Skip to main content

Thẻ: nhà sáng tạo

Instagram thêm công cụ mới để giúp nhà sáng tạo tối đa hoá nội dung có thương hiệu

Instagram đang thử nghiệm một số tùy chọn kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo nhằm mục tiêu tối đa hóa thu nhập tiềm năng của họ thông qua việc tối ưu những nội dung có thương hiệu.

Instagram thêm công cụ mới để giúp nhà sáng tạo tối đa hoá nội dung có thương hiệu

Đầu tiên, Instagram đang thử nghiệm thư mục nhắn tin ‘Partnerships’ mới trong phần nhắn tin trực tiếp của Instagram, đây sẽ là không gian dành riêng để theo dõi các hoạt động truyền thông và cơ hội của các nội dung được tài trợ.

Như bạn có thể thấy ở trên, ngoài các tab ‘primary’, ‘General’ và ‘Request’ hiện có của bạn, Instagram cũng đang thử nghiệm thêm phần ‘Partnership messages’ mới trong hộp thư đến, nơi các thông báo về các đối tác sẽ được hiển thị.

Những thông báo hay tin nhắn này sẽ được lọc thông qua nền tảng quản lý cộng tác thương hiệu của Facebook (Facebook BCM) hoặc thông qua tùy chọn tìm kiếm thương hiệu mới, tuỳ chọn sẽ tạo điều kiện để kết nối với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đang theo dõi hồ sơ thương hiệu hoặc họ thông báo rằng hiện đã sẵn sàng để hợp tác với thương hiệu. (xem hình bên dưới).

Instagram cũng đang thử nghiệm một tùy chọn cửa hàng kỹ thuật số mới cho những nhà sáng tạo đang tham gia vào chương trình liên kết của nền tảng (affiliate program), tuỳ chọn cung cấp một cách khác để từng nhà sáng tạo quảng bá các sản phẩm được tài trợ của họ tới những người hâm mộ.

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên, nhà sáng tạo giờ đây về cơ bản có thể tạo cửa hàng để bán các sản phẩm của riêng họ, điều này vừa mang lại tiềm năng hiển thị nhiều hơn cho các thương hiệu vừa mang lại doanh thu tốt hơn cho chính nhà sáng tạo.

Tùy chọn này hiện đang được thử nghiệm với những nhà sáng tạo ở Mỹ đang tham gia chương trình liên kết của Instagram.

Và cuối cùng, Instagram cũng đang ra mắt quảng cáo nội dung có thương hiệu (branded content ads) mới trong Reels, một cách khác để kiếm tiền từ định dạng video ngắn.

Theo Instagram:

“Chúng tôi đã đưa những nội dung có thương hiệu vào Reels từ đầu năm nay và bây giờ chúng tôi đang giới thiệu quảng cáo nội dung có thương hiệu đến nó”.

Điều này sẽ mang lại cho các thương hiệu nhiều khả năng hơn để thúc đẩy sự cộng tác với những nhà sáng tạo thông qua Reels của họ. Đối chiếu với thành công của TikTok thì đây thực sự là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường sức hút trên nền tảng.

Về cơ bản, việc kiếm tiền từ các định dạng video ngắn vẫn còn là một thách thức lớn với các nền tảng khi các nhà quảng cáo không thể chèn quảng cáo ở đầu hoặc giữa hay cuối các video chỉ có độ dài tính bằng giây.

Điều này cũng giải thích tại sao các định dạng nội dung có thương hiệu sẽ là cách chính để các nền tảng cũng như nhà sáng tạo nội dung có thêm thu nhập.

Instagram cũng đang bổ sung khả năng thúc đẩy các bài đăng tự nhiên trên nguồn cấp dữ liệu và Stories trở thành bài quảng cáo với tùy chọn Boost for Branded Content mới.

Trên đây là những cập nhật quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kiếm tiền cho nhà sáng tạo của Instagram, điều mà nền tảng này đang coi như là một cách trọng yếu để phát triển ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Google và YouTube sẽ loại bỏ quảng cáo từ những nội dung chống lại sự biến đổi của khí hậu

Các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và nhà sáng tạo trên YouTube sẽ không còn có thể kiếm tiền từ những nội dung phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu.

Google và YouTube sẽ loại bỏ quảng cáo từ những nội dung chống lại sự biến đổi của khí hậu
SOPA Images | Getty Images

Google sẽ không còn cho phép các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và nhà sáng tạo nội dung trên YouTube kiếm tiền từ những nội dung phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu.

Google đã công bố trong một tài liệu vào ngày 7.10 vừa qua.

Nhóm Google Ads của Google cho biết:

“Hôm nay, chúng tôi công bố chính sách kiếm tiền mới dành cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản của Google và nhà sáng tạo nội dung trên YouTube.

Chính sách này sẽ cấm quảng cáo và kiếm tiền từ những nội dung gây mâu thuẫn với sự đồng thuận của khoa học về sự tồn tại và nguyên nhân của việc biến đổi khí hậu.”

“Điều này bao gồm những nội dung phủ nhận sự biến đổi của khí hậu, phủ nhận các xu hướng dài hạn cho thấy khí hậu toàn cầu đang ấm lên, phủ nhận khí thải nhà kính hoặc những hoạt động của con người có thể góp phần vào việc hạn chế sự biến đổi khí hậu.”

Google cho biết họ sẽ sử dụng kết hợp các công cụ tự động và đánh giá của con người để thực thi chính sách mới này trên phạm vi toàn cầu.

Google cho biết: “Khi đánh giá những nội dung đang chống lại chính sách mới này, chúng tôi sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng về bối cảnh của nội dung được đưa ra, phân biệt giữa những nội dung đưa ra các tuyên bố sai sự thật, với những nội dung báo cáo hoặc thảo luận về các ý kiến đó.”

Google sẽ vẫn cho phép hiển thị quảng cáo trên các nội dung về các chủ đề liên quan đến khí hậu như các cuộc tranh luận công khai về chính sách khí hậu, các cuộc nghiên cứu về khí hậu và hơn thế nữa.

Hành động này của Google nhằm mục tiêu chống lại những người đang phủ nhận hay chối bỏ sự biến đổi của khí hậu hiện đang diễn ra từng ngày, thông báo được đưa ra sau khoảng một tuần kể từ khi YouTube ban hành chính sách mới về việc cấm những thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

YouTube ra mắt podcast đầu tiên với tên gọi “The Upload”

Bên cạnh mục tiêu mở rộng nhiều hơn nữa năng lực trực tuyến, YouTube cũng mong muốn các nhà sáng tạo có nhiều cách hơn nữa để kiếm tiền với các sản phẩm của mình.

YouTube ra mắt nền tảng podcast với tên gọi "The Upload"

Khi tất cả các nền tảng mạng xã hội tìm cách triển khai nhiều cách hơn để cho phép các nhà sáng tạo kiếm tiền từ các nỗ lực của họ trên nền tảng, giữ cho họ đăng tải nội dung nhiều và thường xuyên hơn, khái niệm ‘Nền kinh tế sáng tạo’ (The Creator Economy) ra đời và mở ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả các chuyên gia và những người đam mê đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù việc trở thành một nhà người tạo nghe có vẻ như là một đề xuất khá đơn giản – tuy nhiên, việc xây dựng lượng người theo dõi, tạo nội dung phù hợp với sở thích của người dùng và sau đó kiếm tiền từ nó thực sự khá phức tạp.

Bạn cần làm rất nhiều công việc khác nhau, không chỉ về mặt tạo ra những nội dung nhất quán và khác biệt, mà còn liên quan cả đến marketing, thiết lập dòng doanh thu, quản lý hoạt động kinh doanh của riêng bạn, v.v.

Và để giúp bạn làm sáng tỏ hơn điều này, YouTube vừa ra mắt podcast đầu tiên có tên đầy đủ là “The Upload: The Rise of the Creator Economy”.

The Upload sẽ được làm nổi bật bởi các cuộc phỏng vấn với một loạt các ngôi sao trên YouTube, những người đã thiết lập thành công công việc của họ trên nền tảng, cung cấp những thông tin chi tiết về các kỹ thuật mà họ đã sử dụng.

Theo giải thích của YouTube:

“Chúng tôi muốn giới thiệu sự kỳ diệu của nền kinh tế sáng tạo theo một cách hoàn toàn mới, bằng cách đưa mọi người đến với những cảnh hậu trường để tìm hiểu chi tiết điều gì đang tạo ra sự thành công của các nhà sáng tạo.”

Về mặt lý tưởng, điều này sẽ giúp nhiều ngôi sao tiềm năng hơn của YouTube hiểu rõ hơn về những gì họ cần biết, đồng thời podcast cũng có thể giúp cung cấp một số quan điểm có giá trị về những gì mà những ngôi sao thành công này đã học được và con đường họ đến với những danh tiếng trực tuyến.

Podcast sẽ được điều hướng bởi nhà báo Brittany Luse và sẽ được giới thiệu trên các kênh của các YouTuber nổi tiếng như Lilly Singh, Caleb Marshall và Emmy Cho.

“Trong suốt chuỗi chương trình, Brittany sẽ giới thiệu đến người nghe những nhà sáng tạo với các kênh thuộc mọi quy mô khác nhau, những người đang xây dựng các hoạt động kinh doanh năng động và phát triển trên nền tảng. Các tập podcast sẽ được phát hành vào thứ 4 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 22 tháng 9.”

Khi YouTube, một nền tảng video, lại tung ra podcast, cũng không ít người băn khoăn, tuy nhiên, âm thanh (audio) sẽ trở thành một trọng tâm lớn hơn đối với YouTube vào cuối năm nay khi nền tảng này đang tìm nhiều cách hơn để tận dụng xu hướng các nền tảng âm thanh đang ngày càng gia tăng.

Nhiều YouTuber nổi tiếng hiện có các kênh podcast của riêng họ, họ chia sẻ trên nền tảng, cung cấp những nội dung tập trung vào âm thanh cho nhiều đối tượng hơn, trong khi YouTube cũng tập trung nhiều hơn vào âm nhạc với các tùy chọn nghe chỉ có âm thanh.

Cuối năm ngoái, YouTube đã báo cáo rằng thị trường phát trực tuyến video âm nhạc đang ở mức cao nhất mọi thời đại, trong khi bản thân YouTube Music hiện có hơn 77 triệu người đăng ký có trả phí.

Vì vậy, mặc dù các yếu tố trực quan vẫn là trọng tâm chính, YouTube cũng đang dành những sự quan tâm đáng kể đối với các dịch vụ âm thanh và chương trình podcast này là một phần của điều đó.

Bạn sẽ có thể tải xuống “The Upload” ở bất kỳ nơi đâu bạn nhận podcast của mình – từ YouTube, Spotify, Apple Music, Google Podcasts, Amazon Alexa, v.v.

Bạn cũng có thể đăng ký “The Upload” trên YouTube tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube mở rộng quyền truy cập tab “Cộng đồng” cho các nhà sáng tạo

YouTube đang tìm cách tạo cơ hội cho nhiều nhà sáng tạo hơn trên kênh của họ bằng cách mở rộng quyền truy cập vào tùy chọn đăng bài trên tab “Cộng đồng”. Đây là một cách để chủ kênh có thể tương tác với người hâm mộ của họ.

Như bạn có thể thấy ở trên, tab Community (Cộng đồng), hiện đã có sẵn cho các kênh có hơn 1.000 người đăng ký, cho phép nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đăng nhiều loại cập nhật khác nhau, bao gồm hình ảnh, GIF, cuộc thăm dò và thậm chí là cả video, trong không gian tương tác dành riêng trong nguồn cấp dữ liệu trên kênh của họ.

Theo giải thích của YouTube:

“Kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2021, chúng tôi sẽ giảm bớt tính đủ điều kiện cho tính năng đăng bài trên tab Cộng đồng từ các kênh có từ 500 đến 1000 người đăng ký (subscribers).

Đối với các kênh có dưới 500 người đăng ký, chúng tôi đang nỗ lực để đưa tính năng này đến với bạn trong tương lai. Lưu ý: Có thể mất khoảng 1 tuần để các nhà sáng tạo nội dung có thể thấy tùy chọn tạo bài đăng trên tab Cộng đồng sau khi kênh của họ vượt qua ngưỡng 500 người đăng ký.”

Cập nhật mới này của YouTube mang lại các cơ hội tương tác hoàn toàn mới cho những kênh muốn chia sẻ các bản cập nhật bổ sung, thu hút phản hồi của người xem, và tăng cường kết nối với những khán giả của họ.

YouTube lưu ý thêm rằng họ đã nỗ lực để cải thiện trải nghiệm đăng bài trên tab Cộng đồng trong vài tháng qua bằng cách bổ sung các tính năng mới như chỉ số bài đăng, cập nhật đa hình ảnh và lập lịch đăng bài.

Về cơ bản, tính năng đăng bài trên tab Cộng đồng giống như một nguồn cấp dữ liệu thu nhỏ trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Nơi mà một người nào đó truy cập Trang Facebook của bạn, xem tất cả các bài đăng mới nhất của bạn và sau đó họ có thể tương tác với các nội dung đó.

Cuối cùng, YouTube cũng lưu ý rằng do quyền truy cập vào các tính năng đăng bài trên tab Cộng đồng đã được mở rộng nên họ cũng sẽ xóa tab Thảo luận (Discussion) trên tất cả các kênh kể từ ngày 12 tháng 10 sắp tới.

Tab Thảo luận phục vụ cho những mục đích tương tự như tab Cộng đồng, trong đó cho phép nhà sáng tạo đăng những nội dung cập nhật mới nhất cho khán giả của họ.

Khác biệt duy nhất ở đây là tab Thảo luận hiện có sẵn cho tất cả các kênh có ít hơn 1.000 người đăng ký.

Nhưng một lần nữa, như YouTube lưu ý, họ đang tìm cách mở rộng quyền truy cập vào tab Cộng đồng nhiều hơn nữa trong tương lai gần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

YouTube thêm 5 tính năng mới cho các nhà sáng tạo nên nền tảng

YouTube đang bổ sung thêm những thông tin chi tiết mới cho các nhà sáng tạo video đồng thời cho phép họ kiểm soát nhiều hơn các quảng cáo trên kênh.

YouTube thêm 5 tính năng mới cho các nhà sáng tạo nên nền tảng

05 tính năng mới cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) video mà YouTube cập nhật nhằm cung cấp nhiều hơn các thông tin chi tiết của người xem, cũng như quyền kiểm soát tốt hơn các quảng cáo và phân đoạn video trên kênh:

Các tính năng bao gồm:

  • Evergreen video insights – nhiều thông tin hơn về các video có hiệu quả lâu dài.
  • Trending hashtag – thẻ hashtag về các xu hướng đang thịnh hành.
  • Công cụ kiểm soát quảng cáo AdSense.
  • Công cụ chỉnh sửa hàng loạt các phân đoạn video (video chapters).
  • Biểu tượng kiếm tiền màu vàng trong Studio Mobile.

Dưới đây là những thông tin thêm về từng tính năng ở trên.

Evergreen Video Insights.

YouTube đang cung cấp cho nhà sáng tạo quyền truy cập để khám phá thông tin chi tiết của các evergreen video. Evergreen video là những video đã hoạt động hiệu quả và phổ biến trong một khoảng thời gian dài.

Các thông tin chi tiết về evergreen video lần đầu tiên được giới thiệu dưới dạng thử nghiệm vào tháng trước nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu quá trình phân tích hiệu suất kênh hàng tháng của họ.

Sau nhiều phản hồi tích cực từ những người trong nhóm thử nghiệm, tính năng này hiện đang được triển khai cho tất cả những nhà sáng tạo khác trên toàn cầu.

Trending Hashtags.

Gần đây, YouTube cũng đã tung ra các thẻ hashtag thịnh hành trong phần khám phá để bạn có thể xem nhiều hơn các video phổ biến đồng thời nâng cao nhận thức về việc sử dụng các thẻ hashtags nói chung.

Đối với các nhà sáng tạo, những thẻ hashtags này cũng có thể là nguồn dữ liệu hữu ích để họ xác định những nội dung nào đã tạo “buzz” trên YouTube. Thông tin này là chìa khoá giúp họ định hướng tốt hơn cho các video trong tương lai.

YouTube xác định các thẻ hashtags xu hướng này như thế nào?

YouTube xác định và hiển thị các thẻ hashtag đang có mức tăng trưởng nhanh nhất trong số người dùng, sau đó YouTube chọn một nhóm nhỏ các thẻ này trên nhiều danh mục khác nhau như phim ảnh, trò chơi và thể thao.

Tính năng này hiện chỉ có sẵn cho người dùng trên thiết bị di động tại Mỹ.

Trình chặn quảng cáo AdSense Blocking Controls.

Đối với những nhà sáng tạo đủ điều kiện chạy quảng cáo, YouTube hiện cung cấp các biện pháp nhằm kiểm soát các quảng cáo AdSense.

Tính năng này là phương tiện mà nhà sáng tạo dùng để chỉ ra những quảng cáo hoặc loại quảng cáo cụ thể nào đó mà họ không muốn xuất hiện trên kênh của mình.

Tính năng này trước đây chỉ có sẵn cho các kênh trong chương trình đối tác của YouTube (YPP). Giờ đây, các mạng lưới liên kết đa kênh (MCN) cũng đang được cấp quyền truy cập.

Công cụ chỉnh sửa hàng loạt Video Chapters.

Sau nhiều thử nghiệm gần đây về tính năng này, YouTube đã nhận được khá nhiều phản hồi tích cực cho đến nay.

Do đó, YouTube hiện đang mở rộng tính năng phận đoạn tự động cho tất cả các video. Cũng như trước đây, nhà sáng tạo sẽ tự động được chọn tham gia vào tính năng này.

Đối với những người không muốn bật tính năng này trên kênh của mình, YouTube sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa các phân đoạn (chapter) trên một số lượng lớn video cùng một lúc.

Để làm điều này, YouTube đã thêm tùy chọn cho phép hoặc không cho phép các phân đoạn video được chỉnh sử trong lúc tải lên.

Bạn cũng có thể tắt điều này trong quá trình tải lên hoặc trình chỉnh sửa dữ liệu.

Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn cho phép các việc tự động phân đoạn trên tất cả video, chúng cũng sẽ chỉ được áp dụng trên một số lượng nhỏ các video.

Nó phụ thuộc vào việc liệu thuật toán có thể phát hiện ra các phân đoạn và xác định xem chúng có phù hợp với chính nội dung của video hay không. Người sáng tạo cũng luôn có tùy chọn thêm các phân đoạn của riêng họ theo cách thủ công.

Biểu tượng màu vàng trong Studio Mobile.

Ngoài ra, YouTube đang cho phép các nhà sáng tạo sử dụng các biểu tượng màu vàng để kháng nghị thông qua ứng dụng Studio dành cho thiết bị di động, thay vì chỉ thông qua máy tính để bàn như trước đây.

Đây là một bản cập nhật khác dành cho những nhà sáng tạo thuộc chương trình đối tác của YouTube. Biểu tượng màu vàng đề cập đến những video nhận được ít hoặc không nhận được đặc quyền kiếm tiền, biểu tượng này ít được mong đợi hơn so với biểu tượng màu xanh lục, vốn cho phép nhà sáng tạo có toàn bộ các đặc quyền.

Nói một cách đơn giản, nhà sáng tạo kiếm được nhiều tiền hơn khi các video được bật kiếm tiền hoàn toàn thay vì chỉ kiếm được một phần.

Giờ đây, nhà sáng tạo có thể gửi khiếu nại thông qua ứng dụng YouTube Studio dành cho thiết bị di động. Tất cả những nhà sáng tạo thuộc chương trình đối tác của YouTube (YPP) sẽ có quyền truy cập vào phần này trong cuối tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

TikTok mở cổng tích hợp nhà sáng tạo Creator Marketplace API cho Influential

TikTok đang mở cổng kết nối thị trường nhà sáng tạo “Creator Marketplace API” mới cho các công ty tiếp thị người có ảnh hưởng.

TikTok mở Creator Marketplace để mở rộng sức ảnh hưởng
Văn phòng của TikTok tại Culver City.

Trong số các đối tác đầu tiên, sẽ có Influential, một công ty có văn phòng tại Beverly Hills, New York và trụ sở chính ở Las Vegas.

API (cổng tích hợp) mới cung cấp cho các đối tác của TikTok như Influential quyền truy cập tới các xu hướng đang tăng trưởng và thông tin nhân khẩu học của các đối tượng từ dữ liệu của bên thứ nhất (first-party audience).

Từ những điểm dữ liệu quý giá này – các thương hiệu và agency có thể xác định nhà sáng tạo cho phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo của họ.

Hiện các điều khoản về tài chính của TikTok và các bên vẫn chưa được tiết lộ.

Ông Ryan Detert, giám đốc điều hành của Influential, cho biết:

“TikTok rõ ràng đang là đối tượng và nền tảng được săn đón nhiều nhất để tích hợp thương hiệu và chúng tôi tại Influential rất vui mừng khi được hợp lực để thúc đẩy sự tương tác, sự an toàn của thương hiệu và kết quả kinh doanh.”

Influential hiện có mạng lưới với hơn 3 triệu người có ảnh hưởng (influencer) và làm việc với các thương hiệu lớn bao gồm McDonald’s, General Mills Inc., DoorDash Inc. và Ford Motor Co.. Công ty này sử dụng công nghệ được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) để tìm kiếm các nhà sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công ty cho biết thêm:

“Tích hợp Creator Marketplace API giúp cung cấp những insights sâu hơn về nhà sáng tạo cả trước và sau chiến dịch để các đối tác như McDonald’s có thể chọn ra những đại sứ thương hiệu hoàn hảo nhất của họ, những người có thể giúp thương hiệu thúc đẩy lượt xem video, mức độ tương tác, lưu lượng truy cập và nhiều hơn thế nữa.”

TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hiện nền tảng này có gần 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên toàn cầu.

Theo dữ liệu nghiên cứu từ Influencer Marketing Hub, người dùng TikTok có tỷ lệ tương tác trung bình trên các bài đăng của họ là 18%, so với mức khoảng 4% trên Instagram.

Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer Marketing) là một ngành công nghiệp đang phát triển bùng nổ. Ngành công nghiệp này có giá trị 9,7 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 13,8 tỷ USD vào năm 2021.

Bà Melissa Yang, trưởng bộ phận quan hệ đối tác tại TikTok cho biết:

“Nhà sáng tạo là mạch máu của nền tảng của chúng tôi và chúng tôi không ngừng nghĩ ra những cách mới để giúp họ dễ dàng kết nối và cộng tác với các thương hiệu.

Chúng tôi rất vui mừng khi được tích hợp với một nhóm các đối tác tin cậy ưu tú để giúp các thương hiệu khám phá và đa dạng hoá nhiều hơn các nhà sáng tạo nội dung (content creator), những người có thể chia sẻ thông điệp của họ một cách chân thực nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo LABJ

3 mẹo nhỏ để xây dựng một chiến dịch người có ảnh hưởng thành công

Khi nhu cầu hợp tác giữa nhà sáng tạo và thương hiệu ngày càng tăng, các thương hiệu hiện có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những trải nghiệm mới và đáng nhớ cho đối tượng mục tiêu của mình.

Để xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả và lâu dài với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), dưới đây là 3 mẹo nhỏ mà các thương hiệu nên cân nhắc khi lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) của mình.

Duy trì tính xác thực của nhà sáng tạo là chìa khoá để thành công.

Mối quan hệ ở đây rất đơn giản: người hâm mộ theo dõi nhà sáng tạo vì họ ‘là một phần’ của những người hâm mộ – họ là ai, họ đại diện cho điều gì, họ quan tâm đến điều gì đều liên quan mật thiết đến những người hâm mộ.

Bản thân nhà sáng tạo nội dung đã trở thành thương hiệu và sự cộng tác này có thành công hay không phụ thuộc vào sự hợp lực tự nhiên (không ép buộc) giữa nhà sáng tạo và thương hiệu.

Những người làm marketing nên dành thời gian để thực sự hiểu nhà sáng tạo, tức họ đang đại diện cho điều gì để từ đó tạo ra một chiến dịch có thể kết hợp được yếu cá tính của họ với thương hiệu một cách tự nhiên.

Thay vì yêu cầu nhà sáng tạo thay đổi hoàn toàn phong cách giao tiếp của chính họ, sẽ luôn hiệu quả hơn khi các thương hiệu tiếp cận chiến dịch với nhà sáng tạo với tư cách là mối quan hệ đối tác, tức để nhà sáng tạo chủ đông trong việc đề xuất thông điệp cũng như nội dung, bởi vì suy cho cùng, khán giả là người hâm mộ của nhà sáng tạo.

Các thương hiệu nên đặt trải nghiệm của khán giả lên hàng đầu và tích hợp với nhà sáng tạo một cách tinh tế thông qua các thông điệp và nội dung của nhà sáng tạo.

Các thương hiệu nên sử dụng yếu tố cảm xúc để thúc đẩy những kết nối và tạo ra nhận thức tới thương hiệu của khán giả.

Nội dung có thương hiệu (Branded content) thường bị mang tiếng xấu, nhưng nếu nhà sáng tạo nội dung có khả năng tích hợp một cách liền mạch với thương hiệu thì đó là tình huống đôi bên cùng có lợi.

Cung cấp giá trị thông qua thuật kể chuyện – Storytelling.

Những người tiêu dùng chuyển sang các nền tảng xem video dài như YouTube với mục đích rất rõ ràng, đây là cơ hội để các thương hiệu có thể trò chuyện với các đối tượng mục tiêu.

Theo Google, có đến 70% người tiêu dùng thích những nội dung YouTube có thể phản ánh cuộc sống của họ và hơn 70% cảm thấy rằng nội dung YouTube mang lại cho họ sự kết nối mang yếu tố con người sâu sắc hơn.

Người tiêu dùng theo dõi những nhà sáng tạo yêu thích của họ vì nhiều lý do – nội dung của nhà sáng tạo liên quan đến niềm đam mê của họ, dạy họ những điều gì đó mới, giúp họ thư giãn… – vì vậy, các thương hiệu nên hợp tác chặt chẽ với nhà sáng tạo để hiểu và đáp ứng những kỳ vọng này.

Nếu người xem video nhìn thấy thông điệp hoặc sản phẩm của thương hiệu thông qua một nhân vật họ yêu thích trong những nội dung mà họ có thể liên quan, thì trải nghiệm này sẽ vô cùng hiệu quả và hoàn toàn có thể tạo ra chuyển đổi.

Các thương hiệu nên hướng tới việc nuôi dưỡng mối quan hệ giữa người xem và nhà sáng tạo của thương hiệu, mặc dù nghe thì có vẻ hơi xa vời nhưng nó thực sự tạo ra những kết nối mạnh mẽ về lâu dài.

Nhà sáng tạo là đối tác chứ không phải là kênh truyền thông.

Thương hiệu nên coi nhà sáng tạo là đối tác và để họ giúp các thương hiệu lên ý tưởng cho các chiến dịch.

Bởi lẽ họ đã dành cả sự nghiệp của mình để nuôi dưỡng, nghiên cứu và phát triển người hâm mộ của mình, nên hơn ai hết, họ là người có thể hiểu đối tượng mục tiêu của họ nhất.

Hãy tin tưởng những nhà sáng tạo, họ luôn biết cách tốt nhất để đảm bảo khán giả của họ thích nội dung và ghi nhớ đến thông điệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tính bền vững là chìa khoá cho sự tăng trưởng của Nestlé (P2)

Làm thế nào để một trong những thương hiệu thực phẩm lâu đời nhất thế giới có thể liên tục đổi mới và tăng trưởng?

Theo Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketing toàn cầu của Nestlé, thì tất cả đều là tập trung vào tính bền vững (sustainability), dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa bà với nhà sáng tạo nội dung YouTube Andrew Rea.

Andrew Rea: Khi nói đến các cách để duy trì tính bền vững (sustainability, Với tư cách là một doanh nghiệp, bạn định hướng điều đó như thế nào?

Aude Gandon: Có rất nhiều điều chúng tôi làm thực sự giúp ích và chuyển đổi sang nhiều các loại hình bền vững mà người tiêu dùng thực sự không nhìn thấy.

Giờ đây, 73% nguyên liệu của chúng tôi, nguyên liệu mà chúng tôi cung cấp để sản xuất thực phẩm, có nguồn gốc bền vững.

Và chúng tôi cũng đã đầu tư rất nhiều vào sự đổi mới trên sản phẩm có nguồn gốc thực vật, với các thương hiệu như Sweet Earth và Garden Gourmet, bạn biết đấy, nó thực sự giúp mọi người bắt đầu khám phá thế nào là loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Rõ ràng, người tiêu dùng cũng rất vui khi tiếp tục ăn thịt và cá, nhưng họ cũng muốn bắt đầu ăn ít chúng hơn một chút. Bây giờ bạn hoàn toàn có thể có những sản phẩm tuyệt vời từ thực vật mà không yêu cầu bạn phải thay đổi quá nhiều từ thói quen ăn uống của mình.

Andrew Rea: Có một vấn đề liên quan đến việc quản lý hàm lượng dinh dưỡng đối với người tiêu dùng, nếu có một sự thật mà bạn muốn truyền đạt cho họ, thì nó sẽ là gì?

Aude Gandon: Tôi nghĩ, không có thực phẩm xấu, mà chỉ có chế độ ăn uống tồi tệ. Và tôi nghĩ rằng đôi khi, mọi người khó khăn vì họ cứ tin rằng họ cần phải cắt giảm đi rất nhiều thứ để được khỏe mạnh.

Tôi nghĩ tất cả là về sự cân bằng, và về việc hiểu những loại thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp cho bạn những chất dinh dưỡng gì.

Đó thực sự là điều mà tôi rất thích, để có thể đảm bảo rằng thông điệp này ngày càng xuất hiện nhiều hơn.Tại Nestlé, chúng tôi phải đào tạo rất nhiều loại chủ đề khác nhau và phức tạp về dinh dưỡng.

Còn bạn thì sao, khi bạn cũng thường phải giải thích và phân tích mức độ phức tạp của các công thức nấu ăn hay xem xét các thành phần… để đơn giản hóa cho khán giả của bạn.

Bí quyết của bạn là gì để khiến nó trở nên đơn giản và dễ hiểu đối với mọi người xem?

Andrew Rea: Tôi làm nó từng bước một. Chương trình của tôi, bạn biết đấy, những gì bạn thấy trên máy quay chỉ là một phần rất nhỏ trong những gì tôi phải làm. Tuy nhiên tôi cố gắng trình bày mọi thứ một cách gọn gàng, đơn giản và rõ ràng nhất có thể.

Trên thực tế là, mọi thứ là một mớ hỗn độn và nhà bếp là cũng là một mớ hỗn độn. Không có nhà bếp nào sạch sẽ hoàn hảo và tôi cũng cố gắng thể hiện điều đó.

Tôi có một chương trình mới mang tên Botched by Babish, nơi các máy quay chỉ quay cảnh tôi nấu ăn và…, vì vậy tôi cố gắng trình bày mọi thứ sạch sẽ và đơn giản nhất có thể.

Aude Gandon: Làm cách nào Nestlé có thể tận dụng YouTube tốt hơn để kể các câu chuyện của chúng tôi về cách chúng tôi đang thực hiện các hành động vì sức khỏe, dinh dưỡng và tính bền vững?

Andrew Rea: Một sai lầm mà tôi nghĩ rằng rất nhiều thương hiệu mắc phải đó là họ tạo ra một video để nói về các sáng kiến bền vững của họ, nó nhận được hàng nghìn lượt xem, rồi sau đó, kết thúc câu chuyện.

Tôi nghĩ rằng một công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng là các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Chúng tôi thích làm việc với các nhà tài trợ của thương hiệu không chỉ bởi vì, bạn biết đấy, đó là cơ hội để tạo ra các quảng cáo tùy chỉnh mạnh mẽ.

Mà nó còn là bởi vì nó tạo cơ hội cho các bạn chia sẻ thông điệp của mình nhiều hơn là chỉ quảng bá sản phẩm mới, bạn nên chia sẻ ý tưởng và sáng kiến của bạn bằng cách sử dụng những nhà sáng tạo trên YouTube với lượng khán giả yêu thích sẵn có.

Khán giả sẽ tin tưởng các nhà sáng tạo hơn và sau đó bạn có thể sử dụng quảng cáo đó để điều hướng đến các video của bạn, nơi sẽ giải thích thêm về những sáng kiến đó của thương hiệu. Tôi nghĩ rằng làm việc với những nhà sáng tạo trên YouTube sẽ là một công cụ rất hữu hiệu cho các bạn.

Aude Gandon: Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Tôi nghĩ đó là điều mà chúng tôi cần phải làm nhiều hơn nữa, đồng thời lắng nghe bạn và thảo luận với bạn về sức mạnh của những nhà sáng tạo trên YouTube, tôi nghĩ đó là điều mà chúng tôi chưa khai thác và chúng tôi cần phải làm nhiều hơn.

Andrew Rea: Sự khác biệt giữa một nhà sáng tạo trên YouTube với các doanh nghiệp hay nhân vật công chúng truyền thống đó là… Nếu một diễn viên truyền hình truyền thống bước xuống phố, sẽ không ai hoặc rất ít người tiếp cận ngay đến họ.

Nhưng nếu tôi đi bộ xuống phố, mọi người sẽ đến bắt tay tôi và nói, “Này, tôi yêu thích buổi biểu diễn của bạn lắm đó”. Họ làm điều này là bởi vì họ cảm thấy có mối liên hệ cá nhân hơn với tôi, bởi vì tất cả mọi thứ trên kênh của tôi đều chỉ có tôi.

Vì vậy, tôi nghĩ, người dùng YouTube và những nhà sáng tạo nhỏ hơn sẽ là một công cụ rất mạnh mẽ cho các cách tiếp cận quảng cáo của Nestlé.

Aude Gandon: Cảm ơn bạn rất nhiều. Tôi hoàn toàn đồng ý và tôi nghĩ điều đó cũng phù hợp với Nestlé, với thương hiệu của chúng tôi.

Tôi thường nghĩ rằng, mọi người đã trưởng thành với thương hiệu của chúng tôi, vì vậy cũng có một mối quan hệ nào thân thiết ở đó, và bạn cũng tương tự, với tư cách là một nhà sáng tạo trên YouTube, bạn có các mối quan hệ này, bởi vì bạn là chính mình và đó là lý do tại sao mọi người theo dõi bạn và đăng ký kênh của bạn.

Andrew Rea: Vì vậy, đó là một cuộc trò chuyện rất thú vị. Tôi đã học được rất nhiều điều về Nestlé. Điều quan trọng nhất mà tôi nghĩ rằng tôi học được là họ quan tâm đến thức ăn.

Tôi biết rằng họ quan tâm đến thực phẩm không chỉ bởi vì họ làm ra thực phẩm và bán thực phẩm, mà vì họ thực sự quan tâm đến thực phẩm và dinh dưỡng cũng như tác dụng của thực phẩm đối với con người và cộng đồng.

Tôi nghĩ rằng đó là một thông điệp rất mạnh mẽ và tôi hy vọng rằng họ có thể tiếp tục chia sẻ nó đến một lượng lớn hơn người dùng và khán giả.

Aude Gandon: Hãy kể câu chuyện của bạn theo những cách đơn giản. Tôi nghĩ rằng sự đơn giản được thể hiện rất rõ ràng trong những gì Andrew đã nói với tôi, sự hiểu biết về cộng đồng của bạn ấy.

Và chắc chắn là sức mạnh của các nhà sáng tạo trên YouTube sẽ là điều mà chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá và phát triển cho thương hiệu cũng như doanh nghiệp của chúng tôi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

YouTube đang thử nghiệm tính năng mua sắm khi phát trực tiếp với các nhà sáng tạo được chọn

YouTube đang bắt đầu thử nghiệm tính năng mua sắm trong luồng mới trong khi phát trực tiếp như một phần của nỗ lực liên tục với các công cụ kiếm tiền cho nhà sáng tạo và phát triển thương mại điện tử

Theo giải thích của Google:

“Như chúng tôi đã thông báo vào đầu năm nay, chúng tôi đã thử nghiệm phiên bản beta một trải nghiệm mua sắm tích hợp cho phép người xem khai thác uy tín và kiến thức của những nhà sáng tạo đáng tin cậy để mua hàng trên YouTube.

Thử nghiệm này lần đầu tiên có trên các video theo yêu cầu và chúng tôi hiện đang thử nghiệm trải nghiệm này trên luồng phát trực tiếp với một số nhà sáng tạo và thương hiệu.

Vì vậy, nếu bạn đang xem một luồng phát trực tiếp (live-stream) được hỗ trợ trên YouTube, bạn có thể xem và mua sắm các sản phẩm trong thời gian thực.”

Tùy chọn này cũng tương tự như thử nghiệm của TikTok với mua sắm trực tiếp gần đây, khi ứng dụng hợp tác với Walmart trên một số chương trình phát sóng mua sắm trực tiếp.

Quá trình này sẽ bổ sung thêm nhiều cách để thương hiệu có thể tăng khả năng sản phẩm được khám phá YouTube – điều này cũng liên quan đến việc có đến 33% người mua sắm nói rằng họ đã mua các sản phẩm mà họ đã khám phá trên YouTube, đồng thời thời lượng xem video mua sắm có “giảm giá” đã tăng hơn 400% trong năm qua (theo Google).

Trong bối cảnh sự tăng trưởng của thương mại điện tử, một phần do hậu quả của đại dịch, YouTube đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn hơn về sự quan tâm của người dùng đối với những nội dung liên quan đến sản phẩm.

Cập nhật lần này của YouTube cũng là một sự đáp lại cho nhu cầu đó. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng đang bắt đầu thử nghiệm danh sách sản phẩm thương mại điện tử bên dưới video và quảng cáo dùng thử thông qua công nghệ thực tế ảo (VR) mới.

Đó thực sự là giai đoạn tiếp theo của các nền tảng, nơi người dùng sẽ ngày càng quen với việc xem và mua trực tiếp các mặt hàng trong các ứng dụng mạng xã hội, dựa trên bất kỳ nội dung nào được hiển thị.

Đó cũng là lý do tại sao YouTube đang tìm cách đi trước xu hướng. Và trong khi mua sắm trong các luồng phát trực tiếp chỉ là một phần nhỏ trong số này, thì đó là một động thái khác hướng tới các cấp độ tiếp theo của thương mại điện tử và kết nối xã hội.

Hiện YouTube chỉ đang cung cấp các công cụ mua sắm mới này cho một số ít nhà sáng tạo được chọn cho thử nghiệm, tất cả các tài khoản khác sẽ sớm nhận được cập nhật.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok sẽ tự động xoá những nội dung vi phạm chính sách trên nền tảng

Các công nghệ mới từ TikTok sẽ tự động xem xét và xoá các video vi phạm chính sách an toàn dành cho trẻ vị thành niên.

TikTok sẽ tự động xoá những nội dung vi phạm chính sách trên nền tảng

Theo đó, TikTok đang triển khai các công nghệ sẽ cho phép nó tự động xóa các video có cảnh khỏa thân, hoạt động tình dục, bạo lực và các nội dung khác vi phạm chính sách an toàn cho trẻ vị thành niên khác trên nền tảng.

Hệ thống sẽ xem xét tự động để ngăn chặn các loại video này cũng như những nội dung phản cảm, hoạt động bất hợp pháp và các nội dung khác vi phạm chính sách an toàn cho trẻ vị thành niên ở Mỹ và Canada, TikTok cho biết vào hôm thứ Sáu.

Eric Han, người đứng đầu bộ phận an toàn của TikTok tại Mỹ cho biết TikTok đang thực hiện những động thái nhằm giảm bớt số lượng video vi phạm mà người kiểm duyệt của nó đang phải xem xét.

Điều này sẽ cho phép họ có thể loại bỏ nhiều video liên quan đến những phát ngôn gây thù hận, bắt nạt và thông tin sai lệch hơn.

TikTok cũng thừa nhận rằng không có công nghệ nào có thể chính xác hoàn toàn, vì vậy những nhà sáng tạo trên nền tảng sẽ nhận được thông báo ngay lập tức và đưa ra lý do nếu video của họ bị xóa. Sau đó, họ cũng có thể khiếu nại quyết định này với TikTok.

Trước đây, không ít nhân viên của gã khổng lồ về truyền thông mạng xã hội như Facebook cũng đã phải đối mặt với chứng rối loạn căng thẳng vì phải xem lại nhiều lần những nội dung vi phạm.

Một cựu nhân viên của Facebook, người phải xem xét khoảng 1.000 mẩu nội dung mỗi đêm, đã từng kiện công ty này vì phải lọc ra những nội dung rất đáng lo ngại.

TikTok cho biết đội nhóm bảo vệ sự an toàn trên nền tảng của họ vẫn sẽ tiếp tục xem xét các báo cáo và kháng nghị của cộng đồng để xóa các nội dung vi phạm chính sách của họ.

Để thể hiện tính răn đe, những tài khoản đăng tải những nội dung liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em sẽ tự động bị xóa khỏi nền tảng.

TikTok cho biết ban đầu họ đã thử nghiệm công nghệ tự động mới này ở một số các quốc gia khác, bao gồm Brazil và Pakistan.

TikTok đã xác định và xóa hơn 8,5 triệu video ở Mỹ trong quý đầu tiên của năm 2021.

Điều đó có nghĩa là trong quá trình xem xét tự động, hàng nghìn video có thể bị xóa do nhầm lẫn. TikTok cho biết, công nghệ xem xét tự động này dự kiến sẽ được triển khai toàn cầu trong vòng vài tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook và Instagram sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD cho nhà sáng tạo nội dung

Để cạnh tranh lại với TikTok, CEO Mark Zuckerberg dự định trả hơn 1 tỷ USD để thu hút những nhà sáng tạo nội dung đến với nền tảng.

MarK Zuckerberg, CEO của Facebook, vừa thông báo trên trang cá nhân rằng ông sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD để trả cho những nhà sáng tạo nội dung trên Facebook và Instagram.

Khoản đầu tư này nằm trong nỗ lực nhằm cạnh tranh với TikTok, ứng dụng video dạng ngắn của Trung Quốc đang khiến các mạng xã hội khác ‘lo sợ’.

Zuckerberg đã viết trên tường Facebook cá nhân của mình:

“Chúng tôi muốn xây dựng những nền tảng tốt nhất để hàng triệu nhà sáng tạo có thể kiếm thêm thu nhập, vì vậy, chúng tôi đang xây dựng các chương trình mới để đầu tư hơn 1 tỷ USD nhằm trao thưởng cho những nhà sáng tạo có nội dung tuyệt vời mà họ đã tạo ra trên Facebook và Instagram đến năm 2022.

Đầu tư vào nhà sáng tạo không phải là điều mới mẻ đối với chúng tôi, nhưng tôi rất vui khi được mở rộng công việc này theo thời gian. Tôi sẽ sớm có thêm thông tin chi tiết.”

Chiến lược sẽ là trả phí cho người dùng khi sử dụng “các tính năng cụ thể của Facebook và Instagram hoặc bằng cách đạt được các mốc nội dung quan trọng nhất định”, theo The New York Times trích dẫn.

Khi mới bắt đầu, sáng kiến này sẽ hoạt động thông qua lời mời từ Facebook đến các nhà sáng tạo. Vào cuối năm nay, họ sẽ tạo ra một cổng thông tin mới, nơi người tham gia có thể theo dõi thu nhập của họ trên cả hai mạng xã hội.

Chương trình mới này được xem là một phần của chiến lược duy trì tính cập nhật trước sự phát triển ‘thần tốc’ của TikTok. Nền tảng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được coi là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất mọi thời đại.

Đến nay, TikTok đã được cài đặt hơn ba tỷ lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo – Creator Economy

Số lượng danh sách việc làm marketing liên quan đến nhà sáng tạo đã tăng 4.645 lần kể từ năm 2018, đạt mức cao nhất là 92.900 vị trí vào đầu năm nay.

Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo - Creator Economy
Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo – Creator Economy

Amazon hiện là nhà đăng tin tuyển dụng lớn nhất với 40 vai trò công việc khác nhau đang khả dụng tại thời điểm tháng 5 năm 2021, theo dữ liệu của Thinknum.

Con số này chính thức đánh bại các công ty truyền thông mạng xã hội khác như Facebook, ByteDance và Google, tất cả đều lọt vào top 10.

Bánh xe tuyển dụng của Amazon đã thay đổi kể từ trước khi Jeff Bezos rời cương vị Giám đốc điều hành, tuy nhiên mọi thứ ở phía trước đều là một ẩn số với tân CEO Andy Jassy.

Mặc dù chiến lược ​​tập trung vào nhà sáng tạo không nằm trong danh sách các ưu tiên của Jassy lúc này, nhưng rõ ràng là chúng đóng một vai trò quan trọng trong ba mảng kinh doanh đang phát triển nhanh chóng của Amazon:

Amazon Live.

Thương mại điện tử phát trực tiếp (livestreaming ecommerce) có lẽ là sản phẩm phù hợp nhất với các mảng kinh doanh cốt lõi của công ty.

Khả năng tổ chức các buổi phát trực tiếp đã có từ đầu năm 2019 nhưng chỉ có sẵn cho một số người bán được chọn cho đến tháng 7 năm 2020.

Đó là khi chương trình cho phép các thành viên của ‘Chương trình người ảnh hưởng trên Amazon’ (Amazon Influencer Program) tổ chức các buổi phát trực tiếp.

Mô hình này đã thành công ở Trung Quốc nhưng vẫn còn khá sơ khai ở Mỹ, hiện Amazon vẫn đang nỗ lực để nhân rộng thành công đó.

Twitch.

Amazon đang tìm cách tuyển một phó chủ tịch phụ trách nhà sáng tạo tại Twitch, nền tảng phát trực tuyến bằng video của Amazon (tập trung vào Game).

Twitch nhận thức rất rõ tầm quan trọng của nhà sáng tạo khi số giờ xem trong Quý 4 năm 2019 đã giảm so với Quý 4 năm 2018 sau sự ra đi của một số người phát trực tiếp hàng đầu, họ hiện đã chuyển sang các nền tảng khác.

Twitch đã bùng nổ vì đại dịch với tổng lượng thời gian xem tăng 67,36% so với cùng kỳ năm trước (YoY), từ 11 tỷ giờ vào năm 2019 lên 18,41 tỷ giờ vào năm 2020, theo Streamlabs và Stream Hatchet.

Prime Video.

Amazon cũng được cho là đang tìm kiếm người quản lý tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing manager) cho dịch vụ phát trực tuyến của mình.

Amazon thường hợp tác với những nhà sáng tạo để quảng cáo cho các chương trình gốc.

Và với hành động mua lại hãng phim MGM gần đây với giá 8,45 tỷ USD. (Ủy ban Thương mại Liên bang đang xem xét việc mua lại, theo The Verge.) Rất có thể Amazon sẽ gia nhập nền kinh tế nhà sáng tạo nhằm phát triển dễ dàng hơn các sản phẩm của mình.

Sự quan tâm của Amazon đối với nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) không chỉ nói lên mục tiêu của riêng công ty này mà còn cho cách các công ty truyền thông mạng xã hội và thương mại điện tử khác đang tự đổi mới mình để đáp ứng với thói quen mới của người tiêu dùng.

Việc Amazon kết hợp phát trực tiếp trên những website chính của mình cũng phần nào chứng minh cho việc nó đang lấn sân sang mảng truyền thông mạng xã hội trong khi các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook và TikTok cũng đang nhanh chóng xây dựng các tính năng thương mại điện tử vào ứng dụng của họ.

Khi các bức tường ngăn cách giữa các nền tảng mạng xã hội và thương mại điện tử bị xói mòn, vai trò của nhà sáng tạo nội dung cũng bắt đầu được mở rộng ra ngoài ranh giới của truyền thông mạng xã hội đơn thuần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok ra mắt chiến dịch #CreativityForGood để làm nổi bật những nhà sáng tạo và người dùng trên nền tảng

Khi sự kiện trao giải lớn nhất ngành quảng cáo hàng năm Cannes Lions sắp diễn ra, TikTok rất muốn tham gia nhưng đáng tiếc, ở hiện tại, các video của TikTok không phù hợp với các hạng mục Cannes hiện có. TikTok ra mắt chiến dịch #CreativityForGood để làm nổi bật những nhà sáng tạo và người dùng trên nền tảng

Với lý do này, TikTok đang tung ra một chiến dịch quảng bá riêng của mình để kỷ niệm Cannes Lions, với tên gọi #CreativityForGood.

Chiến dịch sẽ mời người dùng TikTok tạo các chiến dịch hoặc quảng cáo theo phong cách TikTok cho một trong bốn tổ chức phi lợi nhuận mà nền tảng này đang hợp tác.

Theo giải thích của TikTok:

“Thông qua thử thách hashtag #CreativityForGood, chúng tôi đang giới thiệu cách cộng đồng nhà sáng tạo và người dùng toàn cầu của chúng tôi đang thúc đẩy nhiều sự thay đổi của xã hội và truyền cảm hứng cho nhiều hành động.

Cho dù đó là việc hỗ trợ một tổ chức từ thiện, tình nguyện hay thực hiện các hành động tử tế ngẫu nhiên.

Là một phần của #CreativityForGood, chúng tôi cũng đã hợp tác với bốn tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, những tổ chức đang tạo ra những điều tốt mỗi ngày thông qua công việc của họ.”

Bốn tổ chức phi lợi nhuận ban đầu tham gia là:

  • Malala Fund – Được thành lập bởi sinh viên và người từng đoạt giải Nobel, Bà Malala Yousafzai, Malala Fund đầu tư vào các chương trình giáo dục để giúp các nữ sinh đến trường và phát huy hết tiềm năng của mình.
  • It Gets Better Project – Một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng đỡ, trao quyền và kết nối các đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới trên toàn cầu.
  • IFRC – Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là mạng lưới nhân đạo lớn nhất thế giới, tiếp cận 150 triệu người tại 192 quốc gia thông qua hoạt động của hơn 13,7 triệu tình nguyện viên.
  • One Tree Planted – Tổ chức từ thiện môi trường One Tree Planted được xây dựng nhằm giúp các cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, tạo khí hậu trong lành hơn, bảo vệ sự đa dạng sinh học và các nỗ lực tái trồng rừng trên khắp thế giới.

Về phần chiến dịch, người dùng TikTok sẽ được khuyến khích tạo các video clip của riêng họ để quảng bá những yếu tố đầy tính nhân văn này, sử dụng thẻ #CreativityForGood để tăng cường sức mạnh của thông điệp và góp phần nâng cao nhận thức của mọi người.

TikTok cũng sẽ quyên góp 50.000 USD cho mỗi tổ chức phi lợi nhuận trong số bốn tổ chức phi lợi nhuận lần này.

Đó là một cách tiếp cận khá thú vị từ TikTok nhằm tăng cường sự tương tác xung quanh các chiến dịch quảng cáo và nhắc nhở những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong việc xem xét cách họ có thể chuyển đổi các kỹ năng trên TikTok của họ thành việc quảng bá thương hiệu.

Bên cạnh đó, việc các video clip có mức độ tương tác cao cũng sẽ nhấn mạnh tiềm năng vốn có của TikTok – và điều này sẽ giúp TikTok ngày càng được công nhận nhiều hơn với tư cách là một nền tảng quảng cáo chuyên nghiệp đồng thời giành được vị trí trong các giải thưởng Cannes Lions trong tương lai.

Bạn có thể xem thêm nhiều thông tin về chiến dịch tại: #CreativityForGood 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube cho phép nhà sáng tạo thêm quảng cáo giữa, cuối video và phụ đề trong khi xử lý video

YouTube vừa ra mắt bản cập nhật mới cho phép nhà sáng tạo đặt quảng cáo giữa video (midroll), cuối video (postroll), thẻ thông tin… trong khi video của họ đang được xử lý. Một cập nhật giúp tiết kiệm đáng kể thời gian chờ của nhà sáng tạo.

YouTube cho phép nhà sáng tạo thêm quảng cáo giữa, cuối video và phụ đề trong khi xử lý videoTheo ông Conor Kavanagh đến từ YouTube giải thích, quy trình mới sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian cho nhà sáng tạo nội dung bằng cách cho phép họ kết hợp các quy trình thêm quảng cáo và nội dung vào quy trình tải lên của video, thay vì phải đợi cho đến khi video được tải lên đầy đủ trước khi thêm các tính năng này như trước đây.

Nếu bạn là nhà sáng tạo có nhiều video để tải lên và đặc biệt là những video dài với quá trình tải lên lâu hơn, bản cập nhật lần này có thể là một trợ giúp rất lớn.

Ngoài ra, bạn không chỉ có thể tiết kiệm thời gian mà còn là về việc cải thiện quy trình làm việc – thay vì như trước đây, trong quá trình chờ video tải lên, bạn tập trung vào cộng việc khác khiến chất lượng công việc của từng nhiệm vụ không hiệu quả. Giờ đây bạn có thể tập trung nhiều hơn để giải quyết một vấn đề hiệu quả hơn.

Ngoài ra, YouTube cũng xác nhận thông báo rằng từ đầu tuần này ứng dụng video dạng ngắn Shorts của họ hiện đã có sẵn ở 23 khu vực mới.

Trang tin TechCrunch cho biết, Shorts sẽ sớm có sẵn cho người dùng ở Anh, Canada và Mỹ Latinh, ngoài Ấn Độ và Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

YouTube thêm công cụ phát hiện vi phạm bản quyền mới

Tùy chọn mới của YouTube sẽ cung cấp cho người dùng thêm khả năng ngăn chặn việc vi phạm bản quyền (copyright) trong video tải lên cũng như việc phát hiện các IP tiềm ẩn mối nguy trong ứng dụng.

YouTube thêm công cụ phát hiện vi phạm bản quyền mới

Trước hết, YouTube sẽ thêm một yếu tố mới trong quy trình khiếu nại bản quyền cho phép nhà sáng tạo đánh dấu chọn báo cáo vi phạm bản quyền để ‘Ngăn các bản sao của những video này xuất hiện trên YouTube về sau‘ trong các tùy chọn phát hiện/xóa.

YouTube thêm công cụ phát hiện vi phạm bản quyền mới

Khi hộp kiểm này được chọn để xác nhận quyền sở hữu bản quyền thành công, YouTube sẽ ngăn bất kỳ người dùng nào khác tải lên cùng một video này bằng cách sử dụng công nghệ đối sánh video và phát hiện ID bản quyền.

Quá trình tương tự cũng sẽ cho phép YouTube thông báo với nhà sáng tạo khi bất kỳ nội dung tương tự nào được tải lên nếu hộp kiểm này được đánh dấu chọn.

Sau đó, các vi phạm tiềm ẩn này sẽ hiển thị trong tab ‘Đối sánh bản quyền’ (Copyright Match) trong YouTube Studio.

YouTube lưu ý rằng nhà sáng tạo phải đảm bảo rằng họ sở hữu độc quyền trên toàn thế giới đối với bất kỳ nội dung video nào mà họ xác nhận quyền sở hữu trong quá trình này.

Nhưng nếu bạn sở hữu nội dung đó và bạn muốn ngăn mọi người tải lên các phiên bản khác và sử dụng lại ‘tài sản’ của bạn, thì quy trình mới này cũng sẽ cung cấp một biện pháp khác để bảo vệ bạn chống lại việc lạm dụng video.

Để cung cấp thông tin chi tiết về mức độ hiệu quả của quy trình đối với những nội dung đã được xác nhận quyền sở hữu của bạn, YouTube cũng sẽ thêm một danh sách mới về số lượng video đã bị chặn tải lên do khiếu nại của bạn.

YouTube thêm công cụ phát hiện vi phạm bản quyền mới

Đây là một cách tốt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn, bằng cách ngăn chặn việc mọi người tải lên bản sao ngay từ lúc tải lên, điều này cũng có thể giúp YouTube giảm những tranh chấp và các vấn đề về doanh thu được tạo ra từ những bản sao đó.

YouTube cho biết trong trường hợp nền tảng của họ phát hiện các video lạm dụng và vi phạm bản quyền, họ sẽ xóa các tùy chọn khỏi các kênh đó hoặc trong một số trường hợp họ sẽ xoá luôn kênh đó để đảm bảo tính an toàn trên nền tảng.

Bản cập nhật mới này sẽ được triển khai từ 10.06.2021, nhưng sẽ được cập nhật từ từ cho đến khi đầy đủ các tính năng.

Ngoài ra, YouTube cũng cho biết rằng công cụ ‘Đối sánh bản quyền’ này của họ, cho đến nay chỉ dành riêng cho những nhà sáng tạo thuộc ‘Chương trình Đối tác của YouTube’ (YouTube Partner Program – YPP).

Mặc dù việc sao chép (copystrikes) vốn là một yếu tố ‘đau đầu’ cho nền tảng này từ trước đến nay, YouTube vẫn không ngừng nỗ lực để cải thiện hệ thống và giảm bớt gánh nặng cho những nhà sáng tạo trong việc quản lý các tài sản của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Instagram thông báo chương trình liên kết mới cho nhà sáng tạo trên nền tảng

Instagram đã công bố một số tùy chọn kiếm tiền mới cho nhà sáng tạo, bao gồm một chương trình tiếp thị liên kết mới, giúp nhà sáng tạo (Creator) dễ dàng kiếm tiền hơn từ các hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình.

Trước hết, nói về chương trình liên kết mới của mình – Instagram cho biết trong những tháng tới, họ sẽ bắt đầu thử nghiệm một ‘công cụ liên kết tự nhiên’ (native affiliate tool) mới, cho phép nhà sáng tạo khám phá các sản phẩm mới có sẵn để mua trong ứng dụng, sau đó chia sẻ chúng với người theo dõi và kiếm tiền hoa hồng từ bất kỳ giao dịch mua hàng nào mà liên kết của họ đã tạo ra sau đó.

Instagram thông báo chương trình liên kết mới cho nhà sáng tạo trên nền tảng

Như bạn có thể thấy ở trên, quy trình mới sẽ cho phép nhà sáng tạo đăng ký chương trình liên kết (Affiliate Program) mới, sau đó sẽ cho phép họ chọn các sản phẩm có sẵn trong ứng dụng của Instagram để thêm vào bài đăng của họ.

Nếu người dùng nhấn vào bài đăng của họ và tiếp tục mua hàng, nhà sáng tạo sẽ nhận được tiền hoa hồng.

Về cơ bản, đây là một quy trình tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) mà nhà sáng tạo không cần phải thực hiện bất kỳ thương lượng hoặc công việc nào với người bán lẫn nhà quảng cáo.

Bản cập nhật mới của Instagram chắc chắn sẽ mở ra những con đường kiếm tiền mới, một trọng tâm chính cho mọi nền tảng mạng xã hội trong bối cảnh thương mại điện tử đang nổi lên và tiếp tục chứng kiến nhiều sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, điều này có vẻ cũng tiềm ẩn không ít các rủi ro. Thông qua quá trình này, bản thân các thương hiệu sẽ không có bất kỳ tiếng nói trực tiếp nào về việc quyết định ai sẽ là ‘người có ảnh hưởng’ tiếp thị sản phẩm của họ.

Instagram nói rằng họ sẽ thử nghiệm tùy chọn mới này với một nhóm nhỏ các nhà sáng tạo và doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ trước khi tung ra rộng rãi toàn cầu.

Instagram cũng đã bổ sung một tùy chọn mới cho phép người dùng đính kèm cửa hàng hiện có của họ vào hồ sơ cá nhân, song song với tài khoản doanh nghiệp hoặc tài khoản nhà sáng tạo của họ.

Instagram thông báo chương trình liên kết mới cho nhà sáng tạo trên nền tảng

Điều này có thể sẽ mang lại nhiều con đường hơn để quảng bá trực tiếp, mở rộng nhiều phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu hơn trên nền tảng.

Bên cạnh đó, Instagram cũng đang bổ sung một tùy chọn cửa hàng khác sẽ cho phép những nhà sáng tạo có dòng sản phẩm của riêng họ dễ dàng thiết lập một cửa hàng mới bằng cách liên kết tài khoản của họ với một trong bốn đối tác bán hàng: Bravado/UMG, Fanjoy, Represent và Spring).

Instagram thông báo chương trình liên kết mới cho nhà sáng tạo trên nền tảng

Và cuối cùng, Instagram cũng đang thêm một số yếu tố khích lệ mới vào hệ thống quyên góp ‘Ngôi sao’ cho nhà sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc cung cấp các tùy chọn thanh toán cho những người phát trực tiếp (live-stream) trong ứng dụng.

Các tùy chọn mới về cơ bản sẽ cung cấp một số yếu tố bổ sung nhằm tạo thêm động lực tài chính cho nhà sáng tạo phát trực tiếp thường xuyên hơn.

Trong ảnh chụp màn hình ở trên, Instagram lưu ý rằng một nhiệm vụ sẽ thưởng cho nhà sáng tạo 150 USD tiền thưởng nếu họ kiếm được 5.000 ‘Ngôi sao’. Trong khi ở thời điểm hiện tại, 5.000 ‘Ngôi sao’ chỉ tương đương với khoảng 50 USD.

Ở cùng bối cảnh, TikTok vẫn tiếp tục tăng trưởng và là ứng dụng số 1 về nội dung video dạng ngắn trên thế giới, bỏ xa Reels của Facebook.

Mặc dù TikTok vẫn đang phát triển các công cụ kiếm tiền của mình cho nhà sáng tạo, tuy nhiên, nếu ở một thời điểm nào đó, khi nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nhận ra rằng họ nên kiếm tiền từ nội dung của mình trong nhiều ứng dụng khác, thì đây có thể là một trong những điểm mấu chốt mà các nền tảng ‘kế cận’ như Instagram có thể phát triển.

Mọi thứ vẫn đang ở phía trước và chưa biết chắc chắn đâu sẽ là nền tảng số 1 cho các nhà sáng tạo trong việc tối đa hoá doanh thu của họ trong ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook đang bổ sung công cụ mới trên Instagram nhằm giúp nhà sáng tạo kiếm thêm thu nhập

Facebook đang có kế hoạch bổ sung nhiều công cụ hơn để giúp nhà sáng tạo trên Instagram kiếm tiền từ những nỗ lực của họ, bao gồm cửa hàng dành cho nhà sáng tạo, quảng cáo nội dung có thương hiệu, và nền tảng người có ảnh hưởng cũng được cải thiện để kết nối tốt hơn giữa người dùng với thương hiệu.

Bản phác thảo mới đã được CEO Facebook, Mark Zuckerberg chia sẻ trong một cuộc trò chuyện trực tiếp với giám đốc Instagram, Adam Mosseri, trong đó họ đã thảo luận về nền kinh tế nhà sáng tạo đang phát triển bùng nổ và những nỗ lực của Facebook nhằm ‘chào đón’ nền kinh tế này, đặc biệt là đối với “Nhóm nhà sáng tạo trung lưu”.

Theo Zuckerberg, các cửa hàng nhà sáng tạo (Creator Shops) cũng sẽ tương tự như các cửa hàng Instagram và Facebook hiện có cho thương mại điện tử, nhưng sẽ mở cửa cho nhiều người dùng hơn, thay vì chỉ là những tài khoản doanh nghiệp.

Theo Zuckerberg:

“Chúng tôi thấy rất nhiều nhà sáng tạo cũng thiết lập cửa hàng và một phần của việc trở thành mô hình kinh doanh của nhà sáng tạo nội dung là bạn tạo ra nội những dung tuyệt vời và sau đó bạn có thể bán nội dung đó và vì vậy việc có cửa hàng cho những nhà sáng tạo sẽ thật là tuyệt vời”.

YouTube đã cung cấp các công cụ tương tự dành cho nhà sáng tạo, bao gồm một “kệ” sản phẩm để làm nổi bật hàng hóa có thương hiệu cho người xem video.

Instagram hiện có vẻ cũng đang đi theo hướng tương tự, cung cấp các công cụ quảng cáo mới để thêm nhiều cách hơn cho nhà sáng tạo trong việc thiết lập kết nối với khán giả và tạo ra nhiều thu nhập hơn từ những nỗ lực của họ.

Zuckerberg cũng lưu ý rằng họ đang tìm cách thiết lập một dịch vụ quảng cáo tích hợp mới, cho phép nhà sáng tạo được trả phí trực tiếp cho việc quảng cáo sản phẩm trong ứng dụng.

“Nhà sáng tạo nên nhận được một phần thu nhập từ doanh số bán những thứ mà họ đề xuất và chúng tôi nên xây dựng một thị trường liên kết để cho phép điều đó xảy ra.”

Hiện tại, hầu hết các giao dịch giữa thương hiệu với nhà sáng tạo đều xảy ra bên ngoài nền tảng và không có sự tham gia của Instagram hoặc Facebook, nhưng Facebook dường như đang tìm cách cải thiện điều đó bằng cách cung cấp một giải pháp mới, tích hợp sẵn để chia sẻ doanh thu, cung cấp một nguồn doanh thu khác và xây dựng nhiều niềm tin hơn cho nhà sáng tạo.

Và cuối cùng, Zuckerberg cũng lưu ý rằng Instagram đang nỗ lực không ngừng để cải thiện thị trường nội dung có thương hiệu nhằm tìm cách kết hợp các thương hiệu và nhà sáng tạo có liên quan để quảng cáo.

Như bạn có thể thấy ở trên, Brand Collabs Manager cung cấp một loạt dữ liệu phân tích kênh chuyên sâu và thông tin chi tiết về đối tượng để giúp các thương hiệu và nhà sáng tạo liên kết với nhau.

Theo Zuckerberg, hiện họ đang tìm cách cải thiện vấn đề này, đồng thời mở rộng công cụ này cho nhiều nhà sáng tạo trên Instagram hơn để một lần nữa mang đến nhiều cơ hội kiếm tiền hơn cho nhiều người dùng hơn.

Với việc TikTok tiếp tục tăng trưởng mạnh, cuộc đua giữa các đối thủ hiện đang diễn ra nhằm thiết lập quy trình tốt nhất để giúp nhà sáng tạo kiếm tiền từ công việc của họ, từ đó có thể thu hút những người sáng tạo hàng đầu và khán giả của họ đến với mỗi nền tảng.

Ví dụ, Snapchat hiện đang trực tiếp trả tới 1 triệu USD mỗi ngày cho các video clip ngắn hay nhất trong nguồn cấp dữ liệu, trong khi Twitter đang nghiên cứu một loạt các tùy chọn ‘Super Follow’ mới có thể giúp người dùng kiếm tiền sự hiện diện của họ.

LinkedIn cũng được cho là đang nỗ lực với các công cụ tạo doanh thu cho nhà sáng tạo, trong khi TikTok cũng đang phát triển các tùy chọn thương mại điện tử, bao gồm một quy trình cho phép người dùng “chia sẻ liên kết đến sản phẩm và tự động kiếm tiền hoa hồng trên bất kỳ doanh số bán hàng nào”.

Trận chiến này cuối cùng sẽ nghiêng về những người có nhiều nguồn lực hơn, có thể đó là YouTube và mạng xã hội Facebook.

Nhưng một sự thật là, thông qua việc cải thiện khả năng kiếm tiền của nhà sáng tạo, mỗi ứng dụng có thể duy trì tính cạnh tranh theo cách riêng của nó và giữ cho những ‘ngôi sao’ lớn nhất của nó không ‘lạc’ đến những ‘bầu trời’ khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

TikTok chia sẻ mẹo chiến lược quảng cáo mới

Với sự phát triển ngày càng mạnh và hướng tới đạt 1 tỷ người dùng, TikTok là nền tảng được ngày càng nhiều người làm marketing tìm kiếm và tích hợp vào các nỗ lực quảng cáo của họ.

quảng cáo tiktok

Để thu thập thêm Insights về vấn đề này, TikTok gần đây đã ủy quyền cho Kantar (công ty nghiên cứu thị trường của Anh) thực hiện một nghiên cứu mới để đánh giá cách quảng cáo trên TikTok được cảm nhận so với các nền tảng quảng cáo khác.

Để cung cấp đủ thông tin về điều này, Kantar đã phỏng vấn hơn 25.000 người tham gia, trên 20 quốc gia khác nhau, từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.

Và sau đây là những gì nghiên cứu có được:

1. Quảng cáo trên TikTok đang truyền cảm hứng.

Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi nhận thấy quảng cáo trên TikTok là nguồn ‘truyền cảm hứng’, chỉ số này cao nhất trên tất cả các nền tảng.

“Người dùng TikTok có tư duy khám phá khi cuộn qua nguồn cấp dữ liệu của phần ‘For You’, đồng thời họ cũng đang hài lòng khi tiếp nhận những video mới và đầy cảm hứng từ những nhà sáng tạo cũng như thương hiệu”.

Tất nhiên, điều đó sẽ liên quan trực tiếp đến các yếu tố sáng tạo của chính quảng cáo đó của nhà quảng cáo – nếu quảng cáo của bạn phù hợp với các đặc tính của TikTok và trông có vẻ tự nhiên trong nguồn cấp dữ liệu, điều đó cũng có thể dẫn đến việc mua hàng.

TikTok đã nhiều lần lưu ý rằng các nhà quảng cáo không nên tạo quảng cáo mà thay vào đó hãy tạo TikTok, tức hãy truyền cảm hứng cho người dùng.

Hiển thị sản phẩm với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn có thể dẫn đến những phản hồi mua hàng mạnh mẽ thông qua các chương trình khuyến mãi trên TikTok.

2. Quảng cáo trên TikTok đang thiết lập xu hướng.

Theo báo cáo:

“So với quảng cáo trên các nền tảng khác, mọi người coi những quảng cáo trên TikTok có khả năng thiết lập xu hướng nhiều hơn đến 21%.

Với các định dạng quảng cáo sáng tạo như ‘thử thách gắn thẻ hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge), các thương hiệu trên TikTok hiện có nhiều công cụ để trở thành một phần của văn hóa, cho phép đối tượng mục tiêu của họ tạo ra các xu hướng dựa trên âm thanh của thương hiệu (Branded Sounds), hành động, hiệu ứng hoặc câu chuyện liên quan đến thương hiệu và hơn thế nữa.”

Một lần nữa, điều này lại nhắc nhở các nhà quảng cáo hãy ‘make TikToks – not make Ads‘ – tập trung vào sự tương tác được đơn giản hóa với các xu hướng phổ biến giúp thương hiệu và người dùng cá nhân dễ dàng tiếp cận những thứ mới nhất.

Bằng cách tập trung vào các yếu tố phổ biến trong các video trên TikTok, bạn có thể trở thành một phần của văn hóa, có thể có tác động tích cực đến thương hiệu của mình.

3. Sự hài hước và lạc quan là chìa khóa.

TikTok nói rằng người dùng đến với nền tảng của mình để khám phá những nội dung nâng cao tinh thần từ cộng đồng TikTok, điều này rất có ý nghĩa với các nhà quảng cáo.

“8 trong số 10 người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng TikTok rất thú vị, hài hước.”

Điều này cũng đã ‘vô tình’ chỉ ra trọng tâm của cách tiếp cận chiến dịch TikTok của bạn và những gì người dùng mong đợi trên nền tảng.

4. Quảng cáo TikTok thu hút được sự chú ý.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quảng cáo TikTok rất tốt trong việc thu hút sự chú ý, với 67% người được hỏi đồng ý rằng quảng cáo trên nền tảng này sẽ thu hút được sự tập trung của họ – chỉ số này cao hơn 7% so với các nền tảng khác.

TikTok cũng lưu ý rằng các tùy chọn vị trí đặt quảng cáo như ‘TopView’ hoặc video đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi mở ứng dụng sẽ giải quyết được vấn đề “ngay tại thời điểm họ dễ tiếp thu và chú ý nhất” cho thương hiệu.

5. Người dùng TikTok dễ xem quảng cáo hơn.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dùng TikTok xem quảng cáo trong ứng dụng một cách thuận lợi hơn so với các nền tảng quảng cáo khác.

“Kết hợp nhiều yếu tố, quảng cáo trên TikTok cho thấy khả năng tiếp nhận quảng cáo trung bình tốt hơn 10% so với các nền tảng khác được thử nghiệm.

Hơn nữa, nhiều thuộc tính quảng cáo được thử nghiệm cho thấy rằng quảng cáo trên TikTok đã tìm ra những cách để trở thành một phần của cộng đồng với những điều chân thực và mới mẻ.”

Trên đây là một số lưu ý tốt mà bạn có thể cân nhắc trong các chiến lược quảng cáo của mình, giờ đây bạn có nhiều cách hơn để hiểu và thử nghiệm nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

YouTube thử nghiệm loại bỏ tính năng đếm số lượng ‘Dislike’ với Video

YouTube đang triển khai một thử nghiệm mới sẽ loại bỏ số lượt ‘Dislike’ với video của một số người sáng tạo, thử nghiệm này như một phần của những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm tác động của các hành vi tiêu cực trên nền tảng.

Theo ghi nhận từ YouTube, thử nghiệm mới nhằm giải quyết những lo ngại xung quanh các chiến dịch ‘Dislike’ (không thích, ghen ghét…) có mục tiêu xấu và tác động của các chỉ số tiêu cực đó đến sức khỏe người dùng trực tuyến.

Nhà sáng tạo nôi dung (Content Creator) vẫn có thể xem đầy đủ số lượt ‘thích’ và ‘không thích’ của họ trong YouTube Studio, đồng thời người xem vẫn có thể thích và không thích video như bình thường và những lượt bình chọn đó sẽ vẫn được tính vào xếp hạng video trong ứng dụng.

Nhưng việc loại bỏ việc hiển thị số lượng cụ thể có thể giúp loại bỏ một số kỳ thị tiêu cực nhất định, điều này có thể giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ nội dung của họ trên nền tảng.

Bản cập nhật mới này tương tự như thử nghiệm mới đây của Instagram với việc loại bỏ số lượt thích công khai, hiện tính năng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và thu thập phản hồi từ phía người dùng.

Bản cập nhật này sẽ rất có lợi cho các nền tảng trực tuyến chẳng hạn như YouTube – khi không có sự cạnh tranh về số lượt ‘thích’ hoặc sự tiêu cực về lượt ‘không thích’, điều đó có thể giúp loại bỏ một số áp lực từ việc đăng bài, giảm bớt căng thẳng tiềm ẩn từ đó giúp mọi người (đặc biệt là nhà sáng tạo) cảm thấy tự do hơn trong việc chia sẻ nội dung.

Trở lại năm 2018, CEO Twitter, Ông Jack Dorsey lưu ý rằng ông muốn biến số người theo dõi và số lượt thích trở thành một yếu tố ít quan trọng hơn trong ứng dụng của mình, thậm chí ông còn cho rằng số lượng người theo dõi cơ bản là ‘vô nghĩa’ và gây hại về tổng thể.

Theo Dorsey:

CEO Twitter | Jack Dorsey

“Nếu tôi phải bắt đầu lại việc xây dựng ứng dụng, tôi sẽ không nhấn mạnh nhiều đến số lượng ‘người theo dõi’. Tôi sẽ không nhấn mạnh số lượng ‘thích’ nhiều đến như vậy. Nó không thực sự đẩy những gì chúng tôi tin rằng hiện tại nên trở thành điều quan trọng nhất, lành mạnh nhất giữa các cuộc trò chuyện trên nền tảng.”

Trên YouTube, lượt thích và lượt không thích thực sự phục vụ một mục đích cụ thể hơn trong việc xác định mức độ phổ biến của video đó và do đó, phạm vi tiếp cận của video, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.

Bằng cách làm nổi bật các yếu tố tiêu cực thông qua việc đếm số lượng ‘Dislike’ hay ‘Không thích’, bạn đang tạo ra sự cạnh tranh xung quanh những yếu tố đó và chuyển mục tiêu trọng tâm của những tương tác trên mạng xã hội theo hướng tiêu cực hơn.

Nếu việc giảm bớt sự ảnh hưởng hoặc loại bỏ các phướng án tiêu cực như vậy có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trở nên tốt và lành mạnh hơn, thì việc giảm bớt sự hiện diện của chúng cũng là điều rất hợp lý mà các nền tảng nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook thêm 3 cách mới để kiếm tiền từ nội dung video

Facebook đang triển khai nhiều cách hơn để kiếm tiền từ video và gia tăng doanh thu cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng của mình.

Facebook đang tung ra 03 bản cập nhật mới nhằm giúp những nhà sáng tạo nội dung video kiếm được nhiều tiền hơn.

Những thay đổi mới nhất đối với các tùy chọn kiếm tiền từ video của Facebook bao gồm:

  • Kiếm doanh thu từ video dạng ngắn.
  • Mở rộng tính đủ điều kiện cho nhiều nhà sáng tạo nội dung hơn.
  • Giúp nhà sáng tạo kiếm tiền từ đóng góp của người xem dễ dàng hơn.

Khả năng kiếm thêm thu nhập từ các video được xuất bản lên Facebook hiện đã khả dụng cho các Trang đáp ứng một số tiêu chí nhất định.

Vì các tiêu chí hiện đã được cập nhật:

Cập nhật đối với yêu cầu về tính đủ điều kiện.

Nhiều Trang hơn sẽ có thể kiếm tiền từ video của họ bằng quảng cáo sau khi cập nhật tiêu chí đủ điều kiện của Facebook.

Facebook có các bộ yêu cầu riêng biệt cho từng loại quảng cáo video: Trong luồng (In-stream), Trực tiếp (Live) và Trò chơi (Gaming).

Tính đủ điều kiện của quảng cáo trong luồng.

Quảng cáo trong luồng đề cập đến các quảng cáo được hiển thị trước hoặc trong video.

Để đủ điều kiện chạy quảng cáo trong luồng, Trang Facebook phải có:

  • Tổng cộng 600.000 phút được xem từ bất kỳ nội dung video nào được tải lên trong 60 ngày qua. Điều này có thể bao gồm tải lên video thông thường và phát trực tiếp.
  • 5 video tải lên đang hoạt động trở lên hoặc các video trực tiếp trước đó. Video phải được xuất bản, không bị xóa và phải tuân thủ chính sách kiếm tiền từ nội dung của Facebook.

Trước đây, Facebook chỉ xem xét các video tải lên trên ba phút mới đủ điều kiện.

Giờ đây, Facebook cũng xem xét các video tải lên có thời lượng ngắn hơn, các luồng trực tiếp và cả các bản ghi video trực tiếp.

Quảng cáo trong luồng tiếp tục có sẵn cho các Trang có ít nhất 10.000 người theo dõi và chúng không có sẵn cho trang cá nhân (profiles).

Kiếm tiền từ nhiều loại video khác nhau.

Giờ đây, các Trang có thể kiếm tiền từ các video ngắn trong vòng 1 phút thay vì trước đây, bạn chỉ có thể kiếm tiền từ video có thời lượng từ 3 phút trở lên.

Video vượt quá 3 phút có thể bao gồm quảng cáo giữa video, được hiển thị trong khi video đang phát thay vì trước khi video bắt đầu.

Quảng cáo giữa video hiện có thể được hiển thị sau 45 giây chạy video so với mức 1 phút trước đó.

Tính đủ điều kiện của quảng cáo phát trực tiếp.

Facebook có các yêu cầu về tính đủ điều kiện riêng cho các Trang quan tâm đến việc kiếm tiền từ các luồng phát trực tiếp (Live Stream).

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí trong những phần trên, Trang sẽ phải đáp ứng một yêu cầu khác để chạy quảng cáo trong khi phát trực tiếp: cụ thể đó là 60.000 phút phát trực tiếp được xem trong 60 ngày qua.

Facebook lưu ý rằng thời gian xem các bản ghi (recordings) của các luồng trực tiếp sẽ không được tính vào việc đáp ứng tiêu chí đủ điều kiện này.

Kiếm tiền trực tiếp từ người xem.

Khi Trang đủ điều kiện để chạy quảng cáo trong luồng trực tiếp, họ cũng sẽ có thể kiếm tiền với ‘Ngôi sao’.

Đó là một dạng tiền kỹ thuật số mà người dùng mua bằng tiền thật và gửi cho nhà sáng tạo để thưởng (donate) cho nội dung của họ.

Sau đó, nhà sáng tạo sẽ kiếm được một phần doanh thu từ các ‘Ngôi sao’ mà họ nhận được trong một luồng nào đó.

Facebook đang mở rộng tính đủ điều kiện cho ‘Ngôi sao’ đến 15 quốc gia khác nhau.

Nhà sáng tạo nội dung có thể kiểm tra xem Trang của họ có đủ điều kiện tham gia bất kỳ chương trình kiếm tiền nào trong số này hay không trong ‘Creator Studio’.

Trang cũng có thể đăng ký các chương trình này trong ‘Creator Studio’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

  • 1
  • 2