Skip to main content

Thẻ: Starbucks

Mixue trở thành chuỗi F&B lớn thứ 4 thế giới (sau McDonald’s và Starbucks)

Mixue được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất thế giới – nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ.

Theo số liệu thống kê từ Momentum Works, Mixue đã trở thành chuỗi F&B lớn thứ tư thế giới. Với khoảng 36.000 cửa hàng trên toàn thế giới, quy mô của Mixue đã vượt qua KFC (29.000 cửa hàng), chỉ xếp sau McDonald’s (42.175 cửa hàng), Starbucks (38.038 cửa hàng) và Subway (36.592 cửa hàng). Mixue cũng được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất – nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ.

Trong vòng một thập kỷ qua, đặc biệt từ 2017 đến nay, nếu như Subway chứng kiến sự suy giảm về quy mô, còn Starbucks, McDonald’s, Domino’s hay Burger King duy trì mức tăng quy mô cửa hàng khá ổn định thì đồ thị của Mixue dốc hơn cả. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ như vậy, Mixue có thể vượt qua McDonald’s chỉ sau 1-2 năm nữa.

Hiện nay, hơn 32.000 cửa hàng của Mixue đặt tại quê nhà Trung Quốc, số còn lại chủ yếu tập trung ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên mà Mixue vươn tới vào năm 2018. Với khoảng 1.000 cửa hàng phủ sóng khắp các tỉnh, Việt Nam là thị trường nước ngoài có số cửa hàng lớn thứ hai của Mixue tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia (khoảng 2.800 điểm).

Tại Trung Quốc, Mixue cũng chiếm thị phần vượt trội về cả GMV và số lượng ly nước bán ra. Theo Momentum Works, trong thị trường rất phân mảnh và cạnh tranh như Trung Quốc, Mixue đã sở hữu 11,2% thị phần GMV, trong khi Luckin Coffee là 7,4%, Starbucks là 6,2%. Về số lượng ly bán ra, Mixue cũng chiếm tới 32,7% thị phần, còn các chuỗi lớn khác không có ai chiếm được tới 10%.

Tuy nhiên, Momentum Works nhận định: “Mixue là một công ty về chuỗi cung ứng hơn là một doanh nghiệp F&B. Mixue định vị mình là thương hiệu đồ uống mới chất lượng cao, đáng giá tiền, với các sản phẩm thường có giá khoảng hoặc dưới 1 USD.

Không giống như hầu hết các thương hiệu nhượng quyền F&B chủ yếu kiếm tiền từ tiền bản quyền và chia sẻ lợi nhuận, Mixue chủ yếu hoạt động như một công ty chuỗi cung ứng, coi việc bán nguyên liệu và thiết bị cho các bên nhận quyền là nguồn doanh thu chính”. 

Doanh thu của Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua Starbucks tại Trung Quốc

Doanh thu của Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua Starbucks tại Trung Quốc

Số liệu mới đây cho thấy chuỗi cà phê Trung Quốc – Luckin Coffee, sau khi xây dựng lại doanh nghiệp từ bê bối gian lận bốn năm trước, đã báo cáo doanh số bán hàng vượt xa đối thủ là gã khổng lồ ngành F&B Starbucks tại thị trường tỷ dân này.

Doanh thu của Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua Starbucks tại Trung Quốc
Doanh thu của Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua Starbucks tại Trung Quốc

Theo CNN, chuỗi cà phê Trung Quốc – Luckin Coffee, sau khi xây dựng lại doanh nghiệp từ bê bối gian lận bốn năm trước, đã báo cáo doanh số bán hàng vượt xa đối thủ Starbucks tại thị trường tỷ dân này.

Theo kết quả tài chính được công bố vào tuần trước, Luckin đã tạo ra tổng doanh thu 24,9 tỷ nhân dân tệ (3,5 tỷ USD) trong năm 2023, tăng 87% so với năm trước.

Báo cáo không phân chia doanh thu theo thị trường, nhưng phần lớn doanh số của công ty đến từ Trung Quốc. Ở thị trường quốc tế, Luckin chỉ có 30 cửa hàng ở Singapore, trong đó cửa hàng đầu tiên ra mắt vào tháng 3 năm ngoái.

Starbucks báo cáo tổng doanh thu 3,05 tỷ USD tại Trung Quốc trong năm tài chính 2023 kết thúc vào ngày 1/10, theo tính toán dựa trên kết quả hàng quý của công ty. Chuỗi cà phê Mỹ này chưa báo cáo đầy đủ doanh số bán hàng tại Trung Quốc.

Luckin cho biết lợi nhuận ròng chưa kiểm toán của họ trong năm 2023 đạt 2,85 tỷ nhân dân tệ (396 triệu USD), tăng nhiều lần so với kết quả 488 triệu nhân dân tệ (68 triệu USD) trong năm 2022.

Luckin, được cho là chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc khi thương hiệu này thông báo vượt qua Starbucks ở đại lục về số lượng cửa hàng vào năm 2019.

Sự bùng nổ doanh số bán hàng của Luckin trong năm ngoái một phần nhờ vào việc mở rộng nhanh chóng. Đến cuối năm 2023, Luckin có 16.218 cửa hàng tại Trung Quốc, gần gấp đôi so với con số hơn 8.200 cửa hàng của chính họ vào năm 2022.

Ngược lại, Starbucks có 6.975 cửa hàng tại Trung Quốc tính đến cuối tháng 1, theo kết quả quý gần nhất của công ty được công bố đầu năm nay. Con số đó tăng 14,5% so với một năm trước đó.

Một số cửa hàng của Luckin do họ tự vận hành, trong khi một số khác do các đối tác nhượng quyền điều hành. Trong khi đó, các cửa hàng của Starbucks ở Trung Quốc hoàn toàn thuộc sở hữu của công ty.

Ở thị trường toàn cầu, Starbucks vẫn là chuỗi cà phê lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại, với 38.586 cửa hàng trên toàn thế giới. Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất của họ.

Trung Quốc, từng là quốc gia uống trà, đã trở thành một cường quốc trong ngành cà phê toàn cầu, bất chấp việc phải vật lộn với nhiều vấn đề kinh tế trong những năm gần đây. Dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế năm ngoái cho thấy mức tiêu thụ cà phê ở nước này tăng 15%.

Hầu hết nhu cầu này được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ. Theo một cuộc khảo sát năm 2021 của công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc – Daxue Consulting, có tới 36% người tiêu thụ cà phê trong nước từ 25 đến 34 tuổi và 30% từ 35 đến 44 tuổi.

Số lượng cửa hàng cà phê thương hiệu ở Trung Quốc tăng vọt 58% trong mười hai tháng qua, đạt 49.691 cửa hàng, theo báo cáo tháng 12 của World Coffee Portal. Điều đó giúp Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thị trường cửa hàng cà phê thương hiệu lớn nhất thế giới.

Tuy vậy, Luckin thừa nhận sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

“Chúng tôi vẫn tập trung vào chiến lược giá cả và mở rộng để duy trì tốc độ tăng trưởng và thị phần”, Jinyi Guo, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Luckin Coffee, cho biết.

Luckin được thành lập vào năm 2017 và được hỗ trợ bởi công ty Centurium Capital của Trung Quốc. Thương hiệu này đề ra chiến lược lấy giới trẻ làm trọng tâm, chủ yếu là các gian hàng bán mang đi và thanh toán không tiền mặt. Giá đồ uống của họ rẻ hơn khoảng 30% so với Starbucks.

Các cửa hàng của họ thường chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản nhất, cho phép công ty mở rộng nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất. Luckin cũng yêu cầu khách hàng sử dụng điện thoại di động để đặt hàng, cho phép họ thu thập dữ liệu khách hàng.

Theo công ty, đến năm 2019, họ đã vượt qua số lượng cửa hàng Starbucks ở Trung Quốc, với hơn 4.500 cửa hàng.

Năm 2019, Luckin lên sàn chứng khoán New York, nơi họ được các nhà đầu tư chào đón với niềm tin rằng họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh nghiêm túc với Starbucks.

Tuy nhiên, công ty buộc phải rút lui một năm sau đó sau khi thừa nhận lợi nhuận của họ bị làm giả. Luckin cuối cùng bị hủy niêm yết khỏi Nasdaq. Ở thời điểm đó, cả chủ tịch kiêm giám đốc điều hành đều bị sa thải. Họ cũng bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ phạt 180 triệu USD

Sau đó, công ty cam kết tái xây dựng doanh nghiệp. Centurium Capital, một nhà đầu tư sớm vào chuỗi cà phê này đã nằm quyền chi phối Luckin.

Mặc dù bị vượt qua cả về số lượng cửa hàng và doanh số bán hàng, Starbucks vẫn duy trì lợi nhuận vượt trội so với Luckin, do lợi nhuận của công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng do quá trình mở rộng nhanh chóng.

Để đáp lại sự cạnh tranh, Starbucks lần lượt tuyên bố hợp tác với Alibaba vào năm 2018 và Meituan vào năm 2022, mở rộng phạm vi tiếp cận trực tuyến đến người tiêu dùng Trung Quốc.

Trong khi Luckin gây tiếng vang vào năm ngoái với sự hợp tác với thương hiệu rượu Trung Quốc là Mao Đài Quý Châu, Starbucks cũng đang thu hút sự chú ý với các loại đồ uống sáng tạo mới.

Gã khổng lồ Mỹ đã tung ra cà phê vị thịt lợn vào đầu tháng này, nhằm đáp ứng thị hiếu và truyền thống địa phương. Với mức giá 9,45 USD, đồ uống này kết hợp nước sốt thịt kho Đông Pha với espresso và sữa hấp, trang trí thêm nước sốt thịt lợn và thịt lợn ba chỉ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Starbucks ra mắt Pork Latte: Đồ uống cà phê pha với thịt lợn

Trong một động thái chưa từng có, Starbucks mới đây đã giới thiệu một loại đồ uống pha chế đang khuấy động cả sự tò mò lẫn tranh cãi với khách hàng toàn cầu của mình: Pork Latte, đồ uống cà phê làm từ thịt lợn.

Starbucks ra mắt Pork Latte: Đồ uống cà phê pha với thịt lợn
Starbucks ra mắt Pork Latte: Đồ uống cà phê pha với thịt lợn

Loại đồ uống mới này, được ra mắt trùng với dịp đón Tết Nguyên đán, là minh chứng cho chiến lược mở rộng và thích ứng của Starbucks trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Việc giới thiệu đồ uống cà phê được pha với thịt lợn không chỉ giúp Starbucks có thêm nhiều khách hàng mới mà còn thách thức cả với quan niệm thông thường về thức uống cà phê.

Ra mắt Pork Latte được cho là chiến lược có tính toán của Starbucks nhằm bám sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.

Bằng cách kết hợp thịt lợn Đông Pha (Dongpo), một món thịt lợn om truyền thống và được yêu thích của Trung Quốc, vào những ly cà phê latte, Starbucks thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng hương vị cũng như truyền thống ẩm thực địa phương.

Sự đổi mới sản phẩm này phản ánh cam kết của gã khổng lồ Starbucks trong việc điều chỉnh các sản phẩm của mình cho phù hợp với sở thích của các nền văn hóa khác nhau, từ đó đảm bảo sự phù hợp và hấp dẫn của thương hiệu trên các thị trường khác nhau.

Going glocal – Chiến lược thông minh của Starbucks.

Quyết định sử dụng hương vị địa phương như thịt lợn Dongpo trong các sản phẩm cà phê của mình là biểu tượng cho cách tiếp cận “glocal” của Starbucks – hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhưng phục vụ theo thị hiếu địa phương.

Chiến lược này đã cho phép Starbucks không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh ở thị trường Trung Quốc vốn có tính cạnh tranh rất cao. Những cái tên như Cotti Coffee hay Luckin Coffee hẳn đã không còn xa lạ với khách hàng ở nhiều quốc gia.

Mặc dù Pork Latte có thể được coi là phù hợp với khách hàng Trung Quốc, đồ uống này cũng đã gây ra không ít những phản ứng trái chiều, đặc biệt là từ khách hàng phương Tây, nhiều người tỏ ra khó hiểu về khái niệm cà phê pha với thịt.

Sự khác biệt trong phản ứng của người tiêu dùng này nhấn mạnh các chuẩn mực và sở thích ẩm thực khác nhau tồn tại giữa các nền văn hóa khác nhau.

Về bản chất, chiến lược này của Starbucks không hoàn toàn mới, nhiều thương hiệu toàn cầu thành công khác cũng đã tìm cách áp dụng sự cân bằng giữa việc duy trì bản sắc thương hiệu toàn cầu và điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của họ sao cho phù hợp với sở thích của từng thị trường khác nhau.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Starbucks và McDonald’s bị tẩy chay vì bị cho là ủng hộ các vấn đề nhạy cảm

Trước những thông tin được cho là “sai lệch” về quan điểm của ban lãnh đạo McDonald’s, Starbucks trong xung đột tại Gaza, người tiêu dùng đã có những phản ứng gay gắt.

Tờ Fortune đưa tin quý IV/2023 là lần hiếm hoi McDonald’s ghi nhận doanh thu sụt giảm. Trong khi Starbucks được dự báo có tốc độ tăng trưởng chậm trong nửa cuối năm, thậm chí thấp hơn những gì các nhà phân tích dự đoán.

Những công ty này có đặc điểm chung là đều thuộc lĩnh vực F&B. Mặt khác, đây đều là những doanh nghiệp ủng hộ chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza. Theo các doanh nghiệp, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc doanh thu sụt giảm trong quý cuối cùng của năm.

Kể từ khi xung đột bùng nổ ở Gaza, các nhà hoạt động phản chiến trên khắp thế giới gây áp lực lên các công ty mà họ cho rằng đang ủng hộ Israel.

Tăng trưởng doanh thu quý IV của McDonald’s tại Trung Đông đã giảm xuống 0,7% so với mức 16,5% cùng kỳ. Theo công ty, điều này “phản ánh tác động của xung đột ở Trung Đông”.

Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội LinkedIn, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành McDonald’s Chris Kempczinski cho biết một số thị trường Trung Đông và bên ngoài khu vực đang chịu tác động kinh doanh đáng kể do xung đột và “thông tin sai lệch” ảnh hưởng tới thương hiệu.

Trước đó tháng 10/2023, bức ảnh chụp một cửa hàng McDonald’s ở Israel tặng hàng nghìn bữa ăn miễn phí cho binh lính đã được lan truyền, làm bùng lên những lời kêu gọi tẩy chay chuỗi cửa hàng này.

Thời điểm đó cũng đánh dấu doanh số bán hàng bắt đầu sụt giảm tại McDonald’s ở Trung Đông và các thị trường có đa số người theo đạo Hồi như Indonesia và Malaysia.

Theo mô hình nhượng quyền của McDonald’s, các nhà hàng riêng lẻ không bị công ty mẹ kiểm soát chặt chẽ và thường quyết định những thứ như địa điểm kinh doanh, giá cả, quảng cáo, sản phẩm, tuyển dụng.

Lợi ích của mô hình này là công ty mẹ có thể tiếp cận nguồn vốn lớn hơn, mở nhiều địa điểm và nâng cao nhận diện về thương hiệu với sự giám sát tối thiểu của bên nhận quyền.

Tuy nhiên, nhược điểm lại là công ty mẹ có thể mất quyền kiểm soát hoàn toàn thương hiệu và khả năng xảy ra tranh chấp pháp lý gia tăng do bên nhận quyền có nhiều quyền kiểm soát đối với hoạt động của họ.

Ông Ajai Gaur, Giáo sư Quản trị và Kinh doanh toàn cầu tại Rutgers, cho biết công ty mẹ “không có nhiều quyền kiểm soát” đối với hoạt động nhượng quyền của mình, chẳng hạn các cửa hàng nhượng quyền có thể tham gia các phong trào xã hội.

Theo ông, minh bạch có thể sẽ là giải pháp lâu dài giúp các công ty như McDonald’s, Starbucks tránh được các cuộc tấn công lâu dài.

Đơn cử, công ty mẹ có thể đưa ra số lượng cửa hàng nhượng quyền thương mại tại Ả Rập Saudi, trong đó có bao nhiêu lao động  địa phương được tuyển dụng, hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và hoạt động xã hội dành cho cộng đồng ở đó là bao nhiêu, chi phí nhượng quyền thế nào để người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn.

Ngoài ra, theo vị giáo sư, các công ty này thường rút lui khỏi các thị trường nước ngoài rất nhanh khi có xung đột xảy ra. Hai tuần sau xung đột Nga – Ukraine, McDonald’s, Coke, Starbucks và Netflix đã dừng hoạt động tại Nga.

Theo ông, trong một khoảng thời gian rất ngắn, rất nhiều công ty đã gần như từ bỏ hoàn toàn thị trường này, và rõ ràng điều đó gây ra những hậu quả về mặt tài chính.

“Khách hàng không mong đợi doanh nghiệp giữ thái độ trung lập. Nhưng họ mong muốn được nhìn thấy hình ảnh doanh nghiệp không chỉ là cỗ máy tạo ra lợi nhuận. Nếu bạn không có câu chuyện của riêng mình để kể, người khác sẽ làm điều đó thay bạn”, ông Ajai Gaur nói.

Đối với Starbucks, theo tiết lộ trong báo cáo kinh doanh quý trước, vốn cũng là mục tiêu của các nhà hoạt động phản chiến, doanh số bán hàng không đạt được kỳ vọng.

Giám đốc điều hành Starbucks Laxman Narasimhan cho biết đã nhận thấy “tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh ở Trung Đông” và “các sự kiện ở Trung Đông cũng có tác động tới thị trường Mỹ, do những thông tin sai lệch về quan điểm của ban lãnh đạo công ty”.

Bà Rachel Ruggeri, Phó Chủ tịch điều hành Starbucks, dự báo xung đột sẽ làm giảm lợi nhuận chuỗi cà phê  trong quý II năm nay.

Những lời kêu gọi tẩy chay Starbucks bùng lên sau khi chuỗi đồ uống kiện Workers United – tổ chức đại diện cho một số người lao động, đã vi phạm nhãn hiệu khi đăng một bài viết trên mạng xã hội với nội dung “Đoàn kết cùng Palestine”.

Starbucks yêu cầu công đoàn ngừng sử dụng tên và logo của mình. Theo Starbucks, người lao động đã đăng dòng trạng thái này lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của lãnh đạo công đoàn và nó đã bị xoá sau 40 phút.

Ông Matthew Goodman, nhà phân tích kinh tế cao cấp tại M Science cho biết việc theo dõi tác động của một cuộc tẩy chay là rất khó, bởi còn phải tính đến thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, giá cả lạm phát, kinh doanh theo mùa,… cũng ảnh hưởng tới doanh thu.

“Tuy nhiên, các công ty cần phải chủ động hơn bao giờ hết trong việc theo dõi và quản lý danh tiếng của mình để giảm thiểu rủi ro trước những thông tin không tốt, dù chính xác hay không, có thể dẫn đến sự tẩy chay của người tiêu dùng”, ông nói.

Tháng 12 năm ngoái, cổ phiếu Starbucks giảm gần 10%, “bốc hơi” gần 12 tỷ USD giá trị do các cuộc đình công của người lao động và lượng khách hàng thấp.

Ông David Denoon, Giáo sư nghiên cứu chính trị và kinh tế tại Đại học New York, nói rằng tẩy chay là “một công cụ gây áp lực kinh tế ngày càng hiệu quả” vì mạng xã hội cho phép các nhà tổ chức “liên hệ với hàng triệu người mà họ có thể chưa từng biết đến”.

Trên TikTok, các hashtag tẩy chay đã nhận được hơn 300 triệu lượt xem và chia sẻ, đồng thời các thương hiệu khác cũng bị liên đới.

Thương hiệu quần áo Zara đã trở thành mục tiêu tẩy chay sau khi tung ra một buổi chụp ảnh vào tháng 12 với những bức tường vỡ, đống đổ nát và những bức tượng bị cụt chân tay được bọc trong vải trắng, điều mà các nhà hoạt động gọi là vô cảm. Hashtag #boycottzara có hơn 86 triệu lượt xem trên nền tảng xã hội.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Nhà sáng lập Starbucks: Từ cử nhân truyền thông đến ông chủ của thương hiệu có doanh thu hơn 30 tỷ USD

Howard Schultz – ông chủ của Starbucks.

Howard sinh ra trong một gia đình lao động nghèo tại tại Brooklyn, New York. Lúc Howard lên 7 tuổi, cha ông bị tai nạn nghiêm trọng, mất sức lao động và không được trợ cấp y tế.

Biến cố này đã khiến cậu bé Howard sinh ra trong khu nhà tập thể chật chội khao khát làm giàu để phụ giúp gia đình. May mắn mỉm cười với Howard khi ông giành được một suất học bổng thể thao của Đại học Northern Michigan.

Trong quãng thời gian sinh viên Howard đã làm rất nhiều các công việc lặt vặt trong trường, thậm chí để trả tiền học phí, ông còn bán cả máu. Sau khi tốt nghiệp với bằng cử nhân ngành truyền thông, Howard xin vào làm việc cho Công ty Xerox suốt 7 năm.

Tới năm 1982, cuộc đời ông thay đổi khi được nhận vào gã khổng lồ ngành F&B Starbucks và thăng chức giám đốc điều hành 5 năm sau đó. Dưới sự điều hành của Howard, Starbucks trở thành nhà bán lẻ cà phê khổng lồ với 27.000 cửa hàng bán lẻ ở 75 quốc gia, với doanh thu năm 2023 là hơn 36 tỷ USD. Hiện đã là một tỷ phú nhưng Howard vẫn giữ lối sống giản dị và lao động không mệt mỏi, với mong muốn cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

Trong cuộc phỏng vấn với The Mirror, Schults đã từng nói: “Khi lớn lên, tôi luôn cảm thấy mình đang sống ở một phía khác của xã hội. Tôi biết những người ở phía bên kia có nhiều nguồn lực hơn, nhiều tiền hơn và hạnh phúc hơn.

Và vì vài lý do, mặc dù không biết tại sao và bằng cách nào, tôi muốn leo qua bức tường ngăn cách đó và đạt được thứ gì đó xa hơn cái mà một số người nói là có thể. Giờ tôi có thể mặc áo vest, thắt cà vạt nhưng tôi biết mình đến từ đâu và nơi đó như thế nào”.

Ngoài Howard Schultz, cũng có hàng loạt tỷ phú khác đi lên từ con số 0.

Oprah Winfrey – Nữ MC tỷ phú.

Trước khi trở thành người quản lý của một trong các talk show nổi tiếng nhất mọi thời đại và trở thành người Mỹ gốc Phi giàu nhất của thế kỷ trước, cuộc sống của bà đã trải qua không ít thăng trầm. Bà sinh ra ở vùng nông thôn nghèo khổ ở Mississippi. Khi còn nhỏ, tất cả các váy mà Oprah Winfrey mặc đều là do bà ngoại may lại từ các bao tải đựng khoai tây.

Cuộc sống chỉ thực sự thay đổi khi bà chuyển đến sống cùng cha. Sau khi chiến thắng trong một cuộc thi sắc đẹp, bà được một đài phát thanh mời về làm việc.

Sự nghiệp truyền thông của bà bắt đầu và gặt hái được nhiều thành công khi các chương trình talk show của bà nổi tiếng khắp nước Mỹ.

Ở tuổi 32 bà trở thành một trong những triệu phú tự thân da màu đầu tiên tại Mỹ. Hiện nay, Oprah Winfrey đang nắm trong tay khối tài sản ròng 3 tỷ USD và là tấm gương truyền cảm hứng sống bền bỉ.

“Vua thép” Andrew Carnegie.

Andrew Carnegie là người đàn ông giàu thứ tư thế giới trong lịch sử (tài sản ông quản lý trong suốt cuộc đời của mình tương đương khoảng 310 tỷ USD hiện nay).

Ông là người có công phát triển mạnh ngành thép của Mỹ trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, ông cũng phải trải qua một hành trình lập nghiệp nhiều trắc trở.

Sau khi cha bị sa thải, cậu bé Andrew Carnegie không có lựa chọn nào khác là phải bắt đầu làm việc tại một nhà máy suốt 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần khi mới 13 tuổi. Trong những năm tháng này, Andrew nhớ lại rằng, ông đã phải vùi mình vào giấc ngủ để quên đi những cơn đói cồn cào.

Sau khi tiết kiệm được một số tiền, ông đã thực hiện một loạt khoản đầu tư vào các công ty đường sắt và dầu. Qua đó ông học được rất nhiều về kinh doanh để áp dụng vào xây dựng công ty thép lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Điều đặc biệt là Andrew Carnegie đã hiến tới 90% tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện.

Larry Ellison – tỷ phú giàu thứ 3 thế giới.

Nhà sáng lập kiêm chủ tịch công ty Oracle hiện là người giàu thứ 4 trên thế giới với khối tài sản trị giá 133,2 tỷ USD (theo thống kê của Forbes tính đến 15/12/2023) và là một trong những doanh nhân quyền lực nhất giới công nghệ. Trước khi có được thành công ngày này, Larry đã trải những năm tháng tuổi thơ vất vả, thiếu thốn tình cảm.

Ông sinh ra ở Brooklyn, New York bởi một người mẹ đơn thân. Khi Ellison lớn được 9 tháng tuổi thì bị viêm phổi nặng và được mẹ gửi đến ở nhờ nhà cô chú ở Chicago. Sau khi cô của ông mất, Ellison bỏ học đại học và chuyển đến California làm nhiều nghề để kiếm sống trong vòng 8 năm.

Ông tự học các kỹ năng về máy tính và lập trình, sau đó cùng với một số người bạn thành lập công ty phát triển phần mềm Oracle vào năm 1997. Hiện Oracle là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

J.K. Rowling – tác giả Harry Potter.

Trước khi nổi tiếng với bộ truyện Harry Potter, cuộc đời nữ tác gia J.K. Rowling trải qua nhiều thăng trầm. Thời niên thiếu của Rowling gặp nhiều bất hạnh khi mẹ bệnh nặng và bà thường có những trận cãi vã với cha. Tốt nghiệp trung học năm 1982, Rowling nộp đơn vào ĐH Oxford với mong muốn theo đuổi đam mê sáng tác nhưng bị từ chối.

Kết hôn ở tuổi 25 nhưng cuộc hôn nhân của Rowling không hạnh phúc bởi người chồng vũ phu, cờ bạc và không chung thủy. Hai người nhanh chóng chia tay chỉ sau một năm chung sống khi Rowling vừa sinh con được hơn 2 tháng. Sau khi ly hôn nữ tác gia rơi vào cảnh túng quẫn không nghề nghiệp, không một xu dính túi và phải chăm con gái mới sinh.

Năm 1995, Rowling hoàn thành tập đầu tiên của bộ truyện Harry Potter và gửi bản thảo đến 12 nhà xuất bản khác nhau nhưng đều bị từ chối. Họ cho rằng cuốn tiểu thuyết hư cấu dành cho thiếu nhi ấy không hấp dẫn độc giả và bà hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng. Mãi đến một năm sau nhà xuất bản Bloomsburry mới chấp nhận bản thảo của bà.

Hiện bộ truyện Harry Potter gồm 7 tập đã bán được hơn 500 triệu bản trên toàn cầu, dịch ra 73 ngôn ngữ và chuyển thể thành serie phim điện ảnh gây sốt. Rowling cũng là nhà văn duy nhất sở hữu khối tài sản 1 tỷ USD chỉ nhờ vào việc viết và bán sách.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời sống Pháp luật

Starbucks bị cáo buộc lợi dụng tiền thừa của khách hàng trong ứng dụng (Starbucks app)

Theo đó, một nhóm người hành động vì người tiêu dùng đang cáo buộc gã khổng lồ ngành F&B Starbucks lợi dụng tiền của khách hàng thông qua hình thức thanh toán trong ứng dụng và thẻ quà tặng, buộc khách hàng không thể chi tiêu hết số dư còn lại trong tài khoản.

Liên minh Bảo vệ Người tiêu dùng Washington hiện đang kêu gọi tiểu bang liên quan điều tra xem liệu các chính sách của Starbucks có vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng hay không.

Theo lập luận, “Một vài đô la còn sót lại trên nền tảng thanh toán nghe có vẻ không nhiều nhưng khi cộng lại của hàng triệu người tiêu dùng thì con số lại không hề nhỏ.

Trong 5 năm qua, Starbucks đã tuyên bố doanh thu của công ty là gần 900 triệu USD từ thẻ quà tặng và tiền trong ứng dụng chưa chi tiêu, điều này có thể thúc đẩy lợi nhuận của công ty và làm tăng các khoản tiền thưởng của các nhà điều hành.”

Starbucks hiện chưa có trả lời về cáo buộc.

Trong một đơn khiếu nại dài 15 trang, cáo buộc cho rằng khách hàng chỉ có thể nạp tiền với số tiền tăng dần là 5 USD, với mức mua tối thiểu là 10 USD.

Điều này ngăn cản khách hàng đạt đến số dư bằng 0 trong tài khoản, nghĩa là Starbucks bỏ túi nhiều tiền hơn của khách hàng.

Ứng dụng Starbucks (Starbucks app) ngày càng trở nên quan trọng đối với công ty. Hiện tại, các đơn đặt hàng qua ứng dụng và drive-through (nhận hàng mà khách hàng không cần phải xuống khỏi xe) chiếm phần lớn giao dịch mua hàng của Starbucks.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội

Giữa thị trường đồ uống đang phát triển mạnh mẽ với nhiều chuỗi (ngành F&B) lớn như Phúc Long, The Coffee House, Trung Nguyên Legend,… Highlands Coffee và Starbucks vẫn tìm ra chiến lược để trở nên nổi bật hơn tất cả, thu hút lượng thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội.

Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội
Thương hiệu F&B nào đang dẫn đầu về lượng thảo luận trên mạng xã hội

Buzzmetrics mới đây đã công bố bài phân tích về cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi đồ uống tại Việt Nam trên mạng xã hội. Theo nền tảng nghiên cứu dữ liệu này, việc đo lường sức hút của mỗi thương hiệu không chỉ dựa vào số lượng cửa hàng, mà còn chủ yếu là độ tương tác của người dùng trên mạng xã hội

Trong 3 tháng gần nhất (từ 1/9-30/11/2023), Highlands Coffee và Starbucks dẫn đầu với tổng lượng thảo luận trên mạng xã hội lần lượt là hơn 157.000 và hơn 139.000. Hồi tháng 10/2023, Starbucks vượt lên trên Highlands Coffee để giành vị trí số 1 về lượng thảo luận trong các chuỗi đồ uống. Tuy nhiên, trong tháng 9 và tháng 11, thương hiệu đình đám đến từ Mỹ đều dừng ở vị trí thứ 2.

Một cái tên đáng chú ý khác trong cuộc đua “lấy lòng” người dùng mạng xã hội là Katinat. Tháng 9/2023, thương hiệu nổi tiếng với món trà sữa chôm chôm này chỉ đứng thứ 6 giữa những tên tuổi lớn.

Tuy nhiên, 1 tháng sau Katinat đã “vượt mặt” The Coffee House và Trung Nguyên Legend, tiếp đó vượt qua cả Phúc Long để đứng ở vị trí thứ 3 trong số các chuỗi đồ uống được thảo luận nhiều nhất mạng xã hội tháng 11/2023.

Mặc dù vậy, cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi đồ uống trên mạng xã hội nhìn chung vẫn là cuộc đua “song mã” giữa Highlands Coffee và Starbucks. Buzzmetrics đã phân tích sâu về sự so kè giữa hai đối thủ nổi bật trong ngành hàng này.

Xét về mức độ thảo luận trên mạng xã hội, nếu Highlands Coffee dẫn đầu về tổng thảo luận thì Starbucks có ưu thế hơn về độ đa dạng nền tảng.

Về hoạt động ra mắt sản phẩm, mỗi tháng các thương hiệu đều làm mới bản thân bằng cách giới thiệu những sản phẩm mới phù hợp với các lễ hội theo mùa. Cụ thể, hồi tháng 11 cả Starbucks và Highlands Coffee đều triển khai chiến dịch quảng bá cho cà phê sữa đá.

Xét trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, Starbucks tuy không tung quá nhiều sản phẩm nước uống mới, nhưng để lại ấn tượng không nhỏ với chiến dịch ra mắt trở lại sản phẩm cà phê sữa đá Dolce Misto. Minh chứng là số điểm Sentiment score đạt 0,97 cùng 29.039 thảo luận, đứng số 1 trong các sản phẩm đồ uống được tất cả các chuỗi ra mắt trong 3 tháng qua.

Ở phía bên kia, Highlands Coffee liên tục ra mắt các sản phẩm nước uống mới như Kemdi, Freeze quả mọng anh đào hay Trà quả mọng anh đào, nhận được luồng phản hồi tích cực với điểm số Sentiment Score trung bình lên tới 0,96.

Buzzmetrics còn chỉ ra rằng trong cuộc cạnh tranh thu hút thảo luận, Starbucks và Highlands Coffee không chỉ khác biệt về chiến lược mà còn là sự tương tác từ 2 nhóm đối tượng chủ lực: Consumer Voice (nhóm người dùng) của Highlands Coffee và Online Seller (bán hàng online) của Starbucks.

Consumer Voice của Highlands Coffee không chỉ đơn thuần là một nhóm thảo luận, mà còn là một động lực tích cực cho thương hiệu với con số lên tới 62.553 thảo luận.

Nhóm này thường xuyên tạo ra những bài đăng check-in, chia sẻ thông tin mới về các cửa hàng trên các trang cộng đồng, và đặc biệt là nhận xét về những sản phẩm mới của thương hiệu. Cộng đồng khách hàng trung thành đã góp phần tăng cường hình ảnh tích cực của Highlands Coffee trên mạng xã hội.

Đối với Starbucks, nhờ sức hút của các vật phẩm thương hiệu đặc trưng và sở hữu cộng đồng người hâm mộ vững mạnh, nhóm Online Seller trở thành lực lượng quảng bá thương hiệu tích cực, kéo về hơn 49.191 thảo luận trên Facebook.

Nhóm này không chỉ giới thiệu sản phẩm, mà còn sử dụng nhiều kênh khác nhau như Facebook Profile, Group, và định dạng Facebook Reels để đẩy mạnh các sản phẩm thương hiệu độc đáo của Starbucks như ly cà phê, túi xách, và các mặt hàng merchandise khác.

Kết lại, Buzzmetrics đánh giá rằng tuy lựa chọn những chiến lược khác nhau, nhưng có thể thấy Starbucks và Highlands Coffee đều đang gặt hái được những thành công trên mạng xã hội ở vị trí dẫn đầu xuyên suốt 3 tháng 9, 10 và 11 năm 2023.

Thảo luận (Mentions) là một trong các chỉ số đo lường mức độ tương tác (Engagement) của khách hàng trên mạng xã hội với nội dung của thương hiệu, để có thể tìm hiểu toàn bộ các kiến thức cơ bản về thuật ngữ này, bạn có thể xem thêm tại Engagement là gì?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung Quốc chính thức trở thành thị trường chuỗi cà phê lớn nhất thế giới

Được mệnh danh là “quốc gia uống trà” nhưng Trung Quốc đã vượt Mỹ thành thị trường quán cà phê có thương hiệu, tức theo chuỗi, lớn nhất thế giới.

Trung Quốc chính thức trở thành thị trường chuỗi cà phê lớn nhất thế giới
Trung Quốc chính thức trở thành thị trường chuỗi cà phê lớn nhất thế giới

Thông tin mới được công bố bởi cổng thông tin thị trường cà phê World Coffee Portal. Công ty nghiên cứu này cho biết số lượng cửa hàng cà phê có thương hiệu (branded coffee shop) ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 58% trong 12 tháng qua, đạt 49.691. Trong khi đó, Mỹ hiện có 40.062 cửa hàng.

Cửa hàng cà phê có thương hiệu là khái niệm chỉ các cửa hàng mang thương hiệu nổi tiếng, thuộc sở hữu của các công ty. Đặc điểm chung của chúng là kinh doanh theo chuỗi, có thiết kế nội thất, menu chuẩn đồng nhất và thường xuyên cung cấp sản phẩm đặc trưng riêng thương hiệu.

Tăng trưởng ở Trung Quốc năm qua được dẫn dắt bởi sự mở rộng nhanh chóng của mô hình cửa hàng nhỏ và tập trung vào giao hàng của Luckin Coffee và Cotti Coffee, lần lượt có thêm 5.059 và 6.004 cửa hàng mới năm qua. Luckin, mới thành lập cách đây 6 năm, có 13.273 cửa hàng và là chuỗi cà phê lớn nhất hiện nay.

Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc năm 1999, đang là chuỗi lớn thứ hai. Chuỗi đến từ Mỹ đã mở thêm 785 cửa hàng năm nay, nâng tổng số lên 6.806. Cotti Coffee, được thành lập bởi hai cựu giám đốc điều hành của Luckin vào tháng 8/2022, bám sát theo sau với 6.061 cửa hàng.

Hơn 90% trong số 4.000 người tiêu dùng tại quán cà phê Trung Quốc được khảo sát cho biết có uống cà phê nóng hàng tuần, trong khi 64% uống cà phê đá ít nhất một lần một tuần.

Có 89% khách hàng đến quán hoặc đặt mua ít nhất một lần mỗi tuần và 20% thực hiện hàng ngày. World Coffee Portal dự báo tăng trưởng cửa hàng cà phê theo chuỗi ở Trung Quốc sẽ bùng nổ ở mức 24% vào năm 2024 và chậm lại dần còn 6% năm 2028.

Đầu năm nay, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks đã rót hơn 200 triệu USD vào một cơ sở mới ở phía đông Trung Quốc. Vào thời điểm khai trương hồi tháng 9, gã khổng lồ đồ uống này cho biết đây là khoản đầu tư lớn nhất họ từng thực hiện cho một trung tâm sản xuất và phân phối cà phê bên ngoài nước Mỹ.

Trung Quốc từ lâu đã là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của Starbucks, đóng vai trò là thị trường lớn thứ hai trên toàn thế giới và thị trường nước ngoài hàng đầu.

Tuy nhiên, CEO Laxman Narasimhan cho biết công ty “vẫn còn trong những ngày đầu hoạt động ở Trung Quốc”, ngụ ý rằng mức tiêu thụ cà phê ở quốc gia có truyền thống uống trà này vẫn tương đối thấp. Vì vậy, Starbucks đặt mục tiêu có 9.000 cửa hàng tại đây vào 2025.

Thương hiệu chuỗi cà phê từ Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập thị trường này. Theo đó, Trung Nguyên Legend đã mở được hai cửa hàng tại Thượng Hải, lần lượt vào tháng 9/2022 và tháng 7/2023. Tập đoàn Trung Nguyên Legend cho hay đang xúc tiến triển khai kế hoạch phát triển 1.000 cửa hàng theo mô hình Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend tại khắp các tỉnh thành Trung Quốc thông qua hình thức hợp tác đầu tư.

Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Allegra, sở hữu World Coffee Portal, Jeffrey Young đánh giá thị trường quán cà phê Đông Á đang tăng trưởng nhanh chóng nhờ việc mở rộng cửa hàng phi thường ở Trung Quốc, quốc gia đã nhanh chóng trở thành cường quốc ngành cà phê toàn cầu.

“Thật đáng khích lệ khi thấy các thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản lâu đời tiếp tục hoạt động mạnh mẽ cùng với sự phát triển của văn hóa cà phê tại các thị trường đang phát triển nhanh như Việt Nam, Malaysia và Indonesia”, Jeffrey Young nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách bán trải nghiệm khách hàng từ câu chuyện của Starbucks

Theo ông Hoàng Nam Tiến, bán một ly cà phê không đơn giản chỉ là một ly cà phê thuần tuý mà còn là trải nghiệm khách hàng từ không gian, quá trình thưởng thức sản phẩm đó cho đến nguồn gốc hạt cà phê, yếu tố xanh, phát triển bền vững.

Cách bán trải nghiệm khách hàng từ câu chuyện của Starbucks
Cách bán trải nghiệm khách hàng từ câu chuyện của Starbucks

Chia sẻ tại tại Hội nghị cao cấp về Xu hướng và Chiến lược Trải nghiệm khách hàng 2024 do Viện Quản trị và Công nghệ FSB, Đại học FPT và trung tâm CXM@MSU, Đại học Michigan State tổ chức ngày 9/12, ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT cho biết hiện nay, nền kinh tế đã đi từ thuở sơ khai đến hiện đại và bây giờ phải là trải nghiệm khách hàng.

Theo ông Tiến, sự phát triển của những tập đoàn hàng đầu đã chứng minh trọng tâm của sự thay đổi trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là trải nghiệm khách hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp coi trải nghiệm khách hàng (Customer Experience – CX) là một sáng kiến ​​chiến lược quan trọng nhằm làm hài lòng khách hàng, giữ họ trung thành và thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp.

Việc tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế. Khi hàng hoá được tạo ra nhiều, sự cạnh tranh bắt đầu gay gắt hơn. Hàng hoá tốt và rẻ là không đủ, phải cần dịch vụ tốt.

Đến khi có dịch vụ tốt vẫn chưa hiểu bằng việc phải có những trải nghiệm khách hàng khác biệt và tốt đẹp, thậm chí là trải nghiệm tách biệt. Đó là bước đầu tiên của nền kinh tế mới: Nền kinh tế trải nghiệm.

“Khi các sản phẩm trên thị trường nhanh – nhiều – tốt – rẻ đến mức nhận ra rằng điều đó là không đủ, phải tạo ra những dịch vụ khác biệt và sự khác biệt đó ngày hôm nay là sự trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên làm được điều này không phải câu chuyện dễ dàng”, ông Tiến nói.

Lấy ví dụ về ngành cà phê, ông Tiến cho biết CEO của Starbucks là người đầu tiên nói về câu chuyện “chúng tôi không bán cà phê, mà chúng tôi bán sự trải nghiệm”.

Trải nghiệm khách hàng ở Starbucks được đánh giá rất cao ở cả toàn cầu lẫn Việt Nam. Từ một cửa hàng nhỏ ven sông ở Seattle, Starbucks đã lớn mạnh và phát triển thành hơn 1.600 cửa hàng trên khắp thế giới.

CEO của Starbucks từng cho biết thương hiệu này không bao giờ bán cà phê đóng hộp trong siêu thị bởi cái họ muốn bán là sự trải nghiệm. Việc ở trong cửa hàng Starbucks vào buổi sáng sớm, đứng chờ một ly cà phê và hoà mình vào không gian Starbucks là một trong những khoảnh khắc mà nhiều người muốn tận hưởng.

“Khi đã bán được sự trải nghiệm cho khách hàng mà không một nơi nào có được, các doanh nghiệp sẽ không cần lo về vấn đề cạnh tranh”, ông Tiến nói.

Với Là Việt – một thương hiệu cà phê Việt Nam, ngoài việc bán sản phẩm như các hãng khác, thương hiệu này cho biết trang trại cà phê của Là Việt tiết kiệm 80% lượng nước sử dụng so với các vùng trồng khác.

Họ hướng dẫn người nông dân, khi trồng cà phê sẽ trồng xen với các cây xanh, cây keo, cây ăn quả xen với cây cà phê. Điều này sẽ gây được sự ấn tượng sâu sắc với khách hàng khi vấn đề môi trường, thiếu nước ngày càng trở nên cấp thiết.

Cây cà phê của Là Việt cũng không sử dụng phân bón hoá học mà hoàn toàn từ hữu cơ bằng việc trồng cỏ đạm, không sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học.

Như vậy, thương hiệu này bán cho người dùng một ly cà phê tiết kiệm nước, không sử dụng phân hoá học hay thuốc trừ sâu. Trải nghiệm đó chính là ESG, phát triển xanh, phát triển tính bền vững và đánh thẳng vào tiềm thức của khách hàng.

“Chắc chắn tôi sẽ sử dụng loại cà phê này bởi đây là một trải nghiệm vô cùng tốt đẹp. Nền kinh tế hiện tại không còn hướng tới việc năng suất cao, sản lượng lớn, bất chấp vấn đề môi trường mà phải hướng tới kinh tế xanh, kinh tế bền vững”, ông Tiến nói.

Ông cũng cho rằng đây là một ví dụ về người Việt Nam biết cách tạo ra “trải nghiệm khách hàng xuất sắc”. Theo ông, việc trải nghiệm khách hàng đã chuyển đổi nền kinh tế.

Khi đã xây dựng sản phẩm, dịch vụ cá nhân hoá tới từng người dùng thì không cần lo lắng về việc cạnh tranh với bất kỳ đối thủ nào, ông đánh giá và cho biết những nền tảng công nghệ, AI hay Big Data sẽ biến những người bán hàng bình thường trở thành các “nghệ nhân” bán hàng thông qua trải nghiệm và cá nhân hoá tới từng khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

McDonald’s, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc

McDonald’s, Nike, Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc, bất chấp rủi ro về địa chính trị và tiêu dùng chậm lại.

McDonald's, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc
McDonald’s, Nike và Starbucks kiên trì với kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc

Tháng trước, McDonald’s mua lại từ Carlyle Group 28% cổ phần trong công ty điều hành chuỗi nhà hàng của họ tại Trung Quốc. Sau thương vụ, McDonald’s hiện nắm 48% công ty được định giá 6 tỷ USD, đã bao gồm cả thị trường Hong Kong và Macau. Đối tác liên doanh của họ tại Trung Quốc – Tập đoàn đầu tư quốc doanh CITIC – hiện nắm 52%.

Động thái này đi ngược với xu hướng gần đây của các công ty đa quốc gia, là giảm đầu tư vào Trung Quốc, thậm chí rời đi hoàn toàn do thách thức về kinh tế và địa chính trị. Đến tháng 12/2022, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách Zero Covid, khiến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài kêu gọi giảm phụ thuộc vào quốc gia này.

Vài năm gần đây, các công ty phương Tây chịu sức ép phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 5, sau chuyến thăm Trung Quốc, CEO JPMorgan Jamie Dimon, thừa nhận làm việc tại Trung Quốc “ngày càng phức tạp”. Ông dự báo theo thời gian, “thương mại Mỹ – Trung sẽ giảm dần”, nhưng khẳng định đây không phải là tách rời, mà là giảm thiểu rủi ro.

Dù vậy, McDonald’s có một lợi thế lớn so với nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác. Đó là đối tác của họ tại Trung Quốc – CITIC – là tập đoàn quốc doanh quyền lực. Jason Yu – Giám đốc khu vực Trung Quốc tại công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel nhận định: “Việc này đồng nghĩa họ sẽ không bị đẩy vào thế khó về chính trị. Đây là điểm rất quan trọng”.

McDonald’s đã tăng gấp đôi số cửa hàng tại Trung Quốc so với năm 2017, hiện lên 5.500 cơ sở. Trung Quốc vẫn đang là thị trường lớn thứ hai của công ty này. Họ đặt mục tiêu có hơn 10.000 cửa hàng tại đây năm 2028.

Yu cho rằng McDonald’s cần tiếp tục số hóa và địa phương hóa việc kinh doanh. Trong đó, địa phương hóa là chìa khóa để giành thị phần trong lĩnh vực nhà hàng phục vụ hạn chế (limited-service restaurant) có quy mô 140 tỷ USD tại Trung Quốc. Dù thực đơn tại McDonald’s khá tương tự với Mỹ, có nhiều món đã được thay đổi để phù hợp với thị trường Trung Quốc, như bánh khoai môn thay vì bánh táo.

Đối thủ của McDonald’s là Yum China – công ty điều hành chuỗi KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc – cũng đã có hơn 14.000 cửa hàng tại đây. Họ vẫn đang kiên trì với mục tiêu mở rộng.

Theo hãng nghiên cứu Euromonitor, quy mô lĩnh vực nhà hàng phục vụ hạn chế tại Trung Quốc sẽ tăng trưởng trung bình 4% mỗi năm cho đến năm 2025. Nếu chỉ tính riêng trong nhóm nhà hàng tập trung vào burger, McDonald’s hiện thống trị với 70% thị phần.

Nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng khác của Mỹ, gồm Starbucks, Apple, Tapestry (công ty mẹ thương hiệu thời trang Coach) và Nike cũng có quyết tâm bám trụ Trung Quốc. Họ muốn bảo vệ và tăng thị phần (Market Share) tại đây, bất chấp cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ địa phương theo chiến lược giá rẻ.

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks từ nhiều năm nay luôn đặt ưu tiên tăng hiện diện ở Trung Quốc lên hàng đầu. Cựu CEO Howard Schultz cho biết Trung Quốc đem đến cho họ cơ hội tăng trưởng lớn, dù việc kinh doanh ở đây khá phức tạp. Đây hiện là thị trường có số cửa hàng và doanh thu lớn nhì của hãng, chỉ sau Mỹ.

Các lãnh đạo Starbucks cũng kiên định với thị trường Trung Quốc. Tháng 11, họ cho biết đặt mục tiêu mở mới 1.000 cửa hàng tại đây mỗi năm, nâng tổng địa điểm lên 9.000 năm 2025.

Họ kỳ vọng Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của Starbucks. “Tôi rất tự tin rằng đây chỉ là sự bắt đầu”, đồng CEO của Starbucks Trung Quốc Belinda Wong cho biết trong một sự kiện hồi tháng 11.

Nike cũng đã ra mắt nhiều mẫu giày cao cấp mới, được tùy chỉnh theo sở thích của người Trung Quốc. Ví dụ, họ thiết kế mẫu Dunk Low dành riêng cho thị trường Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và tiêu dùng ì ạch năm nay đã khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc kinh doanh của một số vẫn khá tốt, Ben Cavender – Giám đốc Chiến lược tại Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc (CMRG) nhận định trên Reuters.

Ông nói rằng tầng lớp trung lưu tại đây vẫn đề cao giá trị của sản phẩm/dịch vụ và chi phí thuê mặt bằng giảm sẽ giúp lĩnh vực này tăng trưởng tốt. “Nếu anh muốn tìm thời điểm để tăng đầu tư vào Trung Quốc, đó chính là lúc này”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách Starbucks hoạt động tại thị trường lớn Trung Quốc

Trung Quốc đang trên đà vượt Mỹ trở thành thị trường quan trọng bậc nhất của gã khổng lồ ngành F&B Starbucks.

Cách Starbucks hoạt động tại thị trường lớn Trung Quốc
Cách Starbucks hoạt động tại thị trường lớn Trung Quốc

Vừa qua, chuỗi cà phê nội địa Luckin Coffee đã vượt qua Starbucks tại thị trường Trung Quốc để chiếm thị phần lớn nhất, xét về quy mô. Tuy nhiên, ông lớn kinh doanh chuỗi cà phê Mỹ không dễ dàng chấp nhận thất bại, bởi Trung Quốc đã trở thành thị trường vô cùng quan trọng của Starbucks trong những năm qua.

Tháng 4 năm ngoái, Howard Schultz lần thứ ba quay trở lại lãnh đạo Starbucks. Thời điểm đó, đại dịch đã ảnh hưởng tới doanh số bán hàng và cổ phiếu Starbucks đã sụt giảm.

Trong một cuộc gặp gỡ nhà đầu tư, Schultz trấn an cổ đông rằng công ty đang đánh giá lại mọi thứ và thực tế Starbucks sẽ vẫn là “một công ty tăng trưởng”. Chỉ có điều, nó sẽ không diễn ra tại thị trường Mỹ.

Người ta ước tính rằng cứ mỗi 9 giờ lại có một quán cà phê Starbucks mới mở ở Trung Quốc. Thượng Hải là thành phố có nhiều cửa hàng Starbucks nhất trên thế giới. Tháng 9 cùng năm đó, CEO Schultz nói rằng Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất thế giới của Starbucks vào năm 2025.

Gã khổng lồ cà phê có trụ sở tại Seattle đã âm thầm hướng tới mục tiêu này trong gần 30 năm qua. So với những công ty Mỹ khác như Tesla hay Apple, Starbucks đã tiến xa hơn về nhiều mặt để chuẩn bị cho việc kinh doanh tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Không giống như các công ty chỉ đơn thuần xây nhà máy, thuê nhân công và phát triển thị trường, Starbucks tiến vào lĩnh vực canh tác đất đai, thử nghiệm trồng cà phê với nông dân Vân Nam, Trung Quốc từ năm 2007.

Từ đó đến nay, Starbucks đã tự phát triển một chuỗi cung ứng nội địa của riêng họ với hơn 30.000 nông dân được đào tạo.

Công ty cũng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với giới chức địa phương nhằm đảm bảo các hợp đồng thuê quán cà phê. Lợi nhuận của Starbucks kiếm được tại thị trường tỷ dân cũng được trích một phần dùng để hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu “thịnh vượng chung” như chiến lược của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Báo cáo thường niên năm 2021 của Starbucks thừa nhận rằng “do tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với lợi nhuận và tăng trưởng, công ty phải đối mặt với rủi ro”, đáng kể nhất là thương chiến Mỹ – Trung leo thang, khả năng tẩy chay của người tiêu dùng nội địa, khủng hoảng bất động sản, chính sách Zero COVID và những quy định bất ngờ.

Thực tế, việc đóng cửa liên quan đến COVID-19 đã khiến doanh số trung bình mỗi cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc giảm 23% trong quý II năm ngoái, buộc công ty phải tạm dừng triển vọng cả năm. Quý sau đó, doanh số này tiếp tục giảm 44% so với cùng kỳ.

Nhà phân tích Nick Setyan của Wedbush nói rằng thị trường Trung Quốc có thể chiếm tới 10% doanh thu của Starbucks trước kia, nhưng hiện tại ông ước tính con số này chỉ còn gần 5%.

Để cải thiện tình hình, đầu năm nay, Starbucks đã chiêu mộ Laxman Narasimhan – một người có kinh nghiệm lâu năm trong một tập đoàn đa quốc gia ở Trung Quốc, để thay thế cho CEO Schultz.

Trong ba năm tiếp theo, Starbucks có kế hoạch đầu tư 220 triệu USD vào Trung Quốc và tăng số lượng cửa hàng từ 6.000 lên 9.000, đồng thời tăng lượng nhân viên tại đây từ 60.000 người lên 100.000 người. Starbucks đặt mục tiêu lãi hoạt động tại Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần trong cùng thời gian.

Bà Belinda Wong – Chủ tịch Starbucks Trung Quốc, từng công bố kế hoạch xây dựng cơ sở rang xay thứ 7 tại đây. Khu phức hợp trị giá khoảng 150 triệu USD sẽ biến Starbucks trở thành nhà bán lẻ cà phê duy nhất tại Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn chuỗi giá trị, từ hạt cà phê tới cốc cà phê.

Công ty không hề e ngại khi nói về tham vọng của họ tại Trung Quốc. Trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư hồi tháng 5 năm ngoái, cựu CEO Schultz nhấn mạnh: “Đừng quên, khát vọng của chúng tôi ở Trung Quốc chưa bao giờ lớn hơn thế”.

Trong suốt buổi họp ngày hôm đó, có một từ mà cựu CEO lặp đi lặp lại với tần suất gấp đôi những từ như chuyển đổi số, lạm phát, giao hàng hay thậm chí là cà phê, đó là: Trung Quốc.

Từng bước lấy lòng người Trung Quốc

Năm 1999, quán cà phê Starbucks đầu tiên được mở tại Trung Quốc. Vào cuối những năm 2000, chính quyền Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy trồng cà phê tại Vân Nam. Đối thủ của Starbucks là Nestlé đã đến đây vào cuối những năm 80 và xây dựng một nhà máy chế biến hạt cà phê. Starbucks đến sau nhưng công ty cam kết sẽ đưa Vân Nam lên bản đồ cà phê thế giới.

Đến năm 2010, công ty nhận được thoả thuận quan trọng với chính phủ để xây dựng trang trại đầu tiên ở Vân Nam. “Lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm, chúng tôi sẽ bắt đầu trồng cà phê”, cựu CEO Schultz khoe trong chuyến đi tới Bắc Kinh tháng 11 năm đó.

Để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, chẳng hạn như Luckin Coffee, Starbucks đã mua lại các đối tác liên doanh Trung Quốc vào năm 2017 sau một thỏa thuận trị giá 1,3 tỷ USD.

Năm tiếp theo, Starbucks thông báo rằng họ sẽ triển khai dịch vụ giao hàng trên toàn quốc với sự hợp tác của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba.

Động thái này đã ràng buộc chặt chẽ Starbucks với Alibaba. Starbucks cũng thuê ngoài gần như toàn bộ dịch vụ kỹ thuật số của mình tại Trung Quốc. Chẳng hạn gã khổng lồ internet Tencent tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch di động trên tất cả các quán cà phê Starbucks tại Trung Quốc thông qua WeChat.

Trái ngược hoàn toàn với Starbucks, nhiều công ty phương Tây, bị vướng vào bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, đã bắt đầu rút cổ phần.

LinkedIn đã đóng cửa phiên bản tiếng Trung của mình vào tháng 10/2021. Yahoo cũng hành động tương tự với lý do môi trường kinh doanh “ngày càng thách thức”. Apple, Microsoft và Google đang nỗ lực giảm bớt một số hoạt động sản xuất tại Trung Quốc.

Trong khi đó, Airbnb đã đóng cửa dịch vụ tại quốc gia này vào tháng 5/2022. Hai thương hiệu bán lẻ thời trang Old Navy và Urban Outfitters đã ngừng bán quần áo trực tuyến tại đất nước tỷ dân.

Trái ngược, đầu năm 2021, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gửi cho Howard Schultz một lá thư khuyến khích ông và Starbucks “tiếp tục đóng vai trò tích cực” trong việc thúc đẩy thương mại với Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Tin tức về việc ông Tập thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp với một lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài đã trở thành một cú sốc đối với phương Tây.

Cách đây vài năm, sau khi Schultz rời bỏ vị trí CEO Starbucks vào năm 2017 và trở thành Chủ tịch điều hành, trong bài phát biểu đầu tiên của ông trên cương vị mới ở Đại học Thanh Hoa, ông nói:

“Chúng tôi đang điều hành Starbucks Trung Quốc chứ không phải với tư cách một công ty Mỹ. Chúng tôi thực sự đang hoạt động ở đây với tư cách là một công ty Trung Quốc”, người đứng đầu chuỗi cà phê Mỹ nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Luckin Coffee chính thức vượt Starbucks trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc

Theo tài liệu mới nhất, Luckin Coffee đã chính thức vượt Starbucks trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc về doanh số bán hàng và số cửa hàng. Đây là màn trở lại ngoạn mục của công ty sau bê bối kế toán khiến tốc độ tăng trưởng của họ bị đình trệ.

Luckin Coffee chính thức vượt Starbucks trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc
Luckin Coffee chính thức vượt Starbucks trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc

Với số vốn lớn và dưới sự lãnh đạo mới, Luckin hiện nay điều hành khoảng 13.300 cửa hàng, hầu hết đều nằm tại Trung Quốc. Đây là con số lớn hơn gần gấp đôi so với số lượng cửa hàng của Starbucks, một trong những chuỗi cà phê lớn nhất thế giới, có khoảng 6.800 cửa hàng tại Trung Quốc.

Để thúc đẩy sự phát triển, Luckin đã sử dụng các dịch vụ giao hàng nhanh, tùy chọn thanh toán di động và các sản phẩm như latte vị phô mai, mà người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa thích.

Starbucks, có trụ sở tại Seattle, đã xem việc mở rộng tại quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình trong nhiều thập kỷ. Ông Howard Schultz, người từng là Giám đốc điều hành của Starbucks, đã nói rằng Trung Quốc đại diện cho một trong những cơ hội lớn nhất của Starbucks để phát triển – mặc dù đây là một thị trường kinh doanh phức tạp. Trung Quốc hiện nay là thị trường lớn thứ hai của Starbucks theo số lượng cửa hàng và doanh thu, sau Mỹ.

Trước đây, Trung Quốc là một xã hội uống trà truyền thống, ít tiêu thụ cà phê so với nhiều quốc gia khác, nhưng các công ty cho biết nhu cầu của người Trung Quốc đang tăng.

Các nhà phân tích dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới trong vài năm tới. Các thương hiệu lớn từ phương Tây bán hàng cho người tiêu dùng Trung Quốc đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu địa phương, khi người tiêu dùng bắt đầu thể hiện sự ưa thích đối với chúng.

Trên thực tế, doanh số bán hàng của gã khổng lồ ngành F&B Starbucks tại Trung Quốc vẫn đang tăng mặc cho sự cạnh tranh từ các đối thủ Trung Quốc.

Kiki Pang, một nhà quản lý tiếp thị đến từ Quảng Đông, uống cà phê khoảng hai lần mỗi tuần. Cô thường đặt một cốc latte của Luckin để giao hàng đến văn phòng vào buổi chiều khi làm việc, và thanh toán qua ứng dụng WeChat.

“Starbucks trước đây khá phổ biến trong số người tiêu dùng trẻ ở Trung Quốc”, Pang, 26 tuổi nói. “Bây giờ khi giới trẻ Trung Quốc có nhiều lựa chọn đồ uống hơn, động lực đã thay đổi”.

Starbucks đã tìm cách xây dựng lợi thế người tiên phong sau khi mở quán cà phê đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1999. Cá nhân Schultz cũng đã xây dựng mối quan hệ tại nước này. Chuỗi cà phê mở rộng từ các thành phố lớn của đất nước vào các thành phố nhỏ hơn, xây dựng hàng trăm cửa hàng mới mỗi năm và phục vụ người uống cà phê muốn thong thả thưởng thức trong các quán cà phê.

Đại dịch đã gây tổn thương nặng nề cho hoạt động kinh doanh của Starbucks tại Trung Quốc, với doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng giảm 17% trong năm tài khóa 2020 so với năm 2019. Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc vẫn duy trì thói quen thắt chặt chi tiêu đã hình thành trong thời kỳ đại dịch.

Các nhà quản lý của Starbucks vẫn kiên định với thị trường Trung Quốc. Công ty cho biết vào tháng 11 rằng họ dự định thêm khoảng 1.000 cửa hàng mỗi năm tại Trung Quốc, lên đến 9.000 vào năm 2025. Các nhà quản lý nói rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ trở thành thị trường lớn nhất của Starbucks. “Tôi rất tin tưởng rằng đó chỉ là sự bắt đầu”, Belinda Wong, Co-CEO của Starbucks Trung Quốc nói tại sự kiện đầu tư tháng 11.

Luckin, thành lập vào năm 2017 và được hỗ trợ bởi vốn đầu tư rủi ro trong thời kỳ bùng nổ đầu tư công nghệ tại Trung Quốc, mở cửa hàng với kiểu dáng đơn giản hơn so với các quán cà phê phức tạp của Starbucks.

Họ tập trung chiến lược của mình vào ứng dụng di động và dịch vụ giao hàng tích hợp ngay từ đầu, một tùy chọn mang đi mà Starbucks sau đó thêm vào hoạt động của mình tại Trung Quốc. Đến mùa thu năm 2019, Luckin có 3.680 cửa hàng, gần bằng con số 4.130 của Starbucks đã xây dựng trong hai thập kỷ trước đó. Luckin đã niêm yết công khai vào năm 2019.

Năm 2020, Luckin đã thừa nhận rằng họ đã tạo ra lượng doanh số bán hàng giả mạo khoảng 310 triệu USD trong năm trước đó. Sau đó, Sàn giao dịch Chứng khoán Nasdaq đã hủy niêm yết công ty vào cuối năm đó.

Luckin đã tuyên bố sẽ xây dựng lại, đưa những nhà quản lý và nhà đầu tư mới từ công ty quỹ tư nhân Trung Quốc Centurium Capital. Chuỗi cửa hàng đã mở cửa hàng thứ 10.000 tại Trung Quốc vào mùa hè năm nay và kỷ niệm bằng cách cung cấp ưu đãi cà phê cho hàng triệu khách hàng.

Theo hồ sơ công ty, Luckin báo cáo doanh số bán hàng là 855 triệu USD cho quý kết thúc vào ngày 30 tháng 6, vượt trội so với 822 triệu USD mà Starbucks tạo ra từ kinh doanh tại Trung Quốc trong ba tháng kết thúc vào ngày 2/7.

Luckin đã quảng cáo giá trị của mình đối với người tiêu dùng và một số hương vị ưa chuộng, bao gồm cả sự hợp tác với thương hiệu rượu nổi tiếng của Trung Quốc, Kweichow Moutai, trong năm nay.

Một đối thủ mới nổi khác là công ty gồm Cotti Coffee, được ra mắt vào năm ngoái bởi những người sáng lập của Luckin nhưng hiện không còn làm việc cho công ty này. Cotti Coffee cung cấp đồ uống chi phí thấp hướng đến giới trẻ, và vào tháng 8, công ty này cho biết họ đã mở 5.000 cửa hàng trong khoảng một năm.

Luckin sử dụng chiến lược tập trung vào dịch vụ giao hàng tích hợp.

Starbucks đang tung ra những đồ uống mới của riêng mình tại Trung Quốc, ra mắt 28 loại mới vào mùa hè năm nay. Các nhà quản lý nói rằng Starbucks là thương hiệu cà phê duy nhất tại Trung Quốc cung cấp một bộ đầy đủ các đồ uống, thức ăn và hàng hóa, với các vị trí đắc địa trên khắp đất nước. Họ đang xây dựng cửa hàng ở các huyện nhỏ và vào tháng 9, đã mở một trung tâm đổi mới trị giá 220 triệu USD tại Trung Quốc.

CEO của Starbucks, Laxman Narasimhan, nói tại sự kiện đầu tư rằng Starbucks mang lại trải nghiệm tốt hơn và chất lượng cao hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc so với các đối thủ giá thấp.

Sunny Shen, một tư vấn viên kinh doanh sống ở tỉnh Jiangsu ven biển phía bắc của Thượng Hải, cho biết cô uống cà phê một vài lần mỗi tuần. Gần đây, cô đã thưởng thức một trong những chiếc latte mascarpone giới hạn của Luckin có tên Tom and Jerry. Cô cũng đánh giá cao giá trị của Luckin. Cô nói: “Đặc biệt khi họ tung ra các voucher giảm giá, giá một đồ uống của Luckin có thể chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba giá của Starbucks”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo An ninh Tiền tệ

Cotti Coffee – chuỗi cà phê của cựu sáng lập Luckin Coffee sắp vào Việt Nam

Cotti Coffee áp dụng các chiến lược tương tự như Luckin Coffee trước kia để nhanh chóng mở rộng mạng lưới cửa hàng.

Cotti Coffee - chuỗi cà phê của cựu sáng lập Luckin Coffee sắp vào Việt Nam
Cotti Coffee – chuỗi cà phê của cựu sáng lập Luckin Coffee sắp vào Việt Nam

Theo KrAsia, chuỗi cà phê Cotti Coffee đến từ Trung Quốc đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Kuningan City Mall ở Jakarta (Indonesia), sau khi mở cửa hàng tại Seoul (Hàn Quốc) một tuần trước đó. Thương hiệu này cũng đang có kế hoạch mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.

Cotti Coffee mới chỉ thành lập vào tháng 10/2022, bởi 2 người sáng lập thương hiệu Luckin Coffee là ông Charles Lu và bà Jenny Qian. Sau khi thừa nhận gian lận tài chính vào tháng 4/2020, nhà sáng lập Charles Lu đã từ chức tại ban điều hành Luckin.

Sau đó, ông thành lập một thương hiệu thực phẩm đóng gói sẵn và một chuỗi mì với 6.000 cửa hàng, trước khi tái lập chỗ đứng của mình trong ngành cà phê bằng cách thành lập Cotti Coffee.

Cotti Coffee áp dụng các chiến lược tương tự như Luckin Coffee trước kia để nhanh chóng mở rộng mạng lưới cửa hàng. Thương hiệu này đưa ra các chương trình khuyến mãi sâu, với giá đồ uống trung bình khoảng 1,38 USD (khoảng 33.000 đồng) mỗi ly, rồi tiếp tục giảm thêm còn 1,22 USD (khoảng 29.000 đồng).

Khách hàng mới cũng được mua ly cà phê đầu tiên từ Cotti Coffee với mức “rẻ như cho” – khoảng 0,14 USD (3.500 đồng). Chiến lược giá này cũng được áp dụng tại các thị trường quốc tế mà Cotti đặt chân tới như Singapore, Hàn Quốc.

Đáng chú ý, Cotti Coffee còn trở thành nhà tài trợ cho Đội tuyển bóng đá Quốc gia Argentina.

Chỉ sau chưa đầy 1 năm, Cotti Coffee đã có mặt trên 300 thành phố ở 5 quốc gia với hơn 5.000 cửa hàng và trở thành thương hiệu cà phê lớn thứ 5 thế giới.

Nếu tiến vào thị trường Việt Nam, Cotti Coffee cũng sẽ phải giải được bài toán văn hóa cà phê mạnh, cà phê vỉa hè tại đây. Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng, cà phê.

TP.HCM là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39,78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội – tỉnh thành đứng ở vị trí thứ hai.

Thị trường Việt Nam cũng đã đón chào nhiều thương hiệu F&B nước ngoài như Starbucks, Amazon Coffee, Arabica,…. Trong đó, Starbucks mới đây đã chạm mốc 100 cửa hàng sau 10 năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hoàng Thuỳ | Markettimes

Starbucks đã chính thức nới thời gian mở cửa sau 10 năm vào Việt Nam

Với số lượng 100 cửa hàng, đang ít hơn đáng kể so với các đối thủ như Highlands, Trung Nguyên, Phúc Long hay The Coffee House nhưng Starbucks chưa bao giờ tỏ ra yếu thế trong việc bắt “trend” của giới trẻ và chiều lòng khách hàng.

Starbucks đã chính thức nới thời gian mở cửa sau 10 năm vào Việt Nam
Starbucks đã chính thức nới thời gian mở cửa sau 10 năm vào Việt Nam

Mới đây, cửa hàng Stabucks New World nằm tại góc Phạm Hồng Thái & Nguyễn Thị Nghĩa, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh đã có thông báo kéo dài giờ hoạt động từ 6h30 – 0h mỗi ngày.

Dưới bài đăng của thương hiệu trên fanpage chính thức, nhiều khách hàng tỏ ra vui vẻ và hào hứng với thông tin này, kèm theo đề nghị cửa hàng ở Hà Nội cũng kéo dài giờ hoạt động tương tự.

Việc kéo dài giờ hoạt động đến khuya với cửa hàng tại trung tâm TP Hồ Chí Minh của Starbucks được đánh giá là phù hợp với lifestyle của giới trẻ ngày nay và không hiếm gặp ở các mô hình kinh doanh dịch vụ.

Ngày nay, thức khuya gần như đã trở thành thói quen của đa số các bạn trẻ. Mỗi người một lý do, mỗi người một “chế độ” thức khuya, nhưng dường như điểm chung của họ là không thể nào đi ngủ sớm được. Thậm chí, có một ý nghĩ đã ăn sâu vào thế hệ trẻ, đó là việc đi ngủ sớm chỉ dành cho… “ông bà anh” mà thôi.

Khoảng 11h đêm chỉ cần tìm đến các quán cà phê thâu đêm như Thức Coffee, OFA Coffee, The Factory, Cà phê Chợ,… thì sẽ thấy một không khí đông đúc, tấp nập. Khách đến quán cà phê đa số từ độ tuổi 17 đến dưới 30 và là khách quen của quán.

Thậm chí một hãng thời trang như BOO, với đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ, vài cửa hàng của họ nằm trên những tuyến phố trung tâm tại Hà Nội cũng có giờ đóng cửa khá muộn, có thể đến 2h sáng.

Hầu hết các cửa hàng bán lẻ hiện đại đều thống kê chi phí và doanh thu theo khung giờ để tối ưu chi phí hoạt động và doanh số từ đó ra quyết định.

Tất nhiên, không phải vị trí nào cũng thích hợp để mở những mô hình muộn hay xuyên đêm nhưng tại những tuyến phố đông đúc, tấp nập trong trung tâm thành phố và đặc biệt vào những ngày Lễ, tết, cuối tuần, lượng khách có nhu cầu mua sắm hay ngồi cà phê muộn đều tăng cao.

Thực tế, doanh thu của những cửa hàng F&B vài tiếng đồng hồ trong những ngày cao điểm đông khách có thể bằng cả một ngày doanh thu bình thường.

Các chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7 như Circle K, Mini Mart hay B’s Mart,.. Ở một số điểm bán trung tâm của các chuỗi này, khách khứa vẫn đông đúc, tấp nập vào những khung giờ khuya.

Nhiều bạn trẻ đến đây mua nước, mì tôm,… và ngồi trò chuyện, tán gẫu trong quán đến tận nửa đêm. Thay vì trước đây các bạn trẻ ngồi ở quán trà đá tới khuya thì nay ngồi ở các cửa hàng tiện lợi mở muộn, đầy đủ đồ, sáng sạch và phong cách hơn.

Đối với những cửa hàng 24/7 này, khách chủ yếu tập trung mua sắm từ khoảng thời gian 3h chiều cho đến 1h sáng hôm sau.

Starbucks là một trong những chuỗi cà phê nổi tiếng nhất thế giới với hơn 33.000 cửa hàng tại hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương hiệu cà phê của Mỹ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2/2013, ở ngã sáu Phù Đổng (Q1, TP HCM).

Đánh dấu 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, tháng 9 vừa qua, Starbucks đã cán mốc cửa hàng thứ 100 tại Lotte Mall Hồ Tây, khu phức hợp giải trí và mua sắm mới ở Hà Nội.

Ngoài việc cho ra mắt nhiều dòng đồ uống mới, cũng như tạo nên những “trend” hút khách trẻ như bộ sưu tập những mẫu ly phiên bản giới hạn, chỉ bán theo mùa có mức giá lên tới vài triệu đồng, Starbucks hiện nay với việc tiên phong trong các chuỗi F&B lớn mở muộn cũng cho thấy những nỗ lực để chiều lòng các “Thượng đế” trẻ tuổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Trọng Nghĩa | Markettimes

Starbucks bán đồ uống phiên bản kỹ thuật số với giá 20 USD

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks mới đây đã công bố sản phẩm phiên bản kỹ thuật số cho loại đồ uống latte vị bí ngô với giá 20 USD.

Starbucks bán đồ uống phiên bản kỹ thuật số với giá 20 USD
Starbucks bán đồ uống phiên bản kỹ thuật số với giá 20 USD

Nằm trong chuỗi sự kiện chào đón ngày Halloween (31/10) đang đến gần, Starbucks đang ra mắt thức uống latte vị bí đỏ phiên bản kỹ thuật số với giá 20 USD.

Các sản phẩm này không có giới hạn về số lượng và chỉ được bán trong khoảng thời gian từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 9 tháng 10.

Tất cả mọi thành viên của Starbucks Odyssey (nền tảng Web3 của Starbucks) khi mua tất cả các sản phẩm có trong bộ sưu tập sẽ có được một “cơ hội” bất ngờ được công bố vào ngày 10 tháng 10.

Vào tháng 12 năm ngoái, Starbucks đã tặng tem NFT miễn phí cho các thành viên và một số trong số đó được bán lại với giá 1.900 USD mỗi chiếc trên thị trường thứ cấp. Sau đó vào tháng 3, thương hiệu này lại tiếp tục tung ra một bộ sưu tập khác với giá 100 USD mỗi token, những bộ sưu tập này đã được bán hết ngay sau đó.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng các sản phẩm NFT hiện tại gần như là vô giá trị:

“Giữa những câu chuyện về các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được bán với giá hàng triệu USD và những câu chuyện thành công chỉ sau một đêm, chúng ta dễ dàng bỏ qua một thực tế rằng thị trường đang đầy rẫy những cạm bẫy và nhiều mối nguy tiềm ẩn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thị trường chuỗi quán cà phê tại Việt Nam rất nhộn nhịp

Thị trường chuỗi quán cà phê (Coffee Shop) tại Việt Nam hiện đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết với sự có mặt của hàng chục thương hiệu.

Thị trường chuỗi quán cà phê tại Việt Nam rất nhộn nhịp
Thị trường chuỗi quán cà phê tại Việt Nam rất nhộn nhịp

Theo Báo cáo thị trường chuỗi các thương hiệu quán cà phê năm 2022 do Vietdata công bố mới đây, quy mô của thị trường chuỗi nhà hàng và đồ uống tại Việt Nam hiện được ước tính lên đến khoảng 1,3 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, tỷ lệ thâm nhập của các chuỗi F&B (Food & Beverage) vào thị trường mới chỉ đạt mức 5%. Nguyên nhân là do văn hóa ẩm thực của người Việt ưa thích những quán nhỏ, thuận tiện ở ven đường. Chi tiêu cho thức uống phục vụ tại cửa hàng vẫn còn thấp so với những nước Đông Á, tạo nên cơ hội tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Vietdata đánh giá, bất chấp những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2023 vẫn là một năm đầy sôi động của thị trường F&B Việt Nam. Sau hai năm khó khăn do đại dịch Covid-19, những thương hiệu đồ uống vẫn tồn tại và tìm cách mở rộng quy mô cửa hàng cũng như tăng thị phần trên thị trường.

Dữ liệu từ Vietdata cho thấy số lượng cửa hàng cà phê tại Việt Nam trong năm 2023 đã tăng đáng kể, nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ từ các thương hiệu nổi tiếng như Highlands, Phúc Long và Trung Nguyên E-Coffee.

Từ năm 2019 đến nay, số lượng cửa hàng cà phê đã tăng từ 816 lên 1657 cửa hàng. Chỉ trong vòng hai năm gần đây, từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 2 năm 2023, tổng số lượng cửa hàng của ba thương hiệu dẫn đầu về thị phần như Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks đã mở thêm hơn 1.000 điểm bán mới.

Không chỉ có sự xuất hiện của các thương hiệu lớn, sự bứt phá của các thương hiệu mới trên thị trường đồ uống Việt như Mixue, Phê La, Katinat, Cheese Coffee… đang khiến cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên không thể dự đoán và khốc liệt hơn.

Gần đây, vào tháng 4 năm 2023, Mixue đã đạt mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam chỉ sau 5 năm tham gia thị trường. Phê La cũng đã tạo ra sự ngạc nhiên khi mở thêm một chi nhánh mới tại Hội An và giới thiệu những bộ sưu tập độc đáo trên mạng xã hội.

Một “ngôi sao mới” đáng chú ý là Katinat Saigon Cafe, đã thu hút nhiều sự chú ý khi vượt qua cả Phúc Long và Starbucks trên bảng xếp hạng các chuỗi đồ uống được quan tâm nhất trên mạng xã hội. Đồng thời, thương hiệu này cũng đã đạt thành tựu 50 cửa hàng, tất cả đều nằm ở vị trí đắc địa và thu hút nhiều khách hàng.

Trong các thương hiệu coffee shop tại Việt Nam hiện thì Trung Nguyên Legend  Highlands Coffee vẫn là hai thương hiệu dẫn đầu

Cà phê Trung Nguyên ra đời năm 1996, đến nay, Trung Nguyên E-Coffee đã có hơn 700 cửa hàng khắp các tỉnh thành trong nước, hơn 1.000 hợp đồng nhượng quyền được ký kết thành công, góp phần hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp thành công của cộng đồng đam mê cà phê trong suốt thời gian qua. Năm 2022 Trung Nguyên E-Coffee đạt gần 6200 tỷ đồng doanh thulợi nhuận đạt gần 435 tỷ đồng.

Trong khi đó, với Highlands Coffee, tính đến tháng 5/2023, thương hiệu này đã có 635 cửa hàng và có sự chênh lệch lớn giữa Hà Nội (144 cửa hàng) và TP. HCM (201 cửa hàng).

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Highlands Coffee, năm 2022, thương hiệu ghi nhận 3500 tỷ đồng doanh thu và gần 270 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lê Sáng | Markettimes   

Starbucks bị kiện vì bán nước có xoài tươi nhưng lại không chứa xoài thật

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks đang đối mặt với một vụ kiện vì nước xoài tươi của thương hiệu không chứa xoài thật.

Starbucks bị kiện vì bán nước xoài tươi nhưng lại không chứa xoài thật
Starbucks bị kiện vì bán nước xoài tươi nhưng lại không chứa xoài thật

Theo đó, theo thông tin từ tờ Forbes, Starbucks đang phải đối mặt với một vụ kiện cho rằng thương hiệu này đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng khi khiến khách hàng hiểu lầm về nguồn gốc của các nguyên liệu có trong thức uống, đây được xem là vụ kiện mới nhất liên quan đến kỹ thuật quảng cáo của các thương hiệu đồ uống và thực phẩm (F&B).

Về tổng thể, bên thưa kiện cho rằng họ phải trả một mức giá quá cao cho cái gọi là “đồ uống tươi” của Starbucks vì nghĩ rằng chúng được sản xuất từ (100%) các nguyên liệu thật ví dụ như xoài, dâu hay dứa. Sự thật là, các đồ uống này chỉ chứa một phần các nguyên liệu thật, một số nguyên liệu khác không phải là đồ tươi thật (trong trường hợp đơn kiện ở trên là vì đồ uống không chứa xoài thật).

Starbucks đã yêu cầu bác bỏ vụ kiện bằng cách lập luận rằng “Người tiêu dùng không nên hiểu nhầm về tên gọi của các sản phẩm, tên đồ uống chỉ đóng vai trò mô tả hương vị chứ không phải là chính xác các thành phần.”

Phía toà án (Mỹ) đã từ chối yêu cầu của Starbucks vì cho rằng cách đặt tên của Starbucks sẽ khiến một nhóm người tiêu dùng đáng kể hiểu lầm về các thành phần có trong đồ uống.

Trong khi vụ kiện vẫn đang tiếp tục, phía Starbucks vẫn cho rằng thông tin bên thưa kiện đưa ra là không thoả đáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Starbucks mất 16 năm để mở 1000 cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc

Để mở 1.000 cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc, Starbucks phải mất đến 16 năm, tuy nhiên, Luckin Coffee chỉ mất 11 tháng.

Starbucks mất 16 năm để mở 1000 cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc
Starbucks mất 16 năm để mở 1000 cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc

CEO Guo Jinyi mới đây đã tự hào khi tuyên bố chuỗi cà phê Luckin Coffee của họ đã đạt 10.000 chi nhánh trong nửa đầu năm 2023, qua đó trở thành thương hiệu cà phê đầu tiên ở Trung Quốc làm được điều này.

Được thành lập từ năm 2017 và chuỗi cà phê Trung Quốc này chỉ mất 19 tháng để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ.

Thế nhưng bê bối kiểm toán năm 2019 đã khiến cổ phiếu này bị loại ra khỏi sàn Nasdaq, qua đó làm mất niềm tin của nhà đầu tư và đi đến bờ vực phá sản.

Sau những biến cố đó, nhiều người thắc mắc tại sao Luckin Coffee lại hồi sinh nhanh và ngoạn mục đến như vậy. Câu trả lời là chuyển hướng sang các thành phố nhỏ ở Trung Quốc.

Kể từ khi thành lập, Luckin đã nổi tiếng về phong cách mở rộng chi nhánh để bán cà phê mang về với các cửa hàng nhỏ gọn, chi phí thấp, khác rất xa so với kiểu hoành tráng của Starbucks.

Giá cà phê của hãng cũng rẻ hơn nhưng chất lượng thì không hề tệ, khiến mô hình kinh doanh này bùng nổ mạnh trong giai đoạn 2017-2020.

Mặc dù vấp phải bê bối năm 2019 và có giai đoạn ngắn lâm nguy suýt phá sản nhưng hãng đã hồi sinh nhanh chóng kể từ năm 2021 với chiến lược chuyển hướng về các thành phố hạng 3-4.

Nhờ đó mà doanh thu năm 2022 của Luckin vượt 10 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử và cũng là lần đầu tiên công ty khởi nghiệp cà phê này có lãi.

Báo cáo tài chính quý I/2023 của Luckin cho thấy lợi nhuận thuần của hãng đã tăng 27 lần so với cùng kỳ năm trước và cứ mỗi giờ trôi qua là lại có 2 cửa hàng của hãng được mở.

Chiến lược thị trường ngầm.

Thuật ngữ “Sinking Market” mà Luckin Coffee sử dụng để ám chỉ đến những thành phố dưới hạng 2 ở Trung Quốc.

Trong khi các ông lớn như Starbucks đã hoạt động được 20 năm tại Trung Quốc với chiến lược nhắm đến các thành phố lớn nhất, các vùng kinh tế phát triển nhất, những thủ phủ của các tỉnh phồn hoa nhất thì Luckin giờ đây lại hoạt động kiểu khác.

Mô hình Starbucks, kiểu tự mở chi nhánh và tự hoạt động ở các thành phố lớn đã thúc đẩy nhiều hãng đối thủ theo gót.

Số liệu cho thấy gần 70% số cửa hàng cà phê tại Trung Quốc là mở ở những thành phố lớn hạng 1, trong khi thị trường thấp hơn lại bị lãng quên.

Đây chính là lúc Luckin tìm ra điểm đột phá với hàng loạt những chi nhánh nhượng quyền, có quy mô tinh gọn, nhắm đến cà phê mang về giá rẻ, có chất lượng vừa đủ, phù hợp túi tiền và thị hiếu của các thành phố hạng 2-3.

Thêm vào đó, sự bùng nổ của những ứng dụng gọi đồ và ngành giao đồ ăn càng khiến sự bùng nổ các chi nhánh của Luckin trở nên tiện lợi hơn và rẻ hơn khi giao đồ.

Với Luckin, việc nhượng quyền những cửa hàng quy mô nhỏ gọn tương tự như ngành đồ ăn nhanh khiến hãng không mất nhiều chi phí mở rộng chi nhánh, hạ thấp được chi phí vận hành và tăng tốc phủ sóng thị trường.

Tờ SixthTone nhận định chính nhờ chiến lược cực kỳ phù hợp này mà Luckin Coffee có thể xuất hiện ở những quán nhỏ ven đường cho đến các khu trung tâm thương mại, qua đó tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn là chỉ tập trung tại các thành phố lớn.

Tính đến cuối năm 2022, số chi nhánh nhượng quyền của Luckin đã chiếm hơn 30% trong tổng số, cao hơn mức 10% của tháng 3/2020.

Sao chép thành công.

Tờ SixthTone nhận định thành công của Luckin Coffee đang bị sao chép khi một chuỗi cà phê mới mở rộng chi nhánh với tốc độ còn nhanh hơn và cũng nhắm đến các thành thị hạng 2-3.

Điều thú vị là đối thủ mới này của Luckin lại được thành lập bởi chính 2 nhà sáng lập cũ: Lu Zhengyao và Qian Zhiya, vốn bị “hất cẳng” khỏi chính đứa con khởi nghiệp của mình kể từ sau vụ bê bối năm 2019.

Thương hiệu Cotti Cofee được 2 nhà sáng lập trên thành lập từ tháng 10/2022 và một nửa đội ngũ nhân viên chủ chốt của chuỗi cà phê này đến từ Luckin. Các chiến lược về mở rộng thị trường, mức giá rẻ hay mô hình kinh doanh hầu như hoàn toàn giống với Luckin.

Điều khác biệt duy nhất ở Cotti là tốc độ mở rộng chi nhánh của Cotti nhanh hơn nhiều khi hãng chỉ mất 5 tháng để đạt 1.000 chi nhánh đầu tiên ở Trung Quốc, trong khi Luckin là 11 tháng còn Starbucks là tận 16 năm.

Một điều thú vị nữa là cái tên Mixue cũng đang tham chiến ở mảng này với thương hiệu Lucky Cup, sáng lập từ năm 2017 với chiến lược giá siêu rẻ.

Một cốc Latte của Lucky Cup chỉ có giá 10 Nhân dân tệ, tương đương 1,4 USD, còn Americano là 5 Nhân dân tệ, rẻ hơn rất nhiều so với mức giá bình quân 40 Nhân dân tệ và 20 Nhân dân tệ tương ứng của Starbucks và Luckin Coffee.

Tương tự như Luckin Coffee, cả Cotti và Lucky Cup đều đang tích cực sao chép mô hình kinh doanh mới này để mở rộng nhanh chóng các chi nhánh.

Chỉ trong 8 tháng kể từ khi thành lập, Cotti đã trở thành chuỗi cà phê lớn thứ 5 ở Trung Quốc và thương hiệu này đặt mục tiêu 10.000 chi nhánh chỉ trong 3 năm.

Trước thành công này, ngay cả ông lớn như Starbucks cũng đã có dấu hiệu mở thêm quán ở các thành phố hạng 2-3, nhưng liệu có cạnh tranh được với các đối thủ địa phương hay không thì chỉ có thời gian mới trả lời được.

*Nguồn: Sixth Tone

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Markettimes  

Cách Luckin Coffee vượt qua Starbucks để trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc

Thành lập năm 2017, Luckin Coffee cạnh tranh với Starbucks bằng chiến lược giá rẻ, nhượng quyền và mua đồ trên ứng dụng.

Cách Luckin Coffee vượt qua Starbucks để trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc
Cách Luckin Coffee vượt qua Starbucks để trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc

Tháng 6/2023, gã khổng lồ ngành F&B Trung Quốc Luckin Coffee đạt mốc 10.000 cửa hàng trong nước, vượt Starbucks (Mỹ) để trở thành chuỗi cà phê lớn nhất nước này. Tính đến cuối quý II, Luckin Coffee đã có 10.829 cửa hàng. Trong khi đó, Starbucks có 6.480 địa điểm.

Luckin Coffee thành lập năm 2017. Còn Starbucks đã có mặt tại Trung Quốc từ năm 1999. Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ hai của Starbucks sau Mỹ.

“Quá trình mở rộng của Luckin tại Trung Quốc rất khủng khiếp. Việc mua được một cốc đồ uống của Luckin với giá 2 USD, hoặc rẻ hơn sau khi trừ khuyến mại, đang ngày càng phổ biến”, Jianggan Li – nhà sáng lập kiêm CEO hãng nghiên cứu công nghệ Momentum Works cho biết trên CNBC.

Trung Quốc là thị trường có truyền thống uống trà. Nhưng vài năm gần đây, doanh số bán cà phê đang tăng dần, đặc biệt là tại khu vực thành thị và trong nhóm người trẻ.

Theo hãng nghiên cứu GlobalData, doanh số bán cà phê tại Trung Quốc sẽ tăng 8,7% mỗi năm giai đoạn 2022-2027. Trong quý II, Luckin Coffee mở thêm 1.485 cửa hàng mới, tương đương hơn 16 cửa hàng mỗi ngày. Trong gần 11.000 địa điểm tại Trung Quốc, hơn 7.000 là cửa hàng tự vận hành và hơn 3.600 là liên kết, theo báo cáo tài chính của công ty.

Chuỗi cà phê này hồi tháng 3 còn mở rộng sang Singapore. Đến nay, họ đã có 14 cửa hàng tại đây. Số khách giao dịch hàng tháng đạt 43 triệu trong quý II.

“Luckin mở rộng nhanh nhờ mô hình kinh doanh của họ – vừa tự vận hành, vừa nhượng quyền”, Li giải thích. Vivian Leung – một nhân viên văn phòng tại Quảng Châu – cho biết có ít nhất hai cửa hàng Luckin Coffee trong vòng 50m bên ngoài căn hộ của cô.

“Nhượng quyền mở khóa cho tăng trưởng nhanh, vì bạn không phải bỏ vốn. Số cửa hàng Luckin đang dày đặc. Khu nào cũng có ít nhất một địa điểm.

Các cửa hàng của Luckin cũng có diện tích nhỏ hơn so với Starbucks”, Rahul Maheshwari – một nhà đầu tư tại châu Á cho biết. Ông từng làm việc cho một quỹ đầu tư tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

Trong khi đó, các cửa hàng của Starbucks trên toàn cầu đều do họ tự quản lý. Trong quý kết thúc vào ngày 2/7, chuỗi cà phê Mỹ mở thêm 588 cửa hàng, chỉ bằng 40% Luckin.

“Mô hình cần đầu tư mạnh vào tài sản sẽ đắt đỏ hơn khi vận hành và chậm tăng quy mô hơn”, Momentum Works nhận xét trong một báo cáo.

Mô hình kinh doanh của Luckin là mua hàng qua ứng dụng và lấy đồ tại cửa hàng, hoặc được giao đồ tận nhà. Vì thế, hãng này không có nhân viên thu ngân. Các cửa hàng cũng có diện tích nhỏ hơn. Kết quả là Luckin có chi phí vận hành thấp hơn và “có thể hòa vốn” nhanh chóng, Maheshwari cho biết.

Chiến lược giá của hai thương hiệu cũng khác nhau. Một cốc cà phê của Luckin có giá 10-20 nhân dân tệ (1,4-2,75 USD), nhờ các chính sách khuyến mãi mạnh tay. Trong khi đó, một cốc cà phê của Starbucks có giá ít nhất 30 nhân dân tệ.

“Luckin nhắm vào thị trường bình dân. Giá cả của họ khác hoàn toàn Starbucks. Nhưng chất lượng được đánh giá tốt hơn nhiều thương hiệu giá rẻ khác”, Li nói. Leung cũng đánh giá cà phê Luckin “ngon và giá bình dân”.

Luckin cũng tích cực hợp tác để quảng bá thương hiệu. Tuần trước, họ hợp tác với hãng rượu nổi tiếng của Trung Quốc Kweichow Moutai để ra mắt loại cà phê sữa vị rượu. Chỉ trong ngày đầu ra mắt, Luckin đã bán được 5,4 triệu cốc. Moutai là loại rượu cao cấp của Trung Quốc.

Shawn Yang – Giám đốc Viện nghiên cứu Blue Lotus cho biết đây là động thái chiến lược. “Luckin mở rộng tệp khách hàng bằng cách tận dụng tên tuổi các loại đồ uống biểu tượng của Trung Quốc, như Moutai và Coconut Palm”, ông nói.

Họ cũng đưa vào thực đơn nhiều loại đồ uống được địa phương hóa để phù hợp với thị trường Trung Quốc, như cà phê sữa trân châu đường đen, cà phê sữa phô mai và cà phê sữa dừa.

“Luckin Coffee đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường cà phê tại Trung Quốc, nhờ các sản phẩm phù hợp với khách trong nước”, Maheshwari cho biết trong một bài đăng gần đây.

Luckin niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) tháng 5/2019. Hãng này được định giá 3 tỷ USD chỉ chưa đầy 2 năm sau khi ra mắt, trở thành công ty đầu tiên kể từ bong bóng dotcom 1999-2000 đạt được điều này.

Tuy nhiên, 3 năm trước, Luckin bị hủy niêm yết trên sàn Nasdaq sau scandal gian lận kế toán. Trước đó, họ cho biết đang điều tra nội bộ và phát hiện COO Jian Liu nâng khống doanh thu lên thêm 2,2 triệu nhân dân tệ năm 2019.

Liu và CEO của Luckin là Jenny Zhiya Qian sau đó bị sa thải. Vì sự việc này, Luckin đồng ý nộp phạt 180 triệu USD cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) để dàn xếp cáo buộc gian lận kế toán.

Tháng 2/2021, Luckin nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ để tái cơ cấu. Các cửa hàng của họ vẫn mở cửa kinh doanh. Một năm sau, họ thông báo “đã hoàn thành việc tái cấu trúc và đang thoát khỏi tình trạng phá sản”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố việc quản trị nội bộ, đồng thời cải thiện các dòng sản phẩm”, CEO Guo Jingyi khi đó cho biết. Guo được bổ nhiệm làm CEO Luckin Coffee tháng 7/2020.

Quý II/2022, bất chấp Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách kiểm soát Covid ngặt nghèo, Luckin lần đầu tiên báo lãi. Tính chung cả năm 2022, chuỗi cà phê này cũng có lợi nhuận, với 1,16 tỷ nhân dân tệ (168 triệu USD). Doanh thu tăng 67% so với năm trước đó, lên 13,3 tỷ nhân dân tệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Thu (theo CNBC, Caixin Global)

Theo VnExpress

Chiến lược thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của Starbucks

Người Trung Quốc mê trà nhưng Starbucks không những không bị khai tử mà còn mở hơn 6000 cửa hàng, doanh thu năm 2022 lên tới 2,5 tỷ USD: Tất cả là nhờ vào 1 chiến lược thâm nhập đặc biệt. Cùng khám phá phương thức Starbucks thâm nhập vào thị trường trung Quốc trong bài viết này.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Starbucks vào Trung Quốc
Chiến lược thâm nhập thị trường của Starbucks vào Trung Quốc

Nếu có một công ty đồ uống đáng lẽ phải thất bại ở Trung Quốc, thì đó chính là Starbucks. Trung Quốc vốn là quốc gia có văn hóa uống trà kéo dài hàng ngàn năm lịch sử.

Khi bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1999, nhiều người nghi ngờ về khả năng thành công của Starbucks ngay cả khi đây là một gã khổng lồ trong ngành.

Không ai nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ thay đổi thói quen đi vào tiềm thức đó để uống cà phê. Thế mà, Starbucks lại đang làm rất tốt điều đó tại đất nước tỷ dân. Không những thế, họ còn biến nơi này trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Mỹ.

Theo CNBC, nhu cầu về cà phê Starbucks ở Trung Quốc tăng mạnh đến mức vào năm 2017, cứ 15 phút lại có một cửa hàng mới được mở trên khắp đất nước tỷ dân để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của người tiêu dùng.

Năm 2019, Starbucks báo cáo doanh thu tăng 92% tại Trung Quốc.

Năm 2022, thị trường Trung Quốc đã đóng góp 2,5 tỷ USD trong tổng doanh thu toàn cầu 32 tỷ USD của Starbucks.

Vào tháng 9 cùng năm, Starbucks đã mở cửa hàng thứ 6.000 tại Trung Quốc. Starbucks cũng sẽ mở một nhà máy rang trị giá 130 triệu USD trong năm nay tại thành phố Côn Sơn.

Đây sẽ là nhà máy rang đầu tiên tại châu Á của Starbucks.

Trong báo cáo chiến lược phát triển đến năm 2025 của Starbucks chi nhánh Trung Quốc, họ đặt mục tiêu mở thêm 3.000 quán trong tổng số 6.019 chi nhánh đang hoạt động hiện nay.

Điều này có nghĩa là cứ mỗi 9 tiếng Starbucks sẽ lại mở một quán mới ở Trung Quốc.

Với kế hoạch này, CEO Schultz đã khẳng định rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của hãng trên thế giới vào năm 2025.

Vậy từ chỉ sống thành công bằng 0, Starbucks đã làm như thế nào để có thể lật ngược tình thế và biến Trung Quốc trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất? Tất cả xuất phát từ một chiến lược thâm nhập được tính toán kỹ lưỡng bao gồm nhiều yếu tố:

1. Suy nghĩ khác biệt

Khi Starbucks lần đầu tiên mở cửa tại Trung Quốc vào năm 1999, văn hóa uống cà phê ở quốc gia này hầu như không tồn tại. Trong khi đó, văn hóa uống trà của Trung Quốc đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và rất ít người quan tâm đến việc thử một cái gì đó mới.

Để thâm nhập vào thị trường này với Starbucks là một thách thức lớn. Tuy nhiên, họ không để sự hoài nghi về khả năng thành công kìm hãm mình.

Họ nghiên cứu và tìm thấy cơ hội cho mình. Một nghiên cứu thị trường cho thấy rằng sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc tạo cơ hội cho Starbucks mang trải nghiệm cà phê phương Tây đến đất nước tỷ dân – nơi mọi người có thể trò chuyện với bạn bè trong khi thưởng thức uống đồ uống yêu thích của họ.

Sau hơn 20 năm lăn lộn tìm chỗ đứng tại Trung Quốc, Starbucks thực sự đã tạo ra nhu cầu đó. Ngày nay, người ta có thể tìm thấy một quán cà phê Starbucks trên hầu hết các con phố lớn của Trung Quốc.

Theo một khảo sát , tỷ lệ người Trung Quốc uống cà phê sau bữa ăn thay vì trà đã tăng lên đáng kể. Starbucks thực sự đã cách mạng hóa nhận thức của người Trung Quốc và khiến họ uống và yêu thích cà phê hơn.

Starbucks đã phải tìm cách làm cho cà phê hấp dẫn khẩu vị của người Trung Quốc. Họ đã làm điều này bằng cách tạo ra một thực đơn đồ uống cà phê độc đáo kết hợp hương vị truyền thống của Trung Quốc.

Ngày nay, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks có hơn 3.700 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và là chuỗi cà phê hàng đầu của quốc gia này. Nhờ S

2. Chiến lược Marketing thông minh.

Sau khi quyết định thâm nhập vào Trung Quốc, Starbucks đã áp dụng một chiến lược thâm nhập thị trường khôn ngoan. Thay vì khiến người Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa bởi văn hóa uống trà của họ, các chiến dịch quảng cáo của họ tập trung vào việc chọn những địa điểm có nhiều người qua lại, dễ thấy để xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Tiếp theo, Starbucks tận dụng văn hóa uống trà của người tiêu dùng Trung Quốc, giới thiệu đồ uống được làm bằng các nguyên liệu phổ biến của địa phương như trà xanh.

Chiến lược này đã giúp thương hiệu đồ uống ngoại này biến trở ngại thành một lợi thế một cách hiệu quả. Người tiêu dùng Trung Quốc nhanh chóng yêu thích cà phê Starbucks, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công của Starbucks tại Trung Quốc.

Một trong những chiến lược marketing quan trọng của Starbucks là cung cấp cho khách hàng trải nghiệm độc đáo. Starbucks xây dựng cửa hàng với nội thất trang nhã, hiện đại và không gian âm nhạc, sôi động thoải mái.

Từ đó, không chỉ tạo nên sự khác biệt giữa Starbucks so với các đối thủ cạnh tranh mà còn thu hút mạnh mẽ thế hệ trẻ, những người coi văn hóa cà phê phương Tây là biểu tượng của lối sống hiện đại.

Nhiều người đến Starbucks không chỉ để uống một ly Frappuccino mà còn để cảm nhận “trải nghiệm Starbucks” khiến họ cảm thấy sành điệu và thời thượng hơn. Cũng chính vì thế mà cà phê của Starbucks đã trở thành một trong những thức uống phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc.

3. Quốc tế hóa thương hiệu

Biết được giá trị của thương hiệu quốc tế của mình, Starbucks đã thực hiện một số bước để duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu.

Một trong những cách tốt nhất là cử những nhân viên pha chế giỏi nhất của họ ở những thị trường lâu đời đến những thị trường mới và đào tạo nhân viên mới.

Những nhân viên pha chế này đóng vai trò là đại sứ thương hiệu, giúp thúc đẩy văn hóa Starbucks tại các cửa hàng mới, đảm bảo dịch vụ tại mỗi cửa hàng tuân theo tiêu chuẩn quốc tế của họ.

Nhìn chung, các thương hiệu phương Tây nổi tiếng về sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời họ có lợi thế cạnh tranh so với các công ty Trung Quốc trong việc khẳng định mình là thương hiệu cao cấp.

Tuy nhiên, Shaun Rein, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của China Market Research Group, chỉ ra rằng có quá nhiều thương hiệu phương Tây đang giảm giá để giành thị phần, đây là một chiến lược thất bại vì họ sẽ không bao giờ có thể “rút ruột” các đối thủ địa phương Trung Quốc thông qua cuộc chiến về giá cả.

Thương hiệu quốc tế không có nghĩa là “sản phẩm quốc tế” hay “nền tảng quốc tế”. Starbucks đã nội địa hóa cao đồ uống của mình để phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Họ tiến hành rất nhiều phân tích về thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc và kết hợp một cách sáng tạo thị hiếu phương Đông và phương Tây.

Starbucks thậm chí còn cho phép mỗi chi nhánh linh hoạt lựa chọn trong danh mục đồ uống đa dạng của mình để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng địa phương.

Để các thương hiệu quốc tế thành công ở Trung Quốc, họ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với thị trường địa phương. Đó là những gì Starbucks làm.

4. Cộng tác nội địa hóa.

Trung Quốc không phải là một thị trường đồng nhất mà có nhiều “Trung Quốc”. Văn hóa ở miền bắc Trung Quốc rất khác so với ở phía đông. Sức tiêu thụ của các thành phố nội địa không thể so sánh với các thành phố ven biển.

Để giải quyết vấn đề phức tạp này tại thị trường Trung Quốc, Starbucks đã chọn ba đối tác trong khu vực như một phần trong kế hoạch mở rộng của mình.

Ở phía bắc, Starbucks liên doanh với Công ty Cà phê Meida Bắc Kinh. Ở phía đông, Starbucks đang hợp tác với Uni-President Enterprises của Đài Loan (Trung Quốc).

Ở phía Nam, đối tác của Starbucks là Hong Kong Maxim’s Food Co., Ltd. Mỗi đối tác đều có những thế mạnh và kiến ​​thức nhất định về địa phương, giúp Starbucks hiểu được thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc tại địa phương.

Làm việc với các đối tác phù hợp có thể hiểu người tiêu dùng địa phương một cách hiệu quả và đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mà không cần trải qua một lộ trình học tập dài và quanh co.  

5. Thâm nhập vào thị trường Trung Quốc là nỗ lực và chiến lược lâu dài của Starbucks.

Trước khi thập nhập vào thị trường (Market Penetration) Trung Quốc, Starbucks hiểu rằng thị trường này không phải là thị trường có thể phát triển dễ dàng mà cần nỗ lực lâu dài. Một chiến lược quan trọng là đầu tư vào nhân viên. Starbucks thực hiện xuất sắc công việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên của mình.

Đó là một chiến lược đôi bên cùng có lợi vì nhân viên là trung tâm của việc mang lại “trải nghiệm Starbucks” cho khách hàng. Họ là những đại sứ tiếp thị tốt nhất của công ty.

Nỗ lực lâu dài cũng có nghĩa là kiên nhẫn. Khai thác thị trường và giành được lòng trung thành của khách hàng cần có thời gian. Các công ty thực hiện đầu tư dài hạn chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận đáng kể.

Nếu Starbucks có thể thành công ở một trong những thị trường ít có khả năng thành công nhất, thì không có lý do gì các công ty khác, dù lớn hay nhỏ, không thể thành công ở Trung Quốc. Suy nghĩ khác biệt, có chiến lược phù hợp, phục vụ thị trường địa phương và cam kết lâu dài là những bước quan trọng để biến điều đó thành hiện thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Ánh Lê – MarketTimes

Starbucks dự kiến đạt mốc 100 cửa hàng tại Việt Nam trong 2023

Sau 10 năm thâm nhập thị trường Việt Nam, chuỗi cà phê đến từ Mỹ dự định cán mốc 100 cửa hàng vào quý sau.

Starbucks dự kiến đạt mốc 100 cửa hàng tại Việt Nam trong 2023
Starbucks dự kiến đạt mốc 100 cửa hàng tại Việt Nam trong 2023

Thông tin được bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ ngày 3/1. “Chúng tôi sẽ kỷ niệm cửa hàng thứ 100 trong năm nay nhưng không có nghĩa chỉ mở đến 100”, bà Patricia Marques cho biết.

Starbucks vào Việt Nam từ tháng 2/2013 với cửa hàng đầu tiên ở ngã sáu Phù Đổng (quận 1, TP HCM). Hiện họ có 87 cửa hàng tại 7 tỉnh thành, trên 800 nhân sự và hơn 200 “coffee master” (chuyên gia cà phê theo tiêu chuẩn đào tạo nội bộ).

So với các thương hiệu F&B tương tự khác, số cửa hàng của Starbucks tương đối khiêm tốn, đứng sau các chuỗi nội địa như Highlands, The Coffee House, Phúc Long và Trung Nguyên Legend.

Tuy nhiên, đây là tên tuổi nước ngoài hiếm hoi, cùng với Café Amazon(Thái Lan) còn trụ được và có dấu ấn trong cuộc chiến giữa các chuỗi cà phê, với thị phần áp đảo của doanh nghiệp nội địa.

Những cửa hàng mới đang được chuỗi này định hướng diện tích vừa phải có thể cho khách hàng ngồi uống tại chỗ hoặc phục vụ chỉ mua đi.

Họ nhắm mục tiêu tìm kiếm thêm các mặt bằng tại các khu đô thị mới, cao ốc hay các cộng đồng địa phương. “Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng và sẽ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại những nơi mới ngoài những thành phố đã đặt chân đến”, bà nói.

Cho đến nay, thị trường lớn nhất của Starbucks tại Việt Nam là TP HCM với 50 cửa hàng, trong khi thị trường mới nhất là Hội An (Quảng Nam). Còn Bình Dương, Quy Nhơn là những thị trường đầy tiềm năng.

Theo bà Patricia Marques, Bình Dương ngày trước được biết đến là khu công nghiệp mà người lao động sáng đi chiều về từ TP HCM. Tuy nhiên, tỉnh này giờ có nhiều khu dân cư tại chỗ cho giới chuyên gia.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên về tiềm năng ở Bình Dương và sẽ tiếp tục phát triển tại đây. Hội An thì có khách du lịch nhưng phải còn tiếp tục khám phá. Hay Qui Nhơn du lịch trước đây chưa phát triển, nay đã sôi động với nhiều khu resort nên đó là tiềm năng kinh doanh cho chúng tôi”, bà Patricia phân tích.

Ngoài số cửa hàng, bà Patricia nói mục tiêu lâu dài của chuỗi này là “thực sự trở thành cà phê hàng ngày của khách hàng”. Vậy Starbucks đang có những thuận lợi và thách thức nào?

Về thuận lợi, báo cáo ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) khu vực châu Á của Kantar World Panel cho biết ngành đồ uống Việt Nam sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh đã có sự phục hồi. Quý III/2022 ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình là 5,2%, chỉ kém tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn châu Á 0,4%.

Bà Patricia Marques cũng xác nhận trong giai đoạn bình thường mới, kết quả tài chính của chuỗi “đã có sự tăng trưởng nhất định”.

Điều kiện kinh tế vĩ mô 2023 vẫn khó đoán, nhưng theo Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam, họ đã học được cách vận động trong khó khăn qua hai năm dịch để tiếp tục phát triển.

Hiện Starbucks đã dần thích ứng với các thói quen tiêu dùng bản địa. Nửa cuối 2021, họ đã chấp nhận thanh toán bằng hai ví điện tử.

“Lúc trước, thị trường này dùng tiền mặt chủ yếu nhưng qua đại dịch việc không dùng tiền mặt trở thành điều phổ biến một cách rất tự nhiên”, bà Patricia nhận xét.

Allegra World Coffee Portal – nền tảng thông tin chuyên ngành về ngành cà phê của Anh – dự báo các chuỗi cà phê Việt Nam sẽ có tổng cộng khoảng 5.200 cửa hàng vào 2025. Nhìn chung, thị trường này về dài hạn vẫn được cho là có tiềm năng, nhưng cũng không dễ chinh phục.

Đó là thách thức chung không riêng gì với Starbucks. Thực tế, với nhiều lý do khác nhau, thị trường chuỗi đồ uống đã chứng kiến vài biến động thời gian gần đây.

Tháng trước, PhinDeli đóng bớt một số cửa hàng ở vị trí đẹp trong khi KIDO thoái vốn khỏi TTV – đơn vị sở hữu chuỗi Chuk Chuk. Ngược lại, Highlands, Phúc Long vẫn đẩy nhanh mở thêm chi nhánh.

The Coffee House thì dự định khôi phục thương hiệu cửa hàng cao cấp Signature trong năm nay. Hay như Passio Coffee, chuỗi 15 tuổi gắn với cà phê mang đi, đang ngày càng mở rộng quy mô cửa hàng theo hướng bán tại chỗ nhiều hơn.

Đó là chưa kể thị trường đang xuất hiện thêm những thương hiệu mới, gây tiếng tăm trong giới trẻ như Katinat, Phê La, Cheese Coffee. Bà Patricia cũng xác nhận thị trường đang “ngày càng trở nên cạnh tranh”.

Ngoài ra, quy trình phát triển nhân sự của chuỗi cà phê đến từ Mỹ nhiều yêu cầu khiến họ không dễ dàng có được nhiều cửa hàng trưởng trong thời gian ngắn. Tại chuỗi này, một nhân viên pha chế cần khoảng 3-4 tuần đào tạo trong khi cửa hàng trưởng cần gấp nhiều lần thời gian và phải thi đậu nhiều vòng khác nhau.

Tìm kiếm mặt bằng cũng là thử thách nếu muốn có vị trí đẹp. Bà Patricia ví dụ ở Thái Lan, các chủ bất động sản khi xây dựng trung tâm thương mại thường đã hoạch định từ trước là cần thương hiệu nào và chủ động hợp tác, ưu ái khách thuê.

“Ở Việt Nam chưa có mối quan hệ giữa chủ nhà và người thuê như các thị trường khác nên muốn có vị trí đẹp phải trả giá rất cao”, bà nói.

Theo báo cáo của Starbucks, doanh thu thuần hợp nhất của chuỗi này trên toàn cầu trong năm tài chính 2022 (kết thúc vào 2/10/2022) tăng 11% lên mức kỷ lục 32,3 tỷ USD, đã bao gồm 2% tác động bất lợi từ chuyển đổi ngoại tệ.

Trong năm tài chính 2023, tập đoàn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 12%, đã tính tác động 3% từ chuyển đổi ngoại tệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Starbucks bán lại một thương hiệu cafe cho Nestlé

Starbucks vừa bán lại thương hiệu cafe Seattle’s Best Coffee thuộc Seattle’s Best Coffee LLC, một công ty con của Starbucks cho Nestle.

Starbucks bán một thương hiệu cafe cho Nestle
Starbucks bán một thương hiệu cafe cho Nestle

Theo đó, gã khổng lồ ngành F&B, Starbucks, vừa bán lại thương hiệu cafe của mình tại Mỹ cho Nestle, cũng là một đế chế ngành F&B và Retail.

Nestle là Tập đoàn có trụ sở chính tại Vevey, Thụy Sĩ, đã hợp tác với Starbucks có trụ sở tại Seattle, Mỹ từ năm 2018 và chịu trách nhiệm phân phối cà phê mang thương hiệu Starbucks tại hơn 80 thị trường trên toàn cầu.

Ông David Rennie, người đứng đầu bộ phận thương hiệu cà phê của Nestle cho biết việc mua lại Seattle’s Best Coffee sẽ tiếp tục xây dựng thêm danh mục sản phẩm của công ty và mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.

Nestle cũng sở hữu các nhãn hiệu phổ biến khác như Nescafe, Nespresso, Blue Bottle hay thương hiệu sô cô la đình đám Kit Kat.

Starbucks mua lại Seattle’s Best Coffee vào năm 2003 với giá 72 triệu USD, tuy nhiên do những ảnh hưởng từ đại dịch và lạm phát toàn cầu tăng cao, thương hiệu này đang cấu trúc lại các cửa hàng kinh doanh của mình.

Ông Michael Conway, Chủ tịch phát triển Kênh của Starbucks, cho biết:

“Chúng tôi tin tưởng rằng Nestle sẽ tiếp tục phát triển thương hiệu Seattle’s Best Coffee trong khi chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào chiến lược nâng cao trải nghiệm cà phê hảo hạng cho người tiêu dùng thông qua thương hiệu Starbucks.”

Nestle và Starbucks cho biết thoả thuận sẽ hoàn tất vào cuối năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Doanh thu của Starbucks Việt Nam đạt hơn 500 tỷ vào năm 2021

Dù số lượng cửa hàng chỉ bằng một nửa, doanh thu năm 2021 của gã khổng lồ F&B Starbucks Việt Nam là 555 tỷ đồng, cao hơn mức 475 tỷ đồng của The Coffee House.

Không mở rộng ồ ạt như nhiều chuỗi cafe khác, số lượng cửa hàng của Starbucks khá nhỏ nếu so sánh với Highlands Coffee, Trung Nguyên hay The Coffee House.

Công ty vận hành Starbucks tại Việt Nam lỗ gần 102 tỷ đồng vào năm ngoái. Thay vì chọn những vị trí đắc địa như trước đây, chuỗi cafe này đang mở những cửa hàng nhỏ hơn cũng như bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.

Starbucks là một trong những chuỗi cafe nổi tiếng nhất thế giới với hơn 33.000 cửa hàng tại hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương hiệu Mỹ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2/2013, ở ngã sáu Phù Đổng (Q1, TP HCM).

Chiến lược ban đầu của Starbucks Việt Nam là mở quán tại những nơi có vị trí đắc địa và chú trọng vào việc đem lại không gian trải nghiệm cho khách hàng. Không mở rộng ồ ạt như nhiều chuỗi cafe khác, Starbucks xác định đi theo hướng “chậm mà chắc”.

Theo số liệu Statista cập nhật đến tháng 4 năm nay, Starbucks hiện có 76 cửa hàng tại Việt Nam – đứng trong Top những chuỗi có số lượng cửa hàng nhiều nhất.

Tuy nhiên con số này vẫn khá nhỏ nếu so sánh với các đối thủ như Highlands Coffee (478), Trung Nguyên (454) và The Coffee House (146). Quy mô của Starbucks Việt Nam cũng kém xa chuỗi này tại một số nước Đông Nam Á khác như Indonesia (487 cửa hàng) hay Thái Lan (425) (số liệu của Statista tính đến tháng 10/2021).

Dù số lượng cửa hàng chỉ bằng một nửa, doanh thu năm 2021 của Starbucks Việt Nam là 555 tỷ đồng -cao hơn mức 475 tỷ đồng của The Coffee House.

Giống như nhiều thương hiệu cafe khác, doanh thu của cả hai chuỗi trên đều có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Đại dịch Covid-19 buộc các chuỗi thức ăn và đồ uống phải đóng cửa trong một thời gian dài để thực hiện quy định về giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp ngành F&B Việt Nam phải chật vật để tồn tại trong hơn 2 năm qua.

Năm 2021, Highlands Coffee – chuỗi cafe lớn nhất về quy mô và doanh thu tại Việt Nam – ghi nhận khoản lỗ 19 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên Highlands báo lỗ trong 8 năm qua.

Trong khi đó, theo số liệu mà Người Đồng Hành có được, công ty vận hành Starbucks tại Việt Nam lỗ gần 102 tỷ đồng vào năm ngoái.

Lợi nhuận sau thuế năm 2019 và 2020 của chuỗi lần lượt là gần 39 tỷ đồng và 4,3 tỷ đồng. Hết năm 2021, vốn chủ sở hữu của công ty này là âm 51,8 tỷ đồng.

Biên lợi nhuận gộp của Starbucks Việt Nam năm 2019 vào khoảng 19,3% và đến năm 2021 chỉ là 1,3%. Tỷ lệ này khá thấp nếu so sánh với Highlands Coffee hay The Coffee House.

Biên lợi nhuận gộp của Highlands Coffee nằm trong khoảng 60-70% trong 3 năm gần đây. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là Starbucks Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu thô – khiến giá vốn chiếm phần lớn doanh thu.

Tháng 10 năm ngoái, chuỗi này đã đóng cửa Starbucks Rex, chi nhánh nằm trong khách sạn Rex tại đường Nguyễn Huệ (Q1, TP HCM) và đến cuối năm, đóng thêm cửa hàng Starbucks Press Club, nằm tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Tháng 7 vừa qua, Starbucks Lan Viên – quán đầu tiên mở tại Hà Nội cũng ngừng hoạt động. Điểm chung của 3 cơ sở này là đều nằm ở những vị trí “vàng” tại các thành phố lớn.

“Sở dĩ chúng tôi đóng cửa Starbucks ở khách sạn Rex là vì nó không mang lại hiệu quả rõ rệt và không thuận lợi cho vận hành. Địa điểm không thuận lợi cho logistics vì câu chuyện làm đường và kẹt xe ở khu vực đó trong vài năm qua.

Vì Covid-19 nên khách du lịch cũng không nhiều như trước kia và xung quanh khu vực đó cũng có rất nhiều cửa hàng Starbucks.

Trong kinh doanh chuỗi F&B, đóng hay mở cửa hàng nào đó là điều hết sức bình thường và không có gì to tát”, bà Patricia Marques – Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam nói với truyền thông trong một sự kiện đầu năm nay.

Thực tế, dù đóng cửa các cơ sở có mặt tiền đắc địa nhưng Starbucks không hề thu hẹp quy mô mà đang tiếp tục mở rộng tại Việt Nam.

Chuỗi này đóng 3 cửa hàng trong năm 2021 nhưng mở thêm 9 địa điểm mới. Riêng giai đoạn chuyển giao giữa năm ngoái và năm nay (tức tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay), họ mở thêm 6 cửa hàng với 3 ở Hà Nội, 2 tại TP HCM và một tại Bình Dương.

Mô hình của Starbucks Việt Nam hiện hướng đến sự tinh gọn, mở thêm các cửa hàng nhỏ, săn tìm các mặt bằng xa trung tâm, các khu đô thị mới, cao ốc hay các cộng đồng địa phương – thay vì tập trung vào những địa điểm đẹp nhưng chi phí tốn kém như trước kia.

“Chúng tôi có mở những cửa hàng nhỏ hơn, phục vụ khách hàng chỉ mua đi chứ không ngồi lại. Nhưng định hình của Starbucks vẫn là không gian nơi khách hàng đến trải nghiệm, thưởng thức cùng gia đình và bạn bè.

Nguyên tắc đó sẽ không đổi”, Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ về chiến lược của Starbucks trong năm 2022.

Bên cạnh đó, công ty này cũng đẩy mạnh bán online trên nền tảng giao hàng trực tuyến như ShopeeFood hay Grab.

Starbucks cũng mở gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee để tập trung bán các sản phẩm đi kèm như cốc, bình đựng nước, túi vải…

Có thể thấy dù chưa thật sự bùng nổ, Starbucks đã đạt được những thành công nhất định tại thị trường Việt Nam. Trước đó, nhiều chuỗi cafe ngoại rất nổi tiếng nhưng đã sớm phải nói lời dừng cuộc chơi.

Vì sao Starbucks thành công khắp thế giới nhưng chưa bùng nổ tại Việt Nam.

Năm 2019, CNBC từng có bài viết lý giải tại sao Starbucks thành công khắp thế giới nhưng chỉ chiếm chưa tới 3% thị phần cafe ở Việt Nam.

Trang này đưa ra 3 lý do. Thứ nhất là người Việt Nam có quá nhiều lựa chọn địa phương để thưởng thức cà phê. Thứ hai là hầu hết các cửa hàng cà phê phương Tây phục vụ cà phê làm từ hạt Arabica – loại chiếm tới 75% cà phê thế giới.

Cà phê Việt Nam được ủ bằng hạt cà phê Robusta, có vị đắng hơn, ngon hơn và hàm lượng caffeine cao hơn so với hạt Arabica, và rẻ hơn.

Lý do thứ ba được CNBC đưa ra là người Việt Nam đã quá trung thành với lối thưởng thức cũ để thử thứ gì đó mới, và thậm chí là tự phục vụ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Starbucks chấp nhận thanh toán qua MoMo tại thị trường Việt Nam

MoMo và Starbucks Vietnam vừa chính thức công bố hợp tác, theo đó, MoMo là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán tại tất cả các cửa hàng Starbucks trên toàn quốc.

Dưới tác động của đại dịch trong suốt hơn 2 năm qua, chuyển đổi số đã và đang trở thành xu hướng tất yếu đối với hầu hết doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực F&B nhằm phục vụ người dùng đa kênh (Omni-channel), đáp ứng tiện ích thanh toán mới, chuyển đổi số còn là cách để doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.

Thêm vào đó, xu hướng hợp tác giữa các doanh nghiệp F&B và các Fintech trong lĩnh vực thanh toán cũng trở thành động lực thúc đẩy xã hội thanh toán không tiền mặt an toàn và hiện đại.

Tại Việt Nam, MoMo là ví điện tử đầu tiên trở thành phương thức thanh toán của chuỗi Starbucks Vietnam (bằng hình thức mã thanh toán).

Như vậy, bên cạnh hình thức thanh toán tiền mặt và thẻ, từ nay, khách hàng Starbucks Vietnam đã có thể trải nghiệm phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và tiệm cận lối sống không tiền mặt đã phát triển tại nhiều quốc gia.

Hợp tác này là bước khởi đầu trong mục tiêu mang đến một trải nghiệm hiện đại, thuận tiện và an toàn cho người dùng.

Thông qua hợp tác với MoMo, Starbucks Vietnam có thể ngay lập tức kết nối với hệ sinh thái hàng chục triệu người dùng tích cực của MoMo và khách hàng có thể dễ dàng thanh toán tại Starbucks bằng MoMo.

Dự kiến trong tương lai gần, hai bên sẽ nghiên cứu, triển khai thêm nhiều dịch vụ, cải tiến tính năng mới, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Chia sẻ về hợp tác, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Vietnam cho biết: “Hiện nay, với nhu cầu ngày càng tăng về tính tiện dụng trong việc thanh toán thì ví điện tử là một trong những tiêu chí mà Starbucks Vietnam mong muốn có tại các cửa hàng để tạo thêm sự thuận tiện hơn cho khách hàng.

Với MoMo, chúng tôi đã tìm được một đối tác lý tưởng không chỉ về mặt ứng dụng công nghệ mà còn về sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người tiêu dùng tại Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng thông qua việc hợp tác này có thể nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ tại chuỗi Starbucks Vietnam”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Free Refill và chiến lược xây dựng thương hiệu của Starbucks

Bằng cách coi trọng việc xây dựng thương hiệu trong dài hạn, Starbucks đã có những chiến lược hết sức tinh tế và một trong số đó là chính sách Free Refill.

Free Refill và chiến lược xây dựng thương hiệu của Starbucks
Free Refill và chiến lược xây dựng thương hiệu của Starbucks

Hãy nhớ lại những ngày tháng khi Google, Internet hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter chưa xuất hiện và phát triển như bây giờ, bạn thường dựa vào đâu để đánh giá chất lượng của một nhà hàng hay quán cafe nào đó?

Phải chăng, bạn đã từng dựa rất nhiều vào yếu tố trực quan, những góc quán đông đúc hay bãi đỗ xe dày đặc là những minh chứng cho chất lượng dịch vụ của thương hiệu.

Trong khi thuật ngữ Social Proof hay Bằng chứng xã hội vẫn phát triển mạnh trong bối cảnh kinh doanh hiện đại ngày này, nó vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu trước khi cả Internet hay thương mại điện tử ra đời.

Được xây dựng và phát triển từ những năm 1971, tức trước gần 30 năm so với ngày Google ra đời (năm 1998), Starbucks vốn đã không phụ thuộc vào internet trong việc kinh doanh của mình.

Thách thức lớn nhất lúc bấy giờ mà Starbucks phải đối mặt là làm thế nào để các cửa hàng của mình luôn “tấp nập” người, thứ có thể giúp những người khác cảm nhận được “giá trị thương hiệu” của Starbucks.

Với giá trị thương hiệu (Brand Value) hơn 13 tỷ USD tính đến hết năm 2021, Starbucks đã từng bắt đầu với những chiến lược xây dựng thương hiệu và marketing dù ít tốn kém nhưng lại rất sáng tạo. Từ các chiến thuật dịch vụ khách hàng trị giá chỉ vài đô la đến các chiến dịch thương hiệu toàn cầu.

Và một trong số đó là Free Refill, chính sách “Tái đổ đầy” thức uống miễn phí.

Chính sách Free Refill của Starbucks.

Như đã phân tích ở trên, để tạo ra một quán cà phê náo nhiệt tràn đầy sức sống, bạn cần thu hút mọi người vào bên trong cửa hàng và khiến họ nán lại. Bằng cách cung cấp những lần tái đổ đầy thức uống miễn phí, Starbucks đã làm được điều này.

Chính sách Free Refill của Starbucks hoạt động như sau:

Tại các cửa hàng tham gia, bạn có thể sử dụng Thẻ Starbucks (Starbucks Card) đã đăng ký của mình hoặc ứng dụng Starbucks (Starbucks app) để mua đồ uống và sau đó cũng từ các ứng dụng và thẻ này, bạn được đổ đầy miễn phí cà phê và trà (không phụ thuộc vào thức uống đã mua ban đầu) trong cùng một lần ghé thăm cửa hàng.

Nếu khách hàng chưa có tài khoản, họ cũng có thể mua những lần tái đổ đầy miễn phí này với một mức giá rất ưu đãi.

Chiến lược này của Starbucks không chỉ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và “hời” hơn với mỗi lần ghé thăm Starbucks, nó còn làm cho trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu tốt hơn nhiều.

Xây dựng thương hiệu là một chiến lược dài hạn quan trọng.

Thương hiệu vốn là một thông báo hay dấu hiệu giúp khách hàng ra các quyết định mua hàng của họ – thường ở cấp độ tiềm thức. Đó là điều khiến người tiêu dùng lựa chọn một doanh nghiệp nào đó thay vì đối thủ.

Trong trường hợp của Starbucks, đó là lý do tại sao người tiêu dùng bỏ qua vô số các lựa chọn thay thế khi di chuyển trên đường, cho dù đó là các cửa hàng cà phê địa phương, hay những cửa hàng cà phê tiện lợi khác.

Mọi người dù phải chờ đợi hay xếp hàng lâu hơn, trả giá cao hơn và thậm chí có thể nhận được ít sản phẩm hơn với cùng một mức giá. Họ vẫn chọn Starbucks đơn giản là vì nó nằm trong tâm trí của họ, là vì Starbucks “có thương hiệu”.

Thương hiệu cũng giải thích lý do tại sao với phần đông mọi người, khi có ý định mua một chiếc máy tính nào đó, Apple có thể là gợi ý đầu tiên.

Giải quyết vấn đề một cách hiệu quả là một chiến lược xây dựng thương hiệu khôn ngoan.

Nếu bạn là một Marketer, bạn hiểu rằng xây dựng thương hiệu hiệu quả không chỉ đơn giản là việc thuyết phục công chúng nên lựa chọn thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn thông qua các chiến dịch quảng cáo.

Một thương hiệu hiệu quả cần không ngừng xây dựng danh tiếng – lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) – và thông qua các chiến lược hành động cụ thể hơn là những gì mà họ hứa và nói.

Và rõ ràng là trong trường hợp này, Starbucks sẽ dần mất đi thương hiệu của nó nếu nó không bao gồm những sản phẩm cafe chất lượng, dịch vụ khách hàng hiệu quả, những địa điểm “vàng” và hơn thế nữa.

Xây dựng thương hiệu không nhất thiết phải rất tốn kém.

Mặc dù việc xây dựng thương hiệu có thể là một nỗ lực rất tốn kém đối với không ít các doanh nghiệp, tuy nhiên điều này không phải là điều kiện bắt buộc hay duy nhất.

Xét cho cùng, mọi vấn đề của thị trường hay khách hàng đều có thể tạo ra những cơ hội tiềm ẩn nào đó mà thương hiệu có thể nhanh chóng chớp lấy và gìn giữ – nếu bạn nỗ lực đưa ra các giải pháp thông minh giống như cách Starbucks từng làm với khách hàng của họ, bạn sẽ sớm nhận thấy sự khác biệt (mà không cần đầu tư quá nhiều tiền).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Các cửa hàng Starbucks tại Nga đổi tên thành Stars Coffee

Sau một khoảng thời gian ngừng hoạt động, các cửa hàng Starbucks tại Nga đã được mở cửa trở lại nhưng với một cái tên mới, Stars Coffee.

starbucks đổi tên thành stars coffee
Các cửa hàng Starbucks tại Nga đổi tên thành Stars Coffee

Theo thông tin từ Reuters, cửa hàng cà phê Starbucks đầu tiên trong số 130 cửa hàng tại Nga đã hoạt động trở lại nhưng với một tên gọi mới là Stars Coffee, nằm tại thủ phủ Moscow. Đây đánh dấu là lần đổi tên thương hiệu mới nhất của một thương hiệu phương Tây kể từ khi tranh chấp diễn ra giữa Nga và Ukraine.

Hình ảnh như bạn có thể thấy ở trên chính là hình ảnh của cửa hàng Stars Coffee, nếu nhìn thoáng qua thì cũng có phần tương tự như logo mang tính biểu tượng của Starbucks.

Không chỉ Starbucks mà nhiều thương hiệu phương Tây khác cũng đã đổi tên thương hiệu khi mở cửa trở lại tại Nga.

Cụ thể, gã khổng lồ ngành F&B, McDonald’s, đã mở cửa trở lại với tên gọi Vkusno & Tochka, trong tiếng Anh có nghĩa là “tasty and that’s it”, công ty kiểm toán Deloitte cũng đã hoạt động trở lại và đổi tên thành “Business Solutions and Technologies” hay Ernst & Young cũng đã đổi tên thành “Audit Technologies and Solutions Centre”.

Theo những thông tin mới nhất, chủ sở hữu mới có kế hoạch mở 90 cửa hàng Stars Coffee ở Moscow, 15 cửa hàng ở St.Petersburg và 15 cửa hàng ở các địa điểm khác.

Starbucks hiện chưa trả lời bất cứ bình luận nào liên quan đến thông tin đổi tên này, được biết việc đổi tên thương hiệu được diễn ra sau 3 tháng kể từ khi thương hiệu cà phê này đóng cửa tại Nga, nơi có khoảng 2.000 nhân viên đang làm việc.

Theo thông tin từ CNBC, doanh thu của Starbucks tại Nga hiện chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu toàn cầu (khoảng hơn 30 tỷ USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

(Theo Reuters)

Starbucks đóng cửa 130 cửa hàng và rời khỏi Nga sau 15 năm

Cùng với hàng hoạt các thương hiệu khác như McDonald’s hay Exxon Mobil, Starbucks sẽ đóng cửa 130 cửa hàng cafe và rút lui hoàn toàn khỏi Nga.

Starbucks đóng cửa 130 cửa hàng và rời khỏi Nga sau 15 năm
Starbucks đóng cửa 130 cửa hàng và rời khỏi Nga sau 15 năm

Với 130 cửa hàng được cấp phép, doanh số của Starbucks tại Nga đang chiếm chưa đến 1% doanh thu hàng năm của toàn công ty.

Starbucks cho biết họ sẽ trả lương cho gần 2.000 nhân sự tại Nga trong 6 tháng và giúp họ tìm kiếm các cơ hội mới khi phải rời khỏi chuỗi cafe này.

Theo Starbucks, dưới những áp lực từ cả người tiêu dùng và nhà đầu tư về việc các thương hiệu phương tây cần có các hành động rõ ràng nhằm mục tiêu giảm bớt xung đột trong những diễn biến gần đây của Nga và Ukraine, họ không thể làm khác được.

Trong kết quả kinh doanh quý mới nhất được công bố vào đầu tháng 5, Starbucks không tiết lộ ảnh hưởng tài chính của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga.

Ở một khía cạnh khác với McDonald’s, thương hiệu vốn đã có mặt ở Nga hơn 30 năm, gã khổng lồ thức ăn nhanh này cho biết việc tạm dừng các hoạt động của họ ở Nga và Ukraine đã khiến doanh nghiệp phải tiêu tốn hơn 127 triệu USD trong quý đầu tiên.

Khác với Starbucks, doanh số của McDonald’s ở Nga và Ukraine chiếm 9% doanh thu toàn công ty vào năm 2021. Hiện McDonald’s có khoảng 850 nhà hàng ở Nga và hầu hết trong số đó được điều hành trực tiếp bởi công ty thay vì là nhượng quyền như Starbucks.

McDonald’s cho biết họ sẽ bán lại những địa điểm kinh doanh hiện tại cho những thương hiệu khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Starbucks hướng tới mục tiêu bền vững bằng cách loại bỏ ly nhựa dùng một lần

Nhằm mục tiêu hướng tới tính bền vững và thân thiện với môi trường, Starbucks cho biết sẽ loại bỏ dần các ly nhựa dùng một lần.

StarbStarbucks hướng tới mục tiêu bền vững bằng cách loại bỏ ly nhựa dùng một lầnucks hướng tới mục tiêu bền vững bằng cách loại bỏ ly nhựa dùng một lần
Starbucks hướng tới mục tiêu bền vững bằng cách loại bỏ ly nhựa dùng một lần

Theo thông tin từ Starbucks, những chiếc ly nhựa và giấy màu xanh trắng mang tính biểu tượng của Starbucks sẽ sớm dần biến mất khi thương hiệu này đang lên kế hoạch thúc đẩy việc khách hàng mang theo ly riêng của họ để đựng.

Một số cửa hàng cho biết, họ đang hướng tới mục tiêu “tạo ra một phong trào văn hóa hướng tới đồ tái sử dụng vào năm 2025” – bằng cách thúc đẩy mọi người đựng đồ uống của họ trong những chiếc ly có thể tái sử dụng được thay vì dùng cốc nhựa và giấy.

Starbucks cho biết họ đang xem xét một số chương trình và hành động mới trong khi “chuyển hướng hoàn toàn ra khỏi việc sử dụng đồ nhựa” trong những năm tới.

Giám đốc phát triển bền vững (CSO) của Starbucks, Michael Kobori cho biết quá trình chuyển đổi này là một phần trong những nỗ lực biến Starbucks trở thành một “doanh nghiệp tích cực về mặt nguyên liệu đầu vào”.

Mục tiêu tiếp theo của Starbucks là hạn chế phần lớn việc thải khí carbon và lãng phí nguồn nước.

Một số cửa hàng của Starbucks ở Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và London hiện đang thử nghiệm dịch vụ “mượn tạm ly” – trong đó khách hàng đặt đồ uống và đựng trong ly của Starbucks, họ sẽ trả lại những chiếc ly này sau đó.

Với mỗi chiếc ly, khách hàng sẽ đặt cọc 1 USD, số tiền này sẽ được trả lại khi khách hàng hoàn lại ly.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Huyền thoại Howard Schultz sẽ trở lại làm CEO của Starbucks

CEO hiện tại của Starbucks Kevin Johnson sẽ nghỉ hưu sau 5 năm đảm nhiệm chức vụ này trước khi bàn giao cho Howard Schultz.

Huyền thoại Howard Schultz sẽ trở lại làm CEO của Starbucks

Howard Schultz sẽ trở lại làm Giám đốc điều hành tạm thời, một lần nữa nắm quyền điều hành chuỗi cà phê mà ông đã nâng tầm thành thương hiệu toàn cầu trong khi công ty tìm kiếm người kế nhiệm lâu dài.

Đây sẽ là nhiệm kỳ thứ ba của ông với tư cách là giám đốc điều hành của Starbucks.

Cổ phiếu của công ty đã tăng 7% trong phiên giao dịch buổi sáng với tin tức này. Starbucks đã thông báo về sự chuyển đổi lãnh đạo trước cuộc họp cổ đông thường niên vào cuối ngày 16/3 vừa qua.

“Một năm trước, tôi đã ra hiệu với Hội đồng quản trị rằng khi đại dịch toàn cầu sắp kết thúc, tôi sẽ cân nhắc việc nghỉ hưu khỏi Starbucks. Tôi cảm thấy đây là một thành quả tự nhiên sau 13 năm của tôi với công ty, ”Johnson nói trong một tuyên bố.

Johnson tham gia hội đồng quản trị vào năm 2009 khi đang làm Giám đốc điều hành của Juniper Networks và trở thành thành viên của đội ngũ lãnh đạo vào năm 2015 với tư cách là chủ tịch và COO.

Năm 2017, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, kế nhiệm Schultz.

Ngoài việc chèo lái công ty vượt qua đại dịch Covid, Johnson đã sử dụng kiến thức chuyên môn của mình với tư cách là một cựu giám đốc điều hành công nghệ trong suốt nhiệm kỳ của mình để thúc đẩy Starbucks bước vào thời đại kỹ thuật số, cải tiến chương trình khách hàng thân thiết và thay đổi định vị cửa hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Ông cũng đẩy nhanh việc mở rộng chuỗi ở Trung Quốc, hiện là thị trường lớn thứ hai của hãng. Trong thời gian ông là người đứng đầu công ty, cổ phiếu của Starbucks đã tăng hơn 50%, bao gồm cả mức tăng hôm thứ Tư.

Về phần Schultz, ông từng là Giám đốc điều hành từ năm 1986 đến năm 2000, và một lần nữa từ năm 2008 đến năm 2017.

Ông đã từng nói mình sẽ không trở lại ghế điều hành Starbucks. “Mặc dù tôi không có kế hoạch trở lại Starbucks, nhưng tôi biết công ty phải chuyển đổi một lần nữa để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai”, Schultz nói trong một tuyên bố.

Doanh số toàn cầu của Starbucks tính đến 2021. Số liệu từ Statista.

“Với bối cảnh phục hồi hậu COVID và tình trạng bất ổn toàn cầu, chúng tôi sẽ cần chuẩn bị tinh thần cho một sự thay đổi mạnh mẽ để phục vụ tốt nhất đối tác và khách hàng của mình.”

Thông báo nghỉ hưu của Johnson đánh dấu sự chuyển đổi CEO đáng chú ý thứ tư từ một công ty nhà hàng đã niêm yết trong những tháng gần đây.

Giám đốc điều hành của Domino’s Pizza, Ritch Allison sẽ nghỉ hưu vào cuối tháng 4 và Gene Lee của Darden Restaurants cũng sẽ làm như vậy vào tháng sau.

Wingstop thông báo hôm thứ Hai rằng Giám đốc điều hành Charlie Morrison từ chức để trở thành giám đốc điều hành của Salad and Go, một chuỗi cửa hàng salad nhỏ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Pepsi, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks ở Nga đua nhau đóng cửa

Thời gian gần đây, cả 4 nhãn hàng đều bị chỉ trích vì tiếp tục hoạt động ở Nga trong khi nhiều công ty Mỹ khác đã tuyên bố dừng hoạt động.

Pepsi Coca-Cola McDonald's Starbucks đóng cửa ở nga

Theo CNBC, hôm 8/3, hàng loạt nhãn hàng F&B lớn như Pepsi, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks thông báo ngừng kinh doanh ở Nga. Đây là động thái đầu tiên của 4 nhãn hàng lớn mang biểu tượng của Mỹ nhằm phản đối cuộc chiến ở Ukraine.

Pepsi đã hiện diện ở Nga trong suốt 6 thập kỷ. Nga cũng đại diện cho số ít khu vực trên thế giới nơi thị phần Pepsi áp đảo Coca-Cola.

Trong báo cáo, Coca-Cola cho biết hoạt động kinh doanh ở Ukraine và Nga chỉ đóng góp từ 1-2% tổng doanh thu thuần và thu nhập hợp nhất trong năm 2021.

Mặt khác, khoảng 4% doanh thu của Pepsi đến từ Nga. Công ty cho biết sẽ tiếp tục bán một số sản phẩm thiết yếu như sữa bột, sữa tươi và thức ăn cho trẻ em.

Những mảng kinh doanh bị tạm dừng là Pepsi-Cola, 7UP, Mirinda, vốn đầu tư, quảng cáo và khuyến mại.

Theo Wall Street Journal, Pepsi đang cân nhắc việc rút hoàn toàn khỏi Nga. Song, việc xuất hiện các biện pháp trừng phạt khiến quá trình thoái thác ở Nga phức tạp hơn.

Kể từ thời điểm Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, nhiều công ty Mỹ cũng tìm cách giảm sự hiện diện ở cả Nga và Ukraine.

Đối với McDonald’s, thương hiệu này mở cửa hàng đầu tiên bên ngoài “Bức màn sắt” ở Moscow, chỉ vài tháng trước khi Liên bang Xô Viết tan rã.

Hôm 8/3, công ty thông báo tất cả 850 nhà hàng của McDonald’s sẽ tạm thời đóng cửa. Khoảng 84% chi nhánh tại Nga thuộc sở hữu của McDonald’s, số còn lại kinh doanh theo hình thức nhượng quyền.

Starbucks tiến xa hơn McDonald’s khi tuyên bố sẽ đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh của Nga, bao gồm cả việc vận chuyển sản phẩm. CEO công ty là Kevin Johnson cũng lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh

Một chương trình khuyến mãi của Starbucks vào ngày Black Friday là sai lầm về marketing mà các thương hiệu khác không nên phạm phải.

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh
Source: ShutterStock

Cũng giống như hầu hết các thương hiệu khác, Starbucks đã chạy một chương trình khuyến mãi vào ngày Black Friday (thứ sáu đen tối). Ưu đãi được đưa ra hết sức đơn giản: Nếu bạn mua một thẻ quà tặng kỹ thuật số (digital giftcard) trị giá ít nhất 20 USD, Starbucks sẽ tặng thêm cho bạn 5 USD tiền thưởng.

Một chiêu thức marketing không quá mới mẻ nhưng vẫn được nhiều thương hiệu (đặc biệt là các thương hiệu hàng tiêu dùng) sử dụng vì đơn giản là nó hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng quà tặng đơn giản cho khách hàng của mình, thẻ quà tặng tương tự như Starbucks có thể sẽ là một gợi ý hay.

Tuy nhiên trên thực tế, mọi thứ lại diễn ra theo một cách khác. Rất nhiều người đã mua thẻ quà tặng nhưng không nhận được tiền thưởng như lời quảng cáo mà thương hiệu đã đưa ra ban đầu. Nhiều người trong số đó đã tỏ ra rất thất vọng và không ít trong số họ bày tỏ sự tức giận của mình lên các nền tảng mạng xã hội.

Như bạn có thể thấy ở trên, thoạt đầu hay đọc lướt qua có thể khách hàng sẽ nghĩ là họ cứ mua thẻ quà 20 USD thì sẽ nhận được thêm 5 USD tiền thưởng, tuy nhiên khi xem kỹ thì ưu đãi được giới hạn ở “một lần cho mỗi khách hàng” và nó cũng chỉ có một số lượng (nguồn cung) nhất định.

Ngoài việc Starbucks quảng cáo về thẻ quà tặng và khuyến khích khách hàng mua thẻ thì trực tế có rất ít người nhận được số tiền cộng thêm vì số lượng nguồn cung đã hết.

Quan trọng hơn, và đây cũng chính là vấn đề chính, Starbucks vẫn tiếp tục quảng cáo ưu đãi này trên các nền tảng của mình ngay cả khi họ đã hết số lượng ưu đãi.

Đáng lẽ ra Starbucks không nên quảng cáo một ưu đãi “không có giá trị” hoặc ít nhất nếu họ muốn quảng cáo về thẻ quà tặng kỹ thuật số của họ thì họ cũng nên thông báo đến khách hàng rằng ưu đãi đã hết số lượng và họ cũng sẽ không được tăng thêm tiền thưởng.

Sau nhiều phàn nàn từ phía khách hàng và đây là phản hồi từ Starbucks:

“Ưu đãi từ thẻ quà tặng kỹ thuật số chỉ có giá trị khi nguồn cung hay số lượng ưu đãi vẫn còn, trong khoảng thời gian có hạn và giờ đây thì ưu đãi đã được bán hết.

Chúng tôi biết rằng một số khách hàng đã mua thẻ quà tặng tuy nhiên không nhận được tiền thưởng và chúng tôi thật sự xin lỗi vì điều này.”

Theo ý kiến của khách hàng, vì đa số họ là khách hàng “trung thành” của Starbucks và mục đích của họ với các ưu đãi không phải là vấn đề về tiền nên họ tỏ ra khá bức xúc với cách làm và xử lý của Starbucks.

Sai lầm của Starbucks đã làm cho khách hàng có những ấn tượng và trải nghiệm xấu về thương hiệu, và với các thương hiệu khác, bài học có thể rút ra là “Đừng bao giờ hứa những thứ mà bạn không thể giữ lời”.

Khách hàng luôn muốn nhận được những thứ ít nhất là bằng so với những gì mà họ đã kỳ vọng (tin tưởng) sẽ nhận được từ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

CSR là gì? Tìm hiểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Cùng tìm hiểu các kiến thức nền tảng về thuật ngữ CSR (Corporate Social Responsibility) trong kinh tế như: CSR là gì? CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) nên được hiểu như thế nào? CSR trong marketing? Các chiến dịch CSR? Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp, nhân viên CSR là gì? một số ví dụ về CSR ở Việt Nam và hơn thế nữa.

csr là gì
CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) là gì? CSR trong Marketing

CSR là từ viết tắt của Corporate Social Responsibility trong tiếng Việt có nghĩa là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng các chương trình CSR khi họ đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ đến một mức độ nhất định, khi họ có thể đóng góp ngược lại cho xã hội.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • CSR là gì?
  • Nhân viên CSR là gì?
  • CSR nên được hiểu như thế nào?
  • CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing là gì?
  • Tại sao CSR lại quan trọng với Marketing và thương hiệu.
  • Ví dụ minh hoạ về CSR trong doanh nghiệp.
  • Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến CSR là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CSR là gì?

CSR là từ viết tắt của Corporate Social Responsibility, trong tiếng Việt có nghĩa là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

CSR là một mô hình kinh doanh tự điều tiết giúp một doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với xã hội — đối với bản thân doanh nghiệp, các bên liên quan và cả công chúng.

Bằng cách thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, còn được gọi là quyền công dân của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể nhận thức được những loại tác động mà họ có thể gây ra đối với tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

Áp dụng CSR có nghĩa là, trong quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp đang hoạt động theo những cách có thể giúp nâng cao tính xã hội và môi trường, thay vì mang lại những thứ tiêu cực cho chúng.

Nhân viên CSR là gì?

Theo Investopedia, nhân viên CSR là người chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động liên quan việc phát triển và duy trì tính có trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp.

Cũng tương tự như các nhân viên PR hay nhân viên Marketing, nhân viên CSR thông thường sẽ thuộc bộ phận truyền thông của doanh nghiệp.

CSR nên được hiểu như thế nào?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm rộng có thể có nhiều hình thức tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và ngành khác nhau.

Thông qua các chương trình CSR như các hoạt động từ thiện và các nỗ lực tình nguyện, các doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội đồng thời quảng bá thương hiệu của mình.

CSR quan trọng tương tự khái niệm cộng đồng, nó mang lại những giá trị như nhau cho doanh nghiệp.

Các hoạt động CSR có thể giúp hình thành các mối quan hệ bền chặt hơn giữa nhân viên và doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần lao động, giúp người sử dụng lao động và người lao động cảm thấy gắn kết hơn với thế giới xung quanh họ.

  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay CRS thực sự quan trọng đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
  • Starbucks là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tạo ra các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh kinh doanh của mình.
  • Các chương trình trách nhiệm của doanh nghiệp (với xã hội và cộng đồng nói chung) là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần của người lao động tại nơi làm việc.

Để một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, trước hết bản thân nó cần phải có trách nhiệm với chính mình và các cổ đông của mình.

Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng các chương trình CSR khi họ đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ đến một mức độ nhất định, khi họ có thể đóng góp ngược lại cho xã hội.

Như vậy, CSR trước hết là chiến lược của các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, một doanh nghiệp khi họ càng nổi tiếng và thành công, thì họ càng có trách nhiệm đặt ra các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức đối với các đồng nghiệp, đối thủ cạnh tranh và cả ngành nghề mà họ đang kinh doanh.

CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing là gì?

CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing là gì?
CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing là gì?

Ý tưởng đằng sau khái niệm CSR trong Marketing khá đơn giản, là các doanh nghiệp hay thương hiệu không nên chỉ tập trung vào các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận mà còn cần phải có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, những thứ sau đó sẽ quay lại thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của CSR với Marketing và thương hiệu.

Một khi bạn đã có thể hiểu rõ CSR là gì, bạn có thể thấy rằng nó dường như là một tiêu chuẩn không thể thiếu trong các doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, khái niệm trách nhiệm xã hội cho rằng các doanh nghiệp phải là những công dân tốt, cân bằng hoạt động kiếm tiền của họ với các hoạt động mang lại lợi ích chung cho xã hội, dù đó là ở quy mô địa phương, quốc gia hay toàn cầu.

CSR trong Marketing liên quan đến việc tập trung nỗ lực vào việc thu hút những người tiêu dùng muốn tạo ra sự khác biệt tích cực với việc mua hàng của họ.

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các yếu tố “có trách nhiệm với xã hội” trong các chiến lược Marketing của họ với mục tiêu giúp đỡ cộng đồng thông qua các dịch vụ và sản phẩm có lợi.

Điều thú vị ở đây là hoạt động từ thiện hay có trách nhiệm với xã hội cũng có thể là một công cụ kinh doanh tốt.

Theo một nghiên cứu của Forrester Research, đơn vị chuyên về nghiên cứu thị trường cho khách hàng doanh nghiệp, “khoảng 52% người tiêu dùng Mỹ coi trọng giá trị trong lựa chọn mua hàng của họ”, cụ thể, họ tìm kiếm các thương hiệu chủ động thúc đẩy niềm tin và các giá trị phù hợp với giá trị của riêng họ.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Nielsen khảo sát 30.000 người tiêu dùng ở 60 quốc gia khác nhau trên toàn cầu cũng cho thấy 66% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các hàng hóa từ các thương hiệu thể hiện cam kết xã hội (CSR).

Cuối cùng, một nghiên cứu của Cone Communications, công ty chuyên về Marketing và PR, cho thấy 87% người dùng Mỹ sẽ mua một sản phẩm từ một doanh nghiệp có ủng hộ một vấn đề (xã hội) nào đó mà họ quan tâm.

Ví dụ minh hoạ về CSR trong doanh nghiệp.

csr là gì
CSR là gì? Starbucks đã áp dụng CSR như thế nào?

Starbucks từ lâu đã được biết đến với tư cách là doanh nghiệp có ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như việc cam kết đối với tính bền vững và phúc lợi của cộng đồng.

Starbucks đã đạt được nhiều cột mốc CSR quan trọng kể từ khi nó được thành lập.

Theo báo cáo tác động xã hội toàn cầu (Global Social Impact Report) năm 2019, những cột mốc này bao gồm việc đạt 99% cà phê có nguồn gốc rõ ràng và thể hiện được yếu tố đạo đức, tạo ra mạng lưới nông dân toàn cầu, đóng góp hàng triệu giờ phục vụ cộng đồng và tạo ra nhiều lợi ích cho đối tác và nhân viên.

Các mục tiêu của Starbucks cho năm 2020 và hơn thế nữa bao gồm việc tuyển dụng 10.000 người tị nạn, giảm tác động đến môi trường và phát triển nhân viên của mình trở thành những người có ý thức sâu về môi trường.

CSR của Vinamilk.

Vào tháng 11 năm 2022, Hội Nghị CSR & ESG Toàn Cầu 2022 đã được diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Beyond Net Zero & ESG” (Net Zero, ESG và Hơn thế nữa). Trong khuôn khổ hội nghị, đã có những doanh nghiệp Việt đã được vinh danh từ hơn 350 bài dự thi từ nhiều quốc gia.

Đáng chú ý, Vinamilk là doanh nghiệp Việt được vinh danh ở 2 hạng mục lớn: Giải thưởng “Doanh nghiệp dẫn đầu CSR và ESG” – (Thứ hạng Vàng) và “Doanh nghiệp CSR tiêu biểu của Việt Nam” (Thứ hạng Bạch Kim).

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến CSR là gì?

  • Tại sao một doanh nghiệp nên thực hiện các hoạt động CSR hay có trách nhiệm hơn với xã hội?

Nhiều doanh nghiệp coi CSR là một phần không thể thiếu trong hình ảnh thương hiệu của họ, họ tin rằng khách hàng sẽ có nhiều khả năng kinh doanh hay hợp tác với các thương hiệu mà họ cho là có đạo đức và trách nhiệm với xã hội hơn.

Theo nghĩa này, các hoạt động CSR có thể là một thành phần quan trọng của hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp. Đồng thời, một số nhà sáng lập doanh nghiệp cũng có động cơ tham gia vào CSR do niềm tin cá nhân riêng của chính họ.

  • Sức ảnh hưởng của CRS được thể hiện như thế nào?

Các chiến lược hướng tới CSR đã có tác động trong một số lĩnh vực nhất định.

Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các bước cần thiết để cải thiện tính bền vững với môi trường trong các hoạt động kinh doanh của họ thông qua các biện pháp như lắp đặt các nguồn năng lượng tái tạo hoặc hạn chế việc thải ra khí carbon.

Mặc dù các chương trình CSR thường phổ biến nhất ở các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) cũng đang tham gia vào việc xây dựng trách nhiệm với xã hội thông qua các chương trình quy mô nhỏ hơn chẳng hạn như quyên góp tiền của cho các tổ chức từ thiện địa phương hay tài trợ cho các sự kiện địa phương.

  • CSR là từ viết tắt của từ gì?

CSR là từ viết tắt của Corporate Social Responsibility có nghĩa là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

Kết luận.

Khi khách hàng ngày càng có xu hướng xem các sản phẩm hay dịch vụ mà họ tiêu thụ gắn liền với các yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bằng cách hiểu rõ bản chất của csr là gì hay các ảnh hưởng của CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, thương hiệu có thêm nhiều cơ hội để đáp ứng kỳ vọng của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu của Starbucks tăng vọt khi người dùng bắt đầu quay trở lại các cửa hàng

Theo kết quả báo cáo hôm 27/7, những người uống cà phê đã bắt đầu đã quay trở lại các quán cà phê của Starbucks, điều này góp phần thúc đẩy doanh thu bán hàng và lợi nhuận tốt hơn mức mong đợi của thương hiệu.

doanh thu của starbucks
Doanh thu của Starbucks tăng vọt khi người dùng bắt đầu quay trở lại các cửa hàng

Gã khổng lồ ngành F&B này đã đầu tư vào việc cải thiện ứng dụng trên điện thoại thông minh của mình để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn đặt hàng trực tuyến, chính những điều này cũng đã khiến thương hiệu nâng mức dự báo lợi nhuận của mình lên những kết quả tích cực hơn nhiều, một số dấu hiệu tăng trường đã được thể hiện từ cuối quý 3, 27/6.

Giám đốc điều hành Starbucks, ÔngKevin Johnson cho biết:

“Khi những sự kết nối lại của mọi người tiếp tục diễn ra, các đối tác của chúng tôi đang tận dụng cơ hội này, sẵn sàng gặp gỡ khách hàng của chúng tôi ở bất cứ nơi nào mà họ cần chúng tôi ở đó.”

Tuy nhiên giá cổ phiếu của Starbucks hiện vẫn đang giảm đồng thời CNBC cũng chỉ ra triển vọng không mấy khả quan đối với doanh số bán hàng của thương hiệu tại Trung Quốc.

Việc tăng trưởng doanh số bán hàng khi so sánh trên phạm vi trên toàn cầu trong thời kỳ trước đại dịch được coi là một dấu hiệu mạnh mẽ, doanh số bán hàng tăng 73% trong ba tháng gần nhất phản ánh sự thay đổi đáng kể trong điều kiện ổn định do sự sẵn có của vắc-xin Covid-19 và nền kinh tế đã mở cửa trở lại.

Starbucks đạt mức lợi nhuận 1,1 tỷ USD so với mức lỗ 678,4 triệu USD trong cùng kỳ năm 2020. Doanh thu tăng gần 78% lên 7,5 tỷ USD.

Mặc dù công ty nhận thấy mức tăng trưởng doanh số tương ứng hàng năm ở Châu Mỹ và Mỹ cao hơn so với dự báo trước đó, nó vẫn thấp hơn ở phạm vi doanh số quốc tế.

Cổ phiếu Starbucks giảm 3,1% xuống 122,15 USD sau phiên giao dịch được đóng cửa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Google: Biến ‘những kỳ vọng đối lập’ của khách hàng thành cơ hội bán lẻ mới

Từ năm 2020, không chỉ các làn sóng mới của những người mua sắm ngoại tuyến tham gia vào thế giới thương mại điện tử mà những người vốn đã mua sắm trực tuyến thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào nó.

Google: Biến kỳ vọng đối lập của khách hàng thành cơ hội bán lẻ mới

Dưới đây là chia sẻ từ Ông Kiran Mani, Giám đốc phụ trách khách hàng toàn cầu và giải pháp Agency của Google tại APAC.

Khi hành vi mua sắm tiếp tục phát triển, một loạt những căng thẳng thú vị đã xuất hiện khi người tiêu dùng phải đối mặt với những lựa chọn dường như là đối lập.

Những kỳ vọng có vẻ mâu thuẫn hay đối lâp này có thể giống như một nghịch lý đầy thách thức đối với các thương hiệu.

Nhưng thay vì coi đây là sự đánh đổi tiềm năng, những thương hiệu tìm cách mang đến cho mọi người những điều tốt nhất của cả hai thái cực có thể đạt được những thành công không nhỏ trong việc xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng.

Nghịch lý 1: Gặp gỡ người tiêu dùng ở giao điểm giữa hai thái cực – Trực tuyến và ngoại tuyến.

Mọi người không chỉ cảm thấy thoải mái với thương mại điện tử mà còn bắt đầu tỏ ra thích thú với nó hơn.

38% người tiêu dùng APAC (khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) không mua sắm trực tuyến trước đại dịch cho biết họ có ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến và nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng ‘mặt tiền’ hay ‘cửa hàng chính’ của họ đã chuyển sang trực tuyến.

Trung Quốc trở thành thị trường đầu tiên mà doanh số thương mại điện tử vượt qua doanh số bán hàng tại cửa hàng, trong khi Hàn Quốc theo sát phía sau với 28,9% doanh số bán hàng trực tuyến dự kiến ​​trong năm nay.

Đặc biệt, mua sắm hàng tạp hóa (grocery) có mức tăng trưởng lớn nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương, với trung bình 44% người tiêu dùng mua hàng tạp hóa trực tuyến trong quý 4 năm 2020 – cao hơn 1,6 lần so với các khu vực còn lại của thế giới.

Trong khi thương mại trực tuyến đang phát triển, mua sắm tại các cửa hàng vẫn không kém phần quan trọng, đặc biệt là đối với các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng).

Ngay cả ở các quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, người mua sắm vẫn đang tiếp tục quay trở lại các cửa hàng truyền thống.

Mọi trải nghiệm mua sắm, dù là ngoại tuyến (offline) hay trực tuyến (online), đều có những thứ mà mọi người đánh giá cao.

Thay vì tập trung vào cái này hay cái kia, kênh này hay kênh kia, các thương hiệu cần suy nghĩ về cách họ có thể mang những điều tốt nhất của mỗi thứ vào hành trình mua hàng nhằm giúp người mua sắm di chuyển một cách dễ dàng giữa chúng.

Chúng tôi biết rằng, với trực tuyến, mọi người tận hưởng quyền truy cập thông tin, quyền riêng tư khi mua sắm, thanh toán liền mạch, khả năng tìm kiếm trên nhiều loại sản phẩm và chi nhánh khác nhau.

Vậy làm thế nào để các cửa hàng vật lý có thể tái tạo một số lợi ích này?

Thương hiệu có thể làm cho con đường đến cửa hàng để mua hàng của người tiêu dễ dàng hơn, nhiều thông tin hơn và hữu ích hơn với ‘trợ lý ảo’.

Điều này cho phép người mua sắm yên tâm mua sắm mà không cần phải nhờ đến nhân viên cửa hàng.

Và việc tận dụng các công nghệ mới hơn như VR và AR trong các cửa hàng bán lẻ để tạo ra những trải nghiệm thú vị và sâu sắc hơn cũng có thể khiến bạn trở nên đáng nhớ hơn.

Tương tự, những lợi thế của việc mua sắm tại các cửa hàng cũng có thể được áp dụng cho những trải nghiệm ở thương mại điện tử.

Chúng tôi nhận thấy rằng việc giao hàng miễn phí, chính sách đổi trả dễ dàng và giao hàng vào ngày hôm sau đóng vai trò là động lực quan trọng cho việc mua hàng trực tuyến.

Việc gặp gỡ người tiêu dùng của bạn ở giao điểm giữa hai thái cực trực tuyến và ngoại tuyến có thể là hình thức cung cấp cho người mua sắm trực tuyến sự an tâm và đáng tin cậy, điều mà họ rất cần trong quá trình mua sắm.

Nghịch lý 2: Bảo vệ giá trị trong khi phục vụ giá trị.

Người mua sắm sẽ luôn quan tâm đến việc tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất – thậm chí còn hơn thế nữa khi đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của gần 50% người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Nhiều người mua sắm phải trải qua rất nhiều thời gian để tìm kiếm các ưu đãi tốt trực tuyến cũng như tận dụng tối đa các đợt giảm giá và khuyến mãi .

Theo Ông Jason Mander đến từ GWI (một công ty về dữ liệu người tiêu dùng), ngày càng có nhiều người hơn tin tưởng vào các thương hiệu nếu nó phù hợp với niềm tin cá nhân của chính họ, với 59% người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu thân thiện với môi trường hoặc có trách nhiệm với xã hội.

Mặc dù nhiều người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của họ, nhưng việc đưa ra đồng thời một giá trị lớn cũng sẽ khiến thương hiệu của bạn trở nên hấp dẫn hơn.

Ví dụ: ứng dụng dành cho thiết bị di động của Singapore, SusGain mang đến cho mọi người cơ hội để vừa tích điểm khi chi tiêu tại một doanh nghiệp bền vững của địa phương (doanh nghiệp có những tác động tích cực đến môi trường, cộng đồng, xã hội…) vừa hoàn lại tiền khi mua hàng – họ đáp ứng cả hai nhu cầu về giá trị của người tiêu dùng cùng một lúc.

Bằng cách kết nối thông qua chiến lược trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C), một thương hiệu có thể tạo ra những kết nối đích thực và nổi bật như một thương hiệu độc lập với các nguyên tắc và giá trị của riêng mình.

Nếu bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy cân nhắc việc kiểm tra lại chuỗi giá trị của mình để xác định các cơ hội mà bạn có thể truyền tải giá trị của mình cho khách hàng.

Nghịch lý 3: Cung cấp toàn cầu trong khi phục vụ cho từng địa phương.

Với rất nhiều thời gian dành cho trực tuyến, mọi người đã quen với việc tiếp cận các thương hiệu và thị trường từ khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng sở thích mua hàng tại địa phương ngày càng tăng do ý thức cộng đồng và quan tâm đến môi trường nhiều hơn.

Vậy làm cách nào để bạn cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất trên thế giới đồng thời cho phép họ đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng địa phương?

Các doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách tích cực ủng hộ các nhà cung cấp địa phương – chẳng hạn như ShopClues, một thị trường trực tuyến của Ấn Độ, đã cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào các thương hiệu toàn cầu nhưng cũng kêu gọi các sản phẩm nội địa với nhãn dán “Sản xuất tại Ấn Độ”, điều này cho phép mọi người đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của họ trong từng thời điểm.

Thương hiệu thể thao toàn cầu Nike cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự với mô hình cửa hàng siêu địa phương của họ (hyper-local store), Nike Unite, tập trung vào việc phát triển văn hóa địa phương và ưu tiên những người địa phương.

Chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks, đã chuyển đổi chuỗi giá trị và hậu cần của mình để cam kết tìm các nguồn cung ứng có đạo đức từ các nhà cung cấp cà phê địa phương cũng như công bố công khai các báo cáo của mình về những tác động xã hội.

Mọi thứ đã thay đổi, khách hàng đã thay đổi và các thương hiệu cũng đã dần bắt kịp với quá trình chuyển đổi đó. Còn bạn thì sao?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Instagram: 30 ‘sự thật’ bạn cần biết về nền tảng này (P1)

Bạn tò mò về Instagram? Hãy xem ngay những số liệu thống kê cập nhật về mọi thứ từ quảng cáo Instagram, ‘Câu chuyện’, mức sử dụng, giá trị và hơn thế nữa!

Cùng khám phá thông tin chi tiết về một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm dữ liệu nhân khẩu học, sự phát triển chính, giá trị ròng, thống kê sử dụng, vị trí lãnh đạo hiện tại, thị phần và nhiều hơn thế nữa.

1. Có 1 tỷ người dùng Instagram hoạt động hàng tháng tính đến năm 2019.

2. Instagram chính thức ra mắt vào năm 2010 dưới dạng một ứng dụng dành cho iPhone.

Trong vòng một tháng, nó đã đạt được 1 triệu người dùng (nếu so sánh, Foursquare và Twitter phải mất đến 02 năm để đạt được mốc 1 triệu người dùng).

3. 33% câu chuyện được xem nhiều nhất trên nền tảng là từ các doanh nghiệp.

4. 200 triệu người dùng Instagram truy cập ít nhất một hồ sơ doanh nghiệp mỗi ngày và 80% tài khoản theo dõi ít nhất một doanh nghiệp trên Instagram.

5. Có 25 triệu doanh nghiệp trên Instagram.

6. Instagram hiện được Alexa xếp hạng là website phổ biến thứ 13 trên thế giới.

7. Instagram có giá trị ước tính khoảng 100 tỷ USD.

8. Các thương hiệu tương tác nhiều nhất trên Instagram bao gồm:

  • National Geographic: 112 triệu người theo dõi
  • Nike: 83,9 triệu người theo dõi
  • NBA: 38,3 triệu người theo dõi
  • Chanel: 35,4 triệu người theo dõi
  • Louis Vuitton: 32,6 triệu người theo dõi
  • Adidas: 23,9 triệu người theo dõi
  • Starbucks: 17,9 triệu người theo dõi
  • GoPro: 15,8 triệu người theo dõi

9. Năm 2017, lượng người dùng Instagram Stories hoạt động hàng ngày là 200 triệu, đã vượt qua người dùng hàng ngày của Snapchat là 161 triệu.

10. Một trong những phát triển thú vị nhất gần đây của Instagram là khả năng gắn thẻ sản phẩm trong các bài đăng.

Khi thông báo về việc phát hành tính năng gắn thẻ sản phẩm, Instagram đã nêu bật những cơ hội mà điều này mang lại cho các doanh nghiệp:

“Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là có một cách mới để tiếp cận những khán giả đã tương tác, những người đang tích cực tìm kiếm những người sáng tạo yêu thích của họ để lấy cảm hứng và giúp việc mua sắm các sản phẩm của thương hiệu trở nên dễ dàng hơn”.

11. Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012.

12. Dưới đây là 05 tài khoản Instagram được theo dõi nhiều nhất, tính đến năm 2019:

Instagram: 305 triệu người theo dõi

  • Cristiano Ronaldo: 173 triệu người theo dõi
  • Ariana Grande: 158 triệu người theo dõi
  • Selena Gomez: 152 triệu người theo dõi
  • Kim Kardashian West: 142 triệu người theo dõi
  • Kylie Jenner: 139 triệu người theo dõi

13. Bức ảnh Instagram có nhiều lượt thích nhất là quả trứng này trên nền trắng. Toàn bộ tài khoản (@world_record_egg) được tạo với mục đích duy nhất là giành được kỷ lục thế giới về lượt thích nhiều nhất, kỷ lục này trước đây do Kylie Jenner nắm giữ.

14. 89,5% ảnh trên Instagram được đăng bình thường mà không có bộ lọc (filter) nào (ít nhất là từ Instagram) được thêm vào. (Đây là một trong những sự thật Instagram đáng ngạc nhiên nhất trong danh sách này!)

15. Đối với ảnh có bộ lọc Instagram, Clarendon là bộ lọc phổ biến nhất, tiếp theo là Juno, Ludwig, Lark và sau đó là Gingham.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Starbucks: Nhiều sự ‘khởi sắc’ bất chấp sự ảnh hưởng từ Covid-19

Starbucks cho biết doanh số bán hàng tại các cửa hàng tại Mỹ đã giảm 5% trong quý gần nhất, trong khi doanh số bán hàng tại các cửa hàng tương tự ở Trung Quốc lần đầu tiên chuyển biến tích cực kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Vào ngày 26/1 vừa qua, Starbucks đã báo cáo rằng doanh số bán hàng tại cửa hàng tại Hoa Kỳ của họ đã giảm 5% trong quý tài chính đầu tiên của mình sau một loạt các trường hợp Covid-19 mới dẫn đến các hạn chế đối với các hoạt động ăn uống.

Công ty này cũng thông báo rằng COO Roz Brewer sẽ rời Starbucks vào cuối tháng Hai. Bà sẽ trở thành giám đốc điều hành của Walgreens. Trách nhiệm của Bà tại Starbucks sẽ được phân chia cho các thành viên khác trong đội ngũ lãnh đạo hiện tại của Starbucks.

Dưới đây là những gì công ty đã báo cáo cho quý kết thúc vào ngày 27 tháng 12 dựa trên cuộc khảo sát của các nhà phân tích của Refinitiv:

  • Thu nhập trên mỗi cổ phiếu: 61 cents (0.61 USD), so với mức 55 cents dự kiến.
  • Doanh thu: 6,75 tỷ USD so với 6,93 tỷ USD dự kiến.

Công ty cũng đã báo cáo thu nhập ròng trong quý tài chính đầu tiên là 622,2 triệu USD, tương đương 53 cent/cổ phiếu, giảm từ 885,7 triệu USD, hay 74 cent/cổ phiếu từ một năm trước đó.

Loại trừ các mặt hàng khác, gã khổng lồ cà phê này kiếm được 61 cents trên mỗi cổ phiếu, so với mức 55 cents trên mỗi cổ phiếu mà các nhà phân tích được Refinitiv khảo sát đã mong đợi.

Doanh thu ròng giảm 5% xuống 6,75 tỷ USD, thấp hơn mức kỳ vọng 6,93 tỷ USD. Trên toàn thế giới, doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng giảm 5%. Công ty đã thấy ít giao dịch hơn 19% trong quý, nhưng lượng hoá đơn trung bình tăng 17%.

Tại Hoa Kỳ, doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng giảm 5%. Sự phục hồi của công ty tại thị trường nội địa đã bị cản trở bởi sự gia tăng của Covid-19 khi nhiệt độ ngày càng lạnh hơn.

Doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng chỉ giảm 3% trong tháng 10 nhưng đã giảm xuống 8% vào tháng 12.

Một sự khởi sắc khác, số lượng thành viên Starbucks Rewards hoạt động tích cực trong 90 ngày qua đã tăng 15% lên 21,8 triệu người. Các đơn đặt hàng di động chiếm một phần tư giao dịch, tăng từ 17% trước cuộc khủng hoảng.

Giám đốc điều hành Kevin Johnson cho biết: “Số lần kích hoạt thẻ quà tặng Starbucks Rewards đã vượt quá mức dự đoán của công ty.

Ông gọi Ailen Cream Cold Brew là một “món khoái khẩu mới trong kỳ nghỉ”. Thức uống được ra mắt vào năm 2019 và tiếp nối thành công của Pumpkin Cream Cold Brew, đã vượt qua Pumpkin Spice Latte để trở thành thức uống bán chạy nhất trong thực đơn mùa thu.

Tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Starbucks, lần đầu tiên doanh số bán hàng tại cửa hàng chuyển biến tích cực kể từ khi cuộc khủng hoảng sức khỏe bắt đầu.

Doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng của nó tăng 5%, mặc dù giao dịch vẫn giảm so với cùng thời điểm một năm trước.

Công ty đã mở mới 278 quán cà phê trong quý và hiện có gần 33.000 địa điểm.

Quý tới, Starbucks dự báo tăng trưởng doanh số bán hàng tại các cửa hàng tương tự của Mỹ từ 5% đến 10%. Theo các giám đốc điều hành, doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng trong tháng Giêng dự kiến ​​sẽ chuyển biến tích cực từ sau tháng 12.

Tại Trung Quốc, doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp đôi. Công ty dự kiến ​​kiếm được từ 36 cents đến 41 cents (0.41 USD) trên mỗi cổ phiếu.

Công ty cũng nâng cao triển vọng về thu nhập năm tài chính 2021 của mình. Hiện tại, Starbucks dự kiến ​​thu nhập trên mỗi cổ phiếu từ 2,42 USD đến 2,62 USD, tăng so với dự báo trước đó là 2,34 USD đến 2,54 USD.

Giám đốc tài chính, Ông Pat Grismer cho biết Starbucks sẽ đưa ra bản cập nhật toàn diện về triển vọng của năm tài chính trong báo cáo thu nhập của quý tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

Cách CEO Howard Schultz xây dựng Starbucks – ‘Đế chế’ hơn 100 tỷ USD

Mặc dù có giá trị tài sản ròng hơn 4 tỷ USD và là động lực thúc đẩy Starbucks trong hơn ba thập kỷ, CEO Howard Schultz cho biết Ông chỉ là một người bình thường, rất bình thường.

Ảnh: The Business Journals

“Tôi không có bằng MBA. Tôi cũng đã không đi học tại một trong các trường thuộc Ivy League” (nhóm các trường đại học hàng đầu tại Mỹ). CEO Schultz cho biết.

“Tôi chỉ là một người bình thường giống như bạn, người có ước mơ cố gắng và xây dựng một công ty tuyệt vời và bền bỉ.”

Ngày nay, Starbucks có vốn hóa thị trường hơn 100 tỷ USD.

Khi nói về Schultz, Ông lớn lên trong nghèo khó và sống trong một khu nhà công cộng ở Brooklyn, New York, đã mua nhượng quyền cà phê Seattle vào năm 1987 với giá 3,8 triệu USD sau khi tìm các nhà đầu tư (bao gồm cả bố của Bill Gates) để giúp Ông.

Ông đã phát triển công ty từ 11 cửa hàng lên hơn 3.500 địa điểm tại hơn 75 quốc gia.

Năm nay Ông 66 tuổi, hiện là chủ tịch danh dự của Starbuck sau khi nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch điều hành vào tháng 6 năm 2018, cho biết điểm khác biệt duy nhất giữa ông và hầu hết mọi người là ông đã luôn chiến đấu để chống lại sự nghi ngờ bản thân.

Ông nói rằng bạn có thể tự nghi ngờ về khả năng thành công, huy động tiền hoặc thậm chí thu hút đúng người, không sao cả.

Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn đừng bao giờ nghi ngờ gì về “cam kết và niềm tin của bạn để thực hiện những gì bạn đã đặt ra”, điều mà ông đã xây dựng Starbucks thành một thương hiệu quốc tế.

Schultz tiếp tục nói rằng sẽ không có khoảnh khắc, thời gian hay công thức “kỳ diệu” nào giúp bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình, bạn chỉ cần thực hiện nó “với kỷ luật tuyệt vời và sự chu đáo”.

“Không có sách giáo khoa, không có người cố vấn, không có công cụ chính nào có thể giúp bạn trừ lòng dũng cảm và niềm tin của chính bạn”.

Schultz cho rằng thành công của ông với Starbucks là nhờ vào quyết tâm mãnh liệt và sự kiên trì bền bỉ của ông.

“Tôi muốn điều đó xảy ra,” Schultz viết trong cuốn hồi ký của mình, “Dốc hết trái tim”. “Tôi nắm lấy cuộc sống của mình trong tay, học hỏi từ bất kỳ ai tôi có thể, nắm bắt cơ hội mà tôi có thể và từng bước tạo nên thành công cho mình”.

Schultz hiểu rằng tinh thần kinh doanh không dành cho tất cả mọi người, nhưng ông vẫn khuyến khích mọi người sống hết mình và không phải hối tiếc.

“Bạn phải tìm thấy vị trí của mình trong cuộc sống. Nhưng nếu [tinh thần kinh doanh] đã ở trong máu bạn – và chỉ bạn mới biết nó có – thì hãy nỗ lực hết mình. ”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

‘Bí mật’ giúp Starbucks Việt Nam bứt phá nhanh hậu Covid

Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020, Starbucks Việt Nam vẫn duy trì lực lượng lao động, không những không phải thu gọn quy mô mà vẫn mở thêm được năm cửa hàng và ghi nhận sự hồi phục vượt kỳ vọng sau mỗi đợt dịch.

Ảnh: CNBC

Sau tuần đầu tiên bán hàng cho mùa giáng sinh, cả văn phòng Starbucks Việt Nam đều ngạc nhiên khi ghi nhận tình hình kinh doanh tốt hơn mong đợi, các sản phẩm bày bán đều “cháy hàng”.

“Thậm chí các bạn nhân viên còn hào hứng hỏi còn gì để bán không. Các sản phẩm theo mùa được lên kế hoạch như dự báo, sau đó nhập từ nước ngoài về.

Kế hoạch năm nay không hề thấp hơn năm ngoái nhưng bán rất tốt”, bà Chi Nguyễn, Giám đốc PR-Marketing của Starbucks Việt Nam cho biết.

Starbucks khởi đầu kế hoạch của năm 2020 với một cửa hàng mới được khai trương vào ngày 9/1 tại Hà Nội. Dịch Covid-19 xảy ra mang đến rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và ngành F&B nói riêng.

Nhiều thương hiệu, trước khi Covid-19 xảy ra vốn rất đông khách dù không phải cuối tuần, cũng buộc phải đóng cửa một số cửa hàng hoặc thậm chí là ngưng hoạt động do không trụ vững qua khủng hoảng.

Thế nhưng, một thương hiệu vốn có thế mạnh từ việc khai thác cảm xúc và xây dựng trải nghiệm của khách hàng như Starbucks vẫn đứng vững qua “giông bão” khi các làn sóng dịch bệnh liên tiếp xảy ra và phục hồi vượt sự mong đợi của nhãn hàng sau mỗi đợt giãn cách xã hội.

“Nhiều lúc tôi hỏi nhân viên là tại sao, họ nói do khách hàng không được xài tiền trong thời gian dài, không đi chơi được ở nước ngoài nên cứ xài tiền trong nước rất thoải mái”, bà Chi nói.

Nhưng bên cạnh yếu tố thị trường thì đó còn là một quá trình kéo dài trong nhiều tháng với những phản ứng rất linh hoạt, đặc biệt là trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.

Trong một cuộc họp báo vào dịp cuối năm ngoái, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam đã thông báo về kế hoạch mở cửa hàng Starbucks đầu tiên ở Nha Trang.

Đến giữa tháng Một năm nay, trang facebook của hãng cũng đăng tin tuyển dụng để sẵn sàng cho cửa hàng dự kiến được đưa vào vận hành trong tháng 4/2020.

Thế nhưng Covid-19 diễn ra, tâm thế chung của lãnh đạo và nhân viên Starbucks là bị “sốc” khi quá nhiều thứ phát sinh.

Tất cả kế hoạch theo mùa đã được lên đều phải điều chỉnh, giảm bớt; có những đơn hàng không huỷ được cũng phải chấp nhận.

Yêu cầu lúc này là doanh nghiệp cần phản ứng nhanh hơn, chấp nhận phải điều chỉnh mọi kế hoạch kinh doanh để đảm bảo duy trì hoạt động của các cửa hàng.

“Trước đây, chỉ một thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng đến hơn 60 cửa hàng nhưng trong mùa dịch phải chấp nhận rằng mọi kế hoạch chỉ có thể mang tính ngắn hạn và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Đồng thời, những điều chưa từng làm trong điều kiện bình thường cũng được thực hiện nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả”, giám đốc PR-Marketing của Starbucks Việt Nam nói.

Muốn đảm bảo duy trì hoạt động và không cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp phải có đủ nguồn tiền cho vận hành. Trong khi đó, việc mở mới cửa hàng đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn.

Đó cũng là lý do Starbucks phải trì hoãn một số kế hoạch mở cửa hàng mới trong năm nay, bao gồm việc mở cửa hàng ở Nha Trang.

Dù vậy, bà Chi cho biết, Starbucks không những không phải đóng cửa hàng nào mà vẫn mở thêm được năm cửa hàng trong năm 2020, chỉ là không mở được nhiều như dự kiến.

“Vẫn có nhiều cơ hội kinh doanh tốt ở Việt Nam nhưng chúng tôi phải đảm bảo lượng tiền mặt để duy trì hoạt động. Việc đầu tư một cửa hàng mới sẽ tốn nhiều chi phí nên cần chậm lại.

Starbucks có các kế hoạch phát triển mới, vẫn giữ kế hoạch mở cửa hàng ở Nha Trang trong năm sau”, bà Chi nói.

Starbucks cũng ra mắt một mô hình cửa hàng mới ở TP.HCM với sự khác biệt về diện tích, thực đơn và trải nghiệm.

Trong đó, mặt bằng khiêm tốn hơn, quầy bar và cả menu đều được thu gọn với hai kích cỡ cơ bản, tăng thêm ghế ngồi cho khách ở không gian bên ngoài cửa hàng để vừa tối ưu không gian, vừa thuận lợi cho việc bán hàng mang đi.

Trong mùa dịch này, các đối tác của Starbucks trong mảng giao hàng như Now và Grab đẩy mạnh hoạt động nên nhờ đó, hãng cũng thu về được một nguồn doanh thu tốt.

Bên cạnh đó, những tưởng doanh thu tại hầu hết cửa hàng của Starbucks sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng khi khách du lịch không thể đến Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng bà Chi cho biết, nhìn chung có sự ảnh hưởng song mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào từng khu vực.

Cụ thể, cửa hàng nằm tại các vị trí tập trung đông khách du lịch như ở phố Nhà Thờ (Hà Nội) và đặc biệt là ở Đà Nẵng bị ảnh hưởng khá lớn từ đối tượng khách du lịch và chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các cửa hàng ở khu vực đông dân cư, không có nhiều khách quốc tế thì cũng không ảnh hưởng nhiều.

Thậm chí, Starbucks ở Vincom Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) còn hoạt động tốt hơn nhờ lượng khách đến trung tâm thương mại qua sức hút của các thương hiệu khác như Uniqlo.

Một yếu tố quan trọng khác được bà Chi nhấn mạnh là nhờ thương hiệu được xây dựng trong nhiều năm với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và mặt hàng đặc sắc nên Starbucks vẫn luôn có sức hút với khách hàng Việt.

“Khách hàng bây giờ thông minh lắm. Muốn giữ được lượng khách trung thành và có được tệp khách mới, cần đảm bảo dịch vụ ổn định và chất lượng sản phẩm, các hương vị phải tạo sự thích thú cho khách cũng như đa dạng chủng loại, sản phẩm để phục vụ khách hàng”, bà Chi cho biết.

Đặc biệt, sau mỗi đợt giãn cách, khách hàng vẫn nhớ đến hương vị của đồ uống Starbucks, vấn muốn đến cửa hàng để tận hưởng không gian, kết nối với mọi người và lắng nghe những câu chuyện thú vị đằng sau mỗi giọt cà phê.

Mới đây nhất, Starbucks chào đón sự trở lại của dòng cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat trong mùa vụ thứ tư sau hai năm ra mắt tại Việt Nam.

Nằm trên vùng cao nguyên ngàn thông quanh năm sương gió ở Việt Nam, thành phố Đà Lạt là nơi có điều kiện lý tưởng để trồng hạt cà phê Arabica chất lượng cao.

Tuy nhiên việc vận chuyển cà phê lại vô cùng khó khăn. Những người nông dân thường chở những bao lớn cà phê vừa hái trên những xe gắn máy nhỏ đến chỗ trạm thu mua.

Sự tận tụy của họ giúp chất lượng cà phê này lên đến đỉnh cao, góp phần tạo ra hương vị độc đáo không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.

“Không phải năm nào chúng tôi cũng thể có được cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat bởi điều này phụ thuộc vào chất lượng vụ mùa của năm đó.

Cà phê Starbucks Reserve® được tuyển chọn rất kỹ lưỡng, số lượng ít nhưng chất lượng tuyệt hảo với những hương vị độc đáo riêng biệt.

Năm nay cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat mang đến mùi hương của lá nguyệt quế Hy Lạp xen lẫn hương vị kẹo bơ, cô-ca và gia vị”, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ.

Ngoài ra, giám đốc PR-marketing của Starbucks nhận định, chiến lược giá cũng đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một thương hiệu ở Việt Nam.

Khoảng tám năm trước, Burger King vào Việt Nam với một mức giá quá cao so với thị trường trong khi vẫn là một món ăn lạ với người Việt, cuối cùng thất bại ở thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, tương tự chiến lược của Uniqlo và H&M, Starbucks lựa chọn mức giá hợp lý, rẻ hơn so với mức giá được bán ở nước ngoài để phù hợp với mức thu nhập và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam.

“Nếu mình vẫn đảm bảo được việc kinh doanh thì tôi vẫn muốn nhiều người mua hơn hai người mua. Lựa chọn 10 người mua giá 600 nghìn đồng hay 5 người mua giá 1 triệu đồng thì điều quan trọng là cuối ngày mình muốn gì”, bà Chi nói.

Bà Chi nhìn nhận, Covid-19 đã tạo nên một cuộc sàng lọc. Những doanh nghiệp có giá trị cốt lõi vững chắc sẽ tồn tại qua mọi khó khăn. Ngược lại, những đơn vị còn gặp nhiều vấn đề thì sẽ nhanh chóng bị đuối nước khi hụt hơi trên đường bơi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo The Leader

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P3)

Từ Just Eat đến Starbucks, tiếp tục là những thương hiệu có chiến dịch tạo nên hoạt động marketing tốt nhất năm 2020 (Phần 3).

Just Eat – Chiến dịch: “Did somebody say Just Eat”

Rapper, Snoop Dogg được cho là đã được trả 5,3 triệu bảng để xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo của Just Eat, nhưng đó có vẻ như là một khoản đầu tư tốt cho gã khổng lồ takeaway này nếu xét đến hiệu suất của nó vào năm 2020.

Đơn đặt hàng của thương hiệu này tại Anh trong quý 3 đã tăng 43% lên 46,4 triệu so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tính đến thời điểm hiện tại, đơn đặt hàng từ Anh đã tăng 27% lên 123,2 triệu do các hạn chế của Covid-19 đã thúc đẩy hành vi takeaway.

Được phát hành vào tháng 5, quảng cáo với Snoop Dogg phù hợp với hỗn hợp truyền thông rộng lớn hơn của thương hiệu, giúp đưa khái niệm ‘Did somebody say Just Eat?’ lên một tầm cao mới.

Quảng cáo do McCann London xây dựng, đã bị hoãn lại 5 tuần khi các marketer của Just Eat hiểu được tâm trạng lúc bấy giờ của cả nước.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 500 người tiêu dùng để xem liệu họ có ở trong tâm trí thích hợp cho một số quảng cáo nhẹ nhàng trong ‘thời gian nóng’ của đại dịch hay không. Câu trả lời là tràn ngập tiếng cười sảng khoái.

Giám đốc marketing (CMO) của thương hiệu tại Vương quốc Anh, Matt Bushby, mô tả việc chuyển từ thông điệp hỗ trợ và cung cấp thông tin về lệnh đóng cửa sang một chiến dịch ăn mừng, nhẹ nhàng như một “bước thay đổi” cho thương hiệu.

Quảng cáo được kéo dài với các đoạn giới thiệu dài 15 giây và bao gồm nội dung đặt trước trên Snapchat, YouTube, TikTok và nền tảng trò chơi Twitch, bổ sung cho chiến lược quảng bá truyền hình và tài trợ rộng rãi hơn. Chỉ riêng trên YouTube, video đã được xem 9,5 triệu lần xem.

Nhận thức về quảng cáo của Just Eat đã tăng từ điểm số 29,4 vào tháng 5 lên 37,1 vào tháng 11. Thương hiệu cũng đã vượt qua các đối thủ của mình là Deliveroo (27,4 điểm nhận biết quảng cáo trong tháng 11) và Uber Eats (18,5). Theo YouGov BrandIndex

Starbucks – Chiến dịch: “Every name’s a story”

Vào đầu năm nay, Starbucks đã tung ra chiến dịch ‘Every name’s a story’, một quảng cáo dựa trên thông tin chi tiết về việc một số người chuyển giới thử để người khác gọi tên của họ tại các cửa hàng Starbucks.

Chiến dịch được xây dựng bởi Iris dựa trên thực tế là Starbucks thường hỏi mọi người tên của họ khi gọi món, sau đó họ sẽ gọi tên đó khi đồ uống đã sẵn sàng. Chiến dịch đã giành được giải thưởng quảng cáo đa dạng hàng năm của Channels 4’s vào năm 2019.

Starbucks đã làm việc với những người chuyển giới trong suốt quá trình thực hiện để kể câu chuyện về một cậu bé chuyển giới trẻ đang đấu tranh để tìm cách thoát khỏi một thế giới vốn có rất nhiều thành kiến. Họ “ngại” khi phải gọi tên những người chuyển giới.

Tuy nhiên, chỉ khi bước vào các cửa hàng của Starbucks và nghe thấy ai đó gọi tên mình, cậu ta mới cảm thấy thực sự được nhìn thấy mình.

Khi thế giới ngày càng trở nên “xa lánh” với những người chuyển giới, Starbucks đã bình thường hóa trải nghiệm đó cho cộng đồng, họ đảm bảo rằng một câu chuyện chân thật nhất đang được kể lại.

Đối với nhiều người, cảm hứng được tạo ra bằng việc một thương hiệu lớn đã chọn cách kể một câu chuyện chuyển giới theo một cách thức gần gũi và đơn giản nhất.

Người chuyển giới hầu như không được thể hiện trên các phương tiện truyền thông (chỉ 0,3% quảng cáo có người chuyển giới theo một nghiên cứu của Channels 4’s) nhưng trong chiến dịch này, Starbucks đã làm hoàn toàn ngược lại.

Thương hiệu cũng bắt đầu hợp tác với Mermaids – một tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh nhằm hỗ trợ trẻ em, thanh niên và gia đình về giới tính – họ quảng cáo để gây quỹ từ thiện 100.000 bảng Anh bằng cách bán những chiếc bánh quy cầu vồng trong các cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

  • 1
  • 2