng không muốn xem lại mãi những quảng cáo vô bổ giống nhau. “Tôi không biết thuật toán nghĩ sở thích của tôi là gì mà các sản phẩm nó đề xuất đều chẳng ra sao”, Kapraun nói.

Chất lượng quảng cáo ngày càng xuống dốc.

Theo New York Times, thị trường quảng cáo đang dần lung lay khi nền kinh tế xuống dốc. Những quảng cáo vốn chẳng nhiều người xem đột nhiên xuất hiện khắp nơi.

Đơn cử như Twitter đã trở thành một tờ tạp chí đúng nghĩa, chuyên dành cho những thương hiệu lạ lẫm như Ron Popeil, Veg-O-Matic… Trên YouTube, quảng cáo cho các kênh lừa đảo, giả mạo người nổi tiếng như Elon Musk lại mọc lên như nấm sau mưa.

Theo New York Times, trên lý thuyết, công nghệ càng tân tiến thì trải nghiệm quảng cáo trên nền tảng số của người dùng sẽ càng được hoàn thiện.

Một người nếu thích giày sẽ thường xuyên nhìn thấy quảng cáo của các thương hiệu sneaker hay sandal thay vì các khóa học hay những sản phẩm làm đẹp không liên quan.

Tuy nhiên, gần đây, trên rất nhiều nền tảng, các quảng cáo ngẫu nhiên lại xuất hiện khắp nơi do thị trường quảng cáo kỹ thuật số xuống dốc. Các nhà quảng cáo lớn dần thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu. Điều này trở thành cơ hội dành cho những nhà quảng cáo nhỏ, kém phổ biến hơn.

“Chỉ cần tiêu chuẩn hạ xuống, chất lượng quảng cáo cũng theo đó xuống thấp”, Jessica Fong, Giáo sư marketing tại Đại học Michigan, nhận định.

Trước đây, quảng cáo xuất hiện trên báo chí hay TV thường phải qua tay các chuyên viên đánh giá và sắp xếp vị trí đặt cho hợp lý. Nhưng hiện nay, 90% quảng cáo số đều hiển thị dựa trên những phần mềm tự động.

Mạng xã hội cho phép quảng cáo xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như văn bản tĩnh, video, game tương tác, tin nhắn, filter… và rất dễ để chi tiền mua sản phẩm.

Các nhà quảng cáo sẽ đặt hạn mức chi phí mà họ mong muốn. Sau đó, hệ thống sẽ tự động sắp xếp vào các vị trí để dễ tiếp cận đến đối tượng mong muốn.

Những tên tuổi lớn rời khỏi thị trường quảng cáo.

Nhiều chuyên gia cho rằng số lượng quảng cáo vô bổ đang ngày một tăng cao từ chỉ đơn giản là gây khó chịu cho đến lừa đảo người dùng.

Nguyên nhân đến từ nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm tình trạng chảy máu nhân sự, đội ngũ kiểm duyệt nội dung yếu kém tại các công ty công nghệ hoặc nhà quảng cáo tìm đối tác mới.

Bên cạnh đó, tính năng “App Tracking Transparency” (ATT) của Apple và những thay đổi về bảo mật của nhiều hãng công nghệ khác cũng ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng gửi về các nhà quảng cáo, dẫn đến chất lượng và tỷ lệ phù hợp của quảng cáo giảm sút.

Theo nghiên cứu của Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới (World Federation of Advertisers – WFA), trong số 43 doanh nghiệp đa quốc gia chi trên 44 tỷ USD/năm cho quảng cáo, có đến 30% công ty có dự định cắt giảm chi phí marketing năm 2023.

Clorox, thương hiệu từng đổ hàng trăm triệu USD/năm cho tiếp thị sản phẩm, tuyên bố họ sẽ điều chỉnh mảng marketing, trong đó có thu hẹp chi tiêu.

Nghiên cứu của Insider Intelligence cũng chỉ ra chi phí quảng cáo số đã chậm tốc trong thời gian gần đây. Trong đó, cái tên chịu nhiều ảnh hưởng nhất là Twitter. Mạng xã hội này gặp khó khăn trong việc giữ chân đối tác quảng cáo kể từ khi Elon Musk mua lại hồi tháng 10.

Trong số 10 đối tác chiếm 55% doanh thu quảng cáo của Twitter, có đến 6 cái tên đã rút lại khoản đầu tư và ngừng hợp tác với Twitter, Sensor Tower cho biết.

Những thách thức trên nền tảng cũng gây khó khăn với các mạng xã hội khác. Trong quý IV/2022, doanh số quảng cáo của YouTube đã giảm 8% so với quý trước đó.

Năm 2022, tập đoàn Meta cũng báo cáo doanh thu quý sụt giảm lần đầu tiên kể từ khi thành lập. Phí quảng cáo trên Facebook và Instagram cũng giảm 24% trong quý cuối năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.

Thay đổi lớn trong cách làm quảng cáo.

Corey Richardson, Phó chủ tịch tại công ty quảng cáo Fluent360, cho biết ông nhìn thấy ngày càng nhiều quảng cáo về những mặt hàng mà ông không hứng thú trên mạng xã hội. Đơn cử như áo thun hoạt hình, cho đến những tin tức xuyên tạc vaccine hay video mang tính bạo lực. “Họ hiển thị mọi thứ miễn là có tiền”, Richardson nói.

Theo chuyên gia, một trong những nguyên nhân khác khiến chất lượng quảng cáo giảm sút là vì thị trường này đã trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết trong khi trước đây chỉ dành cho những tên tuổi lớn trong ngành.

Hiện nay, đa số thương hiệu đều muốn chi tiền quảng cáo đại trà thay vì quảng cáo mục tiêu, tiếp cận đến một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể như trước đây. Cách làm này vừa rẻ hơn, vừa thu hút sự chú ý của các khách hàng cả tin hoặc quá chán ngán với những sản phẩm cũ liên tục lặp đi lặp lại.

Do đó, các hãng công nghệ đã thắt chặt chính sách để hạn chế quảng cáo vô bổ xuất hiện trên nền tảng. Twitter đã mở truy cập tự do cho các dịch vụ bên thứ 3 như Tweetbot, Twitterific, giúp người dùng lướt Twitter không có quảng cáo.

YouTube cũng thử nghiệm kế hoạch giảm số lần quảng cáo ngắt quãng video với số lượng quảng cáo hiển thị ở mỗi lần ngắt lại tăng lên. Meta cũng bổ sung tính năng cho phép người dùng cá nhân hóa, tùy chỉnh hiển thị mỗi khi thấy quảng cáo mình không hứng thú.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

ChatGPT đe doạ sự thống trị của Google trong miếng bánh quảng cáo trực tuyến

Google đã dành suốt 20 năm xây dựng cỗ máy quảng cáo kỹ thuật số hùng mạnh nhất thế giới. Phá bỏ nó có thể sẽ gây ra làn sóng chấn động khắp thị trường quảng cáo trực tuyến trị giá 500 tỷ USD, theo WSJ. 

ChatGPT đe doạ sự thống trị của Google trong miếng bánh quảng cáo trực tuyến
ChatGPT đe doạ sự thống trị của Google trong miếng bánh quảng cáo trực tuyến

Google đã dành suốt 20 năm xây dựng cỗ máy quảng cáo kỹ thuật số hùng mạnh nhất thế giới. Phá bỏ nó có thể sẽ gây ra làn sóng chấn động khắp thị trường quảng cáo trực tuyến trị giá 500 tỷ USD, theo WSJ.

Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Google điều hành độc quyền bất hợp pháp mảng quảng cáo trực tuyến, đồng thời kêu gọi phá bỏ các bộ phận của công ty.

Theo các chuyên gia, việc chia tách cỗ máy quảng cáo của Google sẽ mang lại cho các nhà xuất bản và quảng cáo nhiều sự lựa chọn và linh hoạt giảm bớt sự phụ thuộc vào Google mà không lo chịu quá nhiều tổn hại.

Bộ Tư pháp, đứng đầu bởi Tổng chưởng lý Merrick Garland, đã cáo buộc Google lạm dụng sức mạnh thị trường trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến và tìm cách kiểm soát tất cả các khía cạnh của thị trường. Cơ quan quản lý cũng khẳng định Google đóng vai trò then chốt trong các hoạt động phân bổ quảng cáo.

Google không phải cạnh tranh với ai. Họ chỉ việc đặt ra quy tắc để loại bỏ đối thủ của mình”, đơn kiện cho biết. Hệ lụy, là những công cụ, công nghệ quảng cáo sáng tạo hơn có thể sẽ không được ra đời.

Đáp lại, phía Google phủ nhận mọi cáo buộc, đồng thời cho rằng vụ kiện đang cố gắng “chọn người thắng kẻ thua trong lĩnh vực công nghệ quảng cáo có tính cạnh tranh cao”. Công ty đã thuê rất nhiều luật sư có tiếng để biện hộ.

Theo Rajeev Goel , đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty công nghệ quảng cáo PubMatic, vụ kiện này, kết hợp với nhiều cuộc chiến pháp lý khác mà Google đang phải đối mặt, sẽ thúc đẩy các khách hàng tiềm năng tìm kiếm sự lựa chọn thay thế Google.

Theo đơn kiện, mảng quảng cáo của Google cho đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng khi được 90% nhà xuất bản lớn tin tưởng sử dụng.

Sàn giao dịch quảng cáo cũng chiếm hơn 50% thị phần. Được biết trong những năm gần đây, Google hợp nhất các công cụ thành sản phẩm duy nhất có tên là Google Ad Manager. Cùng với mảng kinh doanh mạng và quảng cáo trên thiết bị di động, hãng này đã thu về 31,7 tỷ USD vào năm 2021.

Theo WSJ, một số công ty công nghệ và truyền thông lớn đang đẩy mạnh kinh doanh quảng cáo trực tuyến và có thể tăng tốc bằng cách mua một phần hệ thống của Google. Comcast, công ty sở hữu đơn vị FreeWheel – một trong những công ty lớn trong mảng bán quảng cáo video, là ví dụ điển hình.

Được biết, Google hiện không còn đóng góp phần lớn cho tổng doanh thu toàn ngành quảng cáo, lần đầu tiên sau gần một thập kỷ phát triển.

Mảng kinh doanh quảng cáo vẫn phát triển, song dữ liệu từ Insider cho thấy tốc độ đang chậm hơn đáng kể so với phần còn lại của thị trường. Theo chuyên gia phân tích nội bộ Zachary Goldner, sự xói mòn thị phần chủ yếu đến từ việc các thương hiệu có cơ hội tiếp cận nhiều định dạng quảng cáo hơn.

Tất cả các nhà tiếp thị đều muốn có nhiều lựa chọn”, ông Goldner nói.

Google không phải gã khổng lồ duy nhất bị ảnh hưởng. Tập đoàn Meta cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều “cơn gió ngược” vào năm 2022, khi mọi người dành ít thời gian cho trực tuyến hơn so với những ngày đầu đại dịch.

Nhiều người làm marketing lo ngại về rủi ro suy thoái, trong khi ứng dụng video ngắn TikTok của ByteDance nổi lên như một thế lực mới trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising).

Ngoài ra, thay đổi trong chính sách quyền riêng tư của Apple hồi năm 2021 cũng là một trong những nguyên nhân khiến các ông lớn lao đao.

Trước đó, đại diện Meta từng cho biết việc Apple thay đổi cách quảng cáo hoạt động trên ứng dụng iOS sẽ khiến các nhà sản xuất ứng dụng và quảng cáo gặp khó khăn trong việc theo dõi hành vi người dùng, từ đó đẩy Facebook đứng trước nguy cơ mất tới 10 tỷ USD doanh thu vào năm 2022.

Không những vậy, bản thân Google cũng đang ‘phát hoảng’ vì ChatGPT – một chatbot do Open AI phát triển và ra mắt vào ngày 30/11/2022. Đây được đánh giá là công cụ ‘trả lời câu hỏi như người thật’, có thể trình bày ý tứ logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy, ngay cả với các câu hỏi phức tạp. ChatGPT thậm chí có thể viết kịch bản, viết tiểu luận…

Tôi bật ChatGPT lên và viết ‘OK, hãy cho tôi biết chi tiết từng bước cách thức hoạt động của thuật toán DBSCAN’. Nó ngay lập tức chỉ cho tôi từng bước một”, Tobias Zwingmann, một giáo viên dậy các khóa học AI trực tuyến nói.

Đáng chú ý, giáo án được tạo ra bởi ChatGPT có chất lượng tốt đến mức bất ngờ. Chỉ cần chau chuốt lại chút ít, Zwingmann đã có thể sử dụng tài liệu này để giảng dạy.

Điều này khiến Google mới đây buộc phải ra ‘Báo động đỏ’ hay ‘Code Red’, với ý nghĩa: ‘Hai tay đặt hết lên bàn phím! Nhân viên dù phải làm thêm giờ, bỏ ăn bỏ ngủ cũng phải giải quyết xong vấn đề’.

Có thể trong 1 hoặc 2 năm nữa, Google sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn. AI sẽ loại bỏ trang kết quả (SERPs) của công cụ tìm kiếm – nơi Google kiếm được nhiều tiền nhất”, Paul Buchheit, một trong những người tạo ra Gmail chia sẻ.

Tuy nhiên, theo các nhân viên nội bộ, lần bật báo động đỏ này chỉ mang tính ẩn dụ trước mối đe dọa của công cụ ChatGPT.

Mục đích của Sundar Pichai – CEO của Google khi gióng lên hồi chuông cảnh báo này là: ‘Các anh phải coi mối đe dọa ChatGPT nghiêm trọng không khác gì việc Google Tìm Kiếm bị sập’. Tất cả nhằm ‘đánh thức’ nội bộ Google đừng ngủ quên chiến thắng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Vì sao Facebook và Google nhắm mục tiêu quảng cáo chuẩn như nghe lén người dùng

Nhiều quảng cáo xuất hiện đúng như thông tin trong cuộc trò chuyện của người dùng. Dù vậy, thực tế là Google, Facebook không cần nghe lén để phân phối các nội dung kiểu này.

Vì sao Facebook và Google quảng cáo chuẩn như nghe lén người dùng
Vì sao Facebook và Google quảng cáo chuẩn như nghe lén người dùng

Nhiều người nghi ngờ việc các ứng dụng trên di động bí mật nghe lén mình để lấy thông tin quảng cáo. Những ý kiến dạng “chắc chắn điện thoại đã nghe lén vì quảng cáo hiện lên đúng như những gì tôi nói với bạn mình” dễ dàng được tìm thấy.

Thực tế, việc các mẫu quảng cáo trực tuyến nhắm chuẩn mục tiêu, sát với nhu cầu, nội dung trao đổi của người dùng không hề hiếm. Do đó, việc nghi ngờ nhà quảng cáo nghe lén là có cơ sở. Tuy nhiên, những giả thuyết dạng này không thực tế.

Điện thoại thật sự không nghe lén.

Có nhiều nghi ngờ, cáo buộc, nhưng chưa có bằng chứng nào được tìm thấy để chứng minh việc các mạng xã hội sử dụng điện thoại nghe lén người dùng cho mục đích quảng cáo. How to Geek khẳng định thiết bị di động không bị khai thác để ghi lại các nội dung trò chuyện cá nhân và tải lên máy chủ từ xa.

Điều này có vẻ khó tin trước mức độ chính xác của các nội dung quảng cáo. Hiện tại về mặt kỹ thuật, trợ lý ảo như Alexa, Google Asistant tự động ghi lại đoạn âm thanh khi được đánh thức bằng khẩu lệnh.

Một số nội dung sẽ được tải lên máy chủ để tinh chỉnh mức độ chính xác của máy học. Do đó, một phần những gì chúng ta trao đổi có thể được một ai đó nghe lại ở đâu đó.

Tuy nhiên, những đoạn ghi âm này không phải cách những quảng cáo “rùng rợn” xuất hiện. Các nhà quảng cáo lấy thông tin, giám sát chúng ta bằng phương pháp đáng sợ hơn nhiều.

Google hay Facebook không cần nghe lén người dùng vẫn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo một cách tương đối chính xác.

So với nguy cơ bị nghe lén cho quảng cáo, việc các công ty Internet dễ dàng phán đoán nhu cầu của người dùng tiềm ẩn nhiều vấn đề hơn. Không cần dùng các đoạn ghi âm bí mật, nhà quảng cáo có thể phán đoán gần như chính xác những gì khách hàng nói và nghe.

Họ nắm bắt xu hướng thịnh hành và ghép chúng với thông tin cơ bản về người dùng mà công ty sở hữu như nhân khẩu học, vị trí, lịch sử tìm kiếm, thói quen mua sắm, vòng lặp hàng ngày… Từ những dữ liệu này, Google, Facebook đánh giá khách hàng (và các vòng kết nối xung quanh) đang quan tâm đến điều gì.

Ví dụ, có hai người gặp mặt tại một quán cà phê. Người thứ nhất đã xem qua giá của một món đồ trên Amazon. Sau đó trong cuộc trò chuyện, họ tình cờ nhắc đến món đồ đã tìm kiếm trước đó. Người thứ 2 không quan tâm đến món đồ đó, nhưng ngay khi mở trình duyệt, nó lại xuất hiện ở đầu mục quảng cáo trên điện thoại.

Với tâm lý bình thường, người dùng dễ dàng đổ lỗi cho chiếc điện thoại đã cố tình nghe lén, lấy thông tin để phục vụ cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting). Nhưng thực tế, Google chỉ cần dùng vài điểm dữ liệu cơ bản và ghép chúng lại với nhau.

Công ty này có lịch sử trình duyệt web, thông tin nhân khẩu học và vị trí từ điện thoại của 2 người. Không cần ghi âm để phán đoán được việc những người này có liên quan đến nhau.

Vì vậy, việc món hàng được đề cập trong cuộc trò chuyện xuất hiện quảng cáo chỉ là một tình huống trùng hợp ngẫu nhiên.

Nghe lén để chạy quảng cáo là không thực tế.

Phương pháp các nhà quảng cáo đang thực hiện có độ chính xác cao và tối ưu hơn nhiều việc nghe lén. Về kỹ thuật, phần mềm trên điện thoại có thể ghi âm và tải lên đám mây cho mục đích khác.

Nhưng toàn bộ các tác vụ đó có thể tạo ra áp lực lên phần cứng thiết bị. Nó dễ dàng làm nóng máy, cạn pin, tiêu tốn dữ liệu di động và ảnh hưởng đến ứng dụng khác. Chỉ những phần mềm gián điệp, nghe lén mới dùng cách này.

Đồng thời về mặt dung lượng, bản ghi âm đủ tốt để phân tích giọng nói nặng hơn nhiều dữ liệu duyệt web hay vị trí gần đây. Google, Facebook phải dùng các hệ thống mạnh hơn gấp nhiều lần để lưu trữ, xử lý thông tin thu thập từ hàng tỷ chiếc smartphone cùng lúc.

Mặt khác, không phải phần dữ liệu “nghe lén” nào cũng có ích. Nội dung trao đổi của người dùng, có thể đã được nhà quảng cáo nắm từ lâu, từ phương pháp phân tích phía trên.

Đôi khi cuộc trò chuyện cũng chỉ là tán gẫu, không có thông tin hữu ích cho mục đích kiếm tiền của những công ty Internet.

Ngoài ra, con người có thói quen nói dối về sở thích của họ trong trò chuyện hàng ngày. Đôi khi chúng ta giả vờ quan tâm đến câu chuyện, sở thích của người thân, bạn bè để tránh làm đối phương phiền lòng. Các thông tin này trở nên vô ích với nhà quảng cáo. Ngược lại, lịch sử duyệt web, thông tin vị trí lại không biết nói dối.

Cách ngăn chặn những quảng cáo đáng sợ.

How to Geek cho rằng việc tắt quyền truy cập micro của điện thoại không thực sự mang lại quyền riêng tư như người dùng kỳ vọng. Thực tế, gần như không có cách nào để bảo vệ hoàn toàn trước việc bị theo dõi trên Internet.

Điện thoại thông minh như một miếng bọt biển hấp thu đủ loại dữ liệu và cung cấp cho ứng dụng. Người dùng có thể giảm thiểu lượng thông tin cá nhân bị thu thập, chia sẻ bằng cách điều chỉnh quyền riêng tư trên tài khoản Google.

Việc sử dụng thêm các công cụ khác, thay thế cho bộ ứng dụng phổ biến là một phương pháp hạn chế dữ liệu các nền tảng có thể chiếm đoạt.

Sử dụng VPN, chế độ ẩn danh trên trình duyệt có thể khiến hoạt động trên Internet khó theo dõi hơn với nhà quảng cáo. Tính năng hạn chế theo dõi, thu thập thông tin trên iOS cũng là một lựa chọn tốt.

Tuy nhiên, các biện pháp có giá trị giảm thiểu, không thể khiến việc theo dõi bị chấm dứt. Bản thân từng hoạt động nhỏ của người dùng đều để lại dấu vết điện tử để các công ty truy vết. Ngay cả việc tắt GPS cũng không thật sự hiệu quả như người dùng nghĩ. Các điểm dữ liệu khác như Bluetooth, Wi-Fi ở gần tạo ra trạm trung chuyển cho việc theo dõi vị trí.

Vì vậy, vấn đề bị nghe lén cho mục đích quảng cáo không đáng ngại. Nếu không thoải mái bởi các quảng cáo, người dùng chỉ có thể hạn chế bằng cách giảm thiểu sử dụng, mang theo điện thoại thông minh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Liệu kỷ nguyên thống trị mảng tìm kiếm và quảng cáo của Google có sắp kết thúc

Chính quyền liên bang cùng 8 tiểu bang tại Mỹ đệ đơn kiện chống độc quyền nhằm vào Google với cáo buộc công ty này đã sử dụng các phương tiện “phi pháp” để duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo và tìm kiếm.

Liệu kỷ nguyên thống trị mảng tìm kiếm và quảng cáo của Google có sắp kết thúc
Liệu kỷ nguyên thống trị mảng tìm kiếm và quảng cáo của Google có sắp kết thúc

Tuần qua, Bộ Tư pháp Mỹ đã kích hoạt đơn kiện Alphabet, công ty mẹ Google, với các cáo buộc công ty này đã lạm dụng sự thống trị trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số.

“Google đã sử dụng các biện pháp phi cạnh tranh, bất hợp pháp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu đáng kể các mối đe doạ đối với sự thống trị của họ trên lĩnh vực công nghệ quảng cáo kỹ thuật số”, trích cáo buộc của cơ quan chức năng trong đơn kiện chống độc quyền.

Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu toà án buộc Google phải rút lui hoàn toàn khỏi đơn vị công nghệ quảng cáo, gồm cả sàn trao đổi AdX. Đây là đơn kiện chống độc quyền cấp độ liên bang thứ 2 do Bộ Tư pháp đưa ra.

Vụ kiện đầu tiên bắt đầu từ năm 2020, với nguyên đơn 17 bang, khiếu nại sự độc quyền của công ty trong lĩnh vực tìm kiếm và dự kiến sẽ được xét xử vào tháng 9 năm nay.

Ngoài cấp liên bang, đến nay đã có 8 bang riêng lẻ tham gia vụ kiện lần này, bao gồm cả California, nơi đặt trụ sở chính của gã khổng lồ công nghệ.

Do đó, toà án gần như chắc chắn sẽ ra phán quyết yêu cầu thay đổi cấu trúc của gã khổng lồ này trên phạm vi toàn nước Mỹ mà không chỉ giới hạn tại một số bang nhất định.

Công nghệ quảng cáo đang là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của Google, đóng góp gần 12% doanh thu công ty này trong năm 2021. Trong khi đó, gã khổng lồ này cũng là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Mỹ.

Thông thường, các bang đệ trình riêng lẻ đơn kiện cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, nhưng chính phủ liên bang đôi khi cũng can thiệp trực tiếp vào quá trình này, hoặc gửi đơn kiện nhằm phát đi thông điệp mang tính toàn quốc.

Giới chuyên gia pháp lý cho hay, mặc dù các thẩm phán không phải lúc nào cũng “xuôi” theo quan điểm chính phủ liên bang trong các vụ việc liên quan tới chống độc quyền, tuy nhiên ý kiến của Bộ Tư pháp hay Uỷ ban thương mại liên bang sẽ tác động nhiều đến phán quyết cuối cùng của họ.

Ví dụ, vào năm 2019, chính quyền New York cùng 12 tiểu bang khác đã khởi kiện ngăn chặn vụ sáp nhập giữa nhà mạng không dây T-Mobile và Sprint, tuy nhiên chính phủ Mỹ lúc bấy giờ cho rằng thoả thuận này nên được thông qua do có lợi ích cải thiện vùng phủ sóng không dây tại vùng nông thôn.

Trên quan điểm trên, Bộ Tư pháp kêu gọi toà án cân nhắc “quan điểm thống nhất, mang tính toàn quốc” và từ chối yêu cầu của tiểu bang liên quan lệnh cấm đối với vụ sáp nhập của 2 nhà mạng. Toà án sau đó ra phán quyết thông qua thoả thuận với một số điều kiện nhất định, được dàn xếp riêng do Bộ Tư pháp làm trung gian.

Tuy nhiên, đối với vụ kiện nhằm vào Google lần này, “nếu mục tiêu cuối cùng là thay đổi cấu trúc công ty” thì gã khổng lồ công nghệ đang ở thế yếu hơn nhiều so với lập luận của chính phủ, Shubha Ghosh, giáo sư luật Đại học Syracuse cho biết.

Ngoài những yếu tố liên quan đến mặt pháp lý và cạnh tranh, sự trỗi dậy của chatbot ChatGPT, công cụ có thể đưa ra những câu trả lời cụ thể cho bất cứ từ khoá nào được nhập vào hệ thống cũng đang đặt ra một câu hỏi lớn cho tương lai của Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào khác

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tiết lộ nhiều gian lận trong thuật toán đẩy nội dung trên TikTok

Tài liệu nội bộ tiết lộ nhân viên TikTok có thể quyết định những video được lên xu hướng, nhằm thu lợi từ việc hợp tác quảng cáo với các nhãn hàng, người nổi tiếng.

Tiết lộ nhiều gian lận trong thuật toán đẩy nội dung trên TikTok
Tiết lộ nhiều gian lận trong thuật toán đẩy nội dung trên TikTok

Từ trước đến nay, TikTok luôn tự hào về thuật toán trên mục For You (Dành cho bạn), chuyên hiển thị những nội dung được cá nhân hóa theo sở thích từ lịch sử dụng ứng dụng của người dùng. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ sự thật.

Forbes đã tiếp cận một loạt tài liệu nội bộ, cùng thông tin từ 6 nhân viên và cựu nhân viên tại công ty mẹ ByteDance của TikTok.

Việc tạo xu hướng bán thủ công, còn được gọi là “tạo nhiệt” (heating), là cách để nhân viên của TikTok và ByteDance tự quyết định những video họ muốn đẩy tương tác.

Sự bất công của thuật toán TikTok.

“Tạo nhiệt tức là xen kẽ các video được chọn vào trang chủ For You của người dùng để đạt được một lượng lượt xem nhất định.

Tổng lượt xem của những video được tạo nhiệt sẽ chiếm một phần lớn tổng lượt xem hàng ngày, từ 1-2%. Con số này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số liệu tổng thể trên nền tảng”, tài liệu nội bộ có tên MINT Heating Playbook viết.

Theo Forbes, các ông lớn công nghệ vẫn can thiệp nhất định vào những bài đăng xuất hiện trên trang chủ người dùng. Nhưng đa số trường hợp họ đều đính chính và gắn nhãn rõ ràng những bài viết được đẩy để người dùng phân biệt.

Google, Meta đã hợp tác với các tổ chức sức khỏe và bầu cử để quảng bá những bài viết có thông tin đã xác minh về tình hình dịch Covid-19 hay địa điểm bầu cử.

Những bài đăng này đều có phần cảnh báo về nguyên nhân và cách thức những bài viết này được đẩy trên news feed.

Tuy nhiên, ở TikTok, tính năng tạo nhiệt được dùng để kiếm lợi cho người nổi tiếng và các thương hiệu lớn, dụ dỗ họ hợp tác và mua quảng cáo bằng cách chỉ ra lượt xem cao ngất ngưởng của các video.

“Chúng ta luôn nghĩ rằng mạng xã hội là một thế giới dân chủ bởi mọi người đều có cơ hội tiếp cận đến công chúng như nhau.

Nhưng điều này không hoàn đúng”, Evelyn Douek, giáo sư tại Stanford Law School, nói với Forbes. Những thể chế bất công của xã hội cũng đang dần xuất hiện trên thế giới Internet.

“Các nền tảng trở thành những kẻ đứng sau quyết định người thua, kẻ thắng, trong khi đó, các bên làm quảng cáo và hợp tác chính là người được lợi”, chuyên gia nhận định.

Bị nhân viên lạm dụng để tư lợi.

Theo Forbes, những tài liệu nội bộ về tạo nhiệt cũng cho thấy những video trong trang For You không xuất hiện chỉ dựa trên sở thích của người xem mà đa phần là bởi TikTok muốn một thương hiệu hay một tài khoản nào đó có thêm nhiều lượt xem.

Mạng xã hội này không hề dán nhãn hay cảnh báo người dùng trước như video mua quảng cáo hay được tài trợ, khiến họ không thể phân biệt.

Nguồn tin nội bộ tiết lộ chính nhân viên của mạng xã hội TikTok cũng lạm dụng đặc quyền tạo nhiệt video này. Một cựu nhân viên cho biết nhân sự tại công ty mạng xã hội sẵn sàng vi phạm quy định để đẩy bài viết của vợ/chồng mình trên TikTok.

Thậm chí, một vài người còn tạo nhiệt cho tài khoản của chính mình và những người thân cận xung quanh. Forbes cho biết mỗi lần tạo nhiệt, tài khoản đó có thể nhận thêm đến hơn 3 triệu lượt xem.

Không chỉ vậy, các tài liệu chỉ ra nhiều nhân viên của ByteDance lẫn các công ty hợp tác đều có quyền hạn nhất định trong việc quyết định nội dung nào được quảng bá.

Theo tài liệu TikTok Heating Policy, các nhân viên tại đây có thể dùng tính năng tạo nhiệt để thu hút người nổi tiếng, đẩy nội dung đa dạng hơn, đồng thời tuyên truyền những thông tin quan trọng và hiển thị những video vô tình bị thuật toán bỏ sót.

TikTok cần minh bạch về thuật toán đẩy nội dung của mình.

Phản hồi về cáo buộc này, đại diện Jamie Favazza khẳng định TikTok đẩy một số video để đa dạng hóa trải nghiệm của người dùng, đồng thời giới thiệu những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang nổi đến họ. “Chỉ có một vài nhân viên ở Mỹ có quyền quyết định nội dung được quảng bá và số lượng video này chỉ chiếm 0,002% toàn bộ trang For You”, đại diện cho biết.

Forbes cho biết các tài liệu thu thập được cũng cho thấy TikTok và ByteDance đã biến tạo nhiệt trở thành công cụ phục vụ cho mục đích kinh doanh chính đáng. Họ muốn đa dạng hóa nội dung trên TikTok, không chỉ là những video nhảy nhót, hát nhép mà còn là những nội dung thú vị hơn.

“Mục đích chính của nó là quảng bá những nội dung mới, hiển thị thông tin quan trọng và giúp đỡ các nhà sáng tạo. Nếu được sử dụng đúng cách, ‘tạo nhiệt’ sẽ có tác dụng như một đòn bẩy, giúp những người dùng nhỏ lẻ phát triển và tạo ra một kho tàng nội dung phong phú hơn”, MINT Heating Playbook viết.

Một nhân viên TikTok cũng cho biết họ thường tạo nhiệt cho các bài đăng để thúc đẩy hợp tác giữa mạng xã hội với các tổ chức bên ngoài như tổ chức phi chính phủ, nghệ sĩ. Công cụ này cũng được áp dụng với những nhà sáng tạo nội dung làm một nội dung khác với chuyên mục của mình như beauty blogger làm video về nấu ăn.

“Trong những trường hợp này, tính năng tạo nhiệt giúp thuật toán tìm ra khán giả đích của video”, người này cho biết.

Nói với Forbes, giáo sư Douek của Đại học Stanford cho rằng nếu TikTok tiết lộ thời điểm và cách thức họ tạo nhiệt cho một số bài viết nhất định trên news feed sẽ giúp người dùng làm quen với công cụ này hơn.

“Tuy nhiên, rất có thể TikTok không muốn công khai những thông tin này là vì sẽ dễ dẫn đến những chỉ trích và tranh cãi không đáng có”, giáo sư nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Quảng cáo nhắm mục tiêu của Facebook gặp nhiều khó khăn tại châu Âu

Meta đang đối mặt với khoản tiền phạt 390 triệu euro và phải điều chỉnh dịch vụ quảng cáo nhắm đối tượng phù hợp với luật pháp khu vực.

Facebook gặp nhiều khó khăn tại châu Âu
Facebook gặp nhiều khó khăn tại châu Âu

Ngày 4/1, Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram bị cơ quan quản lý dữ liệu châu Âu phạt với tổng số tiền 390 triệu euro. Bên cạnh đó, công ty này cũng cần điều chỉnh căn bản về mặt pháp lý đối với dịch vụ quảng cáo nhắm theo các đối tượng mục tiêu cụ thể (Ad Targeting), vốn là “nguồn sống” của Meta.

Mức phạt được thông báo từ Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland, cơ quan quản lý và áp dụng bộ quy tắc chung về bảo vệ dữ liệu tại châu Âu (GDPR) tại Ireland.

Đây là kết quả của 2 cuộc điều tra độc lập từ năm 2018 đối với Meta về việc vi phạm GDPR, cũng như một số vi phạm của Instagram.

Con số 390 triệu euro có thể chưa phản ánh đúng vấn đề của Meta. Họ sẽ có 3 tháng để thay đổi điều khoản cho dịch vụ quảng cáo nhắm mục tiêu sau khi các nhà quản lý của Liên minh Châu Âu nhận thấy rằng mô hình này trên Facebook và Instagram không hợp lệ.

Trong đó, Liên minh Châu Âu đang hoàn thiện một bộ quy tắc mới nhằm thắt chặt hoạt động quảng cáo trên Internet.

Các quyết định của EU bắt nguồn từ những khiếu nại do nhà vận động quyền riêng tư người Áo Max Schrems đệ trình vào năm 2018. Những khiếu nại này cáo buộc Meta thiếu các cơ sở pháp lý phù hợp trong việc xử lý dữ liệu của hàng triệu người dùng châu Âu.

Từ năm 2018, sau khi GDPR có hiệu lực, các công ty sử dụng dữ liệu người dùng quảng cáo buộc phải đưa ra một bản thỏa thuận, giống như một hợp đồng với người dùng để có quyền khai thác dữ liệu của họ. Schrems cho rằng Meta (khi đó còn là Facebook) ép người dùng phải cung cấp thông tin cho nền tảng nhằm đổi lấy việc sử dụng.

Ông Schrems cho rằng trong thời gian tới, Meta phải đưa ra một phiên bản ứng dụng không hề khai thác dữ liệu của người dùng để quảng cáo.

Hiện tại, nhiều gã khổng lồ công nghệ đang phải vật lộn với việc duy trì doanh thu từ hoạt động quảng cáo, trong khi vẫn phải đảm bảo không vi phạm pháp luật. Vào năm 2022, TikTok cũng gặp khó khăn tương tự trong việc hợp pháp hóa hoạt động quảng cáo nhắm mục tiêu tại châu Âu.

Người phát ngôn của Meta cho biết công ty rất thất vọng với các quyết định kể trên. Tuy nhiên, công ty đã không lường trước được việc phải dựa vào sự đồng ý của người dùng.

“Chúng tôi không đồng ý với quyết định cuối cùng của Ủy ban bảo vệ dữ liệu (DPC) và tin rằng Meta đã tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) bằng cách dựa vào các quy định đối với quảng cáo. Do đó, chúng tôi sẽ tiến hành kháng cáo”, người phát ngôn của Meta cho biết.

Trước đó, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đã tán thành việc Meta chuyển yêu cầu quyền riêng tư từ đồng ý của người dùng sang cơ sở pháp lý trong một dự thảo vào năm 2021. Tuy nhiên, dự thảo này đã bị Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu châu Âu (EDPB) từ chối.

Trong thông cáo báo chí vào ngày 4/1, Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland cho biết họ sẽ đệ đơn kiện lên Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu để hủy bỏ các chỉ đạo của EDPB. Cơ quan của Ireland cho biết EDPB đã vượt quá phạm vi của vụ kiện ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Pháp phạt Microsoft 64 triệu USD vì cookies quảng cáo ‘khó từ chối’

Ngày 22-12, Cơ quan giám sát quyền riêng tư của Pháp cho biết họ đã phạt gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft 60 triệu euro (64 triệu USD) vì vấn đề cookies quảng cáo.

Pháp phạt Microsoft 64 triệu USD vì cookies quảng cáo 'khó từ chối'
Pháp phạt Microsoft 64 triệu USD vì cookies quảng cáo ‘khó từ chối’

Đây là vụ việc áp dụng khoản tiền phạt lớn nhất trong năm 2022 của Ủy ban quốc gia về công nghệ thông tin và tự do (CNIL) tại Pháp.

CNIL cho biết công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft đã không thiết lập một hệ thống cho phép người dùng từ chối cookies đơn giản giống như việc chấp nhận chúng.

Cookies là những đoạn văn bản nhỏ mà website người dùng truy cập gửi tới trình duyệt của họ. Những cookies này giúp trang web đó ghi nhớ thông tin về lần truy cập của người dùng.

Ngay cả các trang mạng xã hội như Facebook cũng sử dụng cookies để hiển thị các quảng cáo có liên quan.

CNIL cho biết sau khi điều tra, họ phát hiện ra rằng “khi người dùng truy cập vào trang Bing, các cookies đã được gửi đi trên thiết bị của họ mà không có sự đồng ý của họ, và những cookies này vốn được sử dụng cho mục đích quảng cáo”.

Họ cũng “quan sát thấy rằng không có nút nào cho phép từ chối gửi cookies dễ dàng như việc chấp nhận nó”.

Bing cung cấp một nút để người dùng chấp nhận ngay lập tức tất cả các cookies, nhưng cần hai lần nhấp (click) để từ chối chúng.

CNIL đánh giá khoản tiền phạt nói trên là hợp lý, một phần vì lợi nhuận mà Microsoft kiếm được từ quảng cáo, được tạo ra gián tiếp từ dữ liệu được thu thập thông qua cookie, không nhỏ.

Microsoft có ba tháng để khắc phục vấn đề. Nếu quá hạn, họ có khả năng bị phạt thêm 60.000 euro mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google: Thế giới Marketing sẽ như thế nào vào năm 2032

Với những gì đã xảy ra trong năm 2022, với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới marketing, kinh doanh, cũng như hành vi của người tiêu dùng, các hoạt động marketing vào năm 2032 được dự báo là sẽ rất khác.

Google: Thế giới Marketing sẽ như thế nào vào năm 2032
Google: Thế giới Marketing sẽ như thế nào vào năm 2032

Trong thế giới mới, khi marketer phải liên tục đối mặt với những sự bất ổn, khả năng sáng tạo, sự nhanh nhẹn và sẵn sàng thay đổi hay nhu cầu về sự thích ứng nhanh dựa trên insight đang trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết.

Từ góc nhìn này, bằng cách ghi nhận ý kiến của các chuyên gia marketing hàng đầu, Google vừa xuất bản các dự báo về cách marketing sẽ được thực thi trong năm 2032 tức 10 năm sau tính từ thời điểm hiện tại.

Làm thế nào thương hiệu sẽ có được lòng trung thành của khách hàng vào năm 2032? Doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin với thương hiệu ra sao hay khi nói đến các hoạt động quảng cáo, chúng rồi sẽ như thế nào?

Bên dưới là nội dung chi tiết theo ghi nhận từ MarketingTrips.

Trải nghiệm kỹ thuật số và vật lý sẽ hợp nhất trên các điểm tiếp xúc.

“Tương lai của sự thành công đối với các hoạt động quảng cáo sẽ được thiết lập thông qua việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự tin tưởng, hỗ trợ và giá trị.

Khi các định nghĩa về sự hợp nhất giữa kỹ thuật số và vật lý cũng như trải nghiệm của người tiêu dùng ngày càng trở nên hoà hợp hơn, người mua sắm sẽ mong đợi các tương tác thống nhất, liền mạch với các thương hiệu trên nhiều điểm tiếp xúc (Brand Touchpoint) khác nhau.

Những điểm tiếp xúc này sẽ cần được xây dựng dựa trên các nền tảng về quyền riêng tư, công nghệ, mục đích và tính bền vững.”

Trao quyền kiểm soát nhiều hơn cho người tiêu dùng đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ tạo ra nhiều tương tác có ý nghĩa hơn.

“Những người làm marketing sẽ cần phải khám phá và kích hoạt những trải nghiệm mới, thứ có thể giúp người tiêu dùng bắt đầu tính đến chuyện hành động.

Những lo ngại về quyền riêng tư vẫn còn đó; điều cần thiết là doanh nghiệp phải tạo ra một chiến lược dữ liệu phù hợp, vừa cho phép người tiêu dùng kiểm soát dữ liệu của họ vừa có thể thu thập được những dữ liệu đủ để tạo ra những kết nối có ý nghĩa hay được cá nhân hoá với họ.

Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) để cung cấp những trải nghiệm phù hợp.

Tất cả các thương hiệu sẽ cần phải đảm bảo rằng mục đích và sứ mệnh của thương hiệu được thể hiện rõ qua từng quyết định của tổ chức.

Quảng cáo sẽ trở nên đơn giản hơn và hữu ích hơn.

“Khi tôi còn làm việc với vai trò là Marketing tại Unilever, các viên nang bột giặt “tất cả trong một” là một trong những thành phần quan trọng nhất.

Nhưng tôi lại cảm thấy hào hứng hơn với công nghệ laze có thể tẩy sạch các vết bẩn trên áo! Nhìn lại, tôi luôn tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ với khả năng làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn và khai phá tiềm năng của con người nhiều hơn.

Hôm nay, với tư cách là nhân viên của Google, tôi cũng cảm thấy phấn khích về tiềm năng của AI. Với các công cụ được hỗ trợ bởi AI (AI-powered tools), chúng tôi ngày càng có thể truyền tải các thông điệp thương hiệu một cách chính xác đến đúng đối tượng mục tiêu (Target Audience) vào đúng thời điểm trên quy mô lớn, đồng thời cũng tôn trọng quyền riêng tư và lựa chọn của người tiêu dùng.

Quảng cáo hiệu suất tối đa (Performance Max) hiện có trong Google Ads của chúng tôi là một trong những minh chứng cho điều này, nó cho phép nhà quảng cáo sử dụng các công cụ tự động hóa trong quá trình lựa chọn nội dung quảng cáo, đặt giá thầu, thiết lập ngân sách, và hơn thế nữa.

Vào năm 2032, chúng tôi sẽ có nhiều bước tiên hơn nữa với ngành quảng cáo: một thế giới nơi quảng cáo là nguồn thông tin hoàn toàn phù hợp cho mọi người, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về quyền riêng tư. AI đã và đang mang lại những giá trị to lớn và các công cụ marketing sẽ thay đổi với tốc độ chóng mặt.”

Gen Z sẽ có những tiêu chuẩn cao hơn đối với các thương hiệu đang cố gắng tiếp cận họ.

“Được cho là thế hệ đa dạng và khác biệt nhất cho đến nay, Gen Z sẽ thực sự là những người trưởng thành vào năm 2032.

Như chúng ta đã thấy ở Gen Z, những người tiêu dùng này có kỳ vọng cao về cách thức và nơi họ sẽ chi tiêu. Gen Z và Gen Y (millennial) cũng quan tâm nhiều hơn đến các giá trị cộng đồng, những người tương tự như họ.

Các thế hệ này mong muốn các doanh nghiệp và sản phẩm có thể phản ánh được các giá trị và cộng đồng của họ, từ chính cách các doanh nghiệp đang hoạt động đến các nội dung quảng cáo hay thông điệp được truyền tải ra bên ngoài.

Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn với các doanh nghiệp hay thương hiệu không liên kết được sứ mệnh của họ đối với sản phẩm, các hoạt động marketing và công chúng bên ngoài. Một mẫu quảng cáo chỉ đơn giản là hấp dẫn không thể “chiến thắng” được các thế hệ này.

Các câu chuyện thương hiệu sẽ không được kể chỉ bằng quảng cáo, mà là từ tất cả những gì thương hiệu đã và sẽ làm.

Trong vài năm qua, tính xác thực hay khái niệm Authentic Marketing đã trở thành một từ khoá thông dụng đối với những người làm marketing nói chung.

Đến năm 2032, các thương hiệu thành công sẽ là những thương hiệu có thể cam kết thực hiện tính xác thực thực sự thông qua việc xác định họ là ai, họ đại diện cho điều gì, cũng như cách họ coi trọng và thể hiện sự đa dạng.

Các mẫu quảng cáo sai sự thật sẽ không chỉ ảnh hưởng hay liên quan trực tiếp đến sản phẩm mà còn cả các nhận diện thương hiệu (Brand Identity).

Nền kinh tế của sự chú ý (attention economy) sẽ trở thành nền kinh tế của sự tận tâm (enthusiasm economy.

“Các nền tảng vốn kiếm tiền từ sự chú ý ngày nay sẽ trở thành hoặc bị phá (Disruption) vỡ bởi các nền tảng kiếm tiền từ sự nhiệt huyết, năng động, đa tương tác và tận tâm thông qua bán hàng trực tiếp (direct sales), các nền tảng thị trường (marketplace) hay mô hình đăng ký có trả phí (subscriptions).

Tất cả những điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của các nền tảng vào quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising). Trong bối cảnh đó, sự khác biệt lớn nhất giữa các quảng cáo ở hiện tại và trong tương lai sẽ là:

  • Bản sắc âm thanh của thương hiệu (Brand Sonic): Âm thanh của thương hiệu sẽ trở nên quan trọng như cách “hình ảnh thương hiệu” (Brand Visual) đang có hiện nay.
  • Giá trị của đội ngũ nhân sự làm về sáng tạo sẽ chuyển từ việc xác định các giải pháp sáng tạo (ví dụ: nội dung, trải nghiệm, chiến dịch) sang việc xác định các vấn đề một cách sáng tạo (ví dụ: sử dụng các tình huống điển hình (use case) liên quan đến sản phẩm và dịch vụ).
  • Khi tầm quan trọng của các nội dung có thương hiệu (Branded Content) giảm dần, các không gian có thương hiệu – vật lý và ảo, sẽ trỗi dậy mạnh mẽ.

Đối với những người tiêu dùng thế hệ mới, mọi điểm tiếp xúc đều có giá trị.

“Đã qua lâu rồi cái thời mà các thương hiệu đóng vai trò gửi và kiểm soát mọi thứ — và người tiêu dùng chỉ là bên nhận thông điệp. Người tiêu dùng ngày nay muốn trò chuyện và đồng sáng tạo với thương hiệu.

Từ việc tương tác trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội đến sự hỗ trợ có được thông qua các trải nghiệm, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng trong tương lai sẽ được xây dựng dựa trên mọi điểm tiếp xúc: từ những gì thương hiệu nói đến những gì thương hiệu làm.”

Vào 2032, Marketing sẽ trở lại đúng bản chất của nó: Kết nối.

Trong năm 2032 và xa hơn nữa, cũng như cách mà người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát các thương hiệu mà họ nhận được thông báo từ trung tâm quảng cáo của Google, mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu sẽ phải thay đổi.

Tôi tin rằng nó sẽ đưa Marketing trở lại đúng bản chất của nó, đó là kết nối thương hiệu và sản phẩm với người tiêu dùng. Nhưng để làm được như vậy, niềm tin phải là yếu tố cốt lõi của mọi mối quan hệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter giới thiệu tuỳ chọn kiểm soát hiển thị quảng cáo mới

Để giúp các thương hiệu hay nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo một cách an toàn hơn trên nền tảng, mạng xã hội Twitter vừa giới thiệu tuỳ chọn kiểm soát hiển thị quảng cáo (Ad Placement) mới.

Twitter giới thiệu tuỳ chọn kiểm soát hiển thị quảng cáo mới
Twitter giới thiệu tuỳ chọn kiểm soát hiển thị quảng cáo mới

Theo đó, vào những tuần tới, Twitter sẽ cho ra mắt tính năng kiểm soát hiển thị quảng cáo giúp các thương hiệu hạn chế hiển thị các quảng cáo của họ cạnh các bài đăng (Tweet) có chứa các từ khoá nhất định.

Các biện pháp kiểm soát quảng cáo mới là một phần trong nỗ lực của Twitter nhằm trấn an và thu hút các nhà quảng cáo đã rời khỏi nền tảng này kể từ khi được Elon Musk mua lại và thực hiện một loạt các thay đổi ngay sau đó.

Trong khi hơn 90% doanh thu của Twitter đến từ việc bán quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads), việc nhiều thương hiệu lớn như Nike, Amazon hay Apple tạm dừng quảng cáo là một áp lực lớn với mạng xã hội.

Theo Reuters, trong một thảo luận mới đây với một nhóm người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, đại diện của Twitter cho biết nền tảng sẽ sớm đưa những người kiểm soát nội dung (Content Moderator) vốn ký hợp đồng với Twitter thông qua một đơn vị thứ 3 vào đội ngũ nhân sự nội bộ chính thức.

Đại diện của Twitter cũng cho biết việc đưa những người kiểm duyệt nội dung vào hệ thống nhân sự nội bộ sẽ cho phép nền tảng đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động kiểm duyệt trên nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook hay TikTok, hoạt động kiểm duyệt nội dung chủ yếu là tự động dựa trên AI và công nghệ máy học.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook thêm tính năng nhắm mục tiêu tới đối tượng trên Instagram

Facebook vừa thông báo thêm tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting) tới các đối tượng trên Instagram vào trình quản lý quảng cáo.

Facebook thêm tính năng nhắm mục tiêu tới đối tượng trên Instagram
Facebook thêm tính năng nhắm mục tiêu tới đối tượng trên Instagram

Theo đó, các nhà quảng cáo trên Facebook sẽ sớm có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo tới những người đã chọn theo dõi (follower) tài khoản Instagram của doanh nghiệp. Nhà quảng cáo có thể hiển thị lại quảng cáo trên cả Instagram và Facebook.

Về tổng thể, tính đến thời điểm hiện tại, Facebook chỉ cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người theo dõi hay từng tương tác trên Facebook, còn với Instagram thì giờ đây mới có thể khả dụng.

Trong khi cũng có một số sự tương đồng nhất định giữa các nhóm đối tượng mục tiêu (Target Audience) ở một số thương hiệu trên Facebook và Instagram, phần lớn các trường hợp khác, đây là 2 tệp khách hàng rất khác nhau.

Người dùng Instagram trẻ hơn so với Facebook (khoảng hơn 60% người dùng Instagram từ 14-19 tuổi), do đó, thương hiệu có thể coi cập nhật mới này là một cách để tiếp cận đến một nhóm khách hàng tiềm năng mới.

Giờ đây, các nhà quảng cáo có thể sử dụng tùy chọn mới làm tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo (Target) để tiếp cận những người đã thể hiện sự quan tâm của họ đến các sản phẩm hay dịch của thương hiệu, đồng thời nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng tùy chọn này làm nguồn cho mục đối tượng mục tiêu tương tự (Lookalike Audience).

Tính năng mới đã khả dụng trong trình quản lý quảng cáo của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm ngay cả trong mùa World Cup

Doanh thu quảng cáo của Twitter trong tuần World Cup đầu tiên rất thấp, không đạt 80% mục tiêu đặt ra mặc dù đây cơ hội vàng của các nền tảng.

Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm ngay cả trong mùa World Cup
Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm ngay cả trong mùa World Cup. Ảnh New York Times

Hàng năm, World Cup là một món hời lớn dành cho Twitter khi nó có thể mang lại lưu lượng truy cập (traffic) khổng lồ và hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ quảng cáo.

Nhưng đến năm nay, mặc dù Cúp thế giới đã diễn ra được 15 ngày, doanh thu quảng cáo của Twitter vẫn chưa đạt 80% so với kỳ vọng tuần trước đó, nguồn tin nội bộ chia sẻ với New York Times.

Cùng lúc đó, Twitter đã phải giảm mạnh dự báo tài chính của mình trong năm nay. Quý trước, công ty mạng xã hội kỳ vọng lợi nhuận sẽ chỉ đạt 1,4 tỷ USD vào 3 tháng cuối năm, thấp hơn 1,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước do nền kinh tế xuống dốc.

Tuy nhiên, sau khi liên tục không đạt mục tiêu quảng cáo hàng tuần, con số này đã giảm xuống 1,3 tỷ USD và 1,6 tỷ USD, theo nguồn tin nội bộ.

Mất niềm tin với Twitter.

Theo Mashable, nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu là các đối tác quảng cáo lần lượt rời khỏi Twitter kể từ khi Musk thâu tóm mạng xã hội hồi cuối tháng 10. Một nửa thương hiệu lớn của nền tảng đã bỏ đi, trong đó bao gồm Chipotle, Ford và Chevrolet.

Elon Musk còn khôi phục một lượng lớn tài khoản đã bị khóa trên nền tảng, xóa quy định về tin giả Covid-19, khiến các nhà quảng cáo e ngại, sợ mình sẽ trở thành nạn nhân của những bài đăng sai lệch, gây thù hằn trên Twitter.

Do đó, Twitter phải sử dụng nhiều ưu đãi khác nhau để thu hút thương hiệu lớn. Các đối tác càng chi nhiều tiền sẽ càng được Twitter ưu ái.

Thậm chí, một số nhãn hàng còn đưa ra yêu sách rằng họ chỉ mua quảng cáo trên sự kiện nếu được giảm giá sốc hay điều kiện cho phép họ rút khỏi giao kèo quảng cáo vì bất kỳ lý do nào, một tài liệu nội bộ chỉ ra. Trong đó, các hãng ôtô là những đối tác khó giữ chân nhất.

Đơn cử như General Motors đã tỏ ra quan ngại về việc liệu những dữ liệu Twitter có bị tiết lộ với Tesla, công ty xe điện của Elon Musk, hay không.

Họ đã yêu cầu Twitter không được chia sẻ thông tin đến Tesla và không cho phép kỹ sư Tesla được truy cập và dữ liệu của họ.

“Chúng tôi cho rằng việc giữ kín chiến lược quảng cáo và thông tin của mình với nền tảng thuộc sở hữu công ty đối thủ là rất quan trọng”, đại diện hãng ôtô General Motors cho biết.

“Giờ chúng tôi chẳng còn chút lòng tin nào với Twitter, đặc biệt là sau những hỗn loạn trong 4 tuần trở lại đây”, Ellie Bamford, Giám đốc truyền thông toàn cầu của công ty sáng tạo R/GA, nhận định.

Tháng trước, công ty mẹ IPG của R/GA, một trong những nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, đã yêu cầu khách hàng ngừng mua quảng cáo trên Twitter.

Theo New York Times, trước khi Musk hoàn thành thương vụ mua lại, nhiều đối tác đã tỏ ra ngần ngại. Hồi tháng 5, một tháng sau khi Musk tuyên bố thâu tóm, Twitter có 3.980 nhà quảng cáo trên nền tảng. Nhưng đến tháng 10, mạng xã hội chỉ còn 2.315 nhà quảng cáo. Đây là con số thấp nhất trong lịch sử của hãng.

Elon Musk gây sóng gió cho Twitter.

Niềm tin của họ dành cho Twitter càng bị lung lay khi Elon Musk sa thải hàng loạt nhân viên đội ngũ quảng cáo và bán hàng. Leslie Berland và J.P. Maheu, hai nhân sự quan trọng trong việc giữ mối quan hệ với các thương hiệu lớn, đã rời khỏi Twitter vào tháng trước.

Sau đó, Giám đốc quảng cáo Robin Wheeler tại Mỹ cũng bị ông đuổi việc vì không chịu cắt giảm nhân sự trong đội ngũ của mình.

Dara Nasr, từng quản lý phòng phụ trách quảng cáo ở Mỹ, cũng rời đi vào tháng trước. Trong khi đó, ở khu vực châu Âu, châu Phi và Trung Đông, doanh thu quảng cáo của Twitter giảm hơn 50% vào tuần cuối cùng của tháng 11.

Musk còn gây thêm khó khăn cho Twitter khi gây chiến với các đối tác quảng cáo hàng đầu của nền tảng. Ông tỏ ra bất bình khi Apple ngừng mua quảng cáo trên Twitter và sẵn sàng đấu trực tiếp với gã khổng lồ công nghệ này.

Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho Twitter vì Táo khuyết hiện là đối tác lớn nhất của hãng khi cam kết chi hơn 150 triệu USD để mua quảng cáo trong năm 2022. Nhưng con số này đã vượt mốc, đạt 180 triệu USD, nguồn tin nội bộ cho biết.

Vài ngày sau đó, vị tỷ phú nhanh chóng đính chính việc mạng xã hội Twitter có khả năng bị xóa khỏi App Store chỉ là hiểu nhầm, và đã được giải quyết sau một cuộc gặp trực tiếp với CEO Tim Cook.

Nói về điều này, Ellie Bamford cho rằng hành động của Elon Musk đã đi quá giới hạn. “Chẳng có ai ép buộc đối tác quảng cáo của mình trên môi trường mạng xã hội đầy tranh cãi như ông ấy La lối om sòm như vậy không phải là cách”, ông nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram giới thiệu một số công cụ quảng cáo mới

Mạng xã hội Instagram vừa thới thiệu một số công cụ quảng cáo mới nhằm mục tiêu giúp người làm Marketing tiếp cận người dùng tốt hơn trên nền tảng. 

Instagram giới thiệu một số công cụ quảng cáo mới
Instagram giới thiệu một số công cụ quảng cáo mới

Mọi người tìm đến Instagram để thỏa niềm đam mê của mình. Vì 90% người dùng theo dõi ít nhất 1 doanh nghiệp nên khi truy cập vào Instagram, họ đã sẵn sàng tìm cảm hứng từ các thương hiệu.

Để giúp người làm Marketing có nhiều cơ hội hơn trên nền tảng, Instagram vừa giới thiệu một số công cụ quảng cáo và sáng tạo mới nhằm tạo điều kiện cho thương hiệu xây dựng và chia sẻ câu chuyện của mình một cách dễ dàng hơn.

Tối ưu hóa âm nhạc cho quảng cáo trên Reels.

Video dạng ngắn (Short-form video) sẽ tiếp tục có khả năng gây sự chú ý cao với các nhóm đối tượng, với số người xem, tạo và chia sẻ Reels nhiều hơn bao giờ hết.

Do đó, quảng cáo trên Reels mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới để tiếp cận những khách hàng mới trên nền tảng.

Instagram sẽ ra mắt các bài hát miễn phí, chất lượng cao trong thư viện bộ sưu tập âm thanh trên Meta (Meta Sound Collection) để bạn thêm vào các quảng cáo quay vòng (Carousel Ads) trên Reels.

Thương hiệu có thể lựa chọn bài hát trong thư viện theo cách thủ công hoặc cho phép ứng dụng tự động chọn bản nhạc phù hợp nhất với quảng cáo dựa trên nội dung.

Quảng cáo trong trang chủ Khám phá và Bảng tin của trang cá nhân.

Instagram sẽ giới thiệu thêm nhiều nơi để mọi người khám phá thương hiệu cũng như sản phẩm trong phần Khám phá và trang cá nhân (Profile Feed).

Giờ đây, trang chủ của phần Khám phá (Explore Home) sẽ được hiển thị quảng cáo, đây là cách mà thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng ở các giai đoạn sớm nhất trong quá trình khám phá những nội dung hay thương hiệu mới mà họ quan tâm.

Instagram cũng đang bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên Bảng tin của trang cá nhân cho các trang cá nhân công khai, không phải của trẻ vị thành niên.

Quảng cáo trên bảng tin của trang cá nhân giúp cho các nhà quảng cáo dễ dàng mở rộng phạm vi tiếp cận thông qua nội dung của vô số các tài khoản cá nhân.

Trong lần này, Instagram sẽ thử nghiệm thêm cơ hội kiếm tiền để hỗ trợ cho các nhà sáng tạo nội dung đủ điều kiện bằng cách hiển thị quảng cáo trên bảng tin cá nhân của họ.

Một số nhà sáng tạo nội dung tại Mỹ hiện đã được sử dụng tính năng này.

Quảng cáo “đa nhà quảng cáo” dựa trên AI.

Quảng cáo “đa nhà quảng cáo” dựa trên AI (AI-powered multi-advertiser Ads) giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả những người đang có ý định mua hàng và gần đây đã tương tác với các nội dung có liên quan.

Khi ai đó thể hiện ý định mua sắm bằng cách tương tác với quảng cáo, Instagram sẽ phân phối thêm quảng cáo từ các doanh nghiệp khác (nhà quảng cáo khác) mà họ có thể quan tâm, dựa trên các thuật toán của công nghệ máy học (Machine Learning).

Quảng cáo AR (Thực tế tăng cường).

Cuối cùng, Instagram gần đây cũng đã ra mắt phiên bản beta của quảng cáo AR trên cả bảng tin (News Feed) và mục Câu chuyện (Stories) nhằm mang đến những trải nghiệm quảng cáo thực tế tăng cường chân thực.

Với trải nghiệm AR do Spark AR cung cấp, thương hiệu có thể khuyến khích mọi người tương tác với hiệu ứng thông qua môi trường xung quanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube Ads Year in Review: Top 10 quảng cáo nổi bật nhất 2022

YouTube Ads Year in Review. YouTube vừa công bố những quảng cáo hàng đầu trên nền tảng trong năm 2022.

YouTube Ads Year in Review: Top 10 quảng cáo nổi bật nhất 2022
YouTube Ads Year in Review: Top 10 quảng cáo nổi bật nhất 2022

Khi 2022 sắp kết thúc và hướng tới năm mới 2023, một trong những sứ mệnh của người làm marketing nói chung đó là đánh giá lại hiệu quả của tất cả các nền tảng hay hoạt động quảng cáo của năm cũ và chuẩn bị chiến lược cho nắm mới.

Một trong những lời khuyên hàng đầu cho các nhà quảng cáo trong năm mới đó là hãy tập trung vào video mà chính xác là video ngắn.

  • Quảng cáo video hấp dẫn hơn so với các kiểu quảng cáo truyền thống.
  • Quảng cáo video có khả năng tiếp cận đối tượng lớn hơn quảng cáo truyền thống.
  • Video là một cách hiệu quả để truyền đạt thông điệp của thương hiệu.

Và để giúp bạn có thêm nhiều cảm hứng sáng tạo hơn. YouTube vừa giới thiệu Top 10 mẫu quảng cáo nổi bật nhất trên nền tảng trong năm 2022.

1. Amazon Super Bowl LVI.

69 triệu views

2. Telecom Egypt Ramadan 2022.

65 triệu views

3. Clash of Clans: Clan Capital (Mỹ)

52 triệu views

4. Apple: MacBook Air (Mỹ)

41 triệu views

5. Hyundai Worldwide: Goal of the Century x BTS (Mỹ)

40 triệu views

6. Imagine Your Korea (Hàn Quốc)

102 triệu views

7. HBO Max: “Harry Potter 20th Anniversary: Return to Hogwarts” trailer (Mỹ)

27 triệu views

8. Netflix: “All of Us Are Dead” trailer (Mỹ)

22 triệu views

9. Chevrolet Brasil: Zé & Zê – Feita Pra Mim (Brazil)

21 triệu views

10. Squarespace: Sally’s Seashells Super Bowl (Mỹ)

21 triệu views

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Amazon sẽ bắt đầu quảng cáo lại trên Twitter với 100 triệu USD mỗi năm

Nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon sẽ bắt đầu quảng cáo lại trên Twitter với khoản ngân sách 100 triệu USD mỗi năm (Theo Reuters).

Amazon sẽ bắt đầu quảng cáo lại trên Twitter với 100 triệu USD mỗi năm
Amazon sẽ bắt đầu quảng cáo lại trên Twitter với 100 triệu USD mỗi năm

Theo đó, Amazon.com Inc đang có kế hoạch khởi động lại quảng cáo trên Twitter với khoản ngân sách trị giá khoảng 100 triệu USD mỗi năm, hiện Amazon đang chờ một số thay đổi về tính bảo mật và an toàn của nền tảng quảng cáo của Twitter.

CEO Twitter Elon Musk cũng cho biết Apple Inc đã tiếp tục quảng cáo trở lại trên nền tảng này, (theo báo cáo của Bloomberg), thông tin được chính thức đưa ra từ Elon Musk trên Twitter Spaces.

Cả Amazon và Apple đều chưa đưa ra bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Elon Musk: Apple hiện đã bật quảng cáo trở lại trên Twitter

Theo thông tin mới đây từ Bloomberg, Elon Musk cho biết hiện Apple đã bật lại “full” các chiến dịch quảng cáo trên Twitter.

Elon Musk: Apple hiện đã bật quảng cáo trở lại trên Twitter
Elon Musk: Apple hiện đã bật quảng cáo trở lại trên Twitter

Sếp Twitter Elon Musk cho biết Apple đã “quảng cáo lại hoàn toàn” trên mạng xã hội Twitter, thông tin được đưa ra sau khi chỉ cách đây không lâu, Apple thông báo đã dừng toàn bộ các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng do những lo ngại về sự an toàn của Twitter.

Elon Musk xác nhận việc Apple đã bật lại quảng cáo, đồng thời cho biết thêm rằng Apple là nhà quảng cáo lớn nhất trên mạng xã hội này khi chiếm hơn 4% tổng doanh thu quảng cáo của Twitter (khoảng hơn 5 tỷ USD vào năm 2021).

Cũng chỉ cách đây mấy ngày, Apple được cho là đang có ý định xoá Twitter ra khỏi App Store, tuy nhiên ngay sau đó, Elon Musk cũng đã xác nhận rằng thông tin này chỉ là hiểu nhầm, thông tin được đưa ra sau một cuộc gặp gỡ riêng giữa Elon Musk và CEO Apple Tim Cook, thông tin chi tiết về cuộc gặp hiện chưa được tiết lộ.

Kể từ khi tiếp nhận Twitter, có khá nhiều sóng gió đến với mạng xã hội này, từ việc hàng loạt các nhà quảng cáo lớn như GE hay Nike rời bỏ nền tảng đến việc cắt giảm nhân sự hàng loạt (hơn 50% tổng số nhân viên) bao gồm cả những lãnh đạo cấp cao.

Tiếp đó là hàng loạt các cập nhật mới như tính phí 8 USD mỗi tháng cho người dùng Twitter Blue, phân chia các dấu tick thành tick vàng cho các cơ quan chính phủ, tick xám cho doanh nghiệp và tick xanh cho những người có ảnh hưởng.

Cuối cùng, Elon Musk đang hướng tới tầm nhìn đưa Twitter thành Twitter 2.0 với nhiều thay đổi và cập nhật mới, Twitter sẽ là “everything app”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter ra mắt 3 tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo mới

Twitter vừa giới thiệu 3 tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting) mới bao gồm cả mục tiêu chuyển đổi mới.

Twitter ra mắt 3 tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo mới
Twitter ra mắt 3 tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo mới

Mục tiêu chuyển đổi (Conversions) mới.

Các nhà quảng cáo hiện có thể tập trung các chiến dịch quảng cáo của họ tới những người dùng có nhiều khả năng thực hiện các hành động cụ thể nhất.

Trước đây, các nhà quảng cáo trên Twitter có thể tối ưu hóa các chiến dịch để tập trung vào số lần nhấp chuột (Click), lượt truy cập website (Traffic) và chuyển đổi.

Nhưng giờ đây, bạn có thể tối ưu hóa nhiều hơn nữa cho lượt xem trang (page views), lượt xem nội dung (content views), lượt thêm vào giỏ hàng (add-to-cart) và lượt mua hàng.

Theo Twitter:

“Tối ưu hóa chuyển đổi trên web (WCO) hiện đã được xây dựng lại cho mục tiêu chuyển đổi, tính năng mới sẽ hướng tới mục tiêu cải thiện cách các nhà quảng cáo tiếp cận những khách hàng có nhiều khả năng chuyển đổi nhất ở những giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng (Sales Funnel) ví dụ như hành động thêm vào giỏ hàng hay mua hàng.”

Thay vì chỉ nhắm đến việc tiếp cận những người có khả năng nhấp vào quảng cáo, nhà quảng cáo có thể tiếp cận những người dùng có nhiều khả năng thực hiện các hành động cụ thể trên website:

  • Thêm vào giỏ hàng
  • Mua, tựa vào, bám vào
  • Đăng ký tư vấn (Leads).
  • Đăng ký (Subcribe).

“Một khi nhà quảng cáo đã chọn các mục tiêu quảng cáo cho chiến dịch, các thuật toán ở cấp độ người dùng của Twitter sẽ nhắm mục tiêu tới những người dùng có nhiều liên quan nhất, tiếp cận những người có nhiều khả năng hành động nhất – với mức giá trên mỗi chuyển đổi (CPC) trung bình thấp hơn 25% (ở giai đoạn thử nghiệm).”

Quảng cáo sản phẩm động.

Mặc dù quảng cáo sản phẩm động (Dynamic Product Ads) lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2016, bản cập nhật mới sẽ tập trung nhiều hơn vào quyền riêng tư để tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo.

Quảng cáo bộ sưu tập.

Định dạng quảng cáo bộ sưu tập (Collection Ads) cho phép nhà quảng cáo chia sẻ hình ảnh đại diện chính, cùng với các hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) nhỏ hơn bên dưới.

Twitter cho biết: “Hình ảnh đại diện chính vẫn là ảnh tĩnh trong khi mọi người có thể xem qua các hình ảnh thu nhỏ bằng cách cuộn ngang. Khi chạm vào, mỗi hình ảnh có thể đưa người dùng đến một trang đích (landing page) khác nhau.

Trong khi Sếp mới của Twitter Elon Musk vừa sa thải hàng loạt nhân viên, nhiều tính năng mới vẫn đang được phát triển đồng thời nền tảng cũng hướng tới Twitter 2.0 trong những năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Microsoft Advertising: 3 dự báo về xu hướng quảng cáo tìm kiếm 2023

Nền tảng quảng cáo của Microsoft, Microsoft Advertising vừa đưa ra 3 dự báo về xu hướng quảng cáo tìm kiếm (PPC) trong năm mới 2023.

Microsoft Advertising: 3 dự báo xu hướng quảng cáo tìm kiếm 2023
Microsoft Advertising: 3 dự báo xu hướng quảng cáo tìm kiếm 2023

Theo đó, Microsoft đưa ra một số danh mục sản phẩm cụ thể sẽ nhận được nhiều lượt tìm kiếm và nhấp chuột quảng cáo hơn, đồng thời cũng đưa ra một số chiến thuật giúp các nhà quảng cáo tối ưu các chiến dịch của mình.

1. Thực phẩm hữu cơ (Organic Food) tăng 20%.

Microsoft Advertising dự đoán rằng số lần nhấp chuột vào các quảng cáo thực phẩm hữu cơ sẽ tăng đột biến trong đầu năm 2023, tăng 20% ​​so với cùng tuần trong tháng 12.

Để tận dụng xu hướng tìm kiếm này, Microsoft Advertising đưa ra gợi ý:

“Hãy nhắm mục tiêu (Target) vào những người dùng đang tìm kiếm các lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Dữ liệu dự báo nội bộ của chúng tôi cho thấy rằng số lần nhấp chuột sẽ đạt đỉnh vào đầu năm 2023.”

2. Nhu cầu về quần áo thể thao sẽ tăng lên từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023.

Nền tảng quảng cáo của Microsoft dự đoán rằng các từ khoá tìm kiếm liên quan đến trang phục thể thao sẽ bắt đầu tăng vào đầu tháng 12 và tiếp tục đến hết tháng 1 năm 2023.

Trong một bài đăng trên blog, Microsoft Advertising đưa ra lời khuyên:

“Hãy sử dụng các chiến dịch mua sắm (Shopping campaigns) để giới thiệu các sản phẩm quần áo thể thao của bạn vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12.

Dữ liệu nội bộ của Microsoft ước tính rằng người tiêu dùng sẽ tìm kiếm nhiều nhất trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12, và tiếp tục kéo dài đến tháng 1. Nhu cầu với các thiết bị đeo tay (Gear) cũng sẽ tăng mạnh vào khoảng thời gian này.”

3. Các lượt tìm kiếm về “Thể hình và Dinh dưỡng” đón nhận làn sóng mới.

Vào năm 2023, các lượt tìm kiếm cho các sản phẩm liên quan đến hoạt động thể hình (Fitness) và Dinh dưỡng (Nutrition) sẽ tăng mạnh.

Microsoft Advertising khuyên các nhà quảng cáo nên tiếp cận các hoạt động quảng cáo theo hướng “always-on” (luôn để ở trạng thái bật quảng cáo) để nhắm mục tiêu (Targeting) vào các danh mục sản phẩm này khi xu hướng tìm kiếm sẽ không ngừng tăng cao suốt cả năm.

“Khi sử dụng dữ liệu năm 2021 để dự báo các xu hướng trong năm tới, chúng tôi tìn rằng số lần nhấp chuột vào các quảng cáo liên quan đến thể hình và dinh dưỡng sẽ liên tục tăng cao. Các nhà quảng cáo nên để quảng cáo ở chế độ luôn bật để dịch chuyển đối tượng mục tiêu xuống các phần thấp hơn của phễu bán hàng (Sales Funnel).”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple chi hơn 100 triệu USD quảng cáo mỗi năm trên Twitter

Apple được cho là đã chi hàng trăm triệu quảng cáo trên Twitter, nên nền tảng có thể gặp khó khăn khi Musk tuyên chiến với nhà sản xuất iPhone.

Apple chi hơn 100 triệu USD quảng cáo mỗi năm trên Twitter
Apple chi hơn 100 triệu USD quảng cáo mỗi năm trên Twitter

Theo Bloomberg, nhắm vào Apple đồng nghĩa tỷ phú Mỹ đang thách thức một trong những nguồn thu quan trọng bậc nhất của Twitter. Nguồn tin trong ngành cho biết Apple nằm trong danh sách dẫn đầu về quảng cáo trên nền tảng.

Nhà sản xuất iPhone thậm chí có một bộ phận riêng chuyên duy trì mối quan hệ giữa hai bên. Trong thời gian dài, Apple đã không còn quảng cáo trên Facebook. Một nguồn tin khác khẳng định mỗi năm Apple chi hơn 100 triệu USD tiền quảng cáo trên Twitter.

Washington Post cũng khẳng định trong quý I/2022, Apple là nhà quảng cáo hàng đầu của Twitter khi chi tới 48 triệu USD, chiếm 4% doanh thu của nền tảng.

Lou Paskalis, Giám đốc tiếp thị và truyền thông tại Bank of America, nói: “Elon Musk là hiện thân của sự rủi ro và Apple không chấp nhận điều đó”.

Tuần này, Elon Musk cũng xác nhận Apple hiện gần như đã ngừng quảng cáo trên Twitter.

Quan trọng hơn, Apple vận hành App Store – cánh cổng kết nối người dùng với Twitter. Nếu bị cấm trên cửa hàng của Apple, Twitter sẽ gặp bất lợi lớn.

CEO Apple Tim Cook chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan nhưng ngày 28/11, Musk khẳng định trên mạng xã hội: “Apple dọa xóa Twitter khỏi App Store”.

Trong một tweet trước đó, Musk cho biết nếu Twitter bị Apple gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng, ông sẽ cân nhắc làm smartphone riêng.

Căng thẳng tiếp tục leo thang khi ông liên tục chỉ trích khoản phí hoa hồng 30% trên cửa App Store. Tỷ phú Mỹ còn đăng ảnh chế về làn đường cao tốc với hai lựa chọn “trả 30%” hoặc “tham chiến”.

Musk không phải người đầu tiên lên án mức phí quá cao của App Store. Trước đó, cuộc chiến pháp lý giữa Epic Games và Apple về khoản phí này đã diễn ra và hiện vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Trong khi đó, từ khi Musk tiếp quản mạng xã hội Twitter, nhiều nhà quảng cáo đã rời đi do lo ngại những bất ổn do tỷ phú gây ra.

Trong danh sách các công ty quảng cáo lớn rút khỏi Twitter có Audi, Pfizer, General Motors, Volkswagen… Sau khi ông khôi phục tài khoản cho cựu tổng thống Mỹ Donal Trump, lãnh đạo cấp cao của Apple là Phil Schiller đã đóng tài khoản hơn 200.000 người theo dõi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Microsoft hướng tới 20 tỷ USD doanh thu quảng cáo

Mặc dù hiện đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng như TikTok, Apple hay Amazon, Microsoft vẫn đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu quảng cáo lên mức 20 tỷ USD.

Microsoft hướng tới 20 tỷ USD doanh thu quảng cáo
Microsoft hướng tới 20 tỷ USD doanh thu quảng cáo. Photo: The New York Times

Với 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo hàng năm hiện tại, Microsoft đang hướng tới mục tiêu 20 tỷ USD và trở thành đơn vị bán quảng cáo lớn thứ 6 trên thế giới.

Tài sản quảng cáo của Microsoft.

Các tài sản quảng cáo của Microsoft bao gồm công cụ tìm kiếm Bing, Xbox, MSN và nhiều website khác sử dụng Xandr (nền tảng cung cấp quảng cáo của Microsoft) để bán quảng cáo kỹ thuật số.

Mặc dù nhiều thương hiệu hiện đang cắt giảm chi tiêu quảng cáo do bối cảnh suy thoái kinh tế, các giải pháp quảng cáo trên LinkedIn cũng có phần sụt giảm, Microsoft cho biết doanh thu quảng cáo vẫn tăng khoảng 16% trong quý gần đây.

CEO Microsoft, Nadella cũng cho biết Microsoft đã “mở rộng các khu vực địa lý mà nền tảng có thể phục vụ gần gấp 4 lần trong năm 2021.”

Trình duyệt web Microsoft Edge hiện cũng đóng góp một phần quan trọng cho doanh thu quảng cáo của Microsoft.

CEO Nadella nói: “Edge là trình duyệt phát triển nhanh nhất trên Windows và tiếp tục giành được thị phần lớn hơn khi nhiều người dùng đang chọn cách sử dụng nó nhiều hơn.”

Ông Rob Wilk, phó chủ tịch phụ trách quảng cáo của Microsoft cho biết Microsoft sẽ khiến cho việc mua quảng cáo trở nên dễ dàng hơn trên tất cả các sản phẩm của công ty.

“Microsoft cần tạo ra nhiều sự khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh có các tính năng và tài sản quảng cáo tương tự, so với Google, Microsoft “hiện đang hướng tới việc hỗ trợ đối tác nhiều hơn.”

Hợp tác bán quảng cáo với Netflix.

Thông qua mối quan hệ đối tác mới với đế chế phát trực tuyến Netflix, Microsoft hiện cho phép các nhà quảng cáo mua quảng cáo thông qua Xandr, nền tảng cung cấp quảng cáo theo yêu cầu (DSP – Demand Side Platform) của Microsoft.

Microsoft theo đó sẽ thu một khoản phí từ việc bán lại quảng cáo (reseller fee) và đây cũng được xem là động lực chính khiến Microsoft tự tin với khoản doanh thu 20 tỷ USD.

Ngoài ra, Microsoft hiện cũng đang tìm cách để bán quảng cáo trong game, mặc dù thương vụ mua lại nhà phát hành game Activision Blizzard vẫn chưa hoàn tất, doanh thu quảng cáo trong game có thể là một USP khác của Microsoft nếu nhà quảng cáo có thể mua quảng cáo thông qua Xandr.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà quảng cáo.

Khi hoạt động kinh doanh quảng cáo của Microsoft tiếp tục phát triển, điều này có nghĩa là các nhà quảng cáo sẽ có nhiều cơ hội hơn để quảng cáo và tiếp cận khách hàng mục tiêu ngoài các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

Các tùy chọn quảng cáo trong game, trên Netflix và từ Xandr (DSP) sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho cả các nhà xuất bản (publishers) lẫn các thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook đang xoá bỏ nhiều trường nhắm mục tiêu quảng cáo

Facebook đang gửi thông báo đến nhiều người dùng, thông báo rằng nền tảng này đang xoá bỏ một số trường thông tin khác nhau, thứ mà nhà quảng cáo vẫn sử dụng cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo.

Facebook đang xoá bỏ nhiều trường nhắm mục tiêu quảng cáo
Facebook đang xoá bỏ nhiều trường nhắm mục tiêu quảng cáo

Theo đó, các thông tin mà Facebook sẽ loại bỏ khỏi tài khoản người dùng là:

  • Sở thích (liên quan đến sở thích hẹn hò).
  • Tôn giáo.
  • Quan điểm chính trị.
  • Địa chỉ (nhà).

Meta, công ty mẹ của Facebook cũng đã xác nhận như sau:

“Là một phần trong nỗ lực nhằm mục tiêu giúp Facebook dễ điều hướng và sử dụng hơn, chúng tôi đang xóa bỏ một số trường thông tin có trong tài khoản của người dùng bao gồm: Sở thích, Quan điểm tôn giáo, Quan điểm chính trị và cả Địa chỉ.

Chúng tôi đang gửi thông báo đến những người đã điền vào các trường này để cho họ biết rằng các trường này sẽ sớm bị xóa.”

Liên quan đến khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting) với thay đổi mới, nếu mọi người không thể liệt kê các thông tin nói trên thì nhà quảng cáo sẽ không thể sử dụng chúng làm yếu tố nhắm mục tiêu quảng cáo.

Trên thực tế, Facebook cũng đã loại bỏ một loạt các thông tin tương tự từ đầu năm:

“Bắt đầu từ ngày 19 tháng 1 năm 2022, chúng tôi sẽ xóa các tùy chọn Nhắm mục tiêu chi tiết (Detailed Targeting) liên quan đến các chủ đề mà mọi người có thể cho là nhạy cảm, chẳng hạn như các tùy chọn đề cập đến các tổ chức hoặc nhân vật của công chúng có liên quan đến yếu tố sức khỏe, chủng tộc hoặc sắc tộc, đảng phái chính trị, tôn giáo hoặc khuynh hướng tình dục.”

Facebook cho biết tất cả các trường này sẽ ngừng hoạt động trước ngày 1 tháng 12.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thu hơn 1800 tỷ tiền thuế từ TikTok, Google, Facebook…trong 10 tháng đầu năm 2022

Số tiền thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới như Google, Meta, Netflix… trong 10 tháng đầu năm đạt 1.800 tỷ đồng, tăng cao so với cả năm 2021, khi Cổng thông tin cho các nhà cung cấp nước ngoài được triển khai.

Thu hơn 1800 tỷ tiền thuế từ TikTok, Google, Facebook...trong 10 tháng đầu năm 2022
Thu hơn 1800 tỷ tiền thuế từ TikTok, Google, Facebook…trong 10 tháng đầu năm 2022

Thông tin được ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế nêu khi tham luận tại một hội thảo vừa được tổ chức.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 31/10, đã có 38 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai thuế thành công trên Cổng thông tin dành cho cho nhà cung cấp nước ngoài.

Ông Minh cho biết, 6 nhà cung cấp nước ngoài lớn là Meta, Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam. Tổng số thuế đã nộp hàng chục triệu USD, EUR tương ứng 1.800 tỷ đồng.

Số thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới tiếp tục tăng, kể từ khi cơ quan thuế cho phép các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin điện tử kể từ hồi tháng 3.

Trước đó, cơ quan thuế cho hay số thu thuế của các nền tảng xuyên biên giới, thương mại điện tử tăng bình quân 130% trong 3 năm, kể từ (2018-2021 với tổng số thu khoảng 1.200 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2021, số thu thuế đạt mức cao nhất là 1.591 tỷ đồng.

Với cổng thông tin này, các nhà cung cấp nước ngoài có thể gửi hồ sơ và tra cứu, nhận các thông báo của cơ quan thuế về mã số thuế, số thuế phát sinh theo tờ khai, mã khoản nộp thuế để đơn giản hóa thông tin về khoản nộp thuế, hỗ trợ cho người nộp thuế dễ dàng thực hiện nộp thuế bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tập đoàn dược Eli Lilly Co thông báo dừng chạy quảng cáo trên Twitter

Các tài khoản mạo danh có thể khiến Twitter thiệt hại hàng triệu USD doanh thu quảng cáo, trong bối cảnh Elon Musk thừa nhận nền tảng mạng xã hội này hoàn toàn có thể bị phá sản.

Tập đoàn dược Eli Lilly Co thông báo dừng chạy quảng cáo trên Twitter
Tập đoàn dược Eli Lilly Co thông báo dừng chạy quảng cáo trên Twitter

Tuần trước, ngay sau khi Twitter ra mắt dịch vụ thuê bao trả phí hàng tháng, một tài khoản tick xanh mạo danh tập đoàn dược phẩm khổng lồ Eli Lilly Co đăng tweet, tung tin cung cấp “insulin miễn phí” cho mọi người.

Phải 6 tiếng sau, đội ngũ kiểm duyệt nội dung Twitter mới phát hiện và xử lý tài khoản giả mạo trên, nhưng tại thời điểm đó tin giả đã thu hút hàng triệu lượt xem và phản hồi.

Đó chỉ là 1 ví dụ điển hình của làn sóng mạo danh doanh nghiệp, chính trị gia, cơ quan chính phủ và người nổi tiếng bùng phát trên nền tảng.

Một ngày sau khi bị giả mạo, các giám đốc điều hành của Eli Lilly thông báo tạm dừng tất cả chiến dịch quảng cáo đang chạy trên Twitter – động thái tác động nghiêm trọng tới doanh thu quảng cáo của Twitter, khi hãng dược phẩm khổng lồ đang được định giá 330 tỷ USD này có khoản ngân sách dành cho Marketing không hề nhỏ.

“Vì 8 USD, họ có thể mất hàng triệu USD doanh thu quảng cáo”, Amy O’Connor, cựu chuyên gia truyền thông cấp cao của Eli Lilly cho biết. “Lợi ích cho một công ty ở lại trên Twitter là gì? Không đáng để mạo hiểm khi niềm tin và sức khoẻ của bệnh nhân đang bị de doạ”.

Một số nhà quảng cáo chính của Twitter cũng có quyết định tương tự. Omnicom Media Group, hãng quảng cáo đại diện cho những thương hiệu khổng lồ như Apple và McDonald’s, đã khuyến nghị khách hàng dừng hoạt động trên Twitter khi nguy cơ đối với sự an toàn thương hiệu trên nền tảng tăng lên mức “không thể chấp nhận”.

Insulin là vấn đề tương đối nhạy cảm với Eli Lilly, công ty thường xuyên bị chỉ trích về chi phí sản xuất loại hormone này. Hiện tập đoàn trụ sở Indianapolis có hơn 37.000 nhân viên trên 18 quốc gia với doanh thu 28 tỷ USD/năm.

Đóng phiên giao dịch cuối tuần trước, cổ phiếu Eli Lilly giảm 4%, cùng với sự sụt giảm của các cổ phiếu y tế khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Elon Musk mời các hãng xe quay lại quảng cáo trên Twitter và hứa không thiên vị Tesla

CEO Tesla Elon Musk, Sếp mới của mạng xã hội Twitter, muốn các hãng xe lớn quay trở lại quảng cáo trên nền tảng này sau khi họ đồng loạt rút lui.

Elon Musk mời các hãng xe quay lại quảng cáo trên Twitter và hứa không thiên vị Tesla
Elon Musk mời các hãng xe quay lại quảng cáo trên Twitter và hứa không thiên vị Tesla

Ngay sau khi CEO Elon Musk thành công trong việc mua lại Twitter, hàng loạt tập đoàn xe lớn trên thế giới đã lập tức ngừng chi tiền quảng cáo trên nền tảng này, với những tên tuổi đã xác nhận thông tin trên bao gồm Volkswagen, Stellantis hay GM.

Trao đổi với báo giới vào đầu tuần này, Elon Musk xác nhận họ (Twitter) sẽ không tạo ra bất cứ lợi thế riêng nào cho Tesla và hy vọng lãnh đạo các thương hiệu xe khác trở nên chủ động hơn trên nền tảng này.

“Chúng tôi sẽ cố gắng công bằng nhất có thể”, vị CEO khẳng định.

Trong tuyên bố của mình, các hãng xe ngừng quảng cáo trên Twitter đều cho biết cần phải xem xét, đánh giá hướng tiếp cận của CEO Elon Musk với nền tảng này trước khi đưa ra quyết định có tiếp tục quảng cáo hay không.

Trên thực tế, không chỉ các hãng xe mà nhiều công ty lớn trên thế giới đã tạm ngừng đầu tư tiền quảng cáo vào Twitter.

Chính CEO Elon Musk thừa nhận doanh thu của Twitter đã giảm sâu từ khi ông tiếp quản vào ngày 27-10. Vị lãnh đạo Tesla cũng thừa nhận con số 44 tỉ USD mà ông chi ra để mua lại mạng xã hội này vượt xa giá trị thực công ty.

Để tạo ra số tiền nói trên, tỉ phú người Mỹ đã phải bán đi hàng triệu cổ phiếu Tesla và thương hiệu xe điện Mỹ, thực tế, cũng bị ảnh hưởng lây vì thương vụ này khi sự tự tin từ các nhà đầu tư giảm sút.

Giá cổ phiếu của Tesla vốn đang trong đà giảm càng giảm hơn nữa vì sự việc này, từ 400 USD trần trong 12 tháng trở lại đây xuống còn 190 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Apple muốn tăng gấp đôi doanh thu từ quảng cáo

Apple muốn tăng doanh thu từ quảng cáo, nhưng nhiều kỹ sư lo ngại ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và đi ngược văn hóa công ty.

Apple muốn tăng gấp đôi doanh thu từ quảng cáo
Apple muốn tăng gấp đôi doanh thu từ quảng cáo

Theo báo cáo doanh thu, Apple kiếm được khoảng 4 tỷ USD mỗi năm từ việc bán quảng cáo trên sản phẩm của hãng.

Hồi tháng 8, Bloomberg dẫn lời Todd Teresi, Phó chủ tịch phụ trách quảng cáo của Apple, rằng Apple muốn nâng mức doanh thu này lên “hai con số” và mở rộng vị trí quảng cáo là cách để thực hiện mục tiêu này.

Từ cuối tháng 10, người dùng iPhone đã bắt đầu thấy nhiều quảng cáo hơn mỗi khi truy cập App Store với hai vị trí mới là trang chủ và trang giới thiệu bên trong mỗi ứng dụng.

Theo Apple Insider, việc kinh doanh quảng cáo khiến Apple đang phải đối mặt sự phản đối cả ở bên trong và bên ngoài công ty.

Hãng vốn xây dựng hình ảnh một công ty luôn đấu tranh cho quyền riêng tư của con người. Tuy nhiên, quảng cáo là lĩnh vực phải khai thác các dữ liệu từ người dùng để có thể phân phối một cách hiệu quả.

The Information đã tiếp cận ít nhất bảy nhân viên Apple trong nhóm phát triển quảng cáo. Những người này cho biết nhân viên của hãng không hào hứng với hoạt động kinh doanh nói trên.

Thậm chí có những nhóm kỹ sư đã phải tổ chức họp nội bộ để giải quyết vấn đề, vì họ lo ngại việc đẩy mạnh hiển thị quảng cáo có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của người dùng iPhone – thiết bị vốn có giá cao.

Bản thân các kỹ sư phát triển công nghệ quảng cáo cũng thừa nhận không muốn việc quảng cáo xuất hiện nhiều.

Do yêu cầu đảm bảo quyền riêng tư, họ còn gặp hạn chế khi mảng này được xây dựng tách biệt với các mảng khác nên thiếu các nguồn dữ liệu để phân phối quảng cáo.

The Information cho biết các nhân viên kinh doanh của Apple “không thoải mái” khi bị yêu cầu làm những việc như đi chào hàng đặt giá thầu cho những từ khóa “rẻ tiền”, ít liên quan đến ứng dụng.

Điều này được giải thích là sẽ giúp đối tác, nhà phát triển ứng dụng có thể thầu được những từ khóa với giá rẻ. Nhưng thực tế, theo người bán hàng, là cách để hãng đẩy giá cho những từ khóa này nhằm đạt mục tiêu về doanh thu.

Apple bác lại ý kiến này, khẳng định các nhà phát triển có toàn quyền quyết định trong việc mua quảng cáo.

Ngoài ra, quảng cáo được tính tiền trên số lượt nhấn và cài đặt ứng dụng chứ không phải số lần hiển thị, tức nhà phát triển chỉ trả tiền cho những quảng cáo hiệu quả.

Bên cạnh đó, theo người phát ngôn của Apple, thiếu nguồn dữ liệu cho quảng là cách để thúc đẩy nhóm phát triển tạo ra những phương pháp quảng cáo mới, nhằm vừa đảm bảo hiệu quả, vừa bảo vệ quyền riêng tư.

Bên cạnh các phản ứng trong nội bộ, mảng kinh doanh quảng cáo của Apple còn vấp phải chỉ trích từ các nhà phê bình và đối tác – là những nhà phát triển ứng dụng.

“Họ không thể xa lánh người dùng bằng cách tận dụng mọi thứ họ đã xây dựng trước đó về thương hiệu của mình, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và danh tính của người dùng”, Peter Newman, Giám đốc dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Insider Intelligence, đánh giá.

Khi mới triển khai quảng cáo cuối tháng 10, nhiều nhà phát triển cũng không hài lòng vì quảng cáo game đánh bạc xuất hiện trên trang giới thiệu sản phẩm của họ, thậm chí có cả trong những ứng dụng dành cho trẻ em.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo mới

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch trên TikTok Ads, những chia sẻ mới đây của TikTok sẽ vô cùng hữu ích.

TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo mới
TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo mới

Các mẹo tối ưu quảng cáo theo đó được TikTok chia thành 5 giai đoạn trải dài từ thời điểm nhà quảng cáo gửi tín hiệu (các lựa chọn nhắm mục tiêu) tới TikTok đến quá trình tối ưu sau khi chiến dịch được khởi chạy.

5 giai đoạn tối ưu quảng cáo bao gồm:

  • Tín hiệu.
  • Nhắm mục tiêu (Targeting).
  • Sáng tạo.
  • Đấu giá (Bidding).
  • Điều chỉnh và tối ưu.

Bên dưới là chi tiết từng thành phần.

Tín hiệu.

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi thiết lập chiến dịch của bạn trên TikTok là triển khai các giải pháp đo lường phù hợp để gửi những tín hiệu liên quan đến TikTok.

Để thúc đẩy các hoạt động Performance Marketing, các tín hiệu đóng vai trò khai phá hoạt động nhắm mục tiêu (Targeting), tối ưu hóa và đo lường hiệu suất bằng cách xây dựng nên một bức tranh về dữ liệu tương tác và ý định của người dùng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả ứng dụng và website riêng của thương hiệu.

Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn:

  • Chia sẻ tín hiệu với TikTok. Đối với các Web Marketer, hãy chọn tích hợp TikTok Pixel hoặc TikTok API dựa trên nhu cầu kinh doanh của thương hiệu. Đối với các App Marketer, bạn có thể sớm sử dụng tính năng Events API & SDK. Bạn có thể xem chi tiết tại:  web marketers và app marketers.
  • Chia sẻ các sự kiện trên toàn kênh từ website hoặc ứng dụng của thương hiệu tới TikTok. Tuỳ vào từng chiến dịch, bạn có thể có các mục tiêu khác nhau và thuộc các giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng (Sales Funnel). Tuy nhiên, dù cho mục tiêu của bạn là gì, bạn đều có thể hưởng lợi từ các tín hiệu trên toàn phễu. Nếu bạn có mục tiêu nằm ở các phần cuối của phễu bán hàng (lower-funnel), hệ thống máy học của TikTok có thể sử dụng các sự kiện ở các phần trên của phễu (upper-funnel) để dự đoán tốt hơn tỷ lệ chuyển đổi (eCVR) cho các sự kiện ở các phần thấp hơn của phễu. Nếu bạn không thể đăng lại tất cả dữ liệu sự kiện của mình, hãy đăng lại ít nhất 3 sự kiện từ phần trên cùng của phễu, phần giữa và phần cuối của phễu.
  • Chia sẻ tất cả dữ liệu sự kiện chưa được phân bổ từ ứng dụng và website cho TikTok. Điều này mang lại cho hệ thống của TikTok nhiều tín hiệu hơn để tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo và cũng cho phép nhà quảng cáo tạo đối tượng nhắm mục tiêu lại (Re – Targeting) một cách hiệu quả hơn.

Nhắm mục tiêu (Targeting).

Với tư cách là nhà quảng cáo, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để bạn tìm thấy những đối tượng mục tiêu phù hợp cho thương hiệu hay nói cách khác, làm thế nào bạn có thể tiếp cận những người có nhiều khả năng thực hiện hành động nhất.

TikTok có các công cụ để giúp nhà quảng cáo xác định đối tượng mục tiêu mà họ mong muốn, dưới đây là cách thức nó hoạt động.

  • Đảm bảo đối tượng có thể mở rộng. Kể từ khi chiến dịch được khởi chạy, hệ thống của TikTok cần một khoảng thời gian và dữ liệu nhất định để tìm hiểu và khám phá đối tượng phù hợp nhất cho quảng cáo. Do đó, các nhóm quảng cáo có quy mô đối tượng rộng hoặc cân bằng sẽ mang lại cho hệ thống của TikTok nhiều cơ hội hơn để khám phá đối tượng và tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo. Nhà quảng cáo TikTok có thể xem TikTok Learning phase để hiểu sâu hơn về các giai đoạn học tập của quảng cáo TikTok.
  • Hãy mở rộng việc nhắm mục tiêu khi hệ thống khó vượt qua giai đoạn tìm hiểu, không thể chi tiêu hoặc CPA quá cao. Việc điều chỉnh cách nhắm mục tiêu sẽ cung cấp cho hệ thống nhiều không gian hơn để khám phá các đối tượng mới có khả năng chuyển đổi. Nếu bạn không chắc chắn về cách bạn nên Targeting, hãy thử sử dụng công cụ TikTok Targeting Expansion.
  • Sử dụng chức năng “loại trừ đối tượng” (exclude audience) của TikTok để loại bỏ những nhóm người nhất định ra khỏi đối tượng mục tiêu, những người đã chuyển đổi. Nhà quảng cáo nên tận dụng tối đa ngân sách bằng cách chỉ nhắm mục tiêu tới những người chưa hoàn thành hành động mà họ đang thúc đẩy.

Sáng tạo.

Cũng như với bất cứ nền tảng quảng cáo nào khác, sáng tạo đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của các chiến dịch. Sáng tạo vừa là một nghệ thuật và vừa là một khoa học.

Để giúp nhà quảng cáo đạt được mục tiêu hiệu suất của mình thông qua các nội dung sáng tạo, dưới đây là những gì mà TikTok đưa ra.

  • Xây dựng các quảng cáo TikTok hấp dẫn bằng cách dựa vào các xu hướng hiện tại và tận dụng các đối tác sáng tạo. Khả năng tương tác tốt của quảng cáo không chỉ giúp tối ưu ngân sách quảng cáo mà còn khiến đối tượng mục tiêu có nhiều cảm hứng hơn với thương hiệu. Nhà quảng cáo có thể xem TikTok’s Creative Center  để khám phá các xu hướng mới nhất, tìm kiếm các đối tác tại TikTok Marketing Partners, hay Creator Marketplace.
  • Làm mới quảng cáo để kéo dài tuổi thọ của các nhóm quảng cáo trước khi tạo các quảng cáo mới. Quảng cáo mới và hấp dẫn là những yếu tố hàng đầu xác định tuổi thọ của một nhóm quảng cáo. Nhà quảng cáo đừng vội tạo nhóm quảng cáo mới cho đến khi có các chỉ số về hiệu suất thể hiện rõ điều này. Thay vào đó, hãy thử “hồi sinh” các nhóm quảng cáo hiện tại bằng cách thêm quảng cáo mới và tối ưu lại những cài đặt hiện có trong nhóm quảng cáo. Đối với các nhà quảng cáo ứng dụng, hãy thử tận dụng Dynamic Scene hiện có trong Trình quản lý quảng cáo TikTok để tạo ra các biến thể quảng cáo mới dựa trên các quảng cáo hiện có.
  • Sử dụng các công cụ của Trình quản lý quảng cáo TikTok để tối ưu hóa quảng cáo, bao gồm Thông tin chi tiết về video (Video Insights), Thử nghiệm phân tách (Split Test) và ACO. Thông tin chi tiết về video hiển thị các chỉ số chính về hiệu suất trong video, thứ có thể giúp nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu nội dung video. Thử nghiệm phân tách giúp nhà quảng cáo dễ dàng chạy thử nghiệm A/B một cách khoa học. Sau đó, với ACO (Automated Creative Optimization), nhà quảng cáo có thể tự động tạo quảng cáo mới và chọn những quảng cáo hoạt động tốt nhất khi mở rộng chiến dịch của mình.

Đấu giá (Bidding).

Giá thầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phân phối và mở rộng quảng cáo. Vì vậy, trước khi chiến dịch của bạn bắt đầu hoạt động, hãy đảm bảo rằng bạn biết cách tối ưu hóa các thông số đó.

  • Luôn nhập số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng chi cho các chuyển đổi. Điều này mang lại cho hệ thống nhiều cơ hội hơn để tìm đúng đối tượng cho quảng cáo của bạn và cải thiện khả năng cạnh tranh trong phiên đấu giá với các đối thủ. Nếu bạn đang chạy các chiến dịch tối ưu hóa theo hướng chuyển đổi và bạn đã chọn Giới hạn chi phí (Cost Cap) làm chiến lược đặt giá thầu, hãy đặt giá có thể chấp nhận được là cao nhất cho mỗi hành động. Nếu chiến dịch của bạn tối ưu hóa cho Giá trị (Value), bạn có thể đặt giá trị ROAS thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận. Bạn có thể xem thêm về 2 kiểu giá thầu này tại: Cost CapMinimum ROAS.
  • Sử dụng điểm tiêu chuẩn (benchmark) lịch sử để xác định giá thầu. Để xác định giá thầu hợp lý, hãy thử những cách sau:

Đối với nhóm quảng cáo Giới hạn chi phí (Cost Cap): Tham khảo CPA thực tế từ các nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu trong cùng một đối tượng, quảng cáo cùng một sản phẩm và tối ưu hóa theo cùng một mục tiêu.

Đối với nhóm quảng cáo ROAS tối thiểu (Minimum ROAS): Tham khảo ROAS thực tế từ các nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu cùng một tệp đối tượng, quảng cáo cùng một sản phẩm và tối ưu hóa theo hướng hoàn tất thanh toán.

  • Giữ cho ngân sách chiến dịch luôn ở trạng thái mở và sử dụng ngân sách hàng ngày cho các nhóm quảng cáo. Để tránh việc phân phối quảng cáo bị dừng đột ngột, hãy đặt ngân sách hàng ngày cho từng nhóm quảng cáo thay vì ở cấp độ chiến dịch. Hãy sử dụng mức ngân sách nhóm quảng cáo hàng ngày cao ít nhất là gấp 10 đến 50 lần CPA mục tiêu hiện có trong nhóm quảng cáo.

Điều chỉnh và tối ưu.

Để có được các chiến dịch hiệu suất tối ưu, nhà quảng cáo phải theo dõi chiến dịch quảng cáo và thực hiện các điều chỉnh dựa trên các chỉ số và thông tin chi tiết về dữ liệu.

  • Tập trung vào việc theo dõi các chỉ số quan trọng nhất. Bằng cách xác định các chỉ số mục tiêu, bạn có thể xác định khi nào bạn cần tối ưu hóa hiệu suất và những điều chỉnh nào cần thực hiện. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là thúc đẩy doanh số bán hàng và ROAS phải cao, đừng thực hiện các điều chỉnh chỉ vì CPM cao.
  • Chỉ điều chỉnh một nhóm quảng cáo hoặc cài đặt chiến dịch tại cùng một thời điểm và đợi ít nhất hai ngày trước khi thực hiện các điều chỉnh bổ sung.
  • Tăng hoặc giảm ngân sách dựa trên kỳ vọng CPA và ROAS. Tăng ngân sách của bạn khi tỷ lệ chi tiêu ngân sách đạt trên 95% VÀ quảng cáo của bạn đang đáp ứng kỳ vọng về CPA hoặc ROAS. Giảm ngân sách của bạn để kiểm soát CPA và ROAS khi sử dụng chiến lược giá thầu Chi phí thấp nhất (Lowest Cost) và Giá trị cao nhất (Highest Value).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Omnicom khuyên thương hiệu nên dừng quảng cáo trên Twitter

Trước những lùm xùm mới đây, gã khổng lồ ngành quảng cáo Omnicom Group khuyên thương hiệu nên dừng quảng cáo trên Twitter.

Omnicom khuyên thương hiệu nên dừng quảng cáo trên Twitter
Omnicom khuyên thương hiệu nên dừng quảng cáo trên Twitter

Tập đoàn quảng cáo và Marketing Omnicom Group Inc đã khuyến nghị với các thương hiệu là khách hàng của họ rằng nên tạm dừng chi tiêu quảng cáo trên Twitter (được thể hiện trong một bản ghi nhớ).

Omnicom hiện có hơn 5.000 khách hàng là doanh nghiệp tại 70 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm McDonald’s Corp và Apple. Bản ghi nhớ không đề cập đến tên khách hàng và không rõ liệu có thương hiệu nào đã tạm dừng chi tiêu quảng cáo trên Twitter hay không.

Động thái này được diễn ra trong bối cảnh khi có ngày càng nhiều nhà quảng cáo và cơ quan chức năng lo ngại về tương lai của Twitter kể từ khi Elon Musk mua lại.

Elon Musk trước đó cũng đã đổ lỗi cho các nhà vận động rằng họ đã góp phần làm cho nhiều nhà quảng cáo hơn rời bỏ Twitter.

“Theo Omnicom Media Group, việc tạm dừng không phải vì do các thay đổi gần đây hay do bản thân nền tảng quảng cáo Twitter, mà những điều này có thể làm cho những nội dung không an toàn có thể tăng lên và do đó, thương hiệu cần nên cân nhắc kỹ khi quyết định sử dụng nền tảng này.”

Doanh số bán quảng cáo chiếm hơn 90% doanh thu của Twitter trong quý thứ hai.

Tháng trước, nhà sản xuất ô tô General Motors Co của Mỹ cho biết họ đã tạm dừng quảng cáo có trả phí trên Twitter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads ra mắt Ad Frequency Targeting cho các chiến dịch trên YouTube

Google Ads vừa thông báo ra mắt tính năng Ad Frequency Targeting cho các chiến dịch trên YouTube, cho phép nhà quảng cáo số lần quảng cáo được hiển thị.

Google Ads ra mắt Ad Frequency Targeting cho các chiến dịch trên YouTube
Google Ads ra mắt Ad Frequency Targeting cho các chiến dịch trên YouTube

Với tính năng kiểm soát tần suất nhắm mục tiêu (Target) mới, Google đang cho phép các nhà quảng cáo kiểm soát nhiều hơn số lần mà người dùng xem quảng cáo của họ trên nền tảng YouTube.

Trước đây, việc kiểm soát tần suất quảng cáo trên YouTube chỉ có thể thực hiện được khi chạy các chiến dịch TV được kết nối (CTV) trong Google Display & Video 360 (Display Ads).

Trong một bài đăng trên blog, Google giải thích cách tần suất mục tiêu (Ad target frequency) có thể giúp các nhà quảng cáo đạt được mục tiêu chuyển đổi mà không gây khó chịu cho người xem khi “buộc” họ phải xem quá nhiều quảng cáo.

“Với tính năng tần suất nhắm mục tiêu mới, các nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa theo phạm vi tiếp cận (Reach) và tần suất (Frequency) một cách chính xác hơn, đồng thời, trải nghiệm của người xem quảng cáo cũng sẽ tốt hơn.

Tần suất nhắm mục tiêu cho phép các nhà quảng cáo chọn mục tiêu tần suất lên đến 4 lần mỗi tuần và hệ thống của Google Ads sẽ tối ưu hóa để đạt được phạm vi tiếp cận duy nhất (Unique Reach) tối đa tại tần suất đó.”

Tăng tần suất quảng cáo (Ad Frequency) mà không làm gián đoạn ROI.

Theo Google, sẽ luôn có một nguy cơ giảm lợi nhuận (ROI) khi liên tục hiển thị cùng một mẫu quảng cáo cho người xem.

Cuối cùng, nhà quảng cáo sẽ đạt đến một điểm mà người xem sẽ bỏ qua và số lần hiển thị tăng thêm sẽ không thể thúc đẩy doanh số bán hàng.

Google thừa nhận rằng việc xem cùng một mẫu quảng cáo nhiều lần sẽ gây khó chịu cho người xem và lãng phí ngân sách quảng cáo.

Một nghiên cứu do Google ủy quyền phát hiện ra rằng ROI của nhà quảng cáo trên TV giảm 41% khi tần suất vượt quá mức 6 lần hiển thị hàng tuần trở lên, chiếm 46% số lần hiển thị được phân phối trên TV.

Google cho biết:

“Gần một nửa số lần hiển thị quảng cáo trên TV (truyền thống) trong nghiên cứu của chúng tôi bị coi là lãng phí, nhưng cùng một nghiên cứu từ Nielsen cho thấy rằng các thương hiệu có thể tăng tần suất trung bình hàng tuần từ 1 lên 3 trên YouTube mà không ảnh hưởng đến ROI.

Đây là một cơ hội lớn cho các nhà Marketer có thể tận dụng để tối đa hóa sức ảnh hưởng của họ trên cùng một nhóm đối tượng mục tiêu mà họ muốn tiếp cận.”

Với tính năng nhắm tần suất mục tiêu, Google nhằm mục đích giúp các nhà quảng cáo tăng số lần hiển thị quảng cáo (Ad Impressions) mà không ảnh hưởng tiêu cực đến ROI.

Trong quá trình thử nghiệm, Google cho biết hơn 95% chiến dịch sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo tuần suất trên YouTube đã đạt được mục tiêu tần suất với những chỉ số hiệu suất tích cực hơn.

Tính năng mới hiện đã có sẵn cho các nhà quảng cáo toàn cầu.

Tất cả các nhà quảng cáo Google Ads hiện đều có thể sử dụng tính năng mới này.

Để bắt đầu sử dụng chiến dịch tối ưu hóa theo tần suất, hãy tạo chiến dịch tiếp cận video mới với phần mục tiêu được đặt thành tần suất mục tiêu (target frequency), sau đó chọn tần suất hàng tuần mong muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter đã chính thức khai tử dấu tick xám vừa mới ra mắt

Chỉ vài giờ sau khi Twitter ra mắt dấu tick xám (Tiwitter Official) đối với các tài khoản chính phủ, các công ty và hãng truyền thông lớn, Elon Musk vừa thông báo đã khai tử nó.

Twitter đã chính thức khai tử dấu tick xám vừa mới ra mắt
Twitter đã chính thức khai tử dấu tick xám vừa mới ra mắt

Sau khi thâu tóm Twitter, Elon Musk đã thực hiện một loạt cải cách hành chính cũng như đưa ra quy tắc mới của nền tảng mạng xã hội này.

Mới đây nhất, ngày 9-11, Sếp Twitter đã ra mắt dấu tick xám (Twitter Official) đóng vai trò xác nhận chính chủ đối với các tài khoản chính phủ, các công ty và hãng truyền thông lớn.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các dấu tick xám này đã biến mất.

Trong dòng chia sẻ trên tài khoản cá nhân sau động thái trên, Sếp Twitter viết: “Tôi vừa khai tử nó (dấu tick xám)”.

Elon Musk cho biết thêm trong vài tháng tới, Twitter sẽ liên tục có những điều chỉnh để mang lại trải nghiệm tốt hơn và an toàn hơn cho người dùng.

Ông cũng tìm cách trấn an các nhà quảng cáo trên Twitter rằng các động thái cải cách nền tảng mạng xã hội này sẽ không gây tổn hại thương hiệu của các công ty.

Trong cuộc thảo luận kéo dài 1 giờ với các nhà quảng cáo và được phát trực tiếp trên Twitter, ông Musk cho biết việc ông cho xóa dấu tick xám ngay sau khi ra mắt vì nó là “thảm họa thẩm mỹ” về hình thức, đồng thời tạo ra một hệ thống phân chia 2 thứ hạng, trong khi “không giải quyết được vấn đề cốt lõi”.

Trước đó, trong khuôn khổ cải cách Twitter, ông Musk công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và điều chỉnh các quy tắc vận hành của nền tảng mạng xã hội này.

Cụ thể người dùng Twitter phải trả 7,99 USD/tháng để được xác nhận tài khoản chính chủ thông qua dấu tick xanh nổi tiếng của mạng xã hội này.

Nguồn thu này bù đắp doanh thu hao hụt của Twitter khi ông Musk có chiến lược giảm sự phụ thuộc của mạng xã hội này vào quảng cáo.

Tuần trước, Twitter thông báo sẽ sa thải 50% trong tổng sống 7.500 nhân viên – giải pháp ông Musk cho là cần thiết khi doanh thu của Twitter sụt giảm 4 triệu USD/ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Làm mới các hoạt động Marketing với một vài cách đơn giản

Nếu bạn đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào các hoạt động Marketing, tuy nhiên các kết quả có được, đã đến lúc bạn cần sử dụng những cách thức tiếp cận mới.

Làm mới các hoạt động Marketing với một vài cách đơn giản
Làm mới các hoạt động Marketing với một vài cách đơn giản

Với tư cách là một marketer, bạn có đang tập trung vào Content Marketing hay không, bạn có đang cung cấp thông tin hay nội dung có giá trị hơn là tấn công khách hàng bằng “quảng cáo” không?

Theo cách các thương hiệu lớn như Apple, Starbucks, Ikea hay Nike đã chứng minh, đây là một trong những phương thức làm marketing hiệu quả nhất.

Content Marketing đơn giản là sự kết hợp giữa ContentMarketing, và bạn cũng có thể gọi nó là “marketing tương tác” khi mục tiêu chính của nó không phải là bán hàng mà là “tương tác”.

Một lần nữa, trong vai trò là một marketer, có lẽ bạn cũng dã biết về quy tắc “7 lân”, khái niệm cho rằng, khách hàng hay đối tượng mục tiêu sẽ chỉ chú ý đến thương hiệu khi bạn xuất hiện trước mắt họ ít nhất 7 lần (kèm theo trong một khoảng thời gian nhất định).

Trong thế giới VUCA ngày nay, khi tất cả chúng ta đều bị tấn công hàng loạt các quảng cáo với tần suất đến mức không tưởng, con số 7 thậm chí còn là quá ít.

Nếu bạn đang tận dụng các chiến lược nói trên một cách hiệu quả cùng với đó là không ngừng tương tác với khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào của họ trong hành trình khách hàng (Customer Journey), các hoạt động marketing về cơ bản là khó thất bại.

Trừ khi thương hiệu của bạn quá nhàm chán để tương tác.

Trong bối cảnh khá “ồn ào” này. Trừ khi thương hiệu thực sự để lại một dấu ấn gì đó đủ lớn (và thường xuyên), việc khiến đối tượng mục tiêu chú ý và tương tác hầu như là điều không thể hoặc rất khó diễn ra.

Dưới đây là một số cách thức mà bạn có thể cân nhắc cho thương hiệu của mình.

1. Tập trung vào nỗi đau lớn nhất của khách hàng.

Dù cho sản phẩm của bạn là gì và bạn đang kinh doanh trong ngành hàng nào, dù là F&B hay Retail, khách hàng tiềm năng của bạn vẫn có hàng tá vấn đề mà họ phải giải quyết.

Tuy nhiên, trong vô số các vấn đề đó, đâu là nỗi đau (painpoint) lớn nhất hoặc điều gì khiến họ có động lực và phấn khích nhất để phải hành đông?

Để có thể nổi bật hơn, tất cả các hoạt động marketing của bạn nên tập trung vào những điều này thay vì là tập trung một cách mờ nhạt vào tất cả mọi thứ.

Trong khi bạn có thể thu thập được rất nhiều các dữ liệu khác nhau từ CRM hay từ chính website của mình (thông qua Google Analytics), trừ khi bạn kết nối tất cả những thông tin này tới nỗi đau của khách hàng, cộng đồng của bạn sẽ dường như rất thờ ơ.

2. Tận dụng các điểm nhấn đặc biệt.

Với sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội cùng với đó là xu hướng video ngắn diễn ra mạnh mẽ với Gen Z, bất kể bạn nỗ lực như thế nào trong marketing, họ sẽ “bỏ qua” thương hiệu của bạn nếu bạn không thể gây được sự chú ý từ những giây đầu tiên.

Một điểm nhấn đặc biệt chính là những gì mà khi khách hàng nhìn thấy nó, họ “phải” cuộn tiếp để khám phá, bạn sẽ cần phải nghiên cứu thị trường nhiều hơn và có được nhiều insights hơn từ khách hàng mới có thể làm được điều này.

3. Cần thể hiện rõ nét hơn về tính cách của thương hiệu (Brand Personality).

Là một người có kiến thức về thương hiệu, bạn hiểu rằng, thương hiệu là tổng hoà của một loạt nhiều các giá trị hay tài sản khác nhau như tính cách thương hiệu, độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Một người dùng hay khách hàng chỉ thực sự tương tác (sâu) với một thương hiệu nào đó nếu họ biết và hiểu đủ sâu về thương hiệu.

Cũng tương tự như cách bạn tương tác với người khác, bạn chỉ thực sự “mở lòng” với người đối diện khi bạn hiểu họ (và họ cũng vậy), mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng về bản chất cũng hoạt động theo cách thức này.

Nhiệm vụ của bạn giở đây là thể hiện rõ những cá tính hay tính cách của thương hiệu với khách hàng và dĩ nhiên, những tính cách này phải có sự đồng điệu với tính cách của các khách hàng mục tiêu có trong phân khúc thị trường mà thương hiệu đang nhắm tới.

Dù bạn là tín đồ của thể thao, yêu thích sự mạo hiểm hay luôn mong muốn khám phá một điều gì đó mới, hãy cho khách hàng của bạn thấy điều này.

4. Tối ưu cách sử dụng ngôn từ.

Trừ khi phân khúc thị trường mục tiêu (Market Segment) của doanh nghiệp là toàn bộ thị trường hay đơn giản là bạn đang muốn bán hàng cho tất cả mọi người (điều thường rất hiếm khi xảy ra), khi bạn chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng mục tiêu nhất định, bạn cần hiểu và sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

Nói cách khác, khách hàng không cần hiểu những thuật ngữ chuyên môn hay những thứ mà chỉ có bạn mới thích và hiểu.

Nếu khách hàng của bạn đang hứng thứ với một phong cách viết hay meme nào đó, đừng ngại tận dụng nó.

5. Tận dụng kỹ thuật kể chuyện – Storytelling.

Nếu đến thời điểm hiện tại mà bạn vẫn chưa biết đến thuật ngữ storytelling hay chỉ nghe nói thoáng qua về nó, đây là lúc bạn cần tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể xem storytelling là gì để có những góc nhìn đầy đủ nhất về khái niệm này.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các câu chuyện (stories) là một trong những cách thức hiệu quả nhất để tương tác với não bộ, con người về bản chất là thích ghi nhận thông tin theo hướng câu chuyện có logic hơn là những thông tin rời rạc.

Thay vì sử dụng các sự kiện hay số liệu khô khan, bạn có thể biến nó thành các câu chuyện gắn liền với cuộc sống của khách hàng mục tiêu của mình và hiển nhiên không thể không có “bóng dáng” của thương hiệu.

Ở nhiều khía cạnh marketing khác, bạn có thể sử dụng câu chuyện thay vì chỉ là các thông tin đơn thuần, hay trong trường hợp bạn truyền tải thông tin, thì đằng sau nó (liên kết lại) vẫn phải là một câu chuyện.

Khi tiến hành xây dựng các câu chuyện, 5Es là công thức dành cho bạn. 5Es là từ được viết tắt từ Educate (giáo dục và hướng dẫn khách hàng), Entertain (hãy giải trí họ), Excite (có gì đó mới mẻ hay hào hứng), Engage (khuyến khích khách hàng tương tác hay có lý do để họ phải tương tác) và Enthusiasm (thương hiệu cần phải là nguồn năng lượng cho khách hàng).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Elon Musk thuyết phục nhà quảng cáo ở lại Twitter

Sếp mới của Twitter vừa đưa ra loạt kế hoạch của ông với Twitter và muốn các khách hàng cho nền tảng này một cơ hội.

Elon Musk thuyết phục nhà quảng cáo ở lại Twitter
Elon Musk thuyết phục nhà quảng cáo ở lại Twitter

Hôm 9/11, trong một cuộc họp trực tuyến có sự tham gia của đại diện Adidas, Chevron, Kate Spade, Nissan và Walgreens, ông chủ Twitter Elon Musk đã đưa ra các kế hoạch về xác minh người dùng, kiểm duyệt thông tin và cả bổ sung tính năng ngân hàng vào mạng xã hội Twitter.

Musk cho biết ông muốn Twitter trở thành “công cụ giúp nền văn minh đi theo hướng tích cực”. Ông khẳng định nếu thành công, số người dùng và doanh thu quảng cáo của Twitter sẽ tăng trưởng.

Gần đây, hàng loạt doanh nghiệp đã ngừng quảng cáo trên nền tảng này. Họ lo ngại những sự thay đổi mà Musk muốn thực hiện tại Twitter sẽ khiến việc quảng cáo kém hiệu quả. Việc này khiến doanh thu của Twitter giảm mạnh.

Musk hôm qua đã thuyết phục các doanh nghiệp cho ông một cơ hội. “Tôi hiểu việc mọi người muốn dừng lại một chút và quan sát tình hình”, ông nói, “Nhưng thực sự cách tốt nhất để xem tình hình đang tiến triển thế nào là sử dụng Twitter. Hãy xem trải nghiệm của các bạn thay đổi ra sao? Tốt hơn hay tệ hơn?”.

Musk sau đó liên tục thúc giục những người còn nghi ngờ sử sụng nền tảng này. Ông cũng nói rõ thêm rằng những người trả 8 USD một tháng cho gói Twitter Blue để có tick xanh sẽ không bị yêu cầu cung cấp thông tin nào khác ngoài thẻ tín dụng và số điện thoại. Các đoạn tweet từ người dùng Twitter Blue sẽ được hiển thị mặc định trên trang.

Các thương hiệu sẽ được tùy ý quyết định vấn đề thanh toán khi dùng Twitter Blue, Musk cho biết. Dù vậy, ông không giải thích rõ về tick xám mà nền tảng này phát triển cho các thương hiệu lớn, tài khoản chính phủ và cơ quan truyền thông. Tick xám không được mua như tick xanh.

Các kế hoạch mở rộng của Twitter bao gồm bổ sung sản phẩm tài chính vào nền tảng này.

Họ có thể bắt đầu bằng việc cho phép người dùng thanh toán cho nhau thông qua nền tảng. Ban đầu, mỗi người sẽ được tặng 10 USD để thử nghiệm tính năng này.

Elon Musk cho biết theo thời gian, Twitter sẽ cho phép người dùng chuyển tiền ra ngoài hệ thống, đến ngân hàng thuộc bên thứ ba. Tuần trước, Twitter đã nộp hồ sơ đăng ký lên chính phủ Mỹ về ý định gia nhập lĩnh vực thanh toán.

Musk cũng thừa nhận lo ngại của các thương hiệu về nội dung xấu trên nền tảng. Yoel Roth – lãnh đạo phụ trách an toàn tại Twitter cho biết họ sẽ tăng đầu tư vào các sáng kiến chống nội dung xấu.

“Chúng tôi có thể làm rất nhiều việc, từ tin nhắn cảnh báo, đến giảm mức độ tiếp cận các nội dung đó”, Roth nói. Ông cam kết sẽ thực hiện các ý tưởng này thật nhanh.

Twitter đã áp dụng nhiều biện pháp như thế này trong quá khứ, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử và thời kỳ đại dịch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Ads là gì? Chạy Ads là gì? Hiểu đúng về Ads trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các nội dung về thuật ngữ Ads (Advertising) như: Ads là gì? Digital Ads là gì? Lịch sử hình thành khái niệm Ads? Chạy Ads là gì? Vai trò của Ads trong Marketing? Các hình thức hay loại hình Ads (Quảng cáo) phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới? và hơn thế nữa.

ads là gì
Ads là gì? Chạy Ads là gì? Cách tối ưu Ads trong Marketing

Ads là gì? Ads là từ viết tắt của Advertising, có nghĩa là Quảng cáo. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông nói riêng, Ads có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, thuật ngữ Ads hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips.com phân tích trong bài:

  • Ads là gì?
  • Chạy Ads là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Ads.
  • Ads Industry là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Ads và Marketing.
  • Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
  • Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Ads.
  • Luật quảng cáo (Ads Law) là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Ads.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Ads là gì?

Ads là từ viết tắt của Advertising, trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo.

Ads là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ Ads gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, Ads cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Ads là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho Ads thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ads được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, Ads hay Quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù Ads có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Ads đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà Ads hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

Digital Ads là gì?

Digital Ads trong tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức quảng cáo hiển thị trên môi trường hay không gian kỹ thuật số.

Vì phần lớn quảng cáo kỹ thuật số cần yếu tố trực tuyến (internet), Digital Ads trong nhiều trường hợp có thể được xem là Online Advertising hay Internet Advertising (Quảng cáo trực tuyến).

Chạy Ads là gì?

Chạy Ads thực ra là một từ khá “dân dã”, dùng để chỉ hoạt động chạy quảng cáo (Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là Quảng cáo), bao gồm việc xây dựng, thiết lập và tối ưu quảng cáo.

Liên quan đến việc chạy ads, có một câu hỏi cũng khá phổ biến đó là “chạy ads có phải là một nghề không?” hay “Nghề chạy ads là gì?”.

Trên thực tế, chạy ads cũng giống như các công việc khác, có thể tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp hay thậm chí là nhận các dự án bên ngoài để tăng thêm thu nhập. Do đó, có thể khẳng định rằng chạy ads cũng là một nghề.

Ads Industry là gì?

Ads Industry hay ngành công nghiệp quảng cáo, là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Ads Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Ads.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, Ads lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Ads: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Ads Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Ads Strategy là gì: Cũng tương tự như Marketing Strategy, Ads Strategy là chiến lược quảng cáo, đó là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong Ads Strategy như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Ads Campaign: Ads Campaign (chiến dịch quảng cáo) là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Ads Media là gì: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Ads Goals là gì: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Ads Message là gì: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Ads Program là gì: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Trong khi cả Ads và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Ads vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với Ads, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với Ads, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Ads và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, Ads vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa Ads với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

quảng cáo
Ads trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (Targeting – Brand Positioning), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động Marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, Ads hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?

Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, Ads là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của Ads đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, Ads có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện Ads nào, Ads vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Ads nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi Ads được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, Ads cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức Ads truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức Ads hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.

Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.

Khi nói đến các loại hình hay hình thức Ads, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, Ads sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Traditional Ads vs Modern Ads

  • Traditional Ads là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, Ads cũng có thể được phân loại theo cách này.

Traditional Ads có nghĩa là Quảng cáo truyền thống, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

  • Modern Ads là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, Modern Ads hay Quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Modern Ads bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Ads hay Online Ads (Internet Ads).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi Traditional Ads chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì Modern Ads hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy Modern Ads, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Digital/Online Ads vs Offline Ads.

  • Online Ads là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, Online Ads hay Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng Online Ads.

Một số hình thức Online Ads phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

  • Offline Ads là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các Online Ads có thể được xếp vào Offline Ads(quảng cáo ngoại tuyến) tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức Offline Ads có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Brand Ads vs Performance Ads.

  •  Brand Ads là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là Brand Ads hay quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ Brand Ads không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt Brand Ads với Performance Ads là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

  • Performance Ads là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, Performance Ads (quảng cáo hiệu suất) là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Ads Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt Brand Ads với Performance Ads, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là Performance Ads.

Ngoài ra, liên quan đến Performance Ads và Brand Ads tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các Performance Ads cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Display Ads vs Search Ads.

Display Ads là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là Display Ads hay quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?
Display Ads là gì? Ví dụ về một mẫu Display Ads.

Display Ads (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các Ads bạn vẫn thấy trên Facebook là Display Ads.

Ngoài ra, một số hình thức Ads khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Ads hay Native Ads đều thuộc hệ sinh thái Ads lớn hơn là Display.

  • Search Ads là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là Search Ads(quảng cáo tìm kiếm).

Phần lớn các Search Adsxuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Search Ads là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Paid Ads vs Organic Ads.

  • Paid Ads là gì?

Paid Ads là hình thức quảng cáo có trả phí, thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng Ads (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

  • Organic Ads là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Ads), Organic Ads còn được gọi là quảng cáo miễn phí (Tự nhiên) là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.

  • Ads là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể Ads mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
  • Ads không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng Ads truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng Ads trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Ads là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng Ads khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở Ads (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo hay Advertiser (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?

Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng Ads, các thành phần hay yêu cầu Ads có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Ads.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ads Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Các nền tảng Ads phổ biến nhất toàn cầu.

Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau với từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng Ads phổ biến như bên dưới:

  • Google Ads.
  • Facebook Ads.
  • TikTok Ads.
  • Twitter Ads.
  • Instagram Ads.
  • LinkedIn Ads.
  • YouTube Ads.

Ads Law là gì?

Ads Law hay Advertising Law được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Ads Law lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Ads.

  • Ads thường được viết tắt là gì?

Thuật ngữ Ads thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Ads) và QC trong tiếng Việt.

  • Quảng cáo Facebook Ads là gì?

Trong khi có không ít người (marketer mới) sử dụng cụm từ “Quảng cáo trên Facebook Ads”, thực chất đây là cách gọi sai. Ví bản thân cụm từ “Ads” đã mang ý nghĩa là “Quảng cáo” nên cách viết đúng sẽ là “Quảng cáo Facebook” hoặc “Facebook Ads”, khái niệm dùng để chỉ việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội Facebook.

  • Advertisements hay Adverts là gì?

Advertisements hoặc Adverts trong tiếng Việt có nghĩa là mẫu quảng cáo, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.

Một mẫu Advertisements có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Mục đích của Advertsing là gì?

Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà Ads có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.

  • Ads Business là gì?

Khái niệm Ads Business hay Kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Ads Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.

Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.

  • Programmatic Ads là gì?

Còn được gọi tắt là Programmatic Ads, Programmatic Ads có nghĩa là Quảng cáo tự động hoặc quảng cáo được lập trình. Khái niệm đề cập đến cách thức các quảng cáo được hiển thị, đấu giá và hơn thế nữa thông qua công nghệ lập trình.

  • Ads Agency là gì?

Ads Agency là các công ty cung cấp các dịch vụ và sản phẩm quảng cáo (Ads Services), Ads Agency đồng nghĩa với cụm từ Ads Company, tuy nhiên trong ngành quảng cáo và marketing, Agency được sử dụng phổ biến hơn.

  • Contexual Ads là gì?

Contexual Ads có nghĩa là quảng cáo theo ngữ cảnh, là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.

Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.

  • Ads Technology hay Adtech là gì?

Ads Technology hay Adtech có nghĩa là công nghệ quảng cáo, thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

  • Native Ads là gì?

Native Ads là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.

  • Advertiser là gì?

Trong ngành Ads, Advertiser là các nhà quảng cáo, những đơn vị chạy quảng cáo trên các nền tảng (như Facebook, Google, TikTok….).

  • Place an Advertisement là gì?

Advertisement là mẫu quảng cáo. Place an Advertisement nghĩa là đặt hay chạy một mẫu quảng cáo trên một nền tảng ở một ví trí hiển thị nào đó.

  • Multi-platform Ads là gì?

Là quảng cáo trên đa nền tảng quảng cáo. Thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.

  • Immersive Ads là gì?

Immersive Ads là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.

Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.

  • Audio Ads là gì?

Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

  • Personalized Ads là gì?

Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.

  • Dynamic Ads là gì?

Dynamic Ads hay Dynamic Creatives là hình thức quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (Advert) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Dynamic Ads là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.

  • Social Media Ads là gì?

Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.

  • Inventory Ads là gì?

Là khoảng không hay không gian quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.

  • Entertaining Ads là gì?

Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.

  • Performance Based Ads (Ads) là gì?

Là khái niệm đề cập đến các hoạt động quảng cáo dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu đầu ra của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay bán hàng.

  • Content connected video Ads là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Non Commercial Ads là gì?

Là quảng cáo phi thương mại, các mẫu quảng cáo khi này không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không.

Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.

  • Chạy Ads hay Set Ads là gì?

Chính là công việc thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, có thể là trên Facebook, Google hay bất cứ nền tảng nào khác.

  • Ads Manager là gì?

Ads Manager có nghĩa là trình quản lý quảng cáo, các Ads Manager phổ biến hiện có như Facebook Ads Manager, TikTok Ads Manager hay Google Ads Manager.

  • Lead Ads là gì?

Là khái niệm mô tả các quảng cáo được xây dựng với mục tiêu là tìm kiếm Lead hay khách hàng tiềm năng. Thay vì là quảng cáo với mục tiêu xây dựng thương hiệu hay bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp muốn tìm kiếm thêm những khách hàng có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ.

  • Phần mềm chạy Ads là gì?

Phần mềm chạy ads thường được sử dụng đề cập đến các công cụ hỗ trợ quá trình chạy ads, từ việc cài đặt đến tối ưu. Tuy nhiên phần lớn các phần mềm chạy ads đều theo hướng spam (Buff). Để chạy ads đúng quy định, nhà quảng cáo chỉ cần sử dụng trình quản lý quảng cáo do các nền tảng quảng cáo cung cấp.

Cập nhật một số dữ liệu mới nhất về Digital Ads năm 2024.

Theo báo cáo dự báo về ngân sách chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số năm 2024 (Digital Ads Spending 2024) từ Business Intelligence, dưới đây là một số con số đáng quan tâm nhất.

  • Thị trường Digital Ads có giá trị khoảng 700 tỷ USD vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 13% (tốc độ tăng trưởng hàng năm của quảng cáo truyền thống chỉ là 2.4%).
  • Search Ads là mảng lớn nhất chiếm hơn 30% với giá trị khoảng 280 tỷ USD.
  • Social Media Ads chiếm vị trí thứ hai với hơn 200 tỷ USD.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về thuật ngữ Ads (Advertising) trong ngành quảng cáo và marketing. Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ ads là gì, các kỹ thuật chạy Ads và tối ưu Ads trong Marketing, cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Ads.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Từ lúc có Sếp mới: Twitter mất gần 1 triệu người dùng và doanh số quảng cáo sụt giảm

Theo thông tin được công bố trực tiếp từ Elon Musk, mạng xã hội Twitter đang chịu “mức giảm doanh thu khổng lồ”, nhưng không đưa ra số liệu.

twitter mất gần 1 triệu người dùng và doanh số quảng cáo giảm
twitter mất gần 1 triệu người dùng và doanh số quảng cáo giảm

Trong dòng tweet trên trang cá nhân, Elon Musk đổ lỗi cho “các nhóm hoạt động gây sức ép lên doanh nghiệp”, khiến họ ngừng quảng cáo trên Twitter.

Ông khẳng định mạng xã hội này chưa thay đổi chiến lược kiểm duyệt nội dung và Twitter đã làm “mọi thứ có thể để vừa lòng các nhà hoạt động”.

Dù vậy, ông không đưa ra số liệu cụ thể về việc công ty đã mất bao nhiêu, hoặc bằng chứng nào cho thấy việc doanh nghiệp rút quảng cáo là do sức ép từ các nhà hoạt động.

Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày tại Diễn đàn Đầu tư Baron, Musk tiếp tục nhắc lại quan điểm này. “Chúng tôi chưa hề thay đổi quy trình hoạt động. Chúng tôi đã làm tất cả trong khả năng để xoa dịu họ, nhưng không thành công. Vì thế, đây là mối lo ngại lớn”, ông nói.

Tính từ khi Elon Musk tiếp quản Twitter ngày 28/10, mạng xã hội này đã sa thải khoảng 50% nhân viên.

Vài ngày gần đây, hàng loạt công ty đã thông báo tạm ngừng quảng cáo trên Twitter để đánh giá những thay đổi khi Elon Musk lên điều hành công ty này. Những cái tên nổi bật là hãng xe General Motors, hãng dược phẩm Pfizer hay đại gia thực phẩm General Mills.

Hãng quảng cáo IPG cũng đã khuyên khách hàng tạm ngừng kế hoạch truyền thông trên Twitter. Dù vậy, hiện chưa rõ bao nhiêu công ty nghe theo lời khuyên của IPG.

CNBC trích nguồn tin thân cận cho biết Twitter đã thông báo cho các nhân viên về việc sa thải hôm 3/11. Nhóm kiểm duyệt nội dung cũng nằm trong danh sách bị cắt giảm nhân sự, theo Reuters.

Trong một dòng tweet hôm qua, Musk cũng giải thích về việc này. Ông nói: “Thật không may rằng chúng tôi không có lựa chọn nào khác, trong bối cảnh công ty lỗ 4 triệu USD mỗi ngày. Những người nghỉ việc sẽ được nhận 3 tháng thu nhập – cao hơn 50% quy định của pháp luật”.

Theo CNBC, việc cắt giảm mạnh tay còn diễn ra ở bộ phận marketing – chịu trách nhiệm xử lý, phân tích các vấn đề về hiệu quả quảng cáo, kinh doanh, spam.

Doanh thu quảng cáo của Twitter vốn đã giảm từ trước khi Musk tiếp quản và các nhóm hoạt động gây sức ép lên các thương hiệu.

Theo dữ liệu của MediaRadar, số lượng các nhà quảng cáo trên nền tảng này giảm từ 3.900 trong tháng 5 xuống còn 2.300 trong tháng 8, sang tháng 9, con số này lại tăng lên 2.900, lượng người dùng của Twitter cũng mất gần 1 triệu người tính từ lúc Elon Musk lên tiếp quản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới từ TikTok Works

Nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing hay các nhà quảng cáo trên nền tảng, TikTok vừa chia sẻ một số insights mới tập trung vào việc xây dựng các chiến dịch marketing.

Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới
Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới

Theo đó, TikTok vừa ra mắt một chương trình mới có tên là TikTok Works, nền tảng tập trung cung cấp nhiều insight và hướng dẫn giúp các Marketer và nhà quảng cáo tối ưu hiệu suất trên nền tảng.

Ở giai đoạn hiện tại, ​​TikTok Works chủ yếu hướng đến các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), chỉ ra vai trò của TikTok trong việc giúp người dùng khám phá thương hiệu và cách TikTok có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).

Theo phân tích từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, TikTok cho biết nền tảng này có thể thúc đẩy lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và hiệu quả bán hàng cho các thương hiệu CPG.

Theo TikTok:

“Theo các nghiên cứu, các thương hiệu tại Mỹ đã chứng kiến ​​ROAS cao hơn 96% so với tất cả các phương tiện kỹ thuật số khác được phân tích trong mô hình và gần gấp 3 lần hiệu quả bán hàng ngoại tuyến (offline sales). Các khu vực khác như Trung Đông, Châu Âu và Đông Nam Á cũng có mức tăng tương tự.”

TikTok cũng đã thực hiện một số nghiên cứu sâu hơn với NCS và phát hiện ra rằng, trong các danh mục các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc cá nhân và thực phẩm và đồ uống (F&B), quảng cáo TikTok tạo ra doanh số cao hơn so với các quảng cáo truyền thống trên TV mặc dù có mức hiển thị thấp hơn.

TikTok cũng ủy quyền cho nhóm nghiên cứu Fairing để xem xét vai trò ngày càng tăng của nền tảng trong việc thúc đẩy người tiêu dùng khám phá sản phẩm hay thương hiệu.

“Sau khi mua hàng trực tuyến, khi người tiêu dùng được hỏi nơi họ lần đầu tiên nghe về các sản phẩm mà họ đã, gần 15% cho biết họ đã khám phá sản phẩm trên TikTok. Chỉ một năm trước đó, con số này chỉ là 4%.”

Đối với những người làm marketing, điều này có nghĩa là khi hành trình mua hàng (Customer Journey) của khách hàng đã thay đổi, nhiệm vụ của họ là tập trung tương tác với các điểm chạm nơi khách hàng bị tác động (nhiều nhất) trong quá trình ra quyết định mua hàng, ví dụ trong trường hợp này, TikTok là một điểm chạm quan trọng.

Cuối cùng, TikTok cũng đã hợp tác với Kantar để phân tích cách quảng cáo TikTok (TikTok Ads) có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống khác.

“Theo phân tích của Kantar Link AI, hơn 3.500 quảng cáo TikTok được đo lường đã vượt qua các tiêu chuẩn về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số và truyền hình (TVs) của chính họ (trên nền tảng phân tích của Kantar) từ 15–20% trên nhiều chỉ số khác nhau, bao gồm tính thuyết phục (khả năng một quảng cáo sẽ thúc đẩy khuynh hướng tìm hiểu về thương hiệu) và sự thích thú (sự tác động và đánh giá cao về một quảng cáo).”

Bạn có thể xem chi tiết về TikTok Works tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Giám đốc quảng cáo của Twitter vừa thôi việc

Trên Twitter, Giám đốc mảng Quảng cáo của Twitter, Bà Sarah Personette thông báo đã từ chức vào tuần trước, càng làm tăng thêm nỗi bất an về hướng đi của mạng xã hội dưới tay Elon Musk.

Giám đốc quảng cáo của Twitter thôi việc
Giám đốc quảng cáo của Twitter thôi việc

Bà Personette gia nhập hàng ngũ các lãnh đạo cấp cao của mạng xã hội Twitter rời bỏ công ty. Cựu CEO Parag Agrawal và Giám đốc Tài chính Ned Segal cũng đã bị đuổi việc ngay khi Musk tiếp quản Twitter.

Twitter bổ nhiệm Personette làm Giám đốc Quảng cáo từ ngày 1/8/2021. Theo Axios, bà là nhân vật được kính trọng trong cộng đồng quảng cáo và là đối tác tin cậy trong Twitter, giúp các nhà Marketer xử lý những lo ngại xoay quanh thông tin giả mạo và an toàn thương hiệu. Sự ra đi của bà để lại khoảng trống lớn cho “chú chim xanh”.

Có thể nói, Twitter đang trải qua những ngày biến động mạnh, khiến cả nhà đầu tư và nhân viên bất an. Theo báo chí, sáng kiến lớn đầu tiên của Elon Musk là yêu cầu nhân viên ngay lập tức đưa ra phương án thu phí tài khoản tick xanh.

Từ năm 2009, tick xanh thể hiện người nắm giữ tài khoản là nhân vật của công chúng hay đã được xác minh.

Theo kế hoạch, những người muốn giữ tick xanh sẽ phải đăng ký dịch vụ Twitter Blue trị giá 5 USD/tháng. Elon Musk còn cân nhắc tăng phí Twitter Blue lên 20 USD/tháng.

Ngoài ra, ông chủ mới của Twitter còn được cho là sẽ cắt giảm nhân sự mạnh tay. Theo Washington Post, các thân hữu của Elon Musk, bao gồm cố vấn và bạn bè, đã tính toán phương án sa thải 1/4 trong số hơn 7.000 nhân viên của Twitter.

Hầu như mọi bộ phận đều bị ảnh hưởng, cụ thể là kinh doanh, sản phẩm, kỹ thuật, pháp lý, tín nhiệm và an toàn trong những ngày tới.

Đội ngũ lãnh đạo mới của Twitter đang tìm hiểu mọi khía cạnh doanh nghiệp, bao gồm chi tiết về quản trị nội dung, tài khoản rác cũng như rủi ro của cuộc bầu cử sắp tới. Ngược lại, nhân viên Twitter lại mù mờ về những kế hoạch mới.

Công ty chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ mua bán. Phòng truyền thông im lặng. Các tin đồn về sa thải lan tràn trên mạng, bao gồm tin đồn sa thải nhân viên trước ngày 1/11.

Dù vậy, Elon Musk vẫn lên tiếng phủ nhận đây là thông tin không chính xác.

Theo CNBC, Elon Musk huy động hơn 50 nhân viên Tesla, Boring Company và Neuralink tham gia vào vụ tiếp quản Twitter. Họ nhận nhiệm vụ tìm hiểu mọi thứ về Twitter, từ mã nguồn đến quản trị nội dung, yêu cầu bảo mật dữ liệu để tái thiết nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google thêm một số tính năng mới cho Google Ads Data Hub

Google thông báo vừa thêm một số thành phần mới cho nền tảng dữ liệu quảng cáo (Google Ads Data Hub) của mình.

Google thêm một số tính năng mới cho Google Ads Data Hub
Google thêm một số tính năng mới cho Google Ads Data Hub

Theo đó, thông qua các tính năng mới trong Google Ads Data Hub, Google cho phép các nhà quảng cáo hay marketer tải trực tiếp dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) lên BigQuery, sau đó kết hợp dữ liệu này với dữ liệu quảng cáo cấp sự kiện của Google để khám phá những insight sâu hơn.

Như bạn có thể xem trong video, Google Ads Data Hub cung cấp các liên kết giữa dữ liệu của nhà quảng cáo và những hiểu biết của Google để giúp khám phá chi tiết hơn về cách mọi người tương tác với quảng cáo để từ đó có thể giúp tối ưu hoá hiệu quả của các hoạt động marketing của thương hiệu.

Dưới đây là một số tính năng mới vừa được thêm vào Google Ads Data Hub.

Trước hết, Google thêm tính năng mới có tên là Ads Data Hub for Marketers, đây sẽ là nơi các nhà quảng cáo và Agency phân tích dữ liệu của họ.

“Với giải pháp này, nhà quảng cáo có thể truy cập nhiều insight một cách liền mạch hơn, thứ có thể giúp họ hiểu tốt hơn về cách họ đang chi tiêu trên nền tảng.”

Google cho biết các tính năng này sẽ giúp các marketer thu thập nhiều insights hơn mà lại ít phải sử dụng các nguồn lực kỹ thuật hơn, trong khi Google cũng đang có kế hoạch triển khai tính năng “đối sánh danh tính nhà quảng cáo và nhà xuất bản” (PAIR) để giúp nhà quảng cáo có nhiều cách hơn để nhắm mục tiêu quảng cáo.

“Ngoài những cập nhật mới này, những người làm marketing sẽ sớm có thể kích hoạt phân khúc đối tượng (audience segments) của họ trên không gian hiển thị quảng cáo (Inventory) mới, bao gồm cả YouTube.

Khi quyền riêng tư tiếp tục là một chủ đề lớn, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng nhiều giải pháp hơn cho phép các nhà quảng cáo và Agency đo lường và kích hoạt dữ liệu của bên thứ nhất của họ với Ads Data Hub for Marketers.”

Google cũng ra mắt Ads Data Hub for Measurement Partners, nơi cho phép các đối tác truy cập dữ liệu đo lường của YouTube.

“Với lần ra mắt này, các đối tác sẽ dễ dàng hơn trong việc đo lường và cung cấp insights cho các nhà quảng cáo hay thương hiệu.

Đối với các marketer hay thương hiệu, điều này có nghĩa là họ có thể làm việc với các đối tác của bên thứ ba độc lập (third-party partners) để tính toán và báo cáo về hiệu suất quảng cáo của họ trên YouTube trên các thiết bị, định dạng và chỉ số nhất định.”

Trong khi Google Ads Data Hub là tài nguyên quảng cáo nâng cao của Google, và cũng có phần khá kỹ thuật, các doanh nghiệp hay Marketer có thể làm việc trực tiếp với các đối tác quảng cáo của YouTube để tối ưu theo các tính năng mới này.

Bạn có thể xem thêm thông tin của Google Ads Data Hub từ Google tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Branded Keyword là gì? Cách tối ưu Branded Keywords

Tìm hiểu các nội dung về Branded Keyword như Branded Keyword là gì, tại sao Branded Keyword lại quan trọng, cách tối ưu Branded Keyword cho website và hơn thế nữa.

branded keyword là gì
Branded Keyword là gì? Cách tối ưu Branded Keywords

Nếu bạn là người từng làm các công việc liên quan đến hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine OptimizationSEO) hay đơn giản là bạn thường xuyên đọc các nội dung trên MarketingTrips.com, bạn thấy rằng từ khoá hay keyword đóng một trò hết sức quan trọng.

Tối ưu hóa cho một keyword cụ thể có nghĩa là thương hiệu sẽ có thêm cơ hội được xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, có thêm cơ hội được khám phá và khách hàng mới.

Trong khi có rất nhiều loại keyword khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn cách tối ưu hoá Branded Keyword, tức các từ khoá về thương hiệu.

Branded Keyword là gì?

Branded Keyword là khái niệm đề cập đến tất cả các keyword có thương hiệu hoặc liên quan đến thương hiệu.

Ví dụ, nếu tên doanh nghiệp của bạn là MarketingTrips, thì các keyword như MarketingTrips, Marketing Trips hay các biến thể khác như công ty MarketingTrips đều được xem là các Branded Keyword.

Ở một phạm vi rộng hơn, các Branded Keyword có thể bao gồm tên thương hiệu (Brand Name) kết hợp với các keyword hay truy vấn có liên quan khác.

Tại sao Branded Keyword lại quan trọng hay vai trò của Branded Keyword với thương hiệu là gì?

Nếu bạn từng đọc hay tìm hiểu về khái niệm thương hiệu (Brand), bạn thấy rằng thương hiệu là bản sắc của doanh nghiệp của bạn và nó cũng là một trong những phần quan trọng nhất của các hoạt động Marketing.

Trong khi với phần lớn những người làm marketing hay SEO, họ thường tập trung vào các keyword chung chung (generic keyword), các keyword liên quan đến thương hiệu lại mang một ý nghĩa to lớn khác.

Bạn cứ thử hình dung thế này, vì doanh nghiệp của bạn đầu tư khá nhiều vào các hoạt động quảng cáo hoặc xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), tên thương hiệu của bạn được khá nhiều người biết đến, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu khi họ bắt đầu tìm kiếm về cái tên đó trên các công cụ tìm kiếm hoặc trên các nền tảng mạng xã hội, họ có được rất ít thông tin hoặc thậm chí là không tìm thấy.

Nhiệm vụ của bạn khi này là hãy xuất hiện trước mắt khách hàng khi họ tìm kiếm bất cứ keyword nào liên quan đến thương hiệu tức Branded Keyword.

Cách tối ưu hóa cho các Branded Keyword.

Một khi bạn có thể hiểu được vai trò của các Branded Keyword là gì, bạn cần bắt đầu tối ưu hóa website của mình cho các Branded Keyword.

Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể tham khảo.

  • Chèn tên thương hiệu của bạn trên toàn bộ website.

Công việc tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thêm tên thương hiệu (Brand name) của bạn và các tên thương hiệu được liên kết với tất cả các sản phẩm và dịch vụ của bạn (nếu có) trên toàn bộ website.

Bạn có thể thêm vào các thẻ tiêu đề, phần nội dung chính (body content) và thậm chí cả thẻ alt của các hình ảnh liên quan. Tên thương hiệu của bạn cần phải xuất hiện ở nhiều nơi và nhiều phần trên website.

  • Tìm kiếm các Branded Keyword từ phần đề xuất của Google (hoặc trên các công cụ tìm kiếm khác).

Khi bạn bắt đầu tìm kiếm các từ khoá về thương hiệu của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, phần đề xuất từ khoá của Google (Suggest) sẽ hiển thị những từ khoá khác có liên quan đến thương hiệu của bạn mà mọi người cũng đang tìm kiếm.

Bạn cần thu thập tất cả các từ khoá này và tìm cách đưa nó vào website của mình.

  • Xây dựng các Trang riêng biệt cho từng Branded Keyword.

Sau khi thu thập được tất cả các từ hay cụm từ mà người dùng vẫn sử dụng để tìm kiếm thương hiệu của bạn, bạn nên cân nhắc đưa từng cụm từ vào từng Trang bài viết riêng biệt trên website của bạn.

  • Thêm hình ảnh và video.

Từ các bản cập nhật mới đây từ công cụ tìm kiếm có thị phần lớn nhất thế giới, Google, nền tảng này giờ đây không chỉ có văn bản (text), mà còn ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho nội dung bằng hình ảnh và video.

Nếu bạn muốn tìm cách tối đa hoá website trên các công cụ tìm kiếm, hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều nội dung đa phương tiện hơn cho người tìm kiếm.

  • Hãy đề phòng các đối thủ cạnh tranh.

Khi nói đến các từ khoá liên quan đến thương hiệu hay Branded Keyword, nó không chỉ bao gồm các keyword của thương hiệu của chính bạn mà còn cả những keyword của đối thủ cạnh tranh của bạn.

Bạn cần kiểm tra xem liệu các đối thủ cạnh tranh có đang tìm cách xếp hạng tốt hơn với các keyword liên quan đến thương hiệu của bạn hay không (cả Paid Search, tức quảng cáo tìm kiếm, lẫn Organic Search tức các thứ hạng tự nhiên).

Trong không gian tìm kiếm, có không ít các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách “chơi xấu” đối thủ của họ bằng cách gắn Branded Keyword của đối thủ với các bài viết hay đề xuất tìm kiếm tiêu cực.

Bạn thử hình dung xem, một khách hàng sẽ nghĩ gì khi họ tìm kiếm tên thương hiệu A nhưng họ lại được đề xuất các từ khoá như “A gian lận…” hay “A kém chất lượng..”.

Nếu bạn đang ở trong tình huống này, bạn có 2 cách để xử lý.

Thứ nhất, vì website của bạn có tên miền (domain) hay được “bao quanh” bởi các từ khoá liên quan đến thương hiệu (nhiều hơn so với đối thủ), bạn cần tối ưu các nội dung mà đối thủ viết thành các nội dung có lợi cho thương hiệu, Google về cơ bản là sẽ ưu tiên xếp hạng cho các từ khoá liên quan đến thương hiệu của bạn trên chính website của bạn hơn.

Thứ hai, bên cạnh việc bạn cần xếp hạng cao hơn để đẩy các từ khoá tiêu cực mà đối thủ cố tình xếp hạng, bạn cũng có thể làm điều tương tự với các Branded Keyword của đối thủ, tuy nhiên điều này thường là không được khuyến khích.

  • Xem xét việc xây dựng các website vệ tinh (satellite sites/PBN).

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm cho chiến lược Branded Keyword của mình, hãy nên xem xét việc thiết lập các trang vệ tinh và trang đích độc lập, với các tên miền khác nhau, để hỗ trợ ngược cho website chính của bạn.

Branded Keyword trong các quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).

Ngoài các hoạt động liên quan đến SEO và website, Branded Keyword cũng đặc biệt quan trọng trong thế giới quảng cáo tìm kiếm có trả phí.

Thay vì bạn thêm các từ khoá của thương hiệu của bạn hay các từ khoá chung chung khác vào các nhóm quảng cáo (chẳng hạn như trên Google Ads), bạn cũng có thêm các từ khoá liên quan đến thương hiệu của đối thủ vào.

Điều này giải thích tại sao khi bạn tìm kiếm từ khoá ví dụ là “Tiki” nhưng các website của đối thủ như Shopee hay Lazada lại xếp hạng thậm chí là còn cao hơn.

Thông qua quá trình phân tích ở trên, bạn thấy rằng, Branded Keyword nên là một phần trong các chiến lược marketing hay tối ưu nội dung của thương hiệu.

Chỉ cần bạn hiểu Branded Keyword là gì và cách ứng dụng nó như thế nào, bạn có thể bắt đầu triển khai và xây dựng cho thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ford và GM dừng quảng cáo trên Twitter khi nền tảng này có Sếp mới

General Motors (GM) và Ford đã tạm dừng quảng cáo có trả phí trên Twitter, thông báo được đưa ra đúng một ngày sau khi Elon Musk hoàn tất thương vụ mua lại mạng xã hội với hơn 300 triệu người dùng này.

Ford và GM dừng quảng cáo trên Twitter khi nền tảng này có Sếp mới
Ford và GM dừng quảng cáo trên Twitter khi nền tảng này có Sếp mới

Trong một emaiil gửi cho TechCrunch, hãng xe hơi toàn cầu GM cho biết:

“Chúng tôi hiện đang phải tương tác với Twitter để tìm hiểu định hướng mới của nền tảng sau khi có chủ sở hữu mới.

Khi nền tảng mạng xã hội này có thể có những thay đổi đáng kể, chúng tôi đã tạm dừng các quảng cáo có trả phí của mình. Các tương tác chăm sóc khách hàng của chúng tôi trên Twitter vẫn sẽ diễn ra như bình thường.”

Trong khi chưa có thông tin tiết lộ về khoản ngân sách quảng cáo mà GM đã chi tiêu trên nền tảng, hầu hết các thương hiệu xe hơi lớn đều chạy quảng cáo trên Twitter.

Từ Ford, GM, Stellantis, Porsche, VW và Volvo đến các công ty mới hơn như Rivian đều có tài khoản trên mạng xã hội này.

Trước những thông tin không mấy thuận lợi từ các nhà quảng cáo, CEO mới Elon Musk cũng đã có những thông tin đính chính ban đầu.

Ông viết: “Đã có nhiều suy đoán về lý do tại sao tôi mua lại Twitter và suy nghĩ của tôi về quảng cáo. Hầu hết nó đã sai.”

Elon Musk cũng cho biết ông tin rằng Twitter hiện có tiềm năng để trở thành một “trung tâm kỹ thuật số chung và sẽ hỗ trợ nhiều cho nhân loại.”

Những lời hứa của Elon Musk có lẽ không đủ mạnh đối với GM khi GM đang tìm cách cạnh tranh và thậm chí vượt qua Tesla về doanh số bán xe điện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook Performance 5: Công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo của Facebook

Facebook vừa giới thiệu một công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo mới có tên gọi là Performance 5, bao gồm 5 chiến thuật mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để tối ưu hoá quảng cáo.

Facebook Performance 5: Công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo của Facebook
Facebook Performance 5: Công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo của Facebook

Theo Facebook:

“Tập hợp các chiến thuật tối ưu mới được thiết kế để giúp các nhà quảng cáo doanh nghiệp nhỏ cải thiện hiệu suất quảng cáo và giảm chi phí cho mỗi hành động (CPA) trên các chiến dịch của họ.”

Dưới đây là 5 chiến thuật có trong Facebook Performance 5.

API chuyển đổi (Facebook Conversions API ).

Bằng cách triển khai Conversions API của Facebook, công cụ này sẽ đóng vai trò thiết lập kết nối trực tiếp giữa quảng cáo Facebook và các sự kiện web của doanh nghiệp, bao gồm lượt mua hàng trên trang web hoặc hành động “thêm vào giỏ hàng.”

Vì API kết nối trực tiếp dữ liệu CRM của doanh nghiệp với nền tảng quảng cáo Facebook, yếu tố nhắm mục tiêu không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi ATT của Apple.

“Chạy Conversions API song song với Facebook Pixel cũng giúp hệ thống phân phối quảng cáo của Facebook tối ưu số tiền mà một nhà quảng cáo sẽ phải trả.

Các nhà quảng cáo sử dụng Facebook Pixel khi đã thiết lập thêm Conversions API, có thể giúp giảm CPA (chi phí trên mỗi hành động) hơn 13%.”

Đơn giản hoá các nhóm quảng cáo (Ad Sets).

Facebook cho biết việc hợp nhất các mẫu quảng cáo, nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất và chi phí quảng cáo.

“Việc tận dụng các quảng cáo tương tự trong các nhóm quảng cáo giúp hệ thống phân phối quảng cáo của Facebook hoạt động hiệu quả hơn và tìm thấy nhiều cơ hội hơn cho ngân sách của nhà quảng cáo.”

Nói cách khác, bằng cách giúp hệ thống tự động của Facebook xác định đối tượng cần tiếp cận, nhà quảng cáo có thể thấy những kết quả tốt hơn.

Nhắm mục tiêu quảng cáo rộng.

Trong khi có không ít các nhà quảng cáo hay những người làm Performance Marketing cho rằng để tối ưu quảng cáo họ cần nhắm mục tiêu hẹp hoặc rất hẹp, nhiều nhà quảng cáo hiện đang thể hiện rằng quảng cáo nhắm mục tiêu rộng mang lại hiệu suất cao hơn.

Mặc dù việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp từ lâu là một thế mạnh của Facebook, với việc hệ thống đang ngày càng chuyển sang hướng tự động, cũng như các hạn chế trong khả năng thu thập dữ liệu (cookies), nhắm mục tiêu rộng hiện là cách tiếp cận tốt nhất.

Facebook khuyến nghị các nhà quảng cáo không nên sử dụng sở thích hoặc hành vi của đối tượng làm cơ sở nhắm mục tiêu.

Video thân thiện với thiết bị di động.

“Các nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo ưu tiên cho thiết bị di động (tức là các video dọc và dưới 15s) hiện đang mang lại hiệu suất tốt hơn so với những nhà quảng cáo không tuân theo điều này.”

Video dạng ngắn là xu hướng và các nhà quảng cáo nên tận dụng điều này.

Thử nghiệm quảng cáo.

Đề xuất quan trọng cuối cùng của Facebook là nhà quảng cáo nên tăng cường thử nghiệm quảng cáo (A/B Testing), tập trung vào cấu trúc nhóm quảng cáo, nhắm mục tiêu và sáng tạo trong quảng cáo, tất cả những điều này sẽ giúp cho nhà quảng cáo có nhiều ngữ cảnh hơn để ra quyết định cho việc tối ưu chiến dịch.

“Thử nghiệm A/B có thể giúp nhà quảng cáo giảm 30% chi phí quảng cáo.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator

Mạng xã hội Instagram là nền tảng hàng đầu để thương hiệu xây dựng mối quan hệ với khách hàng, trong khi nhà sáng tạo nội dung có thể là cầu nối giúp thương hiệu đạt được các mục tiêu kinh doanh quan trọng của mình.

Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator
Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator

Hãy tìm hiểu cách cộng tác với nhà sáng tạo nội dung để gia tăng giá trị cho thương hiệu ở hiện tại và đặt nền móng vững chắc cho tương lai.

Chuẩn bị sẵn cho tương lai với nhà sáng tạo nội dung.

Cộng tác với nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là cách mang lại giá trị thương hiệu ngay hôm nay và đặt nền móng vững chắc cho mai sau.

  • Sáng tạo: Họ nắm bắt và vận dụng các công cụ cũng như công nghệ mới sẽ định hình văn hóa.
  • Kết nối: Họ là những nhà lãnh đạo cộng đồng nhanh nhạy và giàu lòng cảm thông.
  • Phát triển: Họ là những người tiên phong áp dụng các công cụ thương mại, xây dựng thương hiệu riêng và khai thác mọi cơ hội kiếm tiền mang lại kế sinh nhai bằng cách sống thật với chính mình.

Cách xây dựng các mối quan hệ đối tác thương hiệu bền chặt.

  • 01. Dành thời gian để tìm nhà sáng tạo nội dung phù hợp với thương hiệu của bạn.
  • 02. Kiểm tra từng chi tiết của kết quả chuyển giao cuối cùng.
  • 03. Thảo luận về cách sử dụng, thời điểm và vị trí đăng kết quả chuyển giao cuối cùng.
  • 04. Chia sẻ ý kiến đóng góp trong quá trình sáng tạo để bám sát mục tiêu.
  • 05. Tiếp tục cộng tác sau khi bạn ký kết hợp đồng phù hợp với cả hai bên.
  • 06. Dựa trên Thông tin chi tiết (Insight) để đánh giá mức độ thành công của những việc bạn làm.

Nhìn nhận theo cách khác về cơ hội Marketing thông qua nhà sáng tạo nội dung.

  • Từ Người sáng tạo nội dung đóng vai trò là kênh truyền thông Đến Người sáng tạo nội dung đóng vai trò là đối tác chiến lược, cộng tác viên nội dung và cầu nối đến các đối tượng duy nhất.
  • Từ Số người xem tự nhiên từ cộng đồng của chính người sáng tạo nội dung Đến Với quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu, nhà quảng cáo có thể biến bài viết của người sáng tạo thành quảng cáo, kết hợp tính xác thực của người sáng tạo với khả năng nhắm mục tiêu và tối ưu hóa mạnh mẽ của Meta để tiếp cận đúng đối tượng, bao gồm cả người theo dõi lẫn người không theo dõi người sáng tạo nội dung.
  • Từ Tỷ lệ tương tác đóng vai trò là một chỉ số KPI ưu tiên Đến Đo lường và tối ưu hóa các chỉ số KPI thúc đẩy hoạt động kinh doanh (số người tiếp cận, mức độ nhận biết thương hiệu, lượt chuyển đổi, v.v.).
  • Từ Nội dung tập trung quá nhiều vào người sáng tạo nội dung hoặc thương hiệu Đến Nội dung kết hợp giữa bản sắc và mục tiêu của thương hiệu với kiến thức chuyên môn và hình thức biểu đạt của người sáng tạo nội dung.

5 bước đơn giản để củng cố mối quan hệ với nhà sáng tạo nội dung.

  • 01. Xác định Điều chỉnh ngay từ đầu về định hướng kinh doanh cũng như kết quả mong muốn để thương hiệu và người sáng tạo nội dung hiểu rõ mục tiêu.
  • 02. Khám phá Xác định người sáng tạo nội dung hướng đến cùng giá trị thương hiệu với bạn và có thể mang lại tác động mong muốn.
  • 03. Cùng sáng tạo Mô tả những lưu ý về các hình thức tiếp cận trả phí và tự nhiên cho người sáng tạo nội dung. Duy trì sự cân bằng giữa quan điểm của người sáng tạo nội dung và mục tiêu của thương hiệu, đồng thời sẵn sàng đón nhận các hình thức tiếp cận có sẵn trên nền tảng như nội dung hài hước, nhãn dán và lớp phủ văn bản.
  • 04. Mở rộng quy mô Thêm nội dung truyền thông trả phí để tiếp cận nhiều người hơn.
  • 05. Đo lường Đo lường, đánh giá và vận dụng kiến thức cho các chiến dịch tiếp theo.

Tính minh bạch được mọi người xem trọng và mang lại kết quả khả quan.

Hãy sử dụng nhãn mối quan hệ tài trợ để công khai nội dung tự nhiên có thương hiệu. Để tiếp cận các cơ hội mở rộng quy mô, nhắm mục tiêu và tối ưu hóa, hãy biến chính nội dung đó thành quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu để có thể thúc đẩy +53% tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Nguồn: Bài phân tích tổng hợp Khoa học marketing năm 2022 về 15 thử nghiệm phân tách đối với nhà quảng cáo, trong đó nhà quảng cáo và Đối tác kinh doanh của Meta cùng tạo nội dung cho chiến dịch chứa nội dung có thương hiệu (Branded Content).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips