Nếu bạn là các marketers tại các thương hiệu hàng đầu như Apple, Netflix, Google hay thậm chí các Agency như WPP hay Edelman, mức lương có thể lên đến 500.000 USD mỗi năm. Hãy xem mức lương của các nhân viên marketing tại các tập đoàn lớn này là bao nhiêu nhé.
Ngay cả khi nhiều ngành nghề hay doanh nghiệp đã phải sa thải nhân sự vì đại dịch, các công ty lớn từ Apple đến WPP vẫn đang liên tục tuyển dụng những tài năng quảng cáo và marketing để hoàn thiện bộ máy của mình.
Theo dữ liệu từ tổ chức BLS, ngành quảng cáo và các cộng việc liên quan đã tuyển dụng khoảng 447.300 nhân sự trong tháng 8, tăng 3,2% so với năm trước.
Dưới đây là mức thu nhập ước tính trong năm 2022 và 2023 của các marketers nói chung theo ghi nhận từ BusinessInsider.
Nhân viên marketing và bán hàng tại Snap (sở hữu Snapchat) có thể nhận mức lương lên tới 110.000 USD mỗi năm.
Snap Inc, doanh nghiệp đứng sau ứng dụng nhắn tin Snapchat, đã tăng cường lực lượng nhân sự khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trong các lĩnh vực như thực tế tăng cường (AR), video dạng ngắn và các chương trình gốc (original shows).
Mức lương cơ bản hàng năm mà các nhân viên marketing và bán hàng có thể nhận rơi vào mức từ 78,000 đến 110,000 USD.
Spotify trả cho các marketers từ 95.000 đến 190.000 USD tiền lương cơ bản.
Nền tảng podcast lớn nhất thế giới liên tục tuyển dụng nhân sự mới với tham vọng chiếm lĩnh và tăng trưởng trong lĩnh vực podcast của mình.
Spotify đưa ra mức lương cơ bản hàng năm cho các nhân viên marketing từ mức 94.000 đến 190.000 USD.
Marketers tại Netflix có thể kiếm được 330.000 USD.
Bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch, Netflix vẫn liên tục phát triển mạnh. Không giống như các công ty công nghệ khác, Netflix không trả thưởng theo hiệu suất đạt được mà thay vào đó trả lương cao.
Dựa trên dữ liệu có được, Netflix đưa ra mức lương cơ bản hàng năm từ 68.000 đến 850.000 USD, với mức trung bình là 330.000 USD cho các vai trò marketing và 345.000 cho trung bình các công việc khác.
Giám đốc sáng tạo là một trong những vị trí được trả lương cao nhất tại WPP, một trong những agency quảng cáo lớn nhất thế giới.
Khi chi tiêu quảng cáo phát triển trở lại, các agency toàn cầu đang tìm kiếm các vị trí điều hành cấp cao để lấp đầy các vị trí mới với mức lương rất ấn tượng.
Ví dụ, WPP đã trả cho các nhà lập kế hoạch quảng cáo (ad planners) mức lương lên tới 180.000 USD và các giám đốc sáng tạo (creative directors) là hơn 200.000 USD.
Quan hệ công chúng (PR) là một trong những vị trí được ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực nóng như dữ liệu (data), quản lý khủng hoảng (crisis management) và tư vấn chăm sóc sức khỏe (healthcare).
Tại Edelman, công ty PR lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã chi trả lên đến 280.000 USD cho các vị trí cấp cao, trong khi các vị trí điều hành tại các công ty thuộc sở hữu của công ty mẹ Ketchum có thể kiếm được tới 500.000 USD mỗi năm.
Các nhà tiếp thị của Apple có thể kiếm được tới 325.000 USD.
Những gã khổng lồ công nghệ như Meta (Facebook), Google, Amazon, Uber và Airbnb đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, một phần điều này là nhờ vào các hoạt động marketing của họ.
Với vị trí chuyên viên marketing (marketing specialist) tại Amazon bạn có thể kiếm được 95.000 USD mỗi năm và 325.000 USD là con số cho vị trí giám đốc marketing cấp cao (senior marketing director) tại Apple.
Các công ty khởi nghiệp như Peloton, Grubhub…trả bao nhiêu cho các vị trí marketing.
Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực DTC (bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng) vẫn là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia marketing, với mức lương từ 132.000 USD cho vị trí giám đốc marketing tại Grubhub và 231.000 USD cho giám đốc tiếp thị thương hiệu cấp cao (senior director of brand marketing) tại Peloton.
Về cơ bản, mức lương này sẽ không thay đổi nhiều qua các năm do đó bạn có thể cộng thêm từ 5-10% mỗi năm cho các vị trí với mức lương ở trên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từng thông báo cách đây vài tháng, Netflix hiện đang ngừng cung cấp gói giá rẻ không có quảng cáo (ad-free) 11,99 USD, thay vào đó chuyển sang gói mới từ 6,99 USD nhưng đi kèm với quảng cáo.
Bên cạnh đó, Netflix cũng tăng giá các gói hiện tại. Với gói Tiêu chuẩn (phát video độ phân giải HD), giá mới sẽ là 15,99 USD (393.000 đồng), trong khi gói Cao cấp (hỗ trợ độ phân giải 4K) là 22,99 USD (565.000 đồng) mỗi tháng.
“Việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh quảng cáo mang đến cho chúng tôi cơ hội khai thác nguồn doanh thu và lợi nhuận mới đáng kể trong trung và dài hạn”, đại diện Netflix thông báo. Tuy nhiên, hãng chưa đưa ra lộ trình tăng giá cụ thể cho từng thị trường, ngoài việc lên kế hoạch hủy gói Cơ bản tại Canada và Anh trong quý II/2024.
Tại Việt Nam, Netflix đang triển khai bốn gói cước tùy theo nhu cầu người dùng. Trong đó, gói di động có giá 70.000 đồng/tháng, gói Cơ bản 108.000 đồng/tháng, gói Tiêu chuẩn 220.000 đồng/tháng và gói Cao cấp 260.000 đồng/tháng.
Ngày 23/1, Netflix công bố kết quả tài chính quý IV/2023 với những con số khả quan. Trong quý này, công ty có thêm 13,1 triệu thuê bao, vượt mức tăng dự kiến 8,97 triệu và nâng tổng số thuê bao lên 260 triệu. Nhờ vậy, doanh thu của nền tảng cũng tăng lên 8,8 tỷ USD, vượt dự báo của chính công ty là 8,7 tỷ USD.
“Ngày càng rõ ràng Netflix đã chiến thắng trong cuộc chiến phát trực tuyến”, nhà phân tích Jessica Reif Ehrlich của Bank of America, nói với Reuters.
Từ giữa năm ngoái, Netflix tìm cách tăng doanh thu và số lượng thuê bao, trong đó áp dụng biện pháp siết chia sẻ tài khoản, gồm cả tại thị trường Việt Nam. Người dùng ứng dụng trên TV sẽ được yêu cầu xác minh đang sống cùng nhà với chủ tài khoản mới có thể tiếp tục xem phim. Netflix khẳng định thay đổi trên mang lại tín hiệu tích cực. Trong quý II/2023, nền tảng thu hút thêm 5,9 triệu tài khoản mới, trong đó tại Mỹ và Canada là 1,17 triệu – mức tăng nhiều nhất kể từ 2021.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khoảng 90 trò chơi của Netflix không còn xuất hiện trên kho ứng dụng tại Việt Nam, hơn một tháng sau khi bị yêu cầu dừng phát hành.
Từ 18/5, nhiều người người dùng Netflix tại Việt Nam cho biết khi truy cập ứng dụng trên di động, họ không còn thấy mục Mobile Game như trước.
Trên kho ứng dụng cho iOS, danh mục sản phẩm của nhà phát triển Netflix từng có hơn 90 ứng dụng, nay chỉ còn app xem phim và đo tốc độ mạng Fast Speed Test. Trong khi trên Android, nhà phát triển này còn bảy ứng dụng, bao gồm năm trò chơi. Khi truy cập theo các đường link cũ, máy hiển thị: “Ứng dụng hiện không khả dụng tại quốc gia của bạn”.
Netflix chưa đưa ra thông báo về điều chỉnh này. Trong khi trang hỗ trợ của nền tảng hiển thị thông tin: “Trò chơi Netflix chưa có mặt tại Việt Nam”. Fanpage của nền tảng cũng không còn đăng bài từ tháng 1.
Trước đó, ngày 10/4, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết qua rà soát đã phát hiện công ty Netflix quảng cáo game trên ứng dụng và cung cấp trên nền tảng App Store, Google Play Store.
Công ty Netflix chưa được cấp phép hoạt động các trò chơi này, vi phạm điều 31 của Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Cục đã gửi văn bản đến Netflix, yêu cầu dừng việc quảng cáo, phát hành trò chơi điện tử trên app và các kho ứng dụng trước 25/4.
Thực tế đến giữa tháng 5, các ứng dụng này vẫn tồn tại. Trả lời VnExpress ngày 14/5, đại diện Cục cho biết đã nhận được văn bản của Netflix về việc tuân thủ quy định và sẽ gỡ bỏ trò chơi không phép “trong tháng 5”.
Trước đó, người dùng Netflix tại Việt Nam khi truy cập ứng dụng trên di động sẽ thấy mục Mobile Game ở màn hình chính. Khi vào game này, họ được điều hướng để tải về qua kho ứng dụng của iOS và Android, đăng nhập bằng tài khoản Netflix để chơi. Nhiều game trong số này gắn mác 17+.
Ngoài trò chơi, hoạt động phát hành phim và chương trình truyền hình trên Netflix cũng nhiều lần bị cảnh báo vi phạm quy định do chưa có pháp nhân đại diện trong nước. Ngoài ra, một số bộ phim được phát hiện xuyên tạc lịch sử Việt Nam, có hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Facebook bị cáo buộc âm thầm bán nội dung tin nhắn của người dùng cho Netflix trong một thập kỷ qua, giúp dịch vụ xem truyền hình theo yêu cầu này nắm rõ thói quen và sở thích của người dùng Facebook.
Những thông tin trên vừa được tiết lộ từ các tài liệu được nộp lên tòa án, trong một vụ kiện tập thể được đại diện bởi 2 công dân người Mỹ là Maximilian Klein và Sarah Grabert, những người đã cáo buộc Facebook và Netflix “có những mối quan hệ đặc biệt” và lợi dụng thông tin người dùng để kiếm lợi.
Theo đơn kiện, Facebook đã nhận được hàng trăm triệu USD tiền quảng cáo từ Netflix như một phần của mối quan hệ gắn kết này. Riêng trong năm 2017, Netflix đã chi ra hơn 150 triệu USD để mua quảng cáo trên Facebook.
Đơn kiện cho biết mối quan hệ giữa Facebook và Netflix đã trở nên gắn kết hơn kể từ khi nhà đồng sáng lập Netflix, Reed Hastings, được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Facebook vào năm 2011. Thậm chí, Facebook đã chấp nhận đóng cửa tính năng phát video theo yêu cầu để không cạnh tranh với Netflix.
“Trong gần một thập kỷ qua, Netflix và Facebook đã có mối quan hệ đặc biệt. Netflix đã chi ra hàng trăm triệu đô la để mua quảng cáo trên Facebook, ký kết một loạt thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với Facebook, được cấp quyền truy cập vào các API riêng tư của Facebook”, nội dung đơn kiện cho biết.
API (Giao diện lập trình ứng dụng) là một tập hợp các định nghĩa và giao thức, cho phép 2 hoặc nhiều phần mềm, ứng dụng có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin với nhau. API hoạt động như một cầu nối giữa các ứng dụng, ví dụ một ứng dụng thời tiết có thể sử dụng API để truy cập vào dữ liệu dự báo của một trang web về thời tiết.
Đơn kiện cho biết Facebook đã cung cấp cho Netflix những API đặc biệt, cho phép Netflix có thể đọc nội dung tin nhắn riêng tư của người dùng Facebook. Đổi lại Netflix sẽ phải cung cấp cho Facebook báo cáo tổng hợp về cách người dùng Netflix tương tác với các nội dung của dịch vụ này, như các bộ phim yêu thích, số lần chọn những bộ phim xuất hiện ở danh sách đề xuất…
Đơn kiện khẳng định Facebook và Netflix đã trao đổi dữ liệu người dùng với nhau suốt từ năm 2013 cho đến nay.
Trước đó, từ tháng 4/2016, Facebook ra mắt tính năng mã hóa đầu cuối cho các tin nhắn trên Messenger, nghĩa là tin nhắn được mã hóa tại thiết bị của người gửi và chỉ được giải mã khi đến thiết bị của người nhận. Tuy nhiên, tính năng này ban đầu không được kích hoạt mặc định.
Phải đến tháng 8/2022, Facebook mới bắt đầu kích hoạt mặc định tính năng mã hóa đầu cuối khi gửi tin nhắn trên Messenger cho người dùng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, đến tháng 12/2023, tính năng mã hóa đầu cuối khi gửi tin nhắn trên Facebook Messenger mới được kích hoạt mặc định.
Tuy nhiên, đơn kiện khẳng định Facebook vẫn cho phép một số công ty nhất định, trong đó có Netflix, được quyền đọc tin nhắn riêng tư của người dùng.
Sau những cáo buộc trong đơn kiện, một đại diện của Meta, công ty mẹ của Facebook, đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.
“Meta không chia sẻ bất kỳ tin nhắn riêng tư nào của người dùng với Netflix”, đại diện Meta cho biết. “Những thỏa thuận hợp tác giữa Facebook và Netflix là rất phổ biến trong ngành công nghệ. Chúng tôi tin rằng đơn kiện này là vô căn cứ”.
Hiện phía Netflix chưa đưa ra bình luận gì về vụ kiện.
Đây không phải là lần đầu tiên Facebook bị cáo buộc cho các công ty bên ngoài đọc trộm tin nhắn của người dùng. Vào năm 2018, tờ báo The New York Times đã trích dẫn hàng trăm trang tài liệu nội bộ của Facebook cho thấy mạng xã hội này đã cấp phép để 2 ứng dụng Netflix và Spotify truy cập vào tin nhắn cá nhân của người dùng.
Tờ báo này khẳng định rằng Facebook đã thu lợi hàng trăm triệu USD nhờ việc bán nội dung tin nhắn người dùng của mình ra bên ngoài.
Trên thực tế, Facebook đã từng không ít lần bị phạt vì làm rò rỉ hoặc chia sẻ thông tin của người dùng mà không được phép.
Chẳng hạn như năm 2022, chính phủ Ireland đã phạt Facebook 284 triệu USD sau khi dữ liệu của hơn nửa tỷ người dùng bị rò rỉ trực tuyến. Các dữ liệu bị rò rỉ bao gồm tên đầy đủ, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ… của người dùng Facebook.
Năm 2019, Facebook đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) xử phạt 5 tỷ USD vì làm rò rỉ dữ liệu người dùng trong vụ bê bối Cambridge Analytica. Đây là mức xử phạt cao nhất mà FTC từng áp dụng cho một hãng công nghệ.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thay vì cho phép người dùng chia sẻ mật khẩu như trước đây, Disney Plus sẽ giới thiệu một tính năng mới, cho phép người dùng trả thêm tiền để thêm các thành viên khác vào tài khoản.
Học theo Netflix, Disney Plus sẽ không cho phép người dùng chia sẻ mật khẩu
Sau tấm gương của Netflix, chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội sau khi chặn người dùng chia sẻ mật khẩu, Disney Plus cũng đang muốn làm điều tương tự.
Động thái mới của Disney Plus diễn ra trong bối cảnh nền tảng không ngừng nỗ lực để tăng doanh thu và số lượt đăng ký có trả phí của người dùng.
Trong báo cáo thu nhập của công ty mới đây, giám đốc tài chính của Disney, Hugh Johnston, cho biết các tài khoản Disney Plus “bị nghi ngờ chia sẻ không đúng cách”. Ông cho biết công ty sẽ bắt đầu hạn chế người dùng chia sẻ mật khẩu bắt đầu từ tháng 3 tới đây.
Bên cạnh việc chặn chia sẻ mật khẩu, Disney Plus cũng sẽ giới thiệu một tính năng mới cho phép chủ tài khoản trả thêm phí để thêm những thành viên khác vào tài khoản.
Mặc dù Disney hiện vẫn chưa tiết lộ số tiền phí mà người dùng sẽ phải trả thêm, CFO Johnston nói: “Nội dung của chúng tôi rất nổi bật và chúng tôi muốn càng nhiều người dùng thưởng thức nó càng tốt. Chia sẻ trả phí là cơ hội cho chúng tôi.”
Một trong những lý do chính khiến các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix và Disney bắt đầu hạn chế chia sẻ mật khẩu là vì việc chia sẻ mật khẩu ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của nền tảng. Trong bối cảnh khi nền kinh tế khó khăn, đặc biệt là với các công ty công nghệ, những hành động như Netflix hay Disney Plus cũng không mấy khó hiểu.
Bằng cách chuyển đổi người chia sẻ mật khẩu thành khách hàng trả phí, các nền tảng đang hướng tới mục tiêu tăng đáng kể doanh thu của mình. Netflix báo cáo có thêm 9 triệu người đăng ký mới sau khi thực thi biện pháp đàn áp.
Bên cạnh việc hạn chế chia sẻ mật khẩu, các dịch vụ phát trực tuyến cũng đang giới thiệu kế hoạch mới tập trung vào quảng cáo để thúc đẩy doanh thu. Netflix đã đưa ra gói quảng cáo mới cung cấp cho người dùng đăng ký Netflix với mức giá thấp hơn nhưng có quảng cáo.
Amazon Prime cũng đang làm điều tương tự.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu cập nhật mới đây nhất, giá trị thị trường (vốn hoá thị trường) của Netflix vừa tăng thêm 25 tỷ USD khi lượng người dùng đăng ký có trả phí tiếp tục tăng trưởng vượt kỳ vọng.
Giá trị thị trường của Netflix tăng thêm 25 tỷ USD
Theo đó, giá cổ phiếu của Netflix tiếp tục tăng cao sau khi gã khổng lồ phát trực tuyến tiết lộ rằng nền tảng đã có thêm nhiều người đăng ký hơn dự kiến trong 3 tháng cuối năm 2023.
Cổ phiếu của Netflix đã tăng 12% lên gần 552 USD.
Theo tính toán của Business Insider, khoản tăng thêm này đã nâng tổng giá trị vốn hóa thị trường của Netflix thêm 25 tỷ USD, và đạt mức khoảng 240 tỷ USD.
Theo cuộc thăm dò của Refinitiv, thu nhập quý 4 của Netflix là 2,11 USD trên mỗi cổ phiếu, thấp hơn so với dự báo của Phố Wall, nhưng khoản doanh thu 8,8 tỷ USD của nền tảng lại vượt qua dự báo của các nhà phân tích.
Số lượng người đăng ký của Netflix đã tăng vượt quá mức 13 triệu như kỳ vọng, đồng nghĩa với việc nền tảng phát trực tuyến này hiện có đến hơn 260 triệu thành viên có trả phí.
Cũng trong một thông báo mới đây, Netflix vừa hoàn tất một hợp đồng trị giá 5 tỷ USD trong 10 năm với TKO Group để bắt đầu phát sóng WWE Raw (một chương trình biểu diễn đấu vật chuyên nghiệp được diễn ra hàng tuần) từ năm 2025.
Nhà phân tích truyền thông Jessica Reif Ehrlich của Bank of America cho biết trong một báo cáo nghiên cứu: “Ngày càng thấy rõ ràng rằng Netflix đã giành chiến thắng trong ‘cuộc chiến phát trực tuyến'”.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Netflix mới đây cho biết sẽ ngừng cung cấp gói cước không có quảng cáo (ad-free) giá 11,99 USD, thay vào đó chuyển sang gói mới từ 6,99 USD nhưng đi kèm quảng cáo.
Netflix sẽ xoá bỏ gói đăng ký giá rẻ không có quảng cáo (ad-free)
Ngày 23/1, Netflix thông báo với các cổ đông rằng công ty sẽ bắt đầu loại bỏ gói cước Cơ bản không có quảng cáo giá 11,99 USD (300.000 đồng). Nền tảng giải trí trực tuyến này sẽ triển khai gói rẻ hơn là 6,99 USD (170.000 đồng) nhưng đổi lại, người dùng phải xem quảng cáo.
Bên cạnh đó, Netflix cũng tăng giá các gói hiện tại. Với gói Tiêu chuẩn (phát video độ phân giải HD), giá mới sẽ là 15,99 USD (393.000 đồng), trong khi gói Cao cấp (hỗ trợ độ phân giải 4K) là 22,99 USD (565.000 đồng) mỗi tháng.
“Việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh quảng cáo mang đến cho chúng tôi cơ hội khai thác nguồn doanh thu và lợi nhuận mới đáng kể trong trung và dài hạn”, đại diện Netflix thông báo. Tuy nhiên, hãng chưa đưa ra lộ trình tăng giá cụ thể cho từng thị trường, ngoài việc lên kế hoạch hủy gói Cơ bản tại Canada và Anh trong quý II/2024.
Tại Việt Nam, Netflix đang triển khai bốn gói cước tùy theo nhu cầu người dùng. Trong đó, gói di động có giá 70.000 đồng/tháng, gói Cơ bản 108.000 đồng/tháng, gói Tiêu chuẩn 220.000 đồng/tháng và gói Cao cấp 260.000 đồng/tháng.
Ngày 23/1, Netflix công bố kết quả tài chính quý IV/2023 với những con số khả quan. Trong quý này, công ty có thêm 13,1 triệu thuê bao, vượt mức tăng dự kiến 8,97 triệu và nâng tổng số thuê bao lên 260 triệu. Nhờ vậy, doanh thu của nền tảng cũng tăng lên 8,8 tỷ USD, vượt dự báo của chính công ty là 8,7 tỷ USD.
“Ngày càng rõ ràng Netflix đã chiến thắng trong cuộc chiến phát trực tuyến”, nhà phân tích Jessica Reif Ehrlich của Bank of America, nói với Reuters.
Từ giữa năm ngoái, Netflix tìm cách tăng doanh thu và số lượng thuê bao, trong đó áp dụng biện pháp siết chia sẻ tài khoản, gồm cả tại thị trường Việt Nam.
Người dùng ứng dụng trên TV sẽ được yêu cầu xác minh đang sống cùng nhà với chủ tài khoản mới có thể tiếp tục xem phim. Netflix khẳng định thay đổi trên mang lại tín hiệu tích cực. Trong quý II/2023, nền tảng thu hút thêm 5,9 triệu tài khoản mới, trong đó tại Mỹ và Canada là 1,17 triệu – mức tăng nhiều nhất kể từ 2021.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Netflix mới đây đã công bố khoản thỏa thuận bản quyền trị giá hơn 5 tỷ USD để trở thành đơn vị độc quyền của Raw (một chương trình biểu diễn đấu vật chuyên nghiệp được diễn ra hàng tuần) từ tháng 1 năm 2025.
Công ty cho biết mối quan hệ hợp tác kéo dài 10 năm sẽ đưa Raw (thuộc World Wrestling Entertainment – WWE) lên Netflix ở Mỹ, Canada, Anh và Mỹ Latinh, cùng các lãnh thổ khác.
Netflix cũng sẽ độc quyền phát sóng bên ngoài Mỹ cho tất cả các chương trình và chương trình đặc biệt của WWE, bao gồm SmackDown, cũng như các sự kiện trực tiếp có trả phí cho mỗi lượt xem như WrestleMania và Royal Rumble.
Tin tức về thương vụ này đã khiến cổ phiếu của TKO Group Holdings, công ty mẹ của WWE, tăng 21% trong phiên giao dịch sau đó. Cổ phiếu của Netflix không thay đổi.
Netflix đã bắt đầu thử nghiệm các sự kiện trực tiếp vào năm ngoái, với chương trình đặc biệt của diễn viên hài Chris Rock. Nền tảng cũng đã đạt được nhiều thành công với các chương trình liên quan đến thể thao, chẳng hạn như loạt phim tài liệu về đua xe Công thức 1, “Drive to Survive” và loạt phim tài liệu hậu trường về golf, “Full Swing”.
Vào tháng 10, nền tảng đã tổ chức sự kiện thể thao trực tiếp đầu tiên với tên gọi “The Netflix Cup”, với sự góp mặt của các vận động viên từ “Drive to Survive và” Full Swing”.
Trong một bức thư gửi các nhà đầu tư, CEO Netflix Ted Sarandos cho biết sắp tới sẽ có nhiều điều xảy ra nữa đối với các mảng kinh doanh của Netflix.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong tháng 11/2023, trong tám dịch vụ streaming lớn tại Mỹ, bao gồm AppleTV+, Prime Video của Amazon, Max, Peacock, Paramount+, Netflix, Hulu và Disney+, tỷ lệ người dùng hủy đăng ký đã tăng lên 6,3%, cao hơn mức 5,1% cùng kỳ năm ngoái, theo công ty phân tích Antenna.
Trong hai năm qua, khoảng 25% tài khoản đăng ký trả phí tại Mỹ với tám dịch vụ streaming lớn nói trên đã hủy ít nhất ba dịch vụ trong số này. Tỷ lệ này ở thời điểm tháng 1/2021 còn chưa đến 10%, nhưng đã tăng dần đều trong khoảng thời gian sau đó, cùng thời điểm mà hầu hết các dịch vụ streaming đều tăng giá.
Một phân tích mới đây của tờ DailyMail.com chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ hiện phải mất 121,41 USD/tháng để mua các gói không quảng cáo của tám dịch vụ nói trên, cũng như dịch vụ đăng ký video kỹ thuật số trực tuyến BritBox.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều dịch vụ, các công ty đã tăng giá những gói dịch vụ streaming của mình thêm 43% trong năm qua để nâng cao khả năng sinh lời, từ đó gia tăng áp lực lên ngân sách của khách hàng.
Giá dịch vụ tăng là nguyên nhân chính khiến các nền tảng streaming ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ chân người dùng. Hiện phải mất hơn 120 USD để đăng ký chín dịch vụ streaming lớn ở Mỹ, trong khi chi phí này một năm trước chỉ hơn 100 USD.
Trước đây, đăng ký một loạt dịch vụ streaming được xem là phương án có hiệu quả về mặt chi phí hơn so với dịch vụ truyền hình cáp. Nhưng giờ đây việc bỏ hoàn toàn truyền hình cáp không còn là phương án tiết kiệm nữa.
Dù giá dịch vụ truyền hình cáp ở mỗi bang có sự khác nhau, nhưng chi phí dịch vụ truyền hình trung bình vào khoảng 83 USD/tháng, theo số liệu mới nhất từ trang CableTV.com.
Trong khi đó, tám trong chín dịch vụ streaming lớn tại Mỹ đã tăng giá trong năm ngoái. Chẳng hạn như Apple TV+ đã tăng giá gói không quảng cáo đến 43%, từ 6,99 USD lên 9,99 USD. Còn Disney+ tăng giá dịch vụ thêm 27% từ 10,99 USD lên 13,99 USD. Britbox, dịch vụ có các chương trình truyền hình của Anh, cũng tăng giá gói không quảng cáo thêm 1 USD lên 8,99 USD.
Bên cạnh việc kiểm soát việc chia sẽ mật khẩu, Netflix đã bỏ gói dịch vụ không quảng cáo cho thành viên mới với giá 9,99 USD/tháng, có nghĩa là giờ đây gói dịch vụ không quảng cáo rẻ nhất của Netflix có giá đến 15,49 USD/tháng. Nền tảng này cũng tăng giá gói không quảng cáo cao cấp từ 19,99 USD/tháng lên 22,99 USD/tháng.
Gói này cho phép người dùng thêm hai thành viên nữa từ các hộ gia đình khác.
Cuối năm ngoái, Amazon đã khiến người dùng không hài lòng với thông báo sẽ phát quảng cáo trên dịch vụ Prime Video từ ngày 29/1, và người dùng sẽ phải trả thêm 2,99 USD/tháng để tránh bị gián đoạn dịch vụ do quảng cáo.
Trước xu hướng người dùng bỏ đăng ký các dịch vụ streaming, các công ty trong lĩnh vực này đang thực hiện nhiều chiến thuật để thu hút người dùng mới và cả những khách hàng đã bỏ đăng ký, trong đó có phương án cung cấp các gói dịch vụ có quảng cáo với giá rẻ hơn, hay đưa ra các gói dịch vụ kết hợp.
Netflix, Max, Peacock, Paramount+, Disney+ và Hulu đều đang bán các gói dịch vụ có quảng cáo với giá thấp hơn. Trong đó, Peacock và Paramount+ có các gói rẻ nhất thị trường ở mức giá 5,99 USD/tháng. Đáng chú ý, với giá 6,99 USD/tháng, gói có quảng cáo của Netflix đã thu hút được 15 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu trong tháng 11 năm ngoái.
Trong khi đó, Disney+ và Hulu, cùng với ESPN+, đang cung cấp nhiều gói dịch vụ kết hợp khác nhau. Ví dụ như người dùng có thể mua gói Disney Bundle Duo Premium, bao gồm Disney+ không quảng cáo và Hulu không quảng cáo, với giá chỉ 19,99 USD/tháng, tức tiết kiệm được 11,99 USD so với khi mua riêng từng gói. Hay gói Disney Bundle Trio Premium, có giá 24,99 USD/tháng, bao gồm Disney+ không quảng cáo, Hulu không quảng cáo và ESPN+ có quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Số tiền đóng thuế lớn đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp phải có đội ngũ kế toán giỏi. Ngày nay, thay vì sở hữu đội kế toán riêng nhiều doanh nghiệp, cá nhân có xu hướng thuê ngoài để làm các dịch vụ thuế trọn gói.
Facebook, TikTok, Netflix… nộp khoản tiền thuế khổng lồ trong năm 2023
Thời đại công nghệ thông tin, lượng người dùng các ứng dụng như Facebook, TikTok, Netflix… tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Điều này mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho các đơn vị chủ quản.
Theo thông tin từ Tổng cục thuế, Facebook, TikTok, Netflix… đã nộp khoản thuế hơn 11.000 tỷ đồng ở Việt Nam.
Quy định nộp thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chấp hành quy định đóng thuế theo pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế.
Đó là lý do vì sao các ông lớn như Facebook, TikTok hay Netflix… hoạt động ở Việt Nam đều chấp hành quy định đóng thuế.
Các doanh nghiệp nước ngoài nếu không chấp hành quy định đóng thuế sẽ bị xem là vi phạm. Khi vi phạm, tùy vào tính chất, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo cảnh báo, nhắc nhở hoặc xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Về số tiền đóng thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài sẽ không cố định. Tùy vào tính chất ngành nghề kinh doanh, mức thuế cần đóng sẽ có sự khác nhau.
Để nắm rõ cách tính toán số tiền thuế, phương thức nộp, các doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn thuê dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
Đội ngũ kế toán viên am hiểu về thuế và các quy định hiện hành sẽ giúp các doanh nghiệp nộp thuế chuẩn nhất.
Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã nộp bao nhiêu tiền thuế?
Hiện nay, cơ quan thuế đang tích cực rà soát và vận động tất cả các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tuân thủ việc nộp thuế. Với sự siết chặt này, các doanh nghiệp đặc biệt là nước ngoài tích cực hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đáng kể là các “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ như Facebook, Netflix, TikTok…
Với lượng người dùng khổng lồ, doanh thu, lợi nhuận cao, khoản thuế của Facebook, Netflix, TikTok đóng tại Việt Nam cũng rất lớn.
Theo số liệu từ Tổng cục thuế, các doanh nghiệp nước ngoài đã kê khai và nộp khoản thuế lên đến 11.4898 tỷ đồng. Trong đó, 3.478 tỷ đồng là tiền thuế nhận được trong năm 2022.
Trong năm 2023, tính đến thời điểm này, số tiền thuế nhận được là 8.020 tỷ đồng. Mặc dù, chưa hết năm nhưng số tiền của 2023 đã gấp đôi so với 2022. Xu hướng sử dụng dịch vụ thuế trọn gói
Kê khai thuế và nộp thuế là hạng mục công việc khá phức tạp. Công việc này đòi hỏi những người có kiến thức chuyên môn dày dặn và kinh nghiệm làm thuế.
Vì vậy, với những doanh nghiệp non trẻ hay cá nhân làm công việc freelancer thu nhập cao thuộc đối tượng phải nộp thuế, thay vì tự làm thường có xu hướng tìm đến các đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán thuế.
Lựa chọn này sẽ giúp tránh những sai sót trong quá trình nộp thuế dẫn đến bị xử phạt và nhiều rắc rối không đáng có.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ phát trực tuyến Netflix vừa tiếp lộ chiến lược mới vào năm 2025, về cơ bản là khác hoàn toàn với mô hình kinh doanh hiện có.
Netflix tiết lộ chiến lược bất ngờ vào năm 2025
Theo đó, Netflix đang lên kế hoạch mở các địa điểm truyền thống mới vào năm 2025.
Tại các điểm (cửa hàng, rạp chiếu) mới, thay vì đơn giản là kinh doanh các dịch vụ phát video đơn thuần, khách hàng của Netflix sẽ mua hàng, ăn uống, xem các chương trình giải trí trực tiếp và hơn thế nữa về các trải nghiệm nhập vai.
2 địa điểm đầu tiên sẽ được mở tại Mỹ trước khi mở rộng ra toàn cầu.
Ông Josh Simon, phó chủ tịch phụ trách các sản phẩm tiêu dùng của Netflix cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng người hâm mộ của mình thích đắm mình vào thế giới phim ảnh và các chương trình truyền hình. Chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách đưa điều đó lên một tầm cao mới.” Các địa điểm mới của Netflix được gọi là “Netflix House“.
Vào đầu năm 2023, những khách hàng của Netflix đã bắt đầu có thể dùng bữa tại nhà hàng của Netflix có tên là Netflix Bites, nhà hàng này phục vụ các món ăn do những đầu bếp nổi tiếng từng xuất hiện trên các chương trình của Netflix chế biến.
Netflix House sẽ là nỗ lực đầu tiên của một gã khổng lồ phát trực tuyến với các cửa hàng thực cố định.
Các thông tin chi tiết hơn về thời gian mở cửa hay các địa điểm của Netflix House hiện vẫn chưa được chia sẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Netflix sẽ ngừng gói dịch vụ miễn phí tại Việt Nam từ tháng 11, buộc người dùng phải đăng ký thuê bao trả tiền nếu muốn xem tiếp.
Netflix sắp cắt dịch vụ miễn phí tại Việt Nam
Tối 2/10, nhiều người dùng Netflix miễn phí nhận được thông báo họ sẽ không còn là thành viên dịch vụ của hãng nên không thể sử dụng nền tảng trừ khi nâng cấp sang gói trả phí.
“Nếu muốn hủy, bạn không cần làm gì cả. Tư cách thành viên của bạn sẽ tự động bị hủy khi gói dịch vụ miễn phí kết thúc”, thông báo của Netflix có đoạn.
Gói miễn phí là gói dịch vụ được Netflix cung cấp từ tháng 11/2021, dành riêng cho những người dùng điện thoại Android trong nước. Khi đó, nền tảng này cho biết Việt Nam là một trong những thị trường ưu tiên và là nước thứ hai trên thế giới được sử dụng dịch vụ miễn phí, sau Kenya.
Cụ thể, khi sử dụng ứng dụng Netflix của điện thoại Android, người dùng không cần nhập thẻ thanh toán nhưng vẫn xem được xem tất cả nội dung gốc (Netflix Original) cùng một số nội dung khác, nhưng số lượng không nhiều. Điểm hạn chế là họ không thể sử dụng tài khoản trên các thiết bị khác ngoài điện thoại.
Hiện nền tảng đã ngừng cho đăng ký thành viên mới với gói trên và chuẩn bị chấm dứt hoàn toàn sau hai năm triển khai. Nếu muốn tiếp tục sử dụng, người dùng có thể chuyển qua gói trả phí, với thuê bao từ 70 nghìn đồng mỗi tháng.
Thay đổi này diễn trong bối cảnh Netflix đang tìm mọi cách tăng doanh thu và số lượng thuê bao. Từ giữa tháng 7, hãng cũng áp dụng biện pháp siết chia sẻ tài khoản tại Việt Nam. Những người dùng ứng dụng trên TV sẽ được yêu cầu xác minh đang sống cùng nhà với chủ tài khoản mới có thể tiếp tục xem phim.
Cách làm này tác động lớn tới thói quen dùng chung của người Việt, khi họ thường tập hợp thành nhóm bốn người để chia sẻ gói thuê bao giá 260 nghìn đồng.
Nền tảng nhận biết việc chia sẻ tài khoản thông qua địa chỉ IP, ID thiết bị cũng như hoạt động của người dùng. Nếu không ở chung địa chỉ với chủ tài khoản, người dùng sẽ liên tục nhận thông báo xác minh và không thể xem phim.
Trước đó, Netflix cũng đã áp dụng chính sách hạn chế tại một số thị trường ở châu Mỹ.
Theo báo cáo tài chính ngày 19/7, Netflix khẳng định thay đổi này đã mang lại tín hiệu tích cực. Trong quý II/2023, nền tảng thu hút thêm 5,9 triệu tài khoản mới, trong đó tại Mỹ và Canada là 1,17 triệu – mức tăng nhiều nhất kể từ 2021. Từ thành công đó, hãng tuyên bố sẽ mở rộng chính sách mới ra các thị trường còn lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng video trực tuyến Netflix đang xoá bỏ gói đăng ký giá rẻ không có quảng cáo (ad-free) cho những người dùng đăng ký mới tại Mỹ và Anh.
Netflix đang xoá bỏ gói đăng ký giá rẻ không có quảng cáo
Theo đó, gói cơ bản (Basic) không có hiển thị quảng cáo hiện đã không còn khả dụng cho những người dùng đăng ký mới tại thị trường Mỹ và Anh. Với những người dùng đang sử dụng gói này, họ vẫn có thể tiếp tục sử dụng tài khoản cho đến khi họ chọn chuyển đổi gói hoặc hủy hoàn toàn tài khoản của mình.
Những người đăng ký mới hiện bị giới hạn ở gói tiêu chuẩn có quảng cáo, tiêu chuẩn không có quảng cáo và Premium không có quảng cáo.
Netflix muốn hiển thị nhiều quảng cáo hơn.
Kể từ thời điểm được áp dụng tại Canada, nhiều dự báo đã sớm cho rằng gói giá rẻ không có quảng cáo (ads) sẽ tiếp tục được mở rộng nhiều hơn tại các thị trường khác, giờ đây thì Mỹ và Anh là những thị trường tiếp theo (và sẽ tiếp tục lan rộng sang các thị trường khác).
Theo những thông tin được Netflix phát hành trong báo cáo doanh thu, kể từ khi ra mắt gói có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported) vào tháng 11 năm 2022 tại Canada, Mỹ và một số quốc gia khác, số người đăng ký và doanh thu của Netflix đã tăng lên.
Điều này cũng có nghĩa là Netflix sẽ muốn hiển thị nhiều quảng cáo hơn nữa, hơn là thúc đẩy người dùng đăng ký gói giá rẻ không có quảng cáo.
Cùng với hành động mới đây là xoá bỏ việc chia sẻ mật khẩu, các nhà phân tích cho rằng tình hình kinh doanh của Netflix sẽ trở nên khả quan hơn trong thời gian tới (sau một khoảng thời gian khá dài bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và suy thoái kinh tế).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù ban đầu người dùng Netflix tỏ ra khá bất bình với quyết định chặn chia sẻ mật khẩu của Netflix, thậm chí không ít người còn tuyên bố tẩy chay nền tảng này, kết quả sau đó lại khiến Netflix bất ngờ.
Lượng người dùng có trả phí của Netflix tăng đột biến sau khi chặn chia sẻ mật khẩu
Ngày 23/5, Netflix bắt đầu thông báo không cho các tài khoản đăng ký dịch vụ của mình tại Mỹ chia sẻ mật khẩu và quyền truy cập dịch vụ với người không ở cùng một nhà. Washington Post ghi nhận trên mạng xã hội Twitter và Facebook, nhiều người than phiền, thậm chí tuyên bố từ bỏ Netflix, chuyển sang ứng dụng thoáng hơn như Disney Plus và Max.
Tuy nhiên, theo thống kê của công ty theo dõi thuê bao Antenna, từ 24 đến 27/5, Netflix đã có bốn ngày tăng trưởng người dùng cao nhất trong trong bốn năm, khi có 100.000 lượt đăng ký mới mỗi ngày tính riêng ở Mỹ.
Sau đó, số đăng ký mới trung bình hàng ngày vẫn đạt 73.000 lượt, tăng 102% so với 60 ngày trước đó. Mức này còn cao hơn giai đoạn bị phong tỏa trong Covid-19 hồi tháng 3 và 4/2020. Tuy nhiên, số người hủy tài khoản Netflix cũng tăng 25,6% so với trung bình hai tháng trước.
Ngoài việc đăng ký mới, người dùng Netflix cũng có thể bổ sung thành viên vào tài khoản của mình với giá 7,99 USD mỗi tháng.
Các số liệu trên có lợi cho Netflix, nhưng đây mới là thống kê của bên thứ ba là Antenna, chưa phải từ phía Netflix. Các gói dịch vụ của nền tảng vốn cho phép tạo tối đa năm hồ sơ để dùng chung giữa các thành viên gia đình.
Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng chính sách này để bán tài khoản cho người lạ, khiến hãng thất thu. Hãng cho biết hơn 100 triệu người đang sử dụng dịch vụ bằng tài khoản của người thân, bạn bè.
Nhằm đánh giá phản ứng của người dùng, Netflix đã nhiều lần “rào trước” về kế hoạch chặn chia sẻ, cho biết họ sẽ nhận biết việc sử dụng lậu dựa trên địa chỉ IP, thông tin thiết bị và hoạt động của tài khoản.
Netflix hiện là “Market Leader” của ngành streaming video với hơn 230 triệu người dùng có trả phí (Paid Subscriber) toàn cầu và giá trị thị trường (market cap) hơn 180 tỷ USD.
Hiện có một số dịch vụ với tính năng tương tự vẫn cho phép người dùng chia sẻ tài khoản, nhưng giới chuyên gia cảnh báo họ có thể tiếp bước Netflix trong tương lai. “Netflix đang tiên phong và tôi nghĩ các nền tảng khác sẽ hành động tương tự”, Alicia Reese, chuyên gia phân tích của Wedbush, nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới đây, Netflix sẽ tiếp tục mở rộng công cuộc hạn chế (và chấm dứt) việc chia sẻ mật khẩu tài khoản Netflix.
Netflix tiếp tục hạn chế việc chia sẻ mật khẩu để thúc đẩy người dùng mới
Nền tảng xem video trực tuyến Netflix theo đó đã bắt đầu ra mắt chính sách mới cho những tài khoản chia sẻ mật khẩu hay dùng chung tài khoản tại Mỹ.
Với gói tiêu chuẩn (Netflix Standard) có giá 15,49 USD mỗi tháng, người dùng có thể thêm tối đa một thành viên bổ sung với mức phí bổ sung là 7,99 USD mỗi tháng.
Với gói cao cấp (Netflix Premium), người dùng có phát trực tuyến video chất lượng 4K và có tùy chọn thêm tối đa 2 thành viên bổ sung, mỗi thành viên mới cũng sẽ phải đóng thêm 7,99 USD mỗi người. Sau thị trường Anh thì Mỹ hiện là thị trường tiếp theo được áp dụng chính sách mới này.
Với những người dùng sử dụng các gói thấp nhất, tức gói cơ bản (Netflix Basic) và gói có hỗ trợ quảng cáo (Ad-Supported) hiện có giá lần lượt là 9,99 USD và 6,99 USD mỗi tháng thì hoàn toàn không có tùy chọn thêm thành viên mới vào tài khoản, tức không thể chia sẻ tài khoản của họ.
Nhiều quốc gia như Canada, New Zealand, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đã được áp dụng chính sách chia sẻ mật khẩu có trả phí (thay vì dùng chung hoặc chia sẻ miễn phí như trước đây).
Theo giải thích từ Netflix, “thành viên bổ sung” là người dùng sẽ có mật khẩu và hồ sơ của riêng họ, và được người đã mời họ sử dụng trả phí.
Tài khoản thành viên bổ sung cũng có các hạn chế riêng. Tài khoản phải được kích hoạt ở cùng một quốc gia, mỗi lần chỉ có thể xem hoặc tải xuống nội dung trên một thiết bị nhất định và không thể tạo thêm hồ sơ (Profile) khác.
Chính sách mới của Netflix được ra mắt trong bối cảnh giá cổ phiếu của công ty này đã giảm tới 70% vào năm 2022 sau khi ghi nhận nhiều quý liên tiếp bị sụt giảm lượng người dùng đăng ký có trả phí (Subscriber).
Netflix có 74,4 triệu người đăng ký ở Mỹ và Canada tính đến hết quý 1 năm 2023, thấp hơn khoảng nửa triệu người so với mức cuối năm 2020.
Các nhà phân tích cho rằng việc hạn chế chia sẻ mật khẩu sẽ là động lực để Netflix gia tăng lượng người dùng có trả phí mới, cũng như thúc đẩy giá cổ phiếu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo công bố mới đây từ CEO của Netflix, nền tảng video trực tuyến này hiện có gần 5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) với gói có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported).
Gần 5 triệu người dùng mỗi tháng sử dụng gói có hỗ trợ quảng cáo của Netflix
Cụ thể, trong một chia sẻ tới các nhà quảng cáo, Netflix cho biết nền tảng hiện có gần 5 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng riêng với gói có hỗ trợ quảng cáo.
Thông báo của CEO này cũng là lời nhắc rằng, Netflix là nền tảng quảng cáo tiềm năng với nhiều doanh nghiệp muốn thúc đẩy khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng (Lead).
Vào năm 2022, Netflix chính thức ra mắt gói có hỗ trợ quảng cáo với giá là 7 USD mỗi tháng tại 12 thị trường khác nhau, bao gồm cả Mỹ, đây được xem là giải pháp thay thế cho gói không có quảng cáo với giá từ 10 USD mỗi tháng.
Trong khi các nền tảng của Walt Disney Co, Comcast Corp và các công ty khác cũng đang tranh giành thị phần mảng quảng cáo trực tuyến, Netflix dường như cũng đang muốn chen chân nhiều hơn vào mảng này.
Bà Bela Bajaria, Giám đốc phụ trách Nội dung (Content) của Netflix cho biết: “Ngoài Netflix, hiện hầu như không có bất cứ công ty giải trí nào khác có khả năng tạo ra những bộ phim và chương trình với nhiều thể loại tại nhiều quốc gia và dành cho nhiều đối tượng khán giả như vậy.”
Ông Jeremi Gorman, chủ tịch mảng quảng cáo toàn cầu của Netflix cho biết số người dùng hoạt động hàng tháng sử dụng gói có quảng cáo trên toàn cầu đã đạt gần 5 triệu.
Tính đến tháng 3 năm 2023, Netflix cho biết nền tảng hiện có 232,5 triệu người đăng ký có trả phí (Subscriber) trên toàn cầu.
CEO Ted Sarandos chia sẻ thêm rằng, Netflix rất muốn hợp tác với các nhà quảng cáo để tạo ra các định dạng quảng cáo mới và sáng tạo trên môi trường kỹ thuật số, thứ mà các hình thức quảng cáo truyền thống không thể làm được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Marissa Mayer, cựu CEO Yahoo, chia sẻ ba điều bà sẽ làm khác đi nếu có cơ hội, một trong số đó là mua Netflix thay vì Tumblr.
Cựu CEO Yahoo: Lẽ ra chúng tôi nên mua Netflix
Trong cuộc phỏng vấn với Tech Brew, bà Mayer nhắc lại một trong những điều nuối tiếc của mình khi làm CEO Yahoo là tuyển sai Giám đốc điều hành Henrique De Castro. Bà đã đuổi người này sau 15 tháng bổ nhiệm.
Dưới sự dẫn dắt của bà Mayer, Yahoo mua lại nền tảng blog Tumblr tháng 5/2013 với giá 1,1 tỷ USD, trả bằng tiền mặt hoàn toàn. Khi ấy, một nguồn tin tiết lộ với trang tin Insider rằng bà vô cùng tích cực tham gia thương vụ và thường xuyên làm việc muộn.
Dù vậy, 6 năm sau khi rời Yahoo, bà lại thừa nhận nó có thể không phải nước đi tốt nhất, đặc biệt là cùng thời điểm đó, công ty đang cân nhắc mua Hulu hoặc Netflix.
“Tôi nghĩ Netflix 4 tỷ USD và Hulu 1,3 tỷ USD” sẽ là thương vụ tốt hơn. Năm 2016, Yahoo định giá Tumblr chỉ còn 712 triệu USD do kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm dự đoán kết quả kinh doanh và dòng tiền tương lai giảm.
Bà tiết lộ, điều hối tiếc nhất là đã bán cổ phần của Yahoo trong Alibaba. Trong cuộc phỏng vấn năm 2018, bà từng gọi đây là sai lầm “bi thảm”, làm mất mát hàng chục tỷ USD lợi nhuận.
Verizon chi 4,48 tỷ USD thâu tóm Yahoo năm 2017 và sáp nhập với AOL, buộc bà Mayer phải từ chức. Bà nhận được khoản tiền bồi thường 23 triệu USD. Chỉ trong vòng 5 năm, Verizon lại sang tay Yahoo và AOL cho hãng đầu tư tư nhân Apollo Global Management với giá 5 tỷ USD.
Bà Mayer là một trong những nhân viên đầu tiên của Google trước khi làm Chủ tịch và CEO Yahoo. Bà từng là đồng sáng lập startup Sunshine, viết các ứng dụng dựa trên AI.
Tính đến đầu năm 2023, giá trị vốn hoá thị trường của Netflix là hơn 140 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Reuters, đế chế phát video trực tuyến Netflix có thể mở văn phòng tại Việt Nam trong năm nay sau khi đàm phán thành công với các bên liên quan.
Netflix sắp mở văn phòng tại Việt Nam
Gã khổng lồ phát trực tuyến theo đó có thể là công ty công nghệ lớn đầu tiên của Mỹ mở văn phòng trực tiếp tại Việt Nam bất chấp các quy định nghiêm ngặt về Internet tại thị trường này.
Theo Reuters, Netflix đã tiến hành đánh giá những rủi ro và các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến chính trị và an ninh tại Việt Nam.
Theo Luật tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu (video-on-demand service) muốn hoạt động tại Việt Nam phải được chính phủ Việt Nam cấp phép, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải có văn phòng tại địa phương.
Netflix vừa giảm giá sử dụng dịch vụ tại 100 thị trường, trong đó có Việt Nam và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á nhằm thúc đẩy tăng trưởng người dùng có trả phí.
Netflix được thành lập từ năm 1997 và có trụ sở chính tại Mỹ. Vào năm 2022, doanh thu toàn cầu của Netflix là hơn 31 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Netflix dự kiến cấm người dùng chia sẻ tài khoản cho người quen trừ khi trả thêm tiền, nhưng đây được coi là thách thức lớn đối với công ty.
Netflix sắp chặn dùng chung tài khoản
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng dùng chung tài khoản đã được Netflix chuẩn bị vài năm qua. Bộ phận nghiên cứu của công ty năm 2019 đánh giá đây là vấn đề lớn nhất trong phát triển số lượng người dùng, nhưng họ vẫn chưa tìm ra phương án giải quyết mà không làm khách hàng phật lòng.
Covid-19 xuất hiện đầu 2020 khiến lượng người dùng Netflix tăng vọt, làm phai mờ kế hoạch soi xét lại hoạt động chia sẻ tài khoản.
Nền tảng này đã không có kế hoạch ngăn chặn rộng rãi cho đến năm nay, khi số lượng người đăng ký giảm mạnh.
Trong cuộc họp đầu năm, CEO Reed Hastings cho rằng đợt bùng nổ người dùng do đại dịch đã che mờ các hạn chế liên quan đến dùng chung tài khoản và công ty mất quá nhiều thời gian để xử lý vấn đề.
Netflix cho biết hơn 100 triệu người đang dùng dịch vụ này bằng tài khoản được chia sẻ từ người thân, bạn bè. Họ dự kiến chấm dứt điều này từ 2023 bằng cách yêu cầu chủ tài khoản trả thêm tiền.
Tuy nhiên, động thái của Netflix có nguy cơ phá hỏng tinh thần thiện chí được xây dựng nhiều năm qua và khiến người dùng tức giận, điều không có lợi cho công ty trong bối cảnh có hàng loạt dịch vụ streaming tương tự trên thị trường.
“Tôi không nghĩ khách hàng thích điều này khi nó diễn ra”, đồng CEO Netflix Ted Sarandos cảnh báo các nhà đầu tư tháng này.
Điều khoản sử dụng của Netflix nói chủ sở hữu tài khoản trả tiền cần kiểm soát thiết bị sử dụng và không chia sẻ mật khẩu cho bất kỳ ai.
Tuy nhiên, công ty chưa từng áp đặt quy định này một cách chặt chẽ hay vạch ra giới hạn rõ ràng về những người có thể đăng nhập tài khoản.
Nhằm hạn chế sự phản đối từ khách hàng, Netflix đã nhiều lần “rào trước” về kế hoạch. Họ cũng đã cập nhật nội dung trang hỗ trợ người dùng, trong đó nói rằng tài khoản chỉ nên được chia sẻ giữa những người sống trong một nhà. Công ty tuyên bố sẽ thực thi quy định này dựa trên địa chỉ IP, thông tin thiết bị và hoạt động của tài khoản.
Netflix đang dẫn đầu ngành streaming video với 223 triệu người dùng toàn cầu và giá trị thị trường 128 tỷ USD. Đây là nền tảng đầu tiên tìm cách đối phó vấn đề chia sẻ tài khoản, nhưng sẽ không phải doanh nghiệp cuối cùng làm vậy.
Các đối thủ như Disney+, HBO Max và Paramount+ có thể cũng phải tìm cách ngăn chặn trong tương lai khi đối mặt áp lực tăng lượng người dùng và doanh thu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Netflix vừa thông báo ra mắt tính năng mới có tên là “Profile Transfer”, tính năng giúp người dùng Netflix có thể chuyển sang tài khoản khác mà không mất đi những dữ liệu đã có.
Netflix Profile Transfer: Khuyến khích người dùng không chia sẻ tài khoản
Với tính năng Netflix Profile Transfer mới, những người dùng đã có tài khoản trên Netflix có thể chuyển sang một tài khoản hoàn toàn mới mà không cần xây dựng lại hồ sơ của họ, tức mọi dữ liệu đã có trước đó sẽ không bị mất đi.
Tất cả các dữ liệu như lịch sử xem, danh sách các chương trình đã xem hay những bộ phim yêu thích cùng các cài đặt khác sẽ được giữ nguyên.
Mục tiêu chính của Netflix với tính năng mới này không có gì khác ngoài việc hạn chế người dùng chia sẻ hay dùng chung tài khoản, điều cuối cùng đã khiến doanh số của Netflix ngày càng sụt giảm.
Theo thông báo của Netflix, tính năng này hiện đã có sẵn cho người dùng toàn cầu, để sử dụng, người dùng có thể di chuyển tới biểu tượng hồ sơ của họ trên trang chủ Netflix và tìm tùy chọn Profile Transfer (Chuyển tài khoản).
Giám đốc sản phẩm của Netflix cho biết:
“Mọi người có thể di chuyển. Gia đình có thể phát triển. Các mối quan hệ có thể kết thúc. Nhưng trong suốt những thay đổi này, trải nghiệm Netflix của bạn sẽ không thay đổi. Netflix Profile Transfer chính là giải pháp.”
Trong báo cáo thu nhập quý 1 năm 2022 gần đây, Netflix cho biết hiện nền tảng này có khoảng 100 triệu hộ gia đình sử dụng chung tài khoản.
Vào tháng 3, Netflix đã ra mắt tính năng “thành viên bổ sung” (extra members) ở Chile, Costa Rica và Peru, khiến người đăng ký (người dùng có trả phí) phải trả thêm phí cho những người mà họ đã chia sẻ tài khoản.
Vào tháng 7, Netflix đã bắt đầu thử nghiệm tính năng “thêm một ngôi nhà” (Add a Home) ở Argentina, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Guatemala và Honduras cũng với mục tiêu tương tự.
Netflix đã mất gần 1 triệu đăng ký chỉ trong vòng 3 tháng tính đến tháng 6 năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bắt đầu từ 3/11 tới tại Mỹ, Netflix bắt đầu ra mắt gói dịch vụ có quảng cáo mới trong đó sẽ tính phí là 6.99 USD mỗi tháng.
Netflix sẽ tính phí là 6.99 USD mỗi tháng cho gói căn bản có quảng cáo
Có tên gọi là “Basic with Ads”, gói dịch vụ xem phim giá rẻ này của Netflix sẽ bao gồm trung bình 4 đến 5 phút quảng cáo trong mỗi giờ xem và người dùng cũng sẽ không được phép tải xuống video.
Quảng cáo sẽ có độ dài 15 hoặc 30 giây, sẽ phát trước và trong suốt quá trình xem nội dung của Netflix. Các thương hiệu quảng cáo hay nhà quảng cáo cũng sẽ có khả năng ngăn quảng cáo xuất hiện trên nội dung mà họ cho là không phù hợp.
Để giúp các nhà quảng cáo hiểu được phạm vi tiếp cận của mình, Nielsen sẽ sử dụng phép đo đối tượng kỹ thuật số tiêu chuẩn, Xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ad Ratings), ở thị trường Mỹ bắt đầu từ năm 2023.
Netflix phát triển gói dịch vụ có quảng cáo mới trong bối cảnh nền tảng này liên tục giảm lượng người dùng và doanh thu trong thời gian gần đây chủ yếu do bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao.
Tuy nhiên, hiện Netflix vẫn là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) lớn nhất toàn cầu với hơn 200 triệu người dùng có trả phí (Subscribers).
Để bạn có thể hình dung rõ hơn về mức giá của Netflix so với các nền tảng đối thủ khác, bên dưới là bảng giá so sánh chi tiết của từng gói có trong từng thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Netflix đã mất gần 1,2 triệu người dùng trong năm 2022. Liệu đây có phải khởi đầu cho sự kết thúc của dịch vụ streaming phổ biến nhất thế giới?
Vì sao Netflix mất hàng triệu người dùng trong thời gian gần đây
Trong quý II, 970.000 người dùng quyết định đóng tài khoản Netflix, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp Netflix bị mất thuê bao.
Sự sụt giảm này không hề gây bất ngờ nếu xét tới những động thái gần đây của “ông lớn” streaming. Trong khi đó, công ty tiếp tục đổ lỗi cho tình trạng chia sẻ tài khoản và cạnh tranh từ đối thủ.
Cùng tìm hiểu một số lý do khiến người dùng rời bỏ Netflix.
1. Netflix dừng hoạt động tại Nga.
Sau khi Nga tấn công Ukraine, Netflix gia nhập danh sách hàng trăm công ty khác rút khỏi Nga. Công ty thừa nhận mất khoảng 700.000 người dùng.
Bên cạnh đó, cuộc chiến cũng tác động lớn đến giá cả. Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, dễ hiểu khi mọi người hủy các gói Netflix để chi tiền cho những thứ thiết thực hơn như thực phẩm, thuê nhà hay hóa đơn khác.
2. Netflix tăng giá tại Mỹ và Canada.
Từ đầu năm 2022, Netflix tăng giá các gói tại Mỹ và Canada. Đối mặt với sự thật này, nhiều người quyết định đóng tài khoản thay vì trả thêm tiền. Netflix cho biết 600.000 người dùng tại Bắc Mỹ đã hủy bỏ đăng ký do giá tăng từ tháng 1.
3. Tình trạng dùng chung tài khoản.
Một trong những vấn đề trầm trọng nhất mà Netflix gặp phải trong các năm qua là dùng chung tài khoản. Nhiều người dùng chia sẻ mật khẩu với nhau dù điều này bị cấm trong Điều khoản sử dụng.
Công ty ước tính 100 triệu hộ gia đình trên toàn cầu, trong đó có 30 triệu tại Mỹ và Canada, đang dùng dịch vụ mà không phải trả tiền. Xét tới việc Netflix có 220,67 triệu thuê bao trên thế giới, 100 triệu thực sự là con số lớn.
4. Thiệt hại nội dung.
Nhiều nội dung của các kênh lớn tại Mỹ đã chuyển từ Netflix sang các nền tảng streaming khác. Những công ty truyền thông như HBO Max, Discovery+ nổi lên và ra mắt dịch vụ truyền phát riêng, tích cực quảng bá nội dung thông qua kênh riêng thay vì chiếu trên Netflix.
Điều đó buộc Netflix phải chi hàng tỷ USD sản xuất nội dung gốc. Dù vậy, nhiều người vẫn muốn xem các chương trình truyền hình yêu thích hơn.
Chất lượng nội dung cũng là điều đáng bàn trên Netflix. Nhiều chương trình và phim ảnh có chất lượng kém. Rõ ràng, Netflix đang chú trọng về số lượng hơn chất lượng với hi vọng chỉ cần vài tựa phim thành công là được.
Không may, người xem nếu không hài lòng với những “món ăn” được bày sẵn trên bàn sẽ lập tức hủy đăng ký. Ngoài ra, họ cũng khó chịu vì Netflix thường hủy bỏ các mùa tiếp theo sau khi công chiếu một mùa.
6. Nhiều dịch vụ streaming mới đang nổi lên.
Ngày nay, có quá nhiều dịch vụ streaming để người dùng chọn lựa. Bên cạnh Netflix, chúng ta có Hulu, HBO Max, Amazon Prime Video, Peacock, Paramount+, Disney+, Apple TV+, ESPN+…
Mỗi nền tảng lại có một bộ sưu tập chương trình và phim phù hợp với thị hiếu của khán giả, vì vậy, Netflix mất người dùng là điều dễ hiểu, đặc biệt khi gói cước của họ cao hơn các đối thủ.
Netflix đang áp dụng nhiều chiến lược nhằm đối phó với tình trạng suy giảm người dùng. Chẳng hạn, tại Mỹ Latinh, nền tảng thu thêm 3 USD nếu các hộ gia đình chia sẻ với hộ khác. Hãng cũng lên kế hoạch giới thiệu gói cước rẻ hơn, kèm quảng cáo. Hầu hết các dịch vụ khác đều cung cấp gói cước như vậy, bao gồm Hulu, Peacock và Paramount+.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Netflix chính thức chọn Microsoft làm đối tác quảng cáo và bán hàng mới với mục tiêu thúc đẩy mức tăng trưởng khách hàng và doanh số.
Phía Microsoft cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được chọn là đối tác công nghệ quảng cáo (Adtech) và bán hàng của Netflix với mục tiêu hỗ trợ nền tảng trong việc thúc đẩy lượng khách hàng đăng ký mới và cũng như các yếu tố về công nghệ.”
Khi hợp tác, người tiêu dùng sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn để truy cập các nội dung (Content) trên Netflix, đặc biệt là những nội dung từng đoạt giải thưởng của Netflix.
Các nhà marketer sử dụng các giải pháp quảng cáo của Microsoft sẽ có quyền truy cập vào các nhóm đối tượng của Netflix cũng như khoảng không quảng cáo chất lượng cao từ những chiếc TV được kết nối (premium connected TV inventory).
Từ đây, tất cả các quảng cáo được phân phối trên Netflix sẽ chỉ có sẵn thông qua hệ sinh thái của Microsoft.
“Chúng tôi rất vui khi được cung cấp những giá trị cấp cao mới cho hệ sinh thái của các nhà tiếp thị và đối tác của chúng tôi, đồng thời giúp Netflix cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng của họ.”
Theo Ông Greg Peters, COO của Netflix:
“Vào tháng 4, chúng tôi đã thông báo rằng chúng tôi sẽ giới thiệu gói đăng ký mới có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported subscription) với giá thấp hơn cho người dùng, bên cạnh các gói cơ bản, tiêu chuẩn và cao cấp không có quảng cáo hiện có của chúng tôi.
Hôm nay, chúng tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã chọn Microsoft làm đối tác bán hàng và công nghệ quảng cáo toàn cầu của mình.”
Bên cạnh các giải pháp về công nghệ quảng cáo, Microsoft còn cung cấp các giải pháp nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho tất cả người dùng của Netflix.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Số lượng người đăng ký Netflix được dự kiến sẽ giảm tới 2 triệu người trong quý tới, theo The Guardian.
Tòa nhà Netflix trên Đại lộ Sunset ở Los Angeles, California. Ảnh: Frederic J Brown / AFP / Getty Images.
Netflix sa thải lượng lớn nhân viên giữa một năm khó khăn đối với gã khổng lồ phát trực tuyến.
“Trong khi tiếp tục đầu tư đáng kể vào hoạt động kinh doanh, chúng tôi đã thực hiện những điều chỉnh này để chi phí doanh thu đang tăng lên phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm lại của chúng tôi”, một phát ngôn viên của Netflix nói với CNN Business hôm thứ năm.
“Chúng tôi rất biết ơn vì tất cả những gì họ đã làm cho Netflix và đang làm việc chăm chỉ để hỗ trợ họ vượt qua quá trình chuyển đổi khó khăn này.”
Việc sa thải đã ảnh hưởng đến khoảng 3% lực lượng lao động của Netflix, bao gồm 11.000 nhân viên toàn thời gian. Việc sa thải cũng chủ yếu diễn ra ở Mỹ.
Netflix đã báo cáo vào tháng 4 rằng họ mất 200.000 người đăng ký lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Điều này đã gửi những làn sóng chấn động qua phố Wall, khiến các nhà đầu tư phải quét sạch hàng tỷ USD khỏi vốn hóa thị trường của Netflix.
Cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh khoảng 70% trong năm nay. Tuy nhiên, số lượng người đăng ký Netflix được dự kiến giảm tới 2 triệu người trong quý sắp tới, theo The Guardian.
Tháng trước, Netflix đã sa thải 150 nhân viên. Công ty đổ lỗi cho sự sụt giảm do một loạt yếu tố, bao gồm cạnh tranh gia tăng, nền kinh tế, chiến sự ở Ukraine và số lượng lớn những người chia sẻ tài khoản của họ với các hộ gia đình không trả tiền.
Một phát ngôn viên của Netflix cho biết các kênh đa dạng, tập trung vào khán giả như Con Todo và Strong Black Lead là ưu tiên của công ty và họ đang “đầu tư rất nhiều vào chúng”.
Để bù đắp thiệt hại về người đăng ký, Netflix cũng đang xem xét thêm quảng cáo vào dịch vụ để đổi lại đăng ký giá thấp hơn ngoài việc cắt giảm chi phí, một động thái mà hãng này đã chống lại từ lâu.
Vào thứ năm, giám đốc điều hành của Netflix, Ted Sarandos, cho biết công ty đang đàm phán với một số công ty để hợp tác quảng cáo.
Các báo cáo truyền thông từ đầu tuần này cho biết họ đang thảo luận với Google của Alphabet và NBCUniversal của Comcast để tìm kiếm các mối liên hệ tiềm năng về tiếp thị.
“Chúng tôi đang nói chuyện với tất cả họ ngay bây giờ”, Sarandos nói tại hội nghị Cannes Lions khi được hỏi Netflix đang muốn hợp tác với công ty nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết cơ quan này đã tiến hành quản lý và thu thuế trực tiếp từ các nhà cung cấp. Năm 2021, số nộp thuế xuyên biên giới ở Việt Nam là hơn 1.300 tỷ.
Cụ thể, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết sau khi cơ quan thuế xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử cho nhà cung cấp nước ngoài, cơ bản các doanh nghiệp này đã tiến hành kê khai và nộp thuế đầy đủ.
Theo ông Minh, đây là bước đột phá của Tổng cục Thuế trên bình diện quốc tế và khu vực. Sau khi đã làm rõ và tuyên truyền với các nhà cung cấp lớn như Microsoft, Netflix, TikTok… các doanh nghiệp này đã tuân thủ các quy định về thuế của Việt Nam.
Không chỉ nhóm doanh nghiệp trên, theo ông Minh, Tổng cục Thuế đã tiến hành thu thuế trực tiếp với nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khác không đặt trụ sở tại Việt Nam như Facebook, YouTube, Google…
“Qua làm việc, cơ bản các doanh nghiệp này đều mong muốn tiếp cận thị trường Việt Nam và khi có công cụ thuận lợi thì các doanh nghiệp đều tuân thủ kê khai, nộp thuế”, ông Minh nhấn mạnh.
Với việc quản lý thuế các cá nhân qua ứng dụng eTax Mobile, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết đã chỉ đạo và giao chỉ tiêu cho tất cả cục thuế, đặc biệt là các chi cục thuế, đội thuế tuyên truyền cho cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng và kê khai qua ứng dụng.
Từ nay đến cuối năm, Tổng cục Thuế kỳ vọng tỷ lệ hộ kinh doanh, cá nhân sử dụng eTax Mobile có thể đạt mức cao và đảm bảo hoạt động quản lý thuế với các cá nhân này.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Thuế doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, cho biết không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã nộp thuế trực tiếp tại Việt Nam, hiện nay, các cá nhân có doanh thu từ các nhà cung cấp nước ngoài đều đã được Tổng cục Thuế xác định, quản lý và tiến hành kê khai nộp thuế.
Theo số liệu từ cơ quan thuế, trong giai đoạn 2018-2021, tổng số thuế thu được từ các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào khoảng 4.400 tỷ đồng. Trong đó, số thu từ Facebook là gần 1.695 tỷ và từ Google là 1.618 tỷ, Microsoft nộp 576 tỷ đồng…
Nếu tính riêng năm 2021, tiền thuế thu được từ các dịch vụ xuyên biên giới là 1.317 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020.
Tuy nhiên, khoản tiền thuế thu được kể trên chủ yếu đến từ các đại lý quảng cáo của những nền tảng xuyên biên giới này tại Việt Nam đóng thay khoản thuế nhà thầu 10%.
Trong khi khoản doanh thu chủ yếu mà Facebook, Google ghi nhận từ khách hàng sử dụng dịch vụ ở Việt Nam lại chưa được quản lý và nộp thuế.
Ước tính, khoản thu này chiếm tới 70% doanh thu của Facebook và 50% doanh thu của Google phát sinh tại thị trường Việt Nam mỗi năm.
Với doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế trực tiếp, cơ quan thuế Việt Nam có thể thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế mỗi năm từ các doanh nghiệp này.
Mới đây, Meta – công ty mẹ của Facebook – cũng đã phát đi thông báo yêu cầu khách hàng từ Việt Nam đăng quảng cáo trên mạng xã hội này phải nộp thêm 5% thuế giá trị gia tăng (VAT) để doanh nghiệp tiến hành nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam.
Theo Facebook, việc tính thêm thuế VAT là bắt buộc với người dùng thực hiện quảng cáo dù cho mục đích kinh doanh hay cá nhân.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Căn cứ vào việc chia sẻ mật khẩu (password) hay tài khoản với những người dùng khác, Netflix sẽ tính phí thụ thu với người dùng.
Netflix tuyên bố đang tiến hành thử nghiệm một loạt tính năng mới, trong đó bao gồm tính năng tính phí với những người dùng chia sẻ tài khoản của họ với người khác.
Đăng tải trên blog, Chengyi Long, Giám đốc đổi mới sản phẩm Netflix, cho biết:
“Chúng tôi luôn giúp những người sống cùng nhau dễ dàng chia sẻ tài khoản Netflix của họ, với các tính năng như hồ sơ riêng biệt và nhiều luồng trong gói tiêu chuẩn và cao cấp của chúng tôi.
Điều này (chia sẻ mật khẩu tài khoản) đã trở nên rất phổ biến, nhưng vô tình tạo ra một vài nhầm lẫn về thời điểm và cách thức Netflix có thể được chia sẻ.
Hệ quả là những tài khoản bị chia sẻ sai cách đó ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào các chương trình truyền hình và phim mới tuyệt vời cho các thành viên của chúng tôi.”
Theo Reuters mô tả, cách thức chia sẻ tài khoản mới, hiện đang được Netflix tiến hành thử nghiệm ở Chile, Costa Rica và Peru, sẽ cho phép các thành viên trong gói tiêu chuẩn hoặc cao cấp có thể thêm tối đa 2 người dùng nhưng phải trả thêm khoản phụ phí nho nhỏ.
Cụ thể, chi phí để thêm thành viên phụ ở Chile là 2.380 CLP, Costa Rica là 2,99 USD và ở Peru là 7,9 PEN. Như vậy, khoản phí này sẽ dao động trong khoảng 2-3 USD (khoảng 46.000 – 70.000 VND).
Tại 3 thị trường đang thí điểm, Netflix gửi thông báo đến người dùng về tùy chọn mới này, trong đó một thành viên “chỉ phải xác minh tài khoản nếu một thiết bị bên ngoài hộ gia đình đăng nhập vào tài khoản” và từ đó người dùng phụ có thể được yêu cầu xác minh thông tin đăng nhập “bằng cách gửi xác minh”.
Song hành với đó, một tính năng cho phép người dùng đăng ký chuyển hồ sơ (lịch sử xem, đề xuất và danh sách của tôi) sang tài khoản mới cũng được Netflix thử nghiệm.
Nhờ đó, mỗi khi chuyển sang một tài khoản khác thì người dùng chỉ cần xuất dữ liệu hồ sơ từ tài khoản cũ sang đó.
Tuy nhiên, chính sách được cho là “đàn áp” thói quen chia sẻ mật khẩu tài khoản của người dùng Netflix vẫn đang còn một số điểm lấn cấn trong khâu xác minh và quản lý tài khoản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo xác nhận của CNBC, Netflix tạm ngừng cung cấp dịch vụ tại Nga nhằm mục tiêu đáp lại hành động của Nga tới Ukraine trong những ngày gần đây.
Theo đó, Netflix đang tạm rút các dịch vụ của mình ở Nga sau khi đất nước này xâm lược Ukraine, công ty xác nhận với CNBC.
Người phát ngôn của Netflix cho biết: “Với tình hình thực tế hiện tại, chúng tôi đã quyết định tạm ngừng dịch vụ của mình tại Nga.”
Theo số liệu từ CNBC, thị trường Nga chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng số lượng người dùng của Netflix. Hiện Netflix có khoảng 1 triệu người đăng ký (subscribers) tại Nga, so với tổng số 222 triệu thành viên có trả phí trên toàn cầu.
Hành động này của Netflix chủ yếu nhằm đáp lại việc Nga đã bắt đầu chiến lược xâm lược Ukraine trong thời gian gần đây.
Cũng tương tự như Netflix, hãng phim hàng đầu thế giới Disney đã thông báo rằng họ sẽ tạm ngừng tất cả các bộ phim mới ra mắt tại Nga, bao gồm cả bộ phim mới của Pixar “Turning Red”.
Các hãng khác như Warner Bros, Sony, Paramount Pictures và Universal cũng đã theo sau quyết định này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những nhà lãnh đạo của các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào một nhóm nhỏ các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.
Source: UnSplash
Ở phần 1, chúng ta đã thấy được sự cần thiết và quá trình chuyển từ mô hình Chuỗi giá trị sang mô hình Hệ sinh thái của các công ty, tập đoàn lớn, cũng như sức mạnh của Hiệu ứng mạng lưới – động lực phát triển chính của mô hình Hệ sinh thái.
Trong phần 2, nhóm tác giả sẽ tiếp tục bàn luận về việc mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi việc xây dựng chiến lược như thế nào; các yếu tố quan trọng của mô hình này mà các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.
Mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi việc xây dựng chiến lược như thế nào?
Đối với mô hình Chuỗi giá trị, 5 nhân tố cạnh tranh thường cố định và rõ ràng. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một công ty sản xuất xi măng hoặc một hãng hàng không, việc hiểu và nắm rõ khách hàng, cũng như đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ không có gì quá khó khăn.
Bên cạnh đó, ranh giới giữa các nhà cung cấp, người dùng và các đối thủ cũng được vạch ra rõ ràng. Tuy nhiên với mô hình Hệ sinh thái, ranh giới giữa họ khá mỏng manh và vai trò của họ có thể thay đổi nhanh chóng. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này ngay sau đây.
Những thế lực & động lực trong hệ sinh thái.
Các thành viên của mô hình Hệ sinh thái như người dùng, nhà sản xuất và nhà cung cấp là những người tạo ra giá trị cho công ty. Tuy nhiên, họ cũng có thể dễ dàng bỏ đi nếu nhận thấy nhu cầu của mình được đáp ứng tốt hơn ở nơi khác.
Hoặc tệ hơn, họ sẽ tự tạo một nền tảng mới và đối đầu trực tiếp với nền tảng trước đây mình từng tham gia. Trường hợp của công ty Zynga là một ví dụ. Trước đây họ từng là nhà sản xuất game trên Facebook, sau này họ đã tự tạo một nền tảng game online riêng.
Tương tự, với Amazon và Samsung, họ là những nhà cung cấp các thiết bị cho hệ sinh thái Android và họ cũng đang cố gắng tạo nên những phiên bản hệ điều hành của riêng mình để lôi kéo khách hàng sử dụng các sản phẩm của họ.
Với mô hình Hệ sinh thái, việc thay đổi vai trò của những bên tham gia có thể mang tính “gia tăng” hoặc “sụt giảm”. Ví dụ, người dùng và nhà sản xuất hoán đổi vị trí sẽ giúp tạo nên giá trị cho hệ sinh thái.
Hôm nay người dùng có thể sử dụng dịch vụ Uber và trở thành tài xế Uber vào hôm sau; khách du lịch có thể sử dụng dịch vụ của Airbnb và trở thành chủ nhà trong hệ thống của Airbnb sau đó. Ngược lại, các nhà cung cấp có khả năng đem lại sự sụt giảm, đặc biệt khi họ quyết định cạnh tranh trực tiếp với người chủ hệ sinh thái.
Điều này có thể nhìn thấy ở Netflix, họ là một nhà cung cấp nội dung trong hệ sinh thái của các công ty viễn thông.
Tuy nhiên, nhờ dễ dàng kiểm soát sự tương tác của người dùng với những nội dung của mình, khi người dùng dần chuyển sang xem các nội dung của Netflix nhiều hơn, các nội dung khác trong hệ sinh thái sẽ phải nhường sân ít nhiều cho họ, khiến giá trị thu về của các nhà cung cấp khác trong nền tảng bị sụt giảm, trong lúc Netflix vẫn tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình.
Từ những lập luận trên, các công ty hoạt động theo mô hình Hệ sinh thái luôn cần khuyến khích các hoạt động làm tăng giá trị và theo dõi những hoạt động có thể làm sụt giảm giá trị chung của Hệ sinh thái. Điều này chính là một thách thức trong việc quản lý mà chúng ta sẽ phân tích sâu hơn.
Các động lực được tạo ra bởi các hệ sinh thái.
Những công ty theo đuổi mô hình Chuỗi giá trị thường gặp khó khăn khi bước chân vào những thị trường mới. Tuy nhiên điều này thường không xảy ra với những công ty hoạt động theo mô hình Hệ sinh thái, thậm chí việc nhảy sang một lĩnh vực kinh doanh mới là việc khá dễ dàng với họ.
Đơn cử như Google đã vươn mình từ một công cụ tìm kiếm sang các lĩnh vực như bản đồ, hệ điều hành điện thoại, hệ thống thiết bị nhà ở thông minh, xe hơi không người lái, công nghệ nhận diện giọng nói. Grab đã chuyển từ một app đặt xe sang đặt tất cả mọi thứ, dựa trên các đối tác tài xế và lượng người dùng lớn.
Chính vì khả năng chuyển đổi linh hoạt nên đối thủ cạnh tranh chính yếu của họ cũng sẽ thay đổi. Ví dụ như thương hiệu đồng hồ Swatch có thể đã biết rất rõ cách để cạnh tranh với thương hiệu Timex, nhưng hiện tại, khi Apple cũng tham gia vào thị trường đồng hồ cao cấp thì Swatch lại có thêm một đối thủ mới.
Tương tự, thương hiệu Siemens hiện đang cạnh tranh với thương hiệu Honeywell trong ngành hàng thiết bị cảm biến nhiệt (báo cháy), nhưng hiện tại lại phải đối mặt với một đối thủ mới đáng gờm: Google’s Nest.
Các đối thủ cạnh tranh thường thuộc 3 loại sau đây.
Trường hợp đầu tiên, họ có thể sở hữu một hệ sinh thái với “hiệu ứng mạng lưới” khổng lồ, sử dụng các mối quan hệ của mình với hệ thống khách hàng để gia nhập vào thị trường của bạn. Thông thường, mỗi sản phẩm đều có những đặc tính riêng và các mô hình hệ sinh thái có điểm đặc trưng là các cộng đồng và các công ty đối tác. Họ có thể tận dụng những cộng đồng thuộc hệ sinh thái của mình để tiến vào một thị trường mới. Ví dụ, từ các mối quan hệ, các giá trị mà Google mang lại cho người dùng cũng như sự hứng thú với các lĩnh vực có liên quan đến Internet và công nghệ, Siemens có thể dự đoán được việc Google sẽ gia nhập vào thị trường đồ gia dụng thông minh (không chỉ riêng sản phẩm bộ cảm ứng nhiệt).
Trường hợp thứ hai là một công ty có thể nhắm đến khách hàng của đối thủ bằng cách đưa ra những dịch vụ, đề nghị hoàn toàn mới và tận dụng lợi thế “hiệu ứng mạng lưới” của mình để tăng sức cạnh tranh. Trường hợp của Airbnb và Uber khi nhảy vào thị trường khách sạn và taxi là một ví dụ điển hình.
Trường hợp cuối cùng là khi các hệ sinh thái cùng lưu trữ các dữ liệu tương tự với công ty của bạn đột nhiên tham gia vào thị trường của bạn. Khi một tập dữ liệu được nhiều công ty kiểm soát các phần khác nhau của nó thì sự cạnh tranh giữa các công ty nhìn có vẻ không-liên-quan-đến-nhau có thể sẽ xảy ra. Điều này đang diễn ra trong ngành chăm sóc sức khỏe, nơi các nhà cung cấp, sản xuất truyền thống của các sản phẩm đeo tay như Fitbit và các hiệu thuốc bán lẻ như Walgreens đều đang tự xây dựng các nền tảng riêng dựa trên dữ liệu về sức khỏe chung của thị trường. Họ đều có khả năng sẽ cạnh tranh để giành quyền kiểm soát nhiều loại dữ liệu hơn cũng như các mối quan hệ đi kèm.
Trọng tâm.
Các giám đốc của mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào việc tăng doanh số. Đối với họ, số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ (cũng như doanh thu và lợi nhuận từ hàng hóa) là các con số cần tập trung.
Đối với mô hình Hệ sinh thái, trọng tâm được chuyển sang sự tương tác – trao đổi các giá trị giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thuộc hệ sinh thái đó.
Đơn vị trao đổi, ví dụ như một view của video hoặc một like của một bài viết có thể quá nhỏ đến mức số tiền thu từ 1 lượt like, lượt view là không đáng kể.
Tuy nhiên, số lượt tương tác và các “hiệu ứng mạng lưới” liên quan vẫn là nguồn lực tuyệt đối cho lợi thế cạnh tranh của mô hình này.
Đối với các mô hình Hệ sinh thái, chiến lược trọng yếu là xây dựng, thiết kế giải pháp, sản phẩm đủ mạnh để thu hút những người tham gia, tạo nên được những hoạt động tương tác chính và khuyến khích các “hiệu ứng mạng lưới” mạnh mẽ.
Thông thường, các giám đốc thường gặp vấn đề ở khâu này khi quá tập trung vào các hoạt động tương tác không phù hợp. Có lẽ việc chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệu ứng mạng, số lượng các hoạt động tương tác đã gây ra phản ứng ngược.
Thực chất việc đảm bảo giá trị của các tương tác giữa các thành viên nên được chú trọng hơn số lượng tương tác.
Hầu hết các mô hình Hệ sinh thái thành công đều chỉ tập trung vào một hoạt động tương tác chính. Hoạt động này giúp tạo ra giá trị cao cho công ty, dù vào những ngày đầu, giá trị hình thức này mang lại không cao.
Tiếp đó, họ có thể nhảy sang các thị trường liên quan hoặc tiếp cận các hoạt động tương tác liên quan, nhằm tăng cả về mặt giá trị và doanh số.
Facebook là một ví dụ, họ ra đời với chỉ một mối quan tâm duy nhất (kết nối các sinh viên tại Harvard) và sau đó mở rộng nền tảng thành kết nối sinh viên các trường và hiện tại là kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới.
LinkedIn bắt đầu từ một trang web kết nối cho nhân sự chuyên nghiệp và sau này tham gia vào các thị trường khác như tuyển dụng, xuất bản và nhiều loại hình dịch vụ khác.
Tiếp cận và quản trị.
Trong thế giới của mô hình Chuỗi giá trị, chiến lược của họ xoay quanh việc loại bỏ các rào cản. Tuy nhiên đối với mô hình Hệ sinh thái, mặc dù việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa là quan trọng nhưng trọng tâm của chiến lược chuyển từ loại bỏ rào cản sang vấn đề sản xuất và tiêu thụ với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra.
Do vậy, các nhà lãnh đạo sử dụng mô hình Hệ sinh thái cần phải đưa ra những lựa chọn thông minh trong việc tiếp cận (quyết định thành viên tham gia) và quản trị (quản lí hành vi, tương tác giữa người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và thậm chí là đối thủ trong nền tảng của mình).
Mô hình Hệ sinh thái là tập hợp gồm các quy tắc và cấu trúc. Những người chủ của mô hình này cần xác định độ mở của hai yếu tố trên.
Một cấu trúc mở cho phép người dùng truy cập những tài nguyên của hệ sinh thái như các công cụ phát triển ứng dụng và tạo nên các nguồn lực mới có khả năng tạo thêm giá trị. Hình thức quản lý mở cho phép người dùng tự quyết định quy tắc thương mại và chia sẻ lợi ích trong hệ sinh thái.
Dù người đặt ra quy tắc là ai thì một hệ thống chia sẻ lợi ích công bằng vẫn là yếu tố then chốt. Nếu người quản lý mở rộng cấu trúc nhưng không mở rộng chia sẻ lợi ích thì những người tham gia tiềm năng (các nhà phát triển ứng dụng) dù có khả năng tham gia nhưng họ không hề có động lực để tiếp tục.
Ngược lại nếu người quản lý mở rộng các quy tắc và tăng lợi ích nhưng giữ cấu trúc hệ sinh thái đóng thì những người tham gia tiềm năng dù có động lực để duy trì nhưng khả năng tham gia của họ lại bị giảm.
Do đó việc điều chỉnh độ mở của hai yếu tố trên thường không cố định. Các hệ sinh thái thường mở đầu với một cấu trúc gần như đóng hoàn toàn và quản lí chặt.
Sau đó, họ dần mở rộng đồng thời giới thiệu những loại tương tác mới cũng như các nguồn giá trị mới. Tuy nhiên mỗi hệ sinh thái cần phải kích thích sự tương tác giữa nhà sản xuất và người dùng, chia sẻ những ý tưởng và nguồn lực của họ với nhau.
Sự quản lý hiệu quả sẽ tạo động lực cho những đơn vị bên ngoài đem các sản phẩm sở hữu trí tuệ có giá trị vào nền tảng, tương tự như cách Zynga đã đem trò chơi FarmVille vào Facebook. Điều này sẽ không xảy ra khi các đối tác tiềm năng vẫn còn rụt rè với việc khai thác.
Một vài hệ sinh thái còn khuyến khích các nhà sản xuất tạo nên những dịch vụ giá trị cao bằng cách đưa ra chính sách “tự do cải tiến”.
Họ để các nhà sản xuất phát minh ra những sản phẩm cho hệ sinh thái mà không cần xin phép với điều kiện bên cung cấp sẽ chia sẻ một phần giá trị mà sản phẩm đó tạo ra. Rovio là một ví dụ cho trường hợp này.
Họ không cần sự cho phép để tạo nên trò chơi Angry Birds trên nền tảng hệ điều hành của Apple và Apple cũng không có ý định lấy cắp IP của họ. Kết quả cho thấy Angry Bird đã tạo nên một cú hit mang lại giá trị khổng lồ cho tất cả các bên tham gia.
Tuy nhiên, nền tảng Android của Google còn tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho những cải tiến so với Apple. Lúc này sự cải tiến không chỉ đến từ phía các nhà cung cấp mà còn từ nhiều phía khác.
Quyết định đó là một trong những lí do giúp việc vốn hóa thị trường của Google vượt qua Apple vào đầu năm 2016 (tương tự như điều Microsoft đã làm vào năm 1980).
Tuy nhiên, sự truy cập không giới hạn có thể phá hủy giá trị của hệ sinh thái do các tác nhân “gây nhiễu” – những nội dung sai lệch hoặc dư thừa, chất lượng kém – cản trở sự tương tác giữa các bên tham gia.
Một trong những công ty gặp phải vấn đề này là Chatroulette, một trang web trò chuyện trực tuyến, kết hợp những người dùng ngẫu nhiên cho các cuộc trò chuyện qua webcam, nhắn tin.
Họ đã có sự phát triển vượt bậc cho đến khi những tác nhân “gây nhiễu” xuất hiện dẫn đến sự suy yếu của hệ sinh thái này. Nguyên do xuất phát từ việc nền tảng này không có các quy tắc kiểm soát việc truy cập dẫn đến sự xuất hiện của những cá nhân, nội dung tiêu cực, khiến người dùng dần quay lưng với họ. Chatroulette đã “vá” lỗ hổng này bằng cách thắt chặt quyền truy cập của người dùng.
Hầu hết các hệ sinh thái thành công đều quản lý tốt độ mở của các quy tắc và quyền truy cập nhằm tối đa hóa hiệu quả tích cực của hiệu ứng mạng lưới.
Đối với Airbnb và Uber, đó là chính sách đánh giá chất lượng dịch vụ và sự đảm bảo về tính an toàn của người dùng và tài xế, Twitter và Facebook cung cấp những công cụ ngăn chặn việc tọc mạch profile người dùng và ứng dụng App Store của Apple, Google Play Store đều có bộ lọc loại bỏ những ứng dụng kém chất lượng.
Các chỉ số.
Những nhà lãnh đạo của các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào một nhóm nhỏ các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.
Ví dụ, các mô hình Chuỗi giá trị thường tối ưu hóa quy trình bằng cách chỉ tập trung vào một chỉ số tiêu chuẩn: hệ số vòng quay hàng tồn kho. Họ theo dõi lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ, đẩy mạnh việc tiêu thụ nhằm tăng hệ số này. Từ đó, tỷ lệ lợi nhuận sẽ khả quan hơn.
Nhưng khi các công ty chuyển từ mô hình Chuỗi giá trị sang mô hình Hệ sinh thái, những yếu tố cần theo dõi sẽ thay đổi.
Việc giám sát và tăng cường các tương tác cốt lõi trở thành nhiệm vụ trọng yếu. Dưới đây là một số chỉ số cần được theo dõi khi chuyển sang mô hình Hệ sinh thái:
Khả năng tương tác thất bại: giả dụ hành khách mở ứng dụng Grab và nhận được thông báo “hiện không có xe cho chuyến đi của bạn”, đó là khi hệ sinh thái thất bại trong việc kết nối giữa người sử dụng và bên cung cấp dịch vụ. Những thất bại dạng này sẽ trực tiếp làm suy giảm “hiệu ứng mạng lưới”. Hành khách nếu gặp phải thông báo này quá nhiều lần sẽ thôi sử dụng Grab. Điều này làm tăng lượng thời gian không hoạt động của các tài xế và dẫn đến khả năng họ rời bỏ Grab khiến cho lượng xe sẵn sàng phục vụ đã ít nay càng khan hiếm. Do đó có thể thấy vòng phản hồi có thể phát triển hoặc làm suy yếu một hệ sinh thái.
Tính gắn kết: một nền tảng khỏe mạnh theo dõi được sự tham gia của các thành viên có khả năng làm tăng hiệu ứng mạng lưới trong hệ sinh thái của mình. Các hoạt động giúp tăng hiệu ứng mạng lưới như chia sẻ nội dung, thông tin, tái sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như trường hợp của Facebook, họ theo dõi tỉ lệ người dùng hàng ngày đến hàng tháng để đo độ hiệu quả của những nỗ lực tăng tính kết nối của mạng xã hội này.
Chất lượng gắn kết: việc bên cung cấp không đáp ứng được nhu cầu của người dùng sẽ khiến hiệu ứng mạng lưới bị suy yếu. Do vậy, Google luôn theo sát hành vi click và đọc tin, tài liệu của người dùng để xác định xem các kết quả tìm kiếm có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không.
Những hiệu ứng mạng lưới tiêu cực: một hệ sinh thái không được quản lý tốt thường gặp phải những vấn đề, nhận xét tiêu cực và làm giảm giá trị của nền tảng, trường hợp của Chatroulette là một ví dụ. Do vậy các nhà quản lí cần theo dõi và phát hiện kịp thời những hiệu ứng mạng lưới tiêu cực và sử dụng các công cụ quản lí để ngăn chặn chúng kịp thời, ví dụ như giữ nguyên các đặc quyền hoặc loại bỏ những yếu tố gây rối.
Điều cuối cùng, các công ty đi theo mô hình Hệ sinh thái cần hiểu rõ giá trị tài chính của các cộng đồng và “hiệu ứng mạng lưới” họ đang sở hữu.
Có thể xét đến việc thị trường chứng khoán tư nhân vào năm 2016 đã đặt giá trị của Uber, một công ty được thành lập vào năm 2009, cao hơn GM, một tập đoàn được thành lập vào năm 1908.
Rõ ràng, những nhà đầu tư vào Uber đã nhìn đến những yếu tố khác ngoài các yếu tố tài chính và chỉ số truyền thống khi tính giá trị và tiềm năng của công ty này. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc luật chơi đã dần thay đổi.
Chính bởi vì mô hình Hệ sinh thái cần những cách tiếp cận mới về mặt chiến lược nên loại hình kinh doanh này cũng cần những kiểu lãnh đạo mới.
Những kĩ năng giúp người quản lí kiểm soát chặt chẽ những nguồn lực nội bộ không thể áp dụng cho việc nuôi dưỡng một hệ sinh thái mở được.
Trong khi mô hình Hệ sinh thái thuần túy được thiết lập hướng về các yếu tố ngoài công ty, vậy nên các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị truyền thống muốn thay đổi, phải phát triển những yếu tố cạnh tranh chủ chốt, một mindset mới để thiết kế, quản lí và mở rộng hệ sinh thái mới trên nền mô hình kinh doanh hiện tại của họ.
Việc không thể tạo ra những bước nhảy vọt, đổi mới là lý do cho việc một số lãnh đạo của các công ty truyền thống với những con số ấn tượng gặp phải thất bại khi chuyển sang mô hình Hệ sinh thái.
Ông trùm truyền thông toàn cầu Rupert Murdoch đã mua lại trang mạng xã hội Myspace và quản lí nó như cách ông đã từng vận hành một tờ báo – theo quy trình từ trên xuống, mô hình vận hành còn tính quan liêu và tập trung vào việc vận hành nội bộ hơn là nâng cấp hệ sinh thái, tạo ra các giá trị cho những thành viên tham gia. Chỉ một thời gian sau, Myspace biến mất.
Thất bại trong việc chuyển đổi sang một cách tiếp cận mới là dấu hiệu cho thấy tình hình bấp bênh của các công ty truyền thống – từ các khách sạn đến các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến dịch vụ taxi.
Giải pháp cho các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị đã khá rõ ràng: họ chỉ có hai lựa chọn, chấp nhận xu hướng mới và tiếp cận cách triển khai chiến lược theo xu hướng này, hoặc biến mất.
Hết phần cuối!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nền tảng phát trực tuyến Netflix sẽ cung cấp “quyền truy cập chưa từng có” và phát sóng trong “thời gian gần thực” sự kiện không gian mang tầm sứ mệnh của SpaceX, công ty hàng không vũ trụ của Elon Musk.
Theo đó, Ngày 15 tháng 9 năm 2021 sẽ là ngày dự kiến khởi động sứ mệnh Inspiration4 (The Inspiration4 Mission), sứ mệnh đầu tiên trong việc đưa một con tàu vũ trụ vào không gian mà không có bất cứ phi hành gia chuyên nghiệp nào trên tàu.
Sự kiện này của SpaceX sẽ được cập nhật và phát sóng trực tuyến trên nền tảng Netflix trong “thời gian gần thực”.
Vào ngày 19.8 vừa qua, Netflix đã công bố ra mắt loạt phim tài liệu mang tên Countdown: The Inspiration4 Mission to Space.
Loạt phim sẽ diễn ra trong 5 phân đoạn, nền tảng này sẽ cung cấp “quyền truy cập chưa từng có” về các chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên với phi hành đoàn chỉ gồm những hành khách không chuyên nghiệp, tức không có sự xuất hiện của phi hành gia.
Hai phân đoạn đầu tiên sẽ khởi chiếu vào thứ Sáu, ngày 6 tháng 9 và sẽ tập trung giới thiệu bốn thành viên của đoàn.
Vào ngày 13 tháng 9, hai phân đoạn tiếp theo sẽ ra mắt và chủ yếu đề cập đến những thời gian dài tập luyện và những bước chuẩn bị cuối cùng trước chuyến bay. Buổi ra mắt sẽ được phát trực tiếp từ kênh YouTube của Netflix.
“Phân đoạn cuối cùng sẽ ra mắt vào cuối tháng 9, “chỉ vài ngày sau khi” nhiệm vụ kết thúc”, Netflix cho biết trong một tuyên bố.
Phân đoạn cuối cùng này sẽ theo dõi hành trình “gần như trong thời gian thực” từ khi phóng tàu vũ trụ đến khi nó trở về Trái đất.
Nền tảng hứa hẹn sẽ cung cấp “quyền truy cập chưa từng có” vì nó sẽ bao gồm các hình ảnh từ bên trong tàu vũ trụ trong cuộc hành trình kéo dài ba ngày này.
Những điều bạn cần biết về sứ mệnh Inspiration4.
Vào ngày 15 tháng 9, SpaceX Dragon sẽ được phóng bằng tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ.
Tỷ phú người Mỹ Jared Isaacman, 38 tuổi, là người đã tài trợ cho dự án. Ngoài việc sở hữu một công ty tài chính, “ông trùm” này còn là một phi công và nhà thám hiểm vũ trụ.
Những người được chọn để đi cùng Isaacman vào vũ trụ là Hayley Arceneaux, 29 tuổi, một người sống sót sau căn bệnh ung thư nhi; Chris Sembroski, 41 tuổi, cựu sĩ quan Không quân Mỹ; và Sian Proctor, một giáo viên 51 tuổi.
Bốn thành viên trong phi hành đoàn không chuyên sẽ cất cánh trong tàu vũ trụ của Elon Musk, dành ba ngày bay quanh Trái đất ngoài độ cao của ISS và quay trở lại Trái đất.
Tàu vũ trụ của SpaceX cũng đã từng vận chuyển các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cho NASA.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cũng gần đây nhất sau khi mua lại ứng dụng nhắn tin Slack với giá gần 28 tỷ USD, Salesforce rõ ràng là đang có những toan tính thâm nhập mới.
Gã khổng lồ CRM Salesforce vừa thông báo rằng họ đang thực hiện một bước nhảy vọt sang lĩnh vực truyền thông phát trực tuyến (streaming media) với Salesforce+, một nền tảng truyền thông kỹ thuật số tập trung vào video sắp được ra mắt.
Việc mua lại Slack là một phần trong phản ứng của Salesforce đối với thị trường kỹ thuật số đang phát triển, nhưng công ty này tin rằng họ có thể làm được nhiều hơn thế với dịch vụ video theo yêu cầu (on-demand video) cung cấp nội dung kinh doanh suốt ngày đêm.
Chủ tịch Salesforce và Giám đốc Marketing Sarah Franklin cho biết trong một bài đăng chính thức rằng công ty của bà đã phải “hình dung lại cách thành công của họ trong thế giới kỹ thuật số đầu tiên mới này.”
Trong một cuộc hỏi đáp với Colin Fleming, phó chủ tịch cấp cao về Brand Marketing toàn cầu của Salesforce, ông này coi đó là một cách để phát triển nội dung mà công ty đã chia sẻ trong suốt thời gian qua.
“Do hậu quả của đại dịch, chúng tôi đã phải xem xét lại bối cảnh truyền thông, nơi mọi người đang tiêu thụ nội dung.
Chúng tôi đang hướng tới một tương lai không có cookies. Và khi nhìn vào thế giới người tiêu dùng, chúng tôi đã phản chiếu điều đó đối với chính Salesforce và hỏi: ‘Tại sao chúng tôi không nên nghĩ về điều này'”.
Theo Axios, hiện có khoảng 50 trưởng nhóm biên tập và hàng trăm người tại Salesforce hiện đang làm việc trên Salesforce+.
Đáng chú ý là Salesforce không có kế hoạch kiếm tiền ngắn hạn cho Salesforce+. Dịch vụ sẽ miễn phí và sẽ không có quảng cáo.
Salesforce+ sẽ ra mắt vào tháng 9 cùng với Dreamforce và bao gồm 04 kênh: Primetime cho tin tức và thông báo, Trailblazer cho nội dung đào tạo, Customer 360 cho những câu chuyện thành công và Industry Channels cho các dịch vụ cụ thể theo ngành.
Salesforce hy vọng rằng bằng cách kết hợp với Dreamforce (một diễn đàn được tổ chức bởi Salesforce), nó sẽ giúp thúc đẩy sự quan tâm của mọi người đến những gì Salesforce đã tạo ra. Sau sự thúc đẩy của Dreamforce, Salesforce+ sẽ chính thức thâm nhập ngành.
Khách hàng của Salesforce và cộng đồng doanh nghiệp lớn thực sự đang muốn những gì mà công ty này mô tả cho dịch vụ mới là “nội dung theo yêu cầu và phát trực tiếp cho mọi ngành hành, lĩnh vực kinh doanh, những câu chuyện hấp dẫn, khả năng lãnh đạo tư tưởng và lời khuyên của chuyên gia”.
Salesforce được coi là công ty SaaS đầu tiên thành công nhất trong lịch sử, và do đó, với những sản phẩm mới, họ rõ ràng là đang có những lợi thế nhất định.
Trong báo cáo thu nhập hàng quý gần đây nhất vào tháng 5, công ty đã tiết lộ mức doanh thu 5,96 tỷ USD, tăng 23% so với quý năm trước, đưa công ty này lại gần hơn với mức 25 tỷ USD/năm.
Nói về Salesforce+, dịch vụ này có vẻ hơi giống với nguồn cấp dữ liệu LinkedIn của bạn, nhưng ở dạng video.
Ông Brent Leary, nhà sáng lập và nhà phân tích chính của CRM Essentials, nói rằng ông có thể thấy được tham vọng mang lại doanh thu quảng cáo của Salesforce với dịch vụ mới này và tất cả đều gắn liền với nền tảng Salesforce.
“Một khách hàng có thể tài trợ một chương trình, quảng cáo một chương trình hoặc có thể cộng tác trong một chương trình…
Các khách hàng tiềm năng được tạo ra từ chương trình có thể được theo dõi và tính toán ROI, tất cả đều được thực hiện trên một nền tảng.”
Cho dù quảng cáo là mục tiêu cuối cùng của Salesforce+ thì mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, nhưng Salesforce đã chứng minh rằng thị trường thực sự có nhu cầu về nội dung Dreamforce khi có hơn một trăm nghìn người tham gia sự kiện này vào năm 2019.
Trong khi đại dịch chuyển hầu hết hoạt động hội nghị truyền thống sang lĩnh vực kỹ thuật số, việc làm cho Dreamforce và các loại nội dung số liên quan có sẵn quanh năm dưới dạng video thực sự là một bước chuyển có ý nghĩa nhất định trong bối cảnh này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi phát trực tuyến và nội dung số đang trở nên là một trong những xu hướng truyền thông chính, Salesforce Inc cũng vừa tuyên bố là sẽ gia nhập ngành.
Theo Reuters – Công ty phần mềm doanh nghiệp Salesforce Inc vừa cho biết họ sẽ tung ra một dịch vụ phát trực tuyến có tên là Salesforce +, cung cấp nội dung gốc tập trung vào các doanh nghiệp và chuyên gia.
Công ty này cho biết studio nội bộ của họ đã phát triển và sản xuất ra những nội dung cốt lõi cho dịch vụ phát trực tuyến, nó sẽ ra mắt tại sự kiện Dreamforce vào tháng 9 sắp tới.
Salesforce +, là một nền tảng dịch vụ truyền thông kinh doanh và nó không giống như các nền tảng phát trực tuyến khác của Walt Disney Co và Netflix cung cấp, nó sẽ bao gồm những trải nghiệm trực tiếp, loạt nội dung gốc và cả podcast.
Nội dung của Salesforce + bao gồm “Connections”, chương trình làm nổi bật những người làm marketing từ các công ty như IBM, Levi’s và GoFundMe, và “The Inflection Point” với sự góp mặt của các CEO từ các thương hiệu như Coca-Cola, PayPal và Ford Motor.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nền tảng phát trực tuyến số 1 thế giới đã ủng hộ một nền văn hóa triệt để của sự minh bạch, nhưng việc phàn nàn một cách không rõ ràng được chứng minh là một sai lầm không thể tha thứ đối với ba các giám đốc marketing của công ty.
Theo đó, Netflix đã sa thải ba giám đốc điều hành cấp cao trong bộ phận tiếp thị phim của mình sau khi một đồng nghiệp phát hiện ra các cuộc trò chuyện trên ứng dụng nhắn tin Slack của họ về các nhà lãnh đạo hàng đầu, theo The Hollywood Reporter.
Trong các tin nhắn, các giám đốc điều hành này đã chỉ trích các Sếp của họ, bao gồm Jonathan Helfgot, Phó chủ tịch tiếp thị phim gốc của công ty và Bozoma Saint John, Giám đốc Marketing (CMO) của công ty, theo báo cáo.
Netflix đã gây chú ý với nhiều người cho văn hóa “minh bạch triệt để”, trong đó bao gồm việc khuyến khích các nhà quản lý đưa ra phản hồi một cách thẳng thắn và nói chuyện cởi mở về các lý do của các vụ vi phạm.
Ông Helfgot cho rằng việc ‘trút giận’ với đồng nghiệp là điều bình thường và “cực kỳ miễn cưỡng” trong việc chấm dứt hợp đồng với các giám đốc điều hành này, tuy nhiên, ông đã bị áp lực bởi chính các ông chủ của mình.
Bởi vì những nhân viên này nói chuyện riêng tư, nên đồng giám đốc điều hành Netflix, Ông Ted Sarandos coi cuộc trò chuyện đó của họ là “phá hoại kết cấu công ty” và cho đó là một hành vi phạm tội không thể tha thứ.
Theo báo cáo, các giám đốc bị sa thải chiếm khoảng một nửa số nhân viên của công ty ở cấp độ đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mặc dù nhà lãnh đạo là ‘linh hồn’ là tiếng nói lớn nhất của tổ chức, nhưng họ cũng không thể sai lầm.
Getty Images
Khi nói đến những logic trong lãnh đạo, Đâu là câu nói có thể thể hiện bản chất của phong cách lãnh đạo? Tôi sẽ cho bạn một vài giây để suy nghĩ về điều đó.
Có thể bạn đã nghe ở đâu đó nhiều câu khác nhau, nhưng câu trả lời mà tôi muốn đưa ra ở đây là: “Lãnh đạo bằng hình mẫu”.
Nếu nhà lãnh đạo xuất hiện đúng giờ, nhân viên sẽ xuất hiện đúng giờ. Điều ngược lại cũng không ngoại lệ. Nhà lãnh đạo là người thiết lập mọi âm điệu của tổ chức.
Trong bất kỳ tổ chức nào, mọi con mắt đều đổ dồn về người lãnh đạo. Mọi người đi theo các người lãnh đạo cũng giống như việc họ sẽ noi theo những tấm gương tích cực của một người lãnh đạo.
Dưới đây là 7 sai lầm mà bạn có thể mắc phải với tư cách là một nhà lãnh đạo đang gây ra những tổn hại không nhỏ cho tổ chức của bạn.
1. Phàn nàn.
Không ai thích sự tiêu cực, đặc biệt là khi nó đến từ các nhà lãnh đạo. Nhân viên tìm đến các nhà lãnh đạo để được truyền cảm hứng, hướng dẫn, ghi nhận lời khuyên và hy vọng.
Trường kinh doanh Dale Carnegie viết: “Bất kỳ kẻ ngốc nào cũng có thể chỉ trích, lên án và phàn nàn – và hầu hết những kẻ ngu ngốc đều như vậy, nhưng bạn cần có đủ can đảm và sự tự chủ để có thể thấu hiểu và tha thứ”.
2. Nghệ thuật phê bình kém.
Sai lầm xảy ra ở khắp mọi nơi, ở tất cả các phòng ban. Cách chúng ta đối phó với chúng quyết định sự trưởng thành của chúng ta với tư cách là một nhà lãnh đạo.
Những lời chỉ trích mang tính hủy hoại sẽ chỉ khiến đội nhóm của bạn suy sụp tinh thần ngay cả khi nó được đưa ra sau những cánh cửa đóng kín.
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo phải học nghệ thuật của việc đưa ra những lời phê bình, những lời phê bình mang tính xây dựng. Thừa nhận điểm mạnh của họ và cách nhân viên có thể cải thiện chúng trong tương lai.
Những lời khen ngợi và công nhận tại nơi làm việc là điều mà bất cứ người nhân viên nào cũng thầm khao khát. Các nhà lãnh đạo thành công sẽ tìm cách khai thác những mong muốn đó bằng cách đưa ra những phản hồi tích cực.
3. Không lắng nghe.
Ông chủ hãng xe Ford, Henry Ford biết rằng lắng nghe là một trong những kỹ năng quý giá nhất mà một nhà lãnh đạo cần sở hữu.
Trong hội đồng quản trị của mình, có rất nhiều người không đồng ý với ông. Nhưng ông lại không muốn có một đội ngủ luôn ‘Say Yes’ với mọi thứ, ông cần những người có thể thách thức lại suy nghĩ của mình.
Lắng nghe là một kỹ năng thường bị nhiều người bỏ qua. Những nhà lãnh đạo không biết lắng nghe sẽ không thể duy trì sức ảnh hưởng cũng như tạo ra được những tác động tích cực cho doanh nghiệp của mình.
4. Thiếu tầm nhìn.
Chu kỳ kinh doanh đã đến giai đoạn chín muồi nhưng Blockbuster lại từ chối đi tiếp và sau đó đã trở thành con mồi cho Netflix.
Yahoo đã đánh giá thấp sức mạnh của công cụ tìm kiếm của Google. Kodak đã tạo ra máy ảnh kỹ thuật số, nhưng bị mắc kẹt với phim và phải trả giá.
Các nhà lãnh đạo phải thực sự ‘để mắt từ mọi hướng’ và nhận biết sớm nhất những thứ gì có thể xảy ra trong tương lai.
5. Thiếu quyết đoán.
Là một nhà lãnh đạo, bạn phải có khả năng ra quyết định nhanh chóng. Sự thiếu quyết đoán là một yếu tố làm ‘bóp nghẹt’ năng suất của các tổ chức, chỉ cần một sự chậm trễ trong quy trình của họ cũng có thể gây sụp đổ mọi thứ.
Tính quyết đoán của các nhà lãnh đạo cho nhân viên của họ biết họ luôn có một kế hoạch và họ luôn biết chúng ta cần phải làm gì.
6. Thiếu kiến thức do thiếu sự cập nhật.
Những nhà lãnh đạo vĩ đại đều hiểu được sức mạnh của sách và tri thức. Theo lời của Walt Disney, “Có nhiều kho báu trong sách hơn tất cả các chiến lợi phẩm khác từ cướp biển”.
Những nhà lãnh đạo luôn theo đuổi sự nghiệp học tập bắt đầu một ngày của mình bằng cách lấp đầy tâm trí của họ bằng kiến thức.
Họ cập nhật các bài báo và sách cả trong và ngoài lĩnh vực của họ.
Họ nuôi dưỡng tâm trí của họ bằng những ý tưởng và cảm hứng. Họ có những suy nghĩ đúng đắn và chắc chắn trước khi hành động.
7. Né tránh trách nhiệm.
Là một nhà lãnh đạo. Nếu bạn không sẵn sàng nhận trách nhiệm về những sai lầm mà mình đã gây ra trong tổ chức, bạn đang đặt ra một tiêu chuẩn nguy hiểm cho nhân viên.
Sau khi bạn đã đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp, bạn cần đảm bảo không để những thói quen xấu được hình thành vì nó là khuôn mẫu để người khác có thể noi theo.
Mặc dù những sai lầm nói trên có vẻ rất đơn giản, nhưng việc làm chủ được chúng sẽ lấy mất của bạn không ít thời gian, và thứ mà nó trả lại cũng rất ngọt ngào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu có một giải thưởng Oscar dành cho hạng mục hiệu quả kinh doanh, thì Netflix sẽ là cái tên sáng giá nhất. Chỉ mới 20 năm tuổi, công ty này đã có giá trị thị trường hơn 170 tỷ USD.
Noam Galai/Contributor/Getty Images
Tôi đã theo dõi Netflix từ năm 2005, khi lần đầu tiên tôi đến thăm trụ sở chính của nó ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley) và phỏng vấn Reed Hastings, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty.
Kể từ đó, tôi nghĩ rằng những thứ về chiến lược, công nghệ và văn hóa mà tôi đã học được từ Netflix là nhiều hơn tất cả so với những công ty khác mà tôi đã từng nghiên cứu.
Thật khó để tuyên bố rằng mọi thứ tôi biết và học được về kinh doanh đều từ việc theo dõi Netflix, nhưng chắc chắn rằng nhiều nhà lãnh đạo sẽ có thể nhìn thấy tương lai của sự cạnh tranh và đổi mới bằng cách xem cách công ty này kinh doanh.
Dưới đây là 03 bài học từ sự trỗi dậy của Netflix, điều mà bạn có thể áp dụng cho công ty của mình:
Dữ liệu lớn (big data) rất quyền lực, nhưng dữ liệu lớn cộng với ý tưởng lớn mới có khả năng chuyển đổi tốt.
Netflix là một công ty chuyên về công nghệ, các phân tích, thuật toán và sự đổi mới trong việc phát trực tuyến kỹ thuật số của nó đã làm thay đổi cách khách hàng xem phim và các chương trình truyền hình.
Nhưng công nghệ này luôn phục vụ cho một quan điểm duy nhất – xây dựng một nền tảng nhằm định hình những gì khách hàng xem, chứ không chỉ cách họ xem.
Công ty có một lượng lớn dữ liệu về thói quen xem video của 125 triệu người đăng ký (subscribers), từ các bộ phim và chương trình truyền hình họ thích hoặc không thích cho đến thời lượng họ xem một tập phim riêng lẻ hay mức độ họ say mê một bộ phim mới.
Hệ thống dữ liệu mạnh mẽ này tạo ra một hệ thống xã hội (social system) phong phú, điều sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phim và chương trình mà các thành viên có thể xem.
Dưới đây là cách nhà sáng lập Reed Hastings giải thích về vấn đề này vào năm 2005, khi công ty chỉ có 3,5 triệu người đăng ký.
“Bạn có thể dễ dàng để hiểu sai về Netflix. Vấn đề thực sự mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết là, bạn chuyển đổi lựa chọn như thế nào để người tiêu dùng có thể tìm thấy một luồng [giải trí] ổn định mà họ yêu thích?
Chúng tôi cung cấp cho mọi người một nền tảng để mở rộng thị hiếu của họ. Quan điểm này đã thúc đẩy Netflix ngay từ đầu và nó nhấn mạnh sức mạnh của những ý tưởng ban đầu đối với sự thành công trong kinh doanh.”
Bài học cốt lõi: Công nghệ quan trọng nhất khi nó phục vụ cho một chiến lược hấp dẫn.
Nếu bạn đặt mục tiêu phá vỡ hay làm gián đoạn một ngành công nghiệp nào đó, bạn phải sẵn sàng phá vỡ chính mình.
Netflix có thể được xem là ‘kẻ phá bĩnh’ của Thung lũng Silicon, một kẻ tuy mới gia nhập nhưng đã có thể định hình lại logic ‘cuộc chơi’ của toàn bộ ngành.
Tuy nhiên, điều thực sự đáng chú ý về sức mạnh của công ty này trong hai thập kỷ qua đó là nó đã tự phá vỡ chính nó để phục vụ sứ mệnh của riêng mình.
Netflix đã bắt đầu với một sự đổi mới khá đơn giản – đè bẹp Blockbuster bằng cách gửi DVD qua thư (đường bưu điện) và xoá bỏ phí trả trễ cho người dùng. Sau đó, nó chuyển đổi từ gửi nội dung qua thư sang phát trực tuyến phim và chương trình truyền hình kỹ thuật số.
Ngày nay, Netflix là một trong những nhà sáng tạo nội dung lớn nhất thế giới; nó sẽ chi 12 tỷ USD chỉ trong năm nay cho việc lập trình.
Như một câu chuyện gần đây trên tạp chí New York đã lưu ý, cách tiếp cận với việc lập trình của Netflix “đã làm thay đổi quá nhiều quy chuẩn của ngành kinh doanh truyền hình truyền thống.
Từ việc loại bỏ các tập phim xem thử để phát minh ra ‘ý tưởng xem say sưa’ thông qua việc thay thế yếu tố nhân khẩu học bằng những gì mà họ gọi là ‘cụm vị giác’ – một cách tiếp cận lập trình thông minh được thúc đẩy bởi công nghệ.
Bài học quan trọng: Đối với các công ty cũng như các nhà lãnh đạo, bạn không thể để những gì bạn biết hay tất cả những thành công trong quá khứ của bạn, làm giới hạn những gì bạn có thể tưởng tượng ra trong tương lai.
Chiến lược là văn hóa, văn hóa là chiến lược.
Hầu hết các phân tích về sự trỗi dậy và đổi mới của Netflix đều nhấn mạnh đến yếu tố chiến lược và công nghệ của nó.
Nhưng điều khiến tôi ấn tượng về nhà sáng lập Reed Hastings ngay từ lần đầu tiên gặp anh ấy là anh ấy và các đồng nghiệp của mình luôn suy nghĩ rất khắt khe về nhân tố con người và văn hóa, cũng như cách họ làm với nội dung và phát trực tuyến kỹ thuật số.
Khi nói đến con người mà Netflix tuyển và những gì họ hứa hẹn, cách họ đưa ra quyết định và chia sẻ thông tin, thậm chí là cả những gì họ làm để phụ vụ cho lợi ích của nhân viên, Netflix đã phát minh ra một loạt các phương pháp được thiết kế rõ ràng để kết nối tất cả những gì mà công ty hướng tới.
Năm ngoái, công ty đã cập nhật tuyên ngôn của mình trên Netflix Culture, một tuyên bố chi tiết về các nguyên tắc, chính sách và công việc của mình liên quan đến yếu tố con người trong kinh doanh.
“Nhiều công ty có những tuyên bố về giá trị, rõ ràng là họ có, nhưng thường thì những giá trị bằng văn bản này rất mơ hồ và dễ bị bỏ qua. Giá trị thực của một công ty được thể hiện qua việc ai đó được thưởng hay những giá trị cho đi từ phía công ty.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đó là mùa hè năm 1998 và chỉ hai tháng sau khi Netflix chính thức ra mắt, hai nhà đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp này Reed Hastings và Marc Randolph đã nhận được một cuộc gọi đề nghị từ Jeff Bezos của Amazon.
“Jeff Bezos muốn gặp chúng tôi”, nhà sáng lập Randolph nói với CNBC.
Randolph, lúc đó là Giám đốc điều hành của công ty, nhớ lại ông và nhà đồng sáng lập Hastings đã rất vui mừng khi được gặp nhà sáng lập Amazon, người khi đó mới bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử ngoài sách.
Hồi đó, Amazon còn khá non trẻ – chỉ mới 4 tuổi và một năm trước đó (năm 1997), nó đã ra mắt trên thị trường chứng khoán và huy động được 54 triệu USD.
Khi đó, Jeff Bezos, dưới áp lực của các nhà đầu tư, đã mong muốn thực hiện các tham vọng mua lại (M&A) quyết liệt để mở rộng dấu ấn của công ty này.
“Ông ấy muốn Amazon trở thành một ‘cửa hàng lưu trữ mọi thứ'”, Randolph viết trong một hồi ký của mình, và “Điều đó sẽ không bao giờ hiệu quả”.
Randolph cho biết: “Vào thời điểm đó, Amazon đã có doanh thu gần 100 triệu USD từ việc bán sách với khoảng 600 nhân viên.”
Randolph và Hastings biết rằng họ phải tham gia cuộc họp và bay đến Seattle để gặp Bezos và các cộng sự của ông.
Và họ đã rất ngạc nhiên với những gì họ tìm thấy ở Amazon: “Chúng tôi đã vào văn phòng đó và đó là một cái chuồng lợn.” Randolph nói.
“Mọi người dường như bị vắt kiệt sức ở đó. Tất cả các bàn làm việc đều là những cánh cửa, nó giống như những cánh cửa gỗ cũ”, Randolph nói.
“Và Jeff Bezos đã ở trong một văn phòng với bốn người khác.”
Randolph cho biết không mất nhiều thời gian để anh ấy và Hastings phát hiện ra rằng Bezos muốn mua Netflix để bắt đầu sự thâm nhập của Amazon vào thị trường video.
Và sau khi cuộc họp kết thúc, nhóm của Bezos đã đề nghị mua lại Netflix “ở một nơi nào đó trong tám con số thấp”, tức khoảng 14 đến 16 triệu USD.
Khi đó, sau 2 tháng thành lập, Randolph sở hữu 30% Netflix và Hastings sở hữu 70%. Cả hai người trong số họ sẽ ra đi với vài triệu USD trong tay nếu đồng ý bán.
Trên chuyến bay về nhà, Randolph nói rằng anh và người đồng sáng lập của mình đã thảo luận về ưu và nhược điểm của việc bán công ty.
Ưu điểm lớn nhất là khi đó Netflix vẫn chưa kiếm được tiền; nó không có một mô hình kinh doanh có thể lặp lại, có thể mở rộng hoặc có lợi nhuận và chi phí của họ rất cao.
Thêm vào đó, cả hai đều biết rằng nếu họ không bán cho Amazon, họ cũng sẽ sớm cạnh tranh trực tiếp với mình.
Tuy nhiên, bất chấp những điều đó, cả Randolph và Hastings cũng biết rằng họ đang “trên đường của một điều gì đó, của một tiềm năng mới.”
Netflix đã có một website hoạt động tốt, một đội ngũ thông minh và giao dịch với một số nhà sản xuất DVDs nổi tiếng. Netflix “không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói nó là nguồn tốt nhất trên internet cho DVDs”.
Randolph và Hastings quyết định rằng đó dường như không phải là thời điểm thích hợp để họ từ bỏ và từ chối thỏa thuận một cách “lịch sự” với Jeff Bezos ngay khi họ hạ cánh.
Cuối cùng, quyết định của họ cũng đã được đền đáp.
Ngày nay, Netflix là công ty internet lớn thứ sáu trên thế giới tính theo doanh thu, vượt quá 15,7 tỷ USD vào năm 2018 (tăng 35% so với năm 2017). Amazon là công ty internet lớn thứ hai sau Alphabet Inc., công ty mẹ sở hữu Google.
Netflix cũng đã phát triển từ một công ty cho thuê phim thành một công ty phát trực tuyến với hơn 151 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Ông Jerry Seinfeld, cách tiếp cận tưởng chừng như đơn giản này sẽ không bao giờ khiến bạn thất vọng.
Getty Images
Sau khi Netflix, nền tảng phát trực tuyến (streaming) số 1 thế giới chi trả 500 triệu USD cho quyền phát trực tuyến toàn cầu của Seinfeld (một kênh phim sitcom của Mỹ), nhà sáng lập Jerry Seinfeld có giá trị tài sản ước tính khoảng 950 triệu USD.
Bất kể bạn đang định nghĩa thành công là như thế nào – thì rõ ràng với Jerry Seinfeld – Ông đã rất thành công.
Nhưng cũng giống như nhiều người, thành công về mặt tài chính chỉ là sản phẩm phụ của sự nỗ lực không ngừng và tính kiên trì (consistent), chứ không phải là yếu tố chính, tiền và các giải thưởng khác nếu có phần lớn đều không liên quan.
“Tôi thích tiền chứ,” Jerry nói, “nhưng nó chưa bao giờ chỉ là về tiền cả.”
“Thay vào đó, đó là về công việc.” Jerry nói tiếp.
Dưới đây là những gì mà tính kiên trì đã giúp tạo nên thành công của Jerry Seinfeld:
Tính kiên trì làm tăng năng lực.
Seinfeld nổi tiếng với thói quen viết truyện cười. Ngay từ sớm, ông đã nhận ra cách duy nhất để trở thành một diễn viên hài giỏi hơn đó là viết những câu chuyện cười hay hơn – và cách duy nhất để viết những câu chuyện cười hay hơn là viết nhiều hơn mỗi ngày.
Ông có một cuốn lịch lớn và treo nó trong văn phòng của mình, mỗi ngày ông viết một câu chuyện cười mới, và ông đánh dấu X màu đỏ vào ngày đó.
Ông từng nói: “Chỉ cần giữ thói quen đó và chuỗi bài viết sẽ dài ra mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy được mình hạnh phúc đến như thế nào.”
Tính kiên trì làm tăng khả năng.
Jerry vốn không tập trung vào việc làm giàu, điều mà ông hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành. Hoặc trở thành một diễn viên hài nổi tiếng.
Ông chỉ tập trung làm công việc: Ngày này qua ngày khác.
Một phần bởi vì đó là cách duy nhất để hoàn thành một mục tiêu lớn, nhưng cũng bởi vì đó là cách duy nhất để đạt được – và duy trì những kỹ năng bạn cần để hoàn thành mục tiêu.
Theo Jerry:
“Tôi đã đọc một bài báo cách đây vài năm nói rằng khi bạn luyện tập rất nhiều một môn thể thao nào đó, bạn thực sự sẽ như là một ‘con đường lớn’: đường dẫn thần kinh trong não của bạn có thể chứa nhiều thông tin hơn.
Ngay sau khi bạn ngừng luyện tập, ‘con đường lớn’ đó sẽ bắt đầu thu hẹp trở lại.
Cuốn sách đó đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi đã từng tự hỏi, ‘Tại sao tôi lại thực hiện những công việc này, tại sao tôi lại lên sân khấu? Có phải tôi nên dừng lại không?
Câu trả lời cuối cùng là không. Bạn phải tiếp tục làm điều đó. ‘Con đường lớn’ sẽ bắt đầu thu hẹp lại khi bạn dừng lại.”
Tính kiên trì tạo nên thành công.
Bạn không thể kiểm soát người khác. Bạn không thể kiểm soát thời gian. Bạn cũng không thể kiểm soát vận may.
Và sự thật là, có rất ít thứ bạn có thể kiểm soát.
Ngoại trừ việc bạn làm việc chăm chỉ – và kiên trì đến như thế nào.
Vì vậy, nếu định nghĩa của bạn về thành công, là sự giàu có và thành tích nghề nghiệp, thì nỗ lực một cách kiên trì là công cụ cân bằng tuyệt vời.
Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn? Đừng chỉ ngồi trong văn phòng của bạn và lập kế hoạch, chiến lược và quản lý mọi thứ.
Hãy nói chuyện với những người làm việc cho bạn. Hằng ngày. Đặt ra những câu hỏi. Yêu cầu thông tin đầu vào. Hỏi ý kiến của họ. Hỏi làm thế nào bạn có thể làm cho công việc của họ tốt hơn. Đừng chỉ nghĩ về công việc – hãy làm công việc.
Theo thời gian, khả năng lãnh đạo của bạn sẽ được mở rộng.
Bạn muốn trở thành một nhân viên bán hàng giỏi hơn? Đừng chỉ tham gia các cuộc hội thảo và đọc sách hay xin những lời khuyên.
Hãy nói chuyện với những khách hàng tiềm năng. Nói chuyện với khách hàng hiện tại.
Đừng chỉ nghĩ về công việc – hãy làm công việc.
Theo thời gian, khả năng bán hàng của bạn sẽ được mở rộng.
Mặc dù hiện tại bạn không giàu có, bạn không có nhiều kinh nghiệm như người khác, nhưng bạn luôn có thể dựa vào sự nỗ lực và kiên trì của bản thân để thay đổi.
Bởi vì, theo thời gian, nỗ lực luôn tạo nên kỹ năng và kinh nghiệm.
Đặc biệt nếu nỗ lực của bạn là nhất quán hay bạn thực sự kiên trì.
Bạn muốn đạt được một mục tiêu lớn hơn?
Đó là điều bạn luôn có thể kiểm soát.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong 5 năm qua – từ 2015 đến 2020 – Netflix đã đầu tư khoảng 700 triệu USD để mở rộng mảng nội dung tại Hàn Quốc và thành lập hai cơ sở sản xuất chiến lược mới tại nước này.
Netflix cho biết hôm 25/2 vừa qua rằng họ sẽ chi 500 triệu USD trong năm nay cho các bộ phim được sản xuất tại phía Nam của Hàn Quốc để mở rộng phạm vi nội dung ngày càng tăng từ quốc gia này.
Các nhà làm phim và ngôi sao Hàn Quốc đang tập trung chủ yếu tại Seoul, nơi gã khổng lồ phát trực tuyến của Mỹ này đã công bố kế hoạch đầu tư sắp tới của họ.
Netflix tiết lộ rằng tính đến cuối năm ngoái, dịch vụ phát trực tuyến của mình đã có 3,8 triệu người đăng ký có trả phí tại Hàn Quốc.
Trong 5 năm qua – từ 2015 đến 2020 – Netflix đã đầu tư 700 triệu USD để mở rộng mảng nội dung tại Hàn Quốc và thành lập hai cơ sở sản xuất chiến lược tại nước này.
Bên cạnh việc mua lại bản quyền đối với nội dung hiện có của Hàn Quốc, Netflix cũng đã thực hiện hơn 80 chương trình và phim gốc tại địa phương, bao gồm cả phim kinh dị nổi tiếng “Kingdom” từ người sáng tạo Kim Eun-hee.
Đồng giám đốc điều hành và giám đốc nội dung tại Netflix cho biết:
“Cam kết của chúng tôi đối với Hàn Quốc rất mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và hợp tác với những ‘người kể chuyện’ Hàn Quốc trên nhiều thể loại và định dạng khác nhau.”
Điện ảnh Hàn Quốc đã trở nên nổi tiếng trên thế giới trong những năm gần đây.
Nhà làm phim Bong Joon-ho đã trở nên nổi tiếng toàn cầu vào năm ngoái khi bộ phim “Parasite” được giới phê bình đánh giá cao khi thống trị mùa giải thưởng.
Nó đã làm nên lịch sử khi trở thành bộ phim không nói tiếng Anh đầu tiên giành giải Phim hay nhất tại Lễ trao giải Oscar.
Về phần mình, Netflix đã tập trung vào châu Á – Thái Bình Dương trong những năm gần đây khi tốc độ tăng trưởng người dùng mới ở các khu vực khác trên thế giới chậm lại do nhiều người dùng đã là thành viên có trả phí.
Gã khổng lồ phát trực tuyến có trụ sở tại California này đang đặt cược rất lớn vào các thị trường như Hàn Quốc, Ấn Độ và toàn bộ khu vực Đông Nam Á để thúc đẩy động lực tăng trưởng trong tương lai.
Theo Sarandos, Netflix đã tạo ra hơn 200 loạt phim và phim truyền hình gốc châu Á kể từ năm 2016.
Tính đến tháng 12 năm 2020, Netflix báo cáo có hơn 25 triệu thành viên có trả phí ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) so với con số hơn 200 triệu trên toàn cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để giữ cho người đăng ký hài lòng, Netflix cho biết họ có hơn 500 tựa phim hiện đang được sản xuất hậu kỳ hoặc chuẩn bị ra mắt.
Bất chấp COVID-19, Netflix đã có một năm 2020 đáng nhớ. Vào cuối năm ngoái, công ty này đã vượt qua một cột mốc quan trọng khi đạt hơn 200 triệu người đăng ký trả phí.
Đại dịch và xu hướng ‘stay-at-home’ đã giúp Netflix có thêm kỷ lục 37 triệu người đăng ký mới trong năm nay, tăng 31% hàng năm so với năm 2019.
Sự tăng trưởng đó cũng xảy ra bất chấp việc tăng giá tại Mỹ mà công ty đã công bố vào tháng 10 năm ngoái, cụ thể là công ty này đã tăng gói tiêu chuẩn lên 13,99 USD một tháng và mức cao cấp lên 17,99 USD một tháng.
Trong quý 4 năm 2020, Netflix vẫn có thêm 8,5 triệu người đăng ký trả phí.
“Kể từ đầu năm 2018, nhóm thành viên có trả phí của chúng tôi đã tăng từ 111 triệu lên 204 triệu và doanh thu trung bình trên mỗi thành viên của chúng tôi đã tăng từ 9,88 USD lên 11,02 USD”, Phía Netflix cho biết.
Điều đó cho thấy, ở Mỹ và Canada, Netflix chỉ có thêm 860.000 người đăng ký mới trong Q4 với tổng số 74 triệu.
Phần lớn sự tăng trưởng xảy ra ở thị trường nước ngoài. Vào năm 2020, khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi chiếm 41% tổng số người đăng ký trả phí mới của công ty này.
Câu hỏi lớn là liệu Netflix có thể giữ chân người đăng ký của mình hay không.
Vào năm 2021, công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ những cái tên như Disney +, HBO Now, Peacock và Paramount + sắp được đổi tên, tất cả đều hứa hẹn sẽ cung cấp các chương trình truyền hình và phim mới.
Tuy nhiên, Netflix cho biết họ đã sẵn sàng cung cấp một lượng lớn nội dung mới cho dịch vụ của riêng mình:
“Với hơn 500 tựa phim hiện đang được sản xuất hậu kỳ hoặc chuẩn bị ra mắt trên dịch vụ và kế hoạch phát hành ít nhất một bộ phim gốc mới mỗi tuần vào năm 2021, chúng tôi tự tin sẽ tiếp tục cung cấp nội dung tuyệt vời cho thành viên”, Phía Netflix nói thêm.
Theo một số liệu nghiên cứu, Netflix có thể chi tới 19 tỷ USD cho nội dung trong năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dịch bệnh không được kiểm soát tốt ở châu u lại là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng ở thị trường mobile app nơi đây.
Người tiêu dùng châu Âu đã chi tiêu ước chừng 14,8 tỷ USD trên App Store và Play Store trong năm qua, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2019, theo báo cáo mới đây của Sensor Tower. Con số này đã chiếm 13,3% chi tiêu mobile app toàn cầu trong năm 2020.
Về số lượt tải, người dùng châu Âu đã thực hiện 28,4 tỷ lượt cài đặt trong năm 2020, tăng 17,4% so với năm 2019. Trong đó, lượt cài đặt trên Android chiếm tỷ lệ 73,9% so với chỉ 26,1% của iOS.
Trong số các nước châu Âu, Anh vẫn là nước đóng góp phần doanh thu cao nhất với 2,9 tỷ USD, theo sau là Đức (2,8 tỷ USD), Pháp (1,7 tỷ USD), Nga (1 tỷ USD) và Ý (802 triệu USD).
Số liệu cũng cho thấy, người Anh chi tiêu trên App Store rất mạnh trong khi người Đức chi tiêu trên Play Store nhiều nhất khu vực. Nhưng nước đóng góp lượt tải nhiều nhất lại là Nga với 6 tỷ lượt.
Với dịch bệnh và cách ly diện rộng ở châu Âu, ứng dụng đứng đầu doanh thu năm 2020 chính là Tinder, theo sau là Netflix và YouTube.
Tuy nhiên, Sensor Tower cũng lưu ý không thống kê được doanh thu ngoài, như trường hợp của Netflix điều hướng người dùng thanh toán qua website để tránh phải cắt hoa hồng 30% cho Apple.
Về lượt tải, TikTok không có đối thủ trong năm qua khi đứng đầu cả App Store lẫn Play Store. Đuổi rất sát là WhatsApp và Zoom. Tuy vậy, vị thế của WhatsApp trong năm mới 2021 có thể bị lung lay dữ dội sau những lùm xùm gần đây liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu với Facebook.
Như thường lệ, game mobile vẫn là động lực chính thúc đẩy doanh thu toàn thị trường trong năm qua với 9,6 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2019 và chiếm 64,8% toàn châu Âu. Chi tiêu của game thủ châu Âu cũng chiếm 12% toàn cầu, theo báo cáo.
Về số lượt tải, Play Store có hơn 10 tỷ lượt cài đặt, chiếm 81% tổng lượt cài game ở châu Âu năm qua. Trong đó, bảng xếp hạng Top game ăn khách phản ánh nhiều xu hướng lạ ở khu vực này.
Đứng đầu tuyệt đối là Coin Master với doanh thu 398,2 triệu USD, theo sau là Brawl Stars với doanh thu 259 triệu USD. Tuy nhiên, game được tải về nhiều nhất lại là hiện tượng Among Us với 64,7 triệu lượt tải.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok đang vượt qua Facebook về số giờ dành cho mỗi người dùng mỗi tháng.
Lần đầu tiên người dùng dành nhiều thời gian trên TikTok hơn Facebook theo dữ liệu từ một báo cáo mới về việc sử dụng ứng dụng.
App Annie báo cáo rằng thời gian dành cho TikTok đã tăng 325% so với cùng kỳ năm ngoái, có nghĩa là nó hiện đang đánh bại Facebook về số giờ dành cho mỗi người dùng mỗi tháng.
Thời gian trung bình dành cho mọi ứng dụng ở mọi thị trường cũng đều có tăng, nhưng ít ứng dụng nào lại tăng nhiều như TikTok.
TikTok đứng trong top 5 theo thời gian sử dụng và tốc độ tăng trưởng của nó trong năm qua vượt xa hầu hết các ứng dụng khác được phân tích trong báo cáo.
Số liệu từ App Annie
TikTok xếp thứ nhất trong danh sách các ứng dụng đột phá hàng đầu vào năm 2020, xếp hạng các ứng dụng theo mức tăng trưởng về người dùng hoạt động hàng tháng trong năm qua.TikTok đang trên đà đạt 1,2 tỷ người dùng hoạt động (MAU) vào năm 2021.
Về các phương tiện truyền thông mạng xã hội, câu lạc bộ 1 tỷ MAU là một nhóm ứng dụng sáng giá bao gồm Facebook, Messenger, Instagram, WhatsApp, YouTube và WeChat của Trung Quốc.
Không có gì phải bàn cãi khi TikTok dự kiến sẽ giành được một vị trí trong số các ứng dụng này trước khi năm này kết thúc.TikTok cũng đang ở trong một vị thế khác khi nói đến doanh thu, xếp hạng là ứng dụng không phải chơi game (non-gaming app) số 2 về chi tiêu của người tiêu dùng.
Trong khi nhiều ứng dụng truyền thông mạng xã hội kiếm tiền thông qua quảng cáo, TikTok kiếm tiền thông qua quảng cáo và cho phép người dùng mua hàng kỹ thuật số.
Để chắc chắn rằng sự phát triển theo cấp số nhân của TikTok là một trong những xu hướng hàng đầu trên mạng xã hội cần theo dõi vào năm 2021.
Hãy cùng xem các điểm nổi bật chính khác từ báo cáo.
Thiết bị di động tăng trưởng mạnh
Lượt tải ứng dụng dành cho thiết bị di động đạt mức cao mới là 218 tỷ vào năm 2020, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Người Mỹ dành nhiều thời gian trên thiết bị di động hơn 8% so với xem TV vào năm 2020 – 4 giờ mỗi ngày trên thiết bị di động so với 3,7 giờ trên TV.
Sự phát triển của thiết bị di động đã thúc đẩy ngành công nghiệp quảng cáo vào năm 2020 – tăng lên 240 tỷ USD chi tiêu cho quảng cáo trên thiết bị di động và dự kiến đạt 290 tỷ USD vào năm 2021.
Vị trí đặt quảng cáo trên điện thoại di động đã tăng 95% so với cùng kỳ năm trước ở Hoa Kỳ.Quảng cáo video đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc vào năm ngoái nhưng bị vượt lên bởi sự phát triển của quảng cáo xen kẽ.
Báo cáo của App Annie cho thấy sự tăng trưởng trong tất cả các danh mục ứng dụng như trò chơi, mua sắm, giao đồ ăn và dịch vụ phát trực tuyến.
Thời gian dành cho các ứng dụng dành cho doanh nghiệp đã tăng 275% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến sẽ vẫn ở mức cao khi các công ty tiếp tục cung cấp các tùy chọn làm việc từ xa.
Người dùng xem YouTube cao hơn 4 lần so với Netflix
YouTube là ứng dụng phát trực tuyến video hàng đầu tính theo thời gian trung bình dành cho mỗi người dùng và nó thậm chí còn chưa dừng lại. Người xem YouTube cao hơn 4 lần so với ứng dụng gần nhất tiếp theo đó là Netflix.
Người dùng dành trung bình 23 giờ mỗi tháng để xem nội dung trên YouTube.Để so sánh, Netflix có mức trung bình 5,7 giờ mỗi người dùng mỗi tháng.
Là một người làm marketing, người sáng tạo nội dung, nhà quảng cáo hoặc nhà xuất bản – mức độ tương tác lớn của khách hàng trên YouTube là điều không thể bỏ qua.
Nếu bạn đang muốn tăng cường nỗ lực content marketing của mình trong năm nay, hãy cân nhắc chú ý hơn đến YouTube, suy nghĩ về cách YouTube có thể phù hợp với chiến lược marketing-mix của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link