Skip to main content

Thẻ: thị trường

Thị trường chuỗi quán cà phê tại Việt Nam rất nhộn nhịp

Thị trường chuỗi quán cà phê (Coffee Shop) tại Việt Nam hiện đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết với sự có mặt của hàng chục thương hiệu.

Thị trường chuỗi quán cà phê tại Việt Nam rất nhộn nhịp
Thị trường chuỗi quán cà phê tại Việt Nam rất nhộn nhịp

Theo Báo cáo thị trường chuỗi các thương hiệu quán cà phê năm 2022 do Vietdata công bố mới đây, quy mô của thị trường chuỗi nhà hàng và đồ uống tại Việt Nam hiện được ước tính lên đến khoảng 1,3 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, tỷ lệ thâm nhập của các chuỗi F&B (Food & Beverage) vào thị trường mới chỉ đạt mức 5%. Nguyên nhân là do văn hóa ẩm thực của người Việt ưa thích những quán nhỏ, thuận tiện ở ven đường. Chi tiêu cho thức uống phục vụ tại cửa hàng vẫn còn thấp so với những nước Đông Á, tạo nên cơ hội tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Vietdata đánh giá, bất chấp những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2023 vẫn là một năm đầy sôi động của thị trường F&B Việt Nam. Sau hai năm khó khăn do đại dịch Covid-19, những thương hiệu đồ uống vẫn tồn tại và tìm cách mở rộng quy mô cửa hàng cũng như tăng thị phần trên thị trường.

Dữ liệu từ Vietdata cho thấy số lượng cửa hàng cà phê tại Việt Nam trong năm 2023 đã tăng đáng kể, nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ từ các thương hiệu nổi tiếng như Highlands, Phúc Long và Trung Nguyên E-Coffee.

Từ năm 2019 đến nay, số lượng cửa hàng cà phê đã tăng từ 816 lên 1657 cửa hàng. Chỉ trong vòng hai năm gần đây, từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 2 năm 2023, tổng số lượng cửa hàng của ba thương hiệu dẫn đầu về thị phần như Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks đã mở thêm hơn 1.000 điểm bán mới.

Không chỉ có sự xuất hiện của các thương hiệu lớn, sự bứt phá của các thương hiệu mới trên thị trường đồ uống Việt như Mixue, Phê La, Katinat, Cheese Coffee… đang khiến cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên không thể dự đoán và khốc liệt hơn.

Gần đây, vào tháng 4 năm 2023, Mixue đã đạt mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam chỉ sau 5 năm tham gia thị trường. Phê La cũng đã tạo ra sự ngạc nhiên khi mở thêm một chi nhánh mới tại Hội An và giới thiệu những bộ sưu tập độc đáo trên mạng xã hội.

Một “ngôi sao mới” đáng chú ý là Katinat Saigon Cafe, đã thu hút nhiều sự chú ý khi vượt qua cả Phúc Long và Starbucks trên bảng xếp hạng các chuỗi đồ uống được quan tâm nhất trên mạng xã hội. Đồng thời, thương hiệu này cũng đã đạt thành tựu 50 cửa hàng, tất cả đều nằm ở vị trí đắc địa và thu hút nhiều khách hàng.

Trong các thương hiệu coffee shop tại Việt Nam hiện thì Trung Nguyên Legend  Highlands Coffee vẫn là hai thương hiệu dẫn đầu

Cà phê Trung Nguyên ra đời năm 1996, đến nay, Trung Nguyên E-Coffee đã có hơn 700 cửa hàng khắp các tỉnh thành trong nước, hơn 1.000 hợp đồng nhượng quyền được ký kết thành công, góp phần hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp thành công của cộng đồng đam mê cà phê trong suốt thời gian qua. Năm 2022 Trung Nguyên E-Coffee đạt gần 6200 tỷ đồng doanh thulợi nhuận đạt gần 435 tỷ đồng.

Trong khi đó, với Highlands Coffee, tính đến tháng 5/2023, thương hiệu này đã có 635 cửa hàng và có sự chênh lệch lớn giữa Hà Nội (144 cửa hàng) và TP. HCM (201 cửa hàng).

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Highlands Coffee, năm 2022, thương hiệu ghi nhận 3500 tỷ đồng doanh thu và gần 270 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lê Sáng | Markettimes   

Vốn hoá của VinFast cao hơn cả Ford, GM hay BMW trên Nasdaq

Cổ phiếu của VinFast đã tăng vọt trong phiên ra mắt trên Nasdaq với hơn 23 tỷ USD, con số này lại tiếp tục tăng ở các phiên sau đó.

Vốn hoá của VinFast cao hơn cả Ford, GM hay BMW trên Nasdaq
Vốn hoá của VinFast cao hơn cả Ford, GM hay BMW trên Nasdaq

Theo đó, cổ phiếu mở cửa ở mức 22 USD, cao hơn gấp đôi so với mức 10 USD trên mỗi cổ phiếu đã được thỏa thuận với Black Spade Acquisition, đối tác SPAC của VinFast, điều này đưa mức vốn hoá của VinFast ở mức hơn 23 tỷ USD.

Kết thúc phiên, mức giá dừng lại ở 37,06 USD và định giá nhà sản xuất xe điện này ở mức 85 tỷ USD, cao hơn nhiều so với vốn hóa thị trường của Ford ở mức 48 tỷ đô la hay 46 tỷ USD của General Motors (GM) hay 68 tỷ USD của BMW.

Theo dữ liệu của Refinitiv, khoảng 185 triệu USD giá trị cổ phiếu của công ty đã được trao đổi.

Giám đốc tài chính David Mansfield của VinFast nói với Reuters: “Chúng tôi có một số nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tổ chức đang rất muốn đầu tư. Chúng tôi dự kiến sẽ công bố một số hình thức huy động vốn mới trong vòng 18 tháng tới, chắc chắn là như vậy”.

Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết công ty này đang thay đổi mô hình phân phối dựa trên cách tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C) của Tesla và dự kiến sẽ hợp tác với các đại lý ở thị trường nước ngoài.

VinFast được thành lập với tư cách là một đơn vị trực thuộc tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup. Vingroup và các công ty con đã đầu tư khoảng 9,3 tỷ USD vào dự án này, theo một hồ sơ được công bố.

Về tình hình kinh doanh, doanh thu quý đầu tiên của VinFast giảm 49% so với năm trước và công ty lỗ ròng 598 triệu USD. Vào năm 2022, công ty đã lỗ 2,1 tỷ USD (Theo số liệu từ Nikkei).

VinFast đang thâm nhập thị trường Mỹ và châu Âu vào thời điểm giá xe điện đang chịu áp lực lớn, dẫn đầu là Tesla và một loạt công ty khác của Trung Quốc.

Xe VF8 của VinFast có giá khởi điểm 46.000 USD tại California, Mỹ so với 47.740 USD của Tesla Model Y (trước khi tính khoản tín dụng thuế liên bang 7.500 USD cho Tesla.).

Bà Thủy cho biết, VinFast dự kiến sẽ đưa mẫu xe điện VF9 EV lớn hơn của mình đến thị trường Mỹ vào cuối năm nay và đang trong quá trình lấy chứng nhận xe của cơ quan quản lý an toàn châu Âu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

CEO Toyota Trung Quốc: Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc

“Thị trường xe điện ở Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, ông Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết.

CEO Toyota Trung Quốc: Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc
CEO Toyota Trung Quốc: Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc

Theo công ty nghiên cứu Canalys, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất thế giới với 5,9 triệu xe được bán vào năm 2022, chiếm 59% số xe điện được bán trên toàn cầu.

Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy các thương hiệu nội địa chiếm 81% thị trường xe điện tại quốc gia tỷ dân với các thương hiệu lớn như BYD, Wuling, Chery, Changan và GAC.

“Các thương hiệu nội địa Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường trong việc phát triển và triển khai các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến. Các công ty đang tận dụng tốt lợi thế gia nhập sớm trong lĩnh vực xe điện và xe thông minh”, báo cáo của Canalys cho biết.

“Những thương hiệu này có lợi thế hơn so với các liên doanh khác trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hệ thống lái xe thông minh”, báo cáo nhận định thêm.

Công ty nghiên cứu thị trường BofA Securities trong một báo cáo hồi tháng 5 cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường xe điện lớn nhất thế giới vào năm 2025, chiếm 40% -45% thị phần xe điện toàn cầu.

“Các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang tăng tốc trên nhiều phương diện trong đó nổi bật là đổi mới công nghệ”, các nhà phân tích của BofA Securities cho biết.

Nhóm này cũng nhấn mạnh, các sản phẩm xe điện của Trung Quốc cạnh tranh hơn nhiều so với trước đây và thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục chứng kiến sự thâm nhập thị trường của mạnh mẽ của các dòng xe EV.

Tất nhiên, những tập đoàn sản xuất ô tô toàn cầu cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Thứ Sáu tuần trước, BMW Trung Quốc thông báo, công ty này đang tăng tốc phát triển các tính năng lái xe tự động rảnh tay, còn được gọi là tính năng Cấp độ 3 hoặc L3.

BMW Trung Quốc có kế hoạch tung ra những mẫu xe này vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, trong đó sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương.

Lái xe tự động L3 chưa được phê duyệt rộng rãi ở Trung Quốc, mặc dù một số công ty bao gồm nhà sản xuất xe điện nội địa Xpeng đã được phép thử nghiệm công nghệ này.

Tuần trước, Volkswagen cho biết họ đang đầu tư khoảng 700 triệu USD vào công ty sản xuất xe điện nội địa Xpeng và nắm giữ 4,99% cổ phần của công ty.

Ông Ralf Brandstätter, thành viên hội đồng quản trị Volkswagen AG tại Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi hiện đang đẩy nhanh việc mở rộng danh mục đầu tư xe điện tại đây, đồng thời chuẩn bị cho bước đổi mới tiếp theo.

Volkswagen và Xpeng cùng phát triển hai mẫu xe điện mới, tích hợp phần mềm hỗ trợ người lái tiên tiến cho thị trường Trung Quốc và đặt mục tiêu tung ra thị trường vào năm 2026.

Thị trường xe điện cạnh tranh khốc liệt.

Tesla và các thương hiệu xe điện Trung Quốc đang quảng bá công nghệ tự lái để thu hút người mua với mục tiêu là lái xe tự động hoàn toàn.

Thương hiệu xe điện BYD cho biết, đang hợp tác với hãng sản xuất chip tiên tiến Nvidia và Horizon Robotics để phát triển công nghệ lái xe tự động.

Đầu tháng 7, BYD cũng tung ra một chiếc SUV điện mới mang tên Denza N7. Đây được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với Model Y của Tesla

“Denza N7 là chiếc SUV hạng sang đầu tiên thâm nhập thị trường của BBA”, công ty khẳng định trong lễ ra mắt hoàn toàn bằng tiếng Anh. BBA đề cập đến bộ ba thương hiệu cao cấp của Đức là Benz, BMW và Audi.

Việc BYD cho ra mắt SUV Denza N7 diễn ra trong bối cảnh thị trường xe điện Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Theo số liệu, Tesla đã bán được khoảng 42.500 chiếc tại Trung Quốc vào tháng 5. BYD đã bán được 128.196 xe chở khách chạy bằng pin trong tháng 6, tăng 84% so với một năm trước.

Đầu tuần này, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Leapmotor nói truyền thông rằng, công ty đã phát triển một nền tảng mới và nhằm mục đích cấp phép cho các nhà sản xuất ô tô khác để sản xuất xe điện thông minh.

Cùng ngày, hãng xe Nhật Bản Toyota cho biết họ sẽ đẩy mạnh phát triển công nghệ xe điện, nhằm cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.

“Thị trường xe điện ở Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, ông Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết.

“Bằng cách thúc đẩy sản xuất tại các địa phương, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển và cung cấp các sản phẩm cạnh tranh, có thể làm hài lòng khách hàng Trung Quốc với tốc độ nhanh”, ông Ueda nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thị trường F&B Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực

Người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong khi nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về dòng vốn kinh doanh trong sáu tháng cuối năm 2023.

Thị trường F&B Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực
Thị trường F&B Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực

Nửa đầu năm 2023 chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của thị trường F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam. Đa số doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực ghi nhận doanh thu giảm hoặc giữ nguyên so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo khảo sát 137 chủ nhà hàng/quán cà phê tại nhiều tỉnh thành trên cả nước về thị trường kinh doanh ẩm thực sáu tháng đầu năm 2023 do iPOS.vn thực hiện, có tới hơn 40,1% doanh nghiệp F&B ghi nhận doanh thu giảm.

Nếu xét trên quy mô, doanh nghiệp F&B lớn (có từ 150 chỗ ngồi trở lên) có mức ảnh hưởng rõ rệt nhất khi có tới 63,6% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu giảm.

Thị trường F&B đang chứng kiến những cuộc rời đi lặng lẽ của các thương hiệu lớn tại khu vực đắt giá, điển hình như sự ra đi của những cái tên như Mellower Coffee, Cafe Saigon La Poste, Saigon Casa,…ở những vị trí trung tâm Sài Gòn.

“Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện những tín hiệu tốt từ nhiều mô hình kinh doanh mới, được định vị ở phân khúc (segment) bình dân”, ông Vũ Thanh Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP iPOS.vn cho biết.

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 10,2% doanh nghiệp thừa nhận phải đóng cửa ít nhất một chi nhánh trong sáu tháng qua. Đồng thời, có 26,3% doanh nghiệp ghi nhận mở được thêm chi nhánh mới.

Bên cạnh đó, thị trường F&B cũng được dịp sôi động với danh sách nhà hàng được gắn sao Michelin.

Bất chấp những khăn của kinh tế, người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, có tới 47,5% khách hàng thừa nhận rằng mức chi tiêu sáu tháng đầu năm đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, độ tuổi từ 23 – 25 tuổi là những đối tượng có tỷ lệ tăng mức chi nhiều nhất.

Với sự phát triển của các cửa hàng ăn uống, khách hàng ngày càng có xu hướng đi ăn ngoài nhiều hơn. Trong 200 thực khách được khảo sát, có tới 35,5% người cho rằng họ đi ăn ngoài từ 3 – 4 ngày/tuần. Theo sau đó là con số từ 1 – 2 ngày/tuần chiếm tỷ trọng 34%.

Tuy vậy, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó là làn sóng sa thải của nhiều doanh nghiệp, mức chi tiêu của khách hàng cũng có những sự biến động. Có tới 32% người được khảo sát cho rằng họ đã giảm mức chi tiêu, trong đó đối tượng có độ tuổi từ 26 – 31 tuổi có tỉ lệ giảm chi tiêu nhiều nhất với 52,6%.

30.000 – 45.000 đồng là mức chi tiêu phổ biến mà khách hàng sẵn sàng chi cho một bữa ăn trưa/tối. Đồng thời, 41.000 – 70.000 đồng là chi phí khách hàng thường dành để “đi café”.

Nhìn chung, mức chi tiêu phổ biến của thực khách không có quá nhiều sự thay đổi so với năm 2022. Tuy nhiên, phân khúc cao cấp có sự chuyển biến rõ rệt. 9,5% và 7% thực khách sẵn sàng chi tiêu từ 60.000 đồng cho 1 bữa ăn trưa/tối, và từ 70.000 đồng trở lên cho 1 lần đi café.

Kỳ vọng tín hiệu khả quan hơn.

Mặc dù có tới 38,4% chủ nhà hàng/quán café nhận định thị trường kinh doanh ẩm thực sẽ khó khăn hơn nhưng cũng có 40,1% doanh nghiệp F&B được hỏi kỳ vọng vào những tín hiệu khả quan hơn của thị trường cuối năm.

Về phía thực khách, trước những đánh giá không mấy khả quan về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2023 thì có tới 50% thực khách sẽ giữ nguyên mức chi tiêu. Thậm chí, 17,5% thực khách mong muốn chi tiêu mạnh tay hơn để có thể trải nghiệm.

Dù vậy, vẫn có khoảng 32,5% thực khách sẽ giảm mức chi tiêu trong năm 2023. So với con số chỉ 22,84% được đưa ra trong báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực năm 2022, tỉ lệ này có phần tăng trưởng rõ rệt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Chiến lược tiếp cận thị trường là gì? Hạn chế và nguyên tắc tiếp cận

Nếu bạn là người làm marketing hay thậm chí là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn muốn xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường (go-to-market) hiệu quả tuy nhiên lại không biết bắt đầu từ đâu, bài viết này là dành cho bạn.

Chiến lược tiếp cận thị trường là gì
Cách xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả

Dù bạn là ai, là một marketer hay lãnh đạo doanh nghiệp, khi bạn nảy sinh một ý tưởng kinh doanh sáng tạo, bạn xác định sản phẩm đó phù hợp với thị trường và mong muốn đưa nó tới tay người tiêu dùng. Điều đầu tiên mà bạn cần đó là một chiến lược tiếp cận thị trường (go-to-market strategy) được xây dựng một cách bài bản.

Để có thể có được một bản chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Chiến lược tiếp cận thị trường là gì?

Về tổng thể, chiến lược tiếp cận thị trường là một kế hoạch chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả — trong đó yếu tố hiệu quả phụ thuộc vào tốc độ doanh nghiệp tiếp cận và chuyển đổi khách hàng, song song với đó là mức độ sinh lợi của những nỗ lực của doanh nghiệp (ROI).

Thông thường, chiến lược tiếp cận thị trường sẽ bao gồm luôn các kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp để “giáo dục”, hỗ trợ và phân phối sản phẩm tới tay khách hàng.

Chiến lược tiếp cận thị trường là một thành phần không thể tách rời của cái gọi là mô hình kinh doanh rộng lớn. Điều này cũng có nghĩa là, với từng mô hình kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có thể cần các chiến lược tiếp cận thị trường khác nhau.

Ngoài chiến lược tiếp cận thị trường, một mô hình kinh doanh còn có các thành phần khác như: đề xuất giá trị cho khách hàng (USP), công thức tìm kiếm lợi nhuận, phương pháp tối ưu sản phẩm hay chiến lược xây dựng và phát triển nhân sự.

Để có thể xây dựng được một mô hình kinh doanh thành công, bản thân người sáng lập sẽ đóng vai trò quyết định, họ chính là người xây dựng từng yếu tố trong mô hình kinh doanh thông qua kiến thức và trải nghiệm của họ.

Như đã đề cập ở trên, một trong những yếu tố then chốt đầu tiên doanh nghiệp cần làm trước khi xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường đó là hãy xác định các đề xuất bán hàng độc đáo hay còn được gọi là đề xuất giá trị riêng biệt cho khách hàng.

Nếu doanh nghiệp chưa xác định được rằng sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thế nào và đâu là lợi thế của nó so với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, hãy tiến hành thử nghiệm (MVP) và nghiên cứu thị trường trước khi đi sâu vào quá trình xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường.

Trong khi doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn nếu kinh doanh trong một “đại dương xanh“, sẽ là rất cần thiết nếu đó là “đại dương đỏ“.

4 bước quan trọng để xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường thành công.

Như đã phân tích ở trên, các chiến lược tiếp cận thị trường không thể tách rời khỏi các mô hình kinh doanh (Business Model), dưới đây là những bước chính bạn có thể tham khảo (và sửa đổi cho doanh nghiệp của mình).

1. Xem xét các khía cạnh chính có trong chiến lược.

Trong hầu hết các chiến lược tiếp cận thị trường, có ít nhất là 3 khía cạnh doanh nghiệp cần đánh giá:

  • Kênh phân phối
  • Thông điệp sản phẩm và chiến thuật marketing
  • Chi phí để có được một khách hàng mới (CAC)

Dựa trên các yếu tố này, doanh nghiệp có thể xác định cách tiếp cận đối tượng mục tiêu và chuyển đổi họ thành khách hàng với chi phí thấp nhất.

Chiến thuật marketing và thông điệp sản phẩm.

Doanh nghiệp sẽ sử dụng ngôn ngữ và chiến lược nào để tiếp xúc với khách hàng của mình ở nơi họ đang ở và “giáo dục” họ về sản phẩm của doanh nghiệp?

Thông điệp sản phẩm bao gồm tất cả mọi thông tin mà đối tượng mục tiêu có thể nhận được về sản phẩm, từ phần giới thiệu sản phẩm đến trải nghiệm người dùng.

Các chiến thuật marketing có thể bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing), tiếp thị nội dung (Content Marketing) và hơn thế nữa.

Chi phí để có được một khách hàng mới (CAC).

Chi phí thu hút khách hàng (CAC) là tổng chi phí bán hàng và marketing cho sản phẩm, chia cho số lượng khách hàng mới có được trong một khoảng thời gian nhất định.

CAC = (Chi phí bán hàng + Chi phí Marketing) / Số lượng khách hàng có được

Để ước tính CAC, doanh nghiệp hãy tính chi phí của tất cả các nỗ lực marketing và bán hàng trong năm đó— bao gồm cả tiền lương của nhân viên thuộc bộ phận liên quan (Sales và Marketing) — và chia cho số lượng khách hàng mới kỳ vọng sẽ đạt được.

2. Chạy thử nghiệm.

Trong thế giới VUCA, khi mọi thứ đều có thể xảy ra, hay thậm chí là xảy ra ngược lại với những gì mà doanh nghiệp kỳ vọng, việc liên tục dự báo, thử nghiệm và học hỏi là điều hết sức cần thiết.

Ngay từ đầu, mục tiêu của doanh nghiệp nên là học hỏi càng nhiều càng tốt trong từng giai đoạn phát triển mô hình kinh doanh, sau đó liên tục lặp lại và tối ưu hoá cho các sản phẩm của mình.

Quá trình này cũng diễn ra tương tự với các chiến lược tiếp cận thị trường.

Quá trình chạy thử nghiệm chiến lược tiếp cận thị trường bao gồm các bước chính như:

  1. Tạo giả thuyết: Xem xét các câu hỏi hay thắc mắc mà doanh nghiệp có về 3 khía cạnh chính của chiến lược tiếp cận thị trường như đã phân tích ở trên và biến chúng thành các tuyên bố dự báo hoặc các giả thuyết cụ thể.
  2. Phát triển các bài kiểm tra: Khi doanh nghiệp đã có các giả thuyết của mình, hãy phát triển các bài kiểm tra để chứng minh hoặc bác bỏ chúng.
  3. Các bài kiểm tra ưu tiên: Mặc dù doanh nghiệp có thể có một số câu hỏi ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải ưu tiên những bài kiểm tra nào sẽ được chạy trước.
  4. Chạy thử nghiệm: Cuối cùng, tiến hành thử nghiệm. Giai đoạn này liên quan đến việc thu thập và phân tích dữ liệu để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết được đưa ra trước đó.

Về tổng thể, doanh nghiệp phải lặp lại quy trình kiểm tra giả thuyết cho từng dự báo trong chiến lược tiếp cận thị trường. Càng làm điều này, doanh nghiệp càng có nhiều insights hơn để tối ưu chiến lược của mình.

3. Xác định thời điểm cần mở rộng quy mô của đội nhóm bán hàng và marketing.

Một phần quan trọng khác trong chiến lược tiếp cận thị trường là xác định thời điểm cần mở rộng quy mô của đội nhóm bán hàng (sales) và marketing. Thời điểm này liên quan đến cái gọi là đường cong học tập.

Một đường cong học tập bán hàng và marketing thường có 3 giai đoạn:

  • Bắt đầu: Đây là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu đẩy sản phẩm ra thị trường. Giai đoạn này không thể mở rộng và đi kèm với đó là chi phí cao. Trọng tâm của giai đoạn này là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về việc bán sản phẩm.
  • Chuyển tiếp: Trong giai đoạn này, một quy trình bán hàng và làm marketing có thể lặp lại sẽ được hình thành và doanh nghiệp bắt đầu tuyển dụng các nhân viên bán hàng và marketing.
  • Thực hiện: Trong giai đoạn cuối, khi đã có được những bài học đầu tiên, doanh nghiệp cần mở rộng các đội nhóm bán hàng và marketing, bao gồm việc tối ưu các vị trí với những yêu cầu công việc khác nhau. Giai đoạn này tập trung vào việc tối ưu hóa để có được CAC thấp nhất có thể trong khi vẫn duy trì được các kết quả kinh doanh tích cực.

4. Tổng hợp những hiểu biết có được thành chiến lược khả thi

Cuối cùng, hãy bắt đầu xây dựng và tối ưu chiến lược tiếp cận thị trường bằng cách tổng hợp tất cả những hiểu biết hay bài học có được từ các thử nghiệm trước đó.

Doanh nghiệp nên nhớ rằng, bản thân chiến lược tiếp cận thị trường cuối cùng cũng chỉ là một thử nghiệm, nó nên được xem là một bước không thể thiếu để giúp doanh nghiệp phát triển các chiến lược mới trong tương lai.

Quá trình này hiếm khi dừng lại ở các doanh nghiệp lớn và muốn phát triển bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chiến lược thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của Starbucks

Người Trung Quốc mê trà nhưng Starbucks không những không bị khai tử mà còn mở hơn 6000 cửa hàng, doanh thu năm 2022 lên tới 2,5 tỷ USD: Tất cả là nhờ vào 1 chiến lược thâm nhập đặc biệt. Cùng khám phá phương thức Starbucks thâm nhập vào thị trường trung Quốc trong bài viết này.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Starbucks vào Trung Quốc
Chiến lược thâm nhập thị trường của Starbucks vào Trung Quốc

Nếu có một công ty đồ uống đáng lẽ phải thất bại ở Trung Quốc, thì đó chính là Starbucks. Trung Quốc vốn là quốc gia có văn hóa uống trà kéo dài hàng ngàn năm lịch sử.

Khi bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1999, nhiều người nghi ngờ về khả năng thành công của Starbucks ngay cả khi đây là một gã khổng lồ trong ngành.

Không ai nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ thay đổi thói quen đi vào tiềm thức đó để uống cà phê. Thế mà, Starbucks lại đang làm rất tốt điều đó tại đất nước tỷ dân. Không những thế, họ còn biến nơi này trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Mỹ.

Theo CNBC, nhu cầu về cà phê Starbucks ở Trung Quốc tăng mạnh đến mức vào năm 2017, cứ 15 phút lại có một cửa hàng mới được mở trên khắp đất nước tỷ dân để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của người tiêu dùng.

Năm 2019, Starbucks báo cáo doanh thu tăng 92% tại Trung Quốc.

Năm 2022, thị trường Trung Quốc đã đóng góp 2,5 tỷ USD trong tổng doanh thu toàn cầu 32 tỷ USD của Starbucks.

Vào tháng 9 cùng năm, Starbucks đã mở cửa hàng thứ 6.000 tại Trung Quốc. Starbucks cũng sẽ mở một nhà máy rang trị giá 130 triệu USD trong năm nay tại thành phố Côn Sơn.

Đây sẽ là nhà máy rang đầu tiên tại châu Á của Starbucks.

Trong báo cáo chiến lược phát triển đến năm 2025 của Starbucks chi nhánh Trung Quốc, họ đặt mục tiêu mở thêm 3.000 quán trong tổng số 6.019 chi nhánh đang hoạt động hiện nay.

Điều này có nghĩa là cứ mỗi 9 tiếng Starbucks sẽ lại mở một quán mới ở Trung Quốc.

Với kế hoạch này, CEO Schultz đã khẳng định rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của hãng trên thế giới vào năm 2025.

Vậy từ chỉ sống thành công bằng 0, Starbucks đã làm như thế nào để có thể lật ngược tình thế và biến Trung Quốc trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất? Tất cả xuất phát từ một chiến lược thâm nhập được tính toán kỹ lưỡng bao gồm nhiều yếu tố:

1. Suy nghĩ khác biệt

Khi Starbucks lần đầu tiên mở cửa tại Trung Quốc vào năm 1999, văn hóa uống cà phê ở quốc gia này hầu như không tồn tại. Trong khi đó, văn hóa uống trà của Trung Quốc đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và rất ít người quan tâm đến việc thử một cái gì đó mới.

Để thâm nhập vào thị trường này với Starbucks là một thách thức lớn. Tuy nhiên, họ không để sự hoài nghi về khả năng thành công kìm hãm mình.

Họ nghiên cứu và tìm thấy cơ hội cho mình. Một nghiên cứu thị trường cho thấy rằng sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc tạo cơ hội cho Starbucks mang trải nghiệm cà phê phương Tây đến đất nước tỷ dân – nơi mọi người có thể trò chuyện với bạn bè trong khi thưởng thức uống đồ uống yêu thích của họ.

Sau hơn 20 năm lăn lộn tìm chỗ đứng tại Trung Quốc, Starbucks thực sự đã tạo ra nhu cầu đó. Ngày nay, người ta có thể tìm thấy một quán cà phê Starbucks trên hầu hết các con phố lớn của Trung Quốc.

Theo một khảo sát , tỷ lệ người Trung Quốc uống cà phê sau bữa ăn thay vì trà đã tăng lên đáng kể. Starbucks thực sự đã cách mạng hóa nhận thức của người Trung Quốc và khiến họ uống và yêu thích cà phê hơn.

Starbucks đã phải tìm cách làm cho cà phê hấp dẫn khẩu vị của người Trung Quốc. Họ đã làm điều này bằng cách tạo ra một thực đơn đồ uống cà phê độc đáo kết hợp hương vị truyền thống của Trung Quốc.

Ngày nay, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks có hơn 3.700 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và là chuỗi cà phê hàng đầu của quốc gia này. Nhờ S

2. Chiến lược Marketing thông minh.

Sau khi quyết định thâm nhập vào Trung Quốc, Starbucks đã áp dụng một chiến lược thâm nhập thị trường khôn ngoan. Thay vì khiến người Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa bởi văn hóa uống trà của họ, các chiến dịch quảng cáo của họ tập trung vào việc chọn những địa điểm có nhiều người qua lại, dễ thấy để xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Tiếp theo, Starbucks tận dụng văn hóa uống trà của người tiêu dùng Trung Quốc, giới thiệu đồ uống được làm bằng các nguyên liệu phổ biến của địa phương như trà xanh.

Chiến lược này đã giúp thương hiệu đồ uống ngoại này biến trở ngại thành một lợi thế một cách hiệu quả. Người tiêu dùng Trung Quốc nhanh chóng yêu thích cà phê Starbucks, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công của Starbucks tại Trung Quốc.

Một trong những chiến lược marketing quan trọng của Starbucks là cung cấp cho khách hàng trải nghiệm độc đáo. Starbucks xây dựng cửa hàng với nội thất trang nhã, hiện đại và không gian âm nhạc, sôi động thoải mái.

Từ đó, không chỉ tạo nên sự khác biệt giữa Starbucks so với các đối thủ cạnh tranh mà còn thu hút mạnh mẽ thế hệ trẻ, những người coi văn hóa cà phê phương Tây là biểu tượng của lối sống hiện đại.

Nhiều người đến Starbucks không chỉ để uống một ly Frappuccino mà còn để cảm nhận “trải nghiệm Starbucks” khiến họ cảm thấy sành điệu và thời thượng hơn. Cũng chính vì thế mà cà phê của Starbucks đã trở thành một trong những thức uống phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc.

3. Quốc tế hóa thương hiệu

Biết được giá trị của thương hiệu quốc tế của mình, Starbucks đã thực hiện một số bước để duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu.

Một trong những cách tốt nhất là cử những nhân viên pha chế giỏi nhất của họ ở những thị trường lâu đời đến những thị trường mới và đào tạo nhân viên mới.

Những nhân viên pha chế này đóng vai trò là đại sứ thương hiệu, giúp thúc đẩy văn hóa Starbucks tại các cửa hàng mới, đảm bảo dịch vụ tại mỗi cửa hàng tuân theo tiêu chuẩn quốc tế của họ.

Nhìn chung, các thương hiệu phương Tây nổi tiếng về sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời họ có lợi thế cạnh tranh so với các công ty Trung Quốc trong việc khẳng định mình là thương hiệu cao cấp.

Tuy nhiên, Shaun Rein, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của China Market Research Group, chỉ ra rằng có quá nhiều thương hiệu phương Tây đang giảm giá để giành thị phần, đây là một chiến lược thất bại vì họ sẽ không bao giờ có thể “rút ruột” các đối thủ địa phương Trung Quốc thông qua cuộc chiến về giá cả.

Thương hiệu quốc tế không có nghĩa là “sản phẩm quốc tế” hay “nền tảng quốc tế”. Starbucks đã nội địa hóa cao đồ uống của mình để phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Họ tiến hành rất nhiều phân tích về thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc và kết hợp một cách sáng tạo thị hiếu phương Đông và phương Tây.

Starbucks thậm chí còn cho phép mỗi chi nhánh linh hoạt lựa chọn trong danh mục đồ uống đa dạng của mình để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng địa phương.

Để các thương hiệu quốc tế thành công ở Trung Quốc, họ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với thị trường địa phương. Đó là những gì Starbucks làm.

4. Cộng tác nội địa hóa.

Trung Quốc không phải là một thị trường đồng nhất mà có nhiều “Trung Quốc”. Văn hóa ở miền bắc Trung Quốc rất khác so với ở phía đông. Sức tiêu thụ của các thành phố nội địa không thể so sánh với các thành phố ven biển.

Để giải quyết vấn đề phức tạp này tại thị trường Trung Quốc, Starbucks đã chọn ba đối tác trong khu vực như một phần trong kế hoạch mở rộng của mình.

Ở phía bắc, Starbucks liên doanh với Công ty Cà phê Meida Bắc Kinh. Ở phía đông, Starbucks đang hợp tác với Uni-President Enterprises của Đài Loan (Trung Quốc).

Ở phía Nam, đối tác của Starbucks là Hong Kong Maxim’s Food Co., Ltd. Mỗi đối tác đều có những thế mạnh và kiến ​​thức nhất định về địa phương, giúp Starbucks hiểu được thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc tại địa phương.

Làm việc với các đối tác phù hợp có thể hiểu người tiêu dùng địa phương một cách hiệu quả và đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mà không cần trải qua một lộ trình học tập dài và quanh co.  

5. Thâm nhập vào thị trường Trung Quốc là nỗ lực và chiến lược lâu dài của Starbucks.

Trước khi thập nhập vào thị trường (Market Penetration) Trung Quốc, Starbucks hiểu rằng thị trường này không phải là thị trường có thể phát triển dễ dàng mà cần nỗ lực lâu dài. Một chiến lược quan trọng là đầu tư vào nhân viên. Starbucks thực hiện xuất sắc công việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên của mình.

Đó là một chiến lược đôi bên cùng có lợi vì nhân viên là trung tâm của việc mang lại “trải nghiệm Starbucks” cho khách hàng. Họ là những đại sứ tiếp thị tốt nhất của công ty.

Nỗ lực lâu dài cũng có nghĩa là kiên nhẫn. Khai thác thị trường và giành được lòng trung thành của khách hàng cần có thời gian. Các công ty thực hiện đầu tư dài hạn chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận đáng kể.

Nếu Starbucks có thể thành công ở một trong những thị trường ít có khả năng thành công nhất, thì không có lý do gì các công ty khác, dù lớn hay nhỏ, không thể thành công ở Trung Quốc. Suy nghĩ khác biệt, có chiến lược phù hợp, phục vụ thị trường địa phương và cam kết lâu dài là những bước quan trọng để biến điều đó thành hiện thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Ánh Lê – MarketTimes

Chiến lược tìm kiếm và xác định cơ hội trên thị trường

Doanh nghiệp, nhất là startup, muốn thành công khi tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, cần quan tâm đến hai yếu tố then chốt nhất, đó là thời điểm và tốc độ. Tuy nhiên, không phải cứ chạy thật nhanh và đúng thời điểm là đã đủ, vì mọi nỗ lực là vô ích nếu chạy không đúng hướng hay nói cách khác là sai chiến lược.

Chiến lược tìm kiếm và xác định cơ hội thị trường
Chiến lược tìm kiếm và xác định cơ hội thị trường

Với tư cách là những người làm marketing, việc tìm ra được phương án điều hướng, xác định thị trường tiềm năng để tìm đúng “sân chơi” là rất cần thiết.

Dù vậy, xác định cơ hội hoặc nhóm cơ hội thị trường tiềm năng không dễ, khi công việc này đòi hỏi kỹ năng quan sát, thực nghiệm và cả xây dựng mối quan hệ để có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng cũng như biết cách thỏa mãn chúng. Trong khi cải thiện các kỹ năng này, công cụ điều hướng cơ hội thị trường là một lựa chọn tốt nhất.

Được xây dựng bởi Marc Gruber và Sharon Tal, công cụ này giúp trả lời ba câu hỏi: Có những cơ hội thị trường nào? Đâu là cơ hội thị trường tiềm năng nhất? Nên tập trung vào cơ hội thị trường nào?

Tương ứng với ba câu hỏi này là ba bước trọng tâm, gồm lập nhóm cơ hội thị trường, đánh giá mức độ hấp dẫn của từng cơ hội, lập kế hoạch kinh doanh linh hoạt.

Lập nhóm cơ hội thị trường.

Có hai bước cần thực hiện để tạo lập các nhóm cơ hội thị trường tiềm năng:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần hiểu rõ năng lực hoặc thế mạnh công nghệ mà mình sở hữu, bởi đó là nền tảng cho quy trình tìm kiếm và tạo lập cơ hội thị trường.

Theo hai tác giả của bộ công cụ trên, việc suy nghĩ cũng như mô tả thế mạnh công nghệ và năng lực sẽ giúp doanh nghiệp nghĩ ra được nhiều cách ứng dụng hơn, đồng thời nâng cao sự linh hoạt trong tư duy của người làm kinh doanh.

Một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc nhìn nhận đúng bản chất của năng lực và thế mạnh công nghệ, qua đó tìm được cơ hội mới, là trường hợp của Flickr. Thành lập năm 2002, Flickr tung ra sản phẩm là một trò chơi điện tử trực tuyến cho phép người chơi tương tác qua tin nhắn theo thời gian thực.

Một tính năng nổi bật của nó là người chơi có thể chia sẻ hình ảnh khi trò chuyện. Tính năng này ngày càng cho thấy giá trị và đã trở nên phổ biến hơn cả chính trò chơi mà nó thuộc vào. Kết quả, Flickr đã ngừng phát hành trò chơi để tập trung phát triển một website hoàn toàn mới dùng để chia sẻ hình ảnh.

Thứ hai, hãy suy nghĩ xem năng lực và thế mạnh công nghệ đã liệt kê ở bước thứ nhất được sử dụng vào việc gì, bằng cách kết hợp chúng hoặc với công nghệ khác. Một ví dụ cho thấy tiềm năng ứng dụng bằng cách kết hợp các thế mạnh công nghệ là Fujifilm.

Ban đầu, tập đoàn này sản xuất phim chụp ảnh tại Nhật Bản và phát triển chủ yếu dựa trên việc kinh doanh sản phẩm này. Qua nhiều thập niên, mọi thứ liên quan đến phim chụp ảnh, từ nguyên liệu thô, quy trình đến hệ thống sản xuất, Fujifilm đã trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác thuộc ngành công nghệ vật liệu. Kết hợp thế mạnh này với những công nghệ mới, Fujifilm đã dấn thân vào ngành dược phẩm, mỹ phẩm, y tế và đều thành công.

Sau khi đã khám phá ra các ứng dụng trên, hãy trả lời câu hỏi “Ai cần đến những ứng dụng này?”, từ đó xác định nhóm khách hàng. Các nhóm khách hàng có thể được chia nhỏ hơn để tìm kiếm thêm cơ hội bán hàng.

Theo đó, sợi dây liên kết giữa những ứng dụng vừa tìm được và nhóm khách hàng chính là cơ hội thị trường. Và nhóm cơ hội thị trường sẽ là đối tượng được đánh giá mức độ hấp dẫn ở bước kế tiếp.

Đánh giá mức độ hấp dẫn của cơ hội.

Sau khi đã hoàn thành việc tạo lập nhóm cơ hội thị trường, doanh nghiệp cần tiếp tục đánh giá mức độ hấp dẫn của chúng dựa trên tiềm năng và thách thức.

Mỗi khía cạnh ấy bao gồm ba tiêu chí tương ứng, đi cùng một danh sách câu hỏi để làm rõ vấn đề, sau đó tổng hợp lại để xếp loại chung cuộc cho từng cơ hội thị trường.

Theo Gruber và Tal, những tiêu chí nói trên sẽ mang đến góc nhìn toàn diện về những yếu tố chính khi đánh giá mức độ hấp dẫn của một cơ hội thị trường.

Sau khi trả lời những câu hỏi thuộc về mỗi tiêu chí trong hai khía cạnh, hãy cho điểm đánh giá theo thang từ “thấp” đến “rất cao”.

Về “tiềm năng”, có ba tiêu chí cần quan tâm: lý do thuyết phục mua sản phẩm, quy mô thị trường, khả năng phát triển kinh doanh.

Đầu tiên, nếu “lý do thuyết phục mua sản phẩm” yếu, hãy mạnh dạn lựa chọn phương án khác. Và để đánh giá được sức mạnh của lý do thuyết phục mua sản phẩm, có ba câu hỏi cần lời đáp: Có nhu cầu nào chưa được đáp ứng?

Có thể cung cấp giải pháp hiệu quả cho nhu cầu chưa được đáp ứng hay không? Giải pháp ấy có thể tốt hơn (nhiều) các giải pháp hiện tại không?

Thứ hai, thỏa mãn nhu cầu thực tế là điều kiện quan trọng để tạo ra giá trị sản phẩm, song “quy mô thị trường” sẽ quyết định việc bán sản phẩm tới mức độ nào.

Để hiểu quy mô thị trường, cần ước tính có bao nhiêu khách hàng cần nhu cầu này trong tương lai gần, cùng số tiền họ sẵn sàng chi trả. Đồng thời, chính thị trường sẽ cung cấp chỉ báo cho thấy cơ hội thị trường lớn hay nhỏ.

Dù vậy, cần biết rằng, một thị trường không lớn vẫn có thể là một lựa chọn thú vị, đặc biệt nếu nó có thể trở thành bàn đạp hướng tới một thị trường lớn hơn sau này. Để đánh giá tiêu chí này, hãy tìm lời đáp cho hai câu hỏi: Quy mô thị trường hiện tại là bao nhiêu? Quy mô thị trường sẽ tăng bao nhiêu theo thời gian?

Thứ ba, “khả năng phát triển kinh doanh” đề cập đến các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của cơ hội thị trường. Tại thời điểm đánh giá, việc lập kế hoạch tài chính chi tiết (có ước tính lãi lỗ trong 3-5 năm) thường không khả thi, do phần lớn thông tin cho một kế hoạch như vậy là quá mơ hồ.

Thay vào đó, có thể hiểu về khả năng phát triển kinh doanh của một cơ hội thị trường bằng cách trả lời ba câu hỏi: Lợi nhuận có lớn không? Khách hàng có được tài trợ tốt để trả giá không? Khách hàng sẽ trung thành như thế nào?

Ngược lại, về khía cạnh “thách thức”, ba tiêu chí cần quan tâm, gồm trở ngại trong khi triển khai, thời gian chờ doanh thu, nguy cơ từ bên ngoài.

Để đánh giá những “trở ngại trong khi triển khai”, có ba câu hỏi quan trọng cần giải đáp: Khó khăn như thế nào khi phát triển sản phẩm? Khó khăn như thế nào khi tiếp cận thị trường? Khó khăn như thế nào trong việc gây quỹ cho lựa chọn này?

Với “thời gian chờ doanh thu”, cần khẳng định, việc sở hữu dòng tiền dương chắc chắn là chìa khóa để sống sót khi khởi nghiệp. Do đó, tốc độ để tạo ra dòng tiền thông qua bán hàng là vấn đề cần nhiều sự quan tâm.

Để ước tính thời gian mang lại doanh thu cho một cơ hội thị trường, cần xem xét ba câu hỏi: Thời gian ước tính để phát triển là bao lâu? Có cần đợi đến khi thị trường sẵn sàng cho sản phẩm? Chu kỳ bán hàng dự kiến kéo dài bao lâu?

Thứ tư, tiêu chí phải xem xét là “nguy cơ từ bên ngoài”. Để nắm bắt mức độ rủi ro từ bên ngoài, hãy trả lời ba câu hỏi: Bị đe dọa bởi sự cạnh tranh? Phụ thuộc như thế nào vào các công ty hoặc “người chơi” khác? Giải quyết thế nào trước các rào cản?

Sau khi hoàn tất đánh giá, hãy cho điểm theo thang từ “thấp” đến “rất cao”. Đánh giá mức độ hấp dẫn sẽ giúp tối ưu hóa việc lựa chọn cơ hội thị trường.

Kết hợp với nhóm cơ hội thị trường đã được tạo lập từ bước một, doanh nghiệp có thể nắm được bản chất của từng cơ hội và so sánh chúng với nhau, từ đó dự đoán được khả năng tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thị trường Việt Nam mang về 406 triệu USD cho Central Retail

Central Retail Corporation (CRC) vừa công bố mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I với doanh thu 63,2 tỷ baht (1,8 tỷ USD), tăng 12%.

Thị trường Việt Nam mang về 406 triệu USD cho Central Retail
Thị trường Việt Nam mang về 406 triệu USD cho Central Retail

Theo đó, lợi nhuận ròng cũng tăng 75% lên 2,31 tỷ baht (66 triệu USD). Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao (EBITDA) tăng 24% so với cùng kỳ lên 8,19 tỷ baht (235 triệu USD).

Nói với Bangkok Post, Yol Phokasub – giám đốc điều hành của CRC – cho biết công ty đã đạt được khởi đầu xuất sắc trên tất cả hạng mục kinh doanh, với doanh thu và lợi nhuận vượt mức được ghi nhận trước đại dịch.

Cụ thể, doanh nghiệp này đạt mức tăng trưởng doanh thu 30% trong ngành hàng thời trang cùng với mức tăng trưởng 9% trong ngành hàng thực phẩm.

Theo Bangkok Post, sự trở lại của nhóm du khách quốc tế cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp này. Việc CRC tiếp tục phát triển hệ thống cửa hàng song song cùng việc triển khai các nền tảng đa kênh cũng giúp đẩy mạnh khả năng phục hồi của ngành bán lẻ.

Thị trường Việt Nam đã mang về 14,1 tỷ bath (406 triệu USD) cho Central Retail trong quý I vừa qua, đóng góp 24%, chỉ đứng sau thị trường Thái Lan.

Tại Việt Nam, CRC tiếp tục phát triển, xây dựng sức mạnh từ hai mô hình thành công, bao gồm GO! trung tâm mua sắm và đại siêu thị.

Hiện tại, GO! đã được đổi thương hiệu gần như 100% từ Big C và có tổng cộng 39 chi nhánh trên 29 tỉnh thành Việt Nam. Siêu thị GO! hiện có tổng cộng 5 chi nhánh và CRC đã có kế hoạch khai trương thêm 5-7 chi nhánh trong năm nay.

Hồi tháng 2, CRC đã chia sẻ trên Bangkok Post về kế hoạch đầu tư 50 tỷ baht (khoảng 1,45 tỷ USD) vào Việt Nam từ năm 2023 đến 2027 để tăng tốc sự hiện diện của mình tại thị trường

Theo giám đốc điều hành Yol Phokasub, CRC coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục.

Trước đó, CRC đã đầu tư hơn 10 tỷ baht (290 triệu USD) để mở rộng hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022.

Theo kế hoạch mở rộng, Central Retail Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên 600 trên 57 trong số 63 tỉnh thành của Việt Nam vào năm 2027, với tổng diện tích sàn dự kiến ​​đạt 2 triệu m2.

“Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bất chấp những bất ổn. Tôi kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt là 6,7% và 7,2% vào năm 2023 và 2024, so với mức 3,5% một năm của Thái Lan trong hai năm tới.

Điều này sẽ đưa Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á” – Olivier Langlet, Tổng giám đốc Central Retail Việt Nam cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Diệu Thanh | Zing

Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng

Vượt qua 2 năm khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những thương hiệu thức ăn và đồ uống (F&B) còn trụ lại trên thị trường đã tìm cách mở rộng số lượng cửa hàng, phát triển thị phần.

Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng
Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng

Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ uống càng thêm tăng nhiệt trong mùa nóng, khi chuỗi cà phê đang chiếm ưu thế so với chuỗi trà sữa qua việc liên tục mở thêm các cửa hàng mới.

Số lượng cửa hàng cà phê tăng lên nhanh chóng nhờ sự mở rộng mạnh mẽ của các thương hiệu Highlands, Phúc Long, Trung Nguyên E-Coffee.

Trong khi đó, số lượng cửa hàng trà sữa lại giảm mạnh thời gian qua, theo báo cáo Xu hướng cửa hàng bán lẻ hiện đại Việt Nam 2023 của Q&Me.

Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng
Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng

Từ năm 2019 đến năm 2023, số lượng cửa hàng cà phê đã tăng từ 816 lên 1.657 cửa hàng. Chỉ riêng trong 2 năm gần đây, từ tháng 3-2021 đến tháng 2-2023, 3 chuỗi cà phê dẫn đầu thị phần (Market Share) là Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks đã khai trương hơn 1.000 điểm bán.

Trong khi đó, số lượng cửa hàng trà sữa trong 4 năm qua không có nhiều biến động, thậm chí còn giảm từ 446 xuống còn 364 cửa hàng.

Theo Q&Me, các quán trà sữa từng là trào lưu vài năm trước nhưng giờ đây đã chững lại khi các chuỗi cà phê lớn phát triển thực đơn phong phú hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xu hướng tiêu dùng năm 2023 và cách phản hồi của doanh nghiệp FMCG

Xanh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu không thể tách rời với các cam kết phát triển bền vững của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Xu hướng tiêu dùng năm 2023 và cách phản hồi của doanh nghiệp FMCG
Xu hướng tiêu dùng năm 2023 và cách phản hồi của doanh nghiệp FMCG

Xu hướng tiêu dùng và phản ứng của doanh nghiệp.

Thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023. Nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.

Người tiêu dùng đang điều chỉnh chi tiêu để dự phòng cho một giai đoạn đầy khó khăn phía trước khi tối đa hóa giá trị của mọi thứ và tiêu tiền khôn ngoan hơn, nhưng vẫn dành nhiều sự quan tâm cho những doanh nghiệp tạo ra tác động tích cực cho con người, xã hội và môi trường bởi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của phát triển bền vững.

Theo một chia sẻ trên Tạp chí Forbes, tính bền vững là một trong năm xu hướng nổi bật của xu hướng tiêu dùng trong năm 2023 là việc nhận thức của người tiêu dùng đang ngày được nâng cao.

Một báo cáo cho thấy 82% người mua hàng, chiếm phần lớn trong đó là thế hệ Gen Z, mong muốn các thương hiệu thực hiện những hoạt động bền vững và đặt con người làm ưu tiên hàng đầu.

Tại Việt Nam, một doanh nghiệp đã tương đối thành công khi nắm bắt xu hướng trên là Unilever Việt Nam.

Theo đó, doanh nghiệp này đã phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm với chất lượng và giá cả phù hợp cho người tiêu dùng thông qua nhiều kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, kênh bán hàng số trực tiếp đến người tiêu dùng (digital direct-to-consumers), thương mại điện tử, bán hàng đa kênh (omni channel)…

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh việc đổi mới sản phẩm nhằm tạo ra những tác động tích cực hơn với con người và hành tinh, cũng như thúc đẩy một loạt các chương trình phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, với sự tham gia của các nhãn hàng theo đuổi mục tiêu bền vững.

Các chương trình này tập trung vào quản lý rác thải nhựa, giảm phát thải carbon, cải thiện sức khỏe và sự hạnh phúc cho mọi người, cũng như trao quyền cho phụ nữ vì một xã hội hòa nhập.

Có thể dẫn chứng ví dụ tại mảng kinh doanh các sản phẩm chăm sóc nhà cửa của doanh nghiệp này đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chương trình Tương lai Xanh được triển khai. Chương trình này nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hiệu suất cao, và có tác động tích cực hơn đến môi trường.

Cơ hội và thách thức trong năm 2023.

Thực tế cho thấy xanh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu không thể tách rời với các cam kết phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, Mô hình Kinh tế Tuần hoàn sẽ là động lực chính để công ty thực hiện mục tiêu đưa nhựa vào vòng tuần hoàn.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc mà khối công và tư cần phải thúc đẩy hơn nữa để hiện thực hóa những mục tiêu phát triển ưu tiên tính bền vững.

Một trong những thách thức lớn nhất chính là nhựa, và việc xây dựng vòng tuần hoàn của nhựa. Đây không chỉ là vấn đề về ý thức của người dân trong phân loại, thu gom rác thải nhựa, mà còn là vấn đề về tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống phân loại và thu gom rác thải trên toàn quốc.

Thực tế triển khai triển khai các chương trình thu gom, phân loại rác vì cộng đồng mà các doanh nghiệp đang tham gia vẫn còn nhiều thách thức. Chẳng hạn như chương trình tuyên truyền, vận động phân loại rác tại nguồn của Unilever Việt Nam, dù người dân đã nhận thức được vai trò của việc phân loại rác tại nguồn.

Tuy nhiên, mặc dù họ đã phân loại rác tại nhà, nhưng tất cả các loại rác đều được thu gom vào một thùng duy nhất sau đó – điều này chủ yếu là do sự phát triển không nhất quán của hệ thống quản lý rác thải nhựa.

Do đó, những thách thức cần được giải quyết không chỉ là nâng cao nhận thức của người dân và biến nhận thức đó thành hành động, mà còn cần thiết lập một hệ thống về phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa để đưa nhựa trở lại nền kinh tế và tạo ra một vòng tuần hoàn nhựa.

Điều này đòi hỏi sự hợp tác từ Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp để xây dựng một tương lai không có rác thải nhựa ra môi trường.

Thời gian qua, cũng đã có một số mô hình kết hợp công tư trong việc bảo vệ môi trường như mô hình Hợp tác Công – Tư do Bộ Tài nguyên & Môi trường và Unilever Việt Nam khởi xướng là một trong những sáng kiến tiên phong đặt nền tảng và tạo điều kiện hiện thực hóa tầm nhìn này.

Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta thường cho rằng phải đánh đổi giữa phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin mãnh liệt rằng mô hình kinh doanh bền vững có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh vượt trội.

Người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ và mua sản phẩm từ các thương hiệu tạo ra tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Hướng tới phát triển bền vững cũng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường cải tiến sản phẩm không chỉ góp phần vào mục tiêu bền vững mà còn đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị của sản phẩm.

Ngoài ra, về lâu dài, mô hình kinh doanh bền vững có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, điển hình là cắt giảm chi phí năng lượng.

Doanh nghiệp theo đuổi mô hình phát triển bền vững sẽ tạo được động lực và niềm tin cho nhân viên của mình, duy trì và thu hút được nhân tài – đặc biệt là những người trẻ tài năng – mong muốn phát triển sự nghiệp tại các công ty có tầm nhìn và mục đích tốt đẹp, nơi họ có thể tạo ra tác động tích cực đến môi trường, xã hội và con người.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lê Sáng | Markettimes

2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thương mại điện tử

Hoàn cảnh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, bài toán cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến mô hình phát triển bền vững, thay vì chỉ ganh đua những chỉ số ngắn hạn hay cạnh tranh về giá.

2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử
2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử

Trong báo cáo công bố hồi tháng 12/2022, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự đoán từ nay đến năm 2026, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á tăng gấp ba lần, với tốc độ tăng trưởng kép là 22%.

Cũng theo tổ chức này, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đang ở ngưỡng cửa giai đoạn thứ hai (10 năm tiếp theo tính từ chu kỳ đầu tiên 2013-2023).

Dù 2023 là năm đầu tiên trong chu kỳ mới của thị trường thương mại điện tử, nhưng mọi thứ dường như không dễ dàng bởi các “cơn gió ngược”: Lãi suất tăng và áp lực lạm phát cao.

Hoàn cảnh mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, bài toán cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử phải nhắm đến mô hình phát triển bền vững thay vì chỉ ganh đua những chỉ số ngắn hạn hay cạnh tranh về giá.

McKinsey dự đoán những phát kiến công nghệ tiên tiến sẽ trở thành thách thức với doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội để các đơn vị hướng đến nấc thang mới, đặc biệt là nhóm ngành thương mại điện tử.

Nổi bật hiện nay là trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này góp phần tạo nên ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thương mại điện tử, nhờ khả năng tối ưu hoạt động vận hành thông qua: Cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu dịch vụ khách hàng, phân tích – dự đoán nhu cầu thị trường dựa trên dữ liệu lớn và tăng hiệu suất vận hành hạ tầng logistics.

Nói cách khác, AI là giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và năng suất hơn, linh động thích ứng trước mọi tác động từ bên ngoài.

Gần đây, sự xuất hiện của ChatGPT được xem là bước đột phá đáng chú ý của giới công nghệ. Dù nhiều ý kiến cho rằng ứng dụng này đe dọa “soán ngôi” các ngành nghề, ông Matt Janaway – Giám đốc Điều hành Marketing Labs – vẫn nhận định ChatGPT sẽ sớm trở thành “cánh tay phải” của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bước sang chu kỳ phát triển mới, sự kỳ vọng của người tiêu dùng vào các trải nghiệm trên sàn thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển cao hơn.

Đồng nghĩa, họ sẽ ngày càng mua sắm thông minh và liên tục nâng cao kỳ vọng vào các trải nghiệm mới lạ, tinh tế hơn trong các sản phẩm hay nhu cầu dịch vụ cơ bản.

Báo cáo SYNC Đông Nam Á 2022 do Meta phối hợp Bain & Company thực hiện đã chỉ ra, 53% người tiêu dùng Đông Nam Á đã thay đổi thương hiệu mua sắm.

Còn theo báo cáo Year in Search 2022 của Google về hành vi tìm kiếm tại Việt Nam, trên cả yếu tố giá cả, người tiêu dùng quan tâm về mặt giá trị và có xu hướng lựa chọn dịch vụ, sản phẩm phù hợp hệ giá trị riêng.

Theo đó, để thành công trong chu kỳ mới, doanh nghiệp thương mại điện tử cần nỗ lực gấp bội trong hành trình thấu hiểu người tiêu dùng, đồng thời kiến tạo nhiều giá trị.

Trước đây, độ rộng của danh mục sản phẩm là chìa khóa giúp doanh nghiệp thương mại điện tử thu hút khách hàng. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhiều đơn vị chú trọng tăng chiều rộng bằng việc liên tục giới thiệu sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nền tảng và nhu cầu người dùng ngày càng tinh tế, mở rộng danh mục sản phẩm theo chiều ngang là chưa đủ.

Các doanh nghiệp cần đi vào chiều sâu, đồng nghĩa việc tập trung vào chất lượng sản phẩm được kinh doanh trên nền tảng.

Việc kiện toàn cả chiều rộng và chiều sâu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển theo hướng ưu tiên tính bền vững và tạo kết nối vững chắc với khách hàng.

Nói về vấn đề này, ông Đặng Anh Dũng – Phó tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết, ở chu kỳ mới, các chương trình khuyến mại vẫn không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giữ chân khách hàng trên sàn thương mại điện tử (eCommerce).

Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp cần cân đối các yếu tố khác, tìm giải pháp tiếp cận người dùng tinh tế hơn thay vì tập trung giảm giá.

“Việc đầu tư vào công nghệ, thấu hiểu sâu sắc người dùng và cải tiến chất lượng dịch vụ, danh mục sản phẩm là những trọng tâm của chiến lược phát triển tương lai”, ông Đặng Anh Dũng khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Việt Hưng | The Leader

Dự báo tiềm năng thị trường Edtech Việt Nam năm 2023

Với số lượng học sinh, sinh viên lớn, độ phủ Internet cao (trên 80%), Việt Nam là thị trường rất tiềm năng trong việc phát triển mảng công nghệ giáo dục (Edtech) trong khu vực. 2023 tiếp tục là một năm đầy hứa hẹn.

Dự báo tiềm năng thị trường Edtech Việt Nam năm 2023
Dự báo tiềm năng thị trường Edtech Việt Nam năm 2023

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có hơn 5 triệu trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và mầm non, gần 18 triệu học sinh tiểu học, trung học cơ sở và hơn 1,7 triệu học sinh trung học phổ thông, chiếm gần 25% dân số cả nước.

Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 44,3%, Việt Nam đang nằm trong top 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất toàn cầu.

Theo Báo cáo khởi nghiệp của Nextrans, trong giai đoạn 2019-2023, thị trường edtech của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khoảng 20,2% và có khả năng đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023.

Thị trường công nghệ giáo dục của Việt Nam bắt đầu phát triển khi nhu cầu học trực tuyến của học sinh tăng nhanh.

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của các công ty giáo dục trực tuyến có thể lên tới hơn 150%. Không còn phát triển mạnh mẽ như trong thời kỳ đại dịch COVID-19, hiện tại, thị trường edtech vẫn còn nhiều dư địa phát triển.

Từ năm 2021, các startup edtech của Vietnam bắt đầu cất cánh, đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của phụ huynh và học sinh về các dịch vụ giáo dục sáng tạo, hiệu quả so với mô hình giáo dục truyền thống. Đây cũng là bước đệm vững chắc giúp Việt Nam chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết và duy trì sức hút với các tập đoàn nước ngoài trong 10 năm tới.

Mặc dù số lượng thương vụ và tổng giá trị đầu tư vào edtech Việt Nam năm 2022 thấp hơn nhưng năm 2022 vẫn đánh dấu kỷ lục đầu tư cao thứ hai với nhiều tín hiệu tích cực.

Trong năm 2022, các công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Việt Nam đã nhận được 8 khoản đầu tư với tổng số tiền là 46,8 triệu USD vào năm 2022. So với các năm trước, giá trị đầu tư năm 2022 thấp hơn mức đỉnh của năm 2021 (158 triệu USD) nhưng vẫn cao hơn so với năm 2020 và 2019.

Năm 2021, tổng vốn đầu tư vào edtech chủ yếu đến từ 2 thương vụ vào các startup phát triển ở giai đoạn sau (bao gồm EQuest 100 triệu USD và Elsa 15 triệu USD).

Trong khi đó, tổng vốn đầu tư năm 2022 lại chủ yếu đến từ các startup mới nổi giai đoạn trước (Edupia, Marathon, Vuihoc, Azota,..). Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phát triển nhanh chóng của một thế hệ startup mới sau đại dịch covid 19.

Động lực tăng trưởng chính ngành công nghệ giáo dục

Tăngchi tiêu cho giáo dục 

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi cho giáo dục đào tạo cao hàng đầu thế giới.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Bain & Company, trung bình một gia đình Việt Nam dành khoảng 20% thu nhập khả dụng cho hoạt động giáo dục con cái, so với mức 6-15% ở các nước Đông Nam Á khác, thuộc hàng cao nhất thế giới và chỉ đứng sau Malaysia ở Đông Nam Á.

Theo Tổng cục thống kê, chi tiêu hàng năm cho giáo dục đã tăng 2,3 lần trong thập kỷ qua, đạt 7,1 triệu đồng/học sinh vào năm 2020 và ước tính tăng lên 7,3 triệu đồng/học sinh vào năm 2021. Theo báo cáo của Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia Việt Nam, Việt Nam đã chi 4,9% GDP cho giáo dục trong giai đoạn 2011-2020.

Về GDP, mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam đạt 4,9%, cao hơn các nước láng giềng như Campuchia (1,9%), Singapore (2,9%) và Lào (3,3%).

Tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng edtech

Ở Việt Nam, tỷ lệ số lượng học sinh trên một giáo viên cao hơn nhiều so với các quốc gia như Singapore và Malaysia.

Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó việc thiếu đầu tư cho giáo dục cũng như cơ sở hạ tầng (nhất là khu vực nông thôn) là lí do chính. Trong lĩnh vực này, ngoài bản thân doanh nghiệp edtech nhận được các khoản đầu tư, cơ sở hạ tầng edtech cũng nhận được những khoản đầu tư lớn.

Dự kiến, cuối năm 2023, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ tăng lên 75%, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường công nghệ giáo dục. Với tỷ lệ sử dụng internet trên 70%, xu hướng giáo dục trực tuyến được dự đoán sẽ vẫn ở mức cao.

Thêm vào đó, chi phí internet cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của EdTech trong khu vực. Chi phí trên mỗi Gigabyte ở Việt Nam so với thu nhập tương ứng của người dân tương đối thấp và do đó khả năng người dân có thể tiếp cận việc học trực tuyến cao lên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hương Giang

The Leader

Thị trường là gì? Hiểu về Thị trường trong Marketing và Kinh doanh

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết tất cả các nội dung quan trọng cần biết về thuật ngữ thị trường (market) như: thị trường là gì? Khái niệm thị trường trong Marketing và kinh doanh (Kinh tế)? Các loại Thị trường? Khái niệm Thị trường nên được hiểu và phân loại như thế nào trong bối cảnh kinh tế học? Vai trò, đặc điểm và chức năng của Thị trường là gì? và nhiều kiến thức khác.

Thị trường là gì
Thị trường là gì? Tất cả những gì cần biết về Thị trường trong Marketing

Thị trường là gì? Thị trường hiểu một cách tổng thể là khái niệm đề cập đến một nơi hay địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua. Thị trường có thể là trực tuyến (online) hoặc ngoại tuyến (offline), và hoạt động mua bán hay trao đổi có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Không chỉ đối với những người làm marketing, với hầu hết những ai làm kinh doanh, thị trường có thể được xem là mục tiêu hàng đầu mà họ hướng tới và tập trung vào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Thị trường là gì?
  • Thị trường là gì trong Marketing (và kinh doanh)?
  • Nguồn gốc xuất hiện của thuật ngữ thị trường.
  • Nền kinh tế thị trường là gì?
  • Một số điểm chính cần hiểu về khái niệm thị trường.
  • Thấu hiểu khái niệm thị trường.
  • Thị trường được phân loại như thế nào hay các loại thị trường chính hiện có là gì?
  • Nghiên cứu thị trường là gì?
  • Thị trường (Market) và Marketing.
  • Thị trường hoạt động như thế nào?
  • Thị trường đen là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp với khái niệm thị trường.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thị trường là gì?

Thị trường trong tiếng Anh có nghĩa là Market.

Trong bối cảnh kinh tế học và kinh doanh, Thị trường hiểu một cách tổng thể là khái niệm đề cập đến một nơi hay địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua.

Thị trường có thể là thị trường trực tuyến (online) hoặc thị trường ngoại tuyến (offline), và hoạt động mua bán hay trao đổi có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các đối tượng tham gia vào thị trường bao gồm bên bán, là bên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, bên mua, là bên cần hay mua các sản phẩm và dịch vụ mà bên bán cung cấp.

Trong một số thị trường khác (ví dụ như thị trường quảng cáo trực tuyến), thị trường còn có thể bao gồm cả những đối tượng trung gian, là những cá nhân hay tổ chức không trực tiếp mua hay bán hàng hoá (hay dịch vụ) mà là tiêu thụ những sản phẩm giữa bên mua và bên bán, trong ví dụ này là những nội dung hay mẫu quảng cáo.

Nghiên cứu thị trường là gì và tại sao phải nghiên cứu chị trường?

Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu marketing) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của công ty.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng thông tin này để thiết kế ra những sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

Để giúp tối ưu các nỗ lực nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu marketing của bạn trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo các loại nghiên cứu thị trường bên dưới để đảm bảo bạn có tất cả dữ liệu và thông tin cần thiết để thúc đẩy các chiến lược marketing của mình.

Thị trường là gì trong Marketing?

Thị trường là gì trong Marketing?
Thị trường là gì trong Marketing?

Theo quan điểm của marketing và kinh doanh, khái niệm về thị trường về cơ bản là giống với cách tiếp cận của khái niệm marketing, là thuật ngữ rất rộng và tuỳ thuộc vào từng bối cảnh hay cách phân loại khác nhau, thị trường được sử dụng và hiểu theo những cách khác nhau.

Ví dụ, thị trường có thể được sử dụng trong các trường hợp như: thị trường bán lẻ, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, thị trường trong nước, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh, thị trường quốc tế…v.v

Tuy nhiên, dù cho thuật ngữ thị trường được sử dụng như thế nào thì về bản chất ở đó vẫn có ít nhất là sự xuất hiện hay tham gia giữa bên mua (Buyer) và bên bán (Seller), và quá trình mua bán hay trao đổi được diễn ra trên cơ sở chính là giá cả.

Nguồn gốc xuất hiện của thuật ngữ thị trường.

Theo từ điển Wikipedia, thuật ngữ thị trường gắn liền với khái niệm hay mô hình Chợ, và trong tiếng Anh thì cả Chợ hay Thị trường đều có tên gọi chung là Market.

Chợ là nơi mà mọi người bao gồm cả người mua và người bán tụ tập lại với nhau để mua bán và trao đổi vô số các kiểu sản phẩm khác nhau.

Tuỳ thuộc vào các yếu tố như dân số, văn hoá, điều kiện địa lý hay tập quán của người dân địa phương mà Chợ hay Thị trường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thuật ngữ Chợ bao gồm nhiều loại hình buôn bán khác nhau như khu chợ, khu ăn uống, khu mua sắm và thương mại sầm uất và hơn thế nữa.

Khái niệm chợ hay hoạt động mua bán – trao đổi tồn tại khi mọi người bắt đầu tham gia vào hoạt động thương mại dựa trên yếu tố chính là giá cả.

Ngày nay, khái niệm Chợ mà chính xác là Thị trường (bao gồm cả Chợ) được sử dụng tương đối phổ biến, mọi người có thể truy cập hay tham gia vào thị trường trên môi trường trực tuyến (internet), tham gia trực tiếp (offline) hoặc kết hợp tuỳ thuộc vào từng nhu cầu và đặc thù của từng kiểu thị trường.

Trong khi Chợ truyền thống đại diện cho hình thức mua bán trực tiếp, các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada đại diện cho khái niệm thị trường thương mại điện tử hay thị trường trực tuyến, nơi mọi người có thể mua bán (hoặc trao đổi) hàng hoá và dịch vụ mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Chức năng của thị trường là gì?

Thị trường là đấu trường trong đó người mua và người bán có thể gặp gỡ và tương tác với nhau. Một thị trường trong trạng thái cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition) là thị trường được đặc trưng bởi một số lượng lớn người mua và người bán tích cực.

Chức năng chính của thị trường là nơi thiết lập giá cả cho các hàng hóa và các dịch vụ. Giá cả được xác định bởi quy luật cung và cầu. Nguồn cung được tạo ra bởi người bán (Seller), trong khi nhu cầu được tạo ra bởi người mua (Buyer).

Thị trường thường cố gắng tìm kiếm sự cân bằng về giá khi cung và cầu tự cân bằng.

Vai trò của thị trường.

Thị trường là nơi mà người mua và người bán có thể gặp nhau để bán và mua hàng hóa cũng như các dịch vụ.

Về mặt tổng thể, vai trò của thị trường được thể hiện dưới 2 hình thức:

  • Thị trường cung cấp địa điểm cho các doanh nghiệp bán các hàng hóa của họ và có được doanh thu.
  • Thị trường cung cấp nơi để người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ mà họ cần.

Hầu hết các thị trường đều tự điều chỉnh, dựa trên các nguyên tắc cung và cầu (principles of supply and demand) để xác định giá cả.

Nền kinh tế thị trường là gì?

Khi nói đến khái niệm thị trường, nền kinh tế thị trường là một trong những thuật ngữ mà hầu hết những ai tham gia vào hoạt động kinh doanh đều phải hiểu.

Khác với các nền kinh tế chẳng hạn như nền kinh tế bao cấp, nơi chính phủ hay các cơ quan quản lý kinh tế tham gia trực tiếp (sâu) vào việc điều tiết giá cả và các hoạt động mua bán, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó quá trình mua bán được diễn ra theo quy luật cung – cầu (quy luật tự nhiên) khi xác định giá cả của các sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường.

Nền kinh tế thị trường không phải là nền kinh tế tự do vì trong nền kinh tế thị trường, giá bán vẫn bị quản lý và kiểm soát nhằm mục tiêu chống bán phá giá hay cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Một số điểm chính cần hiểu về khái niệm thị trường.

  • Thị trường là nơi người mua và người bán có thể gặp nhau để trao đổi, mua bán hoặc giao dịch hàng hóa và dịch vụ.
  • Thị trường có thể xuất hiện dưới dạng vật lý chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ (chợ, siêu thị) hoặc ảo (trực tuyến) chẳng hạn như các cửa hàng hay sàn thương mại điện tử (eCommerce).
  • Khái niệm thị trường rất rộng và thường được sử dụng trong rất nhiều bối cảnh khác nhau như: thị trường tài chính, thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thị trường mục tiêu, thị trường phi tài chính…
  • Với mỗi thị trường, giá cả của các hàng hóa và dịch vụ được xác định bởi quy luật cung và cầu.
  • Dù cho bạn đang kinh doanh trên thị trường là gì, người mua, người bán và hàng hoá là những thành phần không thể thiếu.

Thấu hiểu khái niệm thị trường.

Thị trường là bất kỳ nơi nào mà hai hoặc nhiều bên có thể gặp nhau để tham gia vào một giao dịch kinh tế.

Một giao dịch trên thị trường có thể liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, thông tin, tiền tệ hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những thứ này được chuyển từ bên này (ví dụ như bên mua) sang bên khác (ví dụ như bên bán).

Tóm lại, thị trường là nơi có người mua và người bán tương tác với nhau.

Trong phần lớn các trường hợp, thị trường là những thị trường cạnh tranh hoàn hảo (khác với thị trường độc quyền) hoặc cạnh tranh một phần, tức sẽ có nhiều bên bán lẫn bên mua cùng tham gia vào một thị trường, và cũng chính bởi yếu tố này mà khái niệm thị trường gắn liền với nền kinh tế thị trường khi giá cả của các sản phẩm và dịch vụ được đặt ra theo quy luật cung cầu, giá cao hay thấp sẽ do thị trường quyết định.

Ngoài định nghĩa rộng này, thuật ngữ thị trường cũng có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng ngữ cảnh khác nhau, chẳng hạn như thị trường chứng khoán, là nơi giao dịch chứng khoán, thị trường tiền tệ, là nơi giao dịch tiền tệ hay thị trường bất động sản, là nơi mua bán và giao dịch bất động sản (đất, nhà…).

Khái niệm thị trường cũng có thể gắn liền với từng địa điểm hay khu vực cụ thể, ví dụ nếu doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam thì thị trường Việt Nam cũng là một kiểu thị trường, nơi doanh nghiệp tiếp cận và bán sản phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam.

Liên quan đến thuật ngữ thị trường, có những yếu tố giúp định hình thị trường được xác định bởi một hệ thống kinh tế được gọi là nền kinh tế thị trường (Market Economy).

Trong hệ thống kinh tế này, các yếu tố như đầu tư, sản xuất, phân phối hay định giá hàng hóa và dịch vụ được tuân theo quy luật cung cầu.

Nền kinh tế thị trường không phải là một phần của nền kinh tế có kế hoạch (Planned Economy) hoặc nền kinh tế chỉ huy (Command Economy) nơi chính phủ đóng vai trò quyết định cho tất cả các yếu tố nói trên. Mỹ, Canada, Vương quốc Anh hay Nhật Bản là những ví dụ điển hình cho nền kinh tế thị trường.

Thị trường được phân loại như thế nào hay các loại thị trường chính hiện có là gì?

Thị trường được phân loại như thế nào hay các loại thị trường chính hiện có là gì?
Thị trường được phân loại như thế nào hay các loại thị trường chính hiện có là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, cách tiếp cận khái niệm thị trường cũng giống như cách tiếp cận khái niệm marketing.

Nếu tuỳ thuộc vào từng chiến lược, mục tiêu hay cách làm khác nhau, marketing có thể được phân loại thành những tên gọi khác nhau như marketing online, marketing truyền thống, Authentic Marketing, Digital Marketing hay Brand Marketing, khái niệm thị trường hiện cũng được tiếp cận theo cách này.

Dưới đây là các loại thị trường phổ biến nhất (kèm các ví dụ cụ thể).

Phân loại thị trường theo sản phẩm hay ngành hàng.

Có thể nói đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện đang được sử dụng. Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh như:

Thị trường bán lẻ (Retail Market):

Nơi doanh nghiệp bán lẻ trực tiếp các sản phẩm đến người tiêu dùng cuối.

Thị trường bất động sản:

Nơi doanh nghiệp bán các sản phẩm là bất động sản, đó có thể đất, chung cư, biệt thự…

Thị trường ô tô:

Nơi doanh nghiệp mua bán các sản phẩm là ô tô.

Thị trường quảng cáo trực tuyến:

Nơi các nhà quảng cáo mua bán quảng váo với các đơn vị cung cấp nền tảng quảng cáo.

  • Và vô số các thị trường khác gắn liền với các sản phẩm cụ thể.

Phân loại thị trường theo cách thức trao đổi sản phẩm.

Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo cách các sản phẩm hay dịch vụ được phân phối hay bán tới người tiêu dùng như:

Thị trường thương mại điện tử (thị trường trực tuyến):

Nơi bên mua và bên bán trao đổi hay mua bán sản phẩm mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau thông qua môi trường internet.

Thị trường truyền thống (Thị trường ngoại tuyến):

Nơi người mua và người bán phải gặp trực tiếp nhau để mua bán hàng hoá. Ví dụ, khi bạn ra siêu thị để mua hàng.

Phân loại thị trường theo khu vực địa lý.

Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo nơi hay địa điểm mà các sản phẩm được mua bán như:

  • Thị trường Việt Nam.

  • Thị trường Mỹ.

  • Thị trường nội địa.

  • Thị trường quốc tế.

Phân loại thị trường theo mục tiêu (bối cảnh).

Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo từng mục tiêu hay đơn giản là cách mà doanh nghiệp tiếp cận hoạt động kinh doanh như:

Thị trường tiềm năng:

Thị trường mà doanh nghiệp nhận thấy các cơ hội kinh doanh tiềm năng, nơi họ có thể bán các sản phẩm mà họ cung cấp cho khách hàng.

Thị trường mục tiêu:

Chính là thị trường mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và bán hàng. Thị trường mục tiêu thường được xác định sau quá trình phân khúc thị trường.

Thị trường mới (thị trường chưa được phục vụ):

Là nơi bao gồm những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể bán được hàng nhưng chưa từng tiếp cận trước đây.

Và nhiều tên gọi khác tuỳ thuộc vào cách doanh nghiệp lựa chọn.

Phân loại thị trường theo yếu tố cạnh tranh.

Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo cách các doanh nghiệp hiện có trên cùng một thị trường cạnh tranh với nhau như:

Thị trường độc quyền hoàn toàn:

Nơi không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Thị trường điện, nước ở Việt Nam là một ví dụ.

Thị trường độc quyền một phần: 

Nơi cũng có sự cạnh tranh nhưng vì rào cản gia nhập ngành tương đối cao (cùng với đó là nhiều điều kiện đi kèm) nên chỉ có một số doanh nghiệp có khả năng hay đủ điều kiện cung cấp các sản phẩm.

Thị trường cạnh tranh tự do (nền kinh tế thị trường):

Nơi sự cạnh tranh được diễn ra một cách tự nhiên theo quy luật cung cầu.

Thị trường tự do (thị trường chợ đen):

Cũng là thị trường có nhiều sự cạnh tranh và giá cả cũng tuân theo quy luật cung cầu, thị trường tự do hoạt động ngoài sự giám sát của các cơ quan chức năng hay luật pháp (khác với thị trường cạnh tranh tự do).

Các hình thức nghiên cứu thị trường phổ biến nhất hiện nay.

Các hình thức nghiên cứu thị trường phổ biến nhất hiện nay.
Các hình thức nghiên cứu thị trường phổ biến nhất hiện nay.

Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu Marketing) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu hay khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng thông tin này để thiết kế ra những sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh số bán hàng.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay chiến lược khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức nghiên cứu thị trường khác nhau như: nghiên cứu thị trường sơ cấp, nghiên cứu thị trường thứ cấp, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu thị trường sơ cấp.

Nghiên cứu thị trường sơ cấp là phương pháp đề cập đến những dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ nhất (first party data).

Dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ nhất là tất cả những dữ liệu và thông tin bạn đã tự thu thập được – bạn không trích dẫn từ bất kỳ nguồn nào khác.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp đề cập đến các dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ hai (second-party data) hoặc bên thứ ba (third party data).

Dữ liệu của bên thứ hai và thứ ba được thu thập từ những gì vốn đã tồn tại trên thị trường.

Nghiên cứu này không phải do bạn thực hiện mà do các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác đã từng thực hiện trước đó.

Nghiên cứu thị trường định tính.

Nghiên cứu thị trường theo phương pháp định tính đề cập đến việc thu thập dữ liệu không thể đo lường được.

Nghiên cứu định tính có thể là nghiên cứu sơ cấp hoặc thứ cấp. Bạn có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu sơ cấp như phỏng vấn, thăm dò ý kiến ​​và khảo sát để tìm hiểu cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Nghiên cứu thị trường định lượng.

Nghiên cứu thị trường định lượng là gì?
Nghiên cứu thị trường định lượng là gì?

Nghiên cứu thị trường theo hướng định lượng đề cập đến việc thu thập dữ liệu hay thông tin bằng các con số để phân tích thống kê. Cũng giống như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng có thể là sơ cấp hoặc thứ cấp.

Loại nghiên cứu này tập trung vào các số liệu (tương đối chính xác) để tối ưu chiến lược marketing. Các số liệu thống kê không phải là theo cảm nhận hay tự phỏng đoán, chúng phải là các bằng chứng thực nghiệm hay các con số thực tế.

Thị trường đen là gì?

Thị trường đen hay thị trường “chợ đen” là thị trường bất hợp pháp nơi các giao dịch mua bán được diễn ra mà không có sự giám sát hay quản lý của các cơ quan chức năng.

Các giao dịch trong thị trường chợ đen có xu hướng không có giấy tờ (không có thuế hay kê khai mua bán hợp pháp) và chỉ dùng tiền mặt, do đó rất khó để theo dõi.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp với khái niệm thị trường.

  • Quy mô thị trường là gì?

Là độ lớn của một thị trường nhất định, nó chính là tổng số doanh số tiềm năng tính bằng tiền của toàn bộ thị trường.

Ví dụ, quy mô thị trường của ngành F&B sẽ đạt giá trị khoảng hơn 6.000 tỷ USD vào năm 2022 và chạm ngưỡng 9.000 tỷ USD năm 2026.

  • Vốn hoá thị trường là gì?

Vốn hoá thị trường (Market Capitalization – Market Cap) là khái niệm mô tả tổng giá trị tính bằng tiền của một doanh nghiệp đã niêm yết (trên các sàn chứng khoán). Vốn hoá thị trường được tính bằng cách lấy tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá trị của mỗi cổ phiếu.

  • Phân tích thị trường là gì?

Là quá trình một doanh nghiệp rà soát, đánh giá, tìm hiểu về một thị trường nào đó. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các ma trận như SWOT hay BCG để phân tích.

  • Thông tin thị trường là gì?

Là tất cả những hiểu biết của một doanh nghiệp về một thị trường nhất định. Thông tin thị trường có thể là thông tin về quy mô thị trường, thông tin về khách hàng, thông tin về tình hình cạnh tranh và hơn thế nữa.

  • Trạng thái thị trường là gì?

Trạng thái thị trường là khái niệm đề cập đến bối cảnh hay tình hình hoạt động của một thị trường cụ thể nào đó, trạng thái của thị trường có thể là tích cực hay tiêu cực, tiềm năng hay không tiềm năng, rủi ro hay không rủi ro và nhiều yếu tố khác.

  • Sức mạnh thị trường là gì?

Sức mạnh thị trường là khả năng một doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận giá thị trường của hàng hóa hoặc dịch vụ so với chi phí cận biên. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, những người tham gia thị trường không có sức mạnh thị trường.

  • Thị trường kỹ thuật số là gì?

Thị trường kỹ thuật số hay thị trường số khái niệm đề cập đến các thị trường diễn ra trên môi trường kỹ thuật số. Các sàn thương mại điện tử là một ví dụ điển hình về khái niệm thị trường số.

  • Thị trường vật lý là gì?

Ngược lại với thị trường số chính là thị trường vật lý, nơi các giao dịch mua bán hay kinh doanh được diễn ra trực tiếp. Chợ truyền thống hay Siêu thị là các ví dụ điển hình minh hoạ cho thị trường vật lý.

  • Thị trường xám là gì? 

Khái niệm thị trường xám (Grey Market, Gray Market) hay còn được gọi là Chợ xám, là thuật ngữ kinh tế chỉ các hoạt động trao đổi hàng hóa một cách hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong muốn của nhà sản xuất ra các hàng hóa đó hoặc ngoài ý muốn của cơ quan nhà nước điều tiết thị trường.

Kết luận.

Thông qua các phân tích tương đối sâu của MarketingTrips trên đây, hy vọng bạn đã có được những thông tin đầy đủ nhất về khái niệm thị trường (Market), hiểu thị trường là gì, khái niệm thị trường trong marketing, thị trường được phân loại như thế nào, chức năng và vai trò của thị trường, nguồn gốc xuất hiện của thuật ngữ thị trường và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Hiểu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong các thị trường khác nhau (P1)

Giả sử doanh nghiệp của bạn có lợi thế cạnh tranh ở một thị trường A nào đó, liệu những lợi thế này sẽ tiếp tục bảo vệ bạn ở một thị trường B khác, bài viết được chia sẻ bởi MarketingTrips sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều này.

Getty Images

Với những người giữ các vai trò marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, việc mở rộng thương hiệu hay doanh nghiệp sang các thị trường mới hay thậm chí là từ thị trường trong nước ra thị trường quốc tế là những điều hết sức bình thường.

Trong khi có không ít người cho rằng những lợi thế cạnh tranh của họ “có thể di chuyển được” giữa các thị trường khác nhau, sự thật là phần lớn các lợi thế đó chỉ tồn tại trong một hoặc một số ít phân khúc thị trường nhất định.

Khi xây dựng một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó, bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất đó là phát triển một chiến lược phù hợp với từng thị trường của bạn.

Và khi bạn đã có được những thành công nhất định ở thị trường này thì liệu bạn có thể di chuyển nó sang một thị trường khác?

Mặc dù cũng có không ít các doanh nghiệp có thể dịch chuyển được các lợi thế cạnh tranh của họ ở một thị trường nhất định sang một thị trường khác.

Ví dụ: Intel đã có thêm được những khoản lợi nhuận béo bở khi bán chất bán dẫn cho các khách hàng ở thị trường Trung Quốc vì công nghệ sản xuất và thiết kế chip của họ khó có thể bị bắt chước.

Tuy nhiên, không phải tất cả các lợi thế cạnh tranh đều diễn ra theo cách tương tự.

Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Pennsylvania đã xác định có 3 yếu tố chính quyết định việc liệu lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể di chuyển được hay không bao gồm: bối cảnh cạnh tranh địa phương, sở thích hay ưu tiên của khách hàng địa phương, và mức độ mà một thương hiệu sẵn sàng và có thể thích ứng để đáp ứng những yêu cầu của địa phương.

1. Bối cảnh cạnh tranh địa phương.

Một trong những rào cản phổ biến đầu tiên ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó là  sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh.

Điều này có nghĩa là gì, là bạn có thể đã đánh bại thành công các đối thủ cạnh tranh tại thị trường sở tại của mình, nhưng chiến thắng đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp tục chiến thắng ở một thị trường mới, nơi mà đối thủ đang có những điểm mạnh yếu khác nhau.

Ví dụ, mặc dù đã thành công ở nhiều thị trường toàn cầu, gã khổn lồ ngành F&B Starbucks đã lỗ 143 triệu USD trong 7 năm đầu hoạt động tại thị trường Úc, cuối cùng, thương hiệu này buộc phải đóng cửa 61 trong số 84 cửa hàng ở Úc.

Tại sao lại xảy ra điều này?

Trong khi có nhiều yếu tố tác động khác nhau, một lỗ hổng lớn trong chiến lược của Starbucks là đánh giá thấp văn hóa cà phê vốn khá phong phú của Úc.

Trái ngược với các thị trường khác, nơi có ít khách hàng xem uống cà phê như là một “trải nghiệm phong cách sống”, những người nhập cư Ý và Hy Lạp đã phát triển một bối cảnh kinh doanh cà phê hết sức sôi động ở Úc từ những năm 1940 và 1950.

Vào thời điểm Starbucks gia nhập thị trường, Starbucks đã phải cạnh tranh với rất nhiều cửa hàng cà phê địa phương hiện đang cung cấp nhiều hương vị hơn với giá bán thấp hơn và điều này đã góp phần xây dựng nên một lòng trung thành hết sức mạnh mẽ của khách hàng Úc với cafe địa phương.

2. Sở thích của khách hàng địa phương.

Sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh thường đi đôi với sự khác biệt về sở thích của khách hàng, khi các đối thủ cạnh tranh đã đáp ứng (và trong một số trường hợp là tạo ra) nhiều nhu cầu khác nhau từ thị trường nội địa.

Do đó, một sản phẩm hấp dẫn với người tiêu dùng ở một thị trường có thể hoàn toàn không liên quan ở một thị trường khác.

Walmart đã gặp phải vấn đề này khi cố gắng mở rộng sang Brazil.

Trong khi gã khổng lồ bán lẻ này đã thành công ở Mỹ vì đã mang đến cho khách hàng sự thuận tiện cùng với đó là một loạt các sản phẩm giá rẻ ở một cửa hàng tập trung duy nhất.

Khách hàng Brazil sẵn sàng dành nhiều thời gian để tìm kiếm các phiếu giảm giá và các chương trình khuyến mãi khác, họ đã quen với việc đến nhiều cửa hàng khác nhau để nhận được những ưu đãi tốt nhất.

Từ bối cảnh này, những lợi thế hay đề xuất giá trị (USP) của Walmart đã không mấy làm hấp dẫn người tiêu dùng Brazil.

3. Sự sẵn sàng và khả năng thích ứng của thương hiệu.

Tất nhiên, sự khác biệt về bối cảnh cạnh tranh hay sở thích của người tiêu dùng đều là những thách thức có thể vượt qua được khi sự sẵn sàng và khả năng thích ứng với những sự khác biệt đó có thể tạo nên thành công ở một thị trường mới.

Trong một số trường hợp, một doanh nghiệp có thể quan tâm đến việc thay đổi các khía cạnh của sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh của mình.

Nhưng trong những trường hợp khác, một doanh nghiệp có thể không sẵn sàng thực hiện những thay đổi đó, cho dù đó là vì lý do đạo đức, yếu tố văn hóa hay các mối quan tâm khác.

Để có thể làm rõ hơn về điều này, bạn có thể nhìn vào câu chuyện của Amazon.

Trong khi chiến lược đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu đã giúp đế chế thương mại điện tử (eCommerce) này thành công ở nhiều thị trường khác nhau, cũng chính nó đã khiến Amazon không ít lần lao đao trên thị trường.

Cụ thể, đối với mỗi sản phẩm được liệt kê trên nền tảng của mình, Amazon sử dụng một thuật toán phức tạp để chỉ chọn một nhà cung cấp (Vendor) để làm nổi bật trên phần ‘Buy Box’ của sản phẩm đó (nơi người mua có thể nhấp vào “Thêm vào Giỏ hàng” hoặc “Mua ngay”), tất cả các nhà cung cấp còn lại được đưa vào danh sách bên dưới.

Trong khi người bán ở Mỹ đã quá quen với việc xử lý các thuật toán không rõ ràng như thế này và họ sẵn sàng chấp nhận nó vì những trải nghiệm người dùng mượt mà mà nó mang lại cho người mua.

Những người bán ở thị trường Trung Quốc nhận thấy khái niệm ‘Buy Box’ quá phức tạp và không thể tiếp cận được, vì vậy thay vì chọn bán hàng trên Amazon, họ chọn bán trên các nền tảng thương mại điện tử địa phương như Taobao hoặc JD.com.

Mặc dù đã nhiều lần nhận được phản hồi này, tuy nhiên, vì mục tiêu là mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người mua, Amazon đã không sẵn sàng thay đổi nó vì một số người bán trên nền tảng.

Hết phần 1!

Đọc tiếp phần 2: Hiểu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong các thị trường khác nhau (P2)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Người dùng chi hơn 93 tỷ USD cho mobile game trong năm 2021

Theo thống kê, số tiền người dùng chi cho mobile game lên đến 93,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm đến 52% số tiền người dùng chi vào thị trường game toàn cầu.

Pokémon Go

Theo báo cáo “Xu hướng ứng dụng di động 2022” về hiệu suất của ứng dụng trên toàn cầu vừa được Adjust (nền tảng phân tích marketing di động) phát hành, ngành ứng dụng di động đang ngày càng tăng trưởng nhanh.

Năm 2021, người dùng chi tổng cộng 170 tỷ USD cho ứng dụng di động, cao hơn 19% số tiền chi trong năm 2020. Chi phí quảng cáo cũng đạt con số kỷ lục (đạt 288 tỷ USD) và được dự đoán sẽ đạt 336 tỷ USD vào năm 2022.

Di động tiếp tục trở thành thiết bị ưu tiên của người dùng trong năm đại dịch 2021 với số lượt cài đặt ứng dụng tăng kỷ lục trên toàn cầu ở các lĩnh vực như fintech tăng 35%, thương mại điện tử tăng 12% và game tăng 32%.

Số lượt cài đặt của game hyper-casual chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân khúc game (27%). Còn về số phiên truy cập, tỷ trọng lớn nhất thuộc về game hành động (30%).

Theo thống kê, số tiền người dùng chi cho mobile game lên đến 93,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm đến 52% số tiền người dùng chi vào thị trường game toàn cầu.

Thị trường mobile game dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,3% trong giai đoạn 2021-2026.

Chỉ tính riêng tháng 12/2021, thị trường mobile game đã thu 7,4 tỷ USD từ các giao dịch của người dùng trên hai nền tảng Google Play và App Store. Đứng đầu bảng xếp hạng là Mỹ, sau là Nhật Bản và Trung Quốc.

Có 8 mobile game công bố doanh thu hơn 1 tỷ USD trong năm 2021: PUBG Mobile, Honor of Kings, Genshin Impact, Roblox, Coin Master, Pokémon Go, Candy Crush Saga và Garena Free Fire. Chi phí quảng cáo trên mobile game tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 295 triệu USD và được dự đoán sẽ cán mốc 350 tỷ USD vào năm 2022.

Trong lĩnh vực fintech, ứng dụng giao dịch chứng khoán và ứng dụng tiền điện tử đều tăng trưởng đáng kể và có tệp người dùng lớn.

Mặc dù chỉ chiếm 7% và 2% tổng số lượt cài đặt ứng dụng fintech, nhưng ứng dụng giao dịch chứng khoán và ứng dụng tiền điện tử chiếm đến 17% và 6% tổng số phiên truy cập.

Doanh thu của ứng dụng ngân hàng trong năm 2021 đạt 6,8 tỷ USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, doanh số trên thiết bị di động đạt 3,56 nghìn tỷ USD trong năm 2021, tăng 22,3% so với năm 2020. Hiện thiết bị di động là nguồn doanh thu chính của thương mại điện tử, chiếm tới 67% doanh số, tăng 14% so với năm 2020.

Trong năm 2021, có tới 55% người dùng sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng sau khi xem một quảng cáo trên mạng xã hội. Người dùng đã sử dụng ứng dụng mua sắm hơn 100 tỷ giờ trong năm 2021, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành ứng dụng di động đang trong chuỗi ngày tăng trưởng nhanh và không cho thấy dấu hiệu chững lại, phạm vi tiếp cận người dùng ngày càng mở rộng, chất lượng dịch vụ không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

Trong năm 2020, sức ép cạnh tranh sẽ rất khốc liệt, nhưng cơ hội và tiềm năng tăng trưởng được dự báo vẫn rất lớn.

Những dữ liệu phân tích thực tế phát triển của các lĩnh vực này sẽ giúp các nhà marketer có đủ thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược tăng trưởng và có cái nhìn toàn diện về người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Bán lẻ thích nghi với bình thường mới

Kết quả khảo sát trên 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của Sapo cho thấy, làn sóng Covid19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh năm 2021, đặc biệt trong ngành dịch vụ ăn uống – lưu trú – nghỉ dưỡng.

Bán lẻ thích nghi với bình thường mới

Chuyển đổi số, bán hàng đa kênh trở thành phương án được nhiều nhà bán hàng sử dụng nhất. Song song với đó, sự chuyển dịch hình thức thanh toán và phương thức vận chuyển trở thành điểm nhấn trong ngành bán lẻ.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2021 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bán lẻ và Dịch vụ là ngành chịu nhiều ảnh hưởng xấu nhất trong năm, đặc biệt trong Quý III 2021, GDP toàn ngành tăng trưởng âm 28,1%.

Kết quả khảo sát trên 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của Sapo cho thấy, tác động lớn của dịch bệnh và giãn cách xã hội đã gây ra không ít khó khăn cho các nhà bán lẻ.

75,2% nhà bán hàng cho biết cho biết doanh thu của họ không tăng trưởng so với năm 2020, trong đó có tới 37,1% nhà bán hàng bị giảm sút doanh thu trên 30%.

Tỷ lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu chỉ chiếm 23,9%, thấp hơn so với năm 2020 (30,7%) và năm 2019 (61%).

Chỉ 7% nhà bán hàng cho biết họ không gặp ảnh hưởng hoặc có sự tăng trưởng kinh doanh ngay trong mùa dịch (chủ yếu thuộc nhóm ngành: Tạp hóa – siêu thị mini, Thực phẩm; Chăm sóc sức khỏe, Đồ Mẹ & Bé; Mỹ phẩm)

Giãn cách xã hội trên toàn quốc và dịch bệnh kéo dài đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao vận. Khó khăn lớn nhất về vận chuyển chủ shop gặp phải trong mùa giãn cách xã hội là Tình trạng không giao được hàng đến một số khu vực (39,4%) và Tỷ lệ hoàn hủy cao (20,7%).

Nhân viên giao hàng mắc Covid-19 hoặc rời thành phố về quê ồ ạt,… khiến cho nhân lực ngành vận chuyển thiếu hụt, cũng trở thành trở ngại lớn đối với ngành bán lẻ.

Tương tự như năm 2020, Ngành dịch vụ ăn uống (F&B) có sự suy giảm lớn nhất; 79,8% chủ nhà hàng, quán ăn, quán cafe cho biết họ không chỉ gặp tình trạng sụt giảm doanh thu, cắt giảm nhân viên mà nhiều nhà hàng phải đóng cửa, đóng chi nhánh, tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

Mặt khác, nhóm nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử và các kênh trực tuyến vẫn dẫn đầu các nhóm ngành có sự tăng trưởng doanh thu ngay trong mùa giãn cách xã hội (chiếm 11,2%).

Tuy tỷ trọng giảm sút so với năm 2020 (15%) nhưng sự duy trì vị thế dẫn đầu của bán hàng trực tuyến trong hai năm vừa qua cũng chứng tỏ ưu thế của hình thức kinh doanh này trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.

Chuyển đổi số và mô hình bán hàng đa kênh là chìa khóa quan trọng đưa nhà bán hàng bước qua những biến động của thị trường.

Chuyển đổi số trở thành phương án thích nghi với bình thường mới.

So với năm 2019 và 2020, giải pháp được các nhà bán lẻ 2021 ưu tiên lựa chọn là đẩy mạnh việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử (eCommerce) và nền tảng trực tuyến.

Biện pháp ứng phó với giãn cách xã hội phổ biến nhất năm 2021 chính là chuyển đổi kinh doanh từ offline lên online (chiếm 72,8%) – tăng 9% so với năm 2020 (63,8%).

Tỷ lệ nhà bán hàng chỉ chú trọng kinh doanh offline, không kinh doanh online cũng giảm từ 36,2% (năm 2020) xuống 20,9% (năm 2021).

Sau 2 năm chống chọi với Covid-19, các nhà bán hàng đã rút ra những bài học kinh nghiệm và biện pháp ứng phó hiệu quả trong ngành bán lẻ.

Trong đó, biện pháp ứng phó với tình huống tương tự giãn cách xã hội được các nhà bán hàng ưu tiên lựa chọn là Áp dụng quy trình vận hành mới, tương ứng với trạng thái phòng chống Covid (chiếm 29,7%) và Triển khai kênh bán hàng thay thế, bán hàng đa kênh (Omni Channel) (chiếm 27,2%).

Tính từ đầu tháng 10 năm 2021, Nghị quyết 128 cho phép chuyển từ chiến lược “Zero Covid-19” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã tạo tiền đề để các địa phương mở cửa trở lại, tình hình kinh doanh của các nhà bán hàng có sự khởi sắc. 46,7% chủ cửa hàng đã có sự tăng trưởng doanh thu trở lại.

Các biện pháp khác được các chủ nhà hàng, chủ shop, chủ doanh nghiệp bán lẻ áp dụng nhằm đối phó với dịch bệnh và giãn cách xã hội bao gồm:

Cắt giảm chi phí cửa hàng và mặt bằng; Chuyển đổi mặt hàng cung ứng để phù hợp với tình hình thực tế, Phát triển hoặc kinh doanh dòng sản phẩm mới; Phân bổ nguồn vốn để đầu tư sang lĩnh vực khác (ngoài bán lẻ và dịch vụ ăn uống); Lập kế hoạch dự phòng ngân sách.

Sự chuyển dịch hình thức thanh toán và vận chuyển thích nghi với giãn cách xã hội.

Quá trình chuyển đổi kinh tế số và giãn cách xã hội đã tạo bối cảnh thuận lợi cho các hình thức giao dịch không tiền mặt tăng trưởng.

Theo khảo sát của Sapo, chuyển khoản đã vượt lên trên Tiền mặt trở thành phương thức thanh toán được chấp nhận phổ biến nhất tại các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng, quán ăn, quán cafe (chiếm 36,5%).

Đồng thời, sự phát triển đa dạng, cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều thương hiệu và chương trình khuyến mãi hấp dẫn của các ví điện tử đã đưa hình thức này lên Top 3 loại hình thanh toán được chấp nhận nhiều nhất.

Chuyển khoản cũng được các nhà bán hàng chấm điểm cao nhất về mức độ dễ dàng sử dụng và đối soát (2,6/3 điểm). Bên cạnh đó, nhà bán hàng cảm nhận được sự an toàn, tránh nguy cơ bị nhiễm dịch bệnh khi sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt.

Hình thức cổng thanh toán (tích hợp trên website) và thẻ tín dụng online không được ưa chuộng, chủ yếu do thời gian đối soát kéo dài và khó theo dõi dòng tiền.

Nhìn chung, 89,3% nhà bán hàng đánh giá rất tích cực về các hình thức thanh toán không tiền mặt, coi đó là xu hướng của hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, 10,4% chủ cửa hàng gặp khó khăn trong đối soát, chi phí duy trì cao và cho rằng thanh toán không tiền mặt là không cần thiết.

Dự đoán trong thời gian tới, rất nhiều công cụ thanh toán không tiền mặt mới sẽ ra mắt thị trường, tạo nên sự đa dạng, linh hoạt và giảm thiểu khó khăn của nhà bán hàng khi ứng dụng trong bán lẻ.

Về vận chuyển, vì gặp nhiều khó khăn trong năm 2021 và gây hậu quả trực tiếp đến tình hình kinh doanh, đây sẽ là mối quan tâm hàng đầu của nhà bán hàng để tối ưu chi phí, tăng tỷ lệ đơn hàng thành công và hoàn thiện quy trình vận hành.

Đặc biệt khi xu hướng làm việc tại nhà và mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng sau đại dịch. 51,13% nhà bán hàng lựa chọn phương án linh hoạt giữa các đơn vị vận chuyển hoặc tự giao hàng để hạn chế khó khăn.

Tuy nhiên, 22,3% nhà bán cho biết họ vẫn loay hoay, chưa có cách khắc phục hiệu quả và chờ đợi hỗ trợ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ giao vận.

Dù được tận dụng trong mùa dịch và giãn cách xã hội nhưng hình thức tự vận chuyển và dùng nhân viên giao hàng của cửa hàng lại không được các nhà bán hàng chấm điểm cao về mức độ tiện lợi. Các đơn vị chuyển phát nhanh lớn vẫn được ưu tiên sử dụng nhất (2,1/ 3 điểm).

Lý do được các nhà bán hàng đưa ra là các đơn vị này đáp ứng được ba yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn hình thức vận chuyển: Thời gian giao hàng; Chất lượng giao nhận và Giá cả. Top 3 tiêu chí này không thay đổi theo thời gian (tương ứng với năm 2020 và năm 2019).

Lạc quan một cách thận trọng.

Từ cuối năm 2021, nhờ độ phủ vaccine Covid-19 và các chính sách kích cầu kinh tế, Việt Nam dần kiểm soát dịch bệnh và thích ứng với trạng thái bình thường mới.

Nhu cầu tiêu dùng một lần nữa trở thành động lực cho tăng trưởng; Bán lẻ và Dịch vụ sẽ là hai ngành đón đầu xu hướng chi tiêu hậu giãn cách, hứa hẹn một triển vọng tươi sáng hơn trong năm 2022.

Kết thúc năm 2021, có 46,7% nhà bán hàng tin tưởng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi; 14,5% nhà bán hàng kỳ vọng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm tới.

Bước sang năm 2022, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi số, đa dạng kênh bán hàng, đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống.

Những doanh nghiệp đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến hiệu quả, tiếp cận linh hoạt với thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa kênh.

Thực tiễn chứng minh, những doanh nghiệp, cửa hàng chuyển đổi số sáng tạo, nhanh chóng đã thích ứng và phát triển trong hai năm đại dịch vừa qua.

Xu hướng thứ hai là chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch.

Trong khi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm không thiết yếu bị ảnh hưởng nặng nề trong Quý III năm 2021, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng và hàng thiết yếu ít chịu ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội hơn.

Tiếp tục trong năm 2022, xu hướng hiện đại hóa kênh bán hàng truyền thống, thay đổi mô hình mua nhanh bán gọn sẽ sớm đi vào thực tiễn.

Xu hướng thứ ba là chiến lược bán lẻ đặt khách hàng cá nhân lên hàng đầu. Khi công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm bán lẻ hiện đại, giãn cách xã hội và dịch bệnh làm cho khoảng cách của người mua và người bán xa nhau hơn, sức mạnh của sự kết nối giữa con người với nhau sẽ phát huy tác dụng.

Các nhà bán lẻ tối ưu hóa trải nghiệm để giữ chân khách hàng và áp dụng nhiều chỉ số đánh giá quá trình bán hàng sẽ có được lợi thế tốt hơn để chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, vẫn có 9,4% nhà bán hàng bi quan về tình hình kinh doanh năm 2022. Những tác động xấu của dịch bệnh và giãn cách xã hội vẫn tiếp tục ảnh hưởng cục bộ đến nhiều khu vực, trong đó ngành bán lẻ và ngành dịch vụ, ăn uống vẫn đang gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Đặc biệt, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron có thể làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế. Bản thân các cửa hàng bán lẻ và dịch vụ ăn uống đã nỗ lực thích ứng thời gian qua sẽ cần tiếp tục phát huy các biện pháp sáng tạo thời gian tới.

Trong đó, họ cần chú trọng đến nguồn nhân lực, dòng tiền và khách hàng; gia tăng sức đề kháng từ công tác phân tích, dự báo và quản trị rủi ro.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn ra mắt phiên bản ngôn ngữ Hindi nhằm tiếp cận tập 600 triệu người dùng mới

Với hơn 600 triệu người dùng tiềm năng đang sử dụng tiếng Hindi (Ấn Độ) trong ngôn ngữ hàng ngày của họ, LinkedIn đang muốn mở rộng chiến lược mới.

Với việc ra mắt LinkedIn bằng tiếng Hindi, đây là ngôn ngữ khu vực Ấn Độ đầu tiên được hỗ trợ trên LinkedIn gồm hơn 600 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Theo đó, sau Mỹ, Ấn Độ là thị trường lớn thứ hai của LinkedIn với 82 triệu thành viên.

Trong một thông báo, LinkedIn chia sẻ:

“LinkedIn, mạng lưới chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, hôm nay đã đánh dấu một cột mốc mới với việc ra mắt ứng dụng bằng tiếng Hindi, ngôn ngữ khu vực Ấn Độ đầu tiên trên LinkedIn, với mục tiêu hỗ trợ 600 triệu người dùng nói tiếng Hindi trên toàn cầu.

Với sự ra mắt này, LinkedIn hướng tới mục tiêu phá bỏ mọi rào cản về ngôn ngữ, mang lại cơ hội tiếp cận chuyên nghiệp và kết nối nhiều hơn cho những người nói tiếng Hindi ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Với sự ra mắt mới của tiếng Hindi, LinkedIn hiện hỗ trợ 25 ngôn ngữ trên toàn cầu.”

Người dùng LinkedIn giờ đây sẽ có thể tạo tài khoản bằng tiếng Hindi, điều này giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy và kết nối với các thành viên nói tiếng Hindi khác.

Tại sao sự ra mắt lần này là một cột mốc quan trọng đối với LinkedIn.

Ấn Độ là thị trường cốt lõi và có mức tăng trưởng tốt của LinkedIn, khi lượng thành viên của nền tảng đã tăng hơn 20 triệu người dùng chỉ trong vòng 3 năm qua.

Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ tương tác và các cuộc trò chuyện trên LinkedIn kể từ sau đại dịch.

Là một phần của “Giai đoạn 1” ra mắt LinkedIn bằng tiếng Hindi, người dùng hiện sẽ có thể truy cập nguồn cấp dữ liệu, hồ sơ, công việc, nhắn tin và tạo nội dung bằng tiếng Hindi trên máy tính để bàn cũng như trên điện thoại Android và iOS của họ.

Trong các giai đoạn tiếp theo, LinkedIn cho biết họ sẽ hướng tới việc mở rộng tính năng cơ hội việc làm dành cho các chuyên gia nói tiếng Hindi.

Ngoài ra, LinkedIn sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều nhà xuất bản và nhà sáng tạo nói tiếng Hindi trong những tuần tới để tăng cường mức độ tương tác của các thành viên và các cuộc trò chuyện bằng tiếng Hindi.

Cách sử dụng LinkedIn bằng tiếng Hindi.

Trên điện thoại thông minh, người dùng sẽ cần chọn tiếng Hindi làm ngôn ngữ ưa thích trên thiết bị của họ để xem nội dung trên ứng dụng di động của LinkedIn bằng tiếng Hindi.

Đối với các thành viên LinkedIn đã sử dụng tiếng Hindi làm ngôn ngữ ưa thích trên điện thoại thông minh của họ, LinkedIn sẽ tự động chuyển sang tiếng Hindi.

Trên máy tính để bàn, các thành viên sẽ cần nhấp vào biểu tượng “Me” ở đầu bên phải trang chủ LinkedIn của họ và chọn ‘Settings and Privacy’ (Cài đặt và quyền riêng tư).

Tiếp theo, nhấp vào ‘Account Preferences’ (Tùy chọn tài khoản) ở bên trái, chọn ‘Site Preferences’ (Tuỳ chọn Trang), nhấp vào ‘Change’ (Thay đổi) bên cạnh ‘Language’ (Ngôn ngữ) và chọn ‘Hindi’ từ danh sách thả xuống.

Sau khi được chọn, giao diện người dùng của LinkedIn, bao gồm cả thanh điều hướng, sẽ được hiển thị mặc định bằng tiếng Hindi.

Nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như các bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu trang chủ của thành viên cũng sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ mà chúng được cài ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thị trường ngách là gì? Cách xác định thị trường ngách trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung về khái niệm thị trường ngách (Niche Marker) như thị trường ngách là gì, cách xác định thị trường ngách, các chiến lược được sử dụng trong thị trường ngách, cách định vị trong thị trường ngách trong Marketing và hơn thế nữa.

Thị trường ngách là gì
Thị trường ngách (Niche Market) là gì? Các chiến lược cho thị trường ngách

Nằm trong tổng thể về thị trường, khái niệm thị trường ngách (Niche Market) đề cập đến các thị trường nhỏ và đặc biệt, nó là một phần của một thị trường rộng lớn. Trong khi việc nhắm mục tiêu vào các phân khúc thị trường lớn thường đi kèm với nhiều rủi ro về cạnh tranh, các chiến lược thị trường ngách (niche market strategy) hoặc các thị trường chưa được áp ứng tốt (underserved market) là nơi doanh nghiệp có thể xây dựng sự khác biệt.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Thị trường ngách là gì?
  • Cách xác định thị trường ngách.
  • Một số ví dụ về thị trường ngách.
  • Tại sao lựa chọn và tập trung vào thị trường ngách là chiến lược khôn ngoan?
  • Những chiến lược marketing phổ biến được sử dụng trong thị trường ngách là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm thị trường ngách.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách trong tiếng Anh có nghĩa là Niche Market.

Thị trường ngách được định nghĩa là các thị trường nhỏ hay nói cách khác là một phân khúc thị trường nằm trong một thị trường rộng lớn hơn có thể được xác định và phân chia bởi nhu cầu, sở thích, địa lý hay các bản sắc riêng biệt nào đó khiến nó khác biệt với các phần còn lại của thị trường nói chung.

Ví dụ, trong thị trường đồ uống (F&B), có nhiều phân khúc hoặc ngóc ngách thị trường khác nhau. Những đồ uống không có chất béo có thể là một thị trường ngách.

Về mặt tổng thể, các thị trường có thể được phân chia thành các ngách hay phân khúc khác nhau theo nhu cầu và sở thích. Bạn có thể xác định các thị trường ngách dựa trên:

  • Giá (cao, vừa phải, giá rẻ).
  • Nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ học vấn).
  • Mức độ chất lượng (cao cấp, thủ công, tiết kiệm).
  • Tâm lý học (giá trị, sở thích, thái độ).
  • Địa lý (cư dân của một quốc gia, thành phố hoặc thậm chí là các khu vực lân cận).

Chọn tập trung vào một thị trường ngách có nghĩa là doanh nghiệp sẽ hướng phục vụ cho một nhóm đối tượng mục tiêu nhất định, khi này doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hơn so với những đối thủ vốn đang nhắm vào các thị trường lớn.

Cách xác định thị trường ngách trong Marketing.

Một khi bạn đã hiểu được thị trường ngách là gì và bạn muốn là một phần của chiến lược này, bạn có thể tiến hành tới giai đoạn tiếp theo đó là từng bước xác định thị trường ngách của riêng mình.

Dưới đây là từng bước để xác định thị trường ngách mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1 – Xác định mục tiêu.

Ở phần mở đầu này, bạn cần xác định rõ các thông tin nền tảng như bạn muốn kinh doanh hay hợp tác với ai, bán hàng cho ai, hay kiểu (mô hình) kinh doanh mà bạn đang hướng tới là gì, bạn cũng cần xác định cụ thể về chân dung của các nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ phục vụ họ.

Nếu quan sát trên thị trường, bạn thấy rằng hiếm có một sản phẩm nào là “dành cho tất cả mọi người”.

Ngoài ra, bởi vì bạn đang xây dựng chiến lược tiếp cận cho thị trường ngách, tức một thị trường hẹp, chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu của bạn cần cụ thể.

Ví dụ, thay vì bạn chọn các nhóm khách hàng là Gen Z, bạn cần chi tiết thành Gen Z, Nam giới, có thu thập cao, và hiện đang sinh sống tại các thành phố lớn.

Bước 2 – Tập trung vào những gì thương hiệu có thể làm tốt nhất cho những khách hàng hiện có trong thị trường ngách.

Tiếp theo, bạn cần làm rõ những gì bạn muốn bán. Hãy nhớ rằng a) bạn không thể là tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người và b) nhỏ hơn là lớn hơn.

Như đã phân tích ở trên, một khi đã chọn chiến lược tập trung vào thị trường ngách, những gì bạn làm hay cung cấp cho khách hàng của mình phải cụ thể và riêng biệt.

Ví dụ, kinh doanh bán lẻ quần áo không phải là một thị trường ngách mà là một lĩnh vực hay ngành hàng, một phân khúc cụ thể hơn có thể là “quần áo cỡ lớn cho những người có vóc dáng cao lớn”.

Để thành công với chiến lược này, bạn cần dựa trên những năng lực đặc biệt hay những lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường.

Bước 3 – Mô tả và thấu hiểu khách hàng mục tiêu.

Với những ai làm kinh doanh và marketing, “Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với chính mình” chắc chắn không phải là thứ gì đó quá mới mẻ.

Để có thể đáp ứng được mong muốn hay kỳ vọng của khách hàng, dù là trong thị trường rộng lớn hay thị trường ngách, bạn cần nhìn thế giới từ quan điểm của họ. Cách tốt nhất để làm điều này là thường xuyên trò chuyện với khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Bước 4 – Kết nối.

Ở giai đoạn này, thị trường ngách của bạn sẽ bắt đầu hình thành khi ý tưởng (thế mạnh) của bạn và nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng được kết hợp lại để tạo ra một thứ gì đó mới và độc đáo.

Một thị trường ngách tốt là thị trường có các đặc điểm như nó có thể giúp doanh nghiệp phát triển trong dài hạn, luôn có một lượng khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi trả, những gì bạn có trên thị trường ngách là khó thay thế.

Bước 5 – Đánh giá thị trường ngách.

Tới đây, khi bạn đã có trong tay phần lớn các dữ liệu về chính doanh nghiệp của mình, về khách hàng cũng như thị trường, bạn cần khách quan đánh giá các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp.

Nếu tất cả những gì bạn cung cấp là quá bình thường, tức không có gì độc đáo hay không chứa ít nhất là 1 tiêu chí trong các tiêu chí lựa chọn thị trường ngách tốt nói trên, có thể bạn sẽ cần một thị trường ngách khác.

Bước 6 – Thử nghiệm thị trường.

Ở bước 5, khi bạn nhận thấy mọi thứ là phù hợp, hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có cơ hội thành công với thị trường ngách của mình, hãy cho mọi người cơ hội mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đó chính là lúc bạn đưa nó ra thị trường.

Dù đó là việc cho dùng thử sản phẩm, chạy các chương trình khuyến mãi lớn, hay quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, bạn tiếp cận càng nhiều khách hàng và càng nhiều người sẵn sàng dùng thử nó thì càng tốt.

Bước 6 – Mở rộng thị trường.

Cuối cùng, và cũng là giai đoạn mà tất cả những người làm kinh doanh và marketing đều mong muốn đó là mở rộng quy mô sản xuất khi thử nghiệm thị trường đã được chứng minh là thành công.

Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường ngách và thị trường đại trà là gì?

Trái ngược lại với khái niệm thị trường ngách (Niche Market), tức là các phân khúc thị trường nhỏ và hẹp, thị trường đại trà (Mass Market) đề cập đến các thị trường rộng lớn, nơi doanh nghiệp sẽ chọn tiếp cận và bán hàng tới một lượng lớn người tiêu dùng với các nhu cầu thông thường chung.

Những quy tắc làm Marketing không thể quên khi tiếp cận thị trường ngách.

Ở khía cạnh marketing, làm truyền thông cho thị trường ngách luôn khó khăn hơn nhiều so với thị trường đại trà (Mass Market).

Vì doanh nghiệp chỉ phục vụ cho một nhóm người nhỏ, họ không thể áp dụng cách thức truyền thông “bao phủ” như nhiều doanh nghiệp vẫn làm, cũng bởi vì điều này, chi phí tiếp cận khách hàng trong thị trường ngách thường cao hơn nhiều.

Để có thể trở nên hiệu quả hơn trong các chiến lược marketing của mình, dưới đây là một số nguyên tắc marketing bạn có thể tham khảo.

Truyền thông trong thị trường ngách là truyền thông về những điều riêng biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt.

Những lợi ích mà bạn hứa hẹn tới khách hàng phải có sức hấp dẫn đặc biệt. Liệu bạn có thể cung cấp những gì mới và hấp dẫn hay không?

Bạn cần xác định những nhu cầu đặc biệt của các nhóm đối tượng tiềm năng và tìm cách điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đáp ứng các kỳ vọng đó.

Nếu bạn nói là bạn đang bán dầu gội đầu, có thể sẽ không ai sẵn sàng nghe bạn, nhưng nếu bạn nói là dầu gội của bạn có tính năng giúp kháng khuẩn trên da đầu, mọi thứ có thể sẽ khác.

Để có thể kể nên các câu chuyện hấp dẫn tới khách hàng, thuật kể chuyện (storytelling) sẽ là một chiến lược khôn ngoan.

Sử dụng ngôn ngữ độc đáo riêng.

Khi tiếp cận một thị trường ngách mới, các marketer bắt buộc phải nói được ngôn ngữ của riêng họ. Nói cách khác, bạn nên hiểu các “điểm nóng” hay nỗi đau hiện có của thị trường và sẵn sàng giao tiếp với các khách hàng với tư cách là một thành viên “hiểu chuyện” thay vì là một đơn vị bán hàng ngoài cuộc.

Trong trường hợp việc tiếp cận một thị trường ngách mới không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về ngôn ngữ hoặc văn hoá, điều quan trọng là phải hiểu các vấn đề chính của các khách hàng và cách họ muốn giao tiếp với thương hiệu.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thuộc Gen Z, việc tận dụng các nội dung mang tính xu hướng (Trendy), tiếp cận họ trên các kênh truyền thông mới, hay sử dụng các biệt ngữ mà họ vẫn thường sử dụng dường như là điều bắt buộc.

Tại sao lựa chọn và tập trung vào thị trường ngách là chiến lược khôn ngoan?

Tại sao lựa chọn và tập trung vào thị trường ngách là chiến lược khôn ngoan?
Tại sao lựa chọn và tập trung vào thị trường ngách là chiến lược khôn ngoan?

Khi nói đến việc lựa chọn các cơ hội hay thị trường mục tiêu, “Go Big or Go Home” có thể là cụm từ mà nhiều người làm kinh doanh nghe và thấy nhất.

Về cơ bản, với chiến lược tiếp cận này, thành công được định nghĩa không nhất thiết phải dựa trên lợi nhuận, mà bằng khả năng tìm thấy các thị trường lớn (big/mass market) hiện có nhu cầu.

Sở dĩ, các doanh nghiệp chọn con đường này là bởi vì các thị trường lớn vốn có số lượng lớn khách hàng để tiếp cận, tiềm năng doanh thu và lợi nhuận lớn, cơ hội nhiều.

Tuy nhiên, có một thực tế là, việc theo đuổi các nhóm người mua lớn nhất và đáp ứng các nhu cầu (hiện có) của họ không phải là con đường duy nhất để thâm nhập và tăng trưởng, thậm chí trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp sẽ bị đẩy vào tình huống phải cạnh tranh với nhau thông qua các sản phẩm là các hàng hoá thông thường (commodity) hơn cái được gọi là thương hiệu (sản phẩm không chỉ phục vụ các nhu cầu thông thường).

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hay đơn giản là người làm marketing đang tìm kiếm các cơ hội mới, câu hỏi đặt ra là liệu bạn có thể làm tốt hơn nếu tập trung vào thị trường ngách hay các thị trường còn chưa được áp ứng tốt hay không.

Các thị trường này mặc dù không lớn tuy nhiên ít cạnh tranh hơn và có thể dễ dàng trong việc xây dựng sự khác biệt hóa hơn.

Cơ hội càng rõ ràng và nhiều thì sự cạnh tranh càng lớn và đa dạng.

Khi nhiều người thể hiện rõ nhu cầu của họ về một thứ gì đó, điều tất yếu là nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ưu tiên nhắm mục tiêu đến nó – mối quan tâm chính của họ khi này là làm thế nào để phát triển doanh nghiệp từ đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo một cách khác biệt và tốt nhất.

Kết quả là, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp hay thương hiệu khiến cho giá cả thường trở thành yếu tố khác biệt duy nhất mà khách hàng thực sự có thể nhìn thấy.

Trong một thị trường đại chúng (mass market) rộng lớn và đông đúc như vậy, các sản phẩm hay dịch vụ có xu hướng trở thành các hàng hóa thông thường (commoditized), tức về cơ bản các sản phẩm khi này là giống nhau về công dụng và tính năng.

Trong phạm vi kinh tế học, một sản phẩm được xem là hàng hoá thông thường (commodity) khi người tiêu dùng không quan tâm đến việc ai là người sản xuất ra chúng vì cơ bản chúng là giống nhau về công dụng, mục đích và nhiều tính năng sản phẩm khác.

Lấy ví dụ như cà phê, gạo hay hạt tiêu, nó vốn là các hàng hoá thông thường trong nhiều thập kỷ cho đến khi một số doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh nhận ra rằng khách hàng của họ còn có nhiều nhu cầu khác hơn chỉ đơn giản là “cà phê là cà phê”.

Trong bối cảnh này, việc tìm ra một thị trường ngách mới hay một phân khúc (segment) mà ở đó khách hàng vẫn chưa được đáp ứng tốt nhu cầu (cơ bản) của họ là một chiến lược hết sức khôn ngoan mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.

Mặc dù số lượng khách hàng trong thị trường ngách đó có thể ít hơn, nhưng doanh nghiệp sẽ ít bị cạnh tranh hơn và có thể dễ dàng hơn trong việc trở thành người dẫn đầu (market leader) thông qua các sản phẩm khác biệt.

Liên quan đến chiến lược này, khi nói đến các hoạt động SEO. Nếu bạn có thể tìm thấy các từ khóa (thường là các từ khoá dài) có liên quan mà hầu hết các website khác chưa sử dụng, bạn có nhiều cách hơn để ON TOP trên Google.

Rủi ro vẫn còn đó nhưng đáng giá hơn.

Phải thừa nhận rằng khi doanh nghiệp quyết định tham gia vào một thị trường ngách cũng có thể có những rủi ro nhất định chứ không phải hoàn toàn là các cơ hội.

Tuy nhiên, việc thâm nhập vào các thị trường ngách và giải quyết các vấn đề mà ở đó khách hàng vẫn chưa được áp ứng thoả mãn (ngay cả với các nhu cầu cơ bản), bạn có thể tận dụng những thế mạnh mà bạn đã có thay vì thay đổi mọi thứ để thích nghi với các bối cảnh kinh doanh mới.

Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là hãy xem xét những gì họ có thể làm tốt hoặc đã có sẵn các nguồn lực, sau đó kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ vốn chưa có nhiều yếu tố cạnh tranh trong thị trường. Sau đó, cần dành nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ bền vững với khách hàng.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm thị trường ngách.

  • Thị trường ngách có nghĩa là gì?

Thị trường ngách là các phân khúc thị trường nhỏ, nơi doanh nghiệp sẽ quyết định đáp ứng  các nhu cầu riêng biệt cho một nhóm khách hàng cụ thể.

Kết luận.

Là công ty khởi nghiệp, thay vì bạn cố gắng để bán tất cả mọi thứ hay cố gắng để trở thành người có thể cung cấp mọi giải pháp đến khách hàng, bạn chỉ cần tập trung vào thị trường ngách và làm tốt nhất ở khâu đó là đủ. Điều kiện cần của bạn bây giờ là hiểu rõ bản chất của thị trường ngách là gì và nên áp dụng các chiến lược thị trường ngách vào thị trường rộng lớn đó như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

29.1% doanh nghiệp tại TP.HCM rút lui khỏi thị trường

Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể là doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn, quy mô vốn nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài…

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và việc thực hiện giãn cách xã hội ở 20 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương theo Chỉ thị 16 đã ảnh hưởng đến đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm, cả nước có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, gần 40.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng gần 29%; 11.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng hơn 27%. Trung bình mỗi tháng có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Đáng chú ý, trong 7 tháng từ đầu năm 2021, TP.HCM có 23.199 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chiếm 29,1% tổng số của cả nước.

Trong số này, có 12.071 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Đây là kỷ lục về số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm tại TP.HCM giai đoạn 2016 – 2021.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm trên 70% doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, đa số doanh nghiệp khác đều giảm từ 50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch bệnh.

Bên cạnh đó, do chưa thể đáp ứng thực hiện “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ ngơi tại chỗ) trong một thời gian quá ngắn (1 ngày) theo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh của UBND TP.HCM, nên nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động.

Số liệu cập nhật của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tại TP.HCM chủ yếu thuộc các lĩnh vực: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.180 doanh nghiệp, chiếm 37,7%); Xây dựng (5.491 doanh nghiệp, chiếm 13,6%) và công nghiệp chế biến, chế tạo (4.717 doanh nghiệp, chiếm 11,7%).

Tuy nhiên, tại những lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh lớn nhất cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất tại TP.HCM.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2021 là 29.602 doanh nghiệp, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất trong tháng 7 đầu năm 2021 là: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (10.365 doanh nghiệp, chiếm 35%); Xây dựng (4.415 doanh nghiệp, chiếm 14,9%); công nghiệp chế biến, chế tạo (3.656 doanh nghiệp, chiếm 12,4%).

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2021 là 75.823 doanh nghiệp, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp khi so sánh với mức tăng trung bình giai đoạn 2016 – 2020 (8,1%).

Các lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh là: Kinh doanh bất động sản (tăng 33,8%); Vận tải kho bãi (tăng 15,6%); Thông tin và truyền thông (tăng 12,5%).

Theo đánh giá của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ở đầu quý 3/2021 đang xấu hơn rất nhiều.

“Trong khu vực dịch vụ, ngoài khu vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các lĩnh vực dịch vụ khác thực sự là những tử huyệt của nền kinh tế.

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn, vận tải đang chết dần, chết mòn và có nhiều khả năng nhiều doanh nghiệp trong khu vực này không có khả năng vực dậy sau đại dịch nếu như chúng ta không có biện pháp hỗ trợ thiết thực và mạnh mẽ cho khu vực này,” ông Vũ Tiến Lộc nêu thực tế.

Riêng tại TP.HCM, trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, Hiệp hội Ngân hàng TP.HCM mới đây đã ký đồng thuận với 16 ngân hàng thương mại lớn ở thành phố sẽ giảm lãi suất cho các khách hàng đang vay. Dự kiến, sẽ có khoảng 400.000 khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được giảm lãi suất lần này.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết tùy mức độ thiệt hại của doanh nghiệp, mức giảm lãi suất có thể dao động từ 0,5% – 2,5%; mức giảm trung bình là 1%/năm.

Việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng, tổ chức dụng trên địa bàn sẽ được đưa vào hoạt động giám sát từ nay đến cuối năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnEconomy

Thị trường M&A 5 tỷ USD đang chờ đón những ngành nào?

Bất chấp dịch bệnh, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam vẫn sôi động. Thị trường M&A 5 tỷ USD chờ đón những ngành nào?

Nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… vẫn đang nhòm ngó doanh nghiệp Việt bằng những khoản đầu tư tỷ USD. Vậy ngành nào đang có cơ hội hút vốn?

Những thương vụ tỷ USD.

Cuối tháng 4/2021, ngành ngân hàng Việt Nam dậy sóng với thương vụ Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG), một trong 3 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn của Nhật mua lại 49% vốn cổ phần tại Công ty tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) với giá 1,4 tỷ USD.

Đây là thương vụ M&A lớn nhất của ngân hàng Nhật đầu tư vào một tổ chức tài chính tại Việt Nam. Thương vụ cũng cho thấy lĩnh vực tài chính tiêu dùng của Việt Nam khá tiềm năng và đang được nhà đầu tư ngoại quan tâm.

Với thị trường bán lẻ, mới đây Tập đoàn Masan cũng đã “nhượng lại” 16,26% cổ phần VinCommerce cho SK South East Asia Investment – công ty con của SK Group với giá 410 triệu USD.

Theo ông Woncheol Park – Giám đốc đại diện của SK South East Asia Investment, thoả thuận đầu tư của SK vào VinCommerce là một phần trong chiến lược đầu tư của SK vào các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam.

SK Group từng đầu tư khoảng 470 triệu USD vào Masan Group để sở hữu khoảng 9,5% cổ phần tại tập đoàn này vào tháng 10/2018 và mua lại 6,1% cổ phần Vingroup vào tháng 5/2019.

Cùng với thương vụ này, ngay trong tháng 5/2021, công ty con của Masan Group là The CrownX đang vận hành chuỗi VinMart cũng đã nhận khoản đầu tư hơn 400 triệu từ Tập đoàn Alibaba.

Mới đây nhất, ngày 19/5/2021, Thaco Group lên tiếng mua lại 100% cổ phần Công ty E-mart Việt Nam và việc ký kết sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam sau 7 năm hoạt động. Thaco tiếp quản thương hiệu E-mart dưới hình thức nhượng quyền thương mại.

Theo khảo sát của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) vừa công bố, bất chấp dịch Covid-19, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn diễn ra sôi động.

Bên cạnh các nhà đầu tư lớn truyền thống như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà đầu tư đến từ Thái Lan ngày càng đặt nhiều niềm tin vào thị trường Việt Nam.

Trong năm 2020, PwC ước tính giá trị M&A tại Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD và được kỳ vọng sẽ đạt 5 tỷ USD năm nay.

Thị trường tiềm năng.

Ước tính của Viện nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (CMAC), trong 20 năm qua, Việt Nam có hơn 4.000 thương vụ M&A với giá trị đạt gần 50 tỷ USD, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á về giá trị giao dịch.

Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia năng động trong hoạt động M&A khi thu hút dòng vốn ngoài và nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường.

Cũng theo PwC, lĩnh vực công nghệ tiếp tục đà phát triển với số lượng thương vụ cao nhất trong 5 năm qua.

Nhiều khoản đầu tư có xu hướng nhảy vào các công ty khởi nghiệp công nghệ cung cấp giải pháp đột phá cho bán lẻ và dịch như tư vấn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến, thương mại điện tử, nền tảng nhân sự và tuyển dụng.

Tuy nhiên, hầu hết các khoản đầu tư đều vào các công ty khởi nghiệp công nghệ giai đoạn đầu ở Việt Nam.

Theo phân tích của Công ty CP chứng khoán Ngân hàng đầu tư và và phát triển Việt Nam (BSC), các doanh nghiệp nhỏ chịu tác động rất lớn do dịch Covid-19, họ thiếu nguồn tài chính lẫn đầu ra sản phẩm.

Vì thế, các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục tăng thị phần bằng cách mua lại những công ty vừa và nhỏ với giá hợp lý.

Bên cạnh đó, trong trung và dài hạn 5 – 10 năm tới, tầng lớp trung và thượng lưu ở Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể, đáp ứng tập khách hàng mục tiêu này. Và Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu quốc tế trong trung và dài hạn.

TS. Lê Anh Tú – Cố vấn cấp cao PwC tại Việt Nam cho rằng, 5 lĩnh vực sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong năm tới là giao nhận, giáo dục, công nghệ, năng lượng tái tạo và y tế.

Trong đó, quy mô thị trường giao vận dự kiến đạt 113 tỷ USD vào năm 2022, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 16,6%.

Tăng trưởng này còn được hậu thuẫn bởi các hiệp định thương mại tự do, thương mại điện tử và việc các nhà sản xuất lớn như Apple, LG, Panasonic coi Việt Nam là một mắt xích để đa dạng hoá chuỗi cung ứng.

Ngành giáo dục được dự báo tiếp tục thu hút đầu tư nhờ sự tăng trưởng đến từ tầng lớp trung lưu cùng việc chi tiêu cho giáo dục dự kiến tăng lên.

Tăng trưởng đầu tư ngành giáo còn được hậu thuẫn từ chính sách khuyến khích đối với dự án 100% sở hữu tư nhân và nước ngoài.

Trong khi đó, ngành y tế thu hút đầu tư nhờ các yếu tố như tốc độ già hoá dân số với số lượng người trên 65 tuổi sẽ tăng từ 8% trong năm 2019 lên 16% vào năm 2020.

Nhận định của CMAC cho rằng, thị trường M&A Việt Nam sẽ hồi phục trong giai đoạn 2021 – 2022, trở về mức 4,5 – 5 tỷ USD trong năm 2021 và sẽ tăng mạnh vào năm 2022 khi đạt mức 7 tỷ USD.

Trong năm 2021, các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản công nghiệp vần là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021.

Đứng đầu vẫn là lĩnh vực tài chính ngân hàng và hiện nay, nhiều ngân hàng đang lên kế hoạch chào bán cổ phần, phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thị trường Game trên thiết bị di động đón “cú hích” lớn

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến thị trường và khiến nhu cầu chơi game di động tăng trưởng mạnh trên toàn cầu.

Việt Nam cũng có chung xu hướng này khi mọi chỉ số về lượt tải, số lượng game đều tăng trưởng mạnh so với năm 2019.

Doanh thu qua kho tải của thị trường game đạt mức tăng trưởng vượt bậc.

Theo báo cáo: “Ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, trong năm 2020 các khách hàng đã giành tổng cộng 168 triệu USD cho việc trả phí mua các ứng dụng game di động trên kho tải CH Play và App Store.

So với năm 2019, doanh thu qua kho tải của thị trường này đã chứng kiến mức tăng vượt bậc 40% và dự báo đạt 205 triệu USD vào năm 2021.

Theo đó, smartphone là thiết bị chơi game phổ biến nhất tại Việt Nam với tỷ lệ 85%, trong khi laptop/PC chỉ chiếm 45%.

Trong đó, có tới 87% các trò chơi di động tại Việt Nam sử dụng có chứa quảng cáo khiến đây vẫn là hình thức thương mại hóa phổ biến nhất.

Ngoài ra, việc trả phí cho các nội dung trong ứng dụng cũng là một hình thức thương mại hóa được áp dụng phổ biến và chiếm đến 40% số lượng ứng dụng, do việc phân phối và bán các sản phẩm, dịch vụ ảo trong trò chơi đã trở thành một hình thức đem lại doanh thu đặc trưng của các trò chơi điện tử.

eSport trên di động cũng tăng trưởng “đột biến” sau đại dịch.

Thể thao điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong năm 2020 và trở thành một hình thức giải trí phổ biến trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Theo cuộc khảo sát của Appota cho thấy có tới 80% người chơi cho rằng họ đã giành thêm nhiều thời gian tiếp xúc với các nội dung eSports trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Cụ thể, trung bình người chơi dành 2 giờ 55 phút mỗi ngày để chơi các trò chơi eSports, số thời gian trung bình để xem livestream hoặc các giải đấu eSport là 2 giờ 10 phút.

Cũng theo thống kê từ Appota, trong nửa cuối năm 2020, các trò chơi di động được tải nhiều nhất trên iOS là các trò chơi eSports nổi tiếng, còn các trò chơi được tải nhiều nhất trên Android là những trò chơi casual, nhập vai với quy mô nhỏ.

Vì vậy, các trò chơi eSports được đầu tư về nội dung và có nhà phát hành chính thức tại Việt Nam sẽ dễ dàng giữ chân được người dùng hơn so với các trò chơi casual khác.

Các nền tảng phát sóng trong nước ghi nhận sự tăng trưởng đột biến đối với các nội dung eSports, điển hình như số lượt xem trên Facebook Gaming đã tăng 81,37% trong giai đoạn đại dịch Covid-19, lượt tương tác và độ phủ cũng tăng lần lượt 50% và 79,6%.

Có thể thấy rằng, nhờ đặc tính vận hành trực tuyến, thể thao điện tử vẫn trụ vững trước làn sóng Covid-19 và tiếp tục vận hành thay vì phải đóng băng như thể thao truyền thống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Xác định đúng thị trường và khách hàng mục tiêu với 4 câu hỏi đơn giản

Thị trường mục tiêu của bạn được xác định dựa trên nghiên cứu hay cảm giác trực quan? Nếu là trực quan, bạn nên thay đổi.

4 câu hỏi cơ bản nhất để xác định đúng thị trường và khách hàng mục tiêu
4 câu hỏi cơ bản nhất để xác định đúng thị trường và khách hàng mục tiêu

Bạn đã quyết định như thế nào về đối tượng mục tiêu chính của mình? Câu trả lời cho điều này của bạn có thể là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp của bạn – hoặc cũng có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp.

Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều có những thách thức và tính khác biệt (USP) theo cách riêng của mình, nhưng lại có rất nhiều điểm tương đồng giữa các ngành hàng.

Bây giờ, tùy thuộc vào ngành hàng và câu trả lời của bạn, những điều diễn ra tiếp theo có thể khác nhau.

Bạn đã xác định đối tượng mục tiêu của mình như thế nào? Bao gồm cả khách hàng lẫn thị trường?

Bạn dựa trên những nghiên cứu thị trường với định lượng cụ thể hay đây chỉ là từ một cảm nhận cá nhân? Bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp hoặc người làm marketing, bạn có nằm trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu của doanh nghiệp mình không? và bạn có những định kiến ​​và quan điểm cá nhân của riêng bạn không?

Nếu bạn không thuộc nhóm khách hàng mục tiêu và bạn có những định kiến cá nhân riêng, bạn có thể không hiểu về khách hàng của mình như bạn nghĩ.

Bạn có thể thấy, rất nhiều doanh nghiệp được ‘sinh ra’ từ nhu cầu. Một người doanh nhân thường thấy nhu cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong cuộc sống hàng ngày của họ và họ quyết định đưa nó ra thị trường.

Vì họ có mong muốn về sản phẩm, nên họ mặc nhiên cho rằng những người có cùng đặc điểm với họ cũng sẽ thích sản phẩm này.

Tuy nhiên, sau đó mọi thứ lại không diễn ra đúng như họ nghĩ.

Khi cần mở rộng quy mô, nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp thường nhận thấy việc tiếp cận khách hàng mới là một trở ngại bất khả thi.

Họ thực sự nổi tiếng trong thị trường mục tiêu của họ, nhưng làm thế nào để họ có thể tăng trưởng 10X, 20X, 30X?

Câu trả lời là họ phải tận dụng các thị trường ngách và nhóm đối tượng mục tiêu khác. Họ phải vượt qua những định kiến cá nhân để mở rộng những tệp khách hàng mới và họ phải chú ý đến những gì đối thủ cạnh tranh của họ đang làm.

Cho dù bạn đang kinh trong thị trường nào, đừng bao giờ để những định kiến hoặc quan điểm cá nhân làm hạn chế hoạt động kinh doanh của chính mình. Và dưới đây là môt vài câu hỏi có thể giúp bạn vượt qua rào cản đó.

Ai thực sự đang mua sản phẩm của tôi?

Có thực sự là đàn ông ở độ tuổi 40 đến 60 hay vợ/chồng của họ là những người đang mua hàng không? Thị trường mục tiêu của bạn thực sự là sinh viên trong độ tuổi đại học, hay đó là cha mẹ của họ?

Làm sao bạn có thể biết điều này? Hãy nhìn vào dữ liệu bán hàng để giúp bạn có được câu trả lời chính xác.

Thông điệp của tôi hướng đến ai?

Tiếp thị (marketing) và nội dung (content) của bạn có đang ‘vô tình’ loại trừ các thị trường mục tiêu khác không?

Bạn có thực sự nhận được một bức tranh chính xác về đối tượng mục tiêu của mình hay bạn có những định kiến ​​chỉ cho phép thông điệp của bạn cộng hưởng với những người trong mục tiêu tiềm thức của bạn?

Xem thêm: Content Marketing là gì?

Đối thủ cạnh tranh của tôi đang nhắm đến ai?

Đối thủ cạnh tranh của bạn có cùng tệp khách hàng mục tiêu với bạn không? Hãy xem xét thông điệp, nội dung sáng tạo và website của họ để xem bạn có thể làm gì khác đi không.

Làm thế nào tôi có thể kiểm tra điều này?

Giả sử rằng sau một nghiên cứu nhỏ, bạn nhận ra rằng nhân khẩu học mục tiêu của bạn không phải là nam giới từ 40 đến 60 tuổi thích chơi golf mà là phụ nữ ở độ tuổi 40 đến 50 đang mua quà để tặng cho chồng của họ.

Làm cách nào để bạn có thể thử nghiệm thông điệp mới để tiếp cận nhóm đối tượng đó?

Một thử nghiệm phân tách có giúp bạn thu được thông tin về đối tượng của mình không?

Bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến nhóm nhân khẩu học đó và xem phản hồi không?

Bạn càng biết nhiều về khách hàng và càng nhìn nhận một cách sâu sắc về chiến lược marketing của mình, bạn sẽ càng thành công về lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 cách đơn giản để tạo ra “Wow Moment” cho khách hàng của bạn

Học cách cung cấp nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi và bạn sẽ ‘thu phục’ được họ để từ đó bạn tạo ra vô số những khách hàng trung thành.

Wow Moments

Trong thế giới cạnh tranh đầy ồn ào như hiện tại, gây được sự chú ý của khách hàng đã khó, khiến họ WOW còn khó hơn, bài toàn đặt ra cho người làm marketing là làm thế nào để không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn đáp ứng vượt mức họ mong đợi.

Khách hàng mong đợi những dịch vụ tốt, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ ngạc nhiên với những dịch vụ đặc biệt, vượt xa những gì họ mong đợi?

Bằng việc tạo ra điều này bạn sẽ giữ chân khách hàng quay lại và khiến họ trở thành những người hâm mộ suốt đời, những người sẽ giới thiệu bạn với nhiều khách hàng hơn.

Để tạo ra những khoảnh khắc “Wow”, bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy họ là những người quan trọng nhất trong thế giới của bạn.

Hãy cho họ biết bạn sẽ tìm đủ mọi cách để làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.

Tất cả những điều đó chính là trải nghiệm khách hàng tổng thể.

Sau đây là 05 cách bạn có thể tạo ra “Wow Moment” cho mọi khách hàng bằng cách vượt ra ngoài sự mong đợi của họ đồng thời bạn cũng sẽ cung cấp những giá trị bổ sung mà họ có thể chưa từng nghĩ đến nó trước đó.

1. Làm những gì bạn hứa rằng bạn sẽ làm, không có ngoại lệ.

Làm những gì bạn hứa, bạn nói sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đủ tâm huyết để xây dựng hệ thống xung quanh những khoảnh khắc “Wow”.

Khi mục tiêu của bạn là gây ấn tượng với khách hàng, bạn sẽ luôn tìm cách để đi xa hơn.

Điều quan trọng là bạn phải đưa toàn bộ đội nhóm của mình tham gia vào quá trình này để đảm bảo rằng tất cả họ đều theo dõi và đáp ứng kịp thời tất cả những gì có thể xảy ra.

Mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì họ mong đợi cũng có thể đến dưới hình thức là một món quà miễn phí hoặc nhiều sự giúp đỡ hay hỗ trợ hơn.

Mọi người đều thích nhận được những giá trị đặc biệt. Ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tạo ra những khoảnh khắc “Wow” đặc biệt.

2. Thừa nhận sai lầm và khắc phục sự cố khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.

Khi gặp sự cố xảy ra, nếu bạn không biết cách xử lý, chúng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sự hài lòng của khách hàng, khả năng giữ chân và thành công trong kinh doanh của bạn.

Trên thực tế, chúng ta đã gặp phải quá nhiều dịch vụ kém chất lượng, nhiều đến mức chúng ta có thể xem xu hướng đó như là điều hiển nhiên. Tuy nhiên điều này thật điên rồ!

Tại sao khách hàng lại phải tiếp tục chi tiền cho một công ty hay thương hiệu yếu kém trong việc phục vụ họ?

Một số sai lầm lớn nhất về dịch vụ khách hàng bao gồm việc hứa hẹn quá mức, tuyển sai người, không trao quyền và đào tạo đội nhóm đúng mức, coi trọng chính sách khách hàng hơn khách hàng và không yêu cầu khách hàng phản hồi.

Đừng mắc phải những sai lầm này tại doanh nghiệp của bạn!

3. Nhận được sự tôn trọng từ khách hàng thông qua việc nhận phản hồi.

Mọi người trong tổ chức của bạn phải luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Điều đó bao gồm cả việc nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình. Khách hàng có xu hướng thích những doanh nghiệp biết nhận ra những sai lầm của họ và thực hiện các bước cần thiết để sửa chữa chúng.

Trên thực tế, các mối quan hệ với khách hàng thường trở nên bền chặt hơn khi một vấn đề xảy ra và được xử lý tốt.

Để liên tục cải thiện những điều này, bạn cần không ngừng thu thập ý kiến từ khách hàng.

Hãy khảo sát khách hàng của bạn một cách thường xuyên kèm theo một ‘offer’ gì đó cho họ khi thực hiện khảo sát.

Tiếp nhận phản hồi của khách hàng cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường của mình và đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là một nguồn thông tin tuyệt vời, họ có thể giúp bạn, và thậm chí nhiều hơn thế, khi bạn đặt những câu hỏi phù hợp.

Ví dụ: Bạn có thể hỏi “Chúng tôi có thể làm gì để lần sau phục vụ bạn tốt hơn?” Hoặc hỏi câu hỏi tương tự chi tiết hơn: “Hãy cho chúng tôi biết về trải nghiệm yêu thích nhất mà bạn đã có với chúng tôi.”

4. Nếu khách hàng đó không thực sự là khách hàng của bạn về lâu dài, hãy để họ ra đi.

Khách hàng đôi khi có thể trở thành một cơn các mộng của bạn vì họ thiếu tôn trọng giá trị của bạn.

Khi điều này xảy ra, bạn cần biết khi nào nên để họ ‘ra đi’.

Mặc dù đây là một quyết định rất khó khăn vì công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc vào thu nhập từ khách hàng đó.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cảm thấy khó khăn khi để khách hàng hoặc khách hàng xấu ‘ra đi’. Họ sợ mất doanh thu hoặc cảm thấy thất bại.

Nhiều lúc chúng ta gặp khó khăn khi nói “không” với những cơ hội khi không phục vụ họ được tốt.

Nhưng từ chối các cơ hội với những ‘khách hàng xấu’ cho phép bạn bảo vệ sự tôn trọng và phẩm giá mà bạn xứng đáng có được.

Hãy nhớ về quy tắc 80/20, tập trung vào 20% khách hàng hàng đầu của thị trường lý tưởng của bạn để có được 80% doanh thu có giá trị nhất.

5. Luôn luôn ‘theo dõi’ khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để ‘săn đuổi’ khách hàng mới, nhưng rồi họ lại để mất khách hàng sau lần giao dịch đầu tiên hoặc thứ hai vì họ không theo dõi hoặc không chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng.

Nếu khách hàng của bạn không cảm thấy được đánh giá cao, họ có khả năng tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn thay vì mua lại sản phẩm hay vụ của bạn.

Khi khách hàng đã có trải nghiệm tốt khi làm việc với bạn, việc khiến họ quay lại mua hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc theo đuổi những khách hàng tiềm năng mới.

Bạn nên nhớ ! Chi phí để có được một khách hàng mới thường cao hơn gấp 5 lần so với việc khiến khách hàng cũ quay lại hoặc tiếp tục mua hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Snapchat: Cách Gen Z sẽ hình thành xu hướng thị trường mới trong tương lai

Bằng cách hợp tác với Oxford Economics, Snapchat đã công bố một nghiên cứu mới về vai trò của Gen Z trong việc thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch và cách thế hệ này sẽ trở thành trọng tâm chính của các nhà marketer trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu từ Oxford đã phỏng vấn mọi người trên 06 thị trường: Úc, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh và Mỹ – đồng thời bổ sung thêm dữ liệu khảo sát của riêng mình với nhiều nguồn khác để am hiểu tốt hơn ảnh hưởng ngày càng tăng của thế hệ Z.

Nghiên cứu nhấn mạnh các xu hướng và sự thay đổi chính trong nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi, bao gồm sự phụ thuộc ngày càng tăng của họ vào các nền tảng kỹ thuật số và khả năng kết nối trong hầu hết các khía cạnh tương tác của họ.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Oxford đã phát hiện ra rằng:

  • Gen Z sẽ đóng góp 3,1 nghìn tỷ USD chi tiêu trên các thị trường được nghiên cứu vào năm 2030, từ đó giúp thúc đẩy nền kinh tế mạnh mẽ.
  • Thị trường AR (thực tế ảo tăng cường) toàn cầu dự kiến sẽ mở rộng gấp 4 lần vào năm 2023.
  • Công nghệ và COVID-19 đòi hỏi những kỹ năng mới, với phần lớn các công việc đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật số nâng cao.
  • Thế giới sẽ tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng như sự nhanh nhẹn, tò mò, sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, những kỹ năng này phát huy thế mạnh tự nhiên của Gen Z.

Về cơ bản, báo cáo nhấn mạnh sự thay đổi kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng và vốn đã trở nên cấp thiết hơn hơn bởi tác động của đại dịch, từ đó cũng chỉ ra cách điều đó sẽ định hình lại tương lai theo nhiều cách khác nhau.

“AR nổi lên như một trong những công nghệ kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong đại dịch, cung cấp cho mọi người một nền tảng mới để thể hiện, giải trí, tiện ích và thông tin.

AR phát triển có nghĩa là nó có tiềm năng thúc đẩy những nhu cầu về kỹ năng kỹ thuật số trong những thập kỷ tới, tương tự như hiệu ứng ảnh hưởng của các nền tảng truyền thông mạng xã hội trong những năm 2010.”

Nghiên cứu chỉ ra những tác động khác nhau của sự thay đổi AR sắp tới, việc sử dụng các công cụ AR trong bán lẻ sẽ ngày càng rộng rãi hơn khi mọi người đang tìm cách tạo lại trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng thực tốt nhất có thể.

Điều này cũng sẽ dẫn đến những cơ hội mới trong marketing và kết nối thương hiệu, đồng thời sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử kết nối với người tiêu dùng theo những cách hiệu quả, hấp dẫn và tương tác mạnh mẽ hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, đặc biệt là khi bạn đang tập trung vào nhóm đối tượng mục tiêu là Gen Z, bạn cần phải xem xét lại cách tiếp cận nội dung và marketing trong tương lai của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips