Skip to main content

Thẻ: Ứng dụng

Các quán ăn và quán cafe chật vật khi sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự “cắt máu” chính mình.

Năm ngoái, quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam ngoái ước đạt 1,1 tỷ USD và sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Momentum Works.

Hưởng lợi từ thị trường này là các ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu như: Grab, ShopeeFood và Baemin Việt Nam, dịch vụ sẽ đóng cửa từ ngày 8/12.

Trái ngược với sự ăn nên làm ra của các siêu ứng dụng này, chủ các nhà hàng, quán cà phê tại Việt Nam vốn sống nhờ vào nền tảng giao đồ ăn lại không mấy hài lòng với kết quả kinh doanh hiện tại.

Họ phàn nàn về việc các chi phí đều tăng do vật giá leo thang, lượng khách giảm và mấu chốt là chiết khấu của các ứng dụng giao đồ ăn hiện đang quá cao.

Anh Tiến Huy – chủ một quán bánh mì kẹp thịt ở Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, ngay khi mở quán anh đã bán hàng trên các ứng dụng đặt hàng online và từng sử dụng công cụ quảng cáo của các ứng dụng này.

Ban đầu, hoạt động kinh doanh của anh Huy có lãi, nhưng đến nay càng bán qua ứng dụng, cửa hàng càng không thấy lãi đâu. Nguyên nhân là bởi mức chiết khấu mà các ứng dụng giao đồ ăn đã tăng từ 15-20% ở giai đoạn đầu lên mức 25-30% ở thời điểm hiện tại.

Xác nhận về thực trạng này, chị Quỳnh Như – chủ một quán trà sữa ở Quận 4, TP. HCM cho biết, thời gian đầu hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn, doanh thu quán đã được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số lượng đơn hàng tại quán chị Như ít đi trông thấy. Quán trà sữa đã phải chi thêm 20% phí quảng cáo thu hút khách hàng trên ứng dụng, do tính cạnh tranh giữa các cửa hàng quá cao.

Điều này khiến lợi nhuận trên mỗi ly trà sữa bán ra chỉ khoảng 5%, nhưng doanh thu cửa hàng vẫn không cải thiện. Thậm chí, có những đơn hàng chị Như phải bán không công.

“Việc theo đuổi tăng trưởng nóng, giảm giá, khuyến mãi ở thời điểm hiện tại là không thuận lợi”, ông Nguyễn Hoành Tiến – Phó chủ tịch MoMo nhận định.

Theo ông Tiến, các doanh nghiệp F&B (nhà hàng, quán cà phê) muốn tồn tại ở thời điểm này cần phải quay lại những giá trị cơ bản, đó là tập trung vào chất lượng sản phẩm, sự tiện lợi, cũng như sử dụng các kênh bán hàng thông minh.

Quan điểm của Phó chủ tịch MoMo được củng cố bởi số liệu từ YouGov tính đến tháng 6/2023, khi 20% thực khách muốn giảm chi tiêu ăn uống bên ngoài để có tiền tiết kiệm, 13% số này tiết lộ họ đang bị giảm thu nhập.

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo, họ càng tự “cắt máu” của chính mình.

Thực tế là vậy, nhưng không phải chủ quán nào cũng thoát được khỏi “vòng xoáy” ứng dụng giao đồ ăn. Theo một báo cáo công bố bởi Grab Việt Nam năm ngoái, 9 trên 10 nhà hàng cho biết các nền tảng giao hàng là dịch vụ không thể thiếu.

Không chỉ các nhà hàng cạnh tranh lẫn nhau, mà giữa các siêu ứng dụng cũng có sự so kè về khuyến mãi giao đồ ăn. “Combo gà rán vốn có giá 250.000 đồng, nhưng đặt qua ứng dụng có thể được giảm đến 100.000 đồng”, một khách hàng chia sẻ.

Cứ như vậy, có giảm giá, khuyến mãi, người tiêu dùng Việt Nam mới chịu móc hầu bao. Ban đầu là ứng dụng khuyến mãi, kéo theo các cửa hàng buộc phải giảm giá, tất cả tạo ra một mô hình càng kinh doanh, càng không thấy lợi nhuận ở đâu.

Nhận ra điều này, có những cửa hàng, quán ăn như của anh Huy, chị Như đã phải chuyển đổi mô hình, tập trung vào nhóm khách ăn uống trực tiếp tại quán, hoặc khách hàng khu vực lân cân. Giờ đây, họ chỉ coi các nền tảng giao đồ ăn là kênh thu nhập thêm.

Nhưng không phải chủ quán nào cũng dễ dàng chuyển đổi giữa các kênh kinh doanh trực tuyến và truyền thống, nhất là với các quán kinh doanh riêng lẻ đã có thời gian dài sống phụ thuộc vào ứng dụng giao đồ ăn.

Ở quy mô chuỗi kinh doanh F&B lớn hơn, ông Ngô Nguyên Kha – CEO The Coffee House tin rằng, dù là trực tuyến hay truyền thống, đây đều là những “điểm chạm” có lợi cho doanh nghiệp. Bởi càng nhiều “điểm chạm”, doanh nghiệp càng dễ tiếp cận với khách hàng.

Chẳng hạn, khách hàng có thể đến với chuỗi The Coffee House thông qua kênh truyền thống gồm 150 cửa hàng trên toàn quốc; kênh trực tuyến gồm: website, fanpage, ứng dụng The Coffee House; kênh trung gian như: ứng dụng giao đồ ăn, mini app MoMo.

Theo ông Kha, việc có đa “điểm chạm” giúp The Coffee House không bị phụ thuộc vào một kênh đối tác bất kì. Nhưng đổi lại, doanh nghiệp phải có định hướng và đầu tư nghiêm túc từ đầu – vốn tiêu tốn nhiều thời gian, cũng như nguồn lực.

Cách đây 7 năm, The Coffee House là đơn vị tiên phong phát triển ứng dụng riêng trong ngành F&B tại Việt Nam. Thời điểm mới ra đời, nhiều ý kiến nghi ngại về tính hiệu quả của ứng dụng này, khi sau đó nhiều ứng dụng giao đồ ăn ngoại đã liên tiếp nhập cuộc.

Đến nay, ứng dụng đã chứng minh được tính hiệu quả, với hơn 1,8 triệu người dùng, chiếm 50% tổng giao dịch qua các kênh trực tuyến của cả chuỗi.

Ngoài mục tiêu gia tăng doanh số, ứng dụng còn trở thành công cụ marketing hữu hiệu, giúp The Coffee House ghi nhận các ý kiến, phản hồi của khách hàng, để từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ mỗi ngày.

Đặc biệt, việc tự xây dựng một ứng dụng cho riêng mình còn tránh cho The Coffee House rơi vào “vòng xoáy” khuyến mãi, cạnh tranh lẫn nhau giữa các nền tảng giao đồ ăn vốn chưa đi tới hồi kết tại Việt Nam.

Tất nhiên, lãnh đạo The Coffee House cũng thừa nhận, doanh nghiệp vẫn có những chương trình giảm giá, khuyến mãi hướng tới tập khách hàng trung thành, và cả khách hàng mới.

Nhưng câu chuyện giảm giá, khuyến mãi ở The Coffee House khác với phần lớn nhà hàng, quán cà phê hiện nay. Vì doanh nghiệp không mất các chiết khấu trung gian qua ứng dụng giao đồ ăn, nên có những combo giảm giá sâu lên tới 40-50% giá trị, và giảm giá trực tiếp tới thực khách.

“Dù khuyến mãi, giảm giá, The Coffee House vẫn hướng đến tạo ra giá trị thật cho khách hàng, cũng như tăng tính kết nối trong hành vi tiêu dùng, mua sắm”, ông Kha nhấn mạnh.

Điểm quan trọng là trong xu thế “dữ liệu” được ví như vàng thô của doanh nghiệp, đội ngũ The Coffee House đã làm chủ được những thông tin, dữ liệu về hành vi của khách hàng, đối tác, để từ đó nhanh chóng thích ứng trong mọi hoàn cảnh.

“Nhờ việc nắm trong tay các dữ liệu quan trọng, The Coffee House đã đưa ra sáng kiến thùng 10 ly cho đơn hàng số lượng lớn. Nhờ đó, đồ uống đến tay khách hàng còn nguyên vẹn, không bị đổ, thậm chí có giải pháp đóng gói giúp đá tan chậm hơn”, CEO Ngô Nguyên Kha chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhờ nắm bắt được các dữ liệu vận đơn – tài xế thường có tâm lý hủy đơn khi chở hàng cồng kềnh với những đơn hàng lớn, The Coffee House đã chủ động tách đơn lớn thành các đơn hàng nhỏ, để gọi cùng lúc nhiều tài xế.

“Đây đều là những nỗ lực của The Coffee House trong thời gian vừa qua. Chúng tôi không thể bảo khách hàng thôi đừng đặt đồ uống qua nền tảng khác, nhưng chúng tôi có thể đưa ra những giải pháp khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và yên tâm với chất lượng sản phẩm”, CEO Ngô Nguyên Kha nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Apple gỡ hơn 8.000 ứng dụng từ Việt Nam khỏi App Store

Việt Nam nằm trong nhóm nước có số ứng dụng bị Apple gỡ nhiều nhất thế giới vì gian lận hoặc mang đến trải nghiệm kém.

Apple gỡ hơn 8.000 ứng dụng từ Việt Nam khỏi Apple Store
Apple gỡ hơn 8.000 ứng dụng từ Việt Nam khỏi Apple Store

Apple lần đầu công bố Báo cáo minh bạch của App Store, cho thấy nhiều thông tin về hoạt động của kho ứng dụng này trong năm 2022.

Một trong những thông tin được đề cập nhiều nhất là việc gỡ bỏ ứng dụng vi phạm quy định nền tảng hoặc do chính phủ các nước yêu cầu.

Theo đó, kho ứng dụng của Apple có khoảng 1,78 triệu ứng dụng và trong năm qua có 186.195 ứng dụng bị gỡ, phần lớn thuộc loại Trò chơi (38.883 ứng dụng) và Công cụ tiện ích (20.045 ứng dụng).

Việt Nam có 8.462 app bị xóa vì những lý do khác nhau, trong đó nhiều nhất là vi phạm nguyên tắc thiết kế với 4.657 ứng dụng, đứng thứ sáu thế giới; còn lý do gian lận là 3.626, đứng thứ hai thế giới.

Theo hướng dẫn của Apple, lỗi thiết kế là ứng dụng đã lỗi thời hoặc mang đến trải nghiệm người dùng kém hơn so với hãng mong đợi. Ví dụ, khi người dùng truy cập, ứng dụng chuyển hướng họ sang một trang web trước khi khởi chạy.

Vi phạm gian lận là việc các ứng dụng mắc một số vi phạm như tạo các đánh giá gian lận về đối thủ, cạnh tranh không lành mạnh, hoặc tạo các nội dung sai sự thật nhằm dụ người dùng cài đặt.

Ngoài ra, những lý do khác được hãng đề cập là vi phạm quy tắc ứng xử của nhà phát triển, gian lận nhiều lần, thiết kế sao chép ứng dụng khác, tạo ứng dụng spam, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tin giả…

Báo cáo minh bạch của Apple cũng thể hiện Việt Nam nằm trong top 10 nước về số nhà phát triển khiếu nại sau khi bị gỡ ứng dụng, với 416 lượt. 11 ứng dụng đã được đưa trở lại App Store sau khi Apple xem xét.

Thị trường có số ứng dụng bị gỡ khỏi App Store cao nhất là Trung Quốc với hơn 41 nghìn, Mỹ hơn 32 nghìn, Ấn Độ hơn 10 nghìn.

Trung Quốc cũng là nước có số ứng dụng bị xóa nhiều nhất liên quan đến gian lận và quy tắc ứng xử của nhà phát triển, trong khi Mỹ đứng đầu về vi phạm trong thiết kế và spam.

Công bố của Apple xuất phát từ vụ kiện năm 2019, khi các nhà phát triển cáo buộc Apple lấy hoa hồng 30% từ quá lớn, dẫn đến việc họ không còn lợi nhuận.

Vụ kiện được dàn xếp vào năm 2021, với kết quả Apple phải chi 100 triệu USD để hỗ trợ nhà phát triển nhỏ, đồng thời cung cấp thống kê liên quan đến kho ứng dụng của hãng.

App Store có gần 37 triệu nhà phát triển đăng ký. Mỗi tuần, kho ứng dụng có hơn 656 triệu người truy cập, với 747 triệu lượt tải. Hãng cũng khóa 282 triệu tài khoản người dùng, ngăn chặn 2,2 tỷ USD giao dịch gian lận từ trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

WhatsApp là gì? Cách đăng ký và sử dụng WhatsApp

Cùng tìm hiểu toàn diện các nội dung về ứng dụng nhắn tin đa nền tảng WhatsApp như: WhatsApp là gì, WhatsApp là ứng dụng của nước nào, cách đăng ký và sử dụng WhatsApp, các tính năng hiện có của WhatsApp là gì và hơn thế nữa.

whatsapp là gì
WhatsApp là gì? Cách sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp

Cái tên WhatsApp được kết hợp từ “What’s Up?” và “App”, trong tiếng Việt có thể được dịch là “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”. Phát triển song song với các nền tảng mạng xã hội (Social Network), WhatsApp là ứng dụng nhắn tin (Messaging App) đa nền tảng lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng toàn cầu tính đến năm 2022. WhatsApp thuộc hệ sinh thái Meta Platforms Inc (Facebook).

Các nội dung về ứng dụng WhatsApp sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • WhatsApp là gì?
  • WhatsApp Business là gì?
  • WhatsApp hoạt động như thế nào?
  • Cách đăng ký và sử dụng WhatsApp.
  • Các tính năng chính hiện có của WhatsApp là gì?
  • Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
  • Lịch sử hình thành ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với ứng dụng WhatsApp là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

WhatsApp là gì?

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (multiplatform messaging app) miễn phí cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video (video calls) và cuộc gọi thoại (voice calls), gửi tin nhắn bằng văn bản (text messages) và hơn thế nữa.

Cũng tượng tự các nền tảng mạng xã hội khác, để sử dụng WhatsApp, người dùng cần có kết nối internet (3G, Wifi).

Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng (MAU), WhatsApp là nền tảng nhắn tin kỹ thuật số lớn nhất toàn cầu. Về khía cạnh mạng xã hội, lượng người dùng của WhatsApp xếp thứ 3 chỉ sau Facebook và YouTube, cao hơn cả Instagram, TikTok hay Twitter.

Về mặt tổng thể, ứng dụng nhắn tin WhatsApp trở nên phổ biến toàn cầu vì dễ đăng ký và sử dụng, được liên kết và tích hợp đa nền tảng, cùng với đó là nhiều tính năng khác nhau.

WhatsApp Business là gì?

WhatsApp Business là một ứng dụng tải xuống miễn phí có sẵn trên Android và iPhone và được xây dựng với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.

WhatsApp Business giúp việc tương tác với khách hàng trở nên dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các công cụ để tự động hóa, sắp xếp và nhanh chóng trả lời tin nhắn.

Một số tính năng của WhatsApp Business bao gồm:

  • Hồ sơ doanh nghiệp (Business Profile): Là nơi để liệt kê các thông tin quan trọng, chẳng hạn như địa chỉ, email và website của doanh nghiệp.
  • Nhãn (Labels): Nơi để sắp xếp và dễ dàng tìm thấy các cuộc trò chuyện và tin nhắn của doanh nghiệp.
  • Công cụ nhắn tin (Messaging tools): Dùng để phản hồi nhanh chóng các tin nhắn cho khách hàng.

WhatsApp hoạt động như thế nào?

WhatsApp hoạt động khá đơn giản, sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được hướng dẫn chi tiết ở các phần bên dưới), người dùng có thể bắt đầu sử dụng WhatsApp bằng cách kết nối internet.

Điểm hấp dẫn chính của WhatsApp là nó cho phép người dùng gửi và nhận các cuộc gọi (bao gồm gọi video và voice), gửi tin nhắn chỉ bằng kết nối internet, điều này có nghĩa là WhatsApp gần như miễn phí và không có thu thêm bất cứ khoản nào khác.

Trong khi có nhiều ứng dụng khác cũng cung cấp tính năng tương tự như iMessage của Apple hay Facebook Messages, WhatsApp vẫn là nền tảng số 1 vì chủ yếu là tính năng tích hợp đa nền tảng (Web, iOS, Android).

Cách đăng ký và sử dụng ứng dụng WhatsApp.

Nếu bạn đã hiểu ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì và thấy nó hữu ích với mình, bạn có thể bắt đầu đăng ký tài khoản và sử dụng nó ngay mà không phải tốn bất cứ một khoản phí nào (trừ khoản phí intrenet).

Bạn có thể đăng ký sử dụng WhatsApp theo 2 cách, một là đăng ký và sử dụng qua ứng dụng (app) trên thiết bị di động (cả iOS và Android), hoặc hai là sử dụng từ máy tính để bàn (dùng cho cả máy Mac sử dụng hệ điều hành macOS và Windows).

(Lưu ý, ngay cả khi bạn muốn sử dụng WhatsApp từ máy tính để bàn thì bạn cũng bắt buộc phải cài đặt ứng dụng ở điện thoại).

  • Đăng ký và sử dụng từ điện thoại di động.

Tuỳ vào việc bạn đang sử dụng điện thoại di động với hệ điều hành là gì mà bạn có thể tải xuống ứng dụng WhatsApp từ App Store trên iPhone (iOS) hay từ CH Play với hệ điều hành Android.

Sau khi tải xuống và mở ứng dụng, bạn cần nhập số điện thoại của mình vào và bấm gửi, sau đó WhatsApp sẽ gửi một đoạn mã xác nhận về điện thoại, bạn nhập mã và chọn tiếp tục, sau đó bạn có thể nhập tên tài khoản và tải lên hình ảnh đại diện của mình.

Bước cuối cùng là bạn nên đồng bộ hoá (nếu có) danh sách số điện thoại đã lưu của mình vào danh bạ trên WhatsApp và bắt đầu sử dụng.

  • Tích hợp sử dụng WhatsApp từ máy tính để bàn.

Sau khi cài đặt xong trên thiết bị di động và bạn cũng muốn sử dụng WhatsApp ngay trên máy tính, bạn cũng làm theo cách tương tự, tải xuống phần mềm dành cho máy tính (WhatsApp Desktop App) và tiến hành cài đặt (cả hệ điều hành macOS và Windows đều hợp lệ).

Với người dùng hệ điều hành Windows trên máy tính, sau khi cài đặt xong trên điện thoại, bạn mở ứng dụng và chọn Cài đặt sau đó chọn Thiết bị được liên kết, sau đó sử dụng mã QR quét ứng dụng trên máy tính để hoàn tất.

Với người dùng máy tính hệ điều hành macOS (của Apple), ứng dụng dành cho máy tính đang ở giai đoạn thử nghiệm vào thời điểm đang viết bài, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng phiên bản web tại: https://web.whatsapp.com/.

Bạn có thể xem thêm video hướng dẫn sử dụng bên dưới từ WhatsApp.

Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?

Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?
Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?

Nếu tìm hiểu sơ qua, nhiều người có thể nghĩ WhatsApp chỉ là một ứng dụng nhắn tin văn bản thông thường như cách họ vẫn nhắn tin từ các nhà mạng (Telco), sự thật là WhatsApp đa năng hơn nhiều.

Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các tính năng cốt lõi của ứng dụng nhắn tin WhatsApp:

  • Cuộc gọi thoại và video: Ngoài các cuộc gọi thoại (Voice Calls), WhatsApp cũng cung cấp các cuộc gọi video, bao gồm chức năng gọi nhóm, cho phép tối đa 8 người tham gia trong cùng một cuộc gọi.
  • Nhắn tin thoại (Voice Messaging): Người dùng có thể ghi âm (Record) và gửi tin nhắn thoại đến các cuộc trò chuyện riêng lẻ hoặc cuộc trò chuyện nhóm.
  • Nhắn tin văn bản (được mã hoá đầu cuối): WhatsApp sử dụng công nghệ mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) để giúp cho các cuộc trò chuyện được an toàn hơn, với tính năng này, chỉ có người dùng đang nhắn tin với nhau mới có thể đọc và nghe được nội dung, ngay cả WhatsApp cũng không có quyền này.
  • Chia sẻ hình ảnh và video: Bạn có thể gửi video, ảnh và GIF (ảnh động) mà không cần lo lắng rằng hình ảnh của bạn sẽ bị lỗi Pixel hoặc không thể tải xuống, điều này đôi khi có thể xảy ra trên các nền tảng nhắn tin SMS của các nhà cung cấp dịch vụ khác.
  • Chia sẻ tài liệu: WhatsApp cho phép bạn gửi tất cả các định dạng tài liệu, chẳng hạn như PDF, bảng tính (excel) hay trình chiếu (PP).
  • Truy cập WhatsApp từ máy tính để bàn: Như đã đề cập ở trên, ngoài truy cập bằng điện thoại, WhatsApp cũng cho phép người dùng truy cập từ máy tính để bàn.
  • WhatsApp Business: Là tài khoản được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng giới thiệu sản phẩm và kết nối với khách hàng trên một nền tảng duy nhất, bạn có thể sử dụng WhatsApp Business tại: https://business.whatsapp.com/.

Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.

Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.

WhatsApp là dịch vụ nhắn tin nhanh đa nền tảng dành cho cả thiết bị di động (mobile app) và máy tính để bàn (PC).

Tính đến năm 2022, WhatsApp là ứng dụng nhắn tin di động toàn cầu phổ biến nhất trên toàn thế giới với khoảng hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), theo sau là nền tảng WeChat của gã khổng lồ công nghệ đến từ Trung Quốc, Tencent, với khoảng 1,2 tỷ người dùng và tiếp đó là Facebook Messenger với 988 triệu người dùng toàn cầu.

Theo số liệu từ Statista, sau 2 nền tảng mạng xã hội là Facebook và YouTube, WhatsApp cũng được xem là mạng xã hội phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, xét về lượng người dùng, WhatsApp còn cao hơn cả LinkedIn hay TikTok.

WhatsApp là một giải pháp thay thế giá rẻ cho dịch vụ nhắn tin văn bản (SMS) có tính phí của các nhà mạng (Telco), khi tính đến lợi ích kinh tế với các cuộc gọi xuyên biên giới, WhatsApp thực sự là một giải pháp hoàn hảo.

Từ việc gửi tin nhắn bằng văn bản, gửi hình ảnh và tài liệu đến các cuộc gọi video và gọi thoại, tất cả đều miễn phí và chỉ cần người dùng có kết nối internet.

Được ra mắt vào tháng 1 năm 2009, WhatsApp, cũng tương tự như mạng xã hội Instagram được gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook (Meta) mua lại vào năm 2014 với giá khoảng 19 tỷ đô USD và sau đó trở thành ứng dụng nhắn tin thành công nhất trên thế giới.

Vào giữa năm 2018, cả hai nhà sáng lập WhatsApp là Jan Koum và Brian Acton đã rời khỏi công ty với lý do chính là bất đồng quan điểm về cách thức kiếm tiền và tính bảo mật của ứng dụng.

  • Phạm vi tiếp cận và sử dụng toàn cầu.

Số lượng người dùng WhatsApp duy nhất trên toàn cầu tăng 22% từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2022 và ước tính đạt khoảng 2,26 tỷ người dùng duy nhất vào tháng 6 năm 2022.

Vào tháng 1 năm 2022, WhatsApp là ứng dụng nhắn tin và trò chuyện được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới, số lượt cài đặt tích luỹ đạt khoảng 40,6 triệu lượt tải xuống trên cả App Store của Apple và CH Play của Google.

Theo dữ liệu của công ty mẹ Meta, tính đến quý 3 năm 2020, có hơn 100 tỷ tin nhắn được gửi qua WhatsApp mỗi ngày, tăng gần 70% so với quý 4 năm 2017.

Ngoài Mỹ vốn là thị trường sân nhà, WhatsApp cũng phát triển mạnh mẽ ở các thị trường nước ngoài như ở Hồng Kông và Singapore, các thị trường khác như Nigeria và Việt Nam cũng là những nơi phát triển nhanh nhất của WhatsApp trên Android trong năm 2021.

Tính đến tháng 6 năm 2021, WhatsApp có 487,5 triệu người dùng từ Ấn Độ, hơn 118,5 triệu người dùng từ Brazil, ở Mỹ con số này là khoảng 77 triệu người dùng.

Vào năm 2020, người dùng toàn cầu đã dành hơn 19 giờ mỗi tháng cho WhatsApp.

  • Các ứng dụng nhắn tin cạnh tranh khác.

Trong khi WhatsApp vẫn là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới, nền tảng này ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ứng dụng nhắn tin xã hội (social messenger apps) khác như Telegram và Signal.

Trong những năm gần đây, WhatsApp liên quan nhiều đến các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư của người dùng.

Vào tháng 4 năm 2021, Telegram đã có khoảng 26 triệu lượt cài đặt toàn cầu, trong khi Signal cũng đã tích lũy được 3 triệu lượt cài đặt.

  • WhatsApp Business và ứng dụng nhắn tin chuyên nghiệp.

Dưới sức ép từ đại dịch, xu hướng áp dụng các công cụ kỹ thuật số và các kênh truyền thông di động đã trở nên phổ biến hơn, cả trong bối cảnh xã hội lẫn chuyên nghiệp.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện trong quý 3 năm 2021 giữa các chuyên gia, khoảng 7/10 người được hỏi cho biết họ đã sử dụng các dịch vụ nhắn tin và ứng dụng trò chuyện như WhatsApp và Skype hàng ngày cho mục đích công việc chuyên nghiệp.

Được ra mắt lần đầu vào năm 2018, WhatsApp Business cho phép các doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với người tiêu dùng với mục đích chính là làm marketing, bên cạnh đó, nó cũng cho phép người dùng liên hệ lại với các tài khoản WhatsApp Business của doanh nghiệp từ giao diện chính của tài khoản WhatsApp cá nhân của họ.

Vào năm 2021, WhatsApp Business đã thống kê được khoảng 220,5 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 480% so với lượng tải xuống từ năm ra mắt.

Các doanh nghiệp vừa và lớn ước tính đã chi khoảng 38,7 triệu USD cho WhatsApp Business vào năm 2019, và trên toàn bộ ứng dụng, con số này dự kiến sẽ đạt khoảng 3,6 tỷ USD vào năm 2024.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với ứng dụng WhatsApp là gì?

  • WhatsApp là ứng dụng nhắn tin của nước nào?

WhatsApp đến từ Mỹ và ban đầu không thuộc về Facebook. Facebook mua lại ứng dụng này sau đó với giá gần 20 tỷ USD.

  • WhatsApp dịch sang tiếng Việt là gì?

Trong tiếng Việt, WhatsApp được hiểu là một cách chơi chữ của cụm từ What’s Up, có nghĩa là “Chuyện gì vậy” hay “Chuyện gì đang xảy ra vậy”.

  • WhatsApp Business là gì?

Là một giải pháp trò chuyện dành cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng WhatsApp Business để giao tiếp với khách hàng với mục tiêu chính là bán hàng.

  • WhatsApp là ứng dụng gì?

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (multiplatform messaging app) miễn phí cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video (video calls) và cuộc gọi thoại (voice calls), gửi tin nhắn bằng văn bản (text messages) và hơn thế nữa.

  • Mục đích chính khi sử dụng ứng dụng WhatsApp là gì?

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau mà người dùng có thể sử dụng WhatsApp theo những cách khác nhau chẳng hạn như để giao tiếp, làm việc hay kinh doanh (bán hàng).

  • Số WhatsApp hay WhatsApp number là gì?

Chính là số điện thoại mà bạn đã sử dụng để đăng ký tài khoản WhatsApp (sử dụng cho cả bản App và Web). Bạn có thể kiểm tra và chia sẻ số này tại phần Cài đặt -> Hồ sơ (Profile).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về ứng dụng nhắn tin WhatsApp mà bạn cần biết. Từ việc hiểu khái niệm whatsapp là gì, ý nghĩa khi dịch sang tiếng Việt của WhatsApp, đến cách đăng ký và sử dụng WhatsApp. Qua đây, bạn thấy rằng, đây thực sự là một ứng dụng có giá trị trong cả cuộc sống lẫn công việc hàng ngày. Dù cho bạn là ai và sử dụng WhatsApp với mục đích là gì, bạn cũng đang hưởng lợi từ nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

Google xoá gần 900.000 ứng dụng khỏi Play Store

Giống như động thái của Apple gần đây, Google sẽ thực hiện các biện pháp để giải quyết các ứng dụng lỗi thời (cũ hoặc không nhận được bản cập nhật trong hai năm) trên Play Store.

Getty Images

Theo GizChina, với hành động này, Google được cho là sẽ loại khoảng 869.000 ứng dụng khỏi Play Store, trong khi Apple xóa khoảng 650.000 ứng dụng.

Báo cáo của CNET cho biết Google sẽ ẩn các ứng dụng này, khiến người dùng không thể tải xuống cho đến khi các nhà phát triển cập nhật chúng.

Lý do chính mà cả hai công ty đưa ra khi thực hiện các biện pháp này là để bảo vệ sự an toàn cho người dùng của họ.

Các ứng dụng lỗi thời không tận dụng được các thay đổi đối với Android và iOS, các API mới hoặc các phương pháp phát triển mới cung cấp khả năng bảo vệ nâng cao. Do đó, các ứng dụng lỗi thời có thể có các vấn đề bảo mật mà các ứng dụng mới hơn không có.

Một số nhà phát triển đã phàn nàn về kế hoạch gỡ bỏ các ứng dụng chưa được cập nhật trên Play Store trong hai năm. Họ cho rằng hành động của Apple và Google là không công bằng.

Trước đó, Google cũng đã đưa ra các hạn chế bổ sung đối với người dùng cửa hàng kỹ thuật số của hãng tại Nga khi các nhà phát triển sẽ không thể tải lên các ứng dụng trả phí và cập nhật cho chúng trong phiên bản tiếng Nga của Play Store.

Mặc dù vậy, người dùng vẫn có thể tải xuống các ứng dụng Android miễn phí từ Play Store tại Nga, trong khi các ứng dụng và trò chơi trả phí mà người dùng đã tải xuống trước đó tiếp tục hoạt động.

Cuối cùng, Google lưu ý tình hình hiện tại luôn có xu hướng thay đổi nhanh chóng, và các thay đổi tiếp của công ty vẫn có thể diễn ra trong tương lai không xa. Công ty sẽ thông báo đến người dùng về tất cả đổi mới trên trang hỗ trợ của họ.

 

Đâu là siêu ứng dụng hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á

Các tên tuổi như Grab, Shopee, Lazada có vị trí như thế nào tại Việt Nam và Đông Nam Á khi xét về tiêu chí siêu ứng dụng và đâu mới là siêu ứng dụng hàng đầu.

siêu ứng dụng hàng đầu việt nam
Đâu là siêu ứng dụng đứng đầu Việt Nam và Đông Nam Á

Được nổi lên trong thời kỳ các yếu tố công nghệ và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, siêu ứng dụng (superapp) được xem là mục tiêu và chiến lược ưu tiên hàng đầu của các công ty công nghệ.

Siêu ứng dụng hay Superapp là gì?

Theo Wikipedia, siêu ứng dụng là một ứng dụng di động (mobile app) hoặc web có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho người dùng bao gồm cả thanh toán và các xử lý giao dịch tài chính, nó là một nền tảng thương mại khép kín toàn diện chứa đựng nhiều khía cạnh của đời sống cá nhân và thương mại.

Đâu mới là siêu ứng dụng hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.

Đông Nam Á chứng kiến ​​sự gia tăng của các “siêu ứng dụng” trong vài năm qua. Điều này được thúc đẩy một phần bởi đại dịch khiến người dùng tham gia vào nhiều hoạt động kỹ thuật số hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos được công bố vào tháng 1/2022, 51% người dân khu vực Đông Nam Á nói rằng họ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn, và cứ 2 người thì có 1 người cho biết họ đang thanh toán hàng ngày bằng ví kỹ thuật số hoặc các lựa chọn không dùng tiền mặt khác.

Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây của Ipsos cho thấy 82% người dùng dịch vụ kỹ thuật số ở Đông Nam Á đã đặt hàng giao đồ ăn và 43% sử dụng dịch vụ gọi xe.

Để tìm ra các siêu ứng dụng phổ biến tại khu vực Đông Nam Á, Ipsos đã thực hiện một nghiên cứu đầu tiên tại các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ipsos ở Indonesia đã khảo sát 3.500 người được hỏi để tìm ra những siêu ứng dụng tốt nhất ở mỗi quốc gia.

Soeprapto Tan, Giám đốc điều hành Ipsos tại Indonesia, cho biết có nhiều cách để xác định một siêu ứng dụng, do đó công ty phải thiết kế một bộ tiêu chí để đánh giá thế nào là siêu ứng dụng.

“Điều này giúp chúng tôi đưa ra danh sách rút gọn các ứng cử viên siêu ứng dụng ở mỗi quốc gia, sau đó chúng tôi đánh giá dựa trên xếp hạng của người dùng, dựa trên những gì chúng tôi coi là bốn khía cạnh cốt lõi của một siêu ứng dụng – trải nghiệm người dùng, mức độ tương tác, độ nhận diện và tính hữu ích”, ông Soeprapto Tan giải thích.

Siêu ứng dụng thường được hiểu là một ứng dụng cung cấp nhiều dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau.

Trong nghiên cứu, Ipsos định nghĩa một siêu ứng dụng phải cung cấp nhiều hơn 3 dịch vụ kỹ thuật số, chẳng hạn như vận chuyển (gọi xe), thương mại điện tử, thanh toán, giao đồ ăn, mua sắm hàng tạp hóa và các dịch vụ khác. Các ứng dụng dựa trên mạng xã hội không được đưa vào cuộc khảo sát này.

Dựa vào các tiêu chí nói trên, công ty nghiên cứu thị trường rút ra danh sách rút gọn các siêu ứng dụng tại mỗi quốc gia:

   ● Việt Nam: Shopee, Lazada, Grab, Gojek, & Be

   ● Indonesia: Shopee, Tokopedia, Lazada, JD ID, BliBli, Bukalapak, Grab, Gojek, & Traveloka

   ● Malaysia: Shopee, Lazada, Grab, Touch n Go eWallet, & AirAsia

   ● Singapore: Shopee, Lazada, Grab & Zig

   ● Philippines: Shopee, Lazada, Grab & Gcash

   ● Thái Lan: Shopee, Lazada, Grab, AirAsia & Lineman

Dựa trên kết quả của cuộc khảo sát người dùng, kết hợp bốn chỉ số chính về trải nghiệm người dùng, mức độ tương tác, độ nhận diện và mức độ hữu ích, các siêu ứng dụng được xếp hạng ở mỗi quốc gia như sau (điểm càng cao càng tốt):

Grab được coi là siêu ứng dụng tốt nhất trên tất cả sáu quốc gia được đưa vào cuộc khảo sát, với tổng điểm trung bình là 63. Điểm của Grab cao nhất ở Singapore và Việt Nam, tiếp theo là Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Shopee đứng ở vị trí thứ hai, với tổng điểm trung bình là 52. Theo sau Shopee là Lazada (42), Gojek (22), Tokopedia (14), Traveloka (12), AirAsia (10), BliBli, BukaLapak và JDID (cùng 10 điểm), GCash (8), Touch n Go eWallet (7), Lineman (6), Be (5) và Zig (3).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng

Ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và video Picsart của Hovhannes Avoyan đang phát triển nhanh chóng.

Picsart – kỳ lân công nghệ mới sẽ khiến Adobe phải dè chừng
CEO Picsart | Hovhannes Avoyan

Sau khi huy động thêm được 130 triệu USD với mức định giá gần 1,5 tỉ USD, ứng dụng chỉnh sửa miễn phí của Hovhannes Avoyan đang nhanh chóng trở thành phiên bản Photoshop cho thế hệ TikTok và Instagram.

Lớn lên ở Armenia thuộc Liên Xô cũ vào đầu những năm 1980, Hovhannes Avoyan mong ước được theo học trường nghệ thuật công. Để trúng tuyển, các ứng viên phải nộp một bức vẽ tĩnh vật của chiếc bình. Bản vẽ của Avoyan không gây được ấn tượng.

Bị từ chối, ông chọn con đường sáng tạo khác – khoa học máy tính, tập trung vào thế hệ đầu tiên của trí tuệ nhân tạo và máy học.

Bước chuyển hướng này được đền đáp một cách ngoạn mục. 30 năm tiếp theo, Avoyan đã xây dựng và bán đi ba công ty khởi nghiệp phần mềm. Ông trở nên giàu có và là một trong những nhân vật nổi bật của giai đoạn công nghệ đang phát triển mạnh mẽ ở Armenia.

Ông vẫn yêu nghệ thuật và thúc đẩy các con mình theo đuổi nghệ thuật. Một ngày năm 2011, con gái 11 tuổi của ông, Zara, đến tìm ông với vẻ chán nản.

Cô bé đã đăng một bức vẽ lên mạng xã hội và có nhiều bình luận gay gắt. Cô bé muốn bỏ cuộc. “Những lời chỉ trích khiến con bé mất tự tin. Bé sắp bỏ cuộc,” Avoyan, 56 tuổi, kể lại.

“Việc đó khiến tôi nhớ lại hoàn cảnh của mình khi từ bỏ nghệ thuật để lựa chọn sự nghiệp khác vì không nhận được sự ủng hộ thích hợp.”

Do đó, Avoyan tạo ra một ứng dụng di động cung cấp những công cụ công nghệ giúp con gái ông cải thiện các bức vẽ của mình. “Tôi muốn mang đến cho con bé một môi trường tích cực và cung cấp các nguồn lực để bé thỏa sức phát huy tài năng sáng tạo.”

Mười năm sau, hành động khích lệ con cái của Avoyan phát triển bùng nổ thành Picsart, một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới (công ty đặt trụ sở tại San Francisco). Ứng dụng thiết kế và chỉnh sửa này được tải xuống hơn một tỉ lần tại 180 quốc gia.

Ban đầu chỉ có tiếng Anh, hiện giờ ứng dụng khai sinh ở Armenia của Avoyan có sẵn bằng 28 ngôn ngữ.

Mỗi tháng, hơn 150 triệu khách hàng – chủ yếu dưới 35 tuổi – sử dụng Picsart để thực hiện hơn một tỉ hoạt động chỉnh sửa ảnh và video trên mạng xã hội, trang web thương mại và quảng cáo kỹ thuật số.

“Picsart có rất nhiều điểm tương đồng với WhatsApp. Đó là tài sản toàn cầu và là nền tảng chung được mọi người ở khắp mọi nơi sử dụng,” Mike Vernal, đối tác quản lý tại Sequoia, cựu phó giám đốc Sản phẩm và Kỹ thuật của Facebook cho biết. “Cả hai đều là hiện tượng toàn cầu trước khi nổi tiếng ở Hoa Kỳ.”

Picsart nhắm đến hai xu hướng có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực công nghệ – mạng xã hội và thương mại kỹ thuật số. Khi các nền tảng xã hội và điện thoại thông minh biến nhà nhà người người trở thành nhà xuất bản, hàng trăm triệu người hiện đang sử dụng Picsart để thực hiện các thiết kế của mình.

Ưu tiên cho thiết bị di động và dễ sử dụng, Picsart phát triển các công cụ dựa trên AI và Java, cho phép mọi người chỉnh sửa ảnh và video dễ dàng giống như dùng trình chỉnh sửa của Instagram.

Larry Aschebrook (công ty G Squared) cho biết: “Picsart được sử dụng trong một số ngành nghề, tất cả tập hợp lại tạo thành hiện tượng toàn cầu, đây là điều hiếm thấy. Những người trẻ tuổi đã dùng ứng dụng này trong một khoảng thời gian và hiện nay ứng dụng đang thịnh hành trong các ngành kinh doanh và nền kinh tế sáng tạo”.

Các nghệ sĩ và dân nghiệp dư đều sử dụng Picsart để chỉnh sửa và biến đổi phong cách cho các bài đăng trên TikTok, Instagram, Snap, YouTube và Facebook.

Với một vài thao tác, bạn có thể thay đổi ánh sáng và thêm các mảng màu, hình dán và hoạt ảnh kiểu meme. Bạn cũng có thể xóa các nếp nhăn, mắt đỏ, mụn trứng cá và thu nhỏ vòng eo của mình.

Nhưng Picsart không chỉ là công cụ dành cho những bức ảnh selfie đầy cuốn hút. Khi hàng triệu doanh nghiệp tư nhân, nhà hàng và cửa hàng địa phương đổ xô vào web trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, họ sử dụng Picsart để giúp các sản phẩm có vẻ ngoài bóng bẩy, chuyên nghiệp trên các thị trường mua bán quan trọng như Shopify, Etsy, eBay, Depop và Doordash.

Tương tự, người dùng cũng sử dụng Picsart để chỉnh sửa nội dung trên các trang web, blog, tiếp thị qua thư điện tử và quảng cáo trên mạng xã hội.

“Ngày nay, công cụ ưa thích của mọi người là điện thoại,” Vernal thuộc công ty Sequoia cho biết. “Khách hàng chụp ảnh sản phẩm và có thể nhanh chóng xóa phông nền, chỉnh sửa hình ảnh và đăng lên trang web của mình.”

Trải nghiệm mượt mà của Picsart là mục tiêu mà Avoyan đặt ra từ khi ông chế tạo công cụ đầu tiên cho con gái mình vào năm 2011. “Rất nhiều người đánh đồng kỹ thuật tốt với sáng tạo,” Avoyan nói. “Công nghệ của chúng tôi nâng cao kỹ thuật của mọi người và có thể là động cơ để sáng tạo hình ảnh.”

Khi Picsart đã phát triển hơn, Avoyan sử dụng mối quan hệ của mình với học viện để tuyển 200 thực tập sinh ngành khoa học máy tính mỗi năm. “Đó là cách tuyển dụng tiết kiệm chi phí nhất. Sinh viên được học những kỹ năng mới. Cách làm này tốt cho tất cả mọi người,” Avoyan chia sẻ. Hiện nay ông vẫn tiếp tục tuyển dụng như thế.

Avoyan sinh năm 1965 tại Yerevan, Armenia. Ông lớn lên bên mẹ, giáo sư y khoa kiêm nhà nghiên cứu về bệnh hàng đầu.

Tác phẩm Sunshine and Rainbows: Các công cụ chỉnh sửa AI của Picsart giúp những người nghiệp dư thiết kế một cách chuyên nghiệp hơn để đăng trên mạng xã hội, trang thương mại kỹ thuật số và tiếp thị trên mạng xã hội. – Nguồn: Picsart.

Nước Cộng hòa Armenia ổn định, đơn điệu và buồn tẻ. Con đường sự nghiệp tốt nhất là vào học viện. Sau khi bị trường nghệ thuật từ chối, dưới sự hướng dẫn của mẹ, Avoyan bắt đầu lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại đại học American ở Armenia.

Cách mạng nổ ra năm 1992. Sự ổn định của Liên Xô biến mất. Thay vào đó là chiến tranh và sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản non trẻ. Học giả trở thành doanh nhân.

Năm 1996, Avoyan, khi đó 30 tuổi, bỏ dở chương trình học tiến sĩ để ra mắt Cedit, công ty dịch vụ phần mềm mà bốn năm sau ông bán cho Lycos, công cụ tìm kiếm trực tuyến thời kỳ đầu, với giá vài triệu.

Năm 2005, ông thành lập công ty nghiên cứu và phát triển phần mềm kiêm vườn ươm khởi nghiệp mang tên Sourcio. Tiếp theo là Monitis, dịch vụ giám sát trang web, mà TeamViewer (GFI Software) mua lại với giá bốn triệu USD vào năm 2011. Cùng năm đó, ông ra mắt Picsart.

Avoyan và đội ngũ của ông sử dụng các thủ thuật tăng trưởng như cập nhật ứng dụng vào nửa đêm thứ sáu hằng tuần, vì vậy Picsart vẫn nằm trong danh sách ứng dụng nổi bật của Android. Họ cũng đưa ra các công cụ và tính năng mới mỗi tuần để tạo tâm lý mong đợi cho khách hàng và khiến họ có lý do để thường xuyên kiểm tra ứng dụng.

Avoyan sẽ dùng khoản tiền đầu tư mạo hiểm trị giá 130 triệu USD vào việc tuyển dụng thêm nhân tài kỹ thuật có nhiệm vụ phát triển nhiều tính năng AI hơn.

Đó là điều cần thiết để bắt kịp thị trường đông đúc với hàng trăm ứng dụng thiết kế nhỏ hơn, cùng các công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỉ USD như Canva và Adobe, công ty có doanh số 12,85 tỉ USD trong năm 2020. Avoyan nói rằng ông muốn duy trì sự độc lập và đang nhắm đến IPO trong vòng 12-18 tháng tới.

Hiện tại, ông có kế hoạch tăng cường tiếp thị và quảng cáo để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ứng dụng vốn được mở rộng chủ yếu thông qua truyền miệng.

Trong tương lai, Avoyan có thể sẽ xây dựng một đội ngũ bán hàng doanh nghiệp để mở rộng cơ sở khách hàng của Picsart từ các doanh nghiệp nhỏ sang các tập đoàn lớn, với các công cụ thiết kế, xuất bản và cộng tác tương tự như các sản phẩm chuyên nghiệp của Dropbox và Airtable, những công ty khởi nghiệp phần mềm bắt đầu bằng cách hướng đến người dùng và sau đó mở rộng để phục vụ các công ty lớn.

Avoyan đã chuyển trụ sở chính của Picsart đến San Francisco sau khi Sequoia đầu tư lần đầu vào năm 2015, nhưng phần lớn nhóm kỹ sư của ông vẫn ở Armenia.

Đúng là ở đó nhân tài rẻ hơn, nhưng Avoyan coi nền văn hóa hối hả của đất nước mình là một kiểu tài sản đầy quyền năng. “Họ có trí thông minh đường phố và luôn thách thức thực tế.” Avoyan nói: “Khởi nghiệp nghĩa là thực sự thay đổi tất cả các quy tắc. Tất cả chúng ta đều đã trải qua một cuộc cách mạng.”

Biên dịch: Quỳnh Anh

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Cập nhật những xu hướng mua sắm trên thiết bị di động, kết hợp với dữ liệu đến từ Sensor Tower.

Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Giới thiệu, xu hướng và dự đoán.

Các đợt phong tỏa liên tục đã làm thay đổi đáng kể cách người dùng tương tác với thiết bị di động. Cụ thể, ngày càng nhiều người dùng chuyển sang sử dụng sàn thương mại điện tử trên thiết bị di động (m-commerce) — dẫn đến tốc độ tăng trưởng của m-commerce vượt xa dự đoán của những năm trước.

Suốt năm 2021, nhiều thị trường đã bắt đầu gỡ bỏ dần các quy định hạn chế. Trước bối cảnh đó, m-commerce một lần nữa cho thấy những bước tiến mạnh mẽ, với số lượt cài đặt (install) và phiên truy cập (session) tăng nhanh một cách ấn tượng.

Theo nhà đồng sáng lập của Sensor Towner:

“Kể từ khi đại dịch bùng phát, thương mại điện tử đã tăng trưởng với tốc độ vượt bậc. Người dùng không chỉ bắt đầu chuyển sang thiết bị di động để mua sắm và thực hiện giao dịch, mà còn yêu cầu các loại dịch vụ khác nhau trên thiết bị di động.

Ấn tượng hơn nữa, kể cả khi nhiều cửa hàng dần mở cửa lại trên phạm vi toàn cầu, các ứng dụng thương mại điện tử vẫn giữ chân được người dùng hiện tại, thậm chí còn thu hút thêm nhiều người dùng mới.

Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy, mô hình kinh doanh này có tốc độ phát triển cao và bền vững, và đã rất thành công trong việc mang đến cho người dùng những trải nghiệm thuận tiện và tối ưu.”

Mặc dù phần lớn người dùng chuyển sang m-commerce để đáp ứng nhu cầu phát sinh do đại dịch, nhưng nhà phát triển luôn liên tục cải thiện, đa dạng hóa cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận và tính năng của ứng dụng.

Các quy định mới lên chiến dịch tăng trưởng người dùng (user acquisition, UA) xuất phát từ iOS 14.5+ và App Tracking Transparency (ATT) framework của Apple cũng khiến các doanh nghiệp hoạt động trên sàn thương mại điện tử iOS phải thay đổi chiến lược UA và cách người dùng trải nghiệm ứng dụng.

Doanh nghiệp phải vừa tìm cách đạt tỷ lệ opt-in cao, phải vừa nghiên cứu phương án sử dụng SKAdNetwork, giá trị chuyển đổi và dữ liệu thiếu chính xác hơn trước.

Cần nhấn mạnh một lần nữa, thương mại điện tử đã cho thấy khả năng bứt phá trước những thách thức và bối cảnh mới. M-commerce ngày càng phổ biến, doanh nghiệp cần lên một chiến lược hợp lý để xác định đúng và thu hút thành công người dùng chất lượng cao và trung thành, từ đó đạt kết quả kinh doanh cao.

Trong báo cáo này, doanh nghiệp sẽ tìm thấy các chỉ số cần xem xét trước khi phân bổ ngân sách và quyết định mức chi cho chiến dịch.

“Đúng là chúng ta đang học cách chấp nhận tác động lâu dài của COVID và giãn cách xã hội lên đời sống hàng ngày, nhưng rõ ràng chúng ta đang bước vào giai đoạn mới của công nghệ số, nhất là thương mại điện tử trên thiết bị di động.

Các nhãn hàng lớn đang khai thác tất cả kênh quảng cáo có trong tay để thu hút người dùng và thuyết phục họ quay lại mua hàng nhiều lần, cho dù là mua hàng online, qua ứng dụng hay tại cửa hàng. Tất cả đang tạo nên một khái niệm mua sắm hoàn toàn mới.

Một kỷ nguyên mới đang đến rất gần, nơi thương mại điện tử đa điểm chạm (multi-touchpoint commerce) có thể bứt tốc và tăng trưởng.”

Thiết bị di động: xu hướng mới dẫn đầu cho cho thương mại điện tử.

Nối tiếp năm 2020 đầy ấn tượng, m-commerce tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong phân khúc thương mại điện tử. Đến cuối năm 2021, kênh di động được dự đoán đóng góp đến 54% tổng doanh thu thương mại điện tử.

Doanh thu m-commerce toàn cầu ước đạt 3,56 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2020. Để tìm được hướng đi đúng trong phân khúc cạnh tranh khốc liệt này, doanh nghiệp cần tạo ra trải nghiệm đa thiết bị, tức là người dùng có thể di chuyển qua lại giữa các thiết bị một cách dễ dàng và thuận tiện, để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng hiện tại.

Ví dụ, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của phân khúc phiếu giảm giá trên thiết bị di động (mobile coupon) ước đạt 56,5% vào năm 2025.

CTV.

Mức độ tương tác đo được trên truyền hình kết nối (CTV) tăng đáng kể qua từng năm, đưa CTV trở thành ngôi sao đầy tiềm năng trong thị trường quảng cáo tự động (programmatic ad).

Chỉ tính riêng tại Mỹ, số hộ gia đình đăng ký sử dụng CTV có thể lên tới 113 triệu vào năm 2024, và CTV hiện chiếm đến 40% tổng số lượt hiển thị video số (con số đang không ngừng gia tăng).

CTV tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng khổng lồ dành cho các sàn thương mại điện tử. Roku và Shopify vừa tuyên bố hợp tác để tích hợp ứng dụng Roku vào dashboard của tất cả người bán hàng trên Shopify, cho phép tạo quảng cáo CTV và quản lý chiến dịch CTV một cách dễ dàng.

YouTube cũng mới bổ sung CTV vào quảng cáo video, giúp người dùng dễ dàng mua sắm trên sàn thương mại điện tử, họ có thể truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của nhãn hàng mà không bị gián đoạn việc coi video.

Thị trường CTV đang tăng trưởng không ngừng, do vậy việc phân bổ đa thiết bị — tức là phân bổ các chỉ số của ứng dụng di động như lượt cài đặt, lượt hiển thị và sự kiện sau cài đặt cho quảng cáo phát trên CTV — càng trở nên cấp thiết.

Social commerce.

Social commerce (sử dụng mạng xã hội để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ) đang từng bước trở thành một phần thiết yếu của lĩnh vực thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại điện tử trên thiết bị di động (m-commerce), quy trình thanh toán trên kênh này cũng đang được cải thiện.

Các nền tảng như TikTok (đã hợp tác với Shopify), Instagram, Snapchat và Twitter đều đã giới thiệu tính năng mua sắm để đưa sản phẩm và dịch vụ đến gần hơn với người dùng, đồng thời tạo đường dẫn trực tiếp để người dùng có thể trực tiếp thanh toán.

Một trong những yếu tố làm nên thành công của social commerce đó là video dạng ngắn, loại hình mà TikTok hiện đang triển khai thành công nhất.

TikTok có khoảng hơn 1 tỷ người dùng thường xuyên, và gần đây đã cùng Walmart thử nghiệm tính năng live-stream kết hợp bán hàng, người dùng có thể click vào bất kỳ sản phẩm nào được đề cập trong suốt buổi live-stream để tiến hành mua hàng.

Trong báo cáo mới nhất của 5W Public Relations, 28% người dùng trên TikTok đã ít nhất một lần mua sản phẩm được chạy quảng cáo trên TikTok.

  • Conversational AI: Năm 2020, khoảng 7% người sử dụng thiết bị kết nối tại Mỹ (20 triệu người) đã mua hàng qua trợ lý ảo – con số này đã tăng gần gấp đôi trong hai năm qua và dự kiến tiếp tục tăng trong những năm tới. Theo dữ liệu do Salesforce công bố, tỷ lệ sử dụng chatbot đã tăng 67% trong giai đoạn 2018 – 2020.
  • Gamification: Hai trong nhiều thách thức mà ứng dụng thương mại điện tử thường xuyên đối mặt là giỏ hàng không được thanh toán và người dùng không sử dụng ứng dụng thường xuyên — cả hai thách thức này có thể được giải quyết bằng gamification, hay nói cách khác, bổ sung các yếu tố đặc thù game vào ứng dụng.

Các trò chơi đơn giản sẽ khuyến khích người dùng thường xuyên vào ứng dụng để chơi và nhận phần thưởng, qua đó tương tác tích cực với ứng dụng. Các cơ chế game thường dùng như đố vui, quay số hay tìm đồ.

Có thể kể đến chiến lược “Whopper Detour” của Burger King — người dùng có thể mua chiếc bánh Burger King Whooper với giá chỉ 1 cent nếu tải ứng dụng và đặt hàng trong bán kính 183m quanh các cửa hàng của Burger King và trong vòng một giờ sau cài đặt.

Chiến lược này đã mang về cho Burger King 1,5 triệu lượt tải xuống.

Bạn có thể tại đầy đủ báo cáo tại: Báo cáo ứng dụng thương mại điện tử 2021

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh |

Nguồn: AdJust & Sensor Tower

Just Eat tăng hơn 20% lượt đặt hàng trong ứng dụng nhờ thay đổi chiến lược giá thầu

Ứng dụng giao đồ ăn Just Eat có trụ sở tại Anh đã chứng kiến mức tăng 20% lượt đặt hàng trong ứng dụng của họ sau khi thay đổi chiến lược giá thầu.

Just Eat tăng hơn 20% lượt đặt hàng trong ứng dụng nhờ thay đổi chiến lược giá thầu
Just Eat

Thách thức của Just Eat.

Just Eat Takeaway.com là một nền tảng giao đồ ăn trực tuyến hàng đầu thế giới kết nối người tiêu dùng và các nhà hàng thông qua nền tảng của họ tại 23 quốc gia.

Thách thức chính của ứng dụng này là tối đa hóa khối lượng đơn đặt hàng tăng thêm và cải thiện hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo ứng dụng trong Google Ads trong khi vẫn tiếp tục phát triển lượng khách hàng của mình.

Cách tiếp cận của Just Eat.

Để tối đa hóa khối lượng đơn đặt hàng tăng thêm của các chiến dịch ứng dụng, Just Eat Takeaway.com đã hợp tác với Google để triển khai một cách tiếp cận toàn diện nhất tới phương pháp đo lòng và marketing cho ứng dụng.

Bước đầu tiên, Just Eat Takeaway.com đã cài đặt Google Analytics cho Firebase để xác định các chuyển đổi quan trọng đối với doanh nghiệp được thực hiện trên ứng dụng.

Sau khi theo dõi cẩn thận việc triển khai, nhóm đã chuyển chiến lược giá thầu trên chiến dịch ứng dụng theo các đối tượng và sự kiện trên Firebase.

Kết quả của chiến dịch.

Các đơn đặt hàng trên ứng dụng Just Eat Takeaway.com đã tăng 20% với giá trên mỗi đơn hàng giảm tới 15%.

Ông Hugh Bennett, chuyên gia về tiếp thị hiệu suất tại Just Eat cho biết:

“Mục tiêu của chúng tôi là tối đa hóa lượng đặt hàng tăng thêm và cải thiện hiệu quả của các chiến dịch ứng dụng. Chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp để thúc đẩy hiệu suất đồng thời phát triển lượng khách hàng của mình.”

Hành động sau chiến dịch.

Trong tương lai, Just Eat Takeaway.com có kế hoạch tiếp tục sử dụng các tính năng của Firebase để tối ưu hóa các nỗ lực marketing của họ trên Google và đang trong quá trình chuyển đổi chiến lược giá thầu của họ theo các hành động được thực hiện trong ứng dụng ở tất cả các thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Samsung xác nhận sẽ xoá bỏ quảng cáo trên các ứng dụng độc quyền của mình

Samsung đã xác nhận rằng họ sẽ ngừng hiển thị quảng cáo trong các ứng dụng mặc định của mình bao gồm Samsung Weather, Samsung Pay và Samsung Theme.

Thông tin được đưa ra bởi ông TM Roh, giám đốc phụ trách mảng di động của Samsung trong một cuộc họp nội bộ do Yonhap đưa tin.

Trong một tuyên bố gửi cho The Verge công ty này cho biết:

“Samsung đã đưa ra quyết định ngừng hiển thị quảng cáo trên các ứng dụng độc quyền của mình bao gồm Samsung Weather, Samsung Pay và Samsung Theme.”

Theo Samsung: “Ưu tiên của chúng tôi là mang đến những trải nghiệm di động sáng tạo cho người dùng dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ.

Chúng tôi coi trọng phản hồi từ người dùng và tiếp tục cam kết cung cấp cho họ những trải nghiệm tốt nhất có thể từ các sản phẩm và dịch vụ Galaxy của chúng tôi.”

quảng cáo hiển thị trong các ứng dụng mặc định của Samsung

Ở thời điểm hiện tại, bạn hoàn toàn có thể tránh hoặc tắt những quảng cáo này và chuyển sang các phiên bản không phải của Samsung cho mỗi ứng dụng, nhưng bạn sẽ phải chi 1.199 USD cho mỗi thiết bị.

Samsung không chia sẻ ngày cụ thể khi nào quảng cáo sẽ bị xóa bỏ khỏi các phần mềm của mình, nhưng Yonhap trước đó đã báo cáo rằng thay đổi sẽ được thực hiện thông qua bản cập nhật phần mềm One UI sắp tới của Samsung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhu cầu các ứng dụng tài chính tăng mạnh

Các ứng dụng của ngân hàng truyền thống, dịch vụ tài chính và đầu tư đang có xu hướng ra tăng rõ rệt trong vòng một năm trở lại đây.

Theo số liệu từ App Annie, khảo sát tại Việt Nam từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021 trên 1.000 ứng dụng thuộc top ứng dụng tài chính có lượng tải về lớn nhất cả hai hệ điều hành Android và iOS cho biết tổng số lượt cài đặt trong khoảng thời gian này đạt mức 150 triệu lượt.

Mức tăng này rất lớn so với cùng kì năm ngoái với tổng lượt cài đặt tích luỹ qua thời gian ở mức 273 triệu lượt. Có thể thấy, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, người dân đặc biệt dành sự quan tâm tới các ứng dụng tài chính.

Đồng thời, số liệu cũng chỉ rõ tổng số người dùng hoạt động trong thời kì này là 65 triệu với tổng số giờ hoạt động là 448 triệu giờ, chứng minh cơn sốt to lớn của các ứng dụng tài chính như ứng dụng ngân hàng, ứng dụng dịch vụ tài chính, ứng dụng cho vay, ứng dụng đầu tư,…

Các ứng dụng của ngân hàng truyền thống, dịch vụ tài chính và đầu tư đang có xu hướng ra tăng rõ rệt trong vòng 1 năm trở lại đây, trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phức tạp.

Xu hướng này cho thấy thói quen sử dụng các ứng dụng này ngày càng phổ biến, đặc biệt là các ứng dụng của ngân hàng truyền thống và dịch vụ tài chính như thanh toán điện tử, do tính tiện dụng và tiết kiệm thời gian của chúng đối với người dân.

Theo App Annie, tỉ lệ cài đặt theo hệ điều hành cũng phản ánh một số thói quen của người tiêu dùng. Trên iOS có tỉ lệ cài đặt thấp hơn so với Android khá nhiều (37% và 63%).

Người dùng iOS có xu hướng cài đặt các app tín dụng thấp hơn một phần nguyên do nằm ở các ứng dụng tài chính chưa thực sự tối ưu hoá trên hệ điều hành này.

 

Cùng xu hướng với lượt cài đặt, số người dùng hoạt động trên các ứng dụng tài chính ngày càng tăng với tốc độ mạnh mẽ xuyên suốt năm 2020 đến hết quý 2/2021.

Xu hướng này có thể tiếp tục tăng lên do ngày càng nhiều người quen thuộc và ưa chuộng các ứng dụng này, đặc biệt là các ứng dụngngân hàng truyềnthống, dịch vụ tài chính và đầu tư.

Khi đại dịch Covid-19 qua đi, có thể là thời điểm chúng ta dần thích nghi với những xu hướng mới xuất hiện, đó là xu hướng về kinh tế số, thanh toán số,… Ðây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận lại, không chỉ cầm cự, mà còn xoay chuyển tình thế và cải tổ chính mình.

Theo số liệu thống kê, trong hơn 150 công ty fintech hiện nay, hoạt động thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia nhất là dịch vụ trung gian thanh toán như ví điện tử.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tính nay, có khoảng 40 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phần lớn là ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu – chi hộ,…

Theo ý kiến đánh giá, thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đang có những lợi thế như: cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tầng lớp trung lưu ngày một tăng,…

Do đó, thị trường này sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Sự cạnh tranh của các công ty fintech một mặt sẽ diễn ra gay gắt, nhưng mặt khác sẽ đem lại nhiều hơn lợi ích và giá trị cho người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google sẽ xoá bỏ các ứng dụng hẹn hò ‘sugar dating’ ra khỏi Google Play

Chính sách mới của Google sẽ cấm các ứng dụng tập trung vào các ‘mối quan hệ tình dục được bù đắp’ kể từ ngày 1 tháng 9 sắp tới.

Các ứng dụng hẹn hò vì lợi ích (Sugar dating) sẽ không được phép xuất hiện trên cửa hàng ứng dụng Google Play cho các thiết bị Android từ ngày 1 tháng 9, Google đã thông báo điều này như một phần của loạt thay đổi chính sách đối với nền tảng.

Theo báo cáo từ Android Police, Google đặc biệt nghiêm cấm các ứng dụng liên quan đến “các mối quan hệ tình dục được bù đắp”.

Google cũng cho biết nền tảng này đang thưc hiện một loạt các hành động bao gồm một cuộc đàn áp mới đối với các tài khoản của các nhà phát triển không hoạt động.

Thông thường, các mối quan hệ hẹn hò kiểu vì lợi ích qua lại liên quan đến việc những người lớn tuổi hơn, giàu có hơn hẹn hò và tặng quà cho những ‘đối tác’ trẻ tuổi hơn.

Như Android Police lưu ý, không thiếu các ứng dụng trên Google Play được thiết kế xoay quanh việc thiết lập các mối quan hệ kiểu này.

Các chính sách mới của Google sẽ cấm các ứng dụng quảng bá “các dịch vụ có thể được hiểu là cung cấp các hành vi tình dục để đổi lấy một khoản tiền bù đắp tương ứng”.

Nhưng định nghĩa này có thể bao gồm “các hẹn hò được thoả thuận hoặc sự sắp xếp tình dục nơi một người tham gia kỳ vọng được cung cấp tiền, quà tặng hoặc hỗ trợ tài chính cho một người tham gia khác (Sugar dating).

Hiện Google không nói rõ lý do tại sao các ứng dụng kiểu này đang bị cấm.

Tuy nhiên hành động này của Google được diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàn áp hoạt động mại dâm trực tuyến của các nền tảng sau dự luật FOSTA-SESTA ở Mỹ.

Ngoài những thay đổi về quy tắc của các ứng dụng hẹn hò, gã khổng lồ tìm kiếm cũng đang giới thiệu một chính sách mới sẽ xóa các tài khoản của các nhà phát triển nếu chúng không hoạt động trong vòng một năm.

Google cho biết họ sẽ đưa ra các ngoại lệ đối với các tài khoản có ứng dụng có hơn một nghìn lượt cài đặt hoặc với những lượt mua hàng trong ứng dụng gần đây, nhưng nếu nhà phát triển không tải lên ứng dụng hoặc đăng nhập vào Google Play Console trong suốt 12 tháng, thì tài khoản của họ sẽ có nguy cơ bị xóa.

Các bản cập nhật chính sách của Google cũng cung cấp thêm thông tin về những thay đổi đã thông báo trước đây của Google liên quan đến nạn spam Google Play và chọn không sử dụng các ID theo dõi quảng cáo.

Họ sẽ sớm cập nhật các chính sách để cấm “những đồ hoạ và văn bản (text) spam trong tiêu đề ứng dụng, biểu tượng (icons) và tên nhà phát triển”.

Chính sách quảng cáo của Google cũng sẽ được cập nhật để phản ứng tới những thay đổi về ID quảng cáo vào ngày 4 tháng 10 tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo The Verge

Xu hướng tiêu dùng của người Việt nhìn từ giỏ hàng thương mại điện tử

Việc bổ sung hàng loạt mặt hàng tươi sống vào danh mục sản phẩm cho thấy sự nhạy bén của các sàn thương mại điện tử trong dự đoán và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt.

Covid-19 là cú hích để thay đổi thói quen và hành vi của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn. Thói quen người dùng dịch chuyển từ đề cao sự nhanh chóng, tiện lợi, sang một lối sống an toàn cho sức khoẻ bản thân lên hàng đầu.

Người dùng không đến hàng quán, thay vào đó, tự tay chăm chút cho bữa ăn hàng ngày tại nhà. Từ đó, nhu cầu mua sắm đồ tươi sống trên các sàn thương mại điện tử, vừa đáp ứng nhu cầu hàng ngày, vừa hạn chế tiếp xúc càng được thúc đẩy.

Theo báo cáo năm 2020 của Công ty kiểm toán Deloitte, đại dịch khiến hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam giảm tần suất đến mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống, trong khi đó 25% cho biết tăng cường mua sắm trực tuyến.

Những món “lạ” trong giỏ hàng thương mại điện tử.

Chị Nguyễn Ngọc Hằng, 30 tuổi, là kiến trúc sư sống độc thân tại TPHCM. Chị cho biết ngày trước do công việc bận rộn, chị thường ăn bữa tối cùng bạn bè hoặc ở các quán nhỏ gần nhà cho tiện.

Thế nhưng nửa năm nay, chị Hằng chủ yếu làm việc tại nhà vì ảnh hưởng của dịch. Các cuộc tụ tập bạn bè cũng hạn chế, trong khi quán xá lại thường xuyên trong tình trạng tạm đóng cửa. Chị Hằng giờ có hai lựa chọn: Đặt đồ ăn về hoặc tự nấu.

Đi chợ online, chọn thực phẩm tươi sống ngay trên sàn thương mại điện tử là cách chị Hằng giải quyết những bữa ăn hàng ngày trong thời gian giãn cách.

Chị chia sẻ, trước đây, giỏ hàng mua sắm trực tuyến chủ yếu là mặt hàng mỹ phẩm, làm đẹp, thiết bị điện tử, nay đã có thêm quả vải, trái mướp, cá cam, đùi ếch hay mực cắt vòng… được giao nhanh 2-4 giờ (tại TP.HCM) để kịp nấu bữa ăn đủ chất.

“Đi chợ bây giờ thật sự là quá tiện và an toàn. Tôi chỉ cần vào app Lazada là có thể vào xem và chọn mua từ các đặc sản vùng miền như vải thiều Bắc Giang, khoai lang Đà Lạt… đến các thực phẩm nhập khẩu như cá hồi Na Uy, cherry Australia… được bày bán trên LazMall. Các mặt hàng tươi sống được sơ chế, giúp tôi không mất nhiều thời gian nấu nướng”, chị Hằng cho biết.

Chị Hoàng Như (33 tuổi, nhân viên văn phòng tại quận 1, TP.HCM) vốn thường xuyên mua sắm các vật dụng chăm sóc nhà cửa, mỹ phẩm, sách trên sàn TMĐT.

Trong thời gian ở nhà làm việc, hạn chế đến nơi đông người, chị Như tăng cường mua các thực phẩm tươi sống trên Lazada.

“Vốn là khách quen trên các sàn thương mại điện tử, tôi thấy việc mua sắm online tiện lợi, tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc.

Ví dụ, tôi có thể thu thập các khuyến mại, voucher mua sắm, free ship và những ưu đãi riêng của nhà bán trên Lazada giúp tiết kiệm kha khá chi phí.

Nhờ vậy, tôi cũng tăng cường chọn mua các loại thực phẩm tươi sống trên app này để chăm lo bữa ăn cho cả nhà mà vừa không phải ra ngoài, vừa tiết kiệm chi phí”, chị Như chia sẻ.

Dịch Covid-19 tạo ra những thay đổi trong hành vi, thói quen tiêu dùng của người Việt. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu của các sàn thương mại điện tử lẫn sự thay đổi danh mục mua sắm trong giỏ hàng của người tiêu dùng.

Theo thống kê của Lazada, đầu năm 2019 – thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, thiết bị điện tử và thời trang là hai mặt hàng bán chạy nhất.

Tuy nhiên, trong một tháng qua, sàn này ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong số lượng tìm kiếm các từ khóa liên quan nhóm hàng bách hoá – thực phẩm, lên tới 40%.

Tính riêng từ tháng 5 đến nay, hơn 12 tấn thịt gà, 7 tấn thịt heo và 6 tấn trái cây đã được tiêu thụ thông qua Lazada.

Thậm chí, trong tháng 6, chương trình “Deal chớp nhoáng” của Lazada còn lập nhiều dấu mốc kỷ lục mới khi 2 tấn thịt gà và 800 kg nho đỏ được bán ra trong vòng lần lượt 24 giờ và 12 giờ.

Những con số này đóng góp vào mức tăng trưởng hơn 50% của ngành hàng thực phẩm tươi sống trên ứng dụng này.

Ước tính, mỗi ngày, số lượng người mua và sức mua, tính cả số lượng đơn hàng lẫn sản phẩm bán ra, tăng gần 70%, trải đều khắp các mặt hàng từ rau củ, thịt cá, trái cây tươi, đặc biệt là nho, táo và vải thiều.

Thay đổi để thích nghi.

So với các kênh truyền thống, mua thực phẩm tươi sống thông qua sàn thương mại điện tử dường như là lời giải cho những băn khoăn, lo lắng của người tiêu dùng trong thời dịch: Hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc gần, thanh toán không tiền mặt, không cần xếp hàng, chờ đợi…

Nhiều dự báo cho rằng thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt tiếp tục duy trì thời hậu dịch. Theo đó, sàn thương mại điện tử cần đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng, phong phú của người dùng Việt.

Trong đó, việc đẩy mạnh mặt hàng tươi sống, đảm bảo quy trình vận chuyển an toàn, giao hàng nhanh… là những yếu tố giúp sàn thương mại điện tử được người dùng chọn lựa, để cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, sở hữu hệ thống logistics rộng khắp, khả năng hợp tác chiến lược với các nhà bán uy tín, Lazada cho thấy năng lực đáp ứng nhu cầu của người dùng trong giai đoạn mới.

Tính đến nay, Lazada hợp tác gần 40 nhà bán gồm: CP, Saigonfood, Topmeal, Gà ngon 3F, Thực phẩm Megadeli, Thịt heo Thảo mộc Sagri, Vfood, Terrisa Direct, 3Sach Food, GKitchen,… đảm bảo nguồn cung phong phú cho ngành hàng thực phẩm tươi sống.

Bên cạnh những chiến lược cạnh tranh về giá và hình thức giao hàng nhanh và an toàn, Lazada còn thường xuyên có hoạt động nhằm nâng cấp, tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng có thể kể đến như việc tổ chức các minigame như Lướt để nhận thêm xu, Mua đơn hàng – Hoàn ngay xu, Đập trứng… có thể quy đổi thành tiền và giảm trực tiếp vào hóa đơn hoặc các voucher mua sắm khác.

Khách hàng của Lazada không chỉ có thể sắm, đi chợ mà còn có thể giải trí thư giãn.

Những nỗ lực đa dạng hóa ngành hàng, tăng cường năng lực kinh doanh, đáp ứng hầu hết nhu cầu hàng ngày của người dùng giúp sàn TMĐT dần trở thành kênh mua sắm phổ biến của người dùng hiện đại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Mặc dù các ứng dụng mạng xã hội âm thanh (audio social network) có thể đang là ‘trending’ ở thời điểm hiện tại, các ‘bản sao’ của TikTok tiếp tục đạt được sức hút trên YouTube, Snapchat và Instagram. 

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Thì TikTok vẫn giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống dụng hàng tháng của Sensor Tower cho tháng 4 năm 2021.

TikTok tiếp tục giữ vị thế TOP ứng dụng được tải xuống nhiều nhất hàng tháng

Mặc dù các ứng dụng mạng xã hội âm thanh (audio social network) có thể đang là ‘trending’ ở thời điểm hiện tại, các ‘bản sao’ của TikTok tiếp tục đạt được sức hút trên YouTube, Snapchat và Instagram, thì TikTok vẫn giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống dụng hàng tháng của Sensor Tower cho tháng 4 năm 2021.

Như bạn có thể thấy ở trên, TikTok đã tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng tải xuống trong ứng dụng về tổng thể.

Mặc dù đang bị cấm ở Ấn Độ, vốn là thị trường người dùng lớn nhất của nó tại thời điểm nó bị loại bỏ và một lượng lớn những đối thủ đã nhanh chóng phát triển ứng dụng để thay thế, ngày càng nhiều người dùng vẫn tiếp tục sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này.

Theo giải thích của Sensor Tower:

“TikTok là ứng dụng (Không bao gồm ứng dụng Game) được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào tháng 4 năm 2021 với hơn 59 triệu lượt cài đặt. Các quốc gia có số lượt cài đặt TikTok lớn nhất là Brazil với 13%, tiếp theo là Douyin ở Trung Quốc với 12%.”

Sự phát triển của TikTok là đáng kể, đặc biệt là khi đang phải đối mặt với hàng loạt mối ‘quan ngại’ và tranh cãi đang diễn ra, và như đã lưu ý, nhiều đối thủ hơn cũng đang nhanh chóng phát triển các ứng dụng video dạng ngắn tương tự.

Đầu tiên có lẽ là YouTube, gần đây đã báo cáo rằng Shorts (phiên bản ứng dụng video dạng ngắn của YouTube) của họ hiện đang tạo ra 6,5 ​​tỷ lượt xem mỗi tháng.

Tiếp đó, Spotlight của Snapchat hiện đã có được khoảng 125 triệu người dùng hàng tháng và Instagram Reels vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý.

Tuy nhiên, ngay cả khi các video dạng ngắn khác đang phát triển, động lực của TikTok vẫn được duy trì, đây là một dấu hiệu tích cực cho nền tảng khi nó liên tục cập nhật tính năng để phát triển sang giai đoạn tiếp theo, bao gồm nhiều công cụ tạo doanh thu và kinh doanh hơn cho nhà sáng tạo.

Danh sách các ứng dụng hàng đầu của Sensor Tower hầu như không thay đổi so với tháng trước, với sự bổ sung đáng chú ý duy nhất là ứng dụng phát trực tuyến (Streaming) của Ấn Độ ‘Hotstar’ lọt top 10 ứng dụng có lượt tải xuống nhiều nhất của Google Play.

Với Facebook, vẫn thống trị bảng xếp hạng tổng thể với việc sở hữu 4 trong số 10 ứng dụng hàng đầu ở tất cả các hạng mục.

Nếu trước đây bạn không coi trọng TikTok, thì có lẽ giờ đây đã đến lúc bạn nên đánh giá và xem xét lại các tùy chọn quảng cáo của nó trong chiến lược truyền thông tiếp thị mạng xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok sắp ra mắt tuỳ chọn quảng cáo và hiển thị sản phẩm mới

TikTok sẽ tung ra một loạt các sản phẩm quảng cáo mới tập trung vào thương mại điện tử nhằm mục tiêu tối đa hóa tiềm năng doanh thu của mình.

quảng cáo

Theo báo cáo của Business Insider, TikTok đang tìm cách bổ sung một loạt các công cụ mua sắm trong luồng (in-stream shopping) mới khi họ tiếp tục khám phá tiềm năng thương mại điện tử của mình.

quảng cáo

Quảng cáo bộ sưu tập – Collection Ads.

Tùy chọn mới đầu tiên là ‘Quảng cáo bộ sưu tập’, sẽ cho phép các thương hiệu kết hợp danh sách các danh mục sản phẩm và video có thương hiệu của họ để hướng người dùng đến các sản phẩm có liên quan từ video.

TikTok cũng đang tìm cách thêm ‘Quảng cáo sản phẩm động’ (Dynamic Product Ads), sẽ tự động nhắm mục tiêu lại người dùng bằng các sản phẩm có liên quan theo hoạt động của họ trong ứng dụng và website của nhà quảng cáo.

quảng cáo tiktok

Bên cạnh đó, tuỳ chọn ‘Promo Tiles’ sẽ cho phép các nhà quảng cáo thêm thông báo khuyến mãi và bán hàng có thể tùy chỉnh vào quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của họ.

Và ‘Showcase Tiles’ sẽ cho phép những nhà sáng tạo quảng cáo sản phẩm trong video của họ với một liên kết sản phẩm có liên quan ở phần dưới cùng của màn hình.

Một số tuỳ chọn này tương tự như các sản phẩm thương mại điện tử của TikTok trong phiên bản tiếng Trung ‘Douyin’ tại thị trường Trung Quốc.

quảng cáo tiktok

Phần lớn doanh thu của TikTok đến từ thương mại điện tử trong ứng dụng.

Douyin hiện tạo ra phần lớn doanh thu của mình từ các hoạt động thương mại trong ứng dụng thay vì bán quảng cáo, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy TikTok đang tìm cách thêm những thứ tương tự cũng như việc tích hợp thêm hoạt động mua sắm và khám phá sản phẩm vào ứng dụng.

Trong một ghi chú kèm theo, TikTok nói rằng 47% người dùng của họ đã mua một thứ gì đó mà họ đã thấy trên TikTok, trong khi nền tảng này cũng tuyên bố rằng hoạt động kinh doanh quảng cáo tại Mỹ của họ đã tăng trưởng hơn 500% trong năm qua.

Tất nhiên, điều này còn liên quan đến tốc độ tăng trưởng người dùng ứng dụng của nó – TikTok cũng lưu ý rằng hiện tại ứng dụng này có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) ở Mỹ và 732 triệu trên toàn cầu.

Phần lớn người dùng của TikTok ở độ tuổi dưới 24 (chiếm khoảng 59% và 17% người dùng từ 13 đến 17 tuổi. Điều này hứa hẹn mang lại cho TikTok một cơ hội để trở thành ‘ứng cử viên sáng giá’ trong thị trường truyền thông mạng xã hội .

Đây là lý do tại sao Facebook đang rất ‘quan tâm’ đến TikTok, khi TikTok chiếm được lượng người dùng ở độ tuổi trẻ như vậy, TikTok sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển liên tục.

Theo một nghiên cứu, đối tượng trẻ tuổi cũng đang có tác động rất lớn đến chi tiêu, họ sẽ cho phép TikTok tạo cơ hội chia sẻ doanh thu tốt hơn và đảm bảo những nhà sáng tạo hàng đầu của mình được ‘trả phí’ một cách xứng đáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook thử nghiệm ứng dụng “hẹn hò” mới

Nhóm thử nghiệm sản phẩm mới của Facebook đã bắt đầu thử nghiệm ứng dụng hẹn hò với tên gọi là ‘Sparked’, sẽ cho phép người dùng sử dụng video dài 4 phút để tìm kiếm những mối quan hệ phù hợp.

Như bạn có thể thấy ở đây, ứng dụng không hướng đến thao tác ‘vuốt chọn’ (trái hoặc phải) như những ứng dụng hẹn hò khác và thay vào đó là cung cấp các kết quả phù hợp cụ thể hơn dựa trên các đặc điểm mà bạn đã lưu ý trên nền tảng.

Sau đó, bạn có tùy chọn để thực hiện các cuộc trò chuyện video ngắn với các kết quả tiềm năng phù hợp, đây cũng chính là lúc ‘cả hai’ sẽ quyết định có đi tiếp hay không.

Theo thông tin phía The Verge, Sparked nêu bật các tính năng chính của nó là “không có hồ sơ công khai, không vuốt chọn, không gửi tin nhắn trực tiếp”, một lần nữa đây cũng là cách để phân biệt Sparked với Tinder và các nền tảng hẹn hò phổ biến khác.

Facebook đã xác nhận rằng ứng dụng hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm beta nhỏ.

Và hiện chưa có kế hoạch chạy rộng rãi ở giai đoạn này.

Hẹn hò là một yếu tố thú vị để Facebook khám phá, đặc biệt là xem xét tất cả dữ liệu mà Facebook có về sở thích, thói quen, sở thích của mọi người, v.v.

Không rõ Sparked sẽ kết nối như thế nào với sự hiện diện thường xuyên trên Facebook của bạn, nhưng với chiều sâu thông tin có được, về mặt lý thuyết, Facebook có thể cung cấp cho bạn nhiều kết quả phù hợp hơn bất kỳ ứng dụng nào khác.

Sparked cũng đang tìm cách tăng cường nhấn mạnh vào ‘lòng tốt’ trong quá trình xây dựng ứng dụng hiện tại, bằng cách yêu cầu người dùng trả lời câu hỏi liên quan trước khi được Facebook phê quyệt sử dụng ứng dụng.

Ứng dụng mới này được thử nghiệm bởi nhóm phát triển sản phẩm mới của Facebook – ‘New Product Experimentation’ (NPE).

Nhiệm vụ chính của nhóm NPE của Facebook về cơ bản là ném tất cả các ý tưởng có thể vào thực tế và xem liệu nó có bất cứ điều gì phù hợp hay không.

Điều này có nghĩa là khi khởi chạy một ứng dụng, bên cạnh việc tập trung phát triển và mở rộng chính ứng dụng đó thì nhóm này cũng có một mục tiêu khác đó là sử dụng những điều học được từ ứng dụng mới vào các sản phẩm khác hiện có của Facebook.

Gọi điện bằng video đã trở thành một tiêu điểm lớn trong nhiều trong năm qua, với đại dịch đã thúc đẩy việc mọi người phải tìm những cách khác nhau để kết nối, điều này cũng đã có tác động lớn đến bối cảnh hẹn hò hiện tại.

Việc kết nối và hẹn họ qua video như thế này cũng có thể cung cấp một giải pháp thay thế an toàn hơn cho các buổi gặp mặt trực tiếp, điều này có thể mang lại sự đảm bảo và thoải mái hơn nữa cho cả hai phía.

Sparked sẽ chỉ là bổ sung cho Facebook Dating hay là một ứng dụng hẹn hò tách biệt với Facebook thì vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Tất cả chúng ta sẽ phải chờ xem điều gì sẽ đến với Sparked trong giai đoạn tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P4)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số các chỉ số để theo dõi sự tăng trưởng của ứng dụng, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

tăng trưởng ứng dụng

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

6. Lifetime Value (LTV).

LTV hay giá trị trọn đời là số tiền dự báo mà khách hàng sẽ chi tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong suốt khoảng thời gian mà khách hàng sử dụng.

Số liệu này có thể giúp bạn chuyển từ tư duy kinh doanh dựa trên giao dịch tập trung một lần sang giá trị lâu dài của khách hàng nhờ quá trình lặp đi lặp lại.

Giá trị trọn đời là một chỉ số quan trọng, đặc biệt là khi bạn khớp với chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC), điều mà bạn sẽ được tìm hiểu trong phần bên dưới.

Nếu bạn biết giá trị của khách hàng sẽ là bao nhiêu trong suốt khoảng thời gian bạn kết nối với họ, thì bạn có thể đưa ra những quyết định thông minh hơn về chi phí cũng như việc chi tiêu những gì để có được khách hàng.

Một nguyên tắc chung là nếu LTV/CAC < 3, bạn đang chi quá nhiều cho việc chuyển đổi.

Làm thế nào để bạn tính toán LTV?

Để tính LTV, chúng ta cần một số chỉ số khác như người dùng rời bỏ (User Churn) và ARPU.

LTV = ARPU (Doanh thu trung bình định kỳ hàng tháng trên mỗi khách hàng) ÷ UCR (Tỷ lệ khách hàng rời bỏ).

Với công thức này, bạn có thể cải thiện LTV của mình bằng cách cải thiện tỉ lệ rời bỏ hoặc doanh thu trung bình hàng thàng của khách hàng.

7. Customer Acquisition Cost (CAC).

Một quy tắc kinh doanh đơn giản là bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn số tiền bạn chi tiêu.

CAC là số tiền được chi tiêu để có được một khách hàng (mua hàng) mới.

Để có lợi nhuận, hiểu một cách đơn giản nhất, chi phí để có được khách hàng sẽ cần phải thấp hơn giá trị lâu dài của họ với tư cách là khách hàng.

Phương pháp dễ nhất để tính CAC là cộng tất cả các chi phí để có được một khách hàng và chia nó cho tổng số khách hàng mới. Chi phí ở đây có thể bao gồm chi phí marketing, nhân sự, bán hàng, khuyến mãi,… v.v.

CAC = (Tổng chi phí marketing + Tổng chi phí bán hàng) ÷ Số lượng khách hàng mới có được

Bạn theo dõi CAC để làm gì?

CAC thường phục vụ hai mục đích chính:

  • Hiểu mức chi phí tối đa bạn có thể chi trả để có được một khách hàng.
  • Tìm cách tối ưu CAC để tăng hiệu quả marketing và lợi nhuận bán hàng.

Nếu LTV/CAC nằm ở các mức 3:1, 4:1 hoặc 5:1 thì đây được coi là tỷ lệ tốt để phát triển doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể giúp bạn chọn và đầu tư vào các kênh chuyển đổi phù hợp nhất với doanh nghiệp.

8. Quick Ratio (QR).

Quick Ratio hay hệ số thanh khoản của một công ty (SaaS) là ​​phép đo hiệu quả tăng trưởng của công ty đó.

Nó giúp bạn trả lời câu hỏi, “Một công ty có thể tăng trưởng doanh thu một cách đáng tin cậy như thế nào với tốc độ khách hàng rời bỏ hiện tại?”

Trước tiên, hãy nói về cách tính hệ số thanh khoản cho công ty SaaS của bạn.

Để tính toán QR, bạn chỉ cần chia MRR (doanh thu định kỳ hàng tháng) đạt được cho MRR bị mất. Tỷ lệ QR này trên 1.0 có nghĩa là công ty bạn đang phát triển, ngược lại khi tỷ lệ này dưới 1.0 có nghĩa là công ty đang hoạt động không hiệu quả.

Tỷ lệ này càng cao thì công ty càng tăng trưởng lành mạnh và bền vững.

QR = (MRR mới + MRR mở rộng + MRR tái kích hoạt) ÷ (MRR sụt giảm + MRR rời bỏ)

Trong đó:

  • MRR mới: MRR từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR từ khách hàng hiện tại (trả thêm phí hoặc nâng hạng khách hàng).
  • MRR tái kích hoạt: MRR từ những khách hàng rời bỏ sau đó kích hoạt lại tài khoản của họ và tiếp tục sử dụng.
  • MRR sụt giảm: MRR bị mất từ ​​khách hàng hiện tại (hạ gói giá).
  • MRR rời bỏ: MRR bị mất từ ​​những khách hàng rời bỏ hoặc huỷ hợp đồng.

Giả sử một công ty có mức tăng trưởng MRR là 10.000 USD. Sự tăng trưởng đó có thể được tạo nên từ bất kỳ sự kết hợp nào của các loại MRR ở trên và chỉ số QR cho bạn thấy sự khác biệt về “hiệu quả tăng trưởng” giữa các chỉ số MRR đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P3)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

5. Average Revenue Per User (ARPU).

ARPU hay doanh thu trung bình trên mỗi người dùng là thước đo mức doanh thu bạn có được với mỗi khách hàng đang hoạt động.

Để tính toán nó, hãy chia MRR của bạn cho tổng số người dùng đang hoạt động trong tháng đó.

ARPU = MRR ÷ Khách hàng đang hoạt động (Active Customers).

Việc đo lường chỉ số ARPU giúp các công ty khởi nghiệp có thể mở rộng quy mô. Nếu ARPU của bạn thấp, bạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các vấn đề về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ.

Ví dụ: nếu mỗi khách hàng chỉ trả 5 USD mỗi tháng, bạn sẽ không có thêm nhiều doanh thu để tăng trưởng. Chi phí mà bạn tiêu tốn cho bộ phận hỗ trợ (Support, CS, IT….) với khách hàng đó sẽ hầu như chiếm hết toàn bộ doanh thu hàng tháng mà bạn có từ họ.

ARPU sẽ quyết định chiến lược phát triển của bạn theo nhiều cách. ARPU thấp có nghĩa là bạn sẽ cần thu hút rất nhiều khách hàng hơn để đạt được 1 triệu USD doanh thu quay vòng hàng năm (ARR).

Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ không thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp (1-1) qua điện thoại hoặc tiêu tốn quá nhiều chi phí để có được một khách hàng.

Nếu bạn chi tiêu nhiều tiền cho khách hàng hơn số tiền họ có thể trả cho bạn, rõ ràng là bạn sẽ sớm phá sản.

Theo dõi ARPU của bạn cũng giúp bạn hiểu sở thích của khách hàng của mình hơn. Nếu có nhiều khách hàng chọn các gói giá cao hơn, bạn sẽ thấy ARPU của mình tăng lên.

Có hai cách để bạn có thể tăng ARPU của mình. Tăng kích thước gói giá trung bình mà khách hàng đăng ký (nâng cấp khách hàng lên mức cao hơn) hoặc bán thêm họ bằng các tiện ích bổ sung và dịch vụ mở rộng.

Gói giá cao hơn:

Khi bạn tiếp tục thêm các tính năng vào sản phẩm của mình, bạn sẽ muốn phân tích hay xem xét lại các gói giá của mình.

Bạn có thể đưa ra một điểm giá cao hơn để thu hút nhiều khách hàng hơn không?

Bạn có đang cho đi quá nhiều với các gói cấp thấp hơn của mình không?

Việc phỏng vấn khách hàng có thể thực sự hữu ích trong việc xác định lý do tại sao họ chọn gói giá này hơn gói giá khác.

Tiện ích bổ sung:

Bạn cũng có thể chọn cung cấp thêm một số tính năng cho riêng từng khách hàng (hoặc nhóm khách hàng) bên ngoài các gói có sẵn.

Việc có thêm dù chỉ là một vài đô la mỗi tháng tháng cho mỗi khách hàng cũng có thể mang lại cho bạn doanh thu bổ sung nhiều hơn bạn nghĩ.

Hết phần 3 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P2)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định marketing tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

3. Monthly Recurring Revenue (MRR).

MRR hay doanh thu định kỳ hàng tháng là tất cả doanh thu định kỳ của bạn được chuẩn hóa thành số tiền hàng tháng.

Đây là số liệu thường được sử dụng trong các công ty chuyên về bán dịch vụ có khách hàng đăng ký như Netflix và các công ty về bán dịch vụ phần mềm SaaS.

Sự khác biệt chính giữa MRR và NR (Net Revenue – doanh thu thuần) là MRR được chuẩn hóa, có nghĩa là nó đại diện cho doanh thu chứ không phải bất kỳ khoản thu nhập nào. Doanh thu thuần là doanh thu thực tế thu được.

Doanh thu thuần NR có thể cao hơn hoặc thấp hơn MRR tùy thuộc vào điều khoản thanh toán và lịch trình các gói của bạn.

Ví dụ: Một tháng công ty có số lượng đăng ký gói hàng năm cao sẽ khiến doanh thu thuần cao hơn MRR, điều này đang chuẩn hóa gói hàng năm thành số tiền hàng tháng.

Doanh thu định kỳ MRR là mạch máu của bất kỳ SaaS nào. Đó là điều khiến việc xây dựng một SaaS trở nên hấp dẫn.

Nếu bạn phải lo lắng khi bán hàng một lần vì khác hàng đó có thể mãi mãi không quay lại với bạn. Thì với sản phẩm có doanh thu đình kỳ, khách hàng tự động quay lại trả phí, mỗi tuần, mỗi tháng…theo cách tính phí của doanh nghiệp. Hãy coi Netflix là một ví dụ.

Nói chung, mặc dù đây là một chỉ số đơn giản, nhưng nó lại rất có ý nghĩa với doanh nghiệp, về mô hình kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp.

MRR sẽ được tính như thế nào?

MRR = Số lượng khách hàng x Số tiền trung bình trên mỗi hoá đơn.

Chẳng hạn, 10 khách hàng trả cho bạn trung bình 100 USD mỗi tháng có nghĩa là MRR= 10×100 = 1.000 USD.

Và nếu bạn muốn tính doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) của mình là bao nhiêu, bạn chỉ cần nhân MRR hiện tại của bạn với 12 (tháng).

Cách tính MRR mới hàng tháng.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, điều quan trọng là bạn phải theo dõi không chỉ MRR cao nhất mà còn cả những yếu tố tạo nên sự thay đổi trong MRR của bạn so với những tháng trước đó.

Nếu bạn đã có thêm 1.000 USD trong MRR mới, bạn sẽ muốn biết số tiền đó đến từ đâu, phải thế không?

Tính toán chỉ số này cũng tương đối dễ dàng khi sử dụng 3 yếu tố sau:

  • MRR mới: MRR được bổ sung thêm từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR được cộng thêm từ khách hàng hiện tại.
  • MRR rời bỏ (Churned MRR): MRR bị mất do khách hàng hủy dịch vụ hoặc hạ cấp dịch vụ từ đó làm giảm gói chi tiêu.

Khi này MRR thực mới (Net New MRR) = MRR mới + MRR mở rộng – MRR rời bỏ.

4. Churn Rate.

Churn Rate đề cập đến số lượng khách hàng hoặc người đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Tỷ lệ rời bỏ hàng năm (annual churn rate – ACR) của bạn là tỷ lệ phần trăm mà bạn đang mất người dùng của mình, tức những khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ của bạn.

Bạn cần lưu ý, ngay cả một tỷ lệ churn này nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến doanh thu của bạn theo thời gian.

Mặc dù bạn không thể tránh khỏi sự rời bỏ này – bạn sẽ mất người dùng, và bạn sẽ phải kiếm thêm khách hàng mới khác – đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn lập kế hoạch cho việc mở rộng công ty của mình.

Khách hàng rời bỏ thường bị bỏ qua vì cho rằng việc mang lại nhiều khách hàng mới hơn sẽ làm mất sự ảnh hưởng hay tác động của nó, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ rời bỏ cao sẽ khiến công ty bạn không bền vững và sẽ có tác động kép theo thời gian.

Nó cũng cho thấy các vấn đề có thể  là gốc rễ sâu hơn của vấn đề như sản phẩm, dịch vụ, thị trường, giá cả hoặc sự kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi.

Churn Rate sẽ được tính như thế nào?

Churn Rate thường được trình bày dưới dạng phần trăm doanh thu hoặc khách hàng bị mất trong một khung thời gian nhất định.

Người dùng rời bỏ (User churn) đại diện cho số lượng khách hàng bị mất trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó, doanh thu bị mất (revenue churn) biểu thị phần doanh thu bị mất do người dùng rời bỏ trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì doanh thu là mục tiêu cuối cùng, nên có thể lập luận rằng thay đổi doanh thu quan trọng hơn và phải là trọng tâm thực sự của doanh nghiệp.

User Churn (Khách hàng rời bỏ) = (Khách hàng đã hủy trong 30 ngày qua ÷ Khách hàng đang hoạt động 30 ngày trước) x 100.

Revenue Churn (Doanh thu bị mất) = (MRR bị mất hoặc giảm gói dịch vụ trong 30 ngày qua ÷ MRR 30 ngày trước) x 100.

Ví dụ:

User Churn Rate bằng 5% có nghĩa là 5% tổng số khách hàng mà bạn có 30 ngày trước đã hủy trong vòng 30 ngày qua.

Revenue Churn Rate bằng 5% có nghĩa là bạn đã mất năm phần trăm MRR của mình trong 30 ngày qua.

Lý tưởng nhất là một doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ rời bỏ dưới 5%, nhưng tỷ lệ rời bỏ cao hơn có thể được ‘điều hoà’ với lượng khách hàng mới và doanh thu mở rộng cao.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P1)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

1. Lead Velocity Rate (LVR).

Mục tiêu đầu tiên của bạn với tư cách là những người làm marketing hay nhà phát triển ứng dụng là liên tục tăng số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện của mình.

Lead Velocity Rate là tỷ lệ của tốc độ tăng trưởng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong một tháng so với tháng tham chiếu trước đó.

Khi được đo lường từ tháng này sang tháng khác, LVR có thể là một công cụ dự đoán mạnh mẽ về quỹ đạo kinh doanh, về cả doanh thu và lượng tăng trưởng người dùng.

Các chỉ số khác (ngay cả những chỉ số mà chúng ta sẽ thấy bên dưới) có xu hướng là các chỉ số tụt hậu ở chỗ chúng không đáng tin cậy trong việc dự đoán tăng trưởng kinh doanh.

Mặt khác, Lead Velocity Rate là một thước đo thời gian thực về hiệu suất bán hàng thực tế, đặc biệt khi nó được đo lường dựa trên các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

Nói chung, về cơ bản, nếu Lead Velocity Rate được sử dụng làm một trong những KPIs chính của tổ chức bán hàng của bạn và được áp dụng thường xuyên hàng tháng, thì đó là một chỉ báo mạnh mẽ về hiệu quả bán hàng của bạn cũng như sự tăng trưởng kinh doanh trong tương lai.

Cách tính LVR như thế nào?

Tính toán LVR đơn giản như tính toán phần trăm tăng trưởng:

LVR = (Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng này – Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước) ÷ Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước x 100

Từ đó, nếu bạn có 11 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng này và 10 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước, thì LVR hay tỷ lệ tốc độ tăng trưởng khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn là 10%.

2. Lead Conversion Rate.

Tương tự như LVR, số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện chuyển đổi thành khách hàng có trả tiền cũng rất quan trọng đối với khả năng phát triển của doanh nghiệp bạn.

Lead Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng là thước đo số lượng khách hàng tiềm năng được chuyển đổi thành khách hàng, thường là trong khoảng thời gian 30 ngày liên tục.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tốt hay xấu sẽ thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh của bạn. Ví dụ: một ứng dụng freemium có thể có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thấp hơn nhiều so với một ứng dụng có bản dùng thử miễn phí trong hai tuần.

Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc bạn đo lường nó một cách có chủ ý và nỗ lực để cải thiện số lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.

Bạn có thể cải thiện chỉ số này thông qua những trải nghiệm tương tác tốt hơn, nội dung định hướng hay giáo dục khách hàng tốt hơn…từ đó giúp khách hàng tiềm năng của mình tìm thấy và tận dụng những giá trị của ứng dụng của bạn tốt hơn.

Khi bạn có một số lượng khách hàng tiềm năng phù hợp, việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi có thể là một chặng đường dài thông qua việc bạn tối ưu hoá mọi trải nghiệm của khách hàng.

Cách tính LCR như thế nào?

Việc tính toán Lead Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng rất đơn giản miễn là bạn có khung thời gian phù hợp:

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng = (Số lượng khách hàng mới trong 30 ngày qua ÷ Số lượng khách hàng tiềm năng trong 30 ngày qua) x 100

Giả sử, nếu bạn có 12 khách hàng mới (Customer) trong 30 ngày qua và 100 khách hàng tiềm năng (Lead) trong 30 ngày qua, thì tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn sẽ là 12%.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Kuaishou IPO với 5 tỉ USD – Bạn cần biết gì về ứng dụng cạnh tranh với TikTok này

Cổ phiếu của ứng dụng video ngắn từ Trung Quốc Kuaishou bắt đầu giao dịch vào 05/02 tại sàn Hồng Kông, đánh dấu sự khởi đầu của công ty với tư cách là một công ty niêm yết công khai.

Costfoto | Barcroft Media | Getty Images

Cổ phiếu của công ty ứng dụng video ngắn đến từ Trung Quốc Kuaishou chính thức đi vào giao dịch sàn tại Hồng Kông, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đời là một công ty niêm yết công khai.

Cổ phiếu của Kuaishou tăng gần 200%, mở cửa ở mức 338 đô la Hồng Kông. Công ty định giá cổ phiếu của mình là 115 đô la Hồng Kông. Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã huy động được 41,28 tỷ đô la Hồng Kông (5,32 tỷ USD) cho công ty.

Nhưng Kuaishou là gì và nó kiếm tiền như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin sau đây về ứng dụng được cho là đối thủ ‘nặng ký’ của TikTok này.

Kuaishou làm gì? 

Công ty được thành lập vào năm 2011 và khởi đầu là một ứng dụng di động có tên là GIF Kuaishou, cho phép người dùng tạo ra các hình ảnh động gọi là GIF.

Vào năm 2013, nền tảng truyền thông xã hội và video ngắn đã được ra mắt, sau đó là phát trực tiếp vào năm 2016.

Các ứng dụng của Kuaishou hiện có 769 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Nó cũng đang bắt đầu đẩy mạnh sang các lĩnh vực khác như thương mại điện tử.

Kuaishou kiếm tiền bằng cách nào?

Kuaishou đã mang lại doanh thu 40,68 tỷ nhân dân tệ (6,2 tỷ USD) trong 09 tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2020 – tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, công ty đã thua lỗ trong giai đoạn đó, báo cáo khoản lỗ ròng đã điều chỉnh là 7,24 tỷ nhân dân tệ do chi phí marketing tăng cao.

Kuaishou cho biết họ có 262,4 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) cho ứng dụng của mình trong chín tháng đầu năm 2020, tăng từ 165,2 triệu trong cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, người dùng có trả phí hàng tháng của họ đã tăng lên 59,9 triệu từ 48,5 triệu trong giai đoạn đó.

Ứng dụng này kiếm tiền từ người dùng của mình theo một số cách:

1. Phát trực tiếp:

Nguồn doanh thu chính của ứng dụng này là hoạt động kinh doanh phát trực tiếp (Live-streaming). Điều này liên quan đến việc người dùng mua các vật phẩm ảo từ Kuaishou để tặng cho những người phát trực tuyến yêu thích của họ.

Doanh thu từ phát trực tiếp mang lại 25,31 tỷ nhân dân tệ doanh thu trong chín tháng đầu năm 2020, chiếm khoảng 62% tổng doanh thu toàn ứng dụng.

2. Quảng cáo và tiếp thị trực tuyến:

Kuaishou cũng kiếm tiền từ các dịch vụ tiếp thị trực tuyến (digital marketing) hoặc quảng cáo, mang lại 13,34 tỷ nhân dân tệ trong chín tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chiếm khoảng 32% tổng doanh thu.

3. Thương mại điện tử và trò chơi:

Hãng công nghệ Trung Quốc cũng đã bắt đầu mạo hiểm vào lĩnh vực thương mại điện tử và trò chơi trên ứng dụng di động. Người dùng có thể mua các mặt hàng từ những người phát trực tuyến thông qua ứng dụng Kuaishou.

Kuaishou nói rằng các giao dịch trị giá 204,06 tỷ nhân dân tệ đã được tạo điều kiện thông qua ứng dụng của mình trong chín tháng đầu năm 2020 – tăng hơn 1.100%. Không phải tất cả những điều này sẽ chuyển trực tiếp thành doanh thu cho Kuaishou.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

3 điều thương hiệu nên cân nhắc cho thiết bị di động

Người dùng Android toàn cầu trung bình đã dành 27% giờ thức trên thiết bị di động trong năm 2020, tăng 20% so với năm 2019, theo App Annie.

Do đó, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta đang tận dụng tối đa các hệ sinh thái khác nhau có thể mang lại. Các thương hiệu cần bắt đầu nghĩ về thiết bị di động như một cách sống còn chứ không chỉ là một thiết bị hay màn hình thông thường.

CRM là cốt lõi của ứng dụng.

CRM hay Quản lý mối quan hệ khách hàng là cốt lõi của ứng dụng – một ứng dụng tốt sẽ trở thành tâm điểm tương tác của khách hàng với thương hiệu.

Ví dụ: các ứng dụng như Amazon và Sainsbury’s Nectar, v.v. từng là sự phát triển bùng nổ của một website, giờ đây ứng dụng là điểm đến mặc định để tra cứu bất cứ điều gì liên quan đến lịch sử của bạn với các thương hiệu, cũng như cách dễ dàng nhất để sử dụng dịch vụ của họ.

Trong thời đại ngày nay, CRM là cách dễ nhất để bắt đầu và xây dựng các cuộc trò chuyện được cá nhân hóa, vì vậy các thương hiệu có thể sử dụng nó để tận dụng những lợi ích đó: thay đổi hành vi; giữ chân người dùng; tạo dựng niềm tin; và hiểu rõ về nhu cầu cũng như lịch sử đặt hàng của người dùng.

Bạn vẫn phải chứng minh giá trị cho khách hàng của mình; bạn phải đặt nhu cầu của họ lên trước lợi ích của bạn.

Ngoài việc làm cho khách hàng của bạn gắn bó hơn, có nhiều khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn hơn những đối thủ khác, bạn còn có thể bắt đầu mở khóa những thông tin chi tiết về các kiểu chi tiêu, dữ liệu giao dịch của họ cũng như hành vi và sở thích của họ.

Hãy chứng minh ứng dụng của bạn xứng đáng để chiếm lấy một vị trí trên điện thoại của khách hàng.

Khách hàng có nhiều khả năng sử dụng một ứng dụng hơn nếu nó tốt và ngược lại, nếu nó được coi là một thứ rác rưởi, họ sẽ không muốn tương tác hoặc chia sẻ nó.

Tương tự với một website dành cho thiết bị di động – đừng ép mọi người tải ứng dụng của bạn ngay lập tức sẽ khiến họ khó chịu.

Trước tiên, hãy cung cấp cho họ trải nghiệm tuyệt vời trên website, chứng minh rằng ứng dụng của bạn xứng đáng với dung lượng trên điện thoại của họ và nó sẽ có thể sử dụng được.

Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là đặt nhiều rào cản hơn giữa người dùng của bạn và nội dung mà họ mong muốn.

Điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn hiểu hệ sinh thái của người dùng. Điều chỉnh nhu cầu của bạn với khách hàng và không đặt bất kỳ rào cản nào.

Khách hàng mong muốn trải nghiệm di động sẽ liền mạch và phù hợp. Công việc của bạn là tạo điều kiện cho điều đó. Bạn giúp đỡ họ thì cuối cùng họ sẽ giúp đỡ bạn.

Trải nghiệm khách hàng tốt có nghĩa là khách hàng của bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn. Theo một nghiên cứu từ PWC, 86% người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm khách hàng tuyệt vời hơn.

Đừng làm những thứ chỉ bởi vì bạn có thể làm nó.

Mọi tương tác mà khách hàng có với thương hiệu của bạn sẽ thông báo các trải nghiệm của họ, bất kể tương tác này xảy ra trên kênh nào.

Khi nghĩ về trải nghiệm trên thiết bị di động, bạn có thể dễ dàng bỏ qua hoặc quên hành trình của người dùng máy tính để bàn. Mọi người muốn có được trải nghiệm phù hợp với họ mọi lúc mọi nơi.

Đối với hành trình khách hàng, hãy đảm bảo cung cấp các công cụ phù hợp để mọi người hoàn thành hành trình đó một cách hiệu quả cả bên ngoài ứng dụng mà bạn đã dành rất nhiều thời gian để phát triển.

Đừng ép buộc khách hàng của bạn phải trải nghiệm các kênh mà bạn lựa chọn.

Thiết bị di động và ứng dụng đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Đó là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp củng cố lòng trung thành, sự công nhận thương hiệu và hợp lý hóa trải nghiệm của khách hàng.

Chỉ cần nhớ rằng mặc dù thiết bị di động là một con đường thú vị và đáng giá, nhưng với mọi thứ, bạn nên làm tốt nhất có thể.

Đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu, chứng minh rằng bạn có thứ gì đó để cung cấp và nhớ ưu tiên những cuộc trò chuyện được cá nhân hóa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google: Các ứng dụng ‘nhanh nhẹn’ phát triển thịnh vượng trong ‘thời kì bình thường mới’

Mức độ tương tác của người tiêu dùng với các ứng dụng đã tăng lên trong bối cảnh đại dịch. Theo nghiên cứu mới từ công ty phân tích và dữ liệu di động App Annie, mỗi người trung bình hiện dành hơn 3h mỗi ngày cho các ứng dụng.

Việc nhiều người trong chúng ta thực hiện cuộc gọi điện video, quét mã QR để theo dõi liên hệ và đặt hàng tạp hóa hàng tuần đã trở thành nhu cầu thiết yếu.

Chúng ta biết rằng các ứng dụng cho phép các doanh nghiệp mang đến trải nghiệm người dùng mượt mà hơn, nhanh hơn và được cá nhân hóa hơn.

Trong một năm ‘chưa từng có’ này, các ứng dụng cũng đã trở thành một nền tảng quan trọng mà các thương hiệu có thể sử dụng để phát triển nhanh chóng và đáp ứng với sự thay đổi động lực của thị trường.

Google đã nói chuyện với các giám đốc điều hành của 05 ứng dụng đã phát triển mạnh trong năm nay. Những câu chuyện và kinh nghiệm của họ cung cấp những hiểu biết quan trọng để giúp các nhà làm marketing hiểu hơn về cách đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hỗn loạn.

Ứng dụng Bolt – Tiếp cận khách hàng bằng sự đổi mới

“Chúng tôi đã đạt được những con số kỷ lục, và sau đó trong vòng hai tuần, hầu hết các thành phố ở châu Âu đã quyết định đóng cửa”, người đồng sáng lập Bolt và Phó chủ tịch về tính bền vững, Martin Villig cho biết.

Khách hàng bất ngờ bị ‘kẹt’ ở nhà. Bolt đã đáp lại bằng cách mở rộng quy mô một dịch vụ hoàn toàn mới: giao hàng tạp hóa.

Trong vòng 10 ngày, ứng dụng được cập nhật đã cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa không tiếp xúc mới từ các chuỗi siêu thị lớn ở các bang Baltic.

Điều này bổ sung cho dịch vụ giao hàng tại nhà hàng hiện có của Bolt. Villig nói: “Đây là một cách chúng tôi có thể cung cấp nhiều chuyến đi hơn và cơ hội kiếm tiền nhiều hơn cho tài xế của mình.

Bolt cũng nhanh chóng di chuyển để đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ xe điện của mình. Điều này dựa trên nhu cầu từ các thành phố đột nhiên nhận thấy họ cần các lựa chọn mở rộng để người dân di chuyển xung quanh thị trấn.

Dịch vụ xe tay ga đã cung cấp cho người dùng một giải pháp thay thế an toàn cho các phương tiện giao thông công cộng đông đúc.

Những gì chúng tôi rút ra được: Trong những tình huống không chắc chắn này, Bolt đã thay đổi thế trận bằng cách phát hiện những cơ hội mới và nhanh chóng vận động.

Ứng dụng Starling Bank: Tái định vị chiến lược sản phẩm để đáp ứng các ưu tiên mới

Là một ngân hàng lấy khách hàng làm trung tâm, Starling đã nhanh chóng cung cấp các giải pháp ngân hàng kỹ thuật số cao hơn nữa trong thời kì đóng cửa.

Ngân hàng đẩy nhanh việc ra mắt thẻ Connected. Đây là một thẻ ghi nợ bổ sung mà khách hàng cao tuổi hoặc ‘người dễ bị ảnh hưởng’ có thể đưa cho bạn bè hoặc hàng xóm để thanh toán cho việc mua sắm của họ khi họ ở nhà.

“Tại Starling, chúng tôi đã điều chỉnh chiến lược và sản phẩm của mình để thay đổi nhu cầu của khách hàng trong những thời điểm bất thường này”, Maria Milenkova, giám đốc cấp cao của Starling cho biết.

Những gì chúng tôi học được: Bằng cách điều chỉnh nhu cầu mới và cấp bách của khách hàng, doanh nghiệp đảm bảo rằng họ có thể giúp đỡ – và tạo ra sự trung thành lâu dài.

Ứng dụng Muzmatch: Đổi mới nhanh chóng để phục vụ khách hàng theo những cách mới

Người sáng lập và Giám đốc điều hành Muzmatch, Shahzad Younas, phát triển ứng dụng tự học này tại quê nhà vào năm 2012.

Younas cho biết: “Trong đại dịch, một trong những điều đối với chúng tôi là giúp mọi người kết nối ở mức độ cá nhân khi họ không thể gặp nhau”.

Trong thời gian kỷ lục, Ông và nhóm của mình đã thiết kế, phát triển và khởi chạy tính năng trò chuyện video trong ứng dụng trong một môi trường an toàn và được kiểm soát.

Younas nói: “Người dùng của chúng tôi đang nắm bắt thực tế mà chúng tôi đang có. “Không ai biết điều này sẽ tiếp diễn trong bao lâu, vì vậy khi mọi người tìm thấy ai đó đặc biệt, họ không muốn chờ đợi”.

Điều chúng tôi học được: Đừng bao giờ đánh mất tinh thần khởi nghiệp của bạn. Bạn phải di chuyển nhanh chóng nếu không những người khác có thể đến đó trước bạn.

Ứng dụng Bending Spoons: Hình thành quan hệ đối tác để phục vụ những điều tốt đẹp hơn

Bending Spoons thiết kế và phát triển một loạt các ứng dụng ảnh, video, sức khỏe và thể dục tiếp cận hàng trăm nghìn người dùng mỗi ngày.

Với sự xuất hiện của đại dịch, nhóm đã quyết định phân bổ thời gian và nguồn lực đáng kể để làm việc với chính phủ Ý để phát triển một ứng dụng theo dõi liên lạc COVID-19 có tên là Immuni.

“Nó giống như trở thành bác sĩ trên máy bay khi ai đó không khỏe”, Valerio Volpe, trưởng bộ phận thu hút người dùng cho biết. “Điều đạo đức duy nhất cần làm là giúp đỡ.”

Quá trình phát triển ứng dụng phức tạp này đã truyền cảm hứng cho động lực và niềm đam mê sâu sắc trong nhóm.

Họ đã nhận ra tiềm năng của mình để tác động đến hàng triệu người trong một thời điểm khó khăn. Nhóm đã làm việc đặc biệt chăm chỉ trong nhiều tháng để cung cấp một sản phẩm hiệu quả càng nhanh càng tốt.

Volpe cho biết: “Trải nghiệm này nhắc nhở chúng tôi về cơ bản của việc theo đuổi những sứ mệnh truyền cảm hứng, điều mà chúng tôi luôn hướng tới để thực hiện với các sản phẩm của mình.

Những gì chúng tôi học được: Nắm bắt các mối quan hệ đối tác và dự án mới. Điều này có thể giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn, tạo động lực cho nhóm của bạn và thúc đẩy tác động không thể lường trước.

Ứng dụng Waze: Xây dựng các tính năng hữu ích với insights của người dùng

Trong một thế giới ngừng vận động, nhóm ứng phó khủng hoảng nội bộ của Waze đã làm việc chặt chẽ với cộng đồng người dùng và đưa ra một số phát hiện bất ngờ.

Người dùng không nhất thiết phải đi làm nhưng họ vẫn đang thực hiện những hành trình cần thiết đến những nơi như trung tâm lái xe và chợ thực phẩm.

Waze đã hợp tác với các nhà biên tập bản đồ của mình và đánh dấu các vị trí này trên bản đồ để từ đó giúp đỡ cộng đồng rộng lớn hơn.

Kosta Mogilevych, người đứng đầu bộ phận truyền thông trả phí tại Waze, thuộc sở hữu của Google, cho biết: “Điều đó đã khiến chúng tôi tung ra một tính năng mới cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này sử dụng huy hiệu vị trí bản đồ để người lái xe có thể dễ dàng tìm thấy chúng”.

Điều chúng tôi học được: Luôn lắng nghe người dùng của bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn ý tưởng về các tính năng hữu ích mới mà bạn có thể theo đuổi. Điều này cuối cùng sẽ xây dựng lòng trung thành với thương hiệu nếu bạn đang phục vụ người dùng của mình.

Bài học Marketing bạn có thể ứng dụng

Trong thời kỳ đại dịch, một số ví dụ thực sự truyền cảm hứng đã xuất hiện, thay đổi cấu trúc và tái tạo cách thoát khỏi khủng hoảng.

Các công ty khác có thể học hỏi từ những ví dụ này để chứng minh doanh nghiệp của họ trong tương lai luôn phù hợp trong những thời kì thay đổi.

  • Nhanh nhẹn: Nhiều người trực tuyến và sử dụng các ứng dụng hơn bao giờ hết trong thời kỳ đại dịch. Việc áp dụng kỹ thuật số đã có một bước tiến nhảy vọt. Doanh nghiệp phải sẵn sàng và nhanh chóng tái định giá và phân bổ lại các nguồn lực. Khách hàng mong đợi một phản hồi. Doanh nghiệp của bạn không thể bị tụt hậu.
  • Sáng tạo: Đáp ứng nhu cầu của người dùng mới xuất hiện bằng cách tung ra các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới trong ứng dụng của bạn. Hãy sáng tạo để phục vụ khách hàng và suy nghĩ về cách ứng dụng của bạn có thể mang lại giá trị thực sự. Các ứng dụng được định vị tốt để cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà và liền mạch sẽ khiến khách hàng quay trở lại nhiều hơn.
  • Cởi mở: Hãy suy nghĩ xa hơn lĩnh vực kinh doanh truyền thống của bạn và cân nhắc sự hợp tác với các công ty hay tổ chức khác để mang lại giá trị cộng hưởng. Điều này có thể thúc đẩy nhóm của bạn, khơi dậy những ý tưởng mới và giúp bạn tiếp cận lượng khách hàng mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất vào năm 2020

Theo bảng xếp hạng tải xuống từ App Annie mới nhất cho năm 2020, TikTok là mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất trên cả ứng dụng iOS và Android.

TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất vào năm 2020

Như bạn có thể thấy ở đây, được bao gồm trong báo cáo ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động năm 2020 của App Annie, họ đã liệt kê 10 ứng dụng hàng đầu trong năm về ‘Tổng số lượt tải xuống’, ‘Chi tiêu của người tiêu dùng’ và ‘Người dùng hoạt động hàng tháng’.

Thông tin dựa trên theo dõi dữ liệu của App Annie có thể không giống với số lượng người dùng chính thức do chính các ứng dụng này đăng tải, tuy nhiên đủ gợi ý để cung cấp tổng quan về hiệu suất so sánh trên thị trường.

Như bạn có thể thấy, cả TikTok và Zoom đều đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể trong hoạt động tải xuống vào năm 2020 – với Zoom tăng 219 vị trí trên bảng xếp hạng lượt tải xuống. Telegram cũng đã tăng 10 bậc, trong khi Messenger tụt 5 bậc so với năm ngoái.

Cùng với Zoom, chúng ta cũng thấy có Google Meet, mà Google đã đẩy mạnh như một giải pháp thay thế cho ứng dụng hội nghị truyền hình.

Cũng đáng chú ý là Likee vẫn nằm trong top 10, mặc dù không được biết đến rộng rãi như các ứng dụng khác trong danh sách.

Ứng dụng video của Singapore này đang tìm cách tạo ra một cú hích lớn hơn tại thị trường Mỹ vào đầu năm nay, nhưng dường như đã thay đổi kế hoạch của mình do COVID-19.

TikTok cũng đã chứng kiến ​​một bước nhảy vọt trong chi tiêu của người tiêu dùng so với năm ngoái.

TikTok có những cơ hội đáng kể để kiếm tiền và nó đang làm việc để tích hợp nhiều công cụ và tùy chọn ‘Thương mại điện tử‘ hơn để giúp đảm bảo rằng ứng dụng tận dụng được tiềm năng đó và cung cấp phương tiện để người sáng tạo kiếm tiền từ clip của họ.

Không có gì ngạc nhiên khi các dịch vụ phát trực tuyến cũng chứng kiến ​​một bước nhảy vọt trong chi tiêu của người tiêu dùng vào năm 2020, khi mọi người tìm kiếm các tùy chọn giải trí trong khi bị ‘lockdown’.

Nhưng nhìn chung, Facebook vẫn duy trì sự thống trị về ứng dụng xã hội của mình. Như bạn có thể thấy trong danh sách ‘Monthly Active Users’ hay ‘Người dùng hoạt động hàng tháng’, 04 ứng dụng hàng đầu đều thuộc sở hữu của Facebook, mặc dù TikTok đã chứng kiến ​​bước nhảy vọt lớn nhất trong top 10.

Sự thống trị thị trường của Facebook vẫn không bị thách thức và trong khi các ứng dụng của Facebook không xuất hiện trong biểu đồ chi tiêu của người tiêu dùng, đó chỉ vì đó là sự so sánh hàng năm chứ không phải con số tổng thể.

TikTok đang phát triển, nhưng còn một chặng đường dài trước khi có thể thách thức đế chế xã hội khổng lồ của vị CEO Zuckerberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

 

Game và ứng dụng được người dùng iPhone tải nhiều nhất 2020

Danh sách bao gồm những cái tên quen thuộc như Zoom, TikTok, Among Us và Call of Duty: Mobile.

Hôm 2/12, Apple công bố kết quả App Store Best 2020, giải thưởng dành cho các ứng dụng và trò chơi xuất sắc trên iPhone, iPad, Apple Watch, Apple TV và Mac. Ngoài ra, Táo khuyết cũng chia sẻ danh sách các ứng dụng phổ biến nhất năm 2020.

Wakeout! đã được chọn là ứng dụng iPhone tốt nhất năm 2020. Được phát triển bởi lập trình viên độc lập Andres Canella, ứng dụng cung cấp những bài tập thể dục nhanh và nhẹ nhàng dành cho mọi người, phù hợp để tự thực hiện tại nhà hoặc văn phòng.

Nền tảng trò chuyện video Zoom được vinh danh ở hạng mục ứng dụng iPad tốt nhất năm 2020 vì giúp sinh viên khắp nơi trên thế giới tiếp tục học tập tại nhà trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19. Zoom cũng là ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên App Store năm nay.

Fantastical by Flexibits được chọn là ứng dụng tốt nhất năm 2020 cho máy Mac. Đây là giải pháp thay thế phần mềm lịch mặc định cho người dùng macOS, mang đến tính năng nâng cao để quản lý cuộc họp, tác vụ và đồng bộ hóa giữa các nền tảng khác nhau.

Disney+ thắng giải thưởng ứng dụng Apple TV của năm, trong khi Endel – một app giúp người dùng tập trung, thư giãn và dễ ngủ – được vinh danh là ứng dụng tốt nhất năm 2020 cho Apple Watch.

Apple có một hạng mục khác trong giải thưởng hàng năm dành riêng cho các trò chơi có sẵn trên App Store. Năm nay, Genshin Impact được bầu chọn là game iPhone hay nhất. Đối với iPad, Apple đã chọn Legends of Runeterra từ Riot Games là trò chơi của năm.

Disco Elysium, một tựa game RPG trinh thám, được bầu chọn là trò chơi của năm dành cho Mac. Cuối cùng, trên Apple TV, Dandara Trials of Fear đã được bầu là trò chơi của năm.

Táo khuyết cũng chọn Sneaky Sasquatch là trò chơi hay nhất hiện có trên nền tảng Apple Arcade. Tựa game được phát hành vào năm ngoái, cho phép người dùng “sống cuộc sống của một sasquatch” bằng cách đi bộ qua các khu cắm trại, câu cá ở hồ…

Trên tab App Store Today, Apple liệt kê danh sách các ứng dụng và trò chơi được tải nhiều nhất năm 2020, trong đó những vị trí đầu bảng thuộc về Zoom, TikTok, Among Us và Call of Duty: Mobile.

Đơn vị nhà phát triển các ứng dụng này sẽ được thưởng một biểu tượng App Store bằng nhôm có khắc tên người thắng giải ở mặt sau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing