Skip to main content

Thẻ: Quảng cáo

Facebook Performance 5: Công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo của Facebook

Facebook vừa giới thiệu một công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo mới có tên gọi là Performance 5, bao gồm 5 chiến thuật mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để tối ưu hoá quảng cáo.

Facebook Performance 5: Công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo của Facebook
Facebook Performance 5: Công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo của Facebook

Theo Facebook:

“Tập hợp các chiến thuật tối ưu mới được thiết kế để giúp các nhà quảng cáo doanh nghiệp nhỏ cải thiện hiệu suất quảng cáo và giảm chi phí cho mỗi hành động (CPA) trên các chiến dịch của họ.”

Dưới đây là 5 chiến thuật có trong Facebook Performance 5.

API chuyển đổi (Facebook Conversions API ).

Bằng cách triển khai Conversions API của Facebook, công cụ này sẽ đóng vai trò thiết lập kết nối trực tiếp giữa quảng cáo Facebook và các sự kiện web của doanh nghiệp, bao gồm lượt mua hàng trên trang web hoặc hành động “thêm vào giỏ hàng.”

Vì API kết nối trực tiếp dữ liệu CRM của doanh nghiệp với nền tảng quảng cáo Facebook, yếu tố nhắm mục tiêu không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi ATT của Apple.

“Chạy Conversions API song song với Facebook Pixel cũng giúp hệ thống phân phối quảng cáo của Facebook tối ưu số tiền mà một nhà quảng cáo sẽ phải trả.

Các nhà quảng cáo sử dụng Facebook Pixel khi đã thiết lập thêm Conversions API, có thể giúp giảm CPA (chi phí trên mỗi hành động) hơn 13%.”

Đơn giản hoá các nhóm quảng cáo (Ad Sets).

Facebook cho biết việc hợp nhất các mẫu quảng cáo, nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất và chi phí quảng cáo.

“Việc tận dụng các quảng cáo tương tự trong các nhóm quảng cáo giúp hệ thống phân phối quảng cáo của Facebook hoạt động hiệu quả hơn và tìm thấy nhiều cơ hội hơn cho ngân sách của nhà quảng cáo.”

Nói cách khác, bằng cách giúp hệ thống tự động của Facebook xác định đối tượng cần tiếp cận, nhà quảng cáo có thể thấy những kết quả tốt hơn.

Nhắm mục tiêu quảng cáo rộng.

Trong khi có không ít các nhà quảng cáo hay những người làm Performance Marketing cho rằng để tối ưu quảng cáo họ cần nhắm mục tiêu hẹp hoặc rất hẹp, nhiều nhà quảng cáo hiện đang thể hiện rằng quảng cáo nhắm mục tiêu rộng mang lại hiệu suất cao hơn.

Mặc dù việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp từ lâu là một thế mạnh của Facebook, với việc hệ thống đang ngày càng chuyển sang hướng tự động, cũng như các hạn chế trong khả năng thu thập dữ liệu (cookies), nhắm mục tiêu rộng hiện là cách tiếp cận tốt nhất.

Facebook khuyến nghị các nhà quảng cáo không nên sử dụng sở thích hoặc hành vi của đối tượng làm cơ sở nhắm mục tiêu.

Video thân thiện với thiết bị di động.

“Các nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo ưu tiên cho thiết bị di động (tức là các video dọc và dưới 15s) hiện đang mang lại hiệu suất tốt hơn so với những nhà quảng cáo không tuân theo điều này.”

Video dạng ngắn là xu hướng và các nhà quảng cáo nên tận dụng điều này.

Thử nghiệm quảng cáo.

Đề xuất quan trọng cuối cùng của Facebook là nhà quảng cáo nên tăng cường thử nghiệm quảng cáo (A/B Testing), tập trung vào cấu trúc nhóm quảng cáo, nhắm mục tiêu và sáng tạo trong quảng cáo, tất cả những điều này sẽ giúp cho nhà quảng cáo có nhiều ngữ cảnh hơn để ra quyết định cho việc tối ưu chiến dịch.

“Thử nghiệm A/B có thể giúp nhà quảng cáo giảm 30% chi phí quảng cáo.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator

Mạng xã hội Instagram là nền tảng hàng đầu để thương hiệu xây dựng mối quan hệ với khách hàng, trong khi nhà sáng tạo nội dung có thể là cầu nối giúp thương hiệu đạt được các mục tiêu kinh doanh quan trọng của mình.

Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator
Instagram: Cách thương hiệu nên cộng tác với Content Creator

Hãy tìm hiểu cách cộng tác với nhà sáng tạo nội dung để gia tăng giá trị cho thương hiệu ở hiện tại và đặt nền móng vững chắc cho tương lai.

Chuẩn bị sẵn cho tương lai với nhà sáng tạo nội dung.

Cộng tác với nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là cách mang lại giá trị thương hiệu ngay hôm nay và đặt nền móng vững chắc cho mai sau.

  • Sáng tạo: Họ nắm bắt và vận dụng các công cụ cũng như công nghệ mới sẽ định hình văn hóa.
  • Kết nối: Họ là những nhà lãnh đạo cộng đồng nhanh nhạy và giàu lòng cảm thông.
  • Phát triển: Họ là những người tiên phong áp dụng các công cụ thương mại, xây dựng thương hiệu riêng và khai thác mọi cơ hội kiếm tiền mang lại kế sinh nhai bằng cách sống thật với chính mình.

Cách xây dựng các mối quan hệ đối tác thương hiệu bền chặt.

  • 01. Dành thời gian để tìm nhà sáng tạo nội dung phù hợp với thương hiệu của bạn.
  • 02. Kiểm tra từng chi tiết của kết quả chuyển giao cuối cùng.
  • 03. Thảo luận về cách sử dụng, thời điểm và vị trí đăng kết quả chuyển giao cuối cùng.
  • 04. Chia sẻ ý kiến đóng góp trong quá trình sáng tạo để bám sát mục tiêu.
  • 05. Tiếp tục cộng tác sau khi bạn ký kết hợp đồng phù hợp với cả hai bên.
  • 06. Dựa trên Thông tin chi tiết (Insight) để đánh giá mức độ thành công của những việc bạn làm.

Nhìn nhận theo cách khác về cơ hội Marketing thông qua nhà sáng tạo nội dung.

  • Từ Người sáng tạo nội dung đóng vai trò là kênh truyền thông Đến Người sáng tạo nội dung đóng vai trò là đối tác chiến lược, cộng tác viên nội dung và cầu nối đến các đối tượng duy nhất.
  • Từ Số người xem tự nhiên từ cộng đồng của chính người sáng tạo nội dung Đến Với quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu, nhà quảng cáo có thể biến bài viết của người sáng tạo thành quảng cáo, kết hợp tính xác thực của người sáng tạo với khả năng nhắm mục tiêu và tối ưu hóa mạnh mẽ của Meta để tiếp cận đúng đối tượng, bao gồm cả người theo dõi lẫn người không theo dõi người sáng tạo nội dung.
  • Từ Tỷ lệ tương tác đóng vai trò là một chỉ số KPI ưu tiên Đến Đo lường và tối ưu hóa các chỉ số KPI thúc đẩy hoạt động kinh doanh (số người tiếp cận, mức độ nhận biết thương hiệu, lượt chuyển đổi, v.v.).
  • Từ Nội dung tập trung quá nhiều vào người sáng tạo nội dung hoặc thương hiệu Đến Nội dung kết hợp giữa bản sắc và mục tiêu của thương hiệu với kiến thức chuyên môn và hình thức biểu đạt của người sáng tạo nội dung.

5 bước đơn giản để củng cố mối quan hệ với nhà sáng tạo nội dung.

  • 01. Xác định Điều chỉnh ngay từ đầu về định hướng kinh doanh cũng như kết quả mong muốn để thương hiệu và người sáng tạo nội dung hiểu rõ mục tiêu.
  • 02. Khám phá Xác định người sáng tạo nội dung hướng đến cùng giá trị thương hiệu với bạn và có thể mang lại tác động mong muốn.
  • 03. Cùng sáng tạo Mô tả những lưu ý về các hình thức tiếp cận trả phí và tự nhiên cho người sáng tạo nội dung. Duy trì sự cân bằng giữa quan điểm của người sáng tạo nội dung và mục tiêu của thương hiệu, đồng thời sẵn sàng đón nhận các hình thức tiếp cận có sẵn trên nền tảng như nội dung hài hước, nhãn dán và lớp phủ văn bản.
  • 04. Mở rộng quy mô Thêm nội dung truyền thông trả phí để tiếp cận nhiều người hơn.
  • 05. Đo lường Đo lường, đánh giá và vận dụng kiến thức cho các chiến dịch tiếp theo.

Tính minh bạch được mọi người xem trọng và mang lại kết quả khả quan.

Hãy sử dụng nhãn mối quan hệ tài trợ để công khai nội dung tự nhiên có thương hiệu. Để tiếp cận các cơ hội mở rộng quy mô, nhắm mục tiêu và tối ưu hóa, hãy biến chính nội dung đó thành quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu để có thể thúc đẩy +53% tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Nguồn: Bài phân tích tổng hợp Khoa học marketing năm 2022 về 15 thử nghiệm phân tách đối với nhà quảng cáo, trong đó nhà quảng cáo và Đối tác kinh doanh của Meta cùng tạo nội dung cho chiến dịch chứa nội dung có thương hiệu (Branded Content).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips

Quảng cáo trực tuyến suy giảm toàn cầu

Doanh thu quảng cáo của các nền tảng quảng cáo lớn trong ngành như Alphabet (công ty mẹ Google) hay Microsoft đều cho kết quả kém khả quan và giảm mạnh so với cùng kỳ.

Theo CNBC, thị trường quảng cáo trực tuyến tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề khi hai ông lớn trong ngành là Alphabet Inc. – công ty mẹ Google và Microsoft báo cáo doanh thu đáng thất vọng trong quý gần đây nhất.

Cụ thể, trong báo cáo tài chính quý III/2022 của Alphabet, doanh thu quảng cáo trên YouTube giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 7,07 tỷ USD so với ước tính của các nhà phân tích là 7,42 tỷ USD.

Đây cũng là lần đầu tiên doanh thu quảng cáo của YouTube giảm so với cùng kỳ năm trước kể từ khi công ty bắt đầu công bố kết quả kinh doanh riêng của từng mảng vào năm 2019.

Tăng trưởng doanh thu tổng thể của Alphabet giảm mạnh từ 41% một năm trước xuống chỉ còn 6%, nhấn mạnh nỗi lo sợ về một cuộc suy thoái đang rình rập buộc các công ty phải cắt giảm nhiều chiến dịch quảng cáo và tiếp thị.

Các nền tảng lớn suy giảm.

Giám đốc tài chính Ruth Porat của Alphabet cũng thừa nhận sự bấp bênh của một số yếu tố kinh tế đang là thách thức lớn và “chủ yếu phản ánh sự sụt giảm trong chi tiêu của các nhà quảng cáo”.

Trong khi đó, Giám đốc kinh doanh của Google, Philipp Schindler nói rằng công ty nhận thấy các doanh nghiệp đang dần cắt giảm chi tiêu cho các quảng cáo trên công cụ tìm kiếm ở các lĩnh vực như bảo hiểm, vay nợ, tiền mã hóa…

Mới tuần trước, Snap cho dấu hiệu đầu tiên về sự suy thoái của thị trường quảng cáo trực tuyến khi công bố kết quả kinh doanh, cho thấy đây là quý tồi tệ nhất của hãng khi tăng trưởng doanh thu chậm, khiến cổ phiếu sụt giảm hơn 30% vào ngày hôm sau.

Theo bức thư gửi các nhà đầu tư, Snap cho rằng doanh số bán hàng kém là do các công ty đang phải “cắt giảm ngân sách tiếp thị” để đối phó với nền kinh tế yếu kém.

Một ông lớn khác trong ngành là Microsoft cũng cho thấy sự chững lại trong kinh doanh quảng cáo trực tuyến với báo cáo quý mới nhất.

Theo đó, mảng kinh doanh quảng cáo tìm kiếm và tin tức, bao gồm công cụ Bing và Microsoft News cho doanh số bán hàng chỉ đặt mức tăng trưởng 16%, thấp hơn nhiều so với mức cùng kỳ năm ngoái là 40%.

Tốc độ tăng trưởng của mảng kinh doanh quảng cáo liên tiếp bị thu hẹp lại theo từng quý trong năm qua, trùng với quỹ đạo đi xuống chung của toàn bộ thị trường quảng cáo trực tuyến.

Ngoài ra, tăng trưởng doanh số hàng quý trên mạng xã hội việc làm LinkedIn của Microsoft đã giảm xuống còn 17% so với mức 42% trong cùng kỳ năm 2021.

“Việc giảm chi tiêu quảng cáo của khách hàng, vốn thường suy yếu vào cuối quý, đã ảnh hưởng đến việc tìm kiếm trong các giải pháp quảng cáo và Marketing của LinkedIn”, Giám đốc tài chính của Microsoft, Amy Hood nói với các nhà phân tích.

Meta – công ty mẹ Facebook dự kiến ​​sẽ báo cáo quý thứ hai liên tiếp về doanh số sụt giảm, nhấn mạnh tình trạng hỗn loạn hiện nay trong ngành quảng cáo trực tuyến.

Theo đánh giá từ các báo cáo gần đây của nhiều gã khổng lồ công nghệ khác nhau, CNBC nhận định không có khả năng nào để Meta đưa ra dấu hiệu phục hồi.

Spotify, nền tảng phát nhạc trực tuyến với Mỹ là thị trường lớn nhất cũng không tránh khỏi khủng hoảng. Công ty cho biết hôm 25/10 rằng môi trường kinh tế “đầy thách thức” đã ảnh hưởng đến doanh số quảng cáo của công ty trong quý III/2022, góp phần gây ra thiệt hại lớn mặc dù hoạt động mở rộng người dùng vẫn tăng trưởng vững chắc.

Kết quả tăng trưởng doanh thu kém cỏi là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự chậm lại của ngành quảng cáo trực tuyến nói riêng và nền kinh tế lớn nhất thế giới nói chung là khi người tiêu dùng và doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu vào thời điểm lạm phát tăng cao.

Ảnh hưởng từ lạm phát.

Ngân sách Marketing thường là nơi đầu tiên mà các công ty nghĩ đến khi cố gắng cắt giảm chi phí. Theo phân tích của Financial Times, thước đo niềm tin của người tiêu dùng hiện đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Chỉ số tình hình do Conference Board công bố đã giảm xuống chỉ còn 138,9, mức yếu nhất kể từ tháng 4/2021.

Lynn Franco, giám đốc cấp cao tại Conference Board, cho biết chỉ số giảm mạnh cho thấy tăng trưởng kinh tế đã chậm lại vào đầu quý IV/2022 và mô tả kỳ vọng của người tiêu dùng là “rất ảm đạm”.

Nền kinh tế toàn cầu liên tục chao đảo trong những tháng gần đây khi các ngân hàng trung ương liên tục nâng lãi suất để chống lại tỷ lệ lạm phát cao nhất trong hơn 40 năm qua.

Chiến lược này đang đe dọa đẩy nền kinh tế vào suy thoái.

Theo AP, hiện nhiều hộ gia đình đã thắt chặt ngân sách và cắt giảm những mặt hàng không cần thiết, dẫn đến việc các nhà quảng cáo chi tiêu ít hơn để Marketing sản phẩm và dịch vụ của họ.

Cũng trong báo cáo tài chính, CEO Sundar Pichai của Google cho biết sẽ cắt giảm chi phí vận hành công ty trước sự xuống dốc của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất tăng cao và doanh nghiệp giảm chi cho quảng cáo. Công ty sẽ giảm tuyển thêm nhân sự mới vào quý IV để điều chỉnh các nguồn chi của tập đoàn.

Bên cạnh suy thoái kinh tế khiến người dùng thắt chặt chi tiêu, nguyên nhân của sự sụt giảm trên toàn ngành có thể kể đến sự cạnh tranh cho chi phí quảng cáo đến từ các mạng xã hội khác, cùng với xu hướng ưa chuộng TikTok hơn YouTube của người dùng, Bloomberg nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple buộc Facebook phải trả 30% phí từ các quảng cáo bài đăng

Với bản cập nhật quy định App Store, Apple sẽ thu phí từ nhiều dạng giao dịch trong ứng dụng hơn, bao gồm giao dịch NFT và mua lượt tiếp cận bài đăng (Boost Post) trên các nền tảng mạng xã hội.

Apple buộc Facebook phải trả 30% phí từ các quảng cáo bài đăng
Apple buộc Facebook phải trả 30% phí từ các quảng cáo bài đăng

Mỗi khi người dùng App Store thực hiện giao dịch trong ứng dụng (in-app purchase hay IAP), nhà phát triển chỉ được hưởng 70% số tiền.

Apple “cắt phế” 30%, đồng thời cấm sử dụng bất kỳ hình thức giao dịch nào ngoài IAP nhằm giữ cho nguồn tiền nằm trong hệ sinh thái.

Từ lâu nhiều người dùng và nhà phát triển ứng dụng đã chỉ trích Apple “ăn dày” và độc quyền giao thức thanh toán. Nhà phát triển tựa game Fortnite, Epic Games, thậm chí đã kiện Apple từ năm 2020 sau khi Fortnite bị xóa khỏi App Store vì tìm cách lách khoản phí 30%.

Bây giờ, cùng với bản cập nhật iOS 16.1 và iPad OS 16.1, Apple cũng cập nhật các quy định App Store để bao gồm nhiều dạng giao dịch hơn nữa so với trước đây, đồng nghĩa với việc tính phí nhiều giao dịch hơn.

“Chấp nhận” NFT.

Apple chính thức cho phép các ứng dụng bán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến NFT, mã thông báo không thể thay thế chứng nhận quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, với điều kiện các NFT này có được qua IAP.

Về mặt tích cực, người dùng mới sẽ dễ dàng tương tác với NFT, theo Daniel Mason, nhà đầu tư tại Framework Ventures.

Sau khi mua NFT chỉ với một vài nút bấm như mua các “gói” thông thường trong ứng dụng, người dùng có thể rao bán, trao đổi hoặc dùng các NFT này làm tiền tệ mở khóa nội dung trả phí.

Mặt tiêu cực cho các nhà phát triển là tất cả giao dịch NFT sẽ phải trả mức “thuế Apple” 30%.

“Các ứng dụng có thể cho phép người dùng xem NFT của riêng họ, miễn là quyền sở hữu các NFT này không mở khóa các tính năng trong ứng dụng”, Apple viết.

Có nghĩa là các NFT mà người dùng sở hữu từ trước, hoặc qua các kênh giao dịch ngoài IAP và không bị tính phí 30%, sẽ không có giá trị như tiền tệ trong ứng dụng App Store.

“Động thái mới của Apple không phải là ‘chiến thắng’ cho NFT, hãng này đang áp thuế vô lý và các nhà phát triển ứng dụng sẽ không thiết lập NFT trên ứng dụng ngay từ đầu nếu không có giá trị tiết kiệm chi phí”, Vlad Avesalon, đồng sáng lập Vennity NFT, bình luận trên Twitter.

Nhiều bình luận đồng ý với Avesalon rằng các nhà phát triển NFT sẽ không “cắn răng chịu đựng” khoản phí 30%, thay vào đó rất có thể cơ cấu chi phí của NFT bán qua IAP sẽ thay đổi và người dùng phải trả mức giá cao hơn khi mua qua ứng dụng. IAP cũng không chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử, do đó người dùng phải mua NFT bằng tiền mặt.

“Apple đang tìm cách loại bỏ tình trạng Reddit và các ứng dụng khác sử dụng NFT như một giao thức thanh toán né tránh phí IAP”, Collins Belton, luật sư chuyên về tài sản kỹ thuật số tại công ty luật Brookwood P.C., San Francisco, cho biết.

Quy định mới của Apple nói rõ “các nhà phát triển không được bao gồm các nút bấm, liên kết bên ngoài hoặc các lời kêu gọi hành động hướng khách hàng đến các cơ chế mua hàng không phải IAP”.

“Các nhà phát triển game đã tìm cách tích hợp Web3, NFT, tiền điện tử, sẽ là những người bị tổn hại nhiều nhất”, Jason Baptiste, nhà sáng lập YDY Life, đánh giá.

Thay đổi lần này cho thấy Apple coi NFT là một mối đe dọa với doanh thu App Store, trong đó khoảng 60-70% đến từ game, và cần bị kiểm soát, theo Baptiste.

Mua lượt tiếp cận cũng là IAP.

Thay đổi quan trọng thứ hai là đối với tính năng “boost”, hay tăng cường lượt tiếp cận của các bài đăng trên mạng xã hội.

Trước đây tính năng này có thể được thực hiện trực tiếp giữa người dùng và ứng dụng mạng xã hội. Ví dụ, người dùng trả tiền trực tiếp cho Meta nếu muốn “boost” một bài đăng Facebook hay Instagram. Bây giờ, giao dịch này bắt buộc phải đi qua hệ thống IAP và phải trả phí 30% cho Apple.

The Verge đánh giá thay đổi này là “cú đánh trực diện với Meta”. Tính năng “boost” tương tự của Twitter, TikTok vốn đi qua IAP, nhưng Meta đến nay vẫn thực hiện giao dịch trực tiếp với người dùng.

“Thay đổi này chủ yếu ảnh hưởng đến Facebook và Instagram, vốn cho phép người dùng trả tiền để tăng phạm vi tiếp cận của các bài đăng”, theo Alex Heath tại The Verge.

“Apple tiếp tục tìm cách phát triển hoạt động kinh doanh của riêng họ trong khi làm tổn hại các công ty khác trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Apple trước đây cho biết không tính phí trên doanh thu quảng cáo của nhà phát triển, bây giờ dường như họ đã thay đổi quyết định”, Tom Channick, người phát ngôn của Meta, nói trong tuyên bố gửi cho The Verge.

Bị Apple thu phí, Facebook và Instagram rất có thể sẽ tăng giá tính năng “boost” và người dùng phải trả phí cao hơn hiện nay cho cùng lượng tiếp cận bài đăng, theo TechCrunch.

Hiện tại thay đổi này chưa ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu quảng cáo của Meta, bởi vì các nhà quảng cáo lớn thường mua quảng cáo qua các ứng dụng quản lý độc lập. Loại ứng dụng này đang được Apple “bỏ qua”.

“Ứng dụng quản lý quảng cáo: Ứng dụng cho mục đích duy nhất là giúp các nhà quảng cáo mua và quản lý các chiến dịch quảng cáo không cần sử dụng IAP. Các ứng dụng này dành cho mục đích quản lý chiến dịch và không tự hiển thị quảng cáo”, Apple viết trong hướng dẫn quy định mới.

Tuy nhiên với tiền lệ thu phí tính năng “boost” lần này, Apple có thể tiếp tục thay đổi chính sách đối với các ứng dụng quản lý quảng cáo trong tương lai. Nếu bị thu phí 30% trên toàn bộ quảng cáo, doanh thu của Meta sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing và Quảng cáo: Sự nhầm lẫn muôn thuở

Trong khi vốn dĩ là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, Marketing và Quảng cáo vẫn thường bị nhầm lẫn, cả về mục đích lẫn chiến thuật tiếp cận.

marketing và quảng cáo
Marketing và Quảng cáo: Sự nhầm lẫn muôn thuở

Với tư cách là những người làm nghề chuyên nghiệp, một trong những điều căn bản nhất là phân biệt rõ các khái niệm, bản chất và cách ứng dụng của các thuật ngữ, trong trường hợp này, chính là Marketing và Quảng cáo.

Như MarketingTrips đã đề cập trong khá nhiều bài viết khác nhau, mục tiêu chính của việc phân biệt các thuật ngữ trong ngành marketing không chỉ là chuyện đúng sai của câu từ mà là hiểu bản chất thực sự đằng sau mỗi thuật ngữ, thứ có thể giúp các Marketer có được những định hướng hành động thực thi đúng đắn.

Sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo là một trong số đó.

Marketing và Quảng cáo.

Trước khi đi vào tìm hiểu sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này, hãy cùng khám phá ý nghĩa riêng của chúng.

Về cơ bản, Marketing giúp xác định nhu cầu của khách hàng và Quảng cáo đóng vai trò giới thiệu hay chuyển tải những sản phẩm hay dịch vụ đến công chúng (người tiêu dùng) một cách hấp dẫn và thuyết phục nhất.

Quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục, trong khi Marketing cố gắng tìm cách thu thập và phân tích số liệu để có thể có được những sự thuyết phục đó.

Marketing là quá trình được bắt đầu từ lúc sản phẩm mới hình thành (chưa thành sản phẩm hoàn chỉnh), trong khi quảng cáo chỉ là một phần của hoạt động Marketing và là một trong những bước cuối cùng trong chuỗi quy trình bán hàng.

Nói một cách dễ hiểu,

  • Thông qua Marketing, một doanh nghiệp thực hiện một kế hoạch nghiên cứu thị trường một cách có hệ thống cho các danh mục kinh doanh nhằm chuyển đổi sản phẩm hay dịch vụ thành hàng hóa có thể trao đổi (bán) được.
  • Trong khi đó, quảng cáo liên quan đến việc thu hút sự chú ý của công chúng tới một sản phẩm hay dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông có trả phí (cũng có những quảng cáo không phải mất phí nhưng điều này rất ít khi xảy ra).
  • Trong khi Marketing thường mang tính bao trùm.
  • Quảng cáo được nhắm mục tiêu, cụ thể và định hướng theo mục tiêu.
  • Marketing là một quá trình hoàn chỉnh mà thông qua đó các doanh nghiệp có thể chuẩn bị các sản phẩm để ra mắt trên thị trường.
  • Quảng cáo, theo sau, là một thành phần của Marketing và là một trong những bước quan trọng trong quá trình bán hàng.

Một khi nói đến 2 thuật ngữ này, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về Marketing và Quảng cáo.

Trong khi có không ít nơi đề cập các thuật ngữ này một cách giao thoa và không rõ nghĩa, bởi có lẽ nó được viết bởi những người chưa từng làm việc thực tế, dưới đây là cách mà MarketingTrips phân tích giúp bạn.

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản của Marketing và Quảng cáo.

Tính đặc thù của Marketing.

Marketing là một hoạt động kinh doanh liên quan đến việc xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua các chiến thuật tiếp cận thị trường có chủ đích.

Marketing diễn ra theo nhiều bước khác nhau và được thực hiện theo những cách khác nhau dựa trên từng loại thị trường, sản phẩm hay dịch vụ, các giai đoạn có trong phễu bán hàng (Sales Funnel) và nhận thức của công chúng về sản phẩm.

Với tư cách là một người làm marketing chuyên nghiệp, bạn hiểu rằng một kế hoạch Marketing (Marketing Plan) bền vững phải là một kế hoạch bao gồm việc phân tích kỹ lưỡng về thị trường và hành vi mua hàng của đối tượng mục tiêu.

Kế hoạch này cũng bao gồm việc nắm bắt sự thay đổi, xác định giá trị của sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng cáo một cách hiệu quả và không ngừng thu nhận phản hồi từ phía khách hàng.

Marketing đi trước quảng cáo vì nó bao gồm cả quảng cáo.

Tóm lại, Marketing bao gồm các hoạt động chính.

  • Thực hiện nghiên cứu thị trường, khách hàng, khảo sát và phỏng vấn.
  • Khai thác dữ liệu về hiệu suất sản phẩm.
  • Nghiên cứu các thương hiệu hay đối thủ cạnh tranh và tìm ra khoảng trống nhu cầu.
  • Cung cấp những dữ liệu và insight cho quảng cáo.
  • Thiết lập các đề xuất giá trị (value propositions) được định hướng bởi nghiên cứu thị trường và phản hồi của khách hàng.
  • Sử dụng các đề xuất giá trị thu thập được để xác định các điểm bán hàng khác biệt (USP) của sản phẩm và dịch vụ.

Áp dụng quy trình Marketing.

Các chiến lược Marketing có thể được tóm tắt thành khái niệm Marketing Mix: Bao gồm Marketing Mix 4Ps hoặc Marketing Mix 7Ps, tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình làm Marketing phù hợp.

  • P1 – Product: Xác định thứ mà bạn sẽ bán cho người tiêu dùng.
  • P2 – Price: Xây dựng chiến lược giá bán cho từng phân khúc (nếu có).
  • P3 – Place: Lựa chọn hình thức để phân phối sản phẩm đến tay người dùng.
  • P4 – Promotion: Đưa ra chiến lược quảng cáo và định hình thông điệp Marketing.
  • P5 – People: Là tất cả những ai có tham gia vào quá trình sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng.
  • P6 – Process: Mô tả các phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho khách hàng.
  • P7 – Physical Evidence: Là những bằng chứng nhằm mục tiêu đảm bảo với khách hàng rằng một doanh nghiệp cụ thể có đủ sự tin tưởng và tồn tại (về mặt vật lý). Các minh chứng hữu hình có thể là hệ thống trang thiết bị, máy móc, văn phòng, các giấy chứng nhận kinh doanh, biên lai thuế…

Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn vô số các cách thức tiếp cận Marketing khác nhau như: Digital Marketing, Brand Marketing, Content Marketing hay Influencer Marketing.

Để có thể hiểu toàn bộ về ngành marketing, bạn có thể xem ngành marketing là gì

Cuối cùng, bạn cần nhớ rằng, Marketing cần bao gồm một chiến lược rộng và dài hạn.

Tính đặc thù của quảng cáo.

Không giống như Marketing, Quảng cáo là quá trình truyền tải giá trị và cách sử dụng sản phẩm cho đối tượng mục tiêu.

Quá trình này bao gồm việc xây dựng chiến lược quảng cáo, chọn kênh hay nền tảng quảng cáo, thông điệp quảng cáo, xây dựng, phân phối và tối ưu quảng cáo, và hơn thế nữa.

Một chiến dịch quảng cáo thường gắn liền với các dữ liệu Marketing cụ thể, định vị sáng tạo và sử dụng các ngôn từ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của công chúng mục tiêu.

Quảng cáo là tất cả những thứ liên quan đến việc truyền tải các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông và các kênh phân phối khác nhau.

Tóm lại, quảng cáo có thể bao gồm:

  • Tạo nên sự hứng thú cho một sản phẩm.
  • Nghiên cứu và xây dựng các thông điệp quảng cáo.
  • Quảng cáo sản phẩm trên Facebook, Google, TikTok, Instagram và các nền tảng khác.
  • Tối ưu quảng cáo theo các mục tiêu (Marketing) chung của thương hiệu.

Áp dụng quy trình quảng cáo.

Quá trình quảng cáo được thực hiện trong 3 bước. Đầu tiên, bạn phải có một sản phẩm hay thấu hiểu toàn diện về sản phẩm.

Tiếp theo, bạn cũng phải nghiên cứu thị trường (tất nhiên là thông qua Marketing) để dự đoán doanh số bán hàng, hiểu về đối thủ, mong muốn của khách hàng và cả việc xác định các chỉ số benchmark làm tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiệu quả.

Cuối cùng, bạn phải thiết kế các mẫu quảng cáo sáng tạo theo từng nền tảng và tối ưu các mẫu quảng cáo đó theo thời gian.

Bạn có thể xem thêm quảng cáo là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ quảng cáo.

Kết luận về sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo mà mọi Marketer đều không nên nhầm lẫn.

Kết luận về sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo mà mọi Marketer đều không nên nhầm lẫn.
Kết luận về sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo mà mọi Marketer đều không nên nhầm lẫn.

Từ quá trình phân tích ở trên, có thể kết luận rằng Marketing là một quá trình đầu cuối dài hạn, trong khi quảng cáo là một giai đoạn có trong toàn bộ chuỗi hành động.

Mục tiêu của việc phân biệt sự khác nhau giữa Marketing và Quảng cáo không phải là để chứng minh việc đúng sai của câu từ hay cách sử dụng ngữ pháp mà là hiểu bản chất thực sự đằng sau của chúng, thứ nói lên việc bạn cần phải làm.

Bằng cách hiểu được sự khác biệt này, bạn có có thể có được nhiều cách tiếp cận hay chiến lược hiệu quả hơn để phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google thêm thể loại nhạc làm vị trí hiển thị cho quảng cáo video

Google đang cập nhật các chiến dịch quảng cáo video trên YouTube cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người đang nghe một loại hay kiểu nhạc cụ thể nào đó.

Google thêm thể loại nhạc làm vị trí hiển thị cho quảng cáo video
Google thêm thể loại nhạc làm vị trí hiển thị cho quảng cáo video

Theo đó, Google đang triển khai một tùy chọn vị trí hiển thị quảng cáo (Ad Placement) mới cho quảng cáo video cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quảng cáo đến các loại nhạc cụ thể trên YouTube.

Vị trí mới có tên gọi là “Music Mood Lineups” (tạm dịch là nhạc theo tâm trạng) được thiết kế để giúp nhà quảng cáo tiếp cận người dùng theo những tâm trạng cụ thể dựa vào thể loại nhạc mà họ đang nghe.

Google cho biết:

“Âm nhạc là một phương tiện mang tính cá nhân sâu sắc và thường phản ánh đúng trạng thái tâm trí của người nghe.

Trên thực tế, một cuộc khảo sát mới của Ipsos do Google ủy quyền cho thấy 48% người dùng Mỹ nói rằng họ sử dụng âm nhạc để cải thiện tâm trạng và 84% nói rằng âm nhạc khiến họ rất vui vẻ.”

Music Mood Lineups sẽ bao gồm các kiểu nhạc dưới đây:

  • Lãng mạn
  • Hạnh phúc & Nâng cao tinh thần
  • Chill
  • Lạc quan
  • Tâm trạng vui vẻ.

Khi nhà quảng cáo lựa chọn hiển thị quảng cáo theo Music Mood Lineups, quảng cáo sẽ được phân phối cùng với các video có các tín hiệu tâm trạng tương tự trên YouTube.

Các quốc gia khả dụng với tuỳ chọn quảng cáo mới.

Tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo mới hiện khả dụng cho các nhà quảng cáo Google Ads trên 20 quốc gia khác nhau.

Bạn có thể tìm thấy tuỳ chọn mới này tại phần Content (Nội dung) trong thanh điều hướng của tài khoản Google Ads.

Tất cả các vị trí hay tuỳ chọn hiển thị quảng cáo sẽ được hiển thị dưới tab này. Để loại trừ, bạn cũng có thể chọn “Exclusions” để tiếp tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tối ưu doanh số bán hàng trên Instagram trong 2022 với một vài chiến thuật đơn giản

Tham khảo một số chiến thuật đơn giản mà người làm marketing có thể sử dụng để tối ưu doanh số bán hàng trên Instagram vào năm 2022.

bán hàng trên Instagram trong 2022
Một vài chiến thuật để tối ưu doanh số bán hàng trên Instagram 2022

Với hơn 1.5 tỷ người dùng và gần 3 tỷ lượt truy cập mỗi tháng tính đến năm 2022, Instagram là mạng xã hội lớn thứ 3 toàn cầu sau Facebook và YouTube.

Điều này mang đến những tiềm năng bán hàng vô cùng lớn, đặc biệt là nếu thương hiệu đang tập trung vào Gen Z.

Dưới đây là một số chiến thuật mà Marketer có thể tham khảo.

Chia sẻ những câu chuyện chân thực.

Nếu bạn cập nhật thường xuyên các nội dung mà MarketingTrips đã đề cập trong thời gian gần đây về các cách thức làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội, tính chân thực là chìa khoá.

Từ các nền tảng mạng xã hội như TikTok đến Instagram, khi phần lớn người dùng (hơn 70%) là Gen Z, những người luôn mong muốn nhận được những câu chuyện thực từ thương hiệu, không quá trau chuốt, không “quảng cáo” quá mức, những giọng điệu hay tính chân thực của thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Để có thể thúc đẩy khả năng tương tác với thương hiệu, người làm marketing nên hạn chế việc chỉnh sửa (filter, edit), thêm hiệu ứng và hơn thế nữa vào các nội dung quảng cáo hay thông điệp liên quan đến thương hiệu.

Trong thế giới kỹ thuật số mới, mọi người phản ứng tích cực hơn với tính xác thực (Authentic Marketing) và mong muốn những gì thương hiệu chia sẻ là có cơ sở.

Kết hợp hài hoà giữa nội dung tự nhiên (Organic) với nội dung có trả phí (Paid).

Đối với hầu hết các chiến lược tiếp cận trên Social Media, cho dù là phát triển thông qua các nội dung tự nhiên hay sử dụng quảng cáo – chúng đều có những điểm ưu điểm và hạn chế riêng. Chìa khoá ở đây là sự kết hợp hài hoà giữa cả hai.

Trên Instagram hay bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác, qua thời gian, các thuật toán sẽ tìm cách để hạn chế mức độ tiếp cận của các bài đăng tự nhiên (để thương hiệu có thể quảng cáo nhiều hơn) điều này khiến cho việc quảng cáo các nội dung gần như là mang tính bắt buộc.

Phạm vi tiếp cận quảng cáo của Instagram đã vượt xa Facebook trong những năm gần đây, trong khi Facebook chỉ tăng khoảng 6,5% trong năm nay, Instagram đã tăng tới 20,5%.

Để có thể tối đa hoá phạm vi tiếp cận nhưng lại không khiến khách hàng “mệt mỏi” với nhiều các nội dung quảng cáo, thương hiệu nên kết hợp một cách hài hoà giữa các nội dung tự nhiên và nội dung được hỗ trợ bởi quảng cáo.

Với các bài đăng tự nhiên, thương hiệu nên coi đây là cách để “giáo dục” khách hàng (một cách thường xuyên) hay tạo ra các hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngược lại với các bài đăng quảng cáo, thương hiệu nên tập trung vào các điểm bán hàng, các USP của sản phẩm và hơn thế nữa để thúc đẩy nhu cầu của khách hàng.

Tập trung tối ưu hóa chuyển đổi.

Để chạy quảng cáo thành công trên mạng xã hội, điều quan trọng là thương hiệu phải biết cách để tối ưu hóa chuyển đổi – chuyển đổi đó có thể là bất kỳ mục tiêu nào của doanh nghiệp đối với một chiến dịch cụ thể.

Từ các lượt nhấp chuột vào website, mua hàng đến hành động đăng ký tư vấn đều có thể là mục tiêu chuyển đổi của doanh nghiệp.

Để có thể tối đa hoá chuyển đổi, đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định và thiết lập mục tiêu chuyển đổi cùng với đó là cách để theo dõi chuyển đổi (có thể sử dụng Facebook Pixel).

Thứ hai, bạn cũng cần sử dụng chiến thuật thử nghiệm đa biến (A/B Testing) để kiểm tra mức độ hiệu quả của các mẫu quảng cáo cũng như Trang đích (Landing Page) khác nhau.

Tối ưu chuyển đổi không phải là một hành động được thực hiện vào một thời điểm nào đó mà nó cần được xem xét trên toàn bộ hành trình của khách hàng, từ lúc khách hàng tương tác với thương hiệu, truy cập website đến ra quyết định (từ chối hoặc mua hàng).

Một sai lầm thường thấy của các doanh nghiệp đó là họ theo đuổi và tập trung quá nhiều vào đối thủ cạnh tranh, thay vì là vào những điểm khác biệt đích thực và duy nhất của họ, thứ có thể giúp họ trở nên khác biệt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Quảng cáo sẽ sớm xuất hiện tại nhiều nơi trên App Store

Từ ngày 25/10, quảng cáo sẽ xuất hiện cả ở trang chính và mục đề xuất bên dưới mỗi ứng dụng trên App Store.

Quảng cáo sẽ bắt đầu xuất hiện trên App Store từ 25/10
Quảng cáo sẽ bắt đầu xuất hiện trên App Store từ 25/10

Trong email mới nhất gửi đến các nhà phát triển, Apple cho biết các quảng cáo về các ứng dụng khác sẽ xuất hiện trên tab Today của App Stores và mục “Có thể bạn sẽ thích” bên dưới mỗi khi người dùng nhấn vào một app bất kỳ.

Thay đổi này sẽ được chính thức áp dụng vào ngày 25/10 trên tất cả các khu vực ngoại trừ Trung Quốc. Những quảng cáo trên App Store sẽ được làm nổi với phần nền màu xanh cùng với biểu tượng chữ “Quảng cáo” (Ad) bên dưới.

“Với tab Today có quảng cáo mới, ứng dụng của bạn sẽ xuất hiện nổi bật trên trang chính của App Stores. Chúng sẽ là những nội dung đầu tiên mà người dùng nhìn thấy mỗi khi truy cập vào kho ứng dụng”, hãng công nghệ cho biết.

Sự thay đổi này đánh dấu lần đầu tiên các nhà phát triển có thể mua quảng cáo trên tab Today, MacRumors nhận định.

Mặc dù đã chạy quảng cáo trên App Stores từ năm 2016, trang Today vẫn chỉ hiển thị những nội dung được chính Apple lựa chọn, không xuất hiện nội dung trả phí.

Bên cạnh đó, các nhà phát hành cũng có thể quảng cáo các ứng dụng của mình ở phần “Có thể bạn sẽ thích”, xuất hiện trong mục tải về của các app khác.

Nói về vấn đề này, Florian Mueller, nhà phân tích chuyên về quyền sở hữu trí tuệ, cho rằng việc hiển thị quảng cáo trên mục “Có thể bạn sẽ thích” là cách để Apple thu thêm nhiều tiền từ các nhà phát triển. “Họ sẽ phải mua quảng cáo trên chính trang ứng dụng của mình để người dùng không chọn các app đối thủ khác”, chuyên gia viết trên Twitter cá nhân.

Theo MacRumors, từ trước đến nay, quảng cáo trên App Stores mới chỉ giới hạn trên kết quả tìm kiếm và mục “Gợi ý” ở thanh tìm kiếm. Do đó, với sự xuất hiện của chúng trên tab Today và mục “Có thể bạn sẽ thích”, các nhà phát hành sẽ có đến 4 lựa chọn mỗi khi mua quảng cáo trên App Stores.

Trước đó, Apple đã thông báo sẽ bổ sung mục quảng cáo trong tab Today từ tháng 7. Động thái này cho thấy hãng công nghệ đang tham vọng mở rộng lĩnh vực quảng cáo của mình.

Theo phóng viên Mark Gurman của Bloomberg, Táo khuyết hy vọng sẽ nâng doanh thu từ mảng kinh doanh này lên gấp 3 lần trong vòng vài năm tới.

Để làm được điều này, hãng công nghệ không chỉ bổ sung quảng cáo trên App Stores mà còn thử nghiệm ứng dụng bản đồ có quảng cáo trên thanh tìm kiếm.

Cụ thể, tính năng tìm kiếm quảng cáo trên Apple Maps sẽ hoạt động tương tự với App Stores. Các nhãn hàng phải trả phí để được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Apple thông qua các từ khoá nhất định.

Với ứng dụng Books và Podcast, các nhà cung cấp có thể trả tiền để được hiển thị đầu danh sách tìm kiếm hoặc xuất hiện trên toàn bộ giao diện ứng dụng.

Theo Mark Gurman, thay đổi này của Apple rất có thể là nhờ Todd Teresi, Phó chủ tịch mảng quảng cáo của tập đoàn. Ông tham vọng sẽ tăng doanh thu quảng cáo từ 4 tỷ USD lên trên 10 tỷ USD.

Nhưng nhiều người đã chỉ ra cách làm này đã đi ngược lại truyền thống luôn đề cao quyền riêng tư người dùng của Apple.

Hãng công nghệ đã giới thiệu tính năng “minh bạch theo dõi” (App Tracking Transparency – ATT) từ iOS 14.5, ngăn các ứng dụng theo dõi hành vi của người dùng. Tính năng này đã khiến Meta, công ty mẹ của Facebook, mất 13 tỷ USD doanh thu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Lead Generation: Một vài mẹo nhỏ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho thương hiệu

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, khi người dùng ngày càng ưa thích sự tiện lợi và tính thức thì, nhiều người làm marketing coi hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng là giải pháp ưu tiên hàng đầu.

Lead Generation: Một vài mẹo nhỏ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Lead Generation: Một vài mẹo nhỏ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Để có thể giúp các Digital Marketer có thêm nhiều cách hơn để tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) cho thương hiệu, dưới đây là một số mẹo hay tư duy đơn giản mà MarketingTrips gợi ý cho bạn.

Thử nghiệm nhiều định dạng hơn hay cách thức hơn để tương tác với khách hàng.

Tuỳ thuộc vào từng kiểu khách hàng khác nhau mà họ có thể muốn tương tác với doanh nghiệp theo những cách khác nhau, việc để lại thông tin của họ cũng vậy.

Bạn cần nghiên cứu xem đâu là định dạng quảng cáo hay cách thức mà nhóm khách hàng tiềm năng muốn tương tác nhất, đó là qua phần bình luận, tin nhắn hay là Lead Form (biểu mẫu để khách hàng điền thông tin).

Với các nền tảng như quảng cáo Facebook, bạn cũng có một số cách khác nhau để tìm kiếm khách hàng tiềm năng như Lead Form, Click to Message, Call Ads và hơn thế nữa.

Với quảng cáo khách hàng tiềm năng (Lead Ads), khách hàng tiềm năng có thể hoàn thành biểu mẫu liên hệ một cách nhanh chóng (có thể chọn điền tự động) mà không cần phải rời khỏi nền tảng.

Với quảng cáo tin nhắn, nhà quảng cáo có thể nhắc mọi người trò chuyện với doanh nghiệp của mình trên Messenger, Instagram hay WhatsApp.

Nếu khách hàng của bạn là người lớn tuổi (được đề xuất), bạn có thể thử nghiệm Call Ads, tức khách hàng có thể bấm gọi ngay tới thương hiệu hoặc yêu cầu được gọi lại.

Xây dựng các nội dung quảng cáo có khả năng thúc đẩy trò chuyện hoặc hành động.

Trong khi bạn có vô số cách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, điều cuối cùng bạn có thể làm cũng chỉ là đưa các nội dung quảng cáo xuất hiện trước mắt người dùng, và rồi họ sẽ làm gì tiếp theo với nó?

Cho dù bạn chọn loại quảng cáo tạo khách hàng tiềm năng nào, hay sản phẩm của bạn là gì, yêu cầu quan trọng hàng đầu là cung cấp những nội dung có khả năng thúc đẩy hành động, những hình ảnh mắt bắt, các đề xuất giá trị hấp dẫn cùng với những lời kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ là chìa khoá dành cho bạn.

Nếu bạn cũng muốn xây dựng thương hiệu hay tận dụng thương hiệu để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn có thể sử dụng những nội dung phản ánh bản sắc thương hiệu của bạn (Brand Identity).

Việc chèn thêm một vài câu hỏi thường gặp của các khách hàng tiềm năng, thứ đã được chứng minh là ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng cũng là cách bạn nên thử.

Quản lý khách hàng tiềm năng.

Mặc dù việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng không phải là một hoạt động dễ dàng, việc quản lý nó cũng gặp không ít các thách thức.

Kể từ lúc khách hàng đăng ký, doanh nghiệp của bạn tiếp nhận và liên hệ đến họ như thế nào, mất bao lâu hay sử dụng công cụ gì để tích hợp dữ liệu.

Trong khi phần lớn các doanh nghiệp có thể sử dụng các hệ thống CRM để hỗ trợ cho quá trình này hay thậm chí là quản lý thủ công, điều quan trọng bạn cần lưu ý là người liên hệ lại với khách hàng cần nắm rõ các thông tin mà khách hàng đã để lại để dự báo cơ bản về chân dung và nhu cầu của họ.

Nếu bạn sử dụng Facebook Ads làm phương thức quảng cáo, bạn cũng có thể sử dụng Leads Center của Facebook để quản lý danh sách khách hàng.

Đừng quên liên hệ lại với khách hàng nhanh nhất có thể.

Trên thực tế, theo một số các nghiên cứu khác nhau, khách hàng tiềm năng có khả năng chuyển đổi cao hơn đến 9 lần khi các doanh nghiệp có thể theo dõi và liên hệ đến họ trong vòng 5-10 phút kể từ lúc họ đăng ký.

Để cải thiện kỳ vọng của khách hàng cũng như thúc đẩy tỷ lệ khách hàng chủ động đăng ký, bạn có thể thông báo về thời gian doanh nghiệp sẽ liên hệ trên biểu mẫu hoặc Landing Page đăng ký (trong trường hợp nếu doanh nghiệp của bạn có rất nhiều khách hàng đăng ký thì điều này còn trở nên quan trọng hơn).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook công bố công nghệ AI mới giúp nhà quảng cáo tìm kiếm khách hàng

Meta, công ty mẹ của Facebook vừa công bố một loạt các công cụ được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) mới giúp nhà quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả hơn.

Facebook công bố công nghệ AI mới giúp nhà quảng cáo tìm kiếm khách hàng
Facebook công bố công nghệ AI mới giúp nhà quảng cáo tìm kiếm khách hàng

Các giải pháp mới sẽ giúp nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức hơn, dựa trên cách họ sử dụng thời gian trên nền tảng – có thể là qua video, tin nhắn, quảng cáo hoặc trải nghiệm nâng cao được hỗ trợ bởi AI.

Giới thiệu quảng cáo mới trên Facebook Reels.

Theo báo cáo của Facebook, lượng người dùng tương tác với Reels trên cả Facebook và Instagram tăng hơn 30% và đây được xem là định dạng nội dung có khả năng thúc đẩy tương tác cao nhất.

Âm thanh cũng là mấu chốt quan trọng để tăng sức hút của Reels. Nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tạo quảng cáo trên Reels dễ dàng hơn, Facebook cũng đã ra mắt nhiều bài hát chất lượng cao và miễn phí vào thư viện âm thanh.

Các thương hiệu có thể lựa chọn bài hát từ thư viện hoặc cho phép ứng dụng tự động chọn bản nhạc phù hợp nhất với quảng cáo dựa trên nội dung của quảng cáo.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối tốt hơn với khách hàng thông qua Reels trên Facebook, Facebook cũng đang tiến hành thử nghiệm định dạng quảng cáo mới là quảng cáo video độc lập, dài 4-10 giây và có thể bỏ qua, phát sau khi Reels kết thúc.

Tăng hiệu quả của các chiến dịch bằng AI.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và sự tự động hóa đang hỗ trợ các doanh nghiệp tốt hơn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và nâng cao giá trị của quảng cáo.

Meta Advantage Suite đang dần trở thành công cụ thiết yếu dành cho các doanh nghiệp mong muốn cải thiện hiệu quả nhờ sự tự động. Trong thử nghiệm gần đây với 31 nhà quảng cáo, Facebook cho biết Advantage+ Shopping đã cải thiện 17% chi phí trên mỗi lượt hành động và tăng 32% lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS).

Facebook cũng đang dần triển khai đối tượng tùy chỉnh cho Advantage (Custom Audiences), là sản phẩm mới có thể tự động hóa việc nhắm mục tiêu, tận dụng đối tượng tùy chỉnh của nhà quảng cáo để tiếp cận khách hàng mới và khách hàng hiện có.

AI và công nghệ máy học sẽ dẫn dắt toàn bộ quy trình này, nhằm hỗ trợ nhà quảng cáo cải thiện hiệu quả chiến dịch mà không cần can thiệp quá nhiều hành động thủ công.

Sử dụng AI để thúc đẩy tương tác và chuyển đổi.

Facebook cũng thông báo ra mắt cách tối ưu hóa chuyển đổi cho quảng cáo tin nhắn (Click to Messenger).

Thông thường, Facebook sẽ hiển thị quảng cáo tin nhắn cho những người có nhiều khả năng nhất là sẽ bắt đầu trò chuyện với doanh nghiệp trên WhatsApp, Messenger hoặc Instagram Direct.

Thông qua bản cập nhật mới, Facebook giúp nhà quảng cáo thêm khả năng chạy quảng cáo tin nhắn nhưng sẽ ưu tiên tiếp cận những người có nhiều khả năng sẽ mua hàng thông qua các cuộc trò chuyện trên tin nhắn.

Facebook cũng ra mắt định dạng quảng cáo mới cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Generation), để chuyển khách hàng đến Messenger hoặc một mẫu điền thông tin (Lead Form), tùy theo hình thức nào mà khách hàng có nhiều khả năng sẽ tương tác nhất.

Giới thiệu các định dạng và vị trí quảng cáo mới trên Instagram.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kể các câu chuyện (Storytelling) của họ theo cách hấp dẫn hơn và tiếp cận khách hàng mới, Instagram đang ra mắt nhiều định dạng và vị trí quảng cáo mới trên Instagram.

Hiện nhà quảng cáo có thể dùng những tính năng dưới đây để kết nối tốt hơn với người dùng trên Instagram:

  • Quảng cáo trên trang chủ Khám phá và bảng feed của trang cá nhân: Giờ đây, các doanh nghiệp có thể đặt quảng cáo trên trang chủ của mục Khám phá. Instagram cũng bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên bảng tin (Tường) của trang cá nhân. Trong thử nghiệm này, Instagram sẽ thử nghiệm những cơ hội kiếm tiền mới cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) từ chính trang cá nhân của họ. Hiện tính năng này đang thử nghiệm tại Mỹ.
  • Quảng cáo do AI đề xuất: Khi người dùng tương tác với một quảng cáo, Instagram sẽ phân phối ở bên dưới quảng cáo đó các quảng cáo mà hệ thống cho là người dùng sẽ quan tâm dựa trên công nghệ máy học. Instagram cho biết việc thêm quảng cáo theo ngữ cảnh vào chiến dịch quảng cáo sẽ mang lại nhiều chuyển đổi hơn.

Giới thiệu vũ trụ ảo Metaverse tới nhiều doanh nghiệp và nhà sáng tạo nội dung hơn.

Trên Instagram, nền tảng này đang triển khai giai đoạn thử nghiệm với các quảng cáo thực tế tăng cường (AR) trên cả bảng tin và nguồn cấp tin tức.

Các thương hiệu có thể khuyến khích mọi người tương tác với một hiệu ứng thông qua môi trường xung quanh, chẳng hạn như dùng thử vật dụng trong nhà hoặc lái thử ô tô.

Để có thể chuẩn bị cho Metaverse, Facebook hiện trao cho các doanh nghiệp những công cụ mới để tạo thêm nhiều trải nghiệm sống động và cá nhân hóa cho người dùng.

Một khoá học miễn phí về Metaverse cũng đã được giới thiệu, bạn có thể xem tại đây

Tiếp tục cam kết việc đảm bảo sự phù hợp và an toàn cho thương hiệu.

Facebook hiện đang bắt đầu thử nghiệm bộ lọc theo danh mục mới dựa trên nội dung của Facebook News Feed và Instagram News Feed.

Theo Meta, cập nhật mới này là bước tiến đáng kể về việc đảm bảo an toàn cho thương hiệu, tính năng mới dự kiến sẽ được ra mắt rộng rãi vào đầu năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube ngừng kế hoạch áp dụng video 4K với các tài khoản có trả phí

YouTube vừa xác nhận rằng, người dùng sẽ không cần phải sử dụng tài khoản có trả phí (Premium subscription) mới có thể xem video chất lượng 4K trên YouTube.

YouTube ngừng kế hoạch áp dụng video 4K với các tài khoản có trả phí
YouTube ngừng kế hoạch áp dụng video 4K với các tài khoản có trả phí

Được bắt đầu thử nghiệm từ tháng 9, YouTube yêu cầu người dùng phải đăng ký phiên bản Premium (có trả phí) mới có thể xem video ở chất lượng 4K. Người dùng đã tỏ ra bức xúc và để lại nhiều phản hồi tiêu cực về thông báo này.

Tuy nhiên theo một bài đăng mới đây từ YouTube trên mạng xã hội Twitter, nền tảng này cho biết hiện đã ngừng áp dụng yêu cầu này.

“Người xem YouTube giờ đây có thể truy cập video với độ phân giải chất lượng 4K mà không cần phải là thành viên Premium”, tweet cho biết.

YouTube vốn là một nền tảng xem video miễn phí có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported platforms), tuy nhiên YouTube Premium là giải pháp cung cấp trải nghiệm không có quảng cáo với giá 11,99 USD mỗi tháng.

Ngoài việc không phải xem quảng cáo, YouTube Premium còn cho phép người dùng khả năng tải xuống video chất lượng cao để xem ngoại tuyến.

Trong thời gian gần đây, YouTube thường xuyên giới thiệu gói YouTube Premium cho người dùng với lời cảnh báo rằng, YouTube sẽ hiển thị nhiều quảng cáo hơn đối với các tài khoản xem miễn phí.

Vào tháng 9 năm 2021, YouTube thông báo rằng nền tảng này có 50 triệu người dùng đăng ký YouTube Premium.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới

TikTok vừa thông báo ra mắt tính năng quảng cáo mới có tên gọi là TikTok Smart Performance Campaigns (Chiến dịch quảng cáo hiệu suất thông minh của TikTok) nhằm mục tiêu tự động hoá quy trình quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất của chiến dịch.

TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới
TikTok ra mắt Smart Performance Campaigns tự động hoá mới

TikTok Smart Performance Campaigns là gì?

TikTok Smart Performance Campaigns (Chiến dịch quảng cáo hiệu suất thông minh của TikTok) là kiểu chiến dịch giúp các nhà quảng cáo TikTok dễ dàng tối đa hóa kết quả của chiến dịch bằng một quy trình quảng cáo tự động, về cơ bản, tính năng mới này sử dụng hệ thống máy học của TikTok để nhắm mục tiêu và tối ưu hóa quảng cáo.

Theo giải thích của TikTok:

“TikTok Smart Performance Campaigns là giải pháp tự động hóa đầu cuối (end to end automation) đầu tiên của chúng tôi nhằm tận dụng công nghệ máy học để tối ưu hóa cho các mục tiêu marketing và hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo.

Để tiếp cận đúng người và tối đa hóa kết quả, TikTok Smart Performance Campaigns được thiết kế để chạy các chiến dịch hiệu suất trên quy mô lớn, đồng thời giảm số lượng các bước thủ công để thúc đẩy kết quả.”

Khi các công nghệ máy học ngày càng thông minh hơn, nhiều nền tảng quảng cáo đang tận dụng công nghệ này cùng với sự phát triển của AI để giúp cho quá trình tối ưu quảng cáo trở nên đơn giản hơn.

“Thông qua việc tận dụng công nghệ máy học (machine learning), việc bắt đầu với Smart Performance Campaigns thật dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần là lựa chọn các mục tiêu marketing, ngân sách, khu vực và thông điệp.”

Khi quyền riêng tư là một rào cản lớn của nhiều nền tảng quảng cáo, bên cạnh đó là việc cookies sẽ dần biến mất, các tính năng tự động hoá dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

TikTok cho biết Smart Performance Campaigns phù hợp với các nhà quảng cáo mới sử dụng TikTok hoặc các nhà marketer không có nhiều nguồn lực cho hoạt động quảng cáo.

Thông qua một số thử nghiệm ở các thị trường khác nhau, TikTok thông báo rằng kiểu chiến dịch mới này ban đầu tỏ ra rất khả quan.

“Bằng cách chạy chiến dịch thử nghiệm A/B (A/B Testing) kéo dài 14 ngày với Smart Performance Campaigns, một thương hiệu đã có thể giảm CPA (chi phí trên mỗi hành động) xuống 27% và tạo ra nhiều hành động mua hàng hơn đến 40%.”

TikTok cho biết Smart Performance Campaigns hay kiểu chiến dịch hiệu suất thông minh sẽ có sẵn trên toàn cầu cho các chiến dịch quảng cáo trên ứng dụng Android vào cuối tháng 10 và tiếp tục mở rộng đến cuối năm.

Các nhà quảng cáo quan tâm đến tính năng mới này có thể liên hệ với các đối tác của TikTok để gửi yêu cầu thử nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube giới thiệu tuỳ chọn quảng cáo mới

YouTube vừa thông báo ra mắt 3 tuỳ chọn quảng cáo mới, bao gồm các quảng cáo nhằm kết nối với người xem tivi được kết nối (Connected TV) và người nghe âm thanh trên YouTube.

YouTube giới thiệu tuỳ chọn quảng cáo mới
YouTube giới thiệu tuỳ chọn quảng cáo mới

Tuỳ chọn quảng cáo đầu tiên được gọi là Moment Blast.

Theo giải thích của YouTube:

“Moment Blast được thiết kế cho các thương hiệu muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) trong những thời điểm hay khoảnh khắc quan trọng – chẳng hạn như các sự kiện thể thao lớn, sự kiện phát hành phim hoặc ra mắt sản phẩm mới.

Moment Blast mang đến cho nhà quảng cáo những vị trí ưu tiên trên YouTube Select có trên những TV được kết nối (Connected TV – CTV) và các thiết bị khác, cùng với Thẻ tiêu đề được gắn thương hiệu (Branded Title Card) và Masthead.”

YouTube Select là nơi hiển thị các nội dung video được tuyển chọn từ khắp YouTube cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận các nhóm đối tượng cụ thể, dựa trên nhiều danh mục và lựa chọn ngách khác nhau.

YouTube cũng mở rộng định dạng quảng cáo âm thanh (Audio Advertising) trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả việc nhắm mục tiêu theo podcast, cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà quảng cáo để tiếp cận người dùng trong ứng dụng.

YouTube lần đầu giới thiệu quảng cáo chỉ có âm thanh vào năm 2020, như một phần để tối đa hóa YouTube Music và kể từ đó, YouTube hiện đang dần mở rộng các dịch vụ liên quan đến âm thanh, podcast hiện cũng đã được tích hợp vào nền tảng này.

Và trong khi video vẫn là định dạng nội dung (Content Format) “ăn khách” nhất trên nền tảng, YouTube ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các tùy chọn âm thanh, YouTube Music hiện đang phục vụ hơn 77 triệu người dùng đăng ký có trả phí.

Cuối cùng, YouTube cũng đang mở rộng các tùy chọn nguồn cấp sản phẩm (Product Feed) sang định dạng quảng cáo Khám phá (Discovery Ads), tuỳ chọn cho phép thương hiệu quảng cáo sản phẩm trực tiếp trong ứng dụng.

Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, Product Feed cho phép bạn thêm danh sách các sản phẩm vào quảng cáo, sau đó người dùng có thể nhấp vào để mua hàng.

Theo YouTube:

“Sắp tới, nguồn cấp sản phẩm cũng sẽ bao gồm các ưu đãi mang tính địa phương (local offers), cho phép các thương hiệu hiển thị các sản phẩm còn hàng trong thời gian thực trong Google Merchant Center của họ để mọi người có thể tìm thấy nơi mua hàng thuận tiện nhất.”

Ngoài ra, YouTube cũng đang tìm cách mở rộng thêm khả năng hiển thị sản phẩm cho định dạng video ngắn Shorts.

“Trong quý này, nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hơn sẽ có khả năng gắn thẻ sản phẩm trong video và Shorts của họ.”

Trong bối cảnh khi video ngắn ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng và khi TikTok vẫn gần như đang dẫn đầu cuộc chơi ở định dạng này, YouTube sẽ liên tục cập nhật để thúc đẩy Shorts của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Quảng cáo Facebook: Thấu hiểu & Cài đặt & Tối ưu

Nếu bạn quan tâm đến ngành quảng cáo nói chung hãy cùng tìm hiểu các nội dung như: Quảng cáo Facebook là gì, cách đăng ký tài khoản và chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, các mục tiêu quảng cáo hiện có trên nền tảng và hơn thế nữa.

quảng cáo facebook là gì
Quảng cáo Facebook: Thấu hiểu & Cài đặt & Tối ưu

Với doanh số gần 500 tỷ USD vào năm 2021 và được dự báo sẽ chạm mốc 600 tỷ USD vào năm 2022 (eMarketer), thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Quảng cáo Facebook đang chiếm giữ một thị phần tương đối lớn trong số này.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Quảng cáo Facebook là gì?
  • Quảng cáo Facebook hoạt động như thế nào.
  • Những ai nên quảng cáo trên Facebook.
  • Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo (Ad Rank) của quảng cáo trên Facebook là gì?
  • Quảng cáo là gì?
  • Vai trò của quảng cáo Facebook đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
  • Cách đăng ký tài khoản quảng cáo Facebook và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
  • Các loại hình quảng cáo Facebook hiện có là gì?
  • Thiết lập Facebook Pixel trong trình quản ký quảng cáo Facebook.
  • Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của quảng cáo trên Facebook là gì?
  • Một số tư duy cần thiết cho các Advertiser hay Digital Marketer trước khi bắt đầu khởi chạy quảng cáo Facebook.
  • Tổng hợp những mẹo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng với quảng cáo Facebook
  • Một số câu hỏi thường gặp với quảng cáo Facebook là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Quảng cáo Facebook là gì?

Quảng cáo Facebook là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook, thuộc sở hữu của Meta Inc.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay TikTok, quảng cáo trên Facebook là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Điểm khác biệt thú vị của quảng cáo Facebook so với quảng cáo Google là trong khi với quảng cáo trên Google, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với Facebook, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).

Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn Facebook thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, Facebook sẽ tính phí.

Quảng cáo Facebook hoạt động như thế nào.

Quảng cáo Facebook hoạt động như thế nào.
Quảng cáo Facebook hoạt động như thế nào.

Về mặt tổng thể, quảng cáo Facebook thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn đó là quảng cáo tự động (Programmatic Ads) và quảng cáo hiển thị (Display Ads) với định dạng quảng cáo chính là Native Ads (nội dung quảng cáo được hiển thị một cách tự nhiên xen lẫn với các nội dung tự nhiên).

Quảng cáo hiển thị và quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) là hai phương thức quảng cáo lớn nhất trong ngành quảng cáo trực tuyến hay kỹ thuật số nói chung, quảng cáo trên Facebook hay các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội hầu hết là quảng cáo hiển thị.

Cách thức hoạt động của nền tảng quảng cáo này tương đối đơn giản.

Khi nhà quảng cáo thiết lập xong các tài khoản quảng cáo cũng như thêm các phương thức thanh toán cần thiết, họ có thể bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo nhắm tới các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể hiện có trên Facebook.

Khi các chiến dịch quảng cáo đã được phê duyệt, các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo sẽ được hiển thị tới những đối tượng mà nhà quảng cáo đã nhắm mục tiêu trước đó (về mặt lý tưởng là đúng đối tượng) trên nền tảng Facebook, Instagram, Facebook Messenger hay mạng đối tượng (Audience Network) của Facebook.

Đến đây, một số bạn mới có thể thắc mắc rằng vì có rất nhiều nhà quảng cáo (cũng có thể là đối thủ) có thể cùng nhắm mục tiêu tới một (hoặc một nhóm) người dùng cụ thể, vậy Facebook Ads ra quyết định hiển thị quảng cáo dựa trên những yếu tố chính là gì?

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo như Google, bản chất các phiên đấu giá quảng cáo trên Facebook hay cơ chế xếp hạng quảng cáo được thực hiện theo từng phiên cụ thể.

Facebook hay Google sẽ dựa trên các yếu tố tức thời tại từng phiên như số lượng nhà quảng cáo đang muốn tiếp cận đối tượng, chất lượng nội quảng cáo, mức độ liên quan của quảng cáo đến đối tượng hay giá thầu cho mỗi hành động đã được thiết lập trong các chiến dịch tương ứng để quyết định quảng cáo nào sẽ được hiển thị và với chi phí ra sao.

Những ai nên quảng cáo trên Facebook.

Theo thống kê của Statista, hiện có khoảng hơn 10 triệu nhà quảng cáo đang sử dụng quảng cáo Facebook để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược cụ thể của từng doanh nghiệp mà bạn có thể quyết định là nên chạy quảng cáo trên Facebook hay không hay nó mang lại những lợi ích gì, dưới đây là một số kiểu doanh nghiệp có thể dễ thành công hơn khi quảng cáo trên nền tảng này.

Những doanh nghiệp không cần phải bán hàng trực tiếp (ngay lập tức).

Nói một cách dễ hiểu, các doanh nghiệp thành công với Facebook thường yêu cầu người dùng hay đối tượng mục tiêu đăng ký hoặc tương tác để được tư vấn chứ không phải là mua hàng ngay lập tức.

Khi môt người dùng nào đó nhấp vào quảng cáo và đến website của bạn, bạn cũng đừng kỳ vọng rằng là họ có thể mua hàng ngay.

Thay vào đó, hãy cố gắng thực hiện các chuyển đổi đơn giản như đăng ký sử dụng thử sản phẩm, đăng ký tư vấn hoặc một buổi gặp tư vấn trực tiếp chẳng hạn.

Vì khách hàng có thể lại tiếp tục tương tác với bạn hoặc thậm chí là mua hàng trong tương lai, hãy sử dụng các phương thức tiếp thị lại (re-marketing) để kết nối với họ.

Những doanh nghiệp với chu kỳ bán hàng (Sales Cycle) dài hoặc giá trị đơn hàng nhỏ.

Như đã phân tích ở trên, khi bạn đã có được những thông tin ban đầu của đối tượng mục tiêu, những gì bạn cần làm tiếp theo là đưa họ vào phễu bán hàng (Sales Funnel) hay chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp.

Bạn sẽ cần phải liên hệ tư vấn và hỗ trợ họ, tương tác lại với họ trên nhiều điểm chạm khác nhau, từ online đến offline với mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi họ thành khách hàng trong tương lai.

Những doanh nghiệp khác cũng tỏ ra khá thành công với quảng cáo Facebook khi họ bán các sản phẩm hay dịh vụ với giá trị đơn hàng nhỏ.

Chẳng hạn như nếu bạn đang muốn bán một chiếc áo thun với giá chỉ 100k, mục tiêu của bạn hoàn toàn có thể xảy ra (thậm chí là trực tiếp) với Facebook, nhưng nếu bạn đang muốn bán môt chiếc xe hơi với giá hàng tỷ đồng, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn hay phải kết hợp nhiều kênh hơn (Multi-channel, Omni-channel) để bán hàng.

Nói tóm lại, các doanh nghiệp B2C hay C2C sẽ hưởng lợi trực tiếp nhiều hơn so với các doanh nghiệp B2B trên nền tảng quảng cáo của Facebook.

Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo (Ad Rank) của quảng cáo trên Facebook là gì?

Cũng tương tự như thuật toán xếp hạng quảng cáo Google Ads, quảng cáo trên Facebook cũng dựa vào một số dấu hiệu hay yếu tố khác nhau để ưu tiên hiển thị quảng cáo đồng thời tính phí cho các quảng cáo đó.

Khi có vô số các nhà quảng cáo cùng muốn hiển thị quảng cáo của họ đến cùng một đối tượng người dùng cụ thể, Facebook sử dụng thuật toán xếp hạng quảng cáo để đưa ra thứ tự ưu tiên hiển thị quảng cáo (hoặc thậm chí là không hiển thị một số quảng cáo không đủ điều kiện) kèm với mức chi phí tương ứng.

Hiện tại, Facebook sẽ sử dụng các dấu hiệu dưới đây để xếp hạng quảng cáo.

  • Mức độ liên quan của nội dung quảng cáo với người dùng: Ví dụ nếu một người dùng A đã từng tương tác với thương hiệu B hoặc một thương hiệu C khác tương tự như B, các quảng cáo từ thương hiệu B (hoặc C) sẽ được ưu tiên hiển thị tới A nhiều hơn (so với thương hiệu D nào đó mà A chưa từng biết).
  • Mức độ phổ biến của nội dung: Về cơ bản, một nội dung càng được nhiều người tương tác sẽ càng được ưu tiên hiển thị tới cùng một nhóm đối tượng.
  • Giá thầu quảng cáo: Nếu các yếu tố nói trên là như nhau giữa các nhà quảng cáo, Facebook Ads sẽ dựa trên giá thầu (mức giá mà nhà quảng cáo đã thiết lập trong chiến dịch quảng cáo) để quyết định quảng cáo nào nên được ưu tiên hiển thị.

Quảng cáo là gì?

quảng cáo facebook
quảng cáo là gì

Quảng cáo trên Facebook là một trong nhiều phương thức quảng cáo trực tuyến khác ,do đó, để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, bạn cũng cần hiểu quảng cáo (Ads) là gì.

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Theo Wikipedia, quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng.

Vai trò của quảng cáo Facebook đối với doanh nghiệp và thương hiệu.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác, Facebook cung cấp một số giá trị nhất định cho nhà quảng cáo hay thương hiệu nói chung, dưới đây là những gì mà nền tảng quảng cáo này có thể mang lại.

Giúp thương hiệu tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng (mới) lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

Với đặc tính quảng cáo của Facebook, nếu thương hiệu không vi phạm các chính sách quảng cáo và quảng cáo đã được duyệt, tốc độ hiển thị quảng cáo là rất nhanh.

Khác với các nền tảng quảng cáo tìm kiếm như Google (Google Search Ads), thương hiệu chỉ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách bị động, tức phải chờ đợi đến khi có ai đó tìm kiếm thì quảng cáo mới có cơ hội xuất hiện.

Với Facebook thì hoàn toàn ngược lại, vì bản chất quảng cáo Facebook là nền tảng quảng cáo hiển thị và tự động, nhà quảng cáo hay thương hiệu có thể chủ động tiếp cận (Reach) khách hàng ngay cả khi họ chưa biết đến thương hiệu trước đó.

Giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) một cách hiệu quả.

Vì có khả năng tiếp cận rộng và nhanh một tệp khách hàng hay người dùng mới, Facebook Ads cũng là một giải pháp giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Những gì mà các quảng cáo cần làm với Facebook là xây dựng một hành trình khách hàng với nhiều các điểm chạm thương hiệu (Brand Touchpoints) khác nhau, chủ động tương tác với họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể, và sau đó dần dần đưa họ vào đường dẫn bán hàng (Sales Pipeline), bạn có thể tham khảo qua hình bên dưới.

facebook ads là gì
Mô hình kết hợp Sales Funnel với Sales Pipeline.

Giúp xây dựng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) và doanh số bán hàng.

Với hầu hết các ngành hàng và kiểu doanh nghiệp, dù cho là B2C, C2C hay B2B, nếu mục tiêu của bạn không phải là bán hàng trực tiếp, Facebook là một lựa chọn thông minh.

Như đã phân tích ở trên, vốn sở hữu thế mạnh là tiếp cận nhanh và rộng, cộng với khả năng nhắm mục tiêu tương đối chính xác, quảng cáo Facebook có thể giúp thương hiệu truyền tải nhanh các thông điệp của mình đến với khách hàng tiềm năng, và khi các thông điệp đó chạm tới các nỗi đau hay nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể hành động ngay.

Một sai lầm mà các nhà quảng cáo trên Facebook thường hay mắc phải đó là muốn bán ngay và nhanh hay thậm chí là muốn bán hàng trực tiếp cho những người chưa từng biết hay tìm hiểu về thương hiệu trước đây.

Chiến lược khôn ngoan là hãy để khách hàng tương tác, hãy hỗ trợ họ đưa ra giải pháp và sau đó sử dụng các chiến thuật tiếp thị lại để thúc đẩy họ hành động.

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn nhiều và bán hàng tốt hơn nếu coi Facebook là nền tảng trung gian (để kết nối và hỗ trợ khách hàng) thay vì bán hàng.

Cách đăng ký tài khoản quảng cáo Facebook và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

Các bước đăng ký tài khoản và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook tương đối đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn truy cập https://www.facebook.com/business/ads hoặc https://business.facebook.com/ để đăng ký cho mình một tài khoản.
  • Bước 2: Sau khi tài khoản được tạo, bạn điền đầy đủ các thông tin cần thiết về doanh nghiệp hay Trang của mình.
  • Bước 3: Bạn thêm phương thức thanh toán.
  • Bước 4: Thiết lập các nội dung quảng cáo cũng như các tuỳ chọn mục tiêu cần thiết.
  • Bước 5: Xuất bản quảng cáo và chờ được duyệt.

Các loại hình quảng cáo Facebook hiện có là gì?

Sau khi đã đăng ký cho mình các tài khoản quảng cáo (Ad Account) như đã nói ở trên, bạn có thể khám phá nhiều hình thức hay tuỳ chọn quảng cáo khác nhau trên trình quản lý quảng cáo của Facebook.

Như bạn có thể thấy ở trên, hiện Facebook đang cung cấp nhiều kiểu chiến dịch hay mục tiêu quảng cáo khác nhau như: Awareness với mục tiêu là xây dựng độ nhận biết thương hiệu, là traffic nếu bạn muốn thúc đẩy nhiều người dùng truy cập website hay Sales nếu bán hàng là những gì bạn đang quan tâm.

Dưới đây là chi tiết từng loại hình quảng cáo hiện có trên Facebook.

  • Awareness: Tăng khả năng mọi người biết và nhớ đến thương hiệu.
  • Traffic: Thúc đẩy người dùng truy cập các nền tảng của doanh nghiệp như website, ứng dụng hay các sự kiện trên Facebook.
  • Engagement: Bạn nên chọn tuỳ chọn này nếu mục tiêu của bạn là mong muốn có nhiều người hơn tương tác với bạn. Tương tác có thể là Like, Share, Comment…
  • Leads: Leads là tuỳ chọn quảng cáo khách hàng tiềm năng trên Facenook, tính năng cho phép bạn gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu tư vấn hay sử dụng thử các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • App promotion: Thúc đẩy mọi người cài đặt ứng dụng (App) và sử dụng chúng.
  • Sales: Nếu những gì bạn cần với Facebook là chuyển đổi bán hàng (App, Web), hay tương tác trực tiếp với khách hàng qua tin nhắn (Messenger), Sales là giải pháp cho bạn.

Tuỳ từng mục tiêu của từng thương hiệu ở từng giai đoạn, bạn có thể lựa chọn các kiểu chiến dịch khác nhau ở từng thời điểm hoặc cũng có thể kết hợp chúng đồng thời.

Bạn cần lưu ý là với từng tuỳ chọn mục tiêu quảng cáo khác nhau, các thông số cài đặt sau đó sẽ khác nhau, ví dụ bạn không thể chọn tuỳ chọn theo dõi sự kiện chuyển đổi bán hàng (Conversion Event) trên website với loại hình quảng cáo là Awareness hay Leads.

Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của quảng cáo trên Facebook là gì?

Trong khi có rất nhiều các chỉ số mà nhà quảng cáo cần theo dõi để có thể đánh giá hay tối ưu các chiến dịch quảng cáo của họ, dưới đây là các chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Reach: Mức độ tiếp cận của quảng cáo tới người dùng (duy nhất).
  • Impressions: Mức độ hiển thị quảng cáo (mỗi người dùng có thể được hiển thị quảng cáo nhiều lần khác nhau).
  • CTR – Click Through Rate: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo.
  • CPC – Cost Per Click: Chi phí quảng cáo trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPM: Chi phí quảng cáo trên mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPL – Cost Per Lead: Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng.
  • CAC – Customer Accquisition Cost: Chi phí để có được một khách hàng mới.
  • CPS – Cost Per Sales: Chi phí cho mỗi đơn hàng.
  • ROAS – Return on Advertising Spend: Lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • Quality Ranking (chất lượng quảng cáo): Chất lượng được đo bằng phản hồi trên quảng cáo của bạn và trải nghiệm sau nhấp chuột. Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo cạnh tranh khác trên cùng một đối tượng mục tiêu.
  • Engagement Rate Ranking (xết hạng tỷ lệ tương tác với quảng cáo): Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo khác có cùng mục tiêu tối ưu cho cùng một đối tượng mục tiêu.
  • Conversion Rate Ranking (xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi): Là xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi dự kiến của quảng cáo của bạn. Quảng cáo của bạn được xếp hạng so với các quảng cáo khác có cùng mục tiêu tối ưu đang cạnh tranh với cùng một đối tượng.

Một số tư duy cần thiết cho các Advertiser hay Digital Marketer trước khi bắt đầu khởi chạy quảng cáo trên Facebook.

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều nhà quảng cáo hay mắc phải với Facebook Ads đó là họ coi quảng cáo nói chung và quảng cáo Facebook nói riêng là công cụ (Tools) thay vì đáng lẽ ra họ nên sử dụng nó với tư duy của một marketer hoặc digital marketer.

Vậy những tư duy cần có khi sử dụng quảng cáo Facebook là gì?

Coi đây là một phần trong quá trình tương tác và bán hàng với khách hàng.

Bất kể bạn đang kinh doanh sản phẩm gì hay ngành hàng nào và đối tượng mục tiêu của bạn là ai, để có thể ra các quyết định mua hàng, thông thường khách hàng sẽ trải qua một số giai đoạn khác nhau như nhận biết, quan tâm, khao khát và mua hàng (AIDA).

Từ góc nhìn này, sẽ là một sai lầm lớn nếu bạn có ý định khởi chạy các chiến dịch quảng cáo chỉ với mục tiêu là bán hàng, thay vào đó, bạn nên đa dạng hoá các mục tiêu và thông điệp quảng cáo để khách hàng có đủ không gian và thời gian để cân nhắc bạn.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn đang bán các sản phẩm có giá trị cao (B2B chẳng hạn), bạn nên liệt kê các điểm chạm bạn cần tương tác với khách hàng và xác định quảng cáo Facebook sẽ đóng vai trò chính là gì trong quá trình đó.

Coi nó là một phần của Marketing.

Nếu bạn quan tâm đến marketing, bạn có thể đọc marketing là gì từ MarketingTrips để có thể có được những cái nhìn sâu sắc nhất về ngành marketing.

Bằng cách tiếp cận Facebook từ tư duy của người làm marketing, bạn sẽ thấy rằng Facebook Ads hay quảng cáo nói chung chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ quá trình làm marketing hay thương hiệu của doanh nghiệp.

Thay vì coi Facebook là công cụ quảng cáo, bạn nên đưa nó vào chiến lược marketing tổng thể của thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Nội dung vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.

Cứ giả sử rằng bạn có sản phẩm tốt, và bạn cũng có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả, tức bạn tiếp cận được những người đang có các nhu cầu liên quan, tuy nhiên rồi sau đó thì sao?

Có phải là thứ mà khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung không?

Bằng cách thấu hiểu content là gì cũng như các tư duy làm content marketing, bạn đang sử dụng Facebook Ads một cách thông minh và hướng đến khách hàng của mình.

Tổng hợp những mẹo mà nhà quảng cáo có thể sử dụng với Facebook.

Nếu bạn đang tiếp cận quảng cáo Facebook với tư cách là một marketer chuyên nghiệp, bạn đang có nhiều cơ hội hơn để thành công, dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể ứng dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Đa dạng hoá cách nhắm mục tiêu.

Khi nói đến việc nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook, có thể nói Facebook là nền tảng đang cung cấp nhiều tuỳ chọn nhất.

Từ các tuỳ chọn nhắm mục tiêu đơn giản như nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, theo địa lý, theo sở thích đến các mục tiêu nâng cao như nhắm mục tiêu lại theo từng tệp khách hàng khác nhau hay kết hợp các tuỳ chọn nhắm mục tiêu khác nhau.

Vấn đề quan trọng ở đây không phải là chọn cách nhắm mục tiêu gì vì nó là tuỳ chọn có sẵn trên Facebook, cái bạn cần có được đó là tư duy đa dạng hoá việc nhắm mục tiêu.

Ví dụ, thay vì bạn đang bán xe hơi và bạn chỉ nhắm mục tiêu đến nam giới, bạn cũng có thể nhắm mục tiêu tới nữ giới cùng nhiều tuỳ chọn khác.

Đa dạng hoá định dạng và mục tiêu quảng cáo.

Như đã phân tích tương đối cụ thể ở phần các hình thức hay mục tiêu quảng cáo, khi quảng cáo Facebook tỏ ra hiệu quả với một số định dạng quảng cáo khác nhau hay hiệu quả hơn nếu nhà quảng cáo nhìn xa hơn đến hành trình mua hàng của khách hàng.

Những gì bạn cần làm bây giờ là chạy kết hợp nhiều định dạng hay mục tiêu quảng cáo quảng cáo khác nhau, theo dõi hiệu suất có được và sau đó tối ưu dần.

Cải thiện chiến lược giá thầu.

Cũng giống như các nền tảng quảng cáo khác, chiến lược giá thầu có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa một chiến dịch thất bại với chiến dịch có lợi nhuận.

Khi bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo của mình, Facebook sẽ đề xuất cho bạn một phạm vi giá thầu nhất định (thường là để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn đủ điều kiện hiển thị).

Ở giai đoạn đầu tiên, bạn có thể chọn một mức giá thầu thấp hơn và sau đó dựa trên CTR cũng như các chỉ số khác mà bạn có thể quyết định điều chỉnh mức giá thầu mới.

Nếu chiến dịch của bạn đang có phản hồi tốt hay thậm chí là chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng, bạn có thể chủ động tăng giá thầu để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn và mang về nhiều lợi nhuận hơn.

Theo dõi chi tiết từng chỉ số hiệu suất quảng cáo.

Sau một khoảng thời gian quảng cáo của bạn đã được chạy và bắt đầu có số liệu (thường là khoảng 1 tuần), nhiệm vụ của các nhà quảng cáo khi này là theo dõi chi tiết từng chỉ số.

Từ trình quản lý quảng cáo của Facebook, bạn có thể xem các chỉ số như, số lượt chuyển đổi, nền tảng chuyển đổi, chân dung người chuyển đổi…

Mẹo dành cho bạn là nên bóc tách hiệu suất thành các thông số nhỏ cụ thể để từ đó bạn có thể xác định chính xác cách mà “chuyển đổi” của bạn đang được thực hiện.

Một số câu hỏi thường gặp với quảng cáo Facebook là gì?

  • Làm sao để quảng cáo thành công trên Facebook?

Như đã phân tích ở trên, để có thể đạt được thành công cao nhất với Facebook, bạn nên tiếp cận nó với tư duy của một marketer hay digital marketer thay vì advertiser chỉ đánh giá mọi thứ dựa trên hiệu suất quảng cáo trực tiếp.

Bạn nên cài đặt và sử dụng Facebook Pixel để tối ưu hoá các hoạt động quảng cáo cũng như tạo mới các tệp khách hàng tiềm năng nhất.

  • Doanh nghiệp nên bắt đầu với quảng cáo Facebook như thế nào?

Tuỳ vào từng ngành hàng hay mục tiêu của doanh nghiệp với Facebook là gì, họ có thể tiếp cận hay sử dụng quảng cáo trên Facebook theo những cách khác nhau.

Có thể đó là khi doanh nghiệp muốn có thêm một điểm chạm với khách hàng trong phễu bán hàng, có thể là đó là khi doanh nghiệp mong muốn tương tác nhiều hơn với khách hàng, hay cũng có thể doanh nghiệp bắt đầu bằng cách coi Facebook là nơi để bán hàng (trực tiếp).

  • Có nên nhắm mục tiêu rộng (mass) trên với quảng cáo trên Facebook không?

Khi cả Facebook (Meta) hay các nền tảng quảng cáo khác như Google đang tiến tới tự động hoá quá trình tối ưu quảng cáo thông qua việc sử dụng công nghệ máy học (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), nhắm mục tiêu rộng cũng là một tuỳ chọn mà các nhà quảng cáo nên thử, hãy để các hệ thống quảng cáo tìm ra các điểm tối ưu cho mình.

  • Chạy quảng cáo Facebook là gì?

Là hành động cài đặt và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Tuỳ vào từng nhu cầu và mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn các kiểu chiến dịch khác nhau.

Kết luận.

Khi quảng cáo trên Facebook vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Digital Marketing tổng thể của doanh nghiệp, yêu cầu đầu tiên với các nhà quảng cáo hay Digital Marketer không phải là chạy hay tối ưu hoá quảng cáo mà là hiểu rõ bản chất của quảng cáo Facebook là gì, cách thức nó vận hành và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

TikTok ra mắt định dạng quảng cáo mới tập trung vào Gen Z

Định dạng quảng cáo mới của TikTok sẽ tập trung hỗ trợ các rạp chiếu phim thúc đẩy hoạt động bán vé của họ tới chủ yếu là Gen Z.

TikTok tiếp tục ra mắt định dạng quảng cáo mới tập trung vào Gen Z
TikTok tiếp tục ra mắt định dạng quảng cáo mới tập trung vào Gen Z

Khi Gen Z đang và sẽ trở thành nhóm người tiêu dùng chính, mạng xã hội video ngắn TikTok, vừa cập nhật định dạng quảng cáo mới tập trung vào thế hệ này.

Cụ thể, định dạng quảng cáo mới của TikTok hỗ trợ trực tiếp cho các rạp chiếu phim (Gen Z là đối tượng mục tiêu chính), nơi những người làm marketing có thể thúc đẩy số người đặt vé xem phim từ các rạp ở các khu vực khác nhau.

Ngoài định dạng quảng cáo mới cho các rạp chiếu phim, TikTok cũng đã công bố một số công cụ sáng tạo mới.

Định dạng quảng cáo mới sẽ cho phép các hãng phim hay rạp chiếu phim quảng cáo các video giới thiệu phim (trailer) trên TikTok, sau đó, quảng cáo sẽ cung cấp lịch chiếu cụ thể tại các rạp chiếu phim địa phương dựa trên địa điểm của từng người dùng, người dùng cuối cùng có thể mua vé và thanh toán ngay trong ứng dụng.

Hiện định dạng này đang được thử nghiệm tại Mỹ và sẽ sớm ra mắt toàn cầu.

Như MarketingTrips đã từng đề cập trong nhiều bài viết trước đây, khi Gen Z ngày càng có xu hướng hạn chế xem TV (truyền thống), việc các rạp hay đơn vị làm phim tiếp cận họ từ các nền tảng mạng xã hội sẽ là điều tất yếu.

Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, Gen Z thường xuyên bỏ qua quảng cáo trên các kênh truyền hình truyền thống và tua nhanh qua các đoạn quảng cáo với các TV được kết nối hay các chương trình khác.

Về phía nhà sáng tạo (Content Creator) hay những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok, họ sẽ có thể thêm phần “Neo” (Anchor) hoặc liên kết (Links) đến các trò chơi hoặc thông tin về sản phẩm.

Công cụ này sẽ cho phép những nhà sáng tạo hợp tác với các công ty trò chơi di động (mobile game) để thúc đẩy lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng.

Một tính năng tương tự mới được gọi là “neo bình luận” (comment anchors) sẽ cho phép nhà sáng tạo ghim một liên kết có thể nhấp vào ở vị trí đầu tiên trong phần bình luận của họ.

Đối với các thương hiệu, TikTok hiện sẽ có một chức năng đề xuất mới, có tên là TikTok Creator Marketplace (TTCM) Match, tính năng có thể tự động tạo danh sách những nhà sáng tạo dựa trên yêu cầu chiến dịch của thương hiệu (Brief).

Các cập nhật khác bao gồm tìm kiếm từ khóa được cải thiện và các chỉ số báo cáo chi tiết hơn sau chiến dịch, bao gồm tỷ lệ trùng lặp đối tượng, phân bổ sở thích đối tượng và ngày chiến dịch trong Spark Ads.

Một tính năng khác dành cho thương hiệu là Focused View, một định dạng quảng cáo mới trong đó các thương hiệu chỉ trả tiền khi người dùng tự nguyện xem quảng cáo trong ít nhất 6 giây hoặc tương tác với quảng cáo trong vòng dưới 6 giây.

Mục đích của định dạnh mới là ưu tiên hiển thị quảng cáo cho những người dùng tự nguyện tương tác với thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google đổi thẻ “Quảng cáo” thành “Được tài trợ” trên tìm kiếm di động

Google vừa thông báo đổi thẻ “Ad” (Quảng cáo) thành thẻ “Sponsored” (Được tài trợ) cho các tìm kiếm từ thiết bị di động (Mobile Search).

Google đổi thẻ "Quảng cáo" thành "Được tài trợ" trên tìm kiếm di động
Google đổi thẻ “Quảng cáo” thành “Được tài trợ” trên tìm kiếm di động

Đổi nhãn từ “Quảng cáo” thành “Được tài trợ” trên trang kết quả tìm kiếm.

Như bạn có thể thấy ở trên từ trang kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động, nhãn dán (thẻ tag) “Ad” được viết tắt từ Advertising, có nghĩa là Quảng cáo giờ đây đã được thay thế bằng nhãn mới là “Sponsored” có nghĩa là “Được tài trợ” (tương tự như trên Facebook).

Tiếp đó, thay vì nhãn này được xuất hiện ngay trước đường dẫn (URL) của website của các nhà quảng cáo thì giờ đây nó cũng đã được tách biệt thành một dòng riêng, nằm trên URL, ngược lại với quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) là nằm dưới tên của fanpage.

Theo tuyên bố từ Google:

“Nhãn mới này và vị trí nổi bật của nó tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn cao của chúng tôi về khả năng phân biệt giữa một kết quả tìm kiếm tự nhiên và một kết quả được quảng cáo.”

Trước lần thay đổi này, trước đó vào năm 2020, Google chính thức ra mắt nhãn “Quảng cáo” được in đậm với mục tiêu giúp người dùng dễ nhận biết các trang được quảng cáo.

Hiện doanh thu từ quảng cáo vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của Google, nền tảng này đã kiếm được hơn 50 tỷ USD trong quý 2 năm 2022.

Google chỉ hiển thị tên website thay vì hiển thị đầy đủ title mô tả website trên tìm kiếm di động.

Cũng tương tự với thẻ quảng cáo, Google cũng vừa cập nhật hiển thị mới cho website trên thiết bị di động, theo đó, thay vì hiển thị đầy đủ cả tên website và thẻ mô tả website, Google giờ đây chỉ hiển thị tên website, cách hiển thị trên máy tính để bàn hiện vẫn chưa bị thay đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Netflix sẽ tính phí là 6.99 USD mỗi tháng cho gói căn bản có quảng cáo

Bắt đầu từ 3/11 tới tại Mỹ, Netflix bắt đầu ra mắt gói dịch vụ có quảng cáo mới trong đó sẽ tính phí là 6.99 USD mỗi tháng.

Netflix sẽ tính phí là 6.99 USD mỗi tháng cho gói căn bản có quảng cáo
Netflix sẽ tính phí là 6.99 USD mỗi tháng cho gói căn bản có quảng cáo

Có tên gọi là “Basic with Ads”, gói dịch vụ xem phim giá rẻ này của Netflix sẽ bao gồm trung bình 4 đến 5 phút quảng cáo trong mỗi giờ xem và người dùng cũng sẽ không được phép tải xuống video.

Quảng cáo sẽ có độ dài 15 hoặc 30 giây, sẽ phát trước và trong suốt quá trình xem nội dung của Netflix. Các thương hiệu quảng cáo hay nhà quảng cáo cũng sẽ có khả năng ngăn quảng cáo xuất hiện trên nội dung mà họ cho là không phù hợp.

Để giúp các nhà quảng cáo hiểu được phạm vi tiếp cận của mình, Nielsen sẽ sử dụng phép đo đối tượng kỹ thuật số tiêu chuẩn, Xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ad Ratings), ở thị trường Mỹ bắt đầu từ năm 2023.

Netflix phát triển gói dịch vụ có quảng cáo mới trong bối cảnh nền tảng này liên tục giảm lượng người dùng và doanh thu trong thời gian gần đây chủ yếu do bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao.

Tuy nhiên, hiện Netflix vẫn là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) lớn nhất toàn cầu với hơn 200 triệu người dùng có trả phí (Subscribers).

Để bạn có thể hình dung rõ hơn về mức giá của Netflix so với các nền tảng đối thủ khác, bên dưới là bảng giá so sánh chi tiết của từng gói có trong từng thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo cá nhân hoá mới

Google vừa ra mắt tuỳ chọn quảng cáo mới cho phép nhà quảng cáo cá nhân hoá việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Personalized Ad Targeting) thông qua Google Display and Video 360.

Google giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo cá nhân hoá mới
Google giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo cá nhân hoá mới

Trong bối cảnh mới, khi phần lớn các nền tảng kỹ thuật số đang phải nỗ lực để tìm ra các giải pháp mới, tập vào trung vào quyền riêng tư nhiều hơn, phù hợp với kỳ vọng ngày càng cao hơn của người tiêu dùng, Google vừa giới thiệu tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo mới cho Google Display and Video 360 (là DSP của Google, nền tảng có trả phí dành cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa trở lên).

Tuỳ chọn mới sẽ cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quảng cáo được cá nhân hóa trên các website được chọn, nơi người tiêu dùng đã cho phép cả thương hiệu chạy quảng cáo lẫn chủ sở hữu website tiếp cận họ.

Quy trình phân phối quảng cáo mới được Google gọi là Publisher Advertiser Identity Reconciliation (PAIR), hiểu đơn giản là nhận diện mối tương quan giữa nhà quảng cáo (Advertiser) và nhà xuất bản (Publisher).

Theo giải thích của Google:

“Ví dụ thế này, hãy tưởng tượng bạn là một nhà bán lẻ giày và có một nhóm người tiêu dùng đã đăng ký danh sách gửi mail của bạn.

Những người trong danh sách này của bạn cũng đã chia sẻ địa chỉ email của họ với một nhà xuất bản nội dung trực tuyến (online content) nào đó.

Với PAIR, bạn sẽ có thể tiếp cận những người này bằng các phân phối các mẫu quảng cáo có liên quan trên website của nhà xuất bản đó, bởi vì họ hiện có mối quan hệ với bạn và với nhà xuất bản.”

Nói cách khác, PAIR là giải pháp đối sánh chéo (cross-matching) cơ sở dữ liệu của nhà quảng cáo và nền tảng quảng cáo để hướng tới mục tiêu cá nhân hoá quảng cáo.

Sơ đồ thể hiện cách thức hoạt động của PAIR.

Như bạn có thể thấy trong phần tổng quan này, PAIR sử dụng khái niệm gọi là “Clean Rooms”, nền tảng trung gian đóng vai trò mã hoá dữ liệu giữa các bên.

Các nền tảng quảng cáo lớn như Google, Facebook và Amazon đều đã sử dụng mô hình này để đảm bảo rằng không có dữ liệu cấp người dùng nào được chia sẻ trực tiếp giữa các bên (người dùng, nhà quảng cáo và nhà xuất bản), giờ đây, tính năng này cũng đang được thêm vào các chiến dịch trong Display and Video 360.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ Google tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads ra mắt trung tâm an toàn nội dung mới (Content Suitability Center)

Google Ads vừa thông báo ra mắt trung tâm an toàn nội dung mới (Content Suitability Center), nơi nhà quảng cáo có thể sử dụng để hạn chế các rủi ro về nội dung trong quảng cáo (Ads Content) và nơi hiển thị quảng cáo (Inventory).

Google Ads ra mắt trung tâm an toàn nội dung mới (Content Suitability Center)
Google Ads ra mắt trung tâm an toàn nội dung mới (Content Suitability Center)

Thông qua tính năng mới có trong Google Ads, nhà quảng cáo có thể quản lý các tùy chọn cài đặt về tính phù hợp của những nơi mà quảng cáo sẽ được thiển thị (Inventory Modes) trên cả YouTube và Mạng hiển thị của Google (GDN).

Google Ads cho biết:

Trước đây, các tuỳ chọn tương tự đã được xuất hiện trong nhiều phần riêng biệt của Google Ads, các trải nghiệm này được tách biệt trên các nền tảng của Google.

Điều này dẫn đến quá trình thực hiện tốn rất nhiều thời gian và rườm rà, cùng với những quan niệm sai lầm về việc “kiểm duyệt quảng cáo”.

Mặc dù loại trừ (những nơi mà nhà quảng cáo không muốn hiển thị quảng cáo hay những nội dung mà thương hiệu cho là không phù hợp) có thể là công cụ hữu ích, nhưng các thương hiệu cũng muốn quan tâm nhiều hơn đến các loại nội dung mà họ chọn để loại trừ.

Loại trừ cũng có thể vô tình loại bỏ đi những nội dung hay, an toàn cho thương hiệu và nội dung có liên quan đến các cộng đồng đa dạng.

Với trung tâm an toàn nội dung mới, nhà quảng cáo Google Ads có thể quản lý các biện pháp kiểm soát tính phù hợp từ một giao diện duy nhất.

Nhà quảng cáo có thể sử dụng trung tâm này để lựa chọn các ưu tiên về nơi hiển thị quảng cáo (inventory modes) hoặc loại bỏ những nền tảng không phù hợp.

Đây là giao diện của trung tâm.

Như bạn có thể thấy ở trên, hiện Google Ads cung cấp 3 tuỳ chọn về nơi hiển thị quảng cáo (khoảng không quảng cáo – Ad Inventory), bao gồm từ các tuỳ chọn hướng tới việc giới hạn quảng cáo đến mở rộng quảng cáo.

Ngoài ra, nhà quảng cáo cũng có thể loại trừ các chủ đề nhạy cảm trong phần cài đặt nâng cao (Advanced Settings) như ở trên.

Sau khi nhà quảng cáo đã chỉ định tùy chọn của mình ở cấp tài khoản, Google Ads hiện sẽ tự động áp dụng các tùy chọn cài đặt này cho các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nghiên cứu người dùng là chìa khoá để tăng trưởng và khác biệt hoá

Thay vì đưa ra các quyết định một cách chủ quan, nghiên cứu người dùng (user research) có thể thúc đẩy các quyết định một cách hiệu quả thông qua dữ liệu và sự am hiểu về bối cảnh của thị trường.

nghiên cứu người dùng
Tại sao nghiên cứu người dùng là chìa khoá để tăng trưởng và khác biệt hoá

Nghiên cứu người dùng (user research) là hoạt động thường được sử dụng bởi các nhóm sản phẩm với mục tiêu chính là tìm hiểu về các vấn đề, nhu cầu, hành vi và động cơ mua hàng của khách hàng.

Các thông tin có được sau nghiên cứu sẽ được gửi đến các bộ phận có liên quan như bán hàng, marketing hay phát triển sản phẩm (R&D) để giúp họ đưa ra quyết định.

Các bước thực hiện các nghiên cứu này thường là, các nhóm nghiên cứu sẽ thiết lập các giả định và giả thuyết về người dùng của họ, xác định các mục tiêu nghiên cứu và cách thức tiến hành nghiên cứu.

Sau đó, các giả định sẽ được thử nghiệm và xác nhận thông qua nhiều lần khác nhau với các phương pháp thử nghiệm và xác nhận khác nhau.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất là phỏng vấn và khảo sát người dùng, thử nghiệm mẫu (prototypes testing), nghiên cứu khả năng sử dụng và thử nghiệm A/B hoặc nghiên cứu thực địa trong môi trường làm việc thực tế của người dùng.

Các hoạt động nghiên cứu người dùng có thể được hỗ trợ bởi nhóm nghiên cứu UX (trải nghiệm người dùng), phân tích hay nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đi sâu vào việc phân tích sản phẩm và website.

Cuối cùng, nghiên cứu phải là công cụ chính để mọi doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data driven) và lấy khách hàng làm trung tâm (customer centric).

Với tư cách là một marketer, nghiên cứu người dùng hay khách hàng mục tiêu nên được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu trước bất kỳ chiến lược marketing nào.

Dưới đây là một số lý do cho điều này.

1. Phát triển MVP theo hướng dữ liệu (Data-driven MVP).

Nếu bạn từng làm việc trong các công ty khởi nghiệp, bạn sẽ thấy rằng, các sản phẩm mới thường rất hay bị lỗi. Đó là lý do tại sao các công ty này thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm hay tuyên bố định vị giá trị của sản phẩm (value proposition) để từ đó xây dựng các chiến lược định vị thương hiệu phù hợp.

Quá trình này được gọi là MVP (minimum viable product), khái niệm đề cập đến các bước thử nghiệm sản phẩm ở quy mô nhỏ và thường được sử dụng ở các công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới.

Và bước đầu tiên của bất cứ MVP nào đó là nghiên cứu.

Nếu được thực hiện đúng, các nghiên cứu về người dùng cho phép doanh nghiệp xây dựng các giả thuyết một cách đúng đắn về định vị giá trị, lợi ích của sản phẩm, các tính năng chính của sản phẩm, điểm khác biệt hoá (USP), mô hình kinh doanh hay chiến lược giá phù hợp, và hơn thế nữa.

Trong khi các công ty khởi nghiệp thường vốn bị giới hạn về mặt nguồn lực (tài chính, con người, thời gian…), MVP (minimum viable product) và nghiên cứu người dùng chính là chìa khoá.

2. Nghiên cứu người dùng giúp doanh nghiệp tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với thị trường một cách nhanh chóng hơn.

Khái niệm product-market fit (PMF) thường được các công ty khởi nghiệp sử dụng để chứng minh rằng một sản phẩm nào đó được khách hàng cần.

Các tín hiệu liên quan có thể là lưu lượng truy cập website (website traffic), số lượng người dùng đã đăng ký, doanh thu quay vòng hàng tháng hoặc các số liệu về sản phẩm, chẳng hạn như thời gian dành cho sản phẩm hoặc mức độ sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của khách hàng (NPS).

Đôi khi, việc tìm kiếm PMF chính là việc lựa chọn các phân khúc thị trường có tiềm năng cao nhất, những đối tượng mà sản phẩm có thể qiair quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất và có tác động cao nhất.

Nghiên cứu người dùng, đặc biệt là phỏng vấn người dùng, giúp doanh nghiệp xác định phân khúc khách hàng nào có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​sản phẩm.

Sau khi xây dựng các giả thuyết về giá trị sản phẩm và trao đổi nó với người dùng, các nhà sáng lập doanh nghiệp hay người làm marketing có thể khám phá được các insights mới về khách hàng của mình và hơn thế nữa.

3. Ưu tiên các tính năng quan trọng nhất.

Có rất nhiều các nghiên cứu về lý do khiến các công ty khởi nghiệp thất bại cho thấy rằng, các tính năng của sản phẩm không phù hợp với người dùng là một trong số đó.

Thông thường, điều này xảy ra là bởi vì, nhóm phát triển sản phẩm hay marketing thường “đóng cửa” và “tự nghiên cứu và dự đoán” về nhu cầu của khách hàng của họ.

Bằng cách thực hiện các nghiên cứu về người dùng, những người sáng lập có thể ưu tiên những tính năng nào nên được phát triển trước (bắt buộc phải có) và tính năng nào họ có thể từ từ phát triển thêm sau.

4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.

4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.
4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi có hàng tá sản phẩm tương tự nhau trên thị trường đều cùng đang muốn tiếp cận một phân khúc khách hàng giống nhau, vậy điều gì sẽ quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp? Điều gì có thể giúp sản phẩm được khách hàng lựa chọn và doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị phần của mình?

Trong khi tuỳ vào từng điều kiện và ngành hàng khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau, những bản phân tích thị trường toàn diện kết hợp với nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và người dùng nên được xem là ưu tiên hàng đầu.

Một phần quan trọng của quá trình này là phân tích khoảng trống đề xuất (Offerings Gaps) của đối thủ cạnh tranh và tìm cách “lấp đầy” nó bằng những giải pháp tốt hơn.

Nghiên cứu người dùng với khách hàng của đối thủ cạnh tranh có thể trở thành nguồn thông tin chi tiết có giá trị để tạo ra các chiến lược khác biệt hóa mạnh mẽ.

Dữ liệu có được sau nghiên cứu cung cấp cho các công ty khởi nghiệp một bản tóm tắt về những gì họ có thể làm tốt hơn và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.

5. Làm marketing dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về người dùng (Insights-driven marketing) và văn hóa tập trung vào khách hàng.

Tất cả hoạt động marketing trong doanh nghiệp phải luôn tập trung vào cộng đồng (chính) mà nó muốn phục vụ.

Nghiên cứu người dùng là cách tốt nhất để xác định chân dung của khách hàng và nhu cầu của họ, biến các kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm marketing có thể hành động.

Nghiên cứu người dùng nên đóng vai trò giúp hướng dẫn quá trình xây dựng các thông điệp, chiến lược tiếp cận thị trường và giúp bộ phận marketing kể những câu chuyện (Storytelling) hấp dẫn nhất về sản phẩm theo góc nhìn của người dùng.

Hầu hết các đội nhóm Marketing có hiệu suất cao đều có khả năng thấu hiểu và đồng cảm với người dùng của họ.

Sự đồng cảm của người dùng là nền tảng của văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm, không chỉ trong bộ phận marketing mà còn trên toàn bộ doanh nghiệp.

Sự đồng cảm đến từ việc nói chuyện (thường xuyên) với người dùng, xem cách họ sử dụng sản phẩm và hiểu những cung bậc cảm xúc mà họ có được trong quá trình sử dụng.

Tóm lại, nghiên cứu người dùng là một công cụ đắc lực trong việc thúc đẩy các quyết định hiệu quả dựa trên dữ liệu có định lượng từ người dùng. Nó mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Analytics (UA) không hiển thị dữ liệu từ khoá tìm kiếm

Dữ liệu về từ khoá (truy vấn tìm kiếm) hiện không hiển thị trong Google Analytics (UA), nguyên nhân của vấn đề này là gì.

Google Analytics (UA) không hiển thị dữ liệu từ khoá tìm kiếm
Google Analytics (UA) không hiển thị dữ liệu từ khoá tìm kiếm

Theo đó, nhiều nhà quảng cáo gần đây cho biết rằng, Google Analytics, cụ thể là phiên bản Universal Analytics 3 (UA) hiện không hiển thị bất kỳ dữ liệu về truy vấn tìm kiếm (Search Query) nào trong báo cáo Search Console đã được tích hợp.

Như bạn có thể thấy ở hình bên dưới, sau khi được tích hợp với Google Search Console, các dữ liệu về từ khoá sẽ được xuất hiện ở đây trong Google Analytics.

Tuy nhiên, hiện dữ liệu này không khả dụng mà chỉ hiển thị “not set” (không có dữ liệu).

Theo thông tin phản hồi từ Google trên mạng xã hội Twitter hiện công cụ tìm kiếm này đang kiểm tra vấn đề và sẽ sớm có thông báo.

Trong quá trình chờ Google phản hồi, nhiều ý kiến cho rằng, vì Universal Analytics 3 tức phiên bản Google Analytics hiện đang được sử dụng rộng rãi sẽ ngừng hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, do đó, đây có thể là tín hiệu sớm từ Google thông báo rằng các nhà quảng cáo nên sớm chuyển dữ liệu của họ sang Google Analytics 4.

Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, các dữ liệu về từ khoá hay truy vấn tìm kiếm nói trên hiện đã được tích hợp sẵn trong Google Analytics 4 (vẫn có sẵn trong Google Search Console) do đó các nhà quảng cáo nên sớm cài đặt GA4 để có thể xem báo cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads hiện đã có thể tạo quảng cáo tự động với một số nhà quảng cáo

Ở giai đoạn thử nghiệm hiện tại, một số nhà quảng cáo đã có thể để Google Ads tự động tạo quảng cáo dựa trên website, trang đích hay từ khoá.

Google Ads hiện đã có thể tạo quảng cáo tự động với một số nhà quảng cáo
Google Ads hiện đã có thể tạo quảng cáo tự động với một số nhà quảng cáo

Thử nghiệm của Google có khả năng tự động tạo các mẫu quảng cáo bổ sung (tiêu đề và đoạn mô tả). Nội dung quảng cáo sẽ được lấy từ các nguồn đầu vào sau:

  • Trang đích (Landing Page).
  • Các trang web (webpage) có liên quan.
  • Các quảng cáo văn bản hiện tại (text ads) có trong cùng một nhóm quảng cáo (ad group).
  • Các từ khóa trong cùng một nhóm quảng cáo.

Tính năng xây dựng quảng cáo tự động của Google Ads hoạt động như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, vì Google Ads đang thử nghiệm nên nếu bạn có quyền truy cập vào tính năng mới này, bạn sẽ là người hướng dẫn Google tạo nội dung từ các nguồn đủ điều kiện dựa trên mức độ liên quan và hiệu suất dự đoán.

Những nội dung quảng cáo mới có thể lấy toàn bộ một câu, chỉ một vài đoạn hay cụm từ hoặc diễn giải theo một cách khác nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nội dung.

Các nội dung quảng cáo được tạo sẽ được thêm vào nhóm các nội dung đủ điều kiện để sẵn sàng phân phối từ các quảng cáo tìm kiếm đáp ứng (RSA).

Khi quảng cáo của bạn đủ điều kiện để hiển thị cho một truy vấn tìm kiếm (từ khoá) nào đó, hệ thống sẽ xem xét nhóm các nội dung đủ điều kiện và chọn các nội dung được dự đoán là có hiệu suất cao nhất.

Báo cáo hiệu suất.

Nhà quảng cáo có thể xem hiệu suất của nội dung được tạo tự động bằng cách điều hướng đến phần báo cáo trong tài khoản quảng cáo Google Ads của họ.

Báo cáo nội dung.

Bạn có thể xem nội dung nào đang được sử dụng trong RSA bằng cách điều hướng đến “Báo cáo nội dung” (Asset report) từ cấp độ Quảng cáo đến “Xem chi tiết nội dung” (View asset details) và xem tất cả các nội dung quảng cáo đang được sử dụng.

Chọn không sử dụng tính năng tạo quảng cáo tự động của Google Ads.

Bạn có thể chọn không sử dụng tính năng mới của Google Ads bằng cách truy cập vào tài khoản Google Ads của mình, chuyển đến phần Cài đặt, sau đó nhấp vào phần Nội dung quảng cáo được tạo tự động (Automatically created assets), sau đó chọn Tắt.

Như với bất kỳ tính năng quảng cáo mới nào, dù đó là Google Ads hay Facebook Ads, điều quan trọng nhất mà bạn với tư cách là nhà quảng cáo cần quan tâm đó là thử nghiệm và không ngừng thử nghiệm.

Thay vì đánh giá các tính năng thông qua các nhận xét cảm quan, chỉ có thử nghiệm với một bản kế hoạch tỉ mỉ mới có thể giúp bạn có được những chiến dịch quảng cáo có hiệu suất cao hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram sẽ sớm hiển thị quảng cáo trên các tài khoản cá nhân

Theo một nguồn tin mới đây được tiết lộ, mạng xã hội Instagram sẽ sớm hiển thị quảng cáo trên các tài khoản cá nhân (profile) đồng thời chia sẻ doanh thu quảng cáo với những người dùng này.

Instagram sẽ sớm hiển thị quảng cáo trên các tài khoản cá nhân
Instagram sẽ sớm hiển thị quảng cáo trên các tài khoản cá nhân

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội, thành công của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) chính là thành công của các nền tảng, nói một cách dễ hiểu hơn, khi các nhà sáng tạo kiếm được càng nhiều tiền, các nền tảng càng có nhiều cơ hội hơn để tiếp tục phát triển và hơn thế nữa.

Điều này giải thích tại sao, bên cạnh các chương trình hay quỹ hỗ trợ trực tiếp từ nền tảng, những ứng dụng như Instagram, Facebook hay TikTok còn ra mắt các tính năng khác “giúp” người dùng “donate” trực tiếp thêm cho nhà sáng tạo.

Trong một bài đăng, CEO Meta nói rõ quan điểm:

“Instagram là nơi để những nhà sáng tạo có thể ‘kiếm sống’ “.

“Chúng tôi đang hướng tới một tương lai mới, nơi nhiều người hơn có thể làm các công việc sáng tạo mà họ yêu thích và chúng tôi cũng mong muốn các nền tảng như của chúng tôi đóng một vai trò nhất định trong việc biến điều đó thành hiện thực.”

Trong một bài đăng trên trang cá nhân, CEO Mark Zuckerberg cũng thông báo rằng Meta sẽ không cắt giảm doanh thu của các nhà sáng tạo từ các tính năng kiếm tiền, sẽ chia sẻ nhiều cách hơn để họ có thể bắt đầu xây dựng và kiếm tiền từ Metaverse và hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình như “Chương trình khuyến khích nhà sáng tạo” để thưởng cho những nhà sáng tạo có bài đăng chất lượng trên Instagram, “Quỹ nhà sáng tạo”, hay mới đây là cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ thương hiệu và người hâm mộ thông qua các sản phẩm NFTs (trên cả Facebook và Instagram).

Việc hỗ trợ các nhà sáng tạo kiếm tiền không còn là điều mới, gần đây, Instagram công bố sẽ hiển thị quảng cáo trên trang cá nhân của người dùng (profile).

Quảng cáo sẽ xuất hiện trên các tài khoản Instagram công khai và nằm ở giữa các bài đăng, điều này có nghĩa là, nếu bạn truy cập vào trang cá nhân (Feed) của một người dùng nào đó, bạn sẽ thấy quảng cáo ở đó.

Trong quá trình thử nghiệm, Instagram sẽ bắt đầu chia sẻ doanh thu quảng cáo cho những người dùng này như cách mà các nền tảng chia sẻ với nhà sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới

Facebook vừa giới thiệu giải pháp quảng cáo mới, hướng nhắm mục tiêu quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư đồng thời cập nhật những tính năng nhắm mục tiêu tự động mới.

Facebook giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới
Facebook giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới

Kể từ khi bản cập nhật ATT mới của Apple có hiệu lực, Facebook là một trong những nền tảng quảng cáo bị ảnh hưởng nhiều nhất, chỉ riêng năm 2022, Facebook dự kiến mất khoảng 10 tỷ USD vì người dùng chọn không bị theo dõi dữ liệu trong ứng dụng.

Trong bối cảnh này, Facebook vừa thông báo ra mắt một loạt các giải pháp quảng cáo mới. Trước hết, Facebook đang cập nhật một số tính năng mới với bộ giải pháp Facebook Advantage.

Theo giải thích của Facebook:

“Chúng tôi đang triển khai nhóm đối tượng tùy chỉnh trong Advantage (Advantage custom audience), một sản phẩm tự động hóa nhắm mục tiêu mới giúp tối ưu hoá nhóm đối tượng tùy chỉnh của nhà quảng cáo để từ đó có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Nhóm đối tượng này tương tự nhóm đối tượng tương tự (Lookalike audience) trước đây, tính năng giúp nhà quảng cáo tìm kiếm những người tương tự những người đã từng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài việc Advantage cũng sẽ có các cấp độ lựa chọn 1%, 5% hoặc 10% tương tự như trong Lookalike audience, nền tảng sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo nhiều hơn cho mọi người có trong nhóm đối tượng tuỳ chình.”

Tiếp đó, Facebook cũng đang cập nhật mới cho quảng cáo Click to Messenger (gửi tin nhắn trực tiếp), trong đó ưu tiên phân phối quảng cáo đến những người có nhiều khả năng mua hàng hơn trong phần tin nhắn.

Facebook cho biết:

“Thông thường, chúng tôi sẽ hiển thị quảng cáo Click to Messenger cho những người có nhiều khả năng bắt đầu cuộc trò chuyện với doanh nghiệp trên cả WhatsApp, Messenger hoặc Instagram Direct.

Với bản cập nhật mới này, chúng tôi sẽ ưu tiên hiển thị quảng cáo tới những người dùng có khả năng tương tác sâu hơn và mua hàng nhiều hơn trong phần tin nhắn.”

Facebook cũng đang bổ sung một định dạng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới (Lead Generation), định dạng này sẽ đưa khách hàng đến với Messenger hoặc một biểu mẫu (Form), tùy thuộc vào định dạng mà khách hàng có nhiều khả năng tương tác nhất.

Ngoài ra, Facebook cũng đang thử nghiệm một số cải tiến mới với các giải pháp quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư (Privacy-Focused Ad Targeting), bao gồm cả sản phẩm hỗ trợ đo lường mới dựa trên quyền riêng tư, Private Lift Measurement.

Cuối cùng, với mục tiêu hỗ trợ các nhà quảng cáo trong kỹ nguyên kết nối kỹ thuật số mới, Facebook đang hợp tác với nền tảng giáo dục trực tuyến Coursera để ra mắt khoá học miễn phí mới mang tên “Metaverse là gì” (What’s the Metaverse).

Theo giải thích của Facebook:

“Khóa học miễn phí này sẽ giải thích cho bạn biết Metaverse thực sự là gì, những gì nó nên được hiểu trong bối cảnh hiện tại và ý nghĩa của nó đối với tương lai của công việc, giải trí, cuộc sống và hơn thế nữa.

Chúng tôi đang kết hợp với các đối tác như Coursera để cung cấp cho mọi người, doanh nghiệp, nhà sáng tạo và nhà phát triển những công cụ cần thiết nhất để có thể thành công hơn khi Metaverse chính thức hình thành.”

Bạn có thể đăng ký trước khoá học miễn phí này tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing trong Metaverse: Tương lai của Quảng cáo, SEO và Social Media

Trong khi vũ trụ ảo Metaverse đang tiếp tục phát triển, nhiều dự báo cho thấy công nghệ này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành Marketing nói riêng và những người làm truyền thông nói chung. Từ các hoạt động SEO, Quảng cáo, Content Marketing, PR đến Social Media.

metaverse marketing
Marketing trong Metaverse: Tương lai của Quảng cáo, SEO và Social Media

Để có thể có được những góc nhìn rõ ràng nhất về Metaverse Marketing hay cách Metaverse sẽ ảnh hưởng đến ngành Marketing cũng như các hoạt động cụ thể có trong Marketing, bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chủ đề này.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Metaverse Marketing là gì?
  • Metaverse là gì?
  • Những số liệu bạn cần nắm về Metaverse.
  • Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
  • Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.
  • Ngành SEO và Metaverse.
  • Social Media Marketing và Metaverse.
  • Ngành PR – Marketing và Metaverse.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Metaverse Marketing là gì?

Cũng tương tự như Digital Marketing hay Performance Marketing, Metaverse Marketing là khái niệm đề cập đến việc các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ tiến hành làm Marketing trong vũ trụ ảo Metaverse.

Từ các hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa, tất cả các hoạt động này đều có thể diễn ra trong Metaverse.

Metaverse là gì?

Metaverse trong tiếng Việt có nghĩa là Vũ trụ ảo hoặc Siêu vũ trụ, khái niệm dùng để chỉ một vũ trụ (Universe) 3D (không gian đa chiều) trực tuyến nơi kết hợp nhiều không gian khảo (Virtual Spaces) khác nhau.

Metaverse có thể được xem như là tương tai của thế giới internet, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game, mua sắm và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.

Theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.

Để có thể hiểu chi tiết về thuật ngữ Metaverse, bạn có thể xem tại: metaverse là gì

Những số liệu bạn cần nắm về Metaverse.

  • Theo số liệu từ Google, lưu lượng tìm kiếm các từ khoá về “Metaverse” mỗi tháng là gần 3 triệu lượt trên phạm vi toàn cầu, một con số khổng lồ.
  • Metaverse là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các trang báo chí lớn như Reuters, Forbes hay New York Times.
  • Nếu bạn thử tìm kiếm từ khoá Metaverse trên mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn, có hàng ngàn kết quả trả về là những người đã sử dụng từ khoá này trong hồ sơ cá nhân của họ. CMO giờ đây không chỉ là Chef Marketing Officer nữa mà còn là Chef Metaverse Officer .
  • Theo số liệu từ Google News, có hơn 20 triệu kết quả trả về với từ khoá “Metaverse News”.
  • Trên mạng xã hội Twitter, các bài đăng có hashtag #Metaverse vẫn đang ở con số khổng lồ.
  • Trên mạng xã hội Instagram cũng không phải là ngoại lệ, hàng trăm ngàn bài đăng có sử dụng hashtag Metaverse.
  • Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm MarketingTrips đăng bài viết này.

Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.

Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.

Theo Wikipedia, Metaverse là tổng thể của tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường (AR) và môi trường Internet.

Đó là một không gian chia sẻ ảo tập trung được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế vật lý ảo tăng cường (virtually enhanced physical reality) và không gian ảo bền vững về mặt vật lý (physically persistent virtual space), bao gồm tổng thể tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet.

Metaverse là nơi mọi người sẽ có hình đại diện của riêng mình (Avatar). Đó là một trải nghiệm ảo ở chế độ 3D khi bạn đang chơi game, sáng tạo, hay khám phá.

Nhờ sự thúc đẩy của đại dịch và sự ra đời của các công nghệ mới, VR đang nhanh chóng thoát khỏi sự kỳ thị truyền thống là lãng phí thời gian để đến với một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo – giống như các cuộc cách mạng thiết bị di động hay internet trước đây.

Các thương hiệu lớn toàn cầu như Gucci, Nike, Disney, Snap và Meta đang trong quá trình tạo ra các cộng đồng ảo, nội dung kỹ thuật số (digital content), tài sản số, thời trang số, nghệ thuật và trải nghiệm số, và hơn thế nữa.

Metaverse sẽ tạo ra một nền kinh tế, nền kinh tế kỹ thuật số kiểu mới.

Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.

Trong thế giới mới với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, cụ thể là Metaverse, việc sử dụng các công nghệ mới xoay quanh thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần của các chiến lược Digital Marketing tổng thể.

Cũng giống như sự phát triển của Internet và tác động của cuộc cách mạng công nghệ di động trước đây, những người làm marketing sẽ cần phải thay đổi (nhanh hơn) để thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới, nơi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi.

Các thương hiệu sẽ cần phải suy nghĩ lại câu chuyện thương hiệu của họ theo không gian ba chiều và các nhà Digital Marketer sẽ cần phải nắm bắt các công nghệ mới nổi với tốc độ nhanh hơn.

Trong thế giới Metaverse, mọi người đều là những người xây dựng thế giới, bao gồm cả các cá nhân và thương hiệu.

Vậy làm thế nào để các thương hiệu và người làm marketing có thể bắt kịp được xu hướng mới này?

Đối với các thương hiệu và người làm marketing, điều quan trọng là phải thấu hiểu được Gen Z và Gen Y, những thế hệ đang “chế ngự” nền kinh tế hiện tại.

Hãy xem xét đến tất cả các hành vi của họ, việc họ làm thường xuyên, cách họ mua sắm và giải trí, cách họ tương tác với bạn bè trên các nền tảng mạng xã hội và hơn thế hữa.

Các nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu toàn cầu của Gen Z đã chạm mốc hơn 4000 tỷ USD vào năm 2021, và họ cũng là thế hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến các quyết định chi tiêu trong gia đình (hơn 80% cha mẹ của Gen Z báo cáo rằng thế hệ này ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình).

Khi Gen Z tiếp tục phát triển và mua sắm nhiều hơn (cả trong Metaverse), làm Marketing hay bán hàng cho Gen Z sẽ mang đến cho thương hiệu những cơ hội khổng lồ.

Ngành SEO và Metaverse.

Ngành SEO và Metaverse.
Ngành SEO và Metaverse.

Khi nói đến ảnh hưởng của Metaverse trong Marketing nói chung mà cụ thể ở đây là ngành SEO, tức tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, về bản chất nó cũng tương tự như các cách làm truyền thống trước đây.

Nếu bạn đã từng tham gia vào việc tối ưu hoá thứ hạng website hay ứng dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo với mục tiêu là khiến nhiều người dùng hơn “nhìn thấy” bạn, đã đến lúc bạn cần bắt đầu tìm cách để được tìm thấy trong Metaverse.

Một câu hỏi được đặt ra khi này là, liệu các công cụ tìm kiếm có phải là cửa ngõ (gateway) để thương hiệu của bạn được tìm thấy trong Metaverse hay không không?

Hay liệu các từ khoá có liên quan đến “metaverse” có giúp thương hiệu được tìm thấy một cách dễ dàng hơn hay không?

  • Chiến lược nội dung AR, Local SEO và hơn thế nữa.

Nếu bạn là chủ của các cửa hàng địa phương? Công nghệ AR và VR của Google sẽ giúp tạo ra các trải nghiệm 3D trực tiếp từ danh sách địa phương của bạn.

Theo Google:

“Thực tế tăng cường (AR) đóng vai trò phủ nội dung kỹ thuật số và thông tin lên thế giới thực – như thể chúng thực sự đang ở đó với bạn.”

Từ việc sử dụng AR để thử giày, mua hàng (chẳng hạn như Ikea đã làm) hay đào tạo ai đó về một trình nào đó đều là những ví dụ về cách chiến lược nội dung của thương hiệu có thể tác động đến kết quả tìm kiếm.

Một trong những khía cạnh quan trọng của Metaverse mà người làm marketing cần hiểu đó là hình ảnh (trực quan) sẽ đóng vai trò lớn hơn, các tìm kiếm sử dụng AR cũng hoạt động theo cách tương tự, giúp người dùng khám phá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực hơn và trực quan hơn.

  • Tìm kiếm trực quan (Visual Search) đóng một vai trò quan trọng.

Chất lượng hay giá trị của nội dung là trọng tâm của bất kỳ chiến lược SEO bền vững nào.

Nội dung đó càng có thể phục vụ nhiều nhu cầu của người dùng, thì càng tốt hơn về mặt thúc đẩy xếp hạng tìm kiếm và lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên (organic traffic).

Hình ảnh (hay nội dung trực quan) là một định dạng nội dung (content format) có hiệu quả cao. Khi Google ngày càng hiểu rõ hơn về nội dung và chất lượng của hình ảnh, thì yếu tố này càng trở nên lớn hơn.

Social Media Marketing và Metaverse.

Social Media Marketing và Metaverse.
Social Media Marketing và Metaverse.

Nếu bạn quan tâm đến các tin tức về kinh doanh, bạn thấy rằng, việc Facebook đổi tên thành Meta là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện tham vọng của nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu này với vũ trụ ảo Metaverse.

Với tên gọi tiền thân hiện tại là Horizon Worlds, đây được xem là ý tưởng đầu tiên của Meta với Metaverse, nơi người dùng có thể gia nhập và trải nghiệm các không gian 3D thông qua các thiết bị hỗ trợ (như tai nghe thực tế ảo).

Một nhà sáng tạo hiện đã gia nhập Horizon Worlds cho biết:

“Kết nối nguồn cấp dữ liệu 2D với cộng đồng 3D trong Horizon, nơi xây dựng thế giới với những người khác thực sự là một trải nghiệm xây dựng mang tính cộng đồng. Horizon là trung tâm của khái niệm Metaverse xã hội, Social Metaverse.”

Khi ở trong Horizon, bạn có thể thực hiện những việc như ghé thăm các thế giới khác nhau xoay quanh các sở thích và chủ đề cụ thể. Bạn sẽ tìm thấy mọi thứ từ việc làm vườn đến chơi game và thậm chí là gia nhập các nhóm cộng đồng tương tự Facebook Groups.

Facebook cho phép bạn chia sẻ những khoảnh khắc trong Horizon thông qua Facebook Groups chẳng hạn như chia sẻ ảnh tự chụp, chia sẻ thế giới từ thế giới 3D của bạn với các nhóm đối tượng 2D.

Bạn cũng có thể tạo ra các thế giới mới, cộng tác với những người khác, tổ chức sự kiện, gặp mặt, chụp ảnh tự sướng cũng như xây dựng nên các mối quan hệ có ý nghĩa, thông qua các hình ảnh đại diện (Avatar).

  • Bắt đầu với Snapchat Metaverse.

Hiện tại, các thương hiệu đã có thể bắt đầu trải nghiệm với công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên Snapchat.

Snapchat Metaverse AR cung cấp một cách dễ dàng và nhanh chóng cho bất kỳ ai để tạo nên những nội dung AR chuyên nghiệp, hấp dẫn thông qua các mẫu có sẵn kết hợp với các tài sản 3D khác.

Vừa mới được phát hành không lâu, Snapchat Trends là một công cụ dựa trên nền tảng web dành cho các nhà quảng cáo, đối tác và hơn thế nữa để tìm hiểu những từ và cụm từ đang thịnh hành (Trending) trên Snapchat và điều gì đang thúc đẩy cộng đồng mạng xã hội với hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng này.

Ngành PR – Marketing và Metaverse.

Ngành PR – Marketing và Metaverse.

Khi Metaverse là một phần không thể thiếu trong tương lai của ngành marketing, dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm bằng cách ứng dụng công nghệ VR và AR.

  • Bắt đầu tạo nội dung bằng AR.
  • Tổ chức hoặc tham dự một sự kiện trong VR trên các nền tảng như AltSpace VR hoặc Facebook Horizon Worlds.
  • Hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người có ảnh hưởng (Influencer) hay những người đã có mặt trong không gian Metaverse.
  • Tạo nội dung PR bằng AR như một cách để trở nên nổi bật hơn khi giới thiệu trực tiếp các câu chuyện đến với khán giả mục tiêu hoặc các nhà báo.
  • Bắt đầu tương tác và theo dõi các nhà báo, phóng viên và nhà phân tích, những người đang nói về AR, VR và Metaverse.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.

  • Metaverse có ảnh hưởng đến cách các thương hiệu làm Marketing hay không?

Hiển nhiên là có, chỉ là ảnh hưởng theo cách nào và cấp độ bao nhiêu, điều này còn phụ thuộc vào cách mà Metaverse được xây dựng trong tương lai.

  • Quảng cáo trên Metaverse sẽ được thể hiện như thế nào?

Nếu bạn đã tìm hiểu đầy đủ khái niệm Metaverse, bạn hiểu rằng, bản chất của Metaverse là một thế giới ảo đa chiều, điều này có nghĩa là khi người dùng truy cập vào Metaverse, thương hiệu của bạn hoàn có thể tiếp cận họ ở đó, như cách bạn tiếp cận người dùng thông qua quảng cáo Facebook hay quảng cáo tìm kiếm trên Google.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, khi thế giới và hành vi của người tiêu dùng thay đổi, điều cuối cùng sẽ khiến các thương hiệu phải thay đổi, bằng cách thích ứng nhanh hơn, thương hiệu có nhiều cách hơn để xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Với tư cách là những người làm Marketing, những người luôn cần đi đầu trong việc nắm bắt và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng mục tiêu, sớm gia nhập Metaverse là con đường mà bạn cần nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Xu hướng quảng cáo 2022: Một vài dự báo thú vị cho Marketers

Với hầu hết các doanh nghiệp đang phải thắt chặt chi tiêu hay vốn bị hạn chế về ngân sách quảng cáo, đổi mới, sáng tạo và bắp kịp xu hướng chính là chìa khoá. Cùng tìm hiểu các xu hướng quảng cáo mới nhất trong 2022.

xu hướng quảng cáo 2022
Một vào dự báo về xu hướng quảng cáo trong 2022

Từ quảng cáo video, đến sử dụng người có ảnh hưởng và cá nhân hoá thông điệp quảng cáo. Trước hết, để có thể thấu hiểu về thuật ngữ quảng cáo hay có những góc nhìn toàn diện nhất về ngành quảng cáo, bạn có thể xem tại: quảng cáo là gì

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Theo báo cáo thu nhập quý 2 mới đây của các nền tảng quảng cáo lớn như Facebook, Google hay TikTok, doanh thu quảng cáo của các nền tảng này đều sụt giảm, các doanh nghiệp hay nhà quảng cáo đang tìm cách giảm thiểu và thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phátsuy thoái toàn cầu.

Trong khi hàng loạt các doanh nghiệp liên tục cắt giảm nhân sự, hạn chế dự báo tăng trưởng, nhiều thương hiệu chọn cách cắt giảm quảng cáo để giảm thiểu chi phí vận hành.

Trong một thị trường đã có phần bão hòa, quảng cáo kỹ thuật số truyền thống ngày càng trở nên đắt đỏ hơn khi tính đến tỷ lệ chuyển đổi bán hàng đến người dùng cuối.

Tuy nhiên, trong một thị trường tự do, sự cạnh tranh để tồn tại cuối cùng sẽ làm thúc đẩy chi tiêu đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh hơn. Chi tiêu càng nhiều, họ càng có cơ hội bán được nhiều hàng hơn, những thương hiệu lớn như Apple hay Coca-Cola luôn nằm trong TOP những thương hiệu chi tiêu nhiều nhất cho quảng cáo.

Trong bối cảnh hiện tại, khi phần lớn các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái, những người làm marketing nói chung và quảng cáo nói riêng cần phản ứng nhanh hơn, sáng tạo và đổi mới nhiều hơn để thúc đẩy doanh nghiệp.

Dưới đây là một số dự đoán về các xu hướng quảng cáo 2022 có thể phát triển mạnh hơn trong những năm tới.

Quảng cáo video sẽ thống trị ngành quảng cáo là xu hướng đầu tiên trong 2022.

Quảng cáo video được xây dựng dựa trên nội dung (Content-connected video advertising) đã được chứng minh là một trong những phương thức làm marketing hiệu quả khi người xem video kỹ thuật số có thể ghi nhớ đến 95% thông điệp quảng cáo so với các quảng cáo bằng hình ảnh hay văn bản (text).

Khi trung bình mỗi người dùng dành hơn 100 phút mỗi ngày để xem video kỹ thuật số và 92,6% người dùng internet trên toàn thế giới xem một số dạng video kỹ thuật số hàng tuần, thị trường video kỹ thuật số đang trở nên tiềm năng hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, khi các nền tảng video ngắn như TikTok, Reels hay Shorts tiếp tục tăng trưởng ấn tượng về lượng người xem, các nhà marketer nói chung cần quan tâm đến xu hướng này nhiều hơn.

Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn vào những người có ảnh hưởng (Influencer).

Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn vào những người có ảnh hưởng (Influencer).
Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn vào những người có ảnh hưởng (Influencer).

Khi nói đến các định dạng nội dung (content format) được tiêu thụ nhiều nhất, nội dung video ca nhạc, hài kịch (giải trí) và bình luận xã hội được nhắc đến đầu tiên.

Nguồn gốc hay cảm hứng chính của các chủ đề nội dung này phần lớn đến từ những người có ảnh hưởng trên các nền tảng. Tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) đã là tiêu chuẩn và mục tiêu mà các thương hiệu lớn hướng tới.

Bằng cách lựa chọn, hỗ trợ hay thậm chí là “xây dựng hình ảnh” cho những người có ảnh hưởng, sau đó thúc đẩy khả năng hiển thị của họ, các thương hiệu có thể coi họ là một phần bản sắc của thương hiệu, giúp thương hiệu kết nối mạnh hơn với đối tượng mục tiêu.

Trong trường hợp này, các nhà quảng cáo sẽ tiến hành hợp tác với những người có ảnh hưởng để tạo ra những nội dung phù hợp sau đó kết hợp nó vào video của người có ảnh hưởng một cách chân thực nhất (Authentic Marketing).

Thay vì cố gắng hay bất chấp để chứng minh giá trị của sản phẩm hay nói về sản phẩm, những người làm marketing nên giúp khách hàng “thấy được hình ảnh của chính họ” trong sản phẩm, thừa nhận nó và sau đó mua nó.

Các dịch vụ phát trực tuyến sẽ tiếp tục nổi lên như là những nền tảng được đầu tư nhiều nhất.

Trong những năm gần đây, thị trường phát trực tuyến (streaming market) đã phát triển một cách mạnh mẽ và dự kiến ​​sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.

Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng công nghệ mà đặc biệt là các thiết bị di động thông minh, người dùng đang tương tác với các nền tảng này mỗi ngày.

Vào năm 2021, 78% người tiêu dùng tại thị trường Mỹ đã sử dụng dịch vụ phát trực tuyến có trả phí (subscription streaming service).

Với khả năng tiếp cận cao cũng như việc có thể thu thập dữ liệu của khách hàng thông qua các buổi phát, các thương hiệu có thể chọn cách sử dụng từng chương trình khác nhau cho từng phân khúc khác nhau.

Thông điệp cá nhân sẽ được ưu tiên nhiều hơn khi doanh nghiệp có nhiều năng lực dữ liệu hơn cũng là xu hướng quảng cáo đáng theo dõi trong 2022.

Cá nhân hoá hay nhắm mục tiêu là những từ khoá mà những người làm marketing nói chung và performace marketing nói riêng thường nói đến khi tìm cách tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.

Mặc dù việc thu thập dữ liệu, phân tích và tổ chức dữ liệu có thể khó khăn hơn với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn hơn lại có thể tận dụng điều này để thúc đẩy doanh nghiệp của họ. Các thuật ngữ như CDP hay CRM không còn là thứ mới mẻ.

Ngoài ra, với các doanh nghiệp lớn hơn, khi họ có thể áp dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) vào quá trình thấu hiểu hành trình của khách hàng, phân tích chân dung khách hàng, họ lại một lần nữa có nhiều cơ hội hơn để cá nhân hoá nội dung đến từng nhóm khách hàng khác nhau.

Trong bối cảnh kinh doanh kỹ thuật số, “Digital Profiles” hay “Digital Personas” là tài sản, là sức mạnh của các doanh nghiệp, thứ có thể giúp họ cá nhân hoá các câu chuyện (personalized storytelling) tới khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo

Các công nghệ mới như Web3 hay Metaverse sẽ đóng những vai trò thiết yếu trong nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) nói chung và nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy) nói riêng.

Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo
Creator Economy: Web3 sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế nhà sáng tạo

Cũng như với bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ mang tính bùng nổ nào, chẳng hạn như internet hay eCommerce ở những năm 90, sự phấn khích, sự nghi ngờ, nhiều suy đoán hay thậm chí là các nhầm lẫn là những từ khoá cảm xúc chính.

Đối với những công nghệ mới nổi như Web3 hay vũ trụ ảo Metaverse, dường như cũng không nằm ngoài các xu hướng này, công nghệ mới đến, bên cạnh nhiều tổ chức tỏ ra hoài nghi hay hờ hững, một số khác không ngừng nỗ lực để trở thành các “Game-Changer”, những người đi đầu thực sự.

Bên cạnh các khoản đầu tư khổng lồ vào các công nghệ mới, vô số các công ty khởi nghiệp đang tìm cách gia nhập trị trường đáng giá hàng ngàn tỷ đô, đối với những nhà sáng tạo (Content Creator), quy mô và tiềm năng của Web3 mới là những điều hấp dẫn nhất.

Web3 là gì?

Trước khi tìm hiểu về tiềm năng của Web3 đối với nền kinh tế nhà sáng tạo hay với các nhà sáng tạo, bạn nên có những thông tin cơ bản nhất về Web3.

Theo định nghĩa từ IDC, Web3 là “một tập hợp các giao thức và công nghệ mở, bao gồm cả blockchain, nền tảng công nghệ đóng vai trò hỗ trợ việc sử dụng và lưu trữ những giá trị, tri thức và dữ liệu phi tập trung (decentralized) đáng tin cậy.”

Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung thông thường, định nghĩa này nghe có vẻ hơi “mơ hồ” vì nó mang tính kỹ thuật.

Bạn hiểu đơn giản là, Web3 sẽ mang đến cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn, mọi thứ sẽ minh bạch hơn, bạn có quyền riêng tư cao hơn, có quyền bảo mật, quyền sở hữu và sự tin tưởng tốt hơn trên không gian internet.

Cũng theo định nghĩa từ IDC, Web3 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mối liên kết những “người tạo ra” và những “người tiêu thụ”.

Nó sẽ cho phép các tương tác và giao dịch (mua bán) được diễn ra một cách liền mạch hơn, minh bạch và tiết kiệm chi phí hơn, tất cả những điều này đều là những yêu cầu tất yếu của nền kinh tế nhà sáng tạo.

Vấn đề lớn với các nền tảng tập trung (centralized platforms).

Ở bối cảnh hiện tại, tất cả các hệ sinh thái mà những nhà sáng tạo đang sử dụng đều hoàn toàn là tập trung.

Trong khi đối với một số nhà sáng tạo, họ cũng có thể kiếm được nhiều tiền nhờ các nền tảng này, cuối cùng, chính các nền tảng đó mới là bên được hưởng lợi thực sự.

YouTube là một ví dụ.

Theo dữ liệu từ Statista, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh thu quảng cáo trên toàn thế giới của YouTube đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, bất chấp những thành công này từ phía nền tảng, nhiều nhà sáng tạo trên YouTube không thể “trang trải” cho cuộc sống của họ.

Theo một báo cáo tháng 8 năm 2022, 97,5% YouTubers không kiếm được 12.140 USD, mức được cho là chạm mức nghèo tại Mỹ.

Công bằng mà nói, YouTube không phải là nền tảng duy nhất đang hiện hữu những điều này. Với hầu hết các nền tảng khác, phần lớn nhà sáng tạo phải vật lộn để kiếm sống.

Dữ liệu của Linktree tiết lộ rằng trong số 200 triệu người tham gia vào nền kinh tế nhà sáng tạo, chỉ 12% những người làm việc này toàn thời gian kiếm được hơn 50.000 USD mỗi năm. Dữ liệu cũng cho thấy rằng 46% nhà sáng tạo toàn thời gian kiếm được ít hơn 1.000 USD mỗi năm.

Trong khi toàn bộ các nội dung được tải lên nền tảng là từ người dùng và nhà sáng tạo, tất cả dữ liệu, doanh thu hay quyền lợi đều thuộc về phía doanh nghiệp sở hữu nền tảng.

Ở mặt ngược lại, Web3 cắt bỏ gần như toàn bộ những thứ trung gian và cho phép nhà sáng tạo kết nối trực tiếp với khán giả của họ, những người hâm mộ họ và phần lớn doanh thu có được sẽ thuộc về chính họ.

Về bản chất, ý nghĩa thực sự đằng sau các hệ sinh thái tập trung hiện tại là “nhà sáng tạo cứ thế nỗ lực tạo ra nội dung (Content) và nền tảng sẽ có thêm nhiều doanh thu”.

Web3 được thiết lập để thay đổi động lực internet hiện tại bằng cách cho phép nhà sáng tạo trực tiếp kiếm tiền từ các sản phẩm của họ mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.

Thúc đẩy Web3 cho nhà sáng tạo.

Chìa khóa chính để tận dụng Web3 với tư cách là nhà sáng tạo đó là bạn nên bắt đầu bằng việc tìm ra các nền tảng phù hợp. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải kiểm soát hoàn toàn các nội dung của bạn và doanh thu bạn kiếm được.

Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung như Mastodon và Diaspora cho phép nhà sáng tạo có toàn quyền sở hữu nội dung và danh tính của họ, đồng thời họ có thể kiếm tiền thông qua người hâm mộ chứ không phải là chỉ từ nhà quảng cáo.

Một đặc điểm khác của các nền tảng mạng xã hội kiểu mới này là nhà sáng tạo có thể sở hữu và mua bán xuyên nền tảng thay vì chỉ trên một nền tảng duy nhất.

Chúng ta đang ở những giai đoạn đầu của Web3. Và cũng như mọi công nghệ mới khác, nếu không có sự thích nghi sớm của các nhà sáng tạo và người hâm mộ của họ, mọi thứ có thể sẽ trở nên chậm hơn (và ít hưởng lợi hơn).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook Ads cập nhật tuỳ chọn mới cho quảng cáo cuộc gọi

Facebook vừa cập nhật một số tính năng nâng cao mới cho tuỳ chọn quảng cáo cuộc gọi Call Ads.

Facebook Ads cập nhật tuỳ chọn mới cho quảng cáo cuộc gọi
Facebook Ads cập nhật tuỳ chọn mới cho quảng cáo cuộc gọi

Call Ads (Call Advertising) là một tuỳ chọn quảng cáo hiện có trong trình quản lý quảng cáo của Facebook, cho phép nhà quảng cáo chạy các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu là thúc đẩy người dùng liên hệ (gọi điện) với doanh nghiệp.

Facebook vừa cập nhật một số tính năng nâng cao cho tuỳ chọn này.

Trước hết, Facebook đang thử nghiệm tuỳ chọn gọi lại (callback) mới, tính năng cho phép người dùng yêu cầu nhận cuộc gọi lại từ doanh nghiệp nếu cuộc gọi ban đầu của họ là “không liên lạc được.”

Theo giải thích của công ty mẹ Meta:

“Điều hành một doanh nghiệp có nghĩa là bạn phải làm rất nhiều thứ, và đôi khi điều đó có nghĩa là bạn không thể trả lời tức thời một cuộc gọi nào đó từ khách hàng.

Khách hàng tiềm năng có thể mất hứng thú nếu cuộc gọi của họ không được trả lời, vì vậy, chúng tôi đang thử nghiệm một tính năng mới trên Messenger cho phép người dùng chọn yêu cầu được gọi lại từ doanh nghiệp.

Điều này có thể cho khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn coi trọng thời gian và công việc kinh doanh của họ, đồng thời mang lại sự linh hoạt cho chủ sở hữu doanh nghiệp khi có bất cứ khách hàng nào liên hệ đến.”

Tiếp đó, Facebook cũng đang thử nghiệm nhiều cách hơn để đo lường hiệu suất của các Quảng cáo cuộc gọi (Call Ads) trong Trình quản lý quảng cáo Facebook, bằng cách thêm các tùy chọn mục tiêu mới.

Facebook cũng đang thử nghiệm tính năng ‘gọi trước’ (pre-call) mới, cho phép các nhà quảng cáo cung cấp ngữ cảnh bổ sung trong Quảng cáo cuộc gọi (chẳng hạn như liên kết đến website của thương hiệu) để cung cấp thêm thông tin cho khách hàng trước khi họ tiến hành cuộc gọi.

Facebook cũng bổ sung tùy chọn tối ưu hóa cuộc gọi 60 giây trong các mục tiêu khác nhau, cho phép các doanh nghiệp ‘tối ưu hóa quảng cáo của họ để tiếp cận những người có nhiều khả năng mua hàng hơn’.

Ngoài ra, Facebook hiện đang thử nghiệm một tùy chọn gọi điện trong ứng dụng mới cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi âm thanh (audio call) qua các ứng dụng của Meta và trực tiếp từ Quảng cáo cuộc gọi, trong khi vẫn cho phép người dùng tiếp tục trải nghiệm mạng xã hội một cách liền mạch.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi BankMyCell cho thấy 75% Millennials (Gen Y) sẽ muốn tránh hoàn toàn các cuộc gọi điện thoại, với 80% cho thấy rằng các cuộc gọi thoại khiến họ lo lắng.

Điều này có nghĩa là các quảng cáo cuộc gọi có thể không mấy hiệu quả với những người dùng trẻ, bên cạnh việc thử nghiệm, nhà quảng cáo có thể chuyển hướng ưu tiên sang các nhóm đối tượng lớn hơn như Baby Boomers và Gen X.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhiều thương hiệu lớn tạm dừng các chiến dịch Marketing trên Twitter

Hơn 30 thương hiệu hiện đã tạm dừng các chiến dịch Marketing của họ trên mạng xã hội Twitter khi phát hiện các quảng cáo được hiển thị cạnh những tài khoản có nội dung người lớn.

Theo đó, hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng đã tạm dừng chiến dịch Marketing trên Twitter sau khi phát hiện ra rằng các mẫu quảng cáo của họ đã xuất hiện cạnh các tài khoản nội dung người lớn liên quan đến trẻ em.

Theo báo cáo, hiện đã có hơn 30 thương hiệu bị ảnh hưởng bao gồm:

  • Dyson
  • Mazda
  • Forbes
  • Walt Disney
  • NBC Universal
  • Coca-Cola
  • Cole Haan

Trong khi phía Twitter chưa có phản hồi gì thì Reuters cho biết, các khảo sát của họ phát hiện ra rằng các mẫu quảng cáo từ các doanh nghiệp lớn đã hiển thị cạnh các nội dung (Tweet) có chứa nhiều từ khoá nhạy cảm.

Ông David Maddocks, hiện là Chủ tịch Thương hiệu (Brand President) tại Cole Haan cho biết:

“Chúng tôi thực sự sợ hãi. Twitter sẽ phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này hoặc chúng tôi sẽ tìm bất cứ cách nào có thể để khắc phục hậu quả, bao gồm cả việc không quảng cáo trên Twitter.”

Một người phát ngôn của Forbes cho biết: “Twitter cần phải khắc phục sự cố này càng sớm càng tốt, và cho đến khi họ làm như vậy, chúng tôi sẽ tạm dừng tất cả các hoạt động quảng cáo trên nền tảng này.”

Đại diện của thương hiệu xe hơi đến từ Nhật Bản Mazda nói:

“Không có chỗ cho loại nội dung này trên internet”. Ông này cũng cho biết hiện Mazda đã dừng chạy quảng cáo trên Twitter.

Người phát ngôn của Disney cũng cho hay: “Chúng tôi đang nỗ lực gấp đôi để đảm bảo rằng các quảng cáo mà chúng tôi đang chạy sẽ được hiển thị ở những nơi an toàn.”

Phía Twitter nói gì?

Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Twitter cho biết mạng xã hội này nói không với các nội dung người lớn trên nền tảng và đang đầu tư nhiều nguồn lực hơn để đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Các báo cáo về tính minh bạch của Twitter cho thấy nền tảng này đã xoá hơn 1 triệu tài khoản vào năm ngoái vì liên quan đến các nội dung trẻ em.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

85 ứng dụng gian lận chạy ngầm quảng cáo cần gỡ bỏ

Human Security vừa công bố phát hiện mã độc trên 75 ứng dụng CH Play và 10 ứng dụng App Store. Nguy hiểm hơn, những ứng dụng này hiện đã có hơn 13 triệu lượt tải về.

Các nhà nghiên cứu Human Security cho biết, chiến dịch gian lận quảng cáo này đã bắt đầu từ tháng 8/2019 đến cuối năm 2020 với tên gọi lần lượt là Poseidon và Charybdis.

Trong đó, chiến dịch Poseidon bao gồm hơn 40 ứng dụng Android giả mạo, chạy ngầm bên dưới và được thiết kế để gian lận quảng cáo.

Charybdis lại được biết đến như một chiến dịch được nâng cấp, với chiến thuật xáo trộn mã, nhắm đến nhiều nền tảng quảng cáo hơn.

Đợt tấn công mới nhất vừa bị phát hiện được các nhà nghiên cứu đặt tên là Scylla. Scylla có nhiều điểm khác biệt so với 2 đợt tấn công trước đó, mở rộng mục tiêu tấn công ra ngoài Android, cụ thể là xâm nhập vào các thiết bị iOS, bên cạnh việc dựa vào các lớp mã bổ sung bằng công cụ Allatori.

Sau khi người dùng cài đặt nhầm các ứng dụng độc hại, những app này bắt đầu thực hiện các hành vi gian lận và hiển thị nhiều loại quảng cáo, đánh dấu một bước tiến đáng kể về mức độ tinh vi so với các biến thể trước đó.

“Ứng dụng độc hại sẽ giả mạo các dịch vụ phát trực tuyến phổ biến để lừa SDK quảng cáo đặt quảng cáo, phân phối quảng cáo ẩn thông qua WebView, và gian lận nhấp chuột quảng cáo để thu lợi nhuận”, chuyên gia Nico Agnese chia sẻ trên Human Security.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, một số quy tắc cần nhớ khi tải xuống ứng dụng như đọc kĩ thông tin nhà phát triển, các đánh giá, người dùng nên hạn chế cấp quyền không cần thiết cho ứng dụng.

Hiện tại, tất cả những ứng dụng này đã được gỡ bỏ khỏi Google Play, tuy nhiên, nếu đã lỡ cài đặt trước đó, người dùng nên xóa ứng dụng khỏi điện thoại ngay lập tức.

Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky đã phát hiện ra phần mềm độc hại NullMixer, được thiết kế để đánh cắp tài khoản Facebook, thông tin ngân hàng của người dùng.

Theo đó, chuỗi tấn công thường bắt đầu khi người dùng cố gắng tải xuống phần mềm “bẻ khóa” từ các trang web lừa đảo. Khi họ giải nén và chạy các tệp được tải về, phần mềm độc hại NullMixer sẽ bắt đầu xâm nhập vào máy tính.

10 ứng dụng bị gỡ khỏi App Store:

– Loot the Castle (com.loot.rcastle.fight.battle)
– Run Bridge (com.run.bridge.race)
– Shinning Gun (com.shinning.gun.ios)
– Racing Legend 3D (com.racing.legend.like)
– Rope Runner (com.rope.runner.family)
– Wood Sculpter (com.wood.sculptor.cutter)
– Fire-Wall (com.fire.wall.poptit)-
– Ninja Critical Hit (wger.ninjacriticalhit.ios)
– com.TonyRuns.game

75 ứng dụng bị gỡ khỏi Google Play

– Roll Turn (com.roll.turn.song.wusi.pt)
– Crush Car (com.crush.car.fly.delivery.lingjiu)
– Super Hero-Save the world! (com.asuper.man.playmilk)
– Spot 10 Differences (com.different.ten.spotgames)
– Dinosaur Legend (com.huluwagames.dinosaur.legend.play)
– One Line Drawing (com.one.line.drawing.stroke.yuxi)
– Shoot Master (com.shooter.master.bullet.puzzle.huahong)
– Talent Trap – NEW (com.talent.trap.stop.all)
– Find 5 Differences – New (com.find.five.subtle.differences.spot.new)
– Helicopter Attack – NEW (com.helicopter.attack.shoot.sanba)
– Arrow Coins (com.helicopter.attack.shoot.sanba)
– Parking Master (com.ekfnv.docjfltc.parking.master)
– Shoot it: Using Gun (com.bullet.shoot.fight.gtommm.tom)
– Super Flake (com.chop.slice.flake2020)
– Five-Star Slice (com.five.star.slice)
– Sand Drawing (com.sand.drawing.newfight)
– Mr Dinosaur: Play your Dino (com.topggame.facego.finger.crazy.dino)
– Track Sliding New (com.track3d.sliding.new)
– Peter Shoot (com.ltc.peter.shoot.tslgame)
– Thief King (com.ltcking.thief.game.tsl)
– Spin: Letter Roll (come.letter.roll.race)
– Relx cash (com.tycmrelx.cash)
– Lady Run (com.lady.dress.run.sexylady)
– Magic Brush 3D (com.magic.brush.gamesly)
– Shake Shake Sheep (com.ldle.merge.free.coinspiggy)
– Number Combination: Colored Chips (com.yigegame.jyfsmnq.gg)
– Ztime: Earn cash rewards easily (com.pocky.ztime)
– Lucky Wings – Lotto Scratchers (com.free.scratchers.luckywings)
– Shake Shake Pig (com.ldle.merge.free.coinspiggy)
– Lucky Money Tree (com.ldle.merge.lucky.moneytree)
– Run And Dance (com.tap.run.and.dance)
– Beat Kicker New (com.beat.kicker.two.game)
– Fill Color 3D (com.cube.fill.color.paint.turn.fei)
– Draw Live (com.draw.live.milipop)
– Draw 1 Stroke (com.draw.one.line.stroke.xipi)
– Fidget Cubes (com.fidget.cubes.feel.like)
– Girls Fight (com.girls.fight.fly)
– Ninja Assassin (com.knifeninja.assassin.dltc)
– Puzzle 2020 (com.my.bullet.shooting.man.hunter.youxi)
– Pulley Parkour (com.pul.parkour.bbroller)
– Chop Flake 3D (com.slice.chop.superslice3d)
– Weapon Fantasy (com.weapon.fantasy.games)
– Bike Extreme Racing (com.bike.extreme.raceing.bikegames)
– Player Spiral Maker 3D (com.player.spiral.maker.d3)
– Scratch Carnival (com.scratchers.jackpot.luckypiggy)
– Billionaire Scratch (com.free.tickets.scratchers.Billionaire)
– Lucky Star: Lotto Scratch (com.free.tickets.scratchers.LuckyLotto)
– Balloon Shooter (com.balloon.shooter.play)
– Musical Shoot (com.ltcmusical.fun2021)
– Chop Slices (com.lvdiao.chop.slices.chef)
– Ninja Slice (com.slice.masked.games)
– Work Now! (com.work.now.slack)
– Draw Complete (com.ltcdraw.complete.fly)
– Draw a War (com.draw.war.army)
– Match 3 Tiles (com.blocks.tile.matching)
– 2048 Merge Cube – Win Cash (com.cube.merge.shooter)
– Pull Worm (com.pull.bugs.worm)
– Shoot Dummy
– Win Rewards & Paypal Cash (com.shoot.dummy.fast.speed.linger)
– Bottle Jump (com.bottle.jump.flip.challenge.fun)
– Corn Scraper (com.corn.scraper.cut.pipe.siling)
– Idle Wood Maker (com.idle.wood.maker.gametwo)
– Pop Girls Schooler (com.pop.girls.schooler)
– Romy Rush (com.romy.rushrun)
– Spear Hero (com.spear.super.man.hero)
– Hiding Draw (com.hiding.drawltc.games)
– Downhill Race (com.downhill.race.redbull)
– Jackpot Scratcher-Win Real (com.physicswingsstudio.JackpotScratchers)
– Dig Road Balls (com.dig.road.balls.play.games.ygygame)
– Crowd Battle: Fight the bad guys (com.crowd.battle.goamy)
– Design n Road (com.ltcdesign.nroad)
– Rescue Master (com.rescue.master.gear.mechanics.wushi)
– Lucky Scratchers: Lotto Card (com.lotto.bingo.lucky.scratchcard)
– BOO Popstar (com.boostar.boo.popstar)
– Draw Complete A (com.darwa.completea.ltca)
– War in Painting (com.painting.war.inpaper)
– Rush 2048: 3D Shoot Cubes (com.rushcube.puzzle.block)
– Auto Stamp Camera (com.stac.amper.qweaf)
– Meet Camera (com.magicvcam.hdmeet.cam008)
– com.find.five.differences.lvye.xsl, n/a
– com.mufc.zwxfb, n/a

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Social Media Advertising: Tối ưu quảng cáo trên mạng xã hội với một vài bước đơn giản

Với hơn 5 tỷ người dùng mạng xã hội toàn cầu tính đến thời điểm năm 2022, mạng xã hội trở thành điểm đến không thể thiếu của các thương hiệu, nơi họ có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận hàng tỷ khách hàng tiềm năng.

Chạy quảng cáo trên mạng xã hội với một vài bước đơn giản
Chạy quảng cáo trên mạng xã hội với một vài bước đơn giản

Để có thể khởi chạy hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, điều quan trọng nhất và đầu tiên không phải là “set và tối ưu” quảng cáo như nhiều marketer vẫn nghĩ, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo cho thương hiệu của mình.

Những bước căn bản nhất bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Xác định mục tiêu của chiến dịch.
  • Xác định các nền tảng ưu tiên.
  • Xây dựng thông điệp.
  • Xác định kiểu quảng cáo mà bạn sẽ dùng.
  • Phân bổ ngân sách.
  • Tận dụng sức mạnh cộng hưởng của các bài đăng tự nhiên (Organic Content).

Bên dưới là những thông tin giúp bạn nhận diện vấn đề rõ hơn.

Xác định mục tiêu của chiến dịch.

Đây là nội dung cần có đầu tiên của bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào nói chung và quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Advertising) nói riêng.

Hiểu một cách đơn giản, trước khi hiển thị quảng cáo, bạn cần biết bạn đang hướng các quảng cáo đó tới ai (càng chính xác thì quảng cáo càng hiệu quả), và bạn muốn họ làm gì?

Việc xác định đúng mục tiêu giúp nhà quảng cáo không chỉ tối ưu được chi phí quảng cáo mà còn thúc đẩy chuyển đổi tốt hơn.

Xác định các nền tảng ưu tiên.

Với từng phân khúc đối tượng mục tiêu nhất định, bạn cần một (hoặc một số) nền tảng phù hợp nhất, chính là các nền tảng tập trung (nhiều nhất) các nhóm đối tượng này.

Nếu thương hiệu của bạn “dư” ngân sách, hiển nhiên bạn cũng có thể bỏ qua phần này, tuy nhiên nếu ngân sách là một vấn đề, việc xác định đúng nền tảng là điều bắt buộc.

Lý thuyết căn bản nhất sẽ khuyên bạn là nên tập trung nguồn lực vào 1 nền tảng có khả năng mang lại nhiều giá trị nhất, các nền tảng khác sẽ chỉ là phụ trợ.

Xây dựng thông điệp.

Một khi đã xác định được đối tượng và nền tảng mục tiêu, công việc tiếp theo của bạn tìm hiểu xem họ muốn nghe điều gì từ bạn.

Trong khi việc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu insight của họ là điều không thể tránh khỏi, bằng cách không ngừng thử nghiệm và tối ưu, bạn có thể xác nhận lại thực sự đâu là những thông điệp mang lại hiệu quả nhất.

Đặc biệt khi bạn xây dựng thông điệp cho các chiến dịch tập trung vào hiệu suất và chuyển đổi (Performance Marketing), nội dung thông điệp càng quan trọng hơn.

Đừng quên đưa các USP của thương hiệu vào các thông điệp.

Xác định kiểu quảng cáo mà bạn sẽ dùng.

Với tư cách là những người làm Marketing chuyên nghiệp, bạn hiểu rằng, tuỳ vào từng đối tượng và mục tiêu quảng cáo khác nhau, bạn cần chọn các kiểu hay định dạng quảng cáo khác nhau phù hợp với mục tiêu đó.

Ví dụ, nếu bạn cần thúc đẩy lượng khách hàng đăng ký form trên website thông qua Facebook Ads, có lẽ “conversions” là định dạng tiềm năng nhất.

Phân bổ ngân sách.

Là quá trình bạn phân chia nguồn lực của mình vào từng chiến thuật (tactics) khác nhau. Nếu bạn đang vận hành các chiến dịch quảng cáo đa kênh, đây có thể là lúc bạn cần xác định phần ngân sách được phân chia cho từng nền tảng khác nhau.

Tận dụng sức mạnh cộng hưởng của các bài đăng tự nhiên (Organic Content).

Bước cuối cùng bạn cần làm khi tiến hành chạy một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội đó là xác định xem đâu là nội dung được khách hàng tương tác tự nhiên nhiều nhất.

Tỷ lệ tương tác tự nhiên của các bài đăng giúp bạn xác định chính xác mức độ phù hợp của nội dung với các đối tượng mục tiêu của mình, thứ mà bạn sẽ khó phân biệt hơn nếu các bài đăng đó được quảng cáo.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, việc khởi chạy một chiến dịch quảng cáo không khó tuy nhiên điều quan trọng là bạn biết mình nên làm gì, bắt đầu và kết thúc như thế nào.

Hy vọng với các thông tin ngắn gọn nói trên, bạn giờ đây có thể bắt đầu các chiến dịch quảng cáo của mình một cách hiệu quả nhất trên các nền tảng mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook Ads: Nhiều tài khoản quảng cáo Facebook Việt Nam bị chặn

Hàng loạt tài khoản quảng cáo Facebook (Facebook Ads) tại Việt Nam bị chặn trong đợt càn quét mới đây của Meta.

Facebook Ads: Nhiều tài khoản quảng cáo Facebook Việt Nam bị chặn
Facebook Ads: Nhiều tài khoản quảng cáo Facebook Việt Nam bị chặn

Trong khoảng một tuần trở lại đây, cộng đồng người cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo Facebook than thở tài khoản của họ bị mạng xã hội này khóa.

Các lời than vãn này xuất hiện liên tục, thậm chí một số chủ nhân các tài khoản này khẳng định họ “trong sạch” nhưng vẫn bị rơi vào tình trạng tài khoản bị chặn (hay khóa tài khoản).

Bên cạnh các cá nhân hoặc đơn vị cung cấp các dịch marketing trực tuyến hoặc marketing kỹ thuật nhỏ lẻ bị ảnh hưởng thì những agency có quy mô lớn cũng chịu tác động của đợt “quét” này của Facebook.

Theo đó, nếu ít thì bị một hai tài khoản nhưng nếu nhiều có thể bị chặn đến vài chục tài khoản chuyên chạy quảng cáo.

Việc chặn đột ngột các tài khoản chạy quảng cáo ảnh hưởng tiêu cực đến các đơn vị cung cấp dịch vụ, đối tác và ngay cả người dùng cuối. “Khách hàng của chúng tôi đang thực hiện chiến dịch truyền thông đa kênh.

Các kênh khác có báo cáo về kết quả rất tốt nhưng do tài khoản quảng cáo bên phía chúng tôi bị chặn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng”, anh H.V. – trưởng phòng quảng cáo trực tuyến của một agency cho hay.

Các đợt “quét” tài khoản quảng cáo Facebook không còn quá mới tại Việt Nam. Trong các năm trước đó thi thoảng mạng xã hội cũng có đợt tương tự. Đợt này, không có số liệu chính thức, số lượng than thở tài khoản bị chặn dường như nhiều hơn.

Anh V.P. – Giám đốc một agency digital marketing tại TP HCM – cho biết công ty của anh cũng bị chặn. “Lần này Facebook quét và ảnh hưởng lớn hơn các đợt trước”, anh V.P. nói nhưng vì yếu tố kinh doanh nên không tiện chia sẻ cụ thể số lượng tài khoản bị chặn. Anh chỉ cho biết là “rất nhiều”.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực digital marketing tại TP HCM, tài khoản quảng cáo thường chia thành hai loại là cá nhân và đứng tên doanh nghiệp.

Tài khoản này không giống tài khoản cá nhân bình thường, chức năng của nó chỉ dùng cho quảng cáo. Tài khoản cá nhân thường bị dính chặn trong các đợt quét hơn. Nhưng tài khoản doanh nghiệp không phải thoát được hoàn toàn.

Lý do chặn, được suy đoán, là do sử dụng tài khoản đăng phát các nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng Facebook, giá trị đạo đức địa phương, có yêu cầu từ nhà chức năng; tài khoản bị nghi ngờ về thanh toán hoặc thiếu nợ. Tuy nhiên, Facebook không thông báo cụ thể lý do tài khoản quảng cáo bị chặn.

Việc quét và chặn hàng loạt tài khoản như vậy được các chuyên gia trong lĩnh vực này ví von như là “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Nếu chủ tài khoản nào “tự tin rằng sạch sẽ, không vi phạm, không thiếu nợ thì có thể kháng cáo” – một chuyên gia cho chúng tôi biết.

Hiện công ty của V.P. đang thực hiện kháng cáo. “Nếu tài khoản hoàn toàn “sạch sẽ” thì khả năng được mở khóa sẽ rất cao”, vị giám đốc này nêu kinh nghiệm. “Sẽ không có thời gian chính xác khi nào Facebook sẽ mở lại tài khoản quảng cáo bị chặn”.

Trong xu hướng tiếp cận khách hàng đa kênh, một số agency đã tư vấn khách hàng sử dụng thêm các kênh truyền thông, mạng xã hội khác để giảm phụ thuộc vào Facebook.

Tuy nhiên, lượng người sử dụng mạng xã hội này tại Việt Nam vẫn chiếm ưu thế, bên cạnh Tik Tok.

“Để giảm thiểu rủi ro cũng đạt khả năng tiếp cận tốt hơn thì khách hàng nên cân nhắc ngân sách cho các kênh khác, không nên phụ thuộc 100% vào Facebook như hiện tại”, anh H.V. nói.

Facebook từng khởi kiện người Việt chạy quảng cáo trái phép.

Nhiều chuyên gia tin rẳng Việt Nam là “thị trường đặc biệt” đối với Facebook bởi có nhiều người vi phạm. Họ sử dụng các tài khoản không chính danh để chạy quảng cáo, đây là hành vi không đúng với quy định của mạng xã hội này. Thậm chí một số đối tượng còn lợi dụng chính sách của Facebook để trục lợi cá nhân.

Khoảng giữa tháng 6/2021, Facebook cho biết đã nộp hai đơn kiện chống lại các đối tượng vi phạm Chính sách và Điều khoản Quảng cáo. Bị đơn trong vụ kiện đầu tiên là một công ty tiếp thị California và các đại lý.

Vụ kiện thứ hai có bị đơn là một nhóm người sống tại Việt Nam, chuyên tấn công chiếm đoạt tài khoản để chạy quảng cáo trái phép.

Theo Giám đốc Thực thi và Kiện tụng Facebook Jessica Romero, 4 cá nhân sống tại Việt Nam – N.H.T, L.K, N.Q.B và P.H.D – sử dụng kỹ thuật “đánh cắp cookie” hay “đánh cắp session” để xâm phạm tài khoản các nhân viên của nhiều Agency quảng cáo, Marketing.

Sau đó, họ chạy quảng cáo trái phép. Blog Facebook khẳng định các nạn nhân bị lừa đảo, dẫn tới mất tài khoản sau khi cài đặt ứng dụng từ Google Play Store có tên “Ad Manager for Facebook”. Hiện ứng dụng đã bị Google gỡ bỏ.

Một khi tải về “Ad Manager for Facebook”, nạn nhân sẽ chia sẻ thông tin đăng nhập Facebook cùng các thông tin khác.

Thủ phạm sử dụng thông tin này để truy cập tài khoản rồi chạy quảng cáo. Trong một vài trường hợp là quảng bá lừa đảo trực tuyến.

Theo bà Romero, nhóm chạy hơn 36 triệu USD quảng cáo trái phép. Facebook đã hoàn tiền cho nạn nhân và giúp họ bảo mật tài khoản.

Facebook cho biết đang tìm cách vạch trần toàn bộ hành vi của 4 thủ phạm, buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm vì viết ứng dụng “Ad Manager for Facebook”, lừa mọi người cài đặt, xâm phạm tài khoản rồi dùng chúng để chạy quảng cáo trái phép.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Audio Ads là gì? Lợi ích và ví dụ về Audio Advertising

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Audio Ads như: Audio Ads (Audio Advertising) là gì, lợi ích và cơ hội cho thương hiệu với Audio Ads, ví dụ về Audio Ads và hơn thế nữa.

audio ads là gì
Audio Ads là gì? Lợi ích và ví dụ về Audio Advertising

Với sự phổ biến ngày càng lớn của Audio Advertising (Audio Ads), phương thức quảng cáo này có thể cung cấp nhiều cơ hội mới cho thương hiệu trong việc thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu và độ tiếp cận.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Audio Ads là gì?
  • Digital Audio Ads là gì?
  • Digital Audio là gì?
  • Tại sao lại là Audio trong Advertising (Ads).
  • Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?
  • Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như Audio Ads.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Audio Ads là gì?

Audio Ads hay Audio Advertising là một hình thức Advertising hay Ads, thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

Theo WARC (Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới), có một khoảng cách lớn giữa thời gian người dùng dành cho âm thanh và mức chi tiêu của các thương hiệu cho quảng cáo, chỉ một phần nhỏ của ngân sách Marketing tổng thể được chi cho Audio Ads so với các hình thức Ads phổ biến khác.

Audio Ads là một cơ hội lớn cho các thương hiệu.

Vào năm 2021, Digital Audio Ads đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 57,9% lên mức 4,9 tỷ USD chỉ riêng ở thị trường Mỹ.

Theo dự báo, vào cuối năm 2022, con số này sẽ đạt mức 6,78 tỷ USD toàn cầu.

Digital Audio Ads là gì?

Digital Audio Ads là hình thức quảng cáo âm thanh kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến quá trình chèn quảng cáo vào các nội dung âm thanh kỹ thuật số để tiếp cận người nghe chính là những khách hàng mục tiêu.

Digital Audio Ads cho phép các nhà quảng cáo kết nối với khán giả trong khi họ đang thưởng thức nội dung âm thanh họ yêu thích, đó có thể là âm nhạc, podcast hoặc chương trình radio kỹ thuật số.

Ví dụ, với quảng cáo âm thanh trên nền tảng Spotify, nhà quảng cáo sẽ có một số tuỳ chọn quảng cáo như:

  • Quảng cáo âm thanh (Audio Ads). Các quảng cáo này có thời lượng 30 giây và phát giữa các bài hát.
  • Quảng cáo podcast (Podcast Ads). Những quảng cáo này thường dài từ 30 đến 60 giây. Chúng thường phát trong podcast và có thể được đọc bởi người dẫn chương trình (Host) hoặc diễn viên lồng tiếng.

Digital Audio hay Âm thanh kỹ thuật số là gì?

Digital Audio là Âm thanh kỹ thuật số, bao gồm bất kỳ loại âm thanh nào được nghe trên các nền tảng kỹ thuật số với sự hỗ trợ của kết nối internet.

Digital Audio có một số loại chính bao gồm:

  • Âm thanh đã tải xuống, như bài hát, album và podcast.
  • Âm thanh phát trực tiếp, ví dụ như các chương trình phát sóng từ các đài phát thanh hay các buổi trò chuyện trực tiếp trên các nền tảng như Spotify Greenroom.
  • Âm thanh theo yêu cầu (On-demand audio) như âm nhạc, podcast, chương trình trò chuyện, radio hay video âm thanh.

Nhờ các thiết bị như điện thoại thông minh, loa thông minh và tai nghe không dây, người nghe có thể thưởng thức âm thanh kỹ thuật số trong hầu hết mọi môi trường và ở bất cứ nơi đâu họ muốn.

Tại sao lại là Audio trong Advertising (Ads).

Trong thế giới quảng cáo hiện tại, thương hiệu rõ ràng là vô số các phương thức hay định dạng quảng cáo khác nhau, những thứ có thể được thử nghiệm và tối ưu cho các mục tiêu riêng của từng thương hiệu.

Audio Ads với bản chất vốn có của nó là thứ “ít xâm phạm” vì không trực quan, do đó chúng khá gần gũi và khiến cho người nghe có cảm giác được đắm chìm (immersive experience).

Nó dễ dàng thúc đẩy việc kể chuyện thương hiệu (Storytelling) khi mọi thông điệp quảng cáo của thương hiệu được họ tiếp nhận một cách từ từ, đây cũng chính là sự khác biệt so với các định dạng quảng cáo trực quan khác như quảng cáo Facebook hay Quảng cáo TikTok.

Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng âm thanh là phương tiện hay định dạng nội dung (Content Type) truyền thông phong phú nhất có thể kích hoạt khả năng ghi nhớ, sự tin cậy và cả kết nối.

Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số tạo ra nhiều tương tác và kích hoạt cảm xúc hơn các hình thức truyền thông khác.

Một nghiên cứu của Spotify và Neuro-Insight cho thấy âm thanh kỹ thuật số có nhiều khả năng thu hút bộ nhớ dài hạn hơn, tăng cường độ cảm xúc tốt hơn so với bất kỳ định dạng nào khác như TV, mạng xã hội hoặc video kỹ thuật số.

Một nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện ra rằng mức độ tương tác với quảng cáo tăng lên sau mỗi lần hiển thị âm thanh, con số này đúng trên nhiều ngành nghề, nền tảng và thể loại khác nhau.

Có một điểm rất đáng lưu ý ở đây là, tuỳ thuộc vào từng nền tảng và thiết bị khác nhau, người dùng (người nghe) sẽ bị tác động và phản ứng theo những cách khác nhau.

Ví dụ: khoảng một nửa số chủ sở hữu loa thông minh (loa bluetooth) có khả năng phản hồi tích cực với quảng cáo thông qua các thiết bị này (theo số liệu từ Báo cáo âm thanh thông minh năm 2022 của NPR và Edison Research.)

Trong số những người đã nghe quảng cáo trên loa thông minh, 53% cho biết họ sẽ phản hồi, trong khi 48% cho biết họ có xu hướng phản hồi tốt hơn với các quảng cáo trên loa thông minh so với quảng cáo từ một thiết bị hay nền tảng khác.

Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?

Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?
Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?

Bằng cách sử dụng quảng cáo âm thanh có lập trình, tức thương hiệu thực hiện việc mua bán và chạy quảng cáo âm thanh một cách tự động.

Cũng giống như với quảng cáo video và hiển thị (display Ads), quảng cáo âm thanh có lập trình cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận theo hướng dữ liệu (Data driven Marketing) để từ đó tạo ra các hiệu suất quảng cáo và chuyển đổi tốt hơn.

Đây là một quy trình tự động và liền mạch từ việc vận hành, nhắm mục tiêu, đo lường, tối ưu và cung cấp cho các nhà quảng cáo khả năng phân phối quảng cáo tới các chương trình và nội dung phù hợp nhất (theo thời gian thực).

Có một điểm khác biệt cũng như là cơ hội cho các thương hiệu đó là, không giống như các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác, Programmatic Audio Ads cho phép mua quảng cáo tập trung vào các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể thay vì tập trung vào nội dung hay vị trí (placement) như các nhà quảng cáo vẫn làm.

Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như Audio Ads.

Như đã phân tích ở trên, với tư cách là những người làm marketing, thương hiệu hay quảng cáo, bạn không ngừng tìm kiếm và tối ưu các phương thức quảng cáo mới nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như thúc đẩy chuyển đổi.

Khi các nền tảng quảng cáo như mạng xã hội, tìm kiếm hay hiển thị hình ảnh đã trở nên quá quyen thuộc hay thậm chí là quá tải với người dùng, bạn cần tìm một phương thức mới tiềm năng hơn, Audio Ads hay quảng cáo âm thành nên là một trong số đó.

Bên cạnh đó, nhờ những sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chẳng hạn như giọng nói tổng hợp theo các loại nội dung cụ thể, điều này có thể giúp tăng mức độ biểu cảm của âm thanh nhiều hơn, quảng cáo âm thanh kỹ thuật số khi này sẽ trở nên hợp lý hơn và tốt hơn.

Kết luận.

Với tư cách là Marketer, bạn cần đảm bảo rằng mình luôn dành một phần ngân sách marketing (dù là nhỏ) để liên tục thử nghiệm các kênh mới, bằng cách hiểu Audio Ads là gì, cũng như các tiềm năng đi kèm, giờ đây bạn có thể bắt đầu thử nghiệm các ý tưởng mới của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple ngày càng thích bán quảng cáo và muốn gia nhập ngành Marketing

Apple gửi thư quảng bá cơ hội quảng cáo mới tới các nhà phát triển, thể hiện tham vọng bành trướng trong ngành công nghiệp Marketing.

Apple ngày càng thích bán quảng cáo và muốn gia nhập ngành Marketing
Apple ngày càng thích bán quảng cáo và muốn gia nhập ngành Marketing

Trong một bức thư được Apple gửi tới các nhà phát triển, Apple cho biết có kế hoạch triển khai các vị trí quảng cáo mới, và khuyến khích các nhà phát triển tham gia đặt trước thềm mùa lễ.

Việc Apple chào mời một vị trí quảng cáo mới trong ứng dụng App Store thể hiện tham vọng bành trướng của công ty trong ngành công nghiệp tiếp thị.

Trong những năm gần đây, các vị trí quảng cáo của Apple chỉ được giới hạn trong tab Tìm kiếm trên App Store và một ứng dụng trên trang kết quả tìm kiếm.

“Với những đổi mới trong chương trình quảng cáo của Apple, các nhà phát triển giờ đây có thể quảng cáo ứng dụng của mình trên App Store để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa trong mùa lễ này”, Apple viết trong thư gửi đến các lập trình viên.

Tuy quảng bá vị trí hiển thị mới, bức thư gửi đến các nhà phát triển không nêu rõ các quảng cáo mới sẽ xuất hiện ở đâu.

Song, vào tháng 7, Apple đã thông báo công ty đang có kế hoạch mở rộng hệ thống quảng cáo với một khu vực mới trên trang đầu của App Store ở tab “Hôm nay” (Today), cùng một vị trí khác trên các trang sản phẩm ứng dụng với tên gọi “Bạn cũng có thể thích”.

“Quảng cáo đi kèm tìm kiếm của Apple mang đến cơ hội cho các nhà phát triển ở mọi quy mô khả năng phát triển doanh nghiệp.

Giống như các dịch vụ quảng cáo khác hiện có, các vị trí đặt quảng cáo mới cũng sẽ chỉ chứa các nội dung đã được App Store phê duyệt, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quyền riêng tư”, đại diện của Apple chia sẻ với CNBC.

Việc mở rộng khu vực quảng cáo diễn ra khi hoạt động kinh doanh quảng cáo trên các thiết bị của hãng đang dần bị giám sát chặt chẽ hơn. Quảng cáo được coi là một phần trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty.

Chỉ riêng trong năm 2021, Apple thu về hơn 68 tỷ USD doanh thu dịch vụ. Theo nhà phân tích Wamsi Mohan, trong tháng 7 vừa qua, Apple đã thu về 5 tỷ USD doanh thu chỉ từ hệ thống quảng cáo riêng của hãng.

Vào năm 2021, Apple phát hành tính năng Minh bạch theo dõi người dùng (ATT), cung cấp cho người dùng lựa chọn chia sẻ dữ liệu cho các nhà phát triển hay không.

Hầu hết chủ sở hữu iPhone chọn không chia sẻ, ngăn các nhà quảng cáo trực tuyến theo dõi chính xác hiệu suất quảng cáo của họ.

Tính năng của hãng cho phép người dùng tự tắt các quảng cáo cá nhân hóa, ngăn Apple hoặc các bên thứ 3 sử dụng các dữ liệu như thông tin tài khoản và các hoạt động duyệt web trước đó để hiển thị quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising).

Theo thống kê của Apple, 78% người dùng đã lựa chọn tắt hiển thị các quảng cáo cá nhân.

Sự thay đổi của hãng đã nhận sự phản đối từ các công ty quảng cáo trực tuyến, bao gồm Meta. Công ty mẹ của Facebook cho rằng tính năng mới của Apple là phản cạnh tranh và mang tính độc quyền.

Công ty cũng cho rằng sự thay đổi của Apple có thể khiến mạng xã hội mất 10 tỷ USD trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Microsoft ra mắt Multi-platform: Tính năng quảng cáo đa nền tảng mới

Nếu việc quản lý đa nền tảng quảng cáo có thể khiến các nhà quảng cáo choáng ngợp, tính năng mới Multi-platform của Microsoft sẽ là trợ thủ đắc lực.

Microsoft vừa công bố Multi-platform, một tính năng kiểu “all-in-one” có sẵn trong Smart Campaigns (Chiến dịch thông minh) của Microsoft cho phép nhà quảng cáo chạy quảng cáo trên Microsoft, Google, Facebook và Instagram thông qua một giao diện duy nhất của nền tảng Microsoft.

Theo thông báo từ Microsoft, tính năng này chưa có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo nhưng bạn có thể đăng ký danh sách chờ tại đây.

Về mặt kỹ thuật, tính năng quảng cáo đa kênh (Multi-channel advertising) đã tồn tại từ năm 2020, tuy nhiên kể từ khi Micosoft ra mắt trải nghiệm Chiến dịch thông minh mới, tính năng nay đã không còn khả dụng.

Multi-platform cho phép các nhà quảng cáo mở rộng phạm vi tiếp cận của họ bằng cách truy cập để quản lý và báo cáo về tất cả các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo phổ biến nhất từ chỉ một nơi.

AI của Microsoft cũng có thể giúp tối ưu hóa ngân sách của nhà quảng cáo để đạt được hiệu suất cao nhất.

Microsoft cho biết Multi-platform và Smart Campaigns cũng sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website và các kênh truyền thông mạng xã hội (Social Media) không phải trả phí khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tại sao YouTube lại ép người dùng xem 10 quảng cáo liên tục

Việc YouTube tăng số lượng quảng cáo sẽ khiến nền tảng này giảm sức hút và không còn khả năng “gây nghiện” như trước đây.

Mới đây, YouTube xác nhận đang thử nghiệm tăng số lượng quảng cáo trước mỗi video. Cụ thể, người dùng sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục, kéo dài khoảng 30 giây mà không có tùy chọn bỏ qua.

Nhiều người dùng phàn nàn.

Trên các diễn đàn, nhiều tài khoản cho biết họ buộc phải xem liên tục 10 quảng cáo trước video nhưng không thể loại trừ.

Thời lượng các đoạn quảng cáo này cũng dài hơn bình thường, thậm chí có những trường hợp xuất hiện thêm nhiều quảng cáo khác chen vào giữa clip.

Không chỉ vậy, YouTube còn quyết định đem quảng cáo lên Shorts, định dạng video ngắn tương tự TikTok. Theo New York Times, 45% số tiền kiếm được từ quảng cáo sẽ được trả cho các nhà sáng tạo nội dung.

Vì lý do này, YouTube sẽ nhận 55% lợi nhuận còn lại đến từ quảng cáo phát trước và trong các video Shorts.

Người dùng đã phàn nàn khắp nơi trên Reddit và các mạng xã hội khác. Điều này cho thấy sự thay đổi của YouTube đang ảnh hưởng đến rất nhiều khách hàng. Đồng thời, đây là một vấn đề đáng lo ngại.

Loại quảng cáo này của YouTube được gọi là “quảng cáo đệm” (bumper ads), phát các đoạn clip có thời lượng ngắn nhưng người xem không thể bỏ qua, theo tài khoản chính thức của TeamYouTube trên Twitter. Đội ngũ phát triển cho biết các đoạn video thường không kéo dài quá 6 giây.

Tuy nhiên, nhiều video ngắn như vậy kết hợp lại đã khiến người dùng mất đến 60 giây chỉ để xem quảng cáo. Đây là một con số rất khó chấp nhận, PhoneArena nhận định.

Sự thay đổi này của YouTube cũng rất mạo hiểm. Trong khi một vài người dùng không cảm thấy phiền lòng với quảng cáo, nhiều người khác kém kiên nhẫn, sẽ ngừng xem chỉ vì quảng cáo dài, ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà quảng cáo.

Đương nhiên, người dùng vẫn có thể mua gói YouTube Premium để không hiển thị các nội dung ngoài mong muốn. Tuy nhiên, YouTube sẽ bị giảm phần nào sức hút và không còn “gây nghiện” người dùng như trước đây.

Nhưng ngược lại, về phía các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), những video ngắn giúp họ được lợi. Theo Social Media Today, nếu phát “quảng cáo đệm”, doanh thu từ những video này sẽ trực tiếp đến tay chủ sở hữu video.

Ưu tiên quảng cáo trên video ngắn.

Đây có thể là hướng đi tiếp theo của YouTube trong tương lai tới. Chiến lược này giúp tạo thêm nguồn lợi cho hệ sinh thái video Shorts và thu hút thêm nhiều người dùng đóng góp nội dung cho nền tảng vì họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Mặt khác, YouTube cũng có thể đang tạo điều kiện cho các đối thủ khác như TikTok và Reels của Meta học theo chiến lược. Doanh thu đến từ quảng cáo của YouTube trong năm 2021 đạt mốc 28,8 tỷ USD.

ByteDance (Công ty mẹ của TikTok) có quỹ hỗ trợ các nhà sáng tạo Creator Fund, chương trình hợp tác thương hiệu. Meta mở ra những tính năng cao cấp để kiếm tiền qua video.

Tuy nhiên, TikTok và Facebook vẫn không thể cạnh tranh lại với YouTube trong mảng kinh doanh này.

Do đó, quảng cáo trên video YouTube giúp các nhà sáng tạo nội dung được lợi và nền tảng có thể thu hút thêm nhiều người nổi tiếng (Influencer) từ các mạng xã hội khác tham gia.

Thực tế đã chứng minh nhiều người không mãi trung thành với một nền tảng mà thường chọn đi theo lợi nhuận.

Như trường hợp của Vine, người nổi tiếng trên mạng xã hội này đã rời khỏi khi tìm thấy cơ hội lớn hơn ở YouTube.

Nhiều người trong số họ đã nhận mức doanh thu lên đến hàng triệu USD. Trong khi đó, các streamer trò chơi lại đổi nền tảng khi nhận được các lời mời hấp dẫn, bất chấp lượng người theo dõi khổng lồ đã xây dựng trước đây.

YouTube đang là nền tảng tiên phong với chiến lược quảng cáo mới trên nền tảng. Phone Arena cho rằng chiến lược này có thể sẽ được các nền tảng khác như TikTok, Facebook học theo để kiếm thêm doanh thu trong lĩnh vực đầy sức hấp dẫn này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Người dùng YouTube miễn phí sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục mà không được bỏ qua

Trong loạt thử nghiệm mới từ YouTube, người dùng miễn phí sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục mà không có tùy chọn bỏ qua.

Người dùng YouTube miễn phí sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục mà không được bỏ qua
Người dùng YouTube miễn phí sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục mà không được bỏ qua

Nhiều bài đăng từ các diễn đàn và mạng xã hội ghi nhận phản ánh của người dùng về việc YouTube đang thử nghiệm tăng số lượng quảng cáo trước video, thậm chí người xem không còn lựa chọn bỏ qua.

Cụ thể, trong thử nghiệm mới, YouTube sẽ hiển thị loạt 5-10 quảng cáo ở đầu mỗi video, tổng thời lượng kéo dài khoảng 30 giây. Thử nghiệm chỉ diễn ra ở một nhóm nhỏ người dùng và chưa triển khai tại thị trường Việt Nam.

Trong những năm gần đây, người dùng YouTube miễn phí thường phải xem các quảng cáo ở đoạn mở đầu hoặc giữa video kéo dài khoảng 13-15 giây.

Thông thường sau 5 giây đầu, người dùng hoàn toàn có thể tắt đoạn quảng cáo để bắt đầu xem nội dung yêu thích.

Trước hình thức thử nghiệm trên, nhiều người dùng quốc tế đã bày tỏ sự khó chịu với loạt quảng cáo. “Ai đó có thể giải thích tại sao tôi phải xem đến 8 mẫu quảng cáo liên tục hay không”, chủ tài khoản tên @Neonprotoart chia sẻ trên Twitter.

Nhiều người dùng quốc tế nhận định hình thức thử nghiệm này của YouTube nhằm mục đích ép người dùng phải chi tiền để nâng cấp tài khoản lên YouTube Premium.

Phía dưới phần bình luận, nhiều ý kiến trái chiều cũng được đưa ra xoay quanh vấn đề trên.

Trong hơn 2.000 lượt tương tác, nhiều chủ tài khoản đã đưa ra nhiều biện pháp “lách luật” như sử dụng trình mở rộng chặn quảng cáo hoặc cài đặt ứng dụng giúp xem YouTube không có quảng cáo.

Theo tài khoản @Krishanu07 trên Twitter, doanh nghiệp nào cũng cần có lợi nhuận để hoạt động. Vì vậy người dùng nên nhân cơ hội này để nâng cấp tài khoản cho trải nghiệm tốt hơn mà không vướng phải quảng cáo.

“Cứ tưởng tượng về công suất hoạt động cũng như khả năng mà các máy chủ phải làm việc để phát hàng tỷ nội dung độ nét cao trong suốt 24 giờ một ngày, bạn sẽ muốn mua YouTube Premium. Doanh nghiệp không thể sống mà không có lợi nhuận”, chủ tài khoản này chia sẻ.

Tuy nhiên, phần lớn người dùng cho rằng việc phải xem tới 10 quảng cáo liên tục khiến YouTube trở nên kém hấp dẫn và làm giảm hiệu quả quảng cáo của các nhãn hàng.

Ngay sau phản ứng tiêu cực từ người dùng, đội ngũ truyền thông từ YouTube đã phản hồi và gọi đây là loạt quảng cáo đệm (bumper ads).

Theo đó, tuy số lượng quảng cáo có tăng nhưng tổng thời lượng của các quảng cáo chỉ nằm trong khoảng 30 giây, hoàn toàn không vi phạm quy định.

YouTube cũng cho biết doanh nghiệp vẫn đang thu thập thêm phản hồi của người tiêu dùng để cải thiện hình thức quảng cáo trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

[Download] Facebook Marketing Game 2022 – Thông tin chi tiết về hoạt động Marketing Game năm 2022

Facebook đã công bố báo cáo Facebook Marketing Game 2022, tổng hợp những thông tin chi tiết về hoạt động Marketing Game năm 2022.

Facebook Marketing Game 2022
Facebook Marketing Game 2022

Tim Lion, Trưởng bộ phận Marketing Game của Meta cho biết:

“Facebook Marketing Game 2022 của chúng tôi sẽ đề cập đến nhiều chủ đề hơn những năm trước. Thông qua báo cáo này, chúng tôi muốn nhấn mạnh những bước phát triển mới trong hệ sinh thái quảng cáo game ngày càng phức tạp, cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn và hướng dẫn cách thực hiện cho những tháng sắp tới.”

Giới thiệu về báo cáo Facebook Marketing Game 2022 của Meta.

Facebook Marketing Game là báo cáo thường niên của Facebook Gaming về các hoạt động marketing trong ngành game.

Trong năm 2022, khi toàn cầu đang hướng tới một mô hình marketing game mới, Facebook sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn, cách các nhà marketer có thể đáp ứng các yêu cầu mới cũng như cách các thương hiệu có thể làm để trở thành người dẫn đầu trong ngành.

Với mục đích này, Facebook đã tiến hành một số nghiên cứu mới để không chỉ nắm được sự thay đổi của người chơi trên toàn cầu trong năm 2022 so với năm 2020, mà còn hiểu rõ họ nhiều hơn nữa – từ sự kỳ vọng của họ ở các công ty game cho đến cách họ đánh giá các trải nghiệm trong game.

Thông qua báo cáo, người làm marketing có thể tìm hiểu xem đối tượng chơi game trên toàn cầu đã trở nên đa dạng đến mức nào, tầm quan trọng của sự chân thực trong quảng cáo, sự hòa nhập trong kỷ nguyên coi trọng tính đa dạng của ngành game và hơn thế nữa.

Các nội dung chính có trong báo cáo Facebook Marketing Game 2022 của Meta.

Báo cáo sẽ có 3 nội dung chính:

  • Bối cảnh của ngành game đã thay đổi.
  • Sự đa dạng trong game.
  • Tạo dựng mối quan hệ kết nối có giá trị.

Kết luận.

Vào năm 2022, ngành game cần phải thay đổi một điểm quan trọng. Người chơi trở nên đa dạng và phức tạp hơn, ngày càng kỳ vọng nhiều về quyền riêng tư và sự phản ánh.

Điều đó cho thấy đã đến lúc nhà quảng cáo phải thích ứng với mô hình marketing game mới. Những nhà quảng cáo sẵn sàng và có thể xây dựng mối quan hệ với người chơi, tạo ra trải nghiệm chân thực bên trong và bên ngoài game, cũng như triển khai phương thức marketing dựa trên thông tin chi tiết về đối tượng sẽ đạt được nhiều thành công hơn.

2022 sẽ là một năm dịch chuyển mạnh mẽ và Facebook Gaming cam kết luôn hỗ trợ các đối tác trong suốt hành trình của họ để đạt được thành công ở hiện tại, cũng như chuẩn bị cho tương lai.

Bạn có thể xem và tải xuống báo cáo tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple đang lên ngôi trên thị trường quảng cáo số vốn thuộc về Facebook và Google

Xu hướng chi quảng cáo của các nhà phát triển và chính sách cập nhật của Apple năm ngoái đã tác động trực tiếp đến vị thế của những ông lớn trên thị trường.

hiểu lầm quảng cáo
hiểu lầm quảng cáo

Theo nghiên cứu mới đây của Appsumer, Apple tiếp tục tham vọng chen chân vào thị trường quảng cáo trực tuyến, trong bối cảnh Google và Facebook đang khốn đốn với mảng kinh doanh này.

Vị thế độc quyền của hai ông lớn trong ngành đang đứng trước nguy cơ tan rã.

Nghiên cứu này dựa trên phân tích ngân sách quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) của hơn 100 công ty ứng dụng tiêu dùng khác nhau, từ đó chỉ ra rằng mảng kinh doanh quảng cáo của Apple đã được hưởng lợi từ bản cập nhật chính sách bảo mật iOS hồi năm ngoái.

Cụ thể, tính năng App Tracking Transparency (ATT) được Apple trang bị trên iOS 14.5 cho phép người dùng quyết định các ứng dụng nào có thể giám sát hoạt động, thu thập dữ liệu IDFA của mình.

Thống kê của Appsumer cho thấy, trong quý II vừa qua, tỷ lệ chấp nhận nhà quảng cáo xuất hiện trên App Store đã tăng gần 4% so với năm ngoái, lên 94,8%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Google và Facebook đều giảm lần lượt 2% và 3%.

Apple đã “bước vào lĩnh vực độc quyền của Facebook và Google, đồng thời chiếm vị trí đầu bảng về sự chấp nhận của nhà quảng cáo”, Appsumer nhận định.

Shumel Lais, Tổng giám đốc Appsumer, cho rằng vị thế của Apple được cải thiện một phần do ngày càng nhiều nhà phát triển ứng dụng sẵn sàng chi trả mạnh tay hơn để tăng cường lượt tải xuống.

Đồng thời, việc cập nhật tính năng ATT cũng gây trở ngại cho các công ty như Facebook, Google trong việc theo dõi người dùng và đưa ra quảng cáo phù hợp.

“Đáng chú ý, các giới hạn thu thập dữ liệu ATT phổ biến không áp dụng theo cách tương tự với Apple”, Lais nói. Điều đó có nghĩa là “Apple có thể có khả năng hiển thị tốt hơn một chút hoặc có lợi thế hơn so với các kênh khác trên iOS”.

Xét về tổng chi tiêu của nhà phát triển ứng dụng trên “miếng bánh chung” thì Google vẫn đứng đầu với 34% thị phần, Facebook đứng thứ hai với 28%, tiếp theo là Apple với 15%.

phân khúc thị trường thấp hơn, TikTok đã vượt qua Snap với 3% thị phần, nhưng bị giảm gần 7% tỷ lệ chấp nhận ứng dụng trong quý thứ II.

Lais cho biết các nhà phát triển ứng dụng vẫn đang cố gắng tìm kiếm cách quảng cáo tối ưu trên nền tảng của các video ngắn.

Thật ra, các dữ liệu đều không quá tệ cho Facebook, khi thị phần công ty đã tăng lên 28%, cho thấy công ty đang có “dấu hiệu phục hồi”.

Vào tháng 7, Meta, công ty mẹ của Facebook đã báo cáo doanh thu quý II sụt giảm nhanh hơn dự kiến và cho biết doanh số bán hàng sẽ giảm trở lại so với cùng kỳ năm trước trong quý III.

Lais cho biết Facebook được hưởng lợi từ sự ngẫu nhiên của quảng cáo, so với Google và Apple, những công ty sắp xếp quảng cáo dựa trên các cụm từ khoá tìm kiếm.

“Facebook vẫn có những đặc tính rất độc đáo để người dùng khám phá, vì vậy, công ty vẫn còn cơ hội,” Lais nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertising là gì? Tổng quan về Advertising trong Marketing

Cùng tìm hiểu toàn diện về các nội dung xoay quanh thuật ngữ Advertising (Quảng cáo) như: Advertising là gì, lịch sử hình thành khái niệm Advertising, ngành Advertising là gì, vai trò của Advertising trong Marketing, các loại hình Advertising (quảng cáo) phổ biến trên thế giới.

Advertising là gì
Advertising là gì? Tổng quan về Advertising trong Marketing

Trong phạm vi ngành Marketing nói chung, Advertising (Quảng cáo) là khái niệm mô tả cách thức một doanh nghiệp quảng bá hay giới thiệu sản phẩm của họ tới người tiêu dùng thông qua các phương tiện có trả phí. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông nói riêng, Advertising có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, Advertising hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm.

Mặc dù phổ biến là vậy, khái niệm Advertising vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn, vẫn có những quan điểm hay nhận định sai lầm về Advertising. Bài viết dưới đây của MarketingTrips sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các hiểu lầm này cũng như trả lời các câu hỏi xoay quanh ngành Advertising (ngành Quảng cáo).

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài dưới đây bao gồm:

  • Advertising là gì?
  • Ads hay ADS là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Advertising.
  • Advertising Industry là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Advertising và Marketing.
  • Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?
  • Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về Advertising.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Advertising.
  • Luật quảng cáo (Advertising Law) là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertising là gì?

Advertising trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo.

Advertising được định nghĩa là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ Advertising gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như Marketing, Advertising cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Advertising là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho Advertising thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Advertising được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, Advertising hay Quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù Advertising có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Advertising đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà Advertising hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

Ads hay ADS là gì?

Ads hay ADS là từ viết tắt từ Advertising, có nghĩa là Quảng cáo. Có không ít những bạn mới gia nhập ngành lầm tưởng Ads là một danh từ riêng, dùng chỉ chỉ một công cụ quảng cáo gì đó, ví dụ, Facebook Ads tức là làm ADS của Facebook, trong khi đây thực sự chỉ là một từ viết tắt.

Digital Advertising là gì?

Digital Advertising trong tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức quảng cáo hiển thị trên môi trường hay không gian kỹ thuật số.

Vì phần lớn quảng cáo kỹ thuật số cần yếu tố trực tuyến (internet), Digital Advertising trong nhiều trường hợp có thể được xem là Online Advertising hay Internet Advertising (Quảng cáo trực tuyến).

Advertising Industry là gì?

Advertising Industry có nghĩa là Ngành quảng cáo hay ngành công nghiệp quảng cáo, là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Advertising Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Advertising.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, Advertising lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Advertising: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Advertising Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Ads: Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising tức đề cập đến quảng cáo. Ví dụ trình quản lý quảng cáo là Ads Manager hay quảng cáo Facebook là Facebook Ads.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Advertising Strategy là gì: Cũng tương tự như Marketing Strategy, Advertising Strategy là chiến lược quảng cáo, đó là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong Advertising Strategy như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Advertising Campaign: Advertising Campaign (chiến dịch quảng cáo) là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Advertising Media là gì: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Advertising Goals là gì: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Advertising Message là gì: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Advertising Program là gì: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Advertising là gì
Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Trong khi cả Advertising và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Advertising vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với Advertising, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với Advertising, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Advertising và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, Advertising vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa Advertising với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

quảng cáo
Advertising trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (T-P), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, Advertising hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?

Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, Advertising là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của Advertising đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, Advertising có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện Advertising nào, Advertising vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Advertising nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi Advertising được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, Advertising cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức Advertising truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức Advertising hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu.

Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu là gì?

Khi nói đến các loại hình hay hình thức Advertising, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, Advertising sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Traditional Advertising vs Modern Advertising.

Traditional Advertising là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, Advertising cũng có thể được phân loại theo cách này.

Traditional Advertising có nghĩa là Quảng cáo truyền thống, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

Modern Advertising là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, Modern Advertising hay Quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Modern Advertising bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Advertising hay Online Advertising (Internet Advertising).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi Traditional Advertising chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì Modern Advertising hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy Modern Advertising, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Digital/Online Advertising vs Offline Advertising.

Online Advertising là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, Online Advertising hay Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng Online Advertising.

Một số hình thức Online Advertising phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

Offline Advertising là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các Online Advertising có thể được xếp vào Offline Advertising (quảng cáo ngoại tuyến) tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức Offline Advertising có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Brand Advertising vs Performance Advertising.

 Brand Advertising là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là Brand Advertising hay quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ Brand Advertising không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt Brand Advertising với Performance Advertising là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

Performance Advertising là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, Performance Advertising (quảng cáo hiệu suất) là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Advertising Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt Brand Advertising với Performance Advertising, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là Performance Advertising.

Ngoài ra, liên quan đến Performance Advertising và Brand Advertising, tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các Performance Advertising cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Display Advertising vs Search Advertising.

Display Advertising là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là Display Advertising hay quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?
Display Advertising là gì? Ví dụ về một mẫu Display Ads.

Display Advertising (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các Advertising bạn vẫn thấy trên Facebook là Display Advertising.

Ngoài ra, một số hình thức Advertising khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Advertising hay Native Advertising đều thuộc hệ sinh thái Advertising lớn hơn là Display.

Search Advertising là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là Search Advertising (quảng cáo tìm kiếm).

Phần lớn các Search Advertising xuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Search Advertising là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Paid Advertising vs Organic Advertising.

Paid Advertising là gì?

Hấu hết các Advertising mà chúng ta vẫn thấy là Paid Advertising tức quảng cáo có trả phí, thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng Advertising (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

Organic Advertising là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Advertising), Organic Advertising còn được gọi là quảng cáo miễn phí (Tự nhiên) là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về Advertising.

  • Advertising là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể Advertising mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
  • Advertising không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng Advertising truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng Advertising trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Advertising là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng Advertising khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở Advertising (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo hay Advertiser (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?

Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?
Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng Advertising, các thành phần hay yêu cầu Advertising có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Advertising.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Advertising Law là gì?

Advertising Law hay Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Advertising Law lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Advertising.

  • Advertising thường được viết tắt là gì?

Thuật ngữ Advertising thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Advertising) và QC trong tiếng Việt.

  • Advertisements hay Adverts là gì?

Advertisements hoặc Adverts trong tiếng Việt có nghĩa là mẫu quảng cáo, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.

Một mẫu Advertisements có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Mục đích của Advertsing là gì?

Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà Advertising có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.

  • Advertising Business là gì?

Khái niệm Advertising Business hay Kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Advertising Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.

Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.

  • Programmatic Advertising là gì?

Còn được gọi tắt là Programmatic Ads, Programmatic Advertising có nghĩa là Quảng cáo tự động hoặc quảng cáo được lập trình. Khái niệm đề cập đến cách thức các quảng cáo được hiển thị, đấu giá và hơn thế nữa thông qua công nghệ lập trình.

  • Advertising Agency là gì?

Advertising Agency là các công ty cung cấp các dịch vụ và sản phẩm quảng cáo (Advertising Services), Advertising Agency đồng nghĩa với cụm từ Advertising Company, tuy nhiên trong ngành quảng cáo và marketing, Agency được sử dụng phổ biến hơn.

  • Contexual Advertising là gì?

Contexual Advertising có nghĩa là quảng cáo theo ngữ cảnh, là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.

Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.

  • Advertising Technology hay Adtech là gì?

Advertising Technology hay Adtech có nghĩa là công nghệ quảng cáo, thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

  • Native Advertising hay Native Ads là gì?

Native Advertising là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.

  • Advertiser là gì?

Trong ngành Advertising, Advertiser là các nhà quảng cáo, những đơn vị chạy quảng cáo trên các nền tảng (như Facebook, Google, TikTok….).

  • Place an Advertisement là gì?

Advertisement là mẫu quảng cáo. Place an Advertisement nghĩa là đặt hay chạy một mẫu quảng cáo trên một nền tảng ở một ví trí hiển thị nào đó.

  • Multi-platform Advertising là gì?

Là quảng cáo trên đa nền tảng quảng cáo. Thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.

  • Immersive Advertising là gì?

Immersive Advertising là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.

Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.

  • Audio Advertising là gì?

Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

  • Personalized Advertising là gì?

Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.

  • Dynamic Advertising là gì?

Dynamic Advertising (Dynamic Ads hay Dynamic Creatives) là hình thức quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (Advert) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Dynamic Advertising là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.

  • Social Media Advertising là gì?

Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.

  • Inventory Advertising là gì?

Là khoảng không hay không gian quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.

  • Entertaining Advertising là gì?

Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.

  • Performance Based Advertising (Ads) là gì?

Là khái niệm đề cập đến các hoạt động quảng cáo dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu đầu ra của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay bán hàng.

  • Content connected video advertising là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Non Commercial Advertising là gì?

Là quảng cáo phi thương mại, các mẫu quảng cáo khi này không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không.

Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.

  • Advertising Message là gì?

Advertising Message có nghĩa là thông điệp quảng cáo, chính là ý nghĩa (nội dung) mà nhà quảng cáo hay doanh nghiệp làm quảng cáo muốn in dấu trong tâm trí của người tiêu dùng, muốn người tiêu dùng biết và ghi nhớ nó.

Cập nhật một số dữ liệu mới nhất về Digital Advertising 2023.

  • Thị trường Digital Advertising có giá trị khoảng 700 tỷ USD vào năm 2023.
  • Search Advertising là mảng lớn nhất chiếm hơn 30% với giá trị khoảng 280 tỷ USD.
  • Social Media Advertising chiếm vị trí thứ hai với hơn 200 tỷ USD.

Kết luận.

Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành advertising (quảng cáo) nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ advertising là gì, các công cụ và hình thức Advertising phổ biến, cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Advertising.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips