Skip to main content

4 dấu hiệu cho thấy bạn có thể thông minh hơn mức bạn nghĩ

Khoa học chứng minh rằng, nhiều người vì không nhận ra được sự thông minh hay năng lực của bản thân, họ đánh mất đi rất nhiều cơ hội.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có thể thông minh hơn bạn nghĩ
Getty Images

Khi bước vào một căn phòng hay đứng trước hàng hoạt người, bạn có thể nghĩ rằng người này hay người kia dường như thông minh hơn, sáng sủa hơn. Tuy nhiên sự thật lại không giống như những gì bạn có thể quan sát.

Cũng giống như những nhân viên có giá trị nhất thường là những “nhân viên vô hình” hay lặng lẽ nhất, có những dấu hiệu tưởng chừng như bạn là người người thiếu thông minh, nó lại là dấu hiệu cho thấy bạn thông minh hơn mức bạn nghĩ.

1. Bạn có xu hướng trì hoãn một thứ gì đó.

Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể bỏ qua hay trì hoãn một thứ gì đó, nhưng ít người nhận ra rằng việc bỏ qua một điều gì đó quan trọng lại là một dấu hiệu của sự thông minh.

Nhà tâm lý học và cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, Ông Adam Grant coi sự trì hoãn là chìa khóa chính để tiến tới sự đổi mới.

Theo Ông, “Khoảng thời gian Steve Jobs trì hoãn mọi thứ và suy nghĩ về các khả năng có thể khác là khoảng thời gian giá trị nhất để nhiều ý tưởng mới ra đời, điều này trái ngược lại với việc tiếp tục các công việc đã vốn rất quen thuộc.”

Một nghiên cứu khoa học khác được công bố trên tờ Journal of Research in Personality cho thấy rằng những người có chỉ số IQ cao có xu hướng trì hoãn nhiều hơn, điều này trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của nhiều người là người thông minh thường “đi nhanh, nghĩ nhanh và làm nhanh.”

Do đó, nếu bạn bỏ dở một việc gì đó chỉ vì bạn cảm thấy không muốn gắn bó với nó nữa là một chuyện, còn việc bạn tạm ngưng nó vì bạn nghĩ rằng mình có thể tìm thấy những giải pháp khác tốt hơn, bạn thông minh hơn mức bạn nghĩ.

2. Bạn có xu hướng thay đổi suy nghĩ hay tâm trí của mình. Rất nhiều lần.

Theo Jeff Bezos, chỉ số số 1 của những người có trí thông minh cao là sự sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của họ.

Ông giải thích rằng, “Những người thông minh nhất thường xuyên xem xét lại sự hiểu biết của bản thân họ, xem xét lại các vấn đề mà họ nghĩ rằng họ đã giải quyết ổn thoả.”

Họ sẵn sàng đón nhận những quan điểm mới, thông tin mới, ý tưởng mới, mâu thuẫn mới và thậm chí là thách thức lại tư duy của chính họ.

Một loạt các nghiên cứu khoa học của Harvard Business Review cho thấy rằng việc thay đổi suy nghĩ có thể khiến bạn thông minh hơn, những doanh nhân có khả năng thích nghi và thay đổi những gì họ hiện có có khả năng giành chiến thắng cao hơn đến 6 lần.

Theo quan điểm của tác giả Daniel Kahneman trong cuốn Thinking, Fast and Slow, “Không ai thích sai, nhưng tôi lại thích bị (ai đó nói) sai, bởi vì điều đó có nghĩa là bây giờ tôi đã ít sai hơn trước đây.”

3. Bạn thích dành thời gian ở một mình.

Vì những người giống nhau có xu hướng tụ tập lại với nhau, những ‘kẻ khác biệt’ lại chọn cho mình một lối đi riêng, họ thích ở một mình nhiều hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên British Journal of Personality cho thấy những người càng thông minh khi càng hòa nhập với xã hội, họ càng có xu hướng ít hạnh phúc hơn.

Tại sao lại xảy ra điều này? Các nhà nghiên cứu suy đoán ra một lý do có thể là khi bạn càng thông minh, bạn càng muốn tập trung vào việc đạt được các mục tiêu dài hạn hơn.

Và do đó, khi bạn buôc phải gặp gỡ nhiều các mối quan hệ xã hội, bạn có ít cơ hội hơn để hoàn thành nó (và hoàn thành tốt nhất có thể).

Vì vậy, nếu bạn thích dành thời gian ở một mình để tập trung vào một dự án nào đó, để cải thiện kỹ năng hay hoàn thiện các kiến thức chuyên môn, đừng cho rằng điều đó khiến bạn trở thành kẻ cô độc (hoặc ở một khía cạnh nào đó được cho là thiếu thông minh).

Bạn thông minh hơn không ít người còn lại.

4. Bạn có xu hướng là một ‘cú đêm’.

Nhiều nhân vật nổi tiếng ca ngợi quan điểm dậy sớm. Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook bắt đầu một ngày mới lúc 3:45 sáng.

Cựu Giám đốc điều hành Pepsi, Indra Nooyi, thức dậy lúc 4 giờ sáng và gọi giấc ngủ là “một món quà từ Chúa mà cô không bao giờ được ban tặng”.

Hay giám đốc điều hành của General Motors, Mary Barra cũng dậy rất sớm và đến văn phòng lúc 6 giờ sáng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Personality and Individual Differences đã xác định rằng những người được gọi là cú đêm – những người cảm thấy tỉnh táo hơn và làm việc hiệu quả hơn vào buổi tối – có nhiều khả năng có trí thông minh cao hơn.

Một số nhiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cũng cho thấy cú đêm có xu hướng có công việc tốt hơn và kiếm được thu nhập cao hơn những người dậy sớm.

Mặc dù điều này không có nghĩa là thức khuya hơn hay dậy sớm hơn sẽ tự động khiến bạn thành công hơn. Đó chỉ là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể thông minh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Ngày càng nhiều người dùng rời bỏ Facebook

Cổ phiếu Meta, công ty mẹ của Facebook giảm mạnh tuần qua. Đây là tín hiệu phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào Facebook đã cạn kiệt.

Ngày càng nhiều người dùng rời bỏ Facebook

Meta, công ty sở hữu Facebook, đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Facebook đã mất khoảng 500.000 người dùng hàng ngày trong 3 tháng cuối năm 2021, lần đầu tiên mạng xã hội này mất đi nhiều khách hàng như vậy.

Ngay sau khi công bố những thông tin bất lợi, giá trị vốn hoá của công ty đã giảm 232 tỷ USD, mức giảm 24 giờ lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán.

Đầu tư sai lầm.

Theo bình luận của Guardian, việc Meta tập trung quá nhiều nguồn lực cho metaverse là lý do chính dẫn đến tình trạng khó khăn hiện tại. Công ty đang ở trong thế bí khi họ vừa không gặt hái được thành công với metaverse, vừa không còn một chỗ dựa vững chắc là Facebook.

“Zuckerberg đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào metaverse, tuy nhiên phải mất nhiều năm nữa để thực tế ảo có thể trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người”, Dan Milmo, biên tập viên công nghệ toàn cầu của Guardian phân tích.

Meta cho biết vào năm 2021 họ đã chi tới 10 tỷ USD cho các dự án liên quan đến metaverse, tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa gặt hái được thành công đáng kể nào.

Công ty đã dự đoán rằng khách hàng sẽ hứng thú metaverse trong tương lai và việc chi tiêu lớn ngay từ bây giờ sẽ mang lại cho Meta một khởi đầu vượt trội so với các đối thủ.

Mark Zuckerberg đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào metaverse Dan Milmo, biên tập viên công nghệ toàn cầu của Guardian.

Tuy nhiên, người dùng không hề hứng thú với khái niệm metaverse khi mà Reality Labs – bộ phận phụ trách nghiên cứu metaverse của Meta kiêm sản xuất kính thực tế ảo Oculus đã phải chịu khoản lỗ hơn 10 tỷ USD trong năm 2021.

Ngoài ra, việc khai tử tính năng Nhận dạng dành cho nhà quảng cáo (IDFA) của Apple đã giáng một đòn mạnh xuống khả năng thu thập dữ liệu khách hàng của Facebook.

Tính năng “minh bạch theo dõi ứng dụng” (ATT) của Apple, được giới thiệu vào năm ngoái trên iOS 14.5 yêu cầu sự đồng ý từ người dùng iPhone để ứng dụng có thể giám sát hoạt động nhằm đưa ra quảng cáo phù hợp.

Không có gì ngạc nhiên khi lượng người dùng sụt giảm mạnh, kéo theo việc Facebook mất 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo, tương đương với 8,5% doanh thu năm 2021 của công ty.

Rác nội dung khiến người dùng bỏ đi.

Một trong những lí do chính khiến Facebook mất đi lượng lớn người dùng là nội dung rác. Người dùng không còn cảm thấy an toàn trên mạng xã hội này.

Thay vào đó, Facebook đang tràn ngập những thông tin sai lệch, nội dung rác và trở thành một nền tảng dễ bị lợi dụng để kiếm lời.

Hệ thống video của Facebook tràn ngập những người tạo nội dung “rác”. Những người dùng này đã tìm cách lợi dụng thuật toán của Facebook nhằm kiếm lời từ những nội dung rẻ tiền.

Trong thử nghiệm của 2 phóng viên Fabio Giglietto và Kevin Roose của New York Times và phó giáo sư về Nghiên cứu Internet tại Đại học Di Urbino ở Italy, khi một tài khoản tự động được tạo ra, trong vòng 24 giờ một nửa số tin hiển thị trên bảng tin là từ Ben Shapiro, một nhà bình luận chính trị thường gây tranh cãi.

Những nhà bình luận chính trị như Dan Bongino và Ben Shapiro thực chất cũng giống như những người tạo video rác.

Người dùng của Facebook vốn không quan tâm nhiều đến chính trị, nhưng những nhà bình luận này sẽ liên tục tung ra những thông tin gây tranh cãi nhằm lợi dụng thuật toán của Facebook và kiếm lời.

Facebook đang vô tình tiếp tay cho những hành vi vi phạm quyền riêng tư của người dùng, vi phạm nhân quyền và đe dọa sự an toàn của cộng đồng.

Ngoài ra, tính năng Reels trên Instagram cũng tràn ngập những nội dung rác: từ các video không lành mạnh, các chiêu trò lừa đảo đến các video ăn cắp từ TikTok.

Giáo sư John Naughton, Chủ tịch ban cố vấn của Trung tâm Công nghệ Đại học Cambridge nhận định rằng sự xuống cấp của các nội dung Facebook là do những quan niệm sai lầm của Meta.

Ngay từ đầu, Mark Zuckerberg đã ám ảnh về việc thúc đẩy tăng trưởng số lượng người dùng mà không hề quan tâm đến chất lượng dịch vụ.

Facebook từ trước đến nay luôn cố gắng để thu hút người dùng một cách nhanh chóng nhằm chiếm thế độc quyền thị trường và họ đã đạt được mục đích này từ lâu.

“Lý do khiến công ty đưa ra quyết định như vậy cũng không khó hiểu, lượng người dùng ngày càng tăng, động lực cho người dùng mới đăng ký càng lớn. Đó là lý do tại sao anh ta luôn đề cao cảnh giác khi công ty vướng vào các vụ bê bối và cáo buộc gây thiệt hại cho cộng đồng”, Ông Naughton giải thích.

Sự yếu kém trong đầu tư chất lượng và việc thiếu đi sự đổi mới đã khiến Facebook dần trở nên lỗi thời và lạc hậu. Khi chất lượng đi xuống, Facebook mất thêm người dùng cho những nền tảng cạnh tranh.

Những đối thủ mới.

Bên cạnh đó, việc những người dùng mang lại doanh thu cao đang chuyển dần sang các mạng xã hội khác và sự cạnh tranh đến từ TikTok cũng là hai lý do dẫn đến khó khăn hiện tại. Những khách hàng trẻ không còn hứng thú với Facebook hay Instagram nữa.

Thay vào đó, họ đang dần chuyển sang TikTok và Meta không thể theo kịp những xu hướng mới. Theo khảo sát của Forrester năm 2021, TikTok đã tiếp cận được 63% người Mỹ ở độ tuổi từ 12-17, trong khi Instagram giảm từ 61% xuống còn 57% cùng kỳ.

TikTok làm tốt hơn nhiều trong việc phục vụ nhóm khách hàng trẻ tuổi, khi mà Facebook đang trở nên lỗi thời. Giáo sư John Naughton tại Đại học Cambridge

“Hoạt động kinh doanh của Meta không dựa trên nội dung hiển thị từ bạn bè của bạn mà dựa trên mức độ tương tác của người dùng với các loại hình quảng cáo, có nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào chiếm thời gian và sự chú ý của bạn như TikTok sẽ là một mối đe dọa lớn đối với Facebook”, ông Ben Thompson, chuyên gia phân tích công nghệ nhận định.

Giám đốc Điều hành Meta, Mark Zuckerberg thậm chí còn bày tỏ sự rõ ràng sự lo ngại về TikTok và xem sản phẩm của ByteDance là “một mối đe doạ đáng gờm”.

“Mọi người đang có rất nhiều lựa chọn về cách sử dụng quỹ thời gian của họ, và các ứng dụng như TikTok phát triển rất nhanh cũng bởi nguyên nhân này”, ông thừa nhận trong cuộc họp với nhà đầu tư hôm 3/2.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

Content Pillar là gì? Mẫu xây dựng Content Pillar với 6 bước

Cùng tìm hiểu các nội dung như content pillar là gì, các bước mẫu xây dựng content pillar, cùng các khái niệm khác liên quan đến content pillar.

Content Pillar là gì
Content Pillar là gì – Cách tạo trang trụ cột hiệu quả với 6 bước

Bạn đã nghe nói về thuật ngữ Pillar Page (trang trụ cột)? Nếu bạn làm việc trong thế giới Content Marketing hay Marketing nói chung, rất có thể câu trả lời của bạn là có.

Tuy nhiên nếu bạn không, đã đến lúc nên làm quen với nó. Các nhà tiếp thị nội dung đã bắt đầu áp dụng chiến lược tổ chức website gồm cụm chủ đề và triển khai nó trên các website.

Các trang trụ cột, nếu được phát triển và xử lý đúng cách, có thể giúp bạn xây dựng những thẩm quyền lớn hơn cho trang web của mình.

Chiến lược này sẽ giúp bạn sắp xếp lại trang web của mình để điều hướng của nó có ý nghĩa hơn đối với các công cụ tìm kiếm lẫn người dùng truy cập.

Hướng dẫn toàn diện dưới đây sẽ giải thích cách bạn có thể tạo một Pillar page hiệu quả từ đầu đến cuối, từ việc phát triển một chủ đề đến việc xuất bản các trang mới trên trang web của bạn.

Cùng tìm hiểu các nội dung như:

  • Content Pillar là gì?
  • Brand Pillars là gì?
  • Topic cluster và subtopic trong Content Pillar là gì?
  • Cách tạo trang Pillar Page qua 6 bước.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Pillar là gì?

Content Pillar hay Content Pillar Page có nghĩa là trang trụ cột, là nền tảng chủ đề cho một phần lớn nội dung trang web hay thương hiệu của bạn.

Content Pillar có vai trò là trung tâm chính của nội dung cho một chủ đề bao quát. Một trang trụ cột phải dựa trên một trong những chủ đề cốt lõi trên trang web của bạn.

Một cái gì đó bạn đang cố gắng xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Mục tiêu chính của bạn là cung cấp những giá trị thực cho đối tượng mục tiêu của bạn để từ đó họ đến với bạn vì những thứ liên quan.

Ví dụ: đây là một số ví dụ về chủ đề trang trụ cột liên quan đến marketing mà MarketingTrips sử dụng cho website của mình:

Brand Pillars là gì?

Brand Pillars có nghĩa là Trụ cột thương hiệu, là những giá trị và đặc điểm tạo nên một thương hiệu. Thương hiệu của bạn chính là cách bạn truyền đạt thông điệp của mình với thế giới. Các Brand Pillars giúp bạn làm điều đó bằng cách xác định những điểm cơ bản giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

Topic cluster và subtopic trong Content Pillar là gì?

Nếu bạn đã hiểu Content Pillar là gì, bạn cũng cần hiểu các khái niệm khác như Topic Cluster và Subpotic.

Một cụm chủ đề (Topic cluster) bao gồm một trang Pillar (một chủ đề cốt lõi) liên kết đến một số trang khác (Content cluster: chủ đề phụ) trên một website. Chủ đề cốt lõi và tất cả các chủ đề phụ của nó nên liên quan chặt chẽ với nhau.

Bạn nên bao quát chủ đề cốt lõi của bạn một cách sâu sắc trên trang trụ cột của bạn và chạm vào từng chủ đề phụ. Các phần chủ đề phụ trên trang sau đó sẽ liên kết với các trang khác trên trang web của bạn để giải thích chủ đề cụ thể sâu hơn nữa.

content pillar là gì
Content Pillar là gì – Xây dựng Content Pillar với 6 bước

Mô hình cụm chủ đề giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng quét nội dung ngữ nghĩa trên trang web của bạn và xem bạn hiểu sâu sắc một chủ đề cụ thể như thế nào.

Có thêm thông tin về một chủ đề trên trang web của bạn sẽ cung cấp cho bạn nhiều quyền hơn cho chủ đề đó trong kết quả tìm kiếm trên web.

Mục tiêu tổng thể của bạn là làm cho trang web của bạn hữu ích nhất có thể cho người tìm kiếm để kiếm được vị trí cao hơn trên SERPs (trang kết quả của công cụ tìm kiếm).

Sơ đồ cụm chủ đề của HubSpot cung cấp một bản trình bày trực quan về cách các trang web của chúng tôi có thể được lập bản đồ bằng chiến lược nội dung này.

Mỗi vòng tròn trung tâm lớn đại diện cho một Pillar page, trong khi các vòng tròn bên ngoài đại diện cho các trang phụ. Các đường màu xanh kết nối chúng là các siêu liên kết.

Cách tạo trang Pillar Page qua 6 bước.

 1. Chọn một chủ đề cốt lõi.

Bước đầu tiên trong việc xây dựng Pillar page của bạn là chọn một chủ đề cốt lõi. Nó phải dành riêng cho ngành của bạn và hỗ trợ một trong những sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong giai đoạn nhận thức (giáo dục) trong hành trình của khách hàng.

Nó cũng nên thường xanh (evergreen) và rộng rãi nhưng không  quá  rộng. Chọn một chủ đề có thể được chia thành một số chủ đề phụ.

Bà Leslie Ye từ HubSpot cho biết, khi xác định chủ đề cho các trang trụ cột, hãy tự hỏi mình điều này: Trang này có trả lời được mọi câu hỏi mà người đọc đã tìm kiếm từ khóa X không, và nó có đủ rộng để làm ô cho 20-30 bài viết không?

Theo nguyên tắc thông thường, Leslie đưa ra những hiểu biết sau đây cần ghi nhớ:

  • Nếu bạn đang cố gắng để trang của mình được xếp hạng cho một từ khóa đuôi dài, thì đó không phải là một trang trụ cột.
  • Nếu trang của bạn cung cấp một lời giải thích sâu sắc về một chủ đề hẹp, thì đó không phải là một trang trụ cột.
  • Nếu trang của bạn thảo luận về nhiều khía cạnh của một chủ đề rộng, thì đó có lẽ là một trang trụ cột.

Đánh giá personas người mua của bạn.

Thực hiện một số nghiên cứu để xác định personas người mua cụ thể của doanh nghiệp của bạn. Đây là một bước rất quan trọng trong quy trình nên đừng bỏ qua nó, hãy suy nghĩ về những thách thức hoặc nỗi đau lớn nhất của khách hàng.

Thông tin nào họ thường tìm kiếm trên trang web của bạn để tìm giải pháp cho vấn đề của họ? Tìm hiểu cốt lõi của những vấn đề này và cung cấp thông tin giáo dục có liên quan trên trang web của bạn sẽ giúp bạn tạo ra một trang trụ cột hiệu quả cao.

Bạn cũng nên thực hiện một số nghiên cứu để xem những gì đối thủ của bạn và các nhà lãnh đạo trong ngành của bạn đang xếp hạng cao. Buzzsumo là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho việc này.

2. Phát triển chủ đề phụ.

Bước tiếp theo là phát triển một danh sách các chủ đề phụ để bạn có thể tạo cụm của mình. Bắt đầu bằng cách làm một số nghiên cứu từ khóa.

Ngoài ra, hãy tìm hiểu những cụm từ khóa và câu hỏi nằm trong ô chủ đề chính của bạn đang được nhập vào Google. Nhập chủ đề cốt lõi của bạn vào Google và xem những gì sẽ xuất hiện! Đừng quên nhìn gần cuối SERP vào các tìm kiếm liên quan.

Một tài nguyên tốt khác để nghiên cứu từ khóa là các công cụ như: Keyword Planner, SpyFu , Ahrefs và Keyword Tool tại  keywordtool.io.

Những điều này cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về các phân tích từ khóa của bạn, hiển thị thông tin về các biến thể có khối lượng tìm kiếm cao nhất, chi phí mỗi lần nhấp, cạnh tranh AdWords và hơn thế nữa.

Ví dụ về chủ đề Content Marketing

  • Content marketing là gì?
  • Làm thế nào xây dựng doanh nghiệp của bạn với Content marketing
  • Chiến lược Content marketing
  • Công cụ tạo Content trực tuyến
  • Content lịch và kế hoạch
  • Viết Content cho khán giả của bạn
  • Viết Content cho SEO
  • Content marketing acency
  • Các loại Content cho trang web của bạn

Hãy suy nghĩ về những nội dung chuyên biệt mà bạn đã có nằm trong danh mục chủ đề phụ của bạn và bắt đầu biên soạn danh sách các liên kết để đưa nó vào khi bạn xây dựng trang của mình.

Nếu có bất kỳ chủ đề phụ nào bạn chưa viết, bạn sẽ cần phát triển các phần mới để lấp đầy những khoảng trống đó sau đó và cập nhật trang trụ cột của bạn sau khi hoàn thành.

3. Viết, chỉnh sửa và sắp xếp trang trụ cột của bạn.

Đã đến lúc bắt đầu quá trình viết. Nói chung, một trang trụ cột sẽ dài hơn nhiều so với một bài đăng blog thông thường. Nó có thể sẽ gần với độ dài của một ebook.

Sắp xếp nội dung của bạn theo cách giúp người đọc dễ dàng theo dõi và tìm kiếm thông tin họ đang tìm kiếm một cách nhanh chóng, đồng thời luôn ghi nhớ các mục tiêu chuyển đổi của bạn.

Bắt đầu với phần giới thiệu trong đó bạn xác định chủ đề trang trụ cột của mình và đưa ra một cái nhìn tổng quan về những gì khách truy cập sẽ tìm thấy trên trang.

Tiếp theo, đi sâu vào viết về từng chủ đề nhỏ của bạn. Tập trung vào việc trả lời các câu hỏi và viết cho người dùng.

Hãy giúp đỡ nhiều người nghiên cứu chủ đề của bạn hết mức có thể, sử dụng các liên kết đến các trang khác trên trang web của bạn để giúp hướng dẫn họ trong suốt hành trình của người mua.

HubSpot khuyên chúng ta nên sử dụng 20 liên kết nội bộ trên một trang để giữ cho nó tập trung. (Mỗi phần nội dung này cũng nên tham khảo và liên kết trở lại trang trụ cột để tạo siêu liên kết đi cả hai chiều.)

Bạn cũng nên liên kết với một số nguồn bên ngoài trên trang của mình, chẳng hạn như các nhà lãnh đạo ngành, nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu, cho thêm uy tín.

Chiều dài  Pillar Page.

Trang trụ cột của bạn nên miễn là cần thiết để bao quát chủ đề cốt lõi của bạn và từng chủ đề phụ một cách toàn diện.

Tất cả mọi thứ trên trang này nên được suy nghĩ kỹ, nó có thể 2000-3000 từ nhưng quan trọng nhất vẫn là nội dung hữu ích và chất lượng cao như bạn có thể làm cho nó.

(Bạn muốn cải thiện thứ hạng của mình, phải không? Bạn sẽ không làm điều đó bằng cách sử dụng lối tắt ở đây.)

Sửa đổi & chỉnh sửa

Viết tất cả mọi thứ ra, sửa đổi và chỉnh sửa nó cho đến khi nó tốt nhất có thể. Cố gắng làm cho tập trung chuyển đổi này và giáo dục cho bất cứ ai tìm thấy nó.

Bạn muốn mọi người có hứng thú khi họ tìm thấy trang của bạn để họ xem lại và chia sẻ nó với những người khác! 

4. Xây dựng trang trụ cột của bạn.

Tiếp theo, đã đến lúc thiết kế trang trụ cột của bạn và tối ưu hóa nội dung trên trang web của bạn. Người dùng không cần phải điền vào biểu mẫu để truy cập nó. Bạn cũng muốn Google có thể thu thập dữ liệu một cách dễ dàng.

Nếu bạn muốn cung cấp cho người dùng tùy chọn tải xuống thông tin ở dạng PDF để họ có thể lưu nó để đọc sau, hãy xem xét cung cấp cho họ tùy chọn đó trên trang này.

Bao gồm một hình thức đơn giản cho phép họ tải xuống nhanh chóng và dễ dàng để đổi lấy một chút thông tin liên hệ (chẳng hạn như tên và địa chỉ email của họ).

Trang của bạn phải là một bản đồ rõ ràng, hướng dẫn có thể quét được. Đảm bảo bạn bao gồm từng yếu tố sau khi bạn xây dựng nó:

  • Mục lục liên kết neo (xem phần đầu của bài viết này để biết ví dụ!)
    • Gần đầu trang
    • Chức năng như các chương của một cuốn sách
    • Liên kết đến các tiêu đề chính trên toàn trang của bạn
    • Cho phép người dùng tìm các phần cụ thể mà họ đang tìm kiếm và nhảy trực tiếp với họ
  • Định nghĩa chủ đề cốt lõi
  • Tiêu đề
    • Thẻ H1 (tiêu đề) phải chứa từ khóa chủ đề cốt lõi của bạn
    • Thẻ H2 cho tiêu đề phần chính
    • Thẻ H3 (v.v.) cho các phần phụ bổ sung
  • Liên kết nội bộ
    • Các nguồn có liên quan cung cấp thông tin sâu hơn về các chủ đề
    • Liên kết đến các phần hoạt động hàng đầu trên trang web của bạn nằm trong các phần khác nhau của trang trụ cột của bạn
  • Liện kết ngoại (outbound link)
    • Các nguồn xác nhận khiếu nại của bạn và thêm uy tín
  • Hình ảnh
    • Hỗ trợ nội dung của bạn
    • Cung cấp cho độc giả phương tiện trực quan
    • Bao gồm văn bản thay thế
  • Nút quay lại đầu trang
    • Được đặt trong mỗi phần chính hoặc (ít nhất) ở cuối trang
    • Giúp người dùng dễ dàng quay trở lại đầu trang
    • Cứu người dùng khỏi phải cuộn!
  • Yếu tố trang đích (landing page)
    • Bạn vẫn muốn trang này được tập trung vào việc tăng chuyển đổi, vì vậy đừng quên bao gồm một biểu mẫu ở đâu đó để người dùng có thể liên hệ với bạn để được giúp đỡ.
  • Nút kêu gọi hành động
    • Khuyến khích người đọc thực hiện một hành động (như liên hệ với bạn hoặc tải thêm thông tin)
    • Sử dụng khi nó hữu ích
    • Nếu nó trông không đúng chỗ hoặc làm gián đoạn dòng chảy trang của bạn, tốt hơn là nên để nó ra ngoài.

Bạn nên tham khảo chủ đề cốt lõi của mình trong từng lĩnh vực chính trên trang:

  • Tiêu đề trang
  • URL
  • Thẻ H1
  • Body

5. Chia sẻ, quảng bá.

Khi trang trụ cột của bạn đã được xây dựng, đã đến lúc chia sẻ nó với mọi người. Bạn có một số lựa chọn tuyệt vời để làm điều này.

Khác với việc thêm nó vào menu điều hướng chính và / hoặc trang chủ của trang web của bạn, hãy xem xét các hành động khác như:

  • Chia sẻ trên social media thường xuyên
  • Tạo quảng cáo để quảng cáo nó
  • Chia sẻ qua các bản tin và email
  • Giới thiệu và liên kết với nó trong các bài đăng blog mới liên quan
  • Nói chuyện với mọi người về nó trong người
  • Yêu cầu đồng nghiệp và cộng tác viên bán hàng của bạn chia sẻ nó với khách hàng tiềm năng và khách hàng
  • Đề cập đến nó một cách thích hợp trong các diễn đàn công nghiệp

6. Cập nhật Pillar Page khi cần thiết.

Một khi bạn đã đến bước này, hãy cho mình một cái vỗ nhẹ vào lưng. Bạn đã làm rất nhiều việc và nên tự hào về nó, nhưng đừng chỉ đặt nó và quên nó.

Trang trụ cột của bạn nên được theo dõi liên tục. Khi bạn tìm hiểu thêm và xây dựng các nội dung liên quan mới chặt chẽ hơn trên trang web của mình, bạn sẽ cần điều chỉnh trang này sao cho phù hợp.

Hãy giữ cho nó luôn tươi mới và cập nhật để nó vẫn hữu ích theo thời gian. Ngoài ra, hãy bắt đầu xem lưu lượng truy cập vào trang của bạn để xem nó hoạt động như thế nào để bạn có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

Nếu bạn có kế hoạch đúng, điều này có thể đưa bạn đi một chặng đường dài và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc tạo nội dung trong tương lai.

Kết luận.

Nếu bạn đang là người làm việc trong lĩnh vực marketing nói chung và content marketing nói riêng, trước khi bạn tiến hành xây dựng bất cứ nội dung nào, bạn cần hiểu bản chất của thuật ngữ Content Pillar là gì và cách xây dựng nó như thế nào.

Bằng cách này website của bạn sẽ ngày thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, cung cấp cho khách hàng hay người đọc những trải nghiệm tốt hơn và bán hàng được nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen

Tập đoàn sở hữu thương hiệu LV và Dior đạt doanh thu kỷ lục trong 2021

Doanh thu của của LVMH năm 2021 đạt 71,6 tỷ USD trong đó dẫn đầu là các thương hiệu Dior, Tiffany.

LVMH đã công bố doanh số bán hàng năm 2021 với con số kỷ lục 71,6 tỷ USD. Thành tích này vượt qua mức 69,2 tỷ USD vào năm 2019 trước khi Covid-19 trở thành đại dịch thế giới khiến người mua sắm bị mắc kẹt ở nhà.

Màn trình diễn của gã khổng lồ kinh doanh đồ xa xỉ, được điều hành bởi tỷ phú Bernard Arnault đã minh chứng cho sự phục hồi hình chữ V khi các khách hàng giàu có đổ xô trở lại cửa hàng mua sắm. Tốc độ phục hồi được củng cố bởi các nền kinh tế khác cũng đang dần đi lên và giá trị tài sản tăng vọt.

Với tư cách là nhà cung cấp hàng xa xỉ mang tính thống trị, LVMH được hưởng lợi từ nhiều dòng sản phẩm, từ đôi giày sneaker in hình Louis Vuitton trị giá 1.000 USD đến nhẫn đính hôn Tiffany & Co.

Doanh thu thuần của mảng thời trang và hàng da, bao gồm Celine and Loewe, vượt cả Louis Vuitton tăng vọt hơn 42% so với mức năm 2019.

Doanh số của các chuỗi bán lẻ của LVMH, bao gồm Sephora và các cửa hàng miễn thuế miễn thuế DFS, ngành hàng nước hoa và mỹ phẩm là hai mảng duy nhất chưa quay lại mức của 2019 trong bối cảnh lượng khách du lịch châu Á đến châu Âu giảm rõ rệt.

Trong buổi thuyết trình trực tuyến trước các nhà phân tích và báo giới, tỷ phú Arnault cảnh báo rằng du lịch quốc tế có thể không trở lại trước năm sau hoặc năm 2024.

Tiffany vừa mới gia nhập tập đoàn một năm trước đã có kết quả đáng chú ý mặc dù cửa hàng lớn nhất của thương hiệu nằm trên Đại lộ số 5 ở New York đang đóng cửa để tân trang. Ông chủ LVMH cho biết, cửa hàng sẽ mở cửa trở lại vào cuối năm nay.

Cedric Ozazman, Giám đốc đầu tư của Reyl & Cie ở Geneva, cho biết kết quả kinh doanh của Tiffany là một bất ngờ rất thú vị, khẳng định xu hướng tích cực trong ngành trang sức như Richemont.

Cedric Ozazman cho biết thêm dù lạm phát tăng, LVMH vẫn có thể đạt được lợi nhuận cao nhờ khả năng tăng giá ấn tượng cho các sản phẩm của mình.

Tỷ phú Arnault tiếp tục chia sẻ LVMH có lý do và luôn tôn trọng khách hàng dù tăng giá sản phẩm. Trước đó, Chanel đã tăng giá các sản phẩm mang tính biểu tượng của hãng với tỷ lệ cao hơn cả lạm phát khiến nhiều khách hàng phàn nàn.

Tuy nhiên ông thừa nhận một số sản phẩm của LVMH mang giá trị vượt trội, như là chiếc đồng hồ đặc biệt Nautilus do Tiffany kết hợp với Patek Philippe với số lượng có hạn chỉ 170 chiếc. Giá bán lẻ của nó là 52.635 USD và thậm chí còn đạt giá trị 6,5 triệu USD trong cuộc đấu giá.

LVMH vẫn đang rất đau buồn sau sự ra đi của giám đốc sáng tạo dòng thời trang nam Virgil Abloh. Tỷ phú Arnault từ chối tiết lộ danh tính người kế nhiệm.

Trước đó, Abloh được ca ngợi rộng rãi vì sự sáng tạo cả ở lĩnh vực thời trang đường phố lẫn cao cấp, kiến trúc và thiết kế nói riêng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Một vài xu hướng thương hiệu nổi bật trong 2022 (P1)

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá chiến lược thương hiệu của mình trong 2022, một số xu hướng nổi bật dưới đây rất đáng để bạn tham khảo.

xu hướng thương hiệu trong 2022

Xây dựng thương hiệu hay branding là gì?

Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra một nhận thức khác biệt và thống nhất về doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng mục tiêu dựa trên nghiên cứu và phát triển.

Thương hiệu là thứ dùng để phân biệt khi so sánh với những doanh nghiệp hay đối thủ khác, nó bao gồm những bản sắc, đặc điểm nhận dạng, nội dung, các sản phẩm và dịch vụ, những hình ảnh công khai hay thông điệp mà doanh nghiệp đã truyền tải ra bên ngoài.

Trong điều kiện lý tưởng nhất, thương hiệu phải dễ dàng truyền đạt sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp đến những bên liên quan ngoài doanh nghiệp.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là tất cả những tư duy định hướng đằng sau các hành động được thực hiện với tư cách là một thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu thông thường được phát triển dựa trên các mục tiêu về sự hiện diện trên thị trường, đối tượng mục tiêu và khả năng thực hiện các kế hoạch triển khai.

Không giống như các kế hoạch hành động cụ thể mà thương hiệu dự định thực hiện để giành được khách hàng và đạt được các mục tiêu chung, các chiến lược thương hiệu thường mang tính tổng thể về cách bạn sẽ chi tiêu, về định hướng triển khai, về việc ai sẽ làm gì, ở đâu và khi nào.

Tầm quan trọng của thương hiệu và chiến lược thương hiệu.

Xây dựng một thương hiệu và thực hiện các chiến lược thương hiệu là sứ mệnh quan trọng quyết định liệu doanh nghiệp có trở nên nổi bật giữa đám đông hay có nhận được sự quan tâm của các nhóm đối tượng mục tiêu hay không. Dĩ nhiên, có rất nhiều lý do để bạn buộc phải xây dựng thương hiệu, nhưng dưới đây là một số lý do hàng đầu.

Hỗ trợ tăng trưởng.

Về bản chất, khách hàng không chỉ cần các sản phẩm (thậm chí là không cần trong nhiều trường hợp), khách hàng cần các giải pháp hay các mối quan hệ tương hỗ với doanh nghiệp ở cấp độ con người.

Do đó, việc xây dựng nên những tính cách thương hiệu dễ nhận biết, khác biệt và thân thiện với họ có thể giúp thương hiệu dễ dàng nhận được sự quan tâm hơn.

Thay vì chỉ đơn giản là mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng sẽ ủng hộ và kết nối sâu hơn với các thương hiệu phù hợp với giá trị của họ.

Bảo vệ hình ảnh thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ được thiết kế để xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng mà còn nhằm giúp bảo vệ hình ảnh thương hiệu (brand image) và bản sắc thương hiệu (brand identity) trước các phản hồi tiêu cực (nếu có) trên thị trường.

Nếu không có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và bài bản ngay từ đầu, thật khó để giải quyết các vấn đề hay khủng hoảng phát sinh.

Tạo ra sự khác biệt trên thị trường.

Mặc dù quá trình xây dựng thương hiệu thường rất tốn thời gian và ngân sách. Tuy nhiên, thế giới hay môi trường bên ngoài cũng sẽ luôn thay đổi và qua mỗi khoảng thời gian nhất định, các xu hướng xây dựng thương hiệu mới sẽ xuất hiện.

Để đối phó với các vấn đề này, bạn sẽ cần phát triển một chiến lược thương hiệu thống nhất và linh hoạt có thể vừa thích ứng nhanh với các xu hướng mới nổi vừa trở nên nổi bật và khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác hiện có.

Các xu hướng xây dựng thương hiệu hàng đầu cho năm 2022.

Vào năm 2022, các thương hiệu sẽ cần nhận thức rõ hơn về nhu cầu đang thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng và thị trường.

Các xu hướng thương hiệu và chiến lược marketing sẽ cần được áp dụng một cách nhanh chóng hơn để trở nên khác biệt trước đám đông.

Dưới đây là những xu hướng thương hiệu hàng đầu cho năm 2022 bạn có thể tham khảo.

1. Các nhà Marketer cần tìm ra những sự cân bằng tốt hơn.

Tiếp thị thương hiệu (brand marketing) thường là một quá trình được triển khai và hướng tới các mục tiêu dài hạn, trong đó mức độ nhận thức về thương hiệu của các nhóm đối tượng mục tiêu sẽ được cải thiện dần theo thời gian.

Tuy nhiên, bởi lý do là thương hiệu ‘luôn sống và không thể chờ đợi’, việc tìm ra các điểm cân bằng giữa dài hạn và ngắn hạn sẽ là chìa khóa quan trọng của những người làm marketing trong các năm tới.

Các đội nhóm marketing sẽ cần cân bằng các hoạt động ngắn hạn (bán hàng) với các nỗ lực xây dựng thương hiệu dài hạn để đảm bảo họ vừa có thể đáp ứng các nhu cầu trước mắt, vừa phát triển bền vững trong tương lai.

Một nghiên cứu gần đây của LinkedIn chỉ ra rằng cả hai cách tiếp cận đều sẽ thất bại nếu bị tách biệt – vì vậy hãy đảm bảo đội nhóm của mình luôn giữ được các điểm cân bằng phù hợp.

2. Cần phải xem yếu tố con người hay khách hàng là trọng tâm của mọi nỗ lực.

Theo báo cáo tiêu dùng toàn cầu năm 2022, 62% người tiêu dùng cho rằng các doanh nghiệp hay thương hiệu cần quan tâm đến họ nhiều hơn. Và kết quả là, 60% người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn nếu điều đó xảy ra.

Người tiêu dùng muốn các thương hiệu kết nối với họ không chỉ để bán hàng mà là mang lại những trải nghiệm khách hàng có ý nghĩa, khiến cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn.

Các hoạt động truyền thông của thương hiệu theo đó sẽ không nên chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng hay bán hàng, các yếu tố cảm xúc mang đậm yếu tố con người cũng nên được đề cao trong các chiến lược.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Branding: Học được gì từ sự hiện diện kỹ thuật số của Tesla và Ford

Phong cách thiết kế website của Ford và Tesla chứa đựng những bài học cho người làm marketing về sức mạnh của sự hiện diện kỹ thuật số – Branding.

Branding: Học được gì từ sự hiện diện kỹ thuật số của Tesla và Ford

Theo dữ liệu từ Salesforce, từ các mặt hàng đơn giản như quần áo đến các sản phẩm công nghệ cao hay thậm chí là xe hơi, hơn 87% hành trình của người mua bắt đầu trực tuyến.

Cũng bởi lý do này, ngay cả các thương hiệu lớn trên toàn cầu vẫn không ngừng đầu tư vào sự hiện diện trực tuyến của họ (bên cạnh các khoản chi tiêu lớn khác cho kênh ATL như quảng cáo truyền hình, quảng cáo tạp chí hay bảng quảng cáo).

Tuy nhiên, trong khi các thương hiệu “mới nổi” tỏ ra nhanh nhạy hơn và sáng tạo hơn, các thương hiệu lâu đời hơn thể hiện sự quá chậm chạp trong việc nhận biết và tận dụng các cơ hội mới.

Lấy Ford là một ví dụ: Mặc dù từng là thương hiệu tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô, nhà sản xuất này vẫn tập trung quá mức vào các kênh ATL, và hầu như bỏ ngỏ khoảng không kỹ thuật số cho Tesla, một thương hiệu còn khá non trẻ trên thị trường.

Để có một cái nhìn tổng quan hơn về khả năng hiện diện trực tuyến của hai thương hiệu và cách họ hiểu đối tượng mục tiêu của mình, dưới đây là một số phân tích cụ thể.

Điểm nhanh về hành vi mua xe hơi của người dùng lúc bấy giờ.

Theo số liệu nghiên cứu năm 2020 từ DataReportal, “người Mỹ trung bình dành 7 giờ 11 phút để xem màn hình mỗi ngày”, cao hơn mức trung bình của toàn cầu (4-6 giờ).

Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch, khi hầu hết các cửa hàng (bao gồm cả các showroom ô tô) phải đóng cửa và hoạt động trực tuyến, khoảng thời gian được sử dụng trên các nền tảng trực tuyến còn tăng cao hơn nhiều.

Điều này có ý nghĩa gì với các thương hiệu xe hơi?

Internet rõ ràng là nơi người tiêu dùng bắt đầu quá trình khám phá các thương hiệu và hình thành những ‘thành kiến’ nhất định với các thương hiệu họ tìm thấy, (và cũng là nơi họ thực hiện các hành vi mua sắm ngay cả với các sản phẩm xa xỉ như xe hơi).

Trên thực tế, theo số liệu từ tờ The New York Times, thế hệ millennials (Gen Y) của Mỹ đã vượt qua thế hệ “cha anh” (baby boomers) của mình trong việc mua sắm xe hơi.

Trong khi đó, Gen Z đang nhanh chóng nổi lên như những người có ảnh hưởng quan trọng đến sở thích và quyết định mua hàng của các đồng nghiệp của họ.

Mặc dù thế hệ này chưa phải là phân khúc mục tiêu của các thương hiệu xe hơi nhưng rõ ràng vì họ là những “người bản địa kỹ thuật số”, các hành vi mua sắm sau này của họ sẽ được xây dựng ngay từ bây giờ, trên các nền tảng trực tuyến.

Nếu 2021 website của Ford vẫn là một phòng trưng bày, đội ngũ bán hàng của thương hiệu này có lẽ đã phải gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong thế giới trực tuyến, website được ví như là ‘cánh cửa đa năng’ của thương hiệu.

Tương tự như các phòng trưng bày (showroom) ngoại tuyến, website có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng tiềm năng về thương hiệu và khả năng họ tương tác với nó.

Theo số liệu nghiên cứu của Đại học Stanford, 75% người dùng đánh giá độ tin cậy của một thương hiệu thông qua thiết kế web (UX, UI…) của thương hiệu đó.

Website của Ford.

Lướt nhanh qua trang chủ (homepage): Sau một hình ảnh đại diện lớn của thương hiệu, các tầng nội dung được sắp xếp theo kiểu các lớp hay khối xếp sát vào nhau và được tách biệt nhau bởi những đường gạch, về bản chất, cách thiết kế này chỉ hướng được người dùng lướt nhanh và xem ảnh chứ không có nhiều động cơ để tương tác hay nhấp vào.

Về phần nội dung, Ford sử dụng CTA với tên gọi “Join the Electric Revolution” (tham gia cuộc cách mạng xe điện cùng chúng tôi), đọc qua thì CTA này có vẻ hấp dẫn nhưng thực chất không mang lại giá trị gì cho người dùng (không có bất cứ sự khác biệt nào).

Một CTA hay lời kêu gọi hành động hiệu quả là tiêu đề gợi lên được yếu tố cảm xúc của người đọc, phải càng cụ thể càng tốt (và hãy nhớ rằng chưa tới 20% người dùng mong muốn đọc một đoạn văn bản dài trên landing page).

Lướt đến phần menu có lẽ là phần khó chịu nhất, thay vì rê chuột và xem nội dung (con) trước khi nhấp chuột, Ford bắt người dùng phải nhấp vào mới có thể xem được nội dung.

Có lẽ Ford chưa hiểu rằng người dùng không muốn nhấp chuột quá nhiều lần khi tương tác với các mẫu nội dung trên trang.

So sánh với thiết kế của Tesla (hiện có thứ hạng cao hơn Ford).

Mặc dù là “tay chơi mới nổi” trên thị trường xe hơi, website của Tesla có phần hiện đại hơn “đàn anh” Ford của mình.

Các CTA rõ ràng và có mục tiêu điều hướng người dùng qua các hành động kế tiếp, điều này cho phép người dùng tiếp tục hành trình của mình một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi cũng cao hơn.

Ở phần trang đích (landing page) bán hàng, ngoài một loạt các hình ảnh và video trải nghiệm, cũng như các mô tả ngắn gọn về sản phẩm, tính năng trò chuyện là một cách hay ho khác để kết nối nhiều hơn với người tiêu dùng.

Thay vì chỉ thiết kế như một phòng trưng bày một chiều, Tesla xây dựng website của họ như một cửa hàng hai chiều, nơi người dùng có thể hỏi và trò chuyện với nhân viên bán hàng bất cứ khi nào họ muốn.

Khi kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng tăng, khoảng cách giữa thế giới thực tế ảo và vật lý không còn quá lớn, sự hiện diện kỹ thuật số của thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Không chỉ đối với các công ty khởi nghiệp mà ngay cả với các thương hiệu lớn, tất cả mọi vị thế đều có thể bị thay đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook sẽ giống TikTok

Trước tình trạng số lượng người dùng sụt giảm, Facebook được cho là sẽ phát triển mạng xã hội theo mô hình giống TikTok.

Facebook sẽ giống TikTok

Meta, Snapchat lo ngại về TikTok.

Video ngắn là tính năng được nhiều mạng xã hội theo đuổi, nổi bật là Snapchat và Facebook. Snapchat đã bổ sung mục Spotlight năm ngoái và nhận được chú ý lớn.

Instagram của Meta cũng có Reels với chức năng tương tự. Riêng Facebook ưu tiên video với tính năng Watch.

“Người sử dụng Snapchat ngày càng xem nhiều video trên Spotlight”, Evan Spiegel, CEO Snap – công ty đứng sau Snapchat, nói với các nhà đầu tư tuần trước. “Đây là sự tiếp nối xu hướng chúng tôi đã quan sát được trong đại dịch”.

Spiegel cũng nhấn mạnh Snapchat đang định hướng Spotlight thành nơi khán giả có thể khám phá nội dung, chủ đề và cộng đồng mới của nhà sáng tạo, từ đó tương tác với họ sâu hơn. Hiện Spotlight có thiết kế toàn màn hình cùng các nút tương tác khá giống TikTok.

CEO Meta Mark Zuckerberg thậm chí lo ngại về TikTok và xem sản phẩm của ByteDance là “mối đe doạ đáng gờm”.

“Mọi người đang có rất nhiều lựa chọn về cách sử dụng quỹ thời gian của họ, và các ứng dụng như TikTok phát triển rất nhanh cũng bởi nguyên nhân này”, ông nói trong cuộc họp với nhà đầu tư hôm 3/2.

Reels – sản phẩm đối đầu TikTok.

Meta vừa có quý kinh doanh ảm đạm khi hầu hết số liệu đều giảm, trừ điểm sáng Reels – tính năng video ngắn tích hợp trong Instagram.

Trong cuộc họp với các nhà đầu tư, Zuckerberg khẳng định Reels đang là định dạng nội dung phát triển nhanh nhất của công ty.

Meta giới thiệu Reels trên Instagram từ tháng 8/2020. Bản Facebook Reels cũng được hé lộ từ tháng 9 năm ngoái nhưng chỉ được phát hành giới hạn.

Tính năng này về cơ bản tương tự TikTok khi cho phép người dùng tạo các video ngắn với một số hiệu ứng, âm nhạc… đi kèm.

Dù có cơ sở dữ liệu hàng trăm triệu người dùng thường xuyên trên Instagram, Meta thừa nhận Reels chưa đủ sức hút nếu so với TikTok.

“Vấn đề đáng nói là TikTok đã trở thành một đối thủ cạnh tranh quá lớn, lại đang phát triển với tốc độ rất nhanh”, Zuckerberg nói. “Dù chúng tôi đang có lãi kép với Reels, đối thủ của chúng tôi cũng đạt thành công tương tự”.

Cũng theo người đứng đầu Meta, Reels đã bắt đầu liên kết và sử dụng các tính năng cũng như dữ liệu từ News Feed và Stories – hai nguồn mang lại nhiều tiền nhất trên Facebook.

Ông tự tin quảng cáo sẽ phát triển mạnh trên Reels, từ đó công ty có thể chuyển đổi doanh thu giống như chiến lược chuyển từ PC sang di động đã thành công trước đây.

Dù vậy, việc chuyển đổi sẽ gặp không ít khó khăn. Chính Zuckerberg cũng thừa nhận với các nhà đầu tư rằng “còn rất nhiều việc phải làm ở đây”.

TikTok đang lôi kéo người dùng trẻ.

Thực tế, Reels đang bị TikTok bỏ lại khá xa. Theo khảo sát của Forrester năm 2021, TikTok đã tiếp cận được 63% người Mỹ ở độ tuổi từ 12 đến 17, trong khi Instagram giảm từ 61% xuống còn 57% cùng kỳ.

“Nhận thức tiêu cực tổng thể về Facebook và Instagram đang cản trở khả năng thu hút người dùng mới, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Instagram cũng không còn là ứng dụng tuyệt vời nữa. Nó mất đi vẻ bóng bẩy, già đi và thiếu sức hút”, chuyên gia Brendan Gahan của công ty quảng cáo Mekanism nói với WSJ.

Andre Brown, nhà sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến, cho biết thường xuyên đăng video hàng ngày với nội dung tương tự trên cả TikTok và Instagram.

Trong khi mỗi video trên Reels có trung bình 15.000 lượt xem, các bài trên TikTok đạt trung bình hơn 100.000 lượt, thậm chí có thể lên tới hàng triệu.

Brown thừa nhận Meta đã trả tiền để nội dung xuất hiện trên Reels. Thế nhưng, người này tiết lộ 85% doanh thu hàng tháng đến từ những thương hiệu trả cho video của anh trên TikTok.

“Nếu bạn muốn tiếp cận nhiều người, muốn nội dung của mình phổ biến rộng rãi, TikTok vẫn là con đường số một để sự tăng trưởng đạt cấp số nhân”, Brown nói với WSJ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Meta có thể đóng cửa Facebook và Instagram tại châu Âu

Meta đưa ra cảnh báo do lo ngại luật châu Âu có thể yêu cầu dữ liệu người dùng chỉ được lưu giữ, xử lý trên máy chủ đặt tại đây.

Meta có thể đóng cửa Facebook và Instagram tại châu Âu

Trong báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ, Meta tuyên bố việc truyền dữ liệu giữa các quốc gia hoặc khu vực là “quan trọng đối với hoạt động” của mạng xã hội.

Công ty chia sẻ nỗi lo khi không thể chuyển dữ liệu giữa Mỹ và các nước ở châu Âu, có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cũng như khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo.

Tháng 8/2020, Meta nhận được dự thảo từ Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland (IDPC), trong đó tuyên bố việc chuyển dữ liệu của Meta giữa Mỹ và châu Âu là vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) và phải cấm.

Dù mới là dự thảo, công ty sở hữu Facebook, Instagram vẫn lo ngại quyết định cuối cùng có thể được ban hành vào nửa đầu năm 2022.

Ủy ban châu Âu có danh sách Các điều khoản tiêu chuẩn trong hợp đồng (SCC) liên quan đến truyền tải dữ liệu quốc tế.

Trong trường hợp khung quy định mới được ban hành, Meta không thể tiếp tục cung cấp các sản phẩm mạng xã hội của mình tại đây, bao gồm cả Facebook và Instagram.

“Chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và gây bất lợi đến tình hình kinh doanh và tài chính của công ty”, báo cáo của Meta có đoạn.

Sở hữu lượng người dùng, dữ liệu và lượt truy xuất dữ liệu khổng lồ nhưng Facebook không đặt trung tâm dữ liệu ở quá nhiều nơi. Phần lớn chúng đều đang ở tại Mỹ.

Ngoài rắc rối liên quan đến máy chủ dữ liệu, Facebook cũng như nhóm Big Tech gần đây liên tục phải đối mặt với các động thái cứng rắn từ giới chức châu Âu.

Nhiều nhà hoạch định chính sách và lập pháp của EU cho rằng phải có hành động mạnh mẽ với mục tiêu siết các dịch vụ truyền thông xã hội.

Theo dự luật, EU sẽ yêu cầu các nền tảng công nghệ lớn phải tìm kiếm các giải pháp và giảm thiểu rủi ro từ nội dung bất hợp pháp. Nếu không, những công ty đứng sau phải đối mặt với khoản tiền phạt nặng nề.

Tại Anh, các nhà lập pháp đang xem xét dự luật về an toàn trực tuyến, trong đó cơ quan quản lý có thể đưa ra mức phạt 10% doanh thu toàn cầu hàng năm của công ty vi phạm. Chính phủ các quốc gia thành viên EU cũng đang thảo luận bộ quy tắc chung cho Big Tech.

Theo một số nhà lập pháp, sau khi tham khảo tài liệu nội bộ của Facebook, dự luật truyền thông xã hội mới của EU sẽ được mở rộng hơn so với hiện tại.

Ví dụ, Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) đề xuất nên xử lý nội dung có hại tiềm ẩn, nhưng sẽ được điều chỉnh để tập trung nhiều hơn vào cách các công ty đề xuất và truyền bá nội dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook và Google đang tìm cách cắt ‘cơn nghiện quảng cáo’

Facebook và Google hiện gần như phụ thuộc hoàn toàn vào quảng cáo số, nhưng đang phải tìm cách mở rộng nguồn thu trước mối đe dọa từ Web3, TikTok.

Facebook và Google tìm cách cắt 'cơn nghiện quảng cáo'

Theo eMarketer, Google và Facebook chiếm hơn một nửa thị trường quảng cáo kỹ thuật số.

Trong báo cáo tài chính mới nhất, quảng cáo chiếm 98% doanh thu của Meta và 81% với Alphabet (công ty mẹ của Google). Cả hai cũng là những cái tên tiên phong trong việc biến quảng cáo trực tuyến thành thứ kiếm ra tiền tỷ, từ những năm 2000.

Nhưng sau 20 năm, thế giới xung quanh Google và Facebook thay đổi rất khác, khiến việc phụ thuộc quá nhiều vào kinh doanh quảng cáo trở thành nguy cơ tiềm ẩn.

Dấu hiệu cho điều đó được thể hiện qua việc Facebook lần đầu giảm số người dùng hàng ngày trong quý kể từ khi thành lập năm 2004.

Theo các chuyên gia, bước tiến mới về công nghệ như Web3 – nơi các nền tảng trực tuyến lớn sẽ được thay thế bằng các hệ thống xây dựng trên blockchain – sẽ buộc các ông lớn phụ thuộc quảng cáo như Facebook, Google phải xem lại cách kinh doanh của mình.

Nhưng trước mắt, khó khăn của họ sẽ đến từ các nhà quản lý chống độc quyền, từ xu hướng giới trẻ thích nội dung mới mẻ và không bị quá nhiều quảng cáo xâm chiếm như TikTok.

“Nhưng khi nào Facebook, Google bị tác động mạnh mẽ? Có lẽ không phải 2-3 năm tới. Nhưng trong 5 năm nữa, nhiều thứ có thể thay đổi”, Bloomberg bình luận.

Giới quan sát dự đoán, sự đi xuống của Facebook và Google sau gần 20 năm đi theo mô hình quảng cáo trực tuyến là khó tránh khỏi, buộc họ phải tìm cách cắt “cơn nghiện quảng cáo”. Thay thế họ trong nửa thập kỷ tới có thể là Amazon và Microsoft – những công ty đã chuyển hướng sang dịch vụ những năm qua.

Sự chuyển đổi của Microsoft, Amazon.

Microsoft được đánh giá đã trở thành hình mẫu cho một tập đoàn Big Tech đa dạng. Năm 2014, dưới thời Satya Nadella, công ty chuyển hướng tập trung vào công nghệ điện toán đám mây sau khi chứng kiến doanh số PC ngày một giảm.

Kết quả, hãng phần mềm hiện chiếm 20% thị trường cloud toàn cầu, đứng thứ hai sau Amazon, đồng thời giá cổ phiếu liên tục tăng trong 5 năm qua.

Ngoài mảng phần mềm, Microsoft còn đầu tư vào lĩnh vực trò chơi và truyền thông xã hội. Theo báo cáo doanh thu trong quý đầu của năm tài chính 2022, hai lĩnh vực này hiện chiếm lần lượt 8% và 7% doanh thu của tập đoàn.

Amazon cũng xoay trục sang điện toán đám mây và thành công với vị trí dẫn đầu. Công ty có ưu thế lớn do có sẵn hệ thống trung tâm dữ liệu rộng lớn dùng cho các hoạt động thương mại điện tử, nên việc chuyển đổi dễ dàng. Kinh doanh điện toán đám mây của Amazon hiện mang về lợi nhuận hơn 60%.

Google và Facebook làm gì?

Alphabet cũng cố gắng trong hơn một thập kỷ qua để điều hành doanh nghiệp điện toán đám mây Google Cloud, nhưng thành tựu chưa như kỳ vọng. Mảng này hiện đóng góp 7,5% doanh thu cho của Alphabet, đứng thứ ba toàn cầu quý IV/2021 với thị phần 9%.

“Về mặt văn hóa, Alphabet khó có thể thực hiện chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới trước chỉ số cao ngất ngưởng của quảng cáo”, Sridhar Ramaswamy, người từng điều hành mảng quảng cáo của Google giai đoạn 2013-2018, nhận xét.

Trong khi đó, Meta chưa có động thái nào để làm mới mình. Công ty hướng đến dự án tiền điện tử Diem nhưng sớm thất bại. Việc phát triển đồng hồ Facebook Watch hay trợ lý ảo phục vụ thương mại điện tử trên Messenger vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Giờ đây, Meta theo đuổi một tham vọng khác, với kỳ vọng mọi người sẽ tương tác với nhau thông qua thế giới ảo metaverse. Công ty đổi tên từ Facebook sang Meta, đẩy mạnh mảng thiết bị thực tế ảo Oculus.

Dù vậy, chiến lược của CEO Mark Zuckerberg về cách kiếm tiền trong metaverse vẫn chưa rõ ràng, trong khi vấn đề tốc độ tăng trưởng người dùng đã bắt đầu giảm.

Facebook và Google áp đảo thị trường quảng cáo kỹ thuật số, nhưng các đối thủ nặng ký như Amazon, Alibaba, JD… cũng đang tăng mạnh thị phần.

Ramaswamy dự đoán, thị trường này sẽ sớm lắng xuống trong vài năm tới, với mức tăng trưởng đạt 1-2%. “Những ngày tháng tăng 20% sẽ càng khó đạt hơn”, Ramaswamy bình luận.

Một số chuyên gia khác cho rằng, Google và Facebook có thể đã nhận ra “cơn nghiện quảng cáo” của mình sẽ không thể kéo dài mãi đà tăng trưởng và đang phải tìm cách giảm sự phụ thuộc. Dù vậy, giống như các “cơn nghiện” khác, việc dứt bỏ luôn rất khó khăn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Người tiêu dùng không sẵn sàng từ bỏ sự thuận tiện chỉ vì giá trị

Trong khi nhiều người làm marketing cho rằng, người tiêu dùng ra quyết định dựa trên giá trị, thực thế chứng minh rằng sự thuận tiện, giao hàng nhanh và giá cả là yếu tố quan trọng hơn cả.

Người tiêu dùng không sẵn sàng từ bỏ sự thuận tiện chỉ vì giá trị
Getty Images

Ngày nay, những nội dung xoay quanh việc các hoạt động hay ý thức mua sắm của người tiêu dùng bị chi phối hoặc ảnh hưởng như thế nào bởi các vấn đề toàn cầu là vẫn để lại nhiều khoảng trống lớn.

Chúng ta ai cũng biết rằng biến đổi khí hậu là vấn đề “nóng” toàn cầu và cần nhận được sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Chúng ta đưa ra sự ưu tiên cho những sản phẩm bền vững, có thể tái chế hay những doanh nghiệp tập trung vào tăng trưởng xanh. Chúng ta cũng làm tất cả những điều khác với danh nghĩa là bảo vệ môi trường sống của tất cả mọi người.

Tuy nhiên, thực tế mọi thứ đang diễn ra như thế nào?

Sự thuận tiện và số tiền có thể tiết kiệm được vượt qua khỏi cái gọi là ý thức xã hội.

Trong khi nhiều người hô hào ý thức xã hội, nhìn chung, chúng ta vẫn bị mắc kẹt trong sự thuận tiện và yếu tố giá cả trước các quyết định mua sắm.

Người tiêu dùng hoàn toàn không muốn từ bỏ sự tiện lợi cá nhân hay những mức giá hấp dẫn để đổi lấy các giá trị xã hội gắn liền với các sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.

Có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự suy nghĩ về những doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ bán các sản phẩm cho chúng ta trước khi chúng ta mua chúng?

Chúng ta liệu có xem xét rằng những mặt hàng đó có phù hợp với các giá trị cá nhân và xã hội của chúng ta hay không?

Hãy tự hỏi bản thân rằng, bạn có sẵn sàng từ bỏ việc mua sắm trên Amazon.com nếu các hoạt động của công ty này không phù hợp với giá trị của bạn không?

Với những gì (thuận tiện, đa dạng, chiết khấu…) mà Amazon có thể cung cấp, câu trả lời có lẽ là “không”.

Chúng ta thích ai đó công nhận mình là người có ý thức xã hội hay chúng ta ủng hộ những điều chúng ta quan tâm, nhưng trong thực tế, điều này vẫn chưa được thể hiện đúng.

So với việc mua sắm các sản phẩm phù hợp với nhiều giá trị khác, những yếu tố như giao hàng miễn phí hay chiết khấu vẫn là động lực để người tiêu dùng ra quyết định mua hàng.

Một lịch sử đáng buồn của những lời hứa.

Mặc dù 58% các doanh nghiệp tại Mỹ coi sự đa dạng là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững và công bằng, chỉ 7% doanh nghiệp được đo lường là có yếu tố đa dạng.

Vào năm 2017 khi phong trào #Metoo chính thức được bắt đầu, phong trào khỏi xướng cho việc các doanh nghiệp cần bình đẳng hơn đối với phụ nữ và đấu tranh nhằm chống lại nạn quấy rối phụ nữ tại nơi làm việc, theo khảo sát của McKinsey, chỉ 1% kết quả đã được thay đổi trong suốt hơn 6 năm.

Khi mà sự phẫn nộ và ủng hộ phong trào #Metoo được xem là tâm điểm, sự thật đáng buồn là không có nhiều thay đổi đã được diễn ra.

Mọi thứ chỉ thay đổi khi bạn thay đổi.

Nhiều phụ nữ ủng hộ việc thu hẹp khoảng cách giới, đấu tranh để đòi hỏi sự bình đẳng trong thu nhập và tạo ra một nơi làm việc không có sự quấy rối.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không dám ngừng sử dụng Facebook, Twitter hoặc từ bỏ tư cách thành viên của Amazon Prime để gây áp lực buộc các doanh nghiệp phải thay đổi.

Mặc dù có nhiều doanh nghiệp rất lớn, tuy nhiên trên thực tế, người dùng có một sức mạnh tập thể thậm chí có thể tạo ra sự sụt giảm đáng kể trong lợi nhuận của các doanh nghiệp nếu họ bắt đầu mua sắm các sản phẩm gắn liền với các yếu tố giá trị của bản thân.

Hãy tưởng tượng rằng nếu có một doanh nghiệp nào đó thể hiện những quan điểm trái chiều với giá trị của bản thân và xã hội, bạn có sẵn sàng tiếp tục mua sắm các sản phẩm từ họ hay không hay sự thuận tiện và chiết khấu vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Nếu bạn muốn mình là người mua sắm có ý thức hay có thể tạo ra những tác động tích cực tới xã hội, việc mua sắm dựa trên các giá trị (cá nhân và xã hội) thay vì sự tiện lợi hay giá cả là yêu cầu bắt buộc.

Nếu bạn không sẵn sàng từ bỏ những lợi ích trước mắt cho những mục tiêu xa hơn, mọi yêu cầu thay đổi hay những khái niệm “vì xã hội” mãi chỉ là những lời hô hào vô nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Metaverse có thể đạt vốn hóa 8.000 tỷ USD

Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs dự đoán metaverse có tiềm năng trở thành thị trường trị giá 8.000 tỷ USD. Một số quỹ đầu tư khác cũng đưa ra nhận định tương tự.

Metaverse có thể đạt vốn hóa 8.000 tỷ USD

Theo nhà phân tích Eric Sheridan của Goldman Sachs, vũ trụ ảo metaverse đang ngày càng chứng minh được tiềm năng của mình.

Sheridan cho rằng đó là công nghệ của tương lai, nơi mọi người có thể giao lưu và kết nối trong một thế giới không giới hạn.

“Chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là một cơ hội trị giá 8.000 tỷ USD, cả về mặt doanh thu và lợi nhuận trong tương lai”, Eric Sheridan cho biết.

“Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi nền kinh tế kỹ thuật số. Hiện tại, nó chiếm khoảng 20-25% nền kinh tế toàn cầu.

Goldman Sachs nhận thấy rằng nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tiếp tục phát triển. Trên hết, metaverse đang nổi lên giữa các thành phần đó”, nhà phân tích Sheridan mô tả thêm.

Trước đó, một số quỹ đầu tư khác cũng đã đưa ra ước tính về tiềm năng của metaverse. Vào tháng 11/2021, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley có dự đoán tương tự và tin rằng metaverse sẽ có thể cán mốc 8.000 tỷ USD trong vài năm nữa.

Bên cạnh đó, vào tháng 12/2021, nhà phân tích của Ngân hàng Trung ương Mỹ, Haim Israel nhận định metaverse là một cơ hội khổng lồ, nơi tiền mã hóa sẽ được sử dụng rộng rãi như tiền tệ pháp định.

“Tôi hoàn toàn tin rằng đây là một cơ hội lớn, rất lớn”, ông Haim nhấn mạnh.

Trong khi nhiều công ty quản lý đầu tư đang tích cực dự đoán giá trị của metaverse, những gã khổng lồ công nghệ lại có cách tiếp cận thực tế hơn.

Đầu năm nay, Microsoft đã chi 69 tỷ USD để mua lại Activision Blizzard, trong một thương vụ được mệnh danh là canh bạc lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Theo tác giả Will Oremus của The Washington Post, thương vụ này còn giúp gã khổng lồ phần mềm cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong vũ trụ ảo, với tiềm năng được ví như “tương lai của Internet”.

Một số công ty lớn khác như Nvidia cũng đang tập trung vào việc phát triển một hệ sinh thái giúp các nhà phát triển xây dựng nền kinh tế thực tế ảo.

Trên thực tế, sự quan tâm dành cho metaverse sẽ ngày càng phổ biến hơn khi giá trị token gốc của nền tảng đó tăng cao.

Trong năm ngoái, token của Decentraland và Sandbox, 2 nền tảng metaverse lớn nhất hiện nay, đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt là 2.000% và 8.000%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Concentrated Marketing là gì? Cách triển khai Concentrated Marketing

Trong phạm vi bài viết này, MarketingTrips sẽ phân tích các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Concentrated Marketing như: Concentrated Marketing là gì, Cách triển khai Concentrated Marketing, một số ví dụ tiêu biểu về phương thức làm Concentrated Marketing và hơn thế nữa.

concentrated marketing là gì
Concentrated Marketing là gì? Cách triển khai Concentrated Marketing

Bài viết từ MarketingTrips tập trung phân tích các nội dung như Concentrated Marketing là gì? Sự khác biệt giữa Undifferentiated Marketing và Concentrated Marketing, một số ví dụ về Concentrated Marketing.

Concentrated Marketing là gì?

Concentrated Marketing là tất cả những chiến lược Marketing nhấn mạnh vào yếu tố tập trung và chuyên sâu, phương thức này khác với những gì Marketing đại chúng hoặc Marketing không phân biệt tiếp cận.

Với Concentrated Marketing, thay vì phát triển đồng thời nhiều phân khúc khác nhau, doanh nghiệp tập trung tạo ra các chiến lược cho một phân khúc (segment) rất cụ thể.

Thông thường, Concentrated Marketing được ưu tiên sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp, các công ty có sản phẩm với phân khúc hẹp (niche products) và các doanh nghiệp nhỏ với ngân sách marketing hạn chế.

Ngoài ra, một chiến lược Concentrated Marketing cũng có thể hữu ích cho các doanh nghiệp vốn đã ổn định nhưng đang muốn ra mắt các sản phẩm mới.

Cũng giống như các chiến lược Marketing khác, Concentrated Marketing có các ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể, chúng chỉ tỏ ra hiệu quả đối với một số sản phẩm và dịch vụ nhất định.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự khác biệt giữa một số khái niệm như: tiếp thị phân biệt (differentiated marketing), tiếp thị không phân biệt (undifferentiated marketing) và tiếp thị tập trung (concentrated marketing).

Đồng thời, thảo luận về một số case study đã áp dụng thành công cách tiếp cận chiến lược này trên thị trường.

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Để có thể tìm hiểu toàn diện về ngành marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Sự khác biệt giữa Undifferentiated Marketing và Concentrated Marketing là gì?

Hầu hết người tiêu dùng – và thậm chí là đối với nhiều người làm marketing – họ đã vốn quen thuộc với chiến lược undifferentiated marketing hay còn gọi là tiếp thị không phân biệt hoặc tiếp thị đại chúng (mass marketing).

Với kiểu tiếp cận này, các nhà marketer sử dụng cùng một thông điệp để tiếp cận đến toàn bộ đối tượng mục tiêu, thường là thông qua các kênh như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo trên báo in (print ads), bảng quảng cáo (billboards) hoặc các định dạng quảng cáo mang tính đại chúng khác.

Bởi vì tiếp thị không phân biệt không yêu cầu các đội nhóm marketing tạo ra nhiều thông điệp khác nhau và nhắm mục tiêu đến các phân khúc khác nhau, phần lớn kiểu tiếp cận này khá tiết kiệm về mặt chi phí.

Tiếp thị không phân biệt cũng không yêu cầu các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và không yêu cầu các thương hiệu liên tục thay đổi thông điệp của họ.

Tuy nhiên, bên cạnh một số lợi ích mà nó có thể mang lại, chiến lược này cũng có nhiều hạn chế nhất định như tỷ lệ trung thành của khách hàng sẽ thấp hơn, tỷ lệ tương tác yếu hơn hay dễ bị các đối thủ cạnh tranh “chen chân” vào hơn.

Sự khác biệt giữa Differentiated Marketing và Concentrated Marketing.

Differentiated marketing hay tiếp thị phân biệt là nền tảng trung gian giữa tiếp thị đại chúng (mass marketing/mass media) và tiếp thị tập trung.

Các nhà tiếp thị sử dụng chiến lược này để tập trung vào hai hoặc nhiều phân khúc được xác định rõ ràng và phát triển thông điệp cho từng phân khúc khác nhau.

Kiểu tiếp cận này cho phép nhà tiếp thị giải quyết tốt hơn nhu cầu của các phân khúc khách hàng riêng lẻ, trong khi vẫn cân bằng được giữa nhu cầu cần tiếp cận nhiều người hơn và thúc đẩy doanh thu cao hơn.

Ngược lại với các chiến lược tiếp thị phân biệt, tiếp thị tập trung chỉ tập trung vào một phân khúc cụ thể nhất định và dồn toàn bộ nguồn lực vào phân khúc đó.

Một số ví dụ về Concentrated Marketing.

Tiếp thị tập trung nhắm mục tiêu đến các phân khúc nhỏ, rời rạc và vốn dĩ thường không được những người bên ngoài các nhóm đó biết đến. Một ví dụ dễ nhận thấy nhất đó là với các thương hiệu xe sang, họ chỉ nhắm mục tiêu vào những nhóm người rất nhỏ, giàu có.

Với 2 quảng cáo ở trên của 2 thương hiệu xe hơi, vì đối tượng mục tiêu mà họ hướng đến là những người có thu nhập rất cao với mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm sang trọng và cao cấp, sự thật là bạn rất khó để bắt gặp được quảng cáo của nó đúng không?

Ngoài những thương hiệu như xe hơi cao cấp, các công ty khởi nghiệp SaaS cũng thường áp dụng chiến lược tiếp thị tập trung.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tung ra một ứng dụng SaaS nào đó nhằm lấp đầy một khoảng trống hiện có trên thị trường, chắc chắn bạn cũng chỉ có một nhóm khách hàng lý tưởng nhất định cụ thể.

Một số thương hiệu hàng xa xỉ khác cũng đã áp dụng chiến lược tiếp thị tập trung:

Concentrated Marketing có thể giúp tăng doanh thu bán hàng như thế nào.

Bởi tính đặc thù là tập trung chuyên sâu vào một nhóm phân khúc khách hàng nhất định, chiến lược tiếp thị tập trung có thể giúp doanh nghiệp có được doanh số bán hàng nhanh hơn và tối ưu hơn.

Bằng cách tập trung tất cả ngân sách marketing của bạn vào một đối tượng cốt lõi (lý tưởng) và một hoặc hai kênh cụ thể, bạn không chỉ tiết kiệm tiền – hoặc ít nhất là sử dụng ngân sách hiệu quả hơn – mà còn thấy kết quả tốt hơn và nhanh hơn.

Đối với nhiều doanh nghiệp, tiếp thị tập trung là chiến lược mà họ thường sử dụng từ rất sớm trong quá trình phát triển, và sau khi họ đã có được một thị phần hay chiến thắng ở một phân khúc nhất định họ mới sử dụng các kiểu chiến lược khác cho mục tiêu mở rộng.

Bắt đầu với chiến lược Concentrated Marketing.

Nếu sau khi cân nhắc, thương hiệu của bạn xem Concentrated Marketing là chiến lược cần áp dụng và theo đuổi, dưới đây là những gì bạn có thể làm để bắt đầu.

Tìm hiểu đối tượng mục tiêu.

Khi bạn tập trung các hoạt động marketing vào một phân khúc cụ thể, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải thấu hiểu đối tượng đó. Nghiên cứu thị trường là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu được khách hàng của mình.

Ngoài những thông tin căn bản như nhân khẩu học hay tâm lý học, bạn cũng cần hiểu đâu là động cơ thúc đẩy họ mua hàng, đâu sẽ là kênh hiệu quả nhất để tiếp cận họ và định dạng quảng cáo nào họ sẽ có xu hướng phản hồi nhiều nhất.

Sau khi hiểu được tất cả các thông tin này, đội nhóm của bạn sẽ có thể hiểu kiểu chiến lược Marketing Mix nào sẽ hiệu quả nhất đối với họ.

Chọn kênh tiếp cận.

Sau quá trình nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng, đã đến lúc bạn cần chọn kênh của mình. Vì bạn đang áp dụng phương pháp tiếp cận tập trung nên bạn có thể chỉ chọn một (hoặc hai) kênh thay vì triển khai rải rác trên các kênh khác nhau.

Bạn cần khám phá ra được đâu là kênh bạn có khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng lý tưởng nhất và tạo ra nhiều chuyển đổi nhất.

Sáng tạo và xây dựng thông điệp.

Với các khách hàng lý tưởng và kênh mục tiêu đã chọn, bây giờ là lúc bạn suy nghĩ về các yếu tố sáng tạo trong quảng cáo và truyền thông.

Bạn cần biết đối tượng của mình sẽ ưu tiên phản hồi với các kiểu thông điệp nào, các định dạng quảng cáo (video, link, photo..) nào hay họ thích kiểu ưu đãi ra sao.

Sau khi bạn khởi chạy chiến dịch, điều quan trọng là phải liên tục kiểm tra, thử nghiệm và theo dõi. Bằng cách theo dõi kết quả của từng chiến dịch hay các thử nghiệm quảng cáo khác nhau, bạn dần hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.

Như bạn có thể thấy, tuỳ vào mỗi nhóm sản phẩm và mục tiêu của doanh nghiệp, các chiến lược marketing có thể được áp dụng một cách linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể.

Nếu bạn đang chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình, thứ bạn cần làm là cân nhắc xem đâu là kiểu chiến lược phù hợp trước khi nói đến việc tối ưu từng hoạt động cụ thể.

Kết luận.

Nếu bạn là người làm marketing và bạn đang băn khoăn không hiểu concentrated marketing là gì, hay chiến lược này khác với các chiến lược về marketing đại trà (đại chúng) ra sao, hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản nhất.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Tầm quan trọng của Social Media trong việc kết nối với Gen Z

Theo dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Qualtrics, sự kỳ vọng của người tiêu dùng đang ngày càng tăng lên và tầm quan trọng của các giá trị thương hiệu được chia sẻ cũng tương tự.

Tầm quan trọng của Social Media trong việc kết nối với Gen Z

Để có thể làm rõ hơn về sự thay đổi của kỳ vọng của khách hàng, Qualtrics đã khảo sát 9.000 người tiêu dùng, trên nhiều độ tuổi khác nhau, để đo lường mức độ quan trọng của các thước đo khác nhau giữa Gen Z, Baby Boomers và các thế hệ ở giữa.

Các phát hiện có được từ nghiên cứu rất có ý nghĩa với các thương hiệu – trước hết, dữ liệu chỉ ra rằng Gen Z có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất bởi những tương tác tiêu cực với một doanh nghiệp nhất định.

“Gen Z là thế hệ ít hài lòng nhất với các trải nghiệm khách hàng mà họ đã có được. Họ tỏ ra ưu tiên cho các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các cửa hàng bán lẻ.”

Người tiêu dùng thế hệ Z đã lớn lên cùng với các phương tiện truyền thông mạng xã hội và thương mại điện tử, họ ngày càng mong đợi thương hiệu đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của họ, đồng thời họ cũng biết rằng họ có đủ “quyền lực và phương tiện” trong tay để chỉ trích một doanh nghiệp nào đó nếu họ nhân được các trải nghiệm tiêu cực.

Điều này cũng có nghĩa là trong khi Gen Z sẵn sàng đón nhận và tương tác với các thương hiệu một cách tích cực, cũng có không ít các rủi ro đi kèm với các thương hiệu cung cấp những trải nghiệm kém hơn.

Những người tiêu dùng trẻ hơn cũng ngày càng coi trọng về vấn đề sức khỏe cộng đồng, Gen Z có khả năng ngừng mua hàng cao hơn đến gấp 2 lần so với Baby Boomers nếu họ cảm thấy thương hiệu có các giá trị không phù hợp.

  • 42% Gen Z cho rằng họ sẽ có thể bắt đầu mua hàng với các thương hiệu quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của người tiêu dùng trong Covid-19.
  • 14% là con số của Baby Boomers.

Người tiêu dùng thế hệ Z cũng chú trọng nhiều hơn đến các giá trị thương hiệu – những người mua sắm trẻ tuổi quan tâm đến giá trị thương hiệu nhiều hơn gấp 3 lần so với Baby Boomers.

  • 31% Gen Z cho rằng họ sẽ ưu tiên mua hàng từ những thương hiệu thể hiện được giá trị xã hội và quan tâm đến các vấn đề về môi trường.
  • Chỉ 16% Baby Boomers lựa chọn con đường này.

Với các thương hiệu đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận trên các nền tảng trưc tuyến, việc tìm hiểu điều gì thực sự đang thúc đẩy hành động của người tiêu dùng sẽ góp phần lớn hơn đến mức độ thành công của thương hiệu.

Đối với người tiêu dùng Gen Z, duy trì sự hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội là ưu tiên hàng đầu khi nói đến khả năng xây dựng mối liên quan, bản chất chính từ điều này là Gen Z mong muốn kết nối nhiều hơn và sâu hơn (ở cấp độ cá nhân và con người) với các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà họ cần.

Nếu bạn là người làm marketing, thay vì tập trung quá nhiều vào việc bán hàng, bạn nên tìm ra các cách mới để kết nối sâu hơn và rộng hơn đối với người tiêu dùng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tầm nhìn Metaverse của Microsoft

CEO Microsoft cho rằng công ty này đang nắm giữ nhiều yếu tố để có thể xây dựng Metaverse, vũ trụ ảo được xem là tương lai của Internet.

Tầm nhìn metaverse của Microsoft
Microsoft

Vào tháng 1, Microsoft đã chi 75 tỷ USD để mua lại công ty trò chơi điện tử Activision Blizzard. Sau thương vụ, Microsoft trở thành công ty có doanh thu từ game lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Tencent của Trung Quốc và Sony của Nhật Bản.

Trong bài phỏng vấn với Financial Times, Chủ tịch kiêm CEO Microsoft Satya Nadella cho rằng game chính là nền tảng để công ty này xây dựng thế giới thực tế ảo – metaverse, thứ mà ông gọi là tương lai của Internet. Thương vụ với Activision chính là yếu tố giúp Microsoft tiến gần hơn đến mục tiêu này.

“Chúng tôi đang xây dựng ứng dụng metaverse. Chỉ trong một nền tảng, người dùng có thể trải nghiệm cả ba không gian thuộc về ứng dụng họp hành, game và các công cụ liên quan đến công việc, kinh doanh”, CEO Microsoft chia sẻ.

Tầm nhìn Metaverse của Microsoft.

CEO Microsoft cho biết công ty muốn mở nền tảng cho bất kỳ ai xây dựng trò chơi ở metaverse, giúp ai cũng có thể xây dựng không gian riêng cho mình.

“Về cơ bản, metaverse tạo ra các trò chơi, cho phép người dùng, địa điểm, mọi thứ nói chung xuất hiện trong game tương tác vật lý và làm cho các nền tảng đó liên kết với nhau”, Nadella chia sẻ.

Ứng dụng Microsoft đang phát triển hướng đến mục tiêu người dùng có thể nhập vai vào thế giới thực tế ảo và tương tác với môi trường xung quanh.

“Bây giờ, nhờ metaverse, chúng ta có thể mơ ước đến việc thực sự có mặt bên trong thế giới game”. Satya Nadella – CEO Microsoft.

CEO Microsoft cũng tin rằng người chơi không chỉ tập trung vào một thể loại game duy nhất như bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS).

Dù FPS cho phép người chơi trải nghiệm hành động thông qua góc nhìn của nhân vật chính, Nadella cho biết nhiều thể loại game khác đang thiếu đi khả năng mang lại cảm giác chân thực cho người chơi. Người dùng không được trải nghiệm cảm giác hiện diện ngay bên trong thế giới game.

“Bây giờ, nhờ metaverse, chúng ta có thể mơ ước đến việc thực sự có mặt tại thế giới trò chơi điện tử”, CEO Microsoft chia sẻ.

Theo CEO Microsoft, việc lập trình tốt dòng game thực tế ảo sẽ thúc đẩy công ty xây dựng tương lai của Internet – không gian người dùng làm việc, tương tác, giải trí thông qua các nhân vật đại diện.

Tiếp quản Microsoft từ năm 2014, Satya Nadella đã đối mặt với nhiều vấn đề tồn đọng. Tập đoàn công nghệ này từng muốn tập trung nguồn lực vào điện toán đám mây để cạnh tranh với các đối thủ, như Amazon.

Tuy nhiên, Nadella đã nhìn nhận cộng đồng người chơi game trực tuyến là cơ hội để xây dựng cơ sở khách hàng mới cho Microsoft. Khi vừa nhậm chức giám đốc điều hành, Nadella đã mua lại Minecraft – một trò chơi xây dựng thế giới ba chiều.

Phát triển môi trường làm việc trên không gian thực tế ảo.

Hiện ứng dụng Teams của Microsoft đã cập nhật tính năng avatar – hình đại diện. Avatar nhận tín hiệu từ cả khuôn mặt và âm thanh của người dùng. Người tham gia có thể tự tin trình bày trong cuộc họp trực tuyến thông qua hình đại diện sinh động.

Bên cạnh đó, một tính năng khác của Team cho phép người dùng đặt những người tham gia cuộc họp vào bối cảnh tự chọn, như giảng đường, phòng họp, văn phòng…

Theo Nadella, đối tác của Microsoft về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số luôn khuyên ông suy nghĩ lại kế hoạch phát triển tập đoàn.

Tuy nhiên, trên thực tế, CEO Microsoft cho rằng tập trung phát triển nền tảng thực tế ảo là một bước tiến. Nadella chú trọng nghiên cứu các ứng dụng dùng trong công việc.

Microsoft Team sẽ cập nhật tính năng avatar 3D, gia nhập cuộc đua metaverse trong năm 2022. Ảnh: Microsoft.

Nadella đồng ý rằng người dùng không thể đột ngột thay đổi cách làm việc được hình thành suốt 200 năm. Tuy vậy, công chúng đã có thời gian làm quen với việc tương tác, làm việc trực tuyến.

“Vì đại dịch, người dùng đã thích ứng với việc hợp tác, nâng cao kỹ năng cá nhân và ổn định sức khỏe tinh thần khi làm việc, tương tác với nhau trên nền tảng số”, CEO Microsoft chia sẻ.

Nadella khẳng định sẽ tạo ra “môi trường làm việc hỗn hợp”. Các cuộc họp của Microsoft thường có 10-15% người tham gia trực tuyến thay vì có mặt ở phòng họp.

Ông cho biết thêm về một khảo sát về kỳ vọng làm việc của nhân viên và người dùng nói chung. Trong đó, 70% người muốn gặp gỡ, làm việc trực tiếp và 70 % người muốn môi trường làm việc linh hoạt – kết hợp môi trường trực tiếp và trực tuyến.

“Đối với tôi, việc lập trình tốt game thực tế ảo sẽ thúc đẩy Microsoft tạo ra nền tảng mới, xây dựng tương lai của Internet”. Satya Nadella – CEO Microsoft

“Hiện nay, chúng ta phải tập thích nghi với các thiết bị camera trong phòng hội nghị. Mỗi người tham gia có khung hình riêng và có thể nhắn tin trên phòng họp trực tuyến.

Microsoft sẽ phát triển nhiều công cụ để hỗ trợ sự hợp tác làm việc hiệu quả của nhóm người ở những nơi khác nhau”, Nadella cho biết.

Microsoft sẽ cho phép người dùng, với tư cách là tổ chức hay cá nhân, sử dụng danh tính của mình trên các nền tảng khác nhau. Điều này được thực hiện thông qua việc đồng nhất và các thao tác xác thực các danh tính.

Theo Nadella, về việc đồng nhất các danh tính trên không gian thực tế ảo, Microsoft sẽ bắt đầu từ Windows Store. Cửa hàng ứng dụng này sẽ cho phép nhiều hình thức thanh toán khác nhau và người sáng tạo (Content Creator) có thể sở hữu nhiều kênh ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

5 lý do tại sao Landing Page là thành phần thiết yếu trong các chiến lược Marketing

Trong khi nhiều Marketer đề cao quá mức sức mạnh của các kênh quảng cáo có trả phí bên ngoài (paid media), một trang đích hay landing page được thiết kế tối ưu là những gì họ nên có.

5 lý do tại sao Landing Page là 'thành phần phải có' với các chiến lược Marketing
5 lý do tại sao Landing Page là thành phần thiết yếu trong các chiến lược Marketing. Getty Images

Thông qua nhiều năm thiết kế ra hàng trăm Landing Page khác nhau cho các chiến lược marketing của doanh nghiệp, tôi hiểu rõ những lý do tại sao bạn nên có những trang đích trên hoặc ngoài các website của mình.

Dưới đây là một số lý do chính bạn có thể tham khảo cho chiến lược của mình.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Một trang đích chất lượng có thể dẫn đến nhiều lượt chuyển đổi hơn. Cho dù đó là đăng ký nhận bản tin, đăng ký tư vấn, tải xuống ebook hay bất cứ thứ gì khác, khi bạn có thiết kế và sử dụng trang đích (landing page), tỷ lệ chuyển đổi có được sẽ cao hơn so với các website hay thương hiệu không sử dụng.

Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ rằng, việc có trang đích thôi cũng không đảm bảo bạn có được một tỷ lệ chuyển đổi cao, thay vào đó, hãy hình dung nó theo cách sẽ cung cấp cho bạn nhiều cách hơn để tối ưu và cải thiện chuyển đổi theo thời gian.

Giảm chi phí trên mỗi chuyển đổi.

Giá mỗi chuyển đổi (CPA, CAC) tạm hình dung là tổng chi phí để thương hiệu có được một khách hàng mới. Mặc dù không có một con số cố định chung (benchmark) nào cho tất cả các ngành và doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí chuyển đổi sẽ thấp hơn nếu bạn sử dụng trang đích thay vì hướng khách hàng vào một website chung chung (Homepage).

Các trang đích cũng giúp tạo ra lợi nhuận có được trên chi phí đầu tư (ROI) cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn đang chạy Google Ads, nó cũng làm tăng điểm chất lượng cho mỗi lần nhấp chuột để từ đó bạn có CTR cao hơn và CPC thấp hơn.

Tất cả những điều này cuối cùng sẽ làm cho CPA thấp hơn.

Tối ưu hoá các ưu đãi của thương hiệu.

Thay vì để khách hàng phải khó khăn tìm kiếm các ưu đãi của thương hiệu, các trang đích cũng cấp những thông tin đó một cách nhất quán nhất.

Tùy thuộc vào chiến lược marketing của mình, bạn có thể có một số ưu đãi để tạo sự chú ý cho khách hàng, bao gồm chương trình giới thiệu, khuyến mãi, sách trắng, hướng dẫn sử dụng tài nguyên, v.v.

Các thông tin bạn thu thập và chia sẻ trên các trang đích khác nhau nên khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại ưu đãi mà bạn đang muốn làm nổi bật.

Bên cạnh đó những thông tin liên quan như, nội dung, bố cục, các liên kết điều hướng hay các trường nội dung cũng nên được sắp xếp sao cho khách hàng có thể thực hiện hành động bất cứ khi nào (một cách dễ dàng).

Mở rộng quy mô các hoạt động marketing.

Với các trang đích, bạn có thể mở rộng quy mô marketing (ngân sách, khách hàng, doanh số…) của mình mà không cần tốn quá nhiều nguồn lực và thời gian.

Trước đây, nếu việc xây dựng các trang đích tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc thì ngày nay với các nền tảng thiết kế trang đích tự động, công việc đó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Khi bạn có thể dễ dàng thêm mới các ưu đãi hay trang đích trên website (hoặc bên ngoài), bạn có thể tăng cường các nỗ lực marketing mà không tốn quá nhiều công sức.

Thử nghiệm và xác thực các ý tưởng mới.

Thay vì bạn ngồi đó và dự báo mức độ hiệu quả của các ý tưởng mới trước khi quyết định ‘scale up’ nó, các trang đích cung cấp cho bạn nhiều cách để thử nghiệm.

Một lựa chọn thông minh khác là sử dụng trang đích để xác thực các phản ứng của đối tượng mục tiêu về một ý tưởng nào đó để xem liệu việc chi tiêu nhiều hơn cho ý tưởng đó có phải là một chiến lược đúng đắn hay không.

Khi nói đến việc xây dựng các chiến lược marketing, các trang đích hay landing page không còn là thành phần nên có mà phải là bắt buộc. Từ việc tăng cơ hội chuyển đổi, tiếp cận nhiều khách hàng hơn đến thử nghiệm nhanh hơn các ý tưởng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Metaverse chưa đem lại cảm xúc cho người dùng

Trải nghiệm thực tế ảo (metaverse) đang ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đem lại nhiều cảm xúc.

Lễ hội âm nhạc được tổ chức trong metaverse có rất nhiều điểm tương đồng đời thực. Ảnh: Business Insider.

Khi trào lưu metaverse bắt đầu nổi lên, người dùng đã kỳ vọng nó có thể sớm trở thành một thế giới 3D, chân thực và sống động như trong bộ phim Ma trận nổi tiếng.

Dù vậy, những giải pháp metaverse hiện tại vẫn chưa đem đến nhiều cảm xúc cho người dùng. Nhiều người cho biết thực tế ảo vẫn chỉ là ý tưởng sơ khai.

Mới đây, một buổi trình diễn âm nhạc để kỷ niệm việc phát hành một loạt NFT mới của họa sĩ người Na Uy Bjarne Melgaard được tổ chức trong metaverse Decentraland.

Melgaard đang phát hành 1.122 hình ảnh nổi bật về đồ họa dưới dạng NFT. Lễ hội âm nhạc trong thế giởi ảo được tạo ra nhằm tôn vinh cho sự kiện này.

NFT của Melgaard đều dựa trên tác phẩm điêu khắc mà ông đã tạo ra có tên “The Lightbulb Man”, được đặt tại Phòng trưng bày Quốc gia Na Uy.

Theo trải nghiệm từ tác giả Ben Gilbert của Insider, ông cảm thấy khá hào hứng khi hòa mình vào một lễ hội âm nhạc trong metaverse. Cụ thể, Gilbert cho rằng lễ hội âm nhạc này giống như một phiên bản thu nhỏ của các sự kiện ngoài đời thực.

Nhiều thể loại âm nhạc sống động được trình diễn, tương tự như sự kiện của tựa game “Fortnite” với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi như Travis Scott và Ariana Grande.

Nhiều bình luận trên mạng xã hội đã nhanh chóng so sánh buổi lễ âm nhạc này với trò chơi “Second Life”, tự game thế giới ảo ra mắt vào đầu những năm 2000.

Tuy nhiên, Gilbert cho biết phiên bản web của Decentraland lại không dễ dàng truy cập như các trò chơi độc lập.

Thay vì một không gian ảo được chia sẻ chung, nó được biến thành các thế giới riêng lẻ do người dùng sở hữu và vận hành với giá hàng nghìn USD.

Trong đó, buổi biểu diễn âm nhạc là không gian duy nhất mà người dùng có thể ghé thăm thông qua một liên kết trực tiếp.

Đáng tiếc, sự kiện này không có nhiều người dùng tham gia và chưa tạo được sức hút. Theo trải nghiệm của Gilbert, người dùng chỉ có thể thả một vài biểu tượng cảm xúc, đi loanh quanh và nhảy trong hình nhân vật đã chọn trước đó.

Trong các hoạt động khác, tác giả đã khám phá một ngôi nhà bên cạnh sàn nhảy, nhưng âm nhạc đột ngột ngắt ngay khi Gilbert vừa đi ra khỏi khu vực đó.

Ông cho rằng điều này làm người dùng cảm thấy chưa chân thật vì trong thực tế, âm thanh sẽ nhỏ dần khi chúng ta rời xa khu vực phát nhạc.

Ngoài ra, tác giả chia sẻ rằng trải nghiệm về buổi trình diễn nhạc trên metaverse chưa thực sự đem lại nhiều cảm xúc. Người dùng chỉ như đang xem một trò chơi mà không có nhiều hoạt động tương tác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Một thay đổi của Apple cuốn bay 315 tỷ USD

Kể từ khi Apple áp dụng quy định mới về quyền riêng tư trên iOS, vốn hóa thị trường của 4 tập đoàn công nghệ lớn đã mất hàng trăm tỷ USD.

Một thay đổi của Apple cuốn bay 315 tỷ USD

Theo Business Insider, so với tháng 4/2021, thời điểm Apple bắt đầu thực hiện quy định mới về quyền riêng tư trên iOS, vốn hóa thị trường của Meta (công ty mẹ của Facebook), Snapchat, Twitter và Pinterest sụt giảm tổng cộng 315 tỷ USD.

Meta – tập đoàn đứng sau Facebook, Instagram và WhatsApp – được xem là “nạn nhân” chịu ảnh hưởng nặng nhất. Vốn hoá thị trường của doanh nghiệp này giảm từ 861 tỷ USD xuống còn 656 tỷ USD, tức mất đi 205 tỷ USD.

3 ông lớn còn lại trong lĩnh vực mạng xã hội cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh. Snapchat, Twitter và Pinterest mất đi lần lượt 51 tỷ USD26 tỷ USD và 33 tỷ USD.

Trong buổi báo cáo tài chính hôm 3/2, Meta công bố lợi nhuận quý IV/2021 giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 10,3 tỷ USD mặc dù doanh thu tăng 20%. Con số thực tế thua xa mức dự đoán 10,9 tỷ USD của các chuyên gia tại phố Wall.

Bên cạnh một số nguyên nhân khác nhau, việc Apple thay đổi chính sách quyền riêng tư trên iOS có tác động trực tiếp đến kết quả này. Thậm chí, nó còn tiếp tục kéo dài trong tương lai.

Trong buổi họp với cổ đông, CEO Mark Zuckerberg đánh giá các cập nhật của hệ điều hành iOS, cũng như nhiều quy định mới tại châu Âu khiến cho khoản doanh thu từ quảng cáo sụt giảm.

Theo Giám đốc Tài chính Meta, David Wehner, trong năm 2022 tập đoàn có thể mất 10 tỷ USD vì chính sách của Apple khiến họ khó phân phối quảng cáo nhắm mục tiêu hơn.

“Giống như các doanh nghiệp khác trong ngành, chúng tôi phải đối mặt với những khó khăn do thay đổi iOS. Apple đã tạo ra 2 thách thức cho các nhà quảng cáo: một là giảm độ chính xác của quảng cáo nhắm mục tiêu, đội thêm chi phí để gia tăng hiệu quả quảng cáo; hai là việc đo lường kết quả trở nên khó khăn hơn”, Sheryl Sandberg, Giám đốc vận hành Meta, giải thích thêm.

Vào tháng 4/2021, Apple đã cập nhật iOS, đưa vào tính năng cho phép người dùng chọn chấp nhận cho bên thứ 3 – trong đó có các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter – thu thập và chia sẻ dữ liệu hay không.

Về cơ bản, họ loại bỏ tùy chọn này ở bên trong menu cài đặt, đưa vào thông báo dạng bật lên khi người dùng mở ứng dụng có kèm quảng cáo nhắm mục tiêu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nghịch lý ngành logistics

Trong khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang gặp khó do giá thuế container thì các doanh nghiệp logistics nội địa lại “ngậm ngùi” nhường thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Nghịch lý ngành logistics

Oằn mình gánh chi phí logistics.

Chia sẻ tại hội thảo “Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại trong bối cảnh Covid-19”, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết, sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối diện với thách thức mới, trong đó có phí dịch vụ logistics tăng cao, thời gian vận chuyển kéo dài.

Đáng chú ý, đây đang là giai đoạn tất bật nhất của các doanh nghiệp lương thực thực phẩm để sản xuất hàng Tết và giao đơn xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang rất thận trọng khi nhận đơn, nhiều đơn vị phải từ chối bớt bạn hàng.

Cũng theo bà Chi, nếu trước đây thời gian vận chuyển hàng hoá đến Mỹ là 28 ngày thì bây giờ thời gian chờ container rỗng có thể kéo dài đến 2-3 tháng khiến cả doanh nghiệp và đối tác đều rơi vào thế bị động do thời hạn sử dụng sảm phẩm bị rút ngắn, giá bị đội lên cao.

Về chi phí, trước đây giá một container đi Mỹ chỉ khoảng 2.000 USD, đi Nga 1.200 USD nhưng hiện nay đã lên đến 15.000 USD/container 40 feet (Mỹ), 9.000-10.000 USD (Nga).

Trong khi đó, doanh nghiệp khó có thể điều chỉnh giá bán tăng tương ứng do hầu hết các đơn hàng đã được ký trước và cũng phải duy trì tính cạnh tranh để giữ khách, tạo việc làm cho người lao động.

Đồng quan điểm với bà Chi, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, cũng cho biết khó khăn lớn nhất hiện nay với ngành gỗ là logistics.

“Việc thiếu container khiến hàng tồn kho tăng cao, khó thu hồi vốn, nhiều nơi còn không dám nhận đơn trong bối cảnh hiện nay”, ông Phương nói.

Các doanh nghiệp dệt may cũng chung những khó khăn này. Mặc dù ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý I, nhiều doanh nghiệp đã có đơn đến giữa năm và thỏa thuận với khách hàng kế hoạch sản xuất, cung ứng cho cả năm 2022, nhưng vì giá cước vận tải tàu biển, phí thuê container cùng hàng chục phí khác đẩy chi phí logistic tăng cao khiến các doanh nghiệp không dám ký thêm hợp đồng mới.

Trong thời gian tới, có thể các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với khó khăn này bởi theo Bộ Công thương, dự kiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục tắc nghẽn đến cuối năm 2022.

Doanh nghiệp nội địa “nhường” thị phần cho nước ngoài.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), hiện tại, 95% thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta phụ thuộc vào 38 hãng tàu nước ngoài, chi phí logistics cao một cách vô lý đang gây sức ép và làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.

Đặc biệt, tiên lượng về vấn đề này, từ cuối năm 2021, hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển đã đưa ra cảnh báo việc tăng cước container đường biển có thể khiến giá nhập khẩu toàn cầu tăng 11% và giá tiêu dùng tăng 1,5% từ nay đến năm 2023. Điều này thực sự là thách thức lớn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trong khi đó, Việt Nam hiện đang có khoảng 4.000 – 4.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trực tiếp và có đến hơn 30.000 công ty liên quan.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao với số lượng áp đảo mà khối doanh nghiệp logistics nội địa chỉ có được 5% thị phần ngay chính trên “sân nhà”, các đơn vị xuất nhập khẩu phải “bạc mặt” vì chi phí vận chuyển? Bởi lẽ với nguồn lực như trên, các doanh nghiệp nội hoàn toàn có thể làm chủ được thị trường.

Lý giải nguyên nhân, các chuyên gia cho biết, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nên không có sức cạnh tranh, đa phần làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ, thiếu chuyên nghiệp…

Hiện, doanh nghiệp logistics Việt Nam mới được khách hàng thuê vận chuyển tới cảng nội địa, sau cảng là do doanh nghiệp nước ngoài quyết định đơn vị vận chuyển. Vì thế, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều hạn chế về “sân chơi”.

Nói rõ hơn về vấn đề này, theo ông Huỳnh Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội logistics TP.HCM, các công ty logistics Việt Nam chỉ cung cấp các dịch vụ phổ thông cơ bản.

Ngoài việc chưa đủ tiềm lực, kinh nghiệm thì vấn đề cốt lõi là 65% hàng nhập khẩu và 73% hàng xuất khẩu được thực hiện bởi doanh nghiệp nước ngoài.

“Hầu hết gói logistics đều được chỉ định từ các gói thầu quốc tế và đương nhiên miếng bánh còn lại trong nước chỉ là một phân đoạn nhỏ trong chuỗi cung ứng”, ông Cường cho hay.

Do đó, ông Cường kiến nghị, Chính phủ cần khoanh vùng các công ty sản xuất được xác định là mũi nhọn của quốc gia, định hướng ưu tiên hợp tác với các công ty logistics đầu ngành Việt Nam theo đúng tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng dịch vụ của công ty Việt Nam”.

Bởi lẽ, để nang cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và cả nền kinh tế, việc giảm chi phí về logistics là điều hết sức cần thiết và bám sát mục tiêu của các cơ quan chức năng logistics phải trở thành ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn sự phát triển của ngành này với thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Sóng gió đang ập đến với Facebook

Sự lớn mạnh của TikTok, thay đổi từ Apple và ngày càng ít người dùng đăng nhập Facebook là những đòn giáng mạnh vào công ty của Mark Zuckerberg.

Sóng gió đang ập đến với Facebook

Trong báo cáo tài chính quý IV/2021, Mark Zuckerberg, CEO Meta, thừa nhận nhiều thách thức đang bủa vây Facebook. Lần đầu tiên lượng người dùng Facebook hàng ngày trung bình trong một quý bị giảm kể từ 2004.

Theo Financial Times, tin xấu khiến cổ phiếu Meta sụt giảm nặng nề. Hôm 3/2, giá cổ phiếu của công ty này giảm 27%, khiến vốn hoá bốc hơi 230 tỷ USD – mức chưa từng có tại phố Wall hay Thung lũng Silicon.

“Facebook đang phải đối mặt một cơn bão dữ dội với tất cả những thách thức đến cùng lúc”, Karen North, giáo sư về truyền thông xã hội và kỹ thuật số tại Đại học Nam California, nói với NBC News.

Financial Times dẫn lời Dave Wehner, Giám đốc tài chính (CFO) của Meta, rằng: “Công ty đang đi trong những cơn gió ngược. Đó là dấu hiệu cho thấy một cơn bão lớn đang ập đến”.

Hình ảnh Zuckerberg mắt đỏ hoe xuất hiện trong buổi báo cáo tài chính ngày 3/2 cũng khiến nhiều người cho rằng ông đã “khóc rất nhiều” trước tình hình bi đát của Meta.

Ngay sau đó, ông phải giải thích với giới truyền thông rằng mắt ông đỏ là do bị rách giác mạc chứ không liên quan đến những tin tức xấu.

Lượng người dùng trung bình hàng tháng của Facebook giảm dần qua các năm. Nguồn: Financial Times

Mối đe doạ từ TikTok.

“TikTok đã quá lớn và vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ khá nhanh”, CEO Meta nói trong bản phân tích tài chính. Ông cho biết dù Facebook vẫn ghi nhận doanh thu tốt, đối thủ mới nổi từ Trung Quốc cũng đang có lãi kép với tốc độ tăng trưởng cao.

Theo Financial Times, những bê bối về quyền riêng tư của Facebook đã khiến người dùng bất mãn. Nhiều người trẻ đang “di cư” sang những mạng xã hội mới như TikTok của ByteDance.

Đầu tháng 1, Cloudflare, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ bảo mật Internet tại Mỹ, đã công bố danh sách 10 trang web có lượng truy cập lớn nhất năm 2021.

Trong đó, TikTok đã vượt qua Google, Facebook để trở thành trang web được truy cập nhiều nhất. Năm 2020, Facebook vẫn đứng đầu danh sách này.

Rich Greenfield , đối tác của công ty tư vấn LightShed, nói với Financial Times: “Không ai mong đợi điều này. Đó là báo cáo gây sốc nhất trong sự nghiệp 27 năm của tôi. Không có cách nào chống lại sự thật này. Facebook đang đối mặt mối đe doạ hiện hữu từ TikTok”.

Những thay đổi của Apple.

Một thách thức khác được Zuckerberg đề cập là những thay đổi trong hệ điều hành iOS của Apple. Tính năng App Tracking Transparency (ATT) được Apple đưa lên iPhone từ phiên bản iOS 14.5 khiến các nền tảng như Facebook có ít dữ liệu hơn để phân phối quảng cáo cá nhân.

Theo CNBC, các ứng dụng của Facebook hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào hệ điều hành của Apple và Google. Khi Apple thay đổi chính sách về quyền riêng tư, Facebook bị tước đi một trong những tài sản quan trọng nhất của họ.

Dave Wehner, CFO Meta, cho biết thay đổi của iOS có thể khiến Facebook bị thiệt hại khoảng 10 tỷ USD doanh thu năm 2022. “Mọi người vẫn muốn xem những quảng cáo có liên quan và các doanh nghiệp muốn tiếp cận đúng khách hàng.

Vì vậy chúng tôi đang xây dựng lại cơ sở hạ tầng quảng cáo để tiếp tục cung cấp các quảng cáo chất lượng cao”, Zuckerberg cho biết.

Theo Financial Times, trong khi thay đổi của Apple khiến Facebook lao đao, Google lại đang hưởng lợi. Một số nhà phân tích cho rằng quảng cáo tìm kiếm – nguồn thu nhập chính của Google ít phụ thuộc hơn vào dữ liệu cá nhân được thu thập trên các thiết bị Apple.

Điều này khiến một số người kết luận rằng các nhà quảng cáo đã chuyển nhiều ngân sách hơn cho Google và tránh xa các công ty như Meta.

Tương lai bất định trong thế giới ảo Metaverse.

CNBC cho biết, để tránh phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác ở thế giới thực, Facebook đang tìm câu trả lời trong thế giới ảo.

Việc đổi tên công ty thành Meta và đầu tư cho nhóm Reality Labs phát triển công nghệ thực tế ảo là minh chứng cụ thể nhất cho thấy quyết tâm của Mark Zuckerberg.

“Năm 2021, doanh số bán kính thực tế ảo Oculus của Meta tăng vọt, mang về 2,3 tỷ USD doanh thu, nhưng so với số tiền 10,2 tỷ USD bỏ ra, còn lâu công ty mới có lãi”, Financial Times nhận định.

Đầu tháng 2, một giấc mơ khác của Facebook cũng tan vỡ là dự án tiền điện tử Diem, trước đây mang tên Libra.

Bên cạnh những trải nghiệm về thị giác, nền kinh tế số cũng là một phần quan trọng trong vũ trụ ảo. Tuy nhiên Diem Association – tổ chức quản lý dự án tiền số do Facebook khởi xướng năm 2019 – sẽ ngừng hoạt động trong vài tuần tới.

Quyền sở hữu trí tuệ và những tài sản liên quan sẽ được bán cho Silvergate Capital với giá 182 triệu USD.

Theo Jack Dorsey, nhà sáng lập Twitter và CEO Block, cách tiếp cận của Facebook đối với tiền điện tử kết thúc không suôn sẻ vì không đủ mở.

“Họ cố tạo ra một loại tiền thuộc sở hữu của Facebook – có thể vì những lý do chính đáng, có thể vì những lý do cao cả, nhưng lại cố gắng thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào hệ sinh thái Facebook, thay vì sử dụng một giao thức mở và tiêu chuẩn như Bitcoin”, Dorsey nhận xét tại hội nghị MicroStrategy World ngày 2/2.

CNN cho biết, dự án tiền điện tử của Facebook cũng hứng chịu nhiều lo ngại từ các nhà lập pháp và giới quan sát từ khi được công bố.

Lo ngại lớn nhất là đồng tiền điện tử này được vận hành bởi Facebook, mạng xã hội vốn không thể ngăn chặn nhiều vấn đề như tội phạm và lạm dụng dữ liệu người dùng trên các nền tảng sẵn có.

Một quyết định khác của Meta trong cuộc đua vũ trụ ảo là tìm cách đưa NFT vào trang cá nhân của người dùng Facebook, Instagram. Theo Wired, việc ủng hộ một thị trường vẫn còn đầy rẫy những kẻ lừa đảo như NFT là một bước đi nguy hiểm.

Alan Woodward, giáo sư về an ninh mạng tại Đại học Surrey (Anh), nói thị trường NFT đang thiếu người dẫn dắt. Do đó, khi đặt chân vào mảnh đất này, mạng xã hội sẽ trở thành bên chịu trách nhiệm chính.

“Nếu xảy ra tranh chấp về NFT, những người đó sẽ tìm đến ai? Đương nhiên là Facebook hoặc Twitter. Không hiểu sao họ lại muốn nhận ‘cục nợ’ này?”, ông đánh giá.

Các chuyên gia cho rằng “cơn bão lớn” đang ập đến với Facebook. Những người lãnh đạo công ty cho biết họ vẫn sẽ tập trung vào những sáng kiến dài hạn như xây dựng hoạt động kinh doanh đa dạng với những sản phẩm đi kèm.

Nhưng câu hỏi lớn hơn được đặt ra là liệu Mark Zuckerberg có thể giữ cho Facebook vẫn còn sức hấp dẫn với người dùng trong tương lai gần?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Lượng người dùng Facebook hằng ngày đang tụt giảm

Theo báo cáo tài chính quý 4/2021, số lượng người dùng Facebook hoạt động hằng ngày đã có sự sụt giảm đáng kể lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 2004.

Lượng người dùng Facebook hằng ngày đang tụt giảm

Cụ thể, số lượng người dùng hằng ngày của Facebook đạt 1,929 tỉ, giảm nhẹ so với con số 1,93 tỉ người dùng trong quý trước đó (quý 3/2021).

Trong 18 năm thành lập và phát triển, Facebook luôn tăng trưởng lượng người dùng hằng ngày ở mức ổn định và chưa từng ghi nhận sự suy giảm theo từng quý.

Chia sẻ về kết quả báo cáo tài chính quý 4/2021, Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg, cho biết doanh số của công ty đã bị ảnh hưởng khi người dùng, đặc biệt là giới trẻ, đã rời bỏ Facebook để đến với các nền tảng đối thủ như TikTok.

Theo góc nhìn của các chuyên gia độc lập, việc người dùng trẻ không chọn Facebook đã chỉ rõ nền tảng mạng xã hội này đang dần thiếu sự phù hợp với giới trẻ.

Sau tin tức về sự sụt giảm nói trên, kết hợp với những yếu tố như sự cạnh tranh gay gắt của các nền tảng đối thủ (YouTube, TikTok), khách hàng cắt giảm chi tiêu quảng cáo và Apple thay đổi chính sách quyền riêng tư, cổ phiếu của Meta trượt giá 20%.

Hệ quả, Meta đã “bay màu” khoảng 200 tỉ USD. Giám đốc tài chính Meta, Dave Wehner, nhận định những thay đổi này ảnh hưởng tiêu cực đến quảng cáo trên Facebook và Instagram, có thể ‘’lên đến 10 tỉ USD’’ trong năm nay.

Báo cáo tài chính của Meta cho biết tổng doanh thu, phần lớn đến từ việc quảng cáo, đã tăng lên 33,67 tỉ USD trong giai đoạn vừa qua, cao hơn đôi chút so với những dự đoán trước đó. Thế nhưng, dự báo doanh thu trong kỳ tiếp theo chỉ trong khoảng 27 – 29 tỉ USD, thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích rất nhiều.

Mặc dù Meta đã đầu tư riêng vào video để cạnh tranh với TikTok do gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance sở hữu, nhưng trên thực tế, khoản lợi nhuận thu về lại thấp hơn nhiều so với nguồn cấp dữ liệu Facebook và Instagram.

Kỳ vọng vào Metaverse, giới đầu tư nghi ngờ.

Zuckerberg thừa nhận sự phát triển nhanh chóng, bền vững của TikTok và cho rằng cạnh tranh trực tiếp với nền tảng này không phải là hướng đi đúng. T

hay vào đó, vị CEO quả quyết đầu tư vào video và thực tế ảo sẽ thành công, như những lần trước đây công ty đã đặt cược vào quảng cáo trên điện thoại di động và trên tính năng story của Instagram.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư hoàn toàn có lý do để lo lắng về Meta trong thời điểm hiện tại. Meta đổi tên vì muốn tập trung vào vũ trụ ảo metaverse.

Thế nhưng, trên thực tế thì Meta vẫn chưa xây được một metaverse riêng và vẫn phải tiếp tục “gồng lỗ” cho Reality Labs. Chỉ tính riêng quý 4/2021, Reality Labs lỗ 3,3 tỉ USD.

Reality Labs có nhiệm vụ xây dựng tầm nhìn của Mark Zuckerberg về siêu vũ trụ ảo metaverse.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021

Vẫn là nền tảng dẫn đầu trong cuộc chiến nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy), YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021, cao hơn gần gấp 10 lần nền tảng “mới nổi” TikTok.

YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021
Getty Images

Trong khi TikTok tiếp tục tăng trưởng vượt trội cả về doanh thu lẫn người dùng trong những năm gần đây, YouTube vẫn là ‘người dẫn đầu’ trong không gian video trực tuyến.

Bên cạnh những yếu tố liên quan đến trải nghiệm của người dùng (user experience) trên nền tảng hay các thuật toán hiện hữu, một trong những lý do chính khiến YouTube vẫn bền vững với vị trí số 1 đó là chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo, lý do khiến nền tảng Vine “biến mất trên thị trường” và TikTok thì vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.

Chương trình Đối tác của YouTube (YPP) hiện được xem là động lực chính của nền tảng khi nói đến việc mở rộng sức ảnh hưởng trong nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy).

Theo báo cáo của công ty mẹ Alphabet, YouTube đã tạo ra 8,6 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong quý 4 năm 2021 và trong cả năm, YouTube mang về 28,8 tỷ USD.

YouTube kiếm được 28.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm 2021

Cũng theo báo cáo, YouTube hiện chi 55% doanh thu quảng cáo trên YouTube cho nhà sáng tạo, điều này có nghĩa là YouTube đã trả cho cộng đồng nhà sáng tạo hơn 15 tỷ USD trong suốt năm 2021.

Mặc dù đang đứng ở vị trí số 1 tuy nhiên YouTube cũng không quên việc phải đối phó với nền tảng mới nổi TikTok. Bằng cách ra mắt Shorts từ tháng 3, YouTube muốn cạnh tranh trực tiếp với TikTok trên định dạng video ngắn.

Theo CEO Sundar Pichai.

“YouTube Shorts tiếp tục chứng kiến mức độ tương tác tăng vọt. Chúng tôi vừa đạt 5000 tỷ lượt xem (toàn thời gian) và hơn 15 tỷ lượt xem mỗi ngày trên toàn cầu.

Trên thực tế, nhiều người đang tạo nội dung của riêng họ trên YouTube hơn bao giờ hết. Năm ngoái, số kênh YouTube kiếm được ít nhất 10.000 USD doanh thu đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.”

Pichai lưu ý rằng nhiều nhà sáng tạo hiện cũng đang kiếm tiền từ các sản phẩm ngoài quảng cáo của YouTube, bao gồm Super Chat và Channel Memberships, trong khi khoản quỹ trị giá 100 triệu USD hiện đã áp dụng tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.

Liên quan đến việc tìm kiếm doanh thu quảng cáo từ các nền tảng video dạng ngắn như TikTok, Shorts hay Instagram Reels, một trong những thách thức lớn nhất là rất khó để có thể chèn quảng cáo vào đầu và giữa các video.

Cũng bởi lý do này, TikTok hiện đang tìm nhiều cách khác như quan hệ đối tác thương hiệu hay mua hàng trong ứng dụng để tăng cường doanh thu cho các nhà sáng tạo và giữ chân họ ở lại trên nền tảng.

Ngoài ra, việc nâng cấp các tính năng thương mại điện tử và cho phép nhà sáng tạo tìm kiếm doanh thu bằng cách bán các sản phẩm trực tiếp từ các video của họ cũng là một nỗ lực khác của TikTok.

Trong khi việc mang lại doanh thu cho những nhà sáng tạo là yếu tố quyết định liệu họ có ở lại với nền tảng hay không, hay từ bài học thất bại của chính nền tảng video dạng ngắn Vine, TikTok và cả những nền tảng video dạng ngắn khác vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tìm kiếm các mô hình chia sẻ doanh thu tối ưu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook mất 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo vì iOS mới

Lợi nhuận quý IV của Meta sụt giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cổ phiếu Facebook “bốc hơi” 23% trong một giờ vì phản ứng của thị trường.

Facebook thất thu vì iOS mới

Rạng sáng 3/2, Meta, công ty mẹ Facebook công bố báo cáo tài chính quý IV/2021, trong đó ghi nhận khoản sụt giảm 8% lợi nhuận. Ngay lập tức, giá cổ phiếu Meta trên sàn giao dịch Nasdaq bị bán tháo mạnh, giảm 23% về mức 249 USD/cổ phiếu.

Facebook thất thu vì iOS mới.

Cuối tháng 10/2021, Facebook thông báo đổi tên thương hiệu của mình thành Meta và công bố chiến lược xây dựng vũ trụ ảo (metaverse).

Trong buổi họp công bố tình hình kinh doanh, CEO Mark Zuckerberg cho biết ban lãnh đạo quyết định đầu tư 10 tỷ USD vào bộ phận thực tế ảo Reality Labs. Khoản đầu tư này gấp 5 lần số tiền họ bỏ ra để sáp nhập hãng kính thực tế ảo Oculus vào năm 2014.

Khoản tiền khổng lồ này nhằm phục vụ cho tầm nhìn metaverse của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg đã nhận trái đắng khi lựa chọn trở thành người tiên phong.

Đây là năm đầu tiên mà Meta công bố kết kết quả hoạt động của các bộ phận phát triển thiết bị và phần cứng. Trước đây, do các mảng cơ sở hạ tầng chỉ chiếm phần thiểu số trong kết quả kinh doanh nên Facebook không công bố con số chính thức.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2021, Meta sụt giảm 8% lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 10,3 tỷ USD mặc dù doanh thu tăng 20%. Con số thực tế thua xa mức dự đoán 10,9 tỷ USD của các chuyên gia tại phố Wall.

Trong buổi họp với cổ đông nhằm công bố kết quả kinh doanh quý IV, Mark Zuckerberg đánh giá các cập nhật của hệ điều hành iOS, cũng như nhiều quy định mới tại châu Âu khiến cho khoản doanh thu từ quảng cáo sụt giảm.

Meta dự đoán mức thiệt hại từ các lý do trên lên đến 10 tỷ USD.

Facebook chia sẻ họ gặp khó trong việc theo dõi hành vi người dùng iPhone sau khi phiên bản iOS 14.5 với tính năng cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của mình được phát hành. “Chúng tôi đang xây dựng lại thuật toán đặt quảng cáo nhằm thích nghi với những thay đổi”, ông Zuckerberg chia sẻ.

Cú đánh úp từ các đối thủ tại thung lũng Silicon và khoản đầu tư vào vũ trụ ảo chưa đem lại nhiều tín hiệu khả quan khiến Meta gặp nhiều gian nan. “Đến lúc Facebook nên xem xét lại chiến lược metaverse của họ”, Raj Shah, nhà phân tích mảng công nghệ tại công ty tư vấn Publicis Sapient nhận định.

Mark Zuckerberg, CEO Meta thừa nhận với các nhà đầu tư rằng giai đoạn sắp tới còn nhiều khó khăn. “Dù kế hoạch đã được thiết lập kỹ lưỡng, con đường đi đến mục tiêu không hề bằng phẳng”, ông Zuckerberg bình luận.

Đối thủ của Facebook không đứng yên.

Trong nhiều năm qua, Facebook cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc vào Apple và kiểm duyệt nội dung chặt chẽ hơn.

Theo New York Times, kể từ khi thay đổi thương hiệu, Meta đã tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn và đưa ra chính sách thúc đẩy nhân viên tập trung vào các dự án thực tế ảo.

Vũ trụ ảo vẫn sẽ chiếm dụng ngân sách của Meta do ngày càng nhiều đối thủ trong lĩnh vực công nghệ tuyên bố tham gia cuộc đua.

Thương vụ sáp nhập Activision Blizzard trị giá 70 tỷ USD là phát súng đáp trả của Microsoft. Ban lãnh đạo công ty này cho biết đây là viên gạch đầu tiên cho vũ trụ ảo phiên bản Microsoft.

Google cũng tham gia đường đua bằng việc chính thức thành lập bộ phận blockchain nhằm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phục vụ cho thế hệ Internet thứ 3. Apple được cho là sẽ ra mắt dòng kính thực tế ảo của họ vào cuối năm 2022.

Cũng trong buổi họp, ông Zuckerberg chia sẻ Tiktok là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Meta bên cạnh các đại gia công nghệ tại Mỹ.

Ông David Wehner, Giám đốc tài chính của Meta bổ sung rằng bản cập nhật iOS mới giúp cho Google dễ dàng quảng cáo hơn. Quý IV/2021, Alphabet, công ty mẹ của Google tăng 36% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Facebook lần đầu tiên ghi nhận lượng người dùng hàng ngày giảm. Theo báo cáo quý IV/2021, ứng dụng mạng xã hội sụt giảm 1 triệu người dùng trong 3 tháng qua.

Tuy nhiên, lượng người dùng hàng tháng trên các ứng dụng thuộc nhà Meta đã tăng 9%, đạt mốc 3,59 tỷ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Meta thêm avatar 3D vào Instagram Stories

Với mục tiêu hướng tới Metaverse, Facebook vừa thông báo cập nhật tính năng sử dụng ảnh đại diện 3D vào mục ‘Câu chuyện’ trên Instagram.

Theo đó, phía công ty mẹ của Facebook, Meta đang ra mắt tính năng sử dụng hình ảnh đại diện với không gian 3 chiều (3D) mới cho Instagram Stories, nhắn tin trực tiếp cũng như cập nhật hình đại diện (avatars) trong Facebook và Messenger.

Ở thời điểm hiện tại, những người dùng ở Mỹ, Canada và Mexico có thể chọn cách xuất hiện bản thân họ bằng những nhân vật ảo thông qua các nhãn dán (stickers), bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu, ảnh hồ sơ Facebook, trên các nền tảng của Meta và bao gồm trên cả nền tảng Quest VR.

Bà Aigerim Shorman, người quản lý phụ trách về hình ảnh đại diện và danh tính của Meta cho biết trên một bài đăng:

“Kể từ khi tiết lộ tầm nhìn dài hạn của chúng tôi về Metaverse tại Connect 2021, chúng tôi đã không ngừng xây dựng và phát triển các công nghệ xã hội (social technology) nhằm hướng tới một tương lai mới nơi bạn có thể ngồi cạnh những người thân yêu của mình cho dù có cách xa vạn dặm đến như thế nào. Sẽ không có bất cứ rào cản nào về địa lý trong Metaverse cả.”

Bà nói tiếp “Metaverse là một thế giới kỹ thuật số đa kết nối (interconnected digital world), một thế giới kết nối mới giữa VR và AR nhưng cũng xuất phát là từ các nền tảng quen thuộc như điện thoại và máy tính của bạn.”

Song song với tính năng ảnh đại diện 3D, Meta cũng đã giới thiệu những chiếc áo thun theo chủ đề Super Bowl LVI cho hình đại diện trên các nền tảng của mình.

Meta công bố báo cáo thu nhập quý 4 của mình vào ngày 2 tháng 2 vừa qua và công ty này cũng cho biết họ đã lần đầu tiên công bố kết quả kinh doanh của mảng AR và VR khi đây được coi là các công nghệ lõi của Metavese.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Ngành dược phẩm kỳ vọng phục hồi trong năm 2022

Báo cáo phân tích của SSI Research kỳ vọng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ phục hồi và tăng trưởng 13% so với năm ngoái. Đồng thời dự đoán tác động từ dịch Covid-19 sẽ ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí mang lại một số lợi ích tích cực.

Ngành dược phẩm kỳ vọng phục hồi trong năm 2022
Source: HBR

Trong năm 2021, doanh thu ngành dược phẩm giảm sút do giãn cách xã hội kéo dài trong các đợt bùng dịch Covid-19 thứ 3 và thứ 4 tại Việt Nam.

Ước tính tổng doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam cả năm giảm 6% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ tăng 2% và tại kênh bệnh viện giảm 14%.

Báo cáo phân tích ngành dược của SSI Research nhận định, việc áp dụng giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực miền Nam đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động cung ứng và phân phối của các công ty dược phẩm.

Các bệnh viện bị buộc phải chuyển đổi thành trung tâm điều trị Covid-19, khiến doanh thu đấu thầu thuốc giảm mạnh, trong khi kênh bệnh viện hiện chiếm tới hơn 60% nhu cầu dược phẩm.

Bên cạnh đó, các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) thường xuyên trong tình trạng quá tải, còn các bệnh nhân Covid-19 hầu hết đang phải miễn phí điều trị hoặc tính mức phí tương đối thấp.

Các công ty dược phẩm cũng khó hưởng lợi từ vaccine hoặc thuốc điều trị Covid-19 khi hiện tại mới chỉ có vài công ty ngoài Bộ Y tế thực hiện hoạt động nhập khẩu vaccine với lý do thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang bắt đầu cho phép nhiều công ty dược phẩm khác trong nước đăng ký sản xuất thuốc điều trị dựa trên bản quyền thuốc được nhượng lại gần đây từ Pfizer và MSD.

Theo ước tính, doanh thu năm 2021 của các công ty chăm sóc sức khỏe niêm yết trong nước đạt 14.800 tỷ đồng, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận ròng đạt 2.030 tỷ đồng, tăng 10,5%.

Mặc dù doanh thu đi ngang do nhu cầu chăm sóc sức khỏe giảm sút, nhưng lợi nhuận ròng vẫn tăng trưởng tương đối tốt khi các công ty cắt giảm chi phí và giảm mức chiết khấu bán hàng trong năm.

Ngành dược phẩm kỳ vọng phục hồi trong năm 2022

Sang năm 2022, SSI Research kỳ vọng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ phục hồi và tăng trưởng 13% so với 2021. Đồng thời dự đoán tác động từ dịch Covid-19 sẽ ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí mang lại một số lợi ích tích cực.

Cụ thể, tỷ lệ người dân sẽ đến thăm khám tại bệnh viện về mức bình thường và nhóm dược phẩm sẽ có thêm phần doanh thu đáng kể từ các dòng thuốc hạ sốt và vitamin (được sử dụng thường xuyên để điều trị các triệu chứng nhẹ).

Đặc biệt, nhiều công ty dược Việt Nam đã nhận công thức sản xuất thuốc điều trị Covid-19 do Pfizer và MSD chuyển giao và có thể sớm thương mại hóa trong năm nay.

Báo cáo của SSI Research ước tính lợi nhuận của các công ty chăm sóc sức khỏe sẽ tăng 15% so với cùng kỳ, nhờ doanh thu tăng trưởng 12% và tăng giá các dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc men từ 4 – 6%.

Việc tăng giá được giải thích là tất yếu do các công ty dược phẩm đã phải ứng phó với việc giá nguyên liệu (API) tăng cao, còn các bệnh viện phải đối mặt với nhiều chi phí hoạt động đắt đỏ trong hai năm qua.

Đối với nhóm các công ty dược phẩm, báo cáo phân tích cho rằng kết quả kinh doanh có thể tích cực ngay trong nửa đầu năm 2022 khi người dân dự trữ thuốc cho biến thể Omicron mới, còn nhóm các bệnh viện phải chờ sự phục hồi trong nửa cuối năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Metaverse sẽ định hình lại toàn bộ ngành du lịch

Kể từ khi Facebook Inc đổi tên thành Meta Platforms, động thái này thể hiện rõ chiến lược tập trung vào xây dựng Metaverse (vũ trụ ảo) của nền tảng, một không gian ảo được kỳ vọng sẽ mở ra một ‘chương mới’ của Internet di động và định hình lại toàn bộ ngành du lịch.

Metaverse sẽ định hình lại ngành du lịch

NEOMA Business School, Pháp.

Ở góc độ trải nghiệm người dùng, Metaverse là sự kết hợp của “Thực tế ảo hoàn toàn nhập vai” (Fully-immersive Virtual Reality – FiVR) với “Môi trường cộng tác ảo” (Collaborative virtual environments – CVEs).

FiVR với kính VR cách ly người dùng hoàn toàn với thế giới thực bằng cách cung cấp nội dung tổng hợp hoặc 360 độ được chụp trong đời thực, tạo điều kiện cho họ đắm chìm hoàn toàn vào hình ảnh, kích thích các giác quan của người dùng, nhờ đó cho phép trải nghiệm du lịch ảo một cách rất thực.

Còn CVE là một môi trường cộng tác ảo mà ở đó mọi người hầu như có thể tương tác với nhau thông qua hình đại diện, trò chơi điện tử 3D đa người dùng, trường học ảo là những đại diện tiêu biểu của môi trường này. Nó bổ sung khả năng giao tiếp xã hội mà FiVR không có.

FiVR hiện đã và đang được triển khai trong du lịch cho mục đích lập kế hoạch, quản lý, tiếp thị, giới thiệu thông tin, giải trí, giáo dục, mở rộng khả năng tiếp cận hoặc bảo tồn di sản hoặc tài nguyên du lịch quý hiếm. Chẳng hạn như các chuyến tham quan khách sạn ảo, chuyến bay ảo, thắng cảnh ảo, bảo tàng ảo, giao diện đặt phòng ảo…

Trong tương lai, khi phối hợp với CVE tạo thành một metaverse du lịch hoàn thiện thì chúng ta có thể cùng các đối tác đi du lịch ảo đến bất cứ một điểm đến nào trên thế giới, thậm chí lên các hành tinh, thế giới giả tưởng… Không những thế, chúng ta còn có thể tương tác ảo không chỉ bằng thị giác với tất cả mọi người ở đó (người dân địa phương, khách du lịch, người sao Hỏa…).

Ý tưởng phân phối đa kênh tích hợp (Omni Channel) trong du lịch hoàn toàn có thể thực hiện (tức khả năng cho người dùng trải nghiệm thử điểm đến trước khi đến thật).

Thế giới ảo Avatar trong bộ phim cùng tên của đạo diễn James Cameron đang đến gần hơn với thế giới thực. Lượng người dùng vũ trụ ảo metaverse tăng gấp chục lần sau một năm, các chuyên gia kỳ vọng quy mô thị trường sớm cán mốc 1.000 tỉ đô la Mỹ.

Sự phát triển và ứng dụng của công nghệ số và metaverse chắc chắn sẽ thay đổi sâu sắc cách mọi người sống và đi du lịch. Hệ quả tất yếu chúng sẽ chuyển đổi và định hình lại toàn bộ ngành du lịch.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF, 2017) đã ước tính rằng trong đến năm 2025, số hóa sẽ tạo ra tới 305 tỉ đô la giá trị bổ sung cho riêng ngành du lịch thông qua việc tăng lợi nhuận, trong khi khoảng 100 tỉ đô la giá trị được tạo ra trong lĩnh vực này sẽ chuyển từ những người chơi truyền thống sang những đối thủ kỹ thuật số mới với các mô hình kinh doanh sáng tạo và khả năng tạo ra giá trị.

Việc chuyển đổi kỹ thuật số cũng được dự báo sẽ tạo ra lợi ích trị giá 700 tỉ đô la cho khách hàng và xã hội rộng lớn hơn, thông qua việc giảm tác động môi trường, cải thiện an toàn và bảo mật, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian cho người tiêu dùng.

Thế hệ Z và Millennials là những công dân nòng cốt của thế giới kỹ thuật số. Cách họ sử dụng và những gì họ mong đợi từ công nghệ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các dịch vụ du lịch được cung cấp.

Các điểm đến, doanh nghiệp và lĩnh vực du lịch cần phải tiếp nhận đầy đủ các công nghệ mới để duy trì tính cạnh tranh và tạo ra giá trị. Bởi lẽ tài nguyên du lịch quý hiếm rồi sẽ không còn quý hiếm khi công nghệ ảo có thể thay thế hoàn toàn.

Các chính phủ do đó có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thiết lập các điều kiện khung để hỗ trợ các mô hình kinh doanh du lịch được nâng cao kỹ thuật số, chuỗi giá trị và hệ sinh thái. Trước mắt có ba nội dung Việt Nam cần tập trung để chuẩn bị cho du lịch thực tế ảo và xa hơn là vũ trụ du lịch ảo, đó là:

Số hóa tài nguyên du lịch: Các di sản văn hóa và thiên nhiên, di sản phi vật thể, thắng cảnh… cần được đầu tư số hóa.

Trong ngắn hạn việc này sẽ hỗ trợ tích cực công tác xúc tiến quảng bá; tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển điểm đến.

Xây dựng không gian lưu trữ tài nguyên thực tế ảo: Chúng ta cần rút kinh nghiệm và học hỏi Trung Quốc trong việc quản lý tài nguyên số trước thềm thời đại metaverse.

Cần xem tài nguyên số là tài nguyên quốc gia và không gian lưu trữ tài nguyên số sẽ là một phần lãnh thổ và quốc gia nắm giữ toàn quyền kiểm soát.

Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp du lịch và giải trí số: Doanh nghiệp du lịch truyền thống sau Covid-19 đã dần nhận ra tính bức thiết của việc chuyển đổi số nhưng năng lực và nguồn tài chính giới hạn.

Họ cần được kết nối với các doanh nghiệp công nghệ để cho ra đời một mô hình kinh doanh lai giữa kinh doanh du lịch truyền thống và dịch vụ cung cấp các trải nghiệm số và thực tế ảo.

Các điểm đến, doanh nghiệp và lĩnh vực du lịch cần phải tiếp nhận đầy đủ các công nghệ mới để duy trì tính cạnh tranh và tạo ra giá trị. Bởi lẽ tài nguyên du lịch quý hiếm rồi sẽ không còn quý hiếm khi công nghệ ảo có thể thay thế hoàn toàn.

Ngoài ra, cần thúc đẩy các mối quan hệ đối tác công tư và hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa truyền thống với các doanh nghiệp kỹ thuật số và các cơ sở giáo dục để tăng cường chia sẻ, đổi mới và phổ biến kiến thức.

Tập hợp các tác nhân có chuyên môn đa dạng và bổ sung cho nhau trong lĩnh vực công nghệ, du lịch và các lĩnh vực khác, để tạo ra một môi trường kinh doanh kỹ thuật số năng động.

Trải nghiệm của du khách rồi sẽ đạt đến một tầm cao mà chưa ai có thể đoán trước được sẽ như thế nào. Nhưng dù là thế nào đi nữa, sự phát triển và ứng dụng của công nghệ số và metaverse chắc chắn sẽ thay đổi sâu sắc cách mọi người sống và đi du lịch.

Hệ quả tất yếu chúng sẽ chuyển đổi và định hình lại toàn bộ ngành du lịch. Một câu hỏi đang đặt ra là liệu metaverse sẽ chỉ giúp tăng cường trải nghiệm trước – trong – sau du lịch hay sẽ thay thế hoàn toàn việc du lịch trong thực tế?

Câu trả lời cũng sẽ thật khó nói trước nhưng trong giai đoạn đầu, metaverse chắc chắn sẽ mang lại cơ hội chưa từng có cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận thị trường mới, phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, áp dụng các mô hình/quy trình kinh doanh mới, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị du lịch toàn cầu và hệ sinh thái kỹ thuật số.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu không tìm hiểu, liên kết và đầu tư vào quá trình số hóa ngay lúc này, có khả năng sẽ không tồn tại, chứ chưa nói đến sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những xu hướng của thương mại điện tử năm 2022

Sự dịch chuyển về hành vi tiêu dùng, nhu cầu mua sắm cũng như xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng hứa hẹn thúc đẩy thị trường thương mại điện tử Việt Nam lên một tầm cao mới.

xu hướng thương mại điện tử năm 2022

Báo cáo về thị trường thương mại điện tử gần đây của Lazada ghi nhận, bất chấp những thách thức từ đại dịch Covid-19, năm 2021 được xem là một năm khởi sắc với nền kinh tế số trên toàn Đông Nam Á, trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính.

Theo Statista, giá trị thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD năm 2015 lên 120 tỷ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Lý giải cho sự tăng trưởng này, báo cáo ghi nhận động lực đến từ xu hướng mua sắm hàng bách hóa trên sàn thương mại điện tử, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới (đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nhà bán mong muốn phát triển kinh doanh trên kênh online), và sự hưởng ứng của người dân dành cho các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí).

Độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, và sẵn sàng đặt đơn hàng có số lượng và giá trị lớn hơn

Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hoá trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% cho biết mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019.

Báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng nhìn nhận, dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, trong đó vừa thúc đẩy người tiêu dùng trực tuyến tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, vừa gia tăng số lượng thương nhân tham gia chuyển đổi số.

Kết quả khảo sát 4 sàn thương mại điện tử thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam cho thấy số lượng đơn hàng phát sinh trên sàn giai đoạn tháng 6 – 9/2021, thời điểm làn sóng Covid-19 thứ tư bùng phát đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng từ 8% tới 50%.

Kết quả trên tương đồng với xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát. Theo kết quả khảo sát 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển phát, hầu hết các đơn vị đều có mức tăng trưởng đơn hàng ngang bằng hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 12%.

Ngoài ra, dưới tác động của đại dịch, đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới và người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Đánh giá về sự phát triển của thương mại điện tử trong thời gian tới, báo cáo của Lazada dự đoán một số xu hướng mới sẽ lên ngôi. Cụ thể, Social commerce sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Theo đó, các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream, trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động Shoppertainment sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng, kéo theo đó là nhu cầu cao về các bài đánh giá (review) các sản phẩm để hỗ trợ quyết định mua hàng.

Đa kênh sẽ trở thành hình thức bán lẻ mới. Các nhãn hàng sẽ tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống bằng cách tham gia các nền tảng thương mại điện tử, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn.

Hành trình mua sắm của khách hàng sẽ dần được cá nhân hóa. Đây sẽ là chìa khóa để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng. Các nền tảng thương mại điện tử hiện đã đầu tư vào AI và Big Data để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.

Cuối cùng, đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại sự tiện lợi và đảm bảo an toàn.

Để tăng cường tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (CoD) trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Chuỗi giá trị – Hệ sinh thái và các quy luật mới về chiến lược kinh doanh (P2)

Những nhà lãnh đạo của các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào một nhóm nhỏ các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.

Source: UnSplash

Ở phần 1, chúng ta đã thấy được sự cần thiết và quá trình chuyển từ mô hình Chuỗi giá trị sang mô hình Hệ sinh thái của các công ty, tập đoàn lớn, cũng như sức mạnh của Hiệu ứng mạng lưới – động lực phát triển chính của mô hình Hệ sinh thái.

Trong phần 2, nhóm tác giả sẽ tiếp tục bàn luận về việc mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi việc xây dựng chiến lược như thế nào; các yếu tố quan trọng của mô hình này mà các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.

Mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi việc xây dựng chiến lược như thế nào?

Đối với mô hình Chuỗi giá trị, 5 nhân tố cạnh tranh thường cố định và rõ ràng. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một công ty sản xuất xi măng hoặc một hãng hàng không, việc hiểu và nắm rõ khách hàng, cũng như đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ không có gì quá khó khăn.

Bên cạnh đó, ranh giới giữa các nhà cung cấp, người dùng và các đối thủ cũng được vạch ra rõ ràng. Tuy nhiên với mô hình Hệ sinh thái, ranh giới giữa họ khá mỏng manh và vai trò của họ có thể thay đổi nhanh chóng. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này ngay sau đây.

Những thế lực & động lực trong hệ sinh thái.

Các thành viên của mô hình Hệ sinh thái như người dùng, nhà sản xuất và nhà cung cấp là những người tạo ra giá trị cho công ty. Tuy nhiên, họ cũng có thể dễ dàng bỏ đi nếu nhận thấy nhu cầu của mình được đáp ứng tốt hơn ở nơi khác.

Hoặc tệ hơn, họ sẽ tự tạo một nền tảng mới và đối đầu trực tiếp với nền tảng trước đây mình từng tham gia. Trường hợp của công ty Zynga là một ví dụ. Trước đây họ từng là nhà sản xuất game trên Facebook, sau này họ đã tự tạo một nền tảng game online riêng.

Tương tự, với Amazon và Samsung, họ là những nhà cung cấp các thiết bị cho hệ sinh thái Android và họ cũng đang cố gắng tạo nên những phiên bản hệ điều hành của riêng mình để lôi kéo khách hàng sử dụng các sản phẩm của họ.

Với mô hình Hệ sinh thái, việc thay đổi vai trò của những bên tham gia có thể mang tính “gia tăng” hoặc “sụt giảm”. Ví dụ, người dùng và nhà sản xuất hoán đổi vị trí sẽ giúp tạo nên giá trị cho hệ sinh thái.

Hôm nay người dùng có thể sử dụng dịch vụ Uber và trở thành tài xế Uber vào hôm sau; khách du lịch có thể sử dụng dịch vụ của Airbnb và trở thành chủ nhà trong hệ thống của Airbnb sau đó. Ngược lại, các nhà cung cấp có khả năng đem lại sự sụt giảm, đặc biệt khi họ quyết định cạnh tranh trực tiếp với người chủ hệ sinh thái.

Điều này có thể nhìn thấy ở Netflix, họ là một nhà cung cấp nội dung trong hệ sinh thái của các công ty viễn thông.

Tuy nhiên, nhờ dễ dàng kiểm soát sự tương tác của người dùng với những nội dung của mình, khi người dùng dần chuyển sang xem các nội dung của Netflix nhiều hơn, các nội dung khác trong hệ sinh thái sẽ phải nhường sân ít nhiều cho họ, khiến giá trị thu về của các nhà cung cấp khác trong nền tảng bị sụt giảm, trong lúc Netflix vẫn tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình.

Từ những lập luận trên, các công ty hoạt động theo mô hình Hệ sinh thái luôn cần khuyến khích các hoạt động làm tăng giá trị và theo dõi những hoạt động có thể làm sụt giảm giá trị chung của Hệ sinh thái. Điều này chính là một thách thức trong việc quản lý mà chúng ta sẽ phân tích sâu hơn.

Các động lực được tạo ra bởi các hệ sinh thái.

Những công ty theo đuổi mô hình Chuỗi giá trị thường gặp khó khăn khi bước chân vào những thị trường mới. Tuy nhiên điều này thường không xảy ra với những công ty hoạt động theo mô hình Hệ sinh thái, thậm chí việc nhảy sang một lĩnh vực kinh doanh mới là việc khá dễ dàng với họ.

Đơn cử như Google đã vươn mình từ một công cụ tìm kiếm sang các lĩnh vực như bản đồ, hệ điều hành điện thoại, hệ thống thiết bị nhà ở thông minh, xe hơi không người lái, công nghệ nhận diện giọng nói. Grab đã chuyển từ một app đặt xe sang đặt tất cả mọi thứ, dựa trên các đối tác tài xế và lượng người dùng lớn.

Chính vì khả năng chuyển đổi linh hoạt nên đối thủ cạnh tranh chính yếu của họ cũng sẽ thay đổi. Ví dụ như thương hiệu đồng hồ Swatch có thể đã biết rất rõ cách để cạnh tranh với thương hiệu Timex, nhưng hiện tại, khi Apple cũng tham gia vào thị trường đồng hồ cao cấp thì Swatch lại có thêm một đối thủ mới.

Tương tự, thương hiệu Siemens hiện đang cạnh tranh với thương hiệu Honeywell trong ngành hàng thiết bị cảm biến nhiệt (báo cháy), nhưng hiện tại lại phải đối mặt với một đối thủ mới đáng gờm: Google’s Nest.

Các đối thủ cạnh tranh thường thuộc 3 loại sau đây.

  • Trường hợp đầu tiên, họ có thể sở hữu một hệ sinh thái với “hiệu ứng mạng lưới” khổng lồ, sử dụng các mối quan hệ của mình với hệ thống khách hàng để gia nhập vào thị trường của bạn. Thông thường, mỗi sản phẩm đều có những đặc tính riêng và các mô hình hệ sinh thái có điểm đặc trưng là các cộng đồng và các công ty đối tác. Họ có thể tận dụng những cộng đồng thuộc hệ sinh thái của mình để tiến vào một thị trường mới. Ví dụ, từ các mối quan hệ, các giá trị mà Google mang lại cho người dùng cũng như sự hứng thú với các lĩnh vực có liên quan đến Internet và công nghệ, Siemens có thể dự đoán được việc Google sẽ gia nhập vào thị trường đồ gia dụng thông minh (không chỉ riêng sản phẩm bộ cảm ứng nhiệt).
  • Trường hợp thứ hai là một công ty có thể nhắm đến khách hàng của đối thủ bằng cách đưa ra những dịch vụ, đề nghị hoàn toàn mới và tận dụng lợi thế “hiệu ứng mạng lưới” của mình để tăng sức cạnh tranh. Trường hợp của Airbnb và Uber khi nhảy vào thị trường khách sạn và taxi là một ví dụ điển hình.
  • Trường hợp cuối cùng là khi các hệ sinh thái cùng lưu trữ các dữ liệu tương tự với công ty của bạn đột nhiên tham gia vào thị trường của bạn. Khi một tập dữ liệu được nhiều công ty kiểm soát các phần khác nhau của nó thì sự cạnh tranh giữa các công ty nhìn có vẻ không-liên-quan-đến-nhau có thể sẽ xảy ra. Điều này đang diễn ra trong ngành chăm sóc sức khỏe, nơi các nhà cung cấp, sản xuất truyền thống của các sản phẩm đeo tay như Fitbit và các hiệu thuốc bán lẻ như Walgreens đều đang tự xây dựng các nền tảng riêng dựa trên dữ liệu về sức khỏe chung của thị trường. Họ đều có khả năng sẽ cạnh tranh để giành quyền kiểm soát nhiều loại dữ liệu hơn cũng như các mối quan hệ đi kèm.

Trọng tâm.

Các giám đốc của mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào việc tăng doanh số. Đối với họ, số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ (cũng như doanh thu và lợi nhuận từ hàng hóa) là các con số cần tập trung.

Đối với mô hình Hệ sinh thái, trọng tâm được chuyển sang sự tương tác – trao đổi các giá trị giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thuộc hệ sinh thái đó.

Đơn vị trao đổi, ví dụ như một view của video hoặc một like của một bài viết có thể quá nhỏ đến mức số tiền thu từ 1 lượt like, lượt view là không đáng kể.

Tuy nhiên, số lượt tương tác và các “hiệu ứng mạng lưới” liên quan vẫn là nguồn lực tuyệt đối cho lợi thế cạnh tranh của mô hình này.

Đối với các mô hình Hệ sinh thái, chiến lược trọng yếu là xây dựng, thiết kế giải pháp, sản phẩm đủ mạnh để thu hút những người tham gia, tạo nên được những hoạt động tương tác chính và khuyến khích các “hiệu ứng mạng lưới” mạnh mẽ.

Thông thường, các giám đốc thường gặp vấn đề ở khâu này khi quá tập trung vào các hoạt động tương tác không phù hợp. Có lẽ việc chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệu ứng mạng, số lượng các hoạt động tương tác đã gây ra phản ứng ngược.

Thực chất việc đảm bảo giá trị của các tương tác giữa các thành viên nên được chú trọng hơn số lượng tương tác.

Hầu hết các mô hình Hệ sinh thái thành công đều chỉ tập trung vào một hoạt động tương tác chính. Hoạt động này giúp tạo ra giá trị cao cho công ty, dù vào những ngày đầu, giá trị hình thức này mang lại không cao.

Tiếp đó, họ có thể nhảy sang các thị trường liên quan hoặc tiếp cận các hoạt động tương tác liên quan, nhằm tăng cả về mặt giá trị và doanh số.

Facebook là một ví dụ, họ ra đời với chỉ một mối quan tâm duy nhất (kết nối các sinh viên tại Harvard) và sau đó mở rộng nền tảng thành kết nối sinh viên các trường và hiện tại là kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới.

LinkedIn bắt đầu từ một trang web kết nối cho nhân sự chuyên nghiệp và sau này tham gia vào các thị trường khác như tuyển dụng, xuất bản và nhiều loại hình dịch vụ khác.

Tiếp cận và quản trị.

Trong thế giới của mô hình Chuỗi giá trị, chiến lược của họ xoay quanh việc loại bỏ các rào cản. Tuy nhiên đối với mô hình Hệ sinh thái, mặc dù việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa là quan trọng nhưng trọng tâm của chiến lược chuyển từ loại bỏ rào cản sang vấn đề sản xuất và tiêu thụ với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra.

Do vậy, các nhà lãnh đạo sử dụng mô hình Hệ sinh thái cần phải đưa ra những lựa chọn thông minh trong việc tiếp cận (quyết định thành viên tham gia) và quản trị (quản lí hành vi, tương tác giữa người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và thậm chí là đối thủ trong nền tảng của mình).

Mô hình Hệ sinh thái là tập hợp gồm các quy tắc và cấu trúc. Những người chủ của mô hình này cần xác định độ mở của hai yếu tố trên.

Một cấu trúc mở cho phép người dùng truy cập những tài nguyên của hệ sinh thái như các công cụ phát triển ứng dụng và tạo nên các nguồn lực mới có khả năng tạo thêm giá trị. Hình thức quản lý mở cho phép người dùng tự quyết định quy tắc thương mại và chia sẻ lợi ích trong hệ sinh thái.

Dù người đặt ra quy tắc là ai thì một hệ thống chia sẻ lợi ích công bằng vẫn là yếu tố then chốt. Nếu người quản lý mở rộng cấu trúc nhưng không mở rộng chia sẻ lợi ích thì những người tham gia tiềm năng (các nhà phát triển ứng dụng) dù có khả năng tham gia nhưng họ không hề có động lực để tiếp tục.

Ngược lại nếu người quản lý mở rộng các quy tắc và tăng lợi ích nhưng giữ cấu trúc hệ sinh thái đóng thì những người tham gia tiềm năng dù có động lực để duy trì nhưng khả năng tham gia của họ lại bị giảm.

Do đó việc điều chỉnh độ mở của hai yếu tố trên thường không cố định. Các hệ sinh thái thường mở đầu với một cấu trúc gần như đóng hoàn toàn và quản lí chặt.

Sau đó, họ dần mở rộng đồng thời giới thiệu những loại tương tác mới cũng như các nguồn giá trị mới. Tuy nhiên mỗi hệ sinh thái cần phải kích thích sự tương tác giữa nhà sản xuất và người dùng, chia sẻ những ý tưởng và nguồn lực của họ với nhau.

Sự quản lý hiệu quả sẽ tạo động lực cho những đơn vị bên ngoài đem các sản phẩm sở hữu trí tuệ có giá trị vào nền tảng, tương tự như cách Zynga đã đem trò chơi FarmVille vào Facebook. Điều này sẽ không xảy ra khi các đối tác tiềm năng vẫn còn rụt rè với việc khai thác.

Một vài hệ sinh thái còn khuyến khích các nhà sản xuất tạo nên những dịch vụ giá trị cao bằng cách đưa ra chính sách “tự do cải tiến”.

Họ để các nhà sản xuất phát minh ra những sản phẩm cho hệ sinh thái mà không cần xin phép với điều kiện bên cung cấp sẽ chia sẻ một phần giá trị mà sản phẩm đó tạo ra. Rovio là một ví dụ cho trường hợp này.

Họ không cần sự cho phép để tạo nên trò chơi Angry Birds trên nền tảng hệ điều hành của Apple và Apple cũng không có ý định lấy cắp IP của họ. Kết quả cho thấy Angry Bird đã tạo nên một cú hit mang lại giá trị khổng lồ cho tất cả các bên tham gia.

Tuy nhiên, nền tảng Android của Google còn tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho những cải tiến so với Apple. Lúc này sự cải tiến không chỉ đến từ phía các nhà cung cấp mà còn từ nhiều phía khác.

Quyết định đó là một trong những lí do giúp việc vốn hóa thị trường của Google vượt qua Apple vào đầu năm 2016 (tương tự như điều Microsoft đã làm vào năm 1980).

Tuy nhiên, sự truy cập không giới hạn có thể phá hủy giá trị của hệ sinh thái do các tác nhân “gây nhiễu” – những nội dung sai lệch hoặc dư thừa, chất lượng kém – cản trở sự tương tác giữa các bên tham gia.

Một trong những công ty gặp phải vấn đề này là Chatroulette, một trang web trò chuyện trực tuyến, kết hợp những người dùng ngẫu nhiên cho các cuộc trò chuyện qua webcam, nhắn tin.

Họ đã có sự phát triển vượt bậc cho đến khi những tác nhân “gây nhiễu” xuất hiện dẫn đến sự suy yếu của hệ sinh thái này. Nguyên do xuất phát từ việc nền tảng này không có các quy tắc kiểm soát việc truy cập dẫn đến sự xuất hiện của những cá nhân, nội dung tiêu cực, khiến người dùng dần quay lưng với họ. Chatroulette đã “vá” lỗ hổng này bằng cách thắt chặt quyền truy cập của người dùng.

Hầu hết các hệ sinh thái thành công đều quản lý tốt độ mở của các quy tắc và quyền truy cập nhằm tối đa hóa hiệu quả tích cực của hiệu ứng mạng lưới.

Đối với Airbnb và Uber, đó là chính sách đánh giá chất lượng dịch vụ và sự đảm bảo về tính an toàn của người dùng và tài xế, Twitter và Facebook cung cấp những công cụ ngăn chặn việc tọc mạch profile người dùng và ứng dụng App Store của Apple, Google Play Store đều có bộ lọc loại bỏ những ứng dụng kém chất lượng.

Các chỉ số.

Những nhà lãnh đạo của các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào một nhóm nhỏ các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.

Ví dụ, các mô hình Chuỗi giá trị thường tối ưu hóa quy trình bằng cách chỉ tập trung vào một chỉ số tiêu chuẩn: hệ số vòng quay hàng tồn kho. Họ theo dõi lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ, đẩy mạnh việc tiêu thụ nhằm tăng hệ số này. Từ đó, tỷ lệ lợi nhuận sẽ khả quan hơn.

Nhưng khi các công ty chuyển từ mô hình Chuỗi giá trị sang mô hình Hệ sinh thái, những yếu tố cần theo dõi sẽ thay đổi.

Việc giám sát và tăng cường các tương tác cốt lõi trở thành nhiệm vụ trọng yếu. Dưới đây là một số chỉ số cần được theo dõi khi chuyển sang mô hình Hệ sinh thái:

  • Khả năng tương tác thất bại: giả dụ hành khách mở ứng dụng Grab và nhận được thông báo “hiện không có xe cho chuyến đi của bạn”, đó là khi hệ sinh thái thất bại trong việc kết nối giữa người sử dụng và bên cung cấp dịch vụ. Những thất bại dạng này sẽ trực tiếp làm suy giảm “hiệu ứng mạng lưới”. Hành khách nếu gặp phải thông báo này quá nhiều lần sẽ thôi sử dụng Grab. Điều này làm tăng lượng thời gian không hoạt động của các tài xế và dẫn đến khả năng họ rời bỏ Grab khiến cho lượng xe sẵn sàng phục vụ đã ít nay càng khan hiếm. Do đó có thể thấy vòng phản hồi có thể phát triển hoặc làm suy yếu một hệ sinh thái.
  • Tính gắn kết: một nền tảng khỏe mạnh theo dõi được sự tham gia của các thành viên có khả năng làm tăng hiệu ứng mạng lưới trong hệ sinh thái của mình. Các hoạt động giúp tăng hiệu ứng mạng lưới như chia sẻ nội dung, thông tin, tái sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như trường hợp của Facebook, họ theo dõi tỉ lệ người dùng hàng ngày đến hàng tháng để đo độ hiệu quả của những nỗ lực tăng tính kết nối của mạng xã hội này.
  • Chất lượng gắn kết: việc bên cung cấp không đáp ứng được nhu cầu của người dùng sẽ khiến hiệu ứng mạng lưới bị suy yếu. Do vậy, Google luôn theo sát hành vi click và đọc tin, tài liệu của người dùng để xác định xem các kết quả tìm kiếm có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không.
  • Những hiệu ứng mạng lưới tiêu cực: một hệ sinh thái không được quản lý tốt thường gặp phải những vấn đề, nhận xét tiêu cực và làm giảm giá trị của nền tảng, trường hợp của Chatroulette là một ví dụ. Do vậy các nhà quản lí cần theo dõi và phát hiện kịp thời những hiệu ứng mạng lưới tiêu cực và sử dụng các công cụ quản lí để ngăn chặn chúng kịp thời, ví dụ như giữ nguyên các đặc quyền hoặc loại bỏ những yếu tố gây rối.

Điều cuối cùng, các công ty đi theo mô hình Hệ sinh thái cần hiểu rõ giá trị tài chính của các cộng đồng và “hiệu ứng mạng lưới” họ đang sở hữu.

Có thể xét đến việc thị trường chứng khoán tư nhân vào năm 2016 đã đặt giá trị của Uber, một công ty được thành lập vào năm 2009, cao hơn GM, một tập đoàn được thành lập vào năm 1908.

Rõ ràng, những nhà đầu tư vào Uber đã nhìn đến những yếu tố khác ngoài các yếu tố tài chính và chỉ số truyền thống khi tính giá trị và tiềm năng của công ty này. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc luật chơi đã dần thay đổi.

Chính bởi vì mô hình Hệ sinh thái cần những cách tiếp cận mới về mặt chiến lược nên loại hình kinh doanh này cũng cần những kiểu lãnh đạo mới.

Những kĩ năng giúp người quản lí kiểm soát chặt chẽ những nguồn lực nội bộ không thể áp dụng cho việc nuôi dưỡng một hệ sinh thái mở được.

Trong khi mô hình Hệ sinh thái thuần túy được thiết lập hướng về các yếu tố ngoài công ty, vậy nên các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị truyền thống muốn thay đổi, phải phát triển những yếu tố cạnh tranh chủ chốt, một mindset mới để thiết kế, quản lí và mở rộng hệ sinh thái mới trên nền mô hình kinh doanh hiện tại của họ.

Việc không thể tạo ra những bước nhảy vọt, đổi mới là lý do cho việc một số lãnh đạo của các công ty truyền thống với những con số ấn tượng gặp phải thất bại khi chuyển sang mô hình Hệ sinh thái.

Ông trùm truyền thông toàn cầu Rupert Murdoch đã mua lại trang mạng xã hội Myspace và quản lí nó như cách ông đã từng vận hành một tờ báo – theo quy trình từ trên xuống, mô hình vận hành còn tính quan liêu và tập trung vào việc vận hành nội bộ hơn là nâng cấp hệ sinh thái, tạo ra các giá trị cho những thành viên tham gia. Chỉ một thời gian sau, Myspace biến mất.

Thất bại trong việc chuyển đổi sang một cách tiếp cận mới là dấu hiệu cho thấy tình hình bấp bênh của các công ty truyền thống – từ các khách sạn đến các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến dịch vụ taxi.

Giải pháp cho các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị đã khá rõ ràng: họ chỉ có hai lựa chọn, chấp nhận xu hướng mới và tiếp cận cách triển khai chiến lược theo xu hướng này, hoặc biến mất.

Hết phần cuối!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Horizon Worlds của Facebook vẫn thu hút nhiều người chơi mặc dù “hơi nhàm chán”

Horizon Worlds của Facebook được đánh giá là ứng dụng nhàm chán, rỗng tuếch. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn ưa chuộng game miễn phí và không gian thoải mái của nền tảng này.

Horizon Worlds của Facebook
Horizon Worlds của Facebook vẫn thu hút nhiều người chơi mặc dù “hơi nhàm chán”

Horizon Worlds là tựa game thực tế ảo do Facebook phát triển nhiều năm qua, nhưng mới phát hành cuối năm 2020 dưới tên mới Meta Platforms. Vào cuối tháng 1, đoạn phim quảng cáo ứng dụng này từ năm 2019 được lan truyền rộng rãi trên Twitter.

Những thước phim cho thấy Horizon Worlds là một không gian mở và tự do, nơi mọi người có thể làm việc, giải trí cùng bạn bè trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, đoạn quảng cáo cũng mang lại cảm giác khó chịu cho cư dân mạng vì sự nhàm chán, giả tạo của các diễn viên và những nhân vật hoạt họa chỉ có mỗi thân trên.

Zack Zwiezen – biên tập viên trang Kotaku – quyết định tự mình trải nghiệm ứng dụng. Ông muốn biết Horizon Worlds có thật sự khô khan hệt như đoạn phim quảng cáo đã mô tả.

Trải nghiệm Horizon Worlds – Sáng kiến Metaverse đầu tiên của Facebook.

Sau khi tạo avatar – hình đại diện và đọc bảng hướng dẫn, người dùng được đưa vào trung tâm chính của Horizon Worlds. Zwiezen truy cập ứng dụng vào 1h sáng và ngạc nhiên vì vẫn còn nhiều người dùng đang trực tuyến.

Khi tiến lại gần nhóm người nhất định, người dùng mới có thể nghe được nội dung trò chuyện của họ. Vì vậy, Zwiezen chạy đến nhóm gần nhất và gặp nhân viên hướng dẫn về cộng đồng Facebook. Họ là những người dùng điều phối các sự kiện trong ứng dụng, giới thiệu người chơi mới về Horizon và giải quyết các vấn đề kĩ thuật.

Sau đó, Zack Zwiezen chạy xung quanh khu vực để tiếp cận nhiều nhóm người chơi khác nhau. Ông thấy một nhóm người đang kể chuyện ma, một cậu bé sử dụng bảng điều khiển để chạy và leo cây.

Tại nơi khác, một người dùng đã hỏi ông về cách sử dụng công cụ sáng tạo của Horizon Worlds. Sau khi giải thích bản thân là người chơi mới, Zwiezen có thể thấy được avatar của đối phương thể hiện sự buồn bã thông qua VR – kính thực tế ảo. Ông cho biết dường như không ai hướng dẫn người chơi cách xây dựng nơi ở trên ứng dụng này.

Sau hơn một tiếng trải nghiệm, Zwiezen được vài người dùng mời tham gia một trò chơi zombie. Đó là một game bắn súng sử dụng thao tác tay đơn giản.

Theo Zwiezen, đồ họa của trò chơi không hề đẹp mắt và khẩu súng ảo đã không phản ứng khi ông thực hiện động tác bắn.

Trò bắn súng này là một sáng tạo phổ biến của cộng đồng Horizon Worlds. Dù trò chơi “dở tệ”, khá nhiều người đã lựa chọn game này vì nó hoàn toàn miễn phí, dễ chơi và không quá bạo lực.

Bên cạnh đó, theo Zack Zwiezen, Facebook đã phân phối nhóm hướng dẫn viên để quan sát cộng đồng người chơi Horizon Worlds.

Suốt quá trình trải nghiệm, ông chỉ nghe thấy một vài người chơi chửi thề hoặc pha trò và không ai buông lời gièm pha, lăng mạ người dùng khác.

Zwiezen cho rằng Horizon Worlds là môi trường thoải mái, ít độc hại, vượt ngoài dự đoán của ông.

Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds của Facebook
Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds của Facebook

Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds.

Trước khi rời khỏi ứng dụng, Zwiezen đã phỏng vấn nhiều người chơi về lý do họ sử dụng Horizon Worlds. Một số người dùng cho biết game của ứng dụng này hoàn toàn miễn phí nên họ muốn trải nghiệm.

Nhiều người khác yêu thích Horizon Worlds vì ứng dụng cho phép họ giải trí, trò chuyện cùng người thân, bạn bè trong đại dịch.

Bên cạnh đó, một số người thích sử dụng Facebook, Instagram và Messenger nên họ đương nhiên cũng muốn tham gia vào Horizon Worlds – sản phẩm thuộc sở hữu của Meta.

Zack Zwiezen cho biết Horizon Worlds không tệ hại, gây khó chịu như trong đoạn phim quảng cáo năm 2019.

Tuy nhiên, ứng dụng này rỗng tuếch, khô khan như một văn phòng làm việc hơn là một sân chơi hay không gian giải trí. Ông cho rằng Horizon Worlds không thú vị bằng VRchat hay Rec Room, hai tựa game thực tế ảo đình đám.

Tuy nhiên, Zwiezen nhận thấy một số người dùng khác vẫn yêu thích và hào hứng khi tham gia trò chơi trên Horizon Worlds.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chuỗi giá trị – Hệ sinh thái và các quy luật mới về chiến lược kinh doanh (P1)

Năm 2007, 5 ông lớn trong ngành sản xuất điện thoại di động – Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson và LG – đã chiếm tổng cộng 90% lợi nhuận toàn cầu của ngành công nghiệp này. Cũng trong năm đó, iPhone của Apple xuất hiện và nhanh chóng càn quét thị phần trên thị trường điện thoại di động thông minh.

Chuỗi giá trị - Hệ sinh thái và các quy luật mới về chiến lược kinh doanh (P1)

Đến năm 2015, lợi nhuận của iPhone đã chiếm 92% tổng lợi nhuận toàn cầu. Còn những ông lớn tiền nhiệm lại không có thành tích gì nổi bật.

Vậy chúng ta có thể giải thích như thế nào về sự phát triển thần tốc của iPhone cũng như sự sụp đổ của các thương hiệu đối thủ? Nokia và các nhà sản xuất khác đều có những lợi thế chiến lược kinh điển đủ khả năng bảo vệ họ trước những thay đổi của thị trường như:

sự khác biệt về sản phẩm mạnh mẽ, uy tín thương hiệu, hệ thống vận hành bài bản, dây chuyền logistic tốt, những quy định có tính bảo hộ cao, ngân sách cho việc nghiên cứu & phát triển (R&D) dồi dào và quy mô lớn. Với những lợi thế đó, các ông lớn trông có vẻ ổn định, có khả năng tạo lợi nhuận và được bảo vệ tốt. Tại sao họ vẫn thất bại?

Không thể phủ nhận việc iPhone đã có những đột phá với thiết kế ấn tượng và chức năng độc đáo. Nhưng vào năm 2007, Apple cũng chỉ là một công ty non trẻ không tạo nên áp lực gì quá lớn và bị bao vây bởi các ông lớn tại thời điểm đó.

Lúc này thị phần của họ tại thị trường máy tính ít hơn 4% và không có thị phần tại thị trường điện thoại di động.

Theo chúng tôi, lý do khiến Apple và hệ điều hành Android của Google vượt mặt các công ty kì cựu trong ngành là dựa vào việc khai thác sức mạnh của Nền tảng Hệ sinh thái (Platform / Ecosystem) và tận dụng những quy luật mới trong xây dựng chiến lược. Mô hình Hệ sinh thái giúp khách hàng và nhà sản xuất cùng trao đổi những giá trị to lớn.

Tài nguyên trọng yếu của hình thức này là dữ liệu và các hoạt động tương tác giữa các bên trong Hệ sinh thái, đây cũng là nguồn giá trị và lợi thế cạnh tranh của họ.

Hiểu được điều này, Apple đã cho ra đời iPhone cùng với hệ điều hành dành riêng cho dòng điện thoại này. Hệ điều hành tạo nên App Store, một nền tảng cầu nối giữa những nhà phát triển ứng dụng và người dùng, giúp tăng tương tác và đem lại giá trị của cả hai bên. Khi số người tham gia ở cả hai phía tăng lên thì giá trị hai bên nhận được cũng sẽ tăng lên.

Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng mạng lưới”, vốn là trọng tâm trong chiến lược của mô hình kinh doanh Hệ sinh thái. Đến tháng 1 năm 2015, App Store đã có đến 1.4 triệu ứng dụng, đem lại 25 tỉ USD cho các nhà phát triển ứng dụng.

Có thể thấy, Apple đã thành công trong việc xây dựng mô hình Hệ sinh thái khi chỉ mới là một công ty sản xuất điện thoại bình thường.

Sự thành công này là bài học cho các công ty trong các ngành công nghiệp khác. Những công ty không biết nắm bắt mô hình kinh doanh Hệ sinh thái và không nắm được những quy tắc chiến lược mới của mô hình này sẽ khó có thể cạnh tranh lâu dài.

Từ mô hình Chuỗi giá trị (Pipeline) sang mô hình Hệ sinh thái (Ecosystem / Platform).

Mô hình Hệ sinh thái đã xuất hiện được một khoảng thời gian, ví dụ như các trung tâm thương mại kết nối các khách hàng và các cửa hàng; báo chí kết nối độc giả và các nhà quảng cáo. Ngày nay mô hình kinh doanh Hệ sinh thái thay đổi do sự xuất hiện của công nghệ, đã giúp giảm nhu cầu sở hữu cơ sở hạ tầng và tài sản vật chất.

Công nghệ đã giúp việc xây dựng và mở rộng các Hệ sinh thái trở nên đơn giản và rẻ hơn, giúp cho việc tham gia và củng cố “hiệu ứng mạng lưới” trở nên trơn tru hơn, cũng như nâng cao khả năng nắm bắt, phân tích và trao đổi lượng lớn dữ liệu và tăng giá trị cho các bên tham gia trong hệ sinh thái.

Thực tế bạn không cần tìm đâu xa, những ví dụ về các mô hình kinh doanh Hệ sinh thái rất phổ biến hiện nay như Uber, Alibaba, Airbnb. Đó đều là những công ty có sự tăng trưởng ngoạn mục góp phần phát triển ngành công nghiệp mà họ đang kinh doanh.

Dù mô hình kinh doanh Hệ sinh thái có nhiều hình thức khác nhau nhưng tựu chung vẫn có cấu trúc cơ bản bao gồm 4 bên tham gia:

  1. Chủ sở hữu hệ sinh thái kiểm soát quyền sản phẩm sở hữu trí tuệ, đóng vai trò quản lý. Ví dụ, Google tạo ra Hệ điều hành Android và không ngừng cải tiến nó.
  2. Các nhà cung cấp là cầu nối giữa hệ sinh thái và người tiêu dùng. Ví dụ, các nhà sản xuất điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android như Samsung, Sony, HTC…
  3. Các nhà sản xuất đưa ra các loại sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, những nhà phát triển app, những đơn vị phát hành nội dung, phim ảnh, âm nhạc…
  4. Người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm đó.

Để hiểu được sự phát triển của mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi cuộc đua trên thị trường như thế nào, chúng ta cần làm rõ điểm khác biệt giữa mô hình này với mô hình kinh doanh Chuỗi giá trị truyền thống, đã thống trị ngành công nghiệp hàng thập kỉ qua. Mô hình kinh doanh Chuỗi giá trị tạo giá trị bằng cách kiểm soát một chuỗi các hoạt động – đây là mô hình chuỗi giá trị cổ điển.

Ở một đầu của chuỗi là đầu vào của các nguyên liệu từ nhà cung cấp, đi qua các bước để chuyển hóa các nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh, có giá trị cao hơn nguyên liệu đầu vào. Về cơ bản, các sản phẩm phần cứng của Apple như iPhone, iPad, Macbook thuộc mô hình kinh doanh Chuỗi giá trị, nhưng khi được tích hợp với hệ điều hành iOS hay App Store – một thị trường kết nối các nhà phát triển ứng dụng và người dùng iPhone thì tổ hợp này thuộc mô hình kinh doanh Hệ sinh thái.

Như trường hợp của Apple, các công ty không nhất thiết chỉ được chọn 1 trong 2 hình thức: Chuỗi giá trị hay Hệ sinh thái; họ có thể kết hợp cả hai.

Rất nhiều công ty sử dụng thuần mô hình Chuỗi giá trị vẫn có khả năng cạnh tranh cao, tuy nhiên khi các công ty sử dụng mô hình Hệ sinh thái tham gia vào thị trường, họ có khả năng thắng cao hơn.

Đó là lý do vì sao những gã khổng lồ về mô hình Chuỗi giá trị như Walmart, Nike, John Deere và GE đang gấp rút phối hợp hình thức Hệ sinh thái vào mô hình kinh doanh của họ.

Việc chuyển từ Chuỗi giá trị sang Hệ sinh thái bao gồm 3 bước chuyển sau:

1. Từ kiểm soát đến phối hợp nguồn lực.

Quan điểm cạnh tranh dựa trên nguồn lực cho rằng các công ty sẽ có lợi thế bằng cách kiểm soát các tài sản khan hiếm, có giá trị và không thể sao chép.

Đối với mô hình Chuỗi giá trị, những tài sản đó có thể là tài sản hữu hình như mỏ khoáng sản, bất động sản và tài sản vô hình như sản phẩm trí tuệ.

Với mô hình Hệ sinh thái, các tài sản sẽ khó sao chép hơn: đó là cộng đồng người tham gia và các nguồn lực mà các thành viên sở hữu và đóng góp, đó có thể là căn hộ (trên AirBnb), xe hơi (trên Uber) hoặc ý tưởng và thông tin người dùng. Nói cách khác, mạng lưới các nhà sản xuất và người dùng là tài sản chính của mô hình Hệ sinh thái.

2. Từ tối ưu hóa nội bộ đến tương tác với bên ngoài.

Các công ty vận hành theo mô hình Chuỗi giá trị tập trung vào việc tổ chức nhân sự và các nguồn lực nội bộ. Họ tạo ra giá trị bằng cách tối ưu hóa toàn bộ chuỗi các hoạt động liên quan đến sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đến khâu bán hàng và các dịch vụ.

Còn mô hình Hệ sinh thái tạo ra giá trị bằng cách tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các nhà sản xuất bên ngoài và người tiêu dùng. Việc hướng đến các yếu tố bên ngoài công ty giúp họ giảm được các khoản biến phí trong sản xuất.

Bước chuyển đổi quan trọng nằm ở chỗ, từ việc tạo ra nhu cầu chuyển sang thuyết phục những bên tham gia trở nên tích cực hơn, cần đến một kĩ năng thiết yếu đó là khả năng kiểm soát hệ sinh thái.

3. Từ tập trung vào giá trị khách hàng đến tập trung vào giá trị của hệ sinh thái.

Mô hình Chuỗi giá trị luôn theo đuổi việc tối đa hóa giá trị lâu dài của từng khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm, những người ở cuối cùng Chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, mô hình Hệ sinh thái lại tập trung vào tối đa hóa tổng giá trị của cả hệ sinh thái rộng lớn trong một quy trình tuần hoàn, lặp lại và hoạt động dựa trên các phản hồi. Điều này khiến các công ty đôi khi buộc phải điều chỉnh lợi ích của một nhóm khách hàng để có thể thu hút được nhóm khách hàng khác.

Ba bước chuyển ở trên đã cho thấy sự cạnh tranh trong môi trường Hệ sinh thái đang trở nên phức tạp và năng động hơn.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter trước đây (sự xuất hiện của các sản phẩm mới và sản phẩm thay thế; khả năng trả giá của khách hàng và các nhà cung cấp; mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt; mối đe dọa của các đối thủ tiềm năng) vẫn tồn tại.

Tuy nhiên, đối với mô hình Hệ sinh thái, những yếu tố này sẽ có sự khác biệt cũng như có thêm những yếu tố cạnh tranh mới.

Để có thể quản lý tốt, các giám đốc điều hành cần chú ý đến các loại hoạt động tương tác trong hệ sinh thái, quyền truy cập của người tham gia và các chỉ số hiệu suất mới.

Chúng ta sẽ lần lượt phân tích sâu 3 yếu tố kể trên ở phần sau. Trước hết, hãy xem xét kĩ yếu tố “hiệu ứng mạng lưới” – động lực cho một mô hình Hệ sinh thái thành công.

Sức mạnh của hiệu ứng mạng lưới.

Động lực của ngành kinh tế công nghiệp từ trước đến nay vẫn luôn là “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” của bên cung cấp.

Định phí lớn và chi phí cận biên thấp giúp các công ty có doanh số lớn sẽ tối ưu được chi phí trung bình trên mỗi sản phẩm, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nhờ giá bán thấp hơn, rồi lại bán được nhiều sản phẩm hơn.

Càng bán được nhiều thì lợi thế chi phí và doanh số này càng giúp bảo vệ sự độc quyền của các công ty. Vào những ngày đầu tiên của kỉ nguyên công nghiệp hóa, ngành sản xuất đã xuất hiện những ông lớn như Carnegie Steel, Edison Electric (sau này trở thành GE), công ty Standard Oil của Rockefeller và nhiều công ty nổi bật khác.

Trong các nền kinh tế trọng cung, các công ty đạt được thành công trên thị trường bằng việc kiểm soát các nguồn lực, tích cực tăng độ hiệu quả và giải quyết các thách thức từ thị trường. Mục tiêu của chiến lược trong thời này chính là xây dựng được một “chiến hào” có khả năng bảo vệ công ty khỏi sự cạnh tranh.

Tuy nhiên động lực phát triển của nền kinh tế internet hiện nay lại xuất phát từ lợi thế kinh tế quy mô từ phía nhu cầu (demand-side economies of scale), chứ không phải từ bên cung, hay còn được gọi là “hiệu ứng mạng lưới”.

“Hiệu ứng mạng lưới” được phát triển bởi các công nghệ có khả năng tạo mở rộng nhanh, như khả năng kết nối cộng đồng, tổng hợp nhu cầu, phát triển phần mềm và các yếu tố khác giúp mở rộng mạng lưới.

Trong nền kinh tế Internet, các công ty có lượng khách hàng nhiều hơn, thu hút được nhiều người tham gia vào Hệ sinh thái hơn đối thủ thường sẽ tạo ra giá trị trung bình cao hơn cho mỗi giao dịch. Nguyên nhân là khi mạng lưới càng lớn sẽ làm tăng chất lượng và đa dạng hóa khả năng tương tác, đáp ứng nhu cầu của các bên tham gia.

Theo hiệu ứng mạng lưới, quy mô càng lớn sẽ tạo ra giá trị càng cao, giá trị càng cao sẽ thu hút càng nhiều người tham gia và tiếp tục tạo ra những giá trị to lớn hơn. Đây cũng là một cách tiếp cận khác để tạo nên thế độc quyền cho các công ty.

Các đại diện tiêu biểu của khái niệm “Hiệu ứng mạng” là Alibaba, công ty này hiện chiếm hơn 75% các giao dịch thương mại điện tử tại Trung Quốc; Android của Google với 82% hệ điều hành di động và 94% lượng tìm kiếm trên di động; Facebook – bá chủ của nền tảng mạng xã hội.

Nhìn chung, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter không ảnh hưởng đến “hiệu ứng mạng lưới” và các giá trị của hiệu ứng này.

Bởi lẽ ông cho rằng các yếu tố bên ngoài là những nhân tố có tính “sụt giảm”, nói cách khác là có khả năng phân tán giá trị của công ty. Do đó, nếu dựa theo mô hình trên, các công ty sẽ lựa chọn tạo nên các “hàng rào” nhằm bảo vệ các giá trị của công ty.

Tuy nhiên với “hiệu ứng mạng lưới”, các đối tác bên ngoài lại được cho là những nhân tố có tính “tăng thêm” – gia tăng giá trị cho nền tảng kinh doanh của công ty.

Sức mạnh của các nhà cung cấp và người dùng, vốn được xem là mối đe doạ trong các nền kinh tế trọng cung, lại là một nguồn lực chính đối với mô hình Hệ sinh thái.

Do vậy, việc hiểu được khi nào các yếu tố bên ngoài làm giảm / gia tăng giá trị trong hệ sinh thái là vô cùng quan trọng trong các chiến lược của mô hình kinh doanh này.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

5 bài học lãnh đạo cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong 2022

Một thế giới bất ổn và khó đoán đã buộc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải thay đổi phần lớn những gì họ đã từng là trong quá khứ.

5 bài học lãnh đạo cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong 2022
Forbes

Những yêu cầu về kỹ năng và năng lực của các nhà lãnh đạo danh nghiệp đã không ngừng thay đổi trong những năm gần đây do sự biến đổi của nhiều yếu tố kinh tế khác nhau.

Sự xuất hiện của Gen Z trong lực lượng lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng khác buộc các nhà lãnh đạo phải trở nên linh hoạt và hiện đại hơn.

Thay vì chuyên quyền và ra lệnh, các nhà lãnh đạo giờ đây đã chọn cách hợp tác, sáng tạo và linh hoạt với mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Và khi tương lai tiếp tục chứa đựng nhiều thứ mơ hồ và bất ổn, dưới đây là 5 bài học lãnh đạo mà các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Sự đa dạng (diversity) ngày càng trở nên có giá trị.

Vào năm 2020, một nghiên cứu của McKinsey đã một lần nữa xác nhận rằng: Các doanh nghiệp thể hiện sự đa dạng về mặt văn hóa và sắc tộc có mức lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp thuần nhất khác.

Hiểu được điều này, các nhà lãnh đạo nên tìm nhiều cách khác nhau để thể hiện sự ưu tiên về tính đa dạng trong doanh nghiệp, từ quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên, đến cả yếu tố khách hàng.

Họ cũng nên loại bỏ các thành kiến cá nhân, tránh việc đánh giá nhân viên thông qua những chỉ số hay cách thức không liên quan (qua vẻ bề ngoài hay lời nói) và hướng nhiều hơn đến các chỉ số hiệu suất kinh doanh cụ thể.

Khách hàng sẽ ngày coi trọng những doanh nghiệp hay thương hiệu thể hiện được sự đa dạng ở nhiều các cấp độ khác nhau.

2. Tầm quan trọng của khả năng cởi mở và học hỏi.

Các nhà lãnh đạo nên hiểu rằng, ngay cả khi họ liên tục học hỏi và phát triển thì họ cũng không thể có tất cả các câu trả lời cho mọi thứ. Luôn có ai đó – một đồng cấp, một khách hàng hay thậm chí là nhân viên cấp dưới sẽ biết những thứ mà họ không thể.

Các nhà lãnh đạo cũng dần nên cảm thấy thoải mái với việc thừa nhận các sai lầm của chính họ, những bài học thất bại mà họ có được để từ đó chủ động tiến xa và nhanh hơn lên phía trước, không sợ hãi.

Khi các nhà lãnh thể hiện được điều này, nhân viên sẽ có xu hướng dấn thân nhiều hơn, không sợ mắc sai lầm và chủ động nhiều hơn trong công việc của họ (thay vì chờ lệnh).

3. Tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần.

Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, hầu hết những người lao động nói chung đang trở nên mệt mỏi hơn, dè chừng hơn và dễ bị tổn thương hơn.

Ngoài ra, làn sóng từ chức vĩ đại đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu cũng đã một lần nữa chứng minh rằng cảm nhận của nhân viên về doanh nghiệp đã thay đổi, họ giờ đây cần tìm kiếm những doanh nghiệp phù hợp với các giá trị cá nhân của họ, quan tâm đến đời sống tinh thần của họ thay vì chỉ là “lương và việc”.

Trong bối cảnh mới này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hơn bao giờ hết cần thể hiện sự đồng cảm, xây dựng một môi trường làm việc lành manh và quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của nhân viên.

Tôn trọng yếu tố sức khỏe tinh thần nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo nếu họ muốn gắn kết ở cấp độ sâu hơn với nhân viên và khách hàng. Bạn nên nhớ rằng, không có khách hàng hạnh phúc ở một doanh nghiệp thiếu hạnh phúc.

4. Nhân viên cần nhiều hơn các cơ hội phát triển chuyên nghiệp.

phát triển cá nhân

Các nhà lãnh đạo nên hiểu rằng nhân viên của họ (đặc biệt là với các nhân viên cầu tiến) luôn cần các không gian và cơ hội để phát triển.

Thay vì lương là mối bận tâm duy nhất, giờ đây những thứ như môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và học hỏi là những điều kiện ưu tiên hàng đầu mà một nhân viên tìm kiếm.

Hiểu được điều này, các nhà lãnh đạo nên thường xuyên hỏi về các mục tiêu và nguyện vọng nghề nghiệp của nhân viên. Sau đó, đưa ra một lộ trình phát triển phù hợp với các kế hoạch hành động cụ thể làm kim chỉ nam để nhân viên hướng tới.

Nếu bạn có thể để nhân viên làm những thứ họ muốn, làm vì chính họ, giá trị và niềm hạnh có được không chỉ dành cho chính họ mà còn cho cả doanh nghiệp nữa.

5. Tầm quan trọng của sự tinh gọn.

Đại dịch đã khiến nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau phải ngừng hoạt động kinh doanh vì thiếu chi phí.

Trong tương lai, các nhà lãnh đạo sẽ phải ghi nhớ rằng cho dù doanh nghiệp của họ có phát triển đến đâu thì mô hình cấu trúc nhân sự vẫn nên ở trạng thái tinh gọn nhất, nơi mà mỗi nhân viên đều có các sứ mệnh quan trọng trong toàn bộ sự phát triển của doanh nghiệp.

Sự tinh gọn không những cho phép các nhà lãnh đạo dễ dàng sống sót qua những thời kỳ suy thoái mà còn tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng về lâu dài.

Khi thế giới ngày càng bất ổn, sự thành công của các nhà lãnh đạo cũng diễn biến theo cách tương tự, họ cần liên tục điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Google Ads: Các chiến dịch mua sắm thông minh và địa phương sẽ được chuyển đổi từ tháng 9

Theo đó, Google Ads thông báo là sẽ tự động chuyển các chiến dịch mua sắm thông minh (Smart Shopping) và chiến dịch địa phương (Local campaigns) trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2022.

Google Ads: Các chiến dịch mua sắm thông minh và địa phương sẽ được chuyển đổi từ tháng 9

Google cho biết cũng sẽ ra mắt công cụ tự phục vụ “một lần nhấp” trong Google Ads dành cho các nhà quảng cáo muốn chuyển đổi các chiến dịch mua sắm thông minh hoặc chiến dịch địa phương hiện có trước ngày chuyển đổi được thông báo ở trên.

Các nhà quảng cáo Google Ads cần lưu ý điều gì.

Theo Google: “Dựa trên những thử nghiệm ban đầu, những nhà quảng cáo nâng cấp từ chiến dịch mua sắm thông minh thành hiệu suất tối đa (Performance Max) chứng kiến giá trị chuyển đổi tăng trung bình 12% với mức lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) tương đương hoặc tốt hơn.”

Với các nhà quảng cáo không muốn chuyển các chiến dịch hiện có (chiến dịch thông minh và địa phương) sang kiểu chiến dịch mới sẽ phải sớm thử nghiệm các tuỳ chọn chiến dịch khác vì các loại chiến dịch này sẽ biến mất vào cuối tháng 9 năm 2022.

Các chiến dịch sẽ như thế nào sau chuyển đổi.

Sau khi chuyển đổi tất cả các chiến dịch mua sắm thông minh và chiến dịch địa phương hiện tại sang chiến dịch hiệu suất tối đa, nhà quảng cáo sẽ không thể tạo chiến dịch theo các kiểu cũ nữa. Quá trình này dự kiến sẽ ​​kết thúc vào cuối tháng 9 năm 2022.

Cách chuyển đổi chiến dịch mua sắm thông minh và chiến dịch địa phương.

Google Ads sẽ cung cấp một công cụ cho những nhà quảng cáo muốn chuyển đổi các chiến dịch hiện có trước thời gian tự động chuyển đổi nói trên.

Công cụ này sẽ có sẵn cho các chiến dịch mua sắm thông minh bắt đầu từ tháng 4 và từ tháng 6 với các chiến dịch địa phương.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Live Shopping – xu hướng thương mại điện tử tương lai

Thương mại điện tử cùng với quá trình phát video trực tiếp trên Internet đã phát triển một xu hướng mua sắm trực tuyến mới: live shopping.

Live Shopping – xu hướng thương mại điện tử tương lai

Trước đây, người mua sắm lái xe hoặc lên phương tiện giao thông công cộng đi đến trung tâm mua sắm và xem lướt qua cửa hàng này đến cửa hàng khác để mua hàng.

Rồi chúng ta bắt đầu lướt web trên máy tính mua sắm thoải mái, rồi mua sắm trực tiếp thông qua các bài đăng trên mạng xã hội bằng điện thoại thông minh.

Giờ đây, đang có một xu hướng phát triển mới trong mua sắm: sắm trực tuyến thông qua các chương trình phát trực tiếp.

Thương mại điện tử cùng với quá trình phát video trực tiếp đến người xem trên internet đã mang đến một trải nghiệm hình thức mua sắm trực tuyến mới.

Tính năng trải nghiệm tương tác cho thấy được những mô tả chi tết về sản phẩm và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm sống động như đang mua sắm tại cửa hàng, khiến cho việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng.

Thay vì khách hàng tiềm năng phải đọc mô tả sản phẩm và xem đánh giá của khách hàng trên internet, giờ đây họ có thể tham gia buổi phát video trực tiếp và đồng thời đưa ra những câu hỏi về sản phẩm ngay trước khi quyết định mua trực tiếp trong chương trình phát sóng.

Theo công ty tư vấn và bán lẽ công nghệ Coresight, hình thức mua sắm trực tuyến mới này đã tạo ra 60 tỉ USD doanh thu toàn cầu trong năm 2019 và Mỹ chỉ chiếm chưa đến 1 tỉ USD trong số đó.

Trải nghiệm mua sắm trên thiết bị di động.

Do ngày càng nhiều người mua sắm chuyển sang sử dụng điện thoại di động để làm mọi thứ, từ mua sắm, thanh toán hóa đơn, chụp hình, đến các dịch vụ ngân hàng nên không có gì lạ khi mua sắm trực tuyến thông qua video phát trực tiếp là xu hướng đang phát triển.

Cách mua sắm trực tuyến mới này chủ yếu tập trung trên các thiết bị di động, rất phù hợp với hành vi của người tiêu dùng hiện tại. Hơn một nửa lượt người mua sắm trên Internet từ thiết bị di động.

Doanh thu thương mại bán lẻ di động thông qua điện thoại thông minh ước tính 221,2 tỉ USD ở Mỹ trong năm 2021 và dự kiến sẽ vượt qua 400 tỉ USD trong năm 2024.

Cách bán hàng thông qua video độc quyền phát trực tiếp này mang đến cho khách hàng trải nghiệm hấp dẫn và tương tác với các thương hiệu, người có mức ảnh hưởng và chuyên gia. Và sự thật là khi phát trực tiếp, người bán đưa ra một khoảng thời gian nhất định để thúc khách hàng nhanh chóng quyết định mua.

Video bán hàng trong thương mại điện tử giúp người tiêu dùng vẫn có những trải nghiệm sản phẩm trực tiếp và nhanh chóng mua được hàng từ các thương hiệu. Điều này giúp khách hàng cảm thấy hài lòng ngay hôm nay.

Khuếch đại sức mạnh của trải nghiệm khách hàng.

Mua sắm trực tuyến thông qua video phát trực tiếp là cách tốt nhất các thương hiệu sử dụng để mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm giống như tại cửa hàng – có thể trực tiếp hỏi và tương tác với nhân viên bán hàng để nhận được ngay câu trả lời.

Sản phẩm được trưng bày trong thế giới thực và khách hàng thậm chí có thể rủ bạn bè cùng xem buổi phát trực tiếp để có thể đưa ra nhận xét và mua sắm trực tuyến cùng nhau – mang lại trải nghiệm mua sắm chân thực hơn.

90% người tiêu dùng nói rằng tính xác thực rất quan trọng trong quyết định ủng hộ thương hiệu nào.

Để mang đến trải nghiệm chân thực cho khách hàng, các thương hiệu trưng bày sản phẩm theo những cách độc đáo – như trình diễn thời trang, để thuyết phục người mua hàng giống như kênh mua sắm truyền hình QVC thực hiện hoặc giống như đang thử đồ tại trung tâm mua sắm.

“Về cơ bản, như đang số hóa QVC và Mạng mua sắm tại nhà (HSN). Đây là một cơ hội lớn, ” Deborah Weinswig, CEO của Coresight Research cho biết.

Trong hình thức mua sắm mới, khi khách hàng tiềm năng có thắc mắc hay lo ngại thì thương hiệu liên hệ để trả lời ngay, làm cho khách hàng cảm thấy được kết nối nhiều hơn và ít hình thức hơn so với việc liên hệ trên web hoặc gửi email đến bộ phận dịch vụ khách hàng.

Không giống như video quảng cáo, hình thức mua sắm trực tuyến mới này tạo ra một môi trường thoải mái cho người mua lựa chọn và không bị bất kỳ quảng cáo nào tác động. Chỉ là do khách hàng tiềm năng cảm thấy thích thú muốn tham gia vào sự kiện mua sắm phát trực tiếp. Rất giống như trải nghiệm trực tiếp tại trung tâm mua sắm.

Kể câu chuyện sản phảm.

Video cho phép các thương hiệu kể những câu chuyện về sản phẩm và như chúng ta biết, mục đích của kể câu chuyện sản phẩm nhắm đến xây dựng nhận thức, mức độ tương tác và doanh số bán hàng.

Xu hướng mới nhất trong thương mại điện tử là sự kết hợp giữa mạng xã hội, sự phổ biến của video và những tiến bộ công nghệ để đưa ra một giải pháp rất kịp thời cho những người tiêu dùng khi bị buộc phải ở nhà do phong tỏa và cách ly nhưng vẫn mong muốn kết nối xã hội.

Cho dù mọi người tham gia các sự kiện mua sắm trực tuyến được phát trực tiếp để giải trí, đơn giản là để giết thời gian hay để tận hưởng trải nghiệm mua sắm tương tác hơn, thì xu thế hiện tại đã làm cho những người mua sắm trực tuyến truyền thống lẫn tại cửa hàng cảm thấy hình thức mua sắm trực tuyến mới đầy lôi cuốn.

Biên dịch: Gia Nhi

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Forbes

Apple tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu

Apple lập kỷ lục với giá trị thương hiệu cao nhất từ trước tới nay.

Apple là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu

Công ty định giá thương hiệu Brand Finance vừa công bố 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2022 (Brand Finance Global 500).

Theo đó, giá trị thương hiệu Apple chạm mốc 355 tỷ USD – cao hơn 5 tỷ USD so với Amazon ở vị trí thứ 2.

Việc Apple giữ vững ngôi đầu trong danh sách những công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu được PhoneArena đánh giá là nhờ sự thành công của loạt flagship iPhone 13 ra mắt cuối năm 2021.

Mức định giá của Apple cũng tăng 35% so với năm ngoái. Các nghiên cứu về mức độ trung thành của khách hàng và cảm tình dành cho thương hiệu cũng tăng cao.

Theo PhoneArena, giá trị thương hiệu trong năm 2022 của Apple ghi nhận mốc kỷ lục trong lịch sử thị trường thế giới.

“Thành công của Apple một phần đến từ vị thế đã thiết lập từ lâu của thương hiệu, một phần khác là nhờ cung cấp các dịch vụ đa dạng đến người dùng”, Brand Finance nhận định trong báo cáo.

Theo công ty này, việc các dòng sản phẩm khác của Apple ngoài iPhone ngày càng được ưa chuộng, như AirPods, iPad, Mac là lý do thương hiệu Táo khuyết được đánh giá cao.

“Apple hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ chân khách hàng trong định giá thương hiệu. Do đó, hãng công nghệ đang sở hữu một lượng người dùng trung thành lớn”, David Haigh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Brand Finance nhận định.

Cũng trong bảng xếp hạng chỉ số Brand Finance Global 500 năm 2022, các nhãn hàng theo sau lần lượt là Amazon, Google và Microsoft trong khi Samsung tụt xuống thứ hạng 6.

TikTok là công ty hãng có giá trị thương hiệu tăng mạnh nhất trong năm qua, khi thương hiệu của nền tảng chia sẻ video này chứng kiến mức tăng trưởng 215%, chạm mốc 59 triệu USD.

Brand Finance là tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh. Hàng năm, Brand Finance sẽ định giá 5000 thương hiệu lớn nhất toàn cầu, đo lường tầm ảnh hưởng và giá trị của nhãn hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

TikTok ra mắt khoá học trực tuyến mới cho Marketers mang tên ‘TikTok Tactics’

Thông qua khóa học trực tuyến mang tên ‘TikTok Tactics’, TikTok cung cấp cho những người làm marketing thêm các cách tiếp cận hiệu quả trên nền tảng.

TikTok ra mắt khoá học trực tuyến cho MarketersTikTok Tactics‘ bao gồm một loạt các mẹo liên quan đến chiến thuật phân bổ (attribution), nhắm mục tiêu (targeting), các phương pháp hay nhất về sáng tạo trong quảng cáo và hơn thế nữa.

Khóa học theo đó sẽ tập trung vào 4 yếu tố chính bao gồm: các chiến thuật phân bổ quảng cáo cho cả ứng dụng và website, chiến thuật tối ưu, đấu giá và nhắm mục tiêu quảng cáo, các cách sáng tạo quảng cáo, và cách xử lý các danh mục sản phẩm (catalogue).

Trong mục ‘Phân bổ’, TikTok lưu ý rằng những người mới bắt đầu với tài nguyên phát triển còn hạn chế nên bắt đầu với các pixel website tiêu chuẩn (standard website pixel) để giúp theo dõi dữ liệu phản hồi của người dùng cho các chiến dịch quảng cáo.

Ngược lại, với những nhà quảng cáo có tài nguyên quảng cáo phong phú hơn, họ có thể sử dụng chức năng phát triển pixel nâng cao cũng như tích hợp API để theo dõi những hành vi phức tạp hơn.

Với phần ‘Sáng tạo’ trong quảng cáo, TikTok khuyên những người làm marketing nói chúng nên chủ động phát triển các tài sản sáng tạo riêng hoặc hợp tác với những nhà sáng tạo thông qua nền tảng nhà sáng tạo để gia tăng mức độ hiệu quả.

Bên cạnh các nội dung liên quan khác, TikTok còn cung cấp một cuốn eBook dài nhằm mục tiêu giúp các Marketer tối ưu hoá chiến lược quảng cáo trên nền tảng.

Nếu TikTok đang là một phần trong chiến lược của thương hiệu của bạn, những thông tin nói trên là vô cùng quan trọng để cải thiện những gì mà bạn đang nỗ lực.

Bạn có thể đăng ký và tham gia ngay khóa học TikTok Tactics tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Doanh thu sàn thương mại điện tử sát Tết tăng vọt

Các sàn thương mại điện tử Việt đang ghi nhận doanh số tăng vọt trong dịp sát Tết Nguyên đán 2022, kéo theo là sự bận rộn của các đơn vị chuyển hàng.

Doanh thu sàn thương mại điện tử sát Tết tăng vọt

Theo Tiki, nhu cầu mua sắm online đón Tết của người tiêu dùng tăng mạnh từ vài tuần gần đây và tiếp tục tăng cao. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) này cho hay trong 4 tuần trước Tết đến hiện tại, doanh thu toàn sàn đã tăng 40%.

Để chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm tăng cao sát Tết, Tiki đã tăng ít nhất 30% lượng hàng hóa ngành hàng tiêu dùng so với Tết năm ngoái, tập trung vào sản phẩm thiết yếu như thực phẩm khô, thức uống, sữa, gia vị.

Đồng thời, sàn này cũng phối hợp với các nhà bán hàng chuẩn bị hàng hóa từ nhiều tháng trước, từ việc sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, thời trang, trang sức đến thiết kế, sản xuất bao bì mới, các giỏ quà mang đậm không khí Tết.

Còn theo Lazada, nhu cầu mua sắm trên TMĐT tại Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những ngày cận Tết Nguyên đán, điều này cho thấy mua sắm trực tuyến đã trở thành nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Cụ thể, hệ thống gian hàng chính hãng LazMall tiếp tục ghi nhận đồng loạt doanh thu, số lượng khách hàng và số lượng đơn hàng tăng gần gấp 2 lần so với Lễ hội mua sắm Tết 2021. Xuyên suốt Lễ hội mua sắm Tết 2022 của Lazada, lượng đồ ăn và nước uống mà sàn bán ra ước tính đủ để tổ chức 1 triệu buổi tiệc tân niên.

Sàn này thống kê khách hàng tập trung mua sắm các sản phẩm phục vụ Tết nhiều hơn. Những mặt hàng bán chạy nhất là khẩu trang, máy đo huyết áp và thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe.

Các sản phẩm làm sạch và trang trí nhà cửa cũng được chọn mua nhiều, cụ thể là: thiết bị, vật dụng hỗ trợ dọn dẹp, giặt ủi (cây lau nhà, nước giặt, nước xả vải), nội thất (nệm, ghế) cùng các sản phẩm đặc trưng cho Tết như phong bao lì xì.

TMĐT nhộn nhịp cũng khiến các đơn vị vận chuyển bận rộn hơn trong dịp cận Tết. Ông Phan Bình – Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam – cho biết nhu cầu vận chuyển dịp Tết tăng đột biến, doanh nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ về hạ tầng xử lý đơn hàng cũng như đội ngũ nhân viên giao nhận.

Các đơn vị vận chuyển đang tất bật quản lý số lượng đơn hàng lớn nhưng phải đảm bảo bưu kiện tới được tay người tiêu dùng đúng hạn.

Muốn vậy, doanh nghiệp cho biết đã phải xây dựng các kế hoạch kiểm tra, bổ sung máy móc, trang thiết bị, bố trí nhân sự ở tất cả các khâu.

Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu vận chuyển nhằm tối ưu hóa quy trình xử lý là bắt buộc.

Theo báo cáo Xu hướng tiêu dùng dịp Tết 2022 của Kantar, người dân Việt Nam có nhu cầu mua sắm Tết tăng mạnh hơn so với năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.

Cụ thể, tỷ lệ chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh dịp Tết 2022 sẽ tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

LinkedIn vượt mốc 800 triệu người dùng và hơn 1 tỷ USD doanh số với mảng giải pháp bán hàng

Theo thông tin từ công ty mẹ Microsoft, lượng người dùng của LinkedIn vẫn tăng trưởng bất chấp đại dịch, hiện nền tảng có hơn 800 triệu người dùng và riêng mảng giải pháp bán hàng đã cán mốc 1 tỷ USD doanh thu.

LinkedIn vượt mốc 800 triệu người dùng
Getty Images

Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý mới nhất, doanh thu tổng thể của LinkedIn tăng 36% khi nhu cầu quảng cáo trên LinkedIn tăng lên đồng thời thị trường việc làm cũng đang phục hồi mạnh mẽ sau đai dịch.

Theo giải thích của Microsoft:

“Chúng ta đang trải qua một Great Resignation trên toàn thị trường lao động khi nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới đang suy nghĩ lại về cách thức, vị trí và lý do họ làm việc.

Trong nền kinh tế mới này, LinkedIn đảm nhận một sứ mệnh quan trọng trong việc kết nối nhà sáng tạo với cộng đồng của họ, người tìm việc với nhà tuyển dụng, người cần học các kỹ năng với những người cung cấp các dịch vụ liên quan”.

Trong khi một số người có thể dễ dàng thay đổi nghề nghiệp của họ, những người khác vẫn còn đang xoay sở với các cơ hội mới và điều đó sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội mới cho LinkedIn.

Bên cạnh mảng tuyển dụng và học tập, mảng giải pháp bán hàng (Sales Solutions) của LinkedIn cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Bằng cách giới thiệu công cụ điều hướng bán hàng Sales Navigator, hiện công cụ này có hơn một triệu người dùng có trả phí với mức doanh thu 1 tỷ USD trong năm 2021.

Trở lại năm 2016, khi Microsoft mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD, mạng xã hội chuyên nghiệp này khi đó chỉ có khoảng 430 triệu thành viên, và con số này ở thời điểm hiện tại là 810 triệu thành viên.

Nếu bạn đang là người làm marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, LinkedIn là nền tảng rất đáng để bạn tham khảo và đưa vào chiến lược tổng thể của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Google Ads: Cách tính toán và đo lường giá trị của chuyển đổi

Việc xác định được giá trị của các lượt chuyển đổi có thể dẫn đến các chiến lược đặt giá thầu thông minh hơn trong Google Ads.

Google Ads: Cách tính toán và đo lường giá trị của chuyển đổi

Liên quan đến chiến lược đặt giá thầu theo mục tiêu tCPA và tối đa hoá tỉ lệ chuyển đổi, đại diện của Google Bà Neha Shaikh chia sẻ:

“… [tCPA] là thứ mà chúng tôi muốn bỏ lại vào năm 2021, bởi vì chúng tôi tin rằng mọi chuyển đổi đều phải mang lại một giá trị nào đó…”.

Sau đó, khi nói về chiến lược chuyển đổi nâng cao (enhanced conversions), Ông Rogier Kentie, chiến lược gia về Digital Marketing tại Google nói:

“CPA mục tiêu (tCPA) và Chuyển đổi tối đa (Max Conversions) hiện không còn được hỗ trợ. Như chúng tôi đã nói ở phần đầu, chúng tôi muốn bỏ lại chúng vì về bản chất các chuyển đổi sẽ không mang lại ý nghĩa gì nếu nó không bao hàm một giá trị (value) cụ thể.

Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng CPA mục tiêu và Chuyển đổi tối đa nữa.”

Chuyển đổi dựa trên giá trị (Value-based conversions) là một bước tiến mới.

Theo thông tin từ Bà Ginny Marvin, người phụ trách sản phẩm quảng cáo tại Google, mặc dù hiện Google không có kế hoạch ngừng chiến lược đăt giá thầu mục tiêu hoặc chuyển đổi tối đa vào năm 2022, nhưng đối với nhiều khách hàng (cả B2C lẫn B2B), họ có thể mang lại những kết quả tốt hơn khi thoát khỏi các kiểu chiến lược này.

Vấn đề nằm ở chỗ là không phải tất cả các lượt chuyển đổi đều có giá trị như nhau và được tạo ra theo những cách giống nhau, do đó, việc sử dụng các kiểu chiến lược giá thầu theo mục tiêu hay chuyển đổi đều không thực sự hiệu quả cho nhà quảng cáo.

Hãy hình dung đơn giản thế này, cùng là một chuyển đổi nhưng rõ ràng chuyển đổi từ một khách hàng yêu cầu dùng thử (demo) sản phẩm của thương hiệu sẽ có giá trị hơn nhiều so với chuyển đổi là một yêu cầu tư vấn hay để lại email yêu cầu nhận thông tin đơn thuần.

Cách xác định giá trị của các chuyển đổi.

Không giống như thương mại điện tử, là những chuyển đổi trực tiếp, các chuyển đổi không mua hàng (non-purchase conversion) có thể phức tạp hơn nhiều.

Trong khi một số chuyển đổi có thể đơn giản và dễ theo dõi (chẳng hạn như đặt chỗ ăn uống trực tuyến, đặt lịch hẹn, v.v.), các chuyển đổi có quy trình bán hàng phức tạp hoặc kéo dài khác có thể mất nhiều công sức hơn.

Việc tìm kiếm giá trị thực sự của mỗi chuyển đổi là nhiệm vụ của các nhà quảng cáo chuyên nghiệp, tuy nhiên quá trình này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu thiếu đi các dữ liệu.

Đối với nhiều doanh nghiệp, để có thể xác định được con số này, sự thống nhất giữa bộ phận bán hàng và marketing gần như là yêu cầu bắt buộc.

Để bắt đầu, điều đầu tiên bạn cần làm là liệt kê và xác định tất cả các lượt chuyển đổi trong Google Ads (hoặc thiết lập lần đầu nếu bạn chưa thiết lập trước đó).

Sau đó, bạn nên xem chuyển đổi đó nằm ở đâu trong kênh bán hàng (sales-funnel) của thương hiệu. Liệu họ đang ở đầu kênh hay cuối kênh trong hành trình mua sắm? Điều gì sẽ xảy ra sau khi chuyển đổi được thực hiện?

Việc xác định được một loại khách hàng tiềm năng cụ thể sẽ giúp nhà quảng cáo thiết kế ngược lại về giá trị nên được chỉ định cho mỗi chuyển đổi.

Bạn có thể xác định giá trị chuyển đổi bằng công thức:

Giá trị của khách hàng = Quy mô giao dịch (đơn hàng) trung bình * Tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng (Lead) thành khách hàng có nhu cầu (SQL) * Tỷ lệ chuyển đổi từ SQL thành khách hàng có trả phí (Customer).

Sau khi thiết kế được giá trị trung bình của một chuyển đổi, bạn có thể nhập các giá trị đó vào mục tiêu Google Ads (Google Ads goals).

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thể sử dụng Google Analytics để đặt giá trị chuyển đổi cho mỗi mục tiêu (hoặc giá trị trang Page Value).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok đang đối mặt với những phản ứng dữ dội của các nhà sáng tạo

Các nhà sáng tạo nội dung (content creator) đang tỏ ra rất bức xúc với mô hình thanh toán thiếu chính xác của TikTok.

TikTok đang đối mặt với những phản ứng dữ dội của các nhà sáng tạo

Theo đó, một số nhà sáng tạo có tiếng tăm trên nền tảng đang đặt ra những câu hỏi về các tùy chọn kiếm tiền đồng thời nêu bật một số sai sót chính trong quy trình thanh toán hiện tại của TikTok.

Theo TikToker Hank Green, Quỹ nhà sáng tạo (Creator Fund) hiện tại của TikTok được phân bổ 200 triệu USD để trả cho những nhà sáng tạo với các video có hiệu suất cao nhất (dành cho những người có tổng lượt xem trên 100.000 mỗi tháng), tuy nhiên quá trình phân bổ lại không công bằng cho những người sáng tạo hàng đầu vì số tiền thanh toán là cố định, trong khi số lượng người dùng và nhà sáng tạo vẫn liên tục tăng.

Theo giải thích của Green:

“Về bản chất, vì số tiền có trong quỹ là cố định trong khi ngày càng có nhiều nhà sáng tạo hơn đăng ký mới vào quỹ, điều này có nghĩa là TikTok sẽ chi trả cho số lượng người nhiều hơn và hiển nhiên số tiền mà mỗi nhà sáng tạo sẽ bị ít đi.”

Điều này hoàn toàn trái ngược với YouTube, nơi nhà sáng tạo được trả tiền dựa trên số lượt xem quảng cáo mà nội dung thực tế của họ đã tạo ra.

TikTok không thể mang lại doanh thu bằng cách này vì khó có thể chèn quảng cáo vào giữa hoặc đầu các video ngắn chỉ tính bằng giây, vì vậy, họ cần tính toán lại các phương án hấp dẫn hơn cho các nhà sáng tạo.

Tương tự như lý do sụp đổ của ứng dụng video dạng ngắn Vine, điều này đang đặt ra một thách thức không hề nhỏ cho TikTok.

Theo thông tin từ WSJ, công ty mẹ ByteDance của TikTok đã mang về 34,3 tỷ USD doanh thu vào năm 2020 và mặc dù không phải tất cả doanh thu đó đều đến từ TikTok, nhưng thị phần thì đang được thúc đẩy nhiều nhất bởi sự tăng trưởng của TikTok.

Trước nhiều bất ổn gần đây liên quan đến phương thức kiếm tiền của các nhà sáng tạo, TikTok đã đưa ra một tuyên bố mới:

“Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục lắng nghe và tìm kiếm các phản hồi từ cộng đồng những nhà sáng tạo đồng thời phát triển các tính năng mới của mình để cải thiện trải nghiệm cho những nhà sáng tạo đã tham gia chương trình.”

“Chúng tôi hy vọng mọi thứ sẽ sớm trở nên ổn định.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Google công bố phương thức theo dõi mới mang tên Topics API thay cho Cookies

Google vừa chính thức thông báo tạm dừng FLoC, thay thế cách đo lường bằng cookies bằng Topics API.

Google công bố phương thức theo dõi mới mang tên Topics API thay cho Cookies

Topics API là một hệ thống mới giúp các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo theo sở thích (interest-based advertising) đến người dùng.

Topics được hoạt động bằng cách xác định chính xác các sở thích của người dùng theo các chủ đề khác nhau chẳng hạn như “Thể dục” hoặc “Du lịch” dựa trên hoạt động web.

Các trình duyệt theo đó sẽ lưu trữ các chủ đề này trong 3 tuần trước khi xóa chúng. Google nói rằng các danh mục được thu thập này “được lựa chọn hoàn toàn trên thiết bị của bạn” và không liên quan đến “bất kỳ máy chủ bên ngoài nào khác, kể cả máy chủ của Google.”

Theo thông tin từ Google, hiện có khoảng 350 chủ đề có sẵn trong phân loại quảng cáo của hệ thống (Google sẽ thêm mới nhiều chủ đề khác).

Các chủ đề này sẽ không bao gồm bất kỳ “danh mục nhạy cảm” nào như phân biệt chủng tộc hoặc giới tính. Và nếu bạn đang sử dụng Chrome, Google đang xây dựng các công cụ để cho phép bạn xem, xóa các chủ đề cũng như tắt tính năng này.

Bên trái là phương thức theo dõi người dùng bằng Cookies (cũ) và bên phải là theo Topics mới.

Trước Topics, Google từng công bố FLoC (Federated Learning of Cohorts – một kiểu theo dõi người dùng bằng phương pháp học tập liên kết giữa các nhóm người dùng nhỏ) có thể theo dõi người dùng dựa trên khái niệm cohort – đó là một nhóm nhỏ những người có các sở thích tương tự nhau.

Tuy nhiên, các nhà phê bình về quyền riêng tư cho rằng hệ thống này của Google có thể gây ra thêm nhiều rủi ro về quyền riêng tư, chẳng hạn như giúp các nhà quảng cáo dễ dàng nhận dạng bạn hơn bằng các dấu vân tay trên trình duyệt, một công cụ được các website sử dụng để lấy các thông tin cụ thể về thiết bị và trình duyệt của người dùng.

Khi nói đến hệ thống theo dõi mới Topics API, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cho biết: “Về cơ bản, Topics ít đáng sợ hơn so với FLoC. Nó sẽ cho phép những hệ thống theo dõi của bên thứ ba (third-party trackers) biết về loại trang web mà người dùng đang truy cập và nó có thể giúp các website hay nhà quảng cáo nhận dạng họ trên các thiết bị.”

Topics sẽ hoạt động bằng cách chia sẻ danh sách các sở thích của người dùng với nhà quảng cáo, nó có thể “cung cấp cho các hệ thống theo dõi một luồng thông tin mới khổng lồ mà họ có thể sử dụng để xây dựng hồ sơ hiểu biết về người dùng”.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Google Topics API tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen