Skip to main content

Thẻ: Bán lẻ

Uniqlo bắt đầu chiến lược bán quần áo đã qua sử dụng

Cửa hàng Tenjin của Uniqlo ở phường Chuo, thành phố Fukuoka, đã bắt đầu triển khai hoạt động bán quần áo đã qua sử dụng.

Hòa vào xu hướng tái chế đang lan rộng nhanh chóng tại Nhật Bản, từ tháng 4 vừa qua, cửa hàng Tenjin của Uniqlo ở phường Chuo, thành phố Fukuoka, đã bắt đầu triển khai hoạt động bán quần áo đã qua sử dụng.

Theo dữ liệu có được, để có thể bán những quần áo này, Uniqlo phải làm sạch và nhuộm lại quần áo tại một nhà máy chuyên dụng. Quần áo đã qua sử dụng nhìn chung có giá bán thấp hơn hàng mới, ngoại trừ một số mặt hàng được nhuộm lại.

Hiện có khoảng 300-400 mặt hàng luôn có sẵn tại cửa hàng Tenjin và sẽ chỉ được bán đến hết ngày 31/8. Sau đó, Uniqlo sẽ tổng hợp phản hồi của khách hàng để xác định liệu có tiếp tục mô hình này lâu dài hay không. Ngoài Tenjin, một cửa hàng khác cũng bày bán quần áo Uniqlo đã qua sử dụng là cửa hàng ở phường Setagaya thuộc thủ đô Tokyo.

Đại diện Bộ phận Quan hệ công chúng của Uniqlo cho biết Fukuoka là nơi có nhiều cửa hàng bán quần áo cũ nên công ty nhận thấy đây là khu vực phù hợp nhất để chạy thử chương trình, ngoài Tokyo. Trong khi đó, Giám đốc cửa hàng Tenjin, Yuko Mitsuki, bày tỏ hy vọng khách hàng sẽ thích thú với mặt hàng đã qua sử dụng và góp phần vào xu hướng tái chế đang lan rộng trong xã hội.

Trước đó, từ năm 2006, Uniqlo bắt đầu thu gom quần áo tồn kho tại các cửa hàng, chủ yếu giao đến các trại tị nạn. Công ty cũng tái chế các áo khoác lông vũ và tận dụng những sản phẩm tồn kho để làm thành vật liệu chống nóng, chống ồn. Tuy nhiên, các trại tị nạn chỉ có thể tiếp nhận một số lượng quần áo hạn chế, chưa kể tới những mặt hàng không phù hợp với người nhận vì lý do tôn giáo hoặc các lý do khác.

Ngoài Uniqlo, một số hãng quần áo khác trên thế giới cũng đang triển khai mô hình thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng và tận dụng những sản phẩm bị loại bỏ để góp phần nâng cao nhận thức về môi trường. Một trong số đó là hãng Onward Holdings Co., đặc biệt nổi tiếng với thương hiệu 23ku.

Hãng thời trang này đã bắt đầu thu gom quần áo cũ từ năm 2009, bán quần áo cũ từ năm 2014 và từ đầu năm nay có thêm hoạt động tái chế. H&M, một hãng quần áo nổi tiếng khác, cũng đã khởi động dự án phục hồi quần áo cũ từ năm 2013 để bán ở thị trường châu Âu và Mỹ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tại sao Apple yêu cầu nhà bán lẻ uỷ quyền gỡ hết sản phẩm của hãng trên gian hàng TikTok Shop

Chiều 31/5, cộng đồng nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam xuất hiện thông tin Apple cấm các nhà bán lẻ bán thiết bị của họ trên nền tảng TikTok Shop Việt Nam. Theo đó, kể từ sau 5h chiều 31/5, Apple yêu cầu các nhà bán lẻ uỷ quyền buộc phải gỡ hết sản phẩm của hãng trên gian hàng TikTok Shop. 

TikTok Shop là gì?

TikTok Shop (TikTok Shopping) là nền tảng hay công cụ mua sắm trực tuyến có thể truy cập trực tiếp từ mạng xã hội TikTok. Nó cho phép những người bán, thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đăng tải sản phẩm và bán hàng trên TikTok.

Quá trình mua bán giữa người bán và người mua được thực hiện hoàn toàn trong ứng dụng (in-app shopping), tức người dùng không cần rời khỏi nền tảng để xem chi tiết thông tin về sản phẩm hay tiến hành thanh toán.

TikTok Shop hay còn được gọi là Cửa hàng TikTok lần đầu tiên được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 với một số nhà bán lẻ được chọn tại thị trường Mỹ và Vương Quốc Anh, trước khi ra mắt rộng hơn tới các quốc gia khác trên toàn cầu.

Tính đến hiện tại, theo thông tin trực tiếp từ TikTok, TikTok Shop hiện có sẵn ở 9 quốc gia tại 3 vùng lãnh thổ khác nhau đó là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Trao đổi với người viết, đại diện một nhà bán lẻ uỷ quyền của Apple tại Việt Nam xác nhận có thông tin Apple yêu cầu gỡ sản phẩm trên nền tảng TikTok Shop. Tuy nhiên, theo vị này thông tin, đây là những ràng buộc điều kiện về pháp lý giữa Apple và đại lý.

“Apple đang tiến hành đánh giá lại các điều khoản và có thể sẽ siết chặt quy định bán hàng trên nền tảng online hơn so với trước kia. Hiện tại, chưa có quyết định chính thức. Phía hãng đang làm việc với các đại lý về điều khoản nhằm tới quyết định cuối cùng”, vị này cho biết.

Đơn vị thuộc top hai thị phần bán lẻ di động Việt Nam cũng cho biết động thái này không ảnh hưởng quá lớn tới hoạt động kinh doanh của chuỗi.

Theo email Apple gửi tới các đại lý tại Việt Nam mà chúng tôi xem được, gã khổng lồ công nghệ Mỹ nêu quan điểm:

“Chúng tôi được biết rằng bạn đã bán các sản phẩm của Apple thông qua cửa hàng của bạn trên sàn thương mại điện tử của TikTok tại Việt Nam mà không có sự cho phép bằng văn bản từ Apple trước đó.

Theo Điều khoản 3.4 của Thỏa thuận Đại lý Ủy quyền Apple được ký kết giữa bạn và Apple, với tư cách là Đại lý Ủy quyền của Apple, bạn phải nhận được sự cho phép bằng văn bản từ Apple trước khi bán các Sản phẩm Được Ủy quyền thông qua các địa điểm điện tử; và Apple có thể hạn chế sự cho phép của bạn bán các Sản phẩm Được Ủy quyền trực tuyến nếu bạn không tuân thủ các điều khoản của Thỏa thuận”.

Trong email thông báo này, Apple đã yêu cầu đại lý uỷ quyền gỡ gỡ bỏ danh sách sản phẩm của Apple khỏi gian hàng trên sàn thương mại điện tử TikTok Shop Việt Nam trước 5 giờ chiều ngày 31/5. Đồng thời, nhà sản xuất iPhone yêu cầu các bên tuân thủ thoả thuận nếu không Apple bảo lưu quyền thực hiện tất cả các biện pháp khắc phục được quy định trong thỏa thuận giữa hai bên.

Ngoài ra, phía Apple cho biết sẽ hướng dẫn đại lý quy trình cần làm để có được sự cho phép của Apple bằng văn bản trước khi bán các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử của TikTok tại Việt Nam.

Hiện Apple chưa phản hồi thông tin nói trên khi được yêu cầu bình luận.

Trao đổi với người viết đại diện TikTok Shop cho biết đây là vấn đề điều khoản thoả thuận giữa Apple và đại lý. “Apple chưa có bất kỳ vấn đề nào với phía TikTok Shop”, đại diện nền tảng thông tin.

Về vấn đề này, đại diện chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động và TopZone cho rằng đây là vấn đề của bên thứ ba và từ chối bình luận. Vị này khẳng định chuỗi sẽ tuân thủ quy định bán hàng đã thoả thuận với hãng.

Như đã đưa tin, FPT Shop là đơn vị tiên phong bán iPhone trên nền tảng TikTok Shop. Tháng 9/2023, trong đợt mở bán iPhone 15 Series, FPT Shop công bố đã thu về một triệu USD trên TikTok Shop và đạt thời gian xem trung bình cao nhất trên nền tảng này. Chuỗi này cũng cho biết đây là phiên live mang lại doanh thu cao nhất ngành hàng điện tử trên TikTok đến thời điểm đó.

Khi đó, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh trực tuyến FPT Retail, ông Từ Hoàng Thái, chia sẻ rằng việc FPT Shop đạt được kỷ lục ấn tượng trên TikTok chứng minh khả năng của họ trong kinh doanh trực tuyến và mang đến cho khách hàng sản phẩm Apple với giá hấp dẫn nhất.

“Chúng tôi cho rằng không thể thoát khỏi xu hướng của ngành thương mại điện tử thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, FPT Shop tiên phong mở bán iPhone 15 Series trên nền tảng trực tuyến, cụ thể là TikTok Shop”, ông Từ Hoàng Thái chia sẻ vào thời điểm đó.

Bên cạnh FPT Shop, hồi cuối tháng 3, chuỗi Di Động Việt cũng tung ra chiến dịch bán hàng livestream trên TikTok Shop cùng Hoa hậu Ngọc Châu cùng nhiều KOC, KOLs nổi tiếng khác. Năm ngoái, Di Động Việt cho biết chuỗi đã đạt nhiều thành công từ việc tiên phong bán hàng công nghệ qua livestream trên TikTok Shop.

Mỗi tháng, họ đều tổ chức các phiên livestream với những deal mua sắm hấp dẫn. Trong đợt livestream hồi tháng 4, Di Động Việt đã mở 12 phiên live liên tiếp trên kênh TikTok Di Động Việt Official và 50 kênh TikTok của các cửa hàng, để bán các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, MacBook đến điện thoại của Samsung, Xiaomi, OPPO.

Theo quan sát của người viết, tính đến 4h chiều 31/5, kênh TikTok Shop của Di Động Việt vẫn đang liên tục livestream bán iPhone. Tuy nhiên gần sát thời điểm “deadline” mà Apple đưa ra, các sản phẩm của Apple đã không còn xuất hiện trên các gian hàng của Di Động Việt. Tương tự, gian hàng TikTok Shop của FPT Shop đã gỡ bỏ các sản phẩm Apple ra khỏi danh mục. Thế Giới Di Động và TopZone có tài khoản TikTok nhưng không thiết lập gian hàng TikTok Shop.

Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Ngành hàng Apple Di Động Việt, bà Văn Thị Ngọc Yến cho biết: “Di Động Việt đã nhận thông báo vào ngày 23/5 từ Apple. Sau đó, hệ thống cũng đã có kế hoạch về các phiên live bán hàng cũng như gian hàng trên TikTok Shop và vẫn đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của hãng về việc gỡ các sản phẩm Apple trước 17h ngày 31/5/2024”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo: Doanh nghiệp & Kinh doanh

Pharmacity được cho là đã huy động thêm vốn thành công từ Avenue Capital Group

Chuỗi nhà thuốc Pharmacity được cho là đã huy động vốn thành công từ Avenue Capital Group (Mỹ), theo DealStreetAsia. Đây là khoản đầu tư được thực hiện vào năm ngoái. Một trong những nguồn tin tiết lộ rằng giá trị của khoản tài trợ khoảng 40 triệu USD. Pharmacity từ chối bình luận.

Avenue Capital Group là tập đoàn có trụ sở tại Mỹ, tập trung vào cho vay chuyên biệt, tín dụng và các khoản đầu tư đặc biệt khác ở Mỹ, châu Âu và châu Á. Theo website của công ty, Avenue Capital đã triển khai khoảng 100 tỷ USD đầu tư và hiện đang quản lý khối tài sản trị giá 12,2 tỷ USD.

Chiến lược châu Á của họ do Anil Gorthy điều hành với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ quá trình đầu tư vào các khoản nợ được bảo đảm cao cấp của các công ty châu Á – những công ty có tài sản thế chấp đáng kể.

Công ty đã đóng quỹ Avenue Asia Special Situations Fund VI vào năm 2022. Theo hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ vào tháng 4/2024, đây là quỹ hàng đầu thứ 6 châu Á có giá trị tài sản ròng là 636,8 triệu USD.

Tổng cộng, Avenue Asia Capital Management thuộc Avenue Capital Group quản lý khối tài sản trị giá 1,62 tỷ USD. Một số khoản đầu tư nổi tiếng của công ty tại châu Á gồm Asset Reconstruction Company
(Arcil) ở Ấn Độ; Wuxi Qiaolian Wind Power Technology và Ambow Education ở Trung Quốc.

Cuối năm ngoái,  xuất hiện thông tin cổ đông ngoại của Pharmacity cảm thấy lo lắng về tình hình kinh doanh cũng như biến động ở thượng tầng lãnh đạo. TheoTạp chí Nhà Quản Trị, đại diện một quỹ đầu tư có hoạt động ở Việt Nam cho biết đã nhận được lời đề nghị bán vốn tại Pharmacity, nhưng không tiết lộ con số cụ thể ở thời điểm đó.

Cũng trong giai đoạn này, Pharmacity đã tiến hành “thay tướng” khi thông báo bổ nhiệm ông Deepanshu Madan vào vị trí CEO khi bà Trần Tuệ Tri công bố kế hoạch từ nhiệm. Bà Tuệ Tri ngồi ghế điều hành chuỗi dược phẩm này vào tháng 9/2022.

Theo giới thiệu, ông Deepanshu Madan từng dẫn dắt các khoản đầu tư thành công vào chuỗi nhà thuốc Yifeng (một trong những chuỗi nhà thuốc lớn nhất Trung Quốc), chuỗi bệnh viện Max Healthcare (chuỗi bệnh viện tư nhân lớn thứ ba Ấn Độ) và Vmart (một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Ấn Độ).

Ngoài ra, ông cũng từng làm việc trong lĩnh vực tư vấn, ngân hàng, nhiệm vụ chính phát triển danh mục đầu tư bán lẻ và chăm sóc sức khỏe của quỹ TR Capital tại châu Á trong 5 năm.

Pharmacity được nhà sáng lập Cris Blank cùng hai cộng sự đã thành lập từ năm 2011 khi nhận ra thói quen tìm đến hiệu thuốc để tìm tư vấn của người tiêu dùng Việt Nam, thay vì đi tới phòng khám. Ý tưởng xây dựng một hệ thống bán lẻ nhà thuốc hiện đại đã được nhen nhóm từ đó và nhanh chóng tăng trưởng. Trong giai đoạn cực thịnh, Pharmacity là chuỗi nhà thuốc hiện đại lớn nhất Việt Nam và chuỗi từng đặt mục tiêu chạm mốc 5.000 cửa hàng vào năm 2025.

Tuy nhiên, kể từ khi chuỗi Long Châu của FPT Retail bắt đầu tiến vào thị trường dược phẩm, thị phần của Pharmacity dần bị đánh mất và chính thức bị Long Châu vượt mặt vào khoảng đầu năm 2023. Tính đến tháng 2/2023, chuỗi này chỉ còn 936 cửa hàng trên toàn quốc nhưng ở thời điểm ngày 24/5, Pharmacity chỉ còn 895 cửa hàng, theo công bố trên website.

Trong khi đó, hết quý I/2024, FPT Retail có 1.587 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc. Với chuỗi nhà thuốc An Khang của Đầu tư Thế Giới Di Động, hệ thống này 526 cửa hàng đang hoạt động tính tới cuối tháng 3.

CEO mới của Pharmacity từng cho biết công ty đảm bảo dấu chân cửa hàng “phù hợp với khách hàng”. Ngoài ra, ông Madan cũng nêu kế hoạch đưa Pharmacity tăng cường sự hiện diện ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực miền Trung của Việt Nam.

“Chúng tôi đã thực hiện một số thay đổi đáng kể trong các cửa hàng của mình mà tôi tin là rất quan trọng để thúc đẩy lợi nhuận cho toàn công ty”, ông Madan nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hành trình 40 năm của Uniqlo: Từ một cửa hàng nhỏ tại ngoại ô Tokyo đến hơn 2.400 cửa hàng trên toàn cầu

Từ một cửa hàng nhỏ tại ngoại ô Tokyo, đến nay, hệ thống bán lẻ của Uniqlo đã phát triển mạnh mẽ và đạt đến con số hơn 2.400 cửa hàng trên toàn cầu.

Hành trình 40 năm của Uniqlo

Ngày 2/6/1984, Uniqlo khai trương cửa hàng đầu tiên tại vùng ngoại ô của Nhật Bản. Vào thời điểm đó, Uniqlo vẫn còn được biết đến với tên gọi Unique Clothing Warehouse (Kho trang phục độc đáo) – lấy ý tưởng về một cửa hàng nơi khách hàng có thể dễ dàng mua sắm trang phục chất lượng với giá cả hợp lý.

Trong cuốn hồi ức của mình, ông Tadashi Yanai, nhà sáng lập của Uniqlo tiết lộ nguồn cảm hứng cho phong cách mua sắm “tự phục vụ” này đến từ một cửa hàng dành cho sinh viên tại trường đại học mà ông ghé thăm trong chuyến đi đến Hoa Kỳ. Nhưng thay vì chỉ tự phục vụ, ông đã điều chỉnh nó thành một hệ tiêu chuẩn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đó cũng là bước khởi đầu cho chất lượng dịch vụ tại các cửa hàng Uniqlo ngày nay.

Năm 1985, Uniqlo tiếp tục khai trương cửa hàng thứ 2 tại quận Yamaguchi và là cửa hàng đầu tiên dọc theo con đường lớn, được thiết kế để phục vụ khách hàng đến bằng ô tô. Ông Yanai đã tự mình vẽ lên tường những hình minh họa đầy màu sắc cùng dòng chữ “Không phân biệt giới tính, độ tuổi hay kích cỡ”. Đây cũng là cửa hàng khởi xướng cho cụm từ viết tắt “UNI.CLO” mà sau này đã được đổi thành Uniqlo.

Đến năm 1988, Uniqlo mở cửa hàng đầu tiên tại quận Harajuku,Tokyo. Tất cả các sản phẩm đều được mang nhãn hiệu của Uniqlo, bước quan trọng để thương hiệu này tạo dựng được giá trị cơ bản là nơi có những sản phẩm chất lượng, với giá cả hợp lý.

Năm 2001, Uniqlo “xuất ngoại” với cửa hàng đầu tiên ra mắt tại London, kéo theo loạt các cửa hàng ở những thị trường quan trọng như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc… Đến nay, hệ thống bán lẻ của Uniqlo đã đạt đến con số hơn 2.400 cửa hàng trên toàn cầu.

Lý giải về độ phổ biến của Uniqlo trên toàn cầu, thương hiệu này cho biết chất lượng dịch vụ và tôn chỉ lấy khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động được đặt lên hàng đầu. Sự tinh tế của thương hiệu này còn thể hiện ở những phần bánh, cà phê, hoa tươi dành tặng khách hàng trong các dịp khai trương cửa hàng mới.

Bên cạnh đó, Uniqlo còn có riêng một sự kiện quan trọng với tên gọi Tuần lễ cảm ơn – diễn ra hai lần trong một năm, vào khoảng giữa và cuối năm để tri ân khách hàng.

Phát biểu tại buổi lễ khởi động Tuần lễ cảm ơn (Kanshasai) 2024 ngày 21/5, ông Nishida Hideki, Tổng Giám đốc Uniqlo Việt Nam, cho biết Uniqlo đã trải qua hành trình 40 năm kể từ khi thành lập.

“Năm 1984, Uniqlo khai trương cửa hàng đầu tiên tại vùng ngoại ô Nhật Bản. Sau 40 năm, chúng tôi đã trở thành thương hiệu toàn cầu với hơn 2.400 cửa hàng trên khắp thế giới”, ông Nishida Hideki nói.

Với mục tiêu đặt khách hàng là trọng tâm, Uniqlo luôn tôn trọng văn hóa địa phương của mỗi cửa hàng nơi chúng tôi có mặt, đồng thời nỗ lực mang lại các giá trị cho cộng đồng. Tuần lễ cảm ơn năm nay là dịp chúng tôi trân trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả khách hàng, vị CEO này cho biết.

Theo đó,Tuần lễ cảm ơn là sự kiện thường niên của Uniqlo, được tổ chức hai lần trong năm, nhằm tri ân các khách hàng đã yêu mến và ủng hộ thương hiệu. Sự kiện năm nay mang ý nghĩa đặc biệt khi kỷ niệm 40 năm hiện diện của Uniqlo trên toàn cầu.

Tuần lễ cảm ơn (Kanshasai) sẽ diễn ra trên khắp hệ thống 23 cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam từ ngày 24/5 đến ngày 2/6.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Lợi nhuận của Tập đoàn nắm 70% thị phần phân phối hàng hiệu ở Việt Nam tăng mạnh

Tập đoàn IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi năm 2023 tăng 33% so với năm 2022.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX),Công ty TNHH Xuất nhập khẩu  Liên Thái Bình Dương (IPPG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 143 tỷ đồng, tăng 33% so với thực hiện năm 2023. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 3,62%, cải thiện so với năm 2023 là 2,97%.

Đây là năm thứ hai IPPG công bố sơ bộ tình hình tài chính. Năm 2021, tập đoàn này lãi sau thuế gần 67 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tính tới cuối năm ngoái của IPPG là 3.953 tỷ, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 0,18 lần tức trên 700 tỷ.

IPPG – công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, là tập đoàn kinh doanh bản lẻ, chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước theo thông tin công bố trên website. Tập đoàn IPPG được thành lập năm 1986 và hiện có 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết.

Một số đơn vị thành viên nổi bật của IPPG như Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Châu Âu (ACFC),… Trong đó, DAFC phân phối loạt thương hiệu cao cấp như Versace, Rolex, Bvlagri, Burberry,… Các công ty ACFC và CMFC phân phối sản phẩm của các thương hiệu Levi’s, Nike, Mango.

Hiện ôngJohnathan Hạnh Nguyễn đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên và vợ ông là bà Lê Hồng Thuỷ Tiên làm Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật.

Ngoài ra, hai người con trai của ôngJohnathan Hạnh Nguyễn là ông Louis Nguyễn đang làm Phó Tổng Giám đốc Phát triển kinh doanh và ông Phillip Nguyễn làm Phó Tổng Giám đốc Phát triển dự án.

Theo Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tháng 11/2023, IPPG nâng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ lên 3.468 tỷ đồng. Trong đó, bà Lê Hồng Thuỷ Tiên nắm 59% vốn, ông Johnathan Hạnh Nguyễn sở hữu 1%. Còn hai con trai Nguyễn Phi Long (Phillip Nguyễn) và ông Nguyễn Quốc Khánh (Louis Nguyễn) mỗi người sở hữu 20% vốn của IPPG.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CNBC Mỹ: Hơn 50% người tiêu dùng cho biết sẽ chọn nhãn hàng riêng thay vì hàng có thương hiệu

Trong một báo cáo mới của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ được trích dẫn bởi CNBC, có hơn 54% người mua hàng cho biết họ dự định mua “nhiều hơn” hoặc “nhiều hơn một chút” các nhãn hiệu riêng (store-brand, private label) trong tương lai.

Cùng khảo sát, chỉ có 26% số người được khảo sát cho biết sẽ chọn các thương hiệu quốc gia (national brand) thay vì là các nhãn hàng riêng của cửa hàng.

Theo dữ liệu từ Morningstar, các cửa hàng tạp hóa có nhãn hiệu riêng tại các nhà bán lẻ lớn và kho hàng – chẳng hạn như Good & Gather của Target và Kirkland Signature của Costco – đang dần chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.

Lợi ích rõ ràng và thường được nhắc đến nhiều nhất của việc mua hàng nhãn hiệu riêng là giá cả, giá bán của các sản phẩm mang nhãn hàng riêng thường rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự nhưng đến từ các thương hiệu lớn.

51% những người dự định mua thêm hàng tạp hóa có thương hiệu tại cửa hàng cho biết họ làm như vậy vì hương vị và 47% cho biết vì chất lượng.

Noah Rohr, nhà phân tích tại Morningstar, cho biết sự thay đổi trong thái độ của người tiêu dùng có thể là do các nhà bán lẻ hiện đang giới thiệu các sản phẩm nhãn hiệu riêng của họ khác với những năm trước. “Họ đang cung cấp cho các sản phẩm nhãn hiệu riêng nhiều không gian trưng bày hơn và quảng cáo chúng nhiều hơn”.

Việc nhìn thấy một nhãn hàng riêng (thương hiệu nội bộ) trên cùng một tờ quảng cáo hoặc cùng một kệ với một thương hiệu tên tuổi sẽ báo hiệu cho người tiêu dùng rằng có lẽ chất lượng không quá khác biệt.

Krupski tin rằng đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nhãn hiệu riêng, trong khi lạm phát và “ví tiêu dùng bị thu hẹp” buộc người mua hàng phải thích nghi với các điều kiện mua sắm mới.

Cửa hàng tạp hóa Great Value của Walmart chứng kiến doanh số bán hàng tăng 9% từ năm 2021 đến năm 2023. Doanh số bán hàng tạp hóa nhãn hiệu riêng của Costco đã tăng 4% từ năm 2017 đến năm 2022.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Phiên bản Điện Máy Xanh tại Indonesia của MWG lỗ sâu trong quý 1 năm 2024

Với mô hình tương tự Điện Máy Xanh tại Việt Nam, Era Blue được kỳ vọng sẽ trở thành nhà bán lẻ điện máy hàng đầu tại Indonesia, góp phần nối dài chuỗi tăng trưởng cho Thế Giới Di Động trong tương lai.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) ghi nhận phần lỗ từ công ty liên doanh PT Era Blu Elektronik (Era Blue) gần 20,5 tỷ đồng trong quý đầu năm. Giá trị hợp lý của khoản đầu tư này tính đến thời điểm 31/3/2024 còn khoảng hơn 266 tỷ đồng.

Era Blue là thử nghiệm mới tại thị trường nước ngoài của MWG từ năm 2022, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thiết bị di động, thiết bị điện máy, đồ dùng gia đình và các thiết bị, máy móc khác tại Indonesia. Era Blue là liên doanh được thành lập bởi công ty Việt Nam và PT Erafone Artha Retailindo (Erafone), một công ty con của tập đoàn Erajaya.

MWG góp vốn vào Era Blue ngày 22/4/2022 theo nghị quyết của HĐQT ngày 28/12/2021 với số vốn ban đầu 181 tỷ đồng để nắm giữ 45% cổ phần tại liên doanh này. Đến cuối năm 2023, MWG đã tăng giá trị khoản đầu tư vào Era Blue lên 286,6 tỷ đồng nhưng tỷ lệ sở hữu vẫn duy trì ở mức 45%.

Trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của MWG không thay đổi từ đầu năm đến nay, Era Blue ước tính lỗ khoảng 45,5 tỷ đồng trong quý 1/2024.

Với mô hình tương tự Điện Máy Xanh tại Việt Nam, Era Blue được kỳ vọng sẽ trở thành nhà bán lẻ điện máy hàng đầu tại Indonesia, góp phần nối dài chuỗi tăng trưởng cho MWG trong tương lai. Trong năm 2023, chuỗi Era Blue đã thành công xây dựng được mô hình kinh doanh được người tiêu dùng đón nhận với hơn 38 điểm bán tại Indonesia.

Trong một chia sẻ hồi tháng 8 năm ngoái, lãnh đạo MWG cho biết triển vọng của Era Blue là rất lớn, gấp 2-3 lần Việt Nam, đồng thời thị trường bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Indonesia còn ở những bước sơ khai. Mảng bán lẻ (Retail) phần lớn thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống, hai hệ thống lớn nhất chiếm chưa tới 200 cửa hàng.

Theo lãnh đạo MWG, Era Blue mang đến giá cả cạnh tranh cùng dịch vụ khác biệt như khách mua hàng sẽ nhận dịch vụ trọn gói, từ lựa chọn hàng hóa tại không gian trưng bày phong phú, nhân viên tư vấn tận tâm, tới giao hàng, lắp đặt trong ngày, dịch vụ bảo hành nhanh chóng cùng chính sách đổi trả trong vòng 30 ngày… Đây chính là những điểm khiến MWG tự tin vào khả năng thắng lợi tại Indonesia thông qua Era Blue.

Hiện tại, Era Blue đang thử nghiệm triển khai mô hình kinh doanh supermini với diện tích 180-200m2 bên cạnh các mô hình cửa hàng chuẩn ban đầu với diện tích 250-300m2. Tính đến hết quý 1/2024, chuỗi Era Blue đã có 55 cửa hàng. Mô hình mini đang có doanh thu 4,5 tỷ đồng/cửa hàng, còn supermini có doanh thu 2,5 tỷ đồng/cửa hàng.

“Mức doanh thu này cao hơn rất nhiều so với Điện máy Xanh ở Việt Nam. Chúng tôi cũng đã đạt được hòa vốn lợi nhuận trước thuế và khấu hao (EBITDA) tại mỗi cửa hàng. Era Blue đặt mục tiêu hòa vốn cấp độ công ty trong năm nay”, ông Đoàn Văn Hiểu Em – thành viên HĐQT MWG chia sẻ.

Ông Hiểu Em cũng cho biết năm nay Era Blue vẫn có kế hoạch mở rộng nhưng không vượt quá 100 cửa hàng. Năm sau chuỗi này mới bắt đầu tăng tốc cho việc mở rộng hướng đến mục tiêu có 500 cửa hàng vào năm 2027 và vẫn đang đi đúng lộ trình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời Sống Pháp Luật

Chiến lược chiếm Top 1 thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam của Shopee

Tính đến quý 3/2023, Shopee đang chiếm 69,1% thị phần ngành thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam

Theo báo cáo về thị trường thương mại điện tử của Kirin Capital, thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, hiện nay cuộc chơi trên thị trường thương mại điện tử trong nước rơi vào tay 5 sàn thương mại lớn nhất là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop.

Trong đó, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại bán lẻ trực tuyến lớn nhất năm 2023 đã đạt mức 232.134 tỷ đồng, tăng trưởng 53,4% so với cùng kỳ năm 2022, với tổng số sản phẩm giao dịch thành công trên nền tảng lên tới 2,2 tỷ đơn vị.

Đồng thời, theo báo cáo của Metric.vn, ghi nhận kể từ đầu năm 2023 cho đến nay, sau khi có sự góp mặt của TikTok Shop trên sàn thương mại điện tử trong năm 2022, Shopee đang dần bị “ăn mòn” thị phần đáng kể từ 73% xuống còn 69,1% trong Quý 3 năm /2023.

Theo Kirin Capital, mặc dù mới chỉ chính thức tham gia thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam vào năm 2016, song chỉ mất vỏn vẹn 2 năm, Shopee đã chính thức vượt mặt Lazada và Tiki để trở thành trang thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam vào năm 2018.

Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee vẫn là sàn tThương mại điện tử có thị phần doanh thu cao nhất Việt Nam. Theo một báo cáo từ công ty dữ liệu YouNet ECI cập nhật đến ngày 25/12/2023 cho thấy, tháng 11/2023, 4 sàn thương mại điện tử mang về tổng cộng 31.195 tỷ đồng giá trị giao dịch đến từ 405.000 nhà bán hàng.

Và doanh thu bán hàng trong tháng 11/2023 cũng tăng trưởng 9,3% so với tháng 10. Trong đó, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu (GMV) với 72,7% (tương đương 22.674 nghìn tỷ đồng). Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17,2% thị trường và Lazada với 9% thị trường.

Theo Kirin Capital, chiến lược giúp Shopee thành công tại Việt Nam là chiến lược đốt tiền và chiến lược marketing.

Khi mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam, không chỉ riêng Shopee mà tất cả các sàn thương mại điện tử đã phải tham gia vào cuộc chạy đua “đốt tiền” để có thể tranh giành thị phần và thay đổi thói quen người dùng khi chuyển từ mua sắm tại siêu thị truyền thống hay chợ sang mua hàng trực tuyến.

Ngay từ thời điểm ra mắt vào năm 2016, Shopee đã phát động chiến dịch “đốt tiền” tại Việt Nam khi sử dụng tới chiêu “trắng doanh thu” trong liên tiếp 3 năm từ 2016 đến 2018 và tung ra hàng loạt các mã khuyến mãi nhằm chiếm lĩnh thị trường từ sớm.

Mặc dù sử dụng chiến lược ấy, thế nhưng kể từ năm 2019, Shopee đã lần đầu tiên ghi nhận doanh thu và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm. Đặc biệt trong năm 2022, theo số liệu từ Vietdata, Shopee đã lần đầu tiên báo lãi với con số 3.000 tỷ đồng, với doanh thu trong năm tăng vọt lên 11.000 tỷ đồng, bù đắp đến 40% tổng số lỗ luỹ kế của những năm trước đấy.

Kirin Capital cho rằng xét trên tầm nhìn dài hạn, chiến lược trên có khả năng dẫn đến lợi nhuận bền vững khi mà thói quen mua sắm trực tuyến tại Việt Nam trở nên phổ biến, từ đó thu hút thêm nhiều người dùng tham gia nền tảng và tạo ra một hệ sinh thái vững mạnh khiến cả người mua và người bán đều chịu một mức độ phụ thuộc nhất định vào nền tảng.

Đến khi đó, Shopee hoàn toàn có thể giảm dần những ưu đãi trước đây nhằm gia tăng lợi nhuận, đồng thời vẫn giữ được lượng khách hàng ổn định.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc phân tích dữ liệu, cơ sở khách hàng có thể giúp Shopee có thể đưa ra những gợi ý sản phẩm phù hợp với mong muốn của từng người.

Sau hơn 7 năm ra mắt thị trường Việt Nam, Shopee đang ngày càng tích hợp nhiều tính năng vào một app mua sắm, biến Shopee trở thành một mạng xã hội thu nhỏ nhằm xây dựng cộng đồng tương tác với những người khác, thông qua các tính năng như Shopee Live (phát trực tiếp), Shopee Games (chơi game trong ứng dụng, nhận khuyến mãi), Shopee Feed (bảng tin chia sẻ nội dung về mặt hàng), hay Shopee Live Chat (trò chuyện trực tiếp giữa người mua và người bán) ….

Kirin Capital đánh giá các chiến dịch Marketing của Shopee thường bắt kịp xu hướng và gây ấn tượng với người tiêu dùng. Nổi bật nhất trong những chiến lược Marketing của Shopee phải kể đến đó là việc tận dụng tốt các Influencer.

Cụ thể, nhận thấy tệp khách hàng trẻ tuổi chiếm đến hơn 30% tại thị trường Việt Nam, Shopee đã quyết định chọn những gương mặt đại diện là những gương mặt ngôi sao được giới trẻ đặc biệt chú ý như Sơn Tùng MTP, Tiến Dũng, hay thậm chí đầu tư mời cả nhóm ngôi sao đình đám hàng đầu Hàn Quốc là BLACKPINK làm gương mặt đại diện trong các chiến dịch quảng bá của mình.

Tận dụng sức nóng của những gương mặt đại diện, Shopee đã cho ra đời những TVC quảng cáo “bắt trend” đầy thú vị như đoạn quảng cáo sự kiện Birthday Sale 12.12 năm 2018 với bản hit “DDU-DU DDU-DU” của nhóm nhạc BLACKPINK, hay chiến dịch quảng cáo có sự góp mặt của Sơn Tùng MTP với câu Slogan vui tai “Thích Shopping, lướt Shopee” …

Mọi chiến dịch quảng cáo của Shopee đều gây được tiếng vang lớn, và đây được xem là thành công của hãng khi lựa chọn các Influencer (người có sức ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng) vô cùng hợp lý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo antt.nguoiduatin.vn

CEO Walmart nhận mức lương cao gấp gần 1000 lần so với nhân viên

Ông Doug McMillon, Giám đốc điều hành của Walmart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, vừa nhận được mức tăng lương đáng kể trong năm vừa qua.

Tổng lương thưởng của ông McMillon trong năm 2023 đạt hơn 26,9 triệu USD, tăng 1,6 triệu USD so với năm trước. Các khoản lương thưởng của vị CEO này bao gồm: 1,5 triệu USD lương cơ bản, 19,6 triệu USD cổ phiếu thưởng và 5,8 triệu USD các tiền thưởng khác.

Mức lương hiện tại của ông McMillon cao gấp 976 lần so với mức lương trung bình của nhân viên Walmart, là 27.642 USD/năm.

So sánh với các CEO khác, ông Brian Cornell, CEO của Target- nhà bán lẻ lớn thứ 7 của Mỹ, nhận mức lương thưởng tổng cộng 17,6 triệu USD trong năm 2023.

Ông Craig Jelinek, CEO Costco, trong năm 2023- năm cuối cùng tại nhiệm, nhận về 16,8 triệu USD. Tỷ lệ lương của họ lần lượt gấp 680 và 336 lần so với nhân viên bình thường.

Ông McMillon sở hữu hơn 5,1 triệu cổ phiếu Walmart, trị giá 306 triệu USD (tính đến ngày 26/4/2024). Kể từ năm 2009, Walmart đã trả cho ông McMillon tổng cộng gần 163 triệu USD cho vai trò điều hành tập đoàn của ông.

Mức lương của ông phản ánh thành công của Walmart trong những năm gần đây, với doanh thu hàng năm đạt 648 tỷ USD và hơn 2,1 triệu nhân viên trên toàn cầu.

Tuy nhiên, mức lương cao của ông McMillon cũng làm dấy lên những ý kiến trái chiều về sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội.

Walmart trước đó thông báo có kế hoạch xây dựng hoặc chuyển đổi hơn 150 cửa hàng theo quy mô lớn trong vòng 5 năm tới.

Phát ngôn viên của Walmart, ông Josh Havens cho biết một số địa điểm sẽ được mở rộng từ một địa điểm nhỏ thành một siêu trung tâm với đầy đủ các cửa hàng tạp hóa và hàng hóa, nhưng phần lớn sẽ là các cửa hàng mới.

Walmart hiện có hơn 4.600 cửa hàng trên toàn quốc và gần 600 kho hàng của Sam’s Club. Sam’s Club cũng đang trong quá trình mở rộng, với kế hoạch mở hơn 30 cửa hàng mới ở Mỹ.

Theo các chuyên gia trong ngành bán lẻ, Walmart đã có sự hiện diện rộng lớn trên nước Mỹ nhưng “gã khổng lồ” bán lẻ này nhận thấy vẫn còn cơ hội để phát triển lớn hơn nữa.

Nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ này là nhà tuyển dụng tư nhân lớn nhất, với khoảng 1,6 triệu nhân viên. Khoảng 90% dân số Mỹ sinh sống trong bán kính 10 dặm (tương đương 16 km) của một cửa hàng Walmart.

Với việc mở rộng quy mô trên, Walmart đang báo hiệu rằng họ coi các cửa hàng truyền thống là một phần quan trọng của tương lai, bất chấp sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với những công ty thương mại trực tuyến như Amazon và Shein, cũng như sự thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến và thị trường bên thứ ba.

Walmart cũng đang phát triển dựa trên tiềm lực khá vững chắc của mình so với các nhà bán lẻ khác, vốn đã chịu ảnh hưởng lớn hơn từ việc người tiêu dùng Mỹ giảm việc mua hàng hóa tùy ý.

Là nhà bán lẻ lớn nhất nước tính theo doanh thu, Walmart đã vượt qua lạm phát tốt hơn và thậm chí còn thu hút nhiều hộ gia đình có thu nhập cao hơn đến các cửa hàng của mình.

Giám đốc điều hành Walmart Mỹ John Furner cho biết nhà bán lẻ này có kế hoạch khởi động 12 dự án cửa hàng mới trong năm nay và sẽ chuyển đổi một trong những địa điểm nhỏ hơn thành Siêu trung tâm Walmart. Ông cho biết thêm việc mở hoặc mở rộng các cửa hàng không nằm trong kế hoạch cải tạo các cửa hàng khác của nhà bán lẻ này.

Ông Furner cho hay các cửa hàng mới sẽ cho thấy diện mạo hiện đại hơn của Walmart và việc này đang được triển khai rộng rãi hơn. Thiết kế “cửa hàng của tương lai” sẽ có bố cục đẹp mắt hơn, làm nổi bật các thương hiệu quần áo thời trang của nhà bán lẻ, bổ sung công nghệ như mã QR có thể quét được và có bảng hiệu sắc nét hơn.

Tháng 3/2024, Walmex, chi nhánh tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ tại Mexico, thông báo kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD trong năm 2024, tăng 19% so với năm 2023, nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có cũng như mở rộng chuỗi siêu thị tại nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh này.

Walmex cho biết trong tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD, 45% dành cho việc tái cấu trúc và nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, 29% dành để mở rộng và xây dựng thêm siêu thị, 15% dành cho công tác củng cố chuỗi cung ứng và 11% dùng để đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử (ecommerce).

Theo Giám đốc điều hành Walmex Guilherme Loureiro, hiện công ty đang có nhiều lợi thế để tiếp tục mở rộng chuỗi bán hàng tại Mexico, sau khi ghi nhận số lượng siêu thị mới mở trong năm 2023 đạt mức cao nhất trong 10 năm qua.

Tính đến cuối năm 2023, Walmex có 2.888 siêu thị tại Mexico và sử dụng 233.000 nhân công trực tiếp. Hiện Walmex chiếm tới 65% thị phần bán lẻ trong các chuỗi bán hàng theo mô hình siêu thị tại quốc gia Bắc Mỹ này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

AI là động lực tăng trưởng của ngành bán lẻ Thái Lan

Báo Bangkok Post (Thái Lan) ngày 22/4 đăng bài viết của chuyên gia Amit Suxena, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực ASEAN của Salesforce, một công ty phần mềm đa quốc gia dựa trên nền tảng đám mây chuyên về quản lý quan hệ khách hàng, đánh giá về vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành bán lẻ tại Thái Lan. Dưới đây là nội dung bài viết.

Tại Thái Lan, người ta thường coi mua sắm như một “sở thích”. Trong thời kỳ đại dịch, 94% người tiêu dùng Thái Lan cho biết mua sắm trực tuyến đã giúp ích cho họ trong thời gian phong tỏa vì COVID-19.

Ngành bán lẻ của Thái Lan vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế và được dự báo sẽ tăng trưởng 4-5% mỗi năm từ năm 2023 đến năm 2025, vượt xa mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Bán lẻ là trụ cột chính của nền kinh tế Đông Nam Á, đóng góp đến 16,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các nhà điều hành các điểm bán lẻ thường có quy mô lớn.

Nhưng dù lớn hay nhỏ, có một điều không thể phủ nhận là AI đang làm thay đổi trải nghiệm mua sắm và trở thành động lực chính cho tăng trưởng trực tuyến và lợi nhuận cho các nhà bán lẻ Thái Lan.

Trên toàn cầu, 77% doanh nghiệp thương mại điện tử đã sử dụng AI, với 29% đã triển khai đầy đủ và 48% đang thử nghiệm. Việc áp dụng các giải pháp AI khiến việc cung cấp trải nghiệm số một cách nhanh chóng, dễ dàng và được cá nhân hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Khai thác sức mạnh của AI sẽ biến tầm nhìn này thành hiện thực. Để làm được điều này, các nhà bán lẻ Thái Lan nên tập trung vào việc tích hợp AI vào các hoạt động thương mại điện tử, đồng thời tận dụng dữ liệu độc quyền của họ một cách an toàn và bảo mật.

AI có thể dự đoán và tổng hợp ra sao để giảm chi phí và giúp các nhà bán lẻ tăng lượng khách hàng trung thành? Kỳ nghỉ lễ Songkran luôn được đánh dấu bằng hoạt động mua sắm lễ hội phong phú ở Thái Lan. Trong mùa nghỉ lễ, việc kiểm soát các sản phẩm trong kho có thể là một thách thức dai dẳng.

Theo nghiên cứu của Salesforce, 52% các nhà lãnh đạo trên toàn cầu muốn có khả năng hiển thị tốt hơn về hàng tồn kho của họ, và các giải pháp thực thi bán lẻ được hỗ trợ bởi AI có thể giúp ích.

Việc Thái Lan áp dụng AI trong lĩnh vực bán lẻ phản ánh những xu hướng toàn cầu này, với các yếu tố chuyển đổi như dịch vụ khách hàng và AI dự đoán để quản lý hàng tồn kho đang phát huy tác dụng.

Sử dụng dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường, các nhà bán lẻ Thái Lan có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và chuẩn bị cho doanh số bán hàng cao hơn.

Sự kết hợp giữa tự động hóa và trải nghiệm liền mạch giúp các nhà bán lẻ Thái Lan vốn đang gặp khó khăn về thời gian và nguồn lực, đồng thời góp phần mang lại sự hài lòng chung cho khách hàng.

Bằng cách phân tích hành vi của người tiêu dùng, hiệu suất sản phẩm và mô hình bán hàng để hiểu điều gì thu hút họ, AI cũng đang giúp các nhà bán lẻ thiết kế màn hình và tài liệu quảng cáo tại cửa hàng bằng cách sử dụng dữ liệu đó.

Tất cả những điều này giúp tiết kiệm thời gian quý báu cho các nhóm bán hàng, tiếp thị và thiết kế, đồng thời cho phép họ tập trung vào việc ra quyết định mang tính chiến lược và sáng tạo hơn.

Lotus’s, một chuỗi bán lẻ lớn ở Thái Lan, đang hiện đại hóa và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng với Salesforce. Giờ đây, công ty có thể dựa vào một nền tảng dữ liệu khách hàng để cung cấp một nguồn “sự thật” duy nhất về khách hàng, mang lại trải nghiệm tốt hơn và tăng sự hài lòng của họ.

Lotus’s đã ra mắt thành công giải pháp thương mại điện tử và khách hàng thân thiết mới trong vòng một tháng và hiện có độ chính xác tương đương 98% của lượng hàng tồn kho.

Điều khiển từ xa mới

Điện thoại di động đang nhanh chóng trở thành thiết bị điều khiển từ xa để mua sắm, kết nối ngay lập tức người tiêu dùng với các thương hiệu khi họ điều hướng trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.

Kỷ lục 79% lưu lượng truy cập thương mại điện tử toàn cầu trong ngày Thứ Sáu Đen và Thứ Hai Mạng là trên điện thoại di động, tăng từ 76% vào năm 2022. Trên toàn cầu, lưu lượng truy cập mạng xã hội trên thiết bị di động là một kênh chuyển đổi quan trọng, chiếm 10% tổng số lượt giới thiệu đến các trang web bán lẻ.

Theo nghiên cứu của Meta, hoạt động mua sắm trực tuyến qua điện thoại di động tăng vọt trong những ngày siêu khuyến mãi ở Thái Lan, ảnh hưởng đáng kể đến giao dịch bán lẻ.

Khoảng 67% người mua sắm Thái Lan mua hàng vào cuối năm đã tìm thấy sản phẩm mới tại các cửa hàng thực tế, trong khi 74% khám phá chúng thông qua nền tảng di động. Điện thoại di động đã là kênh thống trị và sẽ tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ (Retail) ở Thái Lan.

Ngoài việc mở rộng cách thức và địa điểm mua sắm, khách hàng đang thay đổi cách thanh toán. Không có phương thức thanh toán nào minh họa cho hành vi thay đổi này nhiều hơn ví số — một danh mục rộng bao gồm TrueMoney và Rabbit Line Pay, cùng các loại khác.

Sự thuận tiện và kết nối sẽ vẫn là cốt lõi của đổi mới ví số. Các nhà bán lẻ Thái Lan cần lưu ý chính xác cách khách hàng lựa chọn thanh toán.

Khi nói đến việc thanh toán, với AI có khả năng tổng hợp và dự đoán, các nhà bán lẻ có thể áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để cá nhân hóa mọi khoảnh khắc trong hành trình của khách hàng.

Thông qua việc cá nhân hóa, các thương hiệu giờ đây có khả năng biến mọi tương tác mua sắm thành trải nghiệm có ý nghĩa và bổ ích, cho dù đó là thông qua việc giới thiệu một món quà hoàn hảo cho bạn bè hay tìm ưu đãi tốt nhất cho một thiết bị mới. Những trải nghiệm mua sắm như vậy là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài.

Duy trì tin tưởng

Điều quan trọng là năng suất và lợi nhuận do AI cung cấp không làm tổn hại đến niềm tin của người tiêu dùng. Khách hàng lo ngại về tác động xã hội của AI, lo ngại việc đưa ra những thành kiến và những hậu quả không lường trước được.

Theo báo cáo “Trạng thái khách hàng được kết nối” của Salesforce, 77% khách hàng Thái Lan bày tỏ lo ngại về khả năng các công ty sử dụng AI một cách phi đạo đức.

Để chống lại sự hoài nghi này và xây dựng niềm tin, các nhà bán lẻ có thể nhấn mạnh tính minh bạch trong việc truyền đạt cách sử dụng AI, làm rõ rằng nhân viên — chứ không phải công nghệ — mới là người điều khiển.

Nâng cao kỹ năng cũng trở thành một thành phần quan trọng để đảm bảo rằng các nhóm biết cách sử dụng các nguồn dữ liệu đáng tin cậy một cách an toàn và giữ an toàn cho dữ liệu của bên thứ nhất.

Cho dù mục tiêu của các nhà bán lẻ Thái Lan là đạt được mức tăng trưởng doanh thu hay hiệu quả lợi nhuận thì trọng tâm chính vẫn là nâng cao trải nghiệm của khách hàng, và AI có thể giúp ích.

Hơn bao giờ hết, không thể tăng tốc ngành bán lẻ nếu không có AI. Trong toàn bộ hoạt động tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng, AI sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận, năng suất và lòng trung thành của khách hàng, thay đổi ngành bán lẻ và thương mại mãi mãi.

Khi các nhà bán lẻ Thái Lan vượt qua những thách thức và cơ hội trong dịp lễ Songkran, việc sử dụng AI đáng tin cậy có thể góp phần mang lại trải nghiệm tích cực và có giá trị cho cả khách hàng cũng như nhà bán lẻ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

WinCommerce trở lại chiến lược mở mới với mục tiêu có hơn 4.000 cửa hàng trong năm 2024

Chuỗi WinCommerce lên kế hoạch có hơn 4.000 cửa hàng trong năm 2024, tương đương mỗi ngày sẽ xuất hiện thêm một điểm bán mới.

Trong đại hội đồng cổ đông hôm nay, bà Nguyễn Thị Phương – Tổng Giám đốc của WinCommerce (WCM), chủ quản chuỗi siêu thị Winmart và cửa hàng Winmart+, nói đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu trong năm 2023. Sang năm nay, chuỗi bán lẻ này sẽ quay trở lại chiến lược mở rộng điểm bán.

Công ty đặt mục tiêu mở mới 400-700 cửa hàng và siêu thị, tùy vào tình hình thực tế. Nếu thành công với mục tiêu tối đa, chuỗi này sẽ có hơn 4.000 điểm bán vào cuối năm nay. Doanh nghiệp này tập trung vào các mô hình riêng biệt cho từng khu vực và phân khúc khách hàng.

Ngoài nhân rộng mạng lưới kinh doanh, WinCommerce nêu chiến lược cạnh tranh về giá. Doanh nghiệp sẽ duy trì chỉ số giá ngang bằng hoặc cạnh tranh hơn so với thị trường.

Việc này đến từ gia tăng tỷ lệ sản phẩm mang nhãn hàng riêng và thương hiệu của Masan Consumer. Ngoài ra, họ cũng sở hữu công ty con chuyên về chuỗi cung ứng để xử lý các công việc hậu cần nội bộ giúp tiết giảm chi phí, từ đó có nhiều dư địa để tối ưu hóa chiến lược giá. Dự kiến, doanh thu thuần năm nay đạt 32.500-34.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 8-13% so với cùng kỳ.

Chiến lược mở mới cũng bắt đầu mang đến kết quả cho WCM. Trong quý I, doanh thu thuần tăng 8,5% so với cùng kỳ lên 7.957 tỷ đồng. Mô hình cửa hàng Winmart+ chiếm khoảng ba phần tư doanh thu. Biên lợi nhuận gộp tăng 2% lên mức hơn 24%. Riêng nhóm hàng nhu yếu phẩm tiếp tục đạt lợi nhuận thuần sau thuế dương.

WinCommerce là một trong những mũi nhọn tăng trưởng của Tập đoàn Masan trong năm nay. Bên cạnh đó, công ty hàng tiêu dùng Masan Consumer (MCH) cũng là một bộ phận quan trọng.

Doanh nghiệp này ra mắt cơm tự chín với giá bán dự kiến 100.000-150.000 đồng một hộp. Đây là sản phẩm thứ hai nằm trong ngành hàng thay thế bữa ăn tại nhà hàng (RMR), sau lẩu tự sôi.

Bà Nguyễn Trương Kim Phượng – Giám đốc Marketing cấp cao ngành hàng thực phẩm tiện lợi của Masan Consumer (MCH) cho biết với dòng sản phẩm mới, công ty lên kế hoạch mở rộng thị trường mục tiêu từ 1 tỷ USD của ngành hàng mì ăn liền lên 17 tỷ USD của ngành hàng thay thế bữa ăn nhà hàng (RMR).

Các sản phẩm mới của Masan có giá trăm nghìn đồng, cao hơn hẳn so với mức giá vài nghìn đến vài chục nghìn đồng của các sản phẩm ăn liền trên thị trường. Bà Phượng vẫn tự tin dòng sản phẩm này sẽ thành công vì MCH đã có kinh nghiệm “cao cấp hóa” trải nghiệm mì ăn liền từ món ăn mang tính chất chỉ phục vụ người dùng ở những thời điểm khó khăn thành bữa ăn ngon, bổ dưỡng và mang lại sự thoải mái.

Điều này giúp tăng định giá cho các sản phẩm. Bà tin các sản phẩm cao cấp mới sẽ không quá mắc với những người trẻ và nhân viên văn phòng vì “ngoài thức ăn, còn mang lại cho họ những trải nghiệm”.

Cao cấp hóa sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng của Masan Consumer trong thời gian tới. Họ sẽ dùng chiến lược này để mở rộng thêm thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong nước khi hiện tại công ty chỉ mới nắm giữ 8%. Đây cũng là chiến lược để MCH hướng tới thị trường thế giới.

Năm nay, Masan Consumer đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 32.500-36.000 tỷ đồng, tăng hơn từ hơn 8% đến gần 20% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc gia đình, cá nhân.

Với những kế hoạch trên, Tập đoàn Masan dự kiến đạt doanh thu thuần hợp nhất 84.000-90.000 tỷ đồng, tăng 7-15% so với cùng kỳ năm 2023. Còn lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số, dự kiến đạt 2.290-4.020 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 17% và gấp đôi so với năm 2023. Doanh nghiệp này lập các kịch bản khác nhau về điều kiện vĩ mô và kế hoạch đưa ra sẽ dựa trên từng kịch bản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Hơn 11.000 tỷ được các chị em chi tiêu cho làm đẹp trên các sàn thương mại điện tử trong quý 1 năm 2024

Tổng doanh thu bán lẻ 5 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop Quý 1/2024 đạt hơn 71.000 tỷ đồng, trong đó phần không nhỏ tới từ các món đồ chăm sóc da.

Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, bức tranh thị trường thương mại điện tử Việt Nam Quý 1/2024 hiện lên nhiều gam màu tươi sáng.

Theo số liệu của Metric, trong Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop) cán mốc 71.200 tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Quý 1/ 2023.

Con số này vượt xa kỳ vọng, bởi theo nhiều dự báo, doanh số thị trường thương mại điện tử năm 2024 sẽ chỉ tăng khoảng 35% so với 2023. Hơn nữa, số liệu trong báo cáo chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream, tức nguồn thu thực tế của các sàn còn có thể cao hơn nữa.

Cũng theo số liệu của Metric, 766,7 triệu đơn vị sản phẩm đã được giao thành công tới người tiêu dùng trong 3 tháng qua, tăng 83,21% so với cùng kỳ.

Với nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa được triển khai, người dân đang có xu hướng chi tiêu thoải mái hơn so với giai đoạn hậu Covid-19. Trong bối cảnh đó, mua sắm online đang ngày càng trở thành 1 phần không thể thiếu trong thói quen tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển chóng mặt về doanh số và sản lượng bán, Quý 1/2024 cũng ghi nhận một chỉ số vô cùng tích cực. Đó là số lượng nhà bán phát sinh đơn hàng có tốc độ tăng trưởng dương lần đầu tiên trong nhiều quý trở lại đây.

Bên cạnh sự hồi phục của nền kinh tế, doanh nghiệp ngày càng có niềm tin vào sự phát triển của thị trường bán lẻ (Retail) trực tuyến. Thương mại điện tử sẽ là sân chơi buộc các doanh nghiệp phải tham gia nếu muốn tiếp cận được với lượng khách hàng khổng lồ.

Tuy nhiên, đây cũng luôn là một thị trường đầy khốc liệt. Chỉ cần tìm mặt hàng bất kỳ trên sàn, người dùng có thể nhìn thấy hàng chục, hàng trăm nhà cung cấp. Vì vậy, với số lượng doanh nghiệp tăng lên, chắc chắn cuộc chiến trên nền tảng Ecommerce sẽ ngày càng phức tạp. Nhà bán hàng có thể bị đào thải bất cứ lúc nào nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Số liệu cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp địa phương đã có những bước tiến mạnh mẽ trên thị trường thương mại điện tử. Tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%.

Thương mại điện tử đã không còn là sân chơi riêng cho các doanh nghiệp tại các đô thị lớn mà đã có xu hướng mở rộng ảnh hưởng sang các tỉnh thành. Kho hàng đặt tại các tỉnh thành đã giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, giao hàng, thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu mua hàng của người dùng địa phương. ​

Ông Phạm Bảo Trung, Giám đốc kinh doanh Metric cho hay, ngành hàng Làm đẹp đang cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi xếp vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, ngành hàng Làm đẹp mang lại 11.250 tỷ đồng dựa trên số liệu từ cả 5 sàn thương mại điện tử top đầu. Tại đó, chăm sóc da mặt là nhóm sản phẩm phổ biến nhất với doanh số 3.223 tỷ đồng, gồm 22,32 triệu sản phẩm được bán ra.

Sở dĩ ngành Làm đẹp có thể duy trì vị thế từ năm này qua năm khác đến từ 3 đặc trưng ngành hàng, đó là sản phẩm có sức mua lại cao, nhiều chương trình khuyến mại so với cửa hàng offline, khách hàng lại phần nhiều là nữ – tệp khách hàng chủ yếu của các sàn thương mại điện tử“, ông Trung phân tích.

Quý 1/2024 cũng chứng kiến sự phát triển thần tốc của ngành hàng điện gia dụng, với mức doanh số tăng trưởng 146,8% và sản lượng bán tăng tới gần 370%.

Top đầu những sản phẩm bán chạy trong ngành hàng điện gia dụng đều có mức giá cao, điển hình như máy chiếu, robot hút bụi… Điều này cho thấy người tiêu dùng đã không còn ngại mua sắm những mặt hàng có giá trị trên sàn online, nếu nhà bán chứng minh được uy tín và chất lượng sản phẩm.

Theo dự báo của Metric, trong Quý 2/2024, tổng doanh số 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đạt mức 84.870 tỷ đồng, với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra, tăng lần lượt 19,2% và 13,57% so với Quý 1/2024. Đây là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được khi thị trường đã có bước khởi đầu hết sức tích cực. ​

Tuy nhiên, những biến động địa chính trị làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, sự xâm nhập từ các nhà bán nước ngoài và việc thay đổi chính sách từ một số sàn thương mại điện tử là những thách thức mà người bán hàng online sẽ phải đối mặt trong phần còn lại của năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

An Khang Pharma của MWG đang ở đâu trong cuộc đua giành thị phần

Thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam được nhận định là “miếng bánh” ngon với nhiều doanh nghiệp. Điều này đã thu hút nhiều “đại gia” trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ gia nhập thị trường như CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã: FRT) và CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG).

Tuy dư địa tăng trưởng lớn, nhưng cuộc cạnh tranh giành giật thị phần vẫn rất khốc liệt và trong “chặng đua” về đích, Thế Giới Di Động (MWG) đang có dấu hiệu chững lại.

Thế Giới Di Động mua lại cổ phần chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang vào năm 2017 và sau đó đổi tên thương hiệu thành An Khang. Tuy nhiên, tập đoàn bán lẻ này chỉ thăm dò thị trường dược phẩm trong thời gian đầu khi chỉ sở hữu 49% cổ phần chuỗi nhà thuốc thay vì nắm tỷ lệ chi phối tuyệt đối.

Đến cuối năm 2021, tập đoàn mới chính thức nâng tỷ lệ nắm giữ tại An Khang lên 100% và đặt ra những mục tiêu tăng tốc cho hệ thống này.

Thị trường bán lẻ thuốc tân dược được nhận định có nhiều dư địa tăng trưởng. Theo một nghiên cứu về chi tiêu tiêu dùng cho các sản phẩm y tế của Vietdata, số tiền chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2025, chi tiêu cho các sản phẩm y tế có thể đạt hơn 23 tỷ USD.

Đến nay, Việt Nam có hơn 60.000 nhà thuốc bán lẻ. Doanh thu của thị trường này đang tiệm cận con số 10 tỷ USD, dự kiến đến năm 2026 tổng doanh thu sẽ đạt 16 tỷ USD.

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường IMARC Group, với sự ảnh hưởng của làn sóng công nghệ số, các chuỗi nhà thuốc hiện đại đang phát triển nhanh chóng.

Số lượng ngày càng tăng của các cửa hàng và nền tảng bán lẻ dược phẩm trực tuyến đã cung cấp nhiều loại thuốc và việc giao thuốc đến tận tay người tiêu dùng đúng thời gian là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Tuy nhiên, các chuỗi nhà thuốc hiện đại này mới chỉ chiếm khoảng 15% thị trường ở thời điểm hiện tại. Do vậy, dự kiến con số này sẽ tăng lên đáng kể và các chuỗi nhà thuốc hiện đại sẽ là mục tiêu mà các doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm hướng tới.

Tuy nhiên, cơ hội lớn sẽ tạo ra cạnh tranh nhiều. Thực tế, việc kinh doanh chuỗi nhà thuốc là không hề dễ dàng. Chuỗi An Khang của Thế Giới Di Động được dự báo đến 2025 cũng chưa thoát lỗ.

Cụ thể, mới đây Công ty Chứng khoán SSI dự báo chuỗi nhà thuốc An Khang tiếp tục lỗ lần lượt 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng năm 2024 – 2025. Trước đó, An Khang đã ghi nhận lỗ 306 tỷ đồng và 343 tỷ đồng trong các năm 2022 và 2023.

Theo SSI, các nhà thuốc thương mại hiện đại ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn để giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ lẻ và nhà thuốc bệnh viện, chiếm khoảng 85% tổng giá trị thị trường trong năm 2023.

Do An Khang không tập trung nhiều vào mảng thuốc kê đơn cho các bệnh mãn tính như đối thủ Long Châu nên An Khang sẽ khó giành được thị phần từ nhà thuốc bệnh viện.

Mặc dù vậy, An Khang vẫn có cơ hội giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ hơn này trong dài hạn nhờ yếu tố có hóa đơn điện tử, giúp bệnh nhân có thể làm đơn bồi thường từ bảo hiểm y tế tư nhân và thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

SSI cho rằng trong ngắn hạn nhà thuốc An Khang vẫn cần tinh chỉnh lại danh mục sản phẩm. Không giống như sản phẩm điện thoại điện máy, cơ cấu sản phẩm thuốc đa dạng hơn. Do đó, việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Công ty chứng khoán này dự báo chuỗi nhà thuốc vẫn có thể chưa có lãi trong năm 2024 và 2025.

SSI ước tính chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ đạt 2.500 tỷ đồng doanh thu (tăng 16% so với cùng kỳ) và 2.900 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ), nhưng lỗ 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025 (so với khoản lỗ 343 tỷ đồng trong năm 2023), tương ứng với biên lợi nhuận trước thuế giảm 16%, 13%, 8% trong các năm 2023, 2024, 2025.

Năm 2024, Thế Giới Di Động đưa ra kế hoạch phát triển cho từng chuỗi bán lẻ; trong đó, chuỗi Nhà thuốc An Khang đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần, và mang lại lợi nhuận từ năm nay. Chuỗi Nhà thuốc An Khang dự kiến đạt điểm hoàn vốn trước 31/12/2024.

Thực tế, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động đã tăng trưởng doanh thu hai chữ số vào năm ngoái, nhưng vẫn chưa đạt điểm hoà vốn bởi tốn nhiều chi phí nâng cấp cửa hàng và thử nghiệm để tìm “công thức thành công”.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Nhà thuốc An Khang, Thành viên Hội đồng quản trị Đầu tư Thế giới Di động, từng chia sẻ vào hồi giữa năm 2022 rằng ước tính thị trường bán lẻ dược phẩm ở Việt Nam có quy mô 7 – 8 tỷ USD và số lượng điểm bán khoảng 60.000. Kênh bệnh viện và nhà thuốc nhỏ có số lượng áp đảo, trong khi chuỗi nhà thuốc hiện đại mới chiếm khoảng 5% nên dư địa phát triển còn rất lớn.

Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng mạng lưới An Khang không thuận lợi như dự tính. Theo báo cáo kinh doanh cuối năm 2023, chuỗi này hiện có 527 nhà thuốc, tăng 27 điểm bán với thời điểm đầu năm.

Dù vậy, đây chưa phải là con số cao nhất trong năm bởi có những tháng công ty ghi nhận mạng lưới lên đến 540 cửa hàng, nhưng sau đó phải tạm ngưng mở rộng và đóng cửa những nơi kinh doanh không hiệu quả để tập trung tăng doanh thu và cải thiện hiệu quả hoạt động trên mỗi cửa hàng nhằm đạt mục tiêu hoà vốn.

Vào năm 2023, ông Hiểu Em cho biết doanh thu tăng trưởng ổn định nhưng chuỗi này vẫn lỗ, do công ty không mở mới cửa hàng nhưng gần đây đã nâng cấp về danh mục sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, đội ngũ dược sĩ, hàng tồn kho…

Việc nâng cấp cộng thêm thực hiện nhiều chương trình để thu hút khách hàng trở lại mua sắm làm tăng đáng kể chi phí hoạt động của chuỗi nhà thuốc An Khang.

Trong định hướng kinh doanh năm 2024, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động xác định mô hình kinh doanh của An Khang là chuỗi nhà thuốc ở những vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận, có diện tích nhỏ gọn trong khoảng 30 – 40 m2, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố trưng bày và đủ thuốc để phục vụ hầu hết nhu cầu của khách hàng. Ước tính, thuốc sẽ chiếm khoảng 65 – 70% danh mục sản phẩm kinh doanh.

Ban lãnh đạo công ty kỳ vọng chuỗi nhà thuốc này sẽ tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn trước cuối năm nay.

Công ty cho biết sẽ đầu tư theo chiều sâu để biến An Khang trở thành chuỗi dược phẩm hàng đầu về chăm sóc sức khoẻ, đa dạng hoá danh mục sản phẩm.

“Năm nay, An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công”, lãnh đạo công ty nói.

Đối thủ của An Khang, chuỗi nhà thuốc Long Châu đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới để củng cố vị thế là nhà bán lẻ thuốc lớn nhất Việt Nam trong khi các đối thủ khác đang thu hẹp quy mô hoạt động hoặc tạm ngừng mở rộng. Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2023, trong khi đại gia bán lẻ FPT Retail (Mã: FRT) đã mở mới 560 nhà thuốc để nâng tổng số cửa hàng Long Châu lên con số 1.497, vượt qua Pharmacity để trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 cả nước.

Pharmacity từng là nhà bán lẻ thuốc lớn nhất tính đến giữa năm 2022 với hơn 1.100 cửa hàng, đã giảm mạnh chuỗi cửa hàng xuống dưới 1.000 cửa hàng tính đến cuối năm 2023. Cùng đó, sự biến động về cổ đông lớn và nhân sự cấp cao vào hồi cuối năm 2022 cũng cho thấy tụt lại của Pharmacity trong cuộc đua mở rộng chuỗi nhà thuốc với Long Châu.

Tương tự, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động cũng có dấu hiệu chững lại, hết năm 2023 chuỗi chỉ có 527 cửa hàng sau khi nhanh chóng mở rộng mạng lưới lên 500 cửa hàng vào năm 2022.

Như vậy, thay vì tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô để đạt mục tiêu 800 cửa hàng vào cuối năm 2022, Thế Giới Di Động đã chậm lại, trước khi đưa ra quyết định tạm ngừng mở mới vào năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon xoá bỏ mô hình cửa hàng không cần thu ngân

Amazon sẽ loại bỏ mô hình “Just Walk Out” – cho phép khách hàng mua sắm và rời khỏi cửa hàng mà không cần đến quầy thanh toán, tại các cửa hàng Amazon Fresh.

Amazon đã quyết định loại bỏ bớt mô hình Just Walk Out và chuyển hoàn toàn sang Dash Carts, theo The Verge. Trái ngược với việc cho phép khách hàng rời khỏi các cửa hàng mà không cần thanh toán trực tiếp của Just Walk Out, Dash Carts sẽ yêu cầu khách hàng quét các sản phẩm trước khi cho chúng vào giỏ hàng.

Theo USA Today, quyết định của Amazon sẽ áp dụng lên các cửa hàng Amazon Fresh, chứ không ảnh hưởng đến Amazon Go, vốn là các cửa hàng tiện lợi nhỏ hơn.

Hiện tại, có hơn 40 cửa hàng Amazon Fresh ở Mỹ và 27 trong số đó sử dụng công nghệ Just Walk Out, tức là số cửa hàng này sẽ chuyển sang công nghệ Dash Carts. Các cửa hàng còn lại đã sử dụng Dash Carts.

Công nghệ Just Walk Out sẽ tiếp tục được cung cấp tại các cửa hàng Amazon Go, các cửa hàng Amazon Fresh quy mô nhỏ hơn ở Anh, cũng như ngày càng nhiều nhà bán lẻ bên thứ ba. Có hơn 130 địa điểm của bên thứ ba sử dụng công nghệ Just Walk Out ở Mỹ, Anh, Australia và Canada, tại các địa điểm như sân bay, cửa hàng đại học và quán cà phê 

Công nghệ trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong Just Walk Out sẽ gửi hóa đơn cho khách hàng sau khi họ lấy đồ trên kệ và rời khỏi cửa hàng, từng được Amazon hào hứng giới thiệu đã gặp phải sự phàn nàn từ khách hàng.

Trong một email, Amazon cho biết họ quyết định loại bỏ công nghệ “Just Walk Out” do phản hồi từ khách hàng.

Jessica Martin, phát ngôn viên của Amazon, cho biết: “Chúng tôi nhận được phản hồi từ khách hàng rằng mặc dù họ thích lợi ích của việc bỏ qua quầy thanh toán với Just Walk Out, nhưng khách hàng cũng muốn nắm bắt giá của các sản phẩm cùng ưu đãi, xem hóa đơn khi họ mua sắm và biết được họ đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền”.

Theo The Information, Amazon dự tính tái cấu trúc toàn diện các cửa hàng Amazon Fresh. Động thái diễn ra trong bối cảnh họ chuẩn bị mở rộng các địa điểm Amazon Fresh vào cuối năm nay.

Mặc dù đã mua lại chuỗi bán lẻ cao cấp Whole Foods vào năm 2017, nhưng Amazon vẫn chưa thể kiểm soát được lĩnh vực bán lẻ truyền thống. Trong những năm qua, gã khổng lồ mua sắm trực tuyến đã đóng cửa tất cả các cửa hàng sách, cửa hàng 4 sao, cửa hàng Pop-up và ngừng mở rộng các cửa hàng Fresh.

Năm ngoái, họ đã đóng cửa các cửa hàng quần áo “Amazon Style” của mình. Hồi tháng 1, họ đã đóng cửa cửa hàng tạp hóa drive-up cuối cùng.

Theo USA Today, mô hình Dash Carts được thiết kế với một thiết bị với máy quét được gắn vào các giỏ hàng đặc biệt, cho phép khách hàng biết được giá cũng như ưu đãi mà mình nhận được khi mua sản phẩm đó và họ cũng dễ dàng theo dõi mức chi cho từng lần mua sắm. Đây là công nghệ đã được các nhà bán lẻ (Retailer) khác đã thử nghiệm ở Mỹ và châu Âu.

Người mua hàng sử dụng Dash Carts có thể quét mã QR trên ứng dụng Amazon của họ để bắt đầu duyệt qua cửa hàng. Mô hình này kết hợp giữa công nghệ thị giác máy tính và kết hợp cảm biến để giúp xác định những gì được đặt vào giỏ hàng. Khách hàng cầm một sản phẩm, quét nó trên các camera của Dash Carts và cho vào giỏ hàng như bình thường.

Khi mua sắm xong, không cần phải xếp hàng thanh toán, khách hàng đi qua làn Dash Carts để đi ra ngoài. Khách hàng vẫn có tùy chọn thanh toán với nhân viên thu ngân hoặc sử dụng các làn tự thanh toán

Hồi tháng 9 năm ngoái, Amazon cho biết họ đang thu hẹp quy mô camera thị giá chuyển sang sử dụng máy quét nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để theo dõi việc mua hàng của khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Người Việt chi tiêu hơn 71.000 tỷ đồng mua sắm trực tuyến trong 3 tháng đầu năm

Bán lẻ trực tuyến quý I ghi nhận tăng trưởng doanh số gần 79% so với cùng kỳ năm trước, vượt kỳ vọng của các nhà phân tích.

Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo startup này

‏Đi cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong nước, bức tranh về thị trường sàn thương mại điện tử (eCommerce) trong quý I cũng hiện lên nhiều gam màu tươi sáng. Theo dữ liệu từ Metric, tổng doanh số trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop) đã đạt mức 71.200 tỷ đồng, tăng trưởng tới 78,69% so với cùng kỳ năm 2023. ‏

‏Con số này vượt xa kỳ vọng bởi theo nhiều dự báo, doanh số thị trường thương mại điện tử năm 2024 sẽ chỉ tăng khoảng 35% so với 2023. Đồng thời, 766,7 triệu đơn vị sản phẩm đã được giao thành công tới người tiêu dùng trong 3 tháng qua – tăng 83,21% so với cùng kỳ.

Nhà phân tích nhận định với nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa được triển khai, người dân đang có xu hướng chi tiêu thoải mái hơn so với giai đoạn hậu COVID-19. Và mua sắm online đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen tiêu dùng.‏

‏Cùng với sự phát triển chóng mặt về doanh số và sản lượng bán, quý I cũng đã ghi nhận một chỉ số vô cùng tích cực: số lượng nhà bán phát sinh đơn hàng có tốc độ tăng trưởng dương – lần đầu tiên trong nhiều quý trở lại đây. ‏

‏Có thể nói, bên cạnh sự hồi phục của nền kinh tế, doanh nghiệp đang ngày càng có niềm tin vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến. Thương mại điện tử sẽ là sân chơi buộc phải tham gia nếu muốn tiếp cận số lượng khách hàng khổng lồ. Tuy nhiên, thương mại điện tử luôn là một thị trường đầy khốc liệt, nếu chỉ cần tìm mặt hàng bất kỳ trên sàn, người dùng có thể nhìn thấy hàng chục, hàng trăm nhà cung cấp. ‏

Vì vậy, với số lượng doanh nghiệp tăng lên, chắc chắn cuộc chiến trên nền tảng Ecommerce sẽ ngày càng phức tạp. Nhà bán có thể bị đào thải bất cứ lúc nào nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

‏Hiện nay, các doanh nghiệp địa phương cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ. Tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%. Thương mại điện tử đã không còn là sân chơi riêng cho các doanh nghiệp tại các đô thị lớn mà đã có xu hướng mở rộng ảnh hưởng sang các tỉnh thành.

‏Kho hàng đặt tại các tỉnh thành đồng thời giúp rút ngắn thời gian vận chuyển – giao hàng, thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu mua hàng nhanh chóng của người tiêu dùng ở địa phương. ​Tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%.​‏

‏Sản phẩm làm đẹp được mua online nhiều nhất‏

‏Với việc mang lại tổng cộng 11.250 tỷ đồng cho cả 5 sàn thương mại điện tử trong ba tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.

Ông Phạm Bảo Trung – Giám đốc kinh doanh Metric chia sẻ, sở dĩ làm đẹp có thể duy trì vị thế từ năm này qua năm khác đến từ ba đặc trưng ngành hàng: sản phẩm có sức mua lại cao, nhiều chương trình khuyến mại so với cửa hàng offline, khách hàng phần nhiều là nữ – tệp khách hàng chủ yếu của các sàn thương mại điện tử. Chăm sóc da mặt là nhóm sản phẩm phổ biến nhất với doanh số 3.223 tỷ đồng, với 22,32 triệu sản phẩm được bán ra. ‏

‏Bên cạnh đó, quý I chứng kiến sự phát triển thần tốc của ngành hàng điện gia dụng, với mức doanh số tăng trưởng 146,8% và sản lượng bán tăng tới gần 370%. Top đầu những sản phẩm bán chạy đều có mức giá cao, điển hình như máy chiếu, robot hút bụi,… Điều này cho thấy người tiêu dùng đã không còn ngại mua sắm những mặt hàng có giá trị trên sàn online nếu nhà bán chứng minh được uy tín và chất lượng sản phẩm. ‏

‏Metric dự báo quý II, tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đạt mức 84.870 tỷ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 19,2% và 13,57% so với quý I. Đây là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được khi thị trường đã có bước khởi đầu hết sức tích cực. ​‏

‏Tuy nhiên, những biến động địa chính trị làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, sự xâm nhập từ các nhà bán nước ngoài và thay đổi chính sách từ 1 số sàn thương mại điện tử với trọng tâm đề cao người mua,… sẽ là những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nếu muốn phát triển trong phần còn lại của năm 2024. ‏

‏Tìm hiểu kỹ thị trường, lựa chọn sản phẩm và sàn thương mại điện tử để kinh doanh, đề ra chiến lược hiệu quả dựa trên những số liệu và phân tích thực tế sẽ là hướng đi đúng cho nhà bán trong giai đoạn hiện nay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Không chỉ có nhà thuốc, Long Châu sắp thâm nhập thị trường tỷ đô mới

Lãnh đạo nhà thuốc Long Châu tiết lộ định hướng mới là trở thành một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn diện (healthcare), huy động thêm vốn để cho tham vọng phát triển thị trường hàng chục tỷ USD.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail – Mã : FRT), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bạch Điệp tiết lộ công ty có định hướng mới dành cho Long Châu thay vì chỉ cạnh tranh ở lĩnh vực bán lẻ thuốc.

“Long Châu định hướng trở thành công ty healthcare – một hệ sinh thái toàn diện về sức khoẻ trên nhiều lĩnh vực. Đây là mảng cực kỳ lớn và tiềm năng”, bà Nguyễn Bạch Điệp nói.

Theo người đứng đầu doanh nghiệp, vòng đời chăm sóc sức khoẻ con người bao gồm: Y tế dự phòng, Chuẩn đoán, Điều trị, Nhà thuốc, Chăm sóc tại nhà và vấn đề bảo hiểm.

Lãnh đạo FPT Retail cho biết hệ sinh thái này được kết nối bởi các điểm chạm thông qua hệ thống cửa hàng, website, ứng dụng y tế, tổng đài, mạng xã hội

“Long Châu đã đặt chân vào nhiều lĩnh vực trong vòng đời chăm sóc sức khoẻ. Chẳng hạn các trung tâm tiêm chủng là một hình thức y tế dự phòng, quy mô thị trường này khoảng 1-3 tỷ USD”, bà Điệp nói về điểm chạm đầu tiên.

FPT Retail đã triển khai hệ thống tiêm chủng là đã bước vào hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ. Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển 100 trung tâm vắc xin mới để hình thành hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, Long Châu cũng có chuỗi nhà thuốc đang dẫn đầu thị trường. Năm 2024, doanh thu của Long Châu dự kiến tăng hai chữ số và công ty cũng lên kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc mới để nâng tổng số cửa hàng lên 1.900 tại cuối năm 2024. Theo bà Diệp, quy mô thị trường bán lẻ thuốc vào khoảng 7 tỷ USD.

Một điểm chạm mới trong vòng đời chăm sóc sức khoẻ là dịch vụ Long Châu 24/7. Đây là dịch vụ khám sức khỏe tại nhà cho khách hàng, dự kiến ra mắt vào cuối quý II – đầu quý IV.

“60 – 70% khách hàng Long Châu là nhóm bệnh mãn tính, tức là họ phải gắn bó với thuốc cả đời. Đối với nhóm khách hàng này, Long Châu sẽ tiếp nhận hình ảnh kết quả đo lường chỉ số như huyết áp và số hoá dữ liệu để cung cấp những khuyến cáo về tình trạng cho người bệnh dựa trên các chỉ số đó, đồng thời thông báo trực tiếp tới người thân của bệnh nhân”, bà Diệp mô tả về dịch vụ Long Châu 24/7, cho biết công ty sẽ cung cấp dịch vụ bác sĩ từ xa, chăm sóc tại nhà cho nhóm khách hàng này.

Tiếp đến, Long Châu sẽ cho ra mắt dịch vụ bảo hiểm trong năm nay, hỗ trợ người bệnh mua thuốc, tức hình thức bảo đảm thuốc. Hiện, Long Châu đang làm việc với các bên bảo hiểm để xúc tiến lĩnh vực này.

Hiện, hai phân khúc còn thiếu trong hệ sinh thái dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của Long Châu là trung tâm xét nghiệm, chẩn đoán (quy mô 1 tỷ USD) và phòng khám, bệnh viện điều trị (quy mô 10 tỷ USD). Đây là các bước đi tương lai trong việc khép kín hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ.

“Các bạn trẻ bây giờ thích ở riêng nhưng vẫn lo lắng cho cha mẹ có tuổi, điều này để Long Châu lo… Trong tương lai, Long Châu sẽ triển khai thêm các dịch vụ dinh dưỡng, phòng gym, chăm sóc sắc đẹp trong toàn bộ hệ sinh thái của mình. Long Châu sẽ dựa trên tập khách hàng đông đảo cùng việc ứng dụng công nghệ AI để mang lại hiệu quả”, lãnh đạo FPT Retail chia sẻ.

Bà Nguyễn Bạch Điệp lấy ví dụ về thành công của các đơn vị chăm sóc sức khoẻ như ứng dụng PingAn Health (Trung Quốc) hay Walmart Care (Mỹ)…

Đây là những tên tuổi đã tận dụng thế mạnh về tên tuổi cũng như độ phủ, lượng khách hàng lớn cũng như công nghệ để xây dựng nên một hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ thành công, đạt giá trị hàng tỷ USD.

Chẳng hạn, yếu tố thành công của Walmart Care là tập trung vào nhóm đối tượng bệnh mãn tính và

Long Châu đang hướng tới mô hình thành công như của Walmart Care với lợi thế hơn 15 triệu data khách hàng, độ phủ đạt khoảng 2.000 nhà thuốc vào cuối năm nay. Công ty sẽ hợp tác với các bên để ứng dụng công nghệ nhằm hoàn thiện vòng đời chăm sóc sức khoẻ.

Với tham vọng tham gia sâu rộng vào hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ quy mô hàng chục tỷ USD, lãnh đạo FPT Retail tiết lộ công ty có ý định huy động vốn thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư với tỷ lệ 10% cổ phần Long Châu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Doanh thu của gã khổng lồ thương mại điện tử PDD tăng trưởng nhanh chóng

Ông lớn thương mại điện tử giá rẻ PDD Holdings đã vượt qua ước tính về doanh thu quý IV, nhờ sự gia tăng mạnh mẽ về lượng người dùng và doanh số bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử giá rẻ Temu, theo South China Morning Post.

PDD báo cáo doanh thu đạt 88,88 tỷ nhân dân tệ (12,35 tỷ USD) trong quý cuối năm 2023, Kết quả này cao hơn so với ước tính trung bình của các nhà phân tích là 79,23 tỷ nhân dân tệ.

Tăng trưởng doanh thu theo quý là 123%, cao hơn mức tăng 94% trong quý III. Trước đó, năm 2022 ghi nhận tình hình kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc.

PDD đang giành được thị phần với mức giá cực kỳ cạnh tranh trên nền tảng Pinduoduo của mình ở Trung Quốc. Ở nước ngoài, con bài Temu của họ tiếp tục toả sáng khi khách hàng ưu tiên tiết kiệm, chi tiêu thận trọng hơn giữa thời điểm kinh tế khó khăn.

Temu chuyên bán các mặt hàng trang trí nhà cửa giá 4 USD và áo phông giá 10 USD tại Mỹ và các thị trường lớn khác của châu Âu, Trung Đông và châu Á. Ứng dụng này cũng được hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi tiếp thị, thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh tại Mỹ như cửa hàng đồng giá Dollar Tree và các nhà bán lẻ truyền thống khác.

Temu ra mắt vào tháng 9/2022, hiện đang hoạt động tại 51 thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, việc mở rộng của họ tốn kém, đẩy chi phí bán hàng và tiếp thị của PDD tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022 lên 26,64 tỷ nhân dân tệ.

Vào tháng 12 năm ngoái, PDD đã vượt qua Alibaba Group Holding để trở thành công ty thương mại điện tử Trung Quốc có giá trị nhất theo vốn hóa thị trường. Cổ phiếu PDD được niêm yết tại Mỹ đã tăng khoảng 13% lên 145 USD trong phiên giao dịch trước thềm thị trường ngày 20/3.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược kinh doanh thú vị của gã khổng lồ bán lẻ Costco

Các khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư của Costco đều quý trọng chuỗi bán lẻ này. Đây là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

“Hoàn hảo miễn chê”

Trong gần 40 năm qua, giá một chiếc burger ở McDonald’s Mỹ đã tăng gần gấp ba. Trong cùng giai đoạn, giá của combo hotdog và đồ uống tại chuỗi bán lẻ Costco vẫn giữ nguyên ở mức 1,5 USD. Năm ngoái, các khách hàng của Costco đã thưởng thức 200 triệu combo này. Ông Richard Galanti, Giám đốc tài chính lâu năm của Costco, hứa sẽ duy trì mức giá 1,5 USD “vĩnh viễn”.

Khách hàng không phải những người duy nhất yêu mến Costco. Các nhà phân tích Phố Wall cũng đã bày tỏ tình cảm của họ sau khi ông Galanti thông báo kế hoạch nghỉ hưu vào ngày 6/2. Giá cổ phiếu Costco đã tăng 430 lần kể từ khi ông nhậm chức gần 40 năm trước. Trong cùng khoảng thời gian này, chỉ số S&P 500 tăng gấp 25 lần. Costco cũng thường xuyên đánh bại thị trường trong những năm gần đây.

Vậy đâu là yếu tố đằng sau thành công lâu dài của Costco?

Costco là nhà bán lẻ lớn thứ ba trên thế giới sau Walmart và Amazon. Doanh thu của Costco còn không bằng một nửa Walmart, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn lại cao hơn gấp đôi – gần 20%.

Huyền thoại đầu tư Charlie Munger phục vụ trong hội đồng quản trị của Costco từ năm 1997 cho đến khi qua đời vào năm ngoái. Ông ca ngợi Costco là “công ty hoàn hảo miễn chê”. Ông cũng từng bày tỏ: “Tôi ước mọi thứ khác ở Mỹ cũng hoạt động tốt như Costco. Đó sẽ là điều may mắn cho tất cả chúng ta”.

Mô hình đơn giản

Giám đốc tài chính Galanti nói rằng bản chất mô hình kinh doanh của Costco rất đơn giản. Costco luôn muốn khách hàng ưng ý bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao ở mức giá thấp nhất có thể. Công ty làm được điều này bằng cách duy trì biên lợi nhuận thấp, thu phí thành viên hàng năm và trữ ít sản phẩm hơn, đồng thời đối xử hào phóng với nhân viên.

Bắt đầu với biên lợi nhuận. Hầu hết các nhà bán lẻ nâng cao lợi nhuận của họ bằng cách tăng giá sản phẩm, nhưng Costco thì không. Biên lợi nhuận của Costco dao động quanh ngưỡng 12%, chỉ bằng một nửa con số 24% của Walmart.

Costco bù đắp cho giá sản phẩm thấp bằng phí hội viên. Khách hàng được yêu cầu trả 60 USD một năm hoặc hơn để mua sắm tại cửa hàng của họ. Trong năm 2023, phí thu từ 129 triệu hội viên đem lại cho Costco 4,6 tỷ USD, tương ứng với hơn một nửa lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

Ông Joe Feldman, nhà phân tích tại hãng nghiên cứu Telsey Advisory Group, cho biết mô hình hội viên giúp Costco lợi đơn lợi kép. Số lượng hội viên càng lớn, Costco càng có nhiều sức mua và có lợi thế khi thương thảo với nhà cung ứng. Sau đó, công ty lại chuyển gần hết ưu đãi mà họ được hưởng cho các hội viên.

Khoản phí hội viên hàng năm cũng khuyến khích khách hàng đến mua sắm ở Costco thay vì tới những cửa hàng khác. Mô hình này có vẻ hoạt động tốt, bằng chứng là tỷ lệ gia hạn hội viên của Costco lên đến hơn 90%.

Tiếp theo là cách công ty quản lý sản phẩm. Các cửa hàng của Costco chỉ trữ khoảng 3.800 mặt hàng khác nhau. Trong khi đó thì Sam’s Club, chuỗi bán lẻ của Amazon cũng có mô hình hội viên như Costco, có khoảng 7.000 mặt hàng. Một đại siêu thị của Walmart thì có khoảng 120.000 mặt hàng.

Chiến lược mua lượng hàng hóa lớn từ ít nhà cung cấp giúp Costco nâng cao khả năng thương lượng và đẩy giá xuống sâu hơn nữa. Bằng cách đặt ra giới hạn, Costco có thể dồn sự tập trung vào việc duy trì chất lượng. Việc có ít mẫu mã hơn đối thủ giúp Costco sử dụng diện tích cửa hàng một cách hiệu quả. Doanh thu trên mỗi m2 của Costco lớn gấp ba lần Walmart.

Và do có ít sản phẩm hơn, Costco luân chuyển hàng hóa nhanh gần gấp đôi các nhà bán lẻ thông thường, đồng nghĩa với việc lượng vốn bị chôn vào hàng tồn kho sẽ ít hơn.

Costco cũng đã mở rộng thương hiệu của riêng mình – Kirkland Signature. Thương hiệu này hiện chiếm hơn 25% doanh thu của Costco, cao hơn hẳn mức trung bình đối với một nhà bán lẻ. Biên lợi nhuận từ các sản phẩm thuộc thương hiệu riêng của Costco cao hơn 6 điểm % so với những thương hiệu bên ngoài như Hershey hoặc Kellogg’s.

Cuối cùng, một trong những điểm nổi trội của Costco so với những nhà bán lẻ khác là quan hệ với nhân viên. Mỗi năm có khoảng 60% lao động trong ngành bán lẻ bỏ việc. Nhưng tỷ lệ luân chuyển nhân viên ở Costco chỉ là 8%. Hơn 1/3 nhân viên ở Costco là những người đã gắn bó với công ty hơn 10 năm.

Một trong những nguyên nhân là tiền lương. Costco trả lương cho nhân viên cao hơn mức trung bình ngành, đồng thời cung cấp phúc lợi y tế và nghỉ hưu hào phóng.

Nguyên nhân khác là triển vọng việc làm. Costco có khuynh hướng đề bạt lãnh đạo từ nguồn nội bộ. Người kế nhiệm Giám đốc tài chính Galanti sẽ là người đến từ công ty khác, nhưng những người còn lại trong ban điều hành đều đã làm việc tại Costco hơn 20 năm.

Cố tỷ phú Munger tin tưởng rằng Costco sẽ “có tương lai tuyệt vời”. Nếu tiên đoán của ông là đúng, người tiêu dùng Mỹ sẽ được thưởng thức món hot dog giá rẻ của Costco thêm nhiều năm nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Giang | Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Chiến lược Go Global của Masan tham vọng bước chân ra thị trường 3.100 tỷ USD

Masan Group cho biết chiến lược Go Global vừa đưa Chin-Su vào top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon. Đây sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong trung và dài hạn khi Masan dự định quảng bá văn hóa ẩm thực F&B của Việt Nam tới 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Dẫn số liệu từ Euromonitor, Tập đoàn Masan cho biết doanh thu bán lẻ của thị trường nước sốt, nước chấm và gia vị tại Việt Nam tăng 9%, đạt mức 39.900 tỷ đồng trong năm 2023 vừa qua.

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2028, phân khúc gia vị dự kiến sẽ tăng trưởng với mức CAGR là 11% trên cơ sở giá trị hiện tại và đạt 65.800 tỷ đồng.

Masan nhận định, công ty tiếp tục thiết lập xu hướng và duy trì vị trí dẫn đàu thị trường với 30% thị phần nhờ sở hữu các thương hiệu lớn cũng như phát triển sản phẩm mới.

Trong danh mục nước mắm, 3 thương hiệu hàng đầu đều là của Masan (Nam Ngư, Nam Ngư II và Chin-Su), chiếm hơn 70% thị phần. Bên cạnh đó, nước tương và tương ớt của Masan cũng chiếm lần lượt hơn 60% và 50% trong thị trường sản phẩm tương ứng.

Sau khi thống trị thị trường gia vị trong nước, Masan năm qua đã triển khai chiến lược “Go Global”, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng cho thương hiệu Chin-Su cũng như danh mục sản phẩm của Masan, với mục tiêu mở rộng sự hiện diện của thương hiệu đến các thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Masan cho biết, chiến lược “Go Global” đã giúp doanh thu xuất khẩu tăng vọt lên mức 1.005 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm trước và đưa thương hiệu Chin-Su vào top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon.

Những kết quả này mang lại tổng doanh thu xuất khẩu đạt mức CAGR là 31% trong giai đoạn từ 2020 đến 2023.

Masan khẳng định “Go Global” sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong trung và dài hạn khi công ty dự định quảng bá văn hóa ẩm thực F&B của Việt Nam tới 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới. Cũng với chiến lược “Go Global”, Masan đã mở rộng quy mô thị trường thêm 131 lần, đạt đến 3.100 tỷ USD.

“Mục tiêu của chúng tôi là mang tất cả sản phẩm của Masan Consumer đến với mỗi người tiêu dùng Việt, và mang ít nhất 1 sản phẩm Masan Consumer đến với mỗi gia đình trên thế giới”, Masan tuyên bố.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Shopee, Lazada, Tiki đang giành thị phần bán iPhone từ tay Thế Giới Di Động và FPT Shop

Báo cáo thương mại điện tử dựa trên dữ liệu ba nền tảng Shopee, Lazada và Tiki, ‏‏YouNet ECI nhận thấy doanh thu iPhone 15 bán online áp đảo so với iPhone 14 cùng kỳ.

‏Trong ‏‏ ba tháng sau khi mở bán (từ tháng 9 đến hết tháng 12/2023)‏‏, các dòng ‏‏iPhone 15‏‏ đã bán ra ‏‏27.400 sản phẩm‏‏ trên kênh thương mại điện tử (eCommerce), thu về hơn ‏‏891,1 tỷ đồng doanh thu‏‏. Trong khi đó, năm 2022, ‏‏iPhone 14 Series‏‏ chỉ thu về ‏‏168,7 tỷ đồng‏‏ sau 3 tháng mở bán.

Như vậy, ‏sau 3 tháng, xét về doanh thu trên sàn thương mại điện tử, ‏‏iPhone 15 Series bán chạy gấp 5,3 lần iPhone 14 Series cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, iPhone 15 Promax‏‏ là phiên bản bán chạy nhất của iPhone 15 Series, đóng góp đến ‏‏71,4%‏‏ trong GMV (tổng giá trị giao dịch) của iPhone 15 Series trên các sàn, với ‏‏636,2 tỷ đồng doanh thu‏‏ trong 3 tháng đầu mở bán.

Điểm đáng chú ý, ‏‏doanh thu iPhone 15 Series tăng gần 100% vào những dịp Siêu Sale ngày đôi của các sàn.‏

‏Cụ thể, trong tuần diễn ra ‏‏Siêu Sale 10.10‏‏, doanh thu iPhone 15 Series trên các sàn thương mại điện tử đạt ‏‏68,2 tỷ đồng‏‏,‏‏ tăng 92%‏‏ so với doanh thu tuần trước đó. Đến ‏‏Siêu Sale 11.11‏‏, con số này đã cán mốc ‏‏140,3 tỷ đồng‏‏,‏‏ tăng 409%‏‏ so với tuần trước đó. Tương tự, doanh thu iPhone 15 Series chạm đỉnh với ‏‏148,6 tỷ đồng‏‏ vào tuần lễ ‏‏Siêu Sale 12.12‏‏. ‏

‏Tính riêng ba tuần lễ Siêu Sale 10.10, 11.11 và 12.12, tổng doanh thu của ‏‏iPhone 15 Series‏‏ đã cán mốc ‏‏357,1 tỷ đồng‏‏. So sánh cùng kỳ năm 2022, doanh thu ‏‏iPhone 14 Series‏‏ trên sàn thương mại điện tử chỉ đạt ‏‏53,2 tỷ đồng‏‏.‏

‏Điều này cho thấy, các nhà bán lẻ Apple đang dần hòa nhập vào các sự kiện, chương trình khuyến mãi trên sàn với việc gia tăng đầu tư media, mã giảm giá trên sàn. ‏

‏Những con số trên cho thấy sức hút nhờ giá tốt đã ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và người mua hàng đang dần đón nhận tốt hình thức mua hàng chính hãng qua kênh online.‏

‏Đối lập với những tăng trưởng tích cực của sản phẩm Apple trên kênh online, tình hình kinh doanh của các hệ thống bán lẻ Apple tại Việt Nam bớt “béo bở” hơn trước. ‏

‏Trong năm 2023, Đầu tư ‏‏Thế Giới Di Động (mã: MWG)‏‏ ghi nhận doanh thu thuần ‏‏giảm 11%‏‏, lợi nhuận sau thuế ‏‏giảm 96%‏‏ so với năm 2022. Riêng đối với mảng bán đồ điện tử online của Thế Giới Di Động, Topzone và Điện Máy Xanh trong năm ngoài giảm 11% so với cùng kỳ, đạt 16.000 tỷ đồng.‏

‏Đối với hệ thống FPT Shop, quý IV năm ngoái ghi nhận doanh thu giảm 27% được lý giải chủ yếu do sức mua suy giảm, đặc biệt khi nhu cầu iPhone 15 hạ nhiệt rất nhanh sau đợt mở bán cuối quý III.

‏Việc nhà Apple chính thức mở Online Store lại Việt Nam vào tháng 5/2023 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ thống bán lẻ Apple tại Việt Nam khi không còn nắm quyền quyết định, chủ động kinh doanh dòng sản phẩm Apple như những năm trước đây. ‏

‏Còn theo dữ liệu từ YouNet ECI, lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, ‏‏tổng giá trị giao dịch smartphone trên ba sàn Shopee, Tiki, Lazada đạt 8.618,4 tỷ đồng‏‏. ‏

‏Như vậy, hiện tượng người tiêu dùng mua sắm sản phẩm Apple đang chuyển từ offline sang online cùng sự cạnh tranh khốc liệt về giá của các sàn thương mại điện tử sẽ là thách thức lớn đối với các nhà bán lẻ Apple tại Việt Nam.‏

‏“Theo xu hướng này, các nhãn hàng và nhà bán lẻ công nghệ không thể ngó lơ kênh sàn thương mại điện tử mà cần phải nghiêm túc theo dõi dữ liệu để bám sát các diễn biến trên kênh này”, ông Nguyễn Phương Lâm – Giám đốc bộ phận Market Insights tại YouNet ECI nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy | Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Doanh thu iPhone của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc

Số lượng iPhone của Apple xuất xưởng tại Trung Quốc trong tháng 2 giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái, là một trong những đợt lao dốc lớn nhất.

Doanh thu của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc
Doanh thu của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc

Theo số liệu của Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, Apple tháng trước xuất xưởng 2,4 triệu iPhone tại đây, giảm so với mức 5,5 triệu chiếc hồi tháng 1 và 3,4 triệu chiếc vào tháng 2/2023. Riêng tháng 1, lượng smartphone công ty đưa ra thị trường cũng giảm 39% so với mức 8,9 triệu máy của cùng kỳ 2023.

Từ tháng 9 năm ngoái, Apple đã gặp nhiều khó khăn tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới do sự trỗi dậy của Huawei với các sản phẩm sử dụng chip tự sản xuất.

Theo Bloomberg, Nicole Peng, nhà phân tích tại Canalys, nhận định Apple dường như vẫn đang bán các lô hàng đã sản xuất từ năm ngoái, điều hiếm thấy trước đây. “Các kênh bán lẻ iPhone vẫn đang ‘tiêu hóa’ lô hàng của quý IV/2023 và đây là lý do cho sự sụt giảm doanh số của Apple”, Peng nhận định. “Đây cũng là dấu hiệu cho thấy Apple sẽ tiếp tục chậm lại thời gian tới, nhất là khi các đối thủ Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ các thông điệp về điện thoại thông minh AI”.

Apple chưa đưa ra bình luận.

Theo CNN, tuần trước, CEO Tim Cook đã có chuyến thăm Trung Quốc, cùng thời gian hãng khai trương cửa hàng mới ở Thượng Hải. Đây là Apple Store lớn thứ hai thế giới, sau cửa hàng thứ nhất trên Đại lộ số 5 ở New York. Giới phân tích khi đó đánh giá chuyến đi là một phần trong nỗ lực nhằm vực dậy doanh số iPhone tại thị trường này.

Trước đó, thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy trong sáu tuần đầu năm, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 24%. Trong khi đó, doanh số điện thoại Huawei tăng 64%. Năm qua, Apple cũng nhiều lần phải hạ giá iPhone 15 Pro Max để cạnh tranh với Mate 60.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

H&M giảm mục tiêu về doanh thu trong năm 2024

Nhà bán lẻ thời trang đến từ Thụy Điển H&M sẽ báo cáo thu nhập hàng quý đầu tiên dưới sự lãnh đạo của ông vào tuần tới. Về tổng thể, H&M giảm mục tiêu về doanh thu trong năm 2024.

H&M giảm mục tiêu về doanh thu trong năm 2024
H&M giảm mục tiêu về doanh thu trong năm 2024

H&M đã phải chật vật để theo kịp các đối thủ lớn hơn như chủ sở hữu Zara, Inditex có cổ phiếu đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước, trong khi công ty thời trang nhanh Shein do Trung Quốc thành lập cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng ở châu Âu.

H&M, hãng thời trang nhanh, giá rẻ, bán những chiếc váy chỉ từ 9,99 USD, quần jeans chỉ 17,99 USD và đang phát triển sang các mức giá cao hơn đối với thương hiệu Cos và Arket. H&M dự kiến sẽ báo cáo doanh thu trên cơ sở hàng quý thấp nhất trong hai năm vào thứ Tư tới đây (27/3).

Các nhà phân tích LSEG dự kiến rằng doanh thu trong năm 2024 của hãng sẽ giảm xuống 53,4 tỷ krona Thụy Điển (5 tỷ USD) từ mức 54,9 tỷ krona vào năm 2023. Lợi nhuận hoạt động dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 1,422 tỷ krona.

H&M đặt mục tiêu đạt tỷ lệ lợi nhuận hoạt động 10% trong năm 2024. Tuy nhiên, nhà bán lẻ này đang đẩy mạnh đầu tư vào các cửa hàng và dịch vụ logistics. Hãng thông báo vào tháng 1/2024 rằng trong năm nay chi tiêu vốn sẽ tăng tới 30% lên 11-12 tỷ krona (hơn 1,1 tỷ USD).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

AliExpress của Alibaba phát triển bùng nổ tại Hàn Quốc

Theo dữ liệu, các nhà bán lẻ Shinsegae, SK và Coupang của Hàn Quốc đang cảnh giác cao độ với AliExpress, khi ngày càng có nhiều người bán chuyển sang công ty thương mại điện tử Trung Quốc này do các gói ưu đãi hấp dẫn của họ.

AliExpress của Alibaba phát triển bùng nổ tại Hàn Quốc
AliExpress của Alibaba phát triển bùng nổ tại Hàn Quốc

Chiến lược của AliExpress đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các công ty Hàn Quốc, vì công ty này không chỉ đặt mục tiêu thu hút người mua hàng mà còn thu hút người bán hàng nhờ các kế hoạch đầu tư khổng lồ trong khu vực.

Dữ liệu từ Brich, nhà cung cấp giải pháp mua sắm có trụ sở tại Seoul chuyên hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ và người bán hàng Hàn Quốc khởi đầu hoạt động bán hàng trên AliExpress, cho thấy hơn 10.000 người bán hàng ở đây đã hỏi về dịch vụ đại lý trước khi tham gia nền tảng bán hàng Trung Quốc từ ngày 4 – 20/3.

Người bán ngày càng bị thu hút bởi trang thương mại điện tử Trung Quốc cùng với sự mở rộng nhanh chóng của nhà bán lẻ trực tuyến này tại thị trường Hàn Quốc.

Theo dữ liệu từ công ty theo dõi thị trường Mobile Index, ứng dụng AliExpress đã chứng kiến lượng người dùng hoạt động hàng ngày tăng đột biến lên 1,65 triệu vào ngày 18/3, trùng với thời điểm công ty triển khai chiến dịch quảng cáo đặc biệt.

Trong suốt 18 ngày đầu tiên của tháng 3, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày trung bình vẫn ở mức đáng kể là 1,33 triệu.

Dữ liệu bổ sung từ Wiseapp Retail Goods tiết lộ rằng số người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) của AliExpress đạt 8,18 triệu trong tháng 2/2024, đánh dấu mức tăng đáng chú ý 130% so với một năm trước.

Sự gia tăng này đã thúc đẩy nền tảng Trung Quốc trở thành ứng dụng mua sắm lớn thứ hai, vượt hai nhà bán lẻ trực tuyến 11th Street và Gmarket của Hàn Quốc, với MAU lần lượt ở mức 7,36 triệu và 5,53 triệu trong cùng kỳ. Tuy nhiên, trang thương mại điện tử Coupang vẫn ở vị trí dẫn đầu không thể tranh cãi với 30,1 triệu MAU.

11th Street, do SK Square điều hành và Gmarket, một chi nhánh thương mại điện tử của Tập đoàn Shinsegae, đang rơi vào tình thế khó khăn trước khả năng cạnh tranh ngày càng giảm của các công ty con thương mại điện tử của họ trong bối cảnh AliExpress ngày càng nổi bật.

Một quan chức của một công ty bán lẻ cho biết: “AliExpress thu hút người bán bằng hoa hồng miễn phí và trên hết, họ cũng có thể mong đợi doanh số bán hàng ở nước ngoài trong tương lai khi AliExpress triển khai hoạt động kinh doanh giúp những người bán lẻ ở đây xuất khẩu các mặt hàng của họ ra nước ngoài”.

AliExpress chưa xác nhận mốc thời gian chính xác cho việc ra mắt dịch vụ, nhưng dự kiến sẽ bắt đầu vào khoảng nửa cuối năm nay. Một nguồn tin khác trong ngành cũng nêu ra khả năng các công ty Hàn Quốc sẽ mất thêm vị thế.

Nguồn tin cho biết phản ứng ban đầu của thị trường đối với AliExpress vẫn vững chắc do khả năng cạnh tranh về giá vô song của nó.

Nguồn tin này nói: “Sức mạnh cốt lõi của AliExpress là nó không chỉ làm hài lòng khách hàng mà cả người bán trên cơ sở bình đẳng. Các công ty bán lẻ Hàn Quốc cuối cùng sẽ mất khách hàng và người bán vào tay nhà bán lẻ thương mại điện tử Trung Quốc trừ khi họ đưa ra các biện pháp đối phó”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

ScaleUp (Việt Nam) được nhà đầu tư Hàn Quốc rót vốn

ScaleUp hiện tập trung vào các doanh nghiệp và thương hiệu bán lẻ trong lĩnh vực thời trang, tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm… nhằm giúp họ khai thác hết tiềm năng của việc bán hàng đa kênh.

ScaleUp (Việt Nam) được nhà đầu tư Hàn Quốc rót vốn
ScaleUp (Việt Nam) được nhà đầu tư Hàn Quốc rót vốn

ScaleUP – startup chuyên cung cấp giải pháp kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans của Hàn Quốc.

Nextrans chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp vòng hạt giống ở ba thị trường là Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam. Gia nhập Việt Nam từ năm 2015, quỹ từng đầu tư vào các startup như: Base.vn, Cooky.vn, Vuihoc, Azota…

Nhà sáng lập ScaleUP là ông Nguyễn Quốc Tuấn, đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc điều hành ở các tổ chức bán lẻ thời trang đa kênh phổ biến ở Việt Nam như Juno, Hoàng Phúc International.

ScaleUP được ông Tuấn đưa ra thị trường vào năm 2023, tập hợp các chuyên gia trong ngành bán lẻ và thương mại điện tử.

Ông Tuấn cho biết, startup này hiện là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp Growth-as-a Service (tăng trưởng như một dịch vụ) ở thị trường Việt Nam.

Cụ thể, với nhiều giải pháp bán hàng thương mại điện tử chỉ cung cấp nền tảng, doanh nghiệp phải đào tạo nhân sự để vận hành thì giải pháp của ScaleUp cung cấp trọn gói. Doanh nghiệp có thể sử dụng gần như ngay lập tức.

Khách hàng mục tiêu của ScaleUp là các doanh nghiệp và thương hiệu bán lẻ trong lĩnh vực thời trang, tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm… nhằm giúp họ khai thác hết tiềm năng của việc bán hàng đa kênh (Omni-channel).

Công ty tập trung vào tính hiệu quả và tính bền vững của việc bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp khách hàng.

Theo nhà sáng lập ScaleUP, đa phần các nhà doanh nghiệp Việt Nam rất giỏi trong việc phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và phát triển bán hàng trên những kênh truyền thống (thường là offline).

Tuy nhiên, khi mảng trực tuyến phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, con người, vận hành phức tạp hơn…

Giai đoạn này, các doanh nghiệp thường lúng túng và bị cuốn theo những cách tăng trưởng không hiệu quả, như đầu tư quảng cáo quá mạnh tay, không đánh giá được hiệu quả khi hợp tác với nhiều sàn thương mại điện tử.

“Việc phát triển bán hàng đa kênh của các doanh nghiệp là chắc chắn phải làm, nhưng phải làm sao cho hiệu quả và bền vững là điều chúng tôi hướng tới”, ông Tuấn nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Fortune: Top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất tại Mỹ năm 2023

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm danh sách Fortune 500 chuyên xếp hạng các công ty lớn nhất tính theo doanh thu của Mỹ ra đời. Ấn bản đầu tiên được xuất bản vào năm 1955, với các công ty như nhà sản xuất ô tô General Motors, công ty năng lượng Jersey Standard, công ty sản xuất thép U.S. Steel và hãng ô tô Chrysler đứng đầu danh sách.

Những cái tên mới đang thống trị danh sách này. Dưới đây là 10 công ty Mỹ hàng đầu xét về doanh thu trong năm 2023 theo xếp hạng của Fortune.

1. Walmart

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart đã thu về hơn 611 tỷ USD doanh thu vào năm 2023 để đảm bảo vị trí đầu bảng trong 11 năm liên tiếp. Công ty có trụ sở chính tại Arkansas, ông Doug McMillon giữ vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và tuyển dụng hơn 1,6 triệu lao động.

2. Amazon

Với doanh thu hàng năm gần 514 tỷ USD, Amazon năm thứ tư liên tiếp giữ vị trí thứ 2 trong danh sách Fortune 500. Dưới sự điều hành của CEO Andy Jassy, “gã khổng lồ” thương mại điện tử còn cung cấp các dịch vụ đám mây và quảng cáo kỹ thuật số cùng với các nền tảng phát trực tuyến như Fire TV và Amazon Prime Video. Công ty đang tuyển dụng khoảng 1,5 triệu lao động và có hai trụ sở chính tại Seattle và Arlington.

3. Exxon Mobil

Exxon Mobil đã mang về doanh thu hơn 413 tỷ USD để vượt Apple và chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách sau khi xếp thứ sáu vào năm 2022. Sự nhảy vọt này chủ yếu nhờ một năm ghi nhận lợi nhuận kỷ lục của các công ty dầu khí.

Với sự lãnh đạo của CEO Darren Woods, công ty đã kiếm được 55 tỷ USD lợi nhuận vào năm ngoái và tuyển dụng hơn 62.000 người lao động trên toàn cầu. Trụ sở chính của Exxon Mobil ở Houston, Texas.

4. Apple

Vào năm 2023, Apple tụt xuống vị trí thứ 4 trong danh sách này, nhưng vẫn giữ danh hiệu công ty có lợi nhuận cao nhất trên Fortune 500 – danh hiệu mà họ đã giữ trong 8 năm.

Công ty có trụ sở chính Apple Park tại Cupertino, California, do CEO Tim Cook điều hành và tuyển dụng khoảng 161.000 lao động. Apple tạo ra doanh thu từ các sản phẩm điện tử như điện thoại iPhone, máy tính Mac, máy tính bảng iPad và các nền tảng phần mềm như iOS. Apple có doanh thu hơn 394 tỷ USD vào năm 2023.

5. UnitedHealth Group

Với doanh thu hơn 324 tỷ USD, UnitedHealth Group là công ty chăm sóc sức khỏe có thứ hạng cao nhất trong danh sách Fortune 500. Công ty duy trì vị trí thứ năm trên bảng xếp hạng trong năm thứ ba liên tiếp.

UnitedHealth có trụ sở chính tại Minnetonka, Minnesota, do CEO Andrew Witty điều hành và tuyển dụng khoảng 400.000 người. Công ty chuyên phát triển các công nghệ y tế, dịch vụ tài chính và dịch vụ dược phẩm.

6. CVS Health

CVS đã mang về doanh thu hơn 322 tỷ USD trong năm 2023 và tụt từ vị trí thứ 4 trong danh sách năm 2022 xuống vị trí thứ sáu. CEO của tập đoàn, bà Karen Lynch, đứng đầu danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất giới kinh doanh của Fortune năm thứ ba liên tiếp.

Với trụ sở chính tại Rhode Island, công ty tuyển dụng khoảng 300.000 lao động và tạo ra phần lớn doanh thu từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ dược phẩm.

7. Berkshire Hathaway

Công ty đa quốc gia của CEO Warren Buffet năm thứ hai liên tiếp giữ vị trí thứ 7 trong danh sách Fortune 500, với doanh thu được báo cáo là hơn 302 tỷ USD.

Berkshire Hathaway có trụ sở chính tại Omaha, Nebraska và tuyển dụng khoảng 396.000 người. Công ty sở hữu các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, vận tải đường sắt, sản xuất và phân phối năng lượng, cũng như các lĩnh vực sản xuất và bán lẻ. Họ cũng là một cổ đông lớn trong các công ty Mỹ như American Express và Coca-Cola.

8. Alphabet

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã tạo ra doanh thu hơn 282 tỷ USD vào năm 2023 để giữ vị trí thứ 8 trong danh sách. Có trụ sở chính tại Mountain View, California và do CEO Sundar Pichai điều hành, công ty tuyển dụng khoảng 182.500 người. Hoạt động kinh doanh chính bao gồm công cụ tìm kiếm trực tuyến, duyệt web, quảng cáo và điện toán đám mây.

9. McKesson

Công ty vật tư y tế này đã kiếm được gần 264 tỷ USD vào năm 2023 và giữ vị trí thứ 9 trong danh sách, cùng vị trí so với năm trước đó. Đây là một trong những công ty ít được biết đến hơn trong top 10 của danh sách Fortune 500.

Có trụ sở chính tại Irving, Texas, McKesson tuyển dụng hơn 80.000 nhân viên và tạo doanh thu thông qua phân phối dược phẩm, vật tư y tế bán buôn và dịch vụ công nghệ dược phẩm.

10. Chevron

Với doanh thu khoảng 246 tỷ USD, Chevron đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách. Doanh thu của công ty đã tăng khoảng 52% trong năm 2023 nhờ giá dầu tăng. Với trụ sở chính tại San Ramos, California và CEO Mike Wirth lãnh đạo công ty, Chevron đang sử dụng khoảng 45.600 lao động và chuyên kinh doanh dầu thô và khí đốt tự nhiên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CPI tiếp tục tăng mạnh hơn dự báo: Fed có thể chưa hạ lãi suất sớm

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa thể hạ lãi suất ngay vì giá tiêu dùng tháng 2 vẫn tăng cao hơn dự báo của các nhà kinh tế.

Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ mới công bố cách đây ít phút cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 2.

Cụ thể, CPI tháng 2 đi lên 0,4% so với tháng 1 và 3,2% so với cùng kỳ năm 2023. Theo các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones, CPI tháng 2 có thể tăng 0,4% so với tháng trước và 3,1% so với cùng kỳ.

Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi đi lên 0,4% so với tháng 1 và 3,8% so với một năm trước. Cả hai đều cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo của các chuyên gia.

Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát tính theo CPI đã cách xa mức đỉnh xác lập vào giữa năm 2022. Song, lạm phát hiện vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Số liệu CPI tăng cao hơn dự báo chủ yếu là do giá năng lượng đi lên 2,3% trong tháng 2. Giá thực phẩm đi ngang, trong khi chi phí nhà ở nhích thêm 0,4%. 

Cũng theo báo cáo, giá vé máy bay tăng 3,6% trong tháng vừa qua và giá xe hơi đã qua sử dụng đi lên 0,5%. Bộ Lao động Mỹ cho biết mức tăng của năng lượng và nhà ở chiếm hơn 60% mức tăng của CPI.

Theo CNBC, thị trường tài chính chưa phản ứng mấy với bản báo cáo. Hợp đồng tương lai gắn với các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng như lợi suất trái phiếu kho bạc đều đi lên.

Vào ngày 19 – 20/3 tới, các quan chức Fed sẽ tổ chức họp chính sách. Kết thúc cuộc họp tháng 1, Fed đã nhất trí giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 – 5,5%, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua.

Trong vài tuần gần đây, các quan chức phát tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể cắt giảm lãi suất tại một thời điểm nào đó trong năm nay. Song, họ bày tỏ thái độ thận trọng trước việc tuyên bố chiến thắng quá sớm.

Trong hai phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ tuần trước, Chủ tịch Jerome Powell đã lặp lại những lo ngại đó, dù ông cho biết Fed có lẽ “không còn xa” thời điểm có thể bắt đầu nới lỏng chính sách.

Sau những tín hiệu từ giới chức Fed, thị trường tài chính đã phải điều chỉnh lại kỳ vọng về các đợt giảm lãi suất.

Hồi đầu năm, các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ bắt đầu hạ chi phí đi vay liên ngân hàng từ tháng 3 và thực hiện tổng cộng 6 hoặc 7 đợt giảm trong năm 2024. Mỗi đợt giảm 25 điểm cơ bản.

Song, hiện tại họ kỳ vọng ông Powell và các đồng nghiệp sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 6 và có tổng cộng 3 đợt giảm.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định đã giúp Fed tập trung hơn vào các dữ liệu tương lai và không cần phải vội vã nới lỏng chính sách để phòng rủi ro suy thoái.

GDP của Mỹ tăng 2,5% trong năm 2023 và dự kiến sẽ mở rộng thêm 2,5% trong quý I/2024, theo công cụ GDPNow của Fed chi nhánh Atlanta.

Một yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng là người tiêu dùng. Phân tích sâu hơn, người Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu là nhờ vào thị trường lao động vững mạnh.

Báo cáo tuần trước cho thấy nền kinh tế số một thế giới đã tạo ra 275.000 việc làm mới trong tháng 2 và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,2 điểm % lên 3,9%.

Tuy vậy, thị trường lao động và nền kinh tế quá bền bỉ có thể là con dao hai lưỡi với Fed, vì áp lực lạm phát có thể kéo dài hơn dự kiến.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Yên Khê

Chiến lược tập trung vào nông thôn của WinMart+

Mỗi tháng, trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn mang về gần 500 triệu đồng doanh thu.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2023, hơn 61% dân số  Việt Nam sống ở nông thôn – đưa nơi đây trở thành thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ. Đầu năm ngoái, trong một động thái mở rộng thị phần kênh bán lẻ hiện đại, Masan Group – đơn vị sở hữu và vận hành hệ thống WinMart/WinMart+ đưa ra mô hình cửa hàng tạp hoá cho vùng nông thôn và ngoại thị.

Theo bà Nguyễn Thị Phương – CEO WinCommerce (thuộc Masan Group), thị trường bán lẻ nông thôn ước tính có quy mô 50 tỷ USD nhưng rất ít nhà bán lẻ chuyên nghiệp tham gia do người dân có mức thu nhập và chi tiêu thấp hơn thành thị. Khu vực này cần một mô hình hiệu quả mới có thể chiến thắng.

WinMart+ Rural được Masan Group lựa chọn để xây dựng dành riêng cho khu vực nông thôn. Các cửa hàng này có độ nhận diện đơn giản, màu sắc bắt mắt. Hàng hóa bên trong được chọn lọc phù hợp lối sống và khả năng kinh tế, tập trung mạnh vào các chương trình khuyến mãi.

Diện tích các siêu thị này khoảng 80 – 100m2, danh mục gồm hàng hóa nội địa giá rẻ, hoa quả nhập khẩu  phân khúc trung bình.

Sau một năm triển khai mô hình mới, trao đổi với chúng tôi mới đây, phía Masan Group thông tin đã chuyển đổi 1.100 cửa hàng WinMart+ khu vực nông thôn sang chi phí thấp trong nửa cuối năm, vượt kế hoạch ban đầu là 676 điểm.

Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn tăng từ 12,9 triệu đồng/ngày lên 15 triệu đồng/ngày. Tức mỗi tháng trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn mang về gần 500 triệu đồng doanh thu – con số đáng kể nếu so với các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ.

Để cạnh tranh với chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống, WinMart+ khu vực nông thôn được áp dụng chiến lược giá rẻ.

Trong đó, tại WinMart+ ở vùng nông thôn, ngoại thành các địa phương, Masan Group triển khai ụ đảo hero items – trưng bày 100 sản phẩm giá rẻ. Ngoài ra, khách hàng Hội viên WIN còn được mua với giá rẻ hơn 20% các mặt hàng như rau, thịt.

Để bán được giá rẻ tại những khu vực này, theo WinCommerce khâu logistics đóng vai trò quan trọng. Trong đó trợ lực từ đơn vị logistics nội bộ – Supra được thành lập năm 2022.

Hiện hệ thống trung tâm phân phối Supra đang có 10 cụm kho (bao gồm 6 cụm kho khô và 4 cụm kho lạnh). 50% hàng hóa của WinCommerce được vận chuyển thông qua Supra.

Kết quả Supra giúp WinCommerce giảm chi phí vận chuyển 11% đối với cả sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường và sản phẩm tươi sống nhờ tối ưu hoá lưu lượng hàng hoá.

Ngoài ra, để có giá rẻ WinCommerce cũng tăng thu mua nguồn nguyên liệu địa phương. Trung bình mỗi năm, đơn vị bán lẻ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thu mua và tiêu thụ 83.000 tấn nông sản địa phương.

Cuối cùng, giá rẻ cho người tiêu dùng nông thôn đến từ các nhãn hàng riêng dựa vào sản phẩm do Masan Consumer sản xuất. Theo WinCommerce, họ phát triển các nhãn hàng riêng đặc trưng có giá thành rẻ hơn từ 10 tới 20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.

Không chỉ Masan Group, thời gian qua, một ông lớn bán lẻ khác là Saigon Co.op cũng đẩy mạnh chiến lược tiến về khu vực nông thôn của mình. Tại các địa phương, Saigon Co.op bám vào thị trường các huyện, thị bằng thương hiệu Co.op Food.

Mô hình kinh doanh mới tập trung vào tuyến huyện được lãnh đạo Saigon Co.op nhắc đến trong Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2023 mới đây. Trong đó đáng kể nhất là hệ thống Co.opmart Chợ Mới (An Giang) và Trung tâm thương mại SenseMarket – Co.opmart Cái Bè (Tiền Giang).

Saigon Co.op đặt mục tiêu cán mốc 900 điểm bán vào cuối năm nay, tập trung thúc đẩy mô hình cửa hàng mới, áp dụng điện toán hoá, số hoá vào hoạt động bán lẻ.

Trong khi đó, ban lãnh đạo Masan Group xác định nông thôn là một thị trường nhiều cơ hội khi nhận định “chợ truyền thống là kênh bán lẻ đang thoái trào”.

CEO WinCommerce phân tích rằng với mô hình đại siêu thị, dù chính quyền đã rất nỗ lực, hạ tầng thương mại và giao thông vẫn đi chậm hơn sự phát triển của xã hội. Quỹ đất để phát triển mô hình đại siêu thị không còn nhiều, giá đất lại cao. Trong khi chợ truyền thống gặp vấn đề cố hữu như vệ sinh an toàn thực phẩm, trải nghiệm của khách hàng.

“Hiện nay những kênh này đang thoái trào ở Việt Nam, còn trên thế giới đã thoái trào từ lâu”, bà Phương khẳng định.

Vì thế, trong thời gian tới, WinCommerce sẽ  theo đuổi mô hình siêu thị và minimart (siêu thị cỡ nhỏ) với chuỗi WinMart và WinMart+ dựa trên lợi thế như sự thuận tiện, giải quyết được cơ bản nỗi trăn trở của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trải nghiệm của khách hàng cũng hoàn toàn khác biệt.

“Sau một năm triển khai, chúng tôi đã tìm ra mô hình thành công. Với 400 triệu đồng doanh thu một tháng, chúng tôi đã có lời giải cho mô hình nông thôn”, bà Nguyễn Thị Phương kết luận hồi năm ngoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Doanh thu của Saigon Co.op đạt 30.000 tỷ đồng năm 2023

Cùng với WinCommerce và Bách Hoá Xanh, Saigon Co.op là một trong ba đơn vị bán lẻ tạp hoá nội có thị phần (Market Share) lớn nhất Việt Nam, xét theo doanh thu.

Doanh thu của Saigon Co.op đạt 30.000 tỷ đồng năm 2023

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2023, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) công bố doanh thu gần 30.000 tỷ đồng, giảm so với 31.000 tỷ đồng năm 2022.

Trong 30.000 tỷ đồng doanh thu của Saigon Co.op có đóng góp gần 1.702 tỷ đồng từ mảng bán lẻ trực tuyến (Online Retail), tăng gần 21% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết trong tình hình kinh tế khó khăn, chuỗi bán lẻ vẫn duy trì được doanh thu nhờ kiểm soát chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Năm ngoái, Saigon Co.op – một trong ba đơn vị bán lẻ có thị phần hàng đầu Việt Nam, đã triển khai mô hình kinh doanh mới tập trung vào tuyến huyện là Co.opmart Chợ Mới (An Giang) và Trung tâm thương mại SenseMarket – Co.opmart Cái Bè (Tiền Giang).

Đồng thời chuỗi cũng tập trung chuyển đổi số và cải thiện hoạt động logistics.

Song song với mảng bán lẻ trong nước, năm ngoái, Saigon Co.op tiếp tục duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy hải sản của Việt Nam với tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 90 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.

Được thành lập từ năm 1989, đến nay cùng với WinCommerce (thuộc Masan Group) và Bách Hoá Xanh (thuộc Đầu tư Thế Giới Di Động), Saigon Co.op là một trong ba đơn vị bán lẻ tạp hoá nội có thị phần lớn nhất Việt Nam, xét theo doanh thu.

Lĩnh vực kinh doanh chính mang về nguồn thu lớn nhất của Saigon Co.op là bán lẻ với hệ thống hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, chuỗi cửa chàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, kênh mua sắm qua truyền hình, thương hiệu Co.opmart, Co.op Food, HTVCo.op, Co.opXtra, Sense City, Co.op Smiles, Cheers,….

Bên cạnh hoạt động thương mại, Saigon Co.op còn hiện diện trong lĩnh vực đầu tư bất động sản thương mại thông qua công ty thành viên là CTCP Đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCID, UPCoM: SID).

Ngoài việc độc quyền phát triển hệ thống siêu thị Co-opmart, SCID còn đầu tư, xây dựng và quản lý các trung tâm thương mại như Sense City, SC Vivo City, khu đô thị An Phú…

Tương tự Masan Group, trong những năm qua, Saigon Co.op cũng tham gia vào M&A trong ngành bán lẻ để tăng nhanh quy mô và độ phủ. Đáng kể nhất là vào cuối 2019, đơn vị này nhận chuyển nhượng hoạt động của thương hiệu bán lẻ Auchan Retail Việt Nam (Pháp). Trong đó gồm 15 cửa hàng hoạt động bán lẻ và cả kênh thương mại điện tử (eCommerce).

Sau thương vụ, Saigon Co.op tiếp tục duy trì thương hiệu Auchan cho đến hết tháng 2/2020, và các cửa hàng Auchan tại TP HCM, Hà Nội và Tây Ninh sẽ được chọn lọc để chuyển đổi sang thương hiệu bán lẻ của Saigon Co.op như Co.opmart, Co.opXtra hoặc Finelife.

Năm nay, Saigon Co.op đặt mục tiêu tăng 6-7% doanh thu so với năm ngoái, đạt 900 điểm bán vào cuối năm, đẩy mạnh điện toán hoá, số hoá và thúc đẩy mô hình mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Uniqlo kỳ vọng GU sẽ là động lực tăng trưởng mới

Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo, đang muốn gia tăng sự hiện diện của một thương hiệu thời trang khác của tập đoàn này là GU tại Mỹ và châu Âu, giữa lúc nhà sản xuất hàng may mặc lớn nhất châu Á này đang đẩy mạnh những nỗ lực để trở thành một nhà bán lẻ toàn cầu có doanh thu hàng năm đạt 10.000 tỷ yen (khoảng 66,4 tỷ USD).

Dù GU, có mức giá thấp hơn đôi chút so với Uniqlo và hướng đến đối tượng khách hàng trẻ hơn, có chỗ đứng vững chắc ở Nhật Bản, nhưng thương hiệu này lại ít được biết đến hơn ở các thị trường lớn khác.

Gây dựng sự hiện hiện của GU ở nước ngoài là một phần trong nỗ lực trở thành một nhà bán lẻ toàn cầu của người sáng lập Fast Retailing là ông Tadashi Yanai, với mục tiêu trước tiên là tăng gấp đôi lợi nhuận hàng năm lên 5.000 tỷ yen trong vài năm tới.

Giám đốc tài chính của Fast Retailing Takeshi Okazaki cho biết con số trên được dự đoán sẽ bao gồm khoảng 700 tỷ yen từ GU. Thương hiệu này đã bắt đầu tiến vào thị trường Bắc Mỹ, với việc mở cửa hàng tạm thời (pop-up store) đầu tiên tại quận SoHo của Thành phố New York (Mỹ) vào năm 2022.

Tuy nhiên, ông Dairo Murata, chuyên gia phân tích cấp cao của công ty JPMorgan Securities Japan, cho biết so với Uniqlo, thương hiệu bán đồ thời trang thường ngày cho đối tượng khách hàng rộng, thì thị trường của GU sẽ bị giới hạn vì thương hiệu này bán hàng cho khách hàng trong độ tuổi 10-30.

Theo chuyên gia này, để đạt được mục tiêu trung hạn là đạt 1.000 tỷ yen doanh số, GU phải thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, vốn là điều không dễ dàng.

Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh có tiếng ở phương Tây, như H&M, Zara và Gap, cũng là một “chướng ngại vật”. H&M, với nhiều thương hiệu của mình, đã có hơn 2.500 cửa hàng ở khắp châu Âu, và hơn 700 cửa hàng ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Bà Catherine Lim và ông Trini Tan, các chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence, nhận định Fast Retailing cần mở rộng chuỗi Uniqlo trên toàn cầu để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận, khi đà tăng trưởng của công ty này ở Nhật Bản đang bị đe dọa bởi sự sụt giảm dân số. Điều này có thể hạn chế đà tăng doanh số cùng cửa hàng (same-store sales) của Uniqlo tại Nhật Bản, kể cả khi tiền lương tăng.

Theo các chuyên gia này, GU, thương hiệu tập trung vào phân khúc thời gian giá rẻ hơn, có thể trở thành động lực tăng trưởng thứ hai cho Fast Retailing.

Cho đến nay, các nỗ lực mở rộng ra bên ngoài Nhật Bản và châu Á của Fast Retailing đang bắt đầu đem lại trái ngọt, khi doanh thu tại Mỹ và châu Âu đã giúp công ty này đạt được lợi nhuận hoạt động kinh doanh cao hơn dự đoán trong quý tài khóa đầu tiên (kết thúc vào tháng 11/2023). Fast Retailing đang dự định mở thêm 20 cửa hàng Uniqlo tại Bắc Mỹ và 10 cửa hàng tại châu Âu mỗi năm.

Fast Retailing cũng không từ bỏ tham vọng đối với thị trường Trung Quốc đại lục, nơi “ông lớn” này có hơn 900 cửa hàng.

Bất chấp nền kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, ông Okazaki cho biết Fast Retailing vẫn lạc quan về thị trường này trong trung hạn đến dài hạn, và đang tập trung vào đầu tư cho chất lượng cửa hàng, thay vì gia tăng số lượng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang quay lại danh sách tỷ phú

Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang nằm trong danh sách 6 tỷ phú USD người Việt. Ông có thể bứt phá trong thập kỷ tới nhờ đế chế tiêu dùng-bán lẻ số 1 Việt Nam cũng như cỗ máy cung cấp nguyên liệu sản xuất pin hiệu suất cao trong tương lai.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang quay lại danh sách tỷ phú
Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang quay lại danh sách tỷ phú

Trở lại danh sách tỷ phú USD.

Theo Forbes, tính tới 23/2, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan (MSN) có khối tài sản 1 tỷ USD. Trước đó, ngay đầu năm mới 2024, ông chủ Masan đã trở lại danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes.

Như vậy, sau một năm 2023 đầy áp lực với toàn thị trường, nhiều cổ phiếu, trong đó có Masan (MSN) tăng khá mạnh trở lại. Kể từ đầu tháng 11/2023 tới nay, cổ phiếu MSN tăng từ mức 58.000 đồng lên ngưỡng 67.000-69.000 đồng/cp (gần 19%).

Sự gia tăng của cổ phiếu Masan đã kéo vốn hóa của tập đoàn tiêu dùng (FMCG) – bán lẻ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang lên mức gần 96.000 tỷ đồng vào cuối ngày 23/2 (tương đương 3,9 tỷ USD).

Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN, nhưng đại gia gốc Quảng Trị đang gián tiếp nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu MSN thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương, tương đương gần 45% cổ phần Masan. Ông Quang cũng nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phiếu Techcombank (TCB) – ngân hàng do tỷ phú Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch.

Vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến nắm giữ hơn 42 triệu cổ phần MSN. Ngoài ra, ông Quang còn trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Tầm nhìn Masan…

Trên thực tế, tài sản 1 tỷ USD của ông Quang theo tính toán của Forbes như hiện nay là mức thấp. Ông Quang đã vào danh sách tỷ phú Forbes từ năm 2018 với khối tài sản biến động chủ yếu trong khoảng 1-1,9 tỷ USD.

Sau giai đoạn giảm mạnh từ tháng 8-10/2023, từ 88.000 đồng/cp xuống khoảng 58.000 đồng/cp, cổ phiếu MSN hồi phục khá ấn tượng nhưng vẫn chưa chinh phục lại được mốc 70.000 đồng/cp.

Dù vậy, cổ phiếu này được đánh giá có triển vọng bứt phá mạnh trong tương lai. Cổ phiếu MSN từng được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới dự báo có thể lên mức 180.000 đồng/cp nhờ sự vững chắc của đế chế tiêu dùng-bán lẻ số 1 Việt Nam cũng như cỗ máy cung cấp nguyên liệu sản xuất pin hiệu suất cao trong tương lai.

Tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng sẽ bứt phá trong những năm tới. Masan cũng được kỳ vọng là “cỗ máy in tiền” sản sinh ra những triệu phú USD trong thập kỷ tới.

Trong một báo cáo vừa được New World Wealth và hãng tư vấn đầu tư Henley & Partners công bố, tỷ lệ tăng trưởng tài sản tích lũy của người Việt Nam sẽ nhanh nhất thế giới trong 10 năm tới, với mức bứt phá lên đến 125%. Đây sẽ là mức tăng trưởng tài sản cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào, xét về GDP bình quân đầu người và số lượng triệu phú USD.

Ông Nguyễn Đăng Quang bứt phá, Masan sẽ sản sinh ra nhiều triệu phú USD?

Bên cạnh kỳ vọng từ dòng vốn FDI, giới đầu tư cũng đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn trong nước như Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đinh Long, Masan và các ngân hàng… sẽ sản sinh ra nhiều triệu phú USD người Việt.

Ông Nguyễn Đăng Quang (sinh 1963, tại Quảng Trị) tốt nghiệp Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Viện Hàn lâm khoa học Belarus. Học xong, ông ở lại Nga và khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mỳ gói cho những người Việt sinh sống tại đây, rồi đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt. Năm 2002, ông Quang về nước và phát triển các sản phẩm như nước tương Chinsu, tương ớt Chinsu, nước mắm Nam Ngư, mỳ Omachi, xúc xích Ponnie, cà phê Vinacafe…

Masan Group là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong mảng tiêu dùng nhanh và bán lẻ, sau khi mua lại chuỗi Vinmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và đổi tên thành Winmart.

Ông Quang chính là người đã chi ra cả tỷ USD để viết tiếp giấc mơ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, phát triển hệ thống bán lẻ hàng hóa Việt, vốn một thời bị nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài áp đảo.

Gần đây, nhiều hãng bán lẻ nước ngoài như AEON của Nhật, GO của Thái… phát triển khá mạnh nhưng hệ thống Winmart vẫn tiếp tục tái cấu trúc và mở rộng mạnh mẽ. Đây là kênh bán nhiều loại hàng hóa Việt, trong đó có hàng tiêu dùng của chính Masan.

Trong năm 2023, Masan ghi nhận doanh thu thuần vẫn tăng trưởng dương so với năm trước đó lên gần 78,3 nghìn tỷ đồng cho dù sức tiêu dùng trên thị trường nội địa giảm.

Điểm nổi bật nhất của Masan là mảng sản xuất kinh doanh tiêu dùng cốt lõi tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng bền vững, trong khi mảng kinh doanh bán lẻ có tín hiệu đạt được mức lợi nhuận tốt trong trung hạn.

Lần đầu tiên sau giai đoạn Covid-19, hệ thống bán lẻ WinCommerce (WCM) gần đạt điểm hóa vốn EBIT (lợi nhuận trước lãi vay và thuế). Đây là cột mốc quan trọng của Masan về lộ trình tiến đến điểm hòa vốn lợi nhuận sau thuế của toàn bộ mạng lưới trong năm 2024.

TS. Nguyễn Đăng Quang cho biết, WinCommerce đang trên đà gặt hái lợi nhuận bền vững trong năm 2024. Masan Consumer Holdings đang quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Cho đến nay, Masan cũng đã tạo ra khá nhiều người giàu có, trong đó có ông Nguyễn Đăng Quang (1 tỷ USD), bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (7.250 tỷ đồng), Nguyễn Hoàng Yến (2.900 tỷ đồng), Nguyễn Thiều Quang (1.400 tỷ đồng)…

Triển vọng tăng trưởng của Masan cũng được củng cố thêm khi các tập đoàn lớn nước ngoài và các quỹ đầu tư tranh thủ rót tiền vào các doanh nghiệp lớn Việt, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ, dược phẩm và tài chính khi đây được coi là “thời điểm vàng” của tiêu dùng Việt Nam.

Gần đây, Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới Bain Capital với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD, đã đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group, với giá trị mỗi cổ phần là 85.000 đồng. Đây là giá cao hơn khá nhiều so với mức 67.0000 đồng/cp đang giao dịch trên sàn.

Một số nhà đầu tư khác đang đàm phán với Masan và dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của tập đoàn cũng như điều kiện thị trường, Masan có thể tăng mức thu hút đầu tư lên đến 500 triệu USD.

Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Masan định hướng từ một tập đoàn tiêu dùng trở thành một tập đoàn tiêu dùng-bán lẻ kết nối người tiêu dùng bằng công nghệ ở cả kênh offline truyền thống và online, theo định hướng Consumers of Things (kết nối nhu cầu người tiêu dùng).

Ông Danny Lê, Tổng Giám đốc Masan cho biết, Masan sẽ phát triển nền tảng đa kênh, cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, từ đó, đáp ứng vạn nhu cầu của khách hàng.

Năm 2020, Tập đoàn Masan đã mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của nhà chế tạo hàng đầu thế giới có công nghệ chịu nhiệt H.C. Starck (Đức). Đây là bước đi chiến lược đưa Masan Resources từ nhà khai khoáng xuất thô thành thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao hàng đầu thế giới.

Giữa năm 2022, H.C. Starck Tungsten Powders (HCS), công ty con của Masan High-Tech Materials (MHT) đầu tư vào Nyobolt Limited (Nyobolt), một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh. Pin lithium-ion do Nyobolt chế tạo có công suất cao kỷ lục và khả năng sạc tốc độ cực nhanh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu trong 5 năm tới

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi đáng kể cấu trúc của các ngành hàng bán lẻ toàn cầu. Tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu trong 5 năm tới.

Tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu trong 5 năm tới
Tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu trong 5 năm tới

Do chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn và tình trạng thiếu hàng hóa đã dẫn đến xu hướng tăng hàng tồn kho. Trong khi nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong bối cảnh lạm phát kéo dài và áp lực sinh hoạt phí tăng cao.

Để có thể “phác thảo” một cách chính xác nhất tương lai của ngành bán lẻ thế giới trong 5 năm tới, kênh truyền hình CNBC (Mỹ) đã thực hiện khảo sát hàng chục giám đốc điều hành (CEO) và lãnh đạo hàng đầu của các công ty kinh doanh hàng hóa và bán lẻ.

Kết quả là hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với nhận định rằng quy mô của ngành này sẽ trở nên đa dạng, nhỏ và hiệu quả hơn, đảm bảo mục tiêu nhanh chóng thích ứng với những tình huống rủi ro mới có thể xảy ra trong tương lai.

Giám đốc điều hành hãng thời trang Abercrombie & Fitch, Fran Horowitz, nói các cửa hàng lớn, khổng lồ đang trở nên không hiệu quả. Đại dịch đã thúc đẩy lĩnh vực bán lẻ trực tuyến và giờ đây với sự hỗ trợ của công nghệ, các cửa hàng nên tập trung vào phát triển mảng bán lẻ trực tuyến, với một địa điểm hợp lý, thay vì phải đầu tư lớn đi kèm chi phí vận hành khổng lồ.

Tương tự, CEO của hãng thời trang Levi Strauss, Michelle Gass, cho rằng vai trò của các cửa hàng cần mang tính trải nghiệm nhiều hơn hiện nay. Bà nói người tiêu dùng sẽ nâng cao tiêu chuẩn và họ sẽ mong đợi điều đó.

Giờ đây khi việc mua sắm và thực hiện giao dịch rất dễ dàng chỉ với một “cú nhấp chuột”, thì các cửa hàng phải có mục đích cao hơn. Nó cần trở thành các trung tâm phân phối nhỏ, ngoài chức năng là giới thiệu và bán sản phẩm, đây còn là các nhà kho đồng thời là nơi phân phối hàng hóa, giúp tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh quá trình giao hàng.

Cựu Giám đốc điều hành thương mại điện tử của chuỗi siêu thị Walmart (Mỹ), đồng thời là nhà sáng lập Jet.com, Marc Lore, nhận định xu hướng thương mại đàm thoại sẽ phát triển trong thời gian tới, Do đó, ngành bán lẻ cũng cần chuẩn bị để thay đổi phù hợp với tương lai.

Trong kỷ nguyên của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nơi mọi người có thể sử dụng giọng nói hoặc văn bản để trò chuyện với trợ lý kỹ thuật số, ngành bán lẻ cần tập trung phát triển mảng bán hàng đàm thoại.

Cựu CEO của Gap và J.Crew, Mickey Drexler, tiếp lời, phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán lẻ. Do đó, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, như Instagram, Facebook và cả TikTok sẽ trở nên cực kỳ phổ biến trong 5 năm tới.

Vậy mua sắm trực tuyến sẽ “hủy diệt” ngành hàng bán lẻ truyền thống trong một tương lai không xa? Theo nhận định của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hoạt động giao dịch trực tuyến và ngoại tuyến sẽ song hành và bổ trợ cho nhau.

CEO Spear của Fig nói: “Tôi không nghĩ đó là cái này hay cái kia. Tôi nghĩ với cả chức năng bán hàng kỹ thuật số và ngoại tuyến, ngành bán lẻ sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn”.

Đồng quan điểm, nhà lãnh đạo Horowitz của Abercrombie cho rằng cửa hàng truyền thống rất quan trọng. Đây là nơi để khách có thể xem hàng thực tế, đổi trả, nhận hàng… Giám đốc điều hành Jens Grede của hãng Skims khẳng định các hoạt động mua sắm vẫn diễn ra bình thường tại cửa hàng, nhưng phần lớn ý định hoặc quyết định mua sắm sẽ bắt đầu trực tuyến.

Ông nhấn mạnh khách hàng trẻ ngày nay luôn biết họ muốn mua gì khi mua sắm tại cửa hàng, vì vậy giao dịch diễn ra trong cửa hàng, nhưng hành trình của khách hàng sẽ bắt đầu từ mua sắm trực tuyến.

Vậy tiêu chuẩn quan trọng của ngành bán lẻ trong 5 năm tới sẽ là gì? Theo nhận định của các giám đốc điều hành, đó là dịch vụ khách hàng. Rõ ràng với sự “lên ngôi” của bán hàng trực tuyến và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên các thị trường hiện nay, dịch vụ khách hàng sẽ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất định hướng sự thành công của các cửa hàng và thương hiệu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Diệu Linh (Theo CNBC)

Ngành bán lẻ thời trang toàn cầu tìm cách vượt qua khủng hoảng mới

Ngay khi các nhà bán lẻ hàng may mặc nghĩ rằng họ đã vượt qua được rào cản về chuỗi cung ứng thì họ lại gặp phải một trở ngại mới do tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ gây ra. Mặc dù chi phí vận tải tăng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn năm 2021 (vì đại dịch COVID-19), song lịch trình giao hàng không ổn định đang tạo ra nguy cơ hàng hóa được bàn giao không đúng mùa, khiến nhiều công ty buộc phải giảm giá bán.

Căng thẳng ở Biển Đỏ bùng phát kể từ tháng 11/2023, khiến nhiều công ty phải định tuyến lại các tàu chở hàng hóa bao gồm quần áo và đồ đạc quanh mũi phía Nam châu Phi. Thời gian vận chuyển qua tuyến đường dài này sẽ tốn thêm một đến hai tuần. Điều này cũng làm tăng chi phí vận chuyển trên các tuyến khác.

Trong khi đó, tình trạng hạn hán đã hạn chế năng lực của kênh đào Panama. Một chuyên gia về chuỗi cung ứng và chính sách hải quan cho biết các nhà bán lẻ thường bắt đầu dự trữ hàng hóa cho cuối mùa Xuân và đầu mùa Hè vào khoảng thời gian này trong năm.

Những gián đoạn trên có tác động trực tiếp lớn nhất đến các công ty bán sản phẩm sang thị trường châu Âu. Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu toàn cầu thuộc ngân hàng Bank of America (BofA Global Research), khoảng 28% thương mại container toàn cầu đi qua Biển Đỏ, phần lớn các container vận chuyển hàng hóa  đến và đi từ châu Âu.

Tuyến đường này cũng rất quan trọng đối với các công ty Mỹ vận chuyển sản phẩm từ Nam Á. Ông Aeesha Sherman, nhà phân tích chứng khoán tại Bernstein, cho biết hàng nhập khẩu  từ các nước Nam Á như Ấn Độ và Bangladesh có xu hướng được chuyển đến Bờ Đông nước Mỹ thông qua Kênh đào Suez, trong khi các sản phẩm sản xuất ở Đông Á được chuyển đến Bờ Tây nước Mỹ qua Thái Bình Dương.

Không công ty nào muốn gặp phải tình trạng giao hàng chậm trễ, đặc biệt là hàng hóa nhạy cảm với xu hướng như quần áo thời trang.

Theo báo cáo của Bernstein, hãng thời trang H&M và công ty Zara Inditex phụ thuộc vào thị trường châu Âu với khoảng 60% doanh số bán hàng của họ, nhưng H&M dễ bị gián đoạn vận chuyển hơn, vì hầu hết các sản phẩm của công ty được vận chuyển bằng đường biển từ châu Á.

Ngược lại, Zara Inditex có chu kỳ tích trữ hàng hoá ngắn hơn và ít phụ thuộc vào sản xuất ở châu Á hơn, có nguồn cung từ châu Âu cao hơn và sử dụng vận tải hàng không để vận chuyển hầu hết các sản phẩm của mình.

Các công ty may mặc của Mỹ phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Nam Á và vận chuyển bằng đường biển cũng bị ảnh hưởng. Bloomberg trích dẫn một thư điện tử (email) được hãng Abercrombie & Fitch gửi cho các nhà cung cấp,.

Trong email, nhà sản xuất hàng may mặc này đã nói với các nhà cung cấp rằng họ có kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không khi có thể.

Công ty cho biết tất cả hàng hóa của họ từ Ấn Độ, Sri Lanka và Bangladesh đều đi qua Kênh đào Suez. Tại một hội nghị ngành vào tháng 1/2024, ông Frank Conforti – Giám đốc điều hành của Urban Outfitters – cho biết, khoảng 25% đến 30% sản phẩm của công ty đến từ Ấn Độ và Pakistan, nhưng hầu hết quần áo sản xuất tại khu vực này đều được vận chuyển bằng đường hàng không.

Sự gián đoạn vận chuyển cũng có thể ảnh hưởng đến Nike và Adidas, hai thương hiệu đồ thể thao, mặc dù sản phẩm của họ không nhạy cảm theo mùa. Khoảng 30% và 40% doanh số bán hàng của Nike và Adidas lần lượt đến từ thị trường châu Âu.

Theo báo cáo của Bernstein, các sản phẩm giày dép được Nike và Adidas nhập khẩu vào Bắc Mỹ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vì hầu hết các sản phẩm này đến từ Đông Á và được vận chuyển qua Thái Bình Dương, nhưng tỷ lệ quần áo nhập khẩu của họ từ khu vực Nam Á lại cao hơn.

Báo cáo cũng cho biết, mặc dù Lululemon ít phụ thuộc vào doanh số bán hàng ở châu Âu nhưng khoảng 20% sản phẩm của công ty được sản xuất ở Nam Á nên các chuyến hàng đến Bắc Mỹ vẫn có thể bị ảnh hưởng.

Trong ngắn hạn, sự chậm trễ trong vận chuyển hàng hóa khiến chi phí bảo hiểm rủi ro tăng cao so với chi phí vận tải. Theo dữ liệu của Freightos, giá cước vận tải trên tuyến Đông Á đến Bờ Tây của Mỹ đã tăng 79% kể từ đầu tháng 12/2023, nhưng vẫn chỉ tương đương khoảng 14% mức cước vận chuyển cao điểm vào năm 2021.

Sau khi chi phí vận chuyển tăng vọt vào năm 2021, một nhóm các nhà bán lẻ tại Mỹ được BofA Global Research theo dõi phát hiện ra rằng chi phí vận chuyển bổ sung đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp của họ từ 2 đến 5 điểm phần trăm.

Sự gián đoạn vận chuyển hàng hóa kéo dài có thể đẩy chi phí vận chuyển lên cao và làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Nhà phân tích Sherman cho biết, tình hình này cũng có thể thúc đẩy nhu cầu vận tải hàng không và đường bộ nói chung, ảnh hưởng đến tất cả các nhà bán lẻ, không chỉ những nhà bán lẻ phụ thuộc vào tuyến Kênh đào Suez. Ví dụ, nếu nhiều hàng hóa được vận chuyển đến Mỹ qua Bờ Tây hơn, điều đó sẽ dẫn đến nhu cầu nội địa về vận tải đường bộ và đường sắt tăng lên.

Ở một mức độ nào đó, các nhà bán lẻ hiện được trang bị tốt hơn để đối phó với tình trạng gián đoạn vận chuyển. Nhiều nhà bán lẻ đã giảm lượng hàng tích trữ xuống mức bình thường như trước thời kỳ đại dịch COVID-19. Ngoài ra, các chi phí đầu vào khác cũng giảm, giúp hạn chế thiệt hại. Theo dữ liệu từ BofA Global Research, giá sợi bông và polyester đang có xu hướng giảm.

Nhưng nếu tuyến đường vận tải đi qua Biển Đỏ càng gặp nguy hiểm thì nguy cơ chi phí tăng trở lại ngày càng cao hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Đế chế bán lẻ thời trang Macy’s đóng cửa nhiều cửa hàng và sa thải hàng loạt

Chuỗi cửa hàng chuyên bán phụ kiện và thời trang mang tính biểu tượng Macy’s mới đây thông báo đóng cửa nhiều cửa hàng đồng thời sa thải hàng loạt nhân viên.

Theo đó, Macy’s sẽ đóng cửa một số cửa hàng hoạt động kém hiệu quả trên toàn quốc, đồng thời sa thải khoảng 2.350 nhân viên ở cả vị trí bán lẻ và doanh nghiệp.

Việc đóng của Macy’s diễn ra trong bối cảnh các cửa hàng bán lẻ truyền thống tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại đáng kể từ người tiêu dùng, những người ngày càng coi các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon là điểm đến mua sắm ưu tiên đầu tiên hàng đầu của họ.

CNBC lưu ý tính đến tháng 10 năm 2023, Macy’s có 723 địa điểm ở Mỹ. Khoảng 500 địa điểm trong số đó là các cửa hàng mang thương hiệu Macy’s, 158 cửa hàng là cửa hàng Bluemercury của công ty và 56 địa điểm là cửa hàng Bloomingdale’s  cũng của công ty.

Người phát ngôn của Macy’s cho biết trong một chia sẻ: “Khi chúng tôi chuẩn bị triển khai chiến lược mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường luôn thay đổi, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là giảm 3,5% lực lượng lao động của mình để trở thành một công ty hợp lý hơn.”

Ngoài việc đóng cửa hàng, Macy’s cũng xác nhận sẽ sa thải khoảng 2.350 nhân viên từ cả bộ phận bán lẻ và doanh nghiệp.

Vào tháng 1 năm 2023, Macy’s có 94.570 nhân viên. Việc sa thải đồng nghĩa với việc Macy’s sẽ giảm tổng lực lượng lao động của mình khoảng 3,5%. Công ty cho biết ngày làm việc cuối cùng đối với những nhân viên bị sa thải sẽ là ngày 26/1.

Jeff Gennette, Giám đốc điều hành sắp mãn nhiệm của Macy’s, viết trong một bản ghi nhớ gửi nhân viên: “Bất chấp những tiến bộ mạnh mẽ và rõ ràng trong vài năm qua, chúng tôi vẫn phải chịu áp lực đáng kể”.

Thông báo của Macy’s về việc đóng cửa nhiều cửa hàng và sa thải nhân viên không chỉ được đưa ra sau một vài năm khó khăn đối với ngành bán lẻ nói chung mà còn khoảng một tháng sau khi các nhà đầu tư hoạt động thông báo họ đang tìm cách mua lại công ty với giá khoảng 5,8 tỷ USD. Macy’s từ chối đề nghị mua lại ngay sau đó.

Theo số liệu báo báo, doanh thu của Macy’s vào năm 2023 là hơn 24 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2022.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Uniqlo của Fast Retailing đạt doanh thu cao kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp

Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu quần áo Uniqlo, đã công bố lợi nhuận hoạt động quý I năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 11/2023) tăng 25% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.

Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu quần áo Uniqlo, đã công bố lợi nhuận hoạt động quý I năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 11/2023) tăng 25% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.

Cụ thể, lợi nhuận của Fast Retailing trong quý I vừa qua là 146,7 tỷ yen (1,01 tỷ USD), so với mức tương ứng 117,1 tỷ yen của cùng kỳ năm tài chính trước đó. Trong khi theo ước tính trung bình của 5 nhà phân tích được LSEG khảo sát, lợi nhuận của Fast Retailing  chỉ đạt 137,9 tỷ yen trong quý I.

Fast Retailing giữ nguyên dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm tài chính 2023-2024 (kết thúc vào tháng 8/2024) là 450 tỷ yen, sau khi ghi nhận mức thu nhập kỷ lục 381,1 tỷ yen trong năm tài chính 2022-2023.

Tính theo khu vực, hoạt động kinh doanh của Uniqlo tại Trung Quốc đại lục báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý đầu tiên, công ty cho biết.

Công ty đã đạt được mức doanh thu kỷ lục liên tiếp trong hai năm qua khi thực hiện chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ ở nước ngoài.

Hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc đại lục, thị trường nước ngoài lớn nhất của Fast Retailing, đã sôi động trở lại vào năm tài chính 2023-2024 (bắt đầu từ ngày 1/9/2023), sau hơn hai năm trì trệ do chính sách “Zero COVID” nghiêm ngặt dẫn đến việc phong tỏa các thành phố của Trung Quốc.

Giám đốc tài chính của Fast Retailing, Takeshi Okazaki nói với các phóng viên rằng người tiêu dùng Trung Quốc đang trở nên chọn lọc hơn khi lựa chọn sản phẩm và giá cả. Mặc dù vậy, ông không hề bi quan về triển vọng kinh doanh tại đây, với dự báo doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Fast Retailing cho biết vào tháng 10/2023 rằng họ có kế hoạch mở 80 cửa hàng mới mỗi năm tại Trung Quốc, bao gồm tại khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Công ty này hiện đã có 931 cửa hàng Uniqlo ở Trung Quốc đại lục – nhiều hơn ở Nhật Bản – khiến nó trở thành điểm nhấn cho các nhà bán lẻ hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Công ty cũng đã thực hiện một nỗ lực mới ở thị trường Bắc Mỹ, nơi thu nhập hoạt động tăng gần gấp đôi vào năm ngoái. Fast Retailing có kế hoạch mở 20 cửa hàng mới tại Mỹ và Canada vào năm 2024, tăng thêm 72 cửa hàng vào cuối tháng 12/2023.

Fast Retailing dự kiến công ty sẽ tiếp tục đạt mức lợi nhuận kỷ lục vào năm 2024, nhưng biến đổi khí hậu có thể gây trở ngại cho một công ty vốn nổi tiếng với việc tung ra nhanh chóng các mặt hàng theo mùa như áo khoác lông cừu và quần áo giữ nhiệt.

Ông Okazaki cho biết: “Ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng vậy, nhiệt độ có xu hướng biến đổi mạnh trong năm nay, vì vậy câu hỏi cơ bản là làm thế nào để cơ cấu các dòng sản phẩm”.

Cổ phiếu của Fast Retailing đã tăng 32% vào năm 2023, vượt xa mức tăng 30% của chỉ số chứng khoán chủ chốt Nikkei 225 của Nhật Bản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Oxfam: 5 tỷ người trên toàn cầu đang nghèo đi trong khi 5 người giàu nhất đang giàu thêm

Theo báo cáo của Oxfam, 5 người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều trong những năm gần đây trong khi đó có 5 tỷ người đang nghèo đi.

Theo báo cáo Oxfam công bố cuối tuần trước, sau khi tính đến lạm phát, giá trị tài sản ròng của nhóm 5 tỷ phú giàu nhất thế giới đã tăng vọt 114% lên tổng cộng 869 tỷ USD kể từ năm 2020.

Nếu xu hướng này tiếp tục, thế giới có thể xuất hiện tỷ phú sở hữu tài sản lên tới nghìn tỷ USD đầu tiên trong vòng một thập kỷ tới, theo CNN.

Cùng lúc đó, gần 5 tỷ người trên toàn cầu trở nên nghèo đi, do phải đối mặt với lạm phát, chiến tranh và khủng hoảng khí hậu. Và phải mất gần 230 năm để xóa bỏ nghèo đói dựa trên tình hình hiện tại.

Báo cáo của Oxfam dựa trên dữ liệu do Forbes tổng hợp, được tính toán để trùng với thời điểm khai mạc hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos, Thụy Sĩ – một cuộc họp thượng đỉnh của nhóm những người giàu nhất cùng các nhà lãnh đạo thế giới.

Elon Musk, ông chủ hãng xe điện Tesla và nhiều công ty khác là người chiến thắng trong những năm gần đây. Tài sản của Elon Musk đã tăng vọt lên 245,5 tỷ USD vào cuối tháng 11/2023, tăng 737% so với tháng 3/2020.

Bernard Arnault, Chủ tịch tập đoàn bán lẻ hàng xa xỉ LVMH của Pháp, cùng gia đình có giá trị tài sản ròng là 191,3 tỷ USD, tăng 111%.

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có khối tài sản 167,4 tỷ USD, tăng 24%; trong khi tài sản nhà sáng lập Oracle, Larry Ellison đạt tổng cộng 145,5 tỷ USD, tăng 107%.

Cái tên cuối cùng trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới là Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway Warren Buffett, người có giá trị tài sản ròng tăng 48% lên 119,2 tỷ USD.

Nhìn chung, từ năm 2020, tài sản của các tỷ phú đã tăng 34% lên 3.300 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh gấp ba lần so với tốc độ lạm phát .

Nhiều tỷ phú trở nên giàu có nhờ cổ phần trong các công ty họ lãnh đạo, đã gia tăng hơn 1.600 tỷ USD giá trị tài sản.

Trong báo cáo năm nay, Oxfam cho rằng các doanh nghiệp đang thu về lợi nhuận lớn, góp phần thúc đẩy sự giàu có của các ông chủ. 7 trong số 10 công ty niêm yết lớn nhất thế giới có CEO là tỷ phú hoặc có tỷ phú là cổ đông chính.

Dựa trên dữ liệu từ Wealth X, 1% người giàu nhất nắm giữ 43% tài sản tài của thế giới. Ở Mỹ, nhóm này sở hữu 32%, con số này là 50% tại châu Á. Ở Trung Đông, 1% người giàu nhất nắm giữ 48% tài sản tài chính, trong khi ở châu Âu là 47%.

Oxfam cho biết, khoảng 148 các công ty lớn nhất thế giới đã thu về gần 1.800 tỷ USD lợi nhuận trong 12 tháng tính đến tháng 6/2023. Con số này cao hơn 52,5% so với mức trung bình của họ trong giai đoạn 2018 đến 2021.

Oxfam chỉ ra rằng ngành dầu khí, các công ty dược phẩm và ngành tài chính thu về lợi nhuận cao hơn trong một hoặc hai năm qua so với mức trung bình của họ trong những năm trước.

“Chúng ta đang phớt lờ vai trò của sức mạnh độc quyền trong việc phân phối lại tài sản cho tầng lớp thượng lưu”, ông Nabil Ahmed, Giám đốc Kinh tế và Công bằng chủng tộc tại Oxfam America nói.

Oxfam đang kêu gọi các chính phủ can thiệp.

“Quyền lực công có thể kiềm chế sức mạnh doanh nghiệp và bất bình đẳng – định hình thị trường công bằng hơn và thoát khỏi sự kiểm soát của các tỷ phú,”, Amitabh Behar, Giám đốc điều hành tạm thời của Oxfam International, cho biết trong một tuyên bố.

“Các chính phủ phải can thiệp để phá vỡ các độc quyền, trao quyền cho người lao động, đánh thuế những lợi nhuận khổng lồ của các doanh nghiệp này và quan trọng nhất, đầu tư vào một kỷ nguyên mới của hàng hóa và dịch vụ công”, vị này nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trải nghiệm khách hàng (CX) là chìa khoá tăng trưởng của các thương hiệu bán lẻ

Thị trường năm nay chứng kiến hàng loạt ý tưởng cửa hàng mới được mở ra, tập trung chủ yếu mang lại những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng – điều mà mua sắm trực tuyến không thực hiện được.

Quân cờ giúp các nhà bán lẻ tăng tính cạnh tranh

Ông Simon Smith, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Thị trường bán lẻ ở châu Á – Thái Bình Dương luôn đề cao yếu tố ‘trải nghiệm’, đơn cử như việc các trung tâm mua sắm có truyền thống lựa chọn các ngành hàng luôn dẫn đầu trong thị trường bán lẻ (Retail) như ăn uống và giải trí để mang lại trải nghiệm cho khách hàng. Một khi các nhà bán lẻ và chủ sở hữu thích ứng với môi trường bán lẻ đa kênh, thị trường có thể sẽ có nhiều cơ hội đổi mới hơn”.

Bán lẻ trải nghiệm nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thực tế và các dịch vụ mà kênh trực tuyến không thể đem lại. Các sản phẩm được đặt theo yêu cầu và cá nhân hóa là ví dụ điển hình của loại hình này, hoặc là sự kết hợp giữa bán lẻ, ăn uống và giải trí như toàn bộ tòa nhà mang lại trải nghiệm ở một số nơi.

Mô hình này có thể thấy tại tòa Tokyu Kabukicho cao 47 tầng ở Tokyo, tòa tháp có hai khách sạn nằm trên các khối bán lẻ – nơi có các tiện ích như rạp chiếu phim và các khu vui chơi giải trí đa dạng.

Bình luận về xu hướng này, ông Tetsuya Kaneko, Giám Đốc Bộ phận Nghiên Cứu và Tư Vấn, Savills Nhật Bản nói: “Sự phát triển của mô hình bán lẻ này là khởi đầu cho sự gia tăng của các cửa hàng bán lẻ tập trung hơn vào trải nghiệm của khách hàng – yếu tố mà phương thức trực tuyến không thể sánh được. Nhiều khu mua sắm có thể sẽ mở thêm nhiều cửa hàng hơn để thúc đẩy khái niệm trải nghiệm trực tiếp.”

Tại Việt Nam, TP.HCM là khu vực dẫn đầu với các mô hình hoạt động bán lẻ thú vị. Theo bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý Cho thuê Bán lẻ Savills TP.HCM cho rằng khi thị trường ngày càng bão hòa với hoạt động mua sắm trực tuyến và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng, việc cung cấp những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn đã trở thành chìa khóa để nổi bật và phát triển.

“Trải nghiệm cá nhân hóa và tích cực thúc đẩy kết nối khách hàng mạnh mẽ hơn, từ đó tăng tường ủng hộ thương hiệu và quay lại nhiều lần”, bà Quyên nói.

Ở Việt Nam, Uniqlo trong năm vừa qua khá thành công với “Click & Collect” và “self-checkout”, giúp khách hàng cảm thấy mới mẻ, tự do và sáng tạo trong không gian mua sắm. Nhà bán lẻ Muji cũng triển khai chương trình “Muji Passport”.

Nhiều nhà bán lẻ tại Việt Nam đang tổ chức các workshop, lễ hội âm nhạc, triển lãm… tại các trung tâm thương mại cao cấp để tăng cơ hội kết nối với khách hàng, gia tăng dấu ấn thương hiệu trong thị trường tiêu dùng 100 triệu dân này. Ngay cả những thương hiệu F&B vừa và nhỏ trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng.

Ví dụ, tháng 12 năm 2023, chuỗi cà phê Phê-la đã mở cửa hàng flagship để khách hàng trải nghiệm quy trình pha chế thủ công và triển lãm về trà tại Xuân Thủy, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Ở Tháp Kabukicho, hãng trò chơi điện tử Namco đã mở một khu tích hợp giữa trò chơi điện tử, máy đồ chơi “gachapon” và quầy bar phục vụ cocktail. Cửa hàng cũng cung cấp các buổi biểu diễn AI DJ với các nhân vật ảo được yêu thích như Pacman.

Đầu năm nay, thương hiệu bán lẻ Muji của Nhật Bản đã mở một cửa hàng mới theo chủ đề trang trại ở Thượng Hải. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe, cửa hàng cung cấp thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc địa phương và mang trải nghiệm ăn từ trang trại đến bàn ăn cho khách hàng, đồng thời bán nhiều mặt hàng đồ gia dụng của Muji.

Dù cho rằng nền tảng trực tuyến sẽ chấm dứt các đại lý du lịch truyền thống, Luxury Escapes đã đi ngược lại xu hướng này bằng cách mở một cửa hàng ở Melbourne, Úc. Đại lý được lấy cảm hứng rằng “lập kế hoạch và đặt chỗ cho chuyến du lịch cũng quan trọng như chính chuyến đi”. Nơi đây cũng cung cấp cà phê và rượu sâm panh song song với các lời khuyên khi du lịch cũng như cho việc đặt chỗ.

Đơn vị tư vấn đầu tư Trung Quốc Futu Securities đã mở một cửa hàng trên đường Nathan, một trong những khu phố mua sắm sầm uất nhất Hong Kong. Rộng tới hơn 370 m2, cửa hàng đóng vai trò là trung tâm để các nhà đầu tư tương tác và tìm hiểu về thế giới tài chính đi kèm với khu trưng bày công nghệ và sản phẩm của Futu.

Nhà sản xuất ô tô hạng sang Bentley đã khai trương Bentley Cube tại Seoul vào đầu năm nay, mang đến dịch vụ vận hành và trải nghiệm theo nhu cầu và cá nhân hóa cho khách hàng Hàn Quốc. Đây là ý tưởng cửa hàng đầu tiên của Bentley và được kỳ vọng là hình mẫu cho việc mở rộng quy mô cửa hàng này trên toàn thế giới trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nền tảng bán lẻ trực tuyến Zulily đóng cửa trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao

Theo chính thông tin từ website của nhà bán lẻ, nền tảng bán lẻ trực tuyến Zulily sẽ đóng cửa, trước khi tạm dừng kinh doanh, Zulily từng được định giá xấp xỉ 9 tỷ USD.

Nền tảng bán lẻ trực tuyến Zulily đóng cửa trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao
Nền tảng bán lẻ trực tuyến Zulily đóng cửa trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao

Theo phát ngôn của lãnh đạo Zulily, nền tảng cho biết “chúng tôi đưa ra quyết định này là hết sức khó khăn nhưng cần thiết có thể tối đa hóa giá trị cho các nhà đầu tư của công ty.”

Ryan Baker, phó chủ tịch của Douglas Wilson Companies, công ty cung cấp dịch vụ tiếp nhận và các dịch vụ kinh doanh khác, đồng thời đang giám sát việc đóng cửa Zulily, chia sẻ: “Quyết định này là không hề dễ dàng, tuy nhiên, do môi trường kinh doanh đầy thách thức, cùng với đó là nhiều sự bất ổn khác, Zulily không còn cách nào khác.”

Được ra mắt vào năm 2010 và có trụ sở tại Seattle, Zulily là nhà bán lẻ trực tuyến chuyên về bán quần áo trẻ em và phụ nữ. Zulily IPO vào năm 2013 và có thời điểm được định giá xấp xỉ 9 tỷ USD (theo The Wall Street Journal).

Việc đóng cửa Zulily diễn ra trong bối cảnh ngành thương mại điện tử đang cạnh tranh vô cùng gay gắt, nhiều thương hiệu bán lẻ nhỏ hơn đã không thể cạnh tranh lại với các đối thủ có vốn hóa lớn như Temu của PDD, Shein hay cả Amazon.

Đầu tháng này, Zulily cũng đã kiện Amazon, cáo buộc gã khổng lồ này có hành vi phản cạnh tranh. Người phát ngôn của Amazon đã đưa ra tuyên bố phủ nhận các cáo buộc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Alibaba đầu tư vào một chuỗi bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam

Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, chuỗi bán lẻ mỹ phẩm Hasaki có trụ sở tại Việt Nam đã nhận đầu tư từ gã khổng lồ Alibaba, thông qua công ty thành viên là Alibaba International Digital Commerce – phụ trách các sàn thương mại điện tử có hoạt động ở nước ngoài.

Hiện chưa rõ vốn cụ thể mà Hasaki được đầu tư, chỉ biết rằng Alibaba đang nắm cổ phần thiểu số tại chuỗi bán lẻ này. Công ty Alibaba International Digital Commerce được biết đến là đơn vị chủ quản của AliExpress và Lazada.

Giữa năm nay, phía Alibaba tuyên bố sẽ tăng gấp đôi đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp Trung Quốc đang để mắt tới các trung tâm sản xuất mới nổi của Việt Nam để thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ông Roger Luo – Giám đốc cấp cao khu vực Đông Nam Á Alibaba.com cho biết, ngoài Hà Nội và TP. HCM, trong thời gian tới, đơn vị này sẽ mở rộng sự hiện diện của mình tại một số tỉnh thành: Bình Dương, Bắc Ninh, Long An, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Về Hasaki, chuỗi bán lẻ này đã 7 năm gia nhập thị trường mỹ phẩm. Tính đến thời điểm hiện tại, Hasaki sở hữu hơn 100 cửa hàng bán lẻ và 17 phòng khám da liễu Hasaki clinic tại 33 tỉnh thành trên cả nước.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, đơn vị này luôn cam kết bán ra sản phẩm làm đẹp chính hãng với mức giá ưu đãi. Chính điều này đã giúp thương hiệu tạo dựng được lòng tin ở người tiêu dùng và là động lực giúp Hasaki phát triển lớn mạnh hơn.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống cửa hàng, Hasaki cam kết chú nâng cấp ứng dụng mua sắm trực tuyến hasaki.vn và đẩy mạnh dịch vụ giao hàng trực tuyến NowFree 2H.

Hiện tại, Hasaki là đối tác chiến lược của hơn 500 nhãn hàng mỹ phẩm tại Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đó là các thương hiệu lớn như tập đoàn L’Oréal, Rohto, Unilever, Johnson & Johnson…

“Các thương hiệu này đều khẳng định Hasaki là đại lý phân phối mỹ phẩm chính hãng. Với giấy chứng nhận có mộc đỏ, khách hàng có thể yên tâm về nguồn gốc sản phẩm khi mua hàng tại Hasaki”, đại diện Hasaki cho hay.

Ngoài sự bảo chứng từ các thương hiệu quốc tế cùng bao bì in rõ thông tin và xuất xứ, Hasaki còn xuất hoá đơn VAT 100% dành cho mọi đơn hàng.

Chia sẻ về hướng đi trong tương lai, đại diện Hasaki cho biết: “Chúng tôi mong muốn tiếp tục mở thêm nhiều chi nhánh và đạt mục tiêu phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm mỹ phẩm chính hãng cho khách hàng mọi miền đất nước”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đây là lý do thị trường Việt Nam là điểm đến hứa hẹn của các thương hiệu xa xỉ

Một trong số những lý do thị trường (Market) thu hút các thương hiệu nổi tiếng phải kể tới số người siêu giàu tại Việt Nam được ghi nhận tăng gấp đôi và số người giàu tăng thêm 70% trong 5 năm qua, dự báo tiếp tục tăng vọt trong 5 năm tới. 

Đây là lý do thị trường Việt Nam là điểm đến hứa hẹn của các thương hiệu xa xỉ
Đây là lý do thị trường Việt Nam là điểm đến hứa hẹn của các thương hiệu xa xỉ

Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2023 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn quốc tăng 9,6% so với cùng kỳ. Doanh thu bán lẻ hàng hoá trong 11 tháng ước đạt 4.420 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% và tăng 8,6% s với cùng kỳ.

Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các thương hiệu quốc tế, từ thời trang nhanh đến phân khúc bán lẻ xa xỉ và cao cấp, chuyên gia Savills nhận định.

“Tính từ giai đoạn sau COVID-19, Việt Nam nổi lên như một thị trường tiềm năng với sức hút mạnh mẽ. Sự gia tăng trong sức tiêu dùng nội địa được xem là một trong các yếu tố thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của các thương hiệu quốc tế đối với thị trường này”, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao tại Savills, nói.

Thị trường ghi nhận sự sôi động hơn của phân khúc bán lẻ cao cấp với các hoạt động mở rộng và khai trương của hàng mới.

Các thương hiệu cao cấp sử dụng chiến lược một cửa hàng tại các địa điểm đắc địa. Tại Hà Nội, khu vực Hoàn Kiếm, đặc biệt tại trục phố Ngô Quyền, Lý Thái Tổ và Tràng Tiền đã liên tục chào đón sự xuất hiện các thương hiệu cao cấp từ năm 2021 tới nay.

Có thể kể đến như: Louis Vuitton, Dior, Berluti, Tiffany & Co., Maje, Longchamp hay gần đây nhất là Piaget, Watches of Switzerland…

Theo báo cáo của Knight Frank, tính đến cuối năm ngoái, giới siêu giàu Việt với tài sản đạt trên 30 triệu USD có 1.059 người, đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN-6.

Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Cùng với giới siêu giàu, số người giàu với tài sản từ 1 triệu USD trở lên ở Việt Nam cũng đã tăng 70% trong 5 năm qua.

Theo Savills, triển vọng doanh số của các nhãn hàng xa xỉ tại Việt Nam đồng thời góp phần tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng và kéo các hãng mới mở về thị trường Việt Nam.

Yếu tố quan trọng tạo nên sức hút của thị trường bán lẻ tại Việt Nam là so với các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia, số lượng các thương hiệu quốc tế có mặt tại đây hiện vẫn còn hạn chế.

Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các thương hiệu muốn mở rộng thị trường, đặc biệt khi họ tìm kiếm những bước tiến đầu tiên tại Việt Nam.

Dữ liệu từ Statista cho thấy ngành công nghiệp xa xỉ của Việt Nam được thiết lập để tăng trưởng đáng kể, với doanh thu dự kiến là hơn 957 triệu USD năm 2023 và tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 3,23% cho đến năm 2028.

Với nhiều lợi điểm kể trên nhưng năm nay, các nhãn hàng xa xỉ trên toàn cầu đều gặp khó, trong đó việc kinh doanh tại Việt Nam cũng không tránh khỏi xu hướng này.

Chẳng hạn mới đây CTCP Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) – phân phối hơn 60 nhãn hàng xa xỉ lớn trên thế giới, với 50 cửa hàng tại Việt Nam, ghi nhận kết quả kém tích cực.

Nửa đầu năm, công ty này lỗ 7,4 tỷ đồng so với khoản lãi 130,6 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Điều này khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 22,87% cùng kỳ xuống âm 1,3%.

Theo Financial Times, các nhà mốt trên thế giới, từ LVMH của Pháp, đến Prada của Italia và Richemont của Thụy Sỹ, đều ghi nhận tăng trưởng doanh số giảm tốc.

Người mua sắm ở châu Âu và Mỹ đang cắt giảm các khoản chi tiêu xa xỉ, trong khi thị trường này ở Trung Quốc cũng diễn biến phức tạp vì tỷ lệ thấp nghiệp cao ở người trẻ và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản.

Theo công ty tư vấn Bain, khi thị trường lao động  đã hạ nhiệt, tăng trưởng tiền lương chậm lại và “bóng ma” suy thoái ngày càng rõ nét, nhiều người mua sắm đã bắt đầu “chùn tay”. Chi tiêu cho các du thuyền, phi cơ, trang sức và các mặt hàng xa xỉ khác đã giảm xuống.

Đánh giá triển vọng năm 2024, theo phân tích của McKinsey, thị trường xa xỉ dự kiến sẽ tăng trưởng từ 2% đến 4%, với sự khác biệt giữa các khu vực và quốc gia.

Bán lẻ (Retail) hàng xa xỉ dự kiến sẽ đạt ít nhất 305 tỷ euro do nhu cầu mạnh mẽ ở châu Âu và Mỹ, trong khi tiêu dùng nội địa vẫn quan trọng ở Trung Quốc.

Tại thị trường Việt Nam, chuyên gia Savills dự báo bán lẻ sẽ ngày càng sôi động hơn, khi Việt Nam đang được đánh giá là thị trường trọng điểm trong Đông Nam Á để các đơn vị bán lẻ quốc tế mở rộng hoạt động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Đức Huy | Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng năm 2024

Dựa trên phân tích chi tiết về hành vi của người tiêu dùng trong 6 danh mục công nghệ khác nhau trên 20 thị trường toàn cầu, Kantar mới đây đã công bố các xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) sẽ phát triển trong năm 2024, việc hiểu và nắm bắt sớm các xu hướng có thể giúp doanh nghiệp sớm trang bị và sẵn sàng nhiều hơn khi bước sang năm mới.

Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024
Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024

Dưới đây là chi tiết các xu hướng có trong Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024 từ Kantar.

1. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 1 năm 2024: Nỗi lo lạm phát của người tiêu dùng sẽ giảm khi các khoản chi phí cao hơn dần được bình thường hóa.

Trong bối cảnh suy thoái, nhiều người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên toàn cầu đang hạn chế các khoản chi tiêu của họ khi chi phí sinh hoạt tăng cao.

Những người mua sắm bị ảnh hưởng bởi lạm phát sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn khi tỷ giá tăng, lạm phát sẽ giảm và lãi suất sẽ chững lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ không mấy chấp nhận mức lãi suất cao, khi tiền tiết kiệm của hộ gia đình giảm và tình trạng vỡ nợ thẻ tín dụng gia tăng.

Ngược lại, những người tiêu dùng ít bị ảnh hưởng hơn bởi áp lực lạm phát sẽ ít thực hiện các hành động nghiên cứu hơn trước khi mua các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, một phần là do tài chính cá nhân của họ mạnh hơn, giúp họ giảm rủi ro nhiều hơn.

Trong khi các nhóm người tiêu dùng này có các hành vi nghiên cứu và tìm hiểu khác nhau trước khi ra quyết định mua sắm, khi áp lực lạm phát được bình thường hóa, cách họ chi tiêu cũng sẽ thay đổi, về cơ bản, họ dễ chấp nhận hơn.

2. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 2 năm 2024: Nhiều sự đổi mới về phần mềm sẽ được tăng tốc bởi AI (trí tuệ nhân tạo).

Những đột phá về công nghệ AI sẽ thúc đẩy sự phát triển của một loạt các tính năng mới của thiết bị và các nhà sản xuất công nghệ tiêu dùng sẽ nói nhiều hơn về các khả năng của các phần mềm của họ.

Khi sự đổi mới phần cứng gặp khó khăn, các tính năng phần mềm sẽ như là “ánh hào quang” có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Trong nhiều năm, Apple đã tiếp thị thành công các tính năng độc đáo của hệ điều hành (phần mềm) của mình – như FaceTime, ApplePay và iMessage – và từ đó thu hút hàng triệu người tiêu dùng sử dụng phần cứng của hãng.

Các đối thủ cạnh tranh của Apple theo đó cũng đã làm theo và đạt được nhiều thành công nhất định.

3. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 3 năm 2024: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều điện thoại cũ được tân trang hơn.

Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng và được tân trang lại sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024 khi người tiêu dùng tìm cách giảm chi tiêu và thể hiện những hành vi bền vững hơn. Khối lượng sở hữu các thiết bị này đã tăng +70% trong hai năm qua.

Điều này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua đi bán lại (Trade-in), trong đó các nhà bán lẻ và nhà sản xuất sẽ cạnh tranh để mang lại cho người tiêu dùng nhiều giá trị lớn hơn cho các thiết bị cũ của họ.

Apple và Samsung sẽ tăng cường cung cấp trực tiếp các sản phẩm kiểu này nhằm giành lấy thị phần từ các nhà bán lẻ của bên thứ ba như thị trường “Chợ đen” (Back Market), eBay và Amazon, hiện đang nắm giữ phần lớn thị phần.

Tính bền vững (Sustainability) cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà cung cấp thiết bị công nghệ trong năm 2024.

Dưới áp lực của chính phủ, việc sửa chữa điện thoại sẽ được cải thiện nhiều hơn. Mặc dù người tiêu dùng hiện không ưu tiên điều này – nhưng nó sẽ sớm trở thành xu hướng trong 2024 và các năm tới.

4. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 4 năm 2024: Samsung và Apple sẽ đối đầu khốc liệt.

Samsung và Apple từ lâu vẫn được xem là “đối thủ truyền kiếp” trong “miếng bánh” điện thoại thông minh.

Mặc dù vào năm 2024, điều này vẫn sẽ tiếp diễn, cả 2 thương hiệu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu khác như Huawei, Xiaomi, Google và Transsion.

Người tiêu dùng ở Trung Quốc, hiện là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đang chuyển sang sử dụng thương hiệu nội địa Huawei nhờ dòng sản phẩm P60. Tỷ trọng trong tổng doanh số của Huawei trong quý 3 năm 2023 đã tăng +6% điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh số bán hàng của Apple cho đến nay dù không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng này (mặc dù Android có bị mất thị phần), tuy nhiên mọi thứ đều có thể được thay đổi trong năm 2024 khi việc ứng dụng các công nghệ mới trở nên sâu và rộng hơn.

5. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 5 năm 2024: Tỷ lệ sử dụng điện thoại màn hình gập sẽ tiếp tục tăng lên.

Vào năm 2023, điện thoại thông minh màn hình gập ( Foldable phone) vẫn chỉ chiếm 1% tổng số điện thoại thông minh được sở hữu, tuy nhiên, xu hướng này sẽ dần được tăng lên.

Mặc dù trong số những người sở hữu điện thoại màn hình gập đã nâng cấp điện thoại của họ trong 12 tháng qua, có đến 55% đã chọn quay trở lại điện thoại thông minh thông thường, tuy nhiên, tỷ lệ giữ chân sẽ được cải thiện khi người tiêu dùng nâng cấp lên các thiết bị tốt hơn.

Apple vẫn là một thiếu sót đáng chú ý đối với thị trường điện thoại màn hình gập và khó có khả năng ra mắt vào năm tới khi Apple còn đang ưu tiên cho các công nghệ thực tế ảo.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các phân tích của MarketingTrips về các xu hướng công nghệ tiêu dùng năm 2024 từ Kantar, hy vọng với các thông tin có được, các thương hiệu sẽ có nhiều cách hơn để thúc đẩy doanh nghiệp bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu đang ngày càng thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer