Google vừa cho ra mắt bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 mới, đây là lần thứ 3 Google cập nhật thuật toán lõi (Google Core Algorithm Update) của hệ thống trong năm 2023. Dưới đây là toàn bộ những gì mà MarketingTrips có được.
Google Core Algorithm: Google cập nhật thuật toán lõi tháng 10/2023
Theo đó, Google vừa công bố triển khai bản cập nhật thuật toán cốt lõi mới nhất tháng 10 năm 2023, với tên gọi “Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023“.
Đây là lần thứ 3 trong năm nay Google đã cập nhật thuật toán lõi đối với hệ thống xếp hạng tìm kiếm, lần đầu vào tháng 3 và lần thứ 2 vào tháng 8 mới đây.
Cũng giống như các bản cập nhật khác, những thay đổi (nếu có) dự kiến sẽ mất nhiều tuần để hoàn thành, điều này có nghĩa là các ảnh hưởng của thuật toán đến website sẽ không dừng lại trong vài tuần tới.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Có gì trong các bản cập nhật thuật toán lõi của Google (Google Core Algorithm Updates).
Về tổng thể, để cải thiện chất lượng tìm kiếm và ngăn chặn việc hệ thống xếp hạng tìm kiếm bị đánh lừa (gian lận), Google sẽ định kỳ tung ra các thuật toán mới gọi là cập nhật thuật toán lõi.
Trong khi các ảnh hưởng của nó đến website có thể tốt hoặc xấu, tác động ít hoặc nhiều, điều quan trọng với các marketer hay SEOer là theo dõi và đo lường kết quả để từ đó có thể đưa ra các hành động xử lý kịp thời.
Những điểm chính quan trọng đáng chú ý có trong thuật toán lõi tháng 10 này của Google.
Theo như thông tin được công bố, dưới đây là một số điểm chính cần nhớ với bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 của Google.
Tần suất: Google có thể phát hành một số bản cập nhật lõi khác nhau trong mỗi năm. Mỗi bản cập nhật có thể nhắm mục tiêu đến các khía cạnh khác nhau của thuật toán tìm kiếm và có thể có những tác động khác nhau đến thứ hạng của website.
Sức ảnh hưởng: Các bản cập nhật lõi có thể dẫn đến sự biến động trong thứ hạng của website. Trong khi một số website bị ảnh hưởng nặng nề, các website khác lại dường như không chịu bất cứ ảnh hưởng nào (dù tốt hay xấu).
Cách xử lý: Nếu một website bị giảm thứ hạng (mạnh) sau các bản cập nhật, điều quan trọng là phải phân tích sự khác biệt và xác định các hành động tiềm năng có thể có.
Nội dung hữu ích (helpful content): Google ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nội dung chất lượng cao kể từ khi ra mắt cái gọi là thuật toán nội dung hữu ích. Các website liên tục cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng có nhiều khả năng duy trì hoặc được cải thiện thứ hạng nhiều hơn.
Trải nghiệm người dùng: Trải nghiệm người dùng cũng rất quan trọng trong việc xếp hạng một website. Các yếu tố như tốc độ tải trang, tính thân thiện với thiết bị di động hay tính dễ điều hướng đều có thể ảnh hưởng đến cách Google đánh giá chất lượng tổng thể của website.
Chuyên môn, Kinh nghiệm, Tính có thẩm quyền và Độ tin cậy (E-E-A-T): Google xem xét đến tính chuyên môn, kinh nghiệm, thẩm quyền và độ tin cậy của các nhà xuất bản nội dung. Việc thiết lập sự uy tín và thể hiện kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng của website.
Cập nhật liên tục: Cuối cùng, Google rất chú trọng tính mới của nội dung và website. Nhà xuất bản nên thường xuyên theo dõi tin tức trong ngành, luôn cập nhật các nguyên tắc của Google và điều chỉnh chiến lược tiếp cận của mình để trở nên phù hợp hơn với các thuật toán tìm kiếm đang không ngừng phát triển.
Trên đây là tất cả những gì mà MarketingTrips cập nhật được về “Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 của Google“, hy vọng dựa trên những gì có được, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu cho website của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin mới đây từ Reuters, Apple đang thảo luận với DuckDuckGo để sử dụng công cụ tìm kiếm này làm mặc định thay vì Google.
Apple cân nhắc chuyển sang DuckDuckGo từ Google cho công cụ tìm kiếm mặc định
Theo đó, Apple đã tổ chức các cuộc đàm phán với DuckDuckGo với ý định là để thay thế Google của Alphabet làm công cụ tìm kiếm mặc định cho chế độ tìm kiếm riêng tư trên trình duyệt Safari.
Báo cáo cho biết, các cuộc đàm phán về các thỏa thuận tiềm năng giữa Microsoft (sở hữu công cụ tìm kiếm Bing) và Apple cũng như DuckDuckGo và Apple sẽ không được tiết lộ.
Các cuộc đàm phán giữa Apple với các công cụ tìm kiếm khác diễn ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc rằng Google, nền tảng hiện chiếm khoảng 90% thị phần mảng tìm kiếm, đã trả một cách bất hợp pháp tới 10 tỷ USD hàng năm cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Apple và các nhà mạng không dây như AT&T hay các nhà cung cấp dịch vụ khác để được làm công cụ tìm kiếm mặc định trong các thiết bị của họ.
Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết rằng những gã khổng lồ công nghệ đang cạnh tranh để có được những kho nội dung khổng lồ với mục tiêu đào tạo cho các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ, và phàn nàn rằng Google đang tìm cách khóa nội dung bằng các thỏa thuận đắt tiền và độc quyền với các nhà xuất bản (Publisher).
Ông nói thêm rằng Microsoft đã tìm cách đặt công cụ tìm kiếm Bing của mình làm công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại thông minh Apple nhưng đã bị từ chối.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo các xác nhận mới đây từ Google, lịch sử của tên miền (domain) thực sự có ảnh hưởng lớn đến cách Google xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Lịch sử của tên miền (Domain) ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng tìm kiếm?
Theo đó, tên miền hay lịch sử gắn liền với tên miền quan trọng hơn những gì mà người làm marketing hay thương hiệu có thể nghĩ. Thật không may, không có quá nhiều người nhận thức được vấn đề này.
Lịch sử tên miền thực sự là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng.
Kể từ lúc được đăng ký và tải lên những nội dung đầu tiên, một website bắt đầu hình thành nên cái gọi là lịch sử của tên miền (Domain History).
Lịch sử tên miền chính là nơi chứa tất cả những gì mà công cụ tìm kiếm (như Google) có thể hiểu về một website, từ các thông tin như sản phẩm hay dịch vụ mà website cung cấp, các vi phạm mà website mắc phải (vi phạm chính sách) đến các vi phạm bản quyền khác.
Trong khi nội dung xuất hiện trên website có thể mới hoặc thậm chí là chủ sở hữu website xoá hết mọi nội dung có trên website để đăng tải lại các thông mới khác, lịch sử của tên miền hay cách các công cụ tìm kiếm “hiểu” về website đó thì vẫn không thay đổi.
Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng các thông tin lịch sử này để đưa vào các yếu tố xếp hạng liên quan đến thuật toán xếp hạng của công cụ.
Bằng chứng cho thấy lịch sử của tên miền là yếu tố xếp hạng.
Trong một video được cựu nhân viên Google chia sẻ, chuyên gia này xác nhận rằng lịch sử của một tên miền hay website có ảnh hưởng trực tiếp đến cách các công cụ tìm kiếm như Google xếp hạng nội dung trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Tuỳ vào từng lịch sử vi phạm hay không vi phạm khác nhau, các công cụ tìm kiếm sẽ “đối xử” hay “phạt” theo các cách nặng nhẹ khác nhau.
Chủ sở hữu website có thể xác định xem tên miền của họ có bị áp dụng các biện pháp phạt thủ công hay không bằng cách kiểm tra báo cáo hành động thủ công (Manual Action Report) trong Google Search Console.
Trong các trường hợp khác, một tên miền có thể không bị các hình phạt cụ thể nhưng vẫn có thể có lịch sử tiêu cực với Google.
Lịch sử của bất kỳ tên miền nào cũng có thể được tra cứu tại Archive.org.
Dựa trên các tuyên bố rõ ràng từ Google, lịch sử của tên miền đóng một vai trò “hết sức quan trọng” trong bảng xếp hạng tìm kiếm, và các Marketer cần phải xem xét điều này một cách kỹ lưỡng trong trường hợp website của họ thuộc “danh sách đen” của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo sẽ bắt đầu loại bỏ Google Optimize từ ngày 30/9 tới đây. Người làm Marketing nên sớm chuyển các phương án thử nghiệm sang Google Analytics 4.
Google sẽ xoá bỏ Google Optimize từ ngày 30/9 này
Theo đó, kể từ ngày 30/9 tới đây, các nhà quảng cáo hay marketer không thể sử dụng Google Optimize để thử nghiệm, cá nhân hoá hay xem các báo cáo thử nghiệm được nữa. Thay vào đó, Google khuyên nhà quảng cáo nên sớm chuyển sang sử dụng Google Analytics 4 (GA4) cho các tính năng tương tự.
Google Optimize là gì?
Google Optimize là một sản phẩm của Google cho phép bạn kiểm tra các biến thể khác nhau của các website và theo dõi cách chúng hoạt động.
Ứng dụng theo dõi kết quả thử nghiệm của bạn và thông báo cho bạn phiên bản nào đang có kết quả tốt nhất.
Ví dụ: bạn có thể muốn kiểm tra các khía cạnh khác nhau của trang đích (Landing Page) hướng đến việc khiến khách hàng đăng ký sử dụng bản demo.
Trong trang này, bạn có thể kiểm tra nhiều yếu tố khác nhau từ màu nút cho đến văn bản kêu gọi hành động (CTA) đến hình ảnh.
Google sẽ xoá bỏ Google Optimize từ ngày 30/9.
Sau ngày 30/9, các marketer sẽ cần sử dụng GA4 để chạy các thử nghiệm A/B và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website hoặc ứng dụng (App) của mình mặc dù đối với không ít những người mới hoặc ít có kỹ năng về công nghệ, GA4 vẫn khó sử dụng hơn nhiều so với bản Universal Analytics (UA) trước đó.
Theo giải thích của Google, mặc dù được ra mắt khá lâu tuy nhiên Google Optimize lại không thực sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, do đó, nền tảng cần phát triển các công cụ thay thế khác.
Truy cập dữ liệu của bạn. Bạn vẫn có thể truy cập dữ liệu của mình. Hãy nhớ tải xuống từ giao diện người dùng Optimize trước ngày 30 tháng 9.
Để có thể hỗ trợ tốt hơn hoạt động thử nghiệm của các nhà quảng cáo, Google cho biết sẽ sớm (dự kiến sẽ bắt đầu vào những tháng tới) tích hợp các công cụ của bên thứ ba như AB Tasty, Optimizely và VWO vào Google Analytics 4, doanh nghiệp có thể tích hợp thông qua API do Google cung cấp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Cloud của Google vừa giới thiệu hàng loạt khoá học miễn phí lẫn có phí (có cấp chứng chỉ) về Generative AI.
Google tiếp tục ra mắt hàng loạt khoá học Generative AI miễn phí
Generative AI hay còn được gọi là AI tổng quát là một loại công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang được tích hợp trong hàng loạt các chatbot AI như Google Bard của Google hay ChatGPT của OpenAI.
Nhằm mục tiêu phổ biến những kiến thức cơ bản về công nghệ này, từ các khái niệm nền tảng đến sức ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp trong tương lai, Google mới đây đã giới thiệu hàng loạt các khoá học đào tạo miễn phí lẫn có phí.
Nằm trong chương trình Google Cloud Skills Boost, hiện đã có sẵn nhiều khoá học, các khoá học mới bổ sung phù hợp cho cả những người rành về kỹ thuật lẫn những người mới bắt đầu tìm hiểu.
Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau, bạn có thể chọn học các khoá học miễn phí hoặc có phí (có cấp chứng chỉ).
Một số khoá học Generative AI miễn phí tiêu biểu như:
Bạn có thể xem toàn bộ các khoá học hiện có tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào tháng 11.2022, các “ông lớn” công nghệ đã nhanh chóng phát hành công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tổng quát. Với việc chatbot Bard bị đánh giá kém xa so với đối thủ, nhiều người cho rằng Google đang tụt lại trong cuộc chạy đua AI.
Google: Tích hợp Generative AI vào Google Search vẫn là chiến lược trọng tâm
Theo Insider, mặc dù “gã khổng lồ” tìm kiếm luôn nỗ lực để trở thành công ty đặt AI lên hàng đầu, Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cảm thấy công cụ AI của Google cần phải cải tiến hơn trước khi tích hợp nó vào các sản phẩm.
CEO Google chia sẻ việc ChatGPT ra mắt là một khoảnh khắc thú vị đối với ông, bởi vì Google đang xây dựng công nghệ cơ bản và triển khai AI trên các sản phẩm của mình. Ông tin rằng nó cho thấy mọi người sẵn sàng tìm hiểu và tiếp cận công nghệ mới.
Khi được hỏi liệu Google có nên ra mắt AI của riêng mình sớm hơn ChatGPT hay không, vị CEO nói rằng làm như vậy sẽ không tạo ra nhiều khác biệt cho lợi nhuận của công ty về lâu dài.
Những bình luận gần đây của CEO Pichai về AI dường như đã đi chệch khỏi mối lo ngại Google có thể đang tụt hậu trong cuộc chạy đua AI.
Vào tháng 12.2022, chỉ vài tuần sau khi ChatGPT ra mắt, ban lãnh đạo của Google đã tuyên bố “mã đỏ” (code red) cho công ty vì lo ngại chatbot của OpenAI có thể thay thế công cụ tìm kiếm Google trong tương lai, theo tờ New York Times.
Vào tháng 3, Google tung ra chatbot AI Bard. Tuy nhiên, Bard đem lại sự thất vọng sau khi đưa ra nhiều câu trả lời không chính xác. Các nhân viên cho rằng Google tung ra Bard quá vội vàng. Thậm chí Chủ tịch công ty Alphabet John Hennessy cũng nói rằng chatbot này chưa thực sự sẵn sàng để trở thành một sản phẩm ra mắt công chúng.
Kể từ bản thử nghiệm bị xem là sản phẩm thất bại, Google đã công bố một loạt sản phẩm AI mới. Vào tháng 5, “ông lớn” công nghệ trình làng dịch vụ “Duet AI for Workspace”, trong đó các tính năng AI tổng quát đã được tích hợp vào Google Docs, Sheets, Gmail và các sản phẩm hiện có khác nhằm thúc đẩy tính sáng tạo và năng suất.
CEO Pichai cho biết tích hợp AI tổng quát vào công cụ tìm kiếm vẫn là trọng tâm chính của Google trong chiến lược phát triển.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google tiên phong phát triển kính VR nhưng giấc mơ thực tế ảo của họ đang trở nên hỗn loạn sau khi Apple ra mắt Vison Pro.
Google không thể tìm thấy lối đi trong giấc mơ VR
Khi CEO Apple Tim Cook giới thiệu kính Vision Pro hồi tháng 6 với những lời có cánh như “sản phẩm mới mang tính cách mạng”, bên trong Google là một sự thất vọng bao trùm.
Trong nhiều năm, Google cố gắng quay lại đường đua “thực tế hỗn hợp” bằng sản phẩm mới có thể khiến người dùng mê mẩn. Google Glass, nỗ lực đầu tiên của hãng về thiết bị thực tế tăng cường (AR), đã thất bại. Các sản phẩm sau này của Google cũng xuất hiện mờ nhạt.
Tuy nhiên, các lãnh đạo Google không từ bỏ giấc mơ. Năm 2020, họ thành lập một nhóm mới để tiếp tục tham vọng. Dự án nội bộ “Project Iris” ra đời. Google cũng mua lại công ty khởi nghiệp North và Raxium để củng cố nỗ lực, nhưng phải đối mặt nhiều rào cản kỹ thuật trong việc biến tầm nhìn thành sản phẩm khả thi.
Công ty khai tử Iris đầu năm nay và chuyển sang một mẫu kính thực tế ảo hợp tác với Samsung, tên mã “Project Moohan”. Tuy nhiên, đầu tháng 8, SBS Biz của Hàn Quốc đưa tin Samsung đã hoãn kế hoạch kính VR vì lo ngại không đủ cạnh tranh với sản phẩm của Apple.
Khủng hoảng nội bộ.
Hồi tháng 1, khi sa thải 12.000 nhân viên, Google tuyên bố đóng cửa một số dự án, trong đó có Iris và dự án chip tùy chỉnh đang nghiên cứu. Vài tuần sau, Clay Bavor, giám đốc AR và VR của Google khi đó, thông báo nghỉ việc sau 18 năm gắn bó công ty.
Quyết định này khiến nhóm AR rơi vào “trạng thái hỗn loạn”. Một số người ở lại nói: “Thật khó thuyết phục mọi người khi bản thân công ty cần một chip tùy chỉnh cho thiết bị mới. Họ bắt tay vào làm rồi lại nhanh chóng ném nó đi”.
Thách thức lớn nhất của Google hiện nay là làm sao giữ chân các nhân tài còn lại. Họ là những người mà công ty đã mất hàng năm trời và hàng triệu USD mới mời về được. Mark Lucovsky, được Google mời về dẫn dắt dự án Iris, cũng mới thông báo sẽ nghỉ việc.
“Những thay đổi gần đây trong vai trò lãnh đạo AR cũng như cam kết, tầm nhìn không ổn định của Google là nguyên nhân khiến tôi rời đi”, Lucovsky nói với Business Insider.
Eddie Chung, giám đốc sản phẩm cấp cao từng làm việc trong sự án Iris, cũng ra đi vào tháng 2, theo hồ sơ nội bộ của Google. Kurt Akeley, cựu CTO của công ty khởi nghiệp (Startup) hình ảnh Lytro – được Google mua lại năm 2018 với giá 40 triệu USD, đã nghỉ hưu vào năm ngoái.
Trong khi đó, Apple và Meta đang mạnh tay đầu tư cho thực tế tăng cường. Công ty mẹ của Facebook đã chi gần 14 tỷ USD năm 2022 cho Reality Labs để phát triển sản phẩm thực AR/VR. Apple chi hơn một tỷ USD mỗi năm để phát triển Vision Pro, theo nguồn tin của Bloomberg.
Các nhân viên và cựu thành viên của Google bày tỏ sự thất vọng khi công ty không đưa ra hành động tương tự và để mất vị thế dẫn đầu. Một số tin rằng việc Google giảm chi tiêu vào năm ngoái và tập trung vào AI đã khiến giấc mơ VR bị bỏ rơi.
Một cựu nhân viên nói: “Về cơ bản, thách thức nhất với Google là thiếu tính nhất quán về sản phẩm”. Quyết định chuyển sang phần mềm cho phép Google phát huy thế mạnh trong thời gian ngắn, nhưng các nhà lãnh đạo nhận thức sâu sắc rằng công ty phải xây dựng được thiết bị phần cứng của riêng mình để duy trì tính cạnh tranh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon vừa công bố ra mắt tính năng tìm kiếm mới trên thiết bị di động nhằm đối đầu với Google.
Amazon ra mắt tính năng tìm kiếm mới nhằm đối đầu với Google
Theo đó, Amazon vừa ra mắt các tính năng tìm kiếm mới nhằm mục tiêu cải thiện khả năng tìm kiếm trên thiết bị di động cho người dùng.
Hướng trực tiếp tới các nền tảng như như Google và Pinterest, tính năng tìm kiếm mới của Amazon sẽ bao gồm:
Khả năng tìm kiếm đa phương thức (Multimodal search): Người dùng có thể tìm kiếm bằng cả văn bản và hình ảnh.
Tính năng AR (Thực tế tăng cường) mở rộng.
Find-on-Amazon: Người dùng có thể tìm kiếm và xác định các sản phẩm tương tự trong ứng dụng.
Với tư cách là nền tảng có mức doanh số quảng cáo kỹ thuật số lớn thứ 3 thế giới (chỉ sau Google và Meta), những thay đổi mới này của Amazon được cho là sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ với các sàn thương mại điện tử khác mà còn cả với các công cụ tìm kiếm và nền tảng quảng cáo kỹ thuật số.
Tìm kiếm đa phương thức.
Thay vì chỉ tìm kiếm bằng văn bản (text), người dùng Amazon giờ đây có thể tìm kiếm mọi thứ bằng hình ảnh trực quan.
Tính năng AR mở rộng.
Với tính năng thực tế tăng cường mới, người dùng có thể tương tác với nhiều sản phẩm hơn ngoài các danh mục sản phẩm hiện có. Người dùng cũng có thể tự sắp xếp lại các cách bày trí sản phẩm của mình.
Tìm trên Amazon.
Với công cụ này, bạn có thể tìm kiếm sản phẩm bằng ảnh từ bất cứ nơi nào. Nếu bạn thấy nội dung nào đó mình thích trên mạng xã hội, trong khi duyệt web, đọc email hoặc trò chuyện trực tuyến, bạn có thể nhấn vào nút “Chia sẻ” và gửi hình ảnh đó đến ứng dụng Amazon. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm tương tự ngay trên ứng dụng.
Trong một tuyên bố, đại diện Amazon cho biết:
“Chúng tôi luôn thử nghiệm các tính năng mới và cải thiện những tính năng hiện có để xem tính năng nào thực sự phù hợp nhằm mục tiêu hỗ trợ khách hàng trong mọi giai đoạn của hành trình mua sắm (Customer Journey) của họ.”
“Chúng tôi biết rằng niềm tin của khách hàng là thứ khó có được nhưng lại dễ mất đi, vì vậy chúng tôi rất chú ý đến những phản hồi của khách hàng về trải nghiệm mua sắm của họ trên nền tảng.”
“Chúng tôi cũng luôn thử nghiệm các cách mới nhằm giúp việc mua sắm tại cửa hàng của chúng tôi trở nên dễ dàng hơn nữa. Điều này có nghĩa là đôi khi mọi thứ có thể khác đi khi chúng tôi thử nghiệm các tính năng mới, tuy nhiên, sứ mệnh của chúng tôi thì vẫn vậy: giúp bạn tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo từ chính Google, Google Search (Tìm kiếm) hiện đã ngừng hiển thị kết quả nhiều định dạng nội dung theo kiểu Hướng dẫn (How-to Content) trên máy tính để bàn (Desktop) từ ngày 13/9.
Google Search dừng hiển thị nội dung dạng hướng dẫn (How-to)
Theo thông báo trước đó của Google về việc sẽ giảm khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của các định dạng nội dung theo kiểu hướng dẫn (How-to) và nội dung hỏi đáp (FAQ), Google mới đây chính thức xác nhận rằng đã thực hiện các hành động nhất định từ ngày 13/9.
“Nhằm mục tiêu tiếp tục đơn giản hóa kết quả tìm kiếm của Google, chúng tôi đã thay đổi cách các nội dung hướng dẫn (How-to) hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.
Kể từ ngày 13 tháng 9, Google Tìm kiếm sẽ không còn hiển thị kết quả nhiều định dạng về các nội dung theo kiểu Hướng dẫn (How-to content) trên máy tính để bàn nữa, điều này có nghĩa là loại kết quả này hiện không còn được dùng nữa.”
Vì kết quả tìm kiếm của các nội dung theo định dạng này sẽ không còn xuất hiện trong Google Tìm kiếm nên Google sẽ bỏ các báo cáo hay giao diện có liên quan sau 30 ngày.
Về tổng thể, từ lâu, các nội dung theo kiểu Hướng dẫn (How-to) ví dụ như “cách làm…” hay “hướng dẫn từng bước…” đã thúc đẩy đáng kể lượng truy cập cho website (Website Traffic), tuy nhiên giờ đây thì mọi thứ đã thay đổi. Cũng theo Google, báo cáo cho loại kết quả tìm kiếm này sẽ sớm không còn khả dụng trong Google Search Console (GSC).
Google chia sẻ thêm:
“Từ nay trở đi, kết quả nhiều định dạng Câu hỏi thường gặp (dùng dữ liệu có cấu trúc FAQ) sẽ chỉ xuất hiện cho những trang web nổi tiếng và đáng tin cậy về y tế hoặc của cơ quan chính phủ.
Đối với mọi trang web khác, kết quả nhiều định dạng này sẽ không còn xuất hiện thường xuyên nữa. Các trang web có thể tự động được xem là áp dụng cách xử lý này tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng điều kiện.
Tuy bạn có thể loại bỏ dữ liệu có cấu trúc này khỏi trang web của mình, nhưng bạn không nhất thiết phải chủ động xoá dữ liệu đó. Dữ liệu có cấu trúc không được sử dụng không gây ra vấn đề gì với Tìm kiếm và cũng không gây ảnh hưởng gì thấy được trên Google Tìm kiếm.”
Nhiều website sẽ bị ảnh hưởng đáng kể (giảm lượng hiển thị và lưu lượng truy cập) từ cập nhật mới này của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google sẽ đối mặt với các quan chức chính phủ Mỹ tại toà án vào ngày thứ Ba tuần này, trong vụ án mà Washington cáo buộc “gã khổng lồ” công nghệ này vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm trực tuyến.
Google đối diện các vụ kiện về chống độc quyền với công cụ tìm kiếm
Phiên toà này sẽ mở ra một cuộc chiến pháp lý được dự báo kéo dài và có thể định hình lại một trong những nền tảng quan trọng nhất của Internet – theo hãng tin CNN.
Cuộc xét xử sắp bắt đầu ở Washington dưới sự chủ toạ của một vị thẩm phán liên bang xuất phát từ hai vụ kiện nhằm vào Google được khởi động dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và còn tồn cho tới nay.
Giới chuyên gia pháp luật miêu tả đây là vụ kiện độc quyền lớn nhất kể từ khi Chính phủ Mỹ nhằm vào hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft hồi những năm 1990.
Trong các đơn kiện riêng biệt, Bộ Tư pháp Mỹ và hãng chục tiểu bang của Mỹ cáo buộc Google vào năm 2020 có hành vi lạm dụng vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, gây cản trở cạnh tranh bằng cách thoả thuận với các nhà mạng viễn thông và các hãng sản xuất smartphone để đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định hoặc duy nhất trên các sản phẩm được sử dụng bởi hàng triệu người tiêu dùng. Cuối cùng, các đơn kiện này đã tập hợp thành một vụ kiện duy nhất.
Google giữ quan điểm rằng công ty cạnh tranh phù hợp quy định và người tiêu dùng thích dùng công cụ Google hơn bởi vì đó là công cụ tốt nhất chứ không phải do Google có hành vi hạn chế cạnh tranh phi pháp.
Mảng tìm kiếm chiếm hơn một nửa trong doanh thu 283 tỷ USD và lợi nhuận ròng 76 tỷ USD mà Alphabet – công ty mẹ của Google – đạt được trong năm 2022. Tìm kiếm cũng là mảng chiếm vai trò chủ lực đưa giá trị vốn hoá thị trường của Alphabet lên mức hơn 1,7 nghìn tỷ USD.
Giờ đây, Google sẽ phải “tự vệ” trong một cuộc xét xử có thể kéo dài nhiều tuần và có khả năng gây đảo lộn phương thức mà Google phân phối công cụ tìm kiếm đến người dùng. Cuộc xét xử sẽ có sự xuất hiện của nhiều nhân chứng quan trọng, gồm các cựu nhân viên của Google và Samsung, cùng các nhà điều hành từ Apple bao gồm Phó chủ tịch cấp cao Eddy Cue.
Đây sẽ là vụ kiện đầu tiên được xét xử trong một loạt vụ kiện nhằm vào sức mạnh kinh tế to lớn của Google, là một “phép thử” đối với mức độ sẵn sàng của toà án Mỹ trong việc siết chặt giám sát đối với các nền tảng công nghệ quy mô lớn.
“Đây là một vụ xét xử lạc hậu diễn ra vào một thời điểm của sự sáng tạo chưa từng có tiền lệ, bao gồm những bước đột phá về trí tuệ nhân tạo (AI), các ứng dụng mới và các dịch vụ mới, tất cả đều tạo ra sự cạnh tranh lớn hơn và nhiều lựa chọn cho con người hơn bao giờ hết. Mọi người không dùng Google vì họ phải dùng, mà bởi họ muốn dùng.
Thật dễ để thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định của bạn, vì chúng ta đã qua thời mạng dial-up và ổ đĩa CD-ROM từ lâu rồi”, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Google, ông Kent Walker nói.
Kết quả của vụ kiện này cũng có thể là một “hàn thử biểu” cho chương trình nghị sự chống độc quyền vốn mạnh mẽ hơn của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Trong đơn kiện ban đầu, Chính phủ Mỹ cáo buộc Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho các nhà sản xuất thiết bị gồm Apple, LG, Motorola và Samsung, cùng các nhà phát triển trình duyệt như Mozilla và Opera để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định và trong nhiều trường hợp, cản trở các đối tác này bắt tay với các đối thủ cạnh tranh của Google.
Đơn kiện cáo buộc vì vậy, “Google nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát các kênh phân phối tìm kiếm chiếm khoảng 80% tổng số lệnh tìm kiếm ở Mỹ”.
Đơn kiện cũng cáo buộc thoả thuận về hệ điều hành mã nguồn mở Android giữa Google với các nhà sản xuất thiết bị là chống cạnh tranh, vì các thoả thuận đó đòi hỏi các nhà sản xuất smartphone phải cài đặt sẵn các ứng dụng khác của Google như Gmail, Chrome hay Maps.
Vào thời điểm vụ kiện mới khởi phát, giới chức chống độc quyền của Mỹ không loại trừ khả năng Google phải chia tách công ty. Họ cảnh báo rằng hành vi của Google có thể đe doạ sự sáng tạo trong tương lai hoặc sự nổi lên của các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, một nhóm các tiểu bang dẫn đầu là Colorado có thêm các cáo buộc khác nhằm vào Google, cho rằng cách mà Google cấu trúc trang kết quả tìm kiếm gây cản trở cạnh tranh bằng cách ưu tiên các ứng dụng và dịch vụ của mình, thay vì các trang web, đường link, bài đánh giá và nội dung từ các bên thứ ba.
Tuy nhiên, vị quan toà chịu trách nhiệm về vụ kiện này, thẩm phát Amit Mehta, đã bác bỏ những cáo buộc đó trong một phán quyết vào tháng trước, thu hẹp phạm vi các cáo buộc nhằm vào Google trong vụ kiện và cho rằng các bang đưa ra cáo buộc chưa chứng minh được một cuộc xét xử là cần thiết để xác định thứ tự trong kết quả tìm kiếm của Google là phi cạnh tranh.
Mặc sự bác bỏ đó của thẩm phán, cuộc xét xử sắp diễn ra là bước tiến xa nhất của Chính phủ Mỹ trong nỗ lực chống độc quyền mà Washington nhằm vào Google tính đến thời điểm này. Thẩm phán Mehta đã nói vị trí dẫn trước của Google trong số các công cụ tìm kiếm trên trình duyệt web và trên smartphone “là một vấn đề gây nhiều tranh cãi” và cuộc xét xử sẽ “xác định liệu vị trí của Google với tư cách là công cụ tìm kiếm mặc định trên nhiều trình duyệt khác nhau có phải là một dạng của hành vi độc quyền hay không”.
Hồi tháng 1, chính quyền ông Biden khởi động một vụ kiện chống độc quyền khác nhằm vào Google ở mảng công nghệ quảng cáo, cho rằng Google đang giữ vị thế độc quyền bất hợp pháp trong lĩnh vực này. Hiện tại, vụ kiện này mới đang ở giai đoạn đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khám phá cách nhà quảng cáo hay thương hiệu có thể tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo video thông qua hướng dẫn sáng tạo mới trong Google Ads nhờ vào sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo).
YouTube công bố hướng dẫn sáng tạo tận dụng sức mạnh của AI mới
Nhằm mục tiêu hỗ trợ các nhà quảng cáo thông qua việc tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI), Google vừa công bố bản hướng dẫn sáng tạo mới trong Google Ads.
Tính năng mới hiện đã có sẵn trong phần Đề xuất và Phân tích video của Google Ads, sẽ đưa ra các giải pháp hay gợi ý mới giúp nhà quảng cáo nâng cao hiệu quả của chiến dịch video.
Hướng dẫn sáng tạo quảng cáo mới trong Google Ads.
Dựa trên hàng tỷ dữ liệu có được từ các chiến dịch thành công trên Google, hướng dẫn sáng tạo quảng cáo mới sẽ chủ động đề xuất các phương pháp tiếp cận quảng cáo hiệu quả nhất có thể.
Nếu hệ thống phát hiện một mẫu quảng cáo nào đó thiếu đi những yếu tố mà Google coi là quan trọng hay mang tính nền tảng thì tính năng này sẽ thông báo cho nhà quảng cáo biết đồng thời đề xuất các bước có thể thực hiện được để cải thiện hiệu suất.
Hiện các nhà quảng cáo trên Google có thể tiếp cận tính năng này bằng cách điều hướng đến phần “Assets” sau đó chọn “Video” trong tài khoản Google Ads.
AI sẽ phân tích nhiều thành phần khác nhau của video.
Bản hướng dẫn sáng tạo mới chủ yếu tập trung vào 4 yếu tố chính: khả năng hiển thị logo thương hiệu, thời lượng video, chất lượng âm thanh và tỷ lệ khung hình.
Theo dữ liệu nội bộ, âm thanh (lồng tiếng) trên quảng cáo video có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với các quảng cáo không sử dụng tính năng này.
Ngoài ra, Google cũng đang có kế hoạch mở rộng phạm vi ứng dụng AI để chủ động đưa ra các lời khuyên có giá trị cho người làm marketing.
Chiến dịch quảng cáo video được hỗ trợ bởi AI.
Theo dữ liệu từ Google, ngoài việc cải thiện chất lượng nội dung (content) bằng AI, các loại chiến dịch video được hỗ trợ bởi AI cũng đã giúp các thương hiệu như eBay tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí quảng cáo.
Các giải pháp quảng cáo dựa trên AI được dự báo là yếu tố then chốt trong cuộc đua tối ưu hoá nội dung và hiệu suất quảng cáo, phân tích chiến lược quảng cáo và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu giúp cải thiện ROI đáng kể.
Google cho biết AI là một yếu tố quan trọng trong ngành quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với bà Sapna Chadha, những “nhân tài” sáng giá sẽ không chỉ tập trung vào việc thăng tiến mà còn nghĩ đến việc mở rộng tầm nhìn và kỹ năng để có thể làm việc linh hoạt hơn trong tương lai.
Phó chủ tịch Google APAC: Đây là loại tư duy mà Google thực sự cần ở nhân viên
Bà Sapna Chadha là phó chủ tịch Google khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết điểm chung của những nhân viên giỏi nhất tại Google chính là “tư duy tăng trưởng”.
Bà chia sẻ: “Những gì chúng tôi thấy ở Google là trong số những nhân viên giỏi nhất của chúng tôi, tư duy phát triển là một đặc điểm chung… Đó là một trong những động lực lớn nhất mang lại hiệu suất và kết quả tốt”.
Trong các cuộc phỏng vấn, tìm nhân tài cho những vị trí quan trọng tại gã khổng lồ công nghệ, bà luôn tìm kiếm và lựa chọn những ứng viên có “tư duy tăng trưởng” (Growth Mindset). Phó chủ tịch Google cho biết thêm: “Tôi tìm kiếm những người muốn trao đổi ý tưởng, muốn đổi mới và không hài lòng với hiện trạng”.
Đặc điểm của người có ‘tư duy tăng trưởng’.
Đối với Chadha, việc có tư duy tư duy tăng trưởng có nghĩa là niềm tin rằng nỗ lực, học hỏi không ngừng sẽ giúp một người phát triển, tiến bộ từng ngày. Một câu hỏi mà phó chủ tịch Google sẽ hỏi trong cuộc phỏng vấn xin việc là: “Điều mới nhất bạn học được là gì?”
“Đó là một cách bạn có thể nhận ra mọi người đang làm gì để thực sự phát triển bản thân họ. Họ có chủ động tìm hiểu điều gì đó ngoài phạm vi, lĩnh vực của mình không?”, Sapna Chadha nói.
Bà Chanha giải thích rằng câu trả lời không chỉ cho thấy một người có tư duy tăng trưởng hay không mà còn cho thấy liệu ứng viên này sẽ có thái độ, khả năng như thế nào trong việc trao đổi thông tin và cộng tác.
Sapna Chadha chia sẻ: “Tôi có xu hướng tìm kiếm những người không chỉ tập trung vào thăng tiến mà còn nghĩ đến việc mở rộng tầm nhìn và kỹ năng của họ để họ có thể làm việc linh hoạt hơn trong tương lai”.
Bà cũng cho rằng đây là một tư duy đặc biệt quan trọng trong thời đại này. Sapna Chadha nói: “Tôi nghĩ đây là một đặc điểm quan trọng cần có trong bối cảnh ngày nay khi công nghệ tiếp tục phát triển và hành động trao đổi kiến thức này khuyến khích một môi trường lành mạnh cho sự tò mò và phát triển”.
Một điều khác mà Chadha cho biết bà luôn chú ý là liệu mọi người có sẵn sàng thừa nhận rằng họ đã phạm sai lầm hay không và họ đã học được gì từ đó. “Có thể họ đã thử điều gì đó, lần đầu tiên không suôn sẻ nhưng họ nhận ra rằng mình có thể cải thiện. Sự thừa nhận đó thực sự quan trọng”, bà Chadha nói thêm.
Chadha nói: Một cách để bạn có thể liên tục phát triển bản thân là “xem sự nghiệp của mình không phải là một cái thang để leo lên mà là một “jungle gym”.
“Jungle gym” được biết đến là một mô hình trò chơi vận động của trẻ em. Đây là một hệ thống các ống và thanh kim loại chắc chắn sắp xếp thành một mạng lưới hoặc khung, cho phép trẻ em leo lên, bò qua và trèo xuống. Người chơi sẽ trở thành người thắng cuộc khi trèo lên tới đỉnh của jungle gym.
Bạn có thể hiểu câu nói của bà Chadha rằng chúng ta nên nhìn việc phát triển sự nghiệp của mình một cách đa dạng và phức tạp hơn, hãy học hỏi, thử và phát triển nhiều kỹ năng khác nhau, giống như việc leo trèo và khám phá khi chơi “Jungle gym”.
Điều này đối lập với quan điểm truyền thống về sự nghiệp như một cái thang mà bạn phải leo lên từng bậc một. Đồng thời, bạn nên linh hoạt và không ngừng học hỏi trong sự nghiệp của mình để đạt được sự phát triển và thành công.
“Sẵn sàng nhìn rộng hơn để vượt qua mọi thứ thách thay vì chỉ tập trung “bước từng bước” để thăng tiến trong sự nghiệp.
Tôi có xu hướng tìm kiếm những người không chỉ tập trung vào thăng tiến mà còn nghĩ đến việc mở rộng tầm nhìn và những kỹ năng của họ để họ có thể linh hoạt hơn trong tương lai”, Chadha chia sẻ.
Điển hình như Chadha từng có cơ hội chuyển từ vị trí quản lý sản phẩm thành chức vụ chánh văn phòng ở công ty cũ của mình.
Bà chia sẻ: “Ban đầu tôi không chắc chắn lắm về quyết định này vào thời điểm đó, nhưng hóa ra đó lại là một trong những công việc giúp tôi trưởng thành nhất. Điều này cho tôi suy nghĩ ở cấp độ cao hơn và có cơ hội hợp tác chặt chẽ với các giám đốc điều hành cấp cao nhất, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến phong cách lãnh đạo của tôi bây giờ”.
Chadha cho biết, việc nâng cao kỹ năng cũng đặc biệt quan trọng để đảm bảo bạn có thể thích ứng với các công việc và cơ hội trong tương lai. Đặc biệt là với sự phổ biến rộng rãi của trí tuệ nhân tạo (công nghệ AI) thì điều này còn trở nên quan trọng hơn.
Để công việc phát triển hơn, Phó chủ tịch Google cho rằng cần không ngừng mở rộng kiến thức, học hỏi thêm những điều nằm ngoài phạm vi công việc của bản thân.
Bạn có thể làm điều này qua các khoá học hay những buổi trò chuyện với đồng nghiệp hoặc đơn giản là đọc những thông tin tức mới nhất mỗi ngày (tin tức trong và ngoài ngành).
Theo CNBC
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một chia sẻ mới đây CEO Google Sundar Pichai cho rằng bản thân AI (trí tuệ nhân tạo) có thể lớn hơn cả internet.
CEO Google: AI có thể lớn hơn cả internet
Theo đó, trong một bài đăng trên blog mới đây CEO Google Sundar Pichai cho biết “AI sẽ là sự thay đổi công nghệ lớn nhất mà con người từng thấy, một sự thay đổi có thể lớn hơn cả thế giới Internet.”
Kể từ khi được thành lập và trở nên phổ biến, Google được xem là trung tâm hay cánh cổng truy cập vào thế giới internet. Với Google, người dùng có thể truy cập vào bất cứ thông tin nào có sẵn từ bất cứ nơi đâu trên toàn cầu.
Tuy nhiên, kể từ làn sóng AI mới và khi ChatGPT của OpenAI đạt mức hơn 100 triệu người dùng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ra mắt, hay thậm chí chatbot AI này còn được xem là “tương lai của thế giới tìm kiếm”, các công ty internet như Google được cho là đã “nhận báo động đỏ” khi có nguy cơ bị thay thế.
Mặc dù Google sở hữu một hệ sinh thái công cụ và dữ liệu mạnh mẽ, cùng với đó là đã nghiên cứu về AI từ khá lâu, đặc biệt là sau khi mua lại DeepMind (chuyên về AI) với giá hơn 500 triệu USD vào năm 2014, Bard của Google dường như đang thất thế trước đối thủ ChatGPT.
Dù vậy, CEO Google vẫn tỏ ra rất lạc quan về AI, ông viết: “AI đại diện cho sự tái tạo mang tính nền tảng của công nghệ và là công cụ tăng tốc đáng kinh ngạc cho nhân loại”.
“Làm cho AI trở nên hữu ích hơn đối với mọi người và triển khai nó một cách có trách nhiệm, là cách quan trọng nhất mà chúng tôi sẽ thực hiện trên con đường theo đuổi sứ mệnh của mình trong 10 năm tới và hơn thế nữa.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước khi các chatbot AI như ChatGPT, Google Bard hay Bing AI xuất hiện, Google Search là đế chế thống trị không gian tìm kiếm thông tin với hơn 90% thị phần tìm kiếm, liệu bức tranh này thể xoay chuyển trong kỷ nguyên của AI (trí tuệ nhân tạo) này?
Cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm trong kỷ nguyên AI
Trong hơn 25 năm, các công cụ tìm kiếm như Googe hay thậm chí là Bing và Yahoo đã là cánh cửa của thế giới internet.
Mặc dù là công cụ “sinh sau đẻ muộn”, Google (ra mắt 1998) nhanh chóng vươn lên trở thành công cụ thống trị không gian tìm kiếm, bỏ xa các đành anh như Yahoo (ra mắt 1995) hay AltaVista (ra mắt 1995).
Tính đến thời điểm hiện tại, Google Search hay công cụ tìm kiếm Google vẫn là mảng kinh doanh trọng tâm của công ty mẹ Alphabet, đưa công ty này trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, với doanh thu năm 2022 là 283 tỷ USD và vốn hóa thị trường là 1.3 nghìn tỷ USD.
Google từ lâu không chỉ là một cái tên quen thuộc hay đơn giản là một tên gọi thương hiệu (brand name), nó còn là một động từ được sử dụng phổ biến cả trong các cuốn từ điển.
Tuy nhiên, trong thế giới internet và kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, không có thứ gì có thể tồn tại vĩnh viễn.
Nếu bạn nhìn vào sự “nhạt nhoà” của Nokia, Yahoo, IBM hay cả sự thống trị của Tesla trong mảng xe điện, hoạt động kinh doanh vốn không phải được xuất phát từ mảng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (ngành công nghiệp ô tô), sự hoán ngôi không phải là chuyện mới ngay cả khi các doanh nghiệp bị hoán ngôi từng là đế chế trong chính mảng kinh doanh cốt lõi của họ.
Giờ đây, với sự phát triển bùng nổ của AI (trí tuệ nhân tạo), khi các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard không chỉ có khả năng cung cấp thông tin (như cách Google vốn vẫn hoạt động) mà còn có thể đàm thoại trực tiếp để đi sâu hơn vào các vấn đề cụ thể, người ta đang mong đợi một cuộc cách mạng tìm kiếm khác, nơi các công cụ tìm kiếm như Google không còn thống trị không gian tìm kiếm.
Từ sự nổi lên của ChatGPT.
Mặc dù AI không phả là thuật ngữ mới, tuy nhiên có thể nói công nghệ này chỉ bắt đầu trở nên phổ biến đến cả những người vốn không có hiểu biết hay quan tâm về công nghệ kể từ khi các chatbot AI như ChatGPT ra đời và phát triển bùng nổ.
Kể từ khi ra mắt vào tháng 12, chatbot AI ChatGPT của OpenAI đã trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu. Chỉ 5 ngày sau khi phát hành, chatbot này có 1 triệu người đăng ký dùng thử và đến tháng 1, tức chỉ sau 2 tháng kể từ ngày ra mắt, ChatGPT đã có 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), khiến nó trở thành “một trong những sản phẩm phần mềm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử internet.”
Để hình dung rõ hơn, bạn biết rằng, cũng để có được lượng người dùng này, mạng xã hội TikTok phải mất hơn 9 tháng, WeChat phải mất hơn 2 năm và Instagram đã phải mất hơn 2 năm xây dựng.
Đến cách các chatbot AI như ChatGPT đã châm ngòi cho một cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm.
Như đã đề cập ở trên, khi AI là động lực để các nền tảng hay nhà đầu tư kỳ vọng về một tương lai mới của không gian tìm kiếm, nơi Google không còn thể hiện sự thống trị hay thậm chí là bị soán ngôi như cách chính nó từng soán ngôi “đàn anh” Yahoo, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp nỗ lực không ngừng để gia nhập cuộc đua.
OpenAI, công ty sở hữu ChatGPT, cách đây không lâu đã ký một thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD với Microsoft. Công ty này cũng sẽ hợp tác với BuzzFeed, một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông và giải trí tại Mỹ, BuzzFeed sẽ sử dụng các công nghệ của ChatGPT để tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh ChatGPT đang ngày càng thể hiện được sức mạnh của nó, hàng loạt các công ty công nghệ khác hay thậm chí là các sàn thương mại điện tử như Amazon cũng đã bắt đầu công bố các chatbot AI riêng cho nền tảng của họ.
Kể từ những ngày đầu, gã khổng lồ Google còn đưa ra tuyên bố “công ty nhận được cờ đỏ” trước sự phổ biến của ChatGPT, công ty này sau đó liên tục công bố các giải pháp mới nhằm thu hẹp khoảng cách với đối thủ, mà nói đúng hơn là, Google không muốn để bất cứ ai (người dùng) hay doanh nghiệp nào có ý tưởng rằng công cụ tìm kiếm của của họ có thể bị soán thôi, dù đó là ChatGPT hay bất cứ chatbot AI nào khác.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, Bard chính là “tác phẩm” của Google nhằm phản ứng lại với ChatGPT của OpenAI và cả Microsoft (vốn là đối thủ truyền kiếp với Google thông qua Bing). Cũng tương tự như ChatGPT, Bard là chatbot có thể đàm thoại với người dùng thông qua những câu lệnh (Prompt).
Bard cũng hỗ trợ người dùng khám phá hay tìm thấy các chủ đề nội dung khác bằng cách tóm tắt những gì nó thu thập được trên môi trường internet đồng thời cung cấp các liên kết để người dùng có thể tham khảo chi tiết hơn.
Không chỉ có Google hay ChatGPT của OpenAI, Microsoft cũng thông báo tích hợp tính năng AI tổng quát (Generative AI) vào công cụ tìm kiếm Bing, bao gồm cả các công nghệ từ ChatGPT (vốn đã là đối tác được đầu tư từ Microsoft). Có thể nói, chưa bao giờ Microsoft có được một cơ hội như hiện tại để thay đổi tình thế cho Bing, mặc dù hiện là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 nhưng chỉ có vỏn vẹn 3% thị phần (market share).
Trong kỷ nguyên mới này, nhờ vào sự bùng nổ của AI, một “Cuộc chiến giữa các công cụ và nền tảng tìm kiếm trên internet đã thực sự bắt đầu.”
Trong khi mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, hơn ai hết, Google sẽ là nền tảng bị thách thức nhiều nhất khi tìm kiếm và doanh thu có được từ quảng cáo đang là mảng kinh doanh cốt lõi.
Về phía Google, theo nhận định của MarketingTrips, có “nhiều thứ bí mật” về mô hình kinh doanh mà có lẽ Google sẽ không bao giờ tiết lộ, từ các thuật toán xếp hạng tìm kiếm, đến cách Google cung cấp thông tin cho người dùng.
Nhưng có một sự thật mà bạn có thể hiểu được đó là “Nếu Google cung cấp cho bạn (người dùng) một câu trả lời hoàn hảo cho mỗi từ khoá tìm kiếm tương ứng, liệu Google có thể mang về một khoản doanh thu khổng lồ từ quảng cáo hay không hay liệu người dùng có nhấp vào quảng cáo nhiều đến vậy hay không?”
Những điểm yếu của Google (và chính Google cũng đang thấy mình ở thế bất lợi).
Với những gì đang diễn ra, Google rõ ràng là chưa thể hiện được lợi thế của họ trong cuộc đua AI, ngay cả khi với màn ra mắt chatbot Bard, Google cũng đã làm người dùng thất vọng khi những câu trả lời của chatbot liên tục được cho là không chính xác.
Mặc dù, theo tuyên bố của CEO Sundar Pichai, Google là nền tảng tiên phong nghiên cứu về AI kể từ năm 2016 (âm thầm phát triển), tuy nhiên điều này dường như không tạo ra bất cứ lợi thế gia tăng nào cho Google.
Vào năm 2018, Google đã ra mắt Duplex, “một dịch vụ AI có cách phát âm giống như con người” được lập trình để bắt chước lời nói của con người trong khi thực hiện cuộc gọi tự động.”
Trong khi có không ít người tỏ ra “bất ngờ” với những gì mà công cụ có thể làm được, vấn đề đạo đức của một dịch vụ cố tình lừa dối con người là một vấn đề lớn.
Vào thời điểm đó, không ít các giáo sư của các trường đại học danh tiếng cũng đã bày tỏ sự thất vọng của các công nghệ tương tự, thậm chí cả Thung lũng Silicon (Silicon Valley) còn bị chỉ trích khi cố gắng tạo ra những công nghệ phi đạo đức.
Có thể nói, sản phẩm AI Duplex là một thất bại của Google.
Không chỉ dừng lại ở đó, LaMDA, một mô hình ngôn ngữ của Google cũng từng gây ra nhiều tranh cãi sau khi một kỹ sư của công ty này tuyên bố rằng chương trình AI của họ có tri giác. Tuyên bố này sau đó đã bị những người trong cộng đồng AI phản đối mạnh mẽ vì cho rằng Google quá cường điệu các sản phẩm của họ.
Cũng cách đây không lâu, khi Geoffrey Hinton, người được cho là “cha đỡ đầu” của ngành AI rời Google với nhiều lời cảnh báo, hay hàng loạt các lãnh đạo AI có đạo đức khác của Google là Timnit Gebru và Margaret Mitchell, cũng đã bị sa thải sau khi xuất bản một bài báo chỉ trích những thành kiến trong công nghệ AI được sử dụng trong công cụ tìm kiếm Google, Google vẫn chưa thể chứng minh được lợi thế và cả yếu tố đạo đức của mình.
Rõ ràng là Google [đã từng] đi trên con đường mà nó có thể có khả năng để thống trị cách người dùng tìm kiếm thông tin thông qua các cuộc đàm thoại như cách mà người dùng hiện đang có với ChatGPT, tuy nhiên, hàng loạt các quyết định “thiếu sáng suốt” (hoặc quá tham lam) cuối cùng đã không thể đưa Google có được vị thế tốt nhất trong cuộc chiến mới.
Vấn đề đạo đức hay rào cản của các công cụ tìm kiếm tích hợp AI (ví dụ như ChatGPT) là gì?
Mặc dù sự phổ biến của các chatbot AI như ChatGPT là không thể chối cãi, các câu hỏi xoay quanh vấn đề đạo đức vẫn còn tồn tại ở đó.
Beena Ammanath, một lãnh đạo cấp cao về AI tại Deloitte cũng từng cho biết: “Chúng ta đang sống lại trong thời đại của truyền thông mạng xã hội (Social Media). Nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách nghiêm túc, các chatbot AI sẽ gây ra những ‘hậu quả không lường trước được’.”
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nền tảng hay chính AI chưa thể giải quyết được các vấn đề về sự thiên vị và công nghệ này cũng có xu hướng biến thông tin sai lệch thành sự thật với tốc độ đáng kinh ngạc.
Một trong những thách thức lớn nhất của công nghệ AI hay các mô hình ngôn ngữ lớn khác ví dụ như PaLM 2 của Google là chúng là pha trộn giữa thực tế và hư cấu, và khó có ai có thể biết được sự thật chính xác là gì.
Trong khi các chatbot AI có thể đưa ra ngay câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào, thông tin dường như rất nhiều và nghe có vẻ thuyết phục, mức độ giá trị (thông tin mới) hay sự chính xác của nó lại là một câu chuyện khác.
Chính Google Bard của Google đã trả lời sai một câu hỏi mà ai ai cũng có thể biết, Google sau đó đã phải mất hơn 100 tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường, nhiều chuyên gia còn cho rằng, Google “đã quá vội vàng trong quyết định của mình khi ra mắt Bard”.
Mặc dù các tranh cãi vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện, các nền tảng vẫn sẽ tiếp tục cuộc đua để giành lấy lợi thế của mình, một sự thật dường như đã được tiết lộ đó là các công nghệ AI hay những thứ liên quan khác có khả năng định hình lại thế giới mà chúng ta vốn đã và đang biết. Trong thế giới mới, việc soán ngôi lẫn nhau là chuyện không thể tránh khỏi.
Dù với tư cách là doanh nghiệp tạo ra các công nghệ hay nền tảng, hay với tư cách là người dùng sử dụng nền tảng, mọi tương tác trên thế giới internet có thể sẽ rất khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa ra mắt một trung tâm minh bạch mới cho các chính sách sản phẩm của mình, đồng thời cũng cung cấp các công cụ để loại bỏ nội dung có hại.
Nếu từng muốn tìm một chính sách sản phẩm cụ thể của Google, chẳng hạn như đối với YouTube Premium hoặc Chrome, người dùng sẽ dễ gặp bối rối.
Để giải quyết vấn đề này, Google vừa giới thiệu một trung tâm duy nhất được gọi là trung tâm minh bạch cho các sản phẩm quảng cáovà dịch vụ trong hệ sinh thái.
Theo đó, trang trung tâm mới của Google (https://transparency.google/) sẽ là nơi mà tất cả chính sách sản phẩm của hãng có hiệu lực, từ Fitbit đến Google Podcasts và các sản phẩm khác của hãng. Mục tiêu của trung tâm minh bạch là giúp công chúng hiểu rõ hơn về các chính sách sản phẩm của Google.
Google cho biết trung tâm minh bạch thu thập các tài nguyên và chính sách hiện có, đồng thời được thiết kế giúp người dùng dễ dàng truy cập thông tin về các chính sách của Google, cách hãng tạo và thực thi chúng.
Trang web này liệt kê mọi sản phẩm của Google và trình bày thông tin theo cách dễ hiểu. Nhờ vậy việc truy cập các tài nguyên như chính sách phát triển, báo cáo minh bạch và chính sách dịch vụ đơn giản hơn nhiều so với trước đây.
Trên trang trung tâm minh bạch của mình, Google cho biết chỉ trong nửa cuối năm 2022 đã chặn hơn 5,2 tỉ quảng cáo có nội dung độc hại xuất hiện trên các sản phẩm, gỡ bỏ hơn 11 triệu video trên YouTube vì vi phạm các chính sách tiêu chuẩn cộng đồng, đồng thời đã xóa hơn 437.000 liên kết bị báo cáo là lạm dụng tình dục trẻ em khỏi kết quả tìm kiếm của mình.
Google cũng đã cung cấp cho trung tâm chính sách mới một trang dành riêng cho các báo cáo và kháng cáo. Thông báo cho biết trang này sẽ giúp người dùng tìm cách báo cáo nội dung có hại và khiếu nại trên khoảng 6 dịch vụ của hãng được nhiều người dùng quan tâm là Google Ads, Shopping, YouTube, Google Play, Google Search và Google Maps.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google thông báo cho phép doanh nghiệp thêm các liên kết của các tài khoản mạng xã hội vào Business Profiles (Hồ sơ doanh nghiệp).
Google Business Profiles cho phép doanh nghiệp thêm các liên kết mạng xã hội
Google hiện đã cho phép các doanh nghiệp thêm các liên kết của các tài khoản mạng xã hội ví dụ như Facebook hay Instagram trực tiếp vào tài khoản Hồ sơ doanh nghiệp.
Tùy chọn mới là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng sự hiện diện trên các nền tảng trực tuyến song song cùng với các thông tin khác trong Google Tìm kiếm và Google Maps.
Theo thông tin từ Google Business Profile, các doanh nghiệp có thể thêm một liên kết trên mỗi nền tảng mạng xã hội vào Hồ sơ doanh nghiệp (Business Profile). Các nền tảng hiện đang được hỗ trợ bao gồm Facebook, Instagram, LinkedIn, Pinterest, TikTok, X (trước đây là Twitter) và YouTube.
Tính năng hiện đang được triển khai dần vào các khu vực cụ thể trên toàn cầu.
Sử dụng tính năng mới trong Business Profile như thế nào?
Để thêm các liên kết mạng xã hội vào Hồ sơ doanh nghiệp trên Google, các doanh nghiệp cần truy cập tài khoản Google của họ, nhấp vào ‘Chỉnh sửa hồ sơ’, sau đó nhấp vào ‘Thông tin doanh nghiệp’ và cuối cùng là ‘Liên hệ’.
Trong phần “Hồ sơ xã hội” (Social Profiles), doanh nghiệp có thể chọn nền tảng mạng xã hội mà họ muốn thêm liên kết và nhập địa chỉ website.
Để chỉnh sửa các liên kết, doanh nghiệp phải cập nhật trường địa chỉ website cho các liên kết mạng xã hội được chỉ định tương ứng. Để xóa liên kết, hãy nhấp vào biểu tượng ‘Thùng rác’ bên cạnh tài khoản mạng xã hội cần xóa.
Theo Google, người tiêu dùng ngày nay mong muốn tìm thấy các liên kết trang web và tài khoản mạng xã hội bên cạnh các kết quả tìm kiếm địa phương. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) giờ đây có thể đáp ứng nhu cầu này từ tính năng mới.
Như đã lưu ý, với mỗi mạng xã hội, doanh nghiệp chỉ có thể thêm tối đa 1 liên kết (link) vào hồ sơ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa chia sẻ một loạt các mẹo với Google Ads Performance Max, giải pháp quảng cáo tự động được hỗ trợ bởi AI mạnh nhất hiện tại của Google.
Giải pháp quảng cáo tận dụng AI Performance Max của Google cập nhật nhiều tính năng mới
Những mẹo mới với Performance Max hướng tới mục tiêu cung cấp các chiến lược cho những người làm marketing bán lẻ tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh tổng thể.
Các nhà bán lẻ (Retailer) có thể tận dụng những chia sẻ mới để tạo và tối ưu hóa Chiến dịch hiệu suất tối đa, thay vì là chiến dịch mua sắm thông minh (Smart Shopping) hay chiến dịch địa phương (Local Campaigns).
Dưới đây là những ý chính bạn có thể tham khảo.
Performance Max thể hiện hiệu quả trên nhiều điểm chạm của Google.
Các chiến dịch tối đa hóa hiệu suất hay Performance Max được chứng minh là có thể giúp các nhà bán lẻ tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo trên nhiều điểm chạm như tìm kiếm, hiển thị, YouTube và các không gian quảng cáo khác của Google.
Bằng cách tận dụng tối đa sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo), Performance Max tự động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng (Lead) có nhu cầu cao nhất bằng những nội dung và định dạng phù hợp nhất.
Chiến thuật Lập ngân sách & Đặt giá thầu.
Công cụ lập kế hoạch hiệu suất (Performance Planner) cung cấp cho các nhà bán lẻ cách điều chỉnh giá thầu và ngân sách quảng cáo với mục tiêu giúp các chiến dịch đạt được hiệu suất tốt hơn với cùng một mức chi tiêu.
Thử nghiệm A/B.
Google khuyến khích các nhà quảng cáo hay marketer nên liên tục thử nghiệm để đo lường mức tăng giá trị chuyển đổi khi chuyển sang sử dụng Performance Max từ các kiểu chiến dịch cũ trước đó.
“… Nếu bạn hài lòng với kết quả của thử nghiệm A/B, bạn có thể tiếp tục chạy chiến dịch Performance Max mới để thay thế…”
Nhắm mục tiêu chiến lược xoay quanh các sự kiện quan trọng.
Google khuyên các nhà quảng cáo có thể hạ thấp mục tiêu ROAS (lợi tức đầu tư trên chi tiêu quảng cáo) để tăng khả năng hiển thị cho các sản phẩm có mức độ ưu tiên ca
Ví dụ: bạn có thể muốn có một chiến dịch giảm giá, một chiến dịch cho các sản phẩm có biên lợi nhuận cao và một chiến dịch cho các sản phẩm khác. Đặt mục tiêu ROAS thấp hơn cũng có thể giúp tối đa hóa khả năng hiển thị cho các sản phẩm này.
Đặt mục tiêu ROAS tích cực hơn trước các kỳ nghỉ lễ còn có thể giúp đảm bảo thương hiệu không bỏ lỡ cơ hội từ những người mua sắm đang trong giai đoạn nghiên cứu mua hàng.
Nhiều cách khác để tiếp cận những khách hàng có giá trị cao.
Với các tính năng mới nhất có trong Performance Max, các nhà bán lẻ có thể tối ưu hóa để ưu tiên thu hút những khách hàng có giá trị cao (high-value customers).
Hiện đang trong giai đoạn beta, tính năng chuyển đổi khách hàng mới với mục tiêu ưu tiên tối ưu hóa cho những khách hàng có giá trị cao có thể giúp thương hiệu chủ động tiếp cận những khách hàng có giá trị trọn đời cao (CLV).
Nhiều insights mới trong Performance max.
Performance Max hiện bổ sung nhiều thông tin mới hướng thẳng tới việc hỗ trợ các nhà bán lẻ:
Các tính năng báo cáo mới bao gồm:
Chỉ số chi tiết cho từng nhóm nội dung (Asset group).
Google khuyến khích các nhà bán lẻ sử dụng các insights về sản phẩm và danh mục trên trang Sản phẩm để tối ưu hóa hiệu suất dựa trên tiềm năng của thị trường.
Bạn có thể xem thêm về hướng dẫn của Google tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong suy nghĩ của phần lớn những người làm SEO nói riêng và Marketing nói chung, việc liên kết website của họ tới các website khác uy tín hơn có thể giúp nâng cao thứ hạng của nội dung trên công cụ tìm kiếm, tuy nhiên, Google mới đây xác nhận rằng điều này hiện không khả dụng.
Google: Outbound links sẽ không giúp website xếp hạng tốt hơn
Từ lâu, backlink luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp website có được thứ hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo, tuy nhiên, Google dường như đang ngày càng loại bỏ điều này.
Theo một xác nhận mới đây từ phía Google, việc liên kết website tới các website uy tín khác (Outbound links) ví dụ như Wikipedia sẽ không giúp cho nội dung của website được xếp hạng cao hơn.
Cũng như yếu tố chất lượng của nội dung, các liên kết ra bên ngoài website chỉ có vai trò cung cấp những giá trị bổ sung và có liên quan cho người dùng (không sử dụng để xếp hạng).
Trong khi các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng, một website có nhiều liên kết ra bên ngoài có được thứ hạng cao hơn so với các website không có hoặc có ít hơn các liên kết, tuy nhiên trong những năm trở lại đây Google ngày càng thay đổi điều này, giảm hoặc xoá yếu tố thứ hạng có được từ các liên kết kiểu này.
Mặc dù là không giúp thúc đẩy thứ hạng tuy nhiên các liên kết ra bên ngoài nếu được thực hiện đúng có thể giúp tăng trải nghiệm của người dùng với nội dung, điều này cuối cùng sẽ mang lại những giá trị thực sự cho thương hiệu. Tự nhiên và có liên quan là 2 nguyên tắc hàng đầu của các liên kết ra bên ngoài.
Google cũng khuyến nghị các website không nhất thiết phải xoá các liên kết ra bên ngoài hay chèn thẻ “nofollow” (từ chối cung cấp sự tín nhiệm tới các website được liên kết đến) nếu các liên kết đó thực sự có liên quan và cung cấp thêm ngữ cảnh cho người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa giới thiệu một khóa đào tạo miễn phí dành cho người mới bắt đầu về Google Analytics 4 với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất marketing của họ.
Google ra mắt khoá học Google Analytics 4 miễn phí
Theo đó, thông qua khoá học Google Analytics 4 (GA4) miễn phí mới, Google tìm cách hướng dẫn cho những người mới bắt đầu về cách họ có thể sử dụng Google Analytics 4 để tối đa hoá hiệu suất quảng cáo và marketing của doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, người học có thể nắm được những thông tin cơ bản như cách Google Analytics thu thập và xử lý dữ liệu, thiết lập tài khoản Google Analytics sao cho phù hợp với các mục tiêu kinh doanh hay cách đưa dữ liệu thành các báo cáo.
Những nội dung có trong khoá học Google Analytics 4 miễn phí của Google.
Như bạn có thể thấy, chương trình đào tạo được chia thành nhiều phần, mỗi phần tập trung vào một khía cạnh riêng của Google Analytics 4.
Dưới đây là một số ý chính.
Sử dụng kỹ thuật phân tích kỹ thuật số để thúc đẩy hiệu suất của doanh nghiệp.
Phần này giải thích cách các hoạt động phân tích kỹ thuật số (Digital Analytics) có thể hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu từ các nền tảng kỹ thuật số như website hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Hiểu về cách xử lý dữ liệu trong Google Analytics.
Phần đào tạo này khám phá cách dữ liệu người dùng được chuyển vào Google Analytics và cách những dữ liệu đó được xử lý để tạo ra các báo cáo.
Ccác khía cạnh khác như việc gắn thẻ vào website, quá trình thu thập và chuyển đổi dữ liệu thành các thông tin chi tiết hữu ích (Insight) cũng sẽ được đề cập ở đây.
Thiết lập thuộc tính & tài khoản Google Analytics.
Ở phần này, người học sẽ tìm hiểu về cấu trúc của tài khoản Google Analytics, bao gồm khái niệm về thuộc tính và luồng dữ liệu (data streams).
Phần này cũng hướng dẫn cách thiết lập tài khoản Google Analytics sao cho phù hợp nhất với cấu trúc riêng của từng doanh nghiệp.
Tăng cường báo cáo với chỉ số Thứ nguyên và Chỉ số.
Phần cuối cùng của khóa học giới thiệu các khái niệm về thứ nguyên (dimensions) và chỉ số (metrics), giải thích cách các yếu tố này giúp tổng hợp và trình bày trực quan hoá các dữ liệu trong báo cáo.
Phần này cũng chia sẻ cách thiết lập các sự kiện tùy chỉnh với mục tiêu làm cho dữ liệu trở nên có giá trị hơn và cụ thể hơn đối với nhu cầu của từng doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công cụ tìm kiếm của Google giờ đây có thể giúp người dùng kiểm tra cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh.
Google thêm tính năng kiểm tra ngữ pháp tiếng Anh
Tiếng Anh là một ngôn ngữ khó về mặt ngữ pháp, trên thị trường cũng đang có khá nhiều phần mềm giúp người dùng kiểm tra như Grammarly. Nhưng mới đây, Google đã bổ sung tính năng kiểm tra chính tả ngay trong công cụ tìm kiếm chỉ với việc thêm câu lệnh đằng sau truy vấn.
Một tính năng kiểm tra ngữ pháp mới trong Google Tìm kiếm có thể đưa ra các sửa chữa và đề xuất cho một câu sai ngữ pháp. Tính năng này cũng có thể cho bạn biết câu người dùng nhập vào đã đúng chưa.
Để thực hiện, người dùng chỉ cần nhập một từ khoá vào ô tìm kiếm (Search) và đính kèm đằng sau là lệnh “grammar check”, “check grammar” hoặc “grammar checker”. Khi đó kết quả trả về từ tìm kiếm mới nhất sẽ là mục kiểm tra ngữ pháp (Grammar check), nếu câu đúng thì Grammar check sẽ dùng tick xanh lá, còn không sẽ hiển thị nội dung đúng.
Trang hỗ trợ của Google cho biết tính năng kiểm tra ngữ pháp sử dụng AI để phân tích ngôn ngữ nhập vào thanh tìm kiếm. Google cũng cho biết AI (trí tuệ nhân tạo) có thể không chính xác 100%, đặc biệt là khi phân tích các câu chưa hoàn chỉnh.
Dù vậy, không rõ Google bắt đầu cung cấp tính năng này từ khi nào, nhưng tùy chọn kiểm tra ngữ pháp vẫn còn sơ khai. Nếu nhập vào những câu cơ bản thì Google sửa chữa tốt hơn với các câu phức tạp.
Vì vậy tính năng của Google chỉ phát hiện các lỗi ngữ pháp cơ bản. Hãng cho biết tính năng này hiện chỉ có với tiếng Anh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một cựu nhà tuyển dụng của Google chia sẻ về lý do hàng đầu khiến ứng viên bị loại ngay từ “vòng gửi xe” khi ứng tuyển vào Google. “Text Bricks” chính là từ khoá.
“Text Bricks”: Lý do hàng đầu khiến ứng viên bị từ chối tại Google
Theo đó, một cựu nhà tuyển dụng của Google đã chia sẻ về một trong những lỗi phổ biến nhất trong các bản CV xin việc mà ông cho rằng có thể ngăn cản ứng viên ngay những bước đầu tiên khi ứng tuyển vào Google.
Về tổng thể, việc ứng tuyển vào Google vốn có tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Theo Forbes, Google nhận được trung bình khoảng hơn 2 triệu hồ sơ ứng viên mỗi năm, điều này khiến việc giành được một vị trí làm việc tại Google còn khó hơn cả việc vào Harvard.
Điều này giải thích lý do tại sao kỹ năng gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng ngay từ bước nộp hồ sơ cũng rất quan trọng.
Với tư cách là nhà tuyển dụng của Google từ năm 2012 đến năm 2015, ông Nolan Church cho biết rằng “Điều số 1 mà Google không muốn thấy trong CV xin việc của ứng viên có lẽ là việc ứng viên liệt kê dài dòng quá nhiều các đoạn văn bản nhưng lại không gắn liền hay thể hiện qua các ngữ cảnh cụ thể (Text Bricks).
Cựu nhà tuyển dụng này cho biết: “Dường như không có bất cứ cơ hội nào cho ứng viên nếu họ sử dụng định dạng này trong hồ sơ xin việc”.
“Ngắn gọn và chính xác là một kỹ năng quan trọng, và nếu ứng viên không thể làm điều này trong CV xin việc của họ, điều này cũng cho thấy rằng họ không thể làm điều tương tự tại nơi làm việc.”
Ông này cũng khuyên các ứng viên nên sử dụng các công cụ AI như ChatGPT hay Grammarly để giúp “làm sạch và tinh chỉnh CV” của họ.
Google đã sa thải hơn 12.000 nhân viên trong năm nay với nỗ lực cắt giảm chi phí, điều đó có nghĩa là quy trình tuyển dụng có thể sẽ còn nghiêm ngặt và khó khăn hơn khi doanh nghiệp sẽ nhận ít người hơn.
Những lỗi phổ biến khác thường thấy trong các bản CV đó là lỗi chính tả, định dạng kém và viết lan man quá dài.
“Một nguyên tắc nhỏ khác khi viết CV đó là cứ 1 trang trình bày cho mỗi 10 kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, hãy cắt bớt những thông tin không quan trọng, hãy chính xác và ngắn gọn với những gì được thể hiện.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các công cụ mới của Google giúp tìm và yêu cầu xóa liên hệ, hình ảnh cá nhân khỏi bộ máy tìm kiếm.
Đây là cách người dùng có thể xoá thông tin cá nhân khỏi công cụ tìm kiếm
Sự tồn tại của internet đang khiến nhiều người khổ sở vì những hình ảnh riêng tư xuất hiện công khai ở một nơi nào đó trong thế giới mạng.
Bên cạnh làm người dùng xấu hổ, nó còn dẫn đến khả năng bị trộm cắp danh tính để lừa đảo. Chính vì vậy Google vừa công bố những cải tiến mới trong kết quả tìm kiếm để giải quyết phần nào sự lo lắng này.
Trong một bài đăng trên blog mới đây, Google cho biết đang cố gắng giúp người dùng tìm và loại bỏ các thông tin cá nhân xuất hiện trong tìm kiếm dễ dàng hơn. Gã khổng lồ tìm kiếm đã giới thiệu các công cụ và tính năng bảo mật mới được thiết kế để giúp bảo vệ thông tin cá nhân tốt hơn.
Đầu tiên là trang tổng quan mới dành cho tính năng có tên là Kết quả về bạn (Results about you). Ra mắt năm 2022, tính năng này cho phép người dùng theo dõi mọi chi tiết cá nhân xuất hiện trong kết quả tìm kiếm để có thể yêu cầu Google xóa chúng.
Với cập nhật mới, bảng điều khiển sẽ không chỉ giúp tìm thấy những chi tiết đó mà còn cho phép người dùng yêu cầu xóa chúng thông qua cùng một công cụ. Tính năng này cũng sẽ cảnh báo nếu các chi tiết mới về họ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm công khai.
Người dùng có thể truy cập trang tổng quan từ web bằng cách truy cập trang web Kết quả về bạn (https://myactivity.google.com/results-about-you) hoặc từ ứng dụng Google dành cho thiết bị di động bằng cách nhấn vào ảnh tài khoản > chọn Kết quả về bạn.
Tại màn hình này, bấm tìm kiếm Google cho tên của bạn, có thể cần bao gồm thành phố và khu vực sinh sống để thu hẹp kết quả.
Nếu tìm kiếm tiết lộ địa chỉ email, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà riêng, người dùng có thể yêu cầu Google xóa dữ liệu bằng cách nhấn vào biểu tượng ba chấm và chọn Xóa kết quả > chọn lý do tại sao bạn muốn xóa dữ liệu, cuối cùng hoàn thành các bước rồi gửi yêu cầu tới Google.
Google sẽ xem xét có đáp ứng các yêu cầu của chính sách để xóa hay không. Quá trình này có thể mất vài ngày. Nếu yêu cầu được chấp thuận, Google sẽ xóa kết quả cụ thể mà người dùng đã trích dẫn.
Người dùng cũng có thể kiểm tra các yêu cầu của mình tại bảng điều khiển, tại đây hiển thị tất cả các loại yêu cầu như đang thực hiện, đã được phê duyệt, bị từ chối và chưa hoàn thành.
Dù vậy việc xóa các mục khỏi tìm kiếm của Google sẽ không giúp nội dung biến mất hoàn toàn trên internet. Mọi người vẫn có thể tìm thấy nó bằng cách truy cập trực tiếp vào website nguồn hoặc bằng cách sử dụng một công cụ tìm kiếm khác.
Google từ lâu cho phép người dùng yêu cầu xóa các hình ảnh khiêu dâm, không có sự đồng thuận xuất hiện về họ trong các kết quả tìm kiếm công khai. Như một ví dụ được trích dẫn trong bài đăng trên blog, có thể người dùng đã tạo và tải nội dung không phù hợp lên một website rồi xóa nội dung đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads đã bị báo cáo là lỗi hiển thị quảng cáo, hiển thị nhiều hơn số lượng các mẫu quảng cáo thông thường.
Google bị báo cáo lỗi hiển thị quảng cáo (và hiện đã được xử lý)
Theo báo cáo của các nhà quảng cáo Google Ads, Google Tìm kiếm (Search) đang hiển thị nhiều hơn các mẫu quảng cáo so với thông thường, cụ thể Google hiển thị đến 5 mẫu quảng cáo trong khi theo thông thường thì chỉ có tối đa 4 mẫu quảng cáo được hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) cho một từ khoá.
Trong khi nhiều nhà quảng cáo cho rằng Google đang thêm các kết quả quảng cáo thì đại diện phụ tách sản phẩm quảng cáo của Google xác nhận rằng đây chỉ là “lỗi kỹ thuật” và đội ngũ của Google đã xử lý nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa xác nhận rằng, việc liên kết bài viết hay website đến các website khác có tính thầm quyền cao (DA, PA…) hay uy tín không giúp cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm (SEO).
Google: Liên kết đến các website uy tín không giúp SEO tốt hơn
Đối với nhiều người làm SEO hay tối ưu hoá thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, có một quan niệm tồn tại bấy lâu rằng, việc xây dựng các liên kết (backlink) tới các website có mức độ thẩm quyền cao, uy tín hay có lượng truy cập (traffic) lớn sẽ giúp cho website của họ được đánh giá cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, đại diện của Google mới đây đã xác nhận rằng, việc liên kết này sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm hay nói cách khác là sẽ không giúp cho website có được thứ hạng cao hơn các website không có các liên kết đó.
Khi được cộng đồng làm SEO hỏi là liệu việc liên kết từ một website nhỏ hơn đến một website phổ biến có thẩm quyền cao như Wikipedia hoặc CNN có thể giúp ích cho việc xếp hạng tìm kiếm của website nhỏ đó hay không.
Câu trả lời được đưa ra là “sẽ không có điều gì xảy ra cả”, đây là một niềm tin sai lầm của các chuyên gia SEO trong nhiều thập kỷ.
Các liên kết chỉ có giá trị cho trải nghiệm người dùng chứ không phải là giúp SEO.
Phía Google cho biết, các liên kết (link) đóng vai trò như “nội dung” (content), tức là thứ mà người dùng cần tìm và mang lại giá trị cho người dùng.
Các liên kết này có chức năng cung cấp những giá trị bổ sung cho người dùng về một từ khoá hay chủ đề nào đó.
Trong khi có không ít người lầm tưởng rằng việc liên kết đến các website có thẩm quyền cao sẽ tự động cải thiện thứ hạng cho website của họ, sự thật là các công cụ tìm kiếm chỉ quan tâm đến trải nghiệm và giá trị của người dùng thông qua các nội dung có liên quan và giá trị. Điều cần làm là, nên tập trung vào việc liên kết đến các website thực sự có giá trị cho người dùng.
Tóm lại, nếu các liên kết không mang lại giá trị bổ sung cho người dùng, nó dường như vô nghĩa với cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm và ngược lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo các số liệu báo cáo quý 2 mới đây, khi doanh thu từ quảng cáo của hầu hết các nền tảng như Google, Meta, hay Microsoft đều có xu hướng tăng, mùa đông của ngành quảng cáo dường như đang tan băng.
Mùa đông quảng cáo dường như đang tan băng
Về tổng thể, hiện có nhiều dấu hiệu dự kiến cho thấy mùa đông của ngành quảng cáo đang bắt đầu tan băng.
Kể từ cuối năm 2021, trước những lo ngại về nền kinh tế, lãi suất và lạm phát cao hơn, nhiều thương hiệu đã bắt đầu thắt chặt các hoạt động quảng cáo, ngành quảng cáo theo đó bước vào mùa đông với nhiều dấu hiệu tiêu cực.
Việc các nhà quảng cáo giảm chi tiêu cũng có nghĩa là doanh số của các nền tảng quảng cáo sẽ bắt đầu xuống dốc, kéo theo đó là hàng loạt hệ luỵ như sa thải nhân sự quy mô lớn hay không ít các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan (Agency) phải đóng cửa.
Tuy nhiên, theo báo cáo thu nhập quý 2 năm 2023 mới đây của Meta, Google, Microsoft, khi hầu hết các nền tảng đều chứng kiến mức doanh thu quảng cáo tăng (dù không nhiều), điều này cho thấy mùa đông quảng cáo dường như đang bước vào những ngày tan băng.
Meta, doanh nghiệp vốn có hơn 98% doanh thu là đến từ quảng cáo, đã báo cáo doanh thu vượt xa mức dự kiến, dự báo tổng doanh thu vào năm 2023 sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái.
Công ty mẹ của Google là Alphabet, hiện là doanh nghiệp bán quảng cáo lớn nhất thế giới (cao gấp khoảng 2 lần so với nền tảng đứng thứ 2 là Meta) cũng báo cáo mức tăng trưởng trở lại sau hai quý sụt giảm liên tiếp.
Trong khi đó, một số thương hiệu có mức chi tiêu quảng cáo lớn nhất thế giới cũng đã cho biết rằng họ có kế hoạch tăng chi tiêu cho ngân sách Marketing trong thời gian tới.
Gã khổng lồ ngành hàng FMCG, Nestlé, lần đầu tiên công khai chi phí quảng cáo và tiếp thị trong quý này, cho biết họ có kế hoạch “tăng đáng kể đầu tư tiếp thị” trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023. Chi phí quảng cáo và tiếp thị của Nestlé hiện chiếm 7,1% doanh số bán hàng của doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2023.
Tiếp đó, Kimberly-Clark, tập đoàn toàn cầu chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cho biết doanh nghiệp kỳ vọng mức chi tiêu quảng cáo sẽ tăng khoảng 20% vào năm 2023.
Gã khổng lồ ngành F&B, PepsiCo (vừa công bố báo cáo doanh thu quý 2 đạt hơn 22 tỷ USD) cũng thông báo đã tăng ngân sách cho quảng cáo và tiếp thị thêm 100 triệu USD trong quý 2 và sẽ tiếp tục tăng trong các quý còn lại của năm 2023.
Với hầu hết các thương hiệu ở các ngành hàng, suy thoái và lạm phát cũng buộc doanh nghiệp tăng giá bán trong 2022 và 2023, điều này cũng góp phần vào việc tăng trưởng doanh số bán hàng trong nửa đầu năm 2023.
Nhìn chung, tổng chi tiêu quảng cáo toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 2,9% trong năm nay 2023 lên mức 907,2 tỷ USD, theo công ty nghiên cứu quảng cáo Warc. Người phát ngôn của Warc cho biết những con số đó được kỳ vọng sẽ cao hơn.
Ở khía cạnh các agency, các kết quả cũng đang diễn ra theo những chiều hướng khác nhau. Trong khi Publicis Groupe được xem là ngôi sao về doanh thu, Omnicom và IPG lại phải chứng kiến mức tăng trưởng không như kỳ vọng.
Một trong những lý do khiến các marketer vẫn tỏ ra e ngại với việc chi tiêu đó là họ cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn có thể bị rơi vào suy thoái (recession), bất chấp những thông tin từ chính phủ Mỹ cho biết rằng nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,4% trong quý hai, tăng từ mức 2% trong quý đầu tiên của năm 2023.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa công bố báo cáo kinh doanh quý 2 năm 2023, doanh thu từ mảng tìm kiếm tăng 5%, doanh thu quảng cáo tổng thể của Google cũng tăng trưởng nhẹ.
Doanh thu quảng cáo của Google tăng trưởng nhẹ
Theo báo cáo của công ty mẹ Alphabet Inc, doanh thu quảng cáo quý 2 năm 2023 của Google đạt mức hơn 58 tỷ USD, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi doanh thu quảng cáo từ YouTube và tìm kiếm (Search) tăng nhẹ khoảng hơn 4%, doanh số của mạng lưới quảng cáo Google (Google network) lại giảm 5%.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù về tổng thể, doanh thu của Google vẫn tăng, tuy nhiên con số khiêm tốn chỉ hơn 3% cho thấy bối cảnh quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) vẫn khá ảm đạm.
Các nhà phân tích dự đoán rằng điều này sẽ tiếp tục xảy ra đến quý 4 năm 2023.
Giám đốc kinh doanh của Google, Philipp Schindler, cho biết rằng Google sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào AI (trí tuệ nhân tạo), nâng cấp các sản phẩm quảng cáo của mình dựa trên sức mạnh của AI, ví dụ như Performance Max trong thời gian tới.
“Generative AI đang thúc đẩy mạnh mẽ các sản phẩm quảng cáo mới và hiện có của Google. Chúng tôi đang giúp các nhà quảng cáo đưa ra quyết định tốt hơn, giải quyết vấn đề và nâng cao khả năng sáng tạo. Tôi rất hào hứng với AI.”
Bạn có thể xem chi tiết về báo cáo của Google tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok đang là kênh được nhiều người dùng trẻ như Gen Z sử dụng để khám phá thông tin trên Internet thay vì Google như trước.
Gen Z tìm kiếm trên mạng xã hội TikTok thay vì công cụ tìm kiếm Google
Đối với đa số người dùng Internet, Google vẫn là điểm đến đầu tiên trong việc tìm kiếm thông tin gì. Công cụ này phổ biến đến mức tên của nó đồng nghĩa với hành động tìm thông tin trực tuyến.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi.
“Cảm nhận của tôi về Google đang thay đổi sâu sắc. Khi mới tiếp cận Internet, tôi coi Google là công cụ để tra cứu mọi thứ. Nhưng hiện nó không còn là trung tâm về tìm kiếm nữa”, Clint Choi, một nhà tiếp thị 26 tuổi ở London, nói.
Thực tế, Google vẫn thống trị thị trường tìm kiếm với hơn 90% thị phần, theo thống kê của công ty phân tích dữ liệu trực tuyến SimilarWeb, và điều này sẽ khó thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, người dùng Gen Z (sinh từ 1997 đến 2012) đang tìm đến những nền tảng có thể tra cứu thông tin khác.
Theo Cloudflare – công ty dịch vụ DNS và chuyên theo dõi lưu lượng toàn cầu, mạng xã hội TikTok đã soán ngôi Google để trở thành tên miền phổ biến được truy cập nhiều nhất thế giới từ cuối 2021.
Trong khi đó, theo một khảo sát do Google thực hiện đầu năm ngoái, 40% người dùng thuộc thế hệ Gen Z nói họ đã truy cập TikTok hoặc Instagram, không phải Google, khi muốn tìm kiếm các điểm ăn trưa gần đó.
Hồi tháng 9/2022, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết một phần ba số người xem TikTok ở Mỹ thường dùng ứng dụng để tìm thông tin về các sự kiện.
Theo Washington Post, Google dường như nhận thức được vấn đề này và đang bổ sung một số chức năng AI cho công cụ của mình. Tuy nhiên, những thay đổi đó có thể không giải quyết được vấn đề cơ bản đằng sau sự suy giảm.
Theo các chuyên gia, nền tảng đang xuất hiện hàng loạt vấn đề. Ví dụ, việc đẩy quảng cáo ưu tiên lên vị trí cao trong thời gian dài đã khiến những kết quả tìm kiếm hữu ích bị tụt xuống phía dưới.
Nền tảng cũng bị ảnh hưởng bởi nội dung SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) rác – những thứ thường do AI tạo ra hoặc thông tin kém chất lượng nhưng được thiết kế phù hợp với thuật toán xếp hạng của Google.
“Kết quả tra cứu từ Google chủ yếu là những gì Google muốn bạn nhìn thấy hơn là nội dung phù hợp với bạn”, Ed Zitron, CEO EZPR, công ty quan hệ truyền thông, nhận xét. “Google đã thất bại trong vai trò quản lý web trong 10-15 năm qua. Gần như bạn phải ‘lừa’ công cụ này cung cấp những gì bạn mong muốn”.
“Bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho Google. Nó từng giúp bạn có thông tin cần thiết, sau đó bạn rời đi nhanh chóng. Nhưng giờ đây, bạn cần chọn lọc từ khóa, phải cuộn nhiều hơn bởi các kết quả hiển thị đầu tiên đều là spam”, Will Linker, cộng tác viên của một tổ chức phi lợi nhuận ở Baltimore, nói.
Người dùng tìm đến các lựa chọn thay thế.
Trải nghiệm không liền mạch là lý do của những người rời bỏ Google. Trong đó, Wikipedia và TikTok đang được nhiều người nhắm tới.
“Wikipedia là một trong những điều kỳ diệu của Internet”, James Vincent, biên tập viên của The Verge, bình luận. Còn Annie Rauwerda, một nhà sáng tạo nội dung, cho rằng Wikipedia đã đáp ứng yếu tố tra cứu và tham khảo như Google Search.
“Wikipedia được cập nhật liên tục và có tiêu chuẩn về nguồn tin, nên hiếm khi nội dung SEO chất lượng thấp được trích dẫn trên đó”, Rauwerda nói. “Google đáng lẽ phải đơn giản, nhưng đã bị SEO và những thứ ngẫu nhiên được viết bởi AI tiêu diệt dần”.
Trong khi đó, Sid Raskind, người sáng tạo nội dung ở Los Angeles, nói không còn thói quen truy cập Google như trước.
“Giờ đây, khi tìm nội dung nào đó, tôi có xu hướng vào TikTok hơn. Xem nhanh một điều gì đó đang diễn ra bằng TikTok sẽ dễ dàng và dễ hiểu hơn so với sàng lọc nhiều thông tin để tìm ra câu trả lời bằng Google”, Raskind cho hay.
Alex Stevens, giáo viên lịch sử tại một trường trung học ở Wisconsin, cho biết ngày càng nhiều học sinh của ông không thể tìm kiếm thứ gì đó hiệu quả trên Google nữa.
“Thay vào đó, học sinh tìm thông tin dưới dạng video, thường là trên YouTube hoặc TikTok”, Stevens nói. “Học sinh ít khi phân biệt được nguồn đáng tin cậy hoặc hữu ích, và cũng không sẵn sàng phân tích thông tin hay tham gia vào quá trình tổng hợp thông tin”.
Washington Post đã phỏng vấn những người từ bỏ Google và đa phần cho biết không có kế hoạch quay lại nền tảng. “Tất nhiên, ở đâu cũng có đúng sai và việc của người dùng là chọn lọc. Nhưng trên Google, mọi thứ đang bị thao túng”, Elan Ullendorff tại Đại học Pennsylvania nói.
Trong khi đó, một số chuyên gia đánh giá xu hướng người dùng rời Google đến nay vẫn chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ. Nhưng nếu như không thay đổi, công cụ tìm kiếm này sẽ càng mất nhiều người dùng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo chia sẻ mới đây từ Reuters, đại diện Google đã bắt đầu trao đổi với các nhà xuất bản (publisher) về kế hoạch cho phép các nhà báo sử dụng công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) để hỗ trợ viết bài.
Google muốn các nhà báo sử dụng AI để hỗ trợ viết bài
Theo người phát ngôn của Google, Google đang khám phá việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp nhà báo viết bài, đại diện của Google cũng đã bắt đầu quá trình đàm phán với các nhà xuất bản hay tổ chức cung cấp tin tức về kế hoạch này.
Mặc dù người phát ngôn không nêu tên các nhà xuất bản, tuy nhiên tờ New York Times báo cáo rằng Google đã tổ chức các cuộc thảo luận với Washington Post, chủ sở hữu Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) News Corp và cả New York Times.
Người phát ngôn của Google cho biết, các công cụ AI có thể hỗ trợ các nhà báo với các tùy chọn như viết tiêu đề hoặc viết theo các phong cách khác nhau theo cách “nâng cao công việc và năng suất của họ”, đồng thời cho biết thêm rằng đó là “giai đoạn đầu của quá trình khám phá các ý tưởng”.
“Đơn giản là những công cụ này không nhằm mục đích và không thể thay thế vai trò thiết yếu của các nhà báo trong việc đưa tin, tạo và kiểm tra tính chính xác của tin.”
Theo tờ New York Times, công cụ AI được Google giới thiệu có tên là Genesis vốn được sử dụng trong nội bộ Google.
Người phát ngôn của News Corp từ chối bình luận về báo cáo của New York Times hoặc công cụ AI, nhưng cho biết: “Chúng tôi có mối quan hệ thân thiết với Google và chúng tôi đánh giá cao cam kết lâu dài của CEO Sundar Pichai với nghề báo.”
Thông tin này xuất hiện vài ngày sau khi Associated Press (Hãng tin AP của Anh) cho biết rằng hãng này sẽ hợp tác với OpenAI, chủ sở hữu của ChatGPT để khám phá việc sử dụng AI tổng quát trong quá trình xây dựng tin tức.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google, một trong những công ty dịch vụ Internet lớn nhất thế giới, đang cho hàng nghìn nhân viên làm việc mà không cần kết nối mạng nhằm giảm rủi ro bị tấn công.
Google thử nghiệm làm việc không Internet
Google cho biết chương trình đang được thử nghiệm với 2.500 nhân viên và sẽ tiếp tục mở rộng. Họ sẽ sử dụng máy tính để bàn đã bị vô hiệu hóa Internet, trừ một số công cụ chạy trên web nội bộ hay các dịch vụ thuộc sở hữu của hãng như Google Drive hay Gmail.
Google cũng không cho phép nhân viên chạy các lệnh quản trị máy tính hay cài thêm phần mềm vào máy của mình tại công ty. Nhân viên có quyền từ chối tham gia chương trình trên.
Theo tài liệu nội bộ, chương trình nhằm giảm nguy cơ tấn công mạng do nhân viên của công ty đang trở thành mục tiêu bị hacker nhắm đến. Nếu thiết bị của nhân viên Google bị xâm nhập, kẻ tấn công có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu người dùng cũng như mã cơ sở hạ tầng, dẫn tới sự cố lớn và làm giảm lòng tin từ người dùng.
Người phát ngôn của Google cho biết việc đảm bảo an toàn cho người dùng và các sản phẩm của hãng là ưu tiên hàng đầu. Do đó, hãng thường xuyên tìm cách củng cố hệ thống nội bộ của mình nhằm đối phó với tấn công mạng.
Chương trình được đưa ra giữa bối cảnh các công ty ngày càng phải đối mặt với những cuộc tấn công tinh vi. Tuần trước, Microsoft cho biết tin tặc Trung Quốc đã chiếm được một trong những mã khóa kỹ thuật số của họ, cũng như khai thác lỗ hổng trong mã nguồn xác thực để thực hiện chiến dịch gián điệp mạng. Tuy nhiên, Microsoft chưa xác định bằng cách nào hacker có được mã khóa đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Demis Hassabis, CEO DeepMind, mảng chuyên nghiên cứu và phát triển AI (trí tuệ nhân tạo) của Google cho biết nền tảng đang phát triển một hệ thống có tên là Gemini hướng tới mục tiêu khai thác các thuật toán mới, thứ có thể làm lu mờ các chatbot AI như ChatGPT.
CEO DeepMind của Google: Thuật toán mới của Google sẽ làm lu mờ ChatGPT
Dẫn lại ví dụ từ một chương trình trí tuệ nhân tạo có tên AlphaGo từ phòng thí nghiệm DeepMind AI của Google đã từng làm nên lịch sử khi nó đã đánh bại một kỳ thủ vô địch cờ vây.
Giờ đây, Demis Hassabis, nhà đồng sáng lập và CEO của DeepMind (đã được Google mua lại vào năm 2014) cho biết các kỹ sư của Google đang sử dụng các kỹ thuật từ AlphaGo để tạo ra một hệ thống AI mới có tên là Gemini, AI sẽ đánh bại chatbot AI ChatGPT của OpenAI.
Theo mô tả, Gemini là một mô hình ngôn ngữ lớn hoạt động chủ yếu với văn bản (text) vốn có bản chất tương tự như GPT-4 hiện đang được tích hợp trong ChatGPT.
Tuy nhiên, Gemini sẽ không chỉ dừng lại ở đó, nó sẽ còn được kết hợp với các kỹ thuật khác trong AlphaGo, với mục tiêu mang lại những năng lực mới cho hệ thống như khả năng lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề.
CEO Hassabis nói: “Ở cấp độ cao, bạn có thể coi Gemini là sự kết hợp một số điểm mạnh của các hệ thống kiểu AlphaGo với khả năng sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời của các mô hình ngôn ngữ lớn.”
AlphaGo dựa trên một kỹ thuật mà DeepMind là đơn vị tiên phong có tên là học tăng cường (reinforcement learning), trong đó hệ thống sẽ học cách xử lý các vấn đề khó vốn đòi hỏi phải chọn loại hành động nào nên được thực hiện (như cách đưa ra nước đi trong môn cờ vây), bằng cách liên tục lặp lại quá trình học hỏi và theo dõi hiệu suất (kết quả được tạo ra từ các quyết định khác nhau).
CEO này cũng cho biết Gemini vẫn đang trong quá trình phát triển và dự kiến sẽ tiêu tốn hàng trăm triệu USD. CEO Sam Altman của OpenAI cũng từng tiết lộ rằng việc tạo ra GPT-4 đã tiêu tốn của công ty hơn 100 triệu USD.
Gemini được xem là “át chủ bài” của Google trong cuộc đua AI.
Khi Gemini hoàn thành, nó sẽ giúp Google hạn chế các mối đe doạ từ phía đối thủ, thậm chí là nó có thể làm lu mờ các chatbot AI như ChatGPT.
Kể từ khi ChatGPT ra mắt, Google đã gấp rút tung ra chatbot AI có tên là Bard cùng với đó là tích hợp AI tổng quát vào hàng loạt sản phẩm như công cụ tìm kiếm (Google Search) hay Google Ads (đơn vị quảng cáo của Google).
Đội nhóm mới của Google DeepMind theo đó cũng đang tăng cường nghiên cứu các năng lực và kỹ thuật mới của hệ thống AI của Google.
Xây dựng những tư duy mới.
Việc đào tạo một mô hình ngôn ngữ lớn như GPT-4 của OpenAI liên quan đến việc cung cấp một lượng lớn văn bản (text) được chọn làm dữ liệu đầu vào từ sách, hệ thống các trang web mở và các nguồn khác, sau đó đưa các dữ liệu này vào phần mềm học máy được gọi là máy biến áp (transformer).
Ngoài một số kỹ thuật cơ bản như sắp xếp và dự báo ký tự, một bước bổ sung quan trọng khác trong việc tạo ra các chatbot AI như ChatGPT (và các mô hình ngôn ngữ có khả năng tương tự khác) là sử dụng phương pháp học tăng cường (reinforcement learning) dựa trên những phản hồi từ con người đối với các câu trả lời để từ đó tối ưu hệ thống.
Kinh nghiệm sâu sắc của DeepMind với kỹ thuật học tăng cường được dự báo là có thể cho phép các kỹ sư tạo ra cho Gemini nhiều loại năng lực mới hơn.
CEO Hassabis cũng cho biết thêm rằng việc các mô hình ngôn ngữ lớn tìm hiểu thế giới một cách gián tiếp thông qua văn bản (text) chính là điểm hạn chế lớn nhất.
Từ góc nhìn này, các nhà nghiên cứu của Google DeepMind hiện đang tìm cách kết nối từ rô-bốt đến khoa học thần kinh vào hệ thống AI của mình.
Khả năng học hỏi từ trải nghiệm thực tế của thế giới, giống như con người và động vật, được cho là chìa khoá có thể khiến cho các mô hình AIcó nhiều khả năng hơn (và sát với thực tế hơn).
Tương lai của AI vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
Trong khi những tiến bộ mới đây của AI đã giúp tạo ra không ít sự lạc quan về công nghệ này, nhiều chuyên gia trong ngành, bao gồm cả những người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng thuật toán (Algorithm) cũng đặt ra câu hỏi là liệu AI có bị sử dụng cho mục đích xấu hay không, hay liệu nó có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát hay không.
Một số người trong ngành công nghệ thậm chí đã kêu gọi tạm dừng việc phát triển các thuật toán mạnh hơn để tránh tạo ra những điều gì đó nguy hiểm hơn.
CEO Hassabis cho biết rằng với những gì mà AI có thể mang lại và quá trình phát triển nó gần như không thể dừng lại, nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ là công nghệ có lợi nhất cho nhân loại từ trước đến nay.
CEO này cũng cho biết một trong những nguyên nhân lớn khác khiến nhiều người lo ngại về AI đó là vì các doanh nghiệp hiện đang tự phát triển nó một cách riêng biệt, khi các giới học thuật hay cơ quan kiểm soát không thể tìm hiểu và can thiệp.
Ngược lại, Google DeepMind có thể làm cho các hệ thống của mình dễ tiếp cận hơn (và minh bạch hơn) với các nhà khoa học bên ngoài. Các nhà nghiên cứu ngoài doanh nghiệp có thể tìm hiểu những tính năng mới nhất của AI.
“Tôi rất muốn thấy giới học thuật sớm tiếp cận với các mô hình tiên phong này.” CEO Google DeepMind nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo đó, theo thông tin mới đây từ Nikkei, Yahoo Nhật Bản đang cân nhắc việc lựa chọn tìm kiếm một đối tác cung cấp công nghệ tìm kiếm (search engine technology) khác thay cho Google hiện tại.
Yahoo Nhật Bản có thể chấm dứt thoả thuận hợp tác với Google
Hợp đồng của Yahoo với Google sẽ hết hạn vào cuối tháng 3 năm 2025. Để xác định xem có nên gia hạn tiếp thỏa thuận hay không, Yahoo Nhật Bản đã bắt đầu một cuộc kiểm tra kỹ thuật nội bộ có tên là “bucket test”.
Z Holdings, chủ sở hữu của Yahoo Nhật Bản, đã công bố kế hoạch đưa Yahoo và LINE vào dưới sự bảo trợ của mình vào tháng 10 và thành lập một công ty mới có tên là LINE Yahoo.
Cổ đông chính của LINE Yahoo sẽ là Naver, một gã khổng lồ cung cấp các dịch vụ Internet của Hàn Quốc, hiện chiếm hơn 60% thị phần trong thị trường tìm kiếm của nước này.
Trong bối cảnh hiện tại, Naver đang nỗ lực phát triển công nghệ tìm kiếm kết hợp với AI tổng quát nhằm mục đích “xuất khẩu” công cụ tìm kiếm sang Nhật Bản và các quốc gia mà LINE đang rất phổ biến.
Theo báo cáo tài chính của Z Holdings, Yahoo đã ký hợp đồng với Google Châu Á Thái Bình Dương (APAC) từ tháng 7 năm 2010.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, Yahoo Nhật Bản được phép tự do phát triển và kết hợp các chức năng bổ sung để phân biệt kết quả tìm kiếm của mình với kết quả tìm kiếm của các đối thủ cạnh tranh khác.
Ở một khía cạnh khác, chính phủ Nhật Bản cũng đang theo dõi tác động của việc Yahoo thay đổi đối tác. Với sự phát triển nhanh chóng của các công cụ tìm kiếm kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà cung cấp công nghệ tìm kiếm cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng và cả an ninh kinh tế.
Cụ thể, liên quan đến việc sáp nhập LINE và Yahoo, vào năm 2021, LINE bị phát hiện là đã cho phép một doanh nghiệp có liên kết với Trung Quốc truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng trong nước.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram và WhatsApp cho biết các nhà quảng cáo sẽ sớm có thể quảng cáo để người dùng có thể tải xuống trực tiếp ứng dụng mà không cần phải truy cập các cửa hàng ứng dụng của Apple (App Store) và Google (CH Play).
Facebook đối đầu Apple và Google: Cho phép quảng cáo để tải trực tiếp ứng dụng
Theo đó, Meta sẽ sớm cho phép các nhà phát triển tự giới thiệu các ứng dụng của họ trên nền tảng, đồng thời người dùng cũng có thể tải xuống trực tiếp ứng dụng (của bên thứ ba) mà không cần rời khỏi các nền tảng của Meta như Facebook hay Instagram.
Trước mắt, Meta có kế hoạch cho phép người dùng tại châu Âu tải xuống trực tiếp các ứng dụng từ quảng cáo trên Facebook, loại quảng cáo mới này dự kiến sẽ được giới thiệu vào cuối năm nay.
Động thái của Meta diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang đưa ra các Đạo luật mới cho thị trường kỹ thuật số (EU Digital Markets Act), trong đó yêu cầu các nền tảng như Google và Apple phải cho phép các nhà phát triển khác cung cấp các giải pháp thay thế trong việc tải xuống ứng dụng (Mobile App) thay vì bắt buộc phải truy cập vào các cửa hàng ứng dụng tương ứng như App Store và Google Play.
Quay trở lại vào năm 2020, trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về cấu trúc tính phí mua hàng trong ứng dụng của Apple, CEO của Meta, Mark Zuckerberg, đã gọi cách tiếp cận của Apple là ‘độc quyền’ và có hại cho sự cạnh tranh.
Cụ thể, Apple đã tính phí từ khoảng 30% cho mỗi giao dịch mua hàng trong ứng dụng của mình, khoản phí được cho là quá cao.
Trong khi mọi thứ dường như chỉ mới bắt đầu, nhiều nguồn tin cho biết Meta đang tận dụng cơ hội để khám phá các tùy chọn mới cho nhà phát triển ứng dụng cũng như những người muốn kiếm thêm thu nhập trực tiếp từ sự hiện diện của họ trên các nền tảng của Meta.
Quảng cáo cài đặt trực tiếp ứng dụng chỉ là bước đầu tiên trong quá trình này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa giới thiệu Google Ads Demand Gen và Google Ads Video View mới, giải pháp quảng cáo dựa trên sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để đơn giản hoá quá trình xây dựng và nhắm mục tiêu quảng cáo. Vậy Demand Gen (Demand Generation) và Video View là gì trong Google Ads, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Google giới thiệu Demand Gen và Video View: Giải pháp quảng cáo dựa trên AI mới
Theo đó, các tuỳ chọn quảng cáo mới của Google Ads là Demand Gen và Video View thông qua sức mạnh của AI sẽ cho phép nhà quảng cáo xây dựng các chiến dịch quảng cáo và nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) một cách đơn giản hơn.
Các chiến dịch quảng cáo Google Ads Demand Gen cho phép các thương hiệu tối đa hóa việc sử dụng nội dung video và hình ảnh bằng cách chuyển chúng sang các định dạng quảng cáo khác nhau của Google, nhằm tối đa hóa phạm vi tiếp cận và thu hút các nhóm người dùng khác nhau.
Các định dạng quảng cáo khác nhau của Google có thể sử dụng từ Demand Gen.
Google Ads Demand Gen (Demand Generation) là gì?
“Với Google AdsDemand Gen, những nội dung (tài sản quảng cáo) hình ảnh và video hoạt động tốt nhất của thương hiệu sẽ được tích hợp trên hầu hết các điểm tiếp xúc với người dùng vốn tập trung vào yếu tố giải trí và trực quan nhất như YouTube, YouTube Shorts, Khám phá (Discover) và Gmail. Những sản phẩm này tiếp cận hơn 3 tỷ người dùng hàng tháng.”
Quy trình xây dựng chiến dịch quảng cáo với Demand Gen.
Demand Gen cho phép người làm marketing quản lý các chiến dịch trên từng nền tảng, trong đó các yếu tố trong quảng cáo được sử dụng lại phù hợp với từng nền tảng (định dạng nội dung và quảng cáo).
Sau đó, marketer có thể nhắm mục tiêu quảng cáo bằng cách sử dụng AI của Google hoặc các phân khúc đối tượng tương tự (Lookalike Segments) trên danh sách đối tượng hiện có.
Bên cạnh giới thiệu Demand Gen, Google cũng sẽ ra mắt các chiến dịch quảng cáo Google Ads Video View mới, chiến dịch này sẽ cho phép các thương hiệu tối đa hóa số lượt xem từ các video phát trực tuyến (live-stream), trong nguồn cấp dữ liệu (feed) và cả từ YouTube Shorts, tất cả đều có trong một chiến dịch duy nhất.
“Trong thử nghiệm ban đầu, các chiến dịch Video View đã đạt được số lượt xem trung bình nhiều hơn 40% so với các chiến dịch tính phí trên từng lượt xem (cost-per-view).”
Về bản chất, các tuỳ chọn quảng cáo mới của Google cũng tương tự Facebook sẽ hướng đến việc đơn giản hoá quá trình nhắm mục tiêu quảng cáo, xây dựng quảng cáo thông qua AI, nhà quảng cáo giờ đây chỉ cần quan tâm đến yếu tố sáng tạo đầu vào, chất lượng sản phẩm hay ra quyết định dựa trên các kết quả có được.
Ngoài các giải pháp quảng cáo mới, Google cũng đang tìm cách cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng AI tổng hợp mới được sử dụng để thử quần áo.
Theo Google:
“Việc thử quần áo trên môi trường ảo cho phép người dùng quan sát thực tế các mẫu khác nhau với các kích cỡ hay màu sắc khác nhau khi được mặc lên người.”
“Bắt đầu từ hôm nay, người mua sắm ở Mỹ hầu như có thể thử áo của phụ nữ từ các thương hiệu trên Google, bao gồm Anthropologie, Everlane, H&M và LOFT.”
Cuối cùng, Google cũng đã thêm các bộ lọc mới vào công cụ tìm kiếm cho phép người dùng thêm các điều kiện hay yêu cầu bổ dung khi tìm kiếm sản phẩm như: giá bán, màu sắc, các mẫu ưa thích…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tại sự kiện Google Search Central Live Tokyo 2023 mới đây được tổ chức tại Nhật Bản, Google đã giới thiệu một số chính sách liên quan đến việc kiểm soát và quản lý các nội dung được xây dựng bởi AI (trí tuệ nhân tạo).
Google giới thiệu chính sách đánh giá với các nội dung AI
Về tổng thể, dù cho đó là nội dung (Content) do con người viết hay AI viết, thứ mà Google quan tâm nhiều nhất đó là chất lượng của nội dung.
Dưới đây là một số ghi nhận chính về quan điểm và chính sách của Google.
Cách Google đối xử với các nội dung do AI tạo ra.
Google phân biệt như thế nào với các nội dung AI?
Theo Google, công cụ tìm kiếm này không gắn nhãn cho các nội dung do AI tạo ra hay nói cách khác, Google đối xử khá công bằng giữa nội dung của AI và nội dung do người viết.
Nhà xuất bản (website) có nên gắn nhãn nội dung là do AI tạo ra hay không?
Hiện tại, trong khi EU (Liên minh châu Âu) đang yêu cầu các nền tảng mạng xã hội tự nguyện gắn nhãn nội dung do AI tạo ra để chống lại tin tức giả mạo.
Đối với Google, nền tảng hiện chỉ khuyến nghị (nhưng không bắt buộc) các nhà xuất bản nên gắn nhãn hình ảnh do AI tạo ra.
Với các nội dung là văn bản (text), Google cũng cho biết các nhà xuất bản không nhất thiết phải gắn nhãn, điều quan trọng là những nội dung đó có thực sự hữu ích hay không, đánh giá và trải nghiệm của người dùng mới thực sự quan trọng.
Theo quan điểm của Google, bạn không cần thiết phải gắn nhãn rõ ràng là những nội dung nào đó là do AI viết, vì Google chỉ đánh giá chất lượng của nội dung.
Tuy nhiên, Google cũng khuyến nghị rằng các nhà xuất bản không nên xuất bản các nội dung nguyên trạng mà AI viết, thay vào đó cần xem xét và đánh giá mức độ phù hợp trước khi xuất bản.
Nội dung tự nhiên do con người viết vẫn sẽ được ưu tiên xếp hạng.
Một trong những nhận xét thú vị nhất của Google là các thuật toán và tín hiệu của Google luôn dựa trên các nội dung do con người viết và do đó sẽ ưu tiên xếp hạng nội dung tự nhiên ở đầu trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Điều này có nghĩa là, nếu các nội dung là tương tự nhau, nội dung do người viết sẽ xuất hiện trước nội dung do AI viết.
Công thức E-E-A-T dùng để đánh giá nội dung của Google.
E-E-A-T là từ viết tắt của Experience (Trải nghiệm), Expertise (Nội dung có tính chuyên môn hay được viết bởi các chuyên gia), Authoritativeness (Tính có thẩm quyền) và Trustworthiness (Mức độ tin cậy). Với hầu hết các nội dung, Google sử dụng 4 yếu tố này để đánh giá và xếp hạng.
Và như đã phân tích ở trên, nếu xét theo công thức này thì các nội dung do AI tạo ra về cơ bản là không có nhiều mức độ ưu tiên đối với Google, ít nhất là khi AI hiện vẫn đang đối mặt với nạn tin giả, thiếu tính kiểm chứng, không có tính chuyên môn và ít được tin cậy.
Các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard về cơ bản hiện vẫn chưa sẵn sàng để tạo ra những nội dung có thể được sử dụng rộng rãi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo cập nhật mới đây từ Google, gã khổng lồ tìm kiếm vừa cho ra mắt tính năng mới cho phép người dùng phản hồi các ý kiến, báo cáo nội dung từ những gì họ tương tác trên công cụ tìm kiếm.
Google muốn nhận ý kiến người dùng để cải thiện chất lượng tìm kiếm
Theo đó, cập nhật mới của Google hướng tới mục tiêu giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng tìm kiếm trên Google Search.
Bằng cách cung cấp những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi họ có thể chủ động để lại các phản hồi (feedback) hay báo cáo (report) các vấn đề (spam) mà họ gặp phải, Google muốn người dùng sẽ tiếp tục sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm chính.
Giao diện người dùng (UI) được cải thiện.
Như bạn có thể thấy ở trên, biểu mẫu (form báo cáo) được thiết kế lại để giúp người dùng dễ dàng báo cáo nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến chất lượng tìm kiếm.
“Giờ đây, bạn có thể báo cáo nội dung rác (report spam), các hành vi độc hại hay chất lượng nội dung thấp và nhiều vấn đề khác, tất cả chỉ đều ở một biểu mẫu duy nhất.”
Với form báo cáo mới, người dùng có thể báo cáo tối đa 5 trang (webpage) vi phạm cùng một chính sách trong cùng một báo cáo.
Sau khi gửi báo cáo, người dùng sẽ nhận được email xác nhận từ Google và hướng người dùng đến một Trang khác để được hỗ trợ riêng.
Sau khi phản hồi của người dùng được gửi đến đến Google, hệ thống của Google sẽ bắt đầu phân tích và xử lý các vấn đề liên quan.
“Về bản chất, web là nền tảng khổng lồ và không ngừng thay đổi, mọi người cũng thắc mắc với chung tôi mỗi ngày về nhiều vấn đề khác nhau.
Do đó, mục tiêu của chúng tôi nói chung là cải thiện các thuật toán tổng hợp thay vì là điều chỉnh tách rời trên từng từ khoá riêng lẻ.”
Trong bối cảnh thế giới kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, Google đang ưu tiên nhiều hơn các phản hồi của người dùng để nâng cao kết quả tìm kiếm.
Bạn có thể truy cập trực tiếp form báo cáo spam mới của Google tại đây: Google Feedback Form.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa tung bản cập nhật AI dành cho Gmail trên các thiết bị di động, hứa hẹn rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện tác vụ tìm kiếm trong ứng dụng.
Google thêm tính năng AI mới vào Gmail
Theo đó, việc tìm kiếm trong ứng dụng, chẳng hạn như một email cũ, địa chỉ liên hệ hay những con số cụ thể đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Gã khổng lồ tìm kiếm cho biết, trong khoảng 2 tuần tới, ứng dụng Gmail sẽ xuất hiện mục mới có tên “Kết quả tìm kiếm hàng đầu” (top result) khi người dùng cuối thực hiện tác vụ tìm kiếm trong Hộp thư (Inbox).
Mục mới này chạy trên nền tảng máy học của Google, có khả năng phân tích các từ khoá tìm kiếm, những email gần đây nhất hoặc “các yếu tố tương đương” để xác định tin nhắn nào phù hợp nhất với truy vấn mà khách hàng đưa ra.
Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực thay đổi chiến lược dành cho dịch vụ email, bao gồm một chính sách cập nhật gây tranh cãi được đưa ra vào tháng trước, về việc Google có thể xoá bỏ hoàn toàn dữ liệu và nội dung của những tài khoản không có hoạt động trong hai năm trở lại đây.
Trong tháng 2, Google đã hoàn thành việc phát hành giao diện người dùng mới của ứng dụng Gmail, nhấn mạnh vào việc tái thiết kế và trọng tâm là các công cụ cải thiện năng suất.
Điều này phù hợp với chiến lược chung của CEO Sundar Pichai, nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động, đưa gã khổng lồ tìm kiếm cải thiện “20% năng suất”.
Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất của Alphabet, các giám đốc điều hành công ty đã thảo luận kế hoạch phân bổ nguồn lực cho những lĩnh vực bao gồm AI và tìm kiếm.
Trong bài đăng trên blog, Google nói rằng tính năng cập nhật mới “được nhiều người dùng yêu cầu” và sẽ phát hành có sẵn cho tất cả chủ tài khoản và khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cổ đông của Alphabet yêu cầu Google minh bạch về AI (trí tuệ nhân tạo) và các thuật toán đề xuất nội dung, nhưng công ty này từ chối.
Google từ chối việc minh bạch hoá thuật toán đề xuất nội dung
Cổ đông của Alphabet yêu cầu Google minh bạch về AI (trí tuệ nhân tạo) và các thuật toán đề xuất nội dung, nhưng công ty này từ chối.
Yêu cầu được quỹ Trillium Asset Management, cổ đông của Alphabet, đưa ra tại cuộc họp thường niên năm 2023 do công ty mẹ của Google tổ chức tuần này.
Trillium nêu ra những lo ngại về cách thuật toáncó thể dẫn đến những kết quả nguy hiểm trong những lĩnh vực như tư pháp, y học.
Ví dụ năm 2019, một điều tra từng cho thấy thuật toán đề xuất nội dung trên YouTube của Google đã làm thúc đẩy tính cực đoan liên quan đến một cuộc bạo động tại New Zealand.
“Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong trí tuệ nhân tạo là điều cần thiết để biết liệu công nghệ này có an toàn cho xã hội”, Trillium lập luận.
Cổ đông này đang sở hữu 135 triệu USD cổ phiếu của công ty. Năm ngoái, quỹ cũng đưa ra yêu cầu tương tự với Alphabet, trước khi cơn sốt ChatGPT nổi lên.
Tuy nhiên, Google phản đối yêu cầu trên. Hãng khẳng định đã tiết lộ thông tin về thuật toán của mình một cách công khai trên website, như thông tin về cách thuật toán YouTube sắp xếp nội dung.
Tuy nhiên, với các thuật toán độc quyền, đây là nền tảng cho các hoạt động kinh doanh của công ty và ngoài ra, chúng có thể bị lạm dụng nếu rơi vào tay kẻ xấu.
“Bất kỳ việc xem xét nào về tính minh bạch của thuật toán cũng cần tính đến các rủi ro nghiêm trọng mà thông tin có thể bị khai thác bởi kẻ xấu, quyền riêng tư của người dùng có thể bị ảnh hưởng và thông tin nhạy cảm về mặt thương mại có thể bị lộ”, Google giải thích lý do phản đối.
CEO Google Sundar Pichai đánh giá AI sẽ có khả năng tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm y tế và công ty đang tiếp cận AI một cách có trách nhiệm.
“Chúng tôi đã trải qua 7 năm trong hành trình của một công ty AI-first (ưu tiên AI) và đã làm việc trong thời gian dài để đưa AI vào các sản phẩm của mình, để làm cho chúng trở nên hữu ích hơn”, Pichai nói.
Yêu cầu minh bạch được Trillium được nêu ra trong bối cảnh các công nghệ AI gây nhiều lo ngại với giới công nghệ.
Hồi tháng 5, một trong những người tiên phong về AI Geoffrey Hinton đã rời Google và đưa ra cảnh báo công khai về sự nguy hiểm của các chatbot dựa trên AI thế hệ mới.
Trước đó, năm 2020, Timnit Gebru, lãnh đạo nhóm AI của Google, cũng bị sa thải sau khi phát hiện các thuật toán của Google tồn tại sự phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo mở rộng chương trình huấn luyện các kỹ năng kỹ thuật số dành cho SMEs (các doanh nghiệp vừa và nhỏ), cung cấp những sự hỗ trợ và tư vấn về Digital Marketing miễn phí cho các doanh nghiệp tại Mỹ.
Theo Google, mục tiêu chính của chương trình là kết nối các SMEs với các chuyên gia trong khu vực của họ, nhằm giúp họ điều hướng các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh trực tuyến và tối đa hóa nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).
Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019, Google hiện đang mở rộng chương trình tới nhiều các khu vực mới như Georgia, Iowa, Michigan, North Carolina, Ohio, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, South Carolina và Virginia.
Theo giải thích của Google:
“Những huấn luyện viên sẽ làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp ở khu vực của họ, tập trung vào những doanh nghiệp hoạt động ở các khu vực nhỏ và cộng đồng nông thôn.
Các buổi hội thảo sẽ được tổ chức liên tục với các chủ đề được thiết kế hướng tới mục tiêu giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển tốt hơn, bao gồm cả việc sử dụng Digital Marketing để kết nối với khách hàng, bán hàng trực tuyến và cải thiện năng suất – tất cả đều là miễn phí.”
Tất nhiên, lợi ích mà Google có được là doanh nghiệp sẽ chi tiêu quảng cáo nhiều hơn nếu nó thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Google cho biết cho đến nay, nền tảng đã giúp hơn 160.000 doanh nghiệp nhỏ đạt được các kỹ năng mới và việc mở rộng mới này có thể giúp con số đó tăng lên nhanh chóng hơn, giúp nhiều doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình Grow with Google Digital Coaches tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới đây, Samsung sẽ không sử dụng công cụ tìm kiếm Bing thay cho Google, vốn là công cụ mặc định trên các thiết bị di động của Samsung.
Samsung sẽ không sử dụng công cụ tìm kiếm Bing thay cho Google
Khi nói đến không gian của các công cụ tìm kiếm, Google từ lâu vốn là công cụ thống trị thị trường với hơn 95% thị phần tìm kiếm, bỏ xa các đối thủ như Bing, Yahoo hay Brave.
Trong khi gần đây với việc Bing của Microsoft đã tích hợp với ChatGPT cùng nhiều tính năng AI (trí tuệ nhân tạo) khác, và Samsung cũng đã có ý định thay thế Google bằng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của mình, tuy nhiên, câu chuyện cuối cùng đã thay đổi.
Theo thông báo mới đây, Samsung cho biết công ty này sẽ không sử dụng Bing thay cho Google làm công cụ tìm kiếm mặc định.
Samsung sẽ không thay thế Google bằng Bing.
Theo báo cáo của Reuters, Samsung đã “tạm dừng các công việc đánh giá nội bộ nhằm mục tiêu khám phá việc thay thế Google bằng Bing làm trình duyệt tìm kiếm mặc định trên các thiết bị điện thoại thông minh của Samsung.”
Quyết định mới làm giảm bớt nỗi lo bấy lâu của Google, hiện đang mang về cho Samsung khoảng hơn 5 tỷ USD mỗi năm.
Cuộc chiến trường kỳ giữa Microsoft và Google.
Vào thời điểm ra mắt Bing AI mới, Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella đã nói về việc cạnh tranh với Google trong một cuộc phỏng vấn.
Ông nói: “Trước hết, tôi vô cùng ngưỡng mộ Google và những gì họ đã làm được. Họ quá tuyệt vời. Tôi cũng rất tôn trọng CEO Sundar Pichai và đội nhóm của anh ấy. Tôi chỉ muốn chúng tôi đổi mới, và hôm nay là ngày mà chúng tôi đưa ra thêm một số tính năng mới để cạnh tranh về mảng tìm kiếm với Google.”
CEO Microsoft cũng nói thêm rằng việc có một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tìm kiếm không chỉ giúp mang lại nhiều tiền hơn cho các nền tảng mà còn giúp cho cả các nhà xuất bản (Publisher) và nhà quảng cáo có thêm nhiều quyền lợi hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo công bố mới đây từ OpenAI, doanh nghiệp sở hữu chatbot AI ChatGPT, ChatGPT vừa cập nhật một số tính năng mới, hướng trực diện sang công cụ tìm kiếm và đối đầu trực diện với Google.
ChatGPT ra mắt tính năng mới đối đầu trực diện với Google
ChatGPT đang được xem là một “Game Changer” với những tính năng mới.
Theo đó, OpenAI, công ty đứng sau chatbot AI này vừa thông báo rằng sẽ cho ra mắt các tính năng mới cho người dùng ChatGPT Plus (phiên bản ChatGPT có trả phí) trong tuần này.
Cụ thể, người dùng ChatGPT Plus hiện đang sử dụng mô hình GPT-4, sẽ có quyền truy cập vào tính năng duyệt web với khả năng cung cấp thông tin theo thời gian thực.
Nếu như hiện tại, người dùng chỉ có thể nhận được các câu trả lời (dữ liệu chỉ được cập đến 2021) mà không có bất cứ thông tin nào khác về nguồn nội dung hay các website cung cấp thông tin đó thì với cập nhật mới, người dùng có thể nhấp trực tiếp vào các website để xem thông tin.
Tính năng duyệt web đang được xem là nhân tố có thể thay đổi cuộc chơi (game-changing) của ChatGPT — đặc biệt là trong việc biến ChatGPT trở thành một công cụ tìm kiếm đầy hứa hẹn (thay vì chỉ là chatbot thông thường).
Với tính năng mới, người dùng có thể đặt nhiều câu hỏi cụ thể — chẳng hạn như ai đã giành giải Oscar cho nam diễn viên, nhạc phim và hình ảnh xuất sắc nhất năm 2023 — và chatbot sau đó sẽ tóm tắt câu trả lời cũng như đưa ra nhiều bài báo cụ thể mà nó cho là có liên quan đến câu hỏi của người dùng.
Ở bối cảnh các công cụ tìm kiếm, Google hiện vẫn là công cụ tìm kiếm thống trị thị trường với hơn 95% thị phần tìm kiếm.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người dùng tỏ ra không hài lòng với công cụ tìm kiếm của Google mà cụ thể là chất lượng của các kết quả tìm kiếm (một khảo sát của MarketingTrips cũng chứng minh nhận định này).
Người dùng cho rằng Google là công cụ tồi tệ khi khám phá thế giới internet, kết quả trả về của Google trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) dày đặc quảng cáo và những nội dung SEO của nhiều người làm Marketing.
Người dùng ChatGPT Plus cũng sẽ có quyền truy cập vào hơn 70 plug-ins của bên thứ ba dành cho các dịch vụ web chẳng hạn như Expedia, Kayak và Instacart. Với các plug-in này, người dùng sẽ có thể sử dụng ChatGPT cho các tác vụ cụ thể trên các website.
Các tính năng mới của ChatGPT có khả năng giúp cuộc sống của hàng triệu người dùng trở nên dễ dàng hơn.
Người dùng ChatGPT Plus sẽ có thể sử dụng các tính năng này bằng cách nhấp vào phần tài khoản ChatGPT của họ, chọn “Cài đặt”, sau đó chuyển đến tab “Tính năng Beta”.
Thông báo cập nhật của ChatGPT được ra mắt trong bối cảnh Google cũng thông báo một loạt các cập nhật cho Google Bard, đối thủ của ChatGPT, cũng như mô hình ngôn ngữ PaLM 2, thứ được xem là ngôn ngữ của tương lai.