Skip to main content

Alibaba thua kiện trước JD.com và sẽ bồi thường 141 triệu USD vì lạm dụng vị thế độc quyền

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc – JD.com tuyên bố họ đã thắng vụ kiện chống độc quyền trước đối thủ chính, Alibaba Group Holding. Tòa án Bắc Kinh đã ra phán quyết buộc Alibaba phải bồi thường một tỷ nhân dân tệ (khoảng 141 triệu USD), theo South China Morning Post.

Hôm 29/12, Tòa án Nhân dân Tối cao Bắc Kinh đưa ra phán quyết Alibaba lạm dụng vị thế thống trị thị trường và sử dụng chiến thuật độc quyền được gọi là “chọn một trong hai”, gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của JD.com.

“JD.com hoan nghênh phán quyết của tòa án, khẳng định rằng các hành vi độc quyền như “chọn một trong hai” đã cản trở sự cạnh tranh thị trường và xâm phạm quyền lợi của các thương hiệu, nhà bán hàng và người tiêu dùng”, phía JD.com cho biết.

Chiến thuật “chọn một trong hai” (pick one from two) là một phương pháp mà các công ty thương mại điện tử lớn như Alibaba sử dụng để buộc các nhà bán hàng trực tuyến phải độc quyền mở gian hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi trên nền tảng của họ.

Chiến thuật này có thể gây hại cho cạnh tranh và người tiêu dùng. Đối với các nhà bán hàng, việc bị buộc phải độc quyền mở cửa hàng trên một nền tảng có thể hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng của họ và làm giảm cạnh tranh giữa các nền tảng thương mại điện tử. Đối với người tiêu dùng, việc có ít lựa chọn hơn có thể dẫn đến giá cả cao hơn và dịch vụ kém hơn.

Chính sách “chọn một trong hai” dường như là một luật ngầm tồn tại nhiều năm trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc cho tới khi một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba diễn ra vào tháng 12/2020.

Phát ngôn viên của Alibaba cho biết công ty đã nhận được thông báo về phán quyết và tôn trọng phán quyết của tòa án.

Kết quả của vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa JD.com và Alibaba trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc – nơi mà cả hai phải đối mặt với những thách thức từ các đối thủ đang lên như nhà bán lẻ trực tuyến giá rẻ Pinduoduo do PDD Holdings vận hành và nền tảng mua sắm livestream Douyin, thuộc sở hữu của ByteDance.

JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc, đã đệ đơn kiện vào năm 2017, khoảng hai năm sau khi họ chính thức nộp đơn khiếu nại lên Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Nhà nước Trung Quốc cáo buộc Alibaba cạnh tranh không lành mạnh và yêu cầu điều tra.

Năm 2021, cuộc điều tra của Cục Quản lý Điều tiết Thị trường (SAMR) về các hoạt động của Alibaba đã kết thúc. Kết quả là Alibaba bị phạt kỷ lục 18,2 tỷ nhân dân tệ và bị yêu cầu khắc phục hành vi sai trái.

Vào thời điểm đó, SAMR cho biết Alibaba đã “lạm dụng vị thế thống trị thị trường trong mảng dịch vụ nền tảng bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc kể từ năm 2015″ bằng cách buộc các nhà bán hàng trực tuyến phải độc quyền mở gian hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi trên các nền tảng mua sắm trong nước của Alibaba.

Đầu tuần này, cả JD.com và nền tảng Taobao của Alibaba đã triển khai chính sách hoàn tiền không cần trả hàng, cho phép người tiêu dùng giữ lại hàng hóa đã mua rồi đưa ra khiếu nại sau. Đây là chính sách mà Pinduoduo đã áp dụng từ năm 2021.

JD.com thông báo hồi giữa tuần trước rằng họ sẽ tăng gần gấp đôi mức lương cho nhân viên tuyến đầu, bao gồm cả nhân viên mua sắm và bán hàng, từ ngày 1/1/2024. Nhân viên tại bộ phận bán lẻ của họ sẽ được tăng lương trung bình 20% trở lên vào đầu năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: Toàn cảnh ngành game năm 2023

Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cung bậc cảm xúc của ngành game. Sa thải và thâu tóm là 2 từ khoá đại diện cho năm.

Year in Review: Toàn cảnh ngành game trong năm 2023
Year in Review: Toàn cảnh ngành game trong năm 2023

Hiện đã bước vào những ngày cuối cùng của năm 2023, đánh dấu sự khép lại của một năm đầy sóng gió cho ngành game, với hàng loạt những động thái thâu tóm, sa thải và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công đoàn.

Thâu tóm: Trò chơi vương quyền.

Sự kiện thâu tóm lớn nhất phải kể đến thỏa thuận sáp nhập trị giá 69 tỉ USD giữa Microsoft và Activision Blizzard, đưa Microsoft trở thành doanh nghiệp game lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Sony và Tencent. Giờ đây, gã khổng lồ Redmond đang sở hữu gần 40 studio phát triển trò chơi, với những cái tên tiêu biểu như Arkane, Mojang, Ninja Theory và Turn 10.

Về phía Sony, công ty Nhật Bản có phần kín kẽ hơn nhưng cũng sở hữu đến 21 studio, bao gồm Bungie, Insomniac, Naughty Dog và Sucker Punch Productions. Trong 3 năm qua, Sony đã liên tục đẩy mạnh việc mua lại các công ty nhỏ hơn và đầu tư mạnh vào Epic Games, FromSoftware…

Nhưng ‘ông trùm cuối’ vẫn là Tencent, với hàng nghìn ‘vòi bạch tuộc’ bao phủ khắp ngành công nghiệp trò chơi. Công ty Trung Quốc hiện nắm giữ cổ phần của các công ty lớn như Bloober Team, Paradox Interactive, PlatinumGames, Remedy, Roblox, Ubisoft… thậm chí nắm toàn quyền Riot Games, Funcom và nhiều hãng khác. Có thể nói rằng, cứ một người chơi trải nghiệm sản phẩm phát triển bằng Unreal Engine, Tencent đều thu về lợi nhuận.

Sa thải: Mặt tối của đồng tiền.

Mặt trái của việc thâu tóm là làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt trong ngành. Ước tính có đến 9.000 người đã mất việc trong năm 2023, so với chỉ 1.000 người vào năm 2022.

Trong đó, Embracer Group sa thải hơn 900 người và đóng cửa nhiều studio, Unity cũng chấm dứt lao động với 900 nhân sự. Ngoài ra, Epic Games sa thải 830 người, EA hơn 1.000 người, cả CD Projekt RED, Sega, Ubisoft, Microsoft cũng đều có động thái cắt giảm nhân sự trong năm.

Đây cũng được coi là một hồi chuông cảnh báo cho ngành công nghiệp trò chơi. Khi càng thâu tóm, sẽ càng có ít studio độc lập, từ đó sự phụ thuộc càng lớn và nguy cơ đào thải nhân viên càng cao. Có thể thấy, ngành game đang thu hẹp và trở nên thiếu màu sắc hơn trong năm 2023. Và đặt câu hỏi lớn trong vòng 5 năm nữa, liệu các studio đã bị thâu tóm sẽ ra sao?

Công đoàn: Tia hy vọng giữa cơn bão.

Trong bức tranh ảm đạm, đã có tia hy vọng le lói từ sự trỗi dậy của các công đoàn game. Từ studio nhỏ các ‘ông lớn’ AAA, ngày càng nhiều nhà phát triển tìm thấy chỗ dựa nơi các công đoàn, đấu tranh cho môi trường làm việc lành mạnh và mức lương xứng đáng. Microsoft hiện sở hữu công đoàn game lớn nhất với hơn 300 nhân viên kiểm tra chất lượng tại ZeniMax Media.

Avalanche Studios, Anemone Hug, CD Projekt RED, Experis Game Solutions, Keywords Studios, Sega of America, Tender Claws và Workinman Interactive cũng là những cái tên đáng ghi nhận. Đây là điều đáng mừng và cần được nhân rộng để đảm bảo sự ổn định của ngành game.

Năm 2023 khép lại, mở ra một tương lai đầy lo ngại nhưng cũng không kém hy vọng. Liệu năm 2024 sẽ ra sao? Việc thâu tóm sẽ tiếp tục bành trướng? Hay công đoàn sẽ là lá chắn bảo vệ những người làm game? Hãy cùng để thời gian trả lời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công ty con của Toyota có thể mất đến 700 triệu USD vì bê bối gian lận mới đây

Theo một ước tính, Daihatsu Motor có thể chịu tổn thất hơn 100 tỷ yen (700 triệu USD) do vụ bê bối liên quan đến chất lượng sản phẩm. Công ty con của Toyota Motor phải đối mặt với việc đóng cửa nhà máy và bồi thường cho các nhà cung cấp.

Công ty con của Toyota có thể mất đến 700 triệu USD vì bê bối gian lận
Công ty con của Toyota có thể mất đến 700 triệu USD vì bê bối gian lận

Nhà sản xuất ô tô này đã tạm dừng toàn bộ hoạt động sản xuất tại Nhật Bản, chưa đưa ra mốc thời gian trở lại dù hầu hết lô hàng ở Indonesia và Malaysia đã tiếp tục được bàn giao trở lại.

Ngoài doanh số bán hàng bị mất, Daihatsu sẽ đàm phán riêng với các nhà cung cấp về việc bồi thường cho họ phần doanh thu bị mất do ngừng sản xuất. Họ cũng xem xét hỗ trợ cho các đại lý nhỏ không thể bán xe Daihatsu.

Khoản bồi thường này dự kiến sẽ rất tốn kém, đi kèm các chi phí phát sinh từ việc điều tra và kiểm tra an toàn bổ sung.

“Tùy thuộc vào quy mô bồi thường. Thiệt hại của Daihatsu có thể lên tới 100 tỷ yen hoặc hơn”, Seiji Sugiura thuộc Viện nghiên cứu Tokai Tokyo cho biết. Daihatsu báo cáo lợi nhuận hoạt động hợp nhất là 141,8 tỷ yen và lợi nhuận ròng là 102,2 tỷ yen trong năm tài chính 2022.

Khoảng 60% trong số 1,42 triệu xe được sản xuất trong năm tài chính vừa qua của Daihasu dành cho thị trường Nhật Bản. Ngoài tự bán xe, Daihasu cũng sản xuất xe ở Nhật Bản và nước ngoài cho Toyota, Subaru và Mazda với tư cách là nhà sản xuất thiết bị gốc. Công ty này có vai trò quan trọng trong chiến lược của Toyota với thị trường xe điện mini ở Nhật và xe cỡ nhỏ tại các thị trường mới nổi.

Thuộc quyền sở hữu của Toyota từ năm 2016, Daihatsu hiện chỉ chiếm khoảng 3% tổng lợi nhuận hoạt động của công ty mẹ. Nếu Daihatsu bị lỗ hơn 100 tỷ yen, lợi nhuận của Toyota vẫn có thể bị ảnh hưởng.

Theo các nhà phân tích, Daihatsu có thể không gặp vấn đề về dòng tiền ngay lập tức nhưng rắc rối liên quan đến pháp lý mới chỉ bắt đầu.

Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản đang tiến hành cuộc điều tra riêng và chỉ đạo Daihasu tạm dừng sản xuất cho đến khi có thể xác minh được độ an toàn trên các phương tiện của họ. Quá trình này đã mất đến 2 tháng rưỡi đối với Mitsubishi dù quy mô bê bối nhỏ hơn nhiều. Công ty có thể phải đối mặt các hình phạt khác, bao gồm cả việc thu hồi các chứng nhận cần thiết để sản xuất xe hàng loạt.

Mối quan hệ Toyota – Daihatsu

Toyota và Daihatsu bắt đầu quan hệ hợp tác từ năm 1967. Năm 2016, Toyota nắm toàn quyền sở hữu Daihatsu. Mối quan hệ này rất quan trọng trong việc phát triển các xe cỡ nhỏ cho những thị trường mới nổi.

Tháng 4-2023, xuất hiện báo cáo tố Daihatsu đã gian lận thử nghiệm trên Toyota Vios và Perodua Axia. Toyota đã yêu cầu bên thứ ba vào cuộc. Một tháng sau, xuất hiện thêm bằng chứng về gian lận trên các biến thể hybrid của Toyota Raize và Daihatsu Rocky.

Với 64 mẫu xe bị ảnh hưởng, Toyota không liệt kê chi tiết từng vấn đề. Nhưng một số ví dụ được đưa ra có:

– Hộp điều khiển túi khí (ECU) được sử dụng trên xe thử nghiệm khác so với xe bán cho khách. Mẫu bị ảnh hưởng có: Daihatsu Move, Subaru Stella, Daihatsu Cast, Toyota Pixis Joy, Daihatsu Gran Max, Toyota Town Ace, Mazda Bongo;

– Áp suất lốp được sử dụng để chứng nhận đồng hồ tốc độ có sự khác biệt giữa hai bản;

– Dữ liệu thử nghiệm va chạm “diễn tập” nhưng được ghi nhận là “thử nghiệm thực tế”;

– Cửa vẫn khóa sau khi có va chạm bên hông. Mẫu bị ảnh hưởng: Daihatsu Cast, Toyota Pixis Joy.

Vì sao Daihatsu gian lận?

Trong cuộc họp báo chung Toyota – Daihatsu, chủ tịch Daihatsu Soichiro Okudaira thừa nhận có sai sót trong quản lý.

Theo đó, về cơ bản, ban quản lý Daihatsu đã theo đuổi mục tiêu ngắn hạn, do đó lược bớt nhiều quy tắc để đảm bảo “genba” như tôn chỉ Toyota đề ra.

“Genba” trong tiếng Nhật là hiện trường, trong kinh doanh chỉ công xưởng, nơi sản phẩm thực sự được tạo ra. Đó là khái niệm trọng tâm trong triết lý của Toyota, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan sát trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Chẳng hạn, khi có vấn đề xảy ra, phải đến tận nơi sản xuất để xem lỗi phát sinh ở đâu, chứ không chỉ nhìn báo cáo trên giấy. Có hướng giải quyết tạm thời, sau đó sẽ đưa ra kế hoạch dài hạn, cuối cùng tiêu chuẩn hóa để tránh lặp lại sai lầm đó.

Ông Okudaira hứa hẹn cải tổ lại Daihatsu, tạo ra một hệ thống phù hợp để ngăn chặn trường hợp tương tự tái diễn.

Khi được giới truyền thông Nhật Bản hỏi liệu ông có từ chức hay không, ông Okudaira nói: “Tại thời điểm này, tôi chưa thể nói gì về thời điểm hay cách tôi sẽ từ chức”.

Ngoài ra, ông Okudaira cũng cho rằng việc thiếu nhân viên kỹ thuật, không đủ xe thử nghiệm và thời gian phát triển ngắn (do lịch ra mắt dồn dập) đã buộc các nhóm phát triển bỏ qua một số thủ tục nhất định.

Bên ngoài Nhật Bản, Daihatsu có trọng trách phát triển xe dành riêng cho thị trường mới nổi như Đông Nam Á và châu Mỹ Latin. Tổng số dự án Daihatsu phụ trách đã tăng lên nhưng năng lực phát triển vẫn như cũ.

Phó chủ tịch điều hành Toyota Hiroki Nakajima cho biết hãng “sẽ hỗ trợ Daihatsu cải tổ thành một công ty đúng mục tiêu ban đầu khi Toyota và Daihatsu bắt đầu hợp tác cùng nhau”.

Từ “ban đầu” có vẻ ngụ ý Daihatsu đã đi chệch hướng. Trong khi Toyota liên tục nhấn mạnh “genba” thì Daihatsu quên mất lời hứa của người Nhật – luôn mang đến sản phẩm chất lượng và sự yên tâm khi sở hữu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023

Doanh thu của Huawei tăng 9% vào năm 2023 và gần chạm mốc 100 tỷ USD nhờ đột phá của công nghệ chip, trong bối cảnh một năm đầy khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ.

Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023
Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023

Theo Bloomberg, doanh thu Huawei đạt 98,7 tỉ USD trong năm 2023. Hoạt động kinh doanh smartphone hồi sinh và doanh số bán thiết bị 5G giúp Huawei đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều năm qua.

Đột phá nổi bật nhất của Huawei trong năm 2023 chính là ra mắt dòng smartphone Mate 60, được hỗ trợ 5G và trang bị chip tự sản xuất tại Trung Quốc. Con chip này nhanh chóng dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi tại Mỹ. Một số người cho rằng chính phủ Mỹ đã thất bại trong việc kìm hãm Huawei và lệnh trừng phạt cần được siết chặt hơn nữa.

Trước đây, Huawei là một trong những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2019, doanh số bán hàng và giá cổ phiếu của công ty nhanh chóng lao dốc. Tuy nhiên, Huawei đang hồi phục mạnh mẽ và trở thành biểu tượng cho sự quyết tâm của Trung Quốc trong việc vượt qua lệnh cấm từ Mỹ.

Ken Hu – Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, công ty đã vượt qua được “cơn bão” và bây giờ gần như trở lại đúng hướng. Ông Hu nhấn mạnh những thay đổi trong môi trường kinh doanh không chỉ do vấn đề địa chính trị gây ra mà còn do sự biến động của chu kỳ kinh tế toàn cầu.

Chính phủ Trung Quốc và các nhà mạng viễn thông thuộc sở hữu nhà nước đã tích cực hỗ trợ cho Huawei sau lệnh cấm. “Gã khổng lồ” công nghệ nhận được nhiều hợp đồng béo bở trong mảng 5G và điện toán đám mây. Ngoài ra, các tổ chức khác cũng mua lại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả của Huawei.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) , Huawei đang thiết lập mạng lưới các nhà máy sản xuất chip và nhận được khoản tài trợ ước tính khoảng 30 tỉ USD từ chính phủ Trung Quốc và thành phố Thâm Quyến – nơi công ty đặt trụ sở chính.

Dù vậy, thách thức dành cho Huawei vẫn chưa dừng lại. Bước sang năm 2024, Huawei sẽ tiếp tục đối mặt với chiến dịch kiềm chế Trung Quốc dai dẳng của Mỹ.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhất có thể để bảo vệ an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, việc duy trì đà phát triển công nghệ của Huawei cũng trở nên khó khăn hơn khi các linh kiện quan trọng trong quy trình sản xuất chip ngày càng trở nên khan hiếm.

Để đảm bảo vị trí dẫn đầu về công nghệ của mình, Huawei đặt mục tiêu mở rộng đầu tư vào các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI). Ông Hu cho biết Huawei cần chủ động nắm bắt cơ hội này và đầu tư nguồn lực vào các lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất.

Định hướng chiến lược tổng thể của Huawei là tiếp tục đơn giản hóa việc quản lý và đảm bảo chính sách nhất quán, đồng thời thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thứ tự các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam tính theo GMV

Sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu về doanh thu, bỏ xa các đối thủ khác, theo báo cáo từ công ty dữ liệu YouNet ECI.

YouNet ECI trong công bố mới nhất cho biết, bốn sàn thương mại điện tử, bao gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki, ghi nhận hơn 31 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch (GMV) trong tháng 11, tăng hơn 9% so với tháng trước.

Trong đó, đáng chú ý, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với gần 73% (tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng).

Trong tất cả nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu, bỏ xa các sàn đối thủ khác.

Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17% thị trường và Lazada với 9% thị trường.

YouNet ECI trong công bố mới nhất cho biết, bốn sàn thương mại điện tử, bao gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki, ghi nhận hơn 31 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch hàng hoá (Gross Merchandise Value) trong tháng 11, tăng hơn 9% so với tháng trước.

Trong đó, đáng chú ý, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với gần 73% (tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng).

Trong tất cả nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu, bỏ xa các sàn đối thủ khác.

Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17% thị trường và Lazada với 9% thị trường.

Nhìn vào cụ thể từng nhóm ngành hàng, báo cáo của YouNet ECI chỉ ra rằng, Lazada và TikTok Shop đang đi theo hai hướng riêng và mỗi sàn chiếm thị phần (Market Share) cao hơn trong các nhóm ngành hàng khác nhau.

Cụ thể, TikTok Shop thể hiện rõ thế mạnh trong các nhóm ngành hàng dễ mua, dễ dùng.

Đơn cử với nhóm ngành hàng thời trang & phụ kiện, TikTok Shop hiện đã chiếm gần 1/3 thị phần. Đây cũng là nhóm ngành hàng bán chạy nhất trên nền tảng này trong tháng trước.

TikTok Shop cũng nằm trong top đầu thị trường về ngành hàng sắc đẹp, thực phẩm và đồ uống, sức khỏe.

Trong khi đó, Lazada lại cho thấy thế mạnh nằm ở những ngành hàng có giá trị sản phẩm cao.

Nền tảng này đã vượt trên TikTok Shop trong các nhóm ngành hàng công nghệ, điện gia dụng, thiết bị âm thanh.

Với khoảng 385 tỷ đồng, công nghệ là nhóm ngành hàng mang lại nhiều doanh thu nhất cho Lazada trong tháng trước.

Báo cáo còn chỉ ra rằng, TikTok Shop hiện đang đứng nhất nhất về giá trị trung bình trên mỗi sản phẩm, theo sau là Shopee và đứng đầu là Tiki. Điều này cho thấy nền tảng TikTok phù hợp nhiều hơn với kinh doanh các sản phẩm có mức giá mềm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche

Nhà sáng lập Tập đoàn Xiaomi, tỷ phú Lei Jun đã tiết lộ chiếc xe điện đầu tiên của công ty, trực tiếp thể hiện tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu toàn cầu trong 15 đến 20 năm và cạnh tranh với Tesla và Porsche, theo Bloomberg.

Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche
Xiaomi muốn cạnh tranh trực tiếp với Tesla hay Porsche

Mẫu xe SU7, viết tắt của Speed ​​Ultra, đã lăn bánh lên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh sau bài khi bài thuyết trình của CEO Lei Jun kết thúc.

Trước đó, vị tỷ phú đã dành hàng giờ để trình bày chi tiết các tính năng của chiếc xe, trong đó có phạm vi di chuyển lên tới 800 km trong một lần sạc, các cánh gió có thể điều chỉnh, dải màu đa dạng và tốc độ tối đa 265 km/h.

Chiếc sedan 5 chỗ sẽ được sử dụng pin từ các công ty dẫn đầu thị trường Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology và BYD, tùy thuộc vào cấu hình động cơ đơn hay kép.

Màn ra mắt xe điện của Xiaomi là một cuộc đánh cược trị giá 10 tỷ USD của tỷ phú Lei Jun vào ngành ô tô. Ông có niềm tin rằng công ty sẽ tiếp tục tạo ra tiếng vang như cách họ đã làm với điện thoại thông minh một thập kỷ trước. Nhà sáng lập Xiaomi đã coi đây là lần mạo hiểm cuối cùng trên hành trình kinh doanh của ông.

“Mục tiêu của Xiaomi là tạo ra một chiếc ô tô mơ ước, tốt như Porsche và Tesla”, ông Lei Jun nói.

Tờ Bloomberg  nhận định hành trình xe điện của Xiaomi sẽ có một vài trở ngại. Trong bối cảnh pháp lý và sự cạnh tranh ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể.

Theo đó, chính quyền Bắc Kinh đã hạn chế giấy phép sản xuất đối với những đơn vị mới tham gia thị trường, điều đó có nghĩa là Xiaomi phải hợp tác với công ty thuộc sở hữu nhà nước là Beijing Automotive Group, để sản xuất xe điện của mình.

Năm ngoái, chính quyền cũng đã ngừng các khoản trợ cấp hoàn lại cho người tiêu dùng số tiền lên tới 60.000 nhân dân tệ (8.440 USD) khi mua xe điện.

SU7 của Xiaomi cũng đang phải cạnh tranh để giành được sự chú ý trong một thị trường có hàng trăm mẫu xe điện đến từ hàng chục thương hiệu khác nhau.

Tuy vậy, CEO Xiaomi vẫn giữ vững quan điểm SU7 sẽ cạnh tranh với Taycan Turbo của Porsche về hiệu suất và Model S của Tesla về tính năng công nghệ. Model S có giá khởi điểm 698.900 nhân dân tệ và Taycan ở mức 898.000 nhân dân tệ, cao hơn nhiều so với khung giá trung bình từ 200.000 nhân dân tệ đến 300.000 nhân dân tệ mà nhiều người kỳ vọng ở SU7.

Xiaomi vẫn chưa công bố giá của SU7. Tuy vậy, tỷ phú Lei Jun úp mở rằng những chiếc xe có cùng thông số kỹ thuật thường có giá từ 400.000 nhân dân tệ trở lên.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Ô tô Trung Quốc, Tesla đã bán được chưa đến 200 chiếc xe Model S tại Trung Quốc kể từ khi tân trang lại trong năm nay, trong khi Porsche đã giao khoảng 3.600 chiếc xe điện dòng Taycan vào năm 2023.

Theo công bố, SU7 sẽ được bán ra vào năm 2024. Chiếc xe này có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 2,78 giây với một động cơ có tốc độ 21.000 vòng quay một phút. Tỷ phú Lei Jun tin rằng thông số này cao hơn Model S và Taycan Turbo. Nhà máy của Xiaomi cũng sử dụng phương pháp sản xuất gigacasting do Tesla tiên phong và phát triển.

Xiaomi, từng được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đang nỗ lực duy trì tăng trưởng trong một thị trường toàn cầu ngày càng bão hòa và ổn định. Giờ đây, họ đang tìm cách thách thức không chỉ các nhà sản xuất xe điện khác mà còn cả những đối thủ mới hơn như Huawei Technologies.

CEO Lei Jun cho biết ông đã lái 150 chiếc xe khác nhau kể từ khi cam kết sản xuất SU7. Ngoài ra, vị tỷ phú tiết lộ Xiaomi sẽ không theo đuổi chiến lược cạnh tranh giá. Ông cho biết, chiếc xe này hướng tới những người có thiên hướng về công nghệ, hiệu suất và gu thẩm mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia vượt mốc 1200 tỷ USD

Theo cập nhật số liệu mới nhất, giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia vượt mốc 1200 tỷ USD, gia nhập câu lạc bộ công nghệ tỷ USD và vượt xa vốn hoá của Meta (Công ty mẹ Facebook và Instagram).

Một buổi tối tháng 4/1993 tại quán rượu tồi tàn Denny, San Jose (Mỹ), 3 chàng kỹ sư trẻ Chris Malachowsky, Curtis Priem và Jen-Hsun Huang cùng nhau thành lập nên Nvidia – trung tâm cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Phía Đông San Jose ngày đó còn hoang sơ và không ai ngờ được rằng 3 chàng trai trẻ năm ấy có thể định nghĩa lại điện toán đầu thế kỷ 20, giống như cách Intel đã làm trong thập niên 90.

Chỉ trong vài năm, Nvidia, từ một công ty chủ yếu tập trung vào phân khúc chip trò chơi điện tử cao cấp, đã trở thành ‘đế chế’ AI trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD, sau đó gia nhập hàng ngũ những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Microsoft, Amazon hay Alphabet. Doanh thu được cho là sẽ chạm mốc 54,5 tỷ USD trong năm tài khoá, tức vượt qua cả Intel, Qualcomm và Broadcom với tốc độ chưa từng được ghi nhận.

Cách đây 30 năm, điều đó gần như là không thể bởi chỉ khi AI bùng nổ, Nvidia mới thực sự tỏa sáng dưới thời ông Jensen Huang. Vị CEO này đã điều hành công ty kể từ khi mái đầu chưa bạc và sau 3 thập kỷ vẫn tích cực tham gia vào hoạt động nội bộ, quản lý 50 giám đốc điều hành cấp cao và họp hành cùng nhân viên cấp dưới.

“Công ty chính là hiện thân của ông ấy. Ông ấy làm mọi thứ, thậm chí có khi là quét sàn”, một nhân viên cho biết.

Với năng lực định nghĩa lại lĩnh vực điện toán đầu thế kỷ 20 giống như cách Intel đã làm trong thập niên 90, Nvidia bùng nổ trước nhu cầu của GPU – những con chip tiên tiến cung cấp ‘oxy’ cho trí tuệ nhân tạo cũng như hầu hết những loại công nghệ khác. Mô hình AI yêu cầu hàng chục nghìn đơn vị xử lý đồ họa này có thể xử lý nhiều tác vụ tính toán cùng lúc và ông Huang đã đầu tư lớn vào GPU trước khi thị trường bùng nổ. Vai trò trung tâm của Nvidia trong nền kinh tế AI cũng được coi là động lực giúp cổ phiếu tập đoàn đánh bại mọi công ty khác trong rổ chỉ số S&P 500 năm nay.

Chip Nvidia đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ sở hạ tầng đám mây. Các nhà khai thác trung tâm dữ liệu đã cùng nhau chi 15 tỷ USD vào năm ngoái cho các đơn đặt hàng số lượng lớn. Doanh thu hàng quý từ các trung tâm dữ liệu, thứ mà Nvidia hiện gọi là “nhà máy AI”, đã tăng 14% lên mức kỷ lục.

Theo Bloomberg, Nvidia bất ngờ trở thành “người khổng lồ” quan trọng cho công nghệ chip nhớ. Công ty sở hữu 80% thị trường chip cao cấp và thời gian chờ cho một trong những bộ xử lý AI này đã lên tới 8 tháng. Một số khách hàng lớn của Huang đã phải thiết kế chip tùy chỉnh của riêng mình để giảm sự phụ thuộc vào Nvidia.

“Nvidia phải vấp ngã vì một lý do nào đó thì các đối thủ cạnh tranh mới có cơ hội”, Chris Mack, nhà phân tích tại Harding Loevner LP, một công ty đầu tư sở hữu khoảng 160 triệu USD cổ phiếu Nvidia, cho biết.

Theo các chuyên gia, có 2 động lực giúp Nvidia đạt được thành tựu như hiện tại. Đầu tiên là GPU.

Nvidia chuyên về các bộ xử lý đồ họa GPU – phân khúc từ lâu đã được coi là hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh thu hàng năm từ mảng trò chơi điện tử đã tăng từ mức 3 tỷ USD trong năm tài chính 2016 lên hơn 12 tỷ USD chỉ trong vòng 6 năm.

Trong khoảng thời gian đó, Nvidia đã phát hiện ra GPU, sử dụng nhiều lõi chip nhỏ hoạt động song song, rất hữu ích cho các tác vụ đòi hỏi tính khắt khe cao như tăng tốc hiệu suất tính toán của các bộ xử lý trung tâm. Doanh thu hàng năm ở phân khúc trung tâm dữ liệu bùng nổ, từ mức chỉ 339 triệu USD trong năm 2016 lên hơn 15 tỷ USD vào năm ngoái.

Việc OpenAI ra mắt ChatGPT vào cuối năm ngoái đã biến trí tuệ nhân tạo trở thành ‘cơn sốt’. Nvidia, với những con chip tối tân phù hợp với nhiệm vụ đào tạo mô hình AI và tăng cường khả năng suy luận của chatbot, nghiễm nhiên được hưởng lợi.

“Với sức mạnh AI, công ty đã vượt qua được giới hạn của công nghệ”, ông Jensen Huang nói.

CUDA cũng là một trong số những thành tựu đưa Nvidia gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ USD.

Nvidia đặt cược vào AI từ rất sớm. Vào năm 2006, công ty giới thiệu CUDA—ngôn ngữ lập trình mới cho phép các nhà phát triển viết ứng dụng cho GPU. Nó sau này đã trở thành nền tảng quan trọng cho hoạt động kinh doanh AI cốt lõi của Nvidia.

Theo thời gian, CUDA ngày càng phát triển. Trong bài phát biểu tại hội nghị Computerx vào tháng 5, CEO Huang cho biết ngôn ngữ lập trình này đã được tải xuống 25 triệu lần vào năm 2022.

Trong một hội nghị do Bernstein Research tài trợ vào tháng 7, cựu Phó Chủ tịch Nvidia, Michael Douglas, gọi phần mềm trên là “mũi nhọn then chốt” giúp Nvidia trở nên khác biệt so với đối thủ. Ông dự đoán thêm rằng hầu hết các cải tiến về hiệu suất trong vài năm tới “sẽ được điều khiển bằng phần mềm thay vì phần cứng”.

Ngoài ra, bí quyết thành công ban đầu của Nvidia cũng nằm ở cách phân chia ‘vai vế’ trong tập đoàn. Huang luôn là người nắm quyền, song đồng sáng lập Malachowsky và Priem thỏa thuận rằng mỗi lãnh đạo đều sẽ có thẩm quyền riêng trong bộ phận mình phụ trách.

“Chúng tôi cùng thảo luận nhưng sẽ mặc định để người có chuyên môn nhất đưa ra quyết định cuối cùng”, Priem nói và cho biết ông Huang chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh và tìm kiếm đối tác sản xuất chip. “Ông ấy đã rất cô đơn trong trọng trách nặng nề này”.

Sau khi tung ra sản phẩm đầu tiên và thất bại, Huang sa thải một nửa lực lượng lao động. Hết tiền, đứng bên bờ vực phá sản, ông đặt cược vào con chip hồi năm 1997 và 2 năm sau quyết định ra mắt công chúng. Tuy nhiên, ngày thị trường phục hồi sau khủng hoảng dotcom và tài chính toàn cầu, Nvidia vẫn lao dốc 50%.

Nhận thấy công ty quá trì trệ, Huang rót tiền vào một nền tảng mới cho phép các nhà phát triển làm bất cứ điều gì họ muốn với GPU. Phố Wall hoài nghi về tầm nhìn này song các nhà nghiên cứu AI lại không nghĩ vậy. Họ bắt đầu sử dụng chip của Nvidia để huấn luyện mạng lưới thần kinh, sau đó nhận ra tiềm năng của sản phẩm.

Tuy nhiên, ‘miếng bánh’ AI quá ngon để các tập đoàn khác bỏ lỡ. Ngoài Nvidia, rất nhiều các ‘gã khổng lồ’ khác cũng đang tăng tốc giành giật vị thế trong một thị trường chip đồ hoạ quá cạnh tranh như hiện tại.

Đơn cử, AMD, được biết đến với tư cách đối thủ lâu năm của Intel trên thị trường bộ vi xử lý máy tính và máy chủ, đang đặt mục tiêu chiếm lĩnh phần lớn thị trường chip AI, thậm chí thay thế Nvidia nắm vị trí dẫn đầu. Theo Gregory Diamos, đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp AI Lamini kiêm cựu kiến trúc sư CUDA tại Nvidia, AMD đang dần thu hẹp khoảng cách với đối thủ nặng ký nhất.

“Phần cứng của chúng tôi rất xuất sắc. Phần mềm cũng đang tiếp tục hoàn thiện hơn theo thời gian”, CEO Lisa Su nói và kỳ vọng cơ hội lớn của AMD có thể đến cùng với sự phát triển tự nhiên của AI.

Theo các chuyên gia, giá chip Nvidia đắt đỏ có thể khiến nhiều khách hàng quay sang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Mercury Research ước tính một hệ thống với 8 GPU mới nhất của Nvidia có giá khoảng 200.000 USD, tức gấp khoảng 40 lần chi phí của một máy chủ chung được thiết kế cho trung tâm dữ liệu đám mây.

Lịch sử phát triển của chính Nvidia cho thấy không một công ty công nghệ nào thực sự bất khả xâm phạm. Bản thân ‘ông vua chip’ này cũng từng phải đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu khi Intel và AMD bắt đầu tích hợp công nghệ GPU với chip CPU.

“Có một kịch bản rằng vào năm 2024, khi GPU Nvidia đã được bán hết, khách hàng lúc này chỉ có thể trông cậy vào AMD. AMD sẽ giành được thị phần theo cách này”, Brian Colello, giám đốc lĩnh vực công nghệ của Morningstar, cho biết.

Dẫu vậy, Nvidia vẫn có cơ sở để duy trì vị thế dẫn đầu với ‘át chủ bài’ A100. Theo nhà đầu tư Nathan Benaich, A100 là “con ngựa đầu tàu” vào thời điểm hiện tại, rất lý tưởng cho loại mô hình máy học hỗ trợ ChatGPT hoặc Bing AI. Việc nó có thể thực hiện đồng thời nhiều phép tính đơn giản cũng được cho sẽ giúp ích cho hoạt động đào tạo và sử dụng mô hình mạng lưới thần kinh.

Công nghệ đằng sau A100 ban đầu được sử dụng để hiển thị đồ họa 3D phức tạp trong trò chơi. Nó thường được gọi là bộ xử lý đồ họa hoặc GPU, song ngày nay, A100 của Nvidia nhắm mục tiêu sang các tác vụ học máy và trung tâm dữ liệu chứ không đơn thuần chỉ là các PC trò chơi nữa. Các công ty lớn hoặc startup làm việc dựa trên chatbot và trình tạo hình ảnh sẽ cần hàng trăm hoặc hàng nghìn con chip trên của Nvidia.

Theo: Bloomberg, WSJ

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Huệ Anh | Nhịp sống thị trường

Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam

Dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam là Louis Vuitton. Năm 2022, doanh thu thuần của Louis Vuitton đạt gần 2.400 tỷ, tăng 50% so với năm trước.

Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam
Louis Vuitton dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam

Theo Báo cáo Thịnh vượng của Knight Frank (Anh), số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng từ 583 người trong năm 2017 lên 1.059 người vào cuối năm 2022, tức tăng gần gấp đôi trong 5 năm.

Để được tổ chức này xếp vào nhóm người siêu giàu, cá nhân phải sở hữu khối tài sản ròng (đã trừ các khoản vay) từ 30 triệu USD trở lên, bao gồm cả bất động sản mà họ đang cư trú.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có dân số trẻ với độ tuổi trung bình là 32,5 tuổi, đây được xem là độ tuổi tiềm năng trong phân khúc tiêu dùng sản phẩm xa xỉ.

Thực tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các thương hiệu quốc tế, từ thời trang nhanh đến phân khúc bán lẻ xa xỉ và cao cấp. Các thương hiệu lớn như Dior, Louis Vuitton, Chanel… đã mở các cửa hàng tại các thành phố lớn ở Việt Nam.

Báo cáo của Statista cho thấy thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam trong năm 2022 tăng 34% theo năm và sẽ tiếp tục tăng trưởng 4% mỗi năm tới năm 2025. Bên cạnh việc mở cửa hàng tại Việt Nam, nhiều thương hiệu lớn ở châu Âu đã hợp tác với các doanh nghiệp phân phối chính cho nhiều thương hiệu cao cấp trong nước.

Và mặc dù chỉ bán cho một phân khúc khách hàng nhỏ, nhưng doanh thu của các mặt hàng xa xỉ này rất lớn. Thậm chí, giai đoạn 2019-2022, loạt thương hiệu xa xỉ như Gucci, Channel, Dior… tăng trưởng bằng lần mỗi năm.

Dẫn đầu về doanh thu trong phân khúc (Segment) ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam phải kể đến Louis Vuitton. Louis Vuitton chính thức đặt chân đến Việt Nam với cửa hàng đầu tiên nằm trong khách sạn Metropole Hanoi từ năm 1997 và vẫn luôn là điểm đến quen thuộc của các tín đồ thời trang.

Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Louis Vuitton giai đoạn 2020-2022 khá ổn với mức doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng qua từng năm. Năm 2022, doanh thu thuần của Louis Vuitton đạt gần 2.400 tỷ, tăng 50% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của thương hiệu này cũng tăng trưởng cao và đạt 330 tỷ đồng.

Kế đến là Chanel, cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng đến từ Pháp với các dòng sản phẩm thời trang, nước hoa, mỹ phẩm cao cấp bậc nhất. Gia nhập thị trường Việt Nam năm 2011, Chanel đã phát triển mạnh mẽ, trở thành thương hiệu cao cấp uy tín và được lòng người tiêu dùng Việt Nam.

2 năm đầu trong giai đoạn 2020-2022 tình hình kinh doanh của Chanel không có quá nhiều thay đổi. Đến năm 2022, khi thị trường các sản phẩm xa xỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ doanh thu của Chanel tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng.

Cụ thể, doanh thu của thương hiệu này đạt 2.186 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 57% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Chanel cũng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cũng nằm phân khúc xa xỉ, Christian Dior được biết đến là thương hiệu thời trang và làm đẹp sang trọng, xa xỉ, uy tín, cao cấp nhất thế giới được thành lập năm 1946. Dior được ưa chuộng bởi rất nhiều người yêu thời trang bởi sự tinh tế, độc đáo trong từng mẫu thiết kế sản phẩm.

Hoạt động kinh doanh của Dior tại Việt Nam đang phát triển rất tốt. Doanh thu của thương hiệu có xu hướng tăng dần qua từng năm. Đến năm 2022, doanh thu của thương hiệu này đã đạt mức 1.718 tỷ, tăng 833 tỷ so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của Dior trong năm 2022 cũng tăng mạnh, cao gấp đôi so với năm 2021.

Hay Gucci, thương hiệu thời trang được thành lập tại Ý vào năm 1921 chuyên về các mặt hàng quần áo, phụ kiện và các sản phẩm bằng da cao cấp. Tham gia vào thị trường Việt Nam năm 2007, Gucci đã tạo tiếng vang lớn trong thị trường hàng xa xỉ của Việt Nam.

Dù doanh số thấp hơn so với các thương hiệu khác, song Gucci lại dẫn đầu về tăng trưởng. Năm 2022, doanh thu của Gucci tại Việt Nam đã đạt mức hơn 1.000 tỷ, trong khi con số này ở những năm trước chỉ trong khoảng vài trăm tỷ. Lợi nhuận sau thuế của Gucci cũng tăng trưởng cực kỳ tốt, đạt 282 tỷ đồng trong năm 2022, tăng hơn 239% so với năm trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tri Túc | Markettimes

Lượng người dùng của chatbot AI Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu

Sau 4 tháng công bố phiên bản chính thức, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc tuyên bố Ernie đạt mốc phát triển quan trọng với 100 triệu người sử dụng.

Lượng người dùng của chatbot Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu
Lượng người dùng của chatbot Ernie (Baidu) vượt mốc 100 triệu

Con số này được Wang Haifeng, Giám đốc công nghệ Baidu – hãng dịch vụ tìm kiếm Internet lớn nhất Trung Quốc, nhắc đến tại hội nghị về công nghệ học sâu (deep learning) ở Bắc Kinh ngày 28/12.

Chatbot Ernie bắt đầu triển khai bản thử nghiệm vào tháng 3 và chính thức mở rộng cho công chúng từ cuối tháng 8, sau khi được chính phủ Trung Quốc cấp phép hoạt động.

Tốc độ gia tăng người sử dụng Ernie chậm hơn đối thủ ChatGPT. Đầu năm nay, AI của OpenAI chỉ cần hai tháng để đạt cột mốc tương tự. Tuy nhiên, thống kê của công ty phân tích Sensor Tower cho thấy sản phẩm của Baidu vẫn có thành tích tốt nếu so trong ngành công nghệ.

Ví dụ, TikTok cần 9 tháng sau khi phát hành toàn cầu mới đạt 100 triệu người dùng, trong khi Instagram mất 2,5 năm và ứng dụng Google Translate cần 6,5 năm.

Màn ra mắt hồi đầu năm của chatbot Ernie không quá ấn tượng, nhưng vẫn giúp Baidu giành được vị thế của một công ty đi đầu lĩnh vực, đặc biệt trong giai đoạn nhiều đối thủ tại Trung Quốc và quốc tế tìm cách phát triển thị trường riêng. Gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc sau đó cũng tiến hành nhiều nâng cấp giúp Ernie có lợi thế trong cuộc đua AI.

Vào tháng 6, đại diện Baidu giới thiệu mô hình Ernie bot 3.5, khẳng định nó có khả năng suy luật gấp 17 lần bản 3.0 và đủ sức cạnh tranh với ChatGPT ở một số thử nghiệm.

Cụ thể, trong bài kiểm tra AGIEval do Microsoft phát hành bằng tiếng Trung với hơn 13.000 câu trắc nghiệm thuộc 50 chủ đề khác nhau, Ernie 3.5 đạt 64,37 điểm, cao hơn ChatGPT 24 điểm. Khi chuyển sang chủ đề tiếng Anh, AI của Baidu được 50,59 điểm, kém 15 điểm so với ChatGPT.

“Bản nâng cấp giúp tăng tốc đáng kể những cải tiến tiếp theo của mô hình Ernie. Siêu AI sẽ giảm chi phí đào tạo nhưng vẫn có thể nâng cao trải nghiệm người dùng”, ông Wang Haifeng nói.

Đến tháng 10, Baidu tiếp tục giới thiệu Ernie Bot 4, mô hình được cho là mạnh ngang GPT-4. Theo CEO Robin Li, sản phẩm thể hiện khả năng ấn tượng trong việc hiểu, trả lời câu hỏi phức tạp trong nhiều lĩnh vực, gồm cả toán học và tạo ảnh.

Dù vậy, ông đánh giá việc chạy đua AI đang gây lãng phí nguồn lực xã hội. Thay vì những mô hình ngôn ngữ lớn, thứ người dùng thực sự quan tâm là các ứng dụng AI hữu ích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google sẽ bồi thường 5 tỷ USD khi cố tình theo dõi người dùng ở chế độ ẩn danh

Vào năm 2020, Google đối mặt với một vụ kiện cáo buộc rằng nền tảng theo dõi hoạt động của người dùng Chrome ngay cả khi họ đang sử dụng chế độ Ẩn danh (Incognito mode). Giờ đây, sau nỗ lực bác bỏ vụ kiện không thành công, Google đã đồng ý giải quyết khiếu nại ban đầu với khoản bồi thường thiệt hại 5 tỷ USD.

Theo Reuters và The Washington Post, cả hai bên đều không công khai thông tin chi tiết về thỏa thuận dàn xếp, nhưng họ đã đồng ý với các điều khoản mà họ sẽ trình lên tòa án để phê duyệt trong thời gian tới đây.

Khi các nguyên đơn đệ đơn kiện, họ cho biết Google đã sử dụng các công cụ như Google Analytics, ứng dụng và plug-in trình duyệt để giám sát người dùng. Họ lập luận rằng Google đã cố tình khiến mọi người tin rằng họ có thể kiểm soát thông tin mà họ sẵn sàng chia sẻ với nền tảng trong khi thực tế thì ngược lại.

Vào thời điểm đó, người phát ngôn của Google cho biết mặc dù chế độ Ẩn danh không lưu hoạt động của người dùng trên thiết bị của họ nhưng các trang web vẫn có thể thu thập thông tin của họ trong phiên truy cập (sessions).

Các nguyên đơn của vụ kiện đã đưa ra các email nội bộ được cho là có các cuộc trò chuyện giữa các giám đốc điều hành của Google chứng minh rằng công ty đã giám sát việc sử dụng trình duyệt Ẩn danh để bán quảng cáo và theo dõi lưu lượng truy cập website (Traffic).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các xu hướng trải nghiệm khách hàng trực tuyến năm 2024

Trải nghiệm khách hàng năm 2024 dự đoán sẽ có những thay đổi, khi AI ngày càng thâm nhập sâu hơn vào các ứng dụng kinh doanh. Các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng để đưa ra cải thiện dịch vụ của mình.  

xu hướng trải nghiệm khách hàng 2024
Top các xu hướng trải nghiệm khách hàng trực tuyến năm 2024

Một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là trải nghiệm khách hàng. Liệu khách hàng có ấn tượng tốt hay không khi tiếp xúc lần đầu tiên với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và nhân viên của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến quyết định mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều công nhận trải nghiệm khách hàng luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

Thực tế thì trải nghiệm khách hàng không đơn thuần là trải nghiệm tích cực, mà những trải nghiệm mang tính tiêu cực của khách hàng luôn tồn tại ở trong mỗi doanh nghiệp.

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn tìm cách phát huy những trải nghiệm tốt của khách hàng và có những biện pháp để hạn chế cảm nhận tiêu cực và những đánh giá chưa tốt từ phía khách hàng.

Khi khách hàng trải nghiệm được những gì tốt nhất sẽ có xu hướng tiếp tục sử dụng trong những lần tiếp theo và dần dần trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Trong thời đại mà AI đang thâm nhập sâu rộng vào các sản phẩm dịch vụ, cũng như nhu cầu mua sắm trên môi trường số diễn ra mạnh mẽ, 4 xu hướng của khách hàng trong năm 2024 được chuyên gia đề cập sau đây có thể giúp các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược của mình.

1. Kết nối có con người là nền tảng của chiến lược trải nghiệm khách hàng thành công.

Theo ông Hoàng Anh Đức, Giám đốc Trung tâm quản trị trải nghiệm khách hàng, Ngân hàng MSB, nhìn chung người tiêu dùng vẫn thích tương tác con người hơn tương tác số.

62% số người được khảo sát cho thấy họ thích nói chuyện với người thật hơn là với máy (bot) khi họ tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chỉ có 38% nói rằng họ hài lòng với bot khi họ sử dụng các dịch vụ đơn giản như đặt vé máy bay, xem tình trạng đơn hàng…

2. Dịch vụ tuyệt vời đánh bại giá rẻ trong cuộc chiến lôi kéo lòng trung thành của khách hàng.

Theo số liệu mà ông Hoàng Anh Đức đưa ra thì yếu tố “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ” và “Hỗ trợ khách hàng” tác động tới hành vi mua sắm trực tuyến cao hơn là “giá thấp”.

Cụ thể, 63% khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ hơn là mức giá rẻ (43%) vì nghĩ rằng “tiền nào, của đấy”. 47% khách hàng sẽ sử dụng tiếp sản phẩm dịch vụ nếu nhận được sự hỗ trợ, chăm sóc tốt từ doanh nghiệp. 30% mua sản phẩm do tiếp cận kênh số dễ dàng. 18% khách hàng tìm đến doanh nghiệp khi họ cho rằng doanh nghiệp đã làm được những việc có ích cho xã hội (CSR).

3. Hỗ trợ sau bán hàng là cực kỳ cần thiết.

84% khách hàng tỏ ra hài lòng khi thực hiện các bước đầu tiên của quá trình mua hàng (đăng ký thành công, đặt mua) qua kênh số. Nhưng sau đó khi họ cần hỗ trợ thì chỉ có 64% khách hàng hài lòng.

Điều này phản ánh thực trạng là nhiều doanh nghiệp chỉ đầu tư “hào nhoáng” số hóa ở khâu bán hàng để thu hút người mua, mà không quan tâm đến khâu hậu mãi, chăm sóc khách hàng. Việc chuyển đổi số ở nhiều doanh nghiệp dường như bỏ qua khâu chăm sóc khách hàng.

4. Khách hàng ít phản hồi hơn trước đây.

Cũng theo ông Hoàng Anh Đức, số liệu thu thập được chỉ ra 66% khách hàng không phản hồi trực tiếp với doanh nghiệp khi gặp trải nghiệm tồi tệ. Thói quen phản hồi trải nghiệm giảm so với năm 2021, cũng đồng nghĩa với xu hướng “chán chẳng muốn nói” tăng lên.

45% người dùng kể với bạn bè và gia đình về trải nghiệm tồi tệ với sản phẩm, dịch vụ. 21% chia sẻ trên mạng xã hội. 21% không nói gì. 26% để lại những bình luận trực tuyến và chỉ 34% là phản hồi trực tiếp cho doanh nghiệp.

Làm gì để cải thiện trải nghiệm khách hàng trong năm 2024?

Theo ông Hoàng Anh Đức, để cải thiện trải nghiệm khách hàng, các doanh nghiệp cần thực hiện 4 quy tắc sau:

  •  Đánh giá lại chatbot/ AI để sử dụng nó như một công cụ cho nhân viên tiếp xúc khách hàng thấu hiểu và xây dựng kết nối mạnh mẽ với khách hàng.
  • Ưu tiên hành động, ngân sách cho những dịch vụ tốt thay vì đưa ra mức giá rẻ để thu hút khách hàng
  • Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, chuyển đổi số để giữ chân và tăng cường lòng trung thành của khách hàng thay vì chỉ tập trung vào thu hút khách hàng mua sản phẩm.
  • Đầu tư cho phân tích đa kênh và lắng nghe khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Viettimes

Year in Review: 2 món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood năm 2023

Trong “Báo cáo về xu hướng đặt món ăn và đi chợ online năm 2023” mà Grab mới công bố, Bún đậu mắm tôm và Cà phê muối là món ăn và đồ uống được đặt nhiều nhất qua dịch vụ GrabFood.

Year in Review: 2 món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood năm 2023
Year in Review: 2 món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood năm 2023

Báo cáo của Grab đã chỉ ra những thay đổi trong xu hướng đặt món ăn và đồ uống tại Việt Nam trong năm 2023 so với năm 2022.

Cụ thể, theo thống kê của Grab, Bún đậu mắm tôm và Cà phê muối là 2 trong số 10 mặt hàng được đặt nhiều nhất trên GrabFood, trở thành món ăn và đồ uống “quốc dân”. Tiếp theo trong danh sách là Sữa tươi trân châu đường đen, Trà trái cây và Bún thịt nướng. Có thể thấy sữa tươi trân châu đường đen vẫn là thứ đồ uống yêu thích từ năm này qua năm khác của giới trẻ.

Các món ăn tiếp theo được đặt nhiều nhất là Cơm rang, Sinh tố bơ, Cơm sườn, Burger tôm và Bún chả. Thống kê này cho thấy sự khác biệt so với năm 2022 khi đứng đầu trong danh sách là Trà sữa, Cơm sườn, Gà rán, Bánh mì, Cà phê Việt Nam.

Đối với những món ăn được tìm kiếm nhiều nhất trên GrabFood, 2 từ khoá hàng đầu là Trà sữa và Cơm tấm. Tiếp theo là Bánh mì, Cơm gà và Pizza. Đây cũng là những món ăn và đồ uống được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2022, chỉ thay đổi về thứ tự (số lượng tìm kiếm) trên bảng xếp hạng.

Cũng theo Grab, 91% số người được hỏi nói rằng họ đang sử dụng ứng dụng Grab để biết thêm các nhà hàng và cửa hàng mới mà họ chưa từng thử qua trước đây. Các ứng dụng giao đồ ăn là cách phổ biến nhất để người dùng khám phá các hàng quán mới, vượt qua cả các blog ẩm thực, sự giới thiệu từ gia đình, bạn bè, hay các nền tảng mạng xã hội.

Người dùng đang có xu hướng kết hợp giữa trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến khi thưởng thức đồ ăn. Hơn 90% người dùng cho biết họ thường đọc các đánh giá trực tuyến, hơn 60% người dùng đã mua voucher trả trước qua các kênh trực tuyến, và hơn 70% đã đặt món trực tuyến ngay khi đang ngồi tại nhà hàng. Hơn 90% người dùng ưa chuộng các thương hiệu ẩm thực, nhà hàng đem lại trải nghiệm tích hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Thời điểm người dùng GrabFood đặt đồ ăn phổ biến nhất là vào bữa trưa, nhưng các đơn hàng trong khoảng thời gian từ 15h đến 18h – thời điểm mà 93% người dùng cảm thấy đói – lại có giá trị đơn hàng cao nhất.

Đặt đơn nhóm là tính năng mà người dùng văn phòng thường sử dụng để đặt bữa ăn trưa. Tính năng này cho phép nhiều người cùng đặt chung một đơn hàng và chia đều phí giao hàng. Số lượng đơn đặt theo nhóm đã tăng gấp 4 lần trong năm 2023 so với một năm trước đó.

Một thống kê đáng chú ý nữa trong báo cáo của Grab là người dùng có xu hướng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu thân thiện với môi trường. 47% người Việt chia sẻ rằng họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các thương hiệu chú trọng yếu tố bền vững, trong khi 93% người dùng có xu hướng ủng hộ thương hiệu có các hoạt động đảm bảo tính bền vững.

3 lý do phổ biến nhất khiến người Việt thử đặt hàng tại nhà hàng mới hoặc gọi món mới trong thực đơn là: có thể tận hưởng các ưu đãi có sẵn; khách hàng chấm điểm tích cực về nhà hàng; nhà hàng có thực đơn đa dạng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

GDP của Việt Nam tăng trưởng hơn 5% trong năm 2023

GDP năm 2023 ước tăng 5,05% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng GDP của những năm bùng phát đại dịch COVID-19 (2020-2021) và thấp hơn tốc độ tăng GDP những năm còn lại của giai đoạn 2011-2023.

Thông tin được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý 4 và năm 2023, diễn ra ngày 29-12 tại Hà Nội.

Tổng cục Thống kê cũng cho hay quy mô GDP của nền kinh tế nước ta tính đến cuối năm 2023 ước đạt khoảng 10,22 triệu tỉ đồng, tương đương 430 tỉ USD.

GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Xét riêng trong quý 4-2023, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý 4 các năm giai đoạn 2020-2022.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 4 theo GSO có xu hướng tích cực, cao hơn các quý trước của năm 2023, cụ thể quý 1 tăng 3,41%, quý 2 tăng 4,25%, quý 3 tăng 5,47%.

Theo bà Nguyễn Thị Hương – tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Về năng suất lao động, bà Hương thông tin năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động, tương đương 8.380 USD/lao động/năm, tăng 274 USD so với năm 2022.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cũng cho rằng trong năm 2023 sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực, tiếp tục giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.

Trong khi sản xuất công nghiệp lại gặp nhiều khó khăn, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 ước tăng 3,02% so với năm trước.

Về hoạt động dịch vụ năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2023 ước đạt 6.231 nghìn tỉ đồng, tăng 9,6% so với năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế của năm 2023 nhưng chỉ bằng 70% năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 5 triệu lượt người, gấp 2 lần năm trước.

Đối với thị trường chứng khoán, tính đến ngày 15-12, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 17.624 tỉ đồng/phiên, giảm 12,6% so với bình quân năm 2022.

Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 6.114 tỉ đồng/phiên, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 355,5 tỉ USD, giảm 4,4% so với năm trước.

Trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 327,5 tỉ USD, giảm 8,9% so với năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 ước tính xuất siêu 28 tỉ USD, tăng 16 tỉ USD so với năm 2022.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2023 tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Giá vàng năm 2023 tăng 4,16%, giá USD tăng 1,86% so với năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cả 2 nhà thiết kế lâu năm của Apple đầu quân vào OpenAI cho dự án mới

Tang Tan, Giám đốc thiết kế sản phẩm Apple (người được cho là phù thuỷ thiết kế của Apple), được cho là sẽ cùng Jony Ive (một cựu nhà thiết kế khác của Apple) tham gia dự án sản xuất thiết bị AI tổng quát (Generative AI) của Sam Altman, CEO OpenAI.

Cả 2 cựu nhà thiết kế lâu năm rời Apple và đầu quân vào OpenAI cho dự án mới
Cả 2 cựu nhà thiết kế lâu năm rời Apple và đầu quân vào OpenAI cho dự án mới

Ông Tan là người kế nhiệm sau khi Jony Ive và Evans Hankey lần lượt rời công ty. Ông hiện lãnh đạo nhóm thiết kế iPhone, Watch và AirPods, có nhiều bằng sáng chế, nổi bật là về thiết kế viền thép của iPhone năm 2010.

Trước đó, một số nguồn tin cho biết Tang Tan sẽ rời Apple vào tháng 2/2024. Tuần này, theo Bloomberg, ông Tan dự kiến gia nhập vào LoveFrom, công ty của Jony Ive.

Tại đây, ông đóng vai trò là trưởng nhóm thiết kế phần cứng cho dự án thiết bị AI tạo sinh hợp tác với Sam Altman. CEO OpenAI đảm nhiệm cung cấp phần mềm. Sản phẩm dự kiến là một thiết bị dành cho gia đình, nhưng vẫn đang ở giai đoạn lên ý tưởng ban đầu.

Trong khi đó, Jony Ive từng là giám đốc thiết kế nổi tiếng nhất của Apple, gắn liền với những thế hệ đầu của iPhone, iPad, iMac… Sau khi ông rời đi năm 2019, hơn một nửa thành viên nhóm thiết kế cũng nghỉ việc theo. Tang Tan là nhà thiết kế mới nhất của hãng đầu quân cho LoveFrom.

Dự án thiết bị phần cứng dành cho AI tạo sinh này cũng có sự tham gia của Masayoshi Son, CEO SoftBank. Tuy nhiên, hiện chưa rõ mối quan hệ hợp tác này có được hiện thực hóa thành sản phẩm thương mại hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

9 xu hướng Marketing sẽ bùng nổ vào năm 2024

Nếu bạn là người làm marketing đang tìm kiếm các chiến lược tiếp cận marketing mới trong năm 2024 thì bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết. Cùng MarketingTrips khám phá các xu hướng Marketing 2024 được dự báo là sẽ phát triển bùng nổ vào năm mới, việc cập nhật sớm các chiến thuật mới sẽ giúp doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội thành công đột phá hơn trên thị trường.

Xu hướng Marketing 2024
9 xu hướng Marketing sẽ bùng nổ vào năm 2024

Khi 2023 đang đi đến những ngày cuối cùng, đây chính là thời điểm mà những người làm marketing bắt đầu chuẩn bị dần các chiến lược và kế hoạch marketing cho năm tiếp theo 2024.

Nếu bạn là một Marketer hay thậm chí là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm các xu hướng làm marketing được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong năm 2024 với mục tiêu giành được nhiều cơ hội hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều dữ liệu quan trọng làm kim chỉ nam cho hành động.

Dưới đây là phân tích chi tiết các xu hướng Marketing được dự đoán là sẽ bùng nổ trong năm 2024 và tương lai gần.

1. Tận dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) vào hoạt động Marketing là xu hướng đầu tiên trong năm 2024.

Vốn được cho là các xu hướng công nghệ của tương lai được hỗ trợ mạnh mẽ bởi AI, thực tế ảo và thực tế tăng cường cho phép khách hàng trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp theo cách trực quan nhất. Với các sản phẩm bán lẻ trực tuyến, khách hàng có thể “thử” sản phẩm của doanh nghiệp mà không cần phải đến cửa hàng hoặc tương tác với sản phẩm thật.

Vào năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp hơn sử dụng các công nghệ này để:

  • Tạo ra nhiều trải nghiệm có tính tương tác cao hơn giữa thương hiệu và khách hàng.
  • Ứng dụng VR và AR trong quảng cáo sản phẩm và dịch vụ.

2. Nội dung tương tác.

Nội dung tương tác (Interactive content) là một loại nội dung (Content) Marketing đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng và khuyến khích họ thực hiện tương tác ngược trở lại. Những tương tác này có thể đơn giản là nhấp chuột, thích, chia sẻ bài viết đến những hành động phức tạp hơn như tham gia khảo sát hoặc làm bài quiz hay test tính cách.

Nội dung tương tác có thể được sử dụng để đạt được nhiều mục tiêu Marketing khác nhau, bao gồm:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Nội dung tương tác có thể giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người dùng và khiến họ nhớ đến thương hiệu nhiều hơn.
  • Củng cố mối quan hệ với khách hàng: Nội dung tương tác có thể giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ.
  • Thúc đẩy chuyển đổi: Nội dung tương tác có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi, chẳng hạn như bán hàng, đăng ký nhận bản tin, tải xuống tài liệu hoặc để lại thông tin tư vấn (Lead).

Có rất nhiều loại nội dung tương tác khác nhau, bao gồm:

  • Bài trắc nghiệm: Bài trắc nghiệm là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của người dùng và cung cấp cho họ nhiều thông tin hữu ích từ thương hiệu.
  • Hình ảnh tương tác: Hình ảnh tương tác có thể giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp của mình một cách sáng tạo và hấp dẫn.
  • Video tương tác: Video tương tác có thể giúp doanh nghiệp kể chuyện và thu hút sự chú ý của người dùng. Storytelling là từ khoá cho chiến thuật này.
  • Trò chơi (Gamification): Trò chơi là một cách tiếp cận thú vị để giải trí và giáo dục người dùng.
  • Ứng dụng: Ứng dụng có thể giúp doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm tương tác cho người dùng trên thiết bị di động.

Để có thể tạo ra các nội dung tương tác hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu Marketing của mình trước khi bắt đầu tạo nội dung tương tác.
  • Xác định đối tượng mục tiêu: Doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình để tạo ra nội dung phù hợp.
  • Thiết kế nội dung hấp dẫn: Nội dung tương tác cần được thiết kế hấp dẫn và lôi cuốn để thu hút sự chú ý của người dùng.
  • Khuyến khích tương tác: Nội dung tương tác cần khuyến khích người dùng tương tác để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Nội dung tương tác đang ngày càng trở nên phổ biến trong các chiến dịch Marketing. Bằng cách sử dụng nội dung tương tác một cách hiệu quả, doanh nghiệp hay thương hiệu có thể đạt được nhiều mục tiêu Marketing khác nhau đồng thời xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.

3. Marketing Automation và AI (Trí tuệ nhân tạo).

Với tư cách là một marketer, thuật ngữ tự động hoá tiếp thị hay Marketing Automation chắc có lẽ không còn là thứ mới mẻ, tuy nhiên vào năm 2024, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI, các thương hiệu sẽ bắt đầu ứng dụng rộng rãi hơn vào các hoạt động kinh doanh của mình.

Tuỳ vào từng mục tiêu và bối cảnh khác nhau, doanh nghiệp có thể tận dụng AI và các công cụ Marketing Automation theo các cách khác nhau như tối ưu hóa chiến lược Marketing và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng với thương hiệu, hay sử dụng hệ thống tự động hóa để quản lý chiến lược quảng cáo trực tuyến và chiến dịch Marketing.

4. Marketing thông minh dựa trên dữ liệu là xu hướng Marketing tiếp theo có thể được ứng dụng rộng rãi hơn trong năm 2024.

Vào năm 2024 và xa hơn thế nữa, dữ liệu tiếp tục là nền tảng thành công cho mọi hoạt động marketing.

Nhờ vào các yếu tố công nghệ giúp cho việc có được dữ liệu thuận tiện và chi tiết hơn, các thương hiệu có nhiều cách hơn để tìm hiểu về hành vi và nhu cầu của khách hàng.

Người làm Marketing theo đó có thể tối ưu hóa các chiến lược Marketing dựa trên phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ học máy (Machine Learning).

Trong khi điều này vẫn là một rào cản với các doanh nghiệp nhỏ vốn có ít nguồn lực về công nghệ, tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng dễ tiếp cận hơn, điều này càng dễ khả thi hơn.

5. Chăm sóc khách hàng tăng cường bằng chatbot AI.

Cũng tương tự như khái niệm Marketing Automation, chatbot cũng đã được ứng dụng khá rộng rãi trong những năm trở lại đây, tuy nhiên, các chatbot AI thế hệ mới có thể mang lại nhiều giá trị hơn so với các chatbot truyền thống trước đó.

Doanh nghiệp có thể sử dụng chatbot và trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp các hỗ trợ tức thì và cá nhân hóa cho khách hàng hay đơn giản là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng thông qua các dịch vụ tự động hóa.

6. Social Media Marketing trên các nền tảng mới.

Vào năm 2023, các nền tảng mạng xã hội tiếp tục là “điểm tiếp xúc” quan trọng của phần lớn khách hàng trong hành trình mua hàng của họ, các nền tảng như TikTok hay Facebook theo đó cũng được hưởng lợi từ việc khách hàng không chỉ tương tác mà còn mua sắm cả trong ứng dụng.

Tuy nhiên, khi kỳ vọng rằng AI có thể giúp tạo ra nhiều nền tảng và không gian ảo khác, các thương hiệu có thể sẽ bắt đầu tận dụng các nền tảng mới này cho mục tiêu của họ.

Miễn là ở đâu có khách hàng mục tiêu, đó là nơi doanh nghiệp cần để mắt tới.

7. Quảng cáo 360 độ cũng là một xu hướng làm Marketing hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2024 (và tương lai gần).

Vào năm 2024 này, nhiều thương hiệu hơn sẽ bắt đầu tăng cường trải nghiệm của người dùng thông qua cảm nhận tương tác và các phương tiện trải nghiệm mới như quảng cáo 360 độ.

Quảng cáo 360 độ là một chiến lược Marketing tích hợp, sử dụng nhiều kênh và phương tiện khác nhau để tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua sắm. Chiến lược này nhằm mục đích tạo ra một trải nghiệm liền mạch và toàn diện cho khách hàng, từ khi họ nhận thức về thương hiệu đến khi họ mua hàng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Quảng cáo 360 độ bao gồm các kênh và phương tiện như:

  • Quảng cáo truyền thống: Bao gồm báo chí, truyền hình, đài phát thanh, tạp chí,…
  • Quảng cáo trực tuyến: Bao gồm tiếp thị qua email, quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên các trang web và ứng dụng,…
  • Quảng cáo tương tác: Bao gồm trò chơi, ứng dụng, nội dung video và hình ảnh tương tác,…
  • Quảng cáo cá nhân hóa: Bao gồm các chiến dịch Marketing dựa trên dữ liệu về khách hàng, chẳng hạn như sở thích, hành vi mua sắm,…

Quảng cáo 360 độ có một số lợi ích sau:

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Bằng cách sử dụng nhiều kênh và phương tiện khác nhau, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi, bất cứ lúc nào.
  • Tăng hiệu quả Marketing: Quảng cáo 360 độ có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu Marketing khác nhau, chẳng hạn như tăng độ nhận biết thương hiệu, thúc đẩy bán hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng,…
  • Tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng: Quảng cáo 360 độ giúp khách hàng có được trải nghiệm nhất quán và toàn diện về thương hiệu, từ khi họ nhận thức về thương hiệu đến khi họ mua hàng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tuy nhiên, quảng cáo 360 độ cũng có một số thách thức sau:

  • Tốn kém: Quảng cáo 360 độ đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều nguồn lực, bao gồm tiền bạc, thời gian và nhân lực.
  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ: Để quảng cáo 360 độ hiệu quả, doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau, chẳng hạn như bộ phận marketing, bộ phận bán hàng và bộ phận chăm sóc khách hàng.

Để triển khai một chiến dịch quảng cáo 360 độ hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu Marketing của mình trước khi bắt đầu triển khai chiến dịch.
  • Xác định đối tượng mục tiêu: Doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình để tạo ra nội dung phù hợp.
  • Xây dựng chiến lược: Doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược quảng cáo 360 độ toàn diện, bao gồm các mục tiêu, kênh, phương tiện và ngân sách.
  • Theo dõi và đánh giá: Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

Quảng cáo 360 độ là một chiến lược Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua sắm.

Bằng cách sử dụng nhiều kênh và phương tiện khác nhau, doanh nghiệp có thể tạo ra một trải nghiệm liền mạch và toàn diện cho khách hàng, từ khi họ nhận thức về thương hiệu đến khi họ mua hàng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

8. Video Marketing (và các hình thức marketing trực quan khác).

Video Marketing là khái niệm đề cập đến việc thương hiệu sử dụng nội dung video để truyền tải các thông điệp của thương hiệu tới khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng Video Marketing để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay thậm chí là bán hàng.

Trong khi Video Marketing không phải là thuật ngữ mới, tuy nhiên nhờ vào AI, doanh nghiệp sẽ có nhiều cách hơn để sáng tạo video, bao gồm các định dạng video khác nhau.

Sự phát triển mạnh mẽ của TikTok, Shorts, Reels hay cả các thiết bị TV thông minh, chính là tiền đề để Video Marketing có thể trở nên phổ biến hơn và được nhiều người dùng chấp nhận hơn.

9. Xu hướng làm Marketing dựa trên yếu tố bền vững và trách nhiệm xã hội cũng hứa hẹn sẽ bùng nổ vào năm 2024.

Khi nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, họ bắt đầu có xu hướng quan tâm nhiều hơn chỉ là lợi ích của sản phẩm và dịch vụ. Họ sẽ bắt đầu đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR), yếu tố tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp (tính bền vững) và hơn thế nữa.

Để có thể thúc đẩy sức ảnh hưởng của thương hiệu với khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng cường xây dựng các chiến lược Marketing dựa trên những yếu tố này, hãy cho khách hàng thấy rằng, doanh nghiệp không chỉ bán hàng hay coi trọng lợi nhuận mà còn quan tâm cả đến những vấn đề lớn hơn của cộng đồng và xã hội.

Kết luận.

Trên đây là một số xu hướng Marketing chính được cho là sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và xa hơn thế nữa trong tương lai gần. Hy vọng với những thông tin có được, các marketer hay doanh nghiệp có thể có nhiều ý tưởng hơn cho chiến lược tiếp cận của mình.

Việc cập nhật sớm các chiến thuật mới sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội thành công hơn trên thị trường đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ

Đối với một số thế hệ khác, việc không nhận được phản hồi từ cấp trên có thể có điều bình thường — nhưng đối với đa số Gen Z thì không. Khảo sát mới đây cho thấy có đến 73% Gen Z cho biết họ sẽ từ chức nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ.

Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ
Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ

Theo đó, các số liệu mới cho thấy, đối với những người lao động trẻ như Gen Z, việc họ nhận được phản hồi từ các cấp quản lý là hết sức cần thiết, phần lớn trong số này sẵn sằng từ bỏ công việc nếu điều đó xảy ra.

Vicki Salemi, một chuyên gia về nghề nghiệp cho biết trên CNBC: “Đối với những nhân sự mới, việc nhận được các phản hồi từ cấp trên có thể giúp định hình nghề nghiệp của họ.”

“Với tư cách là một người lao động mới, bạn thực sự có thể bắt đầu quá trình phát triển sự nghiệp của mình bằng cách nhận được nhiều loại phản hồi này. Nếu bạn có được nó đồng thời biết cách khai thác các nguồn lực liên quan… thì bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình.”

“Mặc dù lý tưởng nhất là người quản lý của bạn nên là người tổ chức các cuộc thảo luận hay trao đổi để bạn được hỏi và đáp, việc chủ động tìm kiếm các phản hồi sẽ giúp bạn nhiều hơn.

Suy cho cùng, bạn mới là người nắm quyền sở hữu sự nghiệp của mình – đừng mong đợi sếp sẽ làm điều đó thay cho bạn”.

Nếu bạn muốn tìm kiếm các phản hồi từ sếp, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà bạn có thể tham khảo.

1. Xác định cách bạn muốn nhận phản hồi.

Chỉ 15% nhân viên được khảo sát cho biết họ gặp người quản lý của họ hàng tuần để thảo luận về vấn đề hiệu suất.

