Skip to main content

Thẻ: thị phần

CEO BYD APAC: Chúng tôi không cạnh tranh với VinFast khi vào Việt Nam

Tổng giám đốc mảng ôtô của BYD Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) cho biết khi vào Việt Nam, hãng muốn cùng VinFast phát triển thị trường xe điện.

CEO BYD APAC: Chúng tôi không cạnh tranh với VinFast khi vào Việt Nam
CEO BYD APAC: Chúng tôi không cạnh tranh với VinFast khi vào Việt Nam

“BYD rất khâm phục VinFast, vì họ đã tiên phong đưa xe điện vào Việt Nam, giúp người dùng tiếp cận và hiểu rõ hơn về loại phương tiện này. Chúng tôi không cạnh tranh mà muốn chung tay với VinFast để phát triển xe điện, vì lúc này thị trường mới manh nha”, ông Liu Xue Liang, Tổng giám đốc mảng ôtô của BYD Châu Á – Thái Bình Dương nói, hôm 25/4 tại trụ sở của hãng ở Thâm Quyến, Trung Quốc trong cuộc gặp với truyền thông Việt Nam.

Trong khi đó, CEO của BYD Việt Nam, ông Ouyang Xiaocheng thì nói rằng, càng có nhiều thương hiệu, điều đó chứng tỏ thị trường Việt Nam càng hấp dẫn.

Hãng xe điện bán chạy nhất thế giới đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng để ra mắt khách hàng Việt vào tháng 6, với hệ thống showroom ở Hà Nội, TP HCM và mục tiêu gần là 20 tỉnh, thành trên cả nước. Phân phối dòng xe này tại Việt Nam là công ty BYD Auto Việt Nam, vốn 100% của BYD Trung Quốc.

BYD (Build Your Dreams) ra đời năm 1995, vốn được biết đến là nhà sản xuất pin cho các thiết bị điện tử, phương tiện. Cùng với CATL, hai hãng Trung Quốc chi phối phần lớn ngành pin thế giới. BYD tham gia sản xuất ôtô từ 2003, bắt đầu với xe xăng, đến 2022 bỏ xe xăng, chỉ còn xe điện và hybrid (xe năng lượng mới).

Năm 2023, BYD là hãng xe điện hóa bán chạy nhất thế giới, với doanh số hơn 3 triệu xe toàn cầu, trong đó gần 2,6 triệu tại Trung Quốc, 400.000 xe các thị trường khác, theo số liệu của EV-Volumes (thuộc J.D. Power). Trong số 3 triệu xe, tỷ lệ xe thuần điện (BEV) và pulg-in hybrid (PHEV) là 50-50.

Khi vào Việt Nam, BYD sẽ trở thành hãng xe điện phổ thông thứ hai có dải sản phẩm đa dạng, bên cạnh VinFast. Trước đó, thị trường đã có Wuling nhưng chỉ một sản phẩm thuần điện là Mini EV, nằm ở phân khúc có dung lượng rất nhỏ. Vì vậy, sự góp mặt. của BYD được kỳ vọng sẽ biến thị trường xe điện Việt Nam trở thành một sân chơi đúng nghĩa với nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Khi ra mắt tới đây, hãng sẽ giới thiệu 3 mẫu xe là chiếc hatchback cỡ nhỏ Dolphin, crossover cỡ nhỏ Atto 3 (giữa cỡ B và C) và sedan cỡ vừa Seal (nằm giữa cỡ C và D). Đến cuối năm, có thể thêm 3 mẫu xe khác về nước là sedan cỡ D Han, mẫu crossover hybrid Song và crossover cỡ trung Tang. Bởi chủ động đầu tư, và chủ động nguồn cung, nên kế hoạch sản phẩm cũng có thể thay đổi tùy thuộc mức độ đón nhận của người dùng Việt.

Các sản phẩm hiện đều nhập khẩu  từ Trung Quốc. Hãng có kế hoạch xây nhà máy tại Việt Nam, nhưng chưa tiết lộ cụ thể lộ trình.

Hãng chưa chốt phương án định giá sản phẩm nhưng hé lộ sẽ đủ sức cạnh tranh với xe xăng cùng phân khúc. Đại diện BYD cũng cho biết hãng không nhìn giá của VinFast để định giá cho các sản phẩm của mình, mà muốn nhắm tới là các mẫu xe xăng. Chuyển dịch từ xe xăng sang xe điện mới là đích của BYD, điều này tương tự với mục tiêu của hãng xe điện Việt Nam.

Để tiếp cận khách hàng, BYD chọn cách thông qua bản thân sản phẩm, mà không phát triển hạ tầng sạc như VinFast. Khách hàng mua xe giai đoạn đầu có thể sạc tại nhà, trạm sạc nhanh ở đại lý và của bên thứ ba.

Lý giải cho việc này, BYD cho rằng đó sẽ là mảng kinh doanh rất riêng, cơ hội cho các nhà cung cấp trạm sạc. Hãng quan niệm nếu thị trường đón nhận tốt thì hạ tầng tự khắc sẽ phát triển theo, “có cầu ắt có cung”, như cách hãng đã làm ở những thị trường khác.

Cũng bởi chọn cách tiếp cận này, hãng xe điện lớn nhất thế giới không đặt áp lực doanh số và cho rằng khách hàng khi chọn xe, sẽ đều có tính toán lộ trình hợp lý cho việc chủ động sạc.

Hãng lên kế hoạch bán khoảng 5.000 xe trong 6 tháng nửa sau 2024, tức khoảng gần 900 xe/tháng, đây là con số rất thách thức cho một thương hiệu mới, xuất phát từ Trung Quốc và thuộc mảng xe điện vốn chưa thực sự nở rộ.

Tuy vậy, BYD có cơ sở để đặt ra mục tiêu này, khi sản phẩm của hãng đều được đón nhận nhanh tại các thị trường mới thâm nhập và đánh giá tích cực của người dùng về chất lượng. Ví như tại Thái Lan, xuất hiện từ cuối 2022, chỉ sau một năm, hãng bán 30.650 xe vào 2023, chiếm 40% thị phần xe điện, trở thành hãng xe điện bán chạy nhất Thái Lan.

Mẫu xe điện bán chạy nhất thị trường này là BYD Atto 3, cũng là chiếc sẽ bán tại Việt Nam. Xuất phát điểm là một công ty nghiên cứu kỹ thuật, sở hữu nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực xe điện, các công nghệ mới độc quyền như pin lưỡi dao (blade battery), CTB (cell-to-body – các cell pin lắp thẳng vào khung xe) cũng giúp BYD tự tin hơn, dù với khách Việt vốn được các hãng xe nhận xét là rất khó tính, và khó đoán.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

An Khang Pharma của MWG đang ở đâu trong cuộc đua giành thị phần

Thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam được nhận định là “miếng bánh” ngon với nhiều doanh nghiệp. Điều này đã thu hút nhiều “đại gia” trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ gia nhập thị trường như CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã: FRT) và CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG).

Tuy dư địa tăng trưởng lớn, nhưng cuộc cạnh tranh giành giật thị phần vẫn rất khốc liệt và trong “chặng đua” về đích, Thế Giới Di Động (MWG) đang có dấu hiệu chững lại.

Thế Giới Di Động mua lại cổ phần chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang vào năm 2017 và sau đó đổi tên thương hiệu thành An Khang. Tuy nhiên, tập đoàn bán lẻ này chỉ thăm dò thị trường dược phẩm trong thời gian đầu khi chỉ sở hữu 49% cổ phần chuỗi nhà thuốc thay vì nắm tỷ lệ chi phối tuyệt đối.

Đến cuối năm 2021, tập đoàn mới chính thức nâng tỷ lệ nắm giữ tại An Khang lên 100% và đặt ra những mục tiêu tăng tốc cho hệ thống này.

Thị trường bán lẻ thuốc tân dược được nhận định có nhiều dư địa tăng trưởng. Theo một nghiên cứu về chi tiêu tiêu dùng cho các sản phẩm y tế của Vietdata, số tiền chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2025, chi tiêu cho các sản phẩm y tế có thể đạt hơn 23 tỷ USD.

Đến nay, Việt Nam có hơn 60.000 nhà thuốc bán lẻ. Doanh thu của thị trường này đang tiệm cận con số 10 tỷ USD, dự kiến đến năm 2026 tổng doanh thu sẽ đạt 16 tỷ USD.

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường IMARC Group, với sự ảnh hưởng của làn sóng công nghệ số, các chuỗi nhà thuốc hiện đại đang phát triển nhanh chóng.

Số lượng ngày càng tăng của các cửa hàng và nền tảng bán lẻ dược phẩm trực tuyến đã cung cấp nhiều loại thuốc và việc giao thuốc đến tận tay người tiêu dùng đúng thời gian là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Tuy nhiên, các chuỗi nhà thuốc hiện đại này mới chỉ chiếm khoảng 15% thị trường ở thời điểm hiện tại. Do vậy, dự kiến con số này sẽ tăng lên đáng kể và các chuỗi nhà thuốc hiện đại sẽ là mục tiêu mà các doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm hướng tới.

Tuy nhiên, cơ hội lớn sẽ tạo ra cạnh tranh nhiều. Thực tế, việc kinh doanh chuỗi nhà thuốc là không hề dễ dàng. Chuỗi An Khang của Thế Giới Di Động được dự báo đến 2025 cũng chưa thoát lỗ.

Cụ thể, mới đây Công ty Chứng khoán SSI dự báo chuỗi nhà thuốc An Khang tiếp tục lỗ lần lượt 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng năm 2024 – 2025. Trước đó, An Khang đã ghi nhận lỗ 306 tỷ đồng và 343 tỷ đồng trong các năm 2022 và 2023.

Theo SSI, các nhà thuốc thương mại hiện đại ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn để giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ lẻ và nhà thuốc bệnh viện, chiếm khoảng 85% tổng giá trị thị trường trong năm 2023.

Do An Khang không tập trung nhiều vào mảng thuốc kê đơn cho các bệnh mãn tính như đối thủ Long Châu nên An Khang sẽ khó giành được thị phần từ nhà thuốc bệnh viện.

Mặc dù vậy, An Khang vẫn có cơ hội giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ hơn này trong dài hạn nhờ yếu tố có hóa đơn điện tử, giúp bệnh nhân có thể làm đơn bồi thường từ bảo hiểm y tế tư nhân và thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

SSI cho rằng trong ngắn hạn nhà thuốc An Khang vẫn cần tinh chỉnh lại danh mục sản phẩm. Không giống như sản phẩm điện thoại điện máy, cơ cấu sản phẩm thuốc đa dạng hơn. Do đó, việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Công ty chứng khoán này dự báo chuỗi nhà thuốc vẫn có thể chưa có lãi trong năm 2024 và 2025.

SSI ước tính chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ đạt 2.500 tỷ đồng doanh thu (tăng 16% so với cùng kỳ) và 2.900 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ), nhưng lỗ 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025 (so với khoản lỗ 343 tỷ đồng trong năm 2023), tương ứng với biên lợi nhuận trước thuế giảm 16%, 13%, 8% trong các năm 2023, 2024, 2025.

Năm 2024, Thế Giới Di Động đưa ra kế hoạch phát triển cho từng chuỗi bán lẻ; trong đó, chuỗi Nhà thuốc An Khang đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần, và mang lại lợi nhuận từ năm nay. Chuỗi Nhà thuốc An Khang dự kiến đạt điểm hoàn vốn trước 31/12/2024.

Thực tế, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động đã tăng trưởng doanh thu hai chữ số vào năm ngoái, nhưng vẫn chưa đạt điểm hoà vốn bởi tốn nhiều chi phí nâng cấp cửa hàng và thử nghiệm để tìm “công thức thành công”.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Nhà thuốc An Khang, Thành viên Hội đồng quản trị Đầu tư Thế giới Di động, từng chia sẻ vào hồi giữa năm 2022 rằng ước tính thị trường bán lẻ dược phẩm ở Việt Nam có quy mô 7 – 8 tỷ USD và số lượng điểm bán khoảng 60.000. Kênh bệnh viện và nhà thuốc nhỏ có số lượng áp đảo, trong khi chuỗi nhà thuốc hiện đại mới chiếm khoảng 5% nên dư địa phát triển còn rất lớn.

Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng mạng lưới An Khang không thuận lợi như dự tính. Theo báo cáo kinh doanh cuối năm 2023, chuỗi này hiện có 527 nhà thuốc, tăng 27 điểm bán với thời điểm đầu năm.

Dù vậy, đây chưa phải là con số cao nhất trong năm bởi có những tháng công ty ghi nhận mạng lưới lên đến 540 cửa hàng, nhưng sau đó phải tạm ngưng mở rộng và đóng cửa những nơi kinh doanh không hiệu quả để tập trung tăng doanh thu và cải thiện hiệu quả hoạt động trên mỗi cửa hàng nhằm đạt mục tiêu hoà vốn.

Vào năm 2023, ông Hiểu Em cho biết doanh thu tăng trưởng ổn định nhưng chuỗi này vẫn lỗ, do công ty không mở mới cửa hàng nhưng gần đây đã nâng cấp về danh mục sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, đội ngũ dược sĩ, hàng tồn kho…

Việc nâng cấp cộng thêm thực hiện nhiều chương trình để thu hút khách hàng trở lại mua sắm làm tăng đáng kể chi phí hoạt động của chuỗi nhà thuốc An Khang.

Trong định hướng kinh doanh năm 2024, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động xác định mô hình kinh doanh của An Khang là chuỗi nhà thuốc ở những vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận, có diện tích nhỏ gọn trong khoảng 30 – 40 m2, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố trưng bày và đủ thuốc để phục vụ hầu hết nhu cầu của khách hàng. Ước tính, thuốc sẽ chiếm khoảng 65 – 70% danh mục sản phẩm kinh doanh.

Ban lãnh đạo công ty kỳ vọng chuỗi nhà thuốc này sẽ tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn trước cuối năm nay.

Công ty cho biết sẽ đầu tư theo chiều sâu để biến An Khang trở thành chuỗi dược phẩm hàng đầu về chăm sóc sức khoẻ, đa dạng hoá danh mục sản phẩm.

“Năm nay, An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công”, lãnh đạo công ty nói.

Đối thủ của An Khang, chuỗi nhà thuốc Long Châu đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới để củng cố vị thế là nhà bán lẻ thuốc lớn nhất Việt Nam trong khi các đối thủ khác đang thu hẹp quy mô hoạt động hoặc tạm ngừng mở rộng. Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2023, trong khi đại gia bán lẻ FPT Retail (Mã: FRT) đã mở mới 560 nhà thuốc để nâng tổng số cửa hàng Long Châu lên con số 1.497, vượt qua Pharmacity để trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 cả nước.

Pharmacity từng là nhà bán lẻ thuốc lớn nhất tính đến giữa năm 2022 với hơn 1.100 cửa hàng, đã giảm mạnh chuỗi cửa hàng xuống dưới 1.000 cửa hàng tính đến cuối năm 2023. Cùng đó, sự biến động về cổ đông lớn và nhân sự cấp cao vào hồi cuối năm 2022 cũng cho thấy tụt lại của Pharmacity trong cuộc đua mở rộng chuỗi nhà thuốc với Long Châu.

Tương tự, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động cũng có dấu hiệu chững lại, hết năm 2023 chuỗi chỉ có 527 cửa hàng sau khi nhanh chóng mở rộng mạng lưới lên 500 cửa hàng vào năm 2022.

Như vậy, thay vì tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô để đạt mục tiêu 800 cửa hàng vào cuối năm 2022, Thế Giới Di Động đã chậm lại, trước khi đưa ra quyết định tạm ngừng mở mới vào năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhiều kỳ lân công nghệ đã bắt đầu báo lãi sau hàng chục năm đốt tiền chịu lỗ để lấy thị phần

Quý I vừa qua là thời điểm các báo cáo kết quả kinh doanh cả năm 2023 được công bố và sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp công nghệ đã “lộ diện”.

Điểm đáng chú ý là một số công ty “kỳ lân” lớn của khu vực – cách gọi doanh nghiệp công nghệ được định giá từ 1 tỷ USD trở lên – đã bắt đầu báo lãi, sau hàng chục năm đốt tiền chịu lỗ để lấy thị phần.

Không hẹn mà gặp, thời điểm quý I vừa qua, cả hai công ty kỳ lân công nghệ là Grab và công ty mẹ của Gojek đều đã công bố quý kinh doanh đầu tiên có lãi. Điều này diễn ra trong thời điểm niềm tin của nhà đầu tư mạo hiểm suy giảm. Số lượng các công ty công nghệ đạt được mức định giá từ 1 tỷ USD trở lên ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Kết quả kinh doanh quý IV năm 2023 của Grab và tập đoàn mẹ Gojek ghi nhận mức lợi nhuận hàng triệu USD, giúp hai ông lớn gọi xe công nghệ thu hẹp những khoản lỗ đang khiến nhà đầu tư sốt ruột.

Nguyên nhân chung là các biện pháp cắt giảm chi phí từ nhân sự, vận hành cho đến khuyến mãi đã phát huy tác dụng. Tập đoàn mẹ Gojek cho biết, năm 2023 đã giảm chi phí cho khuyến mãi, tiếp thị hơn 30% so với năm 2022.

Ông Jianggan Li – Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Momentum Works nhận định: “Việc các nền tảng kiểm soát chi phí đã làm loại bỏ những nhu cầu phụ thuộc vào khuyến mãi của người dùng. Nhưng bên cạnh đó cũng giúp các doanh nghiệp công nghệ hiểu rõ hơn về nhu cầu của từng phân khúc người dùng.

Đối tượng người dùng nào chấp nhận trả chi phí cao để được giao hàng nhanh. Đối tượng nào chấp nhận chờ lâu hơn chút nhưng với mức giá rẻ hơn. Từ đó giúp toàn bộ thị trường phát triển bền vững hơn”.

Ngành công nghệ vẫn đang gặp nhiều thách thức khi theo báo cáo của CB Insights, lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu trong năm 2023 giảm hơn 40% theo năm, ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

Do đó, giới chuyên gia cho rằng, các giải pháp cắt giảm chi phí sẽ tiếp tục được áp dụng, kể cả sa thải nhân sự. Tuy nhiên từ dữ liệu trên nền tảng giáo dục trực tuyến của mình, đại diện công ty kỳ lân Upgrad cho biết, việc sa thải cần được ngành công nghệ tính toán thận trọng hơn.

Bà Myleeta Agawilliams – Tổng Giám đốc upGrad International đưa ra ý kiến: “Thay vì phải sa thải cả một nhóm nhân sự, các công ty công nghệ có thể chọn lọc kĩ càng hơn để đảm bảo rằng việc kinh doanh vẫn sẽ ổn nếu không có các nhân sự đó. Tôi nghĩ rằng vài đợt sa thải nhân sự gần đây trong ngành công nghệ đã không xem xét thấu đáo điều này.

Do đó, họ phải xây dựng lại và mất thời gian, tiền bạc. Đó là lý do vì sao tăng trưởng một cách cẩn thận sẽ tốt hơn tăng trưởng nhanh rồi phải đi lùi”.

Giới quan sát lưu ý đã từng có một số kỳ lân công nghệ như Uber, Meituan đạt lợi nhuận nhưng sau đó, kết quả kinh doanh vẫn trồi sụt, không ổn định. Do đó, còn quá sớm để khẳng định ngành công nghệ đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VTV Digital

Samsung đang dần lấy lại ngôi vương trong thị trường smartphone từ tay Apple

Doanh số smartphone của Samsung vượt hơn 2 triệu máy so với Apple trong tháng 2, nhờ sức hút của dòng Galaxy S24.

Thống kê được công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research công bố tuần này cho thấy Samsung bán được 19,69 triệu smartphone trong tháng 2, tương đương 20% lượng smartphone bán ra trên toàn cầu. Trong khi đó, Apple bán 17,41 triệu iPhone cùng giai đoạn, chiếm 18% thị phần.

Nhà nghiên cứu Kim Rok-ho của công ty Hana Securities cho rằng một phần nguyên nhân bắt nguồn từ phản ứng tích cực với dòng Galaxy S24 tại Mỹ và châu Âu.

Samsung đang thống trị thị trường smartphone châu Âu với 34% thị phần. Ở Mỹ, nơi được coi là sân nhà Apple, thị phần (Market Share) của Samsung trong tháng 2 cũng tăng lên 36%, so với mức 20% trong tháng 1. Tuy nhiên, Apple vẫn dẫn đầu tại đây với 48%, dù giảm từ mức 64% trước đó một tháng.

Tính đến hết tháng 2, Samsung bán được 6,53 triệu Galaxy S24. Dòng máy này được tích hợp những tính năng AI mới, trong đó có phiên dịch theo thời gian thực trong đàm thoại và khoanh tròn để tìm kiếm (Circle to Search).

Năm 2023, Apple lần đầu giành ngôi vương về doanh số smartphone toàn cầu xét theo cả năm, vị trí Samsung đã nắm giữ một thập kỷ.

Thống kê của công ty phân tích thị trường IDC cho thấy Apple đứng đầu với 234,6 triệu iPhone bán ra trong năm 2023, tăng từ 226,3 triệu của năm 2022, chiếm 20,1% thị phần toàn cầu. Trong khi đó, Samsung bán được 226,6 triệu máy, tương đương 19,4%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược tập trung vào nông thôn của WinMart+

Mỗi tháng, trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn mang về gần 500 triệu đồng doanh thu.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2023, hơn 61% dân số  Việt Nam sống ở nông thôn – đưa nơi đây trở thành thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ. Đầu năm ngoái, trong một động thái mở rộng thị phần kênh bán lẻ hiện đại, Masan Group – đơn vị sở hữu và vận hành hệ thống WinMart/WinMart+ đưa ra mô hình cửa hàng tạp hoá cho vùng nông thôn và ngoại thị.

Theo bà Nguyễn Thị Phương – CEO WinCommerce (thuộc Masan Group), thị trường bán lẻ nông thôn ước tính có quy mô 50 tỷ USD nhưng rất ít nhà bán lẻ chuyên nghiệp tham gia do người dân có mức thu nhập và chi tiêu thấp hơn thành thị. Khu vực này cần một mô hình hiệu quả mới có thể chiến thắng.

WinMart+ Rural được Masan Group lựa chọn để xây dựng dành riêng cho khu vực nông thôn. Các cửa hàng này có độ nhận diện đơn giản, màu sắc bắt mắt. Hàng hóa bên trong được chọn lọc phù hợp lối sống và khả năng kinh tế, tập trung mạnh vào các chương trình khuyến mãi.

Diện tích các siêu thị này khoảng 80 – 100m2, danh mục gồm hàng hóa nội địa giá rẻ, hoa quả nhập khẩu  phân khúc trung bình.

Sau một năm triển khai mô hình mới, trao đổi với chúng tôi mới đây, phía Masan Group thông tin đã chuyển đổi 1.100 cửa hàng WinMart+ khu vực nông thôn sang chi phí thấp trong nửa cuối năm, vượt kế hoạch ban đầu là 676 điểm.

Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn tăng từ 12,9 triệu đồng/ngày lên 15 triệu đồng/ngày. Tức mỗi tháng trung bình mỗi cửa hàng WinMart+ nông thôn mang về gần 500 triệu đồng doanh thu – con số đáng kể nếu so với các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ.

Để cạnh tranh với chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống, WinMart+ khu vực nông thôn được áp dụng chiến lược giá rẻ.

Trong đó, tại WinMart+ ở vùng nông thôn, ngoại thành các địa phương, Masan Group triển khai ụ đảo hero items – trưng bày 100 sản phẩm giá rẻ. Ngoài ra, khách hàng Hội viên WIN còn được mua với giá rẻ hơn 20% các mặt hàng như rau, thịt.

Để bán được giá rẻ tại những khu vực này, theo WinCommerce khâu logistics đóng vai trò quan trọng. Trong đó trợ lực từ đơn vị logistics nội bộ – Supra được thành lập năm 2022.

Hiện hệ thống trung tâm phân phối Supra đang có 10 cụm kho (bao gồm 6 cụm kho khô và 4 cụm kho lạnh). 50% hàng hóa của WinCommerce được vận chuyển thông qua Supra.

Kết quả Supra giúp WinCommerce giảm chi phí vận chuyển 11% đối với cả sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường và sản phẩm tươi sống nhờ tối ưu hoá lưu lượng hàng hoá.

Ngoài ra, để có giá rẻ WinCommerce cũng tăng thu mua nguồn nguyên liệu địa phương. Trung bình mỗi năm, đơn vị bán lẻ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thu mua và tiêu thụ 83.000 tấn nông sản địa phương.

Cuối cùng, giá rẻ cho người tiêu dùng nông thôn đến từ các nhãn hàng riêng dựa vào sản phẩm do Masan Consumer sản xuất. Theo WinCommerce, họ phát triển các nhãn hàng riêng đặc trưng có giá thành rẻ hơn từ 10 tới 20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.

Không chỉ Masan Group, thời gian qua, một ông lớn bán lẻ khác là Saigon Co.op cũng đẩy mạnh chiến lược tiến về khu vực nông thôn của mình. Tại các địa phương, Saigon Co.op bám vào thị trường các huyện, thị bằng thương hiệu Co.op Food.

Mô hình kinh doanh mới tập trung vào tuyến huyện được lãnh đạo Saigon Co.op nhắc đến trong Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2023 mới đây. Trong đó đáng kể nhất là hệ thống Co.opmart Chợ Mới (An Giang) và Trung tâm thương mại SenseMarket – Co.opmart Cái Bè (Tiền Giang).

Saigon Co.op đặt mục tiêu cán mốc 900 điểm bán vào cuối năm nay, tập trung thúc đẩy mô hình cửa hàng mới, áp dụng điện toán hoá, số hoá vào hoạt động bán lẻ.

Trong khi đó, ban lãnh đạo Masan Group xác định nông thôn là một thị trường nhiều cơ hội khi nhận định “chợ truyền thống là kênh bán lẻ đang thoái trào”.

CEO WinCommerce phân tích rằng với mô hình đại siêu thị, dù chính quyền đã rất nỗ lực, hạ tầng thương mại và giao thông vẫn đi chậm hơn sự phát triển của xã hội. Quỹ đất để phát triển mô hình đại siêu thị không còn nhiều, giá đất lại cao. Trong khi chợ truyền thống gặp vấn đề cố hữu như vệ sinh an toàn thực phẩm, trải nghiệm của khách hàng.

“Hiện nay những kênh này đang thoái trào ở Việt Nam, còn trên thế giới đã thoái trào từ lâu”, bà Phương khẳng định.

Vì thế, trong thời gian tới, WinCommerce sẽ  theo đuổi mô hình siêu thị và minimart (siêu thị cỡ nhỏ) với chuỗi WinMart và WinMart+ dựa trên lợi thế như sự thuận tiện, giải quyết được cơ bản nỗi trăn trở của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trải nghiệm của khách hàng cũng hoàn toàn khác biệt.

“Sau một năm triển khai, chúng tôi đã tìm ra mô hình thành công. Với 400 triệu đồng doanh thu một tháng, chúng tôi đã có lời giải cho mô hình nông thôn”, bà Nguyễn Thị Phương kết luận hồi năm ngoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Kỳ vọng chiếm thứ 2 thị phần Việt: Bphone hiện ra sao?

BKAV của ông Nguyễn Tử Quảng từng đặt mục tiêu đạt top 2 thị phần smartphone tại Việt Nam trong năm 2023 và khẳng định đây là một điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, thực tế Bphone gần như hoàn toàn bị lép vế ngay trên sân nhà khi “mất hút” trên nhiều kênh phân phối lớn.

Những lần xuất hiện đầy “ồn ào”

Là một doanh nghiệp công nghệ với khởi điểm chuyên về phần mềm diệt virus và bảo mật, BKAV (Công ty Cổ phần BKAV) – do ông Nguyễn Tử Quảng là người đại diện pháp luật – mở rộng sang mảng phần mềm chính phủ điện tử, giải pháp nhà thông minh… và đầu tư lớn vào phát triển điện thoại thông minh thương hiệu Việt.

Năm 2015, Bphone lần đầu tiên ra mắt, được BKAV định vị là một “siêu phẩm hàng đầu thế giới”, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ hàng đầu ở thời điểm đó như iPhone 6 Plus hay Samsung Galaxy S6. Mức giá của Bphone khởi điểm ở mức 10 triệu đồng, trong đó cao cấp nhất là phiên bản viền mạ vàng 24K với giá hơn 20 triệu đồng. Thời điểm này, Bphone nuôi tham vọng sẽ cạnh tranh ở phân khúc cao cấp giá gần 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, ngay tại lần đầu khi chưa có kinh nghiệm nên BKAV dính hàng loạt các tin xấu như sự cố giao hàng chậm, các thông tin về camera như “chụp hình trước, lấy nét sau”, BOS hay phần cứng. Cuối cùng thì đến cuối tháng 6.2015, chiếc điện thoại cũng đến tay khách hàng đầu tiên.

Đến tay người dùng, Bphone 1 chịu hàng loạt các thông tin xấu về chất lượng màn hình (ám xanh, ám vàng). Bị lỗi nhiệt, hệ điều hành… Hay lùm xùm về công nghệ chụp ảnh trước lấy nét sau không có thật. Có thể xem như sản phẩm đầu tay chưa thật sự thành công như mong đợi.

Năm 2017, Bphone xoay sang phân khúc tầm trung với mức giá khoảng tầm 5-10 triệu đồng. BKAV tiếp tục trình làng phiên bản Bphone 2017 Gold, một lần nữa được BKAV nhận định là “siêu phẩm” và so sánh trực tiếp với iPhone 7 Plus hay Samsung Galaxy S8. Tuy nhiên, BKAV cho biết mẫu máy này không có mặt tại Việt Nam mà chỉ được bán tại thị trường Dubai.

Năm 2020, bộ 4 chiếc Bphone 86s, Bphone 86, Bphone 60, Bphone 40 được BKAV giới thiệu với thông điệp trải nghiệm không giới hạn. Lần gần đây nhất ra mắt sản phẩm mới, BKAV bán ra điện thoại Bphone A85 5G từ ngày 6.6.2022, với giá bán là 9.490.000 đồng (thuộc phân khúc tầm trung).

Cuối tháng 8.2023, nhân dịp ngày Quốc khánh 2.9, BKAV giảm giá nhiều mẫu Bphone và tai nghe AirB trong thời gian từ ngày 28.8 đến 10.9. Theo đó, những chiếc Bphone có mức giá: Bphone A40: 1.800.000 đồng; Bphone A50: 2.300.000 đồng; Bphone A60: 2.700.000 đồng; Bphone A85: 6.000.000 đồng.

Kể từ thời điểm công bố lần đầu vào năm 2015, chưa bao giờ BKAV lại giảm giá Bphone sâu đến vậy. Điều này đi ngược lại với chiến lược của BKAV trước đây, khi ông Nguyễn Tử Quảng – CEO BKAV từng tuyên bố “Bphone không giảm giá và không cần giảm giá đã hết hàng để bán trước khi ra mắt phiên bản mới”.

Tham vọng giành top 2 thị phần smartphone Việt Nam và thực tế “nhọc nhằn”

Ông Nguyễn Tử Quảng từng cho biết, BKAV đặt mục tiêu đạt top 2 thị phần smartphone tại Việt Nam và khẳng định đây là một điều hoàn toàn khả thi. BKAV muốn và nỗ lực đem tới cho người Việt Nam chiếc điện thoại có mọi thứ tốt nhất với mức giá hợp lý nhất.

Nhưng thực tế, Bphone dường như vẫn chưa có vị trí trong thị trường điện thoại Việt Nam sau nhiều năm ra mắt. Điều này được thể hiện ở số lượng sản phẩm Bphone bán ra được rất ít. Thậm chí, nhiều người dùng không biết đến thương hiệu Việt này.

Theo báo cáo tháng 12.2023 do hãng phân tích thị trường Canalys vừa công bố cho thấy, Bphone hoàn toàn không được xuất hiện trong top những điện thoại chiếm thị phần lớn tại Việt Nam. Thay vào đó, Samsung vẫn là nhà sản xuất có thị phần lớn nhất tại Việt Nam (29%), trong khi Oppo đứng ở vị trí thứ hai với 24% thị phần.

Nhiều người cho rằng, Bphone gần như hoàn toàn bị lép vế ngay trên sân nhà khi “mất hút” trên nhiều kênh phân phối lớn như Thế giới đi động, FPT Shop và CellphoneS. Theo đó, năm 2018, Thế Giới Di Động sau khi thông báo sẽ phân phối Bphone thì đã âm thầm dừng bán sản phẩm này. Hay như trên các kệ hàng của FPT Shop, sản phẩm điện thoại Bphone cũng không có mặt.

Thực tế cho thấy Bphone đang nhọc nhằn tiếp cận với khách hàng Việt khi độ phủ sóng và nhận diện vẫn chưa cao. Dường như, mục tiêu giành top 2 thị phần smartphone Việt Nam của BKAV còn rất xa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Báo Lao Động

Thị trường quảng cáo trực tuyến được hứa hẹn là sẽ khởi sắc trong năm 2024

Nếu như 1 năm trước, Giám đốc tài chính của Meta Susan Li đã đưa ra nhận định khá u ám về tình trạng của thị trường quảng cáo kỹ thuật số, bà nói với các nhà phân tích rằng ngành đang đối mặt với nhiều khó khăn và sẽ tiếp tục như vậy khi nền kinh tế đi vào suy thoái.

Phát biểu với các nhà phân tích trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý 4 năm 2023, bà này cho biết vào thời điểm đó doanh thu của Facebook “vẫn chịu áp lực do nhu cầu quảng cáo yếu” và doanh số bán hàng sẽ tiếp tục “bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế vĩ mô không chắc chắn và đầy biến động”.

Trong thời gian đó, doanh thu quảng cáo của Meta giảm 4% và hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google cũng bị sụt giảm tương tự. Lạm phát, các vấn đề về chuỗi cung ứng và xung đột toàn cầu đã khiến mức chi tiêu của cả người tiêu dùng và nhà quảng cáo giảm sút.

Tuy nhiên, câu chuyện hiện tại thì rất khác.

Với kết quả từ Alphabet, Meta và Amazon – số liệu tăng trưởng cho thấy thị trường quảng cáo trực tuyến đang phục hồi mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ tiếp tục khởi sắc trong năm 2024.

Doanh thu quảng cáo trong quý 4 của Meta đã tăng 24% so với một năm trước đó lên 38,7 tỷ USD, trong khi đơn vị quảng cáo đang bùng nổ của Amazon tăng 27% lên 14,7 tỷ USD. Với Alphabet, vẫn là công ty dẫn đầu thị trường, hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google tăng 11% lên 65,5 tỷ USD, nhờ mức tăng trưởng 16% của YouTube.

Insider Intelligence cho biết trong một báo cáo gần đây rằng chi tiêu quảng cáo toàn cầu sẽ tăng 10% vào năm 2024, tăng từ mức tăng trưởng 6,3% vào năm 2023 và cùng mức mở rộng của năm trước.

Môi trường kinh tế vĩ mô hiện đang có dấu hiệu tích cực cho quảng cáo kỹ thuật số, các khoản đầu tư của Meta và Alphabet vào trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện hiệu suất quảng cáo cũng đang được đền đáp.

Nói về việc các công ty như Snap (Snapchat) hay Pinterest đang sa thải nhân sự hàng loạt và doanh thu quảng cáo sụt giảm, phân tích cho thấy đây là “những công ty nhỏ hơn nhiều và họ đang phải vật lộn để xây dựng các hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình và trong môi trường kinh doanh mới này, các công ty lớn hơn đang ngày càng lớn mạnh hơn”.

Nhìn chung, quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) đang tiếp tục chiếm thị phần quảng cáo trong ngành quảng cáo trên toàn thế giới.

Meta cho biết doanh số quảng cáo từ Trung Quốc chiếm 10% doanh thu năm 2023 và chiếm 5 điểm phần trăm tăng trưởng.

Các nhà phân tích cho biết các nhà bán lẻ trực tuyến như Temu và Shein là những đơn vị đóng góp lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của Meta tại Trung Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone

Sự xuất hiện của bộ ba Mate 60 5G khiến giới công nghệ kinh ngạc, cho thấy các lệnh cấm của Mỹ khó loại Huawei khỏi cuộc cạnh tranh trên thị trường.

Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone
Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone

Theo thống kê công bố ngày 5/2 của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, trong hai tuần đầu tháng 1, Huawei bán được nhiều smartphone hơn bất kỳ hãng nào và trở thành thương hiệu điện thoại số một tại Trung Quốc đầu năm. Đây là lần đầu họ giành lại được vị trí này kể từ khi các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên công ty giữa 2019.

Trong khi đó, công ty dữ liệu IDC nhận định năm 2023 đánh dấu sự quay trở lại ngoạn mục của Huawei khi đánh bật Xiaomi để có tên trong top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc quý IV/2023. Doanh số điện thoại của Huawei tăng 36,2% quý cuối năm ngoái, chiếm 13,9% thị phần.

Những thành tích trên là nhờ bộ ba Mate 60, ra mắt cuối tháng 8. Công ty không công bố chip xử lý nhưng các nguồn tin cho biết sản phẩm dùng Kirin 9000s, sản xuất trên tiến trình 7 nm của SMIC và hỗ trợ 5G.

Nikkei Asia dự đoán năm nay, Huawei sẽ thể hiện sự bứt phá một lần nữa trên thị trường smartphone và thiết bị viễn thông toàn cầu. Giới phân tích dự báo hãng có thể đạt sản lượng 100 triệu điện thoại. Con số này vẫn kém Apple và Samsung, hay chính Huawei năm 2019 với 240,6 triệu điện thoại xuất xưởng.

Tuy nhiên, nó cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ so với mức 30,5 triệu chiếc mà hãng phân phối năm 2022, đồng thời báo hiệu Huawei đang trên đà trở lại top 5 thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới.

HarmonyOS, hệ điều hành do hãng phát triển sau khi vào danh sách hạn chế của Mỹ, cũng đang hiện diện trên 800 triệu thiết bị như điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay.

Theo báo cáo của TechInsights tháng 12/2023, HarmonyOS dự kiến vượt iOS của Apple để trở thành hệ điều hành lớn thứ hai tại Trung Quốc năm nay. Công ty cũng đặt mục tiêu có 5.000 ứng dụng gốc cuối 2024 và đạt 500 nghìn trong tương lai.

Kế hoạch này nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Trung Quốc. Hiệp hội Internet nước này đang kêu gọi các công ty liên kết để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái HarmonyOS “vì một tương lai tươi sáng”.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông của Huawei phát triển ổn định dưới áp lực của Mỹ, với thị phần toàn cầu khoảng 30%, gần như không thay đổi từ năm 2019. Điều này phần lớn nhờ vị trí dẫn đầu của hãng trong việc xây dựng mạng 5G rộng khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Hãng cũng đang đẩy mạnh nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như điện toán đám mây, năng lượng xanh, ôtô thông minh. Cuối năm ngoái, Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính Huawei, cho biết công ty sẽ chuyển trọng tâm sang AI.

“Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển,, chiến lược All Intelligence của Huawei được thiết kế để giúp các ngành tận dụng tối đa cơ hội mới”, bà cho hay.

Tong bài phát biểu chào đón năm 2024 đăng trên trang web công ty, ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết: “Chúng tôi đã vượt qua cơn bão. Giờ đây, chúng tôi đã trở lại đúng hướng và kỳ vọng kết thúc năm 2023 với doanh thu hơn 700 tỷ nhân dân tệ (98,5 tỷ USD)”. Có nghĩa, doanh thu của hãng tăng 9% so với 2022 và trở lại mức được thấy lần cuối vào năm 2020, dù vẫn kém con số 123 tỷ USD của 2019.

Ông Hu nêu một số ví dụ cho thấy Huawei đang hồi phục sau khi bị Mỹ áp lệnh cấm, khiến họ không thể tiếp cận nhiều công nghệ quan trọng. Khi các cơn bão hoành hành ở Trung Quốc vào tháng 7/2023, gây hư hại nghiêm trọng cơ sở hạ tầng liên lạc ở nhiều địa điểm, Huawei đã cùng các hãng viễn thông nỗ lực đưa mạng trở lại trực tuyến.

Tại Indonesia, nhóm kỹ sư của hãng đã triển khai mạng lưới thông tin dọc đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung chỉ trong 120 ngày. Hay tại Mỹ Latinh, một khách hàng của Huawei bị quá tải mạng, yêu cầu mở rộng khẩn cấp trong vòng 26 ngày và hãng đã “biến điều không thể thành có thể”.

Sang năm 2024, ông Hu cho biết thiết bị sẽ là một trong những mảng kinh doanh chính được tập trung mở rộng. Hãng thừa nhận sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. “Biến động địa chính trị và kinh tế sẽ nảy sinh, rào cản công nghệ và thương mại cũng sẽ tiếp tục tác động đến thế giới”, ông dự báo.

Về triển vọng năm 2024, ông Ken Hu nói: “Trước đây, chúng tôi không bỏ cuộc trước áp lực ngày càng tăng, cũng như không cho phép bị cuốn theo những lời khen. Con đường phía trước còn gập ghềnh nhưng lịch sử sẽ ưu ái những ai có niềm tin vững vàng”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

CEO Diageo: Chúng tôi không đánh đổi giá trị thương hiệu để lấy thị phần trong ngắn hạn

Dù đã mất thị phần trong 70% danh mục sản phẩm của mình trong 6 tháng tính đến cuối tháng 12. CEO Diageo cho biết sẽ không dựa vào các chương trình khuyến mãi về giá để thúc đẩy tăng trưởng thị phần ngắn hạn, thứ sẽ gây tổn hại đến giá trị thương hiệu.

CEO Diageo: Chúng tôi không đánh đổi giá trị thương hiệu để lấy thị phần trong ngắn hạn
CEO Diageo: Chúng tôi không đánh đổi giá trị thương hiệu để lấy thị phần trong ngắn hạn

Thúc đẩy tăng trưởng thị phần được coi là ưu tiên chính của Diageo khi mới đây gã khổng lồ ngành F&B này báo cáo doanh số bán hàng giảm trong nửa đầu năm tài chính 2023.

Tuy nhiên, dù đã mất thị phần trong tới 70% danh mục sản phẩm của mình trong 6 tháng tính đến cuối tháng 12. CEO Diageo cho biết sẽ không dựa vào các chương trình khuyến mãi về giá để thúc đẩy tăng trưởng thị phần ngắn hạn, thứ sẽ gây tổn hại đến giá trị thương hiệu.

Diageo là doanh nghiệp đứng sau các thương hiệu đồ uống (rượu mạnh) đình đám như Johnnie Walker, Guinness và Don Julio. Doanh số bán hàng hữu cơ (organic sales) của Diageo giảm 0,6% trong 6 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2023. Trong khi doanh số bán hàng theo số lượng giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nửa đầu năm 2023, Diageo chỉ nắm giữ hoặc tăng thị phần trong 30% danh mục bán hàng của thương hiệu. Trong khi Diageo chứng kiến nhiều số liệu khả quan tại các thị trường như châu Âu hay ở Trung Quốc và Canada, thị phần tại thị trường hàng đầu là Mỹ đã giảm đến 17 điểm cơ bản trong 6 tháng tính đến cuối tháng 12.

CEO Diageo, Bà Debra Crew, chia sẻ: “Chúng tôi không quan tâm đến việc giành được thị phần ngắn hạn nếu điều đó phải trả giá bằng giá trị tài sản thương hiệu (Brand Equity) do các chương trình khuyến mãi về giá.”

“Vì vậy, việc phục hồi thị phần sẽ là ưu tiên hàng đầu của Diageo trong tương lai.”

“Nhưng cần phải rõ ràng, chúng tôi đang tập trung vào việc thực hiện điều này một cách đúng đắn đó là giành được thị phần chất lượng cao.”

Thị phần là thước đo sức khỏe vô cùng quý giá đối với thương hiệu. Số liệu cho thấy hơn một nửa (50,9%) marketer tin rằng việc tăng thị phần là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với bộ phận Marketing.

Thay vì tận dụng hoạt động quảng cáo rầm rộ, Diageo đang tìm cách cải thiện hoạt động phân phối các thương hiệu mà công ty đã để mất thị phần thông qua các hoạt động Trade Marketing (cả on-trade và off-trade), đồng thời tận dụng sự đổi mới, đặc biệt là trong danh mục rượu whisky. Kích hoạt thương hiệu (Brand Activation) cũng sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng đối với Diageo.

Đầu tư vào tiếp thị bền vững (Sustained marketing) cũng là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng thị phần của Diageo. Giám đốc tài chính Lavanya Chandrashekar của Diageo nói với các nhà đầu tư rằng Diageo cam kết đầu tư vào các hoạt động Marketing một cách “nhất quán” và “liên tục” để đạt được mục tiêu của mình.

Ngân sách Marketing của Diageo tăng 3,8% trong nửa đầu năm 2023.

“On-trade” là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành công nghiệp rượu bia và đồ uống để chỉ các hoạt động mua bán và tiêu thụ sản phẩm tại các địa điểm như quán bar, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng có dịch vụ phục vụ thức ăn và đồ uống trực tiếp cho khách hàng.

Ngược lại với “off-trade,” nơi mà sản phẩm được bán lẻ để mang về và tiêu thụ tại nhà, “on-trade” là về việc cung cấp dịch vụ tại chỗ. Những địa điểm “on-trade” thường là nơi khách hàng có thể ngồi và thưởng thức thức ăn và đồ uống tại chỗ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024

Vào ngày 24.1 mới đây, giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft cán mốc 3.000 tỉ USD, giúp công ty bám sát Apple trong cuộc đua trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Cổ phiếu Microsoft tăng giá phần lớn nhờ việc đặt cược sớm vào mảng trí tuệ nhân tạo (AI), một lĩnh vực mà Apple vẫn còn “im hơi lặng tiếng”.

Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024
Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024

David McQueen – nhà phân tích tại công ty nghiên cứu ABI tin rằng với vị thế của Apple, công ty sẽ nỗ lực hết sức để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Nhờ có lượng người dùng cực kỳ trung thành nên chất lượng, giá trị và mức nhận diện thương hiệu của Apple sẽ không bị ảnh hưởng.

Cạnh tranh ở Trung Quốc

Để đối phó với cuộc cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc, Apple đã triển khai chương trình khuyến mãi dành cho iPhone, iPad và Mac từ ngày 18 đến 21.1.

Việc các nhà bán lẻ giảm giá sản phẩm nhằm thu hút khách hàng là điều phổ biến. Tuy nhiên, động thái của Apple gây ra bất ngờ lớn vì hãng rất hiếm khi tung ra đợt giảm giá sản phẩm. Theo báo cáo của Reuters, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 30% trong tuần đầu tiên của năm 2024 do sức ép từ đối thủ Huawei.

Dan Ives – nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường Wedbush cho rằng Trung Quốc là thách thức và cơ hội lớn nhất của Apple. Bất chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng, có một lượng lớn người dùng iPhone tại đất nước tỉ dân vẫn muốn “lên đời” iPhone mới.

Tranh chấp bằng sáng chế

Apple Watch – một trong những sản phẩm phổ biến nhất của Apple đang gặp rắc rối tại Mỹ do vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với công ty công nghệ y tế Masimo. Apple bán được 49 triệu chiếc Apple Watch vào năm 2022 và khoảng 26,7 triệu chiếc trong 9 tháng đầu năm 2023.

Tòa án liên bang Mỹ đã khôi phục lệnh cấm bán đối với Apple Watch Series 9 và Watch Ultra 2 vào hôm 17.1. Theo CNN, Apple sẽ vô hiệu hóa tính năng đo nồng độ oxy trong máu để tiếp tục bán hai mẫu smartwatch tại thị trường Mỹ.

Chậm chân trong lĩnh vực AI

Trong khi các “ông lớn” công nghệ như Microsoft, Meta, Google và Samsung đang tiếp tục bổ sung tính năng AI tổng quát

vào sản phẩm, Apple vẫn giữ kín kế hoạch AI của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên Apple tụt lại phía sau trong các lĩnh vực mới nổi, như 4G, 5G và màn hình gập. Tuy nhiên, không lĩnh vực nào trong số này gây ảnh hưởng đáng kể đến hãng.

Hơn nữa, sức hút của iPhone vẫn còn mạnh mẽ. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường IDC, Apple đã vượt qua Samsung để trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới năm 2023, chiếm 20,1% thị phần toàn cầu.

Nhiều người tin rằng Apple sẽ giới thiệu Siri tích hợp AI trong iOS 18 vào cuối năm 2024. iPhone 16 cũng được kỳ vọng sẽ trang bị một số tính năng AI độc quyền.

Mối lo ngại về doanh thu

Trong tháng 11.2023, Apple thông báo doanh số bán hàng giảm trong quý thứ tư liên tiếp, đặc biệt trong việc bán Mac và iPad. Nhưng doanh thu iPhone lại tăng 3% lên 43,8 tỉ USD.

Vào đầu tháng 1, hãng nghiên cứu Barclays hạ mức cổ phiếu Apple với lý do doanh số iPhone 15 ở Trung Quốc không đạt được kỳ vọng, nhu cầu mua iPhone sụt giảm và iPhone 16 ra mắt vào cuối năm nay dự kiến chỉ có những nâng cấp nhỏ.

Vision Pro, thiết bị sắp ra mắt vào tháng 2, được xem là lần ra mắt sản phẩm rủi ro nhất của hãng trong nhiều năm qua . Chiếc kính đắt đỏ trị giá 3.499 USD sẽ khó thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Đối mặt với cơ quan quản lý

Theo thông báo hôm 25.1, Apple sắp cho phép người dùng iPhone cài đặt ứng dụng bên ngoài App Store và sử dụng hệ thống thanh toán riêng, nhằm tuân theo Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) của châu Âu.

Công ty cho rằng việc mở hệ điều hành sẽ khiến người dùng vô tình tải xuống nhiều ứng dụng độc hại hơn. Phần lớn doanh thu App Store đến từ khoản phí 30% thu được từ các ứng dụng, vì vậy quy định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh của công ty.

Cũng trong tháng 1, Tòa án Tối cao Mỹ đã từ chối đơn khiếu nại chống độc quyền của Epic Games và đơn kháng cáo của Apple. Quyết định này buộc Apple phải sửa đổi một số điều khoản dành cho nhà phát triển.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Thanh Niên

Nỗi đau của Samsung tại thị trường Trung Quốc: Giảm từ 13% thị phần xuống chỉ còn 1%

Từng là “vua” tại thị trường Trung Quốc, điện thoại Samsung ngày càng trở nên mất giá và không còn nhận được tình yêu của người tiêu dùng quốc gia tỷ dân.

Shen Ling, 48 tuổi, cư dân tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), từng là chủ sở hữu nhiều điện thoại thông minh Samsung trong những năm 2010 khi cô bị thu hút bởi thiết kế đẹp mắt và sự phổ biến của thương hiệu này, theo tờ The Korea Times.

“Đó từng là thời kỳ hoàng kim của Samsung ở Trung Quốc, rất nhiều bạn bè của tôi sử dụng thương hiệu này vì vị thế cao cấp trên thị trường. Tôi cũng chọn mua điện thoại Samsung vào thời điểm đó vì lý do tương tự”, Shen nói.

Bước ngoặt lớn xảy ra kể từ sau năm 2016, khi Samsung xử lý sự cố nổ pin Note 7 dẫn đến làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ người tiêu dùng Trung Quốc.

“Sự cố của Samsung thật sự nghiêm trọng. Nó khiến tôi khó lòng tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm trong tương lai của họ”, cô nói. Với suy nghĩ đó, Shen cuối cùng đã quyết định chuyển sang dùng Huawei vào năm 2020.

Samsung Electronics từng là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc với khoảng 20% thị phần vào năm 2013, nhưng giảm xuống chỉ còn 1% vào năm 2018 và duy trì tới bây giờ.

Hiện tại, công ty đang phải đối mặt với một tình thế khó khăn ở thị trường Trung Quốc. Nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới gặp khó khăn trong việc trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.

Ivan Lam, nhà phân tích cao cấp của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, cho biết sự sụt giảm của Samsung ở thị trường Trung Quốc một phần là do “sự kết hợp của những hoạt động không phù hợp dẫn đến tổn hại danh tiếng”.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu nội địa của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo cũng là nguyên nhân cho sự sụp đổ của Samsung tại thị trường tỷ dân.

Số phận của Samsung tại Trung Quốc khiến người ta nhớ đến Huawei Technologies – công ty đã gặp nhiều trở ngại tại thị trường Hàn Quốc do lòng trung thành của người dân địa phương đối với Samsung cũng như sự quan tâm đến các thiết bị của Apple.

Nhưng không giống như Huawei, vốn đã gần như rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc, Samsung vẫn đang đặt một số hy vọng vào thị trường Trung Quốc.

“Samsung đã chuyển trọng tâm sang thị trường cao cấp ở Trung Quốc, đặc biệt với việc giới thiệu các mẫu điện thoại gập,” Lam nói. Vị chuyên gia nói thêm: “Chiến lược hiện tại của Samsung tại Trung Quốc có vẻ chú tâm vào sự thận trọng, ổn định và tính liên tục”.

Trong vài năm qua, Samsung vẫn tiếp tục ra mắt các mẫu điện thoại mới tại Trung Quốc. Họ cũng hợp tác với một số công ty công nghệ lớn trong nước như Baidu và Tencent để tăng cường địa phương hóa hệ sinh thái nội dung của điện thoại thông minh.

Lý do Samsung không hoàn toàn rời bỏ Trung Quốc rất rõ ràng: Họ không thể bỏ qua dòng doanh thu từ thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, với tổng số 975 triệu người dùng vào năm 2022, đặc biệt là khi doanh thu của công ty đang bị ảnh hưởng bởi nhu cầu điện tử tiêu dùng giảm sút.

Tuần trước, Samsung Electronics ước tính lợi nhuận năm 2023 giảm 84,9% so với năm trước, xuống còn 6,54 nghìn tỷ won, trong khi doanh thu cả năm dự kiến giảm 14,6% xuống còn 258,16 nghìn tỷ won.

Sự thay đổi chiến lược này tỏ ra hiệu quả với một số người tiêu dùng Trung Quốc. Cynthia Xia, một sinh viên đại học ở Thượng Hải, người bắt đầu sử dụng điện thoại gập Galaxy Z Flip4 vào năm 2022.

“Tôi hoàn toàn bị thu hút bởi thiết kế và khả năng tùy chỉnh cài đặt. Tôi nghĩ không thương hiệu nào khác làm điện thoại gập tốt như Samsung”, nữ sinh viên này nói.

Tuy nhiên, cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung đã khiến hy vọng của Samsung càng trở nên mờ mịt. Nó phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng của công ty tại Trung Quốc.

Mặc dù Samsung cùng với SK hynix, đã nhận được miễn trừ vô thời hạn từ Washington để vận chuyển thiết bị sản xuất chip tiên tiến đến các nhà máy của họ ở Trung Quốc, song họ vẫn phải thu hẹp quy mô cơ sở sản xuất và nhân sự ở nước này.

Trong vài năm qua, Samsung đã đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, trong đó có nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng ở thành phố Huệ Châu và nhà máy sản xuất PC cuối cùng ở thành phố Tô Châu. Tổng số nhân viên của hãng tại Trung Quốc giảm xuống còn 17.891 vào năm 2022, trái ngược hẳn với mức đỉnh điểm là 63.316 của năm 2013, theo Báo cáo Phát triển bền vững của Samsung.

Ivan Lam cho rằng việc di dời các nhà máy của Samsung ra khỏi Trung Quốc phản ánh chiến lược giảm ưu tiên cho thị trường Trung Quốc, dẫn đến giảm đầu tư xây dựng thương hiệu và kênh phân phối.

Khi công ty ra mắt dòng Galaxy 24 series mới nhất tại Mỹ, với các tính năng AI được hỗ trợ bởi mô hình AI tổng quát Samsung Gauss do chính họ phát triển, mọi người đều hướng tới việc liệu hãng có thể mang lại làn gió mới cho thị trường điện thoại thông minh toàn cầu hay không.

Nhưng ở Trung Quốc, điều này dường như không có mấy sự ảnh hưởng.

“Bạn bè tôi không còn sử dụng điện thoại Samsung nữa, vậy tại sao tôi không chuyển sang các thương hiệu nội địa, vừa có tính năng tương đương với giá thấp hơn?” Shen nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị phần toàn cầu của Apple chính thức vượt Samsung sau 12 năm bị thống trị

Apple chính thức chấm dứt 12 năm thống trị thị trường của Samsung Electronics với tư cách là nhà bán điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, sau khi Apple chiếm 20% thị phần vào năm 2023, theo dữ liệu từ International Data Corp.

Thị phần toàn cầu của Apple chính thức vượt Samsung sau 12 năm bị thống trị
Dữ liệu từ Yahoo Finance.

Samsung kết thúc năm 2023 với 19,4% thị phần, tiếp theo là Xiaomi, Oppo và Transsion của Trung Quốc, trong khi Apple chiếm 20%, theo dữ liệu sơ bộ từ công cụ theo dõi doanh số bán điện thoại di động hàng quý trên toàn thế giới của IDC.

Apple và Transsion, công ty bán các nhãn hiệu Tecno, Infinix và itel, là hai trong số năm nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng trong năm 2023, mặc dù thị trường chung đã giảm 3,2% xuống còn 1,17 tỷ chiếc và chạm mức thấp nhất trong một thập kỷ.

Ông Nabila Popal, giám đốc nghiên cứu tại Worldwide Tracker của IDC cho biết: “Trong khi chúng tôi chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các hãng Android cấp thấp như Transsion và Xiaomi trong nửa cuối năm 2023, xuất phát từ sự tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường mới nổi, thì người chiến thắng lớn nhất rõ ràng là Apple”.

Theo dữ liệu của IDC, doanh số bán điện thoại của Samsung đã giảm 13,6%, trong khi doanh số iPhone của Apple tăng 3,7% trong năm 2023.

Nhà phân tích từ Canalys cho biết Samsung tập trung vào phân khúc trung cấp đến cao cấp để kiếm lợi nhuận nhưng lại mất thị phần ở các phân khúc cấp thấp.

Tuy nhiên, Apple cũng đang phải đối mặt với áp lực ở Trung Quốc từ Huawei, một thương hiệu điện thoại giá rẻ của Trung Quốc. Nhà sản xuất iPhone đang giảm giá tới 5% cho một số mẫu máy trong nước để thu hút khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Be: Từ startup trong cuộc chiến với các kỳ lân châu Á đến chiếm hơn 1/3 thị phần gọi xe

Năm 2018, ngay sau khi Uber rút khỏi Việt Nam và nhường lại thị phần cho Grab, nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ thuần Việt đã ra đời với tham vọng cạnh tranh đối thủ đến từ Singapore. Theo thời gian, hầu hết đều lặng lẽ rút lui. Không những là cái tên duy nhất trụ lại kể từ thời điểm đó, Be thậm chí đã trở thành cái tên quen thuộc với người dùng Việt và phát triển thành nền tảng đa dịch vụ sở hữu số lượt tải lên đến 150 triệu, dựa vào đội ngũ 100% nhân sự chủ chốt là người Việt.

Be: Từ startup trong cuộc chiến với các kỳ lân châu Á đến chiếm hơn 1/3 thị phần gọi xe
Be: Từ startup trong cuộc chiến với các kỳ lân châu Á đến chiếm hơn 1/3 thị phần gọi xe

Ngày 8/4/2018, Uber chính thức ngừng hoạt động tại thị trường Việt Nam sau khi bán lại thị phần cho Grab. Chỉ 2 tháng sau, Aber và FastGo – hai ứng dụng gọi xe công nghệ của Việt Nam được ra mắt. Tuy nhiên, Aber thông báo ngừng hoạt động chỉ sau vài tháng, còn FastGo ngừng cập nhật từ tháng 5/2021.

Hơn 2 năm sau khi FastGo lặng lẽ rời cuộc đua, Baemin – nền tảng gọi đồ ăn nổi tiếng đến từ Hàn Quốc cũng chia tay Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn và áp lực cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Những diễn biến này cho thấy một thực tế rằng “miếng bánh” trên thị trường gọi xe công nghệ không hề “dễ ăn”, dẫu cho dịch vụ đặt xe hay gọi đồ ăn đã dần trở thành một phần đời sống của người dân tại các thành phố lớn.

Giờ đây, đường đua dành cho ứng dụng vận tải công nghệ tại Việt Nam chỉ còn 3 tay chơi nổi bật: Grab – “kỳ lân” công nghệ đến từ Singapore, Gojek – một “ông lớn” khác của Indonesia và Be – nền tảng thuần Việt với sắc vàng xanh nổi bật giữa “đội quân xanh lá cây”.

Từ ngày ra mắt tới cả thời điểm hiện tại, Be thường xuyên đối mặt với câu hỏi: Làm thế nào để cạnh tranh với các công ty ngoại quốc tiềm lực dồi dào?

Trả lời chúng tôi, bà Vũ Hoàng Yến, CEO Be Group – công ty sở hữu và phát triển nền tảng Be, chia sẻ rằng để tăng trưởng mạnh mẽ cấp số nhân trong thời gian ngắn và tối ưu như hiện tại, Be đã áp dụng rất nhiều chiến lược mang tính địa phương hoá và tối ưu hoá tối đa.

Đáng chú ý, mạng lưới đối tác của Be đã lên đến 80.000 doanh nghiệp, bao gồm những tên tuổi lớn như Zalo, GSM, SunWorld…, kéo theo tần suất hiện diện ngày càng gia tăng trong mọi khía cạnh đời sống người tiêu dùng. Đây là một trong những trụ cột giúp Be trở thành đối thủ đáng gờm đối với “kỳ lân” đang dẫn đầu đường đua.

Sự xuất hiện của Grab tại Việt Nam vào năm 2014 được cho là đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen gọi xe và đặt đồ ăn của người tiêu dùng tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM. 4 năm sau, Grab thậm chí thâu tóm luôn đối thủ nặng ký nhất khi đó là Uber, tạo dựng vị thế “một mình một ngựa”, giữa một thị trường đầy tiềm năng có mức tăng trưởng bình quân lên tới 30-35% mỗi năm kể từ 2015 đến nay.

Với bối cảnh đó, trở nên khác biệt là con đường Be buộc phải theo đuổi do “sinh sau đẻ muộn” trong một cuộc đua không cân sức. Các đối thủ toàn cầu của họ không những có bề dày kinh nghiệm, mà còn sở hữu nguồn lực mạnh gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

Lời giải đầu tiên của Be trước bài toán cạnh tranh đi từ yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp là đội ngũ nhân sự, với chiến lược “Ứng dụng Việt thấu hiểu khách hàng Việt”.

Chiến lược mang tính địa phương hóa này có phần quen thuộc, nhưng phát huy hiệu quả khi cạnh tranh với các tay chơi ngoại quốc. “Đòn bẩy trí tuệ” mà Be dựa vào còn là những nhân sự Việt Nam được đào tạo bài bản trong môi trường quốc tế, hiểu biết sâu sắc về địa phương và có động lực xây dựng một doanh nghiệp Việt xuất sắc.

“Nhân sự chủ chốt của Be 100% là người Việt. Ngoài việc tất cả nhân sự quản lý đều từng làm việc tại các công ty quốc tế hoặc tập đoàn lớn của Việt Nam, phần lớn họ đã trải qua những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có giai đoạn tăng trưởng nóng, nhận được nhiều bài học giá trị”, CEO Be Group Vũ Hoàng Yến cho biết.

Đội ngũ của Be được tổ chức theo mô hình “tribe-squad” (mô hình tổ chức đội ngũ nổi tiếng của các tập đoàn công nghệ lớn) để có tính độc lập tự chủ cao nhất, đáp ứng được đặc thù dải sản phẩm cực kỳ phức tạp và quy mô giao dịch rất lớn của nền tảng, đồng thời cho phép nhân viên được sáng tạo và phát triển nền tảng tần suất cao trong thời gian ngắn.

“Niềm tự hào, khát khao được cùng nhau xây dựng một công ty công nghệ Việt Nam lớn mạnh và bền vững cũng là động lực rất quan trọng trong nội bộ Be Group, giúp thúc đẩy anh em chủ động sáng tạo và liên tục đạt kết quả tối ưu hơn nữa, nhằm vượt qua những khó khăn rất lớn về công nghệ và cạnh tranh”, nữ CEO bổ sung.

Là công ty Việt Nam quy mô lớn nhất ngành, nữ CEO Vũ Hoàng Yến thừa nhận bản thân Be sẽ gặp nhiều thách thức khi phải tự nghiên cứu & phát triển các giải pháp công nghệ hay kinh doanh với yêu cầu chi phí giới hạn. Một số ví dụ bao gồm giải pháp phát chuyến linh hoạt, giải pháp bản đồ địa phương, giải pháp dự đoán cung cầu thông minh thông qua ứng dụng data, máy học, giải pháp tạo phễu thu hút khách hàng chi phí thấp…

Tuy nhiên, nhờ áp dụng nhiều chiến lược mang tính địa phương hoá và tối ưu hoá tối đa, nền tảng này nhanh chóng tăng trưởng cấp số nhân trong thời gian ngắn và tối ưu được hoạt động.

Tính đến tháng 12/2023, Be Group có khoảng 300.000 tài xế trực tuyến làm việc trên nền tảng, phục vụ hơn 15 dịch vụ khác nhau tới tập khách hơn 9 triệu người ở 40 tỉnh thành trên toàn quốc, nắm giữ 35% thị phần gọi xe.

Hiện tại mỗi tháng Be đang xử lý hơn 20 triệu giao dịch với tỷ lệ người dùng sử dụng nhiều hơn 2 dịch vụ chiếm hơn 50%. Ngoài ra, tỷ lệ đáp ứng dịch vụ đạt hơn 90%, trung bình thời gian chờ tài xế nhận chuyến chỉ dưới 3 phút. Đáng chú ý, phía Be Group từng cho biết công ty bắt đầu có lãi gộp dương từ quý 3/2022.

Trong cuộc đua trên thị trường, Be đã lần lượt vượt qua Gojek và Taxi Mai Linh để khẳng định vị trí thứ 2 trong top ứng dụng gọi xe được yêu thích nhất Việt Nam, theo báo cáo “The Connected Consumer” của Decision Lab. Xét theo độ tuổi, tỷ lệ yêu thích dành cho Be ở Gen Z tăng đều qua mỗi quý, đạt 17% vào quý 3/2023 – chỉ xếp sau Grab với 54%.

Vấn đề thị phần trên thị trường vận tải công nghệ trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào được dấy lên từ hồi tháng 3/2023.

Chỉ 15 ngày sau khi được công bố thành lập, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ký kết thoả thuận đầu tư và hợp tác với Be Group, nhằm đưa ô tô điện và xe máy điện vào hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ. Thỏa thuận này đánh dấu cú bắt tay giữa hai đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực, giúp tích hợp dịch vụ xe điện của GSM vào nền tảng Be.

Phía Be Group cho biết thông qua việc tích hợp, khách hàng Be có thể lựa chọn đi xe điện khi có nhu cầu. Mặc dù tổng số chuyến xe điện còn khiêm tốn trong tổng thể số chuyến đi, doanh nghiệp đang nỗ lực góp phần truyền đi thông điệp ủng hộ phương tiện vận tải bền vững hơn. Những lựa chọn này cũng giúp Be có thêm các ý tưởng sáng tạo sản phẩm mới trong tương lai.

Đề cập thêm về sự hợp tác với GSM, bà Vũ Hoàng Yến nhấn mạnh điều này cho thấy hai doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành vận tải công nghệ vẫn có thể hợp tác mượt mà.

“Tôi tin rằng việc này cũng thể hiện xuyên suốt chiến lược và tầm nhìn của Be: Chúng tôi tin vào việc đi cùng nhau để đi nhanh hơn, thay vì đi riêng lẻ”, bà bày tỏ.

Ngoài GSM, Be Group còn kết nối được với gần như tất cả các đối tác lớn nhất Việt Nam trong mảng vận tải như liên minh taxi EMDDI, nền tảng vé xe khách liên tỉnh Vexere, nền tảng vé xe buýt Busmap… và còn nhiều sản phẩm dự kiến ra mắt vào năm 2024.

Chiến lược hợp lực với nhiều đối tác chính là tính toán khôn ngoan tiếp theo giúp Be Group gia tăng sức mạnh trước các đối thủ. Chia sẻ tham vọng phục vụ 20 triệu người dân Việt Nam trong mọi nhu cầu hàng ngày từ đi lại, ăn uống, giải trí và sức khoẻ, CEO Be Group đặc biệt xem trọng vai trò của mạng lưới đối tác bao gồm 80.000 doanh nghiệp.

“Chúng tôi đặt mục tiêu rất cụ thể: Nếu đã làm với đối tác chắc chắn sẽ muốn đi lâu dài và chia thành nhiều bước, nhiều giai đoạn. Khi tiếp cận, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ năng lực về công nghệ, số hoá, vận hành để hỗ trợ nếu đối tác cần, nhằm cùng nhau làm những việc đơn giản trước như trao đổi dịch vụ, cho tới phức tạp hơn là tạo ra những sản phẩm độc đáo độc quyền cho khách hàng hai bên đều hưởng lợi”, bà Vũ Hoàng Yến khẳng định.

Ví dụ khi bắt tay với Zalo, Be Group muốn kết hợp năng lực vận hành dịch vụ hàng ngày của họ với năng lực công nghệ và độ phủ rộng rãi của đối tác, nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Đối với SunWorld, hai bên cùng có tham vọng hợp tác về công nghệ, vận hành để đưa trải nghiệm du lịch ở Việt Nam sánh ngang các nước như Singapore, Thái Lan.

Tất cả những kế hoạch này đều mất nhiều thời gian và công sức để hiện thực hoá. Mặc dù vậy, tới nay Be Group đã xác định rõ rằng chiến lược hợp tác là hướng đi đúng đắn, đồng thời ấp ủ nhiều kế hoạch cùng đồng hành ra sản phẩm mới trong những năm tới.

10 tháng đầu năm 2023, Be đã vận hành hơn 100 triệu chuyến đi và đạt mốc 150 triệu lượt tải ứng dụng. Những số liệu này được thể hiện trực quan trên đường phố, khi màu áo vàng xanh của các tài xế Be dần trở nên quen thuộc tại các đô thị lớn.

Để đưa thương hiệu đến gần hơn với đời sống người Việt và trở nên khác biệt, bên cạnh việc đầu tư hàng nghìn điểm quảng cáo và tích cực hoạt động trên các kênh online, Be còn triển khai những chiến dịch marketing “độc lạ” trong năm 2023, thu hút hàng triệu view trên mạng xã hội. Thay vì đi xe máy hoặc taxi, các tài xế Be được bắt gặp đang… chèo thuyền chở khách hoặc gội đầu cho khách.

“Với dạng chiến dịch viral này, chúng tôi có mục tiêu rất cụ thể, chi phí đầu tư hợp lý, để thật nhiều người dùng biết tới tài xế Be với tính cách trẻ trung, văn minh, hài hước, nhẹ nhàng. Đó cũng là thông điệp về trải nghiệm dịch vụ mà chúng tôi hướng tới với khách hàng: có chút hài hước, vui tươi giúp cho sắc màu cuộc sống được tích cực bay bổng hơn, dù là những việc lặp lại hàng ngày.

Sâu xa hơn, chúng tôi hiểu công việc của bác tài Be vốn cực nhọc, vất vả. Tuy nhiên thông qua tham vọng cải thiện toàn diện cả về giao diện, chuẩn dịch vụ, cũng như thu nhập của tài xế bằng các ứng dụng công nghệ và vận hành, công việc của họ sẽ nhẹ nhàng, vui tươi và đỡ vất vả hơn vì những giây phút mới lạ, như cách mà chúng tôi làm viral marketing”, bà Vũ Hoàng Yến lý giải.

Hồi tháng 10/2022, Be thay đổi nhận diện thương hiệu sau gần 4 năm hoạt động, nhằm khẳng định rằng họ đã chuyển mình từ một ứng dụng thuần gọi xe sang một nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ. Hình ảnh thương hiệu mà Be muốn hướng tới là trở thành một “trợ thủ đắc lực mỗi ngày”, giúp người dùng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống với những trải nghiệm hài lòng nhất.

Về kế hoạch giai đoạn 2024 – 2026, Be Group đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, triển khai những dịch vụ mới “may đo” theo nhu cầu khách hàng cũng như các đối tác chiến lược, nhằm nâng cao năng lực phục vụ.

“Chúng tôi còn rất nhiều kế hoạch về sản phẩm và hợp tác, xin được giữ lại cho tới khi thành công sẽ thông báo. Đội ngũ Be nhận định thị trường Việt Nam còn quá nhiều tiềm năng và đất dụng võ để chúng tôi có thể cung cấp những dịch vụ sáng tạo, vượt trội hơn rất nhiều so với hiện tại của thị trường.

Be là công ty rất trẻ (5 năm) và còn một chặng đường phấn đấu rất dài phía trước. Trước mắt, chúng tôi hướng đến phục vụ 1 tỷ chuyến đi tới người dùng Việt Nam và phát triển mạnh mẽ theo cấp số nhân trong 3 năm tiếp theo, trở thành đối tác tin cậy hàng đầu ở Việt Nam trong ngành vận tải – tiêu dùng – dịch vụ đối với khách hàng và doanh nghiệp Việt”, CEO Vũ Hoàng Yến bày tỏ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Ánh Ngọc | Markettimes

Microsoft bị cho rằng cố tình làm phiền để người dùng Edge chuyển sang Bing

Bất chấp những gì mà Microsoft đang làm, hiện khoảng cách giữa Google Search và Bing Search vẫn cách nhau rất xa khi Google chiếm hơn 95% thị phần còn Bing chỉ khoảng 3%.

Microsoft bị cho rằng cố tình làm phiền để người dùng Edge chuyển sang Bing
Microsoft bị cho rằng cố tình làm phiền để người dùng Edge chuyển sang Bing

Là chủ sở hữu Windows, hệ điều hành máy tính phổ biến nhất, Microsoft bị không ít người dùng đánh giá là liên tục làm phiền khi thúc giục họ sử dụng một số sản phẩm khác của hãng, chẳng hạn như Bing.

Tuy nhiên, trong khi Windows và Office là những sản phẩm được sử dụng rộng rãi, thì Bing vẫn đang ở vị thế rất xa so với Google trên thị trường công cụ tìm kiếm khi chỉ chiếm khoảng chưa tới 3% thị phần, và thậm chí việc bổ sung các tính năng thông minh AI cũng không thể giúp công cụ của Microsoft thu hẹp khoảng cách với Google.

Nhằm thu hút nhiều người hơn sử dụng Bing được tích hợp AI, Microsoft đang tích cực tiếp thị nó cho người dùng Windows và khiến mọi người cảm thấy khó chịu.

Theo báo cáo của nhà phát triển Stardock Brad Sams, công ty hiện đang hiển thị một cửa sổ pop-up cho người dùng Edge đã đặt Google làm tùy chọn tìm kiếm mặc định của họ.

Cửa sổ này là một thông báo thúc giục người dùng Google chuyển sang Bing, mặc dù hầu hết họ không có ý định từ bỏ công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới để chuyển sang công cụ non trẻ của Microsoft.

Đây không phải là lần đầu Microsoft gây khó chịu cho người dùng bằng các chiến dịch tiếp thị thiếu sáng suốt. Công ty có tiếng là quấy rối người dùng Windows bằng nhiều cách khác nhau để khiến họ sử dụng trình duyệt và công cụ tìm kiếm của mình, cả hai đều có thị phần (Market Share) rất nhỏ. Công ty cũng bị cáo buộc thay đổi cài đặt mặc định trong Windows và tự động thêm biểu tượng Microsoft Edge vào màn hình ngay cả khi người dùng đã xóa đi.

Microsoft đã nỗ lực cải thiện khả năng của Bing bằng cách bổ sung nhiều tính năng AI khác nhau trong năm qua. Mới tháng trước, công ty đã giới thiệu tính năng ‘AI Capture’  mới giúp người dùng dễ dàng đọc và xử lý kết quả tìm kiếm hơn. Vài ngày trước khi triển khai tính năng này, Microsoft đã đổi tên Bing Chat và các sản phẩm AI khác của mình thành Copilot.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tuấn Nguyễn | Markettimes

CEO Masan: Kỷ nguyên chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc

Tại một sự kiện công nghệ do Masan Group tổ chức trong tuần này, ông Danny Le – Tổng giám đốc cho rằng, kỷ nguyên tiền rẻ và chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc.

CEO Masan: Kỷ nguyên chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc
CEO Masan: Kỷ nguyên chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc

Được hỗ trợ bởi Bain Capital và Alibaba, Masan cho biết họ sẵn sàng chịu một số khoản lỗ trong ngắn hạn, nhưng tại thời điểm “chi phí vốn cao” như ngày nay, các nhà đầu tư chỉ có “sự kiên nhẫn ở mức trung bình”.

Ông Danny Le nhấn mạnh: “Giai đoạn nhà đầu tư chấp nhận tình trạng thua lỗ tại một công ty trị giá hàng tỷ đô la đã qua”.

Tập đoàn đa ngành Masan do ông Nguyễn Đăng Quang thành lập, hiện Masan bao gồm hàng chục mảng kinh doanh khác nhau, từ nhà cung cấp vonfram đến chuỗi siêu thị WinMart được mua lại từ Vingroup.

Chuỗi siêu thị WinMart và Masan High-Tech Materials là những bước mở rộng gần đây nhất của Tập đoàn Masan. Ông Danny Le cho biết Masan sẽ tạo điều kiện để các mảng kinh doanh mới để đạt được mức lợi nhuận tốt trong trung hạn.

Ông Danny Le nói: ““Trước đây, nhà đầu tư sẽ kiên nhẫn khi xem xét liệu công ty có thể tạo ra một mảng kinh doanh có lợi nhuận hay không. Nhưng những ngày tháng nhà đầu tư kiên nhẫn như thế đã chấm dứt”.

“TPG, SK Group, Cơ quan đầu tư Abu Dhabi và Seatown Holdings đã đầu tư vào Masan” – Nikkei Asia viết – “Công ty được niêm yết tại sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và đã đồng ý với các nhà đầu tư sẽ chuyển công ty con CrownX ra nước ngoài vào năm 2026”.

Các nhà phân tích cho rằng Masan có nguy cơ đầu tư dàn trải quá mức ở các ngành khác nhau. Các ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm chuỗi cửa hàng Phúc Long, xếp hạng tín dụng, di động ảo và logistics, cũng như sản xuất thịt, mì, đồ uống và các hàng hóa khác.

Masan cho biết trong báo cáo quý 3 rằng cuộc chiến của Nga và Ukraine đã ảnh hưởng đến công ty khai thác MHT, công ty phải đối mặt với chi phí năng lượng và nguyên liệu thô cao hơn cũng như giá bán vonfram thấp hơn. Quý này, công ty đang tìm cách bán bớt lượng đồng tồn kho, cắt giảm nợ và giảm chi phí cho việc nổ mìn và mua sắm.

Báo cáo cho biết, các doanh nghiệp thực phẩm và bán lẻ đã bị tổn thương do chi phí cao hơn và “sự phục hồi chậm trong tâm lý người tiêu dùng”.

Theo Nikkei Asia, nhận xét của Danny Le phản ánh một xu hướng trong lĩnh vực công nghệ, khi các nhà đầu tư mất dần khả năng chịu đựng với các công ty thua lỗ. Grab hay Shopee đều buộc phải đặt mục tiêu có lợi nhuận. Chi phí sử dụng vốn ngày càng tăng lên khi các Chính phủ tăng lãi suất trên toàn thế giới.

Tâm lý tiêu dùng ở Việt Nam đang khá yếu trong bối cảnh kinh tế giảm tốc, nhiều công ty sa thải nhân công và hoạt động sản xuất cũng sụt mạnh khi đơn hàng không còn dồi dào.

Ông Danny Le cũng bày tỏ quan điểm: “Chúng ta hiện đã bước vào môi trường rất khó khăn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lan Hạ

antt.nguoiduatin.vn

Baemin rời Việt Nam để lại 14% thị phần (liệu sẽ thuộc về ai)

Từ ngày 8-12, ứng dụng giao đồ ăn Baemin sẽ chính thức chia tay thị trường Việt Nam sau 4 năm gắn bó. 

Baemin rời Việt Nam để lại 14% thị phần
Baemin rời Việt Nam để lại 14% thị phần

Trong thông báo mới nhất gửi tới các đối tác và người tiêu dùng, Woowa Brothers Việt Nam, đơn vị vận hành ứng dụng giao hàng, giao đồ ăn Baemin cho biết Baemin sẽ chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam kể từ 0h ngày 8-12.

Theo đó, người dùng vẫn có thể đặt món đến hết ngày 7-12. Đồng thời, Baemin khuyến cáo người dùng nên sử dụng hết các ưu đãi giảm giá trước khi ứng dụng này dừng hoạt động. Trong khi đó, các đối tác nhà hàng của hãng có thể truy cập vào ứng dụng đến ngày 12-12.

Ứng dụng giao hàng chia sẻ quyết định rời khỏi thị trường Việt Nam được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của nước sở tại.

Vào tháng 6-2019, ứng dụng giao hàng đến từ Hàn Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, khởi đầu tại TPHCM. Ngoài đặt dịch vụ giao đồ ăn nhanh, khách hàng còn trải nghiệm các dịch vụ đi chợ, mua sắm hàng bách hóa trực tuyến.

Trước khi ra thông báo chính thức chia tay thị trường, vào tháng 9 vừa qua, lãnh đạo điều hành ứng dụng này cũng đã gửi thông báo tới nhân viên, chia sẻ về việc phải tạm thời thu hẹp hoạt động do gặp nhiều thách thức tại thị trường giao hàng ở Việt Nam.

Theo thống kê của Momentum Works, trong năm 2022, Baemin chỉ nắm 12% thị phần giao đồ ăn tại Việt Nam, còn Grab chiếm 45%, ShopeeFood chiếm 41%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vinamilk hiện chiếm gần 50% thị phần sữa trong nước

Vinamilk hiện sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu cầu về sữa ở mọi lứa tuổi.

Vinamilk chiếm gần 50% thị phần sữa trong nước
Vinamilk chiếm gần 50% thị phần sữa trong nước

Mỗi ngày thu lời gần 100 tỷ đồng

Được thành lập từ năm 1976, với gần 50 năm kinh nghiệm, CTCP Sữa Việt Nam – VNM đã tạo dựng được nhận diện thương hiệu vững mạnh với danh mục sản phẩm bao gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc và các loại đồ uống khác.

VNM sở hữu chuỗi giá trị bền vững từ nguồn nguyên liệu (với 15 trang trại và 140.000 con bò) tới khâu sản xuất và phân phối. Số liệu từ báo cáo của VnDirect cho biết, so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty có năng lực sản xuất lớn nhất (16 nhà máy) và hệ thống phân phối rộng nhất (200.000 điểm bán hàng và 200 nhà phân phối độc quyền).

Tính đến tháng 9/2023, VNM đang vận hành 657 cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” (tăng 11cửa hàng so với đầu năm) và 67 cửa hàng sữa Mộc Châu (tăng 14 cửa hàng so với đầu năm). Công ty có kế hoạch thay đổi tên thương hiệu “Giấc mơ sữa Việt” sang “Vinamilk”.

Vinamilk là công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam với khoảng 50% thị phần. Công ty sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu câù về sữa ở mọi lứa tuổi.

Trong 2023, doanh thu từ thị trường nội địa đóng góp 83,7% vào tổng doanh thu của VNM. Tính theo các danh mục ngành hàng, sữa nước đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, theo sau là sữa chua và sữa bột.

Trong cơ cấu doanh thu, quý 3/2023, doanh thu từ thị trường nội địa đạt 13.253 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chung 9 tháng đầu năm đạt 37.904 tỷ đòng, hoàn thành 70,5% kế hoạch năm 2023.

Doanh thu nội địa giảm do sản lượng bán ước tính giảm khoảng 4% so với cùng kỳ do nhu cầu yếu và không còn yếu tố hỗ trợ về giá trong quý 3/2023 so với quý 3/2022.

Doanh thu xuất khẩu tăng 5,0% so với cùng kỳ nhờ sự ổn định tại thị trường Trung Đông và Đông Nam Á. Trong 9 tháng đầu năm, VNM đạt doanh thu 6.983 tỷ đồng từ thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.

Công ty cũng xuất khẩu được 1.246 tỷ đồng sản phẩm sang thị trường nước ngoài. 9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài mang lại 5.325 tỷ đồng cho VNM.

Doanh thu từ các công ty nước ngoài tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ doanh thu Angkormilk tăng 10% so với cùng kỳ.

Trong quý 3, chi phí bán hàng của VNM cũng tăng 3,7% so với cùng kỳ do công ty tăng cường các hoạt động trưng bày, khuyến mãi qua đó khôi phục 2 điểm % thị phần so với tháng 1.

Cùng với đó, thu nhập tài chính tăng mạnh 90,8% so với cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi tăng 46,7% trong môi trường lãi suất cao. Tổng chung, lợi nhuận gộp của VNM trong 3 quý đầu năm đạt 25.910 tỷ đồng.

Lợi nhuận ròng quay lại đà tăng trưởng.

Từ tháng 9/2023 VNM đã ra mắt dòng sản phẩm sữa nước với bao bì mới, gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi sự trẻ trung và năng động. Thêm vào đó, công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động marketing như dùng thử sản phẩm, tặng quà tại các điểm bán hàng để tương tác trực tiếp và nâng cao nhận diện thương hiệu mới với người tiêu dùng. Nhờ đó, thị phần của công ty cải thiện 2 điểm % so với đầu năm trong tháng 9/2023.

Ban lãnh đạo dự phóng nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2024 tuy nhiên sẽ dần hồi phục về cuối năm. Công ty vẫn duy trì các hoạt động khuyến mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và tập trung vào các sản phẩm sữa hữu cơ phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới hiện nay.

Nói về kế hoạch kinh doanh của VNM, Công ty chứng khoán VnDirect nhận định, năm 2024, sản lượng bán nội địa tăng 2,0% so với cùng kỳ nhờ công ty tăng cường các chiến dịch marketing gần gũi với văn hóa Việt Nam và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ và ra mắt các dòng sản phẩm với bao bì mới.

“Chúng tôi cho rằng sản lượng bán tăng sau ba năm giảm liên tiếp là tín hiệu tích cực cho thấy chiến lược tái định vị thương hiệu đang phát huy hiệu quả giúp công ty kiếm lại thị phần trên thị trường sữa nội địa. Trong khi đó, giá bán trung bình dự phóng tăng nhẹ 1,0% so với cùng kỳ. Do vậy chúng tôi kỳ vọng doanh thu nội địa tăng 3,0% so với cùng kỳ trong 2024.

Chúng tôi kỳ vọng công ty ghi nhận doanh thu xuất khẩu tăng 5,1%/5,0% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024 nhờ thị trường Trung Đông và Đông Nam Á tăng trưởng ổn định. Trong tháng 9/2023 VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.

Thêm vào đó, chúng tôi dự phóng doanh thu các công ty con tại nước ngoài tăng 11,3%/7,6% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024 chủ yếu nhờ tăng trưởng doanh thu từ Angkormilk. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của VNM tăng 2,5%/3,6% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024″, báo cáo của VnDirect nhận định.”

Trong một diễn biến khác, VNM đã chốt hợp đồng giá bột sữa nguyên kem tới quý 1/2024. Ban lãnh đạo cho rằng giá bột sữa ghi nhận sự cải thiện trong tháng 10/2023 do Trung Quốc có tín hiệu nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, công ty kỳ vọng giá bột sữa nguyên kem sẽ được giao dịch ở mức trung bình 2.500 USD/tấn, mức tương đương năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc chưa phục hồi đáng kể.

Về tiến độ trang trại, hiện trang trại tại Lào của VNM đang có 2.000 con với năng suất cho sữa cao hơn các trang trại tại Việt Nam. Công ty dự kiến nhập khẩu thêm 6.000 con bò, tăng tổng số lượng trong đàn bò lên 8.000 con tại Lào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Pha Lê | Markettimes

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Từ vị trí dẫn đầu, báo cáo mới nhất cho thấy thị phần của Huawei đã vượt qua Apple tại thị trường Trung Quốc.

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc
Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Theo đó, báo cáo phân tích mới đây được công bố trên CNBC cho thấy iPhone đã chính thức bị truất ngôi khỏi vị trí dẫn đầu thị phần mảng điện thoại thông minh tại Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết doanh số bán điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã cho thấy mức tăng trưởng khá tích cực so với năm trước, tuy nhiên chủ yếu là nhờ doanh số bán của Android với mức tăng trưởng hai con số, dẫn đầu là các thiết bị của Huawei, Xiaomi và Honor.

iPhone của Apple ngược lại đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể, mức tăng trưởng về số lượng so với cùng kỳ năm trước là âm kể từ khi iPhone 15 ra mắt.

Kết quả, Huawei đã vượt qua iPhone để chiếm vị trí số 1 về thị phần.

Các nhà phân tích viết: “Chúng tôi tin rằng nhu cầu yếu ở Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến lượng xuất xưởng của iPhone 15 trên toàn cầu thấp hơn mức dự kiến vào năm 2023”. Đồng thời phân tích cũng cho biết thêm rằng xu hướng này cho thấy iPhone sẽ thua trước Huawei vào năm tới.

Về cơ bản, sự tăng trưởng về số lượng của Android không phụ thuộc vào việc giảm giá và cả việc giảm giá của iPhone, ngoại trừ các mẫu iPhone 15.

Ngoài ra, các nhà phân tích tại Morgan Stanley cũng đã cắt giảm mục tiêu giá đối với Apple từ 215 USD xuống còn 210 USD trong một báo cáo mới đây. Các nhà phân tích cho biết họ hiện “đề phòng hơn” với Apple vì những trở ngại về nguồn cung.

Họ cũng cắt giảm 8% kỳ vọng về iPhone trong quý.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết họ sẽ theo dõi sát về tổng doanh thu, tăng trưởng doanh thu dịch vụ, tỷ suất lợi nhuận gộp và tăng trưởng doanh thu của Apple ở Trung Quốc trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tình hình kinh doanh của Vinamilk hiện ra sao sau tái nhận diện thương hiệu

Theo SSI Research, mặt trái của việc triển khai chiến dịch nhận diện thương hiệu mới trong tháng 7 vừa rồi là tăng các chi phí bán hàng và quản lý, dự kiến sẽ gia tăng từ nửa cuối năm 2023.

Tình hình kinh doanh của Vinamilk hiện ra sao sau tái nhận diện thương hiệu
Tình hình kinh doanh của Vinamilk hiện ra sao sau tái nhận diện thương hiệu

Theo SSI Research, trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây của Vinamilk (mã chứng khoán : VNM), ban lãnh đạo công ty cho biết quý 2/2023 thị phần tổng thể được cải thiện so với các quý trước. Điều này là nhờ hiệu quả cao của sữa đặc, sữa chua uống và sữa chua (cả hai ước tính đạt thị phần 80% trong danh mục tương ứng).

Trong quý 2 vừa qua, doanh thu thuần của Vinamilk đã tăng 1,8% so với cùng kỳ và tăng 9,2% so với quý trước. Trong đó doanh thu nội địa tăng 2,6% so với quý 2/2023 và tăng 11,3% so với quý trước.

Theo Nielsen, ngành sữa tăng trưởng giá trị 1% so với cùng kỳ trong quý 2/2023 và tăng 2% trong 5 tháng đầu năm 2023. Vinamilk đạt kết quả vượt trội hơn so với toàn ngành và giành được thị phần trong quý 2/2023.

SSI Research cho biết thị phần (market share) của Vinamilk đã bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ Covid cho đến khi tìm được chỗ đứng vững chắc trong quý 1/2023.

Với diễn biến tích cực gần đây, ban lãnh đạo kỳ vọng thị phần tổng thể sẽ trở lại mức trước Covid vào cuối năm nay, nhờ các sáng kiến chuyển đổi và nhận diện thương hiệu mới.

Đối với sữa uống, sản lượng tiêu thụ cũng cải thiện so với quý trước và sữa tươi Greenfarm đạt mức tăng trưởng hai số, nhờ các kênh phân phối được tối ưu hóa. Đặc biệt là thông qua các cửa hàng của Vinamilk (6% doanh thu nội địa) và doanh thu bán hàng trực tuyến (1% doanh thu nội địa) tăng 16%.

Công ty cũng tích cực thực hiện một số chiến dịch tiếp thị để tương tác trực tiếp với người tiêu dùng tại các điểm bán hàng lớn. Mặt khác, doanh thu Mộc Châu Milk giảm 6% svck do sức mua yếu tại khu vực Tây Nguyên.

Đối với thị trường xuất khẩu, doanh thu của Vinamilk giảm 10% so với cùng kỳ do các thị trường truyền thống bị ảnh hưởng vì nhu cầu không ổn định trong khi các công ty con ở nước ngoài duy trì tăng trưởng doanh thu ở mức 9%, nhờ doanh thu của Driftwood (Mỹ) đã trở về mức bình thường.

Về biên lợi nhuận gộp, Vinamilk đã đạt mức 40,5% trong quý II/2023, giảm 0,2 điểm % so với cùng kỳ nhưng tăng 1,7 điểm % so với quý trước đó, là mức tăng so với quý trước lớn nhất kể từ năm 2021 do chi phí tồn kho sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm.

SSI Research kỳ vọng đà tăng biên lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ duy trì đến năm 2024. Hiện tại, công ty vẫn chưa ký hợp đồng mới để ấn chốt giá sữa bột nguyên kem (WMP) và sữa bột gầy (SMP) cho năm tới.

Tuy nhiên, do Trung Quốc – nước nhập khẩu sữa bột lớn nhất, đang tăng nguồn cung sữa trong nước và giảm nhập khẩu, công ty cho rằng rủi ro biến động giá nguyên liệu thấp hơn trước.

Bên cạnh thị phần, ban lãnh đạo cho biết với việc chuyển đổi nhận diện thương hiệu mới đã giúp ghi nhận một số tín hiệu tích cực, giúp cải thiện doanh thu trong tháng 8/2023, nhờ sự chuyển đổi kỹ thuật số của mạng lưới bán hàng và phân phối. Vinamilk cho biết công ty đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu bán hàng trong năm.

Theo SSI Research, mặt trái của việc triển khai chiến dịch nhận diện thương hiệu mới trong tháng 7 vừa rồi là tăng các chi phí bán hàng và quản lý, dự kiến sẽ gia tăng từ nửa cuối năm 2023.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, chi phí liên quan đến việc thay thế bao bì mới có thể được hạch toán vào chi phí bán hàng và sẽ không ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp trong thời gian tới.

Theo lộ trình, bao bì mới cho sữa uống có thể sẽ được phân phối cho các kênh thương mại tổng hợp (GT) từ tháng 8/2023, tiếp theo là sữa chua vào tháng 9/2023 và sữa bột vào năm 2024.

Với tác động dự kiến tích cực đến doanh thu, ban lãnh đạo kỳ vọng xu hướng chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu sẽ ổn định hàng năm trong vài năm tới. Tuy nhiên, có thể tăng trong một số quý tùy thuộc vào các hoạt động marketing.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Trọng Hiếu | Markettimes

CEO Toyota Trung Quốc: Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc

“Thị trường xe điện ở Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, ông Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết.

CEO Toyota Trung Quốc: Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc
CEO Toyota Trung Quốc: Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc

Theo công ty nghiên cứu Canalys, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất thế giới với 5,9 triệu xe được bán vào năm 2022, chiếm 59% số xe điện được bán trên toàn cầu.

Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy các thương hiệu nội địa chiếm 81% thị trường xe điện tại quốc gia tỷ dân với các thương hiệu lớn như BYD, Wuling, Chery, Changan và GAC.

“Các thương hiệu nội địa Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường trong việc phát triển và triển khai các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến. Các công ty đang tận dụng tốt lợi thế gia nhập sớm trong lĩnh vực xe điện và xe thông minh”, báo cáo của Canalys cho biết.

“Những thương hiệu này có lợi thế hơn so với các liên doanh khác trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hệ thống lái xe thông minh”, báo cáo nhận định thêm.

Công ty nghiên cứu thị trường BofA Securities trong một báo cáo hồi tháng 5 cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường xe điện lớn nhất thế giới vào năm 2025, chiếm 40% -45% thị phần xe điện toàn cầu.

“Các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang tăng tốc trên nhiều phương diện trong đó nổi bật là đổi mới công nghệ”, các nhà phân tích của BofA Securities cho biết.

Nhóm này cũng nhấn mạnh, các sản phẩm xe điện của Trung Quốc cạnh tranh hơn nhiều so với trước đây và thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục chứng kiến sự thâm nhập thị trường của mạnh mẽ của các dòng xe EV.

Tất nhiên, những tập đoàn sản xuất ô tô toàn cầu cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Thứ Sáu tuần trước, BMW Trung Quốc thông báo, công ty này đang tăng tốc phát triển các tính năng lái xe tự động rảnh tay, còn được gọi là tính năng Cấp độ 3 hoặc L3.

BMW Trung Quốc có kế hoạch tung ra những mẫu xe này vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, trong đó sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương.

Lái xe tự động L3 chưa được phê duyệt rộng rãi ở Trung Quốc, mặc dù một số công ty bao gồm nhà sản xuất xe điện nội địa Xpeng đã được phép thử nghiệm công nghệ này.

Tuần trước, Volkswagen cho biết họ đang đầu tư khoảng 700 triệu USD vào công ty sản xuất xe điện nội địa Xpeng và nắm giữ 4,99% cổ phần của công ty.

Ông Ralf Brandstätter, thành viên hội đồng quản trị Volkswagen AG tại Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi hiện đang đẩy nhanh việc mở rộng danh mục đầu tư xe điện tại đây, đồng thời chuẩn bị cho bước đổi mới tiếp theo.

Volkswagen và Xpeng cùng phát triển hai mẫu xe điện mới, tích hợp phần mềm hỗ trợ người lái tiên tiến cho thị trường Trung Quốc và đặt mục tiêu tung ra thị trường vào năm 2026.

Thị trường xe điện cạnh tranh khốc liệt.

Tesla và các thương hiệu xe điện Trung Quốc đang quảng bá công nghệ tự lái để thu hút người mua với mục tiêu là lái xe tự động hoàn toàn.

Thương hiệu xe điện BYD cho biết, đang hợp tác với hãng sản xuất chip tiên tiến Nvidia và Horizon Robotics để phát triển công nghệ lái xe tự động.

Đầu tháng 7, BYD cũng tung ra một chiếc SUV điện mới mang tên Denza N7. Đây được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với Model Y của Tesla

“Denza N7 là chiếc SUV hạng sang đầu tiên thâm nhập thị trường của BBA”, công ty khẳng định trong lễ ra mắt hoàn toàn bằng tiếng Anh. BBA đề cập đến bộ ba thương hiệu cao cấp của Đức là Benz, BMW và Audi.

Việc BYD cho ra mắt SUV Denza N7 diễn ra trong bối cảnh thị trường xe điện Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Theo số liệu, Tesla đã bán được khoảng 42.500 chiếc tại Trung Quốc vào tháng 5. BYD đã bán được 128.196 xe chở khách chạy bằng pin trong tháng 6, tăng 84% so với một năm trước.

Đầu tuần này, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Leapmotor nói truyền thông rằng, công ty đã phát triển một nền tảng mới và nhằm mục đích cấp phép cho các nhà sản xuất ô tô khác để sản xuất xe điện thông minh.

Cùng ngày, hãng xe Nhật Bản Toyota cho biết họ sẽ đẩy mạnh phát triển công nghệ xe điện, nhằm cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.

“Thị trường xe điện ở Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, ông Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết.

“Bằng cách thúc đẩy sản xuất tại các địa phương, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển và cung cấp các sản phẩm cạnh tranh, có thể làm hài lòng khách hàng Trung Quốc với tốc độ nhanh”, ông Ueda nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xiaomi có thị phần lớn thứ 2 thị trường smartphone tại Việt Nam

Dữ liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường GFK trong tháng 6 năm 2023 cho thấy, Xiaomi đã vượt qua hàng loạt nhà sản xuất để trở thành thương hiệu smartphone có thị phần về quy mô sản phẩm lớn thứ 2 tại Việt Nam với 19,2%.

Xiaomi xếp thứ 2 thị phần smartphone tại Việt Nam
Xiaomi xếp thứ 2 thị phần smartphone tại Việt Nam

Đây là minh chứng rõ nét cho nỗ lực cải tiến công nghệ không ngừng nghỉ cũng như sự tin yêu mà người dùng Việt Nam dành cho các sản phẩm của Xiaomi.

Chia sẻ về thành tích kinh doanh ấn tượng nói trên, ông Patrick Chou, Tổng giám đốc Xiaomi Việt Nam cho biết: “Ngay từ ngày đầu đặt chân đến thị trường Việt Nam, Xiaomi đã luôn nỗ lực thực hiện cam kết đồng hành lâu dài, nghiêm túc nghiên cứu nhằm mang đến các sản phẩm di động tốt nhất cho người dùng.

Quả ngọt này cho thấy nỗ lực của chúng tôi đã bắt đầu được đền đáp. Tôi xin thay mặt Xiaomi cảm ơn người tiêu dùng đã luôn tin yêu sản phẩm của Xiaomi. Sự ủng hộ của người dùng là động lực để Xiaomi tiếp tục bứt phá, hướng đến những mục tiêu cao hơn trong tương lai”.

Trước đó, theo báo cáo của Canalys vào tháng 5.2023, Xiaomi cũng đã được công nhận là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 tại Việt Nam về quy mô sản phẩm.

Với việc bứt phá ngoạn mục về thị phần trong nửa đầu năm 2023, Xiaomi đã củng cố vững chắc vị thế của mình tại thị trường Việt Nam.

Thành tích kể trên không phải là điều quá bất ngờ bởi hàng loạt sản phẩm ra mắt gần đây của Xiaomi đều đã lập được những kỷ lục doanh số ấn tượng.

Trong đó phải kể đến Redmi Note 12 với 22.000 đơn đặt hàng chỉ trong tuần đầu mở bán và hiện đã đạt hơn 150.000 sản phẩm bán ra hay Redmi 12 với 45.000 đơn hàng sau 2 tuần mở bán và hiện đã đạt hơn 100.000 sản phẩm bán ra.

Riêng các phiên bản khác nhau của hai dòng sản phẩm này đã chiếm 4 vị trí trong Top 5 sản phẩm bán chạy nhất của Xiaomi trong nửa đầu năm 2023.

Vị trí còn lại thuộc về Redmi 12C với doanh số vượt trội ở cả các hệ thống bán lẻ hàng đầu lẫn sàn thương mại điện tử (eCommerce).

Bên cạnh đó là Redmi 12, thiết bị gây ấn tượng với mặt lưng kính bóng bẩy, sang trọng, đi kèm cụm camera vô cực hoàn toàn mới.

Hiệu năng của máy là điểm cộng lớn khi được trang bị vi xử lý chuyên game MediaTek Helio G88 mạnh mẽ, CPU xung nhịp lên đến 2 GHz, cho phép người dùng sử dụng mọi tác vụ một cách mượt mà, kể cả các tựa game đồ họa nặng.

Redmi 12 cũng sở hữu màn hình DotDisplay 6,79 inch FHD+ với tốc độ quét màn hình 90 Hz, tạo nên trải nghiệm giải trí mượt mà.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cuộc chiến giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt

Cả 2 sàn thương mại điện tử Shein và Temu đều đang trong cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ.

Cuộc chiến mua sắm giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt
Cuộc chiến mua sắm giá rẻ tại Mỹ: Shein và Temu đang cạnh tranh gay gắt

Vụ kiện Temu-Shein đệ trình hồi tháng 7 tại tòa án liên bang Massachusetts (Mỹ) đã nhấn mạnh diễn biến leo thang trong cuộc chiến pháp lý kéo dài suốt nhiều tháng giữa hai công ty thời trang mới nổi. Họ cùng nhau cáo buộc các thủ đoạn của đối thủ, trong đó có việc ép các bên cung cấp chọn phe và vi phạm bản quyền.

Theo WSJ, tranh chấp cũng đang diễn ra ở Trung Quốc – nơi Temu và Shein đặt hầu hết chuỗi cung ứng và văn phòng hỗ trợ.

Các công ty đều đấu tranh giành nhà cung cấp và nhân công để có được hàng hóa giá rẻ phục vụ phân khúc người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm tại Mỹ.

Cả Shein và Temu đều tìm cách tách mình khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng còn giới lập pháp Mỹ thúc đẩy lệnh cấm toàn diện đối với các ứng dụng Trung Quốc.

Shein vội chuyển trụ sở chính từ thành phố Nam Kinh đến Singapore, trong khi Temu ‘thủ tiêu’ khỏi trang web các đề cập liên quan đến công ty mẹ PDD có trụ sở tại Thượng Hải.

Trong vụ kiện gần đây nhất của Temu chống lại Shein tại tòa án liên bang Boston, công ty cáo buộc hãng bán lẻ thời trang trực tuyến ký thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất quần áo Trung Quốc ký, thậm chí đe doạ phạt họ nếu chuyển sang làm việc với Temu.

Temu cũng cho rằng Shein ngấm ngầm gửi thông báo vi phạm bản quyền giả mạo để làm gián đoạn hoạt động bán hàng của đối thủ.

Đáp lại, đại diện Shein cho biết: “Chúng tôi tin rằng vụ kiện này là vô căn cứ và chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ chính mình”.

Tham vọng độc quyền đã từng là thông lệ của một số gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc. Vào năm 2021, cơ quan quản lý nước này đã áp đặt mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD đối với Alibaba và 533 triệu USD đối với gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan, cáo buộc rằng hai gã khổng lồ này vi phạm hoạt động chống độc quyền. Cả hai khi đó đều chấp nhận án phạt.

Shein, ra mắt lần đầu tại Mỹ vào năm 2017, đã nổ phát súng pháp lý đầu tiên vào tháng 12 tại tòa án liên bang ở Illinois, cáo buộc rằng Temu đánh cắp nhãn hiệu và hình ảnh có bản quyền của Shein, thậm chí mạo danh Shein trên mạng xã hội.

Hãng cũng kiện Temu, cho rằng Temu thuê KOL “đưa ra thông tin sai lệch” về Shein để quảng bá hàng hóa của mình. Ví dụ như: “Shein không phải là lựa chọn giá rẻ duy nhất cho quần áo!  Hãy đến Temu.com, các lựa chọn sẽ rẻ hơn và chất lượng hơn”.

Phía Temu “bác bỏ mạnh mẽ mọi cáo buộc”. “Các cuộc tấn công leo thang của Shein khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi công ty, bao gồm quyền của những thương nhân cũng như quyền của người tiêu dùng”, đại diện Temu nói.

Ngoài ra, trong đơn khiếu nại, Temu cũng cáo buộc phía đối thủ nhiều lần vi phạm bản quyền “làm gián đoạn việc bán các sản phẩm được trưng bày trên Temu”. Kết quả là hơn 10.000 sản phẩm đã rút khỏi sàn thương mại của Temu kể từ tháng 10 năm ngoái.

“Những vụ kiện ăn miếng trả miếng giữa Shein và Temu đã làm suy yếu nỗ lực của cả hai nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, Kevin Xu, một nhà đầu tư công nghệ nói.

Shein, giao hàng tới hơn 150 quốc gia, gần đây được định giá 66 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ khi Temu xuất hiện, Shein liên tục để mất thị phần (Market Share) tại Mỹ.

Dẫu vậy, theo Phó chủ tịch điều hành Donald Tang, tăng trưởng doanh số bán hàng của Shein đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Shein cũng ghi nhận thu nhập nửa đầu năm cao nhất trong lịch sử phát triển.

Thành công của Shein bắt nguồn từ chuỗi cung ứng linh hoạt, đặt hàng số lượng nhỏ để kiểm tra nhu cầu của thị trường và chỉ bổ sung khi có lượng cầu cần thiết.

Gần đây, hãng đã mạo hiểm vượt ra ngoài lĩnh vực thời trang & phong cách sống, đồng thời áp dụng mô hình thị trường tương tự Temu cho các mặt hàng giá trị lớn và sản phẩm gia dụng.

Trong khi đó, cơ sở người dùng hàng tháng của Temu tại Mỹ đã tăng gấp 3 lần so với Shein, theo công ty tư vấn chuyên sâu về thiết bị di động GWS. Người dùng Temu dành ra trung bình 23 phút/ngày cho ứng dụng, trong khi người dùng Shein là 15 phút.

Hai nền tảng ráo riết săn tìm nhân tài của nhau, đặc biệt là những lao động từng đảm nhận các vị trí vận hành và chuỗi cung ứng. Số lượng nhân viên của PDD, bao gồm Temu và nền tảng chị em Trung Quốc Pinduoduo, là 13.000 người vào cuối năm 2022. Trong khi đó, Shein có hơn 11.000 công nhân.

Có thể nói, Shein và Temu đang dần đánh bại những ông lớn trong ngành như Zara và H&M bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm kỹ lưỡng cùng rất nhiều mặt hàng đa dạng.

Theo phân tích từ Bloomberg Second Measure, Shein đã vượt qua hai gã khổng lồ Zara và H&M tại thị trường Mỹ trong thời kỳ đại dịch, trong khi Temu giành được một vị trí vững chắc dù mới ra mắt năm ngoái.

Theo các chuyên gia, 10 năm trở lại đây, tất cả các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đều sử dụng chiến lược giá thấp để bước đầu thâm nhập thị trường nước ngoài dựa trên lợi thế chuỗi cung ứng trong nước. Mục đích chủ yếu là giành được thị phần lớn nhất có thể trong thời gian ngắn.

Amazon vốn là nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) với sản phẩm rất đa dạng. Công ty có hậu cần, kho bãi, song lại không thể quản lý chuỗi cung ứng thời trang nhanh một cách hiệu quả. Trong khi đó, các đối thủ của nền tảng đang làm rất tốt nhiệm vụ này.

Theo: CNN, WSJ 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh  | Markettimes

Quý 2 năm 2023: TikTok Shop vượt Lazada về doanh thu thương mại điện tử

Theo báo cáo thương mại điện tử nửa đầu năm 2023 vừa được Metric công bố, doanh thu (NMV) của TikTok Shop chính thức vượt Lazada và trở thành sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Việt Nam.

Quý 2 năm 2023: TikTok Shop vượt Lazada về doanh thu thương mại điện tử
Quý 2 năm 2023: TikTok Shop vượt Lazada về doanh thu thương mại điện tử

Theo báo cáo thương mại điện tử (eCommerce) nửa đầu năm 2023 vừa được Metric công bố, doanh thu NMV (Net Merchandised Value/Tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công) toàn thị trường đạt khoảng 93.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đó, doanh thu NMV Quý 1 và Quý 2/2023 lần lượt ghi nhận 43.000 và 50.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, bảng xếp hạng thị phần doanh thu NMV sau nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa Lazada và TikTok Shop của TikTok. Theo Metric, ở Quý 4/2022, thời điểm TikTok Shop mới ra mắt được 4 tháng đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada.

Đến Quý 1/2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu và nhanh chóng vượt qua Lazada vào Quý 2.

Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ rằng ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần quy mô tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trên toàn cầu của TikTok Shop, lên mức 20 tỷ USD riêng trong năm 2023.

Điều này đồng nghĩa vơi việc TikTok Shop đã vươn lên là sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Shopee. Trong khi thị phần của Shopee từ đầu năm tới nay gần như không thay đổi, điều này có nghĩa là TikTok Shop đang thực sự lấy đi thị phần từ các sàn thương mại điện tử còn lại như Tiki và Sendo (thuộc FPT).

Cụ thể, Shopee ghi nhận tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công đạt 59.000 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2023, với 667 triệu sản phẩm được bán ra.

TikTok Shop đạt doanh thu 16.300 tỷ đồng – bằng 27% so với thành tích của Shopee, với 117 triệu sản phẩm bán ra. Trong khi đó, Lazada đạt 15.700 tỷ đồng doanh thu NMV với 117,5 triệu sản phẩm.

Trong khi đó, Tiki và Sendo vẫn chưa thể tạo được bất ngờ khi tiếp tục đuối sức trước các đối thủ, NMV lần lượt chỉ đạt 1.600 tỷ đồng và 112,3 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2023, thị trường thương mại điện tử vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các ngành hàng như nhà cửa – đời sống, làm đẹp, hay ngành bán lẻ như thời trang nữ, mẹ & bé, bách hóa. Các phân khúc giá được ưa chuộng nhất trên thương mại điện tử bao gồm 100.000 – 150.000 đồng, 150.000 – 200.000 đồng, 200.000₫ – 350.000 đồng.

Bên cạnh đó, Shopping livestreams hay Shoppertainment là loại hình phổ biến được các nền tảng thương mại điện tử chú trọng phát triển. Đây cũng là lợi thế của TikTok Shop khi xuất phát từ nền tảng giải trí video ngắn, sở hữu sẵn lượng người dùng khổng lồ.

Hầu hết người tiêu dùng dành tối đa 3 giờ hàng tuần để xem các buổi phát trực tiếp, hầu hết các phiên đều dưới 1 giờ.

Theo công ty Nghiên cứu thị trường Coresight Research, hình thức mua sắm qua livestream đã phát triển thần tốc thành thị trường có giá trị 512 tỷ đô la Mỹ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, doanh thu bán hàng livestreaming có thể dễ dàng đạt 50 tỷ USD trong năm 2023 này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Hoàng Thuỳ | Markettimes

Gen Z tìm kiếm trên mạng xã hội TikTok thay vì công cụ tìm kiếm Google

TikTok đang là kênh được nhiều người dùng trẻ như Gen Z sử dụng để khám phá thông tin trên Internet thay vì Google như trước.

Gen Z tìm kiếm trên mạng xã hội TikTok thay vì công cụ tìm kiếm Google
Gen Z tìm kiếm trên mạng xã hội TikTok thay vì công cụ tìm kiếm Google

Đối với đa số người dùng Internet, Google vẫn là điểm đến đầu tiên trong việc tìm kiếm thông tin gì. Công cụ này phổ biến đến mức tên của nó đồng nghĩa với hành động tìm thông tin trực tuyến.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi.

“Cảm nhận của tôi về Google đang thay đổi sâu sắc. Khi mới tiếp cận Internet, tôi coi Google là công cụ để tra cứu mọi thứ. Nhưng hiện nó không còn là trung tâm về tìm kiếm nữa”, Clint Choi, một nhà tiếp thị 26 tuổi ở London, nói.

Thực tế, Google vẫn thống trị thị trường tìm kiếm với hơn 90% thị phần, theo thống kê của công ty phân tích dữ liệu trực tuyến SimilarWeb, và điều này sẽ khó thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, người dùng Gen Z (sinh từ 1997 đến 2012) đang tìm đến những nền tảng có thể tra cứu thông tin khác.

Theo Cloudflare – công ty dịch vụ DNS và chuyên theo dõi lưu lượng toàn cầu, mạng xã hội TikTok đã soán ngôi Google để trở thành tên miền phổ biến được truy cập nhiều nhất thế giới từ cuối 2021.

Trong khi đó, theo một khảo sát do Google thực hiện đầu năm ngoái, 40% người dùng thuộc thế hệ Gen Z nói họ đã truy cập TikTok hoặc Instagram, không phải Google, khi muốn tìm kiếm các điểm ăn trưa gần đó.

Hồi tháng 9/2022, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết một phần ba số người xem TikTok ở Mỹ thường dùng ứng dụng để tìm thông tin về các sự kiện.

Theo Washington Post, Google dường như nhận thức được vấn đề này và đang bổ sung một số chức năng AI cho công cụ của mình. Tuy nhiên, những thay đổi đó có thể không giải quyết được vấn đề cơ bản đằng sau sự suy giảm.

Theo các chuyên gia, nền tảng đang xuất hiện hàng loạt vấn đề. Ví dụ, việc đẩy quảng cáo ưu tiên lên vị trí cao trong thời gian dài đã khiến những kết quả tìm kiếm hữu ích bị tụt xuống phía dưới.

Nền tảng cũng bị ảnh hưởng bởi nội dung SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) rác – những thứ thường do AI tạo ra hoặc thông tin kém chất lượng nhưng được thiết kế phù hợp với thuật toán xếp hạng của Google.

“Kết quả tra cứu từ Google chủ yếu là những gì Google muốn bạn nhìn thấy hơn là nội dung phù hợp với bạn”, Ed Zitron, CEO EZPR, công ty quan hệ truyền thông, nhận xét. “Google đã thất bại trong vai trò quản lý web trong 10-15 năm qua. Gần như bạn phải ‘lừa’ công cụ này cung cấp những gì bạn mong muốn”.

“Bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho Google. Nó từng giúp bạn có thông tin cần thiết, sau đó bạn rời đi nhanh chóng. Nhưng giờ đây, bạn cần chọn lọc từ khóa, phải cuộn nhiều hơn bởi các kết quả hiển thị đầu tiên đều là spam”, Will Linker, cộng tác viên của một tổ chức phi lợi nhuận ở Baltimore, nói.

Người dùng tìm đến các lựa chọn thay thế.

Trải nghiệm không liền mạch là lý do của những người rời bỏ Google. Trong đó, Wikipedia và TikTok đang được nhiều người nhắm tới.

“Wikipedia là một trong những điều kỳ diệu của Internet”, James Vincent, biên tập viên của The Verge, bình luận. Còn Annie Rauwerda, một nhà sáng tạo nội dung, cho rằng Wikipedia đã đáp ứng yếu tố tra cứu và tham khảo như Google Search.

“Wikipedia được cập nhật liên tục và có tiêu chuẩn về nguồn tin, nên hiếm khi nội dung SEO chất lượng thấp được trích dẫn trên đó”, Rauwerda nói. “Google đáng lẽ phải đơn giản, nhưng đã bị SEO và những thứ ngẫu nhiên được viết bởi AI tiêu diệt dần”.

Trong khi đó, Sid Raskind, người sáng tạo nội dung ở Los Angeles, nói không còn thói quen truy cập Google như trước.

“Giờ đây, khi tìm nội dung nào đó, tôi có xu hướng vào TikTok hơn. Xem nhanh một điều gì đó đang diễn ra bằng TikTok sẽ dễ dàng và dễ hiểu hơn so với sàng lọc nhiều thông tin để tìm ra câu trả lời bằng Google”, Raskind cho hay.

Alex Stevens, giáo viên lịch sử tại một trường trung học ở Wisconsin, cho biết ngày càng nhiều học sinh của ông không thể tìm kiếm thứ gì đó hiệu quả trên Google nữa.

“Thay vào đó, học sinh tìm thông tin dưới dạng video, thường là trên YouTube hoặc TikTok”, Stevens nói. “Học sinh ít khi phân biệt được nguồn đáng tin cậy hoặc hữu ích, và cũng không sẵn sàng phân tích thông tin hay tham gia vào quá trình tổng hợp thông tin”.

Washington Post đã phỏng vấn những người từ bỏ Google và đa phần cho biết không có kế hoạch quay lại nền tảng. “Tất nhiên, ở đâu cũng có đúng sai và việc của người dùng là chọn lọc. Nhưng trên Google, mọi thứ đang bị thao túng”, Elan Ullendorff tại Đại học Pennsylvania nói.

Trong khi đó, một số chuyên gia đánh giá xu hướng người dùng rời Google đến nay vẫn chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ. Nhưng nếu như không thay đổi, công cụ tìm kiếm này sẽ càng mất nhiều người dùng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Quý 1 năm 2023: MoMo, ZaloPay và ViettelPay là 3 ví điện tử dẫn đầu thị trường Việt Nam

Theo Decision Lab, ba cái tên lần lượt dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam là MoMo, ZaloPay và ViettelPay, trong khi Moca bất ngờ rơi xuống vị trí thứ 6.

Quý 1 năm 2023: MoMo, ZaloPay và ViettelPay là 3 ví điện tử dẫn đầu thị trường Việt Nam
Quý 1 năm 2023: MoMo, ZaloPay và ViettelPay là 3 ví điện tử dẫn đầu thị trường Việt Nam

Cách đây hơn 3 năm, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam.

Nghiên cứu bước đầu cho thấy, Momo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. Đồng thời, ba ví này chiếm tới 90% thị phần người dùng ví điện tử.

Đáng chú ý, ở năm 2020 – thời điểm Cimigo công bố nghiên cứu, tần suất người dùng Việt Nam sử dụng 3 ví điện tử MoMo, Moca và ZaloPay là ngang nhau, thì tới năm 2023 những con số này đã có sự thay đổi rõ rệt.

Cụ thể, theo báo cáo “Người tiêu dùng số – The Connected Consumer” công bố bởi Decision Lab và Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam trong quý 1/2023, 6 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam tiếp tục là MoMo, Moca, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay và VNPay.

Tuy nhiên, 3 ví điện tử thông dụng hàng đầu đã không còn cái tên Moca. Ví điện tử nằm trong hệ sinh thái Grab Việt Nam đã bất ngờ tụt xuống vị trí thứ 6, với mức độ thâm nhập thị trường chỉ là 7%, theo Decision Lab.

Ba cái tên lần lượt dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam là MoMo, ZaloPay và ViettelPay. So với 3 năm trước, bảng xếp hạng này được bổ sung thêm ví điện tử ShopeePay xếp thứ 4, và xếp thứ 5 là ví điện tử VNPay – Kỳ lân thứ 2 của Việt Nam.

Xét trên độ tuổi người tiêu dùng, MoMo dẫn đầu ở cả ba thế hệ Gen X, Gen Y và Gen Z. Đặc biệt, MoMo có mức độ yêu thích cao hơn 50% đối với hai nhóm người dùng Gen Z (từ 16-25 tuổi) và Gen Y (từ 26-41 tuổi), với tỷ lệ lần lượt là 51% và 54%.

Tương tự với góc độ truyền thông, bảng xếp hạng ngành fintech năm 2022 được Reputa – Hệ thống giám sát và phân tích thông tin trên môi trường mạng ghi nhận, MoMo hiện đứng số 1 bảng xếp hạng công ty thanh toán điện tử theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm cao nhất.

Số điểm mà MoMo có được cao gấp gần 4 lần so với đơn vị xếp thứ hai – Shopee Pay. Ở vị trí thứ ba là VNPay, theo sau lần lượt là VTC Pay và Viettel Money.

Những con số nói trên không chỉ cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường ví điện tử Việt Nam, mà còn phần nào phản ánh thói quen sử dụng các công cụ thanh toán không tiền mặt của người Việt đã có sự cải thiện.

Báo cáo của Q&Me gần đây ghi nhận, 75% người dùng điện thoại thông minh sử dụng ứng dụng thanh toán di động hoặc ứng dụng ngân hàng trực tuyến.

Điều này cho thấy trong vài năm gần đây, thói quen quản lý tài chính và thanh toán của người Việt đã thay đổi đáng kể. Hầu hết người Việt chuộng xu hướng thanh toán không tiền mặt và các giải pháp đầu tư – tích lũy trên các ứng dụng di động.

Khảo sát của Visa cho thấy phần lớn người tiêu dùng Châu Á – Thái Bình Dương (55%) có khả năng sẽ sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại, mặc dù các phương thức này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trong khu vực.

Trong khi đó, Việt Nam đã chứng kiến ​​sự gia tăng trong việc sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán trong những năm gần đây, với hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, và hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Apple vượt Samsung về thị phần smartphone

Counterpoint Research đã công bố một nghiên cứu mới cho thấy doanh số smartphone toàn cầu trong tháng 10 là 105,68 triệu chiếc, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Apple vượt Samsung về thị phần smartphone.

Apple vượt Samsung về thị phần smartphone
Apple vượt Samsung về thị phần smartphone

Theo TechGoing, tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới là Trung Quốc, có tổng cộng 20,42 triệu máy đã được bán trong tháng 10, giảm 4% so với một năm trước đó. Các nhà phân tích lưu ý hầu hết người dùng Trung Quốc sẽ không mua điện thoại mới trước ngày 11.11.

Ngược lại, Mỹ là quốc gia duy nhất chứng kiến doanh số smartphone tăng trong tháng 10, với doanh số tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 14,5 triệu chiếc. Hiện tượng này có thể do các đợt khuyến mãi mùa mua sắm cuối năm của các nhà mạng đưa ra.

Doanh số smartphone hằng tháng ở châu Âu tăng trở lại trong tháng thứ hai liên tiếp nhưng cũng không thoát được khỏi xu hướng tăng trưởng âm kể từ năm 2021.

Theo báo cáo, doanh số smartphone ở châu Âu trong tháng 10 là 12,01 triệu chiếc, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Counterpoint lưu ý Apple là nhà cung cấp smartphone lớn duy nhất đạt được mức tăng trưởng doanh số hằng năm trong tháng 10.

Đặc biệt, công ty đã đạt được thị phần cao nhất là 25% tại Trung Quốc, qua đó vượt Samsung để giành vị trí hàng đầu trên thị trường smartphone toàn cầu.

Dòng iPhone 14 được cho là đã bán được 26,09 triệu chiếc trong hai tháng sau khi ra mắt, một con số tương tự như dòng iPhone 13, trong khi dòng Pro cao cấp chiếm 18,14 triệu chiếc, tương đương 70% doanh số.

Các nhà phân tích cho biết iPhone 14 Pro Max và iPhone 14 Pro đứng lần lượt vị trí số 1 và số 2 về doanh số bán hàng toàn cầu trong tháng 10, trong khi dòng iPhone 14 cao cấp dẫn đầu về doanh số bán hàng smartphone có mức giá trên 800 USD.

Trong khi Samsung bị Apple vượt mặt, doanh số smartphone của Oppo và Vivo cũng có bốn tháng sụt giảm liên tiếp với thị phần giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5.2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Các đại gia ngành bán lẻ vẫn tích cực với cuộc đua giành thị phần

Thị trường bán lẻ đang chứng kiến cuộc đua khốc liệt giữa các ông lớn trong việc mở rộng điểm bán, chiếm lĩnh thị phần.

retail là gì
Retail là gì? Thấu hiểu về ngành hàng Retails

Mặc dù có nhiều lo ngại về nguy cơ lạm phát, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, chi phí đầu vào của một số mặt hàng tăng khiến giá tăng ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, tuy nhiên thị trường bán lẻ vẫn đang chứng kiến cuộc đua khốc liệt của các ông lớn trong việc mở rộng điểm bán, chiếm thị phần.

Đơn cử như, đầu tháng 11 vừa qua, THISO thành viên của Tập đoàn THACO đã khai trương siêu thị Emart thứ hai tại khu đô thị Sala thuộc TP. Thủ Đức (TP.HCM).

Dù có mặt tại Việt Nam 7 năm nhưng tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc Emart gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi bắt tay với THACO thì siêu thị mang thương hiệu Emart thứ hai được khai trương.

Dù gia nhập “cuộc chơi” muộn hơn nhưng ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn THACO Trần Bá Dương không hề dấu tham vọng khi đặt mục tiêu đạt 20 siêu thị đến năm 2026.

Doanh thu mảng bán lẻ của THACO trong 5 năm tới đạt 1 tỷ USD, trở thành đại siêu thị có thị phần số 1 tại Việt Nam.

Siêu thị Emart sẽ đi theo chiến lược bắt đầu từ những thị trường đông dân, có tiềm năng.

Sau khi các đại siêu thị hiện hữu đảm bảo hệ thống tiêu chí cơ bản về doanh thu và tỷ suất lợi nhuận thì THACO sẽ phát triển mô hình cửa hàng nhỏ mà Emart thành công trên thế giới.

Cùng thời điểm với THISO, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan là Central Retail cũng vừa mở thêm hai trung tâm thương mại mới là GO! Phú Thạnh ở TP.HCM và GO! Bình Dương.

GO là tên gọi mới của một cái tên đã hết sức quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam là BigC, được Central Retail thay đổi sau khi mua lại từ Tập đoàn Casino (Pháp).

Mới đây Central Retail cũng tiết lộ kế hoạch chi 30 tỷ Baht (tương đương 790 triệu USD) để mở rộng gấp đôi quy mô điểm bán tại Việt Nam từ 340 cửa hàng lên ít nhất 710 cửa hàng vào năm 2026.

Ông lớn bán lẻ đến từ Nhật Bản là AEON cũng dự định sẽ tăng từ 6 trung tâm thương mại như hiện nay lên 16 tới năm 2025.

Một ông lớn bán lẻ nội, được coi “anh cả” về tuổi đời trên thị trường là Saigon Co.op sau thời gian chững lại do lãnh đạo dính pháp lý thì năm nay cũng dự kiến mở thêm 100 siêu thị.

Hệ thống bán lẻ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là WinMart thuộc Tập đoàn Masan cũng tiếp tục mở rộng điểm bán.

Cụ thể mới đây ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan cho biết, để thúc đẩy chiến lược Point of Life, Masan đã khai trương 30 cửa hàng WIN trong quý 3.

Thời gian tới, Masan sẽ ra mắt mô hình cửa hàng mới phục vụ người tiêu dùng tại khu vực nông thôn.

“Tới thời điểm này, Masan đã nắm giữ 50% thị phần cửa hàng bán lẻ hiện đại trên toàn quốc và chúng tôi không ngừng đổi mới để phục vụ người tiêu dùng các trải nghiệm vượt trội”, ông Quang nói thêm.

Được biết đến là đơn vị duy nhất sở hữu cả hệ thống phân phối hành tiêu dùng nhanh (Bách Hoá Xanh) và hàng tiêu dùng lâu bền (Điện Máy Xanh), Thế Giới Di Động là công ty duy nhất đi “ngược chiều” khi cho biết trong quý 4/2022 sẽ tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi.

Tuy nhiên việc tạm dừng của Thế Giới Di Động không áp dụng đối với một số ít cửa hàng đang thử nghiệm hoặc các cửa hàng mang lại lợi nhuận ngay.

Nhiều triển vọng

Trái ngược với tình trạng ảm đạm khi hàng loạt các cửa hàng phải đóng cửa để chống dịch cách đây một năm, hiện nay thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại.

Cụ thể, khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh trong tháng 8/2022 cũng cho thấy 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ đã bằng và vượt mức trước đại dịch.

Điều này cho thấy ngành bán lẻ đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giữa các doanh nghiệp bán lẻ có sự phân hóa giữa các nhóm hàng hóa khác nhau.

Đơn cử doanh nghiệp bán lẻ hàng lâu bền tăng trưởng cao so với hàng tiêu dùng nhanh.Còn những doanh nghiệp có quy mô lớn, chiến lược kinh doanh bài bản ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng hơn so với nhóm doanh nghiệp còn lại.

Dựa vào những lợi thế của thị trường Việt Nam như GDP tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ dân số ở độ tuổi từ 30 đến 40 lớn nên 92% số doanh nghiệp cho rằng triển vọng kinh doanh của toàn ngành bán lẻ những tháng cuối năm 2022 sẽ khả quan.

Chỉ có 16% doanh nghiệp tỏ ra thận trọng do lo ngại lạm phát và suy thoái kinh tế đang trở thành rủi ro lớn nhất hiện nay đối với tăng trưởng ngành bán lẻ.

Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ cũng đang thay đổi theo hướng mua sắm trực tuyến sẽ trở nên phổ biến hơn nhờ 2 động lực là: dịch Covid-19 thúc đẩy hoạt động mua sắm trực tuyến trở thành thói quen của người dùng; điện thoại thông minh, thiết bị di động và dịch vụ internet ngày càng phổ biến.

Còn theo Cushman & Wakefield đánh giá thị trường bán lẻ đã qua thời thương hiệu nội hay ngoại, mà doanh nghiệp bán lẻ nào nhanh tay hơn và có chiến lược trong việc tập trung vào trải nghiệm của khách hàng sẽ dành chiến thắng.

Sau thời gian “thử nghiệm” bán hàng trực tuyến bất đắc dĩ mùa giãn cách, các nhà bán lẻ đã tự tin hơn, cũng như thói quen của người tiêu dùng trong và sau Covid-19 cũng thay đổi, đòi hỏi những toan tính mới của chính mỗi doanh nghiệp hơn khi triển khai mô hình kinh doanh kết hợp đa kênh (Omni Channel).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thị phần là gì? Cách tính thị phần và ví dụ về thị phần

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các thông tin về thuật ngữ Thị phần (Market Share) trong bối cảnh ngành marketing và kinh doanh như: Thị phần là gì? Cách tính thị phần tăng trưởng cho doanh nghiệp? Thị phần tương đối là gì? Vai trò của thị phần đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị phần của một thương hiệu? và hơn thế nữa.

Thị phần là gì
Thị phần là gì? Khái niệm Thị phần trong Marketing

Thị phần (Market Share) là khái niệm mô tả độ lớn hay mức độ bao phủ của một thương hiệu, một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trên từng thị trường nhất định. Thị phần là số phần trăm mà thương hiệu có trên thị trường. Với những người làm marketing và kinh doanh thì mở rộng thị phần là mục tiêu hàng đầu kể từ khi xuất hiện trên thị trường.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài về chủ đề thị phần bao gồm:

  • Thị phần là gì?
  • Thị phần tương đối là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Thị phần.
  • Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ thị phần.
  • Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu?
  • Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp.
  • Các công thức hay cách tính thị phần là gì?
  • Sự khác biệt giữa khái niệm Thị phần và Thị trường.
  • Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?
  • Một số ví dụ về thị phần của các thương hiệu.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề thị phần.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thị phần là gì?

Thị phần trong tiếng Anh có nghĩa là Market Share.

Trong phạm vi marketing và kinh doanh, Thị phần là khái niệm đề cập đến tỷ lệ phần trăm tổng doanh số (hay sản lượng) bán hàng của một sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể trong một ngành hàng (ngành công nghiệp) cụ thể.

Thị phần được tính bằng cách lấy toàn bộ doanh số bán hàng của một sản phẩm hay doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho tổng doanh số bán hàng của toàn ngành trong cùng một thời kỳ tính toán.

Ví dụ, nếu Apple bán 50% số lượng iPhone ra thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021 so với tổng toàn bộ số lượng điện thoại thông minh được tiêu thụ trên cùng thị trường, có thể nói rằng iPhone chiếm 50% thị phần của thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021.

Trong thực tế, thị phần của iPhone chiếm trung bình khoảng 15% thị trường điện thoại thông minh (smart phone) toàn cầu.

Khái niệm thị phần được sử dụng để biểu thị quy mô hay độ lớn của một thương hiệu hay doanh nghiệp trong mối quan hệ với toàn thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có trong thị trường đó.

Thương hiệu hay doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành được gọi là “Market Leader”, có nghĩa là “Thương hiệu dẫn đầu thị trường”.

Thị phần tương đối là gì?

Thị phần tương đối là khái niệm mô tả thị phần của một doanh nghiệp nào đó so với một doanh nghiệp khác lớn hơn (lớn nhất) cùng ngành.

Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi tính toán thị phần tương đối đó là họ muốn biết xem so với đối thủ hàng đầu thì họ đang ở đâu.

Thấu hiểu khái niệm Thị phần.

Thị phần của một doanh nghiệp, đúng như thuật ngữ hay tên gọi của nó, là một phần trong toàn bộ tổng doanh số bán hàng (sản lượng) trong thị trường hoặc ngành hàng mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Để tính toán thị phần của một doanh nghiệp hay sản phẩm, điều đầu tiên cần làm là hãy xác định khoảng thời gian hay thời kì mà bạn muốn kiểm tra. Nó có thể là một quý, một năm hoặc nhiều năm tuỳ thuộc vào nhu cầu đo lường của từng doanh nghiệp.

Tiếp theo, hãy tính tổng doanh thu hay sản lượng bán hàng của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Sau đó, hãy tìm hiểu tổng doanh thu của cả ngành hàng mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Cuối cùng, lấy tổng doanh thu của riêng doanh nghiệp chia cho tổng doanh thu của toàn bộ ngành (bao gồm các công ty đối thủ cùng ngành).

Ví dụ: nếu một doanh nghiệp F&B nào đó đã bán được 100 triệu USD doanh thu là sản phẩm nước giải khát (nước ngọt) có ga vào năm 2021 và tổng doanh số của toàn bộ ngành nước giải khát trong năm này tại Việt Nam là 1 tỷ USD, thị phần của doanh nghiệp này sẽ là 100.000.000/1.000.000.000 = 10%.

Trong thực tế, khái niệm thị phần thường chỉ được quan tâm hay tính toán bởi các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp toàn cầu kinh doanh trên nhiều thị trường hay khu vực địa lý khác nhau.

Các doanh nghiệp nhỏ ít khi quan tâm đến thị phần mà chỉ là quan tâm đến sự tăng giảm của doanh số bán hàng (so với chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoặc so với một đối thủ bán hàng tương tự nào đó.)

Bạn có thể lấy dữ liệu về thị phần từ nhiều nguồn độc lập khác nhau, chẳng hạn như từ các tổ chức thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường, các cơ quan quản lý, hay từ chính các doanh nghiệp; tuy nhiên, một số ngành hàng nhất định sẽ khó đo lường chính xác về thị phần hơn những ngành khác.

Thị phần và Thị trường.

Như bạn có thể thấy, ngay bản chất câu từ cũng đã khác nhau. Thị phần là Market Share còn Thị trường là Market.

Trong khi thị phần đề cập đến độ lớn của một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó cụ thể, nó là con số phần trăm, thuật ngữ thị trường mang ý nghĩa chung chung.

Thị trường là khái niệm lớn bao gồm nhiều doanh nghiệp có từng mức thị phần khác nhau, họ là những phần tử tồn tại trên thị trường.

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ thị phần.

  • Thị phần thể hiện tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh số bán hàng của một ngành hoặc thị trường mà một doanh nghiệp cụ thể đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • Thị phần được tính bằng cách lấy doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số bán hàng của cả ngành trong cùng thời kỳ.
  • Thị phần được sử dụng để mô tả về quy mô của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể trong mối quan hệ với toàn bộ thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có.
  • Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất và thường có sức ảnh hưởng lớn nhất.
  • Tuỳ vào từng ngành hàng khác nhau, các doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược khác nhau để thúc đẩy hay gia tăng thị phần của mình.

Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?

Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?
Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?

Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu được bản chất của thị phần là gì hay bạn có thể tính toán nó như thế nào, một câu hỏi được đặt ra là vậy thị phần quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của một doanh nghiệp hay thương hiệu trên thị trường.

Ở góc nhìn của các nhà đầu tư, bạn muốn biết chính xác thị phần của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể nào đó trên thị trường để bạn có thể quyết định liệu bạn có nên đầu tư vào nó hay không.

Hay bằng cách theo dõi sự tăng giảm của thị phần qua các thời kỳ, bạn có thể biết được tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp là như thế nào.

Với tư cách là chủ doanh nghiệp, và bạn cũng có thể cần các cơ hội nhận được đầu tư, khi này, rõ ràng là bạn sẽ có lợi nhiều hơn nếu bạn có thị phần cao hơn.

Ở góc nhìn quy mô của thị trường, khi tổng (cầu) của thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó tăng lên, một doanh nghiệp có thể duy trì được thị phần của mình đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đang có mức doanh thu tăng lên tương ứng với mức tăng của toàn bộ sản lượng của thị trường.

Một doanh nghiệp có thị phần tăng sẽ tăng doanh thu nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành còn lại.

Việc gia tăng thị phần cũng cho phép một doanh nghiệp đạt được quy mô lớn hơn với các hoạt động của mình và mức độ lợi nhuận theo đó cũng tốt hơn.

Ngoài ra, thông qua chỉ số thị phần, một doanh nghiệp có thể xác định mức độ cạnh tranh của ngành, hay cụ thể là với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Đây chính là động lực thiết thực nhất để doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, thay đổi cách thức marketing, bán hàng và hơn thế nữa để không ngừng gia tăng thị phần.

Khi theo đuổi hay tính toán thị phần, có một điều mà bạn cần hiểu đó là, thị phần giảm không có nghĩa là doanh số sẽ giảm và ngược lại.

Ví dụ, nếu thị phần của doanh nghiệp của bạn giảm tuy nhiên tổng cầu hay dung lượng của toàn ngành tăng lên, khi này doanh số của bạn vẫn có thể tăng bình thường.

Ngược lại, nếu thị phần của bạn tăng lên, tuy nhiên, dung lượng toàn ngành lại giảm, khi này việc tăng lên về thị phần có thể không giúp bạn có nhiều doanh số hơn.

Cuối cùng, việc một doanh nghiệp hay đối thủ nào đó có thị phần rất cao, tăng rất nhanh hay thậm chí là Market Leader, điều này cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đó đang “ăn nên làm ra” hay có lợi nhuận cao.

Thử nhìn vào thực tế các chiến lược “đốt tiền chiếm thị phần“, bạn có thể hiểu được ẩn ý đằng sau điều này.

Các công thức chính được sử dụng để tính toán thị phần là gì?

Như đã đề cập ở trên, công thức tính toán hay đo lường thị phần khá đơn giản, bạn có thể sử dụng ngay công thức bên dưới.

Thị phần  = Doanh thu thực của doanh nghiệp / Tổng doanh thu toàn bộ ngành (thị trường) * 100.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên về khái niệm thị phần tương đối, bạn cũng có thể tính toán chỉ số này thông qua công thức bên dưới.

Thị phần tương đối  = Thị phần của doanh nghiệp / Thị phần của đối thủ (thường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất ngành) * 100.

Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại hay tăng trưởng của doanh nghiệp.

Thị phần có thể có tác động hay ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn trưởng thành của chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp bán các sản phẩm có vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) ngắn hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành có tốc độ tăng trưởng chậm (hay thậm chí là không tăng).

Trong các ngành kinh doanh có tính chu kỳ, hoặc ngành nhạy cảm cao với chu kỳ kinh doanh tổng thể, thị phần thường có tác động mạnh nhất và có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với các doanh nghiệp không chiếm được thị phần lớn.

Trong các ngành tăng trưởng mạnh, hoặc các ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các ngành khác, thị phần có ít ảnh hưởng hơn vì nó liên tục thay đổi (thời gian dài hơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn).

Sự thay đổi của thị phần theo đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận, thu nhập và doanh số bán hàng hay thậm chí là quyết định việc một doanh nghiệp nào đó có thể “tiếp tục ở lại” trên thị trường nữa hay không.

Trong các ngành có tính chu kỳ hay “winner takes all” (người chiến thắng sẽ lấy hết), các doanh nghiệp có thể sẵn sàng “đốt tiền” để chiếm thị phần bằng mọi giá, buộc các đối thủ cạnh tranh còn lại phải từ bỏ cuộc chơi hoặc chuyển sang một thị trường khác.

Theo quan sát của MarketingTrips tại thị trường Việt Nam, việc Grab khiến Uber rời khỏi thị trường hay cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee, Tiki và Lazada (Adayroi thuộc Vingroup đã từ dã cuộc chơi từ sớm) là những ví dụ điển hình nhất cho điều này.

Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp nào có doanh số và lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó càng có nhiều thị phần trong ngành của mình.

Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?

Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?
Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?

Thị phần như bạn thấy, hiển nhiên là quá quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, hay doanh nghiệp đó đang kinh doanh ngành hàng gì.

Dưới đây là một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng để mở rộng thị phần và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trên thị trường.

1. Chiến lược định giá bán.

Khi nói đến các chiến lược có thể xây dựng hay thúc đẩy thị phần cho doanh nghiệp, bán giá thấp sẽ là chiến lược nên được nhắc tới đầu tiên.

Nằm trong tổng thể các chiến lược định giá trong marketing và kinh doanh, chiến lược bán giá thấp hướng đến mục tiêu bán được nhiều hàng hơn cho nhiều khách hàng có nhu cầu mua hàng giá thấp (hoặc khách hàng nhạy cảm về giá).

Để có thể xem toàn bộ các chiến lược định giá, bạn có thể xem thêm tại: chiến lược giá là gì

Khi thực hiện chiến lược này, điều quan trọng bạn cần lưu ý là, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công khi bán giá thấp, tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì mà bạn nên chọn các chiến lược giá bán phù hợp.

2. Chiến lược cải tiến và đổi mới sản phẩm.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng thay đổi, việc nghiên cứu và cải tiến sản phẩm (R&D) ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu càng nỗ lực đổi mới sản phẩm và cải tiến về công nghệ thì càng có được thị phần tốt hơn trên thị trường.

Từ việc iPhone vươn lên trên thị trường điện thoại thông minh, sự ra đi của đế chế Nokia, sự trỗi dậy của TikTok đến việc các nền tảng mạng xã hội lớn khác dù có hàng tỷ người dùng vẫn không ngừng cập nhật và thay đổi. Mọi thứ đã quá rõ ràng.

Trong tương lai, khi thế giới dần chuyển sang nền kinh tế trải nghiệm (experience economy), metaverse và hơn thế nữa, “đổi mới hay là chết” sẽ vẫn là chìa khoá.

3. Làm hài lòng và tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.

Một trong những cách tốt nhất để gia tăng thị phần của doanh nghiệp là không ngừng nỗ lực dựa trên các mối quan hệ hiện có với khách hàng.

Bằng cách làm hài lòng khách hàng hiện tại thông qua các trải nghiệm đặc biệt, bạn có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành của họ tới thương hiệu (Brand Loyalty).

Một khi khách hàng trung thành nhiều hơn và có những điểm chạm tốt hơn với thương hiệu, họ có nhiều khả năng mua hàng lặp lại hơn, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có nhiều doanh thu hơn, và thị phần dần tăng lên.

4. Thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness).

Nhận thức về thương hiệu và Marketing đóng một vai trò rất lớn trong việc gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và chiếm thị phần.

Điều quan trọng bạn cần làm khi bắt đầu là cần phải cho phần lớn các khách hàng mục tiêu ngoài kia biết bạn là ai và bạn đang có những cái gì.

Trở thành một cái tên thông dụng và thương hiệu được ưa thích trong ngành là động lực vô cùng lớn để giúp bạn xây dựng thị phần.

Như bạn thấy, thương hiệu có thị phần cao nhất hiếm khi là thương hiệu ít phổ biến nhất.

Một số ví dụ về thị phần của các thương hiệu.

  • Thị phần của Nike.

Nike là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc và giày dép thể thao, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.

Riêng với thị trường giày dép, thị phần toàn cầu của Nike ước tính là 29,25%. Nike là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành của Adidas và Under Armour.

  • Thị phần của Tesla.

Tesla là một phần của ngành công nghiệp ô tô và hãng xe này chỉ tập trung sản xuất xe điện (EV). Trong ngành công nghiệp xe điện, Tesla chiếm 18% thị phần.

  • Thị phần của gã khổng lồ tìm kiếm Google.

Google hiện chiếm hơn 91,86% thị phần tìm kiếm toàn cầu và là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới tính đến 2022.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề thị phần.

  • Thị phần trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, thị phần có nghĩa là Market Share hoặc Share of Market.

  • Mục tiêu của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi muốn mở rộng thị phần là gì?

Đơn giản là các doanh nghiệp này muốn hướng tới doanh số bán hàng, lợi nhuận, khả năng ở lại lâu hơn trên thị trường và sự phát triển bền vững.

  • Bảo vệ thị phần là gì?

Là khái niệm đề cập đến các hoạt động của doanh nghiệp được đưa ra với mục tiêu duy trì thị phần của họ trên thị trường. Như đã phân tích trong bài, duy trì ở đây mang ý nghĩa là tương đối so với bình diện toàn dung lượng của thị trường.

  • Thị phần kết hợp là gì?

Nhằm hướng tới mục tiêu chính là chiếm lĩnh lợi thế trên thị trường, gia tăng rào cản cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, hạn chế sự cạnh tranh mới hay thậm chí là đạt được mục tiêu độc quyền nhóm, một số các doanh nghiệp đã quyết định kết hợp thị phần với nhau, thị phần khi này chính là tổng thị phần của các doanh nghiệp tham gia kết hợp.

  • Mở rộng thị phần là gì?

Là chiến lược mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, bành trướng thị phần của mình trên thị trường với mục tiêu là bán hàng được nhiều hơn.

  • Dung lượng thị trường (Market size) là gì?

Là khái niệm đề cập đến giá trị tính bằng tiền của một thị trường (Market, Marketplace) cụ thể nào đó, ví dụ, theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, vũ trụ ảo Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.

  • Thị phần thương hiệu là gì?

Thị phần thương hiệu hay thị phần của thương hiệu là doanh số bán hàng của một thương hiệu nào đó trong tổng doanh số của một danh mục sản phẩm cụ thể.

Ví dụ trong danh mục giày thể thao Nam tại thị trường Việt Nam, doanh số của thương hiệu giày A nào đó là 1 tỷ và tổng toàn thị trường (của danh mục giày thể thao Nam) là 10 tỷ, Brand Share của A khi này là 1/10 = 10%.

  • Mục tiêu thị phần là gì?

Là con số thị phần mà doanh nghiệp muốn có được, ví dụ là 5%.

  • Phần trăm thị phần là gì?

Như đã phân tích ở trên, khái niệm thị phần vốn được tính bằng công thức phần trăm, tức tính tương quan giữa một thương hiệu nào đó so với toàn bộ các đối thủ trên thị trường.

Phần trăm thị phần theo đó là số lượng thị phần tính theo phần trăm ví dụ 1/10 sẽ là 10% thị phần chẳng hạn.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng cần biết về khái niệm thị phần. Dù với tư cách là một Marketer, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm kinh doanh, việc tìm kiếm các cơ hội để xây dựng và phát triển thị phần là mục tiêu hàng đầu.

Bằng cách hiểu rõ thị phần là gì, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ thị phần, cũng như các chiến lược có thể thực thi để mở rộng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để hiện thực hoá mục tiêu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Samsung vẫn đứng đầu thế giới mà không cần thị trường Trung Quốc

thương hiệu sản xuất smartphone số một thế giới nhưng Samsung chỉ có 1% thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê của Strategy Analytics, trong tháng 2/2021, Samsung – hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc – đã soán ngôi Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Với hơn 23,1% thị phần, Samsung đã xuất xưởng 24 triệu chiếc smartphone trong tháng 2.

Tuy là thương hiệu sản xuất smartphone thường xuyên dẫn đầu thị phần trên thế giới, theo thống kê của Statista, Samsung chỉ có 1% thị phần ở Trung Quốc. Trái ngược với Apple, luôn tìm cách lấy lòng đất nước tỷ dân.

Hiện nay, các công ty như Xiaomi, Oppo, Huawei mới là những ông lớn thống trị thị trường đất nước tỷ dân.

Sự trỗi dậy của thương hiệu nội địa.

Điện thoại Samsung từ lâu đã xuất hiện phổ biến tại Trung Quốc. Có thời điểm, theo CNN, cứ 5 người dùng smartphone tại Trung Quốc lại có một người sử dụng smartphone Samsung.

Thống kê của Statista cho biết vào năm 2013, thị phần smartphone Samsung chiếm gần 19%, dẫn đầu các thương hiệu tên tuổi nhất trên thị trường nội địa.

Mặc dù vậy, khoảng cách này nhanh chóng bị thu hẹp khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển mạnh không chỉ tại quê nhà mà trên toàn thế giới.

Từ 12,1% thị phần nắm giữ năm 2014, chỉ một năm sau, ảnh hưởng của Samsung tại Trung Quốc suy giảm nhanh chóng. Với chưa đầy 1% thị phần vào năm 2015, Samsung dường như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường smartphone Trung Quốc.

Kể từ năm 2015, các thương hiệu tiêu biểu như Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi đều mở rộng thị phần nội địa của mình. Tính đến năm 2020, Huawei hiện nắm 41,4% thị phần trong tay, Vivo chiếm 17,8%, Oppo chiếm 16,6% còn Xiaomi chiếm 13% thị phần.

Tuy không có chung số phận như Samsung, thị phần của Apple tại Trung Quốc vẫn giảm mạnh, từ 13,6% vào năm 2015 xuống còn 8,3% vào năm 2020.

“Với số tiền bỏ ra cho một chiếc điện thoại Samsung, người ta có thể mua một chiếc iPhone. Khi nói đến sự tương xứng với giá tiền, các thương hiệu nội địa như Huawei rõ ràng đang trở nên tốt hơn”, một bài đăng phổ biến trên Weibo được SCMP đề cập.

Theo Park Sung-soon, nhà phân tích đến từ công ty Cape Investment & Securities, người Trung Quốc có xu hướng nghiêng về thương hiệu nội địa hoặc các dòng smartphone cao cấp của Apple.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc giúp người dùng có nhiều lựa chọn ở mọi mức giá, đặc biệt trong phân khúc bình dân.

Những cái tên mới nổi như Xiaomi dễ dàng chiếm được thiện cảm của người dùng nhờ tung ra nhiều mẫu smartphone hiệu suất tốt với giá thành rẻ.

Bên cạnh đó, các thương hiệu nội địa có ưu thế hơn hẳn Samsung khi sở hữu mạng lưới phân phối, bán lẻ rộng khắp.

Không chỉ có dân số lớn, Trung Quốc còn có nhiều thành phố, thị trấn bao phủ khắp cả nước. Theo SCMP, các thành phố “nhỏ” của Trung Quốc là thị trường lớn.

So với Samsung, các nhà sản xuất smartphone nội địa dễ dàng tiếp cận khách hàng tại nhiều nơi hơn.

Cả Vivo và Oppo đều sở hữu mạng lưới đối tác bán lẻ trên khắp Trung Quốc, nhất là ở những khu vực nông thôn.

Mạng lưới này cho phép các công ty nội địa kết nối trực tiếp với nhiều khách hàng vốn không có thói quen mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, Trung Quốc là đất nước có 100 thành phố trên 1 triệu dân. Vì vậy, việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.

Samsung không ‘lấy lòng’ Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng pin năm 2016 là “giọt nước tràn ly” ảnh hưởng đến những thành tựu mà Samsung gây dựng trước đó.

Vào thời điểm đó, một số người dùng trên thế giới phản ánh tình trạng mẫu Galaxy Note 7 phát nổ do pin quá nóng. Samsung nhanh chóng thông báo thu hồi 2,5 triệu sản phẩm này trên 10 thị trường. Tuy nhiên, đợt thu hồi này không bao gồm Trung Quốc.

Samsung cho biết tại Trung Quốc, hãng sử dụng dòng pin khác trang bị trên Note 7. Do vậy, dòng sản phẩm này hiện an toàn và không thuộc diện phải thu hồi.

Theo ZDnet, tình trạng Galaxy Note 7 nổ pin bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc sau một thời gian mở bán. Tuy nhiên, hãng cho biết những sự cố cháy nổ của Note 7 tại Trung Quốc chỉ do tác động bên ngoài. Sự cố này khiến nhiều người dùng Trung Quốc phẫn nộ.

Flora Tang, nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết phản ứng chậm trễ của Samsung trước tình huống đó đã dẫn đến sự mất niềm tin nghiêm trọng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, SCMP phản ánh tình trạng nhiều người dùng Trung Quốc phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Samsung.

“Tôi không thấy Samsung nỗ lực làm hài lòng người dùng Trung Quốc”, một người dùng khác chia sẻ với SCMP.

Cuối năm 2019, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, miền nam Trung Quốc. Trước tình hình doanh số và thị phần nội địa giảm mạnh, Samsung phải đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và đặt mục tiêu vào các thị trường hứa hẹn hơn.

“Quyết định đóng cửa nhà máy Samsung Electronics Huệ Châu là một trong những nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất của hãng, đây đồng thời là quyết định khó khăn của Samsung”, thương hiệu Hàn Quốc tuyên bố.

Cũng trong thời gian này, website tin tức địa phương Zhiwei Tech đăng tải video trên Weibo quay lại cảnh các công nhân Samsung nhận điện thoại miễn phí. Chiếc điện thoại này là món quà chia tay dành tặng những nhân viên đã gắn bó với nhà máy trong hơn 10 năm.

Vào thời hoàng kim, khu phức hợp sản xuất của Samsung ở Huệ Châu đảm nhiệm 1/5 số lượng điện thoại thông minh bán tại Trung Quốc.

Năm 2011, khi doanh số bán smartphone của Samsung đứng đầu thế giới, 2 nhà máy của công ty ở Huệ Châu và Thiên Tân lần lượt sản xuất 70,14 triệu và 55,64 triệu chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, trong quý I/2019, dữ liệu thuộc hải quan Trung Quốc cho biết doanh số xuất khẩu smartphone của Samsung tại nhà máy Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Giờ đây, Samsung đang nỗ lực mở rộng sản xuất tại các thị trường mới nổi.

Theo công ty nghiên cứu Canalys, khoảng 60% điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực mà Samsung hướng tới.

“Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung ở Đông Nam Á và Ấn Độ có vẻ khả quan hơn so với ở Trung Quốc”, Flora Tang nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips