Skip to main content

Chiến lược thương hiệu hay Brand Strategy là gì?

Chiến lược thương hiệu hay Brand Strategy là một tập hợp nguyên tắc và định hướng dẫn dắt các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh trên thị trường.

Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy)

Chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp là một tập hợp nguyên tắc và định hướng dẫn dắt các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh trên thị trường.

Xây dựng chiến lược thương hiệu

Nhà quản trị marketing cần thực hiện các bước công việc và nhiệm vụ sau:

Xác định sứ mệnh và tầm nhìn cho thương hiệu doanh nghiệp

Tầm nhìn thương hiệu phụ thuộc vào mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các phân tích đánh giá lợi thế cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường.

Doanh nghiệp cần xác định các định hướng phát triển trên thị trường cho thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp, cho tập hợp thương hiệu của doanh nghiệp và cho từng thương hiệu sản phẩm cụ thể.

Tất nhiên, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược riêng cho từng thương hiệu sản phẩm và chiến lược cho thương hiệu doanh nghiệp.

Để có cơ sở xác định chiến lược thương hiệu, các doanh nghiệp phải phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu và hành vi mua của khách hàng, môi trường cạnh tranh và các yếu tố điều kiện khác nhằm lựa chọn được lợi thế cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường.

Mỗi thương hiệu sản phẩm có sứ mệnh tầm nhìn riêng trên thị trường.

Lựa chọn và xác lập cấu trúc thương hiệu sản phẩm

Xác định cấu trúc các thương hiệu sản phẩm có vai trò quan trọng vì thông thường doanh nghiệp sản xuất đồng thời nhiều loại sản phẩm và nhiều chủng loại sản phẩm trong một loại.

Xác định cấu trúc thương hiệu như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường mục tiêu vừa đạt hiệu quả kinh doanh cao, giảm được các cạnh tranh nội bộ không đáng có giữa các thương hiệu của cùng một loại sản phẩm.

Trong thực tế có những thương hiệu khác nhau:

  • Gắn thương hiệu riêng biệt cho từng chủng loại sản phẩm có đặc tính khác nhau ít nhiều. Đây là chiến lược cấu trúc đa thương hiệu của nhà sản xuất trong đó mỗi chủng loại sản phẩm được gắn một thương hiệu riêng.
  • Gắn thương hiệu chung theo từng dòng sản phẩm. Trong đó cả các chủng loại trong một dòng sản phẩm bán dưới cùng một thương hiệu.
  • Gắn thương hiệu chung cho tất cả hàng hóa do công ty sản xuất. Đây là chiến lược thương hiệu doanh nghiệp hay còn gọi là thương hiệu gia đình.
  • Gắn thương hiệu riêng biệt của từng sản phẩm kết hợp với tên thương mại của công ty.
  • Gắn thương hiệu tập thể. Sản phẩm của một số doanh nghiệp bán ra thị trường dưới cùng một thương hiệu.

Việc xác lập thương hiệu hàng hóa theo mỗi cách thức trên có những ưu điểm nhất định. Việc gắn cho một loại sản phẩm có chủng loại khác nhau các thương hiệu riêng biệt có ưu điểm là không ràng buộc uy tín chung của công ty với việc một chủng loại cụ thể của mặt hàng cụ thể có được thị trường chấp nhận hay không?

Còn việc gắn thương hiệu thống nhất cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp thì lại giảm được chi phí quảng cáo khi tung một sản phẩm mới ra thị trường.

Tuy nhiên, nếu công ty sản xuất những mặt hàng hoàn toàn khác nhau thì việc dùng chung thương hiệu có thể gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng. Trong trường hợp này, thương hiệu chung cho từng dòng sản phẩm có thể sẽ thích hợp hơn.

Cuối cùng, việc xác định thương hiệu sản phẩm bằng cách kết hợp giữa thương hiệu công ty với thương hiệu riêng của hàng hóa vừa đem lại uy tín cho sản phẩm, vừa cung cấp thông tin riêng về tính khác biệt của hàng hóa.

Trong trường hợp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa thương hiệu (quản lí nhiều thương hiệu), họ phải đảm bảo cấu trúc thương hiệu hợp lí sao cho mỗi thương hiệu nhằm vào thị trường mục tiêu riêng và giữa các thương hiệu có sự hỗ trợ cho nhau.

Cấu trúc thương hiệu nhằm xác định vai trò của từng thương hiệu và mối quan hệ giữa chúng trong một danh mục đầu tư thương hiệu (brand portfolio).

Xác định sứ mệnh cho thương hiệu dẫn đầu, thương hiệu mở đường, thương hiệu thu hoạch, thương hiệu chiếm chỗ…

Xây dựng chiến lược thương hiệu cho từng thương hiệu sản phẩm

Đối với mỗi thương hiệu sản phẩm, nhà quản trị marketing phải xây dựng chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm: Xác định hình ảnh định vị mong muốn, tính cách của thương hiệu. Đồng thời, cần xác định vai trò chiến lược và phạm vi thị trường của mỗi thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Apple bị tố ‘ưu ái’ WeChat

Cựu nhân viên của Apple tiết lộ hãng có “ngoại lệ đặc biệt” cho WeChat, cho phép ứng dụng được miễn trừ quy định nghiêm ngặt của kho ứng dụng.

thương hiệu wechat

“Apple đã đưa ra một ngoại lệ đặc biệt cho WeChat mà không công ty nào khác trên thế giới có được”, Phillip Shoemaker, Cựu giám đốc mảng chính sách của App Store, cho biết. Theo ông, đó là quy tắc “không cung cấp ứng dụng trong ứng dụng”, nhưng WeChat là nền tảng duy nhất được phép.

Phillip Shoemaker phụ trách mảng chính sách của App Store cho đến năm 2016. Ông cho biết đã nhiều lần cảnh báo Tencent không được khởi chạy các ứng dụng nhỏ hơn trong WeChat. Nhưng khi ông rời đi, không ai làm việc này.

WeChat hiện là phần mềm phổ biến nhất Trung Quốc. Ứng dụng của Tencent được tích hợp nhiều ứng dụng nhỏ, phục vụ nhiều tính năng khác nhau, như mua sắm, thanh toán, gọi taxi, đặt vé xem phim…

Shoemaker cho rằng Apple đã tạo ngoại lệ duy nhất cho WeChat để thúc đẩy doanh số iPhone. “Tôi biết, nếu WeChat không được cài trên iPhone, smartphone này không thể bán chạy”, Shoemaker nói.

Trong khi đó, phía Apple cho rằng các nhà phát triển đều phải tuân theo quy tắc giống nhau, đồng thời có các yêu cầu cụ thể đối với những ứng dụng có ứng dụng con riêng biệt nhưng đóng vai trò là chức năng chính.

Tháng trước, trong cuộc họp với các chính trị gia tại Mỹ, CEO Apple, Tim Cook, cũng khẳng định mọi nhà phát triển đều phải tuân theo quy định của App Store. “Chúng tôi đối xử công bằng với các nhà phát triển”, Cook nói.

“Chúng tôi luôn xem xét mọi ứng dụng trước khi nó xuất hiện trên cửa hàng cũng như khi hoạt động. Các quy tắc đều áp dụng cho mọi người”.

Ngày 7/8, Trump đã ký sắc lệnh không cho phép các công ty Mỹ làm ăn với Tencent, chủ sở hữu WeChat.

Giới chuyên gia nhận định đây là quyết định có thể khiến Apple “biến mất” tại Trung Quốc, bởi nếu iPhone không thể cài WeChat, những người yêu thích iPhone tại Trung Quốc có thể sẽ từ bỏ thiết bị này để chuyển sang một nhà sản xuất trong nước. Một khảo sát trên QQ cũng cho thấy, 95% người dùng chọn WeChat thay vì iPhone.

Theo chuyên gia Ming-chi Kuo của TF Security, doanh số iPhone sụt giảm sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy như doanh số AirPods, Apple Watch, iPad… Và tất nhiên, mảng dịch vụ sẽ “chết” theo. Cuối cùng, tổng doanh thu của Apple trên toàn cầu có thể giảm 25 – 30%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

ACFC tham gia cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam

Ngày 17/8, ACFC tham gia cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời điểm nóng của thị trường, qua website mua sắm trực tuyến hiện đại www.acfc.com.vn.

Ảnh: Freepik.

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Dự đoán, tốc độ tăng trưởng năm nay duy trì trên 30% và quy mô thị trường có thể vượt 15 tỷ USD theo báo cáo của VECOM (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam).

Với tiềm năng to lớn đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, trở thành một trong những thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Nắm bắt được xu hướng dịch chuyển của thị trường, ACFC quyết định tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hóa trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay.

Ngày 17/8, ACFC tham gia cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời điểm nóng của thị trường, qua website mua sắm trực tuyến hiện đại www.acfc.com.vn.

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Dự đoán, tốc độ tăng trưởng năm nay duy trì trên 30% và quy mô thị trường có thể vượt 15 tỷ USD theo báo cáo của VECOM (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam).

Với tiềm năng to lớn đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, trở thành một trong những thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Nắm bắt được xu hướng dịch chuyển của thị trường, ACFC quyết định tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hóa trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay.

“Nắm bắt tâm lý khách hàng trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển không ngừng và liên tục thúc đẩy bản thân doanh nghiệp đổi mới, lột xác với diện mạo tốt hơn, ACFC sẽ chính thức ra mắt website phân phối hàng hiệu chính hãng online trong tháng 8 này”, Louis Nguyễn, Phó tổng giám đốc phát triển kinh doanh IPPG – Thành viên Hội đồng quản trị ACFC chia sẻ.

Theo ông Louis Nguyễn, với sứ mệnh góp phần định hình phong cách thời trang Việt giúp bắt nhịp với làn sóng quốc tế, ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là đem đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi nhất cho khách hàng.

“Những yếu tố như thời gian bận rộn hay điều kiện thời tiết cản trở, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh cần hạn chế tối thiểu các tiếp xúc thông thường, việc gia nhập thị trường thương mại điện tử sẽ giúp ACFC mang lại dịch vụ tối ưu cho khách hàng, lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn”, ông Louis Nguyễn nói thêm.

Hiểu được thói quen mua sắm và hành vi mới của người dùng, website bán hàng trực tuyến của ACFC được xây dựng trở thành điểm đến để khách hàng thỏa sức mua sắm sản phẩm thời trang chính hãng, bắt nhịp với xu hướng thời trang quốc tế. Thông qua website, khách hàng đến gần hơn với thế giới hàng hiệu chỉ trong một cú click.

Tuy nhiên, trong thời buổi hội nhập, các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chịu không ít cạnh tranh với các website nước ngoài nổi tiếng, tạo nên thách thức không nhỏ.

Ông Louis Nguyễn tin rằng ACFC có thể đem đến nguồn hàng từ các nhãn hàng thời trang quốc tế danh tiếng như Mango, Levi’s, GAP, Old Navy, Calvin Klein, Tommy Hilfiger, OVS, Banana Republic, French Connection, Dune London…với mức giá phù hợp cùng nhiều chính sách hậu mãi, giao hàng tối ưu cho khách hàng.

ACFC cũng hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bắt nhịp với làn sóng thời trang quốc tế, nhưng vẫn có thể định hình được phong cách thời trang cá nhân với bản sắc riêng”.

Nắm bắt được tâm lý này, Phó tổng giám đốc phát triển kinh doanh IPPG – Thành viên Hội đồng quản trị ACFC – ông Louis Nguyễn tự tin chia sẻ về sứ mệnh cùng quan điểm của doanh nghiệp khi lấn sân sang thị trường này.

“Với đa dạng các mặt hàng thời trang từ năng động, trẻ trung cho đến hiện đại, sang trọng, ACFC hướng đến định hình phong cách thời trang Việt qua việc cung cấp các sản phẩm hàng hiệu chính hãng, liên tục được cập nhật theo xu hướng mới nhất trên thế giới”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Muốn được sếp quý bạn phải biết cách tự quản lý bản thân trước

Nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân.

Đối với bất kỳ ai muốn làm quản lý hay thăng tiến, điều cần làm là ghi điểm với cấp trên. Không có gì tạo được ấn tượng tốt với cấp trên hơn là khả năng quản lý bản thân.

Nếu cấp trên thường phải tiêu tốn nguồn lực vào việc quản lý bạn, bạn sẽ bị xem là kẻ bòn rút thời gian và năng lượng của họ. Nhưng nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân. Nhờ đó họ sẽ tìm đến bạn mỗi khi cần giúp đỡ hay lời khuyên khi gặp khó khăn.

Dưới đây là 7 điều bạn cần làm để tự quản lý bản thân được bậc thầy nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell đề cập trong cuốn sách The 360Leader (Tạm dịch: Nhà lãnh đạo 360o ).

1. Quản lý cảm xúc

Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người có các vấn đề cảm xúc dễ bị tai nạn ô tô hơn những người bình thường tới 144% hay cứ 5 nạn nhân của các vụ tai nạn chết người, có 1 người đã cãi nhau với người khác trong 6 giờ trước vụ tai nạn.

Quản lý cảm xúc là điều rất quan trọng, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo bởi mọi hoạt động của họ đều có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người khác.

Những nhà lãnh đạo giỏi biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên trì hoãn cảm xúc. Đôi khi họ bày tỏ cảm xúc để tìm sự thông cảm và làm lay động người khác. Liệu đây có phải “mị dân” không? John C.Maxwell cho rằng không phải vậy, miễn sao điều đó tốt cho tổ chức và không phải là vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên kiềm chế cảm xúc khác với phủ nhận và chôn vùi nó. Điểm mấu chốt là bạn nên đặt người khác chứ không phải bản thân lên đầu khi giải quyết và xử lý các cảm xúc.

2. Quản lý thời gian

Quản lý thời gian là vấn đề đặc biệt khó khăn đối với những người ở vị trí giữa một tổ chức. Những nhà lãnh đạo cấp cao có thể ủy quyền, những công nhân được trả tiền theo giờ và làm bất cứ điều gì có thể trong khoảng thời gian đó còn những người ở giữa thường chịu áp lực từ 2 nhóm trên và thường được kỳ vọng làm thêm giờ để hoàn thành công việc.

Thời gian là tiền bạc, một chuyên gia tâm thần học từng nói “Chừng nào chưa coi trọng bản thân, bạn còn chưa coi trọng thời gian.” Trong cuộc sống này mọi người không thanh toán mọi thứ bằng tiền mà bằng thời gian của họ.

Vì vậy thay vì nghĩ đến việc bạn làm và thứ bạn mua dưới dạng tiền bạc, hãy nghĩ tới chúng dưới dạng thời gian. Hãy nghĩ xem điều gì đáng để bạn dành trọn cả cuộc đời? Từ đó bạn sẽ có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn.

3. Quản lý các ưu tiên

Quy luật chung thường cho thấy khi bạn không biết cách quản lý các ưu tiên, công việc của bạn sẽ luôn áp lực và giảm hiệu suất. Đặc biệt với vị trí ở giữa một tổ chức, bạn sẽ có một núi công việc cần xử lý. John C.Maxwell đề xuất cách quản lý các ưu tiên như sau:

80% thời gian- làm những việc bạn giỏi nhất

15% thời gian- làm những việc bạn đang học hỏi

5% thời gian-làm những việc cần thiết khác.

Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu thực hiện nhưng bạn cần học cách giao quyền, tính kỷ luật và phải “nhẫn tâm” khi quyết định đâu là những việc không nên làm. Thích làm một số công việc không có nghĩa phải đưa nó vào danh sách việc cần làm.

Hãy chỉ làm những việc có thể giúp bạn phát triển khả năng hoặc những việc cấp trên yêu cầu đích thân bạn làm. Tất cả những công việc còn lại đều là ứng viên cho danh sách những việc không nên làm của bạn.

4. Quản lý năng lượng

Ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn năng lượng trong những tình huống khó khăn hoặc không biết cách phân bổ, sử dụng chúng. Có 3 nhóm hao mòn năng lượng mọi người thường mắc phải gồm: Làm những việc không quan trọng, Không có khả năng làm những việc thật sự quan trọng, Không có khả năng ứng phó với vấn đề.

Vì vậy để quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, mỗi ngày bạn bên nhìn vào lịch làm việc của mình và tự hỏi “Việc nào là việc chính?” . Từ đó hãy đảm bạn mình có đủ năng lượng để thực hiện việc đó với sự tập trung và xuất sắc.

5. Quản lý suy nghĩ

Kẻ thù lớn nhất của suy nghĩ sâu sắc là sự bận rộn. Khi bạn muốn trở nên xuất sắc, hãy biết cách quản lý sự bận rộn quanh mình.

Nếu bạn thấy nhịp độ cuộc sống quá gấp gáp và không có phút nào để suy nghĩ trong cả ngày làm việc, hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy 3 đến 4 điều cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó tìm thời gian thích hợp để suy nghĩ về những điều đó.

Việc suy nghĩ chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, hoạc bạn có thể lưu lại những điều đó trong một tuần và dành thời gian xử lý trong ngày thứ 7, miễn sao đừng để quá lâu đến nỗi nó làm bạn nản lòng và sợ hãi.

Hãy nhớ một nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.

6. Quản lý lời nói

Các nhà lãnh đạo cấp cao thường không nghe lời bạn nói mà thường đánh giá cao hành động. Nếu họ ngừng việc đang làm lại để lắng nghe, những lời họ nghe sẽ có giá trị. Vì vậy hãy sử dụng ngôn từ hiệu quả nhất.

Nếu bạn muốn lời nói của mình có sức nặng, hãy để tâm nhiều hơn đến chúng Nếu bạn quản lý tư duy và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian tập trung suy nghĩ, kỹ năng quản lý lời nói của bạn sẽ tiến bộ trông thấy. Đối với cấp trên, nếu bạn có điều gì đáng nói, hãy nói ngắn gọn và súc tích. Nếu không có gì đáng nói, đôi khi việc tốt nhất nên làm là giữ yên lặng.

7. Quản lý cuộc sống riêng

Điều cuối cùng, dù bạn làm việc và quản lý bản thân rất tốt ở chỗ làm nhưng cuộc sống của bạn là một mớ bung bét, cuối cùng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Có ích gì khi leo lên đỉnh cao sự nghiệp nhưng hôn nhân lại tan vỡ, bạn trở thành người xa lạ với con cái?

Không có thành công nào trong sự nghiệp đáng để ta phải hy sinh gia đình của mình”, John C.Maxwell cho biết. Vì vậy, John C.Maxwell định nghĩa thành công là có những người thân thiết nhất luôn yêu thương và tôn trọng mình. Ông muốn có được tình yêu và sự tôn trọng của vợ, con trước khi có sự tôn trọng của bất cứ ai làm việc với mình. Và bạn cũng thế chứ?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Thảo Nguyên

Inc./Nhịp sống kinh tế

Chiến lược flighting marketing – Nhà quảng cáo nên lưu ý điều gì

Chiến lược flighting marketing là một qui trình trong đó các nhà quảng cáo lên lịch thực hiện các chương trình quảng cáo trong khoảng thời gian tối ưu, rồi sau thời gian đó họ không thực hiện thêm hoạt động nào khác.

Chiến lược flighting

Flighting là một qui trình trong đó các nhà quảng cáo lên lịch thực hiện các chương trình quảng cáo trong khoảng thời gian tối ưu, rồi sau thời gian đó họ không thực hiện thêm hoạt động nào khác.

Khoảng thời gian chạy chương trình quảng cáo đang được gọi là “flight” (tạm dịch: chuyến bay).

Ví dụ tại Mỹ, các công ty cung cấp dịch vụ kê khai thuế bận rộn nhất thường là từ tháng một đến ngày 15 tháng 4, khi khách hàng có nhu cầu nộp thuế thu nhập hàng năm.

Trong giai đoạn này, những công ty đó sẽ quảng cáo rất nhiều trên tivi, radio, báo, quảng cáo,v.v… để nhắc mọi người liên lạc với họ. Nhưng hết giai đoạn này, họ sẽ không quảng cáo thêm nữa.

Lí do là vì từ tháng một đến tháng 4 là thời gian tối ưu để các công ty về thuế có việc làm, do đó, việc nhắm mục tiêu đến khách hàng trong khoảng thời gian đặc biệt này là điều hợp lý.

Lí do doanh nghiệp thực hiện chiến lược flighting

Đối với các doanh nghiệp, chiến lược flighting không chỉ nhằm thu hút khách hàng vào thời điểm thích hợp, dù đó là một điểm quan trọng. Để hiểu rõ lí do hơn, xem xét hai phương án sau:

A. Một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế chạy quảng cáo truyền hình đắt tiền mỗi tháng trong suốt năm, với vọng rằng khách hàng sẽ nhớ đến họ trong mùa kê khai thuế cao điểm.

B. Một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế chỉ chạy quảng cáo trên truyền hình vào những tháng quan trọng nhất trong năm, tiết kiệm tiền quảng cáo và vẫn thu hút khách hàng trong mùa khai thuế cao điểm.

Rõ ràng phương án hợp lí là B. Không chỉ vì quảng cáo được thực hiện vào khoản thời gian thích hợp, mà doanh nghiệp không phải lãng phí tiền cho những quảng cáo mà chẳng ai quan tâm. Hầu hết sẽ chẳng ai nghĩ về việc chuẩn bị cho mùa kê khai thuế vào tháng sáu, tháng bảy hoặc tháng tám, v.v…

Nếu doanh nghiệp có thể điều chỉnh để chạy chiến lược quảng cáo vào những thời điểm quan trọng nhất, nó có thể đảm bảo chúng đến đúng người nghe vào đúng thời điểm, đồng thời tiết kiệm tiền.

Ngoài ra, doanh nghiệp mua một lượng lớn quảng cáo (trên truyền hình, báo chí, v.v…) trong một khoảng thời gian ngắn có thể được giảm giá.

Sức mạnh của flighting trong truyền đạt thông điệp là rất lớn, vì chiến lược này sẽ truyền đi nhiều thông điệp tới khách hàng tiềm năng trong khoảng thời gian rất ngắn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với một thông điệp nhiều lần có thể làm tăng nhận thức và khả năng hồi tưởng của khách hàng, và đây là tin tốt đối với doanh nghiệp thực hiện chiến lược này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google: Chia sẻ 3 bí quyết thúc đẩy hiệu suất làm việc

Những thay đổi rất nhỏ về chính sách đã tạo ra động lực phát triển và hiệu suất làm việc hàng đầu thế giới của Google.

Những hình ảnh đẹp mắt và hấp dẫn đến choáng váng bên trong quần thể Googleplex cho thấy lí do tập đoàn nhận được trung bình 2,5 triệu hồ sơ ứng tuyển mỗi năm.

Từ các khoang ngủ trưa đến dịch vụ mát-xa tại chỗ, từ 3 bữa ăn cho mọi nhân viên mỗi ngày cho đến kiến trúc nội thất tuyệt đẹp, Google chắc chắn đã tái định nghĩa ‘chế độ đãi ngộ’ và ‘môi trường làm việc’ cho nhân viên của họ.

Hệ thống hồ bơi trong nhà, sân bóng chuyền bãi biển hay các phòng giặt là miễn phí không phải là yếu tố duy nhất khiến tập đoàn công nghệ 300 tỷ USD đạt được 93% xếp hạng 5 sao của các CEO trên Glassdoor.

Cơ sở hạ tầng đồ sộ, độc đáo có thể khiến nhiều người bỏ qua những chi tiết nhỏ nhưng được phân tích và lồng ghép hết sức tinh tế trong cách xây dựng nền tảng văn hóa hiệu suất cao của Google.

Một công ty không cần phải tạo ra hàng triệu USD doanh thu để áp dụng các nguyên tắc cơ bản này. Theo các chuyên gia của Entrepreneur, ba bài học hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều có thể cân nhắc và bắt đầu triển khai ngay lập tức từ Google chính là:

Sức khỏe tinh thần là điều tối quan trọng

Vào năm 2012, Google đã khởi động một nghiên cứu chuyên sâu để xác định yếu tố nào khiến các đội nhóm nỗ lực hợp tác và đạt được hiệu quả cao nhất, ngoài yếu tố nhân sự xuất sắc.

Dự án này có tên là Aristotle, đã tổng hợp nhiều nghiên cứu trong hơn 50 năm cũng như mọi đặc điểm sẵn có của các đội nhóm trong công ty. Họ tìm kiếm các hình mẫu về lối sống xã hội bên ngoài công việc, các đặc điểm tính cách (hướng nội hoặc hướng ngoại) của từng thành viên trong nhóm, trình độ học vấn, sở thích và nhiều thông tin khác.

Rõ ràng là những đặc điểm này vốn được cho là sẽ tác động đến hiệu suất làm việc của một nhóm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về các quy tắc tương tác (những quy tắc bất thành văn do một nhóm tự đề ra), yếu tố quan trọng nhất chính là sức khỏe tinh thần.

Ở đây, sức khỏe tinh thần được định nghĩa là “nhận thức của một cá nhân về hậu quả của việc chấp nhận rủi ro khi hợp tác”. Nói cách khác, đó là cách một thành viên bất kì cảm nhận về khả năng đổi mới, thừa nhận sai lầm của bản thân hoặc đặt câu hỏi mà không lo bị đánh giá hay hạ thấp địa vị trong nhóm.

Thông qua Dự án Aristotle, nhân viên của Google đã phát hiện ra rằng hiệu quả của nhóm không phụ thuộc vào việc trong nhóm gồm những ai mà chính là cách họ tương tác với nhau.

Những đội nhóm xuất sắc nhất là những đội có các thành viên cảm thấy an toàn và bình đẳng khi nêu ý kiến trong các cuộc họp hoặc buổi trao đổi. Họ luôn tin tưởng rằng các đồng đội sẽ tôn trọng lẫn nhau và không từ chối thô bạo, chê cười hoặc trừng phạt họ vì nêu ra quan điểm cá nhân.

Người lãnh đạo chính là khởi đầu

Có một người quản lí giỏi đóng vai trò thiết yếu trong thành công doanh nghiệp không phải là phát hiện mới với Google. Năm 2008, Google ra mắt Dự án Oxy – một nghiên cứu nhằm xác định những phẩm chất tốt nhất của những nhà quản lí giỏi nhất.

Họ thu thập hơn 10.000 quan sát về mẫu người quản lí điển hình để xác định những đặc điểm được nhân viên đánh giá là hữu ích và những đặc điểm nào ngược lại.

Trước khi có Dự án Oxy, lí thuyết hoạt động của Google là những nhà quản lí hoặc lãnh đạo giỏi cần phải có kiến thức kĩ thuật cao hơn nhân viên nhưng kết luận của nghiên cứu hoàn toàn trái ngược.

Dự án Oxy nhận thấy dữ liệu chứng minh rằng khả năng tiếp cận vấn đề, giao tiếp tốt và trao quyền cho các thành viên trong nhóm là những đặc điểm có giá trị nhất của những người quản lí giỏi.

Cuối cùng, 8 thói quen của các nhà quản lý Google được đề ra bao gồm:

  • Trở thành một huấn luyện viên giỏi: phản hồi trực tiếp thường xuyên, nhất quán và cân bằng giữa phản hồi tiêu cực với tích cực.
  • Trao quyền cho thành viên nhóm và không quản lí vi mô: tư vấn và cho nhân viên sự tự do.
  • Quan tâm đến thành công và hạnh phúc cá nhân của các thành viên trong nhóm: hiểu điều gì là quan trọng đối với các thành viên ngoài nơi làm việc và dành thời gian chào đón các thành viên mới.
  • Đừng siêng năng, hãy tập trung vào năng suất và hướng đến kết quả: tập trung vào mục tiêu cần đạt được và cách thức triển khai. Sử dụng khả năng lãnh đạo để loại bỏ các trở ngại, thúc đẩy cả nhóm.
  • Là người giao tiếp và lắng nghe: tạo môi trường đối thoại cởi mở, đồng cảm và thẳng thắn về mục tiêu của nhóm.
  • Giúp nhân viên phát triển sự nghiệp.
  • Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng: giúp nhóm tập trung vào các mục tiêu và chiến lược, bao gồm cả xây dựng tầm nhìn.
  • Có kĩ năng chuyên môn tốt để cố vấn cho nhóm khi cần: làm việc chung với các thành viên, hiểu những thách thức tập thể sẽ phải đối mặt.

Quyết định dựa trên dữ liệu

Không có gì ngạc nhiên khi một công ty công nghệ tạo ra các thuật toán phức tạp luôn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, Google thực sự đã áp dụng chính sách này ở một tầm cao mới.

Bộ phận nhân sự của Google được gọi là Phòng phân tích Con người (People Analytics Department) vì mục tiêu của họ là đưa ra quyết định tuyển dụng dựa trên dữ liệu.

Trong Project Oxygen, Google thu thập hơn 10.000 quan sát từ hơn 100 nguồn dữ liệu, từ các bài đánh giá hiệu suất và khảo sát nhân viên. Với Dự án Aristotle, nhóm Google đã phân tích dữ liệu trong hơn 50 năm về các đội nhóm hoạt động hiệu quả.

Từ đó, họ so sánh các cá nhân hiệu quả so với những người không hiệu quả trên mọi khía cạnh: từ giới tính đến khoảng thời gian gắn bó, tần suất được động viên và khen thưởng.

Việc Google chú ý đến từng chi tiết và sẵn sàng xem xét dữ liệu từ mọi góc độ để nắm bắt đầy đủ ý nghĩa đã giúp họ tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời.

Dù họ đã chi hàng triệu USD để phân tích mọi khía cạnh của cuộc sống nhân viên ( cả bên trong và bên ngoài nơi làm việc), bài học dành cho các công ty nhỏ hơn chính là tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu suất thường xuyên và khảo sát nhân viênkhoa học nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Mua sắm hoàn tiền: Xu hướng mới hay ‘chiêu trò mới’ của thị trường

Nhiều website, trang thương mại điện tử hứa hẹn khi khách mua hàng sẽ được hoàn tiền (cashback) vào ví từ 80 đến 100%, thậm chí cao hơn và nếu mời bạn bè cùng tham gia còn có hoa hồng hậu hĩnh.

Phát hiện app “mua sắm hoàn tiền”, chị Nghi Anh (nhân viên văn phòng, Q.3, TP HCM) hào hứng thử nghiệm. Chị tải app về điện thoại, cả trăm thương hiệu từ nhà hàng, thẩm mỹ viện, shop thời trang, rạp chiếu phim… với các mức chiết khấu hấp dẫn hiện lên.

Mỗi hóa đơn giao dịch thành công, số tiền tương ứng với hóa đơn sẽ được chuyển tài khoản cho khách, có thể tích lũy và rút tiền mặt hoặc để mua hàng lần sau.

“Hiện nay, có nhiều ứng dụng gọi món, đặt chỗ trước liên kết với nhà hàng, khách sạn ưu đãi đến vài chục phần trăm giá cho khách hàng theo hình thức trừ tiền trực tiếp khi thanh toán.

Trên mạng có rất nhiều ứng dụng hoàn tiền, có nơi còn quảng cáo chiết khấu rất hấp dẫn, lên tới 100%. Tôi đã cài ít nhất 3 ứng dụng, app hoàn tiền để tích lũy nhiều ưu đãi”, chị Nghi Anh nói.

Theo tìm hiểu, hiện có khá nhiều app, ứng dụng cashback như Cashbag, Rungrinh, Tichluy, Clingme, Shopback…

Tuy quảng cáo hoàn tiền vào tài khoản ngay khi mua sắm, nhưng số tiền này đều được quy thành điểm thưởng, tiền điện tử (coin). Ví dụ 100.000 đồng tiền hoàn tương đương với 1 điểm thưởng, khi được 50 điểm thưởng mới được rút tiền mặt hoặc dùng để mua sắm nội bộ.

Ngoài ra, ứng dụng hoàn tiền này còn dẫn dụ khách hàng mời bạn bè, người thân cùng tham gia mua sắm sẽ được chiết khấu hoa hồng.

Cụ thể, nếu khách đầu tiên mời được một người tải app từ link hoặc mã giới thiệu của mình, thì trong 12 tháng tiếp theo, bất kỳ khi nào người này mua hàng và nhận được hoàn tiền từ các đối tác cashback, người mời đều nhận lại đến 40% từ số tiền này. Càng thăng hạng, tiền hoa hồng càng cao.

Lừa đảo trá hình

Trao đổi với PV báo Tiền Phong, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định: “Cashback tuy hợp pháp nhưng cố tình làm cho người dùng hiểu sai mức chiết khấu, tưởng được hoàn tiền cao nhưng thực ra rất ít. Đây là thủ đoạn lừa đảo người tiêu dùng”.

Theo TS. Hiếu, cashback là mô hình thương mại điện tử B2C (business to consumer) kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đây là một hình thức hợp pháp và ở Mỹ đã có từ lâu, khi bạn mua hàng và muốn có thêm tiền mặt từ cashback thì siêu thị sẽ trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng và cashback bằng tiền mặt.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA) thuộc Bộ Công Thương đã cảnh báo cashback có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép.

Cụ thể, khi sử dụng các website, ứng dụng thương mại điện tử này để giao dịch mua sắm, người tham gia (bao gồm cả tài khoản của nhà cung cấp và người tiêu dùng) được “vẽ” là luôn luôn có lợi với giá trị hoàn tiền/chiết khấu cho mỗi giao dịch được quảng cáo rất hấp dẫn từ 80-100%, thậm chí cao hơn dành cho cả bên bán và bên mua.

Tuy nhiên, việc “hoàn tiền” với giá trị % cao như vậy chỉ được thể hiện ở việc tích điểm trên hệ thống nội bộ, khi chuyển đổi ra tiền mặt thì chỉ theo các tỷ lệ % rất nhỏ, không đáng kể (thường chỉ khoảng từ 0,05-0,1%/ ngày), không có ý nghĩa về việc “hoàn tiền” như đã quảng cáo.

Việc tích điểm trên hệ thống nội bộ của những website và ứng dụng này thường có liên quan tới một hoặc một số loại tiền ảo, ví điện tử (Gem, CBP, Silling, USDT, ETH, ONE, VNDC…).

“Những mô hình hoạt động của các website, ứng dụng thương mại điện tử có những biểu hiện như trên hoặc tương tự như trên đều không rõ ràng, không minh bạch sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp trái phép” – VCCA cảnh báo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Facebook thêm cài đặt theo dõi trang mới để kiểm soát những cập nhật nào bạn sẽ thấy trên Trang

Facebook đang tìm cách cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các bài đăng và cập nhật cụ thể mà họ sẽ thấy từ mỗi Trang mà họ chọn theo dõi, với một danh sách mới các tùy chọn theo dõi Trang nâng cao sẽ xuất hiện cho một số người dùng.

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, Facebook hiện cung cấp một loạt các tùy chọn cụ thể sau đây cho một Trang (Fanpage).

Người dùng hiện có thể theo dõi tất cả các cập nhật từ Trang hoặc lựa chọn:

  • Bài đăng – Tin nổi bật, tất cả cập nhật hoặc không
  • Video – Video nổi bật, tất cả hoặc không
  • Video Trực tiếp – Tất cả hoặc không
  • Khuyến mãi/Ưu đãi – Tùy chọn để bật hoặc tắt bài đăng khuyến mãi

Điều đó có nghĩa là về mặt kỹ thuật, người dùng có thể chọn theo dõi một Trang và chỉ nhận được thông báo về bất kỳ ưu đãi mới nào mà họ đăng.

Tất nhiên, điều này sẽ làm loãng thêm số lượt Thích trang thực tế. Facebook cũng đang nghiên cứu thiết kế Trang kinh doanh mới, loại bỏ hoàn toàn số lượt Thích (Like), thay vào đó là tổng số Người theo dõi (follower) (theo hình ảnh bên phải bên dưới).

Một sự thật chung là khi ai đó chọn để theo dõi một Trang họ sẽ thấy ít nhất là hầu hết các bài đăng của họ (và tất cả nếu họ chọn Trang đó làm Trang ‘yêu thích’).

Nhưng nếu người dùng có thể thu hẹp hơn nữa xuống các yếu tố cụ thể, thì đó cũng có thể không phải là một dấu hiệu tuyệt vời về phạm vi tiếp cận Trang thực tế.

Dù bằng cách nào đi chăng nữa, đây cũng là một sự cân nhắc thú vị và có thể giúp bạn đánh giá lại các chiến lược Facebook của mình phù hợp với cách người dùng có thể chọn nhận các bản cập nhật của bạn.

Có thể bạn muốn xem xét đăng thêm các ưu đãi dành riêng cho những người chỉ tìm kiếm những thông báo đó hoặc bạn có thể cho những người theo dõi của mình biết về các cài đặt mới mà họ có thể sử dụng, điều này có thể giúp họ nhận được các cập nhật phù hợp hơn từ Trang của bạn.

Cuối cùng, điều đó có thể tăng tương tác với các bản cập nhật của bạn, cải thiện phạm vi tiếp cận của Trang, v.v.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Instagram sắp mất tính năng quan trọng

Người dùng Instagram sẽ nhắn tin thông qua Messenger thay vì Direct Message như trước đây.

Cụ thể, Direct Message sẽ được Facebook hợp nhất với nền tảng nhắn tin Messenger. Ghi nhận của The Verge cho thấy một số tài khoản đã được thông báo về thay đổi này.

Facebook cho biết người dùng Instagram sẽ “nhắn tin theo cách mới”. Một số tính năng sẽ được bổ sung như đổi màu khung chat, thể hiện cảm xúc cho tin nhắn, vuốt để trả lời và nhắn tin với người dùng Facebook.

Người dùng ứng dụng Instagram sẽ có lựa chọn áp dụng thay đổi ngay hoặc để sau. Nếu chọn cập nhật, biểu tượng Direct Message trên góc phải ứng dụng sẽ thay bằng Messenger.

Vào đầu năm 2019, Facebook đã công bố kế hoạch hợp nhất các nền tảng nhắn tin thành một gồm Messenger, Direct Message và WhatsApp. Mỗi dịch vụ vẫn sẽ tồn tại dưới dạng ứng dụng độc lập, tuy nhiên người dùng có thể nhắn tin từ ứng dụng này sang 2 ứng dụng còn lại. Các tin nhắn cũng sẽ được mã hóa đầu cuối tương tự WhatsApp.

Theo PhoneArena, việc hợp nhất 3 nền tảng nhắn tin sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho Facebook trước các đối thủ như iMessage.

Theo các nguồn tin, việc hợp nhất khiến hàng nghìn kỹ sư của Facebook phải điều chỉnh cách hoạt động của WhatsApp, Instagram và Messenger ở tầng cơ bản nhất.

Việc Instagram và WhatsApp ngày càng bị can thiệp nhiều cũng khiến những người sáng lập các dịch vụ không hài lòng. Jan Koum và Brian Acton, đồng sáng lập WhatsApp đã rời Facebook vào tháng 4/2018. Đến tháng 9/2018, 2 đồng sáng lập của Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger cũng tuyên bố rời công ty.

Nhà sáng lập Facebook bị hỏi rất kỹ về thương vụ mua lại Instagram năm 2012. Những email tiết lộ Zuckerberg cho rằng Instagram sẽ là “kẻ phá đám” Facebook. Một email từ giám đốc tài chính Facebook cũng đề cập tới việc triệt hạ đối thủ tiềm năng.

Trả lời vấn đề này, Zuckerberg không phủ nhận việc từng coi Instagram là mối đe doạ, nhưng cho biết thương vụ đã được Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) thông qua. CEO Facebook cũng cho rằng với quy mô của Instagram lúc đó thì khó có thể cạnh tranh với Facebook.

Mark Zuckerberg cũng thừa nhận WhatsApp, được Facebook mua lại năm 2014, cũng là một đối thủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips via Zing

Facebook chỉ trích Apple khi thu phí đến 30% với “Paid Online Events”

Apple đang là tâm điểm chỉ trích của các nhà phát hành dịch vụ game sau khi gỡ trò chơi Fortnite khỏi kho ứng dụng App Store.

Ngày 14/8, Facebook đã bổ sung tính năng tạo sự kiện có trả phí ‘Paid Online Events‘ để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ – SMBs.

Tuy nhiên trên iOS, các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ quy định chia 30% doanh thu mà Apple đưa ra khi kiếm tiền trong ứng dụng. Facebook nói quy định chia 30% doanh thu của Apple đã “ngăn cản kế hoạch giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ”.

Fidji Simo, đại diện ứng dụng Facebook cho biết đã thương lượng với Apple về việc giảm tỉ lệ 30% hoặc cho phép tích hợp cổng thanh toán Facebook Pay, thế nhưng 2 giải pháp này của Facebook đã bị Apple bác bỏ.

Theo The Verge, điều đó có nghĩa các doanh nghiệp nhỏ chỉ nhận được 70% số tiền mà tính năng tạo sự kiện trả phí trên iOS mang lại. Trong khi đó trên nền tảng web và Android, họ có thể giữ 100% doanh thu nếu người dùng thanh toán qua Facebook Pay.

Facebook cho biết sẽ thêm dòng chữ “Apple thu 30% giá trị giao dịch này” khi người dùng trả tiền tham gia sự kiện trên iOS.

“Khi người dùng trả 20 USD để tham gia sự kiện trực tuyến, họ nghĩ rằng tất cả tiền sẽ đến tay các doanh nghiệp nhưng thực chất, 30% trong số đó sẽ về túi công ty có giá trị gần 2 nghìn tỷ USD. Đó là thông tin mà mọi người cần biết”, Simo nói.

Đây là lần thứ 2 Facebook lên án chính sách thu 30% doanh thu của Apple. Ngày 7/8, Facebook cùng Microsoft đã chỉ trích App Store với quy định hạn chế việc phát hành các dịch vụ chơi game đám mây và chính sách thanh toán, khiến việc phát hành Facebook Gaming trên iOS không được như kế hoạch.

Ngày 14/8, Apple lại “lâm khủng hoảng” do xóa trò chơi Fortnite khỏi App Store sau khi nhà phát triển Epic Games triển khai hệ thống thanh toán của riêng mình. Không chỉ Apple mà Google cũng có động thái tương tự khiến Epic Games đệ đơn kiện chủ sở hữu iOS và Android – 2 nền tảng di động phổ biến nhất thế giới.

Trong khi nhiều công ty đang “chĩa mũi dùi” về Apple, công ty này chưa có bình luận chính thức nào.

“Đây là tình trạng chung trong ngành công nghiệp game, khi chúng (những quy định của Apple) gây tổn hại cho người chơi và các nhà phát triển, cản trở sự đổi mới trên di động với những loại hình giải trí như chơi game trên đám mây”, Vivek Sharma, Giám đốc Facebook Gaming nói với The Verge.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

5 Bài học Marketing từ Daily Harvest – Hành trình bán 1 triệu ly sinh tố mỗi năm (P2)

Từ chiến lược tập trung tạo ra sản phẩm giải quyết khó khăn của khách hàng, tới cách sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông miễn phí, tối ưu SEO – trong bài viết lần này, hãy cùng khám phá thêm 3 bí quyết để xây dựng và hoàn thiện một thương hiệu có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường.

4. Sử dụng mạng xã hội trả phí để dẫn lượng truy cập về landing page của từng sản phẩm cụ thể

Khi chạy quảng cáo trên mạng xã hội, Daily Harvest không điều hướng khách hàng về fanpage chính. Thay vào đó, họ tạo cho mỗi sản phẩm một trang landing riêng và điều hướng khách hàng về đó để chuyển đổi khách ghé thăm thành khách hàng.

Đây có lẽ không phải là chiến lược quá độc đáo. Thực tế, việc tạo landing page riêng cho các sản phẩm để chạy quảng cáo là một trong những phương pháp tối ưu nhất dành cho các thương hiệu khi đầu tư vào mảng truyền thông trả phí.

Tuy nhiên, cách mà Daily Harvest làm thực sự gây được ấn tượng: Tất cả các landing page đều được thiết kế đồng bộ với trang web chính – đơn giản, gọn gàng, nổi bật.

Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể lưu lại áp dụng khi xây dựng landing page hiệu quả:

  • Xây dựng tuyến thông điệp chính thống nhất trên mọi nội dung quảng cáo
  • Lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng
  • Mọi nội dung đều dành cho khách hàng:
    • Chọn một kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn của bạn với các nguyên liệu có sẵn
    • Chuyển tới bạn bất cứ khi nào bạn cần
    • Chuẩn bị rau củ, quả theo thói quen hàng ngày của bạn
  • Sử dụng các “minh chứng” trên mạng xã hội để bổ trợ cho thông điệp của thương hiệu: Bằng cách xây dựng các tuyến nội dung khoa học trên các trang mạng xã hội uy tín có liên quan như Men’s Health, Vogue, Women’s Health, Daily Harvest xây dựng niềm tin với khách hàng với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ, ăn uống lành mạnh, dưới sự kiểm chứng từ các bên uy tín trong cùng lĩnh vực

5. Xây dựng niềm tin với nhóm khách hàng mới thông qua các đối tác

Đối tác dần trở thành một kênh quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tiếp của các nhãn hàng.

Tại sao ư?

Ở dạng thức đơn giản nhất, quảng cáo chính là việc kết nối công chúng có liên quan với thông điệp của thương hiệu.

Nhưng khi marketer đơn thuần chỉ tập trung vào lượng tiếp cận, họ sẽ gặp phải vấn đề sau: Ở thời điểm hiện tại, ai cũng có thể chạy quảng cáo trên Facebook và tiếp cận tới các nhóm công chúng mà bạn đang cố gắng ‘chinh phục’.

Đây là lúc mối quan hệ với các bên đối tác (hay nói cách khác là các KOL, Influencer) phát huy tác dụng của mình: đó chính là xây dựng niềm tin.

Lấy một ví dụ nhỏ, khi bạn (với tư cách là công chúng) theo dõi một Youtuber X, họ sẽ xây dựng niềm tin với bạn thông qua hàng trăm nội dung có trên trang YouTube của họ.

Và khi một nhãn hàng như Samsung hay Oppo muốn làm việc với vlogger này để xây dựng niềm tin với công chúng của vlogger này về sản phẩm của họ. Mọi thứ sẽ diễn ra rất tự nhiên, và bạn có thể cũng bắt đầu xuất hiện suy nghĩ “Nếu X sử dụng sản phẩm này, vậy tôi cũng muốn sử dụng nó”.

Daily Harvest cũng áp dụng phương pháp tương tự, và lượng traffic đổ về từ YouTube là cực lớn. Tuy nhiên, đối tác của Daily Harvest không chỉ dừng lại ở YouTube, mà thương hiệu này còn “phủ sóng” qua các Influencer lớn nhỏ trên Instagram.

Ngoài ra, trên website của Daily Harvest còn để riêng một mục ‘Partnerships’ để bạn chủ động điền thông tin vào form nếu có hứng thú hợp tác với thương hiệu này.

6. [Take Away] 5 Bài học quan trọng từ thành công của Daily Harvest

1. Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Daily Harvest có sự am hiểu sâu sắc và rõ ràng rằng ai sẽ là nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chiến lược kinh doanh của thương hiệu: từ các dòng sản phẩm tới cách định vị chúng trên thị trường.

2. Sử dụng Pinterest như một công cụ tìm kiếm hiệu quả

Pinterest là một công cụ tìm kiếm cực kỳ hiệu quả và hữu ích để dẫn traffic về cho thương hiệu. Mọi người sử dụng Pinterest theo cách họ sử dụng một tờ tạp chí hay danh mục sản phẩm. Bằng việc đăng tải ác nội dung liên quan, Daily Harvest đã tiếp cận hơn 4 triệu người mỗi tháng chỉ riêng trên nền tảng này.

3. Xây dựng trải nghiệm mua hàng vừa thẩm mỹ vừa dễ dàng

Khách hàng đang ngập chìm trong hàng tá lựa chọn ngày nay. Để nổi bật, bạn cần phải tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho họ. Và website của Daily Harvest đã làm được điều đó. Nó tập trung vào câu chuyện cốt lõi của thương hiệu, tạo được sự hấp dẫn, độc đáo, ấn tượng và giúp website nhận được nhiều backlink chất lượng.

4. Dẫn lượng truy cập từ các chiến dịch quảng cáo trả phí về landing page riêng để chuyển đổi khách hàng

Khi sử dụng các kênh trả phí (đặc biệt là mạng xã hội), Daily Harvest tạo liên kết đổ về các landing page cụ thể của từng sản phẩm có trong các nội dung quảng cáo.

5. Mở rộng thêm các tệp khách hàng thông qua chiến lược kết hợp với các đối tác

Khi bạn tiếp thị tới nhóm khách hàng mới, không quan trọng là bạn tiếp cận được bao nhiêu người, quan trọng là bạn xây dựng được niềm tin đối với khách hàng mới. Daily Harvest đã tích cực làm việc với các đối tác, KOL, Influencer để quảng bá hình ảnh và xây dựng niềm tin với nhóm công chúng mới về sản phẩm của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Hình ảnh thiết kế: TG Brand Development
* Theo: buffer.com

5 bài học Marketing từ Daily Harvest: Hành trình bán 1 triệu ly sinh tố mỗi năm (P1)

Ra mắt năm 2015, Daily Harvest đã trở thành một trong số những thương hiệu thực phẩm bán trực tuyến (online) phát triển nhanh nhất trên thế giới bằng cách áp dụng 5 chiến lược marketing hiệu quả.

Từ con số 0 tròn trĩnh:

  • Năm 2017, Daily Harvest nhận được các khoản đầu tư hơn 43 triệu đô từ các nhà đầu tư lớn ở Mỹ
  • Từng giao hơn 1 triệu cốc sinh tố trên toàn nước Mỹ chỉ sau 1 năm ra mắt
  • Sở hữu hơn 100,000 khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm của Daily Harvest

Đây có lẽ là một câu chuyện thần kỳ và đáng ngưỡng mộ của một thương hiệu. Nhưng làm thế nào để Daily Harvest chuyển đổi từ việc giải quyết vấn đề chuẩn bị bữa ăn cho một mình CEO của nó là Rachel Drori sang một mô hình kinh doanh các bữa ăn kiêng lành mạnh, tiện lợi có mặt trong hơn 100,000 căn bếp trải khắp nước Mỹ?

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu một vài chiến lược marketing đã giúp cho Daily Harvest tăng trưởng vượt bậc như thế nhé!

1. Tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm giải quyết được khó khăn của họ

Xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân mình là chuẩn bị bữa ăn vừa đơn giản, tiện lợi lại vừa đảm bảo dinh dưỡng và lành mạnh, Founder của Daily Harvest là Rachel Drori đã nghiên cứu rất nhiều phương pháp chuẩn bị đồ ăn kiêng khác nhau vì cô quá bận rộn để nấu ăn mỗi ngày.

Cuối cùng, cô đã tìm ra cách chuẩn bị bữa ăn sẵn và bảo quản bằng phương pháp trữ đông. Đây có lẽ là hình thức mà chưa có công ty nào cung cấp. Nhận thấy khoảng trống trên thị trường, ngay lập tức, Drori đã xây dựng một website và bắt đầu bán cho những người đang gặp phải tình trạng tương tự như mình.

Công ty đã phát triển nhanh chóng kể từ ngày đó và điều duy nhất giúp họ duy trì đến tận bây giờ chính là việc tập trung phục vụ nhu cầu cụ thể cho khách hàng mục tiêu của mình.

“Khách hàng mục tiêu của chúng tôi là những người đang theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng lại khá bận rộn và hạn chế về mặt thời gian”, Drori chia sẻ với Business Insider.

Sau này, thương hiệu tiếp tục mở rộng thêm tệp khách hàng sang những người “Muốn ăn kiêng theo cách của riêng họ nhưng lại không biết cách chế biến như thế nào”.

Vậy tại sao việc tập trung vào những khách hàng cụ thể lại quan trọng đến thế đối với Daily Harvest? Tại sao họ không thử khuyến khích tất cả mọi người ăn uống lành mạnh hơn để mở rộng thị trường của mình?

“Việc tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp”Chuyên gia tiếp thị trực tiếp Marco Marandiz chia sẻ.

“Các doanh nghiệp thường bị phân tâm bởi những phân khúc mới nổi, chưa xác định rõ ràng và cuối cùng sẽ tốn kém quá nhiều tài nguyên của mình và không tạo ra giá trị ấn tượng ngay cả đối với những khách hàng đầu tiên của họ.

Đối với Daily Harvest, việc tiếp tục đào sâu nghiên cứu các khách hàng mục tiêu chính là việc quan trọng để thực sự đáp ứng hết mọi nhu cầu của họ trong việc ăn uống.”

Hiểu rõ khách hàng của bạn là ai, sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề gì cho họ đã giúp cho thương hiệu tạo ra được những thông điệp và nội dung nhất quán, ấn tượng và dễ ghi nhớ dù khách hàng có tương tác với thương hiệu ở bất cứ điểm chạm nào.

2. Sử dụng Pinterest như một công cụ tìm kiếm, tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng mỗi tháng

Pinterest được coi là mạng xã hội khá “thầm lặng” trong thế giới của các nền tảng mạng xã hội. Và mặc dù nó không hề ồn ào như Facebook hay Instagram, nhưng khả năng kết nối thương hiệu với nhóm khách hàng tiềm năng của Pinterest là điều không thể phủ nhận.

Trước khi ra mắt công chúng, công ty sáng lập Pinterest đã từng chia sẻ về một số hiểu biết về cách mà mọi người sử dụng nền tảng này như sau:

  • Các Pinner (những người sử dụng Pinterest) không chỉ mơ mộng về tương lai; họ khám phám những lựa chọn thực tế và mong muốn biến chúng thành hiện thực. Họ tìm kiếm ý tưởng, truy cập các trang web của các doanh nghiệp và hiện thực hoá mong muốn ấy bằng việc đặt mua sản phẩm và dịch vụ.
  • Những người sử dụng Pinterest để tìm kiếm cảm hứng tương tự như cách họ sử dụng một tờ tạp chí hay một danh mục sản phẩm.

Vì vậy, nếu như trước đây người tiêu dùng lướt qua các trang tạp chí để tìm kiếm nguồn cảm hứng, thì hiện tại họ bắt đầu chuyển sang sử dụng Pinterest – và đây là lí do tại sao nó trở thành một trong những công cụ tìm kiếm mạnh mẽ dành cho doanh nghiệp.

Daily Harvest có 5.638 người theo dõi trên Pinterest. Nghe có vẻ không nhiều, đặc biệt là khi so sánh với lượng người theo dõi trên tài khoản Facebook (260.000) và Instagram (406.000).

Tuy nhiên, trên Pinterest, khả năng tìm kiếm quan trọng hơn số lượng người theo dõi. Daily Harvest đã thu hút được 4,1 triệu người xem hàng tháng trên Pinterest – có nghĩa là các Ghim của thương hiệu này xuất hiện trên màn hình của hơn 4 triệu người trong 1 tháng.

Các Ghim của tập trung trực tiếp vào sản phẩm, được trình bày thống nhất theo phong cách riêng của thương hiệu.

Theo dữ liệu của SimilarWeb, Pinterest đứng thứ 3 trong số các trang mạng xã hội được nhắc tới của Daily Harvest, thu hút khoảng hơn 13.000 lượt truy cập mỗi tháng và phần lớn lưu lượng truy cập này sẽ được điều hướng trực tiếp tới các trang sản phẩm (liên kết ở mỗi Ghim sẽ đưa người xem đến trang đích tương ứng).

3. Tạo website đơn giản để điều hướng, kết hợp cùng chuỗi nội dung storytelling (kể chuyện) hấp dẫn

SimilarWeb ước tính rằng hơn 30% lưu lượng truy cập của Daily Harvest đến từ việc tìm kiếm – một con số tương đối ấn tượng.

Và nếu những ước tính của SimilarWeb là chính xác thì lượng tìm kiếm đó tương đương khoảng 270.000 lượt truy cập mỗi tháng dành cho thương hiệu bán đồ ăn online này. Đồng nghĩa với số lượng khách hàng tiềm năng ghé thăm trang web không hề nhỏ.

Vậy chúng ta có thể học được gì từ thành công trên nền tảng website của Daily Harvest?

Thứ nhất, tính khả dụng và thiết kế rất quan trọng.

Thiết kế là yếu tố không thể bỏ qua khi xây dựng website. Mặc dù thiết kế chưa bao giờ được cho là một yếu tố SEO trực tiếp, nhưng nó lại là thứ trực tiếp mang lại trải nghiệm tích cực và tạo được cảm tình đối với khách hàng. Một website thiết kế đẹp, tối ưu sẽ khiến khách hàng muốn kết nối với thương hiệu nhiều hơn.

Đối với Daily Harvest, sự đơn giản chính là chủ đề xuyên suốt trên website từ nội dung đến hình ảnh sản phẩm. Chủ đề ngắn gọn, nội dung cô đọng, tập trung vào sản phẩm và thương hiệu cũng sẽ hỗ trợ đẩy mạnh phần tối ưu tìm kiếm – SEO, đồng thời không khiến khách hàng bị “choáng ngợp” bởi quá nhiều chữ.

* Lưu ý: Hình ảnh đẹp, chất lượng cao đôi khi lại khiến tốc độ tải của website chậm hơn so với các trang đối thủ. Nhưng với lượng truy cập lớn và ổn định mỗi ngày, Daily Harvest đã làm rất tốt trong việc xây dựng website uy tín đại diện cho thương hiệu & có được tệp khách hàng trung thành.

Thứ hai, tăng chất lượng backlink đổ về website từ những website hàng đầu, uy tín.

Đây có lẽ là thách thức lớn của hầu hết các doanh nghiệp. Bởi xây dựng backlink là một trong những phần khó nhất khi triển khai hoạt động SEO – nhưng có thể khẳng định được rằng, tất cả những thành quả hôm nay của Daily Harvest đều là do “hữu xạ tự nhiên hương”.

Thương hiệu này đã xây dựng được những backlink chất lượng thông qua hình thức story telling – kể câu chuyện của chính mình và tập trung phát triển những sản phẩm tuyệt vời. Nhà sáng lập Rachel Drori đã mang câu chuyện khởi nghiệp thú vị của mình xuất hiện trên nhiều tạp chí, các tờ báo lớn như CNBC, The New York Times.

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tương xứng và uy tín cũng là nền tảng vững chãi giúp cho Daily Harvest nhận được nhiều đánh giá cao bởi các chuyên gia trong ngành thực phẩm, xuất hiện trên cả những website chuyên ngành uy tín.

Có thể nói, điều quan trọng nhất với SEO ngoài công cụ ra thì còn là một chiến lược xuyên suốt, thống nhất từ sản phẩm chất lượng, câu chuyện hấp dẫn đến con người và tinh thần của riêng thương hiệu.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Hình ảnh thiết kế: TG Brand Development
* Theo: buffer.com

Giá trị thương hiệu (Brand Value) là gì? Cách xác định giá trị thương hiệu

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm và lý thuyết về thuât ngữ Giá thị thương hiệu (tiếng Anh là Brand Value) như: Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì, các thành phần của Brand Value và hơn thế nữa.
Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?
Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị của thương hiệu hay Brand Value là một khái niệm đa thành phần bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Ý nghĩa của thuật ngữ này được bàn luận dưới các góc độ khác nhau theo những mục đích khác nhau. Brand Value là một phần của Brand.

Brand Value (Giá trị của thương hiệu) là gì?

Trên thế giới hiện nay, có nhiều quan điểm về giá trị của thương hiệu.

  • Keller (1993, 1998) cho rằng Giá trị của thương hiệu chính là kiến thức của khách hàng (brand knowledge) về thương hiệu đó.

Kiến thức của khách hàng này bao gồm hai thành phần chính: Nhận biết thương hiệu (brand awareness) – Ấn tượng về thương hiệu (brand image).

  • Aaker (1996) đề nghị bốn thành phần của giá trị tài sản thương hiệu. Bốn thành phần này bao gồm:

– Lòng trung thành (brand loyalty)

– Nhận biết thương hiệu (brand awareness)

– Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

– Các thuộc tính đồng hành của thương hiệu (brand associations) như tên một địa phương, một nhân vật gắn liền với thương hiệu, bằng sáng chế (patents), nhãn hiệu cầu chứng (trademarks), mối quan hệ với kênh phân phối.

  • Lassar (1995) đề nghị năm thành phần của giá trị tài sản thương hiệu:

Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

Giá trị cảm nhận (perceived value)

Ấn tượng thương hiệu (brand image

Lòng tin về thương hiệu của khách hàng (trustworthiness)

Cảm tưởng khách hàng về thương hiệu (commitment)

Các quan điểm trên đây có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có một số khác biệt. Điều này cho thấy giá trị thương hiệu là một khái niệm đa thành phần (multidimensional) bao gồm nhiều thành phần. Ý nghĩa của thuật ngữ này được bàn luận dưới các góc độ khác nhau cho những mục đích khác nhau.

Các thành phần chính của Brand Value hay Giá trị thương hiệu là gì?

Có 4 thành phần chính của Brand Value hay Giá trị thương hiệu bao gồm:

Nhận biết thương hiệu – Brand Awareness.

Là một thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu. Nó đề cập đến khả năng của một người tiêu dùng có thể nhận dạng hoặc nhớ đến thương hiệu như một yếu tố cấu thành của một sản phẩm nhất định (Asker, 1991; Keller, 1998).

Lòng ham muốn về thương hiệu – Brand Desire

Một người tiêu dùng ham muốn sỡ hữu một thương hiệu khi họ thích thú về nó và muốn tiêu dùng nó. Vì vậy, lòng ham muốn về thương hiệu nói lên mức độ thích thú và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đó.

Chất lượng cảm nhận – Brand Perception.

Chất lượng cảm nhận (PQ) là thành phần thứ ba của giá trị thương hiệu (Asker, 1991; Keller, 1998).

Đây chính là nhận thức của người tiêu dùng về toàn bộ chất lượng sản phẩm, là sự chênh lệch giữa tổng giá trị người tiêu dùng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm (Zeithaml, 1988).

Lòng trung thành thương hiệu – Brand loyalty.

Lòng trung thành của người tiêu dùng nói lên xu hướng của người tiêu dùng mua và sử dụng thương hiệu nào trong một dòng sản phẩm và lặp lại hành vi này (Chaudhuri, 1999).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips 

10 thương vụ đắt đỏ nhất lịch sử ‘làng’ công nghệ

Việc Dell mua lại EMC với giá 67 tỷ USD vào năm 2015, đến nay, vẫn là thương vụ đắt đỏ nhất lịch sử ngành công nghệ.

Salesforce mua Tableau (giá: 15,7 tỷ USD)

Thương vụ giữa công ty phần mềm điện toán đám mây Salesforce với hãng phần mềm Tableau diễn ra vào tháng 8/2019. Việc mua bán này nhằm đa dạng hóa danh mục kinh doanh và bán hàng. Trước khi thương vụ diễn ra, Tableau đã sở hữu nền tảng phân tích dữ liệu và trực quan hóa với hơn 86.000 khách hàng, trong đó, có các “ông lớn” công nghệ như Verizon hay Netflit. Ảnh: Reuters.

Walmart mua Flipkart (giá: 16 tỷ USD)

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart mua lại nhà bán lẻ trực tuyến Flipkart vào năm 2018 với mục đích mở rộng ra thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Ấn Độ. Vụ thâu tóm đã giúp Walmart có chỗ đứng vững chắc tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

Nokia mua Alcatel-Lucent (giá: 16,6 tỷ USD)

Hãng điện tử Phần Lan, Nokia, đã mua lại công ty viễn thông có trụ sở tại Pháp, Alcatel-Lucent, năm 2015, sau thời điểm mảng di động của Nokia bị bán cho Microsoft. Vụ mua bán này nhằm mở rộng mảng kinh doanh công nghệ mạng và thực tế góp phần rất lớn trong việc tiến lên 5G của hãng.

Facebook mua WhatsApp (giá: 22 tỷ USD)

CEO Facebook, Mark Zuckerberg, đã mua lại ứng dụng nhắn tin WhatsApp vào năm 2014. Dù đây là thương vụ được đánh giá là tốn kém, Zuckerberg cho thấy quyết định của mình không hề sai lầm. Hiện WhatsApp là một trong những phần mềm có lượng người dùng đông đảo nhất thế giới.

Hewlett-Packard mua Compaq (giá: 25 tỷ USD)

Hewlett-Packard đã mua lại Compaq vào năm 2001. Năm 2016, Zdnet bình chọn đây là “những vụ mua bán và sáp nhập công nghệ tệ nhất lịch sử”. Cả hai công ty đã “kéo” nhau cùng đi xuống thay vì phát triển. Trong hình là Carly Fiorina (trái), chủ tịch và CEO của Hewlett-Packard, chạm tay với Michael Capellas, chủ tịch và CEO của Compaq, khi cả hai đạt thỏa thuận mua lại năm 2001.

Microsoft mua LinkedIn (giá: 26,2 tỷ USD)

Microsoft đã thâu tóm LinkedIn từ năm 2016. Cho đến nay, mạng xã hội nghề nghiệp này vẫn hoạt động khá độc lập. Đây cũng là vụ mua lại đắt nhất mọi thời đại của “gã khổng lồ phần mềm”.

Sắp tới Microsoft có thể mua lại TikTok với giá ước tính tới 50 tỷ USD. Nếu việc mua bán thành công, thương vụ LinkedIn sẽ bị đẩy xuống vị trí thứ hai, đồng thời Microsoft – TikTok cũng là vụ thâu tóm lớn thứ hai trong lịch sử ngành công nghệ. Ảnh: Reuters.

SoftBank mua ARM (giá: 31 tỷ USD)

Tập đoàn viễn thông đa quốc gia SoftBank đã mua lại hãng chip ARM vào năm 2016 với tham vọng phát triển mảng chip xử lý dựa trên kiến trúc độc quyền của hãng này. Tuy vậy, ARM dưới thời SoftBank đã không phát triển mạnh mẽ.

Doanh thu chỉ tăng từ 1,2 tỷ USD lên 1,9 tỷ USD. Gần đây, do khó khăn tài chính, SoftBank bắt đầu rao bán ARM. Nvidia, nhà sản xuất GPU lớn nhất thế giới, được cho là đã đưa ra lời đề nghị bằng tiền mặt kèm cổ phiếu trị giá 32 tỷ USD.

IBM mua Red Hat (giá: 34 tỷ USD)

Công ty máy tính IBM đã công bố việc mua lại hãng phần mềm mã nguồn mở Red Hat năm 2018 và hoàn tất việc sáp nhập năm 2019.

Sự kết hợp này giúp IBM tăng cường các giải pháp điện toán đám mây dành cho các doanh nghiệp. Red Hat Enterprise Linux và Red Hat Virtualization – hai dịch vụ chủ đạo của Red Hat hiện là một phần của nền tảng đám mây IBM Cloud.

Avago mua Broadcom (giá: 37 tỷ USD)

Có thể nhiều người xa lạ với Avago. Tuy nhiên, đây chính là công ty đang sở hữu Broadcom. Thương vụ được thực hiện năm 2015 và cả hai sáp nhập sau đó, lấy tên là Broadcom. Hiện các công nghệ lõi mà hãng sở hữu gồm modem băng thông rộng, CPU SDP và ARM tùy chỉnh, Wi-Fi, Bluetooth, GPS, cảm biến quang…

Dell mua EMC Corporation (giá: 67 tỷ USD)

Hãng máy tính Dell đã thâu tóm công ty lưu trữ dữ liệu EMC Corporation với tham vọng thúc đẩy cạnh tranh ở mảng điện toán đám mây, cũng như thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu phần mềm, hạ tầng liên kết, điện toán đám mây hỗn hợp, di động và bảo mật.

Các chuyên gia đánh giá thương vụ mua lại EMC mang đến nhiều thành công cho Dell.

Trong ảnh là CEO EMC Joe Tucci (trái) bắt tay với CEO người sáng lập Dell, Michael Dell (bên phải). Ảnh: Dell.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Đại dịch Covid-19 và bài học lớn cho startup công nghệ lớn nhất Đông Nam Á

Trong những tuần đầu xuất hiện dịch coronavirus, CEO kiêm đồng sáng lập Anthony Tan của Grab đã lầm tưởng rằng dịch bệnh này chỉ là vấn đề cục bộ của Trung Quốc giống như dịch SARS năm 2003.

Khi Covid-19 bùng phát thành đại dịch khiến thị trường lao đao, CEO 38 tuổi của Grab đã phải tìm đến lời khuyên từ những nhà đầu tư lọc lõi của mình, bao gồm Chủ tịch Masayoshi Son của SoftBank và CEO Satya Nadella của Microsoft.

Những lời khuyên được đưa ra rất rõ ràng: Chẳng có ai biết được cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài hay nghiêm trọng tới đâu. Anthony Tan hiểu rằng ông sẽ phải đặt ra những giới hạn và đưa ra những quyết định dứt khoát, bất kể đó là những quyết định không được chào đón.

Tan mô tả: “Không còn gì phải bàn cãi nữa cả, chỉ có thực hiện thôi”.

Tháng 6 vừa qua, Grab đã phải cắt giảm khoảng 360 người lao động, tương đương gần 5% số nhân viên chính thức, sau khi đã cắt giảm hết các khoản chi tiêu tự do.

Tan tâm sự trong buổi phỏng vấn đầu tiên sau cuộc cắt giảm nhân sự: “Tôi nhớ rằng mình đã không thể ngừng rơi nước mắt. Tôi không bao giờ muốn trải qua việc này thêm một lần nào nữa”.

Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng đầu tiên đối với hệ sinh thái khởi nghiệp 10 tuổi của Đông Nam Á. Trong đó, Grab đã trở thành một cái tên quen thuộc và là doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất khu vực với giá trị đạt hơn 14 tỷ USD.

grab-vietnam-marketingtrips

Khi khu vực 650 triệu dân buộc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội vì dịch coronavirus, Grab đã phải đối mặt với nhu cầu giảm mạnh đối với mảng kết nối vận tải. Nhưng sau đó, gần 150 nghìn tài xế vận tải đối tác của công ty đã nhanh chóng trở thành các tài xế giao hàng tận nhà cho khách.

Tan cho biết ông đã chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai mà một phần người dùng của Grab sẽ làm việc tại nhà: “Giao đồ ăn đã trở thành thông lệ mới, mảng giao hàng tạp hóa và thanh toán điện tử đều đang phát triển rất nhanh, nên hành vi người tiêu dùng đã thay đổi vĩnh viễn bất kể có hay không có vắc-xin. Và rồi tất cả chúng ta đều được hưởng lợi”.

Cung cấp các dịch vụ tài chính

Tại Indonesia, thị trường lớn nhất của Grab, Grab đang cạnh tranh dữ dội với đối thủ Gojek, đang gia tăng gấp đôi hoạt động giao hàng. Mảng giao nhận thực phẩm mới 2 năm tuổi đang dần vượt qua mảng kết nối vận tải, vốn là mảng kinh doanh chủ chốt và lâu đời của công ty này.

Grab cũng phải sắp xếp lại các kế hoạch kinh doanh với các dịch vụ du lịch và lữ hành khi người tiêu dùng buộc phải ở nhà.

Thay vào đó, công ty này đang đẩy mạnh các dịch vụ tài chính của mình qua việc gia tăng các giao dịch thanh toán số và nâng số lượng doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm các khoản vốn vay lưu động. Các dịch vụ tài chính hiện tại của công ty bao gồm quản lý tài sản, bảo hiểm, và cho vay tài chính.

Trước khi đại dịch xuất hiện, Grab đang trong công cuộc chuyển mình thành một siêu ứng dụng hàng ngày. Biến cố dịch Covid-19 đã khiến công ty phải đẩy nhanh các kế hoạch, bao gồm việc giới thiệu thêm nhiều dịch vụ cho các tài xế và người bán trên nền tảng. Công ty cho biết vẫn đang chờ kết quả xin giấy phép hoạt động ngân hàng số tại Singapore.

Tan chia sẻ rằng, sự xuất hiện của đại dịch ban đầu buộc ông phải suy tính đến cuộc chiến sinh tồn của công ty trong ngắn hạn. Nhưng thời gian làm việc tại nhà trong vài tháng cùng với những lời tham vấn của các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã khiến ông phản tỉnh và suy nghĩ về những chiến lược lâu dài hơn.

Tan nói rằng việc điên cuồng và chi li trong cắt giảm ngân sách đang giúp Grab tiến nhanh hơn đến mục tiêu có lãi, mặc dù ông không đưa ra một khoảng thời gian cụ thể.

Khi nhận xét về tác động của đại dịch đối với Grab, Jixun Foo, giám đốc điều hành Quỹ GGV Capital và là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Grab, cho rằng tốc độ là điều tối quan trọng.

Ông nói thêm: “Khi thuận lợi thì người người nhà nhà đều cố gắng giành giật thị phần. Nhưng khi một cơn sóng thần xuất hiện, những công ty tốt nhất sẽ phản ứng nhanh nhất và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình một cách nhanh nhất”.

Grab hiện đang hoạt động tại 351 thành phố ở 8 quốc gia Đông Nam Á. Năm 2018, công ty này đã thu hút sự chú ý toàn cầu khi buộc Uber phải bán lại mảng kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á cho mình sau 5 năm cạnh tranh khốc liệt.

Đổi lại, Uber nắm giữ một lượng cổ phần tại Grab. Số liệu của Grab cho thấy ứng dụng này đã có tổng cộng 198 triệu lượt tải xuống và một mạng lưới hơn 9 triệu tài xế, người bán và các đại lý.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Facebook ra mắt bản miễn phí ‘paid online events’ cho SMBs

Phía Facebook cho biết công cụ all-in-one này sẽ miễn phí trong ít nhất một năm.

Facebook muốn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) có thể ‘sống sót’ sau cuộc khủng hoảng COVID-19 và có thể ‘kiếm tiền’ nhiều hơn.

Một vài tháng trước, Facebook công bố khoản tài trợ 100 triệu USD tiền mặt và tín dụng quảng cáo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sau đó, công ty này cũng đã giới thiệu Facebook Shops để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trực tuyến. Và hôm nay, họ đã công bố một sản phẩm mới để kiếm tiền từ các lớp học và sự kiện trực tuyến được gọi là ‘paid online events’ hay ‘sự kiện trực tuyến có trả phí’.

Những tiềm năng đầy mạnh mẽ của công cụ này

‘Sự kiện trực tuyến có trả phí’ hiện là sản phẩm miễn phí cho phép doanh nghiệp, người sáng tạo (creators), nhà giáo dục và nhà xuất bản truyền thông thiết lập các sự kiện hoặc lớp học có trả phí trực tuyến và tự giữ 100% doanh thu – ngoại trừ trên iOS, nơi mà người tổ chức sự kiện phải bỏ ra 30% thuế cho Apple.

Quy trình cung cấp này là khép kín

Những việc như lưu trữ, khuyến mãi, bán vé và xử lý thanh toán đều được cung cấp. Các doanh nghiệp, nhà xuất bản, người sáng tạo và nhà giáo dục có thể xác định xem họ có đủ điều kiện ở đây hay không.

Các nhà làm marketing tạo ra sự kiện, quảng bá sự kiện đó cho những người theo dõi không phải trả phí hoặc thông qua quảng cáo Facebook và thu tiền thanh toán qua Facebook. (Bạn cần liên kết tài khoản ngân hàng để nhận thanh toán.)

Người tạo sự kiện cũng sẽ cần tuân thủ các chính sách kiếm tiền của đối tác của phía Facebook và các yêu cầu khác.

Một lợi ích bổ sung của việc sử dụng sản phẩm này là các nhà marketers sẽ có thể tạo đối tượng tùy chỉnh từ những người tham dự sự kiện hoặc lớp học.

Apple and Android payment flows

Facebook sẽ miễn phí sử dụng công cụ ít nhất là một năm

Facebook cho biết họ sẽ không thu bất kỳ khoản phí nào “ít nhất là trong một năm tới”.

Cho biết với giới báo chí, đại diện của Facebook đã đưa ra một thỏa thuận lớn về việc yêu cầu rằng Apple nên từ bỏ việc cắt giảm 30% doanh thu trên App-Store. Phía Apple đã từ chối.

Facebook cho tôi biết hiện tại không có tích hợp nào với Facebook Shops. Tuy nhiên, “các thương hiệu và người sáng tạo sẽ sớm có thể gắn thẻ các sản phẩm từ Facebook Shop hoặc danh mục của họ trước khi phát trực tiếp và những sản phẩm đó sẽ được hiển thị ở cuối video để mọi người có thể dễ dàng nhấn để tìm hiểu thêm và mua hàng.

SMBs nói gì về điều này

Một số SMB đã được thử nghiệm nền tảng beta. Tất cả họ đều đưa ra những lời chứng thực từ lạc quan đến nhiệt tình, với một lời chứng thực được mô tả rõ ràng nhất đó là “người thay đổi cuộc chơi”.

Facebook cho biết những người tạo sự kiện đã và đang sử dụng công cụ này “để tổ chức các buổi nói chuyện chuyên gia, các sự kiện đố vui, ghi âm podcast, các trận đấu quyền anh, các lớp học nấu ăn, gặp mặt và chào hỏi thân mật, các lớp học thể dục, v.v.”

Facebook cho biết thêm rằng các sự kiện trực tuyến có trả phí này sẽ ngay lập tức có sẵn ở Mỹ và 19 quốc gia khác, bao gồm Canada và Mexico, các quốc gia lớn ở châu Âu và một phần châu Á.

Tại sao chúng ta phải quan tâm

Còn nhiều điều cần tìm hiểu về các sự kiện trực tuyến có trả phí nhưng nó thực sự có thể trở thành một kênh bán hàng và tạo doanh thu mới mạnh mẽ cho doanh nghiệp và nhiều đơn vị khác.

Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược phát trực tiếp và nội dung video của Facebook. Và nó sẽ giúp bình thường hóa hơn nữa các sự kiện và lớp học trực tuyến cho người tiêu dùng.

Xem hướng dẫn cài đặt “Paid Online Events” tại: Tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Theo Facebook

Apple đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng

Doanh số bán ra của iPhone có thể giảm 25-30%, kéo theo cả hệ sinh thái sản phẩm Apple cũng bị ảnh hưởng.

Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh cấm mọi cá nhân và tổ chức doanh nghiệp thuộc quyền tài phán của Mỹ tham gia “bất kỳ giao dịch nào liên quan tới WeChat”. Chính quyền ông Trump cho biết sẽ làm rõ thêm về các loại hình giao dịch sẽ bị cấm sau thời hạn ngày 20/9.

Những thông tin không rõ ràng về sắc lệnh mới đang làm hoang mang nhiều người, cả ở Mỹ và Trung Quốc. Theo SCMP, một số nhà phân tích cho rằng có khả năng Apple sẽ phải ngừng hiển thị ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent trên App Store ở phạm vi toàn cầu.

Và nếu tình huống trên xảy ra, tác động đối với Apple là rất lớn. Theo TF International Securities, doanh số bán ra của iPhone có thể giảm 25-30% vì sắc lệnh trên.

Nguyên nhân là người dùng tại Trung Quốc có thể ngừng sử dụng iPhone, nhưng không thể sống thiếu WeChat, một “siêu ứng dụng” tại thị trường đặc biệt này.

Hiện tại, Apple vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức về khả năng WeChat sẽ bị cấm trên App Store sau ngày 20/9 hay không.

Ra đời từ năm 2011, WeChat nhanh chóng có hơn 1,2 tỷ người dùng hàng tháng tại thị trường Trung Quốc, tương đương 86,3% dân số, theo số liệu của Statista thống kê quý II/2020.

Được xây dựng từ một ứng dụng nhắn tin và gọi điện cơ bản, WeChat sau đó được tích hợp ví điện tử thanh toán bằng QR Code, kết nối với hàng trăm mini app khác như ứng dụng đặt xe, thanh toán hóa đơn, mua sắm trên trang thương mại điện tử, đầu tư tài chính, mạng xã hội…

Sau khi sắc lệnh cấm được ban hành, một khảo sát trên mạng xã hội Weibo về việc người dùng sẽ đổi sang điện thoại mới, hay tiếp tục với iPhone mà không có WeChat trên App Store. Kết quả là 1,2 trên tổng số 1,3 triệu người tham gia khảo sát trả lời họ sẽ đổi sang sử dụng điện thoại mới chứ không thể sống thiếu WeChat.

Sự đặc biệt của WeChat đến từ việc ứng dụng này là trung tâm cho mọi hoạt động liên quan tới Internet của người dân Trung Quốc. Thậm chí, ứng dụng gần như là công cụ định danh cá nhân, khi trong dịch Covid-19, mỗi người dân sẽ có một mã sức khỏe riêng trên WeChat để được phép di chuyển giữa các khu vực.

“Về lý thuyết, WeChat vẫn hoạt động bình thường trên Android như iOS, nên không có cản trở gì khiến người dùng chuyển từ iPhone sang một điện thoại khác”, chuyên viên phân tích công nghệ Ben Thompson nhận định.

WeChat còn là ứng dụng liên lạc duy nhất có khả năng vượt “tường lửa bảo mật” Great Firewall ở Trung Quốc. Những ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, WhatsApp, Telegram và Line đều bị chặn tại thị trường này.

Đồng nghĩa với khả năng một bộ phận người dùng quốc tế, sẽ tìm đến một chiếc điện thoại khác để có thể kết nối với với gia đình, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh của họ ở Trung Quốc.

Ngoài ra, thống kê chỉ ra rằng nếu Apple xóa WeChat ra khỏi AppStore toàn cầu, khả năng cao hệ sinh thái sản phẩm của họ như AirPods, iPad, MacBook và Appe Watch cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể là tổng doanh số bán ra có thể giảm 15-25% trong năm 2020.

Tuy nhiên, nếu Apple chỉ hạn chế sự xuất hiện của WeChat trên App Store tại thị trường Mỹ, doanh số bán ra của những sản phẩm trên có thể chỉ giảm khoảng 3%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Instagram đối mặt án phạt 500 tỷ USD

Mạng xã hội này có thể phải đóng khoản tiền phạt lên tới 500 tỷ USD với cáo buộc thu thập dữ liệu sinh trắc học bất hợp pháp.

Theo Business Insider, Instagram – công ty con của Facebook – đang dính vào bê bối thu thập dữ liệu sinh trắc học bất hợp pháp của khoảng 100 triệu tài khoản người dùng.

Theo đó, một vụ kiện tập thể đã được gửi tới Facebook, cáo buộc Instagram sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để gắn thẻ (face-tagging) với mục đích tạo một khuôn mẫu khác và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng.

Tuy Instagram đã lên tiếng phủ nhận và tuyên bố hành vi công nghệ này đã được nêu trong các điều khoản dịch vụ của mình, ứng dụng này vẫn bị “tố” tự động quét khuôn mặt của những người xuất hiện trong bài đăng của tài khoản khác, ngay cả khi họ không sử dụng Instagram và không đồng ý với các điều khoản dịch vụ.

Hành vi này được cho là đã vi phạm bộ luật của bang Illinois, Mỹ, theo đó cấm các công ty thu thập dữ liệu sinh trắc học của cá nhân khi không được cho phép.

“Một khi Facebook sở hữu dữ liệu sinh trắc học từ người dùng Instagram, họ có thể đem chúng ra phục vụ những mục đích riêng như tăng cường khả năng nhận diện khuôn mặt trên các nền tảng của mình, bao gồm mạng xã hội Facebook hoặc chia sẻ giữa nhiều thực thể khác nhau. Facebook không hề cung cấp chức năng thông báo theo yêu cầu của bộ luật bang Illinois”, phía nguyên đơn nêu trong đơn khiếu nại gửi Facebook.

Trả lời Business Insider, người phát ngôn của Facebook, bà Stephanie Otway tuyên bố cáo buộc này là “vô căn cứ”, đồng thời cho biết 2 ứng dụng mạng xã hội là Instagram và Facebook đều không sử dụng chung tính năng nhận diện khuôn mặt.

Theo bộ luật bang Illinois, nếu Instagram thực sự có hành vi thu thập dữ liệu sinh trắc học bất hợp pháp của 100 triệu người dùng, công ty mẹ của ứng dụng là Facebook có thể sẽ phải bồi thường từ 1.000-5.000 USD/trường hợp, tương đương với con số 500 tỷ USD.

Đây không phải lần đầu tiên Facebook có liên quan đến những vụ kiện bắt nguồn từ luật pháp bang Illinois. Tháng 7/2020, gã khổng lồ công nghệ này đã phải bỏ ra 650 triệu USD để giải quyết một vụ kiện cáo buộc công ty triển khai công cụ gắn thẻ khuôn mặt mà không có sự chấp thuận của người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Apple cấm dịch vụ game của Microsoft, Sony và Google

Các dịch vụ chơi game nền tảng đám mây như xCloud, Stadia hay PSNow sẽ không được hoạt động trên iOS vì vi phạm chính sách của Apple.

Chơi game trên công nghệ điện toán đám mây, sử dụng kết nối mạng đang là xu hướng và có thể trở thành xương sống của ngành game tương lai, tuy nhiên, Apple vừa đưa ra quyết định khiến nhiều game thủ phiền lòng.

Theo The Verge, Apple đã từ chối cho phép ứng dụng cung cấp dịch vụ game đám mây Google Stadia, Microsoft xCloud hay Sony PSNow xuất hiện trên nền tảng iOS.

Theo giải thích từ Apple, các ứng dụng của ba hãng công nghệ trên đã vi phạm chính sách quản lý kho ứng dụng App Store. Apple cho rằng để các trò chơi xuất hiện trên App Store, họ cần phải kiểm duyệt từng nội dung một để liệt kê, xếp hạng.

Tuy nhiên, cách này lại không thể thực hiện được với các dịch vụ của Microsoft, Sony và Google vì bản chất vì các trò chơi không lưu trữ trên thiết bị. Người chơi game nền tàng đám mây chỉ cần đường truyền ổn định, còn toàn bộ trò chơi và việc xử lý trên hệ thống máy chủ và truyền lại hình ảnh về thiết bị di động.

Theo Bussiness Insider, quyết định của Apple thực chất là một hành động chơi xấu đối thủ khi không muốn bị cạnh tranh. Dịch vụ đang là một trong những nguồn lợi nhuận chính của Apple khi doanh số thiết bị phần cứng không còn tăng trưởng mạnh những năm gần đây.

Ngoài việc mở dịch vụ xem phim trực tuyến TV+, hãng công nghệ Mỹ cũng đang dồn sức quảng bá cho dịch vụ chơi game theo dạng trả phí thuê bao Arcade. Sự xuất hiện của các dịch vụ game của Google, Sony và Micorosft sẽ ảnh hưởng.

Dù xác nhận các dịch vụ chơi game đám mây như Google Stadia hay Microsoft xCloud không đủ điều kiện để xét duyệt, xuất hiện trên iOS, Apple vẫn cho phép một số dịch vụ chơi game tương tự khác có mặt trên nền tảng của mình là Shadow và Steam Link. Các dịch vụ này được xếp vào dạng ứng dụng sử dụng máy tính từ xa, dù về bản chất chúng vẫn là chơi game trên nền tảng đám mây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

TikTok đang đàm phán để đầu tư với Tập đoàn RIL của Ấn Độ

Theo TechCrunch, hiện ByteDance, công ty mẹ của TikTok đang đàm phán với Reliance Industries Limited (RIL) của Ấn Độ để đầu tư vào TikTok.

Theo TechCrunch và Tech in Asia, ByteDance đã đàm phán với RIL, công ty mẹ của nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms từ cuối tháng 7.

RIL là một tập đoàn có trụ sở tại Mumbai, Maharashtra, Ấn Độ. Công ty hoạt động trong năm lĩnh vực chính: thăm dò và sản xuất, tinh chế và tiếp thị, hóa dầu, bán lẻ và viễn thông.

Động thái này được coi là một cách để cứu TikTok ở thị trường lớn nhất của người dùng sau khi nền tảng chia sẻ video phổ biến bị cấm ở Ấn Độ vào cuối tháng 6. Ứng dụng có hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Ấn Độ. Một trong những nguồn tin cho biết doanh nghiệp của TikTok ở Ấn Độ được định giá hơn 3 tỷ USD Mỹ.

RIL, công ty đã thu hút gần 400 triệu người dùng di động với Jio Platforms, có thể tạo kết nối sâu hơn với người tiêu dùng thông qua khoản đầu tư, báo cáo cho biết. Ngay cả với số lượng lớn người dùng, các ứng dụng hướng đến người tiêu dùng của Jio vẫn phải vật lộn để tạo ra tiếng vang như nhau.

Nếu thỏa thuận thành công có thể giúp ByteDance giảm bớt lo ngại từ chính phủ Ấn Độ, khi Giám đốc điều hành RIL Mukesh Ambani là đồng minh của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

ByteDance đang đẩy mạnh việc tạo “liên minh” có lợi cho mình tại các quốc gia đang áp đặt lệnh cấp lên ứng dụng TikTok. Đặc biệt, tại Mỹ hiện chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh cấm giao dịch với TikTok.

Trong khi đó Microsoft cũng đang đàm phán với ByteDance về khả năng tiếp quản ứng dụng này tại các thị trường Mỹ, Canada, Úc và New Zealand.

Là công ty có giá trị nhất ở Ấn Độ, Jio Platforms đã huy động được tổng cộng hơn 20 tỷ USD trong vòng chưa đầy 4 tháng từ các nhà đầu tư toàn cầu như Facebook, Google, Public Investment Fund, Qualcomm và Intel Capital.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời (P1)

Chuẩn bị trước nội dung để chia sẻ với nhà tuyển dụng là một cách giúp bạn thêm tự tin và tỏa sáng trong buổi phỏng vấn.

“Chuẩn bị sẵn sàng” luôn là cách tốt nhất để trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng. Hy vọng với danh sách 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi gặp gỡ nhà tuyển dụng của mình nhé!

1. Câu hỏi phỏng vấn tự giới thiệu về bản thân

Hầu hết nhà tuyển dụng đều dùng câu hỏi này để bắt đầu câu chuyện với ứng viên. Lúc này, tùy thuộc vào câu trả lời của ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá đây có phải là một ứng viên phù hợp hay không và đưa ra các câu hỏi tiếp theo để đánh giá kỹ năng, tính cách và kinh nghiệm làm việc.

Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân có liên quan, hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp,… Bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân theo trình tự thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như gói gọn trong tối đa 2 phút.

Chia sẻ ngắn về sở thích, tính cách cũng là một cách thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng không nên nói quá nhiều về những vấn đề này với nhà tuyển dụng.

2. Thế mạnh của bạn là gì?

Để biết bạn có phải là một ứng viên phù hợp với công việc hay không, nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu này. Và thay vì tập trung nhiều về số lượng với những mỹ từ mô tả bản thân, bạn hãy chọn lọc 2 – 3 điểm nổi bật của mình, có liên quan đến công việc để giới thiệu cùng với một vài ví dụ cụ thể. Những câu chuyện, trải nghiệm chân thật của ứng viên sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn bất cứ lời hoa mỹ nào.

Và để biết đâu là những điểm nổi bật của bản thân, phù hợp với công việc đã ứng tuyển, bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

3. Điểm yếu của bạn là gì?

Điều mà nhà tuyển dụng mong chờ khi hỏi câu này chính là khả năng tự ý thức và tính trung thực của ứng viên. Vì thế, thay vì trả lời những câu hỏi như: “Tôi không có điểm yếu nào”, bạn hãy lựa chọn 1 – 2 vấn đề mà bản thân thật sự chưa tốt để chia sẻ. Và đừng chỉ dừng lại ở việc nói về điểm yếu của bản thân mà hãy chia sẻ thêm về cách bạn sẽ cải thiện nó trong tương lai.

Chẳng hạn như, điểm yếu của bạn là rất ngại khi phải nói chuyện trước đám đông, vì thế trong thời gian gần đây bạn đã tham gia một vài câu lạc bộ nhỏ với vai trò một người chia sẻ để khắc phục khả năng của mình.

4. Mục tiêu của bạn là gì?

Với câu hỏi này, bạn cần chia rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Với mục tiêu ngắn hạn, hãy nói rằng bạn mong muốn tìm được một công việc có thể khiến bạn phát huy tối đa thế mạnh và kinh nghiệm đang có. Bên cạnh đó, bạn cũng mong muốn được đóng góp công sức vào sự phát triển của công ty.

Với mục tiêu dài hạn, bạn cần có cái nhìn rộng hơn. Có thể đó là trở thành mẫu người mà bạn muốn hướng tới hoặc bạn muốn tạo nên sự khác biệt trong sự nghiệp của mình và làm những điều khiến bản thân, gia đình tự hào…

5. Bạn có yêu cầu gì về mức lương?

Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng thường có 3 lý do sau:

  • Công ty đã có ngân sách cho vị trí này và muốn tìm hiểu về kỳ vọng của ứng viên. 

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào chia sẻ của ứng viên và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để đưa ra một con số phù hợp. Nếu thấy hầu hết ứng viên đều đưa ra một con số cao hơn ngân sách của công ty, nhà tuyển dụng có thể sẽ phải suy nghĩ về khoảng ngân sách mới cho vị trí này.

  • Đánh giá mức độ nhận biết về giá trị của ứng viên đối với chính mình.

Một ứng viên hiểu rõ bản thân đáng giá bao nhiêu trên thị trường và tự tin nói về nó luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

  • Đánh giá mức độ kinh nghiệm của ứng viên. 

Dựa trên con số mà ứng viên đưa ra, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào kinh nghiệm và khả năng làm việc của họ đối với các ứng viên còn lại.

Chiến lược để trả lời câu hỏi này chính là tìm hiểu về mức lương thị trường cho vị trí bản thân ứng tuyển và đưa ra một khoản lương thay vì một con số cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi thêm về các chế độ đãi ngộ của công ty để cân nhắc về mức độ hợp lý của mức lương nhà tuyển dụng đề xuất.

6. Bạn có thể cho chúng tôi những gì mà người khác không thể?

Đây là một câu hỏi kép của nhà tuyển dụng nhằm xác định được 2 điều từ ứng viên: thế mạnh và sự phù hợp của ứng viên với vị trí mà họ tuyển dụng. Phương thức tốt nhất để trả lời câu hỏi này là “be yourself”. Nghĩa là bạn hãy thẳng thắn chia sẻ về ưu điểm hoặc kinh nghiệm, những kiến thức mà bạn có phù hợp với vị trí mà bản thân ứng tuyển.

Đừng nói vòng vo hay chia sẻ những vấn đề quá cao siêu, khó thực hiện, hãy tập trung vào những vấn đề nhỏ, thiết yếu và có thể thực hiện được ở mọi thời điểm. Nếu không cảm thấy tự tin về câu trả lời của mình, bạn có thể tham khảo bảng mô tả công việc để tìm ra đâu là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm.

7. Một thành tựu mà bạn tự hào nhất

Một trong những cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là áp dụng phương pháp STAR: Tình huống – Nhiệm vụ – Hành động – Kết quả. Chia sẻ về vấn đề bạn gặp phải, vai trò của bạn và những thành quả mà bạn đạt được sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những cố gắng, nỗ lực mà bạn đã bỏ ra.

8. Bạn biết điều gì về công ty chúng tôi?

Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự cho nhà tuyển dụng thấy sự quan tâm, nhiệt huyết với công ty. Vì thế đừng dại dột nói những câu như: “Tôi không biết gì cả, anh/ chị có thể chia sẻ thêm không?” Hãy là người chủ động tìm hiểu thông tin về công ty trước buổi phỏng vấn, liệt kê những điều bản thân còn thắc mắc trong công việc lẫn cả văn hóa công ty để có thể trao đổi thêm với nhà tuyển dụng.

Việc tìm hiểu trước về công ty cũng giúp bạn có thể nhiều thông tin để so sánh, đối chiếu và biết được đâu là nơi phù hợp với bản thân trong trường hợp nhận được nhiều lời đề nghị làm việc khác nhau.

9. Làm thế nào bạn biết đến vị trí này?

Đối với ứng viên đây là một câu hỏi hết sức vô nghĩa. Nhưng đối với nhà tuyển dụng, câu hỏi này sẽ giúp họ đánh giá được khả năng giao tiếp và độ nhạy bén của ứng viên. Đừng chỉ trả lời là bạn nghe người thân, bạn bè giới thiệu hay thông qua một website tìm việc trực tuyến mà hãy chia sẻ đến sự hứng thú của bản thân khi đọc được bản mô tả công việc hay văn hóa công ty.

10. Sau bao lâu bạn sẽ mang đến thành quả cho công ty?

Chiến lược tốt nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn này chính là đừng tập trung hứa hẹn đến những kế hoạch dài hạn hoặc quá khó thực hiện. Bạn có thể chia nhỏ thời gian như trong 2 tuần đầu bạn sẽ làm gì, 2 tuần tiếp theo sẽ ra sao,… Tùy vào khả năng và vị trí công việc mà bạn lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này và nhấn mạnh đến những cố gắng để mang về lợi ích cao nhất cho công ty.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via HR Insider

Xây dựng chiến lược tiếp thị trải nghiệm thành công – Experiential Marketing

Tiếp thị trải nghiệm hay Experiential Marketing xem khách hàng là người lý trí và tình cảm, quan tâm đến việc đạt được những trải nghiệm thú vị của họ.

Bernd Schmitt, giảng viên Đại học Columbia (Mỹ) là người khai mở lý thuyết “Experience Marketing” nghiên cứu giác quan con người và những phản ứng thầm kín về tâm lý đối với một trải nghiệm sản phẩm.

Theo ông, giá trị không chỉ biểu hiện từ đối tượng tiêu dùng – có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn nằm trong kinh nghiệm tiêu dùng. Do đó, các công ty nên tiếp cận theo định hướng sản phẩm, thay vào đó đặt khách hàng vào vị trí trung tâm bằng cách tập trung vào các tình huống tiêu dùng.

Người tiêu dùng có vẻ ngày càng ít trung thành hơn với một loại sản phẩm.

Nhờ có Internet và các phương tiện truyền thông khác, họ có thể tìm được đối thủ cạnh tranh cung cấp mức chiết khấu cao hơn hoặc giá thấp hơn và có thể thay đổi ngay lựa chọn.

Chính trải nghiệm trước khi mua sản phẩm, chẳng hạn như tham gia vào một sự kiện tiếp thị hoặc thắng khi rút thăm trúng thưởng sẽ tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của họ khi tương tác với thương hiệu.

Bernd Schmitt đã mô tả chi tiết năm loại kinh nghiệm trong tiếp thị trải nghiệm và cho rằng chúng ngày càng trở nên quan trọng đối với nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu.

Đó là trải nghiệm cảm giác (sense), trải nghiệm tình cảm (feel), trải nghiệm nhận thức sáng tạo (think), trải nghiệm thể chất, hành vi, lối sống (act) và trải nghiệm bản sắc xã hội xuất phát từ việc liên quan đến một nhóm tham khảo hoặc văn hóa (relate).

Những trải nghiệm này được thực hiện thông qua những nhân tố cung cấp trải nghiệm (ExPros) như giao tiếp, nhận dạng hình ảnh và lời nói, sự hiện diện sản phẩm, phương tiện điện tử… Mục tiêu cuối cùng của tiếp thị trải nghiệm là tích hợp quá trình trải nghiệm của cá nhân vào tâm trí của khách hàng.

Để tiếp thị trải nghiệm thành công, đầu tiên phải lập kế hoạch hoàn hảo cho khách hàng trải nghiệm.

Kế hoạch đó cần sáng tạo, sử dụng các yếu tố bất ngờ, phục vụ cho trải nghiệm của khách hàng trước khi nghĩ về các tính năng và lợi ích của thương hiệu.

Tiếp đến, quan tâm đến các chi tiết của quá trình trải nghiệm theo hướng kích thích sự vui thích của khách hàng. Quá trình trải nghiệm có thể được tiến hành ở bất cứ đâu, trong môi trường phòng thí nghiệm nhân tạo, trong quán rượu hoặc quán cà phê.

Có thể tìm một ý tưởng hay biểu tượng làm điểm khởi đầu, chẳng hạn một yếu tố nhỏ kích hoạt, khung hình, tóm tắt, cách điệu hóa. Mặt khác, cần lưu ý những trải nghiệm của khách hàng đặc thù, chẳng hạn người Hồi giáo.

Để rút kinh nghiệm tổ chức và theo dõi tác động của trải nghiệm, cần thiết lập hồ sơ các loại trải nghiệm (sense, feel, think, act và relate) trên yếu tố cung cấp trải nghiệm (logo, quảng cáo, bao bì, quảng cáo, trang web…).

Cần xem xét sự trải nghiệm thay đổi như thế nào khi mở rộng thương hiệu thành danh mục mới, trong một phương tiện điện tử mới hay trong một nền văn hóa khác trên toàn cầu. Một kế hoạch marketing trải nghiệm thành công phải dựa trên ba trụ cột.

Thứ nhất là xác định được “điểm tiếp xúc hạnh phúc” và “phần thưởng kinh nghiệm”, tức là sử dụng các điểm tiếp xúc như thế nào để kết nối với các giá trị của khách hàng và mang đến cho họ những khoảnh khắc ý nghĩa.

Nội dung của trụ cột này là xác định các giá trị cá nhân quan trọng đối với khách hàng, khiến họ tập trung vào các giá trị đó, rồi đặt họ vào trải nghiệm và khiến họ chia sẻ khoảnh khắc đó với người khác.

Nên tập trung vào việc làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc

Nói cách khác, phần thưởng kinh nghiệm nên tập trung vào việc làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc bằng cách cho họ một kỷ niệm khó quên như một đêm VIP ở nơi nghỉ ngơi sang trọng, hàng ghế đầu tiên tại một show diễn thời trang xa hoa, một lời mời đến bữa tiệc cocktail của công ty, hoặc một chữ ký của nhà thiết kế yêu thích của họ.

Những trải nghiệm đó sẽ làm họ cảm thấy thực sự đặc biệt.

Thứ hai là tích hợp thông tin khách hàng liền mạch. Nội dung này liên quan đến nền tảng chính mà một thương hiệu sử dụng để giữ liên lạc với khách hàng tại cửa hàng, trực tuyến, trên mạng di động và cả trong cuộc sống hằng ngày.

Có thể sử dụng công nghệ để xác định thành viên đã đăng ký, gửi thông báo hấp dẫn, tăng số dư điểm của khách hàng thân thiết, tặng quà vào dịp sinh nhật… Những phần thưởng cho lòng trung thành sẽ thúc đẩy người mua hàng sẵn sàng chia sẻ màu sắc ưa thích hoặc thậm chí kích cỡ quần áo của họ.

Thứ ba là giữ mối liên quan bằng cách cá nhân hóa chiến dịch tiếp thị. Cá nhân hóa gần với tiếp thị bối cảnh hơn là tiếp thị theo kinh nghiệm, vì nó liên quan nhiều hơn đến việc cung cấp phần thưởng và trải nghiệm vào đúng thời điểm cho đúng đối tượng.

Để đạt được điều này, người làm tiếp thị cần thấu hiểu khách hàng bằng cách thu thập thông tin về sở thích, sau đó đưa người mua hàng vào danh mục phù hợp nhất với lối sống của họ, cuối cùng lôi kéo họ gắn bó với thương hiệu.

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Marketing từ dưới lên hay Bottom-up Marketing là gì?

Marketing từ dưới lên hay Bottom-up Marketing chủ yếu được thực hiện bởi các nhân viên của công ty, họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và phát triển chiến lược marketing.

Marketing từ dưới lên hay Bottom-up Marketing là gì?
Marketing từ dưới lên hay Bottom-up Marketing là gì?

Marketing từ dưới lên

Marketing từ dưới lên là một khái niệm không có định nghĩa duy nhất, nhưng một vài đặc trưng riêng khiến cho chiến lược này trở nên khác biệt với các chiến lược marketing từ trên xuống truyền thống.

Không giống như marketing truyền thống, khi các giám đốc điều hành tạo ra kế hoạch marketing và chiến lược để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của công ty, marketing từ dưới lên chủ yếu được thực hiện bởi các nhân viên của công ty.

Nhân viên nhận biết một khách hàng cụ thể cần công ty đáp ứng và tạo ra một chiến lược marketing xung quanh kế hoạch hành động duy nhất đó.

Trong cuốn sách “Bottom-up Marketing”, Al Ries và Jack Trout cho rằng nhân viên biết nhiều hơn về nhu cầu của khách hàng so với quản lí cấp cao.

Điều này có nghĩa là, sẽ hiệu quả hơn nếu để nhân viên của bạn là người phát triển chiến lược marketing của công ty, bởi vì họ là những người đang tương tác với khách hàng và hiểu những gì khách hàng muốn, cũng như những gì cấp trên cần.

Marketing từ dưới lên là một phần của ngành marketing tổng thể mà bạn có thể tham khảo chi tiết tại: marketing là gì

Tìm kiếm khoảng trống trong thị trường

Trong chiến lược marketing từ dưới lên, nhân viên có nhiệm vụ tìm kiếm những điều khách hàng cần mà đối thủ cạnh tranh không có. Ngoài việc lắng nghe phản hồi của khách hàng, nhân viên cũng phải phân tích sự cạnh tranh.

Họ nên nhìn vào các chiến lược mà các đối thủ cạnh tranh đang theo đuổi và những chiến lược chưa thành công. Điều này sẽ giúp họ tìm thấy một khoảng trống trên thị trường mà công ty của họ có thể lấp đầy. Chiến lược marketing sau đó có thể được xây dựng xung quanh khái niệm này.

Tính linh hoạt

Kế hoạch marketing cần phải có sự linh hoạt để phù hợp với mọi tình huống. Chiến lược marketing từ dưới lên cho phép bạn điều chỉnh nỗ lực marketing của mình theo các sáng kiến mới trên thị trường và các thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh.

Nếu công ty của bạn có nhiều địa điểm, bạn của thể điều chỉnh các chiến lược marketing của mình để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng ở mỗi địa điểm. Thay vì phải viết lại hoàn toàn kế hoạch marketing hiện tại nếu gặp phải tình huống bất ngờ, bạn chỉ cần điều chỉnh một vài điểm khi cần thiết.

Điều này sẽ linh hoạt hơn một chiến lược marketing từ trên xuống, khi mà quản lí cấp cao trước tiên quyết định các mục tiêu mà họ muốn công ty đạt được và sau đó để các nhà marketing còn lại tìm cách đạt được chúng.

Ví dụ

Pizza của Domino là một ví dụ kinh điển về marketing từ dưới lên thành công. Công ty đã thực hiện một chiến thuật marketing để đảm bảo rằng pizza sẽ được giao trong 30 phút và xây dựng một chiến lược marketing rất thành công xung quanh nó.

FedEx cũng rất thành công trong chiến lược marketing từ dưới lên. Trong những ngày đầu, họ đã sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống để quảng bá mạnh mẽ tất cả các dịch vụ vận chuyển của mình tới người tiêu dùng.

Sau khi lắng nghe những gì khách hàng thực sự muốn, các nhà marketing của FedEx biết rằng mọi người quan tâm nhất đến vận chuyển qua đêm, vì vậy họ đã tạo ra một khẩu hiệu của công ty chỉ tập trung vào việc quảng bá dịch vụ này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Jeff Bezos: “Đây là định nghĩa về thành công hay nhất tôi từng đọc”

“Tôi thích những câu nói truyền cảm hứng thúc đẩy chúng ta hành động và tôi cũng đã viết rất nhiều về chúng”. Jeff Bezos cho biết.

Có một bức tranh rất nổi tiếng được cho là của Ông Ralph Waldo Emerson, một triết gia và cũng là nhà thơ người Mỹ đã có tác động rất lớn đến người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Amazon, Ông Jeff Bezos.

Ông ‘cuồng’ bức tranh này đến mức treo nó lên cả tủ lạnh của mình.

Bức tranh với ý nghĩa như sau:

“Để được cười thường xuyên và nhiều; để giành được sự kính trọng của những người thông minh và sự yêu mến của trẻ em; để được sự đánh giá cao của những nhà phê bình trung thực và chịu đựng sự phản bội của những người bạn giả dối; để đánh giá cao vẻ đẹp; để tìm thấy vẻ đẹp ở người khác; để biết rằng một cuộc sống này trở nên dễ thở hơn vì bạn đã có mặt ở đây. Đây mới là thành công”.

Là một người đàn ông giàu nhất hành tinh, với tài sản ròng là 144 tỷ USD, nhưng ông lại có một cái nhìn đáng ngạc nhiên về những gì ông đánh giá cao về mức độ của thành công hơn là những đồng đô la vạn năng.

Tiếng cười, sự tôn trọng, tình cảm, vẻ đẹp, sức khỏe, hạnh phúc, sự hào phóng – đây không phải là những thước đo kinh doanh điển hình của bạn để xác định thành công. Nhưng đối với Bezos (và ông Emerson) thì lại nghĩ ngược lại.

Hãy để những đam mê của bạn chọn bạn

Đây là những thành quả mà bạn có được từ một cuộc sống tốt đẹp bằng cách lựa chọn một cách có ý thức để làm những điều bạn đam mê – những điều bạn ước được làm và chúng khiến bạn ‘relax’ mỗi ngày.

Bezos cũng từng nói “Bạn đừng chọn đam mê, đam mê sẽ chọn bạn”. “Tất cả chúng ta đều có năng khiếu với những đam mê nhất định, và những người may mắn là những người có thể theo đuổi những điều đó.”

Theo đuổi đam mê của bạn có nhiều lợi ích hơn bạn tưởng: bạn thích làm việc vì bạn yêu những gì bạn làm. Ông Buffett cũng từng nói: “Trong thế giới kinh doanh, những người thành công nhất là những người được làm những gì họ yêu thích.”

Vậy bạn yêu cái gì? Đối với hầu hết chúng ta, chúng ta coi trọng những đồng lương hậu hĩnh, phúc lợi sức khỏe và sự đảm bảo việc làm, mặc dù chúng ta có thể không thích công việc của mình và những người đồng nghiệp ‘độc hại’, và chúng ta cũng ước rằng chúng ta đang làm một điều gì đó khác – điều mà chúng ta thực sự yêu thích.

Làm những gì chúng ta yêu thích với tư cách là doanh nhân và chủ doanh nghiệp là một đóng góp chính cho hạnh phúc của chính chúng ta với tư cách là con người. Nếu bạn không biết mình yêu thích điều gì, thì việc tìm hiểu nó là gì nên là bước đầu tiên bạn nên chọn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

10 quy định mới về lương và thưởng mà dân ‘công sở’ cần biết

Kể từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật Lao Động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới về lương thưởng, đảm bảo sự công bằng trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Lương thưởng luôn là vấn đề nhức nhối, tạo nên nhiều bất hòa trong mối quan hệ giữa người đi làm và doanh nghiệp.

Và để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi thích đáng cho người lao động, Bộ Luật Lao Động 2019 đã có 10 điểm đổi mới, quy định cụ thể hơn về mức lương, thưởng mà người lao động có quyền được hưởng. Cùng HR Insider tìm hiểu 10 điểm đổi mới này là gì nhé!

*Một số từ viết tắt trong bài viết:

NSDLĐ: Người sử dụng lao động

NLĐ: Người lao động

1. NLĐ được thưởng tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác

Bộ Luật Lao Động 2012 chỉ quy định về tiền thưởng cho NLĐ. Tuy nhiên, Bộ Luật Lao Động 2019 đổi mới với quy định tại điều 104, thưởng là tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ quyết định thưởng cho NLĐ, căn cứ dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

Quy chế thưởng bằng tiền, tài sản hay các hình thức khác do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức NLĐ, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ trước khi quyết định công khai.

2. NSDLĐ phải thông báo bảng lương cho NLĐ vào mỗi lần trả lương

Trong điều 95 của bộ luật quy định, NSDLĐ trả lương cho NLĐ căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. Và trong mỗi kì trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, ghi rõ các nội dung sau đây:

  • Tiền lương;
  • Tiền lương làm thêm giờ
  • Tiền lương làm việc vào ban đêm
  • Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

3. NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho NLĐ nếu trả lương qua ngân hàng

NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán và được quy định cụ thể trong hợp đồng. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng thì NSDLĐ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

*Các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản do NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận với nhau. 

4. NLĐ có thể nghỉ việc không cần báo trước nếu bị trả lương chậm

NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho NSDLĐ nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương đúng thời hạn.

Trong trường hợp NSDLĐ có lý do bất khả kháng không thể trả lương đúng hạn, NSDLĐ phải đền bù một khoản bằng tối thiểu số tiền lãi của tiền lương bị trả chậm.

5. Quy định về lãi suất đền bù do trả chậm lương cho NLĐ

Về nguyên tắc, NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trong trường hợp NSDLĐ có lý do bất khả kháng không thể trả lương đúng hạn thì không được trả chậm quá 30 ngày.

Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, NSDLĐ phải đền bù cho NLĐ một khoản tối thiểu bằng số tiền lãi của tiền lương đã trả chậm.

*Số tiền đền bù sẽ được tính theo lãi suất trần huy động có kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định, lãi suất sẽ được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ tại thời điểm công bố trả lương. 

6. Tiền lương khi NLĐ phải tạm ngưng việc do sự cố về điện, nước, dịch bệnh,…

Trong trường hợp NLĐ phải ngừng việc do có sự cố về điện, nước hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc vì lý do kinh tế, không phải do lỗi của NSDLĐ thì tiền lương trong thời gian ngừng việc sẽ được tính như sau:

  • Trường hợp 1: Ngừng việc dưới 14 ngày, tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • Trường hợp 2: Thời gian ngừng việc trên 14 ngày, tiền lương do 2 bên thoải thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

7. Thêm một số trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương

Trong các trường hợp sau, NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương và phải thông báo với NSDLĐ, cụ thể như sau:

  • Kết hôn: nghỉ 3 ngày
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày
  • Cha/ mẹ đẻ, cha/ mẹ nuôi (của cả vợ hoặc chồng) qua đời: nghỉ 3 ngày
  • Con đẻ/ nuôi qua đời : nghỉ 3 ngày

Như vậy, Bộ Luật Lao Động 2019 đã bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng qua đời thì NLĐ được nghỉ 3 ngày và hưởng nguyên lương. Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp “con đẻ”, “con nuôi”.

8. NLĐ được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương

Kể từ năm 2021, trong dịp lễ Quốc Khánh, NLĐ sẽ được nghỉ 02 ngày và hưởng nguyên lương theo một trong hai phương án do Thủ tướng Chính phủ căn cứ quyết định theo tình hình thực tế, cụ thể như sau:

  • Phương án 1: Nghỉ vào ngày 01/9 và ngày 02/9.
  • Phương án 2: Nghỉ vào ngày 02/9 và ngày 03/9.

Như vậy, theo Bộ Luật Lao Động 2019, NLĐ sẽ có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, tết vẫn được hưởng nguyên lương, gồm:

  • Tết Dương lịch: 1 ngày
  • Tết Âm lịch: 5 ngày
  • Ngày Chiến thắng: 1 ngày
  • Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày
  • Quốc khánh: 2 ngày
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày

9. Giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày và hưởng nguyên lương đối với lao động nữ

NLĐ nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang tai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được chuyển sáng công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc mà không cắt bị giảm tiền lương, quyền lợi cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong điều 137 cũng có quy định việc NSDLĐ không được yêu cầu NLĐ nữ đi công tác xa, làm thêm giờ, làm việc ban đêm nếu NLĐ nữ đang mang thai từ tháng thứ 6 trở lên và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

NSDLĐ cũng không được sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ nữ đang mang thai, đang nghỉ thai sản và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian NLĐ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

10. NSDLĐ không được ép NLĐ dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình/ đơn vị khác

NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp.

NSDLĐ không được:

  • Hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ
  • Ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của NSDLĐ hoặc của đơn vị khác mà NSDLĐ chỉ định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Phó tổng giám đốc VNG Kelly Wong: “Giá trị cốt lõi của VNG tập trung vào con người”

“Giá trị cốt lõi của VNG luôn tập trung vào con người. Đây là tiền đề để chúng tôi theo đuổi sứ mệnh mới. Chúng tôi hi vọng VNG không chỉ là cái nôi của những sản phẩm công nghệ được phát triển bởi kỹ sư người Việt, mà còn là nơi làm việc lý tưởng, tạo ra cơ hội học hỏi để vươn xa của mỗi nhân viên”.

Đó là những chia sẻ đầu tiên với báo chí của ông Kelly Wong, trên cương vị mới: Phó Tổng Giám đốc VNG phụ trách vận hành, sau hơn 9 năm gắn bó với Kido Group cũng trên cương vị Phó Tổng giám đốc.

Khởi đầu với ngân hàng HSBC, công việc của Kelly tập trung vào việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. Sau đó vài năm, ông chuyển sang HSC, với công việc liên quan tới thị trường chứng khoán, M&A và đầu tư. Gần 10 năm trước, ông đầu quân cho Kido Group ở cương vị Phó Tổng giám đốc trước khi gia nhập VNG hồi đầu năm 2020.

Nhìn lại hành trình 15 năm tại Việt Nam, Kelly luôn cảm thấy “may mắn vì mọi thứ đều diễn ra đúng thời điểm, đúng nơi, đúng lĩnh vực, học được rất nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần thay đổi công việc”.

Không ngại thay đổi môi trường và thử thách mình ở những lĩnh vực mới là một tinh thần mà Kelly dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung tại VNG, nơi ông ngoài việc phụ trách việc vận hành Tập đoàn, còn phải trực tiếp điều hành khối trò chơi trực tuyến – mảng kinh doanh cốt lõi và đóng góp doanh thu chủ lực cho VNG suốt những năm qua.

Ngay từ thời sinh viên, Kelly Wong đã tham gia vào tổ chức phi lợi nhuận có mô hình tương tự SEO Việt Nam với cương vị thành viên Hội đồng quản trị. Mục tiêu của mạng lưới này là kết nối và phát triển năng lực lãnh đạo trẻ Việt Nam, khuyến khích sinh viên, chuyên gia,… quay lại hoặc đến Việt Nam để làm việc.

Mục tiêu ấy, cũng chính là “tham vọng” của VNG khi liên tục tổ chức sự kiện “Vietnam Internet Ecosystem” trong 3 năm vừa qua tại Mỹ và Singapore, nhằm cập nhật tình hình phát triển của nền kinh tế Internet Việt Nam đến với các nhân tài người Việt tại nước ngoài, cũng như tạo không gian thảo luận về thị trường công nghệ trong nước, từ đó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về Việt Nam.

Bên cạnh đó, mô hình của tổ chức tập trung vào các chương trình đào tạo của các tập đoàn lớn, không chỉ là thực tập mà còn là chương trình đào tạo và thu hút hàng ngàn sinh viên tham gia mạng lưới.

Theo Kelly, mô hình này hoàn toàn có thể ứng dụng ở VNG để tạo ra sự linh hoạt nhiều hơn ở các bộ phận kinh doanh, mang tới những đột phá mới.

Khi được hỏi về quyết định đầu quân về VNG, Kelly rất thẳng thắn coi đây là một quyết định khó khăn, bởi sự gắn bó gần 10 năm của ông với công việc tư vấn tài chính, đầu tư khiến ông cân nhắc và suy nghĩ rất nhiều khi chuyển hướng sang một công ty công nghệ như VNG.

“Khi tôi nhận thấy cơ hội của mình ở VNG, tôi đã cân nhắc rất nhiều, đặc biệt là yếu tố con người. Họ sẽ là những người gắn bó với mình, cùng mình học hỏi, trưởng thành và cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của công ty”.

Nỗi ưu tư băn khoăn ấy không phải là không có cơ sở: Một con người “lăn lộn” nơi đất khách quê người, ngôn ngữ khác biệt, văn hóa khác biệt, điều níu giữ chân duy nhất chính là những người chúng ta thường gọi là “đồng nghiệp”.

Trong một bài phỏng vấn hồi tháng 11/2019, Chủ tịch VNG Lê Hồng Minh đã từng nói: “Trong suốt quá trình phát triển ở cả quá khứ lẫn hiện tại, VNG không coi mục tiêu kinh doanh là quan trọng nhất.” Giấc mơ mà một công ty “anh cả” của giới Start-up Việt ngày đêm hướng tới trong suốt hành trình 16 năm qua, là nằm ở 2 chữ: “Con người”.

Lời khẳng định ấy, cùng với các hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo cho đời sống của mọi thành viên VNG, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, đã tạo nên một DNA rất khác biệt của VNG.

Có lẽ đây chính là điều đã khiến Kelly quyết định tạo ra thay đổi trong công việc của chính mình, một Kelly sẵn sàng “đón nhận thách thức” cùng đội ngũ VNG: “Nếu bạn muốn có những quyết định đúng thời điểm mà không phải là quá sớm hay quá muộn, hãy suy nghĩ rằng đã đến lúc cho những thử thách, và bạn tiếp tục chiến đấu vượt qua nó”.

“Mục tiêu 2332 cần VNG phải có sự tính toán kĩ lưỡng ở thị trường nước ngoài”

Không giống như cảm nhận của nhiều người, nhắc tới mục tiêu 2332 được cho là “điên rồ” mà VNG đặt ra vào dịp sinh nhật 15 năm, Kelly cảm nhận đây thực sự là một “hành trình mới đầy thú vị” và “một văn hóa doanh nghiệp vô cùng trẻ trung, đầy hoài bão, luôn hướng về phía trước của VNG” – hành trình này rồi đây sẽ có dấu ấn của chính ông trong đó.

Ông cũng đánh giá mục tiêu này là hoàn toàn khả thi bởi hiện nay, VNG đã có hơn 100 triệu người dùng ở mảng trò chơi trực tuyến, hơn 30 triệu khách hàng ở mảng thanh toán và tới đây cũng sẽ ra mắt sản phẩm trò chơi tại nhiều thị trường nước ngoài.

“Yêu cầu đặt ra cho các đội chinh chiến ở thị trường mới là không nhất định phải thành công nhưng họ phải mang về những gì quan sát và học được mà có thể đem lại giá trị hữu ích cho VNG. Tôi tin rằng cơ hội của VNG là rất lớn vì 300 triệu người ở Đông Nam Á và Mỹ Latin là những người dùng trẻ và thường xuyên sử dụng di động”.

Mặc dù tỏ ra lạc quan với bức tranh kinh doanh của VNG ở những mảng sản phẩm chủ lực, nhưng bằng “con mắt” nhạy bén của một chuyên gia tài chính, Kelly cũng chỉ ra những điểm VNG cần phải làm được để tạo nên những bứt phá trong tương lai. Quan điểm của ông gắn liền với sứ mệnh mới của VNG: “Kiến tạo Công nghệ và Phát triển Con người.

Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn” – Công nghệ không đơn thuần chỉ là một thứ “mới” mà phải phục vụ tốt cho một tổ chức hay đất nước. Cách duy nhất để tạo được “một cuộc sống tốt đẹp hơn” đó là công nghệ phải thực sự có những tác động tích cực đến người dùng.

“Câu hỏi mà chúng ta phải trả lời là làm sao để xác định được đâu là những công nghệ tiềm năng phải đầu tư phát triển. AI, VR,… chúng ta đều đã sẵn sàng, và tôi trông đợi vào những ứng dụng tích cực của AI đến với cuộc sống của người dùng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Liên minh marketing hay marketing alliance là gì?

Liên minh marketing hay Marketing alliance là một dạng liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp.

Liên minh marketing

Liên minh marketing là một phần của ngành marketing, là một liên minh chức năng trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp chia sẻ dịch vụ hay chuyên môn marketing.

Liên minh marketing là một dạng liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp.

Phạm vị hợp tác giữa các công ty có thể biến đổi đa dạng. Ví dụ, nó có thể bao gồm một liên minh toàn diện, mà các đối tác tham gia vào trong tất cả các khía cạnh của việc chỉ đạo kinh doanh, đánh giá từ thiết kế sản phẩm đến sản xuất, đến marketing.

Liên minh chiến lược cũng có thể làm hẹp lại về phạm vi, liên quan chỉ riêng một chức năng kinh doanh. Trong những trường hợp như vậy, hoà hợp các nhu cầu của công ty mẹ thì ít phức tạp hơn.

Do vậy, liên minh dựa trên chức năng thường không có dạng liên doanh, mặc dù liên doanh vẫn là dạng phổ biến hơn của tổ chức. Các dạng liên minh chức năng (functional alliance) bao gồm: Liên minh sản xuất, liên minh marketing, liên minh tài chính, và liên minh R&D.

Cách thức và ví dụ minh hoạ

Trong hầu hết các trường hợp, một bên giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của họ vào thị trường mà đối tác đã xuất hiện. Công ty được thành lập sẽ giúp đỡ công ty mới bằng cách xúc tiến, quảng cáo, và/ hay phân phối sản phẩm hay dịch vụ của họ.

Công ty được thành lập có thể thoả thuận một giá cố định cho bên trợ giúp họ hay chia sẻ phần trăm số hàng hoá bán được hay lợi nhuận của người mới đến. Cách khác, các công ty có thể đồng ý để bán sản phẩm của nhau dựa trên cơ sở đôi bên có lợi.

Ví dụ, nhà sản xuất đồ chơi Mỹ, Mattel và đối thủ Nhật Bản của họ Bandai thành lập liên minh chiến lược marketing vào năm 1999.

Bandai đồng ý phân phối sản phẩm của Mattel như búp bê Barbie, Hot Wheels, và đồ chơi Fisher Price ở Nhật, trong khi Mattel đồng ý để bán Power Rangers và Digimon của Bandai ở Mỹ Latinh, nơi mà mạng lưới phân phối của Mattel mạnh nhưng không có sự tồn tại của Bandai.

Tuy nhiên, khi hình thành liên minh marketing, các đối tác phải chú ý chắc chắn rằng sự kì vọng và nhu cầu của họ được hiểu thấu lẫn nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

WeChat quan trọng thế nào với người Trung Quốc tại Mỹ

Những người Mỹ gốc Trung Quốc sợ rằng họ sẽ không có cách nào để kết nối liên lạc với người thân, bạn bè ở quê nhà khi WeChat bị cấm.

Đối với Zhang Lianping, 72 tuổi, chủ doanh nghiệp nhỏ đã về hưu ở College Park (Maryland), WeChat là “cứu cánh” giúp bà giữ liên lạc với người thân, bạn học cũ và bạn bè trải khắp các tỉnh Bắc Kinh, Sơn Đông và Liêu Ninh ở Trung Quốc. “Nếu không có WeChat, tôi thực sự đang lạc hậu đến 40 năm”, Lianping nói.

Ứng dụng nhắn tin phổ biến của Tencent có thể bị cấm ở Mỹ. Công ty có 45 ngày xoay xở kể từ ngày 6/8, khi Tổng thống Trump ký lệnh. WeChat là mục tiêu mới nhất trong cuộc chiến công nghệ đang leo thang của Tổng thống Trump với Trung Quốc, trước đó, TikTok cũng buộc phải bán mình nếu muốn hoạt động ở Mỹ.

Tin này chấn động cộng đồng người Mỹ gốc Trung Quốc và bất kỳ ai có quan hệ với Trung Quốc. WeChat được xem là ứng dụng chính giúp họ giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, đối tác. Với nhiều người, siêu ứng dụng của Tencent là công cụ không thể thiếu để kết nối với thế giới. Họ không chỉ nhắn tin, gọi điện, cập nhật tin tức mà còn có thể thanh toán, hẹn hò và làm nhiều thứ khác.

“Mọi người ở Trung Quốc đều dùng WeChat. Thật khó đánh giá tầm quan trọng trong việc kết nối với người dân nước này mà không có WeChat”, Giáo sư Willy Shih chuyên về Công nghệ và Quản lý tại Đại học Harvard nói. “Có vẻ Mỹ đang cố gắng thả một ‘bức màn sắt’ giữa các quốc gia để mọi người không thể giao tiếp được với nhau”.

Ở Mỹ, WeChat đặc biệt quan trọng với những người đã rời Trung Quốc nhiều thập kỷ trước, nhưng vẫn muốn duy trì kết nối với quê nhà. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc đi lại trở nên tốn kém và phức tạp, WeChat càng trở nên cần thiết. “Tôi vẫn muốn dùng WeChat. Nó rẻ trong khi các cuộc điện thoại đến Trung Quốc rất đắt”, Zhang nói.

Zhang Lianping nhập cư Mỹ năm 1989 nhưng mới bắt đầu sử dụng WeChat vài năm qua. Nếu không có WeChat, bà phải gửi ảnh qua đường bưu điện vì không biết sử dụng máy tính và gọi điện cho gia đình, bạn bè ở nước ngoài. Với sự chênh lệch múi giờ lớn, việc để lại tin nhắn trên WeChat thuận tiện hơn nhiều với người phụ nữ 72 tuổi.

Trong nhiều thập kỷ kể từ khi rời Trung Quốc, bạn bè và gia đình của Zhang ở quê nhà đã gửi cho bà những bức ảnh về các toà nhà chọc trời mới mọc từ những con đường cũ, các kỳ nghỉ hay những đứa trẻ họ hàng mới sinh.

Tháng 10 này, con gái của Zhang sẽ sinh em bé, bà định gửi ảnh cháu ngoại qua WeChat cho anh chị em và bạn học cũ xem. Nếu không có ứng dụng này, bà sẽ phải sử dụng thư truyền thống với tốc độ như “ốc sên”.

Ken Xiao, 63 tuổi, đã nghỉ hưu, đang làm giáo viên dạy thư pháp bán thời gian ở San Diego. Ông cho biết cộng đồng Trung Quốc đã nghe tin đồn về lệnh cấm WeChat ở Mỹ nhiều tuần trước và đã thảo luận sôi nổi về vấn đề này.

Xiao nhập cư vào Mỹ từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, năm 1989. Ông bắt đầu sử dụng WeChat khoảng bốn năm trước. Giờ đây, ông gọi điện cho bố mẹ mỗi tối thứ hai hàng tuần bằng ứng dụng này. “Tôi thực sự thất vọng khi nghe lệnh cấm WeChat,” Xiao nói.

Trong lệnh hành pháp của mình, Trump cáo buộc TikTok, WeChat tự động thu thập thông tin người dùng. Việc thu thập dữ liệu này đe dọa cho phép Trung Quốc truy cập vào thông tin cá nhân của người Mỹ. Trump cho rằng chính phủ phải có những hàng động tích cực để chống lại chủ sở hữu WeChat nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Đại diện Tencent, chủ sở hữu WeChat, nói công ty đang “xem xét lại lệnh hành pháp” để có cái nhìn toàn diện nhất.

Xiao và những người Mỹ gốc Trung Quốc khác đều thừa nhận rằng họ không biết chắc chắn liệu chính phủ Trung Quốc có đọc tin nhắn của họ hay không. Họ luôn phải thận trọng trong giao tiếp và đảm bảo không có quan điểm quá sâu về những vấn đề liên quan đến chính trị.

“Như mọi công dân khác, hầu hết người Trung Quốc, bao gồm cả tôi và các sinh viên, đều không nói bất cứ điều gì liên quan đến chủ đề nhạy cảm, chính trị”, Xiao nói. Những người này sử dụng WeChat như một nền tảng giao tiếp thông thường trong cuộc sống, vì vậy họ không lo lắng về bất kỳ điều gì khác.

Shih của Đại học Harvard cho biết, nếu WeChat bị cấm, người Mỹ có thể phải dùng email để liên lạc với bạn bè, đối tác, gia đình ở Trung Quốc. Phương thức này vốn không phổ biến ở Đại lục. “Nếu gửi một email, tôi có thể không nhận được phản hồi trong nhiều tuần, thậm chí tôi sẽ không bao giờ nhận được phản hồi”, Shih nói.

Với Emily Kuo, 56 tuổi, chủ một doanh nghiệp ở San Diego, nhập cư từ tỉnh Quảng Đông năm 1982, WeChat là phương tiện để giao tiếp với những người thuê nhà trong trung tâm mua sắm của cô ở California. Cô cũng thường xuyên dùng WeChat để trò chuyện với gia đình và bạn bè ở Trung Quốc, bao gồm cả con trai cô ở Thượng Hải.

“Tôi có thể để lại những tin nhắn dài với nội dung chi tiết. Tôi cũng có thể đăng tải nhiều thứ, từ một bảng tính đến lịch trình du lịch, trên WeChat. Nó rất hữu dụng và là công cụ giao tiếp rất tốt”, Emily Kuo chia sẻ. Đối với Kuo lệnh cấm WeChat không chỉ gây ra bất tiện về mặt xã hội, mà với nhiều người Mỹ làm ăn với người Trung Quốc, đây sẽ là vấn đề lớn. “Tôi thấy tiếc cho họ và cho chính mình”, Juo nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Telegram kiện Apple độc quyền trên App Store

Telegram nộp đơn khiếu nại Apple lên cơ quan chống độc quyền của châu Âu, yêu cầu cho phép người dùng tải ứng dụng ngoài App Store.

Ngay sau khi bị điều trần về hành vi chống độc quyền trước quốc hội Mỹ, Apple tiếp tục bị kiện ở châu Âu. Financial Times cho biết Telegram là công ty mới nhất nộp đơn lên EU để phản đối chính sách kinh doanh của App Store. Trong đơn khiếu lại, Telegram yêu cầu Apple cho phép người dùng được tải phần mềm ngoài kho ứng dụng.

Trước đó vào tháng 6, Margrethe Vestager, Giám đốc cơ quan chống độc quyền của EU công bố hai cuộc điều tra với Apple. Một trong số đó liên quan đến App Store.

Xung đột xảy ra khi các nhà phát triển ứng dụng phàn nàn về “thuế 30%” của Apple. Họ buộc phải triết khấu 30% hoa hồng của ứng dụng nếu muốn tiếp cận người dùng iOS. Theo Financial Times, “thuế Apple” mang về cho công ty hơn một tỷ USD mỗi tháng.

Pavel Valerievich Durov, nhà sáng lập Telegram viết trong một bài đăng: Hàng quý, Apple nhận được hàng tỷ đô la từ các ứng dụng của bên thứ ba. Trong khi đó, các chi phí cần thiết để lưu trữ và xem xét các ứng dụng này là hàng chục triệu chứ không phải hàng tỷ USD.

Telegram cho biết, năm 2016 Apple đã hạn chế ứng dụng nhắn tin ra mắt nền tảng chơi game với lý do nó đi ngược lại các quy tắc của App Store. Telegram có nguy cơ bị xóa khỏi App Store và đứt gánh hợp tác. Công ty cáo buộc Apple đã kiềm chế sự phát triển của đối thủ nhờ sức mạnh độc quyền trên thị trường ứng dụng.

Trong những lần điều trần hoặc trả lời về mức phí hoa hồng quá cao, Tim Cook đều phủ nhận cáo buộc về hành vi chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Trong phiên điều trần sáng 30/7, CEO Apple tuyên bố mọi nhà phát triển đều được đối xử công bằng trên App Store.

“Chúng tôi có những sự cạnh tranh để giành giật cả khách hàng lẫn những nhà phát triển. Sự cạnh tranh rất lớn, như một vụ ẩu đả trên phố vậy, để giành lấy thị phần trong ngành smartphone”, Tim Cook chứng minh công ty luôn muốn đối xử công bằng với nhà phát triển. Tim Cook tin rằng cạnh tranh là động lực tuyệt vời để thúc đẩy đổi mới.

Trong khi đó Telegram cũng vướng không ít cáo buộc khi được những người biểu tình sử dụng như một phương tiện liên lạc chính. Đáng chú ý nhất là sự kiện ở Hong Kong. Cơ quan chống độc quyền của EU liên quan đến Apple còn có Apple Pay. Các cuộc điều tra dự kiến kéo dài vài tháng thậm chí là vài năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

TikTok có phải món hời với Microsoft

Nhận định này còn phải tùy thuộc vào việc Microsoft mua được gì từ TikTok.

Ứng dụng này dường như đã bước tới đoạn cuối của cuộc phiêu lưu khi Tổng thống Donald Trump yêu cầu chủ sở hữu, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance phải bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, hoặc bị cấm hoạt động tại đây.

Tới ngày 6/8, ông Trump lại ký sắc lệnh đưa ra hạn chót cho TikTok “bán mình” là 20/9. Sau khoảng thời gian đó, mọi doanh nghiệp và cá nhân Mỹ sẽ bị cấm giao dịch với TikTok, WeChat.

Tuy nhiên, theo nhận định của cây viết Kevin Roose trên New York Times, việc phân định thế nào là “mua lại TikTok” vẫn còn khá mập mờ ở thời điểm này. Không giống như việc mua lại một nhà hàng hay tiệm sách, mua lại một sản phẩm công nghệ như TikTok phức tạp hơn nhiều.

TikTok luôn thể hiện mình là một thực thể hoạt động độc lập với CEO người Mỹ, đội ngũ kỹ sư Mỹ. Tuy nhiên, các quyết định quan trọng nhất về chiến lược, vận hành của TikTok vẫn do đội ngũ lãnh đạo của ByteDance ở Trung Quốc đưa ra.

Bên cạnh đó, theo The Information, ứng dụng này rất khó tách rời khỏi Trung Quốc, mà cụ thể hơn là các công nghệ lõi được phát triển tại Trung Quốc.

TikTok, cũng như các ứng dụng khác của ByteDance, hoạt động trên một “nền tảng trung tâm” được chia sẻ với tổng cộng hơn 20 ứng dụng. Việc tách rời hoạt động của TikTok khỏi nền tảng sẽ rất phức tạp.

Đó là chưa kể thuật toán lựa chọn video để hiển thị trên smartphone người dùng, được TikTok gọi là “for you page” hay FYP. New York Times nhận định đây có thể là tài sản quý giá nhất của TikTok.

Eugene Wei, một lãnh đạo lâu năm trong giới công nghệ, nhận định FYP giống như mũ chọn nhà trong chuyện Harry Potter, một bộ máy phân tích để đưa ra những lựa chọn phù hợp dựa trên hành vi của người dùng.

Mỗi lần chạm, quẹt, xem video trên TikTok là một điểm dữ liệu từ người dùng. TikTok thu thập hàng tỷ điểm dữ liệu đó, để đưa vào bộ máy học khổng lồ của mình để huấn luyện cho trí tuệ nhân tạo khả năng dự đoán video tiếp theo phù hợp nhất, có thể giữ người dùng ở lại lâu nhất. Đây chính là “công thức bí truyền” giúp giữ chặt người xem lại trên TikTok.

Công thức này có thể mang yếu tố văn hóa, ví dụ dùng những video ở Trung Quốc hay Ấn Độ để thu hút người xem Mỹ. Nó có thể dựa vào nhạc bắt tai hay điệu nhảy cuốn hút. Nó cũng có thể dựa vào các hiệu ứng hấp dẫn chỉ có trên TikTok. Thậm chí, TikTok hiện tại cũng có thể lấy dữ liệu từ Douyin, phiên bản nội địa của nó, để gợi ý cho người dùng quốc tế.

ByteDance luôn gọi mình là một công ty AI. Để phát triển trí tuệ nhân tạo, các công ty này buộc phải thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt. Sẽ rất khó để ByteDance chịu bán thuật toán của mình cùng với TikTok cho một nhà đầu tư mới.

Thậm chí kể cả khi họ bán thuật toán đó, chủ sở hữu mới cũng sẽ phải “bắt đầu lại từ đầu”, theo nhận định của Karl Higley, kỹ sư từng tham gia xây dựng hệ thống đề xuất trên Spotify.

“Để có thể cá nhân hóa ứng dụng cho khách hàng hiện tại, họ sẽ cần dữ liệu lịch sử của những người dùng Mỹ, nếu không họ sẽ phải hoàn toàn bắt đầu lại từ đầu. Điều này có thể đem lại trải nghiệm tệ hại cho người dùng”, ông Higley chia sẻ với New York Times.

Xây dựng thuật toán thu thập dữ liệu để đưa ra sản phẩm phù hợp nhất không phải là vấn đề quá lớn với nhiều công ty Mỹ. Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook cùng những đối thủ như Snapchat, Twitter đều có những thuật toán như vậy.

Nếu như chủ sở hữu mới của TikTok, có thể là Microsoft hoặc Twitter, không thể ngay lập tức đưa ra một giải pháp thu hút người dùng, TikTok có thể sẽ thất bại trước hàng loạt đối thủ đang nhăm nhe chiếm miếng bánh như Instagram Reels của Facebook.

Ngoài thuật toán, chủ sở hữu mới của TikTok cũng sẽ phải níu giữ một tài sản khác quan trọng không kém: những nhà sáng tạo trẻ.

Microsoft, được biết đến là một công ty không mấy trẻ trung, năng động, có thể sẽ gặp khó khi muốn tích hợp văn hóa của TikTok. Đó là chưa kể những nhà sáng tạo đã bị kẻ sao chép Instagram Reels hay YouTube, Twitch rình rập bằng những hợp đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Marketing Agency là gì? Phân biệt giữa Marketing Agency và Advertising Agency

Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu có thể chọn giữa các cố vấn chuyên nghiệp như marketing agency hoặc advertising agency. Cả hai loại agency đều cung cấp các giải pháp có thể giúp phát triển doanh nghiệp thông qua doanh số; tuy nhiên, cách tiếp cận của họ và kết quả họ cung cấp là khác nhau.

Marketing Agency 

Marketing Agency là một công ty hoặc một tổ chức cung cấp các dịch vụ marketing cho doanh nghiệp khách hàng nhằm mục đích giúp doanh nghiệp đó tăng doanh thu bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Phân biệt giữa Marketing Agency và Advertising Agency

Chủ doanh nghiệp nhỏ muốn tăng doanh thu có thể chọn giữa các cố vấn chuyên nghiệp như marketing agency hoặc advertising agency. Cả hai loại agency đều cung cấp các giải pháp có thể giúp phát triển doanh nghiệp thông qua doanh số; tuy nhiên, cách tiếp cận của họ và kết quả họ cung cấp là khác nhau.

Trong khi Advertising Agency chuyên về các chương trình truyền thông như quảng cáo và marketing trực tiếp, thì các Marketing Agency cung cấp một cách tiếp cận tư vấn và rộng mở hơn để giúp phát triển chiến lược tiếp thị hoặc cung cấp dịch vụ truyền thông, tùy thuộc vào tài nguyên của họ.

Kĩ năng

Nhóm làm việc trong một Marketing Agency thường có một nền tảng làm việc trong các bộ phận marketing của công ty, và họ đã có được những kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược, phát triển sản phẩm và các chương trình marketing.

Còn các nhóm Advertising Agency gồm những người có kế hoạch truyền thông và kĩ năng sáng tạo, có kinh nghiệm trong việc truyền tải thông điệp truyền thông tới đối tượng mục tiêu.

Lựa chọn

Sự lựa chọn Marketing Agency hay Advertising Agency phụ thuộc một phần vào nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thuê một chuyên gia marketing, doanh nghiệp có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến lược và phát triển trong nội bộ.

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng một Advertising Agency để tạo và phân phối các chiến dịch đáp ứng chiến lược của họ.

Nếu bạn không có tài nguyên về mảng marketing, việc chạy một chiến dịch quảng cáo mà không có bất kì cân nhắc chiến lược nào, có thể sẽ gây lãng phí.

Một Marketing Agency có thể giúp doanh nghiệp phát triển một chiến lược nâng cao vai trò của các chương trình truyền thông một cách xứng đáng.

Thuê ngoài

Nếu doanh nghiệp cần trợ giúp để phát triển chiến lược marketing hoặc xử lí một tác vụ marketing như phát triển sản phẩm mới hoặc chọn kênh phân phối phù hợp, bạn nên chọn Marketing Agency thay vì Advertising Agency. Bạn có thể sử dụng marketing agency như một dịch vụ marketing thuê ngoài.

Các công ty không có nguồn lực marketing thấy marketing thuê ngoài là một giải pháp hiệu quả về chi phí thay vì thuê chuyên viên toàn thời gian.

Hoạt động truyền thông

Với chiến lược marketing tại chỗ, bạn cần chọn một chương trình truyền thông để đáp ứng mục tiêu của mình.

Advertising Agency là lựa chọn đầu tiên nếu bạn muốn tương tác với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo trên báo, quảng cáo phát sóng, quảng cáo trực tuyến hoặc marketing trực tiếp.

Tuy nhiên, các hình thức truyền thông khác, như triển lãm, hội thảo và các chương trình quan hệ khách hàng, có thể mang lại kết quả tốt hơn.

Các Advertising Agency thường không xử lí các loại chương trình truyền thông. Một Marketing Agency sẽ tư vấn cho doanh nghiệp về giải pháp truyền thông đáp ứng chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp và mang lại lợi tức tốt nhât trong đầu tư cho marketing.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo SmallBusiness

Reface – ứng dụng hoán đổi khuôn mặt ‘gây bão’ toàn cầu

Reface hoạt động tương tự Deepfake, dùng AI để đổi khuôn mặt người dùng với những nhân vật nổi tiếng.

Video chuyển đổi khuôn mặt đang tràn ngập các mạng xã hội. Khác ứng dụng FaceApp một thời “gây bão”, Reface chuyển đổi khuôn mặt trong video, tương tự Deepfake.

Theo The Independent, ngay khi ứng dụng này ra mắt, nó đã đứng thứ ba trên Google Play Store và thứ 28 trên App Store. Ứng dụng do công ty Neocortex, có trụ sở ở Califonia phát triển. Theo hồ sơ trên Dnb, công ty có 35 nhân viên, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, doanh thu khoảng 2,49 triệu USD mỗi năm.

Reface miễn phí và hoạt động đơn giản hơn FaceApp. Người dùng selfie một tấm hình và chọn video muốn chuyển đổi khuôn mặt. Chỉ vài giây sau, ứng dụng sẽ trả về video mới với khả năng ghép mặt chính xác đến kinh ngạc.

Người dùng có thể lưu về máy dưới dạng ảnh gif hoặc video. Kho video gốc của ứng dụng cũng vô cùng phong phú và được phân loại theo từng nhóm chủ đề, như Siêu anh hùng Marvel, DC, Netflix, Game of Thrones, Silicon Valley…

Để tránh những rắc rối liên quan đến quyền riêng tư và dữ liệu người dùng như FaceApp, ứng dụng của Mỹ chỉ dùng một tấm ảnh selfie để hoán đổi khuôn mặt. Trong chính sách bảo mật, Reface nói họ “có thể thu thập ảnh của người dùng khi sử dụng ứng dụng”.

Ngoài ra, họ cũng thu thập “dữ liệu đặc điểm khuôn mặt riêng biệt” để cung cấp dịch vụ cốt lõi của ứng dụng. Reface cam kết “không sử dụng ảnh và các đặc điểm khuôn mặt của người dùng trong bất kỳ trường hợp nào trừ hoán đổi khuôn mặt trong ứng dụng”.

Ảnh được lưu lại trong 24 giờ kể từ khi chỉnh sửa, sau đó sẽ tự động xoá. Dữ liệu về đặc điểm khuôn mặt được “lưu trên máy chủ Reface khoảng 30 ngày kể từ lần chỉnh sửa cuối cùng”.

Đáng lưu ý, ứng dụng này nói họ thu thập các dữ liệu về đặc điểm khuôn mặt, chứ không phải dữ liệu trắc sinh học. Ngoài ra, trong khi các ứng dụng khác yêu cầu mô hình ba chiều của khuôn mặt, Reface chỉ dùng ảnh selfie.

Reface kiếm tiền từ quảng cáo. Người dùng được sử dụng miễn phí vài lần hoán đổi, sau đó phải xem quảng cáo nếu muốn dùng tiếp. Reface nói với The Independent rằng doanh thu quảng cáo chưa đến 10% tổng doanh thu.

Họ cung cấp các gói dịch vụ cho phép người dùng đổi mặt không giới hạn theo tuần (59.000 đồng), theo tháng (89.000 đồng) và theo năm (579.000 đồng).

Trên kho ứng dụng của Apple, Reface đang được đánh giá “4,9 sao” và nhận được nhiều phản hồi tốt của người dùng. “Tuyệt vời, trước đây tôi phải trả phí khá cao để ghép mặt vào các video vui nhộn. Giờ thì miễn phí. Sẽ tốt hơn nếu các bạn mở miễn phí cho tất cả video”, HungDinh nhận xét. Một số người đề xuất ứng dụng kéo dài thời gian video, cho gắn thêm nhạc.

Mặc dù có chính sách rõ ràng trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng, Reface vẫn bị một số người dùng hoài nghi. Hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ ra những nguy cơ của nó, nhưng một số chuyên gia công nghệ vẫn khuyên thận trọng với những ứng dụng chuyển đổi khuôn mặt như Reface.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Đến lượt Twitter tham gia vào thương vụ TikTok

Sau Microsoft, đến lượt Twitter thảo luận về việc hợp nhất với TikTok.

Báo cáo của Wall Street Journal cho biết, Twitter đã có các cuộc thảo luận sơ bộ về việc “hợp nhất” với TikTok, biến nền tảng mạng xã hội này thành đối tác mới nhất cho ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng này. Tuy nhiên, báo cáo của WSJ cũng cho biết, không rõ liệu Twitter có ý định theo đuổi việc thâu tóm TikTok hay không và bất kỳ thương vụ nào như vậy đều có thể gặp trở ngại lớn.

Thách thức lớn nhất cho bất kỳ thỏa thuận nào với TikTok là quyết định của chính quyền ông Trump vào ngày 6 tháng Tám, chặn xử lý các giao dịch từ ByteDance, công ty mẹ của TikTok, trên nước Mỹ. Quyết định có hiệu lực trong vòng 45 ngày tới.

Chính quyền ông Trump xem ứng dụng của Trung Quốc như một mối đe dọa tiềm năng tới an ninh quốc gia, cho dù không có bằng chứng nào cho thấy TikTok hay ByteDance chia sẻ dữ liệu Mỹ với chính phủ Trung Quốc. TikTok cho biết, họ đang lên kế hoạch khiếu nại quyết định của ông Trump trước tòa án Mỹ.

Cho đến nay, Microsoft là công ty duy nhất công khai ý định thâu tóm nền tảng chia sẻ video này. Báo cáo của WSJ cho biết, TikTok xem Microsoft là hãng sẽ chấp thuận bất kỳ thỏa thuận nào, còn Twitter được cân nhắc như một lựa chọn hợp tác trong dài hạn.

Twitter có quy mô nhỏ hơn nhiều so với Microsoft, do vậy, nguồn tin của WSJ cho rằng nền tảng mạng xã hội này ít có khả năng gặp phải việc giám sát về chống độc quyền như Microsoft. Tuy vậy, Twitter lại không có nhiều tiền như Microsoft để theo đuổi bất kỳ việc mua lại nào.

Hiện Twitter đang từ chối bình luận về việc này, đại diện TikTok cho biết công ty từ chối bình luận về các tin đồn trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo The Verge

Microsoft có thể mua TikTok với giá lên tới 30 tỷ USD

Microsoft đang thúc đẩy các cuộc đàm phán mua lại TikTok trong vòng ba tuần tới, trước thời hạn ngày 15 tháng 9. Theo CNBC, thỏa thuận có thể có trị giá tới 30 tỷ USD.

Nếu thỏa thuận thành công, Microsoft đã đồng ý với chính phủ Hoa Kỳ để đưa mã của TikTok từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong vòng một năm. Theo Ông Faber từ CNBC thì hai bên vẫn chưa đưa ra mức giá chính thức cho TikTok, nhưng nó có thể nằm trong khoảng từ 10 tỷ đến 30 tỷ USD.

Tổng thống Donald Trump đã nói rằng Bộ Tài chính Hoa Kỳ nên cắt giảm việc mua lại, nhưng không rõ điều đó sẽ hoạt động như thế nào hoặc liệu nó có hợp pháp hay không.

Rất ít công ty Mỹ có đủ băng thông để truyền một lượng lớn dữ liệu đến các hệ thống của chính họ trong vòng một năm, chưa nói đến việc chi phí hàng tỷ đồng cho TikTok. Cũng theo Ông Faber, Microsoft có thể sẽ chuyển mã phần mềm của TikTok, có thể lên tới 15 triệu dòng trí tuệ nhân tạo, giúp củng cố vị trí của họ là đối thủ hàng đầu thế giới.

Microsoft xác nhận trong một bài đăng trên blog hôm Chủ nhật rằng họ đã đàm phán với công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc của TikTok để mua lại hoạt động kinh doanh của công ty này tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand.

TikTok đã bị chính quyền Trump chỉ trích khi cáo buộc ứng dụng do người Trung Quốc sở hữu thu thập dữ liệu về người Mỹ và gửi cho chính phủ Trung Quốc. (TikTok đã nhiều lần phủ nhận điều này.) Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh rằng ông sẽ cấm ứng dụng này nếu ByteDance không bán trước ngày 15 tháng 9.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook ‘khuyên’ nên sử dụng thẻ hashtags trên các bài đăng

Nếu bạn đang quản lý một trang kinh doanh trên Facebook, bạn có thể đã nhận thấy lời nhắc này trên cửa sổ soạn nội dung của mình trong vài ngày qua.

Facebook dường như đang tìm cách thúc đẩy việc sử dụng thẻ hashtag (#) một lần nữa, với rất nhiều người dùng khác nhau đã thấy các lời nhắc mới để làm nổi bật việc sử dụng hashtag trên nền tảng này.

Tuy nhiên, bạn có nên làm điều đó không? Việc thêm thẻ hashtag vào các bài đăng trên Facebook của bạn có thực sự cải thiện được phạm vi tiếp cận (reach) tự nhiên của bạn – hay nó chỉ làm lộn xộn thông điệp của bạn?

Facebook lần đầu tiên thêm hashtag vào năm 2013, sau khi họ lần đầu tiên chứng kiến những hiệu quả do hashtag mang lại trên Twitter. Nhưng trong khi người dùng có thể thêm thẻ hashtag vào các bài đăng trên Facebook của họ thì sự thật là có rất ít người đã làm điều này.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi BuzzSumo vào năm 2016, phân tích hơn một tỷ bài đăng trên Facebook từ hơn 30 triệu trang thương hiệu, các bài đăng không có sử dụng thẻ #hashtag thực sự có nhiều phạm vi tiếp cận hơn so với những bài đăng có thêm thẻ.

Rõ ràng như những gì chúng ta thấy, rằng các thẻ hashtag trên Facebook không thêm bất cứ điều gì có lợi.

Vậy, có gì thay đổi trong bốn năm qua không?

Theo một chuyên gia marketing của Facebook, Ông Mari Smith gần đây đã chia sẻ thông tin rằng Facebook đang khuyến khích người dùng thêm thẻ hashtag vào bài đăng với hứa hẹn sẽ giúp gia tăng phạm vi tiếp cận cho bài viết.

Nhưng mặc dù Facebook có thể đang tìm cách thúc đẩy việc sử dụng hashtag, điều đó không nhất thiết có nghĩa là mọi người dùng đang làm như vậy.

Facebook nói rằng việc thêm thẻ có thể cải thiện phạm vi tiếp cận, nhưng thực sự, bạn sẽ phải tự mình thử nghiệm để hiểu liệu điều đó có thực sự đúng như vậy hay không.

Về lý thuyết, bằng cách thúc đẩy việc sử dụng thẻ hashtag, Facebook có thể sẽ thúc đẩy nhiều người dùng tìm kiếm bằng thẻ hơn, nhưng nó cũng có thể chỉ đơn giản là Facebook đang tìm kiếm xem liệu nó có thể tạo ra nhiều tương tác hơn bằng cách thúc đẩy mọi người xem nhiều nội dung hơn hay không.

Về cơ bản, không có gì chắc chắn, nhưng có thể đáng để thử nghiệm với các thẻ bắt đầu bằng # trên các bài đăng của bạn để xem liệu bạn có tạo ra nhiều phạm vi tiếp cận tự nhiên không.

Tất nhiên vì nó không tốn kém gì và có thể giúp ích nên bạn có thể tự thử nghiệm với các bài đăng của chính bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google Ads: Nhà quảng cáo hiện có thể thu hút ‘Leads’ từ YouTube

Google Ads đang đưa tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng (Lead Form) vào quảng cáo trên YouTube, cho phép các nhà quảng cáo thu hút khách hàng tiềm năng trong khi mọi người đang xem video.

Theo đó, các nhà quảng cáo có thể thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách thêm tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng vào các chiến dịch trên YouTube và các chiến dịch ‘Khám phá’ (Discovery).

Tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm ngoái khi Google quyết định bật chúng cho các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.

Các tiện ích mở rộng này cho phép các nhà quảng cáo thêm các biểu mẫu khách hàng tiềm năng vào các quảng cáo xuất hiện trong kết quả tìm kiếm – và bây giờ tiện ích này đã chính thức có mặt trên cả YouTube và Discover.

Các biểu mẫu sẽ xuất hiện sau khi người dùng bày tỏ sự quan tâm đến quảng cáo bằng cách nhấp vào chúng.

Sau đó, quảng cáo sẽ mở rộng thành một biểu mẫu chuyển đổi, người dùng có thể điền vào và gửi biểu mẫu đó mà không cần rời khỏi màn hình mà họ đang bật.

Nếu người dùng đã đăng nhập vào tài khoản Google của họ thì các biểu mẫu khách hàng tiềm năng có thể được tự động điền và gửi đi chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Phía Google cho biết:

“Với tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng mới trong Google Ads, giờ đây bạn có thể hiển thị biểu mẫu khách hàng tiềm năng trực tiếp trong quảng cáo của mình, giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin khi họ tìm kiếm, khám phá và xem những nội dung có liên quan.

Luồng liền mạch này có thể giúp bạn tìm khách hàng tiềm năng chất lượng cao theo cách hiệu quả hơn”.

Trong một thử nghiệm ban đầu về tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng trên YouTube, Thương hiệu Jeep đã báo cáo rằng lượng khách hàng tiềm năng hoàn thành đã tăng gấp 10 lần.

Jeep tuyên bố phần mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng được chứng minh là cách hiệu quả nhất về chi phí để tạo khách hàng tiềm năng trong số tất cả các nền tảng quảng cáo.

Dưới đây là ví dụ về tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng từ Jeep mà người dùng có thể điền vào để đăng ký lái thử.

Tiện ích mở rộng biểu mẫu khách hàng tiềm năng hoạt động như thế nào

Biểu mẫu khách hàng tiềm năng giúp nhà quảng cáo thu thập khách hàng tiềm năng trực tiếp từ quảng cáo, thay vì đưa người dùng đến trang đích (landing page).

Đối với quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm, biểu mẫu khách hàng tiềm năng có thể được thêm vào các chiến dịch hiện tại dưới dạng tiện ích mở rộng.

Đối với chiến dịch video, biểu mẫu khách hàng tiềm năng được thêm vào trong quá trình tạo chiến dịch. Chúng cũng có thể được thêm từ menu cài đặt chiến dịch.

Khi tạo chiến dịch video, nhà quảng cáo có thể chọn loại khách hàng tiềm năng mà họ muốn thu hút.

Các nhà quảng cáo có thể chọn từ các tùy chọn sau:

  • Mục đích cao hơn: Tiếp cận những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm của bạn hơn.
  • Khối lượng nhiều hơn: Tiếp cận số lượng người tối đa.

Các loại thông tin mà nhà quảng cáo có thể yêu cầu bao gồm:

  • Tên
  • Số điện thoại
  • E-mail
  • Thành phố
  • Mã zip / mã bưu điện
  • Bang / Tỉnh
  • Quốc gia
  • Công ty họ đang làm việc
  • Chức vụ
  • Email làm việc
  • Số điện thoại cơ quan

Ngoài bộ câu hỏi tiêu chuẩn này còn có các câu hỏi cụ thể hơn cho từng ngành dọc.

Chẳng hạn như câu hỏi dành riêng cho người mua nhà, câu hỏi dành riêng cho ngành công nghiệp ô tô, câu hỏi dành riêng cho người tìm việc, v.v.

Nếu tất cả các tùy chọn đó không đủ, thì nhà quảng cáo có thể chọn viết các câu hỏi tùy chỉnh của riêng họ để hỏi trên biểu mẫu.

Khi khách hàng tiềm năng điền form, chúng có thể được tải xuống và quản lý trong tệp CSV. Mặc dù chỉ có thể tải xuống khách hàng tiềm năng trong 30 ngày qua.

Một cuộc khảo sát về những người mua sắm ở Mỹ cho thấy họ đánh giá cao việc có những cách khác nhau để giao tiếp với doanh nghiệp, chẳng hạn như các biểu mẫu khách hàng tiềm năng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Liệu chúng ta có bán hàng và marketing bằng robot trong tương lai

Các kiểu marketing truyền thống chỉ xoay quanh khách hàng. Các nhà marketers dành hàng triệu giờ nghĩ ra các câu chuyện lôi cuốn hay các chiến dịch quảng bá để kết nối với khách hàng.

Nhiều người sẽ không tin nhưng với số liệu đầu tư vào robot và tương tác thực tế ảo dự kiến chạm mức 241.4 triệu đô vào năm 2023 của ngành trung tâm dữ liệu Internet và các ông lớn công nghệ, tương lai một mô hình kinh doanh mới giữa doanh nghiệp, robot và khách hàng là không xa.

Các kiểu marketing truyền thống chỉ xoay quanh khách hàng. Các nhà marketer dành hàng triệu giờ nghĩ ra các câu chuyện lôi cuốn hay các chiến dịch quảng bá để kết nối với khách hàng.

Họ không chỉ muốn bán thương hiệu mà còn muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu với khách hàng. Mục tiêu chính của marketing vẫn là tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) đó.

Tuy nhiên, các phương thức marketing truyền thống này sẽ thay đổi và các nhà marketers sẽ phải thêm vào danh sách của mình một mô hình mới: Business to Robot to Consumer (B2R2C).

Vậy B2R2C là gì?

Marketing thay đổi nhanh chóng khi các ứng dụng hỗ trợ giọng nói, trí tuệ nhân tạo, máy bay không người lái và avatar ảo trở thành cầu nối giữa nhãn hàng và người tiêu dùng. Trong thời kì công nghệ này, giám đốc marketing sẽ phải suy nghĩ lại về các chiến lược truyền thông.

Để chuẩn bị cho tương lai, marketer và giám đốc marketing sẽ phải nghĩ cách làm thế nào để quảng bá thương hiệu cho không chỉ khách hàng mà còn robot bởi robot sẽ đảm đương nhiệm vụ quyết định mua hàng của người dùng trong tương lai.

Khi robot phụ trách giao đồ ăn, nấu nướng, chăm sóc chúng ta, liệu các nhãn hàng có cần phải tiếp cận khách hàng thông qua robot của họ? Robot sẽ trở thành bên trung gian quản lí các bữa ăn, lượng chất dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe của con người.

Robot sẽ ảnh hưởng tới hoạt động giải trí và sinh hoạt của chúng ta và sẽ liên kết với các thiết bị chúng ta mua về nhà. Trong tương lai sẽ có carebot, carebutlers chuẩn bị các bữa ăn, thăm khám sức khỏe, hướng dẫn du lịch, mua sắm hộ chúng ta v..v.

Ngày nay rất nhiều công ty, nhãn hàng thời trang hay trang web sử dụng robot ảo để trò chuyện với khách hàng để mang lại cảm giác như trò chuyện với người thật.

Khi xem xét mô hình B2R2C, có hai yếu tố quan trọng cần xem xét. Một là hợp tác với người có tầm ảnh hưởng. Thứ hai là tận dụng truyền thông xã hội, phương tiện trao đổi lớn nhất trong môi trường B2C – doanh nghiệp với khách hàng.

Những nhân vật có tầm ảnh hưởng cũng có thể là robot hay avatar ảo, ví dụ như Lil Miquela, với hơn 2.4 triệu người theo dõi trên Instagram.

Hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng hỗ trợ ảo như Alexa hay Siri. Những thiết bị này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để dự đoán câu hỏi và nhu cầu của người dùng.

Ví dụ, dịch vụ điều khiển bằng giọng nói có thể xác định khi nào chúng ta bị cúm thông qua giọng nói. Các hỗ trợ ảo này sẽ ngày càng phát triển và có thể dự đoán được nhu cầu của người dùng.

Tương lai sẽ xuất hiện những gì?

Tương lai sẽ có những khách hàng ảo mới là cầu nối giữa nhãn hàng và khách hàng thực.

Thậm chí khi thế giới trở thành một chiếc billboard quảng cáo khổng lồ, trên TV sẽ không còn quảng cáo nữa, ảnh hưởng tới tất cả các chuyên gia marketing, quảng cáo hay tiếp thị truyền thông.

Các công cụ tìm kiếm, khách hàng tiềm năng, thương mại điện tử, phần mềm mua bán đều sẽ thay đổi trở nên phức tạp hơn.

Công nghệ sẽ khiến cuộc sống trở nên dễ dàng, lành mạnh, mang tính cá nhân hơn. Và nếu các công ty không tự mình dịch chuyển thì sẽ dễ dàng bị tụt lại phía sau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips via enternews

Khởi nghiệp và xây dựng được doanh nghiệp giá trị gấp 15.000 lần số tiền đầu tư ban đầu

Kimberlee có nền tảng nhảy múa, và ngay sau đó nỗ lực để nhanh chóng có được những chứng chỉ hướng dẫn thể dục.

“Bạn cần kết nối với người khác. Điều này giúp bạn cảm thấy tốt hơn”, Kimberlee Perry nói.

Trước Covid-19, Startup của Kimberlee chưa bao giờ có ý định thực hiện các chương trình trực tuyến. Mục đích lớn nhất của các lớp học bật nhảy trên đệm lò xo là trực tiếp mang mọi người đến lại gần nhau hơn, đặc biệt là các bà mẹ, những người cảm thấy lạc lõng tại những thị trấn xa lạ.

Đó cũng chính là điều truyền cảm hứng cho Kimberlee, 35 tuổi, gốc Australia, sáng lập ra Bounce vào 6 năm trước.

Năm 2014, trong kỳ thai sản, Kimberlee cùng chồng đi gần 50 km ra khỏi London và chuyển đến thị trấn Harlow, hạt Essex. Bà sau đó mắc chứng trầm cảm sau sinh do quá cô đơn.

“Cả cuộc đời tôi dành cho cho thể thao và sử dụng thể thao để kết nối với mọi người”, bà nói. “Đó chính là văn hóa thể thao tại Australia. Vậy nên khi chuyển đến London năm 18 tuổi, tôi tham gia câu lạc bộ bóng lưới để kết bạn”.

‘Khi chuyển về Harlow, tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng. Tôi hầu như chẳng quen biết ai và câu lạc bộ duy nhất mà tôi có thể tham gia chính là câu lạc bộ mẹ và bé”, bà nói.

Tập thể dục có tác động tích cực lên tinh thần và thể chất của người mới làm mẹ, nhưng thực tế, Kimberlee không thể tìm được bất kỳ khóa học thể dục nào cho phép bà mang theo con nhỏ. Vậy nên bà quyết định tự thành lập một nơi như vậy, bằng việc đầu tư 200 bảng Anh (GBP) sáng lập ra Bounce vào năm đó.

“Tôi muốn cảm thấy tốt đẹp về bản thân – là một bà mẹ mới, bạn dành hàng giờ, hầu hết thời gian trong ngày và đêm một mình. Vậy nên Bounce sẽ là sự kết hợp mọi thứ tôi cần trong cuộc đời vào lúc đó – thể dục, sự kết nối và niềm vui”.

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, công ty phát triển và có 47.000 khách hàng hàng tháng – chủ yếu là phụ nữ – trên khắp Anh, Australia và New Zealand.

Một yếu tố khác thúc đẩy Kimberlee bắt đầu Bounce chính là cơ hội thăng chức bà bỏ lỡ tại công việc trước, quản lý bán hàng trong ngành tổ chức sự kiện.

“Phát triển sự nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi”, bà hồi tưởng lại. “Tồn tại trong ngành tổ chức sự kiện rất vất vả – bạn sẽ phải làm việc 24/7 – và tôi nghĩ chính việc mang thai đã góp phần dẫn đến quyết định tôi không được thăng chức”.

“Tôi vô cùng suy sụp. Tôi dành vài ngày để khóc trên giường, cố gắng suy nghĩ xem bản thân là ai nếu không có công việc này”.

Kimberlee có nền tảng nhảy múa, và ngay sau đó nỗ lực để nhanh chóng có được những chứng chỉ hướng dẫn thể dục. Chẳng mấy chốc, bà đã có thể dạy các khóa học tại phòng tập thể dục địa phương, nơi bà nảy ra ý tưởng cụ thể về Bounce.

“Tôi tình cờ thấy những tấm bạt nảy, những sàn nhún lò xo nhỏ, và tôi nói với chồng rằng ’em sẽ dành 200 GBP từ tài khoản chung để mua 8 chiếc như vậy’”, Kimberlee nói. “Anh ấy nghĩ tôi điên rồi”.

“Nhưng sàn nhún lo xo nổi tiếng gây ít tác động, không gây đau khớp và hấp thụ 80% lực tác động – vậy nên tôi biết chúng sẽ vô cùng hoàn hảo cho các bà mẹ mới, những người muốn tập thể dục”.

Để ra mắt các lớp học đầu tiên, Kimberlee biên đạo một số bài tập vũ đạo và thuê một hội trường cộng đồng tại Harlow.

“Các bà mẹ có thể mang theo em bé và để chúng trong những chiếc xe nôi khi lên lớp”, bà nói. “Sau vài tháng, tôi bắt đầu mở thêm nhiều lớp hơn nữa do nhu cầu tăng lên – mọi người yêu thích bản chất vui vẻ của lớp học và thực tế là họ có thể đốt cháy khoảng 600 calo trong vòng 45 phút”.

“Tôi dành mọi số tiền có được vào việc kinh doanh – chi trả cho phí thuê hội trường, mua nhiều đệm lò xo hơn nữa. Nhưng đã đến lúc tôi không thể dạy tất cả các lớp được nữa. Tôi dạy 12 lớp/tuần và dần bị sụt cân”.

Sau khi thuê thêm huấn luyện viên, các lớp học của Kimberlee bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa – và các đối thủ kinh doanh bắt đầu xuất hiện, xây dựng những mô hình tương tự. Bà biết mình muốn mở rộng việc kinh doanh và bảo vệ ý tưởng của mình nên đã quyết định tính đến chuyện nhượng quyền.

Nhưng Kimberlee cũng là người đầu tiên thừa nhận rằng bà không thực sự hiểu rõ quá trình này diễn ra như thế nào. “Tôi không hề có chút hiểu biết nào về nó, nhưng tôi biết rằng mình cần sự bảo hộ pháp lý để hỗ trợ cho ý tưởng kinh doanh của mình”, bà nói.

“Vậy nên khi được luật sư giải thích mô hình nhượng quyền và khả năng công ty có thể phát triển đến nhường nào, tôi đã được khai sáng”.

Tính đến nay, Kimberland và đội ngũ của bà đã đào tạo hơn 700 huấn luyện viên và có 320 chi nhánh nhượng quyền tại Anh và 20 quốc gia khác. Những chi nhánh nhượng quyền cần trả trước một khoản phí để trở thành một phần của Bounce, tiếp cận các trang thiết bị và có một khu vực bảo hộ địa lý để hoạt động.

Các cơ sở nhượng quyền cũng phải trả phần trăm doanh thu của họ dưới dạng phí quản lý thường xuyên. Với việc đóng phí, việc kinh doanh tại cơ sở nhượng quyền sẽ được quản lý, có quyền tiếp cận mọi khóa học hàng ngày và vũ đạo của từng khóa học, kèm theo xây dựng thương hiệu và tiếp thị.

Marc Mullen, huấn luyện viên cá nhân, tin rằng Bounce trở nên nổi tiếng do sự vui vẻ và thân thiện, và khả năng mang đến khách hàng, chủ yếu là nữ giới, cảm giác một cộng đồng.

“Tham gia phòng tập thể dục thông thường có thể rất đáng sợ đối với vài người phụ nữ, bởi không may, đó là môi trường mà nam giới có thể chiếm đa số”, ông nói. “Và tỷ lệ bỏ tập thể dục khá cao đến từ thực tế là mọi người không thực sự có kế hoạch để bám theo, thiếu ý tưởng hoặc động lực.

“Ngược lại, Bounce gắn kết mọi người với nhau trong một cộng đồng. Các bài tập có yếu tố vui vẻ, giàu năng lượng, và với các cơ sở nhượng quyền, Bounce trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người trên thế giới”.

Với việc công ty thu về 3 triệu GBP lợi nhuận thường niên vào năm ngoái, Kimberlee hiện giám sát một đội quản lý 25 người tại trụ sở Harlow.

Dù vậy, giám đốc điều hành vẫn không quên lý do ban đầu. “Tôi vẫn dạy 5 lớp/tuần, và thực hiện mọi bài tập thường ngày,” bà nói. “Tôi yêu thích cảm giác mang lại, và việc biết rằng mình đang truyền cảm hứng cho những người phụ nữ khác mỗi ngày … đó là cảm giác không thể tuyệt vời hơn”.

Vào tháng 4, nhằm đối phó Covid-19, công ty đã chuyển các khóa học sang hình thức trực tuyến, cung cấp dịch vụ 8 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.

“Các cơ sở nhượng quyền đã phải đóng cửa, nhưng mọi người đều hưởng lợi khi chúng tôi chuyển sang hình thức trực tuyến. Chúng tôi chia lợi nhuận lớp học trực tuyến với các cơ sở nhượng quyền, điều này rất hữu ích cho họ”, Kimberlee nói.

Nhưng giờ các phòng tập cũng đang được mở cửa trở lại, bà nói thêm rằng mọi người tại Bounce đều rất vui mừng khi một lần nữa được trực tiếp gặp lại các khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì?

Cùng tìm hiểu các khái niệm như Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì, vai trò của Định giá thương hiệu, các phương pháp định giá thương hiệu chính là gì và hơn thế nữa.

định giá thương hiệu là gì
Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì?

Liên quan đến khái niệm định giá thương hiệu hay Brand Valuation, bạn có thể xem thương hiệu là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này trước khi có các quyết định về định giá.

Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì?

Định giá thương hiệu hay đo lường giá trị tài sản thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand Valuation.

Định giá thương hiệu là việc xác định giá trị được tính bằng tiền của thương hiệu dựa trên các đánh giá về sức mạnh thương hiệu và số nhân thương hiệu.

(Để hiểu thêm về khái niệm thương hiệu, bạn có thể xem thương hiệu là gì.)

Vai trò của Định giá thương hiệu (Brand Valuation).

Trong quá trình kinh doanh trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải đo lường giá trị tài sản thương hiệu của họ vì các lí do sau:

  • Đối với các vụ mua lại, loại bỏ hay cổ phần hoá công ty thì giá trị bằng con số của tài sản thương hiệu là rất quan trọng để xác định giá trị của doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản lí các danh mục thương hiệu của họ và cải thiện tài sản thương hiệu đối với doanh nghiệp cần các phương pháp đo lường để theo dõi thành quả hoạt động qua thời gian.
  • Các tổ chức quảng cáo muốn chứng minh rằng cắt giảm chi tiêu quảng cáo làm giảm tài sản thương hiệu.
  • Việc công nhận giá trị tài sản thương hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với các kế toán viên khi đánh giá giá trị vô hình của doanh nghiệp.

Các phương pháp đo lường chính được sử dụng để Định giá thương hiệu là gì?

Trong khi có nhiều chiến lược định giá khác nhau để định giá một thương hiệu, dưới đây là các phương pháp chính.

Phương pháp định giá thương hiệu dựa vào giá trị khác biệt do thương hiệu tạo ra.

  • Khác biệt về giá (dựa vào khả năng bán với giá cao hơn bình thường).

Tính ra sự khác biệt về giá của sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm không có thương hiệu.

Tính ra các dòng tiền khác biệt này.

Chiết khấu các dòng tiền này về hiện tại, đó chính là giá trị của thương hiệu.

  • Khác biệt về doanh số bán.

Tính ra sự khác biệt về doanh số bán giữa sản thương hiệu và sản phẩm không có thương hiệu.

Tính ra các dòng tiền khác biệt.

Chiết khấu các dòng tiền về hiện tại, đó chính là giá trị của thương hiệu.

  • Tổng hợp cả hai sự khác biệt: Những sản phẩm vừa bán được giá cao, vừa bán được nhiều là những sản phẩm có giá trị thương hiệu rất cao.

Phương pháp định giá thương hiệu dựa vào chi phí.

  • Dựa trên chi phí cho thương hiệu trong quá khứ: dựa trên các báo cáo về các khoản tài chính đã đầu tư cho thương hiệu.

Phương thức này khó khăn trong việc xác định hạng mục chi cho thương hiệu, khó khăn khi đánh giá thương hiệu đã có từ lâu.

  • Dựa trên chi phí thay thế thương hiệu: tiếp cận dưới quan điểm là để có được thương hiệu như thương hiệu đang đánh giá thì cần bao nhiêu tiền.

Cần nhiều tiêu thức đánh giá trong phương pháp này, bên cạnh đó không phải cứ bỏ ra từng đó tiền thì thương hiệu sẽ thành công.

Phương pháp định giá thương hiệu dựa vào giá trị vốn hóa trên thị trường.

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với công ty niêm yết với giả định thị trường “hiệu quả”, tức là đánh giá đúng giá trị của doanh nghiệp.

Ba bước cơ bản của phương pháp này bảo gồm:

  • Tính giá trị vốn hóa (bằng giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu đã phát hành)
  • Tính ra giá trị sổ sách (đã điều chỉnh) của toàn bộ tài sản
  • Sự khác biệt (giá trị của thương hiệu) bằng giá trị vốn hoá trừ đi giá trị sổ sách đã điều chỉnh

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand.

Interbrand là một tổ chức có uy tín hàng đầu về định giá thương hiệu. Kết quả định giá thương hiệu của Interbrand được tạp chí Business Week công nhận và phát hành chính thức.

Interbrand đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình giá trị kinh tế của thương hiệu, bao gồm cả yếu tố marketing và tài chính trong việc định giá thương hiệu.

Phương pháp định giá thương hiệu dựa trên tỉ số giá trị trên doanh số (phương pháp của GS Aswath Damodaran).

Aswath Damodaran là Giáo sư ngành tài chính thuộc trường kinh doanh Leonard N.Stern, đại học New York.

Ông nhận được nhiều giải thưởng về kết quả nghiên cứu và giảng dạy của trường đại học và của các tổ chức khác trên thế giới. Ông được tạp chí Business Week trao tặng danh hiệu là một trong những giáo sư hàng đầu về kinh doanh, năm 2004.

Kết luận.

Trong khi có nhiều phương pháp khác nhau để định giá trị của một thương hiệu, bằng cách hiểu Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì những người làm thương hiệu có thể chủ động hơn trong việc định giá thương hiệu của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Nguy cơ nào đang đe doạ quá trình Microsoft đàm phán mua TikTok? (P2)

Những gì Microsoft đang cố gắng có được từ ByteDance và TikTok không chỉ là một số văn phòng và một số nhân viên nhất định, mà chính là chìa khóa thành công của TikTok – thuật toán của nó.

“Điều làm nên thành công của TikTok chính là thuật toán cốt lõi do ByteDance làm ra,” Dan Ives, giám đốc điều hành tại Wedbush Securities nói. Thay đổi thuật toán “sẽ giống như mua một chiếc Ferrari và thay đổi động cơ của nó.

TikTok, hay Douyin theo phiên bản tiếng Trung và ứng dụng Jinri Toutiao đều được phát triển bởi ByteDance. Đây là những ứng dụng tin tức tạo ra một danh sách các bài báo và video phù hợp dựa trên thói quen tìm kiếm thông tin của người dùng, đồng thời cho phép các cá nhân tạo ra các video dài 15 giây.

Người dùng có thể tuỳ chọn liên kết các video này với nhau thành câu chuyện của mình với thời lượng có thể kéo dài tới 60 giây.

Nhưng kể cả khi TikTok và Microsoft đều muốn đưa thuật toán của ByteDance vào một phần của thỏa thuận, vẫn có khả năng chính quyền Trump có thể từ chối điều khoản này.

Nhà phân tích công nghệ Dan Wang tại Công ty Gavekal ở Hồng Kông cho rằng, bản chất hộp đen của các thuật toán mà ứng dụng TikTok sử dụng chính là những lo ngại xung quanh việc ứng dụng này dễ dàng điều khiển nội dung mà ứng dụng này ưa thích, quảng bá nội dung mà họ ủng hộ, thậm chí có thể tác động thông tin làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ trong thời gian tới.

Hơn nữa, các thuật toán mà ByteDance sử dụng cần phải tương tác liên tục với dữ liệu người dùng để nghiên cứu và dự đoán nhu cầu của người dùng và sau đó đưa ra khuyến nghị phù hợp.

Nhưng việc TikTok và chủ sở hữu ByteDance truy cập dữ liệu người tiêu dùng Mỹ vẫn là mối quan tâm lớn nhất đối với Washington, không rõ TikTok do Microsoft sở hữu có thể tận dụng thuật toán của ByteDance như thế nào mà vẫn đảm bảo với Washington điều khoản không cung cấp thông tin người dùng.

Từ góc độ thuật toán, kể cả khi ByteDance thành công trong việc bán TikTok cho Microsoft thì các kỹ sư của ByteDance vẫn sẽ phải tham gia, ít nhất là trong quá trình bàn giao cho Microsoft trong 12 đến 18 tháng.

Và đây là tất cả các vấn đề công nghệ mà Microsoft cần phải giải quyết để đảm bảo có thể mua lại TikTok mà vẫn được bật đèn xanh từ Nhà Trắng, một số chuyên gia tại Công ty đầu tư và dịch vụ tài chính Wedbush Securities phân tích.

Từ góc độ pháp lý, luật sư Ye từ Công ty luật Getech Law nhìn nhận: “Tôi nghĩ rằng thỏa thuận rất có thể sẽ là một thỏa thuận cấp phép: ByteDance cấp phép cho các thuật toán của họ để Microsoft sử dụng ở bốn quốc gia mà họ cung cấp dịch vụ của TikTok“, vị luật sư này cũng cho rằng vấn đề cấp bằng sáng chế và bảo vệ các thuật toán độc quyền của hãng theo các cách khác nhau tại các khu vực khác nhau sẽ là một vấn đề quan trọng đối với ByteDance.

Bên cạnh các yếu tố liên quan về chính trị, thời hạn 45 ngày và các vấn đề công nghệ phức tạp, giá cả của thoả thuận cũng có thể là một điểm nhấn. Các báo cáo phương tiện truyền thông cho biết một số nhà đầu tư đang định giá TikTok khoảng 50 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo ước tính của Wedbush Securities, ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này có thể được định giá hơn 200 tỷ USD trong ba năm tới theo tiềm năng tăng trưởng của nó.

Đến tháng 4, TikTok cùng với ứng dụng Douyin phiên bản tiếng Trung đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần trên toàn cầu, theo báo cáo của công ty phân tích thị trường Sensor Tower.

Chỉ tính riêng trong quý đầu tiên của năm nay, ứng dụng này đã vượt qua tất cả các ứng dụng mạng xã hội khác, vươn lên trở thành ứng dụng được nhiều lượt tải xuống nhất trong một quý. Đây chính là lý do khiến TikTok trở thành ứng dụng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Cũng theo ước tính của Sensor Tower, tính đến hết tháng 7 vừa qua, TikTok và Douyin phiên bản tiếng Trung của nó đã ghi nhận doanh thu hơn 102,5 triệu USD từ chi tiêu của người dùng trong ứng dụng, gấp 8,6 doanh thu cùng kỳ năm 2019.

Ứng dụng video ngắn tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng toàn cầu là chính xác những gì Microsoft cần. Là một công ty tập trung vào phần mềm doanh nghiệp, các sản phẩm hướng tới người tiêu dùng của Microsoft hiện bị giới hạn. Cụ thể, Microsoft chỉ có Bing để tìm kiếm, LinkedIn cho mạng chuyên nghiệp và Xbox Live để chơi game.

Đối với tiềm năng tăng trưởng và doanh thu mà TikTok đưa ra, Microsoft có thể sẽ đưa ra một đề nghị khá hấp dẫn cho ByteDance.Thế nhưng khó khăn chưa hết, ngay cả khi Microsoft và ByteDance đã đạt được thỏa thuận đúng theo thời hạn đã đề ra, một vấn đề khác phát sinh chính là từ tuyên bố của Tổng thống Trump vào hôm thứ Hai vừa qua, rằng Mỹ sẽ nhận được “một phần đáng kể” từ việc bán TikTok!!

Cụ thể, ông chủ Nhà Trắng cho biết: “Tôi đã nói rằng, nếu bạn mua nó bằng bất kể giá nào… Một phần rất đáng kể từ số tiền mua bán đó sẽ phải được chuyển vào Kho bạc Mỹ bởi vì chúng tôi làm cho thỏa thuận này có thể xảy ra”, ông Trump nói.

Hiện các chuyên gia pháp lý cho biết họ vẫn chưa rõ làm thế nào chính phủ Mỹ có thể nhận được một phần của giá mua. “Trừ khi Tổng thống Trump đang nói về thuế, nếu không tôi không biết ông ấy đang đề cập đến điều gì và đừng nghĩ rằng có bất kỳ căn cứ pháp lý nào để chính phủ Mỹ thu ‘phí’ như vậy”, luật sư Ye khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews