Skip to main content

CRM là gì? Tất cả những gì cần biết về CRM trong Marketing

Cùng tìm hiểu tất cả các khái niệm về nền tảng quản trị mối quan hệ khách hàng CRM (Customer Ralationship Management) như: CRM là gì, vai trò của các phần mềm CRM đối với doanh nghiệp là gì, các nền tảng CRM phổ biến nhất trên thế giới và hơn thế nữa.

crm là gì
CRM là gì? Tất cả những gì cần biết về CRM trong Marketing

CRM là gì? CRM là một nền tảng quản trị mối quan hệ với khách hàng. Trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ đang chi phối ngày càng nhiều các hành vi của người tiêu dùng, khi người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn và cũng ít trung thành hơn, CRM (Customer Ralationship Management) dần trở thành một chiến lược quan trọng của hầu hết các thương hiệu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • CRM là gì?
  • Phần mềm CRM là gì?
  • CRM được sử dụng cho ai.
  • Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.
  • Vai trò của CRM với doanh nghiệp là gì?
  • Một nền tảng hay hệ thống CRM hoàn chỉnh sẽ làm những công việc gì?
  • Ưu điểm của các nền tảng CRM dựa trên đám mây (cloud-based CRM).
  • Phân tích CRM là gì?
  • Lợi ích của việc phân tích CRM là gì?
  • Các số liệu phân tích chính có trong CRM.
  • Phân tích CRM trước bán hàng (Pre-Sale CRM Analytics) là gì?
  • Phân tích CRM sau bán hàng (Post-Sale CRM Analytics) là gì?
  • Các phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới.
  • Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng CRM là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CRM là gì?

CRM là từ viết tắt của Customer Relationship Management trong tiếng Việt có nghĩa là Quản trị mối quan hệ khách hàng.

CRM là khái niệm đề cập đến các hệ thống hay công nghệ quản trị mối quan hệ và tương tác với khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng.

Những gì mà các hệ thống CRM hướng tới là cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp hay thương hiệu với khách hàng để từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi nói đến thuật ngữ CRM hay khi được hỏi “CRM là gì?”, cả những người làm marketing nói riêng hay người làm kinh doanh nói chung thường đề cập đến các nền tảng hay hệ thống CRM, chính là những công cụ có thể giúp doanh nghiệp quản trị các danh sách khách hàng, quản trị các hoạt động bán hàng và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, các CRM còn được sử dụng với nhiều sứ mệnh hơn chẳng hạn như việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu với toàn bộ vòng đời của khách hàng (customer lifecycle) thông qua các hoạt động marketing, dịch vụ khách hàng (CS), bán hàng, thương mại điện tử và vô số các điểm chạm khác trong suốt hành trình mua sắm của khách hàng.

Theo Salesforce, một giải pháp CRM hoàn chỉnh là giải pháp tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng ở góc độ cá nhân với mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm, giữ chân và làm hài lòng khách hàng.

CRM trong tiếng Anh có nghĩa là Customer Relationship Management.

Phần mềm CRM là gì?

Khi nói đến các khái niệm xoay quanh thuật ngữ CRM, phần mềm CRM là một trong số các thuật ngữ được quan tâm nhiều nhất, vậy phần mềm CRM là gì?

Phần mềm CRM ngày nay còn có các tên gọi khác như nền tảng CRM, ứng dụng CRM hay hệ thống CRM, trong khi trước đây CRM là những phần mềm được cài đặt tại chỗ, ngày nay phần lớn CRM chạy trên nền tảng Cloud (điện toán đám mây).

Do đó, cụm từ phần mềm CRM dần không còn được phổ biến mà thay vào đó là hệ thống CRM, nơi các doanh nghiệp có thể đăng nhập, cấu hình và sử dụng hoàn trên nền tảng web mà không cần phải cài đặt qua máy chủ vật lý.

Những ai sử dụng CRM hay CRM dành cho ai?

Như đã phân tích ở trên, CRM không phải là hệ thống riêng lẻ dành cho bộ phận marketing hay bán hàng (sales), CRM theo đó được sử dụng bởi rất nhiều các bộ phận khác trong doanh nghiệp như kế toán, tuyển dụng, dịch vụ khách hàng, công nghệ, phân phối, phát triển kinh doanh và hơn thế nữa.

Một hệ thống CRM được sử dụng hiệu quả là khi doanh nghiệp hay trong nhiều trường hợp là các marketer dùng nó để lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng (và khách hàng tiềm năng), xác định các cơ hội bán hàng, xác định các nỗi đau hay vấn đề của khách hàng hay quản lý tất cả các chiến dịch marketing tại cùng một điểm duy nhất.

Ngoài ra, những dữ liệu có được trong CRM cần phải được chia sẻ đến tất cả những ai trong doanh nghiệp cần và có liên quan đến nó.

Khi những người có liên quan có thể thấy được cách khách hàng đã tương tác, cách họ mua hàng và hơn thế nữa, họ có thêm thông tin cho các quyết định chiến lược của mình.

Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.

crm là gì
Tại sao CRM lại rất quan trọng với doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ công ty nghiên cứu thị trường GrandviewResearch, ngân sách chi tiêu toàn cầu cho CRM sẽ đạt mức hơn 114 tỷ USD vào năm 2027 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là hơn 13%.

Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng các chiến lược phát triển xoay quanh khách hàng trong tương lai, CRM là những gì bạn cần.

Để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về tầm quan trọng của các hệ thống CRM, bạn cứ thử hình dung rằng, bằng cách nào bạn có thể chuyển đổi tất cả các dữ liệu từ bộ phận bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing hay Social Media thành các cơ hội kinh doanh?

Hệ thống CRM có thể đưa ra những thông tin tổng quan về khách hàng.

Với CRM, bạn có thể xem lại tất cả các lịch sử tương tác hay bán hàng trước đây của khách hàng với thương hiệu, tình trạng đơn hàng của họ, mọi vấn đề về dịch vụ khách hàng còn tồn động hay những nhu cầu chưa được thoả mãn.

Những người làm marketing từ đây có thể sử dụng giải pháp CRM để quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch cũng như bắt đầu tiếp cận khách hàng từ góc nhìn dữ liệu (data driven marketing), đồng thời hiểu rõ hơn về các quy trình bán hàng sắp tới.

Một bức tranh đầy đủ về “đường đi” của khách hàng sẽ được thể hiện trên CRM.

CRM giúp doanh nghiệp hướng đến sự toàn diện.

Nếu doanh nghiệp của bạn coi khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động, bạn không nên xem các CRM như là một công cụ bán hàng và marketing, thay vào đó hãy đưa chúng vào sâu hơn trong các hoạt động vận hành của doanh nghiệp – từ tài chính đến dịch vụ khách hàng hay quản lý chuỗi cung ứng.

Mặc dù các hệ thống CRM vốn được sử dụng làm công cụ bán hàng và marketing, những dịch vụ và hoạt động hỗ trợ khách hàng trong suốt hành trình khách hàng hay phễu bán hàng (Sales Funnel) là một giá trị to lớn khác.

Ở một góc nhìn chiến lược khác, khi khách hàng hiện đại ngày càng tìm kiếm, di chuyển và tương tác với thương hiệu trên rất nhiều kênh và điểm chạm khác nhau, một hệ thống hay công nghệ có thể tập trung và kết nối tất cả chúng lại với nhau chính là những gì mà CRM đang thể hiện tầm quan trọng của mình.

Vai trò của CRM đối với doanh nghiệp là gì?

Qua các phân tích ở trên hẳn là bạn đã có thể hiểu cơ bản về giá trị và ý nghĩa hay những gì mà một hệ thống CRM có thể mang lại, dưới đây là vai trò của nó đối với toàn bộ doanh nghiệp và thương hiệu.

CRM giúp kết nối tất cả các điểm kinh doanh rời rạc.

Theo các nghiên cứu, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều thừa nhận rằng các điểm kinh doanh rời rạc hay sự tách biệt giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp là một nguyên nhân lớn làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, đặc biệt là với các trải nghiệm của khách hàng.

Với các hệ thống CRM, khi các dữ liệu và thông tin được chia sẻ một cách xuyên suốt và liền mạch với nhau, tất cả các nhân viên hay bộ phận kinh doanh khác nhau có thể xem và quản lý tất cả các mối quan hệ với khách hàng, xem cách các bộ phận khác đã tương tác với họ và hơn thế nữa.

Chính vì những điều này, những tác động tiêu cực từ các điểm kết nối rời rạc có thể dần được cải thiện thông qua chính các CRM.

Đối với các doanh nghiệp hiện đang bán hàng đa kênh (Omni Channel), CRM cũng đóng vai trò kết nối và đánh giá hiệu suất từ các kênh hay điểm chạm khác nhau.

CRM giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi được áp dụng một cách bài bản và có chiến lược, dưới đây là những số liệu cho thấy cách các hệ thống CRM đã có thể tác động đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ Salesforce, những gì CRM mang lại là:

Đối với hoạt động bán hàng:
  • Tỷ lệ chuyển đổi tăng 30%.
  • Giá trị đơn hàng tăng 15%.
  • Tỷ lệ chốt đơn thành công tăng 22%.
Đối với Marketing:
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tăng 24%.
  • Tỷ lệ xác nhận khách hàng có nhu cầu tăng 31%.
  • Mức độ hiệu quả của các chiến dịch tăng 36%.
Đối với dịch vụ khách hàng (CS).
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 27%.
  • Tỷ lệ hài lòng của khách hàng tăng 30%.
Đối với các hoạt động bán hàng trực tuyến.
  • Doanh thu trực tuyến tăng 15%.
  • Lượng thời gian cần để xây dựng các chiến lược mới giảm 28%.

CRM giúp xác định và phân loại khách hàng tiềm năng (Lead).

CRM là gì? Cách CRM giúp xác định và phân loại khách hàng tiềm năng (Lead).

Một vai trò tiếp theo mà các hệ thống CRM có thể giúp doanh nghiệp đó là xác định và thêm khách hàng tiềm năng mới một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời phân loại chúng một cách chính xác nhất.

Ví dụ, khi doanh nghiệp của bạn đã xây dựng nên một loat các thông số để xác định một người dùng nào đó là khách hàng tiềm năng, CRM có thể ghi nhận và lưu trữ các thông tin đó, ngoài ra khi doanh nghiệp của bạn cũng phân chia thành khách hàng thành các danh mục khác nhau, bạn cũng có thể chỉ định nó từ trong chính CRM.

Bằng cách tập trung vào các khách hàng tiềm năng phù hợp hoặc có nhu cầu cao nhất (theo thứ tự ưu tiên), các bộ phận bán hàng có thể nhanh chóng kết nối với các khách hàng có khả năng mua hàng cao trong khi marketing cũng xác định được khách hàng nào cần được nuôi dưỡng nhiều hơn.

Khi tất cả các thông tin về khách hàng tiềm năng được tập hợp và phân loại tại một nơi duy nhất, toàn bộ các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp có thể tự xác định và đưa ra những giải pháp riêng hướng tới mục tiêu là chuyển đổi khách hàng.

CRM giúp gia tăng giá trị trọn đời của khách hàng (CLV).

Khi bạn có thể có được những bức tranh đầy đủ nhất về một khách hàng nào đó, xem cách họ mua hàng, số lượng mua hay tần suất mua, bạn có thể có thêm các giải pháp mới để duy trì và gia tăng giá trị cộng thêm từ họ.

Với khả năng tiếp cận tốt hơn, bạn cũng sẽ có thể khiến khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ tốt hơn. Theo một số các nghiên cứu, những khách hàng hài lòng có khả năng trở thành khách hàng trung thành với sức mua tăng lên đến 33%.

CRM giúp doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.

Ngày nay, khi khách hàng ngày càng đòi hỏi hay kỳ vọng nhiều hơn từ các thương hiệu, từ các dịch vụ liền mạch đến các hoạt động hỗ trợ tức thời (real-time), việc nhanh chóng nắm bắt các vấn đề của khách hàng hay hỗ trợ cá nhân có thể giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng nhiều hơn với những sự hỗ trợ tốt hơn.

CRM giúp cải thiện các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp.

Một hệ thống CRM tốt là hệ thống sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp của bạn và hơn thế nữa, từ các chiến dịch quảng cáo trên Facebook hay Google đến các nền tảng khác.

Bằng cách này, CRM có thể hoạt động như một công cụ lắng nghe khách hàng (Social Listening), cung cấp cho thương hiệu những hiểu biết sâu sắc chưa từng có về cách khách hàng nghĩ và những gì họ đang nói về thương hiệu.

Từ đây, doanh nghiệp có nhiều cách hơn để cải thiện mình, không chỉ là về sản phẩm hay dịch vụ mà còn là về các chiến lược kinh doanh tổng thể.

Một nền tảng hay hệ thống CRM hoàn chỉnh sẽ làm những công việc chính là gì?

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng hệ thống hay phần mềm CRM khác nhau (do doanh nghiệp lựa chọn hoặc xây dựng) mà nó có thể làm những công việc khác nhau, dưới đây là những điểm chính mà một nền tảng quản trị khách hàng có thể làm.

CRM thu thập dữ liệu và tìm kiếm khách hàng.

Khi được tích hợp vào hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, các CRM sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như website, email, điện thoại, các nền tảng mạng xã hội của khách hàng – và hơn thế nữa – trên nhiều nguồn và kênh khác.

CRM cũng giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, xây dựng mối quan hệ với họ và giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp.

CRM lưu trữ các thông tin về khách hàng.

Bên cạnh việc thu thập và tìm kiếm khách hàng, một CRM tốt phải có thể lưu trữ nhiều thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng, chẳng hạn như sở thích cá nhân hay hành vi trực tuyến của họ.

Những gì mà các công việc này của CRM mang lại là xây dựng nên một chân dung khách hàng mục tiêu, những người mà thương hiệu mong muốn được tiếp cận và bán hàng.

Với những cái nhìn tổng hợp về mọi khách hàng tiềm năng, hệ thống CRM sau đó được sử dụng để quản lý các hoạt động và tương tác hàng ngày của khách hàng.

CRM thúc đẩy các hoạt động nhắm mục tiêu của Marketing.

Từ góc nhìn marketing, một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của các CRM đó là giúp họ đưa ra những thông điệp thương hiệu phù hợp, vào đúng thời điểm, thông qua đúng kênh và đúng khách hàng.

Đối với bộ phận bán hàng, khi họ có thể xem được cách mà từng khách hàng được marketing, họ cũng chủ động đưa ra các giải pháp bán hàng mới phù hợp hơn với từng nhóm khách hàng.

Ví dụ, họ có thể đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hơn đến các nhóm khách hàng tương tác nhiều với các thông điệp khuyến mãi.

CRM kết nối với các nền tảng hay công cụ kinh doanh khác.

Nhiều hệ thống CRM mới ngày này có thể được tích hợp hay kết nối (API) đến các công cụ kinh doanh khác, chẳng hạn như kế toán hay phân phối, từ đó doanh nghiệp có thể có được những góc nhìn toàn cảnh hơn về khách hàng của mình.

CRM và AI.

crm
Mối quan hệ giữa CRM và AI là gì?

Một công việc cũng hết sức quan trọng khác mà các nền tảng CRM có thể làm đó là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thực thi các tác vụ một cách tự động như nhập liệu hay chấm điểm khách hàng tiềm năng dựa trên dữ liệu (Lead Scoring).

Những Customer Insights được tạo tự động giúp các nhà tiếp thị hiểu khách hàng của mình nhiều hơn hay thậm chí là có thể dự báo cách khách hàng có thể phản ứng với các chiến dịch trong tương lai.

Ưu điểm của các nền tảng CRM dựa trên đám mây (cloud-based CRM).

Đứng về mặt kỹ thuật, CRM có thể được phân thành 2 loại đó là CRM tại chỗ (on-premises CRM) và CRM chạy trên nền tảng điện toán đám mây (cloud-based CRM).

On-premises CRM là gì?

on-premises CRM được hiểu đơn giản là các hệ thống CRM được cài đặt và lữu trữ bởi hệ thống server (máy chủ) của doanh nghiệp.

Mặc dù việc sử dụng các on-premises CRM có những lợi thế như tự chủ về dữ liệu hay toàn quyền chỉnh sửa khi cần thiết, kiểu CRM lại có vô số các bất lợi như phí bảo dưỡng cao hay khả năng tích hợp đa kênh yếu.

Cloud-based CRM là gì?

Ngược lại với các hệ thống CRM tại chỗ, các CRM được chạy trên nền tảng điện toán đám mây là một cuộc cách lớn trong ngành công nghệ nói chung và kinh doanh nói riêng.

Bằng cách có thể truy cập dữ liệu một cách thức thời ở bất cứ nơi đâu, tính tích hợp linh hoạt cũng như khả năng mở rộng “không giới hạn”, các tổ chức hay doanh nghiệp trên toàn thế giới đang tận dụng sức mạnh của công nghệ điện đám mây như là một động lực tăng trưởng mới.

Hầu hết các nền tảng thương mại điện tử như Amazon hay công nghệ như Microsoft đều sử dụng công nghệ Cloud để thu thập và lưu trữ dữ liệu.

Dưới đây là một số ưu điểm mà các cloud-based CRM có được:

Cloud-based CRM giúp bạn làm việc từ bất cứ nơi đâu.

Chỉ cần truy cập vào hệ thống từ các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính xách tay, bạn có thể có được toàn bộ các dữ liệu của CRM.

Cloud-based CRM giúp giảm chi phí (thiết lập và bảo trì).

Trái ngược lại với các nền tảng CRM tại chỗ như đã phân tích ở trên, các CRM dựa trên đám mây không cần cài đặt và không cần thiết lập phần cứng, chính những điều này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn rất nhiều.

Khả năng động bộ hay tích hợp dữ liệu của các Cloud-based CRM.

Vì tất cả các dữ liệu được lưu trữ trên các đám mây, khả năng tích hợp với các công cụ cộng tác khác cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Phân tích CRM là gì?

Phân tích CRM là gì?
Phân tích CRM là gì?

Phân tích CRM hay Customer relationship management Analytics là quá trình thu nhập, sắp xếp và đồng bộ dữ liệu của khách hàng trên toàn bộ doanh nghiệp hay tổ chức với mục tiêu cuối cùng là giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải thông qua các công cụ báo cáo, trang phân tích tổng quan hoặc các phương pháp khác.

Phân tích CRM bao gồm 3 giai đoạn hay quá trình quan trọng nhất đó là phân tích marketing, phân tích bán hàng (sales) và cuối cùng là phân tích dịch vụ khách hàng.

Lợi ích chính của việc phân tích CRM là gì?

Như đã đề cập ở trên, việc phân tích CRM còn quan trọng hơn cả việc doanh nghiệp có đang sử dụng CRM hay không, vì nó quyết định trực tiếp đến những giá trị hay những gì mà CRM có thể mang lại.

  • Xác định tỷ lệ chuyển đổi của các tệp khách hàng.

Các báo cáo có được từ phân tích CRM chỉ ra phần trăm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đã chuyển đổi thành doanh số bán hàng. Dữ liệu này cũng sẽ giúp thương hiệu dự đoán doanh thu tiềm năng trong tương lai.

  • Xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Trong bất kỳ phân khúc hay ngành nghề kinh doanh nào, việc xác định các cơ hội kinh doanh, đặc biệt là các cơ hội có tiềm năng cao có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp — cũng như giúp các đội nhóm bán hàng chuyển hướng tập trung sang các cơ hội mới còn chưa được khám phá.

  • Đánh giá các dịch vụ khách hàng một cách tốt hơn.

Trong các báo cáo phân tích CRM, bạn sẽ có thể đi sâu vào những gì khách hàng đang nghĩ về đội ngũ bán hàng của bạn. Từ những kết quả này, bạn có thể chủ động đưa ra các dịch vụ mới hoặc cải thiện các dịch vụ hiện có.

  • Có được những dữ liệu chính xác từ khách hàng.

Trước khi thực hiện bất cứ chiến dịch marketing nào, điều doanh nghiệp cần là hiểu được họ đang tiếp cận tới ai. Thông qua những dữ liệu chính xác từ CRM, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận đúng người với đúng thông điệp.

  • Hiểu hành trình chuyển đổi khách hàng.

Một giá trị khác mà hoạt động phân tích CRM có thể mang lại đó là doanh nghiệp có được một bức tranh toàn cảnh hơn về hành trình của khách hàng, từ lúc khách hàng biết về thương hiệu đến lúc chuyển đổi bán hàng.

Chính những sự hiểu biết này có thể giúp các đội nhóm bán hàng và marketing xác định nơi hay giai đoạn mà khách hàng thường dễ “rơi” nhất.

  • Giám sát hiệu quả công việc của nhân viên.

Thông qua các báo cáo từ CRM, bạn sẽ có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của các nhân viên ở từng giai đoạn chuyển đổi khác nhau.

Chẳng hạn nếu bạn đang là người quản lý của một doanh nghiệp nào đó có hàng ngàn khách hàng mới mỗi tháng, thay vì bạn sử dụng các cách thức thủ công để xem báo cáo, bạn có thể sử dụng CRM để xem kết quả tức thì của từng nhân viên khác nhau.

Các số liệu phân tích chính trong CRM.

Tuỳ vào từng nền tảng hay công cụ CRM khác nhau, các số liệu được thể hiện có thể khác nhau, dưới đây là những số liệu chính bạn cần theo dõi trong CRM.

  • Doanh thu có được từ khách hàng.

Việc đánh giá doanh thu có được từ các khách hàng cũng như doanh thu cơ hội bị mất từ các khách hàng rời bỏ (customer churn) đều quan trọng với doanh nghiệp.

Trong khi việc phân tích các khách hàng rời bỏ trong CRM có thể khiến bạn không mấy dễ chịu, nó cho phép bạn đưa ra các chiến lược mới để hạn chế tỷ lệ rời bỏ của khách hàng.

Doanh thu của khách hàng có thể được tính hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay toàn bộ vòng đời của khách hàng (CLV).

  • Net Promoter Score (NPS).

Không chỉ đối với phạm vi phân tích CRM, chỉ số NPS cũng hết sức quan trọng với hoạt động marketing nói chung, vậy NPS là gì?

NPS được viết tắt từ Net Promoter Score, là chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ hiện có của doanh nghiệp.

Thông thường, NPS được thu thập thông qua các bảng câu hỏi nghiên cứu khách hàng về khả năng mà một khách hàng nào đó sẵn sàng giới thiệu thương hiệu với người khác, cụ thể là bạn bè, đồng nghiệp hay người thân của họ.

Những câu hỏi này được đánh giá trên thang điểm 10.

  • Tỷ lệ gia hạn hoặc ký lại.

Số liệu này cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ thanh toán theo tháng hay thuê bao (subscription-based).

Tỷ lệ gia hạn là chỉ số đo lường số lượng khách hàng đăng ký lại dịch vụ.

Mặc dù cách tính chỉ số này hết sức đơn giản, nó là số liệu cho thấy mức độ phù hợp của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đối với một hoặc môt nhóm khách hàng cụ thể, hoặc cho doanh nghiệp thấy mức độ giá trị (trọn đời) của từng tệp khách hàng.

  • Chi phí duy trì hay giữ chân khách hàng (Retention Cost).

Giữ chân khách hàng là một trong những thước đo quan trọng nhất của CRM hay chính xác là những gì mà CRM có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Gartner ước tính rằng gần 80% doanh thu của một doanh nghiệp chỉ đến từ 20% nhóm khách hàng (lý tưởng) hiện tại của họ.

Điều này cho thấy rằng việc nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng hiện tại là vô cùng quan trọng và chiến lược tìm kiếm khách hàng mới không phải lúc nào cũng là chiến lược tốt nhất.

Phân tích CRM trước bán hàng (Pre-Sale CRM Analytics) là gì?

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới luôn là bước đi đầu tiên mang tính quyết định đến toàn bộ quá trình chuyển đổi và bán hàng.

Để có thể thu hút các tệp khách hàng mới, dưới đây là một số hạng mục bạn cần phân tích:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới: Thông qua các kênh khác nhau như Facebook Ads hay Google Ads, các đội nhóm bán hàng và marketing bắt đầu tìm kiếm các tương tác với khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ chuyển đổi, ít nhất là thành MQL (Marketing Qualified Lead) là số liệu quan trọng ở giai đoạn này.
  • Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng có cơ hội bán hàng (Sales Qualìied Lead): Từ các khách hàng tiềm năng hiện có, các đội nhóm bán hàng và marketing đã chuyển đổi họ như thế nào.

Phân tích CRM sau bán hàng (Post-Sale CRM Analytics) là gì?

Như đã phân tích ở trên, giữ chân khách hàng là một trong những thách thức lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là một khi khách hàng đã bắt đầu mua các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, bạn cần theo dõi và phân tích các hoạt động của họ sau đó.

Dưới đây là những gì bạn cần phân tích và theo dõi trong CRM.

  • Theo dõi vấn đề. Đơn giản là bạn cần theo dõi các vấn đề mà khách hàng hiện đang gặp phải. Giúp họ giải quyết các vấn đề đó và hạn chế các vấn đề tương tự trong tương lai.
  • Bán hàng bổ sung. Bạn phải luôn kiểm tra xem khách hàng của mình liệu có đang mua hàng bổ sung hay không. Việc phân tích các doanh số bán hàng cộng thêm cũng có thể giúp thương hiệu gia tăng doanh số bán hàng từ các chương trình mới.
  • Mô hình chi tiêu. Nếu khách hàng chỉ tiêu trong một phạm vi hay định mức nhất định, bạn nên tìm hiểu lý do tại sao khách hàng lại có hành vi đó hay điều gì có thể giúp khách hàng của mình chi tiêu nhiều hơn.

Các phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới.

Nếu bạn thử tìm kiếm trên Google, có vô số các phần mềm hay hệ thống CRM khác nhau, bao gồm cả những CRM nội địa lẫn các CRM ở quy mô toàn cầu.

Dưới đây là Top 5 CRM lớn nhất trên thế giới tính đến năm 2022.

  • 1 – Salesforce: Khi nói đến các hệ thống CRM, Salesforce là cái tên cần nói đến đầu tiên. Tính đến hết năm 2021, Salesforce có hơn 56.000 nhân viên toàn cầu với doanh số vượt mức 20 tỷ USD (Theo Statista). Hiện Salesforce chiếm hơn 20% thị phần CRM toàn cầu.
Biểu đồ doanh thu của Salesforce CRM qua các năm.
  • 2 – Microsoft Dynamics CRM: Nằm trong hệ sinh thái công nghệ của gã khổng lồ Microsoft, hiện Microsoft Dynamics CRM đang chiếm khoảng hơn 15% thị phần CRM toàn cầu.
  • 3 – Zoho CRM: Zoho CRM là một trong những hệ thống CRM hàng đầu được phát hành vào năm 2005 bởi Sridhar Vembu và Tony Thomas tại Ấn Độ. Với hơn 360.000 khách hàng trên toàn thế giới và mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 15,1%, Zoho CRM đứng ở Top 5 CRM lớn nhất trên thế giới.
  • 4 – SugarCRM: Được ra mắt tại California, Mỹ vào năm 2004 bởi Clint Oram, Jacob Taylor và John Roberts, SugarCRM luôn đứng trong danh sách các công ty và hệ thống CRM tốt nhất toàn cầu. Tính đến năm 2021, doanh số của SugarCRM vượt mức 72,8 triệu USD và con số này không ngừng tăng lên.
  • 5 – Oracle CRM: Oracle CRM là hệ thống CRM của gã khổng lồ Oracle với doanh thu hàng năm khoảng hơn 40 tỷ USD. Oracle CRM là một trong những phần mềm CRM dựa trên điện toán đám mây được thiết kế bởi Tập đoàn Oracle vào năm 1998.

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng CRM.

  • CRM là từ viết tắt của chữ cái gì?

CRM được viết tắt từ Customer Ralationship Management, có nghĩa là quản trị mối quan hệ với khách hàng.

  • CRM Software là gì?

CRM Software là các phần mềm CRM, khái niệm đề cập đến các nền tảng hay hệ thống (CRM System) quản trị mối quan hệ với khách hàng.

Saleforce hay Zoho chính là các CRM Software phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Kết luận.

Hy vọng thông qua bài viết tương đối sâu nói trên của MarketingTrips, bạn có thể hiểu được CRM là gì, vai trò to lớn của các hệ thống CRM với doanh nghiệp, cùng nhiều nội dung khác xoay quanh nền tảng quản trị khách hàng CRM.

Bằng cách xây dựng cho doanh nghiệp của mình những nền tảng CRM tối ưu ngay từ đầu, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để hiểu và kết nối với khách hàng, để từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

KOL và Influencer: Chúng giống và khác nhau ra sao?

Mặc dù đều là những người có ảnh hưởng trong thị trường (Influencer Economy) được dự báo là có giá trị khoảng 15 tỷ USD trong năm 2022, KOL và Influencer có những điểm khác nhau về ý nghĩa và giá trị.

kol và influencer
KOL và Influencer: Chúng giống và khác nhau ra sao?. Photo: SocialBakers

Theo GrandviewResearch, thị trường người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) nói chung hiện có giá trị khoảng 15 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo khoảng hơn 15%.

Trong khi Influencer Marketing là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu trong bối cảnh hiện tại, vẫn có không ít các nhầm lẫn về những người có ảnh hưởng mà cụ thể đây là KOL và Influencer.

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là những người có ảnh hưởng trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định, vì họ được xem là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm, họ được sự tín nhiệm rất lớn từ cộng đồng theo dõi hay hâm mộ họ.

Ví dụ, một bác sỹ chuyên khoa hay thậm chí là một doanh nhân hoặc chính trị gia, họ có thể là những KOL.

Hầu hết các KOL đều có phạm vi đối tượng mục tiêu hẹp hơn so với các Influencer nói chung và vì họ là những chuyên gia, những người có các bằng cấp chuyên nghiệp nhất định, những quan điểm (Opinion) hay ý kiến của họ rất được nhiều người tin tưởng.

Các KOL thực sự có giá trị với các chiến dịch Influencer Marketing vì không những họ có thể giúp các thương hiệu kết nối với người dùng mục tiêu một cách sâu sắc hơn, mà còn giúp thương hiệu có được giá trị tin tưởng cao hơn.

Bạn có thể xem chi tiết về khái niệm KOL tại kol là gì.

Influencer là gì?

Khác với KOL, vốn là những chuyên gia trong các trị trường ngách nhất định, Influencer là những người có ảnh hưởng nói chung với nhiều cấp độ khác nhau.

Thuật ngữ Influencer được sinh ra trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok đang phát triển mạnh mẽ và khi này những người “có sức ảnh hưởng” đang có tác động không nhỏ đến hành vi của những người hâm mộ hay theo dõi họ.

Ví dụ, nếu một người nào đó có hơn 1 triệu người theo dõi (Follower) trên Facebook và nhận được rất nhiều tương tác từ cộng đồng theo dõi họ, những người này có thể được xem là một Influencer.

Bạn có thể xem chi tiết về khái niệm Influencer tại influencer là gì.

Vai trò của các KOL và Influencer với thương hiệu.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay người có ảnh hưởng khác nhau, họ có thể mạng lại cho thương hiệu những giá trị khác nhau, dưới đây là một số vai trò chính.

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Bằng cách để những người có ảnh hưởng truyền tải các công điệp của thương hiệu đến với các nhóm đối tượng sẵn sàng ủng hộ họ, thương hiệu của bạn sẽ ngày càng ăn sâu hơn vào tâm trí của họ.

  • Xây dựng lòng trung thành hay mức độ tin tưởng với thương hiệu.

Vì KOL và Influencer nhận được nhiều sự ủng hộ và theo dõi từ đối tượng mục tiêu, họ thường có sự tín nhiệm tương đối cao, nếu các thông điệp được kết hợp với họ một cách phù hợp, họ có thể chuyển sự tin tưởng đó vào thương hiệu.

  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Vì cả KOL và Influencer đều giúp thương hiệu tiếp cận nhiều hơn với các nhóm đối tượng mục tiêu, là những người thường bị ảnh hưởng bởi những quan điểm hay thông điệp của người họ chọn theo dõi, họ cũng sẽ sẵn sàng mua hàng từ các thương hiệu mà người có ảnh hưởng chia sẻ đến họ.

Sự khác biệt chính giữa KOL và Influencer là gì?

Như đã phân tích ở trên, mặc dù cả KOL và Influencer đều là những người có ảnh hưởng, tức họ đều là những người có nhiều người hâm hộ và các ý kiến hay quan điểm của họ có thể ảnh hưởng đến cộng đồng người theo dõi, KOL và Influencer vẫn có không ít những điểm khác nhau.

KOL và Influencer khác nhau về bằng cấp chuyên môn.

Mặc dù các Influencer vẫn có thể có các bằng cấp chuyên môn nhất định, tuy nhiên đó không phải là điều quyết định họ là một Influencer.

Bạn cứ giả sử rằng, bạn có thể trở thành một người được rất nhiều người theo dõi và tương tác trên TikTok mà không cần có bất cứ bằng cấp chuyên môn nào.

Ngược lại, các KOL là những chuyên gia gắn liền với một hoặc một số bằng cấp chuyên môn nhất định.

Ví dụ nếu bạn là một bác sỹ, bạn có thể là KOL trong lĩnh vực sức khoẻ, hay nếu bạn là một nhạc sỹ, bạn có thể là một KOL trong lĩnh vực âm nhạc hoặc giải trí.

KOL và Influencer khác nhau về mức độ ảnh hưởng trên các kênh.

Nếu các Influencer chỉ cần là những người có nhiều người theo dõi trên một nền tảng mạng xã hội hay kênh nào đó, các KOL không bị chi phối bởi một hoặc một số kênh nhất định.

Thông thường, các KOL có sức ảnh hưởng trên nhiều kênh hay phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) khác nhau và cũng không nhất thiết phải có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.

Ví dụ, nếu bạn là một bác sỹ và là KOL, nhiều phương tiện thông tin đại chúng như TV, báo chí hay các trang tin trực tuyến sẽ không ít lần đề cập đến bạn.

KOL và Influencer khác nhau về đối tượng mục tiêu.

Vì bản chất các KOL là những chuyên gia đang hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn chuyên nghiệp, phần lớn những người theo dõi họ là những người có bằng cấp hay ngành nghề tương tự.

Ví dụ, những người theo dõi một KOL là một kiến trúc sư chẳng hạn, họ phải là những người đam mê kiến trúc, học về kiến trúc hay có những sở thích về kiến trúc.

Ngược lại, nếu bạn theo dõi một Influencer là một YouTuber nào đó chẳng hạn, bạn không thiết phải có bằng cấp hay kiến thức chuyên môn liên quan đến họ.

KOL và Influencer khác nhau về độ lớn của nhóm đối tượng.

Một trong những sự khác biệt khác giữa Influencer và KOL đó là độ lớn của các đối tượng mục tiêu, tức những người hâm mộ.

Vì các KOL là những chuyên gia trong một thị trường ngách (chuyên nghiệp) nào đó, thông thường họ có số lượng những người theo dõi ít hơn.

Ngược lại với các Influencer, vì đa phần họ làm việc trong lĩnh vực giải trí và hoạt động mạnh trên mạng xã hội, họ có số lượng người theo dõi lớn hơn.

Bạn có thể hình dung rằng, số lượng người theo dõi hay hâm mộ của một KOL là bác sỹ thì thông thường không thể lớn bằng một TikToker giải trí hay một Ca sỹ nào đó.

Kết luận.

Bằng cách phân biệt sự giống và khác nhau giữa KOL và Influencer, cũng như những tác động mà họ có thể tạo ra tới hiệu suất kinh doanh của thương hiệu, tuỳ vào từng mục tiêu hay bối cảnh kinh doanh khác nhau, bạn cần lựa chọn những người có ảnh hưởng khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok: Facebook muốn kết nối bạn, chúng tôi muốn giải trí bạn

Theo tuyên bố của TikTok, nền tảng này cho rằng họ không phải là nền tảng mạng xã hội đơn thuần, họ là nền tảng giải trí (entertainment platform).

Vốn được xem là 2 đối thủ không đội trời chung như Coca-Cola và Pepsi trên thị trường bán lẻ nước giải khát, Facebook và TikTok thường xuyên có những sự kiện đối đầu nhau.

Trong khi Facebook hiện đang có không ít những cập nhật theo hướng của TikTok, TikTok cho biết họ không có kế hoạch trở nên giống với Facebook hay các nền tảng khác.

Trao đổi với CNBC, chủ tịch giải pháp kinh doanh toàn cầu của TikTok, Blake Chandlee cho biết: “Facebook là một nền tảng mạng xã hội. Họ đã xây dựng tất cả các thuật toán của mình dựa trên biểu đồ xã hội. Đó là năng lực cốt lõi của họ. Còn chúng tôi thì không.”

“Chúng tôi là một nền tảng giải trí và đó là một sự khác biệt lớn.”

Trong khi các biểu đồ xã hội đề cập đến các kết nối giữa các cá nhân với nhau, các nền tảng như TikTok hướng đến mục tiêu giải trí đơn thuần.

Ông Chandlee cũng cho biết thêm rằng, dù cho các nền tảng hay doanh nghiệp có lớn đến mức nào thì họ cũng khó có thể thành công nếu họ phát triển không dựa trên các giá trị lõi.

Ông dẫn chứng đến thất bại của Google với Google+ khi nền tảng này cũng muốn gia nhập thị trường các nền tảng mạng xã hội để rồi sau đó Google cũng đành chấp nhận xoá bỏ nó và quay về với công cụ tìm kiếm lõi của mình.

Chandlee nói: “Chúng tôi thực sự giỏi những gì chúng tôi làm. Chúng tôi muốn mang đến những xu hướng văn hóa và trải nghiệm độc đáo cho người dùng TikTok.”

Mặc dù TikTok chắc chắn không tập trung vào các kết nối xã hội như Facebook, nhưng chắc chắn “kết nối” luôn là yếu tố cần thiết với hầu hết các nền tảng mạng xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, bằng cách mô tả TikTok là một ứng dụng giải trí hơn là một mạng xã hội, nền tảng này có thể tránh được một số đụng độ không mấy có lợi với Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Giám đốc thương hiệu của P&G: Marketers cần sáng tạo nhiều hơn

Marketing sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn ở những thời điểm khủng hoảng hay kinh tế eo hẹp, khi này, những người làm marketing cần coi năng lực sáng tạo như là động lực để tăng trưởng.

Giám đốc thương hiệu của P&G: Marketers cần sáng tạo nhiều hơn
Giám đốc thương hiệu của P&G: Marketers cần sáng tạo nhiều hơn

Giám đốc thương hiệu của Procter & Gamble (P&G), Ông Marc Pritchard, đã kêu gọi các nhà tiếp thị cần “tăng gấp đôi” năng lực sáng tạo để thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu và doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế lạm phát và chi phí sinh hoạt gia tăng.

Phát biểu tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2022 vừa qua, Ông Pritchard lưu ý rằng một trong những câu hỏi lớn mà các marketer phải đối mặt đó là làm thế nào để họ có thể thuyết phục các CEO và CFO của họ rằng marketing đang tạo ra giá trị và đáng để đầu tư, các hoạt động đầu tư vào sáng tạo cũng tương tự.

Ông nói, đây là những câu hỏi “đặc biệt phù hợp” trong môi trường kinh tế hiện tại, đồng thời ông cũng nói thêm rằng những người làm marketing chắc chắn sẽ phải đối mặt với những sự gián đoạn và thách thức lớn hơn ở phía trước.

“Khi chúng ta tiếp tục đối mặt với sự gián đoạn hay mơ hồ của nền kinh tế, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải tăng gấp đôi năng lực lõi, ưu tiên và tập trung đầu tư vào thứ mà hiếm ngành nào có được – sáng tạo để phát triển.”

Ông Pritchard nói thêm rằng “tận dụng sức mạnh của sự sáng tạo để tăng trưởng” là lý do cơ bản nhất để ngành marketing tồn tại.

“Tăng trưởng theo định hướng sáng tạo cũng có thể tốt trong thời điểm này, vì tăng trưởng thị trường có thể tạo ra những giá trị thứ sẽ dẫn đến các kết quả tích cực về kinh tế và xã hội nói chung.”

Ông giải thích: “Chính sự sáng tạo đã làm cho thị trường trở nên lớn hơn, truyền cảm hứng cho sự đổi mới để thu hút thêm nhiều người mới hơn đến với thị trường, thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế, sự giàu có và sức mua nhiều hơn.”

“Khi chúng ta xem công việc cốt lõi của mình là tạo ra giá trị, điều đó mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng – theo hướng có thể giúp ích cho xã hội và cộng đồng.”

Tăng trưởng nhờ sức sáng tạo.

Dựa trên những thực tế về sự phát triển nhờ sức sáng tạo từ các thương hiệu của P&G, Ông Pritchard đã đưa ra một số dẫn chứng với thương hiệu tã em bé Pampers.

Ông nói: “thương hiệu cần tập trung vào việc xây dựng các kết nối cá nhân, hay thậm chí là 1-1 với khách hàng của mình.”

Ví dụ, khi biết rằng một trong những điều đầu tiên mà các bà mẹ làm khi biết mình mang thai là lên Google tìm kiếm các thông tin về ngày sinh, Pampers theo đó đã khởi chạy công cụ tính toán ngày dự sinh (Due Date).

Sau đó, những bà mẹ cũng sẽ được khuyên sử dụng ứng dụng Pampers Rewards để nhận thêm thông tin, mẹo, ưu đãi và cả những phần thưởng.

Đổi lại, phụ huynh đồng ý cung cấp dữ liệu cá nhân bổ sung mà họ chọn vì giờ đây họ đã tin tưởng về thương hiệu.

Ông Pritchard cũng nhấn mạnh rằng các quảng cáo của Pampers cũng là những ví dụ về sự sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức về thực tế sức khỏe của những người mẹ.

Ông nói: “Pampers là ví dụ sáng giá về một thương hiệu đã có thể mang lại cảm giác cá nhân và xây dựng nên các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ, từ đây, Pampers sử dụng sự sáng tạo làm động lực cho sự phát triển, đó là động lực cho những điều tốt đẹp.”

Sáng tạo để phát triển là siêu năng lực của những nhà lãnh đạo sáng tạo và những người có tầm nhìn xa. Ngành công nghiệp sáng tạo sẽ ngày càng quan trọng hơn vì nó là động lực để phát triển và động lực cho những điều tốt đẹp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Elon Musk sẽ mua mạng xã hội Twitter nếu 3 điều này được giải quyết

Elon Musk cho biết hiện có 3 rào cản lớn nhất khiến ông chưa thể hoàn tất thương vụ mua lại mạng xã hội Twitter.

Elon Musk mua Twitter

Tại sự kiện Qatar Economic Forum do Bloomberg tổ chức hôm 21/6, CEO Tesla khẳng định vẫn còn một số “vấn đề tồn đọng” và chúng cần được giải quyết trước khi ông tiếp tục thương vụ mua lại Twitter.

Hồi cuối tháng 4, Elon Musk chính thức thông báo sẽ mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD. Tuy nhiên, những vấn đề dưới đây là nguyên nhân thương vụ chưa thể hoàn tất.

Số lượng tài khoản rác.

Trước hết, ông cho rằng số lượng tài khoản giả/spam trên Twitter là rào cản lớn nhất khiến ông vẫn còn ngần ngại khi mua lại mạng xã hội.

Theo CNBC, tham vọng thao túng mạng xã hội bằng tài khoản spam, giả mạo không còn là điều gì mới mẻ nhưng Musk cho biết ông muốn nắm rõ hơn về số người dùng thật sự trên Twitter.

Trước đó, Twitter đã khẳng định số tài khoản rác chiếm chưa đến 5% lượng người dùng hàng ngày. Hãng công nghệ cũng cho biết đã chia sẻ toàn bộ các thông tin mà Musk yêu cầu và cho phép ông truy cập vào bộ lưu trữ hơn 500 triệu bài đăng hàng ngày của mình.

Tuy nhiên, vị tỷ phú gốc Nam Phi lại tỏ ra nghi ngờ về những con số của mạng xã hội.

“Tôi cho rằng đa số người dùng Twitter đều không đồng ý với con số này. Do đó, chúng tôi đang chờ đợi một biện pháp giải quyết hợp lý đến từ công ty”, ông nói.

Các khoản nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo Elon Musk, nguyên nhân thứ hai khiến ông tạm hoãn thương vụ đến từ số tiền ông cần vay để hoàn tất.

Hồi tháng 5, ông đã cam kết cam kết bỏ ra 33,5 tỷ USD tiền túi cho thỏa thuận mua lại Twitter, đồng thời huy động một khoản vay ký quỹ trị giá 7,1 tỷ USD đến từ một nhóm nhà đầu tư, trong đó có nhà đồng sáng lập tập đoàn Oracle Corp Larry Ellison và sàn giao dịch tiền mã hóa Binance.

Vị tỷ phú cho biết phần còn lại sẽ được bổ sung từ khoản vay của ngân hàng, nhưng vẫn chưa rõ số tiền này sẽ được giải ngân như thế nào.

Tuy là người đàn ông giàu nhất thế giới nhưng phần lớn tài sản của ông đều phụ thuộc vào cổ phiếu của Tesla.

Vì thế, ông đã phải bán bớt và thế chấp hàng tỷ USD cổ phiếu công ty xe điện của mình để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

Sự chấp thuận của cổ đông.

Vấn đề cuối cùng được Elon Musk chỉ ra là sự đồng thuận của cổ đông Twitter.

Theo CNBC, các nhà đầu tư của công ty mạng xã hội này dự tính tổ chức cuộc bỏ phiếu về thương vụ vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Việc Elon Musk có được họ thông qua hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Tháng trước, một vài cổ đông Twitter đã đâm đơn kiện CEO Tesla với cáo buộc vi phạm luật doanh nghiệp và có dấu hiệu tham gia thao túng thị trường.

Vì điều này, ông lo ngại rằng các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty sẽ không chấp thuận thương vụ 44 tỷ USD này.

Mặt khác, cũng tại sự kiện, chia sẻ về quyền tự do ngôn luận trên Twitter, vị tỷ phú cho biết ông muốn Twitter cởi mở với mọi góc nhìn.

“Các nền tảng phải là nơi mọi người cảm thấy thoải mái, không bị miệt thị, dè bỉu khi sử dụng”, Elon Musk chia sẻ.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng mặc dù mọi người có thể nói bất cứ điều gì họ muốn nhưng chúng phải nằm trong giới hạn quy định của Twitter.

Khi được hỏi về dự định trở thành CEO của Twitter, Elon Musk cho biết ông không quan tâm nhiều đến việc đó.

“Việc có phải là CEO hay không không hề quan trọng. Quan trọng là tôi có định hướng đúng cho sản phẩm của mình hay không.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Kakao và Naver thay đổi cơ chế làm việc để giữ chân nhân viên

Kakao và Naver, hai hãng công nghệ thông tin hàng đầu Hàn Quốc, giới thiệu hệ thống làm việc linh hoạt hơn, bắt đầu từ tháng sau để giữ chân nhân tài.  

Từ ngày 4/7, nhân viên Kakao có thể làm việc 4 ngày/tuần, nghỉ thứ Sáu mỗi hai tuần và làm việc từ bất kỳ nơi nào. Trong khi đó, nhân viên Naver lựa chọn giữa hai chế độ: Làm việc từ xa hoàn toàn hoặc làm việc tại văn phòng 3 ngày/tuần.

Kakao sẽ thí điểm chính sách mới từ tuần đầu tháng 7. Công ty khuyến nghị nhân viên gặp mặt tuần một lần và giao tiếp trực tiếp để giải quyết các vấn đề không xử lý được bằng các hình thức trực tuyến.

Với những người đã làm cho Kakao 3 năm trở lên, chế độ làm việc hiện hành – trong đó nhân viên có tối đa 30 ngày nghỉ phép mỗi năm – sẽ tiếp tục.

Một nhân viên họ Kang cho biết, chính sách vẫn còn mới mẻ và mọi người chỉ mới làm quen với nó. “Tôi không biết mọi người có hài lòng không nhưng chắc chắn sẽ vui mừng vì được nghỉ thêm một ngày”.

Naver cũng áp dụng chế độ làm việc linh hoạt “Connected Work” từ thứ Hai, 4/7. Họ đưa vào hai hệ thống – Type O và Type R – để nhân viên lựa chọn. Mỗi 6 tháng, nhân viên có thể chuyển đổi hệ thống tùy thuộc vào nhu cầu của mình.

Những người chọn Type R sẽ làm việc từ xa hoàn toàn, còn Type O làm việc tại văn phòng 3 ngày/tuần.

Những người chọn Type O có thể chọn ngày nào làm việc trên văn phòng, còn người chọn Type R có thể thi thoảng đến văn phòng nếu cần và ngồi tại một không gian chia sẻ.

Naver còn phát triển một chương trình xổ số, trong đó 10 nhân viên được lựa chọn ngẫu nhiên mỗi tuần để làm việc từ xa tại các văn phòng ở Chuncheon, Gangwon và Tokyo trong tối đa 5 ngày.

Một nhân viên họ Suh bày tỏ hài lòng với hệ thống mới của Naver. “Một số nhân viên sống cách xa trụ sở, thời gian đi làm mất hơn 1 tiếng. Làm việc tại nhà sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và mọi người tập trung hơn tại những nơi họ thấy thoải mái”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Du Lam (Theo Korea Times) | ICT News

Khoá học Content Marketing và Creative Design miễn phí của LinkedIn

Nếu bạn đang làm việc trong ngành marketing nói chung và digital marketing nói riêng thì khoá học miễn phí mới của LinkedIn về chủ đề Content Marketing và Creative Design sẽ rất hữu ích với bạn.

học content marketing trên linkedin
LinkedIn ra mắt khoá học miễn phí Content Marketing và Creative Design

Theo đó, nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn với hơn 700 triệu người dùng vừa thông báo ra mắt khoá học miễn phí được cấp chứng chỉ mới “Content Marketing & Creative Design”.

Khoá học hướng đến mục tiêu cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản về ContentContent Marketing, các kỹ năng về thiết kế sáng tạo (Creative Design) và hơn thế nữa.

Theo giải thích của LinkedIn.

“Khoá học có cấp chứng chỉ mới này rất quan trọng vì nó đến vào thời điểm chúng tôi nhận thấy sự quan tâm ngày càng cao của toàn ngành marketing nói chung đối với chủ đề xây dựng chiến lược nội dung (content strategy) và thiết kế sáng tạo.

Trên thực tế, theo báo cáo về hiện trạng marketing 2022 của HubSpot cho thấy, nội dung (Content) đang tiếp tục thể hiện sức mạnh to lớn của mình, với 66% marketer dự kiến sẽ phân bổ nhiều ngân sách hơn cho hoạt động này vào năm 2022 và 47% người mua B2B xem từ 3 đến 5 mẫu nội dung trước khi tính đến việc mua hàng.”

“Với LinkedIn, những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn là chìa khóa để tối đa hóa cơ hội của thương hiệu trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing).”

Khi bạn hoàn thành toàn bộ khóa học và bài kiểm tra, bạn sẽ nhận được chứng chỉ kỹ thuật số (digital certificate) và bạn có thể thêm nó vào hồ sơ LinkedIn của mình hoặc in ra nếu bạn muốn.

Các khoá học hiện có sẵn cho tất cả người dùng LinkedIn với các thứ tiếng như: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha.

Bạn có thể tìm hiểu và bắt đầu khoá học tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Instagram và Facebook ra mắt một số cách thức kiếm tiền mới cho Content Creator

Theo thông tin chính thức từ CEO Meta Mark Zuckerberg, Instagram và Facebook đang cho ra mắt một số cách thức kiếm tiền mới cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng.

Bên cạnh việc cung cấp các cách thức kiếm tiền mới, Meta cũng sẽ cập nhật nhiều tính năng mới với mục tiêu giúp các nhà sáng tạo xây dựng tài sản của họ trên Metaverse.

“Chúng tôi đang hướng tới một tương lai nơi có nhiều người hơn có thể làm những công việc sáng tạo mà họ yêu thích và chúng tôi cũng muốn các nền tảng như của chúng tôi sẽ đóng một vai trò nhất định trong việc biến điều đó thành hiện thực.”

Dưới đây là một số cập nhật chi tiết.

Nhà sáng tạo sẽ có nhiều thu nhập hơn.

Meta sẽ chỉ giữ lại các khoản chia sẻ doanh thu trên Facebook và Instagram cho đến năm 2024, bao gồm các sự kiện trực tuyến có trả phí, lượt đăng ký và huy hiệu.

Đăng ký có thể tương tác (Interoperable Subscriptions).

Meta cho phép các nhà sáng tạo cấp cho những người đăng ký có trả phí (paid subscriber) của họ trên các nền tảng khác quyền truy cập vào Nhóm Facebook chỉ dành cho những người đã đăng ký.

Ngôi sao trên Facebook (Facebook Stars).

Meta đang mở rộng phạm vi tiếp cận tới tất cả những Content Creator  đủ điều kiện để nhiều người hơn có thể bắt đầu kiếm tiền từ video của họ trên Reels, live video hoặc VOD.

Kiếm tiền từ Reels.

Meta sẽ sớm mở rộng chương trình mới có tên là Reels Play Bonus cho nhiều nhà sáng tạo hơn trên Facebook, cho phép họ đăng chéo Reels Instagram lên Facebook đồng thời cũng có thể kiếm tiền từ đó.

Nền tảng dành riêng cho nhà sáng tạo (Creator Marketplace).

Meta đang thử nghiệm tính năng mới trên Instagram, nơi nhà sáng tạo có thể được tìm kiếm, khám phá và trả phí cũng như nơi các thương hiệu có thể chia sẻ các cơ hội hợp tác mới với nhà sáng tạo.

Sưu tầm các tài sản kỹ thuật số.

Meta cũng đang mở rộng thử nghiệm của mình để nhiều nhà sáng tạo hơn trên khắp thế giới có thể hiển thị NFT của họ trên Instagram.

Meta cũng sẽ sớm đưa tính năng này lên Facebook và sẽ bắt đầu với một nhóm nhỏ nhà sáng tạo ở Mỹ, các NFT cũng sẽ sớm xuất hiện trong ‘Câu chuyện’ trên Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cannes Lions 2022: TikTok tiết lộ chiến lược mới trên nền tảng

Tại hội nghị Cannes Lions vừa qua được tổ chức tại Pháp, các nhà lãnh đạo của TikTok đã tiết lộ một vài chiến lược của nền tảng trong 2022 và thời gian tới.

tiktok Cannes Lions
Cannes Lions: TikTok tiết lộ chiến lược mới trên nền tảng

Vào ngày 20 tháng 6 vừa qua, tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2022 (Cannes Lions International Festival of Creativity).

Các nhà lãnh đạo của TikTok đã chia sẻ một số nội dung về tầm nhìn và chiến lược ưu tiên của nền tảng trong 2022 và thời gian tới.

Cannes Lions được coi là một trong những lễ trao giải lớn nhất thế giới trong ngành quảng cáo và được tổ chức thường niên tại Pháp.

Trong số các nội dung đã được chia sẻ bởi TikTok, các nội dung chính bao gồm: tiếp tục phát triển tính năng mua sắm trong ứng dụng, những thách thức mới về tính an toàn, tác động của quyền riêng tư trên iOS 14 đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội và nền kinh tế của những người có ảnh hưởng (influencer economy) cũng như nhà sáng tạo (creator economy).

TikTok Cannes Lions 2022: TikTok dự định thu hút nhiều nhà quảng cáo hơn bất chấp các giới hạn về quyền riêng tư.

Ông Blake Chandlee, chủ tịch phụ trách các giải pháp vận hành toàn cầu của TikTok tiết lộ rằng nền tảng này hiện có hàng trăm nghìn nhà quảng cáo, tuy nhiên họ đang hướng tới con số hàng triệu người.

Để đạt được mục tiêu này, TikTok sẽ sớm thêm các công cụ mới vào nền tảng và triển khai một chương trình mới liên quan đến báo cáo chất lượng của quảng cáo.

Theo Ông Ray Cao, giám đốc điều hành và là người đứng đầu toàn cầu về sản phẩm, chiến lược và hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của TikTok cho biết TikTok sẽ thêm nhiều tính năng nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh (contextual targeting) hơn.

Ngoài ra, nền tảng này cũng đang nỗ lực để giải quyết các vấn đề về kiểm soát chất lượng và an toàn thương hiệu, một trong những nỗi đau bấy lâu nay của các nhà quảng cáo, đặc biệt là nhà quảng cáo của các thương hiệu lớn.

“TikTok sẽ tiến hành kiểm tra âm thanh, văn bản và biểu tượng cảm xúc để đảm bảo các thương hiệu không vô tình liên kết đến một cái gì đó có thể có vấn đề.”

Tính năng mua sắm trong nền tảng (in-app shopping) sẽ được mở rộng.

“TikTok hiện đang trong quá trình mở rộng toàn cầu chức năng mua sắm trực tiếp (live shopping)”, theo Sofia Hernandez, giám đốc tiếp thị kinh doanh toàn cầu của TikTok.

Tính năng mới này sẽ cho phép các thương hiệu tận dụng hiệu ứng lan truyền mà họ có thể có được từ những nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Những thay đổi này sẽ hướng đến mục tiêu giúp các nhà tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketer) nhắm mục tiêu đến đối tượng một cách chính xác hơn.

Các thương hiệu và nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) sẽ có thể tăng cường khả năng hiển thị của họ trên nền tảng với ít lo lắng hơn về tính an toàn, đồng thời họ cũng có thể bán hàng một cách thuận tiện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Dr. Martens: Người tiêu dùng muốn những icon brand trong thời kỳ khủng hoảng

Mặc dù đã tăng giá 6% trên phạm vi toàn cầu, thương hiệu giày dép Dr. Martens rất tự tin với chiến lược bán hàng trực tiếp (D2C) và “tư duy khan hiếm” của mình.

Photo: WWD

Dr Martens tự tin rằng với chiến lược hướng đến người tiêu dùng trực tiếp (D2C), cùng với đó là việc tăng giá và xây dựng “tư duy khan hiếm”, thương hiệu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 2022 và hơn thế nữa.

CEO của Dr Martens Kenny Wilson khẳng định thương hiệu giày dép này “sẽ mạnh hơn bao giờ hết”, đồng thời cho biết thêm “chúng tôi luôn luôn muốn cầu lớn hơn cung”.

Tính đến hết quý 1 năm 2022, chiến lược này dường như đang phát huy tác dụng khi thương hiệu đã bán được 14,1 triệu đôi bốt (boots), giày và dép, con số này nhiều gấp đôi so với số lượng bán được 4 năm trước.

Ông Wilson cho biết: “Bất chấp tất cả những thách thức về khủng hoảng toàn cầu hiện tại, chúng tôi vẫn đang làm những gì mà chúng tôi đã từng tuyên bố trước đây.”

Trong báo cáo doanh thu mới nhất, doanh thu của Dr Martens tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 908,3 triệu bảng Anh (tương đương hơn 1 tỷ USD).

Để có được mức tăng trưởng ấn tượng trên bất chấp đại dịch, thương hiệu này cho biết đã tận dụng sức mạnh của chiến lược DTC trong bối cảnh “Covid-19 đã làm gián đoạn toàn bộ” chuỗi cung ứng của mình.

Lợi nhuận trước thuế của Dr Martens tăng 43% lên mức 214,3 triệu bảng Anh (tương đương hơn 260 triệu USD) tính đến tháng 3 năm 2022, so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi cuộc khủng hoảng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, CEO Wilson tin tưởng Dr Martens sẽ vượt qua được “cơn bão” đó.

Ông nói: “Trong thời buổi chi tiêu eo hẹp, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng những thương hiệu mà họ tin tưởng, những thương hiệu mang tính biểu tượng (icon brand), và từ đó “độ bền” của Dr Martens là một trong những động lực thúc đẩy mua sắm”.

Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu thị trường của mình, thương hiệu này cũng tự tin rằng việc tăng giá 6% trên toàn cầu cũng sẽ không có tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.

Xây dựng ‘năng lượng thương hiệu’.

Theo CEO Wilson, việc thúc đẩy giá trị hay các tài sản thương hiệu (brand equity) luôn là ưu tiên hàng đầu khi nói đến việc giữ cho các sản phẩm hay dịch vụ “mang tính biểu tượng” có tính liên quan cao và thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

Theo các cuộc khảo sát thương hiệu gần đây của Dr Martens, số liệu cho thấy mức độ nhận biết của thương hiệu (brand awareness) này đang là 72%, tăng 4 điểm và mức độ quen thuộc (brand familiarity) tăng 6 điểm lên 47% so với năm trước.

Thương hiệu này cũng mô tả các nhân viên trong doanh nghiệp đóng vai trò như những “người giám sát thương hiệu”, những người sẽ bảo vệ và nâng cao giá trị của thương hiệu trong tương lai.

Mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số và bán hàng đa kênh (omni channel), cũng là những chiến lược khác của Dr Martens.

Để thúc đẩy việc kết nối với người tiêu dùng, doanh nghiệp đang tập trung cải thiện hiệu quả của các hoạt động marketing bằng cách “khai thác sâu hơn các insights của khách hàng và tư duy ưu tiên kỹ thuật số”.

CEO Wilson cho biết: “Phần lớn chi tiêu marketing là dành cho các kênh kỹ thuật số và mạng xã hội với mục tiêu là mang lại “độ nóng và năng lượng cho thương hiệu”.

Hiện Giám đốc Marketing mới của Dr Martens là Bà Meg Johnson, người vừa nhận chức vào tháng 4 vừa rồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Apple hợp tác với TikTok để quảng cáo AirPods

Bên cạnh sự góp mặt của Harry Styles, ngôi sao ca nhạc người Anh, Apple đã thiết kế một bộ lọc TikTok mới của mình.

Đầu tháng này, Apple đã khởi động một chiến dịch có sự tham gia của Harry Styles để quảng cáo cho AirPods và Spatial Audio.

Quảng cáo này “sử dụng bài hát mang tên “Music For a Sushi Restaurant” (Âm nhạc cho nhà hàng Sushi), với phần hình ảnh là bóng của nhiều người đang nhảy múa, giống như trong quảng cáo iPod cổ điển.

Giờ đây, công ty đã phát hành một bộ lọc trên TikTok để “tiếp sức” cho Harry Styles trong chiến dịch này, theo 9to5mac.

Bộ lọc TikTok mới mang tên “AirPods silhouettes”, với hình ảnh ngược sáng của người dùng và cũng sử dụng bài hát của Harry Styles.

Bộ lọc trên TikTok của Apple thậm chí còn “gắn” thêm phiên bản 3D của AirPods thế hệ thứ ba vào tai bạn trên TikTok và theo dõi chuyển động của người dùng để bạn có thể nhảy và cảm thấy như mình đang ở trong một quảng cáo của Apple.

Bên cạnh đó, Apple cũng đã mời một số nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên TikTok như Kendra Willis, Nifè và Yai Ariza để quảng cáo bộ lọc mới. Tuy bộ lọc được tạo ra nhằm quảng cáo AirPods, người dùng không cần phải sở hữu tai nghe này để sử dụng nó.

Đây không phải là lần đầu tiên Apple sử dụng TikTok để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Khi Apple giới thiệu AirPods 3 vào năm ngoái, công ty cũng đã quảng bá bằng một quảng cáo khác lấy cảm hứng từ quảng cáo hình bóng iPod cổ điển.

Năm 2021, công ty hợp tác với nữ ca sĩ kiêm diễn viên Olivia Rodrigo, người đã phát hành video âm nhạc “làm bằng iPad”.

Sau đó, Apple và Olivia Rodrigo đã sử dụng TikTok để khuyến khích người dùng tạo và chia sẻ các bộ lọc tương tự như trong video âm nhạc – được tạo bằng Procreate – một ứng dụng thiết kế được ưa dùng trên iPad.

Năm 2020, Apple lần đầu tiên sử dụng tài khoản TikTok để quảng cáo iPhone 12 và iPhone 12 mini bằng các video vui nhộn do những người có ảnh hưởng trên TikTok tạo ra.

Khi TikTok ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới, không có gì ngạc nhiên khi Apple đang tận dụng sự cường điệu của mạng xã hội để quảng cáo cho chính mình.

Để thử hiệu ứng hình bóng AirPods mới trong TikTok, chỉ cần làm theo các bước bên dưới:

  • Mở ứng dụng TikTok
  • Nhấn vào nút (+) để tạo video mới
  • Nhấn vào nút Hiệu ứng
  • Nhấn vào biểu tượng tìm kiếm
  • Tìm kiếm “bóng AirPods” hoặc “AirPods silhouettes”
  • Quay video của riêng bạn và chia sẻ nó với những người theo dõi bạn

Một cách dễ dàng khác để tìm hiệu ứng mới là tìm kiếm hồ sơ chính thức của Apple (@apple) trên TikTok. Chọn một trong các video do công ty quảng cáo, sau đó nhấn vào nút “AirPods silhouettes”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Telegram kỷ niệm mốc 700 triệu người dùng bằng bản có trả phí

Ứng dụng nhắn tin Telegram vừa thông báo đã cán mốc 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) đồng thời ra mắt bản sử dụng có trả phí (premium subscription) mới.

Telegram người dùng
Telegram kỷ niệm mốc 700 triệu người dùng bằng bản có trả phí mới

Theo thông tin từ CEO Telegram Pavel Durov, Telegram Premium là phiên bản sử dụng có trả phí đầu tiên của Telegram khi nền tảng này vừa cán mốc hơn 700 triệu người dùng.

Với Telegram Premium, người dùng có thể khám phá những tín năng độc quyền của Telegram như download với tốc độ nhanh hơn, sử dụng thêm các tính năng nhãn dán (stickers) và phản hồi (reactions) hay quản lý tính năng chat nâng cao.

Theo một số thông tin khác nhau, Telegram Premium sẽ có giá từ 4,99 USD đến 6 USD mỗi tháng cho mỗi người dùng.

Ngoài các tính năng nói trên, phiên bản có trả phí cũng sẽ bao gồm quyền được tải lên đến 4GB (tăng từ 2GB với bản miễn phí) và bộ nhớ không giới hạn trong Telegram Cloud.

Telegram Premium cũng đi kèm với việc gia tăng các giới hạn hiện có trên ứng dụng, thay vì người dùng chỉ có thể chọn theo dõi tối đa 500 kênh khác nhau ở bản miễn phí, họ có thể theo dõi đến 1000 kênh khác nhau với bản có trả phí.

Tiếp đó, người dùng có thể tạo tối đa 20 thư mục trò chuyện khác nhau (chỉ 10 thư mục với bản miễn phí) với tối đa 200 cuộc trò chuyện mỗi kênh (100 cuộc trò chuyện với bản miễn phí).

Cuối cùng, người dùng bản có trả phí cũng có thể viết phần tiểu sử (bio) dài hơn (kèm theo liên kết), thêm nhiều ký tự hơn vào phần chú thích.

Ngoài ra , các tài khoản Premium còn được gắn một huy hiệu là ngôi sao màu xanh lam, kí hiệu biểu thị bạn là thành viên của Telegram Premium.

Theo Telegram:

“Mặc dù chúng tôi sẽ phát hành nhiều tính năng thú vị hơn cho người dùng đăng ký Telegram Premium, nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục triển khai các tính năng mới miễn phí cho mọi người”.

Theo Statista, tính đến cuối năm 2021, toàn bộ khu vực Đông Nam Á (bao gồm cả Việt Nam) có hơn 47 triệu lượt tải xuống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thương mại điện tử B2C đang phát triển mạnh mẽ

Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20% mỗi năm và dự kiến đạt 11,1 tỷ USD vào năm 2026.

ecommerce là gì

Amazon công bố Báo cáo “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam”.

Báo cáo được thực hiện bởi AlphaBeta thông qua việc khảo sát hơn 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Báo cáo chỉ ra, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20% mỗi năm, đạt 75,4 nghìn tỷ đồng (3,3 tỷ USD) trong năm 2021 và dự kiến đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026.

Báo cáo này nhận định, nếu coi “Thương mại điện tử B2C” như là một ngành hàng xuất khẩu, đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

88% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam nhận định thương mại điện tử rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của họ, đồng thời nhận định doanh số bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới sẽ cao hơn doanh số bán lẻ online trong nước.

Bên cạnh những cơ hội phát triển, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường tiềm năng nhờ vào thương mại điện tử xuyên biên giới, vẫn tồn tại những bất cập đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên các vấn đề chính: Thông tin, Năng lực, Chi phí, Quy định.

Thông qua báo cáo, 80% doanh nghiệp cho rằng họ thiếu thông tin về các quy định liên quan của thị trường nước ngoài.

85% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ gặp rào cản về năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Bên cạnh đó, 81% doanh nghiệp thừa nhận rằng họ chưa được chuẩn bị để đáp ứng được sở thích và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài.

Nhằm giúp tháo gỡ những bất cập mà các doanh nghiệp đang gặp phải, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã hợp tác cùng Amazon Global Selling Việt Nam với nỗ lực hỗ trợ kịp thời và dài hạn đến từ Chính phủ và các đơn vị trong ngành nhằm phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Dự kiến, chương trình này sẽ kéo dài trong 5 năm với các hoạt động đào tạo, tập huấn trực tiếp lẫn trực tuyến trên khắp cả nước.

Tham gia chương trình, các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trẻ Việt Nam sẽ được đào tạo với hơn 20 khóa học đa dạng nội dung như: thương mại điện tử (eCommerce) xuyên biên giới, nghiên cứu thị trường, xây dựng danh mục sản phẩm, đăng ký và bảo vệ thương hiệu, quy trình bán hàng trên Amazon.

Trong năm 2022, chương trình sẽ được khởi động tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và một số địa phương khác.

Với sự hợp tác của hai bên, chương trình hướng tới mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho 10.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2022- 2026.

Để đạt được mục tiêu dài hạn này, việc trang bị cho doanh nghiệp và cộng đồng những thông tin, kiến thức cập nhật về chính sách, kỹ năng triển khai thương mại điện tử và áp dụng ứng dụng kinh tế số là yếu tố vô cùng quan trọng.

“Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Amazon Global Selling Việt Nam cùng hỗ trợ doanh nghiệp nội địa nắm bắt cơ hội từ thị trường toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới trong 05 năm tới”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Hiểu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong các thị trường khác nhau (P2)

Giả sử doanh nghiệp của bạn có lợi thế cạnh tranh ở một thị trường A nào đó, liệu những lợi thế này sẽ tiếp tục bảo vệ bạn ở một thị trường B khác, bài viết được chia sẻ bởi MarketingTrips sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều này.

Getty Images

Với những người giữ các vai trò marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, việc mở rộng thương hiệu hay doanh nghiệp sang các thị trường mới hay thậm chí là từ thị trường trong nước ra thị trường quốc tế là những điều hết sức bình thường.

phần 1, khi các bạn đã có thể hiểu và tự trả lời cho mình được câu hỏi “liệu lợi thế cạnh tranh của thương hiệu ở thị trường này có thể tồn tại hay phát triển ở một thị trường mới nào đó hay không?”.

Tiếp theo ở phần 2 này, khi bạn đã xác nhận rằng có điều gì đó không ổn, tức bạn nhận thấy rằng lợi thế cạnh tranh của bạn không có khả năng dịch chuyển, bạn có thể hành động theo một số chiến lược dưới đây.

Điều chỉnh các sản phẩm hay dịch vụ hiện có.

Trong một số trường hợp, thương hiệu có thể cần thực hiện các điều chỉnh đối với chiến lược hiện có để thu hẹp khoảng cách giữa thị trường nội địa và điều kiện hiện tại của thị trường địa phương (nơi thương hiệu đang muốn thâm nhập).

Ví dụ, Starbucks cuối cùng đã chấp nhận một thực tế rằng mô hình kinh doanh kinh điển của họ không hoạt động ở Úc.

Thay vì tiếp tục đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (các cửa hàng cà phê nhắm đến khách hàng địa phương đang rất được khách hàng đón nhận), Starbucks đã điều chỉnh và bắt đầu nhắm mục tiêu đến các nhóm khách du lịch quốc tế ở Sydney, Melbourne và các điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng khác.

Vì những vị khách du lịch này vốn đã quen thuộc với thương hiệu Starbucks và trước đại dịch, họ chiếm hơn 1/3 dân số Úc – họ sẽ trở thành một tệp khách hàng lớn và có triển vọng hơn nhiều với Starbucks.

Tương tự, nhà sản xuất điện thoại thông minh đến từ Trung Quốc Xiaomi đã đạt được thành công tại thị trường quê nhà phần lớn là nhờ bán hàng qua các kênh trực tuyến.

Nhưng khi mở rộng sang châu Âu, thương hiệu này đã gặp phải một rào cản lớn, vì phần lớn khách hàng châu Âu đã quen với việc mua điện thoại di động trực tiếp tại cửa hàng.

Khi Xiaomi nhận ra những lợi thế cạnh tranh của họ với mô hình bán hàng trực tuyến không tỏ ra hiệu quả ở châu Âu, họ đã hợp tác với các nhà mạng và nhà bán lẻ điện thoại di động, thậm chí còn mở các cửa hàng vật lý của riêng mình để xây dựng các kênh bán hàng hiệu quả hơn trong thị trường mới.

Ngày nay, Xiaomi là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ 3 ở châu Âu.

Phát triển các lợi thế cạnh tranh mới.

Trong các trường hợp khác, một vài điều chỉnh nhỏ sẽ không mấy hiệu của.

Khi một lợi thế cạnh tranh nhất định không thể được di chuyển sang một thị trường mới, thương hiệu có thể cần phải phát triển một cách tiếp cận hoàn toàn mới.

Ví dụ, các nhà lãnh đạo của InMobi, một doanh nghiệp chuyên về quảng cáo di động của Ấn Độ đã từng dựa vào những lợi thế về công nghệ làm điểm cạnh tranh chính tại thị trường nội địa – nhưng ở Trung Quốc, thị trường vốn có năng lực công nghệ và kỹ thuật số tương đối mạnh, họ không thể cạnh tranh với đối thủ ở khía cạnh này.

Khi InMobi nhận thấy điều này, họ đã quyết định thay đổi chiến lược và thay vào đó tập trung vào việc tận dụng danh tiếng toàn cầu mạnh mẽ của mình để phát triển một mạng lưới rộng lớn với các nhà quảng cáo và ứng dụng đối tác.

Giờ đây, InMobi đã có thể xây dựng mối quan hệ đối tác với hơn 30.000 ứng dụng địa phương và cuối cùng đã trở thành công ty quảng cáo di động độc lập lớn nhất ở thị trường Trung Quốc.

Nhà sản xuất ô tô lâu đời của Hàn Quốc Hyundai cũng gặp phải vấn đề tương tự và đã có cách giải quyết tương tự.

Thương hiệu này nhận thấy rằng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể thiết kế các sản phẩm có chất lượng tương đương với Hyundai nhưng với chi phí thấp hơn.

Vì không thể dựa vào giá cả hay chất lượng như một lợi thế cạnh tranh cốt lõi, Hyundai đã bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào việc xây dựng thương hiệu, nỗ lực nâng cao hiệu ứng của thương hiệu toàn cầu tại thị trường này.

Rời khỏi thị trường.

Cuối cùng, trong một số trường hợp, các thương hiệu lại chọn một cách khác an toàn hơn đó là rời khỏi thị trường.

Về cơ bản, nếu bạn đã tìm thấy một mô hình kinh doanh hoạt động tốt ở một số thị trường nhất định, thì tốt hơn hết bạn nên tập trung nỗ lực của mình vào đó, thay vì cố gắng mở rộng không ngừng sang các thị trường mục tiêu mới.

Khi Amazon nhận ra rằng việc giành được thị trường Trung Quốc sẽ đòi hỏi cả những nguồn lực khổng lồ và những thay đổi lớn đối với sản phẩm cốt lõi của mình, họ cuối cùng đã quyết định rời khỏi Trung Quốc.

Tương tự, doanh thu hàng năm của gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart tại Brazil chỉ chiếm 1,4% tổng doanh thu toàn cầu – vì vậy sau bảy năm liên tiếp thua lỗ ròng, Walmart đã quyết định rời Brazil và tập trung nguồn lực vào các thị trường mới hứa hẹn hơn.

Bài học rút ra ở đây là, các thị trường khác nhau đặt ra những thách thức vô cùng khác nhau và tùy thuộc vào chiến lược hay điều kiện kinh doanh cụ thể mà các nhà lãnh đạo nên tìm cách thích ứng với thị trường mới hay tiếp tục củng cố vị thế ở thị trường hiện có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mạng xã hội đang trở thành “kinh đô mua sắm” của người tiêu dùng

Không chỉ là công cụ duy trì kết nối, mạng xã hội đang trở thành “kinh đô mua sắm” mới của người tiêu dùng Việt Nam, theo báo cáo Repota 2022.

Những chuyển biến lớn trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam.

Giãn cách xã hội kéo dài khiến mạng xã hội trở thành công cụ quan trọng giúp người Việt duy trì kết nối với thế giới xung quanh.

Theo Repota 2022, có tới 75% người tiêu dùng Gen Z khi được hỏi sử dụng nhiều hơn 4 nền tảng mạng xã hội cùng lúc, Gen Y là 63%.

Ngạc nhiên hơn, Gen X – thế hệ được coi là khó tiếp cận Internet và công nghệ, ghi nhận 62% người được hỏi sử dụng tới 3 nền tảng mạng xã hội cùng lúc.

Không những thế, mạng xã hội còn là “kinh đô mua sắm” mới của người tiêu dùng. Theo số liệu từ GWI, trong năm qua, 62,6% người tiêu dùng Việt coi mạng xã hội là phương tiện tìm kiếm thông tin về thương hiệu và sản phẩm.

Con số này cao hơn cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… (52,9%) hay các ứng dụng mua sắm trên điện thoại (37,9%).

Mặc dù vậy, để đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng Việt vẫn tin tưởng nhận xét từ người khác (90%) hơn là quảng cáo từ thương hiệu (30%).

Do đó, để chinh phục người tiêu dùng hiện nay, đầu tư ngân sách vào mạng xã hội, đồng thời “bắt tay” với những “đồng minh” có tầm ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng như Influencer (người ảnh hưởng), KOC (khách hàng ảnh hưởng), KOL hay các cộng đồng liên quan tới thương hiệu là chiến lược marketing đáng để cân nhắc.

Lối sống kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến “lên ngôi”.

Hai năm đương đầu cùng đại dịch đã tạo ra những thói quen mới trong hành vi tiêu dùng.

Dù nới lỏng giãn cách đã chấm dứt, người tiêu dùng Việt có cơ hội quay về lối sống trước đại dịch nhưng họ không làm vậy.

Thời gian lên mạng trung bình của họ tuy có xu hướng giảm nhẹ (2,2%) nhưng thời lượng lên mạng qua thiết bị di động lại tăng tới hơn 3,5 tiếng/ngày, chiếm hơn một nửa tổng thời gian lên mạng (Báo cáo Repota 2022).

Điều này cho thấy, người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì lối sống trực tuyến song hành cùng ngoại tuyến trong thời gian tới, thứ giúp họ trải nghiệm cuộc sống linh hoạt, thuận tiện và đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, đầy đủ hơn cũng có nghĩa là phức tạp hơn. Lối sống kiểu mới này “lên ngôi” dẫn đến hành trình mua sắm thay đổi. Sự thay đổi diễn ra từ những hoạt động thường nhật hàng ngày của người tiêu dùng.

Ví dụ, thay vì gặp gỡ trực tiếp, người tiêu dùng giao tiếp qua mạng xã hội; các hoạt động giải trí ngoài trời giờ được đặt lên bàn cân với nội dung Video và Gaming; không chỉ làm việc tại văn phòng, làm việc qua Zoom Webinar cũng vẫn trơn tru,…

Trước tình thế đó, thương hiệu cần chủ động cập nhật, nắm bắt những nền tảng/công cụ mới giúp tiếp cận và truyền tải thông điệp tới họ hiệu quả hơn.

Gaming Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng lĩnh vực Game) hay Webinar Marketing (Tiếp thị hội thảo trực tuyến) đang là xu hướng tiếp thị trong bối cảnh thị trường tái mở cửa.

Nội dung được ưa chuộng nhất không chỉ là Video.

Video tới nay vẫn là dạng nội dung (Content Format) được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đồng thời cũng là dạng nội dung có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Dữ liệu từ Repota cho thấy, có tới 94,3% người tiêu dùng Việt độ tuổi 16 – 64 theo dõi Video hàng tuần.

Ngoài ra, cứ 10 người dùng Internet thì có đến 4 người thích và mua hàng nhờ xem Video do thương hiệu tạo ra (số liệu từ Global Webindex). Vì vậy, đây vẫn là dạng nội dung đáng để thương hiệu đầu tư.

Mặc dù vậy, trong năm qua, dạng nội dung Audio (âm thanh) trở nên vô cùng tiềm năng với người tiêu dùng Việt.

Số liệu ghi nhận, dù thời gian lên mạng trung bình giảm, nhưng thời gian nghe nội dung âm thanh như Podcast hay Audiobook (sách âm thanh) vẫn không đổi (44 phút/ngày).

Nguyên nhân chính khiến âm thanh “ghi điểm” là do tính đa nhiệm khi vừa có thể giúp người tiêu dùng tiếp thu nội dung, lại có thể vừa làm việc khác. Ngoài ra, dạng nội dung này cũng khiến họ cảm thấy gần gũi và riêng tư hơn nội dung Video.

Chính vì vậy, một thông điệp sâu sắc và một giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm sẽ là “lối tắt” chinh phục trái tim người tiêu dùng kiểu mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Elon Musk: TikTok gắn liền với hội chứng rối loạn giảm sự chú ý

Tỷ phú Elon Musk thừa nhận đã cài và sử dụng TikTok gần đây, nhưng so sánh trải nghiệm ứng dụng với hội chứng rối loạn giảm chú ý (ADD).

“Tôi đã xem qua TikTok. Họ làm rất tốt việc đảm bảo người dùng không cảm thấy buồn chán”, Musk nói trong buổi nói chuyện với nhân viên Twitter ngày 16/6. “Tôi không muốn Twitter cung cấp nội dung nhàm chán”.

Tỷ phú Mỹ so sánh việc sử dụng TikTok với chứng ADD – tình trạng khó tập trung vào một vấn đề tại một thời điểm và có biểu hiện của hiếu động thái quá. “Ý tôi là, nó giống như ADD, nhưng ở cấp độ tiếp theo”, Musk nói.

Cũng theo ông, TikTok cũng có nhiều ưu điểm vì “thuật toán của TikTok được mài dũa trở nên hấp dẫn nhất có thể”. Ông cũng muốn Twitter có khả năng tương tự nhưng “theo một cách khác”.

Cuối cùng, Musk đánh giá TikTok “thực sự thú vị”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nền tảng này cần thông báo về những vấn đề nghiêm trọng cho người dùng khi sử dụng.

Cũng trong buổi gặp nhân viên Twitter, Musk chia sẻ nhiều vấn đề khác. Ông cho rằng nếu tiếp nhận mạng xã hội, ông sẽ cân nhắc việc sa thải nhân sự.

“Đó không phải là tình huống tuyệt vời, nhưng sẽ phải làm nếu Twitter đơn giản là không phát triển hoặc doanh thu cần phải nhỏ hơn chi phí”, ông nói.

Tại buổi họp, Musk khẳng định luôn “yêu” Twitter và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho mạng xã hội. Theo chiến lược của tỷ phú này, quảng cáo trên Twitter sẽ tồn tại nhưng “càng mang tính giải trí càng tốt”, “không lừa đảo” như các ứng dụng khác.

Musk cho biết không quan tâm đến chức danh CEO Twitter và ví mình “không phải là người quá bận rộn với các chức danh”.

Và bất kể mang chức gì, ông khẳng định “thực sự muốn hướng sản phẩm theo một mục tiêu cụ thể” và có ý định sẽ cải tiến phần mềm, sản phẩm và thiết kế của nền tảng đầu tiên sau khi mua lại.

CEO hiện tại của Tesla và SpaceX muốn hiểu sâu hơn về phần nào trên Twitter, nhưng thừa nhận “ít hiểu biết hơn” về các bot trên nền tảng.

Tuy vậy, ông nói bot là mối quan tâm lớn nhất, lo rằng chúng là mối nguy tiềm ẩn cho mạng xã hội.

Ngoài ra, ông cũng muốn Twitter sẽ trở thành nền tảng nhiều người dùng hơn, với mục tiêu khoảng một tỷ người hoạt động hàng ngày, cao hơn mức 230 triệu hiện tại.

“Tiềm năng Twitter có thể tiếp cận với nhiều người hơn. Nhiều người thấy nó hữu ích hơn”, ông nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Google: Khám phá tiềm năng tăng trưởng với tự động hoá tìm kiếm

Với hàng tỷ người dùng đang tìm kiếm những thông tin liên quan mỗi ngày, tìm kiếm đang trở thành một điểm chạm quan trọng của thương hiệu với người dùng trong quá trình tương tác bán hàng, vậy làm thế nào để thương hiệu có thể tự động hoá quá trình tiếp xúc này?

Tự động hóa các hoạt động tiếp thị (Marketing Automation) được hỗ trợ bởi công nghệ máy học cho phép các thương hiệu tiếp cận người dùng mọi lúc mọi nơi trong hành trình khám phá đa kênh (Omni Channel) của họ.

Bên cạnh đó, phương thức tiếp cận này cũng giúp tối ưu hóa hiệu suất và thúc đẩy lợi nhuận cho thương hiệu.

Ví dụ, theo số liệu từ Google, các nhà quảng cáo chuyển loại đối sánh từ khóa của họ sang đối sánh rộng có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn 25%.

Hơn 80% nhà quảng cáo của Google đã sử dụng chiến lược giá thầu tự động để tối ưu hóa hiệu suất và giải phóng thời gian cho nhân viên.

Mặc dù hiệu quả có được từ tự động hoá đã quá rõ ràng, không ít nhà quảng cáo nói riêng và digital marketer nói chung vẫn tỏ ra e dè với cách tiếp cận này.

Dưới đây là một số chiến lược tự động hoá hoạt động tìm kiếm có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo.

1. Tăng doanh số bán hàng trực tuyến với kiểu đối sánh rộng và đặt giá thầu thông minh.

Bạn có thể tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu hơn bằng từ khóa đối sánh rộng vì nó kết nối thương hiệu của bạn với những người đang tìm kiếm các từ khoá liên quan chứ không chỉ là những người tìm kiếm chính xác từ khoá của bạn.

Bằng cách ghép nối các từ khóa đối sánh rộng với chiến lược đặt giá thầu thông minh, khi giá thầu của bạn được đặt tự động, bạn có thể dễ dàng quản lý chiến dịch hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với cách đặt giá thầu thủ công.

Ví dụ: Hyundai Marine & Fire Insurance, một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của Hàn Quốc, đã tăng doanh số bán hàng trực tuyến lên 55% và tăng 16% chuyển đổi bằng cách sử dụng đối sánh rộng với chiến lược giá thầu thông minh.

2. Phân phối quảng cáo cá nhân hóa với quảng cáo tìm kiếm thích ứng (RSA).

Để cung cấp những nội dung hay thông tin phù hợp nhất với những gì người dùng đang tìm kiếm, quảng cáo tìm kiếm thích ứng sử dụng công nghệ máy học để cá nhân hóa tiêu đề và đoạn mô tả quảng cáo sao cho phù hợp với từng truy vấn tìm kiếm.

Và khi các nhà quảng cáo áp dụng quảng cáo tìm kiếm thích ứng song song với từ khoá đối sánh rộng và đặt giá thầu thông minh, họ đã thấy mức chuyển đổi cao hơn 20%, đây chính là giá trị cộng hưởng của chiến lược tự động hoá.

Ba công cụ tự động này khi được sử dụng cùng nhau sẽ giúp nhà quảng cáo chi tiêu nhiều hơn để đạt được phạm vi tiếp cận rộng hơn và hiệu quả cao hơn.

3. Tối đa hóa chuyển đổi chất lượng cao với chiến lược đặt giá thầu dựa trên giá trị (value based bidding).

Nếu bạn muốn tận dụng tối đa ngân sách các chiến dịch quảng cáo của mình, có được những khách hàng có giá trị cao (high-value customers) và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, hãy sử dụng chiến lược đặt giá thầu dựa trên giá trị chuyển đổi.

Khi bạn chọn chiến lược này, công nghệ máy học nâng cao của nền tảng sẽ tự động đặt và tối ưu hóa giá thầu dựa trên các giá trị bạn đã chọn, chẳng hạn như doanh thu bán hàng hoặc tỷ suất lợi nhuận.

Trung bình, các nhà quảng cáo sử dụng cách đặt giá thầu dựa trên giá trị và chuyển chiến lược từ CPA mục tiêu (tCPA) sang chiến lược giá thầu dựa trên lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) đạt được mức giá trị chuyển đổi cao hơn 14%.

4. Thúc đẩy lượng khách hàng trực tuyến và ngoại tuyến với kiểu chiến dịch Performance Max.

Performance Max Campaign là một trong những kiểu chiến dịch tự động hoá được Google đề xuất sử dụng trong Google Ads.

Performance Max cho phép nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng mục tiêu trên toàn bộ mạng lưới quảng cáo của Google như YouTube, Tìm kiếm, Gmail và Maps thông qua một chiến dịch tập trung duy nhất.

Khi bạn đã hoàn thành các chiến lược đặt mục tiêu, phần còn lại sẽ được hệ thống tự động tối ưu cho bạn, điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong khi vẫn tăng doanh số bán hàng.

Các thương hiệu chạy kiểu chiến dịch Performance Max đã chứng kiến mức tăng trung bình 13% trong số chuyển đổi gia tăng, cùng với mức chi phí CPA tương tự.

Khi các nền tảng quảng cáo ngày càng ưu tiên tính tự động hoá và áp dụng yếu tố công nghệ nhiều hơn vào hệ thống vận hành, bằng cách sử dụng các công cụ tự động hóa tìm kiếm, nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa phạm vi tiếp cận, cá nhân hóa quảng cáo và thúc đẩy tốt hơn mức tăng trưởng kinh doanh và lợi nhuận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Cần nhận diện đúng năng lực thực của bản thân

Trong đời, tôi gặp rất nhiều bạn trẻ có chức danh sáng ngời, làm việc tại những tổ chức sáng ngời. Thế nhưng, tôi ngạc nhiên tại sao các bạn lại ở đó, vì thực lực các bạn không có.

Có những người may mắn trong đời, nhờ được ai đó cất nhắc, nhờ xuất hiện đúng lúc người ta cần, nhờ người giỏi hơn không xuất hiện nên trở thành lựa chọn tốt nhất tại thời điểm đó, vv.

Dù là gì, có rất nhiều người may mắn đang mặc chiếc áo rộng hơn bản thân, có chiếc bóng to hơn con người thật.

Có người không nhận ra, tưởng mình giỏi thật, xứng đáng thật, trở nên kiêu căng bá đạo trên sự thiếu thực lực của bản thân. Những người này, đồng nghiệp và nhân viên ghét. Đối tác ngán. Người có tầm coi thường.

Có người không nhận ra, vẫn hồn nhiên ngây thơ, tưởng là mình đang OK và ai có vấn đề với mình là chuyện của người ta. Còn mình, thì OK lắm mà.

Có người nhận ra, hoảng hốt, sợ hãi, bị áp lực tâm lý về chính sự thiếu năng lực của bản thân. Cho nên, dù đang có một công việc tốt, một chức danh tốt, nhưng lại khổ sở trong chiếc áo mình đang mặc.

Dần dà, nếu không giải quyết tận gốc vấn đề, thì bệnh tâm lý trở nặng và có thể dẫn đến trầm cảm.

Trong đời, tôi đã gặp nhiều người như thế, mặc chiếc áo rộng hơn khả năng của mình.

Và thường thì tôi sẽ khuyên các bạn nên dành thời gian đối diện với bản thân, thật sự tìm hiểu mình đang ở đâu, và có kế hoạch phát triển bản thân để xây dựng thực lực. Đừng kiêu căng, nhưng cũng đừng hồn nhiên, sợ hãi.

Người giỏi là người biết xây dựng nội lực bản thân ngày càng thâm hậu để nắm bắt được nhiều cơ hội.

Nếu chỉ phát triển chức danh và tiền lương khi không có thực lực thì chỉ được một đoạn thôi. Rồi người ta ai cũng sẽ nhìn ra sự thiếu năng lực của bạn trong công việc cụ thể.

Vì vậy, bạn nên làm bài tập này. Cách làm cũng đơn giản lắm. Chỉ cần dành thời gian trả lời những câu hỏi sau, một cách hết sức chân thật với bản thân.

Đối thoại với bản thân thôi, không với ai khác, nên cũng đừng mày mặt. Cứ chân thật nhất với chính bản thân mình.

Chấp nhận hiện thực là bước đầu tiên để phát triển. 5 câu hỏi như sau:

  1. Vị trí tôi đang nắm giữ cần những kiến thức và kỹ năng gì?

  2. Tôi đang có và thiếu những kỹ năng, kiến thức gì?

  3. Tôi cho mình bao nhiêu thời gian để học tập và rèn luyện những kiến thức và kỹ năng còn thiếu?

  4. Kế hoạch học tập và phát triển bản thân cụ thể và theo thứ tự ưu tiên của tôi trong thời gian cho phép là gì?

  5. Tôi sẽ học những kiến thức và kỹ năng này ở đâu, trên kênh nào là phù hợp nhất trong giai đoạn này?

Rồi cứ vậy mà bạn hành động thôi. Mọi thứ cứ phải cụ thể ra thì mới làm được. Đừng ngồi đó với những nỗi lo hay nỗi sợ mơ hồ.

Cũng đừng hoang tưởng về sự giỏi của mình. Cứ phải review lại bản thân thường xuyên và hỏi mình những câu hỏi kéo nhau về thực tại.

Phát triển bản thân là việc của cả đời. Người luôn nhìn lại mình, luôn học hỏi, phát triển là người thành công bền vững.

am gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Instagram đang thử nghiệm giao diện tràn màn hình mới

Nền tảng mạng xã hội với gần 1.5 tỷ người dùng Instagram đang thử nghiệm giao diện tràn màn hình (Full Screen) mới.

Theo thông tin từ CEO Mark Zuckerberg, Instagram sẽ sớm bắt đầu thiết kế lại kiểu giao diện toàn màn hình cho nguồn cấp dữ liệu chính của ứng dụng.

Dưới đây là một số ảnh chụp màn hình hiển thị so sánh trước (ảnh trước) và sau (ảnh sau) của thiết kế mới:

Trước
Giao diện của Instagram trước chỉnh sửa.
Giao diện tràn màn hình của Instagram mới

Theo Instagram:

“Chúng tôi muốn giúp việc khám phá nội dung và kết nối với bạn bè của những người dùng trên nền tảng trở nên dễ dàng hơn.

Hình ảnh vẫn là một phần quan trọng của Instagram và chúng tôi hiện đang tìm cách cải thiện cách chúng hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu toàn màn hình.”

Trong khi vào tháng 7 năm 2021, CEO Mosseri đã từng tuyên bố rằng: “Chúng tôi không còn là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh nữa.”

Vào cuối tháng 1 năm 2022, Mosseri đã vạch ra một chiến lược mới cho Instagram và nói rằng video và nhắn tin là những ưu tiên hàng đầu của Instagram.

Theo cập nhật này, video, đặc biệt là video dạng ngắn, là động lực tăng trưởng lúc bấy giờ của cả Instagram và Facebook. Facebook hiện cũng đang chuyển trọng tâm sang video.

Gần đây, một bản ghi nhớ nội bộ đã được gửi đến các nhân viên của Facebook với thông báo rằng nền tảng này sẽ “tái cấu trúc nguồn cấp dữ liệu mới xoay quanh video.”

Mặc dù kết quả sau cùng của chiến lược vẫn là một ẩn số, nhiều ý kiến cho rằng Facebook đang đánh mất mình khi chạy theo TikTok và những xu hướng mới nổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Hiểu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong các thị trường khác nhau (P1)

Giả sử doanh nghiệp của bạn có lợi thế cạnh tranh ở một thị trường A nào đó, liệu những lợi thế này sẽ tiếp tục bảo vệ bạn ở một thị trường B khác, bài viết được chia sẻ bởi MarketingTrips sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều này.

Getty Images

Với những người giữ các vai trò marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, việc mở rộng thương hiệu hay doanh nghiệp sang các thị trường mới hay thậm chí là từ thị trường trong nước ra thị trường quốc tế là những điều hết sức bình thường.

Trong khi có không ít người cho rằng những lợi thế cạnh tranh của họ “có thể di chuyển được” giữa các thị trường khác nhau, sự thật là phần lớn các lợi thế đó chỉ tồn tại trong một hoặc một số ít phân khúc thị trường nhất định.

Khi xây dựng một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó, bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất đó là phát triển một chiến lược phù hợp với từng thị trường của bạn.

Và khi bạn đã có được những thành công nhất định ở thị trường này thì liệu bạn có thể di chuyển nó sang một thị trường khác?

Mặc dù cũng có không ít các doanh nghiệp có thể dịch chuyển được các lợi thế cạnh tranh của họ ở một thị trường nhất định sang một thị trường khác.

Ví dụ: Intel đã có thêm được những khoản lợi nhuận béo bở khi bán chất bán dẫn cho các khách hàng ở thị trường Trung Quốc vì công nghệ sản xuất và thiết kế chip của họ khó có thể bị bắt chước.

Tuy nhiên, không phải tất cả các lợi thế cạnh tranh đều diễn ra theo cách tương tự.

Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Pennsylvania đã xác định có 3 yếu tố chính quyết định việc liệu lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể di chuyển được hay không bao gồm: bối cảnh cạnh tranh địa phương, sở thích hay ưu tiên của khách hàng địa phương, và mức độ mà một thương hiệu sẵn sàng và có thể thích ứng để đáp ứng những yêu cầu của địa phương.

1. Bối cảnh cạnh tranh địa phương.

Một trong những rào cản phổ biến đầu tiên ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó là  sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh.

Điều này có nghĩa là gì, là bạn có thể đã đánh bại thành công các đối thủ cạnh tranh tại thị trường sở tại của mình, nhưng chiến thắng đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp tục chiến thắng ở một thị trường mới, nơi mà đối thủ đang có những điểm mạnh yếu khác nhau.

Ví dụ, mặc dù đã thành công ở nhiều thị trường toàn cầu, gã khổn lồ ngành F&B Starbucks đã lỗ 143 triệu USD trong 7 năm đầu hoạt động tại thị trường Úc, cuối cùng, thương hiệu này buộc phải đóng cửa 61 trong số 84 cửa hàng ở Úc.

Tại sao lại xảy ra điều này?

Trong khi có nhiều yếu tố tác động khác nhau, một lỗ hổng lớn trong chiến lược của Starbucks là đánh giá thấp văn hóa cà phê vốn khá phong phú của Úc.

Trái ngược với các thị trường khác, nơi có ít khách hàng xem uống cà phê như là một “trải nghiệm phong cách sống”, những người nhập cư Ý và Hy Lạp đã phát triển một bối cảnh kinh doanh cà phê hết sức sôi động ở Úc từ những năm 1940 và 1950.

Vào thời điểm Starbucks gia nhập thị trường, Starbucks đã phải cạnh tranh với rất nhiều cửa hàng cà phê địa phương hiện đang cung cấp nhiều hương vị hơn với giá bán thấp hơn và điều này đã góp phần xây dựng nên một lòng trung thành hết sức mạnh mẽ của khách hàng Úc với cafe địa phương.

2. Sở thích của khách hàng địa phương.

Sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh thường đi đôi với sự khác biệt về sở thích của khách hàng, khi các đối thủ cạnh tranh đã đáp ứng (và trong một số trường hợp là tạo ra) nhiều nhu cầu khác nhau từ thị trường nội địa.

Do đó, một sản phẩm hấp dẫn với người tiêu dùng ở một thị trường có thể hoàn toàn không liên quan ở một thị trường khác.

Walmart đã gặp phải vấn đề này khi cố gắng mở rộng sang Brazil.

Trong khi gã khổng lồ bán lẻ này đã thành công ở Mỹ vì đã mang đến cho khách hàng sự thuận tiện cùng với đó là một loạt các sản phẩm giá rẻ ở một cửa hàng tập trung duy nhất.

Khách hàng Brazil sẵn sàng dành nhiều thời gian để tìm kiếm các phiếu giảm giá và các chương trình khuyến mãi khác, họ đã quen với việc đến nhiều cửa hàng khác nhau để nhận được những ưu đãi tốt nhất.

Từ bối cảnh này, những lợi thế hay đề xuất giá trị (USP) của Walmart đã không mấy làm hấp dẫn người tiêu dùng Brazil.

3. Sự sẵn sàng và khả năng thích ứng của thương hiệu.

Tất nhiên, sự khác biệt về bối cảnh cạnh tranh hay sở thích của người tiêu dùng đều là những thách thức có thể vượt qua được khi sự sẵn sàng và khả năng thích ứng với những sự khác biệt đó có thể tạo nên thành công ở một thị trường mới.

Trong một số trường hợp, một doanh nghiệp có thể quan tâm đến việc thay đổi các khía cạnh của sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh của mình.

Nhưng trong những trường hợp khác, một doanh nghiệp có thể không sẵn sàng thực hiện những thay đổi đó, cho dù đó là vì lý do đạo đức, yếu tố văn hóa hay các mối quan tâm khác.

Để có thể làm rõ hơn về điều này, bạn có thể nhìn vào câu chuyện của Amazon.

Trong khi chiến lược đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu đã giúp đế chế thương mại điện tử (eCommerce) này thành công ở nhiều thị trường khác nhau, cũng chính nó đã khiến Amazon không ít lần lao đao trên thị trường.

Cụ thể, đối với mỗi sản phẩm được liệt kê trên nền tảng của mình, Amazon sử dụng một thuật toán phức tạp để chỉ chọn một nhà cung cấp (Vendor) để làm nổi bật trên phần ‘Buy Box’ của sản phẩm đó (nơi người mua có thể nhấp vào “Thêm vào Giỏ hàng” hoặc “Mua ngay”), tất cả các nhà cung cấp còn lại được đưa vào danh sách bên dưới.

Trong khi người bán ở Mỹ đã quá quen với việc xử lý các thuật toán không rõ ràng như thế này và họ sẵn sàng chấp nhận nó vì những trải nghiệm người dùng mượt mà mà nó mang lại cho người mua.

Những người bán ở thị trường Trung Quốc nhận thấy khái niệm ‘Buy Box’ quá phức tạp và không thể tiếp cận được, vì vậy thay vì chọn bán hàng trên Amazon, họ chọn bán trên các nền tảng thương mại điện tử địa phương như Taobao hoặc JD.com.

Mặc dù đã nhiều lần nhận được phản hồi này, tuy nhiên, vì mục tiêu là mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người mua, Amazon đã không sẵn sàng thay đổi nó vì một số người bán trên nền tảng.

Hết phần 1!

Đọc tiếp phần 2: Hiểu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong các thị trường khác nhau (P2)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Agile Mindset hay tư duy linh hoạt – Bài học từ các CEO thành công

Bằng cách áp dụng một phương pháp quản lý mới dựa trên độ tuổi, cách cộng tác, và lấy con người làm cốt lõi, tỷ phú Richard Branson đã định nghĩa lại về sự thành công của một CEO.

Với mục tiêu quản lý một công ty để thành công trên phạm vi toàn cầu, điều quan trọng là bạn phải đưa ra được những quan điểm mới cho các vấn đề thương mại phổ biến.

Tham vọng, lòng can đảm và suy nghĩ sáng tạo vượt ra ngoài cái lồng gò bó sẽ giúp các nhà lãnh đạo có thể tìm được những phương pháp mới để giải quyết các vấn đề đau đầu nhất, và họ thường trở nên nổi tiếng cùng quá trình đó.

Ví dụ điển hình là Richard Branson, một trong những người đàn ông giàu nhất hành tinh, người tạo ra thương hiệu siêu lớn mang tên Virgin.

Bằng cách áp dụng một phương pháp quản lý mới dựa trên độ tuổi, cách cộng tác, và lấy con người làm cốt lõi, ông đã định nghĩa lại về sự thành công của một CEO.

Với tầm nhìn đó, ông đã đạt được những thành công chưa từng thấy, và đồng thời, làm những điều chưa ai từng có thể làm trong lĩnh vực từ thiện.

Những nhà lãnh đạo có sự nghiệp kinh doanh mang tính toàn cầu cần phải có khả năng suy nghĩ khác biệt trong việc giải quyết những trở ngại trong việc tăng trưởng chung hay nói cách khác họ cần có tư duy linh hoạt (Agile Mindset) trong nhiều tình huống khác nhau.

Tìm kiếm sự cân bằng trong sự biến động.

Khi vừa phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh đang ngày càng phát triển, vừa phải giúp đỡ Virgin Records (thành lập năm 1972, là một thương hiệu thu âm nổi tiếng bậc nhất Thế Giới) thoát khỏi sự sụt giảm về doanh số bán hàng trong mảng âm nhạc, Branson đã tiên đoán ra và thực hiện những “bước đi vĩ đại” trong mảng bán lẻ và bắt đầu lên định hình cho những kế hoạch khác để chinh phục những phương tiện truyền thông khác như sách hoặc video.

Khi hãng hàng không của ông bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng của số lượng các nhóm khủng bố trong những năm 1990, ông đã tìm cách thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh và rồi cứu vãn được hãng hàng không của mình.

Có lần, Branson đã quyết định theo đuổi thành công bằng một động thái mạnh mẽ tiến là vào ngành viễn thông, điều này sau đó đã giúp ông ổn định đế chế của mình và có thể rảnh tay để tham gia giải quyết những vấn đề xã hội khác.

Chúng ta có thể tạm hiểu rằng thành công của Branson đến từ khả năng suy nghĩ nhanh và chính xác hơn người bình thường. Tuy nhiên, mọi người đều có khả năng suy nghĩa vượt ra ngoài những điều bình thường.

Phần khó nhất là làm thế nào để định hình được một ý tưởng, đưa ra kế hoạch kinh doanh và sau đó biến ý tưởng đó trở thành hiện thực.

Ý tưởng này phải vừa có khả năng sinh lời, vừa giúp tạo ra những giá trị đích thực cho khách hàng. Để làm được điều này, chúng ta cần sự giúp đỡ từ một CEO có kinh nghiệm và có kỹ năng tốt.

Tìm kiếm những lĩnh vực đã chín muồi để đổi mới chúng.

Tương tự như thành công của Branson, sản phẩm iPhone của Steve Jobs vẫn luôn thống trị thị trường di động toàn cầu bởi vì ông đã nhận ra được rằng mọi người không chỉ cần những công cụ kết nối đơn giản, mà cái họ cần hơn đó là những thiết bị được tích hợp tính linh động của công nghệ với nghệ thuật, cùng tất cả những lợi ích và cả những đặc điểm của một máy tính cá nhân vào làm một.

Sau khi xác định được nhu cầu người dùng, Jobs đã rất nhanh chóng làm việc để thích ứng với điều đó.

Dù bạn đang cố gắng tạo dấu ấn trong bất kể lĩnh vực nào, điều tối quan trọng là phải đánh giá được những nhu cầu hiện tại và tìm ra các cách để thỏa mãn những nhu cầu đó. Có rất nhiều lĩnh vực đã chín muồi để sẵn sàng được tái tạo lại.

Chẳng hạn như lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vẫn còn cần được hỗ trợ cả về phương pháp cung cấp sản phẩm đến khách hàng và cách các nhà cung cấp lấy lại được doanh thu.

Vậy điều gì khiến những cái đầu sáng tạo đó phải dành thời gian để đánh giá đầy đủ tình hình, đưa ra những giải pháp tiềm năng và rồi thay đổi cả xã hội ?

Khám phá không gian hiện là ngành đang phát triển chậm, tốc độ phát triển không bằng một nửa so với chính nó ở những thập niên 60 và 70.

Lĩnh vực này vẫn luôn rất cần một nhà tư tưởng vượt ra ngoài giới hạn thông thường, một người có thể tìm ra một cách để thúc đẩy ngành hàng không quay trở lại thời kì hoàng kim mà vẫn giữ được sự an toàn cho công nhân và đảm bảo nhu cầu tài chính cho các nhà đầu tư.

Hoặc ngay cả với một yêu cầu ở mức độ nhỏ hơn, ví dụ như vì mục đích để hoạt động kinh doanh hoạt động trơn tru, thì một cái đầu nhanh nhạy và linh động sẽ luôn được ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ đó.

Câu trả lời là nếu bạn không có những thiên tài để giúp bạn phát minh ra cái mới hoặc không có đủ tài chính để gây dựng một công ty mới, thì bạn vẫn có thể gây ấn tượng mạnh với người khác bằng việc suy nghĩ nhiều hơn, rộng hơn, và lớn hơn.

Những người thành công theo phương pháp kể trên có điểm chung là thường không đủ kiên nhẫn đề ngồi im một chỗ, họ hay đem những ý tưởng của mình áp dụng luôn vào công việc và rồi liên tục thay đổi để tạo nên sự khác biệt.

Việc một nhà lãnh đạo biết cân nhắc và ứng dụng những yếu tố này rồi kết hợp chúng với những kỹ năng sẵn có để tái tạo lại công ty sẽ giúp họ có được những cơ hội tốt hơn để mở rộng thành công của họ ra bên ngoài.

Mặt khác, những người đã thành công trên chính đất nước họ lại là những lựa chọn hợp lý nhất để những doanh nhân ngoại quốc tiếp cận và học hỏi.

Điều quan trọng cần lưu ý là những doanh nhân thành công là những người biết phát triển khả năng định hướng, tầm nhìn và nguồn cảm hứng từ chính những kinh nghiệm khi gặp mặt khách hàng và tạo những “liên kết não bộ” với khách hàng đó. Branson chính là một ví dụ điển hình cho việc này.

Một ý tưởng mới lạ có thể được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau. Nếu bạn đối phó với một vấn đề bằng một động lực lớn, sự nhiệt tình, sự sẵn sàng hi sinh và khả năng suy nghĩ sáng tạo, hành động nhanh chóng để điều chỉnh lại những khái niệm của bạn, bạn sẽ chiến thắng trong cuộc chơi.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook ra mắt Digital Avatar Fashion Store mới

Facebook Digital Avatar Fashion Store là nơi mà người dùng có thể mua các quần áo kỹ thuật số cho “hình đại diện” (Avatar) của mình trên nền tảng Meta.

facebook avatar fashion store
Facebook ra mắt Digital Avatar Fashion Store mới

Theo thông báo chính thức từ CEO Meta Mark Zuckerberg, nền tảng này vừa cho ra mắt cửa hàng bán quần áo kỹ thuật số mới được gọi là “Meta (Facebook) Avatar Fashion Store”.

Mặc dù nhu cầu mua sắm các hàng hoá kỹ thuật số vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn, Zuckerberg coi các tùy chọn quần áo thời trang kỹ thuật số (Digital Clothing) mới là một cách để người dùng thể hiện bản thân thông qua hình ảnh đại diện (Avatar) của họ.

Facebook Avatar Fashion Store đang được ra mắt dần trên Facebook, Instagram và Messenger và sẽ cho phép người dùng mua trưc tiếp các hàng hoá kỹ thuật số này.

Mặc dù phía Facebook vẫn chưa tiết lộ về mức giá bán của các mặt hàng này tuy nhiên hiện đã hợp tác với một số thương hiệu thời trang như Balenciaga, Prada và Thom Browne.

Zuckerberg cũng cho biết Meta có kế hoạch biến các cửa hàng này thành một thị trường mở, nơi các nhà phát triển có thể tạo và bán quần áo kỹ thuật số của họ.

“Chúng tôi đang ra mắt Avatar Store của mình trên Facebook, Instagram và Messenger để bạn có thể mua sắm quần áo kỹ thuật số cho hình ảnh đại diện của mình.”

“Hàng hóa kỹ thuật số (Digital goods) sẽ là một cách quan trọng để thể hiện bản thân trong Metaverse và là động lực lớn của nền kinh tế nhà sáng tạo.”

Meta hay Facebook Digital Avatar Store sẽ bắt đầu ra mắt vào tuần tới tại Mỹ, Canada, Thái Lan và Mexico trước khi mở rộng ra các khu vực khác trên toàn cầu.

Cập nhật mới của Facebook là một phần mở rộng mới khi nền tảng này tiếp thục tham vọng với Metaverse.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn cung cấp những Marketing Insights mới cho Tech Digital Marketer

Khi nhu cầu về các công nghệ mới nổi và chuyển đổi số đang mang lại vô số cơ hội mới cho các công ty công nghệ, mạng xã hội LinkedIn vừa xuất bản báo cáo mới nêu bật mối quan hệ mật thiết giữa Digital Marketing với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này.

LinkedIn cung cấp những Marketing Insights mới cho Digital Marketer
LinkedIn cung cấp những Marketing Insights mới cho Digital Marketer

Bằng cách khảo sát hàng trăm doanh nghiệp công nghệ lớn trên toàn cầu, nghiên cứu của LinkedIn chỉ ra những Insights mới về mối liên hệ giữa Digital Marketing với sự tăng trưởng và ưu tiên của các công ty công nghệ, cách các Digital Marketer có thể sử dụng Digital Marketing hay hoat động quảng cáo kỹ thuật số để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Báo cáo được chia thành 4 chương và dưới đây là những nội dung chính trong báo cáo.

Chương 1: Marketing là điểm cốt lõi.

Sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo trong bối cảnh kỹ thuật số là gì?
  • Digital Marketing: Bao gồm tất cả các hoạt động xúc tiến thương hiệu, sử dụng các hình thức truyền thông kỹ thuật số khác nhau để kết nối với người tiêu dùng, chẳng hạn như Socia Media, website, Digital Advertising…
  • Digital Advertising: Digital Advertising hay quảng cáo kỹ thuật số là 1 hình thức nhỏ nằm trong Digital Marketing, chủ yếu bao gồm các hoạt động quảng cáo trực tuyến có trả phí (Paid Media) thông qua các nền tảng thứ 3 như công cụ tìm kiếm hay các nền tảng mạng xã hội.
Nhiều ngân sách Marketing hơn đang ‘Go Online’.

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và cạnh tranh lại với các doanh nghiệp lớn, 75% những người làm marketing trong các công ty công nghệ sử dụng Digital Marketing là phương thức chính để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và phát triển doanh nghiệp.

Với những công ty công nghệ mới nổi mà LinkedIn gọi là Tech Challengers, Digital Marketing đang chiếm khoảng 50% tổng ngân sách marketing được chi tiêu.

Ai là người ra các quyết định chi tiêu quảng cáo?

Theo nghiên cứu của LinkedIn, có đến 80% các quyết định chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số được quyết định bởi những marketer ở cấp độ quản lý.

  • 32% đến từ Senior Marketing Manager (CMO/Director/VP).
  • 32% đến từ các Digital Marketing Managers.
  • 16% đến từ General Marketing Managers.
Những mục tiêu Marketing và kinh doanh mới đang thúc đẩy chi tiêu với các hoạt động quảng cáo kỹ thuật số.
  • Chi tiêu để tăng trưởng: Trong hầu hết các doanh nghiệp, thương hiệu sử dụng Digital Advertising để ra mắt sản phẩm mới (86%), tăng trưởng (84%) và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp (76%).
  • Chi tiêu để xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness): Một trong những mục tiêu marketing chính khác được hỗ trợ bởi các hoạt động quảng cáo kỹ thuật số đó là xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (85%), sau đó là thúc đẩy nhu cầu (56%), và duy trì khách hàng (51%).

Chương 2: Các công ty Tech Challengers lắng nghe ai?

Theo nghiên cứu của LinkedIn, các công ty công nghệ bị ảnh hưởng bởi những nhóm đối tượng dưới đây.

  • Các nhà tư vấn marketing.
  • Các tổ chức trong ngành.
  • Các chuyên gia phân tích thị trường.
  • Những người có ảnh hưởng (Influencer) trong lĩnh vực Digital Marketing.
  • Các agency hoat động trong lĩnh vực marketing nói chung.

Chương 3: Những thách thức chính của các Tech Challengers.

Một trong những thách thức lớn nhất của các công ty công nghệ mới nổi hay thách thức thị trường đó là đạt được các mục tiêu liên quan đến bán hàng, bên cạnh các thách thức khác như chuyển các lượt tương tác thành đơn hàng, xây dựng các nội dung có chất lượng (Quality Content) và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số thách thức khác.

Chương 4: Những chiến lược hành động.

Khi Digital Marketing đang mang lại cho các công ty công nghệ vô số các cơ hội mới, từ xây dựng độ nhận biết thương hiệu, khách hàng tiềm năng đến bán hàng, đâu là những chiến lược hành động chính mà các thương hiệu cần theo đuổi.

Dưới đây là 4 chiến lược chính sẽ được phân tích.

  • Chuyển tải đúng thông điệp trên đúng nền tảng.
  • Xây dựng những nội dung có khả năng chuyển đổi.
  • Marketing và Sales cần phối hợp chặt chẽ với nhau.
  • Liên tục đo lường hiệu suất của các hoạt động Digital Marketing.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook chia sẻ tầm quan trọng của Brand Loyalty với Digital Marketing

Facebook (Meta) vừa xuất bản báo cáo mới chia sẻ tầm quan trọng của lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) đối với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing.

Thông qua việc hợp tác với GroupM, Facebook nêu bật một số xu hướng chính trong tương tác mua sắm trực tuyến và ý nghĩa của chúng đối với các thương hiệu.

Facebook cũng chỉ rõ vai trò của lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) trong bối cảnh tiêu dùng hiện đại và cách các doanh nghiệp có thể thiết lập niềm tin và xây dựng cộng đồng thông qua các công cụ trực tuyến.

Theo báo cáo:

“Khi bạn phát triển một chiến lược, điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng lòng trung thành không chỉ đơn thuần là mua sắm lặp lại.

Lòng trung thành theo đó dựa trên sự có đi có lại: Nó được hình thành từ yếu tố cảm xúc của người mua sắm rằng họ được thương hiệu đánh giá cao như cách họ đánh giá chính thương hiệu của mình.

Nghiên cứu cho thấy rằng mối liên hệ cá nhân với một thương hiệu là động lực ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.”

Theo báo cáo, để đáp ứng nhu cầu mua sắm cá nhân, khoảng 64% người mua sắm trong khảo sát đã thử các thương hiệu, website và ứng dụng khác nhau trong suốt thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng COVID-19.

Điều này có nghĩa là khách hàng đang ngày càng cởi mở hơn trong việc thử các thương hiệu mới, khám phá và tương tác với thương hiệu theo những cách khác nhau, và cũng từ đây, việc kết nối nhiều hơn với khách hàng và xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu (Brand Loyalty) ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Người dùng ưu tiên thiết bị di động.

Những kỳ vọng về trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cũng đang tăng lên, với 63% người được hỏi cho biết rằng họ đã từ bỏ một sản phẩm hoặc website do các vấn đề về khả năng sử dụng chúng trên thiết bị di động.

“Sự thuận tiện là nền tảng của mọi doanh nghiệp hay thương hiệu thương mại điện tử (eCommerce) và đây cũng là lý do đã thúc đẩy các hoạt động mua sắm trực tuyến tăng tốc với tốc độ đáng kinh ngạc.

Ngày nay, giao hàng miễn phí và nhanh chóng là yếu tố quan trọng hàng đầu và mọi người còn mong đợi các doanh nghiệp hoàn thiện mình hơn nữa.”

Sức mạnh của tiếp thị thương hiệu – Brand Marketing.

Source: Facebook

Những khách hàng trung thành với thương hiệu có xu hướng nói về những trải nghiệm mua sắm của họ cao hơn 1,5 lần so với những người mua sắm trực tuyến thông thường và khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội là nơi để họ chia sẻ tiếng nói của mình, điều này đang thúc đẩy sức mạnh của các hoạt động tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).

Các thương hiệu cần nhận ra điều này và từ đó, để có thể kết nối nhiều hơn với khách hàng, họ không chỉ phải đầu tư vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) mà còn cần quan tâm nhiều hơn đến tiếp thị thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Trên đây là một số điểm chính từ báo cáo, bạn có thể xem chi tiết báo cáo này tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chủ động – Kỹ năng dẫn bạn đến với sự thăng tiến

Có bao nhiêu người đi làm nghĩ rằng, cho là, tập trung vào chuyện giao gì làm đó? Mà giao thì cũng phải giao thật cụ thể, đếm task đàng hoàng thì mới vận hành được.

Rồi cũng chỉ loanh quanh trong mớ gạch đầu dòng được giao đó mà thôi chứ không nghĩ ra thêm được thứ gì khác để làm cho công việc của mình hay ho hơn, xuất sắc hơn, hiệu quả hơn. Hoặc giả có thể nghĩ hoặc đã nghĩ, nhưng không thèm làm, vì thêm việc là thêm cực chứ có thêm đồng lương nào đâu mà phải cố.

Người đi làm như thế, họ hoàn toàn bị động, giống như lên lớp chờ cô giáo kêu lên trả bài, kêu sao làm vậy, chỉ đâu đánh đó, đẩy bản thân vào thế xếp hàng chờ lãnh task như những con robot vô hồn. Người như thế trong xã hội đi làm này thì nhiều lắm, và đó là lý do vì sao họ không thành công.

Người thành công là người luôn chủ động. Với họ, chỉ cần gọi tên mục tiêu, họ sẽ nghĩ ra 1001 cách đề đạt được một cách xuất sắc nhất, 1001 cách khác để vượt ngoài mong đợi, và 1001 mục tiêu khác nữa để biến công việc vốn dĩ bình thường của vị trí họ hiện đang nắm giữ thành công việc của siêu nhân.

Họ sẽ thách thức bản thân tạo ra nhiều giá trị hơn, đặt ra nhiều đỉnh cao mới hơn, thách thức những giới hạn hiện có, làm không chỉ vì mục tiêu ngắn hạn trước mắt mà còn vì sự phát triển bền vững của đội ngũ và tổ chức.

Họ quản trị hiện tại, quản trị tương lai, quản trị sếp trên, người dưới và cả những quan hệ hàng ngang với tất cả các phòng ban, đội nhóm khác. Game này là của họ. Bàn cờ này là bàn cờ của họ. Hiện tại này thuộc về họ.

Và người thành công hoàn toàn chủ động làm chủ cuộc chơi do chính bản thân bày ra, trong luật lệ của tổ chức, để tạo ra điều kỳ diệu cho chính hành trình và sự nghiệp của mình.

Họ chẳng bao giờ ngồi chờ, chẳng bao giờ xếp hàng nhận task, lại càng không bao giờ chỉ biết lui cui, loanh quanh với vài cái gạch đầu dòng mà ai đó đã phát cho.

Họ không bao giờ hài lòng với hiện tại vì hiểu rằng luôn có khoảng không tự do để làm tốt hơn, xuất sắc hơn, xịn sò hơn….

Sự chủ động khiến cho họ phá banh mọi giới hạn, thách thức mọi thành tích hiện hữu, vượt qua tất cả ràng buộc hữu hình hay vô hình của một tổ chức để bứt phá. Và vì vậy mà họ thành công. Và vì vậy mà tổ chức đương nhiên phải trân quý và gìn giữ họ.

Và vì vậy mà họ tạo ra giá trị vô song trên thị trường và được săn đón bởi những lãnh đạo có tầm nhìn. Và vì vậy mà dù có làm thuê, họ cũng làm chủ cuộc chơi sự nghiệp của mình.

Và vì vậy, ở một mức độ nào đó, họ có thể đặt ra luật chơi riêng cho những cuộc game mới của mình. Vậy, gọi là đi làm chủ động.

Vậy, để rèn luyện cho bản thân tâm thế đi làm chủ động, bạn cần lưu ý những gì? Dưới đây là một số câu hỏi bạn cần tự hỏi và trả lời.

  • Có bao nhiêu cách khác, việc khác có thể làm để đạt được mục tiêu và KPI được giao một cách hiệu quả hơn?

  • So với khả năng của bản thân & đội ngũ, lịch sử phát triển của tổ chức trong ngành và trên thị trường, có bao nhiêu cách để có thể vượt xa mục tiêu đặt ra?

  • Để tạo nên kỳ tích so với mục tiêu được giao, tôi cần tự bày biện ra thêm những trò gì? Và tôi sẽ vay mượn, vận động nguồn lực nào để làm cho nó tới?

  • Những khó khăn, thử thách tôi có thể phải đối diện khi tạo nên kỳ tích là gì? Vậy thì kế hoạch chặt chém yếu tố hay nhân tố cản trở hành trình của tôi là gì?

  • Có những cơ hội đổi mới, sáng tạo nào để khiến cho công việc hiện tại của tôi đỉnh hơn, bứt phá hơn, wow hơn, tạo ra impact – ảnh hưởng siêu to hơn không? Ví dụ như thay đổi cách làm, thay đổi kênh tiếp cận, thay đổi cách vận động nguồn lực, thay đổi qui trình, vv?

  • Nếu vậy, có bao nhiêu dự án mới tôi có thể tạo ra thêm và kế hoạch cụ thể là gì để các dự án này đạt được thành công?

  • Tôi sẽ đặt vấn đề và trình bày sao để nhận được sự ủng hộ của tổ chức?

  • Nếu không được ủng hộ vì bất kỳ lý do gì thì tôi sẽ xử sao? Đâu là plan B để tiếp tục pilot và chứng minh cho bằng được sự khả thi trong giải pháp mà tôi đề nghị?

Nói chung, người giỏi họ giống như cây đèn không cam chịu cạn dầu. Họ cứ tự đổ nhiên liệu và cứ cháy, cứ cháy bùng bùng, càng cháy càng hăng và đốt sạch mọi cản trở trên đường đi cho đến khi làm được thì thôi.

Họ không chịu tắt đèn, cũng không chờ ai đó đến châm dầu. Sự chủ động này mang đến cho họ không ít vấn đề, không ít lời ra tiếng vào từ đám nay-sayers – phái chuyên nghiệp lắc đầu và nói không.

Cho nên, thật ra không phải ai cũng dám dấn thân, vì chẳng ai tự nhiên kéo việc vào thân, tự nhận thêm rắc rối về mình, hay “làm không công” những thứ mà bên thuê người ta không đòi hỏi.

Họ khác người bình thường chỗ đó, vì họ là người xuất sắc. Mà người xuất sắc thì luôn sáng tạo, luôn chủ động tìm thêm việc, vì mục tiêu của họ là vươn tới sự xuất sắc của bản thân, không phải là một kẻ đi làm phổ thông, với một vị trí phổ thông, trong một môi trường phổ thông.

Mọi giới hạn và tiêu chuẩn hiện hữu đối với họ là để làm bàn đạp mà bứt phá.

Vậy thôi! Một cách cực kỳ chủ động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Lượng người dùng YouTube Shorts vượt TikTok với hơn 1.5 tỷ MAU

Theo báo cáo mới đây của YouTube, hiện YouTube Shorts đã vượt ngưỡng 1.5 tỷ  người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), con số này với TikTok chỉ là hơn 1 tỷ.

Shorts vượt TikTok với hơn 1.5 tỷ người dùng
Lượng người dùng YouTube Shorts vượt TikTok với hơn 1.5 tỷ MAU

Với mục tiêu ban đầu là bắt kịp với định dạng video ngắn đang thịnh hành, pha loãng sự khác biệt giữa YouTube với các nền tảng video dạng ngắn khác như TikTok hay Reels (của Facebook) và giúp người dùng YouTube không rời bỏ nền tảng, YouTube Shorts vừa chứng kiến một sự bứt phá ngoạn mục.

Theo YouTube:

“YouTube Shorts hiện đang được hơn 1.5 tỷ người dùng (có đăng nhập) tương tác với nội dung mỗi tháng.” Con số này với YouTube là hơn 2 tỷ người dùng.

Mặc dù có nhóm đối tượng người dùng có phần khác nhau tuy nhiên so với số lượng người dùng (hơn 70% là Gen Z) chỉ hơn 1 tỷ của TikTok, YouTube Shorts thực sự là một đối thủ lớn nếu so về tổng lượng người dùng.

Theo một nghiên cứu mới đây của Inmar Intelligence, có đến 70% người dùng web đang tiêu thụ các nội dung video dạng ngắn (short-form video).

Đó cũng là lý do tại mà hầu hết các nền tảng mạng xã hội lớn như Google hay Meta đang không ngừng chạy đua với định dạng mới này.

Trong khi có không ít các ý kiến cho rằng, việc tiêu thụ quá nhiều các video ngắn có thể làm bạn mất đi tính kiên nhẫn với các nội dung đầy đủ, dài và có ý nghĩa hơn, các nền tảng video ngắn vẫn trở nên hấp dẫn khi hầu hết người dùng sử dụng đều là những người trẻ.

Theo TechCrunch, YouTube cho biết họ đang khám phá các cách bổ sung mới để giúp những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) kiếm tiền từ nền tảng, bao gồm cả những nội dung có thương hiệu và khả năng mua sắm từ YouTube Shorts.

Vào tháng trước, YouTube bắt đầu triển khai quảng cáo trên Shorts trên phạm vi toàn cầu, và chưa có kế hoạch chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhà sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

[Checklist] Top 5 việc một Marketer mới gia nhập doanh nghiệp nên làm

Trong khi với hầu hết những người làm marketing khi mới gia nhập một doanh nghiệp nào đó thường chọn cách bắt đầu ngay vào công việc của mình mà không cần quan tâm đến những bối cảnh khác, có một cách tiếp cận khác thông minh hơn mà bạn có thể tham khảo.

Dưới đây là checklist các công việc mà các marketer cần nên làm khi mới gia nhập bất cứ doanh nghiệp nào.

1. Tìm hiểu về mô hình kinh doanh.

Công việc đầu tiên mà bạn với tư cách là một người làm marketing mới gia nhập doanh nghiệp cần làm đó là tìm hiểu xem doanh nghiệp đó đang kinh doanh theo mô hình gì.

Bởi lý do, với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau, khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp theo những cách khác nhau, đồng thời hành trình trở thành khách hàng (có trả phí) hay các rào cản mua hàng cũng khác nhau, bạn cần tiếp cận phương thức marketing theo những chiến lược và chiến thuật khác nhau.

Rõ ràng là cách bạn làm marketing cho doanh nghiệp B2B và B2C là khác nhau đúng không? hay thậm chí là cùng B2C thì Retail và eCommerce cũng khác nhau chứ?

2. Tìm hiểu về chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.

Các bạn phải hình dung rằng, sẽ không có bất cứ khái niệm hay cách làm marketing nào là tiêu chuẩn áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp.

Tuỳ vào từng bối cảnh kinh doanh khác nhau, chiến lược tăng trưởng khác nhau, hay giai đoạn kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có những ưu tiên chiến lược khác nhau.

Khi bạn hiểu rằng marketing chỉ là một phần của doanh nghiệp, chiến lược tổng thể của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược marketing của bạn.

3. Tìm hiểu về thị trường hay ngành hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Cũng theo cách tiếp cận tương tự từ vĩ mô đến vi mô như ở trên, các hoạt động marketing của bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường hay ngành hàng mà bạn đang kinh doanh.

Nếu bạn đang chọn trở thành một marketer trong doanh nghiệp đang tìm cách khai phá một thị trường tiềm năng mới (Đại dương xanh), bạn sẽ cần những tố chất và kỹ năng khác so với khi làm việc ở một doanh nghiệp đang kinh doanh trong một thị trường đang cạnh tranh khốc liệt (Chiến lược đại dương đỏ).

4. Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh (trực tiếp và gián tiếp) hiện có.

Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn càng không có quá nhiều điểm khác biệt (USP), điều này có nghĩa là các chiến lược kinh doanh của đối thủ càng có liên quan và ảnh hưởng đến chiến lược của bạn.

Giả sử rằng bạn không thể bán một sản phẩm tương đồng với đối thủ về mọi mặt khi mà giá bán của bạn lại cao hơn họ rất nhiều.

5. Tìm hiểu benchmark của ngành.

Một công việc khác mà bạn cũng cần quan tâm khi mới gia nhập doanh nghiệp đó là tìm hiểu về các chỉ số tiêu chuẩn của ngành (Benchmarks).

Benhmarks của ngành chính là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động marketing của bạn tại doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc

Ví dụ, nếu bạn mới gia nhập một doanh nghiệp về công nghệ chẳng hạn và bạn biết rằng với ngành hàng mà bạn đang kinh doanh bạn mất 1 đồng để có được 1 khách hàng mới (CAC – Customer Acquisition Cost), tức benchmarks của CAC khi này là 1 đồng.

Bạn sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá xem hiệu suất công việc của bạn hiện có hiệu quả hay không (hiển nhiên là giả sử rằng doanh nghiệp của bạn cũng đủ tiêu chuẩn để so sánh với benchmarks trung bình của ngành), hoặc xác định một chiến lược khác để thắng đối thủ nếu bạn có thể tối ưu được CAC thấp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook muốn thay đổi chiến lược để giống TikTok

Biên bản nội bộ bị rò rỉ của Facebook cho thấy công ty này đang ấp ủ kế hoạch lớn để cạnh tranh với TikTok, đối thủ đến từ Trung Quốc.  

Theo tài liệu nội bộ mà The Verge có được, người phụ trách Facebook Tom Alison đã giải thích rất rõ ràng về kế hoạch cải tổ bảng tin cùng những thay đổi lớn đến ứng dụng. Nó cho thấy chiến lược của Facebook không chỉ dừng lại ở thúc đẩy tính năng Reels.

Cụ thể, Bảng tin của Facebook dự kiến “cân bằng cả nội dung kết nối và không kết nối”. Điều này đồng nghĩa Facebook sẽ bắt đầu gợi ý những nội dung từ các nguồn mà bạn không theo dõi nhiều hơn.

Bạn vẫn nhìn thấy bài viết từ bạn bè hay gia đình, nhưng bên cạnh đó sẽ xem được nội dung từ các kênh khác.

Dù Messenger và Facebook là hai ứng dụng độc lập, tài liệu gợi ý chúng sẽ sáp nhập như cũ, “bắt chước” chức năng nhắn tin trong ứng dụng của TikTok.

Facebook vẫn ưu tiên Reels, tính năng video ngắn trên Facebook và Instagram cạnh tranh với TikTok. Công ty dự định tích hợp Reels lên Home, Watch, IFR và nhóm (group).

Alison tin rằng việc kết hợp các bài viết gợi ý với Reels sẽ “đảo ngược tăng trưởng trì trệ của ứng dụng và tiềm năng hấp dẫn người dùng trẻ trở lại”. Theo ông Alison, nếu bỏ lỡ xu hướng này, Facebook có nguy cơ mất giá trị với mọi người.

The Verge đã liên hệ với người phụ trách Facebook sau khi có được biên bản. Ông thừa nhận công ty đã chậm trễ trong việc nhìn ra nguy cơ cạnh tranh của TikTok. Ông nhận xét TikTok ngày càng lấn sân sang lĩnh vực mạng xã hội.

Như vậy, có thể hình dung ứng dụng Facebook tương lai là sự tổng hòa của Stories và Reels ở trên cùng, bên dưới là các bài viết gợi ý từ cả Facebook và Instagram.

Nó sẽ tấn công vào phần nghe nhìn nhiều hơn. Ngoài ra, hộp thư đến của Messenger nằm ở góc trên cùng bên phải giống như 8 năm trước.

Du Lam (Theo 9to5mac, Digital Trends)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Instagram Hashtag 2022 và những mẹo đơn giản để tăng lượt tiếp cận

Với tư cách là những người làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay TikTok, việc bắt kịp các xu hướng mới trên nền tảng là yếu tố sống còn, và với các hashtag cũng vậy, hãy xem cách sử dụng hashtag để tăng lượt tiếp cận tự nhiên trên Instagram trong 2022.

instagram hashtag 2022
Instagram Hashtag 2022 và những mẹo đơn giản để tăng lượt tiếp cận

Như đã từng được chia sẻ trực tiếp bởi CEO của Instagram, các hashtag khi được sử dụng một cách phù hợp trên nền tảng không chỉ có giá trị cho thương hiệu trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận mà còn cho cả người dùng khi họ có thể khám phá các nội dung khác tương tự trên nền tảng.

Trong khi, các nghiên cứu cho thấy rằng các hashtag không thúc đẩy trực tiếp khả năng phân phối nội dung hay mức độ tương tác với các bài đăng cụ thể, nó là một cách khác để các nội dung của thương hiệu có thể được tìm thấy cũng như đánh giá mức độ liên quan của các bài đăng.

Nếu bạn sử dụng Instagram để tương tác với khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây để giúp thương hiệu có nhiều cơ hội được khám phá hơn trong 2022 và hơn thế nữa.

1. Lưu ý về thời gian đăng bài.

Vì theo thuật toán của Instagram, các nội dung sẽ giảm dần mức độ tiếp cận theo thời gian đăng bài, do đó khi bạn đăng bài ở thời điểm có nhiều đối tượng mục tiêu ‘active’ nhất, bạn có nhiều cơ hội được nhìn thấy nhất và hiển nhiên, nếu nội dung đó phù hợp với họ, họ sẽ tương tác và điều này sẽ làm cho bài đăng được đẩy đi nhanh hơn.

2. Chia sẻ bài đăng lên Stories.

Tuỳ theo từng sở thích của người dùng, họ có thể chọn cách tương tác với thương hiệu trên những điêm khác nhau, Stories là một điểm khác ngoài Nguồn cấp dữ liệu, nơi bạn có thể tương tác với khách hàng của mình.

3. Sử dụng thuật kể chuyện.

Nguồn cấp dữ liệu Instagram của người dùng có thể chứa đầy những hình ảnh bắt mắt hay các quảng cáo bán hàng khác. Tuy nhiên, bạn thử hình dung xem, khách hàng của bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn chỉ muốn “bán” một thứ gì đó cho họ?

Để tăng mức độ tương tác và hiển thị của nội dung, bạn hãy đưa những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn vào chiến lược nội dung của mình.

4. Thử nghiệm nhiều kiểu nội dung khác nhau.

Nếu bạn đã xem bài viết về chủ đề Content là gì từng được chia sẻ trước đây của MarketingTrips, bạn hẳn đã hiểu về các kiểu nội dung hay content khác nhau.

Thay vì cứ mãi chia sẻ một định dạng hay kiểu nội dung sáng tạo, bạn có thể cần làm mới mình thông qua những hình thức nội dung mới mẻ hơn.

5. Chia sẻ lại UGC.

UGC hay những nội dung do người dùng tạo ra là một chiến thuật khác mà các thương hiệu không nên bỏ qua khi nói đến cách xây dựng và phát triển nội dung.

Trong khi không ít người dùng sẽ dần cảm thấy bị làm phiền bởi quảng cáo hay các nội dung một chiều từ thương hiệu, hãy để họ cảm thấy thoải mái hơn với những nội dung được viết bởi những người tương tự như họ.

Nhiệm vụ của thương hiệu khi này chỉ là xây dựng chiến lược phát triển UGC và chia sẻ lại các nội dung này tới người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Nhận dạng đúng kỹ năng của bản thân để chọn đúng nghề

Chọn nghề gì thích hợp nhất cho bản thân là chuyện phức tạp, vì thật ra mình phải hiểu bản thân nhất mới có thể biết mình phù hợp với nghề gì.

Ai cũng bảo theo đuổi đam mê, nhưng 80% những bạn trẻ mình gặp đều không biết đam mê của bản thân là gì.

Nếu biết thì đỡ quá rồi, nhưng không biết thì tới đó tắt luôn, không biết làm sao nghĩ tiếp. Có bạn thì chọn nghề vì thích, nhưng thích liệu có là điều kiện đủ để chọn nghề?

Không phải chỉ có các bạn trẻ sắp vào đời là loay hoay với câu hỏi chọn nghề gì, rất nhiều bạn giữa đường sự nghiệp vẫn nhắn tin cho tôi, trong trạng thái chán nản, mệt mỏi, kiệt sức vì không muốn làm thứ mình đang làm nữa vì nó chẳng mang lại cho bạn chút niềm vui hay năng lượng nào.

Họ làm, chỉ vì đã quen làm, vì cơm áo gạo tiền, vì trách nhiệm, vì đủ thứ khác nhưng chưa bao giờ là vì lựa chọn.

Khi ở trong tình trạng cạn kiệt về năng lượng, bạn biết rất rõ việc bạn đang làm nó sai, vì nó bào mòn năng lượng, vì nó lấy đi tất cả niềm vui, sự hứng khởi, tinh thần và sự nhiệt thành của bạn.

Và bạn lê lết qua từng ngày một cách cam chịu, thôi thì hy sinh đời mình vì cái gì gì đó khác. Khi một người đang ở trong trạng thái này, năng lượng và sự sống không còn để cống hiến, và làm gì cũng chỉ để đáp ứng vừa đúng, nếu không phải là kém hơn yêu cầu của tổ chức. Như vậy thật ra là không công bằng chút nào đối với tổ chức và cả với bản thân.

Trong cuốn “U-turn: What if you woke up one morning and realized you were living the wrong life”, tạm dịch “Quay đầu – Nếu bạn thức dậy một buổi sáng và nhận ra mình đang chọn sai cuộc đời thì sao?” của tác giả Bruce Grierson, tác giả đưa ra khái niệm 10 bộ kỹ năng cốt lõi mà chắc chắc bạn có ít nhất 1 và có người sở hữu đến 2, 3.

Khi sở hữu nhiều hơn một thì sẽ có thứ tự ưu tiên là kỹ năng nào trội nhất và kỹ năng nào phụ. Khi bạn chọn nghề sai với kỹ năn cốt lõi của bản thân, bạn sẽ lâm vào tình trạng chán nản, mệt mỏi như trên.

Tương tự, khi bạn chọn nghề thuộc kỹ năng cốt lõi không phải hàng đầu vì bạn có nhiều hơn 1 kỹ năng, bạn sẽ cảm giác không tới, không đã, không phát huy tối đa khả năng của bản thân mình.

Giờ bạn thử xem qua 10 kỹ năng cốt lõi và suy nghĩ xem mình thuộc tuýp nào trong 10 hay nếu có nhiều hơn một thì có bao nhiêu và đâu là kỹ năng hàng đầu của bản thân nhé.

Cứ thứ gì mang lại cho bạn năng lượng thay vì lấy đi năng lượng khi thực hiện thì đó là kỹ năng cốt lõi.

1. Innovation – Sáng tạo.

Đây là người luôn tự khởi đầu mọi thứ, là doanh nhân, là người chuyên đi giải quyết vấn đề, một người biến không thành có, và không ngừng suy nghĩ, không ngừng tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp mới, cách làm mới, sản phẩm và dịch vụ mới, tổ chức mới, vv.

Đối với họ, sống là sáng tạo, là tạo dựng cái mới, là không bao giờ chịu dừng lại hay thoả mãn với những gì đang có.

Những nghề nghiệp hợp nhất với người có kỹ năng này có thể là doanh nhân, nhà sáng lập, phát triển sản phẩm, nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hay một Marketer

Cứ nghề gì cần sáng tạo và tự khởi đầu từ zero là họ sẽ làm tốt nhất.

2. Building – xây dựng.

Đây là kỹ năng cốt lõi của những người thích lắp ráp, xây lên, tạo ra từ những thứ hiện hữu như kỹ sư máy, kỹ sư xây dựng, hoặc ngay cả xây kênh, xây website.

Người có kỹ năng xây dựng sẽ rất thích cứ đưa cho họ nguyên liệu, công cụ và họ sẽ xây lên một cái gì đó mới.

3. Words – Ngôn ngữ.

Đây là kỹ năng biến lời nói thành giá trị. Họ chỉ cần nói hay viết thôi là đã tạo ra giá trị cho bản thân và tổ chức.

Những nghề liên quan có thể là diễn thuyết, tác giả, người viết nội dung, bán hàng, phát triển thị trường, vv.

Tất cả những nghề cần kỹ năng giao tiếp, nói, thuyết phục, trình bày là nghề của họ, vì điểm mạnh của họ là biết cách nói, viết và giao tiếp.

4. Motion – Vận động.

đây là kỹ năng cốt lõi của những người thích động tay động chân, chuyển động trong công việc, ví dụ như làm vận động viên, PT – huấn luyện viên, hướng dẫn viên du lịch, vv.

Đối với họ, chuyển động tạo ra năng lượng. Không thể ép họ vào những công việc chỉ ngồi một chỗ nhìn màn hình máy tính, vì họ cần chuyển động cơ thể.

5. Service – Dịch vụ.

Đây là những nghề làm dịch vụ dành cho người thích làm việc và giao tiếp với người, thích giúp đỡ người khác, thích cộng đồng, xã hội. Đối với họ, làm nghề gì mà nhốt ru rú trong phòng không gặp ai thì họ sẽ rất bức bối, chán nản, mất hết năng lượng.

Còn nghề gì mà cho họ ra ngoài gặp và giao tiếp với người khác, giúp đỡ hỗ trợ người khác thì họ như cá gặp nước.

Những nghề liên quan có thể là chăm sóc khách hàng, tiếp tân, quản trị quan hệ khách hàng, điều dưỡng, y tá, chuyên viên công tác xã hội, vv. Cứ được tham gia giúp đỡ ai đó là họ có năng lượng.

6. Coordination – Tổ chức, sắp xếp.

Người có kỹ năng này đặc biệt thích tổ chức các kiểu từ chương trình, hội họp tới sự kiện, hội thảo hội nghị, vv.

Họ là những người cực kỳ chi tiết, logic, sắp xếp mọi thứ đâu ra đó nên rất hợp làm các nghề liên quan đến vận hành, tổ chức sự kiện, quản lý dự án, vv.

7. Analysis – phân tích.

Người có kỹ năng này thích phân tích tất tần tật. Họ có tài nghiên cứu, họ là học giả, nghiên cứu từ kinh tế học đến khoa học, vật lý, giáo dục, và cả khoa học dữ liệu, vv.

Cứ cái gì cần nghiên cứu sâu, rộng, đắm mình trong sách vở, tài liệu, số liệu để tìm ra một lý thuyết, học thuyết hay khái niệm nào đó mới là họ cực kỳ hứng thú và hạnh phúc.

8. Numbers – Con số.

Có người thích chơi với chữ thì cũng có nhiều người thích sống với số. Đối với họ, cứ chạm vào con số là họ đã đời, thích thú, nhiều năng lượng.

Người có kỹ năng này sẽ thích hợp với tất cả những nghề nhảy múa với số như kế toán, tài chính, ngân hàng, đầu tư, vv.

9. Technology – Công nghệ.

Đây là kỹ năng của những bạn làm nghề liên quan tới IT, kỹ thuật số, và các kiểu công nghệ. họ là kỹ sư phần cứng, phần mềm, nhà phát minh, ứng dụng công nghệ để tạo ra những giải pháp mới, vv. Cứ thứ gì mà chạm tới công nghệ thì họ có mặt ngay.

10. Beauty – Làm đẹp.

Đây là kỹ năng cốt lõi của người thích tạo ra tác phẩm mang tính mỹ thuật. Họ là nhà thiết kế thời trang, trang sức, phụ kiện, hoạ sỹ, thiết kế công nghiệp, vv. Cứ được làm gì mà tạo ra tác phẩm đẹp, có giá trị mỹ thuật là họ cảm thấy thoả mãn nhất.

Rồi giờ bạn suy nghĩ đi, và hỏi cả những người xung quanh cho nó khách quan, là bạn có nhiều năng lượng nhất khi làm gì.

Và đâu trong số 10 kỹ năng cốt lõi trên đây là thứ bạn sở hữu. Có khi bằng cách đơn giản nhận dạng được kỹ năng cốt lõi này, bạn sẽ định hướng nghề nghiệp tốt hơn cho bản thân.

Còn nếu bạn lỡ nửa đường ở đâu đó không phải là cuộc sống của mình thì có khi bạn nên U-turn, quay lại và tìm về kỹ năng cốt lõi của mình để bắt đầu một hành trình mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Trình duyệt Internet Explorer (IE) ngừng hoạt động sau 27 năm

Microsoft ngừng hỗ trợ Internet Explorer (IE) từ ngày 15/6 và đề nghị người dùng chuyển sang dùng trình duyệt khác.

Đến chiều 15/6, người dùng vẫn có thể mở Internet Explorer (IE) để duyệt web. Tuy nhiên, trình duyệt sẽ tự động mở thêm một cửa sổ thông báo “Internet Explorer sẽ ngừng hoạt động vào ngày 15/6”, đồng thời khuyến nghị chuyển sang Edge. Mọi dữ liệu từ trình duyệt cũ sẽ được Microsoft đồng bộ với trình duyệt Edge.

Như vậy sau 27 năm hoạt động, Internet Explorer chính thức bị khai tử. Trình duyệt này ra đời năm 1995, là cửa ngõ chính giúp người sử dụng máy tính thời bấy giờ tham gia vào thế giới Internet.

Ở giai đoạn đầu, IE được cài thông qua ổ đĩa CD-ROM, trước khi được tích hợp sẵn vào hệ điều hành Windows.

Việc được tích hợp này giúp Internet Explorer từng trở thành trình duyệt phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên sau đó, nó bị đánh giá là hoạt động chậm chạp và khó sử dụng, dần bị Opera, FireFox và sau này là Google Chrome chiếm thị phần.

Một khảo sát khác của Guardian cho thấy, 28% người tham gia hiện vẫn dùng IE, trong khi tỷ lệ với Chrome là 81%.

Lý do IE còn được sử dụng là trình duyệt này được cài mặc định trên máy tính Windows. Người dùng vẫn phải mở nó trước khi tải về một trình duyệt khác.

Việc khai tử Internet Explorer được Microsoft công bố từ năm ngoái. “Ứng dụng máy tính Internet Explorer 11 sẽ ngừng hoạt động và không còn được hỗ trợ vào tháng 6/2022 đối với một số phiên bản nhất định của Windows 10”, Sean Lyndersay, quản lý chương trình Edge của Microsoft, cho biết vào tháng 5/2021.

Trong bản đệ trình gửi lên cơ quan quản lý cạnh tranh Australian năm ngoái, Microsoft cho biết lý do khai tử là vì phần lớn các nhà phát triển hiện nay ít có khả năng xây dựng các website tương thích với IE.

Trước đó, năm 2015, hãng ra mắt trình duyệt Edge dùng nhân Chromium tương tự Chrome với mục tiêu trở thành giải pháp thay thế IE.

Với những tác vụ trong doanh nghiệp yêu cầu sử dụng đời cũ, Edge được trang bị “chế độ IE” để hỗ trợ việc này. Từ năm ngoái, Internet Explorer cũng không còn được hỗ trợ trên các dịch vụ như Office 365, Outlook, Teams.

Dù không còn được sử dụng nhiều, Internet Explorer vẫn là trình duyệt được nhiều người yêu thích vì gắn liền với kỷ niệm thời kỳ Internet mới bùng nổ vào cuối thế kỷ 20.

Một khảo sát của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia thực hiện vào tháng 9/2021 cho thấy Internet Explorer là trình duyệt được biết đến nhiều thứ hai với 85%, sau Chrome (95%).

Các trình duyệt khác như Firefox, Safari, Edge có mức độ nhận biết lần lượt là 81%, 80% và 69%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một vài mẹo nhỏ để xây dựng các nội dung có tính thẩm quyền cao

Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi khách hàng có nhiều lựa chọn tiêu thụ nội dung hơn và ít tin tưởng vào thương hiệu hơn, những nội dung có tính thẩm quyền (Authoritative Content) cao là chìa khoá khi xây dựng nội dung.

Những nội dung có tính thẩm quyền cao không chỉ giúp website của thương hiệu có thứ hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm (SEO), mà còn giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng khi những nội dung mà thương hiệu cung cấp chính là những gì họ cần.

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà các nhà marketer có thể tham khảo.

1. Tập trung vào chiều sâu thay vì chiều rộng.

Bạn có thể phân chia các Trang thành 3 cấp độ.

  • Các Trang cấp cao nhất: Những trang này hoạt động như một tập hợp các bản tóm tắt cho các hướng dẫn cụ thể và được liên kết với các Trang cấp trung bình để phân tích sâu hơn về nội dung.
  • Các Trang cấp trung bình: Các trang này đi sâu về các trường hợp sử dụng hoặc loại sản phẩm cụ thể.
  • Nội dung hỗ trợ: Bao gồm các bài đăng trên blog, hướng dẫn và tin tức.

2. Xây dựng tính có thẩm quyền theo chuyên đề.

Ví dụ, Marketing là một trong những Trang chủ đề của MarketingTrips và từ chủ đề này, MarketingTrips không ngừng cập nhật các bài viết liên quan khác như Inbound Marketing là gì hay Viral Marketing là gì nhằm mục tiêu thể hiện MarketingTrips là Trang có thầm quyền về chủ đề Marketing.

3. Nội dung có mục đích.

Theo định nghĩa của Google, mỗi trang (webpage) phải có mục đích là có lợi hoặc hữu ích cho người dùng khi họ truy cập.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để kiểm tra điều này.

  • Mục đích chính của bất kỳ trang nhất định nào trên trang web của bạn là gì?
  • Bạn mong đợi ai sẽ là người ở trên trang này?
  • Họ đang tìm kiếm điều gì khi đến đó?
  • Họ mong đợi xem nội dung được định dạng như thế nào?

4. Trình bày nội dung theo cách hữu ích nhất.

Với tư cách là những content marketer, bạn nên cung cấp cho người dùng những trải nghiệm nội dung tiện và tốt nhất.

Có 2 nhóm nội dung chính trong một bài viết cụ thể:

  • Nội dung chính: Chính là những phần thông tin chính mà người dùng cần khi truy cập vào một trang cụ thể. Đây có thể là văn bản, hình ảnh, video hoặc các tiêu đề chính giúp người dùng hiểu được đâu là những thứ họ sẽ được đọc trong bài.
  • Nội dung bổ sung. Là những nội dung giúp các nội dung chính trở nên rõ nghĩa hơn. Những nội dung bổ sung không nên làm người dùng phân tâm ra khỏi nội dung chính.

5. Chứng minh E-A-T của bạn.

Đối với hầu hết những bạn làm SEO, E-A-T là thuật ngữ khá quen thuôc dùng để chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nội dung của thương hiệu.

E – Expertise (Tính có chuyên môn).

Với các nội dung bạn viết, bạn cần thể hiện rằng bạn là người có chuyên môn (cao) trong lĩnh vực hay chủ đề đó.

Chẳng hạn nếu bạn đang viết một bài viết về chủ đề Digital Marketer, bạn phải là người có kiến thức và trải nghiệm về Digital Marketing và Marketing thay vì bạn là một người làm SEO hay Quảng cáo đơn thuần.

A – Authoritativeness (Tính có thẩm quyền).

Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể khác nhau mà tính có thẩm quyền có thể mang những ý nghĩa khác nhau.

Tính có thầm quyền có thể được hiểu là quyền lực hay danh tiếng của một website hay tổ chức nhất định.

Ví dụ nếu bạn thấy MarketingTrips đăng một bài viết nào đó về chủ đề Marketing, Thương hiệu hay Chiến lược…bạn tin rằng MarketingTrips là nơi (nguồn) có khả năng viết các chủ đề về nội dung này.

Ngược lại, nếu nó được chia sẻ từ một website không có danh tiếng hay liên quan đến chủ đề đang đề cập, bạn có thể hiểu website đó không đủ thầm quyền.

T – Trustworthiness (Tính đáng tin cậy).

Đáng tin cậy đơn giản là những nội dung bạn cung cấp được người dùng tin tưởng và đánh giá cao vì tính chính xác và phù hợp của nó.

Ví dụ nếu website bạn được quản lý bởi một tổ chức (hoặc cá nhân) lớn và có uy tín, hay đơn giản là nội dung trên website được cập nhật liên tục qua các ngày, tháng, năm cũng như nhận được nhiều người trong ngành quan tâm, những nội dung đó đáng tin cậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu 2022

Vượt qua những gã khổng lồ khác như Amazon, Google hay Microsoft, Apple là thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu năm 2022 với giá trị gần 1000 tỷ USD.

Theo bảng xếp hạng được công bố mới đây của BrandZ thuộc công ty nghiên cứu thị trường kantar, Apple đã vượt qua Google và Amazon để trở thành thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu năm 2022.

Với vị trí số 1 hiện tại, Apple có giá trị thương hiệu là 947 tỷ USD, tăng 55% so với năm ngoái và cũng là thương hiệu nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới.

Nếu như năm vào năm 2021, Amazon xếp ở vị trí thứ 2 thì năm nay đã tụt xuống vị trí thứ 3 khi kết quả kinh doanh của tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới này không mấy khả quan.

Trong khi đó, Google đã nhảy lên vị trí thứ 2 với giá trị thương hiệu (Brand Value) là 820 tỷ USD, tăng 79% vào năm 2021.

Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của BrandZ chia sẻ: “Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng là khá cao ở hầu hết các lĩnh vực, nhưng đặc biệt là với công nghệ tiêu dùng, đã tăng 172% trong ba năm qua.

Trong khi đó, giải pháp kinh doanh (business solutions) tăng 113%, truyền thông và giải trí tăng 106% và hàng hoá xa xỉ tăng vọt 103%.

“Các thương hiệu tập trung vào nhiều danh mục sản phẩm sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các thương hiệu chỉ kinh doanh một danh mục nhất định.

Đó là lý do tại sao Apple là một ví dụ tuyệt vời về một thương hiệu đã đa dạng hóa thành công một loạt các danh mục trong danh mục sản phẩm của mình.”

Tiếp đó, Microsoft đứng ở vị trí thứ 4 với giá trị thương hiệu là 611 tỷ USD (tăng 49% so với năm 2021), Tencent đứng thứ 5 với 214 tỷ USD (giảm 11%) và McDonald’s đứng thứ 6 với giá trị 197 tỷ USD ( tăng 27%).

Thương hiệu mới duy nhất lọt vào top 10 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu năm 2022 là Louis Vuitton (LV), vượt qua cả Mastercard để giành lấy vị trí thứ 10.

Thương hiệu hàng xa xỉ LV đã chứng kiến giá trị thương hiệu tăng đến 64% lên 124 tỷ USD, tăng 11 bậc trong bảng xếp hạng so với kì trước.

Đối với các nền tảng mạng xã hội, TikTok đã có một năm 2021 phát triển đầy cảm hứng khi tăng giá trị thương hiệu lên đến 150% và trở thành công ty tăng nhanh thứ hai sau Tesla, giá trị thương hiệu của TikTok hiện là 43 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Microsoft công khai mức lương của các vị trí để hướng tới sự minh bạch

Theo một thông báo mới đây từ Microsoft, tập đoàn công nghệ này sẽ công khai mức lương của các vị trí với mục tiêu là hướng tới sự minh bạch trong môi trường làm việc.

microsoft công khai lương
Microsoft công khai mức lương của các vị trí để hướng tới sự minh bạch

Trích lời một giám đốc nhân sự có viết: “Mức lương hay phạm vi lương sẽ như một nhãn dán trên bao bì của một sản phẩm nào đó, nó hoàn toàn được công khai.”

Theo đây, Microsoft sẽ là tập đoàn lớn đầu tiên công khai mức lương trên thông tin tuyển dụng áp dụng cho tất cả các vị trí tuyển dụng tại Mỹ.

Trong một bài đăng trên blog, gã khổng lồ công nghệ cho biết rằng họ sẽ tiết lộ mức lương trong tất cả các bài đăng tuyển dụng trong và ngoài nước Mỹ muộn nhất là đến đầu năm 2023.

Tại sao Microsoft lại đưa ra quyết định này?

Trong khi hầu hết các nhà tuyển dụng khác coi mức lương hay phạm vi trả lương là bí mật cần được bảo vệ chặt chẽ, coi đó là thông tin mang tính cạnh tranh. Vậy tại sao Microsoft lại có quyết định mới này?

Thứ nhất, tại nhiều nơi ở Mỹ, hiện có không ít các điều Luật yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai phạm vi trả lương cho nhân viên, mặc dù điều này chưa được ban hành rộng rãi và nhắm đến các doanh nghiệp cụ thể, “đi trước” là một quyết định của Microsoft.

Lý do thứ hai là về tính minh bạch trong môi trường làm việc.

Khi người lao động ngày càng được trao quyền nhiều hơn, họ đang mong đợi nhiều hơn tính công khai hay minh bạch từ các nhà tuyển dụng tiềm năng, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần minh bạch hơn về cách họ trả lương cho các vị trí khác nhau hay thậm chí là doanh nghiệp còn cần phải chia sẻ các dữ liệu khác mà trước đây được coi là riêng tư.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

1. Nó có phải là một thứ gì đó mà khách hàng của bạn muốn không?

Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất. Nếu bạn dành thời gian và tiền bạc để tổng hợp những nội dung mà không ai thực sự yêu cầu, thì nhiều khả năng nó sẽ không thành công.

Nó giống như việc bạn mất công nướng một chiếc bánh sô cô la, nhưng sau đó lại mời những người không thích đồ ngọt thưởng thức. Có thể bánh sẽ ngon nhưng người bạn mời sẽ không hề muốn nó.

Làm cách nào bạn có thể đảm bảo ý tưởng nội dung của mình phù hợp với mong muốn hoặc nhu cầu thực tế của khách hàng?

Trước tiên, bạn hãy thiết lập quy trình đồng bộ với bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng (nếu có) để tìm ra những gì khách hàng hiện tại đang muốn hoặc tò mò.

Ý tưởng của bạn có rơi vào những tò mò hay băn khoăn đó không?

Thứ hai, thực hiện nghiên cứu câu hỏi hoặc ý tưởng từ khoá của bạn để xem liệu những ý tưởng đó có nằm trong số những câu hỏi mà mọi người đang hỏi hay thông tin họ đang cố gắng để tìm kiếm hay không.

Khi bạn tìm thấy các từ khóa đó phù hợp với ý tưởng nội dung của mình, hãy kiểm tra khối lượng của các từ khóa là bao nhiêu?

Khối lượng thấp hơn cũng không sao nếu bạn đang tạo nội dung nhằm hướng tới nhóm khách hàng có khả năng chuyển đổi cao, nhưng nếu bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng chung hơn và lớn hơn, bạn có thể muốn có ý tưởng nội dung của mình khớp với từ khoá có dung lượng tìm kiếm lớn hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quy trình này không chỉ để xác minh ý tưởng của mình mà còn để cải thiện và củng cố ý tưởng dựa trên những góc độ mới mà bạn khám phá.

2. Ý tưởng của bạn đã được thực hiện trước đó chưa?

Bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn cho là tuyệt vời; nó phù hợp với thương hiệu, nó giúp ích cho đối tượng mục tiêu của bạn.

Nhưng hãy nhớ kiểm tra xem ý tưởng đó chưa từng được thực hiện trước đây. Thông thường, điều này đơn giản như việc tìm kiếm trên Google, nhưng bạn không chỉ tìm kiếm các kết quả phù hợp trực tiếp.

Ví dụ: giả sử ý tưởng là viết một bài đăng về kẹo Halloween đang rất được yêu thích. Bạn tìm kiếm nhanh về “kẹo Halloween ngon nhất” và nhận thấy có rất nhiều website đã xuất bản nội dung về ý tưởng này.

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng mọi người yêu thích loại nội dung này, đó là lý do tại sao rất nhiều website đang làm điều đó và bạn đang có một cách mới để viết về loại kẹo nào phổ biến nhất.

Nhưng nếu nội dung của bạn không thể cạnh tranh với các website đã quá phổ biến hiện tại thì bạn có thể không muốn tốn thời gian vào ý tưởng này.

Khách hàng của bạn đã xem cùng một ý tưởng nhiều lần và nó sẽ không có sức hấp dẫn giống như một ý tưởng mới.

Cách bạn có thể xoay chuyển.

Ngay cả khi ý tưởng của bạn đã được ai đó thực hiện trước đây, bạn cũng không cần phải từ bỏ nó ngay lập tức. Thường có nhiều cách để xoay chuyển và khám phá ra một khái niệm thậm chí còn thú vị hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi để hướng dẫn bạn xoay vòng ý tưởng đó:

  • Khi bạn xem các bài viết đã xuất bản của ý tưởng này, bạn sẽ nghĩ đến những câu hỏi và tò mò mới nào? (Ví dụ: Có bao nhiêu khu vực sẽ thích sô cô la hơn là kẹo dẻo?)
  • Mọi người đã bình luận hay nhận xét gì về nội dung được xuất bản đó? Họ có gợi ý hoặc xác định rõ ràng các góc độ mới để khám phá không?
  • Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một khái niệm khác không?
  • Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không?
  • Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới hơn không?

Bằng cách dành thời gian để hiểu những gì đã được xuất bản liên quan đến ý tưởng của bạn, bạn có thể trau dồi tốt hơn khái niệm của mình và đảm bảo nó luôn mới mẻ và thú vị.

3. Ý tưởng đó có phù hợp với mục tiêu của marketing không?

Hiếm khi một phần nội dung lại có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu tiếp thị nội dung của bạn. Nếu bạn cố gắng sử dụng nó để hoàn thành một số nhiệm vụ khác nhau, bạn có nhiều khả năng sẽ thất bại hoàn toàn.

Mỗi phần nội dung phải có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cao hơn cho các cụm từ tìm kiếm ở phần đầu của phễu bán hàng (top-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ ở giữa phễu bán hàng (middle-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.
  • Giúp khách hàng hay khách hàng tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm của bạn (hỗ trợ bán hàng)
  • Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung ở phần cuối của phễu bán hàng (bottom-of-the-funnel).
  • Tạo tài nguyên để xây dựng các backlinks.

Các mục tiêu của bạn có thể trùng lặp, nhưng mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để định hình ý tưởng nội dung và quảng cáo.

Khi xây dựng lịch biên tập, bạn hãy liệt kê cả mục tiêu nội dung tổng thể của bạn ở trên cùng và ghi lại mục tiêu cho từng phần nội dung ở dưới để bạn và đội nhóm của bạn tập trung vào mục đích của nó khi lập kế hoạch và xây dựng nội dung.

4. Ý tưởng đó có gợi ra phản ứng hay tương tác không?

Để khách hàng quan tâm đến nội dung của bạn, nội dung đó phải khơi gợi một phản ứng hoặc cảm xúc nào đó.

Ý tưởng của bạn sẽ làm được điều đó chứ? Câu hỏi này mang tính đại diện để xác định xem nội dung của bạn có quan trọng hay không.

Phản ứng không cần phải là một phản ứng đầy “cảm xúc”. Nó thường đơn giản, nhưng khi hoàn thành tốt, nó để lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm.

Tự hỏi trước khi xây dựng.

Giá trị của nội dung của bạn nên có trước khi nó được tạo ra. Nó bắt đầu từ trong giai đoạn lên ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời 04 câu hỏi này, ý tưởng của bạn được phát triển tốt hơn từ đó có nhiều khả năng tạo ra thứ mà đọc giả và doanh nghiệp của bạn muốn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Content Writing: Cách phát triển kỹ năng viết trong giao tiếp

Mặc dù chúng ta đang sống trong thế giới công nghệ 5.0, tuy nhiên, khi kỹ năng viết là một phần quan trọng của quá trình tư duy, bạn cần rèn luyện kỹ năng này.

Viết xưa nay chưa bao giờ được xem như là kỹ năng quan trọng trong bộ kỹ năng mềm thiết yếu hay kỹ năng lãnh đạo quan trọng cả, đơn giản vì ngày xưa giao tiếp xảy ra phần lớn là offline, nhiều lắm là qua email.

Nhưng từ khi các nền tảng giao tiếp online phát triển, từ nền tảng mạng xã hội (Social Media), chat, họp online, trao đổi online, collab online, quản lý và giao việc online, việc viết trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là sau đại dịch.

Thời này, ai cũng sở hữu một tờ báo của riêng mình, thể hiện mình với đội ngũ, tổ chức, công chúng một cách trực tiếp online, tương tác trong công việc với tất cả các đối tượng liên quan online, đa nền tảng.

Có thể nói, giao tiếp online đã tới thời còn thịnh hành hơn giao tiếp offline.

Cũng chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp online đương nhiên trở nên vô cùng quan trọng, vì nó thể hiện con người bạn, thể hiện thương hiệu cá nhân của bạn, thể hiện khả năng giao tiếp vả lãnh đạo của bạn, và qua đó thể hiện năng lực của một cá nhân.

Có điều, không phải ai cũng có hoặc thông thạo kỹ năng này, vì thật ra không có trường lớp nào dạy kỹ năng viết hiệu quả cho người đi làm cả.

Rất nhiều lần, tôi nhận tin nhắn, email, cả trong nội bộ các đội ngũ lẫn từ ngoài cộng đồng, đọc xong không hiểu. Có khi, các bạn viết không có trọng tâm, không có điểm chính để hiểu vấn đề hay đề tài các bạn muốn trình bày là gì.

Có khi, các bạn kể lòng vòng một hồi, không có cái gì liên quan tới thứ gì, đọc xong phải hỏi lại, ý là em muốn hỏi gì.

Có khi nhiều ý khác nhau được nêu ra, không có thứ tự cấu trúc gì rõ ràng, nên cũng không biết có bao nhiêu cái gạch đầu dòng mà bạn cần trao đổi, có phải là cái bạn muốn trao đổi không hay chỉ kể ra vậy thôi, kể ra để làm gì, và cuối cùng là sự kể lể đó nó dẫn tới đâu.

Thật ra, viết của thế kỷ 21 và trong ngữ cảnh đi làm nó không phải là viết văn, là tả cảnh, là để mặc cho cảm xúc và câu chuyện trôi bồng bềnh, liêu phiêu trên những mạch hứng khởi của tâm hồn.

Viết trong giao tiếp tại công sở gọi là trình bày suy nghĩ, cần phải ngắn gọn, chính xác, trực diện, dễ hiểu, có call to action – yêu cẩu hành động rõ ràng để người đọc còn biết đọc xong phải làm gì.

Chia sẻ với các bạn các nguyên tắc viết trong giao tiếp công việc của tôi để tham khảo nhé.

Chỉ viết khi cần giao tiếp một vấn đề cụ thể nào đó với một đối tượng cụ thể nào đó.

Tại công sở, viết không phải là để cho mình, để thoả cái nỗi ước mong được kể lể hết uất ức hay nỗi lòng cá nhân. Cái đó về nhà tự viết nhật ký là được.

Viết là kỹ năng giao tiếp, nên mình chỉ sử dụng nó khi cần giao tiếp, nghĩa là để đáp ứng nhu cầu được giao tiếp của một đối tượng cụ thể, ví dụ như nhân sự cần biết có sếp mới trong ban lãnh đạo công ty chẳng hạn, người này sẽ làm nhiệm vụ gì, báo cáo cho ai, lý lịch trích ngang ra sao để giúp mọi người hiểu hơn về nhân sự mới nhằm hợp tác tốt hơn. Hoặc khi cần xin ý kiến chấp thuận một giải pháp nào đó, bạn viết yêu cầu gởi cho sếp.

Dù nhu cầu là gì, thứ bạn viết cần ngắn gọn, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề, không dài dòng văn tự, không ngôn tình tiểu thuyết, không lòng vòng qua mấy chục cái bùng binh.

Khi viết, cũng nên suy nghĩ những câu hỏi mả người đọc sẽ hỏi có thể là gì và trình bày luôn câu trả lời trong phần diễn đạt của mình cho nó nhanh chóng, hiệu quả.

Hiểu rất rõ tại sao bạn viết.

Công việc mà, làm gì cũng phải có mục đích rõ ràng. Viết là để muốn người đọc làm gì sau khi đọc xong thì phải nói rõ ra. Đừng bắt người ta phải nặn óc suy nghĩ ủa ý của họ là muốn mình làm gì.

Đừng dẫn người ta qua sáu bảy quả đổi xong bỏ người ta lơ ngơ giữa núi rừng không biết phải làm gì tiếp theo.

Đừng bắt người ta phải tự hiểu, vì khi phải tự suy diễn thì thường là người đọc sẽ suy diễn sai, suy diễn lố, suy diễn lung tung làm cho mọi thứ phức tạp, mơ hồ, hỗn độn, mỗi người hiểu một kiểu khác nhau.

Giao tiếp là để cho mọi thứ rõ ràng minh bạch, tránh hiểu lầm, tránh dị bản. Chớ viết xong người ta còn hoang mang hơn thì viết để làm gì?

Cho nên, luôn có Call-to-action – yêu cầu hành động rất rõ ràng để người ta đọc xong biết cụ thể phải làm gì, làm như thế nào, với ai, vv.

Viết có cấu trúc, dễ theo dõi.

Ý chính là gì cứ phang trực diện rõ ràng ra từ đầu cho nó dễ. Đừng dẫn người đọc đi lòng vòng rồi cả đám cùng đi lạc. Trong ý chính đó có bao nhiêu ý phụ để diễn trình ý chính thì viết ra thành các heading – tiêu đề phụ cho người ta dễ theo dõi.

Khi cần liệt kê danh sách những thứ liên quan trong một tiêu đề hay trong một ý thì gạch đầu dòng ra thành cái danh sách cho dễ hiểu.

Khi cần diễn đạt các ý phức tạp, liên quan như cái ma trận, phụ thuộc vào 2, 3 điều kiện khác nhau thì lập thành cái bảng matrix – ma trận cho dễ dò tìm, dễ tìm kiếm, dễ tư duy.

Thường thì đối với những giao tiếp có nhiều thông tin, dữ liệu, tôi sẽ vẽ cấu trúc trình bày ra rồi mới bắt đầu viết. Nếu vẽ cấu trúc ra rồi mà bản thân nhìn còn không hiểu hay khó hiểu thì phải tìm cách khác vẽ lại cho đến khi nó đơn giản nhất mới thôi.

Giao tiếp là để cho người đọc hiểu, không phải để đánh đố hay luyện não. Ưu tiên hàng đầu là đọc xong phải hiểu, hiểu đúng, hiểu rõ, và hiểu xong thì biết phải làm gì.

Chủ động và trực tiếp gọi tên.

Khi viết, bạn đang đối thoại với người đọc một cách trực diện. Do đó, cứ tưởng tượng là người đọc đang ngồi trước mặt mình và đang đối thoại với mình.

Gọi tên, chỉ đích danh một cách rõ ràng là bạn đang yêu cầu điều gì với ai, với cả nhóm, với vài người, hay với một cá nhân nào đó.

Đừng nói phong long, ám chỉ, nói chung chung mấy người tự hiểu. Khi bạn không đối thoại trực tiếp, người ta sẽ chọn cách hiểu là bạn không đang nói với họ và về họ.

Đời này quá nhiều việc để làm, quá nhiều thông tin để process rồi, không ai tự mang vác thêm bất kỳ thứ gì đang bị thả rông ngoài kia vào thân mình chi cho mệt. Giao tiếp chung chung, không cụ thể với ai là giao tiếp kém hiệu quả.

Tone of voice – Tông giọng trong giao tiếp công sở.

Mình không có phải nhà văn và càng không vào chỗ làm để viết văn. Cho nên, cách tiếp cận về hình thái tốt nhất là súc tích, trực diện, rõ ràng, dễ hiểu, tránh dài dòng văn tự, tránh sử dụng uyển ngữ hay từ ngữ khó hiểu, chung chung, mơ hồ, tránh xài từ cao siêu, chuyên môn không ai hiểu nổi để chứng tỏ bản thân, tránh sử dụng các từ viết tắt không thông dụng khiến cho người đọc hoang mang.

Hãy nhớ là mình viết cho người ta hiểu, không phải viết để chứng tỏ bản thân hay để làm khó người đọc.

Bạn viết mà người ta không hiểu thì bạn là người kém hoặc không có kỹ năng giao tiếp chớ chẳng hay ho gì đâu. Viết cho người không hiểu thì đừng viết, mất thời gian, vô hiệu quả, gây chuyện thêm chớ chả giải quyết được gì.

Vậy thôi. Cũng không quá phức tạp, nhưng cực kỳ quan trọng. Nếu muốn làm việc hiệu quả, làm lãnh đạo hiệu quả thì giao tiếp là một trong những kỹ năng bạn cần master – luyện tập thành sư phụ.

Trong đó, viết là một phần quan trọng và chính yếu của kỹ năng giao tiếp. Thử xem lại những gì mình đã viết xem đọc lại có hiểu không. Nếu không thì tập viết lại đi, vì nó thể hiện năng lực của một người làm việc chuyên nghiệp đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Facebook Ads đang thử nghiệm sản phẩm quảng cáo mới

Facebook đang phát triển sản phẩm quảng cáo mới trong Facebook Ads trước những ảnh hưởng của quyền riêng tư trong thời gian gần đây.

Theo thông tin từ BusinessInsider:

“Facebook đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển một sản phẩm quảng cáo mới không dựa vào bất kỳ thông tin cá nhân ẩn danh nào từ người dùng.

Với tên gọi là Basic Ads, sản phẩm quảng cáo mới sẽ nhắm đến các nhà quảng cáo thương hiệu đang cố gắng xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) và hình thành nhận thức về sản phẩm.

Facebook Basic Ads sẽ được đo lường bằng các số liệu cơ bản bao gồm mức độ tương tác và lượt xem video.”

Như đã phân tích ở trên, vì sản phẩm quảng cáo mới sẽ không tập trung vào việc nhắm mục tiêu thông qua dữ liệu hay bán hàng, mục đích chính của các nhà quảng cáo hay thương hiệu khi này là tiếp cận những người mới, những người có thể sẽ không bao giờ trở thành khách hàng (người mua) của thương hiệu.

Trọng tâm sẽ là xây dựng nhận thức chung về thương hiệu bằng cách tiếp cận một tệp khách hàng rộng hơn và không muốn nhắm mục tiêu đến bất kỳ đối tượng nào cụ thể.

Những ảnh hưởng lớn từ Apple.

Kể từ khi bản cập nhật ATT mới của Apple được áp dụng, Facebook cho biết công ty này sẽ mất khoảng 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong suốt năm 2022.

Như một phần của các phản ứng nhằm mục tiêu hạn chế các tổn thất do bản cập nhật này mang lại, sản phẩm quảng cáo mới của Facebook trong Facebook Ads sẽ giúp nền tảng này thu hút thêm nhiều nhà quảng cáo hơn tiếp tục sử dụng nền tảng để tiếp cận khách hàng mục tiêu, đặc biệt là khi mục tiêu của họ là xây dựng thương hiệu.

Facebook đang thử nghiệm Basic Ads tại châu Âu và Mỹ trước khi mở rộng sang các thị trường khác trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhà sáng lập siêu ứng dụng Yanolja – Con đường từ lao công thành tỉ phú

Lee Su-jin vươn lên từ nghèo khó trở thành tỉ phú với khối tài sản 2 tỉ USD nhờ cổ phần trong siêu ứng dụng du lịch Yanolja.

siêu ứng dụng Yanolja
Con đường Lee Su-jin từ lao công thành tỉ phú với siêu ứng dụng Yanolja

Khi thế giới mở cửa trở lại và các lĩnh vực từ du lịch cho đến khách sạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, Yanolja – siêu ứng dụng về du lịch của Hàn Quốc ghi nhận doanh thu trong quý 1.2022 tăng trưởng mạnh mẽ từ báo cáo thu nhập hằng quý đầu tiên, khi công ty chuẩn bị niêm yết cổ phiếu.

Báo cáo được công bố vào tuần trước cũng hé lộ số cổ phần nắm giữ trong Yanolja chính thức biến nhà sáng lập Lee Su-jin, từng làm lao công, trở thành tỉ phú.

Ông Lee, 44 tuổi, là CEO và cổ đông lớn thứ hai với 16,52% cổ phần. Còn vợ và hai cô con gái của Lee mỗi người sở hữu 5,18% cổ phần trong Yanolja.

Cổ đông lớn nhất là quỹ Vision Fund 2 trực thuộc SoftBank, khi mua lại 25,23% cổ phần với giá trị 1,7 tỉ USD vào tháng 7.2021, định giá Yanolja ở mức 6,7 tỉ USD.

Qua đó, Forbes ước tính Lee Su-jin và gia đình sở hữu khối tài sản ròng 2 tỉ USD (Forbes áp dụng mức khấu trừ 10% cho giá trị của công ty tư nhân).

Thành lập vào năm 2005, Yanolja, có nghĩa là “Này, cùng chơi nhé” (Hey, let’s play) trong tiếng Hàn Quốc, đã mở rộng quy mô từ mô hình khách sạn lưu trú ngắn ngày sang vận chuyển và gần đây là phần mềm điện toán đám mây (cloud computing) giúp các khách sạn và công ty lữ hành số hóa quy trình kinh doanh.

Công ty báo cáo doanh thu qua từng năm trong quý 1.2022 tăng 19%, đạt 100,5 tỉ won (80 triệu USD). Còn lợi nhuận thuần giảm nhẹ về 8,8 tỉ won (7 triệu USD) từ 9 tỉ won (7,16 triệu USD) trong cùng kỳ.

Nguồn thu của Yanolja chủ yếu từ dịch vụ đặt phòng và thu phí các khách sạn cũng như công ty lữ hành quảng cáo trên nền tảng của công ty này.

Trong những năm gần đây, Yanolja đã mở rộng quy mô của mảng kinh doanh dựa trên đám mây, như hệ thống quản lý hỗ trợ khách sạn quản lý số lượng đặt phòng và phân tích dữ liệu lớn (big data) dự đoán hành vi của khách hàng.

Doanh số từ mảng điện toán đám mây đóng góp 20,5% vào tổng doanh thu của Yanolja trong quý 1.2022, tăng khoảng 8,5% trong năm 2021.

Trong báo cáo thu nhập cho quý 1.2022, công ty cho biết dịch vụ số không tiếp xúc (non face to face) đã phổ biến rộng rãi trên toàn ngành nghỉ dưỡng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Yanolja cũng đưa ra có thêm nhiều khách sạn sử dụng phần mềm để giảm chi phí và nâng mức độ hiệu quả hoạt động trong đại dịch.

Vào tháng 4.2022, truyền thông địa phương đưa tin Yanolja có kế hoạch phát hành cổ phiếu trên sàn Nasdaq trong quý 3.2022.

Bên cạnh SoftBank, các nhà đầu tư khác của Yanolja bao gồm quỹ đầu tư Quốc gia Singapore GIC, Booking.com – doanh nghiệp khổng lồ về du lịch trực tuyến và SkyLake Investment, công ty vốn sở hữu tư nhân do Chin Dea-je, cựu giám đốc của Samsung Electronics, điều hành.

Tương tự như nhà sáng lập Kaokao Kim Beom-su, người giàu nhất Hàn Quốc trong danh sách Tỉ phú năm 2022, Lee Su-jin là câu chuyện về nghị lực vươn lên làm giàu. Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, Lee từng làm lao công tại các khách sạn trước khi thành lập Yanolja.

Lee Su-jin, tốt nghiệp cử nhân ngành kỹ thuật tại đại học Quốc gia Kongju (KNU) ở thành phố Gonju, miền trung Hàn Quốc, đã sử dụng những mối quan hệ với các nhà cung cấp giấy vệ sinh và chủ khách sạn để thành lập Yanolja, theo bài viết của Bloomberg News.

Ông Lee là thành viên mới nhất gia nhập vào nhóm tỉ phú tự thân của Hàn Quốc, với nền kinh tế chiếm thế áp đảo bởi các tập đoàn gia đình (chaebol).

Một ví dụ khác là Lee Seung-gun, từng làm trái ý cha mẹ để thành lập startup, lọt vào danh sách tỉ phú trong năm 2021 sau vòng gọi vốn trị giá 410 triệu USD.

Qua đó, định giá startup của anh, vận hành siêu ứng dụng fintech (công nghệ tài chính) Viva Republica ở mức 7,4 tỉ USD.

Biên dịch: Minh Tuấn

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Forbes Vietnam

Facebook và Microsoft rơi vào khủng hoảng

Đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến những gã khổng lồ công nghệ chịu nhiều ảnh hưởng xấu.

Source: Getty Images

Thời kỳ tăng trưởng kéo dài với doanh thu luôn đạt đỉnh, cơ hội làm việc rộng mở và giá cổ phiếu không ngừng tăng vọt của các Big Tech đang đi đến hồi kết.

Giờ đây, các tập đoàn đình đám này đang phải đối diện với một thực tế đen tối, buộc phải cắt giảm nhân sự, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh và tạm hoãn các kế hoạch mở rộng quy mô.

Điều này đã làm ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên, khó thu hút nhân tài trong ngành. Theo Bloomberg, nguyên nhân đến từ tình hình ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Big Tech thoái trào.

Hôm 23/5, mạng xã hội Snap vừa cắt giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận, đồng thời hạn chế tuyển dụng nhân sự mới trong thời gian tới. Ngay sau đó, Lyft, ứng dụng đặt xe tại Mỹ, cũng cho biết sẽ cắt giảm nhân viên và các chi phí vận hành khác.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các gã khổng lồ công nghệ khác. Tập đoàn Microsoft đã đề ra biện pháp giảm tuyển dụng mới ở một số bộ phận quan trọng.

Meta, công ty mẹ của Facebook, và Twitter cũng hạn chế thuê thêm nhân công nhằm giảm thiểu chi phí. Về phần Apple, công ty này cảnh báo doanh thu quý II/2022 sẽ thất thoát lên đến 8 tỷ USD do ảnh hưởng của chính sách Zero Covid ở Trung Quốc.

Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng sụt giảm 7 tuần liên tiếp, lập chuỗi giảm dài nhất trong 21 năm qua.

Những động thái này cho thấy vị trí của các tập đoàn công nghệ đã có phần lung lay trước nền kinh tế toàn cầu đầy biến động. “Lĩnh vực công nghệ không còn mang tính chắc chắn như trước đây vì những nhân tố cơ bản đang chống lại nó”, Tom Forte, nhà phân tích tại D.A. Davidson cho biết.

Mặt khác, nỗi lo mất việc cũng ám ảnh các nhân viên tại Thung lũng Silicon. Trên Blind, ứng dụng dành cho nhân viên, các cuộc thảo luận về việc các công ty hoãn tuyển dụng đã tăng gấp 13 lần chỉ trong vòng 1 tháng. Trong khi đó, chủ đề về sa thải tăng gấp 5 lần, chủ đề về suy thoái thị trường tăng gấp 50 lần.

Theo Layoffs.fyi, 126.000 nhân viên trong lĩnh vực công nghệ đã bị đuổi việc kể từ đầu đại dịch đến nay. Tháng trước, Netflix cũng cho biết hãng đã sa thải 150 nhân sự trước tình trạng đánh mất người dùng, cổ phiếu giảm mạnh. Với Meta, các quản lý đang có kế hoạch giảm tuyển dụng với một vài vị trí nhất định.

Trong khi đó, nhân viên của Twitter, lại phải đối diện với nguy cơ mất việc khi Musk lên nắm quyền lãnh đạo công ty.

CEO Parag Agrawal cũng gửi thông báo đến 7.500 nhân viên của mình rằng công ty mạng xã hội này sẽ thắt chặt chi tiêu, ưu tiên cho những nhu cầu quan trọng bằng cách cắt giảm các chi phí du lịch, marketing và tổ chức sự kiện.

Thắt lưng buộc bụng.

“Mọi người dần nhận ra công nghệ không chỉ thú vị mà còn gắn liền với đời sống thường ngày. Do đó, những gì đang diễn ra gần đây chỉ là thị trường đang tự điều chỉnh mình”, Russell Hancock, CEO của Joint Venture Silicon Valley. Song, ông cũng không khỏi lo ngại rằng lĩnh vực công nghệ sẽ dần mất đi khả năng đổi mới và sáng tạo.

Theo Bloomberg, nhằm chuẩn bị cho tình trạng kinh doanh bấp bênh trước mắt do khủng hoảng, các Big Tech đang dần “thắt lưng buộc bụng”, cẩn trọng trong việc lựa chọn các khoản đầu tư khác nhau.

Trước đó, vào năm 2020, Amazon từng chi mạnh tay vào nhân sự và quy mô nhà kho để đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao trong đại dịch nhưng chúng lại trở nên thừa thãi ở thời điểm hiện tại.

Amazon cho biết hãng đang sở hữu nhiều nguồn lực và mặt bằng hơn mức cần thiết, khiến nhiều nhân viên trở nên “vô công rỗi nghề” dù trước đây đảm nhiệm rất nhiều công việc thi công.

Hồi tháng 2, CEO Meta Mark Zuckerberg cũng cho biết công ty đang bắt đầu chuyển sang tập trung phát triển ứng dụng Reels, tin nhắn riêng tư và metaverse.

“Chúng tôi sẽ chuyển phần lớn nhân lực công ty vào các lĩnh vực này”, ông khẳng định. Meta còn cho hay sẽ nỗ lực thận trọng hơn với các khoản đầu tư bằng việc cắt giảm chi phí vận hành xuống còn 3 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Theo Zing

Các ứng dụng hẹn hò sẽ sớm biến mất?

Khi độc thân trở nên bình thường và có nhiều hội nhóm hướng đến đối tượng này, không ít người dự đoán app hẹn hò sẽ sớm biến mất, theo cây viết Lucy Cavendish của The Guardian.

Một năm trước, sau khi ly hôn một thời gian, tôi nghĩ mình có thể bước chân vào thế giới hẹn hò. Tôi không hào hứng với ý tưởng này vì đó không phải điều tôi mong đợi, nhưng quan trọng là phải xem liệu có hy vọng cho người từng đổ vỡ hay không.

Bạn bè cảnh báo tôi rằng hẹn hò trực tuyến không dành cho những tâm hồn mong manh. Nhưng vốn tính tò mò và là huấn luyện viên tình yêu đồng thời làm podcast về chủ đề hẹn hò, tôi nghĩ đã đến lúc mạo hiểm.

Chán ngấy app hẹn hò.

Điều tôi không ngờ là tìm được rất nhiều người chán ngấy ứng dụng hẹn hò. Hết lần này đến lần khác, các đối tượng tôi kết nối nói rằng họ cảm thấy mai mối trực tuyến gần đi tới hồi kết.

Tôi rất ngạc nhiên bởi từng tin rằng những ứng dụng này là chìa khóa để tìm kiếm tình yêu.

Tôi thử vào nhiều trang web lẫn ứng dụng hẹn hò như Elite Singles, Bumble, Tinder, Match, Muddy Matches, Pure. Nhóm phản đối có lý. Mọi người đang phát chán vì không thể tìm được sự kết nối và thấu hiểu qua mạng.

Ngoài ra, không ai thực sự biết cách hẹn hò như phải nói gì, gặp gỡ ở đâu hoặc nhận ra nếu đôi bên có cảm tình với nhau. Vì vậy, họ bỏ cuộc trong sự bối rối và thất vọng.

Một năm trôi qua, từ kinh nghiệm của bản thân, tôi tin rằng các ứng dụng hẹn hò có thể dần sụp đổ.

Tôi đánh giá cao rằng trong dịch Covid-19, hẹn hò trực tuyến là cách duy nhất để gặp gỡ người khác. Vì vậy, nó đảm bảo rằng không ai cảm thấy xấu hổ, bị sỉ nhục hoặc chế giễu là “trái tim cô đơn”.

Vấn đề là rất nhiều người không thực sự gặp mặt trực tiếp.

Có nhiều giả thuyết về điều này: mọi người không cảm thấy an toàn khi gặp gỡ hậu Covid-19. Họ chỉ tìm kiếm sự tán tỉnh, quan hệ tình dục hoặc công việc và cuộc sống quá bận rộn.

Những nguyên nhân sâu xa hơn cũng có thể tồn tại. Tôi thấy nhiều người nói rằng muốn hẹn hò nhưng trong sâu thẳm, họ cảm thấy bị tổn thương, thất vọng và bị phản bội rằng điều bản thân thực sự muốn là xem ai đó có quan tâm đến mình hay không. Do đó, sau khi đạt được điều mình muốn, mọi người ngừng giao tiếp.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy mọi người cư xử trên mạng tồi tệ hơn so với những gì họ làm ở đời thường.

Họ chế giễu ngoại hình, đột ngột biến mất, tấn công, phỉ báng, nổi loạn, không quan tâm đến đối tượng mình nói chuyện cùng khi đó chỉ là hồ sơ cá nhân, chưa chắc hoàn toàn là thật, cùng hình đại diện được chỉnh sửa thay vì con người bằng da bằng thịt ở bên ngoài.

Tôn vinh độc thân.

Cho dù có hàng trăm hay hàng nghìn ứng dụng hẹn hò, các nghiên cứu cho thấy mọi người đang gặp khó khăn hơn bao giờ hết khi tìm kiếm tình yêu.

Năm 1960, chỉ có 13% hộ gia đình ở Mỹ là độc thân. Bây giờ, con số đó là 28%, tương đương 37 triệu người. Nhiều trong số họ bất chấp tất cả với hy vọng tìm được người đặc biệt để sẻ chia cuộc sống.

Theo thống kê, nhiều người cũng độc thân ở Anh, với số lượng người trưởng thành sống một mình tăng hơn 8% trong thập kỷ qua.

Thông thường, nhóm này không phải muốn ở một mình, cũng không phải chưa cố gắng tìm kiếm tình yêu. Thực tế, nhiều người tìm kiếm tình yêu đích thực của mình trong nhiều năm.

Cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn 323 triệu người trên thế giới dùng ứng dụng hẹn hò.

Nhiều cá nhân nhận ra rằng họ có thể đang độc thân vui vẻ, nhưng muốn gặp gỡ người khác để trò chuyện hoặc chỉ đi chơi, tán tỉnh và không nhất thiết phải có mối quan hệ trọn vẹn 24/7.

Trong khi đó, các hội nhóm dành cho người độc thân bắt đầu được thành lập, ví như Otto Connection – nơi các thành viên tổ chức tiệc trưa và tối làm cầu nối hay tham gia các buổi biểu diễn, hòa nhạc.

Rất nhiều câu lạc bộ độc thân – cùng ăn tối, đọc sách và xem phim – cũng như đủ hội nhóm vui nhộn và đầy cảm hứng đang xuất hiện. Mọi người ăn mừng sự độc thân và nếu gặp ai đó thì thật tuyệt nhưng nếu không, họ sẽ tận hưởng cuộc sống của mình.

Các thành viên có thể đạp xe quanh bờ biển, chèo thuyền kayak, tập yoga, gặp gỡ những người cùng chí hướng thông qua ứng dụng thúc đẩy mọi người có cuộc sống xã hội.

Sophia Anne Ziegler, người sáng lập Otto Connection, nói: “Tôi muốn tạo ra nơi để mọi người gặp gỡ nhau trong môi trường không bị áp lực. Đó không phải là trang web hẹn hò. Nó đang định nghĩa lại độc thân là điều thú vị và đáng mơ ước”.

Sự thay đổi có thể đang diễn ra khi độc thân trở nên bình thường và các ứng dụng quảng bá sự kiện xã hội đông hơn trang web hẹn hò.

Đó là khái niệm thú vị và có thể giải phóng mọi người khỏi sự thất vọng về trải nghiệm đối với các ứng dụng hẹn hò và sự kỳ thị ngày càng lỗi thời về tình trạng độc thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

(Theo Zing)