Skip to main content

Thẻ: Starbucks

Cách CEO Howard Schultz xây dựng Starbucks – ‘Đế chế’ hơn 100 tỷ USD

Mặc dù có giá trị tài sản ròng hơn 4 tỷ USD và là động lực thúc đẩy Starbucks trong hơn ba thập kỷ, CEO Howard Schultz cho biết Ông chỉ là một người bình thường, rất bình thường.

Ảnh: The Business Journals

“Tôi không có bằng MBA. Tôi cũng đã không đi học tại một trong các trường thuộc Ivy League” (nhóm các trường đại học hàng đầu tại Mỹ). CEO Schultz cho biết.

“Tôi chỉ là một người bình thường giống như bạn, người có ước mơ cố gắng và xây dựng một công ty tuyệt vời và bền bỉ.”

Ngày nay, Starbucks có vốn hóa thị trường hơn 100 tỷ USD.

Khi nói về Schultz, Ông lớn lên trong nghèo khó và sống trong một khu nhà công cộng ở Brooklyn, New York, đã mua nhượng quyền cà phê Seattle vào năm 1987 với giá 3,8 triệu USD sau khi tìm các nhà đầu tư (bao gồm cả bố của Bill Gates) để giúp Ông.

Ông đã phát triển công ty từ 11 cửa hàng lên hơn 3.500 địa điểm tại hơn 75 quốc gia.

Năm nay Ông 66 tuổi, hiện là chủ tịch danh dự của Starbuck sau khi nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch điều hành vào tháng 6 năm 2018, cho biết điểm khác biệt duy nhất giữa ông và hầu hết mọi người là ông đã luôn chiến đấu để chống lại sự nghi ngờ bản thân.

Ông nói rằng bạn có thể tự nghi ngờ về khả năng thành công, huy động tiền hoặc thậm chí thu hút đúng người, không sao cả.

Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn đừng bao giờ nghi ngờ gì về “cam kết và niềm tin của bạn để thực hiện những gì bạn đã đặt ra”, điều mà ông đã xây dựng Starbucks thành một thương hiệu quốc tế.

Schultz tiếp tục nói rằng sẽ không có khoảnh khắc, thời gian hay công thức “kỳ diệu” nào giúp bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình, bạn chỉ cần thực hiện nó “với kỷ luật tuyệt vời và sự chu đáo”.

“Không có sách giáo khoa, không có người cố vấn, không có công cụ chính nào có thể giúp bạn trừ lòng dũng cảm và niềm tin của chính bạn”.

Schultz cho rằng thành công của ông với Starbucks là nhờ vào quyết tâm mãnh liệt và sự kiên trì bền bỉ của ông.

“Tôi muốn điều đó xảy ra,” Schultz viết trong cuốn hồi ký của mình, “Dốc hết trái tim”. “Tôi nắm lấy cuộc sống của mình trong tay, học hỏi từ bất kỳ ai tôi có thể, nắm bắt cơ hội mà tôi có thể và từng bước tạo nên thành công cho mình”.

Schultz hiểu rằng tinh thần kinh doanh không dành cho tất cả mọi người, nhưng ông vẫn khuyến khích mọi người sống hết mình và không phải hối tiếc.

“Bạn phải tìm thấy vị trí của mình trong cuộc sống. Nhưng nếu [tinh thần kinh doanh] đã ở trong máu bạn – và chỉ bạn mới biết nó có – thì hãy nỗ lực hết mình. ”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

‘Bí mật’ giúp Starbucks Việt Nam bứt phá nhanh hậu Covid

Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020, Starbucks Việt Nam vẫn duy trì lực lượng lao động, không những không phải thu gọn quy mô mà vẫn mở thêm được năm cửa hàng và ghi nhận sự hồi phục vượt kỳ vọng sau mỗi đợt dịch.

Ảnh: CNBC

Sau tuần đầu tiên bán hàng cho mùa giáng sinh, cả văn phòng Starbucks Việt Nam đều ngạc nhiên khi ghi nhận tình hình kinh doanh tốt hơn mong đợi, các sản phẩm bày bán đều “cháy hàng”.

“Thậm chí các bạn nhân viên còn hào hứng hỏi còn gì để bán không. Các sản phẩm theo mùa được lên kế hoạch như dự báo, sau đó nhập từ nước ngoài về.

Kế hoạch năm nay không hề thấp hơn năm ngoái nhưng bán rất tốt”, bà Chi Nguyễn, Giám đốc PR-Marketing của Starbucks Việt Nam cho biết.

Starbucks khởi đầu kế hoạch của năm 2020 với một cửa hàng mới được khai trương vào ngày 9/1 tại Hà Nội. Dịch Covid-19 xảy ra mang đến rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và ngành F&B nói riêng.

Nhiều thương hiệu, trước khi Covid-19 xảy ra vốn rất đông khách dù không phải cuối tuần, cũng buộc phải đóng cửa một số cửa hàng hoặc thậm chí là ngưng hoạt động do không trụ vững qua khủng hoảng.

Thế nhưng, một thương hiệu vốn có thế mạnh từ việc khai thác cảm xúc và xây dựng trải nghiệm của khách hàng như Starbucks vẫn đứng vững qua “giông bão” khi các làn sóng dịch bệnh liên tiếp xảy ra và phục hồi vượt sự mong đợi của nhãn hàng sau mỗi đợt giãn cách xã hội.

“Nhiều lúc tôi hỏi nhân viên là tại sao, họ nói do khách hàng không được xài tiền trong thời gian dài, không đi chơi được ở nước ngoài nên cứ xài tiền trong nước rất thoải mái”, bà Chi nói.

Nhưng bên cạnh yếu tố thị trường thì đó còn là một quá trình kéo dài trong nhiều tháng với những phản ứng rất linh hoạt, đặc biệt là trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.

Trong một cuộc họp báo vào dịp cuối năm ngoái, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam đã thông báo về kế hoạch mở cửa hàng Starbucks đầu tiên ở Nha Trang.

Đến giữa tháng Một năm nay, trang facebook của hãng cũng đăng tin tuyển dụng để sẵn sàng cho cửa hàng dự kiến được đưa vào vận hành trong tháng 4/2020.

Thế nhưng Covid-19 diễn ra, tâm thế chung của lãnh đạo và nhân viên Starbucks là bị “sốc” khi quá nhiều thứ phát sinh.

Tất cả kế hoạch theo mùa đã được lên đều phải điều chỉnh, giảm bớt; có những đơn hàng không huỷ được cũng phải chấp nhận.

Yêu cầu lúc này là doanh nghiệp cần phản ứng nhanh hơn, chấp nhận phải điều chỉnh mọi kế hoạch kinh doanh để đảm bảo duy trì hoạt động của các cửa hàng.

“Trước đây, chỉ một thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng đến hơn 60 cửa hàng nhưng trong mùa dịch phải chấp nhận rằng mọi kế hoạch chỉ có thể mang tính ngắn hạn và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Đồng thời, những điều chưa từng làm trong điều kiện bình thường cũng được thực hiện nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả”, giám đốc PR-Marketing của Starbucks Việt Nam nói.

Muốn đảm bảo duy trì hoạt động và không cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp phải có đủ nguồn tiền cho vận hành. Trong khi đó, việc mở mới cửa hàng đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn.

Đó cũng là lý do Starbucks phải trì hoãn một số kế hoạch mở cửa hàng mới trong năm nay, bao gồm việc mở cửa hàng ở Nha Trang.

Dù vậy, bà Chi cho biết, Starbucks không những không phải đóng cửa hàng nào mà vẫn mở thêm được năm cửa hàng trong năm 2020, chỉ là không mở được nhiều như dự kiến.

“Vẫn có nhiều cơ hội kinh doanh tốt ở Việt Nam nhưng chúng tôi phải đảm bảo lượng tiền mặt để duy trì hoạt động. Việc đầu tư một cửa hàng mới sẽ tốn nhiều chi phí nên cần chậm lại.

Starbucks có các kế hoạch phát triển mới, vẫn giữ kế hoạch mở cửa hàng ở Nha Trang trong năm sau”, bà Chi nói.

Starbucks cũng ra mắt một mô hình cửa hàng mới ở TP.HCM với sự khác biệt về diện tích, thực đơn và trải nghiệm.

Trong đó, mặt bằng khiêm tốn hơn, quầy bar và cả menu đều được thu gọn với hai kích cỡ cơ bản, tăng thêm ghế ngồi cho khách ở không gian bên ngoài cửa hàng để vừa tối ưu không gian, vừa thuận lợi cho việc bán hàng mang đi.

Trong mùa dịch này, các đối tác của Starbucks trong mảng giao hàng như Now và Grab đẩy mạnh hoạt động nên nhờ đó, hãng cũng thu về được một nguồn doanh thu tốt.

Bên cạnh đó, những tưởng doanh thu tại hầu hết cửa hàng của Starbucks sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng khi khách du lịch không thể đến Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng bà Chi cho biết, nhìn chung có sự ảnh hưởng song mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào từng khu vực.

Cụ thể, cửa hàng nằm tại các vị trí tập trung đông khách du lịch như ở phố Nhà Thờ (Hà Nội) và đặc biệt là ở Đà Nẵng bị ảnh hưởng khá lớn từ đối tượng khách du lịch và chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các cửa hàng ở khu vực đông dân cư, không có nhiều khách quốc tế thì cũng không ảnh hưởng nhiều.

Thậm chí, Starbucks ở Vincom Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) còn hoạt động tốt hơn nhờ lượng khách đến trung tâm thương mại qua sức hút của các thương hiệu khác như Uniqlo.

Một yếu tố quan trọng khác được bà Chi nhấn mạnh là nhờ thương hiệu được xây dựng trong nhiều năm với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và mặt hàng đặc sắc nên Starbucks vẫn luôn có sức hút với khách hàng Việt.

“Khách hàng bây giờ thông minh lắm. Muốn giữ được lượng khách trung thành và có được tệp khách mới, cần đảm bảo dịch vụ ổn định và chất lượng sản phẩm, các hương vị phải tạo sự thích thú cho khách cũng như đa dạng chủng loại, sản phẩm để phục vụ khách hàng”, bà Chi cho biết.

Đặc biệt, sau mỗi đợt giãn cách, khách hàng vẫn nhớ đến hương vị của đồ uống Starbucks, vấn muốn đến cửa hàng để tận hưởng không gian, kết nối với mọi người và lắng nghe những câu chuyện thú vị đằng sau mỗi giọt cà phê.

Mới đây nhất, Starbucks chào đón sự trở lại của dòng cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat trong mùa vụ thứ tư sau hai năm ra mắt tại Việt Nam.

Nằm trên vùng cao nguyên ngàn thông quanh năm sương gió ở Việt Nam, thành phố Đà Lạt là nơi có điều kiện lý tưởng để trồng hạt cà phê Arabica chất lượng cao.

Tuy nhiên việc vận chuyển cà phê lại vô cùng khó khăn. Những người nông dân thường chở những bao lớn cà phê vừa hái trên những xe gắn máy nhỏ đến chỗ trạm thu mua.

Sự tận tụy của họ giúp chất lượng cà phê này lên đến đỉnh cao, góp phần tạo ra hương vị độc đáo không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.

“Không phải năm nào chúng tôi cũng thể có được cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat bởi điều này phụ thuộc vào chất lượng vụ mùa của năm đó.

Cà phê Starbucks Reserve® được tuyển chọn rất kỹ lưỡng, số lượng ít nhưng chất lượng tuyệt hảo với những hương vị độc đáo riêng biệt.

Năm nay cà phê Starbucks Reserve® Vietnam Da Lat mang đến mùi hương của lá nguyệt quế Hy Lạp xen lẫn hương vị kẹo bơ, cô-ca và gia vị”, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ.

Ngoài ra, giám đốc PR-marketing của Starbucks nhận định, chiến lược giá cũng đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một thương hiệu ở Việt Nam.

Khoảng tám năm trước, Burger King vào Việt Nam với một mức giá quá cao so với thị trường trong khi vẫn là một món ăn lạ với người Việt, cuối cùng thất bại ở thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, tương tự chiến lược của Uniqlo và H&M, Starbucks lựa chọn mức giá hợp lý, rẻ hơn so với mức giá được bán ở nước ngoài để phù hợp với mức thu nhập và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam.

“Nếu mình vẫn đảm bảo được việc kinh doanh thì tôi vẫn muốn nhiều người mua hơn hai người mua. Lựa chọn 10 người mua giá 600 nghìn đồng hay 5 người mua giá 1 triệu đồng thì điều quan trọng là cuối ngày mình muốn gì”, bà Chi nói.

Bà Chi nhìn nhận, Covid-19 đã tạo nên một cuộc sàng lọc. Những doanh nghiệp có giá trị cốt lõi vững chắc sẽ tồn tại qua mọi khó khăn. Ngược lại, những đơn vị còn gặp nhiều vấn đề thì sẽ nhanh chóng bị đuối nước khi hụt hơi trên đường bơi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo The Leader

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P3)

Từ Just Eat đến Starbucks, tiếp tục là những thương hiệu có chiến dịch tạo nên hoạt động marketing tốt nhất năm 2020 (Phần 3).

Just Eat – Chiến dịch: “Did somebody say Just Eat”

Rapper, Snoop Dogg được cho là đã được trả 5,3 triệu bảng để xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo của Just Eat, nhưng đó có vẻ như là một khoản đầu tư tốt cho gã khổng lồ takeaway này nếu xét đến hiệu suất của nó vào năm 2020.

Đơn đặt hàng của thương hiệu này tại Anh trong quý 3 đã tăng 43% lên 46,4 triệu so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tính đến thời điểm hiện tại, đơn đặt hàng từ Anh đã tăng 27% lên 123,2 triệu do các hạn chế của Covid-19 đã thúc đẩy hành vi takeaway.

Được phát hành vào tháng 5, quảng cáo với Snoop Dogg phù hợp với hỗn hợp truyền thông rộng lớn hơn của thương hiệu, giúp đưa khái niệm ‘Did somebody say Just Eat?’ lên một tầm cao mới.

Quảng cáo do McCann London xây dựng, đã bị hoãn lại 5 tuần khi các marketer của Just Eat hiểu được tâm trạng lúc bấy giờ của cả nước.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 500 người tiêu dùng để xem liệu họ có ở trong tâm trí thích hợp cho một số quảng cáo nhẹ nhàng trong ‘thời gian nóng’ của đại dịch hay không. Câu trả lời là tràn ngập tiếng cười sảng khoái.

Giám đốc marketing (CMO) của thương hiệu tại Vương quốc Anh, Matt Bushby, mô tả việc chuyển từ thông điệp hỗ trợ và cung cấp thông tin về lệnh đóng cửa sang một chiến dịch ăn mừng, nhẹ nhàng như một “bước thay đổi” cho thương hiệu.

Quảng cáo được kéo dài với các đoạn giới thiệu dài 15 giây và bao gồm nội dung đặt trước trên Snapchat, YouTube, TikTok và nền tảng trò chơi Twitch, bổ sung cho chiến lược quảng bá truyền hình và tài trợ rộng rãi hơn. Chỉ riêng trên YouTube, video đã được xem 9,5 triệu lần xem.

Nhận thức về quảng cáo của Just Eat đã tăng từ điểm số 29,4 vào tháng 5 lên 37,1 vào tháng 11. Thương hiệu cũng đã vượt qua các đối thủ của mình là Deliveroo (27,4 điểm nhận biết quảng cáo trong tháng 11) và Uber Eats (18,5). Theo YouGov BrandIndex

Starbucks – Chiến dịch: “Every name’s a story”

Vào đầu năm nay, Starbucks đã tung ra chiến dịch ‘Every name’s a story’, một quảng cáo dựa trên thông tin chi tiết về việc một số người chuyển giới thử để người khác gọi tên của họ tại các cửa hàng Starbucks.

Chiến dịch được xây dựng bởi Iris dựa trên thực tế là Starbucks thường hỏi mọi người tên của họ khi gọi món, sau đó họ sẽ gọi tên đó khi đồ uống đã sẵn sàng. Chiến dịch đã giành được giải thưởng quảng cáo đa dạng hàng năm của Channels 4’s vào năm 2019.

Starbucks đã làm việc với những người chuyển giới trong suốt quá trình thực hiện để kể câu chuyện về một cậu bé chuyển giới trẻ đang đấu tranh để tìm cách thoát khỏi một thế giới vốn có rất nhiều thành kiến. Họ “ngại” khi phải gọi tên những người chuyển giới.

Tuy nhiên, chỉ khi bước vào các cửa hàng của Starbucks và nghe thấy ai đó gọi tên mình, cậu ta mới cảm thấy thực sự được nhìn thấy mình.

Khi thế giới ngày càng trở nên “xa lánh” với những người chuyển giới, Starbucks đã bình thường hóa trải nghiệm đó cho cộng đồng, họ đảm bảo rằng một câu chuyện chân thật nhất đang được kể lại.

Đối với nhiều người, cảm hứng được tạo ra bằng việc một thương hiệu lớn đã chọn cách kể một câu chuyện chuyển giới theo một cách thức gần gũi và đơn giản nhất.

Người chuyển giới hầu như không được thể hiện trên các phương tiện truyền thông (chỉ 0,3% quảng cáo có người chuyển giới theo một nghiên cứu của Channels 4’s) nhưng trong chiến dịch này, Starbucks đã làm hoàn toàn ngược lại.

Thương hiệu cũng bắt đầu hợp tác với Mermaids – một tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh nhằm hỗ trợ trẻ em, thanh niên và gia đình về giới tính – họ quảng cáo để gây quỹ từ thiện 100.000 bảng Anh bằng cách bán những chiếc bánh quy cầu vồng trong các cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Starbucks, Dunkin’ và cả McDonald’s đóng cửa hàng trăm cửa hàng tại Mỹ

Cụ thể, Starbucks, Dunkin’ và cả McDonald’s sẽ đóng cửa 1.400 địa điểm trên khắp nước Mỹ khi các công ty này đều báo cáo doanh số sụt giảm mạnh trong bối cảnh khủng hoảng của Covid-19.

Dunkin’ (née Donuts), báo cáo giảm 20% doanh thu trong quý hai, sẽ đóng cửa 800 cửa hàng hoặc tương đương 8% tổng các địa điểm bán lẻ vào cuối năm 2020.

Giám đốc tài chính (CFO) của Dunkin’, Bà Kate Jaspon chia sẻ: “Bằng việc thoát khỏi tình cảnh này, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có vị trí tốt hơn để phục vụ các khu vực thương mại với thiết kế nhà hàng thế hệ tiếp theo mới nhất của Dunkin’, nơi sẽ cung cấp thực đơn rộng hơn và nhiều trải nghiệm hiện đại hơn”.

Với McDonalds, thương hiệu này có doanh thu giảm 30% trong quý II, sẽ đóng cửa 200 cửa hàng vào năm 2020, bao gồm tất cả các nhà hàng trong các cửa hàng của Walmart (Theo CNBC).

Còn với Starbucks, hiện doanh thu ròng giảm 38% trong quý hai, sẽ đóng cửa 400 địa điểm đến năm 2021 và sẽ đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp bán hàng nhằm đối phó với đại dịch chẳng hạn như: dịch vụ đặt và nhận hàng thông qua thiết bị di động, dịch vụ Drive-Thru (Nhận hàng mang về).

* Driving Through (hay Drive-Through, Drive-Thru) là phương thức kinh doanh mà các xe ô tô hoặc xe máy sẽ nối tiếp nhau đi theo hàng qua một cửa sổ, các nhân viên cửa hàng sẽ giao tiếp với khách hàng tại đây.

Theo một báo cáo của Harvard Business School (HBS), nhiều nhà hàng đã chuyển sang các mô hình mang đi và giao hàng để sống sót sau đại dịch. Theo Yelp, có đến khoảng 26.160 nhà hàng ở Mỹ trên nền tảng này đã phải đóng cửa trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

KFC sẽ bán gà rán được sản xuất từ thực vật

KFC sẽ ra mắt phiên bản gà rán thực vật tại khoảng 50 địa điểm tại Los Angeles, Orange Country và San Diego vào tuần tới.

Theo đó, Chuỗi gà rán lớn nhất toàn cầu này đã phục vụ phiên bản ‘giả gà’ trong các sản phẩm của mình, sản phẩm được sản xuất bởi Beyond Meat (BYND).

Gã khổng lồ ngành hàng F&B KFC lần đầu tiên thử nghiệm Beyond Fried Chicken ở Atlanta vào mùa hè năm 2019, và sau đó đã phục vụ sản phẩm trong một thời gian giới hạn ở Nashville và Charlotte.

Phiên bản này hiện tại sẽ có sẵn ở California. KFC có kế hoạch theo dõi kết quả của lần thử nghiệm này để xác định xem có nên cung cấp Beyond Fried Chicken trên toàn quốc hay không.

Các chuỗi thức ăn nhanh khác cũng đã nhảy vào xu hướng thực vật như một cách để mang lại thêm khách hàng mới, thu hút người hâm mộ cũ và xây dựng sự phấn khích mới xung quanh thương hiệu.

“KFC đã tạm dừng việc thay đổi thực đơn vì chuỗi cung ứng của họ đã được đưa vào thử nghiệm trong đại dịch. Nhưng ‘đổi mới dựa trên thực vật’ đã là điều ngoại lệ với quy tắc này”, Ông R.J. Hottovy, nhà phân tích tại Morningstar cho biết.

Trong bối cảnh hiện tại, Burger King cũng đã ra mắt Impossible Croissan’wich, một loại sandwich để ăn sáng được sản xuất từ thực vật trên toàn quốc vào tháng 6 vừa rồi.

Starbucks Và Dunkin’ (DNKN) cũng đã phục vụ bánh sandwich ăn sáng không thịt.

Nhà phân tích trong lĩnh vực nhà hàng, Ông R.J. Hottovy cho biết: “Chúng tôi vẫn đang thấy nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm từ thực vật”.

Ông cũng nói thêm rằng “Các món ăn trong thực đơn mới không làm tăng thêm sự phức tạp cho nhà bếp của nhà hàng, đặc biệt nếu nhà hàng đã phục vụ những sản phẩm tương tự như vậy”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via CNN

Tại sao Starbucks thất bại ở thị trường Việt Nam?

‘Việc uống Starbucks ở Việt Nam cũng giống như việc bạn dùng Pizza Hut ở Ý vậy’. Đó là một lời bình luận trong một video chi tiết bằng tiếng anh của CNBC giải thích tại sao Starbucks thất bại ở Việt Nam.

Theo thống kê vào năm 2018, cứ 1.673.109 người ở Việt Nam thì mới có 1 của hàng Starbucks, con số đó ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và Philippines lần lượt là:
Hàn Quốc – 1/51.813
Nhật Bản – 1/102.564
Malaysia – 1/104.982
Thái Lan – 1/175.040
Philippines – 1/348.432

Trong khi Starbucks đánh vào thị trường từ những năm 2013, vì sao khoảng thời gian dài đằng đẳng từ đó cho đến nay, mà một ông lớn cà phê trên thế giới lại không thế đạt được sự thống trị ở thị trường Việt Nam như cái cách mà họ đã làm được ở những thị trường lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay thậm chí là thị trường tỷ dân Trung Quốc?

Yếu tố văn hoá địa phương

Các chuỗi cửa hàng Highlands, The Coffee House, Trung Nguyên hay Cộng Coffee…và hàng tá cửa hàng cà phê nội khác, hơn ai hết là người hiểu rõ lối sống gắn liền với cà phê của người Việt.

Họ vừa bán cà phê, vừa bán không gian để làm việc, để gặp gỡ, để tán gẫu với nhau. Không phải tự nhiên mà du khách đến Việt Nam cảm thấy bất ngờ khi bước vào không gian của các shop cà phê, họ hiểu tại sao Starbuck lại bị đánh bại ở thị trường này.

Tuy là vậy, nhưng những cửa hàng starbucks ở Việt Nam cũng khác xa so với các cửa hàng của hãng này ở các quốc gia khác.

Ở Việt Nam, họ phải điều chỉnh hương vị của cà phê trở nên mạnh hơn, đậm đà hơn, menu được điều chỉnh đa dạng hơn, dịch vụ của họ cũng phải thay đổi tốt hơn, không gian uống cà phê cũng phải được trang trí lung linh hơn.

So tất cả, cửa hàng starbucks ở Việt nam dù không thể thành công như ở những nơi khác, nhưng cũng phải công nhận rằng, những cửa hàng này ở đây đã làm tốt hàng đầu thế giới để mà có thể cạnh tranh được với các đối thủ ở thị trường khó tính này.

Cà phê là thương hiệu quốc gia

Sống ở Việt Nam, chúng ta vẫn thường nghe rằng Phở Việt, bánh mỳ Việt nổi tiếng trên thế giới, nhưng ít người nhận ra rằng, chính thứ cà phê họ uống mỗi ngày cũng là một “thương hiệu quốc gia” của Việt Nam. Càng ngày, có càng nhiều người trên thế giới biết đến và say mê với hương vị của những loại cà phê Việt Nam.

Theo thống kê, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt đỉnh 3,01 tỷ USD vào năm 2018, trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới.

Ở Hàn Quốc, lần đầu tiên họ biết đến mùi vị của cà phê dừa, cà phê cacao hay kem cà phê là như thế nào khi mà Cộng Cà Phê mở cửa hàng đầu tiên ở thủ đô Seoul và sau đó là hoàng loạt cây bán kem dừa cà phê tự động trong các cửa hàng tiện lợi xuất hiện ở thành phố này, nhiều người xếp hàng dài chỉ để có thể thưởng thức hương vị cà phê đến từ Việt Nam.

Người Việt coi cà phê là văn hoá

Không chỉ dừng lại ở đó, các loại cà phê gói, cà phê pha sẵn cũng ngày càng phổ biến và ưa chuộng trên các kệ hàng ở khắp nơi trên thế giới.

Văn Hóa uống cà phê của Việt Nam cũng bắt đầu được biết đến và hào hứng áp dụng như cà phê pha phin hay cà phê bệt đường phố. Có thể nói cà phê cũng là một niềm tự hào của nước ta.

Thật vậy, uống cà phê ở Việt Nam không đơn thuần là thưởng thức một loại thức uống mà nó như là một phong cách sống của người Việt, thứ có thể gọi là “văn hóa cà phê” .

Thứ văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam giống như “trà đạo” đã đi vào đời sống tinh thần của người phương đông vậy.

Bạn có bao giờ nghe câu “bữa nào cà phê không ?”, chính nó – cà phê là câu cửa miệng của người Việt. Mỗi khi người ta muốn hẹn nhau, rủ rê nhau đi chơi, đi thắt chặt lại tình cảm bạn bè, tình anh em, “đồng chí” hay mỗi lần muốn hâm nóng những mối quan hệ “đã lâu không gặp”.. .

Người Việt uống cà phê không chỉ để thưởng thức hương vị đậm đà của thứ cà phê robusta cao nguyên giàu caffein, mà còn là để tận hưởng hương vị của cuộc sống, tận hưởng thứ lối sống gắn liền với đường phố.

Hi vọng, một ngày nào đó, khi một người nước ngoài nhớ về Việt Nam, họ sẽ nhắc đến cà phê như là cái cách mà người ta nhớ về Itali khi họ nhắc đến Pizza hay Pasta vậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Starbucks, Levi’s ‘chung tay’ với Unilever và Coca-Cola tạm dừng quảng cáo trên nền tảng Facebook

Ngoài Starbucks, Unilever, Coca-Cola còn có hơn 90 nhà quảng cáo lớn khác đã hoặc đang lên kế hoạch dừng quảng cáo từ Facebook, công ty kiếm được khoảng 98% doanh thu hàng năm với 70 tỷ đô la từ quảng cáo.

Coca-Cola, Starbucks và Unilever đã tham gia vào danh sách ngày càng tăng các nhà quảng cáo lớn nhất toàn cầu ‘rút’ quảng cáo từ Facebook trong bối cảnh lo ngại về ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch trên nền tảng quảng cáo số 1 toàn cầu này.

Unilever cho biết: “Tiếp tục quảng cáo trên các nền tảng này vào thời điểm này sẽ không tăng thêm giá trị cho mọi người và xã hội”. Unilever đang tạm dừng tất cả quảng cáo trên Twitter, Facebook và Instagram ở Mỹ ít nhất là đến hết năm 2020 nếu cần.

Động thái này của các thương hiệu là một phần của chiến dịch ‘Stop Hate for Profit’, tạm dịch là ‘Hãy tạm dừng những phát ngôn gây thù địch vì mục tiêu lợi nhuận’, nhằm kêu gọi các mạng xã hội cần thực hiện các biện pháp chặt chẽ hơn nữa xung quanh những nội dung gây thù địch và nạn phân biệt chủng tộc đang ‘tràn lan’ trên các nền tảng này.

Coca-Cola đang tạm dừng quảng cáo trên tất cả các nền tảng truyền mạng thông xã hội trên toàn cầu, đồng thời Giám đốc điều hành của Coca-Cola, James Quincey còn yêu cầu trách nhiệm giải trình và minh bạch hơn từ các công ty truyền thông mạng xã hội.

Vị CEO này nói: “Sẽ không có chỗ cho phân biệt chủng tộc trên thế giới và cũng sẽ không có nơi nào được phân biệt chủng tộc trên phương tiện truyền thông mạng xã hội”.

Trong khi đó, Starbucks sẽ có các cuộc thảo luận trong nội bộ và với các đối tác truyền thông cũng như các tổ chức dân quyền để ngăn chặn sự lan truyền của những ngôn từ gây thù hận, đồng thời họ sẽ không sử dụng các quảng cáo trên nền tảng Facebook và các mạng xã hội trong thời gian này.

Hơn 90 nhà quảng cáo hiện đã ‘rút’ quảng cáo từ Facebook.

Nạn tẩy chay này sẽ là một rủi ro về mặt truyền thông cho Facebook. Vào ngày 26.6, Facebook tuyên bố họ sẽ gắn nhãn các bài đăng có hại trên nền tảng của mình, cũng như cấm quảng cáo mô tả các nhóm khác nhau, dựa trên tình trạng chủng tộc hoặc nhập như một mối đe dọa.

Facebook cho biết thêm: “Một vài lần trong một năm, chúng tôi bỏ qua một vài nội dung có thể vi phạm chính sách quảng cáo của chúng tôi nếu giá trị lợi ích công động vượt qua khỏi những nguy cơ bị tổn hại”.

“Thông thường, chúng ta thấy các bài phát biểu từ các chính trị gia là vì lợi ích công đồng, vì lợi ích chung, và giống như cách các cơ quan báo chí sẽ đăng tải những gì một chính trị gia nói, chúng tôi nghĩ mọi người thường có thể nhìn thấy nó trên nền tảng của chúng tôi”.

Chúng tôi sẽ sớm bắt đầu dán nhãn một số nội dung chúng tôi để lại vì nó được coi là đáng tin cậy, vì vậy mọi người có thể biết khi nào thì những trường hợp này được thông báo.

Tiếp theo đó, thương hiệu thời trang toàn cầu Levi’s và thương hiệu đồ uống Diageo đã đăng trên Twitter thông báo rằng họ sẽ tham gia chiến dịch “Stop Hate For Profit” và tạm dừng tất cả quảng cáo trên Facebook và Instagram từ tháng 7 này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Nhiều nhãn hàng đồng loạt tẩy chay Facebook

Hãng quần áo dã ngoại nổi tiếng The North Face là công ty mới nhất cam kết tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối cách xử lý thông tin sai lệch và phát ngôn thù địch.

Quyết định của The North Face nhằm đáp lại chiến dịch với hashtag #StopHateForProfit của các tổ chức công dân như NAACP, Anti-Defamation League, kêu gọi các nhà quảng cáo dừng chi tiền tiếp thị trên Facebook và Instagram trong tháng 7.

Trên Twitter, The North Face cập nhật sẽ tham gia. Nhà bán lẻ thiết bị dã ngoại REI và công ty tuyển dụng Upwork cũng thông báo tương tự.

Những quyết định này cho thấy nhiều doanh nghiệp tham gia tẩy chay Facebook, dù chỉ là tạm thời, để bày tỏ tinh thần đoàn kết trước những người ủng hộ công bằng chủng tộc và sự bất mãn với mạng xã hội này.

Động thái cũng đi theo lời kêu gọi các nhà quảng cáo sử dụng đòn bẩy của mình để buộc các mạng xã hội thay đổi hành vi từ các chính trị gia nổi tiếng, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Phần lớn doanh thu Facebook đến từ quảng cáo.

Cam kết của The North Face áp dụng cho quảng cáo trên Facebook và Instagram song vẫn tiếp tục sản xuất nội dung trên Instagram.

Craig Hodges, người phát ngôn của VF Corp – tập đoàn mẹ của The North Face – cho biết một số công ty con đang cân nhắc làm theo. VF Corp đang sở hữu Dickies, Vans, Timberland… Trong vòng 1 năm tính đến ngày 31/3, VF Corp đã chi 756 triệu USD cho quảng cáo.

Tuyên bố của The North Face nêu rõ sẽ tạm dừng tất cả hoạt động quảng cáo có trả phí trên Facebook tại Mỹ cho tới khi những chính sách nghiêm khắc hơn được đưa ra nhằm chống lại nội dung thù địch, bạo lực, phân biệt chủng tộc, thông tin sai sự thật trên nền tảng.

Vài tuần gần đây, Facebook hứng chịu làn sóng chỉ trích lớn vì cách xử lý bài viết gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump . Nhân viên cũ và mới, thậm chí cả các nhà khoa học được CEO Mark Zuckerberg tài trợ cũng lên tiếng phản đối.

Khi các cuộc biểu tình vì George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết, diễn ra trên toàn nước Mỹ, những lời kêu gọi các nhà quảng cáo dừng chi tiền cho Facebook cũng dâng cao và nhắm vào các doanh nghiệp đủ mọi quy mô, trong đó có nhiều nhãn hàng lớn như Coca-Cola, McDonald’sStarbucks.

Website chiến dịch #StopHateForProfit ghi rõ: “Hãy gửi thông điệp mạnh mẽ tới Facebook: Không bao giờ đăng quảng bá thù địch, bạo lực, phân biệt chủng tộc vì mục tiêu lợi nhuận”.

Trên thị trường quảng cáo kỹ thuật số Mỹ, Facebook là ông lớn thứ hai chỉ sau Google và kiếm được 69,7 tỷ USD từ quảng cáo trên toàn cầu năm 2019.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ictnews

Starbucks dự kiến tổn thất khoảng 3 tỷ USD, đóng 400 cửa hàng sau Covid-19

“Gã khổng lồ” cà phê Starbucks vừa dự đoán doanh thu quý III sẽ sụt giảm từ 3 đến 3,2 tỷ USD, mặc dù mở cửa phần lớn chi nhánh sau khi chính phủ nhiều nước nới lỏng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt.

Bên cạnh việc công bố dự báo doanh thu hàng quý, Starbucks cũng tiết lộ kế hoạch đóng cửa tới 400 quán cà phê trên khắp nước Mỹ trong 18 tháng tới. Đây được coi là chiến lược phát triển mới nhằm tập trung bù đắp những thiệt hại từ cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu.

“Starbucks đang lên phương án “tối ưu hóa” số lượng cửa hàng tại Mỹ. Đầu tiên, sẽ đóng cửa 400 cửa hàng do hãng điều hành trong 18 tháng sắp tới”, đại diện công ty cho biết.

Giá cổ phiếu của chuỗi cà phê lớn nhất thế giới đã sụt giảm gần 4%, sau khi dự báo khoản lỗ tới hơn 3 tỷ USD. Đây là mức giảm mạnh nhất trong gần một tháng qua.

Theo thông tin từ Starbucks, doanh số bán hàng tại Mỹ, thị trường quan trọng của hãng, sụt giảm 43% trong tháng 5, mặc dù mọi thứ dần được cải thiện sau mỗi tuần trôi qua. Hiện tại, khoảng 95% số cửa hàng tái hoạt động tại đất nước này.

Trong khi đó, ở Trung Quốc, thị trường trọng điểm khác, chứng kiến doanh số bán hàng giảm 21% trong tháng 5 và 90% các cửa hàng của hãng được mở cửa đón khách trở lại.

Hiện “gã khổng lồ” cà phê đang nỗ lực tìm cách kích thích nhu cầu tiêu dùng, để khách hàng sẵn sàng rời khỏi nhà và mua thức uống của hãng khi đại dịch lắng xuống. Theo đó, “ông lớn” cà phê thế giới sẽ mở khoảng 300 địa điểm mới trong năm tài khóa 2020, giảm một nửa so với dự kiến ban đầu.

Thương hiệu nổi tiếng này cho hay, các cửa hàng sắp mở trong tương lai sẽ tập trung tại những thị trường tiềm năng, dân cư đông đúc như New York, Chicago, Seattle và San Francisco. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các xe bán cà phê di động, phục vụ khách hàng đặt mua thức uống thông qua ứng dụng trên điện thoại.

“Tại các thành phố lớn ở Mỹ, bên cạnh những cửa hàng cà phê Starbucks truyền thống sẽ có thêm nhiều điểm bán tiện lợi hơn. Khách hàng có thể chọn thưởng thức cà phê trong quán hoặc đặt hàng trực tuyến.

Mỗi tuần trôi qua, chúng ta lại chứng kiến sự phục hồi rõ rệt của doanh nghiệp, với những cải tiến liên tục về hiệu suất bán hàng. Việc ngừng hoạt động nhiều chi nhánh sẽ được thực hiện song song với nỗ lực mở thêm các cửa hàng mới.

Starbucks luôn được biết đến là “nơi thứ ba”, để mọi người kết nối với nhau bằng một tách cà phê, và được đông đảo khách hàng yêu thích. Chúng tôi tin rằng sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Kevin Johnson cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Doanh Nhân Trẻ

Stabucks cấm nhân viên mặc trang phục liên quan đến phong trào “Black Lives Matter”

Starbucks đã nói với các nhân viên trong một bản ghi nhớ rằng họ bị cấm mặc quần áo và phụ kiện có đề cập đến phong trào “Black Lives Matter” hay “Người da màu đáng được sống”.

Phía Starbucks cho rằng việc mặc quần áo và phụ kiện làm nổi bật phong trào “Black Lives Matter” có thể bị hiểu lầm và có khả năng kích động bạo lực.

Phát ngôn viên của Starbucks nói với BuzzFeed (một trang tin) rằng công ty sẽ dốc sức để giúp chấm dứt nạn “phân biệt chủng tộc”, tuy nhiên chính sách về trang phục sẽ vẫn được áp dụng vì sự cần thiết phải tạo ra một môi trường an toàn và chào đón cho khách hàng và nhân viên của mình.

Chúng tôi không muốn khách hàng, đối tác hiểu nhầm mục đích của hành động này của chúng tôi.

Một phóng viên của kênh quốc tế CNN đăng trên Twitter của mình với mục đích “minh oan” cho phía Starbucsk tránh gây hiều lầm.

Sau đó trên kênh Twitter chính thức của mình Starbucks cũng có viết:

“Chúng tôi sẽ đối đầu với nạn phân biệt chủng tộc để tạo ra một thế giới toàn diện và công bằng hơn. Chúng tôi đoàn kết với các đối tác, khách hàng và cộng đồng người da đen. Chúng tôi sẽ không phải là người ngoài cuộc.”

Trong nội dung bản ghi nhớ của Starbucks cũng nhắc nhở nhân viên của mình về chính sách công ty hiện có đối với việc cấm sử dụng các phụ kiện hay trang phục với ý định ủng hộ vấn đề chính trị, tôn giáo hoặc cá nhân.

Một số nhân viên của Starbucks cho biết công ty thường cho phép họ tặng các phụ kiện với mục đích thúc đẩy quyền bình đẳng hôn nhân và quyền bình đẳng giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Forbes

CEO Starbucks, Howard Schultz – Chinh phục sự nghi ngờ của bản thân để xây dựng Starbucks trị giá 100 tỷ USD

Mặc dù có tài sản ròng trị giá hơn 4 tỷ đô la và là động lực của Starbucks trong hơn ba thập kỷ, CEO Starbucks Howard Schultz nói rằng ông chỉ là một người bình thường, giống như bạn.

CEO Starbucks
Ảnh: CNBC

Tôi không có bằng MBA (Bằng thạc sỹ kinh doanh). Tôi đã không đến trường Ivy League, CEO Schultz đã như thế với Masterclass.com trong loạt bài giảng về kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp. “Tôi chỉ là một người bình thường như bạn, tôi cũng có ước mơ muốn thử sức và xây dựng một công ty thật tuyệt vời”.

Ngày nay, Starbucks có vốn hóa thị trường hơn 100 tỷ đô la.

Howard Schultz, sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, ông sống trong một căn nhà cộng ở Brooklyn, New York, đã mua nhượng quyền cà phê Seattle năm 1987 với giá 3,8 triệu đô la sau khi tìm được nhà đầu tư (bao gồm cả cha của Bill Gates) để giúp ông. Ông đã phát triển công ty từ 11 cửa hàng đến hơn 3.500 địa điểm tại hơn 75 quốc gia.

Schultz, 66 tuổi, hiện giữ chức chủ tịch Starbuck, sau khi nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch điều hành vào tháng 6 năm 2018, nói rằng sự khác biệt duy nhất giữa ông và hầu hết mọi người là ông chống lại sự nghi ngờ bản thân và thay vào đó ông lao vào làm và làm.

Ông nói rằng sẽ rất ổn khi bạn tự nghi ngờ về khả năng thành công của mình, kiếm tiền hoặc thậm chí thu hút đúng người. Nhưng trong mọi trường hợp, bạn không được bao giờ có thể nghi ngờ về cam kết và niềm tin của bạn để thực hiện những gì bạn đã đặt ra, đó là điều mà chỉnh bản thân ông đã xây dựng Starbucks thành một thương hiệu mang tầm quốc tế.

Ông chia sẻ thêm, sẽ không có thời điểm, thời gian hay công thức huyền bí nào giúp bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình, bạn chỉ cần thực hiện nó với kỷ luật và sự chu đáo nhất có thể.

“Không có sách giáo khoa, không có người cố vấn, không có công cụ nào có thể khiến bạn nhảy vào thực hiện hoá ý tưởng của chính bạn hơn là sự cam kết và dũng khí của chính mình”. Ông tâm đắc nói.

Schultz tin rằng thành công của ông với Starbucks là thành quả của một sự quyết tâm đầy mãnh liệt và sự kiên trì không ngừng nghỉ.

“Tôi muốn điều đó xảy ra”, Schultz đã viết trong một sách hết sức nổi tiếng của mình, “Pour Your Heart Into It – Dốc Hết Trái Tim”. “Tôi đã nắm lấy cuộc sống của mình trong tay, học hỏi từ bất cứ ai tôi có thể, nắm bắt bất cứ cơ hội nào tôi có thể, và từng bước hun đúc thành công của tôi”.

Schultz cho rằng tinh thần kinh doanh là dành cho tất cả mọi người, nhưng ông vẫn khuyến khích mọi người sống một cuộc sống trọn vẹn và không có bất kỳ hối tiếc nào.

“Bạn có thể tìm thấy vị trí của mình trong cuộc sống. Nhưng nếu [tinh thần kinh doanh] nằm trong máu của bạn – và chỉ có bạn mới biết nó nếu có – khi ấy hãy thực hiện nó”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Starbucks: Chiến lược giá “mỏ neo” và “cạm bẫy” trên menu

Menu tại gã khổng lồ ngành F&B Starbucks được đầu tư thiết kế với một mục đích: khiến khách hàng cảm thấy “tâm phục khẩu phục” khi tiêu tiền. Hãy xem chiến lược giá của Starbucks là gì?

Dù mức giá và sản phẩm sẽ được thay đổi linh hoạt tùy theo khu vực và mục đích, nhưng tất cả menu của Starbucks đều tuân thủ 4 triết lý mà chuỗi cà phê lớn nhất thế giới này đã đúc kết sau gần 50 năm kinh doanh.

giá mỏ neochiến lược giá của starbucks
Starbucks: Chiến lược giá “mỏ neo” và “cạm bẫy” luôn chực chờ trên menu

Dưới đây là một số chiến lược giá của Starbucks bạn có thể tham khảo.

Chiến lược giá ở giữa là tốt nhất.

Có thể bạn không để ý, nhưng các sản phẩm ở giữa luôn được người dùng ưu ái:

  • Nếu có 4 toilet đang trống, 60% sẽ lựa chọn 2 vị trí giữa.
  • Tại siêu thị, các sản phẩm ở kệ giữa luôn có doanh thu cao hơn ít nhất 8%.
  • Thậm chí đối với người ra quyết định, 55% câu trả lời đúng thường rơi vào đáp án giữa trong các bài thi trắc nghiệm.

Tại sao con người lại thích vị trí ở giữa như thế? Đó chính là định kiến tâm lý mà Starbucks đã nhận ra. Chỉ cần 0,05 giây để một thông tin được ghi lại trong tiềm thức, nhưng 0,03 – 0,04 giây đó là dành cho các thông tin nằm giữa.

Càng quan sát nhiều, bạn sẽ càng thích, và khi càng thích, bạn sẽ tiếp tục quan sát.

Cùng nhìn lại menu “kinh điển” của Starbucks:

Đa phần khách ngay lập tức bị thu hút bởi những sản phẩm ở giữa, và khi “áp lực” lựa chọn bị cả nhân viên và những người đằng sau đặt lên vai, họ sẽ nhanh chóng chọn sản phẩm đầu tiên mà họ nhìn thấy.

Thậm chí đối với những khách hàng đã nghĩ sẵn trong đầu món mà họ sẽ gọi, tiềm thức của họ vẫn sẽ bị những sản phẩm ở giữa “lay động”.

Chính vì thế, Starbucks sẽ chủ động quảng cáo những thức uống có tỷ suất lợi nhuận cao, sản phẩm mới ra, sản phẩm theo mùa… ngay giữa menu.

Từ “Short” lên “Grande”.

“Hiện tượng thỏa hiệp” là một hiệu ứng tâm lý khá đặc trưng khi khách hàng không muốn chọn sản phẩm đắt nhất hoặc rẻ nhất.

Theo một cuộc khảo sát, khi có cơ hội lựa chọn giữa 2 sản phẩm (camera), số người dùng chọn sản phẩm 1 và 2 là tương đương nhau. Nhưng khi chiếc camera thứ 3 được đưa vào lựa chọn, hơn 50% người dùng sẽ chọn sản phẩm ở giữa.

chiến lược giá của starbucks
Starbucks: Chiến lược giá “mỏ neo” và “cạm bẫy” luôn chực chờ trên menu

Để lợi dụng tiềm thức này, sản phẩm mà người bán mong muốn gia tăng doanh thu thường được định giá ngay giữa, với hai sản phẩm rẻ hơn và đắt hơn được định giá một cách “thuyết phục”.

Quay lại Starbucks, cho đến những năm 1990, Starbucks thường có 3 kích cỡ: Short, Tall và Grande, và cũng không quá bất ngờ khi Tall là sự lựa chọn phổ biến nhất.

Biết được xu hướng này, Starbucks cố tình “giấu” kích cỡ Short trên menu và thêm 2 size lớn: Venti và Trenta. Ngay lập tức, Grande trở thành lựa chọn “hợp lý” nhất trong mắt khách hàng.

Nhưng vị trí không phải là tất cả, vì người dùng luôn nhìn mức giá ở giữa trước, Starbucks sẽ tận dụng thời cơ này để áp dụng chiến thuật “giá mỏ neo”, nhằm hướng người dùng đến sản phẩm mà họ muốn bán.

Trên lý thuyết, 3 sản phẩm có 3 mức giá khác nhau sẽ cùng chia sẻ doanh thu khoảng 33% mỗi loại:

giá mỏ neo 3

Nhưng tại Starbucks, tuy mức giá được quảng cáo của ly Tall và Grande không thay đổi, Venti sẽ được giảm xuống để tạo nên sự khác biệt giữa Tall – Grande và Grande – Venti.

Vô hình trung, mức giá của ly Tall trở nên đắt đỏ và bất hợp lý trong mắt khách hàng, biến 2 sự lựa chọn Grande và Venti trở nên phổ biến hơn cả.

giá mỏ neo 4

Với chiến thuật này, tổng doanh thu của Starbucks đã tăng 3,7%, từ 267 USD lên 277 USD. Có thể thấy chiến thuật trên thể hiện qua menu thực tế ở dưới.

Sự biến mất của ký hiệu USD là chiến lược giá thông minh của Starbucks.

Bất kể tại một quốc gia nào, menu Starbucks sẽ hoàn toàn không thêm ký hiệu tiền tệ (như $ hay VNĐ) vào giá của sản phẩm. Nghe thật là nực cười, nhưng ký hiệu tiền tệ sẽ khiến người dùng nghĩ tới tiền, và càng nghĩ về tiền, họ sẽ ít muốn sử dụng.

“Cạm bẫy” trên đến từ một nghiên cứu khá nổi tiếng của Đại học Cornell University, trong nghiên cứu này, người tiêu dùng được cho xem cùng một sản phẩm giá 20 USD với 3 cách thể hiện khác nhau: $20.00, 20, và “twenty”.

Dù cùng chung một ý nghĩa, nhưng doanh số của sản phẩm không có ký hiệu $ cao hơn đến 8,1%.

Theo một chuyên gia tâm lý: “Vì $ là ký hiệu của chi phí, nó không những mang tính tiêu cực mà còn gợi nhắc cho khách hàng rằng họ đang chuẩn bị tiêu tiền.”

Và như thế, khách hàng khi thấy sự xuất hiện của biểu tượng tiền tệ ngay lập tức thay đổi suy nghĩ của mình về hành động tiếp theo, đa phần sẽ chuyển sang ưu tiên tiết kiệm thay vì mua sản phẩm có chất lượng (hay số lượng) cao hơn.

95 tốt hơn 99?

Cũng ở phần giá bán, sản phẩm của Starbucks thường có giá kết thúc bằng “95” hay vì “99” (còn tại Việt Nam là “5000 VNĐ” thay vì “9000 VNĐ”).

Đây là một yếu tố khiến không ít chuyên gia và người dùng bất ngờ khi con số “9” được đánh giá rất cao trong bán lẻ:

– Sản phẩm kết thúc với “.99” thường có doanh số cao hơn, trong nhiều trường hợp là cao hơn đến 48%.

– Mức giá “.99” cũng khiến khách hàng không làm chủ được ngân sách của mình, dẫn đến việc chi tiêu quá đà.

Tuy nhiên, cũng vì con số 9 đã được sử dụng quá nhiều, nên các sản phẩm kết thúc bằng “9” sẽ được người dùng gán mác “giá rẻ”, chính vì thế, Starbucks quyết định sử dụng “5” để thể hiện đẳng cấp.

giá mỏ neo 5

Ngoài ra, Starbucks cũng thường tự định vị mình nằm trong phân khúc thị trường “cao cấp” của ngành cà phê. Người dùng mua Starbucks không phải để tiết kiệm vài đồng bạc lẻ, họ luôn sẵn sàng chi thêm tiền để có một ly cà phê chất lượng.

Dù giảm từ 2,99 USD xuống 2,95 USD có thể làm Starbucks đánh mất 1,33% doanh thu, nhưng đó là một chi phí không đáng kể để khẳng định hình ảnh Starbucks trong mắt khách hàng.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Starbucks không còn là công ty cà phê đơn thuần – Họ là một công ty công nghệ

Starbucks là một ví dụ về cách sử dụng chiến lược dữ liệu để duy trì tính cạnh tranh.

starbucks

Starbucks không chỉ đơn giản là doanh nghiệp bán số đồ uống khổng lồ trên toàn thế giới. Thương hiệu này cũng thu thập lượng dữ liệu khổng lồ từ hơn 100 triệu giao dịch mỗi tuần. Họ đã sử dụng dữ liệu này như thế nào? Và AI và IoT tham gia vào chiến lược này ra sao?

Cách Starbucks sử dụng dữ liệu và công nghệ hiện đại cho lợi thế cạnh tranh là tấm gương cho tất cả các doanh nghiệp, bất kể quy mô như thế nào.

Chẳng hạn, thương hiệu này là người tiên phong trong việc kết hợp các hệ thống khách hàng thân thiết, thẻ thanh toán và ứng dụng di động. Nhưng đó chỉ là bề nổi.

Bài viết này nêu bật 5 ví dụ thú vị nhất về cách Starbucks sử dụng dữ liệu, AI và IoT cho lợi thế cạnh tranh của mình. Có thể có một lập luận thuyết phục rằng Starbucks không còn là một doanh nghiệp cà phê mà giờ đây là một công ty công nghệ dữ liệu trong ngành thực phẩm và đồ uống.

Starbucks không hề thiếu dữ liệu. Họ có hơn 30.000 cửa hàng trên toàn thế giới và hoàn thành gần 100 triệu giao dịch mỗi tuần.

Điều này mang lại cho thương hiệu một cái nhìn toàn diện về những gì khách hàng tiêu thụ và thưởng thức. Nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên, họ mới chỉ thực sự tập trung vào giá trị của dữ liệu này trong hơn một thập kỷ qua.

Điều này chứng tỏ không phải nó đã sử dụng dữ liệu ngay từ đầu. Nhưng, cũng như nhiều thay đổi lớn trong một công ty, một cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự thay đổi.

Đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến Starbucks phải đóng cửa một số cửa hàng. Bài học của Howard Schultz, Giám đốc điều hành lúc bấy giờ là: “Việc sử dụng dữ liệu của Starbucks cần phải phân tích nhiều hơn, đặc biệt là trong việc quyết định địa điểm cửa hàng.”

Trước đó, giống như nhiều công ty khác, các quyết định của Starbucks do con người đề xuất dựa trên kinh nghiệm và phán đoán. Dữ liệu rõ ràng là quan trọng, nhưng không phải là theo hệ thống.

Có rất ít người viết về nó, nhưng dường như đó là cách tiếp cận thông thường của việc sử dụng dữ liệu để xác nhận và thông báo ý tưởng và quyết định của con người.

Những gì Starbucks làm là thử nghiệm tất cả các loại ý tưởng mới bằng cách sử dụng dữ liệu và công nghệ, sau đó sử dụng nhiều dữ liệu hơn để tìm ra những ý tưởng sẽ tiếp tục.

Cũng như bất động sản, dĩ nhiên, cách Starbucks sử dụng dữ liệu ngày nay cũng mở rộng sang một loạt các hoạt động cho tiếp thị và sản phẩm. Điều này cho thấy sự thông minh trong cách quản lý chuỗi cung ứng của thương hiệu. Một phần cốt lõi của điều này là chương trình khách hàng thân thiết của Starbucks Awards, cũng bắt đầu vào năm 2008.

Điều mà ít phổ biến hơn là cách thức mà Starbucks sử dụng dữ liệu để thực hiện Internet vạn vật, đặc biệt là các hoạt động tại cửa hàng, bắt đầu với máy pha cà phê và hiện đang mở rộng sang các thiết bị trong cửa hàng khác như lò nướng. Năm ví dụ về cách Starbucks sử dụng dữ liệu, AI. và IoT để tạo lợi thế cạnh tranh:

Trong số rất nhiều điều tuyệt vời, tôi đã chọn 5 điểm nổi bật. Tôi đã chọn những thứ này vì chúng cho thấy việc sử dụng dữ liệu tốt đã cải thiện hoạt động kinh doanh của Starbucks, bên cạnh công nghệ như AI, IoT và đám mây:

#1: Quảng cáo được cá nhân hóa

Việc sử dụng dữ liệu khách hàng cổ điển là cá nhân hóa ưu đãi theo sở thích cá nhân của người tiêu dùng và Starbucks cũng không khác biệt. Với hơn 16 triệu thành viên chỉ riêng ở Hoa Kỳ, chương trình khách hàng thân thiết chiếm gần một nửa các giao dịch tại cửa hàng ở Hoa Kỳ.

Biết các ưu tiên đặt hàng và sản phẩm yêu thích của khách hàng cho phép Starbucks gửi các đề xuất được cá nhân hóa chính xác hơn.

Sử dụng AI để xác định các chiến dịch như vậy đang trở thành một ứng dụng tiêu chuẩn của trí tuệ nhân tạo và Starbucks đã thực hiện điều này từ năm 2017 với chương trình “Digital Flywheel” của mình.

Một trọng tâm quan trọng của việc này là đề xuất các sản phẩm mới mà người tiêu dùng có thể thích, dựa trên những gì họ đã từng mua.

Nhưng đây không chỉ là quảng cáo đến từng cá nhân. Một phần lớn vẫn đang cung cấp các chiến dịch đại chúng thông thường, nhưng tác động trực tiếp đến từng người tiêu dùng trong phân khúc mục tiêu. Chúng có thể bao gồm đồ uống lạnh vào những ngày nóng, ra mắt sản phẩm hoặc thực đơn theo mùa.

#2: Phát triển các sản phẩm hợp thị hiếu

Các chương trình khuyến mãi được cá nhân hóa chắc chắn có hiệu quả, nhưng điều quan trọng không kém đối với Starbucks là sử dụng dữ liệu khách hàng trong việc phát triển sản phẩm của mình.

Starbucks sử dụng dữ liệu phát sinh từ thói quen mua hàng của số lượng người tiêu dùng lớn. Thông tin chi tiết từ dữ liệu này đề xuất các biến thể và phát triển từ các sản phẩm hiện có.

Ví dụ, có một ý tưởng dễ thương hơn 15 năm trước đã khai sinh ra đồ uống có vị bí ngô trong lễ Halloween. Điều này đã khởi nguồn cho một loạt các sản phẩm lấy cảm hứng từ bí ngô trên toàn cầu.

Một loại thứ hai là sử dụng dữ liệu trên các kênh. Ví dụ điển hình nhất cho điều này có lẽ là việc công ty đẩy mạnh việc đưa cà phê vào không gian gia đình vào năm 2016. Đây là sự ra mắt của sản phẩm trong siêu thị, dành cho khách hàng thích pha cà phê tại nhà.

Dữ liệu tại cửa hàng đã cho Starbucks một cơ sở chắc chắn để quyết định sản phẩm nào sẽ nhắm mục tiêu cho người uống tại nhà. Họ thậm chí có thể thử nghiệm các sản phẩm mang về nhà như cà phê hòa tan trong các cửa hàng thông thường.

#3: Phân tích vị trí cửa hàng kỹ lưỡng

Kế hoạch nơi mở một cửa hàng Starbucks là một phần phân tích dữ liệu phức tạp. AI hỗ trợ cho các yếu tố kinh tế về vị trí cho mô hình quy hoạch cửa hàng. Chúng bao gồm dân số, mức thu nhập, giao thông, sự hiện diện của đối thủ cạnh tranh,… Nó sử dụng dữ liệu này để dự báo doanh thu, lợi nhuận và các khía cạnh khác của hiệu quả kinh tế.

Hệ thống cũng xem xét vị trí của các cửa hàng Starbucks hiện có. Nó xem xét tác động của một cửa hàng mới được đề xuất đối với doanh thu hiện có ở các khu vực lân cận. Công nghệ AI chủ yếu của ứng dụng này là phân tích dựa trên vị trí.

#4: Thay đổi menu linh hoạt

Một ý nữa của các ví dụ trên là Starbucks có khả năng liên tục điều chỉnh các sản phẩm của mình. Cách Starbucks sử dụng dữ liệu giúp nó có thể sửa đổi dựa trên khách hàng, địa điểm và thời gian. Điều này ảnh hưởng đến sản phẩm, chương trình khuyến mãi và giá cả.

Tuy nhiên, nếu tại các cửa hàng bạn đến, vẫn có những menu được in sẵn sau quầy thì khả năng điều chỉnh này không còn nữa. Đây là một lý do giải pháp không hoàn hảo như bảng đen vẫn phổ biến với các nhà bán lẻ. Nhưng đối với Starbucks, câu trả lời là sự xuất hiện của các bảng hiệu số trong các cửa hàng, với màn hình menu được thiết lập bằng máy tính.

Điều này hoàn thành một chuỗi cho phép những thay đổi có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong trải nghiệm của khách hàng được phản ánh trong cửa hàng.

Rõ ràng có rất nhiều câu hỏi đặt ra, và có rất nhiều phạm vi để làm phức tạp mọi thứ. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2018, Starbucks đã thử nghiệm điều này trong một số ít cửa hàng. Họ đã tập trung nỗ lực vào việc đẩy các sản phẩm được lựa chọn dựa trên hoàn cảnh của địa phương như thời tiết hoặc thời gian trong ngày.

#5: Tối ưu hóa máy móc

Ví dụ cuối cùng của chúng tôi là bảo trì máy pha cà phê và máy móc tại cửa hàng nói chung.

Giao dịch tại cửa hàng Starbucks điển hình với chi phí tương đối thấp và thời gian ngắn. Số khách hàng giao dịch càng lớn thể hiện thành công của một cửa hàng. Vì vậy, nếu một máy bị hỏng, nó có thể phá vỡ đáng kể hiệu suất kinh doanh.

Starbucks không bố trí các kĩ sư trực cho các sự cố. Thay vào đó, họ gửi chúng ra trung tâm xử lí để đối phó với việc sửa chữa và thực hiện bảo trì theo kế hoạch. Vì vậy, việc đưa các kỹ sư đến với các máy hỏng nhanh chóng tạo ra sự khác biệt.

Có những cách tiếp cận thông thường cho vấn đề này. Điều này có nghĩa là thu thập dữ liệu về lỗi, việc sử dụng máy cũng như yêu cầu sửa chữa, … Phân tích dữ liệu thường xuyên rất tốt trong việc tìm kiếm các xu hướng. AI có thể giúp dự báo sự cố và nhu cầu bảo trì.

Trường hợp Starbucks đã đưa đến bước tiến mới với chiếc máy cà phê Clover X. Máy này hiện chỉ được sử dụng trong một số cửa hàng nhất định. Cùng với khả năng pha cà phê vượt trội, nó còn kết nối với “đám mây”.

Điều này không chỉ cho phép thu thập dữ liệu vận hành toàn diện hơn. Nó cũng cho phép chẩn đoán từ xa các lỗi và cả sửa chữa từ xa.

Các khái niệm tương tự sẽ áp dụng cho các máy khác. Ví dụ, các cửa hàng hiện có một lò nướng tiêu chuẩn, cũng được điều khiển bằng máy tính, để chuẩn bị cho các sản phẩm trên toàn cầu. Tuy nhiên, các máy hiện tại cần được cập nhật với ổ USB.

Điều này xảy ra mỗi khi cần sự thay đổi về cấu hình máy, ví dụ như các sản phẩm mới. Trong tương lai, những máy này chắc chắn sẽ kết nối đám mây trực tiếp, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho AI phân tích dữ liệu hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo GenK

  • 1
  • 2