Trong bối cảnh này, bạn nên đặt ra những kỳ vọng của mình về thời điểm và cách thức bạn nhận được phản hồi từ sếp. Bạn muốn gặp nhau hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý? Bạn có muốn nhận phản hồi trong thời gian thực không?

Tính nhất quán cũng là chìa khóa khi nói đến việc tìm kiếm các phản hồi. Vì bạn cần nhận được phản hồi thường xuyên, bạn cần xác định rõ kế hoạch cụ thể cho điều này (hoặc thảo luận với Sếp để có được quy trình phù hợp) thay vì chỉ tìm kiếm nó khi bạn cảm thấy cần.

2. Cần chuẩn bị trước khi thảo luận.

Trước khi bạn thực sự ngồi lại với sếp của mình, hãy suy nghĩ về những phản hồi cụ thể mà bạn muốn nghe. Bạn có thể yêu cầu phản hồi về một dự án hoặc bài thuyết trình cụ thể hoặc về cách phát triển một bộ kỹ năng nào đó.

Mặc dù nghe những phản hồi tiêu cực có thể không phải là thứ bạn mong muốn, nó lại rất hữu ích trong việc giúp bạn cải thiện bản thân.

3. Đón nhận các phản hồi một cách tích cực.

Trong khi nhiều người thường ghi nhớ nhiều hơn những lời phê bình về công việc của họ, bạn nên tập trung vào những tác động tích cực của việc nhận được những phản hồi dù nó khá gay gắt, bạn cần sử dụng nó để phát triển sự nghiệp của bạn.

Gen Z mong muốn có cơ hội phát triển sự nghiệp.

Về tổng thể, nhân sự Gen Z là thế hệ mong muốn có cơ hội thăng tiến nhiều hơn so với các thế hệ khác, trong khi chỉ có khoảng 52% nhân viên không thuộc Gen Z nói rằng họ sẽ rời tổ chức nếu không nhận được phản hồi thường xuyên thì con số này với Gen Z là trên 70%.

Khi Gen Z coi việc nhận được các phản hồi từ Sếp của họ là một cách để phát triển bản thân và sự nghiệp, với tư cách là nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp, bạn cũng cần sớm xây dựng các quy trình làm việc cụ thể, thứ có thể giúp những người quản lý sẵn sàng chia sẻ ý kiến và nhân sự Gen Z có được cơ hội tiếp thu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nền tảng bán lẻ trực tuyến Zulily đóng cửa trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao

Theo chính thông tin từ website của nhà bán lẻ, nền tảng bán lẻ trực tuyến Zulily sẽ đóng cửa, trước khi tạm dừng kinh doanh, Zulily từng được định giá xấp xỉ 9 tỷ USD.

Nền tảng bán lẻ trực tuyến Zulily đóng cửa trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao
Nền tảng bán lẻ trực tuyến Zulily đóng cửa trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao

Theo phát ngôn của lãnh đạo Zulily, nền tảng cho biết “chúng tôi đưa ra quyết định này là hết sức khó khăn nhưng cần thiết có thể tối đa hóa giá trị cho các nhà đầu tư của công ty.”

Ryan Baker, phó chủ tịch của Douglas Wilson Companies, công ty cung cấp dịch vụ tiếp nhận và các dịch vụ kinh doanh khác, đồng thời đang giám sát việc đóng cửa Zulily, chia sẻ: “Quyết định này là không hề dễ dàng, tuy nhiên, do môi trường kinh doanh đầy thách thức, cùng với đó là nhiều sự bất ổn khác, Zulily không còn cách nào khác.”

Được ra mắt vào năm 2010 và có trụ sở tại Seattle, Zulily là nhà bán lẻ trực tuyến chuyên về bán quần áo trẻ em và phụ nữ. Zulily IPO vào năm 2013 và có thời điểm được định giá xấp xỉ 9 tỷ USD (theo The Wall Street Journal).

Việc đóng cửa Zulily diễn ra trong bối cảnh ngành thương mại điện tử đang cạnh tranh vô cùng gay gắt, nhiều thương hiệu bán lẻ nhỏ hơn đã không thể cạnh tranh lại với các đối thủ có vốn hóa lớn như Temu của PDD, Shein hay cả Amazon.

Đầu tháng này, Zulily cũng đã kiện Amazon, cáo buộc gã khổng lồ này có hành vi phản cạnh tranh. Người phát ngôn của Amazon đã đưa ra tuyên bố phủ nhận các cáo buộc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: Hơn 60.000 việc làm trong lĩnh vực ngân hàng bị xóa sổ năm 2023

Theo tính toán của The Financial Times, 20 ngân hàng lớn nhất thế giới đã cắt giảm ít nhất 61.905 việc làm vào năm 2023. Để so sánh, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, có 140.000 việc làm đã bị cắt giảm bởi chính những ngân hàng này.

Các ngân hàng toàn cầu đã loại bỏ hơn 60.000 việc làm trong năm 2023, đưa 2023 trở thành một trong những năm có số việc làm bị cắt giảm nặng nề nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008. Động thái này cũng xóa đi phần lớn những tác động tích cực của xu hướng tuyển dụng rầm rộ trong giai đoạn sau đại dịch COVID-19.

Đây là năm thứ hai liên tiếp các ngân hàng đầu tư chứng kiến doanh thu từ các loại phí giảm mạnh trong bối cảnh hoạt động giao dịch và niêm yết công khai cạn kiệt.

Kết quả là các doanh nghiệp ở Phố Wall phải cố gắng bảo vệ tỷ suất lợi nhuận bằng cách cắt giảm số lượng nhân viên. Ở những nơi khác, sự kiện UBS tiếp quản Credit Suisse đã dẫn đến việc cắt giảm ít nhất 13.000 việc làm và dự kiến con số này chưa dừng lại.

Chủ sở hữu công ty dịch vụ tài chính Silvermine Partners Lee Thacker cho biết: “Ở hầu hết các ngân hàng đều không có sự ổn định, không có đầu tư, không có tăng trưởng và có thể sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm việc làm”.

Theo tính toán của The Financial Times, 20 ngân hàng lớn nhất thế giới đã cắt giảm ít nhất 61.905 việc làm vào năm 2023. Để so sánh, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, có 140.000 việc làm đã bị cắt giảm bởi chính những ngân hàng này.

Số liệu này được The Financial Times tổng hợp dựa trên thông tin của các công ty và báo cáo của chính tờ báo này, trong đó không bao gồm các ngân hàng nhỏ hơn hoặc các đợt cắt giảm nhân sự nhỏ lẻ, nên tổng số việc làm bị mất trong lĩnh vực này sẽ cao hơn.

Trong những năm trước đây, xu hướng cắt giảm việc làm diện rộng trong lĩnh vực ngân hàng, chẳng hạn như vào năm 2015 và 2019, phần lớn đều xuất phát từ các “nhà băng” ở châu Âu từng phải vật lộn để đối phó với môi trường lãi suất thấp lịch sử.

Tuy nhiên, ít nhất một nửa số việc làm bị cắt giảm trong năm 2023 đến từ các ngân hàng ở Phố Wall, vốn đang phải vật lộn để đối phó với tốc độ tăng lãi suất ở Mỹ và châu Âu. Trong nhiều trường hợp, các ngân hàng đang sa thải những người mà họ đã tuyển dụng sau đại dịch, khi nhu cầu giao dịch bị dồn nén đã gây ra một cuộc chiến giành nhân tài giữa các ngân hàng đầu tư.

Tuy nhiên, sự cắt giảm lớn nhất xảy ra với UBS của Thụy Sỹ. Trong vài giờ sau cuộc giải cứu Credit Suisse vào tháng 3, những người theo dõi thị trường bắt đầu dự đoán rằng vụ sáp nhập ngân hàng quan trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 sẽ khiến hàng chục nghìn việc làm bị cắt giảm.

Credit Suisse đã lên kế hoạch cắt giảm 9.000 vị trí việc làm, nhưng UBS được cho là sẽ cắt giảm nhiều hơn và nhanh hơn, với việc loại bỏ các vị trí trùng lặp và đóng cửa phần lớn mảng ngân hàng đầu tư.

Vào tháng 11, UBS tiết lộ rằng họ đã cắt giảm 13.000 việc làm sau khi giải cứu Credit Suisse, đưa tổng số nhân viên về mốc 116.000 người. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Sergio Ermotti đã ra tín hiệu rằng năm 2024 sẽ là “năm bản lề” cho việc tiếp quản và các nhà phân tích quan ngại rằng sẽ có thêm hàng nghìn việc làm bị cắt giảm trong những tháng tới.

Công ty có lượng sa thải lớn thứ hai trong năm 2023 là Wells Fargo. Wells Fargo trong tháng này tiết lộ họ đã giảm số lượng nhân viên toàn cầu từ 12.000 vị trí xuống còn 230.000 vị trí.

Ngân hàng cho biết, họ đã chi 186 triệu USD cho chi phí thôi việc chỉ trong quý III/2023, thời điểm có 7.000 việc làm bị sa thải. Giám đốc điều hành Wells Fargo Charlie Scharf thông báo ngân hàng đã trích 1 tỷ USD cho chi phí thôi việc. Điều này làm dấy lên lo ngại sẽ có hàng chục nghìn việc làm khác đang gặp rủi ro.

Các tổ chức cho vay lớn khác ở Phố Wall cũng tiếp tục chương trình “cắt giảm lực lượng lao động ” hàng năm của họ vào năm 2023. Citigroup cắt giảm 5.000 việc làm, Morgan Stanley sa thải 4.800 việc làm, Bank of America giảm 4.000 việc, Goldman Sachs giảm 3.200 việc làm và JPMorgan Chase giảm 1.000 việc làm. Nói chung, các ngân hàng lớn ở Phố Wall đã cắt giảm ít nhất 30.000 nhân viên vào năm 2023.

Trước đó, tháng 1/2022, Giám đốc điều hành Christian Stitch của Deutsche Bank đã bày tỏ lo ngại về việc xu hướng cạnh tranh tuyển dụng đã đẩy chi phí thù lao lên cao trên khắp Phố Wall. Tại đây, lương đã tăng gần 15% trong 12 tháng trước đó. Tuy nhiên chỉ chưa đầy hai năm sau, khó khăn đã buộc các ngân hàng phải tinh giản các hoạt động ngân hàng đầu tư.

Theo dữ liệu từ Liên minh Greenwich, cơ quan đánh giá chiến lược, phân tích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các ngân hàng đầu tư lớn nhất đã cắt giảm 4% nhân sự chỉ trong nửa đầu năm nay và sẽ có nhiều đợt cắt giảm hơn nữa trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, mức giảm của việc làm không nghiêm trọng bằng mức giảm doanh thu.

Trong khi đó, một số ngân hàng lớn đã không sa thải nhân viên trong năm 2023, bao gồm HSBC và Commerzbank. Cả hai ngân hàng này đều rất mạnh tay trong việc cắt giảm lực lượng lao động  trong những năm gần đây. Ngân hàng lớn thứ hai của Italy là UniCredit đã không công bố bất kỳ đợt cắt giảm nhân sự lớn nào trong năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Thế Giới Di Động đóng gần 150 cửa hàng trong 2 tháng

Hai tháng 10 và 11, các chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và TopZone đóng gần 150 cửa hàng, con số cao nhất từ trước đến nay, để tái cấu trúc toàn diện.

Thông tin trên được đề cập trong báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố. Đến cuối tháng 11, công ty còn vận hành 1.100 cửa hàng Thế Giới Di Động và Topzone, 2.210 cửa hàng Điện Máy Xanh.

Trong tháng 12, MWG tiếp tục đóng một số cửa hàng kém hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận để ổn định hoạt động, chuẩn bị cho mùa bán hàng cao điểm đợt Tết nguyên đán. Theo kế hoạch, doanh nghiệp này có thể đóng tổng cộng 200 cửa hàng trong ba tháng cuối năm.

Tại cuộc họp nhà đầu tư trước đó, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài cho rằng với tình trạng sức mua thị trường yếu và còn kéo dài, công ty không thể duy trì những bộ phận kém hiệu quả. Tuy nhiên, ông khẳng định việc đóng bớt cửa hàng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu, mà chỉ “chuyển từ cửa hàng này sang cửa hàng khác”. Thêm vào đó, chi phí mặt bằng, nhân viên, điện nước được cắt giảm, giúp công ty cải thiện lợi nhuận.

Thời gian qua, MWG đang tái cấu trúc toàn diện để vận hành tinh gọn. Công ty kỳ vọng có thể tăng trưởng doanh thu, thị phần và cải thiện lợi nhuận trong năm sau.

Không chỉ ở mạng lưới điểm bán, việc tái cấu trúc cũng được công ty này thực hiện ở kho vận, các phòng ban hậu cần, quản lý doanh nghiệp. Công ty tập trung giữ các hoạt động cốt lõi, các chuỗi, cửa hàng và ngành hàng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp ở hiện tại hoặc tương lai gần.

“Chúng tôi sẵn sàng sáng tạo, thay đổi cách thức kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng trong bối cảnh kinh doanh mới”, báo cáo nêu rõ.

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu 11 tháng đạt gần 108.000 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này chỉ còn một tháng cuối năm để hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu 135.000 tỷ đề ra trước đó.

Trong các chuỗi, mảng “xương sống” Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh tiếp tục ghi nhận doanh thu giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 11, doanh thu hai chuỗi này cũng giảm so với tháng 10 do nhu cầu iPhone hạ nhiệt sau cao điểm ra mắt. Ngoài ra, theo ban lãnh đạo, đây là giai đoạn thấp điểm với ngành hàng điện máy.

Bách Hóa Xanh vẫn là điểm sáng hiếm hoi. Doanh thu 11 tháng năm nay đạt 28.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2022. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt 1,75 tỷ đồng – còn cách 250 triệu đồng so với mức ước tính có lãi của công ty.

Chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu này đã hoàn tất việc rà soát đóng điểm bán trong tháng 11. Ban lãnh đạo cho biết Bách Hóa Xanh sẽ duy trì 1.697 cửa hàng từ tháng 12. Kể từ khi dừng hẳn kế hoạch mở rộng điểm bán và dồn lực “lấy lại những gì đã mất” từ năm 2022, chuỗi này đã đóng hơn 400 cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Year in Review: Hơn 172.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm 2023

Theo Cục Đăng ký kinh doanh trong năm 2023, cả nước vẫn có 172.578 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là con số cao nhất kể từ năm 2017 tới nay.

Hơn 172.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm 2023
Hơn 172.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm 2023

Dừng hoạt động cao nhất 5 năm qua.

Số liệu Cục Đăng ký kinh doanh cũng cho thấy, năm 2023, cả nước vẫn có 172.578 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Đây cũng là con số cao nhất kể từ năm 2017 tới nay. Trung bình mỗi tháng có khoảng 14.382 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Mặc dù vậy, phần lớn trong số này là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 51,6%). Chỉ có khoảng 10% (18.000 doanh nghiệp) thực hiện thủ tục giải thể, thực sự chấm dứt hoạt động và rời khỏi thị trường.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc giải thể được các doanh nghiệp phản ánh là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả, doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.

Bên cạnh đó, thị trường có nhiều biến động, cơ cấu tổ chức công ty không kịp thích ứng; công ty gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả…

Kỷ lục thành lập mới doanh nghiệp.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 đạt 159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.

“Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160 nghìn doanh nghiệp. Con số này thực sự ấn tượng khi gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022 và tăng 4,6% so với ước thực hiện cả năm 2023”, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nêu.

Xét về lĩnh vực, 13/17 ngành nghề kinh doanh có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với năm 2023. Cụ thể, Giáo dục và đào tạo tăng 27% so với năm 2022; Bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy tăng 17%; dịch vụ việc làm, du lịch tăng 14%; vận tải kho bãi tăng 12%; …

Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 – 10 tỷ đồng) với 144.460 doanh nghiệp, chiếm 90,7%, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Xét về vốn, tổng số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp gia nhập thị trường có sự cải thiện qua các quý của năm 2023: 310.331 tỷ đồng trong quý 1/2023; 397.126 tỷ đồng trong quý 2/2023; 379.319 tỷ đồng trong quý 3 và quý 4 đã tăng lên mức 434.483 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2023 là 3.557.901 tỷ đồng, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 1.521.259 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2022. Số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 2.036.642 tỷ đồng, giảm 35,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp trong năm 2023 đạt 9,55 tỷ đồng, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2023 đạt 58.412 doanh nghiệp, qua đó, góp phần đưa số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (Market) tiếp tục ở mốc trên 200.000 doanh nghiệp (217.706 doanh nghiệp), tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, trung bình mỗi tháng có khoảng 18.142 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Foxconn và Pegatron tranh giành vị thế với tư cách là đối tác cung ứng iPhone

Ngày 28/12, công ty Pegatron có trụ sở tại Đài Loan – một nhà lắp ráp iPhone lâu năm, đã công bố nhận khoản đầu tư 2,1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 296 triệu USD) từ Luxshare vào một nhà máy tại Côn Sơn.

Foxconn và Pegatron tranh giành vị thế với tư cách là đối tác cung ứng iPhone
Foxconn và Pegatron tranh giành vị thế với tư cách là đối tác cung ứng iPhone

Cổ phần của Pegatron tại nhà máy này theo đó giảm từ 100% xuống 37,5% và họ sẽ mất quyền kiểm soát, theo hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán.

Cùng với đó, khoản đầu tư sẽ đưa Luxshare trở thành nhà lắp ráp iPhone lớn thứ hai thế giới về công suất sau Foxconn của Đài Loan.

Động thái này cũng sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Apple với các nhà cung cấp Trung Quốc, bất chấp những tin đồn trong những năm gần đây về việc Apple tìm cách thoát khỏi chuỗi cung ứng tại đất nước tỷ dân.

“Để đáp ứng thị trường và môi trường công nghiệp năng động, đồng thời tăng cường hiệu quả sản xuất trong khu vực, Pegatron kỳ vọng sẽ tái phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn bằng cách liên doanh với nhà đầu tư chiến lược thông qua việc tài trợ vốn, giúp tăng khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn”, nhà sản xuất Đài Loan cho biết trong một thông báo.

Pegatron có bốn nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, gồm: Trùng Khánh, Tô Châu, Thượng Hải và Côn Sơn. Họ sản xuất iPhone ở Thượng Hải và Côn Sơn, đồng thời cũng bắt đầu sản xuất tại Ấn Độ – nơi Apple đang tăng cường nỗ lực trên cả phương diện sản xuất và bán hàng.

Hai nguồn tin của Nikkei cho biết, quan hệ đối tác chiến lược với Luxshare sẽ cho phép Pegatron duy trì hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời giải phóng nguồn lực để mở rộng sang các thị trường khác trong bối cảnh bất ổn địa chính trị đang gia tăng.

Một trong những nguồn tin nói: “Pegatron sẽ không rút đầu tư khỏi Trung Quốc. Nhưng xét đến nguồn vốn cần thiết cho các kế hoạch sản xuất toàn cầu, họ sẽ không đầu tư thêm bất kỳ khoản tiền nào vào nhà máy Côn Sơn”.

“Pegatron sẽ giữ lại nhà máy ở Thượng Hải, nhà máy ở Ấn Độ và tiếp tục sở hữu các đơn vị nghiên cứu và phát triển cho iPhone”, nguồn tin cho biết thêm. “Họ không có kế hoạch bán mảng kinh doanh smartphone của mình”.

Công ty công nghệ Đài Loan, thường sản xuất hợp đồng thuê ngoài cho các công ty như Microsoft, Google, Tesla và Audi, đang mở rộng sang Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia.

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp tích cực tăng cường kinh doanh ô tô khi bối cảnh thị trường điện thoại thông minh đang giảm tốc. Họ xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ở Mexico nhằm nắm bắt tiềm năng kinh doanh tại các thị trường Bắc Mỹ.

Đối với Luxshare, nhà máy sản xuất iPhone vừa thâu tóm thêm ở Trung Quốc đến vào thời điểm hãng này đang gặp khó khăn trong việc xây dựng nhà máy mới ở Ấn Độ do mối quan hệ giữa hai nước láng giềng tỷ dân này ngày càng xấu đi.

Luxshare trở thành nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc quan trọng nhất của Apple, chuyên sản xuất iPhone, AirPods, Apple Watch và HomePod.

Vào tháng 10, trong chuyến thăm Trung Quốc, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã đi tham quan nhà máy của Luxshare. Apple cũng chọn Luxshare làm công ty chính để phát triển sản phẩm thực tế tăng cường Vision Pro.

Luxshare đang giúp Apple mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam.

Ngày càng có nhiều nhà cung cấp của Apple có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, nhiều hơn bất kỳ thị trường nào khác. Vị trí vốn từng thuộc về các nhà cung cấp tại Đài Loan.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của Luxshare trong chuỗi cung ứng Apple đặt ra thách thức tiềm tàng đối với Foxconn, gã khổng lồ sản xuất theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là đối tác sản xuất lớn nhất của Apple.

Foxconn đang xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng iPhone mới ở Ấn Độ cho Apple.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giáo sư AI: Sẽ quá dại dột khi coi ChatGPT là bạn tâm giao

Mike Wooldridge, giáo sư về AI tại Đại học Oxford, cho rằng việc chia sẻ thông tin hoặc bày tỏ tình cảm chân thành với chatbot là thiếu khôn ngoan.

Giáo sư AI: Sẽ quá dại dột khi coi ChatGPT là bạn tâm giao
Giáo sư AI: Sẽ quá dại dột khi coi ChatGPT là bạn tâm giao

Giáo sư khoa học máy tính Wooldridge đã dành hơn 30 năm nghiên cứu về AI và từng được trao huy chương Lovelace vì những đóng góp trong lĩnh vực máy tính. Ông đang thực hiện loạt bài giảng liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong chuỗi sự kiện học thuật của Viện Hoàng Gia Anh dịp Giáng sinh.

Theo ông, người dùng không nên coi AI như một người bạn tâm giao vì nó có thể khiến họ gặp rắc rối lớn. Việc trò chuyện với ChatGPT từ những chuyện nhỏ nhặt như phàn nàn về sếp, đến những việc quan trọng như quan điểm chính trị là “cực kỳ dại dột và thiếu khôn ngoan”.

“Đừng bao giờ mong chờ câu trả lời thật lòng vì công nghệ sẽ nói những gì bạn muốn nghe thay vì sự thật”, giáo sư Wooldridge nói.

Wooldridge nói với Daily Mail rằng dù các lập trình viên đang cố gắng tìm kiếm ý thức trong AI nhưng hiện vẫn là một nỗ lực chưa đem lại kết quả. “AI không có sự đồng cảm. Điều quan trọng là AI chưa bao giờ trải qua bất cứ điều gì”, ông nói.

Trước đó, ông nhiều lần nhấn mạnh AI không thể có cảm xúc như con người. “ChatGPT sẽ đọc hàng nghìn mô tả về việc uống, thưởng thức cà phê, hương vị từng loại nhưng nó chưa bao giờ thực sự trải nghiệm. Đó là sự khác biệt”, Guardian dẫn lời giáo sư Wooldridge.

Ông cũng cho rằng dù hiểu biết của chatbot có thể khác ý thức con người, nó vẫn tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống. Một số nguy cơ về AI chỉ mang tính suy đoán nhưng cũng có những thứ đã hiện hữu. Ví dụ, chatbot có thể trở thành “ông chủ khó tính”, giám sát mọi email của nhân viên, đưa ra phản hồi liên tục, thậm chí quyết định ai sẽ bị sa thải.

“Việc chúng ta nhập nội dung gì vào ChatGPT hôm nay có thể trở thành dữ liệu phục vụ cho chatbot tương lai”, ông khuyến cáo. Với các mô hình AI hiện nay, người dùng gần như không thể lấy lại dữ liệu một khi đã đưa vào hệ thống.

Hồi tháng 4, OpenAI triển khai bản cập nhật, cho phép người dùng tắt lịch sử trò chuyện trên ChatGPT để ngăn hệ thống lấy dữ liệu đào tạo AI. Công ty cũng cho biết sẽ lưu lịch sử cuộc nói chuyện của người dùng với chatbot trong 30 và “chỉ xem lại khi cần”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới

Mùa mua sắm cuối năm, đặc biệt là dịp cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được các doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng bứt tốc. Vậy xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới?

Xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới
Xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới

Trong một năm kinh tế còn nhiều khó khăn, tiêu dùng nội địa trở thành động lực tăng trưởng quan trọng thì mùa mua sắm cuối năm càng được doanh nghiệp quan tâm và chuẩn bị sớm hơn các năm trước nhằm đem lại sự hài lòng trong phục vụ và trải nghiệm cho khách hàng. Đặc biệt, năm nay, ghi nhận trên thị trường Tết, xu hướng và thói quen tiêu dùng của người dân có nhiều thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh và thích ứng.

Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và xu hướng mua sắm Tết 2024.

Từ cuối quý 3, nền kinh tế có tín hiệu tăng trưởng tích cực hơn, tạo đà cho sự khởi sắc của thị trường Tết với sức mua được cải thiện. Những tín hiệu khả quan được ghi nhận nhưng các chuyên gia kinh tế khá thận trọng đưa ra nhận định về sự bứt tốc hay sôi động của thị trường bán lẻ nội địa như những năm trước bởi chưa có tín hiệu rõ rệt cho thấy, người tiêu dùng đã nới lỏng chi tiêu.

Trong kết quả khảo sát vừa được công bố trong đầu quý 4, công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam dự báo, trong dịp Tết 2024 người tiêu dùng sẽ không chi tiêu nhiều mà có xu hướng mua sắm cầm chừng, kể cả trong thời gian cao điểm.

Nguyên nhân của tình trạng này là do một bộ phận người dân gặp khó khăn về tài chính (khoảng 28% hộ gia đình, tăng 7% so với giai đoạn bình thường mới sau dịch COVID-19).

Về xu hướng tiêu dùng hàng Tết, theo báo cáo của Kantar Việt Nam, người tiêu dùng có thể không cắt giảm những mặt hàng thiết yếu và quà tặng dịp Tết trong giỏ chi tiêu mà có xu hướng chuyển dịch thứ tự ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm.

Trong đó, ưu tiên hàng hóa sản phẩm tốt cho sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà, cá nhân hóa nhu cầu và tối ưu hóa chi tiêu bằng lựa chọn sản phẩm giảm giá, so sánh giá giữa các kênh phân phối…

Thực tế này khiến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối có kế hoạch cân đối danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau, trong thời điểm phân hóa ngày càng nhiều, đồng thời duy trì hiệu quả các chương trình kích cầu mua sắm.

Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng với bối cảnh tiêu dùng mới.

Từ đầu tháng 12 năm 2023 khi Tết Nguyên đán Giáp Thìn còn gần 2 tháng nữa, nhiều hệ thống phân phối lớn đã giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, giỏ quà Tết.

Không chỉ khởi động mùa mua sắm Tết sớm hơn, các doanh nghiệp chủ động nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, những thay đổi trong xu hướng mua sắm như tính ứng dụng cao của sản phẩm và sự đa dạng trong món quà thay cho việc lựa chọn theo thương hiệu, hình thức như trước đây.

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp phân phối đã tăng cường dự trữ nguồn hàng đảm bảo bình ổn thị trường, triển khai các giải pháp, chương trình khuyến mãi hấp dẫn kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ – Giám đốc Nhân sự truyền thông và đối ngoại AEON Việt Nam cho biết, AEON chuẩn bị hàng Tết từ giữa năm 2023.

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, khách hàng có thể cân nhắc trong việc mua sắm, AEON nhận thấy năm nay giá trị và chất lượng sản phẩm hàng hoá quyết định việc lựa chọn của người tiêu dùng chứ không phải là giá cả như trước đây.

Do vậy, AEON đặc biệt chú tâm đến giá trị trong giỏ hàng. AEON đã lên ý tưởng từ giữa năm và cuối năm là thời điểm siêu thị này đem đến những trải nghiệm mới cho khách hàng.

Khách hàng chuyển đổi ý thức tiêu dùng và thứ tự ưu tiên trong chi tiêu, hướng đến sử dụng sản phẩm organic, ưu tiên sản phẩm sức khoẻ và sắc đẹp mang giá trị bền vững nên giá trị giỏ hàng AEON cung cấp khác biệt hơn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, thay đổi hành vi tiêu dùng.

Về cơ cấu sản phẩm, số lượng hàng Việt Nam trên quầy kệ chiếm 90%, trong đó hàng nông sản chiếm hơn 95%. Tết năm nay, dự kiến sức mua năm nay sẽ tăng khoảng 10%, doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn cung hàng hóa, đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả ổn định kèm nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Mang lại những trải nghiệm mới, đề cao sự tiện ích và chú trọng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm cũng được một số doanh nghiệp phân phối triển khai.

Ngoài khách hàng mua sắm trực tiếp, Saigon Co.opmart dành nhiều ưu tiên cho nhóm khách hàng Gen Y và Gen Z bằng cách tổ chức livestream, phát các video ngắn trên các nền tảng số hay ưu đãi mua sắm cho người lao động có thu nhập thấp. Ở hệ thống phân phối này, khách hàng đặt giỏ quà Tết ở một nơi nhưng được giao miễn phí trong 43 tỉnh, thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo DĐDN

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan trọng xác định lại cách người tiêu dùng mua sắm và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2024.

xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2024
McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Tại Việt Nam, thị trường tiêu dùng đã chứng kiến những thay đổi đáng kể, được thúc đẩy bởi sự mở rộng và đa dạng hóa đáng kể của tầng lớp trung lưu trong những năm gần đây.

Trải rộng về mặt địa lý và ngày càng đa dạng, nhóm nhân khẩu học này đã tăng trưởng cả về số lượng và kỳ vọng. Các dự báo cho thấy đến năm 2035, hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu, dẫn đến thu nhập khả dụng tăng và tiêu dùng tăng đáng kể.

Theo phân tích của McKinsey, triển vọng lạc quan của người tiêu dùng trung lưu ở Việt Nam vẫn vững vàng, ngay cả khi đối mặt với những thách thức kinh tế và thời kỳ hậu suy thoái. Tương lai nền kinh tế Việt Nam có vẻ đầy hứa hẹn trong thập kỷ tới, với mức tăng trưởng GDP dự kiến dao động từ 2% đến 7% trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến 2030.

Sự tăng trưởng kinh tế này chủ yếu được thúc đẩy bởi lĩnh vực sản xuất đang phát triển mạnh của Việt Nam, được hưởng lợi từ một trong những mức lương thấp nhất khu vực. Ngoài ra, lực lượng lao động được giáo dục tốt của đất nước đóng góp đáng kể vào sức mạnh kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến sức mua của người dân. Đáng chú ý, nhu cầu từ các thị trường quan trọng như Mỹ và Liên minh châu Âu sụt giảm, dẫn đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam dự kiến giảm 9-10% trong năm 2023, trái ngược với mức 14% ghi nhận vào năm 2022.

Đồng thời, với lạm phát duy trì ở mức khoảng 3,8% trong suốt năm 2023, có thể gây gánh nặng đáng kể cho những người có thu nhập thấp. Do đó, người dân có thể cảm nhận được những tác động bất lợi của lạm phát, làm giảm khả năng mua hàng của họ và gây căng thẳng cho thị trường thế chấp.

Theo khảo sát của McKinsey, người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên sáng suốt hơn và có ý thức hơn về chi phí. Họ dự kiến sẽ sửa đổi mô hình chi tiêu của mình để ứng phó với những thách thức kinh tế và cảm giác bất ổn.

Hơn 90% người tiêu dùng bày tỏ lo lắng về giá cả leo thang, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát, thiếu hụt nhiên liệu, chi phí nhiên liệu tăng và lãi suất cao hơn.

Căng thẳng tài chính gia tăng và sự không chắc chắn này cũng đang thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra các quyết định mua sắm cẩn thận và được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, báo hiệu sự thay đổi trong hành vi mua hàng của họ.

Các xu hướng tiêu dùng đáng chú ý tại Việt Nam năm 2024.

Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam năm 2024 có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, như được nhấn mạnh trong Báo cáo Xu hướng Tiêu dùng Toàn cầu năm 2023 của Qualtricss.

Theo đó, người tiêu dùng Việt Nam đang tích hợp công nghệ thông minh vào cuộc sống hàng ngày, không chỉ sử dụng điện thoại thông minh để liên lạc, làm việc và giải trí mà còn kết hợp các thiết bị thông minh khác như đồng hồ, tai nghe, loa, máy ảnh và TV thông minh.

Cách tiếp cận am hiểu công nghệ này nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung. Ngoài ra, xu hướng sử dụng các ứng dụng thông minh để giao dịch, đặt chỗ và thanh toán nhanh chóng và thuận tiện đang ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, mua sắm trực tuyến ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ sự tiện lợi, sản phẩm đa dạng và giá cả cạnh tranh. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, doanh thu bán lẻ và dịch vụ đã tăng khoảng 19,8% vào năm 2022 so với năm 2019.

Nền kinh tế internet tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 23 tỷ USD năm 2022 lên ước tính 52 tỷ USD vào năm 2025. Người tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang tìm kiếm trải nghiệm đa kênh, mong muốn tích hợp liền mạch cả kênh mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến.

Ngoài ra, với nhận thức ngày càng cao về các vấn đề môi trường, xã hội và sức khỏe, người tiêu dùng Việt Nam đang ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc minh bạch, thân thiện với môi trường và an toàn. Xu hướng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ có tác động tiêu cực tối thiểu đến môi trường và sức khỏe con người ngày càng tăng.

Sự thay đổi này được thể hiện qua hành vi người tiêu dùng Việt Nam, trong đó 80% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cam kết giá trị “xanh” và “sạch”, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu thô thân thiện với môi trường.

Vào năm 2024, kỳ vọng sẽ có một thị trường phát triển mạnh cho các sản phẩm xanh như trái cây và rau hữu cơ, thực phẩm chay, nước lọc, bảo quản sinh học và năng lượng tái tạo. Những sản phẩm này có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng lựa chọn bền vững.

Theo báo cáo của UNFPA, Việt Nam đang trải qua một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên toàn cầu. Tỷ lệ người cao tuổi (60 tuổi trở lên) trong tổng dân số đã tăng từ 9,9% năm 2011 lên 12% vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng lên 17,9% vào năm 2030.

Sự thay đổi nhân khẩu học này đặt ra những thách thức nhưng nó cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người già. Nhóm người cao tuổi đại diện cho phân khúc khách hàng tiềm năng có thu nhập ổn định, có nhiều thời gian rảnh rỗi và nhận thức về tiêu dùng được nâng cao.

Vào năm 2024, dự đoán thị trường sản phẩm và dịch vụ phục vụ người cao tuổi sẽ chứng kiến sự đổi mới và đa dạng ngày càng tăng. Xu hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi, tập trung vào chăm sóc sức khỏe, an toàn và tiện lợi, dự kiến sẽ tiếp tục đi lên. Các doanh nghiệp có thể khai thác thị trường đang phát triển này bằng cách giải quyết các yêu cầu đặc biệt của dân số già.

Nhìn chung, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, để thành công tại thị trường này, doanh nghiệp cần nắm bắt và đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới của người Việt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: Grab chia sẻ các hành vi tiêu dùng của người Việt Nam năm 2023

Năm 2023 sắp đi qua, cũng là lúc Grab tung ra một bản “Báo cáo xu hướng thực phẩm và hàng tạp hóa năm 2023” tại thị trường Việt Nam. Báo cáo đã “tiết lộ” khá rõ hành vi tiêu dùng của người Việt Nam.

Grab chia sẻ các hành vi tiêu dùng của người Việt Nam năm 2023
Grab chia sẻ các hành vi tiêu dùng của người Việt Nam năm 2023

Theo đó, “Báo cáo xu hướng thực phẩm và hàng tạp hóa năm 2023” của Grab là một bản báo cáo khá hoàn chỉnh, trong đó nêu chi tiết về việc người dùng Việt Nam ăn gì, mua gì và ở đâu. Bên cạnh đó là các xu hướng đặt món ăn và đi chợ online năm 2023 cũng như việc đề cao vai trò của các ứng dụng giao hàng, thanh toán trong cuộc sống của người Việt Nam.

Theo Grab, báo cáo này được tổng hợp từ các nguồn bao gồm nghiên cứu thị trường sơ cấp từ 6 quốc gia Đông Nam Á, phỏng vấn chuyên gia và các nguồn tin trong ngành, phân tích xu hướng truyền thông và cuối cùng là những dữ liệu từ nền tảng Grab.

Báo cáo cho thấy đã có những thay đổi đáng kể trong cách người dùng tại Việt Nam sử dụng ứng dụng giao hàng như Grab. Ngày càng nhiều người dùng Việt Nam thích sử dụng ứng dụng Grab để khám phá và trải nghiệm các nhà hàng và cửa hàng mới.

Ứng dụng giao hàng ngày nay đã trở thành công cụ khám phá quan trọng, nó trở thành nguồn thông tin hàng đầu khi người dùng muốn khám phá nhà hàng và cửa hàng mới. Theo Grab, cứ 2 người dùng sẽ có 1 người dùng tại Việt Nam sử dụng ứng dụng Grab khi chưa biết rõ muốn mua hàng ở đâu.

Một tiết lộ của Grab cho thấy, người tiêu dùng thường xuyên sử dụng ứng dụng giao hàng của Grab được thống kê ở độ tuổi từ 18 – 24 với nghề nghiệp hầu hết là nhân viên văn phòng, độc thân và có sở thích dùng các món ăn như khoai tây chiên, Burger tôm hay là Trà sen vàng.

Trong khi những người dùng ở độ tuổi 25 – 34, cũng là nhân viên văn phòng nhưng đã có gia đình thường xuyên sử dụng dịch vụ giao hàng với các món ưa chuộng là bia và sữa.

Ngoài ra, các đơn hàng theo nhóm tăng gấp 4 lần trong năm 2023. Số lượt sử dụng tính năng đặt đơn theo nhóm đã tăng cao khi người dùng cũng chi nhiều gấp 2 lần với các đơn hàng theo nhóm. Đây thường là các đơn hàng vào bữa trưa và được giao tới các văn phòng.

Báo cáo của Grab cũng nêu rõ, các nhà hàng có được những đánh giá và nhận xét tích cực, sẽ bán hàng hiệu quả hơn. Theo Grab, lý do phổ biến nhất khiến người tiêu dùng Việt thử đặt hàng tại nhà hàng mới hoặc gọi món mới trong thực đơn thường nhằm mục đích có thể tận hưởng các ưu đãi có sẵn và tìm kiếm những nhà hàng có đánh giá và nhận xét tích cực từ khách hàng.

Trong quá trình này, các nền tảng kỹ thuật số là một phần thiết yếu trong hành trình mua hàng (Customer Journey). Khi đặt hàng đồ ăn, người dùng sử dụng điện thoại di động xuyên suốt cả quá trình – từ khám phá cho tới mua hàng (trực tuyến hay tại nhà hàng) và cả thanh toán. Một thống kê cho thấy, có đến 9 trên 10 người chia sẻ rằng họ ưa chuộng các thương hiệu đem đến trải nghiệm liền mạch từ trực tuyến đến tại nhà hàng.

Một tiết lộ khá thú vị từ Grab, “Bún đậu mắm tôm” chính là một “lựa chọn quốc dân” trong năm 2023. Và bên cạnh đó, không thể không kể đến một “ngôi sao” mới của năm qua là “Cà phê muối”. Ngoài ra, bia vẫn là món giữ được vị trí bán chạy số 1 trên GrabMart.

Trên thực tế, nhu cầu đặt hàng trên các nền tảng giao hàng tại Việt Nam đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Không dừng lại ở đó, giao hàng hiện nay tiếp tục trở thành một dịch vụ thiết yếu và là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người Việt, nhờ vào chi phí hợp lý và mang đến nhiều tiện ích.

Rõ ràng, trong cuộc sống bận rộn ngày nay, những ứng dụng như Grab có vẻ như đang dần thay đổi các hành vi và thói quen của người tiêu dùng Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thuật toán TikTok 2024: Ưu tiên video dài thay vì video ngắn

Vào năm 2024, thuật toán của mạng xã hội TikTok (TikTok Algorithm) có thể sẽ tập trung ưu tiên các video dài thay vì video ngắn như trước đây. Thấu hiểu cách thuật toán của TikTok hoạt động và ưu tiên có thể giúp thương hiệu xây dựng nội dung video hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội lên xu hướng (Trending / Go Viral) hơn. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về thuật toán TikTok 2024 trong bài viết này.

Thuật toán TikTok 2024
Thuật toán TikTok 2024: Ưu tiên video dài thay vì video ngắn

Về tổng thể, với các cập nhật mới đây thì rất có thể vào năm 2024, các thuật toán của TikTok sẽ tập trung nhiều hơn vào việc ưu tiên phân phối cho các video dài thay vì video ngắn như trước đây.

Trước khi đi vào tìm hiểu các thuật toán của TikTok trong năm 2024, bạn cần tìm hiểu về cách thức hoạt động chung của thuật toán TikTok.

Thuật toán TikTok (TikTok Algorithm) là gì?

Thuật toán của TikTok trong tiếng Anh có nghĩa là TikTok Algorithm, khái niệm đề cập đến cách TikTok thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.

“Khi bạn mở TikTok và dừng lại trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn, bạn sẽ được cung cấp một luồng video được quản lý theo sở thích của mình, giúp bạn dễ dàng tìm thấy nội dung và người tạo mà bạn yêu thích.

Nguồn cấp dữ liệu này được cung cấp bởi hệ thống đề xuất cung cấp nội dung cho mỗi người dùng có khả năng quan tâm đến người dùng cụ thể đó”.

TikTok phác thảo các chi tiết cụ thể của hệ thống khuyến nghị/đề xuất (recommendation system) đó. Các trình điều khiển chính xác định video nào xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu (feed) của mỗi người dùng là:

  • Tương tác của người dùng (Engagement) – Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng clip bằng một hashtag nhất định, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong luồng (stream) của mình.
  • Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích, âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó có thể là hashtag.
  • Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu những nội dung được thể hiện cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.

Thuật toán TikTok trong năm 2024: Ưu tiên video dài thay vì video ngắn.

Năm 2020, khi TikTok bùng nổ với những clip ngắn nhảy nhót hài hước, là nguồn giải trí cho nhiều người dùng trong thời điểm đại dịch COVID-19, đã khơi mào cuộc đua mạng xã hội video ngắn.

Facebook, Instagram, YouTube và các nền tảng khác ngay lập tức tung ra các sản phẩm tương tự, khuyến khích người dùng tạo video dài tối đa 1 phút, hiển thị theo chiều dọc.

Những năm sau đó, các nền tảng này đã cố gắng bắt kịp TikTok về độ phổ biến, đặc biệt với đối tượng người dùng trẻ.

Nhưng giờ đây, TikTok lại thay đổi chiến lược khi thuật toán của nền tảng sẽ ưu tiên nhiều hơn cho các nội dung từ nhà sáng tạo có video dài hơn. TikTok mới đây cũng thông báo tạm dừng quỹ hỗ trợ nhà sáng tạo nội dung.

Theo chính sách mới, các nhà sáng tạo muốn kiếm tiền trên TikTok phải tham gia chương trình sáng tạo mới, trong đó yêu cầu họ đăng tải những video có độ dài hơn 1 phút.

Nguyên nhân của sự dịch chuyển này đến từ việc TikTok muốn đi theo những nền tảng lâu đời trước đó, hướng người dùng tới những định dạng nội dung dài mang lại lợi nhuận cao hơn (quảng cáo rất khó hiển thị và mang lại doanh thu từ video ngắn). Chiến lược này cũng khuyến khích người dùng dành thời gian lâu hơn ở trên ứng dụng.

Một số nhà sáng tạo trên TikTok cảm thấy thất vọng với động thái mới. Họ lo ngại rằng nó sẽ làm mất đi bản sắc ban đầu làm nên tên tuổi cho TikTok: Khả năng lướt nhanh qua nhiều nội dung, ai cũng có thể sáng tạo video mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Nikki Apostolou, một nhà sáng tạo trên TikTok với gần 150.000 người theo dõi, chuyên làm nội dung về lịch sử và văn hóa bản địa Mỹ, không hài lòng với sự thay đổi này.

“Không phải lúc nào tôi cũng có đủ nội dung cho video dài 1 phút”, cô nói. “Tôi cảm thấy có rất nhiều nhà sáng tạo đến với TikTok vì đây là ứng dụng video ngắn, nhưng bây giờ nền tảng lại muốn biến nó thành YouTube mini và điều đó khiến chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi”.

Phía TikTok lên tiếng cho biết chương trình hỗ trợ mới được phát triển “dựa trên những kinh nghiệm và phản hồi nhận được từ quỹ sáng tạo TikTok Beta trước đây”.

Krysten Stein, một học giả chuyên nghiên cứu truyền thông và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đại học Illinois Chicago, nhận định: “Mô hình video ngắn thực sự hiệu quả khi TikTok mới ra mắt, họ có thể thu hút người dùng nhanh chóng, lướt liên tục và tốc độ nhanh.

Tôi nghĩ bây giờ TikTok đang muốn chứng minh cho các nhà quảng cáo rằng họ có thể khiến người dùng xem một video lâu hơn. Nhưng tôi rất muốn xem người dùng sẽ phản ứng ra sao, bởi vì chính những video ngắn mới là thứ khiến họ gắn bó với ứng dụng”.

Trong ba năm qua, TikTok đã dần triển khai khả năng đăng video dài hơn trên ứng dụng, tăng giới hạn thời gian từ một phút lên ba, 5 và cuối cùng là 10 phút. Nền tảng này hiện đang thử nghiệm video có độ dài 15 phút, mặc dù chúng không được phổ biến.

Tháng trước, TikTok thông báo cho những nhà sáng tạo nội dung rằng họ sẽ dừng quỹ hỗ trợ tại Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức. Nhà sáng tạo buộc phải tham gia chương trình mới nếu muốn được trả tiền cho các nội dung của mình.

Theo chương trình mới, người sáng tạo nội dung có 10.000 lượt theo dõi có thể kiếm tiền từ TikTok cho những video dài hơn 1 phút và đáp ứng các tiêu chí khác.

Mạng xã hội TikTok nhấn mạnh các video dài hơn 1 phút khiến người dùng dành nhiều thời gian hơn trên ứng dụng, “tạo dựng niềm tin thông qua kết nối, có thông tin và có tính giáo dục nhiều hơn”.

TikTok cũng nói rằng người sáng tạo sẽ được trả nhiều tiền hơn cho mỗi video theo chương trình mới. Một số TikToker khoe rằng họ đã kiếm được hàng nghìn đô la trong những tháng đầu chương trình này triển khai.

Nhà phân tích Scott Kessler tại Third Bridge nhận xét: “Việc kiếm tiền từ video sẽ dễ dàng hơn nhiều khi nó ở định dạng dài, tăng khả năng quảng cáo, bao gồm cả những quảng cáo chạy bên trong video”.

Từ lâu, TikTok cũng được các nhà sáng tạo sử dụng để tìm kiếm người dùng tiềm năng và hướng họ tới nội dung dài hơn trên YouTube.

“Tôi nghĩ họ muốn nhắn nhủ tới các nhà sáng tạo rằng: Này, bạn có thể đưa toàn bộ video của mình lên đây chứ không chỉ là 30 giây đầu tiên”, Kessler nói.

Một số TikToker cho biết họ tham gia nền tảng thay vì YouTube vì muốn tạo những video ngắn. Do đó, nếu thuật toán của TikTok chuyển sang ưu tiên cho video dài thì họ có thể gặp nhiều khó khăn hơn.

Aly Tabizon cho biết việc kiếm tiền từ video TikTok đã “thay đổi cuộc sống” kể từ khi cô bắt đầu sử dụng ứng dụng này 4 năm trước. Nó cho phép cô giảm giờ làm việc và dành thời gian nhiều hơn cho con trai.

Với chương trình sáng tạo mới, cô và một số người khác tỏ ra băn khoăn trước những thay đổi.

“Theo tôi tìm hiểu thì khoảng chú ý của giới trẻ ngày nay chỉ khoảng 8-10 giây. Khi xem video quá 1 phút, nếu đó không phải là người tôi theo dõi từ lâu, có lẽ tôi sẽ lướt qua nó ngay lập tức”, một nhà sáng tạo chia sẻ.

Một số mẹo hữu ích mà thương hiệu có thể tận dụng thuật toán của TikTok để thúc đẩy tương tác trong năm 2024.

Về tổng thể, dù cho thuật toán của TikTok có thay đổi ra sao hay cơ chế hoạt động của nó như thế nào, dưới đây là các dấu hiệu chính mà nền tảng thường sẽ ưu tiên:

  • Ưu tiên nội dung sáng tạo và hấp dẫn: TikTok đang ngày càng tập trung vào việc khuyến khích nội dung sáng tạo và hấp dẫn. Thuật toán mới sẽ ưu tiên hiển thị các video có chất lượng cao, nội dung thú vị và thu hút người xem.
  • Tăng cường cá nhân hóa: TikTok đang tiếp tục cải thiện khả năng cá nhân hóa nội dung cho người dùng. Thuật toán mới sẽ sử dụng các yếu tố như sở thích, hành vi xem và lịch sử tương tác để đề xuất các video phù hợp với từng người dùng.
  • Đề cao tính cộng đồng: TikTok đang thúc đẩy tính cộng đồng trên nền tảng. Thuật toán mới sẽ ưu tiên hiển thị các video từ các nhà sáng tạo mà người dùng đã theo dõi và tương tác.
  • Nội dung gốc và không có gắn watermark của các nền tảng khác: Cũng tương tự như Shorts hay Reels, TikTok có xu hướng ưu tiên cho các video gốc được sản xuất lần đầu, đồng thời không dính watermark (hình logo mờ).

Dưới đây là một số mẹo thương hiệu có thể sử dụng để tạo ra những nội dung video phù hợp với thuật toán TikTok 2024:

  • Tập trung vào chất lượng nội dung: Hãy đầu tư thời gian và công sức để tạo ra những video chất lượng cao, nội dung thú vị và thu hút người xem.
  • Tìm hiểu về đối tượng mục tiêu của bạn: Hãy hiểu rõ sở thích, nhu cầu và hành vi của đối tượng mục tiêu (Target Audience) của bạn để tạo ra nội dung phù hợp với họ.
  • Sử dụng các hashtag và xu hướng: Hãy sử dụng các thẻ hashtag và xu hướng phổ biến để tăng khả năng video của bạn được nhiều người xem.
  • Khuyến khích người dùng tương tác: Hãy khuyến khích người dùng tương tác lại với video của bạn bằng cách để lại bình luận, thích hoặc chia sẻ.

Trên đây là một số cập nhật của MarketingTrips về cách thuật toán của TikTok sẽ ưu tiên phân phối nội dung trong năm 2024, đội ngũ sẽ liên tục bổ sung các thông tin mới nhất có liên quan. Việc hiểu rõ thuật toán TikTok 2024 sẽ giúp bạn tạo ra nhiều nội dung hiệu quả hơn và tiếp cận được nhiều người xem hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO JPMorgan đưa ra các dự báo mới về tương lai của thế giới việc làm

Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon đang bác bỏ những tác động xấu của AI đối với nhân loại – thay vào đó ông coi công nghệ này là chìa khoá để các doanh nghiệp có thể giúp nhân viên làm việc ít hơn và đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (trong khi hiệu suất công việc vẫn được cải thiện).

CEO JPMorgan đưa ra các dự báo mới về tương lai của thế giới việc làm
CEO JPMorgan đưa ra các dự báo mới về tương lai của thế giới việc làm

Về tổng thể, CEO ngân hàng lớn nhất thế giới cho rằng các thế hệ nhân viên trong tương lai có thể làm việc ít hơn một ngày rưỡi mỗi tuần nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI).

Cùng với việc tuần làm việc giảm từ 5 ngày xuống còn 3.5 ngày mỗi tuần, CEO này cũng dự đoán rằng nhân viên trong tương lai có thể sống tới 100 tuổi.

Trong một cuộc trò chuyện mới đây, Jamie Dimon cho biết AI đang được ứng dụng rộng rãi trong JPMorgan, từ các giao dịch, nghiên cứu đến quản trị rủi ro, điều này có thể là minh chứng sống cho nỗi lo ngại rằng AI sẽ đảm nhận công việc của con người.

Goldman Sachs dự đoán rằng có khoảng 300 triệu việc làm sẽ bị mất do công nghệ, với khoảng 1/4 lực lượng lao động Mỹ lo ngại trong tương lai họ sẽ mất vai trò của mình vào tay trí tuệ nhân tạo.

CEO JPMorgan chỉ ra rằng AI và các mô hình ngôn ngữ lớn khác có thể giúp cải thiện đáng kể mức sống và cuộc sống của con người nói chung. Trong khi các nhân viên có thể chỉ cần làm việc mỗi tuần 3.5 ngày, họ cũng có thể sống đến 100 tuổi.

Báo cáo mới đây của McKnsey cho thấy AI tổng quát và các công nghệ mới nổi khác có tiềm năng tự động hóa các nhiệm vụ chiếm 60% đến 70% thời gian của nhân viên vào thời điểm hiện tại, nền kinh tế toàn cầu cũng hưởng lợi hàng ngàn tỷ USD mỗi năm từ các công nghệ này.

Nói về mức thời gian làm việc trong tuàn, một nghiên cứu của Anh trên 61 tổ chức, do Đại học Cambridge thực hiện, cho thấy số ngày ốm giảm 65% trong tuần làm việc 4 ngày, trong khi 71% nhân viên cho biết họ đã giảm mức độ kiệt sức. Kết quả là, 92% công ty tham gia chương trình cho biết họ sẽ có 3 ngày nghỉ cuối tuần.

‘Vẫn có những mặt tiêu cực tiềm ẩn’.

Trong khi lợi ích có được từ AI là không thể phủ nhận, CEO Dimon nhận thức được rằng công nghệ này có thể chứng tỏ là một vũ khí đáng sợ nếu nó rơi vào tay kẻ xấu.

Nhắc lại mối quan ngại của những cá nhân như đồng sáng lập Apple Steve Wozniak và đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, Dimon nói: “Công nghệ đã làm được những điều không thể tin được cho nhân loại, nhưng bạn biết đấy, máy bay rơi hay dược phẩm bị lạm dụng – những mặt trái vẫn có thể tồn tại.”

Tương tự quan điểm của Sam Altman, CEO của OpenAI, sở hữu ChatGPT, CEO JPMorgan cũng cho biết rằng ông hy vọng sẽ thấy các cơ quan quản lý sớm có chính sách phù hợp, mặc dù điều này sẽ mất rất nhiều thời gian khi công nghệ này vẫn còn quá mới (và không ngừng phát triển).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

The New York Times kiện OpenAI và Microsoft vì vi phạm bản quyền nội dung

Trang tin The New York Times đã khởi kiện công ty OpenAI và Microsoft với cáo buộc các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ như ChatGPT đã sử dụng hàng triệu bài viết của báo mà không xin phép.

Tờ The New York Times đã kiện OpenAI và Microsoft lên tòa án tại bang New York với cáo buộc vi phạm bản quyền nội dung, theo trang The Verge ngày 27.12.

Trong đơn kiện, tờ báo Mỹ cáo buộc hai công ty công nghệ đã sao chép và sử dụng hàng triệu bài viết của báo mà không xin phép để đào tạo cho các mô hình AI như ChatGPT của OpenAI và Copilot của Microsoft, và giờ sử dụng nội dung đó để “cạnh tranh trực tiếp” với báo.

The New York Times cáo buộc các mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI và Microsoft có thể tạo ra nội dung trích dẫn nguyên văn nội dung của tờ báo, tóm tắt cô đọng và bắt chước văn phong. “Điều này gây tổn hại” mối quan hệ của báo với độc giả và lấy mất doanh thu đăng ký đọc báo, doanh thu quảng cáo

The New York Times cũng cho rằng những mô hình AI này đe dọa báo chí chất lượng cao khi gây tổn hại năng lực của các tòa soạn trong việc bảo vệ và kiếm tiền từ nội dung.

“Thông qua Bing Chat của Microsoft (gần đây được đổi tên thành “Copilot”) và ChatGPT của OpenAI, các bị đơn tìm cách tận dụng khoản đầu tư khổng lồ của The Times vào hoạt động báo chí của mình bằng cách sử dụng nó để xây dựng các sản phẩm thay thế mà không xin phép hoặc thanh toán”, đơn kiện nêu.

The New York Times cho biết đã tìm cách đàm phán với hai công ty trên trong nhiều tháng để nhận được phần công bằng từ việc sử dụng nội dung của báo nhưng không đạt giải pháp.

The New York Times đề nghị hai công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý về những thiệt hại “hàng tỉ USD” qua hành vi sao chép nội dung. Tờ báo cũng đề nghị tòa án ngăn hai công ty sử dụng nội dung của báo để đào tạo các mô hình AI, loại bỏ những nội dung đã được lấy trước đó khỏi bộ nhớ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: Nhìn lại những vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2023

Trong năm 2023, 5 ngân hàng khu vực tại Mỹ đã sụp đổ, trong khi một nhà băng khác tự thanh lý tài sản. Ở bên kia Đại Tây Dương, Credit Suisse – ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ – phải bán mình cho đối thủ.

Year in Review: Nhìn lại những vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2023
Year in Review: Nhìn lại những vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2023

Trước khi Silicon Valley Bank (SVB) bị Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) kiểm soát vào tháng 3/2023, chưa có ngân hàng nào tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sụp đổ trong hơn hai năm qua. Dấu chấm hết của SVB đánh dấu một năm kỷ lục đáng buồn với ngành ngân hàng Mỹ cũng như thế giới.

Tổng tài sản của các ngân hàng sụp đổ tại Mỹ trong năm 2023 là 548,7 tỷ USD – mức cao nhất từng ghi nhận trọng lịch sử. Nếu tính thêm trường hợp Credit Sussie của Thụy Sỹ (bị UBS mua lại) thì tổng tài sản các ngân hàng lớn ra đi trong năm nay vượt quá 1.000 tỷ USD.

Nhìn từ biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy trong năm 2021 và 2022, không có bất cứ ngân hàng nào tại Mỹ sụp đổ. Ngoài ra, trong giai đoạn 2018 – 2022, không nhà băng nào có tổng tài sản quá 1 tỷ USD phải đặt dấu chấm hết.

Silicon Valley Bank (SVB)

Số phận: Sụp đổ vào ngày 10/3

Tổng tài sản: 209 tỷ USD tại ngày 31/12/2022

SVB là cái tên đầu tiên trong những ngân hàng khu vực Mỹ (hay các nhà băng có tổng tài sản dưới 250 tỷ USD) sụp đổ trong năm nay. Trong thời kỳ lãi suất thấp, SVB đã xây dựng danh mục trái phiếu chính phủ trị giá 117 tỷ USD. Dù trái phiếu chính phủ Mỹ là một trong những tài sản an toàn nhất thế giới, SVB vẫn phải chịu rủi ro mất giá nếu bán trước khi đáo hạn.

Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu nâng lãi suất, số trái phiếu trong tay SVB giảm giá và tạo ra khoản lỗ chưa thực hiện.

Vào ngày 8/3, ngân hàng này cho biết họ sẽ chịu thiệu hại 1,8 tỷ USD khi bán một phần trái phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và có kế hoạch huy động thêm 2,3 tỷ USD.

Người gửi tiền, bao gồm nhiều công ty công nghệ và đầu tư mạo hiểm, đã lo lắng và nhanh chóng rút tiền khỏi SVB. Đến ngày 10/3, các nhà chức trách đã cho đóng cửa ngân hàng này với lý do thiếu thanh khoản và vỡ nợ. Thiệt hại do sự sụp đổ của SVB gây ra cho Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi (DIF) là 16,1 tỷ USD.

Signature Bank

Số phận: Sụp đổ vào ngày 12/3

Tổng tài sản: 110,4 tỷ USD tại ngày 31/12/2022.

Signature Bank ra đi chỉ hai ngày sau khi SVB sụp đổ. Và cũng tương tự như SVB, Signature Bank rơi vào khủng hoảng khi bị rút tiền hàng loạt.

Sau khi hai nhà băng với tổng tài sản hơn 300 tỷ USD ra đi, các nhà quản lý đã phải đưa ra một ngoại lệ đặc biệt và bảo đảm cho toàn bộ tiền gửi tại SVB và Signature Bank, bất kể quy mô lớn đến đâu. Thông thường, FDIC chỉ bảo hiểm toàn bộ cho các khoản tiền gửi dưới 250.000 USD.

Ngoài ra, nhà chức trách cũng tạo ra một kênh để các ngân hàng vay thanh khoản bằng cách thế chấp các trái phiếu chính phủ đang bị mất giá. FDIC ước tính thiệt hại từ sự sụp đổ của Signature Bank là 2,4 tỷ USD.

Theo báo cáo của FDIC, việc Signature Bank có mối quan hệ mật thiết với ngành công nghiệp tiền mã hóa đã đẩy ngân hàng rơi vào tình cảnh điêu đứng. Trong năm 2022 và đầu 2023, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp này, chẳng hạn như FTX, Celcius hay Terraform Labs, đã phá sản.

Ngoài ra, báo cáo từ Văn phòng Tổng Thanh tra (OIG) cho thấy các lãnh đạo Signature Bank đã ưu tiên tăng trưởng nhanh thay vì áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Đồng thời, ngân hàng này cũng không chuẩn bị đầy đủ cho tình huống rút tiền hàng loạt.

First Republic Bank

Số phận: Sụp đổ vào ngày 5/1

Tổng tài sản: 232,9 tỷ USD tại ngày 31/3/2023.

First Republic Bank là ngân hàng thương mại lớn thứ hai từng sụp đổ tại Mỹ. Trong khi SVB và Signature ra đi trong chóng vánh thì cái kết của First Republic Bank diễn ra rất từ từ. Khoảng 4 ngày sau khi Signature Bank sụp đổ, 11 nhà băng lớn nhất của Mỹ đã cam kết hỗ trợ First Republic với khoản tiền gửi trị giá 30 tỷ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này cuối cùng đã thất bại.

Đến này 1/5, FDIC tiếp quản First Republic Bank và JPMorgan Chase sau đó đồng ý mua lại nhà băng này. Ước tính thiệt hại cho DIF là 15,6 tỷ USD.

Khác với SVB hay Signature Bank, First Republic Bank không có liên hệ mật thiết với ngành công nghiệp tiền mã hóa hay nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ. Nguyên nhân khiến First Republic Bank gặp khó khăn chính là danh mục cho vay của ngân hàng này.

First Republic tập trung cấp tín dụng thương mại và cho các cá nhân giàu có vay vốn với lãi suất thấp. Khi Fed tăng lãi suất, giá trị thị trường của các khoản vay này bị ảnh hưởng, tương tự như những gì từng xảy ra với SVB.  Ngoài ra, First Republic Bank cũng phục vụ nhiều khách hàng giàu có, với tiền gửi vượt mức giới hạn bảo hiểm của FDIC.

Hai ngân hàng không “sụp đổ” nhưng vẫn biến mất

Ngoài những cái tên kể trên, năm 2023 còn ghi nhận sự ra đi của hai ngân hàng nhỏ tại Mỹ là Heartland Tri-State Bank và Citizen Bank (of Iowa).

Đồng thời, hai nhà băng khác, một tại Thụy Sỹ và một tại Mỹ, cũng đã tìm cánh tự thanh lý hoặc bán mình cho đối thủ trước khi “sụp đổ”.

Credit Suisse

Số phận: Bị UBS mua lại vào ngày 19/3

Tổng tài sản: 531 tỷ CHF (khoảng 573 tỷ USD) tại ngày 31/12/2022

Credit Suisse có thể được coi như một nạn nhân gián tiếp của cuộc khủng hoảng ngân hàng ở bên kia Đại Tây Dương. Tuy nhiên, sự ra đi của nhà băng lớn thứ hai Thụy Sỹ chủ yếu đến từ những khoản thua lỗ và bê bối trong suốt nhiều năm qua. Theo thống kê của Violation Tracker, từ năm 2012 đến 2022, Credit Suisse đã chịu các án phạt trị giá 10,57 tỷ USD.

Một loạt bê bối đã khiến công chúng, thị trường, cơ quan xếp hạng và nhà quản lý mất dần niềm tin vào Credit Suisse. Kết quả là, khách hàng liên tục rút tiền gửi khỏi ngân hàng này kể từ giữa năm 2021.

Tháng 10/2022, Credit Suisse phải đối mặt với một đợt rút tiền hàng loạt khi khách hàng lo sợ về sức khỏe tài chính của nhà băng này. Tuy nhiên, nhờ bộ đệm thanh khoản dồi dào do các quy định của Thụy Sỹ, Credit Suisse có thể tạm thoát hiểm.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2023, cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ lại khiến niềm tin của khách hàng chạm đáy. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) cho thấy thị trường gần như không còn niềm tin vào khả năng Credit Suisse sẽ tái cấu trúc thành công.

Credit Suisse tiếp tục đối mặt với đợt rút tiền hàng loạt lần thứ hai và lượng thanh khoản còn lại của ngân hàng không còn đủ. Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ phải hỗ trợ thanh khoản cho Credit Suisse và cuối cùng vào ngày 19/3 thì trở thành trung gian để UBS thâu tóm ngân hàng này với giá 3 tỷ CHF.

Silvergate Bank

Số phận: Tự thanh lý tài sản, giải thể vào ngày 3/8

Tổng tài sản: 11,4 tỷ USD tại ngày 31/12/2022

Silvergate Bank từng là một trong những ngân hàng “thân thiện nhất” với ngành công nghiệp tiền mã hóa. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX, một lượng lớn tiền gửi đã bị rút khỏi nhà băng này.

Ngày 1/3, Silvergate cảnh báo về khả năng hoạt động của mình. Một tuần sau, ngân hàng tuyên bố sẽ kết thúc hoạt động và thanh lý tài sản. Silvergate Bank không thực sự “sụp đổ” theo nghĩa đen. Thay vào đó, ngân hàng này tự động giải thể và không được FDIC liệt kê trong danh sách những nhà băng đã sụp đổ của năm 2023.

Báo cáo từ OIG cho rằng sự sụp đổ của Silvergate đến từ việc ngân hàng nhận lượng lớn tiền gửi bằng tiền mã hóa, tăng trưởng như vũ bão, cũng như những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro.

OIG cho biết: “Bắt đầu từ năm 2013, ban lãnh đạo cấp cao của Silvergate đã thay đổi chiến lược để tập trung vào khách hàng trong lĩnh vực tiền mã hóa. Silvergate tăng trưởng theo cấp số nhân trong khoảng thời gian 5 năm, tổng tài sản từ dưới 1 tỷ USD vào năm 2017 lên hơn 16 tỷ USD vào cuối năm 2021”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Có gì thú vị trong video quảng cáo iPhone 15 Plus mới đây của Apple

Apple đã phát hành một quảng cáo iPhone mới với nhân vật chính là iPhone 15 Plus. Quảng cáo có tựa đề “Miss You” và độ dài 38 giây.

Trong video quảng cáo iPhone 15 Plus đăng tải hôm 25.12, Apple đã sử dụng bản nhạc Way To Long do rapper người Mỹ Doe Boy phát hành vào tháng 12 làm nhạc nền cùng đoạn độc thoại “ổ cắm” trên tường. Theo mô tả trong video, “ổ cắm” đã mong chờ chiếc iPhone về nhà và nhớ việc làm hằng đêm bên chiếc iPhone.

Nhưng giờ đây, iPhone 15 Plus luôn bên chủ nhân, cho phép họ vừa nói vừa cười mà không phải thở dài do hết năng lượng bởi mọi chuyện giờ đã khác xưa.

Cuốn phim ngắn “Loooooong Battery Life” được đưa ra, dùng câu chuyện tình yêu thấm thía như vậy để nêu bật ưu điểm lớn nhất của iPhone 15 Plus, đó là thời lượng pin siêu dài giúp loại bỏ việc tìm ổ cắm để sạc mọi lúc.

Được biết, ngoài nút Tác vụ nổi bật trên iPhone 15 Pro, dòng iPhone 15 mới được Apple ra mắt trong năm nay cũng được đánh giá cao về thời lượng pin, trong đó một cái tên rất đáng chú ý là iPhone 15 Plus.

Với iPhone 15, sản phẩm trang bị pin dung lượng 3.349 mAh cho thời lượng phát video lên tới 20 giờ, 16 giờ phát trực tuyến và 80 giờ phát âm thanh. Trong khi đó, iPhone 15 Plus có dung lượng pin 4.383 mAh và cung cấp thời lượng phát video lên đến 26 giờ, 20 giờ phát trực tuyến và 100 giờ phát lại âm thanh. Đó thực sự là nét nổi bật trên thiết bị.

Cũng như thường lệ, Storytelling vẫn là chiến lược đinh của Apple xuyên suốt các chiến dịch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các kỹ năng cần thiết cho Content Marketer 2024

Cùng MarketingTrips khám phá các kỹ năng cần thiết để trở thành một Content Marketer (người làm Content Marketing) thành công trong năm 2024 và xa hơn thế nữa trong bài viết này.

kỹ năng Content Marketer 2024
Top các kỹ năng cần thiết cho Content Marketer 2024

Với tư cách là một marketer, dù là Content Marketer, Brand Marketer hay Digtal Marketer, khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi hay thậm chí là khi các yếu tố công nghệ hỗ trợ (Martech) thay đổi, các cách thức tiếp cận cũng cần phải thay đổi.

Điều này có nghĩa là, trong các bối cảnh mới, người làm marketing nói chung cần không ngừng phát triển và rèn luyện các kỹ năng và kiến thức chuyên môn mới nhằm đáp ứng các mục tiêu mới của doanh nghiệp.

Trong khi các kỹ năng cơ bản của một Content Marketer có thể bao gồm: SEO, Phân tích dữ liệu, Tích hợp công nghệ mới, Viết và chỉnh sửa hay kỹ năng xây dựng video (hình ảnh), dưới sự phát triển nhanh của AI và nhiều yếu tố khác, dưới đây là các kỹ năng mới mà bạn có thể tham khảo (và trau dồi) trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Việc trang bị sớm các kỹ năng này không chỉ giúp Content Marketer có nhiều cơ hội việc làm hơn mà còn có thể có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc gia tăng thu nhập và thăng tiến.

Quyền riêng tư, chiến lược và đổi mới là những kỹ năng quan trọng đầu tiên của người làm Content Marketing (Content Marketer) trong năm 2024.

2024 sẽ tiếp tục là năm của dữ liệu, đặc biệt là vấn đề an toàn và quyền riêng tư cá nhân của dữ liệu. Với tư cách là một Content Marketer đại diện cho thương hiệu, bạn cần tiếp tục tập trung vào việc tuân thủ quyền riêng tư dữ liệu để đảm bảo rằng bạn không thu thập, lưu trữ hoặc sử dụng dữ liệu theo cách khách hàng không mong muốn.

Các sức mạnh có được từ blockchain và Web3 trong việc quản lý việc thu thập và lưu trữ dữ liệu sẽ là chìa khóa để tạo ra các nội dung siêu cá nhân hóa trong 5 năm tới.

Trong bối cảnh mới này, chiến lược, sự sáng tạo và đổi mới sẽ là những kỹ năng cần thiết khi ngày càng có nhiều công việc thường ngày được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Cũng bởi vì nhiều công việc đơn giản sẽ được thực hiện bởi AI, điều quan trọng là thay vì tỏ ra sợ hãi về việc con người bị AI thay thế, bạn cần chủ động tận dụng nó, coi nó là công cụ để sáng tạo và thúc đẩy hiệu suất cho thương hiệu hơn thế nữa.

Hiểu AI là gì hay các công cụ hữu ích có thể giúp bạn đơn giản hoá các công việc hàng ngày theo đó cũng là yêu cầu hàng đầu.

Lấy khách hàng làm trung tâm và khả năng thích nghi.

Khi bối cảnh làm marketing trở nên cạnh tranh hơn và các hoạt động marketing cũng trở nên phức tạp hơn, các marketer nói chung và content marketer nói riêng phải không ngừng suy nghĩ sáng tạo và phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức của mình.

Điều này bao gồm việc nuôi dưỡng tư duy sáng tạo của bạn và các thành viên trong đội nhóm, chấp nhận thử nghiệm và thử nghiệm, đồng thời cởi mở hơn với những ý tưởng và cách tiếp cận mới bằng cách liên tục học hỏi, đặc biệt là về các công nghệ và xu hướng mới.

Tuy nhiên, dù cho bạn đang sáng tạo theo cách nào hay tiếp cận ra sao, “lấy khách hàng làm trọng tâm” vẫn nên được đặt là mục tiêu hàng đầu, coi đó là kim chỉ nam cho mọi chiến lược và hành động. Suy cho cùng, điều quan trọng không phải là bạn đang làm gì mà là khách hàng cảm nhận về những thứ bạn làm ra sao.

Thúc đẩy tư duy thử nghiệm – học hỏi – và thích ứng.

Tính linh hoạt, khả năng thích ứng và tính minh bạch sẽ trở nên quan trọng hơn khi nói đến việc chứng minh mức độ hiệu quả của công việc. Hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ sẽ giúp các marketer mở rộng cách thức làm việc, từ việc chọn kênh phân phối nội dung đến kết quả mục tiêu dựa trên các phân tích dữ liệu về đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Các kỹ năng chính để nâng cao kết quả của các content marketer theo đó bao gồm khả năng giao tiếp và tương tác xung quanh sự thay đổi, nghiên cứu người dùng (ví dụ như Search Intent), các thành viên trong đội nhóm, cũng như cách giải quyết các vấn đề dựa trên sự hợp tác và thử nghiệm.

Chấp nhận rủi ro cũng là một kỹ năng cần thiết khác của Content Marketer trong năm 2024.

Trong khi rủi ro dường như là thứ mà mọi marketer và doanh nghiệp đều không muốn đối mặt, trong bối cảnh mới này, khi mọi thứ bao gồm cả hành vi và sở thích của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng (hãy nghĩ về cách ngày càng có nhiều Gen Z tìm kiếm và mua sắm trên TikTok thay vì các sàn thương mại điện tử truyền thống), chấp nhận rủi ro từ các thử nghiệm để nhanh chóng học hỏi và phát triển là hết sức cần thiết.

Cũng trong bối cảnh mới này, khi nhiều doanh nghiệp hơn đang mong muốn các marketer chứng minh được mức độ ảnh hưởng của các hoạt động của họ tới doanh thu nói chung, việc chấp nhận các thử nghiệm, từ việc tiếp cận các nền tảng mới đến phương pháp đo lường mới sẽ càng trở nên cấp bách hơn.

Kỹ năng viết khác biệt.

Là một Content Marketer, công việc chủ đạo của bạn hiển nhiên là viết lách do đó hãy liên tục nâng cao kỹ năng viết của bạn, đặc biệt là kỹ năng viết khác biệt. Viết khác biệt là viết theo một phong cách khác với cách mà các thương hiệu (đối thủ) đang làm, với các câu từ và cách thể hiện mới lạ và có khả năng tương tác (Engagement) cao với khách hàng mục tiêu.

Bất kể cho nhiều quan điểm cho rằng các công cụ AI tổng quát (ví dụ như ChatGPT) sẽ thay thế con người, vì khách hàng của bạn là con người với nhiều cảm xúc liên tục thay đổi, AI khó có thể thay thế theo đúng nghĩa.

Viết khác biệt cũng có nghĩa là bạn sẽ ưu tiên nhiều hơn các nội dung gốc nhưng được viết lại theo một cách khác. Để làm được điều này, việc nghiên cứu và phân tích mọi loại nội dung hiện có (trên từng nền tảng) là hết sức cần thiết.

Xây dựng nội dung theo các phân khúc khách hàng khác nhau.

Phân khúc khách hàng hay phân khúc thị trường là quá trình một doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) có một số nhu cầu, sở thích hay hành vi giống hoặc tương tự nhau.

Nằm trong bức tranh quản trị Marketing tổng thể, phân khúc thị trường là một quá trình trong mô hình R-STP-MM-I-C: R – Research (Nghiên cứu thị trường), STP – Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu), Positioning (Định vị thương hiệu),  MM – Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp),  I – Implementation (Thực thi) và C – Checking (Kiểm tra và tối ưu).

Với tư cách là một Content Marketer, bạn hiểu rằng đã qua rồi cái thời một loại nội dung có thể được sử dụng cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau, thay vào đó tuỳ thuộc vào từng chân dung người mua, yếu tố ngành hàng và – quan trọng nhất – các giai đoạn khác nhau trong hành trình của người mua (Customer Journey) mà thương hiệu cần cung cấp các nội dung khác nhau.

Xây dựng chiến lược, hoạch định và điều phối là các kỹ năng quan trọng tiếp theo của người làm Content Marketing trong năm 2024.

Về tổng thể, cũng tương tự như bối cảnh làm Marketing, Content Marketing cũng sẽ thay đổi nhiều hơn trong năm 2024 và xa hơn thế nữa khi các yếu tố công nghệ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung.

Khi các công cụ AI có thể giúp Marketer tự động hoá nhiều hơn, cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng tiềm năng, content marketer (marketer) nào có thể tùy chỉnh và áp dụng nội dung cũng như dữ liệu do AI tạo ra cho các thị trường cụ thể nhiều nhất sẽ được hưởng lợi lớn nhất.

Những người làm marketing thành công phải là những người hiểu rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ các chân dung khách hàng mục tiêu khác nhau, quan tâm sâu sắc đến thông điệp, có kỹ năng lập kế hoạch chiến lược cũng như điều phối các chiến dịch trên toàn bộ hành trình của khách hàng.

Hiển nhiên, tất cả các hoạt động này không thể tách rời chiến lược chung của doanh nghiệp.

Nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu.

Một trong những sai lầm lớn với nhiều marketer nói chung và content marketer nói riêng khi xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng, dù là thông qua các mẫu quảng cáo hay content marketing hay bất kỳ chiến thuật nào khác đó là “tự suy diễn về mong cầu của khách hàng hay phản hồi của khách hàng”. Thay vì cố gắng đi sâu vào tâm trí của khách hàng, nhiều người làm marketing chọn cách tự đưa ra các giả định.

Để có thể hạn chế được các sai lầm này, marketer cần nói chuyện nhiều hơn với khách hàng của mình, đặc biệt là những khách hàng đã mua và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Các dữ liệu về khách hàng không chỉ nên dừng lại ở bộ phận marketing, nó cũng cần đến từ các phòng ban có liên quan khác như bán hàng hay chăm sóc khách hàng. Có được càng nhiều dữ liệu khác nhau về khách hàng, marketer càng có nhiều cơ hội để thành công hơn khi có thể thấu hiểu khách hàng nhiều hơn.

Sự thấu hiểu này còn được gọi là insights khách hàng.

Content Marketer cũng cần có kỹ năng xây dựng các thông điệp được hỗ trợ bởi khoa học hành vi.

Với các content marketer có kinh nghiệm, họ hiểu rằng những gì họ viết hay mô tả không phải dựa trên sở thích viết lách của họ mà là dựa trên các dữ liệu có được về khách hàng của họ, đặc biệt là các dữ liệu khoa học hành vi vốn đã được chứng minh qua các nghiên cứu.

Về phía khách hàng, vì nhiều khách hàng thậm chí còn không giải thích được lý do họ đã mua hàng, là một marketer, bạn cũng cần xây dựng các thông điệp có thể mô tả (làm sáng tỏ) cách mọi người thực sự đưa ra quyết định mua hàng của họ.

Khoa học cũng chứng minh rằng, bên cạnh các yếu tố mà khách hàng có thể hiểu và cảm nhận được, vẫn có những yếu tố mà mọi người thường không nhận thức được, điều này có thể bao gồm các nhu cầu tâm lý cố định, chẳng hạn như cảm giác tự chủ hoặc giảm thiểu sự mất mát.

Khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và khi các yếu tố công nghệ như AI có thể giúp marketer hiểu về con người nhiều hơn, sự hiểu biết vững chắc về khoa học hành vi là nền tảng để thành công của marketer.

Kỹ năng xây dựng và tối ưu dựa trên dữ liệu (Data-driven Marketing).

Data Driven Marketing hiểu đơn giản là việc ứng dụng các dữ liệu vào hoạt động marketing để từ đó có thể ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

Data Driven Marketing lấy khách hàng làm trung tâm và được đo bằng khả năng kết nối của thương hiệu với đối tượng mục tiêu, nhiều nhà marketer đang chuyển sang chiến lược dựa trên dữ liệu để giúp hiểu khách hàng của họ một cách đầy đủ và chi tiết hơn.

Với tư cách là một content marketer, bạn cần hiểu cách các hoạt động riêng lẻ đóng góp vào thành công chung của toàn bộ chiến lược. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng phân tích và đánh giá kết quả dựa trên dữ liệu.

Trong các thời kỳ kinh tế bất ổn, hiểu được cách hoạt động khác nhau giúp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp dĩ nhiên là chìa khoá vô cùng quan trọng.

Nắm vững D-E-I-B.

DEIB là từ viết tắt của các chữ cái tiếng Anh có nghĩa là Đa dạng – Công bằng – Hòa nhập và Thuộc về, đây được coi là cơ sở để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng (và bao gồm cả với nhân viên trong tổ chức), tìm kiếm khách hàng mới và thúc đẩy lòng trung thành lâu dài.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu của Kantar Global Monitor, DEIB không còn là một lựa chọn mà là một điều bắt buộc khi có đến 59% người tiêu dùng muốn mua hàng từ những thương hiệu tích cực thúc đẩy sự đa dạng và công bằng trong hoạt động kinh doanh, thị trường, cộng đồng và xã hội.

Liên tục đầu tư vào các xu hướng Marketing phù hợp với tương lai.

Cuối cùng, dù là với content marketing hay marketing, khó có thể có một chiến thuật nào là hiệu quả mãi mãi khi khách hàng và công nghệ liên tục thay đổi.

Dù là trong bối cảnh nào, các marketer vẫn phải tích cực sáng tạo và thử nghiệm các ý tưởng mới, những thứ mà khách hàng cho rằng là một phần trong cuộc sống của họ. Bất kể bạn là một content marketer hay là ai, bạn càng học nhiều thì càng có thể đạt được nhiều thành công hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mạng xã hội Xiaohongshu (“Instagram của Trung Quốc” ) sẽ có lợi nhuận trong năm 2023

Mạng xã hội Trung Quốc Xiaohongshu của Xiaohongshu Technology Co., nền tảng được ví như là “Instagram của Trung Quốc” sẽ có lãi trong năm 2023.

Mạng xã hội Xiaohongshu
“Mạng xã hội Instagram của Trung Quốc” Xiaohongshu sẽ có lợi nhuận trong năm 2023

Xiaohongshu là mạng xã hội giống Instagram được gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent hỗ trợ đầu tư và phát triển, trong báo cáo mới đây từ Bloomberg, Xiaohongshu đang đạt mức lợi nhuận 500 triệu USD vào năm 2023. Điều đáng chú ý là vào đầu năm nay, mạng xã hội này chỉ dự kiến ​​sẽ kiếm được khoảng 50 triệu USD.

Tỷ suất lợi nhuận ấn tượng so với dự báo cho những tháng đầu năm 2023 có thể góp phần tạo ra một vòng gọi vốn hoặc IPO mới. Lần cuối cùng mạng xã hội này huy động được 500 triệu USD là vào năm 2021. Vào thời điểm đó, công ty sở hữu là Xiaohongshu Technology được định giá 20 tỷ USD.

Với các số liệu đang có, Xiaohongshu đặc biệt ấn tượng so với Instagram và Pinterest, các nền tảng này vốn đã phải mất nhiều năm để có thể biến lưu lượng truy cập thành doanh thu, dù là từ thương mại trực tuyến hay quảng cáo.

Instagram đã phải đối mặt với sự suy thoái nghiêm trọng trong năm nay. Tình trạng này xảy ra là do mạng xã hội đã dừng chức năng mua sắm trực tuyến để tập trung vào quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một vài xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2024

Dù với tư cách là một cá nhân hay đại diện cho doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân (Personal Branding) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện các giá trị được đưa ra, hãy cùng tìm hiểu các xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân trong năm 2024 qua bài viết này.

Một vài xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2024
Personal Branding Trends 2024: Một vài xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân trong 2024

Khi 2024 đang đến gần và cũng tương tự như việc xây dựng các chiến lược cho doanh nghiệp, nhiều cá nhân cũng đã bắt đầu các bước cơ bản để vạch ra những kế hoạch xây dựng thương hiệu cho cá nhân của họ, nếu bạn là một trong số họ thì bài viết phân tích các xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Branding Trends 2024) dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

1. Xem khả năng tự nhận thức như là một bệ phóng là xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân đáng quan tâm đầu tiên trong năm 2024.

Tự nhận thức (Self-Awareness) là việc một cá nhân có thể tự mình nhận ra các đặc điểm của cá nhân như khả năng chuyên môn, sự hiểu biết và hơn thế nữa, nâng cao khả năng tự nhận thức có nghĩa là nâng cao việc tự thấu hiểu về bản thân, đây chính là nền tảng cốt lõi trong mọi giao tiếp.

Với tốc độ phát triển nhanh của các yếu tố công nghệ, khi tính xác thực được xem là chìa khoá để có được niềm tin từ người đối diện, xây dựng thương hiệu cá nhân cũng có nghĩa là xây dựng và củng cố tính xác thực.

Nếu bạn là nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần khai thác khả năng tự nhận thức để kết nối hiệu quả với đội nhóm của mình, hiểu và chia sẻ với họ. Trên thực tế, các nghiên cứu đều cho thấy tự nhận thức là thuộc tính căn bản để một cá nhân có thể phát triển thêm các kỹ năng khác.

2.Ưu tiên xuất hiện trên các nền tảng số.

Kể từ khi đại dịch diễn ra và sau đó sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) vào năm 2023, nhiều cá nhân (người tiêu dùng) và cả thương hiệu đang dịch chuyển sang kỹ thuật số nhiều hơn.

Việc tạo ra những ấn tượng đầu tiên trên các nền tảng kỹ thuật số theo đó có tác động mạnh mẽ đến cách các đối tượng mục tiêu nhìn nhận về một cá nhân (hoặc tổ chức) nào đó. Đúng như cách mà nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos từng nói “thương hiệu của bạn là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt”, hãy để “khán giả” hay đối tượng mục tiêu của bạn nói về bạn và bạn xem đó là cơ sở để điều chỉnh cách tiếp cận.

Vào năm 2024, khi nói đến các nền tảng có thể giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả, LinkedIn và Google có thể được xem là các ưu tiên hàng đầu.

3. Thương hiệu cá nhân cần thuộc về một giá trị cốt lõi nào đó.

Sự thuộc về là khái niệm bắt nguồn từ yếu tố cảm xúc. Các cá nhân cần cảm thấy được thừa nhận, được đánh giá cao và được tôn vinh vì con người họ cũng như những gì họ mang lại cho công việc.

Các nghiên cứu về giá trị cốt lõi của con người cho thấy, giá trị quan trọng nhất đối với con người là sự thuộc về. Các nhà lãnh đạo phải có chủ đích nuôi dưỡng một nền văn hóa nơi các nhân gắn bó, nơi mọi người đều cảm thấy được kết nối và đánh giá cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong thế giới làm việc kết hợp (Hybrid), khi việc xây dựng sự kết nối và gắn kết trở nên khó khăn hơn.

4. Cuộc cách mạng thể hiện thương hiệu cá nhân trên không gian ảo.

Vào năm 2024, các mô hình việc làm kết hợp cùng với đó là các cuộc họp được tổ chức trực tuyến nhiều hơn, tất cả đều được thiết kế để các cá nhân có thể tăng cường kết nối và thể hiện thương hiệu cá nhân của họ trong không gian ảo.

Ngoài ra, các động lực khác từ sự phát triển của những công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) cũng là yếu tố giúp cá nhân có nhiều cách hơn để thể hiện bản thân của họ, theo cách mà họ chưa từng làm với các môi trường vật lý.

5. Từ cá nhân hoá đến siêu cá nhân hoá.

Khái niệm cá nhân hoá trải nghiệm không chỉ được áp dụng trong ngành marketing, nó còn phổ biến cả với bối cảnh trải nghiệm của cá nhân nhân viên. Từ các sở thích làm việc (từ xa, kết hợp, tại văn phòng) cho đến các lợi ích riêng biệt, cùng với đó là động lực từ cách tiếp cận ‘lấy con người làm trung tâm’, các cá nhân sẽ có nhiều tiếng nói hơn về thời gian, cách thức và địa điểm họ mong muốn làm việc cũng như các yếu tố phúc lợi khác.

Điều này có nghĩa là để có thể dễ dàng hoà nhập với môi trường mới, bạn cần chuẩn bị các mong muốn từ khía cạnh cá nhân như quan điểm làm việc, giá trị cá nhân và hơn thế nữa, đây chính là các điểm kết nối bạn với các tổ chức phù hợp, nơi bạn có thể thoả sức sáng tạo và phát triển giá trị đóng góp của cá nhân.

Theo các nghiên cứu khác nhau, vào năm 2024, nhiều doanh nghiệp hơn sẽ cung cấp các gói phát triển cá nhân cho nhân viên của họ.

6. Tận dụng sức mạnh của AI cũng là dấu hiệu quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Vào năm 2023 này, khi các công cụ AI như ChatGPT hay Google Bard đang được áp dụng rộng rãi, ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng thương hiệu cá nhân là không thể phủ nhận.

Chỉ trong một năm, ChatGPT đã tăng lên hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tuần. Chatbot AI này đang được sử dụng bởi hơn 92% các công ty có trong Fortune 500 (Danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ). AI sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong đời sống việc làm vào năm 2024.

AI hỗ trợ trong tất cả các giai đoạn xây dựng thương hiệu cá nhân, từ khám phá bản thân đến sáng tạo nội dung và lãnh đạo tư tưởng, những cá nhân sử dụng thành thạo các công cụ AI theo đó được xem là dấu hiệu của sự phù hợp rộng lớn hơn trong bối cảnh mới. Việc coi trọng AI và trở thành chuyên gia AI tại tổ chức của bạn có thể là một điểm nhấn và là thuộc tính thương hiệu cá nhân quan trọng.

7. Video là công cụ giao tiếp tối ưu.

Khi nói đến các định dạng nội dung (Content), dù là trong phạm vi ngành marketing hay xây dựng thương hiệu cá nhân, video vẫn là một trong các định dạng hiệu quả nhất. Video hiệu quả bởi đơn giản nó có thể giúp người xem dễ dàng tiếp nhận thông điệp hơn, trực quan hơn và từ đó dễ tương tác qua lại hơn.

Trên thực tế, Forrester Research ước tính rằng một phút video có giá trị tương đương 1,8 triệu từ. Việc bình thường hóa giao tiếp qua video đồng nghĩa với việc gia tăng nội dung video dành cho hoạt động lãnh đạo tư tưởng và giao tiếp với đồng nghiệp.

Dù là việc xây dựng các tiểu sử bằng video, phỏng vấn video (trực tiếp và ghi âm), đây sẽ được xem là xu hướng chủ đạo để các cá nhân xây dựng thương hiệu của họ trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

8. Sự xuất hiện của xu hướng làm nhiều công việc đồng thời.

Trong bối cảnh việc làm hiện đại, có một thuật ngữ sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn đó là ‘làm nhiều công việc đồng thời’ (Polyworking).

Polyworking đại diện cho xu hướng ngày càng tăng của việc một cá nhân có thể quản lý nhiều công việc đồng thời thay vì dựa vào một công việc duy nhất (và có được một nguồn thu nhập duy nhất). Nó báo trước một giai đoạn mới trong cái được gọi là “danh mục các sự nghiệp” hay “con đường sự nghiệp theo hướng danh mục”.

Theo một nghiên cứu mới đây của Owl Labs, 46% nhân viên hiện đang làm nhiều công việc đồng thời bằng cách duy trì công việc phụ hoặc công việc bổ sung, và thêm 36% đang cân nhắc bắt đầu một công việc khác.

Mọi người tham gia làm nhiều công việc hơn vì nhiều lý do: một số tìm cách tăng thu nhập, trong khi những người khác tìm kiếm sự thỏa mãn nghề nghiệp cao hơn. Thời gian từng dành cho việc đi lại giờ đây được chuyển hướng sang các dự án mới đa dạng này.

Trái ngược với những gì một số doanh nghiệp có thể giả định, dự kiến số lượng các chuyên gia áp dụng phong cách làm việc này sẽ tăng lên vào năm 2024 và hơn thế nữa. Xu hướng làm việc này có thể được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bởi sự phát triển của AI và khi lực lượng lao động đang tìm kiếm những ý nghĩa sâu sắc hơn trong sự nghiệp của họ.

Việc sớm thích ứng với những xu hướng này sẽ không chỉ giúp nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn mà còn giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo có tư duy tiến bộ hơn trong bối cảnh công việc đang không ngừng phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đây hiện là danh mục đầu tư trị giá hơn 360 tỷ USD của Warren Buffett

Trong gần 6 thập kỷ qua, Warren Buffett – CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway – luôn khiến Phố Wall thán phục với khả năng đầu tư của mình. Mặc dù cũng dễ mắc sai lầm như bất kỳ nhà đầu tư nào khác, Buffett vẫn đạt được tỷ suất sinh lời hàng năm gần 20% trong giai đoạn từ giữa thập niên 1960 đến nay.

“Nhà hiền triết xứ Omaha” cùng cánh tay phải quá cố Charlie Munger và những cộng sự khác luôn tuân thủ các nguyên tắc cổ điển để giúp cổ đông thêm giàu. TheoThe Motley Fool, họ chủ yếu rót vốn vào các công ty có tên tuổi, được rèn giũa theo thời gian, sở hữu lợi thế cạnh tranh rõ ràng và đội ngũ quản lý mạnh mẽ.

Tuy nhiên, có lẽ yếu tố quan trọng nhất là danh mục của Berkshire luôn có sự tập trung, khi mà phần lớn danh mục được gói gọn trong một vài cái tên hàng đầu.

Tính đến hết phiên 1/12/2023, khoảng 79% danh mục đầu tư chứng khoán trị giá 363 tỷ USD của Berkshire nằm trong 6 cổ phiếu gồm Apple, Bank of America, American Express, Coca-Cola, Chevron và Occidental Petroleum.

1. Apple: Trị giá hơn 175 tỷ USD (chiếm 48,2% danh mục)

Apple là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của Berkshire. Tại sao “táo khuyết” lại trở thành khoản đầu tư được Warren Buffett ưa thích?

The Motley Fool cho rằng năng lực sáng tạo và đổi mới vượt trội của Apple chính là yếu tố then chốt, trong đó dẫn đầu là dòng sản phẩm iPhone.

Mặc dù Apple không phải công ty đầu tiên trên thế giới giới thiệu smartphone có hỗ trợ 5G, hãng vẫn nhanh chóng chiếm hơn một nửa thị phần smartphone tại Mỹ sau khi iPhone có hỗ trợ 5G ra mắt thị trường vào quý IV/2020.

Bên cạnh đó, Apple còn phát triển các dịch vụ trả phí theo tháng. Cách làm này giúp tăng biên lợi nhuận của công ty, đồng thời còn giúp nâng cao lòng trung thành của khách hàng và làm dịu bớt những biến động về doanh thu thường diễn ra khi hãng công bố dòng iPhone mới.

Đối với Buffett, ưu điểm lớn nhất của Apple có lẽ là những lợi ích mà công ty mang về cho nhà đầu tư. Apple hiện chia cổ tức khoảng 15 tỷ USD mỗi năm cho các cổ đông và hãng đã mua số cổ phiếu quỹ trị giá 600 tỷ USD kể từ đầu năm 2013.

2. Bank of America: Trị giá hơn 31,9 tỷ USD (chiếm 8,8% danh mục)

Lĩnh vực mà Warren Buffett am hiểu sâu sắc nhất có thể là tài chính. Ông đặc biệt yêu thích các cổ phiếu ngân hàng, vì ngân hàng thường được hưởng lợi khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Đây là một lý do khiến Bank of America chiếm gần 9% danh mục đầu tư cổ phiếu của Berkshire.

Yếu tố thực sự giúp Bank of America nổi bật so với các ngân hàng khác là độ nhạy cảm với lãi suất. Biến động về lãi suất tác động đến thu nhập lãi thuần (NII) của ông lớn này hơn các ngân hàng khác.

Kể từ tháng 3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất quỹ liên bang tổng cộng 525 điểm cơ bản để khống chế lạm phát . Trong bối cảnh đó, NII của Bank of America đã tăng hàng tỷ USD mỗi quý.

Ngoài việc tận dụng môi trường lãi suất cao, Bank of America còn được hưởng lợi từ các khoản đầu tư vào công nghệ. Tính đến cuối tháng 9, 74% khách hàng của Bank of America có giao dịch trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng di động. So với trước đại dịch, giá trị các khoản vay thực hiện trên môi trường kỹ thuật số cũng tăng đáng kể.

3. American Express: Trị giá hơn 26,3 tỷ USD (chiếm 7,3% danh mục)

Lý do “nhà hiền triết xứ Omaha” rót vốn vào nhà cung cấp dịch vụ tín dụng American Express cũng tương tự với Bank of America.

American Express có thể thu phí từ cả hai chiều của một giao dịch. Đây hiện là tổ chức xử lý thanh toán lớn thứ ba của Mỹ, đồng thời họ còn có thể thu phí và lãi hàng năm từ các chủ thẻ.

Một điểm cộng cho American Express là họ có thể thu hút các khách hàng có thu nhập cao. Nhóm này thường ít khi thay đổi thói quen tiêu dùng khi lạm phát tăng hoặc kinh tế suy thoái, qua đó họ sẽ giúp American Express chèo lái tốt hơn trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

4. Coca-Cola: Trị giá hơn 23,4 tỷ USD (chiếm 6,5% danh mục)

Gã khổng lồ ngành F&B Coca-Cola là cổ phiếu mà Berkshire nắm giữ lâu nhất, kể từ năm 1988. Hãng nước giải khát này đã tăng trả cổ tức hàng năm trong 61 năm liên tiếp, trở thành khoản đầu tư đáng giá của Buffett.

Điểm hấp dẫn của Coca-Cola nằm ở chỗ nó là một công ty sản xuất mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Người dân trên khắp thế giới sẽ tiếp tục mua thực phẩm và đồ uống bất kể nền kinh tế tăng trưởng tốt hay suy thoái.

Bản thân Coca-Cola có hơn hai chục nhãn hiệu riêng, tạo ra doanh thu hàng năm ít nhất là 1 tỷ USD. Nhờ đó, công ty có thể giữ vững doanh thu và dòng tiền hoạt động trong bất kỳ môi trường kinh tế nào.

Thêm vào đó, Coca-Cola đang có mặt ở gần như mọi quốc gia, khu vực trên toàn thế giới. Điều này giúp công ty tạo ra dòng tiền ổn định ở các nước phát triển, đồng thời có thể dựa vào tăng trưởng hữu cơ cao ở các thị trường mới nổi.

Chiến lược marketing cũng là một điểm cộng khác của Coca-Cola. Công ty này đã thành công tiếp cận các thế hệ người tiêu dùng mới bằng các chiến dịch quảng cáo số, cùng lúc duy trì tương tác với nhóm khách hàng trưởng thành thông qua các đại sứ thương hiệu nổi tiếng.

5. Chevron: Trị giá hơn 15,9 tỷ USD (chiếm 4,4% danh mục)

Trước đây, Warren Buffett từng không quan tâm tới các cổ phiếu năng lượng. Song, điều đó đã thay đổi với bằng chứng là Berkshire đã rót gần 16 tỷ USD vào cổ phiếu của công ty dầu khí Chevron.

Khoản đầu tư nói trên là dấu hiệu rõ ràng rằng ban lãnh đạo của Berkshire tin tưởng giá dầu thô sẽ tăng cao hơn, hoặc ít nhất là vẫn cao hơn so với mức trung bình trong lịch sử.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, cùng với việc doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào công suất mới, đã khiến nguồn cung dầu thô trên thị trường bị thắt chặt. Chừng nào nguồn cung vẫn còn hạn chế, Berkshire có lý do để tin rằng giá dầu sẽ còn tăng cao.

Chevron tạo ra biên lợi nhuận khá tốt từ mảng khoan dầu. Tuy nhiên, ông lớn này cũng có thể đề phòng tác động xấu khi giá dầu sụt giảm bằng các mảng kinh doanh khác, The Motley Fool cho hay.

Ví dụ, các nhà máy lọc dầu và hoá chất của Chevron sẽ được hưởng lợi về chi phí đầu vào nếu giá dầu thô đi xuống. Các công ty dầu mỏ lớn còn nổi tiếng về chương trình chia cổ tức. Đầu năm nay, Chevron đã đồng ý mua lại số cổ phiếu trị giá 75 tỷ USD.

6. Occidental Petroleum: Trị giá hơn 13,4 tỷ USD (chiếm 3,7% danh mục)

Cổ phiếu thứ 6 – cùng với Apple, Bank of America, American Express, Coca-Cola và Chevron chiếm 79% danh mục của Berkshire – là một công ty dầu khí khác, Occidental Petroleum.

Lý do huyền thoại Warren Buffett và các cộng sự tại Berkshire mua cổ phiếu Occidental Petroleum có phần tương đồng với Chevron, tuy nhiên vẫn có hai điểm khác biệt lớn.

Điểm thứ nhất có thể thấy trong bảng cân đối kế toán của họ. Trong khi Chevron có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thuộc hàng thấp nhất trong số các công ty dầu khí lớn, Occidental Petroleum vẫn đang ngập trong nợ nần sau khi mua Anadarko vào năm 2019. Do đó, công ty của CEO Vicki Hollub vẫn cần giá năng lượng duy trì ở mức cao để tiếp tục cải thiện năng lực tài chính.

Sự khác biệt thứ hai là mức độ phụ thuộc của hai công ty vào hoạt động khoan dầu. So với Chevron, Occidental Petroleum vẫn tạo ra phần lớn doanh thu và dòng tiền từ mảng này.

Nếu giá dầu thô đi lên, Occidental Petroleum sẽ hưởng lợi. Ngược lại, nếu giá dầu sụt giảm, dòng tiền của doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn hầu hết các công ty khoan dầu khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Công ty mẹ của Shopee sắp có lãi lần đầu tiên kể từ khi IPO

Sea Ltd, công ty mẹ của sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á Shopee (tính theo GMV) dự kiến sẽ ghi nhận năm lợi nhuận đầu tiên trong 2023 – và đây sẽ là năm lợi nhuận đầu tiên của Sea kể từ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại New York vào năm 2017.

Công ty mẹ của Shopee sắp có lãi lần đầu tiên kể từ khi IPO
Công ty mẹ của Shopee sắp có lãi lần đầu tiên kể từ khi IPO

Sau khi ghi nhận lợi nhuận trong 3 quý trước đó, vào tháng trước, Sea đã báo cáo rằng khoản lỗ trong quý 3 năm 2023 ở mức 144 triệu USD khi gã khổng lồ công nghệ theo đuổi chiến lược tăng trưởng cao, đặc biệt là trong không gian thương mại điện tử đang cạnh tranh rất khốc liệt.

Shopee, nền tảng thương mại điện tử của Sea, vẫn là nguồn mang lại doanh thu lớn nhất cho tập đoàn với tổng đơn đặt hàng tăng 23,6% theo quý và 13,2% theo năm.

Theo báo cáo, nnhững nỗ lực giảm chi tiêu của công ty đã bị cản trở bởi sự cạnh tranh ngày càng tăng từ TikTok với TikTok Shop, đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm như Indonesia. Sau khi bị cấm ở Indonesia vào tháng 9 mới đây, TikTok đã quay trở lại Indonesia vào tháng 12 sau khi công bố hợp tác với GoTo, một doanh nghiệp địa phương.

CEO Li cho biết trong một email: “Tình hình cạnh tranh vẫn đang gay gắt và chúng tôi vẫn đang tích cực củng cố vị trí dẫn đầu thị trường của mình…2024 sẽ là một năm mà chúng tôi có thể phát triển mạnh, đặc biệt là khi chúng tôi bước vào giai đoạn mới khi tình hình tài chính khả quan hơn.”

Shopee hiện đang cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á với Lazada thuộc sở hữu của Alibaba và Tokopedia, công ty nội địa của Indonesia. Tuy nhiên, TikTok Shop của TikTok cũng đang dần theo đuổi vị trí số 2 với Lazada, đặc biệt là khi nền tảng này đã được chấp thuận hoạt động tại thị trường có GDP lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quảng cáo được coi là lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Quảng cáo được coi là một trong 12 lĩnh vực trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời gian qua, hoạt động quảng cáo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phát triển mạnh mẽ không chỉ với sự gia tăng cả về số lượng, chất lượng cũng như doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này mà còn đóng góp cho việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với vai trò cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng.

Lợi thế của ngành quảng cáo.

Theo Cục văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL), nếu năm 2013, cả nước mới chỉ có trên 5.500 doanh nghiệp quảng cáo thì đến năm 2019 đã có trên 13.000 doanh nghiệp do quảng cáo và tổ chức sự kiện là ngành kinh doanh năng động, thu hút doanh nghiệp trẻ tham gia kinh doanh khởi nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo, trang thông tin điện tử, mạng xã hội thiết bị điện tử thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác đang phát triển vô cùng mạnh mẽ góp phần vào việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo, doanh thu quảng cáo của nước ta năm 2022 đạt khoảng 2,192 tỷ USD, đứng thứ 5 trong số các quốc gia ASEAN. Xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam xếp thứ hai (12,7%), chỉ sau Malaysia (18,9%) và hơn Indonesia (8,1%), Thái Lan (3,9%) và Singapore (8,4%).

Cũng theo ông Nguyễn Trường Sơn, ngoài doanh thu, quảng cáo là công cụ truyền tải thông điệp tích cực đến cộng đồng, góp phần đưa văn hóa Việt bước ra thế giới.

“Lợi thế của chúng ta là luôn cập nhật những hình thức quảng cáo mới và tận dụng được sự phát triển của công nghệ”, ông Sơn nói. Theo lãnh đạo Hiệp hội, Việt Nam là nước có đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin dồi dào, lượng người tiếp cận internet nằm ở top đầu khu vực. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội giúp quảng cáo dễ lan tỏa và tạo tác động lớn đến hành vi người dùng.

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở khẳng định: “Ngành quảng cáo phải là một mắt xích quan trọng, bộ phận cấu thành của ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

Trong sự phát triển bền vững, cần có sự giao thoa, kết nối màu sắc, diện mạo, sức sống mới trong việc kết hợp quảng cáo với điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, nghệ thuật biểu diễn và du lịch văn hóa; góp phần phối hợp thực hiện thắng lợi Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030”.

Hiện nay, ngành quảng cáo đã có logo, nhận diện thương hiệu riêng của “Giải thưởng quảng cáo sáng tạo Việt Nam”. Sự kiện quốc gia: “Giải thưởng quảng cáo sáng tạo Việt Nam” đã được tổ chức lần đầu tiên năm 2021 và tiếp tục được tổ chức vào các năm tiếp theo nhằm tôn vinh, đánh giá sự sáng tạo của ngành quảng cáo; những yếu tố tích cực của quảng cáo trong gìn giữ văn hóa, đạo đức, nâng cao trách nhiệm cộng đồng; góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành quảng cáo Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo được ban hành đã tạo nên một sân chơi lành mạnh, công bằng, trong đó tự bản thân các doanh nghiệp quảng cáo có sự kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện các chuẩn mực về quảng cáo, góp phần hạn chế những nội dung quảng cáo kém chất lượng.

Phát huy vai trò của quảng cáo.

Để ngành quảng cáo góp phần phát triển công nghiệp văn hóa, theo Cục Văn hóa cơ sở, cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp về tầm quan trọng cũng như tiềm năng của hoạt động quảng cáo đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa. Việc nâng cao nhận thức xã hội phải thông qua nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền, tổ chức sự kiện lớn cho ngành.

Bài học của thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, ngành quảng cáo và các ngành công nghiệp văn hóa đang thực sự trở thành tâm điểm của nền kinh tế. Các Bộ, ngành, địa phương nếu phát huy được vai trò của ngành quảng cáo và các ngành công nghiệp nhóm văn hóa sẽ góp phần đa dạng hóa cơ cấu các ngành nghề trong cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững. Do vậy, việc nâng cao nhận thức về vai trò của quảng cáo trong đời sống xã hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quảng cáo là hết sức cần thiết.

Giải pháp thứ hai là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo: Thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa; phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo của trung ương, địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo.

Tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ đồng bộ, thống nhất để quản lý hoạt động quảng cáo, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo phát triển. Đảm bảo tính phù hợp, đồng bộ, không chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan.

Nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo; năng lực doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo, thúc đẩy các hoạt động quảng cáo theo hướng công khai, minh bạch, lành mạnh, vì lợi ích chung của xã hội. Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ của pháp luật.

Thứ ba, có cơ chế thu hút nguồn lực từ xã hội tham gia vào quá trình phát triển các ngành quảng cáo và các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực quảng cáo, văn hóa còn tương đối eo hẹp, việc thu hút các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư vào các lĩnh vực của ngành quảng cáo và các ngành công nghiệp văn hóa là hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thêm vật lực mà còn tạo động lực mới cho các lĩnh vực được đầu tư.

Muốn hoạt động quảng cáo Việt Nam phát triển, buộc phải thay đổi một tư duy vô cùng quan trọng: đó là chấm dứt tư duy quản lý công cụ quảng cáo, phải để cho các doanh nghiệp phát triển mạnh các loại hình quảng cáo mới được nghiên cứu, phát triển từ thế giới, cần tập trung quản lý nội dung quảng cáo và chính sách phát triển các sản phẩm được phép quảng cáo và kinh doanh trên thị trường.

Cần xây dựng chính sách khuyến khích các giải pháp quảng cáo ứng dụng công nghệ, làm đẹp cảnh quan, an toàn xã hội, hạn chế các loại hình quảng cáo gây mất mỹ quan hoặc mất an toàn cho sự phát triển của đô thị.

Thứ tư, coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa phát triển ngành quảng cáo với các ngành công nghiệp văn hoá. Ngành quảng cáo là một mắt xích quan trọng và là một bộ phận cấu thành các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển bền vững.

Cần có sự giao thoa, kết nối tạo nên màu sắc, diện mạo, sức sống mới trong việc kết hợp quảng cáo với điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, nghệ thuật biểu diễn và du lịch văn hóa.

Thứ năm, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong nền kinh tế, các ngành công nghiệp văn hóa cũng đang có quá trình số hóa phương thức sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa văn hóa đến người tiêu dùng.

Số hóa tạo nên sự thay đổi về chất trong các ngành công nghiệp văn hóa. Vì vậy, hoạt động quảng cáo cũng cần tận dụng vai trò của công nghệ thông tin trong việc khai thác các tiềm năng lợi thế về văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa./.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo toquoc.vn

Apple sẽ chi trả đến 50 triệu USD cho các nhà xuất bản để có dữ liệu đào tạo AI

Nhằm mục tiêu đào tạo AI (Generative AI) riêng của mình, Apple sẽ chi trả đến 50 triệu USD cho các nhà xuất bản.

Apple sẽ chi trả đến 50 triệu USD cho các nhà xuất bản để có dữ liệu đào tạo AI
Apple sẽ chi trả đến 50 triệu USD cho các nhà xuất bản để có dữ liệu đào tạo AI

Theo đó, Apple được cho là đang bắt đầu tiến hành đàm phán với các nhà xuất bản và tổ chức tin tức lớn để xin phép sử dụng nội dung của họ với mục tiêu đào tạo cho hệ thống AI mà hãng đang phát triển.

Tuy nhiên, khác với cách mà một số chatbot AI khác (ví dụ AI của Meta sử dụng dữ liệu có sẵn miễn phí từ FacebookInstagram) vẫn làm là sử dụng dữ liệu có sẵn miễn phí từ internet), Apple sẽ cung cấp một gói hỗ trợ có giá trị ít nhất là 50 triệu USD cho các nhà xuất bản.

Trong khi yếu tố bản quyền nội dung được xem là một vấn đề lớn trong kỷ nguyên AI khi các nền tảng sử dụng trái phép dữ liệu có bản quyền từ các tác giả, nghệ sỹ, nhà sáng tạo nội dung hay các nhà xuất bản, hành động của Apple được cho là rất phù hợp.

Do các cam kết về quyền riêng tư, Apple đã ngần ngại sử dụng thông tin được thu thập miễn phí từ internet và thay vào đó đang từng bước xin phép và chờ được cấp bản quyền dữ liệu.

Ở một khía cạnh khác, OpenAI, đơn vị đang sở hữu chatbot AI ChatGPT đang phải đối mặt với một số vụ kiện cáo buộc chatbot sử dụng tài sản trí tuệ của người khác.

Các cáo buộc cho rằng OpenAI và Microsoft đang tìm cách xây dựng một doanh nghiệp “có giá trị hàng chục tỷ đô la bằng cách lấy đi các tác phẩm sáng tạo có bản quyền của nhân loại khi không có được sự cho phép.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Elon Musk muốn Grok là chatbot AI vui nhộn nhất thế giới

“Tôi nghĩ một trong những mục tiêu với Grok là trở thành AI vui nhộn nhất thế giới. Grok sẽ thể hiện năng lực khi người dùng yêu cầu nó đưa ra những câu đùa thô tục”, Musk nói trên X cuối tuần này khi đề cập đến tương lai của chatbot AI vừa ra mắt tháng 11.

xAI, công ty do Musk thành lập hồi tháng 7, cho biết Grok có thể tương tác với con người một cách vui vẻ, thay vì chỉ trả lời câu hỏi đơn thuần. Nó có thể truy cập thông tin theo thời gian thực thông qua dữ liệu từ nền tảng X và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc mà các chatbot AI khác thường bỏ qua.

Người dùng có thể sử dụng Grok qua tài khoản đăng ký gói Premium+ trên X với giá 16 USD mỗi tháng hoặc 168 USD mỗi năm. Họ có thể chọn một trong hai phiên bản Grok, trong đó có “chế độ vui nhộn” hoặc bình thường.

Grok là câu trả lời rõ ràng nhất của Elon Musk với OpenAI. Sau khi rời startup do mình đồng sáng lập, ông liên tục nhắc đến việc OpenAI không còn giữ được triết lý phi lợi nhuận như ban đầu mà dần bị Microsoft độc quyền. Theo nguồn tin của Bloomberg, công ty sở hữu ChatGPT đang trên đà tạo doanh thu tỷ USD mỗi năm, được định giá 86 tỷ USD và trở thành một trong những startup giá trị nhất thế giới.

Grok trình làng ngày 5/11, giữa lúc Musk đang gây tranh cãi khi cho rằng sẽ đến lúc con người không cần việc làm bởi AI có thể làm mọi thứ và điều đó “vừa tốt vừa xấu”. Ông cũng thường xuyên cảnh báo những mối đe dọa mà AI gây ra cho nhân loại, đánh giá AI nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO OpenAI: Các tổ chức cần chấp nhận rủi ro cho những người có tiềm năng

CEO OpenAI (sở hữu ChatGPT) nói việc thiếu rõ ràng trong trao đổi thông tin là bài học quan trọng ông ước mình có thể biết sớm hơn.

CEO OpenAI: Các tổ chức cần chấp nhận rủi ro cho những người có tiềm năng
CEO OpenAI: Các tổ chức cần chấp nhận rủi ro cho những người có tiềm năng

Sam Altman cuối tuần qua đăng bài viết trên blog cá nhân với tiêu đề “Ước gì ai đó nói với tôi những điều này từ trước”, trong đó liệt kê 17 lời khuyên từ cuộc sống đến công việc. Dù không trực tiếp nhắc đến việc bất ngờ mất chức rồi được phục chức chỉ sau bốn ngày tại OpenAI, Altman dường như ám chỉ về cú sốc hồi tháng 11.

Đầu tiên, ông cho rằng sự lạc quan, ám ảnh, niềm tin vào bản thân, sức mạnh nội tại và các mối quan hệ cá nhân là những yếu tố quan trọng để mọi thứ bắt đầu. Trong cuộc nói chuyện trên kênh podcast của Trevor Noah hồi đầu tháng, Altman thừa nhận cảm giác tức giận, khó chịu đã chi phối ông ngay khi nhận được thông báo mất chức.

Đêm đó, ông đã mất ngủ và đã viết ra những điều có thể học được từ cú sốc thay vì đổ lỗi. Điều này giúp CEO 8x “đồng cảm hơn” với quyết định của hội đồng quản trị.

“Hãy trao đổi với nhau một cách rõ ràng và chính xác”, Altman kết luận. Khi sa thải CEO, hội đồng quản trị OpenAI nói ông không thẳng thắn trong cuộc thảo luận. Trong khi đó, ông cho rằng hội đồng quản trị cần đưa ra lý do rõ ràng về lý do hạ bệ ông. Đến nay, nguyên nhân thực sự dẫn đến việc Altman bị phế truất trong bốn ngày vẫn là ẩn số.

Tiếp đến, ông cho rằng cách đội nhóm gắn kết và hoạt động một cách khẩn trương, bình tĩnh là công thức để hoàn thành mọi việc. Điều này gợi nhớ phản ứng của các nhân viên OpenAI khi tuyên bố nghỉ việc và theo Altman lập công ty mới nếu ông không được phục chức. “Cố gắng đừng lo lắng về những gì mọi người nghĩ trong ngắn hạn. Theo thời gian, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”, ông nói.

Altman cũng đưa ra một số lời khuyên về nhân sự. Theo ông, các tổ chức cần dành nhiều thời gian cho tuyển dụng, chấp nhận rủi ro từ những người có tiềm năng. “Nhân tài đôi khi tỏa sáng hơn bề ngoài của họ nhưng phải đánh giá dựa trên đóng góp cho tổ chức”, Altman nhận xét.

Ngoài ra, CEO OpenAI kêu gọi sự dũng cảm để chống lại những điều quan liêu, nhảm nhí. Ông cho rằng kết quả là thước đo chính xác nhất, không nên bào chữa cho một kết quả tồi bằng hành trình tốt. “Một tập thể có thể dễ dàng làm những việc khó nhưng lại trở nên vô dụng nếu làm những điều nhỏ, không quan trọng. Bài học rút ra là những ý tưởng táo bạo thường là động lực thúc đẩy mọi người cùng tiến lên”, ông cho hay.

Cuối cùng, ông cho rằng kế hoạch kinh doanh không nên bị bó buộc bởi những công thức, định luật. “Không hành động là một loại rủi ro nguy hiểm”, Altman kết luận. Ông khuyên mọi người “đứng dậy và tiếp tục bước đi”. Theo Business Insider, Altman dường như đang ám chỉ về sự trở lại ấn tượng của ông sau khi bị sa thải ở OpenAI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Câu chuyện thương hiệu: Vì sao gà rán KFC trở thành món ăn truyền thống ngày Giáng sinh ở Nhật Bản

Thời điểm bận rộn nhất của các chi nhánh KFC Nhật Bản thường là ngày 24/12 (dịp Giáng sinh), khi doanh số bán hàng tăng vượt trội so với ngày thường. Cùng tìm hiểu Câu chuyện thương hiệu: Vì sao gà rán KFC trở thành món ăn truyền thống ngày Giáng sinh ở Nhật Bản.

Vì sao gà rán KFC trở thành món ăn truyền thống ngày Giáng sinh ở Nhật Bản
Vì sao gà rán KFC trở thành món ăn truyền thống ngày Giáng sinh ở Nhật Bản

Ngay từ khi còn nhỏ, Naomi đã luôn mong muốn được ăn món ăn truyền thống trong lễ Giáng sinh: bữa tiệc lớn với đầy đủ salad, bánh và gà rán thương hiệu KFC.

“Ở Nhật Bản, mọi người thường ăn gà vào dịp Giáng sinh. Mọi năm, tôi đều đặt một suất KFC lớn và thưởng thức cùng gia đình”, cô Naomi, hiện đã hơn 30 tuổi, chia sẻ.

Kể từ giữa những năm 1980, tấm quảng cáo mang hình nhà sáng lập KFC Harland Sanders mặc trang phục ông già Noel đã thu hút nhiều người dân địa phương tới các nhà hàng KFC ở Nhật. Thời điểm bận rộn nhất thường là ngày 24/12, khi doanh số bán hàng tăng vượt trội so với ngày thường.

“Gần đến dịp Giáng sinh, gã khổng lồ ngành F&B KFC sẽ phát nhiều quảng cáo vô cùng hấp dẫn. Chúng tôi thường phải đặt trước, sau đó đến cửa hàng vào thời gian được chỉ định để lấy chúng. Những người không đặt trước sẽ phải xếp hàng chờ rất lâu, thậm chí đến vài giờ”, cô Naomi cho biết.

“Sau khi kết thúc chiến tranh, người dân bắt đầu có tiền để hưởng thụ văn hóa tiêu dùng. Thời điểm đó, văn hóa Mỹ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quốc gia này trong lĩnh vực thời trang, ẩm thực và du lịch”, ông Ted Bestor, Giáo sư tại Đại học Harvard nói. Được biết, nhà hàng gà rán KFC đầu tiên tại Nhật mở cửa tại Nagoya năm 1970. Đến năm 1981, chuỗi cửa hàng đã mở rộng lên 324 chi nhánh.

Giáng sinh được coi là dịp lễ quan trọng ở Nhật Bản, song từ những năm 1970, nhiều người Nhật chưa có thói quen tổ chức Giáng sinh trong gia đình. Khi đó, KFC đã tung ra chiến dịch quảng bá và nói với khách hàng của mình rằng gà rán KFC là món ăn truyền thống trong dịp Giáng sinh ở Mỹ nhằm tăng doanh thu.

Tất nhiên, “gà rán cho ngày lễ Giáng sinh” sẽ không gây được sự chú ý nếu như không được đầu tư quảng cáo mạnh mẽ. Những quảng cáo được KFC Nhật Bản tung ra một cách trang nhã, chân thực như một kiểu ăn mừng lễ hội theo kiểu “đậm chất Mỹ”.

Cụ thể, quảng cáo KFC cho ngày Giáng sinh từ những năm 1970 mô tả một gia đình đang thưởng thức bữa tiệc gà rán trong nền nhạc bài hát “My Old Kentucky Home”.

“Những quảng cáo trong dịp lễ này khiến tôi muốn ăn gà rán KFC trong Giáng sinh. Tôi tới từ vùng nông thôn, nơi không có nhiều nhà hàng, nên gà rán KFC là điều gì đó tuyệt vời lắm”, cô Shuho Inazumi sống tại vùng Iwakuni nói.

Giáo sư Bestor nhận định gà rán KFC rất giống với một món ăn truyền thống tại Nhật Bản gọi là Karaage, khi miếng thịt gà hoặc cá nhỏ được tẩm bột chiên giòn.

“Một đĩa gà rán vừa có hương vị quen thuộc, lại vừa có thể đáp ứng được nhu cầu muốn tụ tập ăn uống cùng nhau của mọi người”, ông Bestor nói.

Còn theo anh Daiya Kobayashi, một người sinh ra và lớn lên ở thành phố Tokyo, thức ăn chính là một trong những lý do chính khiến KFC được người dân chọn trong dịp Giáng sinh ở Nhật Bản.

“Đối với người Nhật Bản, khi nói về tiệc tùng, thứ duy nhất được nhắc tới là đồ ăn. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong các dịp ăn mừng. Mỗi khi người ta tổ chức một bữa tiệc Giáng sinh, đảm bảo sẽ luôn có một đĩa gà rán KFC ở trên bàn”, anh Kobayashi nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer