Khi bạn làm việc ở một môi trường nhỏ hoặc môi trường thiếu chuyên nghiệp có thể bạn sẽ nhận thấy chúng ta không nhắc đến quá nhiều thuật ngữ chuyên môn hoặc nhiều phần chúng ta làm theo cảm tính.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thăng tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp hoặc tiếp cận những môi trường lớn thì các thuật ngữ hay ‘kiến thức chuyên nghiệp’ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Sau đây là chuỗi bài viết tổng hợp và phân tích những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu về thương hiệu.
Trước hết, để có thể hiểu bản chất thực sự của thuật ngữ thương hiệu (Brand) nói chung, bạn có thể xem tại: thương hiệu là gì
1. ARTIFACT – ĐỒ TẠO TÁC
Sự thể hiện cảm hữu hình về một ý tưởng, sản phẩm hoặc sản phẩm thiết kế.
2. ATMOSPHERICS – MÔI TRƯỜNG
Bản sắc của một môi trường thương hiệu, được thể hiện bởi kiến trúc, ký hiệu, kết cấu, mùi vị, âm thanh, màu sắc và hành vi của nhân viên.
3. ATTITUDE STUDY – NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ
Một cuộc khảo sát ý kiến về thương hiệu
4. AUDIENCE – KHÁN THÍNH GIẢ
Một nhóm người mà sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp nhắm đến, ngoài ra thuật ngữ này còn được gọi là khán thính giả mục tiêu.
5. AUDIO BRANDING – XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ÂM THANH
Quá trình xây dựng thương hiệu kết hợp với âm thanh. Thuật ngữ này thường được thấy bằng việc các nhãn hàng hay thương hiệu sử dụng các bài hát trong quảng cáo về sản phẩm của họ.
6. AUTHENTICITY – ĐỘ TIN CẬY
Nét đặc trưng để trở thành độc đáo và thường được coi là thuộc tính thương hiệu mạnh.
7. AVATAR
Biểu tượng thương hiệu được thiết kế động, sử dụng các kỹ xảo hoạt hình và có thể biểu đạt trên nhiều dạng truyền thông.
8. AWARENESS STUDY – NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
Một cuộc khảo sát đo lường sự hiểu biết của khán thính giả đối với một thương hiệu, thuậ ngữ này thường được chia thành ‘nhận thức chủ quan’ và ‘nhận thức khách quan’.
9. BACKSTORY – CHUYỆN BÊN LỀ
Những câu chuyện đằng sau thương hiệu, chẳng hạn như về nguồn gốc, ý nghĩa tên thương hiệu hoặc nền tảng của độ tin cậy và sức hấp dẫn của nó.
10. BENEFIT – LỢI ÍCH
Lợi thế đạt được từ sản phẩm, dịch vụ, đặc tính hoặc thuộc tính.
11. BHAG (BIG HAIRY AUDACIOUS GOAL) – MỤC TIÊU TO LỚN VÀ TÁO BẠO
Được thiết kế nhằm tập trung vào môt công ty. Bạn có thể định nghĩa chúng là những thay đổi mà chúng ta không thực sự biết làm thế nào để thực hiện; những thay đổi mà chúng ta không thể làm gì với kiến thức trước đó của mình
12. BOTTOM-UP MARKETING – MARKETING TỪ DƯỚI LÊN
Marketing xuất phát từ khách hàng, đối lập với marketing từ trên xuống là xuất phát từ ban quản trị.
13. BRAND – THƯƠNG HIỆU
Thương hiệu là cảm nhận của môt người về sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hoặc công ty.
14. BRAND AGENCY – CÔNG TY THƯƠNG HIỆU
Công ty chiến lược chuyên cung cấp hoặc quản lý nhiều loại hình dịch vụ xây dựng thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực truyền thông.
15. BRAND ALIGNMENT – SỰ LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU
Chính là việc kết nối các chiến lược thương hiệu với các điểm tiếp xúc (touchpoints) giữa khách hàng và thương hiệu.
Bất kì ai có thể thúc đẩy, phát triển thương hiệu thông qua các mối tương tác với khách hàng, khách hàng tương lai, đối tác hoặc giới truyền thông. Đại sứ thương hiệu lý tưởng nhất là toàn bộ nhân viên của công ty nơi bạn làm việc.
17. BRAND ARCHITECTURE – KIẾN TRÚC THƯƠNG HIỆU
Một hệ thống thứ bậc của các thương hiệu liên quan, thường được bắt đầu bằng một thương hiệu mẹ, mô tả mối quan hệ của nó với các thương hiệu con hoặc hợp tác thương hiệu. Đây được xem là một ‘cây gia phả’ của thương hiệu.
18. BRAND ARTICULATION – SỰ BIỂU ĐẠT CỦA THƯƠNG HIỆU
Mô tả chính xác về một thương hiệu có thể thúc đẩy các thành viên trong một cộng đồng thương hiệu cùng cộng tác với nhau. Đó là một câu chuyện thương hiệu.
19. BRAND ASSET – TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU
Bất kì khía cạnh nào của thương hiệu có giá trị mang tính chiến lược, trong đó bao gồm sự liên kết thương hiệu, thuộc tính thương hiệu, nhận thức thương hiệu hoặc lòng trung thành thương hiệu.
20. BRAND ATTRIBUTE – THUỘC TÍNH THƯƠNG HIỆU
Đặc điểm riêng để phân biệt của một sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc thương hiệu.
Một sự đánh giá chính thức về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hoặc thách thức của một thương hiệu.
22. BRAND COMMUNITY – CỘNG ĐỒNG THƯƠNG HIỆU
Mạng lưới những người đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu, bao gồm các bộ phận trực thuộc nội bộ công ty, các đối tác bên ngoài, các khách hàng và cả giới truyền thông.
23. BRAND CONSULTANT – CỐ VẤN THƯƠNG HIỆU
Một người cố vấn bên ngoài đóng góp vào quá trình xây dựng thương hiệu, thường đóng vai trò chiến lược hoặc cố vấn độc lập.
24. BRAND COUNCIL – HỘI ĐỒNG THƯƠNG HIỆU
Một tổ chức được thành lập để thẩm định và định hướng quá trình xây dựng thương hiệu của công ty. Đôi khi còn được gọi là hội đồng sáng tạo.
25. BRANDED HOUSE – NGÔI NHÀ ĐƠN THƯƠNG HIỆU
Một công ty với một thương hiệu duy nhất dùng cho tất cả các đơn vị kinh doanh và sản phẩm của công ty, còn được gọi là thương hiệu đồng nhất hoặc thương hiệu tập trung. Khái niệm này đối ngược lại với ngôi nhà đa thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Người sở hữu “tư duy chủ động” có thể dự đoán được thành công của mình, bằng cách tích cực hành động và hiện thực hóa dần các mục tiêu.
Thông thường, những người thành công đều biết cách biến tình huống tiêu cực thành tình huống tích cực.
Họ giải quyết các vấn đề lớn từ việc xử lý các vấn đề nhỏ. Đặc biệt, người sở hữu “tư duy chủ động” có thể dự đoán được thành công của mình bằng cách tích cực hành động và hiện thực hóa mục tiêu của doanh nghiệp.
Không thể phủ nhận, các yếu tố như điều kiện kinh tế, sự cạnh tranh, văn hóa… đều có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh; song nếu là người sở hữu tư duy chủ động, bạn sẽ tự tin rằng, bản thân là người quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Thay vì chờ đợi, người sở hữu tư duy chủ động thường có xu hướng hành động, chủ động tạo ra kết quả – điều hết sức cần thiết để gặt hái thành công trong kinh doanh. Và, dưới đây là các biểu hiện cho thấy bạn đang sở hữu tư duy chủ động.
1. Tập trung vào tương lai
Có bao giờ bạn đặt câu hỏi “tại sao gương chiếu hậu nhỏ hơn kính chắn gió”? Ấy là vì điều quan trọng hơn cả là phải tập trung vào tương lai. Quá khứ chỉ đóng vai trò tham chiếu để giúp chúng ta đưa ra dự đoán tốt hơn. Do đó, việc quá bận tâm vào quá khứ có thể hạn chế suy nghĩ của chúng ta.
Theo nhà sáng lập, CEO của Amazon Jeff Bezos, thành công của thương mại điện tử xuất phát một phần từ tư duy tập trung vào tương lai.
Chia sẻ tại hội thảo Diễn đàn về Nghệ thuật lãnh đạo, vị tỷ phú nói: “Bạn phải có khả năng nhận biết những điều sắp xảy ra… Bản thân tôi có thể dự đoán những điều có khả năng xảy ra trong 2-3 năm tới”.
“Và, tôi luôn khuyên nhóm nhân viên cấp cao của mình rằng họ cũng nên nhìn nhận vấn đề theo cách đó”, Bezos nói.
2. Nghĩ đến bức tranh lớn
Hãy luôn giữ bản thân tập trung vào các mục tiêu quan trọng. Trên thực tế, sẽ luôn có những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống làm bạn phải lo lắng, song đừng vì chúng mà đánh mất sự tập trung vào mục tiêu.
Bởi lẽ, việc quên mất bức tranh toàn cảnh và xao nhãng mục tiêu sẽ khiến bạn dễ dàng đánh mất đi những thứ quan trọng mà bản thân đang thực sự phấn đấu đạt được.
3. Tập trung vào điều mình có thể kiểm soát
Khi thực tiễn được điều này, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về tương lai. Ngoài ra, để tâm quá nhiều về các yếu tố ngoài tầm kiểm soát sẽ đẩy bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, và gây hại cho sức khỏe.
Theo tỷ phú Elon Musk, việc “bỏ tất cả trứng vào một giỏ cũng không sao, chừng nào bạn còn kiểm soát được điều gì sẽ xảy ra với giỏ trứng đó”. Qua đó, có thể thấy rằng, chỉ khi tập trung vào những thứ mà chúng ta quản lý tốt, thì sự hiệu quả và thành công mới đến với chúng ta.
4. Chịu trách nhiệm với thành công của mình
Đương nhiên, trên con đường phát triển và dựng xây sự nghiệp, bạn sẽ luôn cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác. Đó có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cố vấn… song, nếu muốn thành công, hãy chắc chắn rằng, bạn luôn tập trung vào những việc mà bản thân có thể làm hơn là những gì người khác có thể làm cho bạn.
Các nhà lãnh đạo với tư duy chủ động sẽ luôn biết chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân, và luôn kiên trì cho đến khi đạt được mục tiêu, trong khi sở hữu niềm tin mãnh liệt rằng, kết quả luôn nằm trong tầm kiểm soát.
5. Ưu tiên điều quan trọng
Sự thật là, chúng ta không thể tự mình làm tất cả mọi thứ; và nếu ‘ôm đồm’, bạn sẽ trở nên mất kiểm soát. Do đó, hãy ưu tiên cho các mục tiêu lớn và quan trọng, thay vì phân tán thời gian, năng lượng và công sức vào nhiều mục tiêu nhỏ, lẻ.
Theo tỷ phú Bill Gates, khi có quá nhiều công việc phải xử lý, chúng ta thường có khuynh hướng cố gắng làm nhiều thứ cùng lúc để nhanh chóng xử lý khối lượng công việc ‘khổng lồ’ của mình.
Dẫu vậy, hãy biết rằng, cách tiếp cận này thực sự không đem lại hiệu quả. Theo Gates, hãy biết ưu tiên và học cách loại bỏ các “vật cản” dễ gây xao nhãng công việc của bạn sang một bên, mà chỉ tập trung cho những điều quan trọng trước.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại:Link
LinkedIn, mạng xã hội tuyển dụng của Microsoft vừa thông báo cắt giảm 960 vị trí, tương đương 6% nhân sự toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
LinkedIn giúp doanh nghiệp, nhân viên kết nối nhau nhưng vì dịch bệnh, ít công ty tuyển dụng hơn, dẫn tới việc kinh doanh của LinkedIn cũng bị ảnh hưởng. Microsoft mua LinkedIn năm 2016 với giá 26,2 tỷ USD.
Đây là vụ thâu tóm giá trị nhất lịch sử của Microsoft nhưng gần như hãng không can thiệp gì vào hoạt động của LinkedIn.
Cựu CEO Jeff Weiner từ chức từ ngày 1/6, Ryan Roslansky là người kế nhiệm. Tính đến tháng 2/2020, LinkedIn đóng góp gần 6% doanh thu Microsoft và là một trong các bộ phận tăng trưởng nhanh nhất.
Dù vậy, trong báo cáo kinh doanh gần nhất, Microsoft cảnh báo doanh thu quảng cáo trên LinkedIn nguy cơ giảm sút vì dịch Covid-19 tác động tới doanh nghiệp khắp thế giới.
CEO Roslansky cho biết LinkedIn dự định gộp hai bộ phận Learning Management System và Talent Solutions làm một để tránh chồng chéo và giảm chi phí nội bộ. LinkedIn cũng bắt đầu tập trung vào bán hàng qua mạng thay vì trực tiếp và kênh trực tuyến trở thành trọng tâm mới.
Nhân viên mất việc vẫn chưa được thông báo. Dù vậy, họ vẫn có thể giữ lại điện thoại, laptop và thiết bị gần đây được cấp khi làm việc từ xa trong quá trình tìm việc mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại:Link
Khi đàm phán lương, hầu hết ứng viên đều muốn tránh đề cập đến mức lương cũ của mình hoặc tìm cách để phỏng vấn viên tự đưa ra mức tham khảo cho công việc đang ứng tuyển.
Thế nhưng, với những phỏng vấn viên giàu kinh nghiệm, ứng viên thật khó để tránh những câu hỏi như “Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?” hoặc “Bạn mong đợi mức lương cho vị trí này như thế nào?”.
Điều này khiến ứng viên thấy thật bối rối bởi đôi khi khoảng cách giữa mức lương cũ và mức lương mong đợi là khá xa và họ e ngại nhà tuyển dụng sẽ khó chấp nhận. Vậy nên, ứng viên thường chọn cách “nâng giá” bản thân lên bằng cách nói dối về mức lương cũ.
1. BẠN SẼ DỄ DÀNG BỊ “BẮT MẠCH”
Thông thường các công ty đều có chính sách không tiết lộ mức lương của nhân viên cũ hay hiện tại cho bất kỳ ai không liên quan.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mức lương của bạn là một bí mật luôn được giữ kín. Nhà tuyển dụng có những kỹ thuật riêng và mạng lưới mối quan hệ rộng để dễ dàng “bắt mạch” bạn nếu họ nghi ngờ ứng viên đang nói dối quá nhiều về mức lương.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào một công ty, bạn có thể sẽ được yêu cầu nộp một số giấy tờ cá nhân theo quy trình mà trong đó phản ánh thu nhập thực tế của bạn các năm qua.
Dù bằng cách nào, việc cố gắng nói dối về mức lương không dễ dàng như bạn nghĩ, chỉ là nhà tuyển dụng muốn hay không muốn tìm hiểu đến cùng mà thôi.
2. THẬT KHÓ ĐỂ NÓI DỐI MỘT CÁCH … LIỀN MẠCH
Dân gian vốn có câu “giấu đầu lòi đuôi” nhằm chỉ ra rằng những người hay lấp liếm muốn giữ kín điều gì đó thường vô tình để lộ ra những chi tiết khác khiến người ta đoán biết được.
Khi bạn phải tìm cách nói dối để ứng phó với câu hỏi về mức lương trong quá khứ, bạn cũng sẽ dễ trở nên lúng túng nếu bị hỏi dồn hoặc phỏng vấn viên có thể dùng những câu hỏi gián tiếp về phúc lợi, lương thưởng để thăm dò thu nhập thực tế trước đây của bạn.
Và trong lúc bối rối, nhiều khả năng những chi tiết bạn cung cấp trước đó sẽ không trùng khớp với phần trả lời sau bởi chính bạn cũng không nhớ được chính xác mình đã nói dối như thế nào.
3. ĐÀM PHÁN LƯƠNG KHI ỨNG TUYỂN CẦN PHÙ HỢP VỚI THÌ HIỆN TẠI
Thật ra việc nói thật hay nói dối về mức lương là quyền lựa chọn của mỗi ứng viên bởi ai cũng mong muốn sẽ có được kết quả đàm phán sau cùng tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vào thực tế thì việc nói dối mức lương cũ là một điều hoàn toàn không cần thiết bởi lẽ bạn đang đàm phán mức lương cho công việc hiện tại chứ không phải là cho công việc trong quá khứ.
Giá trị của bản thân bạn ở thời điểm tham gia ứng tuyển có nhiều sự khác biệt so với trước đây và là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như khả năng đóng góp của bạn sắp tới là gì, những kỹ năng và kinh nghiệm bạn đã thu thập được trong thời gian qua ra sao, vị trí của bạn sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của một tổ chức, v.v.
Vì vậy, mức lương khởi điểm cho công việc mới không phải là con số tăng trưởng nào đó dựa trên mức lương cũ mà nó phải thể hiện được sự tương xứng với năng lực của bạn khi tham gia vào công ty mới.
Do đó, thay vì mất công tìm cách nói dối lòng vòng, bạn có thể tự thực hiện một khảo sát nhỏ về mức trung bình trên thị trường cho vị trí và ngành nghề đang ứng tuyển, sau đó tự tin đưa ra con số đề nghị hợp lý nhất, bất kể thu nhập trước đây của bạn ra sao.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Quảng cáo mua sắm thông minh (Smart Shopping), quảng cáo hiển thị (Display Ads) và tiện ích mở rộng hình ảnh (Image Extensions) đều được tích hợp nhiều tính năng mới để làm phong phú thêm việc mua sắm trong kỷ nguyên mới.
Khi mua sắm trực tuyến tiếp tục là xu hướng trong Covid-19 (và có lẽ vẫn tiếp tục diễn ra sau này), Google đã nắm bắt thực tế này theo nhiều cách khá thú vị.
Google Ads vừa công bố những bổ sung mới nhất gồm: Tiện ích mở rộng hình ảnh (Image Extensions) nhằm cải tiến cho các chiến dịch mua sắm thông minh và một số nâng cấp cho hình ảnh trong quảng cáo hiển thị (Display Ads).
Với lần cập nhật lần này, nhìn thì có vẻ như là những lần cập nhât nền tảng định kỳ. Tuy nhiên thực tế thì Google đang chuyển mình theo những cách thú vị hơn, chuyển mình theo các nền tảng đối thủ liên quan.
Một trong những lý do thường được các nhà quảng cáo chuyển sang các nền tảng thay thế như Facebook là vì nó rất mạnh để tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng chưa từng tìm kiếm hoặc nhận biết về thương hiệu và các tùy chọn trực quan phong phú mà nền tảng quảng cáo đó cung cấp.
Ngược lại, Google vốn đã phụ thuộc rất nhiều vào các khách hàng ở giai đoạn cuối và gần cuối của hành trình mua hàng (tiếp thị lại) hoặc những người dùng vốn đã tìm kiếm những điều gì đó rất cụ thể.
Cải thiện hình ảnh, tương tác nhiều hơn và dễ sử dụng cho người mua hàng hơn là tất cả những gì mà Google đã cố gắng để thực hiện trong lần cập nhật này.
Đây cũng là một động thái cho thấy Google đang nỗ lực để thu hẹp các khoảng trống so với các nền tảng của đối thủ như Facebook hay Amazon (đang thống trị mảng quảng cáo mua sắm và so sánh).
Sau đây là một vài hình ảnh cụ thể trong lần cập nhật:
Phần tiện ích mở rộng hình ảnh
Một trong những phần được yêu thích nhất của các loại chiến dịch quảng cáo khám phá của Google (Google Discovery) chính là yếu tố trực quan.
Nền tảng tìm kiếm của Google trước đây gồm hai chức năng chính để các nhà bán lẻ hiển thị quảng cáo dựa trên các tìm kiếm đó là: Tìm kiếm (quảng cáo văn bản) và Mua sắm (trực quan).
Nhiều nhà quảng cáo đã tỏ ra rất thích sự pha trộn của những tính năng trong chiến dịch Discovery, bởi vì nó pha trộn phần văn bản (text) và phần trực quan (visual), mặc dù chúng không hiển thị dựa trên việc mua hàng.
Một bản thử nghiệm cho phần tiện ích mở rộng hình ảnh.
Các tài khoản đủ điều kiện cho tiện ích mở rộng hình ảnh sẽ thấy thông báo trong tài khoản của họ trong phần ‘Tiện ích mở rộng’.
Quảng cáo mua sắm thông minh
Mua sắm thông minh (Smart Shopping) cũng đang được cập nhật.
Các chiến dịch mua sắm thông minh tự động giờ đây sẽ có thể hiển thị các chú thích cho những thông tin bổ sung như ‘vận chuyển nhanh’ hoặc ‘giao hàng miễn phí’, điều này cung cấp cho người tiêu dùng thêm thông tin bổ sung trong quảng cáo.
Cuối năm nay, Google cũng lưu ý rằng sẽ có các băng chuyền được tạo động xuất hiện trong trải nghiệm mua sắm:
Và cũng sẽ có khả năng bao gồm nội dung video trong quảng cáo hiển thị:
Google hiện cũng cho phép đặt giá thầu cụ thể cho khách hàng mới trên ‘Mua sắm thông minh’. Cài đặt này là một phần của tính năng ‘Mục tiêu chuyển đổi’.
Responsive Display được nâng cấp
Bố cục mới, định dạng quảng cáo video được tạo tự động đều được làm mới hiện đại hơn. Ngoài ra, quảng cáo động (dynamic ads) hiện có thể hiển thị logo và tên doanh nghiệp của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với hơn 1.3 tỉ Users cùng với tốc độ tăng trưởng đến chống mặt, Facebook Messenger hiện là ứng dụng đứng thứ 4 toàn cầu về lượng tải xuống, theo số liệu từ Statista.
Một trong những yêu cầu đăt ra cho các ứng dụng mạng xã hội nói chung và ứng dụng nhắn tin nói riêng đó là tính bảo mật và tính riêng tư. Facebook Messenger cũng không là một ngoại lệ.
Và đây cũng chính là lý do Facebook cập nhật tùy chọn khóa Touch ID và Face ID cho Messenger trên iOS.
Bằng việc bật tính năng mới này, bạn có thể ngăn chặn mọi nguy cơ ‘rình rập’ các cuộc trò chuyện cá nhân của bạn trên Messenger.
Sau khi được bật, bạn có thể chọn thời gian trước khi Messenger của bạn cần được mở khóa lại bằng Face / Touch ID.
Việc bổ sung này cũng phù hợp với sự thay đổi dần dần của Facebook trong việc cải thiện bảo mật nhắn tin, trong đó bao gồm cả kế hoạch cuối cùng là cho phép mã hóa đầu cuối (E2E) làm cài đặt mặc định cho tất cả các tin nhắn.
Kế hoạch đó đã được một số cơ quan chính phủ xem xét, họ tin rằng việc chuyển sang mã hóa hoàn toàn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội gia tăng trong các ứng dụng của Facebook. Điều vốn cũng đã xảy ra với WhatsApp.
Tuy nhiên, Facebook vẫn quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch của mình và một điều đáng chú ý nữa, Facebook Messenger đã có chế độ trò chuyện ‘Bí mật’ được mã hóa hoàn toàn.
Cuối cùng, Facebook cũng đã có kế hoạch hợp nhất chức năng nhắn tin của ba ứng dụng gồm WhatsApp, Instagram và Facebook Messenger. Điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ chức năng nào được thêm vào một ứng dụng đều có khả năng có sẵn ở các ứng dụng còn lại.
Hiện tại, tuỳ chọn này của Facebook chỉ áp dụng cho các thiết bị đang chạy iOS, riêng Android có thể sẽ được cập nhật trong tương lai gần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ lĩnh vực gọi xe đến từ Indonesia Gojek vừa công bố việc họ sẽ bổ nhiệm Ông Severan Rault làm Giám đốc công nghệ (CTO) của tập đoàn. Ông Severan Rault là cựu giám đốc của Amazon.
Thông báo này được đưa ra sau khi cựu CTO Ajey Gore từ chức vào tháng trước để ‘nghỉ ngơi’ sau hơn 5 năm làm việc tại Gojek.
Tân CTO, Ông Rault, làm việc tại Singapore, sẽ giám sát tất cả các sản phẩm công nghệ đằng sau hệ sinh thái của Gojek, từ lĩnh vực vận chuyển và thanh toán đến giao đồ ăn, hậu cần và một số dịch vụ theo yêu cầu khác.
Ông cũng sẽ quản lý các nhóm kỹ sư của công ty trên khắp Đông Nam Á và Ấn Độ, Gojek cho biết. Với tư cách là CTO của tập đoàn, Ông sẽ báo cáo cho CEO của Gojek, Kevin Aluwi.
Ông Rault chia sẻ: “Công ty đang bước vào một giai đoạn quan trọng khi chuyển mình từ khởi nghiệp sang trưởng thành hơn. Các thách thức về kỹ thuật liên quan đến điều đó là không hề nhỏ, các vấn đề mở rộng kinh doanh đòi hỏi các giải pháp đám mây phải tiên tiến nhất cũng như việc ứng dụng sâu sắc các công nghệ trí tuệ nhân tạo”.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ, Ông Rault là cựu giám đốc phát triển phần mềm tại Amazon, nơi ông lãnh đạo một đội nhóm sáng lập nên Amazon Prime Air, một công ty dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái thuộc Amazon.
Trước Amazon, Ông Rault đã từng làm việc tại Microsoft hơn bốn năm, với tư cách là kiến trúc sư chính của công cụ tìm kiếm Bing và giám đốc phát triển chính cho OneApp.
Ông cũng từng thành lập hai công ty: môt công ty giải pháp không dây Kikker Interactive, được Microsoft mua lại vào năm 2008 và một công ty thực tế ảo (VR) Betawave, nơi ông đã làm việc trước khi làm việc cho Gojek.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang tìm cách để tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình vào năm 2020? Bạn muốn biết các nền tảng truyền thông mạng xã hội nào phổ biến nhất có thể giúp bạn thúc đẩy sự phát triển đó?
Statista chia sẻ 15 nền tảng Social Media hàng đầu trên thế giới dựa trên quy mô đối tượng qua Infographic dưới đây:
Dưới đây là Top 5 hàng đầu từ danh sách:
Facebook
YouTube
WhatsApp
Facebook Messenger
WeChat
Kiểm tra infographic để biết thêm chi tiết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tài sản của ông chủ Tesla tăng gấp 3 lần trong vòng 4 tháng qua. Hiện tại ông có trong tay 74 tỷ USD.
Theo thống kê của Forbes, hồi giữa tháng 3, Elon Musk nắm giữ khối tài sản ước tính khoảng 25 tỷ USD, được xếp hạng người giàu thứ 31 trên thế giới.
Đến 20/7, vị CEO này sở hữu 74 tỷ USD, vượt qua những tỷ phú nổi tiếng như Warren Buffett, Phil Knight và Michael Bloomberg để trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới.
Phần lớn tài sản của Elon Musk được tạo ra từ 2 tập đoàn nổi tiếng: Tesla và SpaceX. Bất chấp việc nhà máy sản xuất bị đóng cửa vì Covid-19, giá trị của Tesla vẫn tăng thêm 200 tỷ USD.
Tương tự các hãng xe hơi khác, tình hình kinh doanh của Tesla đối mặt nguy cơ bất ổn khi Covid-19 bùng phát dữ dội tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Từ tháng 3, nhà máy sản xuất tại Fremont, California đã bị chính quyền địa phương yêu cầu đóng cửa nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Elon Musk nói rằng việc này gây ra “rủi ro nghiêm trọng” cho công ty và vẫn tiếp tục duy trì hoạt động.
Giữa nhiều vấn đề bất ổn, Tesla vẫn giao đến khách hàng 90.650 xe trong quý II/2020, cao hơn 20.000 chiếc so với dự đoán của giới đầu tư tại Phố Wall.
Cổ phiếu của hãng cũng tăng giá vì nhiều chuyên gia dự đoán Tesla sẽ xuất hiện trong danh sách S&P500 và thông tin về kế hoạch giới thiệu công nghệ pin mới tại sự kiện “Battery Day” diễn ra vào tháng 9.
Tuy nhiên, việc cổ phiếu của Tesla tăng phi mã khiến cho nhiều chuyên gia phân tích bối rối, ngay cả với CEO Elon Musk. Ông từng khiến cho thị trường xôn xao với phát biểu rằng cổ phiếu của hãng đang được định giá quá cao.
Trên thực tế, sản lượng xe hơi của Tesla ít hơn so với các công ty cùng ngành như Ford, GM và Fiat-Chrysler, tuy nhiên vốn hóa thị trường của họ vẫn vượt xa các nhà sản xuất ô tô cũ. Tesla hiện trị giá gần 300 tỷ USD so với 26 tỷ USD của Ford, 38 tỷ USD của General Motors và 16 tỷ USD của Fiat-Chrysler.
Cùng với Tesla, hãng hàng không vũ trụ non trẻ SpaceX cũng mang đến tin vui cho nhà sáng lập. Sau khi tàu Dragon đưa 2 phi hành gia NASA, Bob Behnken và Doug Hurley lên trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), công ty này đã đạt giá trị gần 36 tỷ USD.
Theo Business Insider, vị trí của Elon Musk trên bảng xếp hạng Forbes có thể sớm thay đổi. Dự kiến báo cáo doanh thu quý II/2020 của Tesla sẽ được công bố vào ngày 22/7. Việc này sẽ khiến giá cổ phiếu tăng lên, cùng với đó là khối tài sản của Elon Musk, hoặc trong tình huống xấu, đà tăng trưởng trong thời gian gần đây bị đảo ngược.
Tính đến thời điểm này, trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, có 4 nhân vật xếp trên Elon Musk, gồm Jeff Bezos, Bernald Arnault, Bill Gates và Mark Zuckerberg.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi content marketing là xu hướng làm marketing trong những năm gần đây, làm thế nào để bạn có thể đo lường hiệu quả content marketing hay bạn sử dụng những chỉ số nào để đo lường? Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết 21 chỉ số quan trọng giúp đo lường hiệu quả Content Marketing trong bài viết này.
Cùng tìm hiểu các nội dung như đo lường hiệu quả content marketing là gì, những người làm marketing nên sử dụng các chỉ số nào để đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch content marketing và hơn thế nữa.
Đo lường hiệu quả Content Marketing là làm gì?
Như khái niệm của nó đề cập, content marketing tức là sản xuất nội dung với mục đích cuối cùng là đáp ứng các mục tiêu của marketing, do đó, hiệu quả của nó cũng gắn liền với hiệu quả của marketing nói chung.
Tuỳ vào từng mục tiêu của marketing mà mục tiêu hay mức độ hiệu quả của content marketing có thể được đánh giá bằng các chỉ số khác nhau như doanh số, lượng khách hàng tiềm năng, lượng tương tác, lượng người truy cập website…
21 chỉ số giúp đo lường mức độ hiệu quả của Content Marketing.
Số liệu hành vi người dùng.
1. Lượt xem trang (Pageview).
Hiển thị tổng số lượt xem trên mỗi trang web cụ thể.
Số lượt xem trang có thể cung cấp thông tin về nội dung của bạn đã hoạt động tốt như thế nào so với các bài đăng khác được xuất bản trong cùng kỳ.
Bên cạnh đó, số liệu này có thể cho thấy loại chủ đề nào thu hút sự chú ý nhất từ đối tượng của bạn. Đây là một trong những số chính cần thực hiện từ kiểm tra nội dung trang web, cho phép bạn xem xét chiến lược của mình một cách thông minh.
2. Khách truy cập duy nhất (Unique Visitor).
Cho biết tổng số khách truy cập đã xem một trang cụ thể trên website của bạn.
Số liệu này tương tự như lượt xem trang, nhưng nó có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết chính xác hơn về số lượng khách truy cập mới vào nội dung của bạn. Đánh giá số lượng khách truy cập duy nhất giúp bạn xác định phạm vi đối tượng của mình.
3. Người dùng mới và người dùng trở lại (New and Returning Users).
Hiển thị tỷ lệ giữa khách truy cập mới và khách truy cập quay trở lại.
Số lượng khách truy cập mới cho biết số lượng khách hàng tiềm năng, trong khi số lượng khách truy cập quay lại cho thấy họ yêu thích nội dung của bạn. Điều tốt nhất là tạo nội dung thu hút người dùng mới và giữ chân những người dùng cũ.
4. Chiều sâu của trang (Page Depth).
Hiển thị số trang trung bình mà người dùng của bạn truy cập mỗi phiên ngoài trang đích.
Số liệu này cho biết mức độ hấp dẫn về nội dung của bạn. Nếu con số này quá thấp, đây có thể là dấu hiệu của việc liên kết nội dung kém hoặc do thiết kế và điều hướng trang web có chất lượng thấp.
5. Thời gian trung bình trên trang (Average Time on Page).
Cho biết nếu khách truy cập đang chăm chú đọc nội dung của bạn hoặc chỉ lướt qua nội dung đó.
Nếu “thời gian trên trang” trong một số phần thấp hơn đáng kể so với nội dung các phần khác, nó có thể cho bạn biết loại nội dung nào đang thu hút người dùng. Phân tích các bài viết có hiệu quả tốt nhất và so sánh chúng với các bài viết có hiệu quả thấp hơn.
Cố gắng xác định tại sao một số bài viết lại hoạt động tốt hơn những bài viết khác. Có phải là do sự khác biệt về độ dài, hình thức hoặc chủ đề? Chúng có bao gồm infographics, hình ảnh hoặc video không?
6. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate).
Cho biết tỷ lệ phần trăm người dùng rời khỏi trang cụ thể mà không truy cập bất kỳ trang web nào khác.
Tỷ lệ thoát cao có thể chỉ ra rằng bạn nên cải thiện một số phần trong trang web của mình. Ví dụ như, nếu bạn có một trang web thương mại điện tử, tỷ lệ thoát cao có thể là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi vì điều đó có nghĩa là hầu hết khách hàng rời khỏi trang web của bạn mà không mua hàng.
Kiểm tra tốc độ tải trang và CTA (call to action) của bạn. Có thể SEO của bạn cần điều chỉnh vì mọi người không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm trên trang web này.
Việc phân tích tỷ lệ thoát trang nên dựa vào loại website và trang web của bạn. Ví dụ: tỷ lệ thoát cao trên blog có thể là bình thường nếu khách truy cập quay lại trang để đọc bài viết mới. Vì vậy, hãy tìm hiểu nguyên nhân để cải thiện website của mình.
7. Số trang mỗi phiên truy cập (Pages Per Session).
Cho biết số lượng trung bình (phần nội dung) được xem trong một phiên duy nhất trên trang web của bạn.
Số liệu này cho thấy nếu nội dung của bạn hấp dẫn và mang lại giá trị để thúc đẩy khách truy cập thì họ sẽ khám phá những trang khác trên website của bạn.
Nếu blog hoặc trang web của bạn dẫn liên kết đến các bài đăng có thông tin chi tiết hơn về chủ đề này, người dùng sẽ có nhiều khả năng truy cập nhiều trang hơn.
Hiển thị những nguồn mang lại lưu lượng truy cập cho trang web của bạn.
Số liệu này có thể giúp bạn khám phá và xác định các kênh tiếp thị đang hoạt động tốt nhất.
Có phải phần lớn nguồn lưu lượng của bạn đến từ các công cụ tìm kiếm, hoặc chiến lược truyền thông mạng xã hội nhiều hơn so với SEO của bạn không? Hoặc có thể là do thương hiệu của bạn đã nổi tiếng và chủ yếu nhận được lưu lượng truy cập trực tiếp?
Phân tích các nguồn lưu lượng cho phép bạn xác định các kênh và chiến lược marketing nào hoạt động tốt nhất để phân phối nội dung của mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xác định và đầu tư vào các kênh có tiềm năng tốt để tạo ra sự khác biệt rõ ràng.
Số liệu tương tác.
9. Số lượt thích và chia sẻ (Like and Share).
Đây là những chỉ số thể hiện sự tương tác và mức độ phổ biến của nội dung đối với đối tượng người dùng của bạn.
Tuy nhiên, một lượt chia sẻ nội dung sẽ có ý nghĩa hơn so với một lượt thích nội dung vì nó không chỉ cho thấy nội dung của bạn thú vị mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận của bài viết.
10. Bình luận (Comment).
Số lượng bình luận dưới bài đăng thể hiện mức độ tương tác với nội dung thậm chí còn tốt hơn so với lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội. Người dùng phải mất nhiều thời gian hơn để viết bình luận thay vì thích hoặc chia sẻ một bài đăng (tất nhiên, chúng tôi đang nói về những bình luận có giá trị).
Vì vậy, nếu một người đọc đủ động lực để bày tỏ ý kiến của mình trong phần bình luận, thì đó thường là một tín hiệu tốt.
11. Đề cập (Mention).
Các “đề cập” đo lường tính hiệu quả và tương tác từ nội dung của bạn. Theo dõi các “đề cập” trong nội dung của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội và các kênh truyền thông khác; đặc biệt bạn nên chú ý đến cảm xúc, bối cảnh và người viết.
12. Tái bản (Re-publication).
Nếu một bài viết trích dẫn nội dung từ bài viết của bạn hoặc dẫn nguồn – đây có thể coi là một lượt đề cập. Trong trường hợp toàn bộ bài viết, hình ảnh, video hoặc một phần nội dung trong bài viết của bạn được xuất bản trên trang web của bên thứ ba, thì đây được tính là tái bản.
Khi bạn thấy bản phát hành lại nội dung của bạn, hãy đảm bảo rằng tác giả đã dẫn nguồn đến bài viết gốc. Nó sẽ giúp thu hút nhiều người hơn vào website của bạn.
13. Yêu cầu gửi đến (Incoming Requests).
Số lượng ‘Yêu cầu gửi đến’ cao, cũng là chỉ số để đánh giá về chất lượng nội dung của bạn. Đó có thể là những lời mời viết bài viết mới, lời mời phỏng vấn, yêu cầu chia sẻ kiến thức hoặc yêu cầu hợp tác.
Số liệu kết quả SEO.
14. Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic).
Hiển thị số lượng người tìm thấy website của bạn thông qua công cụ tìm kiếm.
Số lượt truy cập thấp có thể cho biết bài viết hoặc trang của bạn chưa được tối ưu hóa đúng cách. Vì vậy, để tăng lưu lượng truy cập tự nhiên, bạn cần chú ý tối ưu hóa công cụ tìm kiếm phù hợp.
15. Thời gian dừng (Dwell Time).
Thời gian dừng là thời gian trung bình mà khách truy cập vào trang của bạn trước khi quay lại danh sách kết quả tìm kiếm (SERPs).
Số liệu này rất quan trọng đối với việc làm SEO của bạn: nếu người dùng đến trang web của bạn và quay lại ngay trang kết quả tìm kiếm, đây là tín hiệu không tốt trong công cụ tìm kiếm, và nó ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
Backlink là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google.
Đây là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện Content Marketing và PR. Hãy chú ý đến các chỉ số về: số lượng liên kết (loại trừ các link spam), số lượng tên miền duy nhất, và chất lượng của các tên miền tham chiếu.
Kiểm tra hiệu quả bài viết với các từ khóa được lựa chọn. Có bao nhiêu từ khóa trong bài viết của bạn đang được xếp hạng trong top 3 của Google?
So sánh hiệu quả của những trang này với đối thủ của bạn? Đây là những câu hỏi mà bạn có thể khám phá ra khi sử dụng: Phần mềm quản lý nội dung.
Doanh thu công ty.
18. Số lượng khách hàng tiềm năng (Number of Leads).
Số lượng khách hàng tiềm năng là những người để lại thông tin cá nhân của họ sau khi đọc bài viết của bạn. Bạn có thể có được chúng thông qua: mẫu điền thông tin, đăng ký để cập nhật và nhận bản tin, tải tài liệu, v.v.
19. Theo sát khách hàng tiềm năng đã có (Existing Leads Touched)
Nếu bạn chỉ tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới thì sẽ không đủ để đạt được các mục tiêu tiếp thị và kinh doanh đề ra.
Điều quan trọng là bạn cần theo sát để hỗ trợ khách hàng trong quy trình mua hàng của họ. Bằng cách phân tích số lượng đơn hàng hiện đang tương tác với bài viết, bạn có thể đánh giá và chăm sóc tốt hơn khách hàng tiềm năng của bạn.
20. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate).
Là tỷ lệ khi khách thực hiện một hành động (nhấp, đăng ký, tải xuống, v.v.) sau khi tương tác với nội dung của bạn.
21. Doanh thu ảnh hưởng / ROI.
Tỷ suất hoàn vốn (ROI) là phần trăm doanh thu bạn nhận được từ các hoạt động khác nhau. Trong trường hợp này, nó sẽ là doanh thu liên quan đến nội dung do bạn (hoặc nhóm của bạn) tạo ra.
Lựa chọn các số liệu liên quan đến hiệu quả có được từ content marketing.
Để bắt đầu, hãy nghĩ về mục tiêu marketing và kinh doanh của bạn. Như thế nào là “Thành công” đối với bạn? ROI bạn đang tìm kiếm gì?
Nếu thương hiệu của bạn có độ nhận diện tốt, thì các số liệu như lượt thích, lượt chia sẻ hoặc lưu lượng truy cập web có thể không phải là số liệu chính trong chiến lược content marketing của bạn.
Trong trường hợp này, bạn có thể tập trung vào số lượng khách truy cập mới và/hoặc khách hàng tiềm năng mới được tạo ra bởi nội dung của bạn.
Đừng quên những chỉ số giúp bạn đo lường hiệu quả về việc tiếp cận đối tượng mục tiêu và ảnh hưởng các kênh phân phối của bạn. Nếu nội dung của bạn chưa mang lại cho bạn kết quả mong muốn, hãy thử đánh giá các kênh bạn đang phân phối.
Có thể, kênh bạn đang sử dụng không đúng với đối tượng bạn đang hướng tới, và bạn nên đầu tư công sức vào các kênh tiếp thị khác.
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng khi tiến hành đo lường hiệu quả của content marketing đó là bạn không nên chỉ sử dụng một chỉ số để phân tích dữ liệu. Hãy luôn cố gắng đánh giá dữ liệu bằng các chỉ số khác nhau. Bằng cách kiểm tra toàn bộ dữ liệu hiện có, bạn sẽ có được bức tranh rõ ràng và đầy đủ về hiệu quả bài viết của bạn.
Hãy luôn đo lường và phân tích nội dung kỹ thuật số (Digital Content) của bạn để cải thiện chiến lược của bạn và luôn giữ những vị trí đứng đầu!
Kết luận.
Trên đây là tất cả các chỉ số mà người làm content marketing có thể sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch hay hoạt động content marketing, mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng doanh nghiệp mà cách đo lường có thể khác nhau, bằng cách hiểu đầy đủ các chỉ số, bạn có nhiều cách hơn để đo lường đúng và hiệu quả hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
JioMart, một liên doanh thương mại điện tử từ Reliance Retail và Reliance Jio – các công ty con của Tập đoàn RIL – Reliance Industries (Ấn Độ) – tuyên bố sẽ nhận được hơn 250.000 đơn hàng mỗi ngày, theo CNBC.
JioMart sẽ tận dụng sức mạnh từ BigBasket
Đó là một khối lượng đơn hàng hàng ấn tượng nếu xét trên nền tảng này, nơi chỉ cung cấp vào các sản phẩm tạp hóa và vừa được mở rộng từ một thí điểm ở ba thị trường đến hơn 200 thị trấn vào tháng 5 vừa rồi.
Khối lượng đặt hàng của JioMart cho thấy rằng nền tảng này đã nhanh chóng đạt được chỗ đứng trong ngành kể từ khi thành lập cửa hàng tạp hóa trực tuyến có tên BigBasket. Theo một báo cáo, BigBasket từng đạt được khoảng 350.000 đơn hàng một ngày ở tháng 6.
Nền tảng này đã tăng cường các dịch vụ của mình và dự định mở rộng kinh doanh, nền tảng được thiết lập để cạnh tranh với ‘ông lớn’ thương mại điện tử hàng đầu tại Ấn Độ.
JioMart đã chính thức ra mắt ứng dụng cho thiết bị iOS và Android, điều này khá tiện lợi cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, nền tảng này cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho tất cả các đơn hàng trong khi trước đó chỉ cung cấp vận chuyển miễn phí cho các đơn hàng từ 750 rupee (10,03 USD) trở lên. Điều này cũng khiến JioMart trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.
“JioMart vẫn đang trong giai đoạn đầu, xem xét kế hoạch mở rộng sang các thị trường và danh mục sản phẩm khác”. Chủ tịch của Tập đoàn Reliance Industries, Ông Mukesh Ambani cho biết.
JioMart có đủ sức để đánh bại Amazon và Walmart
JioMart có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa cho tất cả các nhà bán lẻ tại Ấn Độ bởi những lợi thế vốn có của nó trước đó. Một đơn vị bán tạp hoá lớn cộng với sự trợ lực của Tập đoàn RIL.
JioMart đang nổi lên như một kẻ thách thức nghiêm trọng trong thị trường thương mại điện tử đang phát triển của Ấn Độ, tuy nhiên với Flipkart của Amazon và Walmart thì sẽ rất khó để đánh bại.
Amazon đã ‘xuất khẩu’ hơn 2 tỷ đô la từ các doanh nghiệp Ấn Độ, tận dụng lợi thế phạm vi toàn cầu của mình để thu hút các nhà thương mại trên thị trường.
Amazon đã giúp hơn 60.000 thương nhân Ấn Độ bán hàng trên 15 website khác nhau của Amazon kể từ năm 2015, (theo Reuters).
Khả năng của Amazon để bán hàng quốc tế có thể sẽ làm cho nền tảng của mình trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp so với JioMart trong những năm tới.
Về phần Flipkart, nền tảng này vừa được tài trợ thêm 1.2 tỉ USD. Quỹ đầu tư mới này nhằm mục tiêu xây dựng nền tảng thương mại điện tử, khai thác thêm những sức mạnh tiềm năng và thu hút thêm khách hàng trước khi JioMart mở rộng thêm thị trường của nó.
Và nếu giả sử Flipkart dùng một phần quỹ đầu tư của mình vào việc hỗ trợ phí vận chuyển và tăng lòng trung thành của khách hàng hiện có thì JioMart cũng khó có ‘cửa’ để cạnh tranh với nền tảng này của Walmart.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok vừa hoãn kế hoạch xây dựng trụ sở tại London sau khi Chính phủ nước này cấm các nhà mạng sử dụng thiết bị 5G của Huawei. Ứng dụng chia sẻ video đến từ Trung Quốc này hiện có 800 nhân viên tại Anh và con số này sẽ nâng lên 3.000 nếu được xây trụ sở.
Nguồn tin của The Guardian cho biết TikTok tạm dừng đàm phán xây dựng trụ sở tại Anh do lo ngại chiến tranh thương mại giữa London và Bắc Kinh.
Trụ sở ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đặt tại Bắc Kinh. ByteDance đã mất nhiều tháng thương thuyết với Bộ Thương mại Quốc tế Anh để mở rộng hoạt động. Hiện tại, TikTk có gần 800 nhân viên tại đây. Nếu mở trụ sở mới thì sẽ có thêm 3.000 việc làm được tạo ra.
Tuy nhiên, kế hoạch của TikTok bị đình chỉ do quan chức ByteDance nhắc tới “bối cảnh địa chính trị lớn hơn” sau quyết định cấm Huawei trong mạng 5G của chính phủ Anh. Công ty từng hi vọng sẽ xây trụ sở tại London nhưng nay đang xem xét các lựa chọn khác, chẳng hạn Dublin, thủ đô Ireland.
TikTok là ứng dụng chia sẻ video, cho phép người dùng tạo và đăng video từ 15 tới 60 giây. Ước tính, TikTok có khoảng 1 tỷ người dùng toàn cầu.
Giới phê bình cảnh báo Bắc Kinh có thể dùng TikTok để theo dõi người dùng và nên bị cấm tại Anh, tương tự Huawei.
Ấn Độ đã cấm TikTok sau vụ đụng độ tại biên giới với Trung Quốc khiến ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng. Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đang cân nhắc cấm TikTok.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mặc dù hầu hết mọi người không nhận ra điều đó, nhưng một nghiên cứu mới nhất cho rằng những sai lầm, sai sót và các quyết định tai hại có ích hơn trong việc giúp mọi người thực hiện tốt hơn.
Kinh nghiệm thường là ‘người thầy giáo’ tốt nhất: Bài học kinh nghiệm thường là những bài học tốt nhất; bài học càng đau, việc học càng tốt hơn.
Nhưng bạn cũng có thể học một số bài học từ những người khác – và cũng là điều quan trọng, bạn nên giúp họ học một vài bài học từ những sai lầm của chính bạn.
Tuy nhiên, nói thì dễ lắm nhưng làm thì không đơn giản một chút nào, đặc biệt là như khoa học đã cho thấy chúng ta vốn không muốn chia sẻ những thất bại của mình với người khác.
Trong một nghiên cứu vào năm 2019, các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago đã yêu cầu các giáo viên kể lại một khoảng thời gian họ đã thành công trong lớp học và một thời gian họ đã thất bại.
Khi giáo viên được hỏi câu chuyện nào họ sẽ chọn để chia sẻ nếu mục tiêu là giúp đỡ các giáo viên khác, kết quả là hơn hai phần ba trong số họ đã chọn những câu chuyện thành công của họ để chia sẻ.
Điều này có nghĩa là gì: Tất cả chúng ta đều muốn được người khác nhìn mình ‘thật tốt’, đặc biệt là với những người chúng ta không hề quen biết.
Sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu hàng trăm người nghĩ về một thời gian họ đã thành công trong việc tập trung vào công việc và một thời gian họ không tập trung được.
Khi được hỏi họ sẽ chia sẻ câu chuyện nào để giúp người khác tập trung hơn, hầu hết trong số họ đều chọn các câu chuyện tích cực – ngay cả khi họ được yêu cầu giả vờ rằng họ sẽ chia sẻ một câu chuyện về “bản thân trong tương lai” của họ.
Điều này có thêm ý nghĩa là, ngoài thực tế tất cả chúng ta đều thích được nhìn tốt – chúng ta còn tự cảm thấy tốt về chính chúng ta.
Và bởi vì chúng ta thường không nhận ra những giá trị mà những sai lầm và thất bại có thể mang lại.
Để kiểm tra giả thuyết đó, các nhà nghiên cứu đã cho người tham gia một nhiệm vụ đơn giản. Có 3 cái hôp và họ được yêu cầu để mở 2. Một hộp chứa 80 xu, một hộp chứa 20 xu và một hộp yêu cầu người tham gia phải trả tiền phạt một xu (hộp thua).
Điều mà những người tham gia không biết là thí nghiệm đã bị gian lận, nên mỗi người luôn mở hộp 20 xu và hộp “thua”. (Thực tế là chỉ có 2 loại hộp này trong thí nghiệm).
Sau đó, họ được thông báo rằng, để giúp người tham gia tiếp theo, họ có thể chia sẻ vị trí của một trong các hộp.
Chuyện gì đã xảy ra? Trên một loạt các nghiên cứu, có đến một phần ba và một nửa số người tham gia đã chia sẻ thành côngcủa họ: tức vị trí của hộp 20 xu.
Chia sẻ vị trí của hộp 20 xu khiến người tiếp theo có cơ hội thậm chí chọn hộp 80 xu hoặc hộp “thua”. Bằng cách chia sẻ vị trí của hộp thua, người tham gia có thể đảm bảo rằng người tiếp theo giành được 80 xu hoặc 20 xu. Họ có thể đảm bảo người tiếp theo luôn có thể giành được thứ gì đó.
Họ rõ ràng nhận biết rõ hơn về cách họ có thể nhận thức được hơn là mức độ hữu ích của họ. Như các nhà nghiên cứu viết, “Một nguyên nhân của sự miễn cưỡng này là mọi người bỏ qua thông tin trong thất bại.”
Mặc dù khoa học chứng minh giá trị của việc chia sẻ thất bại để người khác có thể học hỏi: Thông tin tiêu cực ra lệnh chú ý nhiều hơn thông tin tích cực. Thông tin tiêu cực được xử lý sâu hơn. Thông tin tiêu cực được ghi nhớ lâu hơn.
Chia sẻ những thất bại của bạn, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, chia sẻ những câu chuyện cảnh báo … học hỏi gián tiếp từ những sai lầm và thất bại của người khác không chỉ là cách học tuyệt vời, đó là cách học an toàn hơn nhiều.
Quá khứ của bạn làm cho bạn biết bạn là ai, nhưng nó không định nghĩa được bạn. Cũng không phải là một cái gì đó để đánh bại chính mình.
Sai lầm, tính toán sai lầm, … mỗi thứ là một cơ hội học tập. Quá khứ chỉ là đào tạo. Thất bại chỉ thông báo cho tương lai của bạn.
Vì vậy, học hỏi từ những sai lầm của bạn. Học hỏi từ tính toán sai lầm của bạn.
Hãy suy nghĩ về những gì đã sai, nhưng chỉ để bạn có thể chắc chắn rằng lần sau bạn có cơ hội tốt hơn để làm cho nó trở nên đúng hơn.
Và chia sẻ thông tin đó với những người khác. Giúp mọi người xung quanh bạn biết cách làm cho tình huống tương tự cũng phù hợp với họ.
Mặc dù có thể không vui khi trở thành tâm điểm của một câu chuyện cảnh báo, nhưng điều đó vẫn ổn. Mọi người sẽ tôn trọng một thực tế là bạn sở hữu sai lầm của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi Twitter bị hack, Google đã gỡ bỏ ‘Twitter carousel’ ra khỏi trang kết quả tìm kiếm – hiện tại nó đã hoạt động trở lại.
Sau một vài vụ hack trên các tài khoản Twitter vào tuần trước, Google đã loại bỏ Twitter carousel ra khỏi phần hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên chỉ sau 4 ngày, nó đã được Google cho quay trở lại.
Dưới đây là ảnh chụp màn hình của Twitter carousel đã hiển thị lại trong trang kết quả tìm kiếm của Google:
Nội dung này của Twitter đã được gỡ bỏ vào ngày 16 tháng 7 và đã trở lại bốn ngày sau đó tức vào vào ngày 20 tháng 7 năm 2020.
Tuyên bố từ Google.
Phát ngôn viên của Google cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã tạm thời xóa Twitter Carousel khỏi kết quả tìm kiếm sau các vấn đề bảo mật của Twitter. Trước khi khôi phục đầy đủ các tính năng, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá cẩn thận”.
Có vẻ như Google đã thực hiện đánh giá cẩn thận và đã khôi phục cho Twitter.
Mặc dù bị Google chặn một phần có thể ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập vào nền tảng này, tuy nhiên theo số liệu từ SimilarWeb thì có vẻ như điều này đã không xảy ra.
Tại sao chúng ta phải quan tâm.
Đây là một vấn đề khá lớn đối với Google để loại bỏ một tính năng trong kết quả tìm kiếm vì bị hack. Rất hiếm khi Google thực hiện những động thái này mặc dù đó là động thái đúng đắn và nên làm.
Thật khó để có thể nói điều này có thể đã ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập hoặc danh tiếng thương hiệu của bạn. Nhưng điều quan trọng bạn cần biết là bây giờ bạn có thể tận dụng Twitter Carousel này từ các trang trong kết quả tìm kiếm của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một thế giới hậu COVID sẽ như thế nào đối với các nhà làm social media marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội?
Theo nghiên cứu của SocialMediaToday. Những dự báo sau đây sẽ là tương lai đối với những công việc social media hoặc digital marketing:
Công việc truyền thông mạng xã hội và kỹ năng sáng tạo sẽ được coi trọng hơn bao giờ hết.
Nội dung video sẽ tiếp tục là xu hướng và tăng cao về nhu cầu.
Nội dung càng chân thực thì càng tốt.
Sự trung thực, đồng cảm và ý thức xã hội sẽ chiến thắng trên mạng xã hội.
Lắng nghe mạng xã hội và tương tác cộng đồng sẽ đi đầu trong các chiến lược marketing.
Chúng ta sẽ liên tục thích ứng với công nghệ mới và thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.
Có lẽ không ai trong chúng ta có thể biết trước được điều gì . Những gì chúng ta có thể làm là dự đoán xu hướng, chiến lược và kế hoạch đồng thời chúng ta phải sẵn sàng để thay đổi chiến lược marketing và kinh doanh bất cứ lúc nào.
1. Công việc truyền thông mạng xã hội và kỹ năng sáng tạo sẽ được coi trọng hơn bao giờ hết.
Bà Anna Rudicel, Marketing Director của Cyclone Social chia sẻ:
“Mọi người đã phải phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ trong vài tuần qua. Từ các cuộc họp video đến giao hàng lề đường – mọi doanh nghiệp phải xoay vòng theo một cách nào đó để duy trì hoạt động kinh doanh của họ”.
“Mọi người phải học hỏi về truyền thông mạng xã hội và digital nhiều hơn trong COVID và họ cũng đã học được cách sử dụng nó khác biệt và tốt hơn bao giờ hết. Dự đoán của tôi là nội dung truyền thông mạng xã hội từ góc độ các doanh nghiệp sẽ trở nên sáng tạo hơn và chiến lược digital sẽ tốt hơn bao giờ hết”.
“Các doanh nghiệp đã bắt tay vào làm và nỗ lực không ngừng đối với social media marketing trong một cuộc khủng hoảng lớn sẽ gặt hái được nhiều thành quả hơn khi khủng hoảng qua đi”
“Một số doanh nghiệp thậm chí có thể tìm thấy một hướng đi mới trong kinh doanh trực tuyến và sẽ tiếp tục phát triển sau COVID”.
2. Nội dung video sẽ tiếp tục là xu hướng.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy video trực tuyến tiếp tục bùng nổ. Ý tôi là, hãy nhìn vào sự gia tăng lớn về mức độ phổ biến của TikTok kể từ khi nó bắt đầu.
Sự tăng trưởng của ứng dụng này là không thể tưởng tượng được. Chỉ riêng trong tháng 3 năm nay, nó đã được tải xuống 115 triệu lần trên cả iOS và Android.”
3. Nội dung càng chân thực thì càng tốt.
Ông Neil Sheth, Digital Content Strategist chia sẻ:
“Kể từ khi lệnh đóng cửa diễn ra, thật tuyệt khi thấy những nội dung không quá ‘trau chuốt’ hay ‘đánh bóng’ đằng sau các thương hiệu.
Cho dù đó là video trong nhà bếp, với trẻ em, không quá ‘ăn diện’… thì vẫn thật tuyệt vời khi thấy nội dung đầy chân thực này. điều này tiếp tục sau COVID.
Các thương hiệu nhận ra rằng nhân viên của họ thực sự có thể làm việc từ xa. Tôi hy vọng các thương hiệu sẽ thoải mái hơn với việc tạo và xuất bản những nội dung trực quan chưa được chỉnh sửa nhiều hơn – nó thật chân thực.”
4. Trung thực, đồng cảm và ý thức xã hội sẽ chiến thắng trên mạng xã hội.
“Tôi nghĩ rằng, ít nhất là trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy xu hướng các thông điệp của thương hiệu sẽ có sức đồng cảm và nhân ái hơn nhiều”.
“Có rất nhiều điều đã thay đổi trong vài tháng qua. Nhiều thương hiệu đã điều chỉnh thông điệp của mình để phù hợp hơn với những gì đang diễn ra trên thế giới và trong tổ chức của họ.
Tôi dự đoán rằng thông điệp sẽ sớm tập trung vào việc mang lại hy vọng và sự tích cực để đối phó với những nỗi buồn và sự không chắc chắn trong tương lai” – Chia sẻ từ Bà Rachel Strella, Người sáng lập của Strella Social Media.
5. Lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) và tương tác cộng đồng sẽ dẫn dắt định hướng các chiến lược marketing.
Bà Deborah Sweeney, Giám đốc điều hành của MyCorpination.com, dự đoán một kỷ nguyên mới của mối quan hệ giữa người tiêu dùng của thương hiệu và hành vi gắn kết của thương hiệu trên mạng xã hội.
“Trong một thế giới hậu COVID, tôi nghĩ sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào nhu cầu của người tiêu dùng. Phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ trở thành thứ luôn có ý nghĩa bởi bản thân nó đã là ‘xã hội’.
Các thương hiệu sẽ nên hỏi người tiêu dùng về phản hồi của họ đối với cách mà thương hiệu đang làm và những gì thương hiệu cung cấp có khả năng làm cho cuộc sống của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn không?
Các thương hiệu sẽ phải lắng nghe những phản hồi này và thực hiện phát triển các dịch vụ mới trong doanh nghiệp của họ”.
6. Chúng ta sẽ liên tục thích ứng với công nghệ mới và thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.
Như mọi khi, các công nghệ mới sẽ xuất hiện và các nền tảng truyền thông mạng xã hội vẫn tiếp tục cập nhật nền tảng của họ để phù hợp hơn với nhu cầu trực tuyến mới.
Như chúng ta đã nói trước đây, bất cứ lúc nào mọi thứ đều có thể thay đổi; Điều quan trọng là chúng ta đừng bao giờ dựa hoàn toàn vào bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào để đáp ứng tất cả các nhu cầu marketing của mình.
Công cụ lập kế hoạch tiếp cận là một công cụ lập kế hoạch chiến dịch của Google Ads. Công cụ này được thiết kế để lập kế hoạch chính xác cho các chiến dịch video dựa trên phạm vi tiếp cận trên YouTube cũng như website và ứng dụng của các đối tác video.
Dữ liệu của Công cụ lập kế hoạch tiếp cận dựa trên phương thức Unique Reach của Google.
Phương thức này đã được các bên thứ ba xác thực và phù hợp với phạm vi tiếp cận cũng như giá thầu thực tế được báo cáo. Công cụ lập kế hoạch tiếp cận cập nhật hàng tuần để có thể sử dụng dữ liệu mới nhất hiện có.
Lợi ích.
Bạn có thể sử dụng Công cụ lập kế hoạch tiếp cận để:
Lập kế hoạch cho phạm vi tiếp cận, tần suất và mức chi tiêu của quảng cáo trên YouTube và các đối tác video của Google. Bạn có thể cho phép Công cụ lập kế hoạch tiếp cận chọn giúp bạn định dạng quảng cáo và phương thức phân bổ ngân sách hoặc tạo một kế hoạch truyền thông riêng cho bạn.
Tạo và so sánh mức độ hiệu quả của nhiều kiểu kết hợp chiến dịch.
Xem thông tin chi tiết về phạm vi tiếp cận, nhân khẩu học và thiết bị cho kế hoạch truyền thông mà bạn đã chọn. Công cụ lập kế hoạch tiếp cận cung cấp các mục riêng chi tiết cho mỗi định dạng quảng cáo có trong kế hoạch truyền thông của bạn. Bạn có thể điều chỉnh nhanh chế độ cài đặt cho mỗi định dạng quảng cáo (chẳng hạn như ngân sách, vị trí, tùy chọn nhắm mục tiêu và các chế độ khác) và tạo thông tin dự đoán mới cho kế hoạch truyền thông của mình.
Cách thức hoạt động.
Công cụ lập kế hoạch tiếp cận được thiết kế cho những người lập kế hoạch truyền thông (lập kế hoạch cho các chiến dịch thương hiệu hoặc chiến dịch video trong tương lai) và những nhà hoạch định chiến lược muốn kết hợp video kỹ thuật số vào các kế hoạch truyền thông của họ.
Công cụ lập kế hoạch tiếp cận cung cấp thông tin dự đoán về hiệu quả hoạt động của kế hoạch truyền thông, dựa trên đối tượng mà bạn muốn nhắm mục tiêu, ngân sách và các tùy chọn cài đặt khác (chẳng hạn như vị trí địa lý và định dạng quảng cáo (“kiểu kết hợp các loại quảng cáo”).
Thông tin dự đoán được tạo mô hình theo các xu hướng trong thị trường quảng cáo cũng như hiệu quả hoạt động của các chiến dịch tương tự đã chạy trước đây.
Để nắm bắt các xu hướng gần đây, thông tin dự đoán được đưa ra dựa trên dữ liệu gần đây nhất trong khoảng thời gian bằng với thời gian mà bạn dự kiến chạy chiến dịch (tối đa là 92 ngày).
Ví dụ: nếu bạn thiết lập để chiến dịch chạy trong 5 ngày (gồm cả các ngày trong tuần và cuối tuần), thông tin dự đoán của bạn sẽ được tạo mô hình dựa trên khoảng thời gian 5 ngày trước đó (gồm cả các ngày trong tuần và cuối tuần).
Thông tin dự đoán không tính đến các mùa và ngày lễ sắp tới một cách rõ ràng.
Tùy chỉnh đối tượng lý tưởng của bạn để lập kế hoạch chính xác cho phạm vi tiếp cận, tần suất và mức chi tiêu của quảng cáo bằng cách sử dụng các chỉ số sau:
Phạm vi tiếp cận đúng mục tiêu: Số người thuộc độ tuổi, giới tính và vị trí địa lý đã xác định của chiến dịch (còn gọi là “đối tượng mục tiêu”) mà kế hoạch của bạn dự kiến sẽ tiếp cận.
Phần trăm phạm vi tiếp cận đúng mục tiêu: Tỷ lệ phần trăm đối tượng mục tiêu đã xác định của chiến dịch mà kế hoạch của bạn dự kiến sẽ tiếp cận.
Tần suất trung bình: Số lần trung bình dự kiến mà một người có thể xem quảng cáo của bạn trong thời gian chạy chiến dịch.
Tổng CPM: Chi phí mỗi nghìn lượt hiển thị (CPM) trên tổng phạm vi tiếp cận của kế hoạch chứ không chỉ trong phạm vi nhóm nhân khẩu học mục tiêu (phạm vi tiếp cận đúng mục tiêu).
CPM đúng mục tiêu: Chi phí mỗi nghìn lượt hiển thị (CPM) trong phạm vi đối tượng mục tiêu của bạn (phạm vi tiếp cận đúng mục tiêu).
Tỷ lệ tiếp cận mục tiêu (TRP): Còn được gọi là Tổng tỷ lệ người xem (GRP). TRP được tính bằng cách nhân tỷ lệ phần trăm phạm vi tiếp cận đúng mục tiêu với tần suất trung bình. Ví dụ: nếu kế hoạch truyền thông của bạn tiếp cận 10% đối tượng mục tiêu với tần suất là 1, thì Tỷ lệ tiếp cận mục tiêu (TRP) của bạn là 10. Chỉ số này được tính theo cách khác với GRP vì bạn căn cứ vào những người trong nhóm đối tượng mục tiêu chứ không phải những người ở vị trí địa lý đó.
Chi phí cho mỗi tỷ lệ tiếp cận mục tiêu (CPP): Số tiền chi tiêu để đạt được một tỷ lệ tiếp cận mục tiêu nhất định trong một chiến dịch. CPP được tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho TRP.
Số người dùng trên dữ liệu điều tra dân số: Tổng số người trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu và ở vị trí mục tiêu của bạn, dựa trên dữ liệu điều tra dân số.
Số người dùng trên thiết bị kỹ thuật số: Tổng số người trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu và ở vị trí mục tiêu của bạn báo cáo đã sử dụng Internet trong 30 ngày qua.
Số người dùng trên truyền hình: Tổng số người trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu và ở vị trí mục tiêu báo cáo đã xem truyền hình trong 30 ngày qua.
Số người dùng trên YouTube: Tổng số người trong đối tượng mục tiêu của bạn mà quảng cáo trên YouTube và các đối tác video của Google có thể tiếp cận trong khoảng thời gian trung bình là 28 ngày.
Phạm vi áp dụng.
Công cụ lập kế hoạch tiếp cận hiện được áp dụng ở những quốc gia sau:
Châu Mỹ: Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Mexico, Panama, Peru, Puerto Rico, Hoa Kỳ, Venezuela
Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi: Áo, Bahrain, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Phần Lan, Pháp, Hungary, Israel, Ireland, Ý, Kenya, Kuwait, Latvia, Lebanon, Lithuania, Morocco, Hà Lan, Nigeria, Na Uy, Oman, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, Romania, Nga, Ả Rập Xê Út, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Vương quốc Anh
Châu Á – Thái Bình Dương: Úc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam
Thông tin dự báo.
Thông tin dự đoán về kế hoạch truyền thông sẽ xem xét đối tượng, tùy chọn cài đặt quảng cáo, định dạng quảng cáo, ngân sách và mô hình định giá để ước tính hiệu quả hoạt động trong tương lai.
Khi sử dụng Công cụ lập kế hoạch tiếp cận để nhận thông tin dự đoán về kế hoạch truyền thông, bạn sẽ thấy thông tin tổng quan về hiệu quả hoạt động dự kiến khi di chuột qua đường cong phạm vi tiếp cận và các thông tin dự đoán chi tiết hơn trong bảng.
Nhắm mục tiêu theo đối tượng và nội dung: Bạn có thể chỉ định nhóm người mà bạn muốn họ thấy quảng cáo. Xin lưu ý rằng việc thêm nhiều lớp đối tượng vào kế hoạch truyền thông hoặc mục hàng riêng lẻ có thể khiến phạm vi tiếp cận bị hạn chế. Bạn có thể xác định đối tượng theo các tiêu chí:
Vị trí (theo quốc gia và đơn vị tiền tệ)
Độ tuổi và giới tính
Đối tượng chung sở thích
Đối tượng chung sở thích tùy chỉnh
Đối tượng có ý định tùy chỉnh
Phân khúc đối tượng đang cân nhắc mua hàng
Mô hình người tiêu dùng
Sự kiện trong đời
Tình trạng con cái (“Cha mẹ” hoặc “Không phải là cha mẹ”)
Tùy chọn cài đặt quảng cáo: Bạn có thể tùy chỉnh thời gian quảng cáo sẽ chạy, giới hạn tần suất cũng như thiết bị và mạng mà quảng cáo sẽ xuất hiện.
Phạm vi ngày: Bạn có thể chọn phạm vi từ 1 đến 90 ngày.
Giới hạn tần suất: Bạn có thể giới hạn số lần mỗi người dùng thấy quảng cáo của bạn, trên mỗi mục hàng, mỗi ngày, tuần, tháng hoặc hoàn toàn không thấy quảng cáo.
Loại thiết bị: Thiết bị máy tính, máy tính bảng, thiết bị di động và TV có kết nối Internet.
Mạng: YouTube và Đối tác video của Google hoặc chỉ YouTube.
Định dạng quảng cáo và ngân sách: Chọn từ nhiều định dạng quảng cáo, sau đó đặt ngân sách cho mỗi định dạng để tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Các định dạng quảng cáo tương thích bao gồm:
Trên mỗi lượt xem (CPV)
Trong luồng có thể bỏ qua
Khám phá video
Trên mỗi 1.000 lượt hiển thị (CPM)
Đoạn quảng cáo đệm
Trong luồng có thể bỏ qua
Trong luồng không thể bỏ qua
Ngoài luồng
Quảng cáo trên đầu trang chủ
YouTube Chọn lọc
Đoạn quảng cáo đệm
Trong luồng có thể bỏ qua
Trong luồng không thể bỏ qua
Đặt giá: Bạn có thể chỉnh sửa mức giá của mình bất cứ lúc nào trong Công cụ lập kế hoạch tiếp cận để tạo thông tin dự đoán mới và tính đến CPM và CPV cụ thể cho từng khách hàng.
Các tùy chọn loại trừ nội dung ở cấp tài khoản: Bạn có thể đặt các tùy chọn loại trừ nội dung áp dụng cho tất cả các Chiến dịch video trong tài khoản Google Ads của mình. Các tùy chọn loại trừ nội dung ở cấp tài khoản đều được thể hiện trong thông tin dự đoán và bao gồm cả tùy chọn loại trừ loại khoảng không quảng cáo, loại nội dung, nhãn nội dung kỹ thuật số, tùy chọn loại trừ vị trí và danh sách loại trừ vị trí.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chốt phiên 20/7, tài sản ròng của CEO Amazon, Jeff Bezos, tăng thêm 13 tỷ USD và là mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ khi chỉ số Bloomberg Billionaires Index được thiết lập vào năm 2012.
Cũng trong phiên giao dịch này, cổ phiếu Amazon ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2018, tăng 7,9%, khi giới đầu tư ngày càng lạc quan về xu hướng mua sắm trực tuyến trong đại dịch Covid-19.
Cổ phiếu của Amazon đã tăng 73% kể từ đầu năm 2020 đến nay. Theo đó, tài sản của ông Bezos cũng tăng 74 tỷ USD lên 189,3 tỷ USD bất chấp nước Mỹ đang bước vào đợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái. Người đàn ông giàu nhất thế giới này hiện sở hữu khối tài sản lớn hơn cả giá trị thị trường của các “đại gia” như Exxon Mobil, Nike hay McDonald’s.
Cũng nhờ cổ phiếu Amazon tăng mạnh, vợ cũ của ông Bezos, bà Mackenzie kiếm thêm 4,6 tỷ USD trong hôm qua và hiện là người giàu thứ 13 của thế giới.
Ngoài Amazon, giá cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn khác cũng tăng mạnh trong năm nay vì xu hướng ở nhà và các gói kích thích lớn chưa từng thấy của chính phủ và ngân hàng trung ương. Trong đó, Mark Zuckerberg của Facebook thu về gần 15 tỷ USD dù mạng xã hội này đang phải đối mặt với làn sóng tẩy chay từ các nhãn hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại:Link
Google vừa cập nhật những thông tin mới nhất về Google Discover, nội dung được thiết kế nhằm giúp nhà xuất bản tìm hiểu về cách làm cho nội dung của họ hiển thị trong Google Discover.
Google Discover là nguồn cấp nội dung được xuất hiện trên trang chủ của thiết bị di động của Google trên cả nền tảng website và ứng dụng. Nguồn cấp dữ liệu nội dung của Google Discover được cá nhân hóa dựa trên lịch sử tìm kiếm của người dùng, sở thích, cũng như các chủ đề và địa điểm mà họ theo dõi.
Quy tắc E-A-T được đề cập
Điều quan trọng nhất mà hầu hết các SEOer chú ý là Google đã đề cập đến quy tắc E-A-T tức Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – tính ủy quyền và Trustworthiness – độ tin cậy vào bản cập nhật.
“Hệ thống của chúng tôi tự động thể hiện nội dung trong Google Discover và được lấy từ các website có nhiều web pages (trang con) thể hiện được tính chuyên môn, tính uỷ quyền và độ tin cậy (E-A-T)”.
“Những người đang tìm cách cải thiện E-A-T có thể xem xét một số câu hỏi tương tự mà chúng tôi đã khuyến khích chủ sở hữu website xem xét đối cho các công cụ tìm kiếm”
“Mặc dù Tìm kiếm (Search) và Khám phá (Discover) là khác nhau, tuy nhiên các nguyên tắc chung cho E-A-T đang áp dụng cho nội dung bên trong chúng là tương tự nhau”
Nhiều đề xuất tối ưu hóa hơn.
Google cũng cập nhật các hướng dẫn cho nhà xuất bản về việc sử dụng đúng tiêu đề bài viết, cho phép hình ảnh lớn chất lượng cao và có nội dung hấp dẫn, kịp thời.
Làm cách nào để nội dung của bạn xuất hiện trong Google Discover.
Hướng dẫn mới của Google chỉ ra rằng bạn hãy tập trung vào các yếu tố sau:
Có tiêu đề trang giúp nắm bắt được bản chất của nội dung, nhưng không được clickbait (Thủ thuật mồi chài hay câu click).
Tránh các chiến thuật nhằm tăng cường sự tương tác một cách giả tạo bằng cách sử dụng các chi tiết sai lệch hoặc phóng đại trong nội dung xem trước (tiêu đề, đoạn trích, hình ảnh).
Tránh các chiến thuật thao túng sự hấp dẫn bằng cách sử dụng nội dung gây sự tò mò bệnh hoạn, giật gân hoặc phẫn nộ.
Có nội dung mang tính kịp thời hay cấp thiết, kể một câu chuyện hay, hoặc cung cấp những hiểu biết độc đáo.
Cung cấp ngày tháng rõ ràng, nội dung, thông tin về tác giả, ấn phẩm, nhà xuất bản, công ty để xây dựng niềm tin và sự minh bạch tốt nhất đối với người truy cập.
Bao gồm các hình ảnh chất lượng cao, hấp dẫn trong nội dung của bạn, đặc biệt là các hình ảnh lớn có nhiều khả năng tạo lượt truy cập từ Google Discover. Hình ảnh lớn cần có chiều rộng tối thiểu 1200 px và được bật bằng chế độ xem trước hình ảnh tối đa.
Tại sao chúng ta phải quan tâm.
Google Discover có thể giúp cho các nhà xuất bản nội dung lưu lượng truy cập website lớn hơn. Nó cũng có thể là một nguồn lưu lượng không ổn định.
Hãy chắc chắn bạn làm quen với những hướng dẫn trợ giúp của Google, và hy vọng website của bạn có thể hưởng lợi từ lưu lượng truy cập (traffic) thông qua Google Discover.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng tham dự những buổi phỏng vấn, mong chờ được hỏi những câu hỏi giúp bạn phô diễn những kỹ năng và kiến thức đã chuẩn bị trước thế nhưng đôi khi lại không may gặp phải tình huống phỏng vấn viên đưa ra những thắc mắc hết sức “ngớ ngẩn”.
1. NẾU LÀ MỘT SIÊU ANH HÙNG, KHẢ NĂNG SIÊU NHIÊN CỦA BẠN SẼ LÀ GÌ?
Khi gặp phải câu hỏi này, khoan hãy nhăn mặt hay tỏ thái độ nhé. Thay vào đó, hãy cố gắng nghĩ về những thế mạnh có liên quan đến công việc đang ứng tuyển.
Ví dụ như, bạn có thể hóm hỉnh chia sẻ rằng, bạn nghĩ mình có khả năng bám dính như người nhện bởi lẽ khả năng này giúp bạn thích nghi và dễ dàng vượt qua bất kỳ “tường thành thử thách” nào. Hãy xem đây là một câu hỏi vui và trả lời một cách thoải mái, pha chút hài hước nhất có thể.
2. NẾU PHẢI CHIA SẺ VỀ CHUYỆN RIÊNG TƯ, BẠN CÓ NGẠI NÓI VỀ TÌNH ĐẦU CỦA MÌNH?
Có thể bạn cảm thấy câu hỏi này vi phạm giới hạn cá nhân và không được tế nhị cho lắm nhưng nhiều phỏng vấn viên lại cho rằng nó có thể khiến họ nhận biết đam mê của bạn dành cho một điều gì đó lớn đến đâu.
Vì vậy, đừng bao giờ kể lể những vấn đề bi kịch trong tình yêu, dù gì bạn vẫn cần tỏ ra chuyên nghiệp. Bạn có thể xoay chuyển tình thế bằng cách nói về mối tình đầu của mình chính là đam mê dành cho nghề nghiệp hiện tại.
Ví dụ, bạn đang dự tuyển một vị trí trong một công ty thời trang, bạn có thể trả lời rằng “Tôi ngay lập tức trúng tiếng sét ái tình với thời trang ngay khi nhìn thấy hình ảnh một người mẫu diện chiếc váy tuyệt đẹp trong tạp chí Vogue mà mẹ tôi để quên trên bàn nước. Và kể từ khoảnh khắc ấu thơ đó, tôi vẫn luôn dành trọn tình yêu và sự đam mê của mình cho sự nghiệp thiết kế, những đường kim và mũi chỉ”.
3. BẠN CÓ KẾ HOẠCH SINH CON CHƯA?
Câu hỏi này thật sự khiến nhiều ứng viên cảm thấy bực mình bởi họ không muốn chia sẻ quá nhiều về những vấn đề riêng tư trong cuộc sống.
Thế nhưng với nhà tuyển dụng, họ lại nhiều khả năng đang đánh giá bạn khá cao và mong muốn bạn sẽ làm việc lâu dài với công ty. Vì vậy, họ cần biết rõ nếu bạn lập gia đình hay có kế hoạch sinh con, mức độ gắn bó của bạn với công việc sẽ ra sao.
Vì vậy, hãy cứ bày tỏ rõ quan điểm của bạn một cách trung thực. Nếu bạn chưa có kế hoạch gì, hãy thẳng thắn rằng bạn vẫn chưa nghĩ đến điều đó lúc này.
Nếu ngược lại, bạn hãy chia sẻ rằng mình không bao giờ muốn con cái trở thành cú phạt đền trong sự nghiệp nên đã có những phương án chăm sóc gia đình nhỏ mà không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của mình.
4. NGƯỜI YÊU/VỢ/CHỒNG CỦA BẠN ĐANG LÀM CÔNG VIỆC GÌ?
Lại là một câu hỏi khá riêng tư! Nhà tuyển dụng không hẳn là muốn tọc mạch vào đời sống của bạn nhưng họ lại có những suy nghĩ thực tế khác như liệu bạn có khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân; liệu gia đình bạn có thể hỗ trợ bạn khi khó khăn hay bạn sẽ cần nguồn thu nhập tăng gấp 2, 3 lần trong vài năm tới.
Do đó, nếu không muốn phải trả lời trực tiếp câu hỏi này, bạn có thể đặt vấn đề ngược lại như “Có phải anh/chị hỏi tôi điều này vì lo lắng không biết tôi sẽ sắp xếp việc đi lại thường ngày như thế nào hoặc liệu vị trí này có khả năng sẽ phải thay đổi thành phố làm việc trong thời gian tới?”.
Bằng cách đưa ra câu hỏi, bạn sẽ hiểu rõ hơn mục đích của nhà tuyển dụng và có thể tuỳ cơ ứng biến sau đó.
5. BẠN TƯỞNG TƯỢNG XEM MÀU SẮC CỦA SỰ THÀNH CÔNG LÀ MÀU GÌ?
Nhiều người cảm thấy ko thể tin được khi nghe câu hỏi này từ phỏng vấn viên nhưng sự thật đây là một trong nhiều cách để kiểm tra khả năng tưởng tượng và cách một ứng viên tự suy luận vấn đề.
Bạn có thể tham khảo tư vấn từ chuyên gia như sau: hãy nói rằng bạn nghĩ sự thành công có màu xanh lá của tờ tiền bởi nó gợi lên vấn đề lợi nhuận của công ty, chứng tỏ công ty đang làm ăn phát đạt; hoặc giả dụ bạn ứng tuyển vào một tổ chức phi lợi nhuận, hãy chia sẻ rằng màu thành công là màu đỏ bởi màu đỏ tượng trưng cho khả năng tạo ra được những ảnh hưởng tích cực.
6. GIẢ SỬ BẠN LẠC TRÊN ĐẢO HOANG, BẠN SẼ MANG THEO BA VẬT DỤNG GÌ?
Bạn cảm giác như mình đang trong một buổi casting lựa chọn diễn viên cho phim “Robinson ngoài đảo hoang” hay “Những tên cướp biển vùng Caribbean”?.
Thực tế là nhiều nhà tuyển dụng sẽ lồng ghép câu hỏi này vào buổi phỏng vấn nhằm đoán biết tính cách của bạn trong đời sống thật như thế nào. Để vượt qua câu hỏi này, hãy trả lời một cách căn bản nhất: “Tôi muốn mang theo máy lọc nước sạch, rất nhiều diêm hoặc bật lửa và một quyển bách khoa toàn thư”.
Và tất nhiên đừng quên pha sự dí dỏm của mình trong lời nói. Bạn cũng có thể đưa ra những phương án vui nhộn khác như túi thần kỳ của Doremon hoặc thảm bay của Aladdin để tránh tạo ra cảm giác sáo rỗng hay quá nghiêm trọng trong câu trả lời của mình.
7. BẠN CÓ MUỐN CHIA SẺ THÊM ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG CV?
Bạn chắc đang nghĩ còn gì ngớ ngẩn hơn câu hỏi này bởi điều gì cần thiết thì bạn đã phải trình bày hết trong CV rồi chứ đâu đợi hỏi thêm! Thế nhưng, phỏng vấn viên lại đang thực sự cho bạn thêm cơ hội phô diễn những khả năng của mình mà trong khuôn khổ một bản CV ngắn gọn có thể chưa diễn đạt được hết.
Vậy nên bạn hãy chia sẻ một câu chuyện của bản thân về khả năng gắn kết với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc, sự tích cực của bạn trong những thách thức trước đây, bất cứ điều gì bạn nghĩ có thể truyền cảm hứng cho người đang lắng nghe.
8. BẠN NGHĨ MÌNH THẬT SỰ KHAO KHÁT CÔNG VIỆC ĐANG ỨNG TUYỂN RA SAO?
Đừng bao giờ cảm thấy liệu nhà tuyển dụng có đang tỏ vẻ ở thế thượng phong với mình hoặc trở nên lắp bắp trình bày bạn đang quá thích vị trí này cho dù bạn có cảm thấy như thế thật đi chăng nữa.
Buổi phỏng vấn là một hình thức để thương lượng về giá trị của ứng viên, vì vậy hãy chứng minh bản thân bạn xứng đáng có công việc này bởi chính những kỹ năng bạn sẽ mang đến đóng góp cho công ty.
Bạn chỉ cần đơn giản trả lời rằng: “Tôi đương nhiên cảm thấy hứng thú với vị trí ứng tuyển nhưng tôi mong muốn đôi bên sẽ cảm nhận được nhiều hơn sự phù hợp với nhau và tôi đã rất sẵn sàng cho những bước tiếp theo của quy trình phỏng vấn”.
9. TẠI SAO CHÚNG TÔI NÊN CHỌN BẠN THAY VÌ NHỮNG ỨNG VIÊN KHÁC?
Đây quả là một trong những câu hỏi kỳ cục nhất bạn có thể từng nghe bởi những ứng viên khác có phải là bạn thân của bạn đâu để bạn có thể so sánh xem thế mạnh của bạn so với họ như thế nào.
Nhưng nhiều phỏng vấn viên tin rằng câu hỏi này có thể là cách để xem liệu ứng viên có thể “sell” bản thân mình (đưa ra được những lý do chứng minh mình là ứng viên phù hợp nhất) tốt ra sao.
Để tránh lọt vào cái bẫy tự ca tụng bản thân mình hơn những người khác, hãy thành thật nói với phỏng vấn viên rằng “Theo những gì tìm hiểu thì tôi biết công ty đang cần một người đáp ứng được các vấn đề như vấn đề A, vấn đề B.
Cá nhân tôi không quen biết hay từng tiếp xúc các ứng viên khác nên tôi không thể đánh giá về sự hơn thua nào nhưng tôi cho rằng những kỹ năng mà mình sở hữu và khả năng đóng góp của mình đối với công ty là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu được đưa ra”.
10. BẠN NGHĨ MÌNH THÀNH THẬT ĐẾN ĐÂU?
Đương nhiên là đâu có ai thừa nhận thỉnh thoảng mình vẫn sẽ có những câu nói dối vô hại đúng không nào, do đó câu hỏi này khiến bạn cảm thấy liệu phỏng vấn viên có đang cố tình trêu chọc mình chăng?
Thật bình tĩnh và chia sẻ lại rằng trung thực là một đức tính tốt cũng như là tiêu chuẩn cần có trong nhiều tình huống cả ở công việc lẫn cuộc sống, bạn luôn tin vào điều này và có thể đưa ra một vài ví dụ người tham khảo chứng minh bạn là người thành thật như thế nào trong những lần hợp tác làm việc trước đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu của thương hiệu như customer insight là gì, các đặc tính của customer insight trong Marketing, cách thu thập insights và hơn thế nữa.
Tuy nhiên nếu vậy thì customer insight khác gì với các nghiên cứu hay các data về khách hàng mà bạn có? Làm sao để có thể tạo được insight về khách hàng của bạn và ứng dụng chúng vào việc cải thiện kinh doanh?
Những sai lầm và những hiểu lầm thường mắc phải về Customer Insight trong Marketing là gì? Đi xa hơn insight và ứng dụng của nó, chúng ta có thể làm được gì hơn? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đã nêu trên.
Những nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:
Một số ứng dụng thường thấy của Customer Insight là gì?
Dữ liệu thu thập được từ Customer Insight.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Customer Insight hay Consumer Insight là gì trong Marketing?
Customer insight là việc diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng dựa trên các data mà chúng ta có về họ để thông qua đó có thể thực hiện các hành động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu bán hàng để cả hai bên (thương hiệu và khách hàng) đều có lợi.
Customer Insight là nguồn gốc của mọi chiến lược marketing thành công.
Các đặc tính của khái niệm Customer Insight.
1. Không phải là sự thật hiển nhiên.
Nếu nó hiển nhiên thì nó đã không được gọi là sự thật ngầm hiểu. Ví dụ: dựa vào Google Analytics, bạn biết rằng có 70% khách viếng thăm là trong độ tuổi 18 – 24 tuổi, từ đó bạn suy ra đa số khách viếng thăm của website đa phần là người trẻ tuổi. Điều này quá hiển nhiên nên không thể gọi đây là insight.
2. Không chỉ dựa trên một loại data.
Bạn cần kết hợp nhiều nguồn, nhiều chỉ số, nhiều dữ liệu, nhiều thể loại thì mới có thể tạo ra các insight chính xác.
Ví dụ: nếu bạn chỉ nhìn vào chỉ số bounce rate (số người vào website và thoát ra ngay mà không tương tác) cao trên một trang web mà đánh giá rằng nội dung trang đó chưa tốt thì có thể không chính xác vì có thể trang đó cung cấp nội dung rất đầy đủ và hữu ích nên khách vào đọc nội dung xong thì hài lòng, không cần thiết phải tìm kiếm hay xem thêm các thông tin khác nữa nên rời khỏi web luôn, tạo nên bounce rate cao.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng đồng thời chỉ số bounce rate và chỉ số time on page (thời gian khách viếng thăm ở trên website) để đánh giá thì sẽ chính xác hơn.
Nếu bounce rate cao và time on page của khách viếng thăm cao, tức là nội dung trang tốt.
Nếu bounce rate cao nhưng time on page lại thấp, tức là nội dung trang thật sự có vấn đề.
Bởi vậy, việc kết hợp nhiều chỉ số sẽ giúp bạn tìm ra insight chính xác và sâu sắc hơn.
3. Dựa trên insight đó có thể đưa ra được hành động thực tế.
Nếu chỉ có thể là lý thuyết mà không áp dụng hay kiểm chứng được thì cũng không phải là insight. Ví dụ: công ty bạn có 2 mảng kinh doanh: B2B (khách hàng doanh nghiệp) và B2C (khách hàng lẻ).
Mảng khách hàng B2B thì đang rất tốt nhưng cần cải thiện doanh thu từ nhóm B2C hơn. Sau khi nghiên cứu nhóm B2C thì bạn rút ra nhận định rằng khách hàng lẻ rất thích giới thiệu dịch vụ cho bạn bè và nhận hoa hồng.
Từ đó bạn nghĩ rằng cần phải thiết lập một hệ thống giới thiệu khách hàng (referral) để giúp gia tăng số lượng khách và doanh thu.
Tuy nhiên thực tế thì hệ thống này là không thể thực hiện được với điều kiện của công ty hiện giờ về: nhân lực (tốn quá nhiều nhân lực để quản lý hệ thống), chi phí (đầu tư để xây dựng hệ thống referral) và thời gian (6 tháng để hoàn thành hệ thống và đưa vào sử dụng)
==> Nhận định rút ra không thể chuyển đổi được thành một hành động cụ thể và thực tế (khoan nói tới chuyện tốt hay không tốt) thì không gọi là insight được, mà cuối cùng chỉ là nhận định và suy nghĩ.
4. Hành động kể trên nếu được thực hiện thì phải có khả năng thuyết phục được khách hàng thay đổi hành vi của họ.
Ví dụ: bạn phát hiện ra rằng sau khi mua laptop, khách hàng thường tìm mua thêm con chuột máy tính.
Từ insight của phân khúc khách hàng hàng này, bạn có thể đặt sản phẩm chuột máy tính bạn muốn bán kèm ngay bên cạnh sản phẩm laptop để tăng tỉ lệ mua hàng -> nếu khách hàng chịu mua cả 2 sản phẩm tức là bạn đã thay đổi hành vi mua hàng của họ (mua 2 sản phẩm thay vì 1).
5. Sự thay đổi về hành vi phải mang lại lợi ích cho cả hai bên: thương hiệu và khách hàng.
Ví dụ: việc mua kèm con chuột máy tính và laptop mang lại giá trị cho người mua hơn và mang lại doanh thu cao hơn cho bên bán, điều đó có nghĩa là cả hai bên đều có lợi.
Mỗi khách hàng sẽ có những suy nghĩ và hành vi rất riêng và chúng ta cần phải nhìn thấy mọi thứ xa hơn là data hoặc con số.
Chúng ta cũng cần hiểu rằng insight khách hàng sẽ thay đổi theo thời gian, theo xu hướng, theo công nghệ, theo thời điểm, theo mùa, theo tuổi tác và rất nhiều yếu tố khác nữa.
Nếu bạn chỉ phân tích và đánh giá dựa trên các hành vi cũ thì sẽ không làm sáng tỏ thêm điều gì mới mẻ về việc thấu hiểu khách hàng thì dần dần các insight mà bạn có về khách hàng sẽ bị cũ kỹ và không còn chính xác nữa.
Xây dựng customer insight như thế nào?
Hiểu được insight là gì và các đặc tính của nó, lúc này bạn có thể bắt đầu dựa trên đó các quy tắc đó để xây dựng customer insight và áp dụng nó vào việc kinh doanh. Quá trình này gồm 3 bước:
Thu thập data
Diễn giải / phân tích các data để tạo insight
Dựa trên insight đưa ra các hành động
Chúng ta sẽ đi qua từng bước một cách chi tiết dưới đây:
1. Thu thập data.
Như đã nói ở phần trên, insight đến từ data, và với digital marketing thì các data này đến từ:
Website: sessions, time on site, bounce rate, v.v…
Ứng dụng mobile: screen views, time on screen, thông tin người download, v.v…
Mạng xã hội: followers, like, share, comments, v.v…
Email: open rate, click rate, CTR, abuse / spam rate, danh sách email not open, v.v…
SMS: số SMS gửi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được, v.v…
Khảo sát trực tuyến.
Đây chỉ là một số kênh thông thường và không phải là tất cả. Insights cũng có thể đến từ các nguồn data khác như:
Bán hàng: thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, hợp đồng, v.v…
Chăm sóc khách hàng: thông tin từ call center, tổng đài, web chat
POS: thông tin từ hệ thống tại các địa điểm bán hàng
Đánh giá, nhận định từ khách hàng
Nghiên cứu thị trường
Cũng chỉ là một số kênh thông thường, không phải toàn bộ. Tiếp theo chúng ta đi qua cách thức để có thể từ data tạo ra được các insights có ý nghĩa.
2. Diễn giải và phân tích các data để tạo ra insight.
Khi bạn đã có data rồi, bạn cần phải hiểu các data này có ý nghĩa gì và từ đó tìm kiếm sự tương quan giữa việc lập lại (pattern) của một số chỉ số với mục tiêu của khách hàng (trải nghiệm tốt hơn) cũng như mục tiêu của bạn (bán được hàng).
Ví dụ: bạn thấy rằng các khách hàng dùng điện thoại di động truy cập vào website hiện tại có tỉ lệ chuyển đổi sang mua hàng thấp hơn so với desktop.
Bạn rút ra được insight rằng có thể website của mình hiện tại phiên bản di động chưa thực tốt lắm cho trải nghiệm người dùng và nếu bạn có thể cải thiện được điều này thì sẽ góp phần tăng doanh thu cao hơn.
Chúng ta sẽ thấy mức độ hài lòng từ trải nghiệm của khách hàng khi mua sản phẩm hoặc dùng dịch vụ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Do đó không phải tất cả mọi insight đều nhất thiết phải hướng đến việc là tạo ra doanh thu ngay lập tức mà đôi khi chỉ cần chú trọng vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng thì sau đó họ sẽ chủ động quay lại nhiều hơn hoặc giới thiệu thêm khách hàng mới.
3. Dựa trên Customer insight để đưa ra các hành động.
Sau khi đã có các customer insight được tạo ra từ việc phân tích các data có được thì lúc này bạn có thể bắt đầu dựa vào đó để đưa ra các hành động mà có thể giúp bạn hướng tới gần hơn mục tiêu kinh doanh.
Đây là thời điểm mà các insight được diễn giải và phân tích từ data phải được đối chiếu lại với các đặc tính được nêu ở phần 1 để đảm bảo rằng chúng thật sự đúng đắn và phù hợp để bạn có thể ứng dụng.
Hành động được tạo ra từ các insight sẽ khác biệt tùy theo mục tiêu mà bạn mong muốn cũng như đặc tính ngành nghề, tình hình công ty, tình hình thị trường và cũng như xu hướng. Do đó sẽ không có một chuẩn mực hay template mẫu nào cho việc này.
Một số ứng dụng thường thấy của Customer Insight trong Marketing là gì?
Như đã nói ở trên là dù không có chuẩn mực chung nhưng đây là một số ứng dụng mà bạn có thể làm được với customer insight tạo ra từ các data và một số ví dụ để minh họa:
1. Đánh giá mức độ tác động:
Giúp doanh nghiệp hiểu được những thứ mà họ đã thực hiện tác động như thế nào đến hành vi khách hàng và đồng thời cho phép dự đoán các phản ứng của khách hàng với những thay đổi đang được đề xuất.
Ví dụ: trước khi áp dụng một chính sách giá bán mới thì bạn có thể dựa vào customer insight thu thập từ các nguồn để đánh giá xem việc áp dụng mức giá này có thể tạo ra phản ứng thế nào từ khách hàng (tích cực hay tiêu cực).
Và dựa vào đánh giá đến từ insight này bạn có thể điều chỉnh mức giá phù hợp hơn trước khi đưa ra thị trường.
2. Tăng giá trị trọn đời:
Đánh giá giá trị trọn đời của các khách hàng (customer lifetime value) và cho phép doanh nghiệp đo lường nhiều yếu tố như chi phí để có một khách hàng và tỉ lệ khách hàng ngưng sử dụng dịch vụ.
Ví dụ: dựa vào dữ liệu customer insight thu thập được từ cách khách hàng thì bạn biết được rằng trung bình khách hàng từ 15 – 22 tuổi thường sẽ đổi điện thoại 1 năm 1 lần và thích các dòng điện thoại mới đắt tiền, khách hàng từ 23 – 30 tuổi sẽ đổi điện thoại 2 năm 1 lần và không cần phải là điện thoại dòng mới nhất.
Từ insight đó hãng quyết định cứ khoảng 1 năm thì tung ra sản phẩm mới một lần để khách hàng 15 – 22 tuổi mua và đồng thời giảm giá dòng điện thoại cũ để khách hàng 23 – 30 tuổi cảm thấy muốn thay điện thoại cũ sớm hơn thay vì phải đợi tới năm sau.
Điều này giúp tăng giá trị vòng đời của nhóm khách hàng thứ hai và đảm bảo doanh thu từ khách hàng thứ nhất.
3. Phân tích khuynh hướng:
Giúp đoán trước hành vi trong tương lai của khách hàng dựa trên các hành động trước đây và giúp doanh nghiệp hiểu được khả năng khách hàng sẽ hành xử theo một hướng nào đó.
Ví dụ: dựa vào data của thời gian trước đến giờ thì công ty bất động sản biết rằng thời điểm tháng 7 cô hồn ở Việt Nam là lúc khách hàng hạn chế tham gia vào việc mua bán do mê tín, dẫn đến việc giảm nhu cầu.
Doanh nghiệp này quyết định thời điểm đó sẽ cắt giảm các chi phí quảng cáo để tránh lãng phí và đưa ra các khuyến mãi hấp dẫn hơn để kích thích việc mua bán.
4. Phân tích cross-sell / up-sell:
Xác định mối quan hệ giữa các sản phẩm và dịch vụ nhằm hiểu cách tốt nhất để kết hợp các sản phẩm. Các sản phẩm kết hợp này sau đó có thể dùng để cross-sell hoặc up-sell.
Cross-sell: bán kèm thêm các sản phẩm có liên quan cho khách hàng đã mua một loại sản phẩm. Up-sell: bán một sản phẩm cùng loại nhưng cao cấp hơn sản phẩm mà khách hàng đang sử dụng.
Ví dụ: một doanh nghiệp về giáo dục chuyên cung cấp dịch vụ dạy tiếng Anh có các sản phẩm như khóa học tiếng Anh linh động dành cho người lớn gồm 15 cấp độ với 1 là thấp nhất và 15 là cao nhất, khóa học online về business từ một trường đại học danh tiếng nước ngoài, các khóa luyện thi IELTS, TOEFL và SAT.
Bằng việc phân tích các data, doanh nghiệp này thu thập được insight rằng các học viên học cấp độ cao (10-15) của khóa tiếng anh linh động dành cho người lớn thường có nhu cầu đăng ký thêm khóa học online về business của trường đại học nước ngoài trong khi các học viên cấp độ tầm trung (6 – 9) thường đăng ký thêm các khóa học luyện thi IELTS.
Doanh nghiệp này tung ra một chiến dịch khuyến mãi giảm giá nếu học viên đang học cấp cao mua kèm khóa online business và học việc cấp trung mua kèm khóa học IELTS. Chương trình này khiến số lượng khóa học bán kèm theo tăng gần 200% trong thời gian khuyến mãi.
Đây chỉ là một số ứng dụng thường thấy và thường sử dụng trong kinh doanh. Tùy theo các nhu cầu khác nhau sẽ có những ứng dụng và các thức tiếp cận khác nhau.
Đi xa hơn chỉ là Customer Insight.
Tuy nhiên ứng dụng xong không phải đã là hết, bạn còn cần phải biết rằng hiệu quả tạo ra từ các hành động đó như thế nào và từ đó rút ra được những dữ liệu gì.
Có 2 thứ nữa bạn NÊN LÀM:
Đánh giá:
Hiệu quả hay không hiệu quả? Đo lường như thế nào? Bằng công cụ gì? Bằng các chỉ số gì? Điều này là thứ bạn cần phải xác định rõ trước khi ứng dụng và thực thi các hoạt động đến từ customer insight.
Nếu hiệu quả thì đạt được bao nhiêu phần trăm và có điều gì có thể làm tốt hơn được nữa hay không?
Nếu không hiệu quả thì bạn đã sai điều gì? Hành động bạn kiến tạo từ insight là không hợp lý? Hay bản thân insight do bạn tạo ra đã sai? Hay là dữ liệu vốn không đáng tin cậy dẫn đến việc sai lầm từ đầu? Cần phải đi ngược lại từng công đoạn để tìm ra vấn đề.
Dữ liệu thu thập được từ Customer Insight là gì?
Các hoạt động ứng dụng vừa rồi tạo ra các dữ liệu gì?
Dựa trên các dữ liệu mới này chúng ta có thể rút ra được thêm các customer insight là gì?
Các dữ liệu mới có thể kết hợp với các dữ liệu cũ như thế nào để tạo ra thêm các customer insight mới nữa hay không?
Một insight không chỉ có thể tạo ra một mà có thể là nhiều hành động ứng dụng. Có thêm điều gì bạn có thể làm nữa?
Kết luận.
Vốn được xem là nền tảng của mọi chiến lược Marketing thành công, cũng tương tự như việc thấu hiểu đối thủ, thấu hiểu khách hàng hay hiểu customer insight là gì được xem là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu và marketer trong bối cảnh mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thương hiệu F&B Vinamilk cùng công ty con GTNFoods sẽ chi 1.176 tỷ đồng để mua vào cổ phần phát hành mới của Mộc Châu Milk, bổ sung nguồn vốn giúp thương hiệu này đầu tư nhiều dự án mới.
Cổ đông Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) vừa thống nhất phương án tăng vốn điều lệ doanh nghiệp trong năm 2020 sau khi biểu quyết bằng văn bản.
Mộc Châu Milk sẽ phát hành 3,34 triệu cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 20.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ 5%. Mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được mua thêm 5 cổ phần. Tổng giá trị thu về từ việc phát hành ước tính 67 tỷ đồng. Số cổ phần không phân phối hết sẽ được chào bán lại cho nhà đầu tư chiến lược.
Cụ thể, Mộc Châu Milk đồng thời phát hành 39,2 triệu cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư chiến lược là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần GTNFoods. Trong đó, GTNFoods hiện sở hữu gián tiếp Mộc Châu Milk còn Vinamilk là công ty mẹ của chính GTNFoods.
Vinamilk và GTNFoods sẽ mua cổ phần của Mộc Châu Milk với giá 30.000 đồng/cổ phần. Tổng số tiền dự kiến thu về từ việc phát hành 39,2 triệu cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư này khoảng 1.176 tỷ đồng.
Ngoài ra, Mộc Châu Milk cũng sẽ phát hành 668.000 cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phần và thu về gần 7 tỷ đồng.
Tổng cộng vốn điều lệ của công ty dự kiến tăng từ 668 tỷ lên 1.100 tỷ đồng. Tổng số tiền thu về thực tế khoảng 1.250 tỷ. Việc phát hành cổ phiếu của Mộc Châu Milk diễn ra trong năm nay sau khi thủ tục được cơ quan chức năng phê duyệt.
Toàn bộ tiền thu được sẽ tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển của công ty gồm đầu tư trang trại bò sữa mới với quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái; nâng cấp trang trại hiện hữu lên quy mô 2.000 con; đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước và xây dựng nhà máy sản xuất mới.
Tổng vốn đầu tư của những dự án trên là 1.600 tỷ đồng. Mộc Châu Milk sẽ dùng nguồn vốn tự có khác của công ty hoặc vay vốn từ các tổ chức tín dụng để tài trợ đủ vốn.
Cổ đông của Mộc Châu Milk cũng tán thành 2 vấn đề quan trọng khác gồm phê duyệt hạn mức sở hữu không hạn chế, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 100% vốn điều lệ công ty và kế hoạch niêm yết toàn bộ cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) trong thời gian tối đa 9 tháng từ khi thông qua.
Mộc Châu Milk tiền thân là Nông trường Mộc Châu thành lập năm 1958. Doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2005. Hiện công ty con của GTNFoods là Vilico nắm quyền chi phối Mộc Châu Milk với 51% cổ phần.
Cuối năm 2019, Vinamilk hoàn tất mua lại GTNFoods sau khi nâng tỷ lệ sở hữu lên 75%, qua đó gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk. Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên hiện làm chủ tịch HĐQT của cả 3 công ty GTNFoods, Vilico và Mộc Châu Milk.
Năm 2019, doanh thu của Mộc Châu Milk đạt 2.558 tỷ và lợi nhuận ròng 167 tỷ đồng. Dù tăng trưởng doanh thu nhưng lợi nhuận của công ty sữa này lại liên tục thụt lùi những năm qua.
CEO Mai Kiều Liên khẳng định Sữa Mộc Châu là thương hiệu tốt, tiềm năng để phát triển song song cùng Vinamilk. Bà Liên cam kết cổ đông sẽ nhìn thấy kết quả của khoản đầu tư vào Mộc Châu Milk vào cuối năm.
“Con người của Sữa Mộc Châu giữ nguyên nhưng áp dụng kinh nghiệm quản trị của Vinamilk nên sẽ tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu.
Sản phẩm của Sữa Mộc Châu cũng sẽ đi xa hơn sau khi cấu trúc lại hệ thống phân phối”, bà Mai Kiều Liên chia sẻ tại đại hội cổ đông của Vinamilk hồi cuối tháng 6.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn yêu thích Digital Marketing và bạn cần lấy chứng chỉ Google Ads miễn phí thì sau đây là cách hướng dẫn từng bước để bạn đạt được mục tiêu đó.
Chứng nhận Google Ads là một chứng chỉ quan trọng đối với những người làm marketing, đặc biệt là digital marketing.
Đây là một trong số ít cách được tiêu chuẩn hóa để chứng minh một mức độ kiến thức nhất định hoặc sự phù hợp trong một số phạm vi.
Bạn có thể xem Google Ads là gì để hiểu sâu hơn về nền tảng quảng cáo này.
Chứng chỉ Google Ads là gì?
Chứng chỉ Google Ads hay giấy chứng nhận quảng cáo Google là một quá trình mà Google công nhận các nhà marketer là chuyên gia về quảng cáo trực tuyến.
Sau khi vượt qua bài kiểm tra chứng chỉ quảng cáo, các cá nhân sẽ nhận được chứng chỉ được cá nhân hóa và – nếu được liên kết tới một công ty – nó có thể đại diện như là Đối tác của Google.
Giống như nhiều sản phẩm, tài sản và sáng kiến của Google, chương trình này đã phát triển qua nhiều năm.
Chương trình chứng nhận từng là một chương trình độc lập và có chi phí kèm theo khi làm bài kiểm tra.
Điều đó đã thay đổi với việc tạo ra chương trình Đối tác của Google và đã phát triển hơn nữa với việc chuyển sang Học viện quảng cáo Google vào năm 2018 và gần đây thương hiệu được đổi tên thành Skillshop.
Chứng nhận cá nhân vẫn hoạt động theo cách tương tự như cách đây vài năm với nội dung đào tạo và bài kiểm tra đi kèm.
Cách lấy chứng chỉ Google Ads miễn phí.
Bước 1: Tạo hoặc chọn tài khoản Google của bạn
Bắt đầu bằng cách xác định đúng tài khoản Google để sử dụng cho chứng nhận của bạn.
Nếu bạn làm việc cho một agency hoặc một công ty, bạn có thể được yêu cầu sử dụng địa chỉ email công việc của bạn.
Nếu bạn là một cá nhân và tự mình làm chứng nhận, bạn sẽ muốn chọn một tài khoản Google mà bạn muốn có chứng nhận của mình gắn liền với cá nhân và công khai.
Đây có thể là tài khoản Gmail hoặc tài khoản Google mà bạn tạo gắn liền với bất kỳ tài khoản email cá nhân nào.
Tại đây bạn có thể tìm thấy chứng nhận cụ thể mà bạn muốn bắt đầu và nhấp vào nó.
Trong chứng nhận cụ thể, hãy đọc thông tin tổng quan.
Khi bạn đã sẵn sàng để đi tiếp, nhấp vào nút ‘Bắt đầu’.
Bạn có thể được yêu cầu xác thực thêm một lần nữa bằng tài khoản Google bạn đã thiết lập và muốn sử dụng.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia Skillshop, bạn cũng sẽ được cung cấp các điều khoản dịch vụ để chấp nhận.
Bước 3: Chuẩn bị để làm bài thi
Google cung cấp cả thông tin giáo dục cơ bản lẫn nội dung đào tạo sâu rộng hơn.
Các chứng chỉ Google Ads cụ thể bao gồm:
Tìm kiếm
Hiển thị
Đo lường
Video
Quảng cáo mua sắm
Ứng dụng
Nếu bạn hoàn toàn mới đối với việc quảng cáo và các bài kiểm tra chứng nhận, tôi khuyên bạn nên bắt đầu với chứng nhận quảng cáo tìm kiếm (Search Ads).
Quảng cáo tìm kiếm thường là loại quảng cáo phổ biến nhất mà công ty sẽ chạy.
Nhưng nếu bạn muốn tập trung hơn vào thứ gì đó chẳng hạn như quảng cáo mua sắm, thì hãy bắt đầu từ đó.
Nội dung đào tạo được gắn với mỗi chứng chỉ cụ thể.
Khi bạn nhấp vào bất kỳ ứng dụng nào trong số đó, bạn sẽ được cung cấp các tùy chọn để bắt đầu bao gồm đánh giá kiến thức nhanh, sau đó là các tài nguyên khác.
Bạn cần phải lên kế hoạch đầu tư ít nhất một vài giờ để hoàn thành nội dung chuyên môn đào tạo.
Bước 4: Vượt qua bài đánh giá
Để được chứng nhận, bạn phải vượt qua bài đánh giá trong bất kỳ chứng nhận chuyên môn tương ứng.
Bạn có thể dừng lại với một chuyên môn hoặc tiếp tục bằng cách trải qua các chuyên môn bổ sung cho đến khi bạn thành thạo và đạt được tất cả những chuyên môn phù hợp với những chứng nhận mong muốn của bạn.
Lưu ý rằng nếu bạn không vượt qua bài kiểm tra, sẽ có một khoảng thời gian chờ đợi trước khi bạn có thể thử lại. Đó là ‘hình phạt’ thực sự duy nhất khi bạn không vượt qua.
Bước 5: (Tùy chọn) Kết nối với Google Partners
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các yêu cầu của Chương trình Đối tác của Google sẽ thay đổi vào năm 2021. Họ đã lên kế hoạch cập nhật vào giữa năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn.
Nếu bạn muốn kết nối tài khoản cá nhân của mình với công ty của bạn để lấy các lợi ích liên quan khác, bạn cần thực hiện bước chia sẻ tài khoản của mình với công ty.
Nếu bạn đã bỏ qua bước này hoặc nói không, bạn cũng có thể quay lại và làm điều này ngay bây giờ.
Trong khi vẫn đăng nhập vào Skillshop, nhấp vào biểu tượng người dùng của bạn ở góc trên bên phải và sau đó vào ‘Hồ sơ của tôi’.
Sau đó, bạn có thể nhấp vào ‘Chỉnh sửa hồ sơ’ ở phía trên bên phải. Trên trang này, một lần nữa bạn thực hiện tùy chọn chia sẻ với công ty của bạn.
Quá trình này yêu cầu hoàn thành thông tin hồ sơ của bạn để xác nhận và kết nối bạn với công ty của bạn.
Mặt khác, để xác thực từ phía Đối tác của Google, quản trị viên của hồ sơ Đối tác của Google của bạn sẽ cần đảm bảo rằng họ đã tạo tài khoản người dùng cho bạn trong quảng cáo Google và xác minh họ có thể thấy nó được kết nối trong tab ‘Đối tác’ trong quảng cáo của Google .
Một lần nữa, lưu ý rằng quy trình này đã được lên kế hoạch thay đổi vào năm 2021 cùng với một số yêu cầu đối với tình trạng đối tác.
Một khi bạn đã hoàn thành chứng nhận của mình, bạn nên tự hào về thành tích của mình.
Các yếu tố chiến lược và tổ chức là những gì tách biệt các nhà đổi mới thành công khỏi các doanh nghiệp hay tổ chức còn lại.
Innovation hay đổi mới là điều thực sự khó khăn đối với các công ty vốn đã ‘ổn định’. Nhìn chung, họ là những nhà thực thi tốt hơn là những nhà đổi mới tốt và hầu hết họ thành công ít hơn thông qua những sự sáng tạo làm thay đổi cuộc chơi thay vì tối ưu hóa doanh nghiệp hiện có của họ.
1. Sự khao khát
Tổng thống John F. Kennedy, một người khao khát táo bạo, vào năm 1962, với mục tiêu là ‘phải lên được mặt trăng trong thập kỷ này’ đã thúc đẩy một quốc gia đạt đến một mức độ đổi mới chưa từng thấy.
Một tầm nhìn xa có thể là một chất xúc tác hấp dẫn, miễn là nó đủ thực tế để kích thích những hành động ngay từ ngày hôm nay.
Nhưng trong môi trường doanh nghiệp, như nhiều CEO đã phát hiện ra, ngay cả những từ ngữ truyền cảm hứng nhất vẫn thường không đủ hiệu quả, bất kể chúng được lặp đi lặp lại bao nhiêu lần.
Sẽ thực sự hữu ích nếu kết hợp những khát vọng cấp độ cao với các ước tính về những giá trị mà sự đổi mới sẽ tạo ra để đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng tài chính.
Hãy định lượng một ‘mục tiêu đổi mới cho tăng trưởng’ và biến nó thành một phần rõ ràng trong các kế hoạch chiến lược trong tương lai, điều này giúp củng cố tầm quan trọng và trách nhiệm đối với sự đổi mới.
Bản thân mục tiêu phải đủ lớn để buộc các nhà quản lý phải đưa các khoản đầu tư đổi mới vào kế hoạch kinh doanh của họ. Nếu họ có thể thực hiện các con số của mình bằng cách sử dụng các chiến thuật khác, ít rủi ro hơn, thì hãy tin rằng họ có thể làm được.
Tuy nhiên, việc thiết lập một khát vọng đổi mới có định lượng là chưa đủ. Giá trị mục tiêu cần phải được phân bổ cho các bộ phận kinh doanh có liên quan, và xếp xuống các tổ chức của họ dưới dạng các mục tiêu và thời gian thực hiện.
Hãy xem một ví dụ của Lantmännen, một hợp tác xã nông nghiệp lớn ở Bắc Âu, bị thách thức bởi tăng trưởng hữu cơ phẳng và sự đổi mới.
Các giám đốc điều hành hàng đầu đã tạo ra một tầm nhìn đầy khát vọng và kế hoạch chiến lược gắn liền với các mục tiêu tài chính: tăng trưởng 6% trong ngành kinh doanh cốt lõi và tăng trưởng 2% trong các dự án mạo hiểm hữu cơ mới.
Để khuyến khích các dự án đổi mới, các mục tiêu định lượng này được xếp xuống các đơn vị kinh doanh và cuối cùng là các nhóm sản phẩm. Trong quá trình phát triển của mỗi dự án đổi mới, nó đã phải cho thấy nó đã giúp đạt được các mục tiêu tăng trưởng cho các danh mục và thị trường của nó như thế nào.
Kết quả là, Lantmännen đã tăng từ 4% lên 13% hàng năm, được củng cố bởi sự ra mắt thành công của một số thương hiệu mới. Thật vậy, nó đã trở thành công ty dẫn đầu thị trường thực phẩm chỉ bốn năm sau khi gia nhập và tạo ra một phân khúc cao cấp mới trong thị trường này.
Các thông số hiệu suất như vậy có vẻ ‘làm đau đớn’ đối với các nhà quản lý vốn đã quen với cách tiếp cận truyền thống.
2. Sự chọn lựa
Những hiểu biết mới mẻ, sáng tạo là vô giá, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn từ sự khan hiếm ý tưởng mới hơn là từ cuộc đấu tranh để xác định ý tưởng nào cần được hỗ trợ và mở rộng quy mô.
Tại các doanh nghiệp lớn hơn, điều này có thể đặc biệt khó khăn trong quá trình gián đoạn thị trường, khi việc hỗ trợ làn sóng tăng trưởng tiếp theo có vẻ quá rủi ro, ít nhất là cho đến khi các động lực cạnh tranh này buộc doanh nghiệp phải thay đổi.
Đổi mới là rủi ro vốn có, để chắc chắn, và nhận được nhiều nhất từ một danh mục các sáng kiến đổi mới, doanh nghiệp nên chủ động để quản lý hay làm chủ rủi ro hơn là loại bỏ hay ‘lãng tránh’ nó.
Vì không ai biết chính xác nơi những đổi mới có giá trị sẽ xuất hiện và việc tìm kiếm ở mọi nơi là không thực tế, nên các giám đốc điều hành phải tạo ra một số điều kiện biên cho những không gian cơ hội mà họ muốn khám phá.
Quá trình xác định và giới hạn các không gian này có thể vận hành giao thức từ tầm nhìn trực quan về tương lai đến các phân tích chiến lược được xem xét kỹ lưỡng. Việc ưu tiên các không gian này cũng cho phép các doanh nghiệp đánh giá liệu họ có sức đủ đầu tư đằng sau các cơ hội quý giá nhất của họ hay không.
Trong quá trình này, các công ty nên thiết lập nhiều dự án hơn là nghĩ quá nhiều về khả năng tài chính, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng xoá bỏ những dự án ít hứa hẹn hơn.
Ví dụ, Tập đoàn RELX thực hiện 10 đến 15 thử nghiệm cho mỗi phân khúc khách hàng lớn, mỗi nhóm được tài trợ với ngân sách sơ bộ khoảng 200.000 USD, sau đó sẽ chọn đầu tư nhiều tiền hơn vào một hoặc hai trong số đó mỗi năm.
“Một trong những điều khó nhất để tìm ra đó là khi nào nên loại bỏ một thứ gì đó”, Ông Kumsal Bayazit, Giám đốc chiến lược (CSO) của tập đoàn RELX Group cho biết.
Khi các cơ hội được xác định, các doanh nghiệp cần minh bạch về những gì mọi người đang làm và một quy trình quản trị liên tục nhằm đánh giá không chỉ giá trị kì vọng, thời gian và rủi ro của các sáng kiến trong danh mục đầu tư mà còn cả thành phần chung của nó.
Hầu hết các doanh nghiệp ‘mang tính ổn định’ đều đứng về phía các dự án tương đối an toàn, ngắn hạn và ít có cơ hội thực hiện các mục tiêu tăng trưởng.
Một số trong số họ thì trải rộng qua quá nhiều dự án thay vì tập trung vào những dự án có tiềm năng thành công cao nhất và cung cấp đủ nguồn lực cho chúng để giành chiến thắng.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng một doanh nghiệp thường chỉ phân bổ lại một phần nhỏ các nguồn lực của mình từ năm này sang năm khác, do đó họ xem sự đổi mới như một sự khởi hành trì trệ của chủ nghĩa gia tăng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giả sử website của bạn có DA (domain authority) là một tỷ và bạn nhận được backlink từ website có DA bằng 999.999.999, rõ ràng là chưa đến một tỷ – điều đó có thể làm tổn hại đến thứ hạng trên Google của bạn không?
Câu trả lời là không, không nhất thiết là như thế.
Ông John Mueller đến từ Google đã được hỏi về vấn đề này, mọi thắc mắc được xoay quanh việc điều gì sẽ xảy ra nếu các website khác có chất lượng thấp và được liên kết đến website của bạn.
Ông John Mueller cho biết: “Một website không có chất lượng cao như website của bạn không có nghĩa là các liên kết từ nó sẽ gây hại cho website của bạn, theo bất kỳ cách nào đi chăng nữa.”
Tuy nhiên, nếu bạn mua những liên kết đó, có lẽ bạn sẽ nên dừng lại. Những liên kết có trả phí đang đi ngược lại với hướng dẫn cũng như chính sách của Google và cuối cùng nó có thể làm tổn hại đến website của bạn bằng một hành động cụ thể nào đó.
Chúng tôi khuyên bạn không nên làm như thế bởi nó đầy rủi ro !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tăng trưởng hữu cơ hay Organic Growth là tốc độ tăng trưởng mà một công ty có thể đạt được bằng cách tăng sản lượng và doanh thu bán hàng từ bên trong.
Tăng trưởng hữu cơ hay Organic Growth là gì.
Thuật ngữ ‘Organic Growth” tạm dịch ra tiếng Việt là tăng trưởng tự thân, tăng trưởng từ bên trong hay tăng trưởng hữu cơ.
Tăng trưởng hữu cơ là tốc độ tăng trưởng mà một công ty có thể đạt được bằng cách tăng sản lượng và doanh số bán hàng từ bên trong.
Tăng trưởng hữu cơ không bao gồm lợi nhuận hoặc tăng trưởng đóng góp từ các thương vụ thâu tóm, mua lại hoặc sáp nhập vì các thương vụ nêu trên không tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bên trong của công ty. Những chiến lược như vậy được gọi là tăng trưởng ngoại sinh (tăng trưởng vô cơ).
Đặc trưng và ý nghĩa của tăng trưởng hữu cơ.
Chiến lược tăng trưởng hữu cơ tìm cách tối đa hóa tăng trưởng từ bên trong.
Thông thường, các công ty sẽ sử dụng tăng trưởng doanh số và thu nhập, trên cơ sở hàng quí hoặc hàng năm, như các số liệu hiệu suất/ hiệu quả hoạt động để đánh giá tăng trưởng hữu cơ.
Việc theo đuổi tăng trưởng hữu cơ thường bao gồm các chương trình khuyến mại, chiến dịch ra mắt dòng sản phẩm mới hoặc cải tiến dịch vụ khách hàng.
Loại tăng trưởng này rất quan trọng bởi vì các nhà đầu tư muốn thấy rằng một công ty mà họ đã đầu tư, hoặc dự định đầu tư, có khả năng kiếm được nhiều hơn so với năm trước – điều này có thể dẫn tới kết quả là giá cổ phiếu cao hơn hoặc cổ tức được chia nhiều hơn.
Trong một số ngành công nghiệp, đặc biệt là bán lẻ, tăng trưởng hữu cơ được đo bằng mức tăng trưởng tương đương hoặc mức tăng tưởng có thể so sánh (comparable growth).
Same-store sales/Comparable-store sales (tạm dịch: doanh số bán hàng cùng cửa hàng hoặc doanh số bán hàng có thể so sánh) đo lường sự tăng trưởng doanh số của các cửa hàng hiện tại so với doanh số của chính cửa hàng đó trong quá khứ.
Ðây là số liệu tài chính mà các công ty trong ngành bán lẻ thường xuyên sử dụng để đánh giá sự tăng trưởng tổng doanh số phát sinh trên các cửa hàng đã hoạt động của công ty trong một khoảng thời gian nhất định (thường là quí, năm hoặc thời gian dài hơn) so với các số liệu tương tự cùng một khoảng thời gian trong quá khứ.
Sự tăng trưởng của doanh số bán hàng cùng cửa hàng (doanh số bán hàng có thể so sánh) không bao gồm yếu tố tăng trưởng từ việc mở cửa hàng mới hoặc hoạt động mua lại và sáp nhập.
Các thương hiệu như Walmart, Costco và các nhà bán lẻ lớn khác cung cấp báo cáo hàng quí để các nhà đầu tư và các nhà phân tích dễ dàng nhận ra ý tưởng về sự tăng trưởng hữu cơ của họ. Walmart đã tăng doanh số bán hàng lên 2,6% trong quý IV năm 2018.
KFC sẽ ra mắt phiên bản gà rán thực vật tại khoảng 50 địa điểm tại Los Angeles, Orange Country và San Diego vào tuần tới.
Theo đó, Chuỗi gà rán lớn nhất toàn cầu này đã phục vụ phiên bản ‘giả gà’ trong các sản phẩm của mình, sản phẩm được sản xuất bởi Beyond Meat (BYND).
Gã khổng lồ ngành hàng F&B KFC lần đầu tiên thử nghiệm Beyond Fried Chicken ở Atlanta vào mùa hè năm 2019, và sau đó đã phục vụ sản phẩm trong một thời gian giới hạn ở Nashville và Charlotte.
Phiên bản này hiện tại sẽ có sẵn ở California. KFC có kế hoạch theo dõi kết quả của lần thử nghiệm này để xác định xem có nên cung cấp Beyond Fried Chicken trên toàn quốc hay không.
Các chuỗi thức ăn nhanh khác cũng đã nhảy vào xu hướng thực vật như một cách để mang lại thêm khách hàng mới, thu hút người hâm mộ cũ và xây dựng sự phấn khích mới xung quanh thương hiệu.
“KFC đã tạm dừng việc thay đổi thực đơn vì chuỗi cung ứng của họ đã được đưa vào thử nghiệm trong đại dịch. Nhưng ‘đổi mới dựa trên thực vật’ đã là điều ngoại lệ với quy tắc này”, Ông R.J. Hottovy, nhà phân tích tại Morningstar cho biết.
Trong bối cảnh hiện tại, Burger King cũng đã ra mắt Impossible Croissan’wich, một loại sandwich để ăn sáng được sản xuất từ thực vật trên toàn quốc vào tháng 6 vừa rồi.
Starbucks Và Dunkin’ (DNKN) cũng đã phục vụ bánh sandwich ăn sáng không thịt.
Nhà phân tích trong lĩnh vực nhà hàng, Ông R.J. Hottovy cho biết: “Chúng tôi vẫn đang thấy nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm từ thực vật”.
Ông cũng nói thêm rằng “Các món ăn trong thực đơn mới không làm tăng thêm sự phức tạp cho nhà bếp của nhà hàng, đặc biệt nếu nhà hàng đã phục vụ những sản phẩm tương tự như vậy”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
McDonald’s vừa ra mắt chiến dịch marketing mới nhằm đánh dấu việc mở lại các nhà hàng của mình sau khoảng thời gian ngắn ‘im lặng’ vì Covid-19.
Chiến dịch mang tên ‘Welcome Back’ hay ‘Chào mừng quay trở lại’, được thực hiện bởi Leo Burnett London với mục tiêu chính là cho mọi người thấy được cảnh vui vẻ và hạnh phúc của khách hàng khi ăn McDonald’s lần đầu tiên kể từ khi nhà hàng mở cửa trở lại.
Mở đầu với hình ảnh một cô bé đang hồi hộp ấn vào cửa liên tục để chờ McDelivery (Dịch vụ giao hàng của McDonald’s) của mình đến, quảng cáo cho thấy một loạt người ăn McDonald’s của họ cho dù nhận được thông qua takeaway hoặc giao hàng, đến âm thanh của bài hát ‘Return of the Mack’ được thể hiện bởi Mark Morrison.
Đoạn quảng cáo kết thúc với hình ảnh một người phụ nữ tuyên bố là ‘tôi rất hạnh phúc khi tôi sắp tận hưởng một chiếc bánh Big Mac”.
Ra mắt hôm 17 tháng 7, chiến dịch đã chạy trên TV, Out of Home, Social Media và cả Radio trong 6 tuần kể từ ngày phát hành.
VP of Food and Marketing của McDonald UK và Ireland, Bà Michelle Graham-Clare cho biết: “Nghĩ lại từ đầu năm, chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được việc cần phải đóng cửa tất cả các nhà hàng của mình, dừng mọi hoạt động marketing và rơi vào trạng thái im lặng”.
“Sự quay trở lại của các chiến dịch quảng cáo mang tầm quốc gia, kỷ niệm những nghi thức và khoảnh khắc khách hàng của chúng tôi đã trải qua bốn tháng và nói với chúng tôi rằng họ nhớ chúng tôi.
Thật tuyệt vời khi có thể trở lại với sự hiểu biết về những cách nhỏ mà khách hàng của chúng tôi thưởng thức những món ăn của chúng tôi theo những cách khác nhau”.
McDonald’s đóng cửa tất cả các nhà hàng của mình vào tháng 3 do đại dịch Covid-19 nhưng đang dần mở cửa trở lại. Công ty đã khởi động lại hoạt động giao hàng và lái xe vào giữa tháng Năm.
Mặc dù hiện vẫn giảm giờ phục vụ và thực đơn nhưng họ vẫn đang cố gắng hết sức để phục vụ nhu cầu tăng cao từ phía khách hàng của họ.
Bà Graham-Clare cho biết thêm: “Các đội nhóm của nhà hàng và nhượng quyền thương mại của chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để trở lại với cộng đồng nơi chúng tôi đang hoạt động và tôi rất vui mừng khi chứng kiến được niềm vui của những khoảnh này”.
Phát biểu tháng trước, về việc bổ nhiệm một CMO toàn cầu mới, Giám đốc điều hành của McDonald’s, Ông Chris Kempczinski lưu ý tầm quan trọng của marketing khi thương hiệu cần phục hồi từ việc đóng cửa các cửa hàng của mình.
Ông nói: “Khi chúng tôi ‘đứng dậy’ từ sau đại dịch toàn cầu này, người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu McDonald’s và các chương trình marketing hấp dẫn ở mọi quốc gia nơi chúng tôi hoạt động sẽ là yếu tố rất quan trọng để thiết lập lại các động lực kinh doanh mạnh mẽ”.
* Lưu ý: Vì lý do Video của chiến dịch hiện không có sẵn ở Việt Nam nên MarketingTrips không thể trích dẫn vào chiến dịch lần này!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại:Link
Xoay quanh việc cấp phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money), vẫn còn có ý kiến băn khoăn về sự tồn tại, phát triển cũng như cạnh tranh của loại hình dịch vụ mới này với các ví điện tử cũng như các dịch vụ ngân hàng đang có mặt trên thị trường.
Để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi cùng Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu.
Thưa ông, mối bận tâm lớn nhất khi triển khai Mobile Money hiện nay là vấn đề quản lý dòng tiền. Ông đánh giá ra sao về vấn đề này?
– Quản lý dòng tiền đúng là vấn đề trọng tâm trong việc triển khai Mobile Money (tiền di động). Theo tôi, Mobile Money ra đời lúc này là rất hợp thời.
Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định cho phép triển khai thí điểm Mobile Money và chúng ta cần đẩy mạnh việc triển khai hơn nữa bởi xã hội đang chờ đón dịch vụ thanh toán mới này.
Trở lại vấn đề quản lý dòng tiền, nếu tôi có tiền, tôi đóng vào các hãng viễn thông, mặc dù số tiền nhỏ thôi nhưng chúng ta có gần 100 triệu dân, nếu đa số đều dùng Mobile Money và nạp tiền vào tài khoản viễn thông thì tổng số tiền sẽ rất lớn.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao các cơ quan quản lý, các hãng viễn thông có thể quản lý được dòng tiền đó theo đúng mục đích phục vụ đời sống nhân dân, tránh được tiêu cực như rửa tiền, đánh bạc, tránh nguy cơ các hãng viễn thông đem tiền đó đi đầu tư vào các hoạt động rủi ro và vấn đề về bảo mật tài khoản.
Trong đó, đáng chú ý là các công ty viễn thông sẽ phải bảo đảm rằng tiền nằm trong tài khoản Mobile Money an toàn, không bị thất thoát, không thể bị mất đi do tin tặc xâm nhập. Bên cạnh đó, bảo mật thông tin cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Bởi để sử dụng Mobile Money, tôi sẽ phải cung cấp tất cả thông tin cá nhân bao gồm: số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email… cho các hãng viễn thông.
Nếu những thông tin này bị rò rỉ ra bên ngoài có thể bị sử dụng một cách bất hợp pháp, gây bất lợi cho người dân.
– Như ông vừa chia sẻ, bên cạnh những lo ngại về gian lận, rửa tiền hay đánh bạc, vấn đề về an toàn, bảo mật cũng rất đáng lưu tâm. Vậy theo ông, trách nhiệm của các cơ quan quản lý ra sao nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng và các giao dịch thanh toán này?
– Trước hết, một mặt Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phải đưa ra các chính sách, cơ chế để bảo vệ an toàn thông tin cho người dân trong cung cấp thông tin cá nhân cho các hãng viễn thông khi phát hành Mobile Money.
Mặt khác, các công ty viễn thông cũng phải có hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm hiện đại nhất để bảo vệ tất cả những thông tin lưu trữ về người dùng, đồng thời có thể ứng dụng hệ thống blockchain (chuỗi khối) – một hệ thống bảo mật hiện đại nhất hiện nay.
Ngoài ra, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đều phải phối hợp quản lý sao cho dòng tiền vào Mobile Money chỉ sử dụng cho mục đích thanh toán.
Điều đáng lo lắng là khi các hãng viễn thông sở hữu một số tiền rất lớn từ người dùng nạp vào, họ phải bảo đảm với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính rằng họ chỉ sử dụng số tiền đó để chờ thanh toán mà không phải dùng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Với số tiền có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong tương lai, có nguy cơ các công ty sẽ đem số tiền đó đi đầu tư vào một tài sản nào đó.
Trên hệ thống tài chính thế giới, tôi có thể bỏ tiền ra đầu tư vào tài sản qua đêm để sinh lời như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, vàng… Qua đêm, tiền đó lại trở lại tài khoản.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, có thể tôi đầu tư vào các khoản rủi ro gây mất tiền, khi đó chắc chắn tiền sẽ không thể trở lại tài khoản nữa. Bên cạnh đó, có những công cụ tài chính hỗ trợ việc đầu tư ngày trong ngày.
Chắc chắn rằng Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cũng như các ban ngành quản lý đã có những công cụ để bảo đảm tiền người dân đóng vào các công ty viễn thông được sử dụng đúng mục đích.
– Ngoài vấn đề về quản lý dòng tiền hay những rủi ro trong giao dịch, điều gì còn khiến người dùng băn khoăn nếu triển khai Mobile Money thưa ông?
– Hiện tại trong nền kinh tế chỉ có Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại có khả năng tạo tiền. Khi Mobile Money ra đời đồng nghĩa với việc các hãng viễn thông có thể tạo tiền.
Nếu người dùng đóng tiền vào, nhà mạng chỉ cho một số tiền tương đương để thanh toán thì không bàn tới.
Nhưng nếu tôi đóng 10 triệu đồng, nhà mạng cho 20-30 triệu đồng thì đây hoàn toàn nằm trong khả năng của họ nếu ta không kiểm soát.
Trong trường hợp này, dòng tiền sẽ đi vào cung tiền của nền kinh tế, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy vậy, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cũng đã có những kế hoạch, biện pháp để ngăn chặn việc Mobile Money tác động đến cung tiền.
– Bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ mới nào ra mắt thị trường cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhất định. Vậy sự cạnh tranh giữa Mobile money, ví điện tử và cả các ngân hàng cần được hiểu ra sao, thưa ông?
– Sự cạnh tranh sẽ đến. Hiện nay chỉ có 2 thành phần kinh tế có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán cho người tiêu dùng là ngân hàng và ví điện tử.
Thì nay, lại có thêm 3 công ty viễn thông khả năng phát hành ra tiền di động. Khoản tiền này sẽ nằm ngoài số tiền ở ví điện tử và ngân hàng.
Với khả năng như thế, các hãng viễn thông sẽ là đối thủ cạnh tranh cho các ngân hàng bởi nếu muốn sử dụng Mobile Money một cách dễ dàng, tôi sẽ tới hãng viễn thông đóng tiền vào đó.
Như vậy, số tiền lẽ ra nằm ở ngân hàng hay ví điện tử thì nay lại nằm ở các hãng viễn thông. Điều đó tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng, các ví điện tử và các hãng viễn thông trong tương lai.
Đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bởi người dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn giữa ngân hàng, ví điện tử hay Mobile Money làm tăng chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, điều này còn có lợi cho Chính phủ trong quản lý thuế và chống rửa tiền.
Như chúng ta đã biết, thất thu thuế phần nhiều là do người dân sử dụng tiền mặt mà giao dịch tiền mặt lại không để lại dấu vết gì.
Nhiều giao dịch không được người bán hàng kê khai thuế nên Chính phủ không thể thu thuế. Nhưng nay, những giao dịch đó nếu thực hiện qua Mobile Money sẽ để lại những dấu vết nhất định như thanh toán cho ai, ở đâu? Đây là cơ sở để các cơ quan thuế có thể rà soát, truy thu, tránh thất thoát thuế cho Nhà nước.
Về chống rửa tiền, nếu dùng tiền mặt, tiền của tôi có thể có nguồn gốc từ mại dâm, buôn lậu, trốn thuế. Tôi đem tiền đó đi mua nhà rồi bán đi và gửi tiền đó vào ngân hàng. Như vậy, tiền bẩn đã được “rửa” sang tiền sạch.
Nhưng với Mobile Money, việc rửa tiền sẽ hạn chế hơn mặc dù số tiền đóng cho Mobile Money nhỏ thôi nhưng gom nhiều lần sẽ thành số tiền lớn. Các giao dịch này đều để lại dấu vết góp phần chống rửa tiền.
– Theo ông, việc mở cửa thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do có tác động ra sao đến các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam và cụ thể là với dịch vụ Mobile?
– Theo tôi tác động trực tiếp từ các hiệp định này thì không. Bởi lẽ trong các Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sắp có hiệu lực từ 1/8 tới đây không có quy định cụ thể về ví điện tử, tiền điện tử hay Mobile Money.
Nhưng nó sẽ tác động gián tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam do trong tương lai, ta phải mở cửa thị trường tài chính cho các đối tác nước ngoài. Khi ấy, các công ty viễn thông của nước ngoài sẽ gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Họ cũng có khả năng phát hành tiền di động như các hãng viễn thông Việt Nam hiện nay. Khi đó, sự cạnh tranh chắc chắn sẽ lớn hơn nữa nhưng nó cũng là cạnh tranh lành mạnh.
– Mobile Money đã được triển khai thành công tại nhiều quốc gia. Theo ông, bài học kinh nghiệm nào có thể áp dụng cho Việt Nam hiện nay?
– Tại một số quốc gia châu phi hay Myanmar, Mobile Money đã được triển khai rất thành công và cung cấp cho người dân một phương tiện thanh toán phi tiền mặt dễ dàng, giản dị… và đặc biệt hiệu quả trong đại dịch Covid-19.
Thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử… tăng đột biến trong thời gian qua và chúng ta đi theo đúng xu hướng phát triển của thế giới.
Việc học hỏi, rút kinh nghiệm, từ các nước đã triển khai thành công Mobile Money là rất quan trọng vì chúng ta chưa có sản phẩm đó trên thực tế.
Tính đến thời điểm này, Mobile Money mới chỉ dừng lại ở những quyết định của Chính phủ mà ta đang trong giai đoạn triển khai. Tôi hi vọng trong vài tuần tới, chúng ta sẽ có thể thấy sản phẩm đó ra mắt người dùng.
(Sửa tiêu để bởi: MarketingTrips)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Quyết định của Anh cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G được xem là một đòn giáng mạnh vào tham vọng toàn cầu cũng như mục tiêu dẫn đầu mạng không dây thế hệ thứ 5 của tập đoàn này.
Bất chấp lệnh cấm và nhiều biện pháp trừng phạt của Mỹ trong suốt 2 năm qua, Huawei vẫn đang tìm cách phát triển kinh doanh mạng 5G với nhiều đối tác châu Âu.
Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất, chính phủ Anh đã chính thức cấm các nhà mạng tại nước này mua mới thiết bị công nghệ 5G của tập đoàn Huawei Trung Quốc kể từ ngày 31/12 tới, đồng thời dần loại bỏ các thiết bị mạng 5G có liên quan tới Huawei trong giai đoạn từ nay tới năm 2027.
Quyết định này của Chính phủ Anh trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt ngày một gia tăng từ Mỹ khiến tập đoàn công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến gặp tổn thất lớn.
Sự kiện này cũng có thể sẽ mở đầu cho những rắc rối lớn hơn mà Huawei phải đối mặt ở phía trước. Chuỗi cung ứng của Huawei đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì lệnh cấm của Mỹ và giờ đây, mối lo ngại về bảo mật khi sử dụng các sản phẩm và dịch của tập đoàn này lại lớn hơn bao giờ hết.
“Quyết định của Anh đã nhắc nhở và có thể các nước châu Âu đánh giá lại về những rủi ro khi sửa dụng các thiết bị công nghệ 5G của Huawei”, Carisa Nietsche, nhà nghiên cứu tại Center for a New American Security, một cơ quan cố vấn của Washington, cho hay.
Đức có thể là cái tên tiếp theo
Tại Đức, nơi Deutsche Telekom (DTEGF) có tỷ lệ phụ thuộc vào thiết bị của Huawei lên tới 90%, cuộc tranh cãi liên quan tới vai trò của công ty công nghệ Trung Quốc, ngày một nóng trong những ngày gần đây. Đây là nhận định của ông Paul Triolo, người đứng đầu mảng địa lý – công nghệ của Eurasia Group.
Washington có thể cố gắng tận dụng những động lực nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Huawei. Cố vấn an ninh Mỹ Robert O’Brien đã tới Paris vào thứ 2 tuần này và sẽ có 3 ngày hội đàm với các đối tác đến từ Pháp, Đức, Vương Quốc Anh và Italy. An ninh cho mạng 5G là một trong những chủ đề của chương trình nghị sự.
Phản hồi lại, Huawei cho rằng lệnh cấm của Chính phủ Anh là “đáng thất vọng”, đồng thời nhấn mạnh, London đưa ra quyết định này do sức ép từ Washington chứ không phải xuất phát từ những quan ngại về an ninh.
“Chúng tôi tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình với các khách hàng và các nhà cung cấp”, Evita Cao, phát ngôn viên của Huawei nói với CNN Business. Evita Cao cũng cho hay, Huawei sẽ tồn tại “bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì”.
Trước khi vấp lại lệnh cấm của Mỹ, Huawei đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới vào năm 2020, và trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G tiên phong.
Tâp đoàn này cho hay, đầu năm nay, công ty đã đạt được 91 hợp đồng 5G trong đó hơn một nửa (47 hợp đồng) ở châu Âu, 27 hợp đồng ở châu Á và 17 hợp đồng ở những khu vực khác. Huawei từ chối cập nhật số liệu mới nhất vào tuần qua.
“Huawei sẽ tồn tại bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì”. Evita Cao – Phát ngôn viên của Huawei
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ dập tắt hy vọng về sự thống trị toàn cầu của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc.
Năm ngoái, Washington đã đưa Huawei vào “danh sách đen”, cấm giao dịch với các hãng công nghệ tại Mỹ, bao gồm cả việc không được phép sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của Google trên các mẫu smartphone chạy Android của hãng. Điều này khiến Huawei gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc phát triển sản phẩm lẫn công nghệ của mình.
Tiếp đó, Mỹ cấm các công ty toàn cầu sử dụng công nghệ Mỹ bán các chất bán dẫn cho Huawei. Theo quy định mới, Huawei phải nhận giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn tiếp tục mua được chip nhớ hoặc sử dụng một số thiết kế bán dẫn có liên quan tới phần mềm và công nghệ nhất định của Mỹ.
Quy định này đánh mạnh vào nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) TSMC, vốn là bên sản xuất chip chủ yếu cho Huawei. Không có những con chip còn, Huawei không thể xây dựng các trạm gốc 5G.
Trong những tháng gần đây, Mỹ cũng thúc đẩy cái gọi là sáng kiến “Con đường sạch (Clean Path Initiative) trong đó yêu cầu các quốc gia và các nhà vận chuyển phải đảm bảo liên lạc giữa Mỹ và các căn cứ ngoại giao, quân sự của Mỹ ở nước ngoài không có các thiết bị của Trung Quốc.
Tại Anh, các quan chức cấp cao của Mỹ “liên tục cảnh báo rằng mối quan hệ tình báo Mỹ – Anh có thể bị nguy hiểm nếu Vương quốc Anh không có hành động nghiêm khắc hơn với các nhà cung cấp 5G của Trung Quốc”, ông Paul Triolo nói.
“Lệnh cấm của Anh sẽ thu hẹp mạng lưới 5G và giảm hẳn lợi nhuận đối với Huawei”, nhà phân tích Jefferies – Edison Lee cho biết. “Tuy nhiên không phải mọi quốc gia châu Âu đều nhất thiết phải đi theo quyết định của Vương quốc Anh”, ông Edison Lee nói thêm.
Cái giá phải trả
Một người lo lắng về sự trả đũa khi mà Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu cho thấy sẽ có hành động để bảo vệ lợi ích của mình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, hôm thứ 4 đã nói rằng: “Anh đã có một quyết định sai lầm, làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của những công ty Trung Quốc”.
“Trung Quốc sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và toàn diện”, bà Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng nước này sẽ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ lợi ích của mình.
Theo ông Paul Triolo, một số các quan chức Đức lo lắng việc cấm Huawei có thể khiến những hành động trả đũa từ phía Bắc Kinh với các nhà xuất khẩu lớn của nước này. Theo thống kê, Đức xuất khẩu gần 100 tỷ Euro (114 tỷ USD) hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2019. Đất nước tỷ dân cũng trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này sau Mỹ.
Có một cái giá rất đắt khác phải trả. Mặc dù quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh là một thắng lợi ngoại giao của ông Trump nhưng lại giáng một đòn nặng vào việc triển khai mạng 5G của chính xứ sở sương mù.
Các quan chức cảnh báo, quá trình này ở Anh có thể bị trì hoãn khoảng 3 năm và tốn hàng tỷ USD khi các tập đoàn nước này thay các thiết bị của Huawei.
Theo nhận định của ông Edison Lee từ công ty tài chính Jefferies, điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các quốc gia khác nếu đi theo quyết định của Anh. Bên cạnh đó, lệnh cấm cũng khiến các nhà mạng chưa muốn nâng cấp ngay bây giờ.
“Quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh khiến các công ty viễn thông ít có động lực để nhanh chóng chuyển sang 5G”, ông Lee nói.
“Chọn thiết bị từ các nhà cung cấp như Huawei, Nokia (NOK), Ericsson (ERIC) hay các hãng khác là một trong những quyết định kinh doanh lớn.
Khi buộc phải thay đổi nhà cung cấp đã chọn, cũng như loại bỏ các thiết bị vốn đang sử dụng mà không gặp vấn đề gì trong 5 năm qua là một sự gián đoạn lớn đối với kế hoạch kinh doanh của bất cứ nhà mạng nào”, ông Lee nói thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vừa qua, một số tài khoản Facebookđã bắt đầu được cập nhật một tính năng mới là chọn Layout khi đăng trạng thái có nhiều ảnh. Điều này giúp cho trạng thái của người dùng đẹp mắt hơn rất nhiều.
Dường như đây là tính năng được tự động cập nhật, bạn không cần phải update app Facebook một cách thủ công, và tính năng này chì mới có mặt trên điện thoại. Ngoài ra, không phải tài khoản nào cũng được cập nhật.
Nếu bạn là một trong số những tài khoản được cập nhật thì khi đăng trạng thái kèm nhiều ảnh, bạn sẽ được mời chọn các bố cục (layout) cho những ảnh mình đăng. Các bố cục này bao gồm Cổ điển, Cột, Banner và Khung. Tuỳ từng cái mà ảnh sẽ hiện thị theo vị trí khác nhau, như bạn thấy bên dưới:
Như đã nói ở trên, chưa phải tất cả tài khoản đều được cập nhật, nếu chưa có thì bạn hãy chờ thêm vậy. Nếu có rồi thì còn chờ gì nữa mà không thử đăng ảnh kiểu mới đi nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một người quản lý truyền thông mạng xã hội có thể đi kèm với rất nhiều chức danh khác nhau như: Community Manager, Social Media Strategist, Social Media Specialist hay Social Media Manager. Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung: họ là những người doanh nghiệp tuyển dụng khi muốn thương hiệu của mình phát triển mạnh hơn trên mạng xã hội. Dưới đây là 11 Kỹ năng cần thiết của một Social Media Manager.
Các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội là các nhà marketer. Họ biết cách công việc của họ hỗ trợ một mục tiêu marketing rộng hơn của thương hiệu, cho dù đó là việc xây dựng nhận thức hay chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
2. Họ dựa trên dữ liệu.
Các Social Media Manager cần truyền đạt giá trị không chỉ cho nhóm đối tượng của thương hiệu của họ mà còn cho các thành viên còn lại trong tổ chức.
Khả năng sử dụng phân tích để chứng minh ROI và tạo các báo cáo truyền thông mạng xã hội có ý nghĩa là một kỹ năng quan trọng đối với các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội này.
3. Các Social Media Manager cũng cần đóng vai trò của các Content Creator.
Về mặt bản chất, phát triển các phương tiện truyền thông mạng xã hội là về việc tạo ra nội dung: viết, thiết kế, nhiếp ảnh, video…
Cho dù mục tiêu là làm chủ thuật toán Instagram hay xây dựng chiến lược marketing trên YouTube, các thương hiệu cần đăng những gì mọi người muốn xem.
Đây là vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học, vì vậy các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng cần có đủ sự sáng tạo và tự do sáng tạo để hoàn thành công việc được tốt.
4. Họ là ‘con người’, ‘con người’ và ‘con người’.
Quản lý cộng đồng và dịch vụ khách hàng là cả hai phần quan trọng của những gì khách hàng mong đợi từ các thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội này.
Thành công với tỷ lệ tương tác cao trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội phụ thuộc vào khả năng đáp ứng những mong đợi đó của khách hàng từ phía thương hiệu.
5. Họ sáng suốt.
Phương tiện truyền thông mạng xã hội thay đổi rất nhanh. Các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội cần có sự phán đoán và kiến thức tốt để đưa ra quyết định một cách kịp thời.
Tất nhiên, không chỉ các Social Media Manager cần biết cách tự tiến hành để ngăn chặn PR xấu, họ nên có kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông xã hội toàn diện, nếu cần thiết.
6. Siêu tổ chức cũng là một kỹ năng quan trọng của một Social Media Manager.
Họ đã đăng hàng chục lần mỗi ngày trên nhiều kênh, theo dõi và trả lời các bình luận, thực hiện lắng nghe mạng xã hội, luôn đi đầu trong các xu hướng và hơn thế nữa. Đó cũng chỉ là quản lý hàng ngày. Có cả chiến lược trung và dài hạn để lên kế hoạch.
Việc biết các công cụ quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội nào có thể giúp bạn tự động hóa các quy trình nhất định, chẳng hạn như lên lịch đăng bài, là bí mật để đạt được hiệu quả cao trong vai trò này.
7. Họ có khả năng viết lách.
Văn bản vẫn là yếu tố cần thiết trên mọi nền tảng truyền thông mạng xã hội. (Ngay cả trên các nền tảng video như TikTok).
Viết cho phương tiện truyền thông mạng xã hội đòi hỏi nhiều bộ kỹ năng. Bạn cần có khả năng viết lời kêu gọi hành động và tránh lỗi chính tả.
8. Họ làm nghiên cứu của riêng họ.
Trong một thời đại của sự minh bạch thì những tin tức giả mạo là không thể thương lượng.
Điều đó có nghĩa là nghiên cứu thị trường, phân khúc đối tượng và tìm ra chỉ số phù hợp hay đúng đắn là hết sức cần thiết.
9. Họ đầy tính thẩm mỹ.
Một người quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội không chỉ biết xu hướng chỉnh sửa ảnh trong năm nay, mà còn có những quan điểm sâu sắc về những gì thương hiệu của họ tốt hơn nên bỏ qua. Làm quen với những điều cơ bản của nhiếp ảnh, video và thiết kế là điều hết sức cần thiết.
10. Họ nhanh nhẹn.
Thông thường, các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ đang thực hiện bảy việc cùng một lúc và vẫn duy trì năng lượng dự phòng vì luôn có những ‘cơ hội’ mà họ có thể sẽ phải đảm nhận thêm công việc thứ tám.
Những trường hợp khẩn cấp thường hay đến với các Social Media Manager và nhanh nhẹn là ưu điểm tốt nhất để họ có thể giải quyết những tình huống này.
11. Họ tò mò.
Cuối cùng, nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội sở hữu một phẩm chất kết hợp tất cả những điều trên: sự tò mò về thế giới và con người trong đó.
Sự tò mò là một phẩm chất mà các nhà nghiên cứu, nhà marketing, nghệ sĩ và người chăm sóc khách hàng tuyệt vời đều có điểm chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các thông tin cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến vị trí Social Media Manager như: Social Media Manager là gì hay Họ là ai, Social Media Manager làm những công việc gì? và học ngành gì để trở thành Social Media Manager và hơn thế nữa.
Song song với các vị trí quản lý khác như Brand Manager, Digital Marketing Manager hay Content Marketing Manager, một Social Media Manager làm tất cả những công việc gì liên quan đến sử dụng các nền tảng mạng xã hội để đạt được mục tiêu Marketing.
Social Media Manager là gì hay họ là ai?
Social Media Manager là người phụ trách chính các hoat động marketing trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media Marketing), sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay YouTube để đạt được các mục tiêu của bộ phận Marketing.
Tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, vai trò, nhiệm vụ hay những gì các Social Media Manager cần làm cũng sẽ khác nhau.
Cũng theo cách hiểu tương tự, công việc cụ thể của họ có thể liên quan đến các công cụ quảng cáo có trả phí (Paid Media) hoặc không, tức là họ chỉ sử dụng các kênh hiện có để thúc đẩy lượng tương tác tự nhiên.
Với hơn 5 tỷ người dùng sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội và hơn một triệu người mới tham gia mỗi ngày, chúng ta đều biết rằng không có chiến lược marketing nào có thể tồn tại nếu không có yếu tố mạng xã hội.
Cho dù bạn là một chuyên gia mạng xã hội đầy tham vọng hay một người quản lý nhân sự đang tìm cách tuyển một người tương tự, những lời khuyên sau đây vẫn vô cùng có giá trị đối với bạn.
Một Social Media Manager thực hiện và / hoặc tạo ra một chiến lược marketing cho thương hiệu trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Các mục tiêu của họ được liên kết chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, và họ sử dụng các chỉ số hiệu suất chính (KPIs/OKRs) để chứng minh tỉ suất lợi nhuận đầu tư của bộ phận mình (ROI).
Nếu nhìn vào các thương hiệu thành công nhất trên mạng xã hội chúng ta có thể thấy điểm chung của họ là: họ truyền tải những văn hoá có liên quan nhất, họ đầy nhân văn và họ làm việc nhất quán một cách tuyệt đối giữa các nền tảng.
Họ làm điều đó bằng cách nào? Họ có một nhóm chuyên gia truyền thông mạng xã hội (hoặc một nhóm chuyên gia khác) lên chiến lược, thực hiện, đo lường, báo cáo và học tập để họ có thể làm lại tất cả những gì liên quan và thậm chí còn làm tốt hơn.
Các công việc truyền thông mạng xã hội có thể đi kèm với rất nhiều chức danh khác nhau như: Community Manager, Social Media Strategist và Social Media Specialist.
Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung: họ là người bạn thuê khi bạn muốn thương hiệu của mình phát triển mạnh trên mạng xã hội.
Social Media Manager làm những công việc gì hay vai trò của họ là gì trong doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào quy mô tổ chức của bạn, một người quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội hay social media manager có thể thực hiện tất cả hoặc một số nhiệm vụ sau đây:
Sở hữu tất cả các kênh truyền thông mạng xã hội có thương hiệu (bao gồm xây dựng các kênh mới nếu / khi chúng trở nên có liên quan).
Thiết kế và thực hiện các chiến lược marketing dành riêng cho từng nền tảng phù hợp với các mục tiêu kinh doanh tổng thể (ví dụ: chuyển đổi, tạo khách hàng tiềm năng (Lead), nhận thức thương hiệu, v.v.).
Thiết kế và triển khai các chiến dịch có phạm vi khác nhau trên các kênh mạng xã hội (ví dụ: ra mắt sản phẩm, đổi tên thương hiệu, chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu, các cuộc thi, v.v.).
Đo lường, kiểm tra và báo cáo về các chiến lược và chiến dịch mạng xã hội bằng các công cụ phân tích cụ thể.
Tạo và / hoặc quản lý tất cả nội dung mạng xã hội, bao gồm văn bản, hình ảnh, inforgraphics, video, podcast…
Sở hữu và xây dựng lịch xuất bản nội dung truyền thông trên mạng xã hội.
Quản lý, chỉnh sửa, phê duyệt và lên lịch cho tất cả các bài đăng cho tất cả các nền tảng.
Lập kế hoạch và giám sát tất cả các chiến dịch mạng xã hội có trả phí, bao gồm cả quan hệ đối tác với những người có ảnh hưởng (KOL).
Thu hút người theo dõi thương hiệu và người hâm mộ trên các nền tảng mạng xã hội cũng là công việc chính của các Social Media Manager.
Thực hiện lắng nghe trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội và giám sát phương tiện truyền thông xã hội bằng cách sử dụng các công cụ thích hợp (social listening).
Cập nhật về các xu hướng và công cụ trong truyền thông mạng xã hội, marketing, công nghệ và quảng cáo.
Tạo và tăng cường quan hệ đối tác với các thương hiệu khác, các công ty truyền thông mạng xã hội và những người ảnh hưởng (Influencer/KOL).
Đóng góp và / hoặc sở hữu các chính sách khủng hoảng, PR, truyền thông mạng xã hội
Đóng góp và / hoặc sở hữu các chính sách truyền thông mạng xã hội của công ty.
Cách viết một bản mô tả công việc (JD) cho Social Media Manager.
Một bản mô tả công việc cho vị trí Social Media nên bao gồm bao gồm các nội dung như tóm tắt công việc, trách nhiệm chính hay mục tiêu của họ là gì trong doanh nghiệp, kỹ năng và trình độ cần có, và hơn thế nữa.
Tóm tắt công việc.
Bản tóm tắt công việc giúp cho ứng viên biết họ phải làm gì khi được tuyển dụng. Trong khi một Social Media Manager có thể làm việc trong nhiều ngành hàng khác nhau, họ chỉ mạnh ở một số ngành nhất định.
Vì vậy, việc đề cập đến ngành của bạn là một ý kiến hay để bạn có thể có được nhiều ứng viên có kinh nghiệm hơn.
Mục tiêu.
Trong phần này, bạn nên đề cập đến lý do tại sao bạn cần tuyển vị trí này hay họ cần đạt được các mục tiêu cụ thể là gì cho thương hiệu của bạn.
Trách nhiệm.
Dựa trên các mục tiêu cụ thể, bạn hãy liệt kê các trách nhiệm mà một Social Media Manager cần đảm nhận.
Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
Phân tích kỳ vọng của khách hàng trên các kênh.
Phát triển các chiến dịch truyền thông xã hội.
Xác định KPI và KRA cho các chiến dịch truyền thông xã hội.
Cập nhật nội dung trên các kênh.
Tương tác với khách hàng và người theo dõi.
Sử dụng các công cụ tiếp thị truyền thông mạng xã hội để đo lường hiệu suất.
Theo dõi các chiến dịch và phân tích dữ liệu thu được.
Theo dõi các chỉ số về SEO và lưu lượng truy cập web.
Thiết lập mối quan hệ với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Theo dõi các xu hướng (Trend, meme) trên mạng xã hội.
…
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các giải đáp cho câu hỏi “social media manager là gì”. Như đã phân tích ở trên, mặc dù công việc hay vai trò của một Social Media Manager khá linh hoạt tuỳ theo từng doanh nghiệp, mục tiêu chính của họ hay những gì họ cần đạt được là xây dựng lòng tin của khách hàng, tăng mức độ tương tác và yêu thích với thương hiệu, tăng lượng khách hàng tiềm năng và cuối cùng tăng doanh số bán hàng.
Ngày 15/7 chính quyền Trump hủy kế hoạch cấm du học sinh ở lại Mỹ nếu chỉ học trực tuyến. Ít ai biết chiến thắng này có công của Tôn Hiền Anh, sinh viên Harvard.
Ngày 6/7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới. Người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp. Luật này ảnh hưởng lên hơn 1,1 triệu du học sinh theo giáo dục đại học tại Mỹ.
Tôn Hiền Anh, sinh viên Đại học Harvard là một trong những người bị tác động trực tiếp một khi luật mới được áp dụng.
Nếu chỉ nghĩ cho mình, cô sinh viên trẻ không quá lo lắng bởi đã đăng ký được chuyến bay cứu hộ công dân về nước vào đầu tháng 8. Song, khi chứng kiến nhiều bạn khác không tìm được chuyến bay và có thể sẽ phải vào trại tị nạn theo luật Mỹ, Hiền Anh quyết định mình “phải làm cái gì đó”.
Ngay hôm ICE ra thông báo, cô đã thức thâu đêm nghiên cứu luật này, bóc tách từng điểm xem ảnh hưởng đến học sinh quốc tế sẽ là gì. Sau đó thông báo về những hậu quả tiêu cực cho học sinh quốc tế nếu điều luật được thực thi và đề nghị Harvard xem xét các phương pháp khả thi để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho học sinh.
Viết xong, Hiền Anh gửi đơn đại diện sinh viên quốc tế đang kẹt tại Mỹ cho ban lãnh đạo Đại học Harvard. Đồng thời, vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng gửi lá đơn mà cô soạn sẵn để bày tỏ sự ủng hộ. Ngay sáng 7/7, lãnh đạo trường có cuộc họp khẩn cấp. Đích thân hiệu trưởng trả lời Hiền Anh rằng trường sẽ chính thức kiện ICE lên toà án.
Khác với Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT) – trường đã cùng khởi kiện ICE cùng với Harvard – chương trình học của Harvard cho năm tới đã định sẵn 100% online. ICE chỉ cho các trường 10 ngày để thay đổi và thông báo kế hoạch cuối cùng.
Không ai biết vụ kiện này sẽ kéo dài bao lâu và đến khi nào mới có phán quyết. Hiền Anh tiếp tục chạy đua với thời gian viết lá đơn thứ hai đề nghị trường cân nhắc bổ sung thêm một khoá học offline.
Cô sinh viên Việt đã nghiên cứu biện pháp các trường đại học khác ứng phó trước luật mới, chính sách của 15 trường có lớp học offline và các phong trào sinh viên ở hơn 30 trường kêu gọi nhà trường đưa ra những giải pháp để hạn chế hậu quả của luật mới.
“Trong suốt quá trình em vừa nghiên cứu, vừa tiếp nhận góp ý và trao đổi với các bạn, các anh chị cựu sinh viên, cùng giáo sư quan tâm đến vấn đề này để hoàn thiện lá đơn, vận động ủng hộ”, Hiền Anh chia sẻ.
Trong lá đơn của mình, Tôn Hiền Anh tóm tắt những ảnh hưởng nghiêm trọng đến học sinh quốc tế ở Harvard nếu ICE thắng kiện.
Ví dụ theo luật của ICE, tất cả các học sinh quốc tế đang kẹt tại Mỹ có thể sẽ bị trục xuất và tước visa nếu ở quá hạn, trong khi rất nhiều nước trên thế giới đang đóng cửa biên giới vì đại dịch, nhiều du học sinh không thể về nước khiến họ rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Việc bay giữa các quốc gia cũng làm tăng nguy cơ mắc Covid-19, gây nguy hiểm cho sinh viên.
Sau đó, Hiền Anh kiến nghị một số biện pháp khả thi đối với Harvard, không quá tốn công sức và đầu tư, mà vẫn đảm bảo an toàn sức khoẻ, giãn cách xã hội, ví dụ một khoá học offline. Cô dẫn ví dụ toàn bộ các trường đại học thuộc nhóm Ivy League khác đều học có yếu tố offline như Princeton và Yale.
Một số trường như Columbia và UC Berkeley đã bổ sung thêm một khoá học offline ngay khi luật mới của ICE được ban hành.
Cuối bản kiến nghị, Hiền Anh trích lời hiệu trưởng Harvard: “chúng ta không thể đứng nhìn những hoài bão của sinh viên quốc tế bị phá huỷ chỉ vì điều luật sai lầm này. Chúng ta nợ họ việc đứng lên và chiến đấu và chúng ta sẽ làm điều đó”. Cô gái Việt bày tỏ mong muốn Harvard sẽ giữ đúng lời hứa và quan điểm của mình.
Trong vòng 20 giờ đầu tiên, bản kiến nghị của Hiền Anh đã có hơn 1.000 chữ ký của các giáo sư Harvard, sinh viên và cựu sinh viên bao gồm hơn 50 sinh viên với vai trò là chủ tịch hoặc đồng chủ tịch các tổ chức ở trường.
Chủ tịch trường Harvard Rakesh Khurana thông báo đã trình đơn của Hiền Anh lên cho Hội Đồng trực tiếp xem xét triển khai kế hoạch học tập cho mùa thu, đồng thời cảm ơn cô đã lên tiếng.
Ngày 8/7, Đại học Harvard và MIT khởi kiện quy định visa mới. Từ đó tạo ra làn sóng thu hút hàng chục trường đại học, chính quyền các bang và hơn chục công ty công nghệ phản đối chính sách trên. Áp lực tứ phía khiến Nhà Trắng buộc phải bãi bỏ chính sách hạn chế visa hôm 15/7.
Ngay khi nhận được tin này, giáo sư triết học và thần học tại Harvard, David C. Lamberth đã gửi thư cho Hiền Anh: “Thầy rất vui mừng về việc chính phủ đã đã rút lại quyết định gần đây về thị thực.
Hàng loạt tiếng nói từ khắp cả nước, từ sinh viên, giảng viên, trường đại học và doanh nghiệp đã hội tụ trong vòng chưa đầy một tuần và phong trào tự vận động của em đã đóng góp không nhỏ”.
Trong quá trình vận động, Hiền Anh đã đối mặt với nhiều thách thức. Có những bạn không hiểu luật, không hiểu vì sao phải quan tâm đến quyền lợi sinh viên quốc tế. Ngay cả trong cuộc đối thoại với lãnh đạo nhà trường sau khi gửi đơn cũng có giáo sư khuyên Hiền Anh nên im lặng.
Chị Lã Thanh Hà, mẹ Hiền Anh chia sẻ, nghe tin con gái có ý kiến với nhà trường, vợ chồng chị như “ngồi trên đống lửa”. “Con chỉ là một du học sinh ngoại quốc, làm sao có thể đàm đạo với lãnh đạo với trường. Tôi lo không khéo trường tống cổ con về Việt Nam”, chị bày tỏ.
Hiền Anh đã trấn an mẹ: “Con muốn đưa tiếng nói của cộng đồng Harvard đến ban lãnh đạo trường. Con muốn giúp trường có cái nhìn toàn diện về những vấn đề sẽ xảy ra rất tiêu cực khi học sinh quốc tế phải lập tức về nước trong bối cảnh dịch bùng phát như thế này và tìm ra giải pháp hợp lý nhất”.
Nghe nói vậy, chị Hà ủng hộ con. Hơn một tuần qua, vợ chồng chị theo sát diễn biến của vụ kiện và thở phào nhẹ nhõm khi luật bị bãi bỏ, sinh viên quốc tế được bảo vệ.
Hiền Anh là con thứ hai của vợ chồng chị Lã Thanh Hà, ở Hà Nội. Vợ chồng chị có hai con gái Tôn Hà Anh và Tôn Hiền Anh cùng nhận được học bổng toàn phần của Harvard.
Khác với chị gái Hà Anh – hiện là cố vấn cấp cao công ty tư vấn quản lý quốc tế McKinsey, New York – có cá tính năng nổ, thì Hiền Anh trầm tính , sâu sắc và theo đuổi các hoạt động xã hội liên quan đến chính sách và công bằng cho những tầng lớp thiệt thòi.
Ngoài việc học ở Harvard, Hiền Anh còn tham gia các hoạt động ngoại khoá giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Cô sinh viên này nằm trong ban lãnh đạo của tổ chức Harvard Vision, gây quỹ cho hơn 100 ca phẫu thuật phục hồi mắt cho trẻ em nghèo, hay quản lý cung cấp bữa ăn và chỗ ngủ ở nhà tạm trú Harvard tổ chức cho người vô gia cư.
Học kỳ vừa qua, Hiền Anh là một trong những sinh viên đứng đầu lớp. Các giáo sư nhận định cô có tài viết luận và là “một ngòi bút mạnh mẽ, chính trực”.
Giáo sư Bonnie Talbert sau khi đọc bài luận cuối khoá của Hiền Anh về vấn nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ và phong trào Black Lives Matter đã ấn tượng và gửi bài luận này cho chủ tịch của trường, ông Rakesh Rakesh Khurana.
Giờ thì họ cũng biết chính sinh viên này đã trực tiếp đối thoại và yêu cầu quyền lợi cho sinh viên quốc tế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Người dùng TikTok hoảng sợ khi phát hiện ra các video trên ứng dụng này không hiển thị lượt xem. Thông tin về việc Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, doạ chặn các ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc, trong đó có TikTok, trở nên hiện hữu.
Các nhà lập pháp Mỹ lo ngại rằng quá trình xử lý dữ liệu người dùng của TikTok có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Họ nghi ngờ TikTok có thể được yêu cầu chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.
“Tôi nghĩ mọi thứ đã chấm dứt rồi”, Ty Gibson (một người dân ở Greensboro, Bắc Carolina) nói. “Tôi thậm chí còn chẳng có thời gian để nghĩ việc này là thế nào nữa”.
Gibson đành quay một video chia tay dành cho 4,6 triệu người hâm mộ của mình và nhắn họ theo dõi anh trên YouTube và Instagram.
Mặc dù số phận của TikTok vẫn chưa được quyết định, việc này đã tạo ra một làn sóng lo lắng trong cộng đồng người dùng trung thành của TikTok, khiến họ phải lên kế hoạch dự phòng trên những nền tảng khác.
Ngôi sao thể thao điện tử Tyler Blevins, được biết đến với biệt danh Ninja, với 4 triệu người theo dõi trên TikTok, đã nói với 6 triệu người theo dõi tài khoản Twitter của mình rằng anh đã xóa TikTok.
Trong khi đó, nhiều người dùng trung thành vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi và đăng những video họ khóc và nhảy, với những hashtag như #TikTokBan với 212 triệu lượt xem và #SaveTikTok – 315 triệu lượt xem.
Alexander Patino, Phó Giám đốc Hội đồng Những người Mỹ có tầm ảnh hưởng – một hiệp hội thương mại dành cho những người nổi tiếng trên mạng xã hội và kiếm tiền trực tuyến, chia sẻ: “Nếu TikTok đánh mất niềm tin của người tiêu dùng, họ sẽ đánh mất nhiều thứ khác nữa”.
Justin Sherman, thành viên Hội đồng Atlantic, chia sẻ rằng, mặc dù TikTok gây ra lo ngại về an ninh, động cơ của chính quyền Trump lại chủ yếu mang tính chính trị, vì vậy sẽ rất khó dự đoán quyết định của chính phủ. Nếu như lệnh cấm được tiến hành, cũng rất khó chống. Ông chia sẻ: “Tôi cho rằng TikTok không thể làm gì để xoa dịu tình hình”.
TikTok cho biết họ chưa bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc và khẳng định kể cả khi được yêu cầu, họ cũng không làm. Cho đến nay, họ cũng chưa được yêu cầu làm thế.
Tài trợ bị tạm dừng
Giám đốc điều hành của một công ty quảng cáo lớn nhận định rằng lệnh cấm sẽ tác động rất ít lên ngành quảng cáo, vì hoạt động kinh doanh quảng cáo của TikTok còn non trẻ và các thương hiệu vẫn có thể dễ dàng chuyển sang các nền tảng khác.
Tuy nhiên, tài trợ giữa doanh nghiệp với những người có tầm ảnh hưởng chịu ảnh hưởng rất nặng nề ngay cả khi lệnh cấm chưa được tiến hành.
Joe Gagliese, Giám đốc điều hành của Viral Nation, một công ty tiếp thị sử dụng những người có ảnh hưởng, cho biết: “Một thương hiệu hàng tiêu dùng lớn đã phải ‘đóng băng’ hợp đồng giá trị năm con số với một nhân vật có ảnh hưởng trên TikTok trong ít nhất hai tháng”.
James Lamprey, một đầu bếp sở hữu 1,2 triệu người theo dõi trên nền tảng này, cho biết vấn đề của TikTok đã khiến một công ty máy ảnh dừng thỏa thuận tài trợ cho một video của ông cho đến khi “số phận” của ứng dụng được rõ ràng.
Hợp đồng tài trợ trị giá 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng). Ông đang cố gắng hướng người hâm mộ TikTok của mình chuyển sang tài khoản của ông trên Instagram. Nhưng nếu ứng dụng bị cấm, thu nhập của ông sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Đối thủ chớp thời cơ
Nhiều đối thủ của TikTok tại Mỹ, như Triller, Byte và Dubsmash nhận thấy lượt tải xuống của họ tăng đột biến gần đây. Một số ứng dụng thậm chí đang chủ động nhắm đến người dùng TikTok.
Ryan Kavanaugh, người sáng lập Proxima Media – công ty điều hành ứng dụng âm nhạc Triller, cho biết Triller đang tìm kiếm những ngôi sao TikTok hàng đầu, đồng thời thu hút sự quan tâm của những nhà sáng tạo muốn phát triển tài khoản trên nền tảng này.
Taylor Cassidy, một nhân vật có ảnh hưởng trên TikTok với 1,7 triệu người theo dõi, cho biết một số đối thủ của TikTok đã thuyết phục cô xây dựng hình ảnh trên các ứng dụng đó. Họ đảm bảo tài khoản sẽ được xác minh ngay lập tức để giúp những người có ảnh hưởng đàm phán được nhiều giao dịch lớn.
Các ứng dụng Byte, Dubsmash, Triller và Likee đều có lượt tải xuống tăng vọt mỗi ngày, theo dữ liệu từ Apptopia. Cụ thể, Dubsmash có lượt tải tăng gấp đôi; Byte tăng vọt 28.000 lượt tải, mặc dù trước đó chỉ đạt 3.400.
Dylan Tate, 18 tuổi, một người dùng TikTok ở Greenville, Nam Carolina, có tài khoản TikTok 1,2 triệu người theo dõi, đã thuyết phục những người theo dõi mình chuyển sang Byte. Anh tiết lộ, Byte sẽ trả 100% doanh thu quảng cáo cho nhà sáng tạo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đạt được những mức độ thành công lan truyền nhất định đó là điều mà mọi nhà làm social media marketing hay truyền thông mạng xã hội đều mơ ước. Nhưng làm thế nào bạn có thể làm điều đó? Làm thế nào bạn có thể tạo lại sự thành công của một chiến dịch trong quy trình của bạn?
Dưới đây là một số lời khuyên, dựa trên những câu chuyện thành công của các chiến dịch marketing trên social media mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng vào thương hiệu của mình.
Một quảng cáo Facebook dường như vô hại từ thương hiệu BarkBox đã khiến các nhà bình luận so sánh một trong những đồ chơi của chó đặc trưng của thương hiệu này với một sản phẩm dành cho người lớn, điều này có thể làm tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu.
Thay vì che giấu những bình luận ‘mạo hiểm’ này hoặc gỡ xuống quảng cáo, nhóm của họ quyết định để lại và trả lời bình luận với phong cách hài hước, làm chủ nó, thay vì trốn tránh.
Bằng những phản ứng hài hước này, những nỗ lực của họ đã tạo ra 1.200 đơn hàng cho các đăng ký sáu và mười hai tháng của họ.
Khuyến khích một cuộc đối thoại như thế này là một trong những cách sử dụng tốt nhất của phương tiện truyền thông mạng xã hội, vì một cuộc trò chuyện đầy ấn tượng có thể giới thiệu nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho công ty của bạn thông qua những mối quan hệ đáng tin cậy của họ.
Có rất nhiều cách để khuyến khích các cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, ngoài việc thảo luận về một chủ đề gây tranh cãi. Ví dụ, bạn có thể xem xét việc tạo một chương trình đại sứ thương hiệu chẳng hạn.
Một cách tiếp cận khác là liên tục làm nổi bật khách hàng của bạn trong các chiến dịch social media marketing của bạn, điều này báo hiệu đến họ rằng sự tham gia hay tương tác của họ sẽ được thương hiệu quan tâm và ghi nhận.
Hãy nhìn vào cách Popeyes vận dụng điều này. Để tăng khả năng hiển thị cho những lời khen ngợi về bánh sandwich gà của họ, Popeyes thỉnh thoảng đăng lại các tweet tích cực và hài hước từ các khách hàng khen ngợi các món trong thực đơn của họ.
Chính điều này đã làm cho không những khách hàng đã sử dụng sản phẩm cảm thấy họ được quan tâm mà các khách hàng tiềm năng cũng bị thu hút.
Hãy để khách hàng thấy được hình ảnh của họ qua thông điệp của bạn – một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Ling Tung vào năm 2018 cho thấy một người có ý thức thành viên trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể có tác động tích cực đến lòng trung thành của họ đối với thương hiệu.
Mọi người muốn có cơ hội được ‘công nhận’ bởi các thương hiệu mà họ yêu thích. Một phần vì là điều này cho thấy nội dung của họ đủ thú vị để được thương hiệu chia sẻ.
Ngoài ra, những cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông mạng xã hội là có thật và khá tự nhiên – đây là một sự chứng thực có sức thuyết phục hơn là một thương hiệu tự nói về chính họ.
Để tạo cuộc thảo luận về thương hiệu của bạn, đừng bỏ qua những cuộc trò chuyện khó khăn, hãy tìm cách làm nổi bật khách hàng của bạn bất cứ khi nào có thể.
Tích hợp phương tiện truyền thông mạng xã hội trên toàn tổ chức
Một nhóm chát trong WhatsApp là nơi các nhóm gồm marketing, pháp lý và agency của Popeyes trao đổi về chiến lược truyền thông mạng xã hội mới nhất của họ. Một nguồn truyền thông cho tất cả các bên liên quan tại Popeyes giúp đảm bảo rằng họ có cách tiếp cận tích hợp tới các phương tiện truyền thông mạng xã hội giữa các bộ phận.
Một nơi chia sẻ tin tức mới nhất của họ, những nội dung đáng chú ý, cũng như các cuộc trò chuyện là không gian để thảo luận về các cơ hội tăng tương tác trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Đồng thời chính điều này cũng làm cho thương hiệu sẽ có các phản ứng nhanh và kịp thời hơn trước các vấn đề phát sinh bất ngờ của chiến dịch.
Phản ứng nhanh cũng là một case study thành công từ BarkBox, trước những bình luận so sánh bất lợi không thể lường trước được – nhóm dịch vụ khách hàng nhận thấy nhiều bình luận không phù hợp trên quảng cáo Facebook của họ về sản phẩm và nhanh chóng thông báo cho nhóm truyền thông mạng xã hội về thông tin.
Sự giao tiếp cởi mở giữa cả hai bộ phận đã giúp thương hiệu nhanh chóng tận dụng thời điểm này để đạt được kết quả tích cực.
Các thương hiệu nên tìm cách tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các bộ phận bằng cách chọn các công cụ dễ sử dụng, các quy trình làm việc rõ ràng ngay từ đầu.
Chìa khóa nằm ở việc giữ nhịp đập cho những sự kiện mới nhất và phản hồi nhanh chóng khi có cơ hội. Tuy nhiên vì những cơ hội đó sẽ không luôn luôn rõ ràng nên điều này cũng đòi hỏi thương hiệu cần có những suy nghĩa sáng tạo đồng thời xem xét các cách mà mỗi sự cố có thể được tận dụng như một cơ hội của thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trường kinh doanh cho bạn nhiều lợi ích. Các lý thuyết học thuật được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một cái nhìn bao quát về các lĩnh vực chính trong kinh doanh và có thể được áp dụng cho một số vấn đề trong thế giới thực.
“Nhưng trong hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính (phần lớn tôi dành cho việc học và viết về quản trị rủi ro, lịch sử và tâm lý của tiền bạc), tôi thấy mình tiếp thu mọi thứ nhanh như những người vốn có nền giáo dục tuyệt vời trong kinh doanh”. Chia sẻ từ Warren Buffett.
Dưới đây là một số sự thật bị bỏ qua nhất về kinh doanh, tiền bạc và cuộc sống mà không ai dạy bạn ở trường học cả:
1. Chỉ làm việc với những người bạn thích.
Warren Buffett từng nói trong một bài giảng với các sinh viên MBA, nếu tôi có thể kiếm được 100 triệu đô la với một người đàn ông khiến tôi đau lòng, tôi sẽ nói không.
Các đồng nghiệp của tôi, những người đã thực hiện công việc tốt nhất hiếm khi là người thông minh nhất hoặc có kinh nghiệm nhất. Phần lớn điều này cũng giải thích tại sao trí tuệ cảm xúc thường quan trọng hơn trí thông minh sách vở.
2. Kỳ vọng có thể thay đổi nhanh hơn kết quả.
Đó là lý do tại sao các doanh nhân, CEO và nhà đầu tư thành công nhất thường phát biểu kiểu “uhh, bất cứ điều gì…”.
3. Tâm thế, ‘Tôi không biết’.
Mọi người thường mong muốn có một ý kiến vượt xa số lượng những điều cần phải được đưa ra. Tôi không biết là một cụm từ mạnh mẽ nên được tôn vinh vì sự trung thực của nó, và không nên bị coi thường vì sự tách rời của nó.
4. Hãy nhận biết những nhược điểm của trí thông minh cao.
Trí thông minh là tuyệt vời, nhưng nó có thể dễ dàng bị bóp nghẹt bởi bốn điều: Bản ngã, không có khả năng thay đổi suy nghĩ của bạn, không có khả năng giao tiếp với người khác và không sẵn lòng thỏa hiệp với một nhóm. Hãy giữ điều này trong tâm trí mọi lúc.
5. Không bao giờ quên những khó khăn dẫn đến thành công trong quá khứ của bạn.
Điều này sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn và chuẩn bị nhiều hơn cho những thách thức trong tương lai. Thành công trong quá khứ dường như luôn dễ dàng hơn thực tế, bởi vì bây giờ bạn đã biết câu chuyện kết thúc như thế nào – và nó khó có thể tiết lộ những gì bạn biết ngày hôm nay trong khi cũng cố việc nhớ lại cảm giác của bạn trong quá khứ.
6. Hầu hết những điều phức tạp đều có một lời giải thích rất đơn giản.
Nếu bạn không thể hiểu được điều gì đó (Nếu bạn đang là đối tượng), người viết nó đã rất tệ trong việc giao tiếp hoặc đang cố tình lừa dối bạn.
7. Bạn có thể học hỏi rất nhiều từ những người mà bạn không đồng tình.
Khả năng đồng cảm với những người không đồng ý với bạn là một trong những kỹ năng bị đánh giá thấp nhất. Khi ý kiến của bạn không phù hợp với người khác, bạn rất dễ dàng để hỏi “Tại sao mọi người nghĩ như vậy?”
Nhưng bạn sẽ nhận được những điều xa hơn bằng cách hỏi “Những gì họ đã trải qua trong cuộc sống, điều mà tôi không thể khiến họ nghĩ như vậy?”
8. Tự hiểu biết được đánh giá cao.
Theo nhà tâm lý học và nhà kinh tế học Daniel Kahneman, ý tưởng rằng những gì chúng ta không thể nhìn thấy có thể bác bỏ mọi thứ mà chúng ta tin là không xảy ra với chúng ta. Và anh ấy nói đúng.
Lý trí của con người, có thể dễ dàng bị áp đảo bởi những thành kiến lười biếng, yếu đuối hơn nhiều người trong chúng ta muốn thừa nhận. Hãy thực hiện điều này một cách nghiêm túc và bạn sẽ nhận ra rằng có vài điều quan trọng hơn là cởi mở và bao quanh bản thân bạn với những người có nền tảng và kinh nghiệm khác nhau.
9. Có một mối tương quan tiêu cực giữa kinh nghiệm và sự khiêm tốn.
Bạn càng có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng thấy được tầm quan trọng của việc có ít độ chính xác và nhiều chỗ sai sót hơn. Điều này đặc biệt đúng trong một trò chơi mà chúng ta đánh giá quá cao kỹ năng và đánh giá thấp sự may mắn.
10. Kỹ năng không phải lúc nào cũng bằng sức mạnh.
Kỹ năng của bạn không phải là quan trọng; Vấn đề là kỹ năng của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này là hiển nhiên, đặc biệt là trong đầu tư, khi bạn thường không thực sự biết đối thủ của mình là ai.
11. Cố gắng tìm sự bình yên và niềm vui khi thua cuộc.
Học cách để đánh mất một cách ‘dễ chịu’, không bị hủy hoại và trong khi học một cái gì đó mới, có thể có giá trị hơn nhiều so với học cách trở nên đúng đắn.
12. Đam mê mạnh mẽ hơn một động cơ vì lợi nhuận.
Một số người giàu nhất thế giới đã tham gia vào những gì họ làm không chỉ đơn giản là kiếm tiền. Đa số họ là những người sẽ làm những việc ngay cả khi không có ai quan tâm. Đơn giản chỉ là họ làm những gì họ thích và đam mê.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính cách của Steve Jobs và những thành quả ông đạt được đã góp phần định hình cả một thế hệ và thay đổi cả thế giới. Ông là đồng sáng lập của công ty huyền thoại Apple.
Ông cũng là người có tầm nhìn xa trông rộng trong thế giới máy tính cá nhân, và là tác nhân giúp tái cấu trúc lại toàn bộ nghành công nghiệp phần mềm và phần cứng máy tính.
Người đàn ông có uy tín và năng lượng vô biên này còn là một bậc thầy về những phát biểu cường điệu, thổi phồng và dễ nhớ. Và ngay cả khi ông đang cố nói chuyện một cách bình thường thì những lời nói dài dòng đầy hoa mỹ vẫn cứ tuôn trào.
Dưới đây là một số những điều điên rồ tuyệt vời nhất mà Steve Jobs đã từng nói. Đó cũng là những bài học vàng giúp bạn thành công trong cuộc sống, theo đúng phong cách của Jobs:
1. “Đi đầu trong đổi mới chính là điểm phân biệt giữa một người lãnh đạo và người theo sau”
Không hề có giới hạn trong đổi mới sáng tạo. Giới hạn duy nhất chính là trí tưởng tượng của bạn. Đã đến lúc bạn cần bắt đầu suy nghĩ thoát khỏi những khuôn mẫu có sẵn. Nếu như bạn hoạt động trong một nghành công nghiệp đang phát triển, hãy suy nghĩ về những cách thức hoạt động hiệu quả hơn, thân thiện với khách hàng hơn và kinh doanh dễ dàng hơn.
Nếu bạn đang ở trong một nghành công nghiệp đang thu hẹp – hãy ra khỏi đó thật nhanh và thay đổi trước khi bạn trở nên lỗi thời; không có việc làm; hoặc bị phá sản. Và hãy nhớ rằng ở đây trì hoãn không phải là sự lựa chọn. Hãy bắt đổi đổi mới ngay bây giờ!
2. “Hãy là một thước đo của chất lượng. Một số người không quen với môi trường đòi hỏi sự xuất sắc”
Không có con đường tắt nào đến với sự xuất sắc. Bạn phải cam kết tạo nên sự xuất sắc và coi đó là ưu tiên hàng đầu của mình. Sử dụng tài năng, khả năng, và kỹ năng của bạn theo cách tốt nhất có thể và đi trước những người khác bằng cách cố gắng thêm một chút.
Sống theo một tiêu chuẩn cao hơn và để tâm đến những chi tiết thực sự tạo nên sự khác biệt. Xuất sắc không khó – chỉ đơn giản là hãy quyết định cố gắng một cách tốt nhất ngây bây giờ – và bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mà cuộc sống mang đến cho bạn.
3. “Cách tốt nhất để làm tốt công việc là yêu những gì bạn làm. Nến bạn vẫn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng yên vị. Hãy hướng trái tim mình với tất cả mọi vấn đề, bạn sẽ nhận ra khi bạn tìm thấy nó”
Tôi đã rút gọn thành bốn từ: “Hãy làm điều bạn thích”. Hãy tìm một công việc mang đến cho bạn cảm giác có ý nghĩa, có phương hướng và sự hài lòng trong cuộc sống.
Có ý thức về mục đích và phấn đấu hướng tới những mục tiêu mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, phương hướng và sự hài lòng. Nó không chỉ góp phần vào sức khỏe và tuổi thọ, mà còn làm cho bạn cảm thấy tốt hơn trong những giờ phút khó khăn.
Bạn có nhảy khỏi giường vào buổi sáng thứ hai và cảm thấy háo hức với một tuần làm việc trước mắt? Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy tiếp tục kiếm tìm, bạn sẽ nhận ra khi bạn tìm thấy nó.
4. “Bạn biết đấy, chúng ta không tạo nên đa số thực phẩm mà chúng ta ăn. Chúng ta mặc quần áo do người khác làm ra. Chúng ta nói ngôn ngữ do người khác phát triển. Chúng ta dùng toán học do người ta tạo ra … Ý tôi là, chúng ta liên tục nhận. Cái cảm giác khi tạo nên một cái gì đó được lưu giữ lại trong bể kiến thức và kinh nghiệm của con người sẽ ngây ngất tuyệt vời đến nhường nào”
Hãy sống một cách có trách nhiệm về đạo đức. Hãy cố gắng tạo nên sự khác biệt trong thế giới này và đóng góp cho những điều tốt đẹp hơn.
Bạn sẽ nhận ra rằng nó mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của bạn và là liều thuốc tuyệt vời cho sự buồn chán. Luôn luôn có rất nhiều việc phải làm. Và hãy nói chuyện với những người khác về những điều bạn đang làm.
Đừng thuyết giáo hoặc tự cho là đúng đắn, hoặc cuồng tín về nó, điều đấy chỉ làm cho người khác khó chịu; nhưng đồng thời cũng đừng ngại về việc tạo nên một ví dụ, và sử dụng các cơ hội phát sinh để cho người khác biết những gì bạn đang làm.
5. “Có một từ trong Phật giáo, đó là ‘Con người cần là chữ tâm’. Thật tuyệt vời chữ tâm là cái con người cần có trước tiên”
Hãy tự khởi đầu suy nghĩ từ chữ tâm, bắt đầu mọi tư duy như một đứa trẻ mới mọi thứ xung quang, tò mò, tự hỏi và tìm câu trả lời, đó là cách mà người ta thành công trong những sự sáng tạo.
6. “Về cơ bản, chúng ta nghĩ rằng khi bạn xem TV thì não bộ sẽ thôi hoạt động; và bạn muốn nó hoạt động trở lại khi bạn làm việc trên máy tính”
Các nghiên cứu học thuật trong suốt nhiều thập kỷ đã xác nhận sự ảnh hưởng nguy hại về tinh thần và đạo đức mà TV mang lại.
Và hầu hết những người xem tivi biết rằng thói quen của học rất mệt óc và lãng phí, nhưng vẫn dành đa số thời gian của họ trước cái hộp đó. Vì thế, hãy tắt tivi của bạn và tiết kiệm một số tế bào não. Nhưng hãy thận trọng, bạn cũng có thể khiến bộ não thôi hoạt động cả khi sử dụng máy tính.
Hãy thử và có một cuộc trò chuyện thông minh với những người dành 8 giờ một ngày chơi game bắn súng, game đua xe, hay game nhập vai.
7. “Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ đô la trong một năm … Đó là cách tôi xây dựng tính cách”
Đừng đánh đồng việc tạo ra sai lầm với việc là một sai lầm. Không hề có một người thành công nào mà không thất bại hoặc phạm phải sai lầm, có những người thành công phạm phải sai lầm và thay đổi cuộc sống hoặc khả năng sữa chữa những sai lầm đó, và họ tránh được trong những lần sau.
Họ xem sai lầm là sự cảnh báo chứ không phải là dấu hiệu của sự bất cập vô vọng. Chưa bao giờ phạm sai lầm đồng nghĩa với việc chưa bao giờ sống hết mình.
8. “Tôi sẽ đánh đổi toàn bộ công nghệ của mình để đổi lấy một buổi chiều với Socrates”
Trong một thập kỷ qua, rất nhiều cuốn sách về những bài học từ các nhân vật lịch sử đã xuất hiện trên kệ các tủ sách khắp thế giới.
Và Socrates đứng cùng với Leonardo da Vinci, Nicholas Copernicus, Charles Darwin, và Albert Einstein như là một ngọn hải đăng của nguồn cảm hứng cho các nhà tư tưởng độc lập.
Cicero nói về Socrates rằng, “Ông ấy mang triết lý xuống từ bầu trời và đưa vào cuộc sống của loài người.” Vì vậy, hãy sử dụng nguyên tắc của Socrates trong cuộc sống, trong công việc, trong học tập và trong các mối quan hệ của bạn.
Điều đấy thực sự không phải về Socrates, mà nó thực sự là về bạn, và làm sao mà bạn có thể mang lại sự thật, cái đẹp và cái tốt vào trong cuộc sống của bạn mỗi ngày.
9. “Chúng ta ở đây là để tạo nên vết lõm trong vũ trụ. Nếu không thì tạo sao chúng ta lại ở đây?”
Bạn có biết rằng bạn có rất nhiều việc lớn cần hoàn thành trong cuộc sống? Và bạn có biết rằng những điều to lớn đó đang trở nên khá bụi bặm khi bạn rót cho mình thêm một tách cà phê, và quyết định nghiền ngẫm những điều trên thay vì thực hiện chúng?
Chúng ta đều sinh ra với một món quà để cho đi trong cuộc sống, một món quà truyền đạt tất cả những ham muốn, sở thích, niềm đam mê và sự tò mò. Món quà này, trên thực tế, là mục đích của chúng ta.
Và bạn không cần sự cho phép để quyết định mục đích của riêng bạn. Không ông chủ, giáo viên, cha mẹ… hay bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác có thể quyết định điều này cho bạn. Hãy đi tìm cái mục đích duy nhất ấy.
10. “Thời gian của bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí nó vào việc sống một cuộc sống của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi những giáo điều – mà đó là sống với các kết quả của suy nghĩ của người khác.
Đừng để tiếng ồn của các ý kiến của những người khác nhấn chìm tiếng nói trong bạn. Và quan trọng hơn hết, hãy có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình. Chúng, bằng cách nào đó, biết được những gì mà bạn thực sự muốn trở thành. Tất cả mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”
Bạn có mệt mỏi khi sống giấc mơ của người khác không? Không nghi ngờ gì, đó là cuộc sống của bạn và bạn có đủ mọi quyền để dùng nó theo cách cá nhân của mình mà không có bất kỳ trở ngại hoặc rào cản nào từ những người khác.
Hãy cho mình một cơ hội để nuôi dưỡng những phẩm chất sáng tạo của bạn trong một bầu không khí không sợ hãi và không áp lực. Sống một cuộc sống mà BẠN chọn và hãy làm ông chủ của riêng mình.
Mỗi bài học có thể khó khăn trong việc hoà nhập vào cuộc sống của bạn lúc đầu, nhưng nếu bạn làm thanh thản con đường của mình vào mỗi bài học, từng cái một, bạn sẽ nhận thấy một sự cải thiện ngay lập tức trong hiệu suất tổng thể của bạn. Vì vậy, hãy tiến lên và hãy cho chúng một cơ hội.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đạt được những mức độ thành công lan truyền nhất định đó là điều mà mọi nhà làm social media marketing hay truyền thông mạng xã hội đều mơ ước. Nhưng làm thế nào bạn có thể làm điều đó? Làm thế nào bạn có thể tạo lại sự thành công của một chiến dịch trong quy trình của bạn?
Dưới đây là một số lời khuyên, dựa trên những câu chuyện thành công của các chiến dịch marketing trên social media mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng vào thương hiệu của mình.
Dẫn dắt với một sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn
Có các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt đáng để quảng bá là một yêu cầu của bất kỳ chiến dịch truyền thông mạng xã hội hiệu quả nào, vì chất lượng của những gì bạn cung cấp là yếu tố kích hoạt các cuộc trò chuyện với khách hàng mục tiêu.
Sẽ là rất quan trọng cho bạn để dành thời gian thích hợp để phát triển một thứ gì đó thực sự tuyệt vời và thực sự nổi bật khiến mọi người phải phản ứng hoặc phải “Say Woww”.
Bánh sandwich gà của Popeyes đã được sản xuất bốn năm trước khi phát hành vào năm 2019, với quy trình liên quan đến việc tạo ra bánh sandwich, tiến hành kiểm tra sản phẩm, tìm nguồn cung ứng phù hợp và đào tạo hơn 2.400 địa điểm của họ về cách chuẩn bị bánh sandwich .
Đối với tổ chức của bạn, quá trình phát triển một sản phẩm đáng để vượt quá tiêu chuẩn chất lượng ngành, chạy thử nghiệm kiểm soát chất lượng trên phạm vi sâu rộng hoặc thích ứng với những phản hồi của người tiêu dùng về các danh mục sản phẩm.
Nó cũng quan trọng không kém đối với các nhà marketer để tác động đến sức ảnh hưởng của “nhận thức về chất lượng sản phẩm” – chẳng hạn như danh tiếng của tổ chức, giá tham khảo, đánh giá của bên thứ ba và trình bày sản phẩm.
Phát biểu thương hiệu của bạn
Thiết lập một bản chiến lược xác định quan điểm thương hiệu của bạn, personas khách hàng và ‘tiếng nói của thương hiệu’ là điều cần thiết để định vị thị trường và kết nối với khách hàng mục tiêu của bạn.
Một thương hiệu hoạt động như một ‘người giới thiệu’ cho những gì khách hàng có thể mong đợi từ một doanh nghiệp, đặc biệt với hàng hóa đóng gói tiêu dùng (consumer packaged goods), với lợi thế lợi nhuận gộp lên đến hơn 25%.
Việc thiết lập các nguyên tắc này giúp thương hiệu gà rán Popeyes hiểu cách họ nên giao tiếp như một thương hiệu và những nơi họ cần thể hiện những khoảnh khắc văn hóa chẳng hạn như trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Đối với một chuỗi thức ăn nhanh, điều này đòi hỏi thương hiệu phải giao tiếp với giọng điệu thoải mái và dễ chịu.
Hay chẳng hạn đối với thương hiệu BarkBox, sự hài hước là yếu tố cốt lõi của những thông điệp của họ trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Thương hiệu này sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội của mình để nói rõ rằng họ không quá coi trọng bản thân mình hơn là những gì họ dành cho khách hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp hay thương hiệu không tiếp cận với một đối tượng cụ thể trên phương tiện truyền thông mạng xã hội mà họ luôn cố gắng tiếp cận tất cả mọi người. Điều này là vô cùng ‘ngớ ngẩn’ và tốn kém.
Khác biệt hoá bằng cách tập trung vào một mối quan tâm chung
Truyền đạt về một mối quan tâm chung là một cách sử dụng phương tiện mạng xã hội hiệu quả để làm nổi bật cách thức các dịch vụ của bạn là sự lựa chọn tốt hơn, mặc dù điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng của bạn và những gì có sẵn trên thị trường.
Chẳng hạn, thương hiệu bia Bud Light đã chia sẻ cách thức bia của họ được ủ với xi-rô ngô trong quảng cáo video trên YouTube và trên Instagram, Twitter và Facebook.
Họ cố gắng thu hút những người uống bia có ý thức về sức khỏe, thương hiệu này muốn khác biệt hoá bằng cách thể hiện yếu tố xi-rô ngô trong đồ uống của họ. Đặc tính vốn không có ở đối thủ.
Phương tiện truyền thông xã hội là phương tiện lý tưởng để thúc đẩy các so sánh như vậy.
Việc so sánh trực tiếp các đối thủ cạnh tranh của họ bằng cách kêu gọi một mối quan tâm chung là về sức khoẻ, đã dẫn đến 47.000 lượt đề cập đến quảng cáo Bud Light trên Twitter, Facebook, Instagram và Reddit.
Đây là một sáng kiến đã thành công trong việc tăng cường yếu tố truyền miệng và truyền đạt một khía cạnh độc đáo của các thương hiệu.
Bạn có thể chọn một mối quan tâm chung để tập trung vào bằng cách nghiên cứu những gì khách hàng quan tâm và xác định những gì thực sự độc đáo về sản phẩm của bạn so với các sản phẩm khác (chỉ cần đảm bảo bạn giữ những tuyên bố đó trong giới hạn pháp lý).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vụ việc tài khoản Twitter của hàng loạt lãnh đạo công ty công nghệ và người nổi tiếng bị hack cho thấy hacker có thể tấn công bất kỳ ai.
Trong cuộc tấn công quy mô lớn vào hôm 15/7 (giờ Mỹ), hàng loạt tài khoản Twitter của người nổi tiếng, lãnh đạo công ty công nghệ, chính trị gia đều bị kẻ xấu hack thành công.
Elon Musk, Joe Biden, Bill Gates, Kardashian West, Jeff Bezos, Barack Obama, Warren Buffett, YouTuber MrBeast,… nằm trong số các tài khoản bị hack.
Những tài khoản này đều đăng thông điệp quảng bá địa chỉ một ví bitcoin, khẳng định bất kỳ thanh toán nào gửi tới địa chỉ này đều được tăng gấp đôi và hoàn lại.
Ông Dmitry Bestuzhev, Chuyên gia an ninh mạng tại Kaspersky ước tính chỉ trong 2 giờ, ít nhất 367 người dùng đã chuyển tổng cộng khoảng 120.000 USD cho tin tặc.
“Chúng ta đang sống trong thời đại mà ngay cả những người có kỹ năng về công nghệ thông tin cũng có thể bị rơi vào bẫy của tin tặc và ngay cả những tài khoản an toàn nhất cũng có thể bị hack”, ông Dmitry Bestuzhev cảnh báo.
Theo Kaspersky, trong cuộc tấn công này tin tặc đã chiếm được quyền kiểm soát tài khoản – do email bị thay đổi, chủ tài khoản không thể nhanh chóng lấy lại quyền truy cập. Dù sau đó các tài khoản này đã được đưa về chính chủ.
Trước đây, bản thân tài khoản của Jack Dorsey, CEO Twitter, cũng bị tấn công. Số điện thoại của ông bị hack và gửi các dòng tweet thông qua tin nhắn SMS.
Mặc dù các mạng xã hội lớn đều ưu tiên bảo mật nhưng cả trang web và phần mềm đều không thể miễn dịch hoàn toàn với lỗ hổng bảo mật, và sai lầm từ yếu tố con người cũng không ngoại lệ. Do đó, bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào cũng có thể bị tấn công.
Kẻ lừa đảo sử dụng kết hợp kỹ thuật cũ nhưng hiệu quả cùng phương thức tấn công mới, cũng như tận dụng yếu tố bất ngờ và lợi dụng sự tin tưởng của người dùng để đưa nạn nhân vào bẫy.
Ngoài ra, các tác nhân đe dọa có thể có quyền truy cập vào tài khoản nạn nhân theo những cách khác như xâm nhập vào ứng dụng của bên thứ ba để đạt quyền truy cập vào hồ sơ cá nhân, hoặc mật khẩu của người dùng.
Dù vậy, chuyên gia của hãng bảo mật Nga kêu gọi người dùng cẩn trọng khi dùng mạng xã hội, có ý thức với tài sản số nhưng đừng quá hoảng sợ.
Chuyên gia khuyên cần dành thời gian để tìm hiểu bảo mật tài khoản mạng xã hội. Khi đó người dùng sẽ có kiến thức và công cụ để nhận ra ngay cả những lừa đảo phức tạp nhất, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng nếu nó xảy ra.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Snapchat vừa công bố một bản thử nghiệm beta mới về Brand Profiles hay hồ sơ thương hiệu. Điều này sẽ cung cấp các cách cụ thể hơn để các thương hiệu kết nối với Snapchatters trong ứng dụng của họ.
Phía Snapchat cho biết:
“Hồ sơ thương hiệu cung cấp một ‘ngôi nhà’ cố định cho các thương hiệu trên Snapchat từ đó mang lại nhiều trải nghiệm thương hiệu hơn cho Snapchatters”.
“Với hơn 229 triệu Snapchatters sử dụng ứng dụng hàng ngày, ‘mãnh đất màu mỡ’ này cho các đối tác của chúng tôi trở nên đặc biệt quan trọng trong một thế giới nơi mà Gen Y và Z đều ngày càng khó tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tin cậy“.
Hồ sơ thương hiệu sẽ cho phép các thương hiệu giới thiệu:
Những lăng kính tương tác thực tế ảo (AR) được gắn thương hiệu – Các thương hiệu sẽ có thể lưu và hiển thị bất kỳ lăng kính (lenses) nào họ đã tạo hoặc ủy thác trên hồ sơ của họ, điều này giúp tối đa hóa giá trị của trải nghiệm AR trong quảng cáo.
Điểm nổi bật (Highlights) – Điểm nổi bật sẽ cho phép các thương hiệu giới thiệu các bộ sưu tập Snaps, câu chuyện, hình ảnh và video tốt nhất của mình ngay trên hồ sơ. Như Snap đã giải thích: “Đây là cách tốt nhất để Snapchatters, những người vốn không quen thuộc với một thương hiệu biết được sâu hơn về thương hiệu”.
Bài đăng câu chuyện (Story Posts) – Các thương hiệu cũng sẽ có thể giới thiệu những Câu chuyện công khai của riêng họ trên hồ sơ thương hiệu, mang đến cho người hâm mộ một góc nhìn khác thông qua ứng dụng.
Cửa hàng tự nhiên (Native Store) – Và cuối cùng, hồ sơ thương hiệu cũng sẽ bao gồm trải nghiệm cửa hàng tùy chọn, cho phép Snapchatters duyệt và mua các mặt hàng trực tiếp trong ứng dụng.
Đây là một bổ sung quan trọng cho Snapchat khi từ lâu ứng dụng này đã quảng bá chính nó chỉ là nơi kết nối bạn bè.
Tất nhiên, Snap cũng đã giới thiệu nội dung của nhà xuất bản, thông qua ‘Khám phá’ và quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo và các mối quan hệ đối tác khác.
Nhưng việc bổ sung các tuỳ chọn thương hiệu cụ thể lần này là một bước khác để mở rộng phạm vi, chính xác là ‘Snapchat sẽ là gì’.
Một trong những tính năng tùy chọn mới lần này là ‘Cửa hàng’, Snapchat đã dần tích hợp nhiều tùy chọn thương mại điện tử và mua sắm trên nền tảng (on-platform shopping).
Ngoài ra, Snapchat cho biết thêm: các thương hiệu được phê duyệt cho hồ sơ thương hiệu chính thức cũng sẽ có quyền truy cập vào các công cụ quản lý website và di động mới để giúp họ:
“… cộng tác với các thành viên trong nhóm, quản lý nội dung và đánh giá phân tích. Tương tự như Hồ sơ công khai (Public Profiles), các thương hiệu giờ đây có thể thấy nhân khẩu học và sở thích của những người xem ‘Câu chuyện – Srories’ của họ.”
Đây đều là những bổ sung quan trọng theo cách riêng của họ và chắc chắn sẽ biến Snapchat trở thành điểm đến hấp dẫn hơn để xây dựng thương hiệu.
Ngoài ra, bằng cách tạo một danh mục riêng cho các bài đăng thương hiệu, điều này sẽ mở ra một cơ hội mới cho Snap để mở rộng khả năng quảng cáo của mình.
Ví dụ, bằng cách cho phép các tùy chọn để ‘Boost’ những cập nhật thương hiệu cụ thể, theo kiểu Facebook Boost Post vẫn đang làm.
Nhìn chung, bản cập nhật lần này là một bổ sung thú vị cho những trải nghiệm với Snap, chắc chắn sẽ thu hút các thương hiệu muốn kết nối với khán giả trẻ của họ (Gen Y hoặc Gen Z).
Sapchat cũng lưu ý là khi ra mắt, chỉ một nhóm nhỏ các thương hiệu sẽ được chấp thuận tham gia thử nghiệm bản beta, với kế hoạch Snapchat sẽ mở rộng tùy chọn cho nhiều doanh nghiệp hơn trong những tháng tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